Bình Luận , Quan Điểm

KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Những con rận ở trong quần

Ðọc các tin tức về hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam đang diễn ra ở Hà Nội, bỗng nhiên lại nhớ đến một đoạn văn trong Tấn Thư. Ðoạn văn nay nói về “Những con rận ở trong quần,” phê bình thái độ và hành vi của những người thuộc loại “hủ nho,” chỉ sống trong các giáo điều rỗng tuếch trong lúc xã hội băng hoại, kinh tế suy sụp, đạo lý suy vi, không còn ai tin vào một trật tự tinh thần nào nữa.

Theo báo Người Lao Ðộng, Hội nghị Trung ương Bảy đang “xem xét, quyết định các vấn đề lớn” của nước Việt Nam, trong đó có vụ “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết trung ương 4; Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược...” Ðọc bản chương trình nghị sự này, điều đáng chú ý không phải là quý vị ủy viên trung ương đảng sắp bàn những chuyện gì. Ðáng kinh ngạc nhất là những chuyện họ không bàn!

Bài diễn văn khai mạc của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra một thực đơn sáu món, trong đó không có món nào liên quan đến những vấn đề sôi bỏng của đất nước! Kinh tế chậm lụt, không. Tham nhũng lộng hành, không. Trẻ em thất học, sinh viên ra trường thất nghiệp, cũng không. Tất nhiên họ không bàn về bản án xử ông Ðoàn Văn Vươn, nhưng cũng không hề nói câu nào đến vấn đề quyền sử dụng ruộng đất của nông dân, không nghĩ tới những oan khuất của đồng bào Dương Nội, Vụ Bản, vân vân. Không một câu nào nhắc tới mối đe dọa của Trung Quốc trên biển Ðông với những hành động gây hấn trắng trợn.

Hội nghị Trung ương Bảy không màng đến những vấn đề đó; nhất là vấn đề quốc phòng. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản làm như không hề biết đến “cuộc chiến tranh tàng hình” mà giới lãnh đạo Bắc Kinh đang thực hiện trong vùng Ðông Nam Á. Xin quý vị độc giả đọc Lê Phan trên nhật báo Người Việt, giới thiệu bài “China's stealth wars of acquisition” của Brahma Chellaney trên nhật báo Japan Times ngày 29 Tháng Tư, 2013. Brahma Chellaney đã vạch ra những chiến thuật chiến tranh tàng hình của Bắc Kinh; sử dụng khí cụ chiến tranh rất đa dạng. Họ lập các đập trên thượng nguồn các sông chảy qua vùng Ðông Nam Á để sau này sẽ kiểm soát cả nguồn sống lúa gạo của các nước phía dưới. Họ dùng từ chiến tranh kinh tế cho đến việc thành lập một loạt các chiến binh trá hình (stealth warriors) núp bóng dưới các cơ quan bán quân sự, như hải giám, ngư chính và cơ quan quản trị hải dương. Chellaney nhắc lại Mao Trạch Ðông vẫn tâm đắc một quy tắc của Tôn Tử: “Khuất phục được địch thủ mà không cần đánh trận mới là chiến lược tối hảo.”

Thay vì lo suy nghĩ về mối nguy hiểm mà nước Việt Nam đang phải đối đầu, trung ương đảng sẽ họp nhau 10 ngày để bàn những vấn đề có thể nói là “chuyện nội bộ,” trong đảng với nhau, dân chúng sống thế nào, an ninh của đất nước sẽ ra sao, họ không cần bàn tới. Thái độ đó không khác gì các hủ nho tiếp tục ngồi rung đùi bàn những câu “chi, hồ, giả, dã” trong lúc dân chúng ở Lạc Dương, kinh đô nhà Tấn đang chết đói và các đạo quân Ngũ Hồ đang đe dọa ngoài biên ải.

Nhà báo tự do Người Buôn Gió đã nhận xét về bài diễn văn của Nguyễn Phú Trọng và “dịch nghĩa ra,” cho người bình dân hiểu các câu văn đầy “chi, hồ, giả, dã” trong bài diễn văn rỗng tuếch đó. Người Buôn Gió tóm tắt rằng: Lần họp này đảng sẽ chỉ bảo ban nhau, không có ai bị đe dọa kỷ luật hay xử lý hết; nhân sự chủ chốt từ nay đến 2016 chả có gì thay đổi, ai nguyên vị trí đấy; nhưng sẽ có thêm nhiều dư luận viên, tuyên truyền viên để “dân vận”; và chắc chắn sẽ giữ nguyên điều 4 hiến pháp bằng mọi giá.

Muốn thưởng thức phong cách văn chương “chi, hồ, giả, dã” của bọn hủ nho thời nay, quý vị chỉ cần đọc bất cứ một đoạn nào trong bài diễn văn khai mạc của ông Nguyễn Phú Trọng. Thí dụ, ông dặn dò các ủy viên trung ương thế này: “Tinh thần chung là phải... kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và nhà nước ta, tiếp tục khẳng định nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công-nông và đội ngũ trí thức...”

Toàn những chữ nghĩa viển vông nghe đã chán lỗ tai. Nếu quý vị đã ù tai, thì xin nhảy qua đọc đoạn dưới. Nếu chưa, thì xin đọc tiếp; chúng tôi hứa sẽ không trích dẫn nhiều. Tới một đoạn khác, ông Nguyễn Phú Trọng tự thú nhận “Vai trò lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức đảng chưa được phát huy đầy đủ; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chậm được nâng cao; việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội chưa mạnh, tình trạng ‘hành chính hóa’ chậm được khắc phục...” Nếu còn sức, xin đọc tiếp văn chương của ông Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới...”

Ðọc tất cả các khẩu hiệu ròn tan, những “phát huy,” “nâng cao,” “khắc phục;” từ 60, 70 năm nay, người dân và các đảng viên nào không thấy chán ngấy thì chắc tai đã điếc rồi. Nhưng thế nào sau hội nghị họ cũng sẽ còn “tổng kết” bằng cách nhắc lại các chữ tương tự, nghe kêu oang oang nhưng hoàn toàn viển vông và rỗng tuếch. Quang cảnh giống hệt như các hủ nho đời Tấn thời xưa ngồi rung đùi bàn nhau các “chữ nghĩa thánh hiền!” Họ làm như không biết tất cả các khẩu hiệu trong “kinh điển” đã cạn hết ý nghĩa và mất hết hiệu lực. Bởi vì dân phải nghe nhiều quá đã hết tin. Ngay đến những kẻ cầm quyền cũng không còn ai nghe và chắc chắn không ai làm theo nữa. Trong lúc đó dân chúng lo chết đói, nước đang lâm nguy vì nạn ngoại xâm.

Chính vì vậy mà trong khi đọc bài diễn văn của ông Nguyễn Phú Trọng, phải nhớ ngay đến một đoạn văn trong Tấn Thư, tức lịch sử triều đại nhà Tấn ở bên Tàu (265-420). Từ gần một thế kỷ trước đó, nước Trung Hoa rơi vào một thời kỳ khủng hoảng, dẫn tới hỗn loạn, tan rã. Cảnh suy đồi bắt đầu từ năm 184 khi dân đói nổi lên gây Loạn Khăn Vàng, trải qua thời Tam Quốc, sang đến nhà Tấn, Loạn Ngũ Hồ, Nam Bắc triều, vân vân; kéo dài cho đến năm 589 khi nhà Tùy thống nhất Trung Quốc trở lại.

Trong thời gian đó, các hủ nho ở nước Tàu vẫn không tỉnh giấc trước cảnh xã hội suy đồi. Họ vẫn tiếp tục nói những chuyện viển vông nhưng đầy chữ nghĩa thánh hiền nhưng không dính gì đến đời sống thực. Có người so sánh họ giống như “những con rận,” giống vật ký sinh không bao giờ dám rời khỏi “cái quần giáo điều”. Tấn Thư ghi lại những lời phê phán như sau: “Các ông có bao giờ thấy một con rận sống trong cái quần hay không? Nó chạy từ một đường chỉ khâu, trốn vào lỗ rách trong miếng vải độn, và nó coi đó là ngôi nhà êm ấm của mình. Khi dạo quanh, nó cũng không dám (chệch hướng) ra bên ngoài cái đường khâu; khi di chuyển nó không dám chui ra khỏi phạm vi của cái quần (ý thức hệ). Nhưng nó vẫn tự coi cuộc đời như thế là mãn nguyện lắm rồi. Khi đói, nó cắn người ta, coi cái anh chàng mặc quần đó là một nguồn tài nguyên vô tận cho nó hưởng. Nhưng rồi lửa bốc từ trên đồi lan xuống đốt trụi các làng mạc. Con rận bị cháy, đành chịu chết trong cái quần (giáo điều) vì không thể thoát ra được. Quý vị “quân tử” đang sống gói kín trong thế giới của mình, hãy ngẫm xem mình có giống con rận sống trong cái quần hay không?” (Tấn Thư, chương 49)

Xin quý vị ủy viên trung ương đảng đang họp ở Hà Nội tha lỗi; mục này không có ý so sánh quý vị giống như những con rận. Vì người viết không quen biết ai trong số hàng trăm vị đang nhóm họp, không có ý nói xấu bất cứ cá nhân nào. Nhưng đọc bài văn chương đầy khẩu hiệu của ông Nguyễn Phú Trọng thì không thể nào không nhớ đến đoạn Tấn Thư trên. Cách ví von trong bài không nhắm vào một cá nhân hay tập thể nào cả; mà chỉ nói về một hiện tượng chung trong lịch sử nước Tàu. Nghe cho biết để tránh đừng để tái diễn, tiếp tục diễn mãi trong lịch sử nước ta.

Ngô Nhân Dụng
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Image

Sự xấu hổ

Bùi Hoàng Tám

Sự đối mặt với lịch sử luôn là điều khủng khiếp của mỗi thế hệ bởi không ai thoát khỏi lịch sử! Ai có công, lịch sử và nhân dân không quên và ngược lại. Hãy biết xấu hổ thật nhiều bởi đây là đặc điểm chỉ con người mới có.

Bộ VH-TT&DL vừa trình Chính phủ đề án chọn Quốc hoa đồng thời tổ chức hội thảo, lấy ý kiến nhân dân qua bầu chọn trực tiếp và qua Intenet. Theo đó, 62,1% số ý kiến được hỏi trên mạng Internet chọn hoa sen, 16% chọn hoa Đào, 5% chọn hoa Ban và 2% chọn hoa tre và nhiều ý kiến khác...

Thế nhưng một số người lại đặt câu hỏi có cần thiết phải chọn Quốc hoa vào thời điểm này hay không?

Thậm chí, trên một số tờ báo, bức xúc trước thực trạng tham nhũng hiện nay, một số độc giả còn đề xuất chọn… hoa hồng và hoa trinh nữ. Điều hài hước ở đây là hoa hồng được hiểu chung là phần trăm (%), là chia chác, là phong bao, phong bì tham nhũng hối lộ. Còn hoa trinh nữ có cái tên dân gian là loài hoa… xấu hổ!

Những ý kiến trên có vẻ hài hước nhưng ẩn chứa trong đó là một sự thật chua chát đến đắng lòng. Đó là tệ nạn tham nhũng, hối lộ, chia chác (hoa hồng) “nở rộ” khắp nơi. Nó như một sự “tất yếu trong cuộc sống” mà đỉnh cao có lẽ ở Hà Nội với lời nhận xét của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: “… những nơi khác khi “bôi thì trơn”, còn ở chúng ta “cũng bôi mà không trơn”! Tức là có thể hiểu tiền vẫn lấy (hoa hồng % vẫn nhận) nhưng việc không làm.

Cùng nở rộ với những “bông hoa hồng phần trăm” là loài hoa xấu hổ của những ai có lương tri, có tấm lòng đối với non sông, đất nước .

Không xấu hổ sao được khi mà tổ quốc thống nhất đã gần 40 năm mà vừa mới thoát khỏi ngưỡng nước nghèo của thế giới.

Không xấu hổ sao được khi tình trạng nói một đằng làm một nẻo, sự dối trá đã trở thành “nỗi nhục lớn” như lời giáo sư Hoàng Tụy.

Không xấu hổ sao được khi nạn tham ô, tham nhũng nhung nhúc như một “bầy sâu” trong một nồi canh theo lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Không xấu hổ sao được khi những vụ tham ô, tham nhũng ngày càng tinh vi và nghiêm trọng, có những vụ đẩy nền kinh tế cả nước vào cảnh lao đao như vụ Vinashin, Vinalines…

Không xấu hổ sao được khi cả nước có đến hơn 9.000 giáo sư, tiến sĩ mà mỗi năm không có nổi vài ba cái sáng chế, thậm chí không có được một bài báo trên tạp chí khoa học uy tín.

Không xấu hổ sao được khi còn nhiều lắm những em thơ áo không đủ ấm, cơm không đủ no, sách không đủ học. Không xấu hổ sao được khi mỗi dịp tựu trường là một cuộc chạy đua bằng những chiếc phong bì chứa đầy ngoại tệ.

Không xấu hổ sao được trước cảnh bệnh nhân chen chúc, chui từ gầm giường ra chào Bộ trưởng Y tế.

Không xấu hổ sao được khi tai nạn giao thông vào loại hàng đầu thế giới và mỗi khi tan tầm là nhiều con đường kẹt cứng.

Không xấu hổ sao được khi có những người phụ nữ Việt Nam xếp hàng bán mình làm dâu xứ người như cảnh bán nô lệ thời Túp lều bác Tôm.

Không xấu hổ sao được khi nền hành chính mà có đến 30% công chức có cũng được mà không cũng được.

Không xấu hổ sao được khi người ta cần đến một tháng để soạn một bức thư và hơn một năm để soạn một cái thông tư.

Có lẽ khó có thể kể hết về những sự việc đáng xấu hổ đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở mọi miền của đất nước.

Không chỉ xấu hổ với thế hệ hôm nay mà tủi hổ với cả mai sau.

Chúng ta sẽ nói như thế nào với cháu con hay ngược lại, rồi đây lịch sử sẽ nói gì về thế hệ chúng ta hôm nay?

Sự đối mặt với lịch sử luôn là điều khủng khiếp của mỗi thế hệ bởi không ai thoát khỏi lịch sử!

Ai có công, lịch sử và nhân dân không quên và ngược lại.

Hãy biết xấu hổ càng nhiều càng tốt bởi đây là đặc điểm chỉ con người mới có.

B.H.T
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »


Image

Đất nước đến hoa còn xấu hổ

Trần Mạnh Hảo

(Danlambao) - Sự trân tráo làm vương làm tướng. Xấu hổ ơi xấu hổ mọc nơi nào? Kẻ ăn cắp lên truyền hình dạy người tự trọng.
Lê Chiêu Thống gào: phải yêu nước như tao...


Một nhà nước như không còn ai biết ngượng
Lại mọc đầy hoa xấu hổ nơi nơi
Cây thẹn thùng nép cỏ
Lá nhắm hờ mắt gió trêu ngươi


Nói dối mọi nơi
Nói dối mọi điều
Nói dối quá làm hoa đỏ mặt


Muôn năm cái không có thật
Không có thật ở đâu ?
Ai áp giải nhân dân phải tìm ra ma xó?
Đất nước nằm mơ trên quả địa cầu

Đất nước khom lưng tìm thiên đường không có
Một thiên đường ý cuội mạo lòng dân


Hoa thay người xấu hổ
Kẻ gian manh mang mặt nạ thánh thần
Hoa xấu hổ mọc trong tờ hộ chiếu
Ra nước ngoài thương người Việt tủi thân


Sự trân tráo làm vương làm tướng
Xấu hổ ơi xấu hổ mọc nơi nào?
Kẻ ăn cắp lên truyền hình dạy người tự trọng
Lê Chiêu Thống gào: phải yêu nước như tao...

Ai đang chọn quốc hoa giữa thời quốc nhục
Đất nước ơi xin thẹn với Tiên Rồng
Trong băng hoại hoa giữ mình nhân cách
Giữa lòng người hoa xấu hổ còn không?

Sài Gòn 08-5-2013
Trần Mạnh Hảo
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Sau gần 40 năm, vẫn còn dân Việt Nam vượt biên

HÀ NỘI, Việt Nam (AP) – Gần bốn chục năm sau khi hàng trăm ngàn người Việt Nam rời bỏ đất nước trốn chạy Cộng Sản
trên những chiếc tàu mỏng manh, ngày nay số người ra đi bằng đuòng biển vẫn còn đang gia tăng.

Image
Từ năm ngoái, trại tập trung giam giữ dân tị nạn từ các nước Á Châu đến Australia, trên đảo Christmas, đã được tiếp tục mở rộng thêm.
(Hình: Paula Bronstein/Getty Images)

Chỉ riêng từ đầu năm 2013 đến nay đã có 460 người gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ con đến bờ biển Australia, nhiều hơn tổng số 5 năm trước. Sự kiện bất ngờ này thu hút sự chú ý về tình trạng nhân quyền đang xấu đi của chế độ Hà Nội, dù rằng kinh tế yếu kém cũng có thể là lý do giải thích vì sao nhiều di dân đã quyết định chọn đi vào hành trình đầy rủi ro ấy.

Gần đây nhất, theo lời kể lại của những nhân chứng, một buổi sáng trong tháng trước, chiếc tàu đánh cá sơn bảng số đăng ký ở tỉnh Kiên Giang, chở những người Việt vượt qua hải trình 1,400 dặm đến Christmas Island, hải đảo gần Indonesia hơn là lục địa Australia.
Nhiều thuyền nhân Việt đến Australia đã bị giam giữ không có liên lạc. Chính quyền không cho biết những chi tiết về tôn giáo, quê quán của họ ở Việt Nam, hai điều ấy có thể khiến hiểu được lý do họ đi tỵ nạn.

Anh Truong Chi Liem, liên lạc được qua điện thoại từ Wiilawood Immigration Detention Center, một trại tập trung dân tị nạn ở ngoại ô Sydney, không tiết lộ gì về trường hợp của mình nhưng nói rằng: “Tôi thà chết ở đây còn hơn là bị buộc phải trở về Việt Nam”. Người thanh niên 23 tuổi này rời khỏi Việt Na 5 năm trước và đã bị bắt giữ 18 tháng ở Indonesia. Theo anh người Việt nào chỉ vì muốn kiếm được nhiều tiền hơn thì không khi nào chọn con đường vượt biển. Nhưng anh cũng nói thêm: “Nếu một người có cuộc sống quá cơ cực, đối diện với sự đàn áp và đe dọa của nhà cầm quyền, thì họ vẫn ra đi”.

Một số người Việt đến Australia bằng đường qua Indonesia, theo hành trình mà một số rất nhiều dân tị nạn Đông Nam Á và Trung Đông mở ra từ hơn một thập kỷ. Những người khác đi thuyền thẳng từ Việt Nam, hành trình dài và rủi ro hơn rất nhiều.

Qua những tuyên bố riêng rẽ, chính quyền Australia và Việt Nam đều nói rằng đại đa số những người này là di dân kinh tế có nghĩa là họ không đủ tiêu chuẩn để được hưởng quyền tạm dung. Nhiều nhà hoạt động ở các cộng đồng người Việt tại Australia và các luật sư đại diện dân tị nạn Đông Nam Á không chấp nhận cách xếp loại ấy hoặc nêu lên những nghi vấn về thủ tục thanh lọc mà Australia áp dụng. Họ cũng nêu lên mối quan tâm về số phận của những dân tị nạn mà Australia không muốn giữ lại và Việt Nam không muốn nhận về.

Ông Trung Doan cựu chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Australia nói: “Thái độ của (chính quyền) Việt Nam là: ‘Những người này không bao giờ là bạn của cúng tôi, vậy thì vì sao phải nhận họ về’?”.

Trong một thông cáo, chính phủ Việt Nam nói rằng “muốn hợp tác với các bên liên hệ để giải quyết vấn đế”.

Dân tị nạn là chuyện nhạy cảm với Việt Nam vì làm phương hại đến tuyên truyền của đảng Cộng Sản rằng mọi người dân trong nước đều có cuộc sống tốt đẹp. Hành trình vượt biên cũng gợi lại hình ảnh phong trào tị nạn ồ ạt sau khi chiến tranh kết thúc.

Sau 1975, những dân tị nạn trốn chạy sự đàn áp của người Cộng Sản thắng cuộc đã tạo nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu. Cảnh ngộ bi đát của họ trở thành tiếng chuông cảnh thức dư luận quốc tế và tác động đến các giới lãnh đạo Hoa Kỳ cùng những nước đã là đồng minh đứng bên họ trong cuộc chiến. Khoảng 900,000 người đã được hưởng quy chế tị nạn ở nhiều quốc gia Tây Phương, hầu hết là Hoa Kỳ, Australia, Canada, cho đến năm 1989 thì những thuyền nhân mới cần phải chứng minh theo Công Ước Geneva về quyền tị nạn.

Hiện nay Việt Nam vẫn là quốc gia với chế độ độc đảng và hạn chế nhiều quyền tự do, những người đối lập phê phán chính quyến, các bloggers hay nhà hoạt động tôn giáo có thể bị lãnh án tù nhiều năm. Human Rights Watch tố giác việc tra tấn trong nhà tù là việc thông thường. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền nói rằng sự trấn áp gia tăng trong hai năm gần đây.

Người ta chỉ hiểu biết rất ít về lý lịch của những người vượt biên trong năm nay. Một số họ là các tín đồ Công Giáo đã tham gia cuộc biểu tình phản đối gần Nhà Thờ Lớn Hà Nội, theo lời Kaye Bernard, người bênh vực tị nạn đã tiếp xúc với một số người đến từ Hà Nội. Những người khác cho biết có liên hệ với các vụ tranh chấp đất đai với các nhà cầm quyền địa phương.

“Tôi không cho rằng có thể tổng quát hóa, nhưng rõ ràng đang có sự gia tăng đàn áp ở Việt Nam. Án phát nặng hơn và sự lo sợ tăng lên”, theo lời Hoi Trinh, một luật sư Úc gốc Việt từng cầm đầu một tổ chức trợ giúp dân tị nạn. Ông tin rằng: “Nếu số người sợ hãi tăng lên thì sẽ có thêm người trốn chạy”.

Luật sư Peter Hansen, một chuyên gia về Việt Nam đã cố vấn khiếu nại cho một số người mới đến, cho biết một số nhỏ trường hợp mà ông am hiểu không bao gồm những trí thức, bloggers hay chính trị gia đối kháng được chính quyền nhắm tới trong chiến dịch trấn áp hiện nay. Nhưng ông lưu ý rằng các chỉ hướng mà Australia áp dụng trong việc đánh giá các thỉnh nguyện của dân Việt, đã không xét tới thực tế ngược đãi các giáo phái trong một vài khu vực ở Việt Nam. Ông nhận định: “Tôi không thể giải thích tại sao có sự gia tăng đáng kể về số người ra đi năm nay, nhưng tôi có thể nói rằng tôi hoàn toàn chắc chắn là một số những người ấy không phải đến đây vì lý do kinh tế”.

Những quốc gia lân cận Việt Nam như Cambodia vẫn tiếp tục tiếp nhận một số nhỏ người tìm đường tị nạn từ thập niên 1990. Mặt khác hàng ngàn người Việt rời đất nước ra làm việc ở các nước Á Châu hay nơi khác, kể cả bất hợp pháp và với tư cách lao động xuất khẩu, nhiều người đã không hồi hương khi mãn hợp đồng.

Australia tỏ ra là nơi mà nhiều người vượt biên muốn chọn, nhưng đất nước này đang phải đương đầu với con số kỷ lục dân tị nạn tìm đến trong năm nay. Dưới áp lực của công luận, chính phủ Australia đã đặt ra điều kiện khó khăn hơn để được chấp thuận quyền tị nạn và thường giam giữ những dân tị nạn ở các hải đảo hẻo lánh xa cách với luật sư. Những người chỉ trích cho rằng bằng cách hành động này, Canberra tránh né trách nhiệm theo quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về quyền Tị Nạn.

Cùng với dân các quốc tịch khác, người Việt bị giam giữ trong những trại tập trung ở lục địa Australia, hay Chistmas Island trên Ấn Độ Dương và các hải đảo Nauru, Manus Nam ngoài khơi Thái Bình Dương. Các gia đình và trẻ con không có người trông nom đi theo, được giữ ở những trại có mức bảo vệ an ninh ít chặt chẽ hơn. Nhà chức trách cho biết bốn dân Việt, trong đó có một thiếu niên, trốn khỏi một trại như vậy ở Darwin miền Bắc Australia đầu tuần này.

Các nhà hoạt động và luật sư bênh vực tị nạn nói rằng chủ trương đối xử khó khăn với dân Việt Nam của Australia đi đến một chỗ bế tắc: đó là chính quyền Việt Nam đã tỏ rõ thái độ không muốn nhận lại những người này. Australia không thể đưa họ lên máy bay trả về Hà Nội, vì họ cần phải có hộ chiếu và thông hành do nhà chức trách Việt Nam cấp và như thế trước hết phải xác định căn cước lý lịch.

Năm 2011 trong số 101 dân tị nạn Việt Nam đến Australia, chỉ 6 người được hồi hương. Còn lại, rất ít nếu có, được tạm dung và hưởng quyền tỵ nạn. (HC)
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Ngẩng mặt, không cúi đầu

Ngô Nhân Dụng
Những người làm thơ nhiều khi không nói thẳng ý kiến của mình, mà nói ngược lại. Thí dụ, blog của Nguyễn Trọng Tạo mới đăng một bài của nhà thơ Gia Hiền, mở đầu như thế này:

Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
Chỉ ngẩng đầu...
... vì...
... đôi lúc...
... phải cạo râu!


Nghe mấy câu thơ này thì có vẻ nản thật. Nhà thơ đang viết về những người “thế hệ tôi ba mươi tuổi đã già - và bốn chục thế là đời chấm dứt.” Nhưng có thật là thế hệ của Gia Hiền chịu cúi đầu, bạc nhược hay không? Nhiều thi sĩ viết thế mà người đọc phải nghĩ ngược lại. Như trong bài Tự Phận Ca của Nguyễn Cao, một nhà Nho vào thế kỷ 19, tác giả tự nói về mình như thế này:

“Hỡi ôi tạo vật sao lại sinh ra ta?
Cho ta có trí khôn mà chí khí ngắn ngủi
Cho ta thành người mà thân thể yếu đuối
Ðã chẳng bằng con ngựa câu ngàn dặm dọc ngang
Lại chẳng bằng con le le sông hồ rong ruổi.”


(Ta ta tạo vật hề dĩ ngã vi sinh - Dữ ngã dĩ trí nhi đoản kỳ chí - Dữ ngã dĩ thành nhi bệnh kỳ hình - Ký bất năng vi câu chi ngang ngang thiên lý - Hựu bất năng vi phù chi phiếm phiếm trung hành).

Chúng ta biết Tán Cao (chức sau cùng cụ giữ là Tán Tương Quân Vụ Bắc Kỳ) là một nhà Nho người Bắc Ninh khí tiết lẫm liệt. Ðỗ đầu kỳ thi hương năm 39 tuổi (1867), ông không muốn bước vào chốn quan trường, chịu sống nghèo nàn, về dậy dỗ đám trẻ trong làng. Nhưng khi quân Pháp đánh chiếm Hà Nội năm 1873, ông hô hào thanh niên cùng nhau lập đội quân nghĩa dũng, theo Nguyễn Thiên Thuật đánh giặc ngoại xâm trong hơn 10 năm trời, cho tới khi bị bắt.

Nguyễn Cao viết Tự Phận Ca chỉ nói đến thân phận mình; còn Gia Hiền nói về cả một thế hệ.

“Thế hệ tôi, cơm áo gạo tiền níu thân sát đất
Cuộc sống bon chen
Tay trần níu chặt
Bàn chân trần không dám bước hiên ngang.

Thế hệ tôi, nhận quá nhiều những di sản hoang mang
Ðâu là tự do, đâu là lý tưởng?
Ðâu là vì mình, và đâu là vì nước
Những câu hỏi vĩ mô cứ luẩn quẩn loanh quanh...”

Bài thơ kết thúc rất buồn:

Trăm năm sau, lịch sử sẽ ghi vài dòng vắn tắt:
Có một thế hệ buồn, đã nhạt nhẽo đi qua...


Nhưng người đọc vẫn nghĩ khác. Vì khi một người, hay một thế hệ đã ý thức được cảnh cúi đầu của mình, thì chắc chắn thế hệ đó, con người đó sẽ biết mình phải ngẩng mặt lên. Nói đến “ngẩng mặt” thì lại phải nhớ đến Nguyễn Ðắc Kiên, một thanh niên sống cùng thế hệ với Gia Hiền. Tập thơ và văn ông mối xuất bản mang tên “Hãy Ngẩng Mặt,” một bài thơ tặng những người đi biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa vào Tháng Bẩy năm 2012:

Hãy ngẩng mặt lên
cho tôi thấy đôi mắt bạn
không cần hò hét
xin hãy cứ lặng im
Ðất mẹ có nói gì đâu
Ðất mẹ biết hết rồi.


Anh lại viết thêm bài thơ nữa tặng những người đi biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa vào tháng 12 năm 2012:

“Nếu một ngày tôi phải vào tù
thì chắc chắn là nhà tù cộng sản
bởi vì tôi khao khát tự do.”


Nguyễn Ðắc Kiên cảm thấy được tiếng nói của Ðất Mẹ, như khi nghe tiếng khóc của một người đàn bà đau khi con sắp ra đời mà cảm thấy đất nước ta lại sắp hồi sinh:

“Chẳng sinh linh nào chào đời trên trái đất
lại không mang theo nỗi đau của mẹ lúc trở cơn
Cơn đau đẻ nước.”


Những câu thơ bi thương của Gia Hiền cũng diễn tả một nỗi đau đớn của thế hệ anh, chung trong tiếng khóc của “Cơn đau đẻ nước” mà Nguyễn Ðắc Kiên đang nghe thấy. Ðúng như nhận xét của nhà thơ Allama M. Iqbal người Pakistan viết trước khi quốc gia này ra đời: “Các dân tộc sinh ra từ trái tim của các thi sĩ.” Chúng ta đang nghe thấy những câu thơ báo hiệu nước Việt Nam sắp hồi sinh.

Dấu hiệu hồi sinh còn thấy trong hành động của những người cùng thế hệ đã đi biểu tình phân phát các bản tuyên ngôn quốc tế về quyền làm người; ở Sài Gòn có Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng; ở Nha Trang có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm; tại Hà Nội có Bùi Thị Minh Hằng. Họ chứng tỏ đây là một “thế hệ không cúi đầu.”

Thế hệ thanh niên ngày nay sẽ không chịu cúi đầu; sẽ không hổ thẹn với tiền nhân. Nguyễn Ðắc Kiên viết những câu thơ quả quyết “độc đảng là sai,” “dân chủ tự do là quyền của con người”:

“nếu có một bức tường Hà Nội
như Béc-Lin
ta sẽ sô đổ
Hà Nội sẽ vẫn còn

như Béc-Lin
bức tường đã đổ.
họ cũng như mình,
họ cũng đã từng sai.”


Chúng ta có thể tin rằng bất cứ thế hệ nào của dân tộc Việt Nam cũng có những người không chịu cúi đầu. Vì chúng ta cùng một dòng dõi với nhà Nho Nguyễn Cao đời trước. Bài Tự Phận Ca ông viết trước khi tự sát năm 1887, để nói lên nỗi ân hận không đánh đuổi được quân xâm lăng. Khi bị giặc Pháp bắt, họ dụ dỗ ông hãy chấp nhận chế độ bảo hộ để mời làm quan, ông đã khẳng khái từ chối. Ông đã tự mổ bụng ra cho quan quân Pháp thấy “gan ruột” mình, rồi nói: “Lòng dạ tôi như thế này đây!” Sau đó ông nhịn ăn, không chịu cho họ chữa thương, rồi chết. Nguyễn Cao đã noi gương Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương cũng noi gương Ðặng Dung, Trần Bình Trọng. Ðúng là “Hào kiệt đời nào cũng có.”

Trong bài Tự Phận Ca Nguyễn Cao trước khi chết đã nhớ đến các tấm gương hào kiệt đời xưa: Kiếm núi Sóc (Phù Ðổng Thiên Vương), Câu thơ đọc ở trên không (Lý Thường Kiệt), và cọc nhọn ở sông Bạch Ðằng (Trần Quốc Tuấn) - nguyên văn - Sóc chi kiếm! Không chi thi! Ðằng chi thung!
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Trọng lú thua y tá và Việt Nam tiếp tục rơi vào tay Trung cộng…!

Đặng Chí Hùng
(Danlambao) - Theo tin mới nhất từ Vietnamnet thì hội nghị Trung ương 7 của đảng cộng sản Việt Nam kết thúc khi có thêm 2 nhân vật vào bộ chính trị (1). Tuy nhiên điểm qua 2 cái tên là: Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân thì đó là 2 cái tên mà Trọng lú không hề mong đợi. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì Trọng lú hi vọng có 1 cái tên đó là Nguyễn Bá Thanh, con bài cuối cùng trong tay vua lú để có thể chiến đấu với đồng chí X đã không thành công.

Sở dĩ Trọng lú thấy mình từ lâu thất thế trong cuộc chiến với đồng chí y tá X nên phải kéo Bá Thanh từ Đà Nẵng ra mong sao gỡ gạc lại thể diện và xoay chuyển cục diện. Tuy nhiên hiệu quả không như mong đợi. Có mấy lý do mà Bá Thanh từ thành Đà ra cũng không giúp gì được anh tổng lú. Thứ nhất anh Bá Thanh này cũng như muôn vàn anh cộng sản khác là đều tham nhũng và có vết, ngay sau khi ra Hà Nội thì đồng chí X đã tung ngay ra vụ sai phạm của Thanh thời còn ở Đà Nẵng. Há miệng mắc quai thì phải im thôi. Thứ hai đó là Bá Thanh vốn có tính nổ hơn là thực tài, ông ta ra Hà Nội với khẩu hiệu “Hốt, hốt nữa và hốt mãi”. Tuy nhiên không phải là hốt tham nhũng mà là “Hốt bạc “ vào túi tham của một anh cộng sản. Thứ ba đó là Bá Thanh cũng chỉ là quan một Thành Đà thì làm sao có nhiều “giây mơ, rễ má” như anh X đã cắm chốt lâu nay, có bộ sậu hung hậu. Chạy đâu cho thoát hả Bá Thanh, Trọng lú?

Kết cục đại hội trung ương 7 của các anh cộng sản chuyên nghề mị dân đã kết thúc. Anh tống lú đã thất bại toàn diện trước anh 3X. Nhưng có một điều chúng ta phải nhìn nhận rằng. Dù anh nào thắng nhân dân Việt Nam vẫn là những người chịu khổ. Cái chúng ta cần thì chúng không đáp ứng cho chúng ta: Dân chủ, nhân quyền, tự do. Bọn chúng đấu đá, họp hành chỉ để mị dân, tránh cho làn sóng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang dâng cao trong và ngoài nước. Sự thật là chúng đã dung tiền thuế của chúng ta, những người dân Việt Nam để làm những trò hề chính trị rẻ tiền, để phục vụ vinh thân phì gia cho chúng.

Ngoài biển Đông, tàu Trung cộng hàng đàn đang kéo xuống vơ vét tài nguyên của chúng ta. Cũng tại Biển Đông, giặc Tàu cho giàn khoan khủng xuống khoan Dầu trên lãnh thổ nước ta. Ấy vậy mà bọn cộng sản lại bày ra trò họp hành mị dân. Không những thế, tên Phùng Quang Thanh lại họp với tướng Tầu để “củng cố ngoại giao”. Tên tân ủy viên bộ chính Trị Nguyễn Thiện Nhân thì dường như biết trước mình phải qua mẫu quốc tạ ơn vì sự sắp đặt vào 1 chân trong ủy viên bộ chính trị. Nên chính hắn chuồn qua Tầu trong lúc hội nghị chưa kết thúc. Đó là những hành động hèn hạ và bỉ ổi của 1 lũ 16 tên đều xỏ bán nước Việt Nam. Điều này cũng phản ảnh rõ nét nhất bàn tay của Trung cộng trong việc chi phối nền chính trị Việt Nam được điều hành bởi 16 tên bù nhìn.

Trọng lú đã thua! 3X lại thắng thêm keo nữa. Nhưng dù chúng thắng hay thua ra sao, chúng ta cũng cần phải lật đổ chúng - Những tên cộng sản bán nước Việt Nam.

12/05/2013
Đặng Chí Hùng
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Việt Nam: Hãy chấm dứt cản trở ‘Dã ngoại Nhân quyền’

(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, chính quyền Việt Nam cần chấm dứt cản trở và đàn áp những người muốn tổ chức “dã ngoại nhân quyền” ở nơi công cộng. Dù bị chính quyền sách nhiễu và hành hung, một số người vẫn tổ chức thành công buổi họp mặt thân mật và kể về các sự kiện ngày hôm đó trên mạng Internet.

Chủ Nhật tuần trước, ngày mồng 5 tháng Năm 2013, một nhóm các nhà vận động nhân quyền Việt Nam ra thông báo mở, mời mọi người gặp gỡ và trao đổi các vấn đề về nhân quyền tại các công viên công cộng ở Hà Nội, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính quyền đã áp dụng nhiều đối sách để ngăn cản người dân tham dự và giải tán những người đã đến công viên ở Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhà vận động nhân quyền Việt Nam muốn phân phát và thảo luận công khai về Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền vào ngày Chủ Nhật, 12 tháng Năm tới.

“Tại sao chính quyền Việt Nam lại sợ hãi không cho phép các công dân của mình tụ tập ở công viên để trao đổi về nhân quyền?” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Việt Nam đã ký kết các thỏa ước quốc tế về nhân quyền và đang có đợt thảo luận sôi nổi về cách thức gắn kết các quyền con người vào bản hiến pháp mới, vậy mà những người muốn trao đổi về vấn đề đó lại bị sách nhiễu, đe dọa, quản chế tại gia và hành hung.”

Trước thời điểm dã ngoại ngày mồng 5 tháng Năm, hàng loạt blogger bị công an quản chế tại gia khiến họ không tới tham dự buổi dã ngoại được. Ở Hà Nội, blogger Phương Bích (Đặng Bích Phượng) đưa tin có tới 14 người, dưới sự chỉ đạo của công an đã chặn hành lang nhà chị khiến chị không thể ra khỏi nhà được.

Blogger Trần Thị Thúy Nga cùng với hai con trai, một lên ba và một mới năm tháng tuổi, đi từ Hà Nam lên Hà Nội vào tối ngày thứ Bảy để tham dự buổi dã ngoại nhân quyền ở Công viên Nghĩa Đô vào sáng Chủ Nhật. Công an đã gây áp lực buộc người chủ nhà trọ đuổi chị Nga và các con ra ngoài giữa đêm mưa. Không còn cách nào khác, chị Nga và các con đành ngủ trên vỉa hè cho tới khi các bạn chị tới giúp.

Ở Hải Phòng, công an chặn nhà của blogger, cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên để ngăn không cho chị ra khỏi nhà. Họ cũng không cho người khách nào vào nhà chị suốt buổi sáng hôm đó. Phạm Thanh Nghiên liền tự tổ chức “dã ngoại nhân quyền” ở ngay sân nhà mình cùng với bà mẹ đã 77 tuổi và đưa ảnh về sự kiện này lên mạng Internet.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, công an và dân phòng địa phương chặn cổng chùa Giác Hoa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và ngăn cản Thượng tọa Thích Viên Hỷ cùng chư tăng rời khỏi chùa. Blogger Trịnh Kim Tiến (Trịnh Kim Kim) và chồng cô là Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) không được phép rời khỏi nhà, dù chỉ để mua đồ ăn.

Công an cũng áp dụng các phương thức khác để cản trở các buổi dã ngoại nhân quyền. Ở Hà Nội, các đoàn thanh thiếu niên được huy động đến để thị uy với những người tham gia dã ngoại, đồng thời hô các khẩu hiệu như “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm” và “Hồ Chí Minh muôn năm.”

Ở Nha Trang, công an và các đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản chiếm Công viên Bạch Đằng, nơi các nhà hoạt động dự định tụ tập, và tổ chức buổi sinh hoạt ngoài trời của họ, có sử dụng loa phóng thanh. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm), người dự định làm điều phối viên cho buổi thảo luận ở Nha Trang, bị công an áp giải tới một quán cà phê, và chị đã biến chỗ đó thành một buổi trò chuyện tự phát về nhân quyền và phân phát các bản sao của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền cho cả nhân viên an ninh và một số khách trong quán cà phê. Điện thoại di động của chị bị cắt sóng nên chị không thực hiện hay nhận được bất cứ cuộc gọi nào trong suốt buổi “dã ngoại” tại quán cà phê.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, công an điều công nhân tới cắt cành các cây to trong Công viên 30 tháng Tư bên ngoài Dinh Thống nhất khiến mọi người không thể ngồi dưới bóng mát vào một ngày rất nóng. Nhân viên trong đồng phục màu xanh được điều đến phun nước trên các lối đi và vỉa hè vốn đã sạch bóng để đuổi mọi người đi.

Nhà vận động nhân quyền Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn) người dự định điều phối cuộc thảo luận ở Thành phố Hồ Chí Minh, và Vũ Quốc Anh (August Anh) bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát các bản sao của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền ở công viên. Vũ Quốc Anh bị đánh cả trong khi bắt giữ lẫn khi hỏi cung vì từ chối hợp tác với công an. Tài sản cá nhân của Nguyễn Hoàng Vi, trong đó có điện thoại di động và Ipad, bị thu giữ. Ngày hôm sau, Nguyễn Hoàng Vi cùng gia đình tới đồn công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú để đòi lại tài sản. Họ bị các nhân viên an ninh, đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ và lực lượng dân phòng bao vây và đánh đập ngay bên ngoài đồn công an Phú Thạnh. Mẹ của Vi, bà Nguyễn Thị Cúc, bị dí thuốc lá đang cháy vào trán và bị đá. Nguyễn Hoàng Vi bị đấm vào mặt. Em gái cô là Nguyễn Thảo Chi bị đánh gãy ba cái răng. Nhà vận động nhân quyền Châu Văn Thi (Yêu Nước Việt) trong khi cố bảo vệ Nguyễn Thảo Chi cũng bị đánh.

“Việt Nam là thành viên tham gia nhiều công ước về nhân quyền, và thậm chí còn đang tranh cử một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng chính quyền quá e sợ việc thảo luận công khai về nhân quyền đến nỗi phải bắt giữ và hành hung chính những công dân của mình để ngăn cản họ,” ông Adams phát biểu. “Bây giờ có lẽ chính là thời điểm thích hợp để các nhà lãnh đạo Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền để hiểu về các quyền con người mà người dân Việt Nam đang đòi hỏi.”

Nguồn: Human rights Watch
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »


Image

Nhìn từ HN7: Đảng CSVN không muốn đánh tham nhũng

Phạm Trần
(Danlambao) - Hội nghị Trung ương 7 của Ban Chấp hành đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc sau 10 ngày họp hôm 11/05/2013 đã để lại một Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng suy yếu, một Ban Chấp hành Trung ương không còn chỉ biết “gật đầu trước các quyết định tiền chế chuyên quyền” của Bộ Chính trị và một viễn ảnh Việt Nam tiếp tục bị “quốc nạn tham nhũng” và các nhóm “lợi ích” hoành hành.

Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bị lung lay không?

Cuộc phỏng vấn ghi lại dưới đây với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một Nhà nghiên cứu Chính trị Quốc tế và tình hình chính trị Việt Nam của Đại học George Mason (Virginia) sẽ giúp giải thích tại sao Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn trong tương lai nếu lãnh đạo không mau chóng “cải tổ và thay đổi nhân sự”.

Khán giả của Đài Truyền hình SBTN có thể coi Cuộc phỏng vấn trong Chương trình “Những Vấn Đề Việt Nam” ngày 17/05/2013, lúc 11 giờ tối (giờ miền Đông Hoa Kỳ), hay 8 giờ tối California.


Nhân dân rời xa đảng

H: Thưa Giáo sư, là người thường xuyên theo dõi tình hình chính trị ở Việt Nam, ông nhận xét như thế nào về kết quả của 10 ngày họp Kỳ 7 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam?

GSNMH: Thứ nhất, kết quả Trung Ương 7 (TƯ 7) khác với dự tính của Tổng Bí thư Trọng theo sau sự thất bại của ông trong sự lèo lái Trung Ương 6 khiến uy thế của ông Trọng giảm một cách rõ rệt. Trong thực tế, ông không còn được đối xử như là người lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSVN nữa.

Thứ hai, việc Trung Ương thẳng tay bác bỏ một số đề nghị của Bộ Chính trị (BCT) cho thấy BCT không còn là cơ quan quyết định cao cấp nhất của đảng như trước.

Thứ ba, “nhóm lợi ích” trong đảng đã thắng “nhóm bảo thủ ý thức hệ” mà đại diện là ông Trọng. Điều này cho thấy niềm tin ý thức hệ suy yếu ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSVN

Thứ tư, việc ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính Trung ương có nhiệm thanh lọc tham nhũng và ông Vương Đình Huệ, trưởng ban Kinh tế Trung ương có nhiệm vụ kiểm soát sự lạm quyền của các tập đoàn kinh tế, không được đưa vào BCT cho thấy đảng không thực sự có ý định đánh tham nhũng. Điều này không lạ. Trước đây, năm 1999, cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khóa đảng VIII) phát động chiến dịch tận diệt tham nhũng trong hai năm, rồi ông bị loại và nạn tham nhũng ở VN càng ngày càng trầm trọng thêm.

Thứ năm, TƯ 7 đã làm “lịch sử.” Lần đầu tiên Bộ Chính Trị có một ủy viên được đào tạo ở Mỹ, và có hai phụ nữ cùng được bầu vào cơ quan cao cấp nhất của ĐCSVN.

Thứ sáu, TƯ 7 nhấn mạnh đến nhu cầu dân vận có nghĩa là họ thấy rõ nhân dân đang rời xa họ, và họ cần chỉnh đốn đảng để được lòng dân. Nhưng kết quả TƯ 7 không có chỉ dấu nào cho thấy việc này có thể làm được.

Ông Trọng đi đâu - ông Thanh về đâu?

H: Bây giờ đã rõ là 175 Ủy viên Chính thức của Ban Chấp hành Trung ương đã không nghe theo đề nghị của Tổng Bí thư đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đưa hai ông Nguyễn Bá Thánh, Trưởng ban Nội chính và Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương vào bộ Chính trị, thay vào đó họ đã đồng ý với đa số phiếu chấp thuận cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội vào Bộ Chính trị.

Theo ông thì sự thất bại của ông Nguyễn Phú Trọng có ảnh hưởng gì đối với uy tín và tương lai chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng trong tình hình chính trị hiện nay ở Việt Nam?

GSNMH: Như tôi vừa nói, uy thế của ông Trọng sa sút trầm trọng. Nếu ông ấy không bị thay thế trước nhiệm kỳ thì khả năng chỉ huy và thu hút đồng minh của ông ấy bị giảm đi rất nhiều. Những người từng ủng hộ ông có thể sẽ bỏ ông ấy.

H: Thưa ông, như ông đã biết, chính cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị và được Bộ Chính trị đồng ý bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, người nổi tiếng “nói và làm” trong việc chống tham nhũng và rất quyết liệt đối phó với các viên chức không làm được việc, giữ chức Trưởng ban Nội chính với mục đích để “bài trừ tham nhũng” và loại bỏ những cán bộ, đảng viên không làm được việc.

Nhưng giờ đây ông Thanh không được vào Bộ Chính trị thì ông có nghĩ rằng “cuộc đời chính trị của ông Thanh đã chấm dứt và công tác chống Tham nhũng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” cũng đã thất bại không?

GSNMH: Dự tính đánh tham nhũng của ông TBT Trọng thất bại là điều hiển nhiên. Nó khiến ông Thanh thất vọng về khả năng của ông Trọng và đồng thời gần như vô hiệu hóa khả năng đánh tham nhũng thực sự của ông Thanh. Ông Thanh bị đặt vào một tình trạng khó xử, hoặc ông phải tìm đồng minh khác và nhẫn nhục chờ thời hoặc ông phải từ chức như ông từng tuyên bố là nếu ông không làm được việc thì ông ấy sẽ từ chức. Nếu từ chức mà không bị cô lập hóa và trù rập thì đó không hẳn là giải pháp dở.

H: Thưa Giáo sư, chưa bao giờ tôi thấy một Tổng Bí thư đảng mà đã thất bại liên tiếp 2 lần không được các Ủy viên Trung ương đảng “nghe” và “làm theo” như đã xảy ra cho ông Nguyễn Phú Trọng tại hai kỳ Hội nghị Trung ương 6 khi Trung ương đã bác đề nghị của Bộ Chính trị, đứng đầu bởi ông Trọng, kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và kỷ luật Bộ Chính trị vì những lỗi lầm mà họ đã gây ra cho đất nước và người dân, Và bây giờ, ông Trọng lại thất bại thêm lần nữa tại Hội nghị 7 khi không đưa được 2 ứng viên của mình vào Bộ Chính trị.

Như vậy, ông có nghĩ rằng uy tín của ông Trọng đã giảm sút nghiêm trọng và có thể giỏi lắm ông chỉ có thể tồn tại được 1 nhiệm kỳ?

GSNMH: Uy thế của ông Trọng sau TU 7 giảm sút trầm trọng. Khác với ông Nông Đức Mạnh không làm gì cả nên không gây thù oán và trụ được suốt hai nhiệm kỳ, ông Trọng làm mạnh và thất bại, do đó khó trụ quá nhiệm kỳ này. Trong trường hợp đặc biệt khó tin mà ông ấy được giữ lại thêm một nhiệm kỳ nữa thì đó cũng không phải là một vinh dự.

Ông Nguyễn Tấn Dũng mạnh hơn?

H: Thật khó mà có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra ở Việt Nam trong năm tới, nhưng trước mắt tôi thấy vào ngày 20/5, Quốc hội CSVN sẽ họp thảo luận việc “lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm” đối với 49 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó có cả Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng.

Theo ông thì liệu tương lai chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng có bị đe dọa không, nhất là sau những gì đã xảy ra tại Hội nghị Trung ương 7 mới chấm dứt ngày 11/5 vừa qua?

GSNMH: Uy thế của ông Nguyễn Tấn Dũng được củng cố sau TƯ 7. Ông Dũng đã biểu lộ được bản lĩnh chính trị của ông ấy. Khó có thể tin rằng QH VN có khả năng và ý chí bỏ phiếu bất tín nhiệm ông Dũng.

H: Sau cùng thì thưa Giáo sứ, mới đây, trong cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh BBC (chương trình Tiếng Việt), ông nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam cần tranh thủ thời điểm ngay hiện nay để thay đổi mà không nên chờ đợi tới hết nhiệm kỳ Trung ương đảng hiện nay để cải tổ và thay đổi nhân sự vì khi đó đã là quá muộn.”

Tôi muốn hỏi ông: Căn cứ vào đâu mà ông lại nói là đến năm 2016 mà đảng CSVN mới “cải tổ hay thay đổi nhân sự” thì đã quá muộn?

GSNMH: Năm 2016 là năm triệu tập Đại Hội ĐCSVN kỳ XII. Ngay bây giờ VN cần có những quyết định lớn và dứt khoát để đối phó với những thử thách đối nội và đối ngoại, và nắm bắt thời cơ.

Muốn thế phải có chỉ huy thống nhất. Nhưng cơ chế làm chính sách của VN hiện nay vì có sự trồng chéo trong giới lãnh đạo tối cao nên không thể làm được chính sách loại kể trên, và dễ bị “thế lực bên ngoài” lũng đoạn.

Trên thế giới, dù ở chế độ đa đảng hay độc đảng, tổng thống chế hay đại nghị chế, người lãnh đạo đảng hoặc được coi là đại diện đảng (như ứng cử viên TT Mỹ do đảng đưa ra) luôn luôn là người đứng đầu chính phủ và nắm thực quyền.

Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng nói đến nhu cầu gộp hai chức vụ TBT đảng và Chủ tịch nước vào một người. Nếu đợi đến 3 năm nữa mới làm được việc này hay mới tìm được một phương thức nào khác để tạo được cơ chế chỉ huy thống nhất thì thời cơ sẽ đi qua và khó khăn sẽ chồng chất thêm.

Xin cảm ơn Giáo sư.
05/2013
Phạm Trần
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Post by caubennoc »

'Thống đốc Bình phải ra đi'

Phạm Chí Dũng

Image
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cần phải bị bãi chức và bị điều tra, theo yêu cầu của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, trong phần cuối loạt bài về vấn đề điều hành ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam.

Thái độ bất nhất thường trực luôn có thể dẫn đến một hệ quả đảo lộn giá trị về chân đứng chính trị.

Bất nhất lại là một thói quen kinh niên của cơ quan Ngân hàng nhà nước và Thống đốc Nguyễn Văn Bình, khi hành động mang tính hệ thống của họ khó có thể được xem là đồng nhất với thực trạng điêu đứng của nền kinh tế.

Vào cuối tháng 5/2012, lần thứ hai kể từ khi nhậm chức, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại công bố tỷ lệ nợ xấu lên đến 10% chẵn, so với tỷ lệ chỉ có 3,4% mà ông Bình công bố cũng trước Quốc hội vào tháng 11/2011. Như vậy chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã tăng gấp ba lần mà không kèm theo một lý do xác đáng nào.

Hơn nửa năm sau, tỷ lệ nợ xấu lại đột ngột bị Thống đốc Nguyễn Văn Bình “rút” xuống còn đúng 6%, cũng không được đính kèm bất cứ một giải thích minh bạch nào.

Nhưng từ tháng 6/2011, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là Fitch Ratings đã công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số báo cáo của Ngân hàng nhà nước.

Đến đầu năm 2013, ông Trần Đình Thiên - một thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - đã lần đầu tiên thừa nhận về cơn ác mộng khó có lối thoát mà nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam đang chìm trong cơn hôn mê sâu.

Bức tranh mà ông Thiên phác họa thật u ám: mức tăng tín dụng rất thấp và khó có khả năng khôi phục nhanh; số doanh nghiệp đóng cửa quá nhiều và còn tiếp tục tăng nhanh, trong đó con số 15.300 doanh nghiệp đóng cửa trong quý 1/2013 là mức rất cao; nợ xấu khó giải tỏa nhanh; các cơ chế xử lý nợ xấu không thể vận hành sớm; chưa thể phá băng bất động sản, lượng vốn lớn tiếp tục bị chôn, gây tắc nghẽn nguy hiểm; khả năng phá sản một số ngân hàng yếu kém…

Vào lúc này, người ta đang tự hỏi: nền kinh tế Việt Nam sẽ tồn tại và đi lên bằng nội lực sản xuất của nó, hay được quy chiếu bởi các thị trường đầu cơ?

Liên quan và dính líu gần như trực tiếp về trách nhiệm đối với tình trạng siết tín dụng một cách cực đoan, đẩy nhanh tình trạng phá sản của rất nhiều doanh nghiệp khiến nền kinh tế gần như cạn kiệt sức hồi sinh, những gì chưa làm được của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã trở nên những yếu điểm quá lớn trong khoảng thời gian chưa đầy hai năm, gây tắc nghẽn huyết mạch tín dụng và đe dọa quá nghiêm trọng đến sự tồn vong của nền kinh tế.

Nhưng những yếu điểm trên chỉ thuần túy là tư duy và tư thế yếu kém trong điều hành hay còn bởi nguyên do nào khác?

Nhìn lại dĩ vãng, vào tháng 8/2011, tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã được người dân và báo giới đã từng kỳ vọng như một “gương mặt mới”.

Có thể, gương mặt mới đã xuất hiện, nếu không bị lấn chèn bởi những động cơ cũ.

Quá nhiều nghịch lý và khuất tất của Ngân hàng nhà nước và cá nhân lãnh đạo Nguyễn Văn Bình trong một thời gian khá ngắn ngủi đã làm dấy lên sự phản ứng và bức xúc từ rất nhiều chuyên gia và báo giới.

Điều 88

Bất chấp nhiều khuất tất trong quản lý điều hành thị trường vàng, người từng bông đùa “Xin nhận nửa giải Nobel hòa bình” do thành tích “Làm những gì đã hứa” lại đã phản ứng một cách không mấy hòa bình đối với báo chí.

Vào những ngày cuối năm dương lịch năm 2012, trong một cuộc gặp gỡ báo chí, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã lần đầu tiên bày tỏ “chính kiến”: “Trong 100% khó khăn của ngành ngân hàng thì báo chí đã gây ra đến 40-50%”. Ông Bình cũng cho rằng báo chí chạy theo vụ việc đơn lẻ, thổi phồng lên quá đà, tạo dư luận chung trong xã hội không tốt…

Ngay sau phát ngôn trên, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đã phản bác: “Trên thực tế, các vụ việc lớn đều bắt nguồn từ những sự việc đơn lẻ và rời rạc. Nếu không có báo chí phanh phui ra tiêu cực, sai phạm của ngân hàng, chỉ ra bất ổn trong điều hành chính sách, phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp, kỳ vọng của người dân với chính sách tiền tệ thì ngành ngân hàng khó mà rút ra được bài học gì”.

Nhưng bỏ qua khuyến cáo của những người còn giữ được lòng nhiệt huyết đối với hiện tình và tương lai đất nước, lời phát ngôn xuất thần mang tính quy kết trách nhiệm đối với báo chí của ông Nguyễn Văn Bình lại là một bài học lạnh lẽo trở về quá khứ, đồng thời gợi mở cho một hành động tiếp theo và cứng rắn hơn nhiều: “khởi tố” báo Thanh Niên.

“Cáo trạng” trong văn bản của Ngân hàng nhà nước gửi Tổng cục An ninh II thuộc Bộ Công an về bài viết “Rửa vàng…” trên báo Thanh niên rất có thể làm người ta liên tưởng đến một thực tiễn mà nhiều chính phủ và tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng đã và đang bị lạm dụng ở Việt Nam: hình sự hóa vấn đề dân sự và quy chụp cho những người muốn thể hiện chính kiến bằng việc áp đặt điều 88 của Bộ luật hình sự về “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Trong âm điệu và hơi thở của mình, dường như Ngân hàng Nhà nước đang muốn trở thành Bộ Công an thứ hai.

Giờ đây, âm điệu và hơi thở đó còn mang nội hàm trái ngược: phản ứng quyết liệt đối với những ý kiến phản biện và tố cáo.

Hành động bị dư luận chung coi là hoàn toàn thiếu khôn ngoan như trên của Ngân hàng nhà nước và cá nhân ông Nguyễn Văn Bình đang gây tác động tiêu cực lớn đến uy tín của một chính phủ vẫn tuyên bố lấy dân chủ làm trọng và không có “tù nhân lương tâm”.

Ưu ái ai?

Được xem là “cánh tay phải” của Chính phủ, chỉ trong chưa đầy hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã cống hiến một phần không nhỏ vào trào lưu làm suy thoái nghiêm trọng uy tín của chính phủ và cá nhân thủ tướng trong nhận thức còn lại của người dân.

Những công việc được gọi là “điều hành kinh tế linh hoạt và uyển chuyển” trong những năm qua, với sự tham mưu đắc lực của Ngân hàng nhà nước, dường như chỉ mang đến hậu quả quá lớn về tham nhũng, nợ công, nặng thuế và đời sống ngày càng trở nên khốn khó của đại bộ phận dân chúng, trong đó có cả một bộ phận công chức và viên chức nhà nước.

Số tiền 170.000 tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước bơm vào thị trường liên ngân hàng trong dịp tết năm 2012 đã cho thấy cơ quan này không hề thiếu tiền, thậm chí thanh khoản còn “dồi dào” như xác nhận sau đó của chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Số tiền này, vào khoảng 8,5 tỷ USD, còn vượt hơn cả gói kích cầu 8 tỷ USD năm 2009 - một ngân sách mà cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ cơ quan nào làm rõ được tính hiệu quả của nó.

Thế nhưng, một nghịch lý quá đáng buồn là tiền lại chỉ được bơm cho hệ thống ngân hàng thương mại, để hệ quả tiếp liền là hệ thống này tràn ứ vốn mà không tiêu thụ được.

Tình hình trên cũng cho thấy Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã quá ưu ái một số ngân hàng thương mại chủ chốt, trong khi bỏ mặc cả một nền quốc kế dân sinh bị đói vốn thảm thiết.

Vì sao lại có sự thiên lệch về quan điểm và tình cảm trong chuyện bơm vốn như thế? Phải chăng những điều dư luận thường đồn đoán về mối quan hệ “ruột rà” giữa Ngân hàng nhà nước với một số ngân hàng thương mại nào đó là có thực?

Sự thật là nếu không quá thiên vị nhóm lợi ích ngân hàng và vốn được bơm đều đặn vào hệ thống kinh tế cùng các doanh nghiệp từ năm 2011 với lãi suất cho vay ưu đãi từ 10-13%, nhiều khả năng nền kinh tế sẽ không chìm trong cơn hôn mê sâu như hiện nay, các doanh nghiệp thoát khỏi cảnh “chết lâm sàng” và còn có khả năng trả nợ cho ngân hàng thương mại, để đến lượt mình, hệ thống ngân hàng cũng không phải đối mặt với nguy cơ đổ vỡ dây chuyền như hiện thời và trong tương lai cận kề.

Tuy nhiên, giả thiết tốt đẹp đó đã bị Ngân hàng nhà nước đảo ngược thành một thứ giá trị hoàn toàn khác.

Yếu kém hay vì lợi ích nhóm?

Yếu kém về năng lực điều hành hay còn bị chi phối bởi nhóm lợi ích - đó là câu hỏi mà dư luận người dân và giới phản biện Việt Nam đang yêu sách một cách khẩn thiết đối với cơ quan Ngân hàng nhà nước và Thống đốc Nguyễn Văn Bình.

Tại Việt Nam, một cuộc thanh tra của Thanh tra chính phủ đối với thị trường vàng và trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước đã khởi sự vào tháng 4/2013.

Hiện chưa biết cuộc thanh tra trên có được tiến hành công tâm với kết luận xác đáng hay không, nhưng một trong những phản biện gia là nhà kinh tế Lê Đăng Doanh đã phản hồi đầu tiên:

“Về điều hành của Ngân hàng nhà nước, thanh tra cần làm rõ việc tổ chức đấu thầu vàng để làm gì? Tại sao lại gây ra tình hình độc quyền? Các chính sách pháp luật quản lý thị trường vàng có lợi cho ai?”

Lợi ích nhóm - một trong những chủ đề nóng bỏng không chỉ về xã hội mà còn liên quan đến “sự tồn vong của chế độ” - như điều mà người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam đã hé lộ, lại đã chưa thể được điềm chỉ, dù dân chúng vẫn quá kinh ngạc về sự hiện diện không cần che giấu của các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng.

TPP hay khủng hoảng kinh tế?

Minh bạch theo tiêu chuẩn quốc tế lại là một trong những điều kiện then chốt của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang tha thiết muốn gia nhập.

TPP cũng đang được xem là lối thoát khả dĩ gần như duy nhất cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế suy thoái khó có đường ra, sau những thất bại không thể phủ nhận qua 6 năm tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, xuất khẩu của Việt Nam - niềm tự hào kinh tế lớn nhất hiện thời - không hơn gì nhiều so với trước

Đã không mấy có ý nghĩa về tính thực chất khi gia nhập WTO, thật khó có thể hy vọng về một lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam cho dù có được chấp thuận vào TPP.

Khả năng điều hành kinh tế yếu kém, lồng trong bối cảnh bị xen cài quá nhiều bởi các nhóm lợi ích và “nhóm thân hữu” - một cụm từ thời thượng xuất hiện trong thời gian gần đây trong báo cáo của cơ quan kiểm tra đảng, hố phân cách giàu nghèo ngày càng lớn lao đang khiến xã hội bị đẩy vào một vòng xoáy không ngoi lên được.

Nếu không tự cải tạo về những hình ảnh hoàn toàn mất cân đối trên, kinh tế Việt Nam sẽ không có, dù chỉ một cơ hội nhỏ nhoi, để “thoát đáy”, bất kể những lời khen tặng của Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển Á châu có giá trị ngoại giao hay không.

Từ lời cảnh báo “ruộng khô lúa cháy” của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đến hình ảnh “cái chết lâm sàng” của các doanh nghiệp, tất cả đều chung một nội hàm.

Nếu nội hàm đó không được khẩn cấp cải thiện, không những chính phủ Việt Nam không giải quyết được nợ xấu vào năm 2015 mà một cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, hay còn gọi là “suy thoái kép”, có thể sẽ bùng phát, khởi nguồn từ hiệu ứng domino của giới chủ ngân hàng và tiếp tới dắt dây lan tỏa ra toàn bộ huyết mạch kinh tế.

Không khí xã hội cũng vì thế có nhiều “triển vọng” phát sinh những phản ứng ghê gớm và dễ mất kiểm soát hơn nhiều - một quy luật có thể gây sụp đổ chân đứng của bất kỳ chế độ chính trị nào.

Nếu vào giai đoạn 2014-2015, nền kinh tế thế giới không thể tránh thoát được tương lai khủng hoảng mà Nouriel Roubini - người được mệnh danh là “tiến sỹ tận thế” - đã dự báo, kim ngạch xuất khẩu lẫn doanh số tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi về trạng thái chân không, lại càng đẩy xã hội vào một vòng xoáy hỗn loạn với mô men lực đầy tính “quyết tâm”.

Là một quan chức tuy khá kín kẽ và thâm trầm nhưng không tránh khỏi điều tiếng không ít của dư luận về mối liên đới trực tiếp và gián tiếp đến các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng, ông Nguyễn Văn Bình cần phải bị bãi chức và bị điều tra ngay lập tức về tài sản cá nhân và trách nhiệm trong điều hành tín dụng, lãi suất và thị trường vàng.

Kỳ họp thứ 5 quốc hội đang đến vào tháng 5/2013, cũng là một sự nhìn nhận lại về công tác nhân sự, tư cách đảng viên và uy tín các lãnh đạo đầu ngành thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt, lần đầu tiên được đưa ra thực hiện ở Việt Nam.

Cũng đã đến lúc cần và phải có một hồi kết dứt điểm về chỉ số tín nhiệm đối với một quan chức cao cấp - người chỉ trong chưa đầy hai năm từ khi trở thành lãnh đạo đầu bảng của Ngân hàng nhà nước, đã dính líu gần như trực tiếp về trách nhiệm đối với ít nhất hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cùng tình trạng thất nghiệp lan tràn không thể thống kê ở Việt Nam.

Trong một động thái vừa ẩn lắng vừa lộ diện sau Hội nghị trung ương 7, việc xét lại những “công bộc” có biểu hiện ít nhất là vô trách nhiệm với nhân dân có lẽ là cơ hội và cũng là một lối thoát chính trị khôn ngoan cho những chính khách cao cấp mẫn cảm với thời cuộc.

Phạm Chí Dũng
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Nguồn gốc các đại gia đỏ

Ngô Nhân Dụng
Kinh nghiệm đổi mới kinh tế ở các nước cộng sản cho thấy việc cải tổ chậm chạp, đổi mới nửa vời thay vì thay đổi toàn diện, đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các cán bộ cao cấp kiếm lời nhờ “thu tô.” Trong kinh tế học, thu tô (rent-seeking) là những hành động kiếm lời mà không cung cấp một dịch vụ hay sản xuất một hàng hóa có ích lợi nào cho nền kinh tế. Buôn quan bán chức, làm dụng quyền thế ăn hối lộ đều là “thu tô,” nhưng còn nhiều loại thu tô khác nữa.

Trong bài trước, mục này đã nêu lên vài hành động thu tô như lạm dụng các độc quyền mua bán nhờ hệ thống cung cấp giấy phép; vay nợ ngân hàng nhà nước với lãi suất quá thấp so với thị trường; lợi dụng hệ thống hai thứ giá cả trong lúc tranh tối, tranh sáng. Các đại gia đỏ thu tô nổi tiếng nhất phần lớn là ở các nước thuộc Liên Xô cũ, nhất là tại Nga, Ukraine, và Kyrgyz vùng Trung Á. Các nước bị tư bản đỏ lộng hành cũng là những nước mà tiến trình cải tổ kinh tế cũng như chính trị chậm nhất. Ngược lại, các quốc gia vùng Baltic cũng thuộc Liên xô cũ như Estonia, Latva, Lithuania, và các nước Trung Âu như Ba Lan, Tiệp, đều thay đổi nhanh chóng cả kinh tế lẫn chính trị thì họ vừa thoát nạn tư bản đỏ hoành hành, mà kinh tế sau đó lại phát triển vững vàng hơn. Trong một bài sau sẽ trình bày vụ ăn cướp lịch sử tạo nên các đại gia đỏ ở Nga trong chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn gốc các đại gia đỏ làm giầu nhờ thu tô do đâu mà ra? Các cuộc nghiên cứu trong 20 năm đổi mới ở 27 nước cựu cộng sản cho thấy các đại gia đỏ phát sinh từ bốn thành phần chính.

Thứ nhất là giai cấp nắm quyền lực cao nhất trong thời cộng sản thì dễ dàng tự biến thành tư bản đỏ sau khi chế độ cộng sản đổ. Giai cấp này thường được gọi tên là Nomeklatura. Tại các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, thân nhân và tay chân của các ông tổng thống Nazarbayev (Kazakhstan) hoặc Alyiev (Azerbaijan) đã trở thành chủ tịch, tổng giám đốc các công ty lớn nhất nước. Tại Ukraine, có những đại gia là người cộng tác làm ăn với Tổng Thống Kuchna. Một lãnh tụ cộng sản địa phương như Lazarenko, từng làm thủ tướng, đã biến thành một đại gia kiểm soát ngành năng lượng (ông này sau trốn sang Mỹ, bị bắt về tội rửa tiền). Tại Nga, các lãnh tụ hàng đầu của đảng cộng sản không có thời giờ đủ để tự biến thành đại gia đỏ, nhường phần đó cho thế hệ con em, nằm trong Ðoàn Thanh niên Cộng sản. Bù lại, giới lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước ở Nga lại đóng vai trò quan trọng nhất trong chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp mà họ là quản đốc, để chuyển tài sản công thành của cải riêng.

Thành phần thứ hai của các đại gia đỏ chính là đám cán bộ cao cấp hạng nhì, nằm trong bộ máy chính quyền cộng sản. Thí dụ rõ nhất là Vladimir Olegovitch Potanin, người chỉ đứng đầu một vụ trong Bộ Ngoại Thương. Bố mẹ Potanin đã giữ các chức vụ quan trọng trong chế độ, cho nên ông ta mới theo chân bố vào ngồi cái ghế tốt Soyuzpromexport đó. Khi gió vừa đổi chiều, Potanin đã đổi hướng ngay, năm 1991 bỏ nghề công chức ra lập công ty Interros tư doanh; thành lập ngân hàng xuất nhập cảng ONEXIM năm 1993, rồi sử dụng mạng lưới quen biết cũ trong chính quyền để kiểm soát tất cả tài sản và hệ thống thân chủ của Ngân hàng Comecom bị giải tán. Năm 2004 Interros được Ngân Hàng Thế Giới xếp hàng thứ năm trong số các đại công ty ở Nga; cũng làm chủ 30% công ty khoáng sản vĩ đại Norilsk Nickel. Sự nghiệp của Potanin cứ thế tiến mãi, cho tới thời Putin vẫn còn nguyên địa vị mặc dù nhiều đại gia đỏ cùng thời đã bị bắt bỏ tù hay đày biệt xứ.

Một đại gia đỏ Nga khác là Vagit Alikperov, năm 1990 đang làm thứ trưởng Bộ Dầu Khí Liên Xô trước khi sụp đổ. Rời khỏi chính quyền, Alikperov cùng với các bạn đồng sở cũ lập công ty dầu khí LUKoil, rồi “giải tư,” bán hết phần sở hữu của chính phủ cho các đại gia. Hiện nay LUKoil là công ty dầu khí đứng hàng thứ sáu trên thế giới, mà dự trữ dưới đất lớn chỉ thua công ty Mỹ Exxon. LUKoil là công ty Nga đầu tiên đã mua một công ty dầu khí Mỹ, Getty, cùng với 1,300 cây xăng ở nước Mỹ.

Một thành phần khác của các đại gia đỏ là đoàn viên Ðoàn Thanh niên Cộng sản tại Nga (Komsomol). Dưới chế độ cộng sản, các lãnh tụ lo cho con cháu vào học các trường lớn nhất rồi dùng Komsomol làm nơi nuôi dưỡng, bao bọc cho chúng chiếm các địa vị lãnh đạo. Mikhail Borisovitch Khodorkovsky là một phó thư ký đoàn tại Moskva, đã cùng các đoàn viên khác dùng một số tiền trong quỹ hoạt động thương mại, sau đó liên kết với một ngân hàng nhà nước lập ra ngân hàng MENATEP. Khodorkovsky là người đã bày mưu đưa ra chương trình các doanh nghiệp nhà nước “trả nợ bằng cổ phần” (loans for shares). Theo kế này, lúc đầu thì ngân hàng của các đại gia đỏ cho các xí nghiệp vay tiền, sau họ biến nợ thành cổ phần, chiếm đa số các cổ phần, rồi làm chủ các doanh nghiệp nhà nước.
Nhờ kế đó, Khodorkovsky trở thành ông chủ của công ty năng lượng lớn nhất Nga Yukos, trong một vụ tư nhân hóa nhơ bẩn vì nhiều người bị giết, trong đó có thị trưởng thị xã Nefteyugansk, nơi có nhiều mỏ của Yukos. Nhầm lẫn của Khodorkovsky là đã bỏ tiền chống lại Putin trong cuộc bầu cử năm 2000, đến năm 2003, bị Putin bắt bỏ tù, nay còn đang thụ án.

Một đoàn viên Ðoàn Thanh niên Cộng sản nổi tiếng nữa là Vladimir Gusinsky, từng phụ trách tổ chức các dạ hội âm nhạc cho Komsomol. Gusinsky đã tổ chức một ngân hàng MOST rồi lập đài truyền hình tư nhân đầu tiên ở Nga. Dùng báo đài chống Putin, năm 2000 Gusinsky bị bắt, rồi trốn sang Tây Ban Nha lúc được tạm tha.

Oleg Deripaska cũng là một đoàn viên Konsomol, lúc đi học còn nghèo khó đến nỗi có ngày chỉ lo kiếm đủ thức ăn. Bỏ học, đi làm nghề buôn sắt vụn, vậy mà tới năm 1994, mới 27 tuổi, Deripaska đã làm chủ 20% cổ phần của một công ty nhôm lớn. Ðến năm 2008, tạp chí Forbes liệt ông vào bảng các người giầu nhất thế giới, với tài sản gần 28 tỷ đô la, đến năm 2011 chỉ còn 17 tỷ đô la Mỹ! Deripaska hiện nay vẫn còn địa vị nhờ đã ủng hộ Putin. Có lần Deripaska đi theo Putin tới làng Pikalyevo, nơi các công nhân đang đình công đòi trả lương đầy đủ; trong một công ty do Deripaska làm chủ. Trước ống kính truyền hình, Putin sai người gọi Deripaska tới; bắt ký một tờ giấy cam kết giải quyết lương bổng cho công nhân; Deripaska ngoan ngoãn ký tên. Rồi Putin còn làm nhục nhà tỉ phú hơn nữa, bảo Deripaska phải trả lại cho mình cái bút mới dùng.

Thành phần thứ ba trong số các đại gia đỏ là những người ngoài đảng cộng sản nhưng liên kết làm ăn với các quan chức. Boris Abramovitch Berezovsky thuộc loại này, đã trở thành một đại gia nhờ chiếm được các công ty dầu lửa và công nghiệp, quản lý công ty hàng không Aeroflot và đưa công ty này đến gần phá sản. Ðến thời Putin, Berezovsky mất địa vị phải trốn sang sống ở nước Anh, và chết vào năm ngoái.

Với các đại gia đỏ chiếm của công làm của riêng, năm 2004 nước Nga có 36 nhà tỷ phú đô la Mỹ trong số gần 700 người khắp thế giới, mặc dù nền kinh tế chỉ lớn bằng 2% kinh tế thế giới. Trong khi đó các nước cùng một tổng sản lượng nội địa bằng Nga như Canada chỉ có 16 người, Hòa Lan có bốn người.

Tại sao nước Nga sản xuất ra nhiều đại gia đỏ như vậy? Bởi vì trong quá khứ, dưới chế độ cộng sản, quyền lực ở Nga được tập trung mạnh nhất so với các nước cộng sản khác ở Châu Âu. Khi chế độ cộng sản sụp đổ, chính quyền mới nằm trong tay Yeltsin, một cựu ủy viên Bộ Chính Trị, và chính ông này không có chút kinh nghiệm nào về kinh tế thị trường cũng như sinh hoạt trong thể chế dân chủ. Sau khi chế độ sụp đổ năm 1991, quyền hành ở Nga vẫn còn nằm trong một Xô Viết Tối Cao thoát xác, dưới danh nghĩa Quốc hội. Cả Quốc hội này đã được bầu lên trong thời gian còn chế độ cộng sản, và họ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị cũ. Yeltsin đã thỏa hiệp với nhóm thống trị này khi thi hành việc cải tổ kinh tế, tạo cơ hội cho họ lũng đoạn! Ðây là một bài học cho những nước chuyển hình từ độc tài sang dân chủ.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hãy để cho mọi người biết

Trần Quốc Việt
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền kết tinh hai mươi thế kỷ văn minh tinh thần và đạo dức của nhân loại. Lần đầu tiên trong lịch sử đa phần nhân loại cam kết với nhau rằng mỗi con người trong mắt của tất cả mọi người là con người đích thực với tất cả sự trọn vẹn về nhân phẩm và tự do. Con người bắt dầu học để đối xử với nhau một cách nhân ái và văn minh.

Trong suốt hai năm trời các đại biểu từ sáu lục địa đã thảo luận, viết và sửa đi sửa lại bản thảo trong hàng ngàn giờ để rồi cuối cùng vào lúc ba giờ sáng ngày 10 tháng Mười Hai năm 1948 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chính thức thông qua.

Con đường thành hình bản tuyên ngôn này là con đường chạy dài gần như suốt lịch sử nền văn minh tinh thần của con người. Hạt giống nhân quyền bén rễ đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại nơi người ta tin vào những luật tự nhiên phổ quát, và người La Mã hoàn thiện những khái niệm về thượng tôn pháp luật; rồi đến những triết gia Khai Sáng, những người tin tự do là điều kiện tự nhiên và mục đích của chính quyền là phục vụ và bảo vệ công dân.

Nhưng vào ngày 9 tháng Bảy năm 1975 nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn phát biểu như sau trong bài diễn văn tại New York:

"Chúng tôi là nô lệ ở đấy ngay từ lúc chào đời. Chúng tôi sinh ra là nô lệ. Tôi không còn trẻ nữa, và chính tôi đã là nô lệ lúc sinh ra; điều này càng đúng hơn đối với những người trẻ hơn. Chúng tôi là nô lệ, nhưng chúng tôi đang cố gắng để được tự do."

Lời than của Solzhenitsyn sau này được nhiều người Nga lập lại trong những năm cuối cùng của chế độ cộng sản toàn trị ở Liên Xô. Nhà thơ Nga nổi tiếng Robert Rozhdesvensky còn buồn thảm hơn trong lời thơ sau:

Và ngay cả khi những con tàu vũ trụ của chúng ta bay giữa các vì sao,

Chúng ta vẫn còn là những nô lệ, những nô lệ.

Và giống như vết nhơ quá đậm, sự nô lệ này của chúng ta không thể nào rửa sạch.

Mỗi người trong chế độ toàn trị đều thấm ít nhiều chất nô lệ mà xiềng xích không những chân tay mà còn cả tinh thần và ý chí của họ.

Như vậy ánh sáng thiêng liêng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã không xuyên thủng được bóng tối dày đặc che kín toàn bộ cuộc đời của các nô lệ ở các nước cộng sản. Đa phần họ là những nô lệ đáng thương không nhận thức rằng mình là nô lệ vì họ không biết đến nhân phẩm và tự do bất khả xâm phạm mà mỗi con người đều được hưởng lúc sinh ra.

Đối với người chủ người nô lệ nào ý thức được giá trị tự do và nhân phẩm của mình là thùng thuốc nổ đang chờ que diêm. Cho nên các chế độ toàn trị rất sợ Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Họ dựng lên tầng tầng lớp lớp bức tường và hàng rào kẽm gai để ngăn chặn sự lan tỏa tinh thần của bản tuyên ngôn. Bên trong những trại tập trung giam giữ tâm hồn con người ấy, mỗi tối dưới bầu trời không trăng sao, các cai ngục chiếu lên nền trời những ngụy từ lung linh như độc lập tự do và hạnh phúc để ru các nô lệ vào giấc ngủ để chuẩn bị cho ngày nô lệ mới.

Trở thành công dân tự do có trách nhiệm là con đường duy nhất để thoát ra khỏi cảnh nô lệ thể chất và tinh thần như lời của một nhà báo Nga viết vào cuối năm 1989:

"Từ suy nghĩ mình là con ốc hay răng cưa rất nhỏ trong guồng máy khổng lồ nghiền nát hàng triệu số phận con người đến sự thấu hiểu mỗi cuộc đời là duy nhất. Và từ nô lệ hân hoan khi nhận khẩu phần thực phẩm đến trách nhiệm của người tự do."

Tại sao những người dân Liên Xô mới nhận thức họ là nô lệ chỉ vào những năm tồn tại cuối cùng của chế độ. Một nguyên nhân là mọi người không biết đến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Hơn nữa chế độ còn ban ra hiến pháp và luật pháp mà, nếu xét trên bề mặt, còn tốt hơn nhiều những nước có truyền thống tự do và dân chủ lâu đời.

Nhưng tất cả các quyền con người và sự thượng tôn pháp luật trên các văn kiện ấy của các nước toàn trị chỉ là trên giấy tờ.

Triết gia thời Khai Sáng Voltaire đã trả lời khi được hỏi nên làm gì với nhân quyền:

"Hãy để cho mọi người biết."

Khi hàng triệu nô lệ biết nhân phẩm và tự do là giá trị và quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mình lúc chào đời là lúc những chế độ toàn trị bắt đầu run sợ. Từ nhận thức đến hành động chỉ là vấn đề thời gian vì cuộc cách mạng tự do cá nhân đã bắt đầu nẩy mầm trong lòng của mỗi người nô lệ.

Bằng tất cả chân thành và can đảm, các bạn trẻ Việt Nam bắt đầu làm theo lời khuyên của Voltaire - hãy để cho mọi người biết. Nhờ họ Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã xuống đường để vào lòng người.

Là người của những thế hệ ngồi chờ, tôi kính chào các bạn - những người trẻ thuộc thế hệ đứng dậy - đang bắt đầu đóng chiếc đinh đầu tiên vào quan tài của chế độ.

Trần Quốc Việt
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Bản án của Đinh Nguyên Kha - Nguyễn Phương Uyên là bản án dành cho chế độ

Kong Kong

(Danlambao) - Bây giờ, một Đinh Nguyên Kha, một Nguyễn Phương Uyên bằng xương bằng thịt tuyên bố ngay tại tòa là hai em yêu tổ quốc VN và chống đảng CS bán nước! Đây là tiếng súng báo hiệu của xã hội! Tiếng nổ sẽ có sức làm sụp đổ chế độ độc tài đảng trị! Chế độ càng thẳng tay đàn áp (như bản án hai em đang gánh chịu) thì sự phẫn uất của người dân càng dâng cao. Độ nén càng dữ dội. Và, sức nổ sẽ càng mãnh liệt! Qua phiên tòa nầy người VN đã thật sự biết ai là kẻ thù của dân tộc!

Dù bản án đảng CSVN dành cho hai em Đinh Nguyên Kha, 8 năm và Nguyễn Phương Uyên, 6 năm tù giam không làm tôi ngạc nhiên lắm, nhưng khi sự việc đã cụ thể cũng không thể không bàng hoàng!

Được thấy hình ảnh hai em thật nhỏ nhoi, với hai chiếc sơ mi trắng mong manh tuổi học trò, đứng buông thỏng hai tay, đối diện với những người nhân danh luật pháp nước CHXHCNVN để xét xử. Sau lưng hai em và trong phòng đầy ắp công an, cứ có cảm tưởng như hai con nai con, ngơ ngác giữa bầy sư tử.

Ngơ ngác vì tình yêu non sông tổ quốc đối với đảng CSVN là một cái tội!

Hai em hành động, trong nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước của các em, là thể hiện lòng yêu nước chân thành, từ bầu nhiệt huyết của thanh niên mà không có một tổ chức hay một đảng phái chính trị nào có thể xúi giục!

Hai em đều sinh ra và lớn lên “trong lòng XHCN”! Được hưởng nền giáo dục “yêu nước là yêu CNXH” ngay từ lúc lọt lòng, vì tính “ưu việt” của thể chế chính trị “chế độ ta có tự do dân chủ gấp vạn lần hơn bọn tư bản”! Vì thế đảng CSVN có rất ít cơ hội gán ghép hai em là “hận thù quê hương”, là “bị thế lực thù địch” hay “bọn diễn biến hòa bình” mua chuộc.
Sự gán ghép càng mạnh, càng lộ rõ bản chất ngụy biện của chế độ.

Trái lại, hai em càng bình tĩnh, nói năng rõ ràng, luận cứ chắc nịch trước tòa làm hình ảnh những người đang ngồi làm cái gọi là “quan tòa” càng trở nên khôi hài, đến lố bịch!

Cha mẹ Uyên làm ruộng. Cha mẹ Kha chăn nuôi. Như vậy cả hai em đều xuất thân từ giới lao động nghèo. Mà thật sự họ đang rất nghèo! Họ thuộc giới mà từ ngày thành lập đảng cho đến bây giờ đảng vẫn cứ nhân danh!

Trong bản cáo trạng, buộc tội Uyên nhận 100, Kha nhận 150 đô la Mỹ để lo thực hiện kế hoạch tung truyền đơn chống phá nhà nước. Hai câu khẩu hiệu lớn nhất là “Tàu khựa cút khỏi biển Đông” và “Đi chết đi ĐCS VN bán nước” Điều khá lạ lùng là chính nguyên văn bản cáo trạng cũng sợ hãi, không dám viết đúng nội dung truyền đơn như trong ảnh, mà chỉ diễn tả một cách khá chung chung, rất mơ hồ! Điều nầy cho thấy đảng CSVN đang khiếp sợ sự thật.

Run sợ sự chính xác của hai câu khẩu hiệu viết bằng máu pha loãng! Ở đây là máu của tuổi trẻ Việt Nam!

Vì sự thật của nội dung truyền đơn là sự thật mà người Việt Nam gọi là: Chế độ hèn với giặc, ác với dân!

Trích từ nguyên văn bản cáo trạng: [1]

“Uyên sử dụng 2 mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng đảng Cộng sản Việt Nam, mảnh vải còn lại có nội dung không hay về Trung Quốc. Cả hai mảnh vải phía dưới đều có ghi: TH: TTYN” (người viết tô đậm)

Hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đang là thế hệ trẻ nhất, 21 và 25 tuổi, tranh đấu cho dân chủ tự do đất nước. Với lớp tuổi nầy thì không ai có thể vu vạ cho hai em là vì lợi ích cá nhân!

Trong khi đó, cùng độ tuổi với hai em, có vô số em thờ ơ với thời cuộc vì họ đang chạy theo những thú vui hạ cấp. Đang xếp hàng dài, ôm hoa dẫm đạp nhau để chào đón các sao Hàn Quốc tại cổng các phi trường. Đang nhảy múa, hít ma túy điên cuồng trong các hộp đêm. Có đứa còn đến quỳ xuống hôn đít ghế của thần tượng vừa ngồi!

Ngày trước, gây cảnh cốt nhục tương tàn, chiến tranh Nam Bắc thì đảng CSVN ca ngợi và xúi giục tuổi trẻ bằng cách phịa chuyện như “miền Nam đang bị đế quốc Mỹ xâm lược”, “bọn Mỹ Ngụy đang bóc lột, giết người miền Nam”, các “anh hùng” như Nguyễn Văn Trổi, Nguyễn Văn Bé, Biệt động thành cảm tử... để đưa thanh niên VN lao vào chỗ chết!

Ngày nay, đất nước đứng trên bờ vực thẳm, Trung Cộng đang xâm lược thì họ chủ trương trái ngược.

Họ lặng lẽ đầu độc thanh niên bằng những thú vui thấp hèn. Bằng đam mê vật chất, hoang dâm vô đạo, buôn thần bán thánh. Phim ảnh khiêu dâm được lặng lẽ cho phát tán trên NET nhưng những gì liên quan đến kiến thức về tự do dân chủ, nhân quyền thì cài đặt mấy vòng tường lửa. Cấm ngặt!

Nền văn hóa truyền thống của người VN đã và đang bị thứ vi khuẩn CS hủy diệt!

Bây giờ, một Đinh Nguyên Kha, một Nguyễn Phương Uyên bằng xương bằng thịt tuyên bố ngay tại tòa là hai em yêu tổ quốc VN và chống đảng CS bán nước!

Đây là tiếng súng báo hiệu của xã hội!

Tiếng nổ sẽ có sức làm sụp đổ chế độ độc tài đảng trị!

Chế độ càng thẳng tay đàn áp (như bản án hai em đang gánh chịu) thì sự phẫn uất của người dân càng dâng cao. Độ nén càng dữ dội. Và, sức nổ sẽ càng mãnh liệt!

Qua phiên tòa nầy người VN đã thật sự biết ai là kẻ thù của dân tộc!

Thế dựa tất yếu vào công nhân - nông dân trên cương lĩnh của đảng CSVN từ trước đến nay đã bị sổ toẹt! Độc lập, tự do, hạnh phúc đã bị sổ toẹt!

Bây giờ thì đảng CSVN không có cách nào có thể ngăn cản hai cái tên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, đại diện cho Tuổi Trẻ Yêu Nước, đang loang nhanh ra cả nước và trên thế giới.

Vết dầu loang nói đến sự không hòa tan, nổi trên mặt nước và lan rộng thì hành động của hai em Uyên và Kha, của Tuổi Trẻ Yêu Nước, đã tự xác nhận trước công luận về tính không thể “hòa tan” với chế độ, nổi bật tình yêu nước, đang loang ra khắp thế giới với mấy câu nói chắc nịch:

Nguyễn Phương Uyên, cán bộ đoàn trường của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đại học Công nghiệp Thực phẩm, nói:

"Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn".

"Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm."

Đinh Nguyên Kha nói:

"Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".

Mấy câu nói ngắn của hai em là sự kết tủa tự nhiên. Là quặng vàng tinh khôi nguyên thủy giữa lòng đất mẹ. Đảng cộng sản VN, cho dù có nắm vững hệ thống truyền thông cả nước cũng không thể nào đủ sức bắt bẻ lại được!

Còn nhớ khi mới bị bắt, dù đang là đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, Phương Uyên vẫn hoàn toàn ngây thơ. Em tin vào lời dụ dỗ của công an điều tra: Viết giấy tự thú thì sẽ được cho về dư thi!

Vì thế ngày đó em đã xin được nhận bài vở để tiếp tục học thi... ở trong tù!

Quen thói lường gạt, khi công an có được trong tay mảnh giấy đó họ hí hửng trưng ra để làm bằng chứng buộc tội! Ai ngờ, đứng giữa tòa, em đã nói ra sự thật!

Một sự thật mà từ lâu công an đã áp dụng cho rất nhiều phiên tòa!

Đánh lừa tuổi trẻ như Phương Uyên, là đánh lừa tương lai dân tộc.

Đánh lừa tuổi trẻ là đánh lừa người sẽ bảo vệ đất nước.

Và, cho dù có gian manh quỷ quyệt đến mấy đảng CSVN cũng không thể tránh được sơ hở. Như những sơ hở trầm trọng đã xảy ra, đó là: Bịt miệng LM Nguyễn Văn Lý ngay tại tòa, kéo lê lết hai phụ nữ lõa lồ phản đối chiếm đất, gậy gộc đánh xối xả vào nông dân Văn Giang, công an bộ đội cùng chó bẹc giê tấn công gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn ở đầm Cống Rộc, lột trần truồng phụ nữ ngay tại đồn công an để quay video “khám xét”. Nhiều, nhiều vô số, kể ra không hết!

Mới nhất, là hình ảnh 2 chiếc áo trắng tinh khôi tuổi học trò của Phương Uyên và Nguyên Kha. Riêng áo Phương Uyên là áo đang mặc đi học, có cả bảng tên! Hình ảnh mong manh của hai chiếc áo với dáng dấp chưa ra khỏi tuổi hồn nhiên của hai em tự nó đã làm rung động hàng trăm triệu người khắp thế giới.

Một bên là những bộ mặt đại diện chế độ, một bên là hai em còn bé bỏng tuổi đời. Đâu khác gì hình ảnh cô bé và mụ phù thủy ác độc?

Đảng CSVN trong bước cùng quẫn nên mới để thêm một sơ hở vô cùng dại dột. Là tự xác nhận họ là kẻ bán nước!

Hãy nhìn sang nước láng giềng! Đài Loan phản ứng dữ dội việc hải quân Philippines bắn chết một ngư dân của họ và đưa ra lệnh trong vòng 72 tiếng phải xin lỗi. Ban đầu, Philippines cử đặc sứ đến Đài Loan xin lỗi. Không được chấp nhận. Cuối cùng, chính Tổng thống Philippines phải đích thân xin lỗi. Trong lúc đó thì chế độ CSVN lại đem tuổi trẻ VN yêu nước chống “Tàu khựa” xâm lược ra kết án nặng nề!

Như vậy ai là người đắc tội với dân tộc? Hẳn mọi người đã có câu trả lời!

Bản án của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là bản án vinh danh tuổi trẻ VN yêu nước.

Là bản án sẽ đánh thức lòng yêu nước tiềm ẩn cho từng đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản VN.

Là bản án lịch sử, xác nhận bản chất chế độ côn đồ.

Kong Kong
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Image

Đừng đẩy tuổi trẻ về phía đối nghịch

“Khi nghe được những lời của Phương Uyên bộc lộ hết tâm tình, và khi nghe bản án cho Uyên và Kha nặng đến như vậy, tôi thấy lớp trẻ của chúng tôi cần phải dấn thân hơn nữa cho con đường đấu tranh cho nhân quyền và cho bảo bệ tổ quốc. Nếu số đấu tranh càng tăng thì họa may những bản án mới càng giảm đi, nhẹ đi. Hai bạn đó còn trong số nhỏ so với số lớn nên bản án dành cho hai bạn quá nặng. Qua đó tôi suy nghĩ cần có nhiều người tham gia hơn để những bản án như thế không còn có trong tương lai.” -

Nguyễn Hoàng Vi.


- Phiên tòa xử hai thanh niên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào ngày 16 tháng 5 vừa qua tiếp tục thu hút chú ý của nhiều người quan tâm.

Nhiều ý kiến cho rằng bản án mà Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã tuyên như thế là bất công và những người đó đã có hành động.Vậy những hoạt động đó là gì?

Kiến nghị trả tự do

Một ngày sau khi phiên xử hai thanh niên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, nhóm có tên Chúng ta- Công dân Tự do khởi xướng cuộc vận động ký tên vào Tuyên Bố- Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không có tội.

Tính đến cuối ngày 20 tháng 5, danh sách các chữ ký vào tuyên bố vừa nói lên đến hơn 1 ngàn chữ ký. Những người ký tên gồm nhiều thành phần, độ tuổi, ở cả trong và ngoài nước.

Vào tối ngày 20 tháng 5, một trong những người ký tên đầu tiên và Tuyên bố là blogger Nguyễn Hoàng Vi cho biết việc tham gia ký tên vào tuyên bố hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vô tội:

“Theo tôi thì những việc làm của Uyên và Kha được nêu ra trong Bản cáo Trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cho thấy không thể chứng minh Uyên và Kha có tội. Điểm thứ hai nữa như Phương Uyên đã phát biểu trong phiên tòa rằng ‘nếu tòa kết án Phương Uyên sẽ làm cho lớp trẻ như Uyên sẽ sợ hãi và không còn dám dấn thân bảo vệ cho tổ quốc nữa. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi ký tên vào Tuyên bố sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vô tội.”


Sinh viên Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An. chinhphu.gov


Lập luận bênh vực

‘Tuyên Bố- Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không có tội’ nêu ra ba lập luận.

Thứ nhất bản án được tuyên dựa vào tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng Hòa XHVN Việt Nam, nhưng mọi đối tượng và hành vi nhắm đến không phải là nước CHXHCN Việt Nam như cáo trạng đưa ra. Thứ hai việc phản đối hành động bành trướng, xâm phạm chủ quyền của đất nước không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của người công dân được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Lập luận thứ ba là quyền bày tỏ ý kiến về một đảng phái chính trị là quyền tự do ngôn luận mà hiến pháp Việt Nam và Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế đều qui định.

Căn cứ trên ba lập luận vừa nêu, Tuyên bố kêu gọi mọi người cùng tham gia ký tên vì Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là người yêu nước vô tội; vận động các chính phủ, tổ chức quốc tế, Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhằm đấu tranh cho tự do của hai người yêu nước đó. Điểm cuối là tuyên bố kêu gọi công khai vinh danh và thể hiện tinh thần yêu nước, chống tham nhũng, và chống Trung Quốc bá quyền…

Nêu gương yêu nước, ngoài bản Tuyên Bố - Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không có tội đang kêu gọi ký tên để bày tỏ chính kiến về vụ việc vừa nói, trong những ngày qua nhiều người quan tâm cũng viết ra những suy nghĩ cho rằng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là những thanh niên yêu nước, và hành động của cả hai là một tấm gương vì đất nước cho nhiều người noi theo.

Ông Nguyễn Khắc Mai, một trí thức cao niên đang nghiên cứu Minh Triết Việt và trước đây từng là Trưởng ban Dân Vận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 20 tháng 5 có thư được công khai trên các trang mạng tại Việt Nam gửi cho bốn vị quan chức trong Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, bà Tòng Thị Phóng, bà Nguyễn thị Kim Ngân, và ông Uông Chu Lưu.

Bức thư đưa ra nhân ngày khai mạc Quốc Hội và điểm đầu tiên được ông Nguyễn Khắc Mai đưa ra là kêu gọi quan tâm đến phiên xử hai thanh niên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mà ông Nguyễn Khắc Mai gọi là ‘sinh viên ưu tú, dũng cảm, tuổi trẻ nhưng có ý chí lớn, cao đẹp’. Cũng như ý kiến của một số người khác ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng lẽ ra thay vì xử án mà phải tuyên dương họ. Theo ông này thì một nhà nước mà đem hành vi yêu nước của công dân ra xử tội và thêm nữa là đánh tráo tội đanh, như thế không phải có chính nghĩa.

Giáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Khoa học- Xã Hội Việt Nam, sau phiên xử án cũng có bài phân tích với tựa bài là câu hỏi ‘Phạm tội gì đây? Ta thử hỏi: Tội “Trung với nước với dân” à? Ông đưa ra so sánh hai trường hợp: một là của Nguyễn Ái Quốc từ Hồ Chí Minh 88 năm về trước và hai sinh viên ngày nay. Theo giáo sư Tương Lai những phát biểu được dõng dạc đưa ra trước vành móng ngựa tài tòa án Long An hồi ngày 16 tháng 5 vừa qua cho thấy ý chí, trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ trước cường quyền và tội ác.

Cô Nguyễn Hoàng Vi cho biết tâm tư sau khi nghe được những lời cuối cùng của sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói với tòa:

“Khi nghe được những lời của Phương Uyên bộc lộ hết tâm tình, và khi nghe bản án cho Uyên và Kha nặng đến như vậy, tôi thấy lớp trẻ của chúng tôi cần phải dấn thân hơn nữa cho con đường đấu tranh cho nhân quyền và cho bảo bệ tổ quốc. Nếu số đấu tranh càng tăng thì họa may những bản án mới càng giảm đi, nhẹ đi. Hai bạn đó còn trong số nhỏ so với số lớn nên bản án dành cho hai bạn quá nặng. Qua đó tôi suy nghĩ cần có nhiều người tham gia hơn để những bản án như thế không còn có trong tương lai.”

Ông Hồ Ngọc Nhuận, phó chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Thành phố Hồ Chí Minh, cũng lên tiếng đặt vấn đề chính bản thân Nguyễn Phương Uyên từng là một đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà trước một loạt đối xử mà ông này cho rằng không đàng hoàng, tổ chức này vẫn không lên tiếng. Thế rồi Chủ tịch nước vẫn không trả lời gì cho Kiến nghị hồi ngày 30 tháng 10 năm ngoái với 150 người cùng ký tên gửi đến cho chủ tịch nước yêu cầu can thiệp trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên. Trong 150 chữ ký đó có những trí thức của Việt Nam như giáo sư Ngô Bảo Châu.


Dù không nhận được ý kiến hay tiếng nói như thế; nhưng ông Hồ Ngọc Nhuận cho rằng đã được tưởng thưởng bởi những câu nói khẳng khái của hai thanh niên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước tòa. Họ khẳng định họ hành động vì lòng yêu nước, chống tham nhũng để đất nước tiến lên, và chống Trung Quốc xâm lấn Việt Nam để giữ gìn bờ cõi của đất nước.

2013-05-2013

Gia Minh, biên tập viên RFA
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »

Quốc Hội họp đổi tên nước: Âm mưu đổi tiền để bán nước?
Bảng Đỏ

Image
(Danlambao) - Ông Nguyễn Hạnh Phúc (ảnh), Chủ nhiệm VP quốc hội khẳng định: Việc đổi tên nước sẽ được trình lên quốc hội tại kỳ họp diễn ra vào ngày 20/5 tới. Theo đó, hai phương án đổi tên nước đã được Ủy ban thường vụ QH chốt lại là giữ nguyên tên nước ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ hoặc đổi sang tên gọi cũ ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ (VNDCCH).

Thông tin trên đã được Phúc loan báo tại cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp quốc hội khóa 8, diễn ra hôm 17/5/2013 tại Hà Nội.


Nếu phương án đổi tên nước thành VNDCCH được quốc hội cộng sản thông qua, điều chắc chắn xảy ra ngay sau đó là một kế hoạch đổi tiền trên phạm vi cả nước, phục vụ âm mưu nhằm ‘xù nợ’ và cướp tiền nhân dân của quan chức chóp bu CS.

‘Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa’ cũng chính là quốc hiệu từng được đảng cộng sản dùng để bán trọn Hoàng Sa – Trường Sa cho Trung Quốc. Việc này đã được chứng minh rõ ràng bằng cả giấy trắng mực đen, qua bức công hàm bán nước năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai.

Do đó, việc đổi tên nước thành VNDCCH cũng là hoạt động kế thừa… truyền thống bán nước của những lãnh đạo chóp bu CS từ khi cướp được chính quyền. Ở đời, những kẻ lưu manh khi cướp được cái gì thì cũng sẽ mang bán lấy tiền để ăn chơi, cho nên cướp nước và bán nước cũng là bản chất của chế độ CS.

Nói đến đây, có thể nhiều bạn nhận xét rằng Bảng Đỏ tui là cực đoan, hoặc có thành kiến quá nặng với người cộng sản (thể hiện qua những bài viết của tui trên Danlambao). Qua đây cũng xin thưa với các bạn, Bảng Đỏ tui được nuôi dưỡng và lớn lên tại mảnh đất Nam Bộ hiền hòa, cả đời chưa biết hận thù ai. Tánh tui rất thẳng thắn và thiệt thà, ai nói sao nghe vậy, nhưng biểu tui tin cha con tụi cộng sản thì dứt khoát không.

Tin sao được khi nghe cha nội Chủ nhiệm VP quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói dóc mà không biết ngượng miệng như vầy: “Đa số ý kiến nhân dân đồng tình với tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời phù hợp với định hướng, con đường mà chúng ta đã lựa chọn là đi lên Chủ nghĩa xã hội”. (Theo báo Người Lao Động)

‘Đa số ý kiến nhân dân đồng tình’ với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội? Thiệt tình, nghe mấy cha nội CS nói dóc riết cũng nhàm, cái mà Bảng Đỏ tui quan tâm là cố gắng tìm hiểu cho rõ, để coi đằng sau những tuyên bố lếu láo đó là những âm mưu, thủ đoan gì của cha con cộng sản.

Theo tui, nếu chịu khó xâu chuỗi các vấn đề thời sự gần đây như: kinh tế xuống dốc, tập đoàn nhà nước phá sản, các công ty ‘sân sau’ của chóp bu cộng sản nợ đầm đìa… Rồi cộng với việc Tàu cộng đổ quân ồ ạt ra Biển Đông, ông Nguyễn Thiện Nhân vừa vào Bộ chính trị đã phải bỏ họp vội sang hầu Bắc Kinh, CS kết án nặng 2 sinh viên Uyên - Kha vì chống Tàu… thì bà con sẽ thấy rõ âm mưu thật sự đằng sau kế hoạch đổi tên nước thành ‘Việt Nam dân chủ cộng hòa’.

Tóm lại, đổi tên nước là lý do hợp lý nhất để thực hiện âm mưu đổi tiền. Đổi tiền – nói thẳng ra là âm mưu cướp trắng tài sản nhân dân. Đây có thể là cú ‘hốt hụi chót’ của phe nhóm lợi ích Nguyễn Tấn Dũng trước khi hết nhiệm kỳ thủ tướng.

Nếu kịch bản như trên xảy ra, thì nền kinh tế của đất nước có tên gọi mới là ‘Việt Nam dân chủ cộng hòa’ chắc chắn sẽ xụp đổ. Không những nhân dân, mà thậm chí các đảng viên cộng sản cũng sẽ bị cướp trắng gia sản. Ngoại trừ những tên cộng sản chóp bu, thì kẻ được hưởng lợi nhiều nhất trong kế hoạch này là Trung Quốc.

Một khi kinh tế phá sản sau kế hoạch đổi tiền, xã hội VN chắc chắn rơi vào tình trạng hỗn loạn khủng khiếp. Thời điểm mà nhà cầm quyền CS không kiểm soát nổi tình hình sẽ là cơ hội tốt nhất cho Tàu cộng tung tiền vào VN nhằm kiểm soát tình hình. Đổi lại, đảng cộng sản VN sẽ phải trả ơn cho quan thầy Tàu cộng bằng cách hợp pháp hóa công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng dưới quốc hiệu ‘Việt Nam dân chủ cộng hòa’.

Nhiều khả năng kế hoạch đổi tên nước như trên do tình báo Trung Quốc chỉ đạo, được tiếp tay thực hiện bởi những vị trí chóp bu trong bộ chính trị CS.

Trước mắt, việc đổi tên nước chỉ cần quốc hội thông qua, mà quốc hội Việt Nam thì luôn bị đảng dắt mũi, vì trong số hơn 500 đại biểu quốc hội thì có đến 92% là đảng viên cộng sản hoặc tay sai của đảng.

Bọn Việt gian tay sai Tàu cộng hiện nay đã trà trộn đầy trong giới lãnh đạo chóp bu cộng sản và trong cả bộ chính trị. Chỉ cần những tên này ra lệnh thì quốc hội toàn đảng viên cộng sản sẽ răm rắp tuân theo kế hoạch bỏ phiếu thông qua việc đổi tên nước.

Tóm lại, cướp nước và bán nước là bản chất của chế độ CS. Kịch bản mất nước như trên sớm muộn cũng sẽ xảy ra nếu đảng cộng sản còn cầm quyền. Phải lật đổ chế độ CS độc tài thì chúng ta mới có hy vọng giữ vững độc lập và toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.

Bảng Đỏ
caolynh
Posts: 317
Joined: Wed Dec 17, 2008 7:21 pm
Contact:

Post by caolynh »

Bước chân tự do

Nguyệt Quỳnh

Mỗi cuộc hành trình dù xa bao nhiêu, gian nan bao nhiêu, đều phải bắt đầu bằng những bước chân đầu tiên. Tôi nhớ một câu hát đã nghe được ở đâu đó: “Nếu ngày không còn nắng, con đường không còn ai, bốn phía vây kín chỉ là nỗi buồn, em hãy bước ra đi.” Cuộc dã ngoại để thảo luận về nhân quyền ngày 5 tháng 5, 2013 vừa qua là một cuộc chia tay của những công dân tự do với bóng tối và sự cam chịu bấy lâu.

Các công viên 30 tháng 4 ở Sài Gòn, Nghĩa Ðô Hà Nội và Bạch Ðằng Nha Trang tuy không dầy đặc người, và người dân bị lẫn, bị ngợp trong đám thanh niên áo xanh, đám công an chìm/nổi; nhưng người ta có thể nhìn thấy sự thiết tha của họ qua các tấm bảng dơ lên trước ngực, sự cương quyết muốn thể hiện niềm khao khát của từng con người. Họ đã thực sự bước những bước chân đầu tiên để làm người tự do.

Cách đây 58 năm, người phụ nữ da đen tên Rosa Parks cũng đã bước những bước chân đầu tiên trong cuộc cách mạng đòi quyền bình đẳng. Bà đã từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng khi được yêu cầu phải đứng lên. Bà bị cảnh sát Alabama bắt giam và phạt $14, nhưng bà trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người da đen chống lại sự kỳ thị chủng tộc. Bà Rosa Parks không phải là người da đen đầu tiên đi xe buýt ở Montgomery bị bắt vì tội không nhường chỗ cho người da trắng, nhưng bà là người đầu tiên dám thách thức những bộ luật phân biệt chủng tộc tại tiểu bang Alabama. Hành động của bà, một người thợ may bình thường đã châm ngòi cho một phong trào tẩy chay của người da đen đối với hệ thống xe buýt kéo dài suốt 381 ngày. Kết quả dẫn đến là chính phủ đã phải xóa bỏ các quy định phân biệt chủng tộc trên hệ thống giao thông công cộng của toàn nước Mỹ.

Khi được hỏi về hành động của mình trên chuyến xe buýt định mệnh ở Montgomery, bà Rosa Parks đã trả lời:

“Nguyên nhân thực sự khiến tôi không đứng dậy lúc đó là vì tôi cảm thấy mình có quyền được đối xử như bất cứ hành khách nào khác. Chúng tôi đã phải chịu đựng kiểu đối xử đó quá lâu rồi.”

Nhân dân Việt Nam có quyền được đối xử bằng sự tôn trọng đúng mực như bất cứ một người dân ở một đất nước văn minh nào. Ðã đến lúc phải chấm dứt bạo lực và những thông tin dối trá. Hãy nhìn những ước muốn được thể hiện quyền con người của mình qua những tấm bảng được giơ cao trước mặt, trước ngực của những người tham dự buổi dã ngoại. Giữa cái khoảng trống an lành khi đám công an chưa xuống tay côn đồ; họ đứng, họ đi, họ ngồi với những biểu ngữ. Số lượng công an nhiều ngang ngửa với họ. Tôi cảm nhận như nghe thấy từ cái đám đông còn giới hạn đó những lời kêu gọi rất thiết tha: Hãy đến cùng với chúng tôi, chúng ta muốn được thực thi quyền làm người, chúng ta phải được đối xử như một người dân sống ở một quốc gia văn minh.

Chưa có thời đại nào người dân Việt Nam phải chịu nhiều nỗi oan trái, sỉ nhục, và bất công như hiện nay. Kẻ cầm quyền muốn bắt ai thì bắt, muốn đánh ai thì đánh, muốn cướp của ai thì cướp. Cứ nghe, cứ đọc, cứ nhìn thấy những chuyện oan khuất hàng ngày xảy ra cho người dân trên cả nước mới thấy rằng sự góp mặt của họ trong buổi dã ngoại này quan trọng như thế nào. Hôm 5 tháng 5 có lẽ có nhiều người chưa dám đến, nhưng ngày mai, ngày kia họ sẽ đến. Ðó là lý do mà chị Bùi Minh Hằng, blogger August Anh, blogger Nguyễn Hoàng Vi và bạn bè các anh chị đã luôn có mặt. Trong họ có người đã từng bị bắt bớ, đánh đập, Hoàng Vi đã từng bị lăng nhục trong đồn công an. Hoàng Vi dư hiểu rằng chị có thể bị chúng đánh đập lần nữa nhưng chị đã có mặt. Chị đang nối gót những người đi trước và tôi tin rằng chị cũng đang bước tới cho những người âm thầm sau lưng chị; như một bạn trẻ đã gởi thư riêng đến trang mạng Dân Luận.

Bạn trẻ này tâm sự: “Ngày hôm qua có quá nhiều sự kiện, có quá nhiều câu chuyện đáng nhớ, từ những câu chuyện cười ra nước mắt cho đến những giọt nước mắt đau đớn, căm phẫn và nhói lòng nên không biết phải kể cho chị nghe bắt đầu từ đâu, chưa bao giờ em thấy cảnh một chục thằng (công an) mà đi đánh một người như thế. Nhìn bạn Quốc Anh (blogger Angust Anh) bị đánh tơi bời như vậy, mà em chỉ còn biết bất lực đứng nhìn, muốn xông vào giải cứu thì sợ mình sẽ bị đánh như bạn ấy. Rồi đang đi trên đường trở về nhà em chỉ còn biết khóc và tự trách mình thật hèn.”

Thực sự, bạn ấy đã không hèn một chút nào, bạn ấy đã có mặt để bước cái bước chân đầu tiên. Mưu cầu một sự đổi thay tốt đẹp cho cả một dân tộc là việc làm đòi hỏi sự dũng cảm của rất nhiều người. Và bạn ấy đã có mặt.

Trong những năm gần đây, những biến cố của thế giới đã cho thấy sức mạnh của người dân là những dòng thác có thể cuốn trôi đi tất cả các chế độ độc tài mạnh mẽ nhất. Những cuộc cách mạng ngoạn mục đã xảy ra tại nhiều quốc gia như cách mạng Nhung tại Tiệp Khắc, cách mạng Cam tại Ukraine, cách mạng Hoa Lài tại Tunisia đã giải thoát hàng triệu người và tạo nên ngọn lửa hy vọng cho những dân tộc đang đắm chìm trong nỗi sợ hãi dưới chế độ độc tài. Chiến thắng bất ngờ của các cuộc cách mạng trên cho thấy khi người dân bình tĩnh, sẵn sàng đối đầu với những trấn áp; sự sợ hãi chuyển dần sang những kẻ cầm quyền, cuối cùng các chế độ bạo lực phải buông súng.

Bốn năm trước, trong cuộc xuống đường của dân chúng Iran có một đoạn phim ghi lại hình ảnh một thiếu nữ bị trúng đạn của cảnh sát. Video này ngay sau đó đã lập tức lan tràn, cả dân tộc Iran đặc biệt là nam giới đã vùng lên như chính mình bị thương. Rõ ràng bạo lực không chiến thắng được dân tộc Iran.

Còn hình ảnh ba người phụ nữ của gia đình blogger Nguyễn Hoàng Vi bị đánh đập đến đổ máu sẽ khiến dân tộc tôi nghĩ gì? Liệu có ai co rút lại không? Riêng Nguyễn Hoàng Vi thì không! Cô gái với nụ cười tươi thắm ấy vẫn tiếp tục đi Long An ủng hộ hai bạn Phương Uyên và Nguyên Kha trong ngày đối diện với tòa án công cụ.

Công luận thế giới cũng vậy. Hình ảnh Nguyễn Thảo Chi với những vết máu trên mặt, trên áo, hình ảnh của mẹ Nguyễn Hoàng Vi với dấu thuốc lá dúi vào mặt là những hình ảnh nói rõ nhất với thế giới về bản chất của giới lãnh đạo Việt Nam và sự bỉ ổi cùng cực của việc họ đang xin vào làm thành viên Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Nếu 58 năm trước bà Rosa Parks chịu đứng dậy nhường cái ghế của bà, tôi tin chắc bà và những người Mỹ da màu khác sẽ còn phải tiếp tục đứng trên xe buýt ít nhất là một thập niên nữa. Nếu người dân Việt Nam không đòi hỏi phải được tôn trọng, phải được thực thi những quyền cơ bản nhất của chính mình ngay trong thời khắc này, tôi cũng tin con cháu chúng ta sẽ tiếp tục bị công an tha hồ đánh đập như những Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi... và công an sẽ tiếp tục dúi thuốc lá vào mặt cả dân tộc ít nhất là một thập niên trước mắt.

Mọi cuộc hành trình dù dài ngắn bao nhiêu, đều phải bắt đầu bằng một bước chân. Nhiều người đã bắt đầu rồi, còn chúng ta thì sao?
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests