Bình Luận , Quan Điểm

tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

"]

Biết tin ai bây giờ?

Ngô Nhân Dụng
Trong cuộc họp báo ngày 31 Tháng Tám, 2016 tại Hà Nội, khi nhà báo hỏi về vụ án mạng tại Yên Bái, ông bộ trưởng văn phòng chính phủ cho biết có một phó thủ tướng đã gửi “công văn chỉ đạo cơ quan công an khởi tố, điều tra, xác định nguyên nhân vụ án cấp dưới dùng súng sát hại cấp trên.”

Qua câu nói của ông Mai Tiến Dũng, người ta thấy ông Trương Hòa Bình, phó thủ tướng, đã xác định trong vụ Yên Bái “cấp dưới,” tức ông Ðỗ Cường Minh, đã “dùng súng sát hại cấp trên,” tức hai ông bí thư và chủ tịch tỉnh. Xác định đích danh thủ phạm trước khi cảnh sát tư pháp công bố kết quả điều tra, trước khi có một tòa án xét các chứng cớ và nghe tranh luận rồi tuyên phán; đó là cung cách làm ăn của guồng máy tư pháp Cộng Sản.

Một xã hội tự do dân chủ sống theo lối khác. Người ta chỉ được dùng hai chữ “nghi can” để gọi những người bị nghi ngờ là hung thủ, dù 99% tin chính hắn giết người. Không ai được phép gọi nghi can là thủ phạm, khi tòa chưa tuyên án.

Công an chỉ nhận được lệnh “điều tra,” và “xác định nguyên nhân vụ án.” Họ không có phận sự tìm thêm kẻ tình nghi nào nữa. Gia đình, vợ con Ðỗ Cường Minh cũng không được phép hoài nghi, nghĩ chồng, cha mình là vô tội. Nhưng nếu Ðỗ Cường Minh là hung thủ, thì ông ta cũng chết rồi. Ngay buổi sáng ngày 18 Tháng Tám, ông Ðặng Trần Chiêu, giám đốc công an Yên Bái đã nói rằng vì nghi can Ðỗ Cường Minh đã qua đời cho nên không còn ai để truy tố nữa. Vậy khi ông phó thủ tướng ra lệnh cơ quan công an “khởi tố” thì khởi tố ai? Chắc họ sẽ phải đưa ra trước tòa một cái ghế trống, hay một hình nộm, gọi đó là hung thủ! Vợ con Ðỗ Cường Minh có quyền ra trước tòa hay mời luật sư ra tòa đưa các chứng cớ phản bác hay không?

Một câu của ông Mai Tiến Dũng, thuật lại ý của ông Trương Hòa Bình không giải tỏa được thắc mắc nào mà lại khiến dư luận càng thêm bối rối! Bài trước trong mục này đã nêu lên nhiều câu hỏi về vụ án, nhưng dư luận bên ngoài còn đưa thêm hàng trăm câu hỏi khác. Nhiều tin đồn đãi mới được tung ra mỗi ngày, ngày càng moi móc trong thâm cung bí sử của chế độ độc tài. Bài trước đã hỏi: “Người dân biết tin ai bây giờ?”

Biết tin ai bây giờ?


Câu hỏi này mô tả một cuộc khủng hoảng lớn, lớn hơn vụ án mạng Yên Bái, lớn hơn vụ Formosa, lớn hơn cả chế độ cai trị của cộng sản. Cuộc khủng hoảng lớn của dân tộc bây giờ là khủng hoảng lòng tin. Không ai tin nhà nước, không ai tin cảnh sát công an, không tin báo chí, không tin cả lòng dạ người khác.

Con người sống hạnh phúc vì có thể tin tưởng. Tin được người khác, trong lòng sung sướng lắm. Lòng nghi ngờ sẽ gây đau khổ, sẽ khiến chính mình xấu hơn, ác hơn, có thể sinh bệnh tâm thần. Trong cuộc sống riêng tư, con có thể tin cha mẹ, anh chị em hay vợ chồng tin nhau. Nhìn rộng ra, chúng ta cảm thấy an toàn, bớt lo sợ, hạnh phúc hơn, nếu có thể tin mọi người trong xã hội. Tin rằng đa số người ta ai cũng tôn trọng đạo lý và pháp luật, mình cảm thấy sống an toàn. Giống như người lái xe trên đường mà trong lòng tin rằng những người khác chung quanh mình đều tôn trọng luật đi đường; trong một ngàn người họa hiếm mới có một người đang say rượu hay đang muốn tự sát.

Một xã hội có lòng tin là xã hội ổn định. Người du lịch đến nước Nhật cảm thấy an toàn, vì không lo bị trộm cắp, sống sung sướng trong khi ngoạn cảnh. Ðến nước Ðức, nước Mỹ thấy mình được hưởng an toàn pháp lý, biết rằng nếu mình theo đúng luật thì không lo bị bắt bớ, giam cầm vô lý. Ði qua cửa khẩu các nước đó cũng yên tâm vì không thắc mắc mình có phải hối lộ ai hay không. Người dân các nước đó sống an toàn nhờ họ có thể tin tưởng xã hội họ sống trong nền đạo đức và hệ thống pháp luật đàng hoàng.

Nhờ đâu đa số dân các nước có thể tin vào xã hội chung quanh mình? Vì họ có những định chế thiết lập được lòng tin, bảo vệ niềm tin. Sống chung trong một quốc gia cũng giống như sống với một bản hợp đồng. Có những hợp đồng viết ra chữ rõ ràng, là những hiến pháp, luật lệ. Có những bản hợp đồng ngầm, mọi người đều biết và tôn trọng, là các quy tắc đạo lý, phong tục, tập quán. Có những “hợp đồng ngầm” giúp cho các bản hợp đồng chính thức có hiệu lực hơn. Ðó là lòng tin. Một nước có đủ thứ Hiến Pháp và luật lệ nhưng mọi người còn phải tin rằng các thứ đó được tôn trọng, tin rằng mình chỉ cần sống theo đúng luật thì được an toàn. Nếu không thì đó chỉ là những trang giấy đầy chữ nhưng vô tích sự. Niềm tin chung này cũng là căn bản của những bản hợp đồng ngầm. Ðó là niềm tin giữa con người với con người. Nhờ có niềm tin đó nên phong tục, tập quán, và đạo lý đóng đúng và đầy đủ vai trò bảo vệ xã hội ổn định, người dân sống an toàn, hạnh phúc.

Nhờ đâu dân Mỹ cảm thấy an toàn về pháp lý, dân Nhật cảm thấy yên tâm về mặt đạo lý? Vì trong các xã hội đó người ta có những định chế được xây đắp từ đời này sang đời khác. Người Mỹ thường hay nghiên cứu tâm trạng của dân chúng, đặt những câu phỏng vấn, như “Bạn có tin được các những người làm nghề sau đây hay không? Liệt kê ra: Các thẩm phán? Các bác sĩ? Luật sư? Các chính trị gia? Các tu sĩ? Nhà báo? Nhà giáo? Người bán xe hơi? Người môi giới mua nhà cửa, bảo hiểm, vân vân. Giữa số không và số 10, xin cho biết bạn tín nhiệm các giới người trên đến mức nào? Người ta còn hỏi về mức độ tín nhiệm đối với hệ thống tòa án, với quốc hội, đối với các xí nghiệp kinh doanh, với cơ quan tiên đoán thời tiết, với cảnh sát, với tôn giáo nói chung, vân vân. Tại sao người ta tò mò như vậy? Ðể đo lường lòng tin của người dân vào tất cả xã hội chung quanh.

Người Nhật có một niềm tin sâu xa vào những người chung quanh. Vào các định chế trong xã hội. Một người thợ máy nói, “xe ông hư, cần phải sửa,” tức là xe cần sửa thật. Ai tỏ ý không tin, người ta sẽ kinh ngạc, không hiểu nổi người này mới ở trên mặt trăng xuống hay sao! Bỏ quên một cái túi trên xe lửa, người ta yên tâm, vì biết không ai lấy của người khác. Về nhà gọi điện thoại tìm, chờ một thời gian sẽ được báo tin cái túi lớn nhỏ như thế, nhãn hiệu và mầu sắc đó, đang được cất giữ ở đâu. Thời Phan Bội Châu qua Nhật cụ đã thán phục cái tính tốt đó. Hơn 100 năm họ vẫn sống như vậy.

Sống như vậy thật là hạnh phúc. Tin tưởng người khác là hạnh phúc. Học trò tin thầy cô chỉ muốn cho mình giỏi chứ không nghĩ đến tiền bạc, bệnh nhân tin thầy thuốc có khả năng và tận tụy, dù cũng không biết trị mọi bệnh tật hoàn toàn. Tin rằng hệ thống pháp luật công bằng, minh bạch. Tin rằng các báo, đài đều loan tin có thật và bình luận công bằng. Tin rằng nhà buôn không dối trá bán hàng giả. Tất cả tạo ra một xã hội ổn định, an toàn.

Muốn xây dựng một mạng lưới xã hội như vậy, phải mất hàng trăm năm. Trong lúc lòng người còn đầy rẫy nghi ngờ, phải xây dựng lòng tin bằng cách nào? Phải bắt đầu bằng luật pháp. Trong lúc người ta còn chưa tin được mọi người đều sống lương hảo, đạo đức, ít nhất hãy giúp mọi người tin rằng xã hội có pháp luật, pháp luật được tôn trọng. Nói ít nhất. Vì đó là chuyện tầm thường nhất trong một xã hội văn minh. Không có, thì chưa văn minh. Bắt đầu với pháp luật, vì việc đó tương đối dễ. Dễ hơn việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp. Dễ hơn việc làm sao học sinh, sinh viên tin tưởng vào trường học, vào thầy cô. Khi bắt đầu tin xã hội có pháp luật công bằng rồi, những niềm tin khác xây dựng dễ hơn.

Nhưng muốn tạo niềm tin vào pháp luật, phải bắt đầu bằng việc tôn trọng các quyền công dân căn bản. Người ta chỉ vui vẻ tuân theo luật lệ, không tìm cách xé rào, không lòn qua khe hở, trốn tránh luật lệ, khi nào họ thấy luật pháp là do mình chịu trách nhiệm đặt ra, mình được tự do bầu người lên thay đổi luật lệ cho nên phải tôn trọng luật.

Cuối cùng, muốn xây dựng lòng tin, phải được sống tự do, dân chủ. Các xã hội có vốn niềm tin lớn là những xã hội tự do dân chủ. Ngược lại, trong một nước mà người cầm quyền không tôn trọng cả bản hiến pháp và các luật lệ của họ, lại chỉ lo bưng bít tin tức, chiếm độc quyền thông tin để lừa dối toàn dân, thì đừng kể tội người dân sao không tin bất cứ cái gì.

Trong vụ án mạng ở Yên Bái, dân Việt Nam không biết tin ai. Nói chung, đại đa số người dân không biết tin cái gì nữa. Các chế độ độc tài, từ thực dân đến cộng sản đã gieo rắc đại họa đó, hơn một thế kỷ rồi! Không nên trách người dân thiếu tin tưởng. Không ai muốn sống như vậy cả.

Khi được tin tưởng, dù chỉ tin một số điều, tin một số người thôi, chúng ta hạnh phúc hơn nhiều. Cứ nhìn những đồng bào mới đi biểu tình đòi bảo vệ môi trường sống ở Nghệ An, ở Hà Tĩnh. Ði biểu tình, họ đang sống hạnh phúc. Vì họ biết mình làm gì, và tin công việc mình đang làm là đúng. Còn những anh công an, chính họ đau khổ. Ðánh đập người dân xong, tối nằm ngủ sẽ băn khoăn tự hỏi không biết mình có xứng đáng là một con người hay không!

Trong thiên Ly Lâu thượng, Mạnh Tử mô tả tình trạng suy tàn, với các hiện tượng báo trước chế độ sắp sụp đổ: “Thượng vô đạo quỹ dã, hạ vô pháp thủ dã, triều bất tín đạo, công bất tín độ, quân tử phạm nghĩa, tiểu nhân phạm hình, quốc chi sở tồn giả, hạnh dã: Trên không dựa vào đạo lý, dưới không theo luật pháp nào, trong triều vi phạm lễ nghĩa, các công chức phạm hình luật, một nước như vậy mà tồn tại là điều may hiếm có.” [上無道揆也,下無法守也, 朝不信道,工不信度,君子犯義,小人犯刑,國之所存者幸.]

Chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc và Việt Nam đang lâm vào cảnh tượng đó. Bên trên thì “Triều bất tín đạo;” Ủy viên Bộ Chính Trị cũng không ai tin vào chủ nghĩa Mác nữa dù nó vẫn ghi trong cương lĩnh. Cả thế giới biết chủ nghĩa đó là tào lao, mình có ngu đâu mà tin? Họ không còn một thứ đạo lý nào để theo, chỉ còn tham vọng quyền lực giúp họ cấu kết với nhau. Bên dưới thì “Công bất tín độ;” Cán bộ, công chức, đám quan lại tham nhũng không ai theo pháp luật, bất chấp những luật lệ mà chính họ có trách nhiệm thi hành. Tất cả trong tâm trạng làm chuyến tàu vét! Chế độ cộng sản chứa đựng đủ các dấu hiệu đang tan rã.

Thời Mạnh Tử các chính quyền chưa có bộ máy công an kìm kẹp. Cũng chưa có các xảo thuật mị hoặc lừa dối dân tinh vi như bây giờ. Sau khi Mạnh Tử nói những lời trên, trong vòng 80 năm các vương quốc, hầu quốc đều tan rã. Nhà Tần lên, chỉ trong một thế hệ cũng tan. Ngày nay chế độ cộng sản có giỏi đàn áp và mị hoặc nhưng cũng không chắc giỏi hơn nhà Tần. Mà người dân bây giờ có ý thức về quyền công dân của mình cao hơn dân Tầu 2,300 năm trước đây. Cho nên theo phân tích của Mạnh Tử, chúng ta biết rằng chế độ Cộng Sản đang trên đà sụp đổ.
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »


Một thế giới lạnh lùng


Image
Một phụ nữ “selfie” với Thủ Tướng David Cameron của Anh. (Hình minh họa: Peter Macdiarmid/Getty Images)

Tạp ghi Huy Phương
“Con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động.”

Bạn đọc của tôi hôm nay và cả những đứa trẻ 12, 13 tuổi ở Mỹ này, chắc chắn ai cũng có một cái điện thoại di động kè kè bên mình, vì bây giờ có một cái điện thoại này là được nắm cả thế giới trong tay. Trên địa cầu có 7 tỷ 12 triệu người thì hiện nay đã có 6 tỷ 880 triệu người dùng điện thoại di động, trong đó có nhiều quốc gia nhiều người có hơn hai cái. Đất nước càng giàu có, dân chúng dùng điện thoại di động càng nhiều. Mỹ là một quốc gia có số điện thoại di động nhiều hơn dân số, nhưng còn kém xa Saudi Arbia, ở đây một người dùng đến 1.7 cái điện thoại. United Arab Emirates có 8.5 triệu dân, mà số điện thoại lưu hành hơn 17 triệu cái.

Việt Nam là một quốc gia thích chạy theo tiện nghi, nhất là những tiện nghi đã thành món thời trang. Một nghiên cứu mới đây của viện Gallup (Mỹ) cho thấy 43% người Việt Nam có Internet tại nhà, 94% có điện thoại di động, 37% có điện thoại thông minh (smartphone). Nhiều thanh niên ăn mì gói trừ cơm nhưng thích dùng những điện thoại tối tân, đắt tiền, và cơn sốt điện thoại đã đưa đến nạn cướp giật, gây ra những vụ chém người, chặt tay người để đoạt thứ đồ chơi này.

Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi biết Cuba và Bắc Hàn là hai quốc gia ít dùng điện thoại di động nhất vì lạc hậu và nghèo đói.

Con số này được tính vào năm 2013, trong ba năm qua, số người dùng loại điện thoại này trên thế giới chắc chắn là tăng chứ không giảm.

Chúng ta đã biết nhiều về tiện nghi của điện thoại di động cũng như mọi người đã nói nhiều về những điều hại khi ta dùng nó, như khi lái xe mà mải mê nói chuyện, thậm chí còn “texting,” nhắn gửi qua máy. Nhất là khi chiếc điện thoại còn được sử dụng như một máy ảnh thì nhiều chuyện khó tin đã xẩy ra như chụp “selfie” mà bước giật lùi rơi xuống thác nước, xuống sông.

Theo nghiên cứu của đại học Baylor University đăng trên tờ The Journal of Behavioral Addictions, họ đã phỏng vấn trên 164 sinh viên về thói quen dùng điện thoại di động, theo đó những cô gái trẻ dùng điện thoại này trung bình mỗi ngày 10 tiếng, nam sinh viên 8 tiếng và đến 60% người thú nhận họ “ghiền” dùng điện thoại. Họ dùng 94.6 phút để nhắn tin, 48.5 phút để đọc và gửi email, 38.6 phút cho facebook, 34.4 phút để nghe nhạc.

Đi du lịch ngày nay, chủ yếu của con người là chụp ảnh mang về, mà đáng ra phải thưởng thức vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên tại chỗ. Gặp gỡ Đức Giáo Hoàng hay một tài tử nổi danh thì không ai muốn chiêm ngưỡng nhân vật mà chỉ muốn thu hình họ vào máy ảnh của mình, thay vì nhìn nhân vật người ta nhìn vào màn ảnh máy điện thoại.

Vào tiệm ăn trong khi chờ nhà hàng mang thức ăn ra, ai cũng chúi mũi vào chiếc điện thoại. Các thanh niên, thiếu nữ đang thời gắn bó, thương yêu, kể cả những lúc gặp gỡ, ai cũng chăm chú vào thế giới riêng tư của mình.

Thiếu niên ẩn mình trong phòng riêng để chuyện trò với bạn bè, nhắn tin nghe nhạc, xem phim, thay vì gần gũi chuyện trò với anh chị em và cha mẹ trong gia đình. Thật sự, trong nhiều gia đình ở các nước văn minh ngày nay, vào những ngày Hè, thanh thiếu niên không còn dùng điện thoại di động mỗi ngày 8 tiếng như theo nghiên cứu của đại học Baylor University, mà còn kéo dài đến 14 tiếng. Đến giờ cơm, các em vừa ăn vừa dán mắt vào màn ảnh điện thoại để xem phim, giờ đọc sách hay làm bài cũng phải có nhạc bên tai mới chịu được, lâu trở thành thói quen không thể thiếu. Vào giường thì điện thoại cũng để dưới gối, nghe nhạc để ru giấc ngủ. Các em ngày nay, có khuynh hướng cô lập với gia đình, thiếu gần gũi với cha mẹ như thời thơ ấu, mà có nhu cầu trò chuyện, nhắn tin, giải trí trong chiếc máy riêng tư của mình.

Đã lên giường trước giờ ngủ, vợ chồng mải mê theo dõi trên màn ảnh điện thoại di động. Các bậc phụ huynh cũng mê điện thoại, bỏ bê con cái. Thanh thiếu niên đã không còn dành thì giờ gần gũi với cha mẹ, mà cha mẹ cũng không còn gần gũi với con cái, điện thoại di động là vật tri kỷ, gần gũi nhất với mọi người.

Nói đến điện thoại, ngày nay người ta nói đến điện thoại cá nhân, điện thoại di động. Điện thoại vốn là phương tiện để kết nối, liên lạc, nhưng tựu trung nó làm cho người ta chia rẽ, xa cách. điện thoại di động, thay vì làm cho con người gần gũi với nhau hơn, càng làm cho họ cách xa nhau thêm?

Tổng Thống Barack Obama đã có lần cho rằng: “Chúng ta không thể sùng bái những chiếc điện thoại, mà thờ ơ với những giá trị nhân đạo khác, đó không phải là một việc làm đúng đắn.”

Trẻ em nghĩ gì về những bậc cha mẹ ích kỷ, thích riêng tư với cái thế giới qua màn ảnh điện thoại di động, với nỗi bơ vơ, buồn phiền của những đứa con. Con chúng ta cần một bờ vai thương yêu, một lời nói bên tai, những chia sẻ vui sướng cũng như phiền muộn và những gần gũi ấm áp. Hãy lắng lòng để nghe lời nói ngây thơ của một đứa con, đời sống và hình hài của em không bằng một cái điện thoại lúc nào cũng được gần gũi với bố mẹ.

Đây là bài luận văn của một em bé Việt Nam khi được hỏi về nỗi mơ ước của em là gì?

-“Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động!”

-“Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con. Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức nhấc máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động.”
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »

Image

Thảm họa môi trường Formosa và "giải Nobel thảm họa cho quan chức Việt Nam"

Quảng Tín
(Danlambao) - Năm 1973 giải Nobel hòa bình vinh danh đồng thời cho hai nhà ngoại giao là Lê Đức Thọ và Henry Alfred Kissinger vì các nỗ lực của hai ông trong việc tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn tại Việt Nam (Hiệp Định Paris). Đây được coi là giải Nobel hòa bình gây nhiều tranh cãi nhất trong suốt quá trình tồn tại của giải thưởng danh giá này. Ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải trong khi hai thành viên trong hội đồng trao giải đã từ chức để phản đối giải thưởng này. Nguyên nhân được cho là hòa bình chưa thực sự có ở Việt Nam sau hiệp định này.

Nhắc lại những sự kiện này để thấy, hơn 100 năm tồn tại của mình - Nobel là một giải thưởng danh giá mà người Việt Nam luôn khao khát có được.

Vì Việt Nam đang sở hữu trong tay một lực lượng Giáo sư và Tiến sĩ thuộc hàng hùng hậu bậc nhất trên thế giới, với xấp xỉ 9.000 Giáo sư và 24.000 Tiến sĩ thì sự kỳ vọng và khát khao của người dân với giải thưởng này là dễ hiểu.

Nhưng nghịch lý ở chỗ với một lực lượng Giáo sư và Tiến sĩ hùng hậu đến như vậy nhưng họ lại không có bất cứ một bằng phát minh và sáng chế nào đạt tầm cỡ quốc tế. Nên việc giành một giải Nobel trong bất kỳ lĩnh vực khoa học nào đối với lực lượng Giáo sư và Tiến sĩ này là một điều hoàn toàn hoang tưởng.

Kể từ năm 1991, bên cạnh giải thưởng Nobel danh giá được trao cho những phát minh có ích cho loài người thì các nhà khoa học thế giới đã sáng lập ra giải Ig Nobel. Giải Ig Nobel được trao cho những phát minh có tính hài hước với mục đích là tạo không khí vui vẻ để khuyến khích cho việc nghiên cứu.

Với thảm họa môi trường tồi tệ do nhà máy Formosa cho bốn tỉnh miền Trung hồi đầu tháng tư, thì thiết nghĩ: Ủy ban Nobel và các nhà khoa học trên thế giới nên cho ra đời thêm một giải Nobel nữa để trao cho những phát minh, phát hiện có tính thảm họa, phản khoa học và chống lại loài người… Và nếu như giải thưởng này đã ra đời thì có lẽ năm 2016, giải thưởng này khó lòng mà thoát khỏi tầm tay của các quan chức trong bộ máy chính quyền Việt Nam.

Người đầu tiên được nhắc đến trong danh sách ứng viên cho giải “Nobel thảm họa” này là ông Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân.

Ngày 27/04/2016, tức là gần một tháng sau thảm họa môi trường làm cá chết nổi trắng bờ trên 200 km bờ biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, bộ TN&MT mà dẫn đầu là ông Võ Tuấn Nhân đã tổ chức họp báo để công bố nguyên nhân cá chết. Trước mặt đám đông gồm hàng trăm phóng viên đứng, ngồi chen chúc trong hội trường trụ sở Bộ TN&MT. Ông nhân dõng dạc tuyên bố: “Do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền, trên biển" và "Do hiện tượng dị thường của thiên nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa, thủy triều đỏ như đã xảy ra ở nhiều nước". Trước đó vài phút ông Nhân còn tiết lộ để có được kết luận này, Bộ TN&MT đã lập có nhiều đoàn khảo sát gồm nhiều bộ ngành liên quan, chuyên gia Nhật Bản để thảo luận.

Tất nhiên những điều ông Nhân vừa mới phát biểu không làm thõa mãn được các nhà khoa học có lương tâm và sự chờ đợi của các phóng viên - những người đã chen chúc xếp hàng rồng rắn để chờ đợi câu trả lời của ông Nhân. Vì những gì ông Nhân phát biểu không dựa vào bất cứ một căn cứ khoa học với số liệu cụ thể nào và những chuyên gia Nhật Bản mà ông nói trước đó là ai, họ làm cho tổ chức nào cũng không được ông tiết lộ. Một phát biểu liều mạng và vô trách nhiệm của một thứ trưởng trước một thảm họa môi trường được cho là tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam tính cho tới lúc này.

Chỉ vài ngày sau những phát biểu liều mạng của ông thứ trưởng TN&MT, các ứng viên cho giải “Nobel thảm họa” này tiếp tục lần lược xuất hiện tại thành phố đáng sống Đà Nẵng, Quảng Bình và Nghệ An.

Sáng ngày 01/05/2016 truyền thông trong nước tràn ngập các hình ảnh ông Nguyễn Điểu Giám đốc sở TN&MT TP Đà Nẵng và cá cán bộ của sở này đang ngâm mình dưới nước ở biển Phạm Văn Đồng. Tiếp đến là hình ảnh ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ và một số lãnh đạo khác cùng tắm tại bãi biển Ngũ Hành Sơn. Và ở diễn biến trước đó ông Huỳnh Đức Thơ cùng nhiều cán bộ của các ban ngành thành phố mua cá và ăn cá hấp ngay cảng Thọ Quang, với mục đích theo ông Thơ là muốn chứng minh nước biển, hải sản vẫn an toàn và “để làm gương cho người dân và du khách”.

Cũng một diễn biến gần như tương tự, cùng thời điểm nhưng diễn ra ở Quảng Bình, ông Trương Minh Tuấn bộ trưởng bộ Thông Tin Và Truyền Thông đã mời toàn bộ nhà báo đi ăn hải sản sau khi có cuộc làm việc với chính quyền địa phương. Còn ở Nghệ An, các lãnh đạo UBND thị xã Của Lò cũng đã đi tắm biển cùng người dân - truyền thông trong nước đưa tin hôm 01/05/2016.

Và người dân Việt Nam đã phẫn nộ với những hành động như ăn hải sản và tắm biển của các vị lãnh đạo này. Vì những việc làm trên không phải là một câu trả lời xác đáng cho việc nước biển và hải sản ở các tỉnh trên có an toàn hay không. Người dân cần một câu trả lời có đầy đủ chứng cứ, số liệu khoa học cụ thể, dựa trên các mẫu phân tích chứ không phải những hành động liều mạng, mù mờ để lùa dân vào chỗ chết như thế này.

Một ứng viên sáng giá khác cho giải thưởng “Nobel thảm họa” này là ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng bộ TN&MT khi ông phát biểu trong Hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung diễn ra ngày 22/08/2016 tại Quảng Trị rằng: chất lượng nước biển, các thông số về lý, hóa, dinh dưỡng, kim loại nặng đều đạt chuẩn và trong giới hạn cho phép theo QCVN 10 MT:2015/BTNMT về PH, tổng số chất rắn...Và môi trường tự nhiên, biển miền Trung hoàn toàn có thể tự làm sạch, tự đào thải những chất gây ô nhiễm này. Đồng thời việc bơi lội, tắm biển, nuôi trồng thủy sản trên các vùng biển đã được xác định là đã an toàn tuyệt đối. Cũng như những hành động tắm biển và ăn hải sản của các vị lãnh đạo được nói trên, phát biểu của ông Bộ Trưởng TN&MT không dựa vào bất cứ một số liệu khoa học cụ thể nào… một phát biểu liều mạng không kém những hành động trên.

Thảm họa Formosa - một thảm họa môi trường được cho là tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam cho tới lúc này. Hậu quả để lại là hàng ngàn hộ gia đình phải rơi vào cảnh thất nghiệp, nợ nần, trẻ em thiếu đói, không đủ điều kiện tới trường phải bỏ học và đứng trước một tương lại mịt mù…. Thảm họa Formosa không những gây những hậu quả nặng nề về kinh tế mà còn gây ra những hậu quả về chủ quyền biển đảo khi ngư dân không còn được đánh bắt hải sản trên vùng biển của mình.

Và với những hành động vừa nêu trên của các quan chức trong bộ máy hành chính, chính quyền Việt Nam thì có thể khẳng định: nếu có một giải thưởng nào đó tầm cỡ quốc tế cho họ thì có lẽ không có một giải thưởng nào xứng đáng hơn là giải “Nobel thảm họa” này. Và công trình nghiên cứu của họ được mang tên: “Đánh giá thực trạng biển miền trung sau thảm họa Formosa bằng phương pháp tắm biển, ăn nhậu hải sản và tổ chức hội nghị”.

Và với trình độ của một đội ngũ giáo sư, tiến sĩ và quan chức như của Việt Nam hiện nay, thì nếu các nhà khoa học thế giới cho ra đời giải “Nobel thảm họa” thì chắc có lẽ, hằng năm giải thưởng này khó lòng mà thoát khỏi tầm tay lực lượng này.

06.09.2016
Quảng Tín
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Văn hóa và công cụ bạo lực


Phạm Đình Trọng

(Danlambao) - ...Qua mạng internet tôi biết hôm nay một số người dân lương thiện Sài Gòn cũng bị những bóng hắc ám rình rập trước nhà. Sử dụng sức mạnh bạo lực nhà nước tùy tiện, vô lối, công cụ bạo lực nhà nước cộng sản có thể tước đoạt được quyền tự do đi lại là quyền co người cơ bản của một số người dân lương thiện nhưng hành động này chỉ làm cho người dân nhận ra đầy đủ bản chất hèn hạ, tàn bạo của nhà nước cộng sản với người dân, là sự tự tố cáo với hôm nay và mai sau, tự tố cáo với lịch sử về một nhà nước hoang dã, không biết đến pháp luật, không thèm đếm xỉa đến quyền con người của người dân. Mang công cụ bạo lực ra ửng xử với văn hóa là cách tự sát chắc chắn nhất, tồi tệ nhất, và ô nhục nhất của một quyền lực, một thể chế...


Bạn tôi, nhà văn, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy sau những tác phẩm văn chương như “Thời Gian Gom Nhặt”, thơ, nhà xuất bản Trẻ, 1999; “Nguyễn Thị Lộ”, tiểu thuyết, nhà xuất bản Văn Học, 2005, sau hàng loạt công trình khảo cứu đồ sộ, dày dặn như “Trấn Hà Tiên Và Tao Đàn Chiêu Anh Các”, nhà xuất bản Văn Học, 2005; “Góp Với Văn Đàn”, lí luận văn học, nhà xuất bản Văn Học, 2006; “Hành Trình Tìm Lại Cội Nguồn”, khảo cứu, nhà xuất bản Văn Học, 2008...

Đặc biệt hai công trình khảo cứu công phu, quan trọng có tầm vóc lớn là “Tiến Trình Lịch Sử Văn Hóa Việt” và “Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa” đã đặt ra những vấn đề mới mẻ làm cho nhiều người quan tâm về lịch sử, văn hóa kinh ngạc, sửng sốt và thích thú.

Khi cả thế giới vẫn tin rằng người Trung Hoa mang văn minh Trung Hoa xuống phương Nam khai hóa dân An Nam man di và văn hóa Việt là sự vay mượn của văn hóa Trung Hoa, 60% tiếng Việt là vay mượn của tiếng Hán thì những công trình khảo cứu của Hà Văn Thùy đã chứng minh ngược lại. Bằng hai công trình khảo cứu nghiêm túc, đồ sộ “Tiến Trình Lịch Sử Văn Hóa Việt” và “Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa”, với hơn ngàn trang sách của trí tuệ, của di truyền học và của ánh sáng khoa học hiện đại, Hà Văn Thùy đã khẳng định đầy thuyết phục rằng hàng vạn năm trước, khi phần lớn loài người còn co ro trong băng giá thì từ Việt Nam, người Việt đã mang rìu đá, công cụ hiện đại đầy sức mạnh thời đó, đi lên khai phá đất Trung Hoa. Rồi những lớp người Việt di dân nối tiếp mang theo cây lúa nước, cây kê, giống gà, giống chó, mang theo ngôn ngữ giao tiếp, mang theo cả ý chí mở đất và tư duy tìm tòi, sáng tạo của người Việt đến đất Trung Nguyên xây dựng nên nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Tiếng nói Trung Hoa ra đời từ tiếng Việt. Chữ tượng hình giáp cốt văn Trung Hoa do người Việt sáng tạo. Kinh Thi, kinh Thư, kinh Nhạc, kinh Lễ là của người Việt. Âm Dương, Ngũ Hành, Thiên Can, Bát Quái, Dịch Lý cũng là sáng tạo của người Việt. Lịch sử văn hóa Trung Hoa mà ngày nay người Hán tự hào chính là lịch sử do người Việt sáng tạo ra.

Mất đất đai, người Việt mất luôn chữ viết, mất luôn lịch sử. Từ người chủ sáng tạo ra nền văn minh phương Đông rực rỡ, người Việt bị tước đoạt không gian sống, bị tước đoạt luôn nền văn minh, trở thành kẻ ăn mày, ngửa tay xin xỏ, vay mướn giá trị văn minh của chính mình.

10 giờ sáng nay, thứ tư, 7.9.2016, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy gặp gỡ bầu bạn ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp trung ương 2, đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1 Sài Gòn nhân cuốn sách “Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa” được dịch ra tiếng Anh. Hơn 9 giờ tôi ra khỏi nhà để đến với ông bạn nhà văn Hà Văn Thùy của tôi.

Vừa chạy xe ra khỏi hầm để xe được hơn trăm mét thì hai viên an ninh quen mặt đuổi theo vượt lên chặn trước đầu xe tôi, bắt tôi quay về! Bất ngờ và ngạc nhiên, tôi hỏi: Có chuyện gì vậy cháu? Những ngày có dân oan đi khiếu kiện, có phái đoàn nhân quyền quốc tế đến Sài Gòn, những ngày lễ lớn của nhà nước cộng sản như ngày 30.4, ngày 2.9, an ninh nhà nước cộng sản đều kéo cả tốp chục người đến chặn trước nhà tôi. Hôm nay không phải là những ngày đó thì có chuyện gì vậy?

Viên an ninh trẻ quen mặt tên Chung không trả lời câu hỏi của tôi chỉ sừng sộ ép tôi quay về, giọng hầm hè và xấc xược. Tôi dịu giọng bảo viên an ninh: Bác là công dân lớn tuổi. Cháu chỉ ở tuổi con cháu bác, lại là người nhà nước được đào tạo, học hành, cháu cần biết cư xử đúng mực, có văn hóa.

Buồn bã quay về nhà, tôi phôn cho ông bạn nhà văn của tôi nói lại sự cố cản trở không cho tôi đến cuộc gặp gỡ văn hóa. Bạn tôi đoán tôi bị phong tỏa không được ra khỏi nhà là do hôm nay Tổng thống Pháp Francois Hollande đến Sài Gòn mang theo thư của các tổ chức nhân quyền quốc tế đòi hỏi Tổng thống Pháp đặt vấn đề với nhà nước cộng sản Việt Nam cần tôn trọng quyền con người của người dân. Đoán vậy rồi bạn tôi bảo sẽ thông báo trong cuộc gặp gỡ về sự cố quái gở buộc tôi không thể đến với bầu bạn văn hóa.

Qua mạng internet tôi biết hôm nay một số người dân lương thiện Sài Gòn cũng bị những bóng hắc ám rình rập trước nhà. Sử dụng sức mạnh bạo lực nhà nước tùy tiện, vô lối, công cụ bạo lực nhà nước cộng sản có thể tước đoạt được quyền tự do đi lại là quyền co người cơ bản của một số người dân lương thiện nhưng hành động này chỉ làm cho người dân nhận ra đầy đủ bản chất hèn hạ, tàn bạo của nhà nước cộng sản với người dân, là sự tự tố cáo với hôm nay và mai sau, tự tố cáo với lịch sử về một nhà nước hoang dã, không biết đến pháp luật, không thèm đếm xỉa đến quyền con người của người dân. Mang công cụ bạo lực ra ửng xử với văn hóa là cách tự sát chắc chắn nhất, tồi tệ nhất, và ô nhục nhất của một quyền lực, một thể chế...

08.09.2016
Phạm Đình Trọng
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Image


Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì
Vào lúc 7 giờ sáng ngày 08-09-2016, nhà cầm quyền Quận 2, thành phố Sài Gòn đã huy động xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phá sóng và 50 xe ô-tô chở khoảng 500 nhân viên thuộc nhiều ban ngành (công an đa phần mặc thường phục), trang bị súng ống, dùi cui, roi điện, bình hơi cay, phá cổng xông vào chùa Liên Trì ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Họ dùng loa phóng thanh đọc cái gọi là “lệnh cưỡng chế” rồi lục soát mọi căn phòng, đồng thời cấm người trong chùa điện thoại, quay phim, chụp ảnh. Đang khi đó, với không ít lực lượng hung dữ, họ phong tỏa mọi con đường đến chùa (thậm chí canh giữ từ xa và từ cả mấy hôm trước) để ngăn chận mọi hành động hiệp thông và phản đối (cụ thể của Hội đồng Liên tôn Việt Nam sáng ngày 08-09).

Theo ghi nhận tức thời, Hòa thượng Viện chủ Thích Không Tánh đã dứt khoát từ chối đề nghị “bồi thường” và “hoán đổi” đưa ra trước đó nhiều lần của nhà cầm quyền, cũng như không ký vào bất cứ giấy tờ nào của lực lượng cưỡng chế. Các vị sư khác trong chùa thì tọa kháng để phản đối cách bất bạo động.

Lợi dụng việc Hòa thượng Viện chủ ngất xỉu do phẫn uất trước hành vi ngang ngược và phải đem đi cấp cứu (có sự tháp tùng của Thượng tọa Trú trì), nhà cầm quyền đã buộc các vị sư còn lại cùng chuyển các hũ tro cốt và đồ đạc lên xe đưa về Cát Lái xa xôi, tống vào ngôi nhà hẻo lánh mà họ đã xây để hoán đổi nhưng hoàn toàn không có công năng của một ngôi chùa. Nay thì chùa Liên Trì đã bị hoàn toàn phá hủy.

Như thế là một cơ sở của Phật giáo có giá trị văn hóa lâu đời (hơn 70 năm), có ảnh hưởng tâm linh quan trọng (nơi vô số Phật tử đến lễ bái kinh kệ và gởi tro cốt cầu siêu), có đóng góp nhân quyền kiến hiệu (làm chỗ tá túc cho dân oan khiếu kiện, chỗ an ủi cho thương binh VNCH, chỗ sinh hoạt cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập) đã hoàn toàn bị xóa sổ sau nhiều cơ sở tôn giáo tại địa bàn Thủ Thiêm, để nhà cầm quyền tiến tới việc xây dựng một khu đô thị mới, tự hào sẽ hiện đại nhất Đông Nam Á, sạch bóng mọi dấu vết tôn giáo tâm linh, đúng theo tâm địa vô thần duy vật.

Trước sự việc đau thương và bất nhẫn này, các tổ chức xã hội dân sự độc lập ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Nhiệt liệt hoan nghênh và cảm phục Hòa thượng Thích Không Tánh cùng chư tăng chùa Liên Trì -trong tình thế căng thẳng ấy- đã tỏ ra bất khuất khi quyết liệt từ chối tự di dời chùa, từ chối nhận tiền bồi thường và không chấp thuận hoán đổi, để bảo vệ sự tồn tại rất cần thiết của cơ sở Phật giáo lâu năm này, sự tự do tôn giáo rất quan trọng giữa lòng xã hội, và để bảo đảm nhu cầu tâm linh rất chính đáng của cư dân khu đô thị mới.

2- Cực lực phản đối nhà cầm quyền Cộng sản VN từ trung ương tới địa phương đã dựa vào một nguyên tắc được hiến định và luật hóa nhưng hoàn toàn phi lý và ngang ngược: “Đất đai, tài nguyên... do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Hiến pháp đ. 53, Luật Đất đai điều 5), để tự tiện trục xuất người dân (cá nhân hay tập thể) khỏi nơi cư trú và sinh hoạt, mà đa phần vì lý do kinh doanh, lợi ích tài chính, gây nên thảm trạng dân oan lên tới hàng triệu người. Não trạng bất nhân và bất công, độc đoán và độc địa này phát xuất từ hành động cướp chính quyền từ tay nhân dân cách đây 71 năm, tước bỏ mọi nhân quyền lẫn dân quyền từ đó cho tới hiện giờ, và tước đoạt nhiều mảng đất đai của Tiên tổ mà dâng cho ngoại bang để hy vọng giữ vững quyền lực.

3- Nghiêm khắc nhắc nhở những kẻ cướp đoạt tài sản nhân dân – và qua đó chà đạp tự do tôn giáo – trong bộ máy cai trị rằng: nhân nào sinh quả ấy, mọi hành vi tội ác thế nào cũng bị trừng phạt; và rằng kháng thư này là một trong những hồ sơ của bản cáo trạng mà nhân dân và lịch sử dành cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản trong tòa án công lý tương lai. Bản cáo trạng này mới đây còn được nối dài thêm tội ác cướp đoạt quyền của nhân dân được sống trong môi trường an lành và Tổ quốc được có một lãnh hải an ninh, qua việc nhà cầm quyền góp tay với Formosa Trung Quốc làm nhiễm độc biển.

4- Tha thiết kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đặt lại Việt Nam vào Danh sách các Nước cần Quan tâm đặc biệt (CPC) vì những vi phạm quyền con người, nhất là quyền tự do tôn giáo một cách liên tục, và vì những chủ trương tìm kiếm lợi nhuận cho phe đảng cách phi pháp. Chúng tôi cũng kêu gọi mọi chính phủ dân chủ năm châu hãy có những biện pháp chế tài đối với chế độ bóc lột và đàn áp nhân dân tại Việt Nam.

Làm tại Việt Nam ngày 11 tháng 09 năm 2016

Các tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên:


1- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải.
2- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN. Đại diện: PGS TS Hoàng Dũng
3- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm
4- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
5- Hiệp hội Đoàn kết Công nông. Đại diện: Mục sư Đoàn Văn Diên
6- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển
7- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn
8- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân.
9- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
10- Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
11- Hội đồng Liên tôn Việt Nam. Đại diện: Các Đồng chủ tịch: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Linh mục Phan Văn Lợi, Chánh trị sự Hứa Phi, Nhân sĩ Lê Văn Sóc, Hòa thượng Thích Không Tánh.
12- Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Thầy Vũ Mạnh Hùng.
13- Hội Người dân Đòi quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bich Khương
14- Hội Nhà báo Độc lập. Đại diện: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
15- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Lm Nguyễn Văn Lý và Ks Đỗ Nam Hải
16- Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Bà Phạm Thanh Nghiên
17- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ.
18- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Linh mục Nguyễn Hữu Giải
19- Nhóm Từ đảng. Đại diện: Ông Vi Đức Hồi
20- Phong trào Liên đới Dân oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
21- Sài Gòn báo. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh
22- Tổ chức Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. Đại diện: ông Huỳnh Trọng Hiếu
23- Tổ chức Tập hợp Vì Nền Dân chủ. Đại diện BS Nguyễn Quốc Quân.

Các tổ chức chính trị đồng ký tên
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »


Image

ĐCSVN hám lợi đã để các vị trí chiến lược bị khống chế bởi Tàu cộng

Nguyễn Vĩnh Long Hồ
- ...Tàu cộng sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và vẫn còn nhiều Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những tên lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương này vì hám lợi, họ sẽ khá dễ dãi và nhìn sự việc quá đơn giản, trong khi Tàu cộng thì quá thâm độc!”...

*

I. Trên biển:


1. Đảo Gạc Ma:


Bắc Kinh xây dựng nhiều cơ sở quân sự, đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ đẩy sự ổn định của các nước Đông Nam Á rơi vào tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là Việt Nam. Những căn cứ dự trù xây dựng bao gồm cả bến tàu để có thể tiếp tế và hổ trợ cho tàu hải quân khu trục. Ngoài ra, chúng ta còn thấy đường băng với chiều dài 1,6km làm căn cứ cho chiến đấu cơ J-11 của TC.

Rõ ràng, Bắc Kinh muốn thay đổi thế cân bằng quyền lực địa chính trị tại Đông Nam Á qua kế hoạch xây dựng các cơ sở quân sự bất hợp pháp này. Bắc Kinh muốn củng cố quyền lực trên Biển Đông và biến nơi này thành ao nhà và khẳng định chủ quyền trong đường lưỡi bò do họ tự vẽ ra. Bắc Kinh đang thách thức vị trí này với thế giới.

Theo ông Richard Heydarian - Đại học Ateneo, Philippines - cho rằng, Bắc Kinh muốn tạo sự đã rồi bằng cách khai hoang cải tạo và chiếm các vùng biển tranh chấp. TC tận dụng biện pháp nầy để chứng minh khi phải đối diện với phán quyết quốc tế về tranh chấp lãnh thổ và hàng hải với VN và các nước láng giềng trong khu vực. Nếu TC có thể xây dựng các cơ sở tại đây, biến nó thành các hòn đảo nhân tạo và nằm trong vùng kinh tế 200 hải lý thì Bắc Kinh có thể dựa vào đó để biện hộ với phán quyết quốc tế.

Tờ South China Morning Post số ra ngày 8/6 dẫn lời của Li Jie - Viện Nghiên cứu Hải Quân TC - cho rằng, Bắc Kinh đang tìm cách biến các căn cứ tại bãi đá ngầm Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa thành một đảo nhân tạo toàn diện, bao gồm đường băng và cảng biển với ý đồ triển khai hiệu quả hơn sức mạnh quân sự ở Biển Đông. Đảo nhân tạo này có diện tích gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ ở Diego Garcia ở giữa Ấn Độ Dương.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) TC đã bồi lấp diện tích hơn 100.000 m2 trên đảo Gạc Ma. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy cảnh máy ủi, máy xúc, máy hút và nạo vét bơm, hút lượng cát khổng lồ để bồi lấp ở Gạc Ma. Từ bãi đá ngầm, TC đã biến Gạc Ma trở thành một đảo nhân tạo với ý đồ sử dụng nơi đây như một cảng nước sâu. Song song với việc bồi lấp trái phép, TC đã xây dựng nhiều cơ sở, đưa nhiều trang thiết bị ra Gạc Ma với ý đồ biến nơi đây thành một căn cứ hỗn hợp với các chức năng quân sự, thông tin, hậu cần...

Với vị trí nằm giữa quân đảo Trường Sa, đá Gạc Ma là địa điểm chiến lược lý tưởng để kiểm soát phần lớn tuyến đường liên lạc trên biển cũng như các hoạt động hàng hải, hải quân ở Biển Đông.

Từ năm 2014 đến 2015, TC liên tục bồi lấp và xây đảo trái phép ở 7 bãi đá nước này kiểm soát bất hợp pháp trên Biển Đông, sau đó thiết lập các cơ sở quân sự tại đây. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy 3 đường băng dài tới 3.000 thước tại đá Chữ Thập, đá Xu Bi và đá Vành Khăn. Các đường băng này đủ khả năng tiếp nhận mọi máy bay quân sự của TC.

Nhà Nghiên Cứu Bill Hayton thuộc Viện Chatham (Anh) nhận định ý đồ của TC là “mở rộng hoạt động quân sự đến cực nam Biển Đông, đe dọa Việt Nam, Philippines, Malaysia hoặc thậm chí là Hải quân Mỹ”. Báo cáo của Bộ Quốc Phòng Nhật cũng cảnh báo với các cơ sở và khí tài ở 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa, TC đang tăng cường năng lực “chống xâm nhập/ tiếp cực” (A2/AD) để đối phó với lực lượng Mỹ, bất chấp Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế La Haye ngày 12/7/2016.

2. Hoàng Sa:

Tờ Tân Hoa Xã, TC đưa tin ngày 7/10/2014, Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng sân bay băng qua đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN. Chính quyền Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc khẳng định “chủ quyền bất hợp pháp” của mình trên Biển Đông, khẳng định quyền kiểm soát mới nhất của Bắc Kinh đối với vùng lãnh hải rộng lớn ở Biển Đông sau 2 năm tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm của VN, còn TC gọi là đảo Vĩnh Hưng bất chấp sự phản ứng của VN và cộng đồng quốc tế.


Quần đảo Hoàng Sa có ảnh hưởng rất to lớn đến đường vận chuyển quan trọng chạy xuyên Biển Đông, những mỏ dầu, khí đốt lớn của khu vực. Tân Hoa Xã cho biết sân bay dài 2 km sẽ phục vụ cho mục đích quân sự. Sân bay trên đảo Phú Lâm được hoàn chỉnh không ngừng, chiến đấu cơ TC có thể hạ cánh ở khu vực Hoàng Sa để tăng cường khả năng phòng thủ ở Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) của VN. Bắc Kinh còn đơn phương và đặt trái phép giàn khoan ở khu vực tranh chấp.


Các quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước. Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới.


Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Châu Á có 2 điểm trọng yếu:

- Thứ nhất là Eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia và Malaysia). Vị trí này vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của các nước Đông Nam Á và Bắc Á phải đi qua. Ba eo biển thuộc chủ quyền của Indonesia là Sunda, Blombok và Makascha đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do gì đó. Tuy nhiên, nếu phải vận chuyển qua các eo biển này thì hàng hóa giữa Ấn Độ Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì quãng đường dài hơn.


- Thứ hai là vùng Biển Đông nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là yết hầu cho giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á. Xuất khẩu hàng hóa của Nhật phải đi qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và TC 22% (trị giá khoảng 31 tỷ USD).

Ngoài ra, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm radar, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè. Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.

II. Trên Đất Liền:


1. Tây Nguyên:


Khi nghiên cứu về Việt Nam, các chiến lược gia Pháp, Mỹ và VNCH trước đây thường đánh giá Tây Nguyên là địa bàn chiến lược tối quan trọng, có giá trị rất lớn về mặt quân sự, kinh tế, chiến lược. Vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức độ, nếu nước nào chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được VN & Đông Dương. Trước đó, người Pháp và Hoa Kỳ và thế giới cũng đánh giá được vị trí chiến lược yết hầu của khu vực nầy: “Đây là nóc nhà của Đông Dương” nằm liền kề ngã ba Đông Dương; vì vậy, khi chiếm lĩnh được Tây Nguyên thì cũng sẽ dễ dàng chiếm lĩnh được toàn bộ Đông Dương.

Riêng đối với chiến trường VN thì Tây Nguyên có tầm quan trọng chiến lược, bởi vì từ Tây Nguyên tiến quân xuống Nha Trang sẽ chia cắt lãnh thổ VN ra làm đôi, miền Bắc và miền Nam không tiếp ứng được nhau. Nếu như Vịnh Hạ Long và sông Bạch Đằng là tuyến phòng thủ chiến lược đường biển của nước ta thì Tây Nguyên chính là tuyến phòng thủ chiến lược trên bộ.

Ngay từ thời xưa, tổ tiên chúng ta mỗi lần đánh đuổi kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc đều nhờ voi trận và ngựa trận cung cấp cho quân kháng chiến chống quân Tàu. Tới thời Quang Trung thì Tây Nguyên lại càng có vị trí quan trọng hơn, ông đã lấy đây làm hậu cứ chống quân nhà Thanh và tấn công đè bẹp quân Chiêm Thành bẻ gãy thế gọng kềm giúp quân Thanh tấn công nước ta.

Tây Nguyên là xương sống của VN và là cái thế phòng ngự vững chắc để tái xây dựng lực lượng và dưỡng quân. Nếu để Tây Nguyên lọt vào tay quân thù thì “VN sẽ mất nước”, nếu giữ vững được Tây Nguyên thì không kẻ thù nào có thể đánh bại chúng ta.

Nói theo phong thủy, thì Trường Sa là con rồng chạy dài từ Bắc vào Nam, miệng của nó là Hàm Rồng, Thanh Hóa, còn cái đuôi của nó duỗi thẳng tới vùng Bình Thuận, còn cái lưng rồng là vùng đất Tây Nguyên. Cho nên việc đào bới Tây Nguyên thì giống như dùng dao cắt lưng rồng là điều tối kỵ của thuật phong thủy. Xưa tổ tiên chúng ta đã phải xây chùa Trấn Quốc ở Hà Nội để bảo vệ thế Rồng chầu ở Thăng Long mà nhiều nhà địa lý Tàu sang VN đã không được phép đến viếng nơi nầy. Việc bảo vệ Tây Nguyên có ý nghĩa sống còn cho thế hệ hôm nay và những thế hệ con cháu mai sau của chúng ta...

Nguyễn Tấn Dũng dâng Tây Nguyên làm quà Bắc Kinh:



Sau hàng loạt bài trên các báo chí về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên gây nhiều tai hại ở VN. Tờ Financial Times của Anh nói huỵch tẹt rằng, đây là chính “món quà của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng cho Bắc Kinh”. Bài báo của David Pilling ngày 06/5/2009, tác giả nói vụ khai thác bauxite là vấn đề nổi bật, cho thấy thực chất mối quan hệ với TC. Lần đầu tiên, một tờ báo lớn ở phương Tây dùng chữ “Quốc gia phụ thuộc” (client states) để nói về cách mối quan hệ của VN với TC.

Nhưng, điểm quan trọng là theo bài báo thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mang theo các món quà bauxite của VN, thứ tài nguyên tạo ra nhôm (He brought with him gifts of Vietnamese bauxite, the main raw material for alumium). Tác giả David Pilling gọi đây là cách “Triều kiến Trung Cộng” (pay tribute to China). Chính tên Thủ tướng Y tá Nguyễn Tấn Dũng rước voi Tàu về giày xéo mả tổ ở Tây Nguyên, cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Lợi dụng sự ươn hèn, khiếp nhược và ngu ngốc của Thủ tướng y tá Nguyễn Tấn Dũng và bọn lãnh đạo ĐCSVN, Bắc Kinh đưa ra những yêu sách thật phi lý như:

Được quyền đưa công nhân vào Tây Nguyên bao nhiêu cũng được và tự quản lý người của họ theo quy chế ngoại giao. Có nghĩa là họ có thể đưa hàng vạn binh lính PLA, ngụy trang thành công nhân để xây dựng thành hình một chuỗi “căn cứ quân sự” được trang bị đủ loại vũ khí, đạn dược chờ cơ hội sẵn sàng đánh chiếm VN mà chánh quyền CSVN không được quyền kiểm soát.

Công trường bauxite được khai thác theo cách làm của họ, được tự do phá hoại môi trường sinh thái, tàn phá rừng nguyên sinh vô tội vạ, thải các hóa chất xuống các dòng sông chảy qua Tây Nguyên diệt chủng các sắc dân Thượng tại Tây Nguyên và tận diệt môi trường sống của người dân Nam Bộ sống hai bên dòng sông Đồng Nai.

Ước tính quân số QĐNDTQ (PLA) đội lốt công nhân có tới từ 3 tới 4 sư đoàn được trang bị với đầy đủ vũ khí.


2. Cho ngoại nhân thuê và tàn phá rừng đầu nguồn:



Mặc dù Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo hiểm họa của việc lãnh đạo ĐCSVN cho người nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn trồng rừng nguyên liệu dài hạn. Nhưng, theo chỉ thị của Thủ tướng Y tá Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã cử đoàn cán bộ liên ngành trực tiếp kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời tổng hợp báo cáo 7 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Kết quả cho thấy 10 tỉnh đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn 50 năm trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,353 ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan và TC chiếm với 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.

Đây là hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh quốc gia nhiều mặt. Vì hám lợi nhất thời, ĐCSVN đã di họa cho các thế hệ về sau. Nếu mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn. Cho Hồng Kông, Đài Loan và Trung Cộng khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn một hiểm họa không lường. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thủy lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy thủy điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Những năm qua, nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu nhiều trận lũ lụt kinh hoàng, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao?

Các tỉnh bán rừng cho người nước ngoài là “tự sát” và làm hại đất nước. Còn các nước thuê rừng của nước ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Họ có thể đưa thân nhân của họ vào khai phá, trồng trọt, xây cất nhà cửa rồi sinh con đẻ cái, sẽ thành lập từng làng như: “làng Đài Loan”, “làng Hồng Kông”, “làng Trung Quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và nguy hiểm cho quốc phòng. VN hiện nay đã trở thành “lãnh thổ da beo”.

Hậu quả rừng đầu nguồn Thái Nguyên bị tàn phá vô cùng nghiêm trọng, khu vực rừng Ngàn Me thuộc xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã bị tàn phá nghiêm trọng, không những mất tài nguyên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, khả năng giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, kéo theo nhiều bất ổn về an ninh trật tự địa phương. Theo nhiều người dân địa phương, việc chặt phá rừng Ngàn Me diễn ra từ nhiều năm nay. Từ khoảng tháng 2/2013 tới nay, nhiều người nước ngoài tiến hành chặt phá rừng ồ ạt, công khai và triệt để với mục đích tàn phá môi trường sống, diện tích rừng bị tàn phá đã lên tới hàng trăm hécta.

3. Formosa Hà Tĩnh đòi thành lập Đặc khu Vũng Áng:


Đây là đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng và trong đặc khu thành lập Ban Quản Lý, trực thuộc Văn phòng Chính phủ. Trong công văn số 1406022/CV-FHS ngày 10/6/2014 gởi Phó Thủ tướng Tàu khựa Hoàng Trung Hải, Formosa đưa ra đề xuất thành lập “Đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” nhằm xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện... một mình tên Việt gian Tàu khựa Hoàng Trung Hải đã toàn quyền giải quyết từ chủ trương đầu tư cho đến những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu” dành cho dự án đầy mờ ám như chính nguồn gốc Tàu khựa của tên Việt gian vô cùng nguy hiểm này.

Do công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013: Đồng ý chủ trương cho Tập đoàn Công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đều do tên Tàu khựa Hoàng Trung Hải ký.

Sau khi Formosa đã tiến hành lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (tháng 12/2012) - một dự án thành phần quan trọng trong khu liên hợp có diện tích 3.300 ha. Từ đó tới nay, khu vực nầy được cho là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Người dân bình thường không thể vào trong khu vực dự án vì chủ đầu tư thuê bảo vệ canh gác tứ phía. Rõ ràng, Formosa Hà Tĩnh không chỉ là một đặc khu “bất khả xâm phạm” mà còn đang trên đường trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trên đất nước Việt Nam.

Cũng theo báo Hải Quan, một trong những đề xuất mang tính ưu đãi như thế là “đề nghị được cắt đất để bán lâu dài cho nhân viên” mà Formosa dự kiến số lượng nhân viên cao nhất đạt 15.000 người, nếu tính cả thân nhân của họ khoảng 60.000 người như một thị trấn gần như đặc khu. Formosa cũng đề nghị được xây căn hộ để cho thuê hoặc bán lại cho nhân viên và thành lập các cơ sở hậu cần, trường học trong đặc khu với ý đồ bám trụ thời gian vô hạn định ở đây.

Giới chuyên gia cho rằng, VN sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn nếu phê chuẩn dự thảo Đặc khu kinh tế ở Vũng Áng của Tập đoàn Formosa, vì nó liên quan đến an ninh quốc phòng quan trọng. Vì khu công nghiệp Vũng Áng dù là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp có vốn Đài Loan, nhưng lại sử dụng một số lượng lớn lao động người Tàu Hoa Lục. Hiện nay, số công nhân làm việc là 19.000 người, nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Tàu Hoa Lục trá hình vào làm việc. Với đợt tăng cường nầy, số lượng công nhân Tàu ở Vũng Áng đủ để thành lập 2 sư đoàn.

Vũng Áng vị trí chiến lược “cắt đôi Việt Nam”:


Vũng Áng hay Quãng Trị là những vùng lãnh thổ hẹp nhất trên đất liền của VN. Từ Vũng Áng ngó qua đảo Hải Nam không bao xa. Nếu như Bắc Kinh điều động một hạm đội cùng với lực lượng vũ trang PLA từ Hải Nam sang xâm lăng VN. Họ đã có sẵn bãi đáp lý tưởng cho việc đổ quân vì Bắc Kinh đã thuê được hàng chục cây số dọc theo bờ biển Hà Tĩnh và vùng cửa khẩu Vũng Áng.

Với 5 sư đoàn đã có sẵn làm thế “nội công ngoại kích” với 2 sư đoàn tại Vũng Áng và 3 sư đoàn từ Tây Nguyên đánh tràn xuống, chiến đấu cơ của họ ở đảo Gạc Ma và Hoàng Sa bay trên bầu trời Quãng Trị để yểm trợ quân TC. Vạch một đường chim bay từ sân bay ở Hoàng Sa đến Quãng Trị, khoảng cách rất gần cho những phi vụ không yểm cho lính bộ binh TC sẽ dễ dàng chia cắt Việt Nam ra làm đôi thì Vịnh Bắc Bộ không giao thông được với nước ngoài và không giao thông được với miền Nam Việt Nam cả đường biển và đường bộ.

4. Âm mưu của Bắc Kinh tại Hà Tĩnh - Quảng Trị và Đà Nẵng:

Tháng 10/2013, đài RFA có đăng một bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người TQ” với quy mô lớn như vậy, giống Tàu khựa có thể bám trụ khu vực này từ 25 tới 30 năm vừa để đầu tư xây dựng công trình, vừa khai thác nhà máy với mức tổng đầu tư 15 tỷ USD, nằm trên diện tích rộng tới 3.300ha, trong đó diện tích trên đất liền hơn 2.000ha và diện tích trên biển là 1.300ha. Với chừng ấy thời gian đủ để người Tàu này lấy vợ Việt, lập thành phố Tàu tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt VN thành 2 miền...

Rõ ràng, Bắc Kinh đang thực hiện cuộc di dân âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào đất nước VN một cách hợp pháp với sự tiếp tay bán nước của bọn lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN thông qua chính sách đầu tư xây dựng. Vũng Áng là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế VN về mọi mặt. Đây là một nguy cơ nghiêm trọng không thể không được báo động cho toàn dân cả nước biết.

Từ căn cứ Du Lâm của Tàu khựa là căn cứ tàu ngầm ở thành phố Tam Á cực Nam trên đảo Hải Nam, thừ Du Lâm đến Vũng Áng và cửa Việt của VN có đường chim bay khoảng 300 tới 400 km tạo thành một “Tam giác chiến lược” và với lực lượng hải quân hùng mạnh gồm tàu tàu ngầm và tàu chiến trên mặt nước, hải quân TC rất dễ dàng khống chế và chia cắt hai miền Nam-Bắc cả đường bộ và đường biển. Vì vậy, Bắc Kinh đã thành công trong việc xây dựng hai vị trí chiến lược Vũng Áng và Cửa Việt thành những căn cứ quân sự bí mật để phục vụ cho ý đồ cực kỳ thâm độc của Bắc Kinh.

Đất Quảng Trị tràn ngập giống Tàu khựa đến từ Hoa Lục ẩn chứa một mối hiểm họa khó lường cho dân tộc. Họ đóng vai nhà đầu tư với hành tung bí ẩn, khó hiểu và cực kỳ ngạo mạn đối với dân địa phương. Nhân dân ta rất bức xúc vì người Hoa tràn ngập ở cả vùng miền núi trọng yếu, vùng chiến lược quân sự của VN như Tây Nguyên Trung Phần, các nông trường dọc theo dãi Trường Sơn, các cửa khẩu phía Bắc và những tỉnh lỵ ở phía Nam như Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang cho đến tận cùng tỉnh Cà Mau cũng có sự hiện diện của chúng nó.

Hiện tại mức độ xâm nhập của lũ Tàu khựa trên đất VN không thể kiểm soát được nữa, khiến nhân dân cả nước càng cảm thấy bất ổn về sự có mặt của giống Tàu khựa đi ngang dọc khắp cả mọi miền đất nước, ngay cả miền duyên hải, các cửa khẩu có mặt của Tàu khựa.

Các dự án của Bắc Kinh ở Đà nẵng tạo thành thế liên hoàn tại miền Trung Việt Nam: Có dự án trấn ở tầm cao như Tây Nguyên, tầm xa... mưu đồ của Bắc Kinh là chẹt lấy yết hầu đất nước, khống chế luôn cả khu vực Đà Nẵng đã trở thành thành phố của Bắc Kinh bên bờ Biển Đông. Nó thu hút sự chú ý của dư luận bởi sự vô tâm của Đảng & Nhà nước CSVN mà cả chính quyền địa phương đã để họ có mặt tràn ngập khắp cả đất nước, kể cả các vị trí chiến lược cũng cho bọn TC thuê vì mục đích kinh tế??? Một người Đà Nẵng chua chát nói: “Tối tối ra dường, tụi Tàu khựa đi đầy đường. Tất cả các quán dọc đường đều có treo bảng hiệu bằng tiếng Tàu, thực đơn cũng dùng chữ Tàu hết mà!!! Mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Chệt chính hiệu được thu nhỏ”.

Những điểm trọng yếu dọc bờ biển Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới “China Beach”. Không một người địa phương nào được bén mảng đến gần khu vực xây dựng của họ: “Phóng tài khóa, thu nhân tâm” vẫn là tuyệt chiêu của bọn Chệt Bắc Kinh hay áp dụng, họ khôn khéo bỏ tiền mua chuộc các giới chức địa phương để chiếm trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến nó thành biệt khu Chệt của họ.

5. Bắc Kinh muốn trấn đèo Hải Vân:


Dư luận quần chúng phản ứng gay gắt về việc giới cầm quyền Thừa Thiên-Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư khu nghỉ dưỡng rộng 200ha cho công ty TC Thế Diệu ở đèo Hải Vân, đây là vị trí tối quan trọng vì từ đó khống chế cả vùng trời, vùng núi và vùng biển Đà Nẵng và có thể chia cắt VN ở vĩ tuyến 16.

Trong quá khứ, VN trong quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam thì đèo Hải Vân là một trong những chướng ngại thiên nhiên, chia cắt đất nước VN. Ở đỉnh cao chiến lược hiểm trở như vậy mà để cho TC thuê để làm khu nghỉ dưỡng thì điều đó hết sức ngu xuẩn không thể chấp được, đã khiến cho quần chúng sửng sốt và phẫn nộ về chuyện nầy.

Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế World Shine - Huế do doanh nghiệp TC làm chủ đầu tư với tổng số vốn 250 triệu USD, bọn Bắc Kinh được phép sử dụng diện tích 200ha tại khu vực “Cửa Khẻm”, nơi núi Hải Vân đâm ra biển. Tại đây, nhà đầu tư TC sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao với 450 phòng, một trung tâm Hội nghị Quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng 5 tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 biệt thự và khu du lịch, nhà hàng bãi tắm. Dự án nầy được triển khai theo 3 giai đoạn từ 2013 đến 2023, trên thực tế đã bắt đầu xây dựng một số hạng mục và cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, UBND thành phố Đà Nẵng đã kiến nghị Chính phủ rút giấy phép đầu tư mà Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp cho Công ty Thế Diệu của TC. Lý do chính quyền Đà Nẵng đưa ra dự án ở vị trí chiến lược trọng yếu về an ninh quốc phòng. Hơn nữa, trên nguyên tắc dự án nầy có một vùng chồng lấn trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chánh giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.


Vị trí chiến lược đèo Hải Vân:


Đèo Hải Vân trong đó có núi Bạch Mã với độ cao hơn 1.000 thước là khu vực mang tính chất quân sự, một vị trí chiến lược hiểm yếu trong hệ thống phòng thủ đất nước. Vì vậy, xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Lăng Cô nằm trong khu vực Cửa Khẻm không chỉ đơn giản chỉ là dự án về kinh tế, nó che giấu mục tiêu xa hơn là vấn đề quân sự của Bắc Kinh muốn thực hiện từng bước kế hoạch thôn tính nước ta đang có những tranh chấp về biển đảo.

Nếu Bắc Kinh khống chế được vị trí chiến lược đèo Hải Vân là kiểm soát được cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực Đà Nẵng, nó có tầm ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ lãnh thổ cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Một khi xảy ra chiến tranh Việt-Trung thì lực lượng vũ trang Tàu cộng sẽ dễ dàng chia cắt đất nước VN làm đôi.

Hơn nữa, nếu tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp phép cho phía TC xây khu du lịch nằm ngay mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển) và coi như bao trùm cả hòn Sơn Trà cách đó không xa. Toàn cảnh khu vực này chính là yết hầu của Vịnh Đà Nẵng với đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà tạo thành hình cánh cung trấn giữ phía Bắc và phía Đông Bắc mà Vịnh Đà Nẵng là một trong những khu vực cực kỳ trọng yếu trên dọc tuyến biển VN. Nếu hải quân TC khống chế được vị trí nầy thì tất cả tàu chiến của Hải quân VN muốn ra vào khu vực cảng Vùng 3 Hải quân, họ sẽ hay biết hết trong bối cảnh Hải quân VN đang tăng cường năng lực bảo vệ vùng biển sẵn sàng đối phó với diễn biến ngày càng phức tạp trên Biển Đông sau khi sự kiện Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng Đặc quyền kinh tế của VN.

Việt Nam cần phải đề cao cảnh giác nhiều doanh nghiệp TC bề ngoài là làm kinh tế để che đậy âm mưu gián điệp, điều nghiên địa hình, địa vật và những khu vực trọng điểm để nắm vững tình hình mọi sinh hoạt tại địa điểm để phục vụ cho chiến tranh xâm lược nước ta khi cần thiết. Nếu không, bỗng dưng họ đi thả bè nuôi cá ngay trong khu vực cảng Cam Ranh và cả ở Đà Nẵng. Hiện có đông đảo lũ Tàu Khựa nuôi cá bè ngoài bán đảo Sơn Trà và những nhóm người nầy đều là thành viên trực thuộc của tập đoàn công ty CP Thế Diệu chứ không phải ngoài ai khác.

Bán đảo Sơn Trà với khu du lịch trên đèo Hải Vân đều nằm ở vị trí “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng. Nếu bọn Tàu Khựa này không có mưu đồ đen tối thì làm gì chúng bỏ ra hàng trăm triệu USD để kinh doanh một khu vực hẻo lánh trên đèo Hải Vân? Có phải vì đèo Hải Vân là vị trí chiến lược vô cùng quan trọng bao trùm cả vịnh Đà Nẵng, chiếm được vị trí này sẽ khống chế được cả vịnh Đà Nẵng?

Theo tên Chủ tịch “đầu tôm” tỉnh Thừa Thiên Nguyễn Văn Cao, hắn cũng giống như nguyên Thủ tướng Y tá Nguyễn Tấn Dũng có biết gì vị trí chiến lược đèo Hải Vân và Tây Nguyên đâu? Chúng nó chỉ biết có đô la và địa vị mà thôi. Tên Nguyễn Văn Cao khẳng định rằng: “Khi làm họ đã xin ý kiến các ngành quân đội (gồm cả bộ đội biên phòng). Các ngành nầy đều khẳng định thực hiện được dự án”. Đúng là đồ bố láo!

Tháng 8/2016 năm nay, dự án Khu nghĩ dưỡng Quốc tế World Shine - Huế đã được chuyển sang triển khai tại khu vực ven biển xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, Huế). Vị trí mới cách vị trí cũ khoảng 15km và tên dự án được đổi thành Khu nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn - Lăng Cô. Dự án này được xây dựng trên diện tích 110ha đất với tổng mức đầu tư 368 triệu USD, thực hiện từ nay đến năm 2022.

6. Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi vào vòng kiểm soát của Tàu cộng:

Cảng Chân Mây là một cảng nước sâu nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nhờ được mũi Chân Mây Đông của dãy Hòn Dòn che chắn, nên vùng nước xung quanh cảng biển với độ sâu tới 14m vốn kín gió và lặng sóng này đã trở thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền tránh gió bão.

Khu vực Chân Mây - Lăng Cô là một vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng, bởi nó là dãi đất hẹp nằm dưới chân đèo Hải Vân chưa kể trên tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn này còn có hai đèo núi hiểm trở là đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng. Do tầm quan trọng về mặt an ninh quốc phòng của Chân Mây - Lăng Cô đối với VN như thế nên thật dễ hiểu khi TC, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc luôn tìm mọi cách để đặt được đặt chân vào vùng đất này.

Ngày 8/10/2015, VOA đã đăng bài “Người TQ lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô - Thừa Thiên Huế?” trong đó chúng tôi đã vạch trần âm mưu của tập đoàn Trung Nam Hải khi lập một công ty ma ở Singapore rồi lấy pháp nhân của doanh nghiệp ma này để đầu tư xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng rộng hàng trăm ha ở đây.

Đặc biệt mới đây chúng tôi còn phát hiện ra một công ty có bóng dáng của Bắc Kinh đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng bến số 3 cảng Chân Mây. Dự án có diện tích 12 ha, tổng mức đầu tư hơn 846 tỷ đồng, chiều dài cầu cảng trong giấy phép là 270m (nhưng chúng tôi tìm hiểu tại thực địa lại lên đến 400m), do Công ty TNHH Hào Hưng Huế làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ ngày 26/9/2015, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 9/2018. Đây là hải cảng tổng hợp, cung cấp dịch vụ hậu cần, cảng đảm bảo cho tàu và các phương tiện vận tải thủy trọng tải đến 50.000 DWT ra vào bốc dở hàng.

Đừng quên rằng, Hào Hưng Huế là công ty con của Công ty TNHH Hào Hưng, một doanh nghiệp có trụ sở ở Quận 11, Tp Sài Gòn. Điều đáng nói là mặc dù đã lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất VN, với hơn 20 chi nhánh trên khắp cả nước, nhưng thông tin về Hào Hưng lại rất bí ẩn. Người ta chỉ biết đó là một công ty của người Hoa, do một người Hoa là Thang Văn Hóa làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc với khách hàng chủ yếu là từ Hoa Lục.

Tháng 7/2015, một công ty con khác của Hào Hưng là Hào Hưng Quảng Ngãi đã mua một lúc 141 xe đầu kéo và xe tải do TC sản xuất. Còn báo Nông Nghiệp VN ngày 21/10/2015 thì viết rõ Hào Hưng là doanh nghiệp của Tàu Cộng không chỉ ở Chân Mây. Từ năm 2012, thông qua Công ty TNHH Hào Hưng Quảng Ngãi, Hào Hưng còn đầu tư xây dựng một bến cảng chuyên dùng khác tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Dự án với diện tích đất sử dụng khoảng 23ha và tổng vốn đầu tư trên 711,6 tỷ VNĐ này sắp sửa hoàn thành và đi vào hoạt động.

Một hoạt động không kém phần nguy hiểm nữa của Hào Hưng là họ đang thuê đất trồng rừng nguyên liệu ở nhiều địa bàn trên cả nước, đặc biệt là tại những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Chẳng hạn, theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 12/10/2015, UBND tỉnh Cà Mau đã cho Hào Hưng thuê hơn 63ha đất tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần văn Thời, tức ngay bên bờ cực Nam của Tổ quốc trong thời gian 49 năm. Kiểm soát được vị trí đó, TC có thể giám sát được mọi động tĩnh của quân đội VN cả trên đất liền, lẫn trên biển ở xung quanh khu vực, đồng thời phối hợp với các dự án kinh tế trá hình khác mà họ đã và đang tìm cách thực hiện tại những vị trí xung yếu như Vĩnh Tân (Bình Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu), Duyên Hải (Trà Vinh), Nhiệt điện Sông Hậu và nhà máy Lee & Man VN (Hậu Giang)... để tạo thành một chuỗi căn cứ quân sự liên hoàn hòng bao vây và chia cắt Nam Bộ khi hữu sự.

Kết luận:

Trước khi tạm chấm dứt chủ đề bài viết này, tôi xin mượn lời của một người Nhật đã sinh sống và làm khá lâu tại VN đã lên tiếng cảnh báo chúng ta. Tôi xin phép được tóm lược:

“...Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt Nam, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người TC nhắm đến, tuy nhiên dân tộc VN không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược (Ngoại trừ tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN quá khiếp nhược, ươn hèn với giặc, ác với dân). Âm mưu của giống Tàu khựa sử dụng trên Biển Đông được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ không ngừng cùng lúc chiếm toàn bộ mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn.

Từ thời xưa, giống Tàu khựa đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều nầy vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người TQ được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận và sau đó độc chiếm trọn vẹn toàn bộ lãnh thổ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông - từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền TC trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam.

Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của TC gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty VN thành công ty Tàu khựa, tăng cường sự hiện diện của người Tàu khựa tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế - nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40 km). Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân, nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của VN.

Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để giống Tàu khựa đồng hóa, cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Hoa nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì căn cứ Du Lâm của TC tên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320-350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam-Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển.

Các bạn VN nên nhớ rằng, TC sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những tên lãnh đạo từ Trung Ương tới địa phương này vì hám lợi, họ sẽ khá dễ dãi và nhìn sự việc quá đơn giản, trong khi người TQ thì quá thâm độc!”

“Mất đất là mất nước”! Ngày nào những tên lãnh đạo thiến heo, thiến bò ĐCSVN còn thống trị quê hương chúng ta thì sớm muộn gì Việt Nam cũng sẽ trở thành khu tự trị như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và chúng ta sẽ thành dân tộc thiểu số ngay trên quê hương của chúng ta. Ngày mất nước về tay Tàu Cộng chắc chắn sẽ không còn xa, chậm nhất là đến năm 2020...

11.09.2016
Tổng hợp & nhận định
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Bộ Công an và tỉnh ủy Hậu Giang phản thùng Nguyễn Phú Trọng!?

CTV Danlambao
- Sự việc Trịnh Xuân Thanh đang bị Nguyễn Phú Trọng chiếu tướng, chưa kịp trảm thì con ruồi xanh màu xuân xanh đã bay mất làm cho người ta đặt vấn đề về thái độ, thế đứng của Bộ Công an trong vụ này. Hôm qua, 13/09 những trả lời của Cục Cảnh sát Hình sự (C45) Bộ Công an lại làm tăng thêm nghi vấn - Bộ Công an gián tiếp đứng về phe Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn và phản thùng Nguyễn Phú Trọng?


Trao đổi với PV báo Tiền Phong, đại diện C45, Bộ Công an khẳng định chưa nhận được đơn thư trình báo của gia đình cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang về việc đề nghị tìm kiếm ông Trịnh Xuân Thanh. (1)

Điều này có nghĩa là C45 sẽ bình chân như vại, khi gia đình không yêu cầu, cũng như tỉnh uỷ Hậu Giang không đề nghị. Gia đình thì có lẽ đã nằm trong và nắm rõ "quy trình đào thoát" của thân nhân, cần gì phải đề nghị đi tìm. Tỉnh ủy Hậu Giang thì cũng mặc kệ đồng chí cựu phó chủ tịch tỉnh đi đâu thì đi, không cần phải tìm. Phải chăng tỉnh ủy không xem Tổng bí thư ra gì?

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang là Trần Công Chánh còn có vẻ... xỏ lá, nói với phóng viên rằng Tỉnh uỷ Hậu Giang sẽ làm văn bản báo cáo về việc ông Thanh không có mặt tại Hậu Giang để gửi các các cơ quan Trung ương. Tức là báo cáo về chuyện vắng mặt mà ai cũng biết!

Cần nhắc lại là vào ngày 19/7, Trịnh Xuân Thanh đã gửi đơn đến Tỉnh ủy Hậu Giang xin nghỉ phép và điều trị bệnh trong 1 tháng, kể từ ngày 3/8 đến 2/9 tại nước ngoài. Tức là tỉnh uỷ Hậu Giang đã biết tỏng tòng tong rằng đồng chí "mình" dự tính sẽ vọt ra khỏi nước từ trước đó. (Theo ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, trung tuần tháng 7, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang có gửi đơn đến Tỉnh ủy xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Sau đó, ngày 19/8, ông Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ phép một tháng để đi nước ngoài trị bệnh, từ ngày 3/8 đến 2/9. - tức là Trịnh Xuân Thanh nghỉ trước và gửi đơn sau) (2)

Mặc dù bây giờ thì tỉnh uỷ Hậu Giang bày tỏ quan điểm của tỉnh là: “Tuyệt đối không được cử hoặc cho phép ra nước ngoài vì bất cứ lý do gì đối với Đảng viên đang trong thời gian xem xét kỷ luật Đảng, đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm tư cách đảng viên, có vấn đề liên quan đến chính trị hiện nay nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền kết luận”. Tuy nhiên, chỉ đến lúc Trịnh Xuân Thanh chim sa cá lặn đâu mất thì chuyện xin đi ra nước ngoài chữa bệnh mới được nhắc đến.

Trở lại cánh công an thì ngoài thái độ vô can của C45, thì phía địa phương, công an phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội cho biết Trịnh Xuân Thanh không thuộc diện quản lý của địa phương nên không nắm được Thanh đã chuyển hộ khẩu và tạm trú ở đâu. Tức là cũng theo chiều hướng không hay, không biết, không quan tâm.

Vụ việc một người mà Ban bí thư kết luận rằng là kẻ chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở PVC, không hoàn thành nhiệm vụ và bị kỷ luật đảng khiếm diện mà Bộ Công an từ địa phương đều án binh bất động, không truy tìm cho thấy có điều gì không ổn trong bối cảnh chính trị độc tài toàn trị với khẩu hiệu công an còn đảng còn mình.

Tuy nhiên, để chứng tỏ cũng có làm nhiệm vụ theo yêu cầu, C46 - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng của Bộ Công an cho biết đã tiến hành điều tra vụ thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng (3) mà Ban bí thư kết luận là trách nhiệm của Trịnh Xuân Thanh ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Tức là C46 chỉ điều tra xem kết luận của Ban bí thư có đúng hay không, còn kẻ đã đào tẩu thì vẫn phải chờ người nhà và tỉnh uỷ Hậu Giang yêu cầu thì sau đó Cục Cảnh sát Hình sự C45 mới "vào cuộc".

Thái độ hiện nay của Bộ Công an cho thấy có khả năng công an đã làm ngơ, thả lỏng cho Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi cái lưới chụp ruồi của Nguyễn Phú Trọng.


14.09.2016
CTV Danlambao
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

“Giấc mộng chuột” của Tập Cận Bình


Nguyễn Vĩnh Long Hồ

- Một câu chuyện thuộc dạng “tiếu lâm thời đại”, nó vừa mang tính khôi hài, ngớ ngẩn đến lố bịch của một viên tướng Hải quân Tàu, mang đến cấp bậc Phó Đô đốc TC về Biển Đông. Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc phòng SDSR diễn ra tại Thủ đô London ngày 14/9/2015, Phó Đô đốc TC tên Viên Dự Bách đã có một phát ngôn buồn cười về Biển Đông khi ông ta tuyên bố: “South China Sea, đúng tên gọi của nó, là một vùng biển thuộc sở hữu của Trung Quốc”, theo Defense News.

Đó là những gì Phó Đô đốc Hải quân TC, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải tên Viên Dự Bách đã phát biểu trước các quan chức quân đội đến từ khắp năm châu trong khuôn khổ Hội Nghị Quốc phòng SDSR. Theo sự hiểu biết thuộc tầm cỡ quốc tế của ông ta thì vùng biển có tên South China Sea của Biển Đông, có chữ “China” (Trung Hoa), điều đó mặc nhiên vùng biển nầy phải thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc không thể chối cãi.

Thực ra, cái tên gọi South China Sea không hề mang bất kỳ một ý nghĩa nào về mặt chủ quyền lãnh thổ của TC. Đây chỉ đơn giản là tên gọi quốc tế được bắt đầu từ quy ước được thỏa thuận giữa các thương thuyền giao thương qua lại Biển Đông từ thế kỷ 16. Đến thế kỷ thứ XX, Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) đã chính thức áp dụng South China Sea là tên gọi quốc tế của Biển Đông và sử dụng nó trong các văn bản, hình ảnh, bản đồ hành chánh bằng tiếng Anh. Một lý do dễ hiểu thì tên gọi nhiều địa danh, đặc biệt là những vùng biển hay đại dương thường được dựa theo tên các quốc gia gần vị trí của nó nhất để cho dễ nhớ và thuận tiện cho việc tra cứu và nó không có ý nghĩa về mặt chủ quyền lãnh thổ của một nước nào cả.

Nhận xét về khả năng trí tuệ của Viên Dự Bách, tạp chí TIME (Mỹ) đã mỉa mai rằng: “Nếu cứ lập luận kiểu nầy của Phó Đô đốc Hải quân TC thì phải chăng toàn bộ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ? Hay Vịnh Mexico là của Mexico? Hay vịnh Thái Lan thuộc về Thái Lan”. Cũng trong bài viết của mình, tạp chí Time đã lên án các hành vi bành trướng bá quyền xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tạp chí Time cũng khẳng định rằng, dù chính phủ Mỹ không đứng hẳn về phía nào trong các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Washington cam kết sẽ bảo vệ “tự do hàng hải, hàng không” ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh nghiêm túc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng “luật pháp Quốc tế”.

Để tránh những trường hợp ngộ nhận một cách ngớ ngẩn như Viên Dự Bách, các chuyên gia quốc tế đã gợi ý kêu gọi thay thế “South China Sea” bằng tên gọi “South East Asia Sea” (Biển Đông Nam Á).


Tập Cận Bình - “biển Đông của tổ tiên để lại”:

Thông tấn xã Đài Loan ngày 18/10/2015 đưa tin, Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương Quốc Anh, lần nầy họ Tập trả lời phỏng vấn bằng văn bản hãng thông tấn Reuters, trong đó nói rằng: “Các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại là do tổ tiên để lại?!”

Tập Cận Bình tuyên bố rằng: “Dân nước ông sẽ không để yên cho bất kỳ ai xâm phạm chủ quyền và lợi ích tương ứng của TQ. Các hoạt động leo thang bành trướng, gây hấn bất chấp luật pháp, công lý quốc tế của Bắc Kinh ở Biển Đông là để bảo vệ chủ quyền, phản ứng chính đáng, vì vậy TQ không bành trướng và không đáng bị hoài nghi hay chỉ trích,” họ Tập nói. “Về cơ bản Biển Đông vẫn ổn định và TQ không muốn thấy Biển Đông sinh loạn và càng không chủ động làm rối loạn Biển Đông?!”

Tập Cận Bình, người lãnh đạo cao nhất của TC công khai lôi “gia phả tự biên, tự diễn” ra để nói họ có “chủ quyền lịch sử”, “chủ quyền thời cổ đại” một cách nực cười, ngây ngô như một đứa con nít đối với các đảo ở Biển Đông trước dư luận quốc tế, bất chấp luật pháp và công lý, nói ngang ngược một cách không một chút ngượng mồm. Nhưng, Tập Cận Bình không đưa ra được bất cứ tài liệu nào khả dĩ chứng minh cho lập luận của mình, thậm chí là một trang “gia phả” cũng không có về vấn đề chiến lược xây dựng các đảo nhân tạo, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.

Tập Cận Bình đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo xảo ngôn, lật lọng và ngụy biện khi hành động của họ đi ngược lại hoàn toàn với những gì họ nói. Bắc Kinh đã thực sự thất bại trong việc dùng “hỏa lực mồm” để biện minh cho hành động bành trướng, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Biển Đông không phải là vấn đề riêng giữa TC và VN, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei mà là vấn đề khu vực toàn cầu.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Singapore và khối ASEAN đều có lợi ích ở Biển Đông và đương nhiên không có nước nào muốn phải xin phép, đóng thuế cho Bắc Kinh khi tàu thuyền của họ qua lại tuyến hàng hải huyết mạch quốc tế nầy. Bắc Kinh càng leo thang ở Biển Đông càng có nguy cơ bị thế giới cô lập.

Phụ họa với Tập Cận Bình, Bắc Kinh thường sử dụng tên Thiếu tướng Kiều Lượng - chuyên gia quân sự, GS Đại học Quốc phòng TC - phun hỏa lực mồm để hù dọa các quốc gia nhược tiểu. Kiều Lượng xem các nước ven Biển Đông đang bị Bắc Kinh lấn biển chiếm đảo chỉ là chuột. Các nước nhỏ khối ASEAN mạo hiểm chơi trò “chuột vờn mèo” (mèo ở đây ám chỉ là TC), chống lưng cho chuột không phải là mèo mà là đại bàng đang vươn móng vuốt…

Hiện nay, Bắc Kinh xem phán quyết của PCA như tờ giấy lộn, cứ tiếp tục bành trướng, bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa, đảo Phú Lâm và Hoàng Sa, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực tự do hàng không, hàng hải huyết mạch của thế giới. Đấy là chưa nói đến “đường lưỡi bò” phi pháp do Bắc Kinh tự vẽ ra để độc chiếm Biển Đông mà chính người dân Tàu bản địa không một ai lý giải được hay gọi nó là cái quái gì.

Kiều Lượng lại đang tìm cách giải thích “luật pháp quốc tế” theo kiểu bẻ cong nó, đánh tráo khái niệm, hoán đổi vị trí từ một tên xâm lược, trở thành nạn nhân bị xâm lược. Nói cách khác, Kiều Lượng đang kích động các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cứ tiếp tục bành trướng, theo đuổi đường lưỡi bò, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế PCA, nếu nước nào phản kháng thì khiêu khích cho họ nổ súng trước, hoặc tạo các tình huống gài bẫy tương tự để Bắc Kinh lấy cớ dùng vũ lực, tiêu diệt hết một lượt.

Mới đây ngày 11/9/2016, Philippines chụp được những hình ảnh về 11 chiếc tàu TC được thiết kế cho hoạt động nạo vét gần bãi cạn Scarborough. Trong tất cả những điểm nóng tranh chấp ở Biển Đông, bãi cạn Scarborough, rộng hơn 150 km, nằm cách bờ biển Philippines chưa đầy 240 km. Tuần trước, Bộ Quốc Phòng Philippines còn công bố các hình ảnh cho thấy tàu TC hiện diện dày đặc quanh đây…

Theo bình luận viên Steve Mollman, nếu thực sự Bắc Kinh nhắm tới mục tiêu độc chiếm Biển Đông có thể đây là mảnh ghép cuối cùng còn thiếu. Biến Scarborough thành đảo nhân tạo là việc ưu tiên. Nếu thành công trong việc quân sự hóa bãi cạn Scarborough, kết hợp với những tiền đồn xây dựng bất hợp pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh sẽ tạo ra được “tam giác chiến lược” giúp họ kiểm soát chặt chẽ toàn bộ Biển Đông, cây bút Mollman từ Quartz nhận định.

Các quan chức Ngũ Giác Đài tin rằng, Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng một “Tam giác căn cứ quân sự” trải rộng từ Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn ở phía Nam và cuối cùng là bãi cạn Scarborough, Mỹ sẽ không ngồi yên và sẽ chủ động phản đối bá quyền quân sự trong khu vực, National Interest cho biết.

Chưa hết, bản đồ thế giới do Bộ Giáo Dục TC mới công bố có đường 251 đoạn, bao gồm cả đảo Hawaii và Micronesia cũng nằm trong vùng lãnh thổ nước Tàu. Bắc Kinh không những muốn chiếm đảo Senkaku của Nhật Bản mà còn muốn chiến luôn cả đảo Okinawa và xóa bỏ luôn các căn cứ của Mỹ trên quần đảo này. Thế mới ghê chứ!!!

Kiều Lượng quả là một tên tướng nói phét, thùng rỗng thường kêu to. Hải quân TC có dám liều lĩnh bắn B-52 của Mỹ bay qua không phận bên trong vùng 12 hải lý của Đá Châu Viên (Cuateron Reef), có dám bắn tàu hải quân Mỹ USS Antietam, USS McCambell, USS Ashland, USS Curtis, USS Lassen…khi tuần tra Biển Đông không? Ngay cả Australia sẽ không cúi đầu trước áp lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chận các chuyến bay giám sát các đảo tranh chấp giữa Biển Đông với các quốc gia láng giềng. Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng quốc phòng Australia Marise Payne, theo Reuters ngày 17/12/2015, Bắc Kinh chỉ dám phản đối bằng mồm… vô hiệu, Bắc Kinh còn không dám đụng tới Australia, đừng nói phét chọi với Không - Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

oOo

Mới đây, chung quanh những căng thẳng leo thang trên Biển Đông. Ngày 27/11/2015, nhà phân tích độc lập Bành Định Đỉnh từ Bắc Kinh bình luận trên đài BBC tiếng TQ. Giải quyết tranh chấp xưa nay không ngoài 3 con đường là (1) Pháp lý (2) Thỏa hiệp (3) Dùng sức mạnh.

Nếu là pháp lý có thể nói rõ, cái gì thuộc về bên nào thì trả về bên đó, các bên đều tuân thủ theo phán quyết của tòa án hoặc có thể giải quyết thông qua đàm phán song phương hoặc đa phương, hoặc thương lượng thỏa hiệp dưới sự chủ trì của một cơ quan tài phán quốc tế đóng vai trò bên thứ 3 độc lập, mỗi bên nhượng bộ nhau một ít. Nếu không thể nói với nhau bằng lý lẽ, lúc đó chỉ còn cách dùng nấm đấm, xem ai mạnh hơn ai.

Cách thứ 3 dùng sức mạnh cơ bắp, rõ ràng là không dùng được. TC dù đã lớn mạnh, nhưng không có thực lực để xưng hùng, xưng bá trước cộng đồng quốc tế ngày nay. Dù có đi nữa trong thế giới phẳng hiện tại, chính phủ TC cũng không thể dễ dàng dùng vũ lực một cách ngu xuẩn. Thế giới văn minh ngày nay đã thành hình một hệ thống phòng ngự tập thể gần như hoàn chỉnh, xu thế chính trị quốc tế cũng không cho phép các quốc gia có chủ quyền khai chiến, dùng vũ lực có thể bị loại trừ khỏi Biển Đông.

Cách còn lại duy nhất hợp pháp và khả thi chỉ có trọng tài quốc tế. Đã ra đến cơ quan tài phán quốc tế thì ai có lý nói lý, ai chủ trương điều gì thì đưa bằng chứng ra chứng minh. Đại đa số tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết thông qua trọng tài, tại sao lĩnh vực chính trị lại không thể? Một khi TQ đã đặt ký phê chuẩn UNCLOS thì nên bình thản chấp nhận trọng tài. Đem tranh chấp này giao cho các luật sư, thẩm phán đi giải quyết.

Ý thức thượng tôn pháp luật, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, trong đó nhấn mạnh giải pháp trọng tài, kết hợp với đàm phán của học giả Bành Định Đỉnh rất đáng hoan nghênh và ghi nhận, chỉ có Bắc Kinh là không muốn và tìm cách tránh né…

oOo

Theo tạp chí Foreign Policy (Mỹ), tham vọng độc chiếm Biển Đông khiến Bắc Kinh bị phản ứng ngược, các nước láng giềng đều cảnh giác đề phòng, mua vũ khí phòng thủ. Rõ ràng, Tàu Cộng bị cô lập! Nhật Bản từ bỏ Hiến pháp hòa bình, Philippines mời quân đội Hoa Kỳ trở lại sau 25 năm Mỹ rời căn cứ Subic. Singapore cho phép máy bay tuần tra P-8 Poseidon hiện đại của Hải quân Mỹ. Từ Nhật Bản tới Indonesia đều đề cao cảnh giác trước yêu sách độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

Sự kiện ngày 17/12/2015, Indonesia và Nhật Bản đã đối thoại cấp bộ trưởng, với lãnh đạo 2 bộ Ngoại giao & Quốc phòng họp lại tại Tokyo để thống nhất một chương trình hợp tác quốc phòng quan trọng. Theo giới quan sát, những thỏa thuận vừa đạt được đã mở đường cho Nhật Bản xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng qua Indonesia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tokyo can dự sâu vào Biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi xác nhận: “Chúng tôi nhất trí tăng cường sự ổn định ở Biển Đông”.

Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố: “Đây là vùng đặc quyền kinh tế EEZ của tổ tiên để lại cho họ ở Biển Đông”. Nhưng, họ Tập không trưng dẫn được một tài liệu nào chứng minh gia phả của tổ tiên, ngoại trừ một tấm bản đồ của triều Nguyên để lại không có tác dụng gì cả. Mỹ và các chuyên gia pháp lý khẳng định: “Hải quân Mỹ có quyền tự do đi lại trong không - hải phận quốc tế, tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh cũng đã ký vào đó”.

Nếu Tập Cận Bình không tìm đâu ra một trang gia phả nào để chứng minh Biển Đông là di sản của tổ tiên để lại. Tôi sẽ chứng minh giùm cho Tập Cận Bình biết rằng, hiện nay Bắc Kinh còn cất giữ một trang nhật ký gia phả rất quý báu mà Tập Cận Bình đã quên không đem ra xài? Nếu Bắc Kinh công khai phổ biến trang nhật ký gia phả nầy trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) The Hague, Hòa Lan thì Bắc Kinh đã thắng kiện Philippines rồi; chẳng những Biển Đông thuộc về Tàu Cộng mà cả thế giới phải chịu sự thống trị của Tập Cận Bình. Trang nhật ký gia phả của ai mà ghê gớm đến như vậy ta? Đó là trang nhật ký của Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa. Nhân vật nầy được tạp chí LIFE xếp Trịnh Hòa đứng thứ 14 trong số những người quan trọng nhất trong thiên kỷ vừa qua.

Tiểu sử Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa:

Tại phòng Đông Á Học thuộc Thư viện quốc hội Hoa Kỳ, người ta có thể thấy bản sao tấm họa đồ dài 6,4 mét, ghi tiếng Hoa nhiều vùng biển thế giới. Đây là tấm bản đồ mà Trịnh Hòa từng dùng cho 7 chuyến hải hành từ 1405 - 1433. Với hạm đội vĩ đại gồm 28.000 người đi trên hơn 300 con thuyền. Con tàu chỉ huy của Trịnh Hòa dài đến 122 mét, so với con tàu 26 mét lớn nhất Santa Maria trong hải đội Columbus. Các chuyến hải hành của Trịnh Hoà được thực hiện khá lâu trước người phương Tây như: Christopher Columbus (1492), Vasco da Gama (1498) và Ferdinand Magellan (1521).

Trịnh Hoà tên thật là Mã Tam Bảo (Zhèng Hé), sinh tại Vân Nam là hậu duệ đời thứ 6 của Sayyid Ajjal Shams al- Din Omar, xuất thân từ nơi hiện nay là Uzbekistan, từng cai quản tỉnh Vân Nam. Họ Mã, phiên âm từ chữ “Mohammed”.

Năm 1381, khi nhà Minh đánh Vân Nam, Trịnh Hòa (mới 10 tuổi) bị bắt, bị thiến, trở thành thái giám và được đưa về cung đình, phục vụ cho một hoàng tử của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và trở thành “hảo bằng hữu” của hoàng tử. Trịnh Hòa còn giúp thái tử thực hiện thành công cuộc tiếm ngôi đẫm máu năm 1402. Vị hoàng tử trở thành vua Minh Thành Tổ (hiệu Vĩnh Lạc), Trịnh Hòa được phong làm đô đốc.

Theo National Geographic trong số ra tháng 7/2005, chuyên về chủ đề Trịnh Hòa. Tại lăng mộ khổng lồ mà Vĩnh Lạc dựng cho vua cha Minh Thái Tổ, có tấm bia đá ghi lại thành tích viễn dương của Trịnh Hòa. Mục đích thực hiện cuộc Tây Dương của Chu đế Vĩnh Lạc là mở rộng kinh thương kết hợp với bang giao, theo như kết quả nghiên cứu của Louise Lavathes, tác giả quyển “When China Ruled the Sea”. Sau thời gian ròng rã đóng tàu (hiện ở Nam Kinh vẫn còn vết tích xưởng đóng tàu của Trịnh Hòa) Ngày 11/7/1405, Trịnh Hòa khởi hành, bắt đầu chuyến viễn du.

Trong 28 năm, Trịnh Hòa đã đi hơn 50.000 km, tới 37 quốc gia từ Đông Nam Á, Trung Đông đến châu Phi. Tiến sĩ Jin Wu thuộc Đại học Iowa, chuyên viên lịch sử hàng hải lừng danh, đã so sánh quy mô chuyến viễn du hải hành của Trịnh Hòa như sau: “Trong khi hải đoàn Trịnh Hòa có hơn 300 tàu với hải đoàn 30.000 người; hải đội Columbus chỉ có 3 tàu với 90 người; Da Gama với 4 tàu và 160 người và Magellan với 5 tàu và 265 người”. (theo website Đại học California - Los Angeles, International).

Năm 1431, Trịnh Hòa lên đường cho chuyến hải hành cuối cùng. Một số nhà viết sử cho rằng Trịnh Hòa trở về quê nhà năm 1433 và chết vào 2 năm sau tại Nam Kinh. Tuy nhiên theo National Geographic cũng như một số tài liệu khác, ngôi mộ Trịnh Hòa tại Nam Kinh thật ra là ngôi mộ trống. Trịnh Hòa có thể chết dọc đường và được thủy táng ngoài khơi Malabar (Ấn Độ).

Hàng trăm năm trôi qua, Trịnh Hòa trở thành bóng ma lu mờ trong lịch sử Tàu Cộng. Tuy nhiên, một thập niên trở lại đây, Trịnh Hòa được hồi sinh, Bắc Kinh muốn chứng tỏ TQ là bậc thầy về đi biển và đó là bằng chứng cho thấy việc thám hiểm hàng hải, dẫn đến việc đánh dấu chủ quyền các hòn đảo từng được thực hiện bởi nước Trung Hoa xưa.

Trong năm 2004, Thứ trưởng Truyền thông TC nói: “Trong suốt 7 chuyến Tây Dương, Trịnh Hòa không chiếm một mảnh đất nào, không dựng một pháo đài nào, không lấy bất kỳ của cải gì của bất cứ nước nào... Ý nghĩa các chuyến đi Tây dương của Trịnh Hòa không chỉ ở chỗ chúng cho thấy Hải quân Trung Hoa từng hùng mạnh như thế nào mà còn cho thấy TQ trước sau như một, luôn thực hành chính sách ngoại giao hòa bình”.

Một thứ “pax sinica” mỉa mai:

Pax Sinica là “Hòa bình kiểu Tàu”, các chuyến Tây Dương của Trịnh Hòa không phải luôn là những “chuyến đi hữu nghị”. Theo tác giả quyển “The Contest of the Century: The New Era of Competition with China and How America Can Win” (phát hành tháng 2/2014), Geoff Dyer nói: “Đằng sau sự đánh bóng hình ảnh Trịnh Hòa được Bắc Kinh tô vẽ còn ẩn chứa nhiều sự thật khác”.

Geoffrey Wade, sử gia Úc chuyên về triều Minh, cho biết. “Các hạm đội Trịnh Hòa đã thực hiện nhiều chiến dịch “gây sốc và bất ngờ” với một hình thái ban đầu của “Chủ nghĩa Thực dân hàng hải”, hay nói cách khác, đó là chính sách “Ngoại giao tàu chiến”. Christopher Columbus vượt đại dương chỉ có 3 tàu, Vasco da Gama với 4 tàu và Ferdinand Magelan với 5 tàu. Trong khi đó, Trịnh Hòa du hải với 200 - 300 tàu, được trang bị vũ khí hiện đại nhất và tốt nhất thế giới vào thời điểm đó. Để làm gì, nếu không là nhằm gây ấn tượng mạnh cho mục đích chính trị, nhằm tạo ảnh hưởng khắp Đông Nam Á, thông qua việc thị uy sức mạnh hải quân không ai đối thủ?”

Đội quân của Trịnh Hòa thậm chí từng dính vào cuộc nội chiến ở Bắc Sumatra và Java. Trong một vụ khác, Trịnh Hòa can thiệp vào một cuộc xung đột chính trị nội bộ tại Ceylon (Sri Lanka), tiêu diệt quân đội nơi nầy, trước khi bắt vị vua và gia đình mang về Nam Kinh. Bản chất quân sự trong các chuyến đi Trịnh Hòa còn để lại vết tích tại Malacca. Người Tàu dùng Malacca không chỉ để cất hàng hóa, theo sử gia Geoffrey Wade, mà còn xây một trại lính mà Trịnh Hòa dùng để kiểm soát tuyến giao thông dọc eo biển Malacca.

Tương truyền rằng, trong những chuyến hải hành xa xôi ngàn dặm nầy, kéo dài từ 1405 – 1435 đã trải qua nhiều quốc gia, nhiều hòn đảo lớn nhỏ trên khắp đại dương từ Châu Âu và Châu Phi ở phía tây tới Triều Tiên, Nhật Bản ở phía Đông, bao gồm:

· Các quốc gia vùng Đông Nam Á.

· Sumatra và Java.

· Tích Lan (Ceylon)

· Ấn Độ.

· Châu Mỹ.

· Ba Tư và Vịnh Ba Tư.

· Bán đảo Á Rập.

· Hồng Hải tới nơi xa nhất là Ai cập.

· Xa nhất về phía nam tới eo biển Mozambique.

· Tới Đài Loan 7 lần.

· Đảo Darwin, Bắc Úc Châu.

Theo các nguồn sử liệu TQ thì hạm đội của Trịnh Hòa có trên 300 chiến thuyền buồm vào lúc cao điểm nhất và được chia ra như sau:

· Các thuyền chở châu báu.

· Các thuyền chở ngựa, chở cống phẩm.

· Các thuyền hậu cần.

· Các thuyền chở quân lính.

· Các thuyền chở nước.

· Các thuyền chiến Phú Xuyên.

· Các thuyền tuần tra.

· Và đặc biệt là tàu chở hàng triệu triệu con…chuột Tàu.

Lời tiên tri của Trịnh Hòa:

Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa chở hàng triệu triệu con chuột trên tàu để làm gì vậy? Bất cứ nơi nào hạm đội của Trịnh Hòa bỏ neo dừng lại, đổ bộ để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước ngọt…Trịnh Hòa bảo thủy thủ đoàn thả một bầy chuột xuống nơi đó, cho nó tự do sinh sôi nẩy nở và phán rằng: “Giống chuột là loại gậm nhấm, tượng trưng cho chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của chúng ta sau này. Nhờ sinh đẻ nhiều, chúng sẽ có mặt khắp nơi trên thế giới, giống như chủng tộc Tàu của chúng ta. Sau nầy, bất cứ nơi nào trên hành tinh nầy có “Chệt & chuột” chung sống với nhau thì vùng đất đó thuộc về lợi ích cốt lõi của Trung Quốc không ai thể tranh cãi lôi thôi gì cả! Lời nói của ta ngày hôm nay phải được ghi vào nhật ký để làm gia phả cho các thế hệ mai sau.”

Mấy thế kỷ sau, lời tiên tri của Trịnh Hòa đã trở nên hiện thực, giống chuột do Trịnh Hòa thả ra trước đây, không biết chúng vượt biển bằng cách nào mà chúng có mặt khắp nơi trên quả địa cầu. Ở đâu có “giống chuột” là có “giống Chệt” sinh sống lẫn lộn. Nếu so về bản chất giữa Chuột & Chệt thì cả 2 loại sinh vật nầy đều nguy hiểm giống y chang như nhau.

Nếu giống chuột là nguồn gốc phát sinh bệnh dịch hạch (Pestis) gây thảm họa kinh khủng cho nhân loại vào thế kỷ thứ 14. Cho mãi đến tận bây giờ vẫn còn ám ảnh kinh hoàng cho nhân loại về những “cái chết đen” diễn ra trong 13 năm từ năm 1338 tới 1351, nó ngự trị trên toàn cõi Âu Châu đã lấy đi sinh mạng 75 triệu người. Giết chết từ 30 tới 60% dân số Châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu xuống còn 350 tới 375 triệu người vào năm 1400. Giống “Chệt” sẽ gây thảm họa chiến tranh cho nhân loại trong thế kỷ 21, nó là hiểm họa “Da vàng” sẽ kinh khủng như một thứ bệnh dịch hạch do giống “chuột” gây nên vào thế kỷ 14.

Mới đây, một tấm bản đồ cổ được tình cờ phát hiện tại một cửa hàng bán đồ cổ ở Thượng Hải, sẽ giúp chứng minh rằng Đô đốc Trịnh Hòa là người đã phát hiện ra Châu Mỹ, chứ không phải là Christoper Columbus. Tấm bản đồ nầy có từ năm 1418? Có cả hơn 70 năm trước khi Columbus phát hiện ra Châu Mỹ vào năm 1492. Tập Cận Bình chỉ cần đem tấm bản đồ nầy qua Mỹ gặp TT Obama mà đòi lại America là của Tàu Khựa.

Tập Cận Bình quyết tâm tiến hành thực hiện “Giấc mộng Chuột” biến lời tiên tri của Trịnh Hòa tổ tiên của hắn thành hiện thực một cách điên rồ, bất chấp những lời chế nhạo của thế giới. Họ còn thách thức Bắc Kinh đòi chủ quyền đảo Okinawa của Nhật Bản bằng vũ lực làm thử coi! Có dám không?

Thế giới đang chận đứng “đại dịch chệt” ở biển Đông:

Theo Kyodo News của Nhật, số ra tháng 12/2015, Thủ tướng Shinzo Abe đã hội đàm với lãnh đạo Australia và Ấn Độ, nhằm thúc đẩy hợp tác về bảo đảm an ninh giữa 4 quốc gia là Mỹ - Nhật - Australia - Ấn Độ, thông qua sự hợp tác giữa 4 nước để bảo vệ khu vực giữa khu “tứ giác chiến lược”: Nhật Bản - Australia - Ấn Độ và căn cứ hải quân Hawaii của Mỹ. Nhằm bảo đảm an toàn hàng hải từ khu vực Ấn Độ Dương tới Tây Thái Bình Dương.

Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận chung “Mallabar” giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Ấn Độ. Đối với Australia sẽ thúc đẩy đàm phán hiệp định mới để có thể thực hiện các cuộc huấn luyện chung một cách thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Mỹ - Nhật - Ấn - Australia. Mới đây, Nhật Bản đã điều động hàng ngàn binh sĩ và các hệ thống tên lửa dọc 200 đảo xa để đối phó với TC. Nhật Bản muốn chiếm thế thượng phong trên biển và trên không trước TC. Một khi Biển Đông & Hoa Đông sinh biến, Nhật Bản có thể khóa chặt chuỗi đảo đầu tiên bằng trận địa tên lửa ở đây.

Theo Reuters, ngày 21/12/2015, TT Philippines Benigno Aquino nói rằng: “Một số quốc gia Châu Á - TBD liên tiếp tăng cường ngân sách quốc phòng trong bối cảnh cục diện Biển Đông ngày càng căng thẳng. Mỹ & Nhật đang giúp Philippines phát triển lực lượng vũ trang của nước nầy”.

Ngoài ra, theo Reuters ngày 2/12/2015 đưa tin: “Các học giả quốc tế cho rằng, Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt ở cấp độ quốc tế trong vụ kiện “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục khăng khăng từ chối tham dự vụ kiện của Philippines và chống đối phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA)”.

PCA đã kết thúc phiên điều trần hôm 30/11 và cho phép TC được nộp bản phản biện các lập luận của Philippines đến ngày 1/1/2016. Qua thời điểm này, PCA sẽ bắt đầu quá trình xét xử nội dung vụ kiện và dự kiến ra phán quyết trong giữa năm 2016. Bắc Kinh vẫn ngoan cố tiếp tục từ chối phiên tòa này và kể cả phán quyết của PCA. Như chúng ta đã biết, Philippines đã đánh bại Bắc Kinh trên mặt trận pháp lý và các quốc gia khác sẽ sử dụng phán quyết của PCA ngày 12/7/2016 như một cây gậy để đánh bại yêu sách bành trướng phi pháp của Bắc Kinh.

Theo dự kiến, tháng 2/2016, TT Obama đã hội đàm với các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của khối ASEAN tại tiểu bang California. Theo hãng Nikkei của Nhật Bản, tháng 11/2015, TT Obama đã hội đàm với các nhà lãnh đạo ASEAN khi tham gia “Hội nghị cấp cao” ASEAN tại Malaysia. TT Obama muốn thông qua cuộc hội đàm với các nước ASEAN, tăng cường đoàn kết nội bộ và thiết lập mối quan hệ mật thiết hơn giữa ASEAN và Mỹ. TT Obama coi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nền tảng mở rộng hợp tác giữa Mỹ và ASEAN. Ngoài ra, Mỹ sẽ thúc đẩy các bên xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

Theo Telegraph số ra ngày 23/12/2015, Bắc Kinh đang đòi hỏi Seoul phải nhượng lại một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế trên biển Hoàng Hải, trong đó có cả khu vực núi ngầm IEO, nơi có một trung tâm nghiên cứu hải dương của Hàn Quốc. Bắc Kinh cho rằng khu vực đó thuộc về mình gọi là Suyan Rock. Theo đề nghị của Bắc Kinh, thì núi ngầm Ieo do tàu buôn Anh Socotra tìm ra năm 1900 và đặt tên là Socotra Rock thuộc về quyền kiểm soát của TC. Vị trí núi ngầm Ieo nằm cách bờ biển Hàn Quốc 93 hải lý và cách TC đến 178 hải lý. Lòng tham vô độ của Tập Cận Bình đã đẩy Hàn Quốc liên kết với tứ cường: Mỹ - Nhật - Ấn - Australia và cả Hàn Quốc cũng tham gia, làm thành một vòng cung chiến lược bao vây và cô lập TC.

Kết luận:

Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực PCA đã ra phán quyết không công nhận “đường lưỡi bò” 9 đoạn của TC tại Biển Đông, đồng thời cho biết TC không có chủ quyền lịch sử ở vùng biển nầy. Ngay sau đó, Báo Đảng TC đưa ra tuyên bố của Tập Cận Bình về phán quyết của PCA: “Trong bất cứ tình hình nào, chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của TQ trên Biển Đông đều không chịu ảnh hưởng từ phán quyết của PCA. TQ không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào xuất phát từ phán quyết của PCA”.

Bắc Kinh đang lâm vào tình trạng 4 bề thọ địch, bị bao vây và cô lập từ biển Hoa Đông tới Biển Đông. Theo Dmitry Mosyakov, Viện Nghiên cứu Phương Đông, nhận định: “Sau khi TC công bố sẽ thiết lập khu vực nhận dạng phòng không Biển Đông, tình hình trong khu vực phát triển một cách phức tạp. Điều nầy cho thấy, Mỹ sẽ sẵn sàng hành động, tham gia cuộc xung đột vũ trang với TC đang diễn ra trong khu vực nầy. Mỹ tăng cường đáng kể chính sách của mình.” Rõ ràng, Washington đang tiến hành chính sách bao vây và cô lập TC cùng với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Vòng cung được thiết lập chung quanh Hoa Lục có Nhật - Ấn - Australia - Philippines - Indonesia - Singapore…

Theo Richard Bitzinger - Đại học S. Rajaratman - nhận xét: “Bắc Kinh giống như một người đang viết tờ check, trong khi không có khả năng thanh toán. Thực tế thì riêng nhiệm vụ giám sát, chưa kể tới hành động để bảo vệ diện tích bao la trên Biển Đông đã là quá khả năng đối với Bắc Kinh”.

Theo GS Toshi Yoshiahara - Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ - nhận định: “Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc chống sự bành trướng quân sự của TC từ Hoa Đông ra tây Thái Bình Dương, nâng cao khả năng cơ động của Hoa Kỳ và củng cố liên minh chặt chẽ để đối phó với một cuộc xung đột có thể xảy ra với TC. Nói cách khác là Nhật Bản sẽ lật ngược thế cờ”.

Theo Akihisa Nagashima - Nghị sĩ Đảng DPJ Nhật Bản - bình luận: “Sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Tàu Cộng và sự suy giảm tương đối của Mỹ là một yếu tố. Chúng tôi muốn làm những gì chúng tôi có thể để giúp đảm bảo tính bền vững trong thế trận của Hoa Kỳ tại Biển Đông”.

Mới đây ngày 26/5/2016, tại Hội nghị Thượng Đỉnh Ise-Shima ở Nhật, có sự tham dự của lãnh đạo thuộc các nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Với tư cách nước chủ tịch, Nhật mời VN, Lào, Indonesia, Bangladesh, Sri Lanka, Papua New Guinea, Chad và VN cùng tham dự hội nghị. Các nhà lãnh đạo G7 dự hội nghị sẽ bàn luận những vấn đề nóng liên quan đến TC ở Biển Đông, khiến những tên lãnh đạo Bắc Kinh tức muốn phát điên lên được!!!

Tập Cận Bình thấy rõ nguy cơ Tàu Cộng sẽ bị cả thế giới bao vây & cô lập tại Biển Đông và Hoa Đông sau khi bác bỏ phán quyết PCA, nên lật đật xuống nước nhỏ nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng. Họ Tập nói: “Không có gene xâm lược trong máu người Trung Quốc.” Quá đúng! Không có gene xâm lược trong máu của giốngbit mà chỉ có gene “gậm nhấm” theo kiểu tầm ăn dâu. Biển Đông là một thí dụ điển hình…

16.09.2016
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Vuột Thanh, vồ Thuận, chuẩn bị “sờ gáy” Thăng
Hoàng Trần - Dân Làm Báo


Image

Nguyễn Phú Trọng bắt giam Vũ Đức Thuận, chuẩn bị “sờ gáy” Đinh La Thăng
Ngày 16/9/2016, cơ quan cảnh cát điều tra (C46) thuộc bộ công an đã chính thức khởi tố, bắt giam đối với ông Vũ Đức Thuận, cựu tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng 3 thuộc cấp.

Ông Vũ Đức Thuận, trợ lý thân tín của Đinh La Thăng đã bị bắt giam
Vụ bắt giữ xảy ra ngay sau khi ông Trịnh Xuân Thanh – cấp trên của ông Thuận thời còn ở PVC, biến mất một cách bí ẩn suốt hơn 1 tháng qua. Cả ông Thanh lẫn ông Thuận đều là những người thân tín đối với ông Đinh La Thăng, bí thư thành uỷ TP.HCM.
Động thái trên cho thấy cuộc chiến triệt hạ phe phái do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đã chuyển sang một bước ngoặt mới với cường độ ngày càng khốc liệt hơn.
Vuột Thanh, vồ Thuận, đả Thăng
Liên quan đến khoản thua lỗ 3,300 tỷ tại PVC, 3 thuộc cấp của ông Vũ Đức Thuận cùng bị khởi tố bắt giam gồm có: ông Nguyễn Mạnh Tiến – phó tổng giám đốc PVC; ông Trương Quốc Dũng – cựu phó tổng giám đốc PVC; ông Phạm Tiến Đạt, cựu kế toán trưởng PVC.
Cả 4 người trên cùng bị cáo buộc tội danh “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Tổng công ty PVC theo điều 165 bộ luật hình sự.
Theo thông báo được đăng trên Cổng thông tin Điện tử bộ công an, trong quyết định khởi tố không có tên của ông Trịnh Xuân Thanh – cựu chủ tịch hội đồng quản trị PVC tại thời điểm xảy ra thua lỗ.
Chi tiết này đã gián tiếp xác nhận thêm về nghi án cựu phó chủ tịch Hậu Giang đã bỏ trốn ra nước ngoài trong suốt nhiều ngày qua.
Thông báo của C46 cũng cho hay, cơ quan này “đang khẩn trương tiến hành điều tra triệt để, mở rộng vụ án”.
Nhiều ý kiến cho rằng, sau cuộc tẩu thoát ngoạn mục của Trịnh Xuân Thanh, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải vội vàng ra lệnh bắt giam ông Vũ Đức Thuận nhằm cứu vãn tình thế.
Qua giải pháp “vuột Thanh, vồ Thuận, đả Thăng”, ông Trọng đã chính thức nổ phát pháo hiệu khởi đầu cho cuộc chiến thanh trừng các đối thủ chính trị trong đảng, đặc biệt là những nhân vật thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng. Dự kiến, các cuộc bắt giữ sẽ không chỉ dừng lại ở những lãnh đạo liên quan đến PVC.
Khi nào đến lượt Đinh La Thăng?
Qua chiêu bài “đả hổ diệt ruồi”, điểm đích mà ông Nguyễn Phú Trọng muốn nhắm đến là uỷ viên bộ chính trị Đinh La Thăng, đương kim bí thư thành uỷ TP.HCM.
Xin được nhắc lại, tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)
Tại thời điểm xảy ra vụ thua lỗ 3,300 tỷ của PVC, ông Đinh La Thăng khi ấy là chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam. Do đó, ông Thăng cũng không thể nói là vô can trong vụ án cấp dưới bị khởi tố tội danh “cố ý làm trái”.
Dù gây thua lỗ tại PetroVietnam, ông Đinh La Thăng vẫn được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa lên giữ chức bộ trưởng bộ giao thông vận tải. Ít lâu sau đó, ông Vũ Đức Thuận thì về làm trợ lý cho ông Thăng với chiếc ghế chánh văn phòng bộ giao thông vận tải. Còn ông Trịnh Xuân Thanh lên làm Vụ trưởng, Chánh văn phòng ban cán sự đảng bộ Công thương.

Bí thư thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng và chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tại đại hội 12, Nguyễn Tấn Dũng dù bị loại bỏ nhưng vẫn thành công trong việc giành lấy một suất uỷ viên bộ chí trị cho Đinh La Thăng. Đây bị coi là một cái gai trong mắt Nguyễn Phú Trọng.
Do đó, nếu muốn loại bỏ hoàn toàn thế lực Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng trước hết cần phải triệt hạ Đinh La Thăng. Lá bài Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận bỗng chốc bị biến thành con tốt thí trong bàn cờ chính trị của những tay chơi đầy thủ đoạn.
Tuy vậy, cuộc đào thoát và phản công ngoạn mục của Trịnh Xuân Thanh cho thấy Đinh La Thăng không chấp nhận nằm yên chịu trận. Dưới sự quân sư của bố già Nguyễn Tấn Dũng, những đòn đánh tới tấp đã được tung ra nhắm thẳng vào uy quyền của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thậm chí, cục diện đã dần thay đổi khi chủ tịch nước Trần Đại Quang đang dần lộ rõ âm mưu “ngư ông đắc lợi” khi các phe phái đánh nhau. Việc bộ trưởng công an Tô Lâm để cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn là một ví dụ điển hình, Trần Đại Quang một mặt vẫn âm thầm cứu phe cánh Đinh La Thăng, nhưng sau đó lại quay sang thoả hiệp với Nguyễn Phú Trọng trong vụ bắt giam Vũ Đức Thuận.
Những diễn biến trên cho thấy, trong nội bộ chóp bu CSVN có ít nhất 3 phe phái đang tranh chấp quyền lực, tình trạng loạn lạc sẽ tiếp tục tái diễn với cường độ ngày càng càng khốc liệt hơn. Nguy cơ về một cuộc nội chiến “máu nhuộm lăng Ba Đình” sẽ là điều khó tránh khỏi.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Cả dân tộc Việt Nam sẽ bị chết khô vì khát tình người


Em Bụi
(Danlambao) - "Rồi đây, cả dân tộc Việt Nam sẽ bị chết khô vì khát tình người" (*) - Tôi tin chắc rằng, điều đó sớm xảy ra trên mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng ta, nếu mỗi người chúng ta vẫn im lặng, vô cảm trước những nỗi đau, tội ác, sự bất công của xã hội.

Qua nay, cư dân mạng đều lên tiếng xót xa trước vụ một thi thể quấn chiếu nằm vắt ngang đằng sau xe máy ở tỉnh Sơn La. Nhưng câu hỏi đặt ra, họ xót xa xong rồi họ sẽ có hành động như thế nào? họ đánh giá như thế nào về vụ việc này? Họ sẽ kêu gọi giúp đỡ gia đình chị P kia và mọi chuyện kết thúc? Hay họ chỉ im lặng, im lặng và im lặng - một sự im lặng đáng sợ đến ghê người?

Tôi sợ, sợ thật sự, cả đêm qua tôi không tài nào ngủ được, tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh người đàn ông và thi thể người chết nằm vắt ngang, bó gọn trong chiếc chiếu nhỏ bé đơn sơ, 2 chân rủ xuống sau xe máy... cả 2 cô đơn lạc lõng giữa đường.

Tôi sợ thái độ vô cảm của các vị y bác sĩ tại bệnh viện, sự vô cảm của tất cả những người dân trên đường... tôi tự hỏi, họ không hề biết, không thấy có một người chết đang nằm sau xe, 2 chân buông sõng hay sao? Hay vì họ cũng quá nghèo nên không thể giúp được gì?

Tôi ghê tởm thái độ vô lương tâm của các vị y bác sĩ, thà họ cứ im lặng, thà họ cứ làm thinh giả câm giả điếc, đằng này họ lại đi bao biện cho bản thân mình và tìm mọi cách để chứng minh rằng họ vẫn là những "lương y như từ mẫu", thậm chí, họ còn mua chuộc cả gia đình, để gia đình nhận lãnh hoàn toàn mọi trách nhiệm. Họ không biết rằng, những lý luận của họ đến trẻ con như tôi cũng thấy rõ sự láo toét và khinh bỉ hay sao?

Tôi sợ khi tôi hình dung ra viễn cảnh tương lai, chỉ riêng Sơn La sẽ có đến 36.000 cái xác nữa cũng không đủ tiền để thuê xe ô tô. Họ quá nghèo đói, tiền ăn không có, lấy đâu thuê?? (Tính tới năm 2015, toàn tỉnh Sơn La có tới 36.000 người thiếu đói)

Và tôi tin chắc chắn rằng, đây không chỉ là những cái xác duy nhất và đầu tiên được bó trong chiếu đưa về nhà. Bao nhiêu người nghèo khó ở Sơn La? Bao nhiêu người nghèo này bị bệnh và phải giao phó số mạng của họ cho bệnh viện hoạt động bởi tiền thuế của nhân dân? Bao nhiêu gia đình người nghèo cơm không đủ ăn này làm gì đủ tiền để mướn xe chở xác người thân về nhà? Chắc chắc không phải chỉ có 2 cái xác gói chiếu thương đau mà còn vô số! Và nó cũng không chỉ có ở Sơn La, mà còn diễn ra ở khắp mọi miền của tổ quốc.

Thế đó, đâu rồi những đài nghìn tỷ Hồ Chí Minh - tượng “Người” đã thấy bao nhiêu xác người bó chiếu dưới chân “Người”? bao nhiêu xác chết em thơ vì quá đói khổ? bao nhiêu xác chết tức tưởi của những ông bố bà mẹ vì không đủ tiền nuôi con ăn học thành người?...

Tất cả những xác chết đó, đang gào thét dưới tượng "Người" đó.
Tôi từng hỏi bạn tôi, bạn nghĩ gì về việc Tỉnh Sơn La sẵn sàng chi 1.400 tỷ để xây tượng ông Hồ, và chấp nhận ít nhất 36.000 người vẫn còn thiếu đói. Bạn chỉ nói vỏn vẹn "đó là sự thất bại". Thất bại về điều gì hả bạn?
Nhiều người còn trách móc và nói, Việt Nam là một đất nghèo nhưng vẫn hạnh phúc và đáng sống hơn các nước tư bản. Vậy:
Việt Nam đáng sống đến mức người chết không có đất để chôn, không có tiền để thuê xe ô tô đưa người thân từ bệnh viện về nhà ư?
Việt Nam đáng sống đến mức, những người em tôi phải treo cổ tự tử vì gia đình không có điều đủ tiền để mua cho em một bộ quần áo mới?.
Việt Nam đáng sống đến mức, bố mẹ cùng con cái tự tử vì gia đình quá nghèo?

Việt Nam đáng sống đến mức, người dân không dám ra đường, vì sợ xe điên tông phải và chết?
Việt Nam đáng sống đến mức con giết mẹ, mẹ giết con, vợ giết chồng, chồng giết vợ... dễ dàng như cắt tiết một con gà?
Việt Nam đáng sống đến mức, những người thanh niên sẵn sàng chém giết nhau vì 1 cái nhìn?
Việt Nam đáng sống đến mức, họ chém giết nhau vì tranh giành trả tiền hay gái gú?
Việt Nam đáng sống đến mức, họ sẵn sàng bóp chết hàng trăm ngàn em bé chưa kịp cất tiếng khóc chào đời? (Theo thống kê của hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có ít nhất 3000.000 ca nạo hút thai ở tuổi vị thành niên từ 15-19 tuổi...)
Việt Nam đáng sống đến mức, người dân càng ngày càng thờ ơ trước vấn nạn những bé gái, bé trai bị xâm hại tình dục, bé nào may mắn thì sống, bé nào bất hạnh thì chết?
Việt Nam đáng sống đến mức, người dân nơm nớp sợ ra đường, sợ vào đồn công an và chết bất đắc kỳ tử, sợ ăn phải đồ Trung Quốc, sợ vào bệnh viện...
...
Câu trả lời thuộc về các bạn, những người bạn của tôi. Tôi thấy buồn, buồn thay các bạn - những người luôn nói “sống là phải biết cho đi”, những người mở miệng ra lại nói, “lý tưởng của tôi là giúp đỡ những người nghèo, những người thấp cổ bé họng…” nhưng lại làm ngơ, im lặng trước những tội ác đang diễn ra ngoài xã hội. Mà các bạn thừa biết, im lặng là đồng lõa với tội ác.

Tệ hơn, khi người dân phản đối tượng đài ngàn tỷ Hồ Chí Minh, yêu cầu sử dụng tiền đó vào đúng mục đích như giúp trẻ em có đủ điều kiện tới trường, tạo công ăn việc làm cho người nghèo miền núi… thì các bạn lên tiếng chửi bới, nhục mạ họ.

Các bạn ạ, hãy thức thỉnh và đừng im lặng nữa. Đừng gián tiếp biến Việt Nam trở thành một đất nước chết vì khát khô tình người.
(*) Câu nói của chị Hạt Sương Khuya - từng nói trên facebook cá nhân.

17.09.2016
hoanghoa
Posts: 2258
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image

Một sự so sánh khập khiễng không thuyết phục để bênh vực cho chế độ CSVN

Nguyễn Dư
(Danlambao) - Đã từ lâu, nhiều người lên tiếng chỉ trích những bộ luật hình sự của nhà cầm quyền Việt Nam về tự do ngôn luận là vi phạm nhân quyền.

Nếu nói về quyền tự do ngôn luận, so sánh giữa chế độ cộng sản với thế giới tự do để mà mổ xẻ từng chi tiết thì rất dài dòng, đôi khi còn trớt quớt. Đem điều nọ mà xọ với trường hợp kia để so sánh thì nó tráo trở, trơ trẽn, có khi còn lạc lối... quay về, không giống ai. Từ chỗ mù mờ không rõ ràng trong quyền tự do ngôn luận theo qui định của mỗi quốc gia, nhất là mang cái tính lý luận theo cái kiểu "lưỡi không xương..." cho nên nhà cầm quyền CSVN mới có thể "nhiều đường lắt léo", lợi dụng để bắt tội, kết án nhiều cá nhân muốn cất lên tiếng nói bày tỏ về quan điểm của riêng mình.

Mới đọc trên báo Công An Nhân Dân, có một bài viết đem so sánh trường hợp vi phạm quyền tự do ngôn luận ở Mỹ và Việt Nam. Ý chính, nội dung của bài viết muốn nói rằng ở Mỹ thì cũng vi phạm quyền tự do ngôn luận giống Việt Nam vậy. Chúng ta chỉ cần nghe đến đó, sự so sánh giữa hai quốc gia thôi, người có hiểu biết thì hiểu được tác giả bài viết trên báo CAND đem ra so sánh khập khiễng nửa vời và có trình độ hiểu biết, cách lập luận để bào chữa cho chế độ độc tài Việt cộng như thế nào liền.

Tác giả đưa ra trường hợp hai bài viết của một nhà báo Mỹ tung tin về tình hình sức khỏe của ứng cử viên, bà Clinton. Mặc dầu không dẫn chứng cụ thể nhà báo Mỹ đã viết gì nhưng tác giả của báo CAND nói rằng bài báo bị gở xuống và phóng viên bị đuổi việc.

Ở đây tưởng cũng không cần phải biết nhà báo Mỹ viết gì mà phải bị đuổi việc. Và chúng ta cũng tạm tin trường hợp là tổng biên tập của một tờ báo nọ bảo vệ quyền lợi, bị mua chuộc theo phe nhóm riêng tư, và có phe cánh ở đàng sau chống lưng nên họ vi phạm quyền tự do ngôn luận theo như tác giả báo CAND viết.

Nhưng nên nhớ là một tờ báo có thể vì lợi nhuận và uy tín kinh doanh; cũng có thể vì muốn bảo vệ uy tín một phe cánh nào đó cho nên chuyện gỡ bài, đuổi việc một phóng viên của họ là chuyện rất bình thường mặc dầu biết rằng họ trắng trợn vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận.

Bây giờ chúng ta mới xét tiếp là phóng viên Mỹ đó có khởi kiện tổng biên tập của họ là vi phạm hợp đồng hay không. Phóng viên Mỹ có cần phải tìm luật sư uy tín để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hay không. Cái mấu chốt cần đặt ra là của sự thắng thua trong vụ kiện; quyền tự do phát biểu chính kiến và luật pháp có bảo vệ công dân theo đúng như hiến pháp qui định hay không. Quan trọng là ở cái chỗ đó. Tất cả các xứ tự do khác với chế độ CSVN cũng chính là ở chỗ đó.

Vi phạm nhân quyền thì ở bất cứ một xứ sở nào, nếu là con người bình thường thì đều mang trong mình cái hỉ, nộ, ái, ố như nhau, khó mà tránh khỏi. Cái mà chúng ta cần lưu ý là tòa án xứ Mỹ mà xử theo bộ luật hình sự về quyền phát biểu chính kiến thì sẽ khác một trời một vực với tòa án rừng rú ở xứ ta. Đừng nên đem so sánh nửa vời rồi lấy chuyện nọ mà xọ sang chuyện kia để thiên hạ cười vào mặt.

Nếu trường hợp ở Việt Nam, thì phóng viên viết bài không tốt cho đảng Dân chủ của bà Clinton theo cái kiểu đó thì coi như đời tàn vì sẽ thất nghiệp mà lại còn... vợ đẻ, con đau, nhà nước ngập bởi triều cường; cả gia đình sẽ mang bị gậy đi ăn mày; Có khi còn phải đi bóc lịch vì dính... bẫy trong hai cái còng của bộ luật hình sự nữa.

21.9.2016

Nguyễn Dư

danlambaovn.blogspot.com
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Image


Đả ruồi diệt hổ - đại chiến - đả hổ diệt ruồi
Ngọc Ẩn
(Danlambao) - Phe đảng TBT Phú Trọng, Chủ tịch QH Kim Ngân, Thủ tướng Xuân Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là phe Đả Ruồi Diệt Hổ (ĐRDH). Phe đảng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm, Trịnh Xuân Thanh (TXT) là phe Đả Hổ Diệt Ruồi (ĐHDR). Phe miền Bắc do Tổng Trọng và TT Phúc chỉ huy đang đàn áp phe miền Nam do Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng chỉ huy.


Hổ Nguyễn Phú Trọng (NPT) đang thừa lệnh Tập Cận Bình đả ruồi diệt hổ NTD chỉ vì NTD trước đây có vài lần tuyên bố chống Tàu. Phe NPT đang nắm quyền lực, hệ thống truyền thông và tòa án bù nhìn, quân đội. Tổng Trọng dùng những phương tiện đó để diệt ruồi sau khi hết ruồi NPT sẽ diệt hổ. Phe chống lại NPT thì không có tòa án bù nhìn, truyền thông lề đảng nên họ phải dùng truyền thông lề dân đả hổ trước rồi sau đó diệt ruồi.


Phe NPT buộc tội Trịnh Xuân Thanh (TXT) sử dụng xe có biển số xanh của chính quyền và từ cái biển số xanh trở thành tội làm ăn thua lỗ 3200 tỷ đồng. Mục đích của phe ĐRDH là chuẩn bị dư luận để hạ TXT bản án tử hình tương tự như bản án Dương Chí Dũng và sau đó kèn cựa để TXT khai ra Đinh La Thăng chính là thủ phạm làm lỗ 3200 tỷ đồng của công ty xây lắp dầu khí PVC.

Đinh La Thăng đã do NTD bổ nhiệm làm TGĐ PVC. Các công ty quốc doanh của CSVN thì lúc nào chả lỗ vốn thì tại sao NPT chỉ ngắm vào TXT mà bắn như thế? Vì mục tiêu của Trọng là Thăng và Dũng? Thanh trốn thoát thì NPT lập tức bắt giam Vũ Đức Thuận là cựu Tổng Giám Đốc PVC, là đàn em cật ruột của Đinh La Thăng. Đinh La Thăng lại là đàn em thân tín của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. NPT đã thắng NTD trong kỳ đại hội đảng thứ 12 do dùng tiền của Tập Cận Bình mua chuộc và hăm dọa đàn em NTD. Lần này NPT lại định dùng phương pháp cũ bắt TXT khai ra các đàn anh để Thanh tránh tội chết. Các đàn anh của TXT thì đâu ngồi yên khoanh tay để NPT tung hoành như thế? Thế là TXT được gửi ra nước ngoài tố cáo NPT tham nhũng. Dĩ nhiên là báo lề đảng đâu dám đăng cụ Tổng NPT nhận hối lộ của Formosa cái tượng già Hồ bằng vàng y 24K. Theo lời TXT thì NPT cũng nhận hối lộ thêm 2 căn biệt thự của khu đô thị Ciputra tổng cộng cả 3 món, NPT đã kiếm được khoảng 7 triệu dollar. Đảng VC tuyên truyền NPT trong sạch, ai tin NPT trong sạch, không tham nhũng thì giống như tin già Hồ còn trinh. Theo nét đặc thù của cụ Tổng và nước CHXHCN VN thì tham nhũng dưới 7 triệu dollar là trong sạch bởi thế các anh CSGT là hoàn toàn trong sạch so với cụ Tổng. Kẻ nào nhận 7 triệu dollar hối lộ sau đó kêu gọi toàn dân chống tham nhũng thì tên này mặt dày hơn da trâu, nói láo ngang ngửa già Hồ, bộ óc không có dây thần kinh ngượng và kẻ đó không ai xa lạ mà chính là Tổng Trọng.

Tổng Trọng chưa nắm được bộ công an nên TXT sổng chuồng và chửi cụ Tổng tự do. TXT bây giờ mới hiểu, mới cảm nhận, mới khoan khoái được hưởng thụ ở nước ngoài “không có gì quý hơn độc lập-tự do-hạnh phúc chửi Tổng Trọng.” TXT lại biết chọn “Gió” (Người Buôn Gió) gửi vàng khiến nồng độ chửi mạnh hơn rượu đế, Trọng nghe Thanh chửi đến xỉn nên bắt liền cựu TGĐ Vũ Đức Thuận để coi có moi móc được gì dùng để hạ bệ Đinh La Thăng. Cái BCT CSVN sẽ có đứa phải “Gió” mà chết.

Phe Đả Hổ Diệt Ruồi (ĐHDR) La Thăng, Tấn Dũng phải khai thác hết công suất việc Tổng Trọng nhận hối lộ cái tượng vàng ròng của Formosa khiến Tổng Trọng ngậm mồm nhìn cá chết chìm, chết nổi cả trăm ngàn tấn kéo dài cả 300 km bờ biển miền Trung. Cá chết, biển nhiễm độc, ngành du lịch chết theo cá, xuất cảng hải sản bị đình trệ, ngư dân nghèo đói, lại bị phe ĐRDH phát gạo mốc để đầu độc cho ngư dân bệnh chết sớm. Phe ĐHDR cần phải hỏi nếu phe ĐRDH không tham nhũng thì 500 triệu dollar Formosa bồi thường đi đâu mà bắt ngư dân ăn gạo mốc và cá nhiễm độc ở biển Vũng Áng? Phe ĐHDR cần dấy lên dư luận là phe Tổng Trọng đang bán nước, nhận tiền Formosa đuổi dân Hà Tỉnh ra khỏi nơi sinh sống bằng cách xuất cảng lao động và dành đất Hà Tỉnh cho Tàu cộng. Tàu Formosa cấu kết với phe ĐRDH đuổi dân ra khỏi Hà Tỉnh bằng cách cấm không cho con em ngư dân đến trường đã 2 năm qua nhưng chưa thành công và cuối cùng phải dùng chất độc mang từ TQ qua giết cá biển để dân đói mà phải ra đi, đuổi dân bằng xuất cảng lao động. Công ty Formosa chưa đi vào sản xuất, chỉ mới súc ống thì không thể thải một lượng chất độc lớn đến độ đã giết chết cá cả 300 cây số bờ biển miền Trung VN. Khi Đinh La Thăng còn nắm quyền ở Sài Gòn thì phải biết sách động quần chúng, bật đèn xanh cho dân biểu tình đòi phải đóng cửa Formosa. Đinh La Thăng thì đâu đủ quyền lực để đóng cửa Formosa nên cứ đá trách nhiệm qua cho Tổng Trọng và Thủ Tướng Xuân Phúc. Băng rôn biểu tình cứ gọi thẳng TBT Trọng chọn dân hay chọn Formosa. Tổng Trọng đương nhiên là chọn Formosa vì đã nhận hối lộ của Formosa. Tổng Trọng đương nhiên là chọn Formosa vì đã nhận hối lộ của Formosa. Phe ĐHDR tạo được dư luận như thế thì Tổng Trọng một là bị dân làm thịt vì bỏ dân chọn Formosa và phạm tội bán nước hai là bị Tàu cộng làm thịt vì chọn dân VN bỏ Formosa, tức là chọc giận Tập Cận Bình. Phe ĐHDR cần biết dùng sức mạnh của dân thì mới đủ sức chống lại phe NPT. NPT đang từng bước chiếm quyền lực bộ công an. NPT là TBT đầu tiên làm một cán bộ của đảng ủy công an trung ương để đưa tay chân bộ hạ vào BCA thay thế tay chân bộ hạ của Nguyễn Tấn Dũng. Khi chưa nắm được BCA thì khi Tổng Trọng ra lệnh bắt giữ Đinh La Thăng sẽ đưa đến chiến tranh giữa công an và quân đội hoặc chiến tranh giữa công an Hà Nội và công an Sài Gòn.

Phe ĐHDR không sách động được sức mạnh quần chúng thì việc bị Tổng Trọng bỏ tù, kêu án tử hình các thành viên phe ĐHDR chỉ còn là vấn đề thời gian. NPT đang mua chuộc, dành giật bộ công an để thanh toán Đinh La Thăng, Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó NPT sẽ thanh toán cả Trần Đại Quang, Tô Lâm (bộ trưởng BCA) và đưa đàn em NPT vào nắm BCA. Nếu phe ĐHDR không hành động phản pháo Tổng Trọng ngay bây giờ thì e là đã muộn. Không sách động sức mạnh từ dân thì hai phe chỉ còn cách ám sát nhau để tranh dành quyền lực và quyền lợi.

23/9/2016

Ngọc Ẩn
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Vì sao TBT Trọng vào Đảng ủy Công an?

Image
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Việc Tổng bí thư ĐCSVN tham gia vào Đảng ủy Công an Trung ương không trái với Hiến pháp và Điều lệ đảng và là việc được đề nghị từ trước, theo nhà phân tích.

Truyền thông Việt Nam tuần này đưa tin Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN tham gia thường vụ của Đảng ủy Công an Trung ương, tuy nhiên đây chỉ là một động thái 'bình thường' không có gì đặc biệt kể cả về mặt thủ tục lẫn thời điểm, theo ý kiến của một nhà quan sát và bình luận thời sự, chính trị Việt Nam từ Hà Nội.


Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 25/9/2016, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) có trụ sở ở Singapore, nói:

"Sau tin này cũng có nhiều sự đồn đoán của mọi người, nhưng tôi thấy chuyện này bình thường, khóa trước người ta cũng có đề nghị là Tổng Bí thư Đảng CSVN tham gia Đảng ủy Công an Trung ương.

"Thế nhưng xem đi xem lại, người ta để đến khóa này, thế thì gần như là một kế hoạch từ khóa trước và khóa trước nữa rồi.

Điều lệ không quy định Tổng bí thư làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, vì thế Đảng ủy Công an Trung ương khi có vận dụng đưa Tổng Bí thư vào thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thì vẫn phù hợp với điều lệ. Tôi không nghĩ là cái đấy có gì đó quá đặc biệt cả
TS. Hà Hoàng Hợp

"Có một chú ý nữa là tham gia Thường vụ Đảng ủy của Công an Trung ương không có nghĩa, không phải là Bí thư, bí thư phải là Bộ trưởng. Cái đó là quy định từ trước không thay, hiện nay chưa thay được."

Trước đó, nêu ý kiến trên truyền thông quốc tế, một nhà bình luận chính trị khác ở Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cho rằng vị thế bổ sung này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đặt ra một số câu hỏi, mà theo ông là:

"Vấn đề đặt ra là ông Nguyễn Phú Trọng là cấp trên hay cấp dưới của ông Tô Lâm (Bộ trưởng Công an)?

"Vì hồi tháng 5 vừa rồi, ông Tô Lâm đã nhận quyết định của Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, vậy thì hiện nay, về mặt Đảng ủy Công an Trung ương, ông Tô Lâm đang là bí thư.

"Như vậy nếu ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc cùng nằm trong Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, thì vai trò của họ là như thế nào, đặc biệt là của ông Nguyễn Phú Trọng? Ông là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương hay chỉ là một vai trò bình thường?”


Khi được đề nghị bình luận về ý kiến này của Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu chính trị Hà Hoàng Hợp nói:

"Tôi phải nói rất rõ thế này Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Nước đã tham gia Đảng ủy Công an Trung ương hai khóa rồi, tức là khóa trước và khóa trước nữa..., không phải bây giờ mới tham gia.

"Bây giờ chỉ có là lần đầu tiên Tổng Bí thư tham gia Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thôi, còn hai vị trí kia tham gia từ mấy khóa trước rồi"

Và nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp giải thích thêm về cơ sở, căn cứ của việc cơ cấu các vị trí này vào Đảng ủy Công an Trung ương của Việt Nam, ông nói:

Quyết định này là quyết định từ ngày 16/8, ngày 21/9 họ mới công bố ra, Ban tổ chức Trung ương mới chính thức hóa, nếu bảo là trùng với thời điểm mà có việc đẩy mạnh chống tham nhũng, rồi các vụ vi phạm, sai luật v.v..., thì tôi cũng thấy là hơi khó
TS. Hà Hoàng Hợp

"Theo Hiến pháp và Điều lệ đảng thì Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng điều lệ không quy định Tổng bí thư làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, vì thế Đảng ủy Công an Trung ương khi có vận dụng đưa Tổng Bí thư vào thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thì vẫn phù hợp với điều lệ. Tôi không nghĩ là cái đấy có gì đó quá đặc biệt cả."

Trước câu hỏi về tính thời điểm của việc cơ cấu, bổ sung vị thế này của Tổng bí thư Đảng Cộng sản và liệu động thái này có liên quan gì tới việc chống tham nhũng mà dư luận gọi là 'đả hổ, diệt ruồi' ở Việt Nam hiện nay và sắp tới hay không, nhà phân tích nói:

"Quyết định này là quyết định từ ngày 16/8, ngày 21/9 họ mới công bố ra, Ban tổ chức Trung ương mới chính thức hóa, nếu bảo là trùng với thời điểm mà có việc đẩy mạnh chống tham nhũng, rồi các vụ vi phạm, sai luật v.v..., thì tôi cũng thấy là hơi khó."

Trước đó, truyền thông Việt Nam cho hay Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương của Việt Nam hiện nay gồm bảy quan chức, trong đó có ba lãnh đạo cao cấp hàng đầu của nhà nước là các ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm được báo chính thống của Việt Nam dẫn lời nói việc ba lãnh đạo chủ chốt cùng tham gia Đảng ủy Trung ương là "thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay".

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 16 ủy viên, được tổ chức tại Hà Nội vào sáng thứ Năm, ngày 21/9, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng được dẫn lời trong phát biểu chỉ đạo ở lễ công bố nói rằng Đảng ủy Công an Trung ương phải "tập trung xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương, các tổ chức Đảng trong Công an nhân dân và lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng."
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Image

Vì sao Sài Gòn lại bị ngập lụt nặng như vậy...

Mai Tú Ân

(Danlambao) - Hầu như toàn bộ thành phố đã bị thất thủ sau cơn mưa chiều ngày 26/9/2016. Các đường phố biến thành những con sông, còn các con hẻm thì thành suối. Xe cộ bị kẹt, chết máy dài dài trên các con phố. Các quan chức chính quyền thông báo rằng, cũng như mọi khi là do mưa lớn kết hợp với triều cường đã gây ra trận ngập lụt lớn trên diện rộng ở thành phố Sài Gòn. Được sự chỉ đạo cương quyết của lãnh đạo, toàn thể cán bộ công nhân viên thành phố đã vào cuộc triệt để xóa các điểm bị ngập lụt. Và từ hàng trăm điểm ngập lụt bị xóa dần cho đến tối thì chỉ còn duy nhất một điểm bị ngập lụt. Đó là toàn bộ thành phố...

Đặc biệt các đội quân đi xóa ngập về đều gặp một triệu chứng như đau đầu, say say như say bia. Các chuyên gia hàng đầu của LHQ đã nhập cuộc và mau chóng tìm ra nguyên nhân ngập lụt cũng như chứng đau đầu của nhân viên. Thì ra đó là nước tiểu, tức là nước đái của chính người dân thành phố này thải ra đã tạo nên cơn ngập lụt tới tận cổ cho cái thành phố đã từng được gọi là Hòn Ngọc của Viễn Đông này, cũng như làm cho người dân xây xẩm...

Các chuyên gia nước ngoài đã lấy mẫu nước ở nhiều khu vực trong thành phố để đem về phân tích, cả bằng máy móc hiện đại lẫn thủ công, tức là nếm bằng miệng. Cuối cùng thì bọn họ đều kết luận giống nhau rằng thứ nước màu xám xám hoặc vàng vàng đang gây nạn ngập lụt thành phố chính là nước đái người. Một chất lỏng quan trọng đứng thứ hai mà con người thải ra hàng ngày, sau một chất rắn.

Trưởng đoàn chuyên gia đã nói với số dân trên 10 triệu người cộng khách vãng lai, khách kẹt tàu xe, máy bay... nên thành phố lúc nào cũng có trên 20 triệu dân. Hãy thử tưởng tượng xem 20 triệu con người đó cùng đái ra trong một ngày thì số lượng nước tiểu có đủ gây ngập lụt thành phố hay không. Nhưng cũng chẳng cần phải tưởng tượng cảnh hai chục triệu người đái ra trong ngày làm gì, vì đó đã là sự thật hàng ngày rồi. Có ai mà mỗi ngày lại không đái cơ chứ, và cũng không phải chỉ có đái có một lần.

Theo các chuyên gia quốc tế tính toán thì mỗi người dân thành phố sẽ đi tiểu tiện như sau: Đàn ông trung bình thì 5 lần/ngày. Còn phụ nữ, không rõ nguyên nhân nhưng cứ là phải gấp đôi cánh đàn ông cả về số lần lẫn số lượng đong đếm thì mới chịu. Tức là 10 lần/ngày. Đặc biệt góp phần vào thiên tai ngập lụt này là số lượng nước tiểu khủng khiếp của các nam phụ lão ấu địa phương thải ra sau những chầu nhậu theo công thức vào một thì cũng ra một. Số lượng nước này là nguyên nhân chính, kết hợp với các nguyên nhân phụ khác như xây dựng lấn chiếm đường thoát, cống nghẹt, mưa to, triều cường... đã biến thành phố Sài Gòn thành một Venize Phương Đông.

Với số lượng quán nhậu mở ra nhan nhản và lượng người chen chúc nhau ở trong đó để tiêu thụ một lượng bia khổng lồ gồm bia chai, bia lon, bia tươi.... "Có vào thì ắt có ra", "Vào thì có đủ các hiệu bia tên tuổi thơm ngon nhất thế giới cho đến các loại bia lên cơn của VN "Ông uống bà say"... nhưng khi ra khỏi ruột bợm nhậu rồi thì chỉ là một thứ nước nhờ nhờ và khai khai mùi nước đái quỉ. Các chuyên gia đã tính toán ra công thức, cứ một bia vào người thì sẽ xuất ra ngoài một lượng nước tiểu tương đương qua đường súng pháo hay đường phi súng pháo, tùy theo giới tính. Người Việt Nam nghèo không đủ ăn nên phải uống bia trừ cơm nên số lượng nước tiểu thải ra sau khi bia vào sẽ vô cùng lớn.

Cụ thể như sau: Người đàn ông sau một chầu nhậu ngắc ngư thì cứ "sáng ba tối bảy" lần đi vào toa lét, kéo fermotuy xuống để xuất hàng nước. Còn người phụ nữ, sau một chầu nhậu tới bến, cũng chưa rõ nguyên nhân gì, thì bao giờ cũng đi tiểu nhiều gấp đôi cánh đàn ông. Các chị uống bia như rồng uống nước và đi ra đi vào toa lét cũng như rồng đi toa lét. Khác với các anh đàn ông bẽn lẽn lẻn đi toa let một mình, các chị mà đi thì í ới rủ nhau đi đông như đi hội. Cả bọn hớn hở ào vào toa let như cướp vào chợ, chiếm vị trí rồi vén váy lên và ngồi thụp xuống. Và trong khi vẫn léo nhéo buôn chuyện không dứt thì ở phía dưới là một số lượng khủng khiếp nước tiểu sau bia đã được các chị phấn khởi sè sè tuôn ra đến lụt cả toa lét, và bao giờ cũng phải nhiều gấp đôi cánh đàn ông mới la chứ. Chính những đối tượng là các chị phụ nữ này là nguyên nhân chính gây nên thảm họa ngập lụt cho thành phố của chúng ta. Bao giờ cũng thế, tiếng đái sè sè đặc trưng của phái nữ luôn là hồi chuông báo động cho người dân thành phố biết lũ lớn đang về, để kịp thời di tản.

Và với tình hình ăn nhậu như thế này, các quán nhậu mở ra như điên như thế này thì thành phố sẽ còn ngập lụt nặng hơn, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt các báo cáo từ các cơ quan chuyên ngành từ dưới địa phương đưa lên đều mô tả nước gây ngập lụt thành phố đều có mùi như nguyên tử hạt nhân, hoặc mùi amoniac khai thấu trời xanh, giống như mùi nước đái quỉ. Đường phố biến thành sông, và thành phố của ta trông giống như thành phố Venize bên Ý với các con kênh vàng khè uốn lượn. Một nhà thơ đã có ngay những câu thơ tuyệt hay:

Anh đứng hiên ngang, súng nước trên tay vung vẩy vẽ rồng, vẽ rắn,
Em ngồi e thẹn, nón lá nghiêng che đái xè xè không qua ngọn cỏ...



Hãy tưởng tượng xem khi thành phố có hàng triệu vòi nước của cả giai lẫn gái, sau những chầu bia bọt tới bến rồi thì cứ thi nhau sè sè phun nước ra phố, biến phố thành sông, rồi sông nước tiểu đổ ra biển lớn. Nước tiểu dâng, thuyền dâng nhưng người dân thì không dâng được nên lãnh đủ khi nước tiểu dâng quá đầu. Bà con vừa bị ngập trong chất thải lỏng, lại vừa bị nạn say sóng vì khí amôniắc nguyên chất bốc lên ngùn ngụt.

Nhưng riết rồi cũng quen, và người dân thành phố đã mau chóng học được cách sống chung với lũ nước tiểu. Trên các con phố dòng sông là nhưng con thuyền cai ắc khua nhịp chèo để chở các cặp tình nhân, tay trong tay dạo trên các dòng sông ngạt ngào mùi khai của nước tiểu, bên những căn nhà nổi lung linh soi bóng. Ven bờ là các thanh niên ngực 6 múi đang cùng các cô gái thanh mảnh trong các bộ bikini ngụp lặn trong dòng nước vàng khè. Các cuộc thi bơi lặn quốc tế, rồi các lễ hội đua thuyền, đua ghe Ngo diễn ra tưng bừng khiến thành phố ta như sáng đẹp hơn. Các con thuyền kiểu như con đò trên sông Hương xứ Huế chở các cô gái đứng đường đến mời chào khách làng chơi xuống đò để thả thơ, ngắm nguyệt, trong điệu hò mái đẩy, giữa cảnh non nước hữu tình, giữa dòng sông nước tiểu mênh mông, bát ngát...


Đêm nằm mơ tưởng phố thành sông,
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò...


27.9.2016
Mai Tú Ân
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Image

Cái ác được dung túng

Phạm Đình Trọng
(Danlambao) - Nhảy thách lên, toàn thân cong như một cánh cung và dồn toàn bộ sức bật của cánh cung cơ bắp đó vào cú phóng chân đầy uy lực đá thẳng vào mạn sườn một thân hình mảnh mai tay khư khư ôm chiếc túi nhỏ bên người. Khi tiếp cận kẻ hứng đòn vừa tầm tay tấn công, cánh cung cơ bắp lại dồn hết sức mạnh vào nắm đấm thoi thẳng vào mặt nạn nhân. Không kịp chống đỡ và cũng không biết chống đỡ, phải hứng trọn liên tiếp những cú ra đòn của một thế đánh thuần thục, bài bản đầy sức mạnh, máu mồm kẻ lãnh đòn trào ra. Sự việc diễn ra trên cầu Nhật Tân vắt qua sông Hồng lịch sử ngay cửa ngõ đất kinh kỳ Thăng Long ngàn năm văn vật một ngày thu nắng đẹp 23.9.2016 giữa thời bình yên.

Người tung thế võ hiểm ra đòn là Ngô Quang Hưng, cảnh sát hình sự công an huyện Đông Anh, Hà Nội và người hứng trọn cú đòn độc hộc máu mồn là Trần Quang Thế, phóng viên báo Tuổi Trẻ. Cả hai đều là người Việt Nam, cùng một thế hệ thanh niên, cùng sống trong một thời mà như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Công an và nhà báo cùng đến hiện trường làm phận sự của mình, công an điều tra và nhà báo lấy tin về một vụ việc dân sự không phải là an ninh chính trị, không phải là bí mật nhà nước vì thế công an và nhà báo đều bình đẳng, có thể hợp tác, hỗ trợ nhau. Nhưng ỷ thế là quyền lực nhà nước, là công cụ bạo lực con cưng của đảng cầm quyền tồn tại bằng bạo lực, lại muốn độc quyền khai thác sự việc, công an đã xua đuổi nhà báo và thế võ nghiệp vụ trấn áp tội phạm của công an hình sự đã được phô diễn với nhà báo chỉ biết khư khư giữ túi đồ nghề làm báo.


Công cụ bạo lực nhà nước tùy tiện giáng bạo lực xuống dân lành là chỉ dấu, là bằng chứng của một nhà nước suy đồi và một xã hội bất an. Sự suy đồi và bất an càng nghiêm trọng hơn khi con người công cụ nhà nước sử dụng bạo lực với dân không được nghiêm khắc nhìn nhận và ngăn chặn lại được bao che, dung túng. Người lính công an lao tới trong thế võ độc cước phóng chân đá vào mạn sườn và thoi nắm đấm vào mặt nhà báo được người chỉ huy công an bao che, biện bạch trơ trẻn là “gạt tay trúng má nhà báo”.

Bao che lấy được cho bạo lực mất tính người, bao che lấy được cho cái ác, bất chấp sự thật hiển nhiên trước sự chứng kiến tại chỗ của nhiều người và được ghi hình đưa lên mạng xã hội cho cả xã hội chứng kiến. Bao che bất chấp sự thật hiển nhiên đó là sự phỉ báng lòng trung thực không thể thiếu ở con người chân chính.

Bao che cho bạo lực vô lối là bao che cho cái ác phản con người, phản văn hóa. Bao che cho cái ác là sự vô cảm, không còn lương tâm để bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành.

Bao che cho cấp dưới làm điều tồi tệ đến mức ứng xử côn đồ với dân lành, sự bao che đó đã không còn biết đến danh dự và bổn phận của người công an nhân dân.

Coi chuyện công an vô cớ đánh hộc máu dân lành chỉ là chuyện thường, người vô cớ thượng cẳng chân hạ cẳng tay với dân chỉ bị khiển trách nhẹ nhàng như thú nhận rằng bạo lực với dân như đã trở thành phương cách hành xử, như đã là qui trình làm việc của công an.

Công an tùy tiện sử dụng bạo lực với dân được bao che, dung túng và dân lành bị công an đánh hộc máu, đánh đến chết diễn ra khắp nơi trên cả nước, kéo dài suốt năm này qua năm khác. Dựa vào bạo lực để tồn tại, nhà nước cộng sản Việt Nam đã quá chăm bẵm, o bế, nuông chìu công an và lực lượng công an đông đúc chưa từng có đã trở thành kiêu binh ngạo nghễ thoải mái dùng bạo lực với dân là nỗi ám ảnh khủng khiếp, nỗi bất an thường trực của người dân và là nỗi bất an của cả xã hội giữa thời yên hàn.

Ôi một thời đại rực rỡ!

01.10.2016
Phạm Đình Trọng
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests