Bình Luận , Quan Điểm

thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Ở thế gian có những người tử tế


Ngô Nhân Dụng

Cô Jenni Harvey, người đứng ra quyên góp để tiền tặng ông Mã Long, nhận xét: “Tôi nghĩ có người xấu làm chuyện xấu xa thì cũng có người tốt làm việc tốt lành.” Trung Úy Mã Hoàng Long là người lái xe taxi bị ba tù vượt ngục bắt cóc suốt một tuần lễ, đã thoát chết trở về. Khỏi cần giới thiệu, hình ảnh ông đã quen thuộc với quý vị độc giả Người Việt trong cả tuần qua.

Cô Harvey nói đúng quá. Nhưng thực ra ai mà chẳng nghĩ như vậy? Trên thế gian lúc nào chẳng có nhiều người tốt? Ðọc báo, coi ti vi, chúng ta thường chỉ nghe những chuyện “người xấu làm chuyện xấu xa.” Một người nhận ra đây là một dấu hiệu đáng mừng, đó là Ðức Ðạt Lai Lạt Ma (đời thứ 14). Vì báo, đài thường chỉ loan tin những chuyện hiếm có, ít khi xảy ra. Một con mèo năm chân có thể trở thành một đề tài được loan tin khắp thế giới, còn những con mèo bốn chân ít hy vọng được lên báo, lên đài. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma bảo rằng báo, đài chỉ loan những tin người xấu làm chuyện xấu chứng tỏ đó là những chuyện rất hiếm hoi. Nếu trên thế gian toàn những “người xấu làm chuyện xấu” thì khi nào thấy có những “người tốt làm chuyện tốt” báo chí mới làm ồn ào! Trên báo, trên đài không ai thấy bản tin “Một bà mẹ yêu con” hay “Một cây cầu không sụp đổ.” Bởi vì đó là những chuyện bình thường, giống như không khí chúng ta đang thở.

Trong những ngày chờ đón Tết Bính Thân báo Người Việt đã có một dịp may, được kể chuyện “những người tốt làm chuyện tốt.” Lại kể ra trong lúc đang loan tin “những người xấu làm việc xấu,” thế mới may. Nói như cô Ngọc Lan: Ðược tổ đãi! Những người xấu làm việc xấu là ba anh tù vượt ngục, bắt cóc, có lúc định giết một người lái tắc xi. Còn Trung Úy Mã Hoàng Long là một người tốt làm việc tốt. Anh Dương Bắc, viết tên trước họ sau thành Bắc Dương, một trong ba người tù vượt ngục, cũng cho thấy anh là một người tốt, làm việc tốt. Rồi tới anh Matthew Hay-Chapman, một người vô gia cư ở San Francisco, cũng là một người tốt làm việc tốt. Anh đã theo dõi một người tù vượt ngục rồi báo cho cảnh sát bắt, để hắn ta không thể làm những việc xấu khác. Cô Jenni Harvey, hoàn toàn không dính líu gì đến tất cả câu chuyện, cũng là một người tốt làm việc tốt nữa.

Phải nói là chúng ta may mắn, được nghe nhiều chuyện người tốt làm việc tốt trong lúc đang chuẩn bị “đón Xuân về.” Mỗi lần đem kể lại câu chuyện cho người khác nghe, hay truyền bản tin qua Internet cho bạn bè ở xa, là một lần chúng ta thấy ấm lòng. Ai cũng niềm tin ở tính thiện của con người sống dậy, muốn chia sẻ cùng nhau. Ðón Giao Thừa với những tình cảm an lành như thế, chẳng phải là may mắn lắm hay sao?

Ðối với người Việt Nam thì đoạn phim ông tài xế Mã Long và người tù vượt ngục Dương Bắc đi với trong hai ba ngày, trò chuyện với nhau trong chiếc xe dùng làm taxi, ngủ chung trong motel trong một đêm, chạy loanh quanh từ chỗ này qua chỗ khác, là những cảnh nhiều kịch tính nhất.

Từ chỗ cầm bằng mình sẽ bị giết, từ chỗ nhìn người bắt cóc mình với con mắt nghi ngờ, ghê sợ, Trung Úy Mã Hoàng Long dần dần nhận ra người tù vượt ngục này đã cứu mạng mình, anh ta có từ tâm. Một biến chuyển bất ngờ trong kịch bản là khi giữa câu chuyện Bắc bỗng gọi Trung Úy Long là “bố,” rồi lại nhờ “bố” cứu mình. “Tối đó, Bắc ngồi nói chuyện với tôi. Nó khóc nhiều. Nó kêu tôi bằng 'bố,' nó bảo tôi nhận nó làm con nuôi, rồi nó nói, 'Bố, bố cứu con!'”

Chắc hẳn nhân vật Dương Bắc này đã chớm nảy ra ý định quay đầu trở về với luật pháp khi anh phản đối người cùng vượt ngục, Hossein Nayeri, khi anh ta muốn giết người tài xế taxi bị bắt cóc. Thấy một ai tỏ ý muốn giết người khác mà không ngăn cản, thì mình cũng a tòng với hành động sát nhân. Tức là phạm một tội nặng hơn tội vượt ngục. Tức là càng chạy xa ra ngoài vòng pháp luật. Dương Bắc đã phản đối kịch liệt đến nỗi bị Hossein hành hung.

Vượt ngục thì phạm tội với luật pháp, nhưng giết người, hoặc thấy có kẻ định giết người mà không ngăn cản, là phản bội cả những nền đạo lý của loài người. Dương Bắc bị tên bạn tù đánh đấm, không dám đánh lại vì chắc biết nó hung dữ lắm, nó sẽ đánh đau hơn. Anh chấp nhận chịu đòn nhưng không chấp nhận đồng lõa với tội ác giết người. Không muốn một người không dưng bị giết, dù đó là một người không quen biết. Có thể nói đó là một hành động hy sinh hay không? Tại sao anh ta chịu hy sinh như vậy?

Dương Bắc chắc hẳn đã được cha mẹ giáo dục đàng hoàng hồi còn nhỏ. Trước khi đầu thú với cảnh sát, anh còn bầy kế cho “Bố Long” được nhận tiền thưởng, và xin ông Long chia một phần cho mẹ mình và cho các con mình. Một người con trước khi trở lại nhà tù còn nghĩ đến mẹ, người bố vẫn lo cho các con thơ; một người như vậy thì chắc ông Long phải thương. Ông gọi Dương Bắc là “con” với tình thương chân thật: “Con cứu mạng bố. Bố sẽ nhớ ơn con.”

Nhưng trước khi Bắc gọi ông Long là “bố” thì chắc anh ta cũng đã nhìn thấy ông Long có phong cách một người đáng làm cha. Một người bị bắt cóc bất ngờ mà không hoảng hốt, không lạy van xin tha. Bị dí súng vào bụng mà không run sợ, không vùng vẫy tìm đường chạy, chạy không thoát mà có thể bị giết. Ðóng vai “tù binh” suốt năm ngày, ba anh tù vượt ngục có súng, có dao kèm sát bên cạnh; nếu chúng bị cảnh sát tấn công thì mình có thể bị chết oan. Trong hoàn cảnh như thế, ông Long vẫn bình tĩnh được. Nằm bên cạnh người tù vượt ngục đang canh gác mình, ông lên tiếng xin phép hắn rồi mới đứng dậy vào nhà vệ sinh. Ông vẫn chọn món ăn theo ý thích, “thà làm con ma no” khi biết 99% chắc mình sắp chết. Coi ti vi, ông cố học được một tiếng Anh “tù nhân, inmate” để chờ có dịp nói cho người khác biết. Trung Úy Long chấp nhận vai trò một người tù của những người tù với thái độ thản nhiên, sẵn sàng chờ, chết hay sống cũng vậy. Có lẽ nhìn ba người tù vượt ngục này, ông thấy họ còn có chất “người” hơn những anh quản giáo trong nhà tù Việt Cộng. Không đứa nào tính bắt ông phải “học tập” cái con khỉ nào hết! Ông Long là người hài hước. Khi Bắc đề nghị ông đi báo cảnh sát để lãnh thưởng, ông còn đùa: “Bây giờ con kêu bố bằng bố, có thằng bố nào đi tố cáo con với cảnh sát để lãnh tiền thưởng không?” Phong cách hành xử của Trung Úy Mã Hoàng Long đã khiến Dương Bắc muốn gọi ông là bố. Nhiều người suốt đời mong có một người nào để được gọi là bố, xưng con.

Cơ duyên đưa đẩy cho hai người Việt Nam gặp nhau trong một nghịch cảnh lạ lùng. Một người tù vượt ngục, một người lái xe chở khách. Chỉ vì Trung Úy Long đăng Rao Vặt trên nhật báo Người Việt nên Bắc mới gọi ông đến! Có người nói đùa: Báo Người Việt hãy quảng cáo rằng: “Một người vượt ngục, sau khi ra khỏi tù đã tìm đọc ngay Rao Vặt trên Người Việt!” Nhưng chắc chúng ta không nên khai thác nỗi bất hạnh của đồng loại. Không nên đùa cợt trước cảnh thống khổ của người khác.

Qua báo Người Việt, hai người Việt Nam xa xứ đã gặp nhau, lôi kéo nhau vào một tấn kịch có thể kết cục bi thảm. May mắn là câu chuyện kết thúc “có hậu!” Tự nhiên, hai người không quen biết bây giờ gọi nhau là bố với con! Với tất cả chân tình.

Ðây chắc là do phúc đức ông bà để lại. Tổ tiên mình ngày xưa, từ thời trống đồng Ðông Sơn với các vua Hùng, từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, các cụ đã ăn ở nhân đức như thế nào đó cho nên con cháu bây giờ gặp nhau sẵn sàng nhận nhau làm bố nuôi, con nuôi. “Người trong một nước phải thương nhau cùng,” câu này nghe nói đã được truyền lại từ thời Bà Trưng. Nhà hiền triết Plato ở Hy Lạp trước đây hơn hai ngàn năm, viết: “Ở một xứ cái gì được mọi người đề cao thì người ta sẽ nuôi dưỡng.”*

Trung Úy Long nói, “Gia đình tôi, cá nhân tôi rất trọng cái ơn.” Cái ơn cứu mạng càng không quên được. Ðó là truyền thống của cả dân tộc, gia đình nào cũng vậy. Những tấm gương nhân đức đã được tổ tiên đề cao, cho nên người Việt Nam suốt mấy ngàn năm đã nuôi dưỡng. Chúng ta sống theo lời dạy của Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Ðình Chiểu! Chúng ta đều là con cháu của Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Ðình Chiểu và sẽ tiếp tục nuôi dưỡng truyền thống đó.

Nhưng trên thế gian còn rất nhiều người tử tế. Anh Matthew Hay-Chapman, cô Jenni Harvey đều là những người tử tế. Chúng ta sống trong một xã hội rất nhiều người tử tế, đó là một tin vui trong lúc đợi Xuân về!

*Chú thích: “What is honored in a country is cultivated there.” Plato, Republic, Book VIII. Ông bàn về các thể chế chính trị. Ở đâu đề cao danh vọng, thì người ta thích gây chiến tranh. Nơi đề cao tiền tài thì ai cũng tham lam vơ vét. Xã hội bất công quá thì dân nổi loạn, rồi có thể rơi vào cảnh độc tài chuyên chế!
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Tập trung dân chủ chỉ để độc quyền, đặc lợi
Phạm Trần
(Danlambao) - Đảng Cộng sản Việt Nam đang dồn mọi nỗ lực đề cao chủ trương “tập trung dân chủ” sau Đại hội đảng XII để tiếp tục cai trị độc tài, chống đòi hỏi dân chủ trong dân hầu bảo vệ đặc quyền, đặc lợi cho đảng.


Bằng chứng đã phát ra từ cửa miệng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc phỏng vấn của báo Nhân Dân ngày 03/02/2016.


Ông Trọng nói: "Qua thành công của Đại hội, bài học lớn tiếp tục được khẳng định là việc mở rộng dân chủ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Dân chủ để phát huy trí tuệ của toàn Đảng; để thắt chặt đoàn kết, thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động trong việc đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ tới. Đặc biệt là trong công tác nhân sự, lựa chọn những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực tư duy chiến lược, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương và các chức danh chủ chốt của cơ quan Đảng, Nhà nước."


Nhưng nếu chỉ dân chủ trong đảng để tiếp tục phủ nhận dân chủ trong dân thì đó là thứ dân chủ trá hình. Bởi vì nguyên tắc được gọi là “tập trung dân chủ” của Cộng sản Việt Nam là tập quán sinh hoạt trong nội bộ. Nó cho phép đảng viên được tự do phát biểu, góp ý kiến, dù trái chiều, nhưng khi đa số đã quyết định thì thiểu số phải phục tùng quyết định của số đông. Và sau khi rời phòng họp thì không ai được phép bàn tán hay bất tuân quyết định, hay nghị quyết đã chấp thuận.

Đó là tiêu chuẩn công tác theo nội quy của tổ chức, hội đoàn hay điều lệ của một đảng là việc riêng của các tổ chức này. Trong trường hợp đảng CSVN thì khác. Lãnh đạo đã lạm dụng nguyên tắc “tập trung dân chủ” để buộc nhân dân phải chấp nhận Tổng Bí thư, người đứng đầu đảng được nhân danh đảng để cai trị cả nước.

Hiến pháp sửa đổi năm 2013 không có bất cứ điều nào cho phép đảng CSVN làm như thế, kể cả việc đảng được quyền giới thiệu 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt gồm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.


Ngồi lên hiến pháp


Khi Tổng Bí thư đảng cũng là người cai trị cả nước trong thực tế là đảng đã nhổ nước bọt vào mặt các Đại biểu Quốc hội.

Đội ngũ dư luận viên hàng đầu của Đảng trong Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo có thể lý luận vắt chầy ra nước rằng, điều đó không có gì là sai trái vì Điều 4 Hiến pháp đã quy định đảng CSVN là “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” . Vì vậy Tổng Bí thư đảng cũng là người lãnh đạo nước trong thực tế là đương nhiên!

Nhưng mà cái sự “đương nhiên” lý luận cùn này chẳng hay ho gì đâu. Vì “rằng-thì-là” Quốc hội là tổ chức của đảng chọn cho dân bầu. Các Đại biểu lại toàn là đảng viên hay phải là người được đảng cho ra ứng cử giả vờ cho có mầu mè dân chủ để làm nhiệm vụ lót đường cho người ủa đảng, hay chỉ để đóng dấu chấp thuận các quyết định của đảng. Bản Hiến pháp năm 2013 do đảng soạn thảo được phổ biến lấy ý kiến dân, nhưng sau khi sửa lên, sửa xuống cho có vẻ “ý đảng lòng dân” thì nó vẫn độc tài và đảng trị như cũ chả có gì là “của dân, do dân và vì dân” cả.

Do đó khi Ban Chấp hành Trung ương đảng XI tự ý chấp thuận trước để giới thiệu với Ban Chấp hành Trung ương XII tán thành 3 Ủy viên Bộ Chính trị gồm Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang giữ chức Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 13, bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội khóa 14 và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên chức Thủ tướng thay Nguyễn Tấn Dũng là đảng đã “lấy thịt đè người” và công khai chà đạp lên Hiến Pháp.

Lý do vì Điều 87 Hiến pháp đã quy định:”Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.”

Điều 98 viết: "Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội” , sau khi được Chủ tịch nước đề cử.

Và khoản 7 của Điều 70 cũng viết về nhiệm vụ của Quốc hội là: “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội…"

Như vậy, ngoài chức danh Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng được cầm quyền ngay, 3 chức danh kia phải chờ cuộc bỏ phiếu diễn tuồng của Quốc hội khóa 14, sau cuộc bầu cử ngày 22/05/2016.

Như vậy có phải là đảng đã đặt cái cầy trước con trâu Quốc hội không?

Ấy vậy mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn có thể hô hoán lên rằng: “Thêm một lần nữa, chúng ta thấm thía sâu sắc bài học về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy dân chủ, nhất là dân chủ trong Đảng mà Bác Hồ vẫn thường nhắc nhở: "Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình"; "có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến".

Trích lời ông Hồ nói như thế thì có phải người sáng lập ra đảng CSVN đã nói nước đôi không, hay ông Trọng đã đánh lận con đen giữa “dân chủ trong đảng” với “phát huy dân chủ”?

Khi ông Hồ nói “có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến” là rất rõ ràng, không thể nào lẫn lộn để đảng tiếp tục phủ nhận quyền tự quyết định vận mệnh đất nước của dân, hay không để cho dân được tự do thực thi dân chủ. Do đó, rõ ràng là ông Trọng đã thiếu thành khẩn khi sử dụng nhóm chữ “phát huy dân chủ” để che đậy ý đồ chỉ dành cho đảng mà thôi.

Bở lẽ tự nhiên, nếu không được tự do phát biểu, tự do đưa ra ý kiến, nhất là ý kiến trái chiều với chủ trương của đảng, thì ai dám đưa ra sáng kiến trước ám ảnh của dao găm và nhà tù?

Bằng chứng trong đợt lấy ý kiến dân để sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đảng đã bác yêu cầu bỏ Điều 4 trong Hiến pháp dành quyền cai trị độc tôn cho đảng để tiếp tục suy tôn Chủ nghĩa ngoại lai Mác-Lênin và tư tưởng thoái trào Cộng sản Hồ Chí Minh.

Việt Nam tiếp tục bị kiềm chế trong gông cùm tụt hậu và chậm tiến cũng chì vì lãnh đạo đảng chưa tẩy não được tư duy lạc hậu trong tư tưởng, vẫn bám lấy mớ giáo điều bảo thủ “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay” để không làm mất lòng đàn anh Trung Quốc.

Sự thật Việt Nam cứ mãi đì đẹt phía sau các nước trong khu vực và không ngóc đầu lên nổi sau 30 năm đổi mới là do lỗi của đảng và do đảng tạo ra. Nhưng trong cuộc phỏng vấn của báo Nhân Dân, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn nói như vòi nước chảy rằng: “Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đánh dấu một bước phát triển, trưởng thành của Đảng và khẳng định mạnh mẽ bản chất giai cấp công nhân của Đảng.”

Hỡi các anh chị em Công nhân yêu dấu và lam lũ ơi, ông Trọng đã cho anh chị em uống nước đường và đưa lên tận mây xanh rồi đấy. Có ai hãnh diện không, và đã có bao nhiêu anh chị được chui vào Trung ương đảng để làm giầu hay được nắm giữ các chức vụ hái ra bạc, khạc ra tiền trong guồng máy cai trị của đảng và nhà nước?

Đảng CSVN đã nhân danh công nhân để bóc lột anh chị và nông dân đến tận xương tủy bao nhiêu năm rồi mà chưa buông tha cho con cháu các anh chị?

Thế mà, cũng giống như bao đời Tổng Bí thư khác, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ca bài con cá nó sống vì nước nghe mãi nhức tai: “Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của dân tộc, của nhân dân. 86 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, đất nước ta, nhân dân ta đã làm nên nhiều kỳ tích vẻ vang. Trong những năm chưa giành được chính quyền, các tổ chức đảng, cán bộ của Đảng, dựa vào sự nuôi dưỡng, che chở, đùm bọc, bảo vệ của dân để lãnh đạo cách mạng, lập nên nhiều chiến công hiển hách; trong hòa bình, nhất là 30 năm đổi mới, Đảng lãnh đạo toàn dân, dựa vào sức mạnh vô bờ bến của nhân dân mới giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Không có Đảng lãnh đạo làm cách mạng, nhân dân ta không thể có cuộc sống như ngày nay; không dựa vào nhân dân - lực lượng cách mạng hùng hậu nhất, Đảng sẽ không tồn tại và phát triển.”

Rõ ràng là ông Trọng đã suy tôn công lao của dân lên đến tận cung trăng, để kể công của đảng đã lãnh đạo thành công hết cuộc cách mạng này đến cuộc cách miệng khác. Ai cũng thấy ông Trọng đã đi nước đôi trong ván cờ đánh cá với dân, nhưng ông lại quên rằng, thành công của đảng chỉ có đảng viên được hưởng mà thôi. Đội ngũ công nhân viên vẫn phải làm đầu tắt mặt tối mà chưa đủ ăn, vẫn thiếu quần áo mặc và con cái chưa được học hành đến nơi đến chốn.

Nền kinh tế của Việt Nam, trên lý thuyết phát triển khá từ 5.5 đến 6.5 phần trăm năm 2015, nhưng con số thống kê không phản ảnh trong cuộc sống của người dân. Lợi tức đồng đều của mỗi đầu người Việt Nam chưa đến ngưỡng 3,000 dollars mỗi năm vì Việt Nam chỉ biết đi làm thuê và lệ thuộc quá sâu mỗi ngày vào kinh tế Trung Quốc.

Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan từng nói: "Việt Nam không thể để rơi vào sự lệ thuộc với kinh tế Trung Quốc, vì đã lệ thuộc thì không thể có được sự bình đẳng, không thể cùng có lợi cho cả 2 bên. Bên bị lệ thuộc sẽ là bên thua thiệt. Ví dụ như ở Việt Nam, 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay Trung Quốc, điều này là không hợp lý." (báo Một Thế Giới, 04/01/2016)

Nhưng muốn thoát khỏi lệ thuộc quá nhiều vào kinh tế Trung Quốc thì Việt Nam phải dứt khoát từ bỏ chủ trương giữ “kinh tế nhà nước giữ vai chủ đạo”

Bà Phạm Chi Lan nói tiếp: "Nếu chúng ta vẫn cho rằng kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo thì không có được kinh tế thị trường đầy đủ và đúng nghĩa.

Khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng cần phải hiểu khác, không thể giữ tư duy kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ điều tiết, phân bổ nguồn lực thay vì can thiệp quá sâu vào thị trường như hiện nay."

Quan điểm của đảng CSVN đòi hỏi kinh tế nhà nước phải “chủ đạo”, có nghĩa các Doanh nghiệp Nhà nước luôn luôn được coi là trọng tâm đi trước, đón đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” đã chứng minh lầm đường lạc lối. Cái đuôi xã hội chủ nghĩa đã kìm hãm đất nước tiến lên để hội nhập với thế giới, nhất là trong bối cảnh Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục làm ăn thua lỗ và nợ nần chồng chất.

Điều này cũng giống như chiêu bài được gọi là “phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa” ghi trong Báo cáo Chính trị của khóa đảng XI tại Đại hội đảng XII, kết thúc ngày 28/01/2016. Mặc dù đảng CSVN nói chủ trương này là nhằm “bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”, nhưng dân chưa hề được làm chủ đất nước thì phát huy cái gì?

Lý do vì, theo lời Báo cáo Chính trị: “Nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương pháp luật trong xây dựng và thực hiện dân chủ còn tồn tại ở nhiều nơi. Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên do nhiều nguyên nhân: Hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, tổ chức và các điều kiện để thực thi dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ. Không ít cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa là tấm gương về phát huy dân chủ trong xã hội.”

Như vậy thì dân chủ ở đâu và cho ai, hay đảng viên đã làm theo đúng lời ông Nguyễn Phú Trọng chỉ muốn “dân chủ trong đảng”, nhưng không để cho dân có dân chủ?

Trong nhiều năm qua, tuy nhà nước luôn luôn cổ võ tôn trọng quyền làm chủ của dân qua phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhưng người dân chẳng có quyền hành gì với công việc của nước.

Đã có nhiều người thờ ơ và lạnh cảm trước nguy cơ xâm chiếm thêm biển đảo Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông vì đảng đã nói với dân: “mọi việc đã có nhà nước lo”.

Các cuộc biểu tình tự phát của dân từ Sài Gòn ra Hà Nội chống hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Bắc Kinh còn bị nhà nước đàn áp. Công an đội lốt côn đồ và đám dư luận viên phản quốc còn phá hoại, xỉ vả những người đi biểu tình trước ống kính máy thu hình của phóng viên nước ngoài là một bằng chứng nhu nhược và phản dân chủ khác của nhà nước.

Như vậy, dân chủ tập trung để làm gì nếu không phải chỉ để bảo vệ quyền cai trị độc tôn và những đặc quyền, đặc lợi khác cho đảng? -/-


Phạm Trần

danlambaovn.blogspot.com
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Gây phong trào tự ứng cử Quốc Hội
Ngô Nhân Dụng
Tháng trước, mục này đã đề nghị với 127 nhà trí thức trong hãy cùng các nhà tranh đấu dân chủ khác ra ứng cử quốc hội trong năm nay, nếu bức thư góp ý kiến của họ bị Đảng Cộng Sản bỏ qua. Bức thư họ gửi cho giới lãnh đạo đảng, cho các đại biểu dự Đại Hội XII và tất cả các đảng viên Đảng Cộng Sản khác đã bị bỏ qua rồi. Vì họ nêu ra các ý kiến táo bạo. Họ khuyên Đảng Cộng Sản đổi tên đảng; đổi tên nước (bỏ nhãn hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa). Cụ thể hơn, họ đòi Đảng Cộng Sản phải chấm dứt trấn áp dân chúng và trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ.

Trong bài “Có thể theo gương Myanmar,” trên nhật báo Người Việt ngày 15 tháng 12 năm 2015, mục này đã đoán trước Đại Hội XII của đảng sẽ coi các ý kiến của họ không đáng nghe; và đặt câu hỏi: Sau đó quý vị phải là gì? Và đề nghị hai hành động. Thứ nhất, vì danh dự, các đảng viên ký tên trong bức thư trên hãy công khai rút ra khỏi Đảng Cộng Sản, vì các ý kiến trong thư cho thấy họ vừa không tin vào chủ nghĩa cộng sản, vừa tố cáo tội lỗi của chế độ cộng sản đối với dân tộc. Thứ hai, 127 người ký tên hãy cùng các nhà tranh đấu dân chủ đồng loạt ghi danh ra ứng cử trong cuộc bàu Quốc Hội sắp tới.

Tới nay, chưa thấy một ai trong số 127 người ký tên dưới bức thư có hành động nào, sau khi chứng kiến bức thư tâm huyết của mình bị bỏ qua, không ai thèm nhắc tới. Họ có thể đang chuẩn bị những bước kế tiếp mà chúng ta không biết. Vì vậy, xin nhắc lại lần nữa: Đề nghị quý vị hãy tự ra tranh cử quốc hội trong năm nay.

Nên nhắc lại đề nghị này, vì ở trong nước đã có nhiều người mới nêu ra ý kiến đó. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà tranh đấu dân chủ ở Hà Nội, là người đầu tiên, trong tuần trước, tuyên bố sẽ ứng cử đại biểu Quốc Hội khóa tới. Ông còn kêu gọi các công dân khác hãy tích cực “tự ứng cử,” nếu hội đủ tiêu chuẩn bình thường về tuổi tác, về lý lịch tư pháp, v.v... Sau ông Nguyễn Quang A, nhiều người cũng nói họ sẽ tự ứng cử, như quý ông Nguyễn Tường Thụy (Hội Nhà Báo Độc Lập), Luật Sư Lê Văn Luân, Lê Công Định, bà Nguyễn Thúy Hạnh, bà Đặng Bích Phượng, v.v...

Ai cũng biết rằng Đảng Cộng Sản sẽ không cho ai đắc cử nếu không được đảng giới thiệu hoặc do đảng mớm trước xúi ra ứng cử. Nhưng quý vị sắp ghi tên tranh cử chắc không nhắm mục đích giành lấy cái ghế đại biểu. Luật Sư Lê Văn Luân nói, dù thất cử nhưng ông sẽ “chứng minh về cơ hội của những người ngoài Đảng” qua việc ông ra ứng cử. Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nói ông muốn dấy lên một phong trào, tạo ra một “đợt học tập” để “mọi người biết rằng bầu cử là thế nào, dân chủ là ra sao.” Ông còn nhận xét rằng hành động “tự ứng cử” chỉ thắng chứ không thua!

Đúng như vậy. Hành động tự mình ra ứng cử sẽ thắng chứ không thua, tức là không mất cái gì cả mà tạo được nhiều tác dụng hữu ích! Nhưng thắng là thắng cái gì và thắng thế nào? Quý ông Lê Văn Luân và Nguyễn Quang A nêu lên “thắng lợi” trong việc “giáo dục,” hoặc “huấn luyện” đồng bào về sinh hoạt bầu cử trong chế độ dân chủ, về cơ hội tham gia sinh hoạt chính trị của những người không phải đảng viên Cộng Sản. Đạt được những mục tiêu đó cũng là hữu ích, đáng bỏ công ra dấn thân tự ứng cử. Nhưng chúng ta có thể đạt được những “thắng lợi” lớn hơn và xa hơn nữa nếu gây được một phong trào mới.

Như đã trình bày trong mục này, một phong trào tự ứng cử có thể tạo nên một “thực tại chính trị mới” trong xã hội Việt Nam. Hành đồng của năm chục đến một trăm công dân độc lập ghi danh tự ứng cử sẽ gây ra một hiện tượng chính trị sôi nổi trong một xã hội đang bị ru ngủ. Vì chính họ quyết định ứng cử, chứ không phải do đảng Cộng Sản đưa ra để tô điểm hoa hoét như trong các cuộc bàu cử giả dối đã diễn ra từ hơn nửa thế kỷ.

Những người tự ứng cử chấp nhận “làm vật hy sinh” vì họ sẽ bị guồng máy công an và tuyên truyền Cộng Sản tấn công, đàn áp, bôi nhọ trong mấy tháng trời. Nhưng họ sẽ đánh thức mọi người Việt Nam cùng tỉnh dậy để nhận ra thế nào là tự do dân chủ, thế nào là phản dân chủ; như các ông Lê Văn Luân và Nguyễn Quang A trù tính. Hiện tượng này lần đầu tiên xuất hiện dưới chế độ cộng sản, có thể mở đầu cho các phong trào nhân dân khác sau này. Mọi người sẽ ý thức về quyền “tự quyết định” với tính cách công dân của mình, trong khuôn khổ luật pháp mà từ xưa tới nay chưa bao giờ được thi hành.

Phong trào tự ứng cử có thể tạo nên một thực tại chính trị mới, nếu những người tự tranh cử xuất hiện trước công chúng như một làn sóng mới. Làn sóng này nước cùng một mầu sắc, cùng hướng về những mục tiêu tương tự thể hiện nhu cầu chính trị của 90 triệu người dân Việt Nam. Trong bài trước chúng tôi đã nêu ra một số đề nghị, xin nhắc lại dưới đây.

Trước hết, những người tự ứng cử, dù không phối hợp được với nhau, sẽ công bố chương trình lập pháp của mỗi người sau khi vào quốc hội. Chúng ta có thể đoán trước, những chương trình này sẽ có rất nhiều điểm tương đồng và trái ngược với các khẩu hiệu mị dân của Đảng Cộng Sản.

Hiện tượng mới đầu tiên là mỗi ứng cử viên có một chương trình lập pháp cụ thể. Nêu lên các chương trình là đủ, dù biết rằng mình sẽ bị gạt ra ngoài cuộc tranh cử, không thể nào thực hiện chương trình đó. Tất nhiên, quý vị ứng cử viên độc lập không thể nào họp nhau thảo luận về chương trình tranh cử chung, vì mỗi người sẽ bị công an sẽ chặn đón, ngăn cản, có thể hành hung khi bước ra khỏi nhà. Nhưng với phương tiện thông tin qua mạng Internet bây giờ, tất cả vẫn liên lạc được với nhau, đưa ra một số quan điểm mà ai cũng đồng ý.

Không cần tham khảo với nhau, các ứng cử viên độc lập sẽ nêu lên một số mục tiêu tương tự, hoặc một số khẩu hiệu tương tự. Chọn một số khẩu hiệu tác động sâu xa trong lòng đồng bào như: Bảo vệ đất đai, biển đảo của Tổ Quốc! Chống tham nhũng lạm quyền! Chống bất công xã hội! Bảo vệ quyền sống làm người! Nếu có một trăm ứng cử viên đồng loạt nêu ra các khẩu hiệu như vậy, đồng bào sẽ cảm thấy được nghe những tiếng nói mới vang vọng từ trong đáy lòng họ.

Chương trình lập pháp cần nêu ra những mục tiêu cụ thể mà ứng cử viên nào cũng đồng ý. Có thể nêu các thí dụ: (1) Xóa bỏ độc quyền chính trị của đảng cộng sản ghi điều 4 trong hiến pháp hiện hành. (2) Xây dựng luật pháp dân chủ tôn trọng quyền làm người và các quyền công dân để thực hiện tam quyền phân lập. (3) Xóa bỏ chế độ hộ khẩu, công nhận quyền sở hữu đất đai của mọi công dân, xác định quyền tổ chức các công đoàn độc lập. (4) Thiết lập một cơ quan độc lập đứng ngoài đảng cộng sản và nhà nước để điều tra, truy tố các hành vi tham nhũng, đặc biệt trong các vụ chiếm ruộng đất bất công. (5) Thiết định hệ thống tư pháp độc lập v.v...

Chúng tôi tin rằng khi tất cả các ứng cử viên độc lập sẽ nói lên những nguyện vọng, khát khao của đồng bào, họ sẽ tạo ra một thực tại chính trị chưa hề có ở Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản. Đồng bào sẽ thấy trước mắt những tiếng nói hợp lòng dân nhất đang bị Đảng Cộng Sản trấn áp một cách tàn bạo. Guồng máy công an sẽ ngăn cản, quấy phá, đánh đập. Côn đồ có thể đến từng nhà đe dọa chồng hay vợ và con cái các ứng cử viên độc lập. Chúng có thể đến tận trường đe dọa, thậm chí bắt cóc con cái để tạo áp lực. Guồng máy tuyên truyền sẽ hoạt động khi danh sách các ứng cử viên được đưa về các làng xóm, các khu phố để Mặt trận Tổ quốc và dân chúng “hiệp thương.” Trong các phiên họp “hiệp thương” này, họ sẽ tìm cách bôi nhọ tất cả các ứng cử viên độc lập. Họ sẽ vu cáo những tội hình sự; sẽ bới móc quá khứ; sẽ có những “nhân dân” cò mồi xuất hiện tố cáo các tội về tài chánh, về đạo đức; một nam ứng cử viên độc lập có thể thấy một cô gái ôm một đứa bé đến đòi “trả lại con!” Tất cả những “đòn bẩn” sẽ được họ đem ra sử dụng, đúng nghề của các Đảng Cộng Sản khắp nơi.

Các ứng cử viên độc lập sẽ phải “chịu đòn” và mỗi người đều biết họ có thể chống lại như thế nào. Tất cả đồng bào sẽ thấy những đòn bẩn quen thuộc thời Cải Cách Ruộng Đất được Đảng Cộng Sản đem ra dùng lần nữa. Bộ mặt nhơ bẩn của đảng lại hiện ra! Nhưng đồng bào sẽ ý thức rằng trên đất nước mình có một thực tại chính trị mới.

Ai sẽ đóng vai hy sinh chịu đòn? Chúng ta có thể trông đợi nơi những nhà tranh đấu dân chủ, những người còn tự do hoặc đã ra khỏi nhà tù. Có hàng trăm nhóm và hàng ngàn cá nhân đang hoạt động và cùng hướng về mục đích đấu tranh dân chủ tự do: Phong trào Con Đường Việt Nam; Khối 8406; Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do; Nhóm Boxitvn; Tập hợp Thanh Niên Dân Chủ; các đồng bào Công Giáo ở Nghệ An, ở Ấp Thái Hà hay Đường Kỳ Đồng; các cư sĩ thuộc Giáo hội Phật Giáo Thống Nhất;... Những cá nhân như Tô Hải, Nguyễn Tiến Trung, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Thị Kim Chi, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Quang Lập,... , đều có thể dấn thân gia nhập cơn sóng trào của các ứng cử viên độc lập.

Nhưng các đảng viên và cựu đảng viên cộng sản cần tham dự vào làn sóng tự do dân chủ này. Trước hết, để chứng tỏ chính những người từng tin vào Chủ Nghĩa Cộng Sản cũng thức tỉnh. Do đó họ sẽ lôi kéo được các đảng viên khác cùng tỉnh ngộ. Phong trào này xuất phát từ nguyện vọng của toàn dân chứ không phải chỉ gồm những người chống chủ nghĩa và Chế Độ Cộng Sản. Vì vậy, ở mục này tháng trước, chúng tôi đã đề nghị 127 vị ký tên trong bức thư gửi Đại Hội 12 hãy tự ghi tên tranh cử, sau khi các ý kiến của quý vị bị Đảng Cộng Sản gạt bỏ.

Trong số những người đã ký tên có đến hàng trăm vị đã hoặc đang còn là đảng viên. Quý vị đó sẽ làm gì để tiếp tục tranh đấu đòi thực hiện các ý kiến của họ? Họ có thể ngồi yên, ngủ ngon sau khi những lời tâm huyết của mình bị đảng “vứt vào sọt rác” hay không? Hoặc họ sẽ kiên nhẫn chờ đợi, mỗi sáu tháng hay một năm lại viết một bức thư mới “kiến nghị” với đảng. Hoặc họ phải đứng dậy. Phải hành động. Hành động giản dị nhất là tham dự vào phong trào tự ứng cử làm đại biểu Quốc Hội khóa tới.

Đối với những người đã từng đi biểu tình đòi đất với dân oan, đã từng tập họp chống Trung Quốc xâm lược, thì hành động tự ứng cử đỡ nguy hiểm đến bản thân và đơn giản hơn nhiều. Họ chỉ cần lên tiếng: Chúng tôi thực hiện quyền công dân! Khi có ba trăm, năm trăm người dấn thân cùng một lúc, nói lên những nguyện vọng giống nhau, cùng bị trấn áp như nhau, họ sẽ tạo nên một thực tại chính trị mới.

Thực tại chính trị mới này sẽ kích động sâu xa đến tâm lý đồng bào và sẽ thay đổi xã hội Việt Nam. Như đã viết trong mục này tháng trước: “Sau đó toàn thể dân Việt sẽ biết có những người đang sẵn sàng nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia thay thế Đảng Cộng Sản. Cuộc tranh đấu lúc đó thực sự bắt đầu, trong một thực tế chính trị mới.”

Ai cũng đồng ý, tự ứng cử “chỉ thắng chứ không thua!” Nhưng nếu chỉ có vài ba chục người tự ứng cử thì thắng lợi đó còn nhỏ và hẹp. Cả một phong trào tự ứng cử, hàng trăm người cùng nêu lên các khẩu hiệu và mục tiêu giống nhau, sẽ tạo nên một cơn sóng trào, cơn sóng dâng lên ngày càng cao để cuối cùng thay đổi vận mệnh đất nước chúng ta.
hoanghoa
Posts: 2258
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Eo biển cay nghiệt

Bùi Tín
(Nguồn: VOA)
Giấc mộng vàng lớn nhất của Tập Cận Bình từ khi lên ngôi tổng bí thư kiêm quốc trưởng Trung Quốc là đưa Hồng Kông và Đài Loan sớm trở về với lục địa, từng bước thống nhất trọn vẹn nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH).

Tình trạng “một nước, hai chế độ” là điều cay đắng của đảng Cộng Sản Trung Quốc từ năm 1949, khi quân đội của Trung Quốc đánh chiếm được toàn bộ lục địa. Khi mới thành lập, CHNDTH vẫn còn hai đảo lớn là Đài Loan và Hải Nam nằm trong tay Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch. Tháng Năm, 1950 đảo Hải Nam bị quân đội Trung Quốc đánh chiếm dễ dàng vì eo biển Quỳnh Châu giữa bán đảo Lôi Châu với đảo Hải Nam chỉ rộng có 30 km, lại có phong trào du kích trên đảo tiếp sức.

Đảo Đài Loan lúc ấy có dân số 12 triệu, chỉ bằng một quận nhỏ, diện tích chỉ bằng 1/2,500 lần lục địa. Nay dân số của đảo này đã hơn 23 triệu.

Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, Bành Đức Hoài... hồi ấy đã vạch nhiều kế hoạch để đánh chiếm Đài Loan, nhưng cứ lần lữa vì không có kế hoạch quân sự nào bảo đảm chắc thắng, do eo biển Đài Loan rộng đến 130 km, dù dung chiến thuật biển người cũng khó lòng chiếm nổi. Quân đội Quốc Dân Đảng tập kết từ cả nước ra Đài Loan đóng dày đặc, tổ chức phòng ngự rộng khắp, vũ trang đầy đủ, trong khi quân đội Trung Quốc còn quá yếu về hải quân, về tàu thuyền đổ bộ, và cũng rất yếu về không quân và quân nhảy dù.

Năm 1954,1956 và 1958, quân đội Trung Quốc ba lần tiến công thăm dò bằng pháo kích các đảo Kim Môn, Mã Tổ trong quần đảo Đại Đồng ven bờ, nhưng không thể làm gì hơn. Cái eo biển thật khắc nghiệt.

Bắc Kinh cay đắng buộc phải ngừng tiến công quân sự, chuyển sang đấu tranh chính trị và ngoại giao theo hai hướng, thương lượng với chính phủ Anh về việc trao trả Hồng Kông và bình thường hóa quan hệ với chính quyền Đài Loan sau khi Trung Quốc giành được ghế ngồi trong Liên Hiệp Quốc. Khái niệm ''một nước, hai chế độ '' được thỏa thuận, Bắc Kinh hy vọng qua con đường đó, khi lục địa vươn lên thành cường quốc thế giới, sẽ thu hút hai dải đất nhỏ bé này tự nguyện trở về với ''mẫu quốc'' một cách hòa bình.

Nhưng nếu muốn đánh chiếm Đài Loan bằng vũ lực, Trung Quốc phải có một lực lượng hải quân rất mạnh, một hạm đội đổ bộ gồm hàng ngàn tàu, xuồng, phà, tàu phá ngư lôi,... chiếm lĩnh một đầu cầu rộng lớn, lại cần một lực lượng không quân rất hung hậu, có đạo quân nhảy dù đông đảo, chấp nhận những tổn thất rất lớn, nhưng vẫn chưa chắc thắng vì thế trận phòng ngự sẵn bao giờ cũng có ưu thế đối với thế tiến công từ quá xa.

Những ngày này, chắc hẳn Tập Cận Bình và bộ hạ phải rất bi quan khi nhìn sang Đài Loan và thấy tay sai Quốc Dân Đảng bị tan vỡ về chính trị và cả về ngoại giao, đảng Dân Tiến vừa giành được chức vụ tổng thống và phó tổng thống, chiếm đa số áp đảo trong quốc hội. Ông Tập thêm bội phần thất vọng khi thấy cuộc gặp mặt mới đây với Chủ Tịch Quốc Dân Đảng Mã Anh Cửu ở Singapore gây bất lợi, khi hơn hai trăm tên lửa tầm trung chĩa thẳng vào Đài Loan không uy hiếp được ai; cuộc tập trận lấy trụ sở Phủ Tổng Thống ở Đài Bắc làm mục tiêu cũng chỉ gây phản tác dụng.

Thế bị sa sút, lực bất tòng tâm, ông Tập càng mất vui khi nữ tổng thống mới, bà Thái Anh Văn, nói rằng hiện nay cần duy trì mối quan hệ ổn định với lục địa, nhưng vẫn để ngỏ cho nguyện vọng chính đáng của nhân dân Đài Loan, và rất có thể đến lúc do đòi hỏi của nhân dân, sẽ đưa vấn đề giành “độc lập và tự do” chính đáng của Đài Loan ra trước Liên Hiệp Quốc, theo quyền tự quyết của mọi dân tộc và quốc gia. Đây là điều ông Tập lo ngại nhất.

Thế là đảng Dân Tiến và lãnh đạo của đảng, một phụ nữ, dám dựa vào nhân dân và sự ủng hộ của thế giới dân chủ, trước hết là Hoa Kỳ, Nhật, Philippines, Ấn Độ và Liên Hiệp Quốc, quyết đấu tranh giành độc lập hoàn toàn, bất chấp đe dọa của Bắc Kinh. Đài Loan có thế vững mạnh là liên minh quân sự chặt chẽ với Hoa Kỳ và Nhật, được Hoa Kỳ bán cho nhiều vũ khí rất hiện đại.

Nhân câu chuyện eo biển này mà hiểu rõ sự tức giận chính đáng của nhân dân Việt Nam khi Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam không thấy rõ cái thế bế tắc, sa sút của Trung Quốc để tự tách ra khỏi Bắc Kinh, dám đấu tranh giành lại độc lập hoàn toàn và tròn vẹn lãnh thổ, biển đảo của nước ta.

Đại Hội XII đã sai lầm lớn khi không chịu lên án chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc và cương quyết thoát Trung, bỏ qua thời cơ hiếm có khi cả thế giới dân chủ đang muốn kết bạn chiến lược với đất nước và nhân dân Việt Nam.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Trọng: Thần Phục TC, Kỳ Thị Người Nam

Vi Anh



Qua những lời nói, những trò phù thuỷ chánh trị trong cuộc bầu cử Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 12 và qua hai quyết định đầu tiên cử nhiệm hai bí thư của hai thành phố lớn nhứt nước cho thấy Tổng bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng độc diễn lưu nhiệm là người thần phục TC và kỳ thị người Miền Nam. Tổng Trọng cử Hoàng Trung Hải một người Việt gốc Hoa, mồ mả ông cha bia còn ghi bằng tên họ Tàu làm Bí Thư thủ đô chính trị Hà Nội và Đinh la Thăng một người Miền Bắc đặc sệt làm bí thư thành uỷ Saigon, thủ đô kinh tế của VN, thủ đô văn minh Miệt Vườn của người Miền Nam.

Phải nói Tổng Trọng là một phù thuỷ chánh trị, chuyên tráo bài ba lá, chớ không phải tay vừa. Y chọn ba ngày Tết tung ra tin này nhơn Tết cổ truyền VN để dảng nhà nước, dân chúng và truyền thông ngoài luồn quá bận với Tết nhứt, ít phản ứng. Nhưng đâu có qua nổi người dân, «mắt dân như mắt khóm», còn truyền thông đại chúng trên mạng, các trang mạng xã hội bây giờ như thần cơ diệu toán, thiên la địa võng, như kính chiếu yêu thì làm sao lấy thúng úp voi được. Đề cử này tạo một cú sóc trên báo chí quốc tế như VOA của Mỹ và trên làng báo dân gian trên mạng vạch trần gốc gác của hai bí thư của hai miền lớn của đất nước VN.



Tin VOA ngày 09.02.2016, tức mồng 2 Tết viết, «Cùng với ông Hoàng Trung Hải, Bí thư thành ủy Hà Nội, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận Tải có nhiều phát ngôn thẳng thừng mới được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ dẫn đắt đảng bộ ở thành phố từng được coi là “Hòn ngọc Viễn Đông”. 5 năm lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, ông Thăng đã có nhiều tuyên bố làm tốn giấy mực của báo chí như “bộ trưởng là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền”.

Các trang mạng xã hội Việt Nam liên tục đưa lên những thông tin, nghị luận và hình ảnh, rằng Hoàng trung Hải là người Tàu. Trang mạng Dân Làm Báo viết “Chiếc ghế bí thư thành ủy Hà Nội, nhiệm kỳ 2015–2020 cuối cùng đã có những bài viết khẳng định ông là người Trung Quốc, và tố cáo ông Hải là ngấm ngầm để cho Trung Cộng trúng thầu trên 90% các công trình trọng điểm quốc gia trong hai nhiệm kỳ ông làm phó thủ tướng. Trang mạng khác còn trích dẫn đơn tố cáo của một cán bộ lão thành cộng sản tên Phạm Hiện khẳng định ông Hoàng Trung Hải là người Tàu. Trong đơn của ông Phạm, có câu: “Bố đẻ ông Hoàng Trung Hải người Trung Quốc tên là Sì Sói”. Còn trên trang blog của mình, blogger Lê Anh Hùng cũng tải lên nhiều hình ảnh của khu mộ gia đình ông Hoàng Trung Hải, với dòng chữ viết bằng tiếng Tàu: "Hoa kiều tiên hữu tổng mộ".

Người thứ hai của Tổng Trọng cử Đinh la Thăng, Bộ Trưởng Giao Thông Vận tải làm bí thư Thành uỷ TP/HCM ở Miền Nam, còn táo bạo hơn nữa. Một quyết định coi lịch sử Đảng CSVN như không có, coi Miền Nam Việt Nam như thuộc địa khai thác (colonie d exploitation) của CS Bắc Việt, coi nửa dân số VN thời Chiến tranh VN hậu thân của VN Cộng hoà từ sông Bến Hải xuống Cà mau là dốt nát, không biết “lý luận” chánh trị, phân biệt đúng sai, như Tổng Trọng đã nói trong đại hội đảng thứ 12.

Hành động đại kỳ thị đối với dân Miền Nam này của Tổng Trọng không qua nổi kinh chiếu yêu của làng dân báo. Ai cũng biết Đảng CSVN là một sự kết họp của ba Đảng CS thời Pháp thuộc: Bắc kỳ CS Đảng, Trung kỳ CS Đảng và Nam Kỳ CS Đảng. Đứng lên chống Thực dân Pháp giành độc lập cho nước nhà, chính Ô. Hồ cũng công nhận là “Miền Nam đi trước nhưng về sau” vì Đảng bộ CS ở Miền Nam phải chịu hai cuộc chiến tranh Pháp và Mỹ. Rất nhiều người CS Nam không tập kết, không đi A, ở lại Miền Nam chết sống với quê hương xứ sở của mình, như Võ văn Kiệt, Trần văn Trà, Nguyễn tấn Dũng và hầu hết những bí thư thành uỷ của Saigon trong 40 năm qua. Không có những người CS Miền Nam, không có giải phóng quân, du kích của Miền Nam thì CS Bắc Việt không có tai mắt, không có lương thực, thua là cái chắc.

Trong thời đổi mới kinh tế không có những người CS Miền Nam ra làm thủ tướng vận động, điều hành chánh phủ và nhà nước một cách linh động thì cả CSVN, trong đó có CS Bắc Việt đột quị rồi. Thế mà Tổng Trọng coi những người CS ở Miền Nam là thấp kém, ngu dốt, đưa một người Miền Bắc vào nắm đầu thành uỷ Saigon là biểu tượng của Nam kỳ CS Đảng, của CS gốc Nam bộ. Người ta thấy Tổng Trọng đã khinh bỉ, xúc phạm người Miền Nam hết chỗ nói rồi. Tổng Trọng đã chọc cho người Nam hết chịu nổi nỗi nhục này.

Từ khi chiếm được Saigon, từ khi có thành uỷ Saigon tới giờ chưa bao giờ Trung Ương Đảng, Bộ chánh trị dám coi thường Khối CS Nam bộ như Tổng Trọng đang làm. Thời Quân Quản cũng người Nam nắm Saigon, là Tương Trần văn Trà được cử ra Bắc làm Thứ Trưởng Quốc Phòng, Ông không đi và nghỉ hưu. Sau khi hết quân quản Bí thư thành uỷ Saigon toàn chỉ người gốc Miền Nam chánh tông: Lê Thanh Hải là dân Tiền Giang, Nguyễn Minh Triết là dân Bình Dương, Trương Tấn Sang và Võ Trần Chí là từ Long An, Mai Chí Thọ là em của Lê đức Thọ gốc Nam Định, Trần Bạch Đằng dân Kiên Giang, Võ Văn Kiệt dân Vĩnh Long. Trừ Mai Chí Thọ là em của Lê đức Thọ gốc Nam Định nhưng vào Nam từ thời kháng chiến chống Pháp như Tổng bí Thư Nguyễn văn Linh – chớ không phải như Đinh la Thăng là người rặc ròng, gốc gác Miền Bắc.

Trên mạng xã hội loan truyền Đinh la Thăng sinh năm 1960, họ Đinh nhưng không phải là con của thượng tướng Đinh Đức Thiện em của Lê đức Thọ như nhiều người lầm tưởng. Nhưng tánh tình, ăn nói hàm hồ, ngổ ngáo giống Tướng Thiện nên có người tưởng Thăng là con của Thiện. Thăng đi lên từ Đoàn Thanh Niên, với chân kế toán viên quèn của Tổng Công Ty Sông Đà sau khi học tài chính xong năm 22 tuổi. 18 năm sau nhờ nịnh nọt, phe đảng lên đứng đầu của tổng công ty này. Thêm 2 năm sau nữa bắt đầu được cơ cấu vào Trung Ương Đảng và làm phó bí thư Thừa Thiên-Huế. 2005 nắm Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia PetroVietnam. 2011 làm bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Đại hội 12 này vào Bộ Chính Trị theo gót giày của Tổng Trọng! Chuyên môn chính của Đinh La Thăng là kế toán xây dựng. Đẳng cấp giỏi nhất là moi tiền! Tác phong văn công thượng đội hạ đạp, cái đít văn công, cái mông bộ đội đại cán sờ mó đều “nhất trí đồng tình”, nhưng thường phọt ra những tuyên bố giựt gân đối với thuộc cấp ở dưới. Ở Sông Đà, Ông làm thất thoát 10 ngàn tỷ! Về PetroVietnam làm mất 18 ngàn tỷ!

Cán bộ đảng viên trong Uỷ ban và thành uỷ Saigon coi Đinh la Thăng là một phương tiện như Nguyễn bá Thanh để Tổng Trọng dùng trong chiêu bài “đả hổ diệt ruồi” tham nhũng như quan Thầy Tập cận Bình đã làm bên Tàu để đào tận gốc bốc tận rể phe phái của Nguyễn tấn Dũng đã từng chống Tổng Trọng.

Kỳ thị người Nam là bản chất của Tổng Trọng. Với trò phù thuỷ của Tổng Trọng người ta thấy Trung ương uỷ viên đắc cử được Tổng Trọng và phe của y cơ cấu như sau: 59,7% Bắc, 21,1% Trung, 21,1% Nam; như vậy kể cả Miền Trung và Nam vùng gọi là Miền Nam thời VNCS cộng lai 42,2%, thua CS gốc CS Bắc Việt là 59, 7-42, 2= 17, 5%.

Như vậy, TC không cần nổ một tiếng súng, rút một cây gươm, mà chỉ dùng chủ nghĩa CS, tiền và gái, chức và quyền mua chuộc phe CS thân Bắc Kinh là có một thái thú cúc cung tận tuỵ phục vụ Thiên Triều Bắc Kinh, đưa một người gốc Tàu, thần phục và phục vụ TC vào nắm đầu đảng uỷ thủ đô của VNCS và một người Bắc vào Nam nắm dầu thành uỷ Sagon. Mưu quá sâu của Tàu Cộng, tài tạo một cuộc nội chiến, một chiến tranh tâm lý, chiến tranh chánh trị giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong như thời Trịnh Nguyễn phân tranh./.(VA)
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Biểu tình và độc chiêu của đảng CSVN
Lê Dủ Chân
(Danlambao) - Trong một chế độ độc tài, khi quyền ứng cử, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo quốc gia của người dân bị tước đoạt, quyền tự do tư tưởng bị đóng khung, các hình thức đóng góp sửa sai của người dân điều bị quy là "phản động", quyền tự do ngôn luận bị triệt tiêu, các cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình điều nằm trong tay nhà nước, sinh hoạt xã hội bị chi phối kềm kẹp bởi công an, côn đồ, còng số tám, nhà tù thì biểu tình là con đường, phương thức ngắn nhất, ôn hòa nhất, tiết kiệm nhiều hy sinh nhất để người dân bày tỏ chính kiến, đòi quyền sống, quyền làm người, quyền làm chủ đất nước của mình.

Vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc, đã đưa giàn khoan dầu Hải Dương Thạch Du 981 định vị ở vị trí cách đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông để thăm dò dầu khí.

Đứng trước sự kiện nhà cầm quyền Bắc Kinh ngang ngược xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vào ngày 7 tháng 5 năm 2014, 20 tổ chức xã hội dân sự trong nước đã phát lời kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.

Lời kêu gọi này đã đặt đảng cộng sản Việt Nam vào thế vô cùng khó xử, tiến thoái lưỡng nan, bởi những lý do sau đây:

1- Sự kiện xâm phạm lãnh thổ, xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của nhà cầm quyền Bắc Kinh là có thật và rõ ràng không thể ngang ngược chối cãi hay ngụy biện bao che được (như đảng cộng sản đã từng làm trong 70 năm nay, qua các trường hợp Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, đồi Lão Sơn, tàu lạ...)

2- Người dân đứng lên biểu tình bày tỏ lòng yêu nước chống sự xâm lăng của Bắc Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động yêu nước, chính nghĩa. Đàn áp những cuộc biểu tình yêu nước này không khác chi đảng CSVN tự xác nhận đã bán nước cầu vinh, tay sai của Tàu (mặc dù đó là sự thật).

3- BCT/TƯ đảng CSVN hiểu rằng một khi bản chất tay sai cho Tàu bị bộc lộ rõ ràng, chế độ sẽ sụp đổ vì mất đi sự ủng hộ của một thành phần quần chúng, quân đội, công an từ vẫn còn tin tưởng vào sự tuyên truyền về đường lối chính sách chống ngoại xâm của đảng.

4- Không có một tôi tớ nào muốn làm mất lòng chủ, nhất là ông chủ đó đang nắm vận mạng của mình. Làm cho Bắc Kinh phẫn nộ, tai họa sẽ đến với đảng CSVN nói chung và tập đoàn lãnh đạo đảng hôm nay nói riêng. Chưa nói đến sự trả đũa của Bắc Kinh bằng cách công bố những mật hàm, mật ước, thỏa thuận phản quốc ngầm mà đảng CSVN đã đã ký kết với Bắc Kinh trong 70 năm qua, chỉ nội việc Bắc Kinh cắt đứt quan hệ trên hai lạnh vực kinh tế và chính trị cũng đủ làm cho 16 ủy viên BCT và 175 UVTƯĐ chui ống cống hoặc nhẹ hơn họ ra lệnh cho đàn em ở Hà Nội mở chiến dịch thanh toán bầy đàn thì cũng có khối thành viên trong Bắc Bộ Phủ chết non chết yểu, hoặc bị loại ra khỏi vòng quyền lực.

Bị kẹt giữa hai thế lực có thể làm sụp đổ chế độ, đảng CSVN phải tính toán, hành động như thế nào để:

1- Dập tắt được biểu tình mà không bị mang tiếng là đàn áp tinh thần yêu nước, người yêu nước.

2- Không làm cho tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh lâm vào tình trạng khó xử phải lựa chọn một trong hai trường hợp: hoặc phải rút giàn khoan dầu HD-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoặc phải đối diện với sự tan vỡ tình hữu nghị hay xấu hơn nữa là chiến tranh giữa hai nước Việt Tàu.


Như chúng ta đã chứng kiến, để đáp ứng lời kêu gọi ngày 7 tháng 5 năm 2014 của 20 tổ chức xã hội dân sự trong nước, tại 22 tỉnh thành của Việt Nam trong đó có: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... đã có hàng ngàn người yêu nước xuống đường biểu tình ôn hòa với mục đích phản đối và lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải của Việt Nam.

Bên cạnh đó thay vì tung lực lượng tay sai ra đàn áp biểu tình như những lần trước thì đảng cộng sản lần này làm ngược lại, họ cũng huy động các đoàn thể, tổ chức tay chân nối dài của mình, cụ thể như đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... đồng xuống đường biểu tình, và cho các loa đài, báo chí của đảng ra sức tuyên truyền cho nhân dân trong nước, ngoài nước và thế giới biết.

Như vậy vào những ngày trong tháng 5 năm 2014, trước sự kiện giàn khoan dầu Hải Dương Thạch Du 981 của Trung cọng xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong nước có 2 lực lượng biểu tình.

Lực lượng thứ nhất là của người Việt Nam yêu nước theo lời kêu gọi của 20 tổ chức dân sự xuống đường biểu tình ôn hòa để phản đối Trung cộng xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Lực lượng thứ hai là của đảng cộng sản, họ cũng xuống đường biểu tình nhưng không phải để phản đối Trung cộng xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà để trà trộn vào các cuộc biểu tình yêu nước, tổ chức những cuộc bạo loạn, đập phá các cơ sở kinh doanh nước ngoài, cướp của, giết người, kích động, mua chuộc công nhân và các thành phần bất hảo trong xã hội gây rối, đốt phá hãng xưởng, hôi của... như chúng ta đã thấy tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 1, Việt Hương và Sóng Thần 1 ở Bình Dương và công ty Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Mục đích chính của họ là "gắp lửa bỏ tay người", "thọc gậy bánh xe" làm cho cuộc biểu tình của người Việt Nam yêu nước mất chính nghĩa và trở nên xấu đi trước công luận của nhân dân Việt Nam và quốc tế.

Với độc chiêu này đảng cộng sản thu được những mối lợi sau:

1- Dập tắt được đợt biểu tình chống Tàu xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ta trong những ngày đầu tháng 5 năm 2014 mà không bị người dân trong nước và thế giới quy tội là theo Tàu đàn áp người yêu nước, hơn nữa còn được mang tiếng là yêu nước.

2- Hóa giải được các cuộc biểu tình chống Trung cộng tiếp theo sau đó, cụ thể như các cuộc biểu tình: Ngày 18 tháng 5 tại Sài Gòn, Hà Nội, ngày 19 tháng 5 tại Vinh / Nghệ An, ngày 04 tháng 6 tại Sài Gòn, ngày 19 tháng 6 tại Hà Nội, tất cả đều bị công cụ của đảng ngăn cấm, trấn áp không nương tay mà không tạo ra được phản ứng tích cực nào trong quần chúng nhân dân trong và ngoài nước cũng sự như phê phán của dư luận quốc tế. Và từ đó (05/2014) cho đến nay chưa có một cuộc xuống đường biểu tình nào được tổ chức mặc dù tình trạng xâm lấn của Trung cộng càng ngày càng ngang ngược trắng trợn và thái độ của đảng CSVN càng ngày càng phục tùng qụy lụy.

3- Có lý do để đàn áp những cuộc biểu tình xảy ra trong tương lai với cái cớ là phá hoại kinh tế và an toàn xã hội.

4- Làm xấu đi hình ảnh biểu tình của nhân dân Việt Nam phản đối sự xâm lấn của Tàu và gieo ảnh hưởng không tốt đến những cuộc xuống đường biểu tình với các mục tiêu chính đáng khác của nhân dân Việt Nam dưới chế độ độc tài như xuống đường biểu tình đòi tự do, dân chủ, quyền con người, công bằng xã hội trong tương lai.

5- Gây ra tâm lý hoang mang, hụt hẩng đối với những người tham gia biểu tình, tác động tiêu cực vào lòng tin của nhân dân đối với những tổ chức biểu tình, gây khó khăn cho sự vận động dân chúng tham gia biểu tình vào những lần kế tiếp...

Để bảo đảm cho quyền cai trị độc tôn và vĩnh viễn, đảng cộng sản không thiếu và cũng không ngại dùng mọi thủ đoạn dồn phong trào đấu tranh vào thế bí để giành phần thắng về mình, cụ thể như hành động "gắp lữa bỏ tay người" như đã nêu trên. Chúng ta không thể ngăn họ được và ngược lại chúng ta cũng không thể không đấu tranh, điều chúng ta có thể làm trong những tình huống như vậy là bình tâm, sáng suốt phân biệt trắng, đen, chính, tà, nhanh chóng vạch trần những âm mưu đen tối của họ trước nhân dân Việt Nam và công luận quốc tế để đem lại hậu thuẫn cho mình và sau đó thì "chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ đi".

Vì tương lai của đất nước, vì tương lai của dân tộc, vì tương lai của con cháu sau này, chúng ta không để những mưu ma chước quỷ của đảng cộng sản làm chùn bước trên con đường đấu tranh giành lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân và bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ lãnh thổ cho tổ quốc. Đồng bào ơi, hãy đạp lên vũng lầy tội ác do đảng cộng sản tạo ra mà đi.

Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi.
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo.
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi,
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ,
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ,
Thoát cơn tàn phá vẻ vang nòi giống,
Xứng danh nghìn năm giống Lạc Hồng!

Lê Dủ Chân
danlambaovn.blogspot.com
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

CS Ở Đâu Cũng Bị Chống

Vi Anh


Có tin phái đoàn của CSVN do Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng cầm đầu đến Mỹ dự hội nghị thượng đĩnh Mỹ-ASEAN, trong hai ngày 15 và 16 tháng Hai, 2016 tại Sunnylands, thành phố Rancho Mirage, Nam California. Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai liền kết hợp cùng các Cộng Đồng, Hội Đoàn tổ chức cuộc biểu tình chống CSVN, đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng Nhân Quyền của người dân mà CSVN đã ký kết trong Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái bình dương.

Ngoài ra trên truyền thông đại chúng Mỹ Việt xuất hiện một số vận động chữ ký các cơ quan đoàn thể chánh trị của người Mỹ gốc Việt kiến nghị yêu cầu TT Obama đặt vấn đề nhân quyền đối với phái đoàn của CSVN. Đảng Việt Tân ở Mỹ kết hợp với tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF trụ sở ở Paris, Pháp, vào ngày 12/2 cho đăng trên tờ the Huffington Post, kêu gọi Hà Nội phải cam kết cải thiện tự do thông tin ở trong nước đổi lấy thỏa thuận mậu dịch tự do. Tổ chức Bảo vệ Ký giả - CPJ, trụ sở tại Hoa Kỳ gửi thư cho TT Obama bày tỏ quan ngại về tình hình tự do báo chí tại khu vực Đông Nam Á. CPJ kêu gọi chính quyền Washington, khi theo đuổi mối quan hệ chiến lược với 10 nước ASEAN cần phải đặt ưu tiên tăng tiến tự do báo chí như điều kiện tiên quyết trong phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn với từng nước cũng như với cả khối..

Những cuộc biểu tình, đăng báo, phản đối, chống đối CS, người Việt ở Hải ngoại đã làm cả 40 năm rồi, và còn làm nữa. Người Việt biểu tình chống Thủ Tướng VC Phan văn Khải công du Mỹ và Canada. Người Việt biểu tình chống Chủ tịch Nước VNCS Trần đức Lương ở Pháp, Hòa Lan, và Bỉ. Người Việt biểu tình ở Úc chống Truyền hình VC, đã tắt đài VT4, và đang chống CS Hà Nội cho văn công sang tuyên truyền quốc ngoại. Âu Mỹ Úc ở đâu, lúc nào xuân hạ thu đông, người CSVN nào xuất hiện, việc gì của CSVN làm công khai ở hải ngoại, người Việt cũng chống, cũng biểu tình chống.

CS Hà Nội là chế độ chánh trị gì mà người cầm đầu đi đâu, lời nói và hành động chỗ nào cũng bị chính đồng bào mình chống đối. Thủ Tướng Chánh phủ Phan Văn Khải, Nguyễn tấn Dũng, Chủ tịch Nước Trần đức Lương, Trương tấn Sang, Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng đi Mỹ, đi Âu người Việt đều hàng hàng lớp lớp biểu tình chống.

Còn việc làm và lời nói của CS Hà nội mới nghe qua tuy ngọt mật, nào Việt Kiều là “khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận không tách rời của dân tộc”, nhưng thực tế đoàn văn công VC đi tới đâu bị tẩy chay tới đó, bị biểu tình chống văn hóa CS nọc độc, tuyên truyền bịp bợm đến đó. Tiếng nói phát thanh phát hình dù nghi trang đi tới đâu là bị biểu tình “tắt đài” ở đó. Mà số người biểu tình ở Mỹ, ở Úc - tuy thì giờ là tiền bạc, tuy đất rộng đường dài, Úc chiếm nguyên một châu, Mỹ chiếm gần nửa tây bán cầu -- mà lúc nào cũng có hàng ngàn người bỏ công ăn việc làm, lặn lội đến để chống CS.

Chế độ CS Hà Nội là chế độ gì mà biểu tượng đảng kỳ, và quốc kỳ bị đồng bào gọi là cờ máu, chỉ ru rú như gián ngày trong bốn bức tường của sứ quán, ló ra đâu là bị đồng bào biểu tình triệt hạ. Trong khi đó quốc kỳ VNCH dù không còn pháp nhân công pháp nữa, vẫn chẳng những được người Việt Hải Ngoại chào kính mà còn được dân chúng và nhiều chánh quyền địa phương ở ngoại quốc công nhận như biểu tượng, di sản tự do, dân chủ, nhân quyền VN - là chính nghĩa đối đầu với CS Hà Nội.

Những câu hỏi này người Việt Hải ngoại đã trả lời khẳng định từ lâu, từ khi dùng thuyền nan vượt đại dương, gạt nước mắt tạm rời nước nhà ra đi tìm tự do cho mình và hy vọng đem lại tự do cho bà con còn bị kẹt ở lại. Và người Việt hải ngoại cũng đã và đang làm cho dân chúng và chánh quyền nhiều nước trên thế giới, nơi có người Việt định cư ít nhiều đã tỏ rõ. Người Việt Hải Ngoại không chống đất nước và nhân dân VN. Người Việt Hải ngoại chống là chống cái chế độ độc tài của CS Hà Nội, cái chủ nghĩa CS độc tài đảng trị, toàn diện vừa theo kiểu Staline vừa theo kiểu Mao Trạch Đông gần đây thì đã đổi màu xanh vỏ nhưng đỏ lòng để sống sót. Người Việt Hải ngoại chống nhà cầm quyền CS lấy quyền lợi Đảng để trên quyền lợi quốc gia dân tộc, làm cho xã hội VN quằn quại vì nạn tham nhũng, vì nạn sang đoạt đất ruộng của dân, dân tộc kỳ thị Bắc, Nam, nhà tu không được yên ổn tu hành, đồng bào thiểu số không được nâng đỡ. Chủ nghĩa mà nhà cầm quyền đang lấy làm ý thức hệ là chủ nghĩa mà Nhân Loại trong đó có người Việt trong ngoài nước đều biết, là một chủ nghĩa thử nghiệm thất bại nhưng sát nhân, đã giết hàng triệu người, trong đó ác độc nhút là giết chính đồng bào mình, như ở Liên xô với Staline, ở Trung Cộng với Mao Trạch Đông, ở VNCS với Hồ Chí Minh.

Bằng cớ đã rõ nhưng chưa có tính “tổng quát” trong chính trường quốc tế vì lý do quyền lợi của một số quốc gia. Mỹ dù có bang giao với Hà Nội nhưng vẫn có lần đặt CS Hà nội trong qui chế “cần quan tâm đặc biệt” vì lý do vi phạm tự do tín ngưỡng. Chính CS Hà nội thừa nhận vấn đề nhân quyền VN là “trở ngại trung tâm” trong bang giao với Mỹ, và phong trào quốc kỳ VN được hàng chục chánh quyền dân cử tiểu bang, hàng trăm chánh quyền dân cử quận hạt, thành phố Mỹ thừa nhận, là “một xúc phạm” đối với CS Hà Nội. Vấn đề nhân quyền là vấn đề Quốc hội Mỹ quan tâm sâu sắc và làm mất thì giờ Ô. Đại sứ Mỹ tại VN phải nay nhắc nhở, mai đòi hỏi, mốt yêu cầu cải thiện.

Trên thế giới, ngoài nước VN, lần đầu tiên xuất hiện và đang hình thành một VN hải ngoại như Pháp Quốc Hải ngoại thời Đức Quốc Xã chiếm Pháp, gắn bó với nhau qua mẫu số chung chống CSVN, tiếp tay đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho trên 90 triệu đồng bào trong nước. Hàng 300 ngàn Nguyễn Trường Tộ trẻ trung được trang bị khoa học tiền tiến của Tây Phương, ngay trong lòng văn minh Tây Phương. Hàng triệu những nhà ngoại giao dân gian, làm công tác ngoại giao giữa dân với dân, làm công tác dân vận với người địa phương nơi quê hương thứ hai, làm chánh trị với chánh quyền dân cử để tạo áp lực gián tiếp với CS Hà nội, và đấu tranh trực diện với CS Hà Nội từ ý thức hệ chánh trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội trên bình diện thực tế sinh động.

Thế cho nên dù gồm thâu được giang sơn, “nắm” được người dân trong nước như những con tin, bòn vét tiền rừng bạc biển của đất nước, thuế má mồ hôi nước mắt của hơn 90 triệu người Việt trong nước, có an ninh lộ trình bang giao, có túi bạc ngân sách quốc gia kè kè, mà CS Hà Nôi đi tới đâu đều phải vào cửa hông ra cửa hậu. Ở Âu, ở Mỹ, ở Úc, ở đâu người Việt cũng chống Cộng. Và nhiều dấu chỉ cho thấy còn chống dài dài, cho đến khi nào không còn CS mới thôi./.(VA)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Vì sao cựu-tân TBT Nguyễn Phú Trọng trắng trợn nói sai sự thật như thế?

Thiện Ý



Chúng tôi gọi cựu-tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vì ông Trọng nguyên là Tổng Bí thư Khóa XI, nay lại được Đại hội đảng XII tái bầu làm Tổng Bí thư Khóa XII.Trong cuộc họp báo kết thúc đại hội, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói sai sự thật hai điều:

- Một là ông rất ngạc nhiên «tôi không ngờ» khi được tái cử ở tuổi 72, quá với tuổi qui định phải về hưu đến 7 tuổi, nhưng là đảng viên Ông “đành phải chấp nhận sự phân công của Đảng”, không được chối từ.

- Hai là ông đã lên tiếng bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng sản VN. Theo ông, chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách «dân chủ hơn hẳn» một số nước có tổ chức phổ thông đầu phiếu “nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất cả” và cho rằng Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng”.

Hai câu hỏi được đặt ra: Vì sao ông Trọng giám nói sai sự thật như thế và khi nào Ông Trọng mới dám nói đúng sự thật?

I/- VÌ SAO ÔNG TRỌNG DÁM NÓI SAI SỰ THẬT NHƯ THẾ?


Nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên tự hỏi tại sao người đứng đầu đảng CSVN dám nói dối một cách trắng trợn và công khai như thế. Ai cũng biết trong nhiều ngày tháng trước Đại hội XII, ông Trọng và bè cánh đã dùng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm loại trừ đối thủ chính trị của mình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và giữ cho kỳ được chiếc ghế tổng bí thư đầy quyền uy của mình. Đồng thời ai cũng biết ông Trọng là một tổng bí thư có học vị cao nhất – Tiến sĩ - so với 10 đời tổng bí thư trước, mà sao ông lại có thể coi thường công luận quốc tế cũng như quốc nội như thế.

Thế nhưng đối với những người am tường về chủ nghĩa cộng sản, thì không lạ gì trước những lời nói sai sự thật một cách ngang ngược như thế của người đứng đầu đảng CSVN. Đúng ra là phải khen ông Trọng đã đóng đúng vai trò người phát ngôn cao nhất của đảng CSVN, một chính đảng xây dựng trên nền tảng một chủ thuyết mang tính không tưởng, nên đã phải dùng mọi thủ đoạn gian trá khi đi vào thực hiện. Vì trong cuộc họp báo, Ông Trọng đã thành thật thể hiện trung thực cá tính gian ngoan, xảo trá tiêu biểu của con người cộng sản và tính tuyên truyền láo khoét của đảng CSVN để lừa mị lôi kéo quần chúng. Ông còn ngụy biện, rằng “một đất nước không có kỷ cương thì rối loạn, mất ổn định sẽ không thể phát triển được”.

Trong diễn văn bế mạc đại hội, ông Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng con đường “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, mà chính ông và toàn đảng của ông thừa biết là không thể thực hiện được. Vì chính ông cũng từng than vãn “không biết đến hết thế kỷ này có xây dựng được chủ nghĩa xã hội hay không”.

Toàn bộ kịch bản diễn ra từ trước cho đến ngày Đại hội XII kết thúc đã được che đậy bằng sự gian trá. Cuộc họp báo kết thúc đại hội của ông Nguyễn Phú Trọng hôm 28-1-2016 vừa qua chẳng qua chỉ làm công việc của một phát ngôn nhân chính thức của đảng nhằm thành đạt mục tiêu tối hậu của “Đảng ta”. Mục tiêu tối hậu đó là gì, có lợi hay có hại cho dân, cho nước? Thực tế sẽ có câu trả lời trong vòng 5 năm tới.

II/- KHI NÀO ÔNG TRỌNG MỚI NÓI ĐÚNG SỰ THẬT?

Như trên chúng tôi đã nhận định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói dối là để phục vụ cho nhu cầu của một kịch bản vừa được thực hiện bằng sự gian trá để giúp đảng CSVN thoát khỏi một tình thế nan giải, để có thêm thời gian khắc phục nhằm thành đạt mục tiêu tối hậu qua một kịch bản tiếp theo sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm tới (2016-2021). Vậy ông Trọng sẽ chỉ nói thật khi đã đạt được mục tiêu tối hậu của đảng CSVN, bất kể muc tiêu ấy tốt hay xấu.

Nếu mục tiêu đó chỉ có lợi cho Đảng, bất lợi cho dân, cho nước, thì đó là mục tiêu xấu. Ví dụ như để cho đảng CSVN có thêm thời gian, cơ hội củng cố vững chắc chỗ dựa Bắc Kinh, để kéo dài quyền thống trị độc tôn trong một chế độ tài, độc đảng. Trong mục tiêu này, nếu ông Tổng Trọng tồn tại đến hết nhiệm kỳ 5 năm, an toàn về hưu, có thể ông cũng sẽ nói sự thật như các lãnh đạo đảng và nhà nước về hưu trước ông đã nói thật, sau khi ra khỏi vòng cương tỏa của quyền lực, danh lợi, (xa như Tướng Trần Độ, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, gần như Phó Thủ tướng Trần Phương, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh…và rất nhiều đảng viên lớn nhỏ khác) nếu như có dũng khí, không sợ mất ưu quyền, đặc lợi; nếu không thì ông Trọng vẫn tiếp tục “ngậm miệng ăn tiền” cho đế lúc nhắm mắt xuôi tay hay cho đến khi chế độ của đảng CSVN sụp đổ như ở Liên Xô và hầu hết các nước XHCH trên thế giới.

Nếu mục tiêu đó có lợi cho dân, cho nước, thì đó là một mục tiêu tốt.Ví dụ như trong vòng 5 năm tới tiếp tục nương theo chiều hướng dân chủ hóa và thị trường tự do hóa toàn cầu, khắc phục mọi khó khăn trở ngại, củng cố phát triển nội lực, đủ thế lực để thoát Trung, tiến tới chế độ dân chủ, đa đảng, ông Trọng sẽ nói thật và làm thật khi có đủ các điều kiện cần và đủ cho một sự chuyển đổi qua mục tiêu tối hậu là chế độ dân chủ đa đảng.

III/- KẾT LUẬN.

Tựu chung còn đảng CS, còn chế độ độc tài, độc đảng tại Việt Nam, ông Trọng còn phải nói dối. Ông chỉ có thể nói thật khi Việt Nam có chế độ dân chủ, đa đảng. Ngày nào đảng CSVN còn độc quyền thống trị đất nước, Ông Tổng Trọng hay bất cứ lãnh đạo cấp cao cấp thấp nào của đảng và nhà nước CSVN cũng vẫn phải nói dối không ngượng mồm, nói dối theo cơ cấu và mệnh lệnh của cái gọi là “Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách”.

Nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ chăm chú nhìn những gì Ông Trọng và đảng CS của ông làm trong 5 năm tới, để xem có lợi hay có hại cho dân cho nước, để có thái độ và hành động tiếp tay hay ngăn chặn kịp thời.

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Bám Trung Cộng để bảo vệ đảng

Ngô Nhân Dụng
Sau Ðại Hội 12 của đảng Cộng Sản Việt Nam, nhiều người đoán rằng nhóm lãnh đạo mới vốn nổi tiếng thân Trung Cộng thì họ sẽ không cần phải bày tỏ thái độ quá khúm núm trước các “đồng chí anh em” nữa vì tất cả đã được Bắc Kinh chuẩn y rồi. Thỉnh thoảng cứ cho dân Việt được kêu la khóc lóc chống đế quốc xâm lược, không cần phải đàn áp nặng nề. Miễn là những món dâng lên các “đồng chí anh em” ăn miếng nào ra miếng nấy, là “hẩu lớ!”

Cho nên trong ngày 17 Tháng Hai năm 2016 vừa qua ở Hà Nội, buổi lễ tưởng niệm 60,000 đồng bào và tử sĩ bị quân Trung Cộng tàn sát trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979 không bị phá. Phản ứng của chính quyền Cộng Sản khác hẳn hai năm trước. Ngày 16 Tháng Hai năm 2014, không những công an cộng sản ngăn chặn những người muốn đi dự lễ tưởng niệm từ lúc mới bước chân ra cửa nhà, mà còn xua công an côn đồ trai gái tới “nhảy múa” ngay tại chỗ trong giờ hành lễ. Nhảy múa trên xác chết là một cách chửi thề: “Chúng mày muốn lễ hả? Bà múa cho mày mở mắt ra! Lễ cái này này!”

Năm 2014, đảng Cộng Sản cố ý “chửi cha đồng bào và các chiến sĩ.” Vì đám công an côn đồ phát ra một bài hát Tầu để nhảy theo điệu nhạc Cha cha cha! Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi tiết lộ điệu nhạc cổ này có tên “Trung Quốc cáp cáp” (中國恰恰). Lời ca Tàu dịch sang tiếng Việt khoe rằng: “Cha cha cha / Cô gái Trung Quốc xinh đẹp như đóa hoa / Cô nương có đôi môi hồng tươi / Chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi / cha cha cha / Là lúc tiết trời hoan lạc / Chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi/ cha cha cha...” Những người không biết tiếng Tàu cũng hiểu rằng họ chửi cha mình!

Năm nay Ðảng không “chửi cha” đồng bào Hà Nội nữa. Ông Nguyễn Phú Trọng có thể xoa bụng tự khen: “Ðấy nhé, đứa nào dám bảo tớ thần phục Trung Quốc?”

Nhưng trong tuần trước, lễ tưởng niệm được nhiều người dân Sài Gòn tổ chức thì công an vẫn tới từng nhà ngăn chặn và đánh phá cuộc lễ. Những bông hoa dâng cúng bị đám côn đồ đạp nát dưới chân. Tại sao lại phân biệt đối xử như vậy? Có lẽ bởi vì ông Ðinh La Thăng, mới nhậm chức thành ủy, rất táo bạo. Khi làm bộ trưởng Giao Thông Vận Tải ông đã từng ra lệnh đốt hết những chiếc xe gắn máy chạy đua “cho chúng nó hết đua!” Phải bao nhiêu người can ông mới tha. Hoặc vì ông biết dân Sài Gòn “khó dạy” hơn dân Hà Nội; cho nên cứ cấm tiệt cho xong chuyện.

Ở Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng có thể yên tâm cho người ta đi thắp hương khấn vái các tử sĩ và đồng bào chết oan trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 vì biết rằng mấy nén hương thắp lên rồi cũng tàn, đâu lại vào đó, tượng đài Lý Thái Tổ mai mốt lại chỉ còn “rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.” Ngay những tấm bia tưởng niệm các liệt sĩ, kể cả bia ghi công “Sư Ðoàn 33 đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược” cũng bị đục bỏ tàn nhẫn, mà cả một sư đoàn cho đến dân địa phương không ai dám hó hé nói một tiếng! Dân và quân Việt Nam hiền lành, dễ bảo như vậy, các đồng chí anh em Trung Quốc không có gì phải lo!

Giới lãnh đạo Trung Nam Hải, từ Mao Trạch Ðông tới Tập Cận Bình đều rất thực tế. Họ cần kết quả cụ thể, chứ không phải chỉ muốn nghe nịnh hót, mặc dầu có nịnh hót thì vẫn hơn. Năm 1950 khi tiễn phái đoàn các cố vấn Trung Cộng qua chỉ đạo Cộng Sản Việt Nam, Mao Trạch Ðông đã nhắc nhở họ hãy nhớ chuyện Mã Viện đánh Hai Bà Trưng ở nước ta. Ông ta dặn dò các cố vấn giữ ý tứ, đừng khiêu khích tự ái dân tộc của người Việt. Ðám cố vấn này, mỗi khi khuyến cáo mà quân đội Việt Minh không nghe đều phải làm áp lực qua Hồ Chí Minh mới được toại ý. Năm 1951, Hồ Chí Minh gặp Mao đã phải lên tiếng xin Mao chỉ thị cho cố vấn La Quý Ba hãy đáp ứng lời mời đến dự các phiên họp của Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam. Mao đã cho Hồ được thỏa mãn! Chẳng khác nào triều đình Huế mời viên công sứ Pháp dự các phiên họp của cơ mật viện!

Theo đúng tấm gương này, đáng lẽ bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng phải mời đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội tới dự các phiên họp Bộ Chính Trị mới xứng đáng là cháu ngoan bác Hồ! Nhưng Bắc Kinh không cần lý đến hình thức bên ngoài. Trung Cộng sẽ tiếp tục bảo vệ chế độ Cộng Sản ở Việt Nam, miễn là cứ cho họ khai thác mỏ bô xít, coi là “chiến lược lớn lâu dài của đảng và nhà nước” như lời ông Nguyễn Tấn Dũng. Miễn là Hà Nội vẫn ký hợp đồng cho người Tầu khai thác rừng Việt Nam ít nhất 50 năm. Miễn là các công ty Trung Cộng vẫn trúng hầu hết các mối thầu xây dựng. Miễn là cứ cho công nhân Trung Cộng sang làm việc không giấy phép, lập các thành phố Trung Cộng khắp ba miền Nam Trung Bắc và cao nguyên! Miễn là hải quân Việt Nam không được phép bén mảng tới gần những hòn đảo Hoàng Sa đã bị Tàu chiếm. Miễn là đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn ngậm miệng không dám thưa kiện Trung Cộng ra các tòa án quốc tế sau khi cho tầu hải giám cướp phá, giết hại các ngư dân Việt Nam.

Cộng Sản Trung Quốc có thể yên tâm cho phép dân Việt lâu lâu thắp hương tưởng niệm các tử sĩ năm 1979, năm 1988, cả những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử chiến ở Hoàng Sa năm 1974 cũng được. Bởi vì họ biết đảng Cộng Sản Việt Nam không thể nào rời bỏ cái “vú mẹ!” Công an an cộng sản có khẩu hiệu “Ðảng còn thì mình còn.” Các lãnh tụ Cộng Sản thì biết: “Trung Cộng còn ủng hộ thì mình mới còn!”

Vì thế, ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Cộng đã có lần lo lắng đến nỗi hốt hoảng nói: “Tôi thấy lo lắng lắm! Không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già đều có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.” Từ trẻ con đến người già ai cũng ghét Trung Quốc, nguy hiểm quá!

Trong một ngàn năm Bắc thuộc, chưa nghe người Việt Nam nào nói một câu như vậy, ngoài các quan cai trị như Tô Ðịnh, Trần Bá Tiên, Cao Chính Bình! Tô Ðịnh đã bị Hai Bà Trưng đánh đuổi. Trần Bá Tiên không đánh lại Triệu Quang Phục phải bỏ về Tàu lo việc trong nhà. Phùng Hưng đánh cho Cao Chính Bình phát bệnh mà chết. Nhờ thế dân tộc Việt Nam mới “Ðứng Vững Ngàn Năm!”

Nhưng thời nay, đảng Cộng Sản Việt Nam biết rằng Trung Cộng còn được ăn thì mình còn! Mất lòng đồng chí anh em thì chính số phận đảng Cộng Sản ở Việt Nam cũng mất. Cho nên ngày mùng 8 Tháng Mười Hai năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng đã thổ lộ tâm sự trước kỳ đại hội đảng thứ 12. Ông Trọng rất lo làm mất lòng Trung Nam Hải. Không dám kiện Bắc Kinh trước các tòa án quốc tế. Không dám cho hải quân ra biển bảo vệ các thuyền ngư dân đang bị “tàu lạ” tấn công. Chỉ vì sợ “đụng độ!” Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình thế nào? Giờ ta có ngồi đây mà bàn tổ chức đại hội đảng được không?”

Hai Bà Trưng, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng lo cho vận mệnh dân tộc. Còn Nguyễn Phú Trọng và đồng đảng bây giờ chỉ lo bảo vệ đảng Cộng Sản! Nước mất không lo, miễn đảng đứng vững được năm nào hay năm đó!

Sang năm sẽ còn một số người Việt Nam vẫn làm lễ tưởng niệm 60 ngàn đồng bào và chiến sĩ bị quân Trung Cộng sát hại. Số người có thể sẽ không đông bằng năm nay. Trong sách giáo khoa môn lịch sử bậc trung học, cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 chỉ được ghi trong 11 dòng! Rồi năm này qua năm khác, dần dần người ta sẽ quên. Những người còn nhớ vẫn được phép khấn vái. Miễn là đảng Cộng Sản vẫn còn ngồi đó để ăn. Mà phần ăn lớn nhất vẫn thuộc về các vị tân thái thú, tân tiết độ sứ, nối gót Tô Ðịnh, Trần Bá Tiên, Cao Chính Bình!
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Khi Hiến Pháp bị vi phạm có hệ thống

Bùi Tín
(Nguồn: VOA)
Dưới đây tôi sẽ chứng minh Hiến Pháp Việt Nam đã bị vi phạm một cách có có hệ thống. Ðây là một thảm họa quốc gia đã kéo dài. Cả năm bản Hiến Pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đều bị vi phạm suốt 70 năm nay.

Trước khi nói đến những vi phạm đó, xin đặt vấn đề trách nhiệm thuộc về ai?

Trước hết đó là trách nhiệm của Quốc Hội suốt 13 khóa vừa qua, trên danh nghĩa là “cơ quan quyền lực cao nhất.” Thứ đến là cơ quan hành pháp, bao gồm chính phủ, chủ tịch nước và thủ tướng cùng các bộ trưởng, thứ trưởng, và các thành viên khác. Ở nhiều nước, khi nhận nhiệm vụ, tổng thống phải thay mặt chính phủ đặt tay lên bản Hiến Pháp hoặc Kinh Thánh để tuyên thệ trung thành tuyệt đối với bản hiến pháp. Tội vi hiến bị coi là tội rất nặng.

Về mặt tư pháp, nhiều nước có tòa án hiến pháp, có Hội Ðồng Hiến Pháp, chuyên giám sát việc thi hành Hiến Pháp một cách nghiêm ngặt, khi thấy làm sai Hiến Pháp phải lên tiếng ngay để truy cứu trách nhiệm và xử lý công khai.

Ở nhiều nước không có Hội Ðồng Hiến Pháp, như ở Việt Nam, thì tòa án tối cao và Viện Kiểm Sát Tối Cao phải nhận trách nhiệm này, phải giám sát mọi hoạt động của nhà nước và báo động khi thấy Hiến Pháp bị vi phạm, và kiểm tra việc giải quyết.

Trong Hiến Pháp năm 1980, có thể nói vi phạm nghiêm trọng nhất là Ðiều 4, một điều được mô phỏng theo Ðiều 5 trong Hiến Pháp Liên Xô. Ðiều 4 này khẳng định, “Ðảng Cộng Sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo xã hội, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.” Trong Ðiều 6 còn thêm một câu rất mỉa mai: “Ðảng hoạt động trong khuôn khổ của Hiến Pháp.”

Trong Hiến Pháp đầu tiên năm 1946, Mục Ba, Ðiều 22 ghi: “Nghị Viện Nhân Dân (Quốc Hội) là cơ quan có quyền cao nhất.” Rõ ràng qua Hiến Pháp 1980, với Ðiều 4 Ðảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã truất quyền của Quốc Hội được ghi trong Hiến Pháp 1946, tự nhận mình có quyền cao nhất, quyền duy nhất lãnh đạo, tự đặt mình cao hơn nhân dân. Hành động này là vi hiến (Theo lời Gorbachov, Liên Xô sụp đổ là do Ðiều 5 trong Hiến Pháp của nước ấy).

Ðảng CSVN đã ngang nhiên vi phạm Hiến Pháp 1946 vì Ðiều 32 trong văn kiện đó quy định “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, phải đưa ra nhân dân phúc quyết.” Quyết định đặt đảng CSVN lên trên Quốc Hội không hề được nhân dân phúc quyết, và đây rõ ràng là một hành động vi hiến cực kỳ nghiêm trọng. Ngay cả Hiến Pháp 1959, trong mục Sửa Ðổi Hiến Pháp, cũng quy định “Hiến Pháp được sửa đổi phải được 2/3 đại biểu tán thành và phải đưa ra toàn dân phúc quyết.” Việc không thực hiện chuyện phúc quyết là một vi phạm trắng trợn Hiến Pháp 1946.

Mới đây, khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Hiến Pháp là thể chế hóa Cương lĩnh của đảng, Hiến Pháp bị đặt dưới Cương lĩnh của đảng, thì đó cũng là một lời tuyên bố vi hiến.

Một điều vi hiến nghiêm trọng khác là ngay trong các điều đầu tiên, Hiến Pháp ghi rõ rằng bỏ phiếu ở nước ta là bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín. Vậy mà đảng CSVN qui định các ứng cử viên độc lập phải được cuộc họp ở phường xóm thông qua, rồi phải được Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức do đảng điều khiển, thông qua, vậy còn gì là tự do, còn gì là trực tiếp, còn gì là kín nữa? Ðây là vi phạm trắng trợn quyền hiến định cả của người ứng cử lẫn người bầu cử. “Ðảng chọn, dân bầu “ là trò hề bầu cử vi hiến kéo dài lê thê. Trong Ðại Hội XII, trò hề “Bộ Chính Trị chọn, Ban Chấp Hành Trung Ương bầu” còn trắng trợn hơn.

Một điều vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống nữa là Hiến Pháp quy định sau khi Hiến Pháp được thông qua, Nhà nước phải sớm soạn thảo một loạt luật để hướng dẫn đưa Hiến Pháp vào cuộc sống xã hội. Ở các nước dân chủ có quy định sau khi Hiến Pháp được ban bố và có hiệu lực, trong hai hoặc ba tháng, Nhà nước phải ban hành các đạo luật đầy đủ để thi hành mọi điều khoản của hiến pháp, được coi như là luật cơ bản, luật gốc của quốc gia. Hiến Pháp 1992 quy định trong Ðiều 146: “Hiến Pháp là Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.” Hiến Pháp 2013 cũng ghi trong Ðiều 119: “Hiến Pháp là luật cơ bản. Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến Pháp.”

Như thế, đảng CSVN và Quốc Hội suốt 13 khóa liền đã vi phạm Hiến Pháp rất nghiêm trọng, trong mấy chục năm không hề ra luật hướng dẫn quyền lập hội và quyền biểu tình của nhân dân cũng như nhiều luật khác. Luật về biểu tình đã qua dự thảo 2 lần, định thông qua năm 2015, chậm trễ hơn 40 năm sau hòa bình thống nhất, lại do Bộ Công An dự thảo.

Luật về lập hội cũng như luật về đảng CS được nêu lên nhiều lần nhưng vẫn bị trì hoãn hàng chục năm. Tại cuộc họp Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 17 tháng 2 mới đây, Chủ Tịch Nguyễn Sinh Hùng đã phàn nàn rằng Luật Biểu Tình còn trì hoãn đến bao giờ nữa, chậm đến 23 năm rồi!

Luật về Trưng Cầu Ý Dân đã được Quốc Hội thông qua ngày 25 tháng 11, 2015, nhưng chưa hề được áp dụng, trong khi lẽ ra các vấn đề to lớn thuộc quốc kế dân sinh, cải cách kinh tế, lựa chọn đường lối đối ngoại đều cần đưa ra trưng cầu ý dân theo đúng tinh thần trọng dân, gần dân, vì dân, tăng gấp bội giá trị của các quyết sách, khi được đông đảo nhân dân tán đồng. Ðó là trưng cầu ý dân về “sở hữu ruộng đất là thuộc về toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý,” về “sở hữu quốc doanh có vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế,” về “có nên Ba Không: không có căn cứ nước ngoài, không để quân nước ngoài trên đất ta, không liên minh với nước ngoài,” hay “Việt Nam là nước độc lập, hoàn toàn có quyền tự do liên minh với ai mình muốn, như mọi nước có chủ quyền đầy đủ.”

Các vấn đề sinh tử như có nên vẫn ghi “Học thuyết Mác-Lênin,” ghi “Chủ Nghĩa Xã Hội” trong Hiến Pháp hay không cũng cần đưa ra trưng cầu ý dân cho đàng hoàng, vì có thể nói toàn dân đang đòi như thế cho danh chính ngôn thuận. Ðảng CSVN rất sợ điều này nên cố né tránh.

Một vấn đề rất quan trọng nữa là trong Hiến Pháp 1992 Ðiều 50 ghi rõ: “Các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến Pháp.” Trong Hiến Pháp 2013, Ðiều 20 ghi rõ: “Công dân Việt Nam là bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình.”

Các điều mới này được ghi vào Hiếp Pháp là do áp lực trong nước và quốc tế, khi chính quyền CSVN bị thế giới đánh giá là vào loại kém nhất trong việc cư xử với công dân nước mình. Hiện nay mỗi ngày trong hàng trăm trại giam, hàng ngàn trụ sở công an đã có hàng trăm, hàng ngàn vụ vi phạm có hệ thống các điều vừa kể. Ba năm qua có hơn 200 công dân bị giết trong các đồn công an. Lẽ ra bộ trưởng Công An phải đưa các điều trên đây ra giáo dục cho hàng trăm trại trưởng và hàng vạn quản giáo học thuộc lòng và thực hiện nghiêm chỉnh. Món nợ nhân quyền thật là khổng lồ, các vụ vi phạm một cách có hệ thống đã kéo dài hàng chục năm. Họ chà đạp Hiến Pháp, chà đạp quyền con người đến thế là cùng!

Trong khi có một số nam nữ công dân tự ứng cử vào Quốc Hội năm nay, xin chúc các bạn thành công thuận lợi, hình thành một nhóm đại biểu tự do có thiện chí xây dựng và đổi mới sinh hoạt của Quốc Hội, trước hết là yêu cầu Quốc Hội phải soạn thảo và thông qua một loạt luật như luật về lập hội, về biểu tình, về tự do báo chí, xuất bản, và đề xuất việc tổ chức trưng cầu dân ý về một số vấn đề hệ trọng của đất nước, ngăn chặn mọi vi phạm Hiến Pháp, nhất là về quyền con người, góp phần làm cho sinh hoạt chính trị trong Quốc Hội và ngoài xã hội có sinh khí mới, xây dựng nền dân chủ tiền tiến, hiện đại, mang lại hòa bình, an ninh, phát triển và phồn vinh cho đất nước.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Image

Kế hoạch dự bị của Hoa Kỳ trong trường hợp chiến tranh với TC
Robert Beckhusen * Phạm Ðức Duy
(Danlambao) dịch - Hoa Kỳ không còn có thể dựa vào các căn cứ không quân của mình tại Thái Bình Dương để tránh khỏi các cuộc tấn công tên lửa trong một cuộc chiến tranh với TC. Trái lại, một bài báo đăng vào năm ngoái 2015 của cơ quan RAND đã lưu ý rằng trong trường hợp xấu nhất, “nếu phòng thủ thiếu kín đáo, các cuộc tấn công lớn hơn, chính xác và kéo dài có thể sẽ đưa đến những tàn phá, thiệt hại lớn về máy bay và đóng cửa các phi trường trong một thời gian dài”.

Căn cứ không quân Hoa Kỳ Kadena ở Okinawa tại Nhật, tương đối gần đại lục, sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Vào tháng 9 năm 2015, TC cũng đã công khai tiết lộ loại tên lửa đạn đạo mới DF-26, từ đại lục có thể tấn công căn cứ không quân Hoa Kỳ Andersen ở Guam, cách xa 3.000 dặm. Andersen và Kadena là hai căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất của quân đội Hoa Kỳ ở nước ngoài.

Tinian, hòn đảo nhỏ gần đảo Guam đang từ từ trở thành một trong những căn cứ dự bị của Không quân Mỹ. Ngày 10 tháng 2 vừa qua, Tinian đã được chọn như một sân bay chuyển hướng “trong trường hợp căn cứ không quân Andersen ở Guam, hoặc các căn cứ khác ở vùng tây Thái Bình Dương bị hạn chế hoặc phong tỏa.”

Trong ngân sách dành cho năm 2017, Ngũ Giác Ðài đã yêu cầu 9 triệu đô la để mua 17,5 mẫu đất “trong việc hỗ trợ các hoạt động chuyển hướng và các đề nghị ​​tập luyện quân sự”, báo Saipan Tribune đưa tin. Trong thời bình, Không quân Mỹ ước lượng sân bay Tinian sau khi được mở rộng sẽ chứa “lên đến 12 máy bay tiếp nhiên liệu và một đội ngũ nhân viên hỗ trợ cho các hoạt động chuyển hướng”.
Tinian hiện giờ là một nơi buồn tẻ.

Trong Thế chiến II, Sư đoàn 2 và 4 Marine của Mỹ đã chiếm hòn đảo, và sau này các phi cơ B-29 Superfortress Enola Gay và Bockscar đã cất cánh từ sân bay North Field tại Tinian và thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasakị Từng là một kho vũ khí trong thời chiến, hiện nay hầu hết các đường băng tại North Field bị bỏ hoang, không được sử dụng. West Field, một căn cứ không quân khác trên đảo lúc trước, hiện chỉ là một sân bay quốc tế nhỏ, ít được biết đến.

Lúc đầu Hoa Kỳ muốn dùng Saipan làm phi trường quân đội. Cách Tinian không xa, Saipan có dân số 15 lần hơn Tinian, một phi trường lớn hơn và một bến cảng. Nhưng đề xuất này đã gặp phải sự phản đối của các nhà hoạt động địa phương do các hiệu ứng về “san hô, nước sạch, giao thông vận tải địa phương và các yếu tố kinh tế xã hội đối với cộng đồng xung quanh,” báo Stars and Stripes đã đề cập.

Phe chống đối lập thậm chí bao gồm cả giới ủng hộ việc kinh doanh trong đó có cả Phòng Thương mại của Saipan. Họ lo ngại rằng phi trường rỉ sét Tinian sẽ bị bỏ rơi trong lần chi tiêu lớn của Ngũ Gia’c Ðài kỳ này. Phi trường Saipan hiện cũng đang quá tải, và dân địa phương không hài lòng về triển vọng của hàng trăm phi công bay đến cho các khóa diễn tập quân sự kéo dài tới tám tuần mỗi năm.

Có thể nói đây là một sự lập lại quá khứ. Lúc trước Hoa Kỳ đã phân tán các căn cứ không quân ở những mức độ khác nhau và ở nhiều nơi trên thế giới trong thời chiến tranh lạnh. Nhưng từ khi mối đe dọa của một cuộc tấn công tên lửa từ phía Liên Xô không còn nữa và lúc ngân sách quốc phòng sau Persian Gulf War bị cắt giảm nhiều trong thập niên ‘90, Hoa Kỳ đã chuyển sang xu hướng dùng những căn cứ rất lớn (mega-base) hoạt động theo quy mô kinh tế.

Tuy nhiên trong thời chiến mô thức phân tán các căn cứ quân sự có xác suất tồn tại nhiều hơn, Alan Vick của RAND đã nghiên cứu và kết luận trong năm 2015:

“Phân chia những phi cơ trên nhiều căn cứ khác nhau tạo ra khả năng phòng hờ, dư bị trong lãnh vực điều hành trên mặt đất và các cơ sở. Điều này giúp tăng cường sự an toàn cơ bản của các chuyến bay bằng cách cung cấp nhiều chỗ đáp hơn cho những trường hợp cần chuyển hướng khẩn cấp hoặc lúc thời tiết xấu. Nó còn làm tăng số lượng các sân bay mà địch phải theo dõi và có thể gây khó khăn hơn cho kẻ thù lúc nhắm mục tiêu (một phần vì số lượng di chuyển giữa các căn cứ của các lực lượng bạn gia tăng).”

“Ít nhất, so với mô thức tập trung, phân tán (vì làm tăng tỷ lệ đường băng và máy bay) buộc phía địch phải sử dụng nhiều năng lực đáng kể hơn để tấn công những đường băng. Mô thức phân tán cũng làm tăng chi phí xây dựng và điều hành các phi cơ trên nhiều căn cứ chính. Để giảm thiểu những chi phí này, mô thức phân tán có xu hướng dùng những căn cứ nhỏ, khiêm tốn hơn, đôi khi, có thể chỉ là những đường băng.”


Nguồn: http://nationalinterest.org/blog/the-bu ... hina-15316

27/2/2016
Phạm Ðức Duy
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

CSVN tấn công những cá nhân mà 'đảng không chọn'

HÀ NỘI (NV) - Những người quyết định tự ứng cử trong đợt bầu chọn đại biểu Quốc Hội Việt Nam,
theo dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 5, bắt đầu bị chính quyền Việt Nam tấn công để ngăn chặn.

Hồi tháng 1, đảng CSVN cho biết đang chuẩn bị để giới thiệu 896 ứng cử viên,
trong đó có 80 là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN để dân chúng “lựa chọn.”

Image
Bà Ðặng Bích Phượng chưa tìm được nơi “xác minh lại lý lịch” để có thể tranh cử đại biểu Quốc Hội với các ứng cử viên được “đảng chọn.”
(Blog xuandienhannom)



Luật pháp Việt Nam cho phép “tự ứng cử” nhưng những ứng cử viên loại này cũng thuộc loại được lựa chọn để sắm vai đó.

Chính quyền Việt Nam không chấp nhận “tự ứng cử” thật sự. Ngay cả đảng viên cũng bị cấm làm điều đó. Thậm chí nếu không “được đảng chọn,” đảng viên cũng không được phép nhận đề cử từ các cá nhân hay tổ chức khác.

Dẫu vậy, vẫn có những người tự ứng cử dù “đảng không chọn” và họ luôn luôn bị loại bỏ bằng đủ mọi cách từ giai đoạn “hiệp thương” - giai đoạn do cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp, tổ chức thu thập ý kiến “cử tri” để tiến cử ứng cử viên chính thức.

Vào đầu tháng 2, ông Nguyễn Quang A, một trong những trí thức được nhiều người biết, công bố một thư ngỏ, kêu gọi những người hội đủ các tiêu chuẩn luật định hãy tự ứng cử. Ông A không tin sẽ có ai đó thuộc loại “đảng không chọn” đắc cử để trở thành đại biểu Quốc Hội nhưng ông khẳng định, đó là điều nên làm để xác định diện mạo cái gọi là “dân chủ” ở Việt Nam.

Nay thì chính quyền Việt Nam bắt đầu khắc họa những đường nét chính của cái mà ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định “dân chủ đến thế là cùng” - khi phát biểu nhân dịp tái đắc cử vào vị trí tổng bí thư Ðảng CSVN, hồi tháng 1.

Do “dân chủ đến thế là cùng” nên hệ thống truyền thông của chính quyền Việt Nam có quyền bôi nhọ những cá nhân tự ứng cử.

Chẳng hạn, tờ Năng Lượng Mới vừa đăng một bài với tựa “Quốc Hội không phải là phường chèo,” chỉ trích nghệ sĩ hài Nguyễn Công Vượng dám “tự ứng cử.” Nghệ sĩ này bị xem là “lộng ngôn,” “đốt đền,” tuy cha mẹ đều là đảng viên nhưng “phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng,” “vu khống đảng và chính quyền hèn với giặc, ác với dân, dâng biển đảo cho giặc.” Tờ Năng Lượng Mới cho rằng, nghệ sĩ này “bất tài,” không thành công trên sân khấu thật mới nhảy sang “sân khấu chính trị.”

Trong bài “Quốc Hội không phải là phường chèo,” tờ Năng Lượng Mới còn chỉ trích một loạt những cá nhân khác đã tuyên bộ tự ứng cử như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Ðặng Bích Phượng,... vì “đang phá hoại cuộc bầu cử Quốc Hội.”

Theo tờ báo này thì những cá nhân tự ứng cử đều hám danh nên mới tham gia các hoạt động đòi phải bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Biển Ðông, đòi phải cương quyết với Trung Quốc, đòi phải tôn trọng nhân quyền! Tờ Năng Lượng Mới xem việc tự ứng cử, trình bày nhận định về thời cuộc, kế hoạch hành động nếu đắc cử là “trò lố”!

Cũng do “dân chủ đến thế là cùng,” nên Ủy Ban Bầu Cử thành phố Hà Nội đòi bà Ðặng Bích Phượng phải xin xác nhận lại lý lịch tại một phường nơi bà... không có hộ khẩu thường trú nên tất nhiên là không thể được xác nhận để có hồ sơ ứng cử hợp lệ. Một cá nhân khác, ông Nguyễn Tường Thụy thì bị chính quyền địa phương ghi vào lý lịch gửi cho Ủy Ban Bầu Cử rằng ông có “tiền sự” (hai lần bị cảnh cáo do tham gia biểu tình chống Trung Quốc). Với những “tiền sự” này, ông Thụy không có quyền tự ứng cử.

Trong một xã hội “dân chủ đến thế là cùng” như Việt Nam, công an vừa vô cớ ập vào nhà ông Phan Văn Bách để kiểm tra hành chính sau khi ông nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc Hội.

Ông Võ An Ðôn, một luật sư ở Phú Yên thì mới nhận được thư mời đến làm việc với an ninh của tỉnh này sau khi ông tuyên bố sẽ tự ứng cử. (G.Ð)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Dân bầu quốc hội cho đảng xơi
Phạm Trần
(Danlambao) - “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.”

Luật số 85/2015/QH13 quy định về “Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”, ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015 viết như thế, nhưng thủ tục phải vượt qua và điều kiện phải hội đủ của người ứng cử, tính tới tính lui lại không thoát được cái bẫy “đảng cử dân bầu” phản dân chủ như bấy lâu nay.

Hành trình vào rọ

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021 sẽ diễn ra trên toàn quốc cùng ngày 22/05/2016, nhưng mọi con mắt chỉ tập trung vào bầu 500 Đại biểu Quốc hội.

Tại sao?

Vì rằng, Luật viết rất ngon lành, nghe lọt lỗ tai vì dân vì nước, nhưng khi thực hành thì Luật chung biến thành lệ riêng của đảng theo tiêu chí bảo sao làm vậy. Không ai được cãi hay làm trái, kể cả cử tri cũng không dám bỏ đi bầu, dù biết hay không người ứng cử ở đơn vị mình.

Theo Luật Tổ chức Quốc Hội (57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014) thì ứng cử viên phải:

"1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.”

Khác với điều kiện vào Ban Chấp hành Trung ương đảng XII, các ứng viên Quốc hội không buộc phải tiên quyết “tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Việc này chả có nghĩa lý gì vì có tới 99.9% Đại biểu 500 người sẽ là đảng viên. Số còn lại 1% người ngoài đảng được cho vào Quốc hội cũng chỉ để trang trí cho nhà nước bớt hình ảnh độc tài mà thôi.

Và để cuộc bầu cử tăng phần nghiêm chỉnh, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng còn thay mặt Bộ Chính trị bày vẽ thêm điều kiện trong chỉ thị ngày 04/01/2016, theo đó sẽ: “Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng.”

Nhưng trong hồ sơ ứng cử, ngoài bản kê khai lý lịch có ghi trình độ học vấn, khả năng chuyên môn, ngoại ngữ, đảng viên hay không và bản khai tài sản, thu nhập không thấy người ứng cử phải nạp giấy chứng nhận không thuộc thành phần bị Bộ Chính trị nghiêm cấm, hay phải có giấy chứng xác nhận “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.”

Chuyện này cũng dễ hiểu vì đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa có tiền lệ và khả năng thẩm định cán bộ, đảng viên ai đã giữ và làm được lời dậy của ông Hồ Chí Minh rằng “dân là chủ, Đảng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân” .

Bằng chứng sau 86 năm thành lập đảng (3/2/1930 – 3/2/2016) và sau 12 lần đại hội, chưa bao giờ người dân được quyền làm chủ đất nước của mình để quyết định vận mệnh Quốc gia. Bầu cử cũng chỉ là hình thức hợp thức hóa những người đảng muốn đóng vai “đại biểu”. Nhưng những người này có làm tròn bổn phận đại diện dân trong vai trò lập pháp và giám sát chính phủ hay chỉ biết làm “nghị gật” theo lệnh đảng?

Vì vậy tiêu chuẩn chọn người vào Quốc hội khóa 14 đang được đặc biệt quan tâm trong hàng ngũ đảng viên. Ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Việt Nam, VOV) trích lời nói rằng: “Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội là rất quan trọng. “Phải cụ thể hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội nếu cứ tiêu chuẩn chung chung sẽ rất khó cho Mặt trận trong hiệp thương, giới thiệu nhân sự cho bầu cử. Cần có quy định cụ thể về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị để lựa chọn được những người có tâm.” (VOV, 31/12/2015)

Trong khóa Quốc hội khóa XIII sắp mãn nhiệm có tổng cộng 500 người được bầu thì một số rất đông không bao giờ phát biểu, chất vấn hay phản biện tại diễn đàn Quốc hội từ ngày đắc cử năm 2011. Khóa này cũng có 2 nữ Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (khai gian lý lịch), đơn vị 1 Tỉnh Long An và Châu Thị Thu Nga (sai phạm trong kinh doanh), đơn vị Hà Nội bị bãi nhiệm.

Số Đại biểu dám ăn dám nói tại diễn đàn Quốc hội trong các khóa, may ra được chừng 20 người là nhiều nhưng chưa bao giờ các Đại biểu biết làm luật trình ra Quốc hội là điều chỉ có trong hệ thống gọi là Lập pháp của nhà nước Việt Nam!

Như vậy, nếu Quốc hội có bị mang tiếng là cơ quan bù nhìn chỉ để “đóng dấu” chấp thuận các quyết định của đảng thì cũng chẳng oan gì.

Cơ cấu và chia ghế

Nhưng đảng CSVN lại không nghĩ đó là chuyện rất xấu hổ của một nhà nước tự cho mình có pháp quyền, và có dân chủ hơn nhiều nước trên thế giới.

Ngay đến chuyện gọi là “cơ cấu” người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương vào mỗi kỳ bầu Quốc hội cũng là chuyện rất tự nhiên và hãnh diện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Ủy ban này đã phân bổ số người được vào Quốc hội khóa XIV sắp tới là 500 người, giống như Khóa XIII, gồm 302 người là Đại Biểu ở địa phương và 198 là Đại Biểu ở Trung ương.

Tổng số người sẽ được chọn cho ra ứng cử vào khoảng 896, lấy ra từ các cơ quan đảng, nhà nước, quân đội, công an và các ngành nghề trong xã hội, kể cả người dân tộc, thanh niên và phụ nữ.

Nhà nước khoe phân chia như thế là thể hiện tính đại diện đa dạng của dân trong Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Như vậy, sẽ có 396 ứng viên bị đánh bại (896 trừ đi 500 đắc cử) để tránh tai tiếng từng có các đơn vị bầu cử trước đây chỉ có 1 ứng cử viên nên dân hết đường chọn.

Nhưng ai có quyền chọn người cho ra tranh cử Quốc hội? Luật Bầu cử Quốc Hội quy định dành quyền cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), tổ chức ngoại vi của đảng đứng ra “hiệp thương” để “lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”

MTTQ cũng được “tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”

Như vậy, đảng vừa tổ chức bầu cử, chọn ứng cử viên cho dân bỏ phiếu lấy lệ rồi kiêm luôn nhiệm vụ giám sát bầu cử thì dân có phải là những hình nộm trong tiến trình “đảng cử dân bầu” không?


Theo kế hoạch của Hội đồng bầu cử Quốc gia, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch, thì công tác hiệp thương sẽ diễn ra trong 3 giai đoạn, bắt đầu từ tháng 03/2016. Lần thứ nhất họp để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH, theo kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sau đó, theo báo chí Việt Nam, “các cơ quan đơn vị ở Trung ương tiến hành giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Tiếp theo, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần 2 (từ 16/3 đến 18/3) để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc về người ứng cử đại biểu Quốc hội (từ 20/3 đến 12/4).

Lần hiệp thương lần thứ 3, theo MTTQ, “sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian từ 13/4 đến 17/4/2016.”

Nhà nước đang tuyên truyền “Đại biểu Quốc hội phải là người nói được tiếng nói của quần chúng”, nhưng tiếng nói và nguyện vọng của dân đã có bao giờ được đảng tôn trọng đâu.

Thời gian hiệp thương chọn ứng cử viên vào Quốc hội của MTTQ là giai đoạn có nhiều tranh cãi, và chạy chọt giữa các cá nhân và đơn vị để được đề cử. Công tác này dự kiến khó tránh khỏi những va chạm giữa những người tự ra ứng cử và quyết định chọn người của MTTQ, cũng như tại các cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân nơi ứng cử viên cư trú.

Trong quá khứ đã xẩy ra những cuộc đạo diễn của MTTQ phối hợp với địa phương để loại bỏ những người muốn ra tranh cử, nhưng không vừa ý đảng bộ cơ sở, dù những người này có trình độ và khả năng vượt xa người của tổ chức.

Năm nay, 2016, đã có một số người hoạt động dân chủ tuyên bố sẽ ra tranh cử vào Quốc hội, tiêu biểu như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Ông Nguyễn Đình Hà, Ông Nguyễn Tường Thụy, Luật sư Lê Văn Luân, Bà Đặng Phương Bích v.v… Nhưng liệu các ứng cử viên độc lập có vượt qua khỏi “hàng rào chính trị” của các tổ dân phố và ủy ban MTTQ địa phương hay không là một câu hỏi rất lớn trong tiến trình dân chủ ở Việt Nam.

Ông Lù Văn Que, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương đã cảnh giác: "Mặt trận cần nêu cao vai trò, quyền dân chủ của dân để khắc phục tình trạng "đảng cử dân bầu", hiệp thương chỉ để hợp pháp hóa." (Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV, 31/12/2015)

Hãy chờ xem đảng CSVN có dám đồi diện với phong trào tự ứng cử vào Quốc hội của những nhà hoạt động dân chủ trong nước hay chỉ muốn dân làm cỗ sẵn cho đảng xơi như các kỳ bầu cử trước?-/-

(03/016)
Phạm Trần
hoanghoa
Posts: 2258
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Trump, dấu hiệu suy thoái của Cộng Hòa Hoa Kỳ
Lê Mạnh Hùng
Người ta phải nghĩ gì về sự nổi lên của ông Donald Trump? Có nhiên là ta có thể so sánh trường hợp này với trường hợp của những kẻ mỵ dân khác trong quá khứ. Ta cũng có thể đặt câu hỏi tại sao đảng Cộng Hòa lại có thể chọn một kẻ vị kỷ, thích bắt nạt, và ngu dốt làm ứng cử viên tổng thống của mình. Nhưng sự xuất hiện của một người như là Donald Trump có thể là biểu hiện của một vấn đề sâu xa hơn nữa.

Hoa Kỳ là nước Cộng Hòa vĩ đại nhất trên thế giới kể từ nước Cộng Hòa La Mã, hòn đá tảng của dân chủ và là nước bảo đảm cho trật tự khai phóng của thế giới. Thế giới sẽ rơi vào một tai họa khủng khiếp nếu ông Trump trở thành tổng thống. Nhưng ngay cả nếu ông thất bại, ông cũng làm cái mà trước đây người ta không thể nghĩ đến trở thành khả dĩ.

Ông Trump là một con người đầy những hoang tưởng, một kẻ bài ngoại và một người ngu dốt. Ông không có một kinh nghiệm chính trị nào. Trên một phương diện nào đó ông có thể so sánh với ông Silvio Berlusconi của Ý, nhưng thiếu cái quyến rũ và thành công thương mại của ông Berlusconi. Nhưng ông Berlusconi, khác với ông Trump chưa bao giờ đe dọa sẽ cho bắt giữ, tập trung và trục xuất hàng triệu người. Ông Trump rõ ràng là không đủ tư cách để lãnh chức vụ chính trị quan trọng nhất thế giới.

Thế nhưng như Robert Kagan một người trí thức tân bảo thủ chỉ ra trong một bài bình luận đăng trên nhật báo Washington Post ông Trump chỉ là một kết tinh của những chính sách của đảng Cộng Hòa, một quái vật Frankenstein mà đảng Cộng Hòa tạo ra. Theo Kagan, Trump là hậu quả khủng khiếp của chính sách “cản trở bằng mọi giá” (wild obstructionist), sự tuyên truyền bêu xấu moi định chế chính trị, sự ngả theo chiều hướng kỳ thị và đặc biệt là sự kích thích một cách bán công khai tinh thần kỳ thị chủng tộc chống lại Tổng Thống Barack Obama. Và Kagan viết thêm, người ta chỉ nghĩ rằng những người ủng hộ ông Trump bất mãn vì lương bổng của họ trì trệ. Những điều đó không đúng. Họ bất mãn vì tất cả những gì mà đảng Cộng Hòa tuyên truyền với họ trong bảy năm rưỡi vừa qua.

Ông Kagan nói đúng, nhưng còn chưa đi xa đủ. Không phải chỉ mới có bảy năm rưỡi vừa qua mà còn trước đó.

Những thái độ đó đã có thể thấy từ những năm 1990 với việc đàn hạch Tổng Thống Bill Clinton và xa hơn nữa, nó phát xuất từ chính sách cơ hội mà ông Nixon lái đảng Cộng Hòa vào sau các đạo luật về dân quyền (civil rights bills) của những năm 1960. Và những thái độ này càng ngày càng trở thành tệ hại hơn với thời gian.

Thế nhưng hiện tượng Trump không phải chỉ là câu chuyện của một đảng. Nó dính dáng đến toàn nước Mỹ và vì vậy với toàn thế giới. Khi thành lập nước Cộng Hòa Hoa Kỳ, những vị cha già lập quốc của Mỹ đều thấu rõ tấm gương của La Mã. Alexander Hamilton biện luận trong tập Federalist Papers rằng nước Cộng Hòa mới này cần có một “hành pháp mạnh.” Ông chỉ ra rằng chính La Mã với sự phân quyền cẩn thận giữa quý tộc và thứ dân vẫn còn phải tùy thuộc, trong những giờ phút nguy cấp, vào việc trao quyền hành tuyệt đối, tuy rằng tạm thời cho một người gọi là “dictator.”

Hoa Kỳ không có một chức vụ như vậy. Nhưng ngược lại Hiến Pháp Hoa Kỳ tạo ra một hành pháp mạnh, tổng thống là một vị quân vương do dân bầu thành ra có những quyền hạn rộng rãi chỉ bị giới hạn bời những quyền hạn dành cho Quốc Hội và các tiểu bang. Ðối với Hamilton và những vị cha già lập quốc, nguy cơ lạm dụng quyền lực bị giới hạn bởi “thứ nhất việc tùy thuộc vào lòng dân và thứ hai một tinh thần trách nhiệm.”

Trong thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, sự giầu có do chinh phục đã dẫn đến sự phân hóa trong nước Cộng Hòa La Mã. Sau cùng Augustus, một kẻ mỵ dân đã kết thúc cuộc sống của nước Cộng Hòa và thành lập đế quốc với mình làm hoàng đế. Ông ta làm vậy qua việc giữ hết các hình thức và định chế cũ của nước Cộng Hòa nhưng làm chúng trở nên vô nghĩa và vô quyền.

Thành ra ta không nên quá tin tưởng rằng những ràng buộc hiến định có thể sống sót được qua triều đại tổng thống của một con người tin rằng được bầu lên qua chúng nhưng không hiểu và không tin vào chúng. Tập trung, bắt giữ và trục xuất 11 triệu con người là một công việc đàn áp khổng lồ. Liệu người ta có thể ngăn chặn một vị tổng thống được bầu lên để làm chuyện này và nếu được thì ai làm. Và chúng ta phải nghĩ thế nào về việc ông Trump hăng say ủng hộ sự tra tấn? Và liệu ông có thể kiếm ra những người sẵn sàng thực hiện những ước muốn của ông hay không?

Một vị lãnh tụ nếu nhất quyết có thể dễ dàng làm được những gì người ta không thể nghĩ là làm được khi lấy cớ là vì nhu cầu khẩn cấp. Cả Abraham Lincoln và Franklin D. Roosevelt đều đã làm những điều vi phạm Hiến Pháp trong thời chiến tranh. Nhưng cả hai ông đều biết giới hạn và hiểu rõ rằng cái mà Hamilton gọi là “một hành pháp mạnh” là rất nguy hiểm. Liệu ông Trump có hiểu điều đó không?

Chính vị tổng thống bảo thủ Paul von Hinderberg của nước Cộng Hòa Weimar là người đã để cho Adolf Hitler lên làm thủ tướng năm 1933. Ðiều làm cho Hitler trở nên tàn hại như vậy đối với thế giới không phải chỉ vì y là một tên hoang tưởng (paranoid) mà còn là vì y cai trị một cường quốc, Trump có thể không phải là Hitler, nhưng Hoa Kỳ cũng không phải là nước Cộng Hòa Weimar. Hoa Kỳ quan trọng hơn Ðức thời đó rất nhiều.

Ông Trump vẫn còn có thể không thắng được các đối thủ khác trong đảng Cộng Hòa để trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng. Nhưng nếu ông thành công thì giới lãnh đạo đảng Cộng hòa cần phải đặt cho mình những câu hỏi.

Những câu hỏi khó trả lời không những bao gồm việc làm sao chuyện này có thể xảy ra mà còn làm sao họ có thể đối phó một cách hợp lý. Vượt qua đảng Cộng Hòa, dân chúng Mỹ còn cần phải quyết định họ muốn đặt một con người như thế nào lên ngôi hoàng đế nước Mỹ. Những hệ quả của việc lựa chọn này đối với nước Mỹ và đối với thế giới đều sẽ rất sâu đậm. Vì dù sao chăng nữa, ông Trump có thể không phải là một hiện tượng ngoại lệ. Một “Cesar” Mỹ đã từ không tưởng trở thành một nguy cơ khả dĩ. Nó có thể trở thành hiện thực trong tương lai với một con người khéo léo hơn là Trump.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »



Ông Trọng Có Biết Nội Thù Ở Đâu Không?


Phạm Trần
Việt Nam Cộng sản đang đối mặt với đám nội thù nằm ngay trong lòng chế độ mà Lãnh đạo cứ nhởn nhơ như không hay biết gì.

Thứ nhất, chuyện Bộ Quốc phòng bình chân như vại trước những hành động của Trung Quốc mở rộng vùng chiếm biển đảo Việt Nam ở Biển Đông từ năm 2007 đến nay là một thắc mắc chưa được ai trong đảng và nhà nước giải thích cho dân biết.

Sau đó đến hành động ngăn cấm, trong suốt 41 năm qua không cho tổ chức tưởng niệm 74 anh hùng liệt sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh bảo vệ lãnh thổ chống quân Tầu xâm lược quần đảo Hòang Sa năm 1974.

Duy trì kỳ thị, phân biệt kẻ Bắc người Nam trong đấu tranh chống quân xâm lược ngọai bang Trung Quốc của ai đó trong đảng Cộng sản Việt Nam là hành động vô cùng ấu trĩ, thiển cận và chia rẽ dân tộc không tha thứ được, nhất là đối với những kẻ vẫn có tâm địa nô lệ Tầu phương Bắc.

Rồi trong 37 năm qua, nhà nước còn cấm cả việc tổ chức lễ tưởng nhớ và tri ân trên 40 ngàn quân và dân của “phe mình” ở 6 tỉnh biên giới đã can trường chiến đấu và hy sinh chống 600,000 quân xâm lăng Trung Quốc từ 1979 đến 1990.

Đảng cũng cấm luôn không cho tổ chức truy điệu 64 chiến sỹ của Quân đội Nhân dân đã hy sinh chống quân Tầu chiếm 7 đảo và bãi đá tại chiến trường Trường Sa năm 1988.

Song song với những cấm đóan phản cảm vô trách nhiệm và xúc phạm đến danh dự Tổ Quốc là những lần nhà nước cho Công an đội lốt côn đồ chống phá và đàn áp người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc từ Sài Gòn ra Hà Nội từ 2011. Công an cũng đã ngăn chặn, đe dọa và tấn công các nhân sỹ, trí thức và những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền không cho họ lên tiếng hay hành động chống xâm lược Trung Quốc.

Tệ hại hơn, nhà nước còn bỏ tiền nuôi đám dư luận viên ấu trĩ, làm hề phản quốc để đội lốt người hiền lương xâm nhập vào hàng ngũ anh chị em dân chủ trong nước để tuyên truyền và xuyên tạc các mục tiêu tranh đấu chống kẻ thù xâm lược.

Nổi tiếng nói xiên nói qùang và cãi chầy cãi cối hăng nhất trong số họ có Trần Nhật Quang ở Hà Nội. Nhưng kẻ nào trong đảng hay trong chính phủ đã chủ trương ngăn dân chống Trung Quốc và cấm không cho truy điệu các chiến sỹ Việt Nam đã hy sinh ở 3 mặt trận biên giới, Hòang Sa và Trường Sa?

Và ai đã chỉ thị cho Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, khi còn là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ra lệnh cho đảng bộ Đà Nẵng hủy bỏ lễ thắp nến tri ân 74 chiến sỹ VNCH hy sinh ở Hòang Sa nhân dịp kỷ niệm 40 năm, dự trù diễn ra trong đêm 18/01/2014?

Sự kiện lịch sử này đã được Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẳng chuẩn bị cả năm trời lấy tên là “Hướng về Hòang Sa” với chương trình ca nhạc có chủ đề “Hướng về biển đảo quê hương" tổ chức tại Công viên Biển Đông, nhưng giờ chót Ban Tổ chức buộc phải đưa ra lý do ngớ ngẩn vì “chuẩn bị chưa được chu đáo”!

Ai ở Việt Nam hồi ấy cũng xầm xí “lệnh hủy bỏ đến từ Trung Quốc” mà Bộ Chính trị không dám chống lại!

Sau đó để chữa cháy cho hành động mất chính nghĩa của mình và sau nhiều tranh cãi trong nội bộ, đảng CSVN đã phải đồng ý xây tượng đài tưởng niệm Nghĩa sỹ Hòang Sa ở đảo Lý Sơn, tỉnh Qủang Ngãi, cửa ngõ đi ra quần đảo Hòang Sa từ Thế kỷ 17. Một số thân nhân của các liệt sỹ VNCH hy sinh chống quân Tầu ở Hòang Sa đã được mời tham dự lể đặt viên đá đầu tiên xây đài ngày 17/01/2016.

Tượng đài “Người mẹ thắp lửa -Ngọn lửa Tưởng niệm và thắp sáng hy vọng" với “ý tưởng mẹ đứng trên bờ biển trông ngóng, làm ngọn hải đăng soi đèn cho những người con thấy đường trở về” đã được công khai tại buổi lễ, căn cứ theo trang điện tử Zing.VN.

Nhưng việc làm này không đủ giúp đảng CSVN lấy lại niềm tin đã mất trong dân bởi lẽ lâu nay Việt Nam chỉ biết phản đối Trung Quốc bằng nước bọt.

Bộ ngọai giao Hà Nội luôn luôn mở lại dĩa nhạc cũ mèm quen thuộc với câu:“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử chứng minh Hòang Sa và Trường Sa là của Việt Nam”. Hay Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ biết ru ngủ nhân dân rằng: “Đảng khẳng định kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”

Việt Nam nói nhiều nhưng hành động thì không nên phiá Trung Quốc đã tự do chiếm đảo và dành biển. Họ luôn luôn lập luận không chứng minh được rằng: “Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải.” (tuyên bố của Chủ tịch, Tổng Bí đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tại Tòa Bạch Ốc (Hoa Thịnh Đốn) ngày 25/09/2015)

Bắc Kinh cũng đã đem quân, máy bay tác chiến, thiết lập đài radar và 8 giàn Hỏa tiễn địa không đến đồng trú tại đảo Phú Lâm (Trung Hoa gọi là Vĩnh Hưng), thủ phủ của Hòang Sa để đe dọa an ninh Biển Đông.

Hai sân bay có khả năng dân dụng và quân sự đã được thiết lập ở đảo Chữ Thập và đảo Gạc Ma là hai vị trí chiến lược quan trọng trong dẫy Trường Sa. Từ Chữ Thập, cách Đà Nẵng khỏang 400 cây số, máy bay chiến đấu Trung Quốc có thể tấn công Cam Ranh và miền Trung.

Và từ Gạc Ma, Trung Quốc có thể chận đứng đường tiếp viện của Quân Việt Nam đến Trường Sa và tấn công thẳng vào Nha Trang và miền nam Trung phần Việt Nam.

Trước đây, Việt Nam không quan tâm lắm về đe dọa của Trung Quốc vì tin rằng đường bay từ đảo Hải Nam đến Việt Nam qúa xa nên không sợ bị tấn công bất ngờ. Giờ đây thì Trung Quốc đã có các sân bay và bến tầu ở vùng Trường Sa thì an ninh hàng hải và hàng không của Việt Nam nói riêng và tòan khu vực Đông Nam Á nói chung sẽ bị đe dọa trực tiếp.

LÝ KHẮC CƯỜNG-BIỂN ĐÔNG

Mới đây Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã công bố kế họach tăng ngân sách quốc phòng và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ ở Biển Đông mà họ Lý cho là của Trung Quốc.

Trong diễn văn tại lễ khai mạc, của Kỳ họp thứ 4 Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc khoá 12 ngày 3/3/2016, theo Tân Hoa Xã (Xinhua) ông Lý xác định Trung Quốc sẽ nghiêm chỉnh áp dụng luật pháp để bảo vệ quyền tự do hàng hải và bảo vệ an ninh trong vùng biển của Trung Hoa, đồng thời sẽ nghiêm khắc đối phó với những vi phạm.

(“The pledges include boosting maritime law enforcement, -ensuring freedom of navigation and security in Chinese waters and “appropriately dealing with infringements” of rights at sea.”--Xinhua)

Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng bảo vệ quyền lợi của mình ở nước ngoài và tăng ngân sách Quốc phòng tăng lên 7.6 phần trăm, hay 954 tỷ đồng Nhân tệ, tương đương với 146 tỷ US dollars.

(Premier Li Keqiang (李›克Ž強­) also said during his work report delivered to the legislature yesterday that the government would increase its capacity to protect its interests overseas. The defence budget is planned to rise by 7.6 per cent this year to 954 billion yuan.)

Họ Lý nói với các Đại biểu: “Chúng ta sẽ tăng cường phối trí quân sự trên khắp mặt trận và trong mọi tình huống để sẵn sàng quyết liệt chiến đấu và bảo vệ biên giới, bờ biển và phòng không.”

(“We will strengthen in a coordinated way military preparedness on all fronts and for all scenarios and work meticulously to ensure combat readiness and border, coastal and air defence control.)

Liệu những lời đe dọa của Lý Khắc Cường có thấm vào tâm não lãnh đạo Việt Nam không, hay họ cứ nhởn nhơ mãi để tin vào lời đường mật “vừa lả đồng chí vừa là anh em” của lãnh đạo Trung Hoa?

Nhiều người trong lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng Lý Khắc Cường có chủ ý nhắm vào Mỹ vì mới đây Bắc Kinh đã lên án Hoa Thịnh Đốn khiêu khích và chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.

LÃNH ĐẠO ĐẢNG-TRUNG QUỐC

Vậy các người lãnh đạo to đầu của đảng và nhà nước đã nói về chiến tranh biên giới với Trung Quốc và chủ quyền ở Biển Đông ra sao?

Vào dịp kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới (2014), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”.

Không thấy ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng nói gì về chuyện có nên kỷ niệm hay không đối với cuộc chiến biên giới năm 1979, nhưng ông ta bày tỏ quan điểm về tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 01/07/2014, ông Trọng nói:”Ta đấu tranh toàn diện, kết hợp nhiều biện pháp, trên tinh thần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, kiềm chế, không để xảy ra xung đột, chiến tranh, đồng thời giữ được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, không để nội bộ rối ren... Biển Đông là vấn đề lớn, quan trọng, hệ trọng, nhạy cảm, được toàn dân và nhiều nước trên thế giới quan tâm, cũng là vấn đề liên quan đến sự ổn định, phát triển của đất nước sắp tới, cũng như việc giải quyết quan hệ với TQ, người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.

Ông còn kéo thêm câu: “Trong lịch sử đã nhiều lần, ta luôn phải tìm cách chung sống hòa bình, thân thiện, hợp tác, phát triển, đồng thời giữ được độc lập, chủ quyền”.

Như vậy là ông Trọng muốn lập lờ bơi như con cá trong bể nước. Ông muốn khuyên dân phải tỉnh táo và khôn khéo để chung sống hòa bình, an thân với láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Người Việt Nam nào trong nước cũng biết thái độ nhũn như con chi chi này này chỉ giúp cho Trung Quốc được chân lân đến đầu rồi bóp cổ Việt Nam lúc nào không hay!

Nhưng mà chuyện lịch sử đâu có thể vì phải sống chung, dù mình không muốn, mà bẻ cong không cho con cháu ta biết những gì đã xẩy ra cho đất nước?

Bằng chứng là kè nội thù nào đã cấm không cho viết về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục?

Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An cho biết ông “ không giải thích được vì sao kiến thức lịch sử về vấn đề chủ quyền gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc và có tầm quan trọng đặc biệt đối với giáo dục thế hệ trẻ nhưng chưa được đưa vào sách giáo khoa phổ thông môn Lịch Sử?” (Báo Giáo dục Việt Nam, 16/03/2016)

Thầy Hiếu trích lời GS. TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử nói trong bản tham luận tại cuộc Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học lịch sử trong trường phổ thông Việt Nam cuối năm 2015:” Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là trang bi hùng được viết bằng máu xương của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam từ thời kỳ Vương quốc Chăm Pa cho đến chúa Nguyễn, Vương triều Nguyễn và tiếp diễn cho đến ngày nay.

Tư liệu về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phong phú, chuẩn xác, ở cả trong nước và ngoài nước, không chỉ là quyền lợi thiêng liêng của dân tộc Việt Nam ta mà hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế.

Thế mà có cả một thời gian dài, vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại bị coi là “nhạy cảm” để rồi lịch sử của một đất nước, một cộng đồng dân cư sinh ra trên bờ biển, chết không rời biển lại không có lấy một dòng nào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng!

Ai là người phải chịu trách nhiệm trước cả tiền nhân và hậu thế về sự lệch lạc này của lịch sử đất nước?”.

Cuối năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam hứa sẽ đem cuộc chiến tranh biên giới chống Tầu và Biển đảo vào sách giáo khoa, nhưng bao giờ mới làm hay cứ mãi sợ “nhậy cảm” với Trung Quốc để phản bội Tổ Quốc ?

Kẻ nội thù nằm đâu , ông Trọng có biết không ? -/-

Phạm Trần
(03/016)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests