Bình Luận , Quan Điểm

dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Kịch bản khủng khiếp của chiến tranh Mỹ - Trung
Vào buổi sáng hôm đó, một “cơn mưa” hơn 1.000 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Trung Quốc dội xuống các mục tiêu dân sự và quân sự ở Đài Loan. Và cuộc xung đột Mỹ - Trung bắt đầu.

Trên tạp chí The Week (Anh), tác giả Eugene K. Chow "vẽ" lên kịch bản chiến tranh giữa 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc, một cuộc chiến mà nếu thực sự xảy ra, hậu quả có thể sẽ là khủng khiếp nhất trong lịch sử.

Trong lúc không quân Mỹ đóng tại Okinawa, Nhật Bản chuẩn bị hỗ trợ đồng minh, Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công mạng vào các hệ thống phòng không của Mỹ. Loạt tên lửa đạn đạo thứ hai được bắn vào không gian, phá hủy các vệ tinh quân sự trọng yếu đồng thời loạt tên lửa thứ ba bắn vào căn cứ không quân Mỹ, phá hủy máy bay chiến đấu và vô hiệu hóa đường băng.

Trong khi đó, một đội tàu sân bay tấn công của Mỹ do “siêu tàu sân bay” USS George Washington dẫn đầu khởi hành từ Nhật Bản hướng tới eo biển Đài Loan. Do không có các dữ liệu cảnh báo tiên tiến và dữ liệu khác từ vệ tinh, hệ thống phòng thủ tên lửa của nhóm tàu Mỹ rơi vào thế bất lợi trước loạt tên lửa “diệt tàu sân bay” của Trung Quốc đang lao tới. Mặc dù hệ thống phòng thủ tên lửa trên đội tàu Mỹ đã hoạt động “hết mình” nhưng một số tên lửa Trung Quốc vẫn tiến tới mục tiêu khiến bong tàu USS George Washington không thể dùng để cất cánh/hạ cánh máy bay được. Sức mạnh hải - không quân đáng sợ của Mỹ bị loại bỏ.

Image
Tàu sân bay USS George Washington của Hải quân Mỹ.
Mặc dù còn xa mới là một bức tranh hoàn chỉnh về cuộc chiến Mỹ - Trung nhưng kịch bản giả định trên đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của quân đội Mỹ.

Tất nhiên vào thời điểm này, mặc dù Trung Quốc không ngừng “giễu võ giương oai” ở vùng biển hoặc không phận quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như đe dọa Đài Loan, chiến tranh Mỹ - Trung gần như chắc chắn sẽ không nổ ra. Tuy nhiên, việc xây dựng một kịch bản chiến tranh giữa hai nước có thể giúp ngăn chặn một cuộc chiến thực sự.

Trên thực tế quân đội Mỹ vẫn là lực lượng chiến đấu đáng sợ nhất thế giới, có thể nói là không thể đánh bại trong một trận đánh “một đấu một”. Tuy vậy, một cuộc chiến tranh nếu kéo dài có thể sẽ dẫn tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân quá tốn kém. Trung Quốc chắc chắn nhận thức được điều đó. Vì vậy, thay vì đẩy chính mình vào một cuộc chiến tổng lực mà nước này không thể giành chiến thắng, Trung Quốc sẽ đi theo chiến lược quân sự phục vụ cho một mục đích nhỏ hơn nhưng khôn ngoan hơn – đẩy Mỹ ra khỏi “sân sau” của Trung Quốc.

Giành lại danh dự cho người Trung Quốc

Những hành động khiêu khích của Trung Quốc về Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không phải là vì bản thân các đảo này mà chủ yếu về vấn đề danh dự quốc gia. Tuy nhiên, nổi cáu vì vụ “bẽ mặt” sau biến cố eo biển Đài Loan năm 1996 (khi đó, Tổng thống Mỹ đã điều 2 đội tàu sân bay tấn công tới khu vực này), chính phủ Trung Quốc phải tìm mọi cách thể hiện năng lực ngày càng tăng của mình bằng cách kiểm soát Thái Bình Dương, khu vực từ bấy lâu nay vẫn do Hải quân Mỹ thống trị.

Theo giáo sư Hugh White, chuyên gia về chiến lược tại Đại học quốc gia Australia, các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là những hành động vừa qua, là thông điệp mạnh mẽ của nước này gửi tới Mỹ rằng Bắc Kinh muốn “soán ngôi” Washington để trở thành quốc gia thống lĩnh khu vực này.

“Họ (Trung Quốc) muốn nói với Mỹ rằng chúng tôi rất nghiêm túc về vấn đề này nên đã chuẩn bị sẵn sàng cho những hậu quả từ hành động khiêu khích của mình, và các anh (Mỹ) phải coi trọng mong muốn thay đổi trật tự của chúng tôi”, giáo sư Hugh White nhận định.

Để thực hiện các kế hoạch trên, các chiến lược gia Trung Quốc đã “tích lũy” một kho vũ khí truyền thống tương ứng với vũ khí của Mỹ nhằm đối trọng với sức mạnh quân sự của nước này. Mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra

Trung Quốc và chiến lược A2/AD

Nhằm mục tiêu ngăn chặn các lực lượng Mỹ sử dụng thế mạnh vượt trội về công nghệ tấn công vào trung tâm đất liền Trung Quốc, quân đội Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận/chống xâm nhập” (A2/AD).

Về cơ bản, A2/AD là một chiến lược quốc phòng nhiều tầng lớp tích hợp cả các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển, trên không, chiến tranh mạng và vũ trụ để đối phó với những lợi thế quân sự của Mỹ.

Thay vì thực hiện một cuộc tấn công trực diện, chiến lược này huy động nhiều “đợt sóng” tấn công bằng các cuộc tấn công mạng, vũ khí chống vệ tinh, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm tàng hình và các vũ khí khác nhằm cản trở quân đội Mỹ khi lực lượng này tiến về phía bờ biển Trung Quốc.

Theo một kịch bản thành công nhất của Trung Quốc sử dụng chiến lược A2/AD, các đợt sóng tấn công liên tiếp sẽ làm suy yếu sức mạnh của kẻ thù và tới thời điểm tiếp cận mục tiêu, kẻ thù đã tiêu hao quá nhiều sinh lực, không đủ sức để thực hiện một cuộc tấn công lớn.

“Con át chủ bài” trong quốc phòng của Trung Quốc là kho tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình ngày càng lớn của nước này và những tên lửa này có tầm bắn phủ khắp phần lớn châu Á. “Đáng gờm” nhất là tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D với tầm bắn khoảng 2.700km và được thiết kế đặc biệt nhắm tới vũ khí quyền năng của quân đội Mỹ - tàu sân bay.

Ngoài ra, Trung Quốc sở hữu lượng máy bay chiến đấu ngày càng gia tăng và đáng chú ý nhất là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 và J-31. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đã sở hữu ít nhất 12 tàu ngầm lớp Kilo của Nga còn quân đội Mỹ lại đang chuyển hướng khỏi những kĩ năng chiến đấu của thời kỳ Chiến tranh lạnh trong đó có kĩ năng săn tàu ngầm.

Image
Tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D của Trung Quốc.
Mỹ và chiến lược vô hiệu hóa A2/AD

Trong lúc giới phân tích xây dựng các kịch bản chiến tranh Mỹ - Trung về lí thuyết, trên thực tế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc hiện đang diễn ra hết sức quyết liệt.

Trong lúc Trung Quốc phát triển các vũ khí tương ứng nhằm giảm thiểu những lợi thế của Mỹ, Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu các công nghệ để đối phó với công nghệ quân sự của Trung Quốc.

“Để giảm nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh, Mỹ và Đài Loan đã có những bước đi khiến Trung Quốc cảm thấy cái giá của chiến tranh không hề nhỏ”, nhà phân tích chính sách quan hệ quốc tế David Shlapak nhận định.

Theo Đô đốc Patrick Walsh, cựu tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho rằng không có lí do gì phải lo sợ trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc nếu Mỹ vẫn tiếp tục nâng cao năng lực quân sự của mình.

“Khi chúng ta xem xét các bước phát triển này, ví dụ như tên lửa đạn đạo chống tàu, đó là những bước tiến về công nghệ mà chúng ta rất ngưỡng mộ nhưng không nhất thiết phải lo sợ”, Đô đốc Walsh nói.

“Yếu tố then chốt trong bất kỳ chiến lược phòng ngừa nào là phải khiến đối thủ sau khi đạt được một công nghệ phải hiểu rằng chúng ta có công cụ để đối phó với công nghệ đó và còn ở mức ưu việt hơn”, Đô đốc Walsh nói tiếp.

Tuy vậy, ngay cả khi Mỹ giành lợi thế tốt hơn về công nghệ quân sự, năng lực quân sự phát triển với tốc độ chóng mặt của Trung Quốc cũng khiến một cuộc xung đột với Mỹ dù là rất nhỏ cũng gây ra tổn thất lớn hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử. Đó cũng chính là lí do một cuộc chiến như vậy sẽ không thể xảy ra.

Tùng Lâm
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Biển Đông, Biển Máu?


Tác giả : Trần Khải
Đó là điều ai cũng lo ngại. Chuyện Hải quân Mỹ giao chiến với Hải quân Trung Quốc là chuyện xa vời. Nhưng cơ nguy hải chiến giữa Trung Quốc và Nhật là điều có thể xảy ra, với xác suất cao hơn chuyện Hải chiến Mỹ-TQ.

Câu hỏi là, hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể xảy ra hay không? Không ai dám khẳng định một câu trả lời nào nơi đây, vì đồng minh ASEAN của VN lúc nào cũng do dự và cãi nhau, còn đồng minh Nga thì có vẻ như không có cam kết gì. Và nếu hải chiến bùng nổ, Hải quân TQ có thể thừa cơ chiếm luôn một số đảo Trường Sa, nơi Đài Loan lúc nào cũng tuyên bố rằng đây là biển của Đaị Hán nhiều trăm năm trước. Hôm Thứ Tư 8-1-2014, các căng thẳng lộ ra thêm một mức độ.

Bản tin VOA ghi nhận qua bản tin tưạ đề “TQ không cho tàu cá nước ngoài hoạt động ở phần lớn Biển Đông” đã viết:

“Trung Quốc ra lệnh cho tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương trước khi đánh bắt hoặc thăm dò tại 2/3 diện tích Biển Đông, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.

Theo tin của hãng thông tấn AP, lệnh mới này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 sau khi được công bố bởi chính quyền tỉnh Hải Nam hồi hạ tuần tháng 11 năm ngoái.

Theo qui định mới, tất cả các tàu đánh cá nước ngoài đi vào khu vực quản lý hành chánh mới của Hải Nam phải có sự cho phép của giới hữu trách Trung Quốc.

Qui định mới còn nói rằng tàu nào vi phạm sẽ bị xua đuổi, cá tôm bắt được sẽ bị tịch thu và bị phạt vạ với tiền phạt lên tới 82.600 đô la; và trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ trên tàu sẽ bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra một yêu sách pháp lý rõ ràng đối với ngư trường nằm trong phạm vi của đường chín đoạn đứt khúc, thường được gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự ý vạch ra và cho là “hải phận lịch sử” của họ.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa bình luận gì về các qui định mới của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez, hôm nay cho biết chính phủ ở Manila đang xác minh tin này với các đại sứ quán của họ ở Bắc Kinh và Hà Nội.

Hãng thông tấn AP trích thuật tin tức của báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam cho biết một chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã tông vào một chiếc tàu đánh cá của Việt Nam hôm 3 tháng 1 gần quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa). Trong vụ việc đầu tiên sau khi Trung Quốc đưa ra qui định mới, lính Trung Quốc đã dùng súng điện và dùi cui đánh đập các ngư phủ Việt Nam và tịch thu 5 tấn cá cùng với ngư cụ của họ.

Các nhà phân tích cho rằng hành động này của Trung Quốc có phần chắc sẽ làm cho vụ tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn. Ông John Tkacik, một chuyên gia về Trung Quốc từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói rằng “Đây là một diễn tiến quan trọng, nhưng không phải là bất ngờ.” Ông nói thêm rằng việc tuyên bố khu vực quản lý mới của tỉnh Hải Nam dường như là một phần của chính sách của Trung Quốc nhằm siết chặt dần dần sự kiểm soát của họ trong khu vực.

Theo ông Tkacik, Bắc Kinh đang bước ra khỏi sự mơ hồ trước đây về qui chế pháp lý của “đường chín đoạn” để ban bố “một biện pháp cấp tỉnh” để xem phản ứng của các nước khác như thế nào. Ông Tkacik cho biết các nước Đông Nam Á có thể thông qua Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển để thách thức vùng cấm đánh cá mới của Trung Quốc. Ông nói rằng “Với loan báo này, Trung Quốc rõ ràng là đang xem thường công ước của Liên hiệp quốc.”...”(hết trích)

Cần ghi nhận: Con số tiền phạt 82.600 đôla mà Trung Quốc sẽ áp đặt cho tàu các nước khác là khổng lồ, ngoaì tầm tay của tất cả các gia đình ngư dân Việt, và cũng là phi lý quá độ. Đó là chưa nói bị truy tố, phạt tù ra trước tòa TQ.

Chưa bao giờ đàn anh TQ ngang ngược tới như thế, cụ thể là nhắm vaà ngư dân Việt Nam. Bởi vì luật cấm biển này áp đặt bởi tỉnh Hải Nam, chủ yếu là nhắm vào Biển Đông, và chủ yếu là -- gần là ngư dân Việt, và xa là ngư dân Philippines...

Thấy rõ, lệnh cấm biển này không nhắm vào ngư dân Nhật Bản, Nam Hàn...

Báo Người Lao Động trong bản tin tưạ đề “Trung Quốc lại có mưu đồ mới” hôm Thứ Tư 8-1-2014 ghi nhận về cuôc tập trận tháng 4-2014 sắp tới:

“Hơn 40 tàu tập trận hải quân ASEAN

Đô đốc Agus Heryana, Tư lệnh vùng IV Hải quân Indonesia, cho biết sẽ có ít nhất 40 tàu quân sự của 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại của ASEAN - gồm Mỹ, Nga, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản - tham gia cuộc tập trận chung ASEAN+8 vào tháng 4 tới.

Cuộc tập trận mang tên Komodo 2014 sẽ được tiến hành tại các vùng biển Batam, Natuna và Anambas thuộc Indonesia tiếp giáp với biển Đông. Với tư cách chủ nhà, Indonesia sẽ cử 5.000 binh sĩ và 12 tàu tham gia.”(hết trích)

Nghĩa là, ngoài vùng biển Đông. Tại sao không tập trận ở Biển Đông? Phải chăng, cuộc tập trận ASEAN+8 cũng nể mặt TQ, cũng sợ lệnh cấm biển của TQ, và trong đó cũng có tham dự của Hải quân TQ... Có trời mà hiểu. Nhưng thấy rõ, khối ASEAN lúc nào cũng lạnh cẳng với TQ.

Báo Tuổi Trẻ hôm 9-1-2014 qua bản tin “Tàu cá Trung Quốc liên tục ép tàu cá Việt Nam” đã ghi nhận rằng tàu TQ đột nhập biển VN nhiều hơn, ngang ngược ép tàu cá Việt hung bạo hơn.

Bản tin TT viết:

“Ngày 8-1, tại hội nghị tổng kết công tác biên phòng và xây dựng lực lượng năm 2013, Bộ đội biên phòng Đà Nẵng cho biết Trung Quốc thời gian qua đã tăng cường xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Năm 2013, Biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 516 lượt tàu cá vi phạm lãnh hải Việt Nam ở khu vực đông bắc Đà Nẵng, tăng 223 lượt so với năm 2012. Đáng chú ý, từ ngày 22 đến 28-5-2013, các tàu quân sự của Trung Quốc liên tục xua ép tàu cá ngư dân Việt Nam.

Theo đại tá Dương Đề Dũng - chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẵng, hoạt động xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam của tàu thuyền Trung Quốc đánh bắt trộm hải sản ngày càng tăng với mật độ dày hơn. Đồng thời các tàu này đi thành từng tốp đông 25-32 chiếc, có sự hỗ trợ của tàu vũ trang giả dạng, tàu vận tải, tàu cung ứng cho hoạt động đánh bắt khi vào sâu trong vùng biển của nước ta.

Trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, chánh văn phòng Bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẵng, cho biết biện pháp chủ yếu của lực lượng biên phòng khi phát hiện tàu cá Trung Quốc xâm nhập vi phạm chủ quyền là đưa lực lượng ra xua đuổi. “Chúng ta thực hiện chủ trương đối sách của Nhà nước là thân thiện, hữu nghị. Chúng ta cũng không nên gây căng thẳng, không phải chúng ta sợ hay mềm yếu nhưng phải tránh mắc mưu để họ tạo cớ gây hấn” - ông Quỳnh nói...”(hết trích)

Biển Đông hung hiểm vậy, cực kỳ hung hiểm.
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Xu hướng chính trị năm 2014

Nguyễn Hưng Quốc (Blog VOA)

Không có gì bất ngờ và khó tiên đoán bằng chính trị. Ngay cả những chuyên gia giàu kinh nghiệm và có nhiều thông tin nhất cũng không thể tiên đoán được sự sụp đổ nhanh chóng và dễ dàng của các chế độ cộng sản ở Nga và Ðông Âu vào những năm 1989-1991; cuộc khủng bố nhắm vào nước Mỹ năm 2001, từ đó, làm thay đổi hẳn cả tình hình thế giới, cũng như các cuộc nổi dậy làm sụp đổ các chế độ độc tài quân phiệt ở một số nước Trung Ðông và Bắc Phi cách đây mấy năm.

Không có ai cả.

Bởi vậy, tôi chả dại gì nhảy ra làm một tên tiên tri điên rồ cho năm 2014.

Tuy nhiên, tiên đoán là một chuyện. Phân tích các xu hướng vận động dựa trên các mâu thuẫn chính vốn có khả năng gây ra xung đột lại là một chuyện khác.

Nhìn trên phạm vi thế giới, một số bình luận gia cho mâu thuẫn chính cần được theo dõi trong năm 2014 tập trung vào một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Ðông (chủ yếu là Iraq và Syria) và Trung Quốc; cũng như vào một số vấn đề lớn như lãnh vực an ninh mạng (cybersecurity) và đặc biệt, sự phát triển của al-Qaeda (lực lượng khủng bố của người Hồi Giáo cực đoan).

Ở phạm vi các nước Ðông Nam Á, những vấn đề cần được theo dõi là cuộc cải cách ở Miến Ðiện, các biến động chống chính phủ ở Thái Lan và Campuchia, cuộc bầu cử Quốc Hội và tổng thống ở Indonesia, vấn đề nhân quyền và hợp tác kinh tế trong khu vực, và đặc biệt, tình hình trên biển Ðông cũng như các trò chơi siêu cường (super power game) giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến biển Ðông và các nước liên hệ.

Còn ở Việt Nam?

Về phương diện đối ngoại, mâu thuẫn chính chắc chắn vẫn tập trung vào mối quan hệ với Trung Quốc trên biển Ðông. Rất có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification Zone) trên con đường chữ U mà họ đã công bố từ năm 2009 như điều họ làm trên biển Hoa Ðông năm ngoái.

Dĩ nhiên, đối với biển Ðông, Trung Quốc sẽ dè dặt hơn biển Hoa Ðông. Trên biển Hoa Ðông, họ chỉ đối đầu với Nhật Bản. Trên biển Ðông, ngoài Việt Nam, Trung Quốc sẽ phải đối đầu với Ðài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines. Thật ra, cả năm đều khá yếu và đều không phải là đối thủ của Trung Quốc. Ðiều Trung Quốc sẽ cân nhắc là sau các nước ấy là Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN). Việc công bố vùng nhận diện phòng không trên biển Ðông có thể sẽ làm cho khối ASEAN trở thành đoàn kết hơn. Tuy nhiên, khả năng đoàn kết này sẽ bị giảm thiểu đáng kể khi Indonesia, quốc gia thường đóng vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc, đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp quyền lực do cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào tháng 7, 2014. Trước ngày bầu cử, chính phủ cũ của Tổng Thống Susilo Bambang Yudhoyono không còn cái thế để tập hợp lực lượng; sau ngày bầu cử, chính phủ mới cũng sẽ chưa đủ lực để đương đầu với Trung Quốc. Có lẽ đó sẽ là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc bộc lộ tham vọng làm bá chủ trên vùng trời ở biển Ðông.

Nếu Trung Quốc làm điều đó, chính phủ Việt Nam lại cũng sẽ tự kềm chế để không xảy ra xung đột. Việt Nam chưa sẵn sàng cho bất cứ một cuộc xung đột vũ trang nào với Trung Quốc. Họ lại tiếp tục nhịn. Nhưng việc nhịn nhục lại làm nảy ra một vấn đề khác: Họ sẽ bị dân chúng nhìn như những kẻ bán nước hoặc quá khiếp nhược và bất lực. Chắc chắn sẽ không hiếm người sẽ xuống đường biểu tình hoặc lên tiếng trên các diễn đàn xã hội chống lại Trung Quốc. Bản chất của chế độ sẽ bị thách thức nghiêm trọng trong việc đối phó với những sự chống đối chính đáng ấy. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ biến thành mâu thuẫn giữa chính phủ/đảng và dân chúng ở Việt Nam.

Có thể nói, ở Việt Nam, trong năm 2014, mâu thuẫn chính là những mâu thuẫn trong nội bộ, giữa những người Việt Nam với nhau.

Mâu thuẫn ấy thể hiện ở hai cấp độ: Một, giữa giới cầm quyền và dân chúng; và hai, trong nội bộ giới cầm quyền.

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa dân chúng và giới cầm quyền vốn đã có từ lâu. Chỉ có vấn đề là càng ngày nó càng trở thành trầm trọng. Trầm trọng ở hai khía cạnh: Một, những bất mãn của dân chúng càng lúc càng lớn và hai, những sự trấn áp của nhà cầm quyền càng lúc càng mạnh. Hai xu hướng ấy chỉ dẫn đến xung đột với một số điều kiện: Một, ngoài sự bất mãn, dân chúng còn được trang bị bởi ý thức cao về quyền công dân và được hỗ trợ bởi các tổ chức xã hội dân sự. Hai, nhà cầm quyền mất khả năng kềm chế trong việc trấn áp dân chúng. Ðiều kiện thứ nhất mới chỉ manh nha, giới hạn trong giới trẻ thuộc thành phần trí thức: Nó chưa đủ rộng và mạnh để dẫn đến các cuộc nổi dậy thực sự, dĩ nhiên, trừ khi xảy ra một hiện tượng đột biến nào đó làm thức tỉnh mọi người. Ðiều kiện thứ hai khó tiên đoán hơn vì khả năng kềm chế, một mặt, tùy thuộc giới lãnh đạo cao cấp nhất; mặt khác, tùy thuộc vào một số cá nhân thừa hành (ví dụ, một số công an có thể nổ súng bừa bãi vào đám đông biểu tình làm bộc phát sự phẫn nộ của dân chúng).

Thứ hai, mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền. Ðộc tài đảng trị khác độc tài cá nhân ở chỗ: Bao giờ nó cũng chứa đựng các mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ. Vấn đề chỉ là mức độ. Các mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản đã xuất hiện từ lâu, ngay từ lúc mới thành lập, nhưng hầu hết đều ở mức có thể kiểm soát được, và nhờ kiểm soát được nên cũng che giấu được. Những năm gần đây, nó vượt khỏi những giới hạn bình thường, trở thành công khai hóa, ai cũng thấy. Năm 2014 này, những mâu thuẫn ấy có nguy cơ bùng nổ lớn vì hai yếu tố: Một, đây là thời điểm bắt đầu cho cuộc chạy đua quyền lực trong đại hội 12 của đảng vào năm 2016; và hai, vụ án Dương Chí Dũng đang diễn ra tại Hà Nội có thể dẫn đến những chuyển biến bất ngờ.
Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Vinalines, tập đoàn kinh tế quốc doanh về hàng hải, người gây nên các vụ vỡ nợ cả hàng tỉ đôla, bị kết tội vì hai lý do: Một, tham nhũng, và hai, bỏ trốn. Chuyện tham nhũng không quan trọng bằng chuyện bỏ trốn bởi chuyện bỏ trốn gắn liền với hai chuyện khác: Ai đã mật báo cho ông về tin ông có thể bị bắt trước khi án lệnh được công bố; và ai đã giúp ông bỏ trốn?

Các lời khai của Dương Chí Dũng đã dẫn đến việc bắt giữ Dương Tự Trọng, em ruột ông, nguyên phó giám đốc công an Hải Phòng và phó cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công An. Nhưng quan trọng hơn, nó còn tiết lộ người báo tin mật cho ông không ai khác hơn là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, người được ông hối lộ cả hơn nửa triệu đôla. Xin lưu ý là Phạm Quý Ngọ là thượng tướng và là ủy viên trung ương đảng. Một số nguồn tin cho biết có thể cả Ðại Tướng Trần Ðại Quang, bộ trưởng Bộ Công An và ủy viên Bộ Chính Trị, cũng tham gia vào vụ hối lộ này.

Cho đến nay, công an và tòa án Việt Nam chưa hề lên tiếng gì về sự liên quan của cả Phạm Quý Ngọ lẫn Trần Ðại Quang nhưng dư luận từ trong đến ngoài nước đã xôn xao bàn tán rất nhiều. Nhà cầm quyền không thể che giấu được. Nhưng giải quyết một cách rốt ráo vụ án Dương Chí Dũng nhất định sẽ dẫn đến sự tranh chấp quyền lực ở cấp cao nhất trong guồng máy lãnh đạo của đảng (Bộ Chính Trị) của của chính quyền (chính phủ).

Có lẽ sự tranh chấp này sẽ là đỉnh điểm của tình hình chính trị Việt Nam trong năm 2014.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Chống tham nhũng cần nhà báo tự do
Tuesday, January 14, 2014 7:47:29 PM

Ngô Nhân Dụng


Quý vị đã theo dõi vụ Dương Chí Dũng ra tòa khai đã hối lộ cho tướng công an Phạm Quý Ngọ hơn nửa triệu đô la để chạy trong vụ ăn tiền ở công ty Vinalines mà không có kết quả. Ai cũng thấy, đây là một vụ hai phe trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng sản đấu đá với nhau để lòi ra một vụ đưa tiền mà không được đáp ứng. Ðây chỉ là cái đuôi của con quái vật tham nhũng mới ngó ngoáy xuất hiện, còn phần chìm trong bóng tối vẫn không ai được biết.

Ông Trần Quốc Thuận, từng là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện làm nghề luật sư ở Sài Gòn đã nhắc đến kinh nghiệm của những vụ án tham nhũng lớn trước đây, cho rằng cơ quan điều tra mà không được độc lập và có thẩm quyền thật sự thì khó lòng bắt được “đầu sỏ.” Ông nói, “Tôi biết gần đây muốn khởi tố một vị đương chức đương quyền, ít nhất là đảng viên cũng phải xin ý kiến cấp này cấp kia, nếu không cũng không dễ gì đụng đến người đó. Những cấp này cấp kia cấu kết với người tham nhũng lắc đầu thì sao?” Vụ điều tra tham nhũng nào cũng có “chỉ đạo” của những cấp cao, cấp dưới cứ theo đó là thi hành. Con quái vật tham nhũng là cả hệ thống đảng cộng sản từ trên xuống dưới, làm sao chống tham nhũng được? Ông Trần Quốc Thuận bây giờ mới nói: “Ðáng lẽ những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan điều tra cần có thẩm quyền độc lập, nếu khi cần bắt giam họ có thể quyết ngay không cần phải xin ý kiến.” Nhưng đảng cộng sản có bao giờ chấp nhận có một “thẩm quyền độc lập” nào đứng bên ngoài độc quyền lãnh đạo của Ðảng đâu? Chưa chấm dứt độc quyền cai trị của đảng Cộng sản thì không thể nào chống tham nhũng.

Vụ Dương Chí Dũng sôi nổi hơn hoàn toàn là nhờ áp lực dư luận trên báo chí, đặc biệt là các mạng. Nhưng sở dĩ báo chí dám đụng tới vụ này cũng vì trong nội bộ đảng Cộng sản đang đấu đá với nhau, dùng báo chí phơi bày các sự thật. Bỗng dưng, các nhà báo được phép công khai nói đến các vụ đút tiền hàng triệu Mỹ kim cũng chỉ vì họ có “chỗ dựa,” có thể nói là họ được thúc đẩy. Khi nào bên trong Bộ Chính Trị họ dàn xếp được với nhau để cho các vụ án chìm xuồng thì nhà báo cũng không còn ai dám viết nữa. Nhà báo đóng vai trò ăn theo, nói theo, vì các báo đều bị chỉ huy. Chỉ cần đảng Cộng sản ban lệnh, một tờ báo như Sài Gòn Tiếp Thị bỗng dưng đổi chủ, hàng trăm ký giả mất việc, mà không có luật lệ nào bảo vệ họ cả.

Báo chí đóng vai trò mạnh nhất trong việc bài trừ tham nhũng, nhưng có khi chính các nhà báo cũng bị đe dọa, mua chuộc và hối lộ, họ cũng nằm trong một hệ thống tham nhũng không khác gì các quan chức. Chỉ khi nào báo chí được hoàn toàn tự do, độc lập, về chính trị cũng như kinh tế thì mới đưa lên được những tiếng nói trung thực. Mà việc thanh tẩy làng báo phải do chính các nhà báo khởi xướng.

Chúng ta có thể nghe những kinh nghiệm ở Ðại Hàn Dân Quốc để rút ra một bài học, mai mốt áp dụng tại nước ta, khi chế độ độc tài sụp đổ. Một bài học là báo giới tự do cũng có thể sa đọa vì tham nhũng, mà độc tài sinh ra tham nhũng. Khi nào nhà báo diệt trừ được tham nhũng trong hàng ngũ của mình, họ sẽ đóng vai tích cực và hữu hiệu giúp cho xã hội trừ tham nhũng.

Trong cuốn Người Hàn Quốc, The Koreans, ký giả Michael Breen đã dành một chương nói về nạn tham nhũng, ông nói ngay đến nạn tham nhũng lan vào giới các nhà báo. Michael Breen đã sống hàng chục năm ở Hàn Quốc, quen biết các ký giả xứ này, ông được nghe chính họ tiết lộ. Ông cho biết, báo giới Nam Hàn xưa kia rất sống động và chính trực nhờ chế độ tự do ngôn luận; họ bắt đầu suy đồi từ khi Tổng thống Phác Chánh Hy (Park Chung Hee), cầm quyền từ năm 1961, muốn dần dần kiểm soát tất cả các sinh hoạt chiến tranh và kinh tế. Các quan chức không ra lệnh được nhà báo thì họ “đưa phong bì.” Các đại công ty (chaebol) cũng đưa phong bì. Dần dần, từ năm 1965 các nhà báo đã được giới kinh doanh chiếu cố tận tình, đến nỗi nhiều ký giả không cần lãnh lương nữa. Từ thập niên 1970, báo giới Nam Hàn có tự do nhưng không độc lập mà bị chi phối bởi các thế lực tài chánh và chính trị. Vì vậy, trong thập niên 1980 khi phong trào đòi tự do dân chủ bùng lên thì những tiếng nói đòi tự do ngôn luận là do giới trí thức và sinh viên kêu gọi, còn chính các nhà báo không khởi xướng.

Sau thời hai vị tổng thống quân nhân dân Ðại Hàn đã hãnh diện về thành quả kinh tế của họ, tưng bừng với Thế vận hội 1988, báo chí Nam Hàn mới bắt đầu thay đổi. Một tờ báo nhỏ đã bắt đầu việc phanh phui nạn tham nhũng trong chính làng báo. Báo Hankyoreh Shinmun, do các nhà báo độc lập thành lập năm 1988, sau khi nhiều ký giả chống chính quyền quân phiệt bị sa thải. Năm 1989 báo này khai ngòi nổ bằng tuyên ngôn “không nhận phong bì” từ các nhà chính trị và giới kinh doanh. Các ký giả chấp nhận số lương bằng một nửa những người làm cho các tờ báo lớn. Họ điều tra và phơi bày vụ một công ty địa ốc Hanbo hối lộ nhân viên tòa đô chính Seoul để được quyền khai thác “vòng đai xanh” quanh thủ đô - một dự án cũng lớn như dự án “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn” đình líu đến Dương Chí Dũng. Có 40 ký giả các nhật báo lớn ở Seoul bị tố cáo đã ăn tiền của tập đoàn Hanbo; và 21 ký giả nhận được 90 triệu nguyên (won, tiền Nam Hàn) trong vụ tham nhũng ở Bộ Y tế, Xã hội. Sau bài báo trên Hankyoreh, hai cơ quan truyền thông đã sai thải các ký giả dính líu. Phản ứng tích cực nhất diễn ra tại nhật báo Chosun Ilbo, một tờ báo xuất bản từ năm 1920, thời thuộc Nhật. Trong một phòng hội, 270 ký giả báo này đưa tay lên tuyên thệ sẽ không bao giờ nhận phong bì hay quà biếu nữa. Ðể bảo vệ đức thanh liêm cho ký giả, tờ báo này tăng lương và phụ cấp cho nhân viên khi họ đi công tác. Khi nhà báo cần mượn điện thoại, máy fax, chỗ làm việc tại những công sở hay nhà kinh doanh thì họ trả tiền thuê chứ không nhận ai giúp đỡ.

Hành động của nhật báo Chosun khởi xướng một phong trào trong báo giới Nam Hàn. Mọi người đã biết rằng nhà báo ăn hối lộ là mất tư cách, nay họ công khai tẩy rửa hàng ngũ để bạo vệ danh dự nghề nghiệp. Sau đó, mỗi ngày mở một tờ báo ra độc giả thấy đầy những vụ điều tra tham nhũng. Nạn nhân của tham nhũng biết có thể tin ở nhà báo, họ tìm đến kể chuyện. Giới chính trị cũng thay đổi. Tổng thống Kim Vĩnh Tam (Kim Young Sam, chữ Hán) bắt đầu việc kê khai tài sản và yêu cầu các người trong đảng ông cũng làm theo. Trong chính phủ có bảy ngàn công chức bắt buộc phải kê khai tài sản. Ông cũng chấm dứt việc nhận tiền các đại gia đóng góp vào quỹ tranh cử. Nhiều bộ trưởng cùng ông chủ tịch Quốc hội phải từ chức. Sau khi chính phủ mới nhậm chức mấy ngày, bộ trưởng Y tế phải từ chức, vì báo chí khui ra vụ ông đầu cơ nhà đất. Ðô trưởng Seoul mất chức, vì vụ vòng đai xanh. Phong trào chống tham nhũng lan sang cả hàng ngũ tướng lãnh mặc dù họ cưỡng lại, lấy cớ cần bảo vệ bí mật không cho tình báo Bắc Hàn biết. Giáo chức và giới điều khiển các đại học cũng bị thanh lọc, ngăn chặn nạn “chạy chỗ học” ông bộ trưởng Tư pháp mất chức vì nhà báo tìm ra con gái ông dùng quốc tịch Mỹ để được vào đại học, dùng chỗ dành cho du học sinh ngoại quốc. Dân Nam Hàn được chứng kiến cảnh hai ông tướng cựu tổng thống bị ra tòa, thú nhận họ còn đang giữ những quỹ tranh cử do các đại công ty đóng góp; ngoài những tội đảo chính và đàn áp sinh viên biểu tình. Ðến năm 1997, Tổng thống Kim Ðại Trung, Ðại Hàn Dân Quốc đã thay đổi, không ai có thể lật ngược tiến trình thay đổi đó.

Công cuộc chống tham nhũng tại Hàn Quốc không thể bắt đầu, và cũng khó thành tựu nếu không được báo giới tích cực tham dự. Nhưng nhờ đâu mà nhà báo có thể đóng vai trò “giám sát xã hội” của họ? Nhờ chế độ tự do dân chủ. Chỉ cần có tự do là báo giới sẽ tự động làm công việc tẩy rửa cho xã hội trong sạch hơn. Khi ngôn luận tự do, thế nào cũng có những nhà báo tự lo việc làm sạch sẽ hàng ngũ của chính họ. Vì danh dự tập thể, nhưng cũng vì muốn bảo vệ danh dự của chính mình. Hankyoreh Shinmun (Hàn Thải Lai Tân Văn) năm 1988 là một tờ báo nhỏ, mới ra đời, rất nghèo vì ít độc giả và không được các thương gia ủng hộ. Nhưng khi họ phất ngọn cờ bài trừ tham nhũng, bắt đầu ngay trong giới làm báo, thì các đại gia trong làng báo phải chạy theo. Tất cả chỉ vì quyền lợi của chính họ. Báo giới tự nhiên phải xung phong làm công việc chống tham nhũng vì dân chúng Ðại Hàn, vì các độc giả của họ muốn như vậy.

Chúng ta thấy trong câu chuyện này “phép lạ” của nếp sống tự do dân chủ và kinh tế thị trường. Thị trường gồm tất cả mọi người tiêu thụ, trong đó có các độc giả tiêu thụ dưới hình thức đọc báo. Khi các nhà báo đáp ứng theo nhu cầu của thị trường, họ phải cùng nhau tẩy rửa nạn tham nhũng. Vì cả dân tộc biết đó là một vết ô nhục trên bộ mặt quốc gia. Muốn được độc giả tin, muốn tờ báo phát triển, nhà báo bắt buộc phải giữ tư cách lương thiện, chính trực, và phục vụ công ích. Họ không cần phải được “giáo dục” hay bắt “học tập chủ nghĩa tư bản” mới biết việc gì cần làm. Như Adam Smith vạch ra trước đây hơn hai thế kỷ (1776), trong một xã hội theo kinh tế thị trường, mọi người cố gắng làm việc để mưu cầu lợi ích riêng; nhưng các công việc họ làm sau cùng sẽ tạo nên lợi ích chung của tất cả mọi người. Ðể cho dây liên hệ nhân quả đó thể hiện được, điều kiện đầu tiên là người dân phải được sống tự do.

Muốn chống tham nhũng, một xã hội phải sống tự do. Nếu dân Hàn Quốc tẩy rửa được nạn tham nhũng, dân Việt Nam cũng có thể làm được. Nhưng trước hết, người dân Việt phải được tự do quyết định lấy số phận của mình; không để cho một lũ tham ô chiếm độc quyền lãnh đạo.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

"]
Image

YouTube lễ Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa tại Saigon


Kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 1974 cua Viet Nam Cong Hoa, Nam Viet Nam. Hà nội biểu tình tưởng niệm Thiếu Tá VNCH Ngụy Văn Thà. Ông Thà là Hạm Trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ10), đã ra lệnh bắn vào chiến hạm Trung Cộng năm 1974. Dù đã gây thiệt hại nặng nề cho địch và gây tử thương cho nhiều sĩ quan cao cấp trên chiến hạm Trung Cộng, chiến hạm ông Thà bị dập chìm. Ông Thà ra lệnh di tản cho binh sĩ trên chiến hạm và ông ở lại chết chìm với Hộ Tống Hạm Nhật Tảo cua... Viet Nam Cong Hoa (Nam Viet Nam).

MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »


Image

Tin Rất Buồn Cho CSVN : Không còn nghi ngờ về nguy cơ Trung Quốc vỡ nợ
Nợ Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian ngắn kỷ lục : tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của


Nợ Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian ngắn kỷ lục : tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của Trung Quốc lên cao. Kịch bản Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian. Hậu quả sẽ tai hại hơn so với khủng hoảng ở Mỹ năm 2008-2009.

Hãng xe Pháp, Peugeot, chịu áp lực của chính phủ để mở cửa mời đối tác Trung Quốc, Đông Phương, tham gia vốn. Dù vậy các tờ báo dành khá nhiều chỗ cho Châu Á.

Phần trang kinh tế của tờ Libération mở ra với bức ảnh tháp Eiffel đồ sộ ngự tọa ngay giữa tại Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc. Đây là nơi được mệnh danh là một Paris thu nhỏ : Nhà ở được kiến trúc theo mô hình của khu phố Haussmann sang trọng tại Paris, tháp Eiffel, đồi Montmartre, Khải Hoàn Môn. Thông tín viên của tờ báo mở đầu bài viết bằng một câu hỏi : Phải chăng Trung Quốc đang theo chân Hy Lạp, trở thành một quốc gia nợ nần chồng chất ? Tháng trước Viện kiểm toán quốc gia công bố một bản báo cáo, theo đó tổng nợ công của Trung Quốc đã tăng 400 % trong bốn năm qua : Tỷ lệ nợ công so với GDP của nền kinh tế số 2 trên thế giới đang từ 17 % nhảy vọt lên thành 58 %.

Tích chung cả nợ của Nhà nước lẫn tư nhân, thì tỷ lệ này tăng từ 131 % năm 2008 lên thành 215 % vào năm 2013. Đành rằng nợ công của Trung Quốc không thấm vào đâu so với Nhật Bản (250 % GDP) hay của Hy Lạp (160 % GDP), nhưng các con số nói trên cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước Trung Quốc mắc nợ quá nhanh trong thời gian từ 4 đến 5 năm trở lại đây. Các con số nói trên càng đáng quan ngại hơn, khi biết rằng tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc có khuynh hướng giảm sụt.

Tại sao nợ công của Trung Quốc lại tăng vọt trong thời gian gần đây ? Tác giả bài báo trả lời : Đó là do thái độ ngông cuồng, tiêu xài quá trớn của các chính quyền địa phương. Trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ công ở cấp địa phương tăng thêm 67 %, đạt ngưỡng 2.200 tỷ euro.

Chỉ cách thủ đô Bắc Kinh có một giờ lái xe, khoảng 3 000 ngôi biệt thự sang trọng vẫn chưa tìm được chủ. Tại một thành phố khác ở miền đông bắc Trung Quốc thì có tới hàng chục ngàn căn hộ do chính quyền bỏ tiền ra xây để rồi « ngồi trên một núi nợ cao không thua gì dãy Hy Mã Lạp Sơn » ! Thế rồi vùng Nội Mông, thành phố Hàng Châu, hay tỉnh Hồ Nam, chính quyền cũng đang « dở khóc dở cười». Nơi thì ủy ban nhân dân thành phố không có sáng kiến nào hay hơn là dựng lên một chiếc tháp Eiffel cao 100 mét để phô trương sự phồn thịnh, chỗ thì đầu tư đến 10 triệu đô la để xây một bức tượng hình con cá khổng lồ ngay cổng vào của thành phố.

Libération nhận xét : Sự điên rồ đó không chỉ dừng lại ở các tỉnh lẻ, mà đã ngấm vào cả các thành phố lớn từ Bắc Kinh đến Vũ Hán, từ Trùng Khánh tới Quảng Đông … Hiện nay, cứ trên 100 tòa cao ốc đang được xây dựng trên thế giới thì có tới 60 công trình đang mọc lên tại Trung Quốc. Như lời một chuyên gia kinh tế người Mỹ đang làm việc tại Bắc Kinh, Michael Pettis, « một phần lớn các khoản đầu tư ở Trung Quốc được dùng để xây các tòa cao ốc không người ở, để kiến thiết những phi trường không bóng người qua lại hay những nhà máy vô dụng, để rồi nợ nần cứ tăng lên mãi ». Còn theo lời một người trong cuộc thì tình trạng nợ nần ở cấp địa phương Trung Quốc đã « hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát ». Không còn ai nghi ngờ về viễn cảnh Trung Quốc bị vỡ nợ. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian. Chuyên gia này nói thêm khi đó thì tác động sẽ còn nguy hại hơn so với những gì đã xảy ra tại Mỹ hồi năm 2008/2009.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Hoàng Sa Đã Là Của TQ?



Tác giả : Trần Khải
Hoàng Sa, Trường Sa đã trở thành của Trung Quốc?

Cuộc biểu tình tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa tại Hà Nội và Sài Gòn đã bị đàn áp thô bạo. Trong khi đó, TQ đưa ra chứng cớ nói rằng nhà nước Hà Nội đã từng công nhận Hoàng sa và Trường Sa là của TQ từ thế kỷ trước.

Nhà giáo Phạm Toàn, trong bài viết hôm 21/01/2014 trên mạng Bauxite VN tựa đề “Một viên đá bị cắt, những tiếng loa, và mấy cái đầu rỗng” kể về cuộc biểu tình ngày 19-1-2014 ở Hà Nội, trích:

“Ghi chép Chủ nhật 19-1-2014

...Chúng tôi đi chầm chậm dọc đường Tràng Tiền rồi ra vườn hoa Chí Linh. Chúng tôi lên thẳng chỗ tượng đài và thấy một bà cụ đang quét các ngóc ngách ở chân tượng. Quét xong, cụ nhìn chúng rôi ra vẻ tạm biệt và chống gậy con cón ra đi. Tôi giữ tay cụ, hỏi tuổi. Cụ bảo “hơn chín mươi rồi, ngày nào cũng ra đây quét chân tượng”. Lát nữa, chính tôi cùng những người đến tưởng niệm mỗi người một bông cúc trắng có băng đen in chữ tưởng niệm Hoàng Sa cũng đặt hoa tại chân tượng này nơi bà cụ không tên tuổi đã quét dọn sạch sẽ. Và khi cuộc lễ tưởng niệm còn chưa kết thúc, thì lại có hai người đàn bà trẻ hơn nhiều, vội vã đến đây “quét dọn”. Một trong hai người đàn bà trẻ tuổi ấy nói với người kia như ra lệnh, “quét mẹ nó hết đi”. Thật lạ lùng! Bà cụ già hơn chín mươi tuổi lưng còng kia chắc chắn không phải là sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Còn hai chị này: họ ăn lương của ai để làm công việc xúc phạm anh linh những liệt sĩ đã bỏ mình cho họ được ăn nói hỗn hào? Một xã hội khuyến khích những mụ công dân thủ đô có tâm hồn eo hẹp đến vậy, bảo làm sao không đẻ ra những quái thai có học vị bác sĩ Y khoa tên là Cát Tường?

Mở màn cho cuộc vui cười ra nước mắt là một ông quãng dăm chục tuổi. Anh ta đeo một chiếc loa, tay cầm micro, đến sát chúng tôi khi đó mới chỉ có dăm bảy người quây quần trò chuyện, lần lượt gí loa vào tận mặt chúng tôi để “mời các anh các chị đi chỗ khác, ở đây sắp thi công”. Được hỏi lại, anh ta chỉ vào sợi dây điện màu vàng nằm dưới nền gạch hoa, “đấy, chúng tôi sắp thi công”. Và rồi sau đó chừng dăm bảy phút thì họ “thi công” thật. Bụi đá bay mù mịt vì vừa cắt đá vừa cho cái máy phải gió gì đấy thổi cho bụi tung lên. Cùng lúc đó, cả chục cái loa di động cũng sa sả gí sát mặt đồng bào đến dự lễ tưởng niệm mà buông những lời lẽ với âm lượng tra tấn. Đấy là một hình thức tra tấn chứ còn gì nữa? Tra tấn bằng cách bắt nghe tiếng ồn cùng những lời lẽ khó nghe. Tra tấn là như thế, chứ còn gì nữa?

Thấy cái anh gọi loa đó cứ quanh quẩn gần bên, tôi nói đùa, “anh là người Tàu phải không? Quảng Đông hay Quảng Tây?” Mọi người cười ồ lên. Anh ta đi sang nhóm bên cạnh tôi. Nghe có tiếng người hỏi anh ta, “hôm nay anh được trả mấy trăm?” Có anh còn rút ra tờ năm trăm ngàn giơ trước mặt anh ta nữa...

...

Cá nhân tôi thì đã xác định lập trường vì biết rõ bọn chúng từ lâu rồi. Dẫu sao, sớm chủ nhật Mười Chín Tháng Giêng Hai Ngàn Không Trăm Mười Bốn này, chúng ta vẫn kỷ niệm được dù không trọn vẹn ngày Hoàng Sa thất thủ và cũng vẫn dâng được hương hoa tới những liệt sĩ đã lưu danh muôn đời cho Tổ quốc, cho dù các anh có bị gán ghép là “NGỤY”...”(hết trích)

Một bản tin trên BBC hôm Thứ Hai 20-1-2014 đưa tựa đề như một câu hỏi “Miền Bắc có tuyên bố Hoàng Sa của TQ?” trong đó, cho biết:

“Năm 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc có công bố một tài liệu với tên gọi "Chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa".

Tài liệu này có một tiểu mục với tựa "Sự man trá của chính quyền Việt Nam", trong đó chỉ ra những bằng chứng cho thấy trước năm 1979, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhiều lần tuyên bố Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Ngoài công hàm gây tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, tài liệu này còn dẫn nhiều tuyên bố của các quan chức chính phủ miền Bắc, trong đó có của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm:

"Ngày 15/6/1956, trong khi tiếp đại diện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói với ông rằng: "Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc."

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ ra một tuyên bố khác vào năm 1965 của miền Bắc:

"Trong tuyên bố ngày 9/5/1965 về việc chính phủ Mỹ quy định vùng chiến sự cho lực lượng của họ tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói... 'Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã chỉ định... một phần của lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quần đảo Tây Sa của Trung Quốc làm "vùng chiến sự" của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ'."

Cuốn sách "Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" của ông Lưu Văn Lợi do Nhà xuất bản Công an Nhân dân Hà Nội phát hành năm 1995, xác nhận cả hai tuyên bố này:

"Việc nói Tây Sa là của Trung Quốc trong bản tuyên bố của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong tuyên bố năm 1965 về việc Mỹ quy định khu vực chiến đấu của quân Mỹ hay câu nói của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây sa là có thật," ông Lợi viết.

Ngoài ra, tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn kèm theo một tấm bản đò thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản năm 1972 trong đó ghi Tây Sa và Nam Sa theo tên Trung Quốc.

Tài liệu này còn nói các bản đồ của miền Bắc trong các năm 1960 và 1974 cũng ghi rõ Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc...”(hết trích)

Bản tin BBC cũng phỏng vấn sử gia, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, về những tài liệu này...

Tất nhiên, sử gia họ Dương bênh vực chủ điểm Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Nhưng các lý luận của sử gia họ Dương như dường không vững vì làm sao xóa đươc giấy trắng mực đen như thế.

Đặc biệt, sử gia Dương Trung Quốc có lời như trách móc ông Hồ và Đảng CSVN: “...những quan hệ được xây dựng từ trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp thì có thể tạo ra một điều mà tôi có thể nói thẳng là sự mất cảnh giác. Đó là chỗ mà người Trung Quốc, vốn thâm hiểm, muốn khai thác.”

Chúng ta không biết lịch sử dân tộc rồi sẽ dẫn tới đâu... Nhưng các lỗi lầm lớn như thế không thể xóa đi bằng cách bịt miệng toàn dân.

May ra, may ra... một hội nghị Diên Hồng mới, nơi mọi người dân đều có quyền có tiếng nói, nơi những tù nhân lương tâm hiện nay đươc trả tự do và đươc mời cùng góp ý... những sai lầm của ông Hồ và Đảng CSVN mới có thể bỏ qua để cùng dồn sức cho một cuôc chiến toàn dân giữ đảo, giữ biển, giữ đất.

Ngắn gọn, không thay đổi chế độ, không đi theo chuyến biến dân chủ hóa như Miến Điện, không trải thảm mời Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều người nưã ra tù để chung sức giữ nước... tội bán nước của ông Hồ và CSVN không chạy đi đâu khỏi.

Lịch sử đang viết từng ngày. Có khi chỉ sai một ly, chỉ gọi là Tây Sa và Nam Sa có một lần, là mất vĩnh viễn những gì cực kỳ quý báu của dân tộc.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Bá Ngọ Tướng Công An

Image
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an
Trước thềm năm mới con ngựa (Giáp Ngọ 2014) không có gì gọi là quá đáng khi phải dùng vài tiếng Đan Mạch để trân trọng gọi đến các ông tướng của bộ công an của cộng sản Việt Nam, đại khái như:

“Bá Ngọ Tướng Công An.”

Như một định luật bất di bất dịch, trong suốt 96 năm qua - từ cách mạng tháng 10 năm 1917 ở Liên Xô - đảng cộng sản muốn tồn tại thì không thể thiếu lực lượng công an, mật vụ. Cộng sản và công an là hai tổ chức có sự tương quan, hổ trợ rất cần thiết. Nói theo văn chương bình dân, nôm na là: Cộng sản phải đi cặp với công an y như (thịt) chó và mắm tôm - một đàng thì măng-giê “ca-ca”; một đàng thì xông mùi khắm thầy chạy - Thịt chó cần có mắm tôm và ngược lại…

Nhìn các diễn tiến gần đây dưới chế độ csvn thì chúng ta có thể kết luận khá chính xác là “chuyện tướng công an Việt Nam thuộc loại chuyện chỉ có ở Việt Nam” – Đây là chuyện thật, người thật chứ không phải chuyện nói đùa lúc trà dư tửu hậu.

Ai đời, chỉ riêng bộ “cứt gà” công an của csvn có tổng cộng 180 tên tướng đực và 1 tướng gái (Thiếu tướng gái Bùi Tuyết Minh - Giám đốc Công an Kiên Giang). 180 tướng công an này của bộ công an Việt Nam đủ để chỉ huy lực lượng công an toàn thế giới chứ chẳng riêng gì lực lượng công an Việt Nam. Cũng nên biết thêm, dưới thời VNCH 1954-75, với quân lực 1 triệu lính và 100 ngàn cảnh sát chỉ vỏn vẹn có 170 ông tướng. Con số này đã kể cả các ông tướng của Tây để lại, tướng giáo phái, một số tướng thật tốt nghiệp từ các trường Võ Bị của QLVNCH đang tại chức, đã tịch, hay đã về hưu. Trong số này chỉ có đếm được trên đầu ngón tay tổng cộng 6 ông tướng cảnh sát gồm:

Thiếu Tướng (2 sao) Nguyễn Khắc Bình,
Chuẩn Tướng (1 sao) Trương Bảy,
Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Giàu,
Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu,
Chuẩn Tướng Trang Sĩ Tấn,
Chuẩn Tướng Huỳnh Thới Tây.
(Theo “Lược sử Quân Lực VNCH – 2011” của Trần Ngọc Thống và Hồ Đắc Huân)

Đầu tiên, thử nhìn vào cơ cấu tổ chức của bộ công an qua riêng 2 chức vụ cao nhất của cái bộ cứt gà này: Chức Bộ trưởng và chức Thứ trưởng Bộ công an.

Bộ trưởng Công an:
Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Đại biểu Quốc hội.

Thứ trưởng công an (có tổng cộng tới 7 tướng):
Gồm có 1 Thứ trưởng thường trực và 6 Thứ trưởng khác (không thường trực?! – Mà tại sao lại cần tới 7 tướng thứ trưởng?!)

Thứ trưởng thường trực:
1- Thượng tướng Đặng Văn Hiếu - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Đại biểu Quốc hội.

Các Thứ trưởng khác (6 / sáu tên?!):
1- Thượng tướng Lê Quý Vương - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
2- Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
3- Thượng tướng Phạm Quý Ngọ - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
4- Trung tướng Bùi Quang Bền - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
5- Thượng tướng Trần Việt Tân - Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương.
6- Thượng tướng Bùi Văn Nam - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.

________
Phụ chú:

“Hàm” sĩ quan của vi-xi theo “tứ chế” (mỗi cấp chia làm 4 bậc - khác với cấp bậc của sĩ quan QLCNCH). Đó là:

Thiếu úy, Trung úy, Thượng úy, Đại úy
Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá
Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng
(Cấp tướng của QLVNCH đầu tiên cũng theo “Tứ chế” cho đến năm năm 1964, sau khi Nguyễn Khánh "chỉnh lý," đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng thành 5 bậc Tướng: Chuẩn Tướng, Thiếu tướng, Trung tướng, Đại Tướng, Thống tướng).

*

Thòng theo mỗi cái “hàm” tướng của cái đám công an đầu xỏ này, nếu để ý quý vị sẽ thấy anh nào cũng có đeo theo cái bùa đảng vị không thể thiếu sót “Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.” Y chang như cái đuôi “Định hướng xã hội chủ nghĩa!” Như vậy, khi nói chuyện thịt chó (cs) và mắm tôm (ca) cứ tưởng đang nói chuyện đùa nhưng là chuyện rất thật!

Trước đây, thời kỳ lực lượng nhân dân võ trang vẹm còn dùng giáo mác tầm vông vạt nhọn và vài khẩu mút-cà-tông, cách thăng cấp tướng của Hồ chí Minh rất rừng rú, xem ra không giống bất cứ một con giáp nào trong sách vở, quân sử thế giới: “Đánh thắng thiếu tướng thì thăng thiếu tướng. Đánh thắng trung tướng thì thăng trung tướng. Đánh thắng đại tướng thì thăng đại tướng…” Chả vậy, năm 1954, Võ Nguyên Giáp dù chưa (không) học đến nửa ngày ở các trường quân sự, được HCM thăng cấp Đại tướng vì đã đánh thắng Đại tướng Pháp Jean de Lattre de Tassigny (nên biết năm 1950 De Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương; các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông De Lattre de Tassigny là "Đại tướng 5 sao / Général d'Armée).

Bây giờ nói về một số tướng công an vừa được thăng cấp tướng điển hình nổi bật nhất trong đám tướng chỉ huy công an nhân dân đánh vỡ mặt nhân dân, lấy giấy đạp lên mặt nhân dân giữa chợ ban ngày trời sáng, “làm việc” và đánh chết bầm xác nhân dân lúc còn “tạm giam…” (Công an đánh thẳng tay nhân dân cho nên tên gọi là “công an nhân dân” là vậy! Có thấy đánh thắng tướng địch nào ở đâu?):


1-Thượng tướng công an Phạm Bá Ngọ

Ngày 22.7.2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Hèn đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho Trung tướng Phạm Bá Ngọ - Ý quên. Xin noái lại cho đúng tên là Trung tướng Phạm Quý Ngọ, của lực lượng Công an nhân dân. Ông Ngọ với có cái mặt như dáng mặt ngựa có lẽ vì vậy mà ông đã được bố mẹ thân mến “coi mặt bắt hình dong” đặt tên cúng cơm là “mặt ngựa!” (xin coi ảnh anh bá Ngọ ở trên).

Chuyện Phạm Quý Ngọ được thăng hàm Thượng tướng có nhiều chuyện to lớn và dài như d.. ngựa để nói (không phải là chuyện nhỏ dễ che đậy bằng vải thưa, dễ bỏ qua đâu!):

Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là để chứng minh cho rõ ràng việc tướng mặt ngựa có ăn tiền hối lộ của Dương Chí Dũng 510 ngàn đô la hay không không phải là chuyện quan trọng (?!) Mọi chuyện rồi sẽ như nước chẩy qua cầu… Vì của quý của ngựa nhà ta đã có chỗ tựa rất bình an vô sự.

Chao ôi! Cái nghịch lý muôn thuở của cs luôn luôn tìm mọi cách để sỉ nhục sự thông minh cùa con người.

Ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản Ttrị Vinalines, đã lãnh án tử hình vì tội “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế và Tham ô tài sản lên tới 3.2 tỳ đô la.”

Trong lúc vụ án Dương Chí Dũng tham nhũng bạc tỷ này đang được điều tra thì Dương Chí Dũng chạy trốn cái vèo sang mãi tận xứ Campuchia. Dương Chí Dũng bị bắt giải về Việt Nam và tiếp tục bị xử. Các chi tiết tiếp theo ở phàn dưới cho thấy vụ án Dương Chí Dũng có liên quan rất thân thiết với tướng công an mặt ngựa.

Theo trang điện báo “thanhnien.com.vn” và “petrotimes.vn/news” ngày 7.1.2014, Hội đồng Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử bị can Dương Chí Dũng trong vụ tham nhũng bạc tỷ ụ tầu Vinalines. Trong phần xét hỏi, bị cáo Dương Chí Dũng nói:

“Tôi là bị cáo trong một vụ án khác và phải chịu mức án cao nhất nên tôi chẳng có gì phải giấu giếm và sẽ khai thật.”

Theo đó Dương Chí Dũng khai thật là vào chiều 29.4.2012, hai vợ chồng Dương Chí Dũng xuống thăm Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ tại Tuần Châu (tỉnh Quảng Ninh). Khoảng 14 giờ chiều thì gặp được vị này và trình bày hoàn cảnh về vụ việc xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam rằng mình không trực tiếp ký bất kỳ văn bản quan trọng nào. Tại nơi nghỉ của Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, Dương Chí Dũng biếu quà 10.000 USD.

Tối ngày 2.5.2012, Dương Chí Dũng gọi điện thoại cho Thứ trưởng bá Ngọ và được ông này cho biết đang ở nhà. Khi đến nhà gặp thì ông Ngọ bảo Dương Chí Dũng xuống quán nước dưới tầng 1 của tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt để gẵp, sau đó lại được bảo Dương Chí Dũng lên trên nhà. Lần này Dương Chí Dũng có mang theo 500.000 USD (nặng 5 kg). Khi lên nhà thì vợ Thứ trưởng Bộ Công an Quái Ngọ dẫn Dương Chí Dũng vào phòng khách và pha nước mời uống. Sau đó ông bá Ngọ đề nghị Dương Chí Dũng nên mua một cái “sim rác” để liên lạc cho dễ (khó bị theo dõi). Theo lời Dương Chí Dũng, toàn bộ số tiền 500.000 USD đều là tiền vay mượn của một số người quen để biếu vị cán bộ cấp cao (thứ trưởng) Bộ Công an. Ông Dũng cho biết việc đến gặp và biếu quà này để ông Thứ trưởng thông báo "những tin tối mật" về vụ án cho Dương Chí Dũng, và giúp chạy án sao cho nhẹ tội.

Bá Ngọ đã thông báo ngầm cho Dương Chí Dũng phải chạy trốn ngay sau khi bộ công an có ra quyết định bắt giam Dương Chí Dũng. Dương Chí Dũng liền tức thì tầu thoát qua Campuchia, nhưng lại bị bắt ở đây (?) Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông bá Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng về tới “TP Hồ Chí Minh,” Dũng vẫn khai như vậy.

Thực ra, với những tình tiết Dương Chí Dũng khai trước Tòa, người ngoài nghe thì sẽ thấy có vẻ đơn giản và việc mang tiền đi biếu xén, việc gọi điện thoại thông báo cho nhau như chuyện bình thường trong đời sống của mọi người (?) Nhưng họ không hiểu rằng, ông Phạm Quý Ngọ khi ấy là “Trưởng ban Chuyên án Vinalines,” là người đề xuất các “biện pháp nghiệp vụ” đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng. Nhất cử nhất động của Dương Chí Dũng bá Ngọ đều biết. Không đời nào ông lại dại dột dùng điện thoại riêng của mình hoặc mượn điện thoại ai đó gọi cho Dương Chí Dũng. Và chính ông là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ huy việc lùng bắt. Một hài kịch diễn rất vụng về của tướng công an bá Ngọ ăn tiền hối lộ.

Việc Dương Chí Dũng mang 500.000 đô la đến nhà ông Ngọ mà lại qua mắt được lực lượng theo dõi thì quả thật là rất lạ! (mà chế độ cs có còn nhiều chuyện lạ hơn nữa kìa! Chuyện nhỏ này có cái quái gì đáng gọi là “quá lạ.” Xách một túi tiền nặng 5 kg giấy (500,000 đô la) không phải là chuyện nhẹ nhàng thong thả như đi mua phở hay thịt chó. Hơn thế nữa Dương Chí Dũng lại ngang nhiên mang đến nhà riêng Thứ trưởng Bộ Công an, thì xem ra tình huống này có vẻ chuyện của những người trong nhà chứ chẳng chơi! Đảng csvn, công an và truyền thông lề phải cs cứ tưởng 90 triệu dân Việt đều u mê ngớ ngẩn, mù lòa ngu đần như cs.

Sự thể bây giờ đã rõ ràng như thế này, vậy mà ông bá Ngọ vẫn bình chân như vại, lại còn hào sảng nói rằng:

"Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ."


2- Đại tướng Trần Đại Quang

Theo trang điện báo lề phải “laodong.com.vn.” sáng 29.12.2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Nước Trương Tấn Hèn đã trao Quyết định thăng quân hàm từ thượng tướng lên đại tướng đối với đồng chí Trần Đại Quang- Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

Chủ tịch Nước Trương Tấn Hèn nhấn nhẹ và sau đó nhấn mạnh:

(nguyên văn)
“Đây là niềm vinh dự lớn của đồng chí Trần Đại Quang, niềm vui chung của cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Công an nhân dân, đồng thời là sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với công lao đóng góp, sự tiến bộ, trưởng thành của đồng chí Trần Đại Quang và lực lượng Công an nhân dân nói chung.”

Bộ trưởng Trần Đại Quang bày tỏ:

(nguyên văn)
“… chân thành cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với lực lượng Công an nhân dân nói chung với cá nhân bộ trưởng nói riêng…. sẽ tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vì an ninh tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; tiếp tục cùng với tập thể Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an tích cực nghiên cứu, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước và Chính phủ chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị xã hội; phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ với Quân đội nhân dân, các bộ, ngành địa phương, các tổ chức chính trị- xã hội và dựa vào nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.”

Đây là một chiêu tung hứng thật đẹp! “Dựa vào nhân dân” để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “bảo vệ Đảng…” Dân có bao giờ muốn có cái đảng chết tiệt này đâu mà có chuyện “phải cần bảo vệ đảng.”


3- Thượng tướng Bùi Văn Nam.

Trang báo điện tử “Chinhphu.vn,” Ngày 22.10.2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Hèn đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng cho đồng chí Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Cùng dự có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Công an.

Trao quyết định thăng hàm Thượng tướng và giao nhiệm vụ cho đồng chí Bùi Văn Nam, Chủ tịch nước nêu rõ:

(nguyên văn)
“Đây là niềm vinh dự của đồng chí Bùi Văn Nam, là niềm vui chung của lực lượng Công an nhân dân, đồng thời cũng là sự đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với công lao đóng góp, sự tiến bộ, trưởng thành của đồng chí cũng như của lực lượng Công an nhân dân.”

Đáp lại lời chủ tịch nhà nước, “đồng chí Thượng tướng” Bùi Văn Nam đã phát biểu bày tỏ xúc động gần rớt nước… dãi (kinh thật!):

(nguyên văn)
“… Được lãnh đạo Đảng, Nhà nước tin tưởng giao trọng trách, khẳng định sẽ hết lòng phụng sự Tổ quốc, trung thành với Đảng, thường xuyên tu dưỡng phấn đấn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vì an ninh Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân; tiếp tục cùng tập thể Đảng ủy Bộ Công an và lãnh đạo Bộ Công an thực hiện thắng lợi nhiệm vụ an ninh quốc phòng giữ vững ổn định chính trị xã hội…” (Bull...)

Việc thăng tướng ào ào là chuyện nội bộ csvn, nhưng cứ nghe lời phát biểu của 2 ông tướng lớn này khi nhận chức thì thấy lời lẽ của các cấp lãnh đạo cs giống như một đoạn băng “cassette” thu sẵn và phát lại mỗi ngày trên loa phường” Có gì khác gì đâu? Các “cụm từ” đã mất hết “ép-phê” của cs như đảng, nhà nước, nhân dân, tổ quốc bị “hấp diêm” nhiều lần vô tôi vạ.

Để thay đổi không khí cho lành mạnh và thực tế hơn, người viết xin phép sửa lại lời phát biểu của 2 ông tướng công an nhân rân một ít cho phù hợp với cái tâm trạng chung của đồng bào trong nước muốn bày tỏ:

”… Trung với đảng, đàn áp, đạp mặt, bịt mồm dân tận mạng; nhiệm vụ nào cũng đạt quá chỉ tiêu; khó khăn nào cũng chui qua mạnh giỏi; kẻ thù (lạ) nào cũng lẩn trốn né tránh…”

Với thành tích đúng “khuôn thước” CAND như vậy thì được phong tướng là đúng rồi. Chạy đâu cho khỏi. Dân ta đã nhớ mặt các tên tướng công an này rõ rồi để còn có chuyện “làm việc” sau này khi…


4- Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (chỉ huy vụ cưỡng chiếm Tiên Lãng)

Theo “anhhaisg.blogspot.com,” ngày 13.7.2013:

“Bộ Công an đã long trọng tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thăng cấp bậc hàm cấp Thiếu tướng cho ông Đỗ Hữu Ca - Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP. Hải Phòng. Buổi lễ ngày thăng chức 13 tháng 7 này tại Hà Nội, dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Ông Đỗ Hữu Ca, nguyên đại tá, giám đốc công an Hải Phòng, vừa được thăng lên hàm Thiếu tướng theo quyết định của thủ tướng chính phủ, là người đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ huy vụ cưỡng chế đất gây xôn xao dư luận đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng, năm 2012.

Ông Đỗ Hữu Ca Ông Ca là người có mặt tại hiện trường để chỉ huy vụ cưỡng chế năm 2012 tại Tiên Lãng. Ca ca gây được nhiều sự chú ý của báo chí và dư luận vì những phát biểu về vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng. “

Khi trả lời báo điện tử “VnMedia” được đăng tải ngày 8.1.2012, ông tướng Ca ca này đã thể hiện được cá tính đặc biệt của “công an cộng sản” trong việc phối hợp giữa công an và quân đội trong vụ cưỡng chế đất. Mặc dù có sau này Tòa án Nhân dân TP Hải phòng phán quyết là có nhiều sai trái từ phía chính quyền và cũng sau này nhiều quan chức địa phương đã mất chức và phải ra tòa. Tuy vậy, Ca Ca vưỡn hùng hồn bố láo bố lếu mô tả sự cưỡng chiếm đất Cống Rộc theo “sách vở” của chính quan nhớn Ca ca nghĩ ra là:

(nguyên văn)
"… Hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách."

Oái oăm lắm thay! Việc Ca ca được thăng tướng có tác dụng như một cái tát vào dư luận quần chúng vẫn cương quyết cho là sự cưỡng chiếm quái đản man rợ này có nhiều sai trái và lạm quyền. Đau hơn nữa là buổi lễ thăng chức cho ông Ca ca được tiến hành chỉ vài tuần trước phiên tòa phúc thẩm của ông Đoàn Văn Vươn được dự tính sẽ bắt đầu vào ngày 29.7.2013.

Nên biết thêm, trong vụ cưỡng chiếm ở Tiên Lãng, đã có 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị thương, 6 người dân bị bắt và bị khởi tố, việc thu hồi đất bị hủy bỏ, 5 cán bộ địa phương bị đình chỉ công tác và bị cách chức.

Tóm lại, đối với cả 3-4 ông tướng được thăng cấp, việc trung với đảng, hèn với giặc, đàn áp và ác với dân tận mạng (miễn sao ác với dân mà có lợi cho Đảng), nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng ráng chui qua, kẻ thù “lạ” nào cũng lẩn trốn, né tránh… thành tích như vậy thì được thăng cấp tướng là đúng quá rồi.

Sau khi lên tướng rồi, hy vọng ông Ca-ca sẽ ăn nói dè dặt hơn, không bố láo bố lếu huyênh hoang một tấc tới trời nữa. Nhất là khi đối xử với nông dân yếu đuối không có gì để tự vệ, sẽ bớt man rợ, bớt ngu xuẩn dại dột. Ông Ca ca cũng nên, nhận dịp này, cảm ơn ông Đoàn Văn Vươn đã tạo điều kiện dễ dàng cho ông có thành tích tốt để được lên tướng bởi một cuộc "chiến đấu" rất an toàn. Không đến nỗi quá gian khổ như “bộ đội” ngày trước phải vượt Trường sơn dưới mưa bom B-52 của Mỹ ngụy.

Ngoài ra, vì đã rao thành tích qua bản kịch tự biên tạm gọi là “Binh Pháp Cưỡng chế” kiệt xuất của tướng Ca ca. nhân dân ta đề nghị đảng vinh quang ta, ngày mai, đặc biệt cử tướng Ca ca và cái đám công an CSCĐ tham gia cưởng chiếm Cống Rộc lại chèo thuyền nan để bí mật áp sát mục tiêu… Hoàng sa. “Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong” thế nào để cưỡng chiếm lại Hoàng sa y chang như đã cưỡng chiếm lại đất Cống Rộc của Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng… thì thủ tướng thợ chích mông sẽ phong Ca ca lên trung tướng luôn một thể cho rạng danh công an Việt Nam.

Me kiếp. Ca ca Không biết ngượng là gì nữa bởi vì bộ phận ngượng trong người Ca ca đã được tháo ra rồi? Chỉ có nước nói dóc tổ pha trò dở là tài (dóc tổ cỡ này có thừa “thông tin” để có thể “Viết thành sách” được!)…

Xem lại, theo tin trên giấy trắng mực đen của báo lề phải trong nước thì 4 ông tướng công an này lên chức hoàn toàn theo luật rừng, loạn cào cào của csvn:

Trần Đại Quang, Phạm Văn Ngọ và Bùi Văn Nam được thăng tướng theo quyết định của chủ tịch nhà nước Trương Tấn Hèn
Đỗ Hữu Ca thì lại được phong tướng theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngoài ra cần nhớ lại là ngày 24.12.2012. theo báo Công an Nhân dân (congan.com.vn/ ), Bộ Công an Việt Nam đã làm lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho 48 sĩ quan cấp lãnh đạo trong ngành công an lên nhận hàm cấp tướng, trong đó có 14 thiếu tướng công an được thăng lên trung tướng và 34 đại tá được thăng lên thiếu tướng Chủ tịch nhà nước ở phương vị nghi lễ (ceremonial) làm quái gì mà có quyền mà cũng phong tướng xả láng cho đàn em thuộc vây cánh phe ta như vậy? Thủ tướng không chịu kém cơ, cũng ra quyết định thăng “hàm” tướng ào ào để cũng tăng cường cho vây cánh phe ta? Ai lãnh đạo ai? Ai chỉ huy ai? ở cái xứ cs lạc hậu rừng rú?
________
Phụ chú:

Ở xứ Hoa Kỳ, Tổng thống trên danh nghĩa là “Tư lệnh tối cao của quân lực (Commander-in-Chief) sẽ đề nghị (nominated) các sĩ quan được thăng cấp tướng theo sự cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng và các Bộ trưởng Lục, Hải Không quân trược thuộc Bộ Quốc Phòng; và được Thượng viện chấp thuận (confirmed). Cấp số sĩ quan được thăng tướng căn cứ trên các chỗ trống do các tướng tại chức đã được thăng lên cấp cao hơn hay về hưu.

(trích nguyên văn)
General officers (also known as “Flag Officiers”) are nominated for promotion by the President of the United States, and confirmed by the Senate. You can't get more "political" than that. The services hold in-service promotion boards to recommend officers for general officer promotion to the President. When vacancies occur (a general officer gets promoted or retires), the President nominates officers to be promoted from these lists (with advice from the Secretary of Defense, Secretary of the applicable service, and the Service Chief of Staff/Commandant)
Source: http://usmilitary.about.com/od/promotio ... erprom.htm.
(hết trích)

*

Nổi bật đặc biệt, bên hành lang Quốc hội chiều 28.10.2013, Đại biểu QH Đỗ Văn Đương – Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã trao đổi với phóng viên về trách nhiệm của công an cấp cơ sở trong phát hiện, đấu tranh, “phòng chống” tội phạm như sau:

Câu hỏi (của phóng viên):
- Thưa ông, lực lượng công an được phong tướng rất nhiều, ông nghĩ gì khi số lượng tướng nhiều như thế mà tình hình vẫn phức tạp?

Trả lời (của Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương):
- Đất nước mình còn đang ở tình trạng khó khăn. Tướng thì phải ra trận mạc chứ nhà văn, nhà báo, giám đốc doanh nghiệp làm kinh tế ở thành phố thì phong tướng làm gì? Theo tôi, những “đối tượng" (được thăng tướng) đó đã có sẵn các hình thức khác để tôn vinh. Dư luận thì nói có (tệ đoan xã hội, chuyện xấu xa), mà rõ ràng là có ma túy, có mại dâm mà sao công an phường không biết được? Chưa nói là (tệ đoan xã hội) đã có bao che hay không nhưng nếu nói là không biết cũng là thiếu trách nhiệm hoặc “năng lực” (khả năng) kém. Quản lý trên địa bàn trách nhiệm mà tình hình càng phức tạp hơn thì rõ ràng không hoàn thành trách nhiệm rồi (tại sao lại được thăng tướng nè trời?)

Còn nhận định nào đúng hơn. Thời kỳ còn chiến tranh có biết bao nhiêu người xông pha trận mạc phải “sinh Bắc tử Nam” chẳng được phong chức. Bây giờ trong hòa bình, các bố công an sống hưởng lạc trên xương và máu của nhân dân thì lại được phong tướng như lá mùa thu. Như đã thấy, chẳng riêng gì ngành công an nhân rân, Lê Phúc Nguyên Tổng biên tập báo Quân đội Nhân Dân cũng mang “hàm” trung tướng (?) Báo “Quân đội Nhân dân” còn có 4 phó tổng biên tập đều mang “hàm” đại tá là các ông: Hà Mạnh Tường, Phạm Văn Huấn, Hồ Anh Thắng và Nguyễn Kim Tôn. Nay mai, các bố nhà báo lố này rồi sẽ đồng loạt lên thành 4 thiếu tướng cho mà xem. Hãy chờ bản cũ soạn lại. Trước đó, Ngày 16 tháng 7 năm 2010, nhà văn (Nguyễn) Hữu Ước Tổng biên tập báo ngành công an cũng được Thủ tướng Chính phủ quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng. Đến ngày 19.7.2013, Hữu Ước được chuyển sang làm Tổng Biên tập “kênh” truyền hình Công an nhân dân.

Trước đây, ngay sau ngày cướp miền Nam 1975, bài bản tuyên truyền của đảng cs luôn huênh hoang:

“Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng. Ra đến đầu ngõ đã gặp anh hùng.”

Sau đó, dân khố rách áo ôm nghe cái điệp khúc bo-bo khó nuốt này quá chán ngán đã than là:

“Đất nước Việt Nam đầy công an. Ra đến đầu ngõ là gặp công an!”

Bây giờ với 180 tướng công an, dân đi dép lốp lại có lý do “cụ thể” để đổi câu than van này thành:

“Ối giời ơi! Ra đến đầu ngõ là gặp tướng công an!”

Những ngày còn lại của đảng cscn đang được đếm từng ngày… Sự oán hận của dân thể hiện qua tiếng nói của 3 tôn giáo lớn tỏ ra mỗi lúc can đảm bất khuất hơn, không còn biết sợ bạo lực, đang dâng cao như chưa bao giờ thấy. Chẳng riêng gì gia đình “ngụy” mà ngay cả thân nhân của các gia đình “liệt sĩ quân đội nhân dân,” cựu đảng viên cs đều thấy viễn ảnh csvn sẽ đi xuống hố. Tiến lên thiên đường cs thì chậm từng bước một, chứ cs đi xuống thì sẽ đi nhanh lắm đấy. Nhìn trường hợp Đại tá Gaddafi từng là độc tài toàn trị trong suốt 34 năm mà chui vào ống cống và kết thúc xong phim chỉ trong vòng có 3 tuần lễ.

Một khi đảng csvn xụp đổ thì cuộc đời đảng viên cs quèn đã khốn đốn rồi nói chi tướng công an kiêm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Có lẽ họ sẽ được dân mời cả 3 họ đi “tru di” một lúc cho tiện sồ sách, khỏi phải đi học tập chi cho tốn thêm cơm gạo của quốc gia. Lịch sử chắc chắn sẽ có diễn bản cũ trở lại… Cứ chờ.

Ngày cs cáo chung, lớp vượt biên di tản đầu tiên lần này, nếu có, sẽ là đám tướng công an này và gia đình vợ lớn vợ bé của họ… Nhưng mà đám tướng công an đảng viên cs sẽ di tản đi đâu? Quốc gia nào sẽ chấp nhận chúng? Vâng, Trời xanh, biển rộng, và đất dầy sẽ giúp họ giải quyết trọn phim bộ bước đường cùng của họ. Ngay bây giờ, trong lúc chờ đợi, tướng công an cứ vơ vét tiền tham nhũng, hối lộ càng nhiều càng nhanh để may ra đi sớm kịp đi “đoàn tụ” với con cái họ đã gởi ra nước ngoài từ trước. Dân đã có hồ sơ, hình ảnh, thành tích của từng tên tướng của đảng cướp cs liên tục gần trăm năm qua.

“Lưới trời tuy thưa nhưng làm sao chạy thoát được.”

Đây không phải là một lời tiên tri mà là một thực tế đã được lịch sử chứng minh nhiều lần.

Trần Văn Giang
Ngày 21 tháng Giêng năm 2014
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đeo TC: Từ Chết Tới Bị Thương
Tác giả : Vi Anh

Năm nay 2014, là năm thứ 40 kỷ niệm ngày Hải Quân VNCH anh dũng tử chiến với TC để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Năm nay 2014 là năm thứ 39, CS Bắc Việt gồm thâu được cả nước, là năm đầu nhà cầm quyền VNCS, cụ thể là Thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa. Một cuộc lễ theo chương trình có triễn lãm, thắp nến cho dân chúng tham dự, bày tỏ niềm tôn kính những anh linh tử sĩ anh hùng vị quốc vong thân.

Sở Ngoại Vụ của Đảng Nhà Nước, Viện Bảo Tàng Văn Hoá, Uỷ Ban Nhân dân Huyện Đảo Hoàng sa là những cơ quan của Đảng Nhà Nước tại địa phương đứng ra chánh thức tổ chức. Dân chúng rất mừng nhưng khi thấy tổ chức triển lãm Hoàng sa mà thiếu cuộc hải chiến của VNCH thì lên tiếng và đến nơi phản đối.

Tuy nhiên vào giờ chót, tin RFI, có âm chứng hỏi người trong nước, thì lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa bị hủy bỏ. Huỷ bỏ với lý do đưa ra trên trang web của huyện đảo Hoàng Sa đăng thư cáo lỗi của Chủ tịch huyện Đặng Văn Ngữ, cho biết do «công tác chuẩn bị chưa được chu đáo».

Dư luận cho rằng huỷ bỏ lễ thắp nến tưởng niệm là do “lịnh trên”; báo chí của Đảng Nhà Nước toàn quốc cũng đồng loạt ngưng đưa tin về Hoàng Sa.

Trong khi đó, từ bên Tàu, tướng lãnh TC hô hào “cỗ võ” tiến hành chiến tranh ở Biển Đông. Một tướng lãnh nổi tiếng của TC, Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại Học Quốc Phòng của quân đội Trung Quốc, lên tiếng quân vận, nói rằng quân đội TQ đang có một “cơ hội chiến lược” để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Quân đội phải tận dụng và nắm bắt các cơ hội như vậy sẽ giúp quân đội Trung Quốc có được sức mạnh ngang hàng với Hoa Kỳ. Song song lời tuyên bố đó, TC tung ba chiến hạm loại lớn ra lần đầu tiên tập trận vùng Biển Đông của VN và vùng biển giáp với Ấn độ dương.

TC còn cho tàu hải giám trọng tải 5.000 tấn đến Hoàng Sa, tăng cường cho thành phố Tam Sa để kiểm soát việc thi hành lịnh các tàu ngoại quốc vào lãnh hải này phải xin phép tỉnh Hải Nam.

TC còn mở hơi, thăm dò phản ứng của VNCS, tung tin năm 2014, TC sẽ đánh chiếm một hòn đảo đang do Việt Nam kiểm soát.

Đó là những điều nghe thấy mà đau đớn lòng người Việt. Với cái đà Đảng Nhà Nước VNCS cứ bất động như thông đồng đeo theo TC, thì đất nước VN sẽ lần lần bị TC cắt, xẻ, gậm nhấm, từ chết tơi bị thương.

Hãy xem đi đất nước VN, trong thời CS thống trị, ngoài Bắc nửa thế kỷ, trong Nam một phần ba, mà giang sơn gấm vóc VN, lãnh thổ, lãnh hải bị TC chiếm lĩnh, thôn tính thế nào. Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc đã bị TC lấy. Câu học thuộc lòng của người Việt, nước VN hình cong chữ S, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà mau, chính Ô Hồ chí Minh hồi nhỏ cũng đã học; nhưng thời CS Ải Nam Quan không còn nữa! 80% Biển Đông VN đã mất vào tay Trung Cộng, với cái bản đồ hình lưỡi bò của TC liếm sát bờ biển gần khắp VN. Quần đảo Hoàng sa và một phần Trường sa, TC đã chiếm đóng, sáp nhập và lãnh thổ của TC, thành huyện Tam Sa. Thế mà một chuyện nhẹ nhàng là đâm đơn kiện TC ra trước toà luật biển, CSVN cũng không làm.

Nước Phi luật tân nhỏ yếu hơn VN, bị TC tranh chấp chỉ có một vùng biển Scarborugh mà đã đưa tàu chiến, chiến đấu cơ ra bảo vệ. Phi còn đưa nội vụ ra toà án biển, toà án quốc tế này thụ lý, làm thủ tục đăng đường xét xử, bất chấp TC có dự hay không theo thủ tục về luật biển.

Còn VNCS là nước bị TC chiếm biển đảo nhiều nhứt. Ngư dân VN bị TC bắt, bắn, giết, lấy tàu bè, ngư cụ nhiều lần, nhiều nhứt. Mà Đảng Nhà Nước CSVN chẳng có một hành động bảo quốc, an dân nào, trừ những lời tuyên bố chủ quyền như con vẹt lập đi lập lại của phát ngôn viên ngoại giao của CS Hà nội bay theo gió biển.

Trong lịch sử VN, không có thời nào như thời CS, giang sơn gấm vóc VN bị TC xâm lăng mà chánh quyền không rút một cây gươm, nổ một tiếng súng lại còn “định hướng” dư luận không cho dân chúng bày tỏ lòng yêu nước như thời CSVN này cả.

Nếu Đảng Nhà Nước CSVN cứ đeo theo đồng chí TC thì không bao lâu nữa VN sẽ như Turkestan, Đông Thổ, của ngư\ời Duy ngô Nhĩ bị TC chiếm, thôn tính, sáp nhập thành tỉnh Tân Cương của TC.

TC đã lập vòng vây VN rồi, chỉ cần TC bố thiết thêm thi VNCS sẽ ngộp thở, từ chết tới bị thương. Về chánh trị, TC đã cấy sinh tử phù vào phần lớn những cán bộ đảng viên CSVN bảo thủ, giáo điều lâu rồi như Nguyễn phú Trọng. Về quân sự, TC đã bao vây. Phía Bắc VN bằng căn cứ Hải Nam của TC, hàng không mẫu hạm và tàu lặn TC có thể ra vào nhiều chiếc một lượt.

Phía Nam có hai đảo Hoàng sa và Trường sa TC đã lấy lập thành huyện Tam Sa rồi nâng cấp lên thành thành phố Tam Sa có cơ quan quân sự, hành chánh, có đủ thứ tàu dân sự, bán quân sự, và quân sự quậy đục nước, dậy sóng Biển Đông của VN mà TC coi như ao nhà của TC,đã sáp nhập vào tỉnh Hải Nam, với bản đồ hình lưỡi bò liếm mất 80% Biển Đông của VN.

Trong đất liền, sau lưng VN, TC đã đánh bạt ảnh hưởng của chế độ CS Hà nội ra khỏi Miên và Lào là hai nước giáp giới với VN trên bán đảo Đông Dương. Trung Cộng đã phóng tài hoá, viện trợ và hợp đồng kinh tế tạo uy lực chánh trị ảnh hưởng ngoại giao của Miên và Lào. Chính Thủ Tướng Miên tuyên bố ủng hộ nguyên tắc song phương mà TC chủ trương để giải quyết các tranh chấp ở Biên Đông trong hội nghị ASEAN ở Hà nội.

Còn ở Lào nơi CS Hà nội có 80 ngàn quân trong Chiến Tranh VN, TC bây giờ đã đánh bạt VNCS cũng bằng viện trợ và đầu tư và khai thác đất đai như ở Miên. TC mướn đất Lào cả trăm năm.

TC đã mở đường xâm nhập vào bên trong VN. Các hợp đồng TC mướn đất dài hạn của Ủy Ban các tỉnh giáp giới với TC là một hình thức xâm thực êm đềm, Hán hoá từ từ, và giết hại kinh tế VN. Đa số các hợp đồng thời hạn mấy chục đến gần một trăm năm thích hợp cho âm mưu trường kỳ vòng vo tam quốc về văn hóa, xã hội, chiến lược quân sự của quân Tàu Cộng. Đó cũng là con đường TC tuồng hàng hoá, gà thải, heo thải, trái độc, đồ gian, đồ giả, đồ độc của TC qua VN giết hại nông nghiệp, kỹ nghệ VN, người dân VN.

Thế bao vây gọng kềm này của TC nếu còn chế độ CS Hà nội thì VN khó mà gỡ, vì ngoài biển phía đông Mỹ có nhảy vào, nhưng qua tổ chức Asean và vì tự do hàng hải quốc tế, chớ không trực tiếp đá động đến hải đảo và Biển Đông của VN.

Trước nguy cơ mất nước vào tay quân Tàu, nhân dân VN không còn sự chọn lựa nào khác, là phải đấu tranh hay chiến đấu với nội thù là CS Hà nội và ngoại xâm là TC.

Chỉ có một con đường, con đường Đảng Nhà Nước VNCS trở về với nhân dân VN, dân chủ hoá đất nước để tạo nội lực dân tộc, để có diều kiện tiên quyết, lực lượng vững chắc chông quân Tàu như bao thời kỳ độc lập trong lịch sử VN, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê./.(Vi Anh)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

KISSINGER ĐÃ ĐẤM NGỰC THÚ TỘI
Lê Thành Nhân

Trong vòng chỉ 3 tháng nay một loạt biến động lớn lao về chánh-trị, ngoại-giao và quân-sự đã dồn dập diễn ra trong khu vực Á châu và Thái Bình Dương.

- Ngày 23-7-2010 Nữ Ngoại-trưởng Hilary Clinton nhân danh đại cường quốc Hoa Kỳ long trọng khẳng định tại Hội-nghị ASEAN ở Hà Nội: ”Hoa Kỳ xem Đông Nam A là khu vục thuộc lợí ích quốc gia của Hoa Kỳ về các phương diện anh ninh, kinh-tế, thương mại.”

- Ngày 24-9-2010, Tổng thống Obama đích thân triệu tập và chủ tọa Hội-nghị thượng-đỉnh tại New York (Second ASEAN Leaders Meeting) với các người đứng đầu các nước ASEAN để chủ động kết hợp các nước ấy trong một thế chiến lược mới. Một bản Tuyên bố chung (Joint Statement) quan trọng đã được công bố, và Tổng thống đã bỗ nhiệm ngay một Đặc sứ thường trực bên cạnh ASEAN tại Trụ sở của ASEAN tại Djakarta .

- Chỉ 5 ngày sau: ngày 29-9-2010: Bộ Ngoại-giao Hoa Kỳ tổ chức một cuộc hội-thảo ngay tại Bộ Ngoại giao tại DC dưới sự điều hợp của Đại-sứ Brynn với đề tài “Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á” (The American Experience in Southeast Asia : Historical Conference) trong đó diễn giả chính là Henry Kissinger.

- Trong khi chúng tôi đang viết bài nầy thì các đại diện ngoại giao, quân-sự cao cấp của các nước thuộc ASEAN và Hoa Kỳ, Nhựt, Úc, Ấn-độ, v.v...đã bắt đầu Hội nghị các Tổng-trưởng Quốc-phòng (ADMM plus) tại Hà Nội từ ngày 12-10-2010 rồi tiếp tục với những phiên họp riêng giữa các thành viên ASEAN và các cường quốc trong vùng: Hoa Kỳ, Nhựt bản, Ấn độ, Úc, v.v...Phiên họp ngày 28-10-2010 là một phiên họp cao cấp quan trọng với sự tham dự của NT Clinton.

Giữa lúc đó thì chiến hạm Hoa Kỳ tiến sát và tập trận dọc thềm lục địa Á Châu từ Biển Nhựt Bản xuống Ấn-độ dương…có lúc vào tận cảng Tiên Sa (Đà Nẳng) của Việt Nam .

Tất cả những diễn biến đó không phải là những điều ngẫu nhiên.

Trong bài nầy chúng tôi chỉ chú trọng đến cuộc hội-thảo tại Bộ Ngoại-giao ngày 29-9-2010 để tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của các lời phát biểu của Henry Kissinger tại cuộc hội-thảo này (Đọc giả có thể tham khảo bài tường trình ngày 6-10-10 của Người Việt Online)

Các ý-kiến của Kissinger phát biểu trong cuộc hội-thảo nói trên được tóm gọn như sau: “Sự thảm bại tại Việt Nam năm 1975 là do Hoa Kỳ chớ không phải do VNCH.”

Nhân dân Việt Nam và thế giới công chính đã chờ đợi câu nói đó từ 35 năm rồi,nay mới được thốt ra từ chính cửa miệng của Henry Kissinger, vào một thời điểm và tại một địa điểm có tính toán. Bởi vậy, nó có một giá trị vô cùng quan trọng. Nó trả lại danh dự cho hàng triệu chiến sĩ tự do của VNCH, từ nguời dân đen đến cấp lãnh-đạo cao nhứt. Nó giải oan cho hàng triệu linh hồn người Việt đã hi sinh cho Tự do. Nó trả lại DANH DỰ VÀ CHÍNH NGHĨA cho toàn thể Quân Dân VNCH từng bị bọn phản chiến và truyền thông bất lương bôi lọ.

Xin nhắc lại: Henry Kissinger là người chịu trách nhiệm về chánh sách ngoại giao của Hoa Kỳ từng đưa đến việc bán đứng VNCH cho Bắc Việt qua Hiệp-định Paris 1972, sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông dương 1975, và giao cho Trung Cộng làm “cai thầu khu vực” với bản Tuyên ngôn Thượng Hải (1972.)

Nixon và Kissinger bị mù mắt vì cái thị-trường khổng lồ béo bỡ của Hoa Lục, không ngần ngại phản bội lại đồng minh của mình. Cảnh tượng xót xa, bẽ bàng nhứt là Đệ 7 Hạm đội Hoa Kỳ nhẫn tâm án binh bất động, đứng nhìn hải quân TC cưỡng chiếm Hoàng Sa của đồng minh VNCH hồi tháng Giêng 1974. Ngày nay, khi Trung cộng trở mặt, sử dụng Hoàng Sa làm pháo đài khống chế Đông Nam Á và Thái Bình dương thì nước Mỹ mới mở mắt và nhận thấy hối hận về sự phản bội đồng minh VNCH của mình 35 năm trước.

Thực vậy, dân tộc Việt Nam là nạn nhân gánh chịu hậu quả thảm khóc nhứt của chánh sách Nixon-Kissinger với “Ngày 30 tháng 4 năm 1975.” Chính chánh-sách đó đã đưa gần 30 triệu nhân dân Miền Nam tự do vào cảnh điêu linh, thống khổ, nhà tan cửa nát, con mất cha, vợ mất chồng, kẻ thì bỏ xác trong ngục tù CS, người thì làm mồi cho hải tặc hoặc vùi thây dưới đáy biển. Không bút mực nào tả hết những tội ác của cộng đảng VN đối với gần 30 triệu dân Miền Nam từ 1975 đến nay.

Lời tuyên bố của Kissinger hôm nay, tuy rất ngắn, nhưng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng: “Sự thảm bại tại Việt Nam năm 1975 là do Hoa Kỳ chớ không phải do VNCH.”

Bằng những lời phát biểu ngày 29-9-2010 tại ngay thủ đô nước Mỹ, lãnh đạo nước Mỹ hiện nay dường như muốn nhờ Kissinger thay mặt nước Mỹ (Bộ Ngoại giao tổ chức) nói lên lời tạ tội và sám hối của nước Mỹ đối với gần một triệu sinh linh của chế-độ VNCH đã chết oan uổng, trong đó hơn nửa triệu đồng bào vượt biên chìm dưới đáy biển, hàng trăm ngàn Dân Quân-Cán-Chính VNCH chết trong các trại tập trung lao-động khổ sai, cộng với hàng trăm ngàn vợ con họ chết trong các “vùng kinh-tế mới” vì đói rét, bệnh tật và rắn rết.

Tại hội-nghị các Bộ-trưởng Quốc-phòng ASEAN (ADMM Plus) họp sau đó tại Hà Nội ngày 12-10-2010, Bộ-trưởng Quốc-phòng Hoa Kỳ Robert Gates đại ý tuyên bố ngay trước mủi của tên BTQP Trung cộng: ”Hoa Kỳ sẽ nhận trách nhiệm bảo đảm an ninh và tự do cho tất cả các quốc-gia ĐNA, nhứt là hải lộ xuyên Biển Đông, vì khu vực nầy thuộc quyền lợi quốc-gia của Hoa Kỳ về các phương diện an ninh, kinh-tế và thương mại.” Trong khi đó thì tàu chiến Hoa Kỳ trang bị vũ khí nguyên-tử đang tập trận với hải quân Nam Hàn ngoài khơi vùng biển của Trung cộng.

Gần hai tỷ dân trong khu-vực Á châu –Thái-Bình-dương thở phào, nhẹ nhỏm! Vì, từ nay, cái “lưỡi bò” hung hăng của tên bá quyền Hán tộc bổng teo lại thành……cái lưỡi gà bé tí tẹo! Không ai còn nghe các tướng lãnh TC khoác lác vung vít về sức mạnh quân sự của CHNDTQ và tham vọng độc chiếm Biển Đông của chúng. Không ai còn nghe cái loa khoác lác của Bộ Ngoại giao TC hàng ngày bô bô lên tiếng đe dọa các quốc gia tiếp giáp với “cái lưỡi bò đói khát”, nhứt là Việt Nam, Nam Dương, Phi-luật-tân, Brunei. Ngay sau khi Bộ-truởng QP Hoa Kỳ tuyên bố như trên, phát ngôn nhân của con cọp giấy Trung cộng bèn rêu rếu thông báo trả tự do vô điều kiện cho 9 ngư dân của đảo Lý sơn/Quảng Ngải bị chúng bắt giữ gần đảo Hoàng Sa cả tháng trước đó.

Các sự kiện trên đây chứng minh là vì cả tin nơi những tính toán sai lầm của tên con buôn chính-trị Kissinger, nước Mỹ phải để gần 40 năm (1972-2010) mới học được cái chân-lý đơn giản: Người CS marxist dù Nga hay Tàu hay Việt, chúng đều phản phúc như nhau. Nhờ sự giúp đỡ trong 40 năm qua của Hoa Kỳ nước Tàu mới thoát khỏi tình-trạng đói khát, lạc hậu và bắt đàu hơi khấm khá. Nhưng chưa chi thì chúng đã quay lại định ăn tươi, nuốt sống người thi ân cho mình. Đó là bản chất của người Cộng-sản Marxist. Hai dân tộc Đức và Nhật cũng được Hoa Kỳ giúp đỡ tái thiết sau chiến tranh, nhưng họ không mang tính phản phúc đó.

Vấn đề mà chúng ta muốn bàn hôm nay là: vì cần mua bán, đổi chác với Trung cộng để trục lợi, bọn chánh khách vô liêm sĩ ở Hoa Thạnh Đốn, đã ra sức gán cho VNCH đủ thứ tội: nào là quân đội không chịu chiến đấu, nào là công chức tham nhũng, v.v…Bọn chánh khách bất lương Âu châu thì kết tội VNCH là tay sai Mỹ chỉ vì ganh ghét với Hoa Kỳ. Nếu quân dân VNCH không chịu chiến đấu thì làm sao giữ vửng người Việt Quốc-gia càng sáng tỏ hơn bao giờ hết. Bây giờ thì không một ai còn nghi ngờ nữa: VNCH còn là còn tất cả! VNCH mất là mất tất cả! Chúng ta đòi hỏi lịch sử và nhân dân thế giới phải trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Dân VNCH, từ người thứ dân cho đến các cấp lãnh đạo Quốc-gia. Trong nội bộ người Việt, yêu cầu những kẻ vô ý thức hay bị CS tuyên truyền tẩy não trong 35 năm qua hãy chấm dứt những luận điệu tự phỉ nhổ mình bắng cách gọi các vị lãnh đạo Quốc-gia, các tướng lãnh của VNCH bằng thằng nọ, thằng kia. Cái cuộc “đổi đời” năm 1975 đã biến “THẰNG thành ÔNG” và đem “ÔNG xuống làm THẰNG” nay đã chấm dứt rồi, vì đó là cái thang giá trị Marxist trong đó “trí thức không bằng cục phân” (lời Mao Trạch Đông.) Thang giá trị (échelle des valeurs) của một xã hội Việt Nam văn minh đạo đức truyền thống phải được tái lập để làm nền tảng cho một nước Việt Nam hậu Cộng-sản. Chúng tôi sẽ bàn đến “hệ thống giá trị chân chính” của người Việt trong một bài khác.dHải ngoại, ngày 28-10-2010 Lê Thành Nhân
- Ngày 23-7-2010 Nữ Ngoại-trưởng Hilary Clinton nhân danh đại cường quốc Hoa Kỳ long trọng khẳng định tại Hội-nghị ASEAN ở Hà Nội: ”Hoa Kỳ xem Đông Nam A là khu vục thuộc lợí ích quốc gia của Hoa Kỳ về các phương diện anh ninh, kinh-tế, thương mại.”
- Ngày 24-9-2010, Tổng thống Obama đích thân triệu tập và chủ tọa Hội-nghị thượng-đỉnh tại New York (Second ASEAN Leaders Meeting) với các người đứng đầu các nước ASEAN để chủ động kết hợp các nước ấy trong một th�=E1��ng được Miền Nam đến 1975, khi mà Mỹ và Trung cộng ngã giá xong vụ buôn bán bẩn thỉu trên đầu nhân dân Việt Nam?

Ngoài ra, sau tháng 4, 1975, nhiều tướng lãnh liêm sĩ Hoa Kỳ đã viết lại hồi ký công nhận tinh thần dũng cảm và khã năng chiến đấu xuất sắc của QL/VNCH. Chúng ta không cần lặp lại ở đây. Còn nếu nói: vì tham nhũng mà chánh quyền VNCH sụp đỗ thì cứ hỏi chả lẽ nhà nước CHXHCN hiện nay ở VN ít tham nhũng hơn VNCH ngày trước? Thế tại sao nó còn nguyên đó hơn 35 năm nay? Cũng trong cùng thời gian với VNCH ai cũng biết ở các lân bang như Thái Lan, Phi Luât Tân, Nam Dương tình trạng tham nhũng trầm trọng hơn cả chục lần, nhưng có nước nào sụp đổ đâu!

Tóm lại, các chánh khách thiển cận, mù quáng của nước Mỹ lúc bấy giờ đã “hi sinh” quyền lợi của đồng minh VNCH với ảo tưởng đổi lấy một thị-trường béo bỡ của nước Tàu. Nhưng sự thật phủ phàng hôm nay là chính cái nước Tàu mà nước Mỹ vỗ béo đó đã đang quay lại ăn thịt nước Mỹ để giành ngôi vị đệ nhứt cường quốc trên thế giới. Và nước Mỹ ngày nay đã tỉnh ngộ, đang trở lại làm y chang cái công việc mà Quân Dân VNCH đã làm trước 1975, tức là chiến đấu chống đế quốc CS Trung quốc. Thế thì VNCH đã bị bức tử một cách oan uổng. Nhờ giương cao ngọn cờ chống lại bá quyền Trung cộng, bảo đảm an-ninh và tự do cho khu vực nên hiện nay Hoa Kỳ đang được nghênh đón trở lại Việt Nam như là môt “hiệp-sĩ.” Như vậy bọn CSVN không còn coi Hoa Kỳ là “đế-quốc xâm lược” nữa. Trái lại chúng coi Hoa Kỳ là vị cứu-tinh, và trả lại danh dự cho nước Mỹ.

Thế còn công lao hi sinh chiến đấu của Quân Dân Miền Nam để ngăn chận làn sóng đỏ của Nga, Tàu trong hơn 50 năm thì sao?

Vì thế, Quân Dân VNCH đòi hỏi nước Mỹ và thế giới phải trả lại danh dự cho họ vì họ đã hi sinh chiến đấu cho Tự do và An ninh của cả thế giới mà đã bị đối xử bất công bằng sự phản bội và bức tử oan uổng năm 1975.

Trên thực tế thì nhân dân Việt Nam trong nước đã làm việc nầy từ khi bọn “cách mạng” đặt chân vào Miền Nam vì, đối với mọi người dân trong nước thì cái gì của “ngụy” cũng tốt hơn “cách mạng”: bác sĩ “ngụy” cũng giỏi hơn, nhạc “ngụy” cũng hay hơn, nhân bản hơn, nếp sống “ngụy” cũng văn minh hơn, người dân “ngụy” cũng ấm no, hạnh-phúc hơn, v v...

Cuối cùng, sau khi chiếc mặt nạ của đảng CSVN kể công đánh ngoại xâm Pháp, Mỹ để giành độc lập bị rơi xuống đất, để lộ cái mặt thật của những kẻ bán nước đem tổ quốc dâng cho Tàu thì cái chính nghĩa bảo quốc của Quân Dân VHCN, của Người Việt Quốc-gia càng sáng tỏ hơn bao giờ hết. Bây giờ thì không một ai còn nghi ngờ nữa:

VNCH còn là còn tất cả!
VNCH mất là mất tất cả!

Chúng ta đòi hỏi lịch sử và nhân dân thế giới phải trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Dân VNCH, từ người thứ dân cho đến các cấp lãnh đạo Quốc-gia. Trong nội bộ người Việt, yêu cầu những kẻ vô ý thức hay bị CS tuyên truyền tẩy não trong 35 năm qua hãy chấm dứt những luận điệu tự phỉ nhổ mình bắng cách gọi các vị lãnh đạo Quốc-gia, các tướng lãnh của VNCH bằng thằng nọ, thằng kia. Cái cuộc “đổi đời” năm 1975 đã biến “THẰNG thành ÔNG” và đem “ÔNG xuống làm THẰNG” nay đã chấm dứt rồi, vì đó là cái thang giá trị Marxist trong đó “trí thức không bằng cục phân” (lời Mao Trạch Đông.) Thang giá trị (échelle des valeurs) của một xã hội Việt Nam văn minh đạo đức truyền thống phải được tái lập để làm nền tảng cho một nước Việt Nam hậu Cộng-sản.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Từ Đe Dọa Tới Đánh Chiếm


Tác giả : Trần Khải



Trung Quốc có thể sẽ đánh chiếm một số đảo trong nhóm quần đảo Trường Sa của Việt Nam và Philippines hay không? Câu trả lời là có thể. Và đó là khi nhà nước Bắc Kinh thấy hoặc cần thiết, hoặc là dư luận thuận lợi.

Nhưng có một yếu tố nơi đây: Bắc Kinh vẫn còn xem Hà Nội như là một “đồng chí” đứng chung dưới lá cờ xã hội chủ nghĩa... Và yếu tố này có thể làm TQ nể nang chút tình hay không? Trong quá khứ, TQ không kiêng dè gì.

Bản tin VOA ghi nhận về tình hình Tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố rằng Việt Nam không nhân nhượng chủ quyền lãnh thổ...

Bản tin VOA viết:

“...Trong khi Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định: Chỉ có độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ là không nhân nhượng, các trang mạng xã hội và những trang blog độc lập trong nước liên tục phơi bày sự bất mãn của người dân và chỉ trích chính phủ Hà Nội nhu nhược, yếu hèn so với Philippines, quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, trong chính sách bảo vệ lãnh thổ trước Trung Quốc, nhưng lại tàn bạo với người dân thể hiện lòng ái quốc...

Trong một bình luận được đăng tải mới đây, một ngòi bút được nhiều người biết tiếng, blogger Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) nhận định: Biểu tình trái phép, tụ tập trái phép, xây dựng trái phép...tất cả cái gì mà nhà nước này cho là trái phép đều bị trấn áp triệt để, duy có tập trận trái phép hoặc chiếm đóng trái phép là không bị sao cả....”(hết trích)

Trong khi đó, bản tin RFA nêu câu hỏi: Philippines đã sẵn sàng trước những đe dọa từ Trung Quốc?

RFA nói:

“Tiếp theo sau việc chính quyền đảo Hải Nam của Trung Quốc đưa ra quy định về khai thác hải sản trên biển Đông, khiến nhiều nước trong khu vực lên tiếng phản đối, vào ngày 13 tháng giêng vừa qua, tờ báo China Daily Mail lại có một bài viết về khả năng Trung Quốc chiếm đảo Pagasa mà Việt Nam gọi là Thị Tứ, hiện do Philippines kiểm soát, trên quần đảo Trường Sa. Học giả Philippines nghĩ gì về những đe dọa mới của Trung Quốc nhắm vào nước này? Việt Hà phỏng vấn Giáo sư Renato Cruz de Castro, giảng dạy môn quan hệ quốc tế, thuộc trường đại học De La Salle, Philippines, về vấn đề này. Trước hết nhận xét về bài báo, Giáo sư de Castro nói:

GS. Renato Cruz de Castro: không có gì mới, quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đã được huấn luyện để chuẩn bị cho việc họ gọi là giải phóng đảo Pagasa từ năm 2010. Họ đã gửi ra những tín hiệu. Vào tháng 8 năm 2010 họ đã có một cuộc tập trận lớn với giả định là họ lấy một hòn đảo đang được kiểm soát bởi nước khác. Họ đã gửi ra tín hiệu cho chính phủ của Tổng thống Aquino một tháng trước khi ông chính thức nhậm chức. Họ đã có sẵn kế hoạch và họ cứ liên tục gửi thông điệp là họ có khả năng và chiến thuật hợp lý để lấy đảo đó. Cho nên nó không mới. Có thể là người nào đó trong Bộ Quốc phòng hay Bộ Ngoại giao đã quyết định truyền ra bài báo đó để gửi ra thông điệp này lần nữa. Nó giống như một cuộc chiến tâm lý.

Việt Hà: Nếu điều này xảy ra, liệu Philippines có khả năng ứng phó?

GS. Renato Cruz de Castro: chúng tôi có thể làm gì nếu Trung Quốc quyết định chiếm đảo? Chúng tôi không có khả năng quân sự để thách thức Trung Quốc. Nếu điều đó diễn ra thì chúng tôi phải lãnh đạn.

Việt Hà: Ông có tin là Trung Quốc có thể thực hiện điều mà họ nói trong bài báo này?

GS. Renato Cruz de Castro: nó có thể xảy ra. Bởi vì trong lịch sử Trung Quốc thường gửi thông điệp, giống như trong chiến tranh Triều Tiên họ gửi thông điệp tới Ấn Độ rằng họ sẽ sử dụng vũ lực và vào năm 1962 họ gửi thông điệp nữa. Vấn đề là bạn thấy những thông điệp đó và nghĩ rằng đó chỉ là lời hù dọa không có thực. Nó giống như một con dao hai lưỡi, nó làm bạn lo sợ nhưng đó cũng là lời cảnh báo có thực. Họ có đủ khả năng để làm điều họ nói nhưng họ đang chờ thời cơ mà thôi...”(hết trích)

Chờ thời cơ? Thời cơ nào? Có phải TQ sẽ chờ tới khi ASEAN tan vỡ? Hay tới khi tình báo TQ mua chuộc được một vài chính phủ trong ASEAN?

Điều nguy hiểm là, sức mạnh quân sự TQ ngày càng tăng.

Bản tin RFI tựa đề “Công nghệ quân sự: Trung Quốc, thách thức ngày càng lớn đối với Mỹ” nêu lên một viễn ảnh lo ngại:

“Một quan chức cao cấp bộ Quốc phòng Mỹ ngày 28/01/2014 báo động: Trung Quốc đang đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với Hoa Kỳ về mặt công nghệ quân sự, trong khi những cắt giảm ngân sách quốc phòng đang cản trở nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.

Tuyên bố với các nghị sĩ Mỹ, ông Frank Kendall, Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách mua sắm vũ khí, cho rằng Hoa Kỳ đang gặp phải nhiều thách thức từ việc Trung Quốc không ngừng tăng chi tiêu quốc phòng để phát triển các loại vũ khí tối tân, trong khi đó ngân sách quân sự của Mỹ lại đi theo hướng ngược lại.

Ông Kendall báo động là Hoa Kỳ có thể mất vị thế thượng phong nếu không đáp ứng được những thay đổi về bối cảnh chiến lược. Ông dẫn chứng việc Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều vào tên lửa diệt hạm, máy bay tàng hình, thiết bị siêu thanh và các vũ khí công nghệ cao cấp khác. Ông Kendall cho biết thêm Washington lo ngại về việc Trung Quốc xuất khẩu các loại vũ khí mới hơn ra nước ngoài.

Theo hãng tin AFP, các nghị sĩ và chuyên gia quốc phòng Mỹ cho biết là Trung Quốc đang tiến những bước dài trong việc hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là trong lĩnh vực các loại vũ khí «chống tiếp cận», như hệ thống gây nhiễu điện tử và tên lửa. Các loại vũ khí này có thể hạn chế tầm hoạt động của các của chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm của Mỹ...”(hết trích)

Một nhà phân tích từ Sài Gòn trong bài viết tựa đề “TQ có chớp nhoáng chiếm Trường Sa?” đã nghĩ ra một viễn ảnh đáng ngại có thể xảy ra.

Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam từ Sài Gòn gửi bài tới BBC, trích:

“...Việt Nam còn là nước phụ thuộc về kinh tế vào TQ hết sức nặng nề, đặc biệt là vào giao thương tiểu ngạch qua biên giới đất liền với TQ. Đóng cửa biên giới đất liền sẽ là đòn chí mạng đối với nền kinh tế Việt Nam cho trường hợp VN phản công chiếm lại đảo. Quan hệ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc hiện là một quan hệ ý thức hệ tư tưởng chặt chẽ nhất, quan trọng và đặc biệt nhất trong các quan hệ của Việt Nam với các đảng phái chính trị nước ngoài. Thiên triều biết cách sử dụng quan hệ này một cách hiệu quả nhất để buộc VN phải chấp nhận thương lượng sau khi mất đảo.

Như vậy, trong tương lai gần, một “chính quyền địa phương” của TQ sẽ ra lệnh tấn công thần tốc chiếm một vài đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam không thể phản công chiếm lại, mà sẽ buộc phải thương lượng lâu dài với TQ để chấp nhận hiện trạng mới này.”(hết trích)

Nghĩa là, bi thảm. Không ai an toàn khi ở sát bên hông Trung Quốc.

Đáng ngại vậy. VN đánh thì không nổi, và giữ cũng không nổi... Đó là dươi mắt nhìn từ Bắc Kinh. Vấn đề chỉ còn là chờ cơ may quốc tế, hoặc là khi ASEAN và Mỹ “không hai lòng” vơi Việt Nam.
[hr]
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đầu Năm Nói Dối, Cuối Năm Múa Rối

Phạm Trần

Theo tục cổ truyền Việt Nam thì không ai dám “nói dối” đầu năm hay “múa rối” cuối năm để tránh mang họa vào thân. Người Cộng sản Việt Nam thì khác. Họ vô thần nên cứ nói và làm những điều ngược với lương tâm và đổi trắng thay đen để che mắt Thế giới và đánh lừa dân.

Bắt đầu từ chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về việc “kỷ niệm” hai sự kiện lịch sử mà Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử gọi là “tế nhị”, đó là: 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 - chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ông Dũng nói với mọi người tại cuộc họp đó: “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.

Báo Thanh Niên online viết ngày 30/12/2013: “Thủ tướng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa. “Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.

Tuy nhiên sau đó, Bộ Chính trị đã ra lệnh cho Huyện Hòang Sa, thành phồ Đà Nẵng phải hủy bỏ “Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa”, dự trù diễn ra vào lúc 19h00 ngày 18/01/2014 tại Công viên Biển Đông.

Một ngày sau, 19/01/2014, Công an Hà Nội lại phá Chương trình tưởng nhớ ngày Hòang Sa bị quân Trung Cộng cưỡng chiếm 40 năm trước, dự trù diễn ra tại Tượng đài Lý Thái Tổ, cạnh Hồ Gươm (Hà Nội). Lễ truy điệu bất thành có hàng trăm đồng bào và dân oan mang theo nhiều biểu ngữ tri ân các Chiến sỹ đã hy sinh trong 3 cuộc chiến chống Trung Cộng: Hòang Sa với 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình, Chiến tranh Biên giới phía bắc chống quân Trung Cộng xâm lăng tháng 2/1979 gây thương vong cho khỏang 40,000 quân dân và 64 Chiến sỹ Quân đội Nhân dân đã hy sinh trong trận chiến Trường Sa ngày 14/03/1988.

Nhiều lời hô của dân chống Trung Cộng xâm lược cũng đã vang lên mộg góc trời.

Như vậy tại sao Bộ Chính trị đã nuốt lời không còn “quan tâm” nữa, hay chỉ có Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Tấn Dũng đã “nói trước quên sau” bằng chính câu nói của mình rằng “Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”?

Ông Dũng còn cho mọi người “uống nước đường” qua môi “trơn mỡ” của ông khi ông nói với các Nhà viết sử rằng “Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa.”

Vậy ai là thủ phạm đã phá các buổi lễ tưởng niệm những người con dân nước Việt đã đổ máu hy sinh trong 3 cuộc chiến chống quân Trung Cộng xâm lược ?

Chẳng lẽ ở cương vị Thủ tướng mà ông Dũng lại “bốc đồng” bịa ra chuyện “Bộ Ngọai giao đang soạn thảo…” để vạch áo “nói dối” của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh, sau hai sự kiện bị phá ở Đà Nẵng và tại Đền Lý Thái Tổ?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải trả lời trước lịch sử,với nhân dân và vong linh của những Quân nhân VNCH và QĐND đã bị quân Trung Cộng hạ sát trong các cuộc chiến ấy.

Nhưng không phải đây là lần đầu tiên ông Dũng đã biết “bắt mạch” lòng dân để tuyên bố những lời dễ nghe, thuận lòng người để uy tín ông lên cao.

Chỉ vài ngày sau cuộc họp nói về “phải kỷ niệm” Hòang Sa với các Nhà sử học hàng đầu của Việt Nam ở trong nước, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết trong Thông điệp đầu năm Tây (01/01/2014) rằng: “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.”

Ít ai trong số Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã biết nói những lời “bùi tai dân” như thế.

Vậy Nhà nước đã có Nghị định hay Luật nào cấm dân tri ân các liệt sỹ đã bỏ mình vì Tổ quốc trong các cuộc chiến chống quân Trung Cộng xâm lược chưa?

Nếu chưa thì dân phải có quyền “làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, phải không?

Như vậy, qua hai sự kiện “cấm tri ân Hòang Sa” và Bản Thông điệp đầu năm Tây cho thấy ông Dũng đã “nói dối” không biết ngượng.

NGUYỄN PHÚ TRỌNG -CUỐI NĂM TA

Đến cuối năm Ta (Qúy Tỵ), Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng lại nói những điều không chính xác, đúng hơn là ông đã “thổi phồng” sự thật.

Ông Trọng nói với Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũ và đương nhiệm tại cuộc Chúc Tết hôm 27/01/2014 (27 tháng Chạp) rằng: “Đất nước ta vừa đi qua năm 2013 - năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng với đầy ắp các sự kiện rất sôi động và phong phú. Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức, với sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.”


Ông kể ra:

“Kinh tế tiếp tục phát triển, thực hiện được mục tiêu tổng quát đề ra. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ có bước tiến bộ. Quốc phòng được củng cố và tăng cường; chủ quyền quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Hoạt động đối ngoại khá nhộn nhịp và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị mà trọng tâm là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh và có bước tiến bộ.

Quốc hội khoá XIII đã thông qua Hiến pháp mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Không khí dân chủ trong Đảng và trong xã hội ngày càng được phát huy.”

Nghe ông Trọng nói đến qúa nhiều “thành công” mà ngộp thở. Lĩnh vực nào cũng tốt, cũng có tiến bộ, nhưng nếu bảo “ An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện” thì ông nên nói cho dân biết “an sinh xã hội và phúc lợi xã hội” là cái chi chi mà “ được bảo đảm” rồi?

Chẳng nhẽ xã hội Việt Nam dưới thời Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã tốt đẹp đến thế hay sao mà tội ác, cướp giật, giết người, lừa đảo, băng đảng, các nhóm xã hội đen chỗ nào cũng có. Hoạt động của các nhóm “đánh thuê, chém muớn” mỗi ngày một tinh vi, theo báo cáo của Bộ Công an.

Không tin, ông Trọng thử hỏi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang thì biết.

Nhưng khi nghe ông bảo “chủ quyền quốc gia được giữ vững” thì “rất khó ngửi”. Nếu đã giữ vững thì ông có biết ai đang ngồi ăn mì vịt quay ở Hòang Sa, và quân của nước nào đang đóng trên 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam từ 26 năm qua?

Và hẳn nhiên ông phải nhận được báo cáo ngư dân Việt Nam đang phải khốn khổ với quân Trung Cộng ở Biển Đông như thế nào từ mấy năm qua phải không?

Mời ông đọc một bản tin của báo Tuổi Trẻ ngày 09/01/2014 có tựa đế “Tàu cá Trung Quốc liên tục ép tàu cá Việt Nam”

Bài báo bắt đầu: “ Ngày 8-1, tại hội nghị tổng kết công tác biên phòng và xây dựng lực lượng năm 2013, Bộ đội biên phòng Đà Nẵng cho biết Trung Quốc thời gian qua đã tăng cường xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Năm 2013, Biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 516 lượt tàu cá vi phạm lãnh hải Việt Nam ở khu vực đông bắc Đà Nẵng, tăng 223 lượt so với năm 2012. Đáng chú ý, từ ngày 22 đến 28-5-2013, các tàu quân sự của Trung Quốc liên tục xua ép tàu cá ngư dân Việt Nam.

Theo đại tá Dương Đề Dũng - chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẵng, hoạt động xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam của tàu thuyền Trung Quốc đánh bắt trộm hải sản ngày càng tăng với mật độ dày hơn. Đồng thời các tàu này đi thành từng tốp đông 25-32 chiếc, có sự hỗ trợ của tàu vũ trang giả dạng, tàu vận tải, tàu cung ứng cho hoạt động đánh bắt khi vào sâu trong vùng biển của nước ta.

Trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, chánh văn phòng Bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẵng, cho biết biện pháp chủ yếu của lực lượng biên phòng khi phát hiện tàu cá Trung Quốc xâm nhập vi phạm chủ quyền là đưa lực lượng ra xua đuổi. “Chúng ta thực hiện chủ trương đối sách của Nhà nước là thân thiện, hữu nghị. Chúng ta cũng không nên gây căng thẳng, không phải chúng ta sợ hay mềm yếu nhưng phải tránh mắc mưu để họ tạo cớ gây hấn” - ông Quỳnh nói.

Ông Quỳnh cũng cho biết khi phát hiện tàu cá Trung Quốc, lực lượng biên phòng có mặt yêu cầu họ thu gom ngư cụ và rời ngay vị trí trên. “Đa số mình lập biên bản và phóng thích ngay trên biển nên cũng không thấy họ có sự chống cự gì nhiều” - ông Quỳnh cho biết….

“…Ngoài ra, ông Dũng cho biết đáng chú ý, các hoạt động của người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch nhưng có hành vi mua bán hải sản trái phép, núp bóng người Việt để đầu tư bất động sản. Mặt khác, qua công tác xuất nhập cảnh phát hiện 6.410 lượt công dân Trung Quốc nhập cảnh qua cảng Đà Nẵng sử dụng hộ chiếu điện tử có in hình “đường lưỡi bò”, cơ quan chức năng đã xử lý theo đúng quy định của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng.”

Ông Tổng Bí thư đảng CSVN nghĩ sao? Lực lượng cảnh sát biển và biên phòng Việt Nam đâu mà để cho “quân Tầu” lộng hành đến thế?

Trong khi lính Trung Cộng gỉa dạng đi trên các tầu Hải giám và Kiểm ngư đã hành hung dã man và cướp trang bị đánh cá của ngư dân Việt Nam như thế nào ở vùng biền Hòang Sa và Truuờng Sa của Việt Nam thì tạo sao ông Trọng không biết, hay ông coi đó là “chuyện nhỏ nhằm nhò gì”?

Người dân muốn biết tại sao các tóan cảnh sát biển Việt Nam ở Đà Nẵng có lòng nhân đạo với ngư dân Trung Cộng đến thế?

Ngư dân Trung Cộng xâm nhập, đánh bắt hải sản của ngư dân Việt mà “Đa số mình lập biên bản và phóng thích ngay trên biển”, không phạt, không tịch thu ngư cụ như lính Tầu đã đối xử ác độc với ngư dân Việt Nam thì qủa là “thân thiện, hữu nghị” đã đến mức hèn rồi.

Ngay đến ông Thượng tướng Phó Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã “nói dối” khi bảo rằng: “Chúng ta duy trì được các hoạt động bình thường trên biển như hoạt động nghề cá của ngư dân, thăm dò và khai thác dầu khí, nghiên cứu biển, hoạt động của hải quân, cảnh sát biển... Biển Đông ổn định, hòa bình, không có vướng mắc gì lớn trước những khác biệt về chủ quyền của VN với nước ngoài.

Nói như vậy để hiểu rằng biển Đông lặng sóng không phải là chúng ta ngồi yên, không làm gì cả, mà chúng ta phải đem rất nhiều sức lực ra để đảm bảo cho mọi hoạt động lao động sản xuất, đi lại trên biển diễn ra một cách bình thường, hòa bình.

Vừa qua tôi có đi đến một số địa phương thì thấy ngư dân của chúng ta có thể yên tâm đi lại, làm ăn trên các ngư trường truyền thống của mình. Đây là điều rất đáng mừng và chính nó là một nhân tố tạo ra không khí bình yên, sự yên tâm đối với tình hình chung của đất nước.” (Phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ 01/01/2014)

Rõ ràng đầu óc ông Vịnh “có vấn đề” trong hệ thống thần kinh. Nếu ông giỏi, hãy bỏ bộ áo quân phục để đi theo ngư dân đảo Lý Sơn ra đánh bắt ở Hòang Sa vài chuyến xem lính Trung Cộng có cho ông ăn vài chục báng súng hay vài chục cái tạt tai không?

Như vậy rõ ràng Lãnh đạo Việt Nam đã không nói thật với dân mà còn che đây tội ác cho lính Trung Cộng và không dám lên án dã tâm của Nhà nước Trung Hoa thì không phải đã “nói dối” và “múa rối” hay sao?

Phạm Trần
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Ý nghĩa chính trị của ngày Tết
Nguyễn Hưng Quốc
(Nguồn: VOA)
Ðã có nhiều người viết về Tết từ các góc độ lịch sử, văn hóa, xã hội và kinh tế với những lễ nghi và phong tục, những mơ ước và những kiêng kỵ, những món ăn và những thức uống, những truyền thống và những cách tân, những khác biệt trong cách đón Tết từ miền này sang miền khác. Ở đây, tôi thử nhìn ngày Tết từ một góc độ khác:C chính trị.

Thật ra, rất khó phân biệt ý nghĩa văn hóa và ý nghĩa chính trị của ngày Tết. Lý do đơn giản là ranh giới giữa văn hóa và chính trị nói chung, tự nó, khá mơ hồ. Nếu hiểu văn hóa là một hệ thống biểu tượng, niềm tin và giá trị mà một cộng đồng (được hiểu, ở phạm vi lớn nhất, là một quốc gia) tin tưởng và chia sẻ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để làm tiêu chí và tiêu chuẩn cho việc phân biệt và đánh giá cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai, cái nên làm và không nên làm, bạn và thù cũng như người đáng kính trọng hay không đáng kính trọng, không có thứ văn hóa nào lại không có tính chính trị, nghĩa là không ít nhiều liên hệ đến quyền lực. Ngược lại, cũng không có thứ chính trị nào lại không dựa vào những quy phạm và những bảng giá trị nào đó để quyền lực (power) được biến thành thẩm quyền (authority), từ đó, sự cai trị có được tính chính đáng (legitimacy) để dân chúng, hoặc ít nhất, đa số dân chúng có thể chấp nhận và tham gia: Những quy phạm và những bảng giá trị này đều thuộc phạm trù văn hóa.

Sự phân biệt giữa ý nghĩa văn hóa và ý nghĩa chính trị, do đó, chỉ có tính chất tương đối: Cùng một ý nghĩa, từ cái nhìn dài hạn, là văn hóa, từ cái nhìn ngắn hạn, là chính trị; khi chỉ tác động vào vô thức, nó thuộc phạm trù văn hóa, khi tác động đến cả cách hành xử của con người, trong những trường hợp cụ thể, với một số mục đích cụ thể nào đó, thì lại thuộc phạm trù chính trị; khi chỉ gắn liền với truyền thống, nó là văn hóa, khi vừa gắn liền với truyền thống vừa gắn liền với quyền lực, nó lại là chính trị.

Về phương diện văn hóa, ý nghĩa của ngày Tết đã được bàn luận khá nhiều. Hầu như ai cũng đồng ý, Tết bao gồm hai khía cạnh chính: Lễ và hội. Nói đến hội là nói đến các sinh hoạt, bao gồm các đám rước và các cuộc diễn, các món ăn và các trò chơi, việc giải trí và việc buôn bán. Nói đến lễ là nói đến việc cúng tế và cầu nguyện. Có thể nói, hội là xác, lễ là hồn; hội là vật chất, lễ là tinh thần, hội là phần tục, lễ là phần thiêng; hội là mặt nổi, lễ là phần chìm.
Chính cái phần lễ ấy làm cho ngày hội Tết trở thành quan trọng, hơn nữa, thiêng liêng. Nó làm cho ngày Tết có một sắc thái mới: Trang trọng, một không khí mới: Tín ngưỡng, và một kích thước mới: Kích thước siêu hình với chức năng tạo sự liên thông giữa cá nhân và tập thể, hiện tại và quá khứ, sinh hoạt và truyền thống, vật chất và tinh thần, những người đang sống và những người đã chết. Với những chức năng ấy, ngày Tết, cũng như những lễ hội lớn khác, còn thêm một chức năng khác nữa: Góp phần tạo thành cộng đồng như một tập thể có sự nối kết nội tại mật thiết dựa trên nền tảng một số điểm chung nào đó. Không có cộng đồng nào, dù là một làng hay một nước, lại không có một số điểm chung nhất định. Ðiểm chung ấy càng vững chắc nếu nó có chiều rộng với những sinh hoạt đông người và chiều sâu với những ký ức tập thể lùi tận về những thời điểm thật xa xôi trong lịch sử.

Tất cả những ý nghĩa ấy đều có thể được nhìn thấy trong các sinh hoạt ngày Tết ở hải ngoại. Tuy nhiên, so với trong nước, chúng lại có khá nhiều nét đặc biệt. Thứ nhất, ở trong nước, Tết là một lễ hội lớn nhất nhưng không phải duy nhất. Ngoài Tết, Việt Nam còn nhiều lễ hội khác, hoặc ở tầm quốc gia (như Trung Thu, chẳng hạn) hoặc ở tầm địa phương (như hội Chùa Hương, hội Lim, hội chọi trâu ở Ðồ Sơn, hội Ðền Hùng, v.v...). Ở hải ngoại, Tết là lễ hội duy nhất được tổ chức với quy mô lớn và thu hút sự chú ý hầu như của cả cộng đồng. Thứ hai, một số ý nghĩa của ngày Tết cũng thay đổi: Ở Việt Nam, nó là khởi đầu của một năm mới đồng thời của một tuổi mới, từ đó, được xem là khởi đầu của một chu kỳ mới gắn liền với những mơ ước và hy vọng mới; ở hải ngoại, dần dần người ta xem năm mới, thực sự là năm mới, bắt đầu từ Tết Dương lịch chứ không phải là Tết Âm lịch, còn tuổi tác thì được tính theo sinh nhật chứ không phải theo Tết, do đó, Tết không còn gắn liền với mơ ước và hy vọng nào nữa: Nó chỉ còn thuần là một sự kiện. Thứ ba, những cái gọi là ý nghĩa liên thông của ngày Tết, ở trong nước, thường chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, dòng tộc, láng giềng, thầy trò, hoặc lớn hơn, giữa con người và quê quán (hiểu theo nghĩa là một làng nào đó); ở hải ngoại, nó mở rộng, rất rộng, ở phạm vi dân tộc: Tết là cơ hội hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất, để những người Việt Nam đang sống ở nước ngoài, ý thức và cảm nhận sâu sắc về căn cước của chính mình, về cái điều không phải lúc nào người ta cũng nhớ: Mình là người Việt Nam.

Chính ở nét đặc biệt thứ ba này, ý nghĩa văn hóa biến thành ý nghĩa chính trị.

Trước hết, xin nhấn mạnh: Phần lớn người Việt ở hải ngoại, nhất là những người thuộc thế hệ thứ nhất, tức những người rời Việt Nam khi đã đến tuổi trưởng thành, đều vẫn giữ được khá nhiều nếp cũ. Trong thói quen ăn uống. Trong ngôn ngữ. Trong các quan hệ xã hội (với bạn bè người Việt) cũng như sinh hoạt văn hóa (xem ti vi, phim ảnh, nghe ca nhạc hoặc theo dõi sách báo bằng tiếng Việt). Ở một số địa phương, nơi có đông người Việt, nhiều người có cảm giác họ đang sống ở Việt Nam chứ không phải trên một đất nước khác. Ở nhà: Nói và nghe tiếng Việt. Ra chợ: Cũng nói và nghe tiếng Việt; cũng mua rau muống, ngò, húng, quế, mít, sầu riêng, hột vịt lộn, lòng gà, lòng heo, mắm tôm, mắm ruốc... như ở Việt Nam. Vào tiệm ăn: Cũng cơm tấm bì sườn chả trứng, cũng phở, cũng bún bò Huế, cũng mì Quảng, cũng bánh bột lọc hay bánh bèo; cũng chè ba màu hay cà phê sữa đá... như ở Việt Nam. Khám bệnh: Bác sĩ Việt Nam. Mua thuốc: Tiệm thuốc Tây Việt Nam. Có chuyện liên quan đến luật pháp, gặp luật sư: Cũng luật sư Việt Nam. Dường như toàn bộ thế giới họ sống là Việt Nam. Nhưng những sinh hoạt hàng ngày, thậm chí, hàng giờ, như một thói quen như thế không thể gợi nhắc ai là người Việt cả. Thói quen là lãnh vực của tiềm thức và vô thức. Chứ không phải của ý thức. Chỉ có các biến cố mới có chức năng ấy.

Ở hải ngoại, chỉ có hai loại biến cố có khả năng nhắc nhở chúng ta là người Việt. Một loại có tính chất bất thường, bao gồm một số biến cố chính trị lớn bùng nổ ở Việt Nam hoặc những chính sách mang màu sắc kỳ thị mà người Việt trực tiếp là nạn nhân ở ngay chính quốc gia họ đang sống. Loại này, do tính chất bất thường, chúng ta tạm thời gác lại. Một loại khác có tính chất bình thường, một sinh hoạt thuộc truyền thống: Ðó là ngày Tết. Chỉ là ngày Tết.
Vâng, chỉ có Tết mới đẩy chúng ta ngược về gốc rễ của mình, làm chúng ta cảm nhận sâu sắc mình là người Việt. Là người Việt ở tận đáy tâm thức sâu xa của chúng ta. Là người Việt trọn vẹn và đúng nghĩa.

Xin nói ngay, tác động vừa nói của ngày Tết có thể phát huy mà không cần chúng ta phải làm bất cứ điều gì cả. Xin lấy trường hợp của tôi làm ví dụ. Tôi không phải là người quá nặng lòng với truyền thống. Tết, nhà tôi không có một sinh hoạt gì đặc biệt. Không bàn thờ. Không cúng. Không đến chùa. Không hái lộc. Không xem hướng xuất hành. Không xông đất. Và cũng hiếm, thật hiếm khi tham gia các hội chợ Tết do các cộng đồng tổ chức. Vậy mà, năm nào tôi cũng thấy không khí Tết đầy ắp trong nhà. Và, nhất là, trong lòng: Có cái gì đó cứ nôn nao. Ngay cả khi ngồi một mình, giữa khuya, trước màn ảnh computer, vẫn có cảm giác như có người, nườm nượp người, chung quanh. Không phải chỉ có những người còn sống mà cả những người đã chết. “Những người muôn năm cũ”. Tất cả đều về, đông đúc và ồn ào. Ðể... đón Tết với tôi.

Từ kinh nghiệm ấy, tôi nhận ra một điều: Tết không phải là sự kiện mà là một không gian. Chúng ta có thể tránh được sự kiện, nhưng tránh được không gian. Không gian bao trùm lấy chúng ta, hơn nữa, chuyển hóa mọi sinh hoạt thành Tết, hay nói cách khác, nó Tết-hóa mọi thứ.

Xin lấy chuyện ăn uống ngày Tết làm ví dụ.

Ở những nơi khác, người ta đón Tết, mừng Tết; ở Việt Nam, chúng ta ăn Tết. “Ăn”, như ăn tiệc, ăn cưới, ăn giỗ, ăn liên hoan. Thật ra, chúng ta cũng cử hành nhiều nghi lễ và tổ chức nhiều hội hè như ở các nơi khác, nhưng việc ăn uống, với chúng ta, bao giờ cũng chiếm vị trí trung tâm. Người sống ăn. Người chết ăn (cúng). Cả thần linh (ông Táo) cũng được ăn uống linh đình. Trong ký ức cũng như tâm thức của người Việt, không có gì liên quan đến Tết mà lại không gắn liền với một số loại thực phẩm nào đó. Trong sáu hình ảnh tiêu biểu của ngày Tết được nêu lên trong câu đối quen thuộc “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, có đến ba thứ, tức một nửa, là thực phẩm. Nhưng đó không phải là tất cả. Cái gọi là “thịt mỡ” ấy, ở miền Bắc thường là thịt đông; ở miền Nam, là thịt kho tàu; ở miền Trung, là giò heo hầm chuối chát hoặc thịt ngâm nước mắm. “Dưa hành” chủ yếu ở miền Bắc, ở miền Trung là củ kiệu và dưa món; ở miền Nam là các loại dưa giá hẹ muối xổi. Hiện nay bánh chưng phổ biến khắp nơi, nhưng ngày trước, ở miền Nam và miền Trung, hầu như chỉ có bánh tét.

Nhiều người than thở: Các loại thực phẩm vốn được xem là đặc sản của Tết đang dần dần mất hết ý nghĩa. Bây giờ, trong chợ hay siêu thị, từ Việt Nam ra ngoại quốc, ở đâu có đông người Việt, bất cứ ngày nào, tháng nào, mùa nào cũng có bánh chưng và bánh tét. Thịt kho hay thịt đông, ngày xưa, chỉ xuất hiện trên các mâm cỗ Tết, bây giờ, là thức ăn hàng ngày. Thích lúc nào người ta ăn lúc ấy. Chả có gì là đặc biệt nữa.

Thì đành là đúng. Nhưng điều đó không có nghĩa là ý nghĩa của thức ăn ngày Tết không còn. Còn, ở một điểm: Bình thường, chúng là thức ăn, ăn cho no hoặc cho khoái khẩu; ngày Tết, chúng là thức ăn của huyền thoại, ăn để... nhớ.

Như bánh chưng, chẳng hạn. Ngày thường, chúng ta có thể ăn bánh chưng. Nhưng những lúc ấy, bánh chưng chỉ là bánh chưng. Người ta ăn vì thích, hoặc nhiều hơn, vì tiện: Khỏi phải nấu nướng và có thể giữ được lâu. Trong không khí ngày Tết, việc mua hoặc nấu bánh chưng không còn là một chọn lựa ngẫu nhiên hay một ý thích bất chợt, xuất phát từ khẩu vị, mà là một điều gần như bắt buộc, gắn liền với bổn phận, có tính chất nghi lễ: Nhà nào cũng có. Tính chất “bắt buộc”, “bổn phận” và “nghi lễ” ấy làm cái bánh chưng trở thành một biểu tượng, nghĩa là vừa là một vật thể vừa là một ý nghĩa. Ý nghĩa ấy lại gắn liền với sự tích bánh chưng và bánh dày với Lang Liêu (hay còn gọi là Tiết Liêu) và vua Hùng Vương thứ 6, với ý niệm về Trời và Ðất, về công cha và nghĩa mẹ, và gần đây, theo một số học giả về Việt học, về tín ngưỡng phồn thực với hình ảnh của dương vật (bánh chưng, ngày xưa, có hình dài, giống bánh tét bây giờ) và âm vật (bánh dày).

Từ đó, trong ngày Tết, chỉ trong ngày Tết, bánh chưng trở thành biểu tượng của truyền thống, và nhờ tính truyền thống ấy, cái bánh bỗng có chiều dày của thời gian. Nó có ký ức. Trước hết là ký ức chính thức được ghi trong sử sách: Ăn bánh chưng trong ngày Tết, do đó, là ăn cùng với Lang Liêu, với các vua Hùng, và với tổ tiên nói chung. Sau nữa là ký ức cá nhân: Không có người nào sinh ra và lớn lên tại Việt Nam mà lại không có ít hay nhiều kỷ niệm với bánh chưng, từ kỷ niệm mổ heo đến kỷ niệm nấu bánh và ăn bánh. Văn chương Việt Nam đầy dẫy những loại kỷ niệm như thế. Ăn bánh chưng, do đó, là sống lại một quãng đời đã mất.

Cả ký ức cá nhân lẫn ký ức tập thể ấy đều đưa chúng ta về nguồn: Việt Nam.

Một thứ trái cây khác, như dưa hấu, cũng vậy. Mùa Hè, trời nóng, hầu như trong chúng ta ai cũng ít nhiều ăn dưa hấu. Bản thân tôi, có thời gian, Mùa Hè, hầu như ngày nào cũng ăn dưa hấu. Ði làm về, bước ra khỏi xe vào nhà, mồ hôi đầm đìa, công việc đầu tiên tôi làm là mở tủ lạnh, lấy tô dưa hấu cắt sẵn, ngoạm từng miếng. Dưa hấu trôi đến đâu, hơi mát tràn đến đó. Nhưng, những lúc như thế, tôi chỉ ăn dưa hấu. Thuần túy là dưa hấu. Dưa hấu mua từ chợ hoặc siêu thị. Nhưng cũng những miếng dưa hấu ấy, trong ngày Tết, có cái gì khác hẳn. Tôi thường thoáng chút ngần ngại khi phải bổ trái dưa hấu. Tôi muốn đặt nguyên trái trên bàn. Ðể có không khí. Khi ăn, tôi cắn từng miếng, từng miếng thật chậm. Và Tết nào cũng thế, cũng đều nhớ đến chuyện An Tiêm ngày xưa. Ðó là trái dưa hấu của An Tiêm, con nuôi của vua Hùng. Nhớ thế, tôi ngỡ như đang ăn dưa hấu chung với An Tiêm.

Mà đâu phải chỉ có An Tiêm. Cùng với An Tiêm, còn có Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh và Kiều Phú, những người đầu tiên chép truyện An Tiêm trong Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ 14-15), rồi Nguyễn Trọng Thuật, tác giả của Quả dưa đỏ (1925), một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam mà tôi đọc hồi nhỏ, những năm đầu của trung học. Ngoài những tên tuổi lớn ấy, mỗi lần ăn dưa hấu ngày Tết, tôi còn nhớ một người khác, Lê Quý Long, một người đồng hương của tôi, người, trong cuốn Việt sử văn vần, xuất bản ở Huế năm 1971, có bài thơ về An Tiêm: “An Tiêm phải bị cha đày / Sống nơi hoang đảo chuỗi ngày bơ vơ / Một hôm chim lạ tình cờ / Nhả rơi một hạt ai ngờ giống dưa [...]Mang theo dưa hấu nặng nề / Nên bây giờ có khắp quê hương mình.” Bài thơ đơn giản, như một bài diễn ca, không có gì đặc sắc, vậy mà, không hiểu sao, đã trên 30 năm rồi, tôi vẫn nhớ. Không trọn vẹn. Nhưng nhớ. Tôi nghĩ, nhớ được, không phải vì bản thân bài thơ. Mà là vì những quả dưa hấu ngày Tết: Chúng nhắc.

Những ví dụ nho nhỏ trên cho thấy, trong ngày Tết, ngay cả những thứ mọn nhất, từ một quả dưa hấu đến một lát bánh chưng hay bánh tét, đều có hấp lực kéo chúng ta về quá khứ: Nhỏ, là những kỷ niệm thuộc về cá nhân; lớn, là truyền thống của cả một dân tộc. Chính vì thế, Tết, chúng ta thường hay hồi tưởng và nhớ vu vơ. Tuy nhiên, đó chỉ là một khía cạnh. Có một khía cạnh khác, lớn và có ý nghĩa chính trị hơn: Mọi thứ trong ngày Tết đều vun bồi ký ức tập thể trong mỗi người, khiến mỗi người tự thấy mình là một thành viên của cả một cộng đồng đông đúc, là một đoạn ngắn trong chuỗi dài của lịch sử dằng dặc. Với ý thức ấy, chúng ta trở về với gốc rễ của chúng ta: Việt Nam.

Ngày thường, mỗi người trong chúng ta có thể là Việt Nam. Nhưng chỉ với tư cách cá nhân. Chỉ trong ngày Tết, cái gọi là Việt Nam ấy mới có độ rộng của cả một cộng đồng và mới có độ dày của truyền thống và của lịch sử. Chúng ta là Việt Nam từ gót chân lên đỉnh đầu chứ không phải chỉ ở màu da hay ở cái miệng biết nói được tiếng Việt, đồng thời chúng ta là người Việt Nam giữa vô số những người Việt Nam khác. Trong ý nghĩa này, Tết là cơ hội, hầu như duy nhất trong năm, vừa củng cố gốc rễ mỗi người vừa đoàn kết mọi người trong một ký ức chung. Những ngày lễ khác có thể củng cố gốc rễ nhưng lại phân hóa theo những kỷ niệm và kinh nghiệm khác nhau (ví dụ ngày 30/7 hay ngày Quốc Khánh trước và sau 1975...)

Hai tác dụng vừa nêu của ngày Tết (củng cố gốc rễ để mỗi người tự cảm nhận sâu sắc về sự kiện mình là người Việt Nam và ý thức mình là người Việt Nam giữa hàng chục triệu người Việt Nam khác) vừa có ý nghĩa văn hóa vừa có ý nghĩa chính trị. Trong hoàn cảnh lưu vong, sống ở nước ngoài, ý nghĩa chính trị nổi bật hơn ý nghĩa văn hóa.

Ở trong nước, làm-người-Việt-Nam là điều tự nhiên, làm người tự do là một lựa chọn chính trị; ở ngoài nước, làm người tự do là điều tự nhiên, làm-người-Việt-Nam lại là một lựa chọn đầy màu sắc chính trị. Bình thường, sự lựa chọn ấy có tính chất tự phát, từ vô thức, nên ít được để ý. Chính ngày Tết nguyên đán biến sự lựa chọn ấy thành một hành động có tính chất tự giác, thuộc phạm trù ý thức.

Nói Tết, với người Việt Nam ở hải ngoại, có ý nghĩa chính trị là vì thế.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Giấc mơ Trung Quốc, ác mộng láng giềng!
Võ Long Triều


Hơn 20 năm trước đây nhà văn Trung Quốc Tống Thái Thánh đã mơ một giấc mơ Ðại Hán, ông cho xuất bản một quyển sách tựa đề “Thời Ðại Trung Quốc,” trong đó ông tưởng tượng một cách kiêu căng rằng: “Bước vào thế kỷ 21, cho dù bầu trời thế giới có mọc thêm nhiều ngôi sao nhưng Trung Quốc mới đúng là mặt trời của thế giới. 'Thời Ðại Trung Quốc' là Kinh thánh Phúc âm của thế kỷ 21.”

Tháng 3 năm 2010, hàng triệu người Trung Quốc đổ xô mua và đọc quyển sách “Giấc Mơ Trung Quốc” do Ðại Tá Giáo Sư Ðại Học Quốc Phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc xuất bản. Trong đó ông đặt mục tiêu Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhứt thế giới, thay Mỹ lãnh đạo toàn cầu. Ðại Tá Phúc đưa ra chiến lược gồm 3 điểm: (1) Trung Quốc phải thay Mỹ lãnh đạo thế giới, làm quốc gia quán quân và quốc gia lãnh tụ; (2) Muốn vậy Trung Quốc phải tiến hành cạnh tranh với Mỹ (3) Ðể thắng cạnh tranh, Trung Quốc cần có quân đội mạnh nhứt thế giới. Không phải để đánh Mỹ mà để khỏi bị Mỹ đánh. Phải có lực lượng răn đe để cho không ai dám dùng quân sự ngăn chận Trung Quốc trỗi dậy. Ðiều khôi hài là Ðại Tá Phúc khẳng định: “Trung Quốc có một lịch sử rất trong sạch và có một nguyên tắc đạo đức cao cả, là một nước duy nhứt không có tội lỗi đối với sự phát triển văn minh nhân loại, chính vì vậy mà Trung Quốc có quyền truyền bá các quan điểm và cách giải quyết vấn đề của mình trên toàn cầu”! Ðọc xong quyển sách này nhà báo Jeffrey Schmidt cho rằng: “Trung Quốc đã tháo găng tay và đang thách thức sự thống trị thế giới của Mỹ.”

Giấc mơ Trung Quốc là gì? Chủ Tịch Tập Cận Bình là người tích cực cổ xúy cho giấc mơ này. Khi mới trở thành nguyên thủ của đất nước đông dân nhứt thế giới, ông tuyên bố: “Vào thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, hùng mạnh, văn hóa tiên tiến và sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa sẽ thành hiện thực.” Cũng là điều mà ông hứa trước Quốc Hội ngày 17 tháng 3, 2013 và được phát đi như một lời hiệu triệu quốc dân. Ngày 8 tháng 4, 2013 ông lập lại trong bài phát biểu khai mạc diễn đàn Châu Á tại Bác Ngao. Ngày 17 tháng 4, 2013 ông trở lại vấn đề này và nói: “Chúng ta hãy đưa vào thực tiễn đời sống Giấc Mơ Trung Hoa.”

Ðịnh nghĩa giấc mơ do Chủ Tịch Tập Cận Bình chính thức thông báo cho Quốc Hội, bao gồm nhiều khía cạnh, kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v... Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài này tôi chỉ nhìn vấn đề quân sự mà Trung Quốc dùng như một phương tiện hữu hiệu để “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.” Ưu tiên hàng đầu phải là hiện đại hóa quân đội bằng sự gia tăng không ngừng và to lớn từ thời chiến lược gia Ðặng Tiểu Bình được toàn dân Trung Quốc sùng bái, do đó Trung Quốc tìm mua những thứ vũ khí hiện đại nhứt và sao chế thành sản phẩm của mình. Ðại Tá Lưu Minh Phúc phỏng định quân đội hùng mạnh sẽ răn đe không ai dám ngăn cản sự trỗi dậy hay nói cho đúng hơn là sự ngang ngược của Trung Quốc. Bằng cớ là Trung Quốc ngang nhiên mở rộng biên giới bằng đường 9 đoạn hay cái lưỡi bò liếm toàn biển đảo của các nước láng giềng, có ai dám gây sự đâu? Ngoài những lời phản đối suông hay phân chứng với quốc tế. Rồi đến việc tuyên bố ngày 23 tháng 11, 2013 vùng phòng không trên Biển Ðông và Biển Hoa Ðông, buộc phi cơ bay ngang phải khai báo, rồi đến lệnh cấm đánh bắt cá kể từ ngày 1 tháng 1, 2014 phải xin phép tỉnh Hải Nam. Từng bước, Trung Quốc thực hiện giấc mơ và sự phục hưng vĩ đại của Hán tộc. Sự phục hưng dựa vào vũ lực để lấn áp láng giềng, hoàn toàn không có nguyên tắc đạo đức cao cả, không trong sạch, trái ngược với lời khẳng định của Ðại Tá Lưu Minh Phúc rằng Trung Quốc là một nước duy nhứt không có tội lỗi đối với sự phát triển văn minh nhân loại.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong công cuộc “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa và thực hiện giấc mơ,” Trung Quốc cần tìm kiếm, chiếm đoạt tài nguyên và các nguồn năng lượng mới, gây ra nhiều cuộc xung đột, tranh chấp chủ quyền biển đảo rất căng thẳng với hầu hết các nước láng giềng nên chủ trương “thế giới hài hòa” của Trung Quốc là sự tuyên truyền giả dối.

Người ta còn nhớ, tàu hải giám Trung Quốc đánh chìm ngư thuyền Việt Nam bắt ngư phủ đòi tiền chuộc mạng; tàu Trung Quốc đã trực diện “đối đầu” với Philippines ở bãi cạn Scarborough. Tháng 3, 2013 tàu Trung Quốc bắn cháy cabin tàu đánh cá trong hải phận của Việt Nam; cũng trong tháng 3, bốn tàu chiến Trung Quốc tập trận trên bãi cạn James thuộc chủ quyền của Malaysia. Ngày 23 tháng 4, 2013 tám tàu lớn Trung Quốc có 40 máy bay quân sự hỗ trợ, đi vào lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Ngày 26 tháng 4, 2013 Trung Quốc đưa hàng chục binh lính tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Ðộ và dựng trại tại đây. Nếu phải liệt kê tất cả những vụ cố tình khiêu khích của Trung Quốc thì hãy còn nhiều. Những sự vi phạm đó có mục đích vừa là đe dọa bằng vũ lực, vừa là thử lửa xem có ai dám phản ứng mạnh không, vừa là muốn xác định bằng vũ lực chủ quyền của mình.

Sự đe dọa có tính công khai với lời kêu gọi của Tập Cận Bình là quân đội nhân dân Trung Quốc phải chuẩn bị tinh thần, đề phòng chiến tranh có thể xẩy ra những ngày sắp tới, mặt khác họ Tập cũng đồng thời gởi thông điệp rằng giới lãnh đạo mới của Trung Quốc cam kết mở cửa, theo đuổi con đường phát triển hòa bình và chiến lược cùng thắng với thế giới bên ngoài. Chính sách hai mặt đó thể hiện qua cuộc gặp tay đôi giữa Tập Cận Bình và Tổng Thống Barack Obama tại trang trại Annenberg ở Sunnyland, California, ngày 7 tháng 6, 2013. Theo báo chí Trung Quốc, trong cuộc gặp gỡ đó Tập Cận Bình đã khái quát mô hình quan hệ nước lớn theo kiểu mới giữa Mỹ và Trung Quốc dựa theo 3 diễm sau đây: (1) Không xung đột và không đối đầu; (2) Tôn trọng lẫn nhau; (3) Hợp tác cùng thắng. Phía Trung Quốc cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận quan trọng.

Dựa vào sự thỏa thuận ngầm và theo chính sách vừa đấu tranh vừa hợp tác có lợi, Trung Quốc đã từng bước hành động ngang ngược trong vùng Châu Á vì biết chắc Mỹ sẽ không để xẩy ra “xung đột” dù có thỏa ước quân sự với Philippines và Nhật Bản. Tuy nhiên cung cách múa gậy vườn hoang của Trung Quốc ngày càng quá đáng buộc Mỹ phản ứng, không thể để một mình Trung Quốc làm bá chủ ở Châu Á Thái Bình Dương. Vì thế mới có chuyện Mỹ “xoay trục,” di chuyển 60% quân lực sang Á Châu với sự có mặt của 2500 quân nhân Mỹ tại Úc. Sự thay đổi chiến lược quốc tế trên vũ đài chính trị của các nước như Mỹ, Châu Âu, Úc Ðại Lợi, Nhật Bản, Ấn Ðộ, ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực hiện giấc mơ của Trung Quốc. Tháng 11 năm 1996 trong cuộc thảo luận bàn tròn về chính sách quốc tế tại California dưới thời Tổng Thống George W. Bush, nhiều vị nguyên thủ quốc gia tham dự, trong đó cựu Thủ Tướng Nhật K. Myazawa đã tiên đoán rằng vào năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc lớn nhứt về kinh tế lẫn quân sự và ông lo ngại rằng “sẽ rất khó dự đoán Trung Quốc sẽ hành động như thế nào.” Cựu Thủ Tướng Hàn Quốc ông S. Lho, cũng đặt câu hỏi tương tự: “Nếu như Trung Quốc giàu có hùng mạnh thì điều gì sẽ xẩy ra ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương”? Riêng cựu Thủ Tướng Singapore Lý Quang Diệu thì khuyên “hãy để cho Trung Quốc ngủ yên.” Nhưng tiếc rằng Trung Quốc không chịu ngủ yên với chủ trương bành trướng của Hán tộc.

Cái mốc được các nhà lãnh đạo Trung Quốc xác định cho việc hoàn thành “Giấc Mơ Trung Hoa” là năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Người ta tự hỏi thời gian gấp rút buộc Bắc Kinh bất chấp phương tiện và hành động nào miễn đạt được mục đích, đặc biệt cướp đảo, lấn đất, khai thác tài nguyên của láng giềng một cách phi pháp, có thể xẩy ra xung đột quân sự rộng lớn, trở thành ác mộng chẳng những đối với các nước trong vùng mà cả đối với Hán tộc.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Điềm Xấu Cho CSVN
Tác giả : Vi Anh

Sấm Trạng Trình có câu: "Mã đề dương cước anh hùng tận". Năm nay năm Con Ngựa, mới mùng Ba Tết, theo phong tục Việt, làm gà cúng, lấy chân coi vảy bói vận mạng trong năm, đã có tin về điềm xấu cho Đảng Nhà Nước CSVN.

Một là cựu lãnh sự VNCS Ông Đặng Xương Hùng xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ, tuyên bố chế độ CSVN đang khủng hoảng toàn diện. Tin này do thông tấn xã Pháp AFP đánh đi cho biết Ông Đặng Xương Hùng làm lãnh sự cho VNCS tại Genève từ năm 2008 đến 2012. Ông nộp đơn xin tỵ nạn chánh trị vì - xin trích nguyên văn lời của Ông - "Đất nước chúng tôi đã rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Tất cả mọi người đều hy vọng sẽ có thay đổi, nhưng mới đây đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi cách cai trị độc tài và chế độ độc đảng. Cuộc khủng hoảng này là toàn diện vì vừa là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, đồng thời còn trong lãnh vực giáo dục và y tế". Ông hy vọng việc làm của Ông sẽ tạo một con đường cho nhiều người Việt khác cùng đi. Ông đã gia nhập và hợp tác với đồng bào Việt hải ngoại đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN; đặc biệt là với Ủy ban Thụy Sĩ - Việt Nam (COSUNAM) thành lập và hoạt động cách đây 25 năm. Tổng thư ký ủy ban này cho biết việc tị nạn của ông Đặng Xương Hùng là một "sự kiện đặc biệt", cho thấy tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN đang ở "phía cuối đường hầm đường như đã cận kề".

Nhà ngoại giao của VNCS này tỵ nạn chánh trị trong khi các tổ chức và nhân sĩ đấu tranh cho nhân quyền VN trong ngoài nước đang nỗ lực đến Geneve đòi hỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc phải áp lực và cưỡng hành VNCS hiện là thành viên của Hội Đồng phải thực thi nhân quyền cho VN, nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) diễn ra bốn năm một lần vào vào ngày 5 tháng Hai.

So với lời kêu gọi ra khỏi đảng CS, lập đảng mới đối lập với đảng CSVN của Ông Lê hiếu Đằng mấy chục tuổi đảng vừa mới qua đời và Ô. Hồ ngọc Nhuận Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc của TPHCM của VNCS kêu gọi "phá xiềng", hành động bỏ Đảng, Nhà Nước VNCS xin tỵ nạn chánh trị ở ngoại quốc này của Ô Đặng xương Hùng, một viên chức ngoại giao kỳ cựu cấp cao của Đảng Nhà Nước VNCS, là một sự kiện và thời sự rất chấn động trong hàng ngũ đảng viên, cán bộ CS.

Chắc chắn đây không phải là trường hợp duy nhứt hay riêng biệt đâu. Lương tâm chánh trực, đạo lý, văn minh của Con Người, quốc hồn quốc tuý của dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa đang sống lại sau mấy chục năm chủ nghĩa CS áp bức, bất động hoá đang hồi sinh, trổi dậy trong tâm hồn người Việt, người Hoa trong hai chế độ CS lớn còn sót lại ở Á châu.

Sẽ còn nhiều Đặng xương Hùng nữa. Sẽ có cuộc cách mạng dân quyền, nhân quyền cho VN và Trung Hoa. Qui luật chánh trị là bất hoạn bần, hoạn bất quân. Qui luật cách mạng xảy ra không phải lúc dân cùng khổ mà khi người dân khá hơn muốn tốt hơn nữa như thời CS chuyển sang kinh tế thị trường, người dân đã có cuộc sống vật chất khá hơn và muốn có đời sống tinh thần tự do hơn. Không lý do gì người dân Việt, Hoa để cho Đảng Nhà Nước CS độc tài đảng trị toàn diện tham nhũng vô tội vạ trên quyền lợi, tài sản của mình. Không lý do gì để cho CS ăn trên ngồi trước, tạo hố sâu ngăn cách nghèo giàu không thể tưởng tượng được, gây bất công xã hội, tham nhũng hết thuốc chữa như bây giờ ở Việt Nam và Trung Hoa.

Quốc tế cũng không thể chịu nỗi những bất công mà đồng loại ở VN và Trung Hoa đang chịu đựng. Báo Pháp Courrier International ở Paris, báo Mỹ Diplomat ấn bản ở Tokyo đưa ra những con số bất công hết hồn. 50 người giàu nhất trong Quốc hội Trung Quốc nắm đến 94,7 tỷ đô la, trong khi đó tại nước Mỹ đệ nhứt siêu cường kinh tế 50 người giàu nhất Quốc hội Mỹ chỉ nắm tổng cộng 1,6 tỷ đô la. Hiệp hội Quốc tế các Phóng viên Điều tra (ICIJ) công bố, 22.000 người Trung Quốc thành lập công ty hải ngoại để đầu tư hay cất giấu tiền.Từ Ô Giang trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào, Chủ Tịch Nước đã nghỉ hưu, dĩ chí Ô Tập cận Bình, mới lên làm Chủ Tịch Nước Ông nào Ông nấy và gia đình bên chồng, bên vợ, con trai con gái cũng gởi tiền hàng tỷ Đô la ở ngoại quốc.

Hai là nhiều tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế quy tụ tại Genève xẻ khô Đảng Nhà Nước CSVN trong vai trò thành viên ngày 04/02/2014, đòi hỏi Liên Hiệp Quốc phải mổ xẻ "Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc". CSVN bị xẻ khô vì phạm một sai lầm chiến lược. CSVN tưởng đâu chạy chọt được ' chức vụ' uỷ viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là có chánh nghĩa, có quyền hạn nhân quyền vì não trạng độc tài đảng trị toàn diện của CS chỉ biết có 'chức quyền, chức vụ' chớ không có 'chức trách' với ai cả.

Nên bị người dân Việt trong ngoài nước dùng dao trách nhiệm xẻ khô, mổ banh ra hàng trăm vụ vi phạm nhân quyền của Đảng Nhà Nước CSVN. Human Rights Watch mổ xẻ vụ CSVN bắt bớ giam cần phi lý, vô luật cả 150 đến 200 vụ. Phần của tổ chức SOS Boat People liệt kê ra 29 bản đóng góp của các tổ chức nhân quyền quốc tế và 11 bản của các tổ chức người Việt ở hải ngoại và 4 bản đóng góp của các tổ chức ở trong nước.

Vấn đề nhân quyền VN không còn là "trở ngại trung tâm' trong bang giao giữa Hà nội và Wasington nữa, như một viên chức cao cấp ngoại giao của CS than. Nó đã thành "trở ngại trung tâm' trong ngoại giao của VNCS với Liên Hiệp Quốc, với cộng đồng thế giới.

Ba và sau cùng, năm 2014, năm Ngọ mới đầu năm mà có nhiều điềm xui, xấu tận mạng cho Đảng Nhà Nước CSVN./.(Vi Anh)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest