Bình Luận , Quan Điểm

vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

LẠI LÀ CÂU CHIỆN DŨNG XÀ MÂU PHÁ ĐẢNG!
Trích: “ Lúc này, NTD đang trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Nếu không nhanh chóng và dứt khoát quyết định xóa sổ đảng Cộng sản, nghiêng hẳn về thế giới tự do, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm đầu thì con cờ Phùng Quang Thanh sẽ được Bắc Kinh dựng dậy xử ngược lại NTD (ứng với lời sấm truyền “Mã đề, Dương cước anh hùng tận!”).

Không kỳ vọng Hoa Kỳ ủng hộ việc thành lập một chính phủ lưu vong của những nhân vật bất đồng chính kiến, xã hội dân sự để đấu tranh về Việt Nam. Nước Mỹ, chỉ khi thấy một VN thoát xác mới thực sự nhận làm đồng minh chiến lược.

Quyết định sinh tử đang thuộc về kẻ đang nắm thực quyền - Thủ tướng đương chức Nguyễn Tấn Dũng! Thời gian dành cho ông không còn nhiều!

( Minh Đàm - Con đường thoát của Nguyễn Tấn Dũng: xóa sổ đảng cộng sản )

DŨNG XÀ MÂU PHÁ ĐẢNG?

Lời dẫn

Ngày 7 tháng giêng, 2014, đứng trước pháp đình Hà Nội, Dương Chí Dũng tử tội trong vụ Vinalines, thình lình ném ra quả bom mắm tôm đáng giá một triệu rưởi đô la xanh Mỹ nhằm vào mặt thứ trưởng côn an thượng tướng Phạm Quý Ngọ.

Lại còn khai tiếp văng miểng vào trùm sò tối cao côn an, Đại tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng côn an.

Người ta rất ngạc nhiên khi thấy Đại diện Viện Kiểm sát tối cao mau lẹ đề nghị Hội đồng xử án khởi tố nội vụ. Và ngay hôm sau, Chiều ngày 8 tháng 1 năm 2014 Thẩm phán Trương Việt Toàn thay mặt cho Tòa án Nhân dân Hà Nội và Hội đồng xét xử đã công bố quyết định khởi tố vụ án “ Phạm Quý Ngọ “.

Không có gì đáng ngạc nhiên, nếu biết rằng, phía sau phiên tòa, trong một phòng riêng, Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính trung ương, vừa nghe lời khai miệng của Dũng nhỏ vừa đọc lại lời khai viết của Dũng gởi cho ban nội chính trong vụ án của y lúc trước.

Như vậy là rõ ràng phe “ đảng quyền “ đang trên đường tiến tới hạ bệ phe côn an theo như kịch bản hạ bệ Chu Vĩnh Khang – Bạc Hy Lai bên tau.

Trước tình thế như vậy, thủ lĩnh phe “ phủ quyền “ ba Ếch phải làm gì?

Trong bài viết trước “ Ba Dũng dám làm hỗn hông?”, Đực Làng Bưng Cầu xí xọn mách nước: Xúi ba dũng làm đão chánh, tìm đường sống trong nẽo chết.

Mới đây trong bài viết “ Phương Sách Cuối Cùng Để Nguyễn Tấn Dũng Thoát Hiểm “ tác giả Tạ Nhất Linh cũng đi tới kết luận:

“ Nhưng nguy cơ của thủ tướng Ba Dũng không dừng lại ở đó. Nhiệm kỳ 2 của ông ta chỉ còn 2/5. Nhưng hết nhiệm kỳ 2 này, ông ta không phải chỉ đơn giản về vườn. Ông ta phạm quá nhiều tội và có quá nhiều kẻ thù trong giới quyền lực chóp bu. Sau khi ông ta rời ghế thủ tướng, các kẻ thù của ông ta sẽ lôi ông ta ra để xử tội. Ông ta sẽ bị bêu riếu, và con cháu ông ta cũng sẽ không được sống yên, nếu không tìm được cách chạy ra nước ngoài, cách mà trong bối cảnh này bọn họ khó bề thực hiện.

Trong tình hình đó, để thoát hiểm, Ba Dũng chỉ còn đúng một cách: Phá đảng. Bởi nếu còn đảng thì còn quy định về nhiệm kỳ, và ông ta sẽ phải nghỉ hưu, rồi sau đó bị luận tội. Vì vậy, ông ta phải lựa chọn: Thực hiện bước đi phiêu lưu chưa từng có hoặc cúi đầu chịu chết.


Vậy thì ta lại bàn về chuyện “ Dũng Xà Mâu Phá Đảng.”


Dũng xà mâu truất phế đảng?

Hổng biết mắc mớ gì mà lóng rày thiên hạ huyên truyền câu chiện Dũng xà mâu truất phế đảng, gồm thâu lục quốc!?

Khởi đầu là cái ông Như Nguyên viết liền một hơi bốn bài rổn rảng trên DLB hô hoán rằng: Trọng lú, Sang sâu theo Tàu hổng khá. Xà mâu ta theo Mỹ khá hơn. Dzậy thời ta tạm thời phò ba Dê hạ bệ phe ba Tàu, rồi thủng thẳng tính sau. Bề nào thì theo Mỹ, dù nửa đực, nửa cái cũng đở hơn dzô sản chính chiên.

Ở bên Úc có ông thấy dzậy cũng xôm vô hỏi: Phe Nam, phe Bắc, phe nào thắng phe nào thua?

Đực làng Bưng Cầu thấy phát nản, rủa thầm trong bụng: Phe nào thắng, phe nào thua, dân ở giữa vẫn trớt he, è cổ ra chịu trận!

Sở dỉ có dzụ nầy là do tin đồn từ hồi năm kia 2011, khi 11 cuộc biểu tình chống Tàu xâm lăng vang dội, Dũng xà mâu thừa thắng xông lên, lẫm liệt, ngôn: “ Một tấc đất, một tấc biển, quyết không để mất!” Sáng hôm sau Tể ta thức dậy, dòm cái web riêng của Thủ tê ta, màn hình một màu trắng xóa, nhấp nháy lia mà hổng có hình, có chữ gì hết trơn. Hóa ra hôm qua ngôn một câu trật chìa, ngược chủ trương 16 chữ vàng khè, bốn tốt làm nên ban an ninh nội chính xóa tiêu cái web.

Trước cái “ Hội đại” đảng 2011, các quí ông trí thức Đà Lạt muốn nặn ra cái mô hình Goóc bà chớp, Ẻn xin Nga mới bôm y tá ba Dê ta thành “Đệ nhứt Thủ tướng” vùng Châu Á. Chẳng ngờ rằng gã cựu du kích U Minh cũng lưu manh có cở. Nó hứa lèo để các quí ông tưởng bở, ẩm hộ nó lên mần Thủ vỉ nhiệm kỳ hai. Ngồi vững trên ngai rồi, nó sổ toẹt. Nó cho bộ hạ trùm côn an Hà thành Đứ(t) Nhanh sai tiểu yêu Minh cồ đạp vô mặt biểu tình viên Chí Đức. Lại sai đứa em con hoang Chí Vịnh qua Tàu quỳ mọp trước tướng Tàu Mã Hiểu Thiên tâu trình xưng tội: “ Các cuộc “tụ tập đông người” từ nay xin cấm tiệt.”

Vì vậy mà ba Dê lẫy lừng một mình một cỏi. Dư luận mới xù xì: Chi bằng anh cựu du kích Rạch Giá, Nam kỳ thừa thắng xông lên, xóa cha nó cái đảng cướp sạch báo đời, mấn hắt nó cái Tổng Thống cho rồi.

Phe “đảng” Trọng lú nghe thấy đâu chịu để yên mới cấu kết với chủ tịt nước Sang sâu, hè nhau mưu tính hạ bệ Dũng xà mâu, mới bày trò “bắt sâu”, bài trừ tham nhũng trong hội đại TW 6 kêu là chỉnh đốn đảng. Kỳ thật là nhằm hạ bệ Tê tê xà mâu.

Thằng con hoang ba Dê nghe thấy hêt hồn, lật đật đem đầu qua hội chợ Quảng Châu triều bái phó vương thiên triều T(h)ập Bình xin xiết bù lon đít, cam đoan không bao giờ dám dại dột nói càn về dzụ biển đảo nữa.

Cho nên, một khi thiên triều chuẩn y rồi, ba Dê đâu có coi bọn “đảng quyền” Trọng lú, Sang sâu ra gì mới bật đèn xanh cho anh nhà báo Đức Kiên cà khịa Tổng bí Trọng tới bến, và ra luôn cái “ Tuyên bố Công dân Tự do.”

Chưa hết, gần đây có cải web nào đó của phe “ Phủ quyền “ ghi rằng: Quyền lập hiến là của toàn dân chớ hổng phải là văn tự bảo kê, hợp thức hóa cho cái cương lĩnh của đảng, nghĩa là cà khịa vào chính điểm chết của đảng. Lại cũng lấp lững rằng: Chánh phủ ( theo ý nghĩa tổng quát bao gồm cả 3 ngành Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp ) do dân bầu ra mới có quyền lãnh đạo chớ không phải “đảng” do đảng tự bầu mà có độc quyền lãnh đạo được.

Vì vậy mà các quí ông “ngại” cách mạng đổ máu mừng húm, coi ba Dũng như một thứ Góc bà chóp, Ẻn xin, made in VN mới lên tiếng rao nam, rao bắc rằng: Giữa hai cái xấu, ta ủng hộ cái ít xấu hơn để rồi lần hồi cải sửa! Giữa cái cùi hủi và xà mâu, ta chọn đở xà mâu, rồi tính sau.

Nói cho thật, các quí ông ngại khó, ngại khổ chỉ ngồi bàn đề vậy thôi chớ đâu có tính cái gì được!

Điều đáng tức cười ở đây là: Một khi, thừa lịnh Dũng xà mâu, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cặp kè anh cò mồi gốc “ngụy” Đạc Thành lên nghĩa địa Bình An vc trá danh là Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa thắp nhang trước, kế đến cũng tay Mỹ gốc Việt (gian) Đạc Thành làm mai làm mối dẫn ngài Tổng Lãnh Mỹ Lê Thành Ân cũng tới nghĩa địa Bình An thắp nhang.

Vậy là “Mỹ – Ngụy – Việt cọng” ba ta đề huề!


Thấy dzậy, phe ta hào hứng, phen nầy Mỹ nhúng tay vô là có đường tương chao. Hễ xà mâu mà có hơi hám Mỹ là ăn trùm nên quên mất một chiện chết người:

Tòa Đại sứ Mỹ mới dựng lên ở Hà Nội từ năm 1997 tới nay chưa đầy 20 năm. CIA dầu giỏi cách mấy cũng không nắm vững “ sơ yếu lý lịch “ của bộ sậu trùm đảng Ba Đình bằng bọn tình báo Hoa Nam Tàu được. Thái thú chệt Khổng Hựu chẳng những biết rõ lý lịch ba đời của 14 con tra già Ba Đình mà còn biết rõ cả cá tính của từng đứa nữa. Đơn cử một ví dụ: Lê Khả Phiêu thích phiêu phiêu, qua Bắc kinh, nó cho gái là tiêu.

Bởi vậy cho nên việc Dũng xà mâu có muốn làm hỗn, hạ bệ phe “đảng quyền” cũng đâu phải dễ. Điều kiện tiên quyết là y ta phải bảo toàn mạng sống cho tới ngày cử sự. Chỉ kể sơ sơ vài ba nguy cơ cổ điển như sau:

Một là “tai nạn giao thông”. Gương thiên tử Tập Cận Bình cò sờ sờ đó. Mới có hạ bệ cặp bài trùng an ninh Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai mà bị đụng xe vẹo xương sống, may mà hổng chết.

Hai là uống rượu, uống trà. Vụ nầy cũng có tiền lệ rành rành. Thời cha già hồ, chủ tịt Quốc hội Dương Bạch Mai bướng bỉnh không nghe lời đảng, giờ giải lao ngồi uống tách trà bỗng lăn đùng ra chết.

Ba là ám sát. Ông tiên tri Trần Dần có sờ mu rùa đoán: Năm 2014, ba Dũng bị phe thân Tàu ám sát chết. Chiện bói toán tuy là dị đoan nhưng mà thời cuộc xem chừng có khi trúng.

Bốn là khi ươn yếu trong mình, coi chừng sanh nghề tử nghiệp: Y tá mà chích thuốc bổ thành thuốc độc là cuộc đời hũ hĩ! Cứ coi gương sáu Kiệt tự Dân đó mà liệu.

Thôi thì cứ coi Dũng ta vừa ma lanh vừa gặp may, giữ được cái mạng để bày binh bố trận hạ bệ đám trùm đảng đi.

Tới đây mới là gay go. Một là phe côn an đâu phải thuần một mối. Ba Dũng chỉ nắm được một phần. Bộ trưởng công an Đại Quang một mớ. Bí thư Hồng Anh phần khác nữa. Hai là một khi lâm trận đã chắc gì đám côn an chỉ quen ăn hiếp dân tay không tấc sắt, đụng phải bộ đội súng đạn giăng giăng mà dám liều mạng chống lại.

Bên phía quân đội thì cũng vậy, năm cha ba mẹ: Bí Trọng lú tiếng là Tổng tư lịnh quân đội mà đã chắc gì nắm được Phùng Quang Thanh chớ đừng nói gì tới Nguyễn Chí Vịnh, nghe nói là cùng cha khác mẹ với Dũng xá mâu.

Cho nên nếu vô phúc thiếu âm đức mà xãy ra đão chánh thì trong cảnh hỗn độn, không biết phe nào là phe nào sẽ bắn nhau lọan xạ.

Lúc ấy thì các quí ông hổng ưa đổ máu sẽ thấy việc các ông ũng hộ Dũng xà mâu hạ bệ đảng là sai lầm chết người, bởi vì máu đổ đó là máu của con em các ông chớ không phải ai khác. Hơn thế nữa, cuộc đổ máu đó là vô ích bởi vì dù Dũng xà mâu thắng hay Trọng lú, Sang sâu thắng, sự thể đất nước còn tồi tệ hơn chớ không khá hơn được.

Vì vậy, con đường dân chủ hóa Đất nước chỉ còn là con đường vận động cách mạng toàn dân giống như các nước từ Đông Âu chí đến Bắc Phi, Trung Đông, ở đâu, thiên hạ cũng làm như vậy.

Các sắc dân Âu Châu, Ả Rập làm được, tại sao sắc dân Lạc Việt, con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung ngày nay ươn hèn bạc nhược, không có xương sống, không đứng thẳng người lên, chiến đấu diệt loài sói lang cọng sản tham tàn, bứt tung xích xiềng nô lệ?


“ Nó vĩ đại vì các ngươi chấp tay quỳ gối
Nầy công dân! Hãy đứng thẳng người lên “

Nguyễn Nhơn
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Cơ hội cứng rắn hơn với Trung Cộng
Ngô Nhân Dụng

Hội nghị an ninh ASEAN khai mạc tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia ngày hôm qua. Một ngày trước, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi, 王毅) đã lên tiếng khuyên các nước không nên bàn những tranh chấp cá biệt song phương trong cuộc họp này. Ông còn đe dọa rằng nếu họ bàn về các vấn đề đó thì “tình hình sẽ căng thẳng hơn.”

Tình trạng đã đủ căng thẳng từ mấy năm nay rồi, khi tầu chiến Trung Quốc đâm tầu đánh cá của dân Việt Nam và Phi Luật Tân (Philippines), tàu chiến các nước đã “bắn súng nước” với nhau. Căng thẳng hơn nghĩa là hải quân hai bên có thể sẽ nổ súng. Ông Vương Nghị đe dọa thật.

Ngoại trưởng Philippines, ông Albert Del Rosario, phản pháo ngay trong ngày hội nghị ASEAN bắt đầu. Ông cực lực lên án các hành động “đơn phương gây hấn” của Trung Cộng trong vùng Biển Ðông. Ông nêu ra các chứng cớ cụ thể là việc xây dựng những đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm nằm đang tranh chấp để biến thành các phi trường và căn cứ quân sự.

Sau khi bày tỏ thái độ cương quyết, ông Del Rosario vẫn chứng tỏ một thái độ ôn hòa, tuyên bố Philippines ủng hộ đề nghị “Ba Ngưng” của chính phủ Mỹ để giảm bớt xung đột gia tăng: Ngưng xây đắp các đảo nhân tạo; ngưng xây dựng các căn cứ, và ngưng các hành động gây hấn.” Nhưng ông Del Rosario cẩn thận nói thêm: “Chúng tôi cần nhấn mạnh rằng chấp nhận đề nghị ‘Ba Ngưng’ không có nghĩa là Philippines công nhận việc xây đắp bảy hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã thực hiện trong năm qua.”

Nói những lời công khai, rành mạch đó, Del Rosario xứng đáng là đại diện ngoại giao của một quốc gia đáng kính trọng. Trong khi đó, báo chí quốc tế không thuật lại một lời tuyên bố nào của phái đoàn chính phủ Hà Nội để thấy họ dám phản đối những lời đe dọa của Ngoại Trưởng Vương Nghị. Cộng Sản Việt Nam vẫn giữ đường lối tránh đối đầu với Cộng Sản Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế. Việt Cộng vẫn nhắc đi nhắc lại họ chỉ thảo luận song phương về những tranh chấp lãnh thổ và biển, đảo với Trung Cộng, trên chủ trương “16 chữ vàng” và “bốn tốt.”

Cho tới nay, Trung Cộng luôn luôn bắt buộc Việt Cộng chỉ được nêu các vấn đề tranh chấp giữa hai quốc gia trong các cuộc gặp gỡ riêng hai nước với nhau. Lời tuyên bố của ông Vương Nghị trong ngày Thứ Hai xác định lại rằng các hành động gây hấn mới của Trung Cộng đều là các vấn đề “song phương,” nghĩa là mỗi các tranh chấp chỉ xảy ra giữa hai quốc gia, không liên quan đến một nước thứ ba nào. Ðó là chủ trương “Bẻ Ðũa,” không bẻ cả một nắm đũa mà bẻ từng chiếc đũa một. Còn gọi là chiến lược “chia để trị” các đế quốc vẫn dùng khi họ muốn thôn tính các nước nhỏ.

Trước các hành động xâm lấn của Trung Cộng đối với nước Việt Nam từ năm 1956 đến nay, con đường duy nhất để dân tộc Việt Nam giữ được chủ quyền là phải thoát ra ngoài chiến lược“Bẻ Ðũa” của Trung Cộng.

Hội nghị an ninh ASEAN tại Kuala Lumpur đang diễn ra là một cơ hội bằng vàng để chính quyền Việt Nam bắt đầu chui ra khỏi vòng cương tỏa của chiến lược “Bẻ Ðũa” này. Ðây là cơ hội để dân tộc Việt Nam thoát khỏi cái tròng “bốn tốt” với “16 chữ vàng” do Trung Cộng cột vào đầu vào cổ.

Ðây là một cơ hội mới, vì các chính phủ ASEAN đều nói ngược lại ý kiến của ông Vương Nghị. Ngoại trưởng Singapore, ông K. Shanmugam nói thẳng: “Vùng Nam Hải (tức Biển Ðông nước ta) là một vấn đề. Không thể giả bộ coi như nó không có vấn đề nào.” Ông Anifah Aman, ngoại trưởng Malaysia nhân danh quốc gia tổ chức hội nghị đã khẳng định rằng không có một vấn đề nào được coi là không thể đem ra thảo luận. Ông nói rằng ngay trong ngày đầu tiên, Thứ Ba, mùng 4 Tháng Tám, các tranh chấp vùng Biển Ðông đã được nêu lên rất nhiều lần. Một nhà ngoại giao khác nói, “Nước này không phải là nước Cambodia hay nước Lào! Câu nói này nhắc tới hành động của chính phủ Cambodia, nước chủ nhà tổ chức hội nghị ASEAN năm 2012, họ đã gạt vấn đề các tranh chấp trong vùng Biển Ðông không để cho bàn luận, vì bị Trung Cộng gây áp lực và mua chuộc.

Gió đang xoay chiều trong vùng Ðông Nam Á. Các nước ASEAN đã tỏ ý chấp nhận giải pháp “Ba Ngưng” tạm thời của chính phủ Mỹ; việc đầu tiên là ngưng không xây đắp thêm các hòn đảo nhân tạo. Các nước Ðông Nam Á có lý do trước mắt thúc đẩy. Trước ngày hội nghị khai mạc, giới quân sự Mỹ xác nhận tin chính quyền Bắc Kinh đang xây phi trường mới trên một hòn đảo nhân tạo khác, dài ba cây số, trong vùng Subi Reef đang tranh chấp với Philippines. Phụ tá ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã ví việc làm của Trung Cộng ở vùng biển Ðông Nam Á giống như cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraine; để nhắc nhở rằng chính phủ Mỹ và các nước đồng minh chống lại các hành động như vậy. Nhà bình luận Carl Thayer ở Úc nhận xét: “Trung Quốc đang cắt giữa trái tim cả vùng hàng hải của Ðông Nam Á.”

Trong vùng Ðông Nam Á gió quả thật đã xoay chiều. Thái độ cứng rắn của chính phủ Mỹ đã khuyến khích các nước từ Philippines tới Singapore, Malaysia tỏ ra cứng rắn một cách công khai và quyết liệt hơn đối với Trung Cộng. Ðây là một cơ hội cho dân tộc Việt Nam để thoát khỏi ách kiềm tỏa của đế quốc đỏ Trung Hoa. Nếu đảng Cộng Sản bỏ lỡ cơ hội này thì lịch sử sẽ kết tội mãi mãi.

Một hội nghị tiếp theo, Diễn Ðàn ASEAN Vùng (ASEAN Regional Forum - ARF) hàng năm sẽ mở rộng thêm với dại diện các nước Nam Hàn, Nhật Bản, Nga; các ngoại trưởng Vương Nghị và John Kerry cũng có mặt ở trong Kuala Lumpur trong phiên họp khai mạc ngày Thứ Năm. Ðây là một dịp để phái đoàn đại diện ngoại giao của Việt Nam có cơ hội chứng tỏ họ cũng đủ can đảm như ngoại trưởng Philippines. Trước mặt cả thế giới, phải xác định lại chủ quyền của nước Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bất khả xâm phạm, như ông Del Rosario đã nhấn mạnh phần nước ông. Việt Nam có thể chấp nhận chủ trương “Ba Ngưng” của Mỹ như một giải pháp tạm thời tránh gây chiến tranh, nhưng cương quyết không bao giờ chấp nhận các hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng. Hơn nữa, phải tố cáo trước thế giới rằng các phi trường quân sự và các căn cứ mới của Trung Cộng là những con dao đang kề cổ, những mũi nhọn đang chuẩn bị đâm sâu vào yết hầu nước Việt Nam.

Muốn cho thế giới nhìn thấy âm mưu của Trung Cộng rõ hơn nữa, phái đoàn Việt Nam có thể công bố nội dung gần đây được tuyền bá trên mạng báo điện tử “Binh Khí Ðại Toàn” của Trung Quốc. Họ mới kêu gọi tấn công chiếm hết quần đảo Trường Sa với những lời lẽ khát máu: “Phải đánh cho Việt Nam không kịp trở tay. Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.” (Họ gọi Trường Sa là Nam Sa). Bài trên báo Binh Khí Ðại Toàn công khai đề nghị Trung Cộng đánh Việt Nam để làm một cuộc diễn tập trước khi “giải phóng Ðài Loan!” Cả thế giới biết rằng các mạng điện tử ở Trung Quốc đều do đảng Cộng Sản kiểm soát và điều khiển.

Liệu đảng Cộng Sản Việt Nam có dám bày tỏ một thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Cộng hay không? Ít có triển vọng Việt Cộng sẽ đổi chiều 180 độ, nhưng ít nhất cũng hy vọng họ dám quay ít nhất một góc vuông!

Ðiều tối thiểu phải làm trong hội nghị ASEAN này là Việt Nam công khai yêu cầu Trung Cộng ngưng tất cả các hoạt động gây hấn: Ngưng quấy phá các tàu đánh cá Việt Nam. Ngưng đem các giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng Biển Ðông. Ngưng củng cố các phi trường và căn cứ quân sự. Ngưng xây đắp các đảo nhân tạo mới. Ngưng phổ biến các luận điệu hiếu chiến đe dọa các lân bang. Các yêu cầu trên bao gồm cả chủ trương của chính phủ Mỹ nhưng nhiều hơn. Ðiều này ai cũng hiểu được.

Trong cuộc gặp gỡ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Obama gần đây, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam và tổng thống Mỹ đã công bố nhiều chính sách chung về ngoại giao. Trong đó hai nước sẽ hợp tác bảo vệ an ninh hàng hải trong vùng Biển Ðông trong khuôn khổ các hội nghị đa phương. Hai bên cũng đồng ý phải giải quyết các tranh chấp trên Biển Ðông bằng các biện pháp dùng luật lệ quốc tế. Cuộc họp khối ASEAN lần này là một cơ hội để Việt Nam thi hành những chủ trương trên. Không thể nói một đằng, làm một nẻo, để chính quyền Trung Cộng càng thêm kinh mạn, khiến họ càng hung hăng gây hấn hơn.

Trong hội nghị ARF ngày Thứ Năm này, phái đoàn Việt Nam hãy đánh dấu một bước ngoặt bằng lời tuyên bố chấm dứt chính sách đàm phán song phương với Trung Quốc về vùng Biển Ðông. Lý do vì đây là một vấn đề an ninh quốc tế. Từ nay Việt Nam sẽ thảo luận với nhiều quốc gia, gồm các nước Ðông Nam Á, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Mỹ, Nam Hàn, vân vân. Cương quyết hơn nữa, dân tộc Việt Nam phải ấn định một lằn ranh giới rõ ràng, nếu Trung Cộng bước qua thì người dân Việt sẵn sàng hy sinh để bảo vệ danh dự, chủ quyền và đất đai, biển đảo của tổ tiên.

Một trăm năm trước, chí sĩ Phan Châu Trinh viết bài “Mười điều bi thương của dân tộc Việt Nam;” điều số một là: “Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đày.” Lời dạy của cụ Tây Hồ ngày nay vẫn cần được nhắc nhở.
hoanghoa
Posts: 2253
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »



Donald Trump còn hy vọng


Ngô Nhân Dụng

Nhiều người nghĩ sau cuộc tranh luận tại thành phố Cleveland, tiểu bang Ohio, tỷ phú Donald Trump sẽ không còn dẫn đầu 16 ứng viên chuẩn bị tranh cử tổng thống của đảng Cộng Hòa được nữa. Người ta tính rằng ông Trump chỉ nổi bật lên trong một tháng qua nhờ những lời tuyên bố nảy lửa về vấn đề di dân bất hợp pháp; ngoài ra ông không có kiến thức và không đủ bản lãnh như các nhà chính trị kia, khi bị đặt những câu hỏi về các vấn đề nội trị, ngoại giao của nước Mỹ. Trump sẽ bị những người đầy kinh nghiệm về tranh cử và từng tham gia chính trường lâu đời hơn đánh ngã dễ dàng, để Jeb Bush hay Scott Walker qua mặt, mặc dù ông ta đang dẫn trước hai vị cựu thống đốc hàng chục điểm.

Nhưng sau cuộc tranh luận truyền hình vào tối Thứ Tư, 6 Tháng Tám 2015, Donald Trump vẫn chưa té ngã. Hầu hết các ứng cử viên khác đều trả lời các câu hỏi một cách khôn ngoan, diễn xuất rất mạnh mẽ, không vấp một lỗi lầm nào đáng kể. Nhưng không ai làm ông Trump lu mờ, mà ông lại là người được chú ý nhất, mặc dù đây là lần đầu tiên ông dự một cuộc tranh luận chính trị. Khi điều hợp Bret Baier hỏi các ứng cử viên có ai thề nguyền là sẽ ủng hộ bất cứ người nào sau này được đảng Cộng Hòa đưa ra tranh cử tổng thống năm 2016, và hứa sẽ không tranh cử với tư cách độc lập, thì mời đưa tay lên, ông Donald Trump đứng giữa là người duy nhất đưa giơ tay cao. Với cử chỉ đó, ông đã thu hút tất cả sự chú ý.

Ðiều hợp viên Megyn Kelly hỏi thẳng: “Người ta thích ông vì ông nói thẳng tuột chứ không dè dặt kiểu các nhà chính trị. Nhưng... có khi ông nói với các phụ nữ rằng ông không thích các bà béo mập như heo, chó vân vân,...” Trump ngắt lời: “Tôi chỉ nói thế với Rosie O'Donnell,” cả hội trường cười vang lên. Ông Kelly đã cải chính rằng Trump dùng ngôn ngữ đó với rất nhiều người trong các chương trình ti vi của ông ta, và thái độ đó không xứng với một người làm tổng thống. Nhưng chi tiết này không được nhắc lại và mọi người cũng quên ngay.

Một lý do là số ứng cử viên tham dự cuộc đấu khẩu này đông quá, mỗi người có quá ít thời giờ để nói điều gì nổi bật lên vượt lên trên các đối thủ, trong các đề tài được bàn cãi về di dân, phá thai, hay việc ngoại giao với Iran. Hơn nữa, tất cả đều rất dè dặt, không ai muốn nói “lỡ lời” khi đụng chạm tới các vấn đề lớn, vì nói cái gì cũng không đủ thời giờ để giải thích, tránh không bị hiểu lầm hay xuyên tạc. Chỉ có ông Rand Paul tấn công Donald Trump mạnh mẽ, còn các ứng cử viên khác đều nói rất nhẹ nhàng.

Ngược lại, Donald Trump còn có lúc biến một thế yếu thành ưu điểm. Như sau khi nghe Kelly chỉ trích mình, Trump lật ngược thế cờ, trả lời rằng: “Tôi nghĩ một nạn lớn của xứ mình là các chính trị gia cứ phải 'nói cho đúng.' Và tôi không có thời giờ (lựa lời nói) cho 'đúng tiêu chuẩn chính trị' như thế. Nói thật với ông, nước Mỹ cũng không có thời giờ lo chuyện đó!” Câu trả lời này nhắc nhở mọi người những lời Trump “chửi” di dân lậu đã được nhiều người hoan nghênh, giúp ông dẫn đầu trong các cuộc nghiên cứu dư luận!

Một điểm nhược của Trump về vụ ông từng ủng hộ quỹ từ thiện của cựu Tổng Thống Clinton. Ðối với các cử tri Cộng Hòa nòng cốt thì mối liên hệ đó khó tha thứ được. Trump đã giải thích hành động của ông như là một việc mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng làm, là đóng góp tiền bạc cho các chính trị gia để đổi lấy thiện cảm của họ khi cần đến. Ông chưa bao giờ nói ông đã đổi được những gì, ngoài chuyện bà Hillary Clinton đến dự đám cưới của ông (một trong các đám cưới của ông).

Khi bị hỏi tại sao là một doanh nhân mà ông tuyên bố phá sản nhiều lần quá, như khi sòng bài Atlantic City phá sản làm ngàn người mất việc làm, Donald Trump cũng có một câu trả lời sẵn sàng. Hệ thống pháp luật cho phép như vậy, bao nhiêu sòng bài đã phá sản (tuyên bố phá sản để khỏi phải trả nợ ngay, và có cơ hội tái tổ chức công ty). Ông còn khoe rằng ông đã biết tận dụng hệ thống đó một cách khôn ngoan. Ðây là một cách trả lời cho các cử tri Cộng Hòa, rằng, “Cả cái hệ thống này tồi tệ, nhưng quý vị muốn bầu một nhà kinh doanh khôn ngoan biết lợi dụng các khe hở của hệ thống đó, hay là quý vị chọn một chính trị gia nằm trong hệ thống đó?”

Ứng cử viên Rand Paul đã nhân cơ hội này tấn công Trump một đòn đích đáng: “Ông ta mua và bán các chính trị gia dù thuộc bất cứ đảng nào! Nếu không được đảng đưa ra tranh cử, ông ta sẽ ủng hộ Clinton, hay là vẫn ra ứng cử độc lập. Coi này: Chính ông ta đã đánh cá cho Clinton, Ðúng không? OK?”

Trong cuộc tranh luận, có lúc các nhà điều hợp đã hỏi tất cả các ứng cử viên có hứa rằng họ sẽ ủng hộ bất cứ người nào sẽ được đảng Cộng Hòa đưa ra tranh cử tổng thống sang năm hay không. Trump đã nhún vai không chịu hứa. Ông cũng không nói sẽ nếu bị loại sẽ không tranh cử độc lập. Ông nói một câu hoàn toàn vô nghĩa: “Nếu được đảng đưa ra tranh cử, tôi sẽ không tranh cử với tư cách độc lập!”

Nhiều người trong đảng Cộng Hòa lo ngại rằng nếu ông Trump vẫn tranh cử độc lập thì ông sẽ chia phiếu, thu hút những cử tri cốt cán đang bất mãn về chính sách của đảng trước vấn đề di dân. Nhưng nếu được đảng đưa ra tranh cử, ông cũng sẽ khó địch nổi bà Hillary Clinton trong cuộc bỏ phiếu cuối năm 2016. Ông sẽ mất phiếu của hầu hết các cử tri gốc Mexico sau khi đã gọi các di dân lậu toàn bọn buôn ma túy, sát nhân, hiếp dâm. Cử tri gốc từ các nước châu Mỹ La Tinh khác cũng sẽ chống ông ta. Khối cử tri này rất lớn, có thể làm nghiêng cán cân ở nhiều tiểu bang.

Trong cuộc tranh luận, Donald Trump vẫn dùng lá bài ăn đã giúp ông vượt lên hàng đầu: di dân lậu. Ông nói với Thống Ðốc Chris Wallace rằng trước khi ông nêu ra, không ai chịu bàn đến vấn đề di dân lậu! Câu nói đó hoàn toàn sai sự thật. Cả nước Mỹ, cả hai đảng, đã bàn luận sôi nổi về vấn đề này trong hàng chục năm qua, từ thời cựu Tổng Thống Goerge W. Bush cón tại chức! Nhưng ông Trump có tài nói quả quyết những điều như vậy, với một dáng điệu đầy tự tin.

Như khi ông khai tài kinh doanh: “Tôi đã tạo dựng một tài sản hơn 10 tỷ đô la.” Sự thật là thấp hơn mười tỷ khá nhiều. Khi khai tài sản với Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC) Trump đưa ra con số 8.7 tỷ. Trong đó có “giá trị về tiếng tăm” (brand name) là 3.3 tỷ. nhưng loại giá trị này rất khó chính xác. Tạp chí tài chánh Forbes coi chỉ đáng 125 triệu, hãng thông tấn Bloomberg thì ước lượng đáng 2.9 tỷ! Donald Trump còn tuyên bố ông ủng hộ cuộc chiến tranh Iraq của Tổng Thống Bush ngay từ Tháng Bảy năm 2004, nhưng cuộc chiến đó đã diễn ra trước đó hơn một năm.

Mặc dù nói những lời sai lầm như vậy, Donald Trump vẫn còn hy vọng tiến xa hơn. Một ưu điểm là ông nổi bật lên, ai cũng biết, như một món hàng có nhãn hiệu nổi tiếng. Ông dẫn đầu cuộc chạy đua nhờ nói những lời nhiều người đồng ý nhưng không dám nói Dù ông nói quá sự thật nhưng lại phù hợp với tâm trạng nhiều cử tri trong số những người vẫn ủng hộ đảng Cộng Hòa.

Nhưng hy vọng của Donald Trump vẫn còn mong manh, khi các cử tri Cộng Hòa bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ. Vì lớp người ủng hộ Donald Trump rất có giới hạn. Những người thích ông thuộc tầng lớp lợi tức không cao (20% kiếm được dưới 50,000 đô la một năm); những người không học đại học (một nửa) và đàn ông (61%). Muốn thật sự thắng thế, Trump phải tìm cách thu hút những nhóm cử tri đông đảo khác: Những người nhiệt thành về tôn giáo; phụ nữ, những người tốt nghiệp đại học.

Khi có tới 17 ứng cử viên cùng chạy đua, họ sẽ chia nhau lá phiếu, và Trump có thể thắng dễ dàng mặc dù ông chỉ chiếm 25% đến 30% tổng số phiếu. Phải trải qua nhiều cuộc bỏ phiếu sơ bộ, một số ứng cử viên chấp nhận bỏ cuộc vì ít phiếu quá và vì tài chánh kiệt cạn, lúc đó mới có người qua mặt được Donald Trump. Ông ta có thể nổi bật trong mấy tháng đầu, nhưng sau đó sẽ chìm dần khi có người càng ngày càng thu hút thêm được nhiều phiếu hơn. Cũng như trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ đảng Cộng Hòa năm 2007, ứng cử viên Rudolph Giuliani, cựu thị trưởng New York đã nổi bật từ đầu, nhưng sáu tháng sau đã phải bỏ cuộc.

Nhược điểm chính của ông ta là bị rất nhiều người ghét. Khi chỉ còn một số nhỏ tiếp tục chạy đua, lúc đó các cử tri Cộng Hòa sẽ dồn phiếu cho người nhiều hy vọng thắng đảng Dân Chủ nhất!
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Truyền thông dưới các chế độ độc tài

Nguyễn Hưng Quốc
(VOA)
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa dân chủ và độc tài là ở phương diện truyền thông. Nói một cách vắn tắt, khác với các chế độ dân chủ, dưới các chế độ độc tài, truyền thông có hai đặc điểm chính: độc quyền và kiểm duyệt. Mức độ độc quyền và kiểm duyệt tùy thuộc vào mức độ độc tài. Tất cả các chế độ độc tài đều áp dụng, dưới những hình thức khác nhau, chính sách kiểm duyệt đối với các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng chỉ có các chế độ độc tài toàn trị (totalitarianism) mới áp dụng chính sách độc quyền một cách triệt để.

Việt Nam là một chế độ độc tài toàn trị như thế: Với truyền thông, họ áp dụng cả phương thức độc quyền lẫn phương thức kiểm duyệt.

Ở miền Bắc, trong những năm đầu sau Hiệp Ðịnh Geneva, ngoài báo chí nhà nước còn có báo chí tư nhân. Nhờ sự tồn tại của báo chí và nhà xuất bản tư nhân ấy, phong trào Nhân Văn Giải Phẩm mới được hình thành. Nhưng khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị đánh, tất cả các tờ báo và nhà xuất bản tư nhân đều bị bóp chết. Từ đó về sau, nhà nước hoàn toàn độc quyền trong lãnh vực truyền thông. Ðến giữa thập niên 1980, với phong trào đổi mới, nhà nước cho phép tư nhân hóa kinh tế, nhưng cho đến tận bây giờ, họ vẫn từ khước việc tư nhân hóa báo chí và xuất bản. Tất cả các tờ báo, các đài phát thanh và truyền hình, cũng như tất cả các nhà xuất bản tại Việt Nam hiện nay đều hoàn toàn nằm trong tay nhà nước.

Ðộc quyền báo chí và xuất bản, giới lãnh đạo vẫn chưa an tâm. Cả báo chí lẫn xuất bản đều bị kiểm duyệt ngặt nghèo. Mọi bài báo cũng như mọi cuốn sách đều được dò xét từng câu từng chữ. Nhưng kiểm duyệt không vẫn chưa đủ. Bên cạnh việc kiểm duyệt chính thức, ở Việt Nam cũng như ở dưới mọi chế độ độc tài khác, đều có hai hình thức kiểm duyệt khác: hậu kiểm duyệt và tự kiểm duyệt. Hậu kiểm duyệt là hình thức kiểm duyệt sau khi tờ báo hay cuốn sách đã được in và được phát hành. Khi phát hiện ra một chi tiết có vấn đề về chính trị, người ta áp dụng biện pháp thu hồi ấn phẩm và trừng phạt tác giả. Ghê sợ trước những biện pháp trừng phạt như thế, hầu hết các tác giả đều tự đặt mình ở thế tự kiểm duyệt, nghĩa là tự mình cắt bỏ những chỗ gai góc, có thể bị xem như có vấn đề trong quá trình sáng tác. Trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” viết năm 1987, nhà văn Nguyễn Minh Châu có nói đến cái thảm cảnh tự kiểm duyệt ấy: lúc nào cũng giấu diếm, cũng rào đón, cũng che chắn, vừa viết một câu trung đã phải vội vã chêm ngay vào một câu nịnh cho... an toàn dù phải trả giá bằng chính tác phẩm của mình, những tác phẩm chỉ có giá trị minh họa nhất thời.

Nhưng độc quyền và kiểm duyệt như vậy để làm gì?

Có hai mục tiêu chính mà tất cả các chế độ độc tài và độc tài toàn trị nhắm tới là: nhồi sọ và lừa dối. Nguyên tắc ở đây là, nói theo Hitler, cứ nói dối, nói dối đi nói dối lại mãi, một cách thật giản dị, đến lúc nào đó, người ta sẽ tin là thật. Và khi đã tin rồi thì mọi người dần dần trở thành những con chó của Ivan Pavlov: Cả tư tưởng lẫn cảm xúc, hành vi và mọi phản ứng của họ đều bị điều kiện hóa. Trong bài “Authoritarian regimes retool their media - control strategy,” Robert Orttung và Christopher Walker cho trong cái gọi là “mọi người” ở đây, có bốn đối tượng chính: Một là những thành phần “ưu tú” trong chế độ, tức các đảng viên và cán bộ các cấp trong hệ thống cầm quyền, để họ tiếp tục trung thành với chế độ. Hai là dân chúng nói chung để họ vừa kính trọng lại vừa sợ hãi, không dám chống lại chế độ. Ba là các thành phần đối lập cũng như các tổ chức dân sự: Với cả hai, hệ thống truyền thông độc quyền của nhà nước luôn luôn tìm cách bôi nhọ và cô lập, để dưới mắt dân chúng, họ hiện hình như những thế lực đen tối đe dọa đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Bốn là với những người thường xuyên sử dụng Internet, chính quyền sẽ sử dụng nhiều cách khác nhau để hoặc dựng tường lửa và/hoặc kiểm duyệt để không phải ai cũng có thể tiếp cận được với những thông tin bất lợi cho chế độ.

Tuy nhiên, ngoài mục tiêu lừa dối và nhồi sọ, bất cứ hệ thống truyền thông nào của các chế độ độc tài cũng đều nhắm tới một mục tiêu khác nữa: định hướng dư luận. Công việc định hướng này bao gồm hai khía cạnh chính: Một là “giáo hóa” và hai là làm lạc hướng.

Tạo nên những con người sùng bái một cách mê tín đối với giới lãnh đạo cũng như đảng lãnh đạo cũng là một cách “giáo hóa.” Tuy nhiên, đối với dân chúng nói chung, hình thức “giáo hóa” phổ biến nhất, nói theo Robert Orttung và Christopher Walker trong bài dẫn trên, là làm cho mọi người trở thành thụ động và vô cảm, không quan tâm đến chính trị cũng như đến số phận của đất nước nói chung: “Ðể duy trì quyền lực, các chế độ độc tài đều giữ đại đa số quần chúng ở ngoài chính trị.”

Một khía cạnh khác của truyền thông dưới các chế độ độc tài mà người ta dễ quên lãng là đánh lạc hướng sự quan tâm của quần chúng. Áp dụng cách thức này, khi chính quyền gặp vấn đề rắc rối, người ta bèn tung ra một sự kiện hay một tin đồn vu vơ nào đó nhằm khêu gợi sự tò mò của mọi người khiến mọi người đuổi theo sự kiện hoặc tin đồn ấy mà quên bẵng đi vấn đề chính của chính quyền.

Nhớ, cách đây mấy năm, khi kinh tế gặp khó khăn với hiện tượng nhiều đại công ty nhà nước, nổi bật nhất là tập đoàn doanh nghiệp Vinashin, bị phá sản để lại những món nợ khổng lồ, dẫn đến các cuộc tranh luận gay gắt về vấn đề trách nhiệm không những của cá nhân mà còn của các cơ quan nhà nước. Mấy tháng sau, khi không khí vẫn còn nóng hổi, các cơ quan truyền thông xúm vào loan tải tin tức về bệnh tình của “cụ” rùa ở hồ Hoàn Kiếm. Chính quyền lập “khu điều dưỡng” cho rùa. Các nhà “rùa học” ở Hà Nội liên tục lên ti vi nói chuyện về rùa. Dân chúng rình rập quanh hồ Hoàn Kiếm để cố chụp hình rùa. Mọi người đều quan tâm đến rùa và quên phắt đi chuyện kinh tế của đất nước.

Những chuyện như thế chắc đã, đang và sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần...
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Dừng ngay những dự án tượng đài tham nhũng


Phạm Đình Trọng

Chính quyền với những cá nhân từ cấp thấp đến cấp cao dấm dúi tham nhũng, không ai bảo được ai, không ai trị được ai. Đến nay chính quyền tham nhũng đó đã tiến tới tập thể công khai tham nhũng bằng việc ném hàng trăm, hàng ngàn tỉ tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân vào những công trình không những vô bổ mà còn phản văn hóa nhân loại, phản đạo lí dân tộc, phản cả sự trung thực của lịch sử đất nước. Tiền đầu tư công trình càng lớn thì tiền lại quả để những người có chức, có quyền chia nhau càng lớn.

Tỉnh khó Quảng Nam thu không đủ chi. Đất nghèo, dân đói, giáp hạt nhiều năm phải xin nhà nước mỗi năm cả ngàn tấn thóc cứu đói nhưng tỉnh cũng cố bòn rút 141 tỉ tiền ngân sách xây tượng đài Mẹ Việt Nam. Tỉnh trung du bán sơn địa Vĩnh Phúc, kinh tế ăn đong, ăn bữa sáng lo bữa tối cũng cố sống cố chết đổ ra 300 tỉ đồng xây Văn miếu thờ ông Khổng Khâu bên Tàu, thờ người đã dựng lên hệ thống giáo huấn trói buộc lương dân, khinh rẻ phụ nữ, bảo vệ trật tự phong kiến cổ hủ, trì trệ, ngưng đọng, thối nát, phản tự nhiên, phản tiến bộ.

Chính quyền tỉnh này nhìn tỉnh kia, tỉnh này học tỉnh kia tham nhũng bóp nặn dân, bòn rút ngân sách. Quảng Nam dựng tượng bà mẹ dù là mẹ anh hùng cũng chỉ là bà mẹ dân đen tốn tới 141 tỉ đồng. Vĩnh Phúc xây miếu thờ thứ lễ nghĩa vay mượn, văn hóa quì lạy lỗi thời, cũng 300 tỉ đồng. Tỉnh miền núi heo hút, xơ xác Sơn La quanh năm khoai sắn ít có dự án, công trình để ăn chia thì phải có công trình ngàn tỉ mới bõ bèn chia nhau. Muốn có công trình ngàn tỉ thì phải xây tượng thờ người khai sinh ra đảng cầm quyền, khai sinh ra nhà nước đương quyền và Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La đã thông qua tắp lự dự án dựng tượng ông Hồ 1.400 tỉ đồng, lớn nhất nước, lớn nhất thế giới giữa trập trùng núi non khuất nẻo. Chính quyền tham nhũng đã và đang đổ hết trăm, ngàn tỉ này đến trăm, ngàn tỉ khác tiền mồ hôi nước mắt của dân để xây nên những chùa Bà Đanh, văn miếu Bà Đanh, tượng đài Bà Đanh trên khắp đất nước.

Tượng đài 141 tỉ ở Quảng Nam đã nuốt trôi. Miếu thờ ở Vĩnh Phúc đã xây xong. Tiền nhà thầu lại quả đã nằm gọn trong túi quan chức hàng tỉnh Vĩnh Phúc. 1.400 tỉ đồng dựng tượng ông Hồ ở Sơn La đã được duyệt mau lẹ. Một trào lưu, một phương cách tham nhũng tập thể, công khai đang là những cơn bão, những trận mưa lũ tàn phá đất nước như những trận mưa lũ đang tàn phá vùng than giàu có Quảng Ninh.

Các tổ chức Xã hội dân sự cần lên tiếng mạnh mẽ về những dự án vô cảm với những cảnh đời nghèo đói của người dân.

Vô cảm trước bé gái nhà nghèo nhịn đói đi học rồi chết lả bên đường.

Vô cảm trước người chưa đến tuổi già ốm đau không có tiền vào bệnh viện, không có tiền mua thuốc đành nằm nhà chịu cơn đau bệnh hành và chờ chết non.

Vô cảm với đám trẻ con ôm nhau đu dây lăng mình qua sông đi học vì chính quyền không có tiền làm cầu.

Vô cảm với những lớp học tranh tre rách nát, xiêu vẹo. Trong lớp, những chiếc bàn ghế gỗ tạp, chân gãy, mặt bàn nứt toác, vênh váo cùng những học trò thiếu dinh dưỡng gày guộc quắt queo, quần manh, áo đơn rách hở vai, hở ngực giữa mùa đông tê tái.

Vô cảm với những bệnh viện như là nơi đày đọa, sỉ nhục con người, ba bốn người bệnh chồng chất trên một giường bệnh và người khỏe đi nuôi người bệnh chui rúc ăn, ngủ dưới gầm giường.

Đất nước xác xơ, người dân nghèo khổ như vậy mà chính quyền cứ mê mải đổ hàng trăm, hàng ngàn tỉ tiền mồ hôi nước mắt của dân xây hết tượng đài này đến tượng đài khác. Tham nhũng đã làm cho cả một chính quyền trở thành bất lương mê muội.

Hãy dừng ngay tất cả những loại dự án đang góp thêm một tay đẩy đất nước xuống vực thẳm ấy.

P.Đ.T.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Bản chất và hiện tượng

Nguyễn Vũ Bình
(Nguồn: Blog RFA)
Trong rất nhiều lập luận của báo chí quốc doanh, và luôn được dàn dư luận viên hùa theo, đó là việc khẳng định, bản chất của nhà nước Cộng Sản Việt Nam là tốt đẹp, những tiêu cực chỉ là hiện tượng nhất thời và không phải là bản chất của chế độ.

Ðã từng có, và hiện vẫn đang có nhiều người tin rằng, lý tưởng Cộng Sản là tốt đẹp, và những nguyên lý, chủ trương đường lối chính sách của đảng Cộng Sản là hoàn toàn đúng đắn, nhưng do hoàn cảnh, do con người thực hiện sai lệch dẫn tới một vài điều đáng tiếc xảy ra. Có nhiều người lại cho rằng, đảng Cộng Sản giai đoạn trước đổi mới (1985) giữ được bản chất tốt đẹp, làm được rất nhiều điều đúng đắn và ý nghĩa cho đất nước. Nhưng từ những năm đổi mới trở lại đây, con người và đảng Cộng Sản mới tha hóa. Những người này cho rằng, sự tha hóa của đảng Cộng Sản chỉ là vấn đề tham nhũng, và tham nhũng thì chỉ có từ đổi mới tới nay mà thôi.

Trên đây là quan điểm chung của rất nhiều thành phần thành phần, từ cán bộ tuyên truyền, lực lượng báo chí quốc doanh tới các dư luận viên, và cả một phần những người phản tỉnh nửa vời hiện nay.

Khi đi vào đánh giá sự vật, hiện tượng, chúng ta có nhiều phương pháp tiếp cận. Nhưng có một phương pháp đơn giản, dễ hiểu lại được nhiều người công nhận. Ðó là việc đánh giá theo tương quan bản chất và hiện tượng. Nếu một con người, một tổ chức có bản chất tốt đẹp, thì chắc chắn sẽ có nhiều biểu hiện tốt đẹp, được thực hiện và thể hiện ra bên ngoài. Có thể có những trường hợp sai biệt ít nhiều, đó là bản chất tốt đẹp nhưng có một vài trường hợp, hoàn cảnh (vì nhiều lý do) đã không thể thực hiện được bản chất tốt đẹp mà kết quả lại ngược lại với mục đích, kết quả không tốt đẹp. Nhưng những trường hợp này, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong toàn bộ tiến trình vận động của sự vật, hiện tương hay tổ chức nào đó. Ngược lại, nếu tất cả sự thể hiện về mặt kết quả là sai lầm, tổn thất, tổn hại, khốc liệt và khủng khiếp thì không thể kết luận bản chất của sự vật hiện tượng hay tổ chức là tốt đẹp, còn việc thực hiện là sai lầm. Ðảng Cộng Sản Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử lãnh đạo đất nước, đã liên tiếp đưa nhân dân và đất nước vào hết thảm họa này tới thảm họa khác. Và điều này chứng minh về bản chất là vô cùng xấu xa, tàn bạo chứ hoàn toàn không phải bản chất tốt đẹp mà thực hiện sai lầm.

Trước hết, ngay từ những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động, đảng Cộng Sản đã tiêu diệt rất nhiều những cá nhân, tổ chức không cùng lý tưởng Cộng Sản với mình. Ðiều này chỉ điểm qua vì không còn nhiều tài liệu, và thời điểm cũng đã quá xa so với hiện tại. Nhưng cải cách ruộng đất xảy ra những năm 1953-1956 thì nhiều người còn sống đã được chứng kiến sự kinh hoàng và tàn bạo. Số người bị giết và tự sát trong cải cách ruộng đất, theo số liệu trong sách Lịch sử Kinh tế Việt Nam của tác giả Ðặng Phong là hơn 172,000 người. Ðồng thời, luân thường đạo lý của người Việt Nam đã bị phá hủy hoàn toàn. Tiếp sau cải cách ruộng đất một thời gian, chúng ta được chứng kiến phong trào đánh tư sản ở miền Bắc, đó là sự cướp đoạt trắng trợn tài sản mồ hôi nước mắt của các nhà tư sản còn rất non trẻ ở Việt Nam. Ðảng Cộng Sản VN phát động cuộc cưỡng chiếm miền Nam VN, với các cuộc thảm sát kinh hoàng Tết Mậu Thân ở Huế, Ðại Lộ Kinh Hoàng ở Quảng Trị năm 1972.

Sau khi chiếm được miền Nam, nhà cầm quyền đã lừa dối và bắt giam, để từ đó đày đọa gần như tất cả công, binh, cán, chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Số người chết trong các trại cải tạo của nhà nước lên tới hàng trăm ngàn người trên tổng số khoảng hơn 1.5 triệu người bị giam cầm và đày đọa. Chúng ta cũng còn chứng kiến hai lần đổi tiền của nhà cầm quyền Việt Nam để cướp bóc số tiền của người dân trên cả đất nước năm 1978 và năm 1985. Tại sao lại nói đổi tiền là thực hiện việc cướp tiền của người dân? Bởi vì người dân bị khống chế bởi hạn mức tiền được đổi do nhà nước quy định. Ví dụ, một gia đình có 5 người, tích lũy được 10 triệu đồng (ví dụ theo thời điểm hiện nay), nhưng quy định mỗi người chỉ được đổi 1 triệu đồng, gia đình này chỉ đổi được 5 triệu đồng và mất 5 triệu đồng còn lại (do không được đổi và không đổi được). Ngoài ra, những quan chức còn cướp của họ bằng cách, dùng quyền lực để đổi tiền vô giới hạn, đổi tiền chui cho người khác để hưởng phần trăm.

Ðến giai đoạn gần đây, điều chúng ta được chứng kiến hàng ngày, đó là có hàng đoàn người dân oan lũ lượt đi trên các con phố ở thủ đô Hà Nội để khiếu kiện, kêu oan, lên án nhà cầm quyền Việt Nam. Ðó là những con người đau khổ, bị các cấp có thẩm quyền sử dụng thủ đoạn để cưỡng chiếm, cướp đất đai trên khắp cả nước. Nhà cầm quyền Việt Nam đã dựa vào hai chính sách sở hữu toàn dân về đất đai và chính sách phát triển kinh tế, xây dựng khu công nghiệp và khu đô thị để hợp thức hóa việc cướp đất của người dân. Chính điều này đã tạo ra số lượng lớn dân oan trên khắp cả nước. Không những thế, nhà cầm quyền Việt Nam đã để mất đất đai, và một phần biển Ðông rơi vào tay Trung Quốc, nhưng lại đàn áp dã man những người yêu nước lên tiếng tố cáo, phản đối họ.

Như vậy, trong suốt chiều dài cầm quyền, lãnh đạo đất nước, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đã tạo ra vô số và liên tục những thảm họa cho người dân và đất nước. Nếu nhìn vào những “chiến công hiển hách này” mà vẫn có những người xưng tụng bản chất tốt đẹp của chế độ, công lao vĩ đại của đảng Cộng Sản, thì không hiểu họ là những con người như thế nào?
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Vì sao Trung Quốc hạ giá đồng tiền?

Hà Tường Cát


Sáng Thứ Ba, 11 Tháng Tám, Trung Quốc bất ngờ thông báo điều chỉnh 1.9% trị giá đồng nhân dân tệ đối với tỷ giá tham chiếu hàng ngày,
từ 6.1162 xuống còn 6.2298 nhân dân tệ (RMB) đổi 1 dollar Mỹ (USD). Ðây là sự giảm giá RMB với mức độ mạnh nhất trong 2 thập kỷ gần đây,
đồng thời chấm dứt một đợt 'neo' RMB vào USD, đã được áp dụng không chính thức kể từ tháng 3 vừa qua.

Image
(Hình minh họa: STR/AFP/Getty Images)

Trong thông báo, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc (Public Bank of China = PBoC) nói rằng đây là đợt điều chỉnh mà thị trường đã chờ đợi từ lâu và động thái này sẽ giúp tỷ giá phản ánh cung cầu thực đúng hơn, do giá USD đã tăng mạnh trong thời gian qua. PBoC cũng xác định đợt điều chỉnh chỉ là duy nhất, vì đang có kế hoạch giữ RMB ổn định ở mức “hợp lý.” Theo PBoC đây là một bước đi trong công cuộc cải cách cơ chế tỷ giá của Trung Quốc, nhằm cho phép thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc quyết định tỷ giá, từ đó dần bỏ việc can thiệp của nhà nước.

Nhưng ngay ngày hôm sau, Thứ Tư, 12 Tháng Tám, RMB lại được giảm thêm 1.6% nữa và như vậy đang trên đà hai ngày giảm giá liên tiếp, 3.5%, mạnh nhất kể từ Tháng Giêng 1994, và tình trạng này kéo tiền tệ nhiều quốc gia Châu Á sụt giá theo. Tỷ giá như vậy là 6.3294 RMB bằng 1 USD. PBoC giải thích họ chỉ đang phản ánh sát hơn diễn biến trên thị trường, đồng thời khẳng định sẽ không hạ giá liên tục, bởi vì “Nhìn vào tình hình trong nước và quốc tế, rõ ràng không có cơ sở nào để nhận định RMB sẽ liên tục đi xuống.”

RMB của Trung Quốc - một trong những đồng tiền được kiểm soát chặt chẽ nhất trên thế giới - đã bị tổn thương trước những yếu kém của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Adarsh Sinha - chiến lược gia thuộc bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Bank of America Merril Lynch - nhận định: “Chúng tôi dự báo nhân dân tệ sẽ giảm giá 5%-10% trong năm tới, mặc dù đồng tiền này hãy còn khá ổn định trong vài tháng sắp đến.”

Trước đây PBOC vẫn hỗ trợ đồng nhân dân tệ để có thể ngăn dòng vốn chảy ra ngoài, và khuyến khích việc sử dụng đồng nhân dân tệ trên toàn cầu trong nỗ lực tìm kiếm vị thế làm một đồng tiền dự trữ trong rỏ tiền tệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Các biện pháp can thiệp đã khiến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 300 tỷ USD trong 4 quý gần đây.

Trung Quốc hiện đang phải cân bằng giữa nhu cầu hỗ trợ hoạt động xuất cảng với rủi ro “chảy máu tiền mặt,” Tom Orlik, chuyên gia kinh tế trưởng châu Á của Bloomberg Intelligence, nhận định như vậy. Ông ước tính đồng nhân dân tệ giảm giá 1% (tính trên tỷ giá thực) sẽ giúp tăng trưởng xuất cảng lên thêm 1 điểm phần trăm với độ trễ là 3 tháng. Nhưng đi kèm với điều ấy sẽ là 40 tỷ USD có thể bị rút ra trên thị trường vốn. Tuy nhiên có vẻ như các lãnh đạo Trung Quốc tính toán rằng họ có thể chống đỡ rủi ro đó bằng 3,690 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối.

Theo Financial Times biện pháp tiền tệ của Trung Quốc hiện nay là do tình hình phát triển kinh tế đang chậm lại. Tăng trưởng toàn năm chỉ được 7%, mức thấp nhất kể từ 6 năm. xuất cảng xuống 8.3% Tháng Bảy so với năm trước, quá tệ đối với dự đoán 1.5%. Trước hết, đồng tiền yếu có thể giúp xuất cảng của Trung Quốc có sức cạnh tranh hơn.

Như vậy phải chăng sẽ có cuộc chiến tiền tệ? Không nhất thiết là thế. Mục tiêu mà PB0C tuyên bố là động thái này nhằm vào cải cách kinh tế thị trường, để thị trường quyết định tỷ giá hối đoái chứ không phải định giá theo ý muốn. Tuy vậy khó để có thể nói ngay lúc này rằng đây là thắng lợi về cải cách kinh tế thị trường.

Theo CNN, cải cách tiền tệ theo định hướng thị trường sẽ là đòn bẩy hỗ trợ chiến dịch đưa đồng RMB vào nhóm những ngoại tệ mạnh mà IMF dùng để định giá tài sản dự trữ.

Chuyên gia kinh tế Alicia Herrero, ngân hàng đầu tư Natixis của Pháp, nói: “Chúng tôi tin chắc PBoC không dám để đồng RMB sụt giá quá nhanh và quá mạnh vì họ cần thể hiện là vẫn đang kiểm soát tốt tình hình tiền tệ.”

Trước cuối năm nay IMF sẽ xem có thể đưa đồng nhân dân tệ vào quỹ dự trữ toàn cầu cùng với đồng dollar, đồng euro, đồng bảng Anh và đồng yen. IMF chỉ quyết định điều này một lần mỗi 5 năm. Như vậy có thể rằng việc PCoB đẩy nhanh tiến trình giải phóng, thả nổi đồng tiền, là một phần trong ý nguyện quốc tế hóa việc sử dụng RMB. Trung Quốc muốn RMB được chấp nhận làm đồng tiền thanh toán, đầu tư và dự trữ tại nhiều khu vực trên thế giới. Và nếu như vậy, việc giảm giá RMB lúc này chỉ là sự điều chỉnh một lần như PBoC giải thích, chứ chưa tới mức là hành động phá giá.

Tờ New York Times cho rằng động thái của Trung Quốc được đánh giá là một mũi tên trúng 2 đích, vừa thúc đẩy kinh tế trong nước, duy trì tăng trưởng và việc làm, vừa tăng quyền lực cho đồng RMB để củng cố vai trò toàn cầu của Trung Quốc.

Dù sao đi nữa việc hạ giá đồng RMB xuống đáy 4 năm so với USD gây tác động đến toàn thế giới. Nhiều tiền tệ Châu Á mất giá theo. Ðồng rupiah của Indonesia và ringgit của Malaysia đã xuống đáy 17 năm so với USD. Trong khi đó, các đồng dollar Australia và New Zealand xuống thấp nhất trong 6 năm.

Nhưng theo BBC dù cho các thị trường quốc tế chấn động, việc xuống giá chỉ hơn 3% chưa có tác động gì lớn và nếu như thêm nữa thì có lẽ mới ảnh hưởng thay đổi số phận của một số doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, các nhà xuất cảng nhất là các công ty may mặc và xe hơi, sẽ được tăng sức cạnh tranh. Các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ có nguồn cung cấp hàng từ Trung Quốc với mức giá rẻ hơn và các công ty có sử dụng dịch vụ, sản phẩm, bộ phận thiết bị Trung Quốc cũng như vậy. Du khách nước ngoài tới Trung Quốc được lợi khi đổi tiền sang đồng nhân dân tệ.

Thật ra những lần phá giá nhỏ trong một chương trình lớn chưa có ảnh hưởng ngay lập tức tới xuất cảng. Ngân hàng DBS Bank nhận đinh là “việc phá giá thích hợp từ 10% đến 30%, và phải duy trì trong một năm thì xuất cảng mới bắt đầu cho thấy có sự thay đổi.”

Nhưng các công ty Trung Quốc có các khoản nợ bằng ngoại tệ, chẳng hạn các hãng hàng không, sẽ phải trả lãi nhiều hơn, đồng thời là chi trả nhiều tiền để mua nhiên liệu bằng đồng dollar Mỹ.

BBC cho rằng biến động tiền tệ Trung Quốc là bất lợi cho Việt Nam. Ngay lập tức Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ra thông báo điều chỉnh nâng biên độ tỷ giá US Dollar/VN Ðồng lên gấp đôi, từ 1% lên 2%. Giá mua bán USD của các ngân hàng có thể dao động trong phạm vi từ 21,240 đồng đến 22,106 đồng. Ngân Hàng Trung Ương của Việt Nam giải thích động thái này là nhằm đảm bảo tính linh hoạt cho tỷ giá trước các tác động của thị trường quốc tế và đảm bảo cho khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Phong, một chuyên gia chứng khoán, nói với BBC: “Với đặc thù Trung Quốc là đối tác chiếm tỷ trọng thương mại lớn của Việt Nam, thì việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam.” Theo ông việc Trung Quốc phá giá nhân dân tệ đã khiến thị trường bị bất ngờ và điều này gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam cũng như thế giới, nhất là về mặt kinh tế. Ông Phong giải thích: “Nếu đồng nhân dân tệ tiếp tục yếu hơn thì trong tương lai nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc sẽ nghiêm trọng hơn nữa. 12 năm trước Việt Nam chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của họ, tính đến quý 1 năm nay thì Việt Nam đã là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Trung Quốc và đây là điều rất đáng lo ngại.”

Tờ Wall Street Journal nhận xét việc Trung Quốc nhanh chóng quay ngoắt trở lại trong chính sách tiền tệ cho thấy tình hình kinh tế của nước này đang tới điểm cấp bách. Các giới chức Trung Quốc lo ngại nền kinh tế suy yếu nhanh hơn dự tính. Chủ Tịch Tập Cận Bình trong hai tháng gần đây luôn luôn nói với các viên chức địa phương rằng duy trì phát triển kinh tế là ưu tiên số một, ngắn hạn cũng như trong kế hoạch ngũ niên. Như thế cải cách là cần thiết nhưng chỉ đi sau ổn định.

Bắc Kinh đang vất vả trong sự cân nhắc giữa tăng trưởng và cải cách. Biện pháp tiền tệ vừa đưa ra chứng tỏ giới lãnh đạo Trung Quốc muốn tìm một lối khác cho tăng trưởng sau khi các giải pháp khác đều vô hiệu lực và như thế có lẽ sẽ còn những động thái quyết liệt hơn tiếp theo. Người ta chờ đợi trong những ngày tới xem đồng RMB sẽ như thế nào trong thị trường. Wall Street Journal nói rằng các phát ngôn nhân của PBoC, Bộ Thương Mại và Hội Ðồng Chính Phủ được phỏng vấn đều khước từ đưa ra lời bình luận.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Phong trào xây tượng đài Hồ Chí Minh ở Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc
(VOA)
Ở Việt Nam, những năm gần đây, rộ lên những dự án xây dựng khổng lồ với kinh phí lên đến mấy trăm, thậm chí, mấy chục ngàn tỷ đồng như dự án xây bảo tàng lớn nhất Việt Nam (11,000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 550 triệu Mỹ kim), dự án xây Văn Miếu ở Vĩnh Phúc (271 tỷ đồng tương đương với hơn 13 triệu Mỹ kim), dự án xây nhà hát ở Hà Nội (117 tỷ đồng, tương đương với gần 6 triệu Mỹ kim), dự án xây tượng đài Mẹ Việt Nam tại Quảng Nam (411 tỷ đồng, tương đương với trên 20 triệu Mỹ kim). Gần đây nhất và cũng gây ồn ào trong dư luận nhất là dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh và quảng trường với quần thể kiến trúc chung quanh bao gồm đền thờ, đài tưởng niệm và viện bảo tàng tại tỷnh Sơn La với kinh phí lên đến 1,400 tỷ đồng (tương đương với 70 triệu Mỹ kim).

Báo chí ở trong nước cho biết, hiện nay trên cả nước đã có 101 tượng đài Hồ Chí Minh trong các khuôn viên trụ sở cơ quan và 31 tượng đài ở các trung tâm hành chính và chính trị. Theo đề án quy hoạch hệ thống tượng đài Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2030, người ta dự định xây thêm 58 tượng đài nữa, trong đó có 14 dự án đã được chấp thuận ở các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Các tượng đài này được chia thành hai nhóm: Nhóm A đặt ở các trung tâm hành chính cao từ 4 đến 9 mét; nhóm B đặt trong khuôn viên các cơ quan hay trường học cao từ 1.5 đến 3 mét.

Trên báo chí cũng như trên các diễn đàn mạng, nhiều người gay gắt phản đối các dự án ấy. Tất cả đều xuất phát từ một trong hai lý do chính: kinh tế và thẩm mỹ.

Về phương diện kinh tế, hầu như mọi người đều có ý kiến giống nhau: đất nước còn nghèo, nợ công chồng chất; tất cả các bệnh viện đều quá tải; nhiều địa phương chưa có đường và cầu có đủ chất lượng để dân chúng đi lại; nhiều gia đình còn thiếu ăn thiếu mặc; trẻ con đi học còn thiếu trường thiếu lớp, việc xây dựng những tượng đài với hàng trăm hay hàng ngàn tỷ đồng như thế là phí phạm, thậm chí, phí phạm một cách tàn nhẫn, hay nói theo chữ của Giáo Sư Ngô Bảo Châu, trên trang Facebook của ông, “khốn nạn” hoặc có vấn đề về “thần kinh.”

Về phương diện thẩm mỹ, hầu hết các tượng đài được xây dựng lâu nay đều rất xấu. Các bức tượng Hồ Chí Minh ở đâu cũng hao hao như nhau: hoặc đứng vẫy tay chào hoặc ngồi đọc sách hoặc ngồi/đứng giữa các em nhi đồng/bộ đội/người dân. Tất cả đều theo những khuôn mẫu sáo mòn, không có chút giá trị gì về nghệ thuật cả. Nhiều bức tượng vụng về đến nỗi không đúng với giải phẫu nhân thể. Hơn nữa, nghệ thuật đúc đồng của Việt Nam còn lạc hậu, với những tượng đài lớn, người ta thấy rõ những vết nứt, những chỗ nổi bọt, độ dày mỏng không đều. Nhiều Nhà Nghiên Cứu Mỹ Thuật Việt Nam cho “Việt Nam đang quá thừa các công trình tượng đài kém chất lượng.” Theo Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn tại Úc, “Có thể nói rằng những công trình tượng đài đang ngự trị ở Việt Nam ngày nay, dưới cái nhìn của một người bình thường, là những hình tượng thô kệch, xa lạ, vô hồn, phi dân tộc, và lai căng.”

Thế nhưng, bất chấp sự phản đối của dân chúng, cả chính quyền trung ương lẫn địa phương ở Việt Nam đều tiếp tục các dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh ở khắp nơi. Một câu hỏi cần được đặt ra: Tại sao như vậy?

Lý do đầu tiên được nhiều người nhắc đến là để các viên chức chính quyền kiếm chác. Kiếm chác bằng nhiều cách: Một là nâng giá thành lên thật cao để hưởng các khoản chênh lệch; hai là nhận hối lộ từ các công ty trúng thầu; và ba là được hưởng khoản tiền “lại quả” từ các công ty trúng thầu ấy (nghe đồn lên đến khoảng 30% trên giá thành được tính). Với những sự ăn chận như vậy, hầu hết các công trình hay tượng đài đã hoàn tất đều có vấn đề. Có tượng xây chưa xong đã đổ sập; có tượng mới xây xong đã hư chỗ này nát chỗ nọ. Lý do thứ hai là tâm lý chơi nổi vốn rất phổ biến, càng ngày càng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Ở đâu, trong lãnh vực nào, người ta cũng tranh nhau giành các “kỷ lục”: Hết tô phở lớn nhất đến chiếc bánh chưng lớn nhất, đòn bánh tét dài nhất, con đường gốm sứ dài nhất, v.v..

Với tinh thần chơi nổi ấy, địa phương nào cũng muốn có những công trình hay những tượng đài được xem là hoành tráng nhất, nguy nga nhất bất chấp tình hình thực tế là phần lớn dân chúng tại địa phương còn bị xem là nghèo đói. Lý do thứ ba là nỗ lực thần tượng hóa Hồ Chí Minh. Thì từ cả năm bảy chục năm nay, tính từ năm 1945, có lúc nào Đảng Cộng Sản lại không thần tượng hóa, thậm chí, thần thánh hóa Hồ Chí Minh? Người ta xây lăng cho Hồ Chí Minh. Người ta ra lệnh làm thơ, viết văn, dựng kịch để ca ngợi Hồ Chí Minh. Người ta bắt treo ảnh Hồ Chí Minh trên bàn thờ mỗi gia đình. Người ta lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho thành phố lớn nhất nước. Và dĩ nhiên, người ta cho dựng tượng Hồ Chí Minh ở khắp nơi. Nhưng có lẽ chưa bao giờ người ta cần Hồ Chí Minh như lúc này. Lý do là chưa bao giờ Đảng Cộng Sản bị nghi ngờ và phản đối như lúc này. Chưa bao giờ tính chính đáng (legimimacy) của Đảng Cộng Sản lại bị lung lay như lúc này. Dân chúng không những bất mãn trước các chính sách về kinh tế, xã hội, giáo dục của nhà cầm quyền mà còn đặt vấn đề về lòng yêu nước của giới lãnh đạo. Đối diện với sự sụp đổ của mọi niềm tin từ dân chúng, đảng và chính quyền phải cầu cứu đến uy danh của Hồ Chí Minh. Nhưng liệu chút uy danh của Hồ Chí Minh có đủ cứu họ không, đó mới là vấn đề.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Cuộc sống lẩn trốn của những tham quan Trung Quốc ở nước ngoài

Bị truy nã, bị điều tra ở Trung Quốc vì đút lót, ăn hối lộ và các vi phạm pháp luật hay “kỷ luật Đảng” khác,
nhiều quan chức tham nhũng đã bỏ trốn khỏi quê hương để có một cuộc sống an toàn hơn ở nước ngoài.

Image
Người hàng xóm thân thiện bên trong căn biệt thự triệu đô
Họ mua được những căn hộ và biệt thự sang trọng ở Mỹ hoặc Canada, nhưng phần lớn phải sống “lặng lẽ” trong tâm trạng sợ hãi, cố gắng phủ lên mình và người thân những vỏ bọc “bình dân”.

Lệnh Hoàn Thành, em trai của Lệnh Kế Hoạch cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện đang lẩn trốn tại Mỹ. Lệnh Hoàn Thành được cho là đang nắm giữ “những bí mật cốt lõi” mà ông anh đã âm thầm thu thập trong suốt 15 năm làm việc tại Văn phòng trung ương Đảng. Trung Quốc đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama dẫn độ Lệnh Hoàn Thành, nhưng cho tới thời điểm này vẫn chưa có kết quả.

Theo lời một số quan chức Mỹ giấu tên khẳng định với tờ The Times thì Lệnh Hoàn Thành đang ở Mỹ và có thể đang tìm cách xin tị nạn tại quốc gia này. ​Tờ The Time nêu vào cuối năm 2013, Lệnh Hoàn Thành cùng vợ mua một tòa biệt thự 750m2 trị giá 2,5 triệu USD ở chân núi Sierra Nevada (bang California, Mỹ). Theo nhận xét của những người dân sống quanh khu biệt thự này thì vợ chồng Lệnh Hoàn Thành có đời sống thường ngày khá bình dị, giao tiếp chủ yếu với giới trung lưu. Vợ chồng Lệnh Hoàn Thành không hề hé lộ với những hàng xóm mới về việc có quan hệ với những người chức cao vọng trọng nhất trên chính trường Trung Quốc, cũng như tầng lớp doanh nhân thượng lưu nước này.

Với những người sống tại đây, Lệnh Hoàn Thành là người thích đánh golf, luôn tỏ thái độ thân thiện. “Ông ta là một người tuyệt vời, cực kỳ hào phóng. Họ ghé qua nhà chúng tôi ăn tối 3 lần” - bà Sarah Matteson, sống cạnh gia đình ông Lệnh Hoàn Thành kể lại. Nhưng đến vài tháng trước, có điều bất thường diễn ra khi bà Matteson thấy một chiếc ôtô lạ xuất hiện. Bước từ trên xe xuống là một phụ nữ và một nam giới mang phù hiệu của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, hỏi thông tin về cặp vợ chồng Trung Quốc. Chỉ đến khi này bà Matteson mới giật mình. Trang tin tiếng Trung Boxun (trụ sở tại Mỹ) trích lời ông Shuhai Li, một bạn làm ăn của Lệnh Hoàn Thành, cho hay đã nói chuyện qua điện thoại với Lệnh Hoàn Thành vào ngày 25-7 và khẳng định ông này vẫn còn ở Mỹ.

Sống ẩn dật trong tâm trạng lo sợ

Người Trung Quốc không quá ngạc nhiên khi biết được nhiều quan chức tham nhũng đã bỏ trốn khỏi quê hương để có một cuộc sống an toàn hơn ở nước ngoài. Họ mua được những căn hộ và biệt thự sang trọng ở Mỹ hoặc Canada. Nhưng thật đáng buồn, để trốn tránh khỏi bị điều tra, bị truy tố hay mong muốn giấu giếm quá khứ không mấy trong sạch, phần lớn những cựu quan chức này phải sống trong “lặng lẽ”, cố gắng phủ lên mình và người thân những vỏ bọc “bình dân”.

Tờ Southern Weekly chỉ ra rằng, các quan chức Trung Quốc bỏ trốn sang Canada thường thường chọn nhà ở các vùng ngoại ô và các khu vực phía Tây thành phố Vancouver. Phía Tây Vancouver chỉ có một cây cầu dẫn đến trung tâm thành phố, cho phép họ có được sự biệt lập lớn hơn với xã hội. Đó là khu vực đắt đỏ nhất trong thành phố với những ngôi nhà thông thường được bán với giá hàng triệu đô-la.

Để giữ lối sống bí mật của mình, các quan chức bỏ trốn sang nước ngoài không đi làm mà chủ yếu sống dựa vào tài sản riêng. Một vài người kiếm lợi từ việc kinh doanh bất động sản địa phương, trong khi những người khác không bao giờ xuất hiện công khai. Họ có đặc điểm là sống lặng lẽ và gần như hạn chế chỉ giao tiếp với một nhóm nhỏ những người mà họ gặp tại các sòng bạc hay các nhà hàng Trung Quốc cao cấp. Trong khi đó, các cựu quan chức tham nhũng có xu hướng sống ở Los Angeles và New York (Mỹ), nơi có các cộng đồng Hoa kiều lớn lại không sống giữa những đồng hương.

Do đề phòng việc bị phát hiện nên họ chọn những cộng đồng xa hoa cách xa các trung tâm chính của Hoa kiều. Trong những trường hợp này thì chủ yếu vợ của các cựu quan chức sẽ thay chồng “ra mặt”. Vợ của các cựu quan chức trốn chạy khỏi đất nước này rất tích cực trong việc duy trì các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Họ có chân trong các ngành công nghiệp độc quyền ở Trung Quốc.

Theo ý kiến của Zhang Xiang, một Hoa kiều đã sống nhiều năm ở Los Angeles, nếu để ý kỹ hơn vẫn có thể nhận ra những kẻ giàu có và trước đây đã từng quyền cao chức trọng ở Trung Quốc. “Đơn giản nhất là hãy nhìn các bà vợ của họ. Những quý bà này đi đâu cũng kè kè chiếc túi xách tay thời thượng giá hàng trăm nghìn USD” - Zhang Xiang nói. Zhang Xiang cũng cho biết đó là những phụ nữ rất năng nổ trong giao tiếp và dẫn ra ví dụ trường hợp của một “quý bà” như vậy. Bà ta sở hữu một toà nhà trị giá 5 triệu USD nằm ngay cạnh ngôi biệt thự của cầu thủ bóng rổ nhà nghề nổi tiếng của Mỹ Kobe Bryant. Theo lời Zhang Xiang, bà ta thường tổ chức những tối vui náo nhiệt cho những nhân vật Trung Quốc có máu mặt không chỉ ở Los Angeles.
quaichao
Posts: 1182
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Image


Tín hiệu từ Thiên Tân


Ngô Nhân Dụng

Vụ nổ ở thành phố cảng Thiên Tân (Tianjin, 天津) ngày 12 Tháng Tám 2015 xảy ra trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc đang đi qua một cuộc khủng hoảng do các mâu thuẫn nội tại căng thẳng làm rung chuyển cả hệ thống chính trị Đặng Tiểu Bình dựng lên từ hơn 30 năm nay.


Đặng Tiểu Bình chứng kiến cảnh kinh tế thất bại, xã hội hỗn độn trong thời Mao Trạch Đông, cho nên đã đặt nền tảng cho một chế độ ổn định. Thứ nhất, về kinh tế cho phép tư nhân được làm ăn để gia tăng sản xuất. Thứ hai, về chính trị quyền lực thuộc một tập thể thay đổi mỗi 10 năm, trong đó không một cá nhân nào được nắm vai trò khống chế. Thứ ba, về ngoại giao theo chủ trương thao quang dưỡng hối (韜光養晦) không khoe khoang sức mạnh quân sự.


Bất cứ mô hình nào cũng có giới hạn; nhất là khi xã hội thay đổi nhanh chóng. Khi mô hình chính trị, kinh tế không thích ứng được với những thay đổi lớn trong xã hội, sẽ không tránh được khủng hoảng. Hiện nay Trung Quốc đang bước vào giai đoạn đó; cơn khủng hoảng sẽ trở nên trầm trọng nếu giới lãnh đạo đảng Cộng sản không khéo giải quyết.


Nhược điểm lớn nhất trong mô hình Đặng Tiểu Bình là tính chất khép kín, trong khi sự tiến bộ của loài người (cũng như tất cả cuộc tiến hóa trong thiên nhiên) chỉ có thể đạt được trong những hệ thống mở. Đặng Tiểu Bình vẫn không thoát khỏi những di sản tinh thần của những chế độ khép kín từ thế kỷ 15, khi Nhà Minh, nhà Thanh cai trị nước Trung Hoa; di sản đó lại được Mao Trạch Đông đẩy tới cực điểm với chiêu bài mới là chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng sản cai trị nước Trung Hoa không khác gì các hoàng đế trong Tử Cấm Thành. Họ còn khép kín hơn các vua quan đời trước; với khẩu hiệu vô sản chuyên chính kiểm soát từ miếng ăn, quần áo mặc cho tới lời nói, ý nghĩ trong đời sống hàng ngày của mọi người dân. Chế độ đó có thể hữu hiệu khi mọi người đều nghèo, đều đói, ai cũng chỉ lo thỏa mãn những nhu cầu hạ đẳng, sơ khai nhất. Nhưng khi người ta thấy đủ ăn, đủ mặc, tương quan kinh tế và xã hội phức tạp hơn, thì một hệ thống khép kín sẽ bị rạn nứt vì sức đẩy từ bên trong do các mâu thuẫn mới tạo nên. Nếu không thay đổi để thích ứng, cơn khủng hoảng sẽ làm chế độ lung lay.


Đặng Tiểu Bình chưa thoát ra khỏi cái mô hình hệ thống khép kín, đã trùm trên cả nước Trung Hoa từ 600 năm nay. Công tác lãnh đạo tập thể diễn ra trong vòng bí mật, tiêu biểu là những cuộc nghỉ hè tập thể của các thủ lãnh tại Bắc Đới Hà (Beidaihe, 北戴河) vào tháng Tám mỗi năm. Trong thời gian gần một tháng, Bắc Đới Hà biến thành khối óc của cả nước, các cán bộ cao cấp tới đó giải trí và thảo luận “việc đảng, việc nước.” Nhưng tất cả được giấu kín, không một người dân hay một nhà báo nào được phép biết ai có mặt, ai không, ngày nào tới, ngày nào đi. Tất nhiên, dân chúng không thể biết họ gặp nhau ở đó nói những chuyện gì, họ quyết định số phận của dân chúng ra sao. Một hệ thống khép kín như vậy tất nhiên đẻ ra nạn lạm quyền, tham nhũng, và những cuộc tranh chấp quyền hành nội bộ với những đòn ngầm chí tử.


Năm nay là lần đầu tiên kể từ thời Mao Trạch Đông, cuộc nghỉ hè tập thể ở Bắc Đới Hà chính thức được bãi bỏ. Tập Cận Bình còn cho báo nhà nước loan tin rằng kể từ nay những cuộc thảo luận về chính sách của đảng và nhà nước sẽ diễn ra ngay tại Bắc Kinh và sẽ được công khai hóa.


Có phải Tập Cận Bình muốn thay đổi mô hình khép kín của Đặng Tiểu Bình hay không? Khó đoán được, vì các người lãnh đạo nước Tàu xưa nay mưu mô rất thâm hiểm. Ông ta có thể đã bãi bỏ cuộc nghỉ hè tập thể năm nay vì không muốn phải gặp mặt những Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, vân vân. Nhất là không muốn cho những người đó cơ hội lên tiếng chỉ trích mình trước mặt bá quan văn võ; trong khi người Trung Hoa vẫn còn giữ đầu óc “kính lão đắc thọ!” Các lãnh tụ cũ có thể lợi dụng cuộc nghỉ hè tập thể ở Bắc Đới Hà để xuất hiện và ra tay hạ uy tín của Tập Cận Bình, phục hận cho các tay chân thủ túc như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn San, Lệnh Kế Hoạch, vân vân, đã bị Tập Cận Bình làm nhục qua các vụ án tham nhũng.

Tháng trước Tập Cận Bình đã cho các tờ báo của đảng cộng sản đăng một loạt bài chỉ trích các nhà lãnh đạo về hưu vẫn can thiệp vào chính sách của chính quyền đương thời, tiếp tục bảo vệ mạng lưới tay chân lũng đoạn cả chính quyền các địa phương. Chưa bao giờ Nhân Dân nhật báo đưa ra những ý kiến nhắm thẳng vào các cựu thủ lãnh như vậy. Hiện tượng này cho thấy địa vị của Tập Cận Bình vẫn chưa hoàn toàn vững chắc, còn phải lo đối đầu với nhiều địch thủ đáng sợ.

Cảnh đấu đá lẫn nhau luôn luôn diễn ra trong một hệ thống chính trị khép kín, nhưng chỉ trong vòng bí mật giữa các nhóm lãnh tụ với nhau. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã hạ thủ Bạc Hy Lai, một người của phe Giang Trạch Dân. Tập Cận Bình liên kết với Hồ và Ôn trong trận đấu này, nhưng sau đó đã thanh toán các đàn em của Hồ Cẩm Đào như Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch. Trận đấu đang tới hồi quyết liệt để chuẩn bị cho đại hội đảng năm 2017. Khi đó, năm người trong Thường vụ Bộ Chính Trị sẽ nghỉ chỉ còn Tập Cận Bình và Lý Khắc Trường.

Chúng ta cũng đang chứng kiến cảnh các nhà chính trị ở Mỹ đang giành nhau làm ứng cử viên tổng thống năm 2016. Cảnh tượng náo động đó diễn ra trước mắt công chúng, phơi bầy trước báo chí cả thế giới. Ở Trung Quốc cảnh giành giật quyền hành diễn ra trong bóng tối, người dân không được phép ghé mắt nhìn. Không khác gì ở Việt Nam.

Đó là đặc điểm của hệ thống chính trị khép kín do Mao Trạch Đông dựng lên và Đặng Tiểu Bình duy trì, cho tới nay bản chất không thay đổi.

Nhưng một hệ thống khép kín như vậy không thích hợp với đời sống kinh tế hiện đại. Cho nên Trung Quốc đã trải qua một cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán và khủng hoảng hối đoái, cả hai tới nay vẫn chưa thấy ngõ thoát. Kinh tế hiện đại dựa trên thị trường đòi hỏi một cái khung hệ thống mở. Mọi nền kinh tế bình thường đều trải qua các chu kỳ lên xuống, đó là một luật tự nhiên. Kinh tế lên đến một mức nào đó thì phải công, cũng như sau mùa Hạ, mùa Thu, sẽ tới mùa Đông. Phải có những cây cỏ chết đi để làm phân bón cho các loài thảo mộc khác sống và phát triển mạnh hơn. Trong nền kinh tế phải có các công ty phá sản, có khi cả một ngành hoạt động kinh tế được xóa bỏ vì lỗi thời. Hệ thống khép kín không cho phép quá trình tự nhiên đó được tuần tự triển khai; các bế tắc cứ tích tụ, chồng chất lên nhau. Hệ thống chính trị khép kín khiến cho các quyết định thay đổi kinh tế không thể thực hiện được nhanh chóng vì thế lực nào cũng muốn bảo vệ các quyền lợi đang được hưởng. Đó là mối họa của mô hình Đặng Tiểu Bình mà Trung Cộng đang phải đối phó.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức công bố chủ trương “thị trường hóa” nền kinh tế. Tập Cận Bình muốn thị trường đóng “vai trò quyết định” thay vì guồng máy thư lại nhà nước. Nhưng trong khi kinh tế muốn được cởi mở và tự do hơn, thì chính trị vẫn cưỡng lại, muốn duy trì quyền kiểm soát toàn diện của đảng cộng sản. Đó là mối mâu tuẫn khó giải quyết. Tập Cận Bình chỉ có thể thoát khỏi cảnh bế tắc này nếu nhận được thêm sức đẩy từ dưới lên, khi chính người dân Trung Hoa đứng lên đòi thay đổi.

Vì vậy, vụ tai nạn ở Thiên Tân có thể là một cơ hội. Các kho hàng của Công ty Tiếp liệu Quốc tế Thụy Hải (Rui Hai International Logistics, 瑞海国际物流公司, người Trung Hoa dịch Logistics là Vật Lưu) nổ và bốc cháy làm hơn 100 người chết đã làm lộ rõ tình trạng hủ lậu của cả hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị của Cộng sản Trung Quốc.

Điều gây ra bất mãn nhất là các tai nạn trong cơ xưởng đã xẩy ra bao nhiêu năm nay nhưng guồng máy cai trị của đảng Cộng sản vẫn hoàn toàn bất lực. Người dân đã nhìn thấy cả hệ thống chính trị hoàn toàn “vô cảm” trước đời sống của người dân bình thường! Bao nhiêu nhà máy hóa học được dựng lên ở ngay nơi dân cư đông đúc. Từ Tháng Tư đến giờ, đã có năm vụ nổ ở các cơ xưởng hóa học tại các thành phố, tổng cộng 12 vụ kể từ đầu năm. Năm 2014, một nhà máy làm phụ tùng xe hơi phát nổ giết chết 75 người. Tháng Sáu năm 2013, một cơ xưởng làm thịt gà ở Đức Huệ (Dehui, 德惠), tỉnh Cát Lâm bốc cháy; trong số 350 công nhân đang làm việc có 119 người chết vì các cửa ra vào bị khóa chặt! Tháng Tư vừa qua, nhà máy sản xuất chất paraxylene (PX) ở Chương Châu (Zhangzhou 漳州), tỉnh Phúc Kiến (Fujian, 福建) bị nổ lần thứ hai trong vòng 20 tháng! Chất paraxylene có thể gây độc cũng được chứa trong kho hàng nổ cháy ở Thiên Tân, cũng như nhiều hóa chất nguy hiểm khác.

Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm mắt trước các tai họa lao động và công nghiệp, dù biết rằng nguy hiểm cho công chúng. Vì họ chỉ nghĩ đến nhu cầu sản xuất, lúc nào cũng lo “vượt chỉ tiêu,” bất chấp sức khỏe và mạng sống con người. Trong năm 2014, có 68,061 công nhân Trung Quốc chết vì tai nạn tại sở làm; theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Tính ra mỗi ngày 186 người chết vì tai nạn lao động, trong dân số 1.3 tỷ người. Ở nước Mỹ, mỗi ngày chỉ có 12 công nhân chết vì tai nạn lao động, trong dân số 320 triệu.

Hơn 400 người dân ở Thiên Tân đã tự động biểu tình phản đối nhà nước; nhưng đây không phải là lần đầu tiên. Năm 2009, dân Phúc Kiến đã biểu tình chống một nhà máy gây nhiễm độc chất chì trong nước dùng. Năm 2011, những cuộc biểu tình ở Đại Liên (Dalian, 大連), tỉnh Liêu Ninh đã bắt buộc nhà cầm quyền phải đóng cửa một nhà máy hóa học. Mỗi ngày trung bình có 500 cuộc biểu tình lớn nhỏ trong lục địa Trung Hoa, phần lớn với lý do chống tham nhũng.

Nhưng tham nhũng, lộng quyền, và tai nạn lao động, vân vân, chỉ là hậu quả của một chế độ khép kín, với một đảng độc tài nắm toàn quyền cai trị. Khi nào người dân Trung Quốc ý thức được các quyền công dân của họ, đứng lên đòi tự do dân chủ để tự bảo vệ quyền sống an toàn, lúc đó nước Trung Hoa mới thay đổi được. Tai họa của người dân Thiên Tân có thể gửi một tín hiệu đi khắp nơi cho những người đang sống dưới chế độ độc tài toàn trị biết họ phải làm gì nếu muốn được sống xứng đáng như những con người.

__._,_.___
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đảng Run Chân Trước Đại Hội Xii

Đã có những dấu hiệu run chân trước thềm Đại hội Đảng XII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cho đến đội ngũ Tuyên giáo và Quân ủy Trung ương.

Trước hết hãy nói về bài viết"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp, làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội” của ông Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2015).

Mở đâu, ông Trọng tự khen đảng đã phá vỡ thành công kế họach muốn thay đổi Việt Nam sau khi các nhà nước Cộng sản ở Nga và Đông Âu tan rã trong giai đọan 1989-1991.

Ông nói: “Trong lúc đất nước gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động phá hoại tư tưởng, đòi "phi chính trị hoá" lực lượng vũ trang, trong đó có lực lượng Công an nhân dân; kích động "đa nguyên", "đa đảng", âm mưu bạo loạn, lật đổ hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.”

Nhưng đó là chuyện của 24 năm trước, sau khi Đại hội đảng VI năm 1986 thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh quyết định “Đổi mới” để “chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Nói cách khác là đảng buộc phải “cởi trói cho dân được tự do làm kinh tế”,phá bỏ hàng rào ngăn sông cấm chợ để hội nhập với Thế giới cứu nguy đất nước lúc đó đã cạn nguồn viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa.

Nhưng nay chỉ còn bốn tháng nữa đến kỳ Đại hội đảng XII đầu năm 2016 mà mức phát triển của Việt Nam sau 30 năm vẫn còn ì ạch ở hạng thứ 6 sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore. Việt Nam chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Brunei và Miến Điện trong số 10 Quốc gia của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Vì vậy, ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã cảnh giác:” Ở trong nước, sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt được những thành tựu quan trọng, nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, đời sống nhân dân được cải thiện, thế và lực, sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước được tăng lên. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước. Kinh tế phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững, vẫn dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, các lợi thế tự nhiên, lao động rẻ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số.” (trích bài viết Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 trên Tạp chí Quốc phòng Tòan dân, 31/07/2015)

Ông Sang còn tiết lộ: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, thậm chí có mặt trầm trọng hơn; xuất hiện nguy cơ mới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, tăng cường các hoạt động chống phá ta về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta; tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đe dọa chủ quyền biển, đảo của đất nước ta.”

Đã khá lâu không thấy Lãnh đạo đảng và Nhà nước nhắc đến “bốn nguy cơ” được nói đến lần đầu tiên tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (20-25/1/1994), thời Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Theo báo điện tử của Đảng thì: “Hội nghị xác định 4 nguy cơ trước mắt là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.”

Như vậy, sau 21 năm theo lời ông Sang thì đảng CSVN phải đối phó thêm với 2 “nguy cơ” mới là “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá”, tổng cộng là 6 nguy cơ. Điều này có nghĩa tình trạng “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên không còn là “nguy cơ” nữa mà đã thành hiện thực.

Tình trạng đảng viên không còn tin vào chủ nghĩa thoái trào Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã phổ biến và lan rộng trong nội bộ đảng viên, kể cả cấp Lãnh đạo, từ Khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu chứ không mới đây thôi.

Bây giờ tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã lan sang hai lực lượng Quân đội và Công an, trong khi nhân dân thì càng ngày càng muốn xa rời đảng vì Lãnh đạo đã thất hứa với dân nhiều qúa trong qúa trình Đổi mới.

Một trong những nguyên nhân dân không còn “liên hệ máu thịt”với đảng vì tệ nạn tham nhũng, quan liêu và cửa quyền trong hệ thống cai trị đã vượt qúa khả năng phòng, chống của đảng. Bây giờ lại có thêm “lợi ích nhóm” cấu kết, chia ăn với nhau để bóc lột dân và gây lãng phí công qũy ngày một lên cao trong mọi lĩnh vực và cơ chế. Trong khi kế họach “kê khai tài sản” của Lãnh đạo chỉ còn là hình thức để che mắt dân.

LỆNH CHO CÔNG AN

Nhưng khi dân bỏ đảng, cán bộ đảng viên không tuân lệnh đảng, và thờ ơ trong công tác “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì ông Nguyễn Phú Trọng lại quay ra đổ tội cho “các Thế lực thù địch”.

Trong bài báo nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Công an nhân dân, ông viết: “Các thế lực thù địch không từ bỏ mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa, triệt để khai thác những khó khăn của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế để tiếp tục gia tăng các hoạt động gây bất ổn về an ninh chính trị. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để lực lượng Công an nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực sự là lực lượng vũ trang trọng yếu tuyệt đối tin cậy của Đảng.”

Tuy không chỉ được đích danh “thế lực thù địch” là ai, từ đâu đến nhưng ai cũng biết “kẻ thù” giấu mặt này đã được cả Ban Tuyên giáo của đảng và Tổng cục Chính trị Quân đội thường xuyên sử dụng như một cứu cánh giải thoát cho thất bại của đảng không ngăn chặn được tình trạng “tự động tan hàng” trong nội bộ.

Vì vậy không lạ khi thấy ông Trọng ra lệnh cho Công an phải:” Thống nhất nhận thức, bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Công an nhân dân.”

Ông nói: “Đây là yêu cầu khách quan, tất yếu của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân là toàn diện, bao quát trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức; trên mọi nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng. Ở đâu có tổ chức và hoạt động của Công an thì ở đó có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng đề ra đường lối bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, và nội dung có tầm quan trọng đặc biệt là xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật để cán bộ, chiến sĩ Công an và toàn dân quán triệt, thực hiện….”

Ông nói thêm: “Đảng uỷ Công an Trung ương và các cấp uỷ đảng trong Công an phải luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng về an ninh, trật tự, bảo vệ Tổ quốc….tuân thủ, thực hiện đầy đủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên tất cả các mặt công tác. Lực lượng Công an nhân dân phải chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật và sự quản lý, điều hành của Nhà nước….”

Nhưng tại sao vào thời gian chuẩn bị Đại hội đảng XII mà ông Trọng phải ra lệnh cho Cộng an gay gắt như thế ? Chẳng lẽ cũng đã có chỗ này chỗ kia Công an đã không còn tha thiết với nhiệm vụ “còn Đảng còn mình”?

Vì vậy ông Trọng đã lưu ý Công an: “Lực lượng Công an phải luôn luôn nêu cao cảnh giác, chủ động, nhạy bén, sẵn sàng có các phương án đối phó với các tình huống. Tiếp tục đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt, cần có tư duy mới về xác định đối tượng, đối tác; chủ động, nhạy bén trong nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình; làm tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tăng cường chính sách đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuyệt đối không được chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác; không được để bị động bất ngờ trước mọi tình huống-- Không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân cùng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh…”

Cuối bài, ông Tổng Bí thư đảng CSVN còn ra lệnh cho Công an phải: “Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động "diễn biến hoà bình", "phi chính trị hoá" lực lượng Công an nhân dân. Công an cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và sử dụng các kết quả nghiên cứu để đấu tranh phản bác các luận điệu phản động, sai trái. Đồng thời nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cho cán bộ, chiến sĩ Công an trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; phát hiện kịp thời, đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…”

4 NGUY CƠ CHÍNH LÀ GÌ?

Như vậy khi ông Sang báo động “bốn nguy cơ” không chỉ vẫn còn tồn tại mà có mặt nghiêm trọng hơn thì chúng là gì?

Một tài liệu học tập của Đảng giải thích:

1.- Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nguy cơ này được tạo nên bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan

- Việt Nam đi vào xây dựng và phát triển từ một điểm xuất phát rất thấp kém, lạc hậu.

- Chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc lâu dài. Đến nay, trên đất nước ta hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn khá nặng nề.

- Do những thiếu sót, khuyết điểm, có cả những sai lầm của chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế. Điều này thể hiện khá rõ trong những năm đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội.

Điều cần nói thêm là xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá các lĩnh vực của đời sống hiện nay không chỉ tạo nên thuận lợi, thời cơ để các quốc gia cùng hoà nhập và phát triển mà thực tế còn làm tăng thêm khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa Bắc và Nam. Chính trong lĩnh vực này thời cơ và nguy cơ, thuận lợi và khó khăn đan xen, đi liền với nhau. Để tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua thử thách khó khăn, rút ngắn khoảng cách kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới, sáng tạo như Hồ Chí Minh đã chỉ ra.

2.- Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa

Về vấn đề này Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ: “Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa… Tuy vậy trong quá trình thực hiện, chúng ta đã phạm một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Nếu không khắc phục có hiệu quả thì những khuyết điểm lệch lạc đó sẽ làm suy yếu Đảng, làm mọt ruỗng bộ máy nhà nước, biến chất chế độ, đưa đất nước đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa”.

Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, trong lãnh đạo và quản lý, Đảng, Nhà nước cần có những chủ trượng, chính sách và giải pháp hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường. Cần đặc biệt coi trọng việc ngăn ngừa những phần tử thoái hoá biến chất, cơ hội và các lực lượng thù địch lợi dụng kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường để làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp, diễn ra thường xuyên”.

3.- Nguy cơ nạn tham nhũng và tệ quan liêu

Chỉ hơn nửa tháng sau khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy những biểu hiện của nạn tham nhũng và tệ quan liêu xuất hiện trong bộ máy nhà nước. Người thường gọi những tệ nạn ấy bằng các từ “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”. Thắng loại “giặc” tồn tại ngay trong bộ máy Đảng, Nhà nước, trong nội bộ cán bộ, đảng viên là hết sức phức tạp, khó khăn. Thực tế cho thấy, kể từ Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương biện pháp để khắc phục, nhưng đến nay nguy cơ này dường như vẫn trong tình trạng gia tăng. Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng được chính thức phát động từ 19-5-1999, có mục tiêu hàng đầu là khắc phục nguy cơ nạn tham nhũng và tệ quan liêu. Cuộc vận động này đã tạo được chuyển biến ban đầu, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với đất nước. Tuy vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần tăng cường hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tệ quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: “Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Cần chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính”.

4.- Nguy cơ “diễn biến hoà bình”

Trong công cuộc đổi mới chúng ta chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá, mở rộng quan hệ quốc tế, làm bạn với tất cả các nước. Chủ trương trên đây bị các thế lực đế quốc và phản động lợi dụng, âm mưu thực hiện diễn biến hoà bình. Hiện nay, khi cách mạng và chủ nghĩa xã hội thế giới đang ở giai đoạn thoái trào thì các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ càng quyết tâm thực hiện diễn biến hoà bình. Đối với Việt Nam, nguy cơ diễn biến hoà bình là rất lớn và rất nghiêm trọng. Vì vậy, chống diễn biến hoà bình là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc, đấu tranh giữa hai con đường.

Cần nói thêm rằng bốn nguy cơ nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đều nguy hiểm như nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Nếu khắc phục được nguy cơ này sẽ hạn chế được các nguy cơ khác và ngược lại. Nguy cơ diễn biến hoà bình đã và đang tác động sâu sắc tới các nguy cơ bên trong. Khắc phục được các nguy cơ bên trong thì nhất định sẽ làm thất bại âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình”. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: “Bốn nguy cơ mà Đảng đã từng cảnh báo vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp. Các nguy cơ này đan xen và tác động lẫn nhau. Không thể xem nhẹ nguy cơ nào”. Đảng và nhân dân Việt Nam quyết tâm và có đủ khả năng khắc phục cả bốn nguy cơ nêu trên.”

Bây giờ 21 năm sau, 4 “nguy cơ” đã thành “6 nguy cơ”, ấy là chưa kể đến nguy cơ “lợi ích nhóm” không những chỉ “phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau” mà còn đe dọa sự sống còn của đảng.

Vậy liệu Đại hội đảng XII có khả năng ngăn chặn được “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong đảng hay chúng sẽ kết liễu cuộc đời đảng sau 40 năm kết thúc chiến tranh do đảng CSVN gây ra cho đất nước ? -/-

Phạm Trần
(08/015)
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Image

Tại sao chúng ta nghèo?

Nguyễn Hưng Quốc


Trong cuộc gặp gỡ với 40 doanh nhân trẻ vào chiều 12 tháng 8 vừa qua, sau khi nghe những lời than thở về những bất cập trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam của họ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?” Rồi ông nhấn mạnh: “Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn.”

Trong câu hỏi của Vũ Đức Đam có một nhận định chính xác: Việt Nam nghèo. Chúng ta không những nghèo hơn các nước phát triển trên thế giới mà còn nghèo hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực. Trong khu vực, chỉ giới hạn trong khối ASEAN, chúng ta nghèo hơn Singapore, Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines, Miến Điện và Thái Lan, đã đành. Chúng ta còn có nguy cơ bị hai nước láng giềng vốn thường bị xem là nghèo hơn và yếu hơn, Campuchia và Lào, qua mặt.


Nhưng toàn bộ câu hỏi của Vũ Đức Đam, “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?” lại sai.

Sai ở nhiều điểm.

Thứ nhất, cách đặt vấn đề sai. Chuyện tốt hay xấu không có quan hệ gì đến chuyện giàu nghèo. Để giàu, người ta cần óc sáng kiến, năng lực lao động, sự cần cù cùng với một số điều kiện thuận lợi và may mắn nữa chứ không dính líu gì đến tính cách hay đạo đức. Trên thế giới, không ai đặt vấn đề như vậy với các tỉ phú hay với các cường quốc kinh tế.

Thứ hai, sai ở mệnh đề “chúng ta tốt”. Cái gọi “chúng ta” ở đây là ai? Là những người tham dự cuộc hội thảo ư? Căn cứ vào đâu để khẳng định họ tốt? Rộng hơn, “chúng ta” đây là người Việt Nam nói chung chăng? Lại càng mơ hồ. Không có dân tộc nào là tốt cũng như không có dân tộc nào là xấu. Dân tộc nào cũng bao gồm những người tốt và những kẻ xấu. Một sự khái quát hoá, cho dân tộc này tốt hơn những dân tộc kia không những sai lầm về logic và thực tế mà còn dễ có nguy cơ dẫn đến những thái độ kỳ thị chủng tộc, điều mà giới học thuật Tây phương cho là cấm kỵ.

“Chúng ta” ở đây là đảng Cộng sản hiện đang cầm quyền chăng? Khẳng định như thế không những sai mà còn là sai lầm một cách lố bịch. Từ sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, khi những sự tàn ác của các đảng Cộng sản ở những nơi ấy bị vạch trần, người ta thấy rõ là không có chế độ cộng sản nào là tốt cả. Tất cả đều giả dối, độc tài và tàn bạo. Số nạn nhân bị giết chết hoặc đoạ đày cho đến chết dưới tay của Stalin và Mao Trạch Đông còn nhiều hơn tổng số người bị giết chết dưới tay phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Riêng ở Việt Nam, chế độ cộng sản cũng đã gây ra biết bao nhiêu tang thương, từ các chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc đến các phong trào đánh tư sản mại bản và xua người dân đi kinh tế mới ở miền Nam, từ các vụ thảm sát ở Huế trong Tết Mậu thân đến các trại cải tạo sau năm 1975. Đó là chưa kể đến cuộc chiến tranh kéo dài cả hai mươi năm mà họ gây ra đã khiến cho ít nhất ba triệu người bị mất mạng ở cả hai miền. Như vậy là tốt ư?

Nếu cái nghèo của Việt Nam hiện nay không xuất phát từ chuyện tốt hay xấu, nó xuất phát từ đâu? Câu trả lời, thật ra, với đa số người dân Việt Nam, khá hiển nhiên: do chế độ Cộng sản. Điều này đúng không những chỉ ở Việt Nam mà còn ở phạm vi toàn thế giới: Có quốc gia cộng sản nào thực sự giàu có? Rõ nhất là ở những quốc gia bị chia đôi: Đông Đức nghèo hơn hẳn Tây Đức; Bắc Hàn thua xa Nam Hàn. Riêng tại Việt Nam, trước năm 1975, điều kiện sinh sống ở miền Nam cũng bỏ xa miền Bắc.

Nhưng điều gì khiến chế độ Cộng sản làm kiềm hãm sự phát triển đất nước? Có ba lý do chính: các chính sách sai lầm, tham nhũng và độc tài.

Trước phong trào đổi mới, các chính sách sai lầm về kinh tế và xã hội, đặc biệt cái gọi là chính sách giá - lương - tiền, đã biến Việt Nam thành một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Lạm phát tăng cao. Dân chúng bị ngập chìm trong đói khổ, không có đủ cơm ăn; trong nhiều năm liền, phải ăn bột mì và bo bo do Nga viện trợ. Sau thời đổi mới, được ít nhiều cởi trói, kinh tế phát triển khá nhanh, nhưng không nhanh đủ để giúp Việt Nam tiến bộ so với các quốc gia láng giềng. Các đại công ty hay tập đoàn kinh tế quốc doanh liên tục thua lỗ, có khi bị phá sản, để lại những gánh nợ nặng nề kéo dài tận đến các thế hệ mai sau. Ngay trong cuộc gặp gỡ với các doanh nhân trẻ ngày 12 tháng 8 vừa qua, trước mặt Vũ Đức Đam, nhiều người cũng lên tiếng phê phán các chính sách sai lầm của chính phủ khiến công việc làm ăn của họ gặp rất nhiều khó khăn. Những sự sai lầm trong chính sách này khiến các nỗ lực gọi là đổi mới tại Việt Nam chỉ là những sự vá víu, lẩn quẩn, từ cái sai này đến cái sai khác theo kiểu tổng kết của dân gian: “Sửa sai rồi lại sửa sai / Sửa thì cứ sửa, sai thì cứ sai.”

Nguyên nhân thứ hai làm kiềm hãm sự phát triển kinh tế tại Việt Nam là tham nhũng. Tham nhũng thể hiện ở hai khía cạnh: Một là, mọi quyết định về kinh tế đều không xuất phát từ lợi ích chung mà chỉ tập trung vào quyền lợi của một số cá nhân. Phong trào xây tượng đài hoặc các công trình kiến trúc ào ạt ở Việt Nam là một ví dụ: Người ta xây dựng như vậy không phải vì công việc ấy thực sự cần thiết mà chỉ vì, với những công trình xây dựng ấy, người ta có thể kiếm chác để bỏ tiền vào túi mình. Lớn hơn, chính sách đề cao vai trò của các công ty quốc doanh mặc dù hiệu quả kinh tế của chúng rất kém cũng xuất phát từ cùng một lý do: để dễ chia chác quyền lợi. Hai là, với tệ nạn tham nhũng, người ta khai khống và rút ruột các công trình xây dựng để cuối cùng, tất cả các công trình xây dựng đều có kết quả cực kém: Nhiều con đường mới xây xong đã lún; nhiều công trình mới dựng xong đã bị đổ, v.v… Hậu quả của nạn tham nhũng tràn lan này là cán bộ càng lúc càng giàu trong khi đất nước thì càng lúc càng nghèo nàn và kiệt quệ.

Nguyên nhân thứ ba và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất là độc tài. Giành độc quyền lãnh đạo, chế độ Cộng sản loại trừ hai yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Một là, loại trừ những trí tuệ và tài năng không nằm trong hệ thống đảng trị. Hai là, nó cũng loại trừ sự minh bạch và cùng với nó, sự phản biện của các trí thức độc lập. Hậu quả của cả hai sự loại trừ này là, một, chính quyền chỉ quy tụ được những kẻ bất tài, hoặc phần lớn là những kẻ bất tài; và hai là, nó mất khả năng tự điều chỉnh và đổi mới thực sự.

Nói một cách tóm tắt, để trả lời cho câu hỏi của ông Vũ Đức Đam, “tại sao chúng ta nghèo?”, chúng ta có thể khẳng định dứt khoát: Chúng ta nghèo, cứ nghèo mãi là vì sự thống trị độc tài và độc đoán của đảng Cộng sản. Biện pháp khắc phục, do đó, không phải là “đổi mới” mà là dân chủ hoá.

Một bài học hiển nhiên trên thế giới: Không có quốc gia dân chủ thực sự nào mà nghèo cả.
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Tại sao họ lại hung ác đến vậy?
Nguyễn Hưng Quốc
(Nguồn: VOA)
Đọc báo chí trong nước mấy tháng vừa qua, điều ám ảnh tôi nhiều nhất là các vụ sát nhân dã man có khi chỉ vì những lý do hết sức nhỏ nhặt, thậm chí, vu vơ, hay nói theo một số nhà báo trong nước, là “lãng xẹt.”

Tối ngày 8 tháng 8 vừa qua, trong một quán karaoke ở Hải Phòng, nghĩ là anh Nguyễn Tuấn Định nhìn “đểu” mình, một số thanh niên dùng tuýp sắt đánh anh đến bị chấn thương sọ não, phải chở vào bệnh viện cấp cứu. Chưa đã cơn giận, các thanh niên này còn chạy đến bệnh viện dùng dao chém chết anh Định ngay trên băng-ca lúc chờ bác sĩ khám và chữa.

Mấy ngày sau, ở Bến Tre, Huỳnh Văn Phương và Lê Văn Tèo, cả hai đều 35 tuổi, đi xe gắn máy, bị đụng quẹt vào xe của anh Phạm Văn Phường, 25 tuổi. Phương và Tèo nhào xuống đánh anh Phường. Chưa đủ, Phương và Tèo chạy vào một căn nhà dọc đường lấy dao ra cắt cổ anh Phường. Nạn nhân chết ngay tại chỗ.

Ra đường thì thế; ở nhà có an toàn hơn không? Không.

Cũng trong mấy tháng vừa qua, ở Việt Nam xảy ra mấy vụ giết người, ở đó, cả gia đình đều bị giết.

Như vụ giết người tại Nghệ An, chẳng hạn. Vy Văn Mằn vào vườn của anh Lô Văn Thọ hái trộm mấy trái chanh, bị anh Thọ bắt gặp. Hai người cãi vã nhau. Mằn nhào đến đánh anh Thọ. Chưa đủ. Mằn chụp con dao chém liên tục vào đầu anh Thọ khiến anh Thọ chết tại chỗ. Vợ anh Thọ, chị Lê Thị Yến thấy vậy sợ hãi ôm con chạy trốn. Mằn rượt theo. Gặp bà Chương, mẹ anh Thọ, Mằn chém chết; sau đó, chém chị Yến và cả đứa con chị địu trên lưng, mới một tuổi. Như vậy, chỉ vì mấy trái chanh, Vy Văn Mằn giết cả gia đình anh Lô Văn Thọ, kể cả một em bé sơ sinh.

Vụ giết người ở Nghệ An xảy ra chưa bao lâu thì đến vụ giết người cũng tàn độc không kém ở Bình Phước. Nguyễn Hải Dương, 24 tuổi, bị gia đình người yêu phản đối, bèn rủ bạn đến nhà người yêu cũ, giết sáu người trong gia đình, kể cả người mình từng yêu. Chỉ có một em bé chưa tới hai tuổi là được tha mạng.

Rồi xảy ra vụ án ở Yên Bái. Vì một sự tranh chấp nhỏ trên mảnh đất làm nương, Đặng Văn Hùng, 26 tuổi, xô xát với anh Trần Đức Long. Bị đánh, Anh Long bỏ chạy, Hùng rượt theo, chém tới tấp vào đầu vào cổ anh Long nhiều nhát. Chị Hoa, vợ anh Long, bỏ chạy. Hùng rượt theo, chém chị chết. Chưa hết. Hùng chạy vào nhà anh Long, chém chết em vợ anh Long. Cũng chưa hết. Thấy con trai anh Long, mới hai tuổi, đang đứng trên giường, Hùng “tiện tay” nhào đến chém mấy nhát khiến bé chết ngay tại chỗ.

Kể ra, ở đâu cũng có hiện tượng giết người. Ở Tây phương, không kể các cuộc khủng bố, thỉnh thoảng vẫn có những tên tâm thần cầm súng bắn xối xả vào đám đông. Tuy nhiên, những vụ giết người vì các vụ cãi cọ hay tranh chấp vu vơ nho nhỏ rất hiếm hoi. Ở Việt Nam trước đây, nơi người dân được xem là hiền hòa và hiếu hòa, những vụ giết người như thế cũng khá hiếm hoi. Vậy tại sao bây giờ những vụ giết người tàn bạo như thế lại xảy ra nhiều đến như vậy?

Tiến Sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Tội Phạm Học thuộc Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân, cho các vụ thảm án liên tục như vậy là không bình thường. Hơn nữa, ông còn cho những tội ác “không bình thường” ấy không phải là cái gì “đột xuất bất ngờ” mà chỉ là “hệ quả của sự tác động từ nhiều yếu tố tiêu cực.”

Những “yếu tố tiêu cực” ấy là gì? Theo ông Thìn, “trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều áp lực, nhiều cạnh tranh, sức ép từ việc làm, khó khăn về kinh tế, vướng mắc trong đời sống, sự phân tầng xã hội diễn ra gay gắt, những mặt tiêu cực của yếu tố thị trường, những mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp trong cuộc sống hàng ngày... đã làm cho một bộ phận dân chúng, nhất là những người trẻ tuổi không thích nghi được.”

Vì không thích nghi được, nhiều thanh niên “dễ bị chấn thương tinh thần, không định vị được giá trị cuộc sống” và “mất phương hướng, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt là những hành động cực đoan, gây tội ác.”

Đỗ Cảnh Thìn còn đổ lỗi “những hình ảnh bạo lực, lạnh lùng, vô cảm; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá hay những phương thức, thủ đoạn tàn bạo, dã man, phi nhân tính của tội phạm... lan tràn trên sách báo, phim ảnh, Internet đang hàng ngày, hàng giờ tác động, ‘thẩm thấu’ vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người, nhất là những người trẻ tuổi kỹ năng sống hạn chế, kiến thức, kinh nghiệm sống còn non nớt, từ đó dễ dẫn đến những hành vi lệch lạc chuẩn mực xã hội.”

Tuy nhiên, vấn đề là: tại sao ở các nước khác, cũng thị trường hóa, cũng đầy những phim ảnh bạo động, thanh niên lại không bị “chấn thương” và “mất phương hướng” để dẫn đến những vụ giết người một cách độc ác như thế? Nguyên nhân chính, như vậy, không phải chỉ ở nền kinh tế thị trường hay phim ảnh.

Theo tôi, có hai nguyên nhân nên để ý: luật pháp và văn hóa.

Trước hết, về phương diện văn hóa, lâu nay đã có nhiều người lên tiếng báo động về sự suy đồi trong đạo đức xã hội. Tất cả các giá trị thiêng liêng, các chuẩn mực trong quan hệ giữa người và người đều bị phá sản. Mọi người ào ạt chạy theo lợi nhuận và những quyền lợi cá nhân. Người ta đâm ra vô cảm trước những nỗi đau khổ của người khác. Người ta có khuynh hướng sử dụng bạo lực để giải quyết mọi tranh chấp. Ở trường học, chỉ cần một chút xích mích, học sinh, kể cả học sinh nữ, ẩu đả và hành hạ nhau trước cái nhìn dửng dưng của các học sinh khác. Ngoài đường, chỉ cần đụng quẹt xe một chút xíu, người ta chửi bới, hơn nữa, đánh đá nhau. Trong xã hội, bạo lực được xem là cách chính để giải quyết mâu thuẫn. Trong môi trường văn hóa như thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi một số người sẵn sàng giết người một cách dễ dàng và dã man như chúng ta từng thấy qua các bài tường thuật trên báo chí.

Nguyên nhân thứ hai là về luật pháp. Luật pháp Việt Nam khắc nghiệt nhưng không nghiêm minh. Khắc nghiệt ở chỗ Việt Nam vẫn còn duy trì án tử hình và trên thực tế, rất nhiều người bị án tử hình vì tội giết người, nhưng không nghiêm minh vì có rất nhiều người phạm tội, dưới nhiều hình thức và với nhiều mức độ khác nhau, vẫn vô can, thậm chí, sống ung dung và thanh thản ngoài đời. Đó là lý do tại sao Đặng Văn Hùng giết chết đứa con anh Trần Đức Long: “Giết để sau này không bị trả thù.” Hùng sợ đứa bé mấy chục năm sau, lớn lên, trả thù mình mà không hề sợ vì tội giết người hàng loạt như vậy sẽ bị án tử hình. Rõ ràng người ta không tin và cũng không sợ pháp luật. Không tin nên người ta sẵn sàng động chân động tay để giải quyết mọi xung đột. Không sợ nên chỉ vì những xung đột nho nhỏ, người ta có thể xuống tay giết người không hề một chút đắn đo suy nghĩ.

Để ngăn chận các vụ giết người vì cãi vã, bởi vậy, không những cần củng cố các giá trị văn hóa, người ta cần phải làm cho pháp luật thực sự nghiêm minh.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Tưởng hay Mao thắng Nhật?


Ngô Nhân Dụng
Bắc Kinh sắp làm lễ kỷ niệm “70 năm chiến thắng Phát xít Nhật. Ðây là lần đầu tiên được họ tổ chức một cuộc diễn binh cho ngày lễ này. Ngày 3 Tháng Chín sắp tới Tập Cận Bình sẽ chủ tọa một cuộc duyệt binh với 200 máy bay chiến đấu và 12,000 quân, với những đơn vị đã có mặt từ thời “kháng Nhật” như Ðệ Bát Lộ Quân (第八路军, Hồ Chí Minh đã phục vụ trong đó), Tân Ðệ tứ quân (新第四军) và cả Ðội Du kích Hoa Nam (华南游击队)..

Ðây cũng là lần đầu tiên quân ngoại quốc được mời, báo trước sẽ có 10 nước gửi quân tới diễn hành. Mới biết sẽ có quân Nga, Mông Cổ, Kazakhstan. Không biết Hà Nội có gửi quân sang dự hay không.

Ông Vladimir Putin hứa ngay sẽ tới dự; vì vào Tháng Năm ông Tập Cận Bình đã qua Nga dự lễ mừng chiến thắng quân Ðức; trong lúc các nước Châu Âu và Mỹ đều tẩy chay để phản đối Nga đang xâm chiếm Ukraine. Cuộc duyệt binh của Tập Cận Bình cũng bị nhiều nước tẩy chay vì Trung Cộng đang xây đảo các nhân tạo trong vùng Biển Ðông nước ta, đe dọa các nước Ðông Nam Á. Thủ Tướng Nhật Abe đã từ chối lời mời. Bà tổng thống Nam Hàn chắc cũng không tới nhưng Kim Chính Ủn ở Bắc Hàn khó lòng từ chối. Cũng vậy, Trương Tấn Sang sẽ đại diện cho Cộng Sản Việt Nam, theo tin ở bên Tàu tiết lộ. Bắc Kinh gửi lời mời cả các nhà lãnh đạo Ðài Loan, nhưng bị từ chối; tuy nhiên các công dân Ðài Loan được phép qua lục địa tham dự.

Trung Cộng chọn ngày kỷ niệm này vì ngày 2 Tháng Chín năm 1945, chính phủ Nhật chính thức ký hiệp ước đầu hàng Mỹ, gần một tháng sau khi quả bom nguyên tử thả xuống đất Nhật khiến Thiên Hoàng Hirohito phải kêu gọi quân, dân bỏ súng. Chính quyền Trung Cộng nhân dịp này sẽ quảng cáo rầm rộ vai trò của Mao Trạch Ðông và đảng Cộng Sản Trung Hoa trong cuộc chiến tranh kháng Nhật, từ 1937 đến 1945.

Nhưng thực ra trên chiến trường Trung Quốc ai đóng vai trò quyết định chiến thắng quân Nhật? Trong tháng Sáu chính phủ Ðài Loan đã lên tiếng khẳng định rằng “Chính Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek, 蔣介石) và quân đội Quốc Dân Ðảng mới thực sự chiến đấu và thắng quân Nhật.” Hơn ba triệu quân lính và sĩ quan Quốc Dân Ðảng đã chết trong cuộc chiến, cùng hơn 20 triệu thường dân. Trong những năm kháng Nhật, quân Cộng Sản không đụng độ với quân Nhật một trận đánh lớn nào, họ chỉ lợi dụng thời gian quân chính phủ đánh Nhật để chiêu mộ đảng viên, củng cố các mật khu, đánh du kích và chống lại quân chính phủ.

Quân Nhật Bản đã đầu hàng “các nước đồng minh” trong đó có chính phủ Dân Quốc; mà Tổng Thống Tưởng Giới Thạch là người lãnh đạo, người đã ngồi ngang hàng với Roosevelt và Churchill tại hội nghị Cairo, Ai Cập năm 1943. Stalin không dự vì còn vướng bởi hiệp ước hòa bình ký với Nhật Bản năm 1941, trong thời gian Tưởng Giới Thạch đang đánh Nhật! Sau đó Stalin mới gặp Roosevelt và Churchill tại Teheran, Iran, để chấp thuận các quyết định tại Cairo. Trong số các quyết định này có phần các nước đồng minh “trả lại cho Trung Quốc cả vùng Mãn Châu, đảo Ðài Loan và quần đảo Pescadores giữa Ðài Loan với lục địa.” Hội nghị Potsdam năm 1945 nhắc lại thỏa hiệp Cairo, sau đó bản văn đầu hàng của Nhật Bản lấy các quyết định ở Potsdam làm căn cứ. Cho nên chính ông Tưởng Giới Thạch đã giành lại lục địa và các đảo về cho Trung Quốc chính quân Quốc Dân Ðảng tước khí giới quân Nhật!

Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đã bóp méo lịch sử suốt 65 năm qua, tiêu biểu là Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Kháng Nhật ở Bắc Kinh. Năm ngoái, một cựu thủ tướng Ðài Loan là Hác Bá Thôn (Hau Pei-tsun, 郝柏村) đã qua lục địa đến thăm viện bảo tàng này. Vị tướng bốn sao trong quân đội Trung Hoa Quốc gia lúc đã 95 tuổi. Ông tuyên bố với báo chí và nhân viên tại chỗ rằng viện bảo tàng không trình bày đầy đủ sự thật về cuộc chiến tranh kháng Nhật. Thí dụ, không hề thấy bản văn ngày 22 Tháng Bảy năm 1937 của Trung Ương Ðảng Cộng Sản kêu gọi cầu hòa với Quốc Dân Ðảng. Cũng không thấy bản thỏa hiệp đoàn kết chống Nhật giữa hai bên, trong đó Trung Cộng đã chấp nhận bỏ chủ nghĩa cộng sản để theo Tam Dân Chủ nghĩa (三民主義) của Tôn Dật Tiên (孫逸仙)! !

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở Ðài Loan thừa kế Thống Chế Tưởng Giới Thạch, đã bác bỏ những lời tuyên truyền của Trung Cộng bằng một cuộc hội thảo về lịch sử chiến tranh, và một bài diễn văn của Tổng Thống Mã Anh Cửu đọc trong một cuộc diễn binh mừng chiến thắng quân Nhật, vào Tháng Sáu ở Ðài Bắc. Ông Mã Anh Cửu xác nhận: “Chính phủ Dân Quốc và Tổng Thống Tưởng Giới Thạch đã chiến thắng quân đội Nhật; không ai có thể phủ nhận sự thật này.”

Tháng Tám năm 1945, Nga chỉ tuyên chiến với Nhật Bản sau khi Hirosima đã bị bom nguyên tử. Tuyên chiến rồi, quân Nga tiến chiếm Mãn Châu, mảnh đất đã được nhà Mãn Thanh nhập vào nước Tàu trước đó ba thế kỷ. Ðược quân Nga mở đường, Mao Trạch Ðông mới cho Lâm Bưu dẫn quân lên Mãn Châu. Quân Nga tiến tới đâu, quân cộng sản Trung Hoa theo tới đó, lập đảng bộ và tổ chức đấu tố ở mỗi làng.

Tưởng Giới Thạch là tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, được các nước thắng trận công nhận, kể cả nước Nga. Tưởng Giới Thạch đã đấu tranh ngoại giao với Nga yêu cầu Stalin rút quân khỏi Mãn Châu và thành công. Stalin vẫn coi Mao Trạch Ðông chỉ một thủ lãnh nông dân tầm thường, không hề làm công nhân bao giờ, không đáng là đảng viên Cộng Sản! Tưởng Giới Thạch đưa những đạo quân thiện chiến nhất từ mặt trận Tây Nam tiến lên Mãn Châu “tiễu trừ Cộng phỉ.” Ông có thể thành công, cho tới khi ông ra lệnh ngưng tiến quân, trước áp lực của Tướng Mỹ George Marshall, đại diện chính quyền Mỹ!

Trong trận Tứ Bình Nhai (四平街) vào Tháng Tư năm 1946 và kéo dài một tháng trời, Lâm Bưu phải đưa cả 100 ngàn công nhân không hề được huấn luyện vào chiến trường. Ngày 18 tháng Năm cộng quân bỏ chạy sau khi chết 40 ngàn, mất một nửa số binh sĩ. Ngày 6 Tháng Sáu, Lâm Bưu được lệnh rút khỏi Harbin (Cáp Nhĩ Tân, 哈尔滨) là thủ đô của Mãn Châu quốc. Quân Quốc Gia đã sẵn sàng đánh chiếm Harbin, bỗng nhiên nhận được lệnh ngưng tấn công. Vì ông Tướng Marshall muốn đóng vai “sứ giả hòa bình” đứng ra hòa giải hai phe Quốc-Cộng!

Sau đó Cộng quân có thời giờ tổ chức lại quân đội, lại được quân Nga trao cho những vũ khí nặng, trước khi rút về nước. Trong khi đó quân quốc gia ở một chiến trường xa, không thể tiếp tế đầy đủ. Quân Quốc Dân Ðảng thất thế, vừa rút đi vừa tan hàng, sau cùng để cửa ngỏ cho cộng quân tiến vào Bắc Kinh.

Năm 1949, Tưởng Giới Thạch cùng tàn quân chạy qua Ðài Loan, nhưng suốt quãng đời còn lại ông vẫn tuyên bố sẽ “quang phục lục địa.” Giấc mộng đó ông không thực hiện được, nhưng trong 65 năm qua sống dưới chính quyền Quốc Dân Ðảng, Ðài Loan đã phát triển thành một quốc gia tân tiến và dân chủ tự do. Từ 1980 dân Ðài Loan đã “quang phục lục địa” bằng tiền vốn đầu tư. Cộng Sản Trung Hoa cũng bắt đầu công nhận vai trò của Tưởng Giới Thạch trong việc thống nhất Trung Quốc vào thập niên 1920. Năm 2009, trong một lần đi thăm thành phố Ðại Lý ở Vân Nam, tôi đi qua một cửa tiệm tạp hóa nhỏ; nhìn vào bên trong thấy bày bán mấy bức hình để treo tường. Ðó là hình Mao Trạch Ðông, Chu Ân Lai và Tưởng Giới Thạch, ba bức chân dung lớn bằng nhau!

Chính quyền Trung Cộng đã bóp méo lịch sử khi làm lễ kỷ niệm “chiến thắng Phát xít Nhật.” Ðây là chủ trương cổ động lòng yêu nước của dân Trung Hoa do Tập Cận Bình thúc đẩy để tiến hành chương trình xâm chiếm các quần đảo trong vùng Biển Ðông nước ta.

Hành động bóp méo lịch sử của Trung Cộng cũng không khác gì của Việt Cộng. Chính quyền Việt Nam đầu tiên tuyên bố độc lập là chính phủ Trần Trọng Kim chứ không phải chính quyền Cộng Sản. Cuộc biểu tình đầu tiên ở Hà Nội ngày 17 Tháng Tám năm 1945 sau khi Nhật đầu hàng là do các công chức Hà Nội tổ chức để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim đã bị Cộng Sản cướp diễn đàn, treo cờ đỏ. Sau đó hai ngày, một nhóm cán bộ Cộng Sản mới tổ chức “cướp chính quyền” trong khi toàn bộ lãnh đạo đảng vẫn còn chưa biết tin tức. Cuốn Ðèn Cù của Trần Ðĩnh đã tiết lộ chính những người trong đảng phái quốc gia đã vận động với quân Nhật để bảo đảm an ninh cho nhóm quân Việt Minh đầu tiên đi qua cầu Long Biên vào Hà Nội. Sử gia Vũ Ngự Chiêu đã công bố công trạng của chính phủ độc lập đầu tiên của nước ta, trong vòng năm tháng trời đã thực hiện được việc thống nhất “ba kỳ,” cải tổ toàn diện nền giáo dục, tổ chức việc cứu tế, phát động một phong trào các tổ chức nhân dân tự nguyện và độc lập với nhà nước, xứng đáng gọi là một “xã hội công dân” theo nghĩa bây giờ.

Ngày 19 Tháng Tám năm 2010, Nhạc sĩ Tô Hải đã viết một bài nói rõ thêm một sự thật lịch sử vẫn bị Việt Cộng bóp méo. Ông Tô Hải thẳng thắn phủ định một luận điều tuyên truyền nói rằng Việt Minh đã cướp chính quyền từ thực dân Pháp và phát xít Nhật. Trong thực tế, Cộng Sản Việt Nam đã cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, chính phủ độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Vì lúc đó, “Nhật đã đầu hàng vô điều kiện, Pháp vẫn chưa ra khỏi các trại giam!” Chàng thanh niên Tô Hải thời đó đã “bọn tớ, tay cầm cờ vàng ba sọc đỏ, miệng hát ‘Này thanh niên ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng’ kéo nhau đi biểu tình ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim...” hoàn toàn không biết gì đến nghị quyết của Việt Minh! Tô Hải cũng ghi công chính phủ Trần Trọng Kim, “126 ngày nắm giữ một chính quyền của một đất nước hoang tàn, chết đói đầy đường, không một đồng trong ngân quỹ, 95% người dân không biết chữ...;” và tinh thần của nhân dân Việt Nam lúc đó, “tất cả các hoạt động thanh niên tiền tuyến, thanh niên khất thực, phụ nữ, nhi đồng, công chức... đều được ‘tự giác’ tổ chức bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, suốt 126 ngày...” Tóm lại, Cộng Sản Việt Nam đã chỉ thừa hưởng “'mâm cỗ độc lập tự do' đã có chính phủ Trần Trọng Kim dọn sẵn, kể cả hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình suốt từ ngày Nhật đầu hàng vô điều kiện cho đến ngày 19 Tháng Tám... Nói trắng ra rằng, dân Việt Nam chẳng hề biết đến cái sự lãnh đạo tài tình nào của Ðảng Cộng Sản trước cái ngày 19 Tháng Tám năm 1945 ấy!”

Theo Tô Hải, “Việt Minh... có cái ‘tài’... duy nhất là, khi vào tiệc thì cầm cốc đứng lên hô to: ‘Nào! Mời các bạn cầm đũa!’ Cứ làm như bữa tiệc ấy là chính mình bỏ tiền ra chiêu đãi toàn dân vậy!”
quangminh
Posts: 547
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Nước Tầu Đại Loạn
Từ khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc lên nắm quyền tại Hoa lục năm 1949, chưa bao giờ nước Tầu hay đúng ra là Trung Cộng lại rơi vào tình trạng hỗn loan như thời gian vừa qua về mọi phương diện:

Chính Trị:

1.-Giang Trạch Dân âm mưu thanh toán Tập Cận Bình thất bại, cả gia đình vợ con đều bị quản thúc. Bao nhiêu tướng lãnh trong Quân Ủy TC đều là người theo phe của Giang Trạch Dân. Các Tướng này đã bị bắt, bị cách chức, giam giữ hoặc một số đã tự sát. Lần đầu tiên Tập Cận Bình bôi xấu Giang Trạch Dân (lý lịch là cháu ba đời của Uông Tinh Vệ, là tên Đại Hán Gian thời Nhật).

2.-Bí Thư Thường Trực của Tập Cận Bình đã đào tỵ tại Mỹ:

-Chỉ biết đã đến San Francisco nhưng tung tích hoàn toàn giữ bí mật. TCB đã yêu cầu Mỹ dẫn độ tay Bí Thư này về Hoa Lục. Hoa Kỳ bác bỏ đề nghị này vì trước kia tên Edward Snowden đào thoát qua Hồng Kong, Mỹ đã yêu cầu TC dẫn độ nhưng TC nói TC-Mỹ không có hiệp ước dẫn độ nên từ chối. Bây giờ gậy ông đập lưng ông, Hoa Kỳ cũng từ chối dẫn độ.

-TC đã phái các toán đặc công xâm nhập vào Mỹ để tìm diệt tay Bí Thư này vì anh ta biết quá nhiều bí mật của Hoa Lục. Phía Hoa Kỳ đã bí mật tăng cường an ninh tại các sân bay tìm cách ngăn chặn các tay đặc công này vào Mỹ.

-TT Obama yêu cầu TC thả vợ con của tay Bí Thư này ra, nếu không Hoa Kỳ sẽ cấm toàn bộ hàng TC không được vào Mỹ. Bước thứ hai sẽ nói châu Âu cũng cấm hàng TC nhập vào.

Kinh Tế:

-Thị Trường Chứng Khóan Hoa Lục sụp đổ tại Thượng Hải và Shenzen, khoảng 200 triệu người Hoa Lục chơi stock bị phá sản, nhiều ngân hàng đóng cửa. Người ta cho rằng chính Mỹ đã gây ra nạn sụp đổ này để cảnh cáo TC đã có âm mưu và lời tuyên bố muốn thay đồng Mỹ Kim bằng đồng Yuan của TC/và tìm mọi cách đánh đổ đồng Đô La. Hậu quả của sự sụp đổ này chưa có thể tiên đoán được nhưng rõ ràng là Hoa Lục đã kiệt quệ về tài chánh/và sẽ ảnh hưởng đến Quân Sự và mộng bá quyền tại Biển Đông.

-Kinh Tế Nga-Tầu chao đảo:

Mỹ đang đánh thẳng vào nền kinh tế hai nước này bằng chiêu "Dầu Hỏa" như sau:

-Hôm qua đột nhiên Anh Quốc mở lại đại sứ quán tại Teheran (Iran) và Iran đã mở lại các kho dầu (bị ứ đọng không bán được thời gian qua) và xuất cảng dầu qua Châu Âu với giá hạ hơn thị trường (để thâu ngoại tệ về nhanh). Đây là đòn nặng vào dầu khí của Nga. Giá dầu đã hạ xuống chỉ còn $34 USD/ thùng (không còn có lời nữa qua chi phí sản xuất. Phải trên $40 USD mới có lợi nhuận). Dầu khí của Nga đang bị đe dọa vì Châu Âu không cần nữa.

-Bất thình lình và lần đầu tiên trong lịch sử, TT Obama đã ra lệnh cho khai thác mỏ dầu hỏa dự trữ lớn nhất của Hoa Kỳ tại Alaska và giao cho công ty Shell (của Anh Quốc) được toàn quyền khai thác, làm cho giá dầu thô càng sút giảm mạnh.

Quân Sự:

-Trước tình hình TC bành trướng ở Biển Đông: Xây đường băng dài 1,200 mét trên đảo Chữ Thập (Trường Sa). Nối dài đường băng cho phi cơ hạng nặng có thể chở vũ khí đầu đạn hạt nhân bắn đi xa 6,500km (kéo dài một đường băng từ 2km thành hơn 3km) trên Hoàng Sa,

-Mỹ đã đổ bộ quân và vũ khí máy bay hạng nặng vào 8 điểm trên đất Phi (trên đảo Luzon có Manila và căn cứ Clark/và Palawan).

-Mỹ đã bí mật ký kệt hiệp ước quân sự với Cộng Sản VN (chi tiết chưa được ông bố) nhưng CSVN đã để cho Mỹ sử dụng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ HQ. Mỹ đang đưa các SQ HQ gốc Việt về Cam Ranh để hoạt động và chỉ huy. Mỹ vừa hạ thủy Hàng Không Mẫu Hạm Gerald Ford đặc biệt có dàn phóng phi cơ tối tân nhất (không dùng máy đẩy phi cơ như trước/nên HKMH nhẹ hơn). Trong khi đó thế giới đang chê cười TC khoe chế tạo được HKMH (thực chất chỉ là cái bè nổi khổng lồ bằng các thùng phuy kim lọai) mục đích làm trạm tiếp tế nhiên liệu cho các phi cơ mà thôi/ không có khả năng tấn công.


Chưa bao giờ Trung Cộng bị những đòn nặng trên nhiều phương diện như vậy. Cũng chưa bao giờ Nga bị chao đão vì dầu hỏa đi xuống và trước viễn ảnh dư thừa dầu trong thế giới tư bản như vậy.

Tình hình sẽ còn biến chuyển mạnh trong thời gian tới, cần theo dõi.

(Theo các nguồn tin ngoại quốc mới nhất):

PGĐ
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest