Bình Luận , Quan Điểm

MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by MatVit »

Nguyên nhân nào gây ra cuộc chiến Ukraine?

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.
Đỗ Kim Thêm, dịch

Giữa những cuộc tranh luận sôi nổi về các yếu tố khiến Nga xâm lăng Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, nó giúp phân biệt các nguyên nhân sâu xa, trung gian và trực tiếp. Nhưng trong khi mỗi nguyên nhân có thể gây ra vấn đề theo những cách riêng của nó, chiến tranh không cần phải được coi là không thể tránh được, ngay cả khi tất cả các nguyên nhân đều hiện diện.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine là sự xung đột gây rối loạn nhất mà châu Âu đã chứng kiến kể từ năm 1945. Trong khi nhiều người ở phương Tây thấy một cuộc chiến do Tổng thống Nga Vladimir Putin lựa chọn, ông nói rằng quyết định của khối NATO vào năm 2008 ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine cuối cùng đã mang lại một mối đe dọa sinh tồn đối với các biên giới của Nga, và những người khác vẫn theo dõi cuộc xung đột trở lại kể từ lúc kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự thất bại của phương Tây trong việc hỗ trợ Nga một cách phù hợp sau khi Liên Xô sụp đổ. Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt được các nguồn gốc của một cuộc chiến mà nó có thể kéo dài trong nhiều năm?


Đệ nhất Thế chiến đã xảy ra hơn một thế kỷ, nhưng các nhà sử học vẫn viết các cuốn sách tranh luận về nguyên nhân gây chiến. Cuộc chiến khởi đầu do một kẻ khủng bố người Serbia đã ám sát Công tước người Áo vào năm 1914, hay nguyên nhân có liên quan nhiều hơn đến sức mạnh của nước Đức trỗi dậy đang thách thức nước Anh, hay tinh thần dân tộc đang dâng trào trên khắp châu Âu? Câu trả lời là “tất cả những điều trên, cộng với nhiều hơn nữa”. Nhưng chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi cho đến khi nó thực sự bùng nổ vào tháng 8 năm 1914 và thậm chí sau đó, chiến tranh không thể tránh khỏi việc bốn năm tàn sát theo sau.

Để phân loại mọi thứ, nó giúp phân biệt giữa nguyên nhân sâu xa, trung gian và cấp thời. Hãy nghĩ về việc xây một đống lửa: Chất đống các khúc gỗ là một nguyên nhân sâu xa; thêm mồi nhử và giấy là nguyên nhân trung gian; và nổi lửa là nguyên nhân thúc đẩy. Nhưng ngay cả khi đó, một đống lửa không thể tránh khỏi. Một cơn gió mạnh có thể dập tắt ngọn lửa, hoặc một cơn mưa bất chợt có thể đã làm ướt gỗ. Trong cuốn sách về nguồn gốc của Đệ nhất Thế chiến “Những kẻ mộng du” (The Sleepwalkers), nhà sử học Christopher Clark ghi nhận rằng, vào năm 1914, “tương lai vẫn còn rộng mở – đơn giản.” Lựa chọn chính sách kém cỏi là nguyên nhân quan trọng của thảm họa.

Tại Ukraine, không có nghi ngờ gì về việc Putin đã nổi lửa khi ra lệnh cho quân đội Nga xâm lược vào ngày 24 tháng 2. Giống như các nhà lãnh đạo của các cường quốc trong năm 1914, có lẽ Putin tin rằng đó sẽ là một cuộc chiến ngắn, sắc bén với một chiến thắng nhanh chóng, nó có phần giống như việc Liên Xô chiếm giữ Budapest năm 1956 hoặc Prague năm 1968. Các không lực sẽ chiếm sân bay và các xe tăng tiến công sẽ chiếm giữ Kyiv, loại bỏ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và thiết lập một chính phủ bù nhìn.

Putin nói với người dân Nga rằng ông đang tiến hành một “chiến dịch quân sự đặc biệt” để làm cho Ukraine không còn bị Nazi hoá và ngăn ngừa khối NATO mở rộng sang các biên giới của Nga. Nhưng đứng trước việc Putin tính toán sai lạc một cách nghiêm trọng, chúng ta phải hỏi Putin thực sự đang nghĩ gì. Chúng ta biết từ các tác phẩm của chính Putin, và từ nhiều nhà viết tiểu sử khác nhau như Philip Short, họ nói rằng nguyên nhân trung gian là Putin từ chối coi Ukraine là một quốc gia chính danh hợp pháp.

Putin than phiền về sự tan rã của Liên Xô, nơi ông từng phục vụ như một sĩ quan KGB, và do mối quan hệ văn hóa chặt chẽ của Ukraine và Nga, Putin coi Ukraine là một quốc gia giả mạo. Hơn nữa, Ukraine đã vô ơn, xúc phạm Nga bằng cuộc nổi dậy Maidan năm 2014, loại bỏ một chính phủ thân Nga và tăng cường thêm các mối quan hệ mậu dịch với Liên minh châu Âu.

Putin muốn khôi phục lại điều mà ông gọi là “thế giới Nga”, và khi bước sang tuổi 70, Putin đã suy nghĩ về di sản của mình. Các nhà lãnh đạo trước đó, như Đại đế Peter đã mở rộng quyền lực Nga trong thời đại của mình. Đứng trước việc yếu kém trong các biện pháp trừng phạt của phương Tây sau khi Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, Putin dường như đã tự hỏi mình: Tại sao không đi xa hơn?


Triển vọng mở rộng khối NATO là một nguyên nhân trung gian ít hơn. Trong khi phương Tây đã thành lập một Hội đồng NATO – Nga, thông qua đó các sĩ quan quân đội Nga có thể tham dự một số cuộc họp của khối NATO, Nga mong đợi nhiều hơn từ mối quan hệ này. Và trong khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker nói với người đồng cấp Nga hồi đầu thập niên 1990, rằng khối NATO sẽ không mở rộng; các nhà sử học như Mary Sarotte chỉ ra rằng, Baker đã nhanh chóng đảo ngược sự bảo đảm trong lời nói của mình, vốn chưa bao giờ có một văn bản thỏa thuận cho việc này.

Khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton thảo luận vấn đề này với Tổng thống Nga Boris Yeltsin vào thập niên 1990, đã có sự chấp nhận miễn cưỡng của Nga đối với một số việc mở rộng của khối NATO, nhưng các kỳ vọng của cả hai bên đều khác nhau. Quyết định của khối NATO tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Bucharest năm 2008 bao gồm Ukraine (và Georgia) là những thành viên tiềm năng trong tương lai chỉ đơn giản là xác nhận những kỳ vọng tồi tệ nhất của Putin về phương Tây.


Trong khi quyết định của khối NATO vào năm 2008 có thể đã sai lầm, tuy nhiên, sự thay đổi thái độ của Putin đã có trước đó. Ông ta đã giúp Hoa Kỳ sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhưng bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007 của ông cho thấy rằng, ông đã tỏ ra chua chát với phương Tây trước Hội nghị Thượng đỉnh Bucharest. Do đó, khả năng mở rộng khối NATO chỉ là một trong một số nguyên nhân trung gian – một nguyên nhân trở nên ít nổi bật hơn ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh Bucharest của Pháp và Đức, thông báo rằng họ sẽ phủ quyết tư cách thành viên trong khối NATO của Ukraine.

Đằng sau tất cả những điều này là những nguyên nhân xa xôi hoặc sâu rộng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Ban đầu, cả Nga và phương Tây có tinh thần lạc quan rằng sự sụp đổ của Liên Xô sẽ cho phép nền dân chủ và kinh tế thị trường Nga trỗi dậy. Trong những năm đầu, Clinton và Yeltsin đã nỗ lực nghiêm túc phát triển mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng trong khi Mỹ cung cấp các khoản vay và hỗ trợ kinh tế cho chính phủ của Thủ tướng Nga Yegor Gaidar, nhiều người Nga mong đợi nhiều hơn nữa.

Hơn nữa, sau bảy thập niên theo kế hoạch tập trung, một sự chuyển đổi đột ngột thành một nền kinh tế thị trường hưng thịnh là chuyện không thể. Những nỗ lực để buộc thông qua những thay đổi nhanh chóng như vậy không thể không tạo ra sự gián đoạn to lớn, tham nhũng và tình trạng bất bình đẳng cùng cực. Trong khi một số nhà tài phiệt và chính trị gia trở nên cực kỳ giàu có từ việc tư nhân hóa nhanh chóng các tài sản thuộc sở hữu nhà nước, hầu hết mức sống của người Nga đã suy giảm.

Tại Davos vào tháng 2 năm 1997, Thống đốc Nizhny Novgorod, Boris Nemtsov (sau đó bị ám sát), báo cáo rằng, không ai ở Nga đang nộp thuế, và chính phủ chậm trễ trong việc trả lương. Sau đó, vào tháng Chín năm sau, trong một bữa tối tại Trường Harvard Kennedy, Nghị sĩ có khuynh hướng tự do Grigory Yavlinsky nói rằng: “Nga hoàn toàn tham nhũng và Yeltsin không có tầm nhìn“. Không thể đối phó với hậu quả chính trị của tình hình kinh tế xấu đi, Yeltsin, khi đó trong tình trạng sức khỏe suy giảm, đã chuyển quyền sang cho Putin, cựu đặc vụ KGB vô danh, để giúp ông khôi phục trật tự.

Không có điều nào trong số này có nghĩa là cuộc chiến Ukraine là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng nó đã trở nên ngày càng có thể xảy ra theo thời gian. Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Putin đã tính toán sai và đốt lửa gây ra đám cháy. Thật khó để thấy Putin thoát ra khỏi đám cháy này.

______

Tác giả: Joseph S. Nye Jr. là Giáo sư Đại học Harvard và tác giả sách Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Oxford University Press, 2019).
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by quangminh »

Chiến tranh Ukraine có thể kết thúc như thế nào mà không có leo thang hạt nhân
Tác giả: Timothy Snyder
Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ
19-10-2022
Với lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, Putin đã gài công chúng phương Tây vào một trò chơi tâm lý nhằm che phủ sự phán đoán rõ ràng của họ. Nếu bạn muốn biết chiến tranh có thể kết thúc như thế nào, bạn nên theo dõi dấu vết của logic quyền lực trong Điện Kremlin.
Image
Ảnh: Sag mir, wo die Panzer sind, wo sind sie geblieben? Nghĩa là: Nói cho tôi biết, các xe tăng bây giờ ở đâu? (Nhái theo lời nhạc phản chiến của Pete Seeger). Xác xe tăng Nga chìm ở Kolichiwka. Nguồn: Alexey Furman/ Getty

Thoạt đầu, không ai tưởng tượng ra rằng Nga có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh chống lại Ukraine. Và họ đã gây chiến. Và bây giờ không ai có thể suy đoán được, cuộc chiến này có thể kết thúc như thế nào. Nhưng nó cũng sẽ kết thúc.

Nói cho cùng, chiến tranh xảy ra là vì lý do chính trị. Việc Ukraine chiến thắng được trên chiến trường là rất quan trọng, vì bằng cách này Ukraine sẽ gây được áp lực lên chính trường Nga. Những kẻ bạo tàn như Putin có một sự mê hoặc nào đó bởi vì họ tạo ra ấn tượng, rằng họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Nhưng tất nhiên điều đó không đúng, và các chế độ của họ rất mong manh. Chiến tranh sẽ kết thúc khi chiến thắng của quân đội Ukraine thay đổi được thực tế chính trị của Nga – một quá trình đã bắt đầu.

Người Ukraine hóa ra lại là những chiến binh cừ khôi một cách đáng ngạc nhiên. Họ đã thực hiện một loạt các hoạt động phòng thủ và bây giờ là tấn công mà người ta muốn mô tả như trong “sách giáo khoa”. Chỉ có điều là những cuốn sách giáo khoa này vẫn chưa được viết. Họ đã làm điều đó với sự bình thản và điềm tĩnh đáng ngưỡng mộ, bất chấp những tội ác khủng khiếp của kẻ thù, liên tục tàn phá quốc gia của họ.

Chiến thắng cho một thế giới tốt đẹp hơn

Vào lúc này, chúng ta khó có thể nhận ra Ukraine có thể đạt được chiến thắng như thế nào, ngay cả khi nước này đang có những tiến bộ về mặt quân sự. Đó là bởi vì nhiều sự tưởng tượng của chúng ta bị mắc kẹt trong một phiên bản kết thúc chiến tranh duy nhất và khá khó có thể xảy ra: Bằng một vụ nổ hạt nhân. Chúng ta bị lôi cuốn vào viễn cảnh này bởi vì chúng ta thiếu các kịch bản khác và cảm nhận một quả bom hạt nhân như là một kết cuộc.

Trong khi đó, hình ảnh đám mây hình nấm hạt nhân ở cuối câu chuyện này lại tạo ra sự sợ hãi và cản trở suy nghĩ sáng suốt. Việc tập trung vào tình huống này ngăn cản chúng ta nhìn thấy những gì đang thực sự xảy ra và chuẩn bị cho các tình huống có khả năng xảy ra hơn. Thật vậy, chúng ta đừng bao giờ bỏ ra khỏi tầm nhìn là một chiến thắng của Ukraine sẽ cải thiện thế giới chúng ta đang sống đến mức nào.

Khi cuộc đấu tranh giành quyền lực nổ ra ở Nga, Putin không cần có cớ để rút khỏi Ukraine – ông ấy sẽ làm điều đó vì sự sống còn chính trị của chính mình.

Nhưng làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó? Chiến tranh có thể kết thúc theo nhiều cách khác nhau. Một kịch bản hợp lý được nêu ra ở đây có thể xảy ra trong tương lai gần (tất nhiên là có những kịch bản khác). Nó bao gồm một thất bại thường lệ của Nga ở Ukraine, biến thành một cuộc tranh giành quyền lực ở Nga, dẫn đến việc Nga rút khỏi Ukraine. Đây là một mô hình rất quen thuộc trong lịch sử.

Nhưng trước tiên, kịch bản hạt nhân phải được đặt sang một bên. Khi chúng ta nói về một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra nói chung, chúng ta tưởng tượng rằng cuộc chiến Nga-Ukraine chủ yếu là vì chúng ta. Chúng ta cảm thấy mình là nạn nhân, chúng ta nói về nỗi sợ hãi và mối quan tâm của mình. Các tờ báo viết các bài báo về ngày tận thế. Nhưng cuộc chiến Ukraine gần như chắc chắn sẽ không kết thúc bằng một cuộc phân tranh hạt nhân. Một số quốc gia có vũ khí hạt nhân đã tham chiến và thua cuộc trong các cuộc chiến tranh mà không sử dụng chúng kể từ năm 1945. Các cường quốc hạt nhân phải chịu những thất bại nhục nhã ở những quốc gia như Việt Nam hay Afghanistan mà vẫn chưa cho nổ vũ khí hạt nhân.

Chắc chắn có một sự cám dỗ nào đó để cúi đầu về mặt tinh thần trước sự tống tiền hạt nhân. Ngay khi vấn đề chiến tranh hạt nhân được nêu ra, nó dường như có tầm quan trọng vượt trội và chúng ta trở nên tuyệt vọng và bị ám ảnh. Đây chính xác là điều mà Putin đang cố gắng điều khiển chúng ta bằng những ám chỉ mơ hồ của ông ta về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông ta khiến chúng ta tưởng tượng ra những thứ mà Nga thậm chí không đe dọa. Chúng ta bắt đầu nói về việc Ukraine đầu hàng chỉ để giảm bớt áp lực tâm lý mà chúng ta đang cảm thấy.

Tuy nhiên, với điều đó, chúng ta đang làm công việc của Putin và ông ta có thể tự cứu mình khỏi thảm họa do chính ông ta tạo ra. Ông ta nhận ra rằng, ông ta có thể thua cuộc chiến tranh quy ước mà ông ta bắt đầu. Ông ta hy vọng việc đề cập đến vũ khí hạt nhân sẽ ngăn cản các nền dân chủ phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoài ra, nó giúp cho ông ta có thời gian để đưa quân dự bị của Nga đến chiến trường, làm chậm cuộc tấn công của Ukraine. Ông ta có thể sai về điều đó, nhưng sự leo thang bằng lời nói là một trong số ít lựa chọn còn lại cho ông ta.

Một câu hỏi về đạo đức

Việc nhượng bộ tống tiền hạt nhân sẽ không có nghĩa là chiến tranh quy ước ở Ukraine sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, nó sẽ làm cho chiến tranh hạt nhân trong tương lai dễ xảy ra hơn nhiều. Việc nhượng bộ một kẻ tống tiền hạt nhân dạy họ rằng lối đe dọa này sẽ khiến họ đạt được điều họ muốn, điều này sẽ tạo ra nhiều kịch bản khủng hoảng hơn trong tương lai. Nó dạy cho các nhà độc tài khác rằng tất cả những gì họ cần là vũ khí hạt nhân và làm ầm ĩ một chút là đạt được thứ họ muốn. Điều này cuối cùng dẫn đến việc mọi người tin rằng cách duy nhất để tự vệ là thông qua sở hữu vũ khí hạt nhân, nó dẫn đến việc phổ biến vũ khí như vậy trên khắp thế giới.

Nếu có một mối đe dọa hạt nhân, đó là để chống lại người Ukraine. Họ đã chống lại vụ tống tiền hạt nhân trong bảy tháng; và nếu người Ukraine làm được, chắc chắn chúng ta cũng làm được. Khi các chính trị gia khét tiếng của Nga như Ramzan Kadyrov, người có uy quyền ở Chechnya nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, họ muốn nói đến Ukraine. Nhưng đó không phải là cách thức mà cuộc chiến sẽ kết thúc. Kadyrov cũng tuyên bố rằng ông sẽ gửi các con trai nhỏ của mình để chiến đấu ở Ukraine. Để chúng có thể bị chiếu xạ bởi vũ khí hạt nhân của Nga?

Nga làm bộ động viên hàng trăm ngàn quân mới. Mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ, nhưng mặc dù vậy: Liệu Putin có thực sự chấp nhận rủi ro chính trị khi huy động quy mô lớn, đưa các chàng trai Nga vào Ukraine và sau đó cho nổ vũ khí hạt nhân gần đó? Tinh thần chiến đấu đã là một vấn đề nghiêm trọng. Có vẻ như hơn nửa triệu người đàn ông Nga đã bỏ trốn khỏi đất nước – nhiều hơn số người được đưa đến Ukraine. Sẽ chẳng có ích gì nếu binh lính Nga nghĩ rằng, họ đang được điều động đến một khu vực mà vũ khí hạt nhân sẽ được kích nổ. Họ sẽ không được cung cấp đồ bảo hộ thích hợp. Nhiều binh sĩ được động viên, thậm chí không có trang bị thích hợp cho chiến tranh thông thường.

Nga vừa tuyên bố rằng các vùng phía đông và nam Ukraine bắt đầu là một phần của Nga ngay lập tức. Điều này tất nhiên là vô lý. Nhưng liệu Moscow có thực sự sử dụng vũ khí hạt nhân ở những khu vực mà nước này coi là của Nga, giết hoặc chiếu xạ những người mà nước này coi là công dân Nga hay không? Nó không hoàn toàn là không thể, nhưng rất khó xảy ra.

Và ngay cả khi điều đó xảy ra, nó sẽ không kết thúc chiến tranh, ít nhất là không bằng một chiến thắng của Nga. Thêm nữa sự răn đe chưa được đề cập đến ở đây: Dự đoán là việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia khác. Người Mỹ đã có nhiều tháng để suy nghĩ về điều này và phản ứng của họ đối với một cuộc tấn công hạt nhân của Nga có thể được tính toán là sẽ làm tê liệt các lực lượng Nga và làm bẽ mặt cá nhân Putin. Một hình thức răn đe gián tiếp khác là chắc chắn: khi sử dụng vũ khí hạt nhân, Putin và Nga sẽ mất đi sự ủng hộ của thế giới.

Hầu như không có bất kỳ hiệu ứng quân sự nào

Ngoài ra còn có câu hỏi, liệu Nga có mạo hiểm đưa vũ khí hạt nhân vào hoặc thậm chí đến gần Ukraine hay không. Bởi vì Ukraine có pháo tầm xa chính xác, hậu cần của Nga rất thảm hại, và Ukraine đã chứng tỏ rằng họ có thể nắm giữ được các hệ thống vũ khí mà người Nga đã đưa vào nước này. Không thể nhấn mạnh hết mức việc người Nga khó có thể sử dụng được những vũ khí của mình. Dĩ nhiên, người Nga cũng có thể sử dụng tên lửa, nhưng khá nhiều tên lửa rơi xuống đất và một số khác bị bắn hạ. Máy bay Nga có xu hướng bị rơi hoặc bị bắn hạ, vì vậy các hoạt động chiến đấu trên lãnh thổ Ukraine trở nên hiếm đi.

Giả sử rằng Nga cố gắng cho nổ một quả bom hạt nhân nhỏ ở Ukraine bất chấp mọi thứ, thì điều đó sẽ không tạo ra sự khác biệt quân sự mang tính quyết định. Không có sự tập trung đáng kể của binh lính Ukraine hoặc thiết bị Ukraine để đưa vào tầm ngắm vì Ukraine chiến đấu theo cách rất phi tập trung. Nếu có một vụ nổ, quân Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu. Họ đã nói điều đó trong nhiều tháng, và không có lý do gì để nghi ngờ điều này.

Ngoài ra còn có vấn đề về động cơ. Putin muốn chúng ta đồng cảm với hoàn cảnh của ông ta. Nhưng những gì ông ta nói, nó có đáng tin không? “Putin hiện bị đẩy vào chân tường. Ông ta sẽ làm gì?” Đây chính là cách chúng ta nảy ra ý tưởng về vũ khí hạt nhân. Putin tạo ra một kết nối tâm lý với chúng ta. Nhưng tất cả chỉ là cảm giác chứ không hẳn là động cơ.

Nếu sự thất vọng trước thất bại là động cơ để sử dụng vũ khí hạt nhân, thì điều đó đã xảy ra rồi. Nhưng điều đó không xảy ra. Không có gì nhục nhã hơn thất bại của Nga tại Kyiv. Sự sụp đổ của mặt trận ở vùng Kharkiv cũng là một cú sốc. Và giờ đây, người Ukraine đang đạt được những bước tiến đáng kể tại các khu vực mà Putin vừa tuyên bố là lãnh thổ vĩnh viễn của Nga trong một buổi lễ truyền hình lớn. Phản ứng chính thức của Nga đối với tình trạng khó khăn này là tuyên bố rằng biên giới của các vùng lãnh thổ vẫn chưa được xác định. Kinh nghiệm cho thấy, phản ứng của Nga trước một cuộc phô trương lực lượng vượt trội là rút lui.

Bàn ghế được di chuyển

Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn vị thế của Putin. Các lực lượng Nga không bị dí “vào chân tường” ở Ukraine: họ sẽ an toàn nếu rút về Nga. Phép ẩn dụ “chân tường” cũng không thực sự hữu ích trong việc mô tả vị thế của Putin. Nó giống như bàn ghế đang được di chuyển xung quanh ông ta và ông ta cần phải định hướng lại bản thân.

Những gì ông ta làm ở Ukraine đã thay đổi vị thế của ông ta ở Moscow, và ngày càng tệ hơn. Tuy nhiên, nó không bắt buộc ông ta “phải” giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine, bất kể điều đó có nghĩa là gì. Điều quan trọng là việc duy trì quyền lực ở Moscow, và điều đó không nhất thiết có nghĩa là ông ta đang phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn ở Ukraine. Một khi (và nếu) Putin nhận ra rằng cuộc chiến đã thua rồi, ông ta sẽ xem xét lại vị thế của mình ở quê nhà.

Mọi thứ dễ dàng hơn trong suốt mùa hè. Cho đến gần đây, được cho là đến khi ônga t phát biểu tuyên bố động viên binh lính, Putin có thể chỉ đơn giản là tuyên bố “chiến thắng” với các phương tiện truyền thông chính thống, và hầu hết người Nga sẽ hài lòng với điều đó. Nhưng bây giờ ông ta đã đẩy cuộc chiến vô nghĩa của mình đi xa đến mức không gian thông tin của Nga cũng đang bắt đầu vỡ vụn. Do bị động viên nên người Nga hiện đang lo lắng về chiến tranh. Và bây giờ các tuyên truyền viên truyền hình cũng đang thừa nhận rằng quân đội Nga đang rút lui. Không giống như trong sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến, Putin không còn có thể đơn giản tuyên bố rằng mọi thứ đều ổn và như vậy là đủ rồi. Ông ta phải hành động.

Mặt đất dưới chân Putin đã chuyển động. Sự nghiệp chính trị của ông ta dựa trên việc sử dụng các phương tiện truyền thông có kiểm soát, biến chính sách đối ngoại thành một màn trình diễn. Sự tồn vong của chế độ luôn phụ thuộc vào hai tiền đề: Những gì đang diễn ra trên TV quan trọng hơn những gì đang diễn ra trong đời thực và những gì đang diễn ra ở nước ngoài quan trọng hơn những gì đang diễn ra ở quê nhà.

Dường như hai tiền đề này không còn giữ được nữa. Với việc động viên, sự phân biệt giữa trong và ngoài nước đã bị xóa bỏ; và khi các trận chiến bị thua cuộc, sự phân biệt giữa truyền hình và thực tế bị mờ đi. Thực tế đang bắt đầu được quan tâm nhiều hơn là TV, và những gì xảy ra ở Nga sẽ được xem là quan trọng hơn ở Ukraine.

Ở Nga, cả trong giới tinh hoa quyền lực và dư luận, có một sự rạn nứt mà giờ đây cũng có thể thấy trên truyền hình. Một số người tin rằng chiến tranh là một việc thiêng liêng và có thể chiến thắng nếu chỉ cần những cái đầu biết lăn xả, giới lãnh đạo cư xử một cách đáng kính, và nhiều người và vật chất hơn được gửi ra tiền tuyến. Trong số đó có những blogger quân sự, những người thực sự ở tiền tuyến và tiếng nói của họ đang trở nên chính thống hơn.

Đây là một cái bẫy đối với Putin, vì ông ấy đã gửi tất cả những gì mình có. Tiếng nói của họ làm cho ông ta trông yếu ớt. Những người khác cho rằng cuộc chiến là một sai lầm. Những tiếng nói này sẽ khiến ông ta trông ngày càng ngốc nghếch hơn. Đây chỉ là những điều cơ bản nhất trong một loạt các quan điểm mâu thuẫn với nhau mà Putin hiện đang phải đối mặt từ một vị thế bị phơi bày và suy yếu.

Nếu một cuộc chiến tranh ở nước ngoài làm suy yếu vị thế của chính bạn và nếu cuộc chiến đó không thể chiến thắng, tốt hơn là bạn nên kết thúc nó ngay hôm nay hơn là ngày mai. Chúng ta có thể cho rằng Putin vẫn chưa nhận ra điều này. Tuy nhiên, ông ấy đã choạng nghĩ ra rằng ông cần phải hành động trong thế giới thực, ngay cả khi ông ta chưa đưa ra quyết định đúng đắn cho đến nay.

Putin bị mắc kẹt

Việc động viên là tồi tệ nhất trong cả hai điều có thể làm trong thực tế: đủ lớn để làm dân chúng xa lánh, đồng thời quá nhỏ và trên hết là quá muộn để tạo ra sự khác biệt trước mùa đông. Việc đó được cho là kết quả của một thỏa hiệp, chứng minh rằng Putin không cầm quyền một mình. Putin dường như đang cố gắng tự mình chỉ huy quân đội ở Ukraine. Những thất bại của ông ấy mang lại cho ông những lời chỉ trích (cho đến nay là gián tiếp). Nhưng Putin có vẻ bị mắc kẹt: chỉ cần kết thúc chiến tranh ngay bây giờ mà không thể tập trung vào một vấn đề khác sẽ khiến những người chỉ trích ông thêm mạnh mẽ hơn. Và bây giờ việc động viên đã được nỗ lực, ông ta có rất ít cơ hội để thực hiện thêm bạo lực. Vậy làm thế nào để có thể lập ra một chủ đề mới?

Nó sẽ tự đến. Putin giờ đang bị mắc kẹt trong một màn trình diễn mà đúng ra chỉ nên xảy ra trên truyền hình và ở một nơi xa xôi, nhưng hiện đang có tác động chính trị trực tiếp bên trong nước Nga. Hai nhân vật chính trị khét tiếng là Ramzan Kadyrov và Yevgeny Prigozhin đã tấn công bộ chỉ huy cấp cao của Nga khá ác liệt. Vì mọi người đều biết rằng Putin thực sự nắm quyền chỉ huy, điều này chắc chắn sẽ gây chia rẽ. Điện Kremlin đã phản ứng trực tiếp với Kadyrov, và tuyên truyền của quân đội giới thiệu một trong những chỉ huy bị chỉ trích và quân đội của ông ta.

Không phải ngẫu nhiên mà cả Kadyrov và Prigozhin đều có một loại lực lượng quân sự tư nhân. Kadyrov, nhà độc tài trên thực tế của vùng Chechnya của Nga, có lực lượng dân quân của riêng mình. Họ được triển khai tới Ukraine, nơi họ có vẻ chuyên khủng bố thường dân và tự dàn dựng trên Instagram. Sau một thời gian dài thúc giục việc động viên ở Nga, Kadyrov giờ đây đã tuyên bố rằng sẽ không có ai bị động viên từ Chechnya. Người ta có thể kết luận rằng ông ta đang để dành người của mình vì một điều gì đó khác.

Mặt khác, Prigozchin là thủ lĩnh của tổ chức lính đánh thuê Wagner mờ ám và ngày càng đẩy mình lên vị trí dẫn đầu trong chức năng này. Wagner đã tham gia vào một số âm mưu đảo chính, bao gồm các cuộc thanh trừng đẫm máu của chính phủ bù nhìn Nga ở vùng Luhansk và Donetsk và cố gắng ám sát Volodymyr Zelensky ngay từ đầu trong cuộc chiến. Không nghi ngờ gì nữa, điều này được thực hiện theo lệnh của Putin. Dù thế nào, đó là một khả năng đáng lo ngại.


Hiện tại, nhóm Wagner đang dẫn đầu cuộc tấn công của Nga ở khu vực Bakhmut của vùng Donetsk, nơi không thực sự đạt được thành tựu nào. Wagner dường như không hoạt động tích cực khi quân Ukraine thực hiện các đợt phản công thành công, điều này thực sự quan trọng hơn nhiều. Gần đây, Gulagu.net đưa tin rằng một chiến sĩ Wagner đã bắn chết một sĩ quan quân đội Nga, điều này cho thấy tất cả không ổn ở mặt trận này.

Có phải là diễn giải quá mức không khi cho rằng Prigozhin đang tiết kiệm những nguồn lực quý giá mà ông ta có? Ông ta đã công khai tuyển mộ các tù nhân Nga để chiến đấu cho nhóm Wagner ở Ukraine. Có phải quá lố khi cho rằng ông ta đang đưa họ đến chỗ chết, để dành những người đàn ông và vật chất có thể hữu ích trong những nỗ lực khác trong tương lai.
Image
Ảnh: Áp phích tuyển dụng cho Wagner, với Prigozhin được miêu tả là Nhà lãnh đạo vĩ đại của Nga. Phù hiệu với đầu lâu có khẩu hiệu “Cái chết là kinh doanh của chúng tôi. Kinh doanh là tốt”. Một trong những biệt đội Wagner công khai theo chủ nghĩa phát xít. Nguồn: snyder.substack.com

Khi điểm bùng phát đến gần

Cả Prigozhin và Kadyrov đều kêu gọi gia tăng chiến tranh và hung hăng chế nhạo bộ chỉ huy cấp cao của Nga, nhưng đồng thời dường như đang bảo vệ người của chính họ. Đó dường như cũng là một cái bẫy. Bằng cách chỉ trích cách tiến hành cuộc chiến, họ đang làm suy yếu khả năng kiểm soát thông tin của Putin. Và bằng cách buộc Putin phải chịu trách nhiệm mặc dù bản thân họ không muốn, họ càng bêu xấu quan điểm của ông. Họ nói với ông ta, hãy chiến thắng một cuộc chiến mà bản thân họ dường như không muốn chiến thắng.

Theo logic chung mà tôi đang mô tả, các đối thủ sẽ cố gắng bảo toàn tất cả các lực lượng chiến đấu mà họ có, hoặc để bảo vệ lợi ích của chính họ vào một thời điểm không thể đoán trước nào đó hoặc để có cơ hội trong cuộc tranh giành quyền lực ở Moscow. Nếu điều đó thực sự là như vậy, tất cả những người tham dự sẽ sớm cảm thấy có vẻ khờ dại, khi để các lực lượng vũ trang đóng quân ở Ukraine xa xôi, hoặc hy sinh họ ở đó ngày này qua ngày khác. Nó có thể dễ dàng đi đến một điểm bùng phát (tipping-point). Một khi những người trong cuộc khác nhận ra rằng một số người tham dự nào đó đang giữ lại người của họ, việc lãng phí hoặc đánh mất người của chính mình dường như là vô nghĩa.


Vào một thời điểm nào đó, quan điểm này cũng sẽ được chính quân đội Nga áp dụng. Các chỉ huy có động cơ để lùi lại, khi nào họ vẫn còn có thể chỉ huy các đơn vị, khi quân đội vẫn muốn tiếp tục đóng vai trò trong chính trường Nga hoặc duy trì vị thế được kính nể trong xã hội Nga. Và nếu bản thân Putin muốn tiếp tục nắm quyền, thì cả một đội quân mất uy tín hay mất tinh thần đều không có lợi cho ông.

Việc động viên tự nó hoạt động giống như một ngọn giáo ném sai hướng. Có hợp lý không, khi gửi hàng ngàn người đàn ông không được chuẩn bị và trang bị kém vào một khu vực mà họ đang ngày càng nhận ra sẽ đồng nghĩa là đưa họ vào chỗ chết? Putin giả định rằng những người lính được động viên sẽ chết hoặc chiến thắng. Nhưng nếu họ thay vào đó chạy trốn, họ trở thành một lực lượng nguy hiểm, có thể sẵn sàng chiến đấu cho một thủ lĩnh khác.

Và do đó, có một kịch bản hợp lý cho sự kết thúc của cuộc chiến này. Chiến tranh là một dạng chính trị, và chế độ Nga đang mất dần chỗ đứng sau những thất bại liên tục. Khi Ukraine ngày càng thắng nhiều trận, một sự đảo ngược cơ bản đang diễn ra ở Nga: truyền hình khuất phục trước thực tế và chiến dịch của Ukraine nhường chỗ cho cuộc tranh giành quyền lực ở Điện Kremlin. Trong một cuộc đấu tranh như vậy, không có ích gì khi các đồng minh vũ trang ở Ukraine xa xôi, thay vì có thể được triển khai hữu ích hơn ở Nga. Không nhất thiết phải xảy ra xung đột vũ trang, mặc dù điều này không thể bị loại trừ hoàn toàn, nhưng như một biện pháp răn đe và để bảo vệ bản thân. Thất bại ở Ukraine có thể tồi tệ đối với tất cả mọi người liên quan, nhưng thua ở Nga sẽ còn tồi tệ hơn nhiều.

Tốt cho Ukraine, tốt cho thế giới

Logic của tình huống hỗ trợ những người nhận ra điều này nhanh nhất và có thể kiểm soát và tổ chức lại lực lượng của chính họ. Một khi những viên đá bắt đầu rơi xuống, sẽ không ai còn thấy ý nghĩa việc duy trì quân đội Nga ở Ukraine. Một lần nữa, không nhất thiết sau đó sẽ có các cuộc đụng độ vũ trang ở Nga: nếu sự bất ổn do cuộc chiến tranh ở Ukraine tràn sang Nga, các nhà lãnh đạo, đang tìm cách hưởng lợi từ hoặc bảo vệ mình đối với sự bất ổn đó, sẽ chuyển trung tâm ảnh hưởng của họ. đến gần Moscow. Đó sẽ là một điều rất tốt, cho Ukraine cũng như cho thế giới.

Nếu kịch bản này thành hiện thực, Putin sẽ không cần có cớ để rút khỏi Ukraine nữa – ông ấy sẽ làm như vậy vì sự sống còn chính trị của chính mình. Cá nhân ông, cho dù ông có gắn bó với những ý tưởng kỳ quặc của mình về Ukraine như thế nào, câu hỏi về quyền lực sẽ quan trọng hơn đối với ông. Trong bối cảnh đó, chúng ta không cần lo lắng về việc Putin cảm thấy thế nào về cuộc chiến và liệu người Nga có cay đắng vì thất bại hay không. Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực nội bộ ở Nga, Putin và những người khác sẽ có nhiều điều quan trọng hơn trong tâm trí của họ so với Ukraine.

Đôi khi bạn thay đổi chủ đề, và đôi khi chủ đề thay đổi bạn.


Tất nhiên, tất cả những điều này là rất khó dự đoán, nhất là khi đi vào chi tiết. Một kết quả khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng logic của sự phát triển được thảo luận ở đây không chỉ hợp lý hơn nhiều mà còn có thể xảy ra hơn nhiều so với kịch bản về ngày tận thế hạt nhân mà nhiều người lo sợ. Cho nên đáng để suy nghĩ về nó xa hơn và nếu có thể, hãy chuẩn bị cho kịch bản đó.

________

Tác giả: Timothy Snyder, sinh năm 1969, là một sử gia và là giáo sư người Mỹ tại đại học Yale, chuyên về Đông Âu và nghiên cứu Holocaust. Bài thu ngắn được đăng ở auf seiner Website. Bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Đức là của Andreas Breitenstein.
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by quangminh »

Ông Putin gặp bất lợi từ đối nội đến đối ngoại vì cuộc chiến tại Ukraine.
October 22, 2022
Image
✱ The Moscow Times: Người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Hạ viện, lên tiếng kêu gọi quân đội nên “ngừng nói dối” – Ông Putin đã xúc động thừa nhận “sai sót” trong nỗ lực huy động quân dự bị sau một cuộc đụng độ lớn

✱ SCMP, HK: Truyền hình nhà nước Nga gần đây đã thông tin về các cuộc rút lui và thất bại của Nga tại Ukraine – vì lo ngại rằng tuyên truyền tích cực không ngừng sẽ làm gia tăng sự nghi ngờ của công chúng.

✱ El Pais, Spain: Khi quân đội Nga vội vàng rút đi … bỏ lại số lượng xe bọc thép tương đương với gần một nửa tổng số xe mà quân đội Ukraine có trong tháng 9, trước khi xảy ra các cuộc tấn công gần đây.

✱ Al Jazeera, Qatar: Putin mù quáng trước thực tế bi thảm của cuộc giao tranh – một số quốc gia mà ông Putin có lẽ coi họ là đồng minh – tuy họ từ chối “cúi đầu” trước áp lực của Mỹ, nhưng họ lại không thiết tha với Điện Kremlin.

✱ Global Times, TQ: (16.10) Bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi tất cả công dân Trung Quốc khẩn cấp rời Ukraine ngay bởi tình hình rất nghiêm trọng.



Đào Văn

Cali Today News – Theo các tờ Moscow Thời báo, nhật báo El Pais Tây Ban nha , đến tờ Hoa Nam Buổi Sáng, Hồng Kông TQ (SCMP-HK) và hãng tin Trung Đông Al Jazeera loan tải về phản ứng tiêu cực trong chính giới Nga, đến sự lạnh nhạt của nhiều nước tại khu vực Nam-Trung-Tây Á đối với cuộc chiến do Nga phát động, và các tổn thất chiến cụ của Nga tại mặt trận Ukraine…

✱ Giới tinh hoa Nga giận dữ trước sự lãnh đạo quân sự yếu kém


Theo Moscow Thời Báo (7.10.2022) – Hàng loạt vụ thất bại ngày càng tăng ở Ukraine đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ giới tinh hoa của Nga, những người trước đây đã ủng hộ “hoạt động quân sự” nhưng nay đã thay đổi , họ đã đề nghị xử bắn các tư lệnh quân đội trách nhiệm.

Vào trước tháng 9 những lời chỉ trích của công chúng đối với quân đội là rất hiếm, và cuộc tấn công được xem như đã thể hiện sứ mệnh thiêng liêng, những người nói xấu các lực lượng vũ trang có thể dẫn đến việc tù tội lâu dài.

Nhưng những thất bại của quân đội và các vấn đề liên quan đến việc huy động hàng trăm nghìn quân dự bị đã khiến các nhân vật của công chúng không còn giữ im lặng. Hôm thứ Tư (5.10.2022), người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Hạ viện, lên tiếng kêu gọi quân đội nên “ngừng nói dối”, vì trong các cuộc họp báo hàng ngày chỉ thường loan tải những tổn thất to lớn về phía lực lượng Ukraine mà không đề cập đến các thiệt hại từ phía Nga.

Người dân chúng tôi không ngu ngốc

Cựu tướng Andrei Kartapolov cảnh báo: ” Người dân chúng tôi không ngu ngốc”(Our people are not stupid,). “Và họ biết rằng chúng tôi không muốn nói đến dù chỉ một phần sự thật. Vì điều đó có thể dẫn đến mất uy tín”, ông ta nói trên chương trình trực tuyến do Vladimir Solovyov thực hiện, một người cực kỳ yêu nước phụ trách. Solovyov, người hiện đang chịu các lệnh trừng phạt của EU, chia sẻ ý kiến về một số thành viên cấp cao nhất của quân đội rằng họ xứng đáng phải bị xử bắn.

“Kẻ có tội nên bị trừng phạt, nhưng không may chúng tôi, họ tự coi là vô can” – “Họ thậm chí không có tinh thần tự giác, không trọng danh dự của một sĩ quan cao cấp, nên họ không dám tự xử”, ông nói. Đối với phóng viên chiến tranh nổi tiếng Alexander Kots, viết trên trang Telegram của mình, “Sẽ không có bất kỳ tin tốt nào sẽ diễn ra trong tương lai gần.” Tất cả về các cuộc tấn công chỉ bằng lời nói suông và nổi bật hơn khi Tổng thống Vladimir Putin trong dịp kỷ niệm việc sáp nhập bốn khu vực Ukraine tại một buổi hòa nhạc trên Quảng trường Đỏ ở Moscow, rằng “chiến thắng sẽ là của chúng ta”, tổng thống nói trên một màn hình khổng lồ giữa biển cờ Nga.


Không có lời chỉ trích nào nhắm trực tiếp vào vị nguyên thủ quốc gia, hay thậm chí vào bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu . Nhưng khi nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov tấn công các tướng lĩnh của Nga, thúc giục việc sử dụng vũ khí hạt nhân và ám chỉ rằng Putin đã thiếu thông tin, vì vậy Điện Kremlin đã phải lên tiếng phản ứng.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov: “Trong những thời điểm khó khăn, cảm xúc phải được loại trừ … Chúng tôi muốn đưa ra những đánh giá khách quan để đo lường về tình hình.” Ông Putin đã xúc động thừa nhận “sai sót” trong nỗ lực huy động quân dự bị sau một cuộc đụng độ lớn, họ được ghi nhận là những người không có kinh nghiệm trong quân đội điều ra mặt trận.(Putin was moved to admit publicly to “errors” in the effort to mobilize reservists…)

Tái khởi động mạng lưới chống Putin

Sau khi Alexei Navalny lãnh đạo chính của phe đối lập phải ngồi tù, và phe đối lập chính trị tại Nga hầu như đã bị xóa sổ. Những gì còn lại của phe đối lập chủ yếu hoạt động từ nước ngoài và đang cố gắng xây dựng lại tại bên trong nước Nga với hy vọng sẽ thúc đẩy sự bất bình của dân chúng. “Hàng triệu người ở lại Nga làm con tin của Putin và không muốn chiến đấu”, đồng minh của Navalny, Leonid Volkov, người đã thông báo trên YouTube về việc tái khởi động mạng lưới hoạt động ở nhiều khu vực của quốc gia này. “Cuộc đấu tranh có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, với các mức độ rủi ro khác nhau – chúng ta có thể đưa ra thông tin, trợ giúp pháp lý, làm công việc tình nguyện hoặc phá hoại công việc của các quân ủy, tuy nhiên một số công tác đó là rất nguy hiểm”, ông lưu ý.[1]

✱ Truyền hình nhà nước Nga loan tải thông tin tiêu cực về cuộc chiến tại Ukraine.

Theo tờ báo Hoa Nam Buổi Sáng, (SCMP-HK) cơ quan ngôn luận bán chính thức của Bắc Kinh tại Hồng Kông – Điện Kremlin cho phép truyền thông nhà nước loan tải một số sự thật về cuộc chiến Ukraine do Putin đề xuất đang gặp bế tắc . Sự thay đổi chính sách theo hướng cho phép công khai chỉ trích quân đội diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng tuyên truyền tích cực không ngừng sẽ làm gia tăng sự nghi ngờ của công chúng. Sau nhiều tháng hầu như không đưa tin gì ngoài những thành công trên chiến trường, nhưng nay, truyền hình nhà nước gần đây đã liệt kê các cuộc rút lui và thất bại của Nga tại Ukraine.

Với việc quân đội của họ bị mất đất gần như hàng ngày, Điện Kremlin đã bắt đầu thừa nhận một số thất bại trong cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin, khi nói với một số phương tiện truyền thông nhà nước, vì lo ngại rằng tuyên truyền tích cực không ngừng của họ sẽ làm gia tăng sự nghi ngờ của công chúng. Sự thay đổi chính sách trong vài tuần qua, được mô tả bởi những người quen thuộc với việc quản lý thông tin chặt chẽ của Điện Kremlin, những người nói với điều kiện giấu tên, đã gây ra một làn sóng chỉ trích bất thường của công chúng đối với quân đội.


Tất nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Điện không nới lỏng việc kiểm soát các phương tiện truyền thông, và tất nhiên, không có nghi vấn nào được nêu ra liên quan đến quyết định xâm lược Ukraine của ông Putin. Nhưng với rất ít triển vọng lực lượng của họ sẽ sớm làm chậm cuộc phản công của Ukraine, các nhà chức trách Nga hy vọng sự loan tải về thiệt hại nhẹ của cuộc chiến có thể giúp tăng cường sự ủng hộ của công chúng. Cách tiếp cận mới cũng được phản ánh từ giới lãnh đạo cao cấp. Tổng thống đã tổ chức ít nhất hai cuộc họp kín kể từ đầu mùa hè với một nhóm nhỏ phóng viên quân sự Nga, bao gồm một cuộc họp không lâu trước quyết định đột ngột của tháng trước về việc ra lệnh triệu tập 300.000 người dự bị, theo những người quen thuộc với tình hình chia sẻ.

Tatiana Stanovaya, người sáng lập nhóm nghiên cứu R.Politik, cho biết sự xuất hiện bất ngờ trên truyền hình nhà nước với những lời chỉ trích về cách xử lý của quân đội trong cuộc chiến – điều này có thể coi như lời biện minh cho những lời kêu gọi từ các phần tử diều hâu trong giới thượng lưu Nga về các cuộc tấn công bừa bãi vào các thành phố và cơ sở hạ tầng tại Ukraine.

Bà nói: “Đang có một cuộc tranh luận gay gắt giữa các cấp lãnh đạo về việc làm thế nào để giành chiến thắng trong cuộc chiến này. “Có một cuộc tìm kiếm những người có tinh thần trách nhiệm để giúp Putin chọn lựa các giải pháp khác.” Tại cuộc gặp gỡ của Putin với các phóng viên chiến trường, nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa cứng rắn, đã vẽ nên một bức tranh thảm khốc về tình hình ở mặt trận, người đưa tin cho biết. Chỉ trong vài tuần, các lực lượng của Ukraine đã tràn vào những vùng lãnh thổ rộng lớn mà quân đội Nga đã dành nhiều tháng chiến đấu để chiếm đóng vùng đất đó.

Trong vòng vài ngày, Putin đã thực hiện các cuộc điều động quân sự và tuyên bố các vùng đất mà quân đội của ông vẫn nắm giữ vì là một phần lãnh thổ Nga. Đã có Hơn 300.000 người đã đua nhau chạy trốn khỏi đất nước. Nhưng người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã không trả lời các câu hỏi về sự việc này.

Khi cuộc phản công của Ukraine đẩy các phòng tuyến của Nga lùi xa hơn – chiếm lại vùng đất mà Putin chỉ tuyên bố là đã thôn tính – đồng thời truyền hình nhà nước đã loan tải thông tin chính thức rằng cuộc rút lui là động thái chiến lược được lên kế hoạch cẩn thận. “Hôm qua, chúng tôi đã mất 16 khu định cư ở vùng Kherson. Hôm nay chúng ta sẽ mất gì? ” Người dẫn chương trình Olga SKabeyeva trả lời :“Chúng tôi đang điều động với các yếu tố của một cuộc rút lui” đó là tất cả những gì anh ta có thể đáp lại. “Mọi thứ đang diễn ra không tốt cho chúng tôi trên chiến trường,” Vladimir Solovyov, người dẫn chương trình truyền hình nhà nước nổi tiếng nhất của nước Nga, đã than thở trong chương trình hàng đêm của mình vào đầu tuần này.


Các chương trình truyền hình đã chỉ trích các chỉ huy quân sự vì không thể chiến thắng trước Ukraine, cũng như về thất bại, vốn đã gây bất lợi bởi các tin tức loan truyền rộng rãi về những người già, ốm yếu hoặc được miễn dịch bị đưa đến các trại huấn luyện. “Khó khăn trước tình huống này có thể đoán trước được,” phóng viên chiến tranh Alexander Sladkov cho biết trong tuần này trong một chương trình trò chuyện vào khung giờ vàng trên Rossiya 1. “Chúng tôi biết sự việc thật kinh khủng khi nghe thấy điều đó vào tháng thứ tám của cuộc chiến”.

Các cuộc thăm dò cho thấy lệnh điều động đột ngột khiến nhiều người Nga bị ngỡ ngàng nên một số người lần đầu tiên đặt câu hỏi về tiến trình của cuộc xâm lược kể từ khi Putin phát động nó vào ngày 24 tháng 2. Tại Điện Kremlin, các quan chức lo lắng rằng sự bất lợi giữa các báo cáo tại chiến trường loan tải trong ứng dụng nhắn tin Telegram, đối nghịch với những tin tức hàng ngày của Bộ Quốc phòng loan tải về những chiến thắng ở mặt trận đã làm xói mòn niềm tin của công chúng vào chính phủ.

Câu hỏi đặt ra là: khi chúng ta nói về tình trạng hỗn loạn, huy động cục bộ, tại sao mọi thứ lại diễn ra theo cách họ đã làm ở Lyman, Balaklia, tất cả chúng ta đều có chung một câu hỏi: Tổng tư lệnh của chúng ta liệu có biết các vấn nạn đó hay không? Vladimir Vladimirovich có biết điều này không? ” Margarita Simonyan, một giám đốc điều hành tin tức hàng đầu đã hỏi trên truyền hình vào Chủ nhật. “Tôi nghĩ ông ta nhận thức được điều đó và hiểu rất rõ.” [2]

✱ Nga “tặng” không vũ khí cho Ukraine

Theo báo El Pais, Tây Ban Nha – Hình ảnh những người nông dân kéo những chiếc xe tăng Nga bị bỏ rơi sau máy cày của họ đã trở thành hiện tượng thường xuyên trên mạng xã hội. Người Ukraine gọi đùa những người nông dân này là Agricultural Division, có ý chế nhạo sự thất bại quân sự trước một kẻ thù kém cỏi về mặt lý thuyết đối với Moscow. Nhưng điều nghịch lý là khi quân đội của họ lại vội vàng rút đi, Nga đã vô tình trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự chính của Ukraine.

Điện Kremlin tiến hành cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2; và chỉ một tháng sau, các lực lượng Ukraine bắt đầu tái chiếm lãnh thổ ở các khu vực Kyiv, Chernihiv và Kharkiv, nơi quân Nga rút lui đã bỏ lại nhiều thiết bị hạng nặng. Tờ Wall Street Journal tuần này đã công bố danh sách các loại vũ khí của Nga được bổ sung vào kho vũ khí Ukraine: “460 xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga, 92 xe pháo tự hành, 448 xe chiến đấu bộ binh, 195 xe chiến đấu bọc thép và 44 hệ thống hỏa tiễn phóng nhiều lần, dựa theo bằng chứng trực quan được tổng hợp từ các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo tin tức từ Oryx, một công ty tư vấn tình báo.

Các con số về xe bọc thép, nếu chính xác, đã vượt xa số lượng mà các đồng minh quốc tế giao cho Ukraine: 320 xe tăng, 210 xe chiến đấu bộ binh và 40 xe chiến đấu bọc thép. Nga dường như cũng trở thành nguồn cung cấp pháo chính cho Lực lượng vũ trang Ukraine. Người phát ngôn của Bộ Tổng tham mưu cho biết quân đội Ukraine không xác nhận liệu những con số này có chính xác hay không. Theo thống kê của Oryx, số lượng xe bọc thép tương đương với gần một nửa tổng số xe mà quân đội Ukraine có trong tháng 9, trước khi xảy ra các cuộc tấn công gần đây.

Xe bọc thép có tầm quan trọng sống còn đối với một đội quân muốn tấn công. Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công nhằm chiếm lại các tỉnh Kharkiv ở phía Đông và Kherson ở phía Nam. Sau gần nửa năm, họ cũng đã tiếp cận được các thị trấn ở Lugansk, trong vùng Donbass. Sự mất cân bằng về quân số giữa các tiểu đoàn thiết giáp và pháo binh của quân đội Nga và Ukraine đặc biệt cao, vì vậy việc tịch thu được xe tăng T-90, một trong những viên ngọc quý của quân đội Nga, được coi là một chiến thắng cho Ukraine. Đó là trường hợp trong tuần này khi chỉ huy Lữ đoàn cơ giới hóa số 92 của Ukraine, Đại tá Pavlo Fedosenko, được quay cảnh lái xe T-90 hài lòng về khả năng cơ động và tốc độ của xe tăng này. Lữ đoàn 92 là một trong những đơn vị chủ chốt trong cuộc phản công của Ukraine đã đẩy lui quân Nga ra khỏi tỉnh Kharkiv.

Sau khi xem xét tình trạng cơ học các thiết bị tịch thu, các ký hiệu nhận dạng của Nga bị xóa và thay thế bằng ký hiệu của Ukraine. Theo Oryx, xe cơ giới tịch thu được phổ biến nhất là xe vận tải bộ binh bọc thép BMP-2. Tuần này, một video quay cảnh binh lính Nga đầu hàng với chiếc BMP-2 của họ ở mặt trận Kherson đã lan truyền trên mạng xã hội. Với một lá cờ trắng, dấu hiệu của sự đầu hàng. Andrii Yusov, người đứng đầu cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết vào hôm thứ Ba (4.10.2022) cho đến nay hơn 2.000 binh sĩ Nga đã gọi đến đường dây nóng điện thoại mà chính quyền Ukraine cung cấp cho các binh sĩ đối phương muốn đầu hàng.

Quân đội Ukraine vốn đã quen thuộc với nhiều loại vũ khí của Nga vì hầu hết các trang thiết bị đã được dùng chung từ thời Liên Xô. Những xe hư hỏng không thể sửa chữa được thì bị loại bỏ. Các đơn vị pháo binh cũng được cho là đã tịch thu được nhiều khẩu pháo chống tăng T-12 bị bỏ lại trong các cuộc phục kích do các đơn vị nhỏ lính Ukraine được trang bị tốt hơn, nhanh nhẹ hơn so với quân đội Nga. Hình ảnh về các trung đội chống tăng Ukraine được trang bị bệ phóng tên lửa di động Kornet của Nga cũng đã xuất hiện trong những tuần gần đây.

Tổ chức Conflict Intelligence Team kết luận vào tháng 9 rằng với cuộc phản công bất ngờ ở Kharkiv, Ukraine đã đạt được một điều phi thường trong cuộc chiến: Khi phản công dùng nhiều xe bọc thép hơn so với lúc khởi đầu trận chiến. Mặc dù vậy, cuộc phản công của Ukraine phần lớn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí hiện đại từ các đồng minh NATO. Một trong những ví dụ điển hình về thiết bị tiên tiến nhất mà Ukraine nhận được từ phương Tây là thiết bị chống máy bay không người lái EDM4S Sky Wiper của Lithuania, sử dụng xung điện từ để làm nhiễu hệ thống điều hướng của máy bay không người lái của đối phương.

Khả năng của Ukraine chống lại sự tấn công dữ dội của Nga hầu hết là nhờ vào việc huấn luyện binh sĩ của họ tốt hơn và các loại vũ khí như máy bay không người lái Barayktar của Thổ Nhĩ Kỳ, pháo M777 của Mỹ và điểm vượt trội của cuộc chiến là bệ phóng tên lửa hạng nhẹ HIMARS, chiến cụ này cũng được cung cấp bởi Hoa Kỳ. Những vũ khí này đại diện cho một cột mốc quan trọng trong cuộc xung đột vì chúng đã phá hủy các mạng lưới tiếp tế và kho vũ khí ở hậu phương của Nga, buộc những kẻ xâm lược phải lùi xa chiến tuyến.[3]

✱ Putin đang chiến đấu đơn độc trong cuộc chiến tại Ukraine

Theo hãng tin Al Jazeera, Qatar ngày 9.10.2022 – Những người mà Tổng thống Nga có thể coi là đồng minh dường như không muốn hậu thuẫn cuộc chiến tàn khốc của ông ở Ukraine. Vào ngày 30 tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi đi bài phát biểu bị phê bình là chói tai. Trích lời nhà triết học phát xít Ivan Ilyin, Putin tự nhận mình là anh hùng dẫn đầu cuộc chiến toàn cầu chống lại phương Tây nói chung và bá quyền của Mỹ nói riêng. Thay vì đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc xung đột mang tính thời đại mới, nhưng thay vào đó, là bài phát biểu đã nêu rõ mức độ mà Tổng thống Nga mang tính xa rời thực tế.

Tuyên bố này nhằm đánh dấu một điểm cao về “thành công” của “chiến dịch đặc biệt” chống lại Ukraine, cụ thể là nỗ lực sáp nhập các khu vực Donetsk, Luhansk, Zaporizhia và Kherson của Ukraine – mặc dù các lực lượng Nga không kiểm soát hoàn toàn bất kỳ khu vực nào trong số 4 vùng đó. Những gì Putin đã lên kế hoạch vào tháng Hai về cuộc chiến thần tốc với lực lượng hùng hậu; nhưng thay vào đó lại bị chế giễu.

Mặc dù sự khủng khiếp của cuộc xung đột không phải là vấn đề đáng cười, nhưng Putin mù quáng trước thực tế bi thảm của cuộc giao tranh đã được thể hiện rõ khi các lực lượng Ukraine chiếm lại thành phố Lyman ở Donetsk trong vòng 24 giờ sau khi ông ta gửi đi bài phát biểu. Lyman từng có tầm quan trọng chiến lược do vị trí của nó như một đầu mối của tuyến đường sắt, nhưng giờ đây nó cũng mang một ý nghĩa biểu tượng – tất cả là do một thực tế là Putin không còn giữ được sự tức giận cho riêng mình. Một tuần sau, một vụ nổ đã xảy ra ở Cầu Kerch mà Putin đã ra lệnh xây dựng để nối đất liền Nga với Bán đảo Crimea do Nga chiếm đóng. Cây cầu được cho là dự án mà Điện Kremlin đã sử dụng để tuyên truyền cho chủ trương thống trị của mình.

Putin từ lâu đã chỉ trích cái gọi là “trật tự dựa trên luật lệ” và thói đạo đức giả của Mỹ về việc sử dụng vũ lực ở nước ngoài. Lần đầu tiên ông đưa ra những ý tưởng này trong bài phát biểu năm 2007 tại Hội nghị An ninh Munich. Hồi đó, ông vẫn sẵn sàng gọi Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác là “đối tác” – ngôn ngữ mà ông nay đã gạt sang một bên. Sự sa đà vào sự cường điệu của ông tiếp tục với hai bài tiểu luận, được xuất bản vào năm 2020 và 2021, mô phỏng lại Chiến tranh Thế giới thứ hai để đổ lỗi cho phương Tây về các cuộc tấn công của Hitler vào Đông Âu trong khi xóa tội cho Nga về hiệp ước Molotov-Ribbentrop và tố cáo quyền dân tộc chủ nghĩa của Ukraine.

Putin chủ trương như thế nào cũng đã được thể hiện rõ ràng bởi một điểm nhấn đặc biệt trong bài phát biểu mới nhất của ông ta, đó là: theo tuyên bố của ông rằng Nga đang dẫn đầu nhiệm vụ chống lại quyền bá chủ của Mỹ và phần còn lại của thế giới đang chọn đứng về phía họ. Nhưng một số quốc gia mà ông Putin có lẽ coi họ là đồng minh – tuy họ từ chối “cúi đầu” trước áp lực của Mỹ , nhưng họ lại không thiết tha với Điện Kremlin.

Trung Quốc từ chối tán thành việc Putin sáp nhập lãnh thổ của Ukraine


Trong khi đó, Trung Quốc – một cường quốc khác mà Putin đã tìm kiếm sự ủng hộ – cũng đang xa rời nỗ lực chiến tranh của Nga. Họ không quan tâm đến việc tham gia vào nỗ lực của Putin nhằm nâng cao trật tự tài chính quốc tế toàn cầu, do đồng đô la Mỹ chi phối, tuy điều này rất phù hợp với Bắc Kinh. Cuối cùng, họ tìm cách thay thế Mỹ trở thành người chơi thống trị, trong khi Putin hy vọng hệ thống hiện tại sẽ sụp đổ hoàn toàn. Và mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng là người chỉ trích dữ dội sức mạnh địa chính trị của Mỹ, nhưng Bắc Kinh không chỉ thận trọng trong cách tiếp cận cuộc xung đột ở Ukraine, mà còn từ chối tán thành quan điểm của Putin về việc sáp nhập lãnh thổ Ukraine ( but has refused to endorse Putin’s position on annexing Ukrainian territory). Trong khi Điện Kremlin thường thích viện dẫn điểm bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về Đài Loan giống như cuộc xâm lược của họ vào Ukraine, có rất ít cơ hội để Bắc Kinh làm điều tương tự, chứ chưa nói đến việc công nhận chủ quyền của Nga đối với các vùng lãnh thổ bị “sáp nhập”.

Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ chê bai Putin làm mất ổn định khu vực


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người có các vấn đề riêng với phương Tây mà ông đổ lỗi cho âm mưu đảo chính năm 2016 chống lại ông, và cho đến nay đã từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Tuy nhiên, các ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ – một số ngân hàng trong số đó đã bị cáo buộc tuân theo các lệnh trừng phạt đối với Iran – đã bắt đầu nghĩ tốt hơn về việc lách các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Một ngày trước bài phát biểu của Putin, có thông tin cho rằng các ngân hàng nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ không còn sẵn sàng sử dụng hệ thống thanh toán MIR của Nga, một giải pháp thay thế cho hệ thống nhắn tin liên ngân hàng SWIFT có trụ sở tại Bỉ mà hầu hết các ngân hàng lớn nhất của Nga đã bị cấm sử dụng. Ankara cũng đã bác bỏ các hoạt động nhằm thôn tính lãnh thổ của Putin, coi đó là hành động vi phạm nghiêm trọng vào luật pháp quốc tế. Meral Aksener, lãnh đạo đảng IYI đối lập của Thổ Nhĩ Kỳ – qua bài hùng biện của mình đã chống lại Điện Kremlin, chê bai Putin làm mất ổn định khu vực rộng lớn hơn sau bài phát biểu của ông.

Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu của Nga và các mặt hàng khác trong những tháng gần đây, nhưng ngày càng có những dấu hiệu cho thấy những yêu cầu của Moscow về việc hỗ trợ của họ đang giảm dần. Các công ty dầu mỏ và chính phủ Ấn Độ được cho là đã miễn cưỡng áp dụng cơ chế thương mại bằng đồng rúp đối với việc nhập khẩu dầu. Thủ tướng Narendra Modi cũng đưa ra lời chỉ trích đáng kể nhất về cuộc chiến cho đến nay tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Uzbekistan vào ngày 16 tháng 9 (2022), đã tuyên bố rằng “thời đại ngày nay không phải là thời đại chiến tranh”.

Phản ứng từ các nước Trung-Tây Á

Putin thậm chí có nguy cơ mất đi những gì từng là một trong những đồng minh an ninh thân cận nhất của Nga – Armenia – sau khi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo từ chối hỗ trợ Yerevan sau các cuộc đụng độ biên giới với Azerbaijan và các cuộc tấn công vào lãnh thổ của nước này. Một số quan chức cao cấp của Armenia thậm chí còn ám chỉ việc rời khỏi khối này.

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cũng đã tìm cách tách mình khỏi ông Putin, mặc dù các lực lượng Nga đã can thiệp vào nước này vào tháng Giêng vừa qua để giúp dập tắt một loạt các cuộc biểu tình được cho là một âm mưu đảo chính. Khi khoảng 200.000 người Nga trốn quân dịch đã chạy khỏi nước để tới Kazakhstan trong hai tuần qua, Tokayev gọi cuộc khủng hoảng ở Nga là một “tình huống vô vọng”. Trong khi đó, giữa những nỗ lực của Nga nhằm thu hút lao động từ Trung Á, Uzbekistan và Kyrgyzstan đã cảnh báo công dân của họ về cuộc xung đột. Ngay cả Tajikistan, nơi tổng thống vừa được Putin trao tặng Huân chương Vì Tổ quốc hạng ba, cũng tỏ ra dè dặt trước nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hệ thống thanh toán của Nga.

Trung Đông và châu Phi đã lên án việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp
Những hành động tàn bạo về quân sự và quản lý kinh tế yếu kém của Putin cũng không giúp ông ta chinh phục được những người bạn ở châu Phi và Trung Đông, nơi mà các quốc gia từ trước đến nay hầu như không đề cập đến cuộc xung đột. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy sự khủng khiếp của các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đang đẩy sự trung lập này đến giới hạn của nó.

Tại Trung Đông, hai nhà xuất khẩu năng lượng lớn là Qatar và Kuwait đã lên án việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp giữa các nước và kêu gọi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ở châu Phi cũng vậy, đã có những lời chỉ trích về sự xâm lược của Nga. Vào cuối tháng 9, Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo nói tại LHQ rằng “Mọi viên đạn, mọi quả bom, mọi quả đạn bắn trúng mục tiêu ở Ukraine, đều trúng vào túi của chúng ta và các nền kinh tế của chúng ta ở châu Phi” (“Every bullet, every bomb, every shell that hits a target in Ukraine, hits our pockets and our economies in Africa”).

Putin chiến đấu một mình.

Bất chấp những hy vọng của mình, Putin vẫn chiến đấu một mình. Điều đó có thể làm cho ông ta thậm chí còn nguy hiểm hơn. Nhưng điều đó sẽ chỉ cô lập ông ta thêm. Cuộc chiến của ông ta ở Ukraine không phải là cuộc đấu tranh văn minh hay lịch sử cho tương lai, mà là của một người đã bộc lộ những ham muốn điên cuồng khi ông ta đã đàn áp một cách dã man đối với bất kỳ tiếng nói nào ở Nga lên tiếng chống lại ông ta. Nhưng ý đồ đe dọa thế giới buộc phải tuân theo sự man rợ và thế giới quan điên cuồng của anh ta không gì khác hơn là một điều viển vông (But his desire to intimidate the world into acquiescing to his barbarity and craven worldview is nothing more than a fantasy).[4]

Về cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ lên án Nga sáp nhập bất hợp pháp 4 vùng Ukraina được 143 quốc gia ủng hộ, trong khi cuộc bỏ phiếu hồi tháng 3.2022 là 140 nước. Theo đài radio RFI (13.10.2022) một vài ngày trước cuộc bỏ phiếu, vấn đề chủ quyền bán đảo Crimée đã được khối Liên Âu gác sang một bên, mà chỉ chú trọng đến vùng lãnh thổ mà Nga đã đơn phương sáp nhập mới đây.

Phải chăng việc khối Liên Âu gác bán đảo Crimée sang một bên, gửi đi một tín hiệu nhằm gián tiếp thừa nhận bán đảo này thuộc Nga để tiện lợi cho việc đàm phán về hòa bình tại Ukraine trong tương lai?

Đó là chuyên của tương lai, trong hiện tại, sau vụ phía Nga dùng hỏa tiễn và drone phá hoại khoảng 30 % hệ thống điện nước trên toàn quốc nhằm làm giảm thiểu tiềm năng phòng thủ… Nay phía Ukraine lo ngại TT Putin sẽ phá hủy các con đập dọc theo sông Dipro nhằm gây thiệt hại đến việc cung cấp nước ảnh hưởng trầm trọng đến việc sản xuất nông phẩm trong khu vực. Chưa kể đến việc TT Putin đe dọa sẽ sử dụng bom nguyên tử chiến thuật…Phải chăng vì lo ngại đe dọa này sẽ xảy ra, cho nên phía «Bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi tất cả công dân Trung Quốc khẩn cấp rời Ukraine ngay bởi tình hình rất nghiêm trọng – the Chinese Foreign Ministry urged Chinese citizens to leave Ukraine, citing the grave security situation »? (Theo Hoàn Cầu Thời Báo/Global Times,TQ ngày 16.10.2022).’

Đào Văn

Nguồn:

[1] The Moscow Times: Russian Elite Voices Anger at Military Leadership

[2] SCMP-HK:Kremlin lets state media tell some truths about Putin’s stalling Ukraine war
[3] El Pais, Spain: Russia becomes the main (involuntary) supplier of weapons to Ukraine

[4] Al Jazeera, Qatar: Putin is fighting alone
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by quangminh »

Ngôi nhà xiêu vẹo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ sụp đổ
Tác giả: Bùi Mẫn Hân
Đỗ Kim Thêm dịch



Image
Ảnh: Bảy người trong Ban thường vụ Bộ Chính trị khóa mới của Trung Quốc. Nguồn: Lintao Zhang/ Getty Images

Đặng Tiểu Bình hiểu rằng, một hệ thống dựa trên quy tắc là quan trọng để tránh lặp lại sự khủng bố cuồng tín đã được gây ra dưới thời Mao Trạch Đông. Nhưng niềm tin của ông không thể vượt qua lợi ích vị kỷ, và như Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ ra, cơ ngơi thể chế mà ông Đặng xây dựng vào thập niên 1980 hóa ra trống rỗng.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong tháng này, Tập Cận Bình gần như chắc chắn được chuẩn nhận chức Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch Trung Quốc cho nhiệm kỳ thứ ba. Cùng với việc này, ông sẽ trở thành nhà lãnh đạo tối cao phục vụ lâu đời nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, và các quy tắc và chuẩn mực được cho là chi phối chế độ ĐCSTQ sẽ bị phá vỡ.


Những quy tắc và chuẩn mực đó đã được đưa ra phần lớn bởi Đặng Tiểu Bình, người kế vị Mao Trạch Đông và nắm quyền vào năm 1978. Ông Đặng là người trực tiếp biết rõ những thiệt hại mà tinh thần cuồng tín thuộc về ý thức hệ của Đảng có thể gây ra. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, một trong những người con trai của ông đã bị Hồng vệ binh gây tê liệt. Bản thân ông Đặng cũng đã bị tước bỏ các chức vụ chính thức và được gửi đến làm việc tại một nhà máy ở một tỉnh xa xôi trong bốn năm – một trong ba lần ông bị chính phủ thanh trừng trong suốt sự nghiệp cách mạng lâu dài của mình.

Để bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ lại bị kìm kẹp bởi nỗi kinh hoàng như vậy nữa, với sự hỗ trợ của các nhà lão thành cách mạng khác đã sống sót sau cuộc Cách mạng Văn hóa, ông Đặng đã khôi phục quyền lãnh đạo tập thể và đặt ra các giới hạn về độ tuổi và nhiệm kỳ cho hầu hết các chức vụ cấp cao của ĐCSTQ. Trong những thập niên sau, giới lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã phục vụ không quá hai nhiệm kỳ và các ủy viên Bộ Chính trị tuân thủ mức giới hạn mặc định về độ tuổi là 68.


Nhưng ông Tập đã cho thấy là “hệ thống dựa trên các quy tắc” của ông Đặng thực ra mong manh như thế nào. Thực ra, đối với tất cả các trò chơi hòng đánh lừa dư luận về những thành tựu của ông Đặng, thành tích của ông về việc kiềm chế chế độ ĐCSTQ là hỗn tạp, tốt nhất phải nói là, không chỉ vì ông tự cam kết theo các quy tắc gần như không mạnh mẽ như người ta có thể mong đợi.

Trong phần thực hành, Đặng coi thường tinh thần lãnh đạo tập thể và các thủ tục hình thức. Ông hiếm khi cho tổ chức các cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, bởi vì ông muốn phủ nhận đối thủ chính của mình, người bảo thủ trung thành phản đối cải cách kinh tế, một nền tảng để thách thức chính sách của ông. Thay vào đó, ông thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua các cuộc họp riêng với những người ủng hộ.

Hơn nữa, khi đối phó với các nhà lãnh đạo có thiện cảm dành cho các lực lượng ủng hộ dân chủ, ông Đặng thường xuyên vi phạm các thủ tục và chuẩn mực mà ông đã thiết lập. Việc ông cách chức hai nhà lãnh đạo dân chủ là Hồ Diệu Bang năm 1986 và Triệu Tử Dương (người từ chối lệnh của Đặng để thực hiện thiết quân luật trong cuộc khủng hoảng Thiên An Môn) vào năm 1989 – đã bất chấp nội quy của Đảng.


Trong cùng thời gian này, ông Đặng đôi khi tránh đưa ra một quy tắc, nếu làm như vậy, có thể làm hại cho lợi ích chính trị của ông. Điểm đáng chú ý nhất là, cùng với các nhà lãnh đạo cao niên khác của ĐCSTQ, ông đã không áp đặt các giới hạn về độ tuổi hoặc nhiệm kỳ đối với các thành viên của Bộ Chính trị. Ngay cả khi không thể giữ các chức vụ chính thức của chính phủ vô thời hạn, họ sẽ không bao giờ mất thẩm quyền ra quyết định của mình.

Cũng tương tự như vậy, ông Đặng không ban hành bất kỳ quy tắc hình thức nào quy định ai có thể làm Chủ tịch Uỷ ban Quân ủy Trung ương. Điều này cho phép ông Đặng tiếp tục nắm chức vụ này sau khi từ bỏ các chức vụ khác. Theo tiền lệ đó, Giang Trạch Dân cũng làm như vậy vào năm 2002. Đối với ông Tập, trong khi ông phải thông qua các kiến nghị nhằm loại bỏ việc giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch ra khỏi Hiến pháp vào năm 2018, thực ra ông được hưởng lợi của ĐCSTQ là đã không áp đặt giới hạn về nhiệm kỳ chính thức đối với chức vụ Tổng Bí thư.

Không có gì gây xáo trộn về các cuộc đấu tranh của Trung Quốc để duy trì các quy tắc và chuẩn mực. Ngay cả những nền dân chủ trưởng thành như Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với những thách thức như vậy, như nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump đã thể hiện rõ. Nhưng nếu việc kiểm tra và cân bằng chính thức theo hiến định thất bại, các nền dân chủ ít nhất có thể tin tưởng vào một nền báo chí tự do, xã hội dân sự và các đảng đối lập để đẩy lùi, như họ đã làm chống lại Trump.


Trong các chế độ độc tài, các quy tắc và chuẩn mực mong manh hơn nhiều, vì không có các cơ chế đáng tin cậy để thực thi hiến định hoặc chính trị, và những kẻ chuyên quyền có thể dễ dàng chính trị hóa các thể chế, chẳng hạn như tòa bảo hiến, biến các cơ quan đó thành mềm dẻo để tùng phục. Và không có cơ chế chấp hành thứ cấp. Trung Quốc không có báo chí tự do hay cơ chế đối lập có tổ chức. Nếu một quy tắc trở nên không phù hợp – như giới hạn hiến định về các nhiệm kỳ Chủ tịch dành cho ông Tập, nó có thể dễ dàng được thay đổi.

Mặc dù chà đạp các quy tắc và chuẩn mực thuộc về thể chế có thể mang lại lợi ích cho giới cai trị chuyên quyền, nhưng việc này không nhất thiết tốt đẹp cho chế độ của họ. Kinh nghiệm của ĐCSTQ dưới thời Mao là một trường hợp điển hình. Không bị cản trở bởi bất kỳ ràng buộc thuộc về thể chế nào, Mao đã tạo ra các cuộc thanh trừng liên tục và đưa Đảng từ thảm họa này sang thảm họa khác, để lại một chế độ đã khô cạn về mặt ý thức hệ và phá sản về mặt kinh tế.

Ông Đặng hiểu rằng một hệ thống dựa trên các quy tắc là cần thiết để tránh lặp lại trải nghiệm thảm khốc đó. Nhưng niềm tin của ông Đặng không thể vượt qua lợi ích vị kỷ, và cơ ngơi về thể chế mà ông xây dựng vào thập niên 1980 hóa ra không hơn một ngôi nhà xiêu vẹo, xây bằng giấy với các lá bài. Chuẩn nhận cho ông Tập trong tháng này chỉ đơn thuần là phát súng đầu tiên gây ra việc sụp đổ không thể tránh khỏi của hệ thống.

________

Tác giả: Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là giáo sư môn Công Quyền học tại Claremont McKenna College, Hoa Kỳ. Ông là thành viên cao cấp không thường trú của Quỹ Marshall Đức ở Mỹ.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lengoi »

Tổng quan về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ năm 2022

Đỗ Kim Thêm
4-10-2022
Vào ngày 8 tháng 11 năm 2022 tới đây, các cử tri Mỹ sẽ đi bầu Quốc hội vào giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden và được gọi chung là Midterm Elections. Kết quả bầu cử này sẽ là thước đo về thành quả trong hai năm vừa qua và tiên đoán về triển vọng trong hai năm sắp tới của Tổng thống Joe Biden.

Nhưng ai sẽ bầu cho ai? Cuộc tranh cử lần này có ảnh hưởng đặc biệt nào đối với toàn bộ nền chính trị của Mỹ? Dân chúng hài lòng với công việc của chính quyền Joe Biden đến mức nào và hai đảng Cộng hoà và Dân chủ sẽ vận động tranh cử với các đề tài nào?

Ai bầu cho ai?

Theo Hiến pháp quy định, Quốc hội là cơ quan lập pháp, bao gồm Hạ viện và Thượng viện; cứ hai năm một lần, tất cả 435 Dân biểu Hạ viện và một phần ba trong số 100 Thượng nghị sĩ Thượng viện sẽ được bầu lại; lần bầu này được quy định vào ngày 8 tháng 11 năm 2022. Tại một vài tiểu bang có ngoại lệ cho phép được bầu trước ngày này.

Ngoài ra, trong dịp này, tại 36 trong số 50 tiểu bang, các chức vụ thống đốc sẽ được bầu lại, họ là những nhà lãnh đạo hành pháp của từng tiểu bang.

Sinh hoạt lưỡng đảng

Trong sinh hoạt chính trị hiện nay, chỉ có hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đóng vai trò chủ yếu cho sự vận hành của hệ thống. Đảng Dân chủ chiếm đa số với 222 trong số 213 ghế tại Hạ viện; tại Thượng viện, mổi đảng đều có 50 ghế. Trong số 35 ghế mới được bầu tại Thượng viện lần này, 14 ghế hiện do đảng Dân chủ giữ và 21 ghế do đảng Cộng hòa giữ. Trước cuộc bầu cử 36 thống đốc mới, đảng Cộng hòa có 20 thống đốc, đảng Dân chủ có 16.

Ý nghĩa chính trị

Nói chung, sau cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 năm 2022, thì vấn đề đa số tại Quốc hội sẽ được tổ chức lại cho phù hợp với kết quả và sẽ quyết định cho khả năng hành động của Tổng thống Joe Biden trong hai năm tới. Đảng Cộng hòa đang hy vọng sẽ giành lại đa số tại Hạ viện và Thượng viện và đảm nhận nhiều chức vụ thống đốc hơn.

Nếu đạt được thành quả này, thì gió sẽ xoay chiều, cụ thể là Joe Biden sẽ gặp nhiều trở ngại tại Quốc hội và ước mơ trở lại Nhà Trắng vào năm 2024 của Donald Trump sẽ trở thành hiện thực.

Bầu cử Hạ viện

Các tiểu bang chia nhau 435 ghế trong Hạ viện, các ghế này tính theo tỷ lệ dân số của từng tiểu bang. Các tiểu bang có diện tích rộng lớn như Montana hay Wyoming, nhưng lại là nơi có ít cư dân, nên chỉ bầu được một người, trong khi tiểu bang đông dân như California có được một số đông đại biểu.

Luật bầu cử quy định nguyên tắc đa số tương đối, có nghĩa là, ứng viên có nhiều phiếu bầu nhất trong khu vực tranh cử sẽ nhậm chức dân biểu Hạ viện.

Hạ viện trước cuộc bầu cử

Vai trò của dân số có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc bầu cử Hạ viện. Hiến pháp quy định là cứ mười năm một lần, một cuộc điều tra dân số sẽ được tiến hành để tái xác định số lượng dân biểu và lần mới nhất là ngày 1 tháng 4 năm 2020.

Dựa vào kết quả của Bảng Điều tra Dân số này, bảy tiểu bang sẽ nhận được ít ghế hơn trong Hạ viện (California, Illinois, Michigan, New York, Ohio, Pennsylvania, West Virginia), sáu tiểu bang sẽ có nhiều ghế hơn (Colorado, Florida, Montana, North Carolina, Oregon, Texas).

Theo truyền thống, cử tri của một số tiểu bang chỉ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa, nên việc phân bổ ghế mới trong Hạ viện cũng có thể dẫn đến đa số mới.

Nếu theo dõi kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ trong những lần gần đây, thì đảng của tổng thống đang cầm quyền hầu như luôn mất ghế. Nếu xu hướng này tiếp tục, thì kết quả khó tránh khỏi của lần này là đảng Dân chủ sẽ mất đa số tại Hạ viện.

Bầu cử Thượng viện

Thượng viện có tổng cộng 100 Thượng nghị sĩ và được bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu đa số. Nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ là sáu năm. Để có thể hoạt động liên tục, cứ hai năm một lần, một phần ba Thượng viện được bầu lại.

Ứng viên đắc cử phải được nhiều phiếu bầu nhất, ở một số tiểu bang thậm chí còn qui định thêm là muốn được đắc cử, ứng viên phải có nhiều hơn một nửa số phiếu bầu.

Bất kể dân số là nhiều hay ít, mổi tiểu bang được quy định chỉ là một khu vực bầu cử và được hai Thượng nghị sĩ đại diện. Do đó, giữa 50 tiểu bang có số lượng dân số chênh lệch, thì số lượng cư dân được đại diện bởi một Thượng nghị sĩ hoàn toàn khác nhau.

Thượng viện trước cuộc bầu cử

Kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa mỗi bên có 50 ghế tại Thượng viện. Nếu trong tình trạng bế tắc xảy ra, Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ với lá phiếu của mình, là người quyết đoán chung cuộc.

Vào ngày 8 tháng 11 năm 2022, 34 tiểu bang sẽ bầu một thượng nghị sĩ mới (Alabama, Alaska, Arizona, Arkansas, Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Hawaii, Idaho, Illinois, Indiana, Iowa, California, Kansas, Kentucky, Louisiana, Maryland, Missouri, Nevada, New Hampshire, New York, North Carolina, North Dakota, Ohio, Oklahoma, Oregon, Pennsylvania, South Carolina, South Dakota, Utah, Vermont, Washington và Wisconsin). Tại Oklahoma, một cuộc bầu cử bất thường cũng được tổ chức vì lý do có một Thượng nghị sĩ từ chức.


Trong số 35 ghế mới được bầu, 14 ghế hiện do đảng Dân chủ nắm và 21 ghế do đảng Cộng hòa nắm. Theo các chuyên gia, hiện nay chỉ có bảy ghế được coi là còn trong vòng tranh chấp. Đảng Cộng hòa phải bảo vệ hai ghế ở hai tiểu bang thuộc đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đó là Pennsylvania và Wisconsin. Vì vậy, liệu cử tri sẽ bầu cho ai, đảng Cộng hòa hay cho đảng Dân chủ, cuộc tranh cử ở đây sẽ sôi nổi hơn.

Arizona, Georgia, Nevada, New Hampshire và North Carolina là những tiểu bang dao động, nghĩa là, nhiều cử tri còn e dè trong việc quyết định bầu cho đảng nào. Do đó, cho dến nay, ai sẽ thắng cử là khó đoán.

Bầu cử thống đốc

Tại 36 trong số 50 tiểu bang cũng như ở ba vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ (Guam, Quần đảo Bắc Mariana và Quần đảo Virgin), cuộc bầu cử thống đốc cũng sẽ được tổ chức vào cùng ngày 8 tháng 11 năm 2022.

Các thống đốc của từng tiểu bang là những người đứng đầu chính phủ và bốn năm bầu một lần. Một số tiểu bang cũng có các điều khoản ngoại lệ, việc tranh cử của ứng cử viên bị giới hạn trong hai hoặc ba nhiệm kỳ.


Trước cuộc bầu cử lần này, trong số 36 vị thống đốc, đảng Cộng hòa có 20 thống đốc, đảng Dân chủ là 16. Tuy nhiên, chỉ có 10 trong số 36 chức vụ mới này đang được coi là còn trong vòng tranh chấp ( Arizona, Georgia, Kansas, Maine, Michigan, Minnesota, New Mexico, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin.)

Các thống đốc tiểu bang có nhiều thẩm quyền chính trị và phương tiện pháp lý, nên có thể đưa ra nhiều biện pháp chống lại các kế hoạch của chính quyền trung ương. Do đó, cuộc bầu cử thống đốc cũng có tầm quan trọng đối với việc thực hiện chính sách của chính phủ liên bang.

Các cuộc thăm dò dư luận

Tính cho đến cuối tháng mười năm 2022, đã có nhiều cơ quan truyền thông khác nhau khảo sát về sự hài lòng của dân chúng đối với Tổng thống Joe Biden, hầu như tất cả đều đi đến một kết quả chung là công luận bất bình đối với Joe Biden.

Theo Project FiveThirtyEight cho biết, chỉ có 42% số người được hỏi là hài lòng với công việc chính phủ và 52% là không.

Trước đó, vào tháng Ba năm 2021, tỷ lệ ủng hộ cho Joe Biden là 55 %. Kể từ cuối tháng 8 năm 2022, tình thế đã thay đổi, số người không hài lòng với Joe Biden gia tăng đáng kể.

Các lý do chính cho sự thay đổi này là việc Mỹ rút quân hỗn loạn ra khỏi Afghanistan vào tháng tám năm 2021, cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Corona và cuộc chiến ở Ukraine. Do đó, đảng Dân chủ không còn ưu thế tranh cử như trong mùa hè.

Gần đây nhất, lý do quan trọng khác là Tối cao Pháp viện đã quyết định bãi bỏ quyền phá thai trên toàn quốc, một điểm bất bình mới đã dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ trong cả nước.

Nhưng các chủ đề này đang giảm dần thu hút trong công luận, vì tất cả giá cả tăng cao bất thường, nhất là giá thực phẩm, bất động sản, xăng dầu, lò sưởi, bảo hiểm y tế và cuối cùng là lãi suất thế chấp. Dân chúng đang hoang mang hơn vì lo sợ nạn suy thoái đang gần kề.

Ngược lại, theo các thăm dò chung, cho dù ở cấp tiểu bang và trên toàn liên bang, hiện nay đa số cử tri tin là đảng Cộng hòa có khả năng hơn trong việc giải quyết vấn đề kinh tế cho đất nước và sẽ có nhiều cơ hội thắng cử không chỉ ở Hạ viện mà còn tại Thượng viện.

Trong bối cảnh mới sau kỳ bầu cử này, Tổng thống Joe Biden sẽ chỉ là một “con vịt què”, có nghĩa là, trong thực tế, hai năm tới không có thể đệ trình một dự luật mới hoặc giới thiệu ứng cử viên sáng giá trước Quốc hội.

Những chủ đề tranh cử

Tình trạng lạm phát

Mức lạm phát mới nhất được ghi nhận là khoảng là 8,2%, đó là một cú sốc đối với người tiêu dùng và chính giới. Cụ thể, giá thực phẩm trung bình đắt hơn 11,2% so với năm ngoái, giá dầu cho lò sưởi ấm thậm chí tăng đến 58%. So với giá năm trước, giá bất động sản đã tăng vọt khó kiểm chứng và lãi suất thế chấp tăng lên hơn khoảng 6 %. Mọi người tiêu dùng nhận ra rằng số tiền chi ra cho bất cứ nhu cầu nào cũng có giá trị thấp hơn so với năm trước.

Để ứng phó, chưa ai biết liệu Cục Dự trữ Liên bang có tăng lãi suất không, nhưng đó trở thành mối quan tâm chung. Bi quan nhất là vì mức lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng và không có dấu hiệu nào cho thấy là chính phủ sẽ cải thiện tình trạng.

Mỗi người dân Mỹ trung bình hiện nay mang nợ khoảng 92.000 đô la và gần một nửa là không có thể để dành được tiền tiết kiệm. Tính trung bình, họ phải làm hai công việc cùng lúc, nhưng thường là không đủ để trang trải cho các chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà hoặc tiền lãi thế chấp.

Cho dù các chuyên gia cho là Joe Biden mang lại cho thị trường nhân dụng đã có những chuyển biến khởi sắc, bằng chứng là nhiều người đã tìm được việc làm và khoản nợ của ngân sách nhà nước đã giảm rõ rệt, nhưng cũng không phải vì thế mà dân chúng lạc quan hơn, vì thực ra, việc cải thiện tình hình chung không có gì được gọi là bảo đảm. Các gói cứu trợ Covid năm ngoái, dù tất cả đều có tác dụng nhất định, nhưng cũng giống như các thời trước đây.

Hiện nay, vì không có biện pháp nào hữu hiệu hơn để kiềm chế tình trạng lạm phát, nên đảng Dân chủ sẽ phải trả một cái giá rất đắt trong cuộc bầu cử này.

Bạo lực và tội phạm

Việc gia tăng bạo hành và tội phạm hình sự không chỉ quan trọng đối với cư dân thành thị mà còn ở nhiều vùng nông thôn.

Số liệu thống kê của FBI cho năm 2021 về mức vi phạm tội ác trong cả nước hiện chưa được phổ biến chính thức, vì lý do là các dữ liệu chưa được cập nhật và nhu cầu trang bị bằng kỷ thuật số hoá cho cơ sở dữ liệu chưa hoàn chỉnh.

Dù vậy, nhận định sơ khởi của Council on Criminal Justice, cơ quan chuyên thu thập thống kê hình sự hằng năm tại 27 thánh phố lớn về bạo hành, vi phạm tài sản và sử dụng ma túy cho thấy tình hình chung là bi quan: các vụ giết người tăng 5%, tấn công nghiêm trọng tăng 4%, sử dụng súng tăng 8%, các vụ cướp và trộm cắp xe tăng 14% trong năm 2021, số lượng cảnh sát tính trên đầu người để phục vụ cho nhu cầu an ninh xã hội giảm mạnh hơn so với trước đây.

Trong bối cảnh đó, đảng Cộng hòa đã coi tội phạm là chủ đề chính trong việc vận động tranh cử và cáo buộc đảng Dân chủ là quá “mềm mỏng đối với tội phạm” vì không có hành động kiên quyết để giải quyết tình trạng này.

Từ lâu, đảng Dân chủ đã dành nhiều biện pháp ưu tiên để đối phó, đặc biệt là sau vụ thảm sát tại trường học Uvalde và các vụ xả súng khác. Tuy nhiên, chủ đề này đã không gây sự chú ý đặc biệt của công luận khi đảng Dân chủ đưa việc giải quyết vấn đề trong khuôn khổ tranh luận quá bao quát về tội phạm.

Nhập cư trái phép

Tình hình nhập cư trái phép và xáo trộn tại biên giới giữa Mỹ và Mexico được thảo luận sôi nổi không những ở các tiểu bang bị ảnh hưởng trực tiếp mà còn trong phạm vi cả nước.

Các nhân viên biên phòng phía nam đã bắt giữ gần 2,4 triệu người nhập cư trái phép trong năm 2022, một kỷ lục mà chính phủ không muốn công khai đề cập tới. Đảng Cộng hòa cáo buộc Tổng thống Biden là quá lỏng lẻo trong công tác biên phòng, nhất là việc trục xuất không nghiêm nhặt. Do đó, để đối phó, chính quyền phải tiếp tục xây dựng bức tường ngăn chận như Donald Trump đã từng chủ trương.

Đảng Dân chủ thừa nhận việc giải quyết vấn đề biên phòng là quan trọng, bằng chứng là đã cung ứng ngân sách cho các biện pháp ngăn chận ở nhiều nơi và kết quả là có khoảng một nửa số người nhập cư đã bị trục xuất. Nhưng thực tế cho thấy khác hẳn, nhiều người Cuba, Venezuela hoặc Nga, một khi đã nộp đơn xin tị nạn, thì không thể bị đưa trở lại Mexico.

Sôi bỏng nhất hiện nay là vấn đề chia sẻ trách nhiệm tiếp nhận và ngân sách không được đặt ra trong phạm vi toàn liên bang, có nghĩa là, việc phân phối người nhập cư không được phối hợp cho cả nước.


Các tiểu bang Texas và Arizona cáo buộc các tiểu bang do đảng Dân chủ nắm quyền đã thúc đẩy việc nhập cư trái phép. Đó là lý do tại sao các thống đốc đảng Cộng hòa của Arizona và Texas thường xuyên cho xe buýt chở người nhập cư đến các thành trì của đảng Dân chủ ở New York, Chicago và Washington mà không cần tham khảo ý kiến với bất cứ ai

Gần đây, Thống đốc Florida Ron de Santis đã đưa những người xin tị nạn từ Texas đến Martha’s Vineyard, một hòn đảo nổi tiếng ở bờ biển phía Đông. Tất cả chi phí di chuyển và cư trú tại các khách sạn được trang trải bằng tiền thuế của cư dân tiểu bang.

Vào tháng 8, cơ quan thăm dò Ipsos cho biết, hơn một nửa số người được hỏi đã mô tả tình hình xáo trộn ở biên giới là một “cuộc xâm lược”. Những người theo chủ trương dân tộc cực đoan đã đặt ra thuật ngữ này mà ngay cả nhiều cử tri theo đảng Dân chủ hoặc độc lập cũng đồng tình. Gần đây, trong công luận và thậm chí đảng viên Cộng hòa cũng tận dụng lối diễn đạt này.

Vấn đề phá thai và luật phá thai

Với quyết định để cho các tiểu bang toàn quyền giải quyết các vấn đề phá thai trong tương lai, Tối cao Pháp viện đã gây thêm chia rẽ cho đất nước, làm ảnh hưởng đến tình trạng phân hoá vốn dĩ đã là nghiêm trọng.


Phán quyết này làm cho những người dân phản đối việc phá thai tỏ ra hoan nghênh trong khi nhiều người khác vô cùng phẫn nộ. Các phản ứng dồn dập sau đó là các biện pháp hạn chế và cấm phá thai ở nhiều tiểu bang do đảng Cộng hòa nắm quyền. Do đó, các ứng viên thuộc đảng Cộng hòa đã vận động thêm một chiến dịch tranh cử khác mang tên “Pro Life”.

Mặt khác, đảng Dân chủ đã tham gia đấu tranh cho quyền phá thai không bị hạn chế và đạt mức thành công nhất định; số lượng phụ nữ đăng ký bỏ phiếu cho đảng tăng lên đáng kể và các nữ cử tri trước đây chưa quyết định hoặc nghiêng về đảng Cộng hòa cho biết sẽ ủng hộ đảng Dân chủ trong chủ đề này. Hiện nay, vấn đề phá thai dường như cũng sẽ có ảnh hưởng phần nào quyết định đến kết quả của cuộc bầu cử.

Nhưng cuộc thăm dò vào đầu tháng tám tại Kansas cho thấy là, đa số ở các tiểu bang Trung Tây theo bảo thủ đã bác bỏ lệnh cấm phá thai. Nhiều ứng viên đảng Cộng hòa đã nhìn thấy các dấu hiệu thay đổi và giảm bớt các luận điệu chống phá thai, ngừng thảo luận chủ đề hoặc chuyển sang đề tài khác, điển hình là Kari Lake, ứng cử viên chức vụ thống đốc của tiểu bang Arizona và là ngôi sao đang lên của Đảng Cộng hòa. Kari Lake vẫn chống lại việc phá thai, nhưng cho là nữ giới nên sáng suốt để đưa ra quyết định của riêng mình.

Trong những ngày tới gần cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy là chủ đề phá thai đã bị đẩy lùi so với lạm phát.

Đối sách của Joe Biden

Trước triển vọng đen tối về kết quả của cuộc bầu cử, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm ra hai đối sách mới.

Một là, trước tình hình vật giá leo thang, Joe Biden tìm cách gây áp lực lên ngành công nghiệp dầu mỏ và cho biết là sẽ đánh thuế các lợi nhuận đặc biệt liên quan đến chiến tranh.

Trong báo cáo định kỳ mới nhất, hai doanh nghiệp ExxonMobil và Chevron cho biết là doanh thu tăng cực mạnh nhờ giá dầu tăng, một hậu quả của cuộc chiến tranh Ukraine. Cụ thể là lợi nhuận của Exxon đã tăng lên gấp ba lần với doanh thu là 19,7 tỷ đô la và Chevron tăng lên 84% với doanh thu 11,2 tỷ đô la.

Theo Joe Biden, các doanh nghiêp khổng lồ này phải thay đổi các biện pháp triệt để, cụ thể là tăng gia đầu tư trở lại thị trường Mỹ, tăng khả nẳng sản xuất của các nhà máy lọc dẩu nội địa và giảm giá cho người tiêu dùng.

Nhưng thực tế cho thấy việc doanh nghiệp thay đổi chính sách kinh doanh không thễ giải quyết trong một sớm một chiều trong khi hai đảng đang chạy đua ráo riết trước ngày bầu cử.

Hai là, trong bài diễn văn vận động tranh cử,cuối cùng, Joe Biden báo động cho dân chúng Mỹ là nền dân chủ đang lâm nguy, cáo buộc Donald Trump đã tạo ra thảm hoạ ngày 6 tháng 1 tại Quốc hội và tha thiết kêu gọi cử tri nên tỉnh thức để quyết định cho tương lai của đất nước.

Liệu hai đối sách này của Joe Biden sẽ mang lại hiệu ứng tốt đẹp không, kết quả bầu cử của ngày 8 tháng 11 năm 2022 sẽ là câu trả lời.

Kết luận

Nhìn chung, đảng Dân chủ có được các năng động trong chiến dịch tranh cử trong mùa hè, phần lớn nay bị mất, đặc biệt là ở những nơi mà các cử tri không thuộc đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ sẽ chịu mức độ thất cử nghiêm trọng như thế nào, vẫn còn phải chờ xem.

Nếu đảng Cộng hòa sẽ thắng lớn ở Hạ viện và Thượng viện, thì đảng Dân chủ sẽ lâm vào cảnh bế tắc, đặc biệt là việc đề xuất các dự thảo luật và bổ nhiệm các thẩm phán và nhân viên cấp cao của liên bang.

Các nhận định tổng quan này cần phải được cập nhật và kiểm chứng sau ngày 8 tháng 11năm 2022.

Bài liên quan: Nền dân chủ Mỹ – Alexis de Tocqueville — Thành quả của Joe Biden sau một năm nhậm chức — Ngày 6/1 tại Quốc hội là một vết nhơ cho nền dân chủ Hoa Kỳ
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thuytrieu »

Image

Vương Hỗ Ninh, kẻ giấu mặt
Trần Gia Huấn
8-11-2022
Chỉ vài chục giây nhưng đã làm truyền thông thế giới rung chuyển, Hồ Cẩm Đào bị trục xuất ra khỏi phòng ngay trước khi biểu quyết nhân sự. Nhân viên xốc nách, kéo Hồ lên. Hồ níu lại, nhưng không nổi. Bên trái Hồ là Tập, ngồi im vô cảm. Bên phải Hồ là Lật Chiến Thư. Lật như đang giải thích điều gì, tay thu giữ lại tập tài liệu màu đỏ. Ngồi ngay cạnh Lật, bên phải là Vương Hỗ Ninh (王沪宁). Vương nghiêng người qua, với tới như muốn làm hay nói gì trước lúc Hồ bị dẫn đi. Xin có đôi lời về nhân vật Vương Hỗ Ninh.

Vương, nhỏ hơn Tập Cận Bình vài tuổi, không bị cuốn vào dòng xoáy của Cách mạng Văn Hóa do Mao phát động từ năm 1966. Tập bị đưa về nông thôn. Vương, được sự bao bọc của gia đình nên thoát hiểm. Tập được tu dưỡng và học tập quần chúng lao động. Vương ẩn trong phòng kín, vùi đầu học tiếng Pháp, đọc văn chương, thế sự. Mao từ trần năm 1976. Đại Cách mạng Văn hóa cũng từ trần theo. Đại học Trung Quốc được phép tuyển sinh lại. Vương đỗ vào Đại học Phúc Đán, Thượng Hải năm 1978, khoa Chính trị Quốc tế.

Năm 1988, Vương, 33 tuổi, trở thành giáo sư trẻ nhất của Đại học Phúc Đán. Vương giành được một học bổng 6 tháng tự nghiên cứu, của Hiệp hội Khoa học Chính trị Mỹ. Thế là, Vương ngao du qua 30 thành phố, và 20 trường đại học trong 6 tháng. Chuyến du ngoạn Mỹ của Vương được ví như là một bản sao của Alexis de Tocqueville – một thanh niên quý tộc Pháp, 25 tuổi, dòng dõi đế vương, thăm Mỹ 9 tháng, rồi viết 2 cuốn sách về nền dân chủ Mỹ cách nay đã 150 năm.

Sau chuyến đi Mỹ, Vương đã xuất bản cuốn “American against American” (Mỹ chống lại Mỹ). Vương trở thành ngôi sao rực rỡ trong vòm trời khoa bảng Trung Quốc. Vô vàn giai thoại về Vương: Vương đọc hàng ngàn cuốn sách; Vương tranh luận nảy lửa với học giả Singapore, Đài Loan; Vương ở lại văn phòng khoa rất khuya mỗi ngày không làm gì cả, chỉ suy ngẫm cách quản trị quốc gia v.v…

Cuốn “Mỹ chống lại Mỹ” xuất bản năm 1991, là khởi điểm hình thành lối tư duy “Nước Mỹ đang suy tàn”; “Phương Tây tan rã”; “Thế kỷ của Trung Hoa”; “Khối Á- Âu (Nga – Trung) sẽ soán ngôi”. Truyền thông tung hô không mệt mỏi làm nhiều người, trong đó có cả Putin, đã tin như vậy.

Những huyền thoại về Vương đến tai Giang Trạch Dân. Vương được triệu về Bắc Kinh. Phục vụ cho hai nhiệm kỳ 10 năm của Giang, Vương tung ra thuyết “Ba Đại diện” (Three Represents).

Tiếp đến là hai nhiệm kỳ 10 năm của Hồ Cẩm Đào, Vương đưa ra thuyết “Xã hội Hài hòa” (Harmonious Society); và “Phát triển Khoa học” (Scientific Outlook on Development).


Phục vụ cho vô nhiệm kỳ của Tập, Vương đưa vô số thứ “Tư tưởng Tập Cận Bình”, “Cùng Giàu”, “Chủ Nghĩa Xã hội mang đặc điểm Trung Quốc”, “Giấc mộng Trung Hoa”. Người Mỹ cười; đó chỉ là một kiểu đánh cắp từ “Giấc mơ Mỹ” (American Dream) đã xưa lắm rồi.

Cuốn “Mỹ chống lại Mỹ” (American against America) không được giới học thuật đánh giá cao; bởi vì, tính khoa học yếu, và có mùi tuyên truyền. Vậy, xin kể đôi lời về cuốn sách này.

Vương thấy: Từ San Francisco tới New York, từ bờ Tây tới bờ Đông Hoa Kỳ, ở đâu cũng thấy quá nhiều người vô gia cư. Vô vàn những khu ổ chuột của người da đen. Ma tuý, tội phạm, tệ nạn xã hội tràn lan. Gia đình là một tế bào của xã hội, nhưng gia đình ở Mỹ đang bị xé nát. Cá nhân thay thế cho gia đình. Cá nhân là tất cả, nhưng cuối cùng mỗi cá nhân chỉ biết đối mặt với cô đơn, đổ vỡ, con cái bỏ nhà lang thang.


Vương tin rằng người Mỹ đã đánh đổi linh hồn để giành lấy sự giàu có và uy vũ. Mỹ nhìn có vẻ mạnh, nhưng tinh thần yếu đuối. Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân, nhưng sống trong cô đơn, tủi nhục. Mỹ giàu có nhưng đang thoái hóa.

Về nền dân chủ Mỹ, Vương quan sát cuộc đua vào Nhà Trắng năm 1988 giữa George H.W. Bush và Michael Dukakis. Vương nhận xét: Tất cả là những lời hứa hão, những cuộc tranh luận triền miên, vô bổ, những màn trình diễn hào nhoáng, phi thực tế. Đảng chính trị om sòm, nhí nhố như gánh hàng rong. Ứng viên là những món hàng. Cử tri là kẻ đi mua.

Mỹ quảng bá cho sự bình đẳng ư? Thử nhìn vào những phụ nữ da đen, những người bản địa, khoảng cách giữa người giàu và nghèo, giữa da trắng và da màu, giữa đám tiện dân và bọn đầu sỏ. Mỹ cổ võ cho sự công bằng ư? Tại sao chỉ có công bằng chính trị? Thế còn công bằng thu nhập, công bằng kinh tế, và công bằng xã hội?

Thư viện, bảo tàng, bệnh viện, cầu cống, xa lộ, hay những tòa nhà chọc trời, tất cả được xây trên nền tảng của những nghịch lý và khủng hoảng. Nền kinh tế kiểu Mỹ đã sản sinh ra vấn nạn cô đơn. Bộ phận người, thân thể, da thịt, sex, kiến thức, chính trị, sức mạnh, luật pháp đều trở thành hàng hóa. Những món hàng này đang phá nát xã hội Mỹ. Sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.


Một đất nước mà đến việc mở lá thư, mở đồ hộp, gọt bút chì cũng phải dùng máy, thì cái đất nước đó đáng phải ngồi trên xe lăn dành cho người tàn phế.

Xã hội Mỹ chứa đầy những nghịch lý. Nhà bảy tám phòng ngủ nhưng chỉ một/hai người ở. Mỹ sản xuất ra nhiều ma nhất thế giới, nhưng ở Mỹ không ai tin có ma. Mỹ nghĩ ra đủ thứ cho người tàn tật, nhưng vấn đề của người lành thì bị lờ đi. Những nghịch lý này đang hướng Mỹ tới sự suy vong. Mỹ mải miết đi tìm kiếm những khoái lạc trước mắt. Bởi sự hào nhoáng đã trở thành linh hồn Mỹ.

Công xưởng rệu rã, nông thôn tồi tàn, tài chính chao đảo, thất nghiệp mãn tính, tội phạm kinh niên, giết người hỗn loạn, nghiện ngập tràn lan, tâm thần tự tử, hoang tưởng tự cao, gia đình băng hoại, sinh đẻ giảm sút, xã hội chia rẽ, bạo lực chính trị, kiện cáo triền miên, kỳ thị khắp nơi, văn hóa hư vô, linh hồn lụn bại… xã hội Mỹ, nước Mỹ đang vỡ vụn ra từng mảnh, từng mảnh một, dưới mắt Vương.

Vương kết luận: Mỹ, như tên của cuốn sách, là một nghịch lý hướng tới sự sụp đổ (America was, as the title suggested, a paradox headed for disaster). Đây là một bài học địa chính trị: “Nếu bạn muốn thắng Mỹ, bạn chỉ cần làm một thứ: Qua mặt Mỹ về khoa học và kỹ thuật”.


Bỗng nhiên, ngày 6 tháng 1 năm 2021, cuộc bạo loạn do các tín đồ của Trump gây ra tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ, thì cuốn “Mỹ chống lại Mỹ” bản tiếng Hoa trở thành tâm bão. Người Trung Quốc đọc ngấu nghiến, nuốt lấy từng lời, và tin rằng: Người Mỹ đang tiêu diệt nuớc Mỹ; Hoa Kỳ nội chiến; nước Mỹ bước vào hồi cáo chung; Mỹ đang bên bờ vực thẳm; Mỹ đang thua cuộc; Mỹ đang sụp đổ.

Người Trung Quốc tin cuốn “Mỹ chống lại Mỹ” của Vương là “Ngôi Lời” trong Thánh Kinh. Vương là đấng tiên tri. Vương thấy rõ ngày nước Mỹ sụp đổ từ hơn ba mươi năm trước. “Ngôi Lời” đã ứng nghiệm. Bái phục! Thật bái phục!

Người Hoa lục đổ xô tìm mua sách. Nhà in làm việc hết công suất cũng không đủ sách bán; đến mức, tăng giá 3000 lần, lên tới 2500 Mỹ kim cũng không mua được. Nhiều người phải mua lại sách cũ với giá 2900 Mỹ kim ngoài chợ đen.

Người quen kể lại, ngày Vương giã từ học thuật, đi làm chính trị. Vương đoạt tuyệt với tất cả những mối quan hệ cũ, không viết báo, không công bố tài liệu nghiên cứu, không xuất bản sách, không tiếp xúc truyền thông, không giao tiếp với người nước ngoài. Vương vụt biến một cách đầy bí ẩn.

Hồ Cẩm Đào lên thay Giang Trạch Dân. Băng Thượng Hải (Shanghai Gang) của Giang bị xóa sổ, nhưng Vương sống sót. Tập lên thay Hồ. Nhóm “Đoàn Thanh Niên” (Communist Youth League) của Hồ bị thanh toán, nhưng Vương tồn tại, và sống sót cho đến ngày nay. Vương xếp thứ ba/tư trong Thường vụ Bộ Chính trị khóa 20 vừa kết thúc vào hôm Hồ bị “mời” ra ngoài.

Đã hơn ba mươi năm, ba đời tổng bí thư: Đảng CS Trung Quốc coi Vương Hỗ Ninh là nhà lý luận tầm cỡ nhất của chế độ, một chiến lược gia vĩ đại nhất của thời đại.

Mãi tới hôm nay, người Mỹ mới cay đắng nhận ra: Vương là “não bộ” của cả ba triều đại Giang – Hồ – Tập, và mối thù hận Mỹ cũng tăng nhanh dần đều theo trật tự của thời gian và mức độ giàu có. Trung Quốc càng khá giả bảnh bao, oán thù nước Mỹ càng sâu nặng.

Người Trung Quốc gọi Vương là thầy dạy của hoàng đế (Emperor’s Teacher) mang tầm cỡ Gia Cát Lượng, hoặc Hàn Phi.

Báo Washington Post đánh giá: Vương gần như là người nguy hiểm nhất thế giới, nhưng không ai biết tới. Truyền thông Tây phương đồng loạt gọi Vương Hỗ Ninh là một “China’s Grey Eminence” – Người điều khiển từ trong vùng tối, hay là “Kẻ giấu mặt”.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lengoi »

Kết quả và ảnh hưởng của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022
Đỗ Kim Thêm
12-11-2022
Kết quả

Đảng Dân chủ có thể sẽ mất đa số trong cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Cộng hòa đã không đạt được một chiến thắng vang dội như các cuộc thăm dò đã dự kiến. Kết quả này cũng làm cho cựu Tổng thống Donald Trump thất vọng và cần phải dè dặt hơn trong mọi dự định sắp tới.

Trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 8 tháng 11 năm 2022 vừa qua, đảng Dân chủ đã mất đa số tại Hạ viện, nhưng tổn thất này không cực kỳ nặng nề như các dự báo trước đó đã đưa ra.


Tại Thượng viện, tình trạng đa số vẫn chưa xác định. Về việc đảng nào sẽ kiểm soát Thượng viện trong tương lai, hiện nay chưa được giải quyết và kết quả của cuộc bầu cử vòng hai tại Thượng viện tiểu bang Georgia ngày 6 tháng 12 sẽ chung quyết.

Lý do là vì trong vòng đầu tiên vừa qua, không ứng cử viên nào có được đa số phiếu theo yêu cầu của luật bầu cử địa phương, ít nhất 50 phần trăm phiếu bầu cộng với một phiếu, nên phải bầu lại vòng hai.

Ở hai tiểu bang khác là Nevada và Arizona cũng sẽ có vai trò quyết định quan trọng không kém. Cuộc kiểm phiếu còn kéo dài cho đến tuần sau vì lý do là hàng trăm ngàn lá phiếu vẫn chưa được kiểm xong. Tại Nevada, ứng cử viên đảng Cộng hòa Adam Laxalt dẫn đầu, ở Arizona, ứng viên đảng Dân chủ Mark Kelly dẫn trước.


Nếu đảng viên đảng Dân chủ Raphael Warnock giành được phiếu bầu ở Georgia, như trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên, sẽ có một sự bế tắc tại Thượng viện, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa sau đó mỗi bên sẽ có 50 ghế. Do đó, đảng Dân chủ sẽ giữ được đa số, bởi vì trong trường hợp hòa, lá phiếu của Chủ tịch Thương viện Phó Tổng thống Kamal Harris sẽ có vai trò quyết định tối hậu.

Trước tình hình này, Tổng thống Joe Biden vẫn không từ bỏ hy vọng là Đảng Dân chủ sẽ nắm được Thượng Viện.

Các ảnh hưởng: Đối với đảng Dân chủ

Nhìn chung, cuộc bầu cử giữa vừa qua diễn ra tốt đẹp đến độ Tổng thống Mỹ Joe Biden phải tuyên bố đó là một ngày vui cho nền dân chủ Mỹ.

Nhìn lại kết quả, từ năm 1906 cho đến nay, cơ hội để đảng của tổng thống đương nhiệm tiếp tục giữ quyền kiểm soát tại Hạ viện luôn ở mức tối thiểu, có nghĩa là, chỉ có ba trường hợp đã xảy ra.


Đó là năm 1934, khi Mỹ gặp khủng hoảng kinh tế, năm 1998, khi triển vọng của nền kinh tế Mỹ tốt đẹp và năm 2002, khi uy tín của Tổng thống George W. Bush lên cao điểm sau vụ bọn khủng bố Hồi giáo tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Trong lần bầu cử năm 2022 này, hầu hết các cuộc thăm dò dư luận đều đưa ra một kết luận chung: Tỷ lệ ủng hộ cho Tổng thống Joe Biden xuống thấp, các cử tri vô cùng bi quan vì tình trạng lạm phát cao độ và nền kinh tề đang trên bờ vực suy thoái. Các lo ngại về gia tăng tội phạm và di cư bất hợp pháp cũng không giảm bớt.

Nhưng cuối cùng, những lo âu này đã không tạo nên một cơ lốc xoáy làm thay đổi triệt để tình thế chính trị. Tại Thượng viện, đảng Dân chủ thậm chí còn có thể tiếp tục hy vọng duy trì được đa số.


Tuy nhiên, không vì thế mà triển vọng dành cho Tổng thống Joe Biden và đảng Dân chủ sẽ thuận lợi hơn. Do mất đa số tại Hạ viện, mức độ điều hành của đảng Dân chủ từ rất khó cho đến bất khả thi, đặc biệt là kể từ lúc này trở đi, trọng tâm trong mọi sinh hoạt ở Washington là vấn đề bầu cử tổng thống năm 2024.

Để ứng phó cho tương lai, Đảng Cộng hòa sẽ tìm mọi cách để phong toả các dự luật và khởi xướng các cuộc điều tra của quốc hội hoặc thủ tục luận tội.

Ngoài ra, đảng Dân chủ có lý do chính đáng để lo âu. Cuộc bầu cử vừa qua cho thấy, đảng đang mất dần sự ủng hộ trong cơ sở thuộc tầng lớp giai cấp công nhân với đa dạng về sắc tộc, đây chính là động lực nền tảng đã giúp cho đảng nhiều lần thắng cử. Một chiều hướng đối nghịch đang thành hình: vì các lý do khác nhau mà nhiều công nhân gốc Mỹ La tinh và châu Phi đang chuyển sang bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa.

Đối với Tổng thống Biden

Trước ngày bầu cử, Biden luôn bị đe dọa sẽ trở thành một “con vịt què” tại Hạ viện. Ít nhất, tổng thống sẽ gặp khó khăn để có thể đệ trình trước Quốc hội các dự luật hay đề cử các ứng cử viên cho các chức vụ chính phủ, trong khi đảng Cộng hòa tìm cách chống lại. Điều này sẽ càng đúng hơn, nếu đảng Cộng hòa vẫn nắm quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội, đây sẽ là một yếu tố làm giảm đi các năng động của Biden.

Ngay sau ngày bầu cử, Biden đã tuyên bố trong một cuộc họp báo là muốn hợp tác với đảng Cộng hòa.

Theo nhận định của các chuyên gia, với nhiều kinh nghiệm trong chính trường, lần này, Biden cũng có thể sẽ thành công trong việc tạo ra một đa số khi tình thế đòi hỏi. Biden đủ thông minh để hợp tác với những đảng viên Cộng hòa ôn hòa và không ủng hộ Trump.

Hiện nay, trong bước đầu, đảng Cộng hòa tại Hạ viện có thể gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành đa số, ngay cả ở những điểm mà họ không thể đạt được thỏa thuận với đảng Dân chủ.

Lý do cho tinh thần lạc quan này là thực tế trong hai năm qua đã chứng minh. Tổng thống Biden đã nhiều lần thành công trong việc hợp tác với các dân biểu thuộc Đảng Cộng hòa để thông qua các luật quan trọng. Họ tham gia trong danh nghĩa không đảng phái. Biden cho rằng, tương lai của nước Mỹ là vô cùng quý giá, không nên để đất nước tiếp tục bị mắc kẹt trong rào cản chính trị.

Nhìn chung, có thể suy đoán là Biden đang ở vị trí tốt hơn Obama, khi toàn bộ chương trình nghị sự của Obama đã bị đảo lộn hai lần liên tiếp.

Liệu Biden có hòa giải những rạn nứt hiện có về ý thức hệ và đạo đức với đảng Cộng hòa không và liệu đảng Cộng hòa có sẵn sàng hợp tác không, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, vấn đề chưa được sáng tỏ, ít nhất là trong thời điểm này.

Tuy nhiên, vấn đề còn lại là không liên hệ đến kết quả bầu cử. Biden đang muốn tái tranh cử, bất chấp tuổi già đang chồng chất. Như đã được suy đoán ngay từ đầu nhiệm kỳ của Biden, Phó Tổng thống Harris trong thực tế sẽ được đề cử với tư cách là người kế nhiệm, vấn đề dường như không còn ai bàn cãi.

Thay vào đó, Biden thấy mình có thể đánh bại Donald Trump khi tái tranh cử. Ông đã thảo luận quyết định này với gia đình và sẽ công bố việc tái tranh cử trong năm tới.

Tuy nhiên, không phải tất cả các chính trị gia và cử tri nào thuộc đảng Dân chủ cũng đều tín nhiệm các kế hoạch do Tổng thống Biden đề ra. Biden bước sang tuổi 80 trong tháng này, vì vậy, nếu việc tái tranh cử có thể xảy ra, ông sẽ 84 tuổi vào cuối nhiệm kỳ thứ hai, đúng là một hiện tượng lịch sử.

Đối với đảng Cộng hòa

Niềm hy vọng về một cuộc chiến thắng vang dội đã không thành. Sau bầu cử, các thất bại của đảng Cộng hòa trở thành những cuộc tranh cãi nội bộ, sôi nổi nhất là về vai trò của cựu Tổng thống Trump và Thống đốc Florida Ron DeSantis trong tương lai.

Đối với đảng, cựu Tổng thống Trump và thuyết âm mưu một lần nữa được xem là một vấn đề cần thảo luận nghiêm chỉnh, một vấn đề có lẽ đã làm cho Đảng không thắng cử huy hoàng hơn. Nhiều nhà quan sát ghi nhận rằng, đảng Cộng hòa đã có cơ hội thắng cử, nếu các ứng cử viên ôn hòa hơn chiếm ưu thế trong các cuộc bầu cử sơ bộ.

Điều này được thể hiện rõ nhất trong các cuộc bầu cử ở Pennsylvania và Georgia. Ở Pennsylvania còn đang tranh chấp, đảng Dân chủ đã thắng trong các cuộc đua vào Thượng viện và thống đốc phải song đấu những người trung thành với Trump, những người đã ủng hộ cho những việc cáo buộc gian lận bầu cử Tổng thống của Biden vào năm 2020.

Đảng viên Đảng Dân chủ John Fettermann đã vượt qua những lo âu về sức khỏe và đánh bại Mehmet Oz. Trong cuộc bầu cử thống đốc ở Pennsylvania, người bảo vệ cho tiểu bang Trump Doug Mastriano đã phải chịu thất bại nặng nề trước Josh Shapiro thuộc đảng Dân chủ.

Cũng tương tự như vậy, tại Georgia, ứng cử viên Thượng viện được Trump lựa chọn cẩn thận, cựu ngôi sao bóng đá Herschel Walker, đã song đấu với Raphael Warnock, Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, trong một cuộc đua khích khao, trong khi Thống đốc đảng Cộng hòa Brian Kemp, người mà Trump phản đối, đã tái đắc cử.

“Chúng tôi rõ ràng đã thua trong các cuộc đua mà lẽ ra chúng tôi phải thắng vì Trump đã chọn các ứng cử viên thiếu khả năng“, chiến lược gia đảng Cộng hòa Alex Conant nói.

Tại Washington, tình trạng đa số mới có thể ít thuận lợi hơn cho đảng Cộng hòa. Điều này có nhiều lý do, nhưng có thể là cho đến nay trong thực tế, đảng đã không đề ra được một chương trình nghị sự rõ ràng và thuyết phục trong hai năm tới. Cả lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện, Mitch McConnell, và lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện, Kevin McCarthy, dè dặt tuyên bố.

Đảng Cộng hòa cho biết, dự định sẽ ủng hộ với đa số trong một số chương trình hành động, cụ thể là khởi động các cuộc điều tra của quốc hội đối với Biden và chính quyền, ủng hộ chính sách tiết kiệm, ngăn chận việc nhập cư bất hợp pháp ở biên giới Mexico và gia tăng sản xuất năng lượng.

Đối với cựu Tổng thống Trump

Donald Trump đã tích cực tham gia trong một chiến dịch vận động tranh cử rất quy mô: 30 cuộc biểu tình ở 17 tiểu bang, hơn 60 lần xuất hiện tại các cuộc hội thảo truyền hình, có hơn 50 người gây quỹ ủng hộ và thu được hơn 300 triệu đô la cho chiến dịch. Những nỗ lực huy động cá nhân của ông đã gây vang động đáng kể trong công luận và Trump sẽ công bố ý định tái tranh cử trong một tuần sau kỳ bầu cử.

Giờ đây, trước tình hình mới, Trump tuyên bố thất vọng, nên lại có suy đoán mới, liệu Trump có hoãn thông báo ý định cho đến sau cuộc bầu cử vòng hai ở tiểu bang Georgia không. Lý do dể hiểu là Trump còn sẽ phải chờ xem tình trạng đa số thực sự phát triển như thế nào.

Có nhận định khá lạc quan khi nhìn thấy là Trump vẫn ở một vị trí thượng phong trong sinh hoạt đảng, ngay cả khi nhiều ứng cử viên của ông đã thất bại, trong đó có Mehmet Oz và Doug Mastriano ở Pennsylvania và Tudor Dixon ở Michigan.

Lý do giải thích là Trump vẫn còn có rất nhiều người tiếp tục ủng hộ. Theo ước tính, cho đến nay, có trên dưới 200 ứng cử viên được ông ủng hộ đã được bầu. Nhiều người trong số này tiếp tục tuyên truyền lời nói dối của Trump về cuộc bầu cử tổng thống bị đánh cắp vào năm 2020.

Ngoài sự ủng hộ Trump trong giới cử tri thuộc Đảng Cộng hòa, còn có những lời chỉ trích gay gắt dành cho ông, họ đang tiếp tục gây nhiều sôi động hơn khi cho rằng việc tranh cử tổng thống của Ron DeSantis vào năm 2024 sẽ thành công hơn.

Có nhiều lý do giải thích cho sự cổ vũ này. Thuyết phục nhất, trước hết là các cuộc thăm dò ý kiến; 45% cử tri Florida muốn DeSantis tranh cử, trong khi 33% muốn Trump.

Trong cuộc tái cử, DeSantis đã chứng minh được rằng đã truyền cảm hứng không chỉ cho cơ sở cấp tiến và dân túy của đảng, mà còn đón nhận nhiệt tình ủng hộ trong giới ôn hòa của đảng. Theo một quan sát khác, ông thắng với phiếu bầu của người Mỹ gốc La tinh và cử tri đang còn dao động.

Với Trump, chỉ có các tác dụng đối nghịch, đảng Cộng hòa đã trở thành đảng của những người theo đạo Thiên chúa da trắng. Hơn nữa, thái độ bất nhất của Trump đã dẫn đến việc dân da trắng ở vùng ngoại ô chuyển sang ủng hộ Joe Biden.

Hiện nay, ngay cả DeSantis cũng phải đành chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử vòng hai ở tiểu bang Georgia, rồi mới xem có nên thảo luận đến chuyện song đấu với Trump hay không.

Ảnh hưởng đến hệ thống chính trị

Trước cuộc bầu cử giữa kỳ lần này, đã có vô số giới trí thức Mỹ và quốc tế cảnh báo, hệ thống dân chủ của Mỹ đang cực kỳ lâm nguy. Lý do chính là vì Trump và những người ủng hộ chủ trương làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) đã mang đến một tinh thần cực đoan dân tuý hoá cho toàn xã hội Mỹ; biến động này làm xói mòn các chuẩn mực cao quý của nền dân chủ Mỹ.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử đã mang lại một sinh khí mới, nó biểu hiện một bước ngoặt là cử tri Mỹ đang quay trở lại các giá trị nền tảng của nền dân chủ.

Thái độ đầu phiếu của các cử tri Đảng Cộng hòa là một minh chứng, họ đã không trao phiếu bầu của mình cho mọi ứng cử viên Đảng Cộng hòa theo một tinh thần phe nhóm như nhau, ngược lại, đó là một quyết định sáng suốt của lý trí với tinh thần phân biệt hợp lý.

Ví dụ như ở Georgia, nơi thống đốc đảng Cộng hòa và đối thủ của Trump, Kemp được xác nhận là tại nhiệm, trong khi ứng cử viên Thượng viện Walker của Trump, đã bị đánh bại ngay trong vòng đầu tiên và phải bước vào vòng hai.

Các cử tri đã phân biệt được giữa các ứng cử viên nào mà họ coi là có năng lực và chính trực và người nào là cuồng nhiệt cuốn theo cơn lốc dân tuý. Thái độ này có nghĩa là, cử tri Mỹ đang ý thức thực sự quay trở lại với truyền thống cao đẹp trong nền dân chủ Mỹ.

Đáng ngạc nhiên hơn là sau khi kết quả cuộc bầu cử được công bố, khác hẳn với cựu Tống thống Trump phủ nhận bầu cử và lo kiện cáo, một số đảng viên Cộng hòa công khai thừa nhận sự thất bại và chúc mừng đối thủ, trong số này có cả các ứng cử viên đã được Trump ủng hộ. Đây là một dấu hiệu cho thấy văn hóa chính trị Mỹ đang bắt đầu sinh hoạt bình thường trở lại.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu lần này rất cao, chứng tỏ họ có nhận thức về tình trạng lâm nguy của nền dân chủ. Nhìn chung, trong giai đoạn này, đó là một tin vui khởi đầu cho hệ thống chính trị Mỹ. Dĩ nhiên chuyện hồi sinh dân chủ là chuyện dài.

Những ai quan tâm theo dõi về bầu cử và nền dân chủ Mỹ phải còn cần nhiều thời gian hơn để trả lời về các kết quả và ảnh hưởng quan trọng này.

Bình Luận từ Facebook
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lengoi »

Nga bị cô lập ngoại giao sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia
Đỗ Kim Thêm
20-11-2022
Sau các cuộc thảo luận, chính giới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung, với các nội dung lên án mạnh mẽ cuộc chiến của Nga ở Ukraine, quan tâm đến tình trạng nợ và lạm phát đang bùng phát ở các nước, đồng thời kêu gọi bảo vệ một nền thương mại tự do cho thế giới và thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu.

Chiến tranh xâm lược của Nga

Các nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã chỉ trích việc Nga gây chiến ở Ukraine với những ngôn từ rõ rệt. Hầu hết đều lên án cuộc chiến đang gây ra sự đau khổ vô hạn cho con người và làm trầm trọng thêm các lỗ hổng hiện có trong nền kinh tế toàn cầu.

Bản Tuyên bố cho rằng, cuộc chiến đang làm hạn chế tình trạng tăng trưởng trên toàn cầu, gây thêm lạm phát, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực và năng lượng, đồng thời gia tăng rủi ro đối với sự ổn định tài chính.


Cho dù G20 không phải là một diễn đàn để giải quyết các vấn đề, nhưng các vấn đề an ninh có tác động đáng kể lên toàn cầu.

Dù không đề cập trực tiếp, nhưng Bản Tuyên bố cho rằng không thể chấp nhận “Việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Việc giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, nỗ lực xử lý khủng hoảng, ngoại giao và đối thoại là rất cần thiết. Thời điểm hiện tại không được đánh dấu bằng chiến tranh“.

Tình trạng nợ và lạm phát

Các nước G20 nêu lo ngại về mức nợ đang tăng cao ở nhiều nước đang phát triển và mới trỗi dậy, nhất là ở một số quốc gia có thu nhập trung bình, dễ bị tổn thương.

Để đối phó, các Ngân hàng Trung ương của G20 nên tập trung vào cuộc chiến chống tình trạng lạm phát cao. G20 cũng tái khẳng định cam kết đối với việc áp dụng mức thuế tối thiểu cho các doanh nghiệp và các biện pháp chống trốn thuế. G20 cũng cam kết tăng năng lực sản xuất thuốc trên toàn thế giới.

Dù không đề cập đích danh Trung Quốc, nhưng G20 nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các chủ nợ song phương, cả nhà nước và tư nhân, nên hợp tác nhau và cũng cần có một tình trạng minh bạch hơn, điều này cũng áp dụng cho các chủ nợ tư nhân và nhà nước.


Bối cảnh của vấn đề lo ngại là Trung Quốc đang cấp một khối lượng tín dụng khổng lồ cho các nước đang phát triển, hiện nay không ai có được một cái nhìn tổng quan về khối lượng nợ này. Hậu quả là một cuộc khủng hoảng mới về tài chính thế giới có thể sẽ xảy ra.

Kêu gọi một nền thương mại tự do cho thế giới

G20 cũng cam kết cổ vũ một nền thương mại tự do cho thế giới và hợp tác để bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. G20 cũng tái khẳng định vai trò quan trọng của du lịch trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu, tạo ổn định cho thị trường thực phẩm và tiếp tục thỏa thuận với Nga về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.

Biến đổi khí hậu

Bản Tuyên bố cũng nhắm tới cuộc họp COP 27 ở Ai Cập và cùng nhấn mạnh quan điểm về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

G20 cam kết thực hiện mục tiêu 1,5 độ và các nước công nghiệp phát triển sẽ trả 100 tỷ đô la hàng năm cho các nước nghèo. Điều này đòi hỏi cần có các biện pháp có ý nghĩa và hiệu quả và cam kết thực hiện của tất cả các quốc gia, cho dù phải tính đến các cách tiếp cận khác nhau.

Lavrov rời hội nghị Bali trước dự định

Đại diện Tổng thống Vladimir Putin ở hội nghị Bali, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đề cập đến sự bảo đảm của Mỹ và Liên Âu. Ngoài ra, ông còn cho biết rằng Nga sẽ không cản trở việc chuyển giao ngũ cốc của Nga. Tuy nhiên, những điều này không để bị lệ thuộc các lệnh trừng phạt áp đặt cho Nga trong bối cảnh chiến tranh Ukraine.

Trước sự ngạc nhiên của các nhà đàm phán tham dự, sau khi trình bày quan điểm, Lavrow rời ngay phòng hội nghị mà không tham gia phần thảo luận.

Tình trạng cô lập ngoại giao của Nga

Khi đa số các quốc gia tham dự lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine, đây là một hiện tượng khá bất ngờ, nếu phải kể đến việc Trung Quốc cùng lên tiếng.

Trung Quốc và Nga là những nước đã từng kìm hãm các quyết nghị tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc đang là đồng minh gần gũi nhất với Nga trong những tháng gần đây. Ngày nay, tại Hội nghị Bali, Trung Quốc đã nhận ra vấn đề và cũng đứng về phía những nước chỉ trích Nga.

Đáng ngạc nhiên hơn là Trung Quốc đã tự giới hạn vị thế của mình trong việc lên án chiến tranh hạt nhân và mối đe dọa leo thang hạt nhân – ngay cả điều đó cho dù chung chung, nhưng ai cũng phải hiểu đó là một lời chỉ trích đối với Nga.

Đây là bước ngoặt, khi Trung Quốc đứng về phía phương Tây, có nghĩa là, muốn làm rõ vấn đề không thể nhầm lẫn, ai là người chịu trách nhiệm trong liên minh của hai chế độ độc tài và ai phụ thuộc vào ai.

Có thể hiểu rằng trong mới quan hệ này, Nga chuyên lo cung cấp năng lượng cho Trung Quốc, nhưng do hậu quả của cuộc chiến Ukraine, sự thay đổi cán cân quyền lực giữa hai cường quốc có thể xảy ra và phản ứng quyết liệt của phương Tây đối với diễn biến cuộc chiến đem lại sự thay đổi mang nhiều hệ quả mới và bất thường hơn trong thời gian sắp tới.

Nhưng Nga bị cô lập ngoại giao tại Hội nghị Bali, không có nghĩa là Nga sẽ bị cô lập về kinh tế.

Nước Nga đã không được ưa chuộng tại Hội nghị Bali. Tuyên bố Bali cho thấy rõ rằng Putin bị cô lập trong lĩnh vực ngoại giao và việc rời hội nghị sớm hơn dự định của Lavrov, là một phản ứng đối với điều này.

Đồng thời, có thể Nga không gây được thiện cảm ngay với Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi. Nga phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng không phải là trường hợp ngược lại đương nhiên sẽ xảy ra.

Hiện nay, không nên đánh giá quá cao ý nghĩa chính trị của vấn đề này, bởi vì cô lập ngoại giao không nhất thiết đẫn đến cô lập kinh tế. Do đó, các quốc gia hiện cáo buộc Nga, nhưng đã không tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây và đã bắt đầu tách rời nền kinh tế của họ khỏi Nga.

Nếu không có Trung Quốc, Ấn Độ và những nước mua nguyên liệu thô khác của Nga, Nga sẽ suy sụp về mặt kinh tế. Nhưng đó sẽ là điều kiện tiên quyết để Nga chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Nhưng hậu quả này vẫn chưa đến mức trầm trọng như vậy. Liệu Bản Tuyên bố Bali có phải là bước đầu tiên theo hướng này hay không, chúng ta vẫn còn nhiều thời gian hơn để theo dõi các chuyển biến kế tiếp.
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by caubennoc »

Tại sao nhân loại cần dân chủ và một trật tự thế giới căn cứ trên luật quốc tế
Đào Tăng Dực
28-11-2022
Những quốc gia khác biệt, với cương thổ rõ rệt, nhưng xây dựng trên nền tảng dân chủ, sẽ đưa đến một cộng đồng nhân loại đặt nền tảng trên một hệ thống luật quốc tế nghiêm minh. Ngược lại, những quốc gia độc tài, độc đảng, sẽ đưa đến một trật tự thế giới xây dựng trên nền tảng bạo lực của kẻ mạnh.


Năm 2014, nhân loại đã chứng kiến Liên bang Nga dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài Putin, ngang nhiên xâm chiếm và sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào Liên bang Nga bằng vũ lực, bất chấp Ukraine là một thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc và sự kiện chính Liên bang Nga, như là hậu duệ của Liên Bang Xô Viết, đã long trọng ký kết tôn trọng tinh thần của Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Hành động này của Putin hoàn toàn đi ngược với tinh thần điều 2.1 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc như sau:

“Tất cả mọi thành viên trong những quan hệ quốc tế không thể sử dụng sự đe dọa hay sử dụng vũ lực chống lại sự vẹn toàn lãnh thổ hay tính độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào, hoặc dưới bất cứ hình thức nào đi ngược với những mục tiêu của Liên Hiệp Quốc”.


Cộng đồng quốc tế và NATO lúc đó chỉ phản ứng chiếu lệ. Ngoài một số cấm vận giới hạn đối với Nga, họ chỉ chú trọng đến việc huấn luyện binh pháp Tây phương và trang bị thêm cho quân đội Ukraine.

Trong khi đó, mặc dầu cư xử như một côn đồ trên trường quốc tế, nhưng uy tín của Putin lên cao tại Nga vì đã chiếm được bán đảo chiến lược Crimea với Hải cảng Quân sự Sevastopol, củng cố sức mạnh của Hải Quân Nga trên biển Hắc Hải.

Phản ứng quá dè dặt của NATO đã khiến Putin đánh giá thấp lòng yêu nước của nhân dân Ukraine, và ngày 24 tháng 2 năm 2022, Putin lại xua quân xâm chiếm toàn bộ Ukraine dưới chiêu bài một “chiến dịch quân sự đặc biệt” gồm khoảng 200.000 quân với xe tăng, thiết giáp, pháo binh và hải, lục, không quân tấn công 3 mặt. Miền bắc mượn đường Belarus nhằm đánh chiếm thủ đô Kiev, miền đông chiếm thành phố lớn thứ nhì Kharkiv và miền nam các tỉnh Luhansk, Donetsk, Zaporizhzia và Kherson, hầu tạo một hành lang chiến lược từ LB Nga và cắt đường Ukraine thông ra Hắc Hải.


Sau đó, vào ngày 30 tháng 9 năm 2022 Putin ngang nhiên đơn phương tuyên bố sát nhập 4 tỉnh Luhansk, Donetsk, Zaporishhia và Kherson với diện tích tổng cộng gần 100.000 cây số vuông vào LB Nga. Đồng thời, Nga cũng hăm dọa rằng bất cứ cuộc tấn công nào vào lãnh thổ Nga, kể cả các tỉnh vừa được sát nhập, sẽ bị coi là tấn công vào đất mẹ Nga thiêng liêng và họ có quyền tự vệ bằng vũ khí hạt nhân.

Câu hỏi chúng ta phải đặt ra là: Tại sao Hoa Kỳ, các quốc gia dân chủ khác trên thế giới chấp nhận tuân thủ những quy luật của công pháp quốc tế, nhất là điều 2.1 nêu trên của Bản Hiến Chương LHQ, không chiếm đoạt và sát nhập lãnh thổ của quốc gia yếu hơn, trong khi Liên bang Nga và Cộng sản Trung Quốc thì bất chấp?

Câu trả lời là: Lịch sử đã chứng minh rằng, có một tương quan nghiêm túc giữa tính dân chủ nội tại trong một quốc gia và phương thức hành xử của quốc gia đó trong bang giao quốc tế.

Một cách dễ hiểu, những quốc gia dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm của người dân, như Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ chân chính, có khuynh hướng tuân thủ luật quốc tế và tôn trọng chủ quyền của những quốc gia yếu hơn họ. Trong khi đó, các quốc gia độc tài độc đảng như LB Nga và CSTQ, đàn áp nhân quyền và coi thường nhân phẩm người dân, có khuynh hướng xem luật quốc tế như cỏ rác, dùng sức mạnh để xâm chiếm và sát nhập lãnh thổ các nước yếu hơn.

Lý do đơn giản là vì, tuy các quốc gia dân chủ bề ngoài dung túng nhiều khuynh hướng dị biệt, nhưng có một nền pháp trị bền vững nên rất ổn định. Trong khi đó, các quốc gia độc tài bề mặt phẳng lặng nhưng hàm chứa những bức xúc chưa bao giờ được giải quyết. Chính vì thế, các quốc gia độc tài vô cùng bất ổn. Lúc nào các nhà độc tài cũng phải gây chiến bên ngoài, nhân đó kêu gọi đoàn kết và tiêu diệt đối lập bên trong.

Hậu quả cho nhân loại là gì?

Đó là, càng nhiều quốc gia dân chủ chân chánh thì thế giới càng hòa bình thịnh vượng và luật quốc tế càng được tuân thủ nghiêm minh. Càng nhiều quốc gia độc tài độc đảng thì thế giới càng nhiều chiến tranh tang tóc và quy luật duy nhất sẽ là bạo lực của kẻ mạnh.

Chính vì thế, trách nhiệm của những công dân trong các quốc gia độc tài hiện tại trên thế giới như LB Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba, Iran và đối với chúng ta người Việt Nam, trong nước lẫn hải ngoại, già lẫn trẻ, nam lẫn nữ, bất kể tôn giáo hay chính kiến, là phải góp phần cho tiến trình dân chủ hóa đất nước, đạp đổ độc tài CSVN, hầu xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cho dân tộc.

Làm như thế, một mặt chúng ta giúp cho tổ quốc Việt Nam tươi đẹp hơn. Mặt khác, chúng ta cũng hoàn thành trách nhiệm như một công dân tốt của cộng đồng nhân loại.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Tại thủ đô Kyiv, đòn tấn công của Putin không làm giảm quyết tâm chống Nga

Washington Post
Tác giả: Liz Sly và Kostiantyn Khudov
Cù Tuấn, dịch

1-12-2022

Image
Anastacia Osmolovska, trái, và Viktoria, phải, ghé vào một quán bar ở trung tâm Kyiv. Ảnh: Jedrzej Nowicki
KYIV, Ukraine — Chiến tranh và mùa đông đã mang đến sự khốn khổ mới cho Kyiv sau một mùa hè dài tạm lắng. Chiến dịch tên lửa của Nga nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine làm sống lại những lo ngại đã giảm bớt sau khi các lực lượng Ukraine đánh đuổi quân đội Nga khỏi thủ đô vào mùa xuân.


Đợt tuyết rơi đầu tiên của mùa đã mang đến nhiệt độ âm cho một thành phố chìm trong bóng tối và lạnh giá bởi các cuộc tấn công.


Nhưng nếu mục tiêu của Tổng thống Nga Vladimir Putin là làm mất tinh thần dân chúng đến mức chấp nhận thỏa hiệp với Nga, thì ông ấy sẽ không thành công. Theo các cuộc phỏng vấn với người dân Kyiv, mối nguy hiểm và sự khó chịu dường như chỉ làm cho tâm thế của họ trở nên cứng rắn hơn, làm sâu sắc thêm quyết tâm tiếp tục chiến đấu.

Sinh viên kịch nghệ Anastacia Osmolovska, 20 tuổi, cho biết: “Thật khó khăn về mặt cảm xúc khi bạn ở nhà mà không có điện và bạn có thể nghe thấy tiếng còi báo động không kích. Việc này giống như khi bạn ở trong một lỗ đen sâu thẳm vậy”.

“Nhưng chừng nào Nga còn bắn tên lửa vào các thành phố của chúng tôi thì không có cách nào đàm phán với họ”, Osmolovska nói. “Chúng tôi phải kìm nén nỗi sợ và tiếp tục sống”.

Tên lửa bắn nhiều thành quen

Hầu hết cư dân Kyiv ít ra đã trở nên quen thuộc với mối đe dọa do tên lửa gây ra. Tiếng còi báo động không còn khiến mọi người vội vã chạy vào những nơi trú ẩn. Maria Birtec, 35 tuổi, cho biết khi đang nhâm nhi cà phê với một người bạn ở trung tâm Kyiv, mọi người rời khỏi cửa sổ để vào hành lang hoặc phòng bên trong, sau đó chờ xem có tiếng nổ nào không trước khi quyết định có di chuyển xuống hầm trú ẩn dưới lòng đất hay không.

Khi bắt đầu chiến tranh, con trai bà, Max, 4 tuổi, run rẩy và khóc khi nghe thấy tiếng nổ, bà nhớ lại. Giờ đây, cậu bé đã hét lên “Hãy giết Putin trong hầm của hắn ta” khi còi báo động vang lên và không có dấu hiệu sợ hãi nào. “Thằng bé giờ khá lỳ đòn”, Birtec nói.


Tuy nhiên, đối với một số người, các cuộc tấn công gây ra sự lo lắng liên tục. Hai cô con gái tuổi teen song sinh của Liliia Bolbat đã bị thương sau một cuộc tấn công bằng tên lửa vào tòa nhà chung cư của họ ở thành phố Mariupol phía đông trong cuộc xung đột 2014-2015. Cả gia đình này hiện đang sống ở Kyiv và các cuộc tấn công tên lửa gần đây đã làm sống lại những ký ức đau buồn.

Vào ngày 10 tháng 10, ngày mà tất cả người dân Kyiv đều ghi nhớ vì những quả tên lửa Nga dội xuống thủ đô đánh dấu sự khởi động của chiến dịch bắn phá mới của Nga, “hai con gái tôi đã căng thẳng đến mức nôn mửa và lên cơn sốt”, Bolbat nói. “Chúng đã nấp 12 giờ dưới tầng hầm. Tôi đã phải cho hai đứa uống thuốc an thần”.

Kể từ đó, hai cô gái thường xuyên ngủ ở hành lang căn hộ của mình đề phòng bị tên lửa tấn công. Họ chuẩn bị sẵn đèn pin, chăn và vài thanh kẹo sô cô la.

Nhưng các cô gái cho biết, họ thà chịu đựng nỗi sợ hãi còn hơn nhượng bộ quân Nga.

“Làm sao chúng tôi có thể thương lượng với họ khi họ đã phá hủy thành phố quê hương của chúng tôi?” Anhelina, một trong hai chị em sinh đôi, đề cập đến thành phố Mariupol, nơi họ sinh ra, bị đánh bom nặng nề và hiện do Nga chiếm đóng.


“Họ không xứng đáng nhận được bất kỳ sự thương cảm nào từ phía chúng tôi”, chị gái Karolina nghiến răng.

Vượt qua bóng tối

Trong khi đó, việc cắt điện tạo thêm những thách thức mới cho cuộc sống trong thời chiến. Chạy xuống tầng hầm trong bóng tối không phải lúc nào cũng an toàn hoặc khả thi đối với những người sống ở tầng cao nhất của các tòa tháp chung cư. Một số người đã ngừng sử dụng thang máy vì sợ thang mất điện đột ngột và nhốt họ bên trong.

Đối với những người sống dựa vào điện để sưởi ấm, tình trạng mất điện trở nên đặc biệt khắc nghiệt. Hội đồng thành phố Kyiv đã sẵn sàng các trung tâm sưởi ấm, nơi những người không có điện, có thể tụ tập để giữ ấm. Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: “Thời tiết lạnh có thể giết chết người”, đồng thời cảnh báo rằng, các cuộc tấn công vào nguồn cung cấp năng lượng “sẽ đe dọa tính mạng của hàng triệu người ở Ukraine”.

Nhưng Kyiv cũng đang thích nghi dần dần. Các cửa hàng báo cáo tình trạng đổ xô mua sạc dự phòng, bình ga nấu ăn, đèn pin và đồ lót giữ nhiệt. Các quán cà phê sử dụng đèn nhấp nháy chạy pin và phục vụ cà phê trong bình giữ nhiệt được pha sẵn trong những giờ tối khi máy pha cà phê espresso không hoạt động.


Những lời phàn nàn có vẻ không là gì, trong khi những người Ukraine sống ở các thành phố gần chiến tuyến đã phải chịu đựng những điều kiện tồi tệ hơn trong nhiều tháng, và những người lính Ukraine chiến đấu với quân Nga hiện đang phải nỗ lực sống sót trong các chiến hào dưới nhiệt độ đóng băng.

“Chúng tôi đã quen với điều đó”, Kostiantyn Bibliuk, 25 tuổi, nói khi nhâm nhi đồ uống với một người bạn tại quán bar Negroni ở trung tâm Kyiv, nơi có máy phát điện để giữ cho bảng hiệu đèn neon nhấp nháy trong thời gian mất điện. “Cắt điện không phải là cái giá quá lớn để trả cho việc chúng tôi được tự do”.

Cuộc sống tấp nập về đêm

Bất chấp tất cả, cuộc sống vẫn tiếp diễn ở Kyiv, thủ đô nổi tiếng với cuộc sống về đêm trước chiến tranh. Những ngày cuối tuần tràn ngập các sự kiện văn hóa — đọc thơ, hòa nhạc cổ điển, hợp đồng biểu diễn, chương trình hài kịch và ca hát — trong giới hạn giới nghiêm 11 giờ tối của thành phố này. Các nhà hàng và quán bar có máy phát điện mang đến một chỗ chơi vui vẻ thoải mái, tạm xa những ngôi nhà tối tăm, lạnh lẽo.

Olia Antypiuk, 23 tuổi, tham gia một cuộc hòa nhạc Vivaldi vào tháng 11, cho biết: “Chúng tôi phải tìm ra điểm sáng của cuộc sống vì hàng ngày chúng tôi vẫn xem tin chiến sự trên TV và đây là cách để nhớ rằng chúng tôi vẫn còn sống, rằng mỗi ngày đều có thể là ngày cuối cùng của chúng tôi”. Cô đang trong thời gian nghỉ phép, buổi hòa nhạc được thắp sáng bằng những ngọn nến chạy bằng pin trong trường hợp mất điện, và nghệ sĩ vĩ cầm chính đã chơi một cách hoàn hảo.

Antypiuk nói: “Những khó khăn đó chỉ củng cố tinh thần và mong muốn của chúng tôi là giành chiến thắng trước con lợn Putin”.

Có một cảm xúc khác vào buổi tối hôm sau ở sâu bên trong hệ thống tàu điện ngầm Kyiv, nơi trở thành hầm tránh bom cho hàng nghìn người khi có các cuộc tấn công tên lửa của Nga. Tuy nhiên, vào đêm này, nhà ga là địa điểm trình diễn của một trong những DJ hàng đầu của Ukraine, DJ Tapolsky, người đã trở về sau khi phục vụ ở vùng tiền tuyến phía đông Ukraine.

Anastacia Ilena, 23 tuổi, ôm hai người bạn đi cùng, cho biết: “Đôi khi bên ngoài rất đáng sợ nhưng chúng tôi vẫn muốn vui vẻ, gặp gỡ bạn bè và ôm nhau“.

“Thật đẹp khi chúng ta sống cuộc sống của chính mình”, cô nói, và tất cả họ lại ôm nhau.

Sau đó, họ trình diễn những bước nhảy của mình, trước những nhịp đập rộn ràng vang vọng, tranh nhau với tiếng gầm rú của các chuyến tàu điện ngầm đến và đi theo lịch trình.

“Hãy xem chúng tôi nhảy như thế nào!” cô ấy nói, xoay người một vòng. “Putin sẽ không bao giờ phá vỡ được tinh thần của chúng tôi”.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc
Nguyễn Quang Dy
7-12-2022
Chỉ hơn một tháng sau ngày bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 20, một làn sóng biểu tình đã nổ ra tại Trung Quốc như một quả bom làm rung chuyển đất nước và chấn động thế giới. Xu hướng cực đoan và độc tài cá nhân của Tập Cận Bình, đặc biệt là chính sách “zero Covid”, đã kích hoạt quả bom nổ chậm. Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế lưỡng nan. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ nhân nhượng hay đàn áp phòng trào biểu tình “giấy trắng” như Thiên An Môn.


Giọt nước tràn ly

Đời sống người dân Trung Quốc nói chung và tầng lớp trung lưu nói riêng đã được cải thiện đáng kể do sự phát triển kinh tế thần kỳ trong mấy thập kỷ. Theo quy luật, đời sống vật chất cao hơn sẽ thúc đẩy người dân muốn có đời sống tinh thần tốt hơn. Tuy về chính trị chưa dân chủ hóa, nhưng người dân sẽ ủng hộ chính quyền nếu cuộc sống của họ được đảm bảo. Nhưng chính sách “zero Covid” của Tập Cận Bình đã làm “giọt nước tràn ly”.

Một khi người dân đã bất bình nổi dậy phản đối chính sách “zero Covid” (là cái ngòi), họ sẽ đòi quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt (là cái gốc). Nói cách khác, đó là quy luật “cùng tắc biến”. Nếu “Zero Covid” là lý do thứ nhất (trực tiếp) thì vấn đề nhân quyền là lý do thứ hai (gián tiếp). Lý do thứ ba là đấu đá nội bộ vẫn tiếp tục sau khi Tập Cận Bình hạ nhục Hồ Cẩm Đào tại đại hội 20, và loại các nhân vật cải cách ôn hòa khỏi ban lãnh đạo.


Một nguyên nhân khác là truyền thống đấu tranh của người Trung Quốc. Phong trào “biểu tình dù” ở Hong Kong (2019) tuy đã bị chìm đi vì đại dịch Covid, nhưng tinh thần đấu tranh đòi tự do dân chủ của họ vẫn còn sống. Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của sinh viên Trung Quốc tuy bị đàn áp đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn (6/1989), nhưng tinh thần của họ vẫn sống trong lòng người dân Trung Quốc như một di sản.

Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi sâu rộng vì tác động to lớn của đại dịch Covid và cuộc chiến tranh Ukraine, người dân Trung Quốc dù muốn hay không cũng buộc phải suy nghĩ về tương lai của Trung Quốc và Đài Loan. Sau mấy ngày đầu tham gia biểu tình, người dân đã “vượt qua nỗi sợ hãi”, và tạo ra sự khác biệt. Thông điệp của họ đã có màu sắc chính trị, đòi “Tập Cận Bình từ chức” và đòi “đảng cộng sản thoái lui”.


Sau vụ hỏa hoạn làm chết 10 người ở thành phố Urumqi, Tân Cương (24/11/2022) do lệnh phong tỏa, các cuộc biểu tình đã lan nhanh tới 51 điểm tại 24 tỉnh/thành phố, và 50 trường đại học khắp Trung Quốc (gần một nửa nước). Rút kinh nghiệm phong trào “biểu tình dù” tại Hong Kong (năm 2019) người dân Trung Quốc đã có sáng kiến dùng “giấy trắng” làm biểu tượng. Một số nước khác bắt đầu lo ngại về “hiệu ứng domino”.

Đến cuối tháng 11/2022, lệnh phong tỏa đã nhốt 530 triệu người (40 % dân số). Nhiều người dân bị chết vì thiếu chăm sóc y tế kịp thời hoặc vì đói. Trong khi đó, Tập Cận Bình chỉ quan tâm đến đến thành tích “zero Covid” để củng cố quyền lực. Nay người biểu tình không chỉ đòi bỏ phong tỏa mà còn đòi “Tập Cận Bình từ chức”. Một số người dân đã bị bắt. (The Chinese Dream Denied, Vivian Wang, New York Times, December 4, 2022).

Các biện pháp mà chính quyền sử dụng để đàn áp làn sóng biểu tình “giấy trắng” không chỉ có bạo lực mà còn cả dữ liệu lớn để xác định, theo dõi, và kiểm soát. Đó là kỹ thuật giám sát đã được phát triển để đàn áp phong trào dân chủ ở Hong Kong. Phong tỏa không chỉ tước quyền tự do của dân, mà còn làm thiệt hại nền kinh tế. (Quash the white paper-Xi’s Chinese dream turns nightmare, Katsuji Nakazawa, Nikkei, December 1, 2022).

Quả bom nổ chậm

Lâu nay chính quyền đã có thỏa thuận ngầm (social contract) với người dân. Để bù vào những hạn chế về tự do dân chủ, người dân Trung Quốc được hưởng lợi từ sự ổn định và cuộc sống vật chất dễ chịu (comfort). Nhưng xu hướng cực đoan, đặc biệt là chủ trương “zero Covid” của Tập Cận Bình đã làm người dân bức xúc và thất vọng (frustration). Chính quyền một số nơi như Quảng Châu đã phải nới lỏng phong tỏa để xoa dịu người dân.

Trong tương lai, dù có nới lỏng chủ trương “zero Covid”, thì xu hướng cực đoan của chính quyền chắc không thay đổi, nhằm kiểm soát chặt người dân (social control). Trong bối cảnh nhà nước muốn kiểm soát mọi thứ (the state is everywhere) thì xu hướng “bất tuân dân sự” (civil disobedience) chắc sẽ gia tăng. Vì vậy, không biết chính quyền sẽ làm thế nào để có thể xoa dịu dân chúng và duy trì được “thỏa thuận ngầm” (social contract).


Nay người dân Trung Quốc không chỉ đòi bỏ phong tỏa mà còn đòi quyền tự do ngôn luận. Tuy các cuộc biểu tình chưa đủ mạnh để buộc chính quyền phải thay đổi về chính trị, nhưng nó đang tạo ra tiền đề đó. Trong khi những người ôn hòa chỉ muốn thay đổi chủ trương “zero Covid”, những người cấp tiến muốn có chính phủ và lãnh đạo khác. (The protests rocking China, Daria Impiombato and Vicky Xiuzhong Xu, ASPI, December 3, 2022).

Động thái đó đặt ra một câu hỏi chưa từng có: liệu Tập Cận Bình sau Đại hội 20, có chịu nhân nhượng người dân hay sẽ thẳng tay đàn áp biểu tình như một Thiên An Môn thứ hai? Khi lệnh phong tỏa bắt đầu cách đây gần ba năm ở Vũ Hán, một vài cuộc biểu tình nhỏ đã nổ ra, song hầu hết người dân lúc đó cho rằng chính sách phong tỏa “zero Covid” là hợp lý. Nhưng sau ba năm, lệnh phong tỏa và xét nghiệm đã đẩy người dân tới đường cùng.

Chính quyền đã nhận thức được phong tỏa góp phần đáng kể vào những khó khăn kinh tế của Trung Quốc. Nhưng họ sai lầm khi cho rằng đây là nguyên nhân chính hoặc duy nhất dẫn đến tình trạng xơ cứng của đất nước. Thực tế là suy thoái đã bộc lộ những vấn đề cấu trúc sâu xa hơn, và để khắc phục thì lãnh đạo Trung Quốc phải có tầm nhìn xa và táo bạo hơn. (Xi Versus the Street, Ian Johnson, Foreign Affairs, November 30, 2022).


Các cuộc biểu tình chống chủ trương “zero-Covid” đã làm Tập Cận Bình mất thể diện. Có thể nói đó là sự thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền lực của ông kể từ khi lên cầm quyền cách đây một thập kỷ. Một số phản đối chủ trương phong tỏa kéo dài, đã nhắm vào cá nhân Tập. Tại Thành Đô, những người biểu tình nói rõ: “Chúng tôi không muốn một hệ thống chính trị hay một lãnh đạo suốt đời. Chúng tôi không muốn một hoàng đế”.

Thành công của Tập Cận Bình trong việc đối phó với Covid-19 là một phần quan trọng để tạo ra “huyền thoại” về ông. Chủ trương “zero Covid” phản ánh xu hướng độc tài cá nhân của Tập muốn kiểm soát tất cả. Vì vậy, đối phó với Covid-19 thành công sẽ là dấu ấn của một người hùng được đầu tư quá nhiều quyền lực. (Xi Jinping’s pandemic triumphalism returns to haunt him, Gideon Rachman, Financial Times, November 28, 2022).

Theo giáo sư MinXin Pei, Tập Cận Bình đã lãnh đạo Trung Quốc vượt qua thời kỳ nguy hiểm với quyền lực không bị kiểm soát, và điều đó có thể gây ra xung đột trong nội bộ và cản trở cách quản trị hiệu quả. Vì vậy, chiến thắng của Tập trong trận đấu quyết định tại Đại hội Đảng lần thứ 20 không đảm bảo cho thắng lợi của ông trong tương lai. (Xi Jinping and the Paradox of Power, Minxin Pei, Foreign Affairs, November 21, 2022).

Lời cuối

Các chuyên gia về Trung Quốc cho rằng cách mạng văn hóa đã để lại di sản như những “quả bom nổ chậm”. Quả bom đó đã phát nổ tại quảng trường Thiên An Môn (6/1989) khi chính quyền dùng bạo lực đàn áp sinh viên được phái cải cách (Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương) ngầm ủng hộ. Mỹ và phương Tây tuy phản đối nhưng vẫn chủ trương “can dự xây dựng” với hy vọng Trung Quốc sẽ dân chủ hóa. Đó là sai lầm và ngộ nhận.

Khi Tập Cận Bình bộc lộ xu hướng độc tài, hiếu chiến, thách thức trật tự của phương Tây, thì Mỹ đã tỉnh ngộ. Dưới thời Donald Trump và Joe Biden, Mỹ và phương Tây đã tăng cường liên kết để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc như đối thủ chiến lược chính. Nay phản ứng của Mỹ và phương Tây với Trung Quốc về đối nội (đàn áp biểu tình) và đối ngoại (đe dọa Đài Loan và lấn chiếm Biển Đông) khác với thời Thiên An Môn (1989).

Thật trớ trêu khi thần tượng của Tập là Mao đã từng viết rằng “trên một trang giấy trắng không tì vết, người ta có thể viết những dòng chữ mới đẹp nhất, và vẽ những bức tranh mới đẹp nhất”. (On a blank sheet of paper free from any mark, the freshest and most beautiful characters can be written, the freshest and most beautiful pictures can be painted.” (Xi’s Shattered Illusion of Control, Orville Schell, Foreign Affairs, December 5, 2022).

Tuy các cuộc biểu tình chưa phải là “bước ngoặt lịch sử” (historical tipping point) nhưng nếu chính quyền dùng bạo lực đàn áp sẽ xô đẩy Trung Quốc đến bước ngoặt đó. Tập Cận Bình không phải là người dễ chấp nhận “sự phạm thượng” (lèse majesté) và chắc không bỏ qua. Các cuộc biểu tình cũng nhắc nhở chúng ta rằng người dân không chỉ cần ăn, mua sắm và giải trí, mà họ không muốn bị phong tỏa, kiểm soát, bắt nạt, và giam giữ.

Tham khảo

1- Xi Jinping and the Paradox of Power, Minxin Pei, Foreign Affairs, November 21, 2022

2- Xi Jinping’s pandemic triumphalism returns to haunt him, Gideon Rachman, Financial Times, November 28, 2022

3- Xi Versus the Street, Ian Johnson, Foreign Affairs, November 30, 2022

4- Xi Jinping in His Own Words, Matt Pottinger, Matthew Johnson, and David Feith, Foreign Affairs, November 30, 2022

5- Quash the ‘white paper’ – Xi’s Chinese dream turns nightmare, Katsuji Nakazawa, Nikkei, December 1, 2022

6- China’s Covid Crisis Is a Mess of Xi Jinping’s Own Making, Kaush Arha, National Interest, December 3, 2022

7- The protests rocking China, Daria Impiombato and Vicky Xiuzhong Xu, ASPI, 3 Dec, 2022

8- The Chinese Dream Denied, Vivian Wang, New York Times, December 4, 2022

9- Xi’s Shattered Illusion of Control, Orville Schell, Foreign Affairs, December 5, 2022

Bình Luận từ Facebook
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

Zelensky kêu gọi hỗ trợ trước Quốc hội Mỹ,
trong bối cảnh Nga tiếp tục tấn công Ukraine

Cù Tuấn

21-12-2022
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận trên Twitter rằng, ông đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Biden và phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Ông cũng có một loạt các cuộc gặp song phương đã được lên kế hoạch.


Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Zelensky ra bên ngoài Ukraine kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai. Đây là một bước đi táo bạo khi các lực lượng Nga thường xuyên nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng, nước và internet của quốc gia này. Không có dấu hiệu nào cho thấy Nga hay Ukraine đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình khi cuộc chiến bước vào ngày thứ 300 trong tuần này, với việc cả hai bên đều chuẩn bị cho cuộc giao tranh mới.


Quân đội Ukraine đã giảm đà tiến công sau nhiều tháng chiếm lại lãnh thổ do Nga chiếm và tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, và có bằng chứng cho thấy Nga có thể đang chuẩn bị một cuộc tấn công khác vào Kyiv sau khi không chiếm được thành phố thủ đô này hồi đầu năm nay.

Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã đến thăm Belarus vào ngày 19/12 để gặp Tổng thống Aleksandr G. Lukashenko, khiến Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công có thể xảy ra vào Kyiv vốn nằm ngay phía nam của Belarus. Mỹ được cho là đang tăng gấp đôi số lượng binh sĩ Ukraine mà họ đang huấn luyện ở căn cứ tại Đức, bao gồm cả các chiến thuật dùng bộ binh.


Ông Zelensky đã ưu tiên việc cung cấp điện cho mùa đông, vốn thường lạnh giá và có tuyết trên khắp Ukraine. Các cuộc tấn công của Nga khiến khoảng 10 triệu người, khoảng 20% dân số Ukraine trước chiến tranh, không có điện tại bất kỳ giờ nào trong ngày. Điều này buộc công ty năng lượng của Ukraine phải chạy đua để sửa chữa các thiệt hại.

Dưới đây là những diễn biến mới nhất:

* Hôm thứ Ba, Quốc hội Mỹ đã đề xuất viện trợ khẩn cấp 44 tỷ đôla cho Ukraine, nhiều hơn hàng tỷ đôla so với yêu cầu của ông Biden vào tháng 11. Gói này chủ yếu bao gồm chi tiêu quân sự, gần 20 tỷ đôla để trang bị cho các lực lượng của Ukraine, đồng thời bổ sung vũ khí vào kho dự trữ của Bộ Quốc phòng để gửi vũ khí đến Kiev.

* Ông Biden sẽ công bố vào thứ Tư khoản viện trợ ngay lập tức trị giá 1,8 tỷ đôla cho Ukraine, bao gồm hệ thống phòng không trên mặt đất tiên tiến nhất của Hoa Kỳ, gồm cả dàn tên lửa Patriot.

Bình Luận từ Facebook
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by nguyenvsau »

Toàn văn bài nói chuyện của Zelensky trước Quốc hội Mỹ
Cù Tuấn, dịch
24-12-2022

Cảm ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn rất nhiều vì điều này. Cảm ơn các bạn. Như vậy là quá nhiều với tôi. Tất cả điều này dành cho những con người tuyệt vời của chúng tôi. Cảm ơn các bạn rất nhiều.


Các bạn Mỹ thân mến, ở tất cả các tiểu bang, thành phố và cộng đồng, tất cả những người coi trọng tự do và công lý, những người trân trọng nó mạnh mẽ như chúng tôi, những người Ukraine ở các thành phố của chúng tôi, trong mỗi và mọi gia đình, tôi hy vọng những lời tôn trọng và biết ơn của tôi sẽ vang vọng trong mỗi trái tim người Mỹ.

Thưa bà Phó Tổng thống, tôi cảm ơn những nỗ lực của bà trong việc giúp đỡ Ukraine. Thưa bà Chủ tịch Hạ viện, bà đã dũng cảm đến thăm Ukraine trong khi chiến tranh đang diễn ra trên quy mô lớn. Cảm ơn rất nhiều. Một vinh dự lớn lao. Cảm ơn.

Tôi rất vinh dự được ở đây. Kính thưa các thành viên của Quốc hội, các đại diện của cả hai đảng cũng đã đến thăm Kyiv, các nghị sĩ và thượng nghị sĩ đáng kính của cả hai đảng, những người sẽ đến thăm Ukraine, tôi chắc chắn, trong tương lai; các đại diện thân mến của cộng đồng Ukraine hải ngoại, hiện diện trong căn phòng này, và lan rộng khắp nước Mỹ; các nhà báo thân mến, tôi rất vinh dự được có mặt tại Quốc hội Mỹ và nói chuyện với các bạn và tất cả người Mỹ.


Vượt qua tất cả các khó khăn và các kịch bản diệt vong đen tối, Ukraine đã không sụp đổ. Ukraine vẫn đang sống và chiến đấu. Cảm ơn các bạn. Và tôi có lý do chính đáng để chia sẻ với các bạn chiến thắng chung đầu tiên của chúng tôi: Chúng tôi đã đánh bại Nga trong cuộc chiến giành tâm trí của cả thế giới. Chúng tôi không sợ hãi, và bất cứ ai trên thế giới cũng không nên sợ hãi. Người Ukraine đã giành được chiến thắng này, và nó mang lại cho chúng tôi lòng can đảm để truyền cảm hứng cho toàn thế giới.

Người Mỹ đã từng có được chiến thắng này, và đó là lý do tại sao các bạn đã thành công trong việc đoàn kết cộng đồng toàn cầu để bảo vệ tự do và luật pháp quốc tế. Người châu Âu đã từng có được chiến thắng này, và đó là lý do tại sao châu Âu giờ đây mạnh mẽ và độc lập hơn bao giờ hết. Sự chuyên chế của Nga đã phải tắt khi gặp chúng tôi. Và nó sẽ không bao giờ ảnh hưởng đến tâm trí chúng ta nữa.

Tuy nhiên, chúng ta phải làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo rằng các quốc gia đang phát triển cũng giành được chiến thắng như vậy. Tôi biết thêm một điều nữa, tôi cho là rất quan trọng: Người Nga sẽ chỉ có cơ hội được tự do khi họ đánh bại Điện Kremlin trong tâm trí họ. Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn đang tiếp tục, và chúng ta phải đánh bại Điện Kremlin trên chiến trường cái đã.

Trận chiến này không chỉ vì lãnh thổ, vì phần này hay phần khác của châu Âu. Trận chiến này không chỉ vì cuộc sống, vì tự do và an ninh của người Ukraine hay bất kỳ quốc gia nào khác mà Nga đang cố gắng chinh phục. Cuộc đấu tranh này sẽ xác định con cháu chúng ta sẽ sống trong thế giới nào, và sau đó là cháu chắt của chúng ta nữa.


Cuộc chiến này sẽ xác định liệu một nền dân chủ của người Ukraine và cho người Mỹ – có dành cho tất cả mọi người hay không. Trận chiến này không thể bị tạm ngưng hoặc hoãn lại. Nó không thể bị bỏ qua, hy vọng rằng vùng biển đại dương hoặc một cái gì đó khác sẽ giúp đỡ bảo vệ Ukraine. Từ Mỹ đến Trung Quốc, từ Châu Âu đến Châu Mỹ Latinh và từ Châu Phi đến Úc, thế giới đang liên kết và phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ đến nỗi không ai có thể đứng ngoài và đồng thời cảm thấy an toàn khi một cuộc chiến như vậy đang tiếp diễn.

Hai quốc gia chúng ta là đồng minh trong cuộc chiến này. Và năm tới sẽ là một bước ngoặt, tôi biết điều đó, thời điểm mà lòng dũng cảm của người Ukraine và quyết tâm của người Mỹ sẽ phải đảm bảo chắc chắn tương lai cho nền tự do chung của chúng ta, nền tự do của những người dám chiến đấu cho các giá trị họ muốn.


Thưa quý vị và các bạn — thưa quý vị và các bạn — những người Mỹ. Ngày hôm qua trước khi đến đây, Washington, D.C., tôi đã tới tiền tuyến tại Bakhmut của chúng tôi. Tại thành trì của chúng tôi ở phía đông Ukraine, ở Donbas. Quân đội Nga và lính đánh thuê đã không ngừng tấn công Bakhmut kể từ tháng 5. Họ đã tấn công thành phố này cả ngày lẫn đêm, nhưng Bakhmut vẫn đứng vững.

Năm ngoái — năm ngoái, 70.000 người đã sống ở đây tại Bakhmut, trong thành phố này, và bây giờ chỉ còn rất ít thường dân ở lại. Mỗi tấc đất thành phố này đều thấm máu; tiếng súng nổ ầm ầm từng giờ. Các chiến hào ở Donbas đổi chủ nhiều lần trong ngày trong các trận giao tranh ác liệt, thậm chí là giao tranh cận chiến. Nhưng Donbas của Ukraine vẫn đứng vững.

Người Nga — Người Nga sử dụng mọi thứ, mọi thứ họ có, để chống lại Bakhmut và các thành phố xinh đẹp khác của chúng tôi. Quân chiếm đóng có lợi thế đáng kể về pháo binh. Họ có lợi thế về đạn dược. Họ có nhiều tên lửa và máy bay hơn chúng tôi có thể có. Đó là sự thật, nhưng lực lượng phòng thủ của chúng tôi vẫn đứng vững. Và tất cả chúng tôi đều tự hào về điều đó.

Chiến thuật của người Nga mang tính nguyên thủy. Họ đốt cháy và phá hủy mọi thứ họ nhìn thấy. Họ đã gửi những kẻ côn đồ ra tiền tuyến. Họ đã gửi những người tù bị kết án đến tham chiến. Họ tận dụng mọi thứ để chống lại chúng tôi, tương tự như một chế độ chuyên chế khác trong Trận chiến Bulge. Nga đã dùng tất cả những gì họ có để chống lại thế giới tự do. Giống như những người lính Mỹ dũng cảm đã giữ vững phòng tuyến và đánh trả lực lượng của Hitler trong lễ Giáng sinh năm 1944, những người lính Ukraine dũng cảm cũng đang làm điều tương tự với quân đội của Putin vào dịp Giáng sinh này.

Ukraine — Ukraine giữ vững tiền tuyến của mình và sẽ không bao giờ đầu hàng. Vì vậy, vì vậy, ở đây nơi tiền tuyến, bạo quyền là rất tàn ác đối với những người dân tự do – và sự hỗ trợ của các bạn là rất quan trọng, không chỉ giúp Ukraine đứng vững trong cuộc chiến đó mà còn đi đến bước ngoặt để giành chiến thắng trên chiến trường.

Chúng tôi có pháo binh, vâng. Cảm ơn các bạn. Chúng tôi có nó. Đủ chưa? Thành thật mà nói, không thực sự đủ. Để bảo đảm Bakhmut không chỉ là thành trì kìm hãm quân Nga, mà để quân Nga có thể rút lui hoàn toàn, cần phải có thêm nhiều đại bác và đạn pháo. Nếu được như vậy, tình thế sẽ giống như Trận chiến Saratoga, cuộc chiến giành Bakhmut sẽ thay đổi quỹ đạo cuộc chiến giành độc lập và tự do của chúng ta.

Nếu những người Mỹ yêu nước ngăn chặn quân khủng bố Nga tấn công các thành phố của chúng tôi, điều đó sẽ cho phép những người yêu nước Ukraine làm việc hết mình để bảo vệ nền tự do của chúng tôi. Khi Nga – khi Nga không thể tiếp cận các thành phố của chúng tôi bằng pháo binh, họ sẽ cố gắng tiêu diệt các thành phố này bằng các cuộc tấn công tên lửa. Hơn thế nữa, Nga đã tìm thấy một đồng minh trong việc này – trong chính sách diệt chủng này: đó là Iran. Hàng trăm máy bay không người lái chết người của Iran được gửi đến Nga – hàng trăm chiếc trong số chúng đã trở thành mối đe dọa đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng tôi. Đúng là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

Chỉ còn là vấn đề thời gian, và các máy bay này sẽ tấn công các đồng minh khác của Mỹ nếu chúng ta không ngăn chặn chúng ngay bây giờ. Chúng ta phải làm điều đó. Tôi tin rằng không nên có điều cấm kỵ nào giữa chúng ta trong liên minh của chúng ta. Ukraine sẽ không bao giờ yêu cầu lính Mỹ phải chiến đấu trên đất của chúng tôi thay chúng tôi. Tôi bảo đảm với các bạn rằng những người lính Ukraine có thể tự mình điều khiển xe tăng và máy bay Mỹ một cách hoàn hảo.

Hỗ trợ tài chính cũng cực kỳ quan trọng và tôi muốn cảm ơn các bạn, cảm ơn các bạn rất nhiều, cảm ơn các bạn về cả gói tài chính mà các bạn đã cung cấp cho chúng tôi và những gói mà các bạn có thể sẵn sàng chi thêm. Tiền của các bạn không phải là tiền từ thiện. Đó là một khoản đầu tư vào nền dân chủ và an ninh toàn cầu mà chúng tôi đang xử lý theo cách có trách nhiệm nhất.

Nga, Nga thực sự có thể dừng cuộc xâm lược của họ nếu họ muốn, nhưng các bạn có thể đẩy nhanh chiến thắng của chúng tôi. Tôi biết điều đó. Và nó sẽ chứng minh cho bất kỳ quân xâm lược tiềm tàng nào rằng: Không ai có thể thành công trong việc phá vỡ biên giới quốc gia, không ai có thể phạm tội ác và cai trị người dân trái với ý muốn của họ. Sẽ là ngây thơ nếu chờ đợi những bước đi hướng tới hòa bình từ phía Nga, vốn thích trở thành một quốc gia khủng bố. Người Nga vẫn bị Điện Kremlin đầu độc.

Việc khôi phục trật tự luật pháp quốc tế là nhiệm vụ chung của chúng ta. Chúng ta cần hòa bình, vâng. Ukraine đã đưa ra các đề xuất mà tôi vừa thảo luận với Tổng thống Biden, với công thức hòa bình của chúng tôi. 10 điểm nên và phải được thực hiện vì an ninh chung của chúng tôi, được bảo đảm trong nhiều thập kỷ tới và hội nghị thượng đỉnh có thể được tổ chức.

Tôi vui mừng nói rằng Tổng thống Biden đã ủng hộ sáng kiến hòa bình của chúng tôi trong ngày hôm nay. Mỗi người trong số các bạn, thưa quý vị, có thể hỗ trợ thực hiện để bảo đảm rằng sự lãnh đạo của Mỹ vẫn vững chắc, tại lưỡng viện và lưỡng đảng. Cảm ơn các bạn.

Các bạn có thể tăng cường các biện pháp trừng phạt để khiến Nga cảm thấy việc xâm lược của họ thực sự đã gây hại như thế nào. Các bạn thực sự có khả năng giúp chúng tôi đưa ra công lý tất cả những người đã khởi xướng cuộc chiến tranh vô cớ và đầy tội ác này. Hãy hành động. Hãy để những kẻ khủng bố – hãy để nhà nước khủng bố phải chịu trách nhiệm về hành vi khủng bố và xâm lược của mình và bồi thường mọi tổn thất do cuộc chiến này gây ra. Hãy để thế giới thấy rằng Mỹ đang ở đây.

Thưa quý vị — thưa quý vị và các bạn, những người Mỹ, trong hai ngày nữa người Ukraine chúng tôi sẽ mừng Lễ Giáng Sinh. Có lẽ là dưới ánh nến. Không phải vì nến làm tăng cảm giác lãng mạn, không, mà vì sẽ không có, sẽ không có điện. Hàng triệu người sẽ không có hệ thống sưởi cũng như nước sinh hoạt. Tất cả những điều này là kết quả của các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi.

Nhưng chúng tôi không phàn nàn. Chúng tôi không phán xét và so sánh cuộc sống của ai đó dễ dàng hơn. Hạnh phúc của các bạn là sản phẩm của an ninh quốc gia của các bạn; là kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập và nhiều chiến thắng của các bạn. Chúng tôi, những người Ukraine, cũng sẽ trải qua cuộc chiến giành độc lập và tự do, với phẩm giá và thành công.

Chúng tôi sẽ ăn mừng Giáng sinh. Mừng Lễ Giáng Sinh và dù không có điện, ánh sáng niềm tin của chúng tôi vào chính bản thân sẽ không bị dập tắt. Nếu quân Nga – nếu tên lửa của Nga tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tự bảo vệ mình. Nếu họ tấn công chúng tôi bằng máy bay không người lái của Iran và người dân của chúng tôi sẽ phải đến hầm tránh bom vào đêm Giáng sinh, người Ukraine vẫn sẽ ngồi xuống bàn và cổ vũ lẫn nhau. Và chúng tôi không, không cần biết ước muốn của mọi người, vì chúng tôi đều biết rằng tất cả chúng tôi, hàng triệu người Ukraine, đều mong muốn giống nhau: Chiến thắng. Chỉ có chiến thắng.

Chúng tôi đã xây dựng một Ukraine hùng mạnh, với những con người mạnh mẽ, quân đội mạnh mẽ, các thể chế vững mạnh cùng với các bạn. Chúng tôi đã phát triển những bảo đảm an ninh mạnh mẽ cho đất nước của chúng tôi và cho toàn bộ châu Âu và thế giới, cùng với các bạn. Và cũng cùng với các bạn, chúng tôi sẽ đưa tất cả những người dám cản trở quyền tự do vào một nơi khác. [Cù Tuấn: chơi chữ: Put in (đưa vào) viết như Putin – tên Tổng thống Nga].

Và Ukraine sẽ là cơ sở để bảo vệ nền dân chủ ở châu Âu và trên thế giới. Bây giờ, vào dịp Giáng sinh đặc biệt này, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn. Tôi cảm ơn mọi gia đình người Mỹ đã trân trọng sự ấm áp trong ngôi nhà của mình và mong muốn sự ấm áp đó đến với những người khác. Tôi cảm ơn Tổng thống Biden và cả hai đảng, tại Thượng viện và Hạ viện, vì sự hỗ trợ vô giá của các bạn. Tôi cảm ơn các thành phố và công dân của các bạn đã ủng hộ Ukraine trong năm nay, những người đã tiếp đón những người Ukraine của chúng tôi, những người dân của chúng tôi, những người đã vẫy cờ quốc gia của chúng tôi, những người đã hành động để giúp đỡ chúng tôi. Cảm ơn tất cả các bạn, từ tất cả những người hiện đang ở tiền tuyến, từ tất cả những người đang mong chờ chiến thắng.

Đứng đây hôm nay, tôi nhớ lại những trận chiến của tổng thống Franklin Delano Roosevelt, mà tôi nghĩ là rất tốt cho thời điểm này. Nhân dân Mỹ bằng sức mạnh chính nghĩa của mình sẽ giành thắng lợi tuyệt đối. Người Ukraine chắc chắn cũng sẽ chiến thắng.

Tôi biết rằng mọi thứ phụ thuộc vào chúng tôi, vào các lực lượng vũ trang Ukraine, nhưng còn rất nhiều điều phụ thuộc vào thế giới nữa. Rất nhiều thứ trên thế giới phụ thuộc vào các bạn. Khi tôi ở Bakhmut ngày hôm qua, các anh hùng của chúng tôi đã trao cho tôi lá cờ, lá cờ chiến đấu, lá cờ của những người bảo vệ Ukraine, châu Âu và cả thế giới bằng cái giá mạng sống của họ. Họ yêu cầu tôi mang lá cờ này đến các bạn, đến Quốc hội Mỹ, đến các thành viên Hạ viện và Thượng viện, những người có các quyết định có thể cứu hàng triệu người.

Vì vậy, hãy để những quyết định này được thực hiện. Hãy để lá cờ này ở lại với các bạn, thưa quý vị và các bạn. Lá cờ này là biểu tượng cho chiến thắng của chúng ta trong cuộc chiến này. Chúng ta sẽ đứng vững, chúng ta chiến đấu và chúng ta sẽ chiến thắng vì chúng ta – Ukraine, Mỹ và toàn bộ thế giới tự do – đoàn kết với nhau.

Chỉ một điều, nếu tôi có thể, điều cuối cùng – cảm ơn các bạn rất nhiều, cầu Chúa bảo vệ những người lính và công dân dũng cảm của chúng tôi, cầu Chúa mãi mãi phù hộ cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Chúc một Giáng sinh vui vẻ và một năm mới hạnh phúc, thắng lợi. Slava Ukraina. [Vinh quang cho Ukraine].

Bình Luận từ Facebook
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Về đâu mối tình ngưu mã Bắc Kinh-Moscow?
December 30, 2022

Hiếu Chân/Người Việt

Tổng Thống Vladimir Putin của Nga và Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc vừa gặp nhau qua video vào Thứ Sáu, 30 Tháng Mười Hai, trong bối cảnh cả Nga và Trung Quốc đều đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, buộc Moscow và Bắc Kinh phải dựa vào nhau nhiều hơn nữa.

Image
Ông Vladimir Putin (trái) và ông Tập Cận Bình tại Samarkand, Uzbekistan, hôm 16 Tháng Chín. (Hình minh họa: Sergei Bobylyov/AFP via Getty Images)
Chưa đầy một năm trước, ông Putin sang Bắc Kinh hội đàm với ông Tập và cả hai mạnh miệng tuyên bố một mối quan hệ “không giới hạn” – hình thành một liên minh chuyên chế thách thức trực tiếp Hoa Kỳ và Phương Tây. Mười tháng trôi qua và bây giờ cả hai ông đều nhận ra liên minh của họ đang ở thế yếu chưa từng thấy.

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine mà ông Putin bắt đầu ngay sau khi từ Bắc Kinh trở về hồi Tháng Hai làm cho nước Nga tổn thất ghê gớm về nhân mạng và nguồn lực, bị cô lập về ngoại giao, bị cấm vận ngặt nghèo về kinh tế. Ông Putin đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc để duy trì vẻ bề ngoài ổn định của chế độ.


Sau thành công vang dội về củng cố quyền lực tại Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ), ông Tập nay đang đối mặt với những bài toán khó về kinh tế và xã hội: Trung Quốc là nước lớn duy nhất đang phải căng sức đối phó với đại dịch COVID-19 mà họ ngạo mạn tưởng rằng đã khống chế được. Chiến lược “zero-COVID” khắc nghiệt đã làm cho nền kinh tế Trung Quốc bị chậm lại đáng kể, dự báo mức tăng trưởng tổng sản lượng nội địa chỉ vào khoảng 3.2%, rất thấp so với mục tiêu 5.5% mà Bắc Kinh đề ra.

Do tình thế ép buộc, vào đầu Tháng Mười Hai, đảng CSTQ phải đảo ngược chính sách, bãi bỏ các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt, mở cửa biên giới và thúc đẩy các hoạt động kinh tế, chấp nhận để dịch bệnh lan rộng nhưng vẫn che giấu quy mô thực sự của thảm họa và khăng khăng từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Ông Tập không muốn sự giúp đỡ đó làm hỏng hình ảnh mà ông quảng bá với thế giới là một hệ thống chính trị ưu việt hơn chế độ dân chủ.


Và theo một não trạng đã được đúc khuôn từ lâu của các nhà độc tài, cả ông Tập và ông Putin đều không nhận trách nhiệm gây ra tình hình bi thảm của đất nước họ mà đổ thừa cho thế lực thù địch Phương Tây. Mở đầu cuộc điện đàm với ông Putin, ông Tập đánh giá “tình hình quốc tế phức tạp và luôn thay đổi,” đòi hỏi Nga và Trung Quốc phải cộng lực để đối phó. “Đương đầu với một tình hình quốc tế khó khăn và không rõ ràng, chúng tôi đang sẵn sàng xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược với Nga, cung cấp cho nhau những cơ hội phát triển và là đối tác toàn cầu vì lợi ích của nhân dân hai nước chúng tôi và vì sự ổn định trên toàn thế giới,” ông Tập nói, theo bản ghi được truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải.

***

Cuộc điện đàm trước hết là một nỗ lực mới nhất của ông Putin để thắt chặt thêm nữa quan hệ với ông Tập, tìm nguồn lực để duy trì cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Ukraine. Trong khi đó, Bắc Kinh coi đây là cơ hội để thu lợi về lâu dài, biến Moscow thành một đối tác đàn em trong cuộc đấu tranh chống Phương Tây.

Theo thông báo của Điện Kremlin, mở đầu cuộc gặp, ông Putin tán thành ý kiến của ông Tập rằng “tình thế bên ngoài rất bất lợi,” và tái khẳng định mối quan hệ Nga-Trung Quốc là “mô hình hợp tác giữa các cường quốc trong thế kỷ 21.” Ông Putin hy vọng hai nước sẽ gia tăng hợp tác về quân sự. “Hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự chiếm vị trí đặc biệt trong quan hệ của chúng ta. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho an ninh của các quốc gia chúng ta và hỗ trợ sự ổn định ở các khu vực quan trọng,” ông Putin nói, theo nhật báo The New York Times.


Tuy vậy, trong cuộc gặp, ông Tập tỏ ra không mặn mà với ý kiến về tăng cường hợp tác quân sự. Dù hai nước vừa tổ chức tập trận hải quân chung ở biển Hoa Đông mà Tướng Valery Gerasimov, tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, mô tả là “một phản ứng chống lại sự gây hấn của quân đội Mỹ ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương” như tường thuật của nhật báo The Washington Post, nhưng Bắc Kinh vẫn không muốn ra mặt yểm trợ Nga về quân sự, không cung cấp các loại vũ khí và quân dụng mà Moscow cần cho cuộc chiến ở Ukraine, buộc ông Putin phải tìm tới nguồn cung cấp ở Bắc Hàn và Iran.

Ngoài quân sự, trọng tâm mà ông Putin và ông Tập nhắm tới là hợp tác kinh tế mà do các biện pháp cấm vận của Phương Tây, Nga càng ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong quan hệ thương mại, Trung Quốc mua của Nga dầu thô, khí đốt, thiết bị quân sự tân tiến, và các loại khoáng sản khác.

Đổi lại, Trung Quốc cung cấp cho Nga hàng hóa tiêu dùng và hàng kỹ thuật cao như xe hơi, điện thoại, công cụ giám sát đám đông… Theo Viện Tài Chính Quốc Tế ở Washington, DC, trong chín tháng đầu năm nay, Trung Quốc cung cấp một phần tư lượng hàng hóa nhập cảng của Nga, tăng gần gấp đôi so với mức 15% của chín tháng đầu năm ngoái. Tất cả xe hơi mang nhãn hiệu nước ngoài – có 11 nhãn hiệu như vậy – còn được bày bán ở Nga đều là xe Trung Quốc.


Khi phương Tây quay lưng với dầu khí của Nga thì Trung Quốc nổi lên thành khách hàng lớn nhất. Trong tháng này, đã ba lần tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga công bố kỷ lục mới về lượng khí đốt bán sang Trung Quốc mỗi ngày. Và tuần trước, ông Putin chủ trì lễ khai trương một mỏ khí đốt mới ở Siberia, được khai thác chỉ để xuất cảng sang Trung Quốc.

Xem ra cả về quân sự và kinh tế, Moscow đều ở thế yếu, phụ thuộc, còn Bắc Kinh tìm mọi cơ hội để thu lợi.

***

Có thể nói dòng tiền từ Trung Quốc đã giúp kinh tế Nga không bị sụp đổ dưới sức ép cấm vận của Phương Tây, nhưng quan hệ đó còn kéo dài bao lâu thì chưa biết trước được. Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti của Nga hôm Thứ Năm, 29 Tháng Mười Hai, đăng bài nói Trung Quốc đang giúp Nga né tránh các lệnh cấm vận của Phương Tây, và nếu thông tin đó là đúng thì chắc chắn Bắc Kinh sẽ gặp không ít phiền phức.

Dù không công khai lên án cuộc xâm lược Ukraine của ông Putin và bảo vệ cho Moscow trên các diễn đàn quốc tế, Trung Quốc thừa nhận cuộc chiến đã gây nhiều khó khăn cho chính Bắc Kinh. Giá năng lượng tăng cao gây khó cho các nền kinh tế Châu Âu và làm giảm nhu cầu mua hàng Trung Quốc, và cuộc chiến cũng làm cho các chính phủ Châu Âu đoàn kết hơn với Hoa Kỳ trong các nỗ lực kiềm chế Bắc Kinh. Tại cuộc gặp trực tiếp với ông Putin ở Uzbekistan hồi Tháng Chín, ông Tập không giấu nỗi khó chịu về cuộc chiến này, và tuần trước, khi tiếp ông Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga và cộng sự thân cận nhất của Putin, ông Tập đã yêu cầu “các bên liên quan phải hết sức kiềm chế.”


Cho nên, trong quan hệ với Nga, ông Tập đang gặp nhiều chuyện khó xử: Ông không mạo hiểm yểm trợ Nga một cách công khai để phải chịu sự trừng phạt của Phương Tây nhưng cũng không thể bỏ rơi ông Putin và có nguy cơ mất đi một đồng minh quan trọng nhất trong công cuộc chống Hoa Kỳ để rồi Trung Quốc phải đơn độc cạnh tranh với Phương Tây.

Tuy nhiên, vượt ra ngoài suy luận thông thường, mối quan hệ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” giữa Moscow và Bắc Kinh sẽ bền vững vì cả hai đều coi Hoa Kỳ và thể chế dân chủ Phương Tây là mối đe dọa chung, cản trở các tham vọng địa chính trị và kinh tế của họ. Nga càng thảm bại thì càng bám chặt Trung Quốc. Nếu Nga chiến thắng trong cuộc chiến Ukraine thì Trung Quốc sẽ có lợi lớn về địa chính trị, ngược lại nếu Nga thua trận thì Trung Quốc còn bị thiệt hại lớn hơn nữa. Cuộc “hôn nhân” Moscow-Bắc Kinh vì thế sẽ không sụp đổ do thất bại của Nga trên chiến trường mà trái lại, vì Nga thất bại mà quan hệ Nga-Trung Quốc sẽ càng được củng cố. [đ.d.]
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lengoi »

Việt Nam chọn con đường nào?
Lê Thân
31-12-2022
I. Tình hình

Trong năm 2022 tình hình trong nước nhiều diễn biến xấu, rất phức tạp, những người có trách nhiệm và dư luận xã hội đang rất quan tâm, lo lắng cho vận mệnh của dân tộc. Có thể kể đến những sự kiện tiêu biểu như sau:

1. Vụ test kit Việt Á, ngoài việc gây thiệt hại to lớn cho ngân sách nhà nước, còn làm mất rất nhiều cán bộ đảng viên giữ chức vụ quản lý từ cấp trung gian đến cấp cao trong hầu hết các tỉnh thành cả nước, kể cả 2 ủy viên trung ương giữ tới chức Bộ trưởng, Phó Thủ tướng, với hàng loạt giám đốc CDC bị khởi tố, bắt đi, cùng một số cấp chỉ huy của họ là các giám đốc sở y tế, chủ tịch, bí thư tỉnh/ thành có liên quan trong vụ đại án.

2. Vụ giải cứu người Việt Nam ở nước ngoài về nước tránh dịch Covid -19 (còn gọi là vụ Cục Lãnh sự), ngoài việc cấu kết giữa nhiều ban ngành để tham nhũng số tiền hàng ngàn tỷ, hàng loạt cán bộ ngoại giao cao cấp bị xử lý, uy tín về mặt ngoại giao đã suy giảm nghiêm trọng.

Có thể nói, chỉ riêng hai vụ này là tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh đặc biệt toàn dân đang khốn khổ vì đại dịch Covid-19, đã đưa quốc nạn tham nhũng lên tới đỉnh điểm của sự tàn bạo, cho thấy tâm địa độc ác của bầy sâu tham nhũng, ăn không chừa một thứ gì, không chỉ đánh thẳng vào chi tiêu nhà nước, mà còn gây nguy hại đến cả hệ thống chính trị, đặt hệ thống chính trị trước nguy cơ tan rã.

3. Vụ khởi tố bắt tạm giam các chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Trương Mỹ Lan), FLC (Trịnh Văn Quyết), Tân Hoàng Minh… liên quan đến đầu cơ bất động sản có sự tiếp tay của các ngân hàng, ban lãnh đạo thị trường chứng khoán và của các quan tham trong bộ máy nhà nước trong một thời gian rất dài, làm mất lòng tin trong nhân dân, kéo theo sự sụp đổ của hệ thống tài chính. Nhà nước trong 1 tháng phải bơm ra hết chục ngàn tỷ này đến chục ngàn tỷ khác để cứu gỡ ngành ngân hàng và giải quyết nợ cho những người dân đổ xô đi rút tiền, nhưng hàng vạn người mua chứng khoán có khả năng mất trắng vì các công ty chứng khoán sụp đổ.

Có thể nói, tình trạng cực xấu này vượt qua khỏi khả năng giải cứu Nhà nước; nếu cứ in thêm tiền để giải quyết vấn đề căng thẳng về tài chính tất yếu sẽ dẫn tới nạn lạm phát cao, khiến cho hết nạn nọ tới nạn kia.

4. Đất đai của nông dân bị cưỡng bức thu hồi, có nơi đã để xảy ra chết người. Nhiều đất đai thu hồi nhưng không thực hiện dự án, đất đai bỏ hoang trong khi nông dân không có đất để sản xuất sinh nhai; luật đất đai tuy có sửa đổi nhưng chưa đi vào điểm cơ bản, chưa giải quyết thỏa đáng một cách đạo lý công bằng đối với quyền lợi người dân bị mất đất; rất nhiều trường hợp tiền đền bù không mua nổi đất để làm nhà che mưa nắng, người dân khó khăn lại càng khó khăn hơn. Từ đây, những vụ khiếu kiện về đất đai đã không dừng lại mà còn đang ngày càng gia tăng ngày càng kéo dài không hy vọng chấm dứt.


5. Cuộc chiến chống tham nhũng (còn gọi là đốt lò) tuy có đạt được thành tích qua việc xét xử được một số vụ cụ thể có tác dụng răn đe nhưng nhìn chung về cơ bản vẫn tỏ ra bất lực. Các thủ đoạn câu kết tinh vi có hệ thống, âm mưu quỷ kế biến hóa thiên hình vạn trạng, lại có sự bao che từ những cấp có thẩm quyền rất cao, dính líu đến quyền lợi của nhiều người nhiều cấp trong các mối quan hệ dọc ngang trên dưới chằng chịt, vướng mắc đủ bề, trở thành khó xử một cách triệt để. Đặc biệt, trong điều kiện chạy chức, chạy quyền, chạy án đã trở thành tập tục phổ biến từ lâu của các giới công quyền thì phương châm đưa ra được lập đi lập lại “chống tham nhũng không có vùng cấm”, không có vùng tránh, không loại trừ cấp nào cũng khó làm đến cùng.

Việc kê khai tài sản cán bộ để kiểm soát tham nhũng tuy đã có rất nhiều văn bản quy định từ phía Đảng và Chính phủ nhưng trên thực tế từ rất lâu cho thấy là không thi hành được. Những điều đảng viên không được làm thì họ đều làm một cách lén lút, mà giải pháp kêu gọi sự chấn chỉnh đạo đức, nêu gương lãnh tụ, học tập nghị quyết … đã tỏ ra không hiệu quả.


Chính người đứng đầu Đảng đã có lần than thở như một lời thú nhận: Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra.

Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi pham nhũng tiêu cực hay không? Tình trạng hư hỏng, thoái hóa, biến chất cán bộ từ cơ sở đến trung ương đã được công khai hóa qua nhiều vụ khởi tố bắt tạm giam cụ thể mà người dân được biết, cho thấy ở mỗi dự án, mỗi công trình xây dựng lớn nhỏ đều có tham nhũng xen vào, và đi liền sau đó là hàng loạt cán bộ dắt nhau vào tù không sao kể xiết.

6. Về kinh tế có phát triển hơn nhưng tư tưởng tất cả chạy theo tiền và quyền đã thành phổ biến, đạo đức xã hội quan hệ con người con người suy thoái xuống cấp trầm trọng. Đời sống tinh thần đạo lý xã hội truyền thống ngàn đời của dân tộc gần như bỏ ngỏ.

Đất nước chưa bao giờ lâm vào tình trạng nguy hiểm cực độ như trên, người dân tự hỏi tại sao?

ll. Nguyên nhân

1. Từ một nền kinh tế XHCN chuyển qua nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa phát triển vượt bực lẽ ra phải áp dụng cơ chế chính sách quản lý theo đúng kiểu kinh tế thị trường sản xuất, hàng hóa chịu sự điều tiết tự nhiên của luật cung cầu đi cùng với nó là nền pháp trị vững mạnh, giới lãnh đạo không nắm bắt vấn đề cốt lõi này để chuyển biến kịp thời theo tình hình mới mà vẫn cố bám theo mô hình quản lý cũ, chủ yếu dùng mệnh lịnh hành chính để chỉ huy kinh tế.

Phải nói Nghị Quyết Đại hội 6 năm 1986 là một cuộc cách mạng thật sự thay đổi vận mệnh đất nước. Hơn 30 năm sau, Nghị quyết Đại hội 6 VN đã trở thành một nền kinh tế đặc biệt duy nhất trên thế giới nền kinh tế “không chịu phát triển”. Phát triển phải đi liền với nó là thể chế chính trị phù hợp, chính trị không đi theo kịp sự phát triển của đất nước.


2. Việc bố trí nhân sự, sử dụng con người đưa vào bộ máy tổ chức chủ yếu theo nguyên tắc quy hoạch, cơ cấu dựa trên quan hệ thân quen phục tùng tuyệt đối làm tiêu chuẩn quyết định, dẫn đến bao che sai lầm khuyết điểm dung túng lẫn nhau, thủ tiêu mọi đấu tranh lành mạnh trong nội bộ.

Có hiện tượng hết sức bi hài là khi phát hiện các trường hợp vi phạm để xử lý thì tất cả các cá nhân hay đơn vị vi phạm ấy trước đó đều đã có đầy đủ bằng khen, giấy khen, lao động tiên tiến xuất sắc, huân huy chương lao động cá nhân và đơn vị. Việc khen thưởng, mà phần lớn trở thành trò đùa, dối trên, lừa dưới, vụ Công ty Việt Á nhận huân chương Lao động hạng nhì, Học viện quân y nhận Bằng khen cho cá nhân đơn vị là sự kiện điển hình.

3. Tình trạng mua quan bán chức, bằng thật học giả, bằng giả học giả, chưa tốt nghiệp phổ thông lại có bằng tốt nghiệp đại học xảy ra phổ biến. Một số tiến sĩ được đào tạo không giúp gì cho công việc, chỉ có giá trị lên lương lên chức (như tiến sĩ cầu lông, áo ngực …), tình trạng suy đồi của bằng cấp cũng như việc phong chức hàm giáo sư, phó giáo sư rất khó khắc phục, nhờ có tiếp tay của không ít trường đại học (như đại học Đông Đô….) kể cả Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội (mà người đứng đầu và đồng bọn vừa bị xử lý kỷ luật).


Năng lực của cán bộ quản lý các cấp vì thế ngày càng tệ hại, không xứng tầm nhiệm vụ được giao. Trong khi người tài giỏi có tư cách đạo đức và lòng tự trọng tìm cách ra đi, kẻ bất tài vô dụng tìm đủ cách bám trụ để thu lợi bất chính mà người xưa gọi là tiểu nhân đương đạo (bọn tiểu nhân cầm quyền).

4. Sự chậm trễ sửa đổi các chính sách phục vụ cho nền kinh tế thị trường, các nhánh quyền lực không chủ động sáng tạo phát huy được nội lực. Cơ chế toàn trị ngày càng gia tăng độc đoán, nhằm bảo vệ quyền lực, đã đẩy bộ máy cầm quyền ngày càng xơ cứng mất hết sự năng động cần thiết cho xã hội phát triển.

lll. Con đường nào cho Việt Nam?

Tình hình kinh tế – chính trị – xã hội như mô tả ở trên đang đặt đất nước trước những nguy cơ đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài, không thể xem thường.

Nhằm mục đích củng cố đưa đất nước vượt qua khó khan, cần phải xem xét phân tích lại toàn diện tình hình, trong đó có 2 vấn đề cốt lõi: một là đường lối chính sách cơ bản, và hai là tổ chức thực hiện đường lối.

Đề ra đường lối chính sách tổ chức phù hợp phải là thay đổi thật sự, mang tính bước ngoặt, đưa đất nước bước qua giai đoạn mới như trước đây đã ra đời nghị quyết Đại hội 6 năm 1986, từ bỏ kinh tế quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường.

Xu hướng chi phối thế giới hiện nay là dân chủ tự do với một nền pháp trị vững mạnh, xu hướng này lấy phát triển trí tuệ làm chủ đạo thay thế cho sức mạnh cơ bắp. Từ sau những năm 1990, khi Khối XHCN tan rã, các nước chọn đi theo con đường thế giới dân chủ tự do với nền pháp trị vững chắc, đều phát triển giàu mạnh. Cùng một tình trạng như VN có Nam – Bắc Triều Tiên, Đông Đức – Tây Đức. Hiện nay, Bắc Triều Tiên phát triển trong nghèo đói, còn đi ăn xin, thì Hàn Quốc rất mạnh về kinh tế, làm chủ khoa học công nghệ, đời sống nhân dân ấm no và quốc phòng vững mạnh còn xuất bán cả vũ khí hiện đại, xe tăng máy bay…

Nước Đức, trước đây so với các nước XHCN thì Đông Đức giàu và phát triển nhưng so với Tây Đức thì nghèo và lạc hậu. Từ ngày thống nhất đến nay, nước Đức thành đầu tầu của châu Âu và người Đức phía Đông cũng đoạn tuyệt quá khứ, chẳng còn ai muốn trở lại thời Đông Đức.

Thế giới có rất nhiều bài học, Đảng và Nhà nước Việt Nam chọn con đường nào để nhanh chóng đưa đất nước tiến kịp với thời đại, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân Việt Nam.

Ngày 31 tháng 12 năm 2022

Lê Thân
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests