Bình Luận , Quan Điểm

dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Người tù nhân chính trị tại Hoa Kỳ

Tuesday, September 04, 2007

Huy Phương


Những thiếu niên lớn lên tại miền Nam sau ngày 30 Tháng Tưnăm 1975 đều được nhà trường XHCN Việt Nam bịt mắt, che tai và xuyên tạc lịch sử theo đường hướng có lợi cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Các em không hề biết có một nước Việt Nam Cộng Hòa, không hề biết có một Quân Lực VNCH, và hình ảnh người lính bảo vệ miền Nam. CSVN đã bơi xấu xuyên tạc coi đây như một đám tay sai của đế quốc Mỹ, hoặc là đang được dđảng và nhà nước khoan hồng tập trung “cho đi cải tạo”, hoặc là đã chạy ra nước ngoài để chống phá tổ quốc. Vì vậy sau này khi các em lớn lên, được cha mẹ nói về hình ảnh người lính VNCH qua phim ảnh cũ hay ngưỡng mộ hình ảnh người lính miền Nam trong những cuốn DVD với các đề tài “người lính VNCH” thì chính sách của cộng sản bắt đầu nói xấu, mạ lỵ, bôi bẩn hình ảnh người lính VNCH bằng cách gán cho họ những danh từ như “khát máu”, “căm thù”, “quá khích, “thù cộng sản cao hơn núi sâu hơn biển”.

Nhằm vào một thành phần khác là người cựu chiến binh bị CS lùa vào nhà tù lớn, mà cộng sản tưởng có thể “cải tạo”, “tẩy não” được, nay đến định cư tại Hoa Kỳ, chúng cũng tung ra những chiến dịch mạ lỵ, bơi xấu.

Xin thành phần cựu chiến binh VNCH đừng mơ hồ về chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề hòa giải, khoan hồng để mon men đem của cải, sức lực về cống hiến cho dân tộc hay đất nước. Tháng Tư năm 1975, trước tình thế mới, cộng sản không thể tiêu diệt, tàn sát hết những người lính miền Nam thất thủ vì bại trận, nên lập ra hàng nghìn nhà tù trên toàn cõi Việt Nam để giam cầm, hành hạ đối thủ, mặc dầu chúng ta đã buông súng đầu hàng.

Chính phủ Cộng Sản VN đã ký thỏa ước với Hoa Kỳ ngày 30 Tháng Tám năm 1989, bằng lòng để cho 300,000 cựu tù nhân “cải tạo” và gia đình đi định cư tại Mỹ vì những lý do chính trị đối với Hoa Kỳ, và cũng vì không muốn chúng ta ở lại trong đất nước, một nơi mà cộng sản đã chiến thắng được bằng súng đạn nhưng chưa nắm được lòng dân. Vì vậy, một mặt họ muốn tống khứ chúng ta đi cho khuất mắt, họ coi chúng ta như “những tội đồ” như Bộ Trưởng Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố trong buổi họp báo tại Singapore ngày 20 Tháng Bảy 1982, hay “tội phạm chiến tranh” như Lê Ðức Thọ nói với phóng viên hãng Reuter ngày 23 Tháng Năm 1985 tại Hà Nội, một mặt lại sợ “thả cọp về rừng”: “Làm thế nào chúng tôi để bọn chúng ra đi? Ðiều này không thể nào đưa vũ khí cho chúng bắn lại chúng tôi,”(phụ tá Bộ Ngoại Giao CS Phạm Ðộn Nam nói với phái đồn nghị sĩ HK viếng thăm VN ngày 22 Tháng Mười Hai 1984).

CSVN muốn Hoa Kỳ bảo đảm rằng những người đi định cư tại Hoa Kỳ sẽ không có những hành động chống lại chính phủ CSVN, nhưng phái đoàn Hoa Kỳ nói rằng hiến pháp không cho Hoa Kỳ có một điều cam kết như vậy. Cuộc thương thảo giữa chính phủ Hoa Kỳ với chính phủ Cộng Sản Việt Nam đã kéo dài từ năm 1982 đến năm 1989 với bao nhiêu thay đổi chính sách về phía CSVN và chúng ta cũng thấy ở đây cả sự kiên nhẫn, bền bỉ và tận tụy của những thương thuyết gia Hoa Kỳ đã đến Hà Nội nhiều lần với mục đích mang chúng ta, những người tù “cải tạo” đến định cư tại nước Mỹ.

Nhớ ơn chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ, cũng như nhiều nhân vật đã tranh đấu can thiệp giúp chúng ta có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay, hy vọng rằng những việc làm của chúng ta sẽ không làm thất vọng cho những ai những người đã từng giúp đỡ chúng ta.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

EM TÔI



Nãm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.

Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn ðể thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong ðêm. Chín tuổi, tôi ðã biết mình là người nam độc nhất trong gia ðình, ðã biết ẩm bồng ðút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi ðã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.

Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm ðể trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau cải ở chợ Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra ði thật sớm, lúc trời còn mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi ăn, nằm nghỉ ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một tuần bảy ngày, mẹ đi ði về về trong nỗi cô ðơn.

Nãm em vừa tròn nãm tuổi thì mẹ cho em vào mẫu giáo, tôi cũng trở lại trường, đám bạn cũ của tôi nay ðã hơn tôi hai lớp, ngồi xung quanh tôi bây giờ là những khuôn mặt lạ, kém tôi hai, ba tuổi. Tôi là học trò lớn nhất và học khá nên được làm trưởng lớp. Gần cuối năm học lớp nhì, tôi nói với mẹ lên xin thầy Hiệu trưởng cho tôi được thi nhảy tiểu học. Thầy bằng lòng. Tôi cắm cúi học luyện thi và kết quả là tôi đã đỗ ðược bằng tiểu học nãm ðó.

Vào lớp đệ thất trường Trần quốc Tuấn, tôi tiếp tục học ngày, học đêm, năm ðệ ngũ tôi thi nhảy một lần nữa lấy bằng Trung học. Ðến niên học ðệ tam thì tôi ðã bắt kịp ðám bạn cũ, tôi hân hoan nhập bầy chung với ðám bạn ngày xưa. Ðây là giai ðoạn mà tôi cần tiền ðể mua sách học và may thêm quần áo, thời tiểu học và trung học đệ nhất cấp thì mặc sao cũng được, nhưng bây giờ ðã lên đệ nhị cấp rồi, ðã bắt ðầu biết ðỏ mặt khi nhìn những ðứa con gái trường nữ, thỉnh thoảng ðã biết theo bạn tập uống cafe, phì phà điếu thuốc. Tiền mẹ cho không ðủ, tôi bắt ðầu công việc kèm trẻ tư gia ðể kiếm thêm tiền. Học trò của tôi là mấy cô cậu đệ thất ðệ lục, nghĩa là cũng chỉ bé thua tôi vài tuổi.

Ba mẹ con tôi vẫn ngày ngày đi về cãn nhà nhỏ, cãn nhà vẫn không thay đổi một chút nào từ ngày bố bỏ mấy mẹ con để ra ðị

Hết nãm ðệ tam, tôi nộp ðơn thi Tú Tài phần nhất. Tôi ðậu bình thứ. Một lần nữa, mọi người ngạc nhiên, nhưng tôi biết sức học của mình, tôi biết mẹ buôn bán tảo tần, tôi thấy những năm tháng gần ðây mẹ trở bệnh hoài, mỗi sáng mẹ lục ðục dậy thật sớm nấu cơm ðể dành cho anh em tôi, rồi lặng lẽ mang ðôi quang gánh lên vai, những tối ngồi trâm ngâm bên ánh đèn dầu nhìn anh em tôi học bài và những đêm khuya mẹ trở mình húng hắng ho. Tôi thương mẹ và em đến ứa nước mắt, và càng thương mẹ thương em, tôi càng học như điên, như cuồng. Tôi ước gì Bộ Giáo dục cho tôi thi hai bằng tú tài cùng một lúc. Nhìn mái tóc mẹ đã lớm chớm sợi bạc, nhìn lưng mẹ mỗi ngày mỗi như còng xuống, nhìn hai vai gầy của mẹ mà lòng quặn đau, và cứ thế, tôi vùi đầu vào sách vở...

Em ðã bắt ðầu tuổi lớn, ðã bắt ðầu tuổi mộng mơ con gái, ðã bắt ðầu bước vào "tuổi ngọc", nhưng tội nghiệp, biết nhà mình nghèo, biết mẹ mình buôn thúng bán bưng, biết anh mình vẫn chiều chiều đi kèm trẻ kiếm thêm tiền và cặm cụi học đốt giai ðoạn cho chóng thành tài. Biết thế nên em ít khi nào xin mẹ, xin anh tiền may áo mới, hai chiếc áo dài trắng đủ cho em thay ðổi. Em lớn lên thiếu tình của bố, nên tôi "quyền huynh thế phụ". Nhiều lúc nhìn mẹ, nhìn em, tôi vẫn không hiểu tại sao bố lại đành đoạn dứt áo ra ðị

Tôi thi ðỗ Tú Tài toàn phần năm 18 tuổi, và ra Huế học Ðại học Vãn khoa. Mẹ ở một mình với em ở Ðà nẳng. Mỗi cuối tuần, tôi theo xe ðò về thãm mẹ và em, ðến sáng thứ hai trở lại trường. Ở Huế, tôi tiếp tục công việc kèm trẻ tư gia. Với số tiền nhỏ nhoi kiếm đuợc, tôi phụ mẹ một ít nuôi em.

Qua sinh nhật thứ 13 của em mấy tháng, một chiều mẹ bỏ buổi chợ, về nhà than nhức đầu, tưởng là cảm nhẹ, mẹ sai em cạo gió và nấu cho mẹ bát cháo hành. Khuya ðó mẹ lên cơn sốt, lảm nhảm nói mê, sáng hôm sau em nghỉ học chở mẹ vào nhà thương và nhờ người nhắn tin ra cho tôi ở Huế.

Lật ðật trở vào Ðà nẳng bằng chuyến xe ðò chót. Trời tối ðã lâu, không kịp ãn uống, từ bến xe tôi ði thẳng ðến bệnh viện. Trong cãn phòng nhỏ, dưới ánh ðèn vàng mờ đục, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, còn em đang ngồi ngủ gà ngủ gật cạnh giường. Ðứng yên lặng nhìn mẹ xanh xao bất động, và khuôn mặt thơ dại của em, trong giấc ngủ hai khoé mắt vẫn còn long lanh giọt lệ, tôi nghe lòng mình quặn thắt.

Ðánh thức em dậy, em ngơ ngác dụi mắt vài giây. Nhận ra tôi, em nhào tới ôm chầm và òa lên khóc, em cho hay là từ lúc đưa mẹ vào đây, mẹ chỉ tỉnh lại một vài phút vào khoảng giữa trưa, sau đó mẹ hôn mê trở lại. Tôi an ủi em, rồi cùng em ra vãn phòng bệnh viện. Cô y tá trực cho hay mẹ bị ðứt một tỉnh mach ở ðầu. Tôi bàng hoàng như bị ai nện một nhát búa vào ngực. Cô y tá bùi ngùi nhìn em, đôi mắt xót xa...

Tối ðó, anh em tôi cùng ở lại với mẹ, em mệt mỏi, nên chỉ một thoáng là đã ngủ say. Trong giấc ngủ mệt nhọc, thỉnh thoảng em ú ớ mẹ ơi, mẹ ơi rồi nức lên mấy tiếng. Tôi nghe như dao cắt trong lòng. Suốt đêm không ngủ, tôi cứ ngồi nhìn mẹ nằm im lìm và bên chân mẹ em ngủ chập chờn. Tôi tự nhủ thầm với mình đừng khóc, ðừng khóc .. nhưng sao nước mắt vẫn cứ trào ra, một tay ve vuốt bàn tay xanh xao của mẹ, một tay nắm lấy bàn tay nhỏ bé của em, tôi để mặc cho hai giòng nước mắt chảy nhạt nhoà trên má.

Mẹ thở hơi cuối cùng lúc năm giờ sáng, mẹ không tỉnh lại ðể trãn trối với hai con một lời gì. Mẹ đi trong yên lặng. Tôi nắm bàn tay mẹ và thấy tay mẹ lạnh dần. Tôi đánh thức em dậy. Hai anh em hôn lên trán mẹ giã từ. Em vuốt mắt mẹ. Mắt mẹ nhắm hờ. Em ôm chặt hai tay mẹ, ủ vào lòng mình miệng kêu lên nho nhỏ: mẹ ơi, mẹ ơi... Em khóc lặng lẽ, áp mình vào ngực mẹ nước mắt em tuôn ràn rụa làm ướt đẩm cả vạt áo mẹ bạc màu. Những tiếng kêu nghẹn ngào của em như những viên đạn bắn thẳng vào tim, tôi ngồi bất động nhìn mẹ, nhìn em, lòng đau như muối xát. Tội nghiệp mẹ tôi, tội nghiệp em tôi. Em mới mười ba tuổi...

Chôn mẹ xong, tôi bỏ học. Còn lòng dạ nào mà học nữa. Nhưng em thì phải trở lại trường.

Bán ði cãn nhà nhỏ xiêu vẹo và gom tóm tất cả vốn liếng của mẹ để lại, tôi ðưa hết số tiền cho mẹ của Minh, một người bạn thân tôi. Minh có Hân, cô em gái cùng tuổi, cùng lớp với em. Tôi gửi em đến ðó ở và ði học với Hân, cũng may, bố mẹ Minh coi anh em tôi như con. Tôi dặn dò em ðủ ðiều. Số tiền tôi gởi cho mẹ Minh ðủ ðể trả tiền ãn ở của em trong hai ba nãm. Tôi còn ðưa thêm cho em một ít ðể em mua sách vở, may áo quần, tiêu vặt. Tôi ôm em và hứa với lòng, hứa với vong hồn mẹ là sẽ lo lắng, sẽ bảo bọc em cho đến trọn ðời. Tôi vào trường Võ bị Ðà Lạt năm 20 tuổi, lương sinh viên sĩ quan ít ỏi, tôi tiết kiệm không dám xài nhiều, để dành gởi về cho em mỗi tháng. Tôi dặn em viết thư mỗi tuần kể cho tôi nghe chuyện học hành. Tôi bắt em hứa là không bao gi dấu tôi một điều gì dù nhỏ bé. Em ngoan ngoãn vâng lời. Mỗi năm tôi ðược về phép một lần, hai anh em quấn quýt không rời. Tôi ðưa em ði thãm mẹ. Chúng tôi lặng yên cầm tay nhau quỳ bên mộ mẹ, nước mắt lưng tròng.

Em lớn lên và ngày càng giống mẹ. Cũng khuôn mặt và cái nhìn nhẫn nhục, cũng đôi mắt xa xãm buồn hiu hắt. Bình thường em rất ít nói, có lẽ không cha, mồ côi mẹ quá sớm và anh lại ở xa đã làm em rụt rè. Cũng may, bên cạnh em vẫn còn có Hân. Lễ mãn khoá của tôi, em và Hân cùng lên tham dự, lúc này, em đã thi đổ vào trường Sư phạm Qui Nhơn, hai năm nửa em sẽ trở thành cô giáo, tôi hãnh diện giới thiệu em và Hân với các bạn mình. Nhìn dáng em thẹn thùng e ấp, tôi thấy lòng mình rạt rào thương em. Tôi thầm gọi mẹ, mẹ ơi, hai con của mẹ đã trưởng thành và đã nên người.

Ra trường, tôi chọn binh chủng nhảy dù, có lẽ cũng chỉ vì tôi thích màu mũ đỏ. Em vào học và ở nội trú trong trường sư phạm. Tôi thấy mình yên tâm hơn. Mỗi tháng, tôi vẫn gửi về cho em một nửa tiền lương lính của mình để trả tiền phòng, tiền ăn. Tôi biết con gái cần nhiều thứ hơn con trai, như áo quần, son phấn... Em vẫn viết thư cho tôi mỗi tuần như em ðã làm trong mấy năm qua. Em kể chuyện học hành, chuyện bạn bè, em lo sợ là tôi đi tác chiến nhở có ngày bố con gặp nhau ở chiến trường, làm sao nhận ra nhau, em không nói thêm, nhưng tôi cũng hiểu, tên đạn vô tình, nếu nhỡ...

Hai nãm em học Sư Phạm trôi qua thật nhanh. Em bây giờ ðã là một cô giáo trẻ. Em ðược ðổi về dạy tại một trường tiểu học gần thị xã Phan Rang. Em thuê nhà chung với hai cô giáo khác. Mỗi ngày ba cô giáo ngồi xe lam đi ðến lớp, chiều về cả ba cùng quây quần nấu nướng . Em viết thư cho tôi và khoe có quen với Tuấn, một Sĩ quan Hải quân ðồn trú ở Phan rang. Em khen Tuấn hiền lành, ít nói. Em kể thêm là Tuấn chỉ còn có mỗi một mẹ già. Chiến tranh ngày thêm khốc liệt, đơn vị tôi hành quân liên miên, có khi cả năm chúng tôi mới ðược về hậu cứ một lần. Tôi bị thương hai lần trong cùng một năm. Tôi dấu em, không cho em biết sợ em lo lắng. Trong những tuần lể nằm bệnh viện và ở hậu cứ dưỡng thương, tôi bắt đầu viết bài đãng trên các báo và tạp chí. Tôi kể lại những trận đụng ðộ kinh hoàng giữa ðơn vị tôi và giặc Cộng, tôi kể lại những "kỳ tích" của bạn tôi, của Mễ, của Lô ...

Sau một lần bị thương nhẹ ở tay, tôi lấy mấy ngày phép ra Phan Rang thăm em. Em mừng rỡ ôm lấy anh, nhưng khi thấy cánh tay bãng bột em xót xa bật khóc. Tôi an ủi em là biết ðâu sau chuyến bị thương này tôi sẽ ðược về làm việc hậu cứ. Ngày hôm sau, nghe tin, Tuấn đến thãm. Thoạt nhìn, tôi ðã có cảm tình với Tuấn, đúng như em nói, Tuấn trông rất hiền lành. Trong suốt tuần lể ở Phan rang, em vẫn phải đi dạy, nhưng may là có Tuấn, mỗi ngày Tuấn tới chở tôi đi ãn sáng, trưa Tuấn và tôi lang thang ra chợ bạ gì ăn ðó ðợi giờ ba cô giáo ði dạy học về. Buổi tối, em ði ngủ sớm, Tuấn ngồi lại nói chuyện với tôi cho tới khuya. Bên ly cafe, tôi kể cho Tuấn nghe chuyện của mình. Những hình ảnh yêu dấu, xót xa như một cuộn phim cũ quay chầm chậm. Tôi rưng rưng kể lại ngày mẹ mất. Tuấn lấy tay chùi mắt, trong đêm tối, tôi thấy mắt Tuấn long lanh ...

Bảy ngày phép cũng trôi nhanh. Tôi trở về Saigòn, lòng cảm thấy vui và nhẹ nhàng vì đã có dịp gặp Tuấn. Tôi tin Tuấn sẽ không làm khổ em. Ba tuần sau, tôi nhận được thư Tuấn, trong thư Tuấn kể về gia ðình (mặc dù tôi đã nghe em kể trong các lá thư). Tuấn muốn tiến tới với em. Tuấn xin phép ðược ðưa mẹ Tuấn ðến gặp tôi. Tuấn hứa là sẽ sãn sóc và thương yêu em. Ðọc thư Tuấn tôi ứa nước mắt vì mừng. Mừng cho em may mắn không gặp những trắc trở trên đường tình ái, mừng cho em gặp được một người chồng hiền hậu. Tôi viết thư cho em và Tuấn, bảo hai em lo thế nào cho tiện, chỉ cố làm sao cho giản đơn vì cả hai đứa cùng nghèo. Bốn tháng sau, Tuấn và em làm đám cưới, nhà gái ngoài tôi còn có thêm mấy thằng bạn trong đơn vị, ông hiệu trưởng, thầy cô giáo và rất đông học trò. Nhà trai ngoài mẹ Tuấn, mấy gia đình anh chị họ còn thêm một số bạn bè Hải quân cùng đơn vị. Nhìn em súng sính trong bộ đồ cưới , tươi cười ðứng bên cạnh Tuấn, tôi gọi thầm mẹ ơi, mẹ ơi, về ðây dự ðám cưới của em. Tôi theo ðơn vị lội thêm hai nãm nửa ở vùng giới tuyến, thì "tai nạn" xảy ra. Trong một lúc nóng giận vì thấy ông xếp của mình sao ngu và bẩn quá, tôi không giữ được lời và đã xúc phạm đến ông, kết quả là tôi bị đưa ra hội ðồng kỷ luật và tống ra khỏi binh chủng nhảy dù.

Sau một thời gian ba chìm bảy nổi, tôi đổi về cục Tâm lý Chiến, thời gian này tôi đã khá nổi tiếng, những bút ký chiến trường về Tết Mậu Thân, Bình Long, An Lộc ... đã làm vinh danh binh chủng cũ của tôi. Tôi được giải thưởng vãn học với bút ký "Mùa hè đỏ lửa". Tiền thưởng và tiền bán sách tôi gửi hết cho em. Tuấn và em dùng tiền này mua được một cãn nhà nhỏ ở ngoại ô Phan rang, gần trường em dạỵ

Mới ngày nào đó còn thẹn thùng nấp bên vai Tuấn mà bây giờ em đã mấy con. Mỗi dịp rãnh rỗi tôi lại ra Phan Rang ở chơi với em, với cháu. Tôi ôm cháu, hôn vào hai má phúng phính, hít vào phổi mùi thơm của trẻ thơ mà thấy lòng mình dịu lại, những cay đắng, cực nhọc của ðời theo tiếng cười lanh lãnh dòn tan của cháu mà bay xa, bay xa. Tôi nhìn hai vợ chồng em, nhìn bầy cháu nhỏ lẫm chẫm quây quần bên chân mẹ mà lòng vừa vui mừng vừa hãnh diện. Tôi ao uớc mẹ tôi nhìn thấy được cảnh nàỵ

Biến cố tháng 4/75 tới như một ðịnh mệnh oan nghiệt, cả Tuấn và tôi ðều phải ra trình diện cải tạo. Em ở lại một mình với một bầy con nhỏ, đứa lớn nhất chưa ðầy sáu tuổi và ðứa nhỏ nhất còn nằm trong bụng mẹ. Trong trại, tôi cứ ðứt ruột nghĩ về em và bầy cháu nhỏ. Mẹ của Tuấn ðã quá già, làm sao lo phụ với em đây. Rồi em còn phải lo lắng về số phận chồng, số phận anh. Tôi quay quắt như như ngồi trên đống lửa, tôi nghĩ ðến lời hứa với vong hồn mẹ hôm nào mà lòng đau như xé, con ðã thất hứa với mẹ, mẹ ơi, con ðang ở ðây tù tội thì làm sao lo được cho em ...

Nãm 76 tôi bị ðưa ra Bắc. Tôi mất liên lạc với em và Tuấn từ tháng 5/75. Làm sao em biết tôi ở đâu mà thư từ thãm gửi. Không biết em có biết Tuấn ở ðâu không, trại tù mọc lên như nấm từ Nam ra Bắc. Hồi còn ở trong Nam, từ Trảng lớn, qua Suối máu, đâu ðâu tôi cũng cố dò hỏi tin Tuấn nhưng vô hiệu. Tù nhân đông quá ...

Trại cải tạo Sơn La, sau ðợt cho viết thư về gia ðình ðầu tiên, ba tháng sau tôi nhận ðược thư em. Thư em ðến tay tôi vào giữa nãm 77. Hơn 2 nãm 1 tháng tôi mới nhìn lại nét chữ của em. Run run bóc thư, mắt tôi cay nồng, nhạt nhoà. Em cho hay là Tuấn đang cải tạo ở Long Thành, Tuấn có thư về và cho biết vẫn bình an, mẹ Tuấn dạo này yếu lắm vì cụ đã quá già, em vẫn đi dạy, hai cháu nhỏ ở nhà với bà nội, hai cháu lớn theo mẹ vào trường, em cho hay đứa con gái út em ðặt tên Tâm, Trần thị Minh Tâm, cháu sinh ngày 12 tháng 9 năm 75, gần 4 tháng sau ngày bố cháu và bác cháu vào tù.

Gần cuối thư, em báo tin là bố còn sống và hồi đầu nãm 76 có tìm ðến gặp em, làm sao bố tìm ra địa chỉ thì em không biết, nhưng hôm ấy bố đến, bố tự giới thiệu tên mình. Em ngỡ ngàng, ngày bố ra đi em mới tròn ba tuổi, hơn hai mươi nãm sau gặp lại làm sao em nhận ðược , bố xoa ðầu ðám cháu ngoại ðang trố mắt nhìn nguời ðàn ông lạ, bố hỏi về anh, về Tuấn, khi em hỏi lại bố là làm sao để biết anh và Tuấn đang bị giam giữ ở trại cải tạo nào, bố lắc đầu không nói gì. Bố cho hay là bố ðang có gia ðình ở Bắc, ngoài ấy bố có thêm hai trai và hai gái. Ðứa trai lớn nhất thua em bốn tuổi.

Bố mang vào cho em hai mươi ký gạo và một chục cam. Bố ở chơi một ngày rồi bố trở về Hà nội. Lúc bố về em có tặng bố cái radio-cassette của anh cho ngày nào. Bố thích lắm, bố hứa sẽ đến thãm anh trong trại tù. Từ hồi trở ra Bắc ðến giờ bố chưa liên lạc lại với em, và em cũng không có địa chỉ của bố ở ngoài ấy. Tôi đọc thư lòng thấy phân vân, tôi cũng như em, không hình dung ra nổi bố tôi hình dáng mặt mủi ra sao, hai mươi mấy nãm, tôi tưởng bố tôi ðã chết.

Tháng 12 nãm 77, tại trại cải tạo Sơn La, bố ðến thãm tôị

Ðứng trong vãn phòng viên sĩ quan trưởng trại một người đàn ông trung niên, tóc muối tiêu và gương mặt xương. Bộ áo quần dân sự khá thẳng thớm, và sự lễ phép của tên đại úy truởng trại tiết lộ về ðịa vị không nhỏ của người này. Thấy tôi vào, viên trưởng trại quay qua nói nhỏ một câu gì đó rồi bước ra ngoài. Tôi im lặng đứng nhìn người đàn ông xa lạ.

Bố ðến bắt tay tôi, tự xưng tên mình, bố gọi tôi bằng anh, bố kể là đã gặp em ở Phan Rang, bố hỏi tôi học tập thế nào, bố không hề nhắc đến mẹ, có lẽ ông ðã biết về cái chết của mẹ. Bố nói là có đọc vãn tôi. Tôi ngồi yên nghe bố nói, sau cùng , bố đứng dậy, móc trong xách ra một gói nhỏ bảo ðó là ðường và thuốc lá, trao cho tôi, khuyên tôi cố gắng học tập tốt để sớm ðược khoan hồng. Tôi nhìn vào mắt bố, lòng thấy dững dưng. Tôi bắt tay bố rồi về lại lán mình. Ðó, cuộc hội ngộ của bố con tôi sau hơn hai mươi nãm là thế ðấy. Chắc cuộc tái ngộ giữa bố với em cũng tẻ nhạt như thế. Có cái gì đó ngãn cách, có cái gì ðó phân chia, có cái gì ðó tôi không hiểu và không diễn tả ðược. Bây giờ tôi hiểu vì sao cái tin quan trọng ðến thế mà em lại chỉ ðề cập một cách ngắn ngủi ở cuối thư.

Lần ðó là lần ðầu và cũng là lần duy nhất tôi gặp bố trong suốt 13 năm lang thang trong các trại tù biệt giam miền Bắc.

Tháng 12/78, chuyển trại lên Yên Bái, tôi nhận thêm được hai lá thư của em, trong bức thư gần nhất, em viết vào tháng 8/78. Em cho hay tình trạng rất khó khăn, phụ cấp ði dạy không ðủ nuôi một mẹ già và bốn con thơ, em đã bán lần mòn hết những đồ trang sức và luôn cả những đồ vật trong nhà. Em vẫn chưa đi thãm nuôi Tuấn ðược một lần nào. Không thể ðể bốn cháu nhỏ ở nhà cho bà nội vì cụ bây giờ đã quá yếu, mỗi buổi ãn, Uyên, cháu lớn phải ðút cho bà. Ngoài ra, mỗi tối, từ lúc chạng vạng em và Hoàng, hai mẹ con phải ra đầu ngõ, ngồi bán bắp nướng đến khuya ðể kiếm thêm tiền ðong gạo. Em than là dạo này mất ngủ, sức khoẻ yếu lắm, em sợ nhở có mệnh hệ nào ...

Tôi thẩn thờ cả buổi vì bức thư em, ngày xưa tôi chỉ lo cho có mỗi mình em, còn bây giờ em phải lo cho bốn đứa con thơ và một mẹ già, kể luôn người chồng và ông anh đang tù tội là bảy, bảy cây thập giá đời ðang ðè nặng lên đôi vai gầy guộc, nhỏ bé của em. Tôi viết thư về an ủi, khuyên em cố gắng, tôi vỗ về em là có thể Tuấn sẽ được tha về sớm với em, với cháu, vì Tuấn đi hải quân và lon còn thấp, không có tội với cách mạng nhiều. Rồi tôi viết thêm cho em hai ba lá thư nữa mà vẫn không thấy hồi âm. Lòng tôi cồn cào, nóng như lửa ðốt, những ngày dài tù tội, tôi không nghĩ đến cái ðói, cái khổ của mình mà chỉ nghĩ đến em và mấy cháu, không biết giờ này, em và bốn cháu thơ dại đang có gì ăn ?

Tháng 6/79, một sáng trên đường lên rừng đốn nứa, tôi nghe loáng thoáng câu chuyện giữa các bạn tù. Họ nghe từ các bà vợ đi thãm nuôi kể lại, rằng ở Phan Rang có một chị có chồng ðang ði cải tạo, chị chết ði, ðể lại bốn con thơ, ðứa bé nhất mới lên ba, còn đứa lớn nhất chưa ðầy chín tuổi. Tội nghiệp, họ hàng nội ngoại không có một ai. Tôi bỗng dưng thấy lạnh toát cả sống lưng, lại gần hỏi thêm thì người bạn tù cho hay là nghe nói chị ấy làm nghề cô giáo, có chồng sĩ quan hải quân đang ði tù cải tạo ở ðâu ðó trong Nam . Nguời chồng, trung úy hải quân trước cũng ðóng ở Phan Rang. Trần Nguyên Tuấn, hải quân trung úy Trần Nguyên Tuấn . Tôi thấy đất trời ðảo lộn, tôi thấy mặt trời nổ tung trong óc, tôi hụt hơi, miệng há hốc ðứng như trời trồng giữa núi rừng Yên Bái, bên cạnh tôi tiếng nguời nói lao xao. Tôi không nghe gì hết, tai tôi lùng bùng, mắt tôi mờ đi, tôi ðang nhìn thấy xác em nằm co quắp trên manh chiếu, bốn đứa cháu của tôi, cháu Minh Tâm chưa ðầy ba tuổi ðang lấy tay lay lay xác mẹ, cháu lớn Thu Uyên chưa ðủ chín tuổi ðang ôm chân mẹ khóc lóc ủ ê, hai ðứa kia, Hoàng và Châu ngơ ngác ðứng nhìn. Trời tháng 6 mùa hè Yên bái mà sao tôi thấy thân mình lạnh buốt. Tôi tê dại, tôi hóa đá, tôi không còn cảm xúc, tôi muốn hét lên cho tan vỡ cả vũ trụ này. Trong lung linh màu nắng vàng buổi trưa Yên Bái, tôi thấy bóng em nhập nhòa, chập chờn. Em của tôi, ðứa em côi cút của tôi .... Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du


Phan Nhật Nam
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Sợ nhà báo tự do
Ngô Nhân Dụng

Bữa trước chúng tôi đến phi trường Moskva để vào thăm nước Nga, bị trễ đến một giờ vì trong nhóm có một người bị giữ lại để phỏng vấn riêng. Cuối cùng mới biết lý do, vì tên anh trong sổ thông hành đọc giống tên một người Việt đã bị ghi vào danh sách những tay “khủng bố quốc tế.” Có thể thông cảm được với các nhân viên an ninh, vì người mình phần lớn họ Nguyễn như nhau, tên chỉ khác nhau cái dấu sắc, dấu huyền, Mỹ với Nga nó phân biệt sao được.

Chợt nhớ lại câu chuyện trên khi tôi đọc tin thấy phóng viên Tôn Vân Anh bị ngăn cản không được vào trông thấy mặt ông Nguyễn Tấn Dũng khi ông tới dinh thủ tướng Ba Lan, trong chuyến công du vừa qua.

Lạ thật. Thủ tướng một nước thì chắc không đời nào sợ một phóng viên, người phóng viên lại là một phụ nữ, không mang súng, không cầm dao! Nhưng theo tin của ký giả Việt Hồng trên mạng lưới Ðàn Chim Việt thì ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ không chịu cho ký giả Tôn Vân Anh tường thuật cảnh ông gặp thủ tướng nước Ba Lan.

Ký giả Tôn Vân Anh làm cho đài Á Châu Tự Do, đã ghi tên trước với chính quyền Ba Lan trong tư cách một nhà báo chính thức, được phép ra vào dinh thủ tướng trong dịp này. Nhưng cảnh sát gác dinh lại mời cô ra ngoài. Hỏi tại sao, họ trả lời rằng “phía Việt Nam” yêu cầu không cho cô vào. Nói đến “phía Việt Nam” khiến chúng ta cũng chạnh lòng, vì nghe như họ nói về cả nước mình chứ không phải một nhóm người nào.

“Phía Việt Nam” phải viện một nguyên cớ nào rất mạnh để yêu cầu chính phủ Ba Lan không cho nhà báo Tôn Vân Anh vào nhìn mặt ông Nguyễn Tấn Dũng. Ba Lan là một nước văn minh, họ đã sống tự do dân chủ được 17, 18 năm nay chứ không còn là một nước cộng sản nữa. Họ không thể cấm đoán các ký giả làm công việc thông tin vì một lý do tào lao, dù để chiều ý một ông khách thủ tướng. Vậy chắc là “phía Việt Nam” phải nêu lên một mối đe dọa rất nguy hiểm cho ông Nguyễn Tấn Dũng, khiến chính quyền Ba Lan bị thuyết phục. Có thể họ đưa cho người Ba Lan một bản danh sách những tay “khủng bố quốc tế” trong đó có tên cô Tôn Vân Anh!

Nhưng liệu người Ba Lan có đọc một cái tên phụ nữ như Tôn Vân Anh mà thấy giống như tên Osama Bin Laden hay không? Tiếng Ba Lan viết bằng mẫu tự La Tinh như chữ Việt, chắc ai cũng phải thấy đó là hai người khác nhau. Hình dạng cô Tôn Vân Anh hiển nhiên khác hẳn ông Bin Laden rồi. Vậy tại sao cô Tôn Vân Anh lại không được vào trông thấy mặt ông Nguyễn Tấn Dũng khi ông tới dinh thủ tướng Ba Lan?

Chỉ có thể giải thích rằng “phía Việt Nam,” tức là chính quyền cộng sản ở Việt Nam, họ sợ các nhà báo tự do, sợ nhà báo hơn là sợ bom khủng bố.

Bằng chứng: Họ không dám để cho tư nhân làm báo. Có một đảng viên cộng sản rất can đảm mới viết thư gửi cho ông Nguyễn Tấn Dũng để xin làm một tờ báo của tư nhân. Ông Lập còn xin ông Dũng cho mình kêu gọi các đồng nghiệp thành lập một “Hội Nhà Báo Tự Do Việt Nam.” Ông tự giới thiệu là “một đảng viên cộng sản, một công dân tốt, được đào tạo từ Viện Báo Chí và Tuyên Truyền của nhà nước.” Ðể coi ông Nguyễn Tấn Dũng trả lời thế nào, nhưng có thể đánh cá một ăn mười là ký giả Lê Xuân Lập sẽ chờ đợi 300 năm nữa cũng chưa được ông Dũng trả lời. Sở dĩ lấy con số 300 năm là vì một năm ở nước Congo dài bằng 300 năm ở nước mình. Ðợi 300 năm thế nào cũng được ăn Tết Congo một lần!

Nhưng người viết lá thư này to gan thật. Trong một lá thư mà ông ta đã đòi hai thứ quyền tự do, quyền làm báo tự do và quyền lập hội tự do. Ngày xưa một đảng viên khác là Tướng Trần Ðộ đã từng chỉ huy trong mặt trận tư tưởng, tuyên truyền của đảng Cộng Sản, cũng chỉ xin Ðảng cho phép ra báo tư mà đã bị tấn công tơi bời, sau cùng bị khai trừ khỏi Ðảng. Ðến lúc ông qua đời Ðảng vẫn chưa tha, cho người tới trước quan tài kể tội một lần chót, cho vui tấm lòng nhỏ nhen của các lãnh tụ.

Nhưng ông Lê Xuân Lập cũng dè dặt hơn Tướng Trần Ðộ rất nhiều; ông không lên tiếng chỉ trích chủ nghĩa hoặc chế độ cộng sản như ông tướng. Trái lại, ông nêu lên những nhược điểm của hệ thống báo chí truyền thông trong chế độ, để xin cho ông làm báo tư nhân ngõ hầu cải thiện bộ mặt cho cả chế độ cộng sản.

Ông Lê Xuân Lập nhận thấy những khuyết điểm, như, “việc tuyên truyền của báo chí chúng ta vẫn mang nặng tính một chiều... Ðọc báo, nghe đài, xem ti vi thường thấy có quá nhiều tin, nhiều bài sao chụp lại lẫn nhau... Báo chí trong nước thường chỉ nói một tiếng nói rất giống nhau thành ra không thuyết phục...” Ai cũng biết tình cảnh báo chí mà ông Lập mô tả nó đã có từ thời Stalin, Mao Trạch Ðông đến thời Hồ Chí Minh, Pol Pot, không ai trông đợi sẽ có cái gì khác. Nếu khác đã không phải là Cộng Sản.

Nhưng bây giờ chính một đảng viên cộng sản nêu lên tình trạng đó để xin tự mình làm báo lấy, không cần Ðảng lãnh đạo nữa; đây là một điều mới lạ.

Ông Lê Xuân Lập không chỉ trích chế độ, ông rất khôn ngoan, chỉ kính thưa với cấp trên là duy trì một hệ thống báo chí như vậy là... phí tiền. Trong thời kinh tế thị trường, phê bình các lãnh đạo về tư tưởng, về chủ nghĩa, về chính sách, họ không chịu nghe đâu. Nhưng nói rằng một chính sách nào đó là tốn tiền, họ hiểu ngay! Khi tất cả các báo các đài đều theo một điệu, nói cùng lời, thì nhận xét của ông Lê Xuân Lập rất đúng: “Nước ta đang tồn tại 600 cơ quan thông tấn, báo chí, cùng hàng chục ngàn nhà báo... quả là một sự lãng phí hết sức to lớn.” Có thể chỉ cần một báo, một đài cũng đủ rồi!

Tướng Trần Ðộ cũng đã qua một kinh nghiệm giống như vậy khi chính ông mất quyền tự do ngôn luận của mình. Trong lá thư gửi giới lãnh đạo đảng Cộng Sản gần 10 năm trước đây, ông Trần Ðộ nhắc đến “gần 10 bài ở báo Nhân dân, gần 10 bài ở báo Quân Ðội Nhân Dân, và một bài ở báo Sài Gòn Giải Phóng” cùng viết một chuyện như nhau. Họ cùng chụp mũ, cùng xuyên tạc và cùng mạ lị Trần Ðộ. Thuê mướn hàng chục ký giả để họ viết cùng một bài, như vậy phí tiền thật! Họ chỉ thi đua nhau xem ai chấm phẩy khéo hơn ai, nhưng trong các bài họ viết đả ông Trần Ðộ họ đều phải theo cùng một thứ kỷ luật. Không được nhắc đến tên Trần Ðộ, con người mà họ được Ðảng thuê để chửi bới. Họ cũng không cho độc giả biết các ý kiến, lý luận của ông Trần Ðộ như thế nào mà họ chỉ trích là sai. Ðó là cách làm báo đặc biệt của cộng sản, không chế độ độc tài nào bắt chước được. Vì trong các chế độ độc tài khác, lương tâm con người chưa bị giết để hy sinh cho quyền lợi của một đảng.Một đảng viên có lương tâm thế nào cũng phải thấy tình trạng báo chí tuyên truyền như trên là một điều đáng xấu hổ. Không riêng người làm báo xấu hổ, không phải chỉ các ông lãnh tụ xấu hổ. Tất cả các đảng viên cộng sản bây giờ cũng thấy để cho một quốc gia trên 80 triệu dân sống với một hệ thống báo chí, truyền thông như vậy, đó là một mối nhục, chứ không phải chỉ là một sự lãng phí mà thôi.

Cho nên chúng tôi xin chúc ký giả Lê Xuân Lập được may mắn, không phải chờ đến Tết Congo mới nhận được thư trả lời của ông Nguyễn Tấn Dũng. Muốn thuyết phục được giới lãnh đạo Ðảng ông, ông Lê Xuân Lập có thể dẫn ra một bài báo của Phan Ðăng Lưu, một ủy viên thường vụ Trung Ương Ðảng Cộng Sản Ðông Dương, đã bị Pháp giết năm 1941. Năm 1938 ông Phan Ðăng Lưu đã viết những lời biện hộ cho quyền tự do làm báo, trên tờ báo Dân Tiến, số ra ngày 10 Tháng Mười Một. Ông là đảng viên cộng sản, rất thực tế, không nêu lên các lý thuyết cao xa về những quyền tự do dân chủ. Ông chỉ nêu các lý lẽ về “tự do báo chí không bao giờ có hại cho nhà cầm quyền.” Thí dụ, 2 điều đầu tiên trong bốn lý do viết rằng:

“1. Khi các báo được tự do xuất bản thì chỉ những tờ báo có dân chúng ủng hộ mới có thể sống, còn không thì chết hoặc sống ngắc ngoải, chẳng có ảnh hưởng gì đáng sợ.

2. Một tờ báo đã sống, đương nhiên nó đại diện cho một tầng lớp dân chúng, nó diễn tả tất cả hoài vọng và chí hướng của đám dân ấy. Nhà cầm quyền muốn cai trị được hoàn thiện không thể bỏ qua những hoài vọng hoặc chí hướng của đám dân này. Tất nhiên (nhà cầm quyền) cũng cần đọc hết tờ báo ấy.”

Thử gửi bài báo này của Phan Ðăng Lưu cho các ông trong Trung Ương Ðảng coi. Họ sẽ bảo đây là lời lẽ của bè lũ phản động bị bọn xấu từ nước ngoài xúi giục! Ðảng Cộng Sản còn thì không thể có báo chí tự do. Họ sẽ “kiên định” giữ độc quyền ngôn luận, giống như phải giữ điều 4 trong hiến pháp vậy. Ngay cả một nhà báo tự do như cô Tôn Vân Anh sống ở thế giới văn minh bên ngoài mà còn bị chế độ cộng sản thò tay từ Việt Nam sang tận Ba Lan để ngăn cản không cho cô làm việc; các nhà báo nằm ở trong rọ làm sao cựa quậy được?

Ký giả Lê Xuân Lập có thể mơ ước rằng Ðảng của ông sẽ tự thay đổi, có ngày sẽ tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người, sẽ cho phép tư nhân làm báo. Khó lắm. Những nước từ Nga sang Ðông Âu có nơi nào đảng Cộng Sản tự thay đổi được, hay phải bị dân chúng thúc đến chân tường mới nhảy? Nữ ký giả Hà Thanh Liên, một nhà báo Trung Hoa nổi tiếng hàng chục năm nay về những cuốn sách phê bình chế độ, cho là việc đảng Cộng Sản tự thay đổi rất khó, giống như “bác sĩ giỏi cũng không thể tự giải phẫu mình được.”
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Nói Với Các Con

Lê Dinh


Tôi muốn viết những giòng này để giải thích cho con cháu, không biết ông bà cha mẹ mình thuở xưa, tại sao lại đắt díu nhau qua đây, nơi cái xứ lạnh này để sinh sống? Các con, các cháu cũng đâu có biết rằng, trước đây, ba cũng không biết xứ Canada ra sao, chỉ học được qua bài dạy của ông Phạm văn Lược, giáo sư môn sử địa Trung học Le Myre de Vilers (Mỹ Tho) rằng xứ Canada thuộc châu Mỹ, ở tận miền Bắc Mỹ, về phía Nam giáp ranh với Hoa Kỳ, có 5 cái hồ lớn gọi là Ngũ Hồ, đó là hồ Superior, Michigan, Huron, Erie và Ontario. 5 cái hồ này mượn giòng sông có tên là Saint-Laurent để đổ ra biển Đại Tây Dương ở phía Đông. Ba chỉ biết có vậy thôi.

Theo kinh nghiệm trong cuộc sống, chuyện gì mà lúc trước ta không biết, chúng ta sẽ có dịp được biết và biết một cách tường tận. Cũng như trường hợp khi còn trẻ, tình cờ gặp một thiếu nữ đẹp thoáng qua trên đường, ta nhủ thầm, người đâu mà quá đẹp vậy, ước gì mình quen được với cô ta và làm cách nào để làm quen, nhưng rồi mình sẽ có dịp được quen với cô gái đó và có khi trở thành người thân nữa là đằng khác.

Nhắc lại buổi xế chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi nằm vắt vẻo trên chiếc võng được mắc qua hai cây cột trong nhà xe để đọc ngấu nghiến tập sách "Huyền Bí", chiếc radio để cạnh bên mình vang lên những câu đầu của bài hát "Nối vòng tay lớn": "Từ Bắc vô Nam nối liền cánh tay..." Tác giả Trịnh Công Sơn, mặc dù không có đàn phụ họa, vẫn gửi được đến thính giả miền Nam và cả miền Bắc tất cả tấm lòng và tâm hồn của ông ta để hân hoan đón mừng giây phút đầu tiên cuộc chiến thắng mong đợi của người Cộng sản.

Tôi nghĩ, thôi rồi, đã không còn gì nữa rồi. Mất nước là mất tất cả. Nhưng, trước cảnh thiên hạ ùn ùn rời khỏi thành phố - đúng là "chạy như chạy giặc", nhưng oái oăm thay, giặc đây cũng là người VN - tôi vẫn thụ động, nằm im đọc báo. Tại sao ta lại phải chạy trốn? Rồi tôi lại nghĩ thêm. Nếu họ vô thì họ cũng là người VN, trong khi mình chỉ là một công chức quèn, thì có gì đâu mà phải sợ. Rồi họ cũng phải cho guồng máy chính phủ hoạt động trở lại, ai ở đâu làm việc ở đó... cho đến ngày nào mà họ thấy đã đến lúc phải rà soát lại bộ máy chính quyền cũ thì họ bắt từ người cao cấp nhất còn lại cho đến những ai có "nợ máu với nhân dân" (theo tiếng của họ) đem ra tòa án xử tội. Hà cớ gì phải chạy trốn, mà chạy đi đâu, không quen lớn với ai, không có phương tiện, làm sao đây? Thôi đành ở lại xem sao, dù sao họ cũng là máu đỏ da vàng như mình.

Vài hôm sau, tôi đang nằm đọc "Huyền Bí" thì có một em nhỏ ở xóm phía sau nhà tôi (ở đường Ngô Tùng Châu, Gia Định), cầm cuốn vở học trò và cây viết chì đến ghi số gà tôi nuôi để lấy trứng, coi còn được bao nhiêu con. Rồi vài ngày sau nữa, em này trở lại, lui cui đếm gà và hỏi tôi tại sao thiếu mất một con gà mái. Tôi bảo nó đã chết toi rồi. Em nhỏ nói nó chết đâu đưa cho coi. Tôi trả lời rằng đã bỏ vào bao nhựa quăng vào xe rác rồi. Sự việc này làm tôi liên tưởng đến những lời đồn đãi rằng, sống dưới chế độ CS, không dám ăn thịt một con gà của mình nuôi, muốn ăn thịt gà, phải phi tang tất cả lông và xương gà, vì vậy ăn thịt gà cũng phải ăn lén lút ban hôm ban đêm, kẻo hàng xóm biết được mình ăn thịt gà, họ đi tố cáo với phường khóm thì rắc rối. Những lời đồn đãi này cho đến hôm nay tôi mới biết không phải là lời đồn nữa mà là sự thật. Trước đây, vì là người Nam, tôi cứ tưởng đó là những lời tuyên truyền để tố Cộng vậy thôi, chứ đâu đến đổi như vậy.

Một tuần sau ngày gọi là "giải phóng" này, tôi ra bến xe đò để về Gò Công thăm ba má và các em tôi, nhưng trước khi đi, tôi không quên đến phường xin một tờ giấy phép di chuyển. Khi tôi đến bến xe ở Chợ lớn lúc 3 giờ rưỡi chiều thì chỉ còn chuyến xe cuối. Khi xe chạy đến Bắc Mỹ Lợi, hành khách xuống xe, lên phà qua phía bên kia sông là Cầu Nổi, thuộc địa phận Gò Công. Hành khách lần lượt trở lên xe ngồi vào vị trí của mình. Vừa khi xe sắp sửa tiếp tục chạy về Gò Công thì có một chú nhỏ, vai mang súng dài, dài bằng cả chiều cao thân hình của chú, bảo tôi xuống xe vào trụ sở gần đó để nói chuyện. Theo chú nhỏ vào trụ sở, tôi được mời ngồi đối diện với chú trên một chiếc ghế.

- Chú có biết chú được mời vào đây về tội gì không?
- Dạ thưa (tôi ú ớ, không biết gọi cậu ta bằng gì, vì cậu ta có lẻ còn nhỏ hơn tuổi con trai của tôi) dạ thưa... không biết.
- Cách mạng đã thành công rồi mà sao chú còn... kém văn hóa quá.
- Dạ thưa sao ạ?
- Chú có biết rằng cách mạng không bao giờ chấp nhận để tóc dài như chú không, đó là tàn dư của Mỹ Ngụy.
Đưa tay lên sờ phía sau ót của tôi, trời ơi, tôi có để tóc dài đâu, có du thủ, du thực gì đâu, chẳng qua là vì những biến cố lớn lao xảy đến dồn dập cả tháng nay, tôi không chú ý gì đến việc cắt tóc cho nên tóc tôi có hơi dài phía sau ót. Biết nếu có giải thích cho chú nhỏ này hiểu, cũng vậy thôi, tôi đành im.
- Chú ra kia hớt tóc rồi mới được đi.
- Dạ thưa, ra đâu ạ?

Chú nhỏ hất đầu, làm một cử chỉ hướng về phía trước trụ sở, bên lề đường, bảo tôi ra đó đứng chờ. Vài phút sau, có một ông thợ hớt tóc mang một hộp đồ nghề và một chiếc ghế đẩu, đến hớt tóc tôi cao lên cho hợp với "nếp sống văn hóa mới". Ác nỗi, khi móc túi trả tiền xong, nhìn lại thấy con đường vắng hoe. Vì chuyến xe tôi đi là chuyến chót, xe này đã chạy về Gò Công rồi, không lẻ cả bao nhiêu người ngồi trong xe, ở đó đợi tôi sao? Tôi đành phải đi bộ vào xóm trong, thuê bao một chiếc xe lam để đưa tôi về thành phố Gò Công, báo hại cả nhà tôi hôm ấy, không hiểu sao tôi về quá trễ, lo lắng chắc có chuyện không may gì xảy đến cho tôi.

Tôi cố gắng hòa mình chung sống với những con người mới trong xóm, trong tổ, trong khóm, trong phường, từ việc mỗi tuần đi họp hai lần, ngồi bẹp xuống sàn đình để nghe chú Tư hốt rác và chị Năm bán cá ở trong xóm phía sau cư xá Thanh Bình giải thích về đường lối của cách mạng, để nghe những bài dạy đời về cách xử thế của người dân dưới chế độ mới đến việc thi thoảng hân hạnh được nghe các cán bộ cao cấp xuống nói về tình hình chính trị quốc tế như nước "Một Răng" và nước "Một Rắc" (Chữ Iran và chữ Irak mà họ đọc là Một Răng và Một Rắc - vì họ lầm lẫn giữa chữ "I" viết hoa và số Một La Mã) là nước anh em bầu bạn của chúng ta v.v... Rồi còn suốt ngày phải nghe nheo nhéo bên tai, qua chiếc loa được giăng trên cột đèn trước nhà, giọng nói khó chịu của cô xướng ngôn người miền Bắc, nghe những bản nhạc "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng", "Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng"... ra rả suốt ngày, từ sáng sớm đến giữa đêm khuya. Rồi những vụ đổi tiền - thực ra chỉ là những vụ ăn cướp trắng trợn của nhà nước - gọi là đổi nhưng họ chỉ đưa cho mình một phần nhỏ, còn phần lớn họ giữ lại. Khi nào có việc cần thiết, như ma chay, cưới hỏi, phải làm đơn có lý do chính đáng mới được nhận lại một số ít tiền của chính mình, tùy theo nhu cầu. Rồi nào là vụ tịch thu và có thể bị đi tù những ai còn giữ những sách báo, băng nhạc, tập nhạc mà họ gọi là văn hóa đồi trụy, báo hại chúng tôi phải thức suốt đêm để đốt hết biết bao là sách vở, bản nhạc in thành tập, được tưng tiu gìn giữ từ hơn 20 năm qua. Rồi lại nạn đổi tiền thêm lần nữa, đi làm thủy lợi, nghĩa vụ quân sự... Con trai tôi, mới 16 tuổi, cũng hân hạnh được giấy gọi đi làm nghĩa vụ quân sự, mặc dù thông cáo nói 18 tuổi trở lên mới bị kêu đi lính. Báo hại thằng nhỏ phải trốn trong hồ nước cạn trên nóc nhà tắm mỗi khi phường khóm đến khám xét nhà để tìm nó, và tôi phải nói dối rằng nó về quê thăm bà nội đau nặng. Và sau đó tôi giải quyết một lần cho dứt khoát, bằng cách lo lót chính quyền mới ở Gò Công đổi tên và bớt tuổi trong khai sinh nó, cho không còn dính dáng gì tới tên cũ nữa. Ai có hỏi, vợ chồng tôi nói rằng thằng con trai về quê ở với ông bà nội luôn.

Tính ra, chúng tôi đã sống cho qua ngày tháng với CS được 3 năm. Tôi đã xin từ chức, thôi làm việc ở đài phát thanh từ ngày 1-01-1975, nghĩa là đúng 4 tháng trước khi CS vô, cho nên trong lý lịch, câu hỏi: Nghề gì, tôi khai là buôn bán. Buôn bán gì: Buôn bán thuốc tây. Mà đó là sự thật, từ ngày thôi việc ở đài Phát thanh, tôi về Gò Công, nhờ một dược sĩ bạn đứng tên để mở một nhà thuốc tây, nhưng chỉ hoạt động được có 4 tháng là phải giao lại cho chính quyền y tế sở tại toàn bộ thuốc men. Trong 3 năm đó, gia đình tôi làm gì để sinh sống? Tôi và đứa con gái đầu lòng đi dạy, kèm trẻ tư gia, con ông cháu cha, con cái của cán bộ cao cấp, cha kèm Pháp văn, con dạy dương cầm, vợ thì làm "hãng kỹ nghệ" sản xuất bịt ni long nước ngọt đông lạnh, mỗi ngày sản xuất... vài chục bịt, để bán cho mấy đứa con nít trong xóm.

Ba năm trôi qua. Một dịp may đưa đến, có một bà bạn cho biết bà có quen với một ông nọ, nguyên là hiệu trưởng một trường Trung học tư thục ở miền Tây, chán ghét chệ độ mới, tự ông đóng tàu để vượt biên. Còn thiếu chút đỉnh, ông muốn có người quen, chỗ đáng tin cậy hùn vốn để hoàn tất chiếc tàu. Quá đổi vui mừng, chúng tôi bán đổ bán tháo tất cả những gì còn lại trong nhà, bao nhiêu tư trang của bà xã cũng đem bán hết để có đủ 15 cây vàng nạp cho ông chủ tàu. Nào ngờ đây là một vố lường gạt của CS. Chúng nó đưa ra một tên cao ráo, đẹp trai, không có dáng dấp của bọn dép râu rừng rú, mạo nhận là hiệu trưởng để dễ lường gạt những người mù mờ, khờ khạo như vợ chồng chúng tôi. Khi vào nhà tù Phan Đăng Lưu, hỏi ra mới biết có nhiều người, phần đông là người Việt gốc Hoa, cũng bị lừa để lấy vàng như trường hợp gia đình tôi. Tả hình dáng ông "hiệu trưởng miền Tây" này thì đúng như boong. Thật ra người đó là tên Ba Sơn, cán bộ của sở Công an thành phố, mà những người vượt biên bị bắt, ai ai cũng biết.

Ở tù 4 tháng ra, chúng tôi mặc dù không còn một xu dính túi, cũng tìm cách vượt biên nữa, vì không có cách nào sống chung với CS được. Giờ đây, khi ngồi viết lại những giòng tâm sự này, tôi nghĩ, thà không may chết hết cả gia đình ở dưới lòng biển thì thôi, chứ nếu mà còn ở với CS thì chắc giờ này, mồ mả hai vợ chồng tôi đã phủ rêu xanh,thằng con trai bây giờ chắc xác của nó được vùi lấp đâu đó ở bên Campuchia, còn 2 đứa con gái thì một đứa bán ở chợ trời, đứa nhỏ có lẽ cũng lưu lạc đâu đó bên Đài Loan hay Đại Hàn.

Nhưng trời còn thương gia đình chúng tôi. Sau nhiều ngày tháng đạp xe ra công viên Con Rùa ở đường Duy Tân để thu lượm tin tức cùng với nhiều anh em khác, tôi may mắn được tháp tùng một chiếc ghe đánh cá của một ông chủ ghe có tấm lòng nhân đạo bao la, cùng với tất cả gia đình gồm 5 người, vượt biên mà không tốn tiền. Tôi nghĩ, thôi bây giờ phó thác tính mệnh của 5 người cho trời đất. Chết thì chết một lượt còn nếu sống thì với 10 cánh tay của 5 người, không thể nào chết đói được trong một xứ sở tự do nào đó mà chúng tôi chưa biết. Rồi tôi lại nghĩ, trời đất mênh mông, thế giới bao la, qua đó - một nơi xa xôi nào đó mà mình không biết - chắc gia đình mình sống một mình thôi, không có ai là người Việt như mình, không có đồng bào đồng hương của mình mà chỉ có người bản xứ. Như vậy, tuy buồn thì buồn thật nhưng không rắc rối, yên ổn và an tâm hơn. Nhưng nào ngờ, sau 29 năm lấy nơi này làm chỗ dung thân, cũng chẳng được yên thân, nếu mình có một tâm hồn, một tấm lòng của một con người biết suy nghĩ, biết phân giải điều hay, điều quấy.


Vì sao mình liều chết để đi tị nạn, liều chết để đến đây? Có phải vì bọn CS không? Thế mà chúng cũng không để cho mình yên. Nhắc lại thời 1954-1975 cũng vậy. Đã phân chia ra 2 miền Nam Bắc, anh là CS, anh có phần đất miền Bắc của anh, anh lo chăm sóc dân anh, làm cho nước Xã hội chủ nghĩa phía Bắc của anh hùng cường lên, giàu mạnh lên, còn phần đất miền Nam của chúng tôi, để chúng tôi lo. Nhưng rồi miền Nam nào có được yên đâu? Chúng gian manh, dùng sức mạnh chiếm đoạt luôn miền Nam mầu mỡ để rồi cho đến ngày nay đưa cả nước xuống hố thẳm của sự nghèo đói, trai đem thân đi làm thuê làm mướn xứ người, gái đi làm dâu thiên hạ ở các xứ lân bang, còn riêng đảng cầm quyền thì tha hồ cướp của dân lành để làm của riêng, đè đầu người dân thấp cổ bé miệng xuống tận cùng của chín tầng địa ngục.

Nhưng rồi cũng chẳng yên nữa. Chúng còn đưa cánh tay dài lông lá của chúng vươn ra khắp các nước có người tị nạn để tóm thâu thêm tiền bạc. Mình chạy, chúng rượt theo, mình chạy nữa, chúng rượt theo nữa. Ba nghĩ nay mai đây, khi ba mẹ nhắm mắt và xuống âm phủ, cũng vẫn còn phải chạy trốn CS nữa.

Như ba đã tâm sự ở trên, ba tưởng đâu rằng đến một xứ sở xa xôi như Canada này, gia đình mình chỉ sống có một mình ở một thị trấn hẻo lánh nào đó. Ngày ngày, ba mẹ ra đồng cuốc đất trồng rau, trồng cây ăn trái, trồng nho trồng bắp, sống yên ổn, bình dị cho hết kiếp người tị nạn. Có làm thì có ăn. Còn các con, các cháu thì lớn lên có công ăn việc làm xứng đáng, hít thở không khí tự do, tương lai tươi sáng trước mặt.

Nhưng cuộc đời không đơn giản như mình nghĩ. Tuy rằng chúng ta có đầy đủ các thứ vật chất linh tinh, nhà xe mọi thứ, cơm nước, bánh mì, bơ sữa dư thừa, nhưng về phía trong tận cùng tâm hồn, các người lớn tuổi như ba mẹ, luôn luôn khắc khoải. Nhìn xem, đồng bào mình, trong đó có thân nhân của gia đình mình, các chú các cô bên nội. các dì các dượng bên ngoại, cùng với con cái, anh chị em chú bác, cô cậu của các con, còn phải sống cuộc đời điêu đứng, bị đè nén, áp bức dưới chế độ dã man của bạo quyền CS.

Một hôm, tình cờ ba hỏi Đan Thi (bé gái, cháu ngoại 11 tuổi của chúng tôi) rằng ở trong lớp học có ai nói gì về nước Việt Nam không? Ba rất đổi ngạc nhiên và thật vui mừng khi nghe Đan Thi trả lời rằng:

- Có, con có biết về nước Việt Nam. Phải Hồ Chí Minh không ông ngoại? Il est méchant".

- Ai nói với con như vậy?

- Cô con nói.



Đứa con nít 11 tuổi mà nó còn biết nói "Hồ Chí Minh, il est méchant" mà tại sao người lớn - mà là người tị nạn CS nữa - lại đi ca tụng Hồ Chí Minh, vinh danh họ Hồ là thánh nhân, là vua Nghiêu vua Thuấn.

Hỏi những kẻ này không bằng đứa con nít sao? Những người tị nạn mà chạy theo bám đít CS, hỏi họ không có trái tim sao?

Đồng bào mình sống lao đao kiếp người như kiếp cầm thú ở bên nhà, trong khi nhà cầm quyền thì ăn trên ngồi trước, thua cá độ cả triệu dollars, tham nhũng cả bạc tỉ dollars, họ không nhìn thấy sao?

Còn đời sống của họ, của gia đình họ ở đây, bộ thiếu thốn lắm sao, mà họ còn phải bợ đít giặc thù để kiếm thêm chút đỉnh nữa. Thật tình ba không hiểu nỗi?

Chuyện của ba bây giờ không phải là chuyện nhà chuyện cửa, chuyện công ăn việc làm nữa bởi vì ba mẹ đã hưu trí rồi, còn các con đã khôn lớn hết rồi, có công ăn việc làm đầy đủ, các cháu đã vào trường, tương lai sáng lạn trước mắt.

Nỗi khắc khoải ưu tư của ba là chuyện bất công ở trong nước, chuyện chính quyền đàn áp người dân ở trong nước. Còn ở ngoài nước, ngay tại chính nơi đây, ở đất tị nạn này, là chuyện một số người vô tâm, ích kỷ, không có trái tim, làm ngơ trước sự khổ đau của dân mình, bán rẻ lương tâm để chạy theo giặc thù - những kẻ mà họ đã trốn chạy ngày xưa - hầu kiếm danh vọng hay tiền bạc gì đó mà chúng ta không thể hiểu.

May ra, các con, các cháu sẽ hiểu điều này khi ba mẹ đã nhắm mắt. Họ gom góp tiền bạc ở ngoại quốc, đưa về Việt Nam, nói là để giúp đỡ những người khổ đau, bệnh tật, nhưng họ đâu có biết - hay họ biết mà vẫn làm vì đó là chủ trương và mục đích của họ - rằng làm như vậy là củng cố thêm sức mạnh của bạo quyền để tiếp tục đè đầu đè cổ dân mình lâu dài hơn nữa.

Và họ cứ tiếp tục làm như vậy, tiếp tục quyên tiền ở hải ngoại đem về nói là giúp đỡ người khốn khó ở trong nước, nhưng cho đến bao giờ? Cả 50 năm nữa hay cả 100 năm nữa, cũng vẫn còn chuyện này nếu vẫn còn bè lũ rừng rú Bắc phương ngồi mãi trên đầu trên cổ người dân.

Thấy tội ác mà không tố cáo là đồng lõa với tội ác; biết tội ác mà không chống đối, lại còn yểm trợ, thì không là đồng lõa nữa, mà là... đồng chí của những người gây ra tội ác. Họ có biết sự nghèo khổ, đói kém của dân mình từ đâu mà ra không?

Nếu là người tị nạn chân chính, họ phải yểm trợ tiền bạc cho những người dám anh dũng đứng lên đòi hỏi nhân quyền, tranh đấu cho tự do ở trong nước, tiêu diệt cái gốc gây nên sự đau khổ triền miên của dân tộc. Trái lại, họ còn cộng tác với quân phá hại đất nước bằng cách tiếp tay với bạo quyền CS, người thì cộng tác hát hoặc làm MC, kẻ thì bán vé hát cho những buổi đại nhạc hội do văn công CS ra nước ngoài trình diễn.

Có những hội đoàn tị nạn còn tuyên bố rằng họ không làm chính trị để đứng bên lề, làm ngơ trước sự đau khổ của dân mình. Vậy sự có mặt của họ trên đất tị nạn này do từ nguyên nhân nào mà ra vậy? Họ có phải là người tị nạn thật sự không?

Việc đòi hỏi cơm áo, tự do cho người dân không phải là làm chính trị, nhưng là người, ai cũng có lương tri, có trái tim, biết điều hay lẻ phải, chuyện tốt, chuyện xấu, để tranh đấu cho sự công bằng, không còn mầm mống bất công ở trong nước.



Ngày các con ra đi, đứa lớn nhất được 20 tuổi và đứa nhỏ nhất chỉ mới 13, các con chưa có sự hiểu biết nhiều về Cộng sản và chính ba đây, ngày vượt biên, dù đã 44 tuổi đời, ba cũng chưa thấu hiểu mấy về Cộng sản.

Bây giờ, nếu ai hỏi ba Cộng sản là gì, ba trả lời rằng Cộng sản là đem tất cả những sự gian dối, gian manh, lừa đảo, tàn ác... trên trái đất này cộng lại, đó là Cộng sản. Không phải ba nói để mà nói, nhưng đó là sự thật.

Trong phạm vi bài viết ngắn này ba không thể giải thích hết về bài toán cộng ở trên (Gian dối + gian manh + lừa đảo + tàn ác = Cộng sản) để các con hiểu, nhưng từ từ, sống trên mảnh đất tự do này, các con sẽ hiểu thế nào là Cộng sản.

Một trong những ca khúc của ba mới viết sau này, bài "Đừng bỏ quên tôi", trong đó có câu: "Hỏi ai, tôi hỏi ai, tại sao tôi ở đây, tại sao tôi bị giam mãi trong 4 bức tường này? Gia đình tôi đâu, con cháu tôi đâu, nhà cửa tôi đâu, muốn hỏi ai, xin trả lời giùm tôi một câu".

Vậy, các con có biết tại sao gia đình mình phải trôi giạt từ phía bên kia địa cầu đến tận phía bên này địa cầu, bỏ làng mạc, quê hương, bỏ quê cha đất tổ, mồ mả ông bà, bỏ thân nhân ruột thịt để sống trên vùng đất xa lạ này không? Bởi ai vậy? Tại ai vậy?

Nếu có câu trả lời rồi thì ba mong các con đừng bao giờ quên lý do tại sao chúng ta ở đây, và nuôi mãi trong lòng ý chí sắt đá của một người tị nạn chân chính, dù các con sống trên sự giàu sang phú quí sau này. Một lời khuyên ba gửi đến các con là các con đừng bao giờ quên mình là người tị nạn Cộng sản.

Các con yêu mến,

Ngày hôm nay 8 tháng 9, ngày sinh nhật của ba. 73 tuổi đời, theo ba cũng là đã "thọ" lắm rồi.

Một phần đời trước đây của ba - kéo dài 20 năm - ba đã sống trong một chế độ biết tôn trọng nhân vị, coi hai chữ "tự do" là quý giá, có phép làng luật nước, có an ninh luật pháp, tuy rằng "nhân vô thập toàn" làm sao tránh khỏi những trường hợp cá biệt của một số người trong chính quyền làm buồn lòng dân. Nhưng nếu đem so sánh với chế độ hiện tại ở trong nước, một chế độ mà gia đình mình đã may mắn thoát khỏi, thì là một trời một vực.

Chế độ cai trị ngày nay là một tập đoàn, không phải là những người cùng chung một giòng máu Việt của mình, họ chiến đấu để xua đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước, nhưng họ hại dân còn hơn thực dân, họ hô hào "không gì quý hơn độc lập tự do", nhưng ai nói đến hai chữ "tự do" là vào tù. Có ai đời nào mà bè lũ cầm quyền lại đi chiếm đất của dân để làm của riêng, từ trên xuống dưới, lớn tham nhũng theo lớn, nhỏ tham nhũng theo nhỏ. Có chính quyền nào lại đưa đàn ông ra nước ngoài để làm lao công, làm thuê, làm mướn; có chính quyền nào bán phụ nữ ra nưóc ngoài để làm nô tỳ, làm đỉ điếm chưa?

Có chính quyền nào lại cắt đất cắt biển dâng cho nước láng giềng để nước này bảo vệ cho họ được tồn tại, được mãi mãi cai trị và tiếp tục tham nhũng? Vì vậy, gần 30 năm sống ở xứ tự do mà ba cũng không thấy vui.

Chỉ vui được một phần khi nhìn thấy các con các cháu có tương lai sáng sủa, sống ra kiếp sống của con người, có tự do, nhân quyền, có luật pháp bảo vệ. Điều không vui của ba là dù sống trong sự no cơm ấm áo, nhà cửa yên vui, ba vẫn nhớ đến một quê nhà khốn khó, đói nghèo vì một đảng cầm quyền vô lương, một lũ "buôn dân bán nước" như người ta nói.

Dù cho ba có nhắm mắt bây giờ, ba cũng không ân hận gì cả, ba chỉ buồn là không được nhìn thấy một nước Việt Nam tự do, phú cường như các lân bang, một nước Việt Nam tôn trọng nhân quyền, có tự do thật sự như các nước tiên tiến. Nhưng nếu mà ba có chết trong khi Cộng sản vẫn còn chễm chệ trên ngôi báu của họ, bằng linh hồn, ba sẽ về VN - vì như các con biết, từ 29 năm qua, ba chưa hề nghĩ đến việc đi VN - bằng linh hồn, ba về để viếng thăm mồ mả ông bà nội, ông bà ngoại, thăm lại nơi chôn nhau cắt rún của ba là làng Vĩnh Hựu êm đềm khi chưa có bóng CS, thăm những người thân thuộc, bà con hàng xóm láng giềng ngày xưa... Sống triền miên trong sự khắc khoải, thà chết cho được yên thân, vì hỏi ai không có một lần chết, đó là điều ba mong ước.

Ba các con.

Ngày sinh nhật 73 tuổi
8-09-2007


Lê Dinh
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

THUYỀN NHÂN, ANH Ở ĐÂU?

HUY PHƯƠNG

Câu chuyện vị thuyền trưởng Nam Hàn, Jeon Je Yong, năm 1985 trên biển Thái bình Dương đã bất chấp lệnh thượng cấp, dừng con thuyền của ông lại, để cứu vớt 96 thuyền nhân Việt Nam trên một con tàu mỏng manh, nhỏ bé, đang đi vào nguy hiểm của cơn bão số 8 sắp đổ tới, đã làm xúc động hai cộng đồng Hàn Việt ở Nam California. Thuyền trưởng Jeon Je Yong đã bị mất việc sau khi ông quyết định chấp nhận mọi hình phạt dành cho ông để quyết định cứu tất cả những người ông đã vớt được. Theo lệnh của công ty tàu biển ông phục vụ, ông phải đóng bè để thả tất cả người ông đã vớt được trở lại biển.

Quyết định của ông là “không!”

Câu chuyện nay được biết đến là nhờ ông Nguyễn Hùng Cường, một thuyền nhân đã không quên ơn người cứu mạng, trong nhiều năm đã cất công nhờ người đi tìm vị thuyền trưởng đầy lòng vị tha này. Cuối cùng họ đã gặp nhau, và lúc này ông Cường mới biết đến những thiệt thòi mà người ân của ông đã phải gánh chịu khi con thuyền Kwang Myung 87 cập bến Pusan của Nam Hàn ngày 29 tháng 11 năm 1985. Ông đã mời vị thuyền trưởng ân nhân này viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 2004 với sự đón tiếp nồng hậu của hai cộng đồng Nam Hàn và Việt Nam tại Nam California.

Nói về phía người ra ơn, vị thuyền trưởng Nam Hàn không thể làm ngơ không cho con thuyền trở lại cứu chiếc ghe mỏng manh giữa đại dương vì ông biết rằng tất cả những người vượt biển có thể chìm xuống lòng biển không lâu sau đó. Ông cũng có một quyết định khá quyết liệt là không thể trả lại những người này xuống một hoang đảo. Đây là một con người với “tấm lòng biển” như tác giả Nguyễn Hùng Cường đã đặt tên cho cuốn sách của ông viết về biến cố này.

Trong cuộc gặp gỡ những người được cứu mạng và vị thuyền trưởng có tấm lòng cao cả trên, tại đất Hoa Kỳ vào hai năm 2004 và 2007, về phía những thuyền nhân, người ta chỉ thấy có độc mỗi một người là ông Nguyễn Hùng Cường. Nhiều lý giả của các cơ quan truyền thông trong hai buổi tiếp đón này đã đi tìm thêm những người có mặt trên con thuyền mỏng manh ngày ấy để phỏng vấn nhưng không có ai. Trong 96 người vượt biển cái ngày xa xôi ấy, có những đứa trẻ nhỏ chỉ mới vài tháng tuổi, có những đứa trẻ đang nằm trong bụng mẹ, nhưng cũng có những người thanh niên, và những người đứng tuổi. Sau thời gian hơn hai mươi năm, những người này đã đi định cư ở đâu đó trên thế giới tự do này, họ đã ăn nên làm ra, có nhà cửa, có vốn liếng, con cái học hành. Cũng có những người đã qua đời, nhưng có một điều chắc chắn là phần lớn những người trên con thuyền năm xưa đã về lại Việt Nam nhiều lần, nơi họ đã bỏ ra đi, nhưng không thấy ai về đây đề gặp lại người ân nhân cũ, mà nếu không có tấm lòng của ông, có thể họ đã vùi thân xuống đáy biển.

Ông thuyền trường Jeon Ji Yong vẫn còn nhớ đến người thiếu phụ mang thai, mệt mỏi, run rẩy, xanh xao năm xưa, còn nhớ đến “hai em nhỏ tuổi và một ông thầy muốn làm linh mục”, ông còn nhớ đến “hai anh em đứa bé cầm tay nhau đứng trên bong tàu nhìn về phía chân trời vì nhớ đến cha mẹ” . Ông cũng còn giữ lại tấm hình chụp những thuyền nhân mà tàu ông đã cứu vớt tại trại định cư Pusan từ năm 1986, và ông nói “96 người bạn thuyền nhân Việt Nam khi nào cũng ở trong trái tim tôi”. Nhưng hôm nay, tại buổi đón tiếp người “anh hùng” Jeon Ji Yong, không có ai, ngoài gia đình anh Cường. Tôi gọi ông là “anh hùng” vì hành động của ông mang ý nghĩa xả thân, để sau đó ông nhận chịu tất cả hệ lụy không may cho ông.

Chúng ta đã biết, vì chính đó là những người thân, con cháu, bạn bè, đồng bào của chúng ta, những thuyền nhân vượt biển đã không còn sống sót qua đại dương để đến được bến bờ tự do như 96 người được con tàu Kwang Myung 87 cứu vớt. Phải chi trước khi chìm xuống biển sâu, những thuyền nhân oan khuất kia được một vị thuyền trưởng như ông Yong quay con tàu lại. Thế giới có quá nhiều nỗi khổ, mà tấm lòng của nhân loại đã hầu như mệt mỏi, chai đá không còn nỗi xúc động. Giữ tốc độ của con tàu và quay đi hướng khác, đó là điều dễ dàng hơn là dừng con tàu lại để cứu vợt, dù là những người đó sắp đi vào cõi chết để sau đó phải nhận những chuyện rắc rối cho mình.

Quên ơn vẫn thường dễ hơn nhớ ơn. Khi quên người ta không cần phải làm gì, trái lại khi nhớ ơn một người khác có bao nhiêu điều phải làm. Có biết bao nhiêu điều rộn ràng cho cuộc sống ở một cái xứ chạy đua với thời gian này, làm ăn, sinh sống, vui chơi, du lịch, có còn thời giờ đâu mà vấn vương với những chuyện cũ.

Ông thuyền trưởng Nam Hàn Jeon Ji Yong có buồn không khi ông đã quên mình để cứu người, nhận những hậu quả trừng phạt của công ty ông làm việc sau đó, nếu không có một người, dù chỉ một người thôi đến với ông, cầm tay ông và nói: “Tôi vẫn nhớ ơn ông!”. Người Việt trong dịp này được nhân loại biết đến như những người không bao giờ vong ân bội nghĩa. Ông Nguyễn Hùng Cường chỉ là một người trong 96 người ngày nào đó trên con thuyền mỏng manh thôi, nhưng ông đã “rửa mặt” cho 95 người “đồng thuyền” khác, nếu không, câu chuyện cứu người của ông Yong rồi có ai biết hay nghĩ đến. Họ lên bờ và tan biến vào dòng đời trôi đi, không bao giờ muốn nhìn lại dĩ vãng.

Thuyền nhân, anh ở đâu?

7/70

Huy Phương
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Đọc "Viết Từ Hang Đá, ..." của TKTT

Ðọc “Viết Từ Hang Ðá, Nhỏ Lệ Cùng Dân” của Trần Khải Thanh Thủy

Vũ Ánh

(Wednesday, September 12, 2007)


Image
LTS.- Vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày Thứ Bảy, 15 Tháng Chín, 2007, cơ sở Thi Văn Cội Nguồn sẽ cho ra mắt tuyển tập “Viết Từ Hang Ðá, Nhỏ Lệ Cùng Dân” của Trần Khải Thanh Thủy, một nhà giáo, một nhà văn đang bị Cộng Sản cầm tù tại Việt Nam. Tuyển tập được ấn hành theo lời yêu cầu của chính tác giả với hy vọng sẽ là một bản cáo trạng chế độ Cộng Sản Việt Nam trước thế giới. Dưới đây là bài điểm sách của nhà báo Vũ Ánh.

Image

Thật ra, tôi đã được đọc một số bài của Trần Khải Thanh Thủy từ năm 2006 do cụ Bùi Tín gởi cho với những nhận định chắc nịch của cụ: “Cần phải đọc nhà văn nữ này, kinh nghiệm mà cô trải qua rất đáng trân trọng”. Tuy nhiên, những bài viết của Trần Khải Thanh Thủy mà tôi nhận được từ 2006 cũng vẫn chỉ là những suy nghĩ tản mạn của người phụ nữ “sinh ra và lớn lên giữa lòng Ðảng, giữa lòng chế độ XHCN đã can đảm vượt qua nỗi sợ hãi và hèn nhát, thẳng thắn vạch trần mọi sự dối trá, phỉnh gạt, bưng bít” (CSTV Cội Nguồn). Phải đợi đến khi tác phẩm “Viết Từ Hang Ðá, Nhỏ Lệ Cùng Dân”, người đọc mới hình thành được trọn vẹn những cảm xúc, lòng yêu thương, mối quan hoài về sự sống và tương lai dân tộc mà tác giả đã đặt lên những trang giấy mỏng manh. Tôi cho rằng “cái hòn than ngâm lửa” như Trần Khải Thanh Thủy thực ra không phải là một hòn than mà chính là một khối lửa thật sự, khối lửa của nhân cách, tiết tháo, của tính cương nghị và lòng tự trọng. Nó đang tỏa sáng và hiển nhiên, một chế độ như chế độ độc tài độc đảng đang ngự trị ở Việt Nam thì không thích thứ ánh sáng ấy. Ðời sống của một đảng, một chế độ như chế độ cộng sản đều dựa trên sự trí trá, lừa lọc và ngụy tín, tất phải tìm cách dập tắt khối lửa ấy. Và càng hiển nhiên hơn, một xã hội được sản sinh trong hoàn cảnh đất nước như thế, chẳng còn chỗ nào cho những người như Trần Khải Thanh Thủy dung thân. Và con đường dẫn nhà văn tới cánh cổng nhà tù nay đã là hiện thực sau khi bà đã để lại cho thế giới một tác phẩm viết bằng những kinh nghiệm cay đắng và nước mắt của mình.

Ngay từ trang 23 của “Viết Từ Hang Ðá”, người ta đã thấy ngay lối diễn tả đầy mai mỉa về những con người “cách mạng” mà nhà văn này phải chạm mặt hàng ngày qua hình ảnh của cán bộ Lý, Huế trong “Một Ngày Bóp Vụn Nhân Cách”. Lũ công an được giao cho nhiệm gìn giữ văn hóa này thật ra là một bọn vô văn hóa, một bọn có một sách lược vu oan giá họa, nâng quan điểm để đàn áp những suy nghĩ của những người lương thiện nào còn có suy nghĩ lương hảo và ngay thẳng như Trần Khải Thanh Thủy rất bài bản. Chúng được học đến nơi đến chốn về cách làm thế nào để choàng cái thòng lọng vào cổ đối tượng triệt hạ. Tác giả “Viết Từ Hang Ðá” đã mô tả bọn công an văn hóa giống như những con chim rừng bị cận thần của các hoàng đế cộng sản bắt từ lúc sơ sinh, được nuôi dưỡng công phu trong ống tre bằng nhiều loại thực phẩm quí chỉ thò mỏ và chân ra ngoài. Khi chim lớn lên chúng có thân hình đúc khuôn như ống nứa, thịt nung núc, nhưng cánh và chân bị teo lại. Lúc nhà bếp chẻ ống nứa lôi chim ra làm thịt, lũ chim béo ục ịch chỉ nhảy được vài bước ngắn rồi lăn kềnh ra sàn. Trần Khải Thanh Thủy viết tiếp, xin trích:
“Ðó là nguyên tắc thích ứng. Hàng vạn kẻ khoác áo cơ quan an ninh bây giờ là như thế, chúng đã quen với ống nứa, với rào quây, chúng sẽ ngã quay ra lề đường ngay, làm sao mà tự kiếm ăn cho được. Vì vậy, tuy biết mình bị Ðảng thịt (giết) mất nhân cách, chúng vẫn vui vẻ chấp nhận, coi như không có chuyện gì dù phải nhổ lông móc mắt đồng loại mình”.

Bảy mươi sáu năm Ðảng được đan bằng những đám an ninh không thể tự nuôi sống mình cho đàng hoàng mà phải bán rẻ lương tri, dựa vào Ðảng, dựa vào uy quyền của Ðảng để hà hiếp lương dân. Nhiệm vụ họ được giao là phá vỡ mọi giá trị đạo đức và lương tri của những người nào còn đạo đức và lương tri, còn biết suy nghĩ ngược lại hoặc chống lại những suy nghĩ bệnh hoạn của những hoàng đế cay nghiệt, u tối mà người dân thường gọi là những “lãnh đạo Ðảng”. Chế độ công an trị với những tay như Lý, như Huế thì chắc chắn xã hội họ cai trị chỉ còn gồm toàn những con người bị bóp vụn nhân cách. Vì thế những người như Trần Khải Thanh Thủy chống lại những nỗ lực này của những hoàng đế cộng sản như thế tất sẽ phải nhận lãnh những đòn đàn áp hèn hạ nhiều khi tan nát cả cuộc đời.

Trong suốt phần đầu của “Viết Từ Hang Ðá”, Trần Khải Thanh Thủy đã vẽ lại bức tranh u ám của một đất nước mà mafia cộng sản ngự trị quá lâu, từ những bài “Cái Giá Tự Do Quá Ðắt”, “Lẽ Phải Của Hèn Hạ Và Nô Lệ” cho đến “Ðất Nước Ðẹp Như Thế Này, Sao Tôi Phải Quay Lưng”, “Mặt Trái Của Ðảng”, “Mở Mắt Ra và Nhỏ Lệ Cùng Dân”... tác giả đã viết một bản cáo trạng với chế độ và đảng Cộng Sản.

Khác với Vũ Thư Hiên trong “Ðêm Giữa Ban Ngày”, Trần Khải Thanh Thủy đã mô tả những hiện thực trong đời sống của một nhà giáo, một nhà văn bị gọi lên đồn công an để “làm việc” tức là để khai báo những cáo buộc mà bà không hề có. Những ai đã từng sống trong chế độ cộng sản, đã từng trải qua những năm tháng cải tạo đều hiểu rằng từ ngữ “làm việc” chỉ là một hàm ý ép cung, có nghĩa là buộc người ta phải nhận những gì mà họ không làm. Cả nền an ninh của đảng CSVN lập ra dường như chỉ gồm toàn những người máy hỏi một câu giống nhau: “Nếu anh, chị không có lỗi thì ai bắt vào đây làm gì?” Hình ảnh của một cái đồn công an với những dân đen lui tới, qua lại và thân phận bé mọn của họ, không phương tiện chống đỡ phải trải qua những ngày tháng bị tra hỏi, bị hù dọa, bắt nọn, khuyên can, trù dập trước khi chính thức được đưa vào các nhà lao... chính là hình ảnh thu nhỏ của đất nước mà Trần Khải Thanh Thủy cùng 83 triệu người đang phải sống.

Ðảng như thế và dân như thế. Trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời có khi sự phẫn uất chỉ được biểu lộ bằng một nụ cười mỉa hay chí ít cũng chỉ bằng một câu chuyện nhạo báng. Tác giả Trần Khải Thanh Thủy tìm ra thủ phạm dẫn tới sự thê lương của một xã hội thiếu dân chủ, tự do ở Việt Nam chính là một “hoàng đế của dối trá” Hồ Chí Minh và bọn cận thần gốc gác là những con chim nuôi trong ống tre. Trần Khải Thanh Thủy đã biểu lộ sự giận dữ của bà bằng cách nhớ tới một câu thơ của Chế Lan Viên nịnh họ Hồ:

Ðất nước đẹp thế này sao bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn bác

Và nhà văn đã nhại lại:

Ðất nước đẹp thế này sao tôi phải quay lưng?
Cho tôi làm cây súng bắn lên đầu bọn chúng
Khi mầu mỡ, vàng đô la chúng chiếm
Bao năm rồi đất nước chỉ nghèo thêm
(Viết từ hang đá-trang 39)

Có khá nhiều tình tiết ở trong phần đầu của “Viết Từ Hang Ðá”. Nó như một cái nền của tác phẩm, một cái nền được xây bằng loại đá ong, một cái nền sần sùi những trò điêu ngoa, bất lương và thâm độc của một nhóm đảng viên cộng sản vô học nhưng lại ngồi ở những ngai vua. Từ cái nền ấy, Trần Khải Thanh Thủy dựng cho người đọc thấy cái nhà tù vĩ đại tại Việt Nam, nơi nhốt gần hết 80 triệu người Việt Nam trong nghèo đói, u tối, bệnh tật với một số người cai quản điên loạn dùng trò hành hạ, cưỡng đoạt quyền sống của mọi người như một thú vui đầy tính súc vật. Ở trang 74 và 75, tác giả Trần Khải Thanh Thủy tố cáo một trong những sinh hoạt phi nhân tính nhất của bọn cai quản cái nhà tù vĩ đại này. Và cũng từ cách nhìn ấy, tác giả cho rằng, không đào cái nền cộng sản đi, không bắt những tên an ninh mập ú từng được các hoàng đế cộng sản nuôi trong những ống tre ra pháp trường, thì căn nhà Việt Nam dù có được sơn phết tô vẽ đủ màu sắc thì nó cũng vẫn chỉ là một nhà tù, một trại giam của Ðức Quốc Xã không hơn không kém. Tác giả nhấn mạnh với một nữ cán bộ điều tra tên là Yến bằng chính lời cáo buộc huỵch toẹt không cần che giấu:
“Yên tâm đi, tôi quá hiểu cái dã tâm thâm độc của bọn chúng (chế độ công an trị) luôn luôn đối xử với những người mà chúng coi là kẻ thù như tôi và các nhà dân chủ bằng bạo lực không khoan nhượng, dùng cả bộ máy khổng lồ với những phương tiện cực kỳ tối tân và trang bị vô cùng đầy đủ, để đàn áp chưa đủ, còn vô cùng độc ác là sử dụng phương pháp đê hèn để truy bức hành hạ những người thân trong gia đình mình. Những người mà tôi thà chịu khổ chứ không bao giờ muốn họ khổ lây, đặc biệt là mẹ già 70, nhưng biết làm sao được khi mục đích tối thượng của chúng là làm cho tôi sợ họa lây cho người thân mà chùn bước không dám chống đối nữa. Ðấy chính là phương cách chúng đã được Ðảng dạy từ 76 năm trời này. Chúng muốn sau lưng mọi nhà tranh đấu là một gia đình tan tác, xác xơ, bởi đấy chính là sự trừng phạt mà đảng Cộng Sản Việt Nam muốn đổ lên đầu để trả thù họ một cách hèn hạ dã man nhất. Chúng không bao giờ tôn trọng nguyên tắc ai làm nấy chịu, dù mở miệng ra là luôn luôn nói những lời nhân nghĩa”.

Ai phải chịu trách nhiệm về việc sản sinh ra một lớp người chỉ có một năng lực duy nhất là quản thúc quần chúng dân đen bằng những loại cùm vô hình như thế? Ông Hồ. Vâng, đúng là Hồ Chí Minh. Trần Khải Thanh Thủy kể, xin trích:
“Mẹ tôi biết rõ những việc tôi làm rồi, nhưng mẹ tôi chẳng u mê lầm lạc đến mức coi ông Hồ là thần tượng nữa đâu, vì chính em tôi đã mở mắt cho cụ từ lâu... Vào đầu thập niên 90, cậu em tôi vừa ở Tiệp về, rất khổ tâm vì bỗng dưng mẹ tôi lôi ảnh cụ Hồ ra treo, cao hơn cả ảnh ông bà ngoại tổ tiên, như thể ăn mừng sự trở về của con trai vậy. Nó giải thích thế nào mẹ tôi cũng không chịu. Khi tôi sang thăm, vừa bước chân vào nhà đập mắt vào tấm ảnh ông Hồ, tôi vô cùng ngạc nhiên, liền bảo mẹ giọng chân tình: Mẹ không nhớ cái ngày chết của ông ngoại à, chính ông Hồ là người phát động cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam. Nhà mình mười mấy con người tan tác từ đấy, ông phải rạch ruột tự tử trong nhà lao, bác Cả cùng chồng trốn vào Nam, bác hai trổi dạt tận Hải Phòng, bác Ba lên miền ngược, bác Tư cũng phải lánh ở Hải Phòng, dì Mây bé nhất nhà, líu ríu đi theo chị ruột lên tận Trôi, Nhổn cũng bị gọi giật lại vì trên người mặc một tấm áo mới, đội nón mới bị dân làng túm lại bảo: nó là con địa chủ, quần áo mới nó mặc trên người là mô hôi xương máu của nông dân, giữ nó lại, bắt nó phải lột áo ra, bỏ nón mới mới cho đi, nếu không bắt nó phải đền tội như bố nó. Thế là phải lạy như tế sao mới được quay vào mặc áo rách, đội nón mê để thoát khỏi đám người u mê cuồng nộ... Chính mẹ kể lại chuyện này cho con mà mẹ không nhớ à... Thế là không cần nói tới câu thứ 2, mẹ tôi lẳng lặng gỡ xuống và không bao giờ cụ lập lại sai lầm nữa...” (Viết Từ Hang Ðá-trang 75)

Ở trang 90 và 91 của “Viết Từ Hang Ðá”, Trần Khải Thanh Thủy tiếp tục trưng bày cái đống rác và đào xới tận tim đen của đảng CSVN, xin trích:
“Kiếp sau, nếu được làm người chỉ xin đừng bao giờ sống giữa lòng Ðảng nữa, có thể mới thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, đêm giữa ban ngày, cá lớn nuốt cá bé, bè Ðảng ăn thịt lẫn nhau... Hàng triệu người phải nhoài ra khỏi lòng Ðảng vốn tối như hũ nút để tìm một cuộc 'giãy chết' nơi trân trời (Tây) xa lắc... Ai không thoát được thì làm mồi cho cá mập, nhưng cá mập ăn lửng dạ rồi bỏ đi, còn lòng đảng Cộng Sản thì tham lam vô đáy, ăn thịt con dân không tiếc. Ai thoát được thành Việt kiều yêu nước có thân thế như thanh nam châm để Ðảng bám vào, Ðảng giở trò mị dân, moi móc bằng những ngôn từ đẹp đẽ: 'Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng’. Ðâu có biết nhiễu điều đã hoen ố từ lâu rồi, còn giá gương thì tam phen tứ phen bị họng súng của Ðảng đập nát: nào cải cách ruộng đất, nào chỉnh huấn, chỉnh quân, nào nhóm xét lại chống Ðảng... Chỉ tấm gương nào được cấu tạo bằng thủy ngân láng sắt thép hoặc ở ngoài tầm ngắm của Ðảng thì mới may mắn sống sót. Khi nào hết từ tính, hết khả năng lợi dụng moi móc rồi, Ðảng tặng ngay cho hai chữ phản động, thối nát, bám đít đế quốc... Bao nhiêu người dân, tưởng Ðảng làm như Ðảng nói, xúm xít vây quanh như những mẫu sắt bám vào thanh nam châm, nào ngờ Ðảng vẩy mạnh một cái, thế là bắn tung tóe, sứt đầu mẻ trán, suốt đời ôm hận... Cả cuộc đời theo Ðảng gối đất nằm sương, tưởng ngày hòa bình được sống trong ánh hào quang của Ðảng, ai ngờ sống ngắc ngoải dập vùi như hiện nay. Hãy nhìn tấm gương của những người dân khiếu kiện của 64 tỉnh thành cả nước đấy. Cả dùi cui, cả xe cứu thương, giơ cao đập mạnh cho tới khi dán xuống nền của trại giam mới thôi. Tất cả chỉ vì một ảo tưởng, coi Ðảng là chính quyền của mình, thiêng liêng thân thiết như cha mẹ nên mới nhõng nhẽo quấy rầy (dù là có lý)... Ai bảo dại, cứ có nén bạc là đâm toạc họng Ðảng được thôi. Ðảng sẽ bày binh bố trận theo đúng ý của người chủ cây vàng, việc gì mà phải biến thành sắt vụng bám vào nam châm của Ðảng. Trong khi Ðảng lại muốn bám vào thanh nam châm của người khác có giá hơn, làm gì (dân khiếu kiện) chả bị Ðảng vẩy mạnh? Không khéo thì nát xương, bầm thịt như chơi.
“15 năm theo Ðảng ăn cơm thừa canh cặn, một đồng xu dính túi không có, trong khi cậu em nhờ tiêu chuẩn của mẹ: 38 năm bị Ðảng cầm tù, vạc đến trơ xương sọ ra mới thoát ra được khỏi lòng Ðảng, lại còn mò về chỉ vì nhà con một, dòng họ độc đinh, trong khi những đứa khác ra đến biển là sổ lồng tung cánh, có họa ngu mới mò về nếu không muốn bị bố mẹ từ mặt, cấm cửa, bóp cổ chỉ vì cái tội sướng không biết đường sướng, đã hy sinh đời bố rồi nay lại muốn mất mát cả đời con nữa hay sao?...” (Viết Từ Hang Ðá - Trang 90-91).

Thưa quí độc giả, suốt từ trang 5 đến trang 386 của “Viết Từ Hang Ðá”, tác giả Trần Khải Thanh Thủy sẽ dẫn quí vị từ những ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì sự can đảm có thể làm mọi người bàng hoàng của bà, khi giữa sự bủa vây tứ phía của cường quyền, của những hoàng đế lớn nhỏ cộng sản, của mạng lưới an ninh được đan bằng những con chim được nuôi lớn trong những ống tre, không còn ý thức được nhân cách, đạo đức là gì chỉ còn biết một điều duy nhất là làm theo lệnh của Ðảng để có ăn, để có ưu quyền, để có những thứ có thể làm cho người dân sợ sệt, sống ngoan ngoãn vì bị thuần hóa, thì người phụ nữ này đã lên tiếng không khoan nhượng. Những lời lẽ của Trần Khải Thanh Thủy là những vết dao chém hằn trên đá để nháng những tia lửa bén vào những mồi bông của lòng phẫn uất chực chờ có cơ hội bùng lên một cơn bão lửa. Từ “Nước Mắt Rưng Rưng: Thư Viết Giữa Ðỉnh Trời”, “Buồn Trông Giáo Dục Việt Nam”, “Những Tiểu Luận Phê Bình”, “Tôi Viết về Hồ Chí Minh”... cho đến những truyện ngắn vẽ lên bức tranh u ám của đời sống những dân đen Việt Nam hiện nay và những trang tài liệu về họ Hồ cùng quá trình của những tên xu nịnh đã đẩy nhân dân Việt Nam vào cảnh “cá chậu chim lồng, bị tước đoạt mọi thứ kể cả nhân phẩm” là một bản cáo trạng, một cuộc điều trần trước dư luận thế giới, một lời khuyến cáo tâm huyết gởi đến tất cả những ai còn mơ mộng, còn lãng đãng, ngủ gà ngủ gật hay còn hoang tưởng là hòa giải và cộng tác có thể tẩy xóa hoặc biến dạng những vũng máu đỏ lòm tội ác của một Ðảng chuyên chính và độc tài.

Qua tác phẩm “Viết Từ Hang Ðá” ở những trang 125, 131, 161, 175, 183 kéo dài cho tới các trang 233, 289, 299 cũng như từ 347 đến 367, tác giả Trần Khải Thanh Thủy đã khai quật được tất cả cái mặt trái của đảng Cộng Sản Việt Nam, trưng bày được tất cả sự nham hiểm, lừa lọc, dối trá, phản bội tổ quốc của hàng ngũ chóp bu lãnh đạo Ðảng, mà điển hình là Hồ Chí Minh. Hoàn tất được công trình này, tác giả của “Viết Từ Hang Ðá” đã phải trả cái giá của lòng chính trực, của người nhất định không để đảng Cộng Sản phá nát nhân cách: hiện tác giả đang nằm trong tù đầy cộng sản và gia đình bà cũng đang bị những áp lực của cường quyền có thể làm cho tan nát.

Nhưng chúng ta hãy nghe một lời kết, mang theo cái khẩu khí của lời “Hịch Tướng Sĩ” gắn chắc vào một niềm tin của Trần Khải Thanh Thủy, xin trích:
“Nhưng thôi, tội của Ðảng kể muôn năm không hết, mình tôi chỉ là một giọt nước trong biển cả, sẽ đến ngày 83 triệu dân Việt Nam vùng lên kể tội Ðảng, trả Ðảng về đúng nơi mà Ðảng đã chui ra. Ðó là bóng đêm, là hang tối, là khe sâu, vực cao... không khác được”.

Vũ Ánh
12 Tháng Chín, 2007

(Theo Web Người Việt online)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Phật Giáo, Đạo Và Đời

VI ANH .
Tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi của Phật Giáo vì đạo vì đời đã thể hiện qua cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện. Cuộc biểu tình 10 ngàn tăng ni, Phật tử ở Miến Điện vào ngày Thứ Bảy 22 tháng 9, năm 2007 đi ngang nhà Bà Aung San Suu Kyi bị quản thúc; sự xuất hiện của Bà Aung San Suu Kyi tự động ra cổng cung kính xá chào đã tạo thành biểu tượng của sự liên kết các cuộc biểu tình của Phật Giáo với cuộc đấu tranh cho tư do, dân chủ.

Tình hình chánh trị Miến Điện ngày càng căng thẳng với các cuộc biểu tình của tăng ni, Phật tử chống chánh quyền quân phiệt. Ngày thứ Bảy 22 tháng Chín, 10 ngàn người biểu tình, đi qua nhà Bà Aung San Suu Kyi đang bị quản thúc. Người phu nữ Miến Điện được dân bầu lên chấp chánh mà các tướng lãnh không bàn giao, được giải Nobel không đi lãnh được, sau 4 năm bị bó buộc xa vắng quí vị lãnh đạo tinh thần và đồng bào Phật tử ra khỏi nhà. Bà cảm động xá chào hai hàng lệ nhỏ. Tăng ni, Phật tử mắt ứa lệ. Miệng lâm râm cầu nguyện, chân đều bước hành thiền. Ngày Chủ Nhựt 23, 20 ngàn người biểu tình, nhà cầm quyền chận không cho đi qua. Ngày Thứ Hai , 100 ngàn người biểu tình, đi dài 5 dăm, suốt 5 tiếng đồng hồ, đi qua Bộ Quốc Phòng, phản đối. Đây là những cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện lớn nhứt từ khi các tướng lãnh ra lịnh tàn sát đoàn biểu tình năm 1988, làm chết 3 ngàn người trong đó có rất nhiều tăng ni Phật Giáo.

Tổng hợp tin tức nhiều nguồn nhận thấy. Trước khi nhà cấm quyền quân phiệt thiết quân luật và trấn áp, biểu tình có tăng, chớ không có giảm. Càng ngày dân chúng càng tham dự, như trong cuộc biểu tình ngày Thứ Hai, dân chúng đi xung quanh đoàn biểu tình, tay nắm tay thành một vòng đai bảo vệ tăng ni. Thành phần ưu tú của xã hội Miến Điện dấn thân vào. Nữ minh tinh màn bạc nổi danh của Miến Điện đã lập tổ chức yểm trợ , công khai tuyên bố sẽ hết lòng yểm trợ phương tiện cho Liên Minh, Hầu hết các dân biểu được dân bầu vào Quốc Hội nhà cầm quyền không cho Quốc Hội họp đều có mặt trong cuộc biểu tình. Tăng sĩ đa số là thành phần trẻ và nhiều ni sư lãnh đạo cuộc biểu tình. Sinh viên tham gia quyết liệt, cuộc biểu tình lớn nhứt 100 ngàn người xuất phát từ chùa đại học Phật Giáo.

Trong khi thiết quân luật và trấn áp, biểu tình vẫn còn. Dù tăng sĩ bị cô lập, nhưng cũng cố gắng thoát vòng vây ra biểu tình. Biểu tình hàng ngàn người, thành phần dân chúng đông hơn. Công an bắt tăng sĩ, người dân ngăn cản, không cho đưa lên xe. Ba tiếng đồng hồ giải tán lại có cuộc biểu tình khác. Dân chúng tham gia tích cực hơn lúc chưa thiết quân luật và trấn áp.

Đề tài biểu tình càng ngày càng đi sát với chánh nghĩa tư do, dân chủ. Cuộc biểu tình ban đầu là phản đối nhà cầm quyền tăng giá hơi đốt 5 lần, xăng hai ba lần. Kế đó biểu tình chống nhà cầm quyền bắt bớ và hành hung một số tăng ni. Và tiến đến biểu tình ủng hộ biểu tượng kiên cường đấu tranh cho tư do, dân chủ của Miến Điện là Bà Aung San Suu Kyi' được dân chúng bầu lên mà các tướng lãnh không bàn giao chánh quyền, còn bắt bớ, giam cầm, quản thúc hàng chục năm sau đó.

Phật Giáo trên thực tế được đa số áp đảo người Miến Điện xem như quốc giáo. Tăng ni được xem là giới lãnh đạo tinh thần với đầy đủ ý nghĩa đời và đạo của danh từ ấy. Người dân đa số là Phật Tử xem nhiệm vụ cúng dường như một nghĩa vụ thiêng liêng. Khi nhà cầm quyền nghe Phật Giáo không chấp nhận sự cúng dường của quân đội, thì các tướng lãnh thả ngay các tăng bị biểu tình bị bắt, và giúp đỡ cho một số chùa để lấy lòng. Nhưng không làm dịu được phong trào biểu tình. Dân chúng bắt đầu bớt sợ, nỗi sợ mà nhà cầm quyền độc tài đã làm người Miến Điện tê cóng. Dân chúng ban đầu đứng nhìn tăng ni biểu tình, ngưỡng mộ đến ủng hộ hoan hô, đã đi đến tham gia, bao quanh tăng ni để bảo vệ, và che chở tăng ni trước sự bắt bớ của công an. Hình ảnh quân đội bắn tàn sát người biểu tình năm 1988 vẫn còn trong ký ức, nhưng đã mờ dần trước gương đại hùng, đại lực, đại từ bi để cứu khổ quốc nạn của Phật Giáo, làm cho người dân Miến Điện lấy lại lòng can đảm dần.

Không biết vô tình hay cố ý, do khôn ngoan chánh trị, Phật Giáo đã để cho tăng ni trẻ đóng vai trò hàng đầu trong việc tổ chức biểu tình để tránh cái khó xử cho những vị lớn tuổi muốn hay không muốn cũng đã ân nghĩa nhiều với nhà cầm quyền quân phiệt.

Nhà cầm quyền quân phiệt đã tỏ ra lúng túng thấy rõ. Họ không bao giờ tưởng có một hiện tượng nhân dân và tôn giáo như thế này. Miến Điện là đất nước, Phật Giáo được xem là quốc giáo. Tăng lữ rất được kính trọng. Trấn áp tăng lữ là châm ngòi phản ứng nổi dậy của dân chúng đại số là Phật tử. Nhà cầm quyền độc tài quân phiệt thống trị, nếu tỏ ra yếu, dân chúng càng ngày càng tham gia biểu tình càng động, thế lực lật đổ nhà cầm quyền càng mạnh. Và các tướng lãnh quân phiệt đã chọn giải pháp dễ thường là dở. Đó là dùng võ lực để đàn áp giải tán thay vì dùng chánh trị, đối thoại, thảo luận, thỏa hiệp hòa dịu.

Cả thế giới kêu gọi nhà cầm quyền tự chế, tìm một giải pháp chánh trị. Chưa thấy một dấu chỉ dàn xếp lạc quan nào. Chỉ thấy trấn áp. Hành động đàn áp, giải tán của nhà cầm quyền quân phiệt mới đây và quyết tâm biểu tình tuy qui mô nhỏ hơn, du kích hơn là qui ước, của các tăng sĩ và Phật tử đã làm nhiều người lo một cuộc đổ máu lớn xảy ra như năm 1988. Lo ngại người Miến vượt biên giới tỵ nạn quân phiệt qua các nước láng giềng. Lo ngại sự bất lực của cơ quan Liên Hiệp Quốc, nhứt là Hội Đồng Bảo An, nhiệm vụ chánh là bảo vệ an ninh trên thế giới.

Trở lại VN, CS Hà nội đang mở trong chiến dịch làm tê liệt Phát Giáo VN Thống Nhứt, Viện Hóa Đạo, "bôi bác" HT Quảng Độ, và có thể sau khi cho một tướng Công An vào "trao đổi", sẽ long trọng "bắt cóc" HT Tăng Thống từ Miền Trung ra Hà nội dự đại hội Phật Giáo VN do Đảng Nhà Nước CS dàn dựng, đặt lên ngôi "Pháp Chủ" cho Giáo hội Phật Giáo Nhà Nước. Phật Giáo Miến Điện được hoạt động hợp pháp, mà nhà cầm quyền độc tài quân phiệt Miến Điện còn dám trấn áp. Phật Giáo VN Thống Nhứt lâu nay CS không thừa nhận và đánh phá đủ mọi cách, độc tài Cộng sản ở VN có thể sẽ "thừa thắng xông lên" đánh phá mạnh Phật Giáo VN Thống Nhứt. Nguy hiểm nhứt là lúc chế độ CS Hà nội được thêm lông thêm cánh, được vào làm thành viên không thường trực Hội Đồng An Ninh Quốc gia, trong tháng 10 này đây. Kinh nghiệm cho thấy sau khi vào dược WTO, CS Hà nội mở cả một chiến dịch đánh phá các nhà hoạt động dân chủ trong nước.

Độc tài CS, độc tài quân phiệt, độc tài khủng bố, độc tài dưới mọi hình thức đều là độc tài. Độc tài quân phiệt Miến Điện đang làm đổ máu ở sân chùa Miến Điện. Được trớn độc tài CS có thể làm đổ máu ở sân chùa VN.

Phật Giáo VN Thống Nhứt có thể lâm nguy trong nước. Cho nên chùa chiền ở hải ngoại, tại các cộng đồng người Việt ở ba châu,Âu, Mỹ, Úc sắp tới sẽ tổ chức cầu an cho Phật Giáo, cho HT Tăng Thống và HT Viện Trưởng Viện Hóa Đạo trong nước.

VI ANH
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Việt Nam Bị Tố Cáo Bất Xứng Làm Thành Viên Hội Đồng Bảo An
Trước Cơ Cấu Dân Chủ LHQ Bao Gồm Các Ngoại Trưởng Thuộc Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ
Tại Đại Hội Đồng LHQ ở New York.



New York, 01-10-2007 (Quê Mẹ)
Image
Trụ sở LHQ tại New York.
Trong bản tuyên bố phát biểu trước 100 Ngoại trưởng thuộc Cơ cấu Dân chủ LHQ (UN Democracy Caucus) tại Đại hội đồng LHQ hôm nay ở New York, 1.10.2007, "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" lên tiếng kêu gọi các quốc gia dân chủ trong thế giới không bỏ phiếu cho Libya và Việt Nam làm thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ. Hai quốc gia này có tên trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2008-2009. Mặc dù cả hai quốc gia được xem như "sạch sẽ" (clean-state trong nghĩa không bị chống đối), Libya và Việt Nam cần có 2/3 phiếu thuận tại phiên Đại hội đồng LHQ lần thứ 62 năm nay mới được làm thành viên không thường trực. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 16.10 sắp tới [1].

"Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" biểu tỏ "sự cực kỳ quan tâm nếu các quốc gia phi dân chủ như Libya và Việt Nam đệ đơn xin làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ cho nhiệm kỳ hai năm 2008-2009, khi vẫn tiếp diễn những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại nước mình. " Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" yêu cầu Cơ cấu Dân chủ LHQ bảo đảm rằng các quốc gia đệ đơn vào Hội đồng Bảo an phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền cơ bản của LHQ, và kêu gọi các thành viên quốc gia thuộc Cơ cấu Dân chủ LHQ không bỏ phiếu cho Libya và Việt Nam".

"Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" là các xã hội dân sự trong các "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" bao gồm toàn thể các quốc gia dân chủ hay đang tiến hành dân chủ họp mặt tại thủ đô Warsaw năm 2000 trong một diễn đàn nhằm tăng cường hợp tác quốc tế cho sự thăng tiến dân chủ và nhân quyền. Các quốc gia thành viên thuộc "Cộng đồng các quốc gia dân chủ" thành lập Cơ cấu Dân chủ LHQ (UN Democracy Caucus) để điều hợp quan điểm chung trên lĩnh vực dân chủ và nhân quyền tại LHQ, và cùng với Qũy Dân chủ LHQ hậu thuẫn cho các dự án của các xã hội dân sự nhằm dân chủ hóa toàn cầu.

Ông Võ Văn Ái là thành viên trong " Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ", là Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, tham dự gặp gỡ và phát biểu trước 100 Ngoại trưởng thuộc Cơ cấu Dân chủ LHQ (UN Democracy Caucus) tại Đại hội đồng LHQ hôm nay ở New York, 1.10.2007. Ông Ái hoan nghênh sự lên tiếng hậu thuẫn của "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" khi nói rằng : "Việt Nam đi tìm sự chính thống quốc tế trong khi vẫn trắng trợn chà đạp nhân quyền tại nước mình. Cơ cấu Dân chủ LHQ không thể nào chấp nhận sự cố tâm lừa dối tại diễn đàn quốc tế này".

Nhân dịp gặp gỡ này tại Đại hội đồng LHQ ở New York, ông Võ Văn Ái cho công bố bức Thư Ngỏ gửi ông Tổng Thư ký LHQ, Ban Ki-moon, và các quốc gia thành viên LHQ. Bức Thư ngỏ được "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" hậu thuẫn cùng với trên một trăm chữ ký của các tổ chức đấu tranh lỗi lạc cho dân chủ và nhân quyền, các Dân biểu Quốc hội và nhân sĩ quốc tế thuộc 30 quốc gia Á châu, Âu châu, Hoa Kỳ và Phi châu. Bức thư Ngỏ trình bày thảm trạng nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam và kêu gọi không bỏ phiếu cho Việt Nam Cộng sản.

Thư Ngỏ nêu ra các tiêu chuẩn trong Hiến chương LHQ để được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ : "Sự đóng góp của các quốc gia thành viên cho tổ chức LHQ giữ gìn hòa bình thế giới và an ninh cùng các mục tiêu của tổ chức". Những người ký tên hậu thuẫn Thư Ngỏ đều xác định : "Việt Nam không đủ tư cách và điều kiện cho hai mục tiêu này".

"Nghĩa vụ tối thiểu của các quốc gia thành viên LHQ là duy trì những nguyên tắc gìn giữ trong Hiến chương LHQ, và tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc nhân quyền. Quốc gia nào mong muốn làm thành viên Hội đồng Bảo an LHQ phải có trách vụ đặc biệt hoàn thành các trách vụ gắn kết này" là lời bức Thư Ngỏ viết, nhưng xác nhận rằng trái với các tiêu chuẩn ấy, Việt Nam còn vi phạm nghiêm trọng các công ước nhân quyền như Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị và Công ước về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982, nhung lại "từ khước mọi cuộc đối thoại với các cơ quan nhân quyền LHQ".

Mặc "các lời khuyến cáo khẩn cấp và liên tục" của các cơ quan LHQ, Việt Nam tiếp tục bắt giam bất cứ ai cất lời phê bình ôn hòa dưới điều luật mơ hồ về "an ninh quốc gia" trong các Bộ luật Hình sự Việt Nam. Các điều luật này "không phân biệt giữa các hành vi bạo động như khủng bố với các hành xử ôn hòa của sự tự do ngôn luận", và "kết tội những hành xử ôn hòa cho nhần quyền". Bảy trong các thứ tội này có thể bị tử hình.

Bức Thư Ngỏ cho biết Việt Nam áp dụng các điều luật mơ hồ về "an ninh quốc gia" để "trừng trị thẳng tay các nhà ly khai" bao gồm "những nhà đấu tranh cho nhân quyền, các tín đồ tôn giáo, những nhà hoạt động cho dân chủ, những nhà sử dụng Internet, ký giả và các nhà hoạt động công đoàn". Các vị này bị bắt giam chỉ vì lý do "phổ biến những kiến nghị đòi hỏi cho dân chủ và nhân quyền". Trong một loạt xét xử bất công từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2007, hai mươi nhà đấu tranh cho dân chủ đã lãnh án tổng cộng 80 năm tù và 30 năm quản chế vì những hoạt động ôn hòa.

Những người ký tên Thư Ngỏ cũng chê trách Việt Nam đã sử dụng bạo động một cách quy mô để đàn áp phong trào nông dân khiếu kiện, gọi là tập thể Dân Oan, phản đối sự lạm dụng quyền bính và việc Nhà nước cướp đất nông dân. Tại Việt Nam nông dân chiếm 74% dân số 83 triệu người và chiếm 75% dân số lao động 45 triệu người. "Phong trào nông thôn phản kháng đang bùng nổ lớn rộng", theo số liệu của Nhà nước đã có 2 triệu đơn khiếu kiện trong vòng 10 năm qua. Thay vì giải quyết vấn đề, Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình trước các công sở, khủng bố và bắt bớ người đi khiếu kiện.

Bức Thư Ngỏ cũng nói lên mối bức xúc trước hiện tình của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà ly khai nổi tiếng được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm 2007. Hòa thượng đang bị các cơ quan truyền thông đại chúng và báo chí vu cáo trắng trợn vì Hòa thượng mở chiến dịch cứu trợ tập thể Dân Oan vào trung tuần tháng 7 vừa qua. Vị lãnh đạo số hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị báo chí nhà nước tố cáo là "xúi giục nhân dân biểu tình chống chính phủ" và "phá rối trật tự công cộng". "Triệu chứng xấu trong chiến dịch vu cáo này khiến chúng tôi lo sợ như màn giáo đầu một cuộc đàn áp khốc liệt sắp xẩy tới", bức Thư Ngỏ viết và nhắc nhở rằng "Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ hiện đang bị quản chế không thông qua một án lệnh nào tại Thanh Minh Thiền viện ở thành phố Hồ Chí Minh và đã trải qua trên 26 năm tù đày chỉ vì lên tiếng ôn hòa cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền".

Bức Thư Ngỏ kết luận bằng lời kêu gọi các quốc gia thành viên tại Đại hội đồng LHQ lần thứ 62 ở New York :

"Chúng tôi tin rằng một chính quyền đang gây tạo sự bất an trên đất nước mình bằng cách sử dụng bạo lực và đàn áp người công dân đòi hỏi ôn hòa các ngưỡng vọng và các quyền chính đáng, không thể nào gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.

"Do đó, chúng tôi kêu gọi quý liệt vị không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, và tìm kiếm một quốc gia Á châu khác cho chiếc ghế này. Việt Nam không thể được chọn lựa vào Hội đồng Bảo an LHQ bao lâu chưa chịu cam kết trong thời gian ấn định những bước tiến sau đây :

- "trả tự do tức khắc cho tất cả những ai bị giam giữ vì hành xử ôn hòa cho các quyền chính đáng của họ trên phạm vi ngôn luận, tôn giáo, hội họp hay lập hội, đặc biệt là hai nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân;

- "phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chấm dứt mọi cuộc đàn áp đối với các thành viên thuộc các cộng đồng tôn giáo chưa được thừa nhận như Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành;

- "thi hành các khuyến cáo của Ủy ban Nhân quyền LHQ (năm 2002) để cải tiến các điều luật "an ninh quốc gia" trong Bộ luật Hình sự và hủy bỏ tất cả các sắc luật kềm chế những hoạt động nhân quyền; hủy bỏ tức khắc Pháp lệnh 44 về quản chế hành chính, cho phép công an quản chế tới hai năm các nhà ly khai mà không thông qua tòa án hoặc cho phép giam giữ họ trong các bệnh viện tâm thần;

- "tuân thủ toàn triệt các cơ chế nhân quyền LHQ, bắt đầu bằng việc mời các vị Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận, Tự do Tôn giáo và Tổ hành động chống bắt bớ trái phép đến kiểm tra tại chỗ ở Việt Nam; và

- "bãi truất án tử hình tại Việt Nam.

Sau đây là tên và chức vụ những người ký tên hậu thuẫn bức Thư Ngỏ của Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam :

Nina Shea, Giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo, The Hudson Institute, Ủy viên thuộc Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới; Theodore Piccone, Giám đốc Điều hành, Democracy Coalition Project; Richard Rowson, Chủ tịch, Hội đồng thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ; Morton H. Halperin, Viện Open Society; Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam; Arne Liljedahl Lynngård, Chủ tịch, Sáng hội Rafto, Nauy; Roel Von Meijenfeldt, Giám đốc Điều hành, Viện Đa nguyên Dân chủ Hòa Lan; Oumar Makalou, Tổng thư ký Điều hành, Tiến trình Phi chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, Mali; Jennifer Windsor, Giám đốc Điều hành, Freedom House; Marco Pannella, Dân biểu Quốc hội Châu Âu; Marco Cappato, Dân biểu Quốc hội Châu Âu; Donatella Poretti, Dân biểu Quốc hội Ý đại lợi; Bruno Mellano , Dân biểu Quốc hội Ý đại lợi, Marco Beltrandi, Dân biểu Quốc hội Ý đại lợi; Maurizio Turco, Dân biểu Quốc hội Ý đại lợi, Sergio D'Elia, Dân biểu Quốc hội Ý đại lợi; Ilona Mihaies, Giám đốc Điều hành, Trung tâm Âu châu cho Dân chủ, Romania; Hannah Forster, Giám đốc, Trung tâm Phi châu cho Dân chủ và Nhân quyền, Gambia; Dieudonné Zognong, Giám đốc, Sáng hội Humanus, Cameroon; Robert LaGamma, Giám đốc Điều hành, Hội đồng thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ; Han Dong Fang, Giám đốc, Tập san Công đoàn Trung quốc, Hong Kong; Xiao Qiang, Giám đốc, China Internet Project; Urgen Tenzin, Giám đốc, Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng, Dharamsala; Weng-chen Lin, Chủ tịch, Đài Loan Dân chủ Cơ kim hội; Debbie Stothard, Ủy ban Thường vụ, Diễn Đàn Dân chủ hóa Á châu; Khin Ohmar, Giám đốc, Mạng lưới Dân chủ và Phát triển, Miến Điện; Dolkun Isa, Nghị hội Thế giới Uyghur; Somchai Homalor, Liên hiệp Bảo vệ các Nhà đấu tranh cho Nhân quyền, Thailand; Chee Siok Chin, Giám đốc Điều hành, Liên minh Cải cách và Dân chủ Á châu, Singapore; Matteo Meccaci, Phó giám đốc Thường vụ, Đảng Cấp tiến Bất bạo động, Liên quốc và Liên đảng, Ý Đại lợi; Bo Tedards, Điều hợp viên, Diễn Đàn Dân chủ hóa Á châu; Augusto Miclat, Giám đốc Điều hành, Quốc tế Ðối thoại Xướng nghị Tổ chức, Phi Luật Tân ; Yap Swee Seng, Giám đốc Điều hành, SUARAM, Malaysia; Attorney Florencio B. Abad, Phó chủ tịch, Đảng Tự do, Philippines; Tian Chua, Đảng Công lý Nhân dân, Malaysia; Zanaa Jurmed, Giám đốc, Trung tâm Liên minh Công dân, Mongolia; Dr. Paul Scott, Giáo sư, Chương trình Nghiên cứu Á châu, Đại học Kansai Gaidao, Nhật Bản; Dr. Ash Narain Roy, Viện Khoa học Xã hội, Ấn Độ; Sarwar Bari, Chủ tịch, Tổ chức Pattan Development, Pakistan; Subodh Raj Pyakurel, Chủ tịch, Trung tâm Thông tin, Nepal; Chalida Tajaroensuk, Điều hợp viên, Lực lượng Nhân dân, Thailand; Dr. Hong Seong-phil, Giám đốc, Liên minh Công dân cho Nhân quyền Bắc Hàn; Joseph Yu-shek Cheng, Giáo sư Chính trị học, Đại học Hong Kong; Sheng Xua, Phó chủ tịch, Liên hiệp Dân chủ Trung quốc; Mani Sinhbandith, Trung tâm Thống nhất Hành động Lào ; M. Ravi, Luật sư Nhân quyền, Singapore; Thượng tọa Katsuyuki Imoto, T ứ phươn g Tăng, Nhật Bản ; Đại đức Dim Chetta, Tứ phương Tăng, Cam Bốt; Thượng tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư ký, Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Hoa Kỳ; Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Giáo hội Phật giáo Theravada Việt Nam; Luie Guia, Libertas, Philippines; Sareme Sundara, Lao Fund; Lambert Ramirez, Viện Quốc gia Nghiên cứu Chính trị, Philippines; Tsung Li Yang, Hội Thanh niên Dân chủ, Đài Loan; Kok Ksor, Chủ tịch, Scott Johnson, Y Duen, Sáng hội Ngư ời Thượ ng; Kh. Naranjargal, Chủ tịch, Globe International, Mongolia; Young Howard, Giám đốc, Open Radio phát sang Bắc Hàn; Schu Sugawara, Chủ tịch, Ủy ban Ký giả Quốc tế, Nhật Bản; Dr. Jarmila Ballaho-Balamo, Tổ chức Phụ nữ Brasil, Phi luật tân; Prof. Octavio A. Dinampo, Tulung Lupah Sug, Philippines; Dr. Samsula J. Adju, Sakayan Mindanao, Inc., Philippines; Maria A. Caber, Liên hiệp các Nhà giáo bảo vệ nhân phẩm, Phi luật tân; Benjamin Reilly, Giáo sư Đại học Quốc gia, Úc; Steve Buttel, Nhân quyền Không Biên giới, Đông Nam Á; Penelope Faulkner, Phó chủ tịch, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam kiêm Thành viên Ủy ban Thường vụ Diễn Đàn Dân chủ hóa Á châu.

[1] 15 thành viên thuộc Hội đồng Bảo an LHQ gồm có 5 thành viên thường trực và 10 ghế dành cho các thành viên không thường trực. Các thành viên không thường trực được bầu cho thời hạn 2 năm. 5 thành viên cho các ghế này bầu cho thời hiệu hai năm 2008-2009 (2 ghế cho Phi châu, 1 ghế cho Châu Mỹ La tinh, 1 ghế cho Á châu, 1 cho Đông Âu). Việt Nam đăng cai cho Á châu. Libya và Burkina Faso ứng viên cho 2 ghế Phi châu. Ghế dành cho Châu Mỹ La tinh (GRULAC) đang được hai nước tranh cử là Costa Rica và Cộng hòa Dominican. Đông Âu cũng có hai nước tranh cử là Croatia và Cộng hòaTiệp.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

NHỮNG NHÀ TÙ LỚN

Huy Phương
Bạn định nghĩa thế nào là một nơi không ai muốn vào và cũng nơi đó, bị canh gác chặt chẽ khiến không ai có thể thoát ra ngoài. Thưa, đó chính là nhà tù.

Nguồn tin báo chí cho biết, nhà cầm quyền Bắc Hàn đang cho xây dựng một bức tường rào dọc theo biên giới Trung Quốc, nhằm ngăn chặn không cho dân Bắc Hàn trốn chạy khỏi quốc gia Cộng Sản, phong kiến và độc tài này. Gần đây người ta nghe tin càng ngày càng có nhiều người Bắc Hàn tìm cách vượt thoát qua biên giới kiếm chỗ dung thân, nhưng suốt đời chưa nghe ai nói có người trốn khỏi xứ Nam Hàn tìm tới Bắc Hàn để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người tỵ nạn này đã chấp nhận gian khổ và hiểm nghèo để đi xuyên qua Trung Quốc, Thái Lan, Cambodia…để cuối cùng đến được Nam Hàn.

Trong chiến tranh lạnh, tại thủ đô Berlin, Cộng Sản Đông Bá Linh đã dựng một bức tường kiên cố giữa biên giới hai bên, để ngăn những người Đông Đức không không thể bỏ chạy qua Tây Đức. Bức tường này là một biểu tượng ô nhục đã chia cắt hai miền kéo dài 28 năm, được những chế độ Cộng Sản dựng lên ngày 13 tháng 8 năm 1961 cho đến ngày nó bị phá vỡ khi nước Đức thống nhất vào tháng 10 năm 1990. Trong thời gian này đã có 1,245 người dân phía Đông bị bắn chết khi tìm cách vượt qua bức tường này, nhưng con số chính thức do nhà cầm quyền Đông Đức đưa ra chỉ có 125 người. Chẳng nghe nói có người nào ở Tây Đức leo qua bức tường này để vào “nhà tù” Đông Đức.

Người Cuba cũng đã dùng thuyền, đóng bè để vượt biển đến Mỹ. Cũng chưa nghe ai nói một người Cuba nào đang ở Mỹ lại muốn trở lại nước “Cộng Hòa Cuba” có ông Tổng Thống râu xồm Fidel Castro, trừ em bé Elian Gonzalez tại Miami vượt biển cùng mẹ đến Hoa Kỳ, đã bị lực lượng cảnh vệ Hoa Kỳ tấn công vào lúc bất ngờ nhất, giật em ra khỏi tay những người thân bảo vệ em, để giải giao về lại cho Cuba sáng sớm ngày 28 tháng 8 năm 2000. Cho đến nay, chính phủ Cuba vẫn sợ người dân của mình tìm cách đào tỵ, vì vậy năm nay , chính phủ đã không cho các võ sĩ quyền anh của mình tham dự giải quyền anh quốc tế vì sợ họ lại bỏ nước ra đi, làm mất mặt chế độ.

Sau hiệp định Geneve, nước Việt bị chia cắt hai miền Nam Bắc, lấy con sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới, đã có nhiều người từ miền Bắc vượt sông Bến Hải vào tìm tự do ở miền Nam, nhưng chưa nghe ai nói có người bỏ miền Nam bơi qua sông để về với thiên đàng “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Tuy vậy, cũng có người từ miền Nam ra sống ở miền Bắc, nhưng không phải tự nguyện sang sông mà bị chính quyền miền Nam lúc bấy giờ, thay vì thả dù họ xuống miến Bắc đã đẩy họ qua cầu “biên giới”, đó là trường hợp các ông Tôn thất Dương Kỵ, Trương Gia Kỳ Sanh, BS Phạm Văn Huyến... vì thái độ “ thân Cộng” của họ trong thời gian ấy.

Vậy thì những vùng đất đã mang danh nghĩa Cộng Hòa, Nhân Dân hay Dân Chủ dưới chế độ Cộng Sản đều là những nhà tù lớn không ai muốn vào nhưng nếu muốn ra sẽ phải trả một giá rất đắt bằng tù đày hay chính mạng sống của họ. Nếu những nơi chốn ấy tốt đẹp thì không cần phải dựng bức tường bê-tông cốt sắt, giăng giây kẽm gai, lập chòi canh hay đi tuần bằng súng đạn và chó săn. Sự vượt thoát ra khỏi những vùng đất Cộng Sản như việc một triệu đồng bào di cư vào Nam hay người ta bỏ về sống tại các vùng đất Quốc Gia được gọi là một thái độ “bỏ phiếu bằng chân” để chọn lựa chế độ chính trị phù hợp cho con người được sống tự do và có nhân phẩm.

Cũng có những vùng lãnh thổ mà người ta phải rào lại, dựng tháp canh, đi tuần tiểu, nhưng không phải vì sợ người trong lãnh thổ này thoát ra ngoài mà chính vì sợ người ở ngoài xâm nhập vào. Đó là trường hợp Hoa Kỳ canh phòng biên giới để ngăn không cho những người Mễ Tây Cơ hay cả người ở các nước Nam Mỹ nghèo đói, lạc hậu xâm nhập vào.

Một nơi đất nước mà người dân ở đó muốn bỏ ra đi, dù để tìm thấy tự do cho đời sống của họ hay để kiếm bát cơm vì sự nghèo đói, nhà cầm quyền của quốc gia đó cũng phải bị lên án. Tuy vậy chính phủ Mễ Tây Cơ đã nhiều lần than phiền việc Hoa Kỳ cho xây bức tường tại biên giới hai nước làm tổn hại đến bang giao của hai nước, vì chính họ muốn để cho người Mễ vào đất Mỹ nhiều hơn. Chính phủ Cộng Sản Việt Nam cũng có luận điệu đổ tội cho những đồng bào thiểu số ở cao nguyên bỏ nước, hoặc ngay cả việc dân oan xuống đường cũng là do các thế lực bên ngoài xúi dục. Khi người ta không thể trốn thoát được nhà tù đang giam giữ mình, thì chỉ có cách nổi loạn đốt nhà tù để tự giải phóng mình mà thôi. Không đốt được nhà tù thì chỉ còn cách làm cách mạng để lật đổ cái chế độ đã xây lên nhà tù ấy.

Từ nhiều năm trước, người Việt Nam cũng đã ồ ạt bỏ nước ra đi. Những đồn biên phòng, lính gác và chó săn cũng đã được xử dụng như những nhà tù đã xử dụng nhằm mục đích không cho một tên tù trốn thoát ra ngoài. Chính quyền trong nước phải hiểu những lý do người ta phải bỏ quê hương, cội nguồn để ra đi. Người ta chỉ có thể trở về quê hương khi đó không còn là một nhà tù lớn nữa.

Bây giờ đã không còn Đông Đức, không còn Liên Bang Xô Viết. Và khi những nhà tù lớn Bắc Triều Tiên, Cuba, Cộng Sản Việt Nam đã bị phá sập, thì người ta sẽ trở về như đàn chim trở lại tổ bay rợp trời, chứ không đơn lẻ như vài con chim què cụt, bệnh hoạn, tham mồi như hiện nay.

Huy Phương
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tâm Thư Gửi Muộn

Kính gửi Niên Trưởng Bùi Đình Đạm, cựu SVSQ/VBQGVN/ K1

Thưa Niên Trưởng,
Mô.t.- Đọc Tuần-báo TIẾNG DÂN, số 254, thứ Bảy, 28-4-2007, trang 3, bài viết "Những Chuyên Trái Khoáy" trong Mục THIÊN HẠ PHONG TRẦN, tác giả Lão Móc. ( Khởi trích) "...Vào chiều thứ Sáu 13 tháng 4 vừa qua Tập Thể Chiến Sĩ VNCH đã có một buổi họp để kiện toàn tổ chức và soạn thảo chương trình cho Đại Hội lấn thứ hai TTCSVNCH Hải Ngoạị Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và các cựu tướng lãnh như Nguyễn Bảo Trị, Nguyễn Khắc Bình, Bùi Đình Đạm, Lý Tòng Bá, cùng ông Vỏ Long Triệu đã chủ-tọa buổi họp." (Ngưng trích).

Sau khi ông NXV phát biểu về lý do và mu.cđdích buổi hop, NT tiếp lờị (Khởi trích)...cựu thiếu-tướng Bùi Đình Đạm, (Đại Diện Hội Đồng Tướng Lãnh) cũng bày tỏ "...Thật vui mừng...Trong hiện tại, Tập Thể có bổn phận sát cánh cùng các tổ chức khác để làm hậu phương vững chắc... (Ngưng trích).
Trước hết tôi yêu cầu NT xác định, kể từ thập niên 90, Hội Đồng Tướng Lãnh còn sinh họat không? Nếu còn sinh họat thì Ai là Chủ Tịch Ban Chấp Hành? Riêng tôi biết thì trong khỏang thời gian tối thiểu là 10 năm trở về đây, Hội Đồng Tướng Lãnh đã không sinh ho.at. Tôi cũng đã kiểm tra lại với Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị qua điện thoại và Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ qua điện thư thì: Từ sau Đại Hội 5-7-86 tại Santa Ana, Chủ Tịch Đoàn gồm 3 tướng lãnh Chung Tấn Cang, Dư Quốc Đống và Trần Văn Minh đã được Đại Hội bầu cử vào Chủ Tịch Đoàn nhiệm kỳ 86 - 89, HĐTL ngưng họat đô.ng. Tôi còn lưu giữ một số văn kiện từ khởi sự 1984 đến buổi họp Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 86-89 do Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh sau cùng của Không Lực VNCH, ký thay cho bộ ba: Đô Đốc Chung Tấn Cang, Trung Tướng Dư Quốc Đống và Trần Văn Minh. Trong Biên-Bản buổi họp ngày 12 tháng 12, năm 1986, đọan 8 có ghi: " Những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến uy tín của anh em tướng lãnh, có ảnh hưởng đến chủ trương, đường lối của Hội, đều vẫn và phải do đại đa số tướng lãnh quyết đi.nh. Và Chủ Tịch trong Chủ Tịch Đoàn, mỗi người cũng chỉ một phiếu như tất cả mọi anh em Tướng Lãnh Hội Viên khác." Căn cứ theo tuyên ngôn này thì NT đã không tôn trọng tập thể các tướng lãnh và Hội Đồng Tướng Lãnh không đề cử NT làm đại diện.
Sở dĩ tôi phải gửi Tâm Thư cho NT để nhắc nhở NT về "Tôn Chỉ tiên quyết của các tướng lãnh là dứt khóat đứng ngoài mọi tổ chức chính trị chi phối bởi bất cứ cá nhân hay đảng phái nào, và chỉ vận dụng tòan lực việc kết hợp và phát huy tình đoàn kết cho tập thể cựu quân nhân ở hải ngoại". Tôn Chỉ này đã được ghi trong Biên Bản các tướng lãnh trong buổi họp đầu tiên tại Hoa Thịnh Đốn ngày 7 tháng 10 năm 1984. Buổi họp thành lập Ủy Ban Lâm Thời Vận Động Liên Kết Tập Thể Chiến Hữu Việt Nam Cộng Hòa, đồng ký tên 10 Tướng Lãnh:
. Vùng Đông: Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Lữ Lan, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh;
. Vùng Texas: Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân;
. Vùng Tây: Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ (trong số 10 vị này đã có 4 vị tướng quá vãng).
Cũng căn cứ vào Tôn Chỉ này, tôi đã gửi Thư Ngỏ vào đầu tháng 4, 2005 cho Đại Tá Nguyễn Xuân Vinh, người được bầu giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện TTCS/VNCH trong Đại Hội Toàn Quân tháng 9 năm 2003 vì lý do ông Vinh đã cố tình phối hợp với Đảng Việt Tân trong ngày Tưởng Niệm Quốc Hận 30/4/2005 biến thành "VN Freedom March". Vì vậy, NT nên thận trọng khi giao tiếp với cá nhân hay đảng phái chính tri.. NT hoặc các tướng lãnh niên trưởng và niên đệ khác không nên tự nhận là Đại Diện cho Tập Thể Tướng Lãnh và chỉ hành động hay phát biểu với tư cách "cá nhân."
Trong trường hợp có nhu cầu Hội Đồng Tướng Lãnh muốn tái hoạt động thì cần phải tổ chức một Đại Hội Tướng Lãnh khác; bầu một Ủy Ban Chấp Hành mới để thay đổi Tôn Chỉ và Mục Tiêu nếu thấy cần thiết. Nếu muốn tổ chức, cần phải nhật tu danh sách tướng lãnh. Theo bảng danh sách cũ năm 1984 thì có 84 người và tính đến năm 2007 đã mãn phần 31 ngườị Sơ khởi là phải tổ chức một Ủy Ban Tổ Chức khoảng 5, 6 vị tướng dướii 70 tuổi (lý do sức khỏe và minh mẫn.) Công việc đầu tiên là nhật tu lại danh sách và địa chỉ tướng lãnh còn sống; thứ đến là tổ chức một cuộc " trưng cầu TƯỚNG ý " đại ý là " có nên tái tổ chức Hội Đồng Tướng Lãnh không?" Người nào trả lời "NÊN" thì cần góp ý trong vấn đề sửa đổi "Điều Lệ và Nội Quy", đặc biệt là "Mục Đích và Tôn Chỉ". Vị tướng nào không tham gia cũng xin cho biết lý do để có thể đi đến kết luận nên hay không nên tái tổ chức "Hội Đồng Tướng Lãnh". Hồi 1986 chỉ có 24 (16 hiện diện trong ngày ÐH và 8 có giấy ủy quyền) trên tổng số 84 tướng có mặt tại Mỹ va Âu Châụ Thông thường thì cần phải có qúa bán phần tổng số mới coi như có giá trị; như vậy phần đông tướng lãnh hơn 20 năm trước không "hào hứng" sinh hoạt chính trị (có thể không phải là sợ đấu tranh, mà là thấu hiểu phương ngôn "Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dung - Vong quốc chi đại phu, bất khả ngôn tri". Tuy nhiên, làm việc gì cũng phải suy nghĩ rằng hành động ở hải ngoại (có làm hại gì đến cuộc đấu tranh của 80 triệu đồng bào quốc nộỉ).
Haị- Báo Tin Việt News tường trình là trong buổi họp ngày 14-4-07 GS NXV đã nêu ra mục tiêu tương lai để Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 2 vào trung tuần tháng 10, 2007 biểu quyết đó là:
ạ Bãi bỏ cơ cấu Hội Đồng Điều Hợp (do Th. Tg. Lê Minh Đảo điều hành qua 4 năm - 03 đến 07) vì lý do: để tránh tình trạng hai cơ cấu TT Điều Hợp TƯ và HÐÐD có thể đưa ra những chỉ thị không đồng nhất, và thành lập các đại diện dưới sự chỉ đạo của HÐÐD (do GS Nguyễn X. Vinh điều hành từ 03 den 07);
b. Nới rộng sinh họat của Tập Thể CSVNCH-HN đến các Hội Ái Hữu đồng hương trong cộng đồng Người Việt Hải Ngọai để tạo gạch nối tình Quân Dân và tăng cường thế mạnh của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn CS tại hải ngo.ai.

Thưa Niên Trưởng, Luận về điểm (a): Ngay từ lúc khởi sự vào đầu năm 2003 (Ngày 20/01/03), khi nhận thư hỏi ý kiến của Niên Đệ Lê Minh Đảo, tôi đã trả lời "Việc tập hợp anh em QLCHVN là điều ước mong của mỗi quân nhân, nhưng tôi nhấn mạnh ở điểm Vấn Đề Thống Nhất và Kết Hợp mới là quan trọng; vì vậy không vội vã tổ chức Đại Hội Toàn Quân ngay vào tháng 9, 2003, cần phải tổ chức một Ủy Ban Liên Lạc Trung Ương. Mỗi hội đòan quân nhân, cảnh sát v.v.. cũng tổ chức một ủy ban liên lạc để tiến tới một sự kết liên nhuần nhuyễn, thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Sau khi tiến tới "Nhất Ngôn Bá Ứng"(Một lời nói lên, Trăm người đáp ứng), đó là thời gian tổ chức "Đại Hội Toàn Quân". Và tôi kết luận: chúng ta không nên vội vàng vì vội vã sẽ vấp ngã.
Và giờ đây, căn cứ theo 5 điện thư (email) giữa anh Đoàn Hữu Định (nguyên là TTK của Tập Thể) với: luan@California. com, Jul.25/07,- thuy3dalat@hotmail. com, Aug. 07/07,congbangtran@ wanadọfr, Aug.09/07,- rexrooster05@ yahoo.com, Aug.15/07, - va pd323@hotmail. com, Aug.21/07,- đại ý như sau: (1).. " Tôi rất buồn chán với sự liên lạc thiếu vắng hiện giờ trong Tập Thể, quan lớn ở trên out of touch, lính tò te ở dưới đương đầu với trăm thứ việc.", (2).. " Mọi sửa đổi cần phải được sự biểu quyết của Đại Hội Đồng gồm các hội đoàn tiên khởi đã ngồi lại và thành lập ra Tập Thể. Các Trung Tâm TTĐH không phải là thành viên của Đại Hội Đồng. Chỉ các hội đoàn trong ĐHĐ mới quyết định chứ không phải như ĐH ở SJ (ngày 14-4-07) mà TTĐH tự nhiên có 5 phiếu bầu! Thật vô lý! Những ai có quyền đại diện dịch sao cũng được, miễn có phe cánh đi theo thật đông là ăn trùm. Ai muốn làm gì cũng được. Nếu cần thì dẹp bỏ cái tên Tập Thể để thành lập tổ chức mới cũng tốt thôi, để trọn năm nói chuyện lý thuyết và mỗi năm họp lại ăn uống nghe nhạc, bầu bán cho có điều dân chủ rồi đâu nằm yên đó có chết ai đâụ Tổ chức mới với tên mới thì đâu có cần đủ số hội đoàn tiên khởi đến họp. Tôi cũng dư biết người ta muốn làm gì. Để tránh cho người ta được thành công dễ dàng trong ý muốn, tôi sẽ không dư.. Qua tháng 10 tới, Tập Thể đã được thành hình trong Đại Hội Toàn Quân 2003 sẽ là một tổ chức mớị", (3).. "Tôi nản phải đối phó với lọai người khoái có chức cao (không lương bỗng) mà không có vision, chẳng biết làm việc. Vẻ toàn chuyện mơ tưởng và như bao nhiêu người bên ngoài đã phê phán là việc làm chỉ có thông cáo rồi tụ họp lại ăn nhậu mà thôi", (4). "Lần tu chính điều lệ vừa qua (14-4-07) của Tập Thể đã đi sai đường cũng như nguyên tắc và làm xáo trộn hết căn bản sinh hoạt để Tập Thể hoạt động hữu hiệụ Ủy Ban Thường Vụ HĐĐD được đề ra đã dẫm chân trên TT Điều Hơ.pTU. Các TT Trưởng địa phương không có nhân lực hội đòan được đưa vào làm thành viên của HĐĐD. Cơ cấu như Ủy Ban Đặc Nhiệm Nghiên Cứu quá rộng quyền và nhân sự thiếu hụt để cá nhân phải đội 2, 3 mũ có trách vụ conflicting. ", (5)." Rượu cũ quá, thay bình, thay vỏ mới, đem các hội đồng hương vô lúc này, nhưng nhân lực lại trống không, vẫn thiếu dài dài càng làm nản chí anh em thêm."
Lướt qua 5 điện thư (email) liệt kê trên đây hẳn Niên Trưởng phải hiểu tình trạng của tổ chức Tập Thể trong 4 năm vừa qua đã dậm chân tại chỗ (căn cứ theo một email gửi cho bac-ai@comcast. net ngày thứ Tư 15 Aug., 2007, anh ĐHĐ viết " 4 năm rồi còn gì nữạ Tu chính điều lệ 3 lần. Thực chất chưa có, bây giờ muốn có thêm tổ chức khác công tác thì làm sao thực hiện được đâỷ"). Tôi xem thì NT là thành phần cốt cán trong tổ chức của Tập Thể vì tham chiếu email của Đoàn Định gửi <pdan323> "..Một số tướng lãnh có tiếp xúc với anh thì anh có nghe được, ngoài Th/Tg BĐĐạm có thể sẽ không có ai khác tham dư...". Vậy nếu thật sự tổ chức lỏng lẻo, suy yếu như anh ĐHĐ nêu lên thì câu hỏi là NT và Hội Đồng Tư Vấn có nhìn thấy không? Và đã có ý kiến gì với ông NXV?
Viết đến đây chợt nhớ lại vào đầu tháng 4, 2005, sau khi tôi gửi "Lá Thư Ngỏ" cho ông NXV (mục đích để can ông không nên phối hợp "Diễn Hành cho Tự Do" với tổ chức Đảng Việt Tân, cũng như Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30/4/75 tại Đài Tưởng Niệm 58,000 quân nhân HK đã tử vong trong chiến tranh VN vì lý do rất đơn giản là trên bức tường đá đen đó không có tên chiến sĩ VNCH). Ông NXV đã gọi điện thoại và hai người đàm thọai khoảng 2 phút. Tóm tắt là "sẽ xem xét lại vấn đề (VN Freedom March) và (Quốc Hận)" và "ông không cần phải hỏi ý kiến ai cả" (khi hỏi đến có hay không hỏi ý kiến mấy vị tướng trong Hội Đồng Tư Vấn).
Luận về điểm (b): Về vấn đề Nới rộng sinh họat Tập Thể đến các Hội Đồng Hương? Đại Úy ĐHĐ có ý kiến "Bốn năm rồi còn gì nữạ Tu chính điều lệ tới 3 lần. Thực chất chưa có, bây giờ muốn có thêm tổ chức khác công tác.". Sáu năm trước (2001) Nguyễn Đình Bin đến Bắc Calị đã phát biểu trong một cuộc họp bỏ túi tại Lãnh Sự Quán VC ở San Francisco, (lẽ dĩ nhiên có một số Việt gian thường thậm thụt đi đi về về VN giao dịch với chúng), tên NĐB (nguyên là PhóThủ Tướng đặc trách về Việt kiều) đã nói đến kế hoạch "gia tăng thành lập các (Hội Đồng Hương??) để các địa phương quốc nội dễ dàng "giao lưu và tiếp cận" với hải ngoạị Đồng bào hải ngoại, sau hơn 30 năm xa quê hương, đâu còn nhớ rõ hàng xóm, láng giềng, ai còn ai mất; vi vậy bọn công an,cán bộ chính tri dễ trà trộn nằm vùng đợi thời cợ Hơn nữa, chủ trương của bọn VC luôn luôn tìm cách xâm nhập vào tổ chức các đoàn thể QG để "Biến Tổ Chức Ðịch Thành Tổ Chức Ta". Tuần San VN Cuối Tuần số 4958, ngày 13 tháng 8, 2005 đăng chuyện Phùng Thế Tài và cuốn " Bác Hồ, những kỷ niệm không quên" , có đọan như sau: "Anh Bình báo cáo với bác là cơ sở Đảng tốt, kiều bào vẫn hướng về Hội Giải Phóng.Về tình hình Quốc Dân Đảng lập Mặt Trận VN Cách Mạng Đồng Minh, Vân Nam phân hội, để tranh dành quần chúng với ta, nhưng các anh không vào hội ấy để dứt khoát phản đối chúng." Bác nhận định ngay "Không vào là sai rồi.Ta.i sao không vàỏ Chúng nó mở cửa cho ta vào nắm quần chúng, sao ta lại quay đỉ Chúng mở được hội, thì ta có khả năng triệu tập quần chúng. Ta phải lợi dụng khả năng ấy.PHẢI VÀO MÀ BIẾN TỔ CHỨC ĐỊCH THÀNH TỔ CHỨC TẠ" (BHNKNKQ, trang 76). Tóm lại, căn cứ theo sự nhận xét của anh Đoàn Hữu Định, nguyên Tổng Thư Ký của Tập Thể, thì tổ chức còn lỏng lẻo, dậm chân tại chỗ, vậy có nên mở rộng tổ chức đến các hội đồng hương (như ý muốn của ông NXV) chưả ( Tôi không muốn Niên Trưởng và HĐ Tư Vấn vội vã quyết đóan, tôi xin trích một đọan ngắn trong bài viết "PHIẾM DỊ" của tác giả Đào Nương, trang 62, Saigon Nhỏ - OREGON - Ngày 20 tháng 7, 2007 (khởi trích. " * Danh sách những ông bà tham dự dạ tiệc với xếp già Nguyễn Minh Triết đã lọt ra ngoài, trong đó là: Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Thu Đăng, Hồ Văn Xuân Nhi, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu (First Vietnamese American Bank),Trương Công Cảnh (cựu Chủ Tịch Hội Ái Hữu Quảng Nam Đà Nẵng) và vợ chồng thương gia Lê văn Chiêu, chủ hệ thống bánh mì Leés Sandwiches, Tony Le, chủ hệ thống chuyển tiền Le gửi tiền lẹ"- ( ngung trich).
Thưa NT Bùi Đình Đạm, bức "Tâm Thư Gửi Muộn" này không mang tính chất đã phá mà là muốn xây dựng và củng cố cái hiện tại, đó là Tập Thể mà hiện trạng (căn cứ theo 5 điện thư của anh ĐHĐ)đã trở nên "Xấu", chỉ vì ngay từ khởi sự đã phạm 6 điều "quá đáng": đơn giản quá, nôn nóng quá, vội vàng quá , hăng hái quá, tự tin quá, và lạc quan quá". Tôi không muốn đi sâu vào vấn đề nội bộ của tổ chức TTCSVNCHHN. Tôi chỉ mong muốn quý vị giữ vững lập trường chống Cộng của QLVNCH, đặc biệt là quý Tướng Lãnh, khi quý vị dấn thân gia nhập một tổ chức nào đó, điều cần thiết là quý vị "Nhận Diện" cá nhân hay nhóm chủ trương và "Quá Trình" sinh hoat, giao du của ho.. Sau khi đã gia nhập phải thành thật với vai trò của mình. Nhìn thấy điều sai trái phải lập tức ngăn cản, không "Mũ Ni Che Tai", không "Chín Bỏ Làm Mười". Bước sang thế kỷ 21, Hoa Kỳ vì nhu cầu "chiến lược tòan cầu" đã thay đổi chính sách vùng Đông Nam Á, Đặc biệt đối với Tà Quyền Hà Nội; cũng vì thế bọn Việt gian tay sai cũng được xử dụng để tiếp tay cho quan thầy, ngang nhiên đối đầu với cộng đồng người Việt tị nạn. Vì thế công cuộc chống Cộng của chúng ta mỗi ngày một khó khăn, đường lối cần phải tinh xảo hơn. Mỗi tổ chức Quân, Dân lúc này cần phải nặng tính chất "Tình Báo" để nhìn cho rõ Địch, Bạn. Luôn nhớ câu "Đừng Nghe Những Gì Cộng Sản Nói, Hãy "NHÌN" Những Gì Cộng Sản Làm" (Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ).

Thưa Niên Trưởng, cổ nhân có câu "Thuốc đắng dã tật, Lời thật mất lòng", theo tôi nghĩ thì Tập Thể cần phải củng cố tổ chức và thanh loc hàng ngũ trước khi nới rộng tổ chức.
Mến chào Niên Trưởng.

Trân trọng,
Phạm Q. Thuần
Cựu SVSQ/TVBQGVN/ K5
Portland, ngày 30 tháng 9 năm 2007
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

NGHỀ CHỤP MŨ
Ba triệu người Việt Tự Do định cư tại nước ngoài chỉ là một số nhỏ so với trên tám chục triệu trong nước, nhưng chính là mối lo sợ hàng đầu đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Đây là một cộng đồng đầy đủ thực lực, từ nguồn chất xám, tinh thần đoàn kết, khả năng tài chánh đến vai trò chính trị…Ngoại trừ tại Hoa kỳ, còn lại một số nhỏ định cư rải rác khắp toàn thế giới, nhưng cộng đồng người Việt chẳng những đã thu hút được cảm tình người bản xứ mà còn thay đổi được lối nhìn, quan niệm và thái độ của thế giới tự do đối với những người đã bỏ xứ ra đi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tinh thần đoàn kết dưới màu cờ Vàng Ba Sọc Đỏ dù ở bất cứ nơi nào, người Việt Tự Do cũng đã giúp người dân bản xứ nhận ra sự hiểu biết thô sơ, lệch lạc cũng như những sai lầm của họ trước kia về chế độ Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra cần phải nói thêm, các nổ lực và thành quả tốt đẹp của người Việt trong việc hội nhập vào xã hội mới cũng như tinh thần chống Cộng triệt để đã vô hiệu hóa tất cả những lời tuyên truyền, bịp bợm, láo khoét của các cơ quan ngoại giao Cộng sản từ trong nước cũng như ở hải ngoại.
Khi vừa chiếm đoạt Miền Nam, Hà Nội đã vội vàng cướp tài sản, bỏ tù, đày đi kinh tế và xua ra đại dương những người mà Cộng sản cho là biếng nhác, ăn hại, phản động, tay sai, đánh thuê và là mầm mống nguy hiểm cho chế độ. Nhưng chỉ một thời gian sau, chính Hà Nội lại âu yếm gọi bằng ‘khúc ruột ngàn dặm’ và trân trọng trải thảm đỏ, mời những người bị chúng đã xua ra biển nên quên hận thù, quay về đùm bọc lấy anh em ruột thịt xây dựng lại quê hương !. Vừa van lạy xin ‘tiền khúc ruột ngàn dặm’, vừa lo sợ trước tinh thần đoàn kết cũng như những thành công về kinh tế và chính trị của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Trên bình diện quốc tế, tập đoàn Cộng sản đã thua hẳn cộng đông người Việt tự do tại hải ngoại về mọi phương diện. Muốn đánh bại cộng đồng, con đường tốt nhất là phải phá thối và gây chia rẽ nội bộ…Do đó, để phá hoại cộng đồng, Cộng sản Việt Nam đã nghiên cứu và dành một ngân khoảng lớn để huấn luyện, tổ chức và tưởng thưởng cho điệp viên, cán bộ nằm vùng và những ai đã lở ‘dính chàm’ phải cúi đầu chờ lệnh.
Chỉ có hai sức mạnh khả dĩ đánh đổ được tập đoàn bạo quyền Hà Nội mà thôi, đó là tinh thần Đoàn Kết và Ngoại Tệ của cộng đồng người Việt hải ngoại mà tinh thần đoàn kết của người Việt hải ngoại mới đích thực là mối lo trầm trọng của tập đoàn Cộng sản Việt Nam. Do đó, chúng ta không lạ gì khi Cộng sản Việt Nam chi ra nửa tỷ dollars cho âm mưu kiều vận và phá hoại qua nghị quyết 36.
Nghị quyết nầy gồm nhiều tiết mục nhưng chung quy có thể thu gọn trong 3 phần với 3 mục đích chính : Lường gạt, tuyên truyền và phá hoại !
1- Lường gạt : Kêu gọi chất xám và tiền của người Việt nước ngoài. Đây là phần nổi của nghị quyết. Làm một công hai việc, vừa đánh bóng chế độ trong tinh thần hoà giải hòa hợp dân tộc và kêu gọi khúc ruột ngàn dặm đem hết khả năng và của cải về phục vụ đất nước. Nhưng thực chất là một sự lường gạt trắng trợn những người dễ tin để đem chất xám về phục vụ củng cố một tập đoàn thối nát, bất tài và tham nhũng, đồng thời khai thác tình thâm ruột thịt, liên hệ gia đình của những ‘con gà để trứng vàng’ trong nước hầu móc túi thân nhân nước ngoài.
2- Tuyên truyền : Lợi dụng truyền thông, văn hóa để len lỏi vào Cộng đồng bằng cách ru ngủ, mua chuộc, lôi kéo từ người lớn xuống trẻ em dưới nhiều hình thức, từ sách báo, ca nhạc, cải lương đến các hoạt động xã hội, tôn giáo và nhất là chú trọng vào chương trình dạy tiếng Việt cho trẻ nhỏ. Các tòa đại sứ Cộng sản được cấp những ngân sách khổng lồ để thi hành nghị quyết bằng cách tổ chức những đội ngũ cán bộ, mục đích len lỏi vào các cơ sở của người nước ngoài như báo chí, truyền thanh truyền hình, lập ra nhiều trang báo điện tử, diễn đàn hoặc dùng tiền mua chuộc từ cá nhận đến tập thể trong các tổ chức nầy. Đây là phần chìm mà các cơ quan ngoại giao tại hải ngoại phải thi hành theo lệnh của bộ chính trị của đảng. Nhưng trong năm qua Cộng sản Việt Nam đã thất bại, các cơ quan ngoại giao nước ngoài không đạt chỉ tiêu cho năm 2006 trong chương trình xâm nhập vào toàn bộ các hiệp hội, đoàn thể, đảng phái của người Việt hải ngoại. Quan trọng nhất là cuối năm 2006 chúng đã hoàn toàn thất bại trong âm mưu dùng tiền mua chuộc hoặc thay thế các chức vụ chủ tịch của cộng đồng bằng các cán bộ nằm vùng hay những tên cò mồi dễ dạy.
3- Phá hoại : Len lỏi vào cộng đồng, đảng phái, đoàn thể để tạo mâu thuẩn, gây chia rẽ, phá rối Cộng đồng người Việt hải ngoại…đồng thời huấn luyện, nuôi dưỡng đám ‘chó săn’ để chúng theo dõi, bôi xấu, hù dọa, chụp mũ những ai có hành động gây phương hại cho chế độ Cộng sản. Đây mới là chính phần trọng tâm của nghị quyết 36 !

Phần nổi và phần chìm chúng tôi đã có dịp trình bày trong những bài trước, trong phạm vi lần nầy xin đề cập đến một đòn ma giáo thuộc phần trọng tâm của nghị quyết 36, là chụp những chiếc mũ Cộng sản cho những ai mà Hà Nội xem là thành phần cực kỳ phản động ở nước ngoài.
Chụp mũ hay đội nón cối lên đầu những người quốc gia có tinh thần chống Cộng kiên trì, đối với Cộng sản là thượng sách, vừa ít tốn tiền nhưng lại tạo được nhiều kết quả thật quan trọng. Bất cứ ai có tên trong sổ đỏ thuộc thành phần ‘cực kỳ phản động’ ở hải ngoại mà Cộng sản Việt Nam không thể mua chuộc, hù dọa hay bắt bớ được thì cứ việc ra lệnh cho đàn em đội ngay lên đầu họ một vài chiếc nón cối thật lớn là xong chuyện ! Vì Cộng sản biết rằng, cộng đồng người Việt Tự Do hải ngoại chẳng những căm thù người Cộng sản chính hiệu mà còn xa lánh, tẩy chay những tên tay sai ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản như trường hợp Trần Trường ở Cali cách đây vài năm. Cứ việc đội lên đầu người nào một vài cái nón cối thì trước sau gì danh dự của nạn nhân cũng bị tổn thương không nhiều thì ít. Đúng vậy, một khi dùng nón cối quật ngã được người nào thì xem như Cộng sản đã thắng một trận đánh lớn mà không mất một viên đạn. Điều tệ hại quan trọng nhất là một số ít người trong cộng đồng thiếu suy tư phán đoán, thiếu tìm hiểu nạn nhân để chận đứng và vạch trần âm mưu của Cộng sản, do đó họ đã vô tình nối giáo cho giặc bằng sự im lặng của mình. Nói chống Cộng, ngồi lại với nhau thì hùng hổ nói thật hay, nhưng khi có việc thì rút vào bóng tối…Chỉ một việc nhỏ như đi biểu tình chống Cộng trước tòa đại sứ Việt Cộng hằng năm vào ngày 30.4 thì thật đáng buồn khi so sánh số người tham dự với khách trong các buổi tiệc liên hoan, kỹ niệm của các hội đoàn chống Cộng !
Người chống Cộng nhiệt tình, công khai ra mặt thường bị cô đơn, vì bà con giòng họ, bạn bè, đồng hương, đồng chí trong các tổ chức lúc nào cũng tìm cách né tránh. Chuyện cũng thật dễ hiểu, vì những người nầy thường về Việt Nam du hí, thăm bà con, làm ăn…dĩ nhiên phập phồng lo sợ nhà nước Việt Nam sẽ làm khó dễ, gây trở ngại khó khăn khi Hà Nội khám phá ra họ có liên hệ giây dưa với những ‘tên phản động’. Dựa vào thế mặc cảm sợ sệt của những người nầy đó, Cộng sản cứ đà tiến tới chụp mũ người nầy đến người kia. Do đó, vừa mấy năm trở lại đây, trò chụp mũ phát triển thật nhanh. Thử nghĩ lại xem, đã có biết bao nhiêu người yêu nước nhiệt tình, xã thân cho đại cuộc đã nhụt chí rút vào bóng tối vì những chiếc nón cối trên đầu !
Thành phần chuyên nghiệp hành nghề chụp mũ là những ai ? Có thể là một trong ba hạng người sau đây : Cán bộ điệp viên đội lốt người tỵ nạn. Người nhẹ dạ đã-đang-sẽ hưởng bổng lộc của Cộng sản Việt Nam. Người bị ‘dính chàm’ của Cộng sản vì một vấn đế nào đó và một khi vết ‘chàm’ của Cộng sản đã dính lên người thì không bao giờ gội rửa được ! Cái bẫy giăng ra thật đơn giản là khi ban ân huê cho một cá nhân nào, Cộng sản chỉ cần ghi lại tất cả dấu vết để sau đó áp lực nạn nhân phải thi hành những yêu cầu của chúng. Nhiều trường hợp đi tù, một vài cá nhân nào đó đã bán đứng đồng đội mục đích kiếm điểm với kẻ thù, để được làm ‘cai tù’ ăn trên ngồi trước, để chạy tội hay hy vọng rút ngắn thời gian cải tạo trở về đoàn tụ với gia đình…Lúc cần thì Cộng sản xử dụng những bút tích đó để hù dọa, bắt chẹt và ép buộc phải tìm cách đội lên đầu cái nón cối cho những ai mà Cộng sản cần phải thanh toán ! …Đó là trò đểu của Hà Nội đang mang ra áp dụng tại hải ngoại để tách rời những người chống Cộng ra khỏi cộng đồng người Việt.
Các điệp viên núp bóng người tỵ nạn thường xử dụng nhiều tên ảo, dùng những lời chưởi bới hạ cấp, thô tục trên các diễn đàn, gởi thư qua các hộp thư điện tử và dùng điện thoại cộng cộng để chưởi bới hăm dọa. Phương thức nầy chưa được hoàn hảo, vì những lời hăm dọa chưởi bới dưới tên ảo không gây xáo trộn cộng đồng bằng những pháp nhân có thật, nhưng những người nầy thì không trực diện nói chuyện với nạn nhân mà chỉ dùng lối rỉ tai người nầy người khác. Trường hợp nầy mới nguy hiểm vì Cọng sản đã thành công trong việc gây xao trộn cộng đồng, tạo chia rẽ giữa người nầy người kia…Nhân cách của những kẻ thường dùng kỹ thuật rỉ tai đã là xấu vì nói lén sau lưng người khác, người ‘bị’ nghe thường không chú ý, nhưng nghe mãi nghe hoài cũng thấm vào đầu óc họ. Đó là chiến thuật tuyên truyền của Cộng sản, cứ nói mãi, thế nào cũng còn lưu lại trong đầu người nghe không nhiều thì ít ! Những người đội tên giả chưởi bới vô liêm sĩ thật ra không nguy hiểm bằng hạng người rỉ tai người nầy người kia thì chúng ta cần phải cảnh giác. Kết quả Cộng sản đã thắng bằng lối tuyên truyền cố hữu, chỉ một viên đạn bắn ra đã sát hại nguyên cả đàn chim.
Một ít người ít hiểu biết, ích kỷ, ham danh…muốn trở thành lãnh tụ bằng con đường tắt với vài ba đàn em dưới trướng, khua chuông đánh trống, đấm đá lung tung để tìm cách vương lên bằng những trò hề rẻ tiền, tranh dành chức vụ rồi bôi xấu, chụp mũ…Hành động của thành phần nầy đã tạo ra những môi trường thuận lợi cho kế hoạch phá hoại của nghị quyết 36. Để kết nạp thành phần nầy, địch có thể cung cấp nhân lực cũng như tài chánh mục đích tạo ra thật nhiều hiệp hội, nhiều đoàn thể, đảng phái nhằm chia xẻ tinh thần đoàn kết của cộng đồng. Vô tình thành phần nầy trở thành công cụ không công cho địch, rồi một lúc nào đó, với một ân huệ hay hứa hẹn nào đó, những người nầy trở thành những tay đắc lực phụ vụ cho quyền lợi của đảng Cộng sản Việt Nam.
Chụp mũ là thủ đoạn của Cộng sản, hành động nầy là nghề nghiệp của các diệp viên, những tên cán bộ công an núp bóng trong hàng ngũ tỵ nạn. Những người quốc gia chân chính, đừng vì ganh ghét cá nhân, đừng vì một chút lợi lộc tiền bạc hay những lời hứa hẹn của địch mà nhắm mắt làm theo lệnh quan thầy, đánh lung tung người nầy đến người khác. Một khi Hà Nội chỉ thị phải đánh một người nào thì phải nghĩ rằng người đó là cái gai trước mặt mà chúng cần phải nhổ bỏ, nếu đánh gục họ thì xem như một người quốc gia đã dùng vũ khí Cộng sản đánh thẳng vào cộng đồng người Việt Tự Do ở hải ngoại.
Việc vạch mặt chỉ tên những tên Cộng sản nằm vùng phá hoại cộng đồng là một việc phải làm của tất cả mọi người, nhất trong giai đoạn nầy để loại ra khỏi cộng đồng những phần tử đang ráo riết gây rối và phá hoại cộng đồng trong nhiều lãnh vực. Nhưng tuyệt đối đừng nghe lời của những người có thành tích bất hảo, miệng chống Cộng vung vít nhưng đàng sau chúng đưa tay nhận tiền bạc lợi lộc của kẻ thù để đội lên đầu những người chống Cộng chân chính và nhiệt huyết những cái nón cối. Cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thật chính xác về đời tư, quá trình hoạt động của hai đối tượng, người hành nghề cụp mũ cũng như nạn nhân để tránh việc xét đoán lầm người. Chỉ một hành động chuyền miệng rỉ tai bôi xấu một người nào đã là hành động của kẻ tiểu nhân, chưa kể đến những chuyện bày đặt buồn cười vô căn cứ thì chúng ta nên xét lại và ngăn chận kịp thời, tránh chuyện ‘tam sao thất bổn’ nhỏ biến thành lớn, chuyện ruồi bu thành vấn đề quan trọng. Không có chuyện gì có thể bưng bít lâu dài, không nhanh thì chậm, tất cả sự thật sẽ được phơi bày dưới ánh mặt trời, chừng đó người đời sẽ phê phán hành động của những người hành nghề chụp mũ và con cái cháu chắc sẽ tủi nhục vì những hành động của cha ông mình. Nhưng hiện tại nếu không mau trừ khử những người hành nghề chụp mũ kịp thời thì trong giai đoạn quyết liệt nầy cộng đồng chúng ta sẽ thiếu hoặc mất đi những người tiên phong chống Cộng.
Chụp mũ là công việc của bọn công an, điệp viên nằm vùng, nếu là người quốc gia, những ai đã bỏ xứ ra đi vì không chấp nhận chế độ Cộng sản thì xin hãy dừng tay, đừng vì cá nhân, tiền bạc, phe nhóm mà nhắm mắt chụp mũ những người đang tranh đấu nhiệt tình trong lòng cộng đồng người Việt. Một điều khẳng định rằng, một khi Cộng sản ra lệnh chụp mũ một người nào thì chắc chắn rằng Hà Nội muốn bịt miệng và tách rời người đó ra khỏi cộng đồng bằng trò chia rẻ.
Cũng xin nhắc nhở những người đang hành nghề chụp mũ, không phải ai cũng sợ chiếc nón cối, mà một số người chống cộng nhiệt tình, có lý tưởng từ trong máu huyết mà họ đã chứng minh bằng những hành động bất vụ lợi từ lúc cắp sách đến trường cho đến ngày nay thì không bao giờ cái nón cối đánh gục được họ. Đối với những người nầy, càng bị chụp mũ, họ càng đứng dậy, hiên ngang tiếp tục con đường tranh đấu cho đến ngày nhắm mắt. Mong rằng những người trong hàng ngũ quốc gia thường xử dụng đòn chụp mũ hãy lấy lương tâm tìm hiểu nạn nhân. Thật tình mà nói, những người chống Cộng thật cô đơn, chính vợ con họ phản đối vì đã gây cho gia đình biết bao lo lắng buồn phiền mà còn bị những người thường về Việt Nam như bà con, thân nhân, bạn bè cũng như đồng hương, đồng chí…tránh né vì sợ Cộng sản khám phá ra có liên hệ thân thiết với những tên ‘cực kỳ phản động’ ở nước ngoài !
Tóm lại, người trí thức quân tử dám nói dám làm, tôn trọng sự thật và sẵn sàng chấp nhận sai lầm của mình..Tiểu nhân, ngữa tay nhận ân huệ tiền bạc của bất cứ ai để thi hành bất cứ tội ác nào được giao phó từ ném đá giấu tay, mang tên ảo, rỉ tai, bôi xấu đến chụp mũ những người bị đối phương xếp vào loại ‘phản động’. Thế thì nuôi dưỡng bao che cho tiểu nhân làm gì để chúng tiếp tay Hà Nội, bôi nhọ những phần tử Quốc gia…để rồi cộng đồng sẽ thiếu nhiều chiến sĩ tiền phong trong hàng ngũ chống Cộng sản.
Nếu còn chút lương tri, xin hãy nghĩ lại xem….

Đinh Lâm Thanh
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Quê Nhà Thật Xa

TRẦN KHẢI .
Chỉ cần rời quê nhà vài năm, chúng ta dễ dàng trở thành kẻ lạ. Nhất là khi chúng ta là những người vượt thoát khỏi chế độ cộng sản. Cảm xúc này không riêng cho người Việt tị nạn, mà còn cho cả những người Tây Tạng lưu vong. Chỉ vài năm thôi, quê nhà đã trở thành sương khói. Và có thêm những điều thương tâm đặc biệt cho dân tộc Tây Tạng: trong khi văn hóa Tây Tạng bị xóa sổ dần, thì đang dân số lại bị dân Hán tộc đồng hóa thô bạo.

Nơi đây sẽ lược dịch bài viết "Returning Home in Tibet" (Thăm Quê Nhà Ở Tây Tạng) trên trang mạng phayul.com ngày 11-10-2007, của phóng viên Tenzin Choephel ghi lại chuyến về thăm Tây Tạng của cô Palzom (tên đã thay đổi). Cô trốn thoát Tây Tạng năm 2000, và gần đây là lần đầu về thăm Tây Tạng.

Một phụ nữ Tây Tạng, trong lứa tuổi cuối 20s, hiện sống ở Kathmandu (Nepal) đã về thăm Quận Dege, thuộc tỉnh Kham ở phía đông Tây Tạng, tháng trước đã về thăm gia đình cô sau 7 năm xa nhà. Như nhiều người Tây Tạng trốn khỏi Tây Tạng mà không giấy tờ hợp pháp mỗi năm vẫn đào thoát để ra hải ngoại tìm cơ hội học cao hơn, cô Palzom (tên đổi theo yêu cầu) đã thoát khỏi Tây Tạng tháng 6-2000, và được cơ hội học ba năm ở trường Sogar tại Dharamsala, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt bản doanh chính phủ lưu vong.

Theo lời cô kể, để thăm Tây Tạng, bạn phải nộp đơn xin giấy phép ở Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Kathmandu, kể chi tiết về gia đình của bạn ở Tây Tạng. Sau khi xác minh từ giới chức địa phương ở Tây Tạng nói đúng là có quan hệ gia đình, sứ quán TQ cấp 1 giấy nhập cảnh thời hiệu 2 năm để đi lại trong Tây Tạng. Sau khi vào Tây Tạng, bạn cần ghi danh ở Trung Tâm Đón Tiếp tại thị trấn biên giới Dram, rồi tại Lhasa và cuối cùng tại quận nhà. Palzom nói những người ở Trung Tâm Đón Tiếp rất nồng nhiệt và giúp đỡ, nhưng cô nghi ngờ động cơ của họ.

Palzom tới Lhasa vào Chủ Nhật và may mắn là Chùa Jokhang, một trong các ngôi chùa linh thiêng nhất ở Tây Tạng, mở cửa cho du khách ngày kế tiếp. Sau đó cô mới biết chùa này chỉ mở cửa cho công chúng các ngày Thứ Hai, Thứ Tư và Thứ Sáu và chỉ từ 7AM tới 11AM thôi.

Palzom nói, "Nếu có tự do tôn giáo ở Tây Tạng, Jokhang nên mở cửa hàng ngày để cho dân Tây Tạng vào cầu nguyện tự do bất cứ lúc nào họ thích."

Sau khi ở ba ngày ở Lhasa, Palzom về nhà ở Quận Dege. Bị hớp hồn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Tạng trên đường đi, cô nói, "Tôi thắc mắc không rõ có nơi nào trên thế giới đẹp hơn Tây Tạng hay không."

Cô thấy quận nhà Dege đã biến đổi nhiều về hạ tầng kiến trúc: ngày xưa cô mất 6 ngày để đi từ Lhasa về Dege, bây giờ chỉ mất một ngày rưỡi.

Palzom nói, trước khi cô rời Dege thì dân nơi đó hầu hết là nông dân và du mục, và sống cuộc đời đơn sơ, nhưng bây giờ hầu như không ai làm nghề nông và nuôi gia súc nữa. Cô được dân kể là theo chính sách đồn điền hóa và phải tàn sát toàn bộ gia súc nhằm bảo vệ môi sinh, và để ngăn cản nạn lụt ở lục địa Trung Quốc.

Đời sống dân Tây Tạng biến đổi vô lượng từ đó. Nếp sống đồng cỏ và nghề nông bị xóa bỏ hoàn toàn, và dân bây giờ phải sống gần như hoàn toàn bằng việc đi tìm dược thảo như loại Yartsa Gunbu [tên khoa học: Cordyceps sinensis], hay làm thợ xây cất, trong khi tiền chính phủ bồi thường khi tịch thu các thửa ruộng và đồng cỏ hầu hết đã xài trong hai năm là cạn. Loại dược thảo Yartsa Gonbu (Summer-grass Winter-worm) mọc hoang ở Tây Tạng và dùng làm thuốc Bắc ở đông y truyền thống kiểu Trung Quốc và kiểu Tây Tạng. Dược thảo nào có giá cao ở thị trường.

Palzom lo ngại về lâu dài, dân làng không sống nổi mãi như thế. Vì họ không có việc làm thường trực hay chuyên môn.

Trung Quốc ra lệnh cưỡng bách giáo dục 9 năm đối với tất cả trẻ em năm 2006, và áp dụng ở cả Tây Tạng. Nếu gia đình nào không đưa con đi học, thì tiền bồi thường đất ruộng có thể bị cắt giảm. Các khu trường mới xây trông khang trang ở Tây Tạng, nhưng phẩm chất giáo dục làm cô Palzom lo ngại. Cô được dân chúng kể là bên trong các trường thì trống trơn, và giáo viên ngồi chơi mạt chược trong trường. Nhiều dân Tây Tạng than phiền với cô là sau khi họ đưa con em vào trường hơn ba năm, các em vẫn không thể đọc và viết đúng đắn.

Gia đình Palzom thúc giục cô ở lại Tây Tạng luôn, nhưng cô từ chối vì "ngay cả khi tôi nói chuyện, tôi vẫn sợ hãi, vì người ta cứ nhìn khả nghi. Còn tuổi trẻ hầu hết đã cứ nói tiếng Trung Quốc cho dù các em thực sự là người Tây Tạng; hầu hết bọn trẻ, cả con trai và con gái lại cứ mê uống rượu, và cứ thích la cà các quán nhạc để hát xướng rượu chè. Người ta hỏi tôi xem nghĩ gì về dân Tây Tạng bây giờ; tôi nói với họ là, dân Tây Tạng đã nhậu say từ trước 1959 và bây giờ vẫn cứ say sưa. Cứ mọc lên hoài các quán rượu, sóng bài, ổ mãi dâm; tất cả các thương xá do người Hán tộc làm chủ, cho dù là tôi đã lớn dậy từ nơi đó, tôi không cảm thấy thích sống ở đó nữa."

Tuy nhiên, cô thấy rằng tuổi trẻ Tây Tạng ở quê nhà cũng có biết về Đức Đạt Lai Lạt Ma và người Tây Tạng lưu vong. Cô ngạc nhiên thấy rằng các ca khúc của Phurbu T. Namgyal, như bản 'Kyo lhang lhang' và các bản khác lại được ưa chuộng và hát ngay cả tại một ngôi làng nhỏ ở quê cô.

Palzom, bây giờ ở cuối lứa tuổi 20s và đã trở lại Nepal, và cũng như nhiều người Tây Tạng lưu vong, cô cũng không hoàn toàn hạnh phúc tại Nepal. Cô ước mơ di dân tới Hoa Kỳ, nơi cô tin là sẽ có đời sống tốt đẹp hơn.

Đó là lời kể toàn bộ chuyến về thăm Tây Tạng của cô Palzom.

Điều chúng ta suy nghĩ nơi đây là về chính sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma: ngài lựa chọn cách làm việc nào để gìn giữ văn hóa và Phật Giáo Tây Tạng? Ngài có chụp mũ những giáo viên, bác sĩ trong Tây Tạng là đang tiếp tay nhà nước kềm kẹp dân chúng không? Ngài có chụp mũ các vị sư trong các chùa thuộc giáo hội địa phương là sư quốc doanh hay không? Ngài có chụp mũ các hội từ thiện quốc tế đang vào Tây Tạng là tay sai cộng sản tiếp tay kềm kẹp người dân Tây Tạng hay không? Ngài có kêu gọi toàn dân tiêu thổ kháng chiến, kêu gọi đốt chùa, đốt trường, đốt bệnh viện trong Tây Tạng vì cho đó là các cơ sở quốc doanh tiếp tay cộng sản hay không? Ngài có kêu gọi xóa sổ các Phật học viện ở điạ phương hay không?

Nếu bạn vào xem trang web của hội từ thiện Tibet Foundation (http://www.tibet-foundation.org/news/ne ... sStory=106) ghi lời cựu bộ trưởng trong chính phủ Tây Tạng lưu vong của Đạt Lai Lạt Ma Rinchen Khando Choegyal (hiện là Giám Đốc dự án Tibetan Nuns Project tại Dharamsala) cho biết hội không chỉ giúp người Tây Tạng lưu vong mà còn giúp cả cho nền giáo dục và y tế trong nội địa Tây Tạng và còn kêu gọi quốc tế giúp xây trường học ở đó:

"Cả dân Tây Tạng lưu vong và dân Tây Tạng trong Tây Tạng cần giúp từ cộng đồng quốc tế. Tôi nghĩ cực kỳ quan trọng là phải lo chăm sóc các cơ sở y tế và giáo dục trong An Độ và bên trong Tây Tạng như là cách duy nhất để thiết lập một đất nước mạnh hơn mà nước này sẽ cho hy vọng tới toàn thể người Tây Tạng. ("Both exiled Tibetans and Tibetans inside Tibet need help from the international community", said Mrs Rinchen Khando Choegyal, who is currently the Director of Tibetan Nuns Project in Dharamsala. The former minister stressed, "I think it is very important to look after the health and education facility in India and inside Tibet as it is the only way to build a nation stronger which gives hope to all Tibetans.")

Và bên trong Tây Tạng, các cơ sở của Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn hỗ trợ nhiều dự án giáo dục và y tế. Ngài không hề chụp mũ ai là sư quốc doanh, mà vẫn giúp trong mọi cơ hội để phục vụ toàn dân của ngài, song song với cuộc chiến đòi quyền tự trị cho dân tộc Tây Tạng.

Tuy nhiên, nếu bạn là người Việt hải ngoại, và bất kể có là linh mục, mục sư hay tăng ni, ngay khi kêu gọi từ thiện y tế hay giáo dục cho dân nghèo trong nước thì sẽ bị chụp mũ là tiếp tay quốc doanh, là tiếp sức cộng sản ngay. Đó là điều các bạn đã thấy, và đang thấy.

Điều cực kỳ khó cho người hải ngoại chính là làm sao để đi giữa những lằn ranh đó để việc làm thuận lợi hơn, để giúp cho người dân trong nước cụ thể, và để không ngừng gây ý thức về một nền văn hóa phi cộng sản. Có phải chăng quê nhà đã thật xa, cả trong tâm thức của chúng ta?

TRẦN KHẢI
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Nhớ ngày 01–11-1963:
Tại sao có cuộc Đảo Chánh lật đổ Ông Ngô Đình Diệm ?

Phan Đức Minh
1.- Tình hình trước khi xẩy ra cuộc Đảo Chánh:

* Những tháng giữa năm 1960, Ông Diệm với tư cách Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, đi thăm các Bộ Tư lệnh Quân Khu I – 2 – 3 – 4 và Quân Khu Thủ Đô để nói chuyện với các Sĩ Quan thuộc các Quân Binh Chủng về một vấn đề vô cùng quan trọng: Người Mỹ muốn đổ các đơn vị tác chiến (Combatant Units) cuả họ vào lãnh thổ Nam Việt Nam để đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản trên chiến trường này... Tại Hội trường Bộ Tư lệnh Quân Khu I, Đà Nẵng, trước mặt rất đông Sĩ Quan: cấp Tướng, cấp Tá và cấp Úy, Ông Diệm đã nói rõ ý chí cuả Ông là nhất định không chấp nhận cho người Mỹ đổ quân tác chiến vào Nam Việt Nam mà chỉ chấp nhận vai trò cuả người Mỹ trong nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà. Ông nói: “Chúng ta cần có sự cố vấn và huấn luyện cuả Mỹ, chúng ta cần có sự viện trợ quân sự, kinh tế cuả người Mỹ, nhưng chúng ta không cần, và nhất định không chấp nhận để cho người Mỹ chiến đấu thay thế cho chúng ta trong công cuộc bảo vệ Quê Hương, Đất Nước này. Cuộc chiến đấu này không thể đơn thuần giải quyết bằng sức mạnh cuả vũ khí chiến tranh, nhất là bằng một đạo quân viễn chinh từ một quốc gia khác kéo đến. Nếu người Mỹ làm việc đó, chúng ta sẽ mất hết chính nghiã, mất sự hậu thuẫn cuả nhân dân, tôi sẽ trở thành Tổng Thống bù nhìn và anh em, các Sĩ Quan sẽ chỉ còn là những kẻ đánh thuê cho ngoại quốc... “ Ông nói thật nhiều, với tất cả tấm lòng và trái tim cuả Ông. Rồi ông kêu gọi tất cả các Sĩ Quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đã từng nêu cao tinh thần anh dũng, can đảm trên mọi chiến truờng khắp các Vùng Chiến Thuật (Tactical Areas), hãy cùng Ông bằng mọi giá, giữ vững lập trường, đi đúng đường lối lãnh đạo chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc mà ông đã vạch ra và quyết tâm theo đuổi, bất chấp mọi sức ép bất cứ từ đâu đến ! Những cánh tay giơ lên, những tiếng hô vang làm rung chuyển cả Hội Trường Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I- Quân Khu I “Quyết tâm ủng hộ Tổng Thống ! Quyết tâm giữ vững lập truờng chiến đấu cuả Tổng Thống để bảo vệ Tổ Quốc !“

Tôi lúc đó chỉ là một Chuẩn Uý hiện dịch, nhưng với cái vốn kinh nghiệm gần 7 năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, 2 lần bị Tây bắt nhốt đầu vào tù, và hơn 6 năm chống cộng sản, tôi cũng đủ trí khôn để thông cảm với những khó khăn, nguy hiểm đang đợi chờ Ông Diệm, vị Tổng Thổng đầu tiên cuả nền Cộng Hoà non trẻ tại Nam Việt Nam. Tôi nhìn các Sĩ Quan đàn anh đứng chung quanh, hình như ai nấy đều linh cảm thấy có một cái gì nặng nề, nguy hiểm đang đợi chờ vị Tổng Thống khả kính và can đảm cuả mình. Phải thành thực mà công nhận rằng: vào thời gian đó, dưới sự lãnh đạo cuả Ông Diệm, Quân Đội ra Quân Đội, Tướng Tá ra Tướng Tá, Sĩ Quan ra Sĩ Quan, chớ không có... hổ lốn, bát nháo như một số khá đông cuả những thời gian sau này, sau khi Ông Diệm không còn nưã.. Tôi không phải là người công giáo như Ông Diệm, mà chỉ là một quân nhân hiện dịch thuần tuý, nhưng cũng thấy mắt mình nhoà đi. Tôi cầu xin Ơn Trên phù hộ, che chở cho Ông, cũng như cho Đất Nước này…

· Ngày 19–6–1960: Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn Elbridge Durbrow, gửi cho ngoại trưởng Mỹ, Christian Herter ở Hoa Thịnh Đốn 1 điện văn mật thông báo tình hình Sài Gòn: Có thể có 1 cuộc đảo chánh nhằm lật đổ chính quyền cuả Ông Diệm, trong khi đó ở nông thôn, hoạt động cuả cộng sản gia tăng mạnh mẽ… Phần cuối, bản văn kết thúc “Nếu thế đứng cuả Ông Diệm tiếp tục giảm sút, không còn phù hợp với tình thế chính trị, tâm lý, kinh tế và an ninh tại đây nưã thì có thể là điều mà chính phủ Hoa Kỳ nên tính đến những phương cách khác để hành động và thay thế người lãnh đạo hầu đạt đến những mục tiêu cuả chúng ta..." (If Diem’s position in the country continues to deteriorate as result failure adopt proper political, psychological, economic and security measures, it may become necessary for US Government to begin consideration for alternative courses of action and leaders in order to achieve our objectives…).

* Ngày 11–12 tháng 11 – 1960: Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Lữ Đoàn nhẩy dù và Trung Tá Vương Văn Đông (nhưng ban đầu chủ yếu lại là Vương Văn Đông) chỉ huy một lực lượng quân sự gồm nhiều Tiểu Đoàn nhẩy dù và 1 đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến, bao vây dinh Tổng Thống để làm một cuộc đảo chánh với lý do được công bố trên đài phát thanh Sài Gòn đã bị quân đảo chánh chiếm giữ “... Ông Diệm đã tỏ ra không đủ khả năng cứu đất nước khỏi họa cộng sản cũng như bảo vệ sự đoàn kết quốc gia… - Diem has shown himself incapable of saving the country from Communism and protecting national unity… “

Biết rằng cuộc âm mưu đảo chánh này không do những nhân vật chính trị có danh tiếng, không có hậu thuẫn chính trị thực sự cuả dân chúng, không có sự tham gia cuả các Tướng Lãnh cũng như lực lượng quân đội dưới quyền cho nên Ông Diệm tạo thế trì hoãn, thoái thác nhượng bộ trước sự đòi hỏi cuả phe đảo chánh là từ bỏ chính quyền và đợi cho các lực lượng quân đội, hầu hết vẫn còn trung thành với ông, từ các nơi kéo về dẹp loạn. Cuộc đảo chánh bất thành vì quá non kém về tổ chức, lãnh đạo cũng như đường lối chinh trị và quân sự. Tuy nhiên cuộc đảo chánh bất thành này đã đem lại cho chính quyền cuả Ông Diệm những bài học quan trọng:

A.- Cộng sản càng tích cực tung cán bộ vào thành phố khai thác những mâu thuẫn, bất đồng giưã chính quyền và các nhân vật, các nhóm chống đối tại thành thị. Những mâu thuẫn này tất nhiên phải có trong hoàn cảnh miền Nam Việt Nam đang phải thực hiện một xã hội tương đối tự do, dân chủ, phồn thịnh (hơn hẳn miền Bắc), cùng một lúc phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lăng, phá hoại toàn diện cuả cộng sản Hà Nội, được chỉ đạo và yểm trợ từ Mạc-Tư-Khoa cũng như từ Bắc Kinh, theo “ Đường lối cách mạng vô sản toàn cầu cuả Đệ Tam Quốc tế – Global Proletarian Revolution Policy of the Third International “

B.- Thi hành 1 đường lối vô cùng khó khăn khả dĩ đáp ứng được nhu cầu cuả tình thế:


* Giữ vững chính quyền đang bị âm mưu khuynh đảo từ bên ngoài do bọn tài phiệt quốc tế, ở bên trong thì do cộng sản chỉ đạo. Ngay trong nội bộ hàng ngũ quốc gia cũng có những phần tử ham danh, hám lợi cũng như quyền lực đang chờ đợi thời cơ để hành động.

* Giữ vững tinh thần kỷ luật và lòng trung thành cuả quân đội, là sức mạnh bảo vệ chính quyền, chế độ. Đồng thời giữ vững sự đoàn kết các tôn giáo là sức mạnh hậu thuẫn cuả nhân dân, nhưng cả hai: Quân Đội và Tôn giáo lại là những mục tiêu quan trọng nhất mà cả 3 lực lượng chống phá nói trên đang nhắm vào để làm nổ bùng một cuộc đảo chánh khác, có tầm vóc quy mô, có tổ chức tinh vi hơn cuộc đảo chánh đã thất bại một cách dễ dàng ngày 11 tháng 11 năm 1960.

* Ngày 20–12–1960: Để đánh lưà dư luận quốc tế, để thu hút các nhóm chống đối và lôi kéo nhân dân Miền Nam, cộng sản Hà Nội tuyên bố chính thức cho ra mắt công khai Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam tại 1 Chiến Khu (Strategic War Zone) cuả cộng sản tại phiá Đông cuả Nam Việt Nam, thành phần bao gồm chừng 100 nhân vật nói là đại diện cho các nhóm chính trị đối lập với chính quyền, đại diện cho các tôn giáo có mặt tại Nam Việt Nam, các lực lượng vũ trang còn sót lại sau khi bị quân chính phủ đánh tan trong các chiến dịch hành quân tại miền Tây trước đó vài ba năm. Mặt trận này thực sự đặt dưới quyền lãnh đạo cuả một cán bộ cao cấp cuả Hà Nội, thuộc Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng (Political Bureau of the Party’s Central Committee).

· Ngày 1 tháng 4 – 1961: Cộng sản tung 1 Tiểu Đoàn chủ lực quân, có du kích địa phương tăng cường, gồm hơn 400 quân, tấn công thử sức vào 1 ngôi làng chiến đấu kiểu mẫu cuả “Quốc sách ấp chiến lược – National policy of Strategic Hamlets“ thuộc Tỉnh Kiến Hoà, nhưng bị quân đội Cộng Hoà đánh tan và bị thiệt hại nặng nề. Hai ngày sau, cộng sản thử sức lần nưã bằng cách tấn công vũ bão và bất ngờ vào khu vực Bến Cát, phiá Bắc Sài Gòn, nhưng hơn 100 quân cộng sản bị quân Cộng Hoà tiêu diệt, bỏ xác tại trận. Cộng sản buộc phải đổi hướng, tập trung nỗ lực vào những hoạt động võ trang phá hoại tại các thành phố, tung cán bộ len lỏi vào trong các tầng lớp nhân dân, hàng ngũ tôn giáo có đông đảo quần chúng nhưng hệ thống tổ chức ít chặt chẽ, để tìm cơ hội gây xáo trộn chính trị tại các thị trấn, nơi tập trung đông đảo dân cư, làm suy yếu chính quyền Miền Nam thay vì nôn nóng giành chiến thắng quân sự để hỗ trợ cho các hoạt động chính trị và ngoại giao.

· Ngày 12–5–1961: Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson, trong cuộc viếng thăm Á Châu, đã gặp Tổng Thống Diệm tại sài Gòn. Ông Johnson ca tụng Tổng Thống Diệm là một Churchill cuả Á Châu và nói: “Đối với thế đứng cuả Hoa Kỳ tại Á Châu, Tổng Thống Diệm là nhân vật, là người bạn không thể thiếu được.” Tuy nhiên, khi trở về Mỹ, ông Johnson lại báo cáo cho Tổng Thống Kennedy cũng như cho các nhân vật chính trị cao cấp biết rằng: Ông Diệm vẫn giữ vững lập trường không cho quân chiến đấu cuả Hoa Kỳ vào Việt Nam, trừ phi cộng sản Hà Nội xua quân tràn qua vĩ tuyến 17 một cách đại quy mô như cộng sản Bắc Hàn đã xua quân tràn qua vĩ tuyến 38 hồi 1950.

* Ngày 18-9-1961: Cộng sản bất thần mở trận đánh lớn cấp Trung Đoàn (Regiment), tung 1,500 quân bao vây và đành chiếm Tỉnh Lỵ Phước Vinh, sau khi đã mở chiến dịch gồm 41 trận đánh lớn nhỏ trên khắp lãnh thổ Miền Nam để áp đảo và chia sẻ lực lượng đối phương. Sau đó 3 tuần lễ, tại diễn đàn Quốc Hội, Tổng Thống Diệm chính thức tuyên bố với quốc dân và thế giới là Việt Cộng, với sự chỉ đạo và yểm trợ cuả cộng sản quốc tế đã chính thức biến cuộc chiến tranh du kích trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà thành một thứ chiến tranh xâm lăng quy mô thực sự, có sự tham chiến cuả quân chính quy cộng sản, được trang bị tối tân và hùng hậu… Bọn tài phiệt quốc tế, buôn bán chiến tranh, càng thêm cơ hội để tung tiền và thủ đoạn để đưa đám “Lobbyists“ vào các hành lang, ngõ ngách cuả Quốc Hội, hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, dọn đường cho một kế hoạch ào ạt đổ quân tác chiến cuả Mỹ và lôi kéo một số đơn vị quân đội Đồng Minh vào chiến trường Nam Việt Nam. Chậm chân là thiệt hại cả... núi đô la chớ không phải chuyện đuà. Nhưng, lại tiếng nhưng ở chỗ này ! Nhưng Ông Diệm nhất định không chấp nhận cho quân đội tác chiến cuả Mỹ chiến đấu tại Nam Việt Nam. Còn Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy thì cũng không hăng hái, thiết tha cho lắm với việc đổ quân tác chiến cuả Mỹ vào chiến trường Miền Nam trong hoàn cảnh lúc này vì nó không như lúc cộng sản Bắc Hàn xua quân cấp Quân Đoàn (Army Corps) tràn qua vĩ tuyến hồi năm 1950… Ông Kennedy vẫn trung thành với “Đường lối ngăn chặn – Containment Policy“ để chống lại sự bành trướng cuả phong trào cộng sản trên thế giới từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, bằng những phương cách ít tốn sinh mạng người Mỹ nhất, trừ trường hợp nền an ninh cuả Mỹ bị đe dọa trực tiếp, nghiã là ông Kennedy chỉ chấp nhận hy sinh nhân mạng cuả Mỹ trong Trường hợp bất khả kháng - In case of absolute necessity“. Thế thì “chúng nó“ bắt buộc phải loại trừ Ông Diệm khỏi ngôi vị lãnh đạo Nam Việt Nam trước đã, và sau đó bất cứ kẻ nào làm ngăn trở việc đổ quân tác chiến cuả Mỹ vào Nam Việt Nam cũng đều bị “chúng nó“ xoá sổ hết (kể luôn cả Tổng Thống Mỹ).

* Ngày 2–1–1963: Tại Ấp Bắc, cách Sài Gòn 40 dậm về phiá Đông Nam, gần 2 Trung Đoàn, 2,500 quân thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, trang bị vũ khí tự động, có xe tăng, thiết vận xa, pháo binh và không quân (cả khu trục cơ lẫn trực thăng) yểm trợ, mở cuộc hành quân bao vây, tiêu diệt 1 lực lượng cộng sản gồm chừng I Tiểu Đoàn (Battalion) hơn 300 quân chủ lực địa phương, với hoả lực yếu kém hơn rất nhiều, lại không có xe tăng cũng như không quân, pháo binh yểm trợ. Kết quả thật là đau buồn: Cộng quân thoát khỏi vòng vây gần như toàn vẹn chủ lực, sau khi đã gây cho quân chính phủ những tổn thất đáng kể. Thật là một cơ hội bằng vàng để bọn tài phiệt quốc tế dùng ảnh hưởng, sức mạnh cuả đồng đô la để lái các cơ quan truyền thông, hướng dẫn dư luận, gây áp lực tại Hoa Kỳ, từ Quốc Hội cho đến chính phủ phải bằng mọi giá đổ quân tác chiến cuả Mỹ vào Việt Nam ngay lập tức. Nếu không, “Tiền đồn chống cộng“ cuả Mỹ tại Á Châu sẽ xụp đổ và “Chính sách ngăn chặn cộng sản“ cuả Mỹ trên thế giới sẽ thất bại và... nền anh ninh cuả chính nước Mỹ cũng sẽ bị lâm nguy... Chúng đem câu nói cuả Lenin, Sư Tổ cuả cách mạng vô sản 1917 tại Nga, người đã mở đường cho phong trào cộng sản thế giới bùng ra hết cách ngăn cản sau thế chiến thứ 2, mà dọa cả nước Mỹ “Trước hết, chúng ta hãy chiếm giữ Đông Âu, rồi nắm lấy khối quần chúng khổng lồ ở Á Châu, sau đó bao vây Hoa Kỳ là thành lũy cuối cùng cuả chủ nghiã tư bản. Chúng ta khỏi phải đánh đấm chi cả, Hoa Kỳ cũng sẽ rơi vào tay chúng ta như một trái cây đã chín rưã – First, we will take eastern Europe, then the masses of Asia, then we will encircle the United States which will be the last bastion of Capitalism. We will not have to attack, it will fall into our hands like an overipe fruit.” (The Death of A Nation – John A. Stormer – The Liberty Bell Press – Florissant Missouri, July 1978, Page 14).

* Ngày 8–5–1963: Bùng nổ vụ rối loạn, chống đối ở Cố Đô Huế, giưã hàng chục ngàn tín đồ Phật Giáo với nhân viên chính quyền địa phương và các lực lượng an ninh. Tổng Thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh quốc gia là vụ này có bàn tay cuả cộng sản nhúng vào, gây thêm tình trạng khó khăn cho địa phương, tạo thêm sự mâu thuẫn trầm trọng giưã chính phủ và 1 tôn giáo lớn trong nước. Cuộc rối loạn ngày càng gay go, dữ dội, quyết liệt và biến sang hình thức “Một tôn giáo lớn nhất trong nước – thường kể luôn cả những người chỉ thờ cúng Ông Bà, không được đào tạo, huấn luyện, sinh hoạt tôn giáo chặt chẽ- chống lại một hệ thống chính quyền được lãnh đạo bởi 1 Tổng Thống và các nhân vật cao cấp, trọng yếu, đa số là người thuộc Giáo Hội Công Giáo La Mã.“


Phiá chính phủ thì lên tiếng: Tổng Thống Diệm sử dụng người theo nguyên tắc thông thường cuả các nhà lãnh đạo là căn cứ vào tài năng, đức độ, sự tin cậy, thích hợp cho công việc và lợi ích quốc gia, chớ không phải vì kỳ thị tôn giáo…(Sau 1975, Cộng sản Việt Nam đàn áp tôn giáo, kìm kẹp kẻ đối lập, áp bức dân chúng gấp triệu lần Ông Diệm, mà sao chưa thấy biểu tình, chống đối để lật đổ chính quyền ? Hay nhỉ ! Chẳng lẽ cộng sản nó tài, nó giỏi !).

Sự rối loạn càng bùng lên dữ đội và lan mạnh tới các thành phố lớn rồi di chuyển trung tâm đấu tranh chống chính phủ về ngay tại Thủ Đô Sài Gòn, nơi tập trung các cơ quan quyền lực quốc gia, các Toà Đại Sứ ngoại quốc, cũng như các cơ sở truyền thông quốc tế. Tại đây, Thượng Toạ Thích Trí Quang, một trong những vị lãnh đạo cao cấp Phật Giáo, gốc người Bắc Việt, 2 lần bị Pháp bắt vì tình nghi có liên lạc với Việt Minh (cộng sản) được dư luận coi là một nhân vật tôn giáo đặc biệt trong hoạt động chính trị, đứng ra phát động và lãnh đạo cuộc đấu tranh cuả dân chúng. Thượng Toạ thông báo cho phiá Mỹ biết là người Mỹ phải chịu trách nhiệm về những hoạt động cuả chính quyền Sài Gòn do Mỹ ủng hộ… (Thich Tri Quang, a politically sophisticated monk of North Vietnamese origin, twice arrested by French on suspicion of Vietminh connections, stirs the people against Diem and informs US officials, whom he holds responsible for Diem because of US support…).

* Ngày 7–6–1963: Bà Ngô Đình Nhu lên tiếng tố cáo trước dư luận là người Mỹ đã cố tình nhúng tay vào, tạo nên vụ biến động này và thúc đẩy cho ngày một thêm trầm trọng, phức tạp thêm, nhằm khuynh đảo chính quyền cuả Tổng Thống Diệm vì Tổng Thống Diệm cương quyết không chấp nhận chính sách can thiệp chính trị và quân sự cuả người Mỹ, là chính sách đi ngược lại ý nguyện và quyền lợi cuả dân chúng Nam Việt Nam.


* Ngày 11–61963: Thượng Toạ Thích Quảng Đức tự thiêu ngay tại trung tâm thủ đô Sài Gòn, để phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo cuả chính phủ. Dư luận dân chúng trong nước và thế giới bị xúc động mạnh. Báo chí trong và ngoài nước, các cơ quan truyền thông khác, nhất là tại Mỹ (đã bị lâm trận hoả mù cuả bọn Lobbyists nói ở trên) khai thác tối đa vụ này theo chiều hướng “Phải thay thế ngay người lãnh đạo chính quyền Nam Việt Nam“. Đang cơn dầu sôi lưả bỏng như thế thì Bà Ngô Đình Nhu, vì tức giận người Mỹ và lực lượng đấu tranh nên đã nóng giận, mất sự khôn ngoan, bình tĩnh cần thiết trước tình thế bất lợi cho chính phủ. Bà Nhu lên tiếng mạt sát, thoá mạ cuộc tự thiêu cuả Thượng Toạ Quảng Đức. Thật là “Lửa đã đỏ lại đổ thêm dầu“. Điều này làm cho dư luận dân chúng thêm phẫn nộ, nghiêng hẳn về phiá lực lượng đấu tranh chống chính phủ.


* Ngày 27–6–1963: Thấy tình hình Sài Gòn rối loạn, khó gỡ được ra, Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bổ nhiệm Ông Henry Cabot Lodge, thuộc Đảng Cộng Hoà, sang Sài Gòn giữ chức vụ Đại Sứ Hoa Kỳ, thay thế cho Đại Sứ Nolting, người đang tỏ ra bất lực trong việc gỡ rối cho tình hình Sài Gòn theo chiều hướng có lợi cho chính sách cuả Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Thực tâm Tổng Thống Kennedy là chỉ gỡ rối sao cho êm đẹp, thuận lợi cho đường lối, chính sách cuả Hoa Kỳ, cuả Ông Kennedy, chớ Ông Kennedy lúc này không hề nghĩ đến việc lật đổ Ông Diệm, nhất là không bao giờ nghĩ đến việc phải giết Ông Diệm. Ông Cabot Lodge được giới chính trị và truyền thông Hoa Kỳ coi là “Một con cáo già chính trị“ và đồng thời là một “Chuyên viên đảo chánh”, và hiện đang theo đuổi một chính sách mang tính cách “Diều hâu“ khác hẳn với Ông Kennedy về vấn đề Việt Nam. Một Cabot Lodge, cáo già chính trị, chuyên viên đảo chánh, không cùng 1 Đảng với Ông Kennedy, thuộc Đảng Cộng Hòa, có nhiều liên hệ với quyền lợi cuả bọn tài phiệt buôn bán chiến tranh, mà sang làm Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn thì tình hình sẽ ra sao ? Cabot Lodge được cử sang Sài Gòn với nhiệm vụ“ gỡ rối – Untangling“ tình hình, nhưng Cabot Lodge lại quyết định chọn “phương cách gỡ rối “ bằng một “Cuộc đảo chánh – Coup d’ état“ êm ái, nhẹ nhàng, không chọc giận Ông Kennedy, sinh trưởng trong 1 gia đình theo đạo Thiên Chuá, nghiã là chỉ cần đẩy Ông Diệm ra khỏi ngôi vị lãnh đạo chính quyền Nam Việt Nam, đưa Ông Diệm đi sống lưu vong ở một quốc gia nào đó nằm trong “Quỹ đạo chính trị – Political circle“ cuả Hoa Kỳ, như Đài Loan, Thái Lan chẳng hạn là đủ rồi. Sau đó, Cabot Lodge sẽ dựng lên một thứ chính quyền mới hoàn toàn biết vâng phục theo ý muốn cuả Hoa Kỳ, hay đúng ra trong lúc này, là ý muốn cuả “Giới tài phiệt – Financial Oligarchy“ cuả Mỹ đang tính chuyện kiếm lời thật lớn lao trong cuộc chiến tranh đang xẩy ra trên đất nước Việt nam nhỏ bé nhưng đầy đau khổ, máu xương và nước mắt này…


* Đó ! Câu trả lời cho cái đầu đề cuả bài viết này “Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ Ông Ngô Đình Diệm?“ tưởng đã đủ rõ ràng, khả dĩ góp phần nhỏ bé vào việc làm sáng tỏ 1 trang lịch sử cận đại cuả một đất nước, một dân tộc anh hùng, nhưng quá bé nhỏ trước nanh vuốt cuả một bầy thú dữ khổng lồ...

San Diego, California
Phan Đức Minh

Tài liệu tham khảo:


* The Death of A Nation.- John A. Stormer.- Liberty Bell Press – Missouri, 1978.

* The World Almanac of The Vietnam War.- John S. Bowman (General Editor).-

Bison Books Corp.- New York,1985.

* Vietnam: The History & The Tactics.- Ahsley Brown & Adrian Gilbert.- Orbis Publishing Limited.- London,1982..

* The Final Days.- Bob Woodward & Carl Bernstein.- The Hearst Corporation.- New York, 1976.

* Kennedy.- Theodore Sorensen.- Harper & Row.- New York, 1965.-

* A Book of U.S. Presidents.-

George Sullivan.- Scholastic Incorporation.- New York,1984.-
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Luật bầu cử công bằng và hữu hiệu
Ngô Nhân Dụng
Khi mọi người được sống trong thể chế dân chủ tự do, người ta tập được những thói quen mới rất nhanh. Muốn thấy rõ, chúng ta cứ nhìn vào các đám di dân từ khắp thế giới sang sống ở Bắc Mỹ.

Bộ mặt các thành phố lớn ở Canada thay đổi rất nhanh vì những đám di dân này. Mươi năm trước đây, khi tới thành phố Toronto, tỉnh bang Ontario, Canada tôi ở một khu quy tụ người gốc Bồ Ðào Nha. Mấy năm gần đây thấy những cửa tiệm tạp hóa của người Ấn Ðộ, Pakistan mọc lên. Năm nay, lại thấy những tiệm ăn và văn phòng du lịch với bảng hiệu tiếng Ả Rập. Người di dân tới nước Canada hợp pháp, ba năm sau có thể nhập tịch và được thi hành một quyền công dân căn bản, là đi bỏ phiếu. Cũng như người Việt tị nạn ở California hay Texas, di dân nước nào đến các xứ Bắc Mỹ đều chăm chỉ thi hành quyền công dân của họ.

Năm nay tôi đến Toronto đúng trước ngày chính quyền tỉnh Ontario tổ chức bầu cử. Ðảng Cấp Tiến (Liberal) lại thắng, và thắng lớn tại thành phố Toronto, một phần vì năm nay những chủ trương của đảng Cấp Tiến được di dân ủng hộ. Theo dõi những đề tài tranh cử và kết quả cuộc bỏ phiếu ở một trong 10 tỉnh ở Canada chúng ta có thể tiếp nhận một bài học về những tập quán dân chủ.

Dân Chủ giống như một môn thể thao có luật lệ. Người ta đặt ra những thủ tục để các cuộc giao đấu có trật tự, các đấu thủ phải tuân theo luật giao đấu. Chính con người đặt ra những luật lệ, thủ tục, với mục đích thể hiện sự công bằng, quyền bình đẳng và bảo đảm mọi người được tự do lựa chọn. Cũng giống như các sản phẩm do loài người tạo ra, các định chế dân chủ không bao giờ hoàn hảo và khi người dân muốn là luật lệ được thay đổi. Thí dụ như luật bầu cử để người dân chọn người cai trị mình. Ở nước Mỹ dân bầu cho ông tổng thống riêng, bầu đại biểu trong hai viện Quốc Hội riêng. Tuy Thượng Viện Mỹ có quyền thông qua nhiều chức vụ do ông tổng thống bổ nhiệm nhưng hai ngành hành pháp và lập pháp độc lập và tách rời. Ở Canada, các chính phủ liên bang và tỉnh bang (mỗi tỉnh nước này rộng hơn nhiều quốc gia trên thế giới) theo thể chế đại nghị. Dân đi bầu Viện Dân Biểu trong Quốc Hội, đảng nào chiếm đa số trong viện đó thì lãnh tụ đảng sẽ được mời làm thủ tướng. Nếu đảng đó không đủ trên 50% số ghế đại biểu thì phải liên hiệp với các đảng nhỏ khác để lập chính phủ.

Nhưng người dân chọn các đại biểu Quốc Hội theo thể thức nào? Ngay trong thể lệ bầu đại biểu Quốc Hội, người dân mỗi nước cũng chọn những thể thức khác nhau. Chỉ cần mọi người khi đã chọn một thể thức nào rồi thì mọi người nhất định tôn trọng luật chơi dân chủ, không ai xé rào. Dù không ai xé rào, sau một cuộc bỏ phiếu những người thua vẫn có thể than phiền trách móc là họ đã “thua oan;” và họ chỉ trích luật bầu cử không công bằng! Tôn trọng luật chơi dân chủ thì dù nghĩ mình bị “thua oan” cũng không than trách, nếu mọi người đều theo đúng luật chơi! Muốn chấm dứt cảnh thua oan, cứ đề nghị thay đổi luật bầu cử.

Không một thể thức bầu cử nào có thể coi là hoàn toàn; luật bầu cử nào cũng có thể bị chỉ trích là “không đủ” công bằng. Công bằng là một giá trị đáng quý, nhưng loài người thường vẫn theo đuổi nhiều giá trị khác nhau, có khi xung khắc với nhau. Luật bầu cử không phải chỉ cần thể hiện tính công bằng mà còn phải bảo đảm tính hữu hiệu; tức là những cuộc bỏ phiếu phải đưa tới việc thành lập các chính phủ ổn cố, làm việc được. Một nhược điểm phải tránh là không để cho kết quả cuộc bỏ phiếu dẫn tới cảnh hỗn độn hoặc tê liệt, khiến không chính phủ nào làm việc được lâu dài. Hai đặc tính công bằng và hữu hiệu thường xung khắc với nhau, nhất là trong một thể chế đại nghị như ở Canada. Muốn đạt tới công bằng nhiều hơn thì có thể phải hy sinh tính chất hữu hiệu, và ngược lại. Thí dụ có khi cuộc bầu cử đưa tới những chính phủ thiểu số luôn luôn phải thỏa hiệp giữa nhiều đảng chính trị, và luôn luôn lo chính phủ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm, thì không hữu hiệu.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày Thứ Tư vừa qua, các cử tri tỉnh Ontario không những bầu các đại biểu Quốc Hội tỉnh, để chọn người làm thủ tướng; họ còn bỏ phiếu để trưng cầu ý kiến để quyết định xem có nên thay đổi luật bầu cử tỉnh bang này hay không. Chúng ta có thể học được một kinh nghiệm về lối sống dân chủ tự do qua cuộc trưng cầu dân ý này.

Thủ tục bầu cử giản dị nhất là “nhiều phiếu nhất thì thắng,” tiếng Anh gọi là “first past the post.” Như ở Hạ Viện Mỹ, có đại biểu 435 đơn vị, ứng cử viên nào được nhiều phiếu nhất ở đơn vị nào thì đại diện cho dân ở đó, không kể là người đại biểu này được bao nhiêu phần trăm số phiếu. Thủ tục bầu cử này có thể đưa tới tình trạng đảng chiếm đa số ở Quốc Hội không chắc đã chiếm được đa số phiếu của dân, và nếu có nhiều hơn 2 đảng thì đảng thắng thế không chắc đã chiếm trên 50% số phiếu. Nhiều người có thể vin vào đó chỉ trích rằng chính phủ không đại diện cho đa số dân!

Ở tỉnh Ontario chẳng hạn, có ba đảng lớn và một số đảng nhỏ. Năm 2003 đảng Cấp Tiến thắng ở 72 đơn vị, chiếm 73 trên 103 ghế Viện Dân Biểu, cho nên được nắm quyền. Nhưng tổng số phiếu dân bầu cho đảng này chỉ có 47%, dưới một nửa số phiếu cả tỉnh. Ðảng Bảo Thủ năm đó về hạng nhì, được 35% số phiếu nhưng chỉ có 24 ghế, đảng Tân Dân Chủ đứng hạng ba, được 15% phiếu và 7 ghế. Thể thức “nhiều phiếu nhất thì thắng” rất dễ đưa tới kết quả này. Những đảng thua phiếu có thể cảm thấy họ bị “thua oan” nhưng đó là do thủ tục bầu cử, ai cũng phải chịu.

Hầu hết các quốc gia theo chế độ đại nghị theo thủ tục bỏ phiếu này, nhưng có nhiều quốc gia đã thử lối bầu khác. Một thể thức bầu cử khác là chia số ghế trong Quốc Hội cho mỗi đảng, theo tỷ lệ số phiếu mà đảng đó chiếm được. Thể thức này thường kèm theo một số điều kiện, thí dụ, những đảng được dưới 5% số phiếu mới thì không được kể đến. Cách bầu “đại diện theo tỷ lệ” (proportional representation election) đã được áp dụng theo nhiều cách khác nhau, ở Israel, Brazil, Hà Lan, Phần Lan, vân vân. Nhiều quốc gia dùng cả hai lối bầu cử, dân bầu một số đại biểu theo lối “nhiều phiếu nhất thì thắng” ở các đơn vị, và một số còn lại theo lối “đại diện theo tỷ lệ” trên toàn quốc. Tỉnh Ontario mới đưa ra hỏi ý kiến dân chúng về việc thay đổi sang thể thức “hỗn hợp” này, mô phỏng thủ tục bầu cử đã áp dụng ở New Zealand và Ðức Quốc.

Ðề nghị được đem ra trưng cầu dân ý là cả tỉnh sẽ bầu 90 đại biểu các đơn vị theo lối thứ nhất, còn 39 đại biểu sẽ được chọn trong danh sách do các đảng đưa ra, theo tỷ lệ số phiếu bầu toàn tỉnh. Ðề nghị này là công trình của một ủy ban 103 người, chọn trong dân chúng và độc lập với các đảng chính trị. Thể thức bầu cử này đã được đưa ra trưng cầu dân ý ở hai tỉnh khác tại Canada. Ở tỉnh British Columbia ở phía Tây, năm 2005 đã có 47% cử tri đồng ý thay đổi cách bỏ phiếu theo một thể thức hỗn hợp, chưa đủ số phiếu quyết định. Ở một tỉnh khác phía Ðông, chỉ có trên 30% dân đồng ý.

Ðề nghị thay đổi thể thức bầu cử cũng thất bại trong cuộc bỏ phiếu ở Ontario trong tuần này, vì điều kiện thay đổi rất gắt gao. Muốn thay đổi thủ tục bầu cử, người ta quy định phải có 60% phiếu cử tri đồng ý, và ít nhất trong 64 đơn vị bầu cử phải được trên 50% số phiếu đồng ý.

Những điều kiện khó khăn mỗi khi thay đổi hiến pháp hoặc thay đổi luật bầu cử, cũng là những phương cách để bảo đảm tinh thần dân chủ. Chế độ dân chủ chấp nhận một điều, là dân chúng cũng có khi lầm, dù thường họ chỉ lầm trong một thời gian ngắn. Các điều kiện khó khăn cốt để buộc người dân để thời giờ suy nghĩ kỹ hơn, trước khi bỏ phiếu thay đổi các luật lệ quan trọng nhất trong đời sống dân chủ, là hiến pháp và luật bầu cử. Nếu thay đổi dễ quá, một đảng nào đó chiếm đa số hoặc đang có uy tín lớn trong dân chúng có thể sẽ lạm dụng địa vị đó mà thay đổi hiến pháp hoặc thay đổi luật bầu cử để hưởng lợi riêng mình.

Các cử tri Ontario đã tỏ ra hững hờ với đề nghị thay đổi luật bầu cử. Ðiều đó có nghĩa là họ chấp nhận lối bỏ phiếu hiện nay, dù ai cũng biết thủ tục đó không hoàn hảo. Ðảng Cấp Tiến lại chiếm 72 ghế trong Viện Dân Biểu như cũ, đảng Bảo Thủ mất một số ghế, đảng Tân Dân Chủ được thêm. Một lý do khiến dân Ontario không thiết tha với việc thay đổi thủ tục bầu cử, là nhiều người thấy nó rắc rối quá, không dễ hiểu như luật lệ đang dùng.

Ai cũng biết những thủ tục bầu cử đều không hoàn hảo, nhưng trong sinh hoạt nào của loài người chúng ta cũng phải chấp nhận điều đó. Luật bầu cử phải có tôn trọng hai nguyên tắc, phải công bằng và phải “chạy được,” nghĩa là có thể thiết lập những chính phủ hữu hiệu. Khi người dân được bỏ phiếu tự do chọn người cai trị mình, đó là một tiến bộ, đạt được điều đó đã là quý rồi.

Ở những nước dân được tự do bỏ phiếu thì nếu người dân có điều gì bất mãn, họ có các phương cách biểu lộ, qua các đại biểu Quốc Hội, qua báo chí, qua các hiệp hội, các công đoàn, vân vân. Như vậy không lo có cảnh người dân phải kéo từ các nơi về thành phố lớn biểu tình khiếu oan suốt năm này sang năm khác, như ở Việt Nam. Cũng không lo có cảnh dân biểu tình và bị giết chết như ở Miến Ðiện.

Tại Canada, người dân thiểu số đến ở dăm ba năm là có thể trở thành công dân, đi bỏ phiếu. Và họ tham dự những cuộc đấu dân chủ một cách thành thạo, vì con người sinh ra ai cũng có khả năng sống dân chủ tự do. Tại tỉnh Québec Tháng Chín vừa rồi mới có một cô gốc người Việt đắc cử dân biểu cấp liên bang. Cô Eve-Mary Thái Thị Lạc, 35 tuổi, đã đắc cử đại biểu trong vùng cô ở chỉ có rất ít người Việt sinh sống. Cô đã tốt nghiệp đại học, bắt đầu hoạt động chính trị từ năm 23 tuổi, và năm 31 tuổi đã được đề cử vào Thượng Viện liên bang. Cô đại diện cho một đảng chủ trương tỉnh Québec phải được nhiều quyền tự trị nếu chưa phải là trở thành độc lập.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Gió Lửa

Ngô Nhân Dụng

Gió thổi lửa lên mặt người. Hơi nóng hừng hực như từ trong lò luyện thép phóng ra. Cát bụi khô rang điên cuồng chạy qua vừa trùm lên ngộp thở, vừa cứa những đường rãnh li ti như mạng lưới đan chéo trên da thịt con người. Nhà cửa, rừng, đồi bốc cháy. Lửa đỏ ngoi lên quằn quại thè lưỡi trên những bức trường thành khói đen mù mịt. Khói lửa từ từ tiến tới, gặm nhấm những sườn đồi như tầm ăn dâu, quét qua hốt sạch những mảnh rừng cây, những bãi cỏ khô Mùa Thu. Ðám cháy ứa tuôn ra như những mảng dung nham từ miệng núi lửa chảy xuống các thung lũng miền Nam California, chảy dần dần về phía mặt trời lặn đỏ lừ.

Những nơi may mắn không phải chạy bão lửa, người ta đóng kín cửa ngồi trong nhà để tránh hơi nóng, tránh cát, bụi và mùi khói khét. Nhìn ra ngoài, gió Santa Ana vẫn phả từng trận bão khô như đàn ngựa vô hình trong không khí từ sa mạc phi nước đại chạy ào ào ra phía bờ biển. Gió hú rống trên không trung; gió quất doi lên những cành cây, xé rách những chiếc lá còn xanh vứt tả tơi lá vụn đầy mặt đất; gió uốn cong những ngọn dừa và cả những vòm cây cổ thụ, bật lên rồi dìm trĩu xuống vật vã suốt mấy ngày không ngừng nghỉ. Loài người chìm ngập trong lòng một trận đại hồng thủy khô và nóng rát tai.

Chúng ta vẫn cảm ơn trời đất vì trận hỏa hoạn đã diễn ra từ từ, chậm chạp, tiến từng bước, ngày nọ sang ngày kia qua các khu dân cư, để loài người có thời gian loan tin, báo động, chuẩn bị chạy, và tiếp cứu lẫn nhau. Trong lúc cùng phải đối phó với thiên nhiên, con người sẵn lòng thương yêu, đùm bọc nhau hơn.

Loài người tự coi là tiến bộ khi sáng chế những máy móc để nhân sức mạnh của mình lên hàng ngàn, hàng triệu lần. Con người hãnh diện vì đã vượt thắng thiên nhiên! Năm 2000, một tờ tạp chí phỏng vấn các nhân vật danh tiếng xem phát minh nào là quan trọng nhất trong một ngàn năm trước. Ông Lý Quang Diệu trả lời: Máy lạnh là phát minh quan trọng nhất. Không có máy lạnh, sức làm việc của người ta không thể cao như họ đã đạt được (nhất là những người ở xứ nóng như hòn đảo Singapore của ông).

Nhưng máy lạnh cũng tập cho con người sống trong một bầu không khí giả, tập thói quên lãng, quên mình sống giữa một thiên nhiên như thế nào.

Từ khi loài người bắt đầu sống trong những phòng có máy lạnh, bước ra đường lại leo lên xe gắn máy lạnh, chúng ta có lúc đã quên có thiên nhiên ở bên mình. Dễ quên rằng mình đang tạm trú trên tấm vỏ mỏng của một hành tinh, cả lớp sinh quyển bao quanh hành tinh cũng mong manh. Chúng ta ở tầng dưới cùng sát mặt đất, trong một bầu khí quyển luôn luôn chuyển động. Bầu khí quyển chỉ cao gần 100 cây số, con người bây giờ có thể ngồi trong hỏa tiễn phóng lên mươi phút đã vượt ra ngoài. Cầm một quả cam lên nhìn kỹ, chúng ta ý thức được là lớp vỏ trái đất còn mỏng manh hơn nhiều.

Gió, lửa, hỏa hoạn suốt mấy ngày ở miền Nam California nhắc nhở chúng ta biết mình chỉ là một sinh vật yếu ớt sống tạm giữa một thiên nhiên rộng lớn bao la và dũng mãnh. Sống trong máy lạnh, ở một vùng có nhiệt độ ôn hòa, chúng ta dễ quên rằng mình cư ngụ trong một cõi thiên nhiên mênh mông, hùng mạnh, và khi nổi giận sẽ vô tình, tàn bạo như thế nào.

Những dân tộc sống ở miền băng giá hay trong những vùng sa mạc bao la thì có dịp tiếp xúc với thiên nhiên thường xuyên hơn. Mỗi lần bão cát trong sa mạc hay bão tuyết đổ về miền núi cao, con người lại chứng kiến cảnh thiên nhiên gầm rống, đe dọa. Họ có dịp ý thức thường xuyên về sự nhỏ bé của mình, ý thức hơn về cái chết, cung kính hơn trước sự sống. Và cũng khiêm tốn hơn, bao dung hơn trong cách đối xử với đồng loại. Cơn bão nóng Santa Ana là một dịp để chúng ta cùng suy nghiệm. Những người có tôn giáo sẽ thấy đây là một cơ hội trở về với cội nguồn. Tất cả mọi người có cơ hội ngẫm nghĩ lại cách sống của loài người nói chung. Trong một thời đại kỹ thuật tiến bộ giúp con người vượt nhiều trở ngại tự nhiên, chúng ta không thể quên là mình vẫn sống trên mảng vỏ trái đất quay quanh mặt trời, trong vũ trụ bao la.

Từ 2,500 năm trước, người Trung Hoa đã kể câu chuyện một ông già từ chối không dùng thứ “máy múc nước giếng” mới được phát minh ở làng bên. Ông từ chối không dùng máy, vì lo “cơ khí sinh ra cơ tâm, cơ tâm đưa tới cơ sự.” Nhà hiền triết đã thấy mối họa “cơ tâm” (tấm lòng như máy móc) và cơ sự (tôn thờ máy móc). Nhưng ông không thể đoán trước được cái cơ tâm ở loài người đã tác hại khủng khiếp như thế nào. Tại sao Stalin ra lệnh tập thể hóa nông nghiệp làm chết hàng chục triệu người, lập ra những trại tập trung giết dần mòn hàng chục triệu người khác? Tại sao Mao Trạch Ðông bắt toàn dân thực hiện “bước nhảy vọt” và “Cách Mạng Văn Hóa” giết chết mấy chục triệu người Trung Hoa? Họ không chủ ý giết người. Nhưng họ muốn “cải tạo cả thế giới” theo những ý kiến máy móc nảy ra trong đầu họ. Họ tin vào một chủ nghĩa, chủ nghĩa đó vẽ ra hình ảnh lịch sử loài người chạy như một bộ máy đồng hồ. Họ bấm nút để điều chỉnh bộ máy, máy chạy rồi, sinh mạng hàng triệu con người không còn đáng kể nữa.

Có lẽ lịch sử những cuộc chiến tranh sẽ khác đi nếu những người quyết định gây chiến không ngồi trong phòng có máy lạnh. Nếu họ sống ở giữa thiên nhiên, da thịt tiếp xúc với gió, với mưa nắng, bão tuyết, họ có thể sẽ cảm thấy trước được cảnh những người lính ngoài mặt trận sẽ sống, sẽ ăn sẽ ngủ, sẽ đi sẽ chạy, sẽ bắn súng như thế nào. Lev Tolstoi đã viết tiểu thuyết để cho mọi người thấy các cuộc chiến tranh không phải do những “anh hùng” như Ðại Ðế Napoleon hay Thống Chế Kutuzov quyết định. Chính những người lính đi bì bõm trong tuyết quyết định bên nào thắng, bên nào bại. Hai thế hệ sau Tolstoi, Boris Pasternàk đi xa hơn nữa. Nhà văn sống dưới thời Stalin viết, “Người ta không thấy lịch sử chuyển động, cũng như không ai nhìn thấy cỏ mọc.” Ðó là một tuyên ngôn kêu gọi mọi người hãy phá bỏ lối nhìn lịch sử như một cái máy nổ, hãy tự giải thoát, không để cho cơ tâm chế ngự. Nhà văn chỉ dùng trực giác, đả đề nghị vượt ra khỏi mô hình máy móc để tiến tới mô hình sinh học. Nhưng loài người còn phải đi xa hơn thế nữa.

Những cơn bão lửa tràn vào miền Nam California là một cơ hội để chúng ta nhớ lại loài người phải sống hòa hợp với thiên nhiên. Ngay trong công việc chế ngự thiên nhiên, không thể quên những hậu quả lâu dài, vì thiên nhiên thường vô tình không biết, không theo đúng kế hoạch của loài người!

Một thí dụ trước mắt là những con đập ngăn dòng sông Mekong ở thượng nguồn bên Trung Quốc đang thay đổi môi trường sống của hàng triệu con người và các sinh vật ở Lào, Campuchia và Ðồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam. Các thế hệ tương lai sẽ phải trả giá cho những công trình xây dựng trong thế hệ này.

Một hành động đang lo có quả báo nhãn tiền là việc xây đập Tam Hạp (cũng đọc là Tam Giáp, Three Gorges) ngăn dòng Trường Giang bên Trung Quốc. Chính phủ Bắc Kinh đã chính thức báo động và thú nhận có sai lầm trong việc hoạch định con đập lớn nhất thế giới này. Ít khi một chính quyền độc tài lại thú nhận họ sai lầm, ngay trên các tờ báo chính thức của họ. Ông Vương Tiểu Phong (Wang Xiaofeng), giám đốc Ủy Ban Nhà Nước Xây Dựng Ðập Tam Hạp, sau khi đã xây cất suốt 15 năm, đã cảnh báo các nguy cơ vì nạn đất bồi cũng như đất lở ở dòng sông phía trên con đập không đúng như dự tính. Dòng sông 600 cây số phía trên con đập chảy chậm hơn nhiều khiến cho đất phù sa đọng lại, việc giao thông sẽ khó khăn hơn. Trong khi việc mở mang đường giao thông dễ dàng từ Vũ Hán lên Trùng Khánh là một mục tiêu quan trọng của công trình xây đập, ngoài mục tiêu thủy điện lực. Hai bên bờ đập các giống rong rêu sinh ra nhiều vì nước chảy chậm hơn, rong rêu đã hút bớt dưỡng khí, vô tình giết chết nhiều loài thủy tộc. Ðó là chưa kẻ đến những nhà máy dựng lên trong thời gian xây đập thải chất độc xuống dòng sông.

Ðập Tam Hạp được thúc đẩy xây cho thành mặc dù rất nhiều nhà khoa học Trung Hoa và quốc tế kêu gọi phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc trong thời gian đó gồm rất nhiều người vốn nghề kỹ sư, không biết nghề nghiệp của họ có tạo mối cơ tâm hay không. Người làm thủ tướng lúc đó là Lý Bằng, một kỹ sư, muốn đẩy mạnh việc xây đập cho kinh tế Trung Quốc tiến nhanh hơn, và cũng để lại một di tích cho hậu thế nhớ đến mình. Thiên nhiên đã bắt đầu lên tiếng. Người Trung Hoa trong các thế hệ sắp tới sẽ phải lo “sửa sai!”

Năm nay giải Nobel Hòa Bình được trao cho những người và tổ chức quốc tế đang hô hào hoặc đã hành động để bảo vệ môi trường sống của loài người trên mặt đất. Chúng ta biết trong lúc loài người dùng kỹ thuật ngày càng tiến bộ để “chế ngự” thiên nhiên, chúng ta cũng bắt đầu tàn phá thiên nhiên, mà hậu quả là chính mình, hay các thế kệ con cháu mình sau này, sẽ bị thiên nhiên “trừng phạt.” Bảo vệ môi trường sống, sinh môi, là một vấn đề lớn và dài hạn. Một điều chúng ta có thể rút kinh nghiệm khi đối đầu với thiên nhiên, là con người phải biết thuận theo thiên nhiên mà sống chứ không phải chỉ nhăm nhắm khai thác, tận dụng thiên nhiên một cách máy móc. Ngay cả khi muốn chế ngự thiên nhiên, người ta cũng phải tìm hiểu thực sự đất đá, cỏ cây, mưa gió xoay vần như thế nào, để thuận theo mà hợp tác với trời, với đất.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests