Bình Luận , Quan Điểm

khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Tuổi trẻ Việt Nam, học lịch sử để làm lịch sử
Trần Trung Đạo


Khi đem hai quần đảo vô cùng quan trọng của đất nước về chiến lược quân sự cũng như về tiềm năng kinh tế dâng hiến cho Trung Quốc để gọi là “bảo vệ tổ quốc” thì tổ quốc mà các giới lãnh đạo Đảng cần phải bảo vệ là tổ quốc nào?…”

Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh Sài Gòn những ngày cuối tháng Giêng ba mươi ba năm trước. Sau những trận hải chiến dữ dội chung quanh quần đảo Hoàng Sa để chống lại các lực lượng hải quân Trung Quốc đông hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, chiều 20 tháng 1 năm 1974, các đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hoà đã buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo Hoàng Sa, nơi tổ tiên chúng ta đã bao đời gìn giữ. Trong vùng biển mẹ thân yêu, từ đó đã nhuộm thêm máu của những người con ruột thịt. Các anh Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Vũ Văn Bang, Ngô Chí Thành và nhiều thanh niên Việt Nam khác đã theo dấu chân của bao nhiêu anh hùng dân tộc mà đền nợ nước. Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.

Sài Gòn ngày tháng đó buồn như một đám ma. Những cụm mai vàng chào đón xuân sang không làm phai đi màu đen tang chế đang phủ trùm lên cả miền Nam. Những cuộc biểu tình rầm rộ từ Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ không làm vơi đi nỗi buồn nhược tiểu trong lòng những người đang ưu tư cho vận nước. Những bản hùng ca xen lẫn với những tiếng kèn truy điệu của các chương trình phát thanh quân đội đã làm người dân rơi nước mắt xót thương cho số phận hẩm hiu của tổ quốc mình. Hạm đội thứ bảy hùng hậu của Mỹ khóa súng an toàn nhìn hải quân Trung Quốc đổ bộ Hoàng Sa, hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam từ chối lời kêu gọi của phái đoàn Việt Nam Cộng hoà tố cáo Trung Quốc xâm lăng. Đồng minh dửng dưng, đồng bào ngoảnh mặt. Có nỗi xót xa nào lớn hơn nỗi xót xa của số phận một tiền đồn và có vết thương tâm linh nào sâu hơn, đau hơn vết thương của một người mẹ bị bỏ rơi bởi chính những đứa con yêu quý của mình?

Chiều năm đó ngồi trong thư viện tôi có làm một bài thơ và viết một đoản văn. Tôi không còn nhớ bài thơ nhưng đoản văn tôi còn nhớ rất rõ, và sau này khi làm website xuQuang tôi có ghi lại trong phần tưởng niệm Hoàng Sa: “Mỗi người Việt Nam phải ghi khắc trong tim mình: Hoàng Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam. Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ hôm nay không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung cộng bá quyền hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa.”

Ba mươi ba năm sau. Cũng những ngày cuối năm, ngồi xem hình ảnh các cuộc biểu tình ở Hà Nội, đọc bản tin được viết vội vàng trên đường phố Sài Gòn, đọc danh sách của những người ký tên, trong đó đa số là tuổi trẻ, để phản đối Trung Quốc vi phạm lãnh thổ Việt Nam trên Internet, tôi vui mừng và cảm động. Trung Quốc không phải vì các cuộc biểu tình của các em mà trao trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bá quyền của họ trên biển Đông. Để duy trì mức phát triển kinh tế hiện nay và chạy đua với các cường quốc kinh tế, Trung Quốc đang cần sự ổn định chính trị và kinh tế hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng.

Nhìn các em tôi lại nhớ đến chính mình. Đường phố Sài Gòn, nơi các em đang đứng hôm nay cũng là nơi tôi đã đứng đọc từng tên của những người đã ở lại trong lòng biển cả. Khẩu hiệu “Hoàng Sa là của Việt Nam” cũng là khẩu hiệu mà sinh viên chúng tôi đã hô ba mươi ba năm trước. Chúng ta có thể còn vài điểm khác nhau nhưng có chung một tổ quốc. Đó là điều hệ trọng. Lòng yêu nước đã thúc giục các em vượt qua bức tường sợ hãi, bất chấp sự ngăn cản của Đảng, của nhà nước, của ban lãnh đạo trường để cùng xuống đường nói tiếng của một người Việt Nam khi tổ quốc lâm nguy. Lịch sử bao giờ cũng mang tính thời đại, và trang sử Việt Nam hôm nay đang được viết bởi các em, những người Việt Nam đang đứng trước toà đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn. Và cũng qua những biến cố lịch sử này, các em sẽ có cơ hội thấy những sự thật đắng cay, những bài học bẽ bàng mà từ trước đến nay đã bị che lấp bởi hệ thống tuyên truyền lừa dối của Đảng. Các em đang học lịch sử và đang làm lịch sử.

Trong các cuộc xung đột về lãnh thổ, bằng chứng và di tích lịch sử thì bên nào cũng có thể có nhưng văn kiện pháp lý được cả hai bên xung đột công nhận thì thường rất hiếm hoi. Tôi nhớ có đọc đâu đó một câu chuyện bên lề các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Liên Xô về chủ quyền của các đảo Trân Bảo, Ẩn Long và Hắc Hạt Tử trong khu vực sông Ussuri. Theo câu chuyện này, mỗi lần có một cuộc họp giữa hai nước, phái đoàn Trung Quốc thường chở theo cả một toa xe lửa chứa đầy tài liệu và đồ vật để chứng minh chủ quyền Trung Quốc trên các đảo này. Trung Quốc là một nước đông dân, diện tích rộng, có nền văn minh phát triển rất sớm, có chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, do đó, việc tổ tiên họ đã từng đến, từng đi đánh cá, từng đặt chân, từng mô tả trong văn chương thơ phú về các hòn đảo đó thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Những tài liệu phía Trung Quốc đưa ra hay vật dụng họ góp nhặt được dù bao nhiêu cũng không thuyết phục được Liên Xô về chủ quyền của Trung Quốc trên lãnh thổ đang bị tranh chấp. Sau hơn 20 năm đánh rồi đàm, một hiệp ước biên giới Nga - Hoa đã được ký kết lần đầu vào tháng 10 năm 1995 và lần nữa vào tháng 10 năm 2004. Theo nội dung hiệp ước, phần thắng nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn. Trung Quốc được kiểm soát cả hai đảo Trân Bảo, Ẩn Long và một nửa Hắc Hạt Tử. Giả thiết hiệp ước này được ký kết vào năm 1969, với nội dung tương tự, có lẽ nhân dân Trung Quốc đã được nghỉ một tuần lễ để ăn mừng chiến thắng và ngày ký đã trở thành ngày lễ lớn của quốc gia. Nhưng hiệp ước ký kết vào tháng 10 năm 2004 trôi qua gần như trong âm thầm. Cả Trung Quốc và Nga đều biết, ngay từ trong căn bản, lý do chính của xung đột không phải là lãnh thổ mà là sự tranh chấp quyền lực, uy thế của hai nước cộng sản đàn anh trong phong trào cộng sản quốc tế. Về phía Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ, họ cần sự ổn định để phục hồi nền kinh tế gần như bị phá sản, và do đó sự xung đột chủ quyền trên các đảo vốn không chứng tỏ một tiềm năng kinh tế nào đã không còn lý do để kéo dài thêm.


Việc xung đột lãnh thổ với Việt Nam thì khác. Để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa, chính quyền Trung Quốc không cần phải chở một toa xe lửa tài liệu hay bằng chứng nào cả. Những lời tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc dù nói vòng vo từ chuyện đời xưa đến đời nay cho có lệ, cuối cùng cũng chỉ rút trong túi ra một văn kiện khá mới mẻ, rất hợp pháp, dài vỏn vẹn 121 chữ tính cả phần chào hỏi nhưng lại đầy thuyết phục, đó là công hàm của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng. Nội dung chính của công hàm: “Thưa đồng chí Tổng lý. Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

Khi đọc bản tuyên bố này lần đầu cách đây khá lâu thú thật tôi không tin đó là văn bản thật mà là tài liệu giả mạo do Trung Quốc viết hay chỉ là sản phẩm tuyên truyền của một tổ chức chống cộng nào đó dựng lên để bêu xấu Đảng. Hai tiếng Hoàng Sa và Trường Sa thân thương quen thuộc từ bao đời là một phần của ngôn ngữ Việt Nam như hai quần đảo vẫn được xem là phần da thịt, máu xương bất khả phân ly của thân thể Việt Nam.

Các chính phủ Trung Quốc, Philippines, Malaysia có quyền không công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam hay hoàn toàn của Việt Nam. Nhân dân Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei cũng có thể cho rằng Trường Sa là đất của họ. Tình cảm đất nước là một tình cảm thiêng liêng nhưng cũng ít nhiều bảo thủ mà dân tộc nào cũng có. Tình cảm đó cũng cần được xem xét và tôn trọng. Các quốc gia tranh chấp phải giới thiệu các bằng chứng lịch sử, các văn kiện pháp lý trong một hội nghị quốc tế đa phương để thương thảo và tìm một giải pháp phù hợp với công pháp quốc tế cũng như quyền lợi của các nước trong vùng tranh chấp. Những hòn đảo không người ở, những triền đá nhọn nhô lên giữa đại dương mênh mông từ mấy ngàn năm, trong thời đại dầu hoả bỗng trở thành quan trọng, việc xung đột vì thế là điều khó tránh, tuy nhiên, sự kiện một ông thủ tướng Việt Nam nhân danh nước Việt Nam để công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc mà không cần phải đưa ra trước quốc hội để biểu quyết, không cần tranh luận, hội họp, không cần phải bắn nhau một viên đạn nào, quả là một việc không thể nào tin được và đương nhiên cũng không thể nào chấp nhận được.

Văn bản do ông Phạm Văn Đồng ký là một vết nhơ trong lịch sử dân tộc và tên tuổi ông Phạm Văn Đồng cũng sẽ dơ như chữ ký của ông. Tuy nhiên, thật bất công nếu chỉ đổ tội lên một mình ông Phạm Văn Đồng. Trong cương vị Thủ tướng, ông phải là người ký công hàm gởi cho Chu Ân Lai, Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nhưng ông Phạm Văn Đồng không phải là người tự quyết định mà chỉ thừa hành quyết định chung của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Vào thời điểm tháng 9 năm 1958, những người sau đây phải chịu trách nhiệm cho việc triều cống hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, và danh sách của họ được sắp xếp theo thứ tự trong Bộ Chính trị Đại hội lần II năm 1951 cũng như được bổ túc trong những năm sau đó: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan.

Tại sao họ đã làm như thế? Họ bị áp lực của Trung Quốc? Không. Không có một tối hậu thư nào của nhà cầm quyền Trung Quốc buộc Việt Nam phải thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc, nếu không họ sẽ dùng võ lực để tiến chiếm hai quần đảo, vượt biên giới Lạng Sơn hay đổ bộ lên Hải Phòng. Cho dù có tối hậu thư đi nữa thì cũng không phải lần đầu Việt Nam nhận tối hậu thư của quân xâm lược. Trước đây, các vua Lý, vua Trần đã nhận và mới đây Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương đã nhận, và các anh hùng dân tộc đã chọn chiến đấu tới cùng và đã chết trên nắm đất của tổ tiên thay vì dâng thành cho giặc.

Trên thế giới chưa có một cuộc phân định biên giới nào giữa hai quốc gia mà không phải trải qua những hội nghị, những cuộc thảo luận, đo đạc cần thiết về các giới hạn trên biển cả cũng như lằn ranh trên đất liền. Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất là quan trọng nhất. Câu “tấc đất tấc vàng” không chỉ đúng cho trường hợp một nước đất hẹp người đông như Việt Nam mà đúng cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Hãy lấy trường hợp Bắc Hàn làm ví dụ. Nếu theo dõi các hội nghị về biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Hàn chúng ta có thể nghĩ rằng Trung Quốc muốn gì chắc là được nấy, muốn vẽ biên giới đâu thì vẽ. Không. Bắc Hàn tự cô lập khỏi thế giới giới văn minh, trong nhiều năm đã lệ thuộc vào Trung Quốc không những chính trị, ngoại giao mà cả từng chén cơm manh áo, nhưng họ nhất định không nhượng cho Trung Quốc một tấc đất nào qua các hội nghị về đường biên giới dài 1416 kilomét giữa hai nước. Mặc dù cai trị đất nước bằng một lý thuyết ngu dân hoang tưởng, bằng một chính sách độc tài sắt máu bị phần lớn nhân loại rẻ khinh, xa lánh, cha con Kim Nhật Thành ít ra có một điểm đáng khen mà giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không có, đó là quyết tâm giữ đất của tổ tiên họ để lại.

Nhiệt tình cao độ của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chắc đã làm không chỉ Mao mà cả Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phải ngạc nhiên hết sức. Tôi tin bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hẳn đã tốn rất nhiều thời gian, tổ chức nhiều phiên họp tìm hiểu, phân tích, đánh giá nội dung công hàm của ông Phạm Văn Đồng để xem phía Việt Nam có ẩn ý gì trong 121 chữ đó không, chẳng lẽ Việt Nam tự nguyện dâng hai quần đảo một cách dễ dàng như thế. Không, không có ẩn ý, âm mưu nào cả ngoài việc chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam với Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cấp lãnh đạo Trung ương Đảng thời đó còn lo ngại đàn anh Trung Quốc không tin vào lòng dạ chí thành của mình nên đã cho đăng toàn bộ nội dung công hàm trên báo Nhân dân ngày 22 tháng 9 năm 1958 để toàn Đảng, toàn dân và toàn thế giới biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nay không còn là của Việt Nam nữa. Không giống như hiệp ước biên giới Việt Trung vào các năm 1999 và năm 2000 được ký kết lén lút đến mức ngay cả những ông bà đại biểu quốc hội khi đưa tay phê chuẩn cũng không biết nội dung hiệp ước nói gì, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, qua công hàm 1958, chẳng những “ghi nhận”, “tán thành” mà còn chỉ thị cho các cấp “triệt để tôn trọng” hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của lục địa Trung Hoa, có đính kèm luôn bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, bao gồm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa.

Tại sao họ đã làm như thế? Họ không rành lịch sử Việt Nam? Chẳng lẽ họ chưa thấm thía câu “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” và không cảm thông cho sự chịu đựng vô bờ bến của tổ tiên suốt một ngàn năm qua bốn lần Bắc thuộc, phải xuống biển tìm ngọc trai, lên non tìm sừng tê, ngà voi, bạc vàng châu báu hay sao? Tôi không nghĩ vậy, vì ít nhất trong số 11 ủy viên Bộ Chính trị thời đó cũng có một người đã từng dạy sử. Họ làm thế chỉ vì niềm tin tuyệt đối vào chủ nghĩa cộng sản. Niềm tin mù quáng vào một xã hội đại đồng đã làm giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nghĩ rằng Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và những người cộng sản Trung Quốc mà họ đang thần phục là những bậc thánh hiền chứ không phải là giống dân đã hàng ngàn năm đày đoạ tổ tiên Việt Nam. Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận sự lệ thuộc vào Trung Quốc hay đúng hơn là quan hệ chủ tớ này trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 và được Thông tấn xã Việt Nam loan ngày 3 tháng 12 năm 1992: “Tình hữu nghị Việt - Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung Quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị. Trong tinh thần đấy thì do tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung Quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.” Cuộc chiến bảo vệ tổ quốc mà ông Nguyễn Mạnh Cầm nhắc trong buổi họp báo nêu trên, tương tự như khi ông Phạm Văn Đồng trả lời báo Far Eastern Economic Review tháng 3, 1979 hay hầu hết các lãnh đạo Đảng khác đã nhiều lần viện dẫn là “cuộc chiến chống Mỹ cứu nước”, thế nhưng, năm 1958, ngoại trừ một số ít nhân viên thuộc Nhóm Cố vấn Quân sự (Military Assistance Advisory Group), làm gì có quân Mỹ để mà chống?

Tại sao họ đã làm như thế? Khi đem hai quần đảo vô cùng quan trọng của đất nước về chiến lược quân sự cũng như về tiềm năng kinh tế dâng hiến cho Trung Quốc để gọi là “bảo vệ tổ quốc” thì tổ quốc mà các giới lãnh đạo Đảng cần phải bảo vệ là tổ quốc nào? Như giải thích trong hầu hết tài liệu học tập, giáo trình trung, đại học tại Việt Nam, người cộng sản không có tổ quốc theo nghĩa thông thường mà chúng ta thường hiểu. Khái niệm tổ quốc đối với giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ đơn thuần là dải giang sơn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau mà bao nhiêu thế hệ tiền nhân đã dày công gìn giữ, không phải chỉ gồm 40 triệu người ngày đó hay 80 triệu người ngày nay có cùng huyết thống, cùng một ngôn ngữ, cùng một lịch sử, mà phải là tổ quốc xã hội chủ nghĩa, một đất nước bị thống trị trong bàn tay sắt của Đảng Cộng sản. Mục đích của Đảng như đã đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ II tại Tuyên Quang bao gồm giai đoạn từ 1951 đến 1960: “Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề vững chắc để tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.” Năm 1958, một nửa nước chưa trở thành chủ nghĩa xã hội và do đó mục đích của Đảng chưa hoàn thành. Để thôn tính miền Nam và hoàn thành mục đích cộng sản hóa cả nước, họ cần súng đạn của Liên Xô và Trung Quốc. Hoàng Sa và Trường Sa là giá mà giới lãnh đạo Đảng phải ứng trước để đổi lấy nhiều vạn trái mìn, mấy trăm ngàn khẩu AK, mấy ngàn chiếc tăng đủ loại để đem về cày xéo lên các thành phố miền Nam, đốt cháy thôn làng miền Nam và tàn sát nhiều triệu dân miền Nam vô tội.

Tuổi trẻ phải làm gì?

Đứng trước sự phân hóa, chia rẽ do hậu quả của mấy trăm năm phong kiến, đế quốc thực dân và cộng sản, chọn lựa duy nhất của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay là đoàn kết và vượt qua mọi thử thách để đoàn kết thành một khối đúng như khẩu hiệu “Ta là một” mà các em đang phát động trong nước. Lịch sử như một dòng sông. Dòng sông Việt Nam vẫn chảy dù phải băng qua bao nhiêu ghềnh đá cheo leo. Tương tự, các thế hệ Việt Nam lớn lên và vẫn phải tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm lịch sử của thế hệ mình. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần một ngọn hải đăng của bất cứ cường quốc nào để rọi sáng đêm tối trời dân tộc, nhưng ngay từ trong lòng họ đã bùng cháy lên ngọn đèn tự chủ được thắp sáng bằng tâm thức Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần chờ đợi một minh quân ra đời hay một lãnh tụ xuất hiện để dẫn dắt họ trên đường cứu nước bởi vì chính họ sẽ là những minh quân của thời đại và con đường dẫn đến điểm hẹn lịch sử được soi sáng bằng trí tuệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần vay mượn một chủ nghĩa, một ý thức hệ, một lý thuyết ngoại lai nào làm kim chỉ nam để giải phóng dân tộc, bởi vì chính họ đã được trang bị bằng các đặc tính dân tộc, nhân bản và khai phóng kết tinh và kế thừa từ hơn bốn ngàn năm lịch sử.

Lãnh đạo Đảng đã, đang và chắc sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm để ngăn cản các cuộc biểu tình dù ôn hoà và bất bạo động của tuổi trẻ Việt Nam. Tuần trước họ ra chỉ thị cấm biểu tình, tuần này họ chụp mũ các em chống phá trật tự xã hội, tuần sau họ sẽ đem xe chữa lửa đến đàn áp và tuần sau nữa có thể trục xuất khỏi trường, bắt giam, kết án, tù đày. Tuy nhiên, lịch sử đã nhiều lần chứng minh, khi một chế độ chỉ còn trông cậy vào các phương tiện bạo lực trấn áp để tồn tại, chỉ còn biết sử dụng bộ máy công an kềm kệp để duy trì quyền cai trị, ngày tàn của chế độ đó chỉ là vấn đề thời gian. Hành động tuyệt vọng của Nicolae Ceausescu khi ra lệnh công an bắn vào cuộc biểu tình của nhân dân Rumania sáng ngày 17 tháng 12 năm 1989 chỉ để dẫn đến bản án tử hình dành cho vợ chồng ông ta một tuần sau đó. Lãnh tụ cộng sản Slobodan Milosevic một thời là tổng thống Serbia đầy quyền lực nắm trọn quyền sinh sát trong tay, cuối cùng cũng phải chết trong tù. Erich Honecker hung thần Đông Đức, Idi Amin đao thủ phủ của Uganda hay Mobuto bạo chúa của Uganda đều đã gởi tấm thân tàn trên đất khách, để lại tiếng xấu muôn đời. Nếu giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam còn nghĩ đến tương lai của chính họ và còn biết lo cho tương lai của đất nước, họ phải chọn đứng về phía dân tộc.

Con đường duy nhất để đạt đến một tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng là con đường dân tộc và cũng chỉ có một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng thì các thế hệ Việt Nam mai sau mới có cơ may giành lại được Hoàng Sa và Trường Sa.

Nguồn: © 2007 talawas
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa

Trần Trung Đạo, Jan 02, 2008
Hôm nay tại Việt Nam, những ngày biểu tình nóng bỏng đã lắng dịu nhiều, những ngày hồi hộp, đợi chờ đã qua đi. Cỗ xe ngựa già nua lại tiếp tục lăn đôi bánh nặng nề đưa 83 triệu dân Việt Nam chậm chạp đi về phía trước. Dù sao, đối với những người Việt Nam có mặt trong các cuộc biểu tình ngày 9 tháng 12 và những ngày sau đó tại Hà Nội, Sài Gòn, sẽ là một ngày khó quên trong đời. Sau này khi về già, các bạn trẻ hôm nay ít nhất có một điều hãnh diện để kể lại cho con, cho cháu. Ngày 9 tháng 12 năm 2007 cũng sẽ đi vào lịch sử như là ngày tuổi trẻ đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước ngay giữa lòng chế độ độc tài. Mặc dù số người trẻ tham gia biểu tình còn rất ít so với thế hệ trẻ tại Việt Nam nhưng đó là những bước đầu tích cực. Dăm con én không làm nên mùa xuân nhưng là tin vui cho chúng ta biết mùa xuân đang đến.

Tuổi trẻ Việt Nam đã đứng lên, không nhân danh một ý thức hệ, một chủ nghĩa nào mà chỉ vì lòng yêu nước thiêng liêng trong sáng. Các em đã giảng cho ba vạn ông bà tiến sĩ, 890 ông bà hội viên Hội Nhà văn, 493 ông bà đại biểu Quốc hội thế nào là sự khác nhau giữa lòng yêu nước thuần khiết chân thành và yêu nước theo chỉ thị, nghị quyết. Các em cũng nhắc cho giới lãnh đạo Đảng biết rằng một ngàn năm sống trong bóng tối không làm dân tộc Việt Nam mù mắt thì ba mươi ba năm trong triết học Mác-Lê làm sao có thể thui chột đi tình yêu nước thiết tha trong lòng người dân và nhất là trong lòng tuổi trẻ Việt Nam.

Nghĩ đến lịch sử là nghĩ đến những điều kỳ diệu, là nghĩ đến sức sống của dân tộc mình. Đất nước bốn ngàn năm nhưng vẫn còn rất trẻ bởi vì lịch sử dân tộc ta đã, đang và sẽ được viết từ bàn tay tuổi trẻ. Không phải chỉ một Phù Đổng Thiên Vương ngồi trên ngựa sắt, một Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận, một Trần Quốc Toản phá cường địch báo hoàng ân mới được gọi là trẻ, mà bao nhiêu anh hùng dân tộc đã đóng vai trò quan trọng trong các lãnh vực chính trị, quân sự quốc gia ngay khi còn trong tuổi 20. Trần Hưng Đạo mới 27 tuổi đã đem đại quân ra bảo vệ biên giới phía bắc và góp phần quan trọng trong việc đánh bại quân Nguyên lần thứ nhất. Nguyễn Huệ đã xuất hiện như lãnh đạo chính thức của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn khi mới vừa 23 tuổi. Và còn bao nhiêu nữa, bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã âm thầm dâng hiến tuổi thanh xuân để bảo vệ nắm đất nhuộm bằng máu và nước mắt của tổ tiên.

Theo dõi các blog từ trong nước, tôi được biết nhiều em đã thét lên trong căm giận “Tần Cương câm miệng lại!” Vâng, sự phẫn nộ là điều đúng nhưng nghĩ cho cùng các lời tuyên bố đầy trịch thượng của Tần Cương mới đây:"Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung Hoa" chỉ có giá trị với giới lãnh đạo Đảng mà thôi. Những lời phát biểu ngông cuồng, nước lớn đó chẳng những không có một giá trị gì đối với dân tộc Việt Nam mà chỉ làm sục sôi thêm lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Một nhóm nhỏ người đang nắm quyền cai trị dân tộc Việt Nam bằng súng đạn và nhà tù hôm nay không đại diện cho 83 triệu dân Việt Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam của hàng ngàn năm trước và sẽ của nhiều ngàn năm sau.

Như số phận một nước nhỏ, dân tộc chúng ta đã phải chịu đựng rất nhiều hy sinh xương máu trong hàng trăm cuộc chiến bảo vệ đất nước qua các thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần để chống lại các triều đại phong kiến Trung Hoa nói riêng và các thế lực xâm lăng từ phương Bắc nói chung đông hơn gấp nhiều lần, nhưng tổ tiên chúng ta luôn luôn thắng những trận cuối cùng và quyết định. Vinh dự biết bao khi được sinh ra trên một đất nước, nơi đó tên gọi của mỗi ngọn núi, mỗi con sông, mỗi gò đất cũng gợi lại trong lòng chúng ta niềm hãnh diện. Nhiều trăm năm qua đi nhưng tiếng thét của quân Nam anh hùng ở Chi Lăng, Bạch Đằng, Chương Dương, Ngọc Hồi, Đống Đa như vẫn còn nghe. Lời hịch của Hưng Đạo Vương: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm” hay của vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn” như vẫn còn vang lên trong mỗi tâm hồn Việt Nam. Sau bao nhiêu thăng trầm vận nước, Việt Nam vẫn còn là một dân tộc như Thượng tướng Trần Quang Khải dặn dò: “Thái bình nên gắng sức, non nước đấy ngàn thu”. Lãnh đạo cộng sản Trung Quốc không biết điều đó. Họ không thuộc sử Việt Nam đã đành mà cũng không thuộc sử của chính nước họ.

Trung Quốc có nhiều lý do để khinh thường giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, những đàn em phản trắc, thuở bần hàn đã từng sống dưới sự che chở của đàn anh Trung Quốc, đã được Trung Quốc trang bị cho từng khẩu súng trường, được nuôi dưỡng bằng túi lương khô ngay trong thời kỳ hàng chục triệu dân Trung Quốc phải chết đói đầy đường, chẳng những thế, miền Bắc Việt Nam còn được bảo vệ bằng hàng trăm nghìn quân Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã oán trách trong buổi tiếp Lê Duẩn ngày 13 tháng 4 năm 1966: ”Phải chăng vì chúng tôi quá nhiệt tình đã làm cho các đồng chí nghi ngờ? Hiện nay chúng tôi đã có 130 ngàn người tại Việt Nam. Công trình quân sự tại vùng đông bắc cũng như các công trình đường xe lửa là các đề án mà chúng tôi đã đề xướng, và ngoài ra, chúng tôi đã gởi nhiều ngàn quân sang biên giới. Chúng tôi cũng đã thảo luận khả năng liên hiệp quân sự bất cứ khi nào chiến tranh bùng nổ. Các đồng chí nghi ngờ phải chăng vì chúng tôi đã quá nhiệt tình?… Các công trình trên các đảo phía đông bắc đã hoàn tất. Hai bên cũng đã thảo luận các công trình dọc bờ biển sẽ được quân đội Trung Quốc thực hiện. Vừa qua, đồng chí Văn Tiến Dũng đã đề nghị rằng sau khi hoàn tất các công trình vùng đông bắc, quân đội chúng tôi sẽ giúp xây các trạm tên lửa trong vùng trung châu…”

Mặc dù với nhiều tỉ đô-la cộng với máu xương đổ xuống miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc cũng biết khuynh hướng thân Liên Xô trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam mạnh hơn phe thân Trung Quốc, và ngày cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt cũng là ngày anh đi đường anh tôi đường tôi, nên họ đã dựa vào công hàm của Phạm Văn Đồng quyết định chiếm Hoàng Sa trước để làm điểm tựa chiến lược ngoài biển Đông sau này.

Cuộc chiến tranh ngắn mà Đặng Tiểu Bình gọi là “dạy cho Việt Nam bài học” vào tháng Giêng năm 1979 đã để lại vô số thiệt hại cho cả hai bên. Cũng giống như khi Mỹ bàng quang đứng nhìn hải quân Trung Quốc đổ bộ Hoàng Sa, và Liên Xô, ngoài việc kết án lấy lệ theo thủ tục ngoại giao hay vài giúp đỡ thông tin lén lút, gần 700 ngàn quân Liên Xô dọc biên giới phía bắc Tân Cương đã không bắn một viên đạn dù chỉ bắn lên trời. Trên bình diện yêu nước, người Việt có mọi ý do chính đáng để đứng lên bảo vệ lãnh thổ của cha ông và đã thật sự dạy cho quân xâm lăng một bài học đích đáng thay vì học bài học của Đặng Tiểu Bình. Ngay cả Tân Hoa xã cũng phải thừa nhận Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã chiến đấu một cách tệ hại. Tuy nhiên xét về mặt nguyên nhân của cuộc chiến, không phải tự nhiên mà họ Đặng xua quân sang đánh nước ta. Nợ máu xương, tham vọng và những tranh chấp quyền lực trong khối cộng sản đã được trả bằng thân xác của tuổi trẻ Việt Nam và cả tuổi trẻ Trung Hoa vô tội. Một lần nữa, “lá cờ vẻ vang của Đảng” đã nhuộm bằng máu và cắm bằng xương của hàng chục ngàn thanh niên và đồng bào Việt Nam sống dọc vùng biên giới phía Bắc.

Có người thắc mắc, tại sao từ nhiều năm nay, lúc nào ông Lê Dũng hay các phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn cứ lặp đi lặp lại chỉ một lời phản đối giống nhau: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Mặc dù sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam lần này nghiêm trọng hơn nhiều nhưng ông Lê Dũng một lần nữa cũng chỉ thay đổi ngày tháng trên một tờ thông cáo báo chí đã viết từ hơn hai mươi năm trước. Thế những khẩu hiệu đầy tính xách động như “Sông có thể cạn núi có thể mòn” hay “Dù đốt cháy cả dải Trường Sơn” v.v… đâu hết rồi? Nhưng nghĩ cho cùng nếu không nói như thế, ông Lê Dũng cũng chẳng biết nói gì khác. Tâm trạng của các cấp lãnh đạo Đảng đối với Trung Quốc giống như trong câu hát “Tôi xin người cứ gian dối nhưng xin người đừng lìa xa tôi” mà một độc giả talawas có lần ví dụ, thì làm sao dám nói khác hơn.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc là chỗ dựa duy nhất và cũng là cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quan hệ giữa hai đảng sau khi bình thường hóa ngày 6 tháng 11 năm 1991 đến nay không khác bao nhiêu so với thời kỳ ông Phạm Văn Đồng ký công hàm nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nửa thế kỷ trước. Không còn đường thoát, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lại tìm về nương náu dưới chiếc bóng của đàn anh Trung Quốc. Các chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ các đổi mới kinh tế, xã hội cho đến các quan điểm chính trị, tư tưởng gần như rập khuôn Trung Quốc. Các lãnh đạo Đảng cũng ý thức rằng học lóm không bao giờ giỏi hơn thầy. Họ cũng biết rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không còn tin tưởng họ như thời Điện Biên Phủ và cũng không bao giờ tha thứ cho tâm phản trắc của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nếu tách ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc và mở rộng quan hệ mật thiết về kinh tế chính trị với các nước dân chủ phương Tây, không sớm thì muộn Đảng Cộng sản sẽ mất đi vai trò lãnh đạo đất nước. Đó là điều tối kỵ của Đảng. Lãnh đạo Đảng chọn hy sinh quyền lợi dân tộc như họ đã làm nhưng nhất định không hy sinh quyền lợi Đảng.

Đầu óc của giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc là đầu óc thiên triều. Họ xem các nước nhỏ chung quanh, trong đó có Việt Nam là chư hầu truyền thống của họ. Họ luôn lợi dụng sự suy yếu nội bộ hay sự cô thế của các quốc gia láng giềng để thực hiện âm mưu xâm lược. Có giọt nước mắt nào của nhân loại nhỏ xuống cho Nội Mông? Tây Tạng thỉnh thoảng còn được nhắc chỉ vì đức độ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng một mai khi ngài viên tịch, số phận của Tây Tạng cũng sẽ rơi vào quên lãng. Trong cuộc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc ngoài miệng luôn nhấn mạnh đến việc “đối thoại nhằm duy trì ổn định ở biển Nam Trung Hoa và vì quyền lợi toàn diện đôi bên” và nghiêm khắc trách cứ Việt Nam đã tạo ra bất ổn, nhưng lịch sử cho thấy Trung Quốc mới là cha đẻ của chiến lược tạo ra sự bất ổn thường trực không phải chỉ vùng Đông Nam Á mà bất cứ nơi nào trên thế giới, nhằm phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc không muốn bị bất ổn nhưng lại hay chủ động tạo ra sự bất ổn cho các nước khác. Tháng 4 năm 2005, lợi dụng việc Bộ Giáo dục Nhật bản liệt kê biến cố tàn sát Nam Kinh năm 1937 như một tai nạn rủi ro, nhà cầm quyền Trung Quốc đã khuyến khích hàng chục ngàn thanh niên sinh viên Trung Quốc biểu tình suốt 3 tuần lễ trước tòa đại sứ Nhật. Mục đích thật sự của các cuộc biểu tình chống Nhật là chỉ nhằm ngăn cản cố gắng của Nhật để trở thành hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Mặc dù được xem như là lãnh tụ của khối được gọi là thế giới thứ ba sau hội nghị Bandung 1955, Trung Quốc chẳng những không giúp đỡ được gì cho các quốc gia nghèo khó vừa bước ra khỏi thời kỳ thực dân bóc lột nhưng đã trực tiếp gây ra không biết bao nhiêu đau thương tang tóc bằng việc nuôi dưỡng các phong trào Maoist, các chế độ độc tài khát máu như Pol Pot, Kim Nhật Thành cai trị các dân tộc bất hạnh bằng dao, búa và phòng hơi ngạt. Tội ác của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với nhân dân các nước thuộc thế giới thứ ba nghiêm trọng không kém gì tội ác của Hitler đối với dân Do Thái.

Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam quá lo cho nồi cơm riêng của họ đến nỗi quên rằng Trung Quốc cũng có nhiều thách thức kinh tế xã hội và hạn chế chính trị nội bộ cần phải vượt qua để có thể duy trì tốc độ phát triển kinh tế hiện nay và tiếp tục cạnh tranh với Mỹ, Nhật, Đức. Kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã tiến xa so với thời kỳ chiến tranh với Việt Nam tháng Giêng 1979, nhưng điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay cũng đã làm cho các cường quốc phụ thuộc vào nhau nhiều hơn so với 30 năm trước. Ngoài ra, các vấn đề môi sinh, ô nhiễm, khan hiếm năng lượng đang là những mối đe dọa trầm trọng tại Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại quốc gia trong tương lai gần. Cộng đồng châu Âu và Mỹ trước đây đã từng ngăn cấm việc nhập cảng hải sản từ Trung Quốc vì lý do vệ sinh và an toàn thực phẩm. Chỉ riêng năm 2007, hải sản từ Trung Quốc đã bị cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm Mỹ từ chối 43 lần so với chỉ 1 lần từ Thái Lan. Trung Quốc cũng đang phải đối phó với việc phe thân dân chủ vừa thắng lớn trong nghị viện Hồng Kông và người dân trong phần lãnh thổ quan trọng này có khả năng thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu dân chủ triệt để vào năm 2012.

Quốc gia nào cũng cần ổn định để phát triển nhưng Trung Quốc cần ổn định hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng. Để làm dịu các căng thẳng trong cuộc tranh chấp về lãnh hải với Nhật Bản, Trung Quốc, qua chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura đầu tháng 12 năm 2007, đã đồng ý mở rộng các hợp tác kinh tế và tiếp tục đàm phán về khu vực khai thác khí đốt mà cả hai nước đang tranh chấp chủ quyền. Mặc dù viện trợ 2 tỉ đô-la hàng năm để nuôi dưỡng chế độ độc tài Kim Chính Nhất nhưng chính Trung Quốc lại là một trong những nước lo lắng nhất khi họ Kim ra lệnh thử đầu đạn hạt nhân vào tháng 7 năm 2006 và lần nữa vào tháng 10 năm 2006, bất chấp lời can gián của Bắc Kinh. Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc đã nhiệt tình ký vào quyết nghị Liên hiệp quốc nhằm trừng phạt Bắc Hàn. Nhiều nhà phân tích còn cho rằng qua việc thử đầu đạn nguyên tử, Bắc Hàn không chỉ nhắm vào Mỹ, Nhật mà còn để chứng tỏ sự độc lập đối với Trung Quốc. Nếu chiến tranh Nam Bắc Hàn lần nữa xảy ra, ngoài làn sóng tỵ nạn khổng lồ sẽ tràn ngập biên giới phía đông bắc Trung Quốc, hạ tầng kinh tế gầy dựng bấy lâu nay sẽ sụp đổ và có thể cả toàn bộ thượng tầng kiến trúc chính trị Trung Quốc cũng sẽ tiêu vong theo.

Trở lại với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc lấy lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài khả năng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều kiện để chiếm ưu thế trong mọi cuộc đàm phán song phương, ngoài bằng chứng, tài liệu, còn là khả năng làm cho đối phương nể sợ hay kính trọng. Cả hai vị thế đó lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đều không có được.

Các xung đột biên giới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, từ các nước nhỏ như Tây Tạng, Nội Mông cho đến các nước lớn như Liên Xô, Ấn Độ cho thấy, một khi Trung Quốc đã nuốt vào thì khó nhả ra và họ chỉ chịu đàm phán sau khi biết rằng mình không thể thắng bằng võ lực. Việt Nam và Trung Quốc, có thể 20 năm, 50 năm hay 100 năm nữa, rồi cũng phải giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa bằng súng đạn. Nhưng để thắng Trung Quốc, Việt Nam phải lớn mạnh thật nhanh và để lớn mạnh nhanh thì chọn lựa đầu tiên của Việt Nam là bước ra khỏi cỗ xe cộng sản già nua lỗi thời hiện nay. Chuyến tàu mới có thể làm cho không ít người Việt cảm thấy khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu nhưng chắc chắn đầy triển vọng tương lai.

Không ai chối cãi rằng Việt Nam đã có những phát triển nhất định về kinh tế trong hai chục năm qua, nhưng với những thành tựu giới hạn đang có, còn rất lâu, hay có thể không bao giờ Việt Nam có thể buộc Trung Quốc bước vào bàn hội nghị song phương hay đa phương bằng thái độ tương kính và bình đẳng. Một Việt Nam văn minh, dân chủ, đoàn kết với một nền kinh tế cường thịnh, một quân đội trang bị bằng kỹ thuật chiến tranh tiên tiến là những phương tiện hữu hiệu trong đàm phán để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Quốc.

Lãnh đạo Đảng có thể lý luận rằng Trung Quốc vẫn phát triển kinh tế với tốc độ nhanh mặc dù cũng nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Trung Quốc, một đất nước hơn một tỉ dân, với hàng trăm chủng tộc, sắc dân, giọng nói, các khu tự trị, nhiều vùng bị xâm lăng chỉ chờ cơ hội để đòi độc lập, việc duy trì một chế độ trung ương tập quyền có thể còn giải thích được. Nhưng ngay cả trong sự phát triển nhanh hiện nay của Trung Quốc đã phát sinh mầm mống của sự phân hóa tương lai. Việt Nam hoàn toàn khác với Trung Quốc trong mọi lãnh vực có thể so sánh. Không có một lý luận nào đủ tính thuyết phục để giải thích quyền tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngược lại, thực tế đất nước ba mươi hai năm qua đã cho thấy Đảng Cộng sản tại Việt Nam là chướng ngại lớn nhất để thăng tiến đất nước.

Khẩu hiệu quen thuộc hiện nay là đột phá, đột phá tư duy, đột phá lý luận, đột phá tư tưởng để đuổi kịp các nước láng giềng. Nguồn lực chính của mọi đột phá phải là lòng yêu nước. Thế nhưng, trong một nước có 600 tờ báo mà không một tờ nào được phép đăng dù chỉ mỗi một câu để nói lên lòng yêu nước của người dân khi hai phần lãnh thổ quan trọng của Việt Nam trở thành thành phố cấp huyện của Trung Quốc, thì làm sao có thể gọi là đột phá? Việt Nam có hơn hai triệu người Việt đang sống ở nước ngoài, tinh hoa Việt Nam có mặt trong hầu hết các lãnh vực và trên khắp thế giới nhưng chưa bao giờ tổng hợp được. Tất cả chỉ vì sự tồn tại của Đảng Cộng sản. Đối với phần lớn nhân loại, chủ nghĩa cộng sản, với các đặc tính độc tài, lạc hậu là một điểm đen đã mờ xa trong quá khứ loài người nhưng tại Việt Nam vẫn còn được Đảng tôn vinh như là ngọn đuốc chỉ đường, là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Nhắc đến hai chữ “Cộng sản”, ngay cả những đảng viên có học chút ít cũng cảm thấy ngượng ngùng. Một nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo nào trong nước được các tổ chức văn hóa, giáo dục nước ngoài mời sang nghiên cứu hay giảng dạy, nếu không phải là đảng viên, điều mà họ luôn luôn muốn nhấn mạnh một cách hãnh diện trong phần tiểu sử, trong các buổi phỏng vấn, rằng họ không phải là đảng viên cộng sản. Đối với các đảng viên, khi ra nước ngoài một trong những điều họ làm họ khó chịu nhất là bị hỏi ông hay bà có phải là đảng viên cộng sản hay không, dường như một câu hỏi như vậy là một cách xúc phạm đến tư cách đạo đức của con người họ.

Một thuận lợi mà Việt Nam hơn hẳn Trung Quốc và đã được chứng nghiệm nhiều lần trong lịch sử dân tộc, đó là lòng yêu nước. Trung Quốc là một nước lớn nhưng thường bị các nước nhỏ xâm lăng và cai trị nhiều chục năm, thậm chí hàng trăm năm như dưới các triều đại Mãn Thanh. Nếu Việt Nam có được các điều kiện kinh tế chính trị, kỹ thuật quân sự tương xứng, hay cho dù có yếu hơn một chút so với Trung Quốc, khi chiến tranh giữa hai nước xảy ra chắc chắn Việt Nam sẽ thắng. Việc giành lại Hoàng Sa và các đảo trong quần đảo Trường Sa là một khả năng, một triển vọng chứ không phải chỉ là một giấc mơ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, trước hết phải tập trung sức mạnh dân tộc để dời cỗ xe ngựa già nua lạc hậu cộng sản hiện nay sang bên lề lịch sử.
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

ĐÓN XUÂN MẬU TÝ KHÔNG QUÊN TẾT MẬU THÂN


Trần Trọng Nghĩa


Cứ mỗi lần Tết đến, dù ở trong hay ngoài nước, người Việt Nam không thể nào quên được Tết Mậu Thân. Làm sao mà quên được cái tết kinh hoàng đó, khi ở cả hai miền đất nước đều có những người hằn sâu dấu ấn thương vong tang tóc . Tết Mậu Thân, biết bao nhiêu người đã bỏ mình trong cái mà Cộng sản Việt Nam gọi là "cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân". Hàng ngàn dân xứ Huế đã bị cộng quân tàn sát, kẻ bị xử bắn, người bị chôn sống, người bị đập vỡ sọ. Có những nhà giáo, nhà tu hành, người Việt Nam cũng như ngoại quốc; có những học sinh, sinh viên; có những công chức, quân nhân về ăn Tết với gia đình. Rồi có những người lính, người dân, bỏ mình trong các cuộc hành quân tái chiếm . Và dĩ nhiên là có hàng vạn bộ đội đã phơi thây trên đường phố, ngoài chiến trường, khi họ tiến vào thành phố cũng như lúc rút chạy. Tất cả những cái chết đó đến từ tham vọng và dã tâm của tập đoàn đầu lãnh Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội, đã bất chấp những ngày thiêng liêng nhất của dân tộc, lùa hàng chục sư đoàn của họ vào một cuộc tấn công ,mà họ biết chắc là sẽ thất bại.

Mới đây, Cộng sản Việt Nam đã rầm rộ kỷ niệm 40 năm cái họ gọi là cuộc "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân", trong đó có hai sự kiện nổi bật. Trước hết là "cuộc hội thảo khoa học" vào ngày 10 tháng giêng vừa qua tại thành phố Huế, về cuộc tấn công của Cộng sản Việt Nam trong dịp Tết Mậu Thân. Theo báo chí của nhà nước, thì cuộc hội thảo này do "Bộ Quốc Phòng và Tỉnh Ủy Thừa Thiên" tổ chức, theo lệnh của Bộ Chính Trị, quy tụ nhiều nhân vật đã từng lãnh đạo hoặc tham gia chiến dịch tết Mậu Thân, đặc biệt là tại Huế. Thứ nhì là cuộc "mít tinh" và duyệt binh rầm rộ tại thành phố Sài Gòn ngày 01 tháng 2, tức là đúng vào ngày cách đây 40 năm, quân Cộng sản Việt Nam phản bội cam kết ngưng bắn trong dịp Tết, nổ súng khơi mào cho cuộc tắm máu trên toànmiền Nam Việt Nam. Trong dịp này, những người lãnh đạo của đảng và chính quyền Cộng sản Việt Nam đã có bài tham luận hoặc phát biểu. Tựu chung, tất cả các diễn giả, từ Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh ,v.v. đều đã hết lời ca tụng cái gọi là "tài lãnh đạo và nghệ thuật chiến tranh" của đảng Cộng sản Việt Nam.

Bốn mươi năm đã trôi qua. Với trên nửa dân số Việt Nam hiện nay sinh sau năm 1975, chắc Cộng sản Việt Nam nghĩ rằng, ít còn ai nhớ chuyện năm xưa, nên họ thần thánh hóa "chiến tích" Mậu Thân của họ, nhằm một lần nữa lừa bịp nhân dân ta, sơn phết lại bộ mặt nhơ nhuốc của đảng, với hy vọng vớt vát phần nào niềm tin của quần chúng, cũng như đảng viên vào đảng. Qua các bài tham luận trong cuộc hội thảo tại Huế mới đây, và những phát biểu của Trần Văn Quang, "nguyên bí thư khu ủy, kiêm tư lệnh quân khu Trị Thiên - Huế tại hội nghị khoa học khoa học tổng kết chiến dịch đợt 3, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, ở chiến trường Trị Thiên - Huế ,do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức", tháng 3 năm 1986, thì rõ ràng là, bộ đội cộng sản đã bị đánh lừa. Họ được tuyên truyền rằng, nhân dân miền Nam đã tổng nổi dậy, chính quyền miền nam đang tan rã, miền Nam đã được giải phóng. Họ vào thành phố là để tiếp quản...

Thực chất, bộ đội đã thấy nhân dân bỏ họ mà chạy khi thấy bóng dáng họ, không nơi nào có nổi dậy. Thậm chí, họ bị thương, bị đói rét, không nhân dân nào tiếp cứu. Mấy chục ngàn quân tung vào chiến dịch đã bị tiêu diệt một cách thảm thương. Các cấp chỉ huy cộng sản tại trận địa, trong đó có cả Lê Khả Phiêu, cũng đã thú nhận là tất cả mọi mệnh lệnh đều xuất phát từ những người trong bộ chính trị, mà đứng đầu là ông Hồ Chí Minh. Họ thấy rõ thực lực của binh đoàn dưới quyền, không đủ sức chiến đấu với quân lực Việt Nam Cộng Hoà và đồng minh. Nhưng họ không dám trái lệnh Hà Nội. Thực ra, lúc đó chính những tay đầu sỏ bên cạnh Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, cũng không tiên liệu được phản ứng của Mỹ. Việc Mỹ xuống thang chiến tranh, ngừng oanh tạc Bắc Việt, Johnson không ra ứng cử nhiệm kỳ hai, đều nằm ngoài dự kiến của họ.

Có điều họ không bao giờ đề cập trong các cuộc hội thảo về Tết Mậu Thân, đó là tội ác chiến tranh, giết hàng ngàn người dân một cách dã man tại Huế, trong 26 ngày đêm thành phố này bị cộng quân chiếm đóng, và khi tháo chạy ... Hồ Chí Minh không nói, Lê Duẩn không nói, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh không nói... báo chí bị bịt miệng. Nhưng, lịch sử Việt Nam đã, đang và sẽ muôn đời nói về tội ác này của cộng sản Việt Nam trong Tết Mậu Thân.


Trần Trọng Nghĩa
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Việt Nam khó chống lạm phát

Ngô Nhân Dụng

Trước ngày ông Nguyễn Tấn Dũng lên đường đi Anh Quốc, nhật báo Financial Times ở London đã phỏng vấn ông về tình hình kinh tế Việt Nam. Nguyễn Tấn Dũng nói muốn giữ cho sản lượng kinh tế Việt Nam năm nay tăng từ 8-9%; sẽ cố giảm số lạm phát từ gần 16% lúc đầu năm xuống chỉ còn 12% vào cuối năm; và sẽ tăng số hàng xuất cảng thêm 20%, so với năm ngoái.

Mục tiêu cuối cùng có thể dễ thực hiện nhất nếu dốc lực vào việc xuất cảng. Khi nhà nước nắm trong tay các công ty xuất cảng, cố giữ hối suất thấp để dễ cạnh tranh, còn ở trong nước thì buộc công nhân phải lãnh lương rất thấp, thì có thể hạ thấp giá hàng bán ra ngoài. Tổng số xuất cảng có thể tăng lên, các công ty xuất khẩu sẽ có lời; mọi thiệt thòi đã có giới lao động chịu đựng.

Mục tiêu khó đạt hơn, là làm sao đẩy lạm phát thấp xuống. Chống lạm phát khó, không phải vì thiếu những phương cách kiềm chế. Khó, vì các biện pháp ngăn ngừa lạm phát sẽ buộc các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước sẽ phải bớt xài tiền. Bớt xài tiền thì cũng bớt cơ hội kiếm chác. Các đảng viên cao cấp sẽ chống, mà không biết những người cầm đầu đảng Cộng Sản có đủ sức cưỡng lại họ hay không!

Tháng trước, giá sinh hoạt ở Việt Nam tăng theo tốc độ 15.7% một năm. Tại các thành phố lớn thì giá cả còn tăng nhanh hơn. Trong các món hàng tiêu thụ, thực phẩm tăng giá nhanh nhất, trên 20%. Riêng tại Sài Gòn giá thức ăn trung bình tăng một phần tư hơn năm ngoái. Khi thức ăn lên giá, người nghèo chịu thiệt hại nhất.

Ðể ngăn chặn lạm phát, có hai loại thuốc thường dùng. Một là dùng chính sách tiền tệ để giảm số tiền các ngân hàng cho vay. Như tăng lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc, hoặc bán công trái để nhà nước vay tiền, thu về bớt số tiền ở trong dân chúng. Với các biện pháp tiền tệ đó, số tiền lưu hành giảm bớt, sức tiêu thụ giảm theo, giá cả sẽ không tăng nhanh nữa.

Nhưng chỉ riêng các biện pháp tiền tệ chưa đủ để kiềm chế lạm phát. Giảm bớt số chi tiêu của guồng máy nhà nước cũng là một cách bớt số tiền đổ vào trong nền kinh tế, tức là bớt lạm phát.

Hai loại biện pháp tiền tệ và công chi cần hỗ trợ lẫn nhau. Nếu chỉ thắt chặt trong lãnh vực tiền tệ mà thả lỏng trong việc chi tiêu, thì sẽ không đạt được hiệu quả. Dùng biện pháp tiền tệ để hạn chế số tiêu thụ trong dân mà nhà nước vẫn tiếp tục chi tiêu nhiều hơn, thì không thể ngăn ngừa lạm phát được.

Trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Financial Times, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh sẽ giảm lạm phát từ gần 16% xuống 12% vào cuối năm nay. Nhưng ông Dũng phải thú nhận với nhà báo rằng trong năm ngoái nhà nước cộng sản đã thất bại. Họ đã tăng lãi suất, tăng số dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại; nhưng vẫn chưa kiềm chế được số lượng tiền tệ lưu hành. Lý do chính là số tín dụng vẫn gia tăn. Nói cách khác, cả guồng máy kiểm soát tài chánh của đảng Cộng Sản không ngăn được các ngân hàng của đảng đem tiền cho các xí nghiệp của đảng vay!

Tại sao họ không kiểm soát được lẫn nhau? Ông Nguyễn Tấn Dũng giải thích rằng các ngân hàng và các doanh nghiệp của nhà nước đều làm ăn theo quy tắc của kinh tế thị trường, ai có tiền cho vay cứ cho vay, ai vay được mà dùng tiền kiếm ra lời thì cứ di vay, không cản được! Tóm lại, đảng và nhà nước cộng sản cũng không bảo được các đảng viên cộng sản phải ngưng “làm kinh tế” kiếm lời! Hậu quả là toàn dân phải chịu cảnh lạm phát, xăng gạo cái gì giá cũng lên, nhưng đó là việc của người khác, không phải trách nhiệm của các đảng viên làm việc kinh doanh! Ông Nguyễn Tấn Dũng đổ lỗi tại thị trường, nhưng ông quên rằng ở Việt Nam bây giờ chưa phải thị trường thật, chỉ có một thứ thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa! Ðảng Cộng Sản đã tạo ra một khung cảnh kinh tế, khung cảnh đó khuyến khích các ngân hàng của đảng cho vay và các xí nghiệp của đảng đi vay, tín dụng tăng lên gây cảnh lạm phát khiến toàn dân phải chịu. Nếu tư nhân được hoạt động tự do, nếu đảng Cộng Sản không nắm độc quyền để nâng đỡ các đảng viên cao cấp, thì các chính sách tiền tệ sẽ có hiệu quả hơn.

Một cách cụ thể, theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Một mặt, chính sách của đảng Cộng Sản là kiểm soát và hạn chế các cơ hội đầu tư của tư nhân, bắt buộc dân chúng hễ có chút tiền là chỉ có cách gửi vô ngân hàng. Ðó là chính sách hút hết tiền của dân vào cho các đảng viên cao cấp ngân hàng sử dụng. Ngân hàng của nhà nước trả mức lời rất thấp, cho nên ngân hàng chỉ cần cho vay với lãi suất cao hơn chút đỉnh là đủ kiếm ăn thoải mái rồi.

Trong guồng máy độc quyền cai trị của đảng Cộng Sản, các xí nghiệp nhà nước cùng với các ngân hàng cũng của nhà nước đều liên kết với nhau trong quan hệ trong đảng; tiền bên ngân hàng được chuyển sang cho các xí nghiệp sử dụng không cần biết đến hiệu quả kinh doanh! Ở các nước kinh tế thị trường thật, khi cho vay là ngân hàng phải tra hỏi người muốn vay có dự án đầu tư như thế nào. Trong một nước cộng sản, chỉ cần đảng nói một tiếng là đủ.

Nhưng mặt khác, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng tạo cơ hội kiếm tiền cho các xí nghiệp của đảng. Nhật báo Financial Times cho biết rằng rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước cộng sản khi vay được tiền họ không dùng để phát triển các hoạt động mà lại dùng tiền để đầu cơ đất đai, nhà cửa! Nghĩa là tiền vay để cho các sếp lớn kinh doanh nhưng không giúp tạo thêm công việc làm cho giới lao động, không giúp kinh tế phát triển!

Tại sao các đảng viên có cơ hội làm giầu dễ dàng như vậy? Cũng chính đảng Cộng Sản, không cho tư nhân được làm chủ đất, đã tạo ra cảnh giá nhà đất tăng vùn vụt trong mấy năm qua, để cho các nhà tư bản đỏ kiếm lời! Việc thay đổi quyền sử dụng đất ở các vùng chung quanh thành phố hoàn toàn cho các đảng viên cao cấp quyết định; tất cả đã tạo cơ hội cho những người có quan hệ với guồng máy đảng và nhà nước tha hồ đầu cơ đất đai trục lợi! Nếu trong một nền kinh tế tự do thật sự, các đảng viên không có nhiều cơ hội làm giầu như vậy! Chính đảng Cộng Sản đặt ra những hạn chế, kìm hãm không cho người dân được kinh doanh tự do, cho nên các đảng viên cao cấp mới có cơ hội vay và cho vay, làm giầu cho họ mà không giúp cho kinh tế phát triển.

Trong cuộc phỏng vấn kể trên, ông Nguyễn Tấn Dũng đồng ý rằng các chính sách tiền tệ không có hiệu quả, nhưng ông cũng xác nhận là chính sách chi tiêu của đảng Cộng Sản vẫn không thay đổi. Ông Dũng nói với nhà báo Amy Kazmin rằng trong năm 2008 đảng Cộng Sản sẽ thúc đẩy “tất cả các lãnh vực đầu tư mạnh thêm.” Nói cách khác, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tiếp tục đổ thêm tiền vào các xí nghiệp quốc doanh để họ “đầu tư.” Nghĩa là, một mặt ngân hàng nhà nước tìm cách thu tiền vào để bớt lạm phát; mặt khác, nhà nước vẫn đưa thêm tiền cho các quan chức kinh tế “đầu tư” thoải mái! Trước khi những đồng tiền đó được đầu tư vào chi không biết, thế nào các quan cộng sản cũng có thêm tiền bỏ túi!

Trong bài viết về cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tấn Dũng, nhà báo Amy Kazmin cũng thuật những lời nhận xét của ông Jonathan Pincus, kinh tế gia của Liên Hiệp Quốc ở Hà Nội. Nhà ngoại giao này dùng những ngôn ngữ rất ngoại giao khi phê bình chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ông Pincus nói rằng đảng Cộng Sản cần phải “học” để đối phó với một thế giới ngày càng phức tạp, thế giới này không dễ dàng như trước. Ông phê bình là “chính sách chi tiêu của nhà nước không hỗ trợ cho các chính sách tiền tệ.” Ðảng cộng sản không thể chỉ dùng các biện pháp tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát, trong khi họ vẫn chưa giảm bớt số chi tiêu qua việc các doanh nghiệp nhà nước đua nhau đi đầu tư. Mà những vụ gọi là “đầu tư” đó trong thực tế chỉ tiêu phí tiền mà không đem lại hiệu quả kinh tế mà chỉ làm cho lạm phát tăng thêm.

Tình trạng lạm phát gia tăng làm khổ dân nghèo ngay bây giờ, nhưng khi nhìn về tương lai, lạm phát cũng là một mối đe dọa vì giới đầu tư quốc tế sẽ ngần ngại không dám vào Việt Nam. Trong năm qua, số tiền ngại quốc đầu tư đã tăng vọt sau khi Việt Nam được vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Nhưng ông Peter Rider, giám đốc quỹ đầu tư Indochina Capital cho biết sau một thời gian “hồ hởi” giới có tiền quốc tế đã khựng lại, không hăng hái như trước nữa. Công ty Standard and Poor tuần trước mới báo tin là nếu tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam không giảm bớt thì trong vài năm tới “mức độ tín nhiệm sẽ bị giảm” (creditworthiness could be eroded). Ông Pincus, đại diện của Liên Hiệp Quốc, cũng cảnh cáo rằng số đầu tư nước ngoài sẽ giảm nếu lạm phát không được kìm hãm.

Muốn kìm hãm lạm phát thì chính quyền Cộng Sản Việt Nam phải giảm bớt quyền tiêu tiền của các cán bộ cầm đầu những xí nghiệp quốc doanh, giảm bớt quyền cho vay của các ngân hàng do các đảng viên nắm giữ! Nhưng hiện nay đảng Cộng Sản Việt Nam nằm trong tay giới tư bản đỏ này chứ không phải do các đảng viên thấp cổ bé miệng quyết định. Cắt bớt quyền lấy tiền của dân đem dùng thì các quan chức bị thiệt, họ theo đảng “làm cách mạng” để làm gì? Ðó là cảnh khó khăn của ông Nguyễn Tấn Dũng. Ðảng Cộng Sản kiểm soát kinh tế, không mở cửa thị trường tự do thật sự; tạo ra cơ hội cho các đảng viên cao cấp làm giầu. Bây giờ rất khó hạn chế bớt “quyền làm giầu” của các nhà tư bản đỏ! Lạm phát tăng lên sẽ gây khó khăn cho cả nền kinh tế, những người chịu thiệt hại nặng nhất là đám dân lao động chứ không phải các nhà tư bản đỏ!
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Có tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam không?
Tuesday, March 11, 2008

Trần Thanh Hiệp & Nguyễn An

I. Ðộc tài không thể là tiêu chuẩn để đánh giá tiến bộ dân chủ

Theo nhà cầm quyền Hà Nội thì tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện, vấn đề nhân quyền tốt hơn trước. Nhưng có nhiều luồng dư luận nhất là tổ chức quan sát nhân quyền Human Rights Watch ở Nữu Ước lại cho rằng ở Việt Nam, đàn áp nhân quyền vẫn tiếp tục. Ðể tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai cách nhận định này, BTV Nguyễn An của Ban Việt Ngữ đài ACTD đã phỏng vấn Luật Sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật Sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

A.C.T.D.: Nhà cầm quyền Hà Nội, qua lời đại sứ Lê Công Phụng nói là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện và vấn đề nhân quyền ở Việt Nam tốt hơn trước. Là người đã từng theo dõi tình trạnh nhân quyền ở Việt Nam từ nhiều năm qua, luật sư nhận định ra sao về ý kiến nói trên của ông Lê Công Phụng?

T.T.H.: Theo tôi, nói như vậy là khẳng định những điều mà thực tế đang diễn ra hàng ngày ở trong nước đã bác bỏ, dư luận quốc tế đã gián tiếp đính chính. Không những không có chuyện nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện tốt mà trái lại tôi cho rằng Hà Nội vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách đàn áp dưới đủ mọi hình thức.

A.C.T.D.: Có lẽ khi nói như vậy, nhà cầm quyền Việt Nam dựa trên cơ sở là những phiên tòa xét xử mới đây có khác với trước: quyền biện hộ đã được tôn trọng, và hình phạt tiếp tục được giảm nhẹ so với ngày xưa. Cụ thể là trường hợp một người đối kháng từng công kích cực kỳ mạnh mẽ chế độ là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã được trả tự do và không bị quản chế sau khi rời nhà tù. Dù thế nào chăng nữa thì cũng phải nhìn nhận rằng tình hình có khác trước chứ.

T.T.H.: Có thay đổi không hẳn là đã có tiến bộ nếu chỉ là những thay đổi về hình thức bên ngoài. Theo tôi, để xét xem thật sự có tiến bộ hay không thì trước hết cần phải dựa vào những cơ sở chính xác để cân nhắc sai đúng, nặng nhẹ rồi sau đó mới rút ra được những kết luận đáng tin cậy. Nếu nhìn vấn đề như thế thì tôi cho rằng tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay chưa được cải thiện vì Hà Nội vẫn theo đưổi chính sách đàn áp cố hữu của họ. Những gì đã khiến cho có thể nói đã có thay đổi thì theo tôi là Hà Nội nay không đàn áp theo đường thẳng nữa mà đàn áp theo đường vòng tức là trước sau vẫn là đàn áp.

A.C.T.D.: Ðàn áp theo đường vòng là một cụm từ mới. Xin ông phân tích thêm thế nào là đàn áp theo đường vòng?

T.T.H.: Thực chất của chính sách nhân quyền của Hà Nội là đàn áp vì Hà Nội chủ trương dùng bạo lực và quyền uy do pháp luật họ tự quyền đặt ra để ngăn cấm không cho dân có bất cứ khả thế nào để hành xử các nhân quyền mà luật quốc tế đã công nhận cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu cũng có. Muốn dễ bề đàn áp như thế, Hà Nội đã tước đoạt hết những nhân quyền quốc tế này rồi thay vào đó bằng những nhân quyền giả mạo chỉ có hình thức mà không có nội dung. Trước đây, hễ người dân nào dám đòi hay hành xử nhân quyền thì Hà Nội lập tức bắt giữ không cần xét xử hay nếu có xử thì cũng xử chiếu lệ thôi. Nhưng mấy năm gần đây, trước áp lực quốc tế, Hà Nội đã nghĩ ra cách đàn áp theo nhiều giai đoạn như ra pháp luật phi nhân quyền, cho phép bắt giữ và xét xử dưới những hình thức hợp pháp để rồi sau cùng thực hiện hành động đàn áp. Do đó Hà Nội mới nới tay cho phép luật sư tranh cãi một phần nào và giảm nhẹ chút đỉnh hình phạt. Cho nên nếu coi đó là có tiến bộ về nhân quyền thì chẳng khác nào chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Tôi cho rằng Hà Nội không thay đổi chính sách đàn áp nhân quyền của họ mà chỉ viết lại kịch bản đàn áp để diễn tuồng tiến bộ mà thôi.

A.C.T.D.: Vậy theo luật sư việc nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy được trả tự do mà không kèm theo quản chế có thể coi là một tiến bộ được hay không?

T.T.H.: Không phạt tù bừa bãi là một điều tốt. Nhưng trước hết cần phải hỏi rằng có được phép bắt hay không đã, rồi mới định được xem có tiến bộ hay không có tiến bộ. Nếu không được phép bắt mà cứ bắt giam bừa bãi hàng năm rồi mượn tòa án để tha mà xí xóa việc bắt ấy thì sao gọi là tiến bộ được!

A.C.T.D.: Ngoài những nhận định về trường hợp bà Trần Khải Thanh Thủy, luật sư còn muốn viện dẫn những sự kiện nào khác nữa để bênh vực quan điểm của mình không?

T.T.H.: Khẳng định rằng hiện nay tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện trong khi cả hệ thống pháp luật đàn áp chưa được cải thiện là lấy độc tài làm tiêu chuẩn để đánh giá tiến bộ về nhân quyền. Cả hệ thống pháp luật của chế độ Hà Nội đã mang trong nó mầm mống đàn áp rồi. Từ hiến pháp xuống cho đến luật và bản văn dưới luật đều nhắm giới hạn tới mức tước đoạt nhân quyền dân quyền để áp đặt trật tự đảng trị. Cho nên dù ở trước tòa án hay ở ngoài đời, đàn áp là nguyên tắc chứ không phải biệt lệ. Thiết tưởng kể không hết được. Có lẽ chúng ta chỉ cần giới hạn vào hai ba trường hợp điển hình cũng hiểu được vì sao tình hình nhân quyền trong nước vẫn còn xấu.

A.C.T.D.: Chắc trong buổi phát thanh tới, sẽ mong được nghe luật sư nói về một vài trường hợp điển hình mà ông vừa nêu lên. Xin cảm ơn Luật Sư Hiệp.

MC cuối bài: Quý thính giả vừa theo dõi cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của Ban Việt Ngữ và Luật Sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật Sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

II. Hà Nội xuống thang hình phạt để leo thang vi phạm nhân quyền

A.C.T.D.: Trong năm vừa qua, sự kiện nhiều luật sư, trong đó có những luật sư trẻ tuổi, được phép đứng ra biện hộ trước Tòa Phúc Thẩm Hà Nội cho hai bị cáo đồng thời cũng là hai đồng nghiệp của họ, là Ls Nguyễn Văn Ðài và Ls Lê Thị Công Nhân, có phải là một biến chuyển rất có ý nghĩa của ngành tư pháp Việt Nam trên bước đường trở thành độc lập để thực hiện công lý đích thực hay không thưa luật sư?

T.T.H.: Bề ngoài thì có vẻ như thế, nhưng đi sâu vào bên trong thì tôi tưởng là nên thận trọng, không nên vội kết luận. Vì không thể đánh giá riêng lẽ sự kiện nói trên mà phải đặt nó vào trong khuôn khổ chung là chế độ đảng trị hiện nay thay vì đặt ra giả thuyết lạc quan là tiến bộ về nhân quyền đang được thực hiện ở Việt Nam. Nếu nhìn vấn đề một cách toàn bộ như thế thì tôi cho rằng sự xuất hiện có vẻ ngoạn mục của các luật sư nói trên không thể đánh giá như một bước phát triển của nghề luật sư hay là bước khởi đầu của tiến trình quyền biện hộ thoát ly khỏi sự giám hộ đảng trị.

A.C.T.D.: Lý do tại sao mà ông cho rằng không thể coi việc luật sư được biện hộ trước tòa là một bước phát triển của nghề luật sư mặc dù đó rõ ràng là một điều mới tại Việt Nam?

T.T.H.: Ðó là vì hệ thống văn bản của luật hình mà Hà Nội đã và đang dùng làm công cụ phục vụ đường lối cai trị độc đảng chưa có một thay đổi nào trong thực chất phi nhân quyền cố hữu của nó. Từ các tội danh, các hình phạt cho đến các thủ tục điều tra, xét xử, thi hành án, tất cả đều chỉ nhắm vào mục tiêu độc nhất là đàn áp thẳng tay mọi hành vi bị coi là chống chế độ. Vậy thì vai trò của luật sư không thể là gì khác hơn vai trò làm phông cảnh cho thứ công lý một chiều này. Dù rằng trước đây luật sư là những diễn viên mờ nhạt, bây giờ họ được phép một phần nào tự do diễn xuất để cho kịch bản xét xử tiền chế không quá lộ liễu và tẻ nhạt. Tôi chắc những đồng nghiệp trẻ tuổi của tôi trong phiên xử phúc thẩm hai bị cáo Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân cũng thấu hiểu được điều này. Nhưng họ không bỏ lỡ cơ hội để thực hiện một cách nghiêm chỉnh nghiệp vụ biện hộ của mình nên đã đem hết kiến thức luật học và nhiệt tình để bênh vực cho hai đồng nghiệp lâm nạn. Giá mà nhà cầm quyền Hà Nội chịu để cho họ tự do tranh cãi, dù với những tự chế cần thiết, thì ít ra cũng đã có được một cuộc đối thoại giữa bên công tố với với bên biện hộ để phân định phải trái, có tội hay vô tội. Nhưng rất tiếc là Hà Nội chỉ nhượng bộ nửa vời nên ngay trong phiên xử hai bị cáo Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân, những người thừa hành của họ đã không ngần ngại gây cản trở tối đa không cho luật sư hành sư đúng đắn quyền biện hộ. Theo những gì đã được người hiện diện trong phiên xử ghi lại thì giả thuyết lạc quan về sự hình thành của quyền tự do biện hộ đã bị thực tế là phiên xử bác bỏ.

A.C.T.D.: Xin Luật sư tóm tắt những gì xảy ra trong phiên xử Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân mà ông nói là đã ngăn cản các luật sư làm nhiệm vụ biện hộ.

T.T.H.: Vâng, nếu nói đầy đủ thì sẽ rất dài, tôi chỉ xin tóm lược thôi. Với kinh nghiệm hành nghề trên 10 năm tại miền Nam Việt Nam trước đây và sau thời gian dài trên hai thập niên quan sát, nghiên cứu các hoạt động tư pháp tại hải ngoại, tôi chưa từng thấy có phiên xử nào mà thẩm phán và cử tọa đã đối xử tàn tệ với luật sư như chủ tọa, hội đồng xét xử và cử tọa đã đối xử với Luật Sư Ðặng Trọng Dũng, một trong những luật sư bênh vực cho Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công nhân trước Tòa Phúc Thẩm Hà Nội. Trước hết, chủ tọa phiên xử và hội đồng xét xử đã luân phiên cắt ngang bài biện hộ của Luật Sư Ðặng Trọng Dũng tới 16 lần ngay khi Luật Sư Dũng vừa mới bắt đầu nói. Vừa cắt lời, vừa dọa nạt để yêu cầu Luật Sư Dũng phải theo những điều rất phi lý; như yêu cầu Luật Sư Dũng chỉ trình bày vào điểm chính, còn những gì liên quan tới lập pháp hay luật pháp thì không được nói; như chỉ bào chữa cho các bị cáo về những hành vi gọi là liên quan mà không được bàn đến những vấn đề nhân quyền, dân chủ hay công ước quốc tế; như ngăn cấm không cho giải thích về nghĩa vụ và trách nhiệm của luật sư. Nhưng vì những điều bị cấm kỵ ấy lại chính là những điều liên quan tới tội phạm của các bị cáo nên Luật Sư Dũng cứ phải tìm đủ cách nêu lên. Ông liền bị hội đồng to tiếng thét mắng: “Dừng lại đi! Thôi! Thôi! Thôi! Luật sư dừng lại! Luật sư dừng lại...”. Rồi ông Dũng nhận được lời cảnh cáo là nếu tòa thấy vấn đề gì mà tòa cho là không hợp là sẽ cắt vì tòa không có thời gian. Chưa hết, điều khiến phải kinh ngạc là những tham dự viên ngồi dưới đã gây huyên náo, hò hét ầm ĩ đòi Luật Sư Dũng: “Câm đi! Thôi! Thôi!”. Biết không thể tiếp tục được nữa Luật Sư Dũng đành bỏ dở bài cãi của mình.

A.C.T.D.: Cảnh tượng hiếm có này đã xảy ra có lẽ tại vì các thẩm phán chưa được chuẩn bị đủ để đối đầu với các luật sư chăng...

T.T.H.: Cũng có thể là một phần là do thiếu hụt về sự đào tạo nghề nghiệp của các thẩm phán. Nhưng tôi cho rằng sở dĩ các thành phần xét xử của Tòa Phúc thẩm Hà Nội đã ứng xử một cách thô bạo như thế là do đường lối cai trị khinh miệt nhân quyền dân quyền. Ðối với các luật sư mà còn như vậy thì đối với dân thường chắc còn thô bạo gấp bội. Tôi cho là ta có thể mượn phiên xử phúc thẩm trong vụ án Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân làm bảng tổng kết về thực trạng dân quyền ở Việt Nam trong năm Ðinh Hợi. Với lời kết luận nghiêm khắc rằng quả thật vùng đất này hãy còn cách quá xa vùng đất của văn minh nhân quyền.

A.C.T.D.: Xin có một câu hỏi cuối cùng: Luật sư có nghĩ rằng tang lễ của cụ Hoàng Minh Chính vừa đây có là một chỉ dấu cho thấy đang có sự cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam không?

T.T.H.: Khách quan mà nhận xét thì vào dịp tang lễ của cụ Hoàng Minh Chính, nhà cầm quyền Hà Nội đã có những nhượng bộ chưa từng thấy đối với những nhân vật chống chế độ. Trong một phạm vi nào đó, những nhượng bộ này đã nói lên lòng tôn trọng phẩm giá con người, nền tảng của văn hóa nhân quyền thường vốn không tìm thấy được dưới chế độ cộng sản. Bởi thế, chỉ nên coi đó là những nhượng bộ nhất thời đối với người đã khuất mà thôi, và chẳng có gì bảo đảm rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra đối với người tại thế cả. Vì vậy tôi không coi đó là chứng tích của tiến bộ mà muốn nói rằng đó là những thắng lợi của cuộc tranh đấu dân chủ của toàn dân đã giành được trong những cuộc đụng độ trực diện với độc tài.

A.C.T.D.: Xin cảm ơn Luật Sư Hiệp và xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật Sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ðài Á Châu Tự Do
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Nhục quốc thể

Ngô Nhân Dụng

Người làm báo có một điều tránh, là không loan báo những điều mà ai cũng biết. Thí dụ, nếu có một nhà báo viết, “lãnh tụ cộng sản nói dối;” chắc ai cũng chán. Nói vậy cũng không khác gì tờ báo loan tin “trái đất vẫn quay mỗi ngày một vòng.” Nói rõ ràng, “Nguyễn Tấn Dũng nói láo” nghe cụ thể hơn. Nhưng độc giả nghe chuyện này mãi rồi, viết thêm chỉ khiến người ta thấy nhàm tai. Người ta coi báo là để đọc những “chuyện mới nghe,” ngày xưa các cụ mình theo lối người Trung Hoa đặt tên báo là “Lục tỉnh tân văn” . Tân văn nghĩa là mới nghe thấy, người Nhật, người Hàn Quốc vẫn dùng hai chữ tân văn để gọi tờ nhật báo.

Hay là viết, “Nguyễn Tấn Dũng lên đài BBC bên Anh Quốc vẫn còn nói láo!” Ðộc giả rất khó tính, nhiều vị sẽ hỏi rằng, “Bộ một thằng nói láo ở trong nhà, nói láo khi ra đường, còn hy vọng khi nó sang nhà lối xóm thì nó hết nói láo hay sao?” Người miền Bắc dùng chữ “nói dối,” miền Nam dùng chữ “nói láo,” vừa có nghĩa nói dối vừa có nghĩa là nói dối một cách trâng tráo, không biết hổ thẹn. Nhưng loan tin Nguyễn Tấn Dũng sang bên Anh vẫn nói láo thì cũng không thể coi là một tin “mới nghe” được. Khi loan tin, nhà báo phải nêu rõ ông thủ tướng cộng sản nói láo những gì, có thể gọi đó là một tin tức mới nghe thấy.

Nhưng những điều ông Nguyễn Tấn Dũng nói với đài BBC tuần trước dối trá một cách lộ liễu và trâng tráo quá, khiến nhiều người nghe xong phải bất bình. Thí dụ, ông ta nói rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam có một đạo luật báo chí tự do nhất thế giới, nhiều nước trông thấy mà thèm vì họ không có thứ luật ngon lành như vậy! Người Việt Nam nghe câu đó, nhất là các nhà báo Việt Nam nghe xong câu đó vừa “lộn ruột” lại vừa bật cười. Cả nước 600 báo đài không ai được loan tin công an Trung Quốc bắn chết các tăng sĩ và nhân dân Tây Tạng biểu tình. Luật báo chí của chế độ Nguyễn Tấn Dũng tự do nhất thế giới, nhưng nhà báo Việt Nam lại phải theo cả luật báo chí Trung Quốc nữa, bên đó nó khắt khe hơn!

Ngày hôm qua trên Nhật Báo Người Việt, ông Lê Việt đã nêu ra một bằng cớ cho thấy không những Nguyễn Tấn Dũng đã nói dối mà còn dấu đầu hở đuôi nữa. Bằng cớ là bản xếp hạng của Liên Hiệp Quốc về tự do báo chí. Trong số 198 quốc gia được nghiên cứu thì Liên Hiệp Quốc xếp chế độ cộng sản Việt Nam vào hạng thứ 192! Vẻ vang đứng cao hơn được 6 nước! Ngay một nước đàn em cộng sản cũ là Campuchia cũng được xếp hạng 82, tức là báo chí của họ được tự do hơn! Ai đã đi thăm xứ Chùa Tháp thì biết trong xứ này đảng đối lập vẫn được xuất bản báo. Ông Lê Việt đã bàn rằng khi đài BBC cho phát thanh câu nói của ông, “ông Dũng ơi, họ đã ‘chửi xỏ’ ông đấy!” Bởi vì khi một người nói dối mà ai cũng biết rằng nó nói dối, thì tất cả mọi người phải bật cười. Họ thấy, không những cái anh này nó dối trá, mà nó còn ngu nữa! Người khôn không ai nói dối một cách ngu dại như vậy!

Một chuyện thứ hai Nguyễn Tấn Dũng nói láo trâng tráo khiến người nghe phát chán không thèm nhắc lại nữa, dù nhắc lại để chửi; là chuyện tù nhân chính trị. Nguyễn Tấn Dũng quả quyết nhiều lần rằng chính quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Tức là không có ai bị ra tòa vì lý do chính trị. Ai bị bắt đều vì phạm luật cả, Dũng nói, “Ðiều đó là một điều bình thường, tất cả các nước khác trên thế giới này, hay nhân loại đều như thế!”.

Khi mang cả nhân loại làm chứng, tức là chọc cho cả nhân loại nó nổi sùng! Nhưng nhân loại không ai cần chửi ông Nguyễn Tấn Dũng, vì Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản đã chửi xỏ ông ta rồi!

Gần đây có một tài liệu mật của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh cho đám công an “xử lý các vụ án chính trị” mới được một tổ chức đối lập công bố cho tất cả mọi người biết. Ðảng Dân Chủ Nhân Dân đã đưa tài liệu này lên Internet, nhan đề là “Kết luận của Bộ Chính Trị” do Trương Tấn Sang ký. Nhiều người lúc đầu còn nghi ngờ về tính xác thực của bản văn, mặc dù Ðảng Dân Chủ Nhân Dân đã cho in cả con dấu và chữ ký của Trương Tấn Sang ngày 12 Tháng Chín năm 2007 làm bằng chứng. Nhưng mối nghi ngờ nay đã hết, vì bản điều trần trước Thượng Viện Mỹ về tình hình bang giao với Việt Nam đã nhắc tới bản văn mật này và cho biết người ta đã xác định được đây là một bản văn đích thực, không còn nghi ngờ gì nữa.

Chỉ cần đọc những câu văn trong bài Kết Luận này thì chúng ta biết ở Việt Nam có những vụ án chính trị hay không. Trong phần đầu Trương Tấn Sang viết, “Thời gian gần đây, việc xử lý các vụ án chính trị đã đạt một số kết quả tốt... Ðội ngũ cán bộ... có nhiều cố gắng trong việc xử lý các vụ án chính trị...”. Ðoạn sau lại viết: “Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu...”. Trong đoạn giữa, Sang viết, “Ðể nâng cao chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị trong tình hình mới...” Ðoạn chót có câu, “Trên cơ sở tổng kết... về công tác xử lý các vụ án chính trị vừa qua...”.

Trong ba trang bản chỉ thị của Bộ Chính Trị đã nhắc đến chục lần những chữ “các vụ án chính trị...” Bây giờ ông Nguyễn Tấn Dũng chối cãi làm sao được rằng trong chế độ cộng sản của ông không có ai bị xử án vì lý do chính trị?

Nhưng các bằng cớ chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng nói láo còn chứa đầy trong những đạo luật hình sự ở Việt Nam hiện nay. Trong bộ luật đó, những từ ngữ “an ninh quốc gia” đã được nêu lên một cách mơ hồ để chế độ có thể bắt bỏ tù bất cứ người nào, chỉ cần gán cho tội phá hoại an ninh quốc gia! Ðiều 88 nói đến tội tuyên truyền chống chính quyền xã hội chủ nghĩa. Thế nào là chống lại chính quyền? Một đứa trẻ đứng đái vào cột đèn có hình Hồ Chí Minh cũng có thể bị buộc tội chống lại chính quyền vô sản! Ðiều 258 kê ra một loạt những tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” từ quyền tự do báo chí, tự do tín ngưỡng đến tự do hội họp. Người dân chưa thấy được hưởng quyền tự do nào, nhưng bất cứ ai cũng có thể bị gán tội lợi dụng các quyền tự do tưởng tượng đó! Một thứ tội mà đảng Cộng Sản hay buộc cho những người có chính kiến độc lập là tội làm gián điệp cho nước ngoài (điều 80). Nhiều nhà văn chỉ mang trong mình một bài viết có tư tưởng tự do là có thể bị bắt, ghép vào tội “gián điệp” để bỏ tù.

Tất cả những điều luật mơ hồ để buộc tội người đối lập chính trị đó chưa đủ, đảng Cộng Sản Việt Nam còn ban hành nghị định 31/CP, sau được bỏ đi thay thế bằng chỉ thị 44, cho phép guồng máy công an quản chế, giam lỏng tất cả những người không chịu vâng lời đảng Cộng Sản. Nhiều người đã bị bắt đem vào nhà thương điên, sau nhiều năm tháng trở về có thể mắc bệnh tâm thần vì bị công an cho uống thuốc!

Với tất cả những “vũ khí đàn áp” đó, từ giữa năm 2006 đến nay đã có hơn 40 người bất đồng chính kiến bị bắt và bỏ tù, chỉ vì họ yêu tự do và công lý. Nhắc đến tên ai cũng biết, những Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, vân vân.

Vậy mà ông Nguyễn Tấn Dũng, lên đài BBC, vẫn khẳng định chế độ cộng sản của Ðảng ông không bao giờ bỏ tù những người bất đồng chính kiến!

Nhưng nói láo là nghề của cán bộ cộng sản, việc nói láo lúc ở trong nước hay nói láo khi ra nước ngoài, không làm cho ai phải ngạc nhiên. Chúng ta phải đem chuyện này ra bàn không phải vì đây là một câu chuyện mới mẻ gì. Người nghe có cảm thấy nổi giận hay buồn cười khi nghe Nguyễn Tấn Dũng nói. Nhưng nhiều người nghe qua rồi bỏ chỉ vì thấy đây là một chuyện đã diễn ra nhiều lần quá rồi, không kích thích được ai nữa. Giống như những người đã đi tù cải tạo, nghe nói láo mãi rồi quen tai, bây giờ nghe người ta cũng dửng dưng. Nghe quản giáo Nguyễn Tấn Dũng nói láo, không ai thèm bày tỏ lòng khinh bỉ nữa.

Nhưng khi nghĩ đến người ngoại quốc thì thấy phải đem câu chuyện ra bàn. Vì suy đi nghĩ lại, nhiều người Việt Nam cảm thấy xấu hổ khi nghe ông Nguyễn Tấn Dũng nói trên một đài phát thanh ngoại quốc. Nghe rồi cảm thấy một mối nhục chung, tất cả 84 triệu người Việt Nam đều nhục. Cả thế giới người ta sẽ cười cho, vì một quốc gia có một ông thủ tướng nói láo một cách trơ trẽn, không biết ngượng. Cả thế giới người ta sẽ hỏi không hiểu cái nước Việt Nam là nước thế nào, dân tộc Việt Nam là dân tộc thế nào mà lại chịu đựng được những thứ thủ tướng nói láo không biết ngượng miệng như vậy?
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Niềm Đau Sau Cuộc Chiến
Cali Today News - Phải chăng cuộc sống chỉ là những chuỗi ngày của khổ đau và con người thì ngụp lặng trong vô thường không biết thế nào là hạnh phúc, yêu thương. Nhìn bức hình của nhiếp ảnh gia Jonh Moores đoạt giải thưởng Pulitzer trong ngày lễ chiến sĩ trận vong, với hình ảnh người con gái nằm úp mặt bên bia mộ người hôn phu đã làm lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Tôi chợt nhớ về những tháng ngày trong quân đội, những lao đao của tuổi trẻ trên đất nước nghèo nàn, những tình yêu vỡ vụn đầy xót xa thời chinh chiến. Hôm nay đã hơn ba mươi năm, kỷ niệm chiến tranh đã mờ dần theo năm tháng, còn nhớ chăng cũng chỉ là những xót xa cho thân phận một kiếp người. Chiến tranh mãi mãi là điều phi lý, có lẽ những người lính sau cuộc chiến đều nhìn thấy rõ bề trái của chiến tranh và câu trả lời chính xác cho chính họ và lịch sử.

Chúng ta hãy nhìn bức ảnh một cô gái trẻ với đôi vai trĩu nặng niềm đau và nỗi chết, nằm úp mặt trong một nghĩa trang vắng lặng bên bia mộ người hôn phu với hai dòng nước mắt. Đó có phải là hào quang chiến thắng hay chỉ là sự phi lý và cay nghiệt của chiến tranh?

Theo nhà văn danh tiếng Benjamin Disraeli đã viết: “Mọi người sinh ra là để yêu thương. Đó là nguyên lý và là cứu nhân của cuộc sinh tồn” Nếu trên địa cầu này ai cũng hiểu như vậy thì làm gì trên quả đất có những hố bom, có xe tăng, hỏa tiễn, có đầu rơi máu đổ, có hằng triệu vành khăn tang và tiếng kêu khóc thảm thiết trong suốt 21 thế kỷ qua.

Tình yêu luôn gắn liền với cuộc sống, có yêu thương con người mới tìm được nguồn hạnh phúc. Chiến tranh là hành động của tội ác, là sự phi lý và tàn phá trên địa cầu. Từ lúc có chiến tranh con người luôn gánh chịu nhiều khổ đau hơn là hạnh phúc, hỗn loạn hơn là bình an.

Anh hùng cố Trung Sĩ James Regan đã nói lời rất khí khái đậm tình tổ quốc sau vụ 911 “ Nếu tôi không đi lính thì ai đi?” anh đã không đi học khóa sĩ quan mà vào trường HSQ để nhanh chóng qua Iraq chiến đấu. Anh là người thanh niên đầy nhiệt huyết sống vì người khác nhiều hơn là ích kỷ cá nhân. Anh là một sinh viên năng động với tương lai đầy hứa hẹn. Nhưng sau khi James Regan hứa hôn với cô sinh viên Y Khoa xinh đẹp Mary McHugh trường Đại Học Emory. Anh lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi bảo vệ quê hương chống khủng bố. Tình yêu chưa trọn vẹn, ngày về của anh không phải là vòng hoa chiến thắng của người yêu nơi hậu phương mà là màu cờ phủ chiếc áo quan. Anh tử trận tháng 02/2007 bởi một quả bom oan nghiệt bên lề đường ở chiến trường Iraq.

Rất tiếc, anh James Regan và nhiều người lính khác chỉ có quyền tuân theo mênh lệnh mà không có quyền nói lên tiếng nói đúng sai. Anh vì tự ái dân tộc, vì muốn bảo vệ quê hương mà không cần tìm hiểu nguyên nhân ai là người đã gây nên cảnh kinh hoàng trong ngày 911 và lý do tại sao họ phải hy sinh mạng sống để làm những việc như vậy trên quê hương anh, câu hỏi được đặc ra và hình như đã có câu trả.


Chiến tranh là lý do ngụy biện là sự kiện liên kết trong mưu đồ chính trị và chiến lược trên lợi ích Quốc Gia và tham vọng bá vương. Điều đó ai cũng biết, nhưng đến khi nào thì lịch sử sẽ trả lời đây?

Anh James chết đi với những tấm huy chương lóng lánh, với những phát súng lệnh, với lá cờ danh dự, với bản tuyên dương cao quí, nhưng những thứ đó không thể nào lau khô được giọt lệ trên đôi má người hôn thê thanh xuân cô Mary McHugh. Còn nỗi đau nào hơn khi cô mất đi người yêu vĩnh viễn và có ai thấy được giấc mơ nhỏ nhoi trong cuộc đời người con gái đã tan theo dòng lệ khổ đau. Cô đã sụt sùi thốt lên “ Thôi rồi còn đâu nữa những ước mơ là sáng thức dậy thấy anh vẫn nằm bên em”Than ôi ! ước mơ thật bình thường nhưng đó là một sự thật của cuộc đời, sự cần có trong đời sống thật đơn sơ nhưng đủ để cho con người hạnh phúc.
Anh James ra đi đã bỏ lại sau lưng người hôn thê trẻ đẹp, anh hy sinh cho Tổ Quốc vì lý tưởng làm trai. Nhưng sự hy sinh đã đổi lại bằng những dòng lệ xót xa trong mắt Mary. Anh sẽ không bao giờ nghe được tiếng bước chân buồn bã của Mary mỗi ngày trên khuôn viên trường Đại Học. Và hôm nay bên nấm mộ tiêu điều vắng vẻ ở nghĩa trang đang có người con gái úp mặt trước mộ, gọi tên anh nức nở. Anh James có nhìn thấy người con gái với chiếc áo đầm trắng mỏng lớm chớm những đóm hoa mà vài tháng trước đây anh đã từng sánh bước bên nhau trong những ngày hè nắng ấm. Chiếc áo còn đó, mớ tóc búi cao với chiếc cỗ trắng nõn nà đang nằm trước mộ anh hôm nay, nhưng anh không còn thấy nữa. Bây giờ là nghĩa trang tĩnh mịch, chỉ còn lại Mary với bó hoa đã héo khô, một chiếc ví tay quen thuộc chứa ngập nỗi buồn, một vài cọng cỏ úa vàng bay lơ thơ theo chiều gió bên cạnh bia mộ thật vắng lặng của ngày cuối đông.

Khi người yêu đã chết tức là chiến tranh cho cá nhân McHugh đã kết thúc mà tàn tích còn lại chính là nỗi đau, là nỗi buồn, là nỗi xót xa cắt xén con tim qua từng ngày tháng của cuộc đời nàng. Con người chỉ muốn được sống trong một thế giới đơn giản, an bình với tình yêu thương. Vinh danh và lý tưởng phải chăng là ngôn từ lừa đảo đầy hào nhoáng để đẩy con người vào hố sâu tuyệt vọng.

Hạnh phúc đến từ bên trong của mọi người và hạt giống hạnh phúc chính là tình yêu thương. Thật vậy, không ai có thể mang đến cho chúng ta niềm hạnh phúc ngoài con tim chúng ta. Chiến tranh không mang đến cho con người những điều mong muốn. Hay nhìn lại hai cuộc thế chiến, chúng ta thấy nhân loại có thật sự hạnh phúc không!

Tôi biết thời gian sẽ trôi qua, mặc dù con người đang sống trong chiến tranh, sau chiến tranh hay trong nỗi khổ đau đến dường nào thì con người vẫn sống, vẫn tiếp tục hành trang cho hết cuộc đời mình. Điều đáng sợ nhất là họ không làm sao ngăn cản được sự tàn phá trong tâm hồn với nỗi tuyệt vọng, hãi hùng, bi thảm, đớn đau. Thử hỏi ngôi mộ nào sẽ chôn lấp hết những niềm chua xót đó.
Cuộc sống, cõi chết và chiến tranh là tác phẩm của đớn đau, tàn khóc và mất mát của những thế hệ trẻ, nhưng họ biết làm gì hơn để thoát khỏi bàn tay quyền lực và sự phi lý của chiến tranh.

Chiến tranh đã cướp mất một hạnh phúc đang nở hoa trong đời Mary McHugh, đã xé nát tuổi xuân thì của cô trong những tháng ngày còn lại. Ngày mai đây trên sân trường đại học không còn bóng dáng người tình đứng đợi, quán cà phê không còn chiếc ghế trống đợi chờ James trở lại. Rồi khi màn đêm buông xuống, Mary sẽ nhìn thấy gì xung quanh mình trong căn phòng buồn tẻ cô đơn, rồi những bữa ăn cuối tuần có còn bốc mùi hương thơm hay nhạt nhẽo trên môi của người ở lại. Có ai hiểu được rằng cuộc sống của Mary sẽ bi thảm từng giờ và ngu ngơ trong từng ảo giác.

Dù cô Mary có khóc đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì anh James không bao giờ sống lại. Trong tình yêu có vị ngọt và vị đắng, khi mất đi con người mới thấy được trong nước mắt mình có nhiều vị đắng. Sự vinh danh hay tôn vinh anh hùng James Regan không phải là điều cần thiết cho cuộc sống của Mary hôm nay. Cô cũng biết, thời gian có thề thay đổi con người và vạn vật nhưng chắc chắn không thay đổi được tình yêu trong cô. Đứng bên xác người hôn phu, cô không biết phải trách ai, phải oán hận nơi nào, cô đành phải thốt lên lời ai oán thống thiết: “Chỉ có Chúa Trời là người duy nhất biết được tại sao chúng tôi bị tước mất cơ hội của tình yêu và hạnh phúc, nhưng điều này sẽ không bao giờ thay đổi được tình cảm của tôi yêu anh ấy”. Đúng vậy, con người không cãi lại quyền lực của Thượng Đế, nhưng con người vẫn có quyền giữ lại một tình yêu trong trái tim. Cuộc sống không có tình yêu, khác nào là những viên đá cuội nằm bên đường hoang lạnh. Tình yêu thương sẽ làm cuộc sống nhiều ý nghĩa và sự sống tồn tại.

Hình ảnh cô Mary nằm một mình trước mộ người hôn phu trong nghĩa trang Arlington, đây có phải là sự đau lòng và phi lý của chiến tranh?. Cô Mary không cần vị hôn phu của cô mang đạn bom đi giải phóng xứ người, không cần xe tăng hay máy bay để chở độc lập, tự do để đổi lấy hàng ngàn, hàng vạn xác người bị chết oan mỗi ngày.

Chúng ta hãy quay về với cuộc chiến Việt Nam trước kia, nào là đồng minh, nào là chiến lược (Domino) da beo, nào là thành trì chống cộng của phe tự do.vv và .v.v, nhưng bây giờ thì sao! Cộng Sản vẫn còn đó, thương hiệu tiếng Mỹ, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hoa quảng cáo đầy đường, đầy phố. Lý tưởng gì đây, mục đích gì đây hay chỉ cần vài triệu xác người Việt Nam làm phân bón cỏ, lót đường.

Với thân phận một người lính già hôm nay, tôi đọc được trong lòng cô Mary nghĩ gì, nỗi uất ức trong lòng cô đến độ nào. Cô mất tất cả niềm hy vọng và hạnh phúc trong giấc mơ đầu đời, trong tình yêu vừa mới trổ hoa. Bây giờ chỉ còn lại cô đơn với những tiếng thở dài mỏi nản. Nơi đây chỉ còn là đất đá vô tri, vô giác của bia mộ lạnh lùng, những hẹn hò ngày xưa trong phút chóc đã trở thành kỷ niệm. Những chiều bên nhau, những lời hẹn ước trăm năm đã xa bay theo vùng trời miên viễn, bây giờ chỉ còn lại vành khăn tang oan nghiệt quấn chặt cuộc đời. Mary không còn gì để giữ lại ngoài tấm bia tô màu sơn trắng và một khoảng cách rất gần mà cô không bao giờ vói tới.

Nhìn tấm hình cô Mary McHugh làm tôi nhớ đến hình ảnh đứa em gái của tôi năm xưa cũng một lần đột quỵ khi nghe tin người chồng tử trận. Ngày đó em tôi cũng trạc tuổi như Mary, giấc mơ của em rất mộc mạc như nải chuối, buồng cau. Nhưng chiến tranh đã cướp đi người chồng yêu quí, đã bóp nát tình yêu và hạnh phúc của em khi vừa mới có đứa con đầu lòng.

Sau hơn ba mươi năm, tôi gặp lại em trong chuyến công tác từ thiện ở quê nhà. Nhìn em tôi sững sờ đến rơi nước mắt, người con gái xinh đẹp ngày xưa là một góa phụ già nua sống trong nỗi cô đơn đến ghê sợ. Em lạnh lùng không còn nước mắt để khóc mừng ngày gặp lại người anh. Em tôi bây giờ không còn là người em của ngày xưa! Đó phải chăng là hậu quả của chiến tranh? là ác nghiệt của đạn bom. Nếu ngày xưa không hận thù chinh chiến thì ít nhất hôm nay em tôi vẫn còn giữ lại một nụ cười thanh thản.

Chiến tranh đã chấm dứt sau ba mươi năm, nhưng lòng em càng dày thêm trăm nỗi buồn chua xót. Gia tài là một đứa con và tấm ảnh trắng đen của người chồng vắn số. Em tôi sống vì tình yêu năm xưa còn giữ lại, vì kỷ niệm ngàn năm không thể nhạt phai của buổi tình đầu. Những tấm huân chương đóng đầy lớp bụi gần như hoen rỉ, những thứ vô nghĩa đó có làm cuộc đời em tôi hạnh phúc, những miếng kim loại đó có ai biết đó là vật gì, hay chỉ là một miếng kẽm, miếng sắt vô tri đã đánh đổi một mạng người.

Tấm huân chương của anh James Regan hôm nay cũng vậy, sẽ là kỷ vật sau cùng vấy đầy máu và nước mắt.

Em tôi và cô Mary McHugh đâu cần tấm huân chương, đâu cần vinh danh anh hùng hy sinh vì Tổ Quốc, họ chỉ muốn sống một đời sống bình thường bên chồng con không hận thù, không chiến tranh, không ôm bom tự sát. Cô Mary hôm nay chỉ mong muốn trả lại cho cô anh James Regan bằng xương bằng thịt như thuở nào.

Con người luôn lý tưởng hóa cuộc đời qua nhiều màu sắc để tự đánh lừa chính mình rồi cuối cùng tự chôn mình vào thế giới thầm lặng để chết dần mòn. Mặc dù thời gian trôi qua con người đã ngụy biện nhiều cách, nhưng tình yêu thương vẫn là điều trăn trở, thao thức trong trái tim. Tình yêu là sự thật hiện hữu trong mỗi chúng ta, nó sống trong ký ức và kỷ niệm. Tình yêu là sức mạnh của tinh thần để thấy cuộc đời đáng sống là tia sáng để chiếu rọi trên vẽ đẹp, để thấy cuộc đời nhiều ý nghĩa. Chiến tranh chỉ là những quả bom giết chết tình yêu, giết chết tình người.

Nói đến chiến tranh có lẽ không ai muốn mong đợi, nhưng chiến tranh vẫn đến, vẫn tiếp diễn nhiều hơn theo năm tháng. Đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến, đã để lại bao cảnh đổ nát, điêu tàn, biết bao xương máu trên mảnh đất nhỏ bé mà mãi đến hôm nay vẫn chưa thấy sự yên bình hay mầm hy vọng mọc lên giữa trời Tổ Quốc. Chúng ta đã có hơn 1000 năm bị lệ thuộc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây và hơn 30 năm chiến tranh tương tàn với cùng màu da, huyết thống. Chúng ta thử nghĩ xem còn gì bất hạnh cho bằng với một Quốc Gia nhỏ bé, nghèo nàn như thế!

Chúng tôi xin xếp lại mọi quan điểm chính trị, mọi đúng sai hận thù, lý tưởng. Tôi muốn nói lên sự đổ nát của chiến tranh và nỗi khổ đau của giống dòng dân Việt, sự mất mát mẹ cha, anh chi, vợ chồng, con cái, bạn bè thử hỏi còn đau đớn nào hơn cho số phận dân tộc Việt Nam.

Có nhiều người sau cuộc chiến đã tự hỏi chính mình trong những suy nghĩ của chiến tranh, câu trả lời cuối cùng chính là sức ép đẩy con người vào thầm lặng và giết lần mòm số phận một kiếp người với muôn ngàn trăn trở.

Cũng có người quay về với dĩ vãng, để tự hào, để phân vân, để tự hỏi. Người lính chiến đấu trên chiến trường vì lý tưởng gì? cho ai? cho lợi ích cá nhân? cho tập đoàn? Có người trả lời vì Tổ Quốc, có người trả lời vì niềm tin, có người nói vì quyền lợi.v.v

Tất cả chỉ là những lý do để an ủi chính mình, nhiều người không dám sống với sự thật của chính mình mà chỉ dựa trên nhân danh, trên bánh vẽ của lý tưởng để tự lừa đảo, để cho những người quyền lực thực hiện những tham vọng cuồng ngông, những ác tâm hung bạo, những thủ đoạn đê hèn để chiến thắng.

Người lính Palestine thì cho là vì Tổ Quốc, người Taliban thì vì niềm tin, người Việt Nam thì chiến đấu vì muốn gia đình của họ sống trong hạnh phúc, hòa bình.v.v.

Người Pháp, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh Quốc, Spain, Nga Sô trước đây vì tham vọng thâu gồm thuộc địa đã gây nên bao cảnh máu xương, hãy nhìn lại lịch sử loài người qua 15 thế kỷ với chế độ quân chủ ở Âu Châu (Đức, Áo Nga, Thổ) đã giết chết biết bao con người, tạo khổ đau cho bao nhiêu dân tộc. Hãy nhìn lại quân phiệt Nhật đã giết bao sinh mạng con người, bao nhiêu quốc gia Á Châu điêu linh khốn khổ. Hôm nay người Al Queda chiến đấu để khi chết sẽ mau lên Thiên Đàng. Người Hoa Kỳ chiến đấu để bảo vệ đất nước, để truyền bá chủ nghĩa dân chủ, tự do, nhân quyền trên toàn cầu. Người Trung Hoa hôm nay đủ mạnh để bành trướng bá quyền, để cướp đất, cướp tài nguyên của các Quốc Gia nhược tiểu. Người Nga trước kia chiến đấu để truyền bá thuyết Cộng Sản vô thần để thống lãnh toàn cầu, để cai trị dưới xiềng xích búa liềm.v.v. Nhưng kết quả sau cùng là gì ! Con người đã bị lợi dụng và hy sinh một cách oan uổng. Trước đây người lính Đức quan niệm sự chiến đấu của họ vì Tổ Quốc, cho dân tộc chứ không cho Đức Quốc Xã Hitler, nhưng họ đã bị lãnh tụ biến thành công cụ để phục vụ tham vọng của họ từ danh xưng bảo vệ thành kẻ xăm lăng, dân Do Thái đã bị họ tàn sát gần như diệt chủng thành kẻ mất quê hương. Lịch sử hãy nói đi, ai là kẻ tôi đồ nhân loại?

Thế chiến thứ I, thứ II đã giết chết hằng trăm triệu người, đã làm cho nhiều Quốc Gia phải điêu đứng, đổ nát mà mãi cho đến hôm nay chưa ngoi lên được. Thế kỷ hôm nay con người thông minh hơn, tiến hóa hơn họ đã chọn chiến tranh bằng nguyên tử, bằng vi trùng để thanh toán lẫn nhau, nếu một ngày nào đó cuộc chiến xảy ra, thì liệu loài người có thể tránh được hiểm họa diệt vong?

Nhìn bức hình cô Mary McHugh trước bia mộ người tình tôi thấy xót xa cho thân phận con người nhiều hơn là hào quang của anh hùng, là chiến thắng, là tư do dân chủ. Tất cả chỉ là những điệp khúc ru ngủ con người để phụng sự, để hy sinh.

Hãy nhìn lại cuộc chiến Việt Nam có biết bao người con gái, người vợ, người mẹ đã dìu dắt nhau tránh lằn bom đạn, có biết bao tiếng khóc, tiếng kêu gào thảm thiết trên mọi miền đất nước vì mất chồng, mất con, mất người yêu thương nhất. Chúng ta hãy trở lại thành phố Huế năm xưa, hãy tưởng tượng lại hình ảnh người con gái Việt Nam ôm xác người yêu với viên đạn còn ghim sâu trong lồng ngực.

Hãy nhìn những người vợ đầu chít vành khăn tang, tay chưa lấp hết đất cho mộ chồng thì một loạt pháo rơi xuống tung tóe thịt xương. Hãy tưởng tượng một chiếc xe đò bị mìn gữa chợ, một khu trường học với hằng trăm quả pháo gầm thét banh xé thân xác những em học sinh vô tội. Đó phải chăng là sự tàn ác của chiến tranh hay đó là hạnh phúc ấm no, hòa bình độc lập?

Nhìn bức ảnh cô Mary McHugh tôi càng thấy thương cho thân phận những người đàn bà Việt Nam. Dù sao sau những tháng ngày đau khổ của Mary, cô còn có thể đứng dậy để bước đi trong một đất nước giàu có. Nhưng với những người đàn bà Việt Nam thời ly loạn đó chỉ có con đường tối tăm thênh thang trước mặt.

Chiến tranh có thật sự mang lại cơm no áo ấm cho con người, chủ trương chiến tranh có thật sự mang đến tự do dân chủ với thật lòng họ mong muốn? hay chỉ là những mỹ ngữ, là bức bình phong che dấu dã tâm của lãnh tụ, của Quốc Gia giàu mạnh, của quyền lực đầy tham vọng. Chiến tranh có phải vì quyền lợi, vì tranh giành ảnh hưởng, hay vì muốn làm bá quyền trên quả đất?

Kosovo, chechnya mong mỏi được độc lập hòa bình, nhưng tại sao không được chấp nhận. Việt Nam muốn độc lập hòa bình nhưng sao phải trải qua hơn ba mươi năm cốt nhục tương tàn, Việt Nam đâu cần người Pháp bảo hộ, người Tàu anh em môi hở răng lạnh, người Mỹ đồng minh, người Cộng sản giải phóng!

Người Iraq đâu cần dân chủ với giá hằng trăm ngàn người dân vô tội chết oan trong bao năm qua. Người Hồi Giáo có thấy Thiên Đàng chưa sao mỗi ngày cứ ôm bom tự sát để mau về với Thượng Đế. Phải chăng con người đang sống trong ảo tưởng đầy tối tăm, đang sống trong tuyệt vọng. Hay con người sinh ra trong thế giới đầy tương phản của tạo hóa giống như Đại Văn Hào Leo Tolstoy viết trong quyển “ Chiến Tranh & Hòa Bình” sung sướng với khổ đau, vui với buồn, tinh thần với vật chất, ích kỷ với nhân đạo, hy vọng với thất vọng, vô luân với đạo đức với yêu thương.

Con người chỉ còn một chút nghị lực để thay đổi cuộc đời, con người là sự chịu đựng là sự hy sinh. Mặc dù có những hy sinh vô lý nhưng con người vẫn phải làm, như vậy anh hùng là gì, hành động ra sao, vĩ nhân như thế nào? Hãy ngược thời gian thử đặt câu hỏi, Hoàng Đế Napoleon là tượng trưng cho tự do nhân loại hay là mối đe dọa hòa bình ở Âu Châu? Ở Việt Nam người ta thường tranh luận về lãnh tụ Hồ Chí Minh, có người cho là Cha già dân tộc, có kẻ cho là tội đồ dân tộc, Lịch sử sẽ tìm hiểu để trả lời ư ?

Hôm nay nhìn bức ảnh của Mary McHugh nằm trước bia mộ của người tình lòng tôi đã thật sự chùng xuống, những vết thương từ trái tim khổ đau của một giống dân nhược tiểu như bị xé toẹt ra từng mảnh. Ngồi nhớ lại những đồng đội năm xưa, những thân xác phủ lấp lá cây rừng trên dốc núi, đèo cao, những bạn bè chết chưa kịp vuốt mắt, tôi thấy quá ư ngậm ngùi thương xót.

Đối với Cố Trung Sĩ James Regan còn quá nhiều may mắn, anh được yên thân trong khu nghĩa địa xinh đẹp có vòng hoa đưa tiễn, có người tình thầm gọi tên anh, có thân nhân thăm viếng mỗi năm, có đèn hương ấm mộ. Chứ không như những chiến hữu của tôi đã hơn ba mươi năm không được yên thân dưới huyệt sâu. Họ đang bị cày xới lên để làm khu qui hoạch, để thỏa mãn hận thù. Những mộ phần đã lạnh lẽo hằng bao năm qua không một nén hương tưởng nhớ trong những ngày xuân về hay lễ giỗ. Những tấm mộ bia xiêu vẹo, bể nát dưới những vũng nước sình lầy không có ai tu sửa, chiếc cổng nghĩa địa đã khóa chặt với xích sắt, với kẽm gai không còn lối vào thăm viếng.

Nhìn bức hình nghĩa trang Quốc Gia Arlington nơi an nghỉ cuối cùng của những người lính anh hùng trong chiến trường Afghanistan và Iraq tôi thấy đau xót cho thân phận những người lính VNCH năm xưa. Thân xác họ hôm nay đã thành cát bụi, thế mà vẫn chưa được một chỗ nằm lại bình yên. Cuộc chiến dù đúng hay sai những người sống không có quyền trút đổ hận thù lên bia mộ họ. Trong những cuộc chiến trải qua hằng bao thề kỷ dù tàn bạo như các vương triều Hohenzollern, Habsburg, Romanov hay Ottoman họ vẫn còn chút lương tâm tôn trọng những nấm mồ liệt sĩ. Ngoài trừ bàn tay khát máu Stalin đã giết chết trên 35 triệu người không chút tiếc thương, không cần nấm mồ chôn cất .

Bức hình dự thi của Jonh Moores trong giải thưởng Pulitzer trong ngày lễ chiến sĩ trận vong đã làm cho nhiều người rơi lệ, bức hình tuy chỉ lớn bằng một bàn tay nhưng đã nói lên sự tột cùng đau khổ của người con gái mất người yêu. Bức hình đã nói lên hậu quả của chiến tranh, sự mất mát của con người, sự ghê tởm của chiến tranh. Bức hình tuy đơn sơ nhưng nói lên cả niềm quặn đau từ trái tim của những người mất chồng, mất con, mất cha, mất mẹ. Không phải chỉ bức ảnh của John Moorre là lần đầu tiên ghi lại những hình ảnh đau thương sau cuộc chiến, mà đã từng có hằng trăm, hàng ngàn bức ảnh đau thương khác đã ghi lại những bi thương trên thế giới trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh.

Dĩ nhiên chiến tranh là máu lửa, là khổ đau, là tan nát không có giấy bút nào tả hết, hay có những thước phim nào có thể ghi lại đầy đủ. Mới đây hội nhà báo thế giới đã tổ chức cuộc thi ảnh cho năm 2007 với 125 Quốc Gia tham dự với số lượng 80.536 ảnh của 5.019 nhíp ảnh gia, giải nhất thuộc về Tim Hertherington Anh Quốc với bức hình diễn tả nỗi chán chường của người lính đồn trú ở chiến trường Afghanistan. Trong cuộc thi còn nhiều hình ảnh khác nữa, nhưng dù có cố gắng phơi bày sự thật về hệ lụy chiến tranh thê thảm đến đâu, cũng không đánh động được lương tâm của nhân loại. Có nhiều nhà làm phim muốn cảnh báo cho nhân loại sự tàn phá và chết chóc của chiến tranh nhưng không ai muốn đoái hoài quan tâm đến.

Trong lịch sử nhân loại có rất nhiều tội ác chiến tranh, nhưng con người vẫn giấu kín trong ngăn tủ tối mật của Quốc Gia, có những hành vi núp bóng nhân đạo để mưu đồ lợi ích, ngụy tạo chính nghĩa để chém giết lẫn nhau. Tất cả cũng chỉ là mưu đồ bá chủ, quyền lợi Quốc Gia, sức mạnh vô địch mà họ không cần quan tâm đến sinh mạng của tuổi trẻ đã hy sinh một cách vô lý. Họ vô cảm trước những dòng lệ khổ đau, những giọt máu tươi tuôn chảy từ trái tim của những người lính trẻ. Họ không nhìn thấy sự xót xa trong lòng người mẹ khi nhận được tin con tử trận ngoài chiến trường. Tôi nhớ một đoạn phim “Saving Private Ryan” Steven Spiellerg 1998 với hình ảnh người mẹ quị ngã trước thềm nhà khi nhận tin ba người con đã tử trận cùng một lúc ngoài chiến trường. Chúng ta hãy tưởng tượng xem còn nỗi xót xa nào bằng, còn khổ đau nào hơn trong trái tim người mẹ ngày đêm mong ngóng những người con trở lại.

Dù là lý tưởng cao đẹp hay sự bù đắp to lớn cũng không lấp hết hố sâu buồn đau trong tim người ở lại, hay dù có ban thưởng những huân chương vinh danh cao quí, cũng không thể nào xóa được vết thương hay sự mất mát to tát trong lòng những người mẹ, người góa phụ trong nỗi lặng lẽ nhớ thương.

Bức ảnh cô Mary McHugh trước bia mộ người hôn phu là hình ảnh khổ đau của những người đàn bà, con gái trên địa cầu trong oan nghiệt của chiến tranh. Tiếng khóc, tiếng thở dài là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại hãy vì tình yêu thương mà sống, hãy san sẻ, hãy cảm thông đừng gây thêm đổ nát, hoang tàn.

Mary McHugh bị chiến tranh cướp mất người hôn phu, bị dập tắt lửa tin yêu trong trái tim thanh xuân, đó là nỗi xót xa chung cho những nạn nhân chiến tranh trên thế giới mà nhân loại hôm nay đã quay măt trên sự phi lý của chiến tranh, sự ác độc của kẻ nhân danh và lợi dụng sự văn minh để hủy diệt con người.
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Tị Nạn Lưu Vong Phú
Nguyễn Mạnh Trinh

Tị nạn có buồn?! lưu vong có khổ?!
Ngoài tươi trong héo, tấc dạ ngẩn ngơ.
Nhớ thuở nào:
Người di cư lúc đất nước chia đôi, đi về Nam còn quay nhìn đất Bắc
Kẻ di tản khi bạo quyền áp chế, ghé bến Tây sao ngó lại trời Đông
Kìa, ai giấc mộng mênh mang xứ người tạm ở
Buổi sáng mù sương ra đi lúc chưa tỏ mặt mày.
Buổi chiều hoàng hôn trở về khi đèn đường đã cháy
Thân tị nạn nợ áo nợ cơm
Đời lưu lạc quay hoài quay mãi.
Ngày lại ngày, thứ hai liền thứ sáu, nhanh như tên mà cũng chậm như đời
Kỳ tới kỳ, tháng tháng đến năm năm, bạc tóc râu nghe mình như kẻ lạ,
Lương tiền có bao lăm, chi dụng kiểu ba cọc ba đồng, làm thì hàm nhai, tay quai thì miệng trễ
Buôn bán cứ bấy nhiêu, vốn liếng đắp đổi lối cò con góp nhặt, lấy công làm lời, cũng vừa đủ miếng ăn
Nhà của nhà băng, nhưng tháng tháng, ký tiền, để vào ở đậu cho oai.
Xe mua trả góp, dẫu ngày ngày, trả nợ, lái như bay cho nở mặt mày.
Cái khó bó cái khôn, cứ con đường sớm chiều đi về mải miết.
Bữa no dồn bữa đói, mãi xa xưa khuya sớm thức giấc chạnh lòng.
Thôi thì, đến xứ người lập nghiệp, lại nhớ câu tiểu phú do cần
Cũng xong, đã giấc mộng xa xưa, chợt hiểu lời vong gia thất thổ
Cơm ăn áo mặc, nơi ngụ cư đâu có ai thiếu hụt.
Sao mà nghe đời lạnh lùng trôi
Con trẻ lớn lên, chốn tạm dung đủ thầy giỏi trường hay
Có ai dạy thương về cố quốc

Nhớ thuở nào ngang dọc khung trời, cánh chim bằng thênh thang cánh vỗ
Tiếc ngày đó bão cát trăng soi, đem chí trai thỏa tình sông núi.
Giờ lưu lạc đất mới tần ngần
Đã vào cuộc hai bàn tay trắng.
Học với hành, mảnh bằng chưa đủ che thân, câu ngập ngọng không no thì yes
Làm với việc, công danh bao lần trồi sụt, lời trả treo khi up lúc down
Ngày chợp mắt đủ vài ba tiếng, trang sách học lẫn lộn trong đầu.
Đêm quần quật không kể phút giây, nghe bắp thịt rêu rao đòi nghỉ.
Tự nhủ thầm lập nghiệp xứ người, phải lao động bằng năm bằng mười.
Ai đã nói thành công thành nghiệp, cần gắng công tới bảy tới ba
Học cho quên những ngày tù tội quê nhà, ăn miếng cơm nghẹn giặc thù nhiếc móc
Làm để nhớ thuở nào nắng chói lửa trời, uống mồ hôi mặn buốt tê đầu lưỡi.
Nhớ để mà quên
Quên rồi lại nhớ
Đêm cải tạo bốn phía chông rào, ngẩng tầm mắt chưa nhìn xa một quãng.
Ngày lao lung cuốc cầy kiệt lực, lưng dạ dày nào đủ miếng cơm ôi
Ơû góc rừng mái nứa vách tre, nghe mối mọt xông đùn lên qúa khứ.
Ngụ lưng đồi đất sỏi giếng khô, tưởng tương lai như dế giun yên ngủ
Ngóng vợ thương con, khi quốc biến ai còn nguyên tông tộc
Buồn nhà sầu nước, buổi tan hàng thôi cũng trọn ý trời
Mấy chục năm chiến tranh tàn khốc, nghen ngào thân chiến sĩ sa trường.
Dăm đoạn đường quốc lộ tử vong, đau xót mạng lương dân gục ngã.
Phe Bắc Cộng cam tâm theo Mác
Giương cao cờ giải phóng giết người.
Dân Miền Nam xã hội tự do
Giữ lãnh thổ bình yên một cõi.
Đất lệch trời nghiêng
Mưa sầu gió thảm
Này súng đạn, nọ quân chí nguyện, cứ hung hăng làm nghĩa vụ cho thế giới đại đồng
Kia núi xương, kìa sông tanh máu, mải lao lên làm xung kích với lý tưởng rỗng không.
Đất nước Việt Nam, dưng không dẫy đầy tai họa, là sa bàn cho nghệ thuật sát nhân
Giống dòng Hồng Lạc, bỗng nhiên thù hận chất chồng, làm tốt thí cho cờ tàn tranh chiến.
Nơi nơi: vườn hoang nhà trống, bom đạn cầy tươm máu đất quê hương
Chỗ chỗ: khăn tang lớp lớp, mộ chí đầy như cỏ mọc rừng hoang.
Thế mà : khi tàn lửa khói
Vẫn chưa hết khổ, trại tù lớp lớp, cải tạo cái gì ngoài bóp chết tự do dân chủ
Nào hết điêu linh: cướp của đêm đêm, công bằng cái chi trong mưu đồ tham tàn bóc lột
Người có quê chẳng thể trở về, tờ hộ khẩu như bùa thiêng sống chết
Kẻ có đất trở thành thuê mướn, lệnh tịch thu tựa búa bổ đầu dân
Chính quyền như hổ dữ, triệu người dân đành bỏ nước ra đi
Chế độ giống sài lang, ngàn con thuyền vượt biển Đông tìm bến
Bất kể “ Ngụy” hay không, , cũng phải tìm đường sống cho khỏi đọa đầy
Tự do hay là chết, ngay cột đèn đường mà cũng muốn vượt biên.
Lương tâm nhân loại, cảnh tỉnh ầm ầm
Trí thức loài người, kêu gọi vang vang
Đã trăm ngàn người vùi xác biển sâu, giá tự do đắt sao mà đắt
Biết bao nhiêu con tàu không về bến, mạng con người chẳng đáng mảy may.
Vượt muôn trùng gian khổ, đi tị nạn mang theo tấc đất quê hương
Qua lớp lớp khó khăn, thân lưu vong không quên tổ tiên nguồn cội.
Túi mỏng mỏng nhắm có ít nhiều, vẫn gửi gấmcho người thân ở lại
Quỹ lưng lưng chẳng muôn chẳng ức, cũng sẵn lòng gửi giúp kẻ cơ hàn
Quây quần tụ họp với nhau, ấy có kẻ chê bai không khả năng hội nhập
Kết đoàn thành một cộng đồng, kia có người phê phán phải chung lưng góp sức
Thực tế rành rành, mấy chục năm khai sơn phá thạch
Chuyện rõ đinh ninh, bao thành tích mở đường khai lối
Gẫm chuyện đời, sáng nắng chiều mưa, có mấy ai hoàn toàn êm ấm
Nghĩ lịch sử, sáng thay chiều đổi, chế độ nào thống trị muôn năm
Thì cũng mong
Cờ dân chủ quê hương bay phấp phới, ngửng mặt cao không thẹn với giang sơn
Gương anh kiệt rỡ ràng xây dựng nước, lòng khăng khăng một dạ giống Tiên Rồng.
ngóng về xứ sở
vọng đến quê chung.
Tị nạn? Lưu vong? Cuộc thế xoay vần
Quê cũ? Xứ người? Tuổi già chợt đến.
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Ba Mươi Ba Năm
Cờ Vàng Vẩn Tung Bay Ngạo Nghể
30 tháng 4 ba mươi ba năm trước Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, quê hương ngập chìm trong trận Đại Hồng Thủy Đỏ cuốn trôi miền Nam vào nổi tủi nhục đầy oan nghiệt.

Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ theo vận nước nổi trôi, theo dòng đời nghiệt ngã của những vết chân di tản. Trên biển cả hãi hùng, trong rừng sâu núi thẩm hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ là niềm tin vững chắc của những con người Việt Nam chân chính vượt qua mọi khó khăn tủi nhục.

Ba mươi ba năm trôi qua, lá Cờ Vàng của người Quốc Gia Chân Chính không còn tung bay trên quê Mẹ thân yêu, thay vào đó là lá Cờ Máu, lá cờ đã gieo rắc biết bao đau thương tủi nhục cho quê hương trong suốt mấy thập niên.
Image
Triệu triệu người dân vô tội của cả hai miền Nam Bắc tức tưởi gục ngã trong oan nghiệt vì sự cuồng tín của những kẻ chạy theo chủ nghĩa ngoại lai, tôn thờ lá Cờ Máu.

Triệu triệu người rời xa quê hương, nhưng trong lòng vẩn luôn ấp ủ màu Cờ Vàng thân yêu biểu tượng của Hồn Thiêng Sông Núi mà hàng trăm ngàn chiến sĩ đã không tiếc máu xương hi sinh để bảo vệ.

Ngày nay trong cuộc sống tha hương, mỗi chúng ta có một quê hương thứ hai, một lá cờ mới, lá cờ của đất nước đã cưu mang chúng ta trong những ngày đói khổ gian truân của kiếp người tỵ nạn. Nhưng lá cờ vàng của chính nghĩa, của hồn thiêng sông núi vẩn không nhạt nhòa, luôn được ấp ủ trong mỗi tâm hồn người ly hương, không bỏ lỡ bất cứ cơ hội naò để tỏ rõ cho thế giới biết: Chúng ta, những Người Quốc Gia Chân Chính vẫn còn hiện diện, vẩn tiếp tục đeo đuổi cuộc đấu tranh cho chính nghĩa trên khắp mọi miền cuả thế giới. Lá cờ của chính nghĩa, lá cờ của những con người yêu chuộng tự do, yêu chuộng dân chủ và nhân quyền, lá cờ của những con người bất khuất vẩn mãi mãi tung bay ngạo nghễ trên bầu trời tự do.
Image

Trên đường phố Hoa Kỳ chúng ta thường thấy những chiếc xe của các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến trong chiến tranh Việt Nam có dán lá cờ vàng ba sọc đỏ bằng hai bàn tay một cách rất trân trọng trên kính xe hay trên cản xe. Những cựu chiến binh Hoa Kỳ – Việt Nam Veterant- Việt Vet- muốùn cho tất cả mọi người biết rằng họ đã có một thời chiến đấu sinh tử cho đất nước Việt Nam, bên cạnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một trong những quân lực hùng mạnh nhất Đông Nam Á trong thập niên 60 và nửa thập niên 70 để bảo vệ tự do cho thế giới, ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa phi nhân Cộng Sản.

Họ trở lại quê hương Hoa Kỳ trong nổi ngậm ngùi đau xót của kẻ bất đắc dĩ phải thua cuộc, chịu đựng sự nguyền rủa, phỉ báng không tiếc lời của bọn phản chiến. Họ vẩn âm thầm chịu đựng, vẩn luôn hãnh diện về sự đóng góp máu xương cho cuộc chiến đấu đầy chính nghĩa bên cạnh lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. oái oăm thay, họ chỉ được quyền chiến đấu, được quyền hi sinh tính mạng nhưng.....không được quyền chiến thắng.

Quả thật là một nghịch lý khi mà Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh chỉ được trong tư thế phòng thủ mà không được phép tấn công, đánh thẳng vào sào huyệt nơi xuất phát cuộc chiến tranh xâm lăng của Cộng Sản. Mặc dù chúng ta có thừa lực lượng, thừa sức chiến đấu, thừa anh dũng để đánh tan mộng xâm lăng của những con người cuồng tín.

Năm mươi tám ngàn chiến binh Hoa Kỳ đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu bên cạnh Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng với hàng triệu dân, quân, cán, chính Việt Nam phải chăng là một sự hi sinh phi lý, vô nghĩa trước cặp mắt của bọn người phản chiến?

KHÔNG!

Người viết khẳng định là KHÔNG!
Image
58.000 chiến binh Hoa Kỳ rời bỏ quê hương, hi sinh hạnh phúc gia đình, xa lìa vợ đẹp con khôn dấn thân vào cuộc chiến đấu khốc liệt, chắc chắn mỗi người đều mang theo trong lòng một lý tưởng, lý tưởng yêu chuộng và bảo vệ tự do. Họ chấp nhận gian khổ, chấp nhận hi sinh cho lý tưởng, lý tưởng bảo vệ tự do nhân quyền., nhưng oan nghiệt thay .......vì ảnh hưởng của các thế lực quốc tế họ “không được quyền chiến thắng”.

Họ đả chấp nhận và âm thầm chịu dựng sự nguyền rủa của bọn người phản chiến thiển cận và hèn nhát .

Dù bị nguyền rủa, dù bị hất hủi, họ, những Cựu Chiến Binh trong chiến tranh Việt Nam vẩn hãnh diện đã góp phần trong cuộc chiến tranh Việt Nam bên cạnh lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng của Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền, và giờ đây những lá cờ vàng ba sọc đỏ được đặt trang trọng trên những chiếc xe sang trọng trên khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ đã nói lên được niềm hãnh diện góp phần trong cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ thành trì tự do cho thế giới.

Người viết xin được trang trọng nói lên lời ngưỡng mộ và cảm kích đối với tất cả cựu chiến binh Hoa Kỳ và Đồng Minh trong chiến tranh Việt Nam đã chiến đấu bên cạnh Lá Cờ Vàng kể cả những người đã nằm xuống hay còn đang sống.
Image
Ba mươi ba năm đất nước bị bức tử, quê hương bị nhuộm đỏ, ba mươi ba năm lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ rời xa quê hương nhưng vẩn tiếp tục tung bay trên khắp thế giới từ Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, Úc Châu , Á Châu, được cầm trên tay của những người già cả hom hem thuộc thế hệ thứ nhứt, những người đã trải qua nhiều tháng năm đọa đày khổ sai trong những trại Tù của Cộng Sản và được chuyền tay cho những người trẻ thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba trong những cuộc biểu tình cho tự do, dân chủ và nhân quyền trên khắp thế giới.

Điều nầy đã minh chứng hùng hồn cuộc chiến đấu sẻ còn tiếp tục cho đến khi nào Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền thực sự trở lại trên quê hương Việt Nam thân yêu, 85 triệu đồng bào phải được giải thoát khỏi ách thống trị độc tài của Cộng Sản.
Image
Cách đây vài ngày trong buổi phát hình phóng sự biểu tình chống buổi ca nhạc tưởng niệm 7 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Don Wash Auditorium Garden Grove -Orange County , đài truyền hình SBTN đã cho trình chiếu đoạn băng thu hình phóng sự ngắn với lời thuyết minh của phóng viên Thanh Toàn: “ ....Đại Diện Ban Tổ Chức – (Hình như có tên là Michelle? ) không cho mang lá cờ vàng ba sọc đỏ, cờ của Việt Nam Cộng Hòa, vào rạp hát....”. Trên đoạn băng ghi hình của đài truyền hình SBTN, một thanh niên khán giả cầm trên tay lá cờ vàng ba sọc đỏ bằng giấy khoảng lớn hơn bàn tay đi vào cửa, người nữ an ninh gác cửa chân lại thu lấy lá cờ và tiện tay........quăng vào thùng rác ngay bên cạnh.

Nhìn cảnh tượng lá cờ thân yêu bị người nữ nhân viên security quăng vào thùng rác ngay trước cửa ra vào một cách thản nhiên theo lệnh của Ban Tổ Chức, tôi cảm thấy vô cùng xót xa, tôi thiết nghỉ đồng hương Việt Nam trên 50 tiểu bang Hoa Kỳ khi được xem đoạn phóng sự ngắn nầy không khỏi mang tâm trạng bùi ngùi xót xa như tôi. Người nữ nhân viên an ninh không đáng trách, bà ta chỉ thi hành nhiệm vụ một cách thản nhiên, máy móc, không hận thù, theo lệnh của Ban Tổ Chức mục đích tránh cho những người biểu tình mang cờ vào rạp hát tạo nhiều xáo trộn cho buổi ca nhạc.

Dù hành động thản nhiên hay vô tình tôi cũng cảm thấy một cái gì nghèn ngẹn xót xa không ngăn dược dòng nước mắt bất giác trào ra hai bên khóe.

Cũng chính vì lá cờ Tổ Quốc nầy mà biết bao người con ưu tú của tổ quốc phải chịu hi sinh. Bao nhiêu chiến sĩ đã gục ngã khi dựng lá cờ Vàng trên cổ thành Quảng Trị, trên mặt trận An Lộc, gục ngã trên mọi miền của đất nước từ Bến Hải đến Cà Mau.

Cũng chính màu cờ nầy mà tôi đã phải chịu những trận đòn thù thừa sống thiếu chết, với hơn 30 ngày biệt giam trong xà lim trại Z 30 A. sau khi tổ chức buổi Chào Cờ đầu năm với lá cờ nhỏ trên chai Bia quân tiếp vụ được ngụy trang cho buổi chào cờ...
Image
Tiếng quốc ca Việt Nam Cộng Hòa vang lên “......Nầy Công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi ...” Thế rồi người người đứng lên, nhà nhà đứng lên, tiếng ca vang vội ...cuối cùng cả trại tù Z 30 A Gia Ray Xuân Lộc cùng đứng lên tiếp nối cho đến khi bài quốc ca chấm dứt....Cái giá phải trả là tôi và người bạn tù Phục Quốc Nguyễn Phước Thọ mỗi người phải nằm xà lim kiên giam với những trận đòn thù vô cùng tàn nhẫn, thừa sống thiếu chết.

Ngày ra khỏi gông cùm của xà lim kiên giam cũng là ngày người tù phục quốc Nguyễn Phước Thọ trút hơi thở cuối cùng vì không chịu đựng nổi những vết thương từ những trận đòn thù vô cùng dã man của những tên cai tù. Tôi thì lê tấm thân tàn da bọc xương với đôi cổ chân lở loét máu mủ rỉ ra trông thật ghê rợn. Một nén trầm hương cho Nguyễn Phước Thọ, chúc em có được giấc ngủ bình an nơi cõi vĩnh hằng.

Ngày tôi sang thăm tiểu bang Arizona được tham dự buổi Lể thượng kỳ đầu tiên tại thành phố Phoenix, Thiếu tá Hà Mai Khuê nguyên Chi Đoàn Trưởng Thiết Giáp “VOI ĐIÊN” trang trọng kéo lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Việt Nam Cộng Hòa lên kỳ đài của tòa thị chính thành phố trước sự chứng kiến của rất nhiều viên chức Hoa Kỳ và cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng với đồng hương Arizona. Nhìn lá cờ thân yêu phất phới bay giữa bầu trời tự do bên cạnh lá cờ Hoa Kỳ tôi không nén được xúc động, hai giọt nước mắt bất giác lại trào ra.

Trong khi đang viết bài nầy tôi được biết một tin vui, ảnh người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng với lá cờ vàng ba sọc đỏ Việt Nam Cộng Hòa, được Chính Phủ Úc Đại Lợi chấp thuận cho in thành tem loại 50 Cent đã được phát hành và lưu dụng tại Úc Đại Lợi. Một lần nữa Lá Cờ của những con người chân chính, lá cờ của Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền được những cánh thư chuyền đi trên khắp thế giới.

Hãnh diện thay.

“Tháng Tư Đen “lại về dánh đấu ba mươi ba năm lá cờ tổ quốc chính thức theo gót chân người ly hương rời xa quê Mẹ thân yêu.

Ba mươi ba năm tưởng đâu đã trôi vào quá khứ, quên lảng. Nhưng không! lá cỡ Vàng Ba Sọc Đỏ vẩn ngạo nghễ tung bay giữa bầu trời tự do, hiện diện trên mọi miền đất của thế giới, như một biểu tượng thiêng liêng của những người Việt Nam chân chính luôn yêu chuộng Tự Do,Dân Chủ ,Nhân Quyền.

Thế hệ thứ nhứt chấp nhận hi sinh gian khổ giữ cho Lá Cờ Vàng tung bay ngạo nghễ trên bầu trời tự do, các thế hệ trẻ nối tiếp nhập cuộc tiếp tục sứ mạng thiêng liêng của Tổ Quốc giao phó, tiếp tục tô đậm hai chữ Chính Nghĩa trên lá Cờ Vàng biểu hiện cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

Với ý chí sắt đá đấu tranh không khoan nhượng, một ngày không xa những con người chân chính sẻ sớm khôi phục lại quê hương, mang ấm no hạnh phúc cùng với Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền về cho quê hương thân yêu.

NGUYỄN HỮU CỦA
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

LÊ THỊ CÔNG NHÂN BẬC NỮ LƯU PHI THƯỜNG


Image



Có thể nói dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nhiều đặc tính dị biệt với nhiều dân tộc khác trên trái đất. Một trong những đặc tính ấy là tuy đã từ nhiều ngàn năm ra khỏi chế độ mẫu hệ, nhưng trên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, người phụ nữ đã không hề chỉ lo chuyện nội trợ mà còn lắm phen góp sức với đời, tham gia chính sự kể cả có khi cầm quân đánh giặc. Từ ngày dựng nước và trong mỗi thời đại đều thấy xuất hiện các bậc anh thư, anh tài văn võ. Dân ta ai là người không hãnh diện và tôn thờ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, ai không trân quý Huyền Trân Công Chúa, Công Chúa Ngọc hân, ai không mến mộ văn tài của bà Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, bà Hồ Xuân Hương, ai không thánh phục Thái Hậu Dương Vân Nga, nữ tướng Bùi Thị Xuân ? Và còn bao nhiêu bậc nữ lưu, anh thư khác nữa. Đời nào cũng có.

Quả thật người phụ nữ Việt Nam luôn luôn gắn liền với dân tộc, gắn liền với vận mạng của lịch sử thăng trầm. Trong chiến tranh và nhất là từ ngày 30/04/1975 đến nay, sự hy sinh, nhẫn nhục, đau khổ của người phụ nữ đã lên đến cùng cực. Nhưng nếu tuyệt đại đa số các bà, các chị, các em âm thầm chịu đựng cảnh chồng con đi tù, nhà cửa bị cướp đoạt, bán từng mảnh vụn nữ trang gom góp thăm nuôi chồng con trong tù... Dưới chế độ cộng sản, biết bao bông hoa đã bị héo tàn trong vùi dập ? Biết bao xác thân phụ nữ đã nổi trôi trên mặt đại dương ? Tất cả đã diễn ra trong câm lặng.

Nhưng từ gần hai chục năm nay, người dân, trong đó có đông đảo phụ nữ đã lên tiếng phản đối sự trù dập của chế độ CSVN, lên tiếng bảo vệ chồng con đấu tranh cho dân chủ, nhân quyềnn. Và hơn nữa các bà, các cô đã trực tiếp đứng lên đấu tranh bất bạo động, đối đầu với bạo quyền cộng sản đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và những quyền căn bản của con người, đòi lại đất đai tài sản bị cộng sản cướp đoạt. Người ta biết đến những người phụ nữ như Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân... đã can đảm đấu tranh cho tự do, Nhân Quyền và đã bị CSVN bắt giam, tù đày, hành hạ.

Có thể khuôn mặt tiêu biểu nhất trong những người phụ nữ phi thường này là luật sư Lê thị Công Nhân. Cô sinh năm 1979 tại Tiền Giang, tốt nghiệp cử nhân luật khoa năm 2001. Cô đã can đảm tố cáo chế độ CSVN độc tài, vận động bảo vệ quyền lợi công nhân lao động và đòi hỏi thành lập công đoàn tự do. Khi phong trào đấu tranh cho dân chủ bùng phát, cô đã mạnh dạn tham gia vào Khối 8406, và đã trở thành phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến Việt Nam. Bạo quyền cộng sản Hà Nội đã tìm đủ cách uy hiếp cô và gia đình cô. Nhưng cô luôn kiên quyết giữ vững lập trường. Cô đã thẳng thắng tuyên bố : "Tôi xin khẳng định, bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, là tôi sẽ chiến đấu tới cùng, cho dù chỉ còn có một mình tôi để đấu tranh trước hết là giành lấy nhân quyền cho riêng mình và giành lấy nhân quyền dân chủ và tự do cho người dân Việt Nam và CSVN đừng có mong chờ bất cứ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là sự đầu hàng từ phía tôi". Đang nằm trong lòng chế độc cộng sản độc tài, đây quả là lời tuyên bố phi thường của một bậc nữ lưu phi thường. Biết không thể hăm dọa được cô, cộng sản Hà Nội đã bắt giam cô ngày 6/3/2007 và đã gán ghép cô vào tội "tuyên truyền chống chế độ" ghi trong điều 88 của bộ luật hình sự cộng sản để đưa cô ra xét xử trong một phiên tòa trò hề để kết án cô 4 năm tù giam cộng thêm 3 năm quản chế.

Cho tới ngày hôm nay, cô đã bị giam cầm từ hơn 1 năm rồi. Nhưng thế giới không quên cô, cộng đồng Hải Ngoại không quên cô vì cô là đại diện cho tất cả những người đấu tranh, những dân oan đang đòi công lý, Nhân Quyền và dân chủ tại Việt Nam. Cụ thể tại Úc Châu, cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn đã tổ chức "MỘT NGÀY DÀNH CHO LÊ THỊ CÔNG NHÂN". Ngày đó sẽ là ngày 11/04/08 tại tiểu bang Victoria; ngày 12/04 tại New South Wales, Queensland, Bắc Úc; ngày 13/04 tại Tây Úc; ngày 26/04 tại Nam Úc, Wollongong; ngày 27/04 tại ACT (Canberra). Theo Ban Tổ Chức thì ý nghĩa ngày này là 1) Ngày cho quê hương, ngày hỗ trợ công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam; 2) Ngày phát huy tinh thần anh dũng của tiền nhân để giải trừ chế độ cộng sản tại Việt Nam; 3) Ngày phát hành tem thơ, sách báo về cuộc tranh đấu của anh thư nước Việt : Lê Thị Công Nhân.

Cũng nên biết là hiện nay bưu điện của nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận phát hành tem thư do các tổ chức hay tư nhân đặt thực hiện và có giá trị bưu điện chính thức để gửi thư trên toàn quốc và ra nước ngoài. Trước đây 1 tháng, nhân kỷ niệm 1 năm cô bị bắt giữ, tại Pháp đã thực hiện tem thư có hình nửa người của luật sư Lê Thị Công Nhân. Tất nhiên không thể có tem thư mang hình tất cả những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang bị cầm từ như linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Nguyễn Quốc Quân, anh Nguyễn Thế Vũ, anh Somsak Khunmi hay từng người dân oan như các chị Vũ Thanh Phương, Lư Thị Thu Duyên, Lư Thị Thu Trang, Cụ bà Phạm Kim Thu 81 tuổi, vv...

Ngày Dành Cho Lê Thị Công Nhân phải hiểu là NGÀY DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI TRANH ĐẤU CHO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM.

Trần Đức Tường
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

BA MƯƠI BA NĂM TRƯỚC, NGÀY 30-4-1975,
TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH ÐẦU HÀNG HAY BỊ CỌNG SẢN BẮC VIỆT BẮT TẠI DINH ÐỘC LẬP?


MƯỜNG GIANG, Apr 23, 2008
Cali Today News - Ðiện Kinh Thiên ở Hà Nội, được xây dựng từ đời Nhà Hậu Lê (1428), trên nền cũ của các cung điện thời Lý,Trần.. và trở thành Hành Cung của Nhà Nguyễn từ năm 1802, vì kinh đô của nước ta, được dời vào Huế. Năm 1873, thực dân Pháp chiếm Hà Nội, chúng đã biến hoàng cung thành một pháo đài rất kiên cố.

Năm 1954 tới cuối tháng 4-1975, Cộng Sản làm chủ nửa nước Từ đó Ðiện Kinh Thiên, trở thành Tổng hành dinh của Bộ Tổng Tham Mưu/Bộ đội Bắc Việt. Ðây là chỗ của các đầu sỏ Bắc Bộ Phủ, từ Hồ Chí Minh tới Lê Duẩn,Phạm Văn Ðồng.. trực tiếp lãnh đạo 8 đời Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng và Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Phùng Quang Thanh.. Tổng Tham Mưu Trưởng, bày binh bố trận mọi kế hoạch, chiến lược xâm lăng Miền Nam VN,qua cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam , cánh tay nối dài của Trung Ương Ðảng Cộng Sản VN..

Từ năm 1967 về sau, chiến tranh càng lúc thêm ác liệt, lan rộng tới tận miền Bắc, khiến Hà Nội phải xây thêm căn cứ D-67, vừa làm nơi trốn bom đạn oanh tạc của các chóp bu, thật vô cùng khủng khiếp do Mỹ thả. Ðây cũng là nơi họp tuyệt mật, của Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương Ðảng. Theo Võ Nguyên Giáp viết trong ‘ Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng ‘, thì từ tháng 4-1973 Bộ Thống soái tối cao, đã giao cho Bộ Tổng tham mưu, lập một tổ đặc biệt gồm Lê Trọng Tấn, Vũ Lăng, Võ Quang Hồ và Lê Hữu Ðức, nghiên cứu kế hoạch tổng tấn công cưởng chiềm VNCH. Bản dự thảo đầu tiên ra đời ngày 5-6-1973 và sau đó qua bảy lần xét duyệt, cuối cùng vào ngày 30-9-1974, mới được Bộ Chính trị nghị quyết ‘ Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức tổng tấn công Miền Nam ‘.

Ngày 18-12-1974 tới 8-1-1975, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, để quyết định lần cuối cùng kế hoạch trên. Sau khi chiếm được Thường Ðức (Quảng Nam) và Phước Long, mà không thấy phản ứng nào từ Mỹ, nên ngày 9-1-1975, Quân ủy trung ương họp với quyết định mở chiến dịch 275, tấn chiếm Ban Mê Thuột, do Văn Tiến Dũng , từ Bắc vào Nam chỉ huy trực tiếp trận địa.

Sau khi Cao nguyên và Quân đoàn 1 của VNCH thất thủ, tại Hà Nội vào ngày 31-3-1975, Cọng Sản Bắc Việt quyết định lập Bộ Chỉ huy và Ðảng Ủy Sài Gòn, do Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng chỉ huy. Ngày 7-4-1975, Võ Nguyên Giáp ban lệnh bằng mọi cách phải đánh chiếm cho được Miền Nam. Ngày 14-4-1975, mở chiến dịch HCM. Ngày 25-4-1975, Quân Ðoàn 1 Cọng sản từ Bắc Việt vào và đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, mở đầu cuộc tấn công vào Sài Gòn bằng 5 cánh quân. Ngày 28-4-1975, Ðại tướng Dương văn Minh thay Trần Văn Hương làm Tổng thống, để trưa ngày 30-4-1975,ra lệnh toàn dân, toàn quân VNCH buông súng đầu hàng Cọng sản.
Trong lúc đó Miền Nam VN đã bị Hoa Kỳ và Thế giới tự do bỏ rơi tức tưởi, phải một mình đơn độc tiếp tục cuộc chiến chống xâm lăng trước mặt. Ðồng lúc lại phải hứng chịu những đòn thù thê thảm, của bọn con buôn chính khứa, cứ tàn nhẩn đạp bừa trên xác lính, để múa rối bỉ ổi trên sân khấu chính trị. Dữ dằn nhất vẫn là bọn trí thức khoa bảng,tư xưng là thành phần thứ ba, đã đi đêm với Bắc Việt từ lâu, gồm có Hồ Ngọc Nhuận, Vũ Văn Mẫu, Lý Quý Chung, , Hồ Văn Minh, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Oánh.. Tháng 3-1975, tình hình VNCH trở nên nguy ngập sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, Ngô Công Ðức, nguyên Dân biểu Quốc hội VNCH phản bội đất nước , sống lưu vong tại Pháp, đã vội vã sang Mỹ đòi chấm dứt viện trợ, thay ngựa bằng lá bài Dương Văn Minh, để chuẩn bị đầu hàng. Ðó là lý do truất phế Trần Văn Hương sau 5 ngày làm Tổng thống, kế vị TT.Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21-4-1975.

Ngày 27-4-1975, đúng 17 giờ 5 phút, trong phòng khánh tiết của Dinh Ðộc Lập, đang diễn ra buổi lễ bàn giao chức vụ tổng thống VNCH, giữa Trần Văn Hương và Dương Văn Minh. Ðây là lần bàn giao tổng thống lần thứ hai xảy ra chưa đầy 10 ngày, trong chính quyền Nam VN, giữa lúc đất nước đã mất hơn hai phần ba lãnh thổ và nguy ngập nhất là nửa triệu quân Bắc Việt đã ập sát Sài Gòn.. Theo phóng viên Ðài Phát Thanh Sài Gòn, mô tả hôm đó, thấy có sự hiện diện của ba Phó Thủ Tướng Trần Văn Ðôn, Nguyễn Văn Hảo, Dương Kích Ngưỡng, Quốc Vụ Khanh Nguyễn Xuân Phong, thêm Chủ Tich Thượng Viện Trần Văn Lắm và nhiều Nghị Sĩ, Dân Biểu như Tôn Thất Ðính, Nguyễn Văn Ân, Trần Cao Ðể, Mã Sái, Hồ Ngọc Cứ, Ðinh Văn Ðệ, Huỳnh văn Cao, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu.. và cả Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện là Trần Văn Tiết. Ngoài ra còn có hơn 100 phóng viên và nhiếp ảnh tham dự, làm cho quang cảnh buổi lễ bàn giao thật sôi nổi. Vậy mà Tân Tổng Thống chỉ mới giữ chức chưa đủ hai ngày, thì đã vội vã đầu hàng giặc, khiến cho đất nước và đồng bào, suốt ba mươi ba năm qua, sống kiếp nô lệ mới cay đắng ngậm ngùi, dưới ách thống trị siêu phong kiến của bọn đầu sỏ Cộng Sản Bắc Việt, gìa nua độc ác. Vì thế có thể nói rằng , chưa có đời nào trong giòng sử Việt, cả nước phải chịu nhiều đau khổ như hiện tại.

Là người của một giai đoạn lịch sử cận đại, Tướng Dương Văn Minh, chỉ trong vòng 12 năm ngắn ngũi, đã là nhân vật chủ chốt, hai biến cố trọng đại của cận sử VN. Ngày 1-11-1963 làm sụp đổ nền Ðệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam, ra lệnh hạ sát anh em Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Ngày 30-4-1975, lợi dụng chức vụ tổng thống và quyền Tổng tư lệnh quân đội, bắt cả nước đầu hàng đế quốc đệ tam cọng sản. Nay ngồi đọc lại lời phát biểu của TT Trần văn Hương, trong buổi lễ bàn giao hôm đó, mới thấy thương xót tận cùng cho người lính chiến VNCH, suốt đời làm thân trâu ngựa để cho bọn sâu bọ đội lột người ưởn ngực ngẩn đầu bước lên đài danh vọng lam hề :

‘ Một trang sử mới được mở ra, do Ðại Tướng Dương Văn Minh viết. Ông Minh nhậm chức lúc này, không những chỉ vì thiện chí, mà còn là CAN ÐẢM TỪ BỎ GIẢI PHÁP QUÂN SỰ, vì đã chọn con đường Hòa Giải, Hòa Hợp để có Hòa Bình.. ’ ’

Ðúng lúc lễ bàn giao bắt đầu, thì trên bầu trời, tên phản tặc Nguyễn Thành Trung, đứa con rơi của VC bỏ lại tại Bến Tre, sống nhờ sự dưỡng dục của người miền Nam VN nhưng vô ơn bạc nghĩa, đã lái và hướng dẫn 5 phản lực A37 của VNCH bỏ lại, oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất, đồng thời đặc công Bắc Việt cũng lội vào bờ, chiếm kho tiếp liệu của Usaid bỏ lại, sát chân cầu Sài Gòn. Nhiều người lúc đó, cho là Ðại Tướng Văn Minh bị bệnh tâm thần, nên mới tin tưởng là cọng sản Hà Nội sẽ ngưng bắn, trong khi chúng sắp chiếm được miền Nam. Ngây thơ hơn hết, là việc Dương Văn Minh, đêm 27-1-1975, đã mời Ngô Công Ðức lúc đó đang lưu vong bên Pháp, về làm Bộ trưởng thi hành Hiệp định Ba Lê 1973, thực chất chỉ là một tờ giấy lộn không hơn không kém. Ðại bàng tối cáo mà như vậy, thì trách làm sao được những trận đánh không tên trong quẩn sử đã không có đại bàng ?

Hởi ôi, khi người Mỹ còn chiến đấu ở VN, với tiềm năng quân sự to lớn, nên lúc nào nếu muốn, cũng có thể tiêu diệt Bắc Việt dễ dàng. Thế nhưng trong các lần hội nghị, để tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh bằng con đường hòa bình. Trăm lần như một, người Mỹ đều bị Bắc Việt lừa bịp, tới lần cuối cùng bị TT Nixon ra lệnh oanh tac và phong tỏa Miền Bắc kinh khiếp chưa từng có. Vậy mà sau khi hết bom rơi, Hà Nội vẫn xạo dù chịu ký vào bản hiệp ước ngưng bắn tại Paris tháng 2-1973, khi mấy trăm ngàn bộ đội Bắc Việt, được Mỹ cho phép ở lại tại chỗ, để tiếp tục xâm lăng Miền Nam.

Trong lúc đó, khi Ðại Tướng Dương Văn Minh lên nắm quyền Tổng Thống VNCH vào chiều ngày 28-4-1975, thì đất nước đang ở vào giờ thứ 25 hấp hối. Vậy chúng ta có điều kiện gì để mà bắt cọng sản chịu ngưng bắn, để hòa hợp có hòa bình ?. Nham nhở nhất, là từ sáng ngày 29-4-1975, đài VC lên tiếng phủ nhận luôn chính phủ Dương Văn Minh mới lên tối hôm qua, đồng thời ra lệnh đánh chiếm Gia Ðịnh-Sài Gòn.

Sau này Trần Văn Hương có tiết lộ với tác giả ‘ L’Adieu à Sài Gòn ‘ cũng là sử gia người Pháp Jean Larteguy, rằng sự thật Dương Văn Minh cũng giống như ông, chẳng có liên lạc được ai bên phía Bắc Việt, để mà hòa hợp hòa giải. Còn Ðại Tướng Minh cho biết là mình đã tin vào lời của Vũ Văn Mẫu. Rốt cục tất cả đều là những người mù rờ voi, sau đó ảo tưởng đẻ ra kế hoạch vĩ đại đề cứu nước cứu dân, trong khi mặt thật là chẳng nắm được gì hết, ngoài bên cạnh có một đám quân sư xôi thịt xúi bậy làm càn.

Trong lần kỷ niệm 17 năm quốc hận vào năm 1992, tờ nguyệt san Phụ Nữ Diễn Ðàn của người Việt Hải Ngoại, số đặc biệt , có đăng những bài bút chiến, của Bùi Tín, Bùi văn Tùng, Nguyễn Trần Thiết, Bùi Biên Thuỳ,.. quanh hai chủ đề : ‘ Ai là người đầu tiên vào Dinh Ðộc Lập ? và Ai là người có thực quyền lúc đó, nhận sự đầu hàng của TT và Nội Các Dương Văn Minh ?’

Mượn lại danh từ của những người cọng sản, trong cuộc đấu võ mồm vô duyên trên, là họ đã biếm xưng lịch sử. Vì thật ra cả bọn chẳng có ai là người đầu tiên bước vào Dinh Ðộc Lập. Mà từ xa lắc xa lơ, nơi này đã có hằng tá điệp viên cao cấp Bắc Việt như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Phạm Ngọc Thảo, Trần Ngọc Hiển, Lê Ðình Ẩn,Ðinh văn Ðệ.đã.bước chân vào rồi..

Riêng việc đầu hàng cọng sản của Dương Văn Minh, thì cũng chẳng có gì là lạ, vì Ðại Tướng là Thủ Lãnh của Lực Lượng Thứ Ba, có chủ trương Phản Gián qua lớp võ Hòa Giải, để đầu hàng giặc từ lúc chưa được lên ngôi Tổng Thống vào những ngày cuối tháng 4-1975. Có khác chăng, là phải đóng kịch đầu hàng như thế nào, để sau này trước Tòa Án Lương Tâm và trên trang lịch sử, Tổng Thống Dương Văn Minh , được trắng án và tiếng thơm là người yêu nước, vì đã dám hy sinh ở lại giữa chốn ba quân, trong lúc giặc xâm lăng đã ập sát biên thành.

Vì vậy từ lúc nhận lời đuổi Mỹ, tới khi lên đài ra lệnh cho quân đội buông súng rã ngủ, thời gian từ trưa 29-4-1975 cho tới trưa 30-4-1975, tổng thống không hề chợp mắt. Ðây là thời gian dài nhất trong đời làm chính trị của một vị nguyên thủ cuối cùng của VNCH, tuy ngắn ngủi nhưng lại bị tai tiếng nhất trong dòng Việt Sử cận đại.

Trong lần kỹ niệm 30 năm (4/1975 ố 4/2005), cả nước VN được sống trong thiên đàng xã nghĩa. Dịp này, trên các báo Khoa Học Phổ Thông (18) và Thế Giới Mới (631-632), xuất bản tại thành Hồ,có Phùng Bá Ðạm lớn tiếng về cái gọi ‘ Bắt Tổng thống Dương Văn Minh và Nội các Chính quyền Sài Gòn’ vào trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Ðộc Lập. Ðặc biệt trong những bài viết trên, không hề nhắc tới nhân vật Bùi Tín,một thời qua tập sách ‘ Sài Gòn Trong Ánh Chớp Chói Lọi Của Lịch Sử ‘ , lúc nào cũng to tiếng, nhận là mình cho Dương Văn Minh đầu hàng.

Vậy đâu là sự thật vì Tổng Thống Dương Văn Minh giờ đã mất, còn đồng bào cả nước từ ấy đến nay, sống dưới thiên đàng xã nghĩa, sau hàng rào kẽm gai, lưởi lê, họng súng, nên chỉ dám nói viết những lời đảng dạy, để mà giữ lấy cái mạng cùi rất mong manh. Vì vậy làm sao, có ai dám nói hết lời, cho dù rất muốn nói , ngoại trừ những kẽ cò mồi được đảng dựng lên làm đối lập qua mấy thúng ‘ dân chủ ‘ nghe thấy rất tình tứ và lãng mạn.

Nay nhìn lại cuộc tranh giành quyền lực của các chóp bu trong đảng và thảm trạng VN sắp diệt vọng trước cuộc xâm lăng không tiếng súng của giặc Tàu đỏ, Vì vậy, cho dù ai trong tập đoàn lãnh đạo của đảng cướp hiện nay, thì cũng chỉ đưa dân tộc và non sông Việt, đến hố sâu của ngu dốt, nghèo đói và trên hết là mất nước vào tay ngoại bang. Tất cả cũng chỉ vì chúng ta trong quá khứ ,đã thờ ơ với vận nước,phần lớn lại quá tin vào lãnh đạo, cho dù đó là những sâu bọ hại nước hại người .

‘ Ba mươi ba năm rồi, nay quá đủ
hãy đứng lên tự bẽ gảy xích xiềng
cả tội hèn làm đất nước đảo điên
giúp cho giặc thành bạo quyền ác chúa
chôn chúng đi nhưng thây ma thúi rửa
vứt vào mồ lũ quan tướng âm binh
để cả nước quên bớt nổi bất bình
vì trót lở tin theo phường đạo tặc.. ’ ’
1- TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH ÐI TÌM HÒA BÌNH Ở CUỐI ÐƯỜNG HẦM :
Ba muoi ba qua, kể từ ngày Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho QLVNCH buông súng rả ngủ, giúp cho cọng sản Bắc Việ, có cơ hội kết thúc sớm cuộc chiến xâm lăng Miền Nam. Cũng kể từ đó, đã có nhiều tài liệu của mọi phía liên hệ tới lịch sử, bật mí vén màn bí mật những uẩn khúc một thời, mà nguời Việt đọc tới, cứ tưởng như đang trong mộng hay đi trên mây, vì tất cả đều do bàn tay lông lá của ngoại bang dàn dựng.

Riêng về sự nghiệp của tổng thống cuối cùng của VNCH là Dương Văn Minh, cũng có rất nhiều nhưng chỉ có các bài viết của ký giả Pierre Denicron, ‘ SaiGon et Moi ‘ của cựu đại sứ Pháp là J.M.Mérilon và ‘ Decent Interval ‘ của Frank Sneep.. là viết rõ ràng nhất.

Theo ‘ Những Ngày Cuối Cùng VNCH ‘ của Nguyễn Khắc Ngử xuất bản sau năm 1975 tại Canada, thì ngay khi Bắc Việt vừa chiếm được Cao Nguyên Trung Phần (QDII) ngày 24-3-1975. Nhận thấy thời cơ đả tới, Phạm Văn Ðồng lúc đó là Thủ tướng Bắc Việt, đã ra lệnh cho bọn phản tặc ăn cơm Quốc Gia thờ ma Hồ, với cái gọi Lực Lượng Thứ Ba (LLTB) ở Sài Gòn, công khai ra mặt chống đối Chính Phủ VNCH, qua trung gian Ðại Sứ Pháp ở Hà Nội là Phillipe Richer. Ðồng noí : ‘ thế nào ?bao giờ người Pháp mới hành động ? giờ đã đến lúc các bạn ông trong phe thứ ba ở Sài Gòn, ra khỏi sự dè đặt, công khai lật đổ Nguyễn VănThiệu, để lập chính phủ mới trung lập, mới có đủ tư cách nói chuyện thương thuyết với chúng tôi ‘.Ðó chính là lý do mà Ðại sứ Pháp tại Sài Gòn, J.M.Mérillon, tiếp xúc với LLTB, áp lực Mỹ thay ngựa hết TT. Thiệu tới TT.Hương và tìm đủ mọi cách đưa Dương Văn Minh lên ghế Tổng Thống
+ NHỮNG NGÀY CHUẨN BỊ LÊN NGÔI VUA :
Người Pháp hết bị Nhật rồi tới VN đánh đuổi ra khỏi Ðông Dương một cách nhục nhã và thảm bại vào năm 1955, nhưng De Gaule và thực dân lúc nào cũng hằng nuôi ảo vọng trở lại làm trùm miền đất này. Bởi vậy không lúc nào chúng bỏ quên mọi cơ hội, rình rập và chợp thời cơ để trục lợi. Ðó cũng lý do Hòa đàm Paris được tổ chức trên đất Pháp . Ngoài ra đây cũng là nơi dung thân của các chính khưa lưu vong, sào huyệt của phong trào trí thức sinh viên tôn giáo thân Cộng Sản. Vì vậy suốt cuộc chiến, Hà Nội đã lập ra tại đây 4 Tổ Tuyên truyền, thuộc thành phần MTGPMN, Phòng Thông tin Bắc Việt và Hội Việt kiều yêu nước XHCN.nhưng tất cả , đều đặt dưới sự chỉ đạo của Trung ương cục miền Nam, một tổ chức nối dài của Ðảng Cộng Sản .

Ý đồ lưu manh trên, đã được Mérillon nói một cách công khai và hãnh diện, trong tác phẩm của mình. Ðó chính là những ngày cuối tháng 4-1975, giữa lúc VNCH đang hấp hối vì Hoa Kỳ phản bội, đại bàng bỏ trốn, Việt gian đâm sau lưng, tạo dịp tốt ngàn năm một thuở, cho Pháp nhảy vào ăn ké hột hụi chót, được hay thua, cũng không bị lỗ vốn.

Cũng theo lời kể của vị cựu đại sứ Pháp, kể từ ngày 18-4-1975, Hoa Kỳ coi như đã dứt khoát bỏ VN, qua vai trò của đại sứ Martin. Nói chung người Mỹ nhờ Pháp thay thế, lo giùm hậu sự cho cái xác của VNCH, đang hấp hối chờ chôn. Bởi vậy Mérilon đã liên hệ khắp nơi, kể cả phái đoàn của Bắc Việt trá hình là VC, do Phan Hiền cầm đầu, được Mỹ bảo vệ và cho ở làm gián điệp, nơi trại David nằm trong phi trường Tân Sơn Nhất, để xúc tiến thành lập một chính phủ MA mới tại VNCH, gồm ba thành phần Quốc Gia, Cọng sản và Trung Lập, như lệnh của Phạm Văn Ðồng.

Ðảng đối lập tức Lực lương thứ ba lúc đó, gồm có Thủ Lãnh là Ðại Tướng Dương Văn Minh, hợp với Huỳnh tấn Mẩm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Bá Thành, Huỳnh Liên, Vũ Văn Mẫu, Lý Quý Chung.. được Mérilon tiếp kiến ngày 22-4-1975 nhưng tất cả lũ đều là bọn hề, không có một chút tiếng tăm gì trên trường chính trị lúc đó, ngoài vai trò làm tay sai phá hoại, nên bị đuổi về vì không đủ điều kiện để lọt vào mắt của Bắc Bộ Phủ. Riêng Dương văn Minh được giữ lại, chờ nói chuyện với Hà Nội, qua đường dây chuyển tiếp của Toà đại sứ Pháp tại Sài Gòn-Tân Gia Ba-Bắc Việt, do Võ Ðông Giang làm trung gian.

Trong lúc chờ đợi, Ðại sứ Pháp dâng lên tổng thống tương lai, kế sách bình thiên hạ, trung lập hóa miền Nam, chung qui cũng vẫn là vai trò của Pháp, Trung Cộng và Nhật sẽ thay chân Mỹ làm chủ nhân ông VNCH.

Ðể Miền Nam mau chết, Hoa Kỳ đã quyết định cắt đứt hết mọi quân viện, khiến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng cắt đứt luôn sự liên hệ với Tòa Ðại Sứ. Bởi vậy, trong đêm 20-4-1975, thân hành đại sứ Martin phải vào Dinh Ðộc Lập, áp lưc TT phải từ chúc tức khắc, bằng tối hậu thư của CS Bắc Việt gửi Mỹ. Tóm lại TT Thiệu lúc đó chỉ có hai con đường lựa chọn, một là từ chức TT để giữ mạng, nếu không sẽ chết như TT Diệm vào ngày 2-11.1963.

Theo luật pháp quốc gia, cũng như Hiến Pháp và Quốc Hội qui định, nên Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay thế chức vụ TT. Nhưng cụ Trần Văn Hương, từ trước tới nay vốn nổi tiếng Diều Hâu, điếc không sợ sấm dù là sấm Chúa hay Phật, một nhân vật chống Cộng cực đoan, tuổi tuy già nhưng đầu óc tỉnh táo và cương quyết. Cho nên ông đâu phải là nhân vật tuyển của thực dân Pháp và giặc xâm lăng Bắc Việt. Bởi vậy Dương Văn Minh được mời ra cứu nước, đó cũng là bài bản tuồng tích đã được các soạn giả sắp xếp, đâu có gì lạ.

Ðể áp lực với tổng thống Hương nhường ngôi cho Dương văn Minh, tối 24-4-1975, cọng sản lại ra thông cáo :

1- Trần văn Hương bù nhìn của Nguyễn Văn Thiệu, phải ra đi.
2-Mỹ phải rút khỏi VN.
3-Không chấp nhận các cơ cấu của VNCH hiện tại.

Như vậy việc Dương văn Minh lên làm tổng thống, theo thông cáo trên, là do ý của cọng sản Hà Nội, chứ không phải do Hiến Pháp VNCH quyết định. Ý đồ cướp nước của giặc đã công khai rõ ràng như ban ngày, vậy mà Tướng Minh và phe nhóm vẫn mù tịt. Khôi hài nhất là việc ông đại sứ Pháp, cứ liên tục thúc hối Tổng thống Trần Văn Hương mau từ chức, để Dương Văn Minh kịp cứu dân cứu nước ?
Nhưng cụ Hương tuy tuổi già chứ không lẫm cẩm, hơn nữa lại là thầy của Dương Văn Minh, nên đâu có lạ gì tánh tình và nhân phẩm của người học trò mình.

Theo ‘ Saigon et Moi’, chính cụ Hương đã trả lời thẳng với Mérilon như sau ‘ Nước Pháp luôn hái nho trái mùa, tưởng chọn ai, chứ Dương văn Minh không phải là hạng người dùng được, trong lúc dầu sôi lửa bỏng’.

Do các lý do trên, TT Hương không muốn trở thành một tội nhân thiên cổ đối với lịch sử, nên đã khôn khéo trao quyền quyết định cho Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện. Cuối cùng Tướng Minh được chỉ định làm Tổng Thống thứ tư của VNCH, vào lúc 20 giờ 45’ đêm 27-4-1975, với tỷ số 132/02. Rồi lễ bàn giao được diễn ra tại Phòng khánh tiết, Dinh Ðộc Lập lúc 17 giờ 01 phút, chiều ngày 28-4-1975. Lần nửa Việt Sử cận đại lại được lật sang trang nhưng vô cùng ngắn ngủi, vì tổng thống Dương Văn Minh, chỉ nắm quyền chưa tới 48 giờ, thì mất nước.
+ 30-4-1975, NGÀY DÀI NHẤT CỦA TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH :
Theo các tác phẩm dẫn thượng, thì suốt 40 giờ tham chính, TT Minh và Nội Các của ông, hoàn toàn làm việc tại Dinh Hoa Lan và dưới sự chỉ đạo kiểm soát của Ðại sứ Pháp gần như 24/24. Jean Larteguy, tác giả ‘ L’adieu à Saigon ‘, có viết rằng cụ Hương trước khi mất, cho tác giả biết, cả ông, Dương văn Minh lẫn Vũ Văn Mẫu, đều chẳng liên lạc được gì với cọng sản Bắc Việt.

Ðiều này cho thấy ông Dương văn Minh cùng phe nhóm, chẳng có một kế hoạch nào để giải quyết cuộc chiến, mà mặt thật chỉ là những người bị cọng sản Bắc Việt lừa bịp, phỉnh gạt mà thôi. Bởi vậy khi Dương Văn Minh vừa đăng quang xong lúc 17 giờ ngày 28-4-1975, lập tức VC cho Nguyễn Thành Trung oanh tạc phi trường, đồng thời trở mặt tức khắc.

Trong trại David vào đêm 28-4-1975, Võ Ðông Giang bảo thẳng với phái đoàn thương thuyết của Dương Văn Minh, gồm Chân Tín, Châu Tâm Luân và Trần Ngọc Liễng ‘giờ tấn công đã sẵn sàng, nên Dương văn Minh chỉ có hai điều kiện : Ðầu hàng hay không Ðầu hàng ‘.Cả ba sứ giả bị giữ lại làm con tin. Sáng sớm ngày 29-4-1975, Hà Nội lập tức ra thông cáo, đòi tổng thống Minh cùng nội các từ chức, giao Miền Nam cho chúng, ban lệnh đuổi Mỹ, ngưng bắn và đầu hàng vô điều kiện.

Trong lúc ngoài vòng đai thủ đô, các đại đơn vị còn lại của QLVNCH đang tử chiến, để ngăn giặc khắp năm cửa ô, thi Sài Gòn đã hỗn loạn vì sự trốn chạy của Mỹ bằng trực thăng trên mái nhà.Nhiều phi công vì ham sống, đã bỏ chiến đấu, bỏ đồng đội đang tử chiến dưới đất, bay sang tận Thái Lan, trả máy bay cho Mỹ để đước tới định cư ở Hoa Kỳ. Theo W.W.Monyer trong ‘ Vietnammese Airforce (1955-1975), thì Mỹ đã thu hồi lại được 132 phi cơ đủ loại, qua lệnh của Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, lúc đó là R.Armitage và E.V Marbod. Các đại bàng lớn nhỏ lần lượt chắp cánh tung trời , từ TT Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Ðại Tướng Viên, Quang rồi Ðồng văn Khuyên, Vĩnh Lộc, Nguyễn văn Chức, Nguyễn văn Toàn.. đều ra đi.

Tóm lại giặc đang còn tận Biên Hòa, Bến Cát, Long Thành, Củ Chi và Long An.. thì Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư Lệnh KQ,HQ, BTL QDIII và Biệt Khu Thủ Ðô đã tan hàng, khiến Tổng Thống Minh như cua gãy càng, đành gọi bọn sâu bọ Nguyễn Hửu Có, Nguyễn Hữu Hạnh, Triệu Quốc Mạnh vào dinh, cho mang lon trở lại, để giúp ngài có đủ can đảm đầu hàng giặc. Tổng thống đã thức trọn đêm, cho tới sáng 30-4-1975, để bin một canh bài xì phé khi con tẩy của mình chỉ là lá bài lũng, để định một sự kiện lịch sử, mà thật ra khả năng của ông, vốn không bao giờ có thể vói tới được.

Từ 7 giờ sáng ngày 30-4-1975, Nguyễn Hữu Thái tới Chùa Ấn Quang, yêu cầu Thượng Tọa Trí Quang, dùng uy tín khuyên Dương văn Minh đầu hàng. Chính cuộc điện đàm ngắn ngủi giữa Trí Quang, Nguyễn Hữu Thái và bộ ba Minh, Mẫu và Lý Quý Chung , khiến Dương văn minh, quyết định đầu hàng giặc sau một đêm dài thức tron đủ năm canh.
+ NGUYỄN ÐÌNH ÐẨU LÀM SỨ GIẢ HÒA BÌNH :
Vào ngày 30-4-2005 tại Sài Gòn, VC có đưa bốn nhân vật liên quan tới những giờ phút cuối cùng của VNCH vào tháng 4-1975 lên TV phỏng vấn : Ðó là Nguyễn Hửu Có, Nguyễn Hửu Hạnh, Phạm Quốc Mạnh và Nguyễn Ðình Ðẩu. Trong 4 người, Có, Hạnh và Mạnh là sĩ quan cao cấp của QLVNCH. Riêng Ðẩu là một nhà nghiên cứu địa bạ rất nổi tiếng, qua các sách đã xuất bản, trong đó có tỉnh Bình Thuận xưa.

Qua hồi ký đăng trên ‘ Thế Giới Mới số 385 ‘, xuất bản tại thành Hồ vào năm 2000, Ðẩu cho biết mình là một trong 4 sứ giả hòa bình, vào những ngày cuối tháng 4-1975, được Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, mời vào phái đoàn, đến trại David là nơi đóng quân của Phái đoàn Bắc Việt, trong phi trường Tân Sơn Nhất, để thương thuyết ngưng bắn. Ðẩu viết :

Ngày 29-4-1975 : Lúc 6 giờ 30 sáng, Ðẩu đi tìm Nguyễn Văn Huyền, mới được TT Minh phong chức ‘ Phó Tổng thống đặc trách hòa đàm ‘.Theo Ðẩu, lúc đó chính phủ Dương Văn Minh chưa có ai liên lạc hay tiếp xúc với phía bên kia. Do đó Ðẩu xung phong, cùng với Nguyễn Văn Diệp (Tổng trưởng kinh tế thương mại vừa mới phong), Nguyễn Văn Hạnh (Nhà thầu), Tô Văn Cang (kỹ sư). Lúc 11 giờ 15 cả bọn vào trại David bằng công xa của Bộ trưởng Diệp, có cận vệ, nhưng trống không vì phái đoàn VC đã rút đi hết. Lúc 13 giờ 30, theo lệnh Nguyễn Văn Huyền, Ðẩu viết lời tuyên bố của Chính phủ VNCH, chấp nhận điều kiện của VC đòi hỏi ngày 25-4-1975., sau đó được đọc trên đài phát thanh Sài Gòn vào lúc 14 giờ 30’.

Lúc 19 giờ cùng ngày, Ðẩu cùng Nguyễn Văn Huyền vào Dinh Hoa Lan gặp Tổng Thống Minh và cho biết ‘ Giải pháp chính trị chấm dứt chiến tranh ‘ đã không thể thực hiện được, vì Bắc Việt không chấp nhận trong lúc đang thắng thế quân sự.. Ngày 30-4-1975, lúc 7 giờ 30 sáng, Ðẩu lại theo Nguyễn Văn Huyền, đi trên công xa của Tổng thống, tới họp tại Văn phòng Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, ở số 7 đường Thống Nhất. Theo Ðẩu, ngay trên xe lúc đó, Huyền nói với đương sự bằng tiếng Pháp ‘ Phải đầu hàng ‘.

Tại Phủ Thủ tướng lúc 8 giờ 30 sáng, bộ ba Minh, Huyền, Mẫu hợp kín. Lúc 9 giờ 15, cũng tại đây, TT Minh dùng điện thoại, đọc lệnh ngưng bắn đơn phương trên Ðài Phát thanh Sài Gòn và Quân Ðội. Lúc 9 giờ 30 cùng ngày, bộ ba Minh-Huyền-Mẫu và nhiều người trong nội các, dùng công xa kéo về Dinh Ðộc Lập, chờ Cộng Sản Bắc Việt tới giao quyền hành. Dịp này Ðẩu cũng tháp tùng nhưng lại bỏ về nhà, nên cho biết không chứng kiến những gì đã xảy ra tại Dinh Ðộc Lập, vào lúc 11 giờ 30 khi xe tăng Bắc Việt có mặt ở đây.
2 - NGÀY 30-4-1975 TẠI DINH ÐỘC LẬP, TT DƯƠNG VĂN MINH ÐẦU HÀNG HAY BỊ QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT BẮT ? :
Theo Nguyễn Khắc Ngữ, thì sau khi cuộc di tản của người Mỹ trên mái nhà chấm dứt vào 7 giờ sáng. Lúc đó Tổng thống Dương Văn Minh cũng chưa biết là mình phải làm gì trước giờ thứ 25 của VNCH. Tuy nhiên xung quanh lại có nhiều thành phần trở cờ, thân hay là VC nằm vùng xúi giục, nhất là Vũ Văn Mẫu, Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Hữu Hạnh, Phạm Quốc Mạnh.. bởi vậy đã ra TUYÊN CÁO ÐẦU HÀNG, thâu băng ở Dinh Thủ tướng và được Ðài phát thanh Sài Gòn, phát lúc 9 giờ sáng, với nội dung :

“ Ðường lối chủ trương của chúng tôi là Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc, để cứu vãn sinh mệnh của đồng bào. Chúng tôi tin tưởng sâu-xa vào sự hòa giải của người VN với nhau, để phải khỏi phí phạm xương máu của người VN chúng ta . Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và đâu ở đó . Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Lâm thời miền Nam VN hãy ngưng nổ súng. Chúng tôi đang ở đây chờ gặp Ðại diện Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam VN, để cùng nhau thảo luận, về việc bàn giao chính quyền, trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào .”

Sau đó Nguyễn Hữu Hạnh, mới được TT.Dương Văn Minh gắn lon Chuẩn tướng và phong chức Phụ tá Tổng Tham mưu mưởng QLVNCH lúc đó là Trung tướng Vĩnh Lộc. Vì tướng Lộc đã di tản hồi sáng sớm, nên Hạnh phải thay thế đọc NHẬT LỆNH , với đại ý bắt QLVNCH phải tức khắc tuân lệnh TT. Dương Văn Minh, buông súng đầu hàng Cộng Sản Bắc Việt. Chính lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, đã làm tan rã ngay QLVNCH, một Quân đội hào hùng, dũng liệt, lúc đó dù đã bị Hoa Kỳ bán đứng và bỏ rơi nhưng vẫn can trường tiếp tục chiến đấu với kẻ thù xâm lăng phương Bắc.

Những tướng lãnh Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Lê Minh Ðão, Lý Tòng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Văn Thân, Ðổ Kế Giai.. người quyên sinh chết, kẽ vào tù khổ sai tại các trại giam ở tận biên giới Việt Bắc. Riêng đồng bào cả nước cũng cùng chung số phận với người linh, chịu cảnh hẳm hiu, lầm than.suốt ba mưoi ba năm qua, dưới chế độ tham tàn bạo ngược, mà Tổng thống Dương văn Minh và phe nhóm, đã vô tình hay cố ý, lót đường, trải thảm , rước giặc vào tàn sát đồng đội, đồng bào.qua danh từ hoa mỹ “ Hòa hợp, hòa giải dân tộc “.

Ðầu hàng để bom đạn khỏi tàn phá Sài Gòn và tránh bớt đổ máu cho đồng bào, vào những ngày cuối tháng tư quốc hận. Nhưng Sài Gòn và cả nước vẫn bì tàn phá hũy diệt, đồng bào cả nước vẫn đổ máu gục ngả, ngay sau khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm được cả nước ngày 1-5-175. Chết nào cũng chết, tàn phá nào cũng là hũy diệt. Vậy tại sao không để cho QLVNCH và đồng bào chết một cách oanh liệt khi đối mặt với giặc thù, mà lại bắt họ và đất nước phải chết đau hận nhục. dưới gót giầy xâm lược của Ðế quốc Ðệ tam Cộng Sản ?

Có một sự kiện lịch sử cần phải viết nhớ, là lúc Dương văn Minh cùng phe nhóm vừa từ Dinh Thủ tướng về Dinh Ðộc lập, đã thấy trong sân cỏ có rất nhiều Chiến xa M48 của VNCH nhưng đã bị Tổng thống ra lệnh trở về đơn vị, để chờ đầu hàng. Cũng vì vậy mà Tăng 54 của Bắc Việt mới phách lối ủi xập được cửa sắt của Dinh Ðộc lập và những trận giặc miệng trên báo chí trong và ngoài nước, của Bùi Tín, Bùi văn Tùng, Bùi Biên Thùy và mới đây thêm Nguyễn Ðình Ðẩu, Phùng Bá Ðạm, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Khang Thái.. về cái gọi là ‘ Bắt Dương Văn Minh tại Dinh Ðộc Lập ‘.

Ngày nay đọc ba quyển hồi ký của Võ Nguyên Giáp và Bộ Chung Một Bóng Cờ của Tập đoàn Giải Phóng Miền Nam gồm Nguyễn Hửu Thọ,, Trần Nam Trung, Trần Bạch Ðằng, NguyễnThị Bình.. viết chung, do Nhà xuất bản Chính trị của Ðảng độc quyền phát hành , qua những tiết lộ về các bí mật hậu trường chính trị miền Nam trước năm 1975. Nhờ đó ta mới biết chân tướng của Nguyễn Xuân Oánh, Phó Thủ tướng ‘ Tôi cảm thấy sống rất thoải mái và phấn chấn, vì trong mấy chục năm qua nằm vùng trong Chính quyền miền Nam, tôi cũng đã giúp Ðảng ta nhiều công lớn ‘.Còn Nguyễn Hửu Có, nguyên Tổng trưởng Quốc phòng thì nói ‘ Ðảng ta mau tuyên truyền ra hải ngoại, để Việt kiều biết tìm cơ hội cống hiến yêu nước XHCN ‘.Nhưng nhức nhối hơn cả vẫn là Nguyễn Khánh, trong lúc Miền Nam đã nguy ngập vào tháng 3-1975, chẳng những không tìm cách giúp đở, mà còn đâm sau lưng chiến sĩ , bằng cách đòi hỏi Mỹ phải chấm dứt ngay quân viện cho VNCH. Ngày 17-4-1975 khi Cộng Sản đang vây khổn Sài Gòn, thì Khánh viết ‘ The Peace must be Vietnamized ốPhải VN hóa hòa bình ‘ , đăng trên tờ New York Times. Cuối cùng, khi được tin Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Khánh lại liên lạc với MTGPMN hỏi là ‘ Mình phải tiếp tục làm gì ? ‘

Còn Ðại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống hai ngày cũng là tổng thống chót của VNCH, ngoài việc dùng quyền hành vua nước và tổng tư lệnh quân đội, bắt QLVNCH buông đầu hàng rã ngủ. Sau ngày 1-5-1975, còn Họp báo công bố ‘ Chính Sách Khoan Hồng Của Cách Mạng ‘ và nói ‘ Riêng cá nhân tôi rất hân hoan, vì cho tới năm 60 tuổi , tôi mới được trở thành công dân của một nước VN độc lập, tự do ‘.

Về chuyện gì đã xảy ra trong Dinh Ðộc Lập, vào trưa này 30-4-1975, hiện đã có rất nhiều tài liệu của cả hai phía, cũng như ngoại quốc ghi nhận. Nói chung tất cả sự kiện gần giống nhau, chỉ có khác biệt là ai cũng dành công, việc bắt TT Dương Văn Minh và Nội các VNCH, là của mình.
+ NGUYỄN KHẮC NGỮ :
Viết trong ‘ Những ngày cuối cùng của VNCH ‘ cho biết vào lúc 12 giờ 30 ngày 30-4-1975, lúc quân Bắc Việt do Bùi văn Tùng chỉ huy, đã vào được bên trong Dinh Ðộc Lập. Về phía VNCH, tại phòng Khánh Tiết , hầu như có đủ các nhân vật thuộc phe nhóm DVM và nội các của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, tất cả đang ngồi trên ba hàng ghế chờ. Chính TT.Minh đã ra đón cán binh Bắc Việt , tận cửa Phòng Khánh Tiết và nói về việc ban giao. Nhưng chúng nhất định không chịu, đòi Dương Văn Minh phải đầu hàng VÔ ÐIỀU KIỆN và cho biết TUYÊN CÁO phía VNCH do Minh và Hạnh vừa đọc, không có giá trị. Sau cùng Lê Văn Minh nói thẳng là Dương Văn Minh đã bị bắt, thì còn gì để bàn giao.

Biết mình đã lở dại, nên TT Minh, Thủ tướng Mẫu đành để cho giặc áp giải tới Ðài phát thanh, ra lệnh cho QLVNCH buông súng đầu hàng vô điều kiện, đồng thời tuyên bố giải tán Chính quyền VNCH, từ trung ướng trở xuống địa phương. Còn Vũ văn Mẫu thì nhân danh Thủ tướng chính phủ, kêu gọi đồng bào hoan hĩ đón giặc vào.
+ BÙI TÍN CÓ BẮT ÐƯỢC DƯƠNG VĂN MINH ?
Ðây là bài viết của Bùi Văn Tùng, trả lời Thành Tín, tức Bùi Tín qua ‘ Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử ‘, được VC in và phát hành năm 1978. Trong bài viết của Thành Tín, cho biết Bùi Văn Tùng, Chính Ủy Lữ Ðoàn Thiết giáp 203, đã áp giải TT Minh và Thủ tướng Mẫu, từ Dinh Ðộc Lập tới Ðài phát thanh Sài Gòn, rồi tự Tùng và Thệ viết ‘ Bản Tuyên bố đầu hàng ‘ đưa cho Tổng thống đọc nhưng Minh không muốn dùng chức vụ ‘ Tổng thống ‘, mà chi muốn xưng danh hiệu ‘ Ðại tướng ‘.Cuối cùng trước mũi súng, Tổng thống kiêm Ðại tướng Dương Văn Minh, đã phải tuân hành theo mọi mệnh lệnh.

Năm 1992, Bùi văn Tùng có viết một bài liên quan tới các sự kiện trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Ðộc Lập, Sài Gòn. Trong bài viết, Tùng cho biết sau năm 1975, Bùi Tín có làm một Bộ phim về chiến tranh VN nhưng Tùng đã tố Tín, cố tình đạo diễn, để cho mọi ngưởi tưởng lầm, chính Tín đã bắt và buộc Dương Văn Minh đầu hàng. Cuối cùng Bùi văn Tùng xác nhận Bùi Tín đã có mặt tại Dinh Ðộc Lập vào chiều ngày 30-4-1975, qua tư cách một nhà báo phóng viên. Nhưng theo Tùng, thì việc bắt Tổng Thống Minh đầu hàng vào lúc 13 giờ 15 ‘ tại Ðài phát thanh Sài Gòn, chứ không phải Dinh Ðộc Lập. Sự thật là thế nào, chỉ có TT Minh mới biết, tiếc thay ông đã không còn để trả lời.
+ NGUYỄN TRẦN THIẾT :
Thiết là một nhà báo Bắc Việt, cho biết vào lúc 12 giờ 12 ‘, Ðại tá CS Nam Long lúc đó đang có mặt Trong Dinh Ðộc Lập, đã tiếp phái đoàn báo chí phe mình, trong đó có Bùi Tín. Thiết cho biết mình vào Dinh DL, với nhiệm vu phỏng vấn TÙ BINH VNCH có mặt tại chỗ lúc đó, gồm TT kiêm Ðại tướng Dương Văn Minh , Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu.. Theo Thiết, vì chỉ trong mấy ngày, mà VNCH đã thay đổi ba lần nội các , qua các Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Bá Cẩn, cuối cùng là Vũ Văn Mẫu, nên quá nhiều ông lớn, nên chẳng biết đâu mà mò.

Trong bài của Thiết, có nhắc tới việc Bùi Tín chửi Dương Văn Minh khi Tổng thống đòi bàn giao Chính quyền với MTGPMN ‘ Nhưng ông đâu có chính quyền để bàn giao ? Người ta không thể giao cái gì không có trong tay bọn Ngụy quyền cũ từ dưới lên trên đã sụp đổ hoàn toàn ‘.Nhưng Minh vẫn có cãi ‘ Các ông có thấy Sài Gòn không đổ máu ? đó là mơ ước của tôi ‘.Và đã được Bùi Tín trả lời ‘ Ðúng, Sài Gòn gần như không đổ máu, không bi tàn phá. Ðó là do sức áp đảo và khí thế thần tốc của cách mạng ‘.

Mai mĩa nhất là Nguyễn văn Hảo lúc đó đòi được bắt tay với bộ đội Bắc Việt và khoe chính mình đã ngăn cản không cho bất cứ kẻ nào phá hoại nguồn lợi kinh tế của nước ta. Kho bạc còn, vàng dự trữ còn. Công lao của tụi này đấy..

Tóm lại, tại Dinh Ðộc Lập ngày 30-4-1975, theo Nguyễn Trần Thiết thì chính Sáu Hoàng Cao Minh Chiếm, mới là người Ðại diện chính thức của Bắc Việt, chấp nhận sự đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh và nội các.

Riêng Nguyễn Hửu Hạnh nhờ năm vùng, nên sau tháng 5-1975 được Cộng Sản thưởng công làm Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận GPMN, thành phố Sài Gòn-Gia Ðịnh rồi lên Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc VN.
+ PHÙNG BÁ ÐẠM :
Tháng 4-2005, trên báo Khoa học phổ thông số 18 xuất bản tại Thành Hồ, có đăng bài ‘ Gặp lại một nhân chứng lịch sử ‘ của Nguyễn Khang Thái ‘.Bài viết ghi lại lời kể của Phùng Bá Ðạm, tự nhận thuộc Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoan 2, là đơn vị đã vào Dinh Ðộc Lập đầu tiên ngày 30-4-1975. Theo Ðạm kể, khi xe tăng Bắc Việt còn cách Dinh Ðộc Lập khoảng 300m, thì Tô Văn Thành,thuộc Ðại đội 3, Tiểu đoàn 7, ngồi trên xe tăng trúng đạn chết. Vì vậy khi tới gần Dinh DL, xe tăng VC đã mở hết tốc lực ủi sập cổng và tiến vào sân cỏ trước dinh.

Nhờ các nhà báo hướng dẫn, Phạm Xuân Thệ, Phùng Bá Ðạm, Ðào Ngọc Vân.. với lá cờ của MTGPMN chạy lên lầu và gặp Nguyễn Hửu Hạnh ở tầng 2, đón đưa vào phòng khánh tiết, lúc đó đã có TT Minh và nội các đang ngồi chờ đầu hàng. Do Ðài phát thanh Sài Gòn lúc đó đã ngưng hoạt động, nên Thệ, Ðạm áp giải TT Minh và Vũ Văn Mẫu, tới nơi để lên đài, mặc dù Ðại tướng cố từ chối.

Trên đường tới Ðài phát thanh, ngồi trên xe Jeep do Ðào Ngọc Vân lái. Ở băng trước TT Minh ngồi với Phạm Xuân Thệ. Còn Vũ văn Mẫu, Phùng Bá Ðạm, Ðinh Thái Quang cùng 2 bộ đội, ngồi phía sau.

Ðài phát thanh Sài Gòn lúc đó đã bị Tiểu đoàn 8 Bắc Việt chiếm. Chính bản văn ‘ Tuyên bố đầu hàng ‘, mà TT Dương Văn Minh đọc trên đài, là do Phạm Xuân Thệ, Ðinh Thái Quang, Trịnh Ngọc Ước và Phùng Bá Ðạm đạo diễn. Lúc này Trung tá Bùi văn Tùng, Chính Ủy Lữ đoàn 203 Thiết giáp cũng vừa tới. Theo Ðạm kể, vì lúc đó trong bọn, Bùi văn Tùng có cấp bậc cao nhất, nên thay mặt quân Bắc Việt, chấp nhận lời đầu hàng của TT Dương Văn Minh, vào lúc đồng hồ chỉ 11 giờ 30 ‘, ngày 30-4-1975.

Kể từ giờ phút đó Sài Gòn tan hoang và thê thảm nhất là tại Tòa Ðại sứ Mỹ, nằm trên đường Thống Nhất-Mạc Ðỉnh Chi. Phủ Thủ tướng Mẫu, cả con dấu cũng lăn lóc dưới sàn gạch. Trong Bộ Quốc Phòng, Tổng Nha Cảnh Sát, Bộ Tổng Tham Mưu.. đâu đâu cũng ngổn ngang xe Jeep, súng ngắn.. mà người xưa đã đi đâu mất.

Từ đó người VN chịu cảnh đổi đời. Tất cả đều bị Rợ Hồ gọi là Nguỵ, lính tráng là Ngụy quân, công chức là Ngụy quyền và đồng bào Miền Nam cũng thành Ngụy Dân. Nhờ Tổng Thống Minh kịp thời đầu hàng, tránh cho Sài Gòn còn nguyên vẹn, kể cả 16 tấn vàng của Ngân hàng quốc gia do Nguyễn văn Hảo giữ, giúp cho Bắc bộ Phủ, thâu tóm trọn vẹn tài sản của dân chúng và công khố nhà nước một cách đầy đủ. Từ đó nhờ công cách mạng giải phóng, nên người Việt từ bắc vào nam, chịu chung cảnh người thành vượn, đói rách thảm thê, không có bút mực nào diễn tả cho trọn vẹn.

Cũng từ đó dân chúng căm hờn, đổ hết mọi trach nhiệm cho ông Dương văn Minh, một tổng thống cuối cùng của VNCH, vì ngu muội khiến cho dân chúng lầm than dưới chế độ bạo tàn của đệ tam quốc tế, tạo cợ hội cho đảng cọng sản VN, đem đất đai biển đảo, tài nguyên quốc gia, nhượng bán cho kẻ thù không đội trời chung của Dân Tộc là Trung Cộng. Thế là cuộc bút chiến xảy ra công khai trên báo chí hải ngoại giữa hai phe thương và ghét Dương Văn Minh.

Người ta trách ông Minh không phải là trách ông đã ra lệnh cho QLVNCH buông súng đầu hàng giặc, nhưng trách ông, tự biết mình là người rất ấu trĩ về chính trị, từng là bại tướng của Khánh, Khiêm, Thiệu nhiều lần. Tài năng như vậy, mà dám xưng phong ra nhận lãnh trách nhiệm cứu nước trong giờ thứ 25, khiến cho nước non phải thảm nhục.

Người ta trách ông Minh ham sống sợ chết, không biết hành xử xứng đáng với cương vị và thân phận của mình. Ðường đường là một Ðại tướng, Lãnh tụ phe thứ ba và trên hết là Tổng thống của một nước nhưng ông Dương Văn Minh, đã cố tình làm ngơ, các gương trung liệt nghĩa khí của người xưa, gương anh hùng bất khuất của thuộc hạ trước mắt ‘ Chết để giữ tròn khí tiết, chết vinh hơn sống nhục ‘.

Thật vậy hoàn cảnh của tướng Minh, đâu khác gì thảm trạng của hai tướng giữ thành Bình Ðịnh, vào năm Tân Dậu 1801. Lúc đó thành bị Tây Sơn vây hãm lâm vào cảnh tuyệt lộ, trong không lương ngoài chẳng binh cứu. Trong nổi tuyệt cùng, Võ Tánh và Ngô Tùng Chu đã viết thư cho tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu ‘ Phận ta làm chủ tướng, thì đành liều chết dưới cờ. Còn tướng sĩ và dân chúng không có tội tình gì, không nên giết hại ‘.Sau đó Võ Tánh tự đốt chết, còn Ngô Tùng Châu uống thuốc độc quyên sinh.

Trưa 30-4-1975, khi TT Minh ra lệnh QLVNCH buông súng đầu hàng. Nhiều binh sĩ đang chiến đấu tại mặt trận đã tự tử chết, vì họ không muốn đối mặt với kẻ thù tàn ác dã man. Các tướng lãnh Phạm Văn Phú (Tư Lệnh QD2), Nguyễn Khoa Nam (Tư lệnh QD4), Lê văn Hưng (Tư Lệnh Phó QD4), Lê Nguyên Vỹ (Tư lệnh SD5BB), Trần Văn Hai (Tư Lệnh SD7BB).. kẻ trước người sau, quyên sinh để bảo toàn khí tiết cho quân đội Miền Nam nói chung và danh dự của một cấp chỉ huy, lúc sa cơ thất thế.

Trái lại Ðại Tướng cũng là Tổng thống Dương Văn Minh, khúm núm ra trình diện trước các tên cán binh tép riu của Bắc Việt như Bùi Quang Thận, Ðại Ðội Trưởng, DD Chiến Xa, để rồi bị tên chủ nhiệm chính tri của đoàn xe tăng mang số 203 là Lê Văn Minh nạt nộ :’ các anh đã bị bắt, không có bàn giao gì cả ‘.
Mới đây đào hát cởi truồng một thời phản chiến Jane Fonda, vì muốn quảng cáo cho một tuỳ bút nói về chuyện tình của mình, đã lên đài CBS, nhỏ những giọt nước mắt cá sấu, để nhận tội phản quốc với Hoa Kỳ, khi ả sang Bắc Việt, vào năm 1972, ngồi trên các khẩu cao xạ chửi Mỹ. Câu chuyện khôi hài của đám con buôn chính trị thập thành cũng chẳng có gì lạ nhưng đối với người Việt tị nạn, thì lại có một ý nghĩa, vì ít ra cô đào hát còn có can đảm nhận sự sai lầm của mình. Trong lúc đó thử hỏi những kẻ từng đâm sau lưng người lính đã hy sinh cho họ, hiện nay đang sống nơi hải ngoại, có ai dám muối mặt như Fonda để nhận sai trái năm nào, dù thời gian tới 33 năm và mặt nào phản chiến, phản tặc, tới nay ai cũng đều biết.

Thanh niên nam nữ, miền Nam VN, thế hệ sinh từ 1900 về sau, thường mượn tư tưởng làm trai của Nguyễn Công Trứ, để làm hành trang xử thế khi vào đời :

‘ Ðã mang tiếng đứng trong trời đất
phải có danh gì với núi sông ‘

Còn ông Dương văn Minh lại là một nhân vật lớn của lịch sử, tại sao không vì lịch sử, mà lưu lại cho hậu thế cái khí tiết ‘ Nhất Tướng Công Thành, Vạn Cốt Khô ?’

Thì ra con người cũng có năm bảy hạng người .

Ngày 29-4-1975 Dương Văn Minh làm tổng thống ra lệnh cho quân dân Miền Nam đầu hàng CS Bắc Việt, khiến cho cả nước phải sống trong cảnh cùm gông địa ngục, hận tủi trùng trùng vì giặc Hồ bán nước cầu vinh. Ngày 29-4-2008, tập đoàn lãnh đạo Bắc Việt mở cửa để đón Tàu đỏ vào VN, qua vở tuồng rước đuốc thế vận Bắc Kinh 2008. Cùng chung một ý nghĩa ‘ thể thao ‘ nhưng tại các quốc gia khác, đuốc máu của Tàu đỏ , được đón hay bị tẩy chay là do người dân quyết định. Trái lại tại VN, chính quyền gần như công khai hoan hô đuốc máu của giặc, hết lòng bảo vệ và cấm tuyệt dân chúng trong nước biểu tình phản đối. Ðau nhất là đuốc máu của giặc sẽ ra tận Hoàng Sa & Trường Sa của chúng ta, để biểu dương cho thế giới biết là VN ngày nay chỉ còn là một quận huyện của thiên triều.

Non nước điêu linh mạt rệp tới độ không còn chữ nghĩa nào để mà diễn tả cho hết niềm đau nổi nhục này nhưng biết làm sao hơn ?
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Những ngày cuối cùng của VNCH ốNguyễn Khắc Ngử
- VN. Niên Biểu Nhân vật Chí của Chánh Ðạo
- Nam Kỳ Lục Tỉnh (IV) của Hứa Hoành
-Ðôi dòng ghi nhớ của Phạm bá Hoa
-QLVNCH trong giai đoạn hình thành của Bộ TTM.
-Những bí mật cuộc cách mạng 1-11-1963 của Lê Tử Hùng
-Hồi ký của Nguyễn Chánh Thi
-Les Guerres du VietNam của Trần văn Ðôn
-Saigon et Moi của Mérilon
-sách vở bao chí KBC,PNDD,TP..

Xóm Cồn
Tháng 4 Quốc Hận 2008
MƯỜNG GIANG
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »


Những Người Khách Đến Việt Nam Từ Miền Băng Tuyết



Trước năm 1975, tại Việt Nam, người ta có thể nghe loáng thoáng về giải thưởng Nobel như là một giải thưởng cao quý trên thế giới được trao tặng cho những ai có những công trình văn hóa, khoa học giúp ích cho nhân loại. Nhưng thật ra, rất ít người Việt Nam hiểu biết tường tận về nguồn gốc cũng như xuất xứ của giải thưởng này.
Image

Giải thưởng này được ông Alfred Nobel (1833-1896), người Thụy Điển, một nhà khoa học và doanh nhân đã phát minh ra phương pháp chế ngự chất nổ hóa học TNT thiết lập. Trước khi qua đời, ông đã lập di chúc để lại tất cả gia sản đồ sộ của ông làm giải thưởng trao tặng hàng năm cho người có tài. Nó bắt đầu được trao tặng từ năm 1901. Thực ra giải thưởng này có nhiều bộ môn. Mỗi bộ môn do một cơ quan xét duyệt và trao tặng. Giải Nobel về Vật Lý và Hóa Học do Hàn Lâm Viện Thụy Điển trao. Giải Nobel về Y Khoa và Sinh Lý Học do viện Karolinska của Thụy Điển trao. Riêng giải Nobel Hòa Bình do một Ủy Ban được Quốc Hội Na Uy cắt cử duyệt xét và trao tặng. Sở dĩ trong bài này đề cập đến giải Nobel là vì thứ nhất, nó có liên quan đến một quốc gia Bắc Âu là Vương Quốc Na Uy; và thứ nhì vì sau cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc với cuộc chiến thắng quân sự của quân cộng sản Bắc Việt, giải thưởng Nobel "Hòa Bình" đã được Na Uy quyết định trao cho Lê Đức Thọ của cộng sản Bắc Việt và Henri Kissinger, ngoại trưởng Hoa Kỳ. Cả hai tên này đều có trách nhiệm về hàng triệu cái chết của người Việt Nam trước và sau 1975.

Image

Hàng trăm ngàn người Việt Nam đã chấp nhận muôn ngàn hiểm nguy, bỏ nước ra đi trên những con thuyền mong manh, vượt đại dương đi tìm tự do. Biết bao nhiêu người đã bỏ thây dưới đáy biển sâu. Làn sóng người vượt biên "boat people" đã làm thế giới kinh hoàng, thức tỉnh. Nhiều tàu buôn, trong đó có cả tàu Na Uy đã cứu người vượt biển. Thế là trên đất nước giá băng Na Uy đã hình thành một cộng đồng người Việt Tỵ Nạn. Nghịch cảnh với thời tiết khắc nghiệt, ngôn ngữ xa lạ đã là những yếu tố quy tụ đồng hương chúng ta tại Na uy trong tinh thần hướng về Đất Nước tích cực tham gia đấu tranh giải phóng Việt Nam thoát khỏi gông cùm cộng sản để trở về quê cha đất tổ. Chính sự dũng cảm của đồng hương ta đã chinh phục được cảm tình, lòng ngưỡng mộ và nhất là sự thông cảm của người Na Uy. Họ đã hiểu được tại sao người Việt Nam đã tới nước họ. Họ đã nhìn thấy phần nào sự sai lầm của họ trong việc trao giải Nobel cho những kẻ tội phạm chiến tranh. Lòng thiện cảm và tình bằng hữu đã thúc dục nhiều người Na Uy, điển hình là những vị dân cử, những chính trị gia, những vị giáo sư đại học, các nhà truyền thông, báo chí... không những đồng tình ủng hộ công cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam mà còn tích cực tiếp tay trong những công tác nhằm hỗ trợ những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Họ tin tưởng rằng sự đóng góp của họ cộng với ý chí sắt đá của người dân Việt Nam, sẽ sớm giúp Việt Nam chấm dứt được chế độ độc tài cộng sản để xây dựng một nền dân chủ đích thực cho người dân Việt Nam.
Image

Linh Mục Nguyễn Văn Lý và dân biểu Na Uy Lars Rice, năm 2001
Sự quan tâm, giúp đỡ từ phía người Na Uy đối với công cuộc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ của dân tộc Việt Nam là một quá trình khá dài và bền bỉ từ hàng chục năm nay. Khởi sự là sự lắng nghe về những nỗi niềm của người tỵ nạn. Rồi tới những sự hành động khiêm nhượng nhằm đồng tình ủng hộ đồng hương chúng ta như ký tên trong các bản kiến nghị, tuyên bố ủng hộ trong các cuộc mít tinh, biểu tình... Dần dà, những hành động hỗ trợ công cuộc tranh đấu cho Nhân Quyền tại Việt Nam trở nên tích cực hơn. Đầu tháng 4/2001, ông Lars Rise, dân biểu Quốc Hội Na Uy đã cùng một thông dịch viên tới Việt Nam để thăm linh mục Nguyễn Văn Lý đang bị cô lập tại giáo xứ Nguyệt Biều, Thừa Thiên - Huế và hòa thượng Thích Thiện Hạnh tại Tổ Đình Từ Hiếu. Tuy thành công trong việc gặp các nhà đấu tranh co Tự Do Tôn Giáo, nhưng ông và cộng sự viên đã bị công an CSVN gây nhiều khó khăn. Tiếp sau đó người Na Uy đã có nhiều hoạt động ngoạn mục. Người ta ghi nhận cuộc tiếp xúc tại Hà Nội giữa phóng viên Anne Fredrikstad thuộc đài truyền hình TV2 của Na Uy và một nữ đảng viên đảng Việt Tân hồi tháng 11/2004. Sau khi Sáng Hội Rafto của Na Uy trao tặng giải Nhân Quyền cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ vào năm 2006, hồi tháng 3/2007 một nữ nhân viên của Hội đi cùng 1 phóng viên tới thăm Hòa Thượng đã bị công an bắt giữ. Như để cho CSVN thấy rõ quan tâm của Na Uy đến vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam, ông Đại Sứ và vị bí thư thứ nhất của ông đã chính thức tới thăm Hòa Thượng. Chính phủ Na uy cũng cho biết là từ năm 2003 Na uy đã có những
Image
Dân Biểu Gitmark và thân nhân của các ông Nguyễn Thế Vũ, Nguyễn Viết Trung tại Sài Gòn vào tháng 2/2008
cuộc đối thoại chính thức về Nhân Quyền với CSVN. Ngày 29/1/2008, 20 dân biểu Na Uy đã đồng ký tên bức thư gửi Nguyễn Minh Triết yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng Nhân Quyền, trả tự do cho những nhà dân chủ và ngưng sách nhiễu gia đình họ. Gần đây nhất, dân biểu Peter Grimark đã tới Việt Nam và đã thăm viếng nữ văn sĩ trần Khải Thanh Thủy. Sau đó ông đã bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam ngày càng được thế giới đồng tình ủng hộ. Na Uy và nhiều quốc gia khác đã lên tiếng, đã ra nghị quyết, đã trực tiếp nêu vấn đề với CSVN và yêu cầu họ thực thi dân chủ, tôn trọng Nhân Quyền tại Việt Nam. CSVN không thể bưng tai bịt mắt trước sức mạnh của nhân dân và của áp lực quốc tế.

Image
20 dân biểu Na Uy đồng loạt lên tiếng đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho các ông Nguyễn Quốc Quân, Somsak Khunmi, Nguyễn Thế Vũ và Nguyễn Viết Trung
Trần Đức Tường
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Nhân Vụ Chống Đối Cuộc Rước Đuốc Thế Vận
Hội Bắc Kinh: Những Ngọn Cờ Chính Nghĩa


Minh Thu
Nhà cầm quyền Trung Cộng đang cay cú vì phải lo đối phó với nhiều vụ chống đối xảy ra khắp nơi trong những tháng ngày trước ngày Thế Vận Hội được khai mạc vào ngày 8 tháng 8 năm nay. Cay cú là vì họ đã chờ đợi cái giây phút vinh quang này để đánh bóng cho thành tựu của chế độ, để "rửa mặt" cho khoảng hơn 1,3 tỷ người trong nước được thoả mãn tự ái dân tộc, nhưng rồi cuối cùng lại bị công luận khắp nơi trên thế giới thi nhau phản đối, và chỉ trích về nhiều thành tích tệ hại và phi nhân tàn ác của chính quyền này.

Chuyện chống đối lộ liễu nhất đã được tường thuật rất rộng rãi trên khắp các diễn đàn truyền thông trong vài tuần qua chung quanh vụ rước ngọn đuốc Thế Vận đi xuyên qua các thành phố lớn trên thế giới, trên một chặng đường dài xuyên khắp năm châu trước khi trở về địa điểm tổ chức kỳ Thế Vận Hội năm nay. Đáng lý ra, nó là dịp để cho ban tổ chức -- gồm có Uỷ Hội Thế Vận Quốc Tế (IOC) và quốc gia chủ nhà tổ chức tức Trung Cộng -- được dịp xiển dương tinh thần hợp tác và phát triển thể thao lành mạnh, đồng thời cũng muốn khoe về nỗ lực tạo được một kỳ đại hội thể thao to lớn, quy mô và tốn kém nhất trong lịch sử. Nó có thể được coi như là một món hàng làm quà và tiếp thị để quảng cáo cho sự vươn mình vượt bực của Trung Cộng, chỉ trong một thời gian ngắn, đã làm một bước nhảy vọt từ một quốc gia nghèo khó và thua kém để rồi có thể trở thành một cường quốc lớn trên bàn cờ thế giới.

Thế nhưng, cuối cùng các vụ rước đuốc này đã có tác dụng phản ngược lại vì nó đã là một dịp giúp cho nhiều nhóm người, nhiều tổ chức tư nhân cũng như nhiều giới chức hữu trách và các chính quyền khắp nơi, lên tiếng chống đối hay chỉ trích về nhiều thành tích vi phạm nhân quyền và tàn ác phi nhân của giới cầm quyền tại Bắc Kinh. Và phản ứng ngoan cố xen lẫn cay cú, thay vì mềm dẻo một cách ngoại giao để hoá giải những xung khắc, từ phía các tay đầu sỏ của nhà cầm quyền Trung Cộng càng khiến cho tinh thần nghi kỵ hay "bài Hoa" càng dễ bùng nổ lớn hơn, giữa lúc mà quốc gia này đang bị thế giới đặc biệt chú ý tới gần đây với một cái nhìn không mấy thiện cảm. Thật vậy, cho dù là đạt được một thành quả đáng nể về mặt tăng trưởng kinh tế ở mức kỷ lục liên tiếp trong vài thập niên dài vừa qua, Trung Cộng vẫn chưa đạt được sự hậu thuẫn rộng rãi, nếu không muốn nói là còn gặp nhiều sự chỉ trích nặng nề trên nhiều lãnh vực, từ việc bóc lột sức lao động cho đến thái độ thiếu trách nhiệm làm ô nhiễm môi sinh trầm trọng, cũng như cẩu thả trong quy trình sản xuất để rồi xuất cảng ra đầy đủ các mặt hàng tiêu thụ không bảo đảm về phẩm chất hoặc thiếu an toàn.

Song song với cao trào chống đối lộ liễu trên, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh cũng còn đang phải lo đối phó với nhiều vụ chống đối âm thầm khác đang diễn ra trong nội địa, tuy bị che giấu để không được tường thuật rộng rãi nhưng cũng có cơ nguy tiếp tục âm ỉ hay bùng nổ lớn hơn bất cứ lúc nào giữa lúc mà cả thế giới, với hàng chục ngàn phóng viên khắp nơi, đang chuẩn bị đổ dồn mọi chú ý về quốc gia này. Đó là các vụ xuống đường hay nổi loạn tiếp tục xảy ra, tuy lẻ tẻ, tại Tây Tạng cho dù là nhà nước đã đưa một lực lượng quân đội to lớn đến để đè bẹp một cách thô bạo các cuộc nổi loạn tại đây chỉ vài tuần trước đó. Theo tin riêng của các nhóm người Tây Tạng lưu vong và nhiều tổ chức tranh đấu cho tự do và nhân quyền khác, được thuật lại trong một bài viết của nhà báo Simon Elegant trên tuần san Time, đề ngày 06-04 vừa qua, thì cảnh sát dã chiến đã nổ súng vào các nhà sư tại tu viện Tongkor ở thành phố Can Tư (GanZi) thuộc tỉnh Tứ Xuyên (SiChuan) giáp giới với Tây Tạng, gây thiệt mạng cho một số người. Bản tin của Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước, cũng đã xác nhận những vụ đụng độ tại đây nhưng không đưa ra những con số về các nạn nhân. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cho các giới chức lãnh đạo ở Bắc Kinh, là dường như các vụ nổi loạn đang có cơ nguy lan tràn sang đến nhiều vùng khác, đặc biệt là ở tỉnh Tân Cương (XinJiang) ở miền cực tây, nơi mà đa số người dân cư ngụ lại theo đạo Hồi. Nói chung, do sự kiểm soát chặt chẽ của Trung Cộng không cho giới truyền thông ngoại quốc được tự do đi lại, nên những tin tức tại đây vẫn chưa được kiểm chứng một cách trung thực, mặc dù rằng tin của nhà nước một bên, và tin của phe các nhà tranh đấu đối kháng thường bao giờ cũng gần như trái ngược.

Câu hỏi khó hiểu là liệu những tay đầu sỏ trong Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Trung Hoa ở Bắc Kinh đang nghĩ gì trước cao trào những vụ chống đối diễn ra khắp nơi như vậy? Sự bực tức, hay không hài lòng, là chuyện dĩ nhiên khi một chính quyền gặp chỉ trích hay chống đối, nhất là khi chính quyền này lại đã quen với thói hành xử độc quyền và độc đoán từ bấy lâu nay, khó có thể chấp nhận đối thoại hay hoà hoãn với những tiếng nói đối lập. Tuy nhiên, thái độ cương quyết cứng rắn đến thành như ngoan cố, cộng với những lời lẽ thiếu khôn ngoan nếu không muốn nói là thô lỗ đến gần như là ngu xuẩn và cộc cằn, xuyên qua những lời kết tội cho những vụ chống đối là một âm mưu của "bè lũ Đạt Lai" (Dalai clique) cấu kết hay thông đồng với các thế lực ngoại bang. Rõ ràng đúng là văn phong hay tác phong của một tập đoàn độc tài và cô lập với thế giới bên ngoài, và vẫn chưa học hỏi được cung cách hành xử hợp lý và đứng đắn của một chính quyền trong một thế giới tự do rộng lớn trên toàn cầu. Những lời nói cứng rắn của các viên chức cao cấp, từ Thủ tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) cho tới các bí thư tỉnh uỷ hoặc các viên chức trách nhiệm trong Uỷ Ban Tổ chức Thế Vận tại địa phương, cho thấy một thái độ ù lì, cứng ngắc, thích đổ tội cho kẻ chống đối là phá hoại thay vì hoà hoãn để tìm hiểu vấn đề hay để xoa dịu cho tình hình bớt căng thẳng và trầm trọng thêm.

Điều nghịch lý là dường như các nhân vật cầm quyền hiện nay ở Bắc Kinh, được coi như là thuộc thế hệ cởi mở và cấp tiến nhất, có học thức rộng rãi nhất trong tầng lớp lãnh đạo đảng Cộng Sản từ trước tới nay, vẫn còn có những cung cách hành xử đầy giáo điều, không khác gì những lãnh tụ độc tài cỡ như Mao Trạch Đông, mặc dù rằng Trung Cộng đã có tiếp xúc và giao thương rộng rãi với thế giới phương Tây từ vài thập niên qua. Theo ông Perry Link, một giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Hoa tại trường Đại học Princeton, thì thái độ "chúi đầu xuống cát như đà điểu" hiện nay của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể được giải thích bằng một hệ thống cầm quyền và hành chính cứng ngắc, trong đó mọi thành viên đều lo sợ và lúc nào cũng mong bảo vệ cho quyền lợi riêng của cá nhân mình. Đảng Cộng Sản là một tổ chức riêng biệt và kín đáo, bí mật nhất, với cả một hệ thống hành chánh nặng nề có mục đích duy nhất là củng cố quyền lực cho Đảng. Trong đó, mỗi đảng viên chỉ đeo đuổi một mục đích duy nhất là tìm cách leo lên những bậc thang quyền lực trong khi vẫn lo sợ có thể bị thanh trừng hay tấn công trong nội bộ nếu như lấy những quyết định có thể bị xem là làm phương hại đến quyền lợi chung của Đảng. Vì những nhu cầu tự tồn để bảo vệ đặc quyền riêng tư đó, tất cả các đảng viên, từ địa phương cho tới trung ương và lên tới Chính Trị Bộ, đều luôn có thái độ như một phản xạ là lập lại những lời lẽ khuôn sáo đầy giáo điều để đối phó với bất cứ một vấn đề gì. Trong một thế giới rập khuôn đó, không một nhân vật nào, cho dù là lãnh tụ cao cấp như Tổng bí thư đảng, dám đơn phương lấy những quyết định có tính cách táo bạo hay uyển chuyển, trước khi biết chắc rằng đa số trong Đảng đều đồng thanh có cùng lựa chọn.

Cũng theo lời của giáo sư Link thì ngay như lãnh tụ tối cao hiện nay là Chủ tịch Nhà nước kiêm Tổng Bí thư Đảng là ông Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), cũng nằm trong một thế hệ các đảng viên được đào tạo từ những lò giáo huấn theo mô hình Sô-viết từ thời thập niên 50. Do đó, họ không đủ khả năng, kiến thức hay suy nghĩ để có những quyết định táo bạo và sáng suốt. Tất cả các đảng viên đều hoạt động theo một đường lối trung ương tập quyền một cách cứng ngắc, trong đó mọi quyết định đều phải được bàn thảo và nhất trí thông qua. Tinh thần làm việc kiểu này không cho phép họ dám lấy những quyết định uyển chuyển để thích ứng trước những đổi thay bất ngờ của tình thế. Tất cả những viên chức cao cấp trong Đảng đều lo sợ cho vị thế và quyền lực riêng của mình, và không ai muốn vấp phải những quyết định sai lầm, hoặc có thể bị chỉ trích là sai lầm, nhất là những sai lầm vì đã nhẹ tay với các thành phần đối lập. Bài học của những lãnh tụ cao cấp như Hồ Diệu Bang (cựu tổng bí thư) và Triệu Tử Dương (cựu chủ tịch nhà nước) bị thất sủng trước đây vào cuối thập niên 80, vì đã không cứng rắn mạnh mẽ trước những phong trào chống đối của sinh viên trong các vụ xuống đường ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, chắc chắn phải là cái gương mà các lãnh tụ hiện nay trong Chính Trị Bộ đều phải học nằm lòng và không muốn đi vào vết xe cũ. Chính Hồ Cẩm Đào phải là người hiểu rõ kinh nghiệm này hơn ai hết, vì chính y là người đã leo lên được chức vụ tối cao ngày hôm nay cũng nhờ ở thái độ cứng rắn, trong cương vị là bí thư tỉnh uỷ vùng Tây Tạng, trong vụ đàn áp cuộc nổi dậy của người dân tại đây hồi năm 1989. Chính nhờ vụ đàn áp tàn bạo và đẫm máu này, kèm theo chính sách áp đặt tình trạng thiết quân luật kéo dài sau đó trong 14 tháng để dẹp tan tất cả mọi khả năng chống đối, đã khiến cho Hồ Cẩm Đào được lãnh tụ Đặng Tiểu Bình lúc bấy giờ để ý đến và tìm cách cất nhấc đưa vào Chính Trị Bộ sau đó.

Thật ra thì các vụ chống đối của người dân Tây Tạng đã bắt đầu kể từ năm 1950 khi Hồng quân của Mao Trạch Đông tiến chiếm xứ sở này sau ngày toàn thắng trên lục địa và đẩy đạo quân của Tưởng Giới Thạch phải rút ra đảo quốc Đài Loan. Nhưng cuộc nổi dậy lớn nhất của quân dân Tây Tạng đã xảy ra vào năm 1959, và đã bị đàn áp một cách dã man và tàn bạo với hàng ngàn người bị thiệt mạng, dẫn đến cuộc di cư vĩ đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma và một chính quyền lưu vong với trên 100 ngàn dân bồng bế sang lánh nạn tại thành phố Dharamsala bên Ấn Độ. Từ gần 50 năm qua, cuộc chiến đấu của chính quyền lưu vong này rất khổ sở, lẻ loi và đơn độc, cho dù rằng vị lãnh tụ của họ được cả thế giới kính nể vì uy tín và đạo đức, cùng với tính khiêm cung, chủ trương bất bạo động của ngài. Cái chính quyền lưu vong đó cho đến nay cũng không được bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới công nhận. Và có lúc nó còn có cơ nguy bị hăm doạ hay làm khó dễ, nhất là sau ngày Ấn Độ bắt tay hoà hoãn với Trung Cộng trong một thế hợp tác chiến lược. Thế nhưng cuối cùng thì lá cờ của chính quyền và dân tộc đó -- một lá cờ khá sặc sỡ với nhiều màu sắc và hình mặt trời với đôi sư tử trắng -- lại trở thành thân quen, được cả thế giới chú ý nhiều đến kể từ vài tuần qua, và có nhiều triển vọng sẽ trở thành một hình ảnh thân quen từ đây cho đến ngày khai mạc Thế Vận Hội vào đầu tháng Tám sắp tới.

Phải chăng đó là một trong hậu quả tai hại không lường trước được (unintended consequences) do bởi chính sách muốn lợi dụng một đại hội thể thao truyền thống và uy tín nhất thế giới cho những mưu đồ muốn đánh bóng chế độ của nhà cầm quyền Trung Cộng, xuyên qua công trình tổ chức một cuộc rước đuốc quy mô và tốn kém nhất trong lịch sử?

Khởi đi từ thủ đô Athens ở Hy Lạp, rồi chuyển sang Bắc Kinh để từ đó đi chu du trên hàng chục quốc gia khác nhau, xuyên qua một chặng đường dài khoảng 135 ngàn cây số, cuộc rước đuốc đầy tốn kém này và được sửa soạn chu đáo bởi Trung Cộng, đã gặp sự chống đối dữ dội tại ba thành phố nổi tiếng của ba cường quốc là Luân Đôn (Anh), Ba Lê (Pháp) và Cựu Kim Sơn (San Francisco, Hoa Kỳ). Nó đã trở thành một điểm thu hút tất cả các phong trào chống đối Trung Cộng trên nhiều địa hạt đa dạng, cùng nhau quy tụ về nơi xảy ra cuộc rước đuốc để phản đối bằng nhiều hình thức. Hậu quả là cuộc rước đuốc đã phải bị thay đổi dưới nhiều hình thức, thậm chí có lúc đã xém bị nhiều người chống đối tìm cách dập tắt mặc dù được bảo vệ bởi một lực lượng hùng hậu cả ngàn cảnh sát viên giữ gìn an ninh và trật tự, và trong nhiều trường hợp đã phải bị tạm thời dập tắt để đưa vào trong các toa xe buýt để bảo đảm an toàn (như tại Pháp); hoặc phải bị đem như trốn chui trốn nhủi xa lánh những nơi đã được dự trù rước qua như tại San Francisco, đi qua những con đường vắng vẻ để tránh gặp phải những đoàn người chống đối. Hình ảnh này khiến nhiều người trong chúng ta buồn cười nhớ lại cái hoạt cảnh ngày nào mấy anh cán bộ trong các phái đoàn của Việt Cộng sang viếng thăm các thành phố lớn ở Mỹ có đông người Việt tị nạn thường phải tìm cách đi vào cổng hậu vì sợ ăn trứng thối và cà chua của đám đông đang đứng chờ sẵn ở cổng chính.

Tệ hại hơn nữa là về mặt tâm lý và tình cảm, các vụ rước đuốc này càng khiến cho số người bất mãn hay chống đối với Trung Cộng càng ngày càng gia tăng, mà nguyên nhân chính, trớ trêu thay, lại do thái độ hành xử của phía Trung Cộng. Ngoài lực lượng cảnh sát của địa phương giữ gìn an ninh, ngọn đuốc này cũng được bảo vệ bởi một đội ngũ các tay "công an đầu gấu" của Trung Cộng được biệt phái để luôn luôn túc trực bảo vệ ngọn đuốc. Đội ngũ này, quy tụ những chuyên viên được tuyển mộ kỹ lưỡng để lựa chọn ra những tay xuất sắc về sức lực và võ thuật, được huấn luyện đủ loại kỹ thuật và nhiều ngôn ngữ khác nhau, và được quảng cáo rầm rộ vào năm ngoái với cái tên là "Đội Hộ Pháp Đuốc Thiêng Thế Vận". Hình ảnh mà thế giới biết được về những anh lực sĩ hộ pháp này là đồng phục hai màu xanh và trắng, lúc nào cũng bao vây ngọn đuốc một cách chặt chẽ, không cho bất kỳ một người lạ nào được bén mãng đến gần. Do đó trong lúc hoạt động tại xứ người, nhóm hộ tống này đã tạo ra một hình ảnh của những tay "đầu gấu" sẵn sàng xô đạp tất cả mọi chướng ngại, gây bất mãn không ít cho nhiều người vì không biết rõ nhiệm vụ của họ là ai. Chẳng trách nào mà ông Sebastien Coe, cựu lực sĩ điền kinh nổi tiếng và cũng là Chủ tịch Uỷ Ban Tổ Chức Thế Vận của Anh cho năm 2012, đã gọi những tay hộ pháp này là "một bọn côn đồ" (thugs). Trong cuộc rước đuốc tại Anh, những cuộc xô xát xảy ra khắp suốt đoạn đường khiến cho cảnh sát đã phải bắt giữ hàng chục người.

Rời khỏi Anh Quốc để tiến sang nước Pháp, thì cuộc rước đuốc càng gặp sự chống đối nặng nề hơn nữa, và lần này thì uy tín của Trung Cộng càng bị tụt giảm thê thảm hơn. Ở ngay địa điểm khởi hành là Tháp Eiffel, phe chống đối đã tìm cách treo được tấm biểu ngữ to có hình 5 vòng tròn quyện vào nhau, biểu tượng duy nhất của Thế Vận Hội. Thế nhưng có một chi tiết hơi khác là 5 vòng tròn có hình giống như là 5 cái còng, biểu tượng cho một thể chế cùm kẹp tại Trung Cộng. Đoạn đường dài khoảng 30 cây số chạy dọc theo hai bờ của sông Seine, đi qua những thắng cảnh nổi tiếng như Khải Hoàn Môn, xuyên theo đại lộ Champs-Elyseés, trước khi chấm dứt ở sân vận động Charléty ở ngoại ô thủ đô Ba Lê. Thế nhưng, dọc theo đoạn đường, số người chống đối đã quá đông, cộng với một lực lượng hùng hậu của cảnh sát giữ gìn an ninh, khiến cho người ta không còn thấy những lực sĩ cầm đuốc trong cuộc chạy đua tiếp sức này nữa, mà chỉ thấy toàn một bọn hộ pháp bao chung quanh ngọn đuốc này. Thế nhưng, ngọn đuốc cũng đã phải bị dập tắt nhiều lần để được hộ tống vào bên trong xe buýt cho được an toàn hơn, rồi sau đó lại chuyển xuống để chạy bộ tiếp. Tệ hơn nữa là khi tiến đến Toà Đô Chính Ba Lê, một tấm biểu ngữ to lớn đã được treo với dòng chữ: "Paris tôn trọng việc tranh đấu cho nhân quyền". Rõ ràng là một lời chỉ trích không khoan nhượng của chính quyền thành phố này đối với thành tích chà đạp nhân quyền của nước chủ nhà tổ chức Thế Vận Hội. Phải chăng vì bị bẽ mặt một cách không nể nang như thế nên cuối cùng Trung Cộng đã trả đũa một cách trẻ con bằng cách huỷ bỏ một bữa tiệc tiếp tân tại Toà Đô Chính? Trong khi đó thì bên ngoài toà nhà Quốc Hội Pháp, có khoảng 35 vị dân biểu cùng hô to những khẩu hiệu "Tự Do cho Tây Tạng" để phản đối Trung Cộng.

Chính những hình ảnh chống đối dữ dội này đã khiến cho ông Jacques Rogge, Chủ tịch Uỷ Hội Thế Vận Quốc Tế, đã phải đưa ra những lời cảnh cáo xa gần rằng có thể tổ chức này sẽ rút ngắn lại chặng đường như dự trù lúc ban đầu, cũng như có thể xét lại kế hoạch tổ chức các cuộc rước đuốc trong tương lai. Sau đó, ông Rogge cũng đã có những cuộc thảo luận thẳng thắn với giới chức lãnh đạo ở Bắc Kinh về những ưu tư của ông cũng như của IOC, bởi vì theo như Trung Quốc đã hứa từ lúc ban đầu khi ghi tên để mong được tổ chức Thế Vận Hội là sẽ tìm cách làm cải thiện tình hình về nhân quyền và tự do tại nước này. Và do đó, ông Rogge cho rằng việc Trung Cộng phải tôn trọng các giá trị nhân quyền trong nước là một bổn phận tinh thần cần phải tôn trọng.

Hai vụ xuống đường dữ dội tại Ba Lê và Luân Đôn đã khiến cho nhiều người chờ đợi và chú ý nhiều hơn nữa về chặng đường rước đuốc sau đó tại San Francisco. Đây là thành phố có đông người Hoa cư ngụ nhất, và do đó đã được vinh dự để tổ chức cuộc rước đuốc này, một phần giúp đem lại niềm tự hào cho cộng đồng người Hoa tại đây. Thế nhưng, những vụ chống đối cũng đã được sửa soạn kỹ lưỡng khiến cảnh sát tại đây đã phải dùng nhiều biện pháp gắt gao để bảo vệ an ninh, kể cả việc đem giấu ngọn đuốc ở những nơi bí mật thay vì đáng lý ra phải được đem ra trình diễn cho đông đảo quần chúng chiêm ngưỡng; và trong ngày rước đuốc đã phải thay đổi lộ trình mà không thông báo cho mọi người biết, hầu tránh đi ngang những nơi mà đã có đông người chống đối chờ đợi sẵn. Trước đó một ngày, phe chống đối cũng đã làm một hành động ngoạn mục bằng cách leo lên cây cầu treo nổi tiếng Golden Gate để treo hai lá cờ của Tây Tạng và tấm biểu ngữ có dòng chữ "One World, One Dream: Free Tibet". Bốn chữ đầu là khẩu hiệu ưng ý nhất của ban tổ chức và nhà cầm quyền Trung Cộng, ngầm nói lên niềm tự hào của họ là cả thế giới sẽ quy tụ về một mối vào đầu tháng Tám sắp tới để nhìn dân tộc Trung Hoa thực hiện được giấc mơ vươn mình thành một cường quốc, qua hình ảnh của một Thế Vận Hội hùng tráng và to lớn nhất trong lịch sử. Thế nhưng khẩu hiệu này đã trở thành một chiêu thức "gậy ông đập lưng ông" khi những người chống đối thêm vào hai chữ "Free Tibet". "Giải phóng Tây Tạng" có nghĩa là nhắc nhở cho mọi người biết đến một chế độ độc tài và bạo quyền có nhiều tham vọng muốn chiếm đoạt đất đai của nhiều nước nhỏ bé khác, như Tây Tạng, hoặc Việt Nam, với việc thiết lập huyện Tân Sa bằng cách chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa mà nhà cầm quyền Việt Cộng đã hèn nhát nên không dám lên tiếng phản đối.

Năm xưa, nhà độc tài Adolf Hitler đã âm mưu chính trị hoá Thế Vận Hội, dùng thể thao cho mục tiêu chính trị, bằng cách tổ chức cuộc rước đuốc Thế Vận để chuẩn bị cho kỳ tổ chức vào năm 1936. Mục đích của Hitler lúc bấy giờ là muốn khoe khoang về sức mạnh vô địch của giống dân da trắng Aryans, dọn đường cho cuộc xâm lăng của Đức Quốc Xã lên các quốc gia lân cận, mở màn cho cuộc Đệ Nhị Thế Chiến. Thế nhưng, thiên bất dung gian, trong kỳ Thế Vận Hội năm đó, một anh lực sĩ da đen của Hoa Kỳ mang tên là Jesse Owens -- lúc bấy giờ dân da đen vẫn bị coi là một hạng người bần hèn không thể nào cự lại dân da trắng -- lại đoạt được một lúc 4 huy chương vàng ở bộ môn điền kinh, thắng xa trên tất cả các lực sĩ da trắng khác. Vụ này làm bẽ mặt không ít cho nhà độc tài Hitler.

Phải chăng ngày nay lịch sử lại tái diễn khi Trung Cộng muốn lợi dụng Thế Vận Hội để đánh bóng cho chế độ, nhất là ở thời điểm quốc gia đông dân nhất trên thế giới này đã tạo được một sức mạnh kinh tế đáng nể trong một thời gian kỷ lục, cùng lúc với nhiều tiến bộ vượt bực khác về quân sự và kỹ thuật không gian? Để rồi cuối cùng, trời không thuận lòng người gian, cho nên một vùng đất sa mạc cằn cỗi -- với một vị lãnh tụ tôn giáo hiền hoà, trong tay không có tấc sắt mà chỉ có nụ cười hiền hoà với chủ trương bất bạo động, đã chinh phục lòng cảm mến khắp nơi -- có thể trở thành một cơn ác mộng cho giới lãnh đạo ở Bắc Kinh nếu như tình hình tại Tây Tạng có thể trở thành tồi tệ hơn từ đây cho đến tháng Tám. Hơn nữa, thái độ và phản ứng của Trung Cộng có nhiều cơ nguy khiến cho nhiều người, kể cả các vị nguyên thủ quốc gia, có thể thay đổi thái độ và sẽ không ngần ngại lên tiếng chống đối hay có thể tẩy chay, như trường hợp của các thủ tướng Angela Merkel của Đức, Gordon Brown của Anh, hoặc như Tổng thống Nicolas Sarkozy của Pháp.

Trước khi kết thúc bài này, tưởng cũng nên giành vài hàng để ghi công những người Việt tranh đấu tại Pháp, đã biết cùng nhau đoàn kết để đến Công trường Trocadéro ở cạnh Tháp Eiffel, góp sức trong rừng người chống đối Trung Cộng. Dĩ nhiên, mục tiêu của người Việt tại Pháp là lên tiếng chống đối việc Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Trong những tháng trước đó, cuộc chống đối này chỉ đơn lẻ có vài trăm người Việt. Nhưng lần này, họ đã góp mặt với hàng ngàn người khác trong một khí thế hào hứng và vinh hạnh chưa từng thấy. Những hình ảnh của các phóng viên ngoại quốc chụp những lá cờ vàng ba sọc đỏ đứng cạnh với lá cờ của Tây Tạng đã được truyền đi khắp nơi trên thế giới. Lá cờ tiêu biểu của một quốc gia đã bị xoá sổ vào ngày 30-04-1975 vẫn tiếp tục được giương cao một cách hùng dũng và oai nghi hơn bao giờ hết, trước một cử toạ rộng lớn trên khắp toàn cầu.

Vì thế cho nên chúng ta có quyền hãnh diện với những lá cờ chính nghĩa đó là vậy.

Minh Thu - Houston, Texas
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày

Trần Việt Hải
Cuốn sách Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày là một bản cáo trạng nói đến tội ác của chế độ CSVN trước lương tâm nhân loại. Người CS áp dụng chủ thuyết Tam Vô, mà trong đó 3 yếu tố cấm kỵ của họ là Vô Tổ Quốc, Vô Gia Đình và Vô Tôn Giáo. Yếu tố thứ ba đã ảnh hưởng trực tiếp đến tác giả Huỳnh Văn Ba, tức Thượng tọa Thích Thiện Minh.

Tác phẩm Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày trình bày những án tù cực hình, dã man mà người tu sĩ bất khuất chịu đựng. Ông mất ngôi chùa nơi thờ phượng, hành đạo, ông mất quê hương trong 26 năm lưu đày xa xứ, ông mất quyền làm người với nhân vị xứng đáng của một nhà tu hành.

Xin hãy lắng nghe tiếng lòng của ngài Thiện Minh để thấy rằng đức tính bi trí dũng của người con Phật vẫn sáng ngời trước những đàn áp của bạo lực. (Việt Hải)

“26 Năm Lưu Đày”

của Thượng tọa Thích Thiện Minh
Tôi hân hạnh được cô Trâm Oanh bên Đức Quốc gửi biếu cuốn "26 Năm Lưu Đày" của Thượng tọa Thích Thiện Minh. Tôi như bị thôi miên nhìn vào cái đề tựa. Hai mươi sáu năm là một khoảng thời gian quá dài, thời gian mà vị tu sĩ chịu đựng bao nhiêu nỗi nhục nhằn bị tra tấn, những cực hình lên tinh thần và thể xác. Tôi đọc 12 chương sách hay xuyên suốt 270 trang giấy, mà mỗi chương chuyên chở tiếng lòng bất khuất của vị tù nhân lương tâm đáng kính này.

Thượng Tọa Thích Thiện Minh có thế danh là Huỳnh Văn Ba, sinh trưởng tại tỉnh Bạc Liêu. Trong chương 1 của sách, ngài cho biết là thân phụ là một tín hữu Cao Đài: "Cha tôi có tấm lòng nhân hậu, tính tình rộng rãi hay giúp người. Mẹ tôi là một người đàn bà hiền thục, mẫu mực vất vả quanh năm vì chồnng con.” (Tr. 8 ) Có lúc gia đình phải tha hương cầu thực tại Vĩnh Bình (Trà Vinh). Chính tại nơi đây cậu bé Hùynh Văn Ba đã có duyên với cửa Thiền và được cha mẹ cho phép xuất gia. Năm 17 tuổi (1972) tác giả thọ giới Sa Di và năm 22 tuổi (1977) thọ Cụ Túc Giới do Hòa Thượng Thích Trí Thủ, rồi sau này được cử về trụ trì tại một ngôi chùa tại Vĩnh Bình và đã được đồng bào Phật tử tại đây gọi thân mật bằng các tên “ông đạo, huynh, cậu và thậm chí bằng con, bằng cháu nữa""

Chương 2 kể về biến cố đau thương 30 Tháng 4 xảy đến như một cơn đại hồng thủy mà dùng hai cụm từ ngữ là "Ách Vận Đại Biến" hay "Hắc Ám Nhật Tử" (Ngày Đen Tối). Sự hống hách của các cán bộ Việt Cộng sau khi xâm chiếm miền Nam, với tinh thần Tam vô chủ nghĩa: vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo. Tên cán bộ Hai Thổ, xã đội trưởng du kích, ngang ngược chỉ vào tượng Đức Phật Đản Sinh, cười khinh khỉnh tuyên bố xấc xượt: "Thằng Phật nhỏ xíu này nó không có công làm cách mạng để đánh đuổi Đế Quốc, tại sao phải thờ nó? Nó ngồi một chỗ, để chờ người ta đem quà lại dâng cúng. Nó là thành phần giai cấp bóc lột mà!”. Đoạn y bước lên Chánh Điện lấy tay sờ vào tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và nói: "Thằng Phật nầy ăn gì mà mập quá vậy!". Một lần khác sau khi Thượng Tọa bị bắt, Hai Thồ vào chùa chỉ tay tượng Phật nói: "Thằng Thiện Minh đã bị bắt giam rồi, còn mấy thằng Phật xi măng nầy cũng sẽ áp giải đi luôn". Theo chủ trương tiêu diệt ảnh hưởng của tôn giáo bằng cách khống chế và tịch thu mọi phương và tài sản của các tôn giáo, ngôi chùa Vĩnh Bình của ngài bị chiếm cứ bởi bạo lực của giới cầm quyền, mà đến nay Cộng Sản vẫn chưa trả lại tài sản này cho ngài.

Chương 3 và 4 thầy Thiện Minh mô tả cảnh tù tội. Thầy có kiến thức về thuốc nam cũng như châm cứu và biết võ thiếu lâm. Thầy làm công tác từ thiện, phụ trách mở thêm một phòng thuốc nam, châm cứu từ thiện tại chùa Từ Quang, ngoài phòng thuốc tại chùa Vĩnh Bình, khi gặp một đứa bé đau nặng gần chết vì cơn bệnh hô hấp, thầy ra tay cứu chữa cho bé. Đứa bé khỏi bệnh, người cha đến cám ơn thầy. Anh này là một kháng chiến quân phục quốc. Duyên thời cuộc đưa đẩy thầy vào Mặt Trận Nghĩa Quân Cứu quốc, Việt Nam Dân quốc. Khi bị bại lộ, thầy đứng ra nhận tội chỉ huy để tình nguyện hy sinh, vì càc anh em khác có vợ con. Thời buổi ban đầu khi CS chiếm được miền Nam, họ cai trị bằng nanh vuốt độc ác. Tội chống phá "Cách Mạng" lãnh án tử hình dễ dàng.

Tác giả của sách "26 Năm Lưu Dày" rất thích văn thơ, bằng chứng là nhiều trang sách đã được đăng thơ. Bốn câu thơ sau đây cho thấy tâm hồn thích thi phú của thầy:

"Tu sĩ quyết chùa am bế cửa
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
Đền xong nợ nước thù nhà
Thiền môn trở gót phật đà Nam Mô..."

Tác giả thuật lại vì tin người nên âm mưu trốn trại tù bị bại lộ, đưa tới một số người bị bắt, trong đó có người em ruột của thầy, Huỳnh Hữu Thọ, vì mang theo vũ khí yểm trợ cho cuộc vượt ngục tại trại giam huyện Vĩnh Lợi. Thầy Minh và các đồng chí được chuyển sang trại tù Minh Hải. Đây là nơi giam giữ những người mới bị bắt với nhiều tội trạng khác nhau, giam vào đây là để điều tra khai thác vì nơi này có đủ mọi biện pháp được áp dụng khắt khe trong công tác tra hỏi. Tại đây, từ việc đánh đập bằng tay chân, bằng gậy gộc, bằng dùi cui, bằng báng súng cho đến cùm, quyện, giam vào phòng giam riêng là điều xảy ra hàng giờ hàng buổi. Trại giam có đủ mọi cán bộ, công an từ Bắc vào Nam, kể cả kháng chiến lâu năm cho đến những tên công an loại mới vào ngành mà dân gian thừơng gọi là bọn “công an 30/4”. Họ đều có những ngón nghề độc đáo để điều tra, nào là đánh túi bụi, đánh kiểu trên đao dưới búa, còng tay đứng, còng chéo tay sau lưng, còng ngồi đan chéo hai tay. Họ dùng nhục hình để điều tra, bản thân thầy khi giam giữ tại đây, cũng không tránh khỏi những nhục hình này. Hàng ngày hai chân thầy luôn ở trong cùm, bị cùm suốt ngày đêm, suốt tháng quanh năm. Hai chân bị cùm quyện tại chỗ, không thể đứng thẳng được nên dần dần bị tê liệt. Còn tiểu tiện thì trong một cái hũ, mỗi khi đi vệ sinh phải nhờ người khiêng hũ lại dùm. Hũ vệ sinh vừa có phân, vừa có nước tiểu. Mỗi ngày công an cho người đem đổ. Có khi đến 2-3 ngày mới đổ nên phân và nước tiểu tràn ra ngoài ướt cả chỗ nằm bốc mùi hôi thối! Sau khi đổ hũ, công an ra lệnh tù nhân phải vào ngay thật nhanh cho nên chiếc hũ chỉ rửa sơ sài, sau đó họ múc nước ngay chỗ rửa hũ mang vào cho những người đang bị cùm trong quyện như thầy để tắm. Mỗi người trong cùm chỉ được vài ca nước. Ca múc nước tắm cũng là ca đựng cơm ăn hàng bữa…Chiếc hũ luôn luôn còn sót lại phân người, nhất là phân cao lương loại lương thực rất cứng ăn vào khó tiêu, loại này dùng để ăn độn thay thế cơm. Khi tắm phân dính cả vào mặt, vào đầu đó là chuyện thường ngày. Phòng giam kỷ luật rất chật hẹp khoảng hơn 3m2 mà nhốt có khi lên đến 20 người, chỉ ngồi cũng không đủ chỗ làm gì có khoảng trống để nằm.

Trong vòng lao lý tác giả xót xa cho gia đình, nghĩ về hoàn cảnh của mình, là người anh lớn vì thời cuộc oan khiên: "Vì hoàn cảnh quá khổ nghèo do thảm trạng xã hội, nên gia đình thầy gồm: Em thứ 7 của thầy tên Nghĩa phải nghỉ học để đi bán bánh mì dạo nuôi gia đình. Em thứ 6 tên Nhiều phải đạp xe vua, loại xe phải đạp bằng 2 chân, phía sau có gắn cái thùng để chở thêm được vài người. -Em thứ 5 mới lập gia đình hơn 1 năm, vừa sinh được một bé gái, bị nghi ngờ có liên quan vụ án nên đã bị tù . Em gái thứ Tư bán mía, khoai, cóc, ổi,...trước nhà. Hãy đọc tiếp:

“Mẹ tôi tuổi cao sức yếu lại bị bệnh thường xuyên vóc người mỗi ngày một gầy mòn, thân hình tiều tuỵ lo buồn vì chồng, vì con, tức cha tôi vừa qua đời cách đây mấy tháng, nay đến tôi và đứa em trai thứ Năm đều bị tù tội. Một điều xót xa là các em tôi còn thơ ngây nhỏ dại đang trong lứa tuổi cắp sách đến trường, tuổi chỉ biết ăn, biết học, biết chơi. Nay đành từ giã mái trường để tìm kế sinh nhai, vừa nuôi mẹ già đang đau yếu, vừa dành dụm ít tiền hàng tháng để đi thăm nuôi 2 người anh đang ở tù tận mũi Cà Mau... Em trai tôi là một học sinh hiền lành ngoan ngoãn, học rất giỏi, không những lễ phép với thầy cô mà còn rất có tình có nghĩa với bạn học cùng lớp và rất mực hiếu thảo với mẹ cha. Em học luôn đứng nhất, nhì trong lớp lại được bầu làm trưởng lớp nữa! Nhưng vì hoàn cảnh… nên lỡ dỡ việc học hành. Có những buổi đi bán bánh mì ngang qua trường cũ, em cố đi qua thật nhanh, và kéo chiếc nón sụp khỏi vành tai để cho các bạn đừng nhìn thấy. Thật ra trong lòng em rất tiếc nuối và rạo rực trào dâng một nỗi niềm nữa vui nữa buồn khôn tả. Em hình dung lại hình ảnh của thầy cô, của bạn bè … đôi chân em dường như muốn chùn lại, nước mắt lưng tròng."

Văn phong của tác giả trung thực trong nỗi chua xót trong tâm can của tôi. Là một tăng sĩ, một sĩ phu không khuất phục bạo lực. Tôi đọc đoạn thầy đấu khẩu với tên Nguyễn Ngọc Cơ tự là Sáu Búa, Viện trưởng viện kiểm sat nhân dân tỉnh Minh Hải. Lý do mà ông ta có biệt danh là Sáu Búa vì thời kỳ còn hoạt động trong rừng rú ông này phụ trách thi hành án tử hình. Một hôm nọ, tòa án xử tử hình một bà lão trên 70 tuổi, tuổi đã gần đất xa trời, cụ bà bị khép vào tội "làm điềm" tức là chỉ điểm viên cho quân đội VNCH. Đáng lý ra ông ta thi hành án xử tử bằng mã tấu, nhưng đây là phiên tòa nhân dân lưu động đặc biệt, nên khi xử xong là thi hành án ngay. Hôm đó ông không đem theo mã tấu bên mình, nên đành tạm mượn 1 chiếc búa của dân làng. Ông phải vất vã đập đầu bà cụ đúng 6 nhát búa thì bà mới tắt thở. Người chứng kiến sự kiện man rợ trên cho rằng cụ bà bị hàm oan nên khi chết đôi mắt cứ mở trao tráo, mà không chịu nhắm nghiền lại.

Ra tòa xét xử, thầy Thiện Minh bị Sáu Búa hỏi vặn như răn đe:

- Anh có sợ chết không?

Thầy trả lời: "Mọi người trên đời này chỉ chết có một lần, nhưng ai ai cũng muốn sống, và cũng chẳng có ai sống mãi trên đời, nhưng sống hay chết như thế nào để có ý nghĩa, có ích cho đời đó mới là điều quan trọng bởi vì "Tử đắc kỳ sở". Tôi làm việc này để đồng bào được sống đúng ý nghĩa của con người, đúng với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền theo nghị quyết 217A ngày 10-12-1948".

Sáu Búa hỏi tiếp:

- Sống đúng với ý nghĩa của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là như thế nào ?

Thầy trả lời: "Phải có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Dân quyền không bị tước đoạt, giá trị nhân phẩm của con người không bị chà đạp, mưu cầu hạnh phúc bằng sự chân chính chứ không phải tóm thâu của kẻ khác đem về cho mình làm chủ"

Ông ta lại nói tiếp:

- Nhưng, nếu chúng tôi đem anh xét xử với tội chết thì anh nghĩ thế nào ?

Thầy trả lời:

- Nếu cần phải sống cho sự nghiệp và lý tưởng được sống mãi ta phải cố sống và nếu cần phải chết cho sự nghiệp và lý tưởng được sống mãi, đôi lúc ta cũng vui vẻ chết, đó là sự dũng cãm hy sinh để trở thành bất tử, đối với nhà tu là thánh hóa linh hồn.

Sáu Búa lắng nghe. Thầy tiếp lời:

- Vả lại ông biết rồi đạo Phật chúng tôi chết là giải thoát.

Ông ta nói:

- Thôi đừng giảng đạo ở đây nữa, chừng nào về chùa cứ mà giảng đạo, sợ không chịu nổi nửa mức án, chứ làm gì có thể về chùa.

Thời gian "làm việc" hơn nửa giờ đồng hồ, hai bên cứ đấu lý qua lại vẫn chưa đi đến đâu. Sáu Búa lườm nguýt tỏ vẻ khó chịu và hỏi thẳng vào nguyên nhân "làm loạn, phản động":

- Anh cho biết ai là người đứng đầu tổ chức Trung ương của anh ?

Thầy Minh trả lời:

- Ở Trung ương có Thượng Tướng Trần Văn Trà và Bà Nguyễn Thị Bình.

Ông ta đổi sắc mặt lấy tay đập bàn và nói một cách hằn hộc:

- Tại sao anh lại dám khai hai đồng chí cao cấp của tôi, trong khi hai đồng chí này có mấy chục năm tuổi Đảng, đã đóng góp nhiều cho cách mạng để đem đến sự thành công vẻ vang như ngày hôm nay, mà anh cho rằng phản động như anh vậy à! Tại Sao anh không khai cả tôi luôn đi, tôi tên là Nguyễn Ngọc Cơ tức Sáu Búa nè !

Khi nghe xong câu thách đố, thầy tỏ thái độ khó chịu và nhìn Sáu Búa nói thêm:

- Xin lỗi ông tôi không phải là quan, chứ nếu tôi là quan thì tướng mạo của ông xin làm lính tôi, tôi cũng không nhận, thì khai ông làm gì?

Có lẽ bị cú sốc bất ngờ như xối gáo nước lạnh vào mặt, Sáu Búa nổi nóng liền vói tay chụp lấy cái bình trà để trên bàn và dự định ném vào người thầy. Theo sự tường thuật, thầy điềm nhiên phát biểu:

- Tư cách một ông Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, mà có hành vi thất sách đối với người tù chính trị tôn giáo như tôi à!

Sáu Búa bỗng dừng tay lại và quát to:

- Đồ ngoan cố, mầy là tên phản động, chuyên khuấy đục và bôi bẩn Đảng, mầy về đi!

Chúng ta thấy rằng giới luật pháp tuân lệnh Đảng CS u mê chỉ là bọn vô lại, côn đố tiếp tay cho tội ác để đàn áp nhân dân mà thôi.

Một trường hợp thương tâm khác khi thầy kể lại trong chương 5 là:

"Tôi còn nhớ chỉ sau ngày 30-4-1975 vài hôm, thì ông xã trưởng chính quyền cũ thường được gọi là ( ông xã Điểm) ông xã này trước kia thường bắt nhiều Việt Cộng ban đêm bò ra gài mìn phá đường, phá lộ giựt sập cầu và rãi truyền đơn v.v… Đến khi Sài Gòn đổi chủ, Việt Cộng tiếp quản chính quyền thì ông xã Điểm bị đem xử tử tại xã. Trước khi xử bắn họ tập họp dân lại để kể tội ông, dân theo Việt Cộng dùng cây, kẻ dùng đá, đòn gánh đánh đập túi bụi, đầu cổ ông bị giập nát, mình đầy máu me, máu tuôn chảy đầm đìa lênh láng mà họ còn không buông tha. Trong khi hai tay bị trói chặt, miệng nhét đầy giẻ và thêm một trái chanh rồi bịt miệng bằng một chiếc khăn đen, đã vậy mà hai ba người còn dùng mấy cục đá thật to chạy đến đập vào đầu ông xã Điểm một lần nữa, trước khi lôi kéo thân ông đến một gốc cây họ buộc thật chặt và bắn ba phát súng. Khi nạn nhân ngã qụy tên trưởng toán đến bên xác nắm tóc lên và nả vào màng tang một viên đạn gọi là “ân huệ sau cùng” trước khi kéo xác lấp vào hố."

Khi được chuyển sang trại cải tạo Cây Gừa lại âm mưu vượt trại và rồi bị thất bại. Năm bạn đồng tù toa rập đào lổ thoát thân, khi nội vụ bất thành, một người bị xử tử, bốn người còn lại bị đày ra miền trung, giam vào trại tù Xuân Phước, nằm trong một thung lủng tử thần, nơi rừng thiên nước độc. Nơi đây tác giả sau cùng lại gặp nhiều tù nhân của càc tôn giáo được giải về đây. Xuân Phước khét tiếng với khu kỷ luật gồm 3 loại cùm, loại khoen tròn, loại khoen chữ V và loại khoen chữ V có khía hình răng cưa. Tùy theo thái độ của người tù mà họ ứng xử, hoặc phát cơm chan ngập nước muối, ăn vào mặn đắng không tài nào nuốt nổi. Đặc biệt trại tù xử dụng những tên gọi là Trật tự để trù dập, đánh đập, bớt nước uống, bớt cơm của tù nhân. Ở trại K1 có tên Tân mang tội hình sự là bộ đội CS, đã từng ăn gan người ở Campuchia, nên đôi mắt lúc nào cũng đỏ ngầu trông phát khiếp. Tại nhà tù Xuân Phước sự ngược đãi tù nhân rất tàn tệ, người tù sống trong cảnh thiếu thốn mọi bề, vô cùng nghiệt ngã. Nhiều tù nhân bị kiệt sức vì bị cưỡng bức lao động khổ sai hoặc bị đánh đập tàn bạo man rợ, tính trung bình thì tháng nào cũng có vài người chết. Có khi chết liên tục một tháng 3 đến 5 người, đây là chuyện thường xảy ra và thầy đã ra câu thơ:
«Trông thấy người khác chết
Trong lòng rất xót xa
Nửa thương xót kẻ chết
Nửa nghĩ tới phiên ta...!»

Ở hoàn cảnh cùng kẹt không lối thoát người tù đâm ra ù lì liều lĩnh. Một khi chí đã quyết nên phải ra tay, từ đó thầy Thiện Minh cùng với một số bạn đồng tù thân quen trong trại đứng ra tổ chức cướp trại giải thoát cho tù nhân bạn, âm mưu là định giải cứu đem đi 700 người trong số hơn 1000 người của trại. Tất cả sẽ cùng nhau hoạt động trong rừng và hợp tác đấu tranh. Nhưng sự việc bị bại lộ cho nên tù nhân nổi loạn bị bắt và bị cùm quyện tay chân ngày đêm hơn 3 năm.

Trong thời gian điều tra thầy bị đánh đập dã man, đặc biệt những trận đòn hội đồng, bị đánh tập thể gồm có các tên cán bộ an ninh của trung tâm. Chúng đánh bằng báng súng, bằng tay chân và 100 roi điện. Trong một buổi điều tra để khai thác cung để bắt thêm người, các tên đao phủ an ninh trại đánh thầy bằng tay chân tới tấp vào thân thể, đầu, mặt. Phía sau có một tên cán bộ khác dùng họng súng dài, thúc mạnh vào lưng trúng ngay lá phổi làm thầy bị trọng thương té ngất xỉu, máu tuôn ướt đẫm cả áo quần. Sau khi tỉnh dậy, những tên hung thần nầy không cho thầy thay quần áo, thầy đành mặc áo dính máu luôn cho đến khi rách nát. Hậu quả, vết thương lá phổi của thầy đến giờ này cũng còn dây dưa chưa dứt hẳn, nó thường đau buốt và ho liên tục mỗi khi trái gió trở trời. Đánh đấm bằng chân tay và bá súng chưa đủ, chúng đánh tiếp thầy 99 roi điện chỉ vì đếm lộn một roi. Đến khi kết thúc điều tra vụ án trốn trại các tên nầy lập hồ sơ quy kết thầy tổ chức “chống phá trại giam".

Một bài thơ kỷ niệm được thầy cảm tác như sau:

«TU TÙ...!
Thêm dấu chữ Tu biến chữ Tù
Chung thân hai án ở thiên thu
Tay còng, chân quyện nơi u tối
Cửa sắt, tường cao chốn mịt mù

Thân thể hình hài trông yếu kém
Tinh thần, trí tuệ sáng trăng thu
Thiên đàng, địa ngục phân hai nẻo
Nửa kiếp thầy tu nữa kiếp tù...!
Nửa kiếp Thầy tu nửa kiếp tù
Thiền môn giã biệt bước chân du
Từ bi trí tuệ tình thương gọi
Bác ái nghĩa nhân xóa hận thù...

Y chiến ngày đêm luôn mặc giữ
Nâu sòng kinh kệ gác công phu
Nước non đáp trả tròn xong nợ

Tín, Hạnh, Nguyện, thành vẹn kiếp tu...!”

Trong trại tù thầy gặp những bạn đồng tù của các tôn giáo bạn như: Ông Phan Đức Trọng, 72 tuổi, là Giáo hội trưởng giáo hội "Hòa bình chung sống" ở Tây Ninh, ông là con nuôi của Trung tướng Trần Quang Vinh, Tổng Tư lệnh quân đội Cao Đài. Ông Trần Văn Nhành, một tín đồ thuần thành của đạo Hòa Hảo thuần tuý. Quý Linh Mục Nguyễn Văn Vàng thuộc dòng Chúa Cứu Thế, Linh Mục Nguyễn Quang Minh thuộc nhà thờ Vinh Sơn, Linh Mục Nguyễn Luân, thuộc giáo xứ Phan Rang, Linh Mục Nguyễn Tấn Chức, và nhiều nữa. Sống trong trại, tù nhân bị bạc đãi, quần áo bị mục nát, quần đùi không còn đủ để che thân. Linh Mục Vàng bị ghẻ mủ khắp thân thể, ngoại trừ trên mặt thì không có, ghẻ mủ dầy như dề cơm cháy khét đen, còn Linh Mục Nguyễn Quang Minh thì bị đánh trọng thương, đánh ho ra hộc máu miệng, và cả hậu môn, chỉ vì đem vào trại vài chiếc bánh “thánh" để rồi qua đời sau đó mấy ngày. Riêng Linh Mục Nguyễn Luân bị bệnh phổi nặng, vì chứng ung thư phổi. Do nhiều năm trong kỷ luật bị tra tấn, đánh đập, thầy Thiện Minh bị chứng viêm phổi nặng. Những lúc gần đây tôi được biết thầy thường ho ra máu.

Tình cảm liên tôn khi Phật giáo và Công giáo chia sẻ những khổ đau vì tai ách giặc Cộng. Cha Nguyễn Luân có biệt hiệu là ông Ba Không. Lý do những tên giám ngục thấy giam hãm ngài nơi kỷ luật quá lâu nên mời ngài lên "làm việc". Họ chỉ cần yêu cầu Linh Mục viết tiêu đề là:

"Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"

và ký tên vào thôi! thì chúng sẽ cho Ngài ra khỏi hình phạt kỷ luật ngay. Thế nhưng Linh mục Luân lúc nào cũng viết như sau:

"Cộng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam

Không độc lập - Không tự do - Không hạnh phúc".

Những tâm tình giữa Thượng Tọa Thích Thiện Minh và Linh Mục Nguyễn Luân "Ba Không" là khi xứ sở thật sự có tự do nhân quyền, thì một ngôi Chùa và một ngôi Giáo đường được xây kế bên nhau để lễ Giáng Sinh hay lễ Vu Lan thì Con chiên bên Công giáo và Phật tử được thong thả viêng thăm nhau như tinh thần hòa đồng tôn giáo, một ý niệm vô cùng cao đẹp, nhưng nay Linh mục Nguyễn Luân không còn nữa.

Thượng Tọa Thích Thiện Minh trong những chương cuối đế cập những gặp gỡ hay những kỷ niệm khi liên lạc với các bạn đồng tù của chế độ CSVN như Thượng Tọa Thích Không Tánh. Năm 1998, hai thầy gặp nhau trong dịp tiếp kiến phái đoàn Nhân Quyền của LHQ do Ông Abdel Rattah Amor hướng dẫn sang Viêt Nam. CS khuyến khích quý thầy sang Pháp định cư. Tuy nhiên, thầy Thiện Minh khẳng khái đề nghị 4 điểm với phái đoàn LHQ là CS phải:

- Thả tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, tôn giáo đang bị giam giữ trong nhà tù CS vô điều kiện.

- Đòi trả lại tài sản của các tôn giáo và phục hồi quyền tự do tôn giáo một cách hoàn toàn trong đó có việc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN.

- Xóa bỏ điều 4 hiến pháp của nước CHXHCNVN để thực hiện một chế độ đa đảng, đa nguyên và bình đẳng giữa các đảng phái.

- Tổng tuyển cử tự do với sự giám sát của LHQ, đôi bên đồng bộ chủ trương tình thương nhân đạo và hóa giải hận thù.

Trong nhà tù CS, thầy Thiện Minh có dịp Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhân vật bất đồng chính kiến chế độ CSVN, và là Chủ Tịch của Cao Trào Nhân Bản Việt Nam, ông chia sẻ những viên thuốc bổ, thức ăn chay được nhét vào lổ thông hơi như tiếp tế cho sức khoẻ của thầy, ông thể hiện những tình cảm tốt của người bạn đồng tù. Vì thức ăn chay làm giống món thịt như thức ăn mặn nên thầy trả lại qua lổ thông hơi suýt bị bọn cai tù bắt được. Khi BS Quế được phóng thích nhưng ông vẫn cương quyết giữ tinh thần bất khuất và chủ trương dứt khoát đòi hỏi tự do và nhân quyền cho Việt Nam, điều này khiến thầy dành nhiều thiện cảm với vị bác sĩ này.

Một tù nhân đặc biệt khác là GS Doãn Quốc Sỹ, ông bị bắt vì đã gởi ra hải ngoại những truyện đả phá chế độ CS. Hậu quả GS Sỹ bị bắt trong vụ án nổi danh là "Biệt Kích Cầm Bút" và ông được xem như thủ lãnh củs nhóm nhà văn "phản động". Gặp nhau tại khám Chí Hòa, GS Sỹ sáng tác bài thơ ngắn kỷ niệm để tặng thầy, đại ý bài thơ về chú gà mổ những hạt gạo rơi vung vãi dưới đất (trang 223):

“Chú gà mà đi ăn đêm
Thấy hạt cơm mềm vung vãi đâu đây
Đêm khuya tội nghiệp cho mầy
Vất vả cành chầy một bóng thành hai.”

Tôi có nhắc GS Sỹ về bài thơ này ngày xưa, ông nói trong những ngày bị đọa đầy như vậy, những tù nhân nuôi lý tưởng khao khát tự do, họ trao đổi những chuyện trong tù và ngoài đời. GS Sỹ cũng nói thầy Minh có tính cương trực và thẳng thắn, rất đáng quý.

Tác giả kể tên nhiều vị gặp trong tù nữa. phần kết luận ở chương 12. Thầy Thiện Minh xác nhận mình là một thành viên của GHPGVNTN, đã bị chế độ CS giam cầm liên tục 26 năm, so với chiều dài lịch sử của dân tộc không là bao, nhưng so với một đời người quả là khủng khiếp. Thầy dành những lời đầy ân tình như khi GHPGVNTN được lãnh đạo bởi Đại Lão Hòa Thượng Tăng Thống Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Viện Trưởng Thích Quảng Độ.

Thầy xác định lập trường của Giáo Hội là phục vụ dân tộc và chúng sanh. Do đó, dù ở đâu hay trong hoàn cảnh nào, Phật Giáo Việt Nam muôn đời vẫn là Phật Giáo Việt Nam, và muôn đời vẫn là của dân tộc Vịêt Nam. Đề cập về Hòa Thượng Viện Trưởng Thích Quảng Độ khi phát biểu về thái độ chính trị phải có của một công dân. Trên phạm vi tu hành, sự tham gia vào đời sống chính trị không có nghĩa là ra tranh chức vụ thế quyền, như ứng cử chức vụ dân biểu, hoặc lập đảng phái này nọ, mà là ý thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ Quốc. Cho nên khi mọi người dân có quyền suy nghĩ về chính trị, phát biểu về chính trị và hành xử về chính trị thì đó là chúng ta biết xử dụng quyền công dân. Hãy cân nhắc lá phiếu của mình để chọn người xứng đáng đại diện cho mình hay bầu người cầm vận mệnh quốc gia thì dù muốn dù không cũng đã tham dự vào đời sống chính trị rồi.

Tôi nghe thầy nói trên đài phát thanh về Linh Mục Nguyễn Luân của xứ đạo Phan Rang đã có những khát vọng riêng tư trước khi mất. Ngài tâm sự là:

"Nếu được ra tù hai anh em mình cải cách mối liên hệ tôn giáo theo hướng mới chẳng hạn như: trước nhà thờ, hay bên cạnh Thánh đường thờ Chúa, có ngôi Chùa thờ Phật. Tín đồ Phật tử đi lễ nhà thờ cầu nguyện Chúa và ngược lại Con chiên của Chúa đến Chùa lạy Phật ngày Rằm, bởi các đấng xuất thế luôn chủ trương yêu thương mà người đời thường hay cố chấp. Một khi tinh thần hòa hợp chung thì thể chất mới kết hợp được cho nên nếu các Tôn giáo Đại đoàn kết tạo thành một khối vững chắc đi đầu, thì các tổ chức xã hội mới noi gương... Tôn giáo và nhân quyền là sức mạnh chính làm chuyển hóa chế độ bạo quyền này".

Tôi xót xa khi nghe thầy Thiện Minh nói on air về cái chết của Linh Mục Nguyễn Luân, tôi ngậm ngùi khi đọc những khát vọng của một cha xứ đáng kính nơi cuối trang 243 của sách "26 Năm Lưu Đày".

Như GS Doãn Quốc Sỹ nhận xét về sự cương trực và thẳng thắn của Thượng Tọa Thiện Minh, ngài đã trả một cái giá rất đắt là 26 năm tù tội chỉ vì muốn sống đúng với nhân vị, ngài không chùn bước trước bạo lực. 26 năm tù tội để tranh đấu cho quyền làm người. Nhà tranh đấu cho nhân quyền nổi tiếng tại Nam Phi là Nelson Mandela đã lớn tiếng phê phán, chỉ trích nạn kỳ thị màu da khi nhà cầm quyền thiểu số người da trắng đã bóc lột và đè đầu cởi cổ dân đa số dân da đen, để rồi Nelson Mandela chịu đựng 27 năm tù, loại tù chung thân biệt giam tại hòn đảo Robben Island, họ đánh đập trả thù cá tính ươn ngạnh bất phục tùng của ông. Thượng Tọa Thiện Minh không càch xa người lãnh giải Nobel hòa bình này của năm 1993 là bao, vì cả hai chấp nhận ngồi tù gần 3 thập niên cho giá trị cao quý của quyền làm người, cái quyền bẩm sinh của trời đất, nhân quyền không thể van nài hay xin xỏ để được ban phát mới có được.

Văn hào Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn được biết nhiều qua những tác phẩm nổi danh như Tầng Đầu Địa Ngục (The First Circle, truyện kể về trại tù khắt nghiệt Marfino, ngoại ô của Moskova) và Một Ngày trong Đời của Ivan Denisovich (One Day in the Life of Ivan Denisovich), và The Gulag Archipelago (Quần Đảo Ngục Tù), được tuyên bố trúng giải Nobel năm 1970 vì quá khứ cho thấy ông chống báng kịch liệt chế độ độc tài của Liên Sô. Tháng 7 năm 1945 ông bị kết án tù 8 năm tại các trại lao động khổ sai như là gulags cộng thêm 4 năm lưu đày sau đó, vì một bức thư ông viết gửi các bạn bày tỏ quan điểm chống lại chủ nghĩa áp bức người dân của hung thần Josef Stalin. Năm 1965 các tác phẩm của ông bị cấm lưu hành ở Liên Sô. Được phiên dịch và xuất bản ở nước ngoài, các tác phẩm này lại khiến ông bị bắt giữ năm 1974, bị tước bỏ quyền công dân và bị trục xuất ra xứ ngoài. Tác phẩm của Solzhenitsyn là những bản cáo trạng tố cáo tội lỗi của đảng CS Liên Sô, "26 Năm Lưu Đày" của Thượng Tọa Thiện Minh cũng đã trình bày những nỗi ô nhục, những vết nhơ đày đọa nhân dânViệt Nam, thử tượng cảnh tên Sáu Búa đập đầu bà lão đến chết bằng búa, chỉ vì nghi ngờ bà làm điềm chỉ viên cho bên quân đội VNCH. Bao nỗi oan khiên cho dân tộc Việt Nam phải hứng chịu ách Cộng Sản cai trị quê hương oan khiên của chúng ta.

Đọc tác phẩn "26 Năm Lưu Đày" để thấu hiểu những chuổi ngày dài tù tội, để cảm thông với tác giả về những kinh hoàng trên thân xác, những đọa dày về tinh thần. Đọc tác phẩn "26 Năm Lưu Đày" để hiểu rằng những khổ đau của thế giới từ Nelson Mandela đến Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn, tôi xin đề nghị hãy kể thêm những khổ đau của tăng sĩ Thích Thiện Minh hay kẻ sĩ Huỳnh Văn Ba. Tôi cho là vậy: Người chiến sĩ nhân quyền thật đáng kính trọng.

Trần Việt Hải,
Mùa Xuân 2008.
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Con chim báo bão
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA,
RFA - Bài viết theo dạng thư ngỏ của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt được báo chí Việt ngữ trong ngoài nước phổ biến hôm 12/4, có thể xem là lời cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước tới nay đối với chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Người nghèo vẫn phải chạy ăn từng bữa, và chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng kinh tế.

Phê phán các chính sách kinh tế

Nhiều báo giấy và báo điện tử trong đó có Tuổi Trẻ và Vietnam Net đã đăng hầu như nguyên văn bài viết của ông Võ Văn Kiệt, người đứng đầu chính phủ Việt Nam thời kỳ đổi mới cuối thập niên 1980 sang đầu những năm 1990.

Rời chính trường từ lâu, nhưng ở tuổi 86, ông Võ Văn Kiệt đã đưa ra lời phê phán nặng nề đối với đường lối chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước Việt Nam.

Theo lời người được xem là kiến trúc sư thời kỳ đổi mới tiên khởi, thì hiện nay người nghèo, những hộ thu nhập thấp những người phải chạy ăn từng bữa, trên thực tế, chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng trong khi chính họ gần như phải lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra.

Ông Võ Văn Kiệt nhận định rằng, Việt Nam cần có những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo.

Trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Thái một nhà báo lâu năm hiện làm việc tại TP.HCM đưa ra nhận định:

“Tôi có đọc bài của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đó là những phát biểu chân thành tự đáy lòng của một người làm chính trị lâu năm và đã luống tuổi lắm rồi.
Tôi nghĩ rằng đó là con chim báo bão mà trong hòan cảnh nào đó người ta có thể qui chụp ông Võ Văn Kiệt theo chủ nghĩa xét lại.

Nhưng mà những phát biểu chân tình đó vì lòng thiết tha với đất nước, tôi nghĩ phải làm cho người khác suy nghĩ, nhìn lại cách áp dụng ở đó về vấn đề điều khiển đất nước.

Một nhận xét nữa là thời gian gần đây ông Võ Văn Kiệt có nhiều bài viết làm cá nhân tôi suy nghĩ rất nhiều, trong hòan cảnh đất nước như thế này một người làm chính trị lâu năm như ông Võ Văn Kiệt đã có nhưng nhận xét như vậy, hẳn rằng những người lãnh đạo đất nước này cũng phải cùng chung suy nghĩ với ông Võ Văn Kiệt.”

Thành tích xóa đỏi giảm nghèo?

Trong bài viết, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tỏ ra nghi ngờ thành tích xóa đói giảm nghèo của Nhà nước Việt Nam. Ông nói rằng một số viên chức quốc tế đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam, nhưng theo lời ông Kiệt thì những đánh giá như vậy chủ yếu dựa trên các báo cáo trong nước và nên hiểu rằng, có một khỏang cách đáng kể giữa thực tế và báo cáo.

Theo báo cáo 2007, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam có mức sống dưới 1 đô la Mỹ mỗi ngày hiện chỉ còn chưa tới 15%. Nhưng cựu thủ tướng nhấn mạnh rằng, mới đây báo chí phát hiện rất nhiều nhà tranh vách đất ở một số địa phương mà theo báo cáo thì trước đó đã ngói hóa 100%.

Ông thêm rằng, những người được xem là đã thóat nghèo thì chỉ cần sau một mùa bão lụt, sau một đợt rét hại, những thành quả kinh tế mà người dân tần tảo tích góp lại gần như bị xóa sạch.

Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn chứng là ông vừa đi đến một số vùng như vậy và cảm nhận người nghèo đang chiếm một tỷ lệ lớn thế nào, đang phải sống vất vả ra sao.

Trong một đọan khác, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cay đắng đặt câu hỏi là, Nhà nước đã làm gì cho dân nghèo khi việc chăm lo cho người nghèo là cam kết lịch sử của cách mạng. Ông trích dẫn số liệu của chương trình phát triển LHQ UNDP, theo đó người giàu ở Việt Nam có mức sống cao hơn đại đa số người nghèo tới gần 35 lần.

Cụ thể nhóm 20% những người giàu nhất VN hiện đang hưởng tới 40% lợi ích từ các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước; Trong khi nhóm 20% những người nghèo nhất chỉ nhận được 7% lợi ích từ nguồn này.

Cần tham khảo các nước Tư bản

Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt có thể gây kinh ngạc cho các cán bộ chính trị của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, khi ông viết rằng, phúc lợi cho người lao động, người nghèo ở nhiều nước tư bản hiện cao đến mức mà ông nghĩ là các nhà lý luận cần tham khảo.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nam Nguyên, TS Lê Đăng Doanh một nhà kinh tế nổi tiếng ở Việt Nam nhận định:

“Tình trạng phúc lợi ở Việt Nam đang có ba vấn đề. Một là chúng ta chưa có chế độ công khai về kiểm sóat thu chi một cách nghiêm ngặt, vì vậy cho nên rất nhiều nguồn thu ngân sách không thu thuế được.

Thí dụ nguồn thu từ đầu tư bất động sản, nguồn thu từ chứng khóan hoặc nguồn thu từ các phi vụ kinh doanh lọt ra khỏi sự kiểm sóat của Nhà nước, thí dụ báo chí đưa tin buôn lậu than lên tới 10 triệu tấn ở những tỉnh mất nguồn thu rất lớn.

Vì vậy tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo, những người giàu thì quá giàu mà lại không đóng góp gì cho xã hội, không có trách nhiệm trong việc xây dựng xã hội đóng góp cho phúc lợi xã hội. Và Nhà nước phải sử dụng nguồn thu từ dầu lửa trong khi nguồn thu này không phải là quá lớn quá nhiều như ở Trung Đông.

Vấn đề thứ hai là Việt Nam chưa pháp lý hóa được qui chế về vấn đề phúc lợi. Tức là chúng ta có chương trình giúp đỡ người nghèo, có chương trình cho trẻ em đi học và chữa bệnh miễn phí, nhưng lại chưa có luật và chưa đưa tiền đến cho người dùng mà lại chuyển tiền cho những cơ quan như là trường học, bệnh viện. Cách làm đó tạo ra sơ hở, có thể ý đồ của chính phủ là tốt nhưng tiền không đến được người nghèo.

Điều thứ ba là thực trạng, chúng ta thấy hiện nay trong chế độ phúc lợi xã hội, người giàu được hưởng nhiều phần về chế độ phúc lợi chữa bệnh mà Nhà nước đưa ra. Tức là người giàu tiếp cận được với bệnh viện tốt hơn và nhiều hơn người nghèo.

Đấy là ba vấn đề mà Việt Nam cần phải khắc phục từ nguồn thu đến chi và việc điều tiết xã hội một cách công bằng. Chính các điều ấy ở các nước khác như Thụy Điển, Đức người ta làm tốt hơn cho nên người ta có chế độ phúc lợi xã hội mà chúng ta chưa biết đến bao giờ có thể mơ tưởng thấy được.”

Những cảnh tỉnh cuối đời

Trong bài viết, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh rằng kinh nghiệm sau hơn hai thập kỷ đổi mới cho thấy không thể có công bằng đúng nghĩa trong một xã hội mà tất cả đều nghèo, như tình trạng Việt Nam thời bao cấp.

Ông Kiệt thêm rằng, cũng không thể cào bằng theo cách điều tiết hết lợi ích của người giàu để chia cho người nghèo. Xã hội sẽ không phát triển nếu không có chính sách kích thích một bộ phận dân chúng vươn lên làm giàu chính đáng.

Theo nguyên văn, ông Võ Văn Kiệt nói rằng: nếu không có chính sách hợp lý và không chống được tham nhũng để quá trình tích lũy tư bản diễn ra như thời hoang dã thì không bao giờ tạo ra được công bằng và sự phát triển bền vững. Tích lũy tư bản diễn ra như thời hoang dã có nghĩa là nhờ hối mại quyền lực và có được đặc quyền khai thác tài nguyên, đặc biệt là đất đai.

Trong bài viết, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đặt trọng tâm sự lưu ý của ông về quốc sách công nghiệp hóa mà Việt Nam đang theo đuổi. Ông Kiệt trích lời quốc vương Thái Lan trong một dịp ông được nhà vua tiếp kiến, theo đó bài học sai lầm dẫn đến thất bại của nhiều quốc gia là khi công nghiệp hóa, họ không quan tâm đúng mức hoặc bỏ bê nông thôn nông nghiệp.

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái ở TP.HCM mà chúng tôi đã trích ý kiến thêm rằng: “Tôi nghĩ rằng trong những ngày cúôi đời ông đã nhìn lại để cảnh tỉnh những người đang đi con đường tiếp theo ông.”

Ông Kiệt mô tả ở Việt Nam đang diễn ra công nghiệp hóa theo kiểu tiếp nhận những đầu tư chủ yếu khai thác lao động giá rẻ, tuy có giải quyết được công ăn việc làm có tính nhất thời cho một số lao động thiếu việc làm, về lâu về dài không thể nào thay đổi địa vị nghèo khó của nông dân. Trong khi đó, sự trả giá về mặt tinh thần là rất lớn vì đa số những nông dân này đang phải ly hương ly gia để có việc làm.

Ông Võ Văn Kiệt nhận định rằng, công nghiệp hóa đô thị của chế độ hiện tại mà không nhất quán quan điểm, không xuất phát từ số đông người nghèo, thì khỏang cách giàu nghèo sẽ càng sâu hơn nữa.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests