Bình Luận , Quan Điểm

thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tôi Đã Làm Gì Cho Tổ Quốc, Quê Hương Chưa?
NGUYỄN THỊ HỒNG .

Đây là lần đầu tiên tôi viết về chính trị kể từ khi đặt chân đến nước Mỹ cách đây một năm. Ngay từ khi đặt chân đến đất nước rộng lớn, một thời từng là cựu thù của nhân dân Việt Nam, lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Nhưng tôi vẫn không thể nào viết được một chút gì vì tôi nghĩ mình cần phải lo học hành.

Nhưng hôm nay sự hình dung về những giá trị lớn của quốc gia Việt Nam mới đủ mãnh liệt để tôi có thể ngồi trước bàn phím, gạt việc học hành sang một bên và viết một chút gì đó cho tổ quốc, cho đất nước Việt Nam thân yêu.

Đó là vì những hình ảnh tôi tình cờ nhìn thấy sáng nay, ngày 20 tháng 10 năm 2006 khi đi ngang qua trước Nhà trắng, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Có một đoàn người biểu tình. Họ cầm trên tay cờ Mỹ và cờ Miền Nam Việt Nam cùng nhiều biểu ngữ khác nhau. Những biểu ngữ và tiếng hô đã tạo ra một chuỗi dài những phản ứng tâm lý trong tôi. Đầu tiên là ngạc nhiên sau đó là tự vấn, đến xúc động mãnh liệt và cuối cùng là xác lập một niềm tin: "Việt Nam ta sẽ mạnh". Không phải chuỗi phản ứng tâm lý đó là vì một cuộc biểu tình, mà vì chính con người biểu tình, những khẩu hiệu và cách thức họ chuyển tải vấn đề.

Còn nhớ, khi là sinh viên đại học năm cuối ở TPHCM, có một lần tôi nghe ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng, quan chức cao cấp đầu tiên của Nhà nước đến thăm Hoa Kỳ, ông ta cũng gặp phải những đoàn người biểu tình và khi đó vô tuyến truyền hình Nhà nước bình luận rằng: "Đó là một nhóm người lạc hậu, lưu vong, cực đoan và chứa đầy hận thù". Cùng với cách thức tuyên truyền suốt một thời gian dài đã ngấm vào máu. Tôi, cũng giống như nhiều sinh viên khác, nghĩ rằng người Mỹ gốc Việt đấu tranh là vì hận thù, họ chỉ mong có chiến tranh, bạo loạn để lật đổ chế độ, để về để đòi lại tài sản hoặc tiếm quyền lãnh đạo.

Những gì tôi thấy sáng nay có vẻ hoàn toàn không phải như vậy.

Vâng. Tôi thấy rất nhiều cờ Mỹ và cờ vàng ba sọc đỏ. Thấy những tấm biển to và nhỏ, cả hình vuông và hình tròn viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tôi thấy khoảng 500 người, những người trung niên và những em nhỏ thiếu niên. Những cụ già mệt quá ngồi tạm trên ghế vẫn giương cao khẩu hiệu và những em bé đang nằm vui vẻ cười trong nôi (ít nhất là có 2 em bé trong xe đẩy trẻ em). Tôi thấy rất nhiều thanh niên nam và nữ, ánh mắt họ cười và miệng họ hô vang. Không phải tôi thấy những quân nhân mặc đồ lính rằn ri, đeo súng với khuôn mặt sát máu như TV ở nhà vẫn chiếu mà là những tấm áo khoác ngoài màu xanh, màu vàng rất đẹp. Hầu hết họ đều trông sang trọng, có sức sống và có học thức. Không phải tôi thấy họ đến từ một chỗ, của một tổ chức mà từ rất nhiều nơi, nhiều tổ chức trên khắp nước Mỹ.

Tôi nghe những gì? Không khát máu, không đả đảo, không phản đối cực đoan như vẫn tưởng mà là Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam. Đó mới thực sự là những giá trị lớn hơn mà đất nước ta đang cần và họ hô là "cho Việt Nam". Tới tận bây giờ, ngồi một mình trên giảng đường tôi vẫn cứ thấy văng vẳng bên tai tiếng loa: "Freedom, Democracy, Human Rights" và tiếng đoàn người đồng thanh "For Vietnam, For Vietnam". Tôi nghe và thấy cả tiếng Việt và tiếng Anh. Thứ tiếng Việt chuẩn phổ thông và thứ tiếng Anh cũng rất Mỹ. Tôi nghe gió lộng và cả tiếng cờ bay trên công viên La Fayette trước toà Bạch ốc.

Họ đòi quyền đó cho ai? Có thể nhiều người bạn của tôi trong trường sẽ cãi lại là cuối cùng thì họ đòi quyền đó để trở về lãnh đạo, lấy lại tài sản, trả thù cộng sản như nhiều lần tranh luận bạn tôi đã trích từ room "Giang hồ hải ngoại chống cộng" trên diễn đàn Paltalk.

Tôi không nghĩ như vậy và chính điều đó làm tôi xúc động. Tự do, Dân chủ, Nhân quyền không phải là một giá trị vật chất cụ thể mà họ muốn lấy cho riêng họ. Những người này đòi những quyền đó cho 85 triệu dân Việt Nam chúng ta. Tự do, Dân chủ là một giá trị phổ quát và thiêng liêng đối với tất cả mọi người. Đó cũng là một nhân quyền mà cả dân tộc chúng ta đã biết và theo đuổi từ những năm 1930s khi tư tưởng tây phương được du nhập vào Việt Nam thông qua các học giả đi du học ở Pháp trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Hơn 70 năm trôi qua chúng ta vẫn chưa có đầy đủ những quyền đó. Và đó là cái chúng ta phải đòi.

Thật vậy, nước Việt Nam ta sẽ mạnh. Tôi không chỉ thấy điều đó trong sức mạnh của những người đi biểu tình sáng nay mà, quan trọng hơn, khi quay về giảng đường vào đọc trang BBC, tôi thấy một phong trào đấu tranh đang liên tục lên cao với dân chủ và nhân quyền, và hàng hàng tít của BBC "Tiếp tục các hoạt động đối kháng". Người dân trong nước, trong điều kiện khó khăn, đã bước những bước nhọc nhằn đầu tiên. Nhưng họ không cô độc. Họ đang được hỗ trợ tích cực từ ngay giữa lòng thủ đô nước Mỹ. Ngọn lửa trong nước đã dũng cảm nhóm lên và trong một tờ truyền đơn sáng nay nhặt được tại công viên rằng: "Chúng tôi đến đây để yêu cầu tổng thống Bush xác nhận lại cam kết của mình về việc thúc đẩy dân chủ khi ông ấy đến dự APEC tại Việt Nam". Đó chính là ngọn gió lành, là hơi thở ấm thổi vào trong nước. Dù ít dù nhiều sẽ giúp cho ngọn lửa tự do rực sáng trên bầu trời Việt Nam.

Tôi tin Việt Nam ta sẽ mạnh vì những người tôi thấy đều bình dị và rất Việt Nam. Họ có những giá trị toàn cầu nhưng rất đỗi gần gũi thân tình. Họ đòi hỏi những giá trị đúng đắn cho nhân dân Việt Nam. Những điều họ đang làm và cách thức họ làm thể hiện trí thức, trình độ và bản lĩnh tiên phong.

Tôi tin Việt Nam sẽ mạnh vì cộng đồng mà tôi thấy sáng nay, thật có lòng với dân tộc Việt Nam. Thật có lòng với những chiến sỹ dân chủ tại thành phố Hà Nội, nơi là thủ đô của kẻ xâm chiếm, và Hồ Chí Minh, nơi cái tên mà họ đang đấu tranh để thay đổi. Họ vẫn làm một cách tích cực dù cho họ đã là công dân Mỹ và đang sống sung sướng ở xứ người.

Tôi tin Việt Nam ta sẽ mạnh. Bởi tôi thấy cả 2 giá trị mạnh mẽ nơi đây. Trong nước và nước ngoài. Tôi thấy giá trị mà cả dân tộc Việt Nam đang thay đổi và cường quốc Hoa Kỳ đang chủ trương ủng hộ. Tôi thấy một khung cảnh tuyệt đẹp, giữa gió thu se lạnh và ánh nắng ngập tràn trên công viên mang tên một vị tướng người Pháp nằm ngay giữa thủ đô Washington - Mỹ. Nơi anh em của tôi, đồng bào Việt Nam của tôi đang đứng – Hô vang những khẩu hiệu mà vì nó đã bao nhiêu người ngã xuống, bao nhiêu người chịu tù đày và nhiều người khác vẫn đang sẵn sàng trả giá.

Có một điều buồn là tôi chỉ dám đứng ở xa mà nhìn đoàn biểu tình. Tôi nhìn đến lúc họ ra về lúc gần 2 giờ chiều. Tôi chỉ dám nhìn nhưng có một điều tôi biết chắc chắn rằng nhiều người đã xin nghỉ làm hôm nay, họ đã lặn lội từ xa đến đây để cùng nhau nói lên tiếng nói chung, để đòi hỏi cho một Việt Nam mới, nơi sẽ có Dân Chủ, Tự do và Phát triển.

Cho đến lúc này, khi run run gõ những dòng chữ đầu tiên trên bàn phím, tôi mới tự hỏi mình: "Tôi đã làm gì cho tổ quốc, quê hương chưa?"

Nguyễn Thị Hồng
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Việt Nam đã trả giá vì sự bạc nhược của trí thức
Khánh Hưng
Nhiều người và dư luận cho rằng ông Lê Vũ, Etcetera của Việt Weekly, hay Luật Sư Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose... là cộng sản, là thân cộng.

Tôi không tin điều đó. Tôi cho rằng, ông Liêm, Vũ, Etcetera... chưa bao giờ và không thể là cộng sản.

Nhưng tôi biết một điều chắc chắn, các vị này, dù vô tình hay cố ý, đã gián tiếp tạo ra những cơ hội tốt cho cộng sản qua những hành động và quan điểm không nhất quán, thiếu rõ ràng.

Cũng như quí vị, tôi cũng hết sức ủng hộ ý tưởng, một Việt Nam phát triển trong ổn định và hòa bình sẽ vạn lần tốt hơn sự xáo trộn. Tôi vẫn muốn tin rằng, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tự điều chỉnh để dẫn dắt đất nước đi tới dân chủ và thịnh vượng. Nhưng ước mơ và niềm tin này hoàn toàn không có cơ sở trên thực tế.

Lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam, là lịch sử của sự lừa dối, mị dân, và những đợt thanh trừng đẫm máu. Trong lịch sử đó, thành phần thứ ba đã gián tiếp tạo ra những thuận lợi và cơ hội cho đảng cộng sản. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong thế kỷ qua, đảng Cộng Sản Việt Nam đã sử dụng lực lượng thứ ba như một công cụ cho chính sách mị dân nhằm lừa gạt nhân dân, dân tộc, và dư luận.

Những năm đầu thập niên 1940, các nhân sĩ của các đảng phái, tôn giáo, tổ chức xã hội... đã nhiệt tình và tràn đầy phấn khởi gia nhập mặt trận Việt Minh chống Pháp, đuổi Nhật để giành lấy độc lập cho dân tộc. Ngô Ðình Diệm, Giám Mục Lê Hữu Từ, Huỳnh Thúc Kháng, và những nhân sĩ, chí sĩ lỗi lạc nhất lúc bấy giờ, đều đứng trong hàng ngũ Việt Minh.

Nhưng chỉ vài tháng sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, nhiều người đã nhận ra bản chất gian dối của đảng cộng sản; và đã tìm cách thoát ra. Một số ngả theo cộng sản, và phần còn lại đã bị thanh trừng.

Vụ thanh trừng tàn bạo và nổi tiếng nhất vào thời điểm này là sự tiêu diệt Quốc Dân Ðảng. Quốc Dân Ðảng, mà cái chết huy hoàng của lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông tại pháp trường Yên Bái là dấu mốc đầu tiên, là sự khẳng định mạnh mẽ nhất cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp, dành độc lập dân tộc. Thế nhưng, đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra tay không một chút do dự. Hàng ngàn chiến sĩ Quốc Dân Ðảng đã không chết dưới lưỡi gươm của người Pháp, nhưng đã chết dưới bàn tay của các “đồng chí” cộng sản!

Một nhóm nhân sĩ khác đã nằm trong sổ đoạn trường có tên là “Nhân văn giai phẩm”, mà đến hôm nay, hơn một nửa thế kỷ, di họa vẫn còn tồn tại nghiệt ngã tới hàng trăm số phận của những tài hoa ưu tú của dân tộc.

Năm 1946, Hồ Chí Minh đến dự Hội Nghị Fontainbleau tại Pháp. Cũng với chiêu bài “Ðộc lập dân tộc”, hàng loạt trí thức lỗi lạc nhất của Việt Nam thời ấy đã theo Hồ Chí Minh về nước. Trong số những nhân vật nổi tiếng của nhóm người trở về, triết gia Trần Ðức Thảo là một bi kịch điển hình của trí thức Việt Nam dưới bàn tay cộng sản. Những năm đầu về nước, Trần Ðức Thảo đã mải mê xây dựng nền triết học “cách mạng nhân dân”. Ông đã từng có nhiều bài lý luận sắc sảo và đanh thép lên án “Chủ nghĩa xét lại”, lên án “Nhân văn giai phẩm”, bảo vệ đường lối cách mạng vũ lực. Thế nhưng lý tưởng về một chủ nghĩa cộng sản khoa học của Trần Ðức Thảo là một màn hài hước phạm thượng dưới quan điểm chính thống của đảng. Tinh thần trí thức và khái niệm sáng tạo là xa xỉ phẩm nhuốm màu tư sản, đi ngược lại lý tưởng vô sản chuyên chính của tập đoàn Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ. Do đó, nhà trí thức lỗi lạc Việt Nam trong thể kỷ 20, vì thiếu bản năng phục vụ thuần túy chế độ, đã bị giam lỏng trong gần 30 năm. Chỉ đến những năm cuối của cuộc đời, và với sự can thiệp của một trong những nhân vật hàng đầu của đảng Cộng Sản Việt Nam, nguyên Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng, Trần Ðức Thảo mới được đảng cho phép trở lại nước Pháp, nơi mà ông đã bỏ đi 40 năm trước!

Dù đã bao nhiêu bài học nhãn tiền, một nhóm những trí thức Việt Nam vẫn là “những con nai vàng ngơ ngác” trước tay săn cáo già cộng sản. Những năm trước 1975, hàng loạt các giáo sư, nhạc sĩ, văn sĩ, và cả các tu sĩ khả kính đã quyết liệt-hăng hái xuống đường kêu gọi chống lại chính quyền miền Nam, một chính quyền đã cho họ cái quyền được tự do xuống đường và hô đả đảo mà không bị hỏi cung hoặc bỏ tù.

Thế nhưng, khi chế độ cộng sản được thiết lập, thì cả cái quyền đơn giản nhất, là quyền được bày tỏ quan điểm, ý nghĩ của mình, thậm chí sáng tác nghệ thuật cũng bị tước đoạt. Lúc này, một số những người hô hào đấu tranh mạnh mẽ nhất của miền Nam như Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Văn Giai... đã bỏ chạy theo “kẻ xâm lược-ngoại bang”. Một số trở thành tay sai cho bộ máy chuyên chế như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lý Quí Chung, Nguyễn Chánh Trung... Một số khác như Thượng Tọa Thích Trí Quang, Trịnh Công Sơn... thì đắp mền nhắm mắt, ẩn dật trong những hang động riêng của mình để tránh phiền toái: “Còn hai con mắt một con khóc đời... con mắt còn lại là con mắt ai...” (Nhạc Trịnh Công Sơn sau 1975)

Vài người trong số họ như Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Tiêu Dao Bảo Cự... phải chờ đến vài chục năm sau, mới lấy lại được chút chí khí sắp tàn, kêu lên vài tiếng yếu ớt trước thảm cảnh của đất nước.

Một trong những gương mặt trí thức miền Nam điển hình nhất trong số những người đã góp phần làm nên thảm họa cộng sản là Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ, nguyên chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình tư sản trí thức Thiên Chúa Giáo Nam bộ, du học Pháp từ thuở thiếu thời, và trở thành một trong những luật sư danh tiếng, được trọng dụng dưới các chế độ miền Nam. Thế nhưng ông đã từ bỏ tất cả vinh quang để đi theo tiếng gọi “Giải phóng dân tộc”. Kết quả là không những dân tộc không được giải phóng mà chính bản thân ông trở thành một tù nhân không mang số trong suốt hơn 20 năm, từ ngày “cách mạng thành công” cho đến khi qua đời. Sau năm 1975, vị đứng đầu chính phủ mặt trận miền Nam không một lần được phép trò chuyện với bất cứ ai mà không có sự giám sát của lực lượng an ninh.

Nhưng, những bài học ấy chưa đủ để thức tỉnh những kẻ... mộng du!

Thử nhìn kỹ lại nhận định của một số người, rằng: Dù sao, xã hội Việt Nam dưới chính quyền cộng sản hiện nay đang ổn định hòa bình và nền kinh tế đang từng bước phát triển?

Có phải đó là thông tin mà quí vị đã đọc được trên trang nhất của 600 tờ báo trong nước?

Sự thực hoàn toàn khác. Hãy để những con số nói lên sự thật.

Một nền kinh tế phát triển mà thu nhập bình quân trên đầu người chưa đầy 2 dollars/ngày. Như chúng ta biết từ báo chí trong nước, mức lương trung bình của một công nhân làm việc tại khu vực Biên Hòa, Bình Dương là 750,000 VND, tức là 45 USD/tháng. Trong lúc đó, một tô phở trung bình tại khu vực này là 15,000 VND. Như vậy, làm sao quí vị có thể kết luật là xã hội ổn định và kinh tế phát triển khi mà thu nhập trung bình của mỗi người dân Việt Nam chỉ đủ để ăn mỗi ngày một tô phở?

Còn nhiều con số và sự kiện đau lòng và nghiệt ngã hơn. Chưa ai thống kê đầy đủ số lượng phụ nữ Việt Nam đi lấy chồng, mà chính xác là đi làm nô lệ tình dục và lao động cho các ông Ðài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, và cả Trung Quốc vốn không lấy được vợ tại chính quốc. Nhưng theo báo chí trong nước, chỉ riêng lãnh thổ Ðài Loan, mỗi năm đã tiếp nhận khoảng 3,500 các cô gái Việt Nam, mà đa số ở lứa tuổi 20. Hàng chục ngàn phụ nữ khác, thậm chí dưới tuổi vị thành niên, đang phải hành nghề phục vụ tình dục tại Campuchia, Thái Lan, Malaysia... Ngày nay, những câu chuyện rao bán phụ nữ Việt Nam công khai đã trở nên quen thuộc.

Và thế giới cũng không còn xa lạ với những câu chuyện về những người lao động Việt Nam phải nhảy xuống biển tận Phi Châu, Ả Rập... để trốn khỏi tình trạng làm việc quá khắc nghiệt và sự đối xử tàn bạo của các chủ lao động người nước ngoài. Theo số liệu của chính thức của chính phủ Việt Nam, hàng năm, có khoảng 160 đến 200 ngàn công nhân Việt khỏe mạnh được đưa đi lao động theo các hình thức nói trên.

Nếu xã hội Việt Nam đang ổn định, hòa bình, và thịnh vượng như diễn tả trên các phương tiện truyền thông của chính quyền, thì làm sao có những chuyện đau thương như đã kể, làm sao có chuyện những cô gái Việt Nam 20 tuổi, chỉ để đổi lấy vài trăm đô la cho gia đình, đã phải chấp nhận lấy những người tật nguyền, lớn hơn mình gần gấp ba số tuổi? Nếu nền kinh tế Việt Nam đang phát triển thì làm sao có hàng trăm ngàn thanh niên chấp nhận đánh đổi tuổi thanh xuân, sức khỏe, gia đình để làm những nô lệ kiểu thời trung cổ chỉ vì vài trăm đô la một tháng?

Những số liệu đó có giúp quí vị nhận ra sự thật không?

Quí vị thật sự tin rằng, chính quyền cộng sản thật tâm muốn xây dựng nền dân chủ và chống tham nhũng?

Tôi cũng muốn tin như vậy, và có thể có một vài cá nhân trong đảng cộng sản muốn làm như vậy. Nhưng những ước muốn này, cũng như dự án về thiên đường chủ nghĩa cộng sản nói chung, không có cơ sở thực tế. Mong muốn này không thể thành hiện thực vì nó mâu thuẫn ngay với bản chất và cơ cấu của xã hội cộng sản.

Hãy lấy những sự kiện gần đây làm ví dụ. Trước Ðại Hội Ðảng lần thứ X vừa rồi, dường như có một sự cổ xúy cho phong trào góp ý với đảng. Các trí thức trong-ngoài nước hớn hở lên báo, diễn đàn tranh luận. Trong nước có tờ báo cao hứng còn đưa ý kiến đề xuất xem lại điều 4 hiến pháp. Thế nhưng... BOOM! Như quả bong bóng nước. đại hội đảng bế mạc cũng là lúc đảng cộng sản cho bế mạc vở hài kịch “Góp ý”. Ủy viên Bộ Chính Trị, bộ trưởng Bộ Công An thay mặt Bộ Chính Trị lên tiếng chính thức chỉnh huấn báo chí và đe dọa các hình thức kỷ luật.

Tiếng nổ của quả bong bóng “Góp ý đại hội đảng” chưa tan thì tiếp đến là quả lừa “Ðại biểu nhân dân ngoài đảng”. Báo chí tung hô, nhiều người hy vọng là nếu không được “đứng trong hàng ngũ của đảng” thì ít ra cũng được cái ghế đại biểu nhân dân để đưa ra vài ý kiến “phản biện”. Một số vị cao hứng ghi ngay tên mình trong danh sách tự ứng cử. Oái oăm thay, hầu hết những nhân vật mà dư luận kỳ vọng nhất đã vội vàng tuyên bố rút lui với những lý do rất đáng ngờ. Rồi khi cái vở kịch bầu bán Quốc Hội kết thúc, người ta chợt nhận ra là kết quả còn tệ hơn cả nhiệm kỳ trước! Nghĩa là, tỉ lệ đại biểu ngoài đảng không những không thêm chút nào mà còn thấp hơn lần trước!

Cũng trong thời gian này, cùng lúc với việc tuyên bố thừa nhận vài khuyết điểm trong vụ nhân văn giai phẩm và cải cách ruộng đất đẫm máu, lực lượng an ninh đã tổ chức một chiến dịch đàn áp tàn khốc khắp cả nước, bịt miệng tất cả các tiếng nói dân chủ, khởi tố hàng loạt những con người có lòng trăn trở với đất nước, và tàn bạo nhất là tra vấn, đe dọa và hành hạ hàng ngàn người trong cả nước.

Với những việc như vậy, quý vị tin là đảng Cộng Sản Việt Nam thực tâm muốn tiến tới dân chủ?

Nếu ai đó có một niềm tin nhỏ nhoi nhất là đảng cộng sản đang nỗ lực để làm trong sạch đội ngũ thì có lẽ đó là những người ngây thơ nhất trên hành tinh này. Trong giai đoạn đầu, có thể người ta theo cộng sản vì một lý tưởng mơ hồ nào đó. Nhưng ngày nay, không ai có thể nghi ngờ về bản chất giả dối của lý tưởng cộng sản. Ngày nay, nếu không vì để có cơ hội vơ vét của cải vật chất, thì người ta đi theo cộng sản vì cái gì. Khái niệm đạo đức, trách nhiệm, và lương tri theo đúng nghĩa của nó không hề có trong từ điển của những người cộng sản. Mục đích cao nhất và tuyệt đối của giới cầm quyền hiện nay là vơ vét càng nhiều nếu có thể. Chống tham nhũng thật sự có nghĩa là chống lại chủ đích và ý chí của giới cầm quyền. Vì vậy, chống tham nhũng trên thực tế, chỉ là một chính sách tuyên truyền thuần túy, không có thực chất.

Nhìn lại những vụ án nổi đình đám trong mấy năm gần đây, quí vị sẽ thấy rõ chuyện chống tham nhũng là một vở kịch bịp bợm một cách trắng trợn dưới quyền tổng đạo diễn của đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong vụ án Năm Cam, những kẻ thất nghiệp kiếm sống bằng nghề gác cửa bị xử phạt 15 năm tù, hai nhà báo với tội danh vốn chỉ thỉnh thoảng ăn nhậu với Năm Cam thì bị phạt tù hàng chục năm. Trong lúc đó, những kẻ khai sinh và bảo kê cho Năm Cam, những kẻ quyền lực nhất và chịu trách nhiệm chính trong vụ án, gồm các quan chức công an hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh và trung ương chỉ ở tù vài năm một cách tượng trưng. Trong các vụ án đánh tráo đồng hồ điện xảy ra tại công ty Ðiện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh và vụ mua bán hạn ngạch (quota) dệt may tại Bộ Thương Mại, các tổ chức Mafia mới gồm lãnh đạo chính quyền cùng với các tội phạm kinh tế đã gây thiệt hại lên tới hàng trăm tỉ đồng, gây ảnh hưởng tới hàng trăm đơn vị kinh tế và hàng vạn số phận con người. Thế nhưng, dù báo chí đã cung cấp các cứ liệu căn bản và dư luận vô cùng bức xúc, cuối cùng, các vụ án đã giảm nhẹ đến mức tưởng như không có gì. Kiểu chống tham nhũng “đầu voi đuôi chuột” như vậy diễn ra một cách có hệ thống, không có ngoại lệ, từ vụ dầu khí, Hồ Trị An, Cục Dự Trữ Quốc Gia, đến các vụ chạy án tại cơ quan kiểm sát và tòa án các cấp... đều có vẽ xôm xang trong thời gian đầu, sau đó thì như “bát nước nóng nguội dần”.

Vụ “Ðánh bạc triệu đô” mới đây nhất là một điển hình của trò hề chống tham nhũng. Quý vị còn nhớ là báo chí trong nước đã tỏ ra sôi động thế nào khi lên án tập đoàn tội phạm tại Bộ Giao Thông Vận Tải, mà điển hình là một tổng giám đốc dám đặt cuộc bóng đá mỗi lần bằng một khoản thu nhập của 20 ngàn công nhân trong một tháng! Vài tờ báo đã công bố tài liệu cho biết giá cả bằng tiền dollar của những chức vụ ủy viên trung ương đảng, thứ trưởng, bộ trưởng...

Ðã có lúc, dư luận tưởng như người ta đang chống tham nhũng thật qua vụ án PMU 18 này. Thế rồi, lại BOOM! Trưởng ban chuyên án, kẻ khá mạnh miệng trên báo chí nhận quyết định nghỉ hưu, các nhà báo chuyên theo dõi vụ án được cơ quan an ninh điều tra mời làm việc, Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin Ngân Hàng Thế Giới công nhận không có dấu hiệu tham ô trong các dự án viện trợ, thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, kẻ bảo kê cho tội phạm chính được tại ngoại. Cuối cùng, lúc này, khi phiên tòa được tổ chức, thì “Dũng tổng không còn là con bạc triệu đô”, “chưa có chuyện hối lộ”, “chưa có bằng chứng về cố ý làm trái”. Luật sư phản ứng hội đồng xét xử... Màn kịch rất hay và rất điệu nghệ!

Thế giới ngày nay, đã không còn nghi ngờ gì về thảm họa mà chủ nghĩa cộng sản đã mang đến cho nhân loại. Quốc Hội Châu Âu, bao gồm cả các quốc gia cộng sản Ðông Âu cũ, đã có nghị quyết minh xác Chủ Nghĩa Cộng Sản là thảm họa của nhân loại. Mới đây Hoa Kỳ cũng đã khánh thành công trình cùng tên như vậy. Ngay cả nước Nga, cha đẻ của Chủ Nghĩa Cộng Sản thực hành, cũng đã bãi bỏ lễ kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười.

Vậy quí vị tin Cộng Sản Việt Nam là một ngoại lệ chăng? Niềm hy vọng này, cũng giống như một anh nông dân nào đó, hy vọng rằng, một ngày kia, một bụi lúa sẽ được mọc lên từ một củ khoai lang!

Tôi không nghi ngờ lòng yêu nước chân chính của nhiều người trong thành phần thứ ba. Nhưng tôi cũng không nghi ngờ là thái độ nửa vời của quí vị trong quan điểm và hành động đã góp phần tạo nên thảm họa cộng sản, một thảm họa lớn nhất trong lịch sử Việt Nam mà di hại của nó sẽ còn tồn tại tới nhiều thế hệ nữa. Tôi nhớ trong một bài ca dao của người Nga có kể về việc Chúa đã trừng phạt, khiến tên kiếm sĩ giết thuê phải đứng như trời trồng muôn đời, để hứng chịu tất cả những khắc nghiệt của thế gian. Hình phạt rõ ràng, vì sự đồng lõa, dù vô tình hay cố ý, là một tội ác không kém kẻ chủ mưu. Bài ca dao này có đoạn:

“Không được tuân theo lệnh bất lương,

Không được nấp sau lương tâm kẻ khác...”

Khánh Hưng
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Trung Quốc Bành Trướng Quân Lực

TRẦN BÌNH NAM
Trung quốc có chương trình bành trướng quân lực trong nhiều thập niên qua . Nhưng Trung quốc thực hiện một cách kín đáo để thế giới bên ngoài, nhất là Hoa Kỳ, khỏi lo ngại. Nhưng trong thời gian qua lợi dụng sự căng thẳng trong quan hệ với Đài Loan, một hòn đảo nằm ngoài khơi phía đông nam Trung quốc, Trung quốc tăng cường quân lực một cách nhanh chóng và theo sự quan sát của thế giới tây phương, sự tăng cường quân lực của Trung quốc vượt ra ngoài khuôn khổ tư vệ và ngăn chận Đài Loan tuyên bố độc lập mà rõ ràng Trung quốc có ý định tăng cường quân lực để đối đầu với Hoa Kỳ trên mọi nẻo đường thế giới . Không nói đến Đông nam á là vùng đất chiến lược cận kề, Trung quốc còn có nhu cầu dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi tại Nam Mỹ và nhất là Phi châu, nơi Trung quốc đang ra sức ve vãn.

Trong năm nay giới quốc phòng Hoa Kỳ và Âu châu đặc biệt quan tâm đến sự phát triển quân lực của Trung quốc. Tờ tuần báo US News & World Reports số ngày 6/8/07 viết một bài dài với nhiều tác giả dưới nhan đề: China’s Global Reach phân tích sự bành trướng thế lực của Trung quốc tại Phi châu bằng kinh tế và tài chánh để bảo đảm nguồn dầu hỏa cho bộ máy kinh tế khổng lồ của Trung quốc đang chuyển vận hết tốc lực và tăng trưởng 10% mỗi năm, và những giới hạn của Hoa Kỳ trong việc ngăn chận sự bành trướng này vì hai nền kinh tế liên đới ràng buộc với nhau. Về phía Âu châu, tờ tuần báo The Economist số ngày 4 đến 10/8/2007 viết bài China’s military might: The long march to be a superpower (Sức mạnh quân sự của Trung quốc: con đường dài để trở thành siêu cường) phân tích mọi khía cạnh về sự phát triển quân lực của Trung quốc. http://www.economist.com/world/asia/dis ... id=9581310
Sự lớn mạnh quân lực Trung quốc là một mối lo đương nhiên cho Hoa Kỳ và Âu châu, nếu không muốn nói là cả Liên bang Nga, nhưng quốc gia đáng lo nhất cho sự an toàn của mình là Việt Nam, vì Trung quốc từng có một quá trình lịch sử nhòm ngó Việt Nam. Trong 500 năm qua (trước khi bị Pháp đô hộ) Việt Nam duy trì được nền độc lập đối với Trung quốc vì Trung quốc không có sức mạnh quân sự áp đảo trên thế giới . Sự di chuyển khó khăn không cho phép các vị vua Trung quốc xua một đoàn quân lớn từ phương bắc xuống mà chỉ dùng số quân có sẵn ở các tỉnh sát biên giới để khống chế Việt Nam. Trận đánh năm 1979 Trung quốc, dù thiệt hại nặng nề trước quân đội thiện chiến Việt Nam, vẫn có khả năng tiến vào thành phố Hà Nội nếu Trung quốc không sợ bị Liên bang Xô viết đánh úp sau lưng.

Những điều kiện thuận lợi đó của Việt Nam không còn nữa trong thời đại mới . Nếu Trung quốc có một quân lực sẵn sàng đương đầu với Hoa Kỳ, Trung quốc cần bảo vệ sườn phía nam và đương nhiên sẽ không ngần ngại khống chế Việt Nam. Và nếu không chuẩn bị thế của mình, Việt Nam sẽ không tránh khỏi trở thành một nước chư hầu của Trung quốc. Bài học Tây Tạng còn đó .
Sau đây là những nét chính bài viết của tuần báo The Economist tôi nói ở trên.

**
Sức mạnh quân sự của Trung quốc:
Con đường dài để trở thành siêu cường
Trung quốc cho làm một cuộc triển lãm trên chiếc hàng không mẫu hạm Kiev mua của Nga nay đã hết xử dụng. Trên sàn bay khách ngồi thoải mái dưới những chiếc dù che nắng của hãng Pepsi. Trong kho chứa máy bay bên dưới, một bên khách có thể xem những điệu múa của các dân tộc thiểu số, phía bên kia khách có thể thấy trưng bày một chiếc máy bay thật kiểu J-10 mà Trung quốc đã quảng cáo rầm rộ tháng giêng 2007 vừa qua như là một loại máy bay chiến đấu do Trung quốc chế tạo (máy mua của Liên bang Nga hay của Ukraine) và các nhà chuyên môn về vũ khí cho rằng Trung quốc sẽ xử dụng trên các hàng không mẫu hạm của Trung quốc.

Các chuyên viên quốc phòng Hoa Kỳ khá ngạc nhiên về tham vọng đóng Hàng không mẫu hạm của Trung quốc. Từ thập niên 80s đến nay Trung quốc đã mua 3 chiếc của Liên bang Nga và một chiếc của Úc châu (chiếc này được đóng ở Anh trong thế chiến II). Chiếc Minsk (của Liên bang Nga) đậu gần Hồng Kông cũng như chiếc Kiev đều được mua để nghiên cứu trước khi đem ra triển lãm. Chiếc Melbourne (của Úc) thì được xả ra thành sắt vụn. Chiếc Varyag lớn nhất, chiếc thứ ba của Liên bang Nga thì được tân trang và đang đậu tại cảng Dalian phía bắc Trung quốc. Theo giới quốc phòng Hoa Kỳ chiếc Varyag có thể sung vào lực lượng chiến đấu, làm hàng không mẫu hạm huấn luyện hay cũng có thể trở thành vật triển lãm .

Trung quốc đang tập “chơi” với hàng không mẫu hạm thì chưa thể là địch thủ của Hoa Kỳ. Và dù cho Trung quốc đóng được hàng không mẫu hạm – theo lượng định của giới chuyên viên sớm nhất cũng phải đến năm 2015 – thì lực lượng hàng không mẫu hạm này của Trung quốc cũng vô dụng trong vùng có nhiều bất trắc nhất là eo biển Đài Loan (trong eo biển này Trung quốc có thể dùng máy bay bay từ đất liền), nhưng dù sao nếu Trung quốc đóng được hàng không mẫu hạm thì đó là một dấu hiệu lớn mạnh của lực lượng quân sự Trung quốc. Trung quốc đang có một nền kinh tế sản xuất cần dầu hỏa, và một số tướng lãnh Trung quốc thấy Trung quốc cần có khả năng bảo vệ các thủy lộ xa chẳng hạn như eo biển Malacca.

Tuần này Trung quốc làm lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân đội và ước muốn của Trung quốc là quân đội của họ sẽ trở thành một lực lượng quân sự có tầm vóc quốc tế có khả năng làm cho Hoa Kỳ phải nể vì . Các tướng lãnh Trung quốc không tính việc trực diện với Hoa Kỳ, chỉ muốn đủ mạnh làm cho Hoa Kỳ phải suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định bảo vệ Đài Loan (trong trường hợp Trung quốc đánh Đài Loan).

Sự lớn mạnh của quân đội Trung quốc làm cho bộ quốc phòng Hoa Kỳ lo lắng . Năm 2005, đô đốc hồi hưu Eric McVadon nói với một Ủy ban quốc hội Hoa Kỳ rằng quân đội Trung quốc nay có đủ khả năng đánh phủ đầu Đài Loan và đương đầu với Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ quyết định can thiệp . Không ai cho đô đốc McVadon nói quá lời vì ông ta thường được xem là tướng chủ hòa .

Báo cáo thường niên của bộ quốc phòng Hoa Kỳ gởi quốc hội tháng 5 vừa qua nói rằng khả năng phát triển quân lực Trung quốc đang làm thay đổi cán cân quân sự trong vùng Đông á, và nhắc lại nhận xét như trong bản báo cáo năm 2006 rằng khả năng phóng sức mạnh của Trung quốc ra xa còn giới hạn, nhưng trong các lực lượng quân sự đang trở mình trên thế giới đó là lực lượng có nhiều khả năng tranh chấp sức mạnh quân sự với Hoa Kỳ.

Từ giữa thập niên 90’s, để ngăn chận Đài Loan tuyên bố độc lập, Trung quốc cho thiết đặt các dàn hỏa tiển vừa ra khỏi lò chế tạo – mỗi năm chừng 100 hỏa tiễn – dọc theo bờ biển Trung quốc đối diện với Đài Loan. Hiện nay Trung quốc đã thiết đặt được 900 hỏa tiễn loại DF-11S và DF-15S. Các hỏa tiễn này tương đối chính xác và nếu đồng loạt xử dụng Trung quốc có thể hủy diệt khả năng quân sự Đài Loan trước khi Hoa Kỳ đến cứu kịp .

Trung quốc có chương trình cải tiến quân sự từ năm 1995, 1996 khi có dịp thấy sự yếu kém của mình trước sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ. Năm 1995 Hoa Kỳ cho phép tổng thống Đài Loan Lee Teng hui đến viếng trường học cũ là đại học Cornell, Trung quốc tức giận cho bắn 10 hỏa tiễn DF-15S không có đầu đạn xuống sát bờ biển Đài Loan, Hoa Kỳ cho gởi ngay hai đội hàng không mẫu hạm tác chiến (aircraft-carrier battle group) đến eo biển Đài Loan, và Trung quốc im thin thít . Nhưng lúc này chưa chắc Hoa Kỳ có thể hành động như vậy (mà không cân nhắc chiến tranh có thể bùng nổ). Ông Douglas Paal, đại diện quyền lợi của Hoa Kỳ tại Đài Loan từ 2002 đến 2006 (một đại sứ trên thực tế) nói rằng nếu có chiến tranh với Trung quốc Hoa Kỳ phải trả một giá rất cao .

Hiện nay Trung quốc đang cố phát triển hỏa tiễn để không cho hạm đội Hoa Kỳ có thể vào gần hải phận. Đô đốc McVadon nói ông lo loại hỏa tiễn DF-21 Trung quốc đang chế tạo có tốc độ cao có thể làm cho hệ thống chống hỏa tiễn của Đài Loan trở thành vô dụng. Hơn nữa các hỏa tiễn này có thể bắn băng qua Đài Loan và tấn công các hàng không mẫu hạm ở trên Thái bình dương . Theo Đô đốc McVadon Trung quốc sẽ có khả năng này chỉ trong vài năm nữa . Và khi các hỏa tiễn đã chế ngự sự chống trả của Đài Loan thì bộ binh Trung quốc với hỏa lực của các vũ khí tối tân của Liên bang Nga sẽ nhanh chóng thanh toán chiến trường. Năm ngoái bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho biết từ năm 2000 đến năm 2005 Trung quốc mua 11 tỉ mỹ kim `vũ khí, phần lớn của Liên bang Nga.

Nhiều công dân Hoa Kỳ không thích thấy cuộc chiến Iraq. Nhưng đối với giới quân sự Trung quốc cuộc chiến đó đã mang lại nhiều bài học về chiến thuật chiến lược. Và Trung quốc thấy họ cần phải nỗ lực nhiều mới theo kịp khả năng quân sự của Hoa Kỳ. Trung quốc đã viết nhiều sách nói về cuộc chiến Iraq về phương diện này .

Sự tiến bộ của quân đội Trung quốc gần đây rất lớn lao . Trong thập niên 90s quân đội Trung quốc còn là một đoàn quân gồm các nông dân ít học đi quân dịch được trang bị và huấn luyện bởi những vũ khí thô sơ do Liên bang Xô viết sản xuất trong thập niên 1950 dùng cho chiến tranh du kích . Nay Trung quốc chuyển qua phát triển hải quân và không quân. Trung quốc mua 12 tiềm thủy đỉnh loại Kilo chạy bằng động cơ Diesel của Liên bang Nga. Các tiềm thủy đỉnh này trang bị hỏa tiễn Sizzler có thể bay trên mặt biển với tốc độ cao hơn âm thanh mà các hỏa tiễn chống hỏa tiễn trang bị trên các đội hàng không mẫu hạm tác chiến của Hoa Kỳ cũng không thể chận được . Ngoài ra Trung quốc còn có 4 khu trục hạm loại Sovremenny do Liên bang Nga mới chế trang bị hỏa tiễn bay ngang và bay nhanh hơn tốc độ âm thanh để đánh các đội hàng không mẫu hạm tác chiến. Trong khi mua vũ khí của Nga, các xưởng đóng tàu của Trung quốc cũng rất bận rộn. Trong dịp triển lãm đánh dấu 80 năm thành lập quân đội Trung quốc (ngày 1/8/2007) viện bảo tàng quân đội tại Bắc kinh cho trưng bày hình ảnh của một loại tàu ngầm nguyên tử tấn công - loại Shang – Trung quốc đang đóng. Tàu ngầm loại Shang giúp hải quân Trung quốc có thể đi xa vào Thái bình dương và tấn công các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ trước khi đến gần bờ biển Trung quốc. Năm ngoái Hoa Kỳ đã bối rối khi một tàu ngầm chạy bằng động cơ Diesel tầm ngắn hơn do Trung quốc chế tạo đã nổi lên không xa chiếc hàng không mẫu hạm Kitty Hawk của Hoa Kỳ gần Okinawa mà không bị khám phá trước .

Hiện nay Trung quốc có 200 chiến đấu phản lực cơ của Liên bang Nga loại Su-27 và Su-30 khởi mua từ thập niên 90s (một số đóng tại Trung quốc qua bằng sáng chế Liên bang Nga) nên Hoa Kỳ không còn là lực lượng không quân không có đối thủ trong vùng. Hoa Kỳ biết rằng Trung quốc đang tính mua thêm chiến đấu cơ Su-35s để xử dụng trên hàng không mẫu hạm Trung quốc muốn đóng.

Trong thời gian có cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan (1995-96) Hoa Kỳ có khả năng kiềm chế lực lượng nguyên tử của Trung quốc. Các hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử của Trung quốc có tầm bay đến Hoa Kỳ đều đặt tại những vị trí cố định Hoa Kỳ biết rõ tọa độ. Thời gian chuẩn bị phóng khá lâu nên Hoa Kỳ có đủ thì giờ phá hủy trước khi được phóng . Biết nhược điểm này Trung quốc cho đặt 6 hỏa tiễn loại DF-31s trên các dàn phóng lưu động và thay bằng nhiên liệu đặc (để giảm thời gian chuẩn bị), và có tin Trung quốc đang chế tạo loại hỏa tiễn DF-31AS có tầm xa hơn có thể bay đến bất cứ nơi nào tại Hoa Kỳ, và đặt một số hỏa tiễn nguyên tử khác trên tàu ngầm loại JL-2S.

Trung quốc rất kín đáo về tầm vóc lực lượng quân sự của mình . Trong lễ kỷ niệm 80 năm thành lập quân đội vừa qua Trung quốc chỉ giới thiệu trang phục mới của quân đội (nhiều web cho rằng hơi giống quân phục của quân đội Hoa Kỳ).

Chuyên viên quân sự Trung quốc biết rằng sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ không phải chỉ ở kỹ thuật mà còn ở huấn luyện và khả năng phối hợp binh chủng, tình báo, kinh nghiệm chiến trường và tinh thần binh sĩ, do đó Trung quốc đang làm những gì có thể làm để khắc phục nhược điểm của mình trong những lĩnh vực này . Cho đến nay quân đội Trung quốc không có kinh nghiệm hành quân gì ngoài cuộc đụng độ với quân đội Việt Nam năm 1979 và cuộc dàn quân đàn áp cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989.

Trung quốc một phần muốn dấu kinh nghiệm chiến đấu của quân đội mình, một phần không muốn các nước trong vùng và Hoa Kỳ nghi kỵ nên chưa bao giờ diễn tập tác chiến với hàng không mẫu hạm. Ngoài ra Trung quốc còn có một số vấn đề với vũ khí của Liên bang Nga. Trung quốc không hài lòng với các chiến đấu cơ Su-27 và Su-30. Sẵn sàng bộ phận thay thế và bảo trì không phải là một vấn đề đơn giản . Đối với các khu trục hạm và tàu ngầm của Liên bang Nga Trung quốc cũng gặp những vấn đề tương tự .

Có dấu hiệu Trung quốc đang giảm dần sự lệ thuộc vũ khí vào Liên bang Nga. Các nhà quan sát quân sự nghĩ rằng sau nhiều thập niên cố gắng Trung quốc đã chế tạo được và xử dụng loại tuabin quạt (turbofan) trang bị cho các chiến đấu cơ tối tân . Nhưng tự lực trong mọi lĩnh vực thì còn lâu vì Liên bang Nga cũng không muốn chuyển nhượng quá nhiều kỹ thuật tối tân cho Trung quốc. Theo Đài Loan, Trung quốc chỉ phát triển mạnh về hỏa tiễn.

Bộ quốc phòng Hoa Kỳ dù bực dọc cũng tỏ vẻ cởi mở với Trung quốc. Năm ngoái Hoa Kỳ và Trung quốc lần đầu tiên thao diễn chung cứu người ngoài biển sau vụ hai máy bay Trung quốc và Hoa Kỳ đụng nhau trên không tháng 4 năm 2001. Qua cuộc tập dượt chung Hoa Kỳ không khám phá được điều gì mới lạ nơi lực lượng quân sự Trung quốc vì cuộc tập dược chỉ gồm những di chuyển bình thường. Trung quốc không muốn tham dự những cuộc thao diễn chung cao hơn với Hoa Kỳ, có lẽ ngại trưng bày cho Hoa Kỳ thấy sự yếu kém của mình .

Với Liên bang Nga, Trung quốc chịu tham dự những cuộc tập dượt chung có tính cách phức tạp hơn . Hai năm trước Trung quốc và Liên bang Nga thực hiện cuộc thao diễn chung gồm các cuộc hành quân phong tỏa, đánh chiếm phi trường và đổ bộ . Cuộc thao dược chung này có mục đích đe dọa Đài Loan. Về phần Liên bang Nga là dịp cho Trung quốc thấy những thứ vũ khí tối tân để dụ người khách hàng giàu có . Trong thời gian từ 9 đến 17 tháng 8 này Trung quốc và Liên bang Nga lại cùng thao dược trong vùng Urals với sự tham sự của các nước trong Tổ chức Hợp tác Thượng hải (Shanghai Co-operation Organization), một tổ chức gồm 6 nước trong đó có 4 nước Trung á .Theo tiết lộ về phía Liên bang Nga sau cuộc thao dược năm 2005 Trung quốc còn phải học hỏi nhiều, nhất là về kỹ thuật phối hợp binh chủng, thiết giáp của Trung quốc chậm và phương tiện liên lạc còn thô sơ .

Tây phương ca ngợi thiện chí của Trung quốc về sự đóng góp vào hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hiệp quộc Nhưng những đóng góp này không cho thấy khả năng quân sự đặc biệt gì của Trung quốc. Trong số 1.600 quân nhân Trung quốc tham dự vào lực lượng Liên hiệp quốc ở Liban, Congo và Liberia đa số là chuyên viên quân cụ, y tế và vận chuyển .

Các “bạch thư” quốc phòng của Trung quốc về sự phát triển quân đội công bố từ năm 1998 cũng không cho thấy gì nhiều, thí dụ chi phí cho quân đội là bao nhiêu và vào những mục gì . Trung quốc nói một cách lờ mờ rằng trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2005, ngân sách của quân đội tăng mỗi năm 15%. Năm nay, 2007, ngân sách tăng gần 18%. Nhưng hình như trong số tăng đó không bao gồm ngân sách mua vũ khí, ngân sách cho lực lượng hỏa tiễn và nghiên cứu. Viện Nghiên cứu Chiến Lược Quốc tế tại Luân Đôn nói rằng ngân sách năm 2004 của quân đội Trung quốc lớn hơn con số công bố 220 tỉ nhân dân tệ (26.5 tỉ mỹ kim theo thời giá) khoảng 1.7%.

Trung quốc đang cố gắng tuyển mộ thanh niên có trình độ học vấn khá hơn cho quân đội và có chương trình kéo dài thời gian phục vụ và làm cho quân đội trở nên chuyên nghiệp hơn . Điều này không dễ thực hiện khi kinh tế Trung quốc đang phát triển và lương trong lĩnh vực dân sự cao, nếu Trung quốc không tăng lương và phương tiện cư trú tốt hơn cho từ 2 đến 3 triệu quân nhân và gia đình .

Các nhà lãnh đạo Trung quốc không quên rằng quân đội đã cứu đảng khỏi sụp đổ năm 1989 nên rất quan tâm đến việc làm cho quân nhân thoải mái . Trong thập niên 90s Trung quốc cho phép quân đội kinh doanh để có thêm tiền riêng, nhưng sau ra lệnh chuyển các dịch vụ thương mãi cho dân sự vì sự buôn bán sinh ra tham nhũng trong quân đội, và bù vào bằng cách tăng ngân sách .

Nhìn vào sự sụp đổ của các chế độ cộng sản trên thế giới, đảng cộng sản Trung quốc quyết tâm dùng quân đội để bảo vệ đảng và bác bỏ ý kiến của một số tướng lãnh nên để cho nhà nước nắm quân đội . Trong quân đội đảng thiết đặt một hệ thống đảng để coi chừng sự trung thành của các sĩ quan (trên nguyên tắc cũng đều là đảng viên). Nhưng đảng cộng sản Trung quốc cũng để cho các tướng lãnh rộng rãi quyền hành trong lãnh vực chuyên môn quân sự. Đảng lo ngại sự tham nhũng trong quân đội nhưng ít khi làm gì một cách công khai để ngăn chận (một ngoại lệ, năm 2006 Trung quốc cách chức tư lệnh phó hải quân vì tội ăn hối lộ và mất tinh thần). Năm 2003 bệnh SARS đã lan tràn trong quân đội vì thói quen bảo mật .

Trung quốc cho rằng Liên bang Xô viết đã sụp đổ vì chạy đua trang bị vũ khí về mọi mặt với Hoa Kỳ, nên Trung quốc không chạy đua như vậy mà áp dụng chiến lược “bất đối xứng” (asymmetric capabilities) để đánh vào những nhược điểm của Hoa Kỳ. Biết rằng quân đội Hoa Kỳ dựa vào điện toán và vệ tinh liên lạc, Trung quốc đầu tư vào hỏa tiễn bắn vệ tinh. Tháng giêng vừa qua Trung quốc đã dùng hỏa tiễn bắn hạ một vệ tinh đã cũ của mình (gây ra những phản ứng ngoại giao bất lợi cho Trung quốc). Và Hoa Kỳ tin rằng Trung quốc khuyến khích các tay nghề dân sự về điện toán tìm cách xâm nhập vào hệ thống điện toán quân sự của Hoa Kỳ. Ông Richard Lawless, một giới chức thuộc bộ quốc phòng mới đây nói rằng Trung quốc đã phát triển được một hệ thống rất phức tạp để tấn công các máy điện toán và hệ thống liên mạng (internet) của Hoa Kỳ.

Lãnh đạo quốc phòng Hoa Kỳ lo ngại rằng các tướng lãnh (Hoa Kỳ) vì quá ưa thích kỹ thuật có thể không quan tâm đúng mức đến hậu quả bất lợi về ngoại giao khi áp dụng. Trung quốc cũng có mối lo đó . Sau cuộc thí nghiệm hỏa tiễn tháng giêng vừa qua của Trung quốc (và phản ứng của thế giới) giới nghiên cứu Trung quốc bàn thảo về nhu cầu thiết lập một cơ cấu (tương tự như Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ) để phối hợp đường lối giữa các nhà hoạch định sách lược quân sự với các chính sách ngoại giao .

Nhưng Hoa Kỳ cũng không thể khuyến cáo Trung quốc không nên làm những gì mà những nước khác đang làm, thí dụ như Ấn độ trang bị hàng không mẫu hạm và chiến đấu cơ của Liên bang Nga. Tháng 5 vừa qua, đô đốc Timothy Keating, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái bình dương nói rằng sự quan tâm của Trung quốc đối với hàng không mẫu hạm là lẽ tự nhiên . Đô đốc Keating còn nói thêm rằng nếu Trung quốc muốn đóng hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ nên giúp Trung quốc trong giới hạn có thể giúp được mặc dù ông ghi nhận rằng việc này không phải dễ dàng .

Một giới chức cao cấp quốc phòng Hoa Kỳ nói người ta hiểu nhầm ý của đô đốc Keating (nhưng không giải thích hiểu lầm ở chỗ nào). Trên thực tế, giúp Trung quốc đóng hàng không mẫu hạm thì quá xa, nhưng quân đội hai bên đều có nhu cầu liên lạc với nhau và đang bàn thảo về việc thiết lập một đường dây nóng.

Chính sách của Hoa Kỳ là giữ tư thế một người bạn thận trọng khi con rồng Trung quốc đang trở mình và phục hồi sức mạnh .

TRẦN BÌNH NAM
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Nhân Quyền Và Tư Cách Quốc Gia
LÊ MINH NGUYÊN .

Đại Hội Đồng (ĐHDD) Liên Hiệp Quốc (LHQ) khóa thứ 62 sẽ bắt đầu khai mạc vào lúc 3:00PM chiều ngày Thứ Ba 18/9/2007 và kéo dài đến tháng 12/2007. Chương trình dự trù là sẽ thảo luận tổng quát từ ngày 25/9/2007 đến ngày 3/10/2007. Trong chương trình này ở phần I (114) (a) là bầu 5 thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An (HDDBA), chiếu theo quy luật 142, quyết định 61/402.

Hội Đồng Bảo An gồm có 15 quốc gia thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực (TVTT) và 10 thành viên không thường trực (TVKTT). TVKTT có nhiệm kỳ 2 năm và mỗi năm bầu lại phân nửa, tức 5 thành viên.

Theo Hiến Chương, ĐHDD sẽ bầu các TVKTT. LHQ có tổng cộng 192 quốc gia, và Điều số 83 của Luật về Thủ Tục định rằng phải hội đủ đa số 2/3 số phiếu của các quốc gia hiện diện và tham dự bỏ phiếu để đắc cử TVKTT. Điều số 92 của Luật về Thủ Tục cũng định rằng phải bỏ phiếu kín và không có đề cử. Như vậy muốn thắng cử một quốc gia phải hội đủ khỏang 128 phiếu của các quốc gia thành viên trong ĐHDD và nếu muốn ngăn chận một quốc gia nào trở thành TCKTT thì chỉ cần huy động được khỏang 65 quốc gia thành viên bỏ phiếu chống.

Chiếu theo Điều 23 đã được tu chính của Hiến Chương LHQ, 10 ghế TVKTT trong HDDBA được phân chia như sau:
5 ghế cho Phi Châu và Á Châu
1 ghế cho Đông Âu
2 ghế cho Nam Mỹ và các quốc gia vùng Caribbean
2 ghế cho Tây Âu và phụ cận

Hiện nay các quốc gia có chân trong HDDBQ gồm có như sau:
Năm TVTT là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.
Năm TVKTT sẽ mãn nhiệm vào 31/12/2008: Nam Dương, Nam Phi, Panama, Bỷ, Ý.
Năm TVKTT sẽ mãn nhiệm vào 31/12/2007: Congo, Ghana, Qatar, Slovakia và Peru.

Theo thông lệ sẽ có những cuộc thương thảo giữa các quốc gia thành viên của mỗi khối trước khi nhóm họp ĐHDD để quyết định xem quốc gia nào muốn ra tranh cử. Nếu có nhiều hơn một quốc gia muốn ra tranh cho một ghế, như trong trường hợp năm 2006 của khối Nam Mỹ và các quốc gia vùng Caribbean, thì sau 3 vòng liên tiếp nếu không quốc gia nào hội đủ 2/3 phiếu bầu hiện diện, cuộc bầu cử sẽ mở ra cho tất cả các quốc gia trong khối đó.

Năm 2006, ĐHDD bắt đầu khóa thứ 61 vào ngày 16/10/2006 ở New York và kéo dài đến ngày 7/11/2006. Cuộc bầu cử 5 TVKTT đã mất đến 48 vòng và mất đến 3 tuần. Năm ghế được bầu là 1 ghế cho Phi Châu (Nam Phi thắng), 1 ghế cho Á Châu (Nam Dương thắng), 2 ghế cho Tây Âu và phụ cận (Bỷ và Ý thắng), và 1 ghế cho Nam Mỹ và Caribbean (Panama thắng sau khi cả 2 nước Guatemala và Venezuela không ai thắng nổi sau 47 vòng trước đó và cùng đồng ý giải pháp trung dung là chọn Panama).
Trong 47 vòng tranh chấp giữa Guatemala và Venezuela, Guatemala nhận được số phiếu thay đổi từ 93 đến 116, và Venezuela nhận được số phiếu từ 72 đến 93, nghĩa là không ai đạt được 2/3 theo luật định. Vòng thứ 48 Panama nhập cuộc và thắng với 164 phiếu.

Sỡ dĩ có tình trạng này xảy ra là vì Venezuela muốn trở thành TVKTT nhưng Tổng Thống Hugo Chávez lại có chính sách bày Mỹ, do đó Mỹ vận động các quốc gia thân mình bỏ phiếu hổ trợ cho Guatemala.

Ở Á Châu, các quốc gia đã từng là TVKTT là Nhựt, Mã Lai, Phi, Nam Hàn, Nam Dương, Tân gia Ba, Thái, Ấn Độ, Pakistan, Si Lanka. Trong khi đó những quốc gia chưa từng là TTKTT có Cam Bốt, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Bắc Hàn, Brunei, Mông Cổ. Trong các nước chưa vào này, đa số là các quốc gia có nền chính trị độc tài và nhân quyền bị chà đạp. Có lẽ Brunei và Cam Bốt là hai quốc gia có chế độ chính trị tương đối cởi mở trong các quốc gia độc tài này.

Như chúng ta được biết Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ đến New York trong tháng 9/2007 để vận động cho VN được trở thành TVKTT của HDDBA LHQ. Như vậy ông ta sẽ có mặt ở Hoa Kỳ chậm nhất là vào ngày khai mạc ĐHDD chiều Thứ Ba 18/9/2007. Nếu chúng ta, các cá nhân và đòan thể, quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam thì chúng ta có hai việc gấp rút cần phải làm.

1. Chuẩn bị biểu tình rầm rộ đòi nhân quyền trước trụ sở LHQ ở New York trong suốt khỏang thời gian ĐHDD nhóm họp và bầu TVKTT, nghĩa là từ ngày ông TT Dũng qua vào giữa tháng 9/2007 cho đến tháng 12/2007. Việc huy động nhân sự để thực hiện cuộc biểu tình như vậy đòi hỏi sự quyết tâm của mọi cá nhân và đòan thể. Các chế độ độc tài thường rất sợ ánh sáng của công luận, nhất là công luận quốc tế, do đó đây là đòn bẩy hữu hiệu để bắt buộc chính quyền VN phải tôn trọng nhân quyền.

2. Người Việt định cư ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nếu đã là công dân của nước đó thì nên viết thư hoặc gởi fax đến vị đại sứ của nước mình ở LHQ, yêu cầu vị đại sứ của mình tiếp xúc với đại sứ của Việt Nam và các đại sứ bạn tại LHQ, cho đại sứ VN biết là điều kiện để bỏ phiếu cho VN trở thành TVKTT là VN cần cam kết tôn trọng nhân quyền, nhất là quyền tự do báo chí của tư nhân, và vận động các đại sứ bạn cũng làm như vậy cho đại sứ VN. Nếu VN không chịu cam kết thì các vị đại sứ cần vận động để có khỏang 65 đại sứ bỏ phiếu chống lại cho đến khi nào VN đồng ý cam kết. Nếu được vậy thì việc bỏ phiếu có thể kéo dài nhiều vòng và nhiều tuần cho tới khi nào VN chịu tương nhượng về nhân quyền hoặc ĐHDD sẽ bầu cho một nước khác như Cam Bốt chẳng hạn. Một vị đại sứ trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, trong cuộc trao đổi với anh em sau buổi họp ngày 27/6/2007 đã cho rằng đây là cơ hội, là đòn bẩy tốt để áp lực VN tôn trọng nhân quyền. Ông cũng cho biết là Mỹ có khả năng để vận động các quốc gia khác bỏ phiếu theo khuynh hướng của mình.

Muốn tìm tên và địa chỉ vị đại sứ của quốc gia mình ở LHQ xin vào cái link sau đây.
http://www.un.org/members/missions.shtml#v

Người Việt ở Mỹ liên lạc với văn phòng đại sứ Mỹ ở LHQ theo địa chỉ:
Ambassador Zalmay Khalilzad
140 East 45th Street, New York, NY 10017
Telephone: (212) 415-4000
Telefax: (212) 415-4443. Telefax for Political Section (212) 415-4415
E-mail: usa@un.int . Website: www.usunnewyork.usmission.gov

Chúng ta không chống đối việc VN được trở thành TVKTT của HDDBA, chúng ta chỉ muốn VN phải có tư cách tương xứng trong vị trí đáng ngưỡng mộ này. Các quốc gia Á châu đã từng phục vụ trong vị trí này đều có chế độ chính trị đa đảng và cởi mở hơn VN. Chính quyền VN chỉ chấm dứt sự nhập nhằng và chấp nhận chọn lựa một tư cách mới cho quốc gia bởi vì chúng ta, những người Việt Nam trong và ngòai nước, những nhân tố thiết yếu của dân tộc, hết sức quan tâm và sẵn sàng dính dự.
(12/8/2007)

(Ghi chú: Ông Lê Minh Nguyên hiện là Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.)

LÊ MINH NGUYÊN
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Dự luật Nhân quyền, lời cảnh báo nghiêm trọng !!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 33, ngày 15-08-2007
Sau khi xã hội đỏ phối hợp cùng xã hội đen đàn áp thô bạo dân oan khiếu kiện trong đêm kinh hoàng 18-07-2007 tại Văn phòng 2 Quốc hội CSVN, thì từ bên kia trái đất, ngày 24-07, nữ Dân biểu tiểu bang California Zoe Lofgren đã gửi đến Chủ tịch CS Nguyễn Minh Triết một bức thư phản đối mạnh mẽ: “Tôi viết thư này để bày tỏ sự thất vọng trước phản ứng của nhà cầm quyền đối với cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18-07-2007… Là dân biểu, quan tâm sâu xa về nhân quyền cho Việt Nam, tôi quan tâm đến tin tức về cuộc đàn áp thô bạo những dân oan đã biểu tình ôn hoà… Dựa vào các nội dung trao đổi quan trọng về lãnh vực nhân quyền hồi tháng 7 khi ông Chủ tịch đến Mỹ đã thảo luận với bà Pelosi, Phát ngôn nhân Quốc Hội và nhiều dân biểu Hoa Kỳ, tôi thực sự thất vọng khi thấy nhà chức trách đã dùng vũ lực để đàn áp dân oan. Việt Nam cần phải tôn trọng hơn nữa các quyền của con người!”

Đã không biết phục thiện, dù bị một vố nặng từ chính giới Mỹ và đồng bào Việt sau chuyến Mỹ du, Nguyễn Minh Triết còn chỉ thị cho Nguyễn Tâm Chiến, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ viết thư trả lời bà dân biểu ngày 01-08-2007. Quen thói dối trá một cách bình thản, bất kể danh dự quốc gia và lòng tự trọng, hành xử như một cái “máy nói” mang dạng người, Nguyễn Tâm Chiến khẳng định hoàn toàn không có sự kiện công an đàn áp. Dân oan đã tự nguyện trở về nguyên quán sau khi các viên chức chính quyền địa phương lên ngay hiện trường, giải thích và vận động bà con chấm dứt biểu tình khiếu kiện. Tay đại sứ CS này còn cho rằng thông tin nói công an sử dụng bạo lực là thông tin dối trá, có ý đồ chống nhà nước VN. Thành thử bức thư bà Dân biểu lên án Hà Nội là thiếu cơ sở!?! Nguyễn Tâm Chiến còn trâng tráo ngụy biện rằng việc dân oan khiếu kiện mang tính “cục bộ”, do những thay đổi, chậm chạp, va vấp trong tiến trình giải quyết các “mâu thuẫn” giữa lòng xã hội Việt Nam. Vì vậy, sự kiện dân oan bị mất nhà, mất đất, bồi thường không tương xứng, phải sống cảnh đầu đường xó chợ, liên tục biểu tình từ nhiều năm nay chỉ là những chỉ dấu của một xã hội đang trong đà phát triển, chứ không phải là những biểu hiện của sự vi phạm “nhân quyền” !?!

Ngoài vụ việc vi phạm nhân quyền trầm trọng thuộc lãnh vực dân sinh xã hội nói trên mà CSVN chối bay chối biến với giọng lưỡi lấp liếm, sống sượng, không biết ngượng, cho dù bị thế giới khinh bỉ chỉ mặt, mới đây còn có một vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng khác trên lãnh vực chính trị luật pháp. Đó là việc Quốc hội bù nhìn, “công cụ quyền lực cao nhất” của đảng, trong phiên họp hôm 25-7-2007 mới rồi, đã thản nhiên làm một việc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử chính trị và lịch sử (các) Quốc hội thế giới: chấp thuận cho trung tướng Trương Hòa Bình, Thứ trưởng bộ Công an, đang là thành viên Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, lãnh nhận chức vụ Chánh thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao. Nghĩa là bây giờ, theo phân công của Đảng CS, ông Trương Hòa Bình sẽ phải làm trò phân thân như Tôn Hành Giả, để có thể có mặt ở nhiều nơi cùng một lúc. Nghĩa là, sẽ có một ông Trương Hòa Bình ngồi ở Quốc hội (thực hiện chức năng Lập Pháp), một ông Trương Hòa Bình ngồi ở bộ Công An (thực hiện chức năng Hành Pháp), và một ông Trương Hòa Bình ngồi ở Tòa án Tối cao (thực hiện chức năng Tư Pháp).

Trước đây, khi thế giới đòi hỏi nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải áp dụng cơ chế Tam quyền Phân lập, tức Hành Pháp, Tư Pháp, Lập Pháp phải tách rời nhau và kiểm soát nhau theo kiểu dân chủ văn minh, đảng đã chơi trò trí trá lừa gạt nhân dân và quốc tế bằng khái niệm “Tam quyền Phân công” (mà lừa được ai chứ?). Nay thì với một tân Quốc hội hoàn toàn ngoan ngoãn thuần phục, chẳng còn biết ý thức và xấu hổ (vì việc chấp thuận ông Bình đã thông qua rất nhanh, không một chất vấn, chẳng một ngần ngại của gần 5 trăm đại biểu), đảng lại chơi trò “Tam quyền Hợp nhất”, gom hết tất cả về tay nhân vật này để xem ai làm gì được ai. “Tên phản động” nào không chịu thì cứ theo dân oan mà khiếu nại mút mùa. Hóa ra một kẻ chuyên làm việc chuyên chính đàn áp, luôn cầm dùi cui và từng biên soạn những bộ luật có lợi cho đảng lẫn cho ngành, nay sẽ cầm cân nảy mực ở vị trí cao nhất của ngành tòa án. Thật là một sáng kiến chưa từng có của nền pháp chế “đỉnh cao trí tuệ” xã hội chủ nghĩa!

Nhưng ông Tân Chánh án Tối cao này có tài và đức gì cho cam! Nhiều đồng chí của ông như Bùi Xuân Sinh trong một thư tố cáo ngày 5-10-2006 gửi lên bộ Công an đã viết: “Về ông Trương Hoà Bình thì tôi khẳng định là người tài ít, cơ hội nhiều. Dựa vào hai ông trùm maphia chính trị Bùi Quốc Huy, Nguyễn Khánh Toàn mà đường quan lộ của ông Bình lên như diều gặp gió... Điều đáng ngạc nhiên là ông Trương Hoà Bình luôn khoe khoang là thạc sỹ luật, nhưng tất cả mọi người cùng công tác với ông Bình ở A25, Công an TP. Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát TP. Hồ Chí Minh đều khẳng định ông Trương Hoà Bình chưa bao giờ học một trường Đại học chuyên ngành luật nào cả...”. Hay như lời tố cáo khác từ Thượng tá Nguyễn Văn Đô, Tổng cục III Bộ Công an trong bài “Những ngày Quốc khánh năm 2006": "Cho đến giờ, có không ít cán bộ công an vẫn đang thắc mắc chẳng hiểu vì sao đường thăng tiến của ông Trương Hoà Bình lại có thể nhanh như vậy…. Ông Trương Hoà Bình bắt đầu thoái hoá, biến chất khi trở thành "trợ lý" đắc lực cho ông Bùi Quốc Huy (nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, đã bị xử lý trong vụ án Năm Cam), khi đó ông Bình là Cục phó A25. Chính ông Bùi Quốc Huy đã "đạo diễn" đưa ông Trương Hoà Bình về làm Phó giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh nhằm thao túng toàn bộ hoạt động của Công an TP. Hồ Chí Minh. Không biết có phải gần mực thì đen không, nhưng đã có rất nhiều vụ án đã bị làm "chìm xuồng", bỏ lọt tội phạm..."

Đề cử một nhân vật i-tờ về luật pháp, lại bị nghi ngờ về tư cách đạo đức, vào chức vụ cầm cân nảy mực cho toàn thể bộ máy cai trị, vào một lãnh vực hết sức quan trọng và phức tạp mà trong quá khứ đã xảy ra biết bao oan sai, bất công, tiêu cực, rõ ràng là đảng CS vừa coi thường đội ngũ thẩm phán các cấp, vừa coi thường gần 5 năm đại biểu Quốc hội, vừa coi nhẹ nền công lý quốc gia với bao thân phận con người vô phúc “đáo tụng đình” trong thời gian tới. Đây là một sự vi phạm nhân quyền rất trầm trọng trên lãnh vực chính trị luật pháp với nhiều di họa trên lãnh vực dân sinh xã hội. Đang khi ấy thì những “đại biểu nhân dân” vẫn ngồi trơ mắt ếch, hàng chục ngàn thẩm phán các cấp vẫn đứng im thin thít! Chuyện cử quan toà tối cao như thế khiến mọi người đều hiểu từ đây tai họa bất công và oan trái sẽ tiếp tục giáng xuống bất kỳ ai, như đã giáng xuống trên hàng vạn con người, nhất là hàng loạt các nhà đấu tranh dân chủ trong mọi lãnh vực suốt thời gian qua.

Và đó chính là ý nghĩa của Dự luật Nhân quyền mà hôm 19-07-2007, dân biểu Christopher Smith, với sự đồng bảo trợ của các dân biểu Ros-Lehtinen, Wolf, Royce, Zoe Lofgren, Al Green, Sali, Rohrabacher, Loretta Sanchez và Tom Davis, đã đưa vào Hạ Viện Dự luật Nhân Quyền cho Việt Nam năm 2007, dưới mã số HR 3096 và nó đã được Uỷ ban Ngoại giao đồng thanh thông qua ngày 31-07-2007. Đây là Dự luật đưa ra biện pháp chế tài đối với Hà Nội nếu như họ không thực tâm cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Dự luật này, ở “Phần 2. Những phát hiện” (Section 2. Findings) đã viết: “(4) Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng, được cai trị và kiểm soát bởi đảng CSVN, vốn tiếp tục phủ nhận quyền của các công dân là thay đổi chính phủ của họ”; “(5) Mặc dù trong mấy năm gần đây, Quốc hội VN đã đóng một vai trò tích cực dần là làm một diễn đàn nêu bật các mối quan tâm địa phương, nạn tham nhũng và sự kém năng lực, Quốc nội này vẫn lệ thuộc sự điều khiển của đảng CSVN và đảng CSVN vẫn tiếp tục kiểm soát việc tuyển chọn các ứng viên trong các cuộc bầu cử cấp quốc gia và cấp địa phương”; “(13) Quốc hội (HK) đã thông qua nhiều nghị quyết kết án các lạm dụng nhân quyền tại Việt Nam, để cho thấy rằng dù đã có sự mở rộng các quan hệ với Chính quyền VN, điều ấy vẫn không được lý giải như là một sự tán thành những vi phạm nghiêm trọng và liên tục đối với các nhân quyền cơ bản tại Việt Nam”

Trong cuộc thảo luận ở Ủy Ban Ngoại Giao, Dân Biểu Christ Smith đã cho biết: sau khi Chính Quyền Việt Nam tuyên bố đang tiến triển theo chiều hướng mới thì họ lập tức truy lùng và bắt bớ một số người thuộc thành phần ưu tú nhất, có khả năng và can đảm nhất, cả nam lẫn nữ (Dự luật minh danh một loạt ở số 7 và 8 phần II), những người đã lên tiếng về vấn đề nhân quyền, để bỏ tù họ. Hành động đàn áp thô bạo này không thể chấp nhận. Những con người ấy phần lớn có liên hệ với một văn bản lịch sử mà ông Smith đã trình bày với các đồng viện như sau: "Hồi năm ngoái, một Tuyên ngôn nhân quyền đã được nhiều nhà dân chủ hàng đầu tại Việt Nam ký tên. Tuyên ngôn đó chứa đựng nhiều hy vọng về nhân ái lẫn quyền làm người và những nguyện vọng cho đất nước Việt Nam. Tất cả đã đồng ý với những phương pháp ôn hoà được trình bày rõ ràng là sự đổi mới phải được đạt đến qua các tiến trình dân chủ. Danh sách (ký tên) đó đã trở thành một "bảng phong thần" được Nhà nước Việt Nam dùng để lôi ra và bỏ tù từng người một".

Thành thử Dự luật HR 3096 này nhằm cảnh cáo nhà cầm quyền CS Việt Nam rằng con đường vi phạm nhân quyền sẽ đưa tới một số biện pháp bị trừng phạt. Dự luật sẽ cấm tăng viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam trong lúc này, trừ khi có những tiến triển cụ thể từ phía CSVN như trả tự do cho những tù nhân chính trị hay tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, trả lại tài sản cho người dân, cho người dân được tự do đến với những chương trình tỵ nạn, tôn trọng nhân quyền của những người thiểu số và có những biện pháp thích ứng để chấm dứt tệ nạn buôn người…

Đây là một lời cảnh báo nghiêm trọng mà Hà Nội sớm muộn gì cũng phải xét đến một cách nghiêm túc, nhất là khi thấy hầu bao của mình bị phương hại và thấy rằng việc mù quáng ra sức xây dựng một nền dân chủ độc đảng chưa từng thấy trên hoàn vũ và việc cố chấp nghĩ rằng chế độ độc đảng của mình vẫn có khả năng hoà nhập được với thế giới dân chủ văn minh chỉ là một ảo vọng vĩ đại, một huyễn tưởng ngông cuồng !!!

Ban Biên Tập
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Quốc Gia Hưng Vong
TRẦN BÌNH NAM
Gần đây thế giới ghi nhận nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng trưởng đã làm cho Thái Lan lo ngại. Mới đây trên xa lộ chạy lên phi trường quốc tế Bangkok hành khách thấy bên đường một tấm quảng cáo lớn viết: “Ngày hôm qua Việt Nam còn bò, bây giờ họ đã chạy, và sẽ vượt qua Thái Lan trong một thời gian ngắn.” (theo RFA trong buổi phát thanh sáng ngày 13/8/07). Các nước có vốn đầu tư tại Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu (EU), Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan … đều công nhận sự phát triển đó .

Đó là một điều đáng mừng. Nhưng sức sống và sự tồn tại của một nước không chỉ ở kinh tế mà còn ở những lĩnh vực khác, mà quan trọng nhất là sự trong sáng của nền hành chính quốc gia, nề nếp sinh hoạt, trật tự xã hội, và sự hứa hẹn một tương lai an toàn và hạnh phúc cho người dân. Một xã hội thiếu những yếu tố trên thì càng phát triển kinh tế, xã hội càng hỗn độn và càng đẻ ra nhiều bất công.

Ngoài sự phát triển kinh tế, Việt Nam đang có mọi dấu hiệu của một xã hội thiếu lành mạnh.

Giáo dục phá sản. Học sinh cấp tiểu học và trung học phải có tiền học riêng mới được cô thầy dạy bảo đủ tiêu chuẩn. Cấp đại học thì lạm phát bằng cấp và phát mãi tước vị. Trên báo đài thấy toàn tiến sĩ, thạc sĩ mà sức học so với cấp thang quốc tế rất đáng nghi ngờ. Về mặt y tế là chế độ phong bì: phong bì cho nhân viên văn phòng (để được ưu tiên ghi tên), phong bì cho y tá (để được săn sóc), phong bì cho bác sĩ (để được khám kỹ lưỡng) là một điều phổ biến tại các bệnh viện công đến độ không làm người đưa phong bì cũng như người nhận phong bì thấy có gì bất bình thường cả.

Về mặt giao thông, Việt Nam là nước nhiều tai nạn giao thông nhất trong thành phố so với các nước ở Á châu. Bằng lái xe, nhất là bằng lái xe hai bánh có động cơ, có thể mua không cần học luật lái xe. Đường lộ quá tải xe máy hai bánh vì nhập cảng không chính sách, và nếu vi phạm hay sinh ra tai nạn lưu thông có thể giải quyết bằng tiền nhét khéo vào túi nhân viên công lực.

Nạn tham nhũng cấp độ quốc gia, nhất là nạn lợi dụng các chương trình phát triển kinh tế để chiếm đất của dân trở thành quốc nạn. Dân oan khiếu kiện từ các tỉnh kéo về Hà Nội và Sài gòn đòi công lý từ nhiều năm qua là một vết nhơ của chế độ mà chính phủ không phương giải quyết vì các cán bộ địa phương đều dính vào.

Trong khi đó nền an ninh của quốc gia đang bị đe dọa do sự lệ thuộc quá đáng vào Trung quốc. Sau một thời gian bang giao nguội lạnh, nhất là sau trận đánh nhau tại biên giới phía bắc tháng 2/1979, năm 1991 sau khi khối Liên bang Xô viết và Đông âu sụp đổ, Việt Nam phải làm lành với Trung quốc để tồn tại, và từ đó trở thành lệ thuộc càng ngày càng khó gỡ .

Lợi dụng nhược điểm của Việt Nam, Trung quốc đã ép Việt Nam đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Năm 1999 và 2000 Việt Nam đã phải ký những hiệp ước nhượng đất tại biên giới phía bắc và nhượng biển trong vịnh Bắc việt cho Trung quốc. Và Trung quốc đang giành giựt của cải thiên nhiên của Việt Nam chung quanh quần đảo Trường Sa bằng phương pháp mạnh tay có tính đe dọa, điển hình là vụ bắn chết chín ngư dân Việt Nam trong vịnh Bắc việt đầu năm 2005 và hai ngư dân khác tháng 7/2007 mới đây trong vùng Trường Sa, và Việt Nam đành khoanh tay không một lời phản kháng chính thức .

Trên bình diện địa lý chính trị, trước sự bành trướng quân lực và với chương trình phóng sức mạnh quân sự về phương nam của Trung quốc, nền an ninh của Việt Nam đang bị đe dọa. Và nếu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” thì ai là người có trách nhiệm cho sự mất còn của đất nước?

Trách nhiệm nằm trong tay người cầm quyền trước, và trách nhiệm cũng ở trong tay của người dân. Dân đây là 86 triệu dân trong nước và hơn 2 triệu người Việt sống tại hải ngoại. Về người lãnh đạo (tức đảng Cộng sản Việt Nam) kể từ cuối năm 2006, sau khi gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) đảng Cộng sản Việt Nam hình như đang lo thế sinh tồn của Việt Nam và tìm cách chuyển hướng chính sách đối ngoại đối với Hoa Kỳ và Trung quốc. Đợt đàn áp những nhà dân chủ đầu năm 2007 và mới đây dùng sức mạnh cưỡng bách dân oan tụ tập tại Sài gòn về địa phương hứa giải quyết có thể là những hành động để ổn định tình hình trước khi có những chuyển hướng chiến lược .

Hoa Kỳ đang đóng góp tích cực vào sự chuyển hướng sách lược này. Lúc đầu Hoa Kỳ im lặng trước các cuộc đàn áp của Hà Nội, và sau đó đưa ra một chương trình tiếp xúc các thành phần đấu tranh trong cũng như ngoài nước. Đích thân tổng thống Bush gặp 4 nhà đại diện hải ngoại ngày 29/5/2007 tại Bạch Ốc, sau đó là các tiếp xúc của các phụ tá bên Hội đồng An ninh Quốc gia, và bên bộ ngoại giao với các nhân vật đấu tranh khác . Cựu đại sứ tại Việt Nam, ông Michael Marine trước khi rời nhiệm sở đã gặp nhiều nhân vật đấu tranh trong nước như bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại Sài gòn và bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại Hà Nội. Riêng tân đại sứ Michael Michalak trước khi lên đường sang Hà Nội nhậm chức cũng tổ chức một buổi tiếp xúc với các thành phần đấu tranh trong cộng đồng để thu thập ý kiến của người Việt hải ngoại.

Trong cuộc tiếp xúc tháng 5/07, tổng thống Bush nói Hoa Kỳ muốn biết ý kiến của các đoàn thể đấu tranh để vận động Hà Nội thay đổi chính sách (và các phụ tá của ông trong các cuộc tiếp xúc trong và ngoài nước cũng nói như vậy) nhưng chúng ta đều biết mục đích của các cuộc tiếp xúc là để ảnh hưởng đến hướng đấu tranh của các tổ chức đấu tranh tại hải ngoại và của các nhà đấu tranh dân chủ trong nước cho phù hợp với hướng thay đổi chiến lược của Hà Nội (và một mục đích phụ khác cũng không kém phần quan trọng là vận động phiếu của người Mỹ gốc Việt cho cuộc bầu cử tháng 11 năm 2008).

Hoa Kỳ có thể thành công dễ dàng trong công tác trung gian này vì tâm lý người Việt thích được “vỗ về”, và vì các tổ chức đấu tranh tại hải ngoại và những nhà đấu tranh dân chủ trong nước chưa có một cương lĩnh đấu tranh dài hạn có chủ điểm đánh vào trọng tâm của vấn đề dân chủ (thí dụ đặt một câu hỏi căn bản: nguyên nhân nào sinh ra sự bế tắc và xuống cấp của xã hội, hậu quả là nền an ninh rất mong manh hiện nay của Việt Nam? Có phải nguyên nhân là điều 4 của bản Hiến pháp giao trọn quyền hành lãnh đạo quốc gia vào tay đảng Cộng sản Việt Nam không?) mà chỉ là những đòi hỏi chung chung như dân chủ, nhân quyền và tự do tín ngưỡng, bầu cử tự do và tự do ngôn luận. Gần đây đảng Việt Tân, một đảng chính trị có tầm vóc nhất tại hải ngoại - qua phỏng vấn ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư đảng Việt Tân bởi đài BBC đầu tháng 8/2007- xác định rõ hơn lập trường rất hợp ý Hà Nội và Hoa Kỳ là đấu tranh bất bạo động và không có ý định lật đổ chế độ cộng sản bằng bạo lực.

Với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể yên tâm chuyển hướng chiến lược. Nhưng chắc hẳn Việt Nam không bỏ thế đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung quốc, vì dù muốn dù không đó là sách lược sống còn từ ngàn xưa của Việt Nam bên cạnh con rồng Trung quốc. Việc ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết qua thăm Trung quốc trước khi công du Hoa Kỳ tháng 6/2007 vừa qua là một bằng chứng.

Nhưng nếu đảng Cộng sản Việt Nam học kỹ bài học của quá khứ thì đảng cũng sẽ thấy rằng những vận chuyển chính trị như hiện nay giữa Hà Nội – Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội – Bắc kinh không đủ bảo đảm an toàn cho Việt Nam. Lịch sử chỉ rõ rằng chừng nào chính quyền huy động được sự đồng tâm nhất trí của dân chừng đó nước mới đủ sức mạnh chống xâm lăng. Tấm gương Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông hỏi ý bô lão toàn quốc tại điện Diên Hồng năm 1284 (khi quân Mông Cổ xâm lăng Việt Nam lần thứ hai) trước khi hạ lệnh xuất quân chống địch – và đại thắng - vẫn còn đó. Đảng Cộng sản Việt Nam không thể bên ngoài thì dựa vào một thế lực quốc tế, bên trong thì dùng những cái bánh vẽ để đoàn kết dân tộc. Dựa vào một thế lực quốc tế có cùng quyền lợi là cần thiết nhưng nếu thiếu một dân tộc đoàn kết sau lưng thì chính quyền nào cũng tan rã trước một cuộc xâm lăng ba mặt giáp công phối hợp chính trị, kinh tế và quân sự của phương bắc.

Đảng Cộng sản Việt Nam phải làm gì để đoàn kết dân tộc? Câu trả lời hiển nhiên là: Hãy để cho dân cùng tham gia việc nước .

Xét về mặt thực tế đảng cộng sản Việt Nam có tất cả cơ hội tốt trong tay để cho dân tham gia việc nước. Kịch bản khá đơn giản là qua quốc hội đảng Cộng sản Việt Nam hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, thêm vào điều khoản cho phép một hay hai đảng chính trị đối lập xuất hiện, cho phép tự do báo chí trong giới hạn quy định chặt chẽ bởi luật pháp, và tổ chức bầu cử tự do dưới sự quan sát quốc tế.

Một kịch bản như vậy trong nhất thời có thể không làm mất quyền lãnh đạo đất nước của đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cái lợi vô cùng to lớn. Vì có đối lập, có báo chí tự do (trong giới hạn phù hợp với trình độ của dân), có tư pháp độc lập, nền hành chính Việt Nam sẽ có vũ khí để giải quyết những vấn nạn quốc gia mà quan trọng nhất là nạn tham nhũng và cải thiện đời sống xã hội, và trên hết mang lại sự đoàn kết toàn dân, mở đường tiệm tiến dân chủ hóa đất nước trong hòa bình.

Tiến trình này là bước mở đầu giải tỏa bế tắc của Việt Nam, và là cơ hội giải phóng tiềm năng lớn lao của dân tộc để Việt Nam vươn lên trong cộng đồng dân chủ thế giới xứng đáng với khả năng vốn có của đất nước và con người Việt Nam.
Với thế đó Việt Nam sẽ không lo sợ một cuộc xâm thực nào.

August 17, 2007
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Khối 8406 chào mừng Tân Đại Sứ Hoa Kỳ

Tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam 2006

Thư chào mừng ông tân đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Việt Nam ngày 16 Tháng Tám 2007

Kính gửi ngài tân Ðại Sứ Michael Michalak, Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, Hà Nội, Việt Nam

Kính thưa ngài tân đại sứ, Chúng tôi, ghi danh dưới đây, là đại diện lâm thời Khối 8406 gồm hàng vạn chiến sĩ dân chủ hòa bình Việt Nam trong cũng như ngoài nước, những con người đã ký tên vào tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam ngày 08 Tháng Tư 2006 vì quyết công khai đứng lên đương đầu với chế độ độc tài cộng sản để đấu tranh bất bạo động cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, đa đảng và đa nguyên. Chúng tôi được biết vào ngày hôm nay, 16 Tháng Tám 2007, qua sự ủy nhiệm của Tổng Thống Goeorge W. Bush, ngài đã đến Việt Nam để thi hành chức vụ đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ, thay thế cho cựu Ðại Sứ Michael Marine.

Chúng tôi cũng được biết hôm 10 Tháng Tám mới rồi, ngài đã gặp một số đồng bào Việt Nam chúng tôi cư ngụ tại vùng thủ đô Washington. Trong cuộc gặp gỡ ấy, ngài cho biết khi tới Việt Nam làm việc, ngài sẽ quan tâm đến vấn đề nhân quyền, sự phát triển kinh tế cũng như nền giáo dục tại đất nước chúng tôi. Ðó là những mối quan tâm chính đáng và liên hệ với nhau chặt chẽ, bởi lẽ Việt Nam đang thiếu nhân quyền trầm trọng, người dân mất hết mọi thứ tự do nên kinh tế đất nước không thể nào phát triển và nền giáo dục cũng do đó lâm vào bế tắc, tụt hậu.

Với truyền thống dân chủ của Hoa Kỳ, quốc gia được mệnh danh là “vùng đất của tự do, quê hương của người dũng cảm,” chúng tôi hy vọng ngài tân đại sứ sẽ nhanh chóng, mạnh mẽ và hữu hiệu góp phần vào việc đem đến tự do, dân chủ cho dân tộc chúng tôi cũng như sẽ nhiệt tình hỗ trợ cho những nhà dân chủ Việt Nam đang dũng cảm đòi mọi nhân quyền và dân quyền cho đồng bào.

Kính chào và kính chúc ngài an mạnh để hoàn thành nhiệm vụ.

Ðại diện lâm thời Khối 8406, Ðỗ Nam Hải, kỹ sư, Sài Gòn.

Trần Anh Kim, cựu sỹ quan, Thái Bình.

Phan Văn Lợi, linh mục, Huế.

Nguyễn Xuân Nghĩa, văn sĩ, Hải Phòng.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

NGUYỄN BẮC SƠN,
Ðiên hay tỉnh khi viết về thân phận mình
Qua người lính VNCH

Mường Giang
Chiến tranh Việt Nam coi như tạm chấm dứt về phương diện quân sự sau ngày 30-4-1975, thì một cuộc chiến khác đã bùng nổ lớn trong dòng sinh mệnh của dân tộc. Ðó là cuộc chiến về ý thức hệ giữa nhân bản, tự do và xã hội chủ nghĩa, dù rằng tư tưởng Mác-Lê và chế độ cộng sản đã lần lượt bị tan biến khắp nơi trên thế giói, nhất là tai Liên Xô, Ðông Ðức, Ðông Âu.... kéo theo sự sụp đổ của bức tường ô nhục Bá Linh. Ở đâu cũng vậy, thắng làm vua, thua là ngụy. Hà Nội thắng trận nên trở thành chủ nhân ông toàn vùng, đem cái mô hình văn hóa vô sản chuyên chính của miền Bắc lạc hậu, dối gian, không có tình người, bắt ép kẻ chiến bại VNCH phải nhồi nhét, tiếp thu. Từ đó cả nước năm tay nhau, kẻ sau người trước chìm sâu trong vũng bùn ô uế của thiên đàng xã nghĩa.

Qua cuộc đổi đời tận tuyệt, không biết còn được mấy ai chịu nhớ lại cái thời xưa cũ, chính ta đã làm ta mất nước. Thật vậy, từ ngày cộng sản quốc tế khai sinh tại VN vào năm 1930 tới nay, lúc nào các lãnh tụ đảng, từ Hồ chí Minh tới Trường Chinh, Lê Duẩn, Tố Hữu cũng đua nhau lập thuyết về vai trò của nền văn nghệ đảng, như thứ vũ khí trí tuệ ánh sáng, để giết giặc, để chiến thắng và dùng nỗi hãi sợ, khiến cho người phải thi hành. Trái lại ở miền Nam, văn học được sử dụng không hơn, không kém một món hàng thời thượng. Tàn nhẫn hơn, còn có một ít người sống ký sinh trên thân thể đau thương của mẹ Việt Nam, mà lại tưởng như mình là kẻ ngoại cuộc bên lề trách nhiệm, dửng dưng nhìn giặc gây tang tóc, khổ đau cho đồng đội, đồng bào. Giống như một số lớn văn nghệ sỹ miền Nam trước năm 1975, NGUYỄN BẮC SƠN, thực tế không phải là một người lính VNCH, nhưng đã tự khoác cho mình chiếc áo lính để có lý do phản đối chiến tranh. Ngoài ra còn lác đác đưa vào thơ một vài chữ nghĩa nhà Phật, khiến cho xung quanh cũng ngất ngưởng theo. Hỡi ơi giữa cái bể đời lúc đó đang sôi sục bom đạn, máu lửa và xác người, bỗng lừng lững có mấy ông người gỗ, trên mình khoắc áo lính, chắp tay thanh thản chờ chim bồ câu trắng hiện ra hay đấm ngực đòi hòa bình tức khắc, coi chính nghĩa như chuyện hão huyền, sống khề khà quanh bữa tiệc nhân sinh. Thái độ đó, nếu không phải của người điên, thì chắc là hành động của những kẻ vô tâm, thất chí nên đâu cần nhớ tới sự thế thăng trầm:

‘...bi kịch của bố con tôi
là bi kịch của hai thằng tây đen
cùng đi kiếm con mèo đen
trong đêm đen mù mịt...’
(thơ NBS-).

Nhưng dù gì chăng nữa, nhà thơ vẫn còn khá hơn nhiều nhiều người trong cuộc sống bằng cái bã hư danh phù phiếm, vì ông đã hóa thân vào người lính chiến VNCH, nói lên được một phần ngàn cái thê thiết gian truân của kiép lính.

+ HAI CẢNH ÐỜI TRÁI NGUỢC TRONG DÒNG VĂN HỌC CHIẾN TRANH VN:

Từ sau hiệp định Genève chia đôi đất nước vào tháng 7-1954, trong khi chính phủ miền Nam dồn hết nhân vật lực để kiến tạo non sông, mang ấm no hạnh phúc cho muôn dân, thì trên đất Bắc, không khí chiến tranh gần như nguyên vẹn, điều này cũng dễ hiểu, vì Hà Nội lúc nào cũng phải trường kỳ chiến đấu trong thân phận, một mũi xung kích của cộng đảng quốc tế. Bao nhiêu khuôn vàng thước ngọc của Mao trạch Ðông ban truyền từ năm 1942 tại Diên An, đều đước các đảng viên cao cấp mang về VN xào nấu lại thành cái lý thuyết chỉ đạo văn nghệ tập thể vô sản chuyên chính. Sau cùng để cho hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn chiến tranh, những lập thuyết đề cương văn nghệ mới lại tiếp tục ra đời như thi đua ái quốc và chủ nghĩa anh hùng, qua cái bình phong hội văn nghệ giải phóng miền Nam, giải văn nghệ Nguyễn đình Chiểu...

Ðọc văn biết người, nhưng trong dòng văn học miền Bắc, thì chỉ cần nhìn tựa sách cũng đủ biết hết nội dung. Tất cả các văn thi sĩ đã thành danh thời tiền chiến như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn công Hoan, Thanh Tịnh, Cù huy Cận, Thế Lữ, Xuân Diệu... cho tới những người mới nổi như Nguyễn Ngọc, Lê Lựu, Nguyễn Sáng... kể luôn nhóm cộng sản đang nằm vùng tại miền Nam như Giang Nam, Ðoàn Giỏi, Nguyễn văn Bổng... đều viết theo đơn đặt hàng, đằng đằng sát khí, cổ võ hờn căm, phân chia bạn thù, chống Mỹ, chống ngụy, để cứu nước. Vì là nền văn học chuyên chính, nên mọi người viết gần giống nhau, cách mạng đánh đâu thắng đó, còn Mỹ-Ngụy thì thua chạy bò càng, máy bay bị bắn rớt liên tục và người chết như rạ. Tóm lại người làm văn nghệ mìền Bắc chỉ như một cái máy hay con vẹt của đảng, không biết đau lòng trước mọi hoàn cảnh, không có cảm xúc nhưng phải biết đề cao để làm sáng chói tính đảng, tính giai cấp, tính siêu việt của xã nghĩa. Không có cái ta hiện hữu ở đây mà chỉ có tập thể, chỉ có niềm vui chung do đảng quyết định, còn mọi thứ khác phải cất giữ trong đáy lòng, hó hé, kêu than sẽ bị mút mùa cải tạo.

Bao nhiêu năm trời phải bịa đặt, lừa dối, từ trẻ nít cho tới kẻ bạc đầu để có tem phiếu mà sống. Rồi nhà văn, thi sĩ còn phải biết hèn cúi, nịnh nọt để yên thân, khỏi bị hạ tầng công tác hay tống vào Nam làm bia đỡ đạn. Một vài con chim lạc đàn, vô tình hay cố ý bay lệch bầu trời, sẽ bị trừng trị không thương tiếc, những Nguyễn Kiên Giang (nằm vùng), Hoàng minh Chính, Nguyễn Duy, Phạm tiến Duật, kể cả Việt Phương, thư ký của Phạm văn Ðồng, làm thơ, viết văn lệch hướng đảng đều bị nghiêm phạt. Dòng thơ phản kháng của Nguyên chí Thiện hay Bút Tre chẳng qua cũng chỉ là những con đom đóm, cho một chút ánh sáng le lói, rồi lại vụt tắt trong bóng đêm trùng trùng:

...anh đi công tác Pơ Lây
Cu dài giằng đặc, biết ngày nào ra...

Anh đi công tác Buôn Me
Thuột xong một cái lại về với Em...

Chị em du kích tài thay
Bắn tầu bay Mỹ rơi ngay cửa mình...
(Bút Tre)

Ở miền Bắc, thiên đường xã nghĩa là thế đó, trong khi tại miền Nam, dù bị chiến tranh, mọi người vẫn có hoàn cảnh tự do tối thiểu để sáng tạo theo ý mình, cũng như không hề có dòng văn nghệ một chiều hay chuyên chính. Bởi vậy mới có trăm hoa đua nở, từ văn chương chống cộng lúc đầu, sau đó thành chống chiến tranh dù chiến tranh được cộng sản mang từ miền Bắc vào. Cũng do chiến tranh quá dài và dai dẳng, nên ai cũng buồn phiền và chán ghét chiến tranh. Rốt cục, chính phủ và người lính miền Nam phải gồng mình ôm đồm tất cả, trong lúc hậu phương buông thả hững hờ. Mọi người gần như bế tắc và chỉ còn biết bơi lội quanh quẩn trong kiếp sống hiện sinh. Giữa lúc thời cuộc quay cuồng theo tiếng bom đạn, thì một bọn ký sinh đứng ngoài lề cụộc sống khổ đau của miền Nam, lợi dụng tự do, nhân danh tôn giáo, khơi dậy trong lòng phiền muộn của những người trong cuộc bằng trò hề phản chiến, chống chính phủ, chấp tay cầu nguyện cho bồ câu trắng hiện hình trên bầu trời miền Nam, trong lúc xe tăng, đại pháo và cả triệu bộ đội miền Bắc đang hiện diện.

Trước năm 1960, trong cảnh thanh bình khắp chốn tại miền Nam, chiến tranh thật sự tạm vắng bóng trên chiến trường, nhưng trong văn chương chữ nghĩa miền Nam, nó có hiện hữu bên cạnh các tác phẩm khác viết về tình yêu, tuổi trẻ, phong tục và triết lý. Sau đó Sáng Tạo ra đời, bắt đầu một cuộc phá phách, gây xáo trộn trong thị trường chữ nghĩa một thời, dù thực tế họ chỉ là những kẻ đi tiếp con đường vạch sẵn của phong trào thơ mới, của tiểu thuyết hiện sinh, của nhóm đệ tứ cộng sản quốc tế đả tàn lụn tại VNvì sự thanh trừng nội bộ. Những thơ văn sáng tác của Thanh tâm Tuyền, Quách Thoại, Tô thùy Yên, Duy Thanh,... mang cái ám ảnh của chiến tranh, dù trong tưởng tượng lúc đó, để có cái cớ sống hiện sinh, cá nhân, triết lý siêu hình... như kiểu cách của các triết gia tây phương Albert Camus, Alain Robbegrillet, Nathalie Sarraute... nghĩa là phải sống cho cái bản ngã riêng mình vì hoài nghi hết mọi người chung quanh. Nhưng trong cái không khí sống chết mặc bây, may thay đã thấy xuất hiện Nhã Ca (đêm nghe tiếng đại bác, người tình ngoài mặt trận, giải khăn sô cho Huế.), Ý Uyên (bão khô, tượng đá sườn non, ngựa tía...), Dương nghiễm Mậu (địa ngục có thật, khi người chết có mặt...) Trang Châu (y sĩ tuyền tuyến), Văn Quang, Ðỗ Tấn, Võ hữu Hanh, Phan nhật Nam, Vũ ngự Chiêu... viết về tình yêu, tình đồng đội và thảm trạng chiến tranh, bằng lương tâm của người cầm bút trong cuộc.

Thế rồi xảy ra cuộc binh biến 1-11-1963, tiếp tới ba năm xáo trộn, xã hội miền Nam bắt đầu quạy cuồng trong cơn lốc của bọn loạn tướng kiêu tăng, tạo cơ hội cho cộng sản miền Bắc trỗi dậy và hiện diện trùng trùng khắp ngõ ngách VNCH. Những trận đánh đẫm máu, những cái chết của đồng đội, sự thương vong đổ vỡ của đồng bào trong vùng chiến nạn, cộng với cảnh lố lăng, tham nhũng, trò lộng hành của đám lãnh tụ ở đô thành... và cuộc sống sa đọa theo đồng đô la Mỹ, làm cho tuổi trẻ và giới trí thức trở thành mất lòng tin, hoài nghi tất cả, nên lao đầu vào cuộc sống hiện sinh không bến bờ.

Tường đổ thì bìm leo, một số cộng sản nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh, Lữ Phương, Lưu Nghi, Vân Trang, Minh Quân, Nguyễn ngọc Lan, Nhất Hạnh, Thế Nguyên... trên các tờ Hành Trình, Ðối Diện, Tin văn, Ðất nước... liên tục tố cáo chính quyền tham nhũng, bất công, đòi liên hiệp với cộng sản. Trong khi đó, Văn và Bách Khoa cũng đăng những bài thơ phản chiến của lớp người mới nổi sau năm 1970, mà ghê rợn nhất là Ngụy Ngữ... bôi bẩn danh dự của QLVNCH một cách không nhân nhượng.

Còn gì bi thảm hơn cho những người lính đang cầm súng chiến đấu, để bảo vệ quê hương, lại bị những tên phản chiến như Ngụy Ngữ mạt sát: ’chúng tôi là một thứ quân đội viễn chinh... và quê hương bát ngát này không cần đến bọn viễn chinh...’ văn chương sắt máu, phản bội kiểu này, nếu sống dưới chế độ cộng sản, liệu y có còn mạng để sống, chứ đừng mơ tưởng để viết. Ðó là mặt thật của hai cảnh đời trái ngược. Người miền Nam như vậy, tại sao chúng ta không mất nước?

Tóm lại đây là những phần tử mò trăng đáy nước, ù ù cạc cạc trong một chủ nghĩa hư vô, bi quan, bất mãn, suốt cuộc đời chỉ quẩn quanh là những cây láo lếu, chờ sung rụng ngoài hiên... Rồi thì giặc tới, ngoại trừ một số tuy lẻo mép chữ nghĩa nhưng biết khôn đã ôm chân Mỹ chạy, để còn có cơ hội tiếp tục chuyện dài phản chiến ở hải ngoại. Hầu hết văn thi sĩ lớn của miền Nam, bất chấp phản chiến hay chiến đấu, đi lính thật hay là lính đào ngũ, trốn quân dịch, vua, quan, sĩ thứ, công chức, thường dân, trừ Dương văn Minh, Nguyễn văn Huyền, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng..., đều được đi cải tạo, để biết khôn như người miền Bắc, có trách nhiệm và bổn phận con người khi được làm người. Song song với sự sụp đổ vật chất, các giá tri tinh thần của miền Nam, cũng bị xóa bỏ tận tuyệt bằng các nghị định và chiến dịch đốt sách chôn học trò kiểu bạo chúa Tần thỉ Hoàng, Mao trạch Đông, Giang Thanh. Ngày 20-8-1975, Lưu hữu Phước mở màn cuộc quét sạch ảnh hưởng tư tưởng và văn hóa phản động của thực dân mới, tháng 3/1976 bắt đầu thanh toán văn nghệ sỹ miền nam, trong số này không ít người đã góp công với cộng sản miền Bắc:

‘...tôi từ đó chợt đau từng khúc hát
thương về đâu và gởi nhớ về đâu
nước trôi đi bóng trăng còn ở lại
một vầng trăng bốc lửa ở trong đầu...’
(thơ của Hạc thành Hoa)

+ NGUYỄN BẮC SƠN, ÐIÊN HAY TỈNH QUA THÂN PHẬN NGƯƠI LÍNH VNCH

Nhà thơ Nguyễn bắc Sơn sinh tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, tên thật là Nguyễn văn Hải. Thuở nhỏ học hành dang dở vì hoàn cảnh gia đình chỉ có mẹ, còn người cha tập kết ra Bắc năm 1954. Chính cái bút hiệu Nguyễn bắc Sơn, theo sự thố lộ của đương sự, là để nhớ về người cha Việt Cộng đang phục vụ tại rừng núi Bắc Sơn, Bắc Việt. Một lý do khác khiến Hải bỏ học sớm, vì sức khỏe yếu, tinh thần bạc nhược khác đời, điên điên, tỉnh tỉnh bất thường. Ðây cũng là cái phần phúc của trời ban, cho nên chỉ trong một sớm một chiều, khi bài thơ ‘chiến tranh Việt Nam và tôi‘ được Bách Khoa đăng vào đầu thập niên 1960, đã đưa Nguyễn bắc Sơn lên đài danh vọng, về mặt làm thơ phản chiến và thiền vị. Sau năm 1975, người cha tập kết trở về, ngoài cái già nua của một phần đời sống bằng tem phiếu, còn đeo theo gia tài của đảng ban phát qua cuộc hôn nhân xã nghĩa. Cũng kể từ đó, nhà thơ mới chịu mở mắt, qua tiếng khóc nức nở nghẹn ngào của mẹ, một đời, khóa chặt hồn xuân để làm sương phu, nuôi con, đợi chồng ngoài quan tái và nhức nhối là cái chết của người cha VC bị VC thanh toán nội bộ qua một tai nạn lưu thông được dàn dựng tại Ngã Ba Bình Tuy Phan Thiết.

‘...bố tôi qua đời đúng năm năm,
tôi viết bài thơ này
để tâm sự một người khuất núi
thuở sinh tiền
ông rất thương tôi
đúng là hai người đàn ông có bề ngoài lãnh đạm
bố tôi ước mơ làm cho loài người sung sướng
... cùng bạn bè đi làm cách mạng
ông làm cách mạng chừng nào
thì loài người càng thêm sặc máu...’
(thơ NBS-2002).

Vì lý do sức khỏe nên nhà thơ không bị đi lính như bạn bè cùng lứa tuổi nhưng không biết trong một phút ngẫu hứng nào đó lại vào làm thông dịch viên cho toán A lực lượng đặc biệt đang hoạt động tại trại Phi Hổ. Bởi vậy trong suốt dòng thơ viết về lính, tác giả chỉ nói tới mật khu Lê hồng Phong của VC ở Lương Sơn, Bình Thuận mà thôi. Sau khi trại LLDB giải tán, Nguyễn bắc Sơn cũng giã từ vũ khí cho tới tháng 4/1975.

Trại Phi Hổ, đơn vị của Nguyễn bắc Sơn, nằm sát quốc lộ 1, tại xã Chợ Lầu (Hòa Ða), cách Sông Mao chừng 2 km và liền với mật khu Lê Hồng Phong. Nơi này trước là doanh trại của Trung đoàn 42, SD 22 BB, đã di chuyển lên cao nguyên. Tháng 2/1962 toán B3 của đại úy Trịnh văn Viễn về tiếp thu trại trên, thì tình hình toàn vùng rất tồi tệ, ban đêm VC thường kéo về các xã quanh vùng tổ chức biểu tình, diễn kịch, trong lúc đó DPQ Hòa Da, cũng như TTHL/DPQ-NQ Sông Mao phớt lờ vì không muốn biết tới chuyện bên ngoài. Ðể đáp ứng nhu cầu chiến trường, trại Phi Hổ được phép tuyển mộ tân binh, thành lập một tiểu đoàn dân sự chiến đấu (loại lính ăn lương Mỹ, không có số quân), dưới quyền chỉ huy của LLDB gồm Mỹ và Việt, Nguyễn bắc Sơn làm thông dịch viên cho cố vấn Mỹ. Từ đó, trại luôn luôn tổ chức các cuộc hành quân vào sâu trong mật khu, tiểu đoàn DSCD/LLDB được mang danh hiệu là TD 10 nhảy dù, do đại úy Viễn chỉ huy, dĩ nhiên Sơn cũng phải theo cố vấn Mỹ trong các cuộc hành quân trên:

‘... khi tao đi lấy khẩu phần
mày đi mua rượu đế Nùng cho tao
chúng mình nhậu để trừ hao
bảy ngày sắp đến nghêu ngao trong rừng...’
(chiến tranh VN và tôi-NBS 1962)

Ngoài ra, LLDB còn phối họp với Tiểu khu trưởng Bình Thuận lúc đó là Trung tá Nguyễn quốc Hoàng, lập các trung đội DPQ tại các ấp chiến lược ở các quận Phan Lý Chàm, Hòa Ða, Hải Ninh, để bảo vệ làng xóm của họ. Năm 1962, bộ trưởng QP Hoa kỳ là Nc.Namara đã tới tận xã Lương Sơn thăm LLDB và rất hài lòng về việc trại Phi Hổ diệt được nguồn nước trong mật khu tại Bầu Sen, Bầu Trắng, khiến gần như toàn bộ VC trong mật khu phải rút đi nơi khác vì không đủ nước ngọt để ăn uống, chỉ để lại các toán du kích nhỏ quấy rối mà thôi:

‘tướng giỏi cầm quân trăm trận thắng
còn ngại hành quân động Thái An
cát lún bãi mìn rừng lưới nhện
mùa khô thiếu nước lính hoang mang.

Ðêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe sóng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nổi buồn sương khói của mùa thu...’
(mật thư Lê hồng Phong ố NBS ố1962).

Lực lượng VC bây giờ còn trụ lại tại Lê hồng Phong chừng hai đại đội do Ích Reo, người thượng chỉ huy:

‘buổi chiều uống nước dòng Ma hý
thằng Xuân bắn chết thằng Mang Khinh
hỡi ôi sống chết là mưa nắng
gió tối mưa đêm chớ lạnh mình...’
(thảo khấu- NBS-1962)

Ðể khai tử cái huyền thÔi chiến khu LHP, một cuộc hành quân qui mô hỗn hợp giữa LLBC trại Phi Hổ, TD 10 nhảy dù (DSCD. Lương Sơn) cùng tiểu khu Bình Thuận, hai mặt tấn công và san bằng mật khu. Dân chúng trong vùng bị VC kềm kẹp lâu ngày, nay mới được giải thoát và được định cư tại Lương Son, Long Thạnh...

‘đoàn quân anh đi, những bóng cọp vằn
gân mắt đỏ lạnh như tiền sắc mặt
bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất
dừng quân đây nói chuyện tiếu lâm chơi....
(chiến tranh VN và tôi- NBS-1962)

Ngày 15-3-1964, trại Phi Hổ đóng cửa, bàn giao lại cho tiểu khu Bình Thuận, tiểu đoàn dân sự chiến đấu cũng được cãi thành lực lượng DPQ tỉnh, và Nguyễn bắc Sơn cũng giã từ nghề thông dịch viên cho Mỹ từ đó, để:

‘... ngày vui đời lính vô cùng ngắn
mặt trời thoắt đã ở phương tây
nếu ta lở chết vì say rượu
linh hồn ta chắc sẽ thành mây bay
(mật khu Lê hồng Phong-NBS-1962).

Ðây không phải là một bài viết để phê bình thơ, nên không nói tới chuyện hay dở, phương chi Nguyễn bắc Sơn trước năm 1975, đã là một ngôi sao bắc đẩu trong dòng thơ miền Nam của thời kỳ 1960-1975. Thật vậy, khi đề cập tới phong trào thơ mới ờ ngoài Bắc, nhà thơ Trần Huyền Trân được coi như tiền phong đóng góp trong việc canh tân thể thơ lục bát, sau đó có Bùi Giáng, Viên Linh và Du tử Lê nhưng chính Nguyễn bắc Sơn trong cái khùng điên, mê tỉnh, cái giọng hào sảng ngang tàng đã thổi một luồng gió mới trong thơ. Ngoài ra khi bàn về cái riêng và cái chung trong hồn thơ Nguyễn bắc Sơn, các nhà phê bình thơ đã đặt vấn đề vì sao trước năm 1975 và sau này ở hải ngoại, vẫn có nhiều người còn ưa thích đọc thơ ông? Ðây cũng là nét đặc dị của người Phan Thiết, cái ngông nghênh của người lính VNCH thuở nào, và trên hết là cái bình dân của người Việt Nam. Ðã mất hết rồi, thì thôi hãy góp nhặt lại cái âm vang sầu lắng của một thời làm lính nghênh ngang nơi vạn nẽo đường đất nước, mà Nguyễn bắc Sơn phô bày trong khi say tỉnh, hư thực:

‘...kẻ thù ta ơi, những đứa xâm mình
ăn muối đá và hăng say chiến đấu
ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
đi hành quân, rượu đế vẫn mang theo
mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
xem chiến cuộc như tại trời ách nước
(thơ NBS)

Ngoài ra giữa cái dối gian nhân thế, giặc đội lớp tu hành làm hoen ố chốn thanh tịnh, những người lính như Tô thùy Yên, Nguyễn bắc Sơn, Nguyễn đức Sơn (Sao trên rừng, người Phan Rang), cũng mang cái hương thiền tỏa rộng trong thế giới thi ca bằng thái độ ngất ngưởng trong cuộc sống hằng ngày, coi đời như có như không, đời đã không có ta hiện hữu thì vướng vấn làm gì.

Mới đây, Nguyễn bắc Sơn từ Phan Thiết có gởi ra mấy bài thơ được nhóm thư quán đăng tải gồm có ba bài: giai nhân và sách vở, tâm hồn trẻ thơ và chuyện hai bố con tôi. Ðọc thơ của người lính ngẫu hứng năm nào, đã cho ta thấy ngay hai hình ảnh bi thảm nhất của con người nơi xã nghĩa: tuyệt vọng và lầm đường. Cái nỗi ăn không ngồi rồi của đám giang hồ nơi quán cà phê, khi tác giả mang tiền đi hớt tóc, sao mà thê thảm quá, dường như đâu cũng đìu hiu đất Hán-Hồ, với gió thu phong, ải Nhạn Môn, hồn tứ xứ, đám phù bình, mộng Hoàng Lương... Ôi thôi toàn là những cảnh đoạn trường với bát cơm tân khổ trong tù ngục, câu chuyện năm năm khiến giật mình. Ðọc thơ mới thấy não lòng, vì trước đây, Nguyễn bắc Sơn giống như bố ước mơ làm cho loài người sung sướng, cho cõi đời tốt đẹp, nên trong thơ không hề có cái hiện tượng lạc lầm khi ta câu con đú, người câu đẽn hoặc tuyệt vọng trong cái thiên đàng mà lúc nào ngày cũng muốn tàn, trời cứ nhá nhem và đêm đen bít lối về. Tất cả dường như chỉ là tiếng thở dài héo hắt của một kiếp người, giờ không cần phải che đậy, làm dáng như một số người trong cuộc:

‘khi gã Yêu Ly đâm Khánh Kỵ
là đâm trúng phải trái tim mình
sông Mường Mán không dung hào kiệt
muôn đời bóng núi đứng chênh vênh

Tóm lại Nguyễn bắc Sơn buổi trước tùng là nhà thơ lớn, dù bị xếp trong một hàng ngũ nào chăng nữa, thơ ông tự nó đã là một nhân chứng, vô tâm hay hữu tâm đứng về phía những người lính quốc gia chống cộng sản bảo vệ quê hương miền Nam, trong suốt hai mươi năm (1955-1975) khói lửa. Ðấy cũng là một phần thưởng vô giá dành cho thi nhân, qua những câu thơ bình dị viết về lính, lại âm vang sâu lắng mãi trong lòng người. Cho nên những người lính già hôm nay, hay nói về Tô thùy Yên, Nguyễn bắc Sơn, Phan Lạc Tiếp. Phan Nhật Nam... là họ muốn nhớ lại chính mình của một thời tuổi trẻ, gươm đàn nữa gánh, giang sơn một vùng... thế nhưng chỉ qua một cuộc đổi đời, đã tàn phai héo lụn thảm thê.:

‘ta về cuối mái đầu sương điểm
nghe nặng từ tâm lượng đất trời
cảm ơn hoa đã vì ta nở
thế giới vui từ một lẻ loi....’
(thơ Tô thùy Yên).

Trong ta, tự dưng buồn quá đổi, nghe xót xa đời. Ba mươi hai năm qua rồi, nhìn lại không thấy gì mới mẻ trong tâm hồn nguòi VN ngoài nỗi buồn nhược tiểu và thân phận đói nghèo. Ðất nước may mắn không còn chiến tranh và được thống nhất nhưng người dân vẫn không có tự do để sống theo cuộc sống tối thiểu của kiếp người. Cho nên đừng trách những người làm văn nghệ sĩ trong nước luôn sợ mở miệng mắt quai, khi sáng tạo. Nếu có trách là trách những người đang sống tự do nơi những nẻo đường hải ngoại, qua thời gian viễn xứ nhưng chỉ vì tiền và chút danh hẻo mà không dám mở miệng hay vẫn cứ uốn cong ngòi bút để ca tụng HCM, vì sợ mắt quai cộng sản, thì làm sao bán buôn các sản phẩm hay thung thăng trở về hưởng thụ.

Ðó mới chính là nổi bi thàm của kiếp người VN -/-

Tháng 8-2007
tại Xóm Cồn
Mường Giang
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

HOA KỲ VÀ IRAN
Huệ Vũ

Trong ngày thứ tư 15/8 tuần qua, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ liệt Lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran (IRGC, Iran Revolutionary Guards Corps) vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Tổng thống Bush đã gọi Iran là quốc gia ma quỷ và đã diệt Iran vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố, nhưng những ngày gần đây, lần đầu tiên sau gần 30 năm, phái đoàn hai nước đã gặp nhau và bàn thảo hợp tác để giúp đem lại ổn định cho Iraq. Qua 3 lần họp, hai bên đều tuyên bố đầy vẻ lạc quan. Sau phiên họp lần thứ ba diễn ra trong ngày thứ hai, 6 tháng 8 vừa qua, trưởng phái đoàn Iran là ông Hossein Amir Abdollahian diễn tả là hai bên đã rất thẳn thắng và nhiệt thành. Thế nhưng, trong lúc các cuộc tiếp xúc giữa hai nước làm mọi người tưởng chừng chính phủ Bush đang tìm cách giải quyết bài toán khủng hoảng Iraq bằng đường lối ngoại giao theo khuyến cáo của Ủy Ban Nghiên Cứu Lưỡng Ðảng do cựu Ngoại trưởng Jame Baker III cầm đầu, thì chính phủ Bush lại cùng lúc đưa ra tuyên bố liệt Vệ binh Cách mạng Iran vào danh sách khủng bố, gây phản ứng tức giận từ phía Iran và việc tiếp xúc ngoại giao giữa hai nước có lẽ khó còn tiếp tục.

Trong ngày thứ bảy 18/8 vừa qua, chỉ huy trưởng Vệ binh Cách mạng, Thiếu tướng Yahya Rahim Safavi, tuyên bố ý chí sắt đá của Vệ binh sẽ không cúi đầu trước áp lực Hoa Kỳ và sẽ có cách trả đũa thích đáng. Tướng Safavi cũng khoe khoang rằng lực lượng hỏa tiễn của Iran có thể tấn công tàu bè mọi nơi trong vịnh Ba Tư và biển Oman.

Quyết định đưa lực lượng Vệ binh Cách mạng vào danh sách khủng bố cho phép Hoa Kỳ có thể áp dụng những biện pháp phong tỏa tài chánh, cấm vận đối với các dịch vụ của lực lượng quân sự này, đây là những điều mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với Iran, và sự trừng phạt này còn được hậu thuẫn bằng các nghị quyết của Hội Ðồng Bảo An vì đòi hỏi Iran ngưng chương trình làm giàu uranium không được nước này tuân hành. Tuy nhiên, khi liệt Vệ binh Cách mạng vào danh sách khủng bố, Hoa Kỳ có thể bắt giữ những người liên hệ với Vệ binh Cách mạng, trong đó có đương kim tổng thống Ahmadinejad, nguyên một chỉ huy trưởng lực lượng tình nguyện Basij trực thuộc Vệ binh Cách mạng nếu ông này tới New York tham dự một cuộc họp nào đó của Liên hiệp quốc, là một hình thức không khác tuyên chiến.

Vệ Binh Cách Mạng là một quân đội, nhưng không phải không phải là quân đội quốc gia Iran. Nước này là một nước bất thường nhất trên thế giới. Lãnh tụ cao cấp nhất nước là một ông đạo, dù tổng thống là do dân bầu nhưng không phải là người lãnh đạo tối cao của quốc gia. Sự bất thường thượng tầng chính trị này làm cho Iran là nước có 2 quân đội, đôi khi cạnh tranh nhau là Quân đội chính quy và Vệ Binh Cách Mạng.

Quân đội chính quy Iran được gọi theo tiếng Ba Tư là Artesh, được quốc vương Iran thành lập năm 1925, tới năm 1979 Artesh có khoảng 300,000 quân, gồm 3 quân đoàn, chia làm 12 sư đoàn. Trong số này có 4 sư đoàn thiết giáp, 6 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn biệt động. Trong năm 1994 thành lập thêm sư đoàn 23 đặc biệt và sư đoàn 55 nhảy dù.

Lực lượng Vệ Binh Cách Mạng, tiếng Ba Tư là Sepah-e Pasdaran, gọi gọn là Pasdaran, là phó sản của chế độ Hồi giáo Iran. Khởi đầu chỉ có khoảng 10,000 người, là những người bảo vệ các yếu nhân Hồi giáo như ông đạo Khomenei và dùng để chống lại lực lượng được coi là "phản cách mạng" trong quân đội cũng như các tổ chức võ trang thiên tả như Fedayeen, Komlesh…

Vào tháng 9 năm 1980, Saddam Hussein tấn công Iran, làm cho giới Hồi giáo lãnh đạo nước này đứng trước tình trạng phải dựa vào quân đội mà họ không mấy tin tưởng để chống lại Iraq, và cũng do lo ngại đối với quân đội Artesh nên phát triển mạnh đội ngũ Vệ Binh Cách Mạng, biên chế thành một quân đội, chiến đấu chống Iraq song song với quân đội chính qui. Từ con số 10,000 trong năm 1980 lến 50,000 người trong năm 1982, 150,000 trong năm 1983 và tới năm 1987 lên con số 450,000 người. Sau nhiều đợt thanh trừng các cấp chỉ huy, và qua chiến tranh với Iraq, giới lãnh đạo Hồi giáo thấy Artesh không còn là mối đe dọa cho họ nên không giải tán, nhưng Vệ Binh Cách Mạng Iran giống như Quân đội Nhân Dân các nước Cộng Sản có nhiệm vụ bảo vệ đảng trước, nhà nước sau, Vệ binh Cách mạng có nhiệm vụ ưu tiên bảo vệ chính thể Hồi giáo đã được biên chế thành một quân đội và ưu tiên hơn quân đội chính qui Artesh. Trong năm 1988, Vệ binh Cách mạng được tái tổ chức thành 21 sư đoàn bộ binh, 15 trung đoàn độc lập, 21 trung đoàn phòng không, 3 sư đoàn công binh, 42 trung đoàn thiết giáp, trọng pháo và hóa chất. Vệ binh Cách mạng còn có không quân và hải quân riêng, kiểm soát lực lượng hỏa tiễn Iran, lực lượng Quds khoảng từ vài ngàn tới vài chục ngàn người, và Tình nguyện quân Basij khoảng 300,000 có thể huy động lên 11 triệu người. Quds là tên Jerusalem theo tiếng Ba Tư, là một đơn vị bí mật của Vệ binh Cách mạng, dùng để xuất cảng Cách mạng Hồi giáo, huấn luyện các tổ chức vũ trang thánh chiến Hồi giáo ở ngoại quốc. Họ là những người tự "chiến đấu" mà không cần phải liên lạc theo hệ cấp chỉ huy. Quds báo cáo trực tiếp công tác với lãnh tụ tối cao Ayatolla Ali Khamenei và được chỉ huy bởi một tướng lãnh. Tổng thống Ahmadinejad của Iran hiện nay là một trong những người thành lập lực lượng Quds.

Hầu hết những người lãnh đạo cao cấp trong chính quyền Iran hiện nay đều là những người xuất thân từ Vệ Binh Cách Mạng cho nên dù chỉ là một quân đội thứ hai của Iran, Vệ Binh Cách Mạng Iran là linh hồn và sức mạnh của chế độ hiện nay, liệt tổ chức này vào danh sách khủng bố là đóng cửa mọi con đường ngoai giao, nếu không muốn nói là một hình thức gián tiếp tuyên chiến.

Chính sách mâu thuẫn vừa tiếp xúc với Iran mong cùng cộng tác giải quyết khó khăn ở Iraq, vừa đẩy Iran vào thế đương đầu làm cho người ta khó đoán được hướng đi của chính phủ Bush. Có bình luận gia cho rằng Hoa Kỳ hiện có 2 chính phủ, có hai tiếng nói khác nhau. Có người cho rằng thành phần diều hâu và Do Thái quá khích muốn chính phủ Bush phải tấn công Iran theo kế hoạch đã nằm sẵn trong hộc bàn Ngũ Giác Ðài và Tòa Bạch Ốc là một kế hoạch phiêu lưu không định hướng.

Nói đến tấn công, vấn đề đặt ra là quốc hội Hoa Kỳ, một quốc hội đang do Dân Chủ kiểm soát có ủy quyền hay không, việc tấn công bằng không quân và hỏa tiễn có thể tiêu hủy một số mục tiêu nào đó, nhưng không thể hủy diệt Vệ binh Cách Mạng cũng như chính phủ Hồi giáo cực đoan Iran nếu không đưa quân vào nước này. Trong lúc, với quân số 160,000 ở Iraq và 30,000 quân ở Afghanistan Hoa Kỳ đã phải huy động vệ binh quốc gia trong nước, làm cho nhiều tiểu bang phải thiếu vệ binh và phương tiện quân sự để đối phó với những công tác cấp thời như thiên tai., thì đưa quân vào Iran, một nước núi non, rộng trên 1.6 triệu cây số vuông, gấp 5 lần Việt Nam phải là một cuộc huy động vĩ đại, tổng động viên, một công việc mà chính phủ Bush hoàn toàn không thể nào làm được trong lúc này. Không thể đưa quân, chỉ tấn công phá hủy thì dù bằng hình thức nào cũng chẳng giải quyết được điều gì. Trái lại, nó chỉ có nguy cơ làm cho chiến tranh không cân xứng mở rộng thêm ở Iraq, Afghanistan, lây lan sang nhiều nơi khác trong lúc gần 70% dân chúng trong nước đang muốn Hoa Kỳ rút quân khỏi Iraq càng sớm càng tốt.

Phản ứng của thế giới có lẽ cũng sẽ không thuận lợi đối với việc Hoa Kỳ mở rộng chiến tranh. Trước khi đưa quân tấn công Iraq, Hoa Kỳ đã bị các đồng minh thân cận nhất ở Trung Ðông chống đối, và mãi tới tháng vừa qua Hoa Kỳ mới thuyết phục được Saudi Arabia đồng ý đặt tòa đại sứ ở Baghdad. Trong tháng 7 vừa qua, trong lúc Hoa Kỳ đưa đoàn tàu chiến với 2 hàng không mẫu hạm vô Vịnh Ba Tư, Phó ngoại trưởng Nicholas Burns nói chuyện ở Gulf Research Center, một think tank ở Trung Ðông đã bị học giả Trung Ðông chống đối, chỉ trích cho rằng việc làm của Hoa Kỳ chỉ gây thêm bất ổn trong vùng, ông Mohammed al-Naqbi, giám đốc cơ quan Gulf Negotiations Center thẳng thắn bác bỏ, nói rằng Trung Ðông không muốn có một cuộc chiến khác trong vùng. Ông này còn tố cáo Hoa Kỳ đã phá huỷ Iraq và dâng nước này cho Iran. (what we are not interested in is another war in region.. Iraq is your problem, not a problem of Arabs. You destroyed a country that had intitutions. You handed that country to Iran..).

Mở rộng chiến tranh sang Iran, không chỉ bị các nước Á Rập dù đối đầu với Iran chống đối, mà rất có thể cả thế giới sẽ chống đối, mũi dùi của thế giới đang chĩa vào Iran vì chương trình nguyên tử đáng nghi ngờ của nước này, nhưng Hoa Kỳ gây chiến, tạo bất ổn, nhất là đe dọa mũi Hormuz, nơi 40% dầu hỏa thế giới chuyên chở đi qua eo biển chỉ rộng 21 miles này, làm cho giá dầu phi mã thì mũi dùi thế giới sẽ chĩa mũi vào Hoa Kỳ. Ít nhất trong tình trạng dư luận quốc tế càng ngày càng bất lợi cho sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Iraq. Ðồng minh gần gũi nhất là Anh đã quyết định rút quân và tham chiến ở Iraq đã làm cho ông Tony Blair phải từ chức thủ tướng.

Chiến tranh Iraq theo cái nhìn từ đầu của người viết là một quyết định sai lầm, người viết cũng nghĩ rằng rút lui sớm khỏi Iraq khi tình hình nước này chưa ổn định sẽ chỉ càng thêm mất uy tín cho Hoa Kỳ trên thế giới cũng là một sự sai lầm khác. Tuy nhiên, khi lòng dân Hoa Kỳ đã xuống rất thấp, tình hình Iraq càng ngày càng biến chuyển xấu, thì chuyện rút lui khỏi Iraq trong chiến thắng rất khó xảy ra. Những bản tin gần đây cho thấy số vũ khí mà Hoa Kỳ chuyển giao cho quân đội và cảnh sát Iraq đã biến mất hàng trăm ngàn khẩu súng, tính ra trong chiến tranh này Hoa Kỳ đã phải dùng tới 250,000 viên đạn để có thể giết chết một loạn quân Iraq (trong khi rất ít xảy ra những trận chiến lớn).

Những hình ảnh do phó tổng thống Iraq công bố trong ngày thứ bảy 18/8 vừa qua cho thấy tù nhân Sunni Iraq bị nhốt trong những chiếc cũi sắt. Phó tổng thống Tareq al-Hashemi cùng với Phó tổng thống Adel Abdul Mehdi đã tới thăm viếng trại tù Rusafa nằm ở phía đông thủ đô Baghdad vài ngày trước và sau đó công bố cuốn video thu hình ảnh của trại tù cho báo chí. Một khúc phim cho thấy vô số dãy cũi làm bằng song sắt đặt ở ngoài trời, bên trên che những tấm plastic trắng, mỗi cũi chứa vài chục tù nhân. Ông Hashemi đã nói với tù nhân rằng những người sống ở bên ngoài cũng không hơn gì những người đang ở tù, dĩ nhiên tù nhân không có tự do nhưng ít nhất còn được bảo vệ an ninh, đời sống còn tốt hơn nhiều so với người ở bên ngoài. Ông al-Hashemi đã mỉa mai nói rằng các cũi sắt được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, được điều hòa không khí một ngày 24 giờ! Việc mất súng, mất đạn, thất bại trong công tác mang lại an ninh và đời sống sung túc cho người Iraq cho thấy để chiến thắng theo kiểu khúc khải hoàn ca của Tổng thống Bush đòi hỏi sự ủng hộ rất lớn, sự hy sinh rất lớn tiền tài của người dân Hoa Kỳ, và cần thời gian lâu dài mới may ra.

Theo thăm dò của Zogby công bố trong tháng 2 năm 2006, trên 70% quân nhân tham chiến ở Iraq muốn sớm được về nước. Lòng dân và lòng quân đang đi ngược lại những gì mà chính phủ Bush mong muốn. Con đường ngoại giao hình như là con đường duy nhất có thể giúp Hoa Kỳ rút lui khỏi vũng lầy Iraq.

Tổng thống Bush chỉ còn 17 tháng nữa phải rời Tòa Bạch Ốc, hy vọng rằng ông có thể lắng nghe những tiếng nói của những người có khả năng và kinh nghiệm trong đảng Cộng Hòa như Cựu Ngoại trưởng James Baker III. Dù thời gian Tổng thống Bush còn ở trong Tòa Bạch Ốc không còn đủ để thành công qua con đường ngoại giao đi nữa, thì ông cũng có thể sửa soạn được một chặng đường đúng đắn để người đi sau có thể dễ dàng giải quyết bài toán rút quân về nước hơn là làm cho chiến tranh lan rộng, làm cho người kế vị sau này càng khó khăn giải quyết hơn.

Với tư cách tổng thống, Tổng thống Bush có thể hạ lệnh oanh kích Iran, hay liệt Vệ Binh Quốc Gia Iran vào danh sách khủng bố, những việc làm không cần phải thông qua quốc hội trước, nhưng chỉ chọc phá một tổ ong không phải là một việc làm khôn ngoan.

Hội nghị Thượng Ðỉnh khối Thượng Hải tổ chức ở Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan mới đây, Tổng thống Iran lại lần nữa được mời tham dự với tư cách quan sát và phát biểu.

Ông ta đã nói rằng trong tình hình thế giới hiện nay, Iran cũng như mọi nước đều muốn có hòa bình để phát triển nhưng Hoa Kỳ đang đe dọa nguyện vọng hòa bình này của Iran. Hồ Cẩm Ðào và Putin không đề cập tới tên Hoa Kỳ nhưng cảnh cáo mọi nỗ lực giải quyết khó khăn toàn cầu và khu vực một cách đơn phương sẽ không bao giờ thành công. Putin kêu gọi củng cố một thế giới đa cực để quân bằng an ninh và cơ hội cho mọi nước.

Hình như chính sách chủ chiến của Hoa Kỳ trong tượng lai dài chỉ mang lại lợi ích cho Nga và Trung Cộng. Có thể hai nước này cũng thầm mong Hoa Kỳ tấn công Iran để sa lầy thêm ở Trung Ðông.

Con đường rút lui khỏi Iraq một cách "win-win" có lẽ chỉ là con đường ngoại giao. Với tình hình kinh tế của Iran hiện nay nước này dù muốn lãnh đạo Trung Ðông đi nữa, thì cũng cần phải mua thời gian. Khối Á rập Sunni có thể chận đứng ảnh hưởng khối Shiite mà không cần Hoa Kỳ phải tốn qúa nhiều xương máu để bảo vệ họ. Mong rằng Tổng thống Bush và chính phủ của ông ta không đi thêm một bước sai lầm lớn nữa trên bàn cờ Trung Ðông và thế giới hiện nay.

Hội nghi đa phương đã có thể giải quyết mối đe dọa nguyên tử của Bắc Hàn. Những cuộc hội nghị, đàm phán đa phương cũng sẽ giải quyết bế tắc Iraq và giải tỏa vấn đề nguyên tử Iran hiện nay.

Huệ Vũ (Đep Magazine)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

THÁNG BẢY MÙA VU LAN THƯƠNG NHỚ MẸ

MƯỜNG GIANG
Tháng bảy hằng năm là ngày giỗ của mẹ và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này ở Phan Thiết, cả gia đình xa gần đều tụ họp về căn nhà cũ, để cùng ôn lại quãng đời cơ cực của mẹ mà khóc. Riêng tôi, đời tên lính già biệt xứ, không nhà, mất nước, từ lâu chỉ còn biết rửa mặt bằng lệ mắt, để thay cho lòng hối hận của một đứa con, cứ coi như là bất hiếu vì suốt bao chục năm qua, đã vì đời mà bỏ mẹ ở chốn quê nghèo.

Cha mất sớm trong cơn binh lửa từ năm 1955, mẹ ở vậy thủ tiết nuôi con khi tuổi vẫn còn xuân thắm. Bầy con mấy đứa, lớn lên trong cảnh đói nghèo lết lê khắp phố phường, cồn bãi của chốn biển bạc rừng tiền. Mẹ tự mình gồng gánh hết trách nhiệm một đời, thay chồng nuôi con, đứa nào cũng được ăn học tới chốn, qua đồi tay trìu mến đùm bọc của mẹ hiền.

‘Trong tim, ai cũng có một dòng sông... ’ tiếng ca và lời nhạc của ai đó nghe thật thảm buồn, đã đưa tôi sống lại những ngày thơ ấu, cực khổ nhưng êm đềm với vô vàn kỷ niệm, theo con nước lớn ròng, giữa đôi bờ Mường Giang lao xao sóng vỗ. Tôi được sinh và lớn lên ở bên bờ con sông quê hương đó, với tôi nó chẳng những là dòng sông tươi mát của tuổi thơ, mà còn là dòng sữa mẹ ngào ngọt nuôi con một đời :

‘Dòng sữa Mẹ cho con khôn lớn
có bao nhiêu Mẹ vẫn cứ thương
Giờ xa Mẹ ố Mẹ ơi có biết
Thu lại thu, thương nhớ quê hương...’
(Thơ Thanh Trí Cao).

Giờ đây Mẹ đã ngủ yên trên quê hương yêu dấu, mặc cho dòng đời và dòng sông ròng lớn đổi thay. Nhưng với tôi con sông cũng như lòng mẹ, một đời đã hy sinh tần tảo vì con, làm sao quên được.

Quê người, tháng bảy mùa thu còn chớm và bắt đầu những trận mưa ngâu, dù trời chỉ thoáng một chút heo mây nhè nhẹ. Ven đường những cánh phượng vỹ cuối cùng, đã mất đi màu hoa rực rỡ, tơi tả rơi rụng trên đôi bờ vai khô héo của đời.

‘Tiết tháng bảy, mưa dầm sùi sụt
Toát hơi may, lạnh buốt xương khô
não người thay, buổi chiều thu
hoa lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng...’

Những lời thơ thật buồn trong bài ‘Chiêu Hồn‘ mà người đất Bắc ai cũng nhớ trong mùa Vu Lan, khiến cho kẻ ly hương tự nhiên thấy bứt rứt, như chính mình đang cùng em, dầm mình trong mưa Ngâu ướt sũng, ‘thu thủy cộng trường thiên nhất sắc‘ màu trời và nước mưa, mênh mông như dãi Ngân Hà, chứa đầy những giọt nước mắt, từ các cuộc tình trên cõi tiên, mà truyền thuyết cho là của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Cho đến bây giờ đã mấy triệu năm qua, đố ai biết cô gái ấy mặc áo màu gì ? còn chàng chăn trâu họ Ngưu, tuy mang tiếng bất hạnh, sinh ly tử biệt nhưng lại tràn đầy hạnh phúc vì có một người yêu ngàn đời chung thủy, khiến cho cả trần gian đều chung lòng ái mộ.

Mùa thu cũng là mùa trái cây chín rộ, ổi, sấu, xoài, chuối và cốm vồng... bầy bán đầy trong những quán nước dọc đường, bên trong bà cụ nghiêng cánh liếp che mưa, đã thấy hồn run theo mùa ngâu, thứ mưa thập loại chúng sinh, thấp thoáng đầy bóng âm hồn, nhởn nhơ đợi chờ trần gian vong nhân xá tội.

Mưa ấy nước mắt ấy, ngoài những giọt mưa tình ái, còn là biển lệ trời thương của các trang hiếu tử, mà câu chuyện của Bồ Tát Mục Kiền Liên, xuống tận âm ty để tìm mẹ là Thanh Ðề đang chịu cực hình vì tội buôn Thần bán Phật, khi còn sanh tiền. Nhờ tình mẫu tử thiên thu bất diệt, đã cảm

‘Mục Liên dù đã hóa thân
Vì thương từ mẫu, muôn phần họa tai... ’

Thật vậy, ngoại trừ đất đá và kẻ vô tri, còn vạn vật từ con người, muông thú cho tới cỏ cây, đều do MẸ cưu mang và sanh thành. Cho nên nơi tâm tư của tất cả mọi người, trong tiềm thức siêu thế, mơ hồ hay hiện thực, hình ảnh Mẹ luôn vẫn trang đài, diễm tuyệt, đáng để ta tôn thờ và trìu mến, dù rằng ‘công cha như núi Thái Sơn‘ còn mẹ hiền, chỉ như ‘chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau‘.

Nên người đời ai cũng cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nưng chiều, nuôi dưỡng tử tế cho mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn mòn héo, khô cằn. Bởi vậy, người đời đã viết : ’mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi me lót lá mà nằm‘. Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi. Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Tình mẹ bao la đã biến nữ hầu tước De Sévigné, một phụ nữ tầm thường, trở thành một nhà văn nữ nổi tiếng của Pháp, cách đây 300 năm, qua những bức thư bất hủ viết cho mẹ. Tình mẫu tử bao la trùng hằng miên viễn, đã theo thời gian trở thành nguồn cảm hứng vô tận, như con thuyền bát nhã, đưa con người trần tục, đến gần các đấng từ mẫu, trong mọi tôn giáo lớn của hoàn cầu.

Trong dòng lịch sử Hồng Lạc, chúng ta có Mẹ Âu Cơ, quốc mẫu của dân tộc Việt và được nối tiếp bởi một trái tim từ mẫu thời cận sử : Thái Hậu Từ Dũ, một trái tim nhân từ của các bà mẹ Việt Nam :

‘Gió Ðộng Ðình mẹ ru con ngủ
trăng Tiền Ðường ấp ủ năm canh
... bống bồng bông, bống bồng bông
võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên... (ca dao)

Riêng trong tín ngưỡng bình dân, ta có Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở miền Bắc và Mẫu Thiên Y A Na, dù phát nguồn từ Chiêm quốc, nhưng từ thế kỷ XVI trở về sau, đã được người Việt phụng thờ, mà Hội Ðiện Hòn Chén hay lễ Viá Mẹ hằng năm vào rằm tháng bảy tại Thừa Thiên, là một minh chứng. Ngoài ra, còn có Ðức Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát của Phật Giáo và Ðức Me Ðồng Trinh Maria trong Ky Tô Giáo...

Hằng năm, tại các nước Âu Mỹ đều cử hành long trọng ngày ‘Nhớ Ơn Mẹ (The Mother’s Day)’. Tại các nước Ðông Nam Á theo Phật Giáo, vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, đều cử hành long trọng Hội Vu Lan Bồn. Cả hai lễ hội trên, tuy hình thức có khác biệt nhưng vẫn chung nội dung với ý nghĩa ‘VINH DANH CÔNG ƠN SINH THÀNH DƯỠNG DỤC CỦA TỪ MẪU‘. Ðây là một ngày lễ lớn và cũng là dịp để con cái tu nhơn tích đức, làm việc từ thiện trả ơn, báo hiếu cho cha mẹ mình, dù còn sống hay đã qua đời.

1- Ý NGHĨA CỦA MẸ TRONG NGÀY LỄ VU LAN :

Lễ Vu Lan, Tết Trung Nguyên hay Ngày Rằm Tháng Bảy Xá Tội Vong Nhân... đều là những nghi thức cúng bái của nhà Phật. Theo sử liệu cho biết, phong tục này đã có từ mấy ngàn năm về trước và đến nay, vẫn còn được tồn tại một cách tốt đẹp, trang trọng hầu hết tại các nước Ðông Phương theo tam giáo : Nho-Lão và Phật. Trong tâm cao siêu của ngày lễ này là để các tín đồ, vì trung tiên vong linh của tiền nhân, mà làm tròn đạo hiếu. Nghi thức Vu Lan Bồn theo nguyên ngữ của Phạn ngữ là ULAMBANA, có nghĩa là Cửu Ðàn Huyền, mang ý nghĩa cứu độ siêu vớt cho tất cả chúng sanh, vì tội lỗi tiền kiếp, nên phải bị hành hạ khổ nhục trầm luân, treo ngược đầu tại các tầng địa ngục nơi âm phủ.

Theo hầu hết giáo lý của các tôn giáo hoàn cầu như Phật, Ky Tô, Bà La Môn và Hồi giáo, thì nhân sinh lúc sống làm chuyện ác đức, lăng loàn, phản dân, hại nước, hại người, buôn trời bán thánh... lúc chết, kẻ đó phải sa vào dịa ngục, để đền lại các quả báo mà chính mình đả gieo trồng. Theo nhà Phật, cõi âm có tất cả 12 tầng hỏa ngục nhưng kinh khiếp nhất vẫn là Ngục A Tỳ, theo nguyên nghĩa của Phạn Ngữ, chỉ nơi chốn giam người, không bao giờ gián đoạn sự hành hạ. Ai đã bước vào đây rồi, thì đời đời kiếp, viễn miên không bao giờ được đầu thai trở lại kiếp người. Ngoài ra từng phút giây phải chịu ngàn muôn hình phạt khổ đau, không bút mực nào tả được, như truyện Quan Âm Thị Kính đã viết :

‘Lại xem một ngục A Tỳ
Mấy tầng chông sắt, đen sì tối om‘

Cũng trong học thuyết, ghi nơi Vu Lan Bồn kinh có kể chuyện Mục Kiền Liên, xuống điạ ngục cứu me. Theo Phật sử, Mục Kiền Liên Bồ Tát là đệ tử của Phật Tổ Như Lai, tuy đã đắc thành chánh quả nhưng ngài vốn là một hiếu tử, nên lòng vẫn xót xa đấu nhói, vì mẹ ruột là Thanh Ðề, hiện đang bị quỷ sứ giam giữ hành tội tại ngục A Tỳ. Do trên, ngài đã khẩn cầu Ðức Thế Tôn, cứu vớt mẹ mình khỏi vòng nghiệp chướng. Phật Tổ ưng chịu nhưng bắt Mục Liên khi xuống âm phủ cứu me, đồng thời cũng phải giải thoát luôn các vong linh khác, đang bị giam giữ hành tội nơi địa ngục, nhân ngày cuối cùng kết thúc, kỳ an cư mùa hạ, nhằm ngày rằm tháng bảy âm lịch. Do ý nghĩa trên, hằng năm đúng vào ngày này, các tín đồ Phật Giáo đã lập hội Vu Lan Bồn. Tai Trung Hoa, thời Nam Bắc Triều, chính vua Lương Vũ Ðế, là người đầu tiên khai Hội Vu Lan, kể từ khi Phật Giáo Ðại Thừa được truyền từ Ấn Ðộ vào đất Tàu. Vu Lan Bồn ngoài việc bầy tiệc chay cúng dường Tăng, Ni, còn cử hành thêm Thủy Lục Ðạo Tràng và Phóng Diêm Khẩu, để bố thí cho các oan hồn uổng tử, không thân nhân cúng quẩy thừa tự. Theo truyền thuyết, Mục Liên đã nhờ bình bát và gậy phép của Phật Quan Âm để vượt qua các tầng địa ngục. Nhưng trên hết là do lòng hiếu tử đã làm cảm động tới Phật Trời, nên Bồ Tát chẳng những cưu được mẹ già mà còn giải thoát được những oan hồn uổng tử đang bị đọa đày nơi địa ngục... Nhân đó, Mục Liên xin mẹ thành tâm ăn năn sám hối, quyết lòng tu niệm để giải trừ nghiệp chướng tội lỗi đã trót gây ra. Nhờ vậy Thanh Ðề sau này cũng đắc thành chánh quả. Ngoài ra trong ngày lễ Vu Lan, còn có tục cúng cháo và đốt vàng mã.

+ TỤC CÚNG CHÁO :

Trong ngày Tết Trung Nguyên nhằm Rằm Tháng Bảy, tại tư gia cũng như nơi đình chùa, ngoài cỗ bàn cúng Trời Phật, Thổ Công, Tổ Tiên... còn có tục cúng cháo cho các cô hồn, tử sĩ đang vất vưởng nơi cõi ta bà, không ai thờ phụng cúng tế, thật là thê thiết tội nghiệp. Theo tập tục cổ truyền, mâm cỗ cúng cô hồn, được đặt trước cửa nhà, chùa, đình, cầu quan, chợ búa hay bãi tha ma... Ðồ cúng thường được bày trong một nia lớn, gồm có cháo hoa nấu bằng gạo, thêm cơm vắt thành nắm, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau và vàng mã. Tại các đình chùa, lễ cúng cháo được tổ chức qui mô hơn, có lập đàn tràng cầu siêu cho các vong linh, trước khi thí cháo. Tại đây, cháo được đựng trong các bồ đài lá mít, cắm dọc theo hai bên vệ đường dẫn vào lễ đài. Ngoài ra còn thêm một nồi cháo lớn, để trước sân chùa. Ở vùng quê Bắc Phần, khi cúng xong, đã có những người nghèo và bọn mục đồng chờ sẵn, xông vào giựt cháo. Tục này được gọi là Cướp Cháo, hiện vẫn còn thịnh hành tại các tỉnh Bắc Trung Phần và Bắc Việt. Cũng như tại miền quê Trung Hoa.

+ TỤC ÐỐT VÀNG MÃ :

Tục này từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam thời Bắc thuộc. Bên Tàu, thời xưa, trong ngày Lễ Vu Lan, người ta dùng bạch ngọc làm lễ vật, cúng đốt cho người chết. Về sau, thấy bạch ngọc quý hếm và mắc mõ, người ta lại dùng tiền thật để thay thế. Số tiền này cũng được đốt bỏ sau khi đã cúng cho người chết. Trước sự phí phạm vô ích tai hại trên, vua Ðường Minh Hoàng, ban lệnh dùng tiền giấy thay thế tiền thật, để cúng cho người cõi âm. Về sau, vào thời Ngũ Ðại, trong ngày Lễ Vu Lan, ngoài việc đốt tiền giấy, còn thêm tục đốt vàng mã cho người đã khuất, gồm quần áo, đồ dùng, kể cả xe ngựa và nhà cửa. Lại còn có tục làm một chiếc giường ba chân bằng tre, để đựng các đồ cúng lễ. Tất cả đều được đốt bỏ, sau ngày lễ Vu Lan. Ngày nay tất cả các nước theo Phật giáo, hầu như đã bãi bỏ tục đốt vàng mả, hoặc chỉ đốt tượng trưng mà thôi, vì quá tốn kém.

2 - ÐẠI LỄ VU LAN Ở VIỆT NAM :

Hằng năm vào Rằm Tháng Bảy Âm Lịch, tín đồ Phật Giáo khắp nước lại nô nức tổ chức đại lễ Vu Lan. Tuy nhiên trong ngày này, về nội dung và ý nghĩa đại lễ gần như được thống nhất từ xưa tới nay nhưng về hình thức vẫn còn ít nhiều khác biệt, do nét đặc trưng và phong tục của bản địa, ảnh hưởng tới cuộc lễ.

Miền Bắc, mặc dù thời tiết tháng bảy chưa lạnh lắm nhưng mưa phùn sương núi, khiến cho cỏ cây trời đất đâu đâu cũng ướt sũng buồn buồn không chịu được, nhất là lúc đang mưa bay tí tách, lúc cuồng lúc tạnh và cứ thế dai dẳng, làm cho ai cũng rầu rĩ muộn phiền. Cảnh buồn như vậy, nên chẳng còn ai muốn bước chân ra đường để chịu cảnh lầy lội. Riêng với những người con gái đẹp, càng thấy buồn hơn trong cảnh biệt ly của Ngưu Lang-Chức Nữ, để thương tủi cho phận mình, không biết mười hai bến nước mai sẽ về đâu.

Nhưng dù có mưa gió thế nào chăng nữa, vào ngày Rằm Tháng Bảy Ðại Lễ Vu Lan, mọi người từ quê tới tỉnh, đều kéo về các đình chùa, để mà dự lễ cúng đông như trẩy hổi, được tổ chức trong khuôn viên nhà chùa.

Ai đã từng thức trong đêm đó, mới biết thương thay cho những thập loại chúng sinh, đang hồn đơn phách chiếc xiêu lạc nơi quê người. Ðó là những cô hồn vô định không siêu thoát được, nên phải vất vưởng đầu chợ cuối sông hay lập lòe nơi cầu sương bải vắng. Tất cả đều tụ về trong đêm Vu Lan, để chờ thập phương bố thí bát cháo nấm xơi và ít manh áo giấy vàng.

Tại thành phố Huế, miền đất từ xa xưa đã được mệnh danh là Nước Phật, vào đêm 14 tháng bảy, không khí đại lễ tưng bừng khắp chốn, từ các đường phố vào tới sân chùa, đặc biệt là Từ Ðàm và Thiên Mụ, đèn nến chan hòa trong màu cờ, lễ phục, giữa mùi hương hoa thơm ngất, khiến cho ai cũng cảm thấy như mình đã thoát tục.

Chùa Từ Ðàm ngày trước có tên Ấn Tôn, nằm trên ngọn đồi thấp ở bờ Nam sông Hương (Huế), thuộc Ấp Bình An, huyện Hương Trà. Theo sử liệu, Ðại Sư Tử Dung Minh Hoằng, vì không thần phục Mãn Thanh, nên sang Ðàng Trong tị nạn, vào đời Vua Lê Anh tông (1687-1691), đã xây dựng ngôi chùa trên. Năm 1703, Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu, đã sắc tứ‘Ấn Tôn Tự‘. Năm 1841, Vua Thiệu Trị đồi thành Từ Ðàm và giữ cho tới ngày nay. Chùa được tu sửa nhiều lần, từ kiến trúc tới nghệ thuật, mang phong cách Á Ðông của thế kỷ XIX. Chùa hoàn toàn thờ Phật và là trụ sở của Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên ố Huế. Do đó, hằng năm được chọn làm địa điểm tổ chức Ðại Lễ Vu Lan.

Trong lúc trên sân khấu được dựng bên sân trái Chùa Từ Ðàm, các nam nữ Phật Tử và Tín Ðồ đang say sưa biểu diễn văn nghệ giúp vui trong đêm lễ. Cùng lúc giữa dòng Hương Giang, cũng thức giấc với đoàn Thuyền Rồng giăng đèn kết hoa, tỏa ánh sáng muôn màu lấp lánh như sao sa trên sông nước, giữa tiếng vỗ tay hạnh phúc của rừng người mừng hội suốt đôi bờ. Tóm lại Ðại Lễ Vu Lan hằng năm được khai mỡ tại các Chùa, mang chung ý nghĩa ‘Mở Cửa Ngục‘, nhằm cứu độ các vong hồn đang bị trầm luân nơi các tầng dịa ngục, vì nghiệp chướng và tội lỗi buổi sinh thời. Ngoài ra Ðại Lễ còn mang thêm ý nghĩa thiêng liêng khác, rất phù hợp với nền văn hiến của Dân tộc Việt bao đời, theo phạm trù đạo đức truyền thống, đó là sự Báo Hiếu, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Tất cả hoàn toàn theo đúng lời Phật dạy ‘Cùng cực điều thiện, không gì hơn CHỮ HIẾU. Cùng cực điều ác, không gì hơn BẤT HIẾU‘.

Tháng bảy năm nào ở Hạ Uy Di, các Chùa Phật Giáo của người Việt tị nạn cũng đều tổ chức Ðại Lễ Vu Lan. Trong cảnh trang nghiêm của ngày lễ, gợi cho kẻ ly xứ nhớ biết bao cái không khí chùa đình ở quê tôi Phan Thiết. Ðược theo mẹ lễ chùa trong dịp Tết Trung Nguyên, để nghe chiêng trống vang rền khắp chốn, chiêm ngưởng hình ảnh các vị Ni-Sư, áo mão rực rỡ, cầm gậy phép chạy đàn, xuống âm ty phá ngục để cứu chúng sinh đang trầm luân trong địa ngục khổ ải. Ôi đẹp biết bao là hình ảnh của mẹ tôi lúc đó, hình như người chẳng biết mệt mõi, khi cứ thắp hết bó nhang này tuần hương khác, trước các bàn thờ khắp chùa. Mẹ bảo, làm lễ như vậy, để cho vong hồn của ba con sớm được siêu thoát.

Ở Nam Phần, ngày lễ Trung Nguyên được tổ chức lớn hơn ở nơi khác nhưng không được trang nghiêm như ngoài Bắc, vì chẳng mấy nhà còn nấu cháo, chè lam, hương hoa vàng mã, đem ra đường cúng thí các oan hồn ma trơi, trong đêm xá tội, từ địa ngục về lại cõi trần.

3 - TÌNH MẪU TỬ :

Trong kho tàng văn chương của dân tộc Việt, ta thấy còn lưu lại rất nhiều bài hát ru, đọc lên thấy âm điệu rất là khoan thai, nhịp nhàng và nghệ thuật. Về nội dung, hầu hết các bài hát ru trên, được xem như là lời của Mẹ hiền đang vỗ về tâm hồn con thơ, nên rất gần gũi với mọi bà mẹ ở ngoài đời :

‘Gió mùa xuân, mẹ bâng khuâng hỏi
hoa trên đồi, hoa trên đồi
sớm tối còn hương
Có phải chàng Trương, gốc miền Nma Xương...
xa vắng xóm làng vì đang ở chiến trường
hãy nín nín đi con, hãy ngủ ngủ cho ngoan... ’

Nói chung lời mẹ ru con, được đánh giá như một thứ âm nhạc nghệ thuật khởi đầu và cuối cùng của đời người. Mẹ chính là người ca sĩ đầu tiên đối với con mình, bằng cả một tấm lòng, qua tiếng ru và nhịp võng, tạo ra cả nguồn hạnh phúc trời biển đối với tâm hồn trẻ thơ, với tình thương yêu dịu hiền, chứa đầy những khái niệm đạo đức nhân nghĩa, như môt khúc dạo đầu, đưa con thơ vào nẽo đời hạnh phúc.

Nay lớn lên sống lang thang khắp mọi miền đất nước, tình cờ có những đêm khuya, đi qua những phố phường xa lạ, ngập đầy xe cộ và đèn trăng, bỗng dưng thấy thèm nghe lại tiếng khóc của trẻ thơ và lời ru của mẹ.

Ngày nay từ Âu sang Á và gần như ở đâu, cũng có những tượng đài, thơ văn, bài hát, tuồng kịch... để ca tụng công đức biển trời của người mẹ, mênh mông tám hướng như biển Thái Bình. Bởi Mẹ là nguồn ngọn của mọi tình thương trên cõi đời này. Mẹ cũng là một hình ảnh tuyệt diệu, diễm hằng, muôn trùng ngời sáng, không bao giờ có thể thay thế được. Ôi sung sướng thay cho những ai còn Mẹ và cũng tủi xót cho những người mất mẹ nữa đời, mỗi khi tưởng nhớ, chỉ còn lặng lẽ ước ao ngóng về xóm nhỏ, nơi nhũng bờ bụi khóm tre, ngàn năm lau lách sạt xào. Con đã bước qua hết hai phần đời, để được thắm thía rằng, chỉ có một nguồn suối tình thương mang tên Mẹ, là vĩnh cửu không bao giờ khô chảy.

Ôi cảm động biết bao, khi nhớ lại ‘Tôi đi học‘ của Thanh Tịnh ‘Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp... ’ hay nỗi nhớ mẹ của Lưu trọng Lư ‘Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời, lúc người còn sống tôi lên mười, mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước dậu phơi... ’ hay giai thoại của Hồng Hà Nữ Sĩ Ðoàn Thị Ðiểm, trước sự hỗn láo của tên sứ Tàu, đã lấy Me Việt Nam, làm đề tài, khi bà ứng khẩu một câu đối trả đũa giặc :

‘Nam canh nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh
(một tấc đất ở nước Nam, không biết bao nhiêu người cầy)

‘Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất
(những người anh hùng bên Tàu, cũng từ chỗ đó mà ra)

Câu đối vừa thanh lại vừa tục, hàm ý rằng dù là ai chăng nữa, thì cũng do Mẹ sinh thành, không có người, thì chẳng bao giờ có con. Chẵng vậy mà nhà văn Pháp Edmon de Amacid, đã viết trong ‘Tâm Hồn Cao Thượng’, Hà mai Anh dịch rằng : ’Người Mẹ sẵn lòng, đem một năm hạnh phúc của mình, để đổi một giờ đau đớn cho con. Người Mẹ cũng sẵn sàng hy sinh cả tính mệnh, để cứu sống con mình. Con ơi, suốt đời con, sẽ có những ngày buồn rầu đau thương, và cũng là chuỗi ngày sầu thảm nhất : Ðó là ngày con mất mẹ‘.

Giờ mới hiểu tại sao, có những đứa con, do hoàn cảnh mà phải tha phương, biệt xứ, lưu lạc quê người, lại là những kẻ khao khát tình mẫu tử, nhung nhớ kỷ niệm, dù rằng đó chỉ là những hình ảnh đơn sơ mộc mạc nơi chốn quê nghèo :

‘Chiều chiều ra đứng ngõ sau
trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều
Mẹ ơi đừng đánh con đau
Ðể con bắt ốc hái rau mẹ nhờ
Ghe bầu trở lại về đông
Con gái theo chồng, bỏ mẹ ai nuôi ?

Ðó là những câu ca dao hay nhất từ trước đến nay, đọc từ đầu đến cuối không tìm thấy một chữ nào thần bí hay cầu kỳ nhưng trong ý nghĩa và mùi vị, thì đượm thắm nồng nàn, khiến cho người ta phải đau khi nhớ và không cầm nổi nước mắt thương nhớ khi thực sự đối mặt với chiều buồn. Cũng cùng trong cái hình ảnh trên, người buồn hồn lại thêm buồn, khi nhà ai bên ngõ, bỗng dưng vô tình có tiếng gọi con, trong khi lưng trời, chiều tàn, đàn chim về tổ, ríu rít gọi nhau, làm cho nổi nhớ quay quắt không ngừng, khiến cho đứa con lạc bầy, bừng bừng nhớ mẹ, rưng rưng nhớ lúc nói láo tránh đòn, khi về nhà trễ vì ham chơi với bạn sau khi tan trường.

Rồi thì lưu lạc mười phương, cơ hàn đói lạnh, gian truân tù ngục, hận hờn thương tủi, chỉ một mình con gánh chịu, chính là lúc nước mắt lưng tròng, bang quơ tưởng tiếc, cái thời ngồi chờ mẹ về, để có những món quà của buổi chợ quê, mà mẹ luôn dành sẵn :

‘cơm người khổ lắm mẹ ơi
không như cơm mẹ, chỉ ngồi xuống ăn‘.

Mẹ là nguồn ngọn của mọi tình thương trên cõi đời, nên rất phù hợp với chân lý của mọi tín ngưỡng, đều lấy nhân hiếu làm căn bản xử thế và hành đạo. Bởi thế con người, trong lúc gặp hoạn nạn đau khổ, thì thường than thầm hay gào to :’ Mẹ ơi con khổ quá’, đồng thời với lời cầu khẩn các đấng thần linh giúp đỡ. Do trên, từ trước tới nay, tự đông sang tay, đã có mẹ hiền thì cũng không thiếu gì những gương hiếu tử, đáng làm gương cho hậu thế soi chung muôn đời. Những câu chuyện kể sau dây, chỉ là những chiếc lá lẻ loi trong rừng thơ, nhạc, truyện, ký... mà nhân thế kim cổ đã sáng tạo, để vinh danh những trang hiếu tử ngời sáng muôn đời.

Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí, có viết về Nguyễn Văn Liễu, người Phan Thiết, thuộc phủ Bình Thuận. Năm lên 8 tuổi, mồ côi cha, ông thờ mẹ rất có hiếu. Khi mẹ chết, làm lều bên mộ me tới ba năm, người đương thời ai cũng xưng tụng. Năm Minh Mạng thứ 8, vua nghe tiếng, biểu dương là trang hiếu tử.

+ MẸ TÔI CHẾT LÀ HẾT :

Joseph Sadese sinh năm 1935 tại Toulouse (Pháp). Năm 1956 cha bị thất nghiệp, ông phải tình nguyện đăng lính, để có tiền giúp đỡ gia đình. Sau đó lại chuyển sang binh đoàn lính đánh thuê Lê Dương, để lấy trước tiền tử tuất, gởi về nhà lo thuốc thang cho mẹ bị bệnh nặng, cũng như giúp đỡ các em kiếm sống. Tại Algerie, trong một trận kịch chiến, ông bị thương nặng phải cưa một chân nhưng vẫn xin ở lại trong quân ngủ, để có đủ tiền lo cho mẹ già, em dại. Nhưng rồi năm sau, nhận được điện tín, báo tin mẹ già đã qua đời, , bèn tức tốc trở lại quê, thì người nhà đã chôn mẹ. Ông vội chạy ra nghĩa trang, ôm mồ mẹ than khóc thảm thiết và nói : ’mẹ ơi, con đi lính là để lo cho mẹ, nay mẹ không còn, thế là hết‘.

+ VÌ MẸ TẬN TRUNG BÁO QUỐC :

Nhạc Phi (1103-1142) là một danh tướng, đồng thời cũng là một vị anh hùng của Trung Hoa. Ông sống vào thời Nam Tống, tự là Bằng Cử, người Huyện Thang Âm, tỉnh Hà Nam. Nhà nghèo nhưng học hành chăm chỉ, lại được từ mẫu giáo dục từ thuở nhỏ, nên tài đức vẹn toàn. Trước khi trở thành đại tướng nắm giữ binh quyền cả nước, mẹ ông đã khắc vào vai con bốn chữ :‘Tận Trung Báo Quốc‘. Do trên suốt đời Nhạc Phi chỉ biết vì dân vì nước và cuối cùng đã bị tên Hán gian Tần Cối, tư thông với giặc Kim, hãm hại, vu cáo, chết trong ngục, lúc mới 39 tuổi, dù biết nhưng vẫn cam chịu. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, đời đời kính nhớ ng7ời con chí hiếu, cũng là một người anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.

+ CHỈ CẦN MẸ SỐNG THÊM VÀI TUỔI, LÀ CON ÐÃ MÃN NGUYỆN RỒI :

Thẩm Lục Hưng người Tân Trịnh, Duyên Châu, sống vào đời Vua Tống Huy Tôn (1174-1189), Trung Quốc. Ông mồ côi cha từ thuở nhỏ nhưng được mẹ hết lòng nuôi nấng và dạy dỗ nên người, cho ông ăn học thành tài. Năm 25 tuổi, Thẩm Hưng thi đỗ, được bổ Tri Huyện. Trong vùng có một hào phú, đem tặng ông 30 lượng vàng, để xin khẩn hoang vùng đất còn trống ven huyện. Người này còn thuyết phục ông, nên bắt chước cac quan tiền nhiệm, phải biết tham nhũng, hối lộ, để trở thành giàu có, sống sung sướng nhưng bị ông từ chối và nghiêm phạt.

Mười năm sau, thân mẫu ông tuổi già nên bị bệnh nặng. Lúc đó có một hào phú mang đến tặng ông một túi nhân sâm cực quý, để xin quan huyện giúp cho con trai mình thi đổ trong kỳ thi sắp tới. Thẩm Hưng vui vẻ nhận lời và nói : ’Mẹ tôi đang lúc đau nặng, nhờ túi sâm này, hy vọng sống thêm được vài năm nữa.’ Thế là từ đó cho đến ngày thi, thay vì gửi gấm, quan Huyện thu xếp thời giờ riêng, đích thân dạy kèm cậu con trai ông phú hộ. Nhờ đó, em được thi đỗ, còn mẹ ông uống nhân sam quý, nên sống thêm được vài năm nữa, mới qua đời. Ðây là tấm gương cao quý, mà người Trung Hoa xưa nay thường lấy đó để dạy dỗ con cái mình.

+ NGÔ MẠNH TÔNG NẰM VÁN KHÓC MĂNG :

Tác phẩm Nhị Thập Tứ Hiếu của Tàu, được Lý văn Phức diễn nôm, thuật lại gương hiếu tử của 24 người con Trung Quốc, đời đời được mọi người lấy đó làm gương, trau dồi đức hạnh. Trong các câu chuyện trên, theo mọi người, chuyện Ngô Mạnh Tông, nằm ván khóc măng là cảm động nhất. Ông mồ côi từ thuở nhỏ nhưng ở với mẹ rất có hiếu. Năm nọ mẹ bệnh nặng lại thèm ăn chén canh măng. Lúc đó trời vào đông, có mưa tuyết dầm dề, vạn vật kể cả con người đều như muốn chết cóng dưới cái lạnh kinh hồn của đất trời, thì tìm đâu để mẹ có măng ăn trong lúc đó. Có lẽ tấm lòng hiếu tử đã cảm động tới Trời Phật, nên trong cảnh mưa tuyết dầm dề, bỗng mọc lên một mụn măng nõn nường ngon tuyệt. Mẹ già nhờ ăn được chén canh măng nên khỏi bệnh :

‘Giữa bình địa, phút giây bỗng nứt
mấy rò măng, mât đất nõn xanh
Ðem về nấu được bữa canh
Ăn rồi bệnh mẹ, lại lành như xưa
Cho hay hiếu động cao dày
Tình sâu nên khóc, cỏ cây cũng tình... ’

Trong kho tàng văn chương bình dân của VN, cũng có nhiều thơ văn đề cao lòng hiếu thảo của con đối với mẹ như Pham Công-Cúc Hoa, Lục Văn Tiên, Thoại Khanh Châu Tuấn, Trần Minh khố chuối... nhưng cảm động nhất là đời thực của Vua Tự Ðức, đối với mẹ ruột của mình là Ðức Từ Dũ, Hoàng Thái Hậu.

4-TÌNH MẪU TỬ TRONG THẾ GIỚI ÐỘNG VẬT :

Gần 40 năm về trước, nhà sinh vật học được giải Nobel năm 1973 là Konred Lorenz, chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa của loài vật, đã cùng với nữ bác sĩ thú y là Marie Claun Bonsel, chuyên theo dõi đời sống của muôn thú. Qua nhiều năm thu nhặt, kết quả hai người đã tuyên bố : ’Dù con người có nghĩ thế nào chăng nữa, hoặc sự việc xảy ra do bản năng, thì chắc chắn muôn vật sẽ không còn tồn tại, nếu chúng không có tình mẫu tử. ’ Do trên ta đã thấy, trong bất cứ loài thú nào, ở vào giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, thì thú mẹ luôn lấy thân mình bảo vệ cho con cái, dù biết là mình sẽ chết. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa con người và muông thú, đó là con vật mẹ sẽ không thấy có lỗi, khi bỏ rơi con cái hay giành lấy thức ăn để sinh tồn, mặc kệ con cái có bị chết đói cũng không màng tới. Cũng do đặc tính này mà các nhà nghiên cứu đã kết luận, thú vật chỉ có bản năng tình mẫu tử, chứ không hề có tình yêu tình mẫu tử như con người. Nhưng dù thế nào chăng nữa, ta cũng phải khâm phục chúng, trong khi đối xử với con cái, hết sức dịu dàng, trìu mến, giữa một thế giới vạn vật luôn thù nghịch, đầy hiểm họa, phải giết tróc lẫn nhau để sinh tồn.

Ðối với các loài thú hoang dã, khi thú con dứt sửa, thú con bị đuổi đi để tự sinh tồn. Ðây cũng là tập quán, lẽ sinh tồn của rừng xanh. Với loài khỉ đột, khỉ cái do mỗi lần sinh đẻ chỉ độc nhất một con, cho nên chăm sóc con mình rất chu đáo, can thận. Riêng khỉ đực thì dửng dưng vô trách nhiệm, vì loài khỉ theo chế độ đa thê. Loài báo bờm khi sinh con, báo con không có lông và mở mắt được trong 15 ngày, nên báo mẹ phải chăm sóc và bảo vệ con nhỏ, đồng thời bỏ đàn tìm một nơi vắng vẻ để nuôi con, vì báo cha sẽ ăn thịt báo con khi đói. Nhưng vĩ đại nhất vẫn là tình yêu con cái, nơi loài chim cánh cụt, chúa tể của miền băng tuyết Nam Cực, một địa danh lạnh nhất hoàn cầu. Ðể chim con ra đời và sinh tồn, chim cha và chim mẹ phải thay phiên đứng giữa băng giá lạnh lẽo, suốt thời gian bốn tháng rưỡi, dùng bản thân mình để ấp trứng. Riêng loài Vượt Châu Á, một loài thú được con người ca tụng nhất, vì tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt, yêu thương con cái hết mực, nên lúc nào cũng sẵn sàng lấy thân mình, để che chở con cái khi hiểm nguy. Cũng do tình mẫu tử thiêng liêng, nên các ác thú như cọp, sư tử, rắn hổ mang mẹ, sẽ trở nên hung dữ dị thường, để bảo vệ con khi chúng sinh nở. Ðặc biệt nhất nơi loài gấu, vì sợ gấu cha ăn thịt, nên gấu mẹ lúc nào cũng cõng nhỏ trên lưng khi chúng mới ra đời. Do tình thiêng đó, nên tục ngữ mới có câu : ‘Hùm dữ còn không nở ăn thịt con‘.

Tháng bảy tiết trời Hạ Uy Di như đã chuyển sang thu, sắc nắng gió biển và những cơn mưa phùn bất chợt se mát, đã gợi nhớ những kỷ niệm quê hương của một thời xưa xa nồng thắm. Ở đây, mỗi lần nhớ mẹ, đứa con xa nhà lãng du khổ hận, chỉ còn ước ao lặng lẽ, khóc cưới mê tỉnh và bước vội lên con thuyền viễn xứ mộng mơ, để nhắm mắt mừng vui tủi tủi như thấy con đang quỳ bên gối mẹ năm nào.

Mưa ngâu muôn đời, năm nào cũng đầm đìa lặng lẽ. Chắc vì Chức Nữ-Ngưu Lang đã quá vui mừng, cho nên chỉ cắn răng âm thầm nuốt lệ ? hay vì tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân, ngày ma gặp người, nên ai cũng tủi buồn mà quên cười rộ ? chỉ riêng có con với mẹ, thì ngàn đời xa biệt, dù trong đêm mưa ngâu tháng bảy, đứa con viễn xứ đã chạy theo mưa, mà gào to : ’mẹ ơi, con của me đã về‘

‘Mẹ dỗ con, con ơi đừng khóc
mẹ ru con, con ơi ngủ đi
mẹ cõng con trên tấm lưng gầy
bươm bướm bay, bay vờn theo mãi
bươm bướm bay, bay vào giấc ngủ
đậu trên mũi, mùi chuối chín cây
con bươm bướm lại cất cánh bay
đậu trên mũi, mùi thơm mía ngọt... ’

Một đời từng lê gót khắp sông hồ, nếm đủ vị đời hờn hận, nay mới biết, thì ra trong kiếp nhân sinh, không có bài hát nào hay hơn bài hát của mẹ bên nôi con thơ, dù rằng chẳng mấy ai còn nhớ tiếng ru của mẹ.

Lớn lên bỏ xứ mà đi và đi mãi, chỉ riêng mẹ ở lại với dòng sông con nước rồi ngả gục, mà con vẫn chưa về -/-


Xóm Cồn
Tháng bảy mưa ngâu
Vu Lan 2007

MƯỜNG GIANG
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Có thể kỳ vọng gì vào tân Đại Sứ Mỹ M. Michalak

Trà Mi (RFA)

Ðại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak đã bắt đầu nhiệm sở tại Hà Nội đúng một tuần. Một vị tân đại sứ cùng với một bộ máy mới, liệu chúng ta có thể kỳ vọng những tiến triển mới mẻ trong mối quan hệ Việt-Mỹ về mọi mặt, kể cả trong lĩnh vực dân chủ-nhân quyền, là điều mà Washington đang ra sức quảng bá, hay không?

Ðó là mối quan tâm hàng đầu của những người yêu chuộng và tranh đấu dân chủ tại Việt Nam, và cũng là một trong những câu hỏi mà chúng tôi đặt ra với Tiến Sĩ Vật Lý-Ðịa Cầu Nguyễn Thanh Giang, nhà bất đồng chính kiến được công luận trong và ngoài nước biết đến với nhiều bài viết công khai, mạnh mẽ cổ xúy dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.


Hy vọng khá nhiều


Trà Mi: Trước tiên, ông cho biết sự đón nhận của giới hoạt động dân chủ quốc nội đối với vị tân đại sứ Hoa Kỳ.

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang (TS.NTG): Nói chung, những ai quan tâm đến tình hình chính trị ở Việt Nam mà nghe tin ông tân đại sứ Michael Michalak sang Việt Nam thì tỏ ra hy vọng khá nhiều ở vị đại sứ mới.

Anh em hoạt động dân chủ trong nước hy vọng nhiều ở ông Michalak không chỉ ở cá nhân của ông ấy, mà còn hy vọng trong điều kiện, môi trường hoạt động của ông trong những ngày tới sẽ có nhiều thuận lợi, nhiều yếu tố thúc đẩy để ông có thể làm việc tích cực hơn, tốt đẹp hơn, quan tâm nhiều hơn, giải quyết được nhiều hơn các vấn đề dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam.

Trà Mi: Ông vừa nhắc tới “môi trường mới, thuận lợi mới”, ông có thể nói rõ chi tiết hơn về những điểm này?

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang: Anh em hoạt động dân chủ trong nước hy vọng nhiều ở ông Michalak không chỉ ở cá nhân của ông ấy, mà còn hy vọng trong điều kiện, môi trường hoạt động của ông trong những ngày tới sẽ có nhiều thuận lợi, nhiều yếu tố thúc đẩy để ông có thể làm việc tích cực hơn, tốt đẹp hơn, quan tâm nhiều hơn, giải quyết được nhiều hơn các vấn đề dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam.

Gần đây có sự quan tâm rất mới của chính quyền Bush đối với tình hình dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam, biểu hiện qua những lời tuyên bố của ông ấy trước tượng đài chống Phát-xít ở Tiệp Khắc, qua buổi tiếp đón của ông với đại biểu các tổ chức chính trị của người Việt tại Hoa Kỳ, rồi gần đây là thái độ rất cương quyết của Hạ Viện Mỹ chuẩn bị thông qua “Ðạo luật nhân quyền Việt Nam” với những hứa hẹn sẽ có sự tăng cường viện trợ cho các hoạt động dân chủ ở Việt Nam.

Tôi nghĩ, trong một môi trường mới như vậy, cộng với quan điểm và những lời tuyên bố rõ rệt của chính ông Michalak, hy vọng các vấn đề đấu tranh cho tự do chính trị, tự do tôn giáo tại Việt Nam trong nhiệm kỳ của ông Michalak sẽ tốt đẹp hơn nữa.

Trà Mi: Là người có quan tâm, tìm hiểu về tình hình đất nước, về thời cuộc, cũng như quan hệ Việt-Mỹ, qua những gì ông đọc được, nghe được về vị tân đại sứ Hoa Kỳ, ông có nhận xét như thế nào về ông Michael Michalak?

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang: Với những tin tức là trước khi ông sang Việt Nam, ông đã có một loạt các động tác chuẩn bị, trong đó có cuộc họp mặt của ông và một số quan chức Hoa Kỳ tại nhà Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân để ông tìm hiểu tình hình Việt Nam thông qua ý kiến của người Việt ở nước ngoài.

Ông tìm hiểu nhận thức của họ và những yêu cầu của họ đối với ông khi ông sang làm đại sứ tại Việt Nam. Riêng những việc đó đã khiến người ta thấy rằng ông đại sứ Michalak là một người sâu sắc, cụ thể, và có sự quan tâm thực sự đến tình hình xã hội, tình hình đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam.


Những đặc điểm đáng lưu ý


Trà Mi: Nếu so sánh giữa tân đại sứ Michael Michalak với cựu đại sứ Michael Marine, theo nhận xét riêng của ông, có những đặc điểm gì đáng lưu ý?

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang: Trước, ông Michael Marine, trong nhiệm kỳ của ông, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự xích lại gần nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Và ông cũng là người rất sâu sát với tình hình Việt Nam. Ông cho biết trong 64 tỉnh thành, ông đã đến hơn 2/3 số tỉnh thành tại Việt Nam. Ông ấy đi khắp nơi, lên cả Tây Nguyên. Như vậy, người ta thấy sự làm việc của các quan chức Hoa Kỳ, của những đại sứ tại Việt Nam đã thực sự sâu sát, để mỗi ngày nắm được tình hình cụ thể hơn.

Nay, ông Michael Michalak, trước khi lên đường sang Việt Nam, đã có cuộc hội họp mà trước đây ông Marine chưa làm, tức là thăm dò ý kiến những người Việt ở nước ngoài, các hội đoàn, các chức sắc tôn giáo của người Việt ở Hoa Kỳ.

Người ta hy vọng ông Michalak sẽ có tinh thần cầu thị hơn, có mối quan tâm sâu sắc hơn, và có tinh thần trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển kinh tế của xã hội Việt Nam nói chung, và sự phát triển các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và nhân quyền tại Việt Nam, nói riêng.

Trà Mi: Dĩ nhiên mỗi khi có một bộ máy làm việc mới, mọi người đều kỳ vọng những tiến triển mới mẻ hơn, tích cực hơn, lạc quan hơn. Thế nhưng chắc chúng ta vẫn chưa quên là dưới nhiệm kỳ của cựu đại sứ Michael Marine, mỗi khi ông bày tỏ quan ngại đến tình hình nhân quyền của Việt Nam thì liền bị Hà Nội phê phán là can thiệp vào chuyện nội bộ.

Trong khi đó cũng có nhiều người lại chỉ trích rằng ông Marine đã không có những hoạt động, biểu hiện gì cụ thể giúp cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam. Với cương vị một người đại sứ, đứng trước nhiều luồng dư luận và áp lực khác nhau, như vậy liệu đại sứ Michalak có điều kiện nào thuận lợi hơn để đem lại một sự đột phá như mọi người kỳ vọng hay không, hay là ông ta cũng sẽ gặp những khó khăn, trở ngại tương tự? Quan điểm cá nhân của ông về điểm này ra sao?

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang: Mong ước của xã hội, của quảng đại nói chung, bao giờ cũng rất lớn, mà khả năng đáp ứng cụ thể, dù có lớn mấy, cũng không thể thỏa mãn được mong ước của quảng đại. Tôi nghĩ trong hoàn cảnh đầy rẫy những khó khăn mà ông Michael Marine đã làm được những điều như vậy thì cũng đã rất khá. Nay, tôi hy vọng những biểu hiện mới của ông Michalak.

Ông Michalak còn tuyên bố rõ rệt hơn ông Marine. Các vấn đề về tự do ngôn luận, tự do chính trị, ông ấy đặt tầm ngang hoặc có khi vượt trội hơn những vấn đề về kinh tế. Các vấn đề nhân quyền, ông Michalak biểu lộ sự quan tâm vượt trội hơn so với ông Marine. Ngay trong lĩnh vực giáo dục, ông đã có tuyên bố là sẽ cố gắng tăng gấp đôi, gấp ba số học bổng dành cho nghiên cứu sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Như vậy, chắc là có một tín hiệu nào đấy cho phép ông Michalak có thể hoạt động hữu hiệu hơn ông Marine. Cho nên, chúng tôi rất mong và tin rằng ông Michalak sẽ làm được những việc tốt đẹp, gặt hái những thắng lợi lớn hơn ông Marine.


Quan hệ Trung Quốc-Việt Nam


Trà Mi: Ông Michalak được biết đến như một chuyên gia về vấn đề Trung Quốc. Liệu chúng ta có thể hy vọng những kinh nghiệm đó có thể giúp ích gì chăng khi ông làm đại sứ ở Việt Nam?

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang: Tôi có ghi nhận một điều. Trong buổi hội họp của ông Michalak với những người Việt Nam ở Hoa Kỳ trước khi bay sang Hà Nội nhận nhiệm vụ, có một câu hỏi đặt ra với ông rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hoa Kỳ chọn nước nào làm bạn? Ông Michalak cười lớn và đáp rằng chọn cả hai, vì ông cho rằng cả hai đều rất quan trọng cho Hoa Kỳ. Ðây không phải là một vấn đề ngoại giao hay vấn đề chính trị một cách chung chung, mà có lẽ đây là nhận thức thật sự của ông Michalak.

Mong ước của xã hội, của quảng đại nói chung, bao giờ cũng rất lớn, mà khả năng đáp ứng cụ thể, dù có lớn mấy, cũng không thể thỏa mãn được mong ước của quảng đại. Tôi nghĩ trong hoàn cảnh đầy rẫy những khó khăn mà ông Michael Marine đã làm được những điều như vậy thì cũng đã rất khá. Nay, tôi hy vọng những biểu hiện mới của ông Michalak.

Ai cũng biết rằng trước mắt Hoa Kỳ rất bận rộn, và thậm chí là còn hơi bối rối, đối với một số tình hình như vấn đề khủng bố. Tôi cho rằng đấy dù sao cũng chỉ là mối quan tâm chiến thuật. Còn mối quan tâm chiến lược phải là quan tâm đến đối tác cạnh tranh với Hoa Kỳ, tức là Trung Quốc, để làm sao kiềm giữ Trung Quốc chỉ ở vị trí đối tác cạnh tranh, chứ không thể là đối thủ ngang mặt và nguy hiểm cho Hoa Kỳ được.

Những người chính khách có tầm nhìn xa phải thấy đó mới là mối quan tâm lớn. Và trong mối quan tâm đến Trung Quốc, để giải quyết được vấn đề Trung Quốc, thì vấn đề vị trí của Việt Nam đóng góp một phần rất quan trọng. Hoa Kỳ có thể sử dụng làm đối sách để giải quyết các vấn đề trong mối tương quan đối sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc.


Những nguyện vọng


Trà Mi: Nếu có cơ hội đại diện cho những người đấu tranh, bảo vệ, ủng hộ dân chủ tại Việt Nam đề đạt nguyện vọng và những đề nghị cụ thể nhất đối với tân đại sứ Michael Michalak, thì ông sẽ nói gì?

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang: Tôi mong rằng tân đại sứ Michalak hãy không chỉ là suy nghĩ và phát biểu bằng lời nói, mà trong hành động cụ thể phải làm sao quan tâm, giải quyết được những vấn đề đấu tranh cho Việt Nam có tự do chính trị, mà hàng đầu của tự do chính trị là tự do ngôn luận và những vấn đề sau đó là tự do tôn giáo.

Những cái đó phải được xem là chìa khóa, là chốt mà giải quyết vấn đề Việt Nam có phát triển được một cách lành mạnh không, có trở thành được một đồng minh chiến lược của người bạn thân thiết, lâu dài, vững chắc của Hoa Kỳ không. Vấn đề không chỉ là quan tâm giúp Việt Nam về giáo dục, công nghệ, kinh tế, mà vấn đề có tính chất chi phối, quyết định lại là giải quyết tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam.

Bởi lẽ trong thời gian vừa qua, trong sự nghiệp đổi mới, nhà cầm quyền Việt Nam đã giải quyết được tương đối khá một số vấn đề về phát triển kinh tế, nhưng bây giờ, sự phát triển kinh tế đó cũng không vững chắc và có nhiều nguy cơ bùng nổ vì các hiểm họa như tham nhũng, ức hiếp người dân để biểu tình và các nguy cơ bùng nổ của xã hội có cơ hội phát triển.

Cho nên, nếu không quan tâm đầy đủ đến vấn đề dân chủ-nhân quyền Việt Nam thì sẽ có nguy cơ không xa về sự bùng nổ xã hội, và nó sẽ tàn phá sự phát triển của kinh tế. Trong chừng mực đó, Việt Nam không thể là một người bạn bền vững và không thể thành một người bạn chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng Ðông Nam Á này.

Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian ông đã dành cho cuộc phỏng vấn này.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

NÓI VỚI CÁC BẠN TRẺ: TẠI SAO PHẢI CHỐNG TUYÊN VẬN CSVN?


Ngày 28/08/2007 - TRƯƠNG SĨ LƯƠNG

Từ ngàn xưa, các bộ môn về nghệ thuật ca diễn, âm nhạc là một thứ vũ khí bén nhọn đã đóng góp không nhỏ vào sự chiến thắng của một đoàn quân, hay tầm vóc lớn hơn là một quốc gia. Ở Trung Hoa thời Hán Sở tranh hùng, Lưu Bang (Hán) đã sử dụng chiến thuật “văn công du kích” hay địch vận bằng cách cho người xâm nhập vào các doanh trại của binh sĩ Hạng Võ (Sở), khơi dậy những bài tình ca quê hương rất mùi của Sở quốc với nội dung thương nhớ quê nhà để làm mềm lòng địch. Ðêm đêm những bài ca ru hồn ấy cứ rót vào tai đạo quân viễn chinh bách chiến bách thắng của Hạng Võ, khiến cho tinh thần quân sĩ sa sút vì nỗi nhớ quê nhà. Chiến dịch tâm lý ấy đã là một tác động lớn vào sự sụp đổ đạo quân hùng mạnh của Hạng Võ.

Thời nay, trong cuộc chiến quốc cộng, cả hai bên đều sử dụng tối đa các bộ môn văn nghệ, nhất là sáng tác hùng ca, chiến đấu ca, tâm động ca, bi ai ca... để kích thích tinh thần chiến đấu của binh sĩ, hoặc ru ngủ đối phương để giành chiến thắng cho mình.

Dưới thời VNCH vào giai đoạn CS xâm lăng quyết liệt, Cục Chính Huấn cũng đã tạo được những bài hùng ca tuyệt vời và đã kích thích mạnh mẽ vào tinh thần quân nhân, góp phần vào những trận chiến thắng như chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị, Bình Long, An Lộc v.v... Nhưng ngược lại ở hậu phương cũng có một vài ba tên phản chiến, hoặc bị móc nối “ăn cơm quốc gia thờ ma CS”, hoặc cán bộ văn hóa nằm vùng, đã sáng tác những bài ca yếm thế, chất đầy tinh thần chủ bại, làm nản lòng chiến sĩ ngoài mặt trận. Chính những tên “văn công du kích” này đã góp phần vào sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975.

Từ khi có làn sóng người Việt tỵ nạn trốn chạy cộng sản ra hải ngoại, Cục Tuyên Vận CSVN cũng không ngừng cấy những mạng lưới theo đoàn người bỏ nước ra đi để chờ lệnh thi hành công tác. Ban đầu họ chỉ xoáy vào tâm lý thương nhớ quê nhà của tập thể người Việt hải ngoại bằng những loạt video hình ảnh quê hương nơi chôn nhau cắt rốn: ruộng đồng, làng xóm, con đường, cây đa, khóm trúc, bụi chuối sau hè... lồng trong những ca khúc nhẹ nhàng, ngọt ngào như “quê hương là chùm khế ngọt... quê hương nếu ai không nhớ... sẽ không khôn lớn thành người...” để khơi động tình thương nhân bản theo lẽ tự nhiên sẵn có trong mỗi con người Việt Nam.

Mục tiêu của họ là dụ người về thăm quê hương qua chiến dịch “cởi trói” để kiếm ngoại tệ, nuôi sống chế độ đang thoi thóp trước sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản toàn cầu; đồng thời làm lu mờ sức chiến đấu của người dân không chấp nhận cộng sản.

Thế rồi, như tằm ăn dâu, sau khi phá sập những tổ chức kháng chiến bằng cách cấy mạng lưới tình báo vào các tổ chức, đoàn thể chính trị này - mà mục tiêu duy nhất là làm mất niềm tin nơi quần chúng chống cộng - họ bắt đầu thi hành sách lược móc nối, mua chuộc mạnh hơn; đồng thời lôi các mạng lưới (đã cấy từ lâu) bò dậy hoạt động công khai, thi hành điệp vụ chia rẽ, chích bên này, đâm bên nọ, tạo mâu thuẫn để người này ghét người kia, tổ chức này ghét tổ chức nọ, cấu xé nhau, gây thù hận, thậm chí còn đưa nhau ra tòa tại các quốc gia sở tại, kiện tụng rùm beng v.v... Thế là họ đã thành công.

Trở lại đề tài tuyên vận, ngoài việc tung ra hải ngoại những văn hóa phẩm như CD, video, DVD, sách vở... bán công khai tràn ngập thị trường với giá rẻ mạt, phá nát kỹ nghệ băng nhạc của nghệ sĩ người Việt quốc gia, họ còn đưa những đoàn văn công ra hải ngoại - nhất là những nghệ sĩ đã thành danh dưới thời VNCH để thu hút số khán giả mến mộ ngày xưa, những nghệ sĩ này dễ được chấp nhận hơn vì họ đã có cảm tình từ trước. Dĩ nhiên, có nhiều nghệ sĩ đã thoát thân bằng cách tị nạn chính trị, về với cộng đồng người Việt không cộng sản; nhưng một số khác vẫn hoạt động vì quyền lợi riêng tư hoặc vì trả ơn mưa móc cho đảng.

Tiếp theo là những đợt ca sĩ thuộc thế hệ trẻ, tân thời hơn, ca diễn những loại nhạc lai căng, nhảy múa điên cuồng vô thưởng vô phạt v.v... Có thể những nghệ sĩ trẻ tuổi này được chỉ thị, hoặc bị lợi dụng, hoặc họ không hề biết vai trò của chính mình, nhưng mục tiêu ma mánh của CSVN vẫn là mũi dùi tấn công, tạo ra những tranh cãi, dẫn tới chia rẽ trầm trọng hơn trong tập thể người Việt tị nạn trước việc chống hay bênh giới nghệ sĩ trẻ này. Ngay trong một gia đình cha con cãi nhau, giận hờn cũng chỉ vì những tranh cãi phi lý này. Thế là họ đã đạt được mục đích.

Ðể lừa đảo những người nhẹ dạ, họ ru nhẹ bằng cụm từ “giao lưu văn hóa” nhưng chỉ giao lưu một chiều. Nghĩa là họ độc quyền tung ra thị trường hải ngoại những sản phẩm mang tính chất “du kích văn hóa” tự do, vì hải ngoại là xứ tự do. Chính kẽ hở tự do là môi trường dễ dàng để họ lợi dụng. Nghệ sĩ từ trong nước cũng nhập cảnh tự do và cũng tự do tổ chức những buổi ca nhạc qua các mạng lưới nằm vùng. Còn những nghệ sĩ quốc gia hải ngoại có được quyền về trình diễn công khai trong nước không? Họ có dám cho các nhạc sĩ Hưng Ca như Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và những thành viên khác về hát nhạc đấu tranh “Trả ta sông núi” không? Chắc chắn là không! Họ chỉ chấp nhận cho những thành phần theo họ để làm cái loa tuyên truyền cho đảng và nhà nước? Còn những văn hóa phẩm hải ngoại có được tự do lưu hành trong nước hay không? Chắc chắn những sản phẩm ấy sẽ bị nhà nước tịch thu, nghiêm cấm. Như thế mà họ vẫn tuyên truyền cho chiêu bài “giao lưu văn hóa” thì thật là quái đản!

Vì vậy, bao lâu CSVN còn chủ trương “giao lưu văn hóa” một chiều là bấy lâu chúng ta có bổn phận và có quyền chống lại chiến dịch tuyên vận của họ. Ðây là xứ tự do, là hậu cứ an toàn nhất của chúng ta, nghĩa là họ được quyền đến đây ca hát tuyên truyền xám dưới nhiều hình thức như du kích chiến thì chúng ta cũng được quyền đả đảo, tẩy chay công khai, có tổ chức lớp lang, và nhất định vạch mặt, đưa ra trước công luận những tên nằm vùng đang trà trộn trong cộng đồng, ăn lương và nhận công tác tay sai cho VC.

Ðối với những khán giả đi xem hát, ngoại trừ một số nhỏ có mục tiêu rõ ràng, hoặc có liên hệ mật thiết với những người bên kia... Còn đại đa số, chúng tôi tin rằng, hoặc vì hiếu kỳ, hoặc vì mê nhạc nên đã vô tình bị nhóm tổ chức lợi dụng để móc tiền và làm công cụ cho họ tuyên truyền trên các tờ báo đảng ở trong nước: “Văn công của đảng ta tới đâu cũng được Việt kiều ủng hộ”. Có nghĩa là cộng đồng hải ngoại đã thôi chống cộng. Xin được đặt một câu hỏi rất đơn giản: “Như vậy có ảnh hưởng tới mầm đấu tranh cho tự do dân chủ của người dân trong nước hay không?” Dĩ nhiên là có, vì những nhà đấu tranh và đồng bào khiếu kiện đang sống trong sự kềm kẹp, luôn luôn mong chờ tiếng nói và sự tiếp tay của chúng ta. Vậy, đồng bào nở lòng nào chỉ vì “vài giờ mua vui” mà vô tình tạo ra nhiều nỗi khó khăn cho tập thể người Việt tị nạn CS; đồng thời gián tiếp hà hơi, tiếp sức cho chế độ CSVN mạnh miệng tuyên truyền và mạnh tay tiêu diệt cao trào dân chủ đang vùng dậy trong nước.

Không cần lý luận thì chúng ta cũng đã thấy chính những văn công, những người chạy cờ, những người tổ chức đã tạo ra sự chia rẽ giữa hai phía chống đối và ủng hộ một cách khoa học. Ðó là mục tiêu chính yếu mà bộ phận tuyên truyền cần đạt tới. Càng tạo thêm mâu thuẫn, nghi kỵ; càng tạo thêm giận hờn trong cộng đồng người Việt tỵ nạn; càng tạo thêm xáo trộn trong đời sống của người Việt ly hương vốn quá nhiêu khê là công tác tuyên vận của VC được coi như đạt kết quả.

LỜI KẾT

Rồi đây chế độ độc tài cộng sản sẽ phải sụp đổ, hoặc bị xóa tan bởi trào lưu dân chủ tự do của nhân loại. Thế nhưng, chúng ta không thể ngồi chờ tự nó biến thể! Vì bao lâu đại họa cộng sản còn độc quyền cai trị là bấy lâu dân tộc còn bị đọa đày trong một xã hội tha hóa, luân thường đạo lý bị xóa bỏ, nhân phẩm của con người bị phá nát chưa bao giờ có trong lịch sử dân tộc Việt.

Ðã đến lúc các bạn trẻ phải đứng lên, mạnh bước đi làm cuộc cách mạng nhân bản để đưa dân tộc ra khỏi hố sâu bệ rạc từ thân đến tâm. Tên tuổi của bạn trẻ sẽ đi vào lịch sử của dân tộc Việt! Hãnh diện thay, một Nguyễn, một Trần, một Lê, một Lý.... sẽ nối kết với hàng trăm, hàng vạn, hàng triệu Nguyễn Lý Lê Trần khác để tạo thành một biển lửa kiên cường, thiêu đốt những âm mưu chia rẽ, vô hiệu hóa những đòn thù, những chông gai mà cha anh đã bước qua. Các bạn sẽ là những người trẻ mang đầy nhiệt huyết kiêu hùng của cha anh, xóa tan màn vô minh, dẹp bỏ độc tài cộng sản và dựng lại cơ đồ cho thế hệ kế tiếp hồi sinh trong tự do dân chủ.

Ðã làm trai sống trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông.

TRƯƠNG SĨ LƯƠNG
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Bỏ Iraq Sẽ Nhìn Thấy Một Thảm Cảnh Việt Nam
Abandon Iraq and see a Vietnam horror show


William Shawcross
Bài dịch : Khánh Đăng
Một người đã nhìn thấy Việt Nam biến thành địa ngục sau khi người Mỹ ra đi, cảnh báo việc gây ra thảm hoạ tương tự cho Iraq.

Không phải tất cả mọi người sẽ cho đó là một cái bằng danh dự được tuyên dương một cách thiên vị bởi Tổng thống Bush trong một bài diễn văn về Iraq, nhưng nó đã xảy ra đối với tôi hồi tuần trước khi ông Bush cảnh báo rằng cái hậu quả của việc vội vã rút khỏi Iraq có thể đưa đến một cuộc tắm máu còn tồi tệ hơn cái đã xảy ra tại Ðông Dương sau sự thất bại của Hoa Kỳ năm 1975. Trời ơi, tôi nghĩ là ông ta đúng.

Dĩ nhiên là Iraq chưa rơi vào tình trạng đó như tôi và những người ủng hộ việc lật đổ Saddam Hussein đã hy vọng. Vài nhà phê bình người Anh đã lập luận về việc rời bỏ Iraq như sau: cái hậu quả, theo tôi nghĩ, sẽ thê thảm vô vàn hơn là những ghê rợn mà chúng ta đang nhìn thấy hôm nay.

Lời đề nghị (rút khỏi Iraq) đã làm ngơ cái sự thật là đối với những kẻ Hồi giáo cực đoan, và đặc biệt là nhóm khủng bố Al-Qaeda, thì cuộc chiến để đánh bại phương Tây không thể tách rời nhau được. Osama Bin Laden đã nói Iraq là mặt trận tiền phương. Chiến thắng của Al-Qaeda sẽ làm cho nhóm này lớn mạnh thêm ở tất cả mọi nơi.

Trong bài diễn văn dài giống như một bài giảng – ông Bush đã đề cập đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Graham Greene, Người Mỹ Thầm Lặng, mà cuốn sách này miệt thị những cố gắng của người Mỹ tại Việt Nam – ông Bush nói: “Mới đây, có hai người ở hai bên đối diện nhau trong cuộc tranh luận về cuộc chiến Việt Nam, đã hợp tác với nhau để viết một bài tiểu luận. Một người là thành viên của toán chính sách đối ngoại của Tổng thống Nixon, và người kia là một nhà phê bình rất gay gắt về các chính sách của chính phủ Nixon. Cùng với nhau, họ đã viết rằng hậu qủa của việc Hoa Kỳ thất bại tại Iraq sẽ thê thảm.”

“Ðây là điều họ viết, ‘Thất bại sẽ đưa đến một sự bùng nổ vô cùng mãn nguyện trong các thế lực Hồi giáo cực đoan, và đẩy toàn bộ cả khu vực Trung Ðông vào một sự hỗn lọan lớn hơn. Cái giá phải trả về nhân mạng và chiến lược sẽ ớn lạnh để tưởng tượng''. Tôi tin rằng họ nói đúng.”

Hai người mà ông Bush đề cập đến là Peter Rodman, một cựu trợ tá của Henry Kissinger và mới đây là phụ tá Bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ ông Bush, và tôi.

Khi tôi làm nhiệm vụ tường thuật cuộc chiến Ðông Dương cho tờ báo The Sunday Times, tôi đã chống lại những cố gắng của Hoa Kỳ. Sau khi phiá cộng sản thắng, những câu chuyện rùng rợn về sự dã man (của cộng sản) bắt đầu xuất hiện. Hàng ngàn và rồi cuối cùng là hàng triệu người, hầu hết là các “thuyền nhân”, đã trốn thoát sự tàn ác của những kẻ chiến thắng cộng sản Việt Nam. Tại Cambodia, những kẻ chiến thắng cộng sản Khmer Ðỏ thì tàn ác nhiều hơn và khoảng gần 2 triệu người Cambodia đã bị hành quyết hoặc chết.

Sau khi nói chuyện với những người tị nạn Cambodia tại biên giới Thái-Miên, tổ chức một số những cuộc phỏng vấn tại Hoa Kỳ và thâu thập hàng ngàn trang tài liệu chính thức, được phép dưới đạo luật Tự do tìm kiếm thông tin của Hoa Kỳ, tôi đã viết một cuốn sách gọi là Sideshow: Kissinger, Nixon and the Destruction of Cambodia, (Màn phụ: Kissinger, Nixon và Sự Tàn Phá của Cambodia) mà nội dung cuốn sách đã chê trách một cách vô cùng nặng nề chính sách về Cambodia của Toà Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Nixon. Cuốn sách đó lập luận về sự thiếu thận trọng của người Mỹ từ 1970-1975 đã đưa đến việc tàn phá đất nước này và giúp cho bọn Khmer Ðỏ tàn ác chiếm được quyền lực.

Ông Kissinger đã từ chối lời yêu cầu của tôi để được phỏng vấn trước khi xuất bản quyển sách, nhưng sau đó người trợ tá của ông ta là Peter Rodman, đã xuất bản cuốn The American Spectator (Người Mỹ Quan Sát) là một cuốn sách dài, rất chi tiết để tấn công tôi và công trình nghiên cứu của tôi một cách rất mạnh mẽ. Tôi đã phản pháo, ông Rodman tấn công lại và cứ thế - sự việc đó khá lý thú và tôi đã bao gồm tất cả những trao đổi đó trong những lần tái bản của cuốn sách Màn phụ: Kissinger, Nixon và Sự Tàn Phá của Cambodia

Gần 25 năm sau, sau khi Saddam bị lật đổ, điều mà tôi đã ủng hộ, thì cuối cùng tôi gặp Rodman lần đầu tiên và tôi vui sướng mà nói rằng chúng tôi đã trở thành bạn. Ðầu năm nay chúng tôi cùng nhau viết bài tiểu luận đã khiến cho ông Bush chú ý đến.

Hôm nay, cũng như trong thập niên 1970s, giới báo chí truyền thông có một trách nhiệm đặc biệt. Tại Ðông Dương, đa số các ký gỉa Hoa Kỳ và Âu Châu (trong đó có tôi) đã tin rằng cuộc chiến Việt Nam đã không thể và không nên thắng. Cuối cùng thì một cái tít lớn trên tờ Nữu Ước Thời Báo đã viết như thế này:“Ðông Dương không có người Mỹ: Hầu hết có một cuộc sống tốt hơn”

Sự ngây thơ như vậy đã sai lầm thê thảm, và tôi luôn nghĩ rằng những người như chúng tôi, những kẻ chống cuộc chiến của người Mỹ tại Ðông Dương nên mang bộ mặt vô cùng xấu hổ vì những gì khủng khiếp đã xảy ra sau đó. Tương tự như hôm nay, tôi nghĩ rằng cái mà nhiều kẻ trong giới có thế lực căm ghét (và đó thực sự là như vậy) là việc ông Bush và (cho đến mới đây là ông Blair, Thủ tướng Anh) luôn được công luận chú ý đến.

Nhiều nhà bình luận sa lông có vẻ như muốn đào sâu thêm việc xúc phạm (người dân Iraq) của lính Mỹ tại Abu Ghraib (đã bị chấm dứt nhanh chóng và trừng phạt) hơn là những vụ giết người khủng khiếp hàng loạt và có tính toán của bọn khủng bố, thuộc cả hai phe Sunni và Shi’ite. Quá nhiều người Hồi gíao đã chết tại Iraq, và đại đa số không phải là nạn nhân của lính Mỹ hoặc lính Anh. Họ đã bị giết bởi những người Hồi gíao khác.

Trên tất cả, chúng ta đã không có sự chú ý đúng đắn đến hàng triệu người Iraq (cũng giống như những người Việt, người Cambodia và Lào cách đây 35 năm) đang đặt niềm tin vào phương Tây. Sự sợ hãi của những thông dịch viên người Iraq làm việc cho quân đội Anh bị bỏ rơi tại Basra chỉ là cái ngọn của một tảng băng.

Bên cạnh đó, nhiều nhà bình luận và chính trị gia người Anh bây giờ đang đề nghị là chúng ta nên bỏ Iraq và chỉ nên chiến đấu tại Afghanistan. Thật là ngẫu nhiên, sự tranh luận này đang xảy ra khi mà lần đầu tiên, người Mỹ đang có những tiến triển khả quan trong việc tảo thanh nhóm Al-Qaeda tại khu vực hậu cứ của chúng tại vùng tây bắc Iraq và thủ đô Baghdad. Dưới sự điều quân của một trong những tướng lãnh tài ba nhất của Hoa Kỳ, tướng David Petraeus, chính phủ của ông Bush đã đưa khoảng 30 ngàn quân Mỹ đến những khu vực này và đánh bật nhóm Al-Qaeda ra khỏi đây.

Thành phần nổi dậy tại địa phương đang bị bất mãn bởi những thủ đoạn tàn ác của Al Qaeda – chặt đầu trẻ thơ, xẻo mặt người bằng dây đàn dương cầm, dùng xe bồn chứa hơi chlorine và hàng đống xe bomb như những vũ khí giết người hàng loạt để giết càng nhiều người vô tội càng tốt – và đang đoàn kết lại cùng chính phủ Iraq. Sự tin tưởng đang bắt đầu trở lại: ngay cả vùng Falluja, là một điạ ngục với những phòng tra tấn và bạo động Hồi giáo cho đến khi thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ đến và đuổi Al Qaeda đi, bây giờ đã có một phòng thương mãi đang tăng trưởng.

Vào tháng tới tướng Petraeus phải điều trần về những thành công và thất bại tại Iraq, trước Quốc Hội Hoa Kỳ, là nơi mà cả hai Ðảng Dân chủ và Cộng hoà đang gia tăng nghi ngờ nếu không muốn nói thẳng thắn là chống đối lại những chính sách của Tổng thống Mỹ. Ông Bush có thể tuyên dương một cách chính đáng sự dũng cảm, lòng quyết tâm và những thành công của quân đội Mỹ. Nhưng những tiến triển của họ chưa được đáp ứng đúng bởi sự hòa giải và tiến triển giữa những thành viên người Sunni, Shi’ite and Kurdish của chính phủ Iraq. Sự đe doạ thật sự đối với Iraq bây giờ đang nằm ở đó.

Hậu quả thất bại của Hoa Kỳ tại Iraq có thể sẽ xấu hơn ngay cả Ðông Dương. Như lãnh tụ của nhóm Al-Qaeda tại Iraq là Abu Musab al-Zarqaw đã nói trước khi bị giết chết trong một cuộc không tập của Hoa Kỳ: “Máu của người Hồi giáo được phép đổ ra để ngăn cản một nguy hiểm lớn hơn là việc ngăn cản cuộc thánh chiến jihad” . Sự trả thù kiểu Hồi giáo đối với những người theo đạo Hồi đang cố gắng xây dựng một đất nước Iraq tốt đẹp hơn sẽ vô cùng thê thảm.

Tại sao những ghê rợn gây ra bởi bọn Hồi giáo cực đoan tại Darfur làm cho chúng ta gớm ghiếc hơn là tại Iraq? Bởi vì, theo tôi đoán, trong sự nhảy múa điên cuồng của cái đạo đức gỉa tự dối lòng, chúng ta thích đổ thừa cho Hoa Kỳ hơn. Chúng ta nên trưởng thành.

Những ghê rợn tại Darfur sẽ giảm màu sắc bên cạnh một cuộc tắm máu tại Iraq nếu chúng ta rút ra khỏi nơi đây, trước khi những gì có thể làm được đã được làm để giúp lực lượng an ninh Iraq bảo vệ đất nước của họ chống lại sự tàn ác của những tranh chấp phe nhóm. Tôi hy vọng Thủ tướng Anh Gordon Brown và các cố vấn của ông ta nhận thức ra rằng những ý tưởng mà chúng ta đang tìm kiếm để rút ra khỏi Iraq sẽ bảo đảm một thất bại. Trong cuộc thánh chiến jihad toàn cầu, tuyên truyền là một vũ khí chiến tranh quan trọng hơn bất cứ lúc nào trước đây.

Abandon Iraq and see a Vietnam horror show

A man who saw the hell Vietnam descended into after America left, warns against inflicting the same disaster on Iraq .

William Shawcross

Not everybody would regard it as a badge of honour to be cited favourably by President Bush in a speech about Iraq, but it happened to me last week when Bush warned that the consequences of leaving Iraq precipitously could be a bloodbath even worse than happened in Indochina after the American defeat in 1975. Alas, I think he is right.

Iraq has certainly not gone the way that I and other supporters of the overthrow of Saddam Hussein had hoped. Some British commentators argue for abandoning Iraq: the consequences, I believe, would be infinitely more horrible than the horrors we see today.

The suggestion ignores the fact that for Islamic extremists, and especially Al-Qaeda, the war to subjugate the West is indivisible. Osama Bin Laden has said that Iraq is the front line. An Al-Qaeda victory in Iraq will strengthen the movement everywhere.

In Bush’s long and rather literary speech – he also referred to Graham Greene’s famous novel, The Quiet American, which scorned America’s efforts in Vietnam – he said: “Recently, two men who were on the opposite sides of the debate over the Vietnam war came together to write an article. One was a member of President Nixon’s foreign policy team, and the other was a fierce critic of the Nixon administration’s policies. Together they wrote that the consequences of an American defeat in Iraq would be disastrous.

“Here’s what they said, ‘Defeat would produce an explosion of eupho-ria among all the forces of Islamist extremism, throwing the entire Middle East into even greater upheaval. The likely human and strategic costs are appalling to contemplate.’ I believe these men are right.”

The two men he was referring to were Peter Rodman, a former aide to Henry Kissinger and more recently assistant secretary of defence in the Bush administration, and me.

When I covered the wars in Indochina for The Sunday Times, I was opposed to the US effort. After the communists won, appalling stories of brutality began to emerge. Thousands and eventually millions of people fled the cruelty of the Vietnamese communist victors, mostly as “boat people”. In Cambodia the Khmer Rouge communist victors were far more brutal and up to 2m Cambodians were murdered or died.

After talking to Cambodian refugees on the Thai-Cambodian border, conducting scores of interviews in America and obtaining thousands of pages of official documents under the blessed US Freedom of Information Act, I wrote a book called Sideshow: Kissinger, Nixon and the Destruction of Cambodia, which was extremely critical of the Nixon White House’s policies towards Cambodia. It argued that American carelessness from 1970-75 helped destroy the country and enabled the monstrous Khmer Rouge to come to power.

Kissinger had declined my requests for an interview before publication but afterwards his aide, Peter Rodman, published, in The American Spectator, a long, detailed and excoriating attack on me and my research. I replied, Rodman counter-attacked and so on – it was interesting and I included the whole exchange in subsequent editions of the book.

Almost 25 years later, after the overthrow of Saddam, which I supported, I finally met Rodman for the first time and I am glad to say we have become friends. Earlier this year we wrote the article that caught Bush’s attention.

Today, as in the 1970s, the press has a special responsibility. In Indochina the majority of American and European journalists (including myself) believed the war could not or should not be won. At the end one New York Times headline read: “Indochina without Americans: for most, a better life”.

Such naivety was horribly wrong, and I have always thought that those of us who opposed the American war in Indochina should be extremely humble in the face of the appalling aftermath. Similarly today I think that too many pundits’ hatred (and it really is that) of Bush (and till recently Blair) dominates perceptions.

Many armchair editorialists seem to dwell more on the American abuses at Abu Ghraib (quickly stopped and punished) than on the horrific, deliberate mass murders committed by the terrorists, both Sunni and Shi’ite. Far too many Muslims have died in Iraq, and the vast majority have not been killed by American or British soldiers. They have been killed by other Muslims.

Above all, we do not pay adequate attention to the millions of Iraqis who (like Vietnamese, Cambodians and Lao 35 years ago) put their faith in the West. The fear of Iraqi interpreters to the British Army being abandoned in Basra is only the tip of the iceberg.

Yet many British commentators and politicians are now suggesting we should abandon Iraq and fight only in Afghanistan. Ironically, this debate is happening when, for the first time, America is making real progress against Al-Qaeda in its strongholds in the northwest of the country and Baghdad. Under one of America’s best generals, David Petraeus, Bush has committed some 30,000 more American troops into these areas and driven Al-Qaeda out.

Local insurgents have been revolted by Al-Qaeda atrocities – decapitating babies, slicing off people’s faces with piano wire, using chlorine gas tankers and vast car bombs as weapons of mass destruction to kill as many innocents as possible – and have rallied to the government. Confidence is beginning to return: even Fal-luja, a hell of torture chambers and Islamist violence until US marines drove Al-Qaeda out, now has a growing chamber of commerce.

Next month Petraeus has to testify on successes and failures in Iraq to Congress, where both Republicans and Democrats are increasingly sceptical if not downright hostile to the president’s policies. He can justifiably praise the courage, commitment and successes of his soldiers. But alas their progress has not been matched by reconciliation and progress between the Sunni, Shi’ite and Kurdish members of the Iraqi government. That is where the real threat to Iraq now lies.

The consequences of an American defeat in Iraq are likely to be even worse than in Indochina. As Abu Musab al-Zarqawi, the Al-Qaeda leader in Iraq, said before he was fortunately killed by a US airstrike: “The shedding of Muslim blood is allowed in order to disrupt the greater evil of disrupting jihad.” Islamist revenge on all those Muslims who have tried to build a better Iraq will be terrible.

Why do the horrors inflicted by Islamic extremists in Darfur seem to appal us, more than those in Iraq? Because, I suppose, in an orgy of self-deluding hypocrisy, we prefer to blame the United States. We should grow up.

The horror of Darfur will pale beside the bloodbath in Iraq if we withdraw before we have done everything possible to enable Iraqi security forces to defend their country against sectarian horrors. I hope Gordon Brown and his advisers realise the impression that we are seeking to leave will guarantee defeat. In global jihad, perception is a more important weapon of war than ever before.

http://www.timesonline.co.uk/tol/news/w ... 326682.ece
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Khi Văn Hóa Lưu Vong
TRẦN KHẢI .
Không có gì trường tồn trên đời này. Đó là một chân lý. Một nền văn hóa khai sinh, trưởng thành với thời gian, rồi cũng sẽ lụi tàn. Những chùm tóc trắng bay theo tháng ngày, rồi sẽ vương lại trên tóc chúng ta những chùm tuyết thời gian… và chúng ta cũng không cách gì níu lại được những mảng tóc xanh thời thơ mộng. Không chỉ con người, mà tất cả các sản phẩm con người như một nền văn hóa, một chế độ… rồi cũng phải biến đổi, hoặc biến dạng hoặc biến chất, và rồi cũng sẽ biến mất.

Tuy nhiên, khi nghĩ tới một nền văn hóa tuyệt đẹp như văn hóa Tây Tạng dự đoán sẽ bị biến mất trong 15 năm tới, như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma cảnh báo, chúng ta cũng thấy bùi ngùi nuối tiếc. Không có cách nào để bền vững hơn hay sao?

Tuổi thọ một đời người có thể dài là một trăm năm, tuổi thọ của một nền văn hóa có thể là từ vài chục năm cho tới vài ngàn năm (giả sử cùng đồng ý rằng chúng ta có tới 4,000 năm văn hiến), nhưng khi chứng kiến tiến trình biến mất này tăng tốc tất nhiên phải là một kinh nghiệm không vui. Vậy đó, chúng ta đang chứng kiến nền văn hóa Tây Tạng đang bị xóa sổ.

Mới hồi đầu tháng 8-2007, chàng trai Tây Tạng Runggye Adak phóng lên sân khấu của một lễ hội về ngựa thường niên ở Sichuan và hô lớn rằng dân tộc Tây Tạng cần Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về, cần có Đức Ban Thiền Lạt Ma được trả tự do, và đất nước Tây Tạng cần độc lập. Bây giờ thì chàng trai này đang nằm tù Trung Quốc. Nhưng những hình ảnh trong hội chợ này cho thấy ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn sâu đậm: trong hội chợ ngựa mỗi mùa hè này, nhiều ngàn dân Tây Tạng đã từ bỏ các bộ áo lông thú truyền thống theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi rằng giết thú vật để lột da làm áo là gây nghiệp dữ. Làm sao một lời khuyên nhắn từ xứ lưu vong ở An Độ lại thuyết phục nhiều ngàn dân về dự hội chợ thế được? Thế nên, nhà nước Trung Quốc khi thấy dư luận liền phản ứng tức khắc: CSTQ đe dọa trừng phạt các công chức nào không mặc áo lông thú vào các lễ hội, vì xem hành vi không mặc áo lông thú theo truyền thống là đang nghe lời Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Nhưng hình ảnh chàng trai liều thân phóng lên hô khẩu hiệu không kéo dài lâu. Thậm chí việc này cũng không trì níu được tốc độ xóa sổ nền văn hóa Tây Tạng. Trong khi nhìn nhận rằng ảnh hưởng Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn lớn ở Tây Tạng, nhà nước Bắc Kinh đã tìm ra các độc chiêu đối trị: những gì mà nền độc tài toàn trị không làm được để đồng hóa Tây Tạng trong nửa thế kỷ qua, thì nền kinh tế thị trường kiểu tư bản chủ nghĩa sẽ xóa sổ hiệu quả một cách mau chóng nền văn hóa độc đáo miền núi cao nhất thế giới này.

Một hình ảnh thấy được ngay trong Lễ Hội Ya-Ua (Yoghurt Festival) mới mấy tuần trước: các vị sư vẫn giữ truyền thống lễ hội có từ thế kỷ thứ 11 này, vào lúc rạng sáng, sau kinh tụng đã bước ra trải tấm vải hình Phật khổng lồ rộng 35 mét vuông nơi ven đồi, phía trên tu viện Dre pung, nhìn qua trung tâm thủ đô Lhasa. Mọi chuyện có vẻ không đổi gì qua nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ đồng hồ sau, tại một khu phố Lhasa là một lễ hội có tên Hội Chợ Địa Oc Lễ Hội Ya-Ua (Yogurh Festival Real Estate Show) tưng bừng với bầu không khí khác. Các bài diễn văn đọc lên, nổ lốp đốp các khẩu hiệu vừa đậm đà bản sắc xã hội chủ nghĩa CS, vừa ồn ào hô hoán các lời quảng cáo kinh tế thị trường, trong đó có nhiều đoạn văn viết trong 3 thứ tiếng: tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Tạng và tiếng Anh. Một truyền đơn viết, "Giá trị các căn biệt thự hiện đại thì rất lớn ở Tây Tạng.” Các cặp vợ chồng hay tình nhân người Hán tộc lướt nhìn các truyền đơn và các mô hình những khu nhà biệt thự và khu chung cư hiện đại do các công ty Trung Quốc mới xây ở Tây Tạng.

Thành công của chiến lược mới đã thấy rõ ngay ở số du khách quốc tế tới thăm Tây Tạng. Năm ngoái, 2.5 triệu du khách và doanh gia, trong đó có vài người Tây Phương nhưng hầu hết là người Hán, tới thăm Lhasa. Bây giờ thì đường xe lửa mới làm xong, dự kiến năm 2007 sẽ có lượng du khách tới Tây Tạng tăng 80%. Liên tục 5 năm qua, kinh tế tăng mỗi năm 12%.

Khi tốc độ đồng hóa tăng vọt, ngay cả nhiều cán bộ sắc tộc Tây Tạng cũng trở thành kẻ đứng bên lề. Trung Tâm Thông Tin Nhân Quyền và Dân Chủ bản doanh ở Hồng Kông loan tin rằng hơn 50 cán bộ có nguồn gốc sắc tộc vừa bị đẩy qua bên lề, trong khi chính quyền địa phương có thêm hơn 850 cán bộ Đảng CSTQ người Hán tộc từ khắp Trung Quốc tình nguyện lên Tây Tạng phục vụ nhiệm kỳ 3 năm để nhận ưu đãi đặc biệt từ chế độ. Trẻ em Tây Tạng đi học, phải dùng tiếng Quan Thoaị là ngôn ngữ chính, và do vậy không ganh đua về học vấn nổi với trẻ em gốc Hán tộc.

Và buổi trưa, theo tường thuật của phóng viên Lindsey Hilsum của đài số 4 News, ngay ở quảng trường chính, nơi nhìn qua Cung Điện Potala trước kia là chỗ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một thiếu nữ Trung Hoa mảnh khảnh trong bộ áo xường xám xẻ hở đùi đứng hát các bài tình ca Trung Hoa cho các khán giả toàn là cán bộ dân và quân sự người Hán tộc. Để chứng tỏ Hội Chợ Địa Oc này là một phần Lễ Hội Ya-Ua, một bảng giấy bìa khổng lồ cắt hình trông như một bánh kem ya-ua đặt một bên sân khấu. Trong khi thiếu nữ vừa hát vừa đu đưa người, mỉm cười duyên dáng, các cán bộ CSTQ đưa cao điện thoại di động để chụp hình, và lảng vảng quanh công trường là nhiều công an thường phục…

Nhà văn Woeser, cũng là một nhà bất đồng chính kiến bị trục xuất khỏi chính quyền Tây Tạng ở Lhasa vì từng ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma. Như nhiều người Tây Tạng khác, chị chỉ sử dụng tên một chữ. Nhà văn nữ này đang sống ở Bắc Kinh nhưng đi lại nhiều nơi để lấy thông tin, và mỗi khi về thăm Lhasa là bị theo dõi kỹ. Trang nhật ký mạng blog của Woeser bị chận lại, và cuốn sách chị viết, Tibetan Journal, bị cấm xuất bản. Chị nói, "Bùng nổ kinh tế ở Tây Tạn thực ra có lợi cho người Hán tộc hơn là sắc tộc Tây Tạng. Dân Hán tộc chiếm phẩn lớn thị trường lao động. Họ định cư và khởi lập gia đình ở đây. Dân Tây Tạng bị đẩy qua bên lề. Họ không chỉ xây nhà và mở tiệm ăn ở Tây Tạng, nhưng họ cũng chiếm nhiều kỹ nghệ Tây Tạng truyền thống. Thức ăn Tây Tạng, vật dụng đồ gỗ Tây Tạng, áo quần Tây Tạng bây giờ đều do dân Hán tộc làm.

Văn hóa Tây Tạng sẽ biến dạng hay bị xóa sổ? Hay đó là cái giá phải trả để nền văn hóa độc đáo này có cơ hội đi xa hơn trên thế giới? Không ai biết được hướng đi chính xác của nghiệp lực.

Chỉ vài ngày tới, khắp Hoa Kỳ sẽ chiếu cuốn phim Milarepa, về cuộc đời một thánh tăng Tây Tạng, người cũng là một biểu tượng tối cao của nền văn hóa Tây Tạng.

'Mỗi khi đọc hay nghe kể về câu chuyện của vị hành giả vĩ đại của Tây-Tạng Milarepa thì tôi đều nhỏ lệ, khóc sướt mướt và cảm thấy một tín tâm vô cùng mãnh liệt...' Đó là lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về ngài Milarepa, một nhân vật được dân tộc Tây Tạng tin tưởng là vị Phật Thứ Nhì trong cõi này, và cuộc đời của ngài đã được một đạo diễn người Tây Tạng, bản thân cũng là một đạo sư, đã quay thành phim và sắp chiếu tại nhiều thành phố lớn ở Hoa Kỳ.

Milarepa là vị thánh sư du già lừng danh nhất của Phật Giáo Tây-Tạng, sinh vào thế kỷ thứ 11, được biết đến như là người đã có thể tịnh hoá tất cả ác nghiệp, cả đời tu tập thiền định nơi thâm sơn cùng cốc, và đạt được Phật quả chỉ trong một đời.

Đạo diễn của phim này là Neten Chokling, cũng là người đã được hai ngài Karmapa thứ 16 và Dilgo Khyentse Rinpoche tuyên nhận là một hoá thân, sinh trưởng tại Bhutan vào năm 1973.

Bắt đầu từ ngày 21 tháng 9, 2007, phim Milarepa sẽ được trình chiếu tại các rạp lớn ở 8 thành phố lớn ở California: trong đó sẽ chiếu tại Quận Cam ở rạp S. Coast Village Cinemas, và tại San Jose ở rạp Camera 12 Cinema.

Đây cũng là một điều lạ lùng của lịch sử: trong khi văn hóa Tây Tạng cơ nguy bị xóa sổ hay đồng hóa, thì lại bước ra toàn cầu với rực rỡ hào quang.

Đặc biệt, Viet Vajra Foundation với sự hợp tác của Dharma Gates Foundation xin kính mời quý đồng hương đến tham dự buổi tiếp tân, vấn đáp với đạo diễn Neten Chokling và cùng xem những đoạn phim ghi lại sự thành hình phim Milarepa và giới thiệu con đường chuyển hoá sân hận thành Từ Bi & Trí Tuệ.

Xin mời xem các băng hình giới thiệu và nói chuyện cùng đạo diễn Neten Chokling Rinpoche:

- Nam California, Chủ Nhật 23 tháng 9, 2007 (11g. sáng) ở Việt Báo Gallery, 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683. L/L (310) 638 -3827

- Bắc California, Thứ Bảy 22 tháng 9, 2007 (2g. chiều), ở Dharma Gates Center, 980 Rincon Circle, San Jose, CA 95131. L/L (408) 561 - 9409.

Xin mời đồng hương tới dự, để xem, để nghe, để hỏi và để được trả lời và chứng kiến về một nền văn hóa Tây Tạng độc đáo đang phải lưu vong.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Những Cây Bút Giết Người

CHIÊU DƯƠNG .
Đao, thương, kiếm, kích, súng đạn...dĩ nhiên là dụng cụ dùng để giết người. Còn ngòi bút của văn nhân, ký giả có thể giết người không? Chắc không phải ngẫu nhiên mà người Mỹ thường nói, "mỗi tờ báo có sức mạnh bằng cả một sư đoàn"?

Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng đọc truyện "BÚT MÁU" của nhà văn Vũ Hạnh, xin phép tóm tắt như sau:

Có một danh sĩ giàu có tên Lương Sinh, người Mãn châu, mà danh tài thi phú nổi tiếng khắp vùng, ai ai cũng biết. Nhân một chuyến ngao du sơn thủy, Sinh tình cờ tới một miền đất tiêu điều, dân cư thưa thớt. Quan Tổng trấn vùng nầy vốn là một tham quan tàn ác, đã hà hiếp, bóc lột dân lành, tạo nên biết bao oan khiên cao ngất. Nhưng Tổng trấn lại có một cô con gái xinh đẹp sắc sảo mà vừa thoáng thấy lòng Sinh đã ngất ngây, say đắm. Quan Tổng trấn vốn đã nghe danh tài tuấn của Sinh từ lâu nên ân cần mời mọc vào dinh, tiếp đãi hết sức nồng hậu với đủ thứ rượu nồng thịt béo. Quan tỏ vẻ đặc biệt kính trọng tài năng của Sinh. Hôm sau, quan còn tổ chức cuộc du xuân, đưa Sinh đi xem cảnh trí trong vùng. Nơi nào quan cũng cho thấy kỳ công của quan tạo lập cho dân: kia là dòng suối quanh co quan đã khai thông để dân lấy nước cày cấy; nọ là đồng ruộng bao la trước kia toàn là rừng rậm hoang vu quan đã tốn công khai phá cho dân trồng trọt.

Ngồi trên kiệu cao, Sinh nhìn theo ngón tay quan trỏ phía xa xa, mơ hồ thấy suối, thấy đồng nhiều vẻ khác màu (không giống như Sinh đã thấy trước đó không lâu), miệng không ngừng tán tụng. Hơi men nồng nàn, lòng Sinh chứa chan nhiệt tình đối với những bậc "dân chi phụ mẫu" mà xưa nay Sinh thường tỏ ý rẻ khinh. Đến đâu quan cũng xin Sinh lưu bút để cho khắc vào bia đá, cột đồng. Sinh phóng bút thao thao bất tuyệt. Mực thơm bút quý, lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu. Trước khi giả từ, Sinh còn lưu lại bài tán tổng kết công đức của quan để khắc vào chốn công đường, và bài minh, ký để ghi tạc vào mấy cổ hồng chung tại các tháp đền quy mô trong hạt. Quan còn tặng chàng một con ngựa bạch và mấy nén vàng...

Giữa mùa xuân ấy Sinh lâm bệnh nặng, nằm liệt suốt một tháng...Một sớm đang nằm, nghe tiếng chim hoàng oanh hót ngoài vườn vụt tắt, thấy một tia nắng lọt qua khe cửa chợt tàn...Sinh gọi đem nghiên bút và tập hoa tiên. Vừa cầm bút lên, sinh bỗng kinh ngạc. Nghiên mực đỏ tươi sắc máu. Thử chấm bút vào, lăn tròn ngọn bút đưa lên, bỗng thấy nhỏ xuống từng giọt, từng giọt máu thắm hồng như rỉ chảy từ tim. Khiếp đãm, sinh ngồi sửng sờ, tâm thần thác loạn. Cố viết đôi chữ lên giấy, nét chữ quánh lại, lợn cợn như giọt huyết khô trên cát. Sinh vội buông bút, tưởng chừng bàn tay cũng thấm đầy máu. Đưa lên ngang mũi, mùi tanh khủng khiếp. Quệt tay vào áo, đau nhói trong người. Sinh nằm vật xuống, mê mang bất tỉnh...

Người cậu của Sinh từ lâu đã vào trong núi Hoa Dương ở với đạo sĩ họ Trình, một hôm tạt về thăm nhà thấy cháu suy nhược, rất là lo lắng. Sau khi nghe sinh thuật hết những điều quái dị vừa qua, ông suy nghĩ hồi lâu rồi nói:

- Ta từng bảo cháu ngòi bút không phải không có oan khiên. Lưỡi gươm tuy ác mà có trách nhiệm rõ ràng, lỗi lầm tác hại cũng trong giới hạn. Mượn sự huyển hoặc của văn chương mà gây điều thiệt hại cho con người, tội ác của kẻ cầm bút xưa nay kể biết là bao, nhưng chẳng qua vì mờ mịt hư ảo mà không thấy rõ hay không muốn rõ mà thôi...Hãy xem có lỡ hứng bút đi lệch đường chăng? Soát lại cho mau, soát lại cho mau, chớ để chậm thêm ngày nào!

"Lương Sinh nghe xong bồi hồi tấc dạ, trí tuệ xem như minh mẫn hơn nhiều, cơn bệnh do đó lui được khá xa. Sinh đem mấy tập thi tuyển của mỉnh đọc lại từng câu, dò lại từng chữ....Bỗng sực nhớ đến những lời phóng bút viết cho quan Tổng trấn...Sinh quyết định trở lại chốn cũ để tìm hiểu sự thật. Sinh đến chốn cũ vào một buổi chiều nắng vàng thê lương phủ trên cảnh vật tiêu điều xơ xác. Qua khỏi dòng suối cạn, Sinh bước vào một thôn trang vắng vẻ, thưa thớt những mái tranh nghèo, không một bóng người. Đến một gò cỏ úa héo chợt thấy một người nông phu ủ rủ trước nấm mộ mới hiu hiu mấy nén hương tàn, Sinh dừng bước, lại gần ngồi một bên khẻ hỏi thăm cớ sự....

Người nông phu bỗng long lanh đôi mắt như không dằn được tấm lòng dồn nén bật lên những tiếng căm hờn:

- ...Đã bao năm rồi, sống dưới nanh vuốt của tên Tổng trấn họ Lý độc dữ hơn hùm beo, đồng ruộng gầy khô, dân lành đói rách. Đầu xuân nầy có khâm sai đi về, cụ thôn trưởng chúng tôi, mặc dù già yếu cũng quyết vì dân làm bản trần tình, cản đầu ngựa, níu bánh xe mà tỏ bày sự thật. Thế nhưng khâm sai đi khắp mọi nơi, chỗ nào cũng thấy bia đá cột đồng đầy lời hoa mỹ tán dương công đức Tổng trấn của thằng danh sĩ đốn mạt nào đó nên ném bản trần tình, không xét, bảo rằng:"Muôn ngàn lời nói của lũ dân đen vô học đâu bằng mấy vần từ điệu cao xa của kẻ danh nho. Danh sĩ bao giờ cũng biết tự trọng. Tổng trấn được hạng ấy tôn xưng, hẳn không phải bất tài". Thế đã thôi đâu, khâm sai đi rồi, Tổng trấn phái sai nha về tróc nã những người đã đầu đơn tố cáo nó. Bao người phải chết vì nổi cực hình thảm khốc, vợ góa con côi, một trời nước mắt, ruộng đồng từ nay đành để nuôi loài cỏ dại mà thôi!

Sinh chết điếng cả người, giây lát mới gượng gạo hỏi:

- Chẳng hay bác có biết...danh sĩ ấy tên gì không?

Người nông phu trợn trừng cặp mắt, gào lên:

- Làm gì mà biết! mà biết làm gì? Những hạng hiếu lợi hiếu danh, trốn trong từ chương để tiếp sức cho kẻ ác mà cứ tưởng mình thanh cao, hạng ấy thì đâu chẳng có! Dân làng đây ai cũng nguyền rủa hắn mà hắn có biết đâu! Nghĩ thương cho cụ trưởng tôi mấy lần đứng ra chịu nhận tội để cứu bao người mà chúng chẳng chịu tha, cứ việc tàn sát thẳng tay, lôi đi lớp người nầy rồi đến lớp người khác, nên khi bị dẫn qua đây cụ tự móc họng cho trào máu ra mà chết để khỏi bị đày đọa...

Người nông phu dừng lại nghẹn ngào rồi tiếp:

- Nhưng bao nhiêu người khổ ở đây, bao kẻ chết nơi kia còn đáng thương xót gấp trăm ngàn lần!

Đoạn cụ gục đầu trước mồ khóc than thảm thiết. Sinh cũng gục xuống hòa tiếng khóc theo...

Kể sơ lược câu chuyện trên đây, thầy Chơn Quang, trong cuốn "Luận Về Nhân Quả", đã nhận xét như sau:

Đời nay cũng vậy, nhiều kẻ trí thức cũng vì không nhận định kỹ đúng sai thiện ác, rồi vì sự mua chuộc bởi tình, tiền và địa vị đã dùng ngòi bút để gieo rắc sai lầm cho nhiều thế hệ mai sau. Những ngòi bút của họ đã là giông bão quay cuồng, thúc giục chiến tranh thù hận, đã là thuốc độc ghê gớm giết chết nghĩa nhân thiện lạc (...).Người cầm bút phải thấy trách nhiệm nặng như núi của mình, trước hết phải tâm nguyện đem ánh sáng của tình thương và chân lý thắp sáng giữa nhân sinh, quyết không vì tiền bạc địa vị mà nói sai lẽ phải...

Thiết tưởng không cần có thêm một lời bình nào nữa, bởi vì câu chuyện tự nó đã nói lên đầy đủ quá rồi. Ghi lại chuyện nầy, tôi chỉ tha thiết cầu mong những ai, vì lý do nào đó, đang sử dụng ngòi bút quý giá của mình để đổi trắng thay đen, tán dương "công đức" của một kẻ lưu manh chánh trị, tôn xưng hắn như thần thánh, như minh quân, ngang hàng vua Nghiêu, vua Thuấn, hãy mau mau dừng tay lại trước khi quá muộn. Dầu nay hắn đã thành một xác chết chưa chôn, linh hồn hắn chưa thể nào siêu thoát, đến nỗi con cháu hắn phải đưa hắn vô chùa, đặt bên Đức Phật từ bi để cho hắn ngày ngày được nghe tiếng kệ câu kinh mà ăn năn sám hối, nhưng hàng vạn oan hồn trong cải cách ruộng đất, trong Tết Mậu Thân, trong Mùa hè đỏ lửa, trên Đại lộ kinh hoàng...vẫn đang chờ đợi hắn ở thế giới bên kia. Hắn đã thoát khỏi công lý của thế gian, nhưng không thể nào thoát khỏi công lý của Trời. Tiếp tục ngợi ca tội ác là đồng lõa với tội ác, là gián tiếp giết người bằng chính ngòi bút cong quẹo của mình. Xin đừng tiếp tay với bọn cầm quyền lang sói để chúng tiếp tục chà đạp quyền sống, quyền làm người của 80 triệu đồng bào ruột thịt đáng thương xót của chúng ta.

Hãy biết bắt chước Lương Sinh, đưa ngòi bút lên mũi ngửi, để thấy mùi tanh của máu mà kinh sợ, và gục đầu nhỏ giọt lệ ăn năn...

CHIÊU DƯƠNG
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 4 guests