Bình Luận , Quan Điểm

bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Chuyện làm ăn mờ ám giữa gia đình Trump với Trung Quốc
Lữ Giang
Mới làm Tổng Thống chưa đầy hai tháng mà các hư chiêu và thực chiêu của Donald Trump đã bi lật tẩy hết rồi vì tính nóng nảy và cái mồm hay lép bép của ông ta. Chúng tôi nhớ lại ngày 9.1.2017, trong môt cuộc phỏng vấn của CNN và các cơ quan truyền thông khác về những lời tuyên bố của Donald Trump, bà Kellyanne Conway, cố vấn của ông ta có nói: “Hãy phán đoán Trump theo cái trong tim của ông ta, đừng căn cứ vào cái phát xuất từ mồm ông ta” (Judge Trump by what's in his heart, not what comes out of his mouth). Quả đúng như vậy.

CHUYÊN NÓI XUÔI LÀM NGƯỢC

Mặc dầu từ ngày ra tranh cử đến nay, Donald Trump hô hào: “Nước Mỹ trước hết”, “Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ”. “Chúng ta sẽ đem về các công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ đem về các biên giới của chúng ta. Chúng ta sẽ đem về sự giàu có của chúng ta, và chúng ta sẽ đem về những giấc mơ của chúng ta…”, nhưng nay ông đang làm trái ngược lại.
Trong các bài trước, chúng tôi đã nói về âm mưu của tập đoàn tài phiệt Exxon Mobil và Trump trong việc khai thác dầu mỏ ở Nga và Iraq bị thất bại vì Tổng Thống Obama và các cường quốc Tây phương đã có kế hoạch ngăn chận trước. Trong tuần này, chúng tôi sẽ nói về những chuyện làm ăn mờ ám của gia đình Trump với Trung Quốc.


Trong khi một số cuồng Trump thả nhiều bong bóng trên các diễn đàn với sự xác tín rằng Trump sắp đánh Trung Quốc và sau đó sẽ làm biến mất chế độ CSVN, hôm 4.3.2017 hãng thông tấn Bloomberg ở New York loan tin công ty Kushner của Jared Kushner, con rể Trump và là cố vấn Văn phòng Tổng thống, đã làm ăn mờ ám với công ty Anbang Insurance Group, một công ty có «mối quan hệ mờ ám với chính quyền Trung Quốc», còn con gái Trump là Ivanka vẫn tiếp tục buôn bán hàng Trung Quốc.

JARED KUSHNER, CON RỂ TRUMP LÀ AI?

Jared Corey Kushner sinh ngày 10.1,1981 tại Livingston, New Jersey, lớn lên trong một gia đình Chính Thống Giáo Do Thái. Cha ông là trùm bất động sản Charles Kushner. Năm 2003, Jared tốt nghiệp ở trường Harvard College. Mặc dù số điểm không cao, Jared và người em là Joshua được nhập học tại trường đại học Harvard sau khi cha ông tặng trường này sồ tiền 2,5 triệu USD. Jared lái chiếc xe Range Rover láng cóng đi học.
Năm 2004, cuộc đời Jared Kushner đột ngột chuyển hướng khi cha ông là Charles Kushner bị bắt vì nhiều tội, trong đó có tội trốn thuế và vi phạm về tài trợ chiến dịch tranh cử, và bị án tù 2 năm. Từ đây, Jared thay cha gánh vác sản nghiệp đồ sộ của gia đình khi tuổi đời còn rất trẻ. Jared chuyển qua học luật tại New York University và tốt nghiệp năm 2007. Trường này cũng đã được bố của Jared tặng 3 triệu USD năm 2001.


Jared Kushner từng muốn trở thành một công tố viên, nhưng trước biến cố lớn của gia đình, anh thay đổi ý định và quyết tâm phát triển sự nghiệp của cha và trở thành một tài năng trong lĩnh vực bất động sản. Jared đã kiếm được 20 triệu USD ngay trong các nghiệp vụ đầu tay khi còn học đại học. Một nửa số tiền đó được Jared bỏ ra để mua lại tờ New York Observer khi mới 25 tuổi. Nhờ vào công ty đầu tư bất động sản Kushner Companies thành lập từ 1985 của cha để lại, năm 28 tuổi Jared đã thực hiện vụ mua bán tòa nhà số 666 Fifth Avenue nổi tiếng ở thành phố New York với giá lên tới 1,8 tỷ USD.

Vốn là một người theo Chính Thống Giáo Do Thái, vào năm 2008 Jared Kushner đã gặp trở ngại đầu tiên khi muốn kết hôn với Ivanka, con gái của tỷ phú Donald Trump vốn theo đạo Tin Lành. Năm 2009, Ivanka cải sang Chính Thống Giáo Do Thái và cả hai đã tổ chức đám cưới.

Tuy không có kinh nghiệm về chính trường nhưng Jared lại trở thành người được tin tưởng trong đội ngũ cố vấn tranh cử của Trump. Chính Jared đã giúp Trump tìm kiếm một giám đốc truyền thông, gặp gỡ các viên chức cấp cao và tư vấn về sự lựa chọn Phó Tổng thống. Chính Jared đã loại Thống đốc New Jersey Chris Christie ra khỏi bộ máy chuyển giao chính quyền vì khi còn làm công tố viên ông ta đã truy tố bố của Jared là Charles Kushner về tội trốn thuế. Nói cách khác, Jared cũng thuộc loại tiểu nhân, thích “ăn miếng trả miếng” như Trump. Một cựu biên tập viên của tờ New York Observer cho biết Jared cũng rất "ghét phóng viên và báo chí" như Trump vì cho rằng truyền thông đã hủy hoại danh tiếng của gia đình ông.

Sau khi đắc cử, Trump đã cử Jared làm cố vấn Văn phòng Tổng thống. Luật Liên bang Chống Gia đình trị (Federal Anti-Nepotism Statute) năm 1967 cấm các viên chức Chính phủ bổ nhiệm các thành viên trong gia đình vào Nội các. Nhưng luật này không áp dụng đối với Văn phòng Tổng thống nên Jared có thể được chọn với điều kiện phải tạm thời từ bỏ vai trò lãnh đạo Kushner Companies và tờ New York Observer. Jared dự tính bàn giao dự án phát triển tòa nhà 666 Fifth Avenue cho một công ty Trung Quốc và thuê một công ty có trụ sở ở Washington để quản lý công việc.

CHUYỆN LÀM ĂN MỜ ÁM CỦA JARED

Hôm 4.3.2017 hãng thông tấn Bloomberg loan tin Jared Kushner, con rể của Trump, Chủ tịch Kushner Companies, đã được một công ty Trung Quốc biếu 200 triệu USD. Kushner Companies đã được «hưởng lợi một cách bất thường». Hãng Bloomberg nhấn mạnh là vụ mua bán bất động sản đặt ra «những vấn đề an ninh quốc gia» với Hoa Kỳ vì đối tác là Anbang Insurance Group, một công bảo hiểm lớn có «mối quan hệ mờ ám với chính quyền Trung Quốc».


Anbang Insurance Group được thành lập năm 2004 do Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) làm Giám đốc Điều hành với số cổ phiếu lên đến 250 tỉ USD. Theo báo chí Trung Quốc, Huy là người kết hôn với cháu gái của Đặng Tiểu Bình. Anbang lần đầu xuất hiện ở Mỹ qua thương vụ mua lại khách sạn Waldorf Astoria ở New York với giá 1,95 tỉ USD năm 2014. Năm ngoái, Anbang trả cho quỹ đầu tư Blackstone 6,5 tỉ USD để mua 16 bất động sản. Công ty cũng đã ngã giá 14 tỉ USD để mua Starwood Hotels & Resorts Worldwide nhưng sau đó phải bỏ cuộc.

Ngô Tiểu Huy và Jared Kushner, con rể của Trump, đã sắp đạt được thỏa thuận về một dự án liên doanh ở Manhattan: xây dựng lại cao ốc 40 tầng ở 666 Fifth Avenue, một tài sản có giá trị nhất của gia đình Jared Kushner. Theo New York Times, Anbang đang gặp trở ngại trong việc mua các khách sạn ở Mỹ vì có quan hệ với chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Obama đã ra lệnh đánh giá lại các đầu tư ngoại quốc xem liệu có nguy cơ phương hại an ninh quốc gia hay không. Ủy ban Đầu tư Ngoại quốc tại Mỹ (CFIUS) đã từ chối cho phép Anbang thâu tóm khách sạn Hotel del Coronado gần một căn cứ hải quân ở bang Colorado.

Nghi vấn tập trung vào khoản tiền vay 250 triệu USD mà công ty Kushner của con rể Trump đã vay từ 2011, đột nhiên được công ty Anbang cho công ty Kushner chỉ trả 1/5 số tiền đó mà thôi. Một người phát ngôn của công ty Kushner bảo đảm là trong vụ này không có gì là xung đột lợi ích, nhưng rõ ràng người con rể của Trump là Jared Kushner đang đảm nhiệm chức vụ cố vấn Văn phòng Tổng thống Trump, còn Giám đốc công ty Anbang là Ngô Tiểu Huy kết hôn với cháu gái của Đặng Tiểu Bình.
GIA ĐÌNH TRUMP LÀM ĂN VỚI TRUNG QUỐC
Trong khi Trump hô hào người Mỹ “Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ”, con gái Trump “Mua hàng Trung Quốc, thuê người Trung Quốc” để hưởng lời lớn.
Theo các dữ liệu của cơ quan thuế vụ Mỹ, được văn phòng «Our Principles PAC» phát giác, từ 10 năm qua, đã có hơn 1.200 chuyến tàu từ Trung Quốc và Hồng Kông sang Hoa Kỳ, chuyên chở các sản phẩm mang tên công ty Ivanka Trump, một công ty của con gái Trump.

Nhà máy của công ty giày Huajian nằm ở thành phố Đông Hoản, thuộc tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, hiện có khoảng 15.000 công nhân Trung Quốc, là nhà máy sản xuất 200.000 đôi giày/năm, theo đơn dặt hàng theo dòng thời trang mang tên Ivanka Trump, của con gái Donald Trump. Theo ông Zhang Huarong, giám đốc công ty, quy trình sản xuất mỗi đôi giày cần đến 200 công nhân từ khâu thiết kế đến khâu vận chuyển.


Trả lời phỏng vấn của AFP, một người phát ngôn của Ivanka Trump cam kết doanh nghiệp đang cố gang thu xếp. Trong khi đó, nhật báo Trung Quốc Global Times cho biết mới đây có ít nhất một doanh nghiệp ở miền nam Trung Quốc đã nhận được đơn đặt hàng 10.000 đôi giày từ công ty của con gái Trump.

Trên đây chỉ là một phần nhỏ chuyện làm ăn giữa gia đình Trump và Trung Quốc. Donald Trump đã hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc ít ra 8 năm, sở hữu khoảng 70 thương hiệu tại Trung Quốc. Báo Le Figaro cho biết chỉ trong ba tuần gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc đã phê duyệt 38 thương hiệu của gia đình Trump tại Trung Quốc, từ kem chống nhăn, nắp bồn cầu, cho đến chuỗi khách sạn, công ty bất động sản, hãng bảo hiểm, công ty bảo vệ, dịch vụ coi sóc nhà cửa, câu lạc bộ golf… Thời gian chấp thuận được coi là «kỷ lục», vì đơn xin chỉ mới nộp trong hai đợt vào ngày 27/02 và ngày 6/3.

Ông Ben Cardin, thành viên Ủy Ban Đối Ngoại của Thượng Viện Mỹ, đã tỏ ra kinh ngạc trước việc này, và khẳng định: «Rõ ràng Bắc Kinh đã nhận thấy tiềm năng thu hút đầu tư trở lại Trung Quốc, nếu như có được một quan hệ riêng tích cực với Tổng thống Mỹ».

Ông Richard Pointer, luật sư chuyên về đạo đức của cựu tổng thống G.W. Bush, chia sẻ nỗi ngờ vực với hãng tin AP rằng một chính phủ không phải tự nhiên mà cấp giấy phép cho hàng loạt thương hiệu của một tập đoàn nước ngoài như vậy, rất cần phải đặt câu hỏi về việc “liệu có sự khuất tất đằng sau” ít nhất là với một vài trong số các thương hiệu này.
Theo Tribune, trước đó, ngày 14/02, công ty gia đình Trump cũng vừa nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với nhiều công trình xây dựng tại Trung Quốc, vốn bị kiện dai dẳng từ 10 năm qua.

HÙ DỌA ĐỂ DỄ LÀM ĂN?

Tờ Washington Post ngày 26.12.2016 đăng bài phân tích về những phức tạp lớn có thể phát sinh trong mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc mà Trump sẽ phải đương đầu trong suốt nhiệm kỳ nếu Trump tiếp tục các nỗ lực mở rộng kinh doanh ở Trung Quốc, cho dù là dưới sự chỉ đạo và quản lý của con trai mình.

Ít nhất là trong 8 năm qua, Donald Trump đã cố gắng mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc và hiện đang mở thêm từ 20 đến 30 khách sạn sang trọng nữa trong năm nay, trong khi đó Trump lại lên tiếng chỉ trích Trung Quốc là một "kẻ thù" của Mỹ, một mối đe dọa và một nước có hình thức hoạt động lừa dối và ăn cắp.

Đã có đồn đoán rằng Trump với tư cách là Tổng thống, có thể đang cố gắng hù dọa hoặc xu nịnh Bắc Kinh để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ông ở Trung Quốc và điều này có nguy cơ bóp méo những nhận thức lâu nay về mỗi động thái của Trump đối với chính quyền Bắc Kinh. Nhưng Tập Cận Bình là một con cáo già, còn Donald Trump chỉ là con ngựa non háu đá, làm sao Trump qua mặt Tập Cận Bình được?

Vốn là một nhà kinh doanh, Trump thừa biết, trong rất nhiều trường hợp, nếu thực hiện phương châm “Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ”, việc kinh doanh sẽ sụp đổ, vì giá thành sản phẩm ở Mỹ quá cao không thể bán ngay ở trong nước chứ đừng nói xuất khẩu, nhưng Trump vẫn nói để đánh lừa quần chúng có trình độ thấp và kiếm phiếu, còn gia đình ông vẫn theo con đường kinh doanh cũ.

Điều đáng quan tâm là vì quyền lợi riêng tư, Trump có thề bỏ các nước Đông Nam Á rơi vào tay Trung Quốc. Đó là chuyện khó tránh.

Ngày 23.3.2017
Lữ Giang
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

Khi TT Trump giận dỗi, mắng nhiếc người trong nhà

Nguyễn Văn Khanh


- Bốn tuần trước đây theo chỉ thị của Tổng Thống Donald Trump, ông Chánh Văn Phòng Reince Priebus cho triệu tập phiên họp quy tụ dàn cố vấn đặc trách đối nội, cộng với khoảng 10 người từng được ông Trump tham khảo ý kiến về những việc cần làm để thu hút lá phiếu của cử tri. Cuộc họp quan trọng đó nhắm vào mục đích làm thế nào để Hạ Viện thông qua dự luật hủy bỏ Obamacare, thực hiện đúng lời ứng cử viên Cộng Hòa Trump đã hứa với cử tri, đồng thời “là một trong những lý do quan trọng, giúp đưa Tổng Thống Trump vào Tòa Bạch Ốc”, theo lời một người có mặt trong phiên họp kể lại với báo chí.

Phiên họp diễn ra chỉ 48 giờ đồng hồ trước khi ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan công bố bản thảo dự luật dày 124 trang, bao gồm những điều khoản nhằm hủy bỏ đạo luật bảo hiểm y tế được biêt đến dưới tên Obamacare, từng bị ứng cử viên Trump gọi là dự luật “kinh hoàng”, “không đáp ứng được mong muốn của người dân Hoa Kỳ, tiền dân chúng bỏ ra mua bảo hiểm tăng quá cao và quá nhanh, trong khi quyền lợi thì chẳng có gì đáng nói”. Với sự đồng ý của Tổng Thống, Tòa Bạch Ốc nhảy vào vòng chiến, cùng với ông Chủ Tịch Paul Ryan và dàn lãnh đạo Hạ Viện mở cuộc vận động quy mô, nhất quyết lấy cho được phiếu ủng hộ của các vị dân biểu thuộc nhóm bảo thủ cực hữu Freedom Caucus, những người ngay từ ngày đầu đã mỉa mai gọi dự luật của ông Chủ Tịch Ryan là “dự luật nửa vời” vì không thật sự hủy bỏ Obamacare, vẫn tiếp tục bắt những công ty bảo hiểm phải chịu nhiều thiệt thòi khiến giá mua bảo hiểm sẽ tăng, cũng như tiếp tục là gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

Trong suốt 18 ngày sau cuộc họp ở Phong Bầu Dục, Tổng Thống Trump thực hiện nhiều chiêu ngoạn mục, đích thân ông gọi điện thoại cho từng người để thuyết phục họ, mời các vị dân cử thuộc nhóm không ủng hộ vào Tòa Bạch Ốc để ông giải tỏa những thắc mắc mà họ đang có, rủ họ sang ăn trưa hay mời họ cùng ông đi Air Force One để gặp gỡ cử tri. Trong tất cả những cuộc thảo luận hay đi thăm cử tri đó, ông Trump đều cho hay ông “được ủng hộ tối đa” từ các vị dân cử cùng đảng, hứa hẹn trước “chúng ta sẽ hủy bỏ được Obamacare, thay thế bằng một luật bảo hiểm y tế mới tuyệt diệu”. Qua truyền hình, mọi người thấy Tổng Thống Trump tươi cười hớn hở trước những tràng pháo tay nồng nhiệt của những người ủng hộ, bất kể tin từ Văn Phòng Khối Đa Số Quốc Hội ngày nào cũng nói “chưa đủ phiếu để thông qua”.

Cho đến chiều thứ Năm, 23 tháng Ba 2016 khi biết chắc mọi nỗ lực vận động với những người trong nhà đều thất bại, Tổng Thống Trump quyết định tung chiêu cuối cùng: bất kể thắng bại, yêu cầu Quốc Hội bỏ phiếu, đồng thời rò rỉ từ Tòa Bạch Ốc cho hay ông sẽ nêu tên những vị dân cử Cộng Hòa bỏ phiếu chống, “chẳng ngần ngại gọi những người chống đổi hủy bỏ Obamacare là đám phá bĩnh, bọn phản thùng” còn đe dọa “đến ngày bầu cử giữa kỳ 2018, sẽ vận động để loại những người này ra khỏi Quốc Hội”. Sau đó, tin từ hành lang Quốc Hội cho hay “ông Chủ Tịch Hạ Viện Cộng Hòa tìm cách ngăn cản, trình bày rằng những điều Tổng Thống định làm hoàn toàn không có lợi, giải thích cho Tổng Thống thấy thất bại là chuyện thường tình trong chính trường, nhưng nếu tính đi đường dài, đoàn kết trong đảng là điều cần phải nuôi dưỡng”.

Tổng Thống Trump lắng nghe điều ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan trình bày, nhưng điều đó không có nghĩa là ông tha thứ cho “bọn phá bĩnh” “đám phản thùng”. Bằng chứng là sang thứ Năm 30 tháng Ba 2017, ông đưa ra lời nhắn nhắm thẳng vào các vị dân biểu Cộng Hòa thuộc nhóm Freedom Caucus, đại để cho rằng họ là những người “phá hỏng kế hoạch của đảng”, đặt điều kiện họ phải tức khắc thay đổi nếu không, ông sẽ kêu gọi “loại trừ họ và đảng DC” ra khỏi chính trường khi cử tri Hoa Kỳ đi bầu chọn đại biểu Quốc Hội vào tháng 11 năm 2018.

Ngay sau khi lời nhắn nhủ mang tính đe dọa chính trị này được tung ra, một số dân biểu của nhóm Freedom Caucus bày tỏ sự bất đồng, cho rằng Tổng Thống Trump đã làm điều không đúng. Một người thân cận với Dân Biểu Joe Barton nói rằng vị dân cử đại diện cho tiểu bang Texas nhắc lại “từng trình bày thẳng với Tổng Thống Trump là mọi người ủng hộ Tổng Thống, nhưng chỉ không đồng ý với dự luật bảo hiểm y tế mà ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan đưa ra”. Dân Biểu Cộng Hòa Mark Meadows (North Carolina) cũng nhắc lại điều ông từng nói trước đây “tất cả chúng tôi (nhóm Freedom Caucus) đều muốn Tổng Thống thành công, chúng tôi ủng hộ Tổng Thống để Tổng Thống thành công, nhưng đây là chuyện liên quan đến chính sách chứ không phải là chuyện cá nhân”. Dân Biểu Ted Yoho (Florida) trách khéo Tổng Thống Trump đã đi quá xa khi trách cứ những người cùng đảng, quên rằng “ai cũng phải lo cho cử tri đơn vị họ đại diện”, ý muốn nói dự luật được Tổng Thống Trump ủng hộ chưa đáp ứng đúng với những gì cử tri địa hạt ông đại diện mong đợi.

Riêng với nhà phân tích độc lập Willy Sanders, “đừng ngạc nhiên khi nghe tin Tổng Thống Doald Trump giận dữ, đừng ngạc nhiên khi thấy Tổng Thống Trump bực tức mắng nhiếc những người trong nhà, bất kể đó là những người cùng đảng Cộng Hoa, từng là đồng minh chính trị của ông”, nhắc lại “ông Trump từng tự hào là người không chấp nhận thất bại, do đó, thay vì phải rút tỉa kinh nghiệm, ông lại xem những vị dân cử bỏ phiếu ngược với ý muốn của ông là những kẻ cần phải loại trừ”.

Một phân tích gia độc lập khác, ông Stephen Ross, nói rằng “điều ông Trump mời làm sẽ gây khó khăn cho những đề nghị ông sẽ đưa ra trước Quôc Hội trong thời gian tới, như đề nghị sửa đổi thuế vụ, đề nghị ngân sách v.v…”. Ông Ross nhấn mạnh ở 2 điểm: “thứ nhất ông Trump có cả Thượng Viện và Hạ Viện Cộng Hòa sẵn sàng làm việc chung với ông, do đó trong cương vị của nhà lãnh đạo, ông phải biết kết hợp hành pháp và lập pháp, thay vì tìm cách chia rẽ. Điểm thứ nhì là ông Trump nên nhớ dù ông được dân bầu làm tổng thống nhưng điều đó không có nghĩa là các vị dân biểu, thượng nghị sĩ phải gật đầu làm điều ông muốn”.

Cho đến khuya thứ Năm, chưa thấy phía đảng Dân Chủ lên tiếng nói gì về chuyện ông Trump mới làm, nhưng một nhân viên làm việc dưới quyền bà Trưởng Khối Thiểu Số Nancy Pelosi kể lại có lần được nghe bà sếp nhận định “ông Trump giỏi làm ăn thương mại nhưng là một chính trị gia non nớt trong chính trường”.

NV Khanh
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image


Thảm họa môi trường - Một năm nhìn lại

Danlambao - Đầu tháng 4. 2016-2017. Đúng 1 năm trôi qua với thảm họa môi trường lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam. Danlambao gửi đến bạn đọc tài liệu đúc kết một năm về đại họa này. Xin được xem đây là một bản cáo trạng còn dang dở khi Formosa vẫn còn tiếp tục là tử thần của biển cả, các dự án và công trình khác vẫn đang âm thầm nhiễm độc bầu trời, lòng đất, sông ngòi; và cuộc tranh đấu của người Việt vẫn còn bị khống chế, đàn áp bởi tập đoàn cai trị đã và đang dung dưỡng, tiếp tay cho Formosa và các tập đoàn thủ phạm hủy hoại môi trường.

Dân Làm Báo tổng hợp sự kiện này dưới góc nhìn của một trong những trang mạng lề dân đứng về phía ngư dân các tỉnh bị thiệt hại do thảm họa biển gây ra. Mục tiêu là để dư luận phần nào thấy được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân Việt Nam và cũng để mọi người thấy rõ bản chất hèn với giặc, ác với dân của nhà cầm quyền cộng sản khi ra sức bao che, bảo vệ Formosa, thủ phạm gây ra bao tang thương cho dân tộc qua việc xả hàng tấn chất thải độc hại ra biển.

Vào những ngày đầu tháng 4/2016, hiện tượng cá chết bất thường xuất hiện tại vùng biển Hà Tĩnh, sau đó lan rộng đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Chính người dân và truyền thông mạng xã hội đã phát hiện hệ thống xả thải của công ty gang thép Hưng Nghiệp, Formosa Hà Tĩnh là nơi xả chất thải độc hại ra biển thông qua hệ thống đường ống ngầm được chôn dưới biển.

Kể từ ngày phát hiện, hàng trăm loại cá và hàng trăm ngàn cá chết bất thường, trôi giạt vào bờ cho đến khi nhà cầm quyền công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa biển tại 4 tỉnh miền Trung đến nay đã tròn một năm. Trong một năm qua, hàng trăm ngàn ngư dân và người dân tại khu vực này đã đối diện với một cuộc sống vô cùng khó khăn do biển nhiễm độc đã cướp đi công việc đánh bắt thủy sản cũng như khai thác, kinh doanh hải sản. Thảm họa môi trường biển hiện vẫn đang gây biết bao khốn đốn cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Trong khi đó nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn cố tình bao che, bảo vệ kẻ đã gây ra thảm họa, tiếp tục ra sức trấn áp các đợt biểu tình phản đối thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường biển.

Khởi đi từ ngày ngày 04/04/2016, ngư dân Nguyễn Xuân Thành tại thôn Ba Đồng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã bất ngờ phát hiện một đường ống xả thải với đường kính 1,5m dài 1,5km đang xả nước có màu vàng dưới biển. Đường ống ngầm này sau đó được xác định là của tập đoàn Formosa chôn dưới đáy biển với mục đích xả thải trong việc sản xuất thép.

Vào ngày 06/04/2016 hàng trăm loại cá, trong đó có những con nặng 40-50 kg được ngư dân phát hiện trôi giạt vào bờ và chết tại khu vực vùng biển Vũng Áng-Hà Tĩnh. Sau đó hiện tượng cá chết hàng loạt đã lan nhanh sang vùng biển các tỉnh thành Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Không chỉ cá tự nhiên, cá nuôi trong lồng bè của nhiều hộ dân khu vực Kỳ Anh-Kỳ Lợi, Hà Tĩnh cũng chết hàng loạt khi sắp đến ngày thu hoạch.

Sự việc cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung và các lồng bè của ngư dân nơi đây kéo dài liên tục suốt nhiều ngày. Tuy nhiên nhà cầm quyền cộng sản vẫn chưa vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc. Về phía người dân đã bắt đầu lo lắng về vấn đề môi trường biển bị ô nhiễm, bên cạnh đó xuất hiện những thông tin cho rằng một số người vì lòng tham đã vớt xác cá chết bán cho thương lái. Dù chưa biết mục đích thu mua cá chết để làm gì, nhưng động thái này của thương lái đã khơi dậy sự lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm trong cả nước.

Đến ngày 11/04/2017, Trung tâm Quan trắc Môi trường biển và Bệnh thủy hải sản miền Bắc thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy hải sản 1-Bộ NN&PTNT đã ra thông báo về kết quả của việc thực hiện quan trắc hiện tượng cá chết bất thường và kéo dài nhiều ngày tại khu vực Hà Tĩnh. Trong thông báo, Trung tâm này nhận định “cá chết hàng loạt là do độc tố trong môi trường nước tại khu vực Vũng Áng và nhiều nơi tại miền Trung”.

Ngày 19/04/2016, đã xảy ra sự việc người dân ăn cá nhiễm độc dẫn đến tử vong. Thông tin từ người dân tại xã Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình cho biết nạn nhân là em Trần Thanh Thủy sau khi ăn cá được vớt tại biển thì bị nôn, tiêu chảy. Người nhà đã đưa em đến trạm xã để chữa trị nhưng đã không qua khỏi. Từ sự việc trên, dư luận cả nước đã rất phẫn nộ và lo lắng khi hàng loạt thông tin về việc nhiều người dân ăn cá biển gặp phải triệu chứng nguy hiểm phải cấp cứu. Đến lúc này thì nhà cầm quyền mới chính thức cho phép báo chí lề đảng đưa tin về tình hình môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung.

Không chỉ người dân miền Trung tỏ ra lo lắng và phẫn nộ trước sự việc môi trường biển bị Formosa đầu độc. Trên trạng mạng xã hội đã lan tỏa nhanh chóng những thông tin, bình luận phân tích cáo buộc Formosa chính là thủ phạm gây ra thảm họa. Quan trọng hơn nữa là những phân tích vạch trần Bắc Kinh - qua bàn tay của nhà thầu Trung Quốc đã đứng đằng sau cố tình gây ra thảm họa môi trường. Từ đó đưa đến rất nhiều lời kêu gọi toàn dân biểu tình phản đối Formosa và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản điều tra và minh bạch nguyên nhân cá chết.

Ngày 22/04/2016, trước sức ép của dư luận cả nước, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã giao cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ các thông tin đã nêu “nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng”. Phó thủ tướng Trương Đình Dũng cũng đã chỉ thị Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cùng với 4 UBND Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế điều tra nguyên nhân cá chết.

Ngày 22/4/2016 Tổng bí thư đảng CSVN là Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo “không đề cập tới vụ cá chết hàng loạt” khi thăm tỉnh Hà Tĩnh, và tới “kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư mẫu nông thôn mới và tiến độ dự án Formosa”, cũng như “đến thăm một số công trình, nhà máy thuộc dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh”. Chính Nguyễn Phú Trọng sau này cũng tuyên bố rằng "sự cố" cá chết đã làm ảnh hưởng đến cuộc đảng cử dân bầu quốc hội của đảng.

Báo Đảng Cộng sản online tường trình buổi làm việc của Nguyễn Phú Trọng ở Hà Tỉnh nhưng không nhắc gì đến thảm họa môi trường biển Miền Trung.

Chiều tối ngày 22/4/2016, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký văn bản gửi Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa về việc cử đoàn công tác vào Formosa làm việc để kiểm tra việc sản xuất và kiểm soát ô nhiễm của công ty này.

Chiều 23/4/2016, trả lời phỏng vấn về việc có nên tiếp tục sử dụng cá biển, tắm biển ở những vùng nước không còn xảy ra hiện tượng cá chết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh là Đặng Ngọc Sơn tuyên bố: "Hiện tại các lồng bè đang nuôi trồng thủy sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) nhiều loại thủy, hải sản vẫn sinh trưởng bình thường. Những loại hải sản như: mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể ăn được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển này." Phát biểu của Đặng Ngọc Sơn đã khiến người dân phẫn nộ, nhiều người cho rằng câu trả lời của ông ta là rất vô trách nhiệm, qua loa và hời hợt.

Sau những chỉ đạo điều tra nguyên nhân cá chết của lãnh đạo cộng sản, trong các ngày 23 và 24/04/2016 các bộ ngành liên quan vẫn khẳng định cá chết bất thường là do thời tiết, do tảo biển nở hoa, do tiếng ồn v.v... Sau đó phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng nhiều quan chức cộng sản đã đến Thị xã Kỳ Anh trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo các bộ ngành liên quan phải tìm ra nguyên nhân cụ thể tại sao cá chết, nếu cần thiết thì mời chuyên gia nước ngoài hỗ trợ. Những chỉ đạo của nhà cầm quyền cộng sản càng chứng minh sự lúng túng trong cách xử lý vụ việc. Cá chết thì vẫn chết, du lịch thì điêu đứng, ngư dân thì không dám xuống biển.

Cũng trong ngày 24/04/2016, ông Lê Văn Ngày, sinh năm 1970, quê quán Khánh Hòa, là thợ lặn của Công ty Nibelc (nhà thầu thi công đê chắn sóng cho cảng Sơn Dương của Formosa) đã tử vong không rõ nguyên nhân. Tiếp đó, 5 thợ lặn khác của công ty trên cũng có những dấu hiệu khó thở, mệt mỏi sau khi lặn tại khu vực đê chắn sóng tại cảng Sơn Dương. Những thợ lặn này đã được đưa đi khám và điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế nhưng nhà cầm quyền đã giấu nhẹm về tình trạng thật sự của các nạn nhân.

Vào thời điểm này thì hầu hết hoạt động du lịch tại 4 tỉnh miền Trung đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng loạt các tour du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng đã bị hủy, rất nhiều nhà hàng, khách sạn cùng những dịch vụ liên quan đến du lịch bị ế ẩm bởi tâm lý lo sợ của du khách. Ngay cả đến thành phố Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi hiện tượng cá chết cũng đã xuất hiện tại một số bãi tắm du lịch tại đây.

Ngày 25/05/2016, Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng CSVN cũng đã có văn bản yêu cầu làm rõ nguyên nhân cá chết và báo cáo lên chính phủ. Trong lúc chờ kết luận điều tra của cơ quan chức năng, một sự việc khá sốc đã xảy ra làm dư luận phẫn nộ. Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại của Công ty Hưng Nghiệp, Formosa Hà Tĩnh đã phát biểu trong buổi họp báo: “Muốn bắt cá tôm hay nhà máy thép, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được”.

Câu nói gây sốc của Chu Xuân Phàm đã được báo chí lề đảng đăng tải ngay sau cuộc họp báo diễn ra. Điều này càng làm cho người dân cả nước hết sức bất bình. Nhiều khẩu hiệu phản đối Formosa, nhiều cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản xử lý Formosa đã gây ra thảm họa biển tại 4 tỉnh miền Trung.

Sáng ngày 26/4/2016, UBND tỉnh Quảng Bình họp khẩn cấp và đưa ra chỉ đạo cấm du khách cũng như người dân tại đây tắm biển nhằm tránh xảy ra những hệ luỵ đáng tiếc. Sở TN-MT tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã cho biết kết quả phân tích mẫu nước tại khu vực Lăng Cô. Kết quả đưa ra nguyên nhân cá chết là một do tác nhân cực độc, cực mạnh trong môi trường nước, xuất hiện từ phía bắc của tỉnh.

Chiều cùng ngày, Chu Xuân Phàm và lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã tổ chức buổi họp báo. Tại đây, Chu Xuân Phàm cùng ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã cúi đầu xin lỗi về phát biểu phản cảm và xúc phạm người dân Việt vào ngày 25/4/2016. Sau đó Chu Xuân Phàm đã được Formosa thuyên chuyển về nước. Trong khi đó hàng trăm ghe, thuyền của ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh cùng nhiều thuyền, thúng của ngư dân 4 tỉnh miền Trung đã chịu cảnh “trùm mền” trắng bờ tại các bãi tập trung neo đậu thuyền thúng của ngư dân. Tình trạng này đã kéo dài hơn 20 ngày kể từ khi xuất hiện sự việc cá chết hàng loạt và người dân tử vong khi ăn cá biển.

Chiều ngày 27/4, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi họp kín cùng các Bộ, ngành về báo cáo nguyên nhân cá chết bất thường tại miền Trung. Tham dự buổi họp kín gồm các bộ: Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ để cùng nhau đi đến kết luận cuối cùng về nguyên nhân cá chết.

Tối ngày 27/4, nhà cầm quyền đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả điều tra nguyên nhân cá chết. Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết: “hiện chưa có bằng chứng để kết luận công ty Formosa liên quan tới cá chết bất thường ở miền Trung. Các nhà khoa học thống nhất nhận định sơ bộ có 2 nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt: do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển; do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ”. Một nữ phóng viên sau đó đã đưa ra câu hỏi về việc tìm ra kim loại nặng trong nước biển theo báo cáo của sở TN-MT Thừa Thiên Huế. Lập tức Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ngắt lời: “Đừng hỏi câu hỏi đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình”.

Buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết do Bộ TN-MT chủ trì đã không đem lại kết quả minh bạch và thỏa đáng như người dân cả nước mong đợi. Bốn tỉnh miền Trung vẫn chưa có được câu trả lời xác đáng và thủ phạm gây ra thảm họa đang được nhà cầm quyền cố tình bao che. Tất cả hoạt động liên quan đến biển đều bị cấm, tình trạng ngư dân mất việc, thất thu đã khiến họ bắt đầu rơi vào cảnh túng quẫn. Đà Nẵng dù không nằm trong tâm chấn của thảm họa cá chết bất thường nhưng người dân Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng lớn khi du lịch biển là một trong những ngành nghề chính đem lại tài chính cho người dân đang gặp khó khăn.

Đến lúc này thì sức chịu đựng của người dân Việt Nam đã vượt quá mức khi các lãnh đạo CSVN đã công bố kết quả điều tra hết sức vô lý. Hàng trăm trang facebook và blog cá nhân đã đưa ra lời kêu gọi biểu tình toàn quốc về thảm họa môi trường biển. Trong lúc đó tại Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt trôi giạt vào bờ. Tuy nhiên lần này những cá thể cá chết lại là những loài cá sống ở tầng đáy cũng bắt đầu chết hàng loạt. Trước tình trạng ô nhiễm biển nghiêm trọng cùng với sự bao che thủ phạm của nhà cầm quyền, người dân cả nước đã chọn ngày 1/5/2016 là ngày Tổng Biểu tình phản đối Formosa, yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch nguyên nhân cá chết.

Ngày 28/4/2016, Quảng Bình đã nổ ra cuộc biểu tình phản đối Formosa với cả ngàn người tham dự. Cùng thời điểm này, tại Hà Tĩnh đã xuất hiện cả một trung đoàn cảnh sát cơ động đứng dàn trận thị uy trước cổng Formosa. An ninh quanh khu vực nhà máy đã được tăng cường nghiêm ngặt để ngăn ngừa nguy cơ Formosa bị người dân tấn công. Đến trưa ngày 29/4/2016, nhà cầm quyền tiếp tục tăng cường thêm xe vòi rồng cùng các phương tiện chống bạo động di chuyển theo hướng về Formosa.

Những động thái trên cho thấy, thay vì tập trung tìm giải pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa cá chết, nhà cầm quyền CSVN lại tiếp tục tiêu tốn tiền thuế dân để bảo vệ cho những kẻ đầu độc chính nhân dân mình.

Phẫn nộ trước sự bất tài và lươn lẹo của đảng CSVN trong thảm họa cá chết, trưa ngày 29/4/2016, hàng trăm người dân Quảng Bình đã biểu tình dữ dội nhằm phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường. Đây là cuộc biểu tình ngày thứ 2 liên tiếp của bà con ngư dân thuộc xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Video và hình ảnh ghi lại cho thấy người dân căng lều bạt giữa đường khiến cho quốc lộ 1A - tuyến đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc bị tê liệt hoàn toàn. Hơn một tấn cá chết đã bị đổ tràn ra mặt đường như một bằng chứng tố cáo tội ác của nhà cầm quyền CSVN đã bao che cho Formosa tàn phá môi trường. Nhiều biểu ngữ được giăng cao thể hiện thái độ dứt khoát của người dân: “Chúng tôi chọn tôm cá, không chọn nhà máy”, “Đuổi Formosa ra khỏi đất Việt Nam”, “Hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi”...

Sau nhiều giờ biểu tình nhưng không được giới chức địa phương giải quyết, người dân quyết định phong tỏa quốc lộ 1A vô thời hạn. Đáp lại, chế độ CS đã huy động một lực lượng CA đông đảo nhằm ngăn chặn người dân.

Tại Huế, một nhóm nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật đường phố cũng về vụ cá chết nhưng bị công an can thiệp.

Tình hình tiếp tục trở nên căng thẳng trong ngày 30/4/2016 khi nhà cầm quyền đã bắt đầu trấn áp, đánh đập, bắt bớ những người tham gia biểu tình tại Quảng Bình. Rất nhiều người dân đã bị cảnh sát cơ động cùng nhiều an ninh mật vụ dàn cảnh đánh đập dã man. Hai phóng viên độc lập là Chu Mạnh Sơn và Trương Minh Tam đã bị bắt vào lúc 18 giờ 30 trong lúc đang tác nghiệp đưa tin về sự việc.

Cũng trong ngày 30/4/2016, các quan chức trong Bộ TN&MT tại Đà Nẵng bao gồm Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng, Nguyễn Văn Anh - Giám đốc Trung tâm kỹ thuật môi trường, Nguyễn Trần Quân - Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật môi trường), Phạm Thanh Phúc - Chi cục phó bảo vệ môi trường và một số quan chức khác đã đi tắm biển tại bãi Phạm Văn Đồng thuộc quận Sơn Trà. Mục tiêu là để nhằm khẳng định nước biển Đà Nẵng không bị ô nhiễm. Cho đến thời điểm đó, cá vẫn chết rải rác, giạt vào bờ biển Đà Nẵng.

Cùng ngày, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn sau khi tuyên bố láo khoét về nguyên nhân cá chết do tảo nở hoa, thủy triều đỏ, đã mời các nhà báo đi ăn cá biển tại một nhà hàng hải sản nằm trên đường du lịch ven biển Nhật Lệ thành phố Đồng Hới.

Tiếp tay với Nguyễn Điểu và Trương Minh Tuấn để lừa và hại dân là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến. Ngày 1/5/2016, trong cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên bố: “Tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, Bộ Y tế đã lấy mẫu nhiều loại hải sản tươi sống do ngư dân đánh bắt về như tôm, cá, ốc, sò, mực, một số loại rau để phân tích thì các chỉ số đều an toàn đối với sức khỏe con người. Thông tin rất quan trọng là hải sản tươi sống đều an toàn.”

Cũng trong ngày này, Nguyễn Thị Kim Tiến, người trách nhiệm sức khỏe của nhân dân cả nước, đã cùng với Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, Nghệ An, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia, diễn màn lừa đảo, mị dân khi ăn hải sản tại Hà Tĩnh.

Cùng lúc, cũng vào ngày 1/5/2016 Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ kéo nhau xuống biển Mỹ Khê tắm, sau đó ăn hải sản và chụp hình để lừa đảo người dân.

Sau đó, 10/5/2016, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế là ông Nguyễn Hùng Long cho biết Bộ Y tế đã lấy 97 mẫu hải sản tươi sống và 43 mẫu rau ăn, nước sử dụng tại 4 tỉnh có cá chết Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế để xét nghiệm. Kết quả từ các quan chức là cả 97 mẫu hải sản tươi sống, đều đạt chỉ số an toàn, còn lại là các mẫu rau và nước sử dụng cũng đều nằm trong ngưỡng cho phép.

Trong bối cảnh lừa đảo và thái độ vô trách nhiệm đối với sự an toàn sức khỏe và tính mạng của người dân từ giới cầm quyền, ngày Tổng biểu tình toàn quốc 1/5/2016 đã bắt đầu diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Các tỉnh thành như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ... đã đồng loạt xuống đường biểu tình, phản đối Công ty Formosa xả thải làm cá chết hàng loạt và hủy hoại môi trường ở các vùng biển khu vực miền Trung.

Trong cuộc tổng biểu tình này, công an và côn đồ đã trấn áp người biểu tình, dùng cả thủ đoạn "đánh nguội" một số người nhằm giải tán cuộc biểu tình tại Sài Gòn. Trong số đó một cô gái trẻ đã bị an ninh dàn cảnh đá vô bụng. Không khí tại Hà Nội có phần “dễ thở” khi nhà cầm quyền chỉ theo dõi mọi hoạt động của cuộc biểu tình. Tình hình tại các tỉnh thành khác cũng khá sôi động tuy nhiên nhiều nhà hoạt động đã bị an ninh canh giữ ngay tại nhà, không thể tham gia biểu tình.

Nhìn chung cuộc biểu tình ngày 1/5/2016 đã diễn ra thành công khi hàng ngàn người từ các tỉnh thành lớn xuống đường phản đối Formosa và yêu cầu nhà nước minh bạch công bố nguyên nhân cá chết.

Chiều 1/5/2016, làm việc tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần làm rõ nguyên nhân cá chết với tinh thần không bao che, mời các nhà khoa học nước ngoài phối hợp với các nhà khoa học trong nước để làm rõ nguyên nhân cá chết. Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật đều phải điều tra làm rõ trên cơ sở khoa học, không ai được bao che”.

Thủ tướng yêu cầu Bộ TN-MT và UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo về việc cấp phép, giám sát hệ thống xả thải của Formosa, trong đó làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có liên quan. Hỗ trợ bằng gạo, tiền, lãi suất cho người dân bị ảnh hưởng. Cũng trong buổi làm việc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, Bộ Y tế đã lấy mẫu nhiều loại hải sản tươi sống do ngư dân đánh bắt về như: tôm, cá, ốc, sò, mực để phân tích thì các chỉ số đều an toàn đối với sức khỏe.”

Có mặt tại bãi tắm Nhật Lệ chiều ngày 1/5, Phạm Văn Lương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình cho biết: “Thời gian vừa rồi, do ảnh hưởng của môi trường biển nên người dân cũng ngại xuống tắm, tuy nhiên sau khi có thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường, 25 chỉ số về môi trường ven biển đều đáp ứng an toàn thì các bãi biển cũng đã sôi động trở lại. Hôm nay chúng tôi trở lại tắm biển cũng thấy mát mẻ, sạch sẽ và có thể tham gia tắm cũng như các hoạt động giải trí trong thời gian tới”.

Ngày 2/5/2016, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cẩm Xuyên và Lộc Hà tổ chức lấy 16 mẫu thực phẩm gồm: Cá biển các loại, mực, tôm và ghẹ. Trong đó có 5 mẫu cá, 1 mẫu tôm và 1 mẫu mực được lấy tại chợ Gò Cá Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên và 7 mẫu cá, 1 mẫu ghẹ, 1 mẫu mực được lấy tại chợ cá xã Thạch Kim huyện Lộc Hà.

Cũng trong ngày này, tại trụ sở Bộ TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc đã tiếp và làm việc với các nhà khoa học được cho là đến từ các quốc gia Đức, Mỹ, Israel và các nhà khoa học trong nước.

Trong ngày 3/5/2016, nhiều Linh mục quản xứ tại khu vực Hà Tĩnh đã gửi đơn kiến nghị lên thủ tướng chính phủ, yêu cầu minh bạch nguyên nhân cá chết tại 4 tỉnh miền Trung.

Từ chiều ngày 3/5/2016, tại phía bờ Bắc cửa Thuận An, thuộc xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế xuất hiện nhiều cá biển trong trạng thái lờ đờ trôi giạt vào bờ và chết. Bên cạnh đó, rất nhiều cá lồng của người dân nuôi trong đầm phá cũng bị chết cùng thời điểm trên.

Qua phản ánh từ địa phương và người dân, trong ngày 4/5, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cùng Bí thư Thị ủy Hương Trà - Trần Duy Tuyến về xã Hải Dương kiểm tra việc cá chết.

Sau khi thu gom, cơ quan chức năng đã gom được khoảng 60 kg cá biển trong tình trạng lờ đờ hoặc đã chết để tiến hành tiêu hủy. Còn lượng cá lồng, ước tính có khoảng 60 lồng nuôi với các loại cá có giá trị cao như mú, chẽm, hồng, vẩu… trọng lượng gần 1 tấn bị chết.

Sáng ngày 4/5/2016, đáp ứng lời mời của nhà cầm quyền CSVN, một đoàn "chuyên gia quốc tế" gồm các "nhà khoa học" từ các quốc gia Đức, Mỹ, Israel - những người đuợc cho là có kinh nghiệm trong lãnh vực hải dương học, địa chất ven biển, kỹ thuật bờ biển và môi trường bền vững, đã đến Việt Nam để cùng Bộ TN&MT tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung. Phái đoàn này đã phối hợp với nhà cầm quyền địa phương để lấy các mẫu nước, mẫu trầm tích ở các vùng biển của Hà Tĩnh để "bảo đảm tính độc lập, khách quan khi đánh giá cũng như tìm nguyên nhân dẫn tới cá chết."

Ngày 4/5/2016, Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã trả lời kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm hải sản được lấy tại chợ Gò Cá, Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên và chợ cá Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Cùng ngày 4/5/2016, UBND Đà Nẵng đã diễn màn trấn an dư luận trước thông tin biển và Hải Sản tại Đà Nẵng cũng bị nhiễm độc từ vụ xả thải của Formosa. 200 cán bộ, công chức đăng ký ăn cơm tại căng tin. Các loại hải sản trong bữa ăn được căng tin mua tại cảng cá Thọ Quang. Thực đơn gồm cá nục, cà ngừ, cá mú, tôm và rau.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là Huỳnh Đức Thơ cho biết, trong lúc người dân đang hoang mang, lãnh đạo thành phố phải hành động và nói lên sự thật: cá an toàn. Để chứng minh điều đó, lãnh đạo thành phố tiên phong ăn cá ở ngư trường sạch. Huỳnh Đức Thơ tuyên bố: “Chúng tôi làm việc đó là bình thường chứ không đánh bóng. Thay vì ăn cá trong nhà thì hôm nay chúng tôi ăn cá trước công chúng”.

Cũng trong ngày 4/5/2016, Viện Kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) đã có công văn trả lời về việc kiểm nghiệm 16 mẫu thực phẩm hải sản tại Hà Tĩnh. Theo đó tất cả mẫu hải sản lấy từ chợ đều có hàm lượng kim loại nặng nằm trong vượt ngưỡng cho phép.

Tại buổi họp báo bế mạc Festival Huế 2016 sáng 5/5/2016, Hoàng Ngọc Khanh, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của tỉnh Thừa Thiên - Huế, thông tin vụ cá biển và cá nuôi lồng ở cửa biển tỉnh này chết hàng loạt thời gian qua. Theo Hoàng Ngọc Khanh, cá chết ở Thừa Thiên - Huế từ 15/4 đến thời điểm 5/5 có thể chia ra 3 đợt. Đợt 1 từ 15 đến 21/4 cá chết nổi lên ở vùng ven bờ các huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Đợt 2 từ 26 đến 29/4 hải sản chết bất thường ở đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô) và xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc). Đợt 3 từ ngày 2/5 đến 5/5, hiện tượng cá chết bất thường trở lại ở Quảng Ngạn, Quảng Công (Quảng Điền), xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), xã Phú Thuận, Phú Hải, cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang). Có khoảng 800 kg cá biển chết giạt vào bờ biển ở đợt 3. Riêng cá nuôi lồng chết đang được thống kê cụ thể để còn hỗ trợ cho người dân, nhưng khối lượng lên đến hàng tấn.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng quan trắc tại các điểm, bãi tắm, cửa biển, bờ sông, một ngày hai lần và công bố trên cổng thông tin điện tử. "Dù Huế có 3 đợt cá chết, nhưng tất cả điểm quan trắc đánh giá môi trường nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia về giới hạn an toàn nước biển. Đến hôm nay, nước biển vẫn đạt chỉ số an toàn", ông Khanh nói và khẳng định "mọi việc đang được kiểm soát".

Vào ngày 6/5/2016, Lê Minh Ngân - Giám đốc Sở TN&MT Quảng Bình cho biết những ngày qua nhiều ngư dân ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch phản ánh, trong quá trình lặn xuống biển cách bờ chừng 2 đến 3 hải lý đã phát hiện các rạn san hô dưới đáy biển có một lớp màu trắng đục dày gần nửa mét, có nhiều cá chết chìm đang phân hủy, nước có mùi hắc như mùi của các chất tẩy rửa...

Phan Xuân Hào, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Bình cho biết, ngày 7/5/2016, đoàn công tác của Trung tâm Điều tra tài nguyên - môi trường biển (MGMC) thuộc Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (VASI) cùng một nhóm thợ lặn là ngư dân người địa phương đã phối hợp với Sở TN-MT Quảng Bình lặn khảo sát, lấy mẫu ở một số điểm được cho là có hiện tượng cá chết xếp tầng, hải sản và rạn san hô chết dưới đáy biển.

Phan Xuân Hào cho biết thêm, các mẫu đoàn đã lấy dưới đáy biển như bùn đất, xác thủy hải sản, san hô và các trầm tích phải được phân tích rất cẩn trọng, chuyên sâu. Ngoài ra, các mẫu nước biển ở tầng đáy, tầng mặt cũng phải phân tích một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Còn hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn chưa thể đưa ra một nhận định cụ thể nào.

Cũng trong ngày 7/5/2016, Phóng viên báo Dân Trí đã cùng một nhóm thợ lặn ở xã Quang Phú, TP Đồng Hới có thâm niên trên 30 năm mưu sinh trên biển, đi khảo sát vùng biển cách cửa sông Nhật Lệ, TP Đồng Hới khoảng 3 hải lý. Kết quả sau khoảng 30 phút lặn tìm dưới đáy biển, nhóm thợ lặn đã mang lên một bao lưới trong đó có những rạn san hô đổi màu hồng thành trắng, từng con hải sâm, vẹm, sò, hào... chết và đang trong quá trình phân hủy.

Các thợ lặn này cũng cho biết, khoảng hơn 2 tuần trước đó, trong lúc lặn dưới biển, cách đất liền từ 2-3 hải lý, họ có thấy cá chết rất nhiều nằm dưới tầng đáy biển. Tuy nhiên ở thời điểm này không còn thấy con cá nào, dù là cá sống hay cá chết.

Ngày 8/5/2016, không khí biểu tình tiếp tục được người dân ủng hộ tham gia. Lo sợ trước sức mạnh của những cuộc biểu tình ngày càng lớn và lan rộng nhiều nơi, nhà cầm quyền đã chỉ đạo đàn áp thẳng tay cuộc biểu tình. Tại Sài Gòn, hàng trăm người biểu tình đã bị bắt đưa về sân vân động thể thao Hoa Lư và Trung tâm Bảo trợ xã hội để giam giữ, tra tấn nhằm khủng bố tinh thần những người tham gia biểu tình. Tại Hà Nội nhiều nhà hoạt động không thể tham gia biểu tình khi lực lượng an ninh canh giữ ngày đêm tại tư gia của họ. Những cuộc trấn áp cũng đã xảy ra trong ngày 8/5 tại Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành khác.

Sáng ngày 12/6/2016, hàng trăm người thuộc các xã tại khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tập trung biểu tình phản đối nhà cầm quyền cố tình bao che thủ phạm gây ra thảm họa môi trường biển.

Ngày 14/5/2016, trả lời báo chí về hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết: "Đến nay đã xác định đó là sự cố môi trường trên diện rộng mà việc giải quyết về mặt khoa học vừa đỏi hỏi huy động liên ngành, vừa yêu cầu tính chuyên sâu cao. Đó là chưa nói đến yêu cầu phân tích hồi tố về điều kiện thực địa ban đầu". Ông Tạc cho biết thêm: "Có thể nói đã đủ cơ sở khẳng định sẽ có câu trả lời với căn cứ khoa học thuyết phục, được quốc tế thừa nhận. Bộ đang nỗ lực cùng Hội đồng chuyên gia khoa học công nghệ và các bộ, ngành liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng sớm nhất báo cáo Thủ tướng và nhân dân".

Ngày 15/5/2016, người dân cả nước tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình phản đối Formosa hủy hoại môi trường biển và yêu cầu chính phủ minh bạch nguyên nhân cá chết. Tuy nhiên cuộc biểu tình nhanh chóng bị dập tắt sau khi diễn ra trong thời gian ngắn. Nhà cầm quyền huy động rất đông lực lượng chức năng nhằm giải tán cuộc biểu tình. Rất nhiều người trong đó có cả trẻ em, người già và phụ nữ bị đánh đập dã man, bị giam giữ và câu lưu trái phép.

Ngày 25/5, câu hỏi vì sao cá chết hàng loạt ở miền Trung tiếp tục được nhiều cơ quan truyền thông đặt ra với lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tại cuộc họp báo chiều cùng ngày.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cho biết, các nhà khoa học trong và ngoài nước đang tích cực tìm hiểu và tham vấn để đi đến kết luận nguyên nhân cá chết. Ban đầu phải xác định được cá chết từ đâu, sau đó mới là cá chết vì cái gì.

"Chúng tôi biết người dân đang mong đợi nguyên nhân cá chết, nhất là nhân dân 4 tỉnh miền Trung. Nhưng không có chuyện Bộ Tài nguyên và Môi trường ém thông tin vụ việc, có thông tin đến đâu chúng tôi sẽ thông báo đến đó. Mỗi phát ngôn đưa ra cần có chứng cứ khoa học cụ thể".

Chiều 2/6/2016, sau gần 2 tháng xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5-2016 của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết đã xác định được nguyên nhân cá chết hàng loạt ở biển miền Trung thời gian qua, nhưng cần phản biện khoa học trước khi công bố.

“Quan điểm của Thủ tướng là nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ xử lý nghiêm, không loại trừ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Đến nay các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết”.

Để cho thấy có sự chia sẻ với tâm trạng nóng lòng của người dân, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Việc này không chỉ cần bằng chứng khoa học mà còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường. Bên lề cuộc họp báo, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay trong tháng 6 Chính phủ sẽ công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung.

Sáng 27/6, trong buổi họp báo quý 2 của Bộ Công an, trả lời câu hỏi liên quan kết quả điều tra nguyên nhân, dấu hiệu hình sự trong thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung, trung tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho hay theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an được giao nhiệm vụ phối hợp với các ban ngành điều tra, làm rõ để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật. "Sự việc đang trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ nên Bộ chưa thể cung cấp thông tin. Chính phủ chỉ đạo trong tháng 6 sẽ cung cấp thông tin kết quả điều tra và rất có thể ngày 29 sẽ tổ chức họp báo công bố rộng rãi".

Sau gần 3 tháng, cụ thể là 84 ngày kể từ khi xảy ra thảm họa cá chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung, sau gần 3 tháng tìm mọi cách để nói láo, lừa đảo, mị dân, vào lức 5 giờ chiều ngày 30/6/2016, nhà cầm quyền CSVN đã phải chính thức công bố nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường biển: Formosa xả thải chất độc.

Chủ trì cuộc họp báo là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Tham dự còn có lãnh đạo các bộ Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, tùy viên các đại sứ quán.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, để tìm nguyên nhân sự cố môi trường khiến cá chết, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các bộ ngành liên quan, huy động trên 100 chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoài nước tổ chức thu thập, phân tích dữ liệu, có sự phản biện độc lập của các chuyên gia quốc tế.

Kết quả là đã phát hiện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (FHS) có một số hành vi vi phạm. Trong quá trình vận hành thử nghiệm, Formosa đã xả ra biển nước thải có chứa các độc tố phenol, xyanua, hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Hỗn hợp này là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy.

Về phía Formosa Hà Tĩnh đã đưa ra cam kết 5 vấn đề cụ thể như sau:

- Thứ nhất, công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra "sự cố" môi trường nghiêm trọng.

- Thứ hai, thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).

- Thứ ba, khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, đảm bảo xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi trường như đã xảy ra.

- Thứ tư, phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế.

- Thứ năm, thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Phát biểu tại phiên họp thứ 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11/7, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết: “Việc xảy ra ô nhiễm như vậy có thể khẳng định là do sự cố, còn trên thực tế nếu vận hành đầy đủ, đúng quy định và được kiểm tra chặt chẽ thì hoàn toàn có thể đáp ứng được việc kiểm soát và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường”.

Tuy nhiên, cần ghi nhận là thảm họa môi trường không chỉ giới hạn trong 4 tỉnh miền trung khởi đi từ các ống xả thải độc của Formosa.

Trong khi cá liên tục chết hàng loạt, dạt kín bờ 4 tỉnh miền Trung thì trong đất liền, suốt từ tháng 4 năm 2016 cho đến tháng 3 năm 2017, cá vẫn tiếp tục chết ở nhiều sông, hồ, suối, ao, kênh rạch trên toàn cõi Việt Nam:

- 04/05/2016: Sông Bưởi, Thanh Hóa;

- 05/05/2016: Sông La Ngà, Đồng Nai;

- 05/05/2016: Sông Lạch Bạng;

- 09/05/2016: Đảo Phú Quý, Bình Thuận;

- 15/05/2016: Sông Bưởi, Thanh Hóa;

- 17/05/2016: Sông Hinh, Phú Yên;

- 17/05/2016: Kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Sài Gòn;

- 08/06/2016: Hồ Hoàng Cầu, Hà Nội;

- 10/06/2016: Sông Thương, Bắc Giang;

- 13/06/2016: Sông Cầu, Phú Yên;

- 01/07/2016: Hồ Đại An, Quảng Trị;

- 01/07/2016: Tân Kỳ, Nghệ An;

- 04/07/2016: Thượng nguồn suối Màn, suối Nhẹm, Hòa Bình;

- 06/07/2016: Thượng nguồn sông Sài Gòn, Bình Phước;

- 07/07/2016: Hồ Tây, Hà Nội;

- 15/07/2016: Sông Ấu, Hải Dương;

- 23/07/2016: Chu Lai, huyện Núi Thành, Quảng Nam;

- 27/07/2016: Sông Âm, Thanh Hóa;

- 01/08/2016: Hồ Phước Hà, Quảng Nam;

- 02/08/2016: Hồ công viên trung tâm Đà Nẵng;

- 11/08/2016: Bến Do, Cẩm Trung, Cẩm Phả, Quảng Ninh;

- 14/08/2016: Sông Mã, Thanh Hóa;

- 22/08/2016: Sông An Cựu, Huế;

- 25/08/2016: Sông Cái Vừng, Đồng Tháp;

- 01/0 8/2016: Đầm Nha Phu và vịnh Cam Ranh - Nha Trang

- 01/09/2016: Sông Sa Lung, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị;

- 08/09/2016: Vịnh đảo Ngọc, Nghi Sơn, Thanh Hóa;

- 15/09/2016: Sông La Sơn, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam;

- 18/09/2016: Sông Bùng, Diễn Châu, Nghệ An;

- 26/09/2016: Sông Quèn, Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh;

- 01/10/2016: Sông Bồ, sông Sịa, sông Diên Hồng, Quảng Vinh, Quảng Phước, Quảng Điền;

- 01/10/2016: Hồ Tây, Hà Nội;

- 02/10/2016: Kênh Đa Cô, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng;

- 11/10/2016: Sông Chà Và, Long Sơn, TP Vũng Tàu;

- 14/10/2016: Sông Lô, xã Tràng Đà, Tuyên Quang;

- 26/10/2016: Hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội;

- 08/11/2016: Đầm Cầu Hai, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế;

- 24/11/2016: Vùng biển Vũng Sim; huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa;

- 28/11/2016: Vịnh Cam Ranh, Cam Phúc Nam, Cam Ranh;

- 06/12/2016: Kênh thuộc Trạm bơm Cống Bún, xã Đồng Sơn, TP Bắc Giang;

- 07/12/2016: Thượng nguồn sông Bưởi, Thanh Hóa;

- 09/12/2016: Đầm Lập An, cửa biển Lăng Cô, Huế;

- 04/01/2017: Bờ biển xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa;

- 09/01/2017: Sông Mã, xã Lâm Xa, huyện Bá Thước, Thanh Hóa;

- 19/01/2017: Cầu Quan, cầu Thái Hòa, Cầu Nổi, Tây Ninh;

- 07/02/2017: Sông Quyền, Tây Yên, Hà Tĩnh;

- 18/02/2017: Sông Bàn Thạch, Tam Kỳ;

- 25/02/2017: Kênh Tân Trào, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng;

- 22/02/2017: Sông Âm, xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa;

- 10/03/2017: Suối Nậm Huống, xã Châu Cường và Châu Thành, Nghệ An;

- 16/03/2017: Suối Cù, Tân Lợi, Lào Cai;

- 21/03/2017: Hồ Từ Vân, Bàu Bàng, Bình Dương.

Không một tháng nào không có hiện tượng cá chết trải dài trên khắp 3 miền đã dẫn đến nguy cơ cả nước bị nhiễm độc và những quan tâm chính đáng: Ngoài Formosa còn có bao nhiêu công trình xả thải trên đất nước Việt Nam do Bắc Kinh kiểm soát? Cá chết còn người thì sao? Người dân có bị nhiễm độc và chết dần mòn hoặc bị mang nhiều bệnh tật sau một thời gian dài tiêu thụ các nguồn nước đã làm chết cá này hay không?

Bên cạnh đó là hàng loạt những phát hiện của người dân về việc Formosa và nhiều công ty khác đã lén lún chôn rác thải độc hại cho môi trường tại nhiều nơi.

Sau khi nhà cầm quyền công bố Formosa chính là thủ phạm gây ra thảm họa biển, cùng những phát biểu có tính bao che cho thủ phạm Formosa, hơn 3000 giáo dân xứ Cồn Sẻ thuộc huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình đã xuống đường biểu tình vào ngày 7/7/2016. Họ cho rằng Formosa đã gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn ngư dân và hàng trăm ngàn nhân khẩu tại 4 tỉnh miền Trung cũng như hủy hoại môi trường sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, họ còn cáo buộc vụ ô nhiễm biển làm nhiều người chết do nhiễm độc.

Cuộc biểu tình diễn ra trong thời gian khoảng 3 tiếng đồng hồ sau khi nhà cầm quyền huy động lực lượng đến đàn áp người biểu tình. Đã có xung đột xảy ra khi nhà cầm quyền dùng súng và lựu đạn cay để giải tán cuộc biểu tình. Rất nhiều người đã bị đánh trọng thương và bị bắt trong đợt biểu tình này.

Trong ngày này, nhiều nhà hoạt động tại các tỉnh thành như Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu... cũng đã tổ chức những cuộc biểu tình qui mô nhỏ nhằm yêu cầu nhà cầm quyền đóng cửa Formosa.

Tiếp đến ngày 24/7/2016, gần 2000 giáo dân thuộc Giáo xứ Song Ngọc và Giáo xứ Phú Yên đã xuống đường biểu tình. Trước đó, khoảng hơn 500 người thuộc giáo xứ Phú Yên, đa số là thanh niên đã tuần hành bằng xe gắn máy với quãng đường hơn 10 km để đến giáo xứ Song Ngọc tham gia biểu tình. Họ mang theo khẩu hiệu và mặc trang phục in hình xương cá.

Cuộc biểu tình diễn ra sau thánh lễ cầu nguyện cho Công lý Hòa bình, linh mục An Tôn-Đặng Hữu Nam chia sẻ trong bài giảng: “...Ngày hôm nay chúng ta thấy không chỉ biển nhiễm độc, mà còn nhiễm độc cả giáo dục, nhiễm độc cả đạo đức, nhiễm độc cả chính trị. Và điều nhiễm độc chính trị này là nguyên nhân của mọi sự nhiễm độc”. Formosa, đại họa của đất nước không chỉ khởi đầu từ Formosa mà khởi đầu từ thủy triều đỏ, đó là thảm họa búa liềm đã giày xéo trên quê hương Việt Nam này. Làm cho 90 triệu con Rồng cháu Tiên, từ những người anh hùng đã trở thành “những người” nhu nhược. Nhu nhược trước ngoại bang. Chúng ta thấy hành động của nhà cầm quyền Việt Nam vừa qua đàn áp những người yêu nước, người biểu tình ôn hòa đòi minh bạch và nhất là vu khống cho những người lãnh đạo của các tổ chức tôn giáo, và quy cho những người đòi minh bạch từ chính quyền là “bọn phản động”, và “nghe theo lời xúi dục của ngoại bang”.

Những cuộc biểu tình lớn, nhỏ phản đối Formosa, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN minh bạch về việc bồi thường thảm họa biển đang gặp những khó khăn trước sự quyết tâm đàn áp của guồng máy công an trị. Trước bối cảnh đó, Mạng lưới Blogger Việt Nam đã đưa ra lời kêu gọi mọi người biểu tình theo phương thức du kích - Hit And Run nhằm tránh sự bao vây, ngăn chặn và đàn áp của nhà cầm quyền, đồng thời tiếp tục phản đối nhà nước CSVN bao che thủ phạm gây ra thảm họa môi trường biển.

Sau lời kêu gọi của Mạng lưới Blogger Việt Nam, nhiều người, nhiều nơi đã tích cực tham gia phong trào biểu tình Hit And Run, họ thực hiện bất cứ nơi nào có thể tránh né sự đàn áp, họ linh hoạt và sáng tạo ra nhiều cách thức biểu tình. Điều này đã khiến nhà cầm quyền hết sức khó khăn trong việc dập tắt thông tin liên quan đến thảm họa biển do Formosa xả thải ra biển.

Tiếp sau những cuộc biểu tình “mini” diễn ra từ ngày 31/7/2016 tại nhiều nơi trên cả nước, vào ngày 7/8/2016 - Ngày Môi Trường, nhiều giáo xứ tại Quảng Bình và Nghệ An đã xuống đường dọn dẹp, làm vệ sinh khu vực gần nơi họ sinh sống và những vùng ven biển nơi xảy thảm họa. Bên cạnh đó họ biểu tình phản đối Formosa với những khẩu hiệu: “Yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa”, “Trả lại biển sạch cho người dân”...

“Chúng tôi nghĩ rằng để biển miền Trung trở lại an bình, để trả lại môi trường sạch của miền Trung thì Formosa cần phải đóng cửa, đó cũng là ý kiến của chúng tôi. Những gì Formosa làm thì không thể tin tưởng được, đã thải nước ra còn liên hệ với những quan chức để chôn chất thải dưới lòng đất. Làm sao mà tin được một công ty với các lãnh đạo như vậy.” Giám mục Nguyễn Thái Hợp chia sẻ.

Giám mục Hợp nói tiếp: “Nếu nhà nước là đại diện của dân, theo đúng nguyên tắc nhiều nơi làm thì trước khi đòi Formosa bồi thường bao nhiêu thì phải đi nghiên cứu lại và xem dân thiệt hại bao nhiêu. Trong khi đó nhà nước lại đi đêm với Formosa và nhận như vậy thì điều đó trong thế giới hôm nay người ta không thể công nhận việc đó được. Đáng ra khi xảy ra những thảm họa như vậy thì chính phủ cùng với người dân cùng giải quyết và nhà nước luôn luôn đứng về phía người dân. Trong trường hợp Việt Nam thì rất là buồn là hình như ngược lại.”

Trước đó ít hôm, truyền thông lề đảng đã bắt đầu công kích các vị chức sắc Công giáo. Nhiều bài báo, phóng sự truyền hình đưa ra luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ Giám mục Nguyễn Thái Hợp và một số linh mục như Linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục... đã kích động người dân biểu tình gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Truyền thông lề đảng còn cho rằng, người dân biểu tình được nhận tiền từ những thế lực thù địch nước ngoài gửi về, thậm chí vu khống các vị chức sắc công giáo cấu kết với tổ chức khủng bố để chống phá nhà nước.

Ngày 15/8/2016, một cuộc biểu tình lớn đã nổ ra tại Nghệ An sau khi hàng ngàn giáo dân tham dự thánh lễ “Đức Mẹ hồn xác lên trời”. Rất nhiều Giáo xứ trong 6 Giáo hạt thuộc giáo phận Vinh đã xuống đường tuần hành đến Nhà thờ Chánh tòa Xã Đoài để biểu tình phản đối nhà cầm quyền tiếp tục bao che Formosa. Khoảng hơn 30000 người dân đã tham gia tuần hành cùng với rất nhiều khẩu hiệu yêu cầu nhà nước đóng cửa Formosa cũng như minh bạch việc sử dụng 500 triệu Mỹ kim trong vấn đề bồi thường thảm họa biển miền Trung.

Nhà cầm quyền đã huy động rất đông lực lượng công an, an ninh thường phục, cảnh sát cơ động nhằm kiểm soát cuộc biểu tình. Cuộc tuần hành đã không gặp phải sự đàn áp từ phía nhà cầm quyền.

Ngày 21/8/2016, giáo sứ Phú Yên thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tiếp tục biểu tình phản đối nhà cầm quyền và yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam. Khoảng hơn 1000 người đã tham gia cuộc biểu tình sau khi tham dự thánh lễ Chúa nhật tại giáo xứ. Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết: “Sáng hôm nay sau giờ lễ cầu nguyện cho Công Lý Hòa bình, cầu nguyện cho quốc thái dân an và các nạn nhân của thảm họa môi trường, giáo xứ Phú Yên tổ chức xuống đường biểu tình tuần hành phản đối Formosa tại Việt Nam, yêu cầu đóng cửa Formosa, khởi tố Formosa và đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam và yêu cầu đền bù thỏa đáng cho người dân Việt Nam. Bên cạnh đó thì cũng ủng hộ phán quyết của tòa án Liên hợp quốc về đường lưỡi bò phi pháp của Trung Cộng tại vùng biển Việt Nam.”

Trong khi người dân tranh đấu để tống xuất Formosa ra khỏi Việt Nam, ngày 22/8/2016, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã cùng lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung và các chuyên gia nước ngoài đi tắm biển và ăn hải sản ở khu du lịch Cửa Việt, Quảng Trị. Sau đó Trần Hồng Hà tuyên bố: "Đến thời điểm này, chúng ta có niềm tin rất nhanh chóng về tự nhiên có thể đào thải hết, nhưng trước mắt vì sức khỏe của người dân, chúng ta sẽ khoanh rất rõ những khu vực đó, bao gồm tọa độ để khuyến cáo cho người dân trong việc đánh bắt, trong các hoạt động du lịch, tắm biển, thể thao... Người dân Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn..."

Cũng trong tháng 8/2016, nhiều trang báo điện tử của tuyên giáo đảng CSVN đã đăng tải những bài viết có nội dung vu khống Giám mục Nguyễn Thái Hợp và các linh mục tại Nghệ An, Quảng Bình đã lợi dụng, kích động người dân tham gia biểu tình gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị.

Ngày 1/9/2016, khoảng 2500 đến 3000 giáo dân của hai giáo xứ Quý Hòa và Phú Yên thuộc giáo phận Vinh đã biểu tình phản đối Formosa. Tại giáo xứ Quý Hòa, giáo dân đi từ nhà thờ Quý Hòa đến Ủy ban thị Xã Kỳ An. Khi vừa đến Quốc lộ 1A họ bị lực lượng an ninh giật hết biểu ngữ, khẩu hiệu. Khoảng 200 viên công an xã, công an thị xã đã được điều động đến để dựng hàng rào ở rất nhiều điểm trên Quốc lộ 1 A. Cùng lúc đó, gần 1000 giáo dân xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu cũng xuống đường biểu tình, đi từ nhà thờ Phú Yên đến bến thuyền cách nhà thờ 4km với rất nhiều biểu ngữ khẩu hiệu phản đối Formosa được giăng lên. An ninh thường phục và sắc phục đứng ở đường nhưng không có bất kỳ xô xát nào xảy ra.

Sáng Chủ nhật 19/8/2016, gần 2000 người dân thuộc giáo xứ Dũ Yên, thị xã Kỳ Anh đã biểu tình phản đối Formosa. Nguyên dân dẫn đến cuộc biểu tình là do trước đó vào ngày 9/9/2016 lãnh đạo cộng sản Hà Tĩnh đã kiến nghị với Bộ TN&MT cho phép Formosa xả chất thải chảy ra sông Quyền trước khi đổ ra biển.

Thảm họa môi trường biển do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra hồi tháng 4 năm 2016 trên một khu vực rộng lớn, bao gồm 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế đã đẩy hàng triệu người dân nơi đây vào một hoàn cảnh vô cùng bi đát. Sau khi Formosa thừa nhận trách nhiệm và tự ý đưa ra con số 500 triệu Mỹ kim bồi thường thiệt hại, nhà cầm quyền cũng tự ý thừa nhận số tiền và tiếp tục bảo vệ thủ phạm gây ra thảm họa. Sự việc vẫn chưa kết thúc khi số tiền bồi thường được cho là không đáng để đánh đổi môi trường sống của hàng trăm ngàn người dân miền Trung. Hơn nữa sau nhiều tháng xảy ra thảm họa, ngư dân đang sống trong thảm cảnh kiệt quệ nhưng nhà nước CSVN thì chậm trễ cũng như có dấu hiệu thiếu minh bạch trong việc bồi thường thiệt hại.

Cần ghi nhận là sau khi Formosa bồi thường 500 triệu Mỹ kim thì báo lề dân đã phanh phui ra sự việc là nhà nước CSVN đã miễn cho Formosa không phải trả thuế tổng cộng khoảng 448,5 triệu Mỹ Kim.

Trước tình trạng Formosa vẫn ngang nhiên tiếp tục hoạt động và người dân không được đền bù chính đáng, vào ngày 26/9/20016 Linh mục Đặng Hữu Nam đã hướng dẫn, tổ chức cho ngư dân, giáo dân thuộc khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An nộp đơn khởi kiện Formosa. Đoàn khởi kiện gồm 600 người đi trên 14 xe, ba xe lớn và mười một xe 30 chỗ ngồi. Khởi hành từ thành phố Vinh với khoảng cách gần 200km để đến tòa án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết là công an, mật vụ vẫn bám theo đoàn xe trên suốt hành trình. Nhiều giáo xứ nằm trên lộ trình chuyến đi khi nghe tin cũng đã tổ chức đón đoàn khởi kiện, nhiều người dân cũng đã tham gia đoàn và tiếp tục di chuyển đến Hà Tĩnh.

15 giờ chiều cùng ngày, trước áp lực của hàng ngàn người tại cổng tòa án thị xã Kỳ Anh, nhà cầm quyền đã tiếp nhận hồ sơ đơn khởi kiện của 506 hộ dân bị ảnh hưởng trong thảm họa môi trường biển.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, cho biết: "Hiện tình hình an ninh trật tự đang ổn định bình thường, TAND thị xã đang tiếp nhận đơn của người dân." Ông này nói thêm: "Công dân có quyền nộp đơn thì Tòa án tiếp nhận đúng theo quy định, sau đó mới xem xét thụ lý. Hiện Tòa án đang tiếp nhận đơn, còn nội dung đơn khởi kiện chưa tổng hợp kịp, tối nay mới tổng hợp đơn. Hiện đã nhận đơn trên 200 đơn. Trong đó chủ yếu người dân Nghệ An đi xe đăng ký ở Nghệ An vào nộp đơn."

Trong ngày 29/9/2016, nhà cầm quyền ban hành Quyết định 1880/QĐ-TTg về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại sau thảm họa môi trường biển.

Theo quyết định này, căn cứ vào đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh và định mức bồi thường thiệt hại vừa được ban hành, UBND 4 tỉnh thực hiện kiểm tra, rà soát, xác định tổng mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng thuộc địa phương quản lý gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính tổng hợp trước ngày 5/10/2016. Bộ NN&PTNT chủ trì thẩm tra, xác định kinh phí bồi thường của từng địa phương gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 10/10/2016.

Sáng ngày 2/10/2016, khoảng hơn 1000 giáo dân xứ Đông Yên tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung tại khu vực trụ sở Formosa để yêu cầu nhà máy này đóng cửa. Đông Yên chính là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi xảy ra thảm họa cá chết.

Hàng ngàn người dân sau đó đã đồng loạt kéo đến để gia nhập vào đoàn biểu tình. Chỉ sau hai giờ đồng hồ, số người tham gia biểu tình trước Formosa đã lên tới hơn 6 ngàn người và mỗi lúc một đông hơn.

Đến khoảng hơn 10 giờ sáng, lực lượng công an, quân đội ra tay đàn áp người biểu tình. Tuy nhiên, người dân đã phản ứng quyết liệt khiến những kẻ đàn áp phải tháo chạy. Thậm chí, những viên công an bị mắc kẹt tại hiện trường đã phải vội vàng cởi bỏ mũ áo để không bị nhận diện.

Linh mục quản xứ Đông Yên là cha Phero Trần Đình Lai đã lên tiếng hướng dẫn giáo dân biểu tình trong ôn hòa. Ngài liên tục nhắc nhở bà con về nguyên tắc đấu tranh bất bạo động, giữ thái độ ôn hòa, điềm tỉnh nhưng cương quyết trong đấu tranh.

Trước thông tin đoàn người biểu tình bị nhà cầm quyền đàn áp, người dân khắp nơi lân cận đã tiếp tục đổ về khu vực nhà máy thép Hưng Nghiệp, Formosa Hà Tĩnh. Lúc này số người tham gia biểu tình đã lên đến khoảng 18000 người. Hàng trăm ngư dân chiếm lĩnh bức tường thành bao quanh Formosa. Tuyệt nhiên, không có bất cứ hành động đập phá nào xảy ra như những gì mà chế độ CSVN đang tìm mọi cách hù dọa và vu khống. Lần đầu tiên lực lượng bảo vệ Formosa của guồng máy công an trị CSVN đã phải nhận thất bại thảm hại trước sức mạnh của số đông nhân dân đoàn kết.

Truyền thông lề đảng sau đó cho hay, hôm 5/10, Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh đã tiến hành trả 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh và nói thêm rằng việc trả đơn "đúng theo quy định của pháp luật".

Ngày 8/10/2016 Nguyễn Văn Thắng - Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên bố: “Hiện tại, Tòa án Kỳ Anh đã sao chụp toàn bộ 506 đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan lưu tại Tòa án để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu... Trong đơn và các tài liệu không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế.”

Ngày 8/10/2016, từ Nghệ An, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, người được ngư dân ủy quyền trong vụ kiện Formosa, đã nhận lại 506 đơn do tòa chuyển trả qua bưu điện từ hôm 7/10. Linh mục Nam cho biết: “Hôm qua tôi ký nhận 120 đơn và hôm nay nhận tiếp số đơn còn lại. Việc tòa Kỳ Anh trả đơn kiện của ngư dân cho thấy chính quyền đang đứng về phía ai trong vụ việc này.”

Trong lúc tình hình những cuộc biểu tình chống Formosa ngày một gia tăng, nhà cầm quyền đã bất ngờ bắt giữ Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 10/10/2016 với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 bộ luật hình sự. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là đồng sáng lập viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, là người hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực môi trường ngay sau thảm họa Formosa xảy ra. Mẹ Nấm đã tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Formosa cũng như có rất nhiều bài viết phân tích sâu sắc về ảnh hưởng của vấn đề thảm họa môi trường biển tại miền Trung, cũng như những dự án khác có nguy cơ tàn phá môi trường.

Sau khi bị bác đơn kiện Formosa, vào ngày 16/10/2016 Linh mục Đặng Hữu Nam đưa ra thông cáo báo chí về việc tiếp tục tổ chức cho khoảng hơn 1000 người dân thuộc huyện Quỳnh Lưu Nghệ An sẽ vượt hơn 200km đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn khiếu nại vào ngày 18/10.

Sau khi có thông cáo của Linh mục Đặng Hữu Nam về việc dẫn đoàn đi nộp đơn khiếu nại cũng như một số đơn kiện mới, đại diện Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu là phó chủ tịch Hồ Ngọc Dũng ký công văn gửi Linh mục Nam và Hội đồng giáo xứ đề nghị không nên tiến hành hoạt động này do tình hình mưa bão và tỉnh đang lo khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt vừa qua và đang lo phòng chống cơn bão số 7. Ông này cũng đề nghị nếu vẫn tiếp tục hoạt động nộp đơn khiếu nại và khiếu kiện thì chỉ nên cử đại diện mà thôi. Bên cạnh đó nhà cầm quyền Nghệ An đã gởi văn thư yêu cầu Giám mục Nguyễn Thái Hợp trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam ra khỏi địa hạt.

Sáng ngày 18/10/2016, hơn 1000 người dân giáo xứ Phú Yên thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An do Linh mục Đặng Hữu Nam dẫn đầu đã khởi hành hướng đến tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để tiếp tục gửi đơn khiếu kiện Formosa. Khác với lần trước, đoàn người khiếu kiện đã phải di chuyển bằng taxi vì công an, an ninh đã trực tiếp đến hăm dọa, ngăn cản thậm chí đánh đập cả chủ xe để họ không thể chở đoàn đến tòa án Kỳ Anh.

Khoảng 11 giờ 45 phút, mật vụ vây chặn đoàn xe của Linh mục Đặng Hữu Nam và người dân đi khởi kiện. Rất nhiều công an sắc phục và cảnh sát giao thông đứng nhìn những tên mật vụ lao vào lôi một số người dân xuống xe đánh đập. Cảnh sát giao thông đã giữ giấy tờ xe của Linh mục Nam. Cùng lúc, các tài xế taxi của công ty Mai Linh cũng nhận được điện thoại từ giám đốc tập đoàn này yêu cầu quay về và không được chở người đi khiếu kiện, "nếu không sẽ bị đuổi việc!".

Đã có những xô xát xảy ra khi nhà cầm quyền sử dụng an ninh thường phục gây hấn và đánh nguội một số người trong đoàn khiếu kiện. Lực lượng công quyền đã được huy động rất đông tại khu vực cầu Bến Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An để ngăn cản đoàn người khiếu kiện di chuyển.

Nhà cầm quyền đã “mặc cả” với Linh mục Anton Đặng Hữu Nam rằng chỉ chấp nhận cho Linh mục Nam cùng một số người đại điện đi gửi đơn, còn lại những người khác phải quay về. Công an còn tuyên bố với Linh mục Đặng Hữu Nam rằng nếu cố tình đi sẽ bị ngăn chặn bằng mọi giá.

Liền sau đó ít ngày, truyền thông lề đảng đã tổ chức vu khống Linh mục Đặng Hữu Nam kích động người dân chống nhà nước. Nội dung những bài viết, phóng sự video được đăng tải trên truyền thông tỉnh Nghệ An và đài truyền hình VTV của đảng và nhà nước CSVN.

Ngày 25/10/2016, khoảng 100 người dân đã kéo lên UBND Hà Tĩnh để tiếp tục nộp đơn khiếu kiện Formosa. Tuy nhiên họ đã bị ngăn cản ngay tại cổng UBND. Trước sự kiên quyết của người dân nơi đây, lãnh đạo Hà Tĩnh đã buộc phải cử cán bộ đứng ra hứa hẹn sẽ tổ chức buổi họp để giải trình vụ việc với người dân xã Thạch Hạ.

Tuy nhiên, người dân đã mòn mỏi chờ đợi nhưng mãi không thấy lời hứa được thực hiện. Đến ngày 07/11/2016, hơn 50 người dân xã Thạch Hạ một lần nữa lại phải kéo đến UBND Hà Tĩnh để chất vấn nhà cầm quyền về việc tại sao họ không được bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra. Một lần nữa người dân vẫn không được vào trong UBND để tiếp xúc cán bộ mà phải đứng dưới cơn mưa phía bên ngoài cổng hơn một tiếng đồng hồ, để rồi sau đó cũng chỉ nhận được lời hứa từ ông Trần Quốc Đạt - chánh văn phòng kinh tế tỉnh - sẽ sớm có cuộc họp vì hiện nay cán bộ tỉnh đang bận công tác.

Chiều ngày 08/11/2016, hơn 100 người dân xã Thạch Hạ tiếp tục đến UBND để làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài việc đòi bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra, một số hộ dân nuôi cá trong lồng bè tại xã Thạch Hạ đã yêu cầu bồi thường thiệt hại do các nhà máy thủy điện trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xả lũ gây ra trong các ngày 15 và 16 /10/2016. Được biết xã Thạch Hạ có nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè, cá nuôi chủ yếu là cá Mú, cá Hồng Mỹ, cá Chẽm... Sau đợt xả lũ, Hà Tĩnh đã ngập chìm trong lũ suốt nhiều ngày, cá nuôi từ các lồng bè của nhiều hộ dân cũng bị “lũ thủy điện” cuốn trôi khiến thiệt hại ước tính lên đến vài trăm triệu cho mỗi hộ nuôi cá. Chính vì thế, các hộ nuôi cá này đã yêu cầu được bồi thường thiệt hại.

Trước áp lực bởi người dân liên tục kéo lên UBND đòi bồi thường thiệt hại do Formosa, cộng thêm “điểm bất ngờ” khi người dân đòi bồi thường do “lũ thủy điện” gây ra, nhà cầm quyền đã buộc phải tổ chức buổi họp tiếp xúc đối thoại với người dân xã Thạch Hạ vào 9 giờ sáng ngày 09/11/2016.

Trong buổi tiếp xúc, phó chủ tịch Tp Hà Tĩnh cho rằng “người dân xã Thạch Hạ không đưa ra được số liệu, dữ liệu chứng minh thiệt hại do Formosa gây ra, vì thế bà con không phải là “đối tượng” được hưởng đền bù hay hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo quyết định 1880/QĐ TTg. Còn về thiệt hại do lũ gây ra, khiến cá nuôi trong lồng bè bị cuốn trôi, tỉnh chưa nhận được báo cáo. Tuy nhiên tất cả vụ việc trên, tỉnh sẽ xem xét, rà soát và đánh giá tình hình, sau đó sẽ thông tin đến bà con.”

Sáng ngày 7/12/2106, khoảng hơn 2000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã này để phản đối quyết định đền bù thiệt hại mà họ cho là không công bằng. Linh mục Phê rô Mai Xuân Ái, quản xứ Xuân Hòa cho biết nguyên nhân ngư dân biểu tình: “Dân bức xúc ở chỗ Nhà nước chưa đền bù cho dân; nhưng cô giáo ở các trường đòi nợ học sinh bắt phải đóng học phí, bảo hiểm y tế trong khi không tổ chức khám theo quyền lợi của các em. Một lý do nữa thì người đáng đền bù lại không đền bù, còn người đáng hỗ trợ lại kêu lên... Dân không tán đồng cách làm của họ (cơ quan chức năng) nên họ quyết tâm xuống đường để đòi lại công lý.”

Đến ngày 12/12, hàng trăm người tiếp tục biểu tình đòi bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại từ thảm họa môi trường do Formosa gây ra từ tháng 4/2016. Linh mục Phaolo Lê Xuân Lộc, thuộc DCCT Sài Gòn là người có mặt trong cuộc biểu tình cho biết có khoảng 200 người dân vùng biển thuộc ba xã của huyện Kỳ Anh đã xuống đường ở quốc lộ 1A, đoạn đi vào thị xã Kỳ Anh. Những người biểu tình đòi Formosa “cút khỏi Việt Nam” và yêu cầu nhà chức trách bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân.

Linh mục Lê Xuân Lộc cho biết các ngư dân biểu tình vì “nhà cầm quyền đang làm ngơ trước sự mất mát cả cơ nghiệp của người dân và dân tộc Việt Nam.” Nhiều người dân nói gia đình họ lâm vào cảnh nghèo túng, trẻ em thất học sau thảm họa biển. Cuộc biểu tình đã làm một đoạn quốc lộ 1A bị ùn tắc giao thông, các xe di chuyển chậm.

Cũng sáng ngày 12/12/2016, ít nhất 300 người dân xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, trong cùng tỉnh Hà Tĩnh đã đi nộp đơn kiện Formosa. Một số nguồn tin trên mạng xã hội cho biết số người tụ tập tại UBND xã sau đó đã lên đến khoảng 1000 người. Tất cả đều là những người dân khiếu kiện sinh sống và làm ăn tại vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ thảm họa môi trường của Formosa. Họ nói từ nhiều tháng nay họ đã “chịu quá nhiều thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần” và đến nay tiền đền bù vẫn chưa đến tay người dân.

Khoảng 7 giờ sáng 28/12/2016, hơn 100 người dân thôn Tân Phúc Thành thuộc Xã Kỳ Lợi, Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung biểu tình trước cổng phụ của Công ty Formosa. Giống như nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ khác diễn ra suốt mấy tháng qua, mục đích của người dân vẫn là yêu cầu Formosa phải chịu trách nhiệm với thảm họa đã gây ra. Một trong những yêu cầu cụ thể nhất là phải đền bù thỏa đáng những thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu.

Hình ảnh cho thấy Formosa vẫn được sự bảo vệ rất nghiêm ngặt và tận tụy của lực lượng công an Việt Nam. Cuộc biểu tình kéo dài chừng hai tiếng rồi chấm dứt. Không có đại diện nào từ phía Cty Formosa hay chính quyền địa phương ra “đối thoại” với người biểu tình.

Sáng ngày 14/1/2017, hơn 1000 giáo dân giáo xứ Đông Yên đã đội mưa gió trong cái rét của những ngày đầu năm để tập trung biểu tình bằng cách chặn Quốc lộ 1A tại đoạn đi qua đèo Con (nằm sát đèo Ngang). Nhiều người đã dùng lưới đánh cá chặn ngang Quốc lộ 1A khiến tình trạng giao thông ùn tắc trong nhiều giờ. Đã hơn chín tháng xảy ra thảm họa Formosa, cuộc sống bà con giáo dân nơi đây vô cùng khó khăn dù nhà cầm quyền đã công bố quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên đây đã là những ngày cận tết cổ truyền nhưng người dân vẫn đang khốn khó vì thảm họa môi trường biển.

Ngày 19/1/2017 một lần nữa người dân Quảng Bình lại dùng lưới đánh cá chặn Quốc lộ 1A để biểu tình. Hàng trăm người dân thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đồng loạt xuống đường giơ cao những khẩu hiệu: “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường”.

Ông P., một người dân thôn Xuân Hòa phẫn nộ nói: “Bây chừ chúng tôi không cần bồi thường gì nữa vì nhà nước cấu kết với Formosa rồi. Chúng tôi yêu cầu đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam”.

Trưa ngày 5/2/2017 tức ngày mùng 9 tết Đinh Dậu, một số người dân tuần hành tại thôn Cồn Sẻ, đòi phải cách chức trưởng thôn và phó thôn, đồng thời đòi bồi thường thỏa đáng cho những hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại nặng nề sau thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra. Người dân dùng loa, đánh trống, hô khẩu hiệu và giơ các biểu ngữ "Chúng tôi sẽ không dừng lại nếu không đền bù thỏa đáng", "Chúng tôi không phải là những con bò ăn cỏ. Đừng mị dân", "Yêu cầu đền bù thỏa đáng, minh bạch, công khai".

Linh mục Hoàng Anh Ngợi nói rằng có khoảng 200 đến 300 người tham gia tuần hành, phần lớn là gia đình và người nhà các gia đình chưa nhận bồi thường.

Sáng ngày 14/2/2017, khoảng hơn 1000 giáo dân thuộc 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ dưới sự hướng dẫn của linh mục JB Nguyễn Đình Thục, quản sứ Song Ngọc, tổ chức đã đi bộ 200km tuần hành đến tòa án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để nộp đơn khởi kiện Formosa.

Xe ô tô là phương tiện được đoàn khởi kiện lựa chọn để thực hiện hành trình từ Nghệ An đi Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đêm ngày 13, các nhà xe thông báo họ được lệnh của nhà cầm quyền không chở đoàn đi khiếu kiện mặc dù hợp đồng thuê xe đã được thực hiện trước đó. Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và giáo dân, ngư dân đã tuyên bố sẽ đi bộ từ Nghệ An đến Hà Tĩnh để nộp đơn khiếu kiện.

Sư kiện này đã khiến nhà cầm quyền hết sức lo sợ sẽ diễn ra cuộc cách mạng đi bộ (tương tự như cuộc cách mạng muối ở Ấn Độ). Vì thế ngay từ sáng sớm, nhà cầm quyền đã tổ chức huy động, bố trí lực lượng công quyền rất hùng hậu nhằm kiểm soát và trấn áp cuộc bộ hành của giáo dân xứ Song Ngọc.

Sau khi đoàn dừng chân nghỉ và ăn trưa tại giáo xứ Thuận Nghĩa, đoàn tiếp tục lên đường và đã gặp phải sự ngăn cản của nhà cầm quyền. Một người dân trong đoàn bị đánh đập dã man khi đoàn đi đến khu vực Diễn Hồng, Nghệ An. Lực lượng công quyền bao gồm hàng chục cảnh sát giao thông, công an sắc phục đã chặn đoàn và yêu cầu đi đường khác. Linh mục Nguyễn Đình Thục ra chất vấn một trong những kẻ chỉ huy của lực lượng công quyền. Một đại diện của sắc phục cảnh sát giao thông đã hứa sẽ tạo điều kiện và đảm bảo an toàn cho đoàn.

Tuy nhiên sau khi thuyết phục được đoàn người khởi kiện đi vào một lộ trình khác. Khoảng 16h00, nhà cầm quyền Nghệ An huy động lực lượng cảnh sát cơ động, công an và cảnh sát giao thông bao vây người dân. Cuộc đàn áp bắt đầu diễn ra, rất nhiều người trong đoàn đã bị bắt và đánh đập hết sức tàn nhẫn. Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng bị mật vụ cộng sản đánh rách miệng khi Ngài cương quyết chất vấn những tên công an vì sao đánh người dân.

Trong cuộc trấn áp đoàn người khởi kiện, nhà cầm quyền đã dùng đến súng và lựu đạn cay nhằm vào những người dân đang ôn hòa tuần hành. Trước thái độ quyết tâm dùng võ lực để trấn áp của công an, các vị chức sắc công giáo đã kêu gọi giáo dân quay về nhằm tránh thiệt hại về người cho giáo dân.

Một ngày sau đó đài truyền hình Nghệ An và một số trang báo điện của ban tuyên giáo đã đồng loạt qui chụp những người tham gia tuần hành khởi kiện ôn hòa đã gây ra cuộc bạo loạn. Truyền thông cộng sản còn dàn dựng cảnh chiếc xe tuần tra của cảnh sát bị ném đá và cho rằng nhiều công an viên bị trọng thương khi đang khuyên bà con quay về.

Những cuộc biểu tình phản đối nhà cầm quyền và yêu cầu trục xuất Formosa tạm lắng xuống trong sự phong tỏa, kềm kẹp của lực lượng an ninh mật vụ cộng sản. Cho đến khi lời kêu gọi tổng biểu tình toàn quốc được Linh mục Nguyễn Văn Lý đưa ra. Ngày 5/3/2017 được chọn là này khởi đi phong trào biểu tình hàng tuần cho đến khi đạt được mục đích là trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam.

Sáng ngày 5/3/2017 đã đồng loạt diễn ra biểu tình tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Cuộc biểu tình nổ ra mạnh mẽ nhất vẫn là tại giáo phận Vinh, với hơn 5000 ngàn giáo dân từ các giáo xứ ở Nghệ An, Hà Tĩnh đồng loạt xuống đường phản đối Formosa, kêu gọi bảo vệ môi trường. Họ mang các khẩu hiệu như: “Toàn dân Việt Nam cứu biển”, “Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch”, “Hủy hoại môi trường là tội ác.”

Ở những nơi khác như Sài Gòn, Hà Nội, Đồng Nai, Ban Mê Thuột... những cuộc biểu tình lớn đã không diễn ra như nhiều người mong đợi. Những người tham gia biểu tình hôm 5/3 đa phần là những bạn trẻ phẫn nộ trước thực trạng xã hội nên họ xuống đường biểu tình. Rất nhiều người trong số họ bị đánh và bị bắt giữ câu lưu nhiều giờ.

Nhiều tuần lễ sau ngày 5/3 vẫn nhen nhóm các cuộc biểu tình trên toàn quốc, điều này đã khiến nhà cầm quyền bố trí an ninh canh giữ, giam lỏng những người hoạt động vào những ngày cuối tuần.

Cho đến nay, nhìn chung các cuộc biểu tình và lời kêu gọi biểu tình dù chưa đạt được như ý muốn về qui mô nhưng đã khiến nhà cầm quyền tỏ ra lúng túng trong cách xử lý những hoạt động và tin tức liên quan đến biểu tình.

Với sự đàn áp thẳng tay từ nhà cầm quyền làm cho các cuộc biểu tình khó có thể diễn ra với qui mô lớn và rộng khắp trên cả nước, một lần nữa, một số blogger Việt Nam đã kêu gọi liên tục biểu tình theo phương thức du kích Hit and Run nhằm duy trì sức ép lên nhà cầm quyền nhưng vẫn tránh né được sự đàn áp.

Một tuần sau lời kêu gọi biểu tình Hit And Run, rất nhiều nhà hoạt động trong nước đã nhiều lần và liên tục thực hiện chiến dịch phản đối theo kiểu “du kích”. Bên cạnh các cuộc biểu tình mini Hit And Run đang được nhiều người chọn để phản đối nhà cầm quyền và yêu cầu trục xuất Formosa thì vào ngày vào sáng ngày 2/4/2017, khoảng 1,000 người dân xứ Song Ngọc ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã tham gia tuần hành ôn hòa phản đối Formosa, phản đối VTV1 và NTV bôi nhọ Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, phản đối chính quyền cộng sản bao che Trung cộng và Formosa.

Đông đảo người dân tham gia tuần hành trên các ngã đường đã cầm các banner có khẩu hiệu: “Lên án đài truyền hình VTV1 và NTV vu khống và mạ lị Linh mục”, “VTV1 và NTV bao che cho Formosa là tội ác đối với dân tộc và nhân dân”, “Mọi người chung sức đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam”, “Từng cá nhân không làm được nhưng tất cả chúng ta nhất định làm được”... và hô vang các khẩu hiệu: “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Yêu cầu VTV và NTV công khai xin lỗi các Linh mục”...

Linh mục JB Nguyễn Đình Thục chia sẻ: “Người dân Song Ngọc không muốn phong trào đấu tranh phản đối Formosa và chống Tàu Cộng bị lặng chìm! Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi công lý được thực hiện và sự thật phải được phơi bày”.

Trong dịp này, biểu ngữ có nội dung mạnh mẽ tố cáo nhà cầm quyền CSVN đã lệ thuộc Trung Cộng đã được giương lên: “Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam! Ai bao che cho Trung Quốc lũng đoạn và phá hoại Việt Nam, kẻ đó trở thành kẻ thù của dân tộc Việt Nam. Ai?”

Ngày 3/4/2017, người dân Kỳ Lợi, Kỳ Anh tại Hà Tĩnh lại tiếp tục xuống đường giăng lưới biểu tình đòi quyền lợi trên Quốc lộ 1, yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam và phản đối nhà cầm quyền thiếu minh bạch trong việc bồi thường thảm họa. Cuộc biểu tình diễn ra tại khu vực đỉnh Đèo Con, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, trong thời tiết mưa gió lạnh rất lạnh. Trong một diễn biến khác diễn ra cùng thời điểm trên hàng ngàn người dân xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đã mang băng rôn biểu ngữ kéo lên UBND huyện Lộc Hà để biểu tình phản đối.

Thông tin trước đó cho thấy, khoảng 21 giờ ngày 2/4/2014, một số người thuộc nhóm “Truyền Thông Formosa” đang uống cà phê trong quán nước tại xã Thạch Bằng thì bị Công an huyện Lộc Hà vô cớ đến sách nhiễu, gây sự.

Họ đã dùng giày, đá... và cho nổ súng tấn công vào nhóm anh em đang uống cà phê. Sự việc diễn ra rất hỗn loạn và có đổ máu. Giáo xứ Trung Nghĩa đã rung chuông báo động ngay trong đêm nhằm kêu gọi những giáo dân xung quanh đến giúp đỡ.

Nhiều người trong đoàn biểu tình đã mang theo những lá cờ ngũ sắc và gương cao các băng rôn, khẩu hiệu: “Thằng lãnh đạo lừa đảo dân mua cá chết đâu rồi?”, “Lẽ nào vì Formosa mà giết dân thật sao...?”, “Khạc tiền ra cho dân mau”, “Phản đối Công an Lộc Hà nổ súng, đàn áp dân”, “Dân cần minh bạch, cá cần nước sạch”, “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Hãy bồi thường cho ngư dân chúng tôi”...

Khoảng 9 giờ sáng ngày 3/4/2017 đoàn người biểu tình đã vào được bên trong cơ quan huyện và tập trung hô khẩu hiệu yêu cầu được gặp người có thẩm quyền để giải quyết vụ việc tối qua. Tuy nhiên UBND huyện đã trốn hết và không ai ra tiếp dân. Theo thông tin được biết có gần 8.000 người dân tập trung tại UBND huyện.

Đã có những xô xát khi lực lượng an ninh giả dạng côn đồ ném đá vào đoàn người biểu tình ôn hòa nhằm tạo cớ bạo động để trán áp. Một số “côn đồ” nhảy vào giựt điện thoại của người dân nhưng bị phát hiện nên đã bỏ chạy. Một công an chìm ném đá vào dân bị người dân bắt lại liền giả vờ ngất xỉu nhằm tránh né sự phẫn nộ của hàng ngàn người đang tập trung biểu tình.

Chiều cùng ngày đã xuất hiện một số bài viết trên các trang báo điện tử của nhà cầm quyền và bản tin thời sự lúc 19 giờ đã đề cập đến sự việc trên. Truyền thông lề đảng một lần nữa qui chụp người dân vi phạm pháp luật khi đưa hình ảnh một công an viên mặc thường phục ngất xỉu trong vụ xô xát.

*

Đã tròn một năm kể từ ngày xảy ra thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung, tuy nhiên Formosa vẫn được nhà cầm quyền cộng sản ra sức bao che và bảo vệ. Người dân tham gia biểu tình phản đối kẻ gây ra thảm họa biển thì bị đàn áp, đánh đập dã man. Thậm chí nhà nước cộng sản còn sử dụng chiêu bài chống nhà nước để lấy cớ bắt giam nhiều nhà hoạt động nhân quyền và dân sinh. Đáng kể đến là trường hợp bắt giam Blogger Mẹ nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

Rõ ràng người dân Việt Nam dù sống trong một đất nước không có chiến tranh nhưng cuộc sống của mọi người luôn trong trạng thái bất an. Bất an bởi thực phẩm bẩn, bất an bởi môi trường nhiễm độc, bất an bởi những điều sai trái, bất an bởi âm mưu xâm lược từ phương Bắc... Nhưng bất an lớn nhất đối với người dân Việt Nam là mất đi quyền được nhìn, được nghe, được nói, mất đi quyền tự hào dân tộc, mất đi quyền tự quyết vận mệnh đất nước khi nhà cầm quyền cộng sản sẵn sàng đánh đổi quê hương biển đảo, đánh đổi môi trường sống và coi thường sinh mạng của hàng triệu đồng bào để cấu kết với ngoại bang, để bảo vệ kẻ hủy hoại môi trường và để bảo vệ quyền lực cho đảng cộng sản tiếp tục cai trị người dân Việt Nam trong dối trá và tàn độc.

04.04.2017
Danlambao
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Bất chấp ý dân, Hà Nội tuyên bố Formosa “đủ điều kiện vận hành”

Người Việt
5-4-2017

Image
Nhiều người leo lên vách tường Formosa tại Vũng Áng ngày 2/10/2016 biểu tình đòi đuổi công ty này “Cút khỏi Việt Nam”. (Hình: Facebook)

HÀ NỘI 5-4 (NV) – Nhà máy luyện thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh “đủ điều kiện vận hành lò cao số 1” sau một năm xả chất thải độc hại làm chết một vùng biển rộng lớn tại miền Trung Việt Nam.

Đài truyền hình Hà Nội VTV nói như vậy hôm Thứ Hai 5/4/2017 khi tường thuật cuộc kiểm tra giám sát kéo dài 3 ngày ở nhà máy luyện gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, của một đoàn công tác do Bộ Tài nguyên và Môi trường cầm đầu.

VTV nói, sau ba ngày làm việc từ ngày 3 đến ngày 5/4/2017, “Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các nhà khoa học phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra kết luận liên quan đến công tác khắc phục sự cố môi trường của Công ty Formosa Hà Tĩnh. Theo đó, đến nay Formosa đã khắc phục 52/53 lỗi vi phạm, còn lại một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô theo lộ trình sẽ hoàn thành vào năm 2019.”

Chỉ hai ngày trước đó, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Văn Phòng chính phủ Hà Nội họp báo nói rằng công ty Formosa đã hoàn tất “khắc phục” 51 trong số 53 lỗi đã dẫn thảm họa một năm trước. Báo chí trong nước thuật lời ông đe dọa rằng “khi nào Formosa đảm bảo các điều kiện hoạt động không để xảy sự cố tương tự như tháng 4/2016 mới cho hoạt động. Nếu hoạt động không đảm bảo thì yêu cầu đóng cửa.”

Theo VTV tường thuật cuộc kiểm tra của đoàn công tác nói trên, đến nay, “Formosa đã hoàn thành bổ sung các hạng mục công trình bảo vệ môi trường ở trạm xử lý tuần hoàn nước dập cốc, trạm xử lý nước thải sinh hóa, trạm xử lý nước thải công nghiệp; đồng thời cũng đã lắp đặt xong thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động. Đối với số lượng bùn thải là chất thải nguy hại đã được chuyển giao cho Công ty TNHH một thành viên chế biến chất thải công nghiệp Hà Tĩnh vận chuyển xử lý từ tháng 11/2016. Hiện không còn tồn lưu.”

Cho đến tuần qua, người dân vẫn còn biểu tình đòi nhà cầm quyền CSVN bồi thường thỏa đáng cho sự thiệt hại người ta hiện vẫn còn phải chịu dựng. Đồng thời, họ cũng đòi đuổi Formosa “cút khỏi Việt Nam” vì người ta không tin công ty này sẽ không tìm cách lén lút xả chất thải độc hai ra biển dù có cam kết gì đi nữa.

Hàng trăm người đã tràn vào chiếm trụ sở nhà cầm quyền huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh và chận quốc lộ 1A khu vực đi ngang thị xã Kỳ Anh hôm Chủ Nhật 2/4/2017, buộc nhà cầm quyền ngày hôm sau phải mở cuộc đối thoại hứa hẹn nhằm xoa dịu sự phẫn uất của quần chúng.

Tuy nhiên, tin tức diễn biến về cuộc kiểm tra giám sát của nhà cầm quyền Hà Nội tại nhà máy Formosa như thấy tường thuật trên VTV chứng tỏ các áp lực quần chúng không đủ làm nhà cầm quyền Hà Nội thay đổi chủ trương.

Đã có hơn 80,000 người ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Đài Loan áp lực công ty Formosa “khắc phục thảm họa” mà họ gây ra tại vùng biển miền Trung Việt Nam. Một ông tướng của quân đội CSVN nói ở Quốc hội rằng biển Việt Nam không còn cá.

Theo thông báo trên trang thông tin và thu thập chữ ký https://www.thamhoaformosa.com, tính tới ngày 30 Tháng Ba, đã có 80,178 người Việt Nam khắp nơi ký vào bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Đài Loan, các định chế quốc tế làm áp lực buộc công ty Formosa khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân.

Trong số những người ký tên có Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, Giám mục Nguyễn Thái Hợp , toàn thể các linh mục thuộc linh mục đoàn Giáo phận Vinh và gần 20,000 giáo dân địa phương.

Từ hai tuần qua, một bản thỉnh nguyện thư do Ủy Ban Trợ Giúp Nạn Nhân Môi Trường Biển thuộc Giáo Phận Vinh, phối hợp với các tổ chức dân sự độc lập tại Việt Nam, vận động chữ ký của người dân Việt Nam khắp nơi yêu cầu chính phủ Đài Loan tác động tới công ty Formosa. (T.N)

____

Formosa được ‘bật đèn xanh’ vận hành lò
BBC
5-4-2017

Image
Nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh, hình chụp 12/2015. HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã “đạt các yêu cầu của Bộ Tài nguyên Môi trường để đưa lò cao đi vào vận hành”, Reuters nói.

Trong cuộc họp với đại diện Formosa Hà Tĩnh vào sáng 4/4, Phó cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức được báo Hà Tĩnh dẫn lời: “Đánh giá tổng thế, Formosa Hà Tĩnh đã đáp ứng được các yêu cầu để cho phép lò cao đi vào vận hành.”

Kết luận được đưa ra dựa trên ba ngày khảo sát tại nhà máy của Formosa, kênh truyền hình quốc gia VTV loan tin, ngay trước ngày đánh dấu một năm bắt đầu thảm họa môi trường biển ở miền Trung Việt Nam.

Tuy nhiên nhà máy thép, vốn được khởi công xây dựng từ 2012, vẫn cần sự cho phép từ Chính phủ trước khi đưa lò cao vào vận hành.

Theo báo Hà Tĩnh, Formosa đã khắc phục được 52 trong tổng số 53 lỗi vi phạm; hạng mục còn lại, từ dập cốc ướt sang dập cốc khô theo lộ trình, sẽ hoàn thành vào 2019.

Lò cao số 1 của Formosa đã bị dừng hoạt động từ tháng 6/2016.

Báo chí Đài Loan lúc đó đưa tin lý do hoãn hoạt động là vì chính quyền Việt Nam đòi hỏi tập đoàn phải trả 70 triệu đôla Mỹ tiền thuế còn thiếu và chính quyền cần thêm thời gian để xử lý hồ sơ mà Formosa nộp xin bắt đầu sản xuất.

Biểu tình rộng khắp
Formosa đã bị phạt 500 triệu đô la về vụ gây nhiễm độc biển, nhưng cơn giận dữ vẫn sôi sục trong các cộng đồng dân cư miền Trung bị ảnh hưởng. Các cuộc biểu tình đã thường xuyên xảy ra kể từ tháng Tư năm ngoái tới nay.

Hồi năm ngoái, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc. Trong những tuần gần đây, các ngư dân tại Hà Tĩnh liên tiếp biểu tình đòi bồi thường thiệt hại sau thảm họa.

Một số người nói họ không được đền bù thỏa đáng, và có những người khác nói họ chưa hề nhận được một khoản bồi thường nào.

Mới đây nhất, hôm thứ Hai 3/4, hàng ngàn người đã kéo tới bao vây trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, đòi bồi thường.

Đã xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ giữa những người biểu tình và các lực lượng an ninh, AFP đưa tin, và một số người đã bị bắt giữ.

Kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường được đưa ra chỉ một ngày sau khi có thông tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

Ủy ban nói ông Cự “đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh”.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Clip mọi người cần nghe, nhất là phóng viên VTV và các nhà báo “lề phải”
6-4-2017
Đôi lời: Một video clip vừa được phổ biến trên mạng, đã gây bão. Clip được cho là của một cậu bé 12 tuổi (theo thông tin người đăng tải), với chất giọng miền Trung, nếu không xem clip, chỉ nghe giọng nói, có lẽ không người nào nghĩ rằng đây là những câu nói đã được thốt ra từ miệng của một cậu bé 12 tuổi.

Các nhà báo “lề phải”, nhất là phóng viên VTV, cần nghe clip này. Những câu hỏi mà cậu bé này đặt ra cho các nhà báo Việt Nam: “Các anh nghĩ gì? Các anh đang sống ở đâu? Các anh là con dân của nước nào? Các anh có ăn có học đàng hoàng, ngày xưa ở giảng đường ĐH các anh ước mơ sau này các anh làm gì cho đời, làm gì phục vụ người dân? Các anh đưa tin tào lao, các anh đưa tin người mẫu này, người mẫu kia, các anh cúi, mặt nhìn xuống đất, các anh không chịu mở mắt nhìn ra bên ngoài…

Image
Cậu bé nói tiếp: “Các anh sống làm sao để con cháu và tổ tông các anh không cảm thấy hổ thẹn. Các anh đưa tin tào lao: kích động, thế lực thù địch, dân chết đói ngoài ấy, biết không? Các anh đưa cái gì? Tôi chỉ nói nhà báo thôi, không nói tới chính quyền, các anh có ăn học đầy đủ, tôi thấy nhục cho các anh.

“Sống làm người, chết một lần thôi, không bao giờ có lần thứ hai, phải chết như thế nào? Muốn chết nhục hay chết vinh? Mở mắt ra, mở não ra mà suy nghĩ. Lên TV, một Việt Nam này, có bao nhiêu tờ báo: VnExpress, Thanh Niên, Tuần Việt Nam… Các anh đưa được cái gì? Người dân sắp chết, chết dần, chết mòn, các anh cũng đang ăn cá độc, nước mắm độc, muối độc… Các anh không bảo vệ cho người dân thì thôi, lại đi bảo vệ cho cho quyền lợi một cá nhân nào đó. Sống mà núp bóng người khác, không dám mở miệng ra mà nói, các anh sống nhục lắm! Đời con người sống cho có ích, có ích cho xã hội…

“Đất nước Việt Nam tồi tệ như ngày hôm nay, cũng vì những người viết báo bịp bợm như các anh! Tôi không biết nói gì, tôi quá thất vọng với báo chí Việt Nam, các anh tác nghiệp, học hỏi nước ngoài nhiều nước, có ít đâu, nhưng được gì, được cái gì? Nhà nước này làm được gì cho dân? Hòa bình 40 năm, dân nghèo khổ, chết đói lây lất, bệnh tật càng nhiều, ung thư càng nhiều, thu nhập thấp nhất thế giới, thua thằng Lào, Campuchia mà, nhục lắm!”
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

SỈ NHỤC –
Trump hạ thấp Trung Quốc như thế nào?
Ngày 6-7/ tháng 4, Tổng Bí Thư Tập Cận Bình sẽ viếng thăm Mỹ. Khác với những lầnđón tiếp trang trọng khác, Trump đã gián tiếp hạ thấp vị thế của Trung Quốc thông qua cách ông đón tiếp. Từ khi nhậm chức cho đến nay, Trump đã đón tiếp các nhà lãnh đạo thế giới ở Nhà Trắng một cách long trọng – Thủ Tướng Anh, Thủ TướngĐức, Thủ Tướng Ireland, Thủ Tướng Nhật, Thủ Tướng Canada và Thủ Tướng Đan Mạch – tất cả đều là đồng minh thân cận của Mỹ.

Nhưng một cách vô tình hay cô tình nào đó, Bí Thư Tập Cận Bình của Trung Quốc lại không được vinh dự đó. Thay vì tiếp ở Washington DC, Trump lại chọn khu nghỉdưỡng Mar-A-Lago của ông ở Florida, một nơi chẳng có ý nghĩa hay biểu tượng gì. Trong quan hệ ngoại giao thì chẳng có gì là ngẫu nhiên cả. Đây là một hành động coi thường một cường quốc.

Nhưng vì sao Tập Cận Bình lại không được vinh dự được đón tiếp ở Nhà Trắng trong lần viếng thăm Trump đầu tiên? Đơn giản vì ông ta là một lãnh đạo của mộtđảng chính trị với chức vị chủ tịch theo hình thức chứ không phải một chính phủ và chẳng có lý do gì để đón tiếp ông ta như một nguyên thủ quốc gia cả. Đây là sai lầm mà Obama đã mắc phải.

Không những không ngừng chỉ trích chính sách gian lận tiền tệ và thương mại của Trung Quốc trong khi là ứng cử viên, khi đã nhậm chức cho đến nay, Trump vẫn không ngừng mạnh miệng công khai gọi Trung Quốc là một kẻ gian lận.

Hiện tại vẫn còn quá sớm để có thể nói Trump sẽ giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc bằng cách này, nhưng có 5 vấn đề sẽ được đề cập tới:
Gian lận tiền tệ – Trung Quốc đã phá giá đồng tiền của mình để làm cho hàng hóa xuất khẩu của mình rẻ hơn. Điều này khiến cả Trung Quốc và Mỹchịu thiệt hại.

Gian lận thương mại – Hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ thì khoogn bị đánh thuế, nhưng hàng hóa Mỹ hay bất cứ hàng hóa nào vào Trung Quốc thì sẽ bị đánh thuế. Tuy người tiêu dùng Trung Quốc chịu thiệt thòi nhưng điều này là một sân chơi không phẳng và công bằng cho các doanh nghiệp Mỹ.

Bắc Hàn – Trump muốn Trung Quốc ngưng hoặc hạn chế hỗ trợ Bắc Hàn.
Sự bánh trướng của Trung Quốc ở Biển Đông – Đây là một đường biển vô cùng quan trọng và Mỹ muốn ngăn chặn sự bành trướng của CS Trung Quốcở nơi này. Các đồng minh của Mỹ đang nhìn vào Trump để giải quyết mâu thuẫn. Mỹ phải làm cảnh sát của thế giới để giữ gìn hòa bình và trật tự.

Đài Loan và chính sách Một Trung Quốc – Mỹ vẫn công nhận Chính Sách Một Trung Quốc như bao nhiệm kỳ trước đây. Nhưng không đồng nghĩa với việc ủng hộ ĐCS Trung Quốc. Mỹ vẫn hỗ trợ Đài Loan bình thường.

Việc Trump đón tiếp Tập Cận Bình ở khu nghỉ dưỡng của ông ra mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là:

“Đây là khu nghỉ ngưỡng của tôi, tôi đã dùng tiền tôi để xây dựng nó chứchẳng ăn cắp của ai cả. Không như ông và đồng nghiệp của ông.”
“Ông không phải là nguyên thủ quốc gia mà chỉ là lãnh đạo của một đảng chính trị, mắc mớ gì tôi phải tiếp ông ở Nhà Trắng?”
“Tôi là Donald Trump chứ không phải Barack Obama.”
“Mấy ông đã tiêu hàng trăm triệu đô vận động cho bà Clinton, thật lãng phí.”
“Tôi mới là lãnh đạo của thế giới tự do chứ không phải ông.”
“Lý tưởng của Mỹ – Tư Bản, Tự Do và Niềm Tin Vào Chúa – sẽ thống trị chứkhông phải lý tưởng tập trung tập thể của Trung Quốc.”
“Dưới sự lãnh đạo của tôi, thời đại bành trướng của Trung Quốc mấy anh đã kết thúc rồi.”

Ku Búa
@ Cafe Ku Búa
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Chúng ta đã mất Biển Đông chưa?
Thụy My
13-4-2017

« Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ? ». Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.

Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ « quyền lịch sử » rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về « đường lưỡi bò » chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.


Trong khi đó tân chính quyền Mỹ vẫn chưa có chiến lược rõ ràng về Biển Đông, để lại những dấu hỏi lớn về sự cam kết của Washington trong khu vực. Và ngoại trừ Hà Nội, các nước Đông Nam Á khác có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, trước những diễn biến gần đây đã có những phản ứng khác nhau – từ thái độ chấp nhận thua cuộc ở Manila, đến ý định nhắm mắt cho qua của Jakarta và Kuala Lumpur.

Mặc dù trong chín tháng vừa qua Trung Quốc không leo thang mạnh mẽ lắm, nhưng chưa bao giờ cán cân ở Biển Đông nghiêng hẳn về Bắc Kinh như lúc này, với chiến lược bậc thầy của Trung Nam Hải. Tình hình này khiến các nhà phân tích phải tự hỏi, liệu Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng quan điểm đã thua trận trong cuộc chiến đấu hay không. Phải chăng bây giờ là lúc Mỹ ra đi, bỏ lại các nước Đông Nam Á phải tự chống chọi, trong cuộc chiến không cân sức với Trung Quốc ?

Biển Đông chưa được quan tâm đúng mức

Một lý do chính cho sự yếu kém thấy rõ của Mỹ và các nước khác trong khu vực, là đa số người Mỹ vẫn chưa hiểu được tại sao Washington phải quan tâm đến Biển Đông. Ngay cả trong chính phủ, câu trả lời cũng bất nhất giữa các cơ quan với nhau, và trong nội bộ từng cơ quan. Làm thế nào Hoa Kỳ và các đối tác có thể theo đuổi một chiến lược dẫn đến thành công, hoặc thừa nhận thất bại, nếu họ không thể đồng ý với nhau về những gì được coi là chiến thắng ?

Chính quyền Obama đã duy trì một danh sách khá logic về các lợi ích của Mỹ tại Biển Đông : bảo vệ trật tự dựa trên cơ sở luật pháp, duy trì an ninh khu vực (trong đó có sự an toàn của các đồng minh Mỹ), và tự do hàng hải. Tiếc rằng cũng như nhiều chính sách châu Á khác, đội ngũ của ông Obama chứng tỏ có tầm nhìn chiến lược mạnh mẽ, nhưng trong việc giải thích và áp dụng thì lại yếu ớt. Cũng giống như khái niệm xoay trục được định nghĩa qua các sáng kiến an ninh, mặc dù đã tốn rất nhiều thời gian cho các nỗ lực kinh tế, ngoại giao và văn hóa xã hội, cuộc tranh luận về Biển Đông vẫn bị đè nặng bởi lý giải sai lầm rằng đây là sự ganh đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về quân sự.

Tranh chấp Biển Đông không phải là vấn đề song phương Mỹ-Trung, và không thể giải quyết bằng cách mặc cả giữa Washington và Bắc Kinh. Biển Đông cũng không phải chủ yếu là sự đối đầu quân sự, và như vậy không thể có giải pháp quân sự.

Điều này không có nghĩa là quân đội Trung Quốc không nhìn thấy một mệnh lệnh chiến lược mạnh mẽ trong tranh chấp Biển Đông, hay năng lực bành trướng của Trung Quốc đang mở rộng từ các đảo nhân tạo, sẽ không gây khó khăn cho cuộc chiến đấu của Hoa Kỳ trong một cuộc xung đột tiềm năng. Đó là những nhân tố góp phần trong tranh chấp, cũng như việc tranh giành tài nguyên, tuyến đường hàng hải chiến lược và nhiều vấn đề khác. Nhưng đây không phải là gốc rễ của tranh chấp Biển Đông, cũng không là lợi ích cơ bản của Hoa Kỳ và các nước bạn.

Như chuyên gia Bill Hayton đã lập luận một cách đầy thuyết phục, tranh chấp Biển Đông thực chất là sự ganh đua của các chủ nghĩa dân tộc. Đặc biệt là luận điệu về các quyền của Trung Quốc, đang thách thức mọi sự kiện lịch sử, luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước láng giềng. Bắc Kinh cho là mình có quyền và quyết tâm độc chiếm Biển Đông bằng mọi phương tiện cần thiết. Việc này đã trực tiếp đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ, mà lợi ích này vượt xa lên trên khả năng tự do hoạt động của Hải quân Mỹ tại Biển Đông.

Đó chính là một hệ thống quốc tế rộng rãi – gọi là « trật tự dựa trên luật pháp » vẫn thường được chính quyền Obama nêu ra. Trong đó các Nhà nước đều bình đẳng với nhau theo các quy định và tiêu chuẩn đã cùng thỏa thuận ; đàm phán cũng như thủ tục trọng tài thay thế cho cưỡng bức và vũ lực – được coi là phương cách giải quyết tranh chấp.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ theo tập quán quốc tế làm chỗ dựa cho công ước, là những thành phần chủ yếu của hệ thống này. Tất cả đã bị thiệt hại nghiêm trọng bởi những hành vi nhằm xác quyết chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Các quốc gia khác sẽ nhanh chóng nhận ra rằng họ bị bất lợi khi nghiêm túc tôn trọng UNCLOS, trong khi Trung Quốc bất chấp.

Hậu quả : Biển Đông sắp mất

Tiếc thay, trật tự dựa trên cơ sở luật pháp thì trừu tượng, không giúp bán được báo. Sự yểm trợ quân sự của Hoa Kỳ và các cường quốc bậc trung khác như Úc, Nhật Bản, Ấn Độ hết sức quan trọng để giúp các nước Đông Nam Á không bị Trung Quốc đè bẹp.

Hoa Kỳ phải đóng vai trò chủ đạo để răn đe thái độ hiếu chiến và các hành động leo thang quan trọng khác của Trung Quốc – như đã từng lên tiếng cảnh cáo ý định xây dựng trên bãi cạn Scarborough mùa xuân vừa rồi. Các quốc gia đối tác cần tìm cách tăng cường năng lực cho Hải quân và tuần duyên các nước Đông Nam Á, để họ có thể bảo vệ vùng biển tranh chấp, vốn đang phải đối mặt với áp lực chưa bao giờ tăng cao đến thế của Trung Quốc. Nhưng những nỗ lực an ninh này nhằm cải thiện tình hình tại chỗ, chứ chưa phải là hồi kết.

« Chiến thắng » tối hậu trên Biển Đông cho Hoa Kỳ và các đối tác là thuyết phục được Trung Quốc điều chỉnh những yêu sách của mình cho phù hợp với luật pháp quốc tế, và bình đẳng với các nước láng giềng. Đó là một thử thách khổng lồ, đòi hỏi phải có một chiến dịch ngoại giao và luật pháp tập trung vào việc vạch trần tính bất hợp pháp của các yêu sách Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải mang tai tiếng.

Quan trọng nhất là phải có những cam kết dài hạn. Việc vạch mặt chỉ tên và tố cáo để Trung Quốc tỏ ra khiêm tốn hơn, có thể phải mất cả một thập niên. Trung Quốc không phải là miễn nhiễm trước áp lực quốc tế hay trước cái giá phải trả cho việc trở thành một kẻ ở ngoài vòng pháp luật, nhưng sức kháng cự của họ rất lớn.

Hoa Kỳ và Philippines muốn tập hợp một liên minh quốc tế cho nỗ lực này. Trước hôm Manila chiến thắng ở Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye tháng 7/2016, một số đáng kể các quốc gia trên thế giới đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa. Nhưng liên minh này đã tan rã sau khi tổng thống Rodrigo Duterte quyết định từ bỏ việc sử dụng áp lực quốc tế, với hy vọng Bắc Kinh sẽ đáp ứng một cách hòa hoãn hơn.

Quyết định của ông Duterte chủ yếu do quan điểm tư tưởng của ông, nhưng được biện minh là do Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ Philippines chống lại Trung Quốc. Đây là một vết thương tự gây ra, có thể tránh được nếu chính quyền Obama nói rõ là hiệp ước quân sự hỗ tương giữa hai nước có thể áp dụng, để hỗ trợ cho quân đội và tàu chiến của Philippines trong vùng biển tranh chấp.

Trong khi được Duterte chìa ra cành ô liu và chính quyền Trump lo tập trung vào những hồ sơ khác, Trung Quốc tiếp tục củng cố các lợi ích của mình. Nhờ có các hải cảng và cơ sở hạ tầng đi kèm, số lượng tàu Trung Quốc tăng lên đáng kể tại khu vực nửa phía nam của đường 9 đoạn. Trong khi đội quân tiên phong này liên tục lấn chiếm vùng biển của các nước láng giềng, Trung Quốc tăng cường hơn bao giờ hết khả năng can thiệp, để ngăn trở các nước Đông Nam Á sử dụng vùng biển và đáy đại dương mà luật pháp quốc tế bảo đảm cho họ.

Nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiểm soát toàn bộ vùng biển, vùng trời và tài nguyên của Biển Đông. Hải quân Hoa Kỳ có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động ở vùng biển tranh chấp, làm ngơ trước những hành vi quấy nhiễu của đối tác Trung Quốc, nhưng sẽ không dễ chịu chút nào cho các nước Đông Nam Á cũng đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Việt Nam có thể tiếp tục phản đối thực tế mới này, nhưng những nước khác có cơ phải thích ứng với thực trạng tại chỗ. Hậu quả là hệ thống quốc tế và trật tự khu vực châu Á sẽ thường xuyên bị thay đổi theo hướng gây thiệt hại nặng nề cho lợi ích của Mỹ.

Thế nên, phải chăng Hoa Kỳ và các nước bạn đã bị mất Biển Đông ? Câu trả lời là chưa. Nhưng họ đang đánh mất, và mất một cách nhanh chóng.

Để thay đổi tình hình, trước tiên Washington cần phải nhìn nhận tầm quan trọng của hồ sơ này. Chính quyền Trump cần có chính sách rõ ràng và mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của Mỹ, đặc biệt là trật tự dựa trên luật pháp tại Biển Đông. Thứ đến, chính phủ Hoa Kỳ cần nắm lấy cơ hội, khi chính quyền Duterte nhận ra rằng Bắc Kinh không nhượng bộ như họ vẫn hy vọng – có lẽ qua lệnh cấm đánh cá trong khu vực, kể cả ở bãi cạn Scarborough kể từ ngày 1/5 của Trung Quốc.

Để đặt nền móng cho việc này, chính quyền ông Trump phải làm một việc từ lâu được chờ đợi : nói rõ rằng theo hiệp ước hỗ tương giữa hai nước, Mỹ sẽ yểm trợ lực lượng Philippines tại Biển Đông, vì vùng biển này thuộc Thái Bình Dương, theo điều V của hiệp ước. Như vậy công việc khó khăn là tái lập lực lượng quốc tế đối phó với yêu sách của Trung Quốc mới có thể khởi đầu.
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Ngoại giao Mỹ: Quan điểm của Donald Trump quay ngoặt 180°

Trọng Nghĩa

Image
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) họp báo chung với tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (T), tại Nhà Trắng, ngày 12/04/2017.REUTERS/Jonathan Ernst

Từ chủ trương đối với NATO, cho đến lập trường đối với Trung Quốc hay là Nga, trong những ngày qua, chính tổng thống Mỹ Donald Trump đã biểu thị những quan điểm đối nghịch hoàn toàn với những gì ông đã hô hào trong thời gian qua hơn một năm qua. Ngày 13/04/2017, hãng tin Pháp AFP đã trích dẫn giới quan sát cho rằng đó là những dấu hiệu phản ánh đà « bình thường hóa » đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ.

Thay đổi được AFP đánh giá là « hoành tráng » nhất liên quan đến Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, và nhiều tuần lễ đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump đã liên tục mệnh danh NATO là một khối đã « lỗi thời », bao gồm các đồng minh chủ yếu là châu Âu chuyên ăn bám vào Mỹ, cho nên cần bị buộc phải chia sẻ « gánh nặng tài chính » với Washington bằng cách gia tăng chi tiêu quân sự.

Thế nhưng, hôm 12/04 vừa qua, tại một cuộc họp báo với tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg, ông đã thay đổi hẳn thái độ, và công khai rút lại từ ngữ « lỗi thời » từng khiến cho NATO bực bội : « Tôi từng nói (là NATO) lỗi thời, nhưng (giờ đây NATO) không còn lỗi thời nữa ».

Tuy nhiên, tổng thống Mỹ vẫn yêu cầu là toàn bộ 28% thành viên NATO phải nâng chí phí quân sự của mình lên mức tối thiểu là 2% GDP, một yêu cầu vốn đã được toàn khối đồng ý từ lâu.

Dẫu sao thì thay đổi đánh giá 180° của tổng thống Mỹ trên tính chất gọi là « lỗi thời » của NATO đã dự báo tốt cho chuyến công du châu Âu đầu tiên của ông Trump trong tư cách chủ nhân Nhà Trắng sẽ đưa ông đến Bruxelles ngày 25/05 tới đây để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO.

Thay đổi cũng đáng chú ý không kém là lập trường đối với Trung Quốc, nước đã bị ông Donald Trump tố cáo thậm tệ là một kẻ « thao túng ngoại hối », ghìm giá đồng nhân dân tệ để gây hại cho nước Mỹ. Ông Trump đồng thời tuyên bố sẵn sàng trừng phạt thương mại Bắc Kinh bằng cách áp thuế cao trên hàng nhập từ Trung Quốc. Một trong những tuyên bố gây sốc của ông Trump là sẽ ký ngay lệnh quy định Trung Quốc là nước lũng đoạn ngoại tệ ngay ngày đầu tiên nhậm chức.

Thế nhưng mới đây, trong cuộc phỏng vấn ngày 12/04 dành cho nhật báo tài chánh Mỹ Wall Street Journal, ông Trump đã cho rằng Trung Quốc không hề phá giá đồng tiền của họ trong thời gian qua, và xác định rõ ràng : « Không, họ (tức là Trung Quốc) không phải những kẻ thao túng tiền tệ ». Dĩ nhiên là lệnh quy định rằng Trung Quốc là quốc gia lũng đoạn ngoại tệ mà ứng cử viên Trump từng hứa ban hành đã không hề xuất hiện.

Thay đổi lập trường đối với Nga cũng được ghi nhận trong bối cảnh là trước đây ông Donald Trump không hề che giấu ý muốn xích lại gần Mátxcơva hơn, không ngừng khen ngợi tổng thống Nga Putin mà ông cho là một lãnh đạo « mạnh » và « thông minh ».

Thế nhưng mới đây ông đã bớt hẳn những tuyên bố phấn khởi về Nga, thậm chí vào hôm qua, 14/04, ông còn nhấn mạnh rằng ông không hề « quen biết » ông Putin, rằng quan hệ giữa hai bên « có lẽ đang ở mức xấu nhất từ trước đến nay », và khả năng hòa giải khó thực hiện.

Đối với phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer, thay đổi quan điểm của ông Trump không có gì là lạ vì « bối cảnh đã thay đổi ». Nhận định này tương ứng với một lập luận rất phổ biến là một khi đã ngồi vào Phòng Bầu Dục tại Nhà Trắng, bất kỳ một tổng thống Mỹ nào cũng nhìn sự việc bằng một con mắt khác.

Ngoài ra, theo AFP, thay đổi quan điểm 180° của ông Trump cũng một phần bắt nguồn từ việc giàn cố vấn thân cận của ông đã thay đổi, với những nhân vật cực đoan như Steve Bannon, Mike Flynn và KT McFarland đã bị gạt ra, thay vào bằng tướng McMaster có cái nhìn truyền thống hơn.

Trong lãnh vực kinh tế, sự vươn lên của các nhân vật chuộng toàn cầu hóa trong chính quyền Trump cũng không xa lạ gì với thay đổi lập trường của tân tổng thống Mỹ. Trong số này phải kể đến ba người : Con gái Ivanka, và con rể Jared Kushner của ông Trump, cũng như là cố vấn kinh tế hàng đầu Gary Cohn.
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

KỊCH BẢN
Chiến Tranh Việt Nam và giặc Tàu Hán


Tác Giả: MẠC-VÂN

Chiến tranh Việt Nam Trung Quốc có thể bùng nổ ra bất cứ lúc nào và không thể nào tránh khỏi. Đây là một cuộc chiến rất cần thiết trong chiến lược Hán hóa Việt Nam và khai thông cho con đường tiến xuống Đông Nam Á của Trung Quốc.

Một chiến lược bằng mọi giá họ phải thực hiện để tiến tới bá chủ thế giới. Họ đã suy nghĩ tính tóan kỹ lưỡng và sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả mà cả thế giới có thể đưa đến cho họ và sẵn sàng hy sinh vài trăm triệu dân để thực hiện ý đồ khủng khiếp này.

Có nhiều người vẫn lạc quan ngây thơ cho rằng chiến tranh TQ - VN không thể nào xẩy ra. Họ đưa ra nhiều dẫn chứng trong đó có đề cập đến cuộc chiến 79 rằng TQ đã trả một giá quá đắt rằng : bây giờ TQ không cần động binh vì đã có đảng Cộng sản VN làm tay sai. Nhìn chung chung thì những lý do này có phần thuyết phục nhưng đó không phải là chiến luợc về lâu về dài mà TQ có thể hoàn tòan dựa vào được.
Bên ngoài thì hai nước coi nhau như: “Môi hở răng lạnh” nhưng sau lưng “ Môi bể răng rụng” lại có 16 chữ vàng và bốn tốt thế nhưng anh khổng lồ TQ vẫn coi bọn CSVN là bọn phản phúc ăn cháo đá bát không thể nào tin tưởng dược. Trái lại anh CSVN bề ngoài ngậm đắng nuốt cay cũng không tin tưởng gi lắm vào người láng giềng ỷ thế đông dân lấy thịt đè người cho nên cũng đay đáy bên lòng lo giữ miếng. Màn bi hài kịch này liệu tồn tại được bao lâu?

Hàng ngày người đàn anh khổng lồ lại tỏ ra bộ mặt tham lam. Hai nước “núi liên núi sông liền sông cùng chung một biển đông” nhưng nay biển đông lại vào túi người đàn anh còn sông núi thì rỏ ràng là VN mất Ải Nam Quan, thác Bản giốc và cùng nhiều điểm cao chiến lược ở các tỉnh biên giới và hiện giờ người láng giềng bốn tốt lại thò tay vào vùng Cao Nguyên. Rốt cuộc VN chỉ còn lại 16 chủ vàng và 4 tốt. Nghe rất hay nhưng khó nuốt quá.
Có những tờ báo TQ đưa ra nhận định tương tự là TQ không thể thắng VN . Đây là những tờ báo với những luận điệu nguy hiểm dùng để ru ngủ chúng ta làm cho chúng ta yên tâm mà không đề phòng. Nên nhớ rằng TQ dàn hỏa tiển hướng về Đài Loan và đe dọa sẽ đánh chiếm hải đảo này bằng vũ lực. Đây chỉ là một chiến lược dương đông kích tây. Đài Loan chỉ là diện VN mới là điểm. Đảng cộng sản VN đã làm hết lòng để thần phục dù phải cắt đất cắt biển dâng cho TQ hòng được bền vững lâu dài. Nhưng tham vọng của TQ không phải ngừng lại đó. Dưới cái nhìn cuả đế quốc TQ thì đảng Công sản VN chỉ là bọn làm tay sai đắc lực cho đến khi họ đã hòan thành những mưu đồ thì cũng bị bỏ vào thùng rác. Mồi đã bắt được thì chó săn sẽ bị giết cung nỏ sẽ bị bẻ gãy chẳng chút tiếc thương. Không ai thích chiến tranh, nhưng chiến tranh vẫn xảy ra và xảy ra một cách rất bất ngờ.

“MUỐN CÓ HÒA BÌNH PHẢI CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH...”
Đó là tư tưởng của các chiến lược gia từ cổ chí kim từ “Tôn Tử, Von Clausewitz cho đến Alfred Mahan, Groshkov v..v..” . Như vậy rõ ràng là ta phải mạnh mới khỏi bị uy hiếp. Ta không thể ngây ngô quỳ gối lạy kẻ thù để xin làm hòa với họ được ...Chưa gì mà TQ đe dọa VN phải sẵn sàng để nghe đại bác. Những lời đe dọa phách lối này của TQ phải xuất phát vào những yếu kém của VN mà họ đã nắm được tẩy.

Bây giờ TQ thỉnh thoảng lại tập trận gần biên giới hai nước có ý nhắn VN là họ sẵn sàng bất cứ lúc nào cũng có thể xua quân qua dạy VN thêm một bài học mới. Báo TQ đưa ra chiến lược đánh VN trong vòng 30 ngày. Chúng ta đừng coi thường nếu có chiến tranh xẩy ra chắc họ sẽ áp dụng những chiến lược này. Cuộc chiến mới này sẽ dựa theo chiến lược đánh chớp nhoáng theo chiến thuật “Blitzkrieg” tập trung hỏa lực đặc biệt là không quân và chiến xa kèm theo bộ binh mà Đức quốc xã đã áp dụng trong đệ nhị thế chiến đã từng làm cho liên quân Anh Pháp và cả Liên xô không kịp trở tay.
CHIẾN TRƯỜNG SẼ ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH TRONG 48 ĐỒNG HỒ ĐẦU TIÊN.
Không quân Trung Quốc sẽ tập trung ồ ạt dội bom vào các phi truờng VN từ bắc chí nam mục đích là làm tê liệt không quân VN ngay dưới đất khi chưa có thì giờ cất cánh. Kế tiếp KQ TQ sẽ tiêu diệt các dàn hỏa tiễn Bastion phá hủy các kho đạn dựoc xăng dầu. TQ đã điều nghiên kỹ lưỡng những vị trí chiến lược từ trước và nhờ sự hướng dẩn dưới đất do bọn quân nhân TQ trá hình làm công nhân nên cuộc tập kích rất chính xác. Kết quả là những mục tiêu bị hư hại nặng. Song song với cuộc không tập; bộ binh TQ đã dàn ở biên giới it nhất là 50 sư đòan tức là trên dưới 500 ngàn quân và ít nhất là cả ngàn chiến xa và cả ngàn khẩu đại pháo. Bộ binh TQ chỉ sẵn sàng vượt biên giới khi có lệnh để dứt điểm lần cuối hòng xóa bản đồ V N.
Trong lúc bộ binh TQ dàn sẵn ở biên giới thì một sư đòan dù đã nhảy xuống Lâm Đồng nơi họ đang khai thác beauxite hợp cùng đám quân nhân trá hình ở đây làm đầu tàu cho một cuộc tập quân lớn ở vùng Cao nguyên chiến lược này.

Hải quân TQ đổ bộ TQLC lên các bờ biển Thanh Hóa, Đà nẵng. Cam ranh và Vũng Tàu. Đòng thời những chiến hạm TQ bắn phá các căn cứ hải quân VN ven bờ duyên hải. Lợi dụng tình hình VN đang rối rắm TQ sẽ đánh chiếm Truờng sa như họ đã chiếm Hoàng sa vào năm 1974.

VN hiện giờ có 400 ngàn quân chính quy và 5 triệu dân quân. Vũ khí trang bị từ thời 70 nay dã trở thành cũ kỹ không hiện đại hóa nhất là lực lượng thiết giáp KQ và HQ. Chỉ có một một phi đội Su 30 mua của Nga là máy bay chiến đấu hiện đại nhất.

Sau cuộc tập kích chớp nhoáng của TQ bộ đội VN những phút đầu đã bị đánh bất ngờ và không được điều động kịp thời để ngăn được quân TQ ồ ạt tràn qua biên giới như nước vỡ bờ. Lực lượng dân quân đã mãnh liệt chống đối nhưng không thể nào ngăn nổi bước tiến cuả đại quân TQ như cuộc chiến 79.

Một số phi cơ còn lại của VN đặc biệt là phi đội Su 30 đã anh dũng lên ngăn chiến và đã hạ đuợc rất nhiều phi cơ địch. Cuộc không chiến bất ngờ này đã làm cho các phi công TQ khiếp đảm. Đó là dấu hiệu đầu tiên sự hồi sinh của quân đội VN và là một ánh lửa bừng sáng trong lòng người dân Việt vốn đã có sự thù hận truyền kiếp của kẻ thù phương Bắc. Đây là một sức mạnh vô biên của lòng dân mà không một kẻ thù nào uy hiếp được.

Đoàn quân xâm lược đang hướng thẵng Hà Nội thủ đô VN được tăng cường thêm hàng trăm ngàn lính TQ trá hình làm Công nhân sẵn ở VN. Một vài vị chỉ huy tướng lãnh cao cấp VN được bọn Tàu mua chuộc cũng trở cờ theo địch nhưng đã bị các sỉ quan trẻ phản đối và họ sẽ thề chiến đấu đến cùng để bảo vệ tổ quốc mà không cần đảng cộng sản. Chính những cấp chỉ huy can đảm và đầy nhiệt huyết này sẽ cứu nước cứu dân trong cơn nguy biến. Một trong những cấp chỉ huy tài ba này sẽ trở thành một vị siêu anh hùng như Trần hưng Đạo, Lê Lợi , Ngô Quyền đứng lên hiệu triệu tòan dân toàn quân kháng chiến dưới là cờ chính nghĩa. Sau những phút đầu khủng hoảng khiếp sợ người dân VN đã đứng dậy muôn nguời như một sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc được sống. Đây cũng là một cuộc chiến mà người dân VN chỉ có một lối thóat hoặc thắng hoặc chết không tù binh không nhân nhượng không áp dụng luật quốc tế .

Dân Hà nội đang gấp rút di tản trong khi đó có vài vị tai to mặt lớn trong chính phủ tiền bạc ở ngoại quốc đã vội đem vợ con vào các tòa đại sứ Âu Mỹ xin tỵ nạn. Một lọat sóng thuyền nhân mới ồ ạt ra khơi đến ở các nước ĐNA như thời 75.

Nguyễn Chí Vịnh tên tướng theo Tàu đàng sau lưng lại có những tên Lê Chiêu Thống kiểu như Đổ Mười, Lê đức Anh, Lê khả Phiêu,Trần Đức Lương v..v... làm cố vấn đứng ra hô hào hợp tác với quân Tàu nhưng bị dân chúng tẩy chay. Hàng lọat đảng viên bỏ đảng phản đối. Trên đường tiến quân người dân không chạy kịp bị tàn sát hãm hiếp, nhà cửa một phần bị đốt phá hoặc bị bọn Tàu di dân qua chiếm ở.

TQ đã có chủ trương gây ra một cuộc chiến diệt chủng. Chiếm đóng xong là đã có kế hoạch đưa dân Hán lấp vào chỗ trống ngay. Vòng đai Hà nội được phòng thủ bằng năm sư đòan chính quy rải rác đóng quân dài thành một vòng cung 30 cây số. Trên đường tiến về thủ đô quân TQ dã đụng độ rât nhiều trận lẻ tẻ nhưng gây thiệt hại rất đáng kể do dân quân du kích gây ra. Nhờ vào vị trí hiểm trở một phần khác do xa lạ nên quân Tàu đã bị phục kích bị giết rất nhiều, hàng trăm chiến xa rải rác phơi thây dài dài từ biên giới về đến đồng bằng sông Hồng. Cuộc tiến quân về Hà Nội dự trù ăn sáng ở biên giới ăn trưa ở Hà nội đã không xảy ra như ý của các tướng lãnh tư lệnh chiến trường mong muốn.

Càng tiến gần thủ đô Hà Nội quân TQ mới bắt đầu nếm mùi đụng độ với quân chính quy thiện chiến của VN. Những trận chiến nẩy lửa đã xãy ra làm quân TQ khựng lại để chờ tiếp viện. Các chiến trường khác từ Bắc chí Nam đều trở nên sôi động. Phương tiện giao thông và cầu cống đều bị phá hủy làm cho đòan quân xâm lược rất khó khăn di chuyển. Quân TQ đi đến đâu đều bị quân dân VN anh dũng phối hợp chận đánh.

Lịch sử đã tái diễn như ngàn năm xưa với Bà Trưng Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Dòng máu anh hùng của từng lớp trai xông ra chiến trường quyết sống chết với quân thù. Tin TQ xâm chiếm VN làm rúng động thế giới từ Mỹ sang Âu không khác gi tin quân Đức quốc xã của Hitler chiếm đống Ba Lan năm 1939 đã châm ngòi cho đại chiến thứ hai và gây lên một làn sống phản đối mạnh mẽ chưa từng thấy. Cả thế giới đang chuẩn bị giúp VN. Trong lúc đó các nước Đông Nam Á run sợ. Họ biết rằng sau VN là đến họ. Sau Đông Nam Á đến Úc, Tân Tây Lan, Nhât Bãn, Đại Hàn và đến lượt cuối cùng là Nga, MỸ và Âu châu. Cũng bởi những lý do này mà đã bắt đầu có sự hiện diện bí mật của những tóan biệt kích Mỹ lực lượng đặc biệt của NATO v.v... bắt liên lạc với quân VN điều nghiên viện trợ khẩn cấp vũ khí đạn dược lương thực thuốc men v..v..

Những vú khí tối tân như hỏa tiễn “Tow” diệt chiến xa những hỏa tiễn phòng không cầm tay :Stinger, Sa7 strella” bắt đầu xuất hiện sẽ làm cho các phi công TQ lạnh cẵng như đã làm cho các phi công Nga khiếp vía ở Afganistan. VN trở thành một bãi chiến trường quốc tế một bên là TQ một bên là cả thế giới Âu Mỹ, Úc, Asean v.v..

Thế cờ đã bày ra trước mặt.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã tuyên bố Mỹ có quyền lợi ở biển đông đã làm cho ngoại trưởng Trung Cộng tức giận bỏ phòng họp. Hàng không mẩu hạm Mỹ Washington ngang nhiên tiến vào biển đông nơi mà Trung quốc cho đó là quyền lợi cốt lõi của họ và không ai đuợc xâm phạm đến. Chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh cho Hải quân TQ chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
TQLC Mỹ đã vào Úc. Những tàu bay Rapter, B2, F35 của Mỹ đã được điều động đến Guam. Hải quân Mỹ đã sẵn sàng khai triển ở Singapore cho các chiến hạm tối tân loại mới LCS (Littoral Combat Ships). Sau hai cuộc chiến Iraq và Afganistan trọng tâm của chiến lược Mỹ đang được điều động đến vùng Á Châu Thái bình Dương. Những căn cứ cũ của Mỹ ở Philippine như Subic Bay và Clark Air Base chắc chắn sẽ sẵn sàng đón quân Mỹ trở lại. Mỹ vẫn còn ràng buộc với Philippine qua hiệp ước liên phòng được ký vào năm 1951 bây giờ vẫn còn hiệu lực. Khi khẩn cấp Mỹ cũng có thể trở lại các căn cứ cũ U Ta Pao, Nakol phanol trên đất Thái v..v...Vòng vây càng ngày càng siết chặt TQ.
Chính phủ và Đảng Cộng sản VN hình như đang tỉnh giấc mơ. Đứng trước ngã ba chắc chắn bắt họ phải chọn lấy một con đường:
THEO TQ BỎ NƯỚC BỎ DÂN ĐỂ GIỮ ĐẢNG?
THEO DÂN THEO THẾ GIỚI ĐỂ CỨU NƯỚC ?

Cuộc chiến chắc rất căm go và rất dài. Không biết sẽ ngã ngũ ra sao...VN sẽ là tiền đồn của thế giới. Vận mệnh của các nước ĐNA, các nước châu Á Thái bình dương đang nằm trên cán cân tùy theo kết quả của cuộc chiến. Các nước Nhật bản, Đại hàn, UC, Tân Tây Lan, Indonesia, Mã,Thái, Singapore vội vã tăng cường quốc phòng trang bị các loại võ khí tối tân nhất là Hải quân. Hai nước láng giềng Cam Bốt Lào chỉ còn biết rung chuông gõ mõ cầu xin Trời Phật hộ trì và chỉ còn biết mong chờ kết quả của cuộc chiến sẽ ngã ngũ về đâu thì lo uốn mình theo chiều đó.
Hiểm họa da vàng là một thử thách cho các nước Âu Mỹ chắc sẽ làm cho các dân tộc da trắng nhớ đến vó ngựa Mông Cổ từng làm cho tổ tiên họ khiếp viá mà sẵn sàng chuẩn bị đối phó. VN THẮNG THẾ GIỚI SẼ THỞ DÀI. VN BẠI THÌ ĐẠI CHIẾN THỨ BA CHỈ CÒN MỘT BƯỚC. MỘT BƯỚC NGẮN...

Mạc-Vân
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Ðảng mất mặt

Ngô Nhân Dụng
Ðảng Cộng Sản sẽ giải quyết nhanh chóng vụ Ðồng Tâm. Càng kéo dài thì càng mất mặt. Một chế độ độc tài bắt đầu lung lay khi bộ máy đàn áp không còn làm cho dân sợ hãi nữa. Chế độ sẽ sụp đổ nhanh chóng khi bị toàn dân khinh rẻ, chính những người lo bảo vệ chế độ cũng giao động tinh thần. Biến cố Ðồng Tâm cho thấy cả hai triệu chứng đó. Biến cố này càng kéo dài thì đảng Cộng Sản càng mất mặt. Cho nên, trước sau họ phải tìm cách chấm dứt, chấm dứt càng sớm càng tốt.

Trước đây không ai tưởng tượng được có cảnh dân chúng Việt Nam bắt giam cán bộ nhà nước làm con tin, rồi cho điều đình trao đổi. Chưa hết, người được thả còn phải đứng ra cầm loa long trọng cảm ơn! Dân xã Ðồng Tâm đã trả tự do cho ông Ðặng Văn Cảnh, trưởng Ban Tuyên Giáo Huyện Ủy Mỹ Ðức sau 6 ngày giam cầm; và ông này còn phải đọc một “Bản tường trình,” ngỏ lời “thay mặt anh em, cảm ơn bà con,” là những người dân đã bắt giam mình! Nếu có óc hài hước, phải gọi đó là “bản thu hoạch,” giống như những tù nhân bị đi “cải tạo” vẫn phải viết.

Một ông trưởng Ban Tuyên Giáo cấp huyện mất mặt, có thể tự hy sinh. Nhưng đến ông chủ tịch thành phố cũng mất mặt thì làm sao rửa được?

Ông Nguyễn Ðức Chung vốn là một tướng công an, là ủy viên Trung Ương Ðảng, giữ chức chủ tịch Hà Nội. Vậy mà câu ông nói qua điện thoại, hỏi một người dân Ðồng Tâm: “Nếu tôi xuống Ðồng Tâm, liệu người ta có bắt tôi không?” bây giờ người Việt Nam ai cũng biết. Bao giờ đến lượt ông Nguyễn Phú Trọng cũng phải hỏi: “Nếu tôi tới…, liệu người ta có bắt tôi không?”

Ông Nguyễn Ðức Chung tuyên bố sẽ “xuống” để “đối thoại” với dân xã, rồi lại rụt rè không dám xuống. Ðến khi ông tin tưởng các lực lượng bảo vệ, lấy hết can đảm “xuống” để “đối thoại với dân,” thì người dân Ðồng Tâm lại không ai thèm đến nhìn cái mặt ông! Còn mặt mũi nào nữa!

Trong khi ông chủ tịch thành phố mất mặt như thế thì tất cả mọi người trong nước theo dõi tim tức đã phải kính phục cụ Lê Ðình Kình. Ông cụ 82 tuổi, một đảng viên Cộng Sản suốt 60 năm, bây giờ được coi là người lãnh đạo “cuộc nổi dậy” chống lại chính sách cướp đất của đảng.

Cụ Lê Ðình Kình sẽ là hình ảnh khích lệ người dân nơi khác, trong những vụ dân chúng chống cướp đất đang diễn ra khắp nước. Sẽ còn xuất hiện những cụ Lê Ðình Kình khác.

Dân làng Vọng Ðông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, đang theo gương dân xã Ðồng Tâm, đứng lên chống “cưỡng chế” đảng cướp đất mà không bồi thường cho dân thỏa đáng. Một người đơn độc ở xã Gành Dầu, tỉnh Kiên Giang, là ông Lê Văn Bé cũng dám chống lại lệnh “cưỡng chế” chiếm đất của mình, để đảng giao cho tư bản khai thác khu du lịch. Chỉ một gia đình ông Lê Văn Bé mà chính quyền Phú Quốc phải kéo tới hàng trăm cảnh sát, công an đàn áp! Chắc đảng ta đã rút ra bài học ở xã Ðồng Tâm, cần hàng trăm tay súng vì sợ một mình ông Bé cũng có thể bắt giam cán bộ nhà nước!

Tại thành phố Lai Châu thì bốn gia đình bị cướp đất chống cự, họ không bắt giam được ai cả. Tờ báo Nhân Dân mô tả: “Khi cơ quan chức năng tiến hành các bước cưỡng chế, các hộ gia đình trên đã không chấp hành, dùng vũ lực và các dụng cụ, vũ khí tự chế để chống lại người thi hành công vụ làm hơn chục người của lực lượng chức năng bị thương.” Khi tờ báo chính thức của đảng loan tin có tới hơn chục cảnh sát công an an bị thương, họ tưởng như vậy là kết tội những người dân bị cướp đất dám chống cự lệnh nhà nước. Nhưng ai đọc tờ báo đảng cũng tự hỏi: Bốn gia đình gồm có bao nhiêu người? Bao nhiêu người là các cụ già, phụ nữ, trẻ em? Nhà nước đã đem xe vòi rồng xịt nước đàn áp họ, mà những người này tay không vũ khí, làm sao chống cự? Báo đảng tính chửi bới dân nhưng chỉ để lộ bộ mặt nói dối trắng trợn, vu oan giá họa cho những người dân bị đảng ăn cướp!

Nhưng tại sao bốn gia đình này còn làm cho hàng chục “chiến sĩ công an cảnh sát” bị thương? Bộ cảnh sát công an của chế độ bây giờ toàn những bọn yếu như sên, nhát như cáy cả hay sao? Báo Nhân Dân, trong lúc hăng hái làm bổn phận bôi nhọ và chửi bới dân, đã vô tình bêu riếu cả lực lượng công an cảnh sát đang phục vụ chế độ! Báo Nhân Dân càng cố bôi xấu dân chúng thì chế độ càng mất mặt, vì người dân thấy nhà nước yếu quá!

Người ta phải tự hỏi tại sao một tờ báo đã kiên trì phục vụ đảng suốt 60, 70 năm mà lại phạm một lỗi lầm sơ đẳng như vậy?

Có thể giải thích rằng ngay các cán bộ tuyên truyền của đảng Cộng Sản cũng chán cái công việc “nói láo ăn tiền” của họ rồi! Họ thuộc lòng những chỉ thị, cố thi hành đầy đủ: Phải mô tả dân chúng chống cướp đất thật xấu, bịa đặt để bôi nhọ bằng mọi cách. Phải đề cao đảng và nhà nước đầy hình ảnh tử tế, thương dân, yêu dân, phục vụ dân. Ðám cán bộ văn hóa tư tưởng đã theo đúng sách đó mà làm một cách máy móc, không còn dùng tới đầu óc suy nghĩ nữa.

Tình trạng các cán bộ làm công việc tuyên truyền theo đúng công thức cũng giống như tình trạng các cán bộ trong bộ máy đàn áp tại Biến Cố Ðồng Tâm. Người ta phải hỏi: Tại sao mấy chục cảnh sát, công an đã để cho người dân xã Ðồng Tâm bắt giam, không chống cự, cũng không bỏ chạy? Nếu họ thực tình muốn tự vệ, dân nào có thể bắt và giam giữ họ?

Chế độ Cộng Sản dựa trên hai nền móng: Tuyên truyền và bạo lực. Một bộ máy nói dối thuần thục, và một bộ máy kìm kẹp, đàn áp chuyên nghiệp, đó là những vũ khí giúp đảng Cộng Sản còn tồn tại.

Nhưng cả hai bộ máy trên đều dùng đến con người. Mà con người thì không phải máy móc. Khi chính những con người trong hai guồng máy đó cảm thấy họ đang sống trong cảnh lo sợ vì chế độ thoái trào, suy sụp không cách nào trốn tránh, thì tinh thần họ bị giao động, chán chường.

Tình trạng này thể hiện trong Biến Cố Ðồng Tâm. Hàng chục cảnh sát cơ động để yên cho người dân bắt giữ mình. Một trưởng Ban Tuyên Giáo cấp huyện ủy chịu đứng ra đọc “bản thu hoạch” và cảm ơn người dân đã bắt giam mình, hoàn toàn không theo pháp luật. Cả hai hình ảnh đó làm mất mặt cả chế độ, cả đảng Cộng Sản Việt Nam.

Cho nên, bọn Nguyễn Phú Trọng nếu biết suy nghĩ sẽ phải ra lệnh giải quyết vụ Ðồng Tâm sớm. Bây giờ người dân chỉ còn giam giữ dưới hai chục con tin để thỏa mãn các đòi hỏi và đặt thêm các điều kiện giúp họ tự vệ, không bị trả thù. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản sẽ phải nhượng bộ, vì càng để cho Nguyễn Ðức Chung kéo dài cuộc mặc cả kỳ kèo bớt một thêm hai, càng dùng các thủ đoạn gian trá không còn đánh lừa được dân nữa, thì biến cố càng kéo dài. Hình ảnh xã Ðồng Tâm sẽ được cả nước chiêm ngưỡng; những người dân đang bị oan ức khắp nơi sẽ rút ra những bài học cho chính họ!
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image

Nói chuyện pháp lý với loài sản?!
(Danlambao) - Trong vụ Đồng Tâm, một số người đã đem chuyện pháp lý ra mà giảng; trích dẫn những điều của pháp luật cộng sản như Điều 123 - tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, Điều 257 - tội chống người thi hành công vụ, Điều 143 - tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản... để "gợi ý" cho việc tiến hành tố tụng, khởi tố vụ án hình sự đối với người dân Đồng Tâm cho đúng phép tắc của quốc gia. Lại còn có lý luận về thẩm quyền của Nguyễn Đức Chung trong việc cam kết không truy tố; cũng như giá trị pháp lý của bản cam kết do tên đầu não Hà Nội này viết tay và ký...

Có lẽ những người này đang sống ở sao Hỏa hay đang mộng du. Dưới chế độ độc tài toàn trị, luật rừng là ta, ta là luật rừng, hiến pháp cũng là của đảng cộng sản; đặt ra luật để đứng trên và chà đạp hiến pháp tự tạo cũng là đảng; sử dụng và diễn giải luật một cách tùy tiện cũng là đảng... Do đó, nếu không là hoang tưởng thì cũng là nối giáo cho giặc mà hại dân khi đem luật của chủ nô ra để đòi áp dụng cho những người nô lệ.

Hãy nhìn lại những công dân tranh đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền đã bị bắt giam, không được gặp luật sư và gia đình, an ninh điều tra tùy tiện gia hạn tù đày (tạm giam) gần đến 2 năm trước khi đưa ra xét xử trong những phiên tòa mà bản án bỏ túi đã có sẵn. Hãy nhìn lại cách diễn giải và áp dụng điều luật 258 để bắt giam công dân yêu nước. Hãy nhìn cảnh côn an côn đồ đánh đập người yêu nước, đàn áp dân oan để cướp đất, cướp quyền làm người trong mấy chục năm qua... Nhìn tất cả để đừng đem luật rừng của những tên rừng rú ra mà áp dụng cho người dân trong lúc lại làm ngơ và cúi đầu yên lặng khi những tên cai trị rừng rú vi phạm luật của chúng hàng ngày hàng giờ.

Nhân dân Việt Nam ai cũng muốn có một đất nước mà luật pháp phải được áp dụng công bằng, nghiêm minh đối với tất cả mọi người. Đó là khát vọng của cả dân tộc. Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi độc tài cộng sản bị dẹp bỏ, chính quyền mới được bầu ra trong một bối cảnh chính trị thực sự dân chủ, tự do và tam quyền phân lập được tái lập.

Sau 42 năm cả nước bị toàn trị bởi thể chế độc tài cộng sản, bất cứ người dân nào cũng đều biết rõ là đừng nói chuyện luật pháp với những kẻ vừa chà đạp lên luật pháp, vừa tùy tiện dùng luật pháp để chà đạp lên dân.

Sau 42 năm, bài học xương máu là muốn có công lý, muốn có quyền sống thì người dân phải đứng lên chống lại tập đoàn cai trị bán nước hại dân. Người dân Đồng Tâm đã tạm thời chiến thắng vì biết ngạo nghễ dẫm lên luật rừng của cộng sản để trói gô bọn cầm quyền cướp đất. Chỉ có những kẻ đã bị "thuần nô" mới đem luật rừng của những tên chủ nô ra mà áp dụng cho tầng lớp nhân dân đang bị đày đọa làm kiếp nô lệ. Chỉ có những loại trí thức của Mao, những tên Nhạc Bất Quần có dòng máu đạo đức giả của Hồ Chí Minh mới đem tâm hồn nô lệ của mình ra để lo lắng cho chuyện "vô pháp" đang xảy ra ở đất nước khốn nạn này.

Vô pháp đã được "đăng quang" từ ngày Hồ Chí Minh và đảng cộng sản cướp chính quyền. Vô pháp đã được "vinh danh" từ ngày một thiểu số cai trị tự biên tự diễn hiến pháp và luật pháp. Vô pháp đã được "vỗ béo" bởi hệ thống tư pháp toàn là đảng viên và một tập đoàn luật sư mà hầu hết đều phải cúi đầu ngoan ngoãn trước hệ thống độc tài vô pháp.

Muốn chấm dứt tình trạng vô pháp chỉ có một con đường duy nhất là hãy cùng nhau chấm dứt sự cai trị của những tên cộng sản đang hoành hành một cách vô pháp trên đất nước Việt Nam. Chỉ đến lúc đó Việt Nam mới có một nhà nước pháp trị. Và đến lúc đó hãy đem lương tâm và mạng sống của mình ra để mà xây dựng và bảo vệ hệ thống pháp trị công minh đó.

25.04.2017

Vũ Đông Hà
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »


Image

42 Năm CS, Việt Nam Thê Thảm
Vi Anh


30 tháng Tư năm 2017 này nữa là 42 năm Việt Nam nằm trong gọng kềm của chế độ CS Bắc Việt. 41 năm nhân dân Việt Nam chịu quá nhiều áp bức, bóc lột, tham nhũng, xã hội VN bị hố sâu ngăn cách nghèo giàu, văn hóa VN bị tàn phá. 42 năm đất nước Việt Nam bị Trung Cộng quan thầy của Đảng Nhà Nước CSVN xâm chiếm mất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, 80% Biển Đông. Hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa của VN bị TC lấy một phần lớn làm huyện Tam Sa sáp nhập vào tỉnh Hải Nam của TC.

Nếu nhìn lại Việt Nam Cộng hoà ở Miền Nam trước 30-4- 1975, VNCH khai nguyên và tồn tại mấy chục năm toàn trong thời chiến tranh. Dân chủ, tự do của VNCH mới xây dựng và trong thời chiến. Thế mà người dân VNCH, từ Bến Hải đến Cà mau có tự do và dân chủ nhiều hơn đồng bào của mình ở ngòai Miền Bắc CS từ Bến Hải trở ra Lạng Sơn, Cao Bằng.

Về chánh trị, VNCH trên thực tế và pháp lý, thực chất và thực sự có hiến pháp, có quốc hội, có đối lập, có tam quyền phân lập, hành pháp, lập pháp, tư pháp phân nhiệm và thực thi rõ ràng. Có lấn quyền, ủy quyền nhưng có tranh đấu, có sửa chữa để hiến pháp là đạo luật tối thượng của chánh quyền.

Trong xã hội có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do cư trú, đi lại trong ngoài nước.

Có báo của tư nhân, có nghiệp đòan của nhà báo, của công nhân, có biểu tình ủng hộ, biểu tình chống chánh phủ. Dĩ nhiên tự do, dân chủ không toàn thiện, toàn mỹ, nhưng có và phát triển càng ngày tốt đẹp hơn.

Về kinh tế thời VNCH nhớ lại sống dễ làm sao ấy dù có chiến tranh. Anh chạy xích lô ở Saigon sáng cũng có thể ăn tô phở, chiều có thể lai rai chai bia Con Cọp. Một giáo sư dạy học lương trên năm sáu ngàn, ở trọ và cơm tháng khỏang 500$. Nông nghiệp hiện đại hoá với lúa Thần Nông, phát triển không bao giờ bị thiếu ăn. Kỹ nghệ cơ bản đã bắt đầu luyện thép, làm xi măng, dệt may, dây điện, bóng đèn, xà bông bột, bột ngọt, đồ họp cung ứng cho quân đội.

Nên cứ mỗi lần mùa Quốc Hận 30 tháng Tư đến, người dân Việt từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến thôn quê ngậm ngùi, uất hận. Người của VN Cộng Hòa còn kẹt trong nước thì thương tiếc ngày cũ, phải khổ nhục hiện thời. Quân nhân VNCH kẻ đã chết thì mồ siêu mả lạc, người còn sống thì bị kỳ thị, thiệt thòi thua công dân hạng hai. Hàng mấy trăm ngàn quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh bảo vệ Miền Nam trong cuộc chiến tranh tự vệ chánh đáng, các nghĩa trang của những tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa ấy bị CS tịch thu làm khu quân sự, bỏ hoang hay san bằng, tàn phá – như trả thù người chết.

42 năm Đảng Nhà Nước CSVN gồm thâu được cả nước, người dân VN quá nhiều khổ nhục trong thời CS cai trị VN. Người VN, truyền thông “trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh là câu trau mình” mà trí sĩ yêu nước Đồ Chiểu đã mô tả thành thơ – qua thời CS cuộc đời trở nên vô cùng bi đát, thê thảm. Nam vì muốn giúp gia đình, tham gia chương trình xuất khẩu lao động của Đảng Nhà Nước CS, cầm cố ruộng vườn, nhà cửa, vay ngân hàng để có tiền đi “làm thủ tục đầu tiên” lo hối lộ cho cán bộ, đảng viên CS để được đi “xuất khẩu lao động”. Đến nơi bị các chủ nhơn giữ thông hành, visa, bắt làm việc trối chết, trả tiền công rẻ mạt như lao nô. Tòa đại sứ và lãnh sự của VNCS không can thiệp, như đem con bỏ chợ.

Nữ thì một số lớn vì cuộc sống quá nghèo nàn, gia đình quá thiếu thốn phải hy sinh đi làm nô lệ tình dục cho người Nam Hàn, Đài Loan, Miên, Mã lai dưới hình thức lường gạt của các dịch vụ thông đồng, ăn chia với cán bộ đảng viên CS qua việc xin visa xuất cảnh, vay tiền ngân hàng đóng lệ phí, để thành “cô dâu” Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai. Có người chịu không nổi phải nhảy lầu tự tử, thảm thương.

Còn người nữ trong nước, cảnh bán trôn nuôi miệng, bị và lây bịnh xã hội, Sida hay Aids tỷ lệ cao nhứt nhì Á châu. Mỹ phải giúp tiền để ngăn chận.

Dân làm ăn chân chính càng làm càng nghèo. Nông dân bị chính sách trưng dụng đất đai của Đảng Nhà Nước cưỡng chế lấy núm ruột của dân, trả rẻ mạt như cướp giựt. Những oan khuất này người dân từ bắc chí nam, từ thành thị đến thôn quê phải chịu, tạo thành phong trào Dân Oan khắp nước.

Còn công nhân thì bị Đảng Nhà Nước ép giá lương tiền rẻ để thu hút đầu tư ngọai quốc, để giá thành sản phẩm rẻ dễ “xuất khẩu” hàng hóa, bắt làm việc không đủ sống và với điều kiện lao động, môi trường rất tồi tệ. Công nhân biểu tình, đình công, lãng công đòi tăng lương trở thành phong trào ngay trong chế độ CS kềm kẹp cấm biểu tình lãng công.

Còn đất nước VN thì bị TC xâm lấn, mà Đảng Nhà Nước gần như bất động và thông đồng trước đà xâm lăng của TC. Ngòai biển, TC tung ra một bản đồ hình lưỡi bò liếm hết 80% Biển Đông của VN. TC dựa vào công hàm bán nước của Thủ Tướng CS Hà nội Phạm văn Đồng, lấy hai đảo phần lớn Hòang sa và Trường sa làm Huyện Tam sa sáp nhập vào lãnh thổ TC.

Trên đất liền, TC lấy Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và mướn nhiều vùng đất của các tỉnh sát biên giới VN và TQ, hợp đồng trên nửa thế kỷ. TC còn mướn vùng Cao Nguyên của VN, khai thác bauxite. TC lập xóm, làng, xây chùa Ông, chùa Bà, đưa công nhân qua ở như VN là làng xóm ở nước nhà của họ vậy.

Các tôn giáo phần lớn bị CS Hà nội đối xử như lực lượng phản động. CS Hà nội dàn dựng lập ra các giáo hội do CS lãnh đạo, chỉ huy, người dân gọi là “giáo hội quốc doanh” và triệt hạ các giáo hội độc lập, thuần túy, chân truyền. CS Hà nội có lúc cử một trung tướng công an làm Trưởng Ban tôn giáo.

Thành phần dân chúng yêu nước, trí thức, luật sư, bác sĩ, nhà báo, sinh viên, nhà tu lên tiếng đòi tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền cho VN một cách ôn hòa, thì CS Hà nội cho côn đồ đánh đập ngòai đường hay bắt vào tù, dùng luật hình để truy tố một cách khiên cưỡng, như luật rừng.

Chế độ CS Hà nội thì vẫn độc tài đảng trị toàn diện. Họ mở cửa kinh tế, theo kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tức là khoá chặt chánh trị tức Đảng CS vẫn là đảng độc quyền, độc tài đảng trị toàn diện. CS tạo ra một thời kỳ tư bản hoang dã mà cán bộ đảng viên CS và tài phiệt ngọai quốc cấu kết thành một giai cấp mới, tư bản đỏ ở thành thị và cường hào ác bá đỏ ở nông thôn. Giai cấp này vay nợ ngọai quốc để làm và “rút ruột công trình” ba đời người dân trả không hết nợ. Giai cấp này hưởng thụ giàu sang mua xe loại sang trọng nhứt thế giới, máy bay riêng để đi, gỏi bạc tỷ Đô la ra dấu ở ngọai quốc, ăn chơi phung phí như chưởi vào mặt dân nghèo VN.

41 năm đất nước và nhân dân VN nằm trong gọng kềm CS Hà nội, đã rơi vào hòan cảnh thê thảm hơn tình hình của thời kỳ người dân Tunisia, Ai cập, Libya đứng lên lật đổ độc tài, tạo nên Mùa Xuân Á rập.

VN là một quốc gia dân tộc bất khuất, từng đánh đuổi quân Tàu, quân Pháp thực dân, kiên cường nhứt Đông Nam Á. VN là một quốc gia dân tộc có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt đời nào cũng có, như nhà chiến lược chiến tranh nhân dân Nguyễn Trải từng nói. VN trong khúc quanh của thế kỷ 20 và 21, có một Việt Nam hải ngọai gần ba triệu người sống tại các đại siêu cường thế giới, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu. Không lẽ VN không có người yêu nước. Không lẽ dân chúng Việt Nam cam chịu nổi khổ nhục vì CS hòai hay sao? (VA)
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Viết cho Ngày Quốc Hận: Hãy Trân Trọng Ngày Quốc Hận!

TS.Phan Văn Song
Đôi lời tâm tình
Từ 37 năm nay, từ 11 giờ sáng của ngày 6/6 năm 1980, từ ngày đáp xuống phi trường Orly, trong chuyến bay Air France lần cuối của đời một người mang quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa, nay đã biến thành một người Vô Quốc Tịch, một người Vô Tổ Quốc – Apatride vào chẳng bao lâu mang quốc tịch Pháp. Ngày hôm trước, chúng tôi rời Tân Sơn Nhứt trong một không khí buồn tẻ, nhục nhằn của một người bị trục xuất, từ nay mất nhà, mất đất, mất quê hương, vĩnh viễn sẽ không gặp lại cha mẹ nữa. Chúng tôi đành rời bỏ cái phi trường của thành phố nơi chôn nhau cắt rún, từ năm năm nay đã bị xóa tên. Vĩnh viễn rời bỏ, cái phi trường lớn nhứt của một cựu thủ đô của cựu nước Việt Nam Tự Do thân yêu! Giã từ, Adios, thôi không trở lại nữa!
Mừng, mừng, tùi tủi, ngỡ ngỡ, ngàng ngàng, gặp lại cô vợ, gặp lại thằng con sau 5 năm gởi người nuôi nấng. Và cũng kể từ ngày đó, chúng tôi nguyện suốt đời tỵ nạn, lưu vong của chúng tôi, gia đình chúng tôi PHẢI luôn luôn giữ những tập tục truyền thống văn hóa Việt Nam. Chẳng những giữ lễ nghĩa của Ba Ngày Tết, để thờ cúng Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ. Chúng tôi, từ nay, PHẢI giữ thêm cái tưởng vọng các anh linh các chiến hữu quân dân cán chánh của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ. Tóm lại, vì Chinh Nghĩa!

Tuần cuối cùng của mỗi Tháng Tư Đen, từ năm 1981 đến nay, gia đình chúng tôi ăn chay. Ăn chay là ăn toàn rau xanh, không thịt cá thế thôi - không màu mè tương chao, đậu hủ, giả cầy, giả cá gì cả! Ăn qua loa để nhớ cái gốc lưu vong, cái gốc gác của đời tỵ nạn. Ăn chay – nói theo quan niệm riêng của chúng tôi dạy cho con cháu – là ăn qua loa, ăn để mà sống. Cơm khoai, bánh mì, rau xanh xà-lách, trái cây … tóm lại, nói theo Tây là ăn carême, ăn végétarien.

Gia đình chúng tôi cố giữ phong tục một gia đình ly hương để không quên quê hương nguồn gốc. Giữ truyền thống, phong tục. Trong nhà chúng tôi cố giữ cái Đạo Việt, vì chúng tôi đi Đạo Cơ Đốc nên không có bàn thờ hình Chúa hay Thánh Giá, nhưng lập và thắp sáng cái Bàn thờ Tổ Tiên. Riêng tuần Quốc Hận, thắp sáng bàn thờ Tổ Quốc, tưởng niệm các tử sĩ bỏ mình cho Tự Do!

Đối với chúng tôi, Tôn giáo, Đức Tin phần tâm linh là của mỗi cá nhơn. Tuy là Giáo Sĩ trách nhiệm mục vụ tại một Hội Đoàn Giáo dân vùng, chúng tôi không làm phép rửa tội bốn đứa con chung tôi, chúng tôi đã giáo dục truyền giảng giáo lý Cơ đốc giáo cho các con, nhưng để các con hoàn toàn lựa chọn Tôn Giáo và Đức Tin khi trưởng thành và biết trách nhiệm lựa chọn con đường tâm linh của mình! Tôn Giáo thường gọi là Đạo, (con đường giữ người) là cá nhơn. Cá nhơn chúng tôi, có Đức Tin và phần tâm linh là Cơ Đốc Giáo, tập tục lễ nghĩa theo hệ thống Nhà thờ Liên Hiệp Tin Lành Luther và Cải Cách. Nhưng truyền thống gia đình chúng tôi, là văn hóa lễ nghĩa chung của nguồn gốc cộng đồng người Việt và người Pháp. Vì ở Pháp, vì nửa gia đình gốc Pháp, gia đình chúng tôi cố giữ truyền thống đất nước Việt Nam làm nguồn gốc chung, chúng tôi chọn là Đạo (Con đường xử thế) Việt. Vì lẽ ấy Bàn Thờ Tổ Tiên phải có. Bàn thờ Tổ Tiên họ PHAN để nhớ nguồn gốc, thờ phượng Cha mẹ, Tổ Tiên, Đất Nước, Đồng Bào!

Hằng năm hai lần, trong gia đình chúng tôi, Bàn Thờ Tổ Tiên được thắp sáng.
Lần đầu, từ ngày 15 tháng 12 dương lịch là ngày mất của Cha chúng tôi, từ nay là Ngày Hiệp Kỵ dòng họ Gia đình họ PHAN chúng tôi, gốc Thừa Thiên-Huế, làng Mậu Tài-Phú Vang, đến ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch, ra Tết.
Lần thứ hai là thắp sáng từ ngày 30 tháng ba là Ngày Huế thất thủ – quê quán gốc của dòng họ Phan – đến ngày 30 tháng tư là Ngày Sài gòn thất thủ và đất nước tiêu tùng.
Một năm hai lần, một lần Vọng Nhớ Tổ tiên, Nguồn gốc, Cha mẹ – Ơn Đất Nước, Ơn Tổ Tiên. Một lần Nhớ Ngày Tang Dân tộc, Ơn Đất Nước Nghĩa Đồng Bào.
Đó là Tứ Ơn: Đất Nước, Tổ Tiên, Đồng Bào và Trời Đất-Tôn Giáo.
Chúng tôi dạy con dạy cháu chúng tôi, truyền thống Việt Nam, giữ Tứ Ơn: Bốn Ơn Phước: Nhứt, Đất Nước Việt Nam, thứ đến Tổ Tiên Việt Nam, rồi đến Đồng Bào Việt Nam, còn Ơn cuối cùng, Ơn thứ tư là Ơn Tâm Linh-Tôn Giáo - Đức Tin tùy cá nhơn con cháu, Phật Chúa đều quý cả, kể cả Không Có Đức Tin –Athée, hay Không Tin- Agnostique - vì đó là Đạo, đó cũng là Đức, là Con đường xử thế, con đường giữ mình hằng ngày. Như vậy, Con người Việt gồm có Ba Ơn của Đạo Việt, và Đức Tin Tôn giáo cá nhơn để tu thân giữ mình.

1. Ngày Quốc Hận PHẢI là Biểu Tượng Của Người Quốc Gia:

Chúng ta, người Việt tỵ nạn Cộng sản từ trên 40 năm nay, sống đất người, hội nhập ít nhiều đất người, ngày nay sanh sống rải rác khắp nơi trên thế giới, tùy phong, tùy tục, nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục, sống sao cho hợp cảnh, hợp tình, hợp với lòng người, sống sao cho phải đạo mình, đó thôi ! Có nơi có may mắn, tụ họp đông đủ được một cộng đồng, tạo lập được những nơi sanh hoạt giữ nề giữ nếp Việt, phong Việt, tục Việt, Việt văn, Việt hóa. Nhưng cũng có vài nơi xa xôi, vắng vẻ, nhưng nhờ đất lành chim đậu, vẫn dễ dàng để người Việt chúng ta sanh sống, sanh con đẻ cái.
Image
Sinh hoạt hằng ngày có vẻ như người bản xứ nhưng về nhà vẫn cố giữ tục, giữ hồn người Việt. Hồn Người Việt là Tứ Ơn. Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã truyền dạy Giáo dân Phật Giáo Hòa Hảo. Chúng tôi tuy Tôn giáo Tin Lành, đọc Thánh Kinh, giữ lời Chúa, nhưng rất ngưỡng mộ lời dạy Đức Thầy, lấy Tứ Ơn làm kim chỉ nam giữ Đạo Việt, giữ hồn người Việt. Lời Chúa là Tâm Linh giữ Đạo, giữ Đức. Tôn giáo là Đức Tin, là lòng dạ cá nhơn, là lương tâm cá thể chỉ là một trong Tứ Ơn. Ba Ơn còn lại Ơn Tổ Tiên-Cha mẹ, Ơn Đất Nước- Quê hương, Ơn Đồng Bào ấy là linh hồn Việt.

Chúng tôi thường ngưỡng mộ hai dân tộc và cách sống của họ:
Thứ nhứt là dân tộc NHỰT BỔN, ngày ra đường họ mặc âu phục làm việc, tổ chức làm việc rất Âu Mỹ. Tối về nhà, trong gia đình họ là người Nhựt, kimono, ngủ sàn. Dù Đạo Phật hay Đạo Chúa, nhưng vẫn thờ vái, cúng bái, tin tưởng những Kami, tổ tiên truyền thống…Sinh hoạt văn minh Âu Tây, nhưng linh hồn, văn hóa thì vẫn Nhựt Bổn.

Dân tộc thứ hai là dân DO THÁI. Đạo Do Thái, có từ ngàn xưa, Thờ Chúa, Đấng Yê–Hô–Vah, giữ Đạo theo lời Chúa, nhưng có những tục lệ nề nếp để nhớ Ơn Xưa. Ngày nay dù 70 năm đã qua, người Do Thái vẫn hằng năm tưởng niệm Shoah Holocaust về những người Do Thái Âu Châu từng bị Nazi Đức sát hại.
Vì vậy ta phải trân quý Ngày quốc Hận như người Do Thái trân quý Shoah vậy!

2. Phải Trân Quý Lá Cờ Vàng Ba Sọc Chữ Càn:
Image
Chúng ta phải trân quý BA SỌC SONG SONG màu Đỏ - Chữ CÀN Đỏ như người Do Thái đã trân quý Ngôi Sao David của họ vậy! Ba Sọc Song Song - chữ Càn trong Kinh Dịch cũng là tượng trưng Tam Tài Thiên-Địa-Nhơn,
Vì chữ CÀN (ba sọc song song) chỉ hướng ĐÔNG. Từ nay, thoát khỏi cái suy nghĩ NAM. Hướng Nam, để đối với hướng Bắc, là một quan niệm, có từ thời Hán Thuộc lần thứ Nhứt, phía Nam của một vùng ảnh hưởng Triều đình Hán nằm ở hướng Bắc – Beijing, BẮC kinh. Nam cũng đến từ tên nước NAM Việt từ Triệu Đà cướp nước Âu Lạc của An Dương Vương. Thăng Long thủ đô của nước Đại Việt, cũng được gọi là Đông Kinh (Do đó các thủy thủ Pháp đặt vùng miền Bắc là TONKIN do từ ĐôngKinh trại ra!
Trước Nam Việt tên nước ta là Văn Lang, là Âu Lạc… Sau Nam Việt, tên nước là Đại Cồ Việt, là Đại Việt… dù anh hùng Lý Thướng Kiệt đã dùng chữ Nam để phân biệt Nam Bắc. Tên Việt Nam ngày nay của ta cũng do Nhà Thanh đề nghị với Vua Gia Long. Vua Minh Mạng quá HÈN NHÁT, lại đổi thành ĐẠI NAM, vì quá sợ rằng tên VIỆT sẽ làm Mất lòng Vua Tàu chăng?
3. Ngày Quốc Hận, NGÀY GIỖ Các Anh Hùng Bỏ Mình Vì Tự Do:
Đối với người Việt Nam chúng ta, ngày Quốc Hận 30 tháng 4, đồng nghĩa với Shoah Do thái! Thế mà có người – tuy là cựu nạn nhân – vẫn đòi bỏ lên bỏ xuống! Thay tên, vì mắc cở? Thay tên, vì hòa hợp, bán nước?

Ngày mai, chế độ độc tài Công sản thế nào cũng phải bị thay thế, phải nhường quyền cho một chế độ Dân Chủ Pháp Trị. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong ước rằng:
Ngày Quốc Hận cũng phải được duy trì và trân trọng. Dù rằng trong Nước, tuy không còn bóng dáng bọn Cộng Sản Bán Nước nữa. Nhưng một Công Trường, một Tượng Đài kỷ niệm Ngày Quốc Hận phải được Dựng lên để Tưởng Niệm. Để Nhớ Ơn Tất Cả những người Đã LỰA CHỌN: HY SANH Vì Chánh Nghĩa, Đã Nằm Xuống Vì Nghĩa Vu Bảo Vệ Non Sông, hay đã HY SINH Bỏ Mình Trên Con Đường Đi Tìm Tự Do.
Ngày Tang, ngày Đau, ngày Buồn ấy, sẽ là Ngày Giỗ Tổng hợp cho những cái đau thương của đất nước. Ngày Hiệp Kỵ, Hiệp Giỗ, cho tất cả những nạn nhơn của tất cả những cái tang tóc đau buồn đã qua: Cải cách Ruộng đất, Mậu Thân Huế, Hoàng Sa, Trường Sa, các nạn nhơn của những cuộc pháo kích bừa bãi của Việt Cộng, những nạn nhơn đã bỏ mình, nạn nhơn của những cuộc chạy nạn, trong nước: đại lộ kinh hoàng năm 72, đường 19 năm 75, nạn nhơn của cuộc vượt biên khổng lồ trên biển hay trên đường biên giới, nạn nhơn của những trại tập trung sau ngày mất nước, hay nạn nhơn của cả cuộc chiến Việt Cộng-Tàu Cộng năm 1979… để Nhớ, để không Bao giờ Quên, để không Bao giờ Lặp lại. Tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư để hằng năm Xá Tội Vong Nhơn, Tha Tội Lẫn Nhau.

Kết Luận


Nhìn lại, trên 40 năm cầm quyền cả nước thống nhứt trong Hòa Bình, Đảng Việt Cộng đáng lý phải Xây Dựng và Phát Triển đất nước, nhưng chỉ biết Trị dân và Bán Nước.

Chừng nào còn Đảng Việt Cộng, thì người Việt vẫn còn nô lệ. Muốn Phát triển và XâyDựng, phải có Tự Do Độc Lập, Dân Chủ. Muốn có Tự do, Độc lập, Dân chủ phải Thoát Cộng!

Tất cả những vấn nạn hiện tại hay tương lai, như Hán Hóa, như mất hải đảo, mất Biển Đông đều do Đảng Công sản Hà nội cầm quyền tạo thành.
Thoát Cộng sẽ giải quyết tất cả. Môt chế độ dựng lên bằng cướp chánh quyền, bằng tuyên truyền láo khoét, bằng giáo dục dỏm, bằng bằng cấp mua, bằng ngoại giao xin cho, thì phải dẹp bỏ. Dẹp bỏ xong cái chế độ ấy, người Việt Nam mới tìm thấy lại những sự thật.
42 năm đủ rồi! Đã quá dài! Mong rằng tất cả người dân Việt thấy được sự thật để mà vứt bỏ mầm nguy hại nầy!
Mong lắm!


Hồi Nhơn Sơn, Ngày Quốc Hận thứ 43
TS.Phan Văn Song
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests