Bình Luận , Quan Điểm

vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Mối quan hệ Hoa Kỳ -Việt Nam -Trung Hoa
Image
Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Raymond
Burghardt, đọc diễn văn tại Viện Kinh Doanh.
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và nước cựu thù Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Hoa Kỳ đã giúp thúc đẩy các cải cách kinh tế tại Việt Nam, Và chỉ mới tháng trước có tin là Washington đã tăng cường quan hệ giữa quân đội hai nước, mặc dầu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Michael Marine nhấn mạnh rằng quan hệ song phương đã trở nên ngày càng mang tính sách lược.

Các chuyên gia nhận định rằng “sách lược” tại đông Nam Châu Á trong thế kỷ thứ 21 thường có nghĩa là làm thế nào để ứng phó với Trung Quốc đang lên. Đó là một vấn đề mà Washington và Hà Nội đang xem xét cẩn thận, và đường lối của hai bên dường như đã đưa hai nước khó lòng làm đồng minh lại gần nhau.

Nghệ thuật ngoại giao tam giác không còn xa lạ gì với các nhà lãnh đạo ở Hà Nội. Từ nhiều thập niên, Việt Nam đã khôn khéo giữ thế quân bình giữa Nga và Trung Quốc, một bên là nước cung cấp nhiều viện trợ, một bên là đàn anh kề sát phía Bắc. Ngày nay, cán cân chuyển từ Moscow qua Washington, và các giới chức của cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đều cố gắng đạt được sự đồng thuận về vị thế siêu cường ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Các nền kinh tế ở đông Nam Châu Á đã mau chóng nhận thức được quyền lực ngày càng bành trướng của Trung Quốc, và cũng giống như Hoa Kỳ, các nền kinh tế này đã bắt đầu điều được mô tả là né tránh sự chi phối của Trung Quốc. Tại một hội nghị mới đây về bang giao Mỹ-Việt, ông Raymond Burghardt, đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2004, nói rằng Việt Nam cũng nằm trong trường hợp này.

Ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ gia tăng trong vùng. Chúng tôi gọi đó là một chính sách tránh né.. và nói một cách thẳng thừng thì chính sách này đang được theo đuổi bởi các nước quanh Trung Quốc như Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Singapore và các nước khác. Điều này có nghĩa là không ai có thể đoan chắc một cách chính xác là Trung Quốc sẽ làm gì với quyền lực của họ trong tương lại. Không ai có thể chắc chắn là việc sử dụng quyền lực đó sẽ tử tế và thân thiện 100 phần trăm.

Trong suốt lịch sử tồn tại, Việt Nam lúc nào cũng phải lo lắng về việc Trung Quốc sử dụng quyền lực để chống lại con rồng nhỏ ở phía Nam. Bang giao Việt-Trung đã được dần dà được hàn gắn kể từ khi xảy ra cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1979. Nhưng Hà Nội cũng thắt chặt bang giao với các lân bang khác, và quan trọng hơn nữa, là với Washington.

Trong khi vào thập niên 1990 Trung Quốc được coi là một đồng minh sách lược và Hoa Kỳ là một kẻ thù sách lược, thì điều đó đã bắt đầu thay đổi sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa bang giao vào năm 1995. Hà Nội đã chuyển hướng tiến tới một quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn với Washington.

Nhưng ông Burghardt nói rằng trong thời gian ông làm đại sứ tại Việt Nam vào năm 2003, sau một Đại hôi đảng quan trọng tại Hà Nội và giữa lúc Hoa Kỳ đang lãnh đạo cuộc chiến tranh tại Iraq, thì cả hai nước đã thực hiện một cuộc đánh giá lại sách lược về mối bang giao này so với một Trung Quốc đang lên.

Trong những cuộc nói chuyện đó, bắt đầu có việc thảo luận về các vấn đề sách lược. Và đó là một sự kiện mới lạ trong bang giao với Việt Nam. Trước kia thì các vấn đề này dường như là cấm kỵ. Có một cái gì đó mà Việt Nam không muốn nói chuyện với chúng ta. Nay thì ta thấy một thiện chí mới trong việc đề cập đến Trung Quốc với chúng ta.

Ông Alexander Vu Vinh là một giáo sư về các vấn đề quốc tế tại trường đại học Harvard. Ông Vinh nói rằng đường lối mới này xuất phát một phần từ sự chuyển biến dần dà của Hà Nội bứt ra khỏi sự thống trị của chủ thuyết xã hội chủ nghĩa và tiến tới việc hiện đại hóa và hòa nhập. Điều đó có nghĩa là sự lệ thuộc nhiều hơn vào công cuộc giao tiếp với các đối tác trong khối ASEAN, và với các nước như Hoa Kỳ.

Ông Vũ Vinh nói rằng tuy có ảnh hưởng rộng lớn trong khu vực, Trung Quốc đã cố gắng hòa thuận với các nước xung quanh, phần lớn là để thúc đẩy sự phát triển kinh tế Á Châu.
Image
Giáo sư về các vấn đề quốc tế tại trường đại học Harvard, ông Alexander Vu Vinh


Bang giao của Trung Quốc với ASEAN đã cải thiện đáng kể trong 15 năm vừa qua, cao điểm là một hiệp định thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc ký kết vào tháng giêng ở Philippin. Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo được trích thuật nói rằng ASEAN “sung sướng được nhận Trung Quốc làm người anh cả trong vùng.”

Tuy nhiên, phần lớn Ðông Nam Châu Á dựa nhiều vào vốn và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ.

Giáo sư Frederick Brown, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của Đại học Johns Hopkins, nói rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đề cao cảnh giác đối với Trung Quốc như họ từng làm trong mấy ngàn năm qua. Theo ông Brown, thái độ này của Việt Nam có lợi cho giới hữu trách ở Washington:

Rõ ràng là cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đều cảm thấy lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khuôn khổ của quyền lợi hỗ tương về chiến lược này, chúng ta có thể dự kiến là Việt Nam sẽ có những hành động tích cực để xích lại gần hơn với chúng ta nếu chúng ta không đưa ra những luận điệu tự tin quá mức.

Cựu đại sứ Burghardt nhấn mạnh rằng Hà Nội chỉ muốn tăng cường quan hệ với Washington tới một mức độ nào đó mà thôi.

Sự thay đổi về chiến lược này giúp cho đôi bên cải thiện quan hệ. Tuy nhiên, điều quan trọng, rất quan trọng, là không nên thổi phồng quá đáng. Việt Nam vẫn còn nghi ngại đối với Hoa Kỳ. Hiện nay Việt Nam quí trọng vai trò cân bằng sức mạnh mà Hoa Kỳ đang nắm giữ trong khu vực, nhưng họ lo ngại một cách sâu sắc đối với những điều mà chúng ta thường hay lên tiếng cổ xướng như dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo.

Giáo sư Brown cho biết ông không tin là Việt Nam có khả năng trở thành một tiền đồn vững chắc để ngăn chận sự chế ngự của Trung Quốc đối với vùng Đông Nam Á. Theo ông, hai nước láng giềng này có một mối quan hệ lâu dài, với những sự tiếp xúc chặt chẽ và gần gũi ở mọi cấp bậc. Mặc dầu vậy, ông Brown cũng nhấn mạnh rằng rốt cuộc thì Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ là nước có quyền lợi thiết thân trong việc chận đứng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tuy Trung Quốc rõ ràng là mạnh hơn Việt Nam nhưng họ không thể dễ dàng ép buộc Việt Nam làm những gì mà họ muốn. Tại sao vậy? Tại vì, ở một mức độ nào đó mà nói, sự sinh tồn chính là động cơ của sự kháng cự của Việt Nam. Và động cơ này lúc nào cũng mạnh hơn động cơ của Trung Quốc là tìm cách chế ngự nước khác. (VOA)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

53 Năm Sau Ngày Chia Đôi,
Việt Nam bị Thống Trị chứ chưa được Thống Nhất

Vũ Nhân Phong
Cách đây 53 năm, đất nước đã bị chia đôi sau Hội Nghị Genève. Ra đến hải ngoại sau năm 1975 thì hàng năm gần ngày 20 tháng 7, đều có những bài viết đề cập đến ngày lịch sử này, và những lời mô tả một đất nước Việt Nam tưởng tượng là khá hơn Việt Nam hiện tại, nếu việc này hay việc kia đã diễn ra một cách khác. Nhưng ngoài những gì đã nêu trong các bài viết này, một điểm khác cần nói đến là 53 năm sau ngày lịch sử chia đôi đất nước, Việt Nam đến nay vẫn chưa được thống nhất. Sau 53 năm người dân Việt Nam vẫn chưa được độc lập, vẫn chưa được giải phóng theo đúng nghĩa của những từ này. Vâng, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn thường xuyên kể công của đảng trong việc “thống nhất” hai miền. Hàng năm nhà nước Cộng Sản vẫn tổ chức lễ mừng ngày “độc lập” và cho đến nay thình thoảng còn có những người tại hải ngoại bị thấm ngôn ngữ Cộng Sản đến mức họ nói rằng đã đi vượt biên sau “ngày Giải Phóng.” Nhưng tại Việt Nam hôm nay, những thống nhất, độc lập, hay giải phóng, nếu có, chỉ là những ý tưởng mà nhà nước cố nhồi vào óc dân, và là những tiếng người dân nói trên môi vì thói quen sau khi bị bao vây bởi hệ thống tuyên truyền Cộng Sản, tuy không thật sự tin trong lòng. Trong thực tế thì Việt Nam chưa hề được thống nhất, nhưng chỉ bị thống trị bởi một thiểu số người tự xưng mình là lãnh đạo, tự cho mình là đại diện cho dân.
Sau khi lên nắm quyền thì thay vì thống nhất hai miền bằng chính sách nhân bản, xây dựng, đảng Cộng Sản đã chủ trương đấu tranh giai cấp, khai thác căm thù, dùng thành phần xã hội này trấn áp giai cấp xã hội kia, gây những chia rẽ trong xã hội, khiến cho hàng triệu người phải thoát đi vượt biên để kiếm tự do. Thay vì tạo cơ hội cho cả nước vươn lên như tại các nước lân cận, nhà cầm quyền đã cắt đứt Việt Nam khỏi mọi nguồn thông tin bên ngoài để làm ngu dân, kéo cả nước xuống trình độ của những đảng viên và quần chúng nòng cốt của đảng từ miền bắc mới vào miền nam. Vì thế mà đất nước Việt Nam dần dần tụt hậu trong khi những nước láng giềng thì lại qua mặt Việt Nam trong một thời gian rất ngắn. Điều này càng rõ ràng khi so sánh Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản với sự vươn lên của cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản đã đến hải ngoại với hai bàn tay trắng, không thông hiều tiếng nói và thói tục điạ phương, mà nay đã là những người đóng góp tích cực cho xã hội nơi họ sống, vừa lo cho gia đình con cái, mà còn đủ sức gửi về Việt Nam hơn 3 tỉ mỹ kim hàng năm.

Đã 53 năm rồi từ ngày đất nước Việt Nam bị chia đôi, dù đảng Cộng Sản có thống trị được đất nước thì vẫn chưa thống nhất được đất nước. Thậm tệ hơn, khi lên nắm quyền đảng đã nói rằng sẽ xây dựng một xã hội công bằng, nhân bản nhưng trong thực tế thì chỉ tiếp tục gây chia rẻ tại Việt Nam giữa người bắc và người nam, giữa đảng viên và thường dân, giữa người dân và tài sản của họ… Cho đến nay, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Cộng Sản là một nước mà người chủ phải bỏ đất mình vì bị chính phủ tịch thu và không bồi thường, cha mẹ phải bỏ con vì đã bán nó sang nước khác lao động, con gái phải bỏ nhân phẩm mình để đi bán thân kiếm sống, tuổi trẻ phải bỏ quyền làm chủ đất nước trong tương lai vì trao quyền đó cho những công ty ngoại quốc để dụ họ đến cho mình việc làm trong hôm nay, và toàn dân phải bỏ lối hành xử tử tế nhân bản với nhau để mà tranh nhau sống qua ngày vì dưới chế độ đó chỉ có gian trá, lừa gạt mới có cơ hội sống còn. Và sau chót thì dù là lãnh đạo gồm những người Việt Nam, nhưng độc lập thì chỉ là lý thuyết vì chính sách kinh tế xã hội ngoại giao đều là do người ngoài chỉ vẽ, không đi theo thì không được nhận làm đối tác làm ăn.

Những điều kể trên không phải là những gì mới lạ đối với những ai có một chút hiểu biết về Việt Nam. Thế nhưng người viết vẫn nhắc lại ở đây vì cảm thấy rằng dù chẳng phải là những điều gì bí mật, không phải ai cũng nhận thức được điều này để hiểu rằng đảng Cộng Sản là kẻ thù dân tộc Việt Nam, là nguyên nhân của mọi vấn nạn của đất nước ngày nay. Ngược lại, có những người chịu lờ sự thật này đi và thậm chí không dám xem Cộng Sản là kẻ thù vì muốn được Cộng Sản xem mình là đối tác chính trị. Có những người thời cơ hiện nay đã chấp nhận sự tồn tại của đảng Cộng Sản vì lệ thuộc vào Tây phương và tưởng rằng trong thế kỷ 21 các nước chậm tiến như Việt Nam sẽ không có thể giải quyết các vấn đề của đất nước nếu mà không đi theo con đường mà các nước Tây phương đã chọn. Nghiã là phụ với họ trong chuyện hợp tác giúp cho đảng Cộng sản trong những lãnh vực mà họ không làm được hay không muốn làm, để cải thiện điều kiện xã hội dần dần. Vì thế mới có những lời tự trói buộc mình vào một cuộc đấu tranh Xin/Cho. Vì thế mới có những nhận xét rằng Cộng Sản đã tiến bộ nhưng cần giúp cho nó tiến bộ thêm, vì thế mới có những buổi gặp gỡ chính giới cao cấp để nói lên toàn những điều chung chung theo đuôi, mà không nói lên được ước vọng của toàn dân Việt Nam là chế độ Cộng Sản phải chấm dứt. Vì có những người này mà công cuộc đấu tranh có thể bị sa lầy nếu họ thành công trong việc lôi đồng bào hải ngoại vào con đường hòa hợp hòa giải. Cho nên nhân dịp 53 năm Việt Nam bị chia đôi, người viết nhắc lại là kẻ thù còn đó và mục đích lâu nay còn nguyên. Chúng ta đang sống tại hải ngoại trong xã hội tự do. Chúng ta đừng cho phép đảng Cộng Sản khiến chúng ta bỏ lập trường Quốc Gia của mình để đuổi theo những quyền lợi nhất thời, được lên báo, được cho ý kiến, mà cuối cùng chỉ làm chậu kiểng trang trí sân khấu chính trị của Cộng Sản biến thái.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

ĐỪNG LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

Ông Giáo sư viết sách nói rằng vụ khủng bố 911 xãy tới cho nước Mỹ là phải thôi, vì đó là hậu quả đáng phải nhận lãnh do chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đối với thế giới trong nhiều năm qua, ông còn khen ngợi những tên khủng bố đã giết hơn 3,000 thường dân Mỹ trong vụ 911 là những con người can đảm.
Ban Giám đốc trường đại học nơi ông làm việc bèn họp lại, bỏ phiếu, rồi tống cổ ông ra khỏi trường, lên án ông có âm mưu nhiều lần hoàn thành những nghiên cứu sai trái. Ông Giáo sư nói rằng đây là “trò chơi mới” của Ban Giám đốc đại học, còn vị Luật sư của ông thì tuyên bố sẽ kiện Ban Giám đốc đại học tới bến luôn.
Nhưng phía nhà trường vẫn không lùi bước, không chịu rút lại quyết định đuổi việc đối với ông Giáo sư.
Tôi chưa thấy báo Mỹ nào viết bênh vực quyền tự do ngôn luận của ông Giáo sư cả, mặc dù tin ông bị đuổi việc đã được nhiều hãng tin lớn Hoa Kỳ loan tải.
Ông Giáo sư đã viết những điều sằng bậy. Người quân nhân thứ thiệt của bất cứ quốc gia nào cũng đều được huấn luyện rằng vũ khí chỉ được xữ dụng đối với những người có trang bị vũ khí, chớ vũ khí không thể dùng để sát hại thường dân. Nếu chính sách của Hoa Kỳ không đúng, cần phải xữ dụng vũ khí để đối đầu, thì sự đối đầu bằng bạo lực đó phải nhằm vào quân đội Mỹ, chớ không phải là thường dân như vụ khủng bố 911. Những tên khủng bố vụ 911 không phải là những con người can đảm, mà đó là những kẻ sát nhân hèn mạt nhất.
Ông Giáo sư có tên là Ward Chrchill, viện đại học đuổi ông là University of Colorado.
Trong cuộc chiến Việt Nam, đã từng có vụ sát hại thường dân và những quân nhân – công chức không vũ khí hồi Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. Vụ giết người tập thể, với những mồ chôn tập thể kinh hồn, là một vết nhơ của đảng Cộng Sản Việt Nam mà dân chúng Huế, dân chúng toàn quốc, và lịch sử nước Việt sẽ không bao giờ quên.
Tờ Việt Weekly phát hành tại Nam California đã đăng bài của Hà Văn Thùy, một bài ca ngợi cả vụ Tết Mậu Thân ở Việt Nam và vụ 911 ở Hoa Kỳ. Bài này làm tràn ly nước phẩn nộ đã quá đầy từ cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở Little Saigon. Là một người cầm viết, tôi thật sự mắc cở khi thấy một vài cây viết có tuổi nghề đã dùng kỹ thuật viết lách xảo trá nhằm bênh vực cho tờ này. Là một người cầm viết, tôi phải luôn luôn tranh đấu và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, nhưng, nếu dùng quyền này để ca ngợi – xúi giục những cuộc tàn sát tập thể thường dân vô tội, thì không có tôi, vì tôi không thể làm đồng lỏa với những kẻ sát nhân hèn mạt.
Giới truyền thông trên toàn thế giới đâu có ít lần lên tiếng kết án chính sách của Hoa Kỳ, nhưng không cơ sở truyền thông đúng nghĩa nào đã ca ngợi bọn khủng bố như ông Giáo sư Ward Churchill và tờ báo Việt Weekly.
Việc University of Colorado đuổi ông Giáo sư Ward Churchill, và người Việt tỵ nạn Cộng Sản biểu tình phản đối tờ Việt Weekly, không phải là hành động không tôn trọng quyền tự do ngôn luận, mà chính là hành động không chấp nhận bọn đồng lỏa với khủng bố, những kẻ sát nhân hèn mạt.
Vì thế Ban Giám đốc University of Colorado đuổi cổ Giáo sư Ward Churchill và những đoàn biểu tình Việt tỵ nạn Cộng Sản tẩy chay tờ Việt Weekly rất đáng được ca ngợi và hỗ trợ.

ĐỖ SƠN
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Toàn văn Quyết Nghị về Việt Nam
được thông qua tại Đại Hội Thế Giới
Văn Bút Quốc Tế
Dakar, nước Sénégal


Như chúng tôi đã đưa tin, Quyết Nghị về Việt Nam, do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đề nghị với sự tán trợ của hai Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Thụy Sĩ Ý thoại, đã được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế đồng thanh biểu quyết chấp thuận trong phiên họp khoáng đại ngày thứ ba 10 tháng 7 năm 2007 tại Dakar, nước Sénégal. Được biết có gần 90 Trung tâm Văn Bút tham dự Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế và tất cả đại biểu hiện diện đã bỏ phiếu ‘Thuận’ (không phiếu Trắng và Chống) sau khi bản văn được trình bày giới thiệu cùng với lời phát biểu của nhà văn Zeki Ergas và nữ triết gia Fawzia Assaad, thay mặt Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Theo tin giờ chót, ngày thứ năm 19 tháng 7 vừa qua, bản Quyết Nghị đã được Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù gởi bằng đường bưu chính đến hai người cầm đầu Nhà nước và chính phủ cùng đại sứ CHXHCNVN trú sở Vương Quốc Anh. Rồi qua sáng thứ hai 23 tháng 7, bản Quyết Nghị còn được gởi đi bằng fax.

Cũng cần ghi thêm rằng Dự án Quyết Nghị đã trở thành văn bản Quyết Nghị chính thức của Văn Bút Quốc Tế, sáu ngày trước khi chế độ Hà Nội bị bắt buộc phải trả lại ‘tự do’ cho nữ luật sư Bùi Kim Thành vì áp lực quốc tế. Ngoài ra, vì lý do kỹ thuật và hành chánh, bản Quyết Nghị chưa ghi được đầy đủ tất cả những người tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Bằng Xã hội bị bắt giữ, câu lưu để tra cứu hoặc chờ kháng án tù. Trong số tù nhân đó không thể quên nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, bác sĩ Lê Nguyên Sang và luật sư Nguyễn Bắc Truyển. Riêng luật sư Lê Quốc Quân không còn được nêu tên trong Quyết Nghị vì cuối tháng 6, ông đã ra khỏi nhà giam cũng nhờ áp lực quốc tế, nhứt là Hoa Kỳ đối với trường hợp ông.

Qua Quyết Nghị về Việt Nam, Văn Bút Quốc Tế tố cáo và phản kháng chế độ độc tài Hà Nội tiếp tục vi phạm nghiêm trọng các quyền Tự do Phát biểu, Thông tin và Báo chí. Qua Quyết Nghị về Việt Nam, Hiệp Hội các Nhà Văn Thế giới*, một lần nữa, từ thủ đô Dakar nước Sénégal, Phi Châu, bày tỏ tình liên đới đoàn kết với các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, học giả, luật sư, tu sĩ, trí thức độc lập, những người dân chủ đối kháng Việt Nam bị sách nhiễu, đàn áp, giam nhốt, lưu đày độc đoán và bất nhân.

Ghi chú thêm:* Ra đời từ năm 1921, Văn Bút Quốc Tế có 147 Trung tâm tại 104 quốc gia và lãnh thổ, với khoảng 18 ngàn hội viên, trong số đó có nhiều nhà văn và nhà thơ khôi nguyên Giải Nobel Văn Chương.

Genève ngày 24 tháng 7 năm 2007

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland





Danh sách các Trung tâm Văn Bút có mặt đã bỏ phiếu ủng hộ Quyết Nghị về Việt Nam tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Dakar, nước Sénégal, ngày 10 tháng 7 năm 2007

Tên Trung tâm Văn Bút viết bằng tiếng Pháp:

Centres PEN Afarphone, Afghan, Algérien, Allemand, Américain, Anglais, Autrichien, Bangladesh, Basque, Belge Francophone, Belge Néerlandophone, Bishkek, Bulgare, Camerounais, Canadien, Catalan, Colombien, Chinois Indépendant, Congo, Coréen, Croate, Danois, Écossais, Écrivains Africains à l'Étranger, Écrivains Cubains en Exil, Écrivains en Exil/Branche Américaine, Écrivains Germanophones à l'Étranger, Égyptien, Espagnol, Espéranto, Etats-Unis d'Amérique, Finlandais, Français, Gabonais, Ghanéen, Guadalajaran, Guinéen, Hong Kong Sinophone, Hongrois, Irakien, Islandais, Israélien, Italien, Ivoirien, Japonais, Jordanien, Kenyan, Kosovar, Kurde, Lituanien, Macédonien, Malawite, Marocain, Melbourne, Mexicain, Néerlandais, Néo-Zélandais, Népalais, Nigérien, Norvégien, Ougandais, Palestinien, Polonais, Portugais, Prétoria, Québécois, Roumain, Russe, San Miguel de Allende, Sénégalais, Serbe, Sierra Léonais, Slovaque, Slovène, Somaliphone, Sud Africain, Suédois, Suisse Allemand, Suisse Italien et Réto-Romanche, Suisse Romand, Sydney, Taipei Chinois, Tchèque, Tunisien, Turc et Zambien.

Tên Trung tâm Văn Bút viết bằng tiếng Anh :

Afar-speaking, Afghan, African Writers Abroad, Algerian, American, Austrian, Bangladeshi, Basque, Belgium Dutch-Speaking, Belgium French-Speaking, Bishkek, Bulgarian, Cameroonian, Canadian, Catalan, Colombian, Congolese , Croatian, Cuban Writers in Exile, Czech, Danish, Egyptian, English, Esperanto, Finnish, French, Gabonese, German, German-Speaking Writers Abroad, Ghanaian, Guadalajaran, Guinean, Hong Kong Chinese-Speaking, Hungarian, Icelandic, Independent Chinese, Iraqi, Israeli, Italian, Ivory Coast, Japanese, Jordanian, Kenyan, Korean, Kosovo, Kurdish, Lithuanian, Macedonian, Malawian, Melbourne, Mexican, Moroccan, Nepalese, Netherlands, New Zealand, Nigerian, Norwegian, Palestinian, Polish, Portuguese, Pretoria, Quebecois, Romanian, Russian, San Miguel de Allende, Scottish, Senegalese, Serbian, Sierra Leonean, Slovakian, Slovene, Somali-speaking, South African, Spanish, Suisse Romand, Swedish, Swiss German, Swiss Italian and Reto-Romansh, Sydney, Taipei Chinese, Tunisian, Turkish, Ugandan, USA, Writers in Exile/American Branch and Zambian PEN Centres.



Nguồn tài liệu: Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù/Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Centre PEN Suisse Romand), hội viên Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại/PEN Âu Châu, thành viên phái đoàn Đại diện Văn Bút Quốc Tế tại các Khóa Họp 2006 và 2007 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Conseil des Droits de l’Homme/Human Rights Council).


Toàn văn Quyết Nghị về Việt Nam

Chuyển dịch Anh/Pháp ngữ qua Việt ngữ của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.

Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Centre PEN Suisse Romand) soạn thảo và đề nghị, với sự tán trợ của các Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Thụy Sĩ Ý Thoại và Réto-Romanche.

Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế, họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 73 tại thành phố Dakar, nước Sénégal từ ngày 4 đến 11 tháng 7 năm 2007,

Phiền trách rằng kể từ Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 72 ở Berlin, nước Đức, tình cảnh những nhà văn bị hành hạ, ngược đãi tại Việt Nam càng tệ hại thêm. Ba người cầm bút sau đây chỉ được ‘ân xá’ vì sức khoẻ của họ suy sụp nặng: Nhà văn Phạm Hồng Sơn, 38 tuổi, bị bắt tháng 3 năm 2002 và phóng thích tháng 8 năm 2006, nhà thơ Võ Lâm Tể (Vũ Đình Thụy), 59 tuổi, bị bắt năm 1979 và phóng thích tháng 4 năm 2007, và nhà báo viết tiểu luận Nguyễn Vũ Bình, 39 tuổi, bị bắt tháng 9 năm 2002 và phóng thích tháng 6 năm 2007. Hơn nữa, hai ông Nguyễn Vũ Bình và Phạm Hồng Sơn còn bị áp đặt quản chế 3 năm. Từ khi ra khỏi trại tù, ông Phạm Hồng Sơn bị hành hung và công an thẩm vấn nhiều lần.

Được báo động và công phẫn về một đợt trấn áp nhiêm trọng nhứt từ 20 năm qua, trong đó có ít nhứt 19 nhà văn, dân chủ đối kháng sử dụng Internet và người tranh đấu bênh vực quyền tự do phát biểu đã bị đối xử rất tàn nhẫn và giam cầm độc đoán. Một số người bị kết án tù nặng nề trong những vụ án không công minh. Trong số nạn nhân có:

- Linh mục Nguyễn Văn Lý, 61 tuổi, chủ biên tạp chí Tự Do Ngôn Luận (bất hợp pháp), bị bắt ngày 19 tháng 2 năm 2007, bị kết án 8 năm tù và 5 năm quản chế ngày 30 tháng 3 năm 2007 về ‘tội tuyên truyền chống nhà nước’. Linh mục từng trải qua 15 năm tù giữa 1977 và 2005. Bốn cộng sự viên cũng bị kết án: hai ông Nguyễn Phong, 32 tuổi, 6 năm tù và Nguyễn Bình Thành, 51 tuổi, 5 năm tù; cô Hoàng Thị Anh Đào, 21 tuổi, 2 năm tù treo và bà Lê Thị Lệ Hằng, 44 tuổi, 18 tháng tù treo;

- Luật sư Trần Quốc Hiền, 42 tuổi, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị bắt ngày 12 tháng giêng năm 2007 và kết án 5 năm tù và 2 năm quản chế vì‘tuyên truyền chống nhà nước’;

- Luật sư Lê Thị Công Nhân, 28 tuổi, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, hội viên luật sư đoàn Hà nội và Liên hiệp Quốc Tế Luật sư, và luật sư Nguyễn Văn Đài, 38 tuổi, chủ biên tạp chí ‘Tự Do và Dân Chủ’ (bất hợp pháp), cùng bị bắt ngày 6 tháng 3 năm 2007 và cùng bị kết án ngày 11 tháng 5 năm 2007, bà Lê Thị Công Nhân 4 năm tù và 3 năm quản chế, ông Nguyễn Văn Đài 5 năm tù và 4 năm quản chế vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Ít nhứt có 9 nhà văn và dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị bắt từ tháng 8 năm 2006, còn bị giam cầm không truy tố và xét xử. Trong số tù nhân có: bà Trần Khải Thanh Thủy, cô Trần Thị Thùy Trang, các ông Lê Trung Hiếu, Trương Quốc Huy, Vũ Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Quang và Phạm Bá Hải.

Kinh ngạc và quan ngại trước những vụ hành hung cường bạo và cưỡng giam đối với các nhà văn nữ và dân chủ đối kháng sử dụng Internet, như trường hợp:

- Luật sư Bùi Kim Thành, 48 tuổi, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị nhốt tại bệnh viện tâm thần Biên Hòa từ ngày 2 tháng 11 năm 2006, vì những hoạt động nghề nghiệp và những bài viết chỉ trích (chế độ);

- Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, 47 tuổi, nhà giáo, nhà báo và nhà thơ, hội viên Hội nhà văn và Câu lạc bộ nhà thơ nữ Hà nội, bị bắt nhiều lần vì những bài viết chỉ trích (chế độ) từ tháng 9 năm 2006 và bị đưa ra ‘đấu tố’ tại một ‘tòa án nhân dân’. Bà bị quản thúc tại gia thật nghiêm ngặt. Bà bị bắt giữ và giam nhốt từ ngày 21 tháng 4 năm 2007 vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Bà Trần Khải Thanh Thủy mắc bệnh tiểu đường và bệnh lao phổi nặng;

- Nhà báo Dương Thị Xuân, 49 tuổi, nhà giáo, thư ký tòa soạn tạp chí Tự Do và Dân Chủ (bất hợp pháp), đã phải chịu nhiều sự sách nhiễu, hăm dọa và thẩm vấn từ tháng 8 năm 2006. Bị thương nặng trong một vụ tai nạn lưu thông dường như do một cảnh sát mặc thường phục gây ra ngày 29 tháng 10 năm 2006.

Thúc giục chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những nhà văn và nhà báo bị giam nhốt vì đã hành sử quyền tự do phát biểu của họ;

- Chấm dứt tất cả những vụ hành hung, sách nhiễu và hăm dọa đối với những nhà văn và nhà báo độc lập. Như trường hợp bà Dương Thị Xuân, các ông Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Trần Ngọc Nghiêm (Hoàng Minh Chính), Nguyễn Đan Quế, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sỹ Phu) , Bạch Ngọc Dương, Hoàng Tiến, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Khuê, Nguyễn Thanh Giang, cũng như gia đình họ;

- Cho phép những tù nhân đau yếu được vào bệnh viện, được săn sóc, điều trị thích hợp và được gia đình thân nhân thăm nom; và

- Bải bỏ kiểm duyệt cùng thu hồi tất cả các biện pháp hạn chế độc đoán đối với quyền tự do phát biểu và tự do báo chí.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Việt Nam: Người Cũ, Việc Mới, Trăm Mối Tơ Vò

Phạm Trần
Hoa Thịnh Đốn
Trương Tấn Sang : “Nền kinh tế đang phải đối mặt gắn kết với nhau, tạo thành thách thức bao trùm…”

Bộ ba Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ nguyên các chức Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội nhưng tình hình chính trị và kinh tế không đứng nguyên một chỗ.

Trong nước, số các vụ dân xuống đường biểu tình đòi công bằng, chống bất công từ các toán nhỏ vài chục người đã lên số đông mấy nghìn người. Thành phần đòi đền bù, khiếu kiện cũng không còn thu hẹp ở thành phố trong phạm vi công nhân mà đã lan về thôn quê có sự tham dự trực tiếp của nông dân, các nạn nhân của các chương trình giải tỏa, chiếm đất.

Các nhóm tranh đấu dân chủ, tuy lẻ tẻ, thiếu tổ chức nhưng vẫn duy trì sức phản kháng qua các mạng Báo Điển tử bên ngoài Việt Nam. Và mặc dù nhà nước, qua hai Bộ Công an và Bưu chính-Viễn thông, đã dựng nhiều Bức tường lửa ngăn chận và kiểm soát các mạng Báo Điện tử nhưng nhiều người trong nước, phần đông là giới trẻ, vẫn tìm mọi cách để theo dõi và đọc tin tức từ bên ngoài.

Các tin chống đối nhà nước bị cấm đưa tin trong nước vẫn dội ngược về Việt Nam qua các Đài phát thanh Quốc tế như VOA, BBC, Á Châu Tự Do (Radio Free Asia), RFI (Radio France International), Đài Úc Đại Lợi v.v…nên nhiều người vẫn nghe được đầy đủ rồi chuyền miệng cho những người chưa biết để lan ra như những đợt sóng ngầm thấm vào xã hội.

Về mặt đối ngoại, người nước ngoài đã nhìn vào Việt Nam bằng con mắt khó chịu hơn từ tháng Hai năm nay (2007), khi Nhà nước Việt Nam gia tăng khủng bố và bắt giam những người bất đồng ý kiến, nhưng tranh đấu ôn hòa.

Các cuộc đàn áp này, lên cao độ nhất từ phiên Tòa xử Linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 30-3 (2007) tại Huế, xẩy ra trước ngày Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước cầm đầu phái đoàn cao cấp sang chính thức thăm Hoa Kỳ từ 18 đến 23/6/2007 đã gây ngạc nhiên cho cả người trong nước.

Tấm hình người Công an bịt miệng Cha lý không cho ông nói tạI phiên tòa này đã gây chấn động khắp thế giới và làm cho ngườI nước ngoài khinh bỉ nền Tư pháp của Việt Nam. Tấm hình này cũng đã bám theo Nguyễn Minh Triết trong suốt chuyến thăm Mỹ.

Tiến sỹ Dân chủ Nguyễn Thanh Giang đã công khai viết bài gửi ra nước ngòai báo động các việc làm phản tuyên truyền này của Công an là do bàn tay “từ Bên ngoài” xúi bẩy để phá chuyến đi của Triết và nhằm cảnh cáo thái độ “nghiêng Mỹ” của phe ôn hòa trong đảng CSVN.

Ông Giang không nêu danh người nước ngoài, nhưng ai cũng biết đó là đảng và nhà nước Trung Hoa đã nhúng tay xúi bẩy nhóm thân Tầu ở Việt Nam làm chuyện này.

Vì áp lực của Tầu mà phe bảo thủ trong đảng CSVN đã ép Nguyễn Minh Triết sang “triều cống” Bắc Kinh từ 14 đến 18-5 (2007) trước khi đi Mỹ. Đáng lẽ ra, lượt đi Tầu chỉ diễn ra sau khi Triết hòan tất chuyến công du Mỹ.

KINH TẾ BẤT ỔN

Về mặt kinh tế, báo cáo của Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Thường trực tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII đã vẽ ra hai hình ảnh tương phản rất rõ mà nếu không quyết tâm làm như đã nói thì Việt Nam sẽ lâm nguy.

Hình ảnh này cũng còn được bố túc rõ nét hơn bởi Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bí thư đảng, trong bài viết trong Tạp chí Cộng sản số 133/2007 phát hành tại Hà Nội.

Hùng báo cáo :

“ Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm ở mức cao nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu phấn đấu của kế hoạch cả năm 2007 là 8,5%. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm thì tốc độ tăng trưởng sáu tháng cuối năm phải đạt trên 9%, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao cả trong chỉ đạo điều hành cũng như tổ chức thực hiện của tất cả các cấp, các ngành, các doanh nghiệp.”

“Hai là, một số sản phẩm công nghiệp có giá trị sản xuất lớn, có khả năng đóng góp nhiều vào tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng của toàn ngành, thậm chí giảm so với cùng kỳ như dầu thô giảm 1 triệu tấn, mức tăng trưởng ngành điện 11,6%, khí đốt thiên nhiên 7,7%, xi-măng 11,6% chưa theo kịp nhu cầu xã hội và sản xuất kinh doanh.”

“Ba là, tốc độ tăng trưởng nông nghiêp thấp hơn cùng kỳ cả về giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tình hình hạn hán, sâu bệnh và dịch cúm gia cầm diễn biến bất lợi, tuy đã khống chế được nhưng dịch bệnh xảy ra vào mùa hè và còn diễn biến phức tạp nếu không có giải pháp kịp thời cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất, sức khỏe và đời sống nhân dân.”

“Bốn là, khối lượng thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng nhà nước đạt thấp so với cùng kỳ năm trước. Tình hình đó đòi hỏi các cơ quan, doanh nghiệp, chủ dự án phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện và giải ngân mới có thể đạt được mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra.”

“Năm là, nhập khẩu ước tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước, làm cho tỷ lệ nhập siêu tăng cao hơn nhiều so với sáu tháng đầu năm 2006, bằng 21,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.”

“Sáu là, mức tăng giá tuy vẫn trong tầm kiềm soát nhưng đã ở mức cao, trong khi thị trường còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây biến động bất thường. Kiềm chế tốc độ tăng giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định đời sông nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong những tháng còn lại của năm 2007.”

“Bảy là, việc gia tăng tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, những bất cập trong quản lý và sử dụng vắc-xin đang gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân; tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng công dân tập trung đông người khiếu kiện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu cần có biện pháp tập trung chỉ đạo giải quyết.”

Cuối cùng Hùng kê ra với Quốc hội những việc quan trọng phải làm trong thời gian tới : “ Thực hiện nói đi đôi với làm, nói đúng mức, làm kiên quyết. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vi từ Trung ương đến địa phương. Kiên quyết xử lý các vụ việc vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phi, trước hết trong lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và công bố công khai những cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham nhũng, nhận hối lộ; đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, nhũng nhiễu, tiêu cực.”

Nhưng đề án làm kỳ này không khác với các Báo cáo của Chính phủ trước đây là mấy. Cũng chỉ có bằng ấy việc mà khi Phan Văn Khải còn làm Thủ tướng đã được trình với Quốc hội các khoá trước rồi.

TRƯƠNG TẤN SANG

Trong khi đó, Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị cũng đã vẽ ra bức tranh kinh tế còn nhiều bức xúc sau hơn 20 năm Đổi mới.

Sang bảo : “ Nguồn vốn đầu tư Nhà nước và khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng hiệu quả còn thấp. Tiềm năng của khu vực dân doanh và khu vực đầu tư nước ngoài chưa được phát huy đầy đủ do những cản trở về thủ tục hành chính và một số chính sách còn thiếu ổn định, nhất quán.”

“Hệ thống thể chế thị trường phát triển chậm và thiếu đồng bộ, trong khi đó, các yếu tố của cơ chế kinh tế cũ còn duy trì, cho nên gây cản trở sự phát triển.”

“Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta từng bước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đứng trước một thực tế đáng báo động là các thị trường đầu vào của nền kinh tế như thị trường đất đai, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học - công nghệ đều phát triển chậm, không cùng nhịp độ với nền kinh tế. Vì thế, hệ thống các thị trường chưa thể vận hành đồng bộ”.
“Thêm vào đó, việc xóa bỏ các yếu tố của cơ chế cũ chưa triệt để. Tình trạng bao cấp, độc quyền, chia cắt thị trường và cơ chế bộ chủ quản vẫn tiếp tục tồn tại, kéo dài, cản trở quá trình hình thành cơ chế thị trường lành mạnh”.

Sang nói tiếp : “ Trong một hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ và không ít mặt yếu kém, bất cập như vậy, nền kinh tế thị trường đang được tạo lập khó có thể vận hành thông suốt và hiệu quả. Đây chính là nguồn gốc sâu xa, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp và của sản phẩm Việt Nam chậm được cải thiện.”

“Trong nền kinh tế mở, để cạnh tranh thắng lợi và khẳng định vị thế trong nền kinh tế thế giới được cấu trúc theo nguyên lý dựa trên lợi thế và luôn tạo ra lợi thế mới (lợi thế động) là yêu cầu bắt buộc. Nhưng trong giai đoạn vừa qua, trên thực tế, nguyên tắc này chưa được coi trọng đúng mức, do vậy dẫn tới chỗ cơ cấu kinh tế chậm thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém sức cạnh tranh và hiệu quả thấp.”

Trong lĩnh vực lao động, Sang bảo : “Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chưa cùng nhịp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành và yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Đây là vấn đề hết sức lớn của nền kinh tế nước ta. Nó là hậu quả trực tiếp của việc đầu tư nghiêng về các ngành, các dự án dùng nhiều vốn hơn là nhiều lao động, chưa quan tâm đúng mức đến khu vực tạo nhiều việc làm trong nền kinh tế. Về mặt xã hội, sự chuyển dịch này dẫn đến sự gia tăng chênh lệch về cơ hội việc làm và thu nhập, làm cho tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng tăng lên, gây ra hậu quả xấu trong xã hội.”

“Trong cơ cấu công nghiệp, một khâu đặc biệt quan trọng là các ngành công nghiệp phụ trợ chưa được quan tâm phát triển. Việc định hướng sử dụng công nghệ chưa được quan tâm, thực chất là còn tự phát. Vì thế, cơ cấu kinh tế không tạo được sự kết nối và lan tỏa phát triển cần có giữa các doanh nghiệp, nhất là giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước…”

CƠ SỞ VÀ CON NGƯỜI

Khi nói đến các điều kiện cơ bản Việt Nam phải có để phát triển, Sang vạch ra những yếu kém : “ Tình hình này bộc lộ đặc biệt rõ trong thời gian gần đây, khi cơ hội đầu tư và thương mại có khả năng tăng nhanh cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Chúng ta đang đứng trước một tình thế là: Cơ hội và phát triển càng mở rộng, những điểm yếu của nền kinh tế lại càng bộc lộ rõ. Trong số các điểm yếu đó, sự yếu kém của kết cấu hạ tầng, cả "cứng" lẫn "mềm" là đặc biệt nghiêm trọng. Năng lượng (điện) và hạ tầng giao thông là hai điểm yếu điển hình nhất. Trước viễn cảnh thiếu hụt năng lượng và yếu kém về hạ tầng giao thông, đường sá, cảng biển có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế trong khi quy mô đầu tư đang gia tăng nhanh, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải cân nhắc khi quyết định đầu tư vào nước ta. Vấn đề đang đặt ra cấp bách, để thoát khỏi những điểm tắc nghẽn đó, chúng ta cần rất nhiều vốn, công nghệ và cần có thời gian, đòi hỏi phải tranh thủ thật tốt thời cơ do hội nhập mang lại.”

Về tình trạng thiếu khả năng của đảng viên và cán bộ, Sang không ngần ngại nói thẳng ra : “ Đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu và yếu cả về năng lực chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, giải quyết các tranh chấp thương mại, tư vấn cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu nhiều”

“Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, sau 10 năm tiến hành cải cách hành chính, những bước tiến đạt được trong lĩnh vực này chưa nhiều. Đây là một phần việc quan trọng của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta. Sự chậm trễ của cải cách hành chính so với đổi mới về kinh tế làm cho năng lực quản lý của bộ máy hành chính công quyền kém hiệu quả, ảnh hưởng đến quá trình phát triển nền kinh tế. Điều đó càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO.

Theo Sang thì : “ Sáu nhóm vấn đề lớn và cấp bách nêu trên mà nền kinh tế đang phải đối mặt gắn kết với nhau, tạo thành thách thức bao trùm. Vì thế, nhanh chóng vượt qua thách thức với các nội dung cụ thể như vậy cũng là nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của giai đoạn tới.”

Những lời cảnh báo đen thui của Nguyễn Sinh Hùng và Trương Tấn Sang cho thấy sau hơn 20 năm được gọi là Đổi mới, đảng và Nhà nước CSVN vẫn chưa lột được xác đề làm con người mới. Cách nghĩ và cách làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn cũ mòn, hủ lậu, chậm tiến, rụt rè vì những người đứng đầu chưa chịu thay đổi tư duy cầm quyền.

Nguyên do sợ thay đổi sẽ mất quyền, mất lợi, mất bạn bè, mất tình đồng chí nên lãnh đạo cứ quanh co nói dối nhân dân như sẽ “nói và làm”,nhưng cứ ì ra đấy rồi cũng xong !

Điều được gọi là “đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước” và “cải tổ hành chính”, được quyết định bởi Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Ðảng năm 2006, đã chứng minh cũng chỉ là những lời nước bọt nói cho vui miệng mọi người.

Thời gian hơn một năm thực hành Nghị quyết của đảng X đã qua mà chưa đem lại kết qủa nào rõ rệt đủ sức làm đòn bẩy thay đổi nên Ban Chấp hành Trung ương đã phải cấp thời họp kỳ V, vừa kết thúc hôm 14-7 (2007), để bàn lại chủ trương “đổi mới” phương thức lãnh đạo của đảng.

Nhưng liệu với những con người cũ Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng tiếp tục cầm quyền với Nông Đức Mạnh, người chưa chứng minh được là một Lãnh đạo xuất sắc sau khóa đảng IX (2004-2006), thì tình hình kinh tế rối như tơ vò hiện nay sẽ đưa đất nước thoát ra ngõ nào hay sẽ tiếp tục lôi dân chũi đầu xuống cát ?
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Người Cộng Sản phải hòa giải với ai trước?

Duy Hiền
Khi nhìn hai phái đoàn lực sĩ Nam Hàn và Bắc Hàn diễn hành dưới một lá cờ chung tại Thế Vận Hội 2004 tại Úc, dư luận thế giới đã hy vọng rằng việc thống nhất Nam-Bắc Hàn bằng phương tiện hòa bình sẽ có thể là một mẫu mực cho những quốc gia chia đôi, chia đôi về địa lý cũng như chia đôi về ý thức hệ. Cả hai bên Nam và Bắc Hàn đồng ý để lá quốc kỳ của mỗi miền sang một bên và dùng lá cờ trắng trên có một bán đảo Hàn Quốc màu xanh dương, màu tượng trưng cho hòa bình để làm lá cờ chung. Vụ này diễn ra tiếp theo việc quyền hai miền Nam và Bắc Hàn thỏa thuận cho những công dân Nam-Bắc Hàn viếng thăm nhau và hiện nay thì họ đã thực hiện được một đường xe lửa xuyên Hàn.

Tuy nhiên, cho tới nay, việc thống nhất Nam-Bắc Hàn bằng phương tiện hòa bình vẫn còn rất nhiều trắc trở. Trắc trở vì những ảnh hưởng từ bên ngoài cũng có, từ những rắc rối trong vụ giải quyết vấn đề nguyên tử của Bắc Hàn cũng có. Tuy nhiên, trở ngại chính yếu, theo một số viên chức trong Bộ Thống Nhất Nam Hàn, là do Kim Chính Nhật, chủ tịch nhà nước Bắc Hàn “vẫn còn cân nhắc giữa việc thực hiện tiến trình thống nhất” hay “cứ áp dụng chính sách mè nheo” hiện nay. Cũng vẫn theo những viên chức này, Kim Chính Nhật và bộ sậu của ông ta vẫn còn nghi ngại việc dẹp bỏ quá khứ của mỗi miền để hòa giải và thống nhất cuối cùng sẽ làm quyền lực của chính ông ta và đám bầy tôi sụp đổ. Nói một cách khác, Bình Nhưỡng vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để chơi trò chơi hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Quay sang vấn đề Việt Nam, hòa hợp và hòa giải dân tộc đã được Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam rêu rao từ thời còn chiến tranh, nhưng không người Việt Nam nào vào lúc đó tin cậy vào bản tuyên bố 12 điểm của họ để thực hiện hòa hợp hòa giải dân tộc hàng ngày được phát tranh trên đài phát thanh giải phóng. Hòa hợp và hòa giải theo đường lối của bản tuyên bố 12 điểm chỉ là một cách diễn tả khác của việc miền Nam Việt Nam buông súng qui hàng.

Biến cố Tháng Tư sau khi người Cộng Sản thắng trận khiến bản tuyên bố 12 điểm của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một thứ vệ tinh của Hà Nội, trở thành một thứ giấy lộn. Ðiều này cũng dễ hiểu vì khi đã thắng rồi thì không ai lại muốn hòa hợp hòa giải với người thua.

Thời gian những người bại trận như chúng tôi vào trại cải tạo cũng đã được nhắc nhở là hãy quên đi quá khứ để cùng nhau bắt tay xây dựng đất nước. Rồi họ giải thích cái tinh thần hòa hợp hòa giải như thế này: “Nhà nước cũng rất buồn khi phải nhốt các anh trong những trại giam, không phải vì sợ các anh làm loạn mà vì sợ các anh bị nhân dân phẫn nộ đánh đập. Chúng tôi không đem xử bắn các anh là khoan hồng rồi, là hòa giải rồi”. Dĩ nhiên, đám cán bộ trại giam Cộng Sản thuộc vào loại người chỉ biết quản thúc, câu thúc thân thể con người chứ nào có ý thức gì về hòa hợp hòa giải dân tộc. Chúng tôi cũng hiểu như thế, nên không ai chấp nhất gì và cũng chẳng ai tin tưởng gì vào những con vẹt nói giả tiếng người này.

Trong suốt 32 năm qua, có ba sự kiện đáng chú ý tại Việt Nam: sự thất bại của nền kinh tế “ăn quẩn cối xay” hay còn gọi là “chính sách hợp tác hóa” nghĩa là trưng thu hết ruộng đất vào hợp tác xã, trong đó chủ nhân là nhà nước và nông dân là đầy tớ, thất bại của chính sách kinh tế mới, và thất bại của chính sách “đổi mới” theo chân Liên Xô. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những thất bại này, nhưng nguyên nhân chính vẫn là: Cộng Sản không hề coi trọng con người, vẫn chuyên chính và cai trị đất nước theo cung cách những những cai tù trong nhà tù vĩ đại Việt Nam. Ông bà ta đã có một so sánh vô cùng chính xác “nước sông công tù”, nghĩa là công sức của những người tù thì quá rẻ nếu không muốn nói là cho không.

Quản lý con người theo kiểu nhà tù như vậy thì hà tất gì phải hòa giải với ai thành thử hòa hợp hòa giải dân tộc mà những nhà lãnh đạo CSVN nói ra cũng không hay hơn gì lời tuyên bố về hòa hợp hòa giải mà những người cai tù trong những trại giam của Cộng Sản nói với đám tù nhân sa cơ như chúng tôi.

Tôi không ngạc nhiên lắm khi thấy một vài anh em chủ trương tờ tuần báo Việt Weekly lại tự nguyện làm cái loa cho ông Võ Văn Kiệt nói về hòa hợp hòa giải, một loại câu chuyện có từ thời chiến tranh chứ đâu có phải là một điều gì mới mẻ ghê gớm? Các anh em này có thể chỉ biết được cái hay cái dở của nền văn hóa Mỹ chứ liệu có ai tin rằng có một giây phút nào trong đời sống này suy nghĩ về hòa hợp hòa giải dân tộc, nguyên nhân hay hoàn cảnh khiến ngày nay những người lãnh đạo Cộng Sản lại phải đặt ra vấn đề đó trong khi suốt 32 năm qua họ không hề đặt ra? Phải chăng bây giờ, Việt Nam đã không còn là một nhà tù vĩ đại nữa hay họ chỉ muốn đặt ra vấn đề này để gây chia rẽ, xáo trộn trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại?

Tìm một câu trả lời cho những thắc mắc này không có gì khó khăn lắm. Này nhé, Việt Nam bây giờ được “quản lý” bởi một đảng duy nhất là đảng Cộng Sản cũng giống như trong một trại tù, ông trại trưởng là uy quyền nhất, ông ta muốn bớt xén phần ăn của tù nhân sao cũng được, thậm chí bắt hàng ngàn tù cải tạo phục vụ cho quyền lợi riêng tư của ông cũng được, ai dám lên tiếng? Họa chăng chỉ có các đảng viên của mấy ổng tị nạnh hay tranh nhau mới dám lên tiếng thôi. Tình hình này đâu có khác gì cuộc sống hiện nay của 80 triệu dân Việt Nam: không có tự do, luật pháp không nghiêm minh, không có quyền tự do ngôn luận, chỉ có báo đài nhà nước, không có báo đài tư nhân và độc lập, không có tam quyền phân lập. Vậy thì ông chủ tịch nước, thủ tướng và tổng bí thư lập thành một cái kiềng ba chân quá vững ai mà chen vào được? Chỉ có điều khoảng không gian ở nhà tù Việt Nam rộng lớn hơn khoảng không gian của hàng trăm nhà tù nhỏ hơn ở Việt Nam. Nghĩa là những tù nhân trong trại giam nhỏ được thở bằng nửa lỗ mũi, còn ở nhà tù vĩ đại là Việt Nam họ được thở bằng một lỗ mũi, được ăn phần cơm nhiều hơn cơm tù, nhưng tự do thì vẫn bị tước đoạt như thường.

Cho nên, những người như ông Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang... có muốn nói tới hòa hợp hòa giải gì đi nữa thì cũng không ai tin trừ phi các ông này phá bỏ cái nhà tù vĩ đại ở Việt Nam trước bằng cách cho đa nguyên, đa đảng và bầu cử tự do, chấp nhận đối lập chân chính (chứ không phải đối lập cuội, đối lập có kiểm soát như ở các chế độ độc tài khác). Phá bỏ cái nhà tù vĩ đại ở Việt Nam tức là các ông ấy đã đi bước trước trong việc hòa giải với chính nhân dân Việt Nam. Ðây cũng chính là một hành động yêu nước và lúc đó ông Võ Văn Kiệt cũng không cần phải gióng tiếng qua một tờ tuần báo ở hải ngoại để yêu cầu một chỗ đứng yêu nước cho những người Cộng Sản, dân chúng Việt Nam cũng sẽ đương nhiên dành cho các ông cái chỗ đứng ấy mà bỏ qua tội lỗi của các ông.

Nhưng liệu ông Triết, ông Dũng hay ông Kiệt có dám làm điều ấy không. Cứ cho rằng ông đã ôm chân được Mỹ rồi, nhưng phe thân Bắc Kinh ở Hà Nội cũng còn mạnh lắm. Họ lại nắm được quân đội. Cho nên liệu họ có để yên để cho ông Triết quay lưng lại với họ không hay để yên để cho các ông lãnh đạo xuất thân từ miền Nam Việt Nam “ăn trùm” không? Có thể nói ngay bây giờ, những điều kiện khách quan và chủ quan giúp người Cộng Sản đặt vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc đều không có. Ông Võ Văn Kiệt chỉ nói ra những điều mà ai cũng có thể nói được, nhưng làm thì rất khó. Ngay bản thân Võ Văn Kiệt cũng chưa chịu quên quá khứ để hướng vào tương lai như chính lời ông nói. Trước hết, thời ông còn làm thủ tướng, tức là còn có quyền hành, không thấy ông đưa ra vấn đề này một cách chính thức. Thứ hai, khi ông đã không còn quyền hành tức là tương đối được tự do hơn để chính thức đặt vấn đề với đối tượng mà ông muốn hòa giải, mà lại phải úp mở qua việc mạn đàm với một tờ báo mà ông chọn lựa. Tại sao khi đặt một vấn đề lớn như thế mà ông lại phải chọn lựa báo chí? Tại sao khi muốn nói chuyện hòa giải với những đối tượng vốn là cựu thù, ông không tổ chức một cuộc họp báo lớn ở Sài Gòn, mời hết báo chí ở trong nước báo chí ở hải ngoại về nước tham dự mà lại chỉ nói chuyện với một số ký giả mà cuộc đời của họ đứt đoạn hẳn với những tồn tại của quá khiến ông phải giải quyết.

Nói tóm lại, đặt một vấn đề lớn của dân tộc bằng một phương thức cục bộ, cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã để lộ cho thấy rằng ông chỉ muốn nhờ trung gian quăng một quả “lựu đạn dư luận” để khiến cho cộng đồng tị nạn, tức là một cộng đồng gồm hầu hết là những nạn nhân Cộng Sản, thêm thương tổn và chia rẽ.

Như lời một ký giả ở đây đã viết, phía cộng đồng Việt Nam không có nhu cầu hòa giải. Cuộc chiến đã chấm dứt 32 năm qua, những người Việt tị nạn Cộng Sản bỏ nước ra đi vì không chịu nổi chính sách hà khắc của chế độ Cộng Sản. Ba mươi hai (32) năm qua, họ đã tạm gác (tạm gác chứ không quên) quá khứ để tái xây dựng cuộc đời của họ. Ngày nay, những người Việt tị nạn đã trở thành công dân của một đất nước tự do vào bậc nhất trên thế giới. Họ đã đổi sinh mạng của mình để chọn lựa tự do, người tị nạn Việt Nam xứng đáng được hưởng sự tự do đó. Người Cộng Sản là những người tước đoạt hết mọi tự do kể cả tự do ngôn luận, tự do chọn lựa cuộc sống của nhân dân Việt Nam thì không xứng đáng hưởng một chút gì tự do tại đất nước này.

Cho nên, người Việt tị nạn không có nhu cầu hòa giải với người Cộng Sản ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng Sản, vì những quyền lợi khác nhau nếu đưa ra những điều kiện dễ dãi thì người Việt Nam ở đây trở về nước thăm nhà, nếu không dễ dãi và bị làm phiền thì họ không về nữa. Nỗi nhớ quê cũ không phải là một yếu tố quyết định khiến họ phải trở về nước mà ngược lại bầu không khí tự do, dân chủ, nhân phẩm của người Việt Nam ở trong nước được tôn trọng, luật pháp được áp dụng đồng đều và công bằng cho mọi người dân trong nước mới là yếu tố quyết định khiến một người Việt tha hương phải trở về quê cũ để nhìn thấy sự thay da đổi thịt của quê hương.

Cho nên, sự hòa giải trước nhất mà những người Cộng Sản như ông Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Triết hay Nguyễn Tấn Dũng phải làm là hòa giải với người Việt trong nước. Ðảng Cộng Sản phải chính thức xin lỗi họ về chế độ hà khắc mà họ đã áp đặt lên vai dân chúng Việt Nam từ nhiều thập niên qua, tuyên bố hủy bỏ chế độ độc đảng, thiết lập chế độ chính trị đa nguyên, bầu cử tự do và công bằng, cho tự do báo chí trong đó có việc cho phép báo tư nhân và độc lập được hoạt động, thả hết những tù nhân chính trị và những nhà bất đồng chính kiến.

Người Việt hải ngoại khó chấp nhận một tình hình rất rõ ràng trong lúc ông Võ Văn Kiệt đưa ra lời kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc: một ông cựu Thủ Tướng mới vừa lên tiếng đặt vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc với người hải ngoại thì không bao lâu sau nhà cầm quyền Cộng Sản thực hiện một đợt khủng bố những nhà bất đồng chính kiến trong nước với sự thô bạo chưa từng có từ trước đến nay: bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý ngay trước phiên tòa tại Huế. Cho nên, trước khi đặt vấn đề hòa giải với người ngoài, ông Võ Văn Kiệt đã đặt vấn đề với đảng của ông là phải hòa giải với người trong nước bằng cách trả lại sự tự do và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam hay chưa?

Tôi không nghĩ những anh em trong tờ Việt Weekly là Cộng Sản mà chỉ vì anh em do quá non yếu đã trở thành cái loa để ông Võ Văn Kiệt tung “lựu đạn” vào dư luận. Khi trái lựu đạn dư luận nổ ra thì anh em trong tờ Việt Weekly đã vội vã nghĩ ngay rằng đây là đây là chuyện tranh ăn. Tôi có thể nói một cách thẳng thắn rằng, chính tuần báo Việt Weekly chủ xướng việc tranh ăn trước: ông Etcetera Nguyễn Quang Trường xuất thân từ lò Người Việt đã “can đảm” cầm tờ Người Việt bịt mũi và còn hăng tiết vịt tuyên bố là nếu ông vận động đủ 3 triệu ông ta sẽ đánh gẫy tờ Người Việt. Cả cộng đồng người Việt Nam ở quận Cam đều biết rằng tờ Người Việt đã im lặng chẳng thèm “trả lời trả vốn” gì. Nhưng vụ vừa rồi liên quan đến biên giới Quốc-Cộng chứ không phải là các báo “đánh nhau” như lời nhận định của ông Nguyễn Tú A (cũng là một cây viết của tờ Việt Weekly). Nên nhớ xuất nguồn của vụ này là Bản Lên Tiếng, sau đó cả tuần lễ báo chí mới nhảy vô. Ðiểm cần chú ý là cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt được đăng tải trên tờ Việt Weekly rất nhiều tuần lễ, nhưng có báo nào phản ứng gì đâu cho đến khi bài của Hà Văn Thùy xuất hiện.

Ðã nói thì nên nói cho đúng. Rõ ràng những nhà báo ở Việt Weekly đã không thể ngờ được những phản ứng của cộng đồng. Lý do dễ hiểu, khi lớn lên ở Mỹ, cuộc đời của họ đã có khoảng đứt quãng với quá khứ. Họ không hiểu nổi tầm mức quan trọng khi đăng bài của một tác giả gọi Hồ Chí Minh là một thánh nhân, hay ca tụng chiến thắng của Cộng Sản hồi Tết Mậu Thân hoặc chiến thắng của Al-Qaeda trong vụ khủng bố 911. Khi bị phát giác và bị phản ứng thì y như rằng họ bám lấy quyền tự do ngôn luận mà họ gọi là quyền tuyệt đối ở Mỹ làm cái phao, hoặc biện minh cho lý do họ làm như vậy là một khai phá, tạo một diễn đàn trong khi họ không có một ý niệm là một diễn đàn thì phải như thế nào. Sự thiếu ý thức cộng thêm với tính ngông cuồng nên họ đã biến tờ báo của mình thành một thảm kịch. Người Mỹ gọi cách làm báo “nổ” để bán báo là “báo vàng”. Ðã làm “báo vàng” thì phải chấm nhận một rủi ro: khi thịnh thì không ai dám làm gì mình bởi không ai muốn dây tới tờ báo chỉ đâm thương tổn thêm, nhưng khi đã suy thì họ bị cắt tất cả các nguồn tin vì không ai dám tới gần nữa, không ai dám cho phỏng vấn nữa, không ai dám nói một điều gì. Trong trường hợp ấy, họ viết gì, nói gì, lấy gì để bóp méo, để thêm thuốc nổ vào? Quay lại chính văn để viết đàng hoàng, thì làm sao viết được mà nếu có viết được thì ai tin nữa? Thực tế của mấy tuần qua khiến cho nhiều người hy vọng rằng anh em Việt Weekly rồi sẽ tới lúc phải nằằm vắt tay lên trán để thấy rằng làm “báo vàng” không thích hợp với người còn trẻ. Hy vọng đó có thành sự thật không thì chưa ai biết, nhưng rõ ràng những bài chỉ trích nhiều cá nhân trong những số báo Việt Weekly gần đây không còn tạo được phản ứng gì nữa. Những trái bom họ tạo ra đã không thể gây nổ được nữa rồi chỉ vì ai lại dám tin một người từng nói dối?
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Vài lời với Hồ Văn Xuân Nhi
Ngô Kỷ

Bạn Hồ Văn Xuân Nhi thân mến,

Lâu lắm rồi, có lẽ cũng 3 năm rồi, lần cuối cùng chúng ta gồm bạn, Trần Thái Văn, và tôi vui vẻ ăn với nhau những tô mì của tiệm mì Á Dông sát nách Phúc Lộc Thọ trên dường Bolsa, và bạn dã "diệu nghệ" dứng lên trả tiền, cám ơn bạn. Cho dến giờ này tôi vẫn không quên những kỷ niệm dẹp dẻ và thân tình dó, dù rằng trong suốt mấy năm trời trước dó, mỗi lần bạn viết những bài "bình luận" chính trị dăng trên tờ báo Việt Weekly, thì hầu như ít bài nào mà bạn sót "dá giò lái" tôi vài câu cho "bỏ ghét".

Kể như vậy không có nghĩa bây giờ tôi thấy "người ta sang bắt quàng làm họ", cu$ng không phải vì thấy bạn bây giờ trở thành một dứa con cưng của "nhà nước", hay là vì bạn bây giờ dựơ.c trở thành một nhân vật quan trọng và quyền lực vì có quyền ban bố ơn sủng cho thiên hạ dược phép tham dự buổi tiệc máu với dồ tê? Nguyễn Minh Triết tại Dana Point theo như cái thư bạn dưa lên Net là bạn có tới 50 cái thiệp mời dự tiệc, nhưng cái lý do tôi vẫn gọi bạn là vì giữa chúng ta từng có thật nhiều kỷ niệm với nhau.

Kỷ niệm dầu tiên là việc tôi giới thiệu bạn làm quen với Trần Thái Văn dê? Trần Thái Văn tiến cử bạn vào thế cái ghế phụ tá Dân biểu Robert K. Dornan dê? Trần Thái Văn có thể trơ lại Dại Học full time vào khỏng năm 86, 87 gì dó. Và suốt bao nhiêu năm sau dó, chúng ta cộng tác nhau trong một số sinh hoạt cộng dồng và chính tr.i, dặc biệt trong các mùa vận dộng tranh cử của dảng Cộng Hòa. Tôi cám ơn bạn dã tận tình và ưu ái giúp dỡ tôi rất nhiều trong công việc chung, cũng như trong công việc riêng tư. Tình nghĩa dó tôi luôn ghi tạc và mong có ngày dền dáp.

Hôm nay ngồi viết cho bạn lá thư này dể nói cho bạn biết tôi rất bất mãn và phẫn nộ khi bạn viết những lờ lẽ vô cùng sai trái và hỗn xược dối với những người cựu Tù Nhân Chi"nh Trị Việt Nam mà gọi tăt là H.Ọ Trong bài "Dối thoại thẳng thắng và minh bạch, không có gì phải lén lút, sợ hãi....", dược dăng trong tờ báo Việt Weekly số V W 5-31, phát hành 07-26-07, bạn dã viết về những người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những người dã hy sinh lớn lao trong cuộc chiến dể bảo vệ cho những người hâu phương chúng ta, mà trong dó có bạn, có tôi và ngay cả gia dình bạn dược an vui, tồn tại.Nếu không có sự hy sinh và chiến dấu anh dũng của những người chiến sĩ can trường Việt Nam Cộng Hòa này, thì làm gì chúng ta có cơ hội sống còn dể có cơ hội qua Mỹ thoát khỏi bàn tay khát máu tàn bạo của Cộng sản ác ôn vô thần, thế mà bạn lại nhẫn tâm, vô ơn bạc nghĩa khi viết về những người H.O như sau: " Qua dến Mỹ, họ trở thành vô dụng, gần như bị phế thải, bất lực trước dời sống mới, vô tài vì ngôn ngữ mới. Họ không có, không còn gì...."

Trời ơi, tại sao bạn lại cay cú, cạn tàu ráo máng với những người ân nhân mà chúng ta từng một thời thọ ơn như vậy hả bạn?. Họ làm gì thiệt hại hay gây phiền phức gì dến bạn mà bạn nỡ day nghiến xúc phạm họ không một chút tiếc thương như vậy hả bạn?! Những năm tháng tù dày khốn khổ, những dắng cay, tủi nhục mà họ từng hứng chịu trong các lao tù Công Sản chưa dủ dể bạn xúc dộng hay mảy may dộng lòng trắc ẩn sao hả bạn? Có phải bạn muốn họ phải suốt dời sống trong cảnh tù tội, tối tăm dể bạn tự mãn cho là người dược dộc quyền may mắn ?

Nếu tôi có quyền dược hỏi, thì câu hỏi dược dặt ra với bạn là bạn lấy cái thống kê từ dâu mà bạn dám tự phu, xấc láo khi phán rằng những người H.O là những kẻ "vô dụng, phế thải, bất lực, vô tài" hả bạn? Thử hỏi bản thân bạn có cái gì gọi là hơn các người H.O hả bạn? Hãy tự soi gương chính mình di trước di. Nếu bạn bảo rằng bạn có nhừng cái mà nhừng người H.O không có, như cái vô liêm sĩ, cái mất dạy, cái dá cá
lăn dưa, cái bưng bô, diếu dóm, làm thân khuyển mãcho Cộng Sản thì tôi hoàn toàn dồng ý và không phản dối. Nếu bạn dừng dành quá nhiều thì giờ di bưng bô cho Việt Cộng dể bạn có cơ hội dến thăm viếng những văn phòng, cơ sở của các hội cựu Tù Nhân Chính Trị thì chắc bạn sẽ sững sốt khi tiếp xúc với nhiều người H.O dang thành công vượt bực trong nhiều lãnh vực trên dất Hoa Kỳ này dù rằng họ dến xứ Mỹ này muộn màng.

Tôi không muốn làm nhà phân tách dể chứng minh rằng những người H.O không phải tệ hại, hay bất tài vô tướng như bạn gán ép cho họ dâu. Họ hiên ngang di bằng dôi chân rắn chắc và xây dựng cuôc dời, tương lai bằng dôi bàn tay cứng cáp và khối óc minh mẫn, chứ không như bạn dang di bằng cặp dầu gối và dược hướng dẫn bởi một dầu óc bệnh hoạn, tầm thường.

Tôi tin rằng, trong những ngày tới, chính những người H.O họ sẽ dích thân dạy cho bạn biết thế nào là sự lễ dô. và sự khiêm cung.

Nếu tôi dươc phép có một lời khuyên, thì tôi khuyên với bạn là bạn hãy nói lên lời xin lỗi với những người H.O về những lời mê muội và xuẫn dộng mà bạn dã xúc phạm và sỉ nhục ho. Tôi tin rằng với lòng dô. lượng và khoan dung, những người H.O sẽ không hẹp hòi hay cố chấp dể cho bạn có dược một cơ hội hối cải ăn năng. Còn nếu bạn vẫn ngoan cố cứng dầu thì bạn hãy chuân bị dể lãnh nhân những hậu quả khôn lường. Những người H.O họ hiền như con chim bồ câu, nhưng họ sẽ là những con rắn khi cần thiết và khi danh dự họ bị xúc phạm.

Bạn ạ, tôi rất muốn có thì giờ dể trả lời về những luận cứ ngụy biện trong bài viết của bạn, nhưng trong giờ phút này, Dân Oan và các nhà dấu tranh Dân Chủ trong nước dang cần dến sự quan tâm của dồng bào hải ngoại, do dó rất tiếc tôi không có nhiều thì giờ rãnh dể trả lời từng diểm một cách chi tiết dê chứng minh bạn bây giờ dang trở thành một tên "văn nô" không hơn không kém. Bạn muốn ngồi với Cộng sản thì tại sao Việt Nam hiện dang có khoảng 2 triệu tên Cộng sả n dang muốn ngồi với bạn mà sao bạn lạ bỏ những cơ hội bằng vàng như vậy hả bạn? Tôi tin lời bạn viết là bạn dến tham dự buôi tiệc máu với dồ tê? Nguyễn Minh Triết dê nghe ông ta nói chuyện, thế thì tại sao bạn di cúc cung tận tụy, làm thân khuyểmã cho chế dô.Cộng sản khi dưa tin lên Net dể rao bán 50 cái vé tiệc hả bạn? Nếu bạn không phải là tay sai, là làm dầy tớ cho Cộng sản thì tôi pha/i dùng danh tu=` gì cho thích hợp hả bạn? Tôi không bao giờ chụp mũ bạn la Cộng sả hay Việt cộng dâu, vì với tư cách và trình dô. của bạn làm sao xứng dáng làm tên Cộng sản dược dù có cho là bạn dang cố gắng hết sức. Nếu tôi dược phép dặt tên cho bạn, thì tôi sẽ gọi bạn là tên Việt gian, tên dón gió trở cờ, tên tay sai bưng bô Cộng sản, hay có th^? gọi bạn là tên phản trắc hay nặng hơn chút nữa thì gọi bạn là tên vô lại, vô liêm sĩ tán tân lưong tâm.

Thật là trơ trẻn và buồn cười khi bạn dem sự kiện dàm phán giữa 2 nhà lãnh tụ vĩ dại của thế giới là cố Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Tổng Bí Thư Nga Sô Gorbachev ra dể biện minh cho sự bưng bô Cộng sản của bạn. Bạn có khi nào nghĩ rằng mình dang lộng ngôn chăng khi cái tư cách và ưu diêm của bạn vỏn vẹn chỉ có cái lưng không xương sống và cái miệng dể nuôi trôn.

Ô hay, có ai chụp mũ bạn là Cộng sản dâu mà bạn la toáng lên vậy, bạn ỷ có vốn liếng mấy năm làm việc cho văn phòng dân biểu Mỹ dể rồi bạn cứ thao thao dạy dỗ thiên hạ cái trình dô. chính trịkhông bằng hạt mít của bạn. Làm sao có thê dem cái sinh hoạt chính trịdảng phái Cộng Hòa, Dân Chủ của Hoa Kỳ ra mà so sánh với cái dối kháng chính trị giữa Quốc Gia và Cộng Sản, giữa Bắc Việt với miền Nam, giữa ác với thiện, giữa tà dạo với chính nghĩa. Tôi hy vọng lần tới khi bạn muốn biện minh cho cái luận diệu hòa hợp hòa giải thì bạn nên ôn cho kỹ bài của bộ chính trị dưa ra. Nói bậy sẽ lòi cái duôi ghẻ lở và lố bịch của chính mình.

Rất tiếc thi giờ tôi dự dịnh dành cho bạn dã hết, tôi ngừng nơi dây. Chúc bạn có dược một ngày vui và sống sao cho ra người, nghĩa là bạn sẽ di
bằng dôi chân chứ không bằng cặp dầu gối.

Chào bạn,

Ngô Kỷ
ngokyusa@yahoo. com <mailto:ngokyusa@ yahoo.com>

Image

Đối thoại thẳng thắn và minh bạch, không có gì phải lén lút, sợ hãi...
HỒ VĂN XUÂN NHI

Vẫn còn nhiều người suốt 2 tuần qua hỏi tôi đã làm gì để bị đám người hung hăng chống cộng gọi là Việt gian, Việt Cộng? Vẫn có một số người hỏi lập trường chính trị hôm nay của tôi như thế nào? Vẫn có ít người chưa hiểu tại sao tôi đã trở thành kẻ thù của nhóm Trần Thái Văn?

Cảm giác đầu tiên khi biết tên mình, hình ảnh mình bị một nhóm người đưa ra “đấu tố” gọi là Việt gian, hăm dọa sẽ có thái độ thích đáng, biểu tình chống đối, tôi không có chút buồn bã hay sợ hãi. Trái lại, đối với những cụ già hay người lớn tuổi, cựu tù “HO” xuống đường biểu tình, tôi thông cảm và tội nghiệp giùm cho họ.

Nói về những người đi biểu tình. Họ có thể là những người chống cộng cực đoan nhưng phải hiểu họ đến từ đâụ. Bất cứ những ai đã trải qua những hoàn cảnh và lịch sử mà họ đã chịu đựng, phải hiểu tinh thần chống cộng của họ là chính đáng. Chống cộng là điều tất nhiên. Trong số hơn 2 triệu người Việt ở Mỹ đều chống cộng. Không chống cộng đã không cần đến Mỹ. Chống cộng ít, nhiều, bảo thủ hay cởi mở. Chỉ khác nhau ở mức độ và phương thức chống cộng mà thôi. Những cựu tù HO có mặt trong những cuộc biểu tình đấu tranh chống cộng, đa số là những chiến sĩ chống cộng thực tâm. Trải qua cuộc dâu bể, đổi đời, mất cả tổ quốc mà họ đã cầm súng chiến đấu, bị ở tù nhiều năm, vợ mất, con lạc từ kết quả một cuộc chiến đã chấm dứt không công bằng cho họ. Qua đến Mỹ, họ trở thành vô dụng, gần như bị phế thải, bất lực trước đời sống mới, vô tài vì ngôn ngữ mới. Họ không có, không còn gì. Lòng hận thù với cộng sản phải cao hơn núi, sâu hơn biển. Tôi tôn trọng sự chống cộng của những cựu tù HO ở Mỹ. Không bao giờ tôi dám coi thường, miệt thị tinh thần chống cộng của những bậc đáng tuổi cha, chú.

Nếu Việt Nam Cộng Hòa còn lại hơi thở, chính là hơi thở của những cựu tù, những cựu chiến sĩ quân lực VNCH. Tôi kính trọng những cựu lính chiến của miền Nam. Họ là những người yêu nước. Cho dù ngày hôm qua, họ có cầm biểu ngữ đã đảo tôi ngoài đường phố, tôi không trách họ. Tôi hiểu được tại sao họ làm như thế. Họ là những chiến sĩ không có gì trong đời sống ngoài lòng yêu nước chống cộng. Chỉ những kẻ đầu cơ trục lợi chính trị, lợi dụng lòng yêu nước chống cộng của những cựu chiến sĩ để thỏa mãn dã tâm riêng mới là những kẻ đáng trách, đáng khiếp!

Tôi sinh ra khi chiến tranh bắt đầu, lớn lên khi chiến tranh vừa chấm dứt, theo làn sóng người tỵ nạn năm 1975 sang Mỹ. Chưa một ngày biết cầm súng. Cả cuộc đời thanh niên chỉ biết đi học. Cha tôi là cựu sĩ quan không quân quân lực Việt Nam Cộng Hòa với 20 năm quân ngũ, một trong những người sĩ quan không quân cuối cùng rời khỏi căn cứ Tân Sơn Nhất trong ngày 30 tháng 4, may mắn không bị đi học tập cải tạo, nhưng sau này bị đi tù VC cả tháng trời vì tội làm mục sư về nước giảng đạo Tin Lành không giấy phép. Tôi biết nhiều về Việt Nam Cộng Hòa hơn là chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Tôi mê đọc báo và viết báo từ năm 12 tuổi, nên chuyện thời sự và chiến tranh miền Nam tôi theo dõi và biết nhiều. Tôi chưa đi lính nhưng ngưỡng mộ nhiều vị tướng anh hùng của miền Nam, nhìn họ như những anh hùng đã đánh đuổi quân Nguyên, Minh, Mông Cổ, Mãn Thanh, hay Pháp trong các bài học sử thuở trung học. Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng… những vị tướng chết với thành, không bỏ chạy. Họ là anh hùng của tôi. Thuở nhỏ, tôi thích đọc sách viết về những trận chiến của nhà văn Phan Nhật Nam. Tôi hãnh diện về những người chiến sĩ miền Nam.

Tôi chỉ thuộc quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, chưa hề biết quốc ca cộng sản ra sao. Tôi chỉ biết lá cờ vàng ba sọc đỏ, chưa bao giờ đứng chào lá cờ đỏ sao vàng. Tôi đã dự hàng ngàn các lễ hội, sinh hoạt, tiệc tùng của các hội đoàn, cộng đồng. Mỗi lần chào quốc kỳ VNCH, tôi đứng dậy nghiêm chỉnh cùng mọi người hát quốc ca thuộc lòng không sai một chữ. Mỗi lần hát quốc ca, tôi xúc động nhiều. Khi về Việt Nam, có lần tham dự lễ hội khai mạc thể thao quốc gia, có nghi thức chào cờ và hát quốc ca cộng sản. Mọi người đứng dậy, tôi vẫn ngồi yên một chỗ mặc cho những người chung quanh nhìn mình với ánh mắt khó chịu. Họ hát quốc ca Việt Nam bây giờ, tôi không biết một lời, ngồi im.

Tôi đã làm việc hơn 2 năm cho dân biểu chống cộng Robert Dornan. Tôi đã giúp giải quyết hằng trăm hồ sơ bảo lãnh ODP của đồng hương bị ứ đọng ở Việt Nam những năm cuối thập niên 80. Tôi đi cùng phái đoàn quốc hội Mỹ về Việt Nam đầu năm 1988 để vận động cho các hồ sơ này, vận động cho chương trình HO để đưa các cựu tù cải tạo sang Mỹ. Tôi đã vận động dân biểu Dornan ủng hộ các mục tiêu chống cộng mỗi khi các cụ Nguyễn Tư Mô, ông Trần Trung Dũng, hay các đại diện cộng đồng tìm đến văn phòng. Trước đó, những năm thập niên 80 cao trào của mặt trận kháng chiến Hoàng Cơ Minh, tôi là một trong những thân hữu ủng hộ, tiếp tay tổ chức các ngày tết Trung Thu cho thiếu nhi. Không là đoàn viên, nhưng luôn sẵn lòng ủng hộ các anh em đoàn viên. Tôi mua báo kháng chiến dài hạn để đọc suốt mấy năm. Tôi vẫn luôn tin rằng cựu tướng Hoàng Cơ Minh là anh hùng, đã chết anh dũng cho đại nghĩa đất nước, đáng khắc ghi vào sử Việt. Nhiều người bạn chí thân của tôi đã là chiến hữu cao cấp sinh hoạt với mặt trận và đảng Việt Tân nhiều năm. Bạn thân tôi thời đó có nhạc sỹ Việt Dũng cho đến ngày nay tôi vẫn luôn quý mến người bạn chống cộng bằng trái tim này. Chúng tôi đã từng có chung một lý tưởng khi cùng làm tờ báo Tuổi Ngọc phát hành toàn thế giới cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại.

Những năm 1994, 1995 sau khi cấm vận bãi bỏ và bang giao Mỹ Việt tái lập, tôi về Việt Nam làm việc cho các công ty Mỹ. Những năm đầu tiên, công an bảo vệ chính trị thành phố Sàigòn thường xuyên mời tôi lên làm việc, lấy khẩu cung, tìm hiểu về tôi. Họ e dè, nghi ngờ tôi về quá trình tôi sinh hoạt với đảng CH, làm việc cho dân biểu Dornan, hay cựu thượng nghị sĩ Pete Wilson, hay trong các chiến dịch vận động tranh cử cho Bush-Quayle. Liên hệ với Mỹ nhiều quá. Có lần, một nhân vật chính trị trong cộng đồng, ông HCT của một tổ chức chính trị vận động đa nguyên đa đảng về Việt Nam bị bắt. Tôi quen ông ta ở Mỹ. Thời điểm ông ta bị bắt, tôi tình cờ có mặt ở Việt Nam. Trong sổ tay của ông ta có tên tôi và số điện thoại. Công an nghi ngờ sự hiện diện của tôi cùng thời điểm Việt Nam có biến cố chính trị xảy ra, nên điều tra tôi. Phải nói công tâm, công an đã không có sự đe dọa, chưa có thái độ bất nhã nào với tôi trong suốt hơn 3 tháng cứ phải bị lui tới sở công an thành phố. Rồi cũng xong, sau khi hiểu rõ tôi chỉ là một người về Việt Nam trong mục đích thuần túy kinh doanh, không ai làm phiền tôi nữa. Tôi chẳng bao giờ gặp lại các viên chức công an này nữa. Tôi đã có tên trong danh sách sổ đen của Công An Việt Nam.

Tôi làm việc ở Việt Nam nhiều năm, nhiều lần, chứng kiến xã hội Việt Nam qua bao nhiêu giai đoạn. Tôi nhìn thấy có sự đổi mới, có những biến chuyển đáng khích lệ. Vẫn là một nước cộng sản. Nhưng Việt Nam bây giờ không phải là Việt Nam của những thời bao cấp, thập niên 70, 80 nữa. Người dân trong nước hân hoan đón mừng Việt kiều trở về, người Mỹ trở lại, với ước mơ sẽ giúp thịnh vượng đời sống kinh tế của họ hơn. Không ai nói về chính trị với tôi, dù chỉ có 2 người với nhau. Không ai có mơ ước một đổi thay chế độ, dù có nhiều người vẫn bất mãn với nhiều bất công trong xã hội, trong chính quyền. Họ chỉ mơ ước đất nước giàu có hơn để đời sống họ giàu hơn, trẻ em có tương lai hơn. Tôi trở về, đi đi lại lại trên đất nước từ Nam ra Bắc, đã đi hết 64 tỉnh thành của Việt Nam. Tôi thấy yêu quê hương nhiều hơn. Tôi cảm thấy được những gì người dân đang cần, đang mong muốn. Dĩ nhiên trong đó có tự do, dân chủ, ai cũng muốn vậy. Nhưng riêng tôi, trong khả năng nhỏ bé và giới hạn, tôi chỉ muốn đưa về đất nước những tài sản và con người làm cho đất nước thịnh vượng, thăng tiến hơn. Tôi chỉ muốn người dân không còn nghèo nữa, không thiếu thốn nữa, trẻ em có tương lai ngày mai.

Tôi tin vào quan điểm chính kiến mới. Xây dựng và đổi thay đất nước bằng con đường kinh tế. Tôi không ủng hộ chủ nghĩa và chế độ cộng sản. Tôi ủng hộ đất nước và dân tộc Việt Nam. Tôi không đến với cộng sản Việt Nam. Tôi đến với đất nước và con người Việt Nam. Những công việc của tôi làm là đóng góp một phần vào tiến trình đó. Tôi vẫn không tin vào người cộng sản và người cộng sản cũng chẳng bao giờ tin tôi. Nhưng tôi vẫn có thể ngồi với một người cộng sản, coi họ là bạn, nói chuyện với nhau rất thỏa mái. Những người bạn trong nước chẳng bao giờ tìm cơ hội chiêu dụ tôi trở thành người cộng sản, chẳng bao giờ đem lý thuyết chủ nghĩa ra đấu lý, tranh cãi với tôi. Tôi vẫn nói chuyện với họ trong tình cảm người Việt Nam với nhau. Có rất nhiều chuyện để nói không cần thiết phải nói về chủ nghĩa, chính kiến. Trong những đối thoại, có sự hiểu nhau, thông cảm nhau, và học hỏi nhau. Một số người trong nước, kể cả những đảng viên đã trưởng thành và học hỏi nhiều về thế giới, về sự khác biệt giữa Việt Nam và những nước Việt kiều đang sống. Bằng những đối thoại bằng hữu như thế, tất cả là người Việt Nam, ntrong nước hay ngoài nước đều là những người có cùng trái tim và giòng máu Việt Nam.

Tôi tin vào sự đối thoại. Cuộc chiến nào cũng phải kết thúc bằng đối thoại. Ronald Reagan đã chiến thắng nước Nga, đánh bại chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu bằng sự đối thoại, bằng cái ôm tổng bí thư cộng sản Nga Gorbachev, bằng những lần ngồi bên cạnh nhau giữa hai nước kẻ thù. Tôi tin vào sự hiện hữu của Mỹ tại Việt Nam. Việt Nam ngày nay đã có nhiều cải tiến, đổi mới tốt hơn trước cũng do Mỹ bang giao và giao thương với Việt Nam. Nếu cuộc chống đối bang giao Mỹ Việt của cộng đồng xưa kia thành công, sẽ không có sứ quán Mỹ ở Việt Nam, không có những can thiệp và hiện diện của Mỹ giúp các nhân vật đối kháng, các Việt kiều về nước bị kết tội phản động, phá hoại. Nếu Mỹ giao thương với Việt Nam bị cộng đồng chống đối bao nhiêu năm trước thành công, giờ này kinh tế Việt Nam vẫn còn lạc hậu, trình độ dân trí trong nước vẫn như kẻ mù. Nếu chuyện chống các sinh viên, cán bộ hay người trong nước sang Mỹ du học, tham quan, tu nghiệp của cộng đồng những năm trước thành công, giờ này đất nước vẫn chậm phát triển bị giới hạn trong sự lãnh đạo của những người chưa hề thấy nước Mỹ vì sao giàu mạnh.

Tôi tin kinh tế Việt Nam sẽ giàu mạnh khi Mỹ bước vào thị trường Việt Nam nhiều hơn nữa. Khi kinh tế giàu mạnh, đời sống người dân mở rộng, tiến trình dân chủ sẽ đến, không cần đến bạo lực và bạo động của một cuộc cách mạng nổi dậy mà các lực lượng chống cộng bên ngoài sẽ không thể thực hiện được. Khi đồng đô la với hình ảnh Washington dần dà thay thế đồng tiền có hình ảnh Hồ Chí Minh, đất nước đã khá rồi. Bao nhiêu năm tranh đấu, chống cộng, chẳng phải mục tiêu cho nước mạnh, dân giàu hay sao? Khi nước mạnh dân giàu, sẽ không còn là chủ nghĩa vô sản mà là chủ nghĩa tư bản. Khi mà tư bản đã là sức mạnh nắm quyền, quyền lực nào có thể đè bẹp những quyền tự do và dân chủ. Khi thế giới và Mỹ có mặt ở Việt Nam, những cơ cấu tổ chức, xã hội, đất nước Việt Nam sẽ dần đà đi theo tiến trình của thế giới tự do. Tôi biết Việt Nam cần có nhiều thay đổi hơn, họ đang đổi thay và tôi bằng lòng chờ đợi sự đổi thay nhiều hơn trong thời gian sắp đến.
Tôi đã đến Dana Point trong niềm tin đó. Tôi muốn nghe chủ tịch nước Việt Nam nói gì. Không phải tất cả những gì ông ta nói, tôi phải tin. Không phải tất cả những gì ông ta hay những người phát biểu trên diễn đàn, tôi đều vỗ tay. Tôi có một khối óc của một người đã sống ở nước Mỹ 32 năm, đã sống ở Việt Nam không cộng sản 17 năm. Trong khi tổng số những ngày tôi đã đến Việt Nam và ở đó, cộng lại chưa đến 2 năm. Tôi cũng như hơn 500 Việt kiều đã có mặt ngày hôm đó ở Dana Point, nghe ông Nguyễn Minh Triết nói chuyện. Chúng tôi không là người cộng sản. Chúng tôi có cái nhìn về phương hướng thay đổi Việt Nam khác hơn cái nhìn của những người hôm đó biểu tình bên kia đường. Nhưng chúng ta không phải là kẻ thù của nhau. Tôi không cho rằng mình có lỗi, không cần phải xin lỗi, vì tôi chẳng hề phản bội cộng đồng.

Tôi có con đường tôi đã chọn. Những người chống cộng cứ tiếp tục chống cộng theo quan niệm của họ. Họ có chính nghĩa trong suy nghĩ và quá khứ của họ. Tôi tôn trọng tinh thần chống cộng và ý kiến của mọi người. Tôi chỉ yêu cầu họ tôn trọng sự suy nghĩ và ý kiến của riêng tôi. Đừng chụp mũ cộng sản những ai không đi theo con đường chống cộng của quý vị, hay không đồng quan điểm với quý vị. Ở nước Mỹ, 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa khác chính kiến, khác cách thức làm việc không có nghĩa là khác nhau về lòng yêu nước. Ở Mỹ, các chính trị gia Dân Chủ hay Cộng Hòa không bao giờ gọi nhau là kẻ phản bội đất nước, cho dù họ mâu thuẫn và chống nhau về quan điểm chiến tranh, chính sách và chính trị. Kẻ chống chiến tranh Iraq hay chống những chính sách kiểm soát an ninh, không có nghĩa là không yêu nước Mỹ hay ủng hộ khủng bố.

Tôi không sai với con đường tôi đã chọn. Những doanh nhân Việt kiều đã có mặt ở Dana Point không cần thiết phải trốn tránh sự hiện diện của mình, không cần thiết phải biện minh hay chối cãi. Nếu chúng ta biết mình không làm sai, không có gì phải sợ. Mỗi người có chính nghĩa riêng. Không phải vì họ nghĩ khác mình là họ đúng, mình sai.

Những người biểu tình có thể có đám đông, nhưng không hẳn là có đa số. Đa số vẫn thầm lặng vì sợ hãi đám đông. Tôi tin mình đang ở trong đa số nhưng tôi không chấp nhận sự thầm lặng. Con đường tôi đi không cô đơn.ª
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Thư Của Một H.O. Gửi Hồ Văn Xuân Nhi

Chu Tất Tiến
Thưa anh,

Tình cờ đọc số báo Việt Weekly điện tử đề ngày 26 tháng 7 năm 2007, thấy anh viết một bài trình bầy quan điểm của anh về việc tham dự bữa tiệc đón tiếp Nguyễn Minh Triết tại Dana Point cũng như về các cuộc biểu tình chống tờ Việt Weekly là tờ báo mà anh cộng tác thường trực, có nhiều điều liên hệ đến "tôi", nói đúng hơn là "những người H.O chúng tôi", nên tôi phải vội viết thư này đến anh ngay, cũng để trình bầy quan điểm của tôi về bài viết của anh. Dưới tiêu đề "Đối thoại thẳng thắn và minh bạch, không có gì phải lén lút, sợ hãi", anh đã tỏ ra mình rất tự tin, đã suy nghĩ kỹ lưỡng, và chấp nhận mọi thách đố đến từ những người mà anh muốn gủi thông điệp này đến. Vì vậy, cũng trong tinh thần thẳng thắn đối thoại, tôi xin đưa ra một nhận định như sau: Bài viết của anh đầy những lý luận hồ đồ, vô ý thức, và thiếu trí tuệ.

a. - Hồ đồ, vô ý thức: Khi đề cập đến những người H.O, anh viết: "Qua đến Mỹ, họ trở thành vô dụng, gần như bị phế thải, bất lực trước đời sống mới, vô tài vì ngôn ngữ mới." Là một người đến Mỹ theo diện H.O.1, tôi bàng hoàng không biết anh đã có nhận định này từ đâu và từ khi nào? Thiết tưởng, với một người có học qua Đại Học như anh, chắc phải học qua vài lớp về cách viết văn (Writing Skills), Triết học (Philosophy), và Tâm Lý Học (Psychology). Các lớp này đã bắt buộc các sinh viên, nếu muốn đưa ra một nhận định về con người và xã hội trong bài viết của mình, phải dẫn chứng nếu không bằng số liệu, thì phải có sử liệu. Ở đây, anh đã không đưa ra một con số nào mà chỉ hồ đồ đưa ra một câu phê phán rất nặng nề: "H.O là những kẻ vô dụng, phế thải, bất lực, và vô tài"!

Theo anh, có bao nhiêu người đã đến Mỹ theo diện H.O? Trong số này có bao nhiêu người đi học lại? Bao nhiêu người tốt nghiệp Cử Nhân, Cao Học, Tiến Sĩ? Bao nhiêu theo học các ngành nghề chuyên môn? Bao nhiêu đi làm Assembler và những công việc những việc lao động chân tay (Blue Collar)? Hay lao động trí óc (white collar)? Còn lại bao nhiêu người "vô dụng, phế thải, bất lực, vô tài"? Sau khi tôi đến Mỹ theo diện H.O.1 vào tháng 1 năm 1990, tôi đã phỏng vấn nhiều H.O. và viết một loạt phóng sự vui "Phóng Sự Ếch Ô" đăng trên báo Người Việt kéo dài trên 10 tờ nhật báo. Sau đó, tôi lại tiếp tục phỏng vấn thêm gần 100 người nữa để viết loạt phóng sự "Người Trước, Người Sau" cũng đăng trên Nhật Báo Người Việt vào khoảng 3 tháng liên tiếp. Trong hai loạt phóng sự này, tôi đã được biết rằng, chỉ trừ số ít bị bệnh tật kết quả của đời tù tội, đại đa số những người theo diện H.O đã ngay lập tức tìm cách ổn định cuộc sống cho mình. Nguời thì đi học lại ESL, người đi kiếm việc làm ở những cơ sở nhỏ, chấp nhận làm mọi ngành nghề lương thấp, không kể quá khứ đã từng chỉ huy những đơn vị lớn. Người có Anh Văn thì xin đi làm ngay tại các công, tư sổ. Người trẻ thì đi học sửa xe, học sơn, học sửa ống nước, học "neo"; người lớn tuổi thì đi cắt chỉ, hoặc làm thợ "vịn". Có người đi làm Cảnh Sát nữa.

Sau đó, đến năm 1992, tôi lại đi tìm hiểu thêm về H.O. để viết một bài tổng kết về tinh hình H.O. sau hai năm định cư tại xứ Mỹ. Bất kể tính chất của công việc như thế nào, dân H.O. chúng tôi cũng chứng tỏ là dù mới sang, còn bỡ ngỡ trước một cuộc sống hoàn toàn khác lạ, chúng tôi cũng quyết vượt lên hoàn cảnh để sinh tồn, cũng như để cho con cháu chúng tôi trưởng thành và phát triển vững mạnh trên đất này. Ngay cả những vị quá tuổi về hưu, cũng không nghĩ là mình chỉ là những vật "phế thải" như anh đã viết. Nếu anh nói "Không chuyên môn" thì đúng, nhưng "vô tài" thì quá đáng. Ít ra chúng tôi cũng làm được nhiều điều có ích cho gia đình và cho con cái. Không dám khoe với anh, nhưng trong hai lần thuyết trình cho chính giới Hoa Kỳ, một lần tổ chức bởi Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ và Orange County, một lần do Đại Học UCLA tổ chức cuối năm 1990, với tư cách là một thuyết trình viên chính (Keynote speaker) về H.O., sau khi yêu cầu chính phủ giúp đỡ phương tiện cho H.O để ổn định, tôi đã thẳng thắn tiên đoán là lớp người H.O này sẽ đem lại nhiều thay đổi lớn trong xã hội Mỹ. Thực tế đã chứng minh những điều tôi trình bầy từ năm 1990: chỉ sau mười mấy năm, đa số con cháu H.O đã thành Dược Sĩ, Nha Sĩ, Bác Sĩ, Kỹ Sư, Giáo Sư, và chuyên viên. Nhiều con H.O. đã được vinh danh bởi Tổng Thống Hoa Kỳ. Nếu cha mẹ chúng là đồ "phế thải", chắc không có kết quả như vậy. Tôi cũng được biết có nhiều H.O đã xong Cử Nhân (B.A hoặc B.S.), một số tốt nghiệp Cao Đẳng (A.A.) và Cao Học (M.A hay M.S.) Một thương binh, cụt một tay, liệt một chân đã đậu bằng Kỹ Sư. Nhiều người đi làm thầy giáo sau khi học Sư Phạm (Teaching Credential). Rất nhiều nguời đang thành công về thương mại, làm chủ các cơ sở nhỏ. Số còn lại đang hưởng trợ cấp người cao niên, cũng như Bố Mẹ của anh, Chú Bác của anh vậy. Quyền lợi của họ được hưởng là quyền lợi chung của toàn thể dân chúng Mỹ, chưa kể đến món nợ mà chính phủ Mỹ còn thiếu của các chiến sĩ chúng tôi, khi nuốt lời cam kết khi xưa, để mặc chúng tôi chiến đấu đơn độc và thua trận chỉ vì người Mỹ bỏ cuộc. Chúng tôi không phải đồ "phế thải", anh Hồ Văn Xuân Nhi ạ. Có lẽ chỉ có cá nhân anh, cho dù có bằng cấp trên đất Mỹ, mới đích thực là một người "vô tài", "gần như phế thải", lao đao về "dóp" mãi, làm cho Việt Nam cũng bị đuổi, cuối cùng phải đem thân đi cầu cạnh người Cộng Sản, mong có chút bổng lộc dư thừa mà tiếp tục kiếp sống nhục nhã của một người bị cộng đồng tẩy chay một cách thê thảm.

b. - Thiếu trí tuệ: Chỉ có những kẻ thiếu trí tuệ mới dám tuyên bố những câu động chạm đến tư cách của người khác mà không sợ bị ném trứng thối hoặc bị thưa kiện. Anh đã mạ lị cả một tập thể H.O., khi viết: "Họ không có, không còn gì... Họ là những chiến sĩ không có gì trong đời sống ngoài lòng yêu nước chống Cộng." Tại sao anh lại nói "họ không có gì, không còn gì"? Họ có nhiều lắm chứ, còn nhiều lắm chứ! Họ có danh dự của một chiến sĩ, có tình thương yêu của cộng đồng, có cả một thế hệ tiếp nối. Họ còn cả một tương lai trước mặt, tương lai của những nguời yêu nước, mai sau, khi chế độ Cộng Sản xụp đổ rồi, họ về trong vinh quang. Còn anh, hãy nhìn lại mình, xem còn ai thương yêu, đùm bọc anh không? Bạn bè đã rời xa, họ hàng nín lặng, cộng đồng khinh bỉ. Anh có còn dám vác mặt tới chỗ sinh hoạt cộng đồng nào không? Còn góc phố nào yên bình cho anh ngồi tán dóc với mọi người không? Không, hoàn toàn không có! Anh đã mất hết cả rồi! Còn đâu tiếng nói của Hồ Văn Xuân Nhi quảng cáo cho hãng chuyển tiền nữa? Chỉ có mỗi một cơ quan cần anh quảng cáo, đó là văn phòng của Nguyễn minh Triết, nhưng một mai, khi họ thấy dùng anh chẳng có lợi gì, anh không kêu gọi được thêm ai vào phục vụ cho đảng nữa, thì họ sẽ đẩy anh ra luôn. Lúc đó, nhìn trước thì cửa đóng, nhìn lại sau lưng chỉ thấy những cục nước bọt, anh còn lại gì? Những hành động của anh thật vô tri thức và thiếu trí tuệ, anh Nhi ạ.

Image
Ảnh Hồ Văn Xuân Nhi.
Anh còn thiếu trí tuệ hơn nữa khi viết: "Tôi đi đi lại lại trên đất nước, từ Nam ra Bắc, đã đi hết 64 tỉnh thành của Việt Nam... tôi có thể ngồi với một người cộng sản, coi họ là bạn, nói chuyện với nhau rất thoải mái." Anh đã tự coi họ là bạn, mà đã được họ coi anh là bạn chưa? Hãy thử nói một câu đi ngược lại với chủ trương của họ xem? Hay chỉ phê bình một câu nhè nhẹ như: "Bạn Cộng Sản ơi! Bạn tham nhũng vừa vừa chứ? Làm sao bạn có thể chi tiêu cả vài trăm đô cho một bữa ăn sang như thế, trong khi người lao động làm hộc máu ra cũng chỉ có 1 đô la một ngày?" Thử thôi, xem người mà anh coi là bạn kia có móc còng số 8 ra mà bập vào tay anh không? Vậy, tôi chắc rằng những câu mà anh đem ra làm quà cho nguời bạn ấy chỉ là những câu đại loại như: "Đất nước mình giầu đẹp quá, anh nhỉ! Công lao của Đảng thật như Trời, như Biển! Đúng như một nhà văn đã ví, Hồ chủ Tịch thật là Thánh nhân, như Vua Nghiêu, Vua Thuấn vậy!"

Thế thì, thưa anh, với một con người có chút bằng cấp mà không thấy ngượng miệng khi phải nói lên những điều mà người ta gọi là "nâng bi, đội đĩa" như thế để kiếm chút cháo, thì phải nói thật là thiếu trí tuệ vô cùng.

Trong bài viết, anh lại còn cho là cộng đồng hồ đồ khi đổ thừa anh là cộng sản. Anh khẳng định anh không phải là cộng sản. Thật ra, cộng đồng có bao giờ nói anh là cộng sản đâu, mà chỉ cho anh là "tay sai" cộng sản, hay nói nôm nà là "đầy tớ" của cộng sản mà thôi. Với những người thật sự là cộng sản, thì cộng đồng đôi khi lại có lòng mến như đối với người cộng sản Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Dũng Tiến, Trần Anh Kim, còn những tên tay sai cộng sản, những tên đón gió trở cờ, cơ hội chủ nghĩa thì ai cũng khinh bỉ. Ngay cả những nguời Cộng Sản cho anh cơ hội (tôi không muốn "hồ đồ" khi nói là Cộng Sản cho anh tiền, vì không có bằng chứng) cũng khinh bỉ anh. Thói đời là thế. Tào Tháo ngày xưa, đã cho chặt đầu Lữ Bố mặc dầu tay này tài nghệ vô song, chỉ vì Tào Tháo vừa khinh bỉ, vừa không muốn dùng một tên phản tặc.

Điều hồ đồ, vô ý thức, thiếu trí tuệ cuối cùng: Anh cho là toàn bộ những người biểu tình là những ông già, bà lão, những H.O gần đất xa trời. Anh sai lầm quá, anh Nhi ạ! Hãy đếm bao nhiêu tuổi trẻ tham dự, hãy nghe bao nhiêu giọng trẻ phát biểu, hãy hỏi từng người xem bao nhiêu là "đồ phế thải" của chế độ cũ và bao nhiêu người chưa hề có tham gia vào chế độ miền Nam, để thấy mình đã lão hóa quá rồi, có lẽ sắp bị bệnh lãng trí rồi chăng?

Thưa anh Hồ Văn Xuân Nhi,

Thật tiếc cho anh, chỉ vì "vô dụng, vô tài, gần như phế thải" mà anh phải cam tâm chịu nhục khi đi làm "tay sai cho cộng sản." Trước đây, anh đã từng sinh hoạt trong cộng đồng, cũng đến chào cờ Quốc Gia, và đôi khi phát biểu hùng hồn, nay chỉ vì một chút lợi lộc (có thể cũng chưa được gì, chỉ toàn lời hứa xuông), mà rồi thân tàn, ma dại. Phải chi anh có chút tri thức, biết nhìn lại toàn cảnh của thế giới, của Việt Nam, của cộng đồng hải ngoại và tại đất nước thân yêu của mình mà tìm cho mình một thế đứng vững chắc, mai mốt có nằm nhà dưỡng lão, cũng còn ngưới tới thăm? Phải chi anh nhìn ra lỗi lầm của mình mà xin lỗi cộng đồng, thì cộng đồng cũng chả hẹp lượng gì mà mở vòng tay thân ái với anh? Nếu anh cứ tiếp tục mạ lị cộng đồng, bôi lọ anh chị em H.O. một cách vô ý thức, thì rồi cũng chỉ như con giun quẫy lộn lung tung trước khi chết, thì tiếc cho anh lắm, Hồ Văn Xuân Nhi ạ.

CHU TẤT TIẾN
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Sinh nhật của một
cái máy giết người, AK47


· Của Simone Schlindwein (Spiegel Online, 07-07-07)
Chưa có một khẩu súng nào được quảng bá rộng rãi như AK47, một loại súng đã giết rất nhiều người và được biết đến dưới cái tên của cha đẻ nó ra là ông Michail Kalaschnikow. Khẩu súng AK47 mẫu đầu tiên đã được chế tạo trước đây 60 năm và đã được vinh danh như là một “mỹ lệ” (pompoes) tại thành phố Moskau.

“Nếu không có người Đức, chắc tôi không bao giờ trở thành người thiết kế vũ khí”, ông Michail Timofejewitsch Kalaschnikow (MK) nói. Ông M.K là người phát minh ra “một sản phẩm xuất khẩu” được bán nhiều nhất của Liên Bang Xô Viết và Nga sô (Sowjetunion và Russland). MK, 87 tuổi được chú ý nhiều nhất trong khi lễ mừng sinh nhật lớn đánh dấu 60 năm của khẩu súng tiểu liên được tổ chức tại Moskau.

Nga vinh danh khẩu AK47, tên gọi ngắn gọn bằng Nga ngữ của ”Awtomat Kalaschnikowa obrasza 1947”, có nghĩa đơn giản như: “Kiểu mẫu cây súng tự động của Kalaschnikow, được phát minh năm 1947”. MK hãnh diện trao cho viện bảo tàng của lực lượng vũ trang Nga khẩu AK47 (Prototype!) đầu tiên để làm vật triễn lãm. Đây là một việc làm suốt cả đời (Lebenswerk = Life's work) của Kalschnikow!

Tuy nhiên cung cách của ông già chế tạo ra cây súng AK47 chỉ mang tích chất quảng cáo (PR), được tổ chức bởi hãng chế tạo vũ khí xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước Nga, Rosoboronexport. Ông Kalaschnikow chỉ là con búp bê được chưng bày trong tủ kính để cho quan khách chiêm ngưỡng mặc dầu chính ông không thích đứng giữa đám đông, trước công chúng. Hãng xuất khẩu vũ khí của nhà nước nói trên có liên quan mật thiết với cơ quan tình báo quốc tế Nga SWR, hậu thân của KGB. Ngoài ra, đương kim xếp của hãng Rosoboronexport, Sergej Tschemesow từng là bạn đồng nghiệp của Tổng Thống Wladimir Putin trong ngành tình báo trước đây vào thập niên 80, khi họ còn làm việc tại DDR (Đông Đức cũ).

· Chưa có khẩu súng nào giết chết nhiều người như AK47 !

Đây là chuyện lịch sử mang tính chất phóng đại (superlativ) được phô bày nhân ngày kỷ niệm sinh nhật 60 năm phát minh khẩu súng AK47. Không một lời nhắc đến rằng “Kalschnikow” và những kiểu súng sau đó là loại vũ khí được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và với nó, có rất nhiều nạn nhân đã bị giết chết, còn nhiều hơn so với vũ khí hạnh nhân (A-bomb)!

Trong hầu hết các cuộc chiến trên thế giới kể từ thập niên 50 trở đi người ta đã sử dụng loại súng AK47: tại Đai Hàn, Việt Nam, A phú Hãn, Congo, Mozambique, Sierra Lione, tại vùng Balkan (the balkans). Danh sách những người bị giết chết còn dài vô tận … Ngay cả tại ranh giới giữa DDR (cộng sản Đông Đức) và Tây Đức trước đây công an biên phòng DDR cũng đã dùng loại vũ khí này bắn chết những người Đông Đức tìm cách vượt bức tường ô nhục Bá Linh, đi tìm TỰ DO !

Khi người ta hỏi đến “lương tâm” của Michail Kalaschninow, ông ta trả lời: “Tôi (MK) chỉ bảo vệ quê hương của tôi. Tôi là một người yêu nước (patriot)!”. Và ngay cả những người lính Nga đồng hành, những người tham gia lễ sinh nhật 60 năm súng AK47 cũng nghĩ như vậy. Với họ: “Dĩ nhiên, Kalaschninow là một vị anh hùng của chúng tôi”.

Văn phòng quảng cáo của hãng xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport đã đưa nhân vật Kalaschnikow ra nhằm mục đích gây sự chú ý từ các nhà báo và giới truyền thông quốc tế. Trước hết, họ cho chạy cuốn phim quảng cáo dài 20 phút, chiếu cảnh sản xuất, rèn đúc vũ khí tại Ural. Và sau khi đại diện hãng tuyên dương công trạng, việc làm anh hùng đối với xứ sở của Kalaschnikow xong thì ông Kalaschnikow, tay run run và với giọng khàn khàn, tiếng còn tiếng mất mới được phép nói về “tác phẩm” của chính mình …

· Tôi phải giúp bạn bè của tôi bên ngoài kia!

Ông Kalaschnikow nói: “Người Đức đã đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của ông ta!”. Trước hết, cuộc xâm lăng Liên Bang Xô Viết của Đức đã ngăn cản không cho ông ta theo học kỷ sư ở đại học. Và rồi trong cuộc chiến, ông ta trở thành người chỉ huy xe thiết giáp, sau bị trúng bôm của Đức và bị thương nặng.

Thình lình, Kalaschnikow xúc động giải thích: “Đức đã có súng tự động lúc bây giờ, năm1941!”. Ngay tại bệnh viện ông ta đã quyết định sáng chế vũ khí. Với nhiều khó khăn, ông ta tìm kiếm vật liệu và dụng cụ với ý nghĩ đơn sơ là: “Tôi phải giúp bạn bè của tôi bên ngoài kia”.

Và Kalaschnikow bắt đầu vào việc tìm cách chế tạo khẩu súng tiểu liên đầu tiên cho Nga. Năm 1944, ông ta gởi đề nghị của mình đến học viện đặc trách về chiến tranh của nước Nga có trụ sở tại Moskau. Ba ngày sau ông ta nhận được hồi âm. Với nụ cười tự mãn trên môi, Kalaschnikow nói, trong bức thư nhận được người ta cho biết là khẩu súng của tôi là khẩu súng đẹp nhất, mặc dầu tôi không thể nào tìm ra được một viên đạn để thử xem súng của mình có bắn được ?

· Có khoảng 100 triệu AK47 trên toàn thế giới …

Sau chiến tranh, Kalaschnikow nhanh chóng trở thành một người lãnh đạo thiết kế vũ khí và ông ta đã nhận lãnh được hai anh dũng bội tinh của Liên Bang Xô Viết mà ông có đeo trong ngày lễ kỷ niệm 6o năm. Ngoài ra ông cũng được ban khen bội tinh Lenin và được giải Stalin là những tuyên dương công trạng cao cấp nhất của Liên Xô thời bấy giờ. Tại văn phòng thiết kế của ông ta ở Ural có nhiều lao công của Đức bị áp chế làm việc khi mà súng AK47 được chính thức sản xuất vào năm 1947. Cho đến ngày nay, súng tiểu liên AK47 vẫn còn sản xuất tại Ural cũng như tại thành phố Ischewsk và từ đây, AK47 chinh phục cả thế giới …

Người ta ước đoán rằng cho đến bây giờ có khoảng 100 triệu khẩu súng AK47 đang được sử dụng trên toàn cầu, đa số từ Liên Xô và về sau là sản phẩm của Nga. Một vài quốc gia trong khối Warschauer Pakt (Warsaw pact) mua lại bản quyền và được phép chế tạo loại vũ khí này. Gần 60 quân đội (armies) trang bị cho lính súng AK47 và có thể nói, đây là thứ vũ khí được quảng bá nhiều nhất trên thế giới…

Trước sau, Klaschnikow vẫn là biểu tượng cho lòng ái quốc tại Nga, cho dù đâu đó vẫn còn nội chiến, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hay khủng bố. Sức đề kháng cao của AK47 khi gặp trời mưa, bùn lầy, cát hay tuyết làm tăng thêm giá trị và sự yêu chuộng từ các phong trào phiến loạn (Rebellenbewegungen) dành cho loại vũ khí này, lý do đơn giản vì AK47 rẻ tiền và không bị hư hại. Ngay tại xứ Congo, hiện tại người ta còn đem bán lậu những khẩu AK47 cũ, có từ thời 1950. Những cậu lính trẻ con được trang bị AK47, thường thì không lớn hơn và cũng không nhiều tuổi hơn khẩu súng nhưng họ đã hãnh diện vì được mang khẩu tiểu liên AK47 trên vai !

· Prestigeobjekt (prestige object) cho quân khủng bố…

Ngay cả quân khủng bố cũng muốn trang bị loại súng “Kalaschnikow”. Từ Hamas, loạn quân tại I-Rắc hay Osama Bin Laden: “Kalaschnikow belongs to the motive for standard of martialischer pictures”. AK47 là vũ khí duy nhất được nhận làm biểu tượng quốc gia (Staatsembleme = State emblems)”, được thấy tại các nước như Mozambique, Ostimor và Zimbabwe. Ngay cả “Libanese Hisbollah” cũng sử dụng làm huy hiệu (coat of arms).

AK47, xưa kia được chế tạo để bảo vệ Liên bang Xô Viết, nhưng 60 năm sau đã được sử dụng trong hầu hết các cuộc chiến và đặc biệt, không là cuộc chiến giữa các quốc gia với nhau hay trong các cuộc chiến đã xảy ra theo “những qui tắc quốc tế” (international rules) trước đây.

Bản nghiên cứu của Federation of American Scientists cho biết, hiệp ước của Uno (Uno-Konvention) có thể tạo nên bước tiến quan trọng trên phương diện không cho phép quảng bá những loại vũ khí cá nhân (Hand-held weapons = Handfeuerwaffen) hầu từ đó có thề ngăn chận các tổ chức khủng bố quốc tế bổ sung thêm súng ống. Tuy nhiên điều oái ăm trên lãnh vực này là hai cường quốc đang dẫn đầu chiến dịch chống khủng bố: Mỹ và Nga lại ngăn đường, cản lối ….

· Lê Ngọc Châu phóng dịch
(Munich, 07.07.2007)
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Những Lãnh Đạo Lưu Manh

Trần Nam

“Độc tài, độc đảng là bà đẻ của tham nhũng vì hệ thống cai trị dựa trên sự bao che và tuỳ tiện để bảo vệ đặc lợi cho đảng cầm quyền. Tạo ra một tầng lớp cai trị lưu manh “hồng hơn chuyên” toa rập nhau, đứng trên các qui định của pháp luật và sử dụng pháp luật để biện minh cho vai trò nhà nước độc tài nhằm nuôi dưỡng tham nhũng.”
Image
(Bùi Tiến Dũng bị truy tố tội đánh bạc và đưa hối lộ)


Tình trạng đảng viên lãnh đạo cao cấp đảng CSVN tham nhũng, đục khoét công quỹ đã đến mức bút mực không ghi hết tội. Trong khi Trung Quốc đã xử bắn nhiều đảng viên can tội tham nhũng, thì taị Việt Nam, dù vẫn còn áp dụng luật tử hình nhưng chưa thấy đảng đem những lãnh đạo lưu manh ra trị tội.

Các cấp lãnh đạo đảng ở ngành Dầu Khí, tham nhũng hàng triệu dollars cũng chỉ bị tuyên án vài năm tù. Trong tù, có tiền chạy chọt, đút lót sống thoải mái, vô tư như ở ngoài đời, thậm chí họ còn có thể tung tiền ra để chạy được trại giam tốt. Tham nhũng bị vài năm tù, ra tự do ôm chục triệu dollars sống đế vương “hạ cánh an toàn” tại sao phải sợ? Vụ án dính đến Nam Cam, thiếu tướng Bùi Quốc Huy UV. Trung ương đảng được tha rất sớm. Riêng vụ bà Lã thị Kim Oanh, bản thân bà Oanh bị án tử hình nhưng các đảng viên trung ương có dính líu vẫn bị xử phạt rất nhẹ, tượng trưng.

Dư luận cho rằng ngày nào đảng CSVN tử hình vài trăm kẻ tham nhũng “gộc” liên hệ đến lãnh đạo như trong Bộ Giao Thông Vận tải cỡ Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến...thì tệ nạn tham nhũng mới có khả năng giảm. Giảm chứ không thể chấm dứt được vì vấn nạn của tham nhũng không chỉ giải quyết bằng án tử hình, nó chỉ giúp cho Đảng thuyết phục được dư luận trong và ngoài nước rằng một số lãnh đạo đảng csvn đang quyết tâm bài trừ tham nhũng để cứu đảng.

Vụ án PMU18, dù Nguyễn Việt Tiến, thứ trưởng thường trực Bộ GTVT đã bị bắt nhưng dư luận vẫn chưa an tâm. Còn bao nhiêu đảng viên cao cấp cỡ Bộ trưởng, thứ trưởng có dính líu đến PMU 18, còn cả ngàn PMU 18 khác chưa được phát hiện hay đang được Đảng che đậy? Với tiềm năng quản lý một số tài khoản hàng tỷ dollars, PMU 18 không thể một mình ăn hết được. Các lãnh đạo Bộ GTVT phải chia chác, phân phối tài khoản đồng đều đến các con sâu tham nhũng ở những bộ phận khác từ chục năm nay theo phương cách ăn đồng chia đều. Hiện tượng cho hàng trăm ô tô đến các cơ quan, ngành…. xác minh được mối liên hệ chia phần này.

Một cách duy lý, nếu Bùi Tiến Dũng không “đấm mõm” ông Nguyễn Việt Tiến thì ông Tiến không để yên cho Dũng ăn. Ngược lại, ông bộ trưởng Đào Đình Bình không phải dại đến nỗi để cho cấp dưới tham nhũng hàng trăm triệu dollars, đưa người nhà vô nắm các vị trí ngon trong Bộ GTVT, còn bản thân ông Bộ trưởng thì không liên hệ gì hết, chỉ vì ông cho biết đã “xử lý không nghiêm minh” mà vụ việc tham nhũng mới tày trời như vậy.

Sau khi biết mình có thể bị bắt, Bùi Tiến Dũng đã tung dollars để cho đàn em lo chạy án. Cuộc họp bàn kế chạy án có mặt hai thứ trưởng và một cán bộ lãnh đạo cao cấp ngành an ninh, thiếu tướng Cao Ngọc Oánh. Ai là những kẻ giấu mặt liên hệ với Bùi Tiến Dũng trong cuộc họp bàn kế chạy án? hai lãnh đạo cấp thứ trưởng đó là ai? thuộc bộ nào?. Hàng chục ngàn dollars đã đưa cho Dũng “Huế” để chạy án, đã chia cho ai trong cuộc họp mặt tại khách sạn Melia, Hà Nội? Những khúc mắc này chắc có liên quan chằng chịt đến đường dây ăn đồng, chia đều từ Bộ GTVT đến các Bộ khác.
Tham Nhũng - Bệnh Ngoài Da

Theo TTX VN hôm 31 tháng 3, 2006 Nhật Bản lại chính thức rót thêm hơn 700 triệu dollars nữa cho các dự án xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở như “ xây dựng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình II, xây dựng cầu Nhật Tân (cầu Hữu Nghị Việt-Nhật), cầu sông Hồng, cải thiện môi trường nước thành phố Sài Gòn giai đoạn 2, cải thiện môi trường nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2, viện trợ đào tạo công nghệ thông tin bậc phổ thông trung học, xây dựng hệ thống tưới tiêu Phan Ri-Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở những khu vực nghèo khó và nâng cấp những cơ sở y tế địa phương.”

Đây là những khoản tiền béo bở mà hầu hết sẽ do PMU 18 bao thầu nếu không bị phanh phui. Nhật là quốc gia cho Việt Nam vay nhiều nhất với khoản tiền lãi nhẹ, cạnh đó ngân hàng thế giới cũng góp phần không nhỏ trong việc cho vay để xây dựng các công trình có tầm mức quốc gia. Thực ra, tham nhũng đục khoét công quỹ chỉ là bệnh ngoài da. Với mức độ tham nhũng cỡ Bùi Tiến Dũng, nếu 300 triệu dollars chạy vô túi Dũng và bọn lãnh đạo lưu manh trong tổng số 1 tỷ dollars dự án thì vẫn chưa đáng nguy hiểm. Cái đáng sợ nhất là số còn lại tiếp tục bị ăn, bị khấu trừ vào những công trình dởm do quá trình đục khoét, rút ruột qui mô từ nhiều cơ phận, khó lòng truy ra và liên hệ đến hàng ngàn cá nhân khác. Kết quả là để lại cho nhân dân, đất nước một gia tài rỗng ruột, một gánh nặng nợ khổng lồ gồm những công trình què quặt, mất chất lượng dẫn đến nguy cơ tại nạn với biết bao thảm hoạ khó lường. Chỉ cần một cơn địa chấn nhẹ, vài trận bão to, lũ lụt...những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở “dõm” sẽ sụp đổ hàng loạt, kéo theo hàng ngàn người thiệt mạng, cả nước sẽ rơi vào cảnh bị tàn phá, thiệt hại rất khủng khiếp.

Cầu và hầm chui Văn Thánh mới vừa khánh thành xong thì đã thủng. Đường cống ngầm vừa đặt xuống đất thì có dấu hiệu bỉ rỉ rò. Hệ thống nước làm dối gây ra nạn chất dơ ngấm làm đường nước bị đen. Theo tin báo Thanh Niên, ngày 4/4, người dân ở đường Cao Thắng nối dài, P.12, Q.10 (TP.HCM) đã phát hiện hệ thống cống tròn đặt phía sau nhà bị lún, mối nối giữa 2 đốt cống lẽ ra phải có bê tông bịt lại, nhưng đơn vị thi công đã không làm, để hở rộng khoảng 5cm, khiến nước chảy tràn lan ra ngoài.
Image
(Đường lún khi vừa thi công xong)

Đường Nguyễn Hữu Cảnh vừa thi công xong thì bị lún vì bỏ qua nhiều công đoạn quan trọng. Hiện tượng đúc cột tiêu bằng bê tông cốt tre thay vì cốt sắt. Hiện trạng Cầu Phả Lại thi công dối, rút ngắn tiến độ thi công để chạy theo thời gian nên đổ xi măng khô nhanh làm mặt đường bị nứt khi chưa hoàn tất. Nhiều công trình mới có khả năng bị hư hại, sụp đổ vì sử dụng xi măng dởm, trộn tỷ lệ cát cao hơn xi măng, hàng loạt hệ thống cầu đường không xây dựng theo đúng qui trình công nghệ xây cất, sử dụng thép xây dựng không đúng chất lượng và số lượng. Công trình xây dựng nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẳng) tốn 380 tỉ đồng do VINACONEX 10 thi công, chưa hoàn tất đã nứt bể tùm lum, sụp đổ gây tai nạn giao thông làm thương vong rất nhiều người.
Image
(Tốn 380 tỉ nhưng nứt bể tùm lum làm bị thương 19 người)


Nhà Nước Mượn Nợ - Đảng Viên Chơi Gái, Cá Độ - Nhân Dân Trả Nợ

Bắt đầu năm 2006, Việt Nam phải trả nợ khoảng 2 tỷ dollars cho các khoản nợ vay lãi nhẹ. Tổng nợ nước ngoài, theo Bộ Tài chính Việt Nam, chiếm 34% GDP năm 2005, tức khoảng 20 tỉ USD. Các “con nợ” này gồm hơn 65% là cơ quan nhà nước, số còn lại 35% gồm doanh nghiệp nhà nước và các công ty đầu tư kinh doanh.

Trong năm 2006-2010, VN phải trả nước ngoài 10-11 tỉ USD nợ. Gánh nặng trả lãi này sẽ là cái ách, tròng lên cổ dân tộc Việt Nam. Nạn nhân của những lãnh đạo lưu manh chính là những thế hệ tiếp nối, phải trả các khoản nợ khổng lồ cho những công trình quốc gia “dởm”. Giống như bọn giả dạng người tiêu dùng đi vay tiền ngân hàng. Tiền thì bọn lưu manh tiêu xài, nạn nhân bị giả danh phải còng lưng trả nợ. Người tiêu dùng là nhân dân Việt Nam, bọn lưu manh chính là những con sâu tham nhũng đảng viên cộng sản. Cái nghịch lý của đất nước hiện nay là nhà nước CHXHCNVN muối mặt đi vay nợ để đảng viên phung phí, chơi gái, cá độ….còn nhân dân Việt Nam thì đưa đầu ra trả nợ cho Đảng từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Cái Lõi Của Vấn Nạn – Nhà Nước Độc Tài, Đảng Trị

Độc tài đi ngược lại xu thế văn minh của nhân loại, độc tài làm cản trở tiến trình phát triển tự nhiên trong xã hội.

Độc quyền kinh tế gây ra nạn độc quyền mua bán, làm khuynh đảo giá cả thị trường, một mình một chợ nâng giá món hàng mà không ngại bị cạnh tranh, không sợ tẩy chay vì khách không còn sự chọn lựa nào khác ngoài việc phải mua món hàng vừa dởm vừa đắt tiền. Độc quyền kinh tế dẫn đến tệ trạng sản xuất hàng ẩu, thiếu chất lượng, không an toàn, khinh thường khách hàng, nâng cao gấp chục lần giá trị thành phẩm mà vẫn không sợ bị thua lỗ, dẹp tiệm, khánh tận vì không có đối thủ cạnh tranh.

Nếu được quyền chọn lựa, người tiêu dùng chọn độc quyền kinh tế, tự trói buộc quyền mua sắm của mình, hay đa nguyên kinh tế - tự do chọn lựa nhiều mặt hàng tiêu dùng từ nhiều nhà sản xuất, rẻ bền và phù hợp giá trị hàng hóa nhờ quá trình cạnh tranh?

Độc tài, độc đảng gây ra nạn tha hoá quyền lực. Nhà nước cầm quyền đứng trên hệ thống pháp luật, tuỳ tiện ứng xử, cai trị đất nước và nhân dân hoàn toàn sai phạm mà không sợ các đảng phái đối lập dành mất quyền lãnh đạo. Độc tài, độc đảng hình thành hệ thống quan lại bám chặt vào quyền lực vì sợ mất đặc quyền nên càng lúc càng phản động, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Độc tài, độc đảng là bà đẻ của tham nhũng vì hệ thống cai trị dựa trên sự bao che và tuỳ tiện để bảo vệ đặc lợi cho đảng cầm quyền, tạo ra một tầng lớp cai trị lưu manh “hồng hơn chuyên” toa rập nhau, đứng trên các qui định của pháp luật và sử dụng pháp luật để biện minh cho vai trò nhà nước độc tài nhằm nuôi dưỡng tham nhũng.

Quyền chọn lựa thể chế chính trị qua cuộc bầu cử tự do, bình đẳng là quyền căn bản của nhân loại, đã được minh thị trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và tham gia gồm:

- Ðược tham gia vào việc điều hành chính quyền, hoặc trực tiếp hoặc qua những đại biểu do mình tự do tuyển chọn.
- Ðược bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ý nguyện của cử tri.
- Ðược quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.

Độc tài, độc đảng tìm mọi cách thủ tiêu quyền tự do chọn lựa vai trò lãnh đạo và sợ hãi tiến trình cạnh tranh chính trị. Vì vậy, đảng CSVN đã cưỡng đoạt quyền này của Nhân dân Việt Nam ngay từ lúc đảng giành được chánh quyền.

Nếu được quyền tự do chọn lựa, nhân dân Việt Nam chọn độc tài, độc đảng hay dân chủ, đa đảng?. Có ai tước bỏ mình quyền tự do chọn lưạ từ mặt hàng tiêu dùng cho đến đảng phái chính trị không? Có ông bà Nhân dân nào thích phải sống suốt đời suốt kiếp với lãnh đạo bất tài, vô cảm, vô trách nhiệm, lưu manh, tham nhũng và hủ hoá không?
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Nguyễn Ngọc Huy:
Một chính trị gia có tính thực tiễn


Lê Quế Lâm
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy lúc sinh thời và khi mất đi, đã được người đời ca tụng là “người quốc sĩ, nhà trí thức uyên bác, danh nhân thời đại, Gandhi Việt Nam, vị lương sư khả kính, nhà biên khảo công phu, nhà thơ đầy ấp tình yêu nước, chính trị gia lỗi lạc, nhà vận động đầy thuyết phục, diễn giã hùng biện, nhà tranh đấu bất chấp hiểm nguy và sau hết là một chiến sĩ can trường đã chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng”. Nay nhân ngày giỗ lần thứ 17 của ông, tôi xin nói thêm: Giáo sư còn là một người làm chính trị có tính thực tiễn, mà hình như chưa có người lãnh đạo nào của đất nước có được đức tính này. Ông nhạy cảm với tình thế và biết cách hành sử thích hợp để thực hiện hoài bão đối với quốc gia dân tộc.

Năm 1967, khi thụ ủy liên danh Bông Lúa ứng cử vào Thượng nghị viện. Ông Hà Thượng Nhân, chủ nhiệm báo Tiền Tuyến đã hỏi ông “Nếu chúng tôi không lầm thì trước đây anh là một nhân vật chủ chốt của Đại Việt. Anh có thể cho biết tại sao bây giờ anh trở thành TTK Phong trào QGCT hay không? Ông trả lời “Vâng anh nói đúng. Tôi vốn là người của Đại Việt. Ngày trước cũng như bây giờ. Nhưng cuộc đời thường ấm lạnh, nên con người muốn sống còn phải ăn ở cho đúng thời tiết. Danh xưng thì cũng như cái áo mặc bên ngoài. Cốt là sự sống bên trong. Tôi thì dù áo mặc như thế nào chăng nữa, vẫn là người Đại Việt. (Lô Răng, Hạc vàng bay mất, Gs Nguyễn Ngọc Huy –Nhà chí sĩ thời đại, Tr. 228)

Chủ nghĩa Dân tộc sinh tồn: Năm 1945 ông gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng do nhà cách mạng Trương Tử Anh sáng lập. Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn là nền tảng của đảng Đại Việt được đảng trưởng TTA phác họa từ những năm 1930, có lẽ không ngoài mục đích vì một nước Đại Việt hùng mạnh. Theo các đảng viên ĐV kỳ cựu, lý thuyết Dân tộc sinh tồn đượm màu sắc chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, một chủ thuyết dân tộc cực đoan. Lý tưởng này đã được các nước Đức Ý Nhật Nga thực hiện với chủ nghĩa Quốc xã Đức, Phát xít Ý, Quân phiệt Nhật và CS Nga. Theo đó, một dân tộc muốn hùng mạnh và phát triển cần có một lãnh tụ đầy đủ quyền uy, người dân phải ghép mình vào khuôn khổ kỷ luật với một thể chế độc tài. Hitler đưa ra thuyết “siêu nhơn”, theo đó những công trình vĩ đại, những hành vi anh dũng đều là công trạng của những cá nhân chớ không phải của quần chúng. Họ phủ nhận nhân cách con người, hủy diệt tự do cá nhân. Lãnh tụ được tôn sùng như thần thánh, con người lệ thuộc và phục vụ quốc gia một cách tuyệt đối theo ý muốn của lãnh tụ. Tinh thần của các chủ nghĩa trên có thể tóm lại trong câu “duy quốc độc tôn”, lấy quốc gia làm cứu cánh cho mọi hành động của con người.

Năm 1939, Hitler sát nhập Áo vào Đức, thôn tính Tiệp Khắc…Còn Nhật đánh sụm ách thống trị thực dân trên toàn cỏi Á đông để thực hiện chiêu bài Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Riêng Stalin và Mao Trạch Đông dựa vào khẩu hiện của Marx “Vô sản các nước đoàn kết lại” còn có tham vọng mở rộng chủ nghĩa Đại Nga, Đại Hán thành thế giới đại đồng. Ý định này được lãnh tụ CSVN ông Hồ Chí Minh tán đồng qua câu thơ khi ông đến thăm đền Trần Hưng Đạo ở Vạn Kiếp: “Bác đưa một nước qua nô lệ. Tôi dắt năm châu đến đại đồng”.

Các chủ nghĩa trên của Đức, Ý, Nhật đã bị phá sản hoàn toàn khi Thế chiến II chấm dứt. Với kế hoạch Marshall, HK đã chi một số tiền khổng lồ để phục hồi kinh tế Tây Âu kể cả nước bại trận. Mục tiêu của HK là thực thi dân chủ, điểm này phải gắn liền với việc phát triển kinh tế, kiến tạo những điều kiện xã hội và chính trị giúp các nước tự do tồn tại và duy trì hòa bình thế giới. Nhờ đó, chỉ trong vòng hai thập niên, Đức Ý Nhật đã trở thành những quốc gia tự do dân chủ với nền kinh tế phát triển, ngang hàng với các nước từng đánh bại họ, họp thành khối bát cường tức các nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Trong khi đó, Liên Xô và các nước Đông Âu khước từ sự giúp đỡ của HK, họ hình thành hệ thống XHCN thế giới kình chống với TGTD trong chiến tranh lạnh, kéo dài gần nửa thế kỷ. Cuối cùng chế độ độc tài này cũng phải sụp đổ theo vết xe lịch sử.

Sau khi Gorbachev tuyên bố đặt Đảng CS Liên Xô ra ngoài vòng pháp luật và từ chức Tổng Bí thư đảng, tổng thống Cộng Hòa Nga Yelsin tuyên bố với đài ABC trực tiếp từ Hoa Kỳ: “Chủ nghĩa Cộng sản là một thảm kịch cho dân tộc chúng tôi. Kinh nghiệm lịch sử cho phép chúng tôi kết luận một cách quả quyết rằng mô thức xã hội chủ nghĩa đã thất bại”. Không may cho dân tộc, VN lại là địa bàn chính của cuộc xung đột này.

Từ chủ nghĩa Dân tộc sinh tồn đến chủ nghĩa Quốc gia khoa học.

Năm 1945, cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước diễn ra trong bối cảnh vô cùng thuận lợi khi Thế chiến II vừa chấm dứt. Trong chiến tranh, TT Hoa Kỳ Roosevelt luôn khuyến cáo hai đồng minh Anh Pháp phải thay đổi chính sách thuộc địa, vì đó là mầm móng của chiến tranh và là nhược điểm của các nước Tây Phương. Do đó, Anh Pháp quyết định, sau khi thu hồi các thuộc địa, họ sẽ thương lượng với những người bản xứ và trao trả độc lập cho các thuộc địa để duy trì ảnh hưởng của mình như là hai trụ cột trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bào An LHQ. De Gaulle đưa ra Tuyên ngôn 24/3/1945 hứa sẽ cho các nước Đông Dương được tự trị trong khối Liên hiệp Pháp. Trong thời Pháp thuộc, VN chia làm ba phần: Nam Kỳ là đất thuộc địa, Trung Kỳ là đất tự trị và Bắc Kỳ là đất bảo hộ. Khi TC II chấm dứt, Pháp không có thực lực ở Đông Dương nên Đồng minh giao cho Trung Hoa vào giải giới quân Nhật ở Bắc vĩ tuyến 16, còn phần đất phía Nam do quân Anh tạm phụ trách.

Ngày 6/9/1945 lực lượng hoàng gia Anh do tướng Gracey cầm đầu đến Sàigòn. Đến nơi ông ta thảo luận ngay vấn đề Nam Bộ với Ủy viên Cộng hòa Pháp Cedile và đại diện Việt Minh Phạm ngọc Thạch. Ông yêu cầu VM giải giới lực lượng dân quân cách mạng, giao cho Nhật trách nhiệm ổn định trật tự, duy trì an ninh để hai bên Việt Pháp đàm phán.

Các đảng phái Quốc gia phản đối VM thông đồng với giặc Pháp phản bội quyền lợi dân tộc. Cuộc đàm phán Pháp Việt bất thành vì lập trường hai bên trái nghịch nhau. Phía VM đòi Pháp nhìn nhận độc lập, còn Pháp thì chủ trương tái lập trật tự, lưu lại chủ quyền của Pháp rồi mở cuộc trưng cầu dân ý xác định chủ quyền Nam Bộ, sau đó sẽ thành lập Liên bang ĐD như tuyên ngôn 24/3. Ngày 21/9/45 Cedile ra lịnh tấn công tái chiếm các công sở và khám lớn Sàigòn. Đêm hôm sau, VM rút khỏi Sàigòn, ra lịnh đồng bào tản cư với lời đe dọa “ai còn ở lại Sàigòn là Việt gian sẽ bị bắt và trừng trị”. Trên đường dân chúng tản cư, VM sát hại khá nhiều những phần tử đối lập. Chiến tranh Việt Pháp thực sự bùng nổ tại Nam bộ.

Tại Bắc bộ, giữa tháng 9/1945, 18 vạn quân Trung Hoa do Lư Hán và Tiêu Văn lãnh đạo vào giải giới Nhật. Lúc bấy giờ có hai lực lượng Cách mạng VN được TH ủng hộ là Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc). Hai lực lượng này tiến vào miền Bắc chậm mất 21 ngày, khi VM tạm thời đặt xong hệ thống chánh quyền các cấp. Trước sự việc đã rồi, Tiêu Văn đề nghị HCM cải tổ chánh phủ lâm thời, dành nhiều bộ và chức vụ cho Việt Cách và Việt Quốc. Ngày 19/11/45, Việt Minh, Việt Cách và Việt Quốc đồng ý chấm dứt xung đột thành lập chánh phủ liên hiệp quốc gia, thống nhất quân đội, tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Ngày 2/3//1946 Quốc hội khai mạc gồm 300 đại biểu VM, 50 đại biểu VQ và 20 đại biểu VC, chánh phủ liên hiệp ra đời.

Trong lúc đó, tại trụ sở LHQ, Pháp và Trung Hoa thỏa thuận một số trao đổi quyền lợi đưa đến Hiệp ước Pháp Hoa được ký ngày 28/2/1946. Theo hiệp ước này, Pháp trả lại TH các nhượng địa mà triều đình Mãn Thanh giao cho Pháp hồi thế kỷ trước. Để đổi lại, quân Pháp sẽ thay quân Trung hoa ở Bắc vĩ tuyến 16. Đầu tháng 3/1946, Sainteny đại diện chánh phủ Pháp đến Hànội thảo luận với Chính phủ VNDCCH về việc thay quân TH và tương lai chính trị VN.

Các lãnh tụ Việt Quốc và Việt Cách kịch liệt phản đối Việt Minh đàm phán với Pháp, họ đòi “thắng hay là chết, chớ nhất định không điều đình”. Cuối cùng, ông HCM ký Hiệp ước Sơ bộ 6/3, Pháp công nhận nước VNDCCH là một nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chánh riêng và là một thành phần của Liên bang ĐD thuộc khối LHP. Riêng Nam bộ tạm thời do Pháp quản lý để chờ trưng cầu ý dân. Pháp hứa sẽ thừa nhận những quyết định của cuộc trưng cầu dân ý này. Cuộc đàm phán sau đó cũng bất thành. Đến cuối năm 1946, HCM ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, chấm dứt hoàn toàn mọi nổ lực nhằm giải quyết vấn đề VN bằng thương thuyết hòa bình.

Nỗi bất hạnh bắt đầu đổ lên đầu dân tộc, khởi đầu 30 năm chiến tranh, phát xuất từ sự mất đoàn kết vì mối bất đồng về đường lối đấu tranh giành độc lập. HCM giành được chánh quyền và đứng ra thương thuyết với Pháp là phù hợp với chủ trương của Đồng minh. Trong khi các lãnh tụ phe Quốc gia với lập trường cứng rắn “thắng hay chết, chớ nhất định không điều đình”, lên án VM phản bội dân tộc. Ông Hồ khôn ngoan khi thương thuyết với Pháp, ông dựa vào lập trường cứng rắn của phe Quốc gia, đòi Pháp phải thừa nhận VN độc lập và thống nhất đất nước ngay, nhằm chứng tỏ ông không phải là người phản bội dân tộc. Pháp chưa thể đáp ứng tức khắc đòi hỏi của VN, HCM liền phát động chiến tranh.

Lòng yêu nước cuồng nhiệt của phe Quốc gia đã giúp HCM thực hiện con đường của QTCS: giương ngọn cờ chống thực dân đế quốc, phát động phong trào giải phóng dân tộc sau Thế chiến II. Phe QG trở thành kẻ tử thù của CS, mối hận thù Quốc Cộng ngày càng phát triển trong suốt 60 năm qua. Rất nhiều người Quốc gia và nhóm Đệ tứ tranh đấu đã bị CS sát hại ngay trong những năm đầu kháng chiến

Trước khi chánh phủ liên hiệp tan vỡ, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, một số lãnh tụ phe Quốc gia chạy sang Hồng Kông, thành lập Mặt trận Quốc gia. Họ ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại và khuyên ông ta lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập thông qua con đường thương lượng với Pháp. Hai năm sau, Hiệp ước Elysée ra đời (8/3/1949). Pháp chính thức nhìn nhận VN là một quốc gia độc lập thống nhất thuộc khối LHP, có chủ quyền ngoại giao và nội trị, có quân đội và tư pháp riêng. Tuy nhiên chủ quyền thực sự vẫn còn nhiều hạn chế vì tình trạng chiến tranh với VM. Ngày 24/4/1949 Hội đồng Đại biểu Nam Kỳ bỏ phiếu chấp nhận sáp nhập Nam Kỳ vào Quốc gia VN. Quyết nghị được Quốc hội Pháp thông qua. Quốc gia VN chính thức ra đời ngày 1/7/1949.

Sáu tháng sau, Mao Trạch Đông chiến thắng Hoa Lục và công nhận nước VNDCCH, tiếp theo là Liên Xô và các nước CS Đông Âu. Tháng Hai 1951, chính cương của Đảng Lao động VN được Đại hội toàn quốc của đảng lần thứ II thông qua xác nhận “Việt Nam là tiền đồn phe Xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á”. Đầu tháng Hai 1950, HK và các nước Tây phương công nhận Quốc gia VN. Khi đắc cử tổng thống, Eisenhower tuyên bố chiến tranh ĐD không còn là chiến tranh thuộc địa mà là “chiến tranh giữa QTCS và TGTD”.

Đất nước đã chính thức trở thành nơi đọ sức của hai hệ thống chánh trị xã hội đối lập hình thành sau TC II. Cuộc chiến có nguy cơ bùng nổ lớn khiến các cường quốc quyết định chia cắt VN, hồi tháng 7/1954 tại Genève, để bảo vệ hòa bình thế giới.

Sau HĐ Genève 1954, tình thế Miền Nam vô cùng thuận lợi: đất nước hòa bình và độc lập hoàn toàn. Tháng 11/1956, Mao Trạch Đông nói với giới lãnh đạo CSVN: “Tình trạng nước VN bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ…Nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm”. Tháng 7/1957, Mao còn nói thêm: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17…Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì sẽ tốt”. Còn LX, vì quyền lợi quốc gia, từ 1956 Khrushchev chủ trương hòa hoãn với Mỹ qua chiêu bài chung sống hòa bình. LX không những từ chối lời yêu cầu của Hànội đòi phải tổ chức tổng tuyển cử, mà còn đề nghị thu nhận cả hai miền Nam Bắc vào LHQ với lý do: ở VN có hai chánh quyền riêng biệt tồn tại. Riêng HK, họ coi MNVN như là thí điểm của sự phồn thịnh và dân chủ ở Á châu. Từ 1955, HK bắt đầu viện trợ kinh tế, giáo dục và kỹ thuật nhằm tạo sự phồn thịnh cho NVN, giúp phần đất này có điều kiện đi vào con đường không cộng sản với một chánh quyền có khả năng phát triển đất nước theo chiều hướng tự do.

Được ưu thế về thiên thời và địa lợi, nhưng MN lại thiếu yếu tố nhân hòa vì ông Diệm không hiểu rõ tình thế đặc biệt của đất nước để chiêu hiền đãi sĩ. Lực lượng vũ trang Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên là các đoàn thể yêu nước nổi lên trong thời kháng chiến chống Pháp. Họ từng hợp tác với VM và bị CS chèn ép tiêu diệt, nên khi QGVN ra đời, một số ra hợp tác có điều kiện với chánh quyền quốc gia. Một số khác vừa chống Pháp nhưng đôi khi hợp tác giai đoạn và nhận vũ khí của Pháp để chống VM. Ngoài ra còn có một đại bộ phận nhân dân đã tham gia kháng chiến vì lòng yêu nước. Chiến tranh chấm dứt, trên 80 ngàn cán bộ VM tập kết ra Bắc. Người ra đi cũng như người thân ở lại, đều hi vọng ngày đoàn tụ, sau cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước dự trù tổ chức năm 1956. Vì thế họ tham gia các phong trào đòi hòa bình, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đó là tình cảm chân thành. Nhưng ông Diệm coi những ai từng theo VM, những ai tham gia các phong trào đòi hòa bình, đòi hiệp thương tổng tuyển cử đều là CS hoặc tay sai CS, phải bị trừng phạt.

Trong thời gian ngắn, ông Diệm đã biến MN từ một vùng đất hỗn loạn về chánh trị, trở thành một quốc gia có chủ quyền được trên 50 quốc gia trên thế giới thừa nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Đó là thành tựu đáng kể, nhưng ông không tranh thủ lòng dân, tạo thế nhân hòa. Thiếu điều kiện này, MN không thể ổn định để phát triển đất nước vững mạnh, hầu tồn tại lâu dài như hai nước đồng cảnh ngộ là Tây Đức và Nam Hàn. Trái lại, còn đào sâu thêm mối hận thù, giúp CS khuấy động gây ra chiến tranh.

Để phát động cuộc chiến tranh mới, ông HCM lại lợi dụng nhiệt tình yêu nước của nhân dân, nêu ra nghĩa vụ dân tộc, giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thực dân mới của HK. Người nông dân với bản chất yêu nước nên họ có cảm tình với MTGP. Họ cho rằng mặt trận là một phong trào yêu nước, lãnh đạo cuộc chiến đấu giành độc lập chớ không nghĩ rằng đó là một tổ chức do CS dựng lên để thôn tính MN. Cương lĩnh MT không hề tuyên truyền cho CNCS, chỉ hô hào đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ tay sai của Mỹ, thành lập chánh quyền dân chủ độc lập và trung lập ở MN.

Nhóm Caravelle gồm 18 nhân sĩ tiến bộ đã ý thức được hiểm họa này. Tháng 4/1960 họ đã gởi bản tuyên ngôn kêu gọi TT Diệm “gấp rút thay đổi chính sách để cứu vãn tình thế, bảo vệ chế độ cộng hòa và sự sống còn của quốc gia”. Đại sứ Mỹ Durbrow cũng bắt đầu áp lực TT Diệm cải tổ chính sách và chế độ. Diệm cho rằng Durbrow đã vượt quá quyền hạn một đại sứ, muốn trở thành cố vấn tối cao của chính phủ nên ông không muốn tiếp xúc và thảo luận với y nữa. Mối giao tiếp hai bên càng căng thẳng từ sau cuộc đảo chính của đại tá Nguyễn Chánh Thi, mà ông Diệm đoan quyết là do HK chủ xướng. Diệm bắt đầu trấn áp những người bất đồng chính kiến với ông. Ông Diệm càng độc tài, CS càng lớn mạnh, áp lực của Mỹ càng gia tăng, cuối cùng là cuộc đảo chánh 1/11/1963.

Ba tháng sau, một số sĩ quan cấp tá thuộc đảng Đại Việt tổ chức chỉnh lý để đưa Lãnh tụ Đại Việt là Bs Nguyễn Tôn Hoàn từ Pháp về làm thủ tướng… Nhưng tướng Nguyễn Khánh lợi dụng cơ hội dành chức thủ tướng, Bs Hoàn -Phó thủ tướng đặc trách bình định, Bs Phan Huy Quát (Đại Việt miền Bắc) và ông Hà Thúc Ký (Đại Việt miền Trung) làm tổng trưởng Ngoại giao và Nội vụ. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Chính trị học tại Paris, trở về nước tham chính với chức vụ Đổng lý văn phòng Phó Thủ tướng đặc trách bình định. Bất mãn thái độ võ biền của Nguyễn Khánh, ông Hà Thúc Ký muốn đảo chánh lật đổ Khánh… Nhưng Bs Nguyễn Tôn Hoàn và Gs Nguyễn Ngọc Huy lại thấy rằng đảng Đại Việt chưa đủ thực lực để chi phối chính trường nên cần phải tạm thời hợp tác với tướng Khánh, nắm lấy cơ quan “bình định nông thôn” để phát triển đảng viên, bành trướng thế lực, tiêu diệt hạ tầng cơ sở Việt Cộng trước đã, rồi sẽ nắm lấy chánh quyền qua một cuộc bầu cử cho danh chánh ngôn thuận. Vì quan điểm và chủ trương dị biệt, ông Hà Thúc Ký tách rời khỏi đảng, thành lập đảng mới lấy tên là Đại Việt Cách mạng, còn nhóm Nguyễn Tôn Hoàn và Nguyễn Ngọc Huy cải tổ đảng và đổi tên là Tân Đại Việt. (Đỗ Mậu, Máu lửa Quê hương tôi, 1987, Tr.839-40)

Chủ nghĩa Quốc Gia khoa học và Phong trào Quốc gia Cấp tiến:

Nhìn lại giai đoạn lịch sử 1945-1964, đất nước chiến tranh rồi chia cắt, nhân tâm ly tán, đồng bào lầm than chỉ vì sự xung khắc của những khuynh hướng đều vì mục tiêu quốc gia dân tộc… Nhưng lại mù quáng độc đoán, cực đoan, hẹp hòi. Do đó khi về nước tham chính, Gs Nguyễn Ngọc Huy cố khai triển thuyết dân tộc sinh tồn của đảng trưởng Trương Tử Anh thành chủ nghĩa quốc-gia khoa học để xây dựng một nước Đại Việt hùng mạnh. Theo giáo sư, sự sinh tồn của mỗi cá nhân cũng như của tập thể dân tộc phải tùy thuộc vào qui luật phát triển, phù họp với xu thế chung và đặc trưng của dân tộc, chớ không thể cưỡng ép sự sinh tồn bằng ý muốn cá nhân của người lãnh đạo. Nó phải xuất phát từ lòng dân, ý nguyện của dân, khởi xướng từ dân lên chớ không phải từ lãnh tụ xuống. Không thể xem quốc gia như là một thực thể thiêng liêng mà con người phải phụng sự một cách mù quáng. Trái lại quốc gia là một tổ chức đặt ra để giúp sự sinh tồn của con người. Nếu con người phải phụng sự quốc gia, đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết thì đó là vì quyền lợi quốc gia là quyền lợi của tất cả mọi người. Thuyết dân tộc sinh tồn đòi hỏi sự đoàn kết hợp tác và khoan dung giữa các lực lượng kết thành dân tộc. Mối giao tiếp giữa các lực lượng dân tộc dựa trên cơ sở tôn trọng dân chủ tự do, thượng tôn pháp luật. Bản chất của chế độ dân chủ là phải chấp nhận những thế lực đối kháng với nền dân chủ và tìm cách thuyết phục nó chớ không phải tiêu diệt nó.

Chiến thắng bị bỏ lỡ: Ngay từ đầu, Việt Minh và Việt Cộng sau này đã khống chế được nông thôn. Nơi đây đã cung cấp cho họ một nguồn nhân lực dồi dào để thực hiện chiến tranh du kích. Muốn thắng cuộc chiến này, phải tranh thủ người nông dân, tách họ khỏi sự kiểm soát của CS, mở cho họ thấy những triển vọng tốt đẹp hơn về tương lai. Phải tranh thủ dân bằng cách tìm hiểu họ muốn gì để thực hiện những ý nguyện của họ. Chính vì thế mà Bs Nguyễn Tôn Hoàn và Gs Nguyễn Ngọc Huy đặt trọng tâm vào việc “bình định nông thôn”. Nhưng vì tình trạng chiến tranh, người dân nông thôn chưa hình dung được thế nào là sự phồn thịnh và dân chủ của Mỹ? Họ chỉ thấy bom đạn Mỹ vì nhiều vùng nông thôn là khu vực oanh kích tự do. Mãi đến sau biến cố Tết Mậu Thân, VNCH mới có thời cơ thuận lợi để tranh thủ “con tim và khối óc” người nông dân.

Các trận tổng công kích hồi Tết Mậu thân và các đợt tấn công trong năm 1968, gây cho Cộng quân những tổn thất nặng nề: 289 ngàn cán binh tử thương. Họ không còn lực lượng để khống chế địa bàn chiến lược nông thôn, phải rút chạy sang biên giới Miên. Đây là thời kỳ quật khởi của VNCH, chánh phủ ban hành lệnh tổng động viên, QLVNCH ngày càng gia tăng quân số để đảm nhận trách nhiệm phòng thủ và yểm trợ chương trình bình định nông thôn. HK bắt đầu rút quân và kết thúc chiến tranh tại bàn đàm phán.

Trong chiến dịch Phượng Hoàng, VNCH đã đánh bật hạ tầng cơ sở CS khỏi nông thôn. Từ 1969 đến 1971, đã có 21 ngàn cán bộ hạ tầng cơ sở bị giết, hơn 46 ngàn bị bắt hoặc ra hồi chánh. Tình hình an ninh được vãn hồi mau chóng. Lúc bấy giờ Sir Robert Thompson với tư cách cố vấn đặc biệt được Nixon cử sang VN để nhận định tình hình tại chỗ. Trong phúc trình, Thompson nhấn mạnh rằng ông ta “có thể đến nhiều vùng ở nông thôn MN một cách bình yên, những nơi mà trước đây đã nằm dưới quyền kiểm soát của VC rất nhiều năm”. (R.Nixon, The Real War, P. 117)

Tình hình an ninh ở nông thôn từng bước được vãn hồi, luật “Người cày có ruộng” ra đời. Người nông dân MN đã thực sự làm chủ mảnh đất mà họ đã đổi bằng chính mạng sống của họ. Sắc luật 26/3 (1970) dành cho những người trực canh được làm chủ mảnh ruộng mà họ đang canh tác. Đa số những tiểu điển chủ mới này là những nông dân đã bám ruộng, bám làng trong suốt những năm chiến tranh, con cháu họ đã bị CS bắt xung vào du kích và bộ đội, phần lớn đã bị hy sinh. Với phân bón máy cày và máy bơm được nhập cảng ồ ạt, với giống lúa Thần nông cho nhiều năng suất, với chánh sách nâng đỡ gíá lúa và miễn thuế 3 năm của chánh phủ, hầu hết nông dân trở thành phú nông hoặc tiểu điền chủ. Máy cày và các loại nông cơ đã thấy nhan nhản trên đồng ruộng MN. Chỉ riêng tỉnh An Giang đã có đến 25 ngàn máy cày đủ loại, từ thứ nhỏ 7 mã lực đến thứ lớn 60 đến 80 mã lực. (Nguyễn Khắc Ngữ, Những ngày cuối cùng của VNCH, Nhóm Nghiên cứu Sử Địa, Montreal, 1979, Tr.86)

Song song với chương trình “Người cày có ruộng” đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn MN… HK còn xúc tiến công trình điện khí hóa nông thôn phối hợp với việc tái thiết và canh tân hệ thống cầu cống xa lộ toàn MN. Xa lộ nối liền Sàigòn với các tỉnh miền Trung kéo dài tới Quảng Trị. Xa lộ nối liền Sàigòn với Bình Long, Tây Ninh, Vũng Tàu và các tỉnh Hậu Giang. Các khu kỹ nghệ, các công trình đầu tư xây dựng mọc lên khắp nơi. Tất cả những nỗ lực trên minh chứng cho sức mạnh và chánh nghĩa của người Quốc gia nhằm phục vụ cho cuộc tuyển cử thực hiện quyền tự quyết của nhân dân MN sẽ được đề cập đến trong bản hiệp định Paris và xa hơn nữa trong cuộc tuyển cử thống nhất đất nước.

Đầu năm 1969, sau khi VNCH tham gia hòa đàm Paris, Phong trào Quốc gia Cấp tiến ra đời do Gs Nguyễn Văn Bông -Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh làm Chủ tịch và Gs Nguyễn Ngọc Huy là Tổng thư ký. Đây là một tân chánh đảng có nhiều đảng viên là sĩ quan và công chức cao và trung cấp. Đặc biệt, số sinh viên tốt nghiệp Quốc gia Hành chánh, là học trò Gs Bông và Huy hiện đang làm Phó quận, vì thế họ có khả năng nắm được xã ấp. Ngoài ra Phong trào còn có một số dân cử thuộc khối Dân quyền trong Quốc hội. Trong hồi ký, cựu thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn tiết lộ, lúc bấy giờ “Hoa Kỳ muốn có một chánh phủ dân sự để đấu tranh chính trị với CS, do đó HK đang ủng hộ Gs Nguyễn Văn Bông ở chức vụ thủ tướng”. Ông Cẩn còn cho biết trong một buổi tiếp tân ngoại giao đoàn, một nhân vật Tòa Đại sứ HK đề nghị ông giúp Gs Huy, đảng trưởng Tân Đại Việt thành lập một tân chánh đảng. (Đất nước tôi, Tr.198-99)

Trong khi đó, các lãnh tụ MTGPMN nhận thấy lực lượng vũ trang của họ gần như tan rã, địa bàn chiến lược nông thôn đã bị quân đội Quốc gia kiểm soát. Vì thế họ không đồng ý chủ trương của Hànội là “vừa đánh vừa đàm” để từng bước củng cố lại thực lực, chủ yếu là quân miền Bắc xâm nhập. Tại bàn hòa đàm Paris, MTGP đưa ra đề nghị: “Công việc miền Nam do nhân miền Nam quyết định, không có sự can thiệp của bên ngoài”. Nhờ đó, đã khai thông các bế tắc đưa cuộc đàm phán đến thành công. HĐ Paris ra đời, HK rút hết quân khỏi MN, nhân dân MN sẽ quyết định công việc nội của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do có quốc tế giám sát. Sau đó, theo tinh thần điều 15 của HĐ: “Việc thống nhất nước VN sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam VN, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài”.

Sau khi HĐ Paris ra đời, từ 19/3/1973, hai phái đoàn VNCH và Cộng Hòa MNVN đã gặp nhau tại hội nghị La Celle Saint Cloud để bàn vấn đề thành lập Hội đồng Quốc Gia Hòa Giải hòa hợp dân tộc. Đây là cơ quan gồm ba thành phần ngang nhau đứng ra tổ chức cuộc tổng tuyển cử để nhân dân MN quyết định tương lai chính trị MN. Chánh phủ VNCH khăng khăng đòi CSBV phải rút hết quân về Bắc, sau đó tổ chức tổng tuyển cử bầu tổng thống và HĐHGDT. Tổng thống và HĐHGDT sẽ quyết định thể chế mới cho Miền Nam. Chánh phủ Cách mạng lâm thời bác bỏ đề nghị đó, họ không chịu thảo luận những vấn đề nào không được ghi trong văn bản ký kết. Họ đề nghị hai bên chọn người tham gia HĐHGDT như hiệp định qui định, để tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến và Quốc hội này sẽ soạn thảo hiến pháp cho MNVN. (Nguyễn Khắc Ngữ, Sđd, Tr. 155)

TT Nixon cũng mong muốn VNCH thi hành hiệp định, thành lập HĐHGDT nhân dịp TT Thiệu viếng thăm HK hồi đầu tháng 4/1973. Nixon cam kết sẽ viện trợ đầy đủ cho VNCH mỗi năm 1800 triệu mỹ kim về quân sự và 800 triệu để yểm trợ cho những kế hoạch kinh tế dài hạn sau chiến tranh. Quốc hội không chấp nhận viện trợ để tiếp tục chiến tranh.

Gs Huy là thành viên phái đoàn VNCH tại đàm phán Paris năm 1969-1970 và tại La Celle Saint Cloud năm 1973, ông đã thấy MTGP thành tâm muốn cùng chánh phủ Sàigòn sớm giải quyết vấn đề MN một cách êm đẹp, nếu không MN sẽ lọt vào tay CSBV. Ông bày tỏ sự lạc quan trong buổi tường trình về diễn tiến hòa đàm tại Bá Lê trước các đại diện dân cử tại Dinh Độc Lập hồi đầu 1970. Ông tin tưởng hòa bình sẽ đến và VNCH sẽ phải ngồi cùng bàn với MTGP để nói chuyện về tương lai chánh trị MN. Ts Phan văn Song tiết lộ, hồi cuối năm 1972, ông có đến gặp Gs Huy trình bày dự án thành lập Trường Đại học Quản trị và Kinh Thương Minh Trí. Trong dịp này, “Chú Ba nói rất nhiều, phân tích tình hình chính trị và tin tưởng miền Nam sẽ còn, trong một thể chế nào chưa biết, nhưng người miền Nam phía VNCH và người miền Nam phía Việt Cộng có thể nói chuyện để xây dựng miền Nam, vì vậy một cơ sở giáo dục Đại Học sẽ là nơi xây dựng tương lai của VNCH và cũng của Phong trào Quốc gia Cấp tiến và Đại Việt”. (Nhớ Chú Ba Huy, Gs NNH, Nhà chí sĩ thời đại, Sđd, Tr.183)

Từ khi hòa đàm Paris khai diễn đến khi HĐ Paris ra đời, hầu như các khuynh hướng chính trị tại miền Nam từ những người CS cấp tiến thuộc MTGPMN, đến Lực lượng thứ ba, những người chủ trương Hòa giải dân tộc, kể một số lớn quân nhân công chức trong chánh quyền quốc gia, các đảng phái đối lập tại quốc hội… đều mong muốn hòa bình và kỳ vọng VNCH sẽ thắng CS bằng con đường chánh trị. Nhưng bất hạnh cho dân tộc, ý nguyện lớn của đông đảo đồng bào bị người lãnh đạo độc tài độc đoán cản trở. HĐ Paris mang lại thắng lợi cho cả ba bên VN: hòa bình, dân chủ tự do và thống nhất đất nước. HK chấm dứt trách nhiệm. Đây là thời điểm thuận lợi để phe Quốc gia gặt hái thắng lợi. Nhưng ông Thiệu lại muốn tiếp tục chiến tranh để tiêu diệt đến người CS cuối cùng. HK rút khỏi miền Nam, nhưng hãy cung cấp vũ khí để VNCH tiếp tục chiến đấu. Viện trợ nhiều thì giữ nhiều, viện trợ ít thì giữ ít. Thử hỏi người lính miền Bắc vì bạo lực thúc đẩy, buộc họ lao vào cuộc chiến như những con thiêu thân, chả lẽ người Quốc gia cũng mù quáng, người lính Cộng hòa cùng người lính miền Bắc ôm nhau tự sát bằng súng đạn hay sao?

Điều đau đớn của cả dân tộc là nếu hiệp định Paris được thi hành, ý nguyện của toàn dân thắng, miền Nam đã có dân chủ tự do và phồn vinh vì nơi đây là chiếc tủ kính trưng bày sự phồn vinh và nền tự do của Mỹ. Rồi đất nước cũng sẽ thống nhất, trễ lắm cũng cùng thời điểm với nước Đức hồi năm 1989. Trái lại, hiệp định không được thi hành, đất nước thống nhất -song dân chủ tự do thì không biết đến ngày nào mới có. Nhưng có điều rõ rệt là kinh tế ngày càng tụt hậu. Năm 1975, Sàigòn ngang hàng với Bangkok, đến năm 1992, Việt Nam tụt lại sau Thái Lan 20 năm và nay năm 2007, VN phải cần 40 năm nữa mới đuổi kịp Thái Lan. Đó là những nhận xét của lãnh tụ Singapore Lý Quang Diệu.

Kết luận: Sau biến cố 30/4/1975, trên bước đường lưu vong, Gs Nguyễn Ngọc Huy thành lập LMDCVN và Ủy ban Quốc tế Yểm trợ VN tự do. Đây là hai di sản quí báu mà ông để lại cho người đồng chí thân cận Nguyễn Đình Huy làm cơ sở thành lập Phong trào thống nhất dân tộc và xây dựng dân chủ hồi năm 1993. Phong trào chủ trương xóa bỏ hận thù, dấn thân vào cuộc đấu tranh mới mà đối tượng cần phải bị tiêu diệt là nạn chia rẽ và nghèo khổ: đó là hai kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc hiện nay. Muốn chấm dứt tê nạn này, phong trào chủ trương: “phải thiết lập một định chế dân chủ và để nhân dân phán xét ai đúng ai sai qua các cuộc bầu cử tự do, chớ không ai có quyền tự ban cho mình là chân lý”.

Mười bốn năm sau, năm 2007, người CS “cấp tiến” Võ Văn Kiệt khẳng định ông là một “người quốc gia yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản”. Ông cho biết “Thật ra, hồi chúng tôi mới giác ngộ đi theo cách mạng, lý tưởng thế giới đại đồng mạnh mẽ lắm. Nhưng từ khi làm cách mạng đến bây giờ, tôi tự hào là đã chiến đấu vì lợi ích dân tộc, vì lợi ích đất nước”. Lời nói trên của người CS “cấp tiến” khiến đồng bào nhớ lại câu nói của người Quốc gia “cấp tiến” Nguyễn Ngọc Huy trong quyển Chủ nghĩa Dân tộc sinh tồn: “Nếu người dân phải phụng sự quốc gia, đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết thì đó là vì quyền lợi quyền lợi quốc gia là quyền lợi của tất cả mọi người”. Đồng bào tha thiết kêu gọi những lãnh tụ Đảng CSVN đã đặt lợi ích dân tộc, lợi ích đất nước lên trên hết, thì xin quý vị nhớ lại lời hứa của ông HCM “sẽ đặt quyền lợi của giai cấp dưới quyền lợi của dân tộc” khi ông kêu gọi toàn dân tham gia Mặt trận Việt Minh. Đảng CS cũng đã từng giải tán (11/11/1945) vì lý do “để củng cố nền độc lập nước nhà, cần liên hiệp các đảng phái không phân biệt giai cấp, đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên quyền lợi của đảng và giai cấp”.

Hiện nay, ai cũng thấy rõ, kẻ thù nguy hiểm nhất của đất nước là sự chia rẽ và nghèo khổ. Chia rẽ là nguyên nhân đưa đến nghèo khổ. Cuộc xung đột “quốc cộng” đã tạo ra chia rẽ, gây biết bao thảm họa cho dân tộc. Ông Trần Bạch Đằng, một người CS cấp tiến- đã khẳng định “cái gọi là quốc cộng chưa cáo chung –nó còn sống tận hôm nay -1992- và sẽ còn sống lâu hơn nữa”. Nghĩa là sự chia rẽ và nghèo khổ còn dài dài. Để đưa đất nước tiến lên, Đảng CSVN hãy có một quyết định lịch sử, tuyên bố “sứ mạng giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà của Đảng CSVN đã hoàn tất, Đảng tuyên bố giải tán”.

Đất nước tụt hậu quá sâu rồi, Chỉ có con đường hòa giải mới đoàn kết được đồng bào trong ngoài nước, vào công cuộc phát triển kinh tế. Muốn hòa giải, phải xóa bỏ ngay ranh giới quốc cộng. Xin ông Kiệt nói thẳng: chúng tôi là ngườì quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc, còn các anh quốc gia theo chủ nghĩa quốc gia. Từ nay, chúng ta đều là người quốc gia theo chủ nghĩa quốc-gia dân-tộc, nói gọn là quốc-dân, chớ không còn quốc-cộng nữa. Tôi sẽ vận động Quốc hội, xóa bỏ ngay điều 4 trong Hiến pháp quy định “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.

Mong ông Kiệt và những lãnh tụ Đảng CS xuất thân từ MTGPMN trước đây, có một hành động hòa giải cụ thể với chánh giới HK và Người Việt tự do ở hải ngoại bằng lời tuyên bố: Việt Nam không những tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo, mà còn “Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia” và “Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và tự do kinh doanh” như điều 11 của HĐ Paris 1973. Vì đó là cam kết của một thành viên MTGPMN chúng tôi -bà Nguyễn Thị Bình với Bộ trưởng Ngoại giao của Mỹ, VNDCCH và VNCH hồi năm 1973. Bản hiệp định đã được năm hội viên Thường trực Hội đồng Bảo An trong đó có Liên Xô và Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố tán thành trước sự hiện diện của ông TTK/ LHQ. Hiện nay bà Bình là thành viên duy nhất còn sống trong số bốn đại diện ký kết hiệp định lịch sử này. Bà phải được chứng kiến sự thực thi HĐ trước khi vĩnh viễn nằm xuống.

Rồi đây, Việt Nam sẽ cất cánh trong cuộc vùng vẫy mới, chạy đua cùng các thành viên khác của WTO. Việt Nam có đầy đủ tiềm lực xây dựng một nước Việt Nam mới (Tân Đại Việt) hùng mạnh nhất trong lịch sử, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, dân chủ tự do gắn liền với đất nước phồn vinh, toàn dân hạnh phúc, chớ không phải một Đại Việt dựa trên một cá nhân tài giỏi và một thể chế độc tài.

(Kỷ niệm ngày giỗ thứ 17 cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy 28/7/2007)

Lê Quế Lâm
lynhcao
Posts: 23
Joined: Sun Jun 24, 2007 3:57 pm
Contact:

Post by lynhcao »

Nền Văn Minh Của Nỗi Sợ Hãi
Nguyễn Xuân Nghĩa
Kỳ quan thế giới là một thành lũy của sự sợ hãi: Vạn lý trường thành...

Mùng một tháng Tám vừa qua là lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. Nhân dịp này, Bắc Kinh tưng bừng biểu dương khí thế của giải phóng quân và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hứa hẹn canh tân quân đội thành một sức mạnh hiện đại của một cường quốc toàn cầu.

Cùng hôm đó, Phó Thủ tướng Ngô Nghi đã đặc biệt dẫn Tổng trưởng Ngân khố Hoa Kỳ, ông Hank Paulson, thăm viếng các tỉnh nằm sâu trong lục địa. Nhân dịp này, bà Ngô Nghi nói thẳng ra một điều cứ như là tuyên truyền. Rằng Trung Quốc hiện đang có quá nhiều vấn đề bên trong để có thể đe dọa bất cứ ai về kinh tế, chính trị hay quân sự.

Chúng ta phải tin rằng cả hai người, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Phó Thủ tướng Ngô Nghi (Ủy viên Bộ Chính trị), đều nói thật, và đấy là mâu thuẫn của Trung Quốc. Nếu hiểu ra mâu thuẫn ấy rồi, người ta sẽ thấy việc Hà Nội cố giảm tầm quan trọng của vụ hải quân Trung Quốc sát hại ngư phủ Việt Nam cũng là một mâu thuẫn - mà rất hợp lý.

Tất cả đều xuất phát từ sự sợ hãi, một đặc tính của nền văn minh Trung Quốc nay tiếp tục gây ra phản ứng khiếp nhược cho Hà Nội, những người lãnh đạo Việt Nam bị "Hán hoá" nặng nhất trong lịch sử.

Đây là một câu chuyện rất dài, xin hãy kiên nhẫn theo dõi....

Sức nặng Trung Quốc

Bảo rằng Trung Quốc bị khiếp nhược là một nghịch lý khó tin, nhất là cho giới kinh tế hay kinh doanh, và từ đấy cho giới truyền thông quốc tế.
Trung Quốc hiện có nền kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới về sức sản xuất, chỉ thua Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nền kinh tế ấy đang có tốc độ tăng trưởng làm thế giới chóng mặt là hơn 10% một năm, khi Hoa Kỳ mà đạt được đà tăng trưởng sản xuất chừng 3% một năm là đã thấy như phép lạ. Với dân số 1.300 triệu người và khối dự trữ ngoại tệ là 1.300 tỷ Mỹ kim, Trung Quốc là sức mạnh kinh tế có trọng lượng trên thế giới, khả dĩ làm các thị trường quốc tế bị điên đảo về từng quyết định từ Bắc Kinh. Với đà tăng trưởng 10% một năm, sức nặng kinh tế của Trung Quốc có thể nhân gấp đôi mỗi chu kỳ bảy năm! Còn nước Mỹ, phải đợi chừng một phần tư thế kỷ.

Ngoài việc đầu tư vào lãnh vực quân sự - là điều Hồ Cẩm Đào vừa hứa thêm hôm mùng một sau khi đã thực hiện từ nhiều năm nay - Bắc Kinh có thể dùng lượng tài sản trị giá 1.300 tỷ để đầu tư ra ngoài và bành trướng ảnh hưởng của mình ra nhiều lục địa khác. Điều này, họ đã làm từ đầu năm nay khi mua lại tài sản của nhiều doanh nghiệp sản xuất hay đầu tư lớn trên thế giới. Trước đấy, họ cũng đã tung tiền đầu tư hay mua chuộc nhiều quốc gia Á Phi, thậm chí Nam Mỹ, để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu hay bảo đảm lập trường thân hữu với Bắc Kinh trong các vấn đề lớn của thế giới.

Những sự kiện trên đều được truyền thông và doanh giới quốc tế biết rõ.
Cho nên bảo là Trung Quốc đang sợ hãi là nói ngược. Việc Phó Thủ tướng Ngô Nghi tâm sự với Tổng trưởng Paulson về nỗi lo của Bắc Kinh có khi chỉ là lời ngoại giao nhằm trấn an hay lường gạt Paulson (doanh gia am tường về Trung Quốc đã điều khiển tổ hợp tài chánh Goldman Sachs trước khi làm Tổng trưởng Ngân khố Mỹ).
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào mới là người nói thật, về sức mạnh đáng kể của Trung Quốc. Và có lẽ Hà Nội cũng nghĩ vậy, nên thu mình như con cuốn chiếu.

Nhưng sự thật lại khác khi ta nhìn từ kinh tế lên xã hội và chính trị.

Những nan đề không giải pháp

Thuần về kinh tế, Trung Quốc theo đuổi một sách lược phát triển lệch lạc và có thể sụp đổ hay bị khủng hoảng trong thời gian tới. Chuyện này, lãnh đạo Bắc Kinh biết rõ hơn ai hết nên đã cố gắng kềm hãm tốc độ tăng trưởng - và đặc quyền - của 11 tỉnh duyên hải nằm ở phía Đông để san bằng dị biệt với các tỉnh bị khoá trong lục địa. Khi dẫn Paulson đi kinh lý các tỉnh này và phơi bày ra tình trạng chậm tiến ở đây, bà kỹ sư Ngô Nghi nói thật!

Tăng trưởng theo mô hình Trung Quốc là thiếu phẩm chất, bất công và không bền.

Thuần về xã hội, Trung Quốc đang bị một nghịch lý về nhân khẩu (dân số) qua chánh sách "mỗi hộ một con" được thi hành không đều. Dân số các
tỉnh duyên hải đang bị lão hóa - tỷ lệ người già chiếm đa số - và quỹ hưu bổng sẽ là gánh nặng rất lớn cho ngân sách quốc gia. Trong khi ấy, dân số các tỉnh kém phát triển vẫn tăng, và hàng năm cư dân đổ về thành phố kiếm ăn cả trăm triệu. Sức ép về nhân khẩu - miệng ăn - và về hưu bổng là vấn đề vượt khỏi khả năng giải quyết của lãnh đạo Bắc Kinh.

Sau Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Trung Quốc sẽ thấy vấn đề này trở thành "nổi cộm", nói theo người Hà Nội.

Lên tới lãnh vực chính trị, Trung Quốc hiện có lực lượng bất mãn lên tới... 800 triệu người. Đó là nông dân các tỉnh nằm trong. Họ bất mãn vì tốc độ tăng trưởng của các tỉnh nằm ngoài, và vì nạn tham nhũng được định chế hoá sau ba chục năm xây dựng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc. Họ bắt đầu biểu tình khiếu kiện từ cả chục năm nay vì đất đai bị cướp mà không có bồi thường thoả tháng và ngày càng tuyệt vọng hơn nên thường xuyên đụng độ với công an.

Càng tuyệt vọng nữa khi họ không được vào Bắc Kinh xem cuộc biểu dương vĩ đại của đảng Cộng sản Trung Quốc là Thế vận hội 2008!
Ba loại vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị ấy tác động vào nhau theo thế tương hằng, thành nan đề không dễ có giải pháp. Từ khi lên cầm quyền vào năm 2003, thế hệ lãnh đạo thứ tư, như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hay Uý Kiện Hành đều rõ, cố sửa sai và công khai nói tới để dẹp bớt thế lực của các đảng bộ địa phương. Nếu không giải quyết vấn đề kinh tế thì Hoa lục sẽ vỡ đôi; mà nếu giải quyết thì đảng Cộng sản Trung Quốc có thể vỡ đôi.

Trung ương không kềm chế được các địa phương và nông dân khởi nghĩa như trong quá khứ là chuyện vẫn có thể xảy ra.

Cho nên bà Ngô Nghi nói thật đấy! Và dù không nói là ông Paulson cũng biết.

Nhưng đấy vẫn chưa là chuyện sinh tử. Chúng ta trở về nền văn minh của nỗi sợ hãi.

Mặc cảm bị vây

Trong quá khứ, Trung Quốc là cường quốc lục địa ba lần bị các lực lượng dũng mãnh mà có dân số thấp hơn - theo định nghĩa là dân thiểu số - khuất phục và làm chủ cả Trung nguyên, vào các thời Kim-Liêu, Nguyên Mông và Mãn Thanh. Nỗi lo sợ bị "Tứ Di" tấn công từ bốn góc là thuộc tính của lãnh đạo Trung Quốc, từ đời Tần Hán cho tới đời nay.

Kết tinh của nỗi sợ ấy là Vạn lý Trường thành, đệ nhất kỳ quan thế giới có thể trông thấy từ Mặt Trăng. Một nỗi sợ ngút tới sao Khuê!
Một lần duy nhất mà lãnh đạo Trung Quốc cố nhoài mình ra ngoài - ra biển - là vào đời Minh với Tam bảo Thái giám là Đô đốc Trịnh Hoà (người Hồi) dẫn đầu một hải đội đi quảng bá đức sáng của Thiên tử xuống Đông Nam Á, qua Ấn Độ Dương lên Hồng Hải và vươn tới tận Đông Phi Châu. Những nỗ lực biểu dương ấy xảy ra từ 1407 đến 1433 là dứt.

Thứ nhất là vì Thiên triều lại sợ Hung Nô, và cần tiền xây lại, xây thêm, Vạn lý Trường thành. Rất khó, vì lý do thứ hai: Thiên triều bị kiệt quệ sau 20 năm thống trị Việt Nam, công khố bị tiêu hao vì 10 năm kháng chiến của Lê Lợi.

Lý do thứ ba, quan trọng hơn cả, là nô lệ của hệ thống tư tưởng Khổng Nho, lãnh đạo Trung Quốc không thể có tầm nhìn toàn cầu và đành nhường đại dương cho Âu Châu. Một trong các lý luận nhằm chấm dứt kế hoạch đại dương của Trịnh Hoà là "khi cha mẹ còn tại thế mà đi khỏi nhà là bất hiếu!"

Từ nỗi lo ấy, lịch sử Trung Quốc là lịch sử của sự cố thủ, trường kỳ cố thủ. Không muốn ra biển như Columbus của Âu châu, Trung Quốc cứ xoay vào trong lục địa.

Từ hai ngàn năm nay, các thế hệ lãnh đạo đều cố xây dựng hệ thống phòng ngự cho Trung nguyên, cho vùng châu thổ của ba con sông lớn từ Bắc xuống Nam là Hoàng hà, Dương tử và Châu giang.

Hệ thống phòng ngự ấy dựa vào thiên nhiên là núi non hay sa mạc thảo nguyên, từ Mãn Châu qua sa mạc Gobi - phía Bắc Vạn lý Trường thành - tới rặng Thiên San phía Tây Bắc (Kyrgystan ngày nay), sa mạc Taklamakan và Hy Mã Lạp Sơn rồi cao nguyên Thanh Tạng phía Tây. Mọi cuộc chinh phục của Thiên triều đều nhắm vào mục đích xây vùng trái độn để bảo vệ Trung nguyên và ngăn ngừa những đột biến có thể dội vào Trường An hay Bắc Kinh. Không thiếu gì công chúa của Thiên tử đã được gả cho Thuyền vu, lãnh tụ Hung Nô hay vua Thổ Phồn (Tây Tạng) để mua lấy hoà bình cho Thiên triều.

Quang Trung của ta mà đòi cưới con gái Càn Long thì cũng nắm vững quy luật ấy!

Chuyện ông đòi lấy lại hai tỉnh Lưỡng Quảng cũng chẳng là mơ hồ hoang tưởng. Chỉ vì trước khi Hoàng Thái Cực của tộc Nữ Chân (nhà Hậu-Kim) chấm dứt nhà Minh mà lập ra nhà Đại Thanh vào năm 1644 thì các sắc tộc Kim, Liêu, Mông Cổ đều đã làm chủ Trung nguyên. Vào đời Tống, một thủ lãnh thiểu số được nhà Lý của Việt Nam dung tha mà đã khiến Thiên triều rúng động, đại tướng Địch Thanh nổi danh kim cổ phải ưu lo, đó là Nùng Trí Cao hay Nông Trí Cao.

Nhưng, tình hình nay đã đổi khác...

Mà nỗi lo vẫn còn

Ngày xưa, là một cường quốc lục địa với sinh hoạt kinh tế theo hình thái cổ điển, Trung Quốc vẫn có thể tự túc nuôi dân trong lãnh thổ của mình. Việc thu vét tài nguyên của chư hầu (hay các nước Trung Quốc mặc nhiên coi là chư hầu mà không chi phối được) thường chỉ tập trung vào loại sản vật hiếm quý để làm đẹp cho Thiên tử.

Có khi Thiên triều còn mất tiền triều cống chư hầu, hay chu toàn cho chư hầu để làm sáng cái đức sáng của Thiên tử. Yếu tố kinh tế không thực sự chi phối chánh sách quốc gia, trừ những năm phải vét thuế để tài trợ quân phí chống ngoại xâm hay tu bổ Vạn lý Trường thành!

Cao điểm và là điểm lật cuối cùng của khả năng tự túc là thời Cách mạng kiểu Mao. Dân có chết oan là do chánh sách chứ không do xứ sở không đủ tài nguyên nuôi sống miệng ăn.

Nhưng từ 30 năm nay, từ cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình, tình hình đã đổi khác.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc thật sự cần tới thế giới bên ngoài vì yêu cầu kinh tế, một nhu cầu sinh tử cho một xã hội có hơn một tỷ miệng ăn. Trung Quốc cần nguyên nhiên vật liệu ngoại nhập và cần thị trường xuất cảng để duy trì bộ máy sản xuất. Không thể bế quan toả cảng hay quay lưng lại thế giới để chỉ canh chừng Vạn lý Trường thành là đủ, Trung Quốc phải lý vào thiên hạ sự và thấy là thiên hạ đa sự hơn Thiên tử thường nghĩ.

Lãnh đạo Bắc Kinh phát giác là mình không có khả năng đó.

Chuyện đầu tư hay mua chuộc lá phiếu tứ di bằng chánh sách ngoại giao chi phiếu - chi tiền mua phiếu - không đủ. Và đấy mới là điều đáng lo cho quân đội giải phóng vừa ăn mừng bát tuần thượng thọ.

Trung Quốc phải kiểm soát được luồng giao lưu mua bán với bên ngoài và có khả năng vươn qua hải dương tới các lục địa khác. Từ vị trí đại cường lục địa, Trung Quốc phải trở thành một đại cường hải dương. Bắc Kinh ý thức được điều ấy từ gần hai chục năm trước khi mà lần đầu tiên trong lịch sử một Đô đốc đã cầm đầu quân đội (Lưu Hoa Thanh), và mới gần đây, khi một chuyên gia về khoa học điện tử trong chiến tranh đã được đưa lên vị trí lãnh đạo bộ tổng tham mưu.

Nhưng việc hiện đại hoá quân đội để có sức vươn tới những chân trời mới lại bị cản trở.
Ngày xưa, trong thời Chiến tranh lạnh, Bắc Kinh có thể đánh đu giữa Liên Xô và Mỹ Đế để tự phòng thủ và canh tân quân đội. Ngày nay, chiến lược ấy đã bị lỗi thời. Họ chỉ còn vài ba sự chọn lựa bất toàn.

Trước hết, đành tin vào thiện chí của Hoa Kỳ, rằng đệ nhất siêu cường hải dương của thế giới ngày nay thực ra không có tham vọng đế quốc và hải đội toàn cầu của Mỹ không đe dọa Bắc Kinh. Xưa nay, không lãnh tụ nào của Trung Quốc lại dám tin vào thiện chí ấy của thiên hạ. Đa nghi vốn là hệ quả của nỗi sợ đã ăn vào xương tủy.

Lãnh đạo quân đội Trung Quốc ngày nay vẫn còn tranh luận về chuyện tin hay không vào thiến chí hiếu hoà của Mỹ. Những ai không tin mà chủ trương tăng cường quân phí để hiện đại hoá quân đội bằng hải quân và võ khí chiến lược thì lập tức bị Hoa Kỳ báo động là Trung Quốc có tham vọng khống chế đại dương, và gây phản ứng bất lợi từ một đại cường hải đảo là Nhật Bản.

Sự chọn lựa thứ hai là giảm bớt tham vọng, nghĩa là thu vén khả năng vươn ra biển để đỡ bị rủi ro tấn công ngoài đại dương. Đó là sự chọn lựa truyền thống, được hiện đại hoá trong thế kỷ 21. Ta về ta tắm ao ta còn hơn là bị giông bão ngoài khơi là một chiến lược. Nhưng bất toàn. Chỉ vì Trung Quốc ngày nay cần năng lượng như hồng huyết cầu và không thể tự bảo nhau "ăn ít no lâu" được.

Một số dự án cho giải pháp này đã được nghĩ tới, và thực hiện, là lập ra hệ thống vận chuyển và dẫn dầu khí trong lục địa, từ Trung nguyên qua các lân bang như Pakistan, Afghanistan hay Lào Thái, Miến. Giải pháp ấy khiến Trung Quốc bớt bị lệ thuộc vào luồng vận chuyển hàng hải và vào hải đội thô sơ của mình. Để khỏi nằm trong tầm đạn của các hạm đội Mỹ...

Nhưng, loại dự án xây dựng hạ tầng này không rẻ và cũng khó khả thi. Cố thì có cố, mà sợ thì vẫn sợ. Sợ nhất là khi thu vén tầm vươn thì cũng thu vén thị trường xuất khẩu và kềm hãm bộ máy sản xuất. Động loạn sẽ nổ từ bên trong, thất nghiệp tại thành phố và bất mãn của nông dân sẽ đồng tiến, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hết lý do lãnh đạo.

Không thể tựa vào thiện chí của Mỹ, chẳng thể tìm giải pháp thu vén bằng cách phát triển chuyển vận trong lục địa, quân đội bát tuần 80 tuổi của Trung Quốc có thể nghĩ đến giải pháp thứ ba, đó là vươn ra biển, nhưng trong một chừng mực nào đó thôi.

Chưa thể có hải đội toàn cầu thì ít ra phải kiểm soát được luồng giao lưu ngoài Đông hải và làm chủ được Trung Nam Hải, tức là ngoài khơi Việt Nam!

Nếu có thêm sức thì vượt eo biển Malacca vươn tới Ấn Độ Dương, hoặc ghé bến Trung Nam Mỹ.

Từ nhiều năm nay, Bắc Kinh đã dồn sức thực hiện hai giải pháp cuối là phát triển hạ tầng chuyển vận trong lục địa để khỏi quá lệ thuộc vào bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng hải quân trong khu vực lân cận. Họ đã nghĩ tới cả kế hoạch thiết kế hàng không mẫu hạm và khả năng tiếp vận hàng không, chặn đòn tấn công của tiềm thủy đĩnh, v.v... Để phần nào cân bằng tương quan lực lượng với hải quân Hoa Kỳ, họ cũng đã nghĩ đến việc sử dụng khoa học không gian và vệ tinh.

Nhưng, và đây mới là mặt trái của sức mạnh kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới: tiền đâu?

Trung Quốc chưa có khả năng đối đầu với Hoa Kỳ ngoài biển. Một hải đội có mẫu hạm dẫn đầu mà còn chưa có thì nói gì đến việc ứng chiến với hạm đội Thái bình dương của Hoa Kỳ. Và ngay ở vùng cận duyên thì còn thua Nhật Bản ít ra chục năm nếu phải thi đua võ trang hải quân với Nhật. Mà càng muốn phá vỡ vòng vây, Bắc Kinh càng khiến Đông Kinh nghi ngờ, càng khiến Nhật Bản xây dựng hệ thống phòng thủ chiến lược, là điều đang xảy ra.

Càng dồn quân phí cho biển xanh lại càng khiến bộ binh thấy lưng mình trống trải trong vùng đất đỏ, là cuộc tranh luận cũng đang xảy ra trong Quân ủy Trung ương! Huồng hồ là quân đội Trung Quốc lại được trang bị với kỹ thuật lạc hậu của Nga!

Năm xưa, Trung Quốc đã thấy Liên Xô sụp đổ vì cuộc đua ngân sách giữa các sư đoàn Hồng quân trong lục địa với kế hoạch phòng thủ chiến lược của Mỹ thời Reagan. Chuyện ấy có thể tái diễn. Nay Bắc Kinh mới chỉ hó hé nói chuyện xây dựng tiềm thủy đĩnh và hàng khâu mẫu hạm là dư luận Hoa Kỳ bắt đầu chú ý, bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo về sự lớn mạnh không hợp lý của quân đội Trung Quốc!

Cho nên, giải pháp chiến lược nào cũng là bất khả tín và bất khả thi. Nỗi sợ ngàn năm nay lại được hiện đại hoá thành nỗi sợ cận kề vì trong khi lãnh đạo Trung Quốc chưa tìm ra giải pháp an toàn thì kinh tế vẫn có nhũng đòi hỏi cấp bách. Xã hội vẫn có thể tan tành.

Mà chuyện sợ hãi ấy liên hệ gì tới Việt Nam?

Đồng bệnh tương lân

Trong khi đang lúng túng với cái thế vào ra bất định, Trung Quốc vẫn nghĩ tới cái ao nhà là Đông hải của Việt Nam - Trung Nam hải của họ. Chưa thể vươn ra xa thì hãy cứ chộp Hoàng sa và Trường sa đã. Đây là mục tiêu gần nhất, mềm nhất và dễ nuốt nhất.

Bắc Kinh biết vậy biết rằng Hà Nội cũng có sự khiếp sợ truyền thống của Trung Hoa.

Lãnh đạo Việt Nam sợ Bắc Kinh hơn bao giờ hết vì chưa tự giải phóng khỏi nếp suy tư bị Hán hóa trong xương tủy, cộng thêm mấy chục năm nương tựa theo cái thế môi răng và môi đã từng bị răng cắn cho bật máu! Năm mươi năm trước, Phạm Văn Đồng đã dâng đất cầu viện khi công nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên các quần đảo ngoài khơi Việt Nam. Mươi năm trước, đảng Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục việc triều cống ấy để được yên thân.

Cho nên, có lấy Hoàng Sa rồi nay đòi thôn tính luôn Trường Sa thì cũng như lấy đồ trong túi. Và Bắc Kinh bắt mạch không sai khi nhìn ra phản ứng yếu ớt của Hà Nội trong vụ hải quân Trung Quốc sát hại ngư phủ Việt Nam.

Nỗi sợ của Trung Quốc vĩ đại là nỗi sợ vĩ đại của mấy ngàn năm lịch sử. Nỗi sợ ấy đã thấm vào xương tủy lãnh đạo cỏn con của Việt Nam cho nên họ chỉ biết đu dây, hết đu trong thế Nga-Hoa thì đu theo kiểu Hoa-Mỹ. Dù biết là kinh tế cần tới thị trường Mỹ họ vẫn sợ âm mưu diễn biến hoà bình. Dù móc túi Mỹ, họ vẫn thờ Bắc Kinh như cha mẹ và không dám làm gì khác với mẫu mực Trung Quốc. Dù biết là kinh tế thị trường cần tự do, họ vẫn sợ dân chủ.

Hà Nội vẫn bị nô lệ về tư tưởng mà tự đấm ngực là mình có tinh thần độc lập dân tộc.

Đấy làm một lầm lạc và lạc hậu về chiến lược.

Nhưng, chưa ai biết đúng sai về địa dư chiến lược hay sách lược kinh tế thì người ta đã thấy ra một chuyện đạo lý tồi bại. Lãnh đạo xứ này rất hèn khi tắt đèn đàn áp người dân mà không dám hé răng phản đối Bắc Kinh. Nỗi sợ của họ khiến họ không nhìn ra nỗi sợ vĩ đại hơn của Trung Quốc, đó là về tầm nhìn. Về trình độ đạo đức, họ sợ đến phát hèn và chỉ còn sử dụng võ khí của các chế độ hèn mạt. Là đàn áp người dân. Y hệt như Trung Quốc.

Quốc kỳ của Việt Nam nên có một Vạn lý Trường thành, con con như một hòn non bộ! Và đồn gì thì đồn, Nông Đức Mạnh không thể là con cháu của Nông Trí Cao.

Con của Hồ Chí Minh thì may ra!

Nguyễn Xuân Nghiã
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

NÓI CHUYỆN THẲNG VỚI ÔNG
HỒ VĂN XUÂN NHI


Đinh Lâm Thanh

Thưa Ông Hồ Văn Xuân Nhi,

Tôi từ bỏ chế độ Cộng sản đi tìm Tự Do nhưng không nằm trong diện HO, nhân qua bài báo trên VW, ông đã lợi dụng cơ quan truyền thông để xỉ vả bôi nhọ những người HO đang định cư tại Mỹ, tôi thấy bất mãn. Đọc kỹ lại nhiều lần, nội dung bài viết không ngoài mưu đồ thâm độc, xử dụng ngòi bút để miệt thị phỉ báng đến độ vô giáo dục…mà người đọc không thể hình dung tác giả là một người mang danh trí thức như ông !

Tôi không quen dùng những danh từ thiếu văn hóa để nói chuyện. Nhưng đối với một con người đã dùng những danh từ hạ cấp để miệt thị tập thể thì đôi khi không cần thiết phải dùng những câu lịch sự đối với hạng người như ông.

Mục đích gì ông đã nhẫn tâm hạ nhục những cựu sĩ quan QLVNCH ? Vai vế những vị nầy là đàn anh trong quân đội, là bậc thầy của chúng tôi và đáng tuổi cha chú của thế hệ một rưởi như ông. Bất quá ông cũng chỉ là một đứa con nít may mắn qua được Mỹ bằng cách chui xuống tàu, vượt biên hay theo cha mẹ ra đi trong ngày mất nước, học được vài ba chữ cũng chưa hẳn là một người độc nhất mang niềm tự hào đến cho Cộng đồng người Việt hải ngoại. Ông đừng mơ tưởng mình ra cái rún của vũ trụ.

Những người qua Mỹ theo diện HO đều những vị đã cầm súng trực diện với quân thù từ mười lăm năm trở lên và ít ra gần hàng chục năm tù dưới chế độ Cộng sản. Họ đã hy sinh mồ hôi xưong máu chống trả quân thù cho ông và gia đình ông an toàn xuống tàu hoặc lên máy bay ra đi, họ đã chịu đựng hàng chục năm giam cầm trong hỏa ngục Cộng sản để gia đình ông vinh thân phì gia, và ông an tâm học hành. Họ là những kẻ đến sau bị thiệt thòi, cuộc đời xế bóng, con cái đã lớn, cả gia đình phải xả thân đi cày để làm lại cuộc đời. Một gương cam đảm hiếm có cần phải cổ võ ủng hộ và vinh danh để làm gương cho con cháu của ông sau nầy.

Vậy ông dùng chữ nghĩa để nhục mạ tập thể HO với mục đích gì ?

- Tiền ? Nếu ông nhận tiền của kẻ thù để phá thối nhắm vào thành phần chống Cộng triệt
để trong cộng đồng thì chính ông là kẻ nối giáo cho giặc, đâm ngay trước mặt chiến sĩ và những người Việt tư do, phá hoại chương trình tranh đấu Tư Do Dân Chủ cho Việt Nam. Trong trường hợp nầy xin để Cộng đồng xử trí.
- Tâm thần lệch lạc ? Nên đi khám bác sĩ thần kinh để rà lại trí thông minh của mình, nếu bị tẩu hỏa nhập ma thì phải vào bệnh viện chữa trị cấp thời.
- Danh lợi ? Vâng lệnh quan thầy để mưu cầu lợi ích cá nhân sau nầy, nếu đúng thì xin khuyên ông hãy sáng mắt ra đừng ngây thơ mớ ngủ nữa !
- Muốn nổi danh, chuyện nầy quá dễ. Nếu đủ ‘bản lĩnh’ và ‘lỳ lợm’ thì theo con đường ông Nguyễn Cao Kỳ về Việt Nam làm trò khỉ hay treo cờ máu trong tiệm như Trần Trường, bảo đảm ông sẽ nổi tiếng rất nhanh. Bằng không, tôi đề nghị ông cổi hết áo quần đứng trước chợ Phước Lộc Thọ hay chạy vài vòng trên đường Bolsa, có ra toà phạt một ít tiền về tội công xuất tu sĩ nhưng tôi bảo đảm với ông, vài tiếng đồng hồ sau, hình ảnh tên tuổi ông nổi như cồn khắp cả thế giới. Thật quá đơn giản , cần gì phải dùng ngòi bút để nhục mạ đụng vào ổ kiến lửa !

Cuối cùng đề nghị ông hãy xét lại thân phận mình, được vài chữ đã phách lối vong ân bội nghĩa nhục mạ anh em HO là dốt nát, bất tài, nghèo đói. Ngồi đáy giếng thì xin ông nghĩ lại thân phận cóc nhái của mình ra sao trước khi tung những đòn độc hại để nhục mạ những người bị thiệt thòi đáng thương. Nếu những gia đình HO trước đây cũng buông súng đầu hàng, chen nhau xuống tàu như gia đình ông qua Mỹ lập nghiệp kể từ ngày mất nước, thì bây giờ tôi nghĩ rằng ông chưa đủ tư cách để nói chuyện với những người HO nầy mà phải khúm núm chầu chực sắp hàng xin ân huệ nầy ân huệ khác !

Tôi không dựa vào một đoàn thể hay một hội đoàn nào để yêu cầu ông lên tiếng xin lỗi, mà muốn nói chuyện trực tiếp giữa một người gặp cảnh chướng tai gai mắt với một kẻ vô liêm sĩ. Ngoài ra mục đích tôi cũng không muốn tranh luận với ông, để dành thời giờ nói chuyện với đầu gối có lẽ còn thích thú hơn. Nhưng nếu ông không bằng lòng những gì tôi viết ra đây, tôi sẽ sẵn sàng trực tiếp với ông trước ông kính hay micro để tất cả khán thính giả trên thế giới có dịp phán xét.


Chào ông.

Đinh Lâm Thanh
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Cuộc Chiến Đấu Thầm Lặng Không Cân Sức Của Người H.O.

CHU TẤT TIẾN .



Đổi đời! Hai tiếng ngắn ngủi nhưng hàm chứa bao nhiêu là sự kiện, ý nghĩa quan trọng đến mấy chục triệu nếp sống của dân chúng miền Nam. Từ "ông" đổi ra "thằng", từ "thằng vá xe" nhẩy lên "ông chủ tịch". Đang "bà" xuống "con vợ thằng cải tạo", đang "con bán hàng rong" bỗng biến thành "bà phó giám đốc".... Biết bao nhiêu tiếng thưa gửi "Ông Giám Đốc " một chốc đã đổi thành "Này, anh kia!". Đau đớn nhất, cay nghiệt nhất có lẽ là từ một chiến sĩ anh hùng, hy sinh bao nhiêu xương máu cho đất nước, bỗng thành người mất tư cách công dân, người không có địa chỉ, không đất đứng.

Sau đó là những năm tháng đầy đọa, rừng sâu núi thẳm, mù mịt ngày về, tương lai vô vọng. Nhưng kinh hoàng nhất không phải là bị bỏ đói, bị chửi, bị đánh đập, bị cùm, hoặc bị giết, mà là phải đối diện với một cuộc chiến mới để bảo vệ, giữ gìn danh dự một người chiến sĩ đã từng hân hoan, dàn dụa nước mắt khi nghe hô: "Đứng dậy! Các Tân Sĩ Quan!" và giơ tay thề trung thành với Tổ Quốc. Dưới ánh sáng của những ngọn đuốc, trong tiếng vang của lời kêu gọi "Hồn Tử Sĩ, gió ù ù thổi", những tấm lòng cương trực, công chính nhìn những lá cờ Tổ Quốc mà chí khí hùng anh dâng trào. Bây giờ, trong không khí tù mù của trại giam, trong cái nóng gắt hay lạnh ngắt của những quãng trường lao động, trong những cơn mưa dầm dề lê thê mà nước suối, nước nguồn dâng lên cuồn cuộn như sóng, trong cái buốt giá của thiếu áo, thiếu quần, người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải âm thầm chiến đấu với chính bản thân mình, không để biến thành kẻ mất danh dự, kẻ thèm ăn, kẻ sợ chết để phải khúm núm, kính cẩn cúi chào cán bộ. Người chiến sĩ phải chiến đấu với cái lưng muốn còng vì cuốc đất, đắp đường, đào lỗ để lúc nào cũng dõng dạc, ngẩng cao đầu, không còng lưng khi đối diện với kẻ thù giam giữ mình cùng tất cả những hiểm nguy rình rập.

Qua vài năm, chục năm, hay mười lăm, mười sáu năm... xiềng xích, tù đầy trong nhà tù nhỏ sang nhà tù lớn, rồi có một ngày, lại đổi đời, sang được đất nước Tự Do. Bước xuống phi trường, người chiến sĩ H.O lại thấy một trận chiến mới lừng lững trước mặt, một trận chiến không cân sức. Một bên là thành thành lũy lũy, luật lệ, điều kiện, ngôn ngữ, văn minh, phong tục, tài năng, phương tiện. Còn một bên là bệnh tật, sức khỏe, thiếu thốn tài nghệ chuyên môn, ngôn ngữ của người ta thì không có, tiếng nói của mình thì không biết xài được ở chỗ nào, tuổi tác đã cao, tóc đã có nhiều sợi bạc, đùm đùm đề đề, vài đứa con, mấy đứa cháu, ngơ ngơ ngác ngác.
Như câm vì không nói được, như điếc vì không nghe được, như què vì không đi được, như ngu vì không hiểu được... Trận chiến này ác liệt quá! Cay đắng quá! Nhìn trời, trời ở quá xa; nhìn đất, thổ địa không hiểu ngôn ngữ mình; nhìn chung quanh, bạn bè cắm cúi đi làm cả ngày, không kể những người đã quên mất tên mình rồi, quên mất những ngày tháng vui cười bên nhau, đùa đùa giỡn giỡn.

Bạn cũ giờ này là ông Chủ Nhà Hàng, Chủ Tiệm, bà Chủ Khách Sạn, tiệm "neo", trường học ngành nghề. Họ bây giờ đi xe láng, có mời mình lên xe, cũng dặn dò: "Này, đừng ôm cái túi lồm cồm đó vào xe, lỡ làm sứt sơn, lại mất mấy trăm toi!" Họ bây giờ nhìn mình thì luôn nhìn xuống vì đầu họ ngẩng cao hơn đầu mình. Họ biết tỏng cái lợi tức vài trăm của mình không bõ tiền bảo hiểm xe của họ. Những người bạn cũ ấy, bây giờ lại đứng ở bên kia trận tuyến, đối lập với mình.
Mặt trận của họ là huy hoàng, là lộng lẫy, nhà nhiều gara xe, xế thì xế hộp, kênh kênh kiệu kiệu. Mình ở bên này, cóm róm, ngại ngần, cái "áp pạc tơ măng" cũ xì, đen đúa. Màn cửa cả vài chục năm không thay. Vòi nước cứ rỉ rả như ve sầu kêu hết mùa hạ lại mùa thu. Xe của mình là cái chân gẫy long đinh, cứ ba ngày lại phải đến thăm ông sửa xe một lần, lần nào cũng toát mồ hôi hột vì ông chủ gara phán những câu nghe muốn điếc tai luôn, người yếu thần kinh muốn xỉu tại chỗ.
Trận chiến thật bất công. Một bên dùng súng tối tân, một bên gậy cùn, gươm rỉ. Thử hỏi làm sao mà chiến đấu? Chưa đánh đã thua. Chưa giơ vũ khí lên đã muốn nằm lăn xuống đất. Không kể những lời trần tình, than thở của vợ con cứ như cái đinh đâm vào ruột, vào tim những nhát chí mạng. Vợ cần đi chợ, con cần sách học, cần xe, cần bảo hiểm. Còn chính bản thân chỉ cần một phút nghỉ ngơi, không suy nghĩ, không hận đời, không nhớ những trận đánh thực sự huy hoàng ngày xưa, thà ngã xuống vì một viên đạn còn hơn là sống lây lất bị dao nhỏ tỉa hàng ngày. Những luỡi dao bén nhọn, đanh ác: "Này, anh H.O kia, lại đây lau cái bàn cho tôi đi! Gớm cứ đứng như trời trồng thế!" "Anh H.O thì biết gì mà điện với thoại! Cầm cái phôn cũng không nên thân!"
"Anh kia, lại đây nhặt cái rác này cho tôi đi!" "Thôi, ngày mai ông nghỉ cho rồi đi! Hát Ô với Hát eo! Chả làm được cái đếch gì nên hồn!"
Đại khái thế! Địch thủ to lớn quá, nặng cân quá! Đánh không nổi! Hai tay từng cầm súng, cầm bút, rồi cầm cuốc trên chục năm, giờ này không biết xỏ chỉ kim may, cắt chỉ cũng chậm. Một ngày làm trên chục tiếng, cũng chỉ có vài đồng mang về nhà! Chị kia, Trung Úy với Đại Úy cái con khỉ gì! Đạp cái máy may mà để cho chỉ chạy tuốt ra ngoài đường! Báo hại tôi phải gỡ ra làm lại, khốn khổ khốn nạn. Chà! ngày xưa chắc chị cũng có nhiều nguời theo lắm đấy! Đẹp nõn nường thế mà! Thôi, chịu khó quên đi! Cắt móng chân người ta cho kỹ vào! Để họ sứt một li, là chị lãnh đủ đấy!

Ôi! Nước mắt ở đâu lại tuôn ra thế! Chiến sĩ gì mà mít ướt thế! Hơi một tí là khóc! Anh có Anh Dũng Bội Tinh à! Có mài bội tinh ra mà ăn được không? Ngào nghẹn hả! Nước mắt chẩy đầy trong họng, nước mắt rơi trong tim, làm run chân run tay. Ôi! Đánh trận kiểu này không công bình tí nào! Phải chi cho tôi ôm một quả bom lao vào xe địch cho nổ tung lên còn sướng hơn là bị chính người mình mắng mỏ... Nhưng ở đây, không có bom, không có đạn, chỉ có những cái lưỡi cay độc, coi anh chị em H.Ô như những thằng đần, con mẹ ngu, đồ phế thải, vô dụng, bất tài, bất lực! Có kẻ còn nói: "Mấy ông bà H.O vậy ra còn sướng hơn chúng tôi! Hồi chúng tôi mới sang Mỹ năm 75, phải lau cầu tiêu, dọn rác tối tăm mày mặt. Các ông đi máy bay, sướng thấy mẹ!" H.O chỉ muốn mở miệng trả lời: "Vâng, năm 75, chúng tôi cũng lau cầu tiêu, cuốc đất bá thở. Nhưng có khác là khi chúng tôi làm cật lực như thế, bên cạnh và đằng sau chúng tôi là những mũi súng AKA, dưới chân chúng tôi là mìn, là lựu đạn." Nhưng thôi, tranh cãi mà làm gì. Ra tiệm may, H.O nghiến răng làm cho khỏi bị chửi. Vào nhà hàng, H.O nín thở rửa chén cho sạch kẻo mấy người sang trước lại rủa là đồ H.O quê một cục. Về đến nhà, H.O căng mắt ra học muốn nổ đom đóm ra, nhưng cái đau của H.O là thấy "thằng bé vừa làm vừa bỏ báo, trông ốm như con cò ma!" hoặc "con bé nó học thế kia thì có ho lao không?" H.O đau buốt trái tim khi thấy con bé đi làm đêm về bị lũ du côn dùng gậy chầy đập cho vài gậy, muốn gẫy xương hông. H.O chẩy nước mắt ra khi thằng con vừa thở vừa kêu: "Bố mẹ cho con ăn gì đi, vừa đi học là chạy đi làm, đói ơi là đói!" H.O run run chiên quả trứng cho con mà nước mắt rơi xuống chảo nổ xèo xèo. H.O lúc đó quên rằng chính mình cũng phải đi bỏ báo, bỏ bánh mì, giao hàng, giao Fớ ni Chơ, chặt thịt, chặt cá ở chợ. Làm xong, H.O còn phải đi học ESL, học Anh Văn, học thi lại mấy cái bằng đại học. Căng thẳng quá, nhiều H.O chỉ muốn bỏ cuộc. Thôi, về lại Việt Nam, thà chết ở quê mình...

Nhưng rồi, 5 năm, 10 năm trôi qua nhanh như giấc mộng. Chả mấy người bỏ về Việt Nam vì trận chiến khởi đầu năm 1990 bất ngờ đã chuyển hướng gió. Những H.O vừa làm vừa học đã cùng với con trai, con gái đến trường cân đai, mũ áo, nhận bằng phát cho cả bố lẫn con. Một số H.O đã lại mở văn phòng Bác Sĩ, Dược Sĩ, Nha Sĩ. Có H.O trên 60 tuổi mới lấy lại bằng Nha Sĩ. Có H.O đi dậy lại trên Đại Học. Nhiều H.O làm công chức từ INS đến Bộ Nhân Dụng, Cơ Quan Housing, Cơ Quan tài chánh, Cơ quan điều tra tội phạm... Có H.O làm Kiểm tra viên Tiểu Bang, có H.O. đậu Master về Tâm Lý Học đi làm chỉ kém Bác Sĩ có một cấp. Mười năm trước, H.O lủ khủ quê mùa, nay H.O mở văn phòng dịch vụ, Luật Sư, nhà hàng, tiệm neo, tiệm nước... Con bé vừa đi làm vừa đi học muốn ho lao giờ là Bác Sĩ gia đình. Thằng bé bỏ báo năm xưa thành Tiến Sĩ Dược Khoa. Con nhà H.O mở văn phòng Nha Khoa hầu như thành phố nào cũng thấy. Con bé ốm tong ốm teo kia đang làm Phó Biện Lý, tốt nghiệp Luật khoa hạng Ưu. Những H.O Đại Bàng ngồi cắt chỉ năm xưa giờ đưa đón cháu nội, cháu ngoại đi học, để bố mẹ cháu vào bệnh viện làm việc. H.O giao hàng Fớ ni Chơ hồi đó, giờ làm Cố Vấn cho những người tâm thần. Chị H.O dược sĩ hồi ấy ngồi rút máu mấy người điên, giờ làm phụ tá phòng thử nghiệm rất lớn, lương cũng xấp xỉ dược sĩ. Ông H.O dược sĩ khi xưa, nay làm Giám Đốc một cơ sở hóa học, cũng sắp nghỉ hưu.

Các vị Niên Trưởng tóc bạc trắng vẫn kiên cường chiến đấu cho một đất nước Tự Do, không Cộng Sản. Xuống đường, biểu tình chống Cộng Sản, gây tiếng vang cho khắp thế giới. Nhiều vị làm báo, viết báo để đem tiếng nói Tự Do về lại quê nhà. Một phu nhân H.O vẫn gủi tiếng nói của mình trên đài phát thanh quốc tế về Việt Nam. Riêng một nữ Trung Tá Không Quân, giờ đã quá "Thất thập cổ lai hi", vẫn hoạt động mãnh liệt cho những thương phế binh bị bỏ rơi ở Việt Nam. Bà vẫn bay trên không gian từ Hoa Kỳ về giải đất chữ S nghèo nàn kia như cánh chim đại bàng ấm áp.

Cuộc chiến âm thầm, kinh hoàng, không có máu mà chỉ đầy nước mắt giờ đã chấm dứt với phần thắng về phía những chiến sĩ kiên trì, theo tinh thần cụ Nguyễn Công Trứ : "Khi làm Tướng không lấy làm vinh, Khi làm H.O cũng chả thấy gì là nhục!" Để rồi khi vinh quang đến, mới thấy tự hào là mình đã vượt quá vũ môn, dù sức già, thân mỏi, dù miệng thế cay chua. Hai chữ H.O nay đã thành lịch sử rồi, đã thành biểu tượng của những tấm gương hy sinh, nhẫn nại, ngoài biên thùy chiến đấu cam go, vào hậu trường vẫn luôn bền chí.


Đó là đặc tính muôn đời của những người lính Cộng Hòa, những người lính mà một vị Tướng Nhẩy Dù Hoa Kỳ đã ví von "chiến đấu như sư tử" vậy.
tháng 8, 2007.

CHU TẤT TIẾN
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

HO, ông là ai?
Huy Phương
Từ lâu nay, người ta dùng danh từ H.O. để chỉ những nhóm người cựu tù nhân chính trị, sau Tháng Tư năm 1975 đã ở trong nhà tù cộng sản thời gian từ ba năm trở lên, được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp với chính phủ Cộng Sản Việt Nam cho đi định cư tại Hoa Kỳ. Danh từ H.O. lúc đầu chính là do những chữ H. đứng đầu của các danh sách do phía chính phủ Cộng Sản Việt Nam đưa ra cũng như các danh sách mang chữ A, B hay D. Danh sách H.01 cho đến H.09 (đọc là H. không chín), từ danh sách thứ 10 trở đi đọc là H.10, H.11, chứ không gọi là H010 hay H.011. Theo cuộc điện đàm của chúng tôi chiều ngày 3 Tháng Tám với bà Khúc Minh Thơ ở Hoa Thịnh Ðốn, thì mãi về sau này, phía Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới dùng chữ “Humanitarian Operation” để chỉ chương trình định cư nhân đạo này cho khoảng 300,000 cựu tù nhân chính trị và gia đình bắt đầu từ năm 1990.

Nhiều cựu tù nhân chính trị đã sang Hoa Kỳ trước khi chuyện thương thảo giữa hai chính phủ thành công, bằng con đường vượt biển hay đoàn tụ gia đình, nhưng theo thông thường, người ta dùng hai chữ H.O. để nói đến tập thể cựu tù nhân chính trị.

Câu chuyện hôm nay bắt đầu từ một bài viết của một tác giả đăng trên một tờ tuần báo đang bị cộng đồng người Việt tỵ nạn chống đối, mà thiết nghĩ chúng tôi không cần thiết phải nêu danh tánh ra ở đây. Tôi không đi sâu vào lập trường hay những câu chuyện tranh luận của tác giả về vấn đề chính trị trong bài báo mà chỉ chú ý đến một câu viết của tác giả nói về tập thể H.O.: “Qua đến Mỹ, họ trở thành vô dụng, gần như bị phế thải, bất lực trước đời sống mới, vô tài vì ngôn ngữ mới.” Tôi biết những lời này phát xuất từ sự căm tức khi tác giả nghĩ rằng những người đi biểu tình toàn là những H.O., khi tác giả viết: “Trái lại đối với những cụ già hay người lớn tuổi, quý vị cựu tù ‘H.O.’ đang xuống đường biểu tình, tôi thông cảm và tội nghiệp giùm cho họ”.

Hai chữ “tội nghiệp” mà tác giả dùng ở đây chỉ có tính cách mỉa mai. Tôi thì nghĩ “tội nghiệp” cho anh em H.O. thật, vì bao nhiêu năm tranh đấu hy sinh cả tuổi trẻ cho một lớp trẻ học hành nên người, chịu cảnh tù đày, nước mất nhà tan vì đại nạn cộng sản, tỵ nạn sang đây lại gặp phải những người không biết đến nỗi đau của cả một dân tộc, giờ này còn cam tâm ca tụng cộng sản. Anh em H.O. đi biểu tình chỉ muốn bày tỏ nỗi phẫn uất của mình trước những thái độ như thế, không phải để ai phải “tội nghiệp” một cách xách mé như thế.

Xét về tĩnh từ “vô dụng, phế thải, bất lực, vô tài” mà tác giả đã ném vào mặt anh em cựu tù nhân chính trị, tôi xin thưa về cả hai điểm tình và lý về nhận xét này.

Về lý, tác giả chưa hề có một cuộc nghiên cứu sâu rộng trong tập thể H.O., mà đây chỉ là một câu nói vơ đũa cả nắm, có tính cách hàm hồ cho hả cơn căm giận, khi mạt sát không tiếc lời. Thế nào là “vô dụng, phế thải, bất lực, vô tài?” Trong loạt bài “Chân Dung một H.O.” đã đăng trên nhật báo Người Việt trong năm 2005, nếu tác giả trên đòi bằng cấp, tôi sẽ cho ông biết ít nhất, trong phạm vi hiểu biết của tôi, ba người mang học vị tiến sĩ (Ph.D.), tốt nghiệp từ trường đại học mang tên các tiểu bang Hoa Kỳ, chứ không phải loại “tiến sĩ giấy”. Còn như các vị H.O. đã tốt nghiệp Master hay Bachelor, tôi nghĩ là không thể đếm hết. Họ hiện đang dạy tại các trường đại học hay college ở khắp các tiểu bang. Tác giả có thể hỏi trong hãng Boeing hiện nay ở Seattle có bao nhiêu kỹ sư đã qua các trại tập trung của cộng sản. Còn những nhân viên liên bang, tiểu bang hay làm việc trong những cơ quan hành chánh của county, trong các công ty kỹ thuật lớn, tôi nghĩ là không thiếu. Trong cộng đồng Việt Nam, anh em cựu tù nhân chính trị cũng hiện diện trong các ngành dịch vụ, thương mãi, đem đến sự phồn thịnh cho một nước Mỹ, vốn đa dạng, trẻ trung nhờ các lớp người di dân.

Nói về những người làm công tác xã hội, cựu tù nhân chính trị không hề là người vô dụng chút nào, chúng ta phải hổ thẹn, khi chúng ta biết tới công việc của Hội H.O. Cứu Trợ TPB & QP-VNCH từ hơn mười năm nay. Ðây là những người vô dụng hay sao? Những anh chị em H.O. này đã đến Mỹ từ những năm tháng tù đày, và đã làm lại cuộc đời, không hề bị phế thải, vô dụng tí nào.

Nói về tình, theo đạo lý làm người, không ai mắng mỏ người cha trong gia đình, bây giờ đang tới tuổi già, dù bị tê liệt ngồi một chỗ, có thể chỉ biết ăn ngủ, bài tiết cả ra giường là đồ “vô dụng”, “phế thải”. Chính người cha “vô dụng” này, thời trai trẻ đã làm lụng, đổ mồ hôi, nước mắt ra để nuôi những đứa con ăn học cho ra con người. Người cha này cũng đã chiến đấu gần hết cuộc đời để mang lại sự an bình, no ấm cho những người đang yên ổn học hành, kể cả làm giàu phía sau và ngay cả trên tấm lưng của ông.

Cũng không ai gọi người mẹ là đồ “bất lực”, “vô tài” khi về già, bà chỉ là người đàn bà nhớ trước quên sau, ăn uống vung vãi, nói năng lẩm cẩm. Chính người đàn bà này đã banh da xẻ thịt để đẻ ra lũ con đó, buôn thúng bán bưng kiếm từng đồng bạc, manh áo cho đàn con, mong chúng nó có ích cho đời và biết hiếu thảo với cha mẹ. Trong xã hội này, chửi những “cụ già hay người lớn tuổi” chính là chửi vào mặt cha mẹ chúng ta, chửi cả vào cái tương lai đã đến quá gần rồi. Câu “kính lão đắc thọ” ai cũng biết từ hồi tiểu học, vì hình ảnh những ông già này chính là hình ảnh của chúng ta nay mai đó thôi!

Ðó là chưa nói đến những người cựu tù nhân chính trị H.O., đã miệt mài trong những shop may với những đồng lương rẻ mạt, với những công việc như cắt chỉ đóng khuy. Nhiều H.O. tinh mơ trong khi bầy con đang ngủ, đã xuống đường đi bỏ báo, bán hàng trong chợ hay làm những người thợ lao động đơn giản trong hãng xưởng với thu nhập thấp, vì “ngôn ngữ mới” nhưng không bao giờ có thể gọi là “vô tài”. Những người này đã không quản nặng nhọc, kham khổ để gầy dựng lại cuộc đời và nuôi con khôn lớn. Từ ngày anh em cựu tù nhân chính trị đến đây, những lớp con cháu đã thành tài, thành công trong mọi địa hạt và đã đóng góp sự phồn thịnh cho quê hương thứ hai này.

Một đôi vợ chồng già có công nuôi con ăn học nên người có ích cho xã hội, không ai có thể mắng người ta là đồ “vô dụng”, “phế thải”, “bất lực”, “vô tài”. Ðứa con, dù nó trở thành người hữu ích, hay theo bạn bè đi phá làng phá xóm, cũng không thể nào về nhà kêu cha mẹ ra mà mắng chửi.

Chỉ còn vấn đề là về phía đứa con vô ơn, xin hãy nói một lời xin lỗi.

Huy Phương
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest