Bình Luận , Quan Điểm

lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Nguyễn Phú Trọng lại chọc cho dân chửi

HÀ NỘI (NV) - Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng CSVN, đang bị chỉ trích kịch liệt vì tuyên bố:
“Không để lọt các phần tử 'thế này thế khác' vào Quốc Hội.”

Image
Ông Nguyễn Phú Trọng, tuy có học vị tiến sĩ về “xây dựng Đảng” nhưng thường có những phát biểu giống như chọc cho dân chửi.
(Hình: Getty Images)

Mới đây, trong một cuộc trò chuyện với VOA, ông Nguyễn Quang A, một trong những trí thức được nhiều người biết và cũng là người tự ứng cứ vào Quốc Hội Việt Nam trong kỳ bầu cử sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 sắp tới, nhận định, tuyên bố vừa kể của ông Trọng là một sự lạm quyền, xem thường các qui định pháp luật hiện hành.

Ứng cử hay bầu cử vốn đã có những tiêu chí rõ ràng thành ra theo ông A, “thế này, thế khác” là một “khái niệm tù mù.” Nó biểu lộ sự coi thường cả luật pháp lẫn thiên hạ. Nếu không xem thường như thế, ông Trọng không phát biểu tùy tiện như vậy.

Đây không phải là lần đầu tiên, ông Trọng, một người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành... “xây dựng Đảng,” đưa ra những tuyên bố khiến thiên hạ chưng hửng như vậy.

Chưa bao giờ tại Việt Nam, cuộc bầu cử Quốc Hội sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 sắp tới lại có nhiều người tự ứng cử như vậy. Nguyên nhân chính là từ ông Trọng.

Cuối tháng 1 vừa qua, sau khi tái đắc cử vào vị trí tổng bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng đọc một diễn văn ca ngợi “tự do, dân chủ” ở Việt Nam và khẳng định, Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng!”

Chính tuyên bố đó đã khiến ông A soạn một thư ngỏ, đề nghị các công dân Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn trở thành đại biểu Quốc Hội Việt Nam hãy tích cực “tự ứng cử.” Ông A khẳng định, phong trào tự ứng cử là một phương pháp thử yếu tố “dân chủ” mà ông Trọng nhấn mạnh “đến thế là cùng.”

Dẫu những người thật sự tự ứng cử luôn luôn bị loại bỏ bằng đủ mọi cách, trong đó chủ yếu là “hiệp thương” để mặt trận tổ quốc các cấp tổ chức thu thập ý kiến “cử tri” - diễn ra y như “đấu tố” - để lựa chọn, tiến cử ứng cử viên chính thức nhưng ông A kêu gọi mọi người đừng ngần ngại.

Chuyện nhiều người tham gia tự ứng cử, những người khác theo sát, ghi âm - ghi hình các buổi “hiệp thương,” công khai nội dung của những buổi “hiệp thương” này sẽ giúp mọi người nhận ra hình dạng “dân chủ đến thế là cùng” tại Việt Nam như thế nào.

Ông A nói thẳng, ông không tin việc tự ứng cử sẽ thành công song thất bại hàng loạt có giá trị riêng của nó. Ít nhất mọi người cũng sẽ nhận ra, “tự ứng cử” là một “quyền hão.” Càng nhiều người nhận ra tính chất “hão” của quyền này thì như cầu đòi thực quyền mới hình thành và phát triển.

Trên thực tế, chính quyền Việt Nam đang khắc họa những đường nét chính của cái mà ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định “dân chủ đến thế là cùng.”

Do “dân chủ đến thế là cùng” nên hệ thông truyền thông của chính quyền Việt Nam có quyền bôi nhọ những cá nhân tự ứng cử. Chẳng hạn, tờ Năng Lượng Mới đăng một bài với tựa “Quốc Hội không phải là phường chèo,” chỉ trích nghệ sĩ hài Nguyễn Công Vượng dám “tự ứng cử.” Nghệ sĩ này bị xem là “lộng ngôn,” “đốt đền,” tuy cha mẹ đều là đảng viên nhưng “phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng,” “vu khống Đảng và chính quyền hèn với giặc, ác với dân, dâng biển đảo cho giặc.” Tờ Năng Lượng Mới cho rằng, nghệ sĩ này “bất tài,” không thành công trên sân khấu thật mới nhảy sang “sân khấu chính trị.”

Trong bài “Quốc Hội không phải là phường chèo,” tờ Năng Lượng Mới còn chỉ trích một loạt những cá nhân khác đã tuyên bộ tự ứng cử như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Đặng Bích Phượng,... vì “đang phá hoại cuộc bầu cử Quốc Hội.” Theo tờ báo này thì những cá nhân tự ứng cử đều hám danh nên mới tham gia các hoạt động đòi phải bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, đòi phải cương quyết với Trung Quốc, đòi phải tôn trọng nhân quyền! Tờ Năng Lượng Mới xem việc tự ứng cử, trình bày nhận định về thời cuộc, kế hoạch hành động nếu đắc cử là “trò lố!”

Cũng do “dân chủ đến thế là cùng,” nên Ủy Ban Bầu Cử thành phố Hà Nội đòi bà Đặng Bích Phượng phải xin xác nhận lại lý lịch tại một phường nơi bà... không có hộ khẩu thường trú nên tất nhiên là không thể được xác nhận để có hồ sơ ứng cử hợp lệ. Một cá nhân khác, ông Nguyễn Tường Thụy thì bị chính quyền địa phương ghi vào lý lịch gửi cho Ủy Ban Bầu Cử rằng ông có “tiền sự” (hai lần bị cảnh cáo do tham gia biểu tình chống Trung Quốc). Với những “tiền sự” này, ông Thụy không có quyền tự ứng cử.

Trong một xã hội “dân chủ đến thế là cùng” như Việt Nam, công an cũng đã vô cớ ập vào nhà ông Phan Văn Bách để kiểm tra hành chính sau khi ông nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc Hội. Ông Võ An Đôn, một luật sư ở Phú Yên thì được mời đến làm việc với an ninh của tỉnh này sau khi ông tuyên bố sẽ tự ứng cử.

Diễn biến mới nhất liên quan tới “dân chủ đến thế là cùng” là người xuất hiện trong video clip, nhận định ông A “bất xứng, không nên chọn làm đại biểu Quốc Hội,” tuy sắm vai hàng xóm của ông A nhưng cả tổ trưởng tổ dân phố lẫn trưởng Ban Mặt Trận Tổ Quốc phường nơi ông A cư ngụ, thừa nhận không biết anh ta là ai. (G.Đ)
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Nhà nước thật, làm toàn điều giả!
Người dân phát hoảng lên khi một Phó Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, từng bị phanh phui là có liên quan đến mua dâm, nay được lên giữ chức chủ tịch UBND Huyện thuộc một tỉnh ở miền Nam Việt Nam, nơi xuất thân lớn lên và trưởng thành của một vị Chủ tịch nước.* Còn có ông Đại biểu Quốc Hội kia phát biểu lên giữa nghị trường: Khi sờ đến “gáy” cán bộ quan chức nào cũng có hai ba bằng đại học… Đúng là bằng thật nhưng có học thật hay đã dùng quyền lực, tiền bạc mua lấy nó đang là nạn dịch trên đất nước này.

Người ta điếc cả tai, hoa mắt khi hay tin thời nay có những Lê Chiêu Thống, thẳng thừng ra mặt, không biết then với non song như chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tiến sĩ, chạy sang Tàu cầu cứu trong đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII.

Theo thống kê các Tổng Giám đốc, Giám đốc, cán bộ đảng viên, nhân viên và cả giáo viên đang ồ ạt đi mua bằng. Một phong trào lạm danh bằng cấp để làm người!

Thế nhưng cái gốc bại hoại của nó - đó là hậu duệ của của thứ chủ nghĩa phô trương nhân danh này nọ để lừa bịp con người, như nhân danh giải phóng con người nhưng chỉ là sự cướp đoạt chính quyền, tài sản từ nhà cầm quyền này đến tay bạo chúa khác, song bá đạo tàn nhẫn hơn là đàng khác. Do yếu tính của nó là một sự lừa lọc nên mới nảy sinh ra những cán bộ đảng viên lừa đảo ngụy tín ngay cả chính mình, gia đình cùng xã hội.

Sẽ thật bàng hoàng khi chúng ta biết rõ những nơi làm bằng giả lại chính là những Trường Công an nhân dân, Trường bồi dưỡng chính trị hay bán cả luận án Tiến sỹ hoặc viết nhái xảy ra tại một Đại học ở Thừa Thiên Huế… cũng như biết bao trường hợp ăn cắp luận án Cao học, Tiến sỹ nhưng vì sự xấu hổ cho trí thức thời thượng hay tình cảm mà các nạn nhân bị “trí tặc” không đành đoạn kiện ra toà. Các “học giả” vô liêm sĩ dưới thời Cộng sản này vẫn hiên ngang giảng dạy tại các đại học Việt Nam mà không có tí gì hổ thẹn như không ai biết những việc đầy trí trá táo tợn này. Bao niềm tin, sự ký thác của người dân vào các sỹ phu theo truyền thống mà vai trò thật sự của tầng lớp này phải là trụ cột chống đỡ, chỗ dựa cho mọi người nay đã không còn nữa.

Sài Gòn, một thời, lại rộ lên các đường dây mua bán các loại chứng chỉ ngoại ngữ tin học. Khách hàng chính của các đường dây này là các quan tham cán bộ đảng viên, họ sẵn sàng chấp nhận trả tiền sòng phẳng theo kiểu học giả bằng thật. Đứng ra tổ chức thi dỏm lấy bằng thật, chính là Trung tâm phát triển công nghệ thông tin thuộc Hội Khuyến học Việt Nam mới là điều đáng “khai vị” cho những ai muốn tìm hiểu mặt sau của Việt Nam hiện nay với những tổ chức, những mặt trận, những phong trào do các viên chức Việt cộng thường là đã về hưu tầm cở trung ương Bộ chính trị, nay nhân danh các công thần đứng ra lập các “quốc con”, hiện nay trên đường hình thành tiến tới thành lập các tổ chức xã hội dân sự dởm, công đoàn trá hình, các đảng đối lập cuội.

Giá tiền của các loại bằng cấp giả tại Việt Nam rất rõ, những ai muốn lấy bằng chỉ cần trả đúng chi phí sẽ cho ghi danh, cũng lều cũng chõng và bây giờ là ô tô con, cũng vào phòng thi cũng nhận đề… và chỉ trong vài phút là đủ đậu. Chú ý với điều kiện phải biết đóng đủ tiền. Văn bằng do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp hẳn hoi từ một trường Đại học nào đó tại Hà Nội, như tại Huế ai có nhu cầu làm chứng chỉ, chỉ cần photo giấy chứng minh nhân dân và hai ảnh thẻ, sau đó gởi ra Hà Nội không quá một tháng là có bằng trên tay và nhớ là phải đóng đủ những tờ giấy bạc có hình ông Hồ; cả trung tâm có tên Đào tạo nguồn nhân lực đã tổ chức bán hàng ngàn văn bằng tại thành phố Cần Thơ. Ôi Thăng Long ngàn năm văn hiến nay lại đẻ ra những quái thai do kế hoạch hoá gia đình, học sinh tuổi mười ba mười bốn biết ngậm thuốc ngừa thai như kẹo, người phụ nữ nạo hút thai không được chăm sóc thuốc men dinh dưỡng đầy đủ mà sản sinh những quái thai về sau… Bên cạnh đó trong một xã hội với những Trung tâm Ứng dụng Tin học có trụ sở chính tại Hà Nội đều đặt văn phòng vệ tinh khắp các tỉnh thành để rao bán văn bằng trong cách thế như vậy: mỗi lần tổ chức thi có cả ngàn thí sinh đi mua bằng, họ từ các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang, Mỹ Tho… nhất là Tây Ninh đổ về đông hơn hết như dân oan đi khiếu kiện đòi lại đất đai từ các quan tham đang mãi bận lo kiếm bằng cấp để được địa vị cao hơn hầu dễ dàng hợp thức hoá giấy tờ chiếm đoạt tài sản của dân đen.

Từ cách “học giả” đến làm thật, như trường hợp Chủ tịch Huyện Hóc Môn, ông này đúng là khoẻ thật như tên bố mẹ đặt cho là Nguyễn văn Khoẻ, đã làm chứng từ giả để cùng đồng bọn chiếm đoạt của ngân hàng đến năm ngàn cây vàng và đó chỉ là những phi vụ nho nhỏ…Câu chuyện bại lộ do mâu thuẫn bên trong, người dân mới được biết ông đảng viên chủ tịch này chưa học hết cấp hai, say mê ca hát, được nêu lên các báo vời hàm nghĩa thuộc loại xướng ca vô loài… từ một người học chưa hết lớp chín mà nay đã có bằng đại học Cử nhân kinh tế! Rồi cả bằng Cao học kinh tế với hạng xuất sắc mười điểm trên mười tuyệt đối do một đại học ở Hà Nội cấp! Nhiều hiện tượng có phải qui thành bản chất: nào các Bí thư, Chủ tịch Đồ Sơn, đến quý ngài đồng chí ở Gò Vấp, Hóc Môn..v.v.. và vân vân.

Giáo dục trong cả nước đến như Hội Khuyến học Việt Nam, nơi đáng lẽ thể hiện cái tâm với người nghèo, tấm gương sáng của cả nước về mai hậu cũng chỉ là nơi mạo danh để làm tiền qua việc bán bằng giả, tất cả từ nơi thâm sâu cũng chỉ vì miếng đỉnh chung chia nhau từ quyền lực, thứ lợi nhuận cao đã làm hoen ố bầu trời ngàn năm văn hiến có tên Thăng Long! Ôi Đông Đô… Hà Nội mến yêu nay còn đâu… niềm tin và hy vọng? Tất cả chỉ là nhân danh mà đúng hơn là ngụy danh, từ hạ tầng đến thượng tầng kiến trúc với một chính sách tuyển dụng quá lỗi thời đã tạo nên một sự khủng hoảng tinh thần trong xã hội: - Đó là sự hợp thức hoá những sai trái, biến những lề thói vô đạo đức trở nên bình thường, và lấy đó làm sự hãnh diện huênh hoang trong phát triển. Quả là một thứ định hướng, nhưng không rõ nó là hướng gì, thực chất những nhà lãnh đạo Việt Nam hiện tại, hãy thật lòng tự hỏi mình đang dẫn dân đi trên con đường nào! Nó có tên gọi nhưng để có là, định hướng XHCN là gì? Có phải là chiêu bài của một nhà nước thật nhưng định hướng giả ..

Do không có định hướng thật sự nên môi trường đầu tư còn đâu thông thoáng, nay chắp chỗ này mai vá chỗ khác, hậu quả sau khi vào WTO vốn đầu tư nước ngoài tụt từ 90% xuống còn 40%. Hơn lúc nào hết Việt Nam có được một số trử kim lớn như hiện nay nhờ vốn ngoại tệ mua vào từ đầu tư của nước ngoài, nhất là của Việt kiều gởi về cho thân nhân. Nhưng bi thảm thay như lời ông Thủ tướng* từng tuyên bố trước báo chí: “…chúng ta đưa tiền đồng ra mua USD. Trong vòng sáu tháng chúng ta mua gần 9 tỷ USD. Nhưng điều chúng ta chưa tính được là đưa tiền ra rồi thì biện pháp rút về thế nào. Đây là nghệ thuật điều hành…Với cách dự đoán trước đây thì vòng quay của đồng tiền chậm nhưng thực tế bây giờ rất nhanh. Chúng ta đã chủ quan…” Nghĩa là thu tiền vào nằm đó vẫn chưa biết làm gì…Quả là sự ngỡ ngàng của những con người không được đào tạo nay nhờ bạo quyền không do dân bầu mà lên làm những chức vị khiến dân lãnh nạn. Họ thậm thọt chạy qua Trung Quốc nhỏ to, thoen thoắt dòm ngó, chạy sang Phương Tây với nụ cười trong cách thế không giống con nào trong số mười hai con giáp, thế rồi Trung Quốc giở quẻ cho mấy chiêu trên Trường Sa, Hoàng Sa, qua biên giới phía Bắc… khiến lại thấp thỏm, quắc mắt, ngậm miệng: giống như con rắn dữ tự cắn cái đuôi, đảng ta bán bớt đi một phần lãnh thổ miễn là tồn tại!

Vậy định hướng ở đâu? Quả là có thứ la bàn chệch hướng phát minh tại Trung Quốc chỉ mang lại lợi nhuận cho các quan tham cán bộ cộng sản, nay là tư bản đỏ, của tập đoàn thống trị từ trung ương đến địa phương. Chuyện người lãnh đạo đất nước Giao Chỉ ngày nay giống như chuyện người lái đò tại một tỉnh, thuộc miền Trung Việt Nam, theo thống kê có năm mươi lăm bến đò đang hoạt động chưa được cấp phép nhưng vẫn có hàng trăm ghe, thuyền hoạt động trong nhiều năm nay. Trong các bến đò đó chỉ có mười hai lái đò được cấp chứng chỉ chuyên môn, số còn lại chưa có chứng chỉ và chưa hẳn đã là chứng nhận thật.

Cho dù là Nhà nước tự nhiên đi nữa – L’Etat natuel - người lãnh đạo cũng được tuyển chọn theo kiểu từ dân mà đi lên qua nhân cách, sự hiểu biết và kinh nghiệm. Quý hồ trong một Nhà nước có tổ chức theo nguyên ngữ Hy Lạp: chính trị là một nghệ thuật điều khiển các thị thành, ghép từ chữ polis và têchnê, những người được đào tạo và giáo dục chứ không phải bị giáo hoá thành các công cụ tuyên truyền của những kẻ ngụy biện với lời lẽ bôi trơn như từ nguyên của nó được hiểu qua một nghĩa khác: chính trị là một sự đánh bóng, polish trong tiếng Anh, polir trong tiếng Pháp có nghĩa là đánh bóng… ở đây là bôi sơn trét phấn cho bè nhóm của mình để lừa bịp nhân dân.

Văn miếu kia về đâu với ngày nào những Tiến sỹ giấy, dù sao vẫn còn có cái danh nay dưới thời Cộng sản đầy những Tiến sỹ giả, cùng nhan nhản trên đất nước này những người già nua đã về hưu ra mở trường trung học, đại học… các Quốc Tử Giám đời mới với ý đồ tìm một chỗ ẩn thân sinh lợi, mua danh bán danh hơn là mang sứ mệnh giáo dục; Chi phí của các trường đại học công hay tư đều dựa trên nguồn học phí rất thương mại, sinh viên bị làm tiền trắng trợn về mọi mặt, điều này không dễ thấy trên thế giới với một đại học nghiêm túc. Các thầy cô giáo làm điều gian dối như ở Tây Ninh có mười ngàn giáo viên nhưng có đến vài ngàn chạy bằng cấp giả, nó khởi đi từ một cơ chế lụn bại, hỏi bao thế hệ mai sau con cháu chúng ta sẽ thành nhân như thế nào khi “khởi đầu làm sao thì thường kết thúc làm vậy”.

Không cần phải triết lý cao xa, vấn đề không phải là cải cách mà là một hệ thống chính trị mới ra đời theo sự trưng cầu ý kiến mỗi công dân dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc. Thật vậy: “Người dân sẽ luôn có được chính phủ mà họ đã trân trọng bầu ra”. John F. Kennedy.
.

Nguyễn Quang
phaodai
Posts: 79
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Post by phaodai »

Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...

Image
Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...


Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân hung hãn Trung Quốc

Lệnh không được nổ súng


Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.

Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này

-Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.

Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh 83 kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan xác nhận đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc:


Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng
Anh Nguyễn Văn Thống


-Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị thương và sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì anh em cùng với nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây dựng và đi giữ đảo.

Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê Mã Lương cho biết:

-Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?

Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ:


Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai


-Trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải quân ta chỉ có mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không có chuyện lịch sử Hải quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình đang đóng quân còn trong đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với người lính cho tới khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.

TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:

-Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.

Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh

Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:

-Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này.

Một Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:

-Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.

Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.


Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải... tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im...
Ông Nguyễn Khắc Mai


Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông Nguyễn Khắc Mai nhận xét:

-Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi.

Tại sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tới nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc nó không thèm đếm xỉa gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy là cái đau, đấy là cái nhục về Gạc Ma.

Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên thành cuộc chiến Gạc Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc chiến mà bên bị hại không được nổ súng.
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »

Lú đến thế là cùng

Ngô Nhân Dụng
Nhật báo Người Việt đặt cái tựa rất đầy đủ: “Nguyễn Phú Trọng lại chọc cho dân chửi.” Thực không có cách nào nói rõ hơn. Ông tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam lại “chọc” cả nước và cả nước lại phải phản ứng bằng cách “văng tục,” hay “chửi thề.” Không có cách nào khác!

Nhưng mọi người đều biết rằng cái mặt ông Nguyễn Phú Trọng vẫn cứ “nhơn nhơn” ra khi ông tuyên bố, “Không để lọt các phần tử 'thế này thế khác' vào Quốc Hội.” “Thế Này Thế Khác” nghĩa “Là Thế Nào?” “Nà Thế Lào?” Ông Nguyễn Phú Trọng đã đậu bằng tiến sĩ khi theo học ngành “Xây Dựng Ðảng.” Không phải các ngành khoa học, kỹ thuật, nhân văn, hoặc chính trị học hay kinh tế học. Trong những ngành đó mỗi thuật ngữ đều được định nghĩa rõ ràng, có tự điển chuyên môn giải thích. Chắc những chữ “Thế Này Thế Khác” là những thuật ngữ thuộc môn Xây Dựng Ðảng, được dạy trong trường Ðảng, người ngoài nghe không quen. Chỉ có thể đoán được rằng chúng có nghĩa xấu vì chúng không nằm trong khuôn khổ, chúng nằm ngoài quy hoạch của đảng cộng sản, cho nên không thể chấp nhận được.

Lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ nhắm ngăn cản và đe dọa phong trào “tự ứng cử” trong cuộc bầu bán Quốc Hội sắp tới. Ông Trọng muốn ám chỉ những người không xin đảng Cộng Sản đề cử mà tự ý ứng cử, như ông Nguyễn Quang A, bà Ðặng Bích Phượng, ông Nguyễn Tường Thụy, ông Phan Văn Bách, ông Võ An Ðôn ở Phú Yên. Theo lối nói của Nguyễn Phú Trọng, những nhân vật trên đều thuộc loại “Thế Này Thế Khác.”

Ðúng như Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận xét về lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng: “Nó biểu lộ sự coi thường cả luật pháp lẫn thiên hạ. Nếu không xem thường như thế, ông Trọng không phát biểu tùy tiện như vậy.”

Coi thường pháp luật: Theo Hiến Pháp, mọi công dân Việt Nam đều có quyền ứng cử, theo những quy định của pháp luật. Nay ông tổng bí thư đảng Cộng Sản tuyên bố không cho phép một số người không vừa ý ông được vào Quốc Hội, tức là ông ta tự coi mình cao hơn pháp luật. Chỉ có vua quan chuyên chế đời xưa mới nói năng như thế.

Coi thường cả thiên hạ: Ông Nguyễn Phú Trọng coi cả nước là ngu, không ai biết luật pháp. Ông coi cả nước Việt Nam là hèn, không ai dám sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền công dân của mình.

Trên hết, ông Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra không có một chút hiểu biết nào về thể chế dân chủ trong khi nói về một định chế cơ bản của chế độ dân chủ là việc ứng cử và bầu cử. Ông hoàn toàn lú lẫn.

Ðây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng tỏ ra lú lẫn về thể chế và tinh thần dân chủ. Khi đại hội đảng Cộng Sản kỳ thứ 12 kết thúc, ông đã từng khoe rằng cuộc họp của đảng Cộng Sản “dân chủ đến thế là cùng!”

Một cuộc bầu bán trong đó 99% những người được nhóm lãnh đạo đưa ra đều trúng cử hết thì không thể nào gọi là dân chủ được. Những người ngoài danh sách mà tự ứng cử mà không được nhóm cầm đầu chấp thuận thì thất cử 100% thì cũng không thể nào coi là dân chủ được. Ðại hội 12 của đảng Cộng Sản diễn ra hoàn toàn trái ngược với các thể thức dân chủ. Khi tự vỗ bụng khen mình “dân chủ đến thế là cùng,” Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra có cái đầu hoàn toàn lú lẫn. Bây giờ, lên tiếng đe dọa những thành phần “thế này thế khác” không cho vào Quốc Hội, Nguyễn Phú Trọng lại phơi bầy cái đầu lú lẫn thêm lần nữa.

Thể chế dân chủ được thể hiện trước hết trong quyền tự do ứng cử. Ðảng Cộng Sản bất chấp quy tắc sơ đẳng đó, bắt tất cả các ứng cử viên phải qua vòng loại của Mặt Trận Tổ Quốc, ai cũng biết toàn là một đám tay sai của đảng. Riêng điều đó đã vi phạm cả thể thức lẫn tinh thần dân chủ. Ðảng Cộng Sản đặt ra thủ tục “hiệp thương” để dùng đám côn đồ tay sai đe dọa, bôi nhọ và vu khống những người tự ứng cử và đe dọa tinh thần các cử tri không cho họ được tìm hiểu về các ứng cử viên, trò đàn áp này bất chấp cả thể chế lẫn tinh thần dân chủ.

Cộng Sản Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam đều tuyên truyền rằng chế độ dân chủ là một sản phẩm của Tây phương, không thích hợp với các nước Châu Á vốn có truyền thống trên bảo dưới nghe. Gán nhãn hiệu “Tây phương” cho thể chế dân chủ là một trò bịp bợm, đánh lừa dân. Trong lịch sử, thực ra các thủ tục dân chủ đã từng được áp dụng ở Châu Á trước Châu Âu.

Người ta thường nói rằng thể thức dân chủ đã được thi hành sớm nhất ở Athens, một “thành thị quốc gia” Hy Lạp, từ sáu thế kỷ trước công nguyên. Nhưng trước đó, thể thức cử người đại biểu lo việc cai trị đã được áp dụng tại Vajji, một “liên bang” thành lập tại miền Ðông Bắc nước Ấn Ðộ, bây giờ nằm trong tiểu bang Bihar. Quốc gia Vajji theo một thể chế có thể gọi là “cộng hòa” từ thế kỷ thứ bảy trước công nguyên. Thầy Huyền Trang, tức Ðường Tam Tạng, trong “Ðại Ðường Tây Vực Ký” đã ghi nhận điều này. Trong quốc gia Vajji có nhiều làng xóm và gia tộc khác nhau, tổng cộng tám nhóm được công nhận, mỗi nhóm cử đại diện họp thành một hội đồng. Chính hội đồng đó quyết định những vấn đề quan trọng chung gọi tên là “Sangha Vajji,” chữ Sangha nghĩa là tập thể, người Việt phiên âm là “tăng già,” và dịch là tăng đoàn hay tăng thân. Người chủ tọa hội đồng được gọi là “quốc vương” nhưng do hội đồng bầu lên, không nắm quyền tuyệt đối và không có quyền thế tập.
Ðức Phật Thích Ca đã tới Vaishali (Thành Vương Xá), thủ đô của Vajji nhiều lần, và đã giảng bài thuyết pháp sau cùng tại đó, báo tin ngài sẽ viên tịch trong ba tháng, trước khi đi về Kushinagar để nhập niết bàn, năm 483 trước công nguyên. Các sử gia cho rằng cách tổ chức tăng đoàn các tì kheo (Bhikshu Sangha), trong đó mọi quyết định quan trọng đều phải được mọi người biểu quyết, là do ảnh hưởng của các thể thức bầu cử, bỏ phiếu từng áp dụng trong “vương quốc” Vajji.

Dù các thể thức dân chủ ở Ấn Ðộ cũng như ở Athens trước đây 2600 năm không hoàn toàn theo đúng nghĩa của chế độ dân chủ hiện nay, nhưng cũng chứng tỏ loài người từng biết dân chủ là một bước tiến bộ so với chế độ độc quyền chuyên chế của một ông vua, một giới quý tộc hay một đảng phái.

Hơn thế nữa nhiều nước Á Châu đã áp dụng thể chế dân chủ tự do và đã thành công, từ Ấn Ðộ tới Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, Indonesia, vân vân. Một nước độc tài quân phiệt như Myanmar nay cũng đã bắt đầu bước vững chắc trên đường dân chủ hóa. Trung Cộng và Việt Nam là hai nước chính trị lạc hậu nhất hiện nay, vì ở cả hai nơi người dân vẫn còn sống dưới ách độc tài đảng trị.

Ông Nguyễn Phú Trọng vừa lú lẫn vừa coi khinh dân Việt Nam cho nên chưa tổ chức bầu cử đã lớn tiếng đe dọa không cho người này, không cho người khác được trúng cử. Ông Nguyễn Quang A đã trả lời trực tiếp khi hô hào thêm nhiều người tự ứng cử, để thử thách cái chế độ mà ông Nguyễn Phú Trọng gọi là “dân chủ đến thế là cùng.” Phải chứng tỏ một ông tổng bí thư của đảng Cộng Sản có thể lú lẫn nhưng 90 triệu người dân Việt Nam không lú.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Nguyễn Tấn Dũng chống lại lệnh trung ương đảng?

Hoàng Trần
(Danlambao) - Việc chuyển giao quyền lực trong giới chóp bu cộng sản tiếp tục trở nên gay cấn trước thời điểm quốc hội khoá 13 tiến hành phiên họp cuối cùng nhằm “kiện toàn” các chức danh chủ chốt.

Diễn biến mới nhất cho thấy thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng đã không chịu làm đơn từ nhiệm, bất chấp mệnh lệnh trước đó của trung ương đảng yêu cầu ông này sớm chuyển giao quyền lực lại cho phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Khủng hoảng chuyển giao quyền lực


Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 18/3/2016, tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo kỳ họp thứ 11 – quốc hội khoá 13 sẽ dành ra hơn 10 ngày để “kiện toàn” về vấn đề nhân sự.

Dù vậy, danh sách chính thức về 3 chiếc ghế chủ chốt, bao gồm: chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội - cho đến thời điểm hiện tại - vẫn chưa được trung ương đảng trình ra quốc hội.

"Công tác cán bộ là của Đảng, văn bản chính thức là Trung ương trình ra, giới thiệu ra Quốc hội thì lúc đó mới có danh sách chính thức", báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phúc nói.
Image
Qua việc chống lại lệnh trung ương, ông Dũng đã khiến cuộc chuyển giao quyền lực trong nội bộ đảng lâm vào tình trạng khủng hoảng?

Theo nghị quyết từ hội nghị trung ương lần thứ 2 của đảng cộng sản, việc chuyển giao quyền lực sẽ phải được thực hiện ngay trong tháng 4/2016 – thời điểm mà quốc hội khoá 13 họp phiên cuối cùng.

Mặc dù mệnh lệnh của trung ương đảng tỏ ra khá vội vã, nhưng đến khi làm thủ tục hợp thức hoá tại quốc hội thì lại trở nên chậm trễ.

Sự trì hoãn này cho thấy dường như đã xảy ra khủng hoảng trong vấn đề chuyển giao quyền lực giữa các phe phái trong giới chóp bu Ba Đình.


Nguyễn Tấn Dũng không làm đơn từ nhiệm

Về lý thuyết, Nguyễn Tấn Dũng vẫn có thể ngồi chiếc ghế thủ tướng cho đến hết nhiệm kỳ vào tháng 7/2016, thời điểm mà quốc hội mới – khoá 14 – sẽ nhóm họp phiên đầu tiên để “bầu chọn” ra tân thủ tướng.

Tuy nhiên, thông lệ này đã bị phá vỡ. Dưới áp lực của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bộ chính trị, ban chấp hành trung ương đảng CSVN đã ra nghị quyết buộc ông Dũng phải chuyển giao quyền lực sớm hơn 3 tháng trước thời hạn.

Theo đúng thủ tục, nếu quốc hội CSVN muốn tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm chức danh thủ tướng đối với ông Dũng thì trước hết phải có đơn xin từ nhiệm của ông này.

Chi tiết này đã được phóng viên Tuổi Trẻ nêu ra trong cuộc họp báo hôm 18/3/2015, nhưng tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã không dám trả lời thẳng vào câu hỏi.

Trích:
Image

Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc từ chối xác nhận về việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm đơn từ chức hay chưa. Ảnh: VNEconomy


Phóng viên báo Tuổi Trẻ: Xin ông cho biết đến thời điểm này Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được bao nhiêu đơn xin từ nhiệm của những người có liên quan; Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội đã có đơn xin từ nhiệm chưa?


Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Nhiệm kỳ của những người giữ các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn là 5 năm. Trong thời gian này thì Quốc hội có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm.


Theo quy định thì cá nhân những người giữ các chức danh đó có thể viết đơn xin từ chức, đồng thời cũng có quy định là với những người do cơ quan có thẩm quyền trình để thay thế thì không cần phải có đơn. Cái này là theo Luật Tổ chức quốc hội năm 2014.


*

Thái độ né tránh của ông tổng thư ký quốc hội đã gián tiếp xác nhận rằng: Nguyễn Tấn Dũng nhất quyết không chịu làm đơn xin từ nhiệm.

Tại diễn đàn quốc hội năm 2011, ông Dũng cũng từng “lý luận” theo kiểu: Tui không có xin, tui cũng không có chạy chọt. Trung ương tiến cử, quốc hội bầu chọn cho tui làm thủ tướng thì tui nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh mà đảng giao phó.


Bằng việc tái diễn lại kịch bản chây lỳ như trên, Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đủ thời gian đón tiếp Obama trên cương vị thủ tướng vào tháng 5/2016. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ông Dũng lấy lại thanh thế và phục vụ cho những toan tính quyền lực của riêng mình.

Rõ ràng, nỗi ám ảnh của Nguyễn Phú Trọng đang dần dần trở thành sự thật. Sự chây lỳ của Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là động thái chống lại mệnh lệnh của ban chấp hành trung ương, mà thậm chí còn khiến cho cuộc chuyển giao quyền lực trong đảng lâm vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc.

Hoàng Trần
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Phải chăng Nga chợt đến chợt đi ở Syria?

Hà Tường Cát / Người Việt


Ngày 30 tháng Chín 2015 Nga bất ngờ đem máy bay can thiệp vào Syria. Sau 25 tuần lễ , hôm 14 tháng Ba 2016, Tổng Thống Vladimir Putin đột ngột ra lệnh rút phần lớn quân lực khỏi đây.

Image
Một chiến đấu/oanh tạc cơ Su-34 trong đơn vị không quân Nga đầu tiên rút khỏi Syria đáp xuống căn cứ gần thành phố Voronezh,
250 dặm Nam Moscow, hôm Thứ Ba 15 tháng Ba. (Hình: Olga Balashova/Russian Defense Ministry Press Service – via AP)



Trước hết quyết định của Nga có liên hệ đến tiến trình hòa đàm do Liên Hiệp Quốc đứng làm môi giới ở Geneva đang có triển vọng đạt đến kết quả dù là chỉ mới trên lý thuyết. Bản thông cáo của đặc sứ Liên Hiệp Quốc về vấn đề Syria, ông Staffan deMistura, nói rằng hy vọng sự giảm thiểu lực lượng Nga sẽ “tác động tích cực” đến những cuộc thương lượng nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị chấm dứt chiến tranh và chuyển tiếp quyền lực hòa bình ở Syria.

Tướng Viktor Bondarev, tư lệnh không quân Nga cho tờ nhật báo Konsomolskaya Pravda biết cuộc triệt thoái khỏi Syria sẽ hoàn thành trước cuối tuần. Một số đơn vị Nga vẫn đồn trú tại các căn cứ hải không quân ở Syria và có thể những cuộc oanh kích không quân vẫn tiếp diễn với quy mô nhỏ hơn chống ISIS, Mặt trận al-Nusra cùng các nhóm được gọi là “khủng bố” khác.

Quân số Nga ở Syria chưa bao giờ được tiết lộ, nhưng Hoa Kỳ dự đoán trong khoảng từ 3,000 đến 6,000 đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau. Viktor Ozerov, chủ tịch ủy ban quốc phòng quốc hội Nga, nói với hãng tin Interfax là khoảng 1,000 nhân viên quân sự Nga sẽ lưu lại ở hai căn cứ quân sự tại Syria. Theo ông, tối thiểu cần khoảng hai tiểu đoàn – khoảng 800 quân – để bảo vệ hai căn cứ, và một số binh sĩ không quân và phòng không điều khiển các giàn hỏa tiễn S-400.

Hôm Thứ Năm, ba ngày sau khi loan báo quyết định rút một phần quân lực, ông Putin nói chuyện từ điện Kremlin khẳng định là vẫn tiếp tục trợ giúp chính quyền của tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống các nhóm võ trang nổi dậy. Ông cho biết sự triệt thoái đã được thỏa thuận với tổng thống al-Assad và nếu cần Nga có thể triển khai lực lượng trở lại Syria “trong vòng vài tiếng đồng hồ”.

Quyết định của tổng thống Putin làm các giới Tây Phương ngạc nhiên mặc dầu người ta đều hiểu ông là nhà lãnh đạo luôn luôn có lối hành xử bất ngờ. Sự kiện này có thể chứng tỏ rằng ông tin tưởng vị trí của Assad đã vững hơn, nhưng cũng có thể là do ông muốn áp lực Assad phải chấp nhận thương thuyết, hoặc là cả hai lý do.

Có những dư luận cho rằng quyết định của Nga là do sự bất mãn với lập trường quá cứng rắn của chính quyền Syria trong việc thương thuyết, nhưng ngay chiều Thứ Ba Dmitry Peskov, phát ngôn viên điện Kremlin, đã lên tiếng bác bỏ lập luận này. Phủ tổng thống Syria cho biết al-Assad và Putin đã điện đàm hôm Thứ Hai và hai tổng thống đồng ý việc Nga giảm thiểu lực lượng, Syria phủ nhận có rạn nứt giữa các đồng minh và quyết định ấy phản ánh sự “thành công” trong hành động “chống khủng bố” và tái lập hòa bình.

Hơn nữa dù Nga giảm mức độ can thiệp không quân, chính quyền Assad vẫn còn sự trợ lực trong cuộc chiến trên mặt đất bởi Iran và lực lượng Hezbollah ở Lebanon. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif Zarif tuyên bố trong khi thăm viếng Australia, hoan nghênh việc Nga bắt đầu rút khỏi Syria và cho rằng Nga thấy không còn cần duy trì một lực lượng mạnh để bảo đảm thỏa hiệp ngừng bắn từ ngày 27 tháng 2, tuy mong manh nhưng có thể tồn tại.

Thật ra không phải Nga chợt đến rồi chợt đi khỏi Syria. Nga có những lý do chính đáng của mình để trực tiếp can thiệp vào Syria và rồi Nga không rời bỏ nơi đây bằng giải pháp dứt bỏ.

Khi Putin nói rằng “đã hoàn thành sứ mạng ở Syria” thì rõ ràng tiêu diệt “Nhà Nước Hồi Giáo” ISIS không bao giờ là mục tiêu của Nga như đã tuyên bố khi mở chiến dịch không quân năm ngoái. Hiện nay loạn quân Hồi Giáo quá khích ISIS hãy còn mạnh, kiểm soát được nhiều khu vực miền Bắc và Đông Syria. Nga có một số phi vụ đánh ISIS và khủng bố al-Nusra chi nhánh của al-Qaeda, nhưng đồng thời cũng tấn công các nhóm quân nổi dậy khác, trong đó có cả những nhóm do Hoa Kỳ và Tây Phương hỗ trợ.

Từ 30 tháng 9, có lúc số phi vụ mỗi ngày của không quân Nga nhiều hơn một tháng của liên minh chống IS do Hoa Kỳ lãnh đạo. Sự can thiệp của Nga xảy ra khi chính quyền al-Assad đang đi tới chổ suy yếu nhất. Kết quả cụ thể là nhờ sự trợ giúp đó, nội chiến Syria đã đổi chiều, ít nhất vào giai đoạn gần tuyệt vọng của chính quyền Assad. Quân đội chính quyền nhờ đó đã hồi phục được thế lực ở nhiều nơi như Homs, Dara'a, vùng phụ cận thủ đô Damascus và Aleppo, thành phố lớn thứ nhì của Syria, cũng như khu vực gần Tartus và Latakia nơi Nga có căn cứ hải/không quân.

Nhưng cho rằng Nga can thiệp vào Syria để cứu al-Assad là một lập luận quá thô thiển. Putin chắc chắn phải hiểu Assad không thể tồn tại lâu dài và chỉ muốn giữ nhà lãnh đạo này lại một thời gian để Nga có thể dùng như một lá bài chính trị. Hơn nữa, tổng thống Putin có cơ hội đóng một vai trò trong giải pháp chính trị quốc tế ở Syria, vào thời điểm Nga đang bị cô lập vì vụ Ukraine. Liên Âu không có đủ khả năng đảm nhận vai trò đó, dù rằng với tính cách là những quốc gia đã từng cai trị vùng đất Trung Đông, Anh và Pháp đều tự xem như có bổn phận tinh thần không thể làm ngơ trước thảm trạng nội chiến Syria. Còn Hoa Kỳ không có nhiều lợi ích để phải trực tiếp dính dáng quá sâu, do đó không lạ khi tổng thống Obama chưa bao giờ tích cực can dự vào vụ khủng hoảng Syria. Người ta có thể nhận ra là Hoa Kỳ mặc nhiên chấp nhận sự can thiệp có chừng mực của Nga ở Syria.

Nếu phân tích đầy đủ hơn thì Syria là quốc gia độc nhất ở Trung Đông mà Nga còn duy trì được ảnh hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ. Ảnh hưởng ấy thật ra không nhiều, chỉ với tổng thống Bashar al-Assad là một đồng minh trung thành và Tartus là một căn cứ hải quân duy nhất cho hạm đội Nga ở Địa Trung Hải. Nhưng phí tổn trong sự can thiệp quân sự vào Syria là không nhỏ nhất là vào giai đoạn nền kinh tế Nga đang chịu nhiều tổn hại vì dầu lửa mất giá nặng nề. Nga không thu nhận được lợi ích thiết thực gì hơn ở Syria để bù lại thua lỗ ấy. Ngoài ra rút kinh nghiệm của Hoa Kỳ ở Việt Nam và của Liên Xô ở Afghanistan, sự can dự lâu dài ở một nước ngoài dễ đưa đến tình trạng sa lầy.

Do đó quyết định rút khỏi Syria là quyết định đúng lúc của Putin và tuy đột ngột nhưng không phải là chuyện không thể dự đoán. Nga không có mục tiêu giúp Assad thâu hồi lại tất cả lãnh thổ và tiêu diệt hết loạn quân hay Assad tiếp tục nắm quyền lực. Chính quyền này tồn tại bao lâu là do chính họ và khả năng thương thuyết của họ, không phải là trách nhiệm mà Nga phải gánh vác. Thêm vào đó vẫn còn có sự trợ lực của Iran và Hezbollah.

Thành quả đối với Nga là đạt mục đích quân sự giúp Assad đứng vững được ít nhất là trong lúc này, đồng thời Nga hợp tác được với Tây Phương và các nước Á Rập trong việc giải quyết hòa bình cuộc nội chiến Syria. Dù với chính quyền tương lai như thế nào, Nga vẫn giữ được các căn cứ quân sự Latakia và Tartus, duy trì ảnh hưởng không chỉ tại Syria mà trong vùng Trung Đông nói chung, chia sẻ ảnh hưởng cùng Tây Phương.

Bản thông cáo do tòa Bạch Ốc đưa ra nói rằng tổng thống Obama đã thảo luận qua điện thoại với tồng thống Putin. Tổng thống Obama hoan nghênh việc Nga giảm vũ lực ở Syria sau khi thỏa hiệp ngưng bắn đã có hiệu lực từ đầu tháng. Tuy nhiên Hoa Kỳ cũng cảnh cáo là hành động tấn công của quân đội Syria nếu còn tiếp tục sẽ làm phương hại cho cuộc ngừng chiến và nỗ lực đi đến một giải pháp chính trị của Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ nhấn mạnh chính quyền chuyển tiếp vẫn là nhu cầu thiết yếu để giải quyết hòa bình cuộc nội chiến Syria đã kéo dài hơn 5 năm (HC)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Đuổi ra khỏi nhà khi chưa dọn dẹp
Lê Hải Lăng
(Danlambao) - Theo Vneconomy thì tân thủ tướng tuyên thệ ngày 7 tháng 4 năm 2016. Thế là những người mà người ta dùng từ ngữ nôm na đặc trưng để gọi như Ba X, Tư móm, Cóc hội hói. Họ chưa kịp dọn dẹp đã phải nhận giấy tống ra khỏi cung đường. Chuyện vắt chanh bỏ vỏ, đấu đá tranh chức hạ bệ giết nhau trong bóng tối là chuyện thường ngày xảy ra dưới cái trướng nhà nước XHCNVN. Cho nên không ai lạ gì khi có Điều lệ này luật (rừng) kia tranh công giữ cái ghế “bán nước”.


Thế là Chủ tịch nước cởi áo gấp gáp ra đi “Đã để lại hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân” (mượn chữ của Vietnam +) trong đó có ngư dân cương quyết bám biển để Tàu cộng chém giết trong hải phận của mình.


Thế là ông Chủ tịch quốc hội lại một phen vung tay múa miệng: “TBT ra điều lệ quyết sai thì tôi chịu ra đi sớm hơn dự định chớ biết bắt hết sâu thì lấy ai làm việc”.

Thế là ông Thủ tướng ứa gan cây đỉnh lý luận không phải Kiên Giang, đầy vơi giọt lệ biển mặn đồng bằng sông Cửu long, phải về lại bưng “đảng giao thì tôi làm”, nay TBT đuổi về sớm nuôi Ếch thì tôi chịu chả biết hơn thua Lú lẫn để mất cả chì lẫn chài sao.

Thế là cái ông Ôbamá coi vậy cũng đểu nhỉ. Trước và sau đại hội đảng CSVN không chịu đi thăm, cứ hoãn lên hoãn xuống, làm như là ông TBT dạo nào đi Cu Ba há mõ hát Mác Lê để rồi bà TT Ba Tây sợ lây bệnh hoang tưởng mà hủy bỏ chuyến ông Bí tới thăm. Tháng này Ôbamá đi Havana, nghe đâu tháng năm tới mới đi Hà Nội để nghe người miền Bắc “ný nuận” mà không gặp chàng hiu cỡi ngựa TPP rồi. Thấy chàng X thiệt thòi vì chơi trò nuôi khỉ để rồi khỉ được ai cho ăn chuối thì hè nhau đại náo thiên cung. Nhưng ở đời cái đảng CS là cái đảng độc tài tham lam quỷ quyệt, phe tham nhũng ít đánh phe tham nhũng nhiều

bên nào có phép “Ai mua nước tôi bán nước cho” Ai được Tôn Ngộ Không mua được biển, được đất thì kẻ ấy làm chủ tình hình.

Cách đây 41 năm người dân miền Nam đang bưng chén cơm ăn, bị đảng CSVN chận miệng tống khứ ra khỏi nhà để cướp. Đảng CSVN dùng súng ống đạn dược Nga Tàu tàn sát đồng bào của mình cho thế lực ngoại bang Tàu cộng bành trướng lãnh thổ.

Ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng bị đuổi ra khỏi nhà khi chưa tới ngày dọn. Các ông có cái khác dân thường là vàng bạc đô la đã chất đầy nhà thờ họ từ Nghệ An, Long An cho tới Kiên Giang. Máu và sinh mạng của hai miền Nam Bắc đã đổ xuống cho các ông ca tụng cái đảng độc tài diệt chủng “quang vinh muôn năm”.

Chuyện ở đời: “Hàm huyết phún nhơn tiên ô tự khẩu”. Các ông ngậm máu phun người trước tiên là dơ miệng mình trước, thì chính đồng chí các ông lại ngậm máu phun vào mặt các ông. Miệng họ cũng bị dơ mà cũng đầy ngập đô la vàng bạc như các ông.

Cũng như các ông hô hào định hướng XHCN. BCT mới, chủ tịch mới, thủ tướng mới, CT quốc hội mới. Tất cả chỉ là sân khấu chính trị mà băng đảng cộng sản tranh giành hoán đổi phe này phe kia để cướp giật tài sản quốc gia cho đầy túi tham qua cái “bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ” như ông Trọng phán.

Đã gọi là băng đảng thì làm sao có ai vì dân vì nước được chứ!

Lê Hải Lăng
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Khủng bố đa diện
Hùng Tâm/Người Việt
Những điểm chung và riêng của khủng bố

Như thường lệ, vụ khủng bố sáng 22 tại thủ đô Brussels của Vương Quốc Bỉ - và là trụ sở hành chánh của Liên Hiệp Âu Châu - khiến mọi người bị chấn động. Trong cơn chấn động, người ta liền nhớ tới vụ khủng bố ngày 13 tháng 11 tại Paris và thị xã Saint Denis, với kết luận về mối liên hệ giữa hai vụ, hình như là có cùng một gốc là tổ chức xưng danh Nhà Nước Hồi Giáo ISIL.

Người ta có thể quên một số chi tiết.

Ngày 18, nghi can Salah Abdeslam, kẻ chủ mưu của vụ khủng bố tháng 11 tại Paris, bị bắt tại Brussels sau 127 ngày lẩn trốn trong khu Molenbeek ai cũng biết là có nhiều người theo Hồi giáo. Hôm sau, ngày 19, thành phố Istanbul của xứ Turkey bị khủng bố tấn công và hung thủ là một thành viên người Thổ của Tổ Chức ISIL. Trước đấy, ngày 13, xứ Turkey còn bị quân khủng bố tấn công tại thủ đô Ankara khiến 37 người thiệt mạng. Lần này, nghi can là thành viên người Kurd của tổ chức Kurdistan Freedom Falcons (viết tắt theo tiếng Thổ là TAK). Và ngày ba tháng 3, hai phụ nữ đã đột kích một xe buýt của cảnh sát Thổ, gần trụ sở cảnh sát tại quận Bayrampasa của Istanbul và bị hạ sát. Họ là đặc công của một tổ chức khủng bố... cộng sản, có tên là Marxist Revolutionary People's Liberation Party-Front (DHKP-C). Như nhiều thứ cộng sản khác, tên gọi rất dài bao gồm đủ chuyện từ Mặt Trận Giải Phóng đến Đảng Mác-Xít, cho thấy tổ chức này đang tự lỗi thời hóa. Nhưng võ khí của họ thì không. Vẫn là chất nổ.

Chúng ta nghĩ sao về ngần ấy chuyện quá khác biệt mà vẫn có chung một nét, là khủng bố? Hồ sơ Người Việt xin gỡ mối tơ vò của hiện tượng này...

Khủng bố vào trái tim Âu châu?

Khi thủ đô Brussels bị khủng bố tấn công hôm 22, ai ai cũng có thể kết luận rằng Âu Châu bị đánh trúng tim vì Brussels là trụ sở hành chánh của Liên Hiệp Âu Châu. Đấy là kết luận sai. Liên Âu là một tổ chức có trung tâm mà chẳng có tâm hay có tầm!

Với nhiều người, Paris mới là trái tim của một quốc gia và một nền văn hóa.

Vụ khủng bố tháng 11 tại Paris mới thật sự gây xúc động khi 130 người bị thiệt mạng. Ngay sau đó, Paris như trung tâm của một quốc gia đã lập tức phản ứng. Từ Tổng Thống Francois Hollande đến nội các và mọi cơ quan hữu trách đều nhập cuộc, rồi nước Pháp lập tức trả đòn bằng quyết định tham gia mạnh mẽ hơn vào chiến dịch diệt trừ khủng bố tại Trung Đông. Luật lệ của Pháp cũng được tu chỉnh với những quy định kiểm soát khắt khe hơn và ngân sách an ninh được tăng chi cho nhu cầu bảo vệ. Nước Pháp có thay đổi sau vụ khủng bố.

Liên Âu không được như vậy.

Brussels chỉ là biểu tượng của xứ Bỉ ngơ ngác bại xụi trước sự kiện là quân khủng bố có thể từ thủ đô của mình ra tay sau khi đã đạt thành tích đánh vào bộ não của nước Pháp. Liên Âu cũng không thể yêu cầu Brussels tu chỉnh luật lệ của Vương Quốc Bỉ để tảo thanh và làm sạch khu Molenbeek, một hang ổ của khủng bố. Liên Âu chẳng có bộ máy an ninh, tình báo hay quân sự thống nhất để thực hiện một kế hoạch chung của cả tập thể nhằm giải trừ mối nguy khủng bố. Liên Âu chỉ là một câu lạc bộ kinh tế không có thẩm quyền chính trị để giải quyết khủng hoảng kinh tế trong thời bình, huống hồ đối phó với nạn khủng bố.

Do đó, từng nước Âu Châu tiếp tục đối phó với nạn khủng bố một cách riêng lẻ, với những dị biệt càng làm Liên Âu thêm rạn nứt về quy chế tự do di trú, về thể thức thanh lọc di dân hay nạn dân... Chẳng lẽ lực lượng ISIL lại nhìn thấu tới đó khi tấn công Brussels? Dù không thể có câu trả lời cho câu hỏi này, Liên Âu vẫn phải nghĩ lại về lẽ tồn vong của mình. Nhiều phần thì chỉ nghĩ thôi chứ không thể làm gì! Khủng bố sẽ tiếp tục cho tới ngày Liên Âu gục ngã.

Chiến tuyến Âu-Thổ

Sau khi nhìn vào cái chung và riêng của hai vụ khủng bố tại Pháp và Bỉ, với kết luận không lạc quan, hãy bước qua lằn ranh chia cắt xứ Turkey của dân Thổ với Âu Châu.

Quốc gia Hồi Giáo này từng xin gia nhập Liên Âu mà bị nhiều nước Âu Châu từ chối. Bây giờ, Turkey có chung số phận với Âu Châu khi bị ISIL tấn công, cách nhau có ba ngày.

Chúng ta có thể suy đoán rằng ISIL nhắm vào hai đối tượng Âu-Thổ như những kẻ thù phải tiêu diệt. Lý do thật ra cũng dễ hiểu. Turkey có cộng đồng Hồi Giáo bên trong có nhiều phần tử mà ISIL kết nạp được. Âu Châu cũng vậy, nhưng dễ kết nạp nhất là thành phần Hồi giáo tại Bỉ, mắt xích yếu nhất mà cũng là cái cửa dễ gõ nhất để gây chấn động cho cả tập thể Liên Âu.

Khi đánh vào Turkey, ISIL muốn chứng tỏ cho thế giới Hồi giáo biết khả năng của mình vì Turkey là một cường quốc Hồi giáo vừa quyết định nhập trận tại Syria. Đòn tấn công này sẽ khích động nhiều nhóm khủng bố khác, từ Hồi giáo đến dân Kurd đòi tự trị và thậm chí cộng sản, để làm suy yếu khả năng của chính quyền Ankara trên chiến trường Syria. Khi đánh vào nước Bỉ, tại thủ đô hành chánh mà bất lực của Liên Âu, ISIL cũng muốn khích động tập thể Hồi Giáo của Âu Châu. Bốn tháng sau khi phô diễn thành tích tại Pháp, ISIL vừa biểu dương khí thế một cách tương đối dễ dàng vì đánh vào những mục tiêu mềm rất khó bảo vệ.

Trong vụ Brussels, ISIL còn chứng tỏ được việc khác nữa. Đấy là vị trí gần bộ chỉ huy của Minh Ước NATO, tấm khiên bảo vệ Âu Châu và cánh tay nối dài của Hoa Kỳ. Tại phi trường quốc tế Zaventem của Brussels, quân khủng bố đặt bom trước quầy vé của hãng American Airlines và quán cà phê Starbucks, hai biểu tượng dân sự - rất “mềm” - của nước Mỹ.

Nghĩa là dù đang bị liên quân quốc tế tấn công bằng hình thái chiến tranh quy ước tại Syria và Iraq, ISIL vẫn phản đòn và vừa tuyên chiến với liên minh Âu-Thổ lại còn gửi tín hiệu cho dân Mỹ. Hậu quả sẽ là gì?

Turkey đang giữ vai trò thanh lọc di dân Hồi Giáo cho Âu Châu. Vụ khủng bố khiến quan hệ Âu-Thổ sẽ khắng khít hơn và chương trình thanh lọc sẽ tốn kém hơn cho Âu Châu và tạo thế mạnh cho Ankara khi thương thảo về cái giá của việc canh cửa. Mà Liên Âu càng suy yếu thì Turkey lại càng quyết liệt hơn trên chiến tuyến chống khủng bố ISIL. Trước sự bàng hoàng rời rạc của Liên Âu thì phản ứng của Turkey cũng dứt khoát như phản ứng của Pháp. Đằng sau là hai nước có tinh thần “quốc gia” cũng triệt để không kém là Ba Lan và Hungary.

Còn Hoa Kỳ? Tổng Thống Barack Obama đang bận khoác vai Raul Castro và thưởng lãm trận banh hữu nghị baseball giữa hai đội Cuba và Hoa Kỳ. Trong khi ấy, dân Mỹ bày tỏ tình liên đới với dân Bỉ, còn các ứng viên của cuộc tranh cử tổng thống thì tiếp tục phát biểu lung tung và các cơ quan an ninh thì tăng cường phòng thủ mà chẳng dám nói ra phương pháp để khỏi vẽ đường cho hươu chạy.

Kết luận ở đây là gì?

Sau vụ khủng bố 9-11 năm 2001, dân Mỹ đã chán ngán chiến tranh và quên dần mối nguy khủng bố. Hoàng loạt những vụ bạo động ở rất xa, bên Pháp, bên Bỉ và trong xứ Thổ, là hồi chuông cảnh báo.

Phản ứng rời rạc và mâu thuẫn của Âu Châu khiến người ta có thể thông cảm với những lập trường đôi khi quái đản của các ứng cử viên đang ra tranh cử tổng thống.

Còn lại, thế giới sẽ chưa yên bình vì khủng bố là điều dễ làm khi người ta không khó tìm võ khí, lại sẵn sàng tự sát vì những tư tưởng sát nhân.
phaodai
Posts: 79
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Post by phaodai »

Tình hình trong nước....!!!???

Bùi Tín

21.03.2016
Tôi luôn theo dõi kỹ tình hình chính trị trong nước để nhận biết tình hình đúng như nó có, tránh khỏi những lầm lẫn. Hiện có một luồng nhận thức, một mong ước rằng cuối cùng thì lãnh đạo Cộng sản Việt Nam sẽ tỉnh ngộ, nhận ra không có con đường nào khác là cải cách chính trị mạnh dạn theo hướng thực hiện dân chủ, nhân quyền, đồng thời về đối ngoại từ bỏ sự ràng buộc quá sâu và phụ thuộc mãi vào Bắc Kinh, nghĩ rằng họ là láng giềng hùng mạnh có thể nuốt chửng ta bất cứ lúc nào. Đi cùng con đường thoát Trung là thực hiện liên minh toàn diện với các nước cường quốc dân chủ như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Indeonesia, Ấn Độ, Liên Âu...


Trong nước, có quan điểm cho rằng lãnh đạo có hai nhóm: nhóm thân Trung Quốc là cánh Nguyễn Phú Trọng và nhóm thân Hoa Kỳ là cánh Nguyễn Tấn Dũng. Nhóm ông Dũng đã bị nhóm ông Trọng loại bỏ bằng nhiều thủ đoạn phi pháp và vi hiến, nhưng vẫn còn ảnh hưởng nhất định nào đó cho đến khi bàn giao quyền lực giữa “Tứ trụ” cũ và “Tứ trụ” mới. Phe ông Trọng đang thừa thắng đẩy nhanh cuộc bàn giao ở thượng đỉnh quyền lực, lo rằng trong vài tháng trước mắt tình hình có thể sẽ giằng co nguy hiểm. Do đó Bộ Chính trị mới muốn ép Quốc hội sắp hết nhiệm kỳ phải sắp xếp xong “tứ trụ” mới trong phiên họp cuối 23/3 này, bàn giao trước thời hạn hiến định các chức vụ cao nhất, dù cho Quốc hội mới chưa được bầu.


Quyết định này mang tính cách Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo kém tài nhưng do tình thế đưa đẩy được nhận chức vụ cao nhất. Ông tiêu biểu cho một con người hãnh tiến, hiểu biết thấp, nhưng khi được cầm cờ thì ngỡ rằng mình có tài nhất nước. Vậy mà có người vẫn nuôi hy vọng là dù giáo điều đến đâu, phe của ông Trọng cũng phải vỡ lẽ ra là bọn bành trướng Trung Quốc đang ngang nhiên được đằng chân lân đằng đầu, phía Việt Nam càng quỵ lụy thì chúng càng lấn tới, để phe ông Trọng tỉnh ngộ, có ý định "thoát Trung", thoát cái tư thế phụ thuộc và tìm một liên minh mới mẻ hợp lòng dân chúng. Các công dân yêu nước vẫn còn hy vọng ở sự đổi hướng, từ ngã hẳn về phía Trung Quốc trong 26 năm qua, sang ngả hẳn sang phía các nước dân chủ đáng tin cậy, nhất là khi Hoa Kỳ đã tỏ ý rất rõ là "Hoa Kỳ đang rất cần Việt Nam cũng ngang bằng Việt Nam cần Hoa Kỳ".


Đã có nhiều chỉ dấu để hy vọng, như Việt Nam đang mua sắm nhiều vũ khí sát thương hiện đại, diễn tập hải chiến với hải quân Nhật Bản, mở rộng cảng Cam Ranh cho các tàu chiến Hoa Kỳ và Nhật Bản, phối hợp giữa hải quân Philippines và hải quân Việt Nam, nhận viện trợ quân sự của Hoa kỳ để tăng cường phòng vệ bờ biển. Chỉ dấu rõ nhất là Hiệp ước TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích và lợi thế cho Việt Nam về xuất nhập khẩu, đầu tư quy mô lớn, bảo hộ lao động. Rồi ông Trương Tấn Sang thắp hương viếng nghĩa trang liệt sỹ vùng biên giới, và người phát ngôn Bộ Ngọai giao phản đối Trung Quốc mạnh mẽ hơn, và chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama tháng 5 này với ý muốn hơi khác thường là được nói chuyện với dân chúng Việt Nam ngay tại Quảng trường Ba Đình trước Dinh Chủ tịch Nước để nhấn mạnh nền độc lập toàn vẹn của Việt Nam, chứ không nói chuyện trước Quốc hội như Tập Cận Bình.


Tôi cũng chia sẻ niềm hy vọng đó vì tin rằng dù sao ông Trọng và Bộ Chính trị mới cũng là người Việt Nam, có lương tri, có lòng yêu nước, thương dân ở mức nào đó, có trí khôn, có tinh thần vô tư nhất định...


Nhưng tôi bỗng băn khoăn lo lắng gần như vỡ mộng và cụt hứng khi tình cờ đọc được một bài báo dài tiếng Pháp trên tạp chí có uy tín trong giới nghiên cứu Âu Mỹ, tạp chí Địa lý – Chính trị Herodote. Cây bút chủ lực của tạp chí là TS-Viện sỹ Benoit de Tréglodé, một chuyên gia uyên thâm về châu Á, nhất là Đông Nam Á. Ông từng sống ba năm ở VN khi còn Trường Viễn Đông Bác cổ (École Francaise d’ Extrême Orient). Hiện ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á hiện đại (Institut de Recherche de l’Asie du Sud-d’Est contemporain). Ông đã viết nhiều sách về Việt Nam, như : "Anh hùng và Cách mạng ở VN", "Chủ nghĩa CS ở VN từ 1919 đến 1991", "Sự hình thành một Nhà nước- đảng trị".


Trên số báo 175 (tháng 6/2015), ông có bài viết dài: "Viet Nam, le Parti, l’Armée et le Peuple: maintenir l’emprise politique à l’heure de l’ouverture" (Việt Nam, Đảng, Quân đội và Nhân dân: Duy trì sự chi phối chính trị trong giờ mở cửa" ), khi Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang được chuẩn bị.


Sau đây tôi chỉ xin giới thiệu một ý chính trong phần kết luận rất tinh tế của Benoit de Tréglodé. Đó là nhận định của tác giả về mối quan hệ giữa hai đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ĐCSVN hiện nay. Ông chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan Tình báo Hoa Nam của TQ và với Tổng cục II của Nhà nước VN. Ông cho rằng mối quan hệ này ràng buộc hai nước một cách chặt chẽ đến mức nguy hiểm, và theo nhiều giới quen biết, đảng CS Trung quốc đã bỏ ra 15 tỷ đôla để vận động, mua chuộc giới lãnh đạo CSVN. Ông cho rằng "những lời trách móc TQ bằng miệng có vẻ gay cấn của chính quyền VN thật ra chỉ để gây hỏa mù", và ông kết luận chắc nịch: "Đừng có chờ đợi thái độ chống TQ đến từ giới cầm quyền VN hiện nay!". Theo ông, "Không có điều gì xảy ra ở VN mà không có dấu ấn chính trị của Trung Quốc và không chịu ảnh hưởng của đảng CSTQ". Tất cả các việc khác chỉ là những động tác giả. Ông cũng cho rằng Việt Nam là một nhà nước cảnh sát, Bộ Công an có 6 Tổng cục lớn, riêng Tổng cục Cảnh Sát có 1,2 triệu người, với A 42 là cơ quan chuyên giám sát giới truyền thông, duy trì thái độ Bắc thuộc.


Benoit de Tréglodé viết: "Các nhà lãnh đạo VN hiểu rằng 4 vị trí cao nhất - Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Bộ trưởng Quốc phòng cần có sự thỏa thuận của ĐCSTQ". Ông nói rõ thêm: "TQ phải trả giá cao trong chuyện vận động hành lang này. Một số nhà quan sát cho rằng TQ đã chi 15 tỷ đôla theo các hình thức: đầu tư, dự án hợp tác, viện trợ và tiền đưa thẳng cho các nhà lãnh đạo". Tác giả khẳng định: "Mỗi nhà lãnh đạo VN muốn ở vị trí quyền lực cần có hai điều then chốt: quan hệ tốt với Trung Quốc và có tiền để đút lót trong cơ chế".


Về nạn tham nhũng, Benoit de Tréglodé nhận xét: "Ở VN cũng như ở TQ, các chức quyền trong bộ máy Nhà nước, kể cả trong quân đội và trong khu vực kinh tế, đều mua bằng tiền, coi đó là chất keo gắn bó họ với nhau".
Tác giả nói rõ thêm: "Qua hai khóa cầm quyền, ông Thủ tướng đã luôn luôn cần gây ảnh hưởng để có được đa số trong Quốc hội, theo một số nhà quan sát, cái giá trả cho mỗi đại biểu (trong số 498 đại biểu) là chừng 100.000 đôla". Để mua mỗi ủy viên TƯ đảng (175 ủy viên) phải trả cao hơn. Còn mỗi ủy viên trong Bộ Chính trị (16 ủy viên) ước chừng lên đến 1 triệu đôla.


Tôi còn nhớ đúng 2 năm trước, Trung tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Hiệu trưởng Trường kỹ thuật quân sự và Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương đã nhận định: "Chúng ta phải có hẳn một cuộc liên minh mới. Trung quốc lòng tham vô độ, không khéo ta sẽ từng bước trở thành bộ phận của Trung quốc. Vì nói phải ngả theo TQ để được yên là chủ nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa thất bại. Ngả theo TQ thực chất là bán nước! (trả lời phỏng vấn trên mạng Dân làm báo, 5/2013).


Để xem phiên họp cuối của Quốc hội 23/3 tới và phiên đầu của Quốc hội mới có ra tuyên bố gì về TQ hay không, có dám lên án mạnh tương xứng với hành động ngang ngược lấn tới của chúng, và có dám ngỏ ý định đưa vấn đề biển Đông ra Tòa án quốc tế, như Philippines đã làm từ 2 năm rồi, hay không. Một Quốc hội bán nước, một Bộ Chính trị bán nước, một chính phủ bán nước lấy 15 tỷ đôla thì có còn giá trị chính đáng, chính danh gì trước nhân dân ta và trước công luận thế giới?


Dù sao, tôi vẫn mong nhận định của học giả hàng đầu về "VN học" Benoit de Tréglodé trên đây sẽ có thể sai. Chỉ trong vài tháng nữa mọi sự sẽ sáng tỏ. Hãy quan sát kỹ và chuẩn bị đáp án thích hợp cho bài toán chính trị nóng bỏng của đất nước.


* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »



Quốc Hội Phường Chèo Ăn Nghèo Đất Nước


Phạm Trần

“Đại biểu Quốc hội khóa XIII có cơ cấu khá hợp lý, luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức; có năng lực, trình độ, kỹ năng hoạt động ngày một nâng cao; có bản lĩnh vững vàng, tinh thần trách nhiệm; luôn tâm huyết, trăn trở trước những khó khăn, bức xúc của đời sống xã hội; những nguy cơ, thách thức đặt ra trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Các vị đại biểu Quốc hội đã phát huy trách nhiệm trước Tổ quốc, Nhân dân; thường xuyên gắn bó, nắm bắt ý kiến, kiến nghị của cử tri; nghiên cứu, tìm tòi, tự đổi mới, cải tiến cách thức thực hiện nhiệm vụ; thể hiện chính kiến rõ ràng, thẳng thắn, công tâm, nhất là khi thực hiện quyền chất vấn, thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước,...”

Chủ tịch mãn nhiệm Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói như thế trong báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội ngày 22/03/2016.

Đây là kỳ họp thứ 11 và cũng là lần họp cuối cùng để kết thúc nhiệm kỳ 5 năm của Khóa XIII (2011-2016), trước khi bàn giao cho Quốc hội khóa XIV sẽ được bầu ngày 22/05/2016.

Trong thời gian làm việc đến ngày bế mạc 12/04 (2016), kỳ họp 11 sẽ bỏ phiếu bầu 3 chức danh Lãnh đạo chủ chốt gồm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.

Ba người đương nhiệm theo thứ tự gồm Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định rút lui để nhường cho Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội thay Nguyễn Sinh Hùng; Đại tướng Công an Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị ngồi vào ghế Trương Tấn Sang và Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ giữ chức Thủ tướng.

Đây là kế hoạch đã được dàn dựng từ trước Đại hội đảng kỳ XII (20-28/01/2016) của Tổng Bí tư tái cử Nguyễn Phú Trọng.

Vì vậy chuyện bầu cử của Quốc hội đối với 3 chức danh lãnh đạo tối cao, diễn ra từ 30/3 đến 07/04/2016 cũng chỉ là hình thức theo thủ tục nhằm giảm thiểu chê bai mà thôi.

Nhưng khi đã biết cách làm việc tào lao của Quốc hội như thế thì nội dung lời tuyên bố trong báo cáo thành tích cuối nhiệm kỳ khóa XIII của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng có phản ảnh đúng hình ảnh của nhiều Đại biểu Quốc hội không?

Trước hết thử tìm hiểu xem Đại biểu Quốc hội khóa XIII có “luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức” như ông Hùng nói thì chỉ cần biết về 3 trường hợp tiêu biểu trong số 500 ông, bà nghị viên khóa XIII.

Khóa này có 2 nữ Đại biểu Đặng Thị Hòang Yến, đơn vị 1 Tỉnh Long An bị giải nhiệm vì khai gian lý lịch và Châu Thị Thu Nga, đơn vị Hà Nội bị bãi nhiệm vì có sai phạm trong kinh doanh. Cả hai bà này đã khai man mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nơi cư trú vẫn nhắm mắt đề cử sau các cuộc gọi là hiệp thương năm 2011. Họ cũng đã được nhân dân nơi cư trú tán thành ứng cử đại diện cho mình thì có thuốc gì chữa nổi không?

Người thứ 3 là Đại biểu nổi tiếng ăn nói lung tung và mất phẩm chất của một Đại diện dân là ông Hoàng Hữu Phước của đơn vị Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông này được nổi tiếng nhờ câu nói ngày 17/11/2011: “ Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình”.

Trong cuộc phỏng vấn tại hành lang Quốc hội, ông Phước đối đáp với phóng viên báo Tuổi Trẻ như sau:

(TT): “Thưa ông, biểu tình được coi là quyền hiến định, tại sao ông cho rằng không nên có Luật biểu tình?

(HHP): “Đã là quyền tự do ghi trong Hiến pháp thì không sớm thì muộn nó cũng sẽ được thể chế hóa. Nhưng vấn đề là ở thời điểm nào thì thích hợp. Tại sao người dân các nước khác họ có quyền đó mà dân mình lại chậm? Lý do là hoàn cảnh của VN khác. Các nước thì có ai chống họ đâu, trong khi VN thì nhiều thế lực thù địch tập trung công kích. Phải biết rằng kẻ thù đang rình rập mình, họ không bỏ qua cơ hội nào.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biết rằng những nước văn minh như Anh, Mỹ mà tại sao biểu tình vừa rồi cũng xảy ra đốt phá, cướp bóc. Vậy với nước mình thì sao? Cho nên không phải mình triệt bỏ quyền tự do đó của người dân, nhưng quyền tự do đó phải đợi đến lúc dân trí và kinh tế phát triển đến một trình độ nào đó.

(TT): “Trong thời gian qua có một số cuộc “tụ tập đông người” xảy ra ở Hà Nội và TP.HCM. Nhiều người lập luận rằng: có Luật biểu tình thì vừa đảm bảo được quyền của người dân, vừa khiến hoạt động biểu tình diễn ra trong trật tự và hợp pháp, ông nghĩ sao?

(HHP): “Không. Tất nhiên khi có luật sẽ rất chặt chẽ như phải đăng ký, phải có người đứng đầu, phải tới địa điểm quy định... Nhưng đèn đỏ đèn xanh lập ra giữ gìn trật tự giao thông mà người ta vẫn vi phạm. Vậy khi mình cho phép thì phải đương đầu với sự cho phép đó. Những người phá hoại họ không nằm trong số những người xin phép biểu tình và những người biểu tình, mà họ trà trộn hoặc đứng ở góc đường nào đó để phá hoại.

(TT): “Vậy theo ông, thời điểm nào là thích hợp để xây dựng Luật biểu tình?

(HHP): “ Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình. Vừa rồi có một số cuộc biểu tình diễn ra làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông, cản trở hoạt động của người dân nên rất nhiều người bức xúc. Tôi cho rằng phải hỏi xem có bao nhiêu người muốn có Luật biểu tình.”

Tuyên bố của ông Phước đã bị nhiều Đại biểu lên án. Ông Trương Trọng Nghĩa của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ trích ông Phước đã “hạ thấp nền dân trí Việt Nam”.

Đại biểu tỉnh Đồng Nai, ông Dương Trung Quốc nói: “Thóa mạ những người biểu tình như thế, chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của Nhà nước. Đó là những người yêu nước, cách biểu thị của họ không thích hợp trong hoàn cảnh này vì chúng ta chưa có luật.” (theo Tuổi Trẻ, 18/11/2011)

AI NGU HƠN AI?

Sau đó 3 năm, ông Phước lại cho nổ qủa bom tấn công chừng ngàn cân lên đầu Đại biểu Dương Trung Quốc, một người được kính trọng tại Quốc Hội vì đã có những tuyên bố thằng thắn đi sâu vào lòng người. Ông Quốc còn là một trong sốt rất ít Đại biểu đã can đảm chất vấn gay gắt Thủ tướng và các viên chức Chính phủ về thái độ dè dặt trước kế hoạch chiếm đóng biển đảo Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hành động thiếu suy xét và khiếm nhã của ông Phước đối với một đồng viện có uy tín như Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam đã làm cho nhiều giới và báo chí ở Việt Nam kinh ngạc.

Bài viết được gọi là “Tứ Đại Ngu” sỉ nhục kiến thức của ông Quốc được chính ông Phước phổ biến và lưu trữ lâu ngày trên Blog riêng của mình cho đến năm 2014.

Khi “Giới thiệu đôi nét về ông Dương Trung Quốc", ông Phước viết: “Dương Trung Quốc quê quán tỉnh Bến Tre, sống ở Hà Nội, trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học môn Sử, tự dưng có danh xưng “Nhà Sử Học” trên trời rơi xuống, không rõ do tự xưng hay do thuộc hạ tung hê, ắt do ở Việt Nam và trên thế giới chỉ có “Thạc sĩ” và “Tiến sĩ” mới được gắn học vị vào tên, chứ “tốt nghiệp đại học” (tức “Cử nhân”) hay “tốt nghiệp phổ thông” (tức “Tú tài”) thì theo quy định bất thành văn của thời hiện đại không được nêu ra kèm theo tên họ, nên tức mình đau mẩy phải áp cụm từ “nhà sử học” vào tên để cho có với người ta chăng. Tuy nhiên, việc Dương Trung Quốc không chọn danh xưng “Sử Gia” cũng là một điều khá khen là khôn ngoan, vì đã là “sử gia” thì phải là giáo sư tiến sĩ Sử, dù trong tiếng Hán Việt thì “gia” cũng là “nhà”, nhưng “gia” thì … to lắm, thế nên mới có chuyện các nhà tài phiệt chỉ được gọi là “đại gia” chứ đố ai dám vặn vẹo kiểu “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà nói đó là…“nhà lớn”.

Theo Báo Giáo dục Việt Nam, thì ngôn ngữ của ông Phước được chi tiết như thế này:

- Cái đại ngu thứ nhất của Dương Trung Quốc là lập lại lời thiên hạ thế gian này hay nói khi tuyên bố danh chính ngôn thuận giữa nghị trường quốc hội rằng mại dâm là nghề cổ xưa nhất của nhân loại, rằng các nước luật hóa mại dâm nên Việt Nam đừng có đạo đức giả nữa đối với nghề mại dâm mà phải công nhận nghề này, và rằng nhất thiết phải đưa mại dâm lên bàn nghị sự của quốc hội".

- "Dương Trung Quốc là đại biểu quốc hội ứng cử tại địa bàn tỉnh Đồng Nai là nơi có rất nhiều giáo xứ. Tôi đã là giáo viên chủ nhiệm một lớp do tỉnh Đồng Nai gởi đến nhờ trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh giúp đào tạo nên một đội ngũ giáo viên tiếng Anh thật giỏi để phục vụ ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai….

….Việc Dương Trung Quốc phát biểu linh tinh về mại dâm là việc làm không chút khôn ngoan do động đến vấn đề liên quan đến đạo đức mà Kinh Thánh đã nêu và các cử tri là giáo dân các giáo xứ tỉnh Đồng Nai khó thể chấp nhận được sự xúc phạm, nhất là kiểu ăn nói quàng xiên rằng “không công nhận mại dâm tức là đạo đức giả…".

- "Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết rằng ngay tại Mỹ chỉ có vài tiểu bang và tại các tiểu bang này chỉ có một hay hai thị trấn đưa mại dâm vào danh sách “nghề” để quản lý. Mà ngay cả khi thế giới đảo điên này có công nhận “nghề” mại dâm, cũng không phải là lý do để đặt đĩ nằm chình ình trên bàn nghị sự của quốc hội Việt Nam".

- "Dương Trung Quốc đã không có tầm nhìn bao quát, sâu rộng, về vấn đề mại dâm. Dương Trung Quốc chỉ nghĩ đến mại dâm như việc đơn giản người phụ nữ có quyền bán thân để kiếm tiền và để đáp ứng nhu cầu xã hội. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng mại dâm bao gồm đĩ cái, đĩ đực, đĩ đồng tính nữ, đĩ đồng tính nam, và đĩ ấu nhi. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng khi “công nhận” cái “nghề đĩ” để “quản lý” và “thu thuế”, thì phát sinh … nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các “môn sinh” khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ trước hội đồng giảng dạy đĩ; có danh sách những người mua dâm để tuyên dương vì có công tăng thu nhập thuế trị giá gia tăng cho ngành công nghiệp đĩ; có chính sách giảm trừ chi phí công ty hay cơ quan nếu có các hóa đơn tài chínhđược cấp bởi các cơ sở đĩ, đặc biệt khi cơ quan dùng vé “chơi đĩ cái” tặng nam nhân viên và vé “chơi đĩ đực” cho nữ nhân viên nào ưu tú trong năm tài chính vừa qua; ban hành quy định mở doanh nghiệp cung cấp đĩ, trường dạy nghề đĩ, giá trị chứng chỉ văn bằng đĩ trên cơ sở so sánh giá trị nội địa, khu vực, hay quốc tế; và có các hướng dẫn về nội dung tờ bướm, tờ rơi, bảng quảng cáo ngoài trời, quảng cáo bên hông xe buýt và trên thân máy bay, cũng như quảng cáo online về đĩ, tập đoàn đĩ lên sàn (chứng khoán)".

- "Dương Trung Quốc đã không thể phân biệt giữa nội dung “nhân quyền” tức “quyền con người” trong việc “tự do bán thân”, với “quyền công dân” mà một đạo luật đĩ có thể điều chỉnh hành vi. Việt Nam đã chấm dứt việc bố ráp đưa mại dâm nữ vào cơ sở chữa bệnh-phục hồi nhân phẩm, và đây là do Việt Nam tôn trọng “quyền con người”. Còn việc ra sức giáo dục, tuyên truyền để hạn chế sự hoành hành tác tệ của mại dâm đối với trật tự xã hội, nhân cách công dân, đạo đức xã hội, v.v., là việc mà nhà nước nào, dù thần quyền hay thế tục, đều cố gắng làm tốt. Dương Trung Quốc dường như rất vô tư đối với nội hàm làm băng hoại xã hội Việt Nam, cứ như xuất phát từ lòng căm thù bịnh hoạn nào đó đối với chế độ hiện tại của nước này vậy".

Sau khi trích dẫn như thế, báo Giáo dục Việt Nam đặt câu hỏi:”Với những phát ngôn như trên, liệu rằng ông Hoàng Hữu Phước chỉ tranh luận hay đang có ý đồ nào khác?”

Tác phong như thế mà Hoàng Hữu Phước vẫn còn can đảm tự ứng cử vào khóa XIV và đã lọt qua vòng 2 của Hiệp thương ở Sài Gòn. Vòng 3 sau cùng sẽ tổ chức vào trung tuần tháng 4/2016.

Tiếp theo, ông Nguyễn Sinh Hùng ca ngợi “Các vị đại biểu Quốc hội đã phát huy trách nhiệm trước Tổ quốc, Nhân dân; thường xuyên gắn bó, nắm bắt ý kiến, kiến nghị của cử tri; nghiên cứu, tìm tòi, tự đổi mới, cải tiến cách thức thực hiện nhiệm vụ.”

Nói như thế liệu ông Hùng có nịnh các đồng nghiệp của ông quá đáng để được điểm tốt khi về hưu không ?

Chắc phải có nhưng làm sao mà ông quên được không khí sôi động và nhiều khi gay gắt của nhân dân trước việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyên kinh tế của Việt Nam trong khu vực quần đào Hoàng Sa từ ngày 2/5 đến ngày 27/5/2014.

Hồi đó trong dân đã nổi lên một phong trào xuống đường tự phát chống Trung Quốc từ Sài Gòn ra Hà Nội nhưng bị Công an đàn áp dã man. Vậy mà không một Đại biểu Quốc hội nào dám hé răng phản đối hành động phản quốc này của nhà nước.

Rồi khi có một số Đại biểu Quốc hội và nhiều nhân sỹ trí thức yêu cầu Quốc hội ra một Nghị quyết lên án Trung Quốc thì Ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Hùng đứng đầu quyết định không có Nghị quyết, sau khi đã họp kín để nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông.

Có người giải thích Nghị quyết phải ghi rõ những việc sẽ làm đối với hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc nên sợ sẽ gây khó khăn trong bang giao giữa hai nước, và có thể tạo cớ cho Bắc Kinh có hành động chống Việt Nam mạnh mẽ hơn nên đành thôi!

Vì vậy Báo chí và người dân, dù yêu nước lắm cũng chỉ ở ngoài Quốc hội để nghe hơi nồi chõ qua lời lẽ ghi trong Thông cáo số 2 của Quốc hội ngày 21/05/2014.

Thông cáo phổ biến viết rằng: “ Quốc Hội khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.

Quốc Hội cùng với toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.

Quốc Hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, kiên trì đấu tranh, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.”

Thông cáo cũng nhận định: “Diễn biến tình hình trên biển Đông còn phức tạp và khó lường. QH đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.”

Ngoài thái độ rụt rè như thế, các Đại biểu Quốc hội còn đồng loạt “tát nước theo mưa” để giữ thái độ tự cho mình quyền quên đi những hy sinh xương máu của 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, 64 chiến sỹ Quân đội Nhân dân và trên 40,000 quân-dân 6 tỉnh biên giới phía bắc khi họ chống quân Tầu xâm lược rải rác từ 1974 đến 1990.

Như thế thì các Đại biểu Quốc hội khóa XIII có giữ “trách nhiệm trước Tổ quốc, Nhân dân” như ông Hùng ca tụng họ không?

QUỐC HỘI PHƯỜNG GÌ?

Đến đây, nếu chúng ta chưa thể cười ra nước mắt và thương thay cho những đồng tiền thuế của dân đã bỏ ra nuôi Quốc hội thì hãy đọc lại để thấy những hình ảnh rất “vì dân vì nước” của Quốc hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam do báo Petro Times (Năng Lượng Mới) viết trong số báo ngày 20/03/2016.

Với câu hỏi:”Họ vào Quốc hội làm gì?”, Petro Times mỉa mai một số người tự ra ứng cử Quốc hội năm 2016:

“Thông tin về những ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV là ca sĩ tự do, cụ ông 91 tuổi hay chị bán bán bánh mỳ... đang dấy lên nhiều lo ngại về chất lượng đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ tới.

Những ngày gần đây, dư luận cả trong và ngoài nước đang dành sự quan tâm đặc biệt tới kết quả hiệp thương lần 2 danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV. Sự đa dạng về thành phần, tuổi tác cũng như nghề nghiệp của các ứng viên là điểm nổi bật nhất trong bản danh sách các ứng viên này.

Nhưng cũng chính sự đa dạng này lại đang dấy lên nhiều lo lắng về “chất lượng” của những vị đại biểu Quốc hội này nếu được bầu vào Quốc hội khoá tới.

Ở đây, chúng ta không bàn đến chuyện họ ứng cử vào Quốc hội vì mục đích chống phá, bị xúi giục... gì đó mà chỉ xin nhấn mạnh đến vấn đề “chất lượng” tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận các vấn đề lớn của quốc gia, dân tộc.”

Sau khi giáo đầu như thế, báo này viết:”Nói vậy không phải để khẳng định những ứng viên là ca sĩ tự do, cụ ông 91 tuổi hay người bán bánh mỳ... không đủ tiêu chuẩn tự ứng cử đại biểu Quốc hội mà đơn giản ở đây, như đã nói ở trên là để cập đến vấn đề “chất lượng” của đại biểu Quốc hội….”

Chúng ta thử hỏi, với những con người như vậy thì trước những vấn đề sống còn của dân tộc, quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, họ sẽ đóng góp được gì?

Một ca sĩ không tên, không tuổi, hành nghề tự do thì chắc gì đã hiểu biết được hết những kiến thức chuyên môn, các quy định về việc hành nghề ca hát?

Một người bán bánh mỳ thì liệu có biết gì đến Luật Lao động, Bảo hiểm xã hội...?

Một cụ ông 91 tuổi có thể có kiến thức chuyên môn, lại có cả kinh nghiệm nhưng sức khoẻ liệu có đảm bảo không, trí tuệ còn minh mẫn không?

Vậy họ vào Quốc hội để là gì?

Nhìn lại những kỳ họp Quốc hội thời gian qua chúng ta không khó nhận ra, những người hay phát biểu, hay chất vấn, hay đặt vấn đề với các vấn đề “nóng” của nền kinh tế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và một điều đáng chú ý, phần lớn trong số này đều đã có quá trình trải nghiệm lâu dài trong một hoặc nhiều lĩnh vực công tác.

Vậy nên, khi một vấn đề đặt ra, họ hiểu ngay và đặt vấn đề chất vấn, góp ý, thậm chí sẵn sàng tranh luận “tay bo” với lãnh đạo ngành, lĩnh vực ấy.

Thế còn những đại biểu Quốc hội khác họ làm gì? Họ như thể đến cho có mặt. Cả một nhiệm kỳ không thấy phát biểu, chất vấn, đóng góp ý kiến lấy một câu.

Đi họp Quốc hội để thảo luận các vấn đề “nóng” của nền kinh tế nhưng đến rồi thì ngồi đọc báo, xem Ipad... và thậm chí là ngủ. Cử tri bức xúc, địa phương có vấn đề cần kiến nghị họ nghe, tiếp thu nhưng rồi chẳng làm gì.

Đại biểu Quốc hội vì thế cũng thật đa dạng!

Tự do ứng cử là một trong những quyền cơ bản nhất được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng không phải vì thế mà lợi dụng để tự ứng cử.

Người tự ứng cử phải xác định rõ vào Quốc hội để làm gì? Mình sẽ đóng góp gì trong cả một nhiệm kỳ tới, cho những quyết sách, đường hướng phát triển của đất nước?...

Xác định được như vậy thì chất lượng đại biểu Quốc hội mới nâng lên được!”

Vậy Khóa Quốc hội XIII sắp mãn nhiệm đã làm nên cơm cháo gì chưa ?

Báo Năng Lượng Mới trả lời: “Đã nói đến họp Quốc hội thì bất cứ ai cũng nghĩ đến đó là một nơi tôn nghiêm, mọi hoạt động diễn ra trong đó phải rất nghiêm túc. Là nơi “quan trên trông xuống người ta trông vào”; là nơi mà cử tri gửi gắm sự tin cậy, trông mong. Còn người dự họp thì từ y phục, từ lời ăn tiếng nói, từ dáng ngồi, đến dáng đi… đều phải thể hiện là người “đại biểu của nhân dân”. Nói tóm lại, người ta phải nhìn thấy ở đây là nơi mẫu mực về phong cách làm việc, về ứng xử văn hóa, về trí tuệ của từng người.

Sự đòi hỏi này không có gì là quá đáng, bởi lẽ, Quốc hội là cơ quan quyền lực của quốc gia. Những quyết sách ở đây liên quan đến sự phát triển của cả một dân tộc, một đất nước.

Đại biểu Quốc hội do dân bầu nên và cử tri thì bao giờ cũng mong mỏi người đại diện cho mình phải là những người không những có trí tuệ, có trách nhiệm với dân, với nước mà còn phải là những người có chuẩn mực về văn hóa. Rồi nữa, đại biểu Quốc hội còn phải là người phản ánh được mong muốn, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân đối với các vấn đề lớn của đất nước; và cả những vấn đề nhỏ liên quan đến miếng cơm manh áo.

Ấy vậy mà từ vài năm trở lại đây, những việc không hay xảy ra ở Quốc hội xem ra ngày một nhiều.”

Petro Times kể ra:

“Nào là chuyện có đại biểu Quốc hội dùng mạng xã hội để nói xấu, xỉ vả đại biểu Quốc hội khác, sự thiếu văn hóa của đại biểu Quốc hội này đến mức dư luận phải đặt ra câu hỏi rằng, ông này liệu có bị “thần kinh”? Quả thật, nếu ông ta bị “thần kinh” thì đây là điều may cho Quốc hội và cũng làm cho những cử tri đã trót bầu cho ông ta thấy đỡ ngượng, bởi vì mình đã chọn nhầm một người bị “điên”. Nhưng nếu như ông này không bị “điên” thật mà lại có cách ứng xử như vậy, thì rõ ràng tầm văn hóa của ông ta ở mức không chấp nhận được. Và như vậy, cử tri đã bị “lừa”, thế cho nên mới bỏ phiếu cho ông ấy.”

Petro Times không dám nói thẳng người “nói xấu” hay “xỉ vả” đồng viện là Đại biểu Hoàng Hữu Phước và nạn nhân là Đại biều Dương Trung Quốc như đã nói ở phần trên bài này.

“Nhưng ở kỳ họp Quốc hội lần này có một điều thực sự đáng buồn”, Petro Times viết tiếp, “Ấy là ý thức của không ít đại biểu quá thấp. Vậy sự thể hiện chữ “thấp” đó là gì?

Đó là vắng mặt không có lý do; đó là nhờ người bấm nút biểu quyết hộ. Có những phiên họp biểu quyết thông qua một đạo luật mà vắng đến gần 100 người. Đến mức Chủ tịch Quốc hội phải kêu lên khi con số biểu quyết trên bảng điện tử cứ nhảy nhót lung tung. Và ông khẳng định rằng, đó là do bấm nút biểu quyết hộ.

Tình trạng đại biểu Quốc hội vắng mặt tại các buổi thảo luận tổ hoặc cả những phiên họp tại hội trường đã được nói nhiều từ những kỳ họp trước nhưng căn bệnh này xem ra không giảm.

Rồi trên tivi lại thấy hình ảnh, có những vị đại biểu Quốc hội ngủ vô tư trong hội trường, thậm chí ngay ở phiên khai mạc.

Rồi những hình ảnh đại biểu Quốc hội điềm nhiên đọc báo trong khi Chủ tịch Quốc hội đang kết luận.

Thậm chí có đại biểu ngang nhiên chơi cờ bằng iPad khi Thủ tướng đang trả lời chất vấn.

Thật không thể hiểu nổi cho những vị đại biểu Quốc hội này.

Trong khi đồng bào cả nước chăm chú theo dõi qua màn hình phát biểu của Thủ tướng về những vấn đề quốc kế dân sinh, về những chủ trương có tính chiến lược của Chính phủ để xây dựng phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ tổ quốc thì vị đại biểu này điềm nhiên ngồi đánh cờ. Vậy thử hỏi, chúng ta cần những vị đại biểu này ngồi ở Hội trường Diên Hồng làm gì?

Rồi lại có đại biểu mang vào hội trường cả máy tính xách tay và một chiếc iPad và bày ra trước mặt để làm việc.

Có thể nói, những cảnh “chướng tai gai mắt” ở Quốc hội đã và đang làm cho cử tri nghi ngờ về tính nghiêm túc và ý thức trách nhiệm, kỷ cương của đại biểu Quốc hội.

Cũng vẫn biết rằng, không có điều luật nào bắt các đại biểu Quốc hội phải dự 100% thời gian họp nhưng việc vắng mặt quá nhiều, việc các đại biểu thiếu ý thức trong lúc ngồi họp là điều rất mong Quốc hội phải nghĩ đến, làm thế nào để chấm dứt chuyện đó.”

(Petro Times-Năng Lương Mới, ngày 27/11/2014-)

Với thành phần nhân sự của Quốc hội được mệnh danh là Cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc gia mà còn lắm trò ma bùn, phí phạm tiền mồ hôi nước mắt của dân như thế thì có lý do gì để tờ Petro Times nỡ nặng lời với một số người tự ra ứng cử ?

Tiêu biểu như Nghệ sỹ diễn hài Nguyễn Công Vượng, tức Vượng Râu và ca sỹ Lâm Ngân Mai.

Trong số ra ngày 02/03/2016, Petro Times chạy tít bài:”Quốc hội không phải là phường chèo!” để mở đầu chế riễu:”Những phát ngôn gây sốc về tình hình chính trị, những đàm luận liên quan đến “Dư luận viên”, “Biển Đông”, chống “Tàu” và gần đây nhất là tham gia cùng nhóm “xã hội dân sự” cùng những gương mặt như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy và một số luật sư để tự ứng cử đại biểu Quốc hội.

Cũng “chém gió, đốt đền” hòng nổi danh

Sẽ không có gì đáng bàn nếu những người ứng cử đó thực sự thực hiện quyền ứng cử để mang tài đức tham gia cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, góp phần vì dân, vì nước. Nếu nhìn theo khía cạnh ấy và xem xét những suy nghĩ, phát ngôn và hành động của Nguyễn Công Vượng gần đây thì sẽ thấy ngay việc làm của anh ta vì ai, hướng tới những mục tiêu gì?”

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng khôi hài: “Nghệ sỹ chỉ biết hát vào Quốc hội rất khó!”

Ông nói với báo chí Việt Nam:“Đại biểu Quốc hội không chỉ cần hát hay mà phải cần sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, có năng lực để tham gia vào các dự án luật, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước...”

Ông Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc được trích lời nói rằng việc có nhiều nghệ sỹ ứng cử vào Quốc hội XIV: “chứng tỏ các văn nghệ sỹ rất yêu quý Quốc hội”.

Nhưng công cũng lưu ý: “Chuyện ứng cử Quốc hội là quyền của họ nhưng là ĐBQH không phải chỉ hát hay, mà ĐBQH phải hiểu biết nhiều lĩnh vực, có năng lực để tham gia xây dựng các dự án luật, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước...”.

“Nếu văn nghệ sỹ nào có trình độ như vậy thì rất hoan nghênh, còn nếu chỉ biết hát không thôi vào Quốc hội là rất khó. Quốc hội hoan nghênh nhưng phải đủ tiêu chuẩn và cử tri sẽ chọn lựa người ĐB mình tin tưởng để bỏ phiếu.”

VƯỢNG RÂU VÀ LÂM NGÂN MAI PHẢN PHÁO

Trước những lời dèm pha của Petro Times và của ông Phúc, hai Nghệ sỹ Vượng Râu và Ca sỹ Lâm Ngân Mai đã phản ứng mạnh mẽ.

Vượng Râu nói với báo Thanh Niên:”

(TN): “Vì lý do gì mà anh quyết định tự ứng cử ĐBQH?”

(VR): “ Đầu tiên là tôi cảm thấy vui và phấn khởi bởi hiến pháp và pháp luật VN từ lâu đã cho phép người dân có quyền tự ứng cử. Nhưng rất ít người, đặc biệt là những người trẻ mà tôi gọi vui là “xông xáo”, tham gia nghị trường. Biết đâu việc ứng cử là cơ hội để luồng gió trẻ trung thổi vào, để một số lĩnh vực mà người ứng cử đam mê hay theo đuổi sẽ thay đổi, phát triển hơn. Tôi nghĩ một cách rất tích cực như thế. Bất cứ công dân nào trên đất nước VN đủ tuổi, đủ trách nhiệm, có trình độ nhất định đều có quyền tham gia. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân. Tôi muốn tạo nên những chuyển biến tích cực trong văn hóa và giáo dục.”

(TN): Nếu trúng cử, anh sẽ chú trọng suy nghĩ về những việc gì?

(VR): “Nếu được vào, tôi sẽ đưa hết tâm huyết của mình ra để cố gắng chỉnh đốn, khắc phục và làm tốt đẹp hơn mảng văn hóa, cụ thể là việc quản lý lễ hội, quản lý bảo tồn di tích. Tôi thích kiến trúc Việt, những ngôi đình, đền, cổ. Chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao nhiều di tích bị đổ sụp, xuống cấp, quản lý như thế nào, số tiền rót ra để duy tu ra sao... Từ những việc như vậy cho đến việc xét cấp bằng di tích như thế nào cho hợp lý, chứ không thể để các cụ già 70 - 80 tuổi đi xin.

Về biểu diễn, tôi cũng là nghệ sĩ, đã học diễn xuất và đạo diễn, nên muốn làm sao không để xảy ra chuyện phân tầng nghệ sĩ, nhưng phải rõ ràng là nghệ sĩ giải trí thì cũng phải học đến đầu đến đũa nếu không sẽ gây ra hình ảnh xấu, ảnh hưởng đến giới trẻ.

Lĩnh vực thứ hai mà tôi tâm huyết thay đổi, chứ không dám nói cải cách, là giáo dục. Tôi muốn học sinh học ít nhưng hiểu nhiều bằng việc thay đổi phương pháp dạy, chứ không phải học theo kiểu đọc cho học sinh chép. Tôi nghĩ cốt lõi của mỗi quốc gia là có văn hóa, giáo dục.

(TN): “Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng “QH không phải là phường chèo” và phản đối việc anh tự ứng cử ĐBQH?

(VR): “Để vào được còn phải có những tiêu chí cơ mà. Với đơn vị báo chí xúc phạm tôi, tôi đã có đơn yêu cầu rút bài và xin lỗi công khai. Họ đã vu khống tôi. Tôi khẳng định là tôi không thuộc hay có quan hệ với tổ chức nào trong và ngoài nước. Họ viết như vậy cũng là đã xúc phạm.”

Lâm Ngân Mai viết trên Facebook của cô: “Tôi không phải chỉ có hát thôi, mà tiếng hát tôi có thể giúp người nghèo khắp miền đất nước Việt Nam, những trẻ em cơ cực mồ côi; tôi không phải chỉ có giọng hát thôi mà tôi còn thông qua tiếng hát lắng nghe bao điều tâm sự đau buồn của nhân dân Việt Nam mọi nơi mà các lãnh đạo có biết? Nhờ tiếng hát mà mọi người tìm đến tôi chia sẽ biết bao điều khốn khổ!

Các ông có từng tiếp xúc nhân dân nhiều như tôi không khi phán rằng tôi chỉ hát thôi không thể vào Quốc hội lên tiếng thay dân Việt Nam?

Đại biểu Quốc hội là người có số đông dân chúng ủng hộ, tôi không dừng lại ở địa phương tôi sống mà tiếng nói của tôi vang xa hơn, nhất là tiếng nói lương tri tuy bé nhỏ của tôi nhưng đã lan truyền đến hàng trăm ngàn người bao năm qua tôi sống.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, ông không hiểu gì về người dân Việt Nam khi ông phát ngôn “Chỉ hát hay thôi khó vào Quốc hội.”

Tôi hiện thấy mình không hề gặp khó khăn nào từ phía người dân Việt Nam ủng hộ tôi ứng cử vị trí ĐBQH khóa 14; mà tôi cảm thấy rất khó khăn, khó thở khi nghe quy định và phát ngôn của ông!

Là một Tổng thư ký Quốc hội ông nên học cách tôn trọng nhân dân Việt Nam. Dù đó là ai đi nữa, dù làm nghề gì, dù họ có những gì hay không có gì cả, họ cũng đã đóng thuế và chấp pháp, huống chi là người như tôi sẵn sàng lắng nghe người dân Việt Nam và lên tiếng thay họ dù cho tôi đã và đang chưa có thẩm quyền bao nhiêu năm qua!

Sau buổi họp hôm qua và nghe ông phát biểu tôi vô cùng thấy đau buồn cho giới văn nghệ sỹ nhất là ca sỹ!

Mời ông mở rộng trái tim khi nghe tôi hát và học cách xin lỗi tôi đi!”

Với những đối đáp thẳng thắn của 2 Nghệ sỹ, ta thử nghĩ coi ai là “Phường Chèo”?

Phạm Trần

(03/016)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Một vụ án chính trị vi - hiến

Bùi Tin

Hội nghị Trung ương 2 của đảng Cộng sản Việt Nam (đảng CSVN) đã ra quyết định Quốc hội khóa XIII sẽ đề cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước vào cuộc họp cuối sẽ khai mạc trong tháng 3 này.

Có điều gì khác thường trong quyết định này?

Trước hết nó là một quyết định vi hiến, trái với bản Hiến pháp hiện hành. Xưa nay, không có Bộ Chính trị khóa nào dám làm điều kỳ quặc lạ lùng như thế, nhất là khi trong Hiến pháp có ghi: ’’Đảng CSVN hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và luật pháp ‘’.

Lãnh đạo đảng CS do thói kiêu ngạo và bệnh duy ý chí đã ngang nhiên thách thức Hiến pháp và luật pháp, thách thức toàn dân, thách thức công luận tòan thế giới khi họ đưa ra quyết định liều lĩnh, rõ ràng vượt ra ngoài khuôn khổ của Hiến pháp.

Nói theo lối nói dân gian, Bộ Chính trị khóa XII đã ‘’coi trời bằng vung’’, sau khi ép một Đại hội đảng cử ra các chức vụ cao nhất của Nhà nước, cử “tứ trụ” triều đình trong khi đó là trách nhiệm duy nhất của Quốc hội mới khóa XIV chưa hình thành, vì Quốc hội mới chỉ sẽ được bầu vào ngày 22 tháng 5 tới. Đến nay, ‘’được đằng chân lân đằng đầu’’ Bộ Chính trị lại ép buộc Quốc hội sắp hết thời hạn cử ra các chức vụ cao nhất, dẫm chân lên Quốc hội khóa XIV chưa được bầu, chưa biết mặt mũi ra sao.

Đây là một cuộc lấn quyền, một cuộc tiếm quyền, một cuộc ‘’tiền đảo chính‘’, cướp đoạt quyền hạn của khóa Quốc hội thứ XIV ngay trước khi nó được dân bầu ra. Đây là một chủ trương chính trị sai lầm, liều lĩnh, có thể nói là điên rồ, tùy tiện, có thể tạo nên hỗn loạn ngay trong cơ chế Nhà nước, trong bộ máy cầm quyền, trao nhiệm vụ chính thức cho những người chưa hề có chức!

Điều kỳ lạ và bệnh hoạn là có vẻ như toàn đảng CS gồm hơn 4 triệu con người, trong đó có hàng triệu đảng viên có học hẳn hoi, hàng chục vạn trí thức CS khoa bảng, tiến sỹ, thạc sỹ, có học viện chính trị đàng hoàng, có hàng nghìn đảng viên ở ngành Luật... mà không mấy ai lên tiếng chỉ rõ sai lầm ‘’to bằng con voi‘’ này. Chỉ có vài luật sư ngoài đảng lên tiếng.

Cần chỉ rõ cho cả xã hội ta biết rằng đây là sáng kiến của Cựu/Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từng tốt nghiệp khoa Xây dựng đảng, thừa thắng xông lên để hòng làm nên lịch sử, cứu đảng CS ra khỏi khủng hoảng hiểm nghèo hiện nay. Cái nhãn hiệu “Nguyễn Phú Trọng‘’ không thể che dấu được. Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có thể cầm đầu một đảng CS khi nó đã phân hóa và suy thoái nặng nề cả về lý luận và đạo đức, khi ông chỉ có lý lẽ bằng cách dựa vào đàn áp và mua chuộc, một chế độ cảnh sát và tột độ tham nhũng.

Điều bất thường nữa là Bộ Chính trị quyết định rằng cuộc họp cuối của Quốc hội khóa XIII họp trong vài ngày nữa sẽ dành 12 ngày để bầu ra các chức vụ cao nhất. Sao lại phải bỏ ra gần 100 giờ để làm một việc không thuộc quyền hạn của mình như thế ? Một việc chỉ cần một hai buổi là xong. Điều này cũng mang dấu hiệu ‘’Trọng lú‘’ là dành cho phần nhân sự - phân chia ghế ngồi bổng lộc cao một khoản thời gian lẽ ra nên được dung để thảo luận chu đáo, cho ra lẽ về những vấn đề sinh tử như học thuyết Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội mơ hồ, sở hữu đất đai của toàn dân, vai trò tiêu cực phá hoại của quốc doanh, chuyện Bắc thuộc hay thoát Trung…

Để xem 500 vị đại biểu Quốc hội khóa XIV sẽ được bầu ngày 22/5 tới có ai lên tiếng đòi lại cái quyền hiến định cao quý là tự mình tự do bầu ra những chức vụ cao nhất của Nhà nước cho 5 năm tới hay không, có ai dám phủ định việc ‘’Tứ trụ tiền chế ‘’ hay không, có ai cảm nhận một cách trung thực chính đáng là đã bị ăn cắp, bị ngang nhiên tước đoạt một mảng quyền lực hệ trọng nhất hay không.

Đây cũng là vấn đề sôi sục khi Quốc hội mới có một số dân biểu tự do tự ứng cử, mang lại ít nhiều nét văn hóa nghị trường có phản biện xây dựng.

Việc Bộ Chính trị vội vã, hốt hoảng ‘’bóp cổ‘’ Quốc hội mới từ trước khi nó được sinh ra 2 tháng và trước khi nó nhận nhiệm vụ 4, 5 tháng sẽ tạo nên hỗn loạn trong đảng, trong bộ máy Nhà nước ở cấp cao nhất.

Có thể nói đây là một vụ án chính trị cực lớn, do sơ hở của Nhà nước VN không có một Hội đồng Hiến pháp hay một Viện Hiến pháp như nhiều nước dân chủ thuần thục, tiền tiến.
phaodai
Posts: 79
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Post by phaodai »

Quốc hội gia nô

Đại Nghĩa
(Danlambao) - Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời phỏng vấn của Mặc Lâm đài Á Châu Tự Do về vai trò đại biểu trong cái gọi là Quốc hội của CSVN và: “Ai sẽ có quyền trở thành đại biểu QH?” Luật sư Thuận nói:

“Điều đó ở Việt Nam không để ý tới và không được nói đến lãnh vực đó. Đại biểu QH do mấy người có quyền họ chọn, họ điểm danh, họ chọn và những người đó là công cụ của họ. Đại biểu QH không lệ thuộc vào nhân dân mà lệ thuộc vào những người chọn mình ra ứng cử để trở thành đại biểu QH. Cho nên những người đại biểu QH làm theo ý chí và quyền lực của người chọn ra họ thì làm sao đại biểu là cao nhất, đại diện nguyện vọng ý chí của người dân được”. (RFA online ngày 1-5-2014)

Trong một bức thư ngỏ của ông Bùi Như Thủy gửi những đại biểu Quốc hội khóa 12 có đoạn viết:

“Quốc hội khóa 12 phần đông ‘chỉ như ông bưu điện đóng dấu rồi kính chuyễn’. Thôi thì sống chết mặc bây, ông bà cứ là đại biểu QH, không vẻ vang lắm sao.

Báo mạng Vietnamnet ngày 14-2-2011 có đánh giá về các vị đại biểu QH khóa 12: ‘sau khi được bầu vào QH thì họ quên cử tri… Có những đại biểu QH không bao giờ phát biểu gì, mà lúc nào cũng giơ tay đồng ý”. (Boxitvn online ngày 22-3-2011)

Đại biểu Nguyễn Minh Hồng (TP.Sai Gon) trong phiên thảo luận ở hội trường về báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa XI:

“Bà Hồng cho rằng, QH đang rơi vào tình thế Chính phủ đưa sang luật nào là làm luật nấy, không quyết liệt đòi hỏi cái gì quan trọng phải trình trước. Ngay dự án, công trình quan trọng quốc gia đáng lý phải được xem xét cẩn trọng, thì đại biểu cũng chỉ biết đưa gì bàn nấy…

“QH đang ở trạng thái Chính phủ đưa món gì ăn món đấy, vì không có lựa chọn nên không biết món nào ngon hơn”. (Vietnamnet online ngày 28-3-2011)

Rồi đây trong kỳ họp cuối cùng của QH khóa 13 phải chuẩn thuận danh sách bộ tam sên Quang, Ngân, Phúc đứng đầu chính phủ mà đảng cộng sản vừa chọn trong kỳ họp đại hội 12. Như vậy cho thấy vai trò của QH gia nô thế là cùng.

Theo sự nhận định của cựu Đại tá QĐND Bùi Tín, người có mặt trong dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975, bây giờ ông cũng đang ty nạn ở nước ngoài như những người bên thua cuộc cho chúng ta thấy cái gọi là QH của đảng CSVN như sau:

“Không những tất cả Bộ chính trị đều trong đại biểu QH mà có tới 26 Bộ trưởng, rồi thứ trưởng và Phó thủ tướng đều trong QH cả. Trong khi ở các nước, họ đều tách lập pháp riêng, tư pháp riêng và hành pháp riêng. QH riêng, chính phủ riêng. Do đó QH mới kiểm soát được chính phủ. Đàng này vừa đá bóng vừa thổi còi, tức là vừa QH, vừa là CP, vừa là đảng luôn. Do đấy là chế độ độc quyền, không có gì gọi là dân chủ”. (RFA online ngày 19-5-2011)

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS đã tự giải thể và là người dẫn đầu nhóm tự ứng cử QH khóa 14 này để thử thời dân chủ đã có lần đưa ra nhận định về chất lượng của QH CSVN hiện nay như sau:

“Cái QH này, kể cả QH trước cũng thế là QH mà đại bộ phận là các đại biểu đảng cử, dân bầu thì không thể nào có chất lượng được. Vì không có bất kỳ sự cạnh tranh, không có một sự vận động, không có sự chọn lọc của các nhóm xã hội để đưa ra các ứng cử viên sáng giá, thì làm sao chúng ta có thể đòi hỏi một QH có chất lượng?” (RFA online ngày 14-11-2014)

Trong buổi thảo luận tổ về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ QH khóa 12 sáng ngày 24-3-2011 ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của nhiều đại biểu tham dự như sau:


“Theo Đại biểu Hà Công Long (Gia Lai) nghiêm khắc chỉ ra vị thế QH chưa cao là vì ‘QH tự gò bó mình’. Ông Long phàn nàn, cả nhiệm kỳ 4 năm vừa qua, QH không lấy phiếu tín nhiệm một cá nhân nào cũng chưa bao giờ đưa ra được những phán quyết mạnh mẽ như buộc chấm dứt, tạm đình chỉ vấn đề gì”…

Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào:

“Hạn chế lớn nhất của QH là khả năng giám sát…

QH đã thể hiện vai trò của mình tốt hơn, như một chuyên gia nước ngoài từng trao đổi với tôi: ‘Quốc hội các ông đã đỡ gật hơn’. Tôi coi đây là một lời khen”. (DanTri online ngày 24-3-2011)

Nguyễn Giang, trưởng Ban Việt ngữ đài BBC tác giả bài “Các ông nghị cần ngủ nhiều, gật ít” đã nói lên được hoạt cảnh nghị gật có khi lại chơi game trong giờ thảo luận, có như thế mới thương người dân Việt Nam phải chịu cảnh “đảng chọn, dân chịu”.

“Câu chuyện về một số đại biểu QH Việt Nam ngủ say sưa trong một vài kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên VTV3 hiện đang được cộng đồng mạng quan tâm bình luận. Chỉ trong vòng vài giờ từ khi đăng lên trang Facbook của BBC Tiếng Việt, hai bức hình ‘Nghị ngủ gật’ đã thu hút 1 triệu lượt xem”. (BBC online ngày 20-11-2014)

Theo sự nhận định của Đại tá QĐND Bùi Văn Bồng, nguyên trưởng Đại diện Báo Quân đội Nhân dân của SCVN tại Đồng bằng sông Cửu Long nói về việc cơ cấu nhân sự thì QH chỉ là cơ quan phụ thuộc và chấp hành chỉ thị của đảng mà thôi.

“Quốc hội không bàn vấn đề đó vì đảng không chỉ đạo QH bàn. Bởi việc đó là việc của đảng, QH chỉ biết chấp hành và tuân theo những gì đảng đã chỉ đạo, đã lãnh đạo và nội dung đã được duyệt, thì QH bàn theo nội dung đó”. (BBC online ngày 23-10-2015)

Theo ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư Pháp nói về việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, nhưng phải chờ đảng quyết rồi QH mới làm theo, còn không thì thôi.

Nguyện vọng của toàn dân cũng như của những vị trí thức lão thành đã từng đưa kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó quan trọng nhất là đề nghị bỏ điều 4, tuy nhiên sau lần sửa đổi năm 2013 thì Hiến pháp “vũ như cẩn”.

“Khi nói đến thiết chế là phải QH. Nhưng QH dưới sự lãnh đạo của đảng. Chẳng hạn muốn sửa Hiến pháp, phải chờ đại hội đảng quyết, đảng quyết rồi mới thành quyết định của QH.

Tôi có tham gia một số hội thảo bàn về văn kiện đại hội XI, lúc đầu nói sẽ sửa đổi cương lĩnh, anh em chờ đợi, hi vọng rất nhiều nhưng bây giờ đọc lại dự thảo sửa đổi thì có thấy sửa gì đâu. Có người nói đó là bước lùi chứ không phải là cải tiến”. (DanChimViet online ngày 2-9-2010)

Người đứng đầu đảng của CSVN, TBT Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố:

“Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của đảng”.

“Từ Việt Nam, Đại tá Phạm Đình Trọng, cựu đảng viên đảng CSVN nêu nhận xét về câu nói này của người đứng đầu đảng CSVN:

“Điều ông ấy nói vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến pháp, lên trên pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được”. (RFA online ngày 29-9-2013)

Đại tá Phạm Đình Trọng trong bài “Ngước nhìn Quốc hội” đã nói rõ cái chân tướng QH chỉ là cơ quan quyền lực của đảng chứ không phải của dân.

“Từ yêu cầu, đòi hỏi, từ sứ mệnh, trọng trách của đại biểu QH như vậy chúng ta mới thấy QH của ta không hề có vóc dáng Nhân Dân, không hề mang khí phách Nhân Dân. Nhìn những gương mặt đại biểu QH chúng ta thấy rõ QH từ khóa II đến khóa XIII chỉ là cơ quan đảng, cơ quan chính phủ mở rộng. Quốc hội sinh ra chỉ tạo thêm cho đảng cộng sản, cho nhà nước cộng sản một cơ quan quyền lực cai trị Dân, áp đặt ý chí của đảng cầm quyền cho xã hội, hoàn toàn không phải là cơ quan quyền lực của Dân để ngăn chặn và giám sát sự lạm quyền của quyền lực nhà nước”. (DanLuan online ngày 7-12-2011)

Quốc hội Việt Nam ai cũng biết rằng trong đó có tới 90% là đảng viên cộng sản cho nên các đại biểu chỉ thi hành lệnh của đảng, do vậy vai trò của QH là dư thừa. Vì là dư thừa cho nên đài RFA đặt vấn đề “Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam: có cần thiết?”

Khi phát biểu tại Hội thảo góp ý với văn kiện Đại hội đảng, bà Dương Thu Hương, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước CSVN cho biết:

“Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi đại biểu QH là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với cái chủ trương của đảng và nhà nước. Cho nên nếu là một đại biểu QH, vừa là đảng viên vừa là đại biểu QH thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử tri mà phải thực hiện vai tròn đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri”. (RFA online ngày 21-4-2011)

Trong Vietnannet có bài “QH là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai” đó là câu nói của vị chủ tịch QH khả ố Nguyễn Sinh Hùng nói về trách nhiệm của các vị đại biểu do “đảng cử”, dân không bầu cũng không được có bê bối thì dân chịu, “dân chủ thế là cùng”.

“Theo ông QH là cơ quan lập pháp, nếu đưa ra quyết định, chủ trương sai cũng phải nhận khuyết điểm, nhưng không thể đem cả QH ra kỷ luật, nhất là kỷ luật hình sự. Bản thân chủ tịch QH cũng không phải là người đứng đầu QH mà là người điều phối chung, chủ tọa, giữ mối liên hệ 500 đại biểu. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông chủ tịch.

‘QH tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?’, chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh”. (Vietnamnet online ngày 11-4-2014)

Trả lời câu hỏi của Mặc Lâm, đài RFA về câu nói của ông Chủ tịch QH CSVN Nguyễn Sinh Hùng, Luật sư Trần Quốc Thuận thẳng thắn nhận định:

“Nói như thế là một cách nói rất tùy tiện. Nói như thế xúc phạm đến ý chí nguyện vọng của nhân dân cả nước. Cho nên đó là một câu nói vô trách nhiệm.

Những lời nói đó, đáng lẽ trong một đất nước có tự do báo chí, tự do lựa chọn thì nhất định ông đó không thể nào không bị ném hột vịt thúi vào mặt để cho thấy một người nói không có trách nhiệm với nhân dân”. (RFA online ngày 1-5-2014)

Ông Hồ Ngọc Nhuận, một dân biểu đối lập trong Quốc hội thời VNCH, chống lại sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, nay ông là Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc của CSVN tại TP Sài Gòn “bức xúc” vì MTTQ gạn lọc những thành phần ngoài đảng không được vào QH, ông Nhuận nói:

“Bây giờ đây tôi cũng hỏi tại làm sao QH Sài Gòn của chúng tôi ngày xưa, các đảng phái được vô, tôn giáo được vô còn bây giờ mấy anh bít hết chỉ có đảng của mấy anh thôi. Đó là đảng hội chứ Quốc hội gì?” (RFA online ngày 2-10-2013)

Đại Nghĩa
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »

ĐẢNG CỘNG SẢN VN NÊN NHẬN TỘI
BÙI TÍN


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây có nói một câu khá hay: "Lãnh đạo Cộng sản trọng dân, gần dân và vì dân''. Tôi rất ngỡ ngàng và hoài nghi về câu nói đó. Vì đây là nỗi băn khoăn lớn nhất của tôi hàng mấy chục năm nay. Tôi cho rằng khinh dân, coi thường dân, quay lưng lại với nhân dân là sai lầm, tội lỗi nặng nề nhất, thâm căn cố đế không sao sửa chữa được của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Nếu như từ nay đảng CS cùng ông tổng bí thư trọng dân thật sự, gần dân thật sự thì còn gì hơn nữa. Nhưng có quả thật như thế không?

Tôi nghiệm rằng ngay từ hồi Cách mạng tháng Tám 1945, dưới thời ông Hồ Chí Minh, cái tệ cao ngạo, khinh bạc với nhân dân, với những cá nhân ngoài đảng hết lòng ủng hộ đảng CS cũng đã bộc lộ rõ ràng. Thái độ tàn ác với bà Nguyễn Thị Năm, người từng cưu mang các nhà lãnh đạo của đảng, bị bắn với tội ''địa chủ gian ác'', dù có hai con trai là cán bộ trong Quân đội Nhân dân, là một bằng chứng hiển nhiên.

Trần Huy Liệu, vốn là đảng viên Quốc dân đảng theo phong trào Việt Minh, dự Hội nghị Tân Trào tháng 8/1945, được bầu là Phó Chủ tịch Ủy ban Dân tộc Giải phóng, từng soạn thảo ra Quân lệnh số 1 phát động cuộc Tổng Khởi nghĩa, những tuần đầu luôn được coi là nhân vật số 2, sau Hồ Chí Minh, làm Bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền, trên Võ Nguyên Giáp, thế mà ngay sau đó gần như cho ra rìa, không vào được Ban Chấp hành Trung ương (CHTƯ) đảng, chỉ hoạt động về nghiên cứu lịch sử. Ông Liệu cho biết chỉ vài tuần sau Cách mạng tháng 8, khi Trường Chinh về Hà Nội là ông biết ngay là mình sẽ không còn ở cương vị quyền lực nữa. Ông nói: ''Tôi không trách gì người ta, vì đó là nếp nghĩ Stalinit, ai không là CS gốc gác thì không có tín nhiệm. Tôi từng theo Quốc Dân đảng từ năm 1928, khi 27 tuổi, đi tù CS Sơn la năm 1939, nhưng nếp nghĩ vô sản là thế, họ hoài nghi mọi thứ không đâu, trừ bản thân họ.''

Trần Văn Giàu cũng là một trí thức lớn, học ở Pháp, vào đảng CS Pháp, sang Nga học trường Đông Phương, bạn của Maurice Thorez, Broz Tito, từng là Bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ đảng CS, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ. Ông Giàu am hiểu tình hình thế giới, luôn có ý kiến độc lập, nên không được Hồ Chí Minh và Trường Chinh tín nhiệm, nên dù được đảng bộ miền Nam giới thiệu, vẫn không được vào Ban CHTƯ. Các ông Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch, Lê Văn Hiến ( từng là Bộ trưởng tài chính suốt mười năm chiến tranh chống Pháp, từng là Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng), Nguyễn Văn Tạo (từng tham gia xứ ủy CS Nam kỳ) … đều không được trọng dụng, cũng chỉ vì là dân miền Nam, không có gốc Bắc, coi thường Trung ương.

Trước Đại hội XII Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề ra tiêu chuẩn tổng bí thư ''phải là người miền Bắc'' là chia rẽ dân tộc, vi phạm Hiến pháp khi Hiến pháp chỉ rõ các ''công dân là bình đẳng, dân tộc Việt Nam thống nhất''. Trọng dân, gần dân, nhưng dân miền Bắc thôi, dân miền Nam từng là thuộc địa Pháp, không đáng tin cậy.

Tôi không sao quên sau 30/4/1975, đảng CS phái hơn 120 ngàn cán bộ miền Bắc vào ''tiếp quản miền Nam'', thuộc đủ ngành nghề, đông nhất là giáo dục, công an, tòa án, thuế quan, quản lý trại giam, hộ khẩu. Các cán bộ đi Nam được nâng một cấp, nhiều giáo viên lên làm hiệu trưởng, hiệu phó các cấp học, từ phổ thông cơ sở đến đại học. Không ít người bị nhiễm tư duy coi dân miền Nam là kém cỏi, thấp hơn dân miền Bắc về mọi mặt do đảng CS truyền cho tư duy trịch thượng nói trên. Họ hãnh tiến, hiếp đáp dân miền Nam, bênh vực nhau, kỳ thị dân bản xứ, gây không biết bao nhiêu oan ức, bất công, dù họ được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, có nhà ở rộng rãi, có tivi, tủ lạnh, xe cộ đi lại, khác hẳn cuộc sống cùng cực thời chiến tranh ở ngoài Bắc. Rõ ràng đảng CS đã nuôi dưỡng ý thức coi dân miền Nam là dân loại hai. Trọng dân là như thế ư?

Tôi được biết không ít trí thức, quân nhân miền Nam đã thành ''thuyền nhân'' do thấm thía cảnh bị bạc đãi, phân biệt đối xử phi lý như vậy. Điều khá mỉa mai là cán bộ miền Bắc kém rõ dân miền Nam về mọi mặt, kiến thúc chuyên môn, về giao tiếp ngoại ngữ, về kinh nghiệm thực tế và cả về đạo đức nữa.

Cần chỉ ra rằng ngay sau Cách mạng tháng Tám, tinh thần khinh dân, phân biệt đối xử với các nhân sỹ, trí thức từng tham gia với đảng CS để đuổi quân Nhật, đánh quân Pháp, loại quân Tưởng.. cũng mang thói tự kiêu vô sản CS, vô ân bạc nghĩa như thế. Nếu không có hàng loạt nhân sỹ, viên chức, giáo sư, quan lại cũ ngoài đảng thì làm sao đảng CS nắm được chính quyền dù chỉ trong một tuần. Tôi chỉ kể một số vị nổi tiếng, như các ông Hoàng Minh Giám (thuộc đảng xã hội Pháp SFIO), kỹ sư Nguyễn Xiển; các nhà luật học Trần Công Tường, Nguyễn Mạnh Tường, Vũ Đình Hòe, Vũ Trọng Khánh; các bác sỹ Tôn Thất Tùng, Trần Duy Hưng; các giáo sư Tạ Quang Bửu, Lê Tư Lành, Đỗ Đức Dục, Trương Tửu, Nguyễn Dương Đôn, Phạm Đình Ái, Nguyễn Lân, Nguyễn Thúc Hào; các nhà lãnh đạo Hướng đạo sinh Hoàng Đạo Thúy và Tạ Quang Bửu; các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Bính, Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Nguyên Hồng; 2 anh em nhà kinh doanh Trịnh Văn Bính, Trịnh Văn Bô; các nhân sỹ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Ngô Tử Hạ, Lê Đình Thám; các nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Tích Trí; các quan lại cũ Phan Kế Toại, Vi Văn Định, Đặng Văn Hướng… chưa kể hàng vạn, chục vạn người khác ở các địa phương.

Cần chỉ rõ mỗi một người trên đây đã làm gương, cổ vũ, lôi cuốn cả một giới, bè bạn, gia đình của họ theo đảng CS, như giới luật học, giáo giới, các nhà nghiên cứu, hàng chục vạn hướng đạo sinh, hàng vạn nhà kinh doanh và tiểu thương, tiểu chủ… góp hàng vạn lạng vàng cho Tuần lễ vàng, hàng triệu quan lại viên chức chính quyền cũ, cùng với hàng chục vạn ''Địa chủ yêu nước'' (để phần lớn bị tận diệt trong Cải cách ruộng đất). Tất cả các nhân vật trên đây là dân ngoài đảng, đã lập thành tích vượt xa nhiều đảng viên, nhưng đều ở cương vị bị lãnh đạo, không ít là nạn nhân bị vắt kiệt nước chanh rồi bỏ vỏ.

Có ai còn nhớ đến công sức của ông Phan Anh cùng ông Tạ Quang Bửu, ngay khi phát xít Nhật trao trả độc lập sau cuộc đảo chính 9/3/1945, tham gia chính phủ Trần Trọng Kim đã không lập Bộ Quốc phòng để tránh sự can thiệp quân sự của phát xít Nhật, lập ra Trường Thanh niên Tiền Tuyến thuộc Bộ Thanh niên, thực tế là trường quân sự, gồm gần 60 sinh viên, hướng đạo sinh, chuyên huấn luyện về quân sự, để sau đó trở thành nòng cốt cho các trung đoàn chính quy ở miền Trung, có người thành tướng sau này như ông Nguyễn Thế Lâm, Cục trưởng tác chiến Phan Hàm, các Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt, Tôn thất Hoàng…

Nhân đây không thể nhắc đến hai anh Việt và Hoàng, có công lớn trên mặt trận Đường 4 và Điện Biên Phủ, rồi bị đối xử tàn tệ ra sao chỉ vì có nguồn gốc quan lại, không có ''mác bần cố nông''. Anh Việt là "con hùm xám" của Đường 4, cơn ác mộng của các đơn vị lê dương Pháp trong cả vùng rộng lớn. Anh vẫn chỉ là Trung đoàn trưởng suốt đời, trong khi chính ủy đơn vị là Chu Huy Mân leo lên đến cấp đại tướng, vì ông này vốn là cố nông. Còn anh Hoàng là cán bộ tham mưu binh chủng pháo ở Điện Biên Phủ. Anh là cán bộ có trình độ toán cao cấp, nắm chắc cách tính toán, huấn luyện kỹ cho từng đơn vị để các dàn pháo đạt hiệu quả cao nhất. Anh Hoàng là con cụ Thượng thư triều đình Huế Tôn Thất Quảng, anh Việt là con cụ Đặng Văn Hướng từng là Tổng đốc Thanh hóa và Nghệ an. Hai anh có thành tích vượt trội các tướng lĩnh nhưng không được lên cấp cao là Đại tá, bị cưỡng bức chuyển ngành ngay sau Hiệp định Gieneve , nhà ở chỉ hơn 10 mét vuông, anh Việt phải đi bỏ mối bánh gatô cho các quán cà phê. Cụ Đặng Văn Hướng tuy là bộ trưởng của Hồ Chí Minh, vẫn bị đấu tố tàn nhẫn trong Cải cách ruộng đất. Đơn anh Việt yêu cầu đảng và Nhà nước cứu xét, khôi phục danh dự cho cha mình đến nay vẫn không có ai trả lời.

Các dẫn chứng trên đây cho thấy đảng CS đã khinh thị dân đến mức nào. Hàng triệu liệt sỹ ngã xuống nghĩ rằng gia đình quê hương mình sẽ có an ninh, bình đẳng, phồn vinh.

Nếu lãnh đạo nhìn rõ sự thật, bất công xã hội, tham nhũng tràn lan, bạo lực Nhà nước, Công an đàn áp dân, những nam nữ thanh niên yêu nước bị đánh đập giam cầm, nếu biết tự trọng, họ phải đền ơn đáp nghĩa đông đảo nhân dân đã hy sinh gấp bội đảng viên, lại chưa hề được hưởng thụ xứng đáng, trong khi các quan chức đảng viên giàu lên vô hạn. Lẽ ra đảng phải tạ lỗi với nhân dân đã không giữ đúng lời hứa "vì nhân dân quên mình", luôn nhường dân hưởng thụ trước, luôn nhã nhặn khiêm tốn. Thậm chí đảng phải có gan nhận tội và tạ tội với nhân dân, vì đã để cho đất nước trì trệ lạc hậu toàn diện, đứng hạng chót của thế giới về tự do báo chí, tự do ngôn luận, về tôn trọng quyền con người, về vi phạm quyền công dân được Hiến pháp và các Công ước quốc tế bảo vệ, về tính công khai minh bạch tài chính, ngân sách...

Lẽ ra đảng CS lúc này phải cùng nhau công nhận: ''Mọi bất công xã hội, mọi trì trệ lạc hậu về mọi mặt, mọi bất công ghê gớm trong chênh lệch thu nhập, người dân lương thiện bị cướp đất, cướp của, hà hiếp, nạn tham nhũng tràn lan bất trị, nạn lãng phí phô trương vô độ…đều thuộc về trách nhiệm của đảng CS, trước hết là của bộ máy lãnh đạo. Chúng tôi rất ân hận xin nhận tội với toàn dân trong, ngoài nước để răn mình và sửa mình ''.
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »

16 chữ vàng đánh tan “luận điệu xuyên tạc”?
Lê Thiên
(Danlambao) - Khi truyền thông CSVN báo tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng tới VN ngày 27-31/3/2016 “nhằm phản bác những luận điệu xuyên tạc sai trái về vướng mắc, bất đồng trong quan hệ Việt-Trung,” thì vào ngày 25/3/2016 chúng tôi cống hiến bạn đọc bài viết Mấy ghi nhận nhỏ về một bản tin của CSVN, phân tích cái mục tiêu hồ đồ ngang ngược của phía Trung Cộng cũng như thái độ hèn hạ đê tiện của phía CSVN đối với quan thầy của họ.

Rồi từ ngày 27 tới 31/3/2016 tất cả các báo lề đảng từ Quân Đội Nhân Dân tới Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet, VNExpress, Dân Trí... đều như quên tiệt cái chuyện “phản bác những luận điệu xuyên tạc sai trái...” mà chỉ xoáy sâu vào 16 chữ vàng và 4 tốt!

16 Chữ Vàng

Cụ thể, bản tin ngày 27/03/2016 của Thông Tấn Xã CSVN (dưới nhan đề Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc) nêu rõ “Đồng chí Thường Vạn Toàn khẳng định... thực hiện nghiêm các thỏa thuận giữa lãnh đạo cao cấp hai Đảng... theo phương châm ‘16 chữ’ và tinh thần ‘4 tốt’. Tiếp theo sau, tới lượt “Phó Tham mưu trưởng Thích Kiến Quốc khẳng định... TQ mong cùng với VN thực hiện 16 chữ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai…” theo nguyên văn bản tin của Vietnamnet ngày 28/03//2016 - Tướng TQ: ‘Anh em xa không bằng làng giềng gần’. Vietnamnet còn lưu ý độc giả: “Ông [Thích Kiến Quốc] nhấn mạnh” lời khẳng định trên của ông ta!

Thế là các báo đảng đua nhau xoáy vào 16 chữ vàng và 4 tốt bằng hàng loạt thành ngữ, sáo ngữ và công thức lừa mị quen thuộc, như “đoàn kết, hữu nghị, hòa bình, hợp tác, ổn định, phát triển, lòng tin…”

Chẳng hạn, bản tin ngày 27/3/2016 của VNExpress (lặp lại bản tin của TTXVNCS) nêu rằng “Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Việt Nam, bàn về Biển Đông”, nhưng họ nào có hề đề cập gì tới những điều thiết thực ở Biển Đông mà phía Trung Cộng gây ra cho Việt Nam và ngư dân Việt Nam, ngang nhiên gia tăng phức tạp trên Biển Đông từng ngày cho Việt Nam?

Biển Đông

Nói là “bàn về Biển Đông”, sao không chỉ ra cụ thể những vụ Trung Cộng công khai cướp bóc, đánh đắm tàu cá của người Việt Nam, gây thương vong và cả tử vong cho ngư dân Việt Nam, thậm chí hèn hạ cướp bóc tài sản trên tàu thuyền của Việt Nam, hành xử côn đồ kiểu hải tặc độc ác? mà chỉ nói chung chung “nhất trí quân đội hai nước phải kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình, không đe dọa sử dụng vũ lực, không để xảy ra xung đột, cùng giữ gìn hòa bình, ổn định hợp tác…”?

Người dân Việt Nam có lạ gì miệng lưỡi quân Trung Cộng, luôn lớn tiếng tự cho mình “hết sức tự kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình…” nhưng đồng thời lại ồ ạt chuyển vũ khí và các công cụ chiến tranh khác tới Hoàng Sa, Trường Sa, lại còn cho đó là “hành vi tự vệ”, đâu có “đe dọa sử dụng vũ lực” với ai!

“Trung Quốc-Việt Nam hợp tác bàn về Biển Đông”?

Vậy, thử hỏi có bàn hay không việc Cục Hải sự của Trung Cộng thông báo đặt giàn khoan Hải Dương 943 tại khu vực Biển Đông trong phạm vi lãnh hải Việt Nam từ ngày 25/4 đến 31/4/2016!

Có bàn hay không việc Cục Hải sự ấy của Tàu Cộng cảnh báo tàu thuyền “nước ngoài” không đi lại trong phạm vi bán kính 1 hải lý (1,85 km)?

Có bàn hay không “việc Trung Cộng liên tục tiến hành xây dựng ở Biển Đông” cũng như “việc Trung Cộng xây đường băng 3.500 m ở Hoàng Sa”?

Điều này khiến Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự CSVN tại Trung Cộng, không thể không lên tiếng với BBC ngày 28/3/2016 (qua bài TQ muốn làm dịu quan hệ với VN?), cảnh báo rằng: “Các báo trong nước khi viết về quan hệ Việt-Trung thì lúc nào cũng nhấn mạnh ‘hữu nghị, hòa hảo’, nhưng sự thực có như thế đâu?”

Ông Dương Danh Dy mạnh mẽ cảnh báo: “Cứ tin Trung Quốc là chết!”

Ông Dương Danh Dy còn cho biết: “Khi có tin Bắc Kinh điều giàn khoan Hải Dương đến Biển Đông (đồng thời với sự hiện diện của Bộ Trưởng Quốc phòng TC tại VN) thì rõ là họ vẫn chơi trò ‘hai mặt.’”

Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 28/3/2016, trong bài 7 nỗi lo lớn của dân tộc cũng đã đặt ra vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. 7 nỗi lo lớn của dân tộc là do đại biếu QHCS Võ Thị Dung đưa ra. Theo bà Dung, nỗi lo thứ nhất và lớn nhất của dân tộc VN là nỗi lo về ngoại xâm: “Trung Quốc đã ngang nhiên xâm chiếm biển đảo của nước ta, trước đây là quần đảo Hoàng Sa, nay là một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa”. Bà Dung nói: “Đảng và Nhà nước đã có một số chủ trương đấu tranh kiên quyết!” Chúng ta có quyền không tin về điều này. Cũng vậy, chúng ta chắc chắn không ai tin vào chuyện “Đảng và Nhà nước kiên trì bằng biện pháp hòa bình”. Toàn là đánh gió! Nhưng chuyện “họ [TC] càng ngày càng lấn tới” thì là điều có thật! Và đó mới thực sự là “nỗi lo lớn cho đại sự quốc gia.”

Báo Giáo Dục Việt Nam còn đưa ra nhận xét của ông nghị Dương Trung Quốc: “Làm sao cho biển không còn gợn sóng nữa, làm sao cho chúng ta bảo vệ được chủ quyền đất nước. Trên lĩnh vực này tôi thấy Quốc hội qua ý kiến của người dân là chưa hài lòng.” Là thành viên của cái gọi là Quốc Hội dưới chính thể CS, ông Dương Trung Quốc tự đỡ đòn và đỡ đòn cho cơ chế của ông. Người dân không phải chỉ “chưa hài lòng”! Người dân căm hận và hết sức bất bình về cách ứng xử ngậm miệng ăn tiền của các đại biểu quốc hội CSVN chứ không phải chỉ là “chưa hài lòng” thôi đâu!

Trở lại chuyện “tàu lạ” đâm chìm tàu thuyền của ngư dân Việt Nam. Chuyện ấy đâu là chuyện mới xảy ra! Hai từ “tàu lạ” đã xuất hiện từ lâu, khiến người dân ai cũng rõ “lạ” mà không lạ!

Qua bài ‘Tàu lạ’ giết ngư dân...’ ngày 27-3-2016 trên Người Việt Online, Ts Phạm Chí Dũng lại đưa ra chuyện “tàu lạ” đánh hạ tàu cá ngư dân Việt Nam. Ông Dũng than thở: “Ngoài khơi Biển Đông, ‘tàu lạ’ vẫn ung dung tấn công và bắn giết ngư dân Việt. Trong đất liền, giới quan chức bám bờ vẫn hảo hảo chén thù chén tạc với nhau” và với cả bọn quan tướng Hán triều!

Cuối bài, Phạm Chí Dũng báo động: “Tương lai rất cận kề là hàng loạt vụ khiêu khích và có thể cả tấn công của ‘tàu lạ’ sẽ liên tiếp xảy ra. Tương lai hãi hùng không kém là còn nhiều mạng sống của ngư dân sẽ được bạn vàng tính sổ.” Rồi ông Dũng đặt ngay câu hỏi: “Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những cái tang ấy?” Còn ai nữa, thưa Ts Phạm Chí dũng? Nhưng rồi bọn thủ ác cũng lũ a dua vẫn bình chân như vại!

Cam Ranh trong nội vi Đường Lưỡi Bò

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Trung Cộng đã đánh chiếm, cướp đoạt sau khi gây đổ máu hàng trăm sinh linh vô tội! Chẳng thấy có câu nào, lời nào từ phía CSVN đấu tranh với kẻ thù. Đã vậy, người ta còn tự nhận mình “chủ động mời tàu TQ thăm cảng Cam Ranh” (theo Vietnamnet ngày 29/3/2016). Đây, nguyên văn câu nói của tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng CSVN: “Chúng ta chủ động mời tàu hải quân TQ thăm các cảng VN, trong đó có cảng Cam Ranh, hưởng các dịch vụ ở đó…”

Hoàng Sa nhìn vào Cam Ranh! Chết rồi! Trúng kế chiến lược Lưỡi Bò Đại Hán rồi! Câu hỏi Việt Nam sẽ đi về đâu giờ đã có câu trả lời!

Năm ngoái, Nga xâm lược Crimea của Ukraine. Cuộc xâm chiếm trái phép này được truyền thông CSVN và cả một ông tướng - tướng Lê Văn Cương - biện hộ, tán dương và cổ vũ mạnh mẽ khiến chúng tôi viết bài “Bài học Ukraina - Nước ta trước họa Tàu Nga”. Xin trích lại mấy đoạn liên quan tới Trung Cộng với Cam Ranh như sau đây:

“Nếu với CSVN, Trung Quốc được tôn vinh là ‘người anh em thắm thiết môi liền môi’, thì Nga cũng được tung hô là người ‘ân nhân vĩ đại’ mà Việt Nam có ‘nghĩa vụ’ phải ‘đáp đền’ và đáp đền một cách cụ thể xứng đáng: Cảng Cam Ranh…

“Câu hỏi đặt ra ở đây một lần nữa: Nếu trong nước nổ ra một biến động bất thường, như một cuộc biểu tình đòi hỏi thay đổi nhân sự chẳng hạn, thì nhà cầm quyền CSVN sẽ làm gì nếu phía Nga và Tàu viện cớ ‘bảo vệ lợi ích hợp pháp’ của người Nga, người Tàu tại VN như là một hành động “công khai và đúng luật”, dứt khoát đó “không phải là hành động ‘gây sự’” để đưa quân tới những điểm nóng?

“Ấy là chúng tôi chưa bàn tới việc Trung Cộng hay Nga Cộng đã cài sẵn tình báo, ngụy tạo một biến động nào đó để chơi trò tầm ăn dâu lấn đất trên khắp đất nước Việt Nam!”

Phản bác những luận điệu xuyên tạc?



Trước khi Thường Vạn Toàn đến VN, người ta loan báo Toàn sang VN là “nhằm phản bác những luận điệu xuyên tạc…” Khi Toàn đặt chân lên VN thì cái mục tiêu phản bác ấy bỗng dưng không còn được truyền thông CSVN quảng bá tung hô nữa. Người dân VN tưởng đâu mục tiêu kia đã bị gạt qua một bên để hai Đảng đi sâu vào chuyện Đảng sự to lớn hơn. Nhưng không! Không thể nào “mất cảnh giác” với những “luận điệu xuyên tạc”, việc Đảng sự sẽ hỏng bét.

Vậy thì “phản bác những luận điệu xuyên tạc” bằng cách nào? Bắt bớ, hành hạ, giam tù và kêu án nhiều năm luôn là thượng sách đối với CS! Vừa đẹp lòng đàn anh vừa trấn áp được “dư luận xấu” xuyên tạc mối tình thắm thiết giữa hai đảng anh em!

Hệ quả của toan tính trên là Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự, cô Nguyễn Minh Thúy trở thành vật hiến tế đầu tiên! Hai người đấu tranh cho Dân chủ-Dân quyền này bị ra tòa, ngày 23/4/2016, chỉ vài ngày trước ngày viên tướng Bộ trưởng Quốc phòng TC đến Việt Nam. Nguyễn Hữu Vinh lãnh 5 năm tù. Nguyễn Minh Thúy 3 năm!

Rồi đến Blogger Nguyễn Ngọc Già, tức cựu ký giả Nguyễn Đình Ngọc của đài truyền hình CSVN, bị đưa ra Tòa ngày 30/3/2016 và cũng chịu mức án cao: 4 năm tù về tội “đăng tin xuyên tạc, biên soạn, phát tán nhiều bài viết có nội dung chống chính quyền, xúc phạm uy tín, danh dự lãnh đạo đảng”.

Cùng ngày 30/3/2016, ba phụ nữ dân oan tranh đấu cho chủ quyền đất đai lãnh án nặng với “cáo buộc chống phá nhà nước”. Bà Ngô Thị Minh Ước 4 năm tù; bà Nguyễn Thị Trí và Nguyễn Thị Bé Hai lãnh mỗi người 3 năm tù.

Như vậy, để đón tiếp quan chức Tàu Cộng, CSVN kết án 6 người dân, gồm 3 người mỗi người án tù 4 năm, cùng với 3 người khác mỗi người chịu án 3 năm. Tổng cộng 21 năm tù cho 6 dân đen thấp cổ bé miệng Việt Nam. Đúng là 21 quả đại bác chào mừng đội quân Cộng đảng đàn anh đến VN mở rộng tay ban phát lại 16 chữ vàng và 4 tốt hữu hảo mà đám đồng chí đàn em vốn đã từng khom lưng cúi đầu đón nhận, nhưng chưa thực hiện đến nơi đến chốn, khiến Hán triều xốn xang, phải thân hành đi đến Việt Nam truyền lại bài học!

02.04.2016
Lê Thiên
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »


Image

Trần Bộ Lĩnh

Lê Minh Nguyên

(Danlambao) - Bên Trung Quốc có Tập Trạch Đông (Tập Cận Bình) đang thu tóm hết quyền lực vào trong tay,
muốn 3 nhiệm kỳ tức ngồi 15 năm nhưng nội bộ đang bị bể bạc.

Bên Việt Nam kể từ hôm nay có Trần Bộ Lĩnh.

Image
Ông thầy giáo Phạm Thạnh (nguyên Hiệu trưởng trường THPT Kim Sơn B, Ninh Bình) của ông Trần Đại Quang khúm núm khen Quang
“Anh ấy rồi sẽ là Đinh Bộ Lĩnh thứ 2 của Ninh Bình”, có nghĩa là sắp tóm thu hết quyền lực của Đảng và Nhà Nước vào trong tay (1)
Để xem ông Quang và Huynh-Trọng sẽ đấm đá với nhau như thế nào.

Phân tích thế mạnh/yếu của hai bên ta thấy:

Bên Đinh Thế Huynh-Nguyễn Phú Trọng có ưu thế là đang nắm guồng máy Đảng, chúa đảng đang muốn đưa phó đảng lên thay. Phó đảng không bị tai tiếng gì nhiều như Quang. Nhưng về yếu điểm thì cũng có nhiều, như Huynh chỉ là thư lại đi lên, trước khi nắm tuyên giáo thì chỉ làm báo, cho nên về phương diện người ngợm và tổ chức thì không có.

Nay Huynh nắm thường trực ban bí thư tức trông coi guồng máy nội bộ đảng, điều khiển công việc hàng ngày của đảng, ở vị trí tốt hơn nhưng chỉ mới bắt đầu, giống cây to mới được dời trồng và lãnh tụ Trọng đang cầm thùng tưới nước như nhiều hình ảnh ta đã thấy, nên nếu có gió mạnh là sẽ đổ ngay.

Hơn nữa trong đảng đang có sự bất mãn ông Trọng quá tuổi tham quyền, kỳ thị vùng miền, lấn áp Trung-Nam, Bộ Chính Trị 19 người mà chỉ có 3 từ miền Trung và 4 từ miền Nam, còn miền Bắc có đến 12 người, một sự lấy thịt đè người quá lộ liễu, ảnh hưởng lớn lao vào chính sách quỵ luỵ Trung Quốc.

Bên Trần Bộ Lĩnh có ưu thế về sức mạnh cơ bắp và tổ chức. Quang đã cài cấm người của ông ta để nắm chặc bộ công an, trong khi quân đội thì phân cực và được giữ cẩn thận trong các trại lính, đứng bên lề của tranh chấp quyền lực nội bộ.


Em trai ông Quang là Thiếu tướng Trần Quốc Tỏ, truớc là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Phó bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Tỏ không có công trạng nhưng nhanh chóng lên tướng và đang là bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên.

Hôm 16/3/2016, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, sinh năm 1960 Nam Định, một trợ lý thân cận, phục vụ bên cạnh Quang 12 năm vừa được đưa lên giữ chức giám đốc công an thành phố Hà Nội.

Ông Tô Lâm sắp lên bộ trưởng bộ công an đã ngã về Quang sau khi 3Dũng bị loại. Chính 3D và đàn em bây giờ chạy qua núp bóng Quang, các mối làm ăn kinh tế chung giữa Quang và 3D thì khổng lồ, nhất là ở vùng Sài Gòn và Núi Pháo ở Thái Nguyên. Lực của Quang rõ ràng mạnh hơn Huynh vì vừa nắm công an vừa có hậu thuẫn Trung-Nam.

Tuy nhiên Quang có nhiều nhược điểm mà khi đối thủ Huynh-Trọng dốc toàn lực để đánh thì khó chống đỡ.

Đầu tiên phải nói là ông ta sửa lại khai sinh để từ năm đúng là 1950 thành năm giả là 1956, một sự gian dối dễ chứng minh qua các văn bản hộ tịch và bằng cấp bị so le, nó nói lên tính toán tham vọng quyền lực của ông ta.

Thứ hai là ông ta đã bị ông Dương Chí Dũng phanh phui trước tòa là có dính líu đến 1 triệu đôla mà bà Trương Mỹ Lan giám đốc Vạn Thịnh Phát đưa trong vụ Vinalines. Dương Chí Dũng đang bị nhốt, phe Huynh-Trọng muốn ông ta sống để xỏ mũi Quang, nhưng phía Quang có lẽ muốn anh ta sớm đi thăm Nguyễn Bá Thanh.

Quang đi Mỹ từ ngày 15-20/3/2015, có thể nói là hiện tượng bất thường, khi một bộ trưởng an ninh của CSVN qua Mỹ gặp nhiều cơ quan và giới chức chính quyền HK như Bộ Nội An (Homeland Security), FBI, Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Công Lý, CIA, cũng như nhiều giới chức cao cấp trong Quốc Hội HK. Nó có vẻ như Quang đi vận động Mỹ ủng hộ cho ông ta hay ít nhất làm ngơ cho ông ta trong việc thu tóm quyền lực và ông ta sẽ trả lại cho Mỹ một cái gì đó.

Chức chủ tịch nước trong hiến pháp 2013 có bổ sung thêm nhiệm vụ thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và Chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh, tức chuyển bớt quyền lực điều khiển quân đội từ tay của tổng bí thư qua chủ tịch nước, mặc dù quyết định cuối cùng vẫn còn nằm trong tay chủ tịch quân ủy trung ương (tức tổng bí thư).

Trần Bộ Lĩnh muốn thu tóm quyền lực, gom chủ tịch nước và tổng bí thư vào một người như bên TQ. Sau cuộc bầu cử quốc hội khóa 14 vào ngày 22/5/16 và chờ cho cuộc họp quốc hội mới vào tháng Bảy 2016 để chính thức hóa mọi vị trí của Nhà Nước, thì cuộc chiến tranh quyền lực giữa Quang và Huynh và trong một ý nghĩa nào đó, giữa Nhà Nước và Đảng mà 3D bắt đầu sẽ được tiếp tục. Nếu có biến chuyển thì đó là sự đấm đá để tiếp tục độc tài đảng trị hay chuyển qua độc tài công an trị. Vỏ dưa vỏ dừa, vỏ nào thì dân tộc Việt cũng đều té ngã.

03.04.2016
Lê Minh Nguyên
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests