Bình Luận , Quan Điểm

KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Quả bóng nợ Trung Quốc căng thêm

Ngô Nhân Dụng
Lên ngôi từ năm 31 trước Công Nguyên, hoàng đế La Mã Augustus cho đúc tiền thật nhiều, đồng tiền mang hình ảnh oai phong của ông, người đã mở mang đế quốc La Mã rộng gấp đôi, xóa bỏ chế độ Cộng Hòa. Các đồng tiền đúc ra cũng cho phép ông chi tiêu thoải mái, xứng đáng với một triều đại huy hoàng. Nhưng Augustus có thể coi là một người đầu tiên đã thi hành một chính sách “phát triển kinh tế bằng cách gia tăng khối lượng tiền tệ lưu hành.” Ông nới lỏng tín dụng, ấn định lãi suất thấp, chấp nhận lạm phát, để giá cả tăng lên kích thích công việc buôn bán làm ăn. Quá trình này có hiệu quả, ít nhất cho đến năm 10 TCN các khó khăn mới xuất hiện.

Người nối nghiệp là Tiberius phải cứu chữa nền tài chánh bằng cách thay đổi hoàn toàn, áp dụng một chính sách khắc khổ, tiết kiệm. Giá cả xuống, nhiều người vỡ nợ, gia sản bị chủ nợ tịch biên bèn thưa kiện, và không ai còn muốn cho ai vay tiền nữa. Khi một nghị sĩ báo cho một ngân hàng ông sắp đến rút tiền lớn, ngân hàng tuyên bố phá sản. Nhiều người đi rút tiền, thêm nhiều ngân hàng phá sản. Cơn sốt phá sản lan từ La Mã đi các địa phương, Lyons, Carthage, Corinth ở Hy Lạp, và Byzantium ở Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ. Sau cùng, Tiberius phải quay ngược chiều lần thứ hai, đem công quỹ phát tiền cho các ngân hàng, bắt các ngân hàng phải lấy lãi suất rất thấp suốt ba năm, có khi bằng zero!

Giáo Sư Michael Pettis, đang dạy kinh tế tại Bắc Kinh đã nhắc lại câu chuyện trên năm 2009, để cảnh báo chính quyền Trung Cộng không nên thả lỏng cho các món nợ công và tư ngày càng lớn lên trong nền kinh tế Trung Quốc. Ông Pettis cũng nhắc lại tấm gương nước Mỹ; chính sách thả lỏng tín dụng, cho vay dễ dàng từ năm 2001 đã đưa tới cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế từ năm 2007.

Với tổng sản lượng nội địa (GDP) hơn 10 ngàn tỷ Mỹ kim mỗi năm, tổng số nợ ở Trung Quốc hiện nay lớn gần gấp ba, lên tới 28 ngàn tỷ đô la.

Vào năm 2008 tỷ lệ nợ trên GDP ở nước Tàu chỉ là 100%; rồi tăng lên từ chương trình kích thích năm đó, do phản ứng của Bắc Kinh khi kinh tế thế giới rơi vào cơn khủng hoảng, phát xuất từ cuộc khủng hoảng địa ốc ở Mỹ năm 2007, lan sang Châu Âu. Bắc Kinh đã bơm 800 tỷ mỹ kim làm thuốc ngừa, nhờ thế kinh tế Trung Quốc không bị suy thoái, tăng uy tín “kinh bang tế thế” của “mô hình Trung Quốc.”

Nhưng số tiền “kích thích” đó được sử dụng như thế nào? Hầu hết dùng trong “thế võ trấn sơn” của đảng là xây dựng, xây dựng, xây dựng. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước được vay nợ với lãi suất thấp đổ tiền vào xi măng, thép, nhôm, xây dựng thật nhiều. Số nhà cửa, xưởng máy, đường, cầu, phi trường, hải cảng gia tăng. Từ đó quả bóng địa ốc phồng to, căng lên dần dần dọa nổ.

Bắc Kinh đối phó với cơn khủng hoảng địa ốc bằng cách chuyển trọng tâm qua thị trường chứng khoán. Trong lúc hạn chế bắt ngân hàng bớt cho vay tiền để xây nhà, các ngân hàng do nhà nước sai bảo được lệnh đem tiền cho các nhà đầu tư mua chứng khoán. Ðồng thời, guồng máy báo đài cùng thúc đẩy việc làm giầu bằng chứng khoán. Không cần lệnh từ cấp trên, các nhà báo đã có thể viết bài ca tụng các công ty hay các người đầu tư, khi nhận được các phong bì, tạo nên ảo tưởng những cách làm giầu nhanh chóng.

Hậu quả là quả bom nợ lớn lên trong thị trường địa ốc đang bị kìm hãm lại được tăng thêm với những món nợ mới trong giới đầu tư chứng khoán. Một nền kinh tế không thể sống bằng nợ mãi mãi. Khi các món nợ tăng lên, sẽ tới lúc chúng tác hại. Ðó là bài học kinh tế của hoàng đế Augustus hơn 2000 năm trước.

Tỷ lệ tổng số nợ ở Trung Quốc lớn bằng 280% GDP đáng lo ngại, nhưng tốc độ gia tăng của các món nợ còn là những tín hiệu báo động mạnh hơn nữa. Năm 2010, số nợ của các công ty tư và các cá nhân ở Trung Quốc đã tăng lên một số tương đương với 35% GDP. Ðể so sánh, chỉ cần nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế ở Nhật Bản những năm 1990 phát nổ khi số nợ tăng lên một năm lớn bằng 25% GDP. Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2007 khi tổng số nợ tăng thêm lớn bằn 15% GDP.

Các cơn khủng hoảng gần đây và phương cách cứu chữa lúng túng của chính quyền Bắc Kinh khiến không những người Trung Hoa mà cả thế giới đặt câu hỏi không biết họ có khả năng đưa nền kinh tế đi xuống một cách nhẹ nhàng, hay là sẽ gây đổ vỡ lớn.

Gần hai tháng trước, các thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến đã xuống giá đột ngột, Bắc Kinh tìm cách nâng lên giá cổ phiếu với nhiều biện pháp không bình thường: Ra lệnh người mua không được mua, người bán phải ngưng bán, và đưa thêm tiền cho người ta vay để mua cổ phiếu! Trên thế giới chưa có một chính phủ nào can thiệp vào giá cả trên thị trường chứng khoán như thế!

Nhưng các giải pháp bất thường này mất hiệu lực. Giữa Tháng Tám, sau khi đã hạ giá đồng nguyên trong hai ngày liền, tới ngày Thứ Tư, Ngân Hàng Trung Ương phải tăng giá để chặn không cho tiền xuống quá thấp. Từ ngày Thứ Hai, 24 Tháng Tám, Chỉ số Thượng Hải lại tụt xuống, trong hai ngày mất 8.5%, rồi 7.6% và sau khi Ngân Hàng Trung Ương (Nhân Dân Ngân Hàng) đã cắt lãi suất vẫn mất thêm 1.3% nữa. Tổng cộng giá trị các công ty Trung Quốc đã giảm 42% kể từ giữa Tháng Sáu, gần 5 ngàn tỷ Mỹ kim biến mất, các nhà đầu tư nhỏ cháy túi!

Ðể cứu vãn thị trường chứng khoán lần thứ nhì, Nhân Dân Ngân Hàng lại cắt lãi suất một phần tư điểm, xuống 4.6% một năm, và cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay nhiều hơn bằng cách giảm bớt số tiền dự trữ bắt buộc xuống 18%, giảm bớt nửa điểm. Cả hai biện pháp nhằm giúp các ngân hàng cho vay dễ dàng hơn, có thể đưa thêm tiền cho những người muốn vay để mua cổ phiếu. Chỉ cần giảm 0.50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng cho phép các ngân hàng cho vay thêm 678 tỷ đồng nguyên, tương đương với 106 tỷ đô la. Trong ngày Thứ Năm, 27 Tháng Tám, cơn sốt hạ nhiệt độ, thị trường Thượng Hải tăng lên được 5.3%.

Chính sách thả lỏng tín dụng này có thể giúp thị trường chứng khoán ổn định trong ngắn hạn nhưng sẽ khiến cho quả bom nợ càng nguy hiểm hơn. Người ta có thể kéo dài thời gian chờ bom nổ, nhưng nếu không tìm cách tháo ngòi thì cơn nguy biến sẽ tới.

Chưa có xã hội nào thoát khỏi hậu quả tai hại khi thả cho quả bóng nợ tăng lên mãi, Ðế quốc La Mã năm 10 trước Công Nguyên; Nhật Bản năm 1990, nước Mỹ năm 2007, đó là những bài học đắt giá.

Cả thế giới đang theo dõi tình hình kinh tế nước Trung Hoa vì tất cả các nước hiện nay đang liên hệ chặt chẽ với nhau. Trung Quốc đã từng nhập cảng 58% số quặng sắt, 58% số đậu nành, 31% số đồng thau, 15% số dầu lửa trên thế giới. Tất cả những nước cung cấp tiếp liệu cho hơn một tỷ người Trung Hoa sẽ cùng xuống dốc với khách hàng của họ. Những nước này gồm từ Brazil qua Thổ Nhĩ Kỳ, tới Phi Châu. Công nghiệp Ðức bán máy móc cho các xí nghiệp Tàu đã chứng kiến số bán giảm 5% từ đầu năm tới nay.

Nước Mỹ có lẽ bị ảnh hưởng nhẹ nhất. Số thu trong nhờ giao dịch với Trung Quốc của các công ty Mỹ trong chỉ số SP500 chỉ lớn bằng 2% tổng số bán của họ trên toàn thế giới. Số xuất cảng từ Mỹ sang Tàu chỉ bằng 1% GDP; nếu có giảm bớt 10% thì cũng không đáng lo. Chủ tịch công ty Apple mới họp nhân viên thông báo rằng chi nhánh ở Trung Quốc vẫn yêu cầu gửi thêm hàng, mặc dù số điện thoại di động bán ở Trung Quốc đã giảm! Nhưng khi kinh tế các nước ở Châu Mỹ La tinh, Châu Âu, Châu Á xuống thì họ cũng chính là những khách hàng của Mỹ! Cho nên nước Mỹ cũng khó bình chân như vại!
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

70 năm vẫn lơ tơ mơ
Phạm Trần
- Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam đã bị ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang lột mặt nạ trong diễn văn kỷ niệm 70 năm Độc lập diễn ra ở Hà Nội ngày 02/09/2015.

Ông nói: “Ngày 2/9, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập” , khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”


Nếu hiểu theo nghĩa “dân làm chủ một nhà nước có đầy đủ các quyền tự do và dân chủ” thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nhà nước lý tưởng theo định nghĩa của Bách khoa Toàn thư (mở) đó là: “Hình thức mà nhà nước có quyền lực tập trung vào quốc hội hay nghị viện và hoạt động theo nguyên tắc tập quyền thông qua bầu cử toàn dân.”


Tuy nhiên ông Hồ Chí Minh và lực lượng Việt Minh sau khi cướp được chính quyền từ Chính phủ non yếu Trần Trọng Kim đã không bảo vệ và xây dựng nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một nhà nước của dân, do dân và vì dân như đã hứa.

Thứ nhà nước dân chủ nhân dân theo cách nói của ông Trương Tấn Sang cũng không có. Ngược lại ông Hồ và những người đi theo Chủ nghĩa Cộng sản độc tài Nga Sô và Chủ nghĩa Cộng sản bạo quyền Mao Trạch Đông đã lái Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang con đường lầm lạc độc quyền lãnh đạo, tước bỏ mọi quyền của dân và phản bội lại xương máu của các thế hệ đã đấu tranh cho nền độc lập quốc gia rồi đẩy đất nước vào 30 năm chiến tranh phiêu lưu đẫm máu.

Vì vậy mà một hình thức giai cấp giả hiệu đã được khoác cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là “Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á”, thay mặt cho hai giới công nhân lao động và nông dân.

Thực tế chưa bao giờ có một nhà nước của tuyệt đại đa số nhân dân như thế ở Việt Nam dưới thời Cộng sản. Các chính quyền lập ra từ sau ngày gọi là “Cách mạng tháng Tám 1945” đều là nhà nước tự biên tự diễn của đảng, do đảng và vì đảng và chưa hề biết quán triệt ý nghĩa câu nói lịch sử của ông Hồ rằng: “Nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì”.

Nay ngày độc lập 2/9 đã lùi vào dĩ vãng để nhường bước cho năm thứ 71 từ hôm 03/09/2015 mà nhân dân Việt Nam vẫn chưa có tự do và hạnh phúc, hay không phải ai trong số trên 90 triệu dân “cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” như “ham muốn tột bậc” của ông Hồ đưa ra từ năm 1946!

Mọi quyền của dân quy định trong 5 Hiến pháp, từ Hiến pháp dân chủ đầu tiên 1946 đến Hiến pháp độc tài sửa đổi 2013 đã coi dân như của nợ cần phải rút hết xương tủy để phục vụ thiểu số cầm quyền. Chiếc bánh vẽ “công nông” đã được đảng tô đi vẽ lại trong 70 năm chỉ cốt làm cho phình to ra để che đậy chiêu bài ái quốc “chống Pháp giành độc lập” và giả danh “chống Mỹ cứu nước” để xâm lăng Việt Nam Cộng hòa.

Các Nhà sử học Cộng sản biết rõ như thế mà vẫn cam tâm đổi trắng thay đen, vẽ hươu vẽ vượn ca tụng cuộc Cách mạng mang danh “thời đại Hồ Chí Minh” để đầu độc học sinh từ tiểu học lên đại học.

Ban Tuyên giáo còn giả dối mị dân khi viết rằng: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít”

Nhưng tại sao ông Trương Tấn Sang đã muốn sửa sai lịch sử để gọi nhà nước đầu tiên do ông Hồ đứng đầu là “nhà nước dân chủ nhân dân” thay vì “nhà nước công nông”?

Nguyên do vì ông Sang là người của Nam Bộ, sinh ra ở xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nên biết rất rõ hai giới công nông đã chỉ được đảng cho mang danh hão để hưởng quyền ảo. Họ là thành phần đã hy sinh xương máu và tài sản nhiều nhất cho đảng theo đuổi 30 năm nội chiến mạo danh chống xâm lược, nhưng lại chịu thiệt thòi và bị những kẻ có chức có quyền phản bội nhiều nhất.

Vì vậy khi nghe ông Sang hô hoán các mục tiêu cao cả của Cách mạng Tháng Tám là “độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân” và để lập nên nhà nước dân chủ nhân dân thì cũng như vịt nghe sấm, chả ai hiểu ông muốn nói gì, vì chúng toàn là những sáo ngữ viển vông.

Khi nói “dân chủ nhân dân” thì nhà nước phải do dân bầu lên, thay vì “đảng cử dân bầu” như bấy lâu nay. Nếu chủ trương “dân chủ nhân dân” mà vẫn phải do đảng lãnh đạo như bây giờ thì đó là thứ dân chủ trá hình, bánh vẽ, mị dân.

Cũng như ông Sang, bộ máy tuyên truyền của đảng không dừng ở đây. Ngôn ngữ mộng du thêu dệt của Ban Tuyên giáo còn bịa chuyện nói Cách mạng Tháng Tám là: "Thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội."

(Trích “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam”/Ban Tuyên Giáo,12/06/2015)

Chuyện của 4 nguy cơ

Với những cái đầu đất sét cho đến 70 năm sau ngày Độc lập 2/9, vẫn còn mơ hồ giáo điều tuyệt đối tin rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin đã có công với “cách mạng tháng Tám” thì chuyện đảng còn phải đối phó với “bốn nguy cơ” de dọa sự sống còn của đảng là điều không ai ngạc nhiên.

Ông Sang nói trước mặt Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và đông đảo lãnh đạo cũ, mới ngày 02/09/(2015): “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, có mặt biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn, diễn biến phức tạp hơn, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc trong xã hội, bất bình trong nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.”


Những nguy cơ này đã được nói đến lần đầu tiên tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (20-25/1/1994), thời Tổng Bí thư Đỗ Mười. 21 năm sau chúng chẳng những vẫn tồn tại mà còn khỏe mạnh hơn nên ông Sang phải kêu gọi toàn đảng: “Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, nhất là nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Có như vậy, mới củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.”


Như vậy là đảng CSVN, trước thềm Đại hội toàn quốc khóa XII dự trù tháng 01/2016, đang tơ mối trăm vò trước câu hỏi “thành công hay thất bại sau 30 đổi mới”?


Những tệ nạn của cán bộ, đảng viên nêu ra trong diễn văn của ông Sang không mới mà chúng là những việc đã diễn ra từ các khóa đảng trước năm 2011 khi khóa đảng XI và Tổng Bi thư Nguyễn Phú Trọng lên cầm quyền.

Như vậy là đảng đã thất bại. Nếu bảo thành công thì tại sao từ “4 nguy cơ” lại đẻ thêm ra 2 nguy cơ cực kỳ nguy hiểm được gọi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, Quân đội và Công an?

Vì vậy giấc mơ xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” từ khi có Đổi mới thời đảng trưởng Nguyễn Văn Linh năm 1986 cũng đã tan ra mây khói.

Do đó khi nghe Chủ tịch Trương Tấn Sang nhắc lại điệp khúc sẽ “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; mọi cơ quan nhà nước, mọi cán bộ công chức phải chịu sự giám sát của nhân dân. Đổi mới quản lý nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy dân chủ, đồng thời đề cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ” thì cũng chỉ là chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”

Bởi lẽ đảng đã nói những điều này nhiều lần lắm rồi mà chưa hề thấy nhà nước nào là “của dân, do dân, vì dân” vì “tất cả quyền lực nhà nước” vẫn tiếp tục nằm gọn trong tay đảng để cho cán bộ, nhất là những kẻ có chức có quyền, lạm dụng để vợ vét tiền bạc qua các cửa tham nhũng, lãng phí, dành bổng lộc cho cá nhân, gia đình và phe phái, hay còn được gọi là “lợi ích nhóm”.

Không chỉ có cấp lãnh đạo mới thấy như thế mà toàn dân đã nhìn rõ những việc đảng làm so với những lời đảng nói từ 40 năm qua khi đất nước đã do đảng nắm trọn để độc quyền.

Bây giờ ông Trương Tấn Sang lại thay mặt đảng và nhà nước để hứa về một nhà nước pháp quyền chưa hề có từ sau 1975 trên cả nước, hay 60 năm ở miền Bắc để dành lại quyền làm chủ cho dân thì có phải là chuyện “nói cho qua cầu” vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày 2/9? -/-

Phạm Trần
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Image


Cả thế giới chờ bà Janet Yellen
Ngô Nhân Dụng

Rất nhiều người ở Mỹ biết ông Donald Trump; rất ít người biết tên bà Janet Yellen. Nhưng cả thế giới đang chờ coi quyết định của bà Yellen trong 12 ngày nữa; trong đó có các ông Chu Tiểu Xuyên và cả ông Tập Cận Bình!

Janet Yellen là chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, thường gọi tắt là Fed. Ngày 16 Tháng Chín này Ủy Ban Chính Sách Tiền Tệ của Fed sẽ họp, trong đó bà Yellen có tiếng nói nặng nhất, ngày hôm sau sẽ cho biết lãi suất ở Mỹ có tăng hay không. Nếu Fed tăng lãi suất, kinh tế cả thế giới chịu ảnh hưởng vì kể từ năm 2006 đến giờ lãi suất chỉ giảm, giảm xuống gần số không, chứ chưa tăng lần nào.

Ngân Hàng Trung Ương Mỹ chỉ có bổn phận điều hành khối tiền tệ dân Mỹ đang dùng để giúp giá cả ổn định, chứ không có trách nhiệm nào đối với thế giới. Nhưng trong thực tế, họ gây ảnh hưởng ra bên ngoài, vì các nước khác khi mua bán với nhau đều thanh toán bằng đô la Mỹ.

Nếu bà Yellen nâng lãi suất ở Mỹ lên, đồng đô la Mỹ sẽ lên giá vì thêm nhiều người muốn đổi tiền nước họ lấy Mỹ kim để đưa sang Mỹ kiếm lời. Giới đầu tư khắp thế giới đã đem tiền vào Mỹ mua các trái phiếu, nhất là công trái, vì kinh tế Mỹ tăng trưởng đều đặn suốt sáu năm nay, sau cơn khủng hoảng nặng nề bắt đầu năm 2007. Mỹ cùng với nước Ðức trở thành những nơi gửi tiền an toàn nhất, so với các nước kinh tế lớn khác. Chính dòng tiền “chảy vào chỗ trũng” này là nguyên nhân khiến đô la Mỹ lên giá từ gần hai năm nay. Bây giờ, nếu đưa tiền cho Mỹ vay còn được trả lãi cao hơn trước, thì số tiền di cư sang Mỹ còn tăng nữa. Ðó là mối lo của các nước, đặc biệt là những “nền kinh tế đang lên,” tức là những nước trước đây 30 năm còn nghèo hơn ngày nay rất nhiều.

Muốn hiểu tại sao các nước đang lên lại lo lắng nếu lãi suất ở Mỹ tăng, chúng ta cần nhìn lại xem tại sao kinh tế các nước đó có thể tăng trưởng nhanh chóng trong gần hai chục năm qua, sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ khắp nơi.

Có ba hiện tượng tạo cơ hội cho các nước “kinh tế đang lên.”

Thứ nhất là cả thế giới giầu hơn nhờ gia tăng mua, bán với nhau. Một quy tắc kinh tế đơn giản là trong mọi cuộc trao đổi tự do, cả hai bên đều có lợi. Năm 2003 số hàng hóa trong thương mại quốc tế trị giá dưới 8 ngàn tỷ đô la, mười năm sau tăng lên thành 18 tỷ rưỡi. Trao đổi về dịch vụ cũng tăng từ 2 ngàn tỷ lên gần 5 ngàn tỷ. Trước đây 40 năm, các nước nghèo chỉ đóng góp một phần tư vào khối lượng mậu dịch quốc tế, bây giờ chiếm một phần ba. Hiện tượng “toàn cầu hóa” này nâng cao mức sống những nước nghèo, họ tiến với tỷ lệ cao hơn vì khởi đầu từ chỗ thấp hơn. Các nước Châu Á lợi nhiều nhất, trong đó có Trung Quốc.

Yếu tố thứ hai giúp nhiều nước nghèo phát triển nhanh là món hàng họ xuất cảng nhiều nhất là tài nguyên thiên nhiên, mà khi kinh tế thế giới lên cao thì giá các món quặng mỏ, dầu khí, gỗ, vân vân, cũng tăng.

Lý do lớn thứ ba là trong hai chục năm qua đi vay tiền được lãi suất rất thấp. Tiền vốn đổ vào các nước nghèo tạo cơ hội sản xuất, tạo công ăn việc làm.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khiến cho cả ba hiện tượng trên lên mạnh hơn. Một tỷ người Trung Hoa mua nguyên liệu và nhiên liệu từ khắp nơi về để sản xuất, giúp cho các nước bán dầu khí và quặng mỏ. Trong ba thập niên dân Trung Hoa được cởi trói kinh tế, họ làm việc hùng hục nhưng được trả lương rất thấp, số tiền “cưỡng chế tiết kiệm” này được đem ra ngoài cho vay. Vì vậy lãi suất ở các nước Mỹ và các nước Châu Âu xuống thấp trong 35 năm qua. Năm 1981, lãi suất dài hạn ở Mỹ trung bình là 14.5%, hiện nay xuống chỉ còn 2.2%. Trong cùng thời gian đó, Chỉ số Dow Jones thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng từ 900 lên tới trên 17,500 trong mấy tuần qua. Hàng hóa Trung Quốc bán giá rẻ giúp cho tỷ lệ lạm phát khắp nơi xuống thấp; ngân hàng trung ương các nước lớn không bị áp lực phải tăng lãi suất để ngăn ngừa lạm phát. Chính sách tiền tệ dễ dãi này có lúc tác hại, như đã thấy qua cuộc khủng hoảng địa ốc ở Mỹ trong những năm trước 2007.

Nhưng cả ba hiện tượng hữu ích cho kinh tế cc nước đang lên đang yếu dần, và có khuynh hướng đổi chiều. Hiện tượng lên rồi xuống biểu lộ rõ rệt nhất qua nền kinh tế Trung Quốc.

Thứ nhất, trong kinh tế toàn cầu, trong thời gian từ 1980 đến 2002, số lượng mậu dịch tăng với tốc độ nhanh hơn tỷ lệ gia tăng của số lượng sản xuất, tức GDP của thế giới. Lý do chính là vì chi phí của việc trao đổi hàng hóa càng ngày càng thấp; vì lợi tức trung bình lên cao giúp người ta mua đồ nhập cảng nhiều hơn; và vì việc sản xuất hàng xuất cảng có hiệu quả tăng nhanh hơn. Tình trạng này hiện đang đảo ngược: Trong bốn năm qua, mậu dịch quốc tế tăng lên với tỷ lệ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Các nền kinh tế đang lên đều đặt trọng tâm vào việc sản xuất hàng xuất cảng thay vì hàng tiêu thụ nội địa, chính sách này đang gặp khó khăn. Nỗi khó khăn của một nước lớn như Trung Quốc sẽ lan sang các nước khác.

Vì vậy, giá bán nguyên liệu và nhiên liệu giảm. Năm ngoái giá một thùng dầu có lúc lên tới $110 đô la Mỹ, năm nay đã xuống $50, có lúc xấp xỉ 40 đô la một thùng. Các thứ kim loại từ sắt đến đồng đều xuống giá.

Nếu trong ba chục năm trước kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tạo cơ hội cho kinh tế nhiều nước khác cùng lên, thì ngày nay có tình trạng ngược lại. Trung Quốc không thể tiếp tục chỉ chuyên lo làm hàng xuất cảng; không thể tiếp tục trao tiền cho các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vô ích. Hành động phá giá đồng nguyên và cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán khiến cả thế giới nhìn nước Tàu lo ngại.

Hiện nay kinh tế các nước Châu Âu và Nhật Bản vẫn còn trì trệ, nhưng kinh tế Mỹ đã hồi phục chậm chạp và vững chắc từ sáu năm qua. Khi kinh tế lên, mối lo nẩy sinh là lo lạm phát. Vì vậy, từ đầu năm 2015, trong giới lãnh đạo tiền tệ ở Mỹ nhiều người đã nói đến lúc phải tăng lãi suất. Từ đầu năm nay, cả thế giới tin rằng lãi suất ở Mỹ sẽ tăng lên trong phiên họp của Hội Ðồng Tiền Tệ (Open market committee) ngày 16, 17 Tháng Chín này.

Nếu trong hai tuần nữa bà Janet Yellen báo tin Mỹ tăng lãi suất, cả thế giới sẽ lo. Ðồng đô la sẽ lên giá khi người ta đổi lấy Mỹ kim đem vào Mỹ. Rất nhiều quốc gia đi vay nợ nước ngoài bằng đô la, cũng như nhiều người Việt Nam muốn cho vay bằng “cây vàng.” Khi đô la lên giá, các con nợ phải trả lãi bằng đô la sẽ khốn đốn vì tiền họ kiếm ra được vẫn là tiền bản xứ. Trong số các con nợ này có các công ty lớn và cả các chính phủ. Tiên đoán nỗi rủi ro này, kể từ Tháng Năm, 2015, trái phiếu do các nước đang lên phát hành đã phải trả lãi suất cao hơn.

Khi tiên đoán các nước kinh tế đang lên sắp gặp khó khăn, đồng tiền trong nước họ cũng bỏ chạy. Giữa Tháng Tám 2015, nhật báo The Financial Times cho biết, trong 14 tháng kể từ Tháng Sáu năm 2014, một khối lượng gần một ngàn tỷ đô la (940 tỷ) từ các nước kinh tế đang lên đã di tản! Mỹ sẽ tiếp tục thu hút tiền vốn của thế giới, nghĩa là tiền đầu tư vào các nước khác sẽ hiếm hoi hơn trong lúc họ đang cần nhất.

Vì vậy, kể từ ngày Thứ Hai, 24 Tháng Tám, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giá ào ạt lần thứ nhì trong một tháng, rất nhiều người đã đề nghị bà Janet Yellen khoan khoan, đừng nâng lãi suất Mỹ lên, Ngay trong giới lãnh đạo chính sách tiền tệ ở Mỹ, cũng có người can. Họ nêu ra các lý do chính đáng: Kinh tế Mỹ chưa bị áp lực lạm phát, vì vẫn tăng trưởng ở mức độ vừa phải, chưa quá nóng. Lương bổng công nhân chưa tăng đáng kể. Lạm phát trong Tháng Bảy 2015 còn ở mức 1.2% trong khi chính Ngân Hàng Trung Ương vẫn chọn mục tiêu là giá cả nên tăng 2% một năm. Ðó là tỷ lệ vừa phải để kích thích người sản xuất muốn làm thêm hàng để bán (sẽ được giá cao hơn 2%) còn người tiêu thụ thì muốn mua sớm trước khi giá tăng; cả hai đều kích thích kinh tế!

Ngày Thứ Sáu, 4 Tháng Chín, một tin mừng kinh tế là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm từ 5.3% xuống 5.1%. Một số thống kê mới cũng cho biết chỉ có 173,000 công việc làm mới tạo ra trong Tháng Tám, thấp hơn con số trung bình 212,000 mỗi tháng kể từ đầu năm nay, khiến chỉ số Dow Jones giảm 1.66%. Nhưng theo kinh nghiệm thì con số “jobs” Tháng Tám xưa nay đều quá thấp so với sự thực, trong tương lai có thể sẽ được điều chỉnh lên thêm 79,000 jobs nữa. Như vậy là kinh tế Mỹ đang lên nhanh hơn, nối lo ngăn chặn lạm phát vẫn còn đó, bà Yellen có trách nhiệm “lo trước cái lo của thiên hạ,” bằng các tăng lãi suất. Cả hai “tin mừng” cho kinh tế Mỹ đều là “tin buồn” cho thế giới bên ngoài, nhất là các nền kinh tế đang lên!

Trong hai tuần sắp tới, giới lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sẽ phải theo dõi xem sự thực kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn tới mức nào. Chính quyền Trung Cộng còn khả năng ngăn không cho thị trường chứng khoán xuống nữa hay không, khi chỉ số Thượng Hải tụt mất 3% trong tuần lễ Mừng Chiến Thắng Nhật? Ngày 10 Tháng Chín họ cũng đón coi Ngân Hàng Trung Ương Anh quốc có quyết định tăng lãi suất như mọi người chờ đợi hay không? Trong khi Nhật Bản, Âu Châu và Trung Quốc đang cần phải giữ lãi suất ở mức thấp để kích thích kinh tế, thì Anh và Mỹ là hai nước tính làm ngược lại. Nhưng kinh tế cả hai nước này cũng không thể lên nếu kinh tế toàn thế giới trì trệ hoặc suy thoái!

Bà Janet Yellen có thể chỉ nâng lãi suất căn bản ở Mỹ thêm 0.25%, hậu quả cho thế giới bên ngoài sẽ không đến nỗi quá nặng. Tuy nhiên, dù lãi suất Mỹ lên rất nhẹ, hậu quả tâm lý vẫn quan trọng, vì đây là lần đầu tiên lãi suất ở Mỹ tăng lên sau hàng chục năm. Các ông Chu Tiểu Xuyên và cả ông Tập Cận Bình rất lo. Trong hai tháng vừa qua số tiền vốn từ Trung Quốc chạy ra nước ngoài lên tới hàng trăm tỷ đô la mỗi tháng. Nếu Bắc Kinh phải cắt lãi suất lần nữa để kích thích người ta mua cổ phiếu, trong khi lãi suất ở Mỹ tăng, thì càng nhiều người muốn “gánh vàng đi đổ sông Bô (Potomac)!”
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Vì sao Trung Quốc lại là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của chính mình?

Phạm Nguyên Trường dịch
Kerry Brown


Lãnh đạo Trung Quốc coi ổn định là quan trọng nhất – và chính Trung Quốc là đất nước bất ổn đến mức không thể nào dự đoán được.

Image
Chủ tịch Tập Cận Bình duyệt binh trong đánh dấu 70 năm Nhật Bản đầu hàn kết thúc Thế chiến Thứ hai. Ảnh: Wang Zhao/Pool Photo/AP
Với tất cả sự phức tạp của quan hệ tương tác của Trung Quốc với thế giới bên ngoài, sau khi nước này phát triển và trở thành tay chơi lớn về mặt địa chính trị và kinh tế lớn trong ba thập kỷ qua, những nguyên tắc cơ bản mà họ dựa vào khá đơn giản và đủ độ tin cậy. Từ thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã tìm được một tiêu chí quan trọng nhất trong các đối tác chính của nó, dù đấy có là Hoa Kỳ, EU, Nga hoặc các nước láng giềng của Trung Quốc thì cũng thế – đó là tính ổn định và có thể dự đoán được. Nhưng não trạng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là não trạng của nạn nhân; họ coi Trung Quốc là đất nước dễ bị tổn thương, đấy là do thời gian bị mất mát trong “thế kỷ bị sỉ nhục” và sử dụng thời khắc hiện này nhằm khắc phục sự bất công của lịch sử hiện đại. Cơ hội chiến lược kéo dài hai thập kỷ mà Giang Trạch Dân nói tới vào năm 2000, hiện nay đã đi được ba phần tư đoạn đường, chính là nhắc đến quá trình khắc phục này.

Về mặt lý thuyết, kết thúc giai đoạn này đã không còn bao xa. Đến năm 2021, Trung Quốc sẽ tung ra mục tiêu một trăm năm đầu tiên của mình: trở thành quốc gia “tương đối thịnh vượng”. Điều đó ít nhất là không trệch khỏi tầm nhìn của Đặng Tiểu Bình trong những năm đầu thập niên 1980, đúng vào giai đoạn khởi đầu của việc xoay trục mang tính sử thi của Trung Quốc, tức là trở lại với thế giới sau ba thập kỷ bất hòa và cách ly. Cuốn tiểu sử nhà cựu lãnh đạo tối cao của Trung Quốc do Andrei Pantsov và Stephen Levine chấp bút thể hiện rõ, đấy phần lớn là những tiêu chí đã được Đặng đưa ra – dù thu nhập bình quân đầu người mà người ta kỳ vọng thấp hơn hẳn. Hiện nay tầm nhìn của Đặng vẫn giữ thế thượng phong, mặc dù có những tuyên bố nói rằng Tập Cận Bình có quyền lực như Đặng hay hơn Đặng.

Đặng cũng tạo dựng được mối quan hệ hợp tác rộng lớn hơn giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Dưới sự lãnh đạo của Đặng, sự hòa giải với Mỹ đã chuyển thành quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1979. Trong những năm 1980 và 1990, Trung Quốc hầu như không sử dụng quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chiến tranh với Việt Nam trong năm 1979 và những cuộc đụng độ kéo dài trong năm năm sau đó là những hành động quân sự thực sự cuối cùng mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chứng kiến. Sau đó là cuộc nổi dậy năm 1989 và vụ đàn áp đầy bạo lực, nhưng về tổng thể, từ những năm 1980 Trung Quốc là đất nước hòa bình, và là lực lượng hội nhập và hợp tác. Nước này mới lớn tiếng đe dọa, chứ chưa ra tay với ai.

Phần thưởng cho cách hành xử đó là sự phát triển kinh tế tốt đẹp mà nước này đã đạt được, ít nhất là cho đến thời gian gần đây. Trung Quốc đã giàu lên và có nhiều ảnh hưởng hơn, nước này đang thực hiện nghệ thuật quân sự của Tôn Tử, rằng chiến thắng trên chiến trường mà không phải động đến một ngón tay. Nước này để cho tàu bè chở hàng hóa và tiền bạc đi qua để làm lợi cho mình, không cần hạm đội và những cuộc tấn công quân sự mà vẫn chinh phục được thế giới.

May là quá trình này diễn ra trong môi trường bên ngoài ổn định và thân thiện. Mặc dù có những trục trặc, từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 tới cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra gần một thập kỷ sau đó, nói chung, từ các thị trường quan trọng nhất của nước này như Mỹ và EU cho các đối tác trong khu vực chính là Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc đã gặp những hệ thống chính trị ổn định, thách thức lớn là thay đổi chính quyền chứ không phải là thay đổi hệ thống chính trị. Trớ trêu là, tuy là chế độ phi dân chủ nhưng Trung Quốc thu được lợi ích to lớn từ các chế độ dân chủ nằm xung quanh nước này, các nước dân chủ là những đối tác kinh tế đáng tin cậy và quan trọng nhất của Trung Quốc, dù nước này đang tìm kiếm những thị trường mới ở châu Phi và châu Mỹ Latin. Trung Quốc đã lợi dụng chế độ pháp quyền và và ổn định của những đối tác của mình. Đất nước này đã ăn bám vào hệ thống mà ở trong nước Bắc Kinh tuyên bố không phù hợp và không thích hợp với hoàn cảnh của nước mình.

Sự kiện khủng khiếp nhất là nguồn gốc lớn nhất làm cho Trung Quốc trở thành không dự đoán được lại là chính nước này. Những nhà hoạch định chính sách ở Mỹ, Anh, Úc, và hầu hết các nước dân chủ khác biết một cách gần đúng kiểu hệ thống chính trị và kinh tế nào có nhiều khả năng giữ thế thượng phong trong nước của họ trong vòng 2, 3 thập kỷ tới. Dù tất cả những câu chuyện về các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều nói rằng họ có thể tư duy dài hạn, trong khi các chế độ dân chủ dân cử có thể không làm được như thế, đây chỉ là một nửa câu chuyện. Các nhà hoạch định chính sách ở các nước dân chủ không phải suy nghĩ quá nhiều về nhiều vấn đề lớn mà những đối tác của họ ở Trung Quốc phải làm – như xây dựng pháp luật, hệ thống thuế khóa và những nguyên tắc cơ bản của quản trị – chủ yếu là do hệ thống của họ có đủ khả năng dự báo vốn có, cho nên họ không phải lo lắng quá mức về những vấn đề này. Thay vào đó, họ phải giải quyết những vấn đề nhỏ hơn, diễn ra hàng ngày. Đây không phải là mặt yếu mà là món hàng xa xỉ phẩm – một món hàng mà người Trung Quốc sẽ rất thích.

Đối với Trung Quốc, sẽ là một người dũng cảm – dù ở trong hay ngoài nước – nếu dám viết một bài tiểu luận dự đoán hệ thống chính trị nào sẽ giữ thế thượng phong trong thập kỷ tới, chứ chưa nói tới hai hoặc ba thập kỷ. Điều này không có nghĩa là bắt buộc chấp nhận chế độ dân chủ đa đảng. Thay vào đó, đấy là công nhận rằng, các chính trị gia ở Trung Quốc nói về nhu cầu cải cách hầu như mỗi ngày, họ nói thường xuyên hơn và nhiệt tình hơn các đối tác phương Tây. Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc biết rằng hệ thống của họ cần có những thay đổi căn bản, thậm chí ngay cả khi họ không có kế hoạch chi tiết rõ ràng về mục tiêu và những biện pháp để đạt mục tiêu đó. Nền chính trị ở Trung Quốc là nguyên nhân sâu xa của tính không dự đoán được ở trong nước và là trung tâm của nhu cầu về việc có càng ít rắc rối ở nước ngoài thì càng tốt.

Đương nhiên là, có những vấn đề có hiệu ứng phụ, như những năm gần đây đã cho thấy, đặc biệt là ở Biển Đông. Nhưng ở trong nước, nguyên tắc có tính mệnh lệnh là cái gọi là “tính quyết đoán” của Trung Quốc trong khu vực của mình, và điều này, theo một nghĩa nào đó chỉ đơn giản là xuất khẩu những vấn đề ở trong nước ra ngoài biên giới của nó, là đây là lời giải thích có sức thuyết phục nhất cho những hành vi dường như là tự chuốc lấy thất bại .

Điểm mấu chốt là việc Trung Quốc đầu tư và tham gia vào lãnh thổ nước khác như Úc hay Mỹ là Trung Quốc tìm kiếm sự ổn định gián tiếp, chứ không phải là bằng chứng chứng tỏ rằng Bắc Kinh đang cố gắng thay đổi thế giới cho phù hợp với hệ thống của mình. Nếu thế giới cư xử và được xây dựng hệt như Trung Quốc thì đấy sẽ thực sự là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của Trung Quốc, còn khủng khiếp hơn là chúng ta có thể tưởng tượng.

______

Kerry Brown là trưởng ban nghiên cứu Trung Quốc và mạng lưới cố vấn của châu Âu (ECRAN) do EU tài trợ và là cộng tác viên của Chatham House, London. Ông là tác giả cuốn “The New Emperors”, cuốn sách viết về ban lãnh đạo của nước Trung Hoa hiện đại.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Aylan Kurdi ơi: Em đã chết cho mọi người được sống!
Nam Lộc

Hình ảnh của em bé thuyền nhân tỵ nạn Syrian 3 tuổi tên là Aylan Kurdi nằm gục mặt chết trên bãi cát khi xác của em trôi dạt
vào bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ tuần qua đã làm thức tỉnh lương tâm nhân loại trong lúc các con đường dẫn những người phải bỏ nước ra đi
vì chế độ độc tài và diệt chủng để tìm đến một nơi an toàn tại các quốc gia Âu Châu lánh nạn
đã bị chặn lại và cánh cửa nhân đạo hầu như đều khép kín.

Image
Một nghệ sĩ Ấn Ðộ làm mô hình cát em bé người Syria bị chết trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. (Hình minh họa: Asit Kumar/AFP/Getty Images)



Aylan đã chết đuối cùng với người anh lớn hơn em 2 tuổi và người mẹ của mình cùng hàng chục người khác khi chiếc xuồng của họ bị chìm đắm trên vùng biển Bắc Ðại Tây Dương. Hoàn cảnh của hàng trăm ngàn người tỵ nạn từ các nước Iraq, Afghanistan và đặc biệt là từ Syria tràn vào Âu Châu bằng đường bộ hay bằng đường thuyền cùng với sự xua đuổi của những người lính Hung Gia Lợi trong tuần qua đã gợi lại cho đồng bào tỵ nạn Việt Nam chúng ta cơn ác mộng vượt biên 30 năm về trước. Âm thanh của bài hát Xác Em Nay Ở Phương Nào hoặc câu “tự do ơi, tự do, em đổi bằng thân xác...” bỗng dưng vọng lại bên tai như những Lời Kinh Ðêm quen thuộc mà thuyền nhân đã cầu nguyện thuở nào! Thì ra người Việt chúng ta đã trải qua những nỗi gian truân đó từ lâu, khủng khiếp hơn, khổ đau hơn và bất hạnh hơn. Chỉ khác là vào thời điểm đó phương tiện truyền thông chưa phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như hiện nay để thế giới biết rằng có đến gần nửa triệu người VN đã chết trên biển Ðông như số phận cùng hoàn cảnh của cậu bé Aylan.

Nhưng cũng chính vì sự tiến bộ kỹ thuật bây giờ mà hình ảnh của cậu bé Aylan chết tức tưởi, oan khiên trên biển cả, đã như một phép lạ từ từ mở rộng những cánh cửa đã bị loài người ích kỷ khóa lại từ suốt gần một tuần qua. Chính phủ Hung Gia Lợi đã phải làm những hành động tối thiểu, dù không tiếp nhận, nhưng cũng đã cung cấp xe bus để đưa người tỵ nạn đến biên giới của những quốc gia nhân đạo hơn, Phần Lan đã mở rộng cánh tay, Ðức đã quyết định tiếp nhận và sẵn sàng cung cấp công ăn, việc làm cho hàng trăm ngàn người tỵ nạn, sau đó là Áo, Anh, Bỉ, Pháp, v.v... và dĩ nhiên là cả Hoa Kỳ, đất nước được xem là có một trách nhiệm lớn trong cuộc khủng hoảng ở Trung Ðông, đặc biệt là chính sách bị nhiều người chỉ trích là “bất nhất” của chính phủ Obama từ suốt 3 năm qua về vấn đề Syria cùng nhà lãnh đạo độc tài và tham quyền, cố vị: Bashar ai-Assad.

Nhưng tình hình đã có phần nào thay đổi theo chiều hướng tích cực trong mấy ngày qua, phải chăng nỗi bất hạnh của Aylan Kurdi cùng gia đình em đã được đổi lại bằng sự may mắn và hạnh phúc của hàng trăm ngàn nạn nhân của bọn độc tài, khủng bố, đã quyết định vượt biên và có thể cũng sẽ là niềm hy vọng cho hàng triệu người khác đang sống nhục nhằn trong các trại tỵ nạn ở Lebanese, tại Thổ Nhĩ Kỳ hay ngay tại đất nước Syria hiện nay? Các nhà lãnh đạo ở trên thế giới kể cả tay cựu trùm KGB, Vladimir Putin, đang là tổng thống nước Nga dù cứng đầu đến đâu cũng phải quyết định ngồi xuống để tìm ra một giải pháp hầu giải quyết cơn khủng hoảng trầm trọng này hầu cho người dân Syria có một cuộc sống ổn định ngay trên quê hương của họ thay vì phải mang đời lưu vong. Và nếu đúng như vậy thì Aylan Kurdi ơi, em đã chết cho mọi người được sống!

Nhìn hình ảnh bé Aylan nằm chết như mơ, như thiên thần đang gục đầu ngủ yên trên bãi cát, nó cũng thảm thương như thân phận của những đứa trẻ VN bất hạnh thuở nào, lòng tôi trùng xuống một nỗi buồn vô hạn. Trước đó một tuần, khi xem được đoạn phim chiếu cảnh người đàn ông Syrian gò lưng đi bán từng cây bút nắp xanh để kiếm được miếng ăn cho đứa con gái nằm ngủ trên vai trong cơn nóng thiêu đốt trên đường phố ở Beirut, bỗng dưng tôi nhớ lại tình cảnh của hơn 2000 “Người Việt Còn Lại” ở Phi Luật Tân vào những năm đầu thập niên 2000, những người đã bị thế giới lãng quên qua gần 20 năm trời khổ hạnh với mẫu “căn cước” được đóng dấu là dân “vô tổ quốc” (Stateless)! Và ở đó, tôi cũng đã thấy hình ảnh người đàn ông tỵ nạn VN cõng trên vai đứa con gái chưa đầy 2 tuổi trong cơn nóng thiêu đốt ở Palawan để bán từng đôi dép cho những người dân làng hầu may ra mua được cho con mình một khúc bánh mì hay một bình sữa lạnh!

Tiếng reo của chuông điện thoại làm tôi tỉnh lại, sờ lên mắt, không biết là mình đã khóc từ lúc nào, và tự nhủ lòng, có lẽ mình sẽ phải làm một điều gì để cùng đồng hương chúng ta xoa dịu được một phần nào vết thương đang nhỏ máu của nhân loại dù chỉ là một điều nhỏ nhoi như hạt cát trong sa mạc.

Bên kia đầu dây là giọng nói của một người bạn trẻ tên là James ở Toronto, Canada, em ngỏ ý muốn mời tôi làm MC cho một buổi “sinh hoạt” tại đây, sau khi thỏa thuận thù lao xong, tôi hỏi em về nội dung chương trình, lúc đó James mới cho biết mục đích của ngày sinh hoạt này là để phát động chiến dịch gây quỹ cho dự án có tên là “Lifeline Syria Project” ngõ hầu tìm phương tiện để bảo trợ cho các gia đình người tỵ nạn Syrian đang phải đối phó với những nỗi khốn cùng trên đường tìm tự do! Lòng tôi chợt bùng sáng lên như một kẻ đang đói khát được người ta ban phát cho một khúc bánh mì cùng ly nước lạnh! Tôi hân hoan nói với James, em ơi, tôi sẵn sàng nhận lời tham dự và xin phép cho tôi được đóng góp toàn bộ số tiền thù lao của tôi vào buổi gây quỹ trong ngày hôm đó để tiếp tay với ban tổ chức. James thoạt đầu hơi ngạc nhiên và ngần ngại, nhưng sau đôi lời trao đổi em đã hiểu lòng tôi và vui vẻ đồng ý. Tuy nhiên khi James đề cập đến thời điểm của buổi tổ chức sẽ rơi vào một ngày cuối tuần trong Tháng Mười sắp tới thì tôi vô cùng lo lắng và hơi thất vọng, vì lịch trình diễn đã đầy ắp, không còn rảnh một weekend nào trong Tháng Mười cả, đấy là chưa kể đến chuyến đi Úc Châu kéo dài hơn một tuần lễ vào giữa Tháng Mười, 2015! Nhưng khi mở lịch ra xem, thì tôi thấy còn trống một ngày Thứ Bẩy duy nhất đó là October 3rd, nhưng đã dự định mua vé để bay sang Washington DC cho một event khác diễn ra vào buổi trưa Chủ Nhật October 4th. Và như một “phép lạ,” James cho tôi biết, vì tính cách cấp bách của sự việc cho nên BTC đã quyết định tổ chức vào ngày Thứ Bảy, mùng 3 Tháng Mười, 2015. Nghe em nói lòng tôi như mở hội, như vậy thì xem như “giấc mơ” ấp ủ “được làm một điều gì để cùng đồng hương chúng ta xoa dịu phần nào vết thương đang nhỏ máu của nhân loại” đã thành sự thật. Hai anh em chúng tôi cùng vui, và sau khi James email cho tôi thêm chi tiết cùng tấm ảnh chúng tôi chụp chung với nhau trong lần tiếp đón và bảo trợ những người Việt tỵ nạn cuối cùng từ Thái Lan đến Vancouver vài tháng trước đây, tôi mới biết đó là James Nguyễn, cựu chủ tịch Hội Người Việt Toronto, và buổi gây quỹ lần này sẽ phối hợp cùng tổ chức VOICE Canada và một số cơ quan, đoàn thể người Việt tại đất nước giầu lòng nhân đạo này. VOICE Canada cũng không xa lạ gì với tôi, vì ngoài nỗ lực tranh đấu, vận động cũng như định cư những người Việt tỵ nạn muộn màng, vào Tháng Tư 2015 vừa qua, họ còn gây quỹ được $100 ngàn để tiếp tay cho Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH và Quả Phụ Tử Sĩ do bà Hạnh Nhơn làm chủ tịch.

Tôi tin rằng điều may mắn được góp mặt cùng “Lifeline Syria Project” lần này là do sự sắp đặt của Thượng Ðế như một “ơn gọi” của Bề Trên, của Trời Phật dù lời cầu xin của tôi chỉ mới là những tiếng nhủ thầm trong bụng. Tôi đem chuyện này chia sẻ với các gia đình tỵ nạn VN từ Palawan, Phi Luật Tân, những người cũng đã từng bị thế giời lãng quên. Họ đang tổ chức ngày “Tri Ân và Hội Ngộ” để kỷ niệm 10 năm định cư, đồng thời để cảm tạ những người đã giúp họ được làm lại cuộc đời nơi đất khách. Trong đêm họp mặt gọi là “tiền hội ngộ,” Thứ Bảy, mùng 5 Tháng Chín, 2015 vừa qua, sau khi nghe tôi trình bày có người đã rơi nước mắt, hồi tưởng lại thân phận mình và so sánh với hoàn cảnh của người tỵ nạn Syrian cùng thân xác của vị “Thánh Tí Hon” tên là Aylan Kurdi, đã hy sinh cuộc đời để cho đồng bào mình được cứu sống! Và kết quả là trong đêm họp mặt ngày hôm sau, mùng 6 Tháng Chín, trước sự hiện diện của các quan khách cùng ân nhân Việt, Mỹ và đặc biệt là đại diện của chính phủ Phi Luật Tân, quốc gia duy nhất đã không trục xuất thuyền nhân VN. Luật Sư Trịnh Hội đã đại diện các gia đình tỵ nạn VN từ Palawan chính thức loan báo rằng những thuyền nhân người Việt muộn màng này sẽ bảo lãnh 4 gia đình người tỵ nạn Syrian, và họ nhờ tôi liên lạc với các cơ quan thiện nguyện để bắt đầu thủ tục định cư tại thành phố Houston. Anh Trung Ðình Nguyễn, trưởng ban tổ chức đã cho các ân nhân và quan khách Việt, Mỹ cũng như Phi Luật Tân hiện diện trong ngày hôm đó biết rằng: “Cách duy nhất mà chúng tôi có thể làm được bây giờ để trả ơn quý vị là đưa tay ra để cứu giúp những người bất hạnh khác, như quý vị đã cứu giúp chúng tôi”! Thật là một hành động dấn thân mang đầy ý nghĩa.

Nhân đây chúng tôi cũng xin cám ơn quý vị đồng hương ở khắp mọi nơi đã đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi để đóng góp vào quỹ “Thank You America” của cơ quan thiện nguyện USCC hầu giúp đỡ và tiếp tay cho tổ chức đã từng bảo trợ chúng ta để định cư những người tỵ nạn Syrian bất hạnh nói trên. Tính đến cuối Tháng Bảy, 2015, sau 4 tháng phát động, hội USCCLA cho biết là họ đã nhận được khoảng 60 ngàn dollars từ cộng đồng người Việt, và cơ quan này cũng đã gởi thơ cám ơn đến từng quý vị ân nhân đã đóng góp.

Qua nghĩa cử cao đẹp trước hết là của “Lifeline Syrian Project” ở Toronto, Canada, theo sau là anh chị em trong nhóm “Người Việt Còn Lại” tại Houston, Texas, chúng tôi mong mỏi sẽ có những tổ chức hoặc các hội đoàn hay cá nhân ở những địa phương khác cũng sẽ tiếp tay đóng góp, đón nhận hoặc bảo trợ các gia đình tỵ nạn đang sống vất vưởng tại các trại tỵ nạn ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu muốn tìm hiểu thêm chi tiết hoặc tin tức, xin quý vị cứ email về địa chỉ của chúng tôi là: namloc@sbtn.tv
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Phẫn nộ cay đắng không phải của riêng ai
Bùi Tín
(Nguồn: VOA)

Thế là rõ. Bộ Chính Trị Ðảng CS Việt Nam đã quyết định không trả tự do cho tù nhân chính trị, trái với hy vọng của xã hội,
trái với mong chờ của các công dân yêu nước, các chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, trái với nguyện vọng của biết bao thân nhân,
vợ chồng con cháu, bạn bè của hàng trăm tù nhân chính trị.
Image
(Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)



Những tù nhân chính trị kiên cường đấu tranh cho tự do của toàn dân bị chính quyền toàn trị chụp cho cái mũ “âm mưu lật đổ chế độ,” “đe dọa an ninh quốc gia.” Họ là những người con ưu tú, kiên cường của Tổ quốc, những công dân dũng cảm yêu nước, thương dân, quyết dấn thân cho quốc gia, dân tộc và nhân dân, đang bị giam cầm, đầy đọa bởi một chính quyền toàn trị thân Trung Quốc và tham nhũng. Họ vẫn bị đày đọa.

Mấy tháng qua đã có một luồng nhận thức lạc quan đối với thời cuộc. Nhiều người cho rằng cuối cùng Bộ Chính Trị đã tỉnh ra đôi chút, đã có một sự chuyển hướng chính trị quan trọng, từ bỏ lập trường phụ thuộc Trung Quốc bành trướng, xích lại gần hơn với Hoa Kỳ và các nước dân chủ. Có nhà bình luận trong nước nhận định rằng đây là một chính sách “chuyển trục về chiến lược chính trị-ngoại giao-quốc phòng toàn diện ngoạn mục, rất sáng suốt và quả đoán,” tuy có chậm hàng chục năm, lẽ ra phải được quyết định từ đầu năm 1979 khi cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung nổ ra, khi ông anh lớn trở mặt thành quỷ dữ.

Trên mạng Chuyển Hóa, nhà bình luận Ðinh Hoàng Thắng còn giật tít: “Bước tiến dũng mãnh của lịch sử”; bài báo nhắc đến nhận định lạc quan của một nhà nghiên cứu hàng đầu Hoàng Anh Tuấn ở Học Viện Ngoại Giao Hà Nội, cho đây là “chuyển biến cơ bản trong mối quan hệ Việt-Mỹ,” rằng “mười, mười lăm năm sau sẽ còn nhớ đến thời kỳ chuyển hóa rất đẹp, rất hay này.” Cán bộ ngoại giao Bùi Thế Giang, từng là đại sứ VN ở Liên Hiệp Quốc, cũng chung một nhận định cho rằng quan hệ thân thiện Việt-Mỹ từ thù thành bạn là một sự phát triển rất tốt đẹp cho tương lai nước ta. Hãy nhớ lời Phó Tổng Thống Joe Biden nói với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: “Chưa bao giờ chúng tôi mong thắt chặt quan hệ với Việt Nam như lúc này.”

Quả thật, cần “dứt tình” với một người bạn tâm giao cũ khi chính họ gây sự, đem đại quân sang tàn sát sáu tỉnh biên giới, và nên bắt tay thân thiện với kẻ thù cũ nhưng nay kẻ thù cũ ấy lại chủ động dang tay yêu cầu kết bạn chân thành vì quyền lợi thiết thân của cả hai nước, của khu vực và toàn thế giới. Tận dụng được cơ hội hiếm hoi này là mệnh lệnh của tổ quốc, của dân tộc, là nguyện vọng của toàn dân.

Trung Quốc bành trướng còn cho giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng biển Việt Nam, giết hại ngư dân Việt Nam, chính họ đã tạo nên cơ hội đẩy Việt Nam vào thế phải liên minh mới với những bạn tốt đáng tin cậy. Cho nên việc bẻ lái chiến lược của Bộ Chính Trị như trên mà mọi người mong ngóng chờ đợi là điều rất tự nhiên, gần như là tất yếu. Một quyết định chiến lược sáng suốt, có trách nhiệm, sẽ được nhân dân đánh giá cao.

Vậy mà có vẻ như cuộc bẻ lái chiến lược ấy đã không xảy ra. Chiến lược Thoát Trung không hề có trong cơ quan lãnh đạo Ðảng CS như mọi người mong đợi. Chủ tịch nước vẫn sang Bắc Kinh dự lễ của họ, trong khi chính đồng bào ruột thịt của họ ở Ðài Loan lại tẩy chay.

Không một tù nhân chính trị nào được trả tự do trong đợt Ðại Xá cho hơn 18,000 tù nhân. Chỉ toàn là kẻ tội phạm viên chức, đảng viên tham nhũng, kẻ giết người, xì ke ma túy, những kẻ đã chạy án, hối lộ cho ngành công an phụ trách quản lý các trại giam. Một mạng tự do cho rằng mỗi kẻ tội phạm hình sự phải nộp một triệu đồng để được ra tù lần này.

Không phải chỉ có thân nhân các tù nhân chính trị thất vọng cay đắng, mà một số nhà binh luận trong và ngoài nước cũng nổi giận, có người chửi đổng: “Không ăn thua gì, Lú vẫn hoàn Lú.” Ngay trong đảng CS, không hiếm trí thức cảm thấy như bị đảng phản bội, không dám bẻ lái quặt hình chữ U, vẫn lao vào bụi rậm, từ bỏ lái vào Ðại lộ Dân chủ của thời đại, bỏ qua một thời cơ cực hiếm.

Trong những người thất vọng, có lẽ cay đắng hàng đầu không thể thiếu ba nhân vật tôi nói đến ở đầu bài, nhà bình luận Ðinh Hoàng Thắng, hai nhà ngoại giao Hoàng Anh Tuấn và Bùi Thế Giang, là những đảng viên cấp cao. “Bước chuyển biến dũng mãnh của lịch sử “ chỉ còn là giấc mơ hão huyền. Họ sẽ làm gì khi bị đảng phản bội như thế? Họ có dám gia nhập hàng ngũ đối lập của xã hội dân sự, hay sẽ cúi đầu cam chịu do bị ràng buộc bởi chiếc ghế quyền lực và cuốn sổ hưu, cam chịu trong im lặng và nuốt đắng cay?
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »


Image

Mưa ngập lòng dân

Cao Huy Huân

Mấy hôm nay trời mưa suốt đêm ngày, không ít người muốn phát điên vì mưa to kèm theo hàng tá thứ hệ luỵ. Chiều ngày 15-9, cơn mưa suốt 3 tiếng đồng hồ đã “nhấn chìm” thành phố được mệnh danh là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam. Mưa lớn quá, lòng dân lại bộn bề.

Ngập chìm tất cả

Bạn bè sống lâu năm ở Sài Gòn viết ngập tràn trên mạng xã hội Facebook, đại khái phàn nàn “sống biết bao nhiêu năm ở Sài Thành, chẳng khi nào nước mưa ngập đến kinh hoàng như thế”. Báo chí đua nhau dùng những tính từ, trạng từ mô tả một cách sống động nhất về Sài Gòn sau một cơn mưa kéo dài vốn rất bình thường trong suốt nhiều năm qua. Ngay cả những tờ báo chính thống nhất ở Việt Nam cũng mạnh dạng giật tít “ngập như sông”, “ngập chưa từng thấy”, dân “bơi” về nhà, …để nói về đất Sài Thành sau một cơn mưa.

Lướt qua các tờ báo với những hình ảnh không thể ngờ, người ta cứ tưởng Sài Gòn là đồng bằng sông Cửu Long mùa nước lớn. Nước từ đâu đổ về, kéo theo rác rưởi, nước cống đen ngòm, hôi hám, nhấn chìm biết bao mệnh đời ngược xuôi vì cơm áo gạo tiền. Công nhân tan ca vội chạy về ăn cơm kịp giờ tăng ca tối, nước ngập, đành ngồi lại tìm đỡ gói mì tôm. Công nhân viên chức giờ tan sở vội chạy về đón con, rồi để con trên xe mà gồng, mà gánh, mà đẩy qua những đoạn đường chẳng còn biết gập ghềnh, nhấp nhô hay bằng phẳng.

Mấy bác xe ôm, thậm chí taxi cũng bó tay trước dòng nước cao cả mét, tặc lưỡi chịu đói hôm nay vì chẳng ma nào dại dột chạy ra đường mà gọi xe ôm hay réo taxi. Mà nhiều khi khách có nhu cầu, chẳng ai dám liều mà lái, không khéo đẩy xe cho khách, lại phải tốn tiền sửa xe. Ngay cả những cô chú làm công tác dọn đường cũng lắc đầu ngao ngán vì rác khắp nơi trôi nổi bồng bềnh, chẳng biết đêm nay mấy giờ nước rút, và rồi sẽ phải mất bao lâu để quét dọn những con đường đầy rác và chất thải đến mức chỉ nhìn đã phát nổi da gà.

Hai bên các tuyến đường “ngập cao điểm”, đã thôi không màn tát nước ra khỏi nhà, vì nước cao quá đầu gối, có tát cũng không thể nào hết được. Dân ngao ngán, buồn bực, mệt nhọc và buông xuôi, để mặc cho buổi cơm chiều đã nguội lạnh theo lòng người nổi trôi trên từng con nước. Nhà đã chật hẹp, nước lại ngập tràn lan, đêm nay sẽ là một đêm dài vô tận.

Nói vậy không có nghĩa là ai cũng khổ. Những toà biệt thự ngoại ô, những căn hộ chung cư đắt tiền, những ngôi nhà nằm trên các tuyến đường cao và đẹp nhất Sài Gòn, vốn là nơi cư ngụ của những người giàu, có cả quan chức, vẫn hiên ngang giữa mưa gió bão bùng. Lướt qua vài tờ báo mạng, nghe vài cú điện thoại, có tiếng tắc lưỡi chẳng biết vì cảm thông hay đang lo lắng lòng dân phẫn nộ vì một Sài Gòn đáng sống. Mà dù có thế nào đi chăng nữa thì có mấy quan chức phải lội bùn lội đất, dắt xe giữa những con phố nước ngập quá hông người như vô số người dân. Nước chảy siết, đục ngầu, lạnh lẽo còn mồ hôi thì nóng đến khó chịu, thỉnh thoảng khoé mắt cay cay vì trễ giờ đón con, vì bất lực trước chiếc xe đã “chết”, vì đuối sức mà không thể gục ngã, và vì vô số nỗi lo vẫn đang bộn bề, bồng bềnh theo từng con nước.

Trách nhiệm hay không trách nhiệm?

Giữa lúc Sài Gòn chìm trong biển nước, báo chí rầm rộ đưa tin, thì dư luận vẫn đang tranh cãi trách nhiệm thuộc về ai. Có người khẳng định “lỗi tại trời”. Họ cho rằng những cơn mưa liên tiếp đã đong đầy lòng Sài Gòn, nên chuyện ngập khắp nơi vẫn rất đỗi bình thường. Họ cho rằng nước ngập cũng như thể “trời kêu ai nấy dạ”, chẳng can hệ đến nhà quản lý.

Khi dự báo thời tiết vẫn chưa có những khẳng định về “sự bất thường” của những cơn mưa, thì việc mưa dài, mưa dai vẫn là chuyện “như cơm bữa” mỗi năm tại Sài Gòn. Thế nên, nếu đổ lỗi cho trời thì cũng chưa “công bằng” với “thần sấm, thần mưa”. Phản bác ý kiến “thiên tai”, có người cho rằng tại các thành phố lớn khác trên thế giới, mưa cũng không ít, tại sao không ngập? Không lẽ ông trời chỉ “làm khó” Việt Nam thôi? Vì lẽ đó, trách nhiệm phải quy kết về con người, mà chính danh là các nhà quản lý.

Nhiều người đưa ra nghi vấn các công trình đang được thi công gần đây, như hàng loạt các dự án khu chung cư, căn hộ cao cấp, các công trình quy hoạch hạ tầng tại thành phố đang bít dần các đường thoát nước của cả Sài Gòn. Chuyện này không khó để đặt làm giả thuyết, và chừng nào chưa có các báo cáo tác động môi trường của các cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng quy hoạch,… một cách thuyết phục thì nghi vấn này vẫn cho phép người dân đặt dấu chấm hỏi lên trách nhiệm của chính quyền và các ngành chức năng liên quan.

Trong khi đó, nhiều người đã bắt đầu nhắc lại vô số các dự án chống ngập, thoát nước,…với chi phí lên đến tiền tỷ trong suốt những năm qua. Hiệu quả từ các dự án nghìn tỷ chống ngập ở đâu khi Sài Gòn ngày một chìm trong biển nước? Nếu càng đổ tiền, Sài Gòn càng ngập thế này thì trách nhiệm thuộc về nhà thi công dự án, người lập kế hoạch dự án, hay người giám sát và thẩm định các dự án chống ngập? Dù là ai, thì đó chắc chắn phải có liên hệ đến trách nhiệm của những người làm công tác quản lý đô thị hạ tầng.

Vẫn có nhiều người đơn giản hơn, ngắn gọn hơn khi bàn về “trách nhiệm vụ ngập thuộc về ai?” Họ nói rằng việc khiến dân lao đao vì ngập nước, không thể ai khác chịu trách nhiệm, chính là người làm quản lý, dù đó là thiên tai ngoài ý muốn. Hãy nhìn sang các quốc gia phát triển. Bộ trưởng bộ nông nghiệp từ chức vì trời nắng, dân mất mùa hàng loạt mà Bộ không giải quyết hay khắc phục được gì. Hay như chuyện thủ tướng từ chức vì một người làm trong gia đình vi phạm luật (dù không nặng). Hàng tá chuyện từ chức cho thấy trách nhiệm không chỉ dừng ở chuyện quan chức gây tổn thương cho người dân, mà còn ở chuyện không thể mang lại những điều tốt đẹp thật sự cho đời sống người dân. Chuyện ngập nước cũng vậy, dù có “thiên tai”, nhưng làm quan mà không dự trù, không giải quyết được, để nạn ngập nước, kẹt xe kéo dài nhiều năm và ngày càng trầm trọng, thì làm quan để làm gì?
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Việt-Nam đã mất từ lâu rồi...?

Việt cộng còn, nước sẽ mất!


LS.Lê Duy San
http://2.bp.blogspot.com/-JDwEHXEgA3s/V ... %CC%89.jpg


Sau năm 1975, mặc dầu thù ghét bọn Việt Cộng đến tận xương tủy, nhưng cũng có một số người, nhất là dân miền Nam, thầm phục bọn Việt Cộng đã làm được một việc mà trước kia chính phủ miền Nam Việt Nam (VNCH) đã không làm được đó là đuổi được đám Tầu Chợ Lớn ra khỏi Việt Nam. Nhưng kể từ khi chúng (Việt Cộng) bị Trung Cộng “dậy cho một bài học” vào tháng 2 năm 1979 và cưỡng chiếm quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 khiến Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư của đảng Cộng Sản Việt Nam phải lậy lục Trung Cộng xin hòa hay nói cho đúng hơn là xin hàng Trung Cộng vào năm 1990.


Việc này làm người ta nghĩ rằng việc làm của chúng trước kia chẳng có gì là đáng phục, mà trái lại còn di hại cho đất nước nhiều hơn: đó là việc chúng phải dâng Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và cả chục ngàn cây số vuông ở miến Bắc Việt Nam, hàng trăm ngàn cây sô vuông lãnh hải trong đó cò 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng.


Không những thế, nếu trước kia, chúng đuổi đi được vài trăm ngàn Tầu quốc gia, thì nay, chúng lại mở cửa cho Tầu Trung cộng sản tự do vào Việt Nam cả triệu tên, khiến cho có thể đưa Việt Nam tới nguy cơ mất nước. Vì thế, nhiều người ưu tư tới đất nước đã tự hỏi: Nước Việt Nam còn hay đã mất ? Nếu còn thì liệu có giữ được không?


Có người nói rằng nước đã mất rồi, và đã mất từ lâu. Ông giáo sư Trần đình Ngọc còn nói rõ ràng rằng Hồ Chí Minh đã bán nước từ ngày 3/2/1930 (1). Thực ra thì nước Pháp đã chiếm Việt Nam làm thuộc địa từ lâu, từ năm 1884, nước Việt Nam đâu còn nữa mà để cho Hồ Chí Minh bán? Vả lại Hồ Chí Minh lúc bấy giời còn đang lang thang, cầu bơ, cầu bất, du thủ, du thực, đâu đã có danh phận gì ngoài chức Chủ Tịch đảng Cướp Cộng Sản Đông Dương với vài trăm đảng viên, mà đòi bán nước cái nỗi gì.

Hơn nữa, tuy ngày nay Việt Nam đã mất thác Bản Giốc, Ải Nam Quan và cả chục ngàn cây số vuông ở biên giới Việt Hoa và cả trăm ngàn cây số vuông hải phận ở biển Đông, nhưng đứng trên phương diện luật pháp và quốc tế thì Việt Nam vẫn còn. Bởi vì tên Việt Nam vẫn còn trên bản đồ thế giới. Nước Việt Nam vẫn được các quốc gia trên thế giới công nhận và Việt Nam vẫn là một thành viên của Liên Hiệp Quốc.


Nhưng liệu Việt Nam sẽ còn tồn tại đến bao giờ? Điều này thật khó nói trước, có điều chắc chắn rằng Việt Cộng còn, Việt Nam sẽ mất, hay nói cho rõ hơn là:

Chế độ Cộng Sản Việt Nam còn tồn tại thì nước Việt Nam sẽ mất về tay Trung Cộng vì những lý do sau:

1/ Chính quyền Việt Nam thì hèn với giặc, ác với dân và coi dân như kẻ thù.

Thực vậy, Việt Nam từ xưa tới nay, chưa có một chính quyền nào lại hèn nhát và khiếp nhược như ngụy quyền cộng sản Việt Nam hiện nay.

Ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam coi Trung Cộng như Mẫu Quốc. Đi đâu, ngụy quyền Việt Nam cũng phải xin phép quan thày Trung Cộng. Làm gì, ngụy quyền Việt Nam cũng phải báo cáo quan thày Trung Công. Dân Trung Cộng tự do ra vào Việt Nam như đi chợ, không cần chiếu khán. Chúng tự do hành nghề, không cần giấy phép và chọn gái Việt Nam làm vợ như đi chợ mua mấy con chó, con mèo! Dân Trung Cộng tự do lập những khu người Hoa ở khắp mọi nơi. Tại những nơi này, họ tự trị và người Việt bất khả xâm phạm giống như mấy tòa Đại Sứ, Lãnh Sự của ngọai quốc, ngay cả công an Việt Cộng cũng không có quyền xâm phạm những khu vực này.

Ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam để mặc cho Trung Cộng ngang nhiên lấn chiếm đất đai, lộng hành trong hải phận mà không dám đương đầu hay phản đối, dù chỉ bằng đường lối ngọai giao. Ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng hải phận Việt Nam cũng bị Trung Cộng ngang nhiên bắt giữ cả người lẫn ghe thuyền, cá thì tịch thu, người thì bắt nộp phạt mới chịu tha.

Ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam không dám để cho sinh viên, học sinh biểu tình đả đảo Trung Cộng xâm chiếm Hòang Sa, Trường Sa và bắt giam những người biểu tình. Bia tưởng niệm những bộ đội Việt Cộng hy sinh trong cuộc chiến với Trung Cộng vào năm 1979 cũng phải đục bỏ. Các sách giáo khoa từ tiểu học đến đại học, không một dòng chữ nào nói tới Hòang Sa và Trường Sa. Bộ luật nào của Việt Nam cũng phải in cả 2 thứ tiếng Trung Cộng và Việt Nam.

Trái lại đối với dân thì chúng thật độc ác, dã man và tàn bạo vô chừng. Quan chức chính quyền thì thi đua tham nhũng, ăn hối lộ. Tên nào cũng thi đua vơ vét của dân để có tiền ăn chơi hoặc cho con em chốn tránh ra ngọai quốc dưới hình thức du học, nhất là Hoa Kỳ, để tẩu tán tiền bạc.

Công an thì coi dân như kẻ thù, hơi một chút là đánh đập, bắt giam, bỏ tù. Đi xe máy mà không đội mũ an toàn cũng có thể bị đánh chết như trường hợp anh Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang bị thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp đánh bể đầu chết vì không đội mũ bảo hiểm vào ngày 23 tháng 7, 2010. Ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội cũng vậy, bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gẫy cổ chết vào tháng 2/2011 vì lỗi tương tự và nhiều trường hợp tương tự khác. Là con của một tù nhân lương tâm hay người bất đồng chính kiến cũng có thể bị công an cho côn đồ chém trọng thương như trường hợp của anh Phan Nguyễn Trọng Tú con của nhà bất đồng chính kiến Phan Ngọc Tuấn ở Phan Rang vào ngày 18/9/2012. Chính vì vậy mà có người gọi chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một Chế Độ Côn Đồ.

Một nhà văn trong nước, ông Hùynh Ngọc Tuấn, trong bài “Không Giống Ai”, đã viết: “Lực lượng “công an nhân dân” thì coi dân như cỏ rác, buồn buồn thì đánh chết một vài người dân cho vui, mục đích là để thị uy. Nếu dư luận trong nước và quốc tế có phản ứng mạnh quá thì cũng xử cho lấy lệ để bịt miệng công luận rồi đâu lại vào đó. Hãy nhìn những cái chết thê thảm của một số nạn nhân trong mấy năm gần đây thì rõ”.

2/ Tinh thần yêu nước của người dân VN không còn, tự ái dân tộc cũng mất.

Dân số Thủ Đô Hà Nội bây giờ ít ra cũng phải trên 5 triệu người và dân số thành phố Saigon ít ra cũng phải gần 8 triệu. Vậy mà số người tham dự của mỗi cuộc biểu tình để biểu lộ lòng yêu nước và chống Trung Cộng xâm lược, kể cả một số công an chìm, nổi và những người qua đường vì hiếu kỳ đứng coi, cũng chưa tới 500 người. Nếu không kể những người già cả và trẻ em, tính theo tỷ lệ thì con số người thực sự đi biểu tình cũng không tới 1/10,000. Vậy thì còn 9999 phần 10,000 kia đâu ?

Đành rằng ngụy quyền cộng sản Việt Nam là một chính quyền hèn với giặc, ác với dân, nên người dân rất sợ. Nhưng tại sao chinh quyền bảo hộ của thực dân Pháp trước kia, cũng ác ôn, cũng tàn bạo, nhưng vẫn có những ông vua như Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái ra mặt chống đối, vẫn có nhũng cuộc nổi dậy chống Pháp như Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Đề Thám, Nguyễn Thái Học v.v.

Một người dân trong nước đã tự hỏi:


“Chính quyền hiện hành có còn là chính quyền của dân tộc Việt Nam hay không ? Tự hỏi để rồi ngầm trả lời: Không, không, không.Chính quyền này không phải là của dân tộc Việt Nam, mà là chính quyền của đảng cộng sản Việt Nam! Tôi và bao bậc cha mẹ khác lẽ nào đưa con mình đi cầm súng để bảo vệ đảng nô lệ như thế này ? Tôi đã rớt nước mắt. Tệ hại quá, tôi phải “nướng” con tôi cho lũ cầm quyền phản dân tộc này? Tôi sẽ phải làm thế nào ?

Thực ra thì chính Cộng Sản Việt Nam không phải là chính quyền của người dân từ lâu, ngay từ khi mà ông Hồ Chí Minh cướp được chính quyền từ tay chính phủ Trần Trong Kim. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh từ 1945 tới 1975, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam vẫn còn và vẫn hăng say và nồng nhiệt. Chính vì thế mà chúng vẫn bịp bợm và lợi dụng được để chiến thắng miền Nam với sự ủng hộ triệt để của Liên Sô và Trung Cộng . Ngày nay, chúng không còn cần lòng yêu nước của người dân Việt Nam nữa. Chúng chỉ cần làm sao giữ được Đảng để hưởng thụ. Không những thế, chúng còn muốn tiêu diệt hẳn lòng yêu nước của người dân bằng chính sách hủ hóa (ăn chơi xả láng) để chúng dễ bề cai trị. Người dân đã được dậy ngay từ khi biết mới nói, từ lúc mới cắp sách đi học là: “Yêu nước là yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội”. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ tại sao những cuộc biểu tình quan trọng như vậy lại chỉ có vài trăm người trong khi những chốn ăn chơi trụy lạc nhỏ bé cũng có cả ngàn người tham dự.

Không những lòng yêu nước bị đui chột mà còn bị chính quyền cấm đóan. Cũng trong bài “Không Giống Ai”, nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn viết: “Lòng yêu nước có thể nói là di sản quý báu của người Việt Nam mà tổ tiên của chúng ta trao truyền từ đời này sang đời khác, chưa có một triều đại một chính quyền nào “kiểm duyệt” lòng yêu nước chứ đừng nói đến chuyện thủ tiêu, ngăn cấm hay độc quyền. Vậy mà ngày hôm nay trước hành động hiếu chiến và ngang ngược của bọn bành trướng Bắc Kinh, người dân Hà Nội, Sài Gòn đã tự nguyện xuống đường để cho thế giới biết là nhân dân Việt Nam không hèn yếu không vô trách nhiệm với quốc gia, vậy mà đã bị chính nhà cầm quyền “của dân, do dân, vì dân” đàn áp, bắt bớ, vu khống và chụp mũ . Điều này chắc làm cả thế giới kinh ngạc và khó hiểu là Việt Nam đang được điều hành bởi một chính quyền đại diện cho ai ?”

Không những lòng yêu nước của người dân Việt Nam bây giờ không còn mà ngay cả lòng tự ái dân tộc cũng mất. Trước kia (1975) gia đình Việt Nam nào, có con gái lấy chồng ngọai quốc đều lấy làm xấu hổ (mắc cở) với họ hàng, làng xóm. Nay thì trái lại, gia đình Việt Nam nào có con gái lấy được chồng ngọai quốc, không những không xấu hổ mà còn lấy làm hãnh diện, không những hãnh diện với họ hàng mà cả với làng xóm. Họ hàng, làng xóm cũng không coi đó là đều xấu mà còn coi đó như một “tấm gương sáng để cho con cháu noi gương mà bắt chước”. Đành rằng ngày nay thế giới mở rộng, việc lấy người ngoại quốc là chuyện bình thường, nhưng coi đó là một “tấm gương sáng để con cháu noi theo” thì thật là hết chỗ nói!

Sau mấy chục năm sống dưới chế độ Cộng Sản, người dân Việt Nam bây giờ chỉ biết Tiền, Tiền và Tiền. Vợ chồng, cha con, mẹ con, anh em có thể giết nhau vì Tiền. Bạn bè có thể giết nhau vì Tiền. Thày trò có thể giết nhau vì tiền. Chủ tớ có thể giết nhau vì Tiền. Học sinh, sinh viên cũng có thể vì tiền mà đi bán dâm hay làm đĩ đực. Hoa hậu hay người mẫu cũng có thể bán dâm vì tiền như trường hợp hoa khôi Thiên Kim từng môi giới cho Hoa Hậu Mỹ Xuân đi bán dâm với một “đại gia” tại khách sạn ở thành phố Vũng Tàu với giá 2,500 USD. Thiên Kim lấy 1,000 USD, còn Mỹ Xuân hưởng 1,500 USD. Vợ cũng có thể vì tiền mà ngọai tình hay bán dâm.

Thùy Linh, một người dân ở Hà Nội viết: “Mình bỗng thương Mỹ Xuân, Hồng Hà, Thiên Kim và các cô gái bị chà đạp thêm nhiều lần sau các chuyên án điều tra, bóc dỡ đường dây mại dâm này. Chính xã hội là nguyên nhân gây nên cơn “thèm tiền” đến điên loạn. Nếu xếp thang bậc cho cơn thèm khát tiền thì quan chức đứng số 1. Họ bất chấp tất cả để lao vào kiếm tiền, các nhiệm kỳ chưa đủ còn bố trí cả vợ, con cùng tham gia. Hầu như không có quan chức nghèo, chỉ chưa là tất cả các quan chức đều có thể gọi là tỷ phú đôla mà thôi.”…

“Càng xa hoa càng trở thành tấm gương để tạo nên một lối sống cho lớp trẻ “noi theo”.

Đắm chìm trong cuộc sống tất cả điên đảo vì tiền mà bảo tuổi trẻ nên có thái độ điềm tĩnh với tiền, vật chất thì khác gì rao giảng đạo đức suông ? Rất ít người thoát khỏi tấm lưới bủa vây của tiền bạc.

Và để có được cuộc sống cho bằng người ta, tất nhiên cần tiền. Không thể kiếm tiền bằng các dự án, chính sách như quan chức, đại gia thì đương nhiên phải bán những gì mình có.”

Người nghèo thì sẵn sàng làm bất cứ nghề gì, miễn sao kiếm được tiền để sống, kể cả nghề buôn lậu, ma cô, đĩ điếm đã đành, mà ngay kẻ đã có tiền cũng có thể làm những nghề này để chóng giầu hoặc giầu hơn để hưởng thụ được nhiều hơn, đưa tới gần như cả nước sa đọa. Nhà tan không cần biết, nước mất không cần hay. Đó là thái độ của người dân Việt Nam bây giờ.

3/ Dân tộc chia rẽ trầm trọng.

Dân Việt Nam không phải là một dân tộc thuần chủng. Miền Bắc thì có một số lai Tầu, tương lai sẽ có nhiều hơn. Miền Trung thì lai Chiêm. Miền Nam thì lai Miên. Tôn giáo thì có Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo v.v…Sau 1975, dân Việt Nam cũng chia làm 2 hạng: hạng người đã sống dưới chế độ Cộng Sản và hạng người đã sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Dù một vài chục năn nữa, số người sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa có chết hết thì cũng vẫn còn hai hạng: hạng là đảng viên cộng sản và hạng không phải là đảng viên cộng sản. Vì thế thật khó mà có sự đòan kết. Đành rằng khi tổ quốc lâm nguy, chúng ta có thể gạt bỏ tất cả những dị biệt để đòan kết chống giặc. Nhưng đó là trường hợp chính quyền là chính quyền của dân, biết lo cho dân và biết bảo vệ dân. “Chính quyền” cộng sản Việt Nam không phải là chính quyền của dân mà là chính quyền của đảng cộng sản nên chỉ biết lo cho đảng, bảo vệ đảng. Còn dân chúng thì Việt Cộng coi như kẻ thù.

Vì thế, một người dân trong nước đã nói: “Cầm súng bảo vệ đất nước thì tôi không sợ. Còn cầm súng, hy sinh con cái chúng tôi cho quyền lợi riêng của đảng cộng sản Việt Nam thì khác nào sự ngu xuẩn, hơn nữa, đó là sự nhục nhã ! Còn nếu không đưa con đi nghĩa vụ, tôi sẽ bảo nó trốn cách nào ? Giá như gia đình tôi có tiền của như đám cán bộ nắm quyền, tôi sẽ “chạy” được cho con ra nước ngoài du học. Hàng triệu gia đình như gia đình tôi phải chạy ăn từng bữa thì làm gì có khả năng cao sang đó? Chúng tôi sẽ đưa con cái chúng tôi trốn đi đâu ? Tôi đang phải trốn chạy, ngay trên chính quê hương Việt Nam của mình sao ?”

Tóm lại, với ba lý do trên, nếu Việt Cộng còn, hay nói cho rõ hơn, nếu chế độ cộng sản Việt Nam còn tồn tại, nước Việt Nam chắc chắn sẽ mất dù chiến tranh có xẩy ra với Trung Cộng hay không.

Đọc lịch sử Việt Nam, chúng ta thấy Việt Nam đã ba lần mất nước. Nhưng cả ba lần chúng ta đều lấy lại được vì tinh thần yêu nước của dân ta thời ấy vẫn còn, tự ái dân tộc của dân ta thời ấy rất cao. Hơn nữa tất cả ba lần mất nước đó đều do ngọai xâm xâm chiếm và chính quyền do chính người ngọai quốc đứng đầu cai trị. Còn lần này, nếu chuyện mất nước xẩy ra thì thật là khó lòng lấy lại được vì nước mất là do chính bọn Việt Cộng dâng cho Tầu. Chính quyền cai trị cũng vẫn chính là bọn Việt Cộng bán nước làm tay sai cho Tầu nắm giữ, thì thật là khó có thể lấy lại được, nếu chúng không tự tan dã hay tự tiêu diệt lẫn nhau?


Lê Duy San


Chú thích


(1). Có lẽ ông Bút Xuân đã căn cứ vào các cam kết “giao nước Việt Nam cho Trung Quốc”, đã được “ký” bằng “lời hứa danh dự “ của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu là Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai:”Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một: một dân tộc, một nền văn hóa, một phong tục, một tổ quốc”.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Nhận diện thật rõ chế độ chính trị toàn trị
Bùi Tín
(Blog VOA)

Nhà báo, cũng là nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ Bùi Mẫn Hân (Min Xin Pei), gốc Trung Quốc, một học giả có uy tín, vừa cho đăng một bài báo lý thú trên tạp chí Carnegie/Hoa Kỳ (số tháng 7, 2015) chuyên nghiên cứu về các quan hệ quốc tế, có nhan đề “Gốc rễ những rối loạn về kinh tế của Trung Quốc là gì? - Là chính trị, ngốc ạ!”

Ngày 16 tháng 9 các mạng Dân Luận và Ðối Thoại đã đăng bản dịch của bài báo này.

Bài báo đi từ lịch sử các chế độ độc đoán xưa và nay trên thế giới để đi đến kết luận về bản chất chế độ chính trị ở Trung Quốc hiện nay.

Có thể tóm tắt những ý kiến chính của bài báo này như sau:

- Từ thời phong kiến đến chủ nghĩa tư bản và chế độ “cộng sản” mang tên xã hội chủ nghĩa, các chế độ độc đoán đều mang tính chất bóc lột nhân dân, mang lại bất công xã hội. Các nhà nước ấy có thể mang tên là “nhà nước thú dữ” - predatory states” - có nghĩa là ăn thịt đồng loại, tất cả đều là chế độ tham ô, chuyên ăn cắp, ăn cướp của dân, phản dân chủ, phản dân tộc.

- Có những chế độ nhà nước thú dữ cá nhân, như các vương triều phong kiến hay dưới chủ nghĩa tư bản, như Ferdinand Marcos ở Philippines, Suharto ở Indonesia hay Mobotu Sese Seko ở Zaire.

- Có những nhà nước thú dữ mang hình thức tập thể của một nhóm người hay mang tên một chính đảng, như ở Liên Xô trước đây, ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hiện nay, đều là chế độ thú dữ chuyên “ăn thịt” đồng bào và xã hội không bao giờ ngừng nghỉ.

- Có hai kiểu ăn cắp của các con thú dữ này rất đáng phân tích: “Ăn cắp từ từ” và “cướp bóc nhanh” (slow thief và fast plunder). Những tên độc tài cá nhân trên đây thuộc loại cướp bóc nhanh, thu vén cho chúng và gia đình, bộ hạ tin cẩn thật gọn, thật nhiều rồi hạ cánh an toàn để hưởng thụ riêng; giới nghiên cứu gọi chúng là tầng lớp “quan tặc” - kleptocraty - cùng loại với hải tặc, dâm tặc, lâm tặc, tin tặc...

Các chế độ nhà nước thú dữ loại tập thể thì khôn ngoan, ranh ma hơn, ăn cắp từ từ, không vội vã, để kéo thật dài cuộc ăn cắp, còn xẻ cho nhân dân hưởng thụ tý chút thành quả do chính họ làm ra, nhằm ru ngủ dân chúng, che lấp tội ác ăn cắp và ăn cướp kéo dài để chia nhau phần lớn tài sản chung, dân chỉ hưởng phần bèo bọt, nhưng chúng vẫn tuyên truyền là “đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.”

Bài báo kết luận: đó chính là gốc rễ chính trị của những rối loạn về kinh tế hiện nay ở Trung Quốc, do tham nhũng tràn lan, lòng dân phẫn nộ hết chịu nổi, kẻ cắp kẻ cướp nắm luôn tòa án, luật lệ, không có ai thanh tra, kiểm soát. Bọn cướp tập thể chuyên tranh giành quyền lợi và quyền hành với nhau; sự phát triển không hài hòa, đồng bộ, do đó khủng hoảng kinh tế-tài chính-xã hội-văn hóa xen cài vào nhau, thúc đẩy cường độ khủng hoảng lên độ tột cùng, và chế độ sụp đổ là tất yếu.

Trong khi đó, thế giới lại có những gương sáng hấp dẫn để so sánh là nhà nước dân chủ-pháp quyền, coi trọng pháp luật nghiêm minh, công dân có tiếng nói, có nhân quyền, nhà nước có thanh tra, giám sát công minh, mọi việc công khai, minh bạch, hầu như không có kẽ hở cho ăn cắp, ăn cướp, nếu có cũng sẽ bị phát hiện, truy tố theo luật pháp.

Nhân đọc bài báo trên của nhà báo Bùi Mẫn Hân, tôi thử đối chiếu với Việt Nam; Nhà nước XHCN VN độc đảng, độc đoán này có thể được xếp vào loại “nhà nước thú dữ - ăn cắp từ từ” suốt 70 năm tròn, ngày càng thiện nghệ, ma quái hơn thời chiến.

Tôi muốn góp ý thêm với nhà báo Bùi Mẫn Hân rằng theo tôi, có một điểm cơ bản chưa được ông nói đến khi nhận diện nhà nước Trung Quốc, cùng một loại với VN.

Ở VN, bộ mặt rõ ràng, thâm độc nhất của chế độ là sự đồng nhất giữa đảng CS và Nhà nước, theo kiểu độc quyền nhà nước trùm lên mọi mặt, lên tất cả.

Xin kể: Ðảng CS tự coi mình là nhà nước, không chia sẻ cho ai khác, đảng CS là nhà nước, là chính phủ, là quốc hội (90 phần trăm là đảng viên CS), là tòa án, là bộ máy thanh tra, giám sát; kinh tế quốc doanh thực chất là kinh tế của đảng CS, lũng đoạn, khống chế, tuy được đầu tư cực lớn, lại lỗ to, nợ lớn. Ðảng CS nắm trọn ngân sách nhà nước, không để lộ một xu nào cho ai biết, kiểm tra. Ðảng cũng là quân đội, Ðảng cũng là công an, hung bạo, giết dân, tra tấn dân, kết hợp với côn đồ, lưu manh, lại phong hàng 300 tướng, tệ hại, là đại nạn cho toàn xã hội.

Ðây là một kiểu vương triều, vua tập thể quyết định mọi chuyện. Cũng là một kiểu nhà nước thượng đế - Deo State - tự coi minh là thiêng liêng với quyền lực vô hạn, có mặt khắp mọi nơi, thường xuyên, liên tục. Sự bao biện là tuyệt đối. Dân chủ là số không.

Ðúng, nhà nứơc/Ðảng CS VN là loài thú dữ - Predatory State - ăn thịt đồng loại, với nghĩa là bóc lột sức lao động, hành hạ, nhũng nhiễu đồng bào mình bao nhiêu cũng chưa đủ, theo kiểu từ từ và lâu dài. Dạ dày nó không có giới hạn.

Theo tôi đó là con khủng long to lớn, hung bạo, tham ăn, nhập vào nhà nước XHCN, đồng nhất với nhà nước, đội lốt nhà nước, lũng đoạn nhà nước, phải gọi là nhà nước khủng long - Dinosaur State - mới lột tả được bản chất của nhà nước CS VN. Khủng long là một loài thú khổng lồ cách đây hàng trăm triệu năm, đã tuyệt chủng, chỉ tồn tại qua các hình vết xương trong khảo cổ học, được biết là dạ dày cực lớn, phàm ăn, hung dữ, ăn thịt các loài thú khác, khi háu đói ăn cả đồng loài.

Con khủng long - nhà nước VN ấy đã “ăn thịt” hơn ba triệu nhân mạng đồng loại trong chiến tranh, mang bề ngoài là kháng chiến chống ngoại xâm để xây dựng cơ đồ riêng cho nó, để tha hồ ăn cắp, ăn cướp vô vàn sinh mạng, tài sản, đất đai, thời gian của xã hội suốt 70 năm, gây nên đau thương, tang tóc, đau khổ, bất công cho hàng triệu đồng bào, trong thời bình nó càng phàm ăn, càng hung dữ với đồng loại.

Vậy chúng ta phải làm gì và làm thế nào? Chẳng lẽ sống cứ để cho con khủng long này bòn rút đến tận cùng xương tủy của dân tộc, như nhà báo Nguyễn Thị Từ Huy đặt ra câu hỏi tha thiết ấy. Nhà văn Võ Thị Hảo kêu gọi hãy chôn vùi cái bẫy - chính là con khủng long hung bạo này - xuống chín tầng địa ngục. Nhà báo Bùi Minh Quốc dùng một bài hát để kêu gọi mọi người dân Việt vùng dậy “đập tan mọi xiềng xích,” cũng chính là con khủng long khổng lồ nhưng đang bị nhiều bệnh tật và nay bị toàn dân nhận diện rõ ràng, không thể tồn tại lâu dài.

Con khủng long CS Liên Xô đã bị chôn vùi xuống chín tầng địa ngục. Con khủng long CS hung tợn láng giềng phía Bắc đang lâm trọng bệnh, đã bị nhân dân Trung Quốc, Hồng Kông và bà con luyện tập Pháp Luân Công khắp thế giới nhận diện.

Chẳng lẽ gần 100 triệu đồng bào ta vẫn còn nhẫn nhục ngậm miệng để con khủng long hung hãn, tham lam vô độ ấy hành hạ đầy ải mãi ư? Cho đến bao giờ...?

Ðã có những đảng viên lão thành sớm nhận ra bản chất của đảng CS, có dũng khí trả thẻ đảng viên lại cho đảng, như ông Nguyễn Hộ, Tướng Trần Ðộ, ông Lê Hồng Hà, Trung Tá Trần Anh Kim, nhà báo Bùi Minh Quốc, người trẻ hơn như cô Tạ Phong Tần, nhà báo Phạm Chí Dũng và nhiều đảng viên trẻ. Ðó là những người thật lòng yêu nước, thật lòng thương dân, quyền lực không ham, tiền bạc không màng, sống thanh thản trong tự do với lòng tự trọng trong sáng, do sớm nhận ra bộ mặt thật của Ðảng CS. Ðây là những gương sáng cho các đảng viên còn có lương tâm và tự trọng nhân dịp đại hội đảng XII sắp đến. Chân lý, lẽ phải sớm muộn bao giờ cũng thắng.

Con khủng long thực dân Anh già nua đã bị nhân dân Ấn Ðộ do Mahatma Gandhi lãnh đạo chôn vùi trong những cuộc xuống đường bền bỉ không bạo lực. Chỉ 4 vạn dân Nam Phi nghe theo lời kêu gọi của tù nhân Nelson Mandela xuống đường trong khí thế ôn hòa bất khuất đã đủ để chôn vùi tức khắc con khủng ong phân biệt chủng tộc toàn trị liền mấy thế kỷ, đưa người tù gan góc thông tuệ lên làm tổng thống. Ðó là những tấm gương sáng, kinh nghiệm hay cho toàn dân ta tham khảo và hành động.
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Lại thêm một trang sử bi thảm

Phạm Đình Trọng

(Nguồn: boxitvn.blogspot.com)

LTS - Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên là đại tá, đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tháng 11 năm 2009, sau 40 năm trong đảng, ông viết thư ngỏ, bày tỏ sự “thất vọng” về đảng và tuyên bố “tự rút ra khỏi đảng.” Bài viết dưới đây do ông Phạm Đình Trọng viết và gởi cho trang mạng Bauxit Việt Nam. Người Việt xin đăng lại dưới đây.

***

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh ... là sự thức tỉnh của lương tri Việt Nam, là khí phách của dân tộc Việt Nam trong ách nô dịch Cộng Sản.

Lương tri và khí phách là nguồn mạch chủ lưu của dòng chảy lịch sử Việt Nam đã làm nên những trang vàng lịch sử Việt Nam. Trong đêm chiến trận giữ nước, Lý Thường Kiệt đi dọc phòng tuyến ngăn quân Tống xâm lược ở bờ Nam sông Như Nguyệt. Ông đi đến đâu lời bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” sang sảng vang lên đến đó. Dứt tiếng thơ, Lý Thường Kiệt thúc quân vượt sông đánh vào trận địa quân Tống. Bị cầm chân lâu ngày căng thẳng, mệt mỏi nay gặp thế tiến quân như thác đổ của quân Đại Việt, quân Tống bị đánh tan tác phải xin cầu hòa rút quân khỏi bờ cõi Đại Việt. Lương tri và khí phách Việt Nam đã viết nên bài thơ bất hủ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư,” đã làm nên chiến thắng sông Như Nguyệt, làm nên mọi chiến công trong trang sử Việt Nam giữ nước. Trần Bình Trọng dõng dạc trả lời sự dụ hàng của giặc Nguyên: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Nguyễn Trung Trực nói với giặc Pháp: “Bao giờ đất Nam hết cỏ mới hết người Nam chống Pháp xâm lược.” Lương tri và khí phách Việt Nam đó. Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam còn có tên trong cộng đồng nhân loại hôm nay là nhờ lương tri và khí phách đó. Lương tri và khí phách là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam.

Bạo lực chuyên chính và ngục tù Cộng Sản không dập tắt được lương tri bừng sáng, không khuất phục được khí phách lẫm liệt của Cù Huy Hà Vũ, của Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, của Tạ Phong Tần... nhà nước Cộng Sản Việt Nam liền dấn sâu thêm vào con đường tội ác chống lại nhân dân, chống lại dân tộc, chống lại lịch sử hào hùng Việt Nam, chống lại xu thế đi tới của loài người đang dứt khoát thanh toán thảm họa Cộng Sản, đang quyết liệt chôn vùi học thuyết Cộng Sản mất tính người vào hố rác lịch sử, nhà nước Cộng Sản Việt Nam liền lần lượt trục xuất những lương tri khí phách Việt Nam, những tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam ra khỏi Tổ Quốc Việt Nam như thời giặc Pháp cướp nước ta, nô dịch dân ta đầu thế kỷ trước đã trục xuất những người Việt Nam yêu nước chống Pháp ra khỏi Tổ Quốc Việt Nam, đưa họ lưu đày biệt xứ tới tận Guyane, Nam Mỹ.

Thời giặc Pháp cướp nước Việt Nam, những trái tim thực sự yêu nước thương nòi Việt Nam đều phải chống Pháp. Đó là lương tri khí phách Việt Nam của thời Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học..., thời Cộng Sản nô dịch dân tộc Việt Nam, người Việt Nam thực sự yêu nước thương nòi đều phải chống Cộng Sản. Đó là lương tri khí phách Việt Nam của thời Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Việt Khang, Trần Huỳnh Duy Thức...

Đế Quốc Pháp còn có lãnh thổ Guyane bên ngoài nước Pháp và ngàn trùng xa cách với Việt Nam để đày biệt xứ người Việt Nam yêu nước chống Pháp. Nhà nước Cộng Sản Việt Nam không có lãnh thổ ngoài Việt Nam để đày biệt xứ người yêu nước. Đến mảnh đất liền một dải hình chữ S là xương máu của cha ông để lại còn bị nhà nước Cộng Sản Việt Nam của giai cấp vô sản, nhà nước không tổ quốc, không dân tộc cắt dần, cắt mòn dâng cho nước Cộng Sản đàn anh Trung Cộng đổi lấy sự bảo kê để tồn tại. Nhà nước Cộng Sản Việt Nam tham nhũng suy kiệt vốn liếng kinh tế, nhà nước Cộng Sản Việt Nam độc tài suy kiệt cả vốn liếng chính trị liền coi lương tri, khí phách Việt Nam đang là những người tù chính trị trong ngục tù nhà nước Cộng Sản Việt Nam như một nguồn tài nguyên kinh tế, như một món của nả chính trị và nhà nước Cộng Sản Việt Nam coi chính quyền Mĩ bao dung, vốn coi trọng giá trị con người, luôn đề cao giá trị dân chủ, tự do là đối tác đổi chác, kinh doanh món của nả đầy ắp trong nhà tù chính trị Cộng Sản Việt Nam.

Mang tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam ra làm món hàng chợ, trục xuất lương tri khí phách Việt Nam ra khỏi Tổ Quốc Việt Nam, cách ly lương tri và khí phách Việt Nam với nhân dân, với đất nước, với xã hội Việt Nam, nhà nước Cộng Sản Việt Nam còn biến nước Mỹ giàu có, phát triển rực rỡ thành hòn đảo cô liêu đày ải, vô hiệu hóa lương tri khí phách Việt Nam, vô hiệu hóa những người Việt Nam yêu nước không chấp nhận Cộng Sản bằng cách dùng những an ninh mật vụ đông như rươi trong cái vỏ bọc chống cộng cực đoan trà trộn trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài để bài xích, cô lập lương tri và khí phách Việt Nam.

Dù trong vỏ bọc chống cộng, những an ninh mật vụ Cộng Sản dày đặc và tốt tươi như cỏ nhưng không bao giờ trực tiếp xuất đầu lộ mặt mà thường kích động lôi kéo những người chống cộng cực đoan và nông nổi để những người cực đoan nông nỗi này thực hiện ý đồ của mật vụ Cộng Sản. Sự cực đoan nông nổi đã soi mói, xét nét cái lý lịch công thần Cù Huy Cận với nhà nước Cộng Sản Việt Nam để cô lập, vô hiệu lương tri, khí phách Cù Huy Hà Vũ. Sự cực đoan nông nổi đã dùng lá cờ vàng để khiêu khích, gây sự với Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, đánh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải những đòn cân não nặng nề ngay khi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vừa đặt chân đến nước Mỹ, mảnh đất tự do mà đầy rẫy cạm bẫy của mật vụ an ninh Cộng Sản.

Lịch sử Việt Nam đã có những trang bi thảm khắc ghi tội ác của nhà nước Cộng sản Việt Nam với dân tộc Việt Nam. Họ vạch trận tuyến ý thức hệ trong lòng dân tộc Việt Nam, xô đẩy dân tộc Việt Nam vốn chỉ có thể tồn tại bằng thương yêu đùm bọc dân tộc vào cuộc nội chiến Bắc-Nam núi xương sông máu. Vay mượn học thuyết đấu tranh giai cấp vô cùng tàn ác về phát động cuộc cải cách ruộng đất, tạo dựng những vụ án chính trị bất lương. Ngụy tạo vụ án tưởng tượng nhân văn giai phẩm, xét lại hiện đại để giết hại hàng trăm ngàn người dân Việt Nam tinh hoa, giàu có của cải, giàu có trí tuệ, là nền tảng ổn định, bền vững và phát triển của xã hội Việt Nam. Giam cầm, đày ải cả triệu người Việt Nam khác biệt ý thức hệ trong những trại tập trung khắc nghiệt gây nên mối hận thù, chia rẽ, ly tán dân tộc sâu sắc kéo dài từ thế kỷ hai mươi sang thế kỷ hai mươi mốt...Nay lịch sử Việt Nam lại có thêm trang bi thảm ghi tội ác của nhà nước Cộng Sản Việt Nam với lương tri và khí phách Việt Nam.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Vladimir Putin với ván bài chính trị Syria

Hà Tường Cát

/Người Việt (tổng hợp)

Sau 4 năm bất lực trước cuộc nội chiến ở Syria và rồi cuộc chiến tranh chống tổ chức khủng bố tự xưng là Nhà Nước Hồi Giáo (IS, ISIS hay ISIL)
cũng chưa đi đến đâu, Hoa Kỳ bây giờ đang muốn tìm sự cộng tác của Nga và Iran vào các nỗ lực này.

Image
Tổng Thống Nga và Tổng Thống Mỹ bắt tay trước khi bước vào cuộc họp riên ở trụ sở Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Hai. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)


Ba Tổng Thống Obama, Putin và Rouhani - có mục tiêu chung nhưng đồng thời cũng có những quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau ở Syria. Cái chung là Mỹ, Nga, Iran đều muốn diệt trừ IS, nhưng trong khi Mỹ cương quyết đòi hỏi thay đổi chế độ ở Syria thì Tổng Thống Bashar al-Assad lại là đồng minh lâu bền của Nga và Iran mà hai nước này vẫn muốn bảo vệ.

Tuy nhiên trong ít ngày vừa qua có những chuyển hướng cho thấy có thể sẽ hình thành một sự cộng tác “đồng sáng dị mộng” ấy, Điều đó không thể phán đoán căn cứ trên những lời lẽ mạnh mẽ công kích nhau của Tổng Thống Obama và Putin trong phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Hai. Và tất nhiên đừng nên đánh giá quan hệ của hai chính khách qua vẻ mặt lạnh lùng khi bắt tay hay cụng ly xã giao trong bữa tiệc tối.

Cũng đừng quên rằng cho đến bây giờ chưa ai biết rõ hai nhà lãnh đạo đã trao đổi những gì trong cuộc gặp gỡ dài 90 phút. Từ ba năm nay, Obama và Putin đã không gặp mặt thảo luận riêng nhưng có những lần nói chuyện vắn tắt qua điện thoại. Cả Nga và Mỹ đều từ chối không xác nhận đã đề nghị cuộc gặp mặt ở Liên Hiệp Quốc. Nhưng ai cũng hiểu rằng nếu không có những dàn xếp thỏa thuận thì làm sao có việc đó và không mất thời giờ gặp gỡ chỉ để tranh cãi.

Trên thế giới, mỗi cường quốc đều giải quyết các vấn đề của mình theo lợi ích riêng, và phương cách hiệu quả nhất không phải là tiến tới hay rút lui, mà là thỏa hiệp. Tổng Thống Obama đã nói rõ rằng: “Chúng ta không chấp nhận quá khích, Thực tế là cần phải thỏa hiệp để giải quyết cuộc xung đột và loại trừ IS. Do đó Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc cho mục tiêu đó với bất cứ quốc gia nào, kể cả Nga và Iran”.

Cuộc chiến chống IS của Hoa Kỳ cho đến nay chưa chứng tỏ là sẽ đi đến kết quả. Chủ trương dứt khoát của Tổng Thống Obama là không đưa quân bộ chiến đến Trung Đông. Mặc dầu chiến lược giới hạn này bị nhiều chỉ trích nhưng rõ ràng ông không muốn một lần nữa phạm sai lầm như ở Iraq trước đây. Vì vậy bộ quốc phòng Mỹ chỉ huấn luyện và trang bị vũ khí cho những quân nổi dậy thuộc thành phần gọi là ôn hòa ở Syria.

Việc võ trang và huấn luyện cho quân nổi dậy chống Assad trước kia đã được ngoại trưởng Hillary Clibnton, bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta và giám đốc CIA, tướng David Petraeus, đề nghị từ giai đoạn đầu cuộc nội chiến, nhưng Tổng Thống Obama không bao giờ muốn Hoa Kỳ dính dáng sâu vào Syria nên không chấp thuận. Chỉ tới 2014 khi IS phát triển và bành trướng qua Iraq, ông mới thay đổi chủ trương. Nhiệm vụ của đơn vị này là đồng thời chống Assad và chống IS, nhưng nhiệm vụ sau là chính. Trên lý thuyết, đơn vị này có thể thay thế công việc của lực lượng đặc biệt Mỹ, bao gồm hướng dẫn các cuộc không kích mà cho đến nay 7,000 phi vụ đã được thực hiện.

Theo kế hoạch tới 2016, lực lượng quân nổi dậy thành phần ôn hòa được huấn luyện và trang bị như thế sẽ lên tới 3,000. Nhưng do không tìm đậu ra đủ những quân nổi dậy có khả năng và ý chí chiến đấu, nhất là để nhắm chống IS, nên cuối cùng chỉ có khoảng dưới 100 được huán luyện. Theo bộ tư lệnh quân lực Hoa Kỳ khu vực Trung Đông, 54 chiến binh được huấn luyện và chỉ 20 còn hoạt động trong đó 9 ở Syria, 14 bỏ đi theo những toán quân nổi dậy khác, 18 mất tích (MIA),1 bị giết và 1 bị cầm tù bời Nusra Front, chí nhánh của al-Qaeda.

Trong thực tế bế tắc ấy, sự cộng tác của Hoa Kỳ với Nga và Iran là một giải pháp hộ lý. Qua những liên lạc ngoại giao không công khai, Nga đã báo cho biết ý định hành động chống IS, chỉ khác Mỹ một điều là không chống, và hiểu là có thể bảo vệ chính quyền Tổng Thống Assad. Phía Iran cũng nói rằng phải coi việc chiến đấu chống IS là chính, sau đó mới là việc thay đồi chính thể Syria.

Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho ký giả Charlie Rose của chương trình “60 Minutes” truyền hình CBS, Tổng Thống Vladimir Putin xác định rằng Nga không đưa quân chiến đấu vào Iraq nhưng có thể mở cuộc oanh kích không quân chống IS.
Hôm Chủ Nhật, Iraq loan báo hợp tác với Nga, Syria và Iran về việc chia sẻ tình báo trong cuộc chiến chống IS. Hoa Kỳ không được báo trước vê thỏa hiệp này. Các máy bay không người lái của Nga cũng đã thi hành một số phi vụ thám sát gần Latakia, Tây Bắc Syria, nơi Nga đã thành lập một căn cứ không quân và đưa tới nhiều chiến cụ phòng thủ.

Bằng tất cả các hoạt động quân sự và ngoại giao ấy, người ta thấy Nga đang muốn nắm lấy sáng kiến giải quyết vấn đề Syria qua cuộc nội chiến đã kéo dài 4 năm làm 200,000 người chết và 4 triệu dân phải tị nạn. Các động thái ngoại giao về Syria rõ ràng đem lại thành công cho Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục tiêu trở lại vị thế cường quốc không còn bị cô lập. Trong hoàn cảnh Hoa Kỳ gặp khó khăn về cuộc chiến chống IS và Liên Âu phải đương đầu với cuộc khủng hoảng dân tị nạn, thỏa hiệp với Nga có thể là giải pháp thực dụng nhất.

Vướng mắc quan trọng nhất cho một thỏa hiệp như vậy là số phận của Tổng Thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên một số những lới tuyên bố hòa dịu hơn từ phía Tây Phương cũng như Nga về vấn đề này cho thấy đây không phải là chuyện không thể giải quyết. Nhưng tất cả đều cần phải có thời gian và với điều kiện không một bên nào sẽ đạt kết quả được hoàn toàn như ý muốn. Hãy còn quá sớm để dự đoán về chi tiết mọi diễn biến có thể xảy ra. Dù sao có lẽ trong những ngày sắp tới, thời sự thế giới sẽ hướng trở lại vùng Trung Đông, khu vực phức tạp và không bao giờ yên ổn.
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Cần đấu tranh dân chủ, không cần xin 'hòa hợp dân tộc'

Ngô Nhân Dụng
Trong bài trước, mục này đã bàn về bức thư “góp ý tâm huyết, thẳng thắn” với “Ban Chấp Hành Ðảng Bộ” đảng Cộng Sản ở thành phố Sài Gòn; trong đó 20 vị ký tên đã xác nhận Sài Gòn có địa vị dẫn đầu cả nước là nhờ thành phố này có một đội ngũ trí thức, chuyên gia, doanh nhân một thời đã sống tương đối tự do trước năm 1975. Nhận định này là một “ý kiến phá rào” trong một chế độ vẫn tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ” vì các tác giả dám nói thẳng rằng “Sài Gòn dẫn đầu cả nước.” Nhưng rất tiếc, ngay trong lúc phá một thứ hàng rào, các tác giả vẫn tự trói buộc bên trong những hàng rào cũ khác, không tự thoát ra ngoài. Một rào cản vẫn còn trói buộc cách suy nghĩ của họ; là bám lấy một khẩu hiệu tuyên truyền cũ kỹ, gọi là “hòa hợp dân tộc.”

Bức thư nhận xét về bản báo cáo chính trị của thành ủy, viết rằng: “Một trong những điều cần đặc biệt xem xét là trong báo cáo này hoàn toàn vắng bóng tư tưởng hòa hợp dân tộc,...” Trong đoạn sau, bức thư nhắc lại lần nữa: “chẳng có một câu, một chữ nào biểu tỏ tinh thần hòa hợp dân tộc.” Họ muốn đảng Cộng Sản cấp thành phố phải “hòa hợp dân tộc,” một vấn đề không thuộc thẩm quyền của một thành phố.

Nhưng lời kêu gọi này, dù gửi đến cấp trung ương, cũng hoàn toàn vô nghĩa. Ai sống ở miền Nam trước và sau năm 1975 đều biết khẩu hiệu “hòa giải, hòa hợp dân tộc” chỉ được dùng để tuyên truyền lừa dối; Ðảng Cộng Sản Việt Nam không bao giờ có thực tâm muốn hòa hợp với bất cứ ai. Bằng cớ, từ thời 1945, 46 là họ đã thủ tiêu những Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Phú Sổ, Phan Văn Hùm. Sau năm 1975, mấy trăm ngàn người vào “tù cải tạo,” hàng triệu người liều chết vượt biển tìm tự do là những bằng cớ khác. Ðối với người dân miền Nam, nhắc lại khẩu hiệu “hòa hợp dân tộc” cũng không khác gì nghe Sở Khanh rủ Thúy Kiều đi trốn... lần thứ hai!

Tiếp tục sử dụng một khẩu hiệu tuyên truyền 50 năm cũ chứng tỏ những người viết thư vừa thiếu sáng kiến vừa bám lấy quá khứ của chính họ không rời ra được. Nhắc lại khẩu hiệu đó chứng tỏ 20 vị ký bức thư “tâm huyết” không hiểu tâm trạng của người dân miền Nam. Không những thế, họ tỏ ra vô tình, tàn nhẫn, không thông cảm nỗi khổ đau của người miền Nam trong 40 năm qua.

Có lẽ chính các tác giả bức thư cũng cảm thấy lời hô hào của họ là vô nghĩa, vô duyên. Cho nên tỏ ra lúng túng khi nhắc đến khẩu hiệu đó. Bức thư viết rằng “...tư tưởng hòa hợp dân tộc (là) một đòi hỏi nóng bỏng để hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư, tạo nguồn động lực cho giai đoạn mới...” Các tác giả muốn “tạo nguồn động lực cho giai đoạn mới,” bằng cách sử dụng đội ngũ trí thức và chuyên gia miền Nam, kể cả những người đang sống ở nước ngoài; do đó có hy vọng “thu hút đầu tư.” Nhưng người đọc không thể hiểu tại sao một khẩu hiệu tuyên truyền thời 1970 đến năm nay lại trở thành một “đòi hỏi nóng bỏng để hội nhập quốc tế?” Hòa hợp dân tộc liên can gì đến hội nhập quốc tế mà nó lại được coi là vấn đề nóng bỏng?

Chỉ có thể tạm giải thích rằng quý vị soạn bức thư này dùng bốn chữ “hội nhập quốc tế” chỉ cốt nói đến chiều hướng “kết thân với Mỹ,” qua triển vọng thỏa ước Mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ở Việt Nam hiện nay TPP là giấc mơ của những người theo dõi thời cuộc, cứ nêu ra là ý kiến nào nghe cũng lọt tai.

Tất nhiên, “hòa hợp dân tộc” bao giờ cũng là một mục tiêu tốt. Bất cứ dân tộc nào cũng nên “hòa hợp” với nhau, bất cứ lúc nào. Nhưng đem ghép nhu cầu “hội nhập quốc tế” với “tư tưởng hòa hợp dân tộc” thì quá gượng ép, hai ý tưởng, hai phạm vi không liên hệ gì với nhau. Hơn nữa, nêu khẩu hiệu này lên bây giờ thì không hợp thời nữa.

Khi bức thư kêu gọi đảng Cộng Sản Việt Nam (đại diện là Thành Ủy Sài Gòn) “hòa hợp dân tộc” để tạo “nguồn động lực cho giai đoạn mới,” các tác giả nhắm nêu ra một sự thật đau lòng không dám nói trắng ra. Ðọc thư, chúng ta hiểu điều họ muốn nói là “dân Sài Gòn” hiện vẫn bị đảng Cộng Sản kỳ thị. Nạn kỳ thị đã kéo dài hơn 40 năm!

Bức thư công nhận có “phân biệt đối xử.” Lại cảnh cáo rằng “sự phân biệt đối xử làm xói mòn sức dân.” Ðối tượng bị đối xử phân biệt là “những người dân bình thường vốn từng là công dân thành phố Sài Gòn trước 1975... và con cháu họ sinh ra và lớn lên trong thành phố từ sau 1975 cho đến nay và bà con, họ hàng của họ đang sống ở nước ngoài...” Bức thư nhấn mạnh “các công dân Sài Gòn trước 1975,” cùng với “con cháu họ sinh ra sau 1975.” Họ giải thích rằng thành phần này không phải là những người từ R hay tập kết trở về hay những người từ Miền Bắc vào sau 1975.

Lời kêu gọi chấm dứt cảnh đối xử phân biệt này xác nhận một sự thật mà đảng Cộng Sản vẫn che giấu: Từ năm 1975 đến nay đảng Cộng Sản vẫn kỳ thị, không những đối với dân Sài Gòn mà với tất cả người miền Nam đã sống dưới chế độ Cộng Hòa.

Nhưng muốn chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử này thì kêu gọi “hòa hợp dân tộc” không đủ. Trước hết, những người từng đối nghịch với đảng Cộng Sản, những người mà đảng Cộng Sản từng dụ dỗ bằng chiêu bài hòa giải hòa hợp, hiện nay phần lớn đã trên dưới 70 tuổi rồi. Lớp người này này họ không tin bất cứ khẩu hiệu nào do Cộng Sản đưa ra. Họ cũng không thể trở thành “nguồn động lực cho giai đoạn mới,” có hô hào cũng vô ích.

Chỉ những bạn trẻ dưới 55 tuổi mới hy vọng tạo nên nguồn động lực mới. Các tác giả bức thư góp ý biết rõ điều này. Họ muốn thúc đẩy đảng Cộng Sản hãy sử dụng những người dân Sài Gòn thuộc lớp tuổi 25 đến 55, dù đó là con cháu của các công dân Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Lớp người đó có thể thành “đội ngũ trí thức và doanh nhân” trong giai đoạn phát triển sắp tới, nếu họ không bị kỳ thị.

Nhưng chính sách kỳ thị của đảng Cộng Sản không giới hạn trong một thành phố Sài Gòn hay riêng tại miền Nam Việt Nam. Bản chất chế độ Cộng Sản là kỳ thị. Tại Nam Phi trước đây chế độ “apartheid” phân biệt mầu da trắng, đen. Xã hội Cộng Sản cũng phân biệt hai loại công dân: Các đảng viên Cộng Sản là “da trắng;” tất cả những người ngoài đảng là “da đen.” Ở miền Nam Việt Nam, mức độ kỳ thị nhân lên gấp đôi. Các đảng viên Bắc da trắng hơn đảng viên gốc miền Nam; dân miền Nam thì đen hơn dân gốc Bắc vào sau 1975!

Lá thư góp ý kêu gọi chính quyền thành phố Sài Gòn phải “hòa hợp” với những công dân còn đang bị đối xử phân biệt: “Làm sao để những công dân thành phố đó hiểu được rằng, và tin được rằng, họ cũng nằm trong “thế trận lòng dân,” cũng là nền tảng của sự “ổn định chính trị.” Lời kêu gọi này chứng tỏ các tác giả có thiện chí; nhưng chính sách kỳ thị của đảng Cộng Sản được áp dụng trên cả nước, đảng bộ tại thành phố Sài Gòn không có quyền thay đổi. Cho nên kêu gọi họ “hòa hợp dân tộc” là điều vô ích. Ngược lại, nêu lên một khẩu hiệu cũ kỹ đó trong lúc này chỉ che lấp các vấn đề quan trọng khác.

Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là trả lại các quyền tự do cho dân Việt Nam được tham dự vào việc quản lý đất nước. Ðảng Cộng Sản đã cướp quyền, tiếm vị từ hơn nửa thế kỷ nay, dùng bộ máy công an tước đoạt hết mọi quyền tự do của người dân từ Bắc vào Nam.

Khi nào tất cả mọi người dân Việt được hưởng các quyền tự do hội họp, tự do phát biểu, tự do bàu cử và tranh cử, thì chính các nạn nhân của chính sách kỳ thị ở Sài Gòn sẽ biết cách tranh đấu để họ không còn bị đối xử phân biệt nữa. Những người đang bị đối xử phân biệt phải đấu tranh đòi tự do dân chủ cho toàn dân, chứ không cần lo cho quyền lợi riêng của họ. Nhất là họ không cần “năn nỉ, cầu xin” ai ban ơn ngưng chính sách kỳ thị.

Nếu người dân Việt được tự do phát biểu, tự do hội họp và tự do bỏ phiếu, thì mọi chính quyền chủ trương kỳ thị sẽ bị người dân gạt bỏ bằng lá phiếu. Chủ trương đối xử phân biệt là hậu quả của chế độ độc tài đảng trị. Khi chế độ độc tài chấm dứt, người dân Việt Nam được phục hồi quyền sống làm người sẽ biết cách cư xử hòa hợp với nhau mà không cần chờ chủ trương, mệnh lệnh của một nhóm tiếm vị độc quyền nào cả.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »



Đảng Cử, Đảng Bầu, Dân Khổ Sở


Phạm Trần
Càng sống lâu, người gìa càng lú lẫn là luật tự nhiên nhưng chuyện đảng Cộng sản Việt Nam cứ mãi tự cử, tự bầu để ăn hết quyền dân không chỉ kéo dài hại nước mà còn phản dân hơn bao giờ hết.

Chuyện này nói lại chỉ bằng thừa và nhàm tai, bực mình nhưng Hội nghị Trung ương 12 của khoá đảng XI từ ngày 05 đến 11 tháng 10/2015 lại cố tình khêu ra cho vết thương chảy máu tiếp. Theo như lối vẽ đường chỉ lối của Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì cách thức bầu chọn người vào Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XII, dự trù diễn ra đầu năm 2016, đã biến 175 Ủy viên Chính thức trong tổng số 200 Ủy viên (25 Ủy viên Dự khuyết không được quyền bỏ phiếu) thành những con người máy cho Bộ Chính trị bấm nút bảo sao làm vậy.

Theo nội dung diễn văn khai mạc của ông Trọng sáng ngày 05/10 (2015) thì trong 7 ngày họp, các Ùy viên Trung ương sẽ thảo luận và cho ý kiến các vấn đề:

1)-- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2010 - 2020.

2)-- Công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.

3)-- Về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Vấn đề chọn “nhân sự” cho khóa XII là quan trọng hơn cả vì đảng CSVN đang phải vật lộn với giữa “đổi mới kinh tế” và đòi hỏi phải “đổi mới chính trị” để tồn tại.

Đã có nhiều ý kiến trong một số lãnh đạo đảng, các “lão thành cách mạng” và trí thức cấp tiến muốn đảng phải thay chiếc áo độc tài độc đảng bằng chiêc áo “dân chủ”. Họ nói đã đến lúc đảng phải chấp nhận những ý kiến trái chiều và ngồi chung với người ngoài đảng để đòan kết tòan dân, hòa giải dân tộc thì mới xây dựng được đất nước để đưa dân tộc tiến lên. Nếu không, đất nước và con người Việt Nam sẽ tiếp tục bị bỏ lại sau lưng bởi nhân dân các nước trong khu vực, kể cả hai dân tộc Lào và Kampuchia, từng có qúa khứ chậm tiến và lạc hậu hơn Việt Nam.

Ấy là chưa nói đến hiểm họa bị Tầu “bóp cổ” lúc nào cũng đặt Việt Nam nằm trên thớt Bắc Kinh.

Nhưng những ý kiến chân thực này đã bị các “chiếc loa phường” của Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị Quân đội phủ quyết trước khi nhen nhúm thảo luận trong nội bộ đảng.

Vì vậy, tuy cách chọn nhân sự của Bộ Chính trị khoá XI có khác với tất cả các khóa trước, từ khoá VI thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1986 đến khoá X thời Nông Đức Mạnh, nhưng những người được chọn kỳ này vẫn phải ưu tiên hàng đầu là tuyệt đối cắm đầu kiên định vào đống bùn “Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh” như họ vẫn làm từ trước.

Lý do ông Nguyễn Phú Trọng buộc lãnh đạo tương lai phải “bảo vệ chủ nghĩa Cộng sản cho đảng có lý do tồn tại” vì đảng đang phải đối phó rất gay gắt với tình trạng suy thoái tư tưởng, không còn tin vào chủ nghĩa Cộng sản và chủ trương, đường lối cầm quyền của đảng đang lan rộng, ăn sâu trong hàng ngủ ngót 4 triệu đảng viên và Lực lượng võ trang, quan trọng nhất là hai lực lượng quân đội và Công an.

Vì vậy, tình trạng gọi là “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của đảng viên trong mấy năm gần đây đang là nguyên nhân lo tan hàng rã đám của đảng CSVN.

Đảng cũng đã giơ hai tay, hai chân đầu hàng quốc nạn tham nhũng; đạo đức của cán bộ, đảng viên đã rơi xuống vực sâu khiến dân không còn muốn liên hệ gì với đảng nữa.

Đó là lý do tại sao kỳ này ông Trọng muốn làm khác để nắm chắc phần thắng không có đối lập với đảng ngay từ các địa bàn cơ sở.

Ông nói: “Tiểu ban Nhân sự đã thành lập 168 tổ công tác, gồm một số cán bộ của các ban đảng Trung ương làm nhiệm vụ theo dõi, nắm tình hình và chứng kiến việc giới thiệu nhân sự ở các địa phương, cơ quan, đơn vị. Đến đầu tháng 7/2015, đã có 63 tỉnh, thành phố và 107 ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương thực hiện xong việc giới thiệu nhân sự vòng 1. Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã nghe báo cáo kết quả giới thiệu vòng 1 và cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn nhân sự để giới thiệu vòng 2; về phương pháp, cách làm và việc triển khai thực hiện giới thiệu vòng 2. Trong tháng 8/2015, tất cả các tỉnh, thành phố và ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương đã hoàn thành việc giới thiệu nhân sự vòng 2.” (Tài liệu của Trung ương đảng, 05/10/2015)

Bộ Chính trị tuy chỉ có 16 người, có người tuy có học hàm cấp Tiến sỹ nhưng chỉ sáng trên giấy, lại cầm trịch, lèo lái, chọn người lãnh đạo 90 triệu dân. Đại đa số đảng viên không có tiếng nói hay chẳng có quyền hành gì trong cách chọn lựa này, nói chi đến “quyền làm chủ” chỉ thấy trên giấy của nhân dân.

Vì vậy, ông Trọng đã nói trắng ra: “Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị trình Trung ương kết quả giới thiệu nhân sự qua hai vòng của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương. Đề nghị Trung ương bám sát Phương hướng và Quy trình công tác nhân sự, nghiên cứu kỹ các phương án giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XII để thảo luận và đóng góp ý kiến. Căn cứ vào kết quả Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc tiếp tục chuẩn bị, hoàn chỉnh các hồ sơ, xem xét những trường hợp cụ thể, hoàn thiện thêm các phương án về nhân sự để Trung ương xem xét, quyết định vào các hội nghị tiếp theo.”

Như vậy, tuy thời gian vào họp Đại hội XII chỉ còn hơn 100 ngày hay 3 tháng là nhiều mà Danh sách Ủy viên Trung ương chuẩn của khoá XII vẫn chưa ngả ngũ. Theo ông Trọng thì chuyện ngổn ngang này sẽ được “quyết định vào các hội nghị tiếp theo”, sau khi Trung ương đã cho ý kiến tại Hội nghị lần này (kỳ 11).

Khi ông Trọng dùng chữ “các”, tức hơn “một” trong câu nói tuy ngắn mà hàm chứa vẫn còn nhiều bất đồng trong cách chọn người cho khoá đáng XII.

Nhưng đảng có mấy phe, bao nhiêu nhóm mà khó khăn đến phút chót như thế? Chưa bao giờ thấy việc chọn người để “bầu”, rất hình thức từ các Đại hội trước, gặp khó khăn, rắc rối như kỳ này.

Tại sao? Phải chăng vì những “tiêu chuẩn” mà chính ông Nguyễn Phú Trọng, hay của phe “đa số” trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị đã đặt ra để chọn các “ứng viên” khóa XII, kể cả Bộ Chính trị và 4 chức danh “chủ chốt”, đã biến thành những dao mã tấu cho đảng đánh nhau nên mới khó khăn, phức tạp như bây giờ?

TIÊU CHUẨN CHO AI?

Còn nhớ trong Diễn văn Bế mạc Hội nghị Trung ương 11, từ ngày 04 đến ngày 07-5-2015, ông Trọng nói về 3 nhóm tiêu chuẩn đối với Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, được dựa trên cái sườn của Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII) về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", theo đó ưu tiên số 1 là: “Có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động, làm việc có hiệu quả.”

Thứ 2: “- Có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc; dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Đảng, của đất nước. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; công minh, công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ.”

Thứ 3: “- Có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới; qua thực tiễn thể hiện rõ là người có năng lực, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đoàn kết, quy tụ, phát huy được đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực, địa bàn được phân công, lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; có ý thức, trách nhiệm và khả năng tham gia thảo luận, đóng góp vào các quyết định chung của Ban Chấp hành Trung ương; đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ.”

Với những điều kiện và tiêu chuẩn chọn người cụ thể này, tất nhiên dân nghe rất khoái lỗ nhĩ. Nhưng nhìn quanh thấy chỗ nào, khe nào, hang nào cũng có cán bộ, đảng viên—nhất là những kẻ có chức có quyền--tham nhũng “ăn nhậu” với nhau ngổi chồm hổm giữa giờ làm việc thì dân hơi nghi chả hiểu ông Trọng hay phe “đa số trong Bộ Chính trị 16 người” định soi đèn bắt ai, bỏ ai, hay loại ai trong đám Lãnh đạo bây giờ ?

Có lẽ chả ai biết, hay có biết cũng không dám hé răng. Chỉ thấy ông Trọng còn tiết lộ chi tiết chọn “nhân tài” cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và 4 chức danh chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng cũng khá gay gắt và rắc rối.

BỘ CHÍNH TRỊ-LÃNH ĐẠO CHÓP BU

Ông nói: “Cũng tại Hội nghị này, lần đầu tiên, Bộ Chính trị trình Trung ương Báo cáo về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Trên cơ sở tổng kết công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt từ Đại hội VI đến Đại hội XI, cả về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, độ tuổi, quy trình giới thiệu, lựa chọn, kết quả bầu cử các khoá, việc phân công các chức danh chủ chốt, Báo cáo của Bộ Chính trị đã rút ra một số kinh nghiệm, phương pháp, cách làm và kiến nghị với Trung ương những vấn đề cần áp dụng cho khoá này.”

Tuy nói thế nhưng dân và đảng viên vẫn bị ông Trọng bịt mắt. Không ai biết mấy ông bà Bộ Chính trị đã mần chi hay làm ra sao mà giấu kín như mèo giấu “kít”?

Đảng khoe “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, do dân và vì dân…nhân dân làm chủ” mà đầy tớ của dân là đảng viên lại đóng cửa chia chác miếng ăn với nhau thì ông chủ treo mõm chứ còn gì nữa phải không?

Mọi người chỉ được nghe ông Trọng phán trong Diễn văn hôm khai mạc (05/10/015): “Đề nghị Trung ương tập trung nghiên cứu kỹ Báo cáo của Bộ Chính trị và các tài liệu nhân sự có liên quan để thảo luận, cho ý kiến về các nội dung này, nhất là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt" đối với Uỷ viên Trung ương và Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI tái cử khoá XII; trên cơ sở tiêu chuẩn chung của 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt đã nêu tại Phương hướng công tác nhân sự, Báo cáo đã đề xuất tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), về các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Thống nhất cao về vấn đề này sẽ là cơ sở rất quan trọng để Trung ương bàn và quyết định nhân sự cụ thể ở các hội nghị Trung ương tiếp theo.”

Lại phải lật chồng hồ sơ Hội nghị Trung ương 11 để nghe ông Trọng nói về những điều kiện được chọn vào Bộ Chính trị.

Ông bảo: “Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng chí thật tiêu biểu của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có khả năng phân tích, dự báo, tổng hợp, đề xuất những vấn đề mới một cách đúng đắn; có trình độ hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, biết phát hiện và sử dụng người có đức có tài; đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khoẻ để đảm đương nhiệm vụ.”

Cứ như điều kiện bình thường và công bằng thì ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi vào lúc Đại hội đảng XII sẽ là người đầu tiên phải rút lui có trật tự. Người cao tuổi kế là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, 70 tuổi vào năm 2016 cũng phải “về nhà chăn gà”. Kế đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng tuổi 65 vào năm 2016 thì không về vườn thì đi đâu?

Thế nhưng thật tréo cằng ngỗng khi thấy ông Trọng nêu ra 3 độ tuổi cho Ủy viên đảng khoá XII, theo đó ông cho biết: “ Ban Chấp hành Trung ương khoá XII cần có 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên). Trường hợp đặc biệt cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.”

Như thế là ông đã tự tay mở cánh cửa cho cả 4 chóp bu hiện hành (Trọng-Sang-Hùng-Dũng) có đường ở lại còn gì nữa phải không?

NHẮM VÀO CON CHIM NÀO?

Nhưng nếu ở lại thì ở đâu, làm gì thì chỉ có các Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng biết và “rỉ tai” với nhau cho thuận tình, đẹp nghĩa đồng chí mí nhau mà thôi, chả ai dám chia chác.

Chỉ biết ông Trọng cũng rất quyết liệt trong phần kết luận Diễn văn Kỳ họp Trung ương 11, khi ông gằn giọng lưu ý: “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị; không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.”

Khi nghe ông Trọng nói hăng như thế, uy tín ông lên tận mây xanh trong dư luận nhưng nhiều con mắt lại dồn về phía ông Thủ tướng Dũng và ông Chủ tịch Sang để xem hai ông phản ứng ra sao.

Ông Dũng thì bình chân như vại. Ông Sang nói nhiều đến chống tham nhũng phải thế này thế nọ được dân Sè Goòng vỗ tay đôm đốp. Còn ông Hùng thì cứ âm thầm làm việc, chậm chạp mà đi cho vững theo đúng chính sách của người xứ Nghệ An, quê hương của dòng họ Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh ông Hồ Chí Minh, chả việc gì mà ồn ào.

Tuy nhiên, vì chưa biết gió sẽ thổi vào Việt Nam từ hướng nào trong năm 2016, nhưng ai cũng biết Việt Nam sẽ đón 2 ông khách Quốc tế nặng ký đến thăm trước ngày khai mạc Đại hôi XII. Đó là Tổng thống Mỹ Barack Obama dự trù ghé thăm vào tháng 11/2015, sau Hội nghị APEC ở Manila, Phi Luật Tân.

Người thứ hai là ông láng giềng, tuy thân nhưng nhiều mưu mẹo hiểm độc có tên là Tập Cận Bình, Lãnh tụ của Trung Quốc đang kiểm soát Hòang Sa và đe dọa chiếm nốt các bãi san hô còn lại ở Trường Sa là hai quần đảo của Việt Nam.

Vì vậy, chuyện gì xẩy ra tại Hội nghị 12, kết thúc ngày 11/10/2015, vẫn chưa rõ ràng. Chỉ có điều rõ nhất mà em bé 6 tuổi ở Việt Nam cũng đã thấy, đó là nếu đảng cứ tự cử, tự bầu và tự chia nhau ăn hết thì nhân dân trơ khố là chuyện hiển nhiên. -/-

Phạm Trần

(10/015)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Hoa Kỳ sẽ thách thức Trung Cộng ở Biển Đông


Lê Phan


Trong mấy ngày vừa qua, hai nguồn tin khác nhau khẳng định là Hoa Kỳ sẽ thách thức Trung Cộng ở Biển Đông qua việc sẽ gửi chiến hạm đi vào vùng bên trong 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo để khẳng định là Trung Cộng không thể có chủ quyền chỉ qua việc xây những hòn đảo này.

Nguồn tin đầu tiên đến từ Tạp chí Foreign Policy đưa ra hôm 2 tháng 10. Tờ tạp chí chuyên về chính sách ngoại giao này giải thích là việc tiến tới một lập trường cứng rắn hơn theo sau các cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Washington hôm cuối tháng 9, vốn đã không đạt được một sự khai phá về một phương thức mà theo đó tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết trong vùng biển chiến lược ở Biển Đông.

Bài tường thuật của hai nhà báo Dan De Luce và Paul McLeary tuy vậy nói là chưa có một quyết định tối hậu, nhưng chính phủ Obama đã ngày càng nghiêng theo khuynh hướng tiến đến một sự phô trương lực lượng sau khi sự chống đối của Trung Cộng đã chấm dứt những cố gắng ngoại giao nhằm ngăn cản sự lấn biển và xây dựng các tiền đồn quân sự trong vùng biển quan trọng này. Tạp chí dẫn lời các viên chức cả bên chính phủ lẫn bên Ngũ Giác Đài nói là thời điểm và chi tiết về các cuộc đi tuần này, vốn có mục đích để duy trì nguyên tắc tự do hải hành trên các vùng biển quốc tế, vẫn còn đang được bàn thảo.

Một viên chức bộ quốc phòng khẳng định với tờ Foreign Policy “Đây không phải là nếu mà là khi nào việc này sẽ xảy ra.”

Hôm 8 tháng 10 vừa qua, Nhật báo Financial Times (FT), qua tường thuật của phóng viên Demetri Sevastopulo ở Washington, cho biết là Hoa Kỳ sắp cho các chiến hạm đi đến gần các hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng ở Biển Đông để đưa ra một tín hiệu cho Bắc Kinh là Washington không công nhận việc Bắc Kinh dành chủ quyền trên toàn thể Biển Đông.

Một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ đã nói với tờ Financial Times rằng các chiến hạm này sẽ đi bên trong khu vực 12 hải lý mà Trung Cộng nói là lãnh hải của họ quanh những hòn đảo nhân tạo mà họ đã xây dựng ở Quần đảo Trường Sa. Viên chức này, không muốn nêu tên, nói là cuộc hành quân này được chờ đợi sẽ bắt đầu trong vòng hai tuần nữa.

FT, cũng như Foreign Policy, giải thích là hành động này sẽ có triển vọng gây thêm căng thẳng giữa các cường quốc, đã đến trong khi có những bất đồng về nhiều vấn đề, kể cả cáo buộc của Hoa Kỳ là Trung Cộng đang tổ chức những hoạt động tin tặc thương mại.

Sự khiêu khích của Trung Cộng ở vùng biển mà quốc tế gọi là South China Sea, Việt Nam gọi là Biển Đông, Philippines gọi là Biển Tây Phi, đã gia tăng trong các năm gần đây, với hải quân của họ đã theo đuổi các hoạt động mà Hoa Kỳ nói đe dọa quyền tự do hải hành trong một khu vực mà qua đó 30% mậu dịch toàn cầu phải đi qua. Trong hai năm gần đây, họ đã gia tăng các hoạt động khác, lấp biển để dựng nên nhiều ngàn mẫu đất để xây phi đạo và các căn cứ quân sự với mục đích là để tăng cường sức mạnh của họ ở Thái Bình Dương.

Các chuyên gia quân sự nói việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo này là để giúp Trung Quốc tiến gần hơn đến giấc mộng xây dựng một “hải quân nước xanh” có thể hoạt động ở xa bờ, đặc biệt là ngoài “chuỗi đảo thứ nhất” vốn bao bọc Biển Đông, Biển Hoa Đông và Hoàng Hải, và tách rời họ ra khỏi Thái Bình Dương.

Để chứng minh khả năng mới của mình, chiến hạm của Trung Cộng đã hoạt động ở vùng biển gần Hoa Kỳ. Tháng rồi, năm chiến hạm của họ đã đến ngoài khơi bờ biển Alaska trong khi Tổng thống Obama đến thăm vùng bắc cực. Đây là lần mà hải quân Trung Cộng đến gần bờ biển Hoa Kỳ nhất mà không được mời.

Theo tờ FT, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter, trong nhiều tháng qua đã yêu cầu tòa Bạch Ốc cho ông được phép có những hành động cứng rắn hơn. Nhưng Tòa Bạch Ốc, dưới sự cố vấn của Bộ Ngoại Giao, đã chống lại vì quan ngại là những hành động như vậy sẽ làm leo thang tình hình trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng Tòa Bạch Ốc sau cùng đã đồng ý sau khi tất cả các viên chức Hoa Kỳ, kể cả Tổng Thống Obama, đã không tìm cách làm sao có được tiến bộ nào về vấn đề này trong chuyến công du của ông Tập Cận Bình đến Washington cuối tháng rồi.

Trong cuộc hop báo chung với ông Tập hôm tháng rồi, Tổng Thống Barack Obama đã nói là ông đã bày tỏ “quan ngại đáng kể về việc lấn biển, xây dựng và quân sự hóa khu vực tranh chấp,” và nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục đi tàu, bay qua và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà công pháp quốc tế cho phép.”

Ông Paul Haenle, cựu cố vấn về Trung Quốc của Tổng Thống Obama và hiện nay đã đứng đầu Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nói là tuy hoạt động của Hải Quân Hoa Kỳ có thể tạo tranh chấp trong ngắn hạn, nhưng nó sẽ giúp cho quyền lợi lâu dài của Hoa Kỳ.

Ông Haenle giải thích một cách rất ngoại giao, “Để Hoa Kỳ có thể thúc đẩy và bảo vệ những quyền lợi của mình ở Á Châu-Thái Bình Dương, kể cả việc duy trì những luật lệ và tập tục của vùng cũng như trên toàn thế giới, nó có thể đòi hỏi liên hệ của chúng ta (Hoa Kỳ và Trung Cộng) bao gồm một số đụng chạm và cạnh tranh nhiều hơn trong ngắn hạn. Về lâu về dài, một thái độ mạnh bạo có thể giúp khuyến khích những hành vi xây dựng và bảo đảm an ninh và phồn vinh cho toàn vùng.”

Trong khi Hoa Kỳ thường xuyên cho tàu đi qua lãnh hải quốc tế ở Biển Đông, Hoa Kỳ đã giới hạn việc gửi những chiến hạm này vào bên trong khu vực lãnh hải 12 hải lý của những kiến trúc nhân tạo của Trung Cộng từ năm 2012, và đó là trước khi Trung Cộng bắt đầu gia tốc việc xây dựng ở Trường Sa. Chiến lược mới là để nhằm củng cố lập trường của Hoa Kỳ là những điều Trung Cộng nói là thuộc chủ quyền của họ đã không được công ước quốc tế, kể cả Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (Unclos), công nhận.

Tuyên bố ở Úc tuần này, Đô Đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã gián tiếp chỉ trích Trung Cộng khi ông nói “một số quốc gia coi như là có thể dành quyền tự do biển cả” như là một cái gì có thể “định nghĩa lại quyền đó theo luật nội địa hay bằng cách diễn dịch lại công pháp quốc tế.” Đô đốc nói tiếp, “Một số quốc gia trong vùng tiếp tục áp đặt những khuyến cáo dư thừa và giới hạn quyền tự do biển cả trong khu vực đặc quyền kinh tế của họ và dành lãnh hải mà không tuân thủ Unclos. Cái đà này đặc biệt phổ biến trong vùng biển đang tranh chấp.”

Giáo Sư Rory Medcalf, một chuyên gia về Á Châu của Viện Đại Học Quốc Gia Úc (ANU), nói là “không có lựa chọn dễ dàng và không có nguy cơ nào cho việc thách thức chiến lược vừa công vừa thủ (passive-aggressive) của Trung Quốc qua việc sản xuất và quân sự hóa các hòn đảo. Nếu Hoa Kỳ nghiêm chỉnh trong việc bảo đảm là Trung Quốc không chế ngự vùng biển này, thì họ càng chờ lâu, những hoạt động để khẳng định quyền tự do hải hành sẽ càng có nhiều nguy cơ hơn.”

Kế hoạch của Hoa Kỳ cho những hoạt động hải quân đến vào lúc mà tòa trọng tài ở La Haye chuẩn bị tuyên bố phán quyết về việc họ có thẩm quyền để xử vụ Philippines kiện Trung Cộng hay không. Manila muốn tòa đưa ra phán quyết là “con đường chín đoạn” của Trung Cộng là bất hợp pháp.

Thẩm phán Antonio Carpio, một vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện Philippines vốn là một trong những người chỉ trích gay gắt nhất hành động của Trung Cộng ở Biển Đông, nói là nếu tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc quyết định là họ không có thẩm quyền xét xử, thì con đường chín đoạn sẽ đứng vững và Trung Cộng sẽ dùng thắng lợi này để nới rộng cố gắng để củng cố chủ quyền trong vùng.

Thẩm phán Carpio nói là nếu Philippines thua kiện thì họ sẽ phải chuyển ngân sách nay dành cho giáo dục để tạo ra một khả năng quân sự có thể thực hiện được việc bảo vệ lãnh hải. Ông cũng đã chỉ trích Hoa Kỳ đã không ủng hộ cho việc Manila dành chủ quyền trên một số địa điểm trên Biển Đông, đặc biệt là Bãi Scarborough, mà ông nói là Hoa Kỳ từ xưa đã coi là một phần lịch sử của Philippines.

Trung Cộng đã dành Bãi Scarborough ra khỏi tay Philippines sau một cuộc đối đầu kéo dài hai tháng vào năm 2012. Tình hình sẽ tiếp tục bất phân thắng bại nếu Hoa Kỳ không đứng ra trung gian hòa giải và được phía Trung Cộng hứa là sẽ rút lui nếu Philippines rút lui. Khi Philippines rút chiến hạm duy nhất của họ lúc đó ra khỏi bãi cạn này, Trung Cộng không những không rút lui mà còn đổ thêm tàu bè vào củng cố vị thế của họ. Bãi này chỉ cách Vịnh Subic có 200km, tức là còn nằm trong vùng đặc quyền khai thác kinh tế của Philippines.

Tờ FT nói là Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận về “những chiến dịch có thể có về tự do hải hành ở Biển Nam Trung Hoa,” nói những chiến dịch đó là “mật.”

Và cho đến khi những hành động đó được thực sự thi hành chúng ta không thể biết thái độ của Bắc Kinh sẽ ra sao. Một số các nhà bình luận quen thuộc với tình hình Á Châu và thái độ của Bắc Kinh như ông Haenle thì nói đến một thái độ của những kẻ quen bắt nạt. Những kẻ thích bắt nạt người khác, theo họ, chỉ biết đến sức mạnh và chỉ hiểu sức mạnh thôi.

__._,_.___
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Cuộc phiêu lưu của Putin tại Syria

Ngô Nhân Dụng
Ông Vladimir Putin, tổng thống Nga mới mừng sinh nhật 63 tuổi trong không khí huy hoàng, chỉ thua ông Stalin đời xưa. Ông đã ra sân đánh hockey cùng với những nhà tỷ phú tay chân và các cầu thủ hạng nhất nước Nga và thế giới; đội ông thắng 15-10! Chính ông đã làm bàn bảy, tám lần chắc vì không đối thủ nào dám chặn đường banh của ông! Một nhạc sĩ Nga tung ra đĩa video mới, với bài đồng ca chính: “Bạn thân nhất của tôi là Tổng Thống Putin!” Một họa sĩ triển lãm những bức tranh vẽ chân dung Putin, so sánh ông với những danh nhân lịch sử, như Che Guevara, họa sĩ Salvador Dali, và Ðại Ðế Hy Lạp Alexander! Dân Nga vẫn ủng hộ ông Putin, với tỷ lệ 84%, kể từ khi ông chiếm bán đảo Crimea đầu năm 2014. Trong ngày sinh nhật của ông năm nay, Hải Quân Nga đã bắn hỏa tiễn từ biển Caspian ở Nga vượt 1,500 cây số sang tận xứ Syria đánh quân nổi dậy IS, bay qua Iran và Iraq!

Ở nước ngoài, dân theo giáo phái Shi A tại Iraq hoan hô ông Putin không khác gì dân Nga. Phái Shia chiếm đa số ở Iraq và họ đang kiểm soát chính quyền sau khi Mỹ lật đổ chế độ Hussein. Ông Putin đang đánh lực lượng IS (gọi là Daesh trong tiếng Á Rập) ở Syria, là những người theo phái Sun Ni đang muốn chiếm cả hai nước Iraq và Syria lập một quốc gia Hồi Giáo mới. Nhiều người Iraq đang truyền nhau giả thuyết kể rằng bố ông Putin chính là người Iraq theo đạo Shi A! Ông cụ tên là “Abu Tin,” làm nghề bán sung (tin là quả sung, trong tiếng Á rập). Cụ di cư sang Nga, đổi Abu Tin thành Putin, lấy một cô vợ tóc vàng rồi đẻ con đặt tên là Abdulamir, đọc lối Nga thành ra Vladimir! Lãnh tụ người Shia ở Quốc Hội Iraq ngỏ ý nên mời ông Putin giúp đánh quân IS (Daesh) ở Iraq sau khi máy bay Mỹ thả bom mấy năm nay rồi vẫn chưa tiêu diệt hết được!

Ông Putin đã đánh bom quân Daesh tại Syria để bảo vệ chính quyền Bashar Assad đang lâm nguy, nhưng không đụng tới quân IS ở Iraq. Putin phải can thiệp vì căn cứ Hải Quân Nga duy nhất ở miền nước ấm trên bờ biển Syria. Muốn hiểu tại sao Vladimir Putin sốt ruột, phải đem máy bay, hỏa tiễn đến trực tiếp giúp Assad, cần nhìn lại thời gian trước đây bốn, năm năm. Lúc đó Syria là một quốc gia cô lập, được Nga và Iran bảo trợ. Mỹ và các nước Châu Âu không có ảnh hưởng nào trên chính quyền Assad.

Cha con ông Assad là khách hàng được Nga cung cấp vũ khí, Nga được đặt căn cứ hải quân tại Tartus, bên bờ Ðịa Trung Hải. Chính quyền Assad cũng là đồng minh tự nhiên của Iran vì cả hai đều thuộc phái Shi A, khối tín đồ Hồi Giáo thế giới do Iran lãnh đạo.

Từ bốn năm nay, Syria trở thành bãi chiến trường giữa ba phe: chính quyền Bashar al-Assad, lực lượng IS, và các nhóm nổi dậy khác. Các nhóm này được các nước chung quanh như Á Rập Saudi, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp viện và tài trợ, có máy bay Mỹ giúp. Từ giữa năm 2015, các quân lực của chính quyền Assad thua liên tiếp, nhà độc tài sắp bị lật đổ. Iran đã gửi hàng ngàn quân sang giúp Assad, một vị tướng Iran đã tử trận ở Syria. Tổ chức Hizbollah của những tín đồ Shi A thiểu số ở Lebanon được Iran trang bị đã đưa quân qua giúp Assad. Tất cả các nhóm chống Assad đều theo phái Sun Ni.

Chính quyền Iran đã thúc đẩy ông Putin đem thêm máy bay, xe tăng và trọng pháo vào Syria để cứu nng người đồng đạo. Bản tin AP trong tuần này tiết lộ Tướng Qassem Soleimani, vị tướng cầm đầu đạo quân Quds của Iran đã sang Nga nói chuyện với ông Putin suốt ba giờ, trong Tháng Tám vừa qua. Tướng Soleimani dùng bản đồ và hình ảnh chứng minh cho ông Putin thấy rằng nếu quân IS tiếp tục thắng thế, không bao lâu nữa đạo quân Hồi Giáo Sun Ni cực đoan này sẽ đến sát biên thùy nước Nga khi quân đội của Assad tan hàng! Chính quyền Iraq đã được Iran thông báo về chuyến đi của Tướng Soleimani, chính quyền Mỹ trong vai trò bảo hộ chắc chắn phải nhận được tin tức này, do đó các nước Á Rập và Châu Âu đồng minh của Mỹ cũng đã biết trước hành động can thiệp của ông Putin.

Tại sao Nga phải lo ngại trước viễn tượng quân IS thắng thế? Bởi vì từ biên giới Nga đi về phía Bắc có các nước nhỏ theo Hồi Giáo nằm trong liên bang Nga, thuộc vùng Caucasus. Chính phủ Putin đã phải đàn áp phong trào Hồi Giáo nổi dậy tại Cộng Hòa Chechnya, không thể nào làm ngơ trước mối nguy đạo quân IS quá khích cực đoan hơn đang tới ngưỡng cửa.

Nhưng chắc ông Putin cũng biết can thiệp vào Syria là một ván bài gay go, không thể kéo dài. Một phần vì kinh tế Nga đang suy yếu, phần khác vì kinh nghiệm sa lầy của Liên Xô ở A Afghanistan từ gần 30 năm trước.

Kinh tế Nga tiếp tục xuống dốc vì giá dầu lửa xuống thấp, bán dầu khí là nguồn ngoại tệ lớn nhất của Nga. Mỹ và các nước Châu Âu tiếp tục cấm vận vì Putin chiếm Crimea và gây loạn ở phía Ðông nước Ukraine. Ðồng tiền Nga đã mất một nửa giá trị. Số tiền đầu tư và tiêu thụ đều giảm, số sản xuất xuống. Trong năm tháng đầu năm 2015, số tiền vay để mua nhà đã giảm bớt 40% so với năm trước. Trong Tháng Sáu vừa qua, số xe hơi bán đã giảm 30%. Kinh tế Nga sẽ giảm bớt ít nhất 3% trong năm 2015. Với số ngoại tệ dự trữ 200 tỷ Mỹ kim đang đốt dần dần ông Putin sẽ không đủ vốn để đánh một canh bạc lớn. Tướng David Petraeus, cựu chỉ huy quân Mỹ ở Iraq và Afghanistan điều trần tại Quốc Hội Mỹ, đoán rằng ông Putin có thể tiếp tục can thiệp tại các nước Ukraine, Belarus, Moldova, Syria, Georgia nhiều nhất là hai năm! Trong khi đó, một đại biểu Quốc Hội Nga thân cận với Putin đoán rằng cuộc can thiệp vào Syria chỉ kéo dài mấy tháng. Hiện nay dư luận dân Nga chống việc can thiệp vào Syria (hơn 60%). Ông Putin đang đưa những toán “quân tình nguyện” do chính quyền Chechnya thân Nga cung cấp sang Syria, gồm những người cũng theo Hồi Giáo. Một nhóm“quân tình nguyện” khác sẵn sàng qua Syria chiến đấu là những người theo Nga nổi dậy ở miền Ðông nước Ukraine. Cuộc đình chiến đang tiến hành khiến nhiều tay trong cánh quân này “thất nghiệp.” Nếu không muốn trở về đời sống thường dân tẻ nhạt, họ sẽ tình nguyện sang Syria!

Bài học Afghanistan vẫn còn sâu đậm trong ký ức dân Nga. Liên Xô đã đem quân vào xứ này để bảo vệ một chính quyền cộng sản, nhưng bị sa lầy vì dân Afghanistan nổi dậy chống quân xâm lược. Khi tinh thần chiến đấu tan rã, quân Nga phải rút về, một hậu quả là sau đó chính quyền Xô Viết sụp đổ. Nếu ông Putin dấn chân vào Syria và Iraq thì miền này có thể sẽ là một bãi đầm lầy không khác gì Afghanistan.

Tại Syria không phải chỉ có một nhóm nổi lên chống chính quyền Assad mà còn nhiều phe phái khác. Sau khi Nga bắt đầu đánh bom, tổ chức Liên Minh Dân Tộc Syria, vừa chống chính quyền Assad vừa đánh quân IS đã tố cáo máy bay Nga tấn công cả các lực lượng không thuộc quân IS nhưng chống Assad, để bảo vệ nhà độc tài tàn bạo này. Ngày 6 Tháng Mười, đại diện 41 nhóm trong liên minh này đã tuyên bố họ sẵn sàng chiến đấu chống cự và sẽ đánh bại quân Nga. Cùng lúc đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tố cáo máy bay Nga xâm phạm lãnh thổ nước họ. Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát đường eo biển nối Hắc Hải qua Ðịa Trung Hải, con đường thiết yếu để Nga tiếp tế cho căn cứ Hải Quân Tartus ở bờ biển Syria.

Ðiều nguy hiểm nhất cho ông Putin là cả thế giới Hồi Giáo theo phái Sun Ni sẽ coi Nga là kẻ thù vì cấu kết với Iran và phái Shi A. Những phong trào quá khích từ nay sẽ tấn công vào Nga thay vì chỉ nhắm vào nước Mỹ; mà nước Nga thì nằm ngay bên cạnh họ. Trong năm 2015, chính phủ nhiều nước Hồi Giáo vùng Trung Á, trước năm 1990 vẫn nằm trong Liên Bang Xô Viết, đã báo động nhiều thanh niên xứ họ đã lên đường sang Iraq và Syria gia nhập quân IS! Ông Putin không thể vui mừng khi được nhiều người Iraq hoan hô, coi ông là một tín đồ Shi A chính hiệu! Càng nhiều người hoan hô thì khối tín đồ Sun Ni chiếm đa số khắp nơi càng coi Putin là tử thù!

Ông Putin can thiệp vào Syria để có mặt trong một cuộc đàm phán giữa các phe phái về một giải pháp chính trị cho xứ này, sau khi 250,000 người đã chết và 10 triệu người phải chạy loạn và tị nạn sang các nước khác. Khi nào có được một thỏa hiệp, Nga không cần bỏ bom nữa. Nhưng bao giờ thì các phe phái có thể ngồi xuống thảo luận với nhau?

Theo tình hình hiện nay thì viễn tượng đó còn xa vời. Lực lượng IS chắc chắn không bao giờ ngồi xuống nói chuyện với bất cứ ai; mà cũng không ai muốn nói chuyện với họ. Các lực lượng thuộc Liên Minh Dân Tộc Syria cũng không đoàn kết đủ với nhau để có một lập trường chung. Những nhóm tham chiến chống chính quyền Assad nhưng không được các nước Á Rập trong vùng chấp nhận như Mặt trận Nusra, hậu thân của Qaeda, sẽ khó được mời ngồi vào bàn hội nghị. Các nước Á Rập và Thổ Nhĩ Kỳ đều đòi phải lật đổ Assad, trong khi Nga và Iran muốn bảo vệ ông ta, bao giờ họ mới mặc cả xong để thỏa hiệp?

Cho nên cuộc phiêu lưu của ông Putin vào vùng đất Trung Ðông Hồi Giáo sẽ còn kéo dài, cho đến khi kinh tế Nga kiệt sức. Chính phủ Mỹ có thể dửng dưng đứng ngoài chờ rất nhiều năm nữa cũng không cần một giải pháp nào cho nước Syria. Mỹ đang cho máy bay giúp các đạo quân được Saudi, Qatar hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ và quân Kurds, với chi phí không cao lắm. Mỹ cũng kêu gọi lật đổ Assad để làm vừa lòng các nước Á Rập khác, nhưng chính quyền Mỹ không thiết tha lật đổ Assad ngay bằng bất cứ giá nào. Một chính quyền khác lên thay chỗ Assad có thể cũng chống Mỹ không khác gì Assad! Mỹ không cần thêm căn cứ quân sự, mà vị trí nước Syria cũng không quan trọng gì, so với thế lực Mỹ có sẵn trong vùng này. Hơn nữa, nước Syria còn rối loạn thì các nước Á Rập và Iran đều phải bận tâm, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ là Israel đỡ bị áp lực. Ông Putin xoay trở thế nào trên chiến trường Syria để khỏi bị sa lầy như Brezhnev tại Afghanistan trước đây 30 năm? Là một người khôn ngoan, ông ta phải quyết định trong năm, sáu tháng tới!
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests