Bình Luận , Quan Điểm

tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Tại sao Trung Cộng dại dột?

Ngô Nhân Dụng

Vụ phi cơ thám thính P8-A Poseidon của Mỹ bay qua các hòn đảo Trường Sa mà Trung Cộng đang chiếm của nước ta khiến nhiều người đặt câu hỏi: Khi lập các “đảo nhân tạo” để xây dựng căn cứ quân sự, hải đăng, và phi trường, Cộng Sản Trung Quốc khôn hay dại?

Từ năm 2002 Trung Cộng đã thỏa thuận với các nước Ðông Nam Á là không thay đổi “nguyên trạng” trên các hòn đảo tranh chấp. Ðắp các đảo nhân tạo không những làm trái thỏa thuận này mà còn vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Cộng được lợi gì khi thay đổi nguyên trạng?

Về mặt quân sự, mấy phi trường và căn cứ mới chỉ có chút giá trị nếu Trung Cộng đánh nhau với Việt Nam. Nhưng tất cả đều là những căn cứ cố định, phơi bày giữa biển chứ không giống những đoàn quân chui rúc trong rừng; cho nên có thể bị hỏa tiễn Mỹ xóa tan ngay trong một cuộc đụng độ giữa Trung Cộng với Philippines hay Nhật Bản, là những nước được hiệp ước an ninh với Mỹ bảo vệ.

Về mặt kinh tế, Trung Cộng không cần phải có các căn cứ quân sự mới làm gì. Ðường tiếp tế dầu khí và nguyên liệu cho kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ bị de dọa bằng vũ lực; mà nếu bị đe dọa thì các căn cứ mới cũng không không ngăn cản được ai. Từ mấy chục năm nay Trung Cộng vẫn muốn chiếm các mỏ dầu khí trong vùng; các nước khác vẫn phản đối; tình trạng giằng co này sẽ còn kéo dài trong mấy chục năm nữa. Thế cân bằng quân sự của Trung Cộng không mạnh hơn nhờ mấy phi trường mới vội vàng xây lên và sức mạnh pháp lý cũng vậy. Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Cộng, Dương Vũ Quân, mới nói rằng họ lập các căn cứ mới trên đảo để giúp cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và cứu nạn trên biển. Không ai tin rằng họ chỉ nghĩ đến việc phước thiện như vậy.

Cho nên, Trung Cộng không được lợi gì khi hấp tấp xây dựng các căn cứ mới trên các hải đảo của nước ta, như đảo Gạc Ma, đảo Chữ Thập. Ngược lại, họ tự gây ra nhiều điều bất lợi.

Tạo cơ hội cho phi cơ thám thính Mỹ biểu diễn bay qua các phi trường mới xây là một bất lợi. Khi Trung Cộng bắn các tàu đánh cá người Việt Nam, hay khi đem giàn khoan tới cắm trong hải phận nước ta, chính quyền Mỹ không làm gì để phản đối cả. Ðáng lẽ Bắc Kinh nên tiếp tục khuyến khích chính quyền Mỹ cứ đứng xa mà nhìn như vậy. Một tay cường hào đang lén lút chiếm đất của hàng xóm thì tốt nhất không nên để cho cả làng, cả nước chú ý đến việc mình làm. Gây sự khiến có người lên tiếng cảnh cáo, là dại. Trâng tráo nói các hòn đảo mới chiếm là của mình, rồi bị bác bỏ, càng dại nữa. Người nào đã nói lời bác bỏ đó, họ sẽ không thể ngoảnh mặt làm ngơ nếu tên cường hào ăn hiếp lối xóm hung bạo hơn. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời Bành Quang Khiêm, giáo sư Học Viện Quân Sự, đả kích Mỹ “từ ngàn dặm bay tới trước cổng nhà, khiến Trung Quốc bắt buộc phải tự vệ!” Nhưng cả thế giới không ai tin luận điệu vừa ăn cướp vừa la làng đó.

Mối bất lợi thứ hai là Trung Cộng đã khiến các nước trong vùng bị đặt trong tình trạng báo động. Họ phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Philippines, Việt Nam, Nhật Bản và Australia. Càng có nhu cầu được cái dù quân sự Mỹ che chở. Sau khi Trung Cộng xây các căn cứ mới, những cuộc tập trận chung được tổ chức nhiều hơn, nhiều mặt hoạt động rộng hơn, so với trước năm 2014. Mỹ chính thức mời Nhật cùng bảo vệ vùng biển Ðông Nam Á. Phi cơ P-3C của không lực Nhật Bản đã bay tới Ðà Nẵng lần thứ hai, sau khi Trung Cộng xây các căn cứ mới.

Tóm lại, trong việc Trung Cộng xây thêm căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo, lợi bất cập hại. Có phải giới lãnh đạo Bắc Kinh đã hành động dại dột hay không?

Phải giả thiết rằng họ không dại dột. Họ đầy đủ thông tin và đủ trí thông minh, nếu không hơn thì cũng không kém gì chúng ta. Họ phải biết những hành động gây sự mới này chẳng được lợi bao nhiêu trong khi gây nhiều hậu quả bất lợi.

Cho nên chỉ có thể giải thích những hành động “dại dột” của Trung Cộng nếu công nhận họ có những mục tiêu đặc biệt mà người ngoài không thấy.

Việc xây dựng các căn cứ quân vừa qua của Trung Cộng có thể nhắm một mục tiêu nhỏ hơn các suy nghĩ của mọi người. Họ chỉ nhắm vào một nước Việt Nam. Họ chấp nhận những phản ứng bất lợi từ nước Mỹ và Philippines, Nhật Bản, trong một thời gian ngắn. Sau khi mục tiêu nhắm riêng vào Việt Nam đã đạt được, Bắc Kinh vẫn có thể sẽ tỏ thái độ hòa hoãn, gây thiện cảm với các nước này bằng cách khác, để xóa bỏ những phản ứng xấu họ mới gây ra. Bắc Kinh chỉ cần ngưng các lời lẽ hiếu chiến đối với Tokyo và Manilla trong nửa năm thì cả chính quyền Mỹ cũng được thoa dịu, coi như Trung Cộng đã lùi bước.

Nhưng riêng với Việt Nam thì khác. Trung Cộng đã củng cố những hòn đảo chiếm được của nước ta ở Hoàng Sa và Trường Sa. Họ muốn tình trạng đó càng ngày càng được phơi bày trước thế giới một cách rõ ràng, cụ thể, hiển nhiên hơn. Họ muốn đặt dân tộc Việt Nam trước một “sự đã rồi” rõ ràng, chặt chẽ, hơn, khó tháo gỡ hơn. Trung Cộng sẽ phân trần với cả thế giới rằng họ không có ý khiêu khích Mỹ hay Nhật, không muốn “thay đổi nguyên trạng” trong cả vùng Ðông Nam Á,” liên can đến các nước khác. Họ sẽ chứng tỏ với mọi người rằng họ chỉ muốn “củng cố nguyên trạng” tại các hòn đảo đã cướp được của Việt Nam, trong viễn tượng một tương lai lâu dài và không thể đảo ngược lại.

Ðể biện minh cho hành động này, Trung Cộng chỉ cần trưng ra một lần nữa những thứ như bức công hàm của Phạm Văn Ðồng năm 1958, các sách giáo khoa và bản đồ do Cộng Sản Việt Nam ấn hành từng công nhận các quần đảo trên thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Khi Ðảng Cộng Sản Việt Nam không dám có một hành động nào mạnh hơn những lời phản đối chiếu lệ như trước đây, thì tình trạng “ván đã đóng thuyền” càng ngày càng khó đảo ngược. Nước Việt Nam sẽ tiếp tục bị cô lập. Các nước khác sẽ không có lý do nào, và cũng chẳng có quyền lợi nào, để phản đối mối quan hệ bang giao giữa Trung Cộng với Việt Nam, trong khi hai Ðảng Cộng Sản vẫn song ca bài Bốn Tốt và 16 Chữ Vàng. Cuối cùng, việc xây dựng các căn cứ và phi trường mới chỉ xác nhận cụ thể hành động bán đứt Hoàng Sa và Trường Sa của Ðảng Cộng Sản Việt Nam mà thôi.

Tiến trình chứng tỏ “ván đã đóng thuyền” này đã được tiến hành từ năm 1974 đến nay. Câu hỏi còn lại là tại sao giới lãnh đạo Bắc Kinh lại thực hiện các công trình mới một cách gấp rút trong thời gian chưa đầy một năm qua? Tại sao họ không tiếp tục đi từng bước nhỏ như trong bốn chục năm vẫn làm, qua những việc thành lập quận Tam Sa; việc đánh, giết các ngư dân người Việt; đưa giàn khoan lớn vào hải phận Việt Nam; hoặc lâu lâu ban hành các lệnh cấm tàu đánh cá Việt Nam hoạt động?

Chỉ có một lý do, là Bắc Kinh lo ngại Việt Nam sẽ thay đổi; và thay đổi nhanh chóng trước khi họ hoàn tất các biện pháp củng cố cần thiết. Xây dựng các căn cứ quân sự mới là một việc cụ thể, cần thiết để xác nhận chủ quyền của Trung Cộng.

Nhưng Trung Cộng có lo ngại chính Việt Cộng sẽ thay đổi hay không? Ðiều này khó xảy ra. Ðạo quân tình báo Trung Cộng vẫn nắm chắc Ðảng Cộng Sản Việt Nam trong tay. Giới lãnh đạo Việt Cộng vẫn tiếp tục để cho Trung Cộng thao túng về kinh tế, chính trị, ngoại giao, không một cá nhân nào trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Cộng đủ sức thay đổi.

Cho nên, mối lo thực của Trung Cộng là cả chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ tan rã và sụp đổ trước khi Trung Cộng củng cố vững chắc việc mua đứt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tình báo của Bắc Kinh cũng biết chế độ Cộng Sản Việt Nam đang mong manh. Bất cứ một chính quyền mới nào ở Việt Nam mà không thuộc Ðảng Cộng Sản cũng có thể thay đổi quan điểm đối ngoại. Ðặc biệt là trong mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, một chính quyền không Cộng Sản có thể xóa bỏ trên danh nghĩa tất cả các cam kết đối với Trung Cộng, trong đó có lá thư của Phạm Văn Ðồng. Khi đó, tất cả công trình của Ðảng Cộng Sản Trung Hoa thực hiện ở Biển Ðông sẽ bị thế giới nhìn bằng con mắt khác.

Tóm lại, Trung Cộng không dại dột. Họ chỉ lo xa, tính kỹ, “tiên hạ thủ vi cường” khi lo dân Việt Nam có thể thay đổi cuộc cờ, không biết lúc nào!
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

CSVN: Quân bài lật ngửa ở hội nghị Shangri-la
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Trung tâm Hội nghị Shangri-la ở Singapore sát vách với thủ đô Kuala Lumpur vì vậy chắc ngài Hishammuddin Hussein Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đã nghe và chắc là nản lòng lắm qua lời phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh với báo chí quốc tế ngày 30-5 tại cuộc Đối thoại Shangri-la rằng: “Việt Nam là bạn, là đối tác nhưng không tham gia liên minh quân sự. Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam chúng tôi”


Có lẽ lời phát biểu của ông Thượng tướng nước CHXH/CNCS Việt Nam (nói trên) đã làm tan thành mây khói cái sáng kiến: “đề xuất thành lập một lực lượng Liên minh gìn giữ hòa bình của Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà chính ngài Hishammuddin Hussein đã thai nghén từ cách đây hai tháng trong cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN ở Langkawi (Malaysia), tại đó Bộ trưởng Hishammuddin Hussein cho rằng nếu quốc tế có: “Lực lượng gìn giữ hòa bình của AU làm nhiệm vụ giám sát hòa bình tại các điểm nóng dưới sự cho phép của LHQ, vậy tại sao ASEAN lại không làm được như thế”? - (dantri.com.vn 17/3/15).


Và hiện nay ông với tư cách là Bộ trưởng QP đại diện cho Malaysia nước đương nhiệm chủ tịch khối Asean (cũng là đối tác tranh chấp với TQ ở biển Đông) đang trên hành trình công du qua các quốc gia thành viên để “thuyết khách” tìm sự nhất trí đồng thuận thành lập lực lượng này. (voatiengviet.com - 31/5)

Vì vậy có thể ông Hishammuddin Hussein rất thất vọng. Tuy nhiên, nếu là người Việt Nam thì ông Bộ trưởng QP Malaysia sẽ bớt buồn, khi ông biết tướng CSVN này khoát bộ quân phục 3 sao trên cầu vai (chưa từng tốt nghiệp bất cứ khóa sĩ quan võ bị nào tại Việt Nam) lừng lẫy với thành tích lưu manh khét tiếng chưa có tướng nào của quân đội CHXH/CNVN sánh bằng (*)

Và vì thế lời phát biểu: “...không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn là từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam chúng tôi” chỉ là lời nói xu thời định hướng, tráo trở tuyên truyền, của phường lưu manh bịp bợm đúng bản chất của người cộng sản.


“Không liên minh đó là nguyên tắc từ xưa” (Nguyễn Chí Vịnh)? Không liên minh với CSTQ thì dao mác gậy gộc làm sao HCM đánh Pháp ở Điện Biên? Không liên minh với Nga Tàu thì CSVN có là quỷ nhập tràng cũng không thể hút máu hết 4 triệu người Việt để CS hóa miền Nam VN. Không liên minh thì sao đánh cho Trung Quốc, Liên Xô. Không liên minh thì những tên nào nếu không phải Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng ngày 3/11/1978 đích thân qua Liên Xô ký cùng Brezhnev Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô - Hiệp Ước Hữu Nghị Và Hợp Tác Việt Xô mà thực chất là một hiệp ước liên minh quân sự để hù dọa Trung Quốc cho yên tâm để ngày 25/12/1978 Lê Duẩn và Lê Đức Anh xua hàng trăm ngàn quân CSVN vào lãnh thổ Campuchia? Vậy mà mở miệng tỉnh queo nói trước hội nghị quốc tế: “Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn là từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam chúng tôi”!?


Nói đến “lực lượng gìn giữ hòa bình” thì Nguyễn Chí Vịnh cũng như “nhà nước, đảng” CSVN đâu có lạ gì. Các hoạt động gìn giữ hòa bình là một sứ mạng cao cả rất cố gắng trong khả năng có thể của LHQ và các quốc gia văn minh phương Tây nhằm giảm thiểu đổ máu cho người dân thường trên các điểm nóng thế giới. Hơn nữa Liên Hiệp quốc không phải là tổ chức duy nhất có quyền và nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, một vài tổ chức hợp pháp khác cũng có quyền làm nhiệm vụ gìn giữ hòa binh như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Kosovo và Lực lượng Quan sát Đa quốc gia thực hiện nhiệm vụ trên bán đảo Sinai hoặc của chính LHQ tại châu Phi mà gần đây Việt Nam có tham gia, cụ thể:

Ngày 25/2/2013 Nguyễn Chí Vịnh đã tiếp ông Edmond Mulet, Trợ lý Tổng thư ký Liên hiệp quốc, phụ trách cơ quan gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc và cho biết, Bộ QP/VN đã chuẩn bị tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc vào đầu năm 2014 (vnexpress.) 3 tháng sau ngày 27/5/2014, Việt Nam đã trao quyết định của LHQ, quyết định của Chủ tịch nước VN cử 2 sĩ quan (Trung tá Mạc Đức Trọng và Trung tá Trần Nam Ngạn) làm nhiệm vụ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc tại Nam Sudan.


Và mới đây ngày 23/05/2015 tại Hội nghị đánh giá kết quả 1 năm Việt Nam chính thức tham gia “lực lượng gìn giữ hòa bình” của LHQ do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu rằng: “Việt Nam đánh giá cao vai trò quan trọng của LHQ trong 70 năm qua trong việc giải quyết nhiều cuộc xung đột, góp phần tích cực vào việc duy trì và bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế, trong đó có việc triển khai các hoạt động gìn giữ hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới. Việt nam đóng góp cho hòa bình, an ninh quốc tế cũng sẽ góp phần quan trọng cho bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển của Việt Nam bởi đất nước sẽ có thêm được những người bạn, sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam. “Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những mục tiêu, nguyên tắc này và sẵn sàng đóng góp tích cực hơn cho những mục tiêu đó”.(baodientu.chinhphu.vn-23/5)


Tham gia, nhận định và phát biểu như thế về “lực lượng gìn giữ hòa bình” nhưng thật là ngạc nhiên khi mà tình hình trên biển Đông hiện nay như lên cơn “sốt” tuyệt đối công luận thế giới đều lên án Trung Quốc về hành vi phi pháp lấn chiếm biển đảo đe dọa mất an ninh trong toàn khu vực và cao điểm là tại hội nghị Shangri-la ở Singapore đang diễn ra Hoa Kỳ vừa kêu gọi ngưng ngay lập tức và lâu dài việc cải tạo đảo của tất cả các quốc gia nhận chủ quyền tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp.

Phát biểu tại hội nghị Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Ashton Carter nói với Trung Quốc rằng hành xử của họ tại khu vực đã vượt ra ngoài khuôn khổ các tiêu chí và quy tắc quốc tế (BBC 30/5).

Rõ ràng là nhìn từ mọi góc độ đều nhận thấy tình hình khu vực tranh chấp Biển Đông đang rất cần một “lực lượng Liên minh gìn giữ hòa bình của Các quốc gia Đông Nam Á” Nó trở nên danh chính ngôn thuận khi có đến 4 thành viên Asean (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) có liên quan.

Đồng thuận theo chiều hướng này trước đó Mỹ, Nhật Bản và Philippines cũng đã gợi ý và Mỹ đang tiến hành tuần tra trên không và mặt biển và sẽ phối hợp với Nhật, Phi tiếp tục trong thời gian tới.

Ngược lại, Việt Nam là quốc gia đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực nhiều đảo biển nhất trong vùng thì “nhà Nước, đảng CSVN” lại lạnh nhạt không hào hứng chút nào với một “lực lượng gìn giữ hòa bình” mà mới nhất là thông qua Tướng Nguyễn Chí Vịnh trưởng Đoàn VN phát biểu với báo chí quốc tế ngày 30-5 tại cuộc Đối thoại Shangri-la (nói trên).


Thật lạ lùng, từ ngàn xưa tập quán của dân tộc Việt Nam khi trong nhà hay làng xóm bị trộm cướp “viếng thăm ” thượng sách nhất là tổ chức kết đoàn nhiều nhà lại với nhau để tuần tra phòng chống rất hiệu quả làm nản chí kẻ gian, bởi đũa một bó khó bẻ gãy hơn một chiếc. Trong trường hợp này những chóp bu gọi là lãnh đạo của đảng CSVN thì nghĩ và làm ngược lại.

Một câu hỏi rất bức xúc mà chắc chắn toàn dân Việt Nam phải đặt ra trong hoàn cảnh nghịch lý này là: Lý do nào đảng CSVN chọn giải pháp đứng riêng lẽ bên lề của quốc tế và khu vực đang nỗ lực chống lại mưu đồ chiếm trọn Biển Đông làm ao nhà mình của Trung Quốc? Trong đó có chủ quyền đảo biển rất lớn của Việt Nam?.

Không hoàn tất hồ sơ kiện Trung Quốc, không đoái hoài đến lời kêu gọi phối hợp tuần tra của Philippines, Hoa Kỳ và Nhật Bản trên Biển Đông và không quan tâm đề xuất của Malaysia thành lập một lực lượng Liên minh gìn giữ hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á.

Người ta phải tự hỏi nhà nước đảng CSVN đơn phương sẽ phải làm gì để chặn lại đà tiến như tằm ăn dâu của Trung Quốc trên biển Đông hiện nay?


Đến giai đoạn này buộc lòng nhiều người Việt Nam phải nghĩ: Phải chăng trong Hiệp Định Thành Đô năm 1990 giữa 2 đảng CSTQ và CSVN có một điều khoản: CSTQ sẽ ngay tức khắc cử đại binh sang Hà Nội bảo vệ sự sống còn của CSVN khi bị đe dọa lật đổ từ bất cứ nguyên nhân hay thế lực nào? Đổi lại mọi quyền lợi hay an ninh quốc gia Việt Nam phải là hàng thứ yếu nằm phía dưới quyền lợi của Trung Quốc và đảng CSVN?

Image
Bộ trưởng QP/VN- Phùng Quang Thanh - “Tôi thấy lo lắng lắm...
Không biết tuyên truyền như thế nào?
chứ từ trẻ con đến người già Việt Nam
có xu thế ghét Trung quốc - cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”!?.

Nếu không phải, thì qua khái quát khách quan tóm lược mọi diễn biến liên quan vấn đề này từ trước đến hôm nay thì đó không thể nào là tư duy “logic” chính trị của một giai tầng lãnh đạo lấy sự nghiệp toàn vẹn lãnh thổ, độc lập của tổ quốc nhân dân Việt Nam đặt lên hàng tối thượng.

Hoàng Thanh Trúc
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Mỹ thăm dò động thái của VN trước âm mưu chiếm Biển Đông của TQ
Sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á tại Singapore/Hội nghị Shangri-la 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tới thăm lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam trong ba ngày từ 31/5 đến 2/6. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 cấp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ.

Đây được coi là động thái tích cực khẳng định quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Để độc giả có thông tin đa chiều, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) – Người đã có trên 35 năm nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nước Việt – Mỹ.

Ông đánh giá như thế nào về chuyến thăm Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ở thời điểm này?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Việc một người đứng đầu Bộ Quốc phòng của một nước siêu cường trên thế giới đến Việt Nam nhiều ngày hẳn là phải có chủ đích chứ không thể là một chuyến thăm đơn thuần. Bởi một quốc gia thực dụng như Mỹ sẽ không bỏ thời gian, công sức cho những điều viển vông hoặc không có mục đích rõ ràng.


Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Công an. (Ảnh: Cao Tuân)
Tôi cho rằng mục đích chuyến thăm lần này của Mỹ là để tìm hiểu mối quan hệ thực sự giữa Việt Nam – Trung Quốc là như thế nào?. Bởi, chính giới chức Mỹ vẫn chưa thực sự hiểu rõ mối quan hệ này.

Vẫn có những ý kiến khác nhau, có trường phái nói rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc là một khối ngăn cách. Họ cho rằng, Trung Quốc là kẻ thù, là nước mở ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979; chiếm Hoàng Sa năm 1974 và cũng chính nước này chiến tranh xâm lược Trường Sa năm 1988… nên giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều bất ổn. Do vậy, Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam vào ảnh hưởng của mình từ đó thiết lập vòng cung để đối phó với Trung Quốc.

Trường phái thứ 2 lại cho rằng: Mặc dù Trung Quốc mở các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và gieo nhiều tai họa trong khi đó phía Việt Nam vẫn có thái độ thân thiện, hợp tác với Trung Quốc vì hòa bình chung.

Chính vì thế chính quyền Mỹ cần mục sở thị Việt Nam để hiểu rõ tình hình, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó, Mỹ mới quyết định việc ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam về mặt phương tiện, vũ khí để đối phó với những việc làm sai trái của Trung Quốc trên biển Đông.

Vậy ông nhận định thế nào việc Ngài Ashton Carter, người đứng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ đã đến Cảng Hải Phòng và thăm tàu Cảnh sát biển 8003 - con tàu Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm, va, phụt vòi rồng trong một cuộc ngăn chặn, yêu cầu Trung Quốc dừng hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam trong năm 2014.

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Theo tôi, đây được coi là mục đích cơ bản của chuyến thăm này. Bởi lẽ, Mỹ muốn kiểm tra thực hư chiếc tàu của Việt Nam bị phía Trung Quốc đâm như thế nào?. Tiếp đó là thông qua các cuộc đối thoại với thủy thủ của tàu 8003 và người chỉ huy con tàu này để họ đánh giá nhận biết xem quan điểm của lãnh đạo cấp cao và chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có gì khác nhau không?.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tới thăm lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam ở Hải Phòng vào ngày 31/5. (Ảnh: Văn Biên)
VÌ thế, đại diện Hoa Kỳ chỉ hứa chung chung là sẽ hợp tác và hỗ trợ về phương tiện giúp cảnh sát biển đối phó với những hành động xâm phạm chủ quyền trên biển Đông. Họ rất thận trọng cho biết sẽ kết hợp với các nguồn tin khác nữa từ nhiều phía rồi từ đó mới định hình mối quan hệ với Việt Nam.

Ông có nhận định gì về mối quan hệ đối tác Việt Nam – Mỹ trong tương lai gần, đặc biệt là sau chuyến thăm của ông Ashton Carter đến Việt Nam và sắp tới đây là của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ?.

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Dưới góc độ là một Nhà nghiên cứu quốc tế với hơn 35 năm nghiên cứu về Mỹ tôi cho rằng quan hệ Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới sẽ có bước tiến triển nhưng chưa thực sự đột phá. Do cả 2 phía cả ở Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều thận trọng.

Trong đó, lý do rõ nhất là phía Hoa Kỳ chưa đủ lòng tin vào Việt Nam để chuyển giao công nghệ, chuyển giao vũ khí, chuyển giao thông tin. Họ cho rằng Việt Nam chưa thật sự kiên quyết, mạnh dạn trong việc thiết lập chiến lược.

Cho nên chuyến đi lần này của ông Ashton Carter được coi là một bước tiến dần dần trong quan hệ Việt - Mỹ chứ chưa thể coi là đột phá được. Điều này phù hợp với mong muốn của Trung Quốc. Vì phía Trung Quốc rất sợ khi Việt Nam có những bước tiến quan hệ đột phá với Mỹ. Mặc dù Trung Quốc hung hăng nhưng rất sợ Mỹ, họ cũng xác định được đối đầu với Mỹ là tự sát. Do vậy, chính quyền của ông Tập Cận Bình chỉ dám ra những “đòn gió” nhằm cản trở quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ. Khi Mỹ căng là ngay lập tức Trung Quốc phải dịu ngay.

Với tình hình căng thẳng leo thang trên biển Đông, nhiều học giả của Mỹ cho rằng biển Đông sẽ trở thành chiến trường của “Chiến tranh Thế giới III”, nơi Trung – Mỹ đối đầu và nếu xảy ra đụng độ, Bắc Triều Tiên có thể tham chiến bởi nước này cũng là một nhân tố cần xem xét khi quan sát tình hình diễn biến trên Biển Đông hiện nay. Ông có nhận định gì về thông tin có vẻ giật gân này?.

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi cho rằng những học giả này chưa thực sự hiểu hết về Biển Đông. Mục đích của Tập Cận Bình bây giờ là hoàn thành mục tiêu cuối của giai đoạn 1921-2021 là xây dựng Trung Quốc thành một xã hội khá giả.

Mục tiêu thứ 2 mang tính chiến lược toàn cầu là “Một vành đai, một con đường”, qua đó làm chủ con đường trên bộ là con đường vắt ngang lục địa Á Châu, con đường trên biển là con đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Từ đó thống lĩnh vùng lãnh thổ châu Á. Bởi Trung Quốc nhận thức rằng kẻ thống trị được lục địa Á Châu sẽ thống trị thế giới. Do vậy, Trung Quốc luôn tìm cách gây hấn với những nước làm ảnh hưởng con đường chinh phục giấc mơ của họ.

Vậy ở thời điểm này, Việt Nam cần chiến lược gì để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như tránh lâm vào tình cảnh như bán đảo Bắc Triều Tiên bị chia cắt và phải đối đầu trực tiếp với với kẻ địch, thưa ông?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Việt Nam đang duy trì các phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp và quan điểm này cũng được cộng đồng quốc tế ủng hộ rộng rãi. Tôi cho rằng, về mặt ngoại giao, chúng ta đã rất tích cực và mang lại hiệu quả, làm cho quốc tế hiểu rằng quan điểm của Việt Nam là quang minh chính đại, chúng tôi có chủ quyền, tuân thủ luật pháp, tôn trọng pháp lý và đạo lý để từ đó quốc tế ủng hộ Việt Nam hơn nữa.

Phải nhìn thẳng vào vấn đề rằng, ngoài việc chú ý đến động thái của Việt Nam, hiện quốc tế quan tâm hơn cả là hành động và phản ứng của Mỹ về vấn đề Biển Đông. Mọi hành động của Trung Quốc trên Biển Đông bao giờ cũng vừa làm, vừa nghe ngóng phản ứng cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ. Vì thế nếu Việt Nam và Mỹ xây dựng tốt mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau thì đồng nghĩa với việc đang gián tiếp ngăn chặn âm mưu bá chủ Biển Đông của Trung Quốc.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Cao Tuân
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Độc tài kiểu mới
Nguyễn Hưng Quốc
Hiện nay, không ai có thể chối cãi chính quyền Việt Nam là một chế độ độc tài. Tính chất độc tài ấy có ba biểu hiện chính: Thứ nhất, đó không phải chính quyền do dân bầu lên nên không thực sự là “do dân” hay “của dân”, và trên thực tế, nó cũng chẳng bao giờ “vì dân”; thứ hai, mặc dù Việt Nam tự xưng là một “nhà nước pháp quyền”, ở đó, có đầy đủ hiến pháp và luật pháp nhưng tất cả đều chỉ được sử dụng để trấn áp dân chúng, còn nhà cầm quyền thì ở ngoài và ở trên pháp luật; và cuối cùng, thứ ba, chính quyền Việt Nam tìm mọi cách để bóp nghẹt các quyền tự do căn bản của con người, từ tự do ngôn luận đến tự do biểu tình và tự do tham gia các hoạt động thuộc xã hội dân sự cũng như các hoạt động chính trị nằm ngoài khuôn khổ của chế độ.

Có điều, chế độ độc tài ở Việt Nam có một số đặc điểm nổi bật cần được nhận diện.

Thứ nhất, đó là một chế độ độc tài không có nhà độc tài, hoặc nếu có, diện mạo của các nhà độc tài ấy cũng rất mờ nhạt, không rõ nét.

Xin lưu ý là trên thế giới có ba loại độc tài chính: độc tài quân chủ, độc tài quân phiệt và độc tài đảng trị. Đằng sau cả ba loại độc tài ấy bao giờ cũng là một cái gì có tính chất tập thể: hoặc dòng dõi (loại đầu tiên) hoặc quân đội (loại thứ hai) hoặc đảng phái (loại thứ ba). Tuy nhiên, trên cái nền tập thể ấy thỉnh thoảng hiện lên những cá nhân thâu tóm toàn bộ quyền lực và hiện hình như những bạo chúa: Hitler ở Đức, Stalin ở Liên Xô, Augusto Pinochet ở Chile, Francisco Franco ở Tây Ban Nha, Saddam Hussein ở Iraq, Muammar Gaddafi ở Libya, v.v…

Với độc tài đảng trị của cộng sản, cũng có những cá nhân nổi bật như vậy: Lenin và Stalin ở Nga, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Pol Pot ở Campuchia, anh em Castro ở Cuba và dòng họ Kim ở Bắc Hàn. Riêng ở Việt Nam, trước đây, Lê Duẩn cũng có thể được/bị xem là một nhà độc tài.

Tuy nhiên, sau Lê Duẩn thì khác. Quyền lực của các tổng bí thư, từ Trường Chinh đến Nông Đức Mạnh, càng ngày càng giảm sút. Đến Nguyễn Phú Trọng lại càng giảm. Trong khi đó, quyền lực của thủ tướng, đặc biệt của Nguyễn Tấn Dũng, càng lúc càng tăng. Nhưng tăng đến mấy thì vẫn không lấn át hẳn được tổng bí thư.

Cho nên có thể nói, trong ba người ở đỉnh cao quyền lực hiện nay, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, không ai xứng đáng với danh hiệu độc tài cả. Lý do là quyền lực của họ bị chia sẻ, mỗi người một ít, không có ai thực sự có toàn quyền để có thể tác oai tác quái. Bởi vậy có thể nói chế độ ở Việt Nam là một nền độc tài nhưng không có nhà độc tài (dictatorship without dictator). Đó chỉ là một guồng máy chứ không có mặt người.

Thứ hai, guồng máy độc tài ấy khá “mềm”. Chữ “mềm” ở đây tôi mượn từ bài “The New Dictators Rule by Velvet Fist” của Sergei Guriev và Daniel Treismanmay. Trong bài viết, hai tác giả này nêu lên hai luận điểm chính: Thứ nhất, trên thế giới hiện nay vẫn còn một số chế độ độc tài khát máu như ở Syria và Bắc Triều Tiên nhưng số lượng các nền độc tài tàn bạo như vậy càng lúc càng hiếm. Theo thống kê, vào năm 1982, 27% các quốc gia độc tài có dính líu đến các vụ giết người hàng loạt; năm 2012, con số ấy chỉ còn 6%. Thứ hai, hầu hết các nhà độc tài được chú ý lâu nay như Vladimir Putin ở Nga, Alberto Fujimori ở Peru, Recep Tayyip Erdogan ở Turkey, Mahathir Mohamad ở Malaysia, Hugo Chávez ở Venezuela, v.v… đều có bàn tay bọc nhung (velvet fist). Guriev và Treismanmay gọi đó là những nhà độc tài mềm (soft dictators).

Trong bài “Nhà nước khủng bố”, tôi nêu lên hiện tượng công an Việt Nam thường xuyên sử dụng nhục hình trong các cuộc điều tra dẫn đến chết người như một hình thức khủng bố nhằm làm tê liệt tinh thần phản kháng của dân chúng. Sự kiện ấy có thật và rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu so với trước đây, với cảnh hàng chục ngàn người bị giết chết trong các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào giữa thập niên 1950 cũng như hình thức trại cải tạo - nơi giam giữ hàng trăm ngàn người sau năm 1975, những sự khủng bố trong các trại tạm giam và tạm giữ hiện nay, tuy vẫn tàn bạo nhưng thành thực mà nói, thưa thớt và nhẹ nhàng hơn nhiều. Biểu hiện và mức độ khác nhau, nhưng bản chất của chế độ thì vẫn là một: độc tài. Một thứ độc tài “mềm”.

Cả độc tài “cứng” lẫn độc tài “mềm” đều sử dụng hai biện pháp chính để duy trì quyền lực: khủng bố và dối trá. Sự khác biệt căn bản giữa độc tài “cứng” và độc tài “mềm” nằm ở chỗ: với độc tài “cứng”, khủng bố là biện pháp chính; với độc tài “mềm”, dối trá là biện pháp chính. Xin lưu ý: ở đây chỉ có vấn đề chính hay phụ chứ không phải có cái này thì không có cái kia.

Tính chất khủng bố tại Việt Nam hiện nay có ba biểu hiện chính: Thứ nhất là tra tấn đến chết trong các đồn công an; thứ hai là dùng côn đồ hoặc công an giả dạng côn đồ để hành hung những người chống đối, thậm chí, những người chỉ chống đối… Trung Quốc và thứ ba, mang ra toà kết án tù với những lý do vu vơ kiểu trốn thuế hay lợi dụng tự do dân chủ.

Tính chất dối trá của các nhà độc tài “mềm” được thể hiện bằng hai biện pháp chính:

Thứ nhất là đánh tráo khái niệm. Tất cả các chế độ độc tài, trong đó có chế độ hiện hành tại Việt Nam, đều tự xưng là dân chủ. Để chứng minh nền dân chủ giả vờ ấy, người ta cũng tổ chức bầu cử và cũng đề cao luật pháp. Nhưng bầu cử lại không gắn liền với quyền tự do ứng cử và vận động tranh cử. Hơn nữa, người dân chỉ được quyền bầu cử Quốc hội trong khi Quốc hội lại chỉ là bù nhìn, không có quyền lực gì độc lập cả. Còn cái gọi là “pháp quyền” (rule of law) thực chất chỉ là pháp trị (rule by law), ở đó, pháp luật được sử dụng như một thứ công cụ để trấn áp dân chúng và để lừa dối thế giới.

Thứ hai là độc quyền tuyên truyền. Từ thời đổi mới đến nay, chính quyền Việt Nam ít nhiều nới lỏng sự kềm kẹp, cho tư nhân hoá trong khá nhiều lãnh vực, nhưng về truyền thông, họ nhất định không nhượng bộ. Tất cả đều nằm trong tay nhà nước. Để dân chúng chỉ được tiếp nhận một nguồn tin duy nhất, một cách diễn dịch tin tức duy nhất. Ngay trong hệ thống truyền thông nằm trong tay họ, họ cũng áp dụng một chế độ kiểm duyệt rất khắc nghiệt. Những bài vở khác với chủ trương của họ bị cấm đoán. Những người họ xem là phản kháng hay có tinh thần phản biện mạnh mẽ, cho dù viết vu vơ, vẫn bị cấm đoán.

Để kết luận, chúng ta có thể nói độc tài “cứng” hay độc tài ”mềm”, độc tài có nhà độc tài hay không có nhà độc tài đều là độc tài. Tự bản chất, chúng không có gì khác nhau cả.

Tất cả đều là độc tài.
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »


Hãy 'cám ơn' Trung Quốc

Nguyễn Hưng Quốc


Image
Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh đảo Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các chuyến bay trinh sát của Mỹ gần những bãi cạn mà Trung Quốc đang cải tạo cho thấy mấy mươi chiếc tàu đang ráo riết tiến hành hoạt động lấy đất lấp biển.
Từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc ra sức bồi đắp và tái tạo các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa mà họ chiếm của Việt Nam vào năm 1988 thành những hòn đảo nhân tạo đủ lớn để làm căn cứ quân sự với hải cảng và phi trường cho các loại máy bay, kể cả máy bay phản lực. Báo chí Tây phương xem những hòn đảo nhân tạo này như một vạn lý trường thành bằng cát Trung Quốc sẽ sử dụng như những căn cứ quân sự nhằm chiếm cứ các hòn đảo còn lại ở Trường Sa và khống chế toàn bộ Biển Đông. Hầu như ai cũng nhận định giống nhau: đó là những việc làm nguy hiểm có thể đẩy các tranh chấp trong khu vực thành những xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và các quốc gia liên hệ gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cũng như, sau các quốc gia ấy, là Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Những nguy hiểm ấy dĩ nhiên là có thật. Tuy nhiên, một mặt, tôi không mong chiến tranh sẽ bùng nổ, mặt khác, tôi lại cho những việc xây dựng ấy là điều may mắn cho Việt Nam.

May mắn thứ nhất là chúng thu hút sự quan tâm của quốc tế trước các âm mưu bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trước, ai cũng biết Trung Quốc có tham vọng chiếm gần trọn Biển Đông. Họ không hề giấu giếm tham vọng ấy. Nó được công khai hoá qua con đường 9 đoạn hoặc con đường lưỡi bò mà họ công bố trước thế giới. Tuy nhiên, người ta vẫn xem lời tuyên bố ấy như những dự định và với dự định, cuộc chiến chỉ dừng lại phạm vi ngôn ngữ, hay nói cách khác, những cuộc khẩu chiến. Bây giờ, với việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, người ta nhận ra dự định ấy không phải chỉ là một ước mơ. Nó đang được Trung Quốc biến thành hiện thực và hiện thực ấy khiến cho thế giới không khỏi lo lắng. Hệ quả đầu tiên là phần lớn các quốc gia thuộc khối ASEAN (trừ Lào và Campuchia) cảm nhận rõ hơn nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc và từ đó, đoàn kết hơn trong nỗ lực chống lại dã tâm xâm lấn ấy.

May mắn thứ hai là chúng thúc đẩy Mỹ phải chính thức nhảy vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Trong mấy tháng vừa qua Mỹ thường xuyên theo dõi sát sao mọi chuyển biến trong quá trình xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa. Trong cuộc hội nghị thượng đỉnh về an ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Shangri-la, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phê phán một cách thẳng thắn và gay gắt các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự phê phán của Mỹ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của hai quốc gia đồng minh là Nhật và Úc. Trong chuyến đi thăm Việt Nam ngay sau đó, Bộ trưởng Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh đã ký bản “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng” nhằm định hướng cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước trong tình hình mới. Liên quan đến quốc phòng, có hai sự kiện mới đáng chú ý trong quan hệ song phương ấy: Một là Mỹ sẽ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu Mỹ kim để mua tàu tuần tra cao tốc của Mỹ; và hai là, cả Bộ trưởng Carter lẫn thượng nghị sĩ John McCain đều hứa hẹn Mỹ có thể sẽ nới lỏng hơn nữa việc bán vũ khí cho Việt Nam để Việt Nam có thể tự vệ trong các cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

May mắn thứ ba là việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo tại Trường Sa sẽ làm thức tỉnh giới lãnh đạo Việt Nam. Lâu nay, bất chấp các âm mưu xâm lấn của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại mấy khẩu hiệu dối trá và cũ rích về “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và 16 chữ vàng (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai). Năm ngoái, khi Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam, có lẽ chính quyền Việt Nam phần nào đã thức tỉnh. Từ đó, việc lặp lại các khẩu hiệu trên có chiều hướng giảm dần. Nhưng dù sao việc mang giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam cũng ít nguy hiểm hơn việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo và quân sự hoá chúng: từ các căn cứ ấy, việc đánh chiếm các hòn đảo khác ở Trường Sa do Việt Nam làm chủ sẽ trở thành dễ dàng hơn rất nhiều. Đó là chưa kể đến việc, trên cơ sở sự hiện hữu của các hòn đảo nhân tạo ấy, Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập vùng nhận diện hàng không trên toàn bộ Biển Đông.

Khi cho việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa sẽ “thức tỉnh” giới lãnh đạo Việt Nam, tôi có hai hàm ý: Một, trước đó, họ chưa biết; và hai, họ quan tâm và tha thiết đến việc bảo vệ chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Với hàm ý thứ hai, có thể sẽ có một số người cho là tôi nhẹ dạ: theo họ, trên thực tế, giới cầm quyền Việt Nam đã đầu hàng hoặc thậm chí, bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc. Tôi cố không tin như vậy. Một số người thì có thể, nhưng rất khó tin cả một tập thể đông đảo đến gần 200 người trong Ban chấp hành Trung ương đảng đều đang tâm làm việc đó. Tôi nghĩ, sẽ thuyết phục hơn, nếu chúng ta cho: Một, họ biết nhưng mức độ biết còn hạn chế, chưa thấy hết toàn cảnh những hiểm hoạ đến từ phương Bắc; hai, họ biết nhưng có ảo tưởng là cùng chia sẻ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc sẽ nhẹ tay, không đẩy họ vào thế đường cùng; ba, họ biết nhưng họ theo đuổi sách lược kềm chế và nhân nhượng với hy vọng có đủ thời gian để tìm liên minh cũng như trang bị thêm khí giới chuẩn bị cho những chiến tranh mà theo một số quan sát viên quốc tế, “không thể tránh khỏi”. Thôi thì, rộng lượng, chúng ta thiên về khả năng thứ ba.

Tuy nhiên, sách lược kềm chế và nhân nhượng cũng phải có giới hạn của chúng: kềm chế và nhân nhượng đến mức nào? Trước, vào năm 2011, tôi đã đặt ra vấn đề ấy trong bài “Nhịn đến chừng nào?”.

Gần đây, trong bài “Phải ấn định một lằn ranh cho Trung Cộng”, nhà báo Ngô Nhân Dụng cũng đặt ra vấn đề tương tự. Ông viết: “người Việt Nam phải xác định một lằn ranh, nếu Trung Cộng bước qua thì sẽ phản ứng quyết liệt. Một chính phủ Việt Nam biết bảo vệ danh dự và chủ quyền dân tộc không thể để cho Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục lấn lướt. Phải xác định trước cả thế giới “lằn ranh” của lòng kiên nhẫn. Nêu rõ những hành động nào của Trung Cộng sẽ được coi là bước qua lằn ranh đó, công bố cho cả vùng Ðông Nam Á và các cường quốc có quyền lợi trong vùng biết rõ. Lằn ranh này được xác định là “bước đường cùng,” tới đó thì nước Việt Nam không thể chịu đựng với lòng nhẫn nhục. Phải báo trước nếu Bắc Kinh bước qua lằn ranh đó thì sẽ sinh chuyện lớn.”

Lâu nay, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn lần khân trong việc công bố những giới hạn của sự kềm chế và nhân nhượng của họ. Sự kiện Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo buộc họ phải suy nghĩ đến những điều đó. Hoặc, nếu họ vẫn có ảo tưởng về lòng tốt của người bạn láng giềng cùng theo chủ nghĩa xã hội thì họ sẽ thức tỉnh và quay lại lo toan cho chủ quyền và tương lai của đất nước.

Tôi cho những sự kiện vừa xảy ra là một điều “may mắn” và chúng ta cần “cám ơn” Trung Quốc là vì thế.
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Chu Vĩnh Khang, 'con mồi' lớn nhất bị 'hạ' ở Trung Quốc

Hà Tường Cát

Người Việt (tổng hợp)


Hôm Thứ Năm, Tân Hoa Xã loan tin Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, bộ trưởng công an
từ 2002 đến 2007, bí thư ủy ban chính trị pháp luật từ 2007 đến 2012, bị kết án tù chung thân vì những tộ danh tham nhũng và làm lộ bí mật nhà nước.

Image
Ông Chu Vĩnh Khang nghe tòa tuyên án ở Thiên Tân hôm Thứ Năm. (Hình: AFP/Getty Images)

Bản tin này cũng cho biết Chu nhận tội tại một phiên xử kín ở tòa án Thiên Tân và tuyên bố không kháng cáo. Trước đây chỉ có tin Chu bị xét xử từ ngày 22 tháng 5 tiếp theo quyết định chính thức truy tố hồi tháng 4 sau cuộc điều tra kéo dài 9 tháng và không có chi tiết gì khác được công bố về phiên tòa. Như vậy Chu là một trong những nhân vật từng có quyền lực nhất bị thanh trừng trong cái mà mọi người được biết là chiến dịch diệt trừ tham nhũng của chủ tịch Tập Cận Bình.

Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, quê ở Vô Tích tỉnh Giang Tô, gia nhập đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1964. Nghề nghiệp của ông là kỹ sư dầu khí, chuyên về khảo sát và thăm dò địa chất. Hoạt động trong ngành này Chu đã lên tới các chức vụ thứ trưởng công nghiệp dầu khí, Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí quốc gia – công ty năng lượng lớn nhất Trung Quốc. Năm 1999, Chu là bí thư đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên.

Sau khi người vợ đầu tiên chết trong một tai nạn giao thông có nhiều bí ẩn, Chu lấy cháu gái của chủ tịch Giang Trạch Dân và là một trong những người tích cực tham gia vào việc đàn áp phong trào Pháp Luân Công. Thành tích này khiến Chu được thăng chức bộ trưởng công an và đảm nhiệm vị trí Trưởng Phòng 610, cơ quan bí mật do Giang Trạch Dân lập ra với mục đích đàn áp diệt trừ Pháp Luân Công cả trong và ngoài nước. Chu đã bị kiện ở 10 quốc gia vì vai trò trong vụ Pháp Luân Công.

Truyền thông Trung Quốc đầu năm nay tố cáo Chu Vĩnh Khang đã "kết bè kéo cánh" với Bạc Hy Lai, chính trị gia cao cấp của Trung Quốc "ngã ngựa" trong những năm gần đây, Tờ China Daily cho hay hai cựu quan chức đã "xây dựng bè phái chính trị" và tuyên bố "chơi một trận lớn". Chu và Bạc được cho là từng tổ chức một cuộc họp bí mật, trong đó họ chủ trương "điều chỉnh" chính sách cải cách và mở cửa của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào những năm 1970.

Bài báo cũng cho biết Chu Vĩnh Khang có kế hoạch lật ngược quy định các ủy viên Bộ Chính trị từ 68 tuổi trở lên không được tái cử, nhằm tiếp tục duy trì quyền lực. Theo đó, Chu sẽ giữ chức Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội). Chu còn dốc toàn lực cài cắm thân tin khắp nới, gây ra phản ứng tiêu cực trong toàn đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 2012, Chu được cho là đã báo với Bạc về việc giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, "cánh tay phải" của Bạc, đang tị nạn trong lãnh sứ quán Mỹ tại Thành Đô. Từ đây, vụ bê bối liên quan đến Bạc Hy Lai vỡ lở.

Dư luận tin rằng toàn bộ những diễn biến trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc gần đây là sự đấu tranh quyền lực giữa hai phe Tập Cận Bình và Bạc Hy Lai, một ngôi sao trên chính trường Trung Quốc và được dự đoán sẽ nắm giữ vị trí quan trọng hơn trong cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc năm 2012. Tháng 9 năm 2013, Bạc bị kết án chung thân vì các tội nhận hối lộ, tham nhũng và lạm quyền, đồng thời dính líu đến vụ án giết người của vợ.

Đầu năm nay, sau khi Chu Vĩnh Khang đã bị điều tra và bắt giữ, Ủy ban trung ương đảng qua một cuộc họp do chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì, đưa ra một tuyên bố cảnh báo tư tưởng bè phái, nói rằng "Các thành viên của đảng cần ưu tiên thực hiện các nguyên tắc của đảng, và đảng sẽ không khoan nhượng trước những bè phái, phe phái trong nội bộ". Một bài viết trên truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp đó liệt kê các bè phái của những quan chức tham nhũng, trong đó có nhóm quan chức ngành dầu khí nhiều quyền lực mà Chu Vĩnh Khang từng đóng vai trò chủ chốt.

Tờ South China Morning Post dẫn lời một giới chức Tứ Xuyên, cho rằng sự dính líu lâu dài của Chu Vĩnh Khang, đã tạo nên "môi trường xấu", gây hàng loạt các vụ tham nhũng ở tỉnh này và khiến Tứ Xuyên trở thành một "trường hợp đặc biệt" trong chiến dịch chống tham nhũng trên khắp Trung Quốc. Tứ Xuyên, Giang Tây và Sơn Tây là các tỉnh bị ảnh hưởng mạnh nhất trong chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra cuối năm 2012. Từ 2012, Trung Quốc đã trừng phạt gần 28.000 quan chức, gồm các cán bộ của 60 thành phố và cấp cục, vụ, và hơn 24,000 trường hợp vi phạm nguyên tắc của đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra.

Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra tháng 7 năm ngoái, tới tháng 1 năm nay vụ án Chu Vĩnh Khang và 29 quan chức cấp cao khác được chuyển sang cơ quan công tố, chuẩn bị xét xử. Chu được coi là đã phát huy ảnh hưởng của mình trong nhiều thập kỷ. Con trai ông là Chu Bân, tham gia một số dự án kinh doanh ở Tứ Xuyên và có sự cộng tác với các quan chức địa phương.
Một số cán bộ cấp cao của Tứ Xuyên và các tỉnh khác cũng bị liên đới, như Lý Sùng Hy, cựu chủ tịch Ủy ban chính hiệp Tứ Xuyên, Quách Vĩnh Tường, cựu Phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên, cựu bí thư Thành Đô Lý Xuân Thành và cựu phó chủ tịch Hải Nam Đàm Lực.

Chu Vĩnh Khang còn được cho là đã lợi dụng vị trí của mình để theo dõi nhiều lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình. Bloomberg dẫn tin từ hai giới chức điều tra cho biết Chu "đã lợi dụng việc nghe lén điện thoại và những phương pháp khác để thu thập thông tin về tài sản gia đình, cuộc sống cá nhân và quan điểm chính trị của các lãnh đạo Trung Quốc". Ông cũng sử dụng Lương Khắc, cựu cục trưởng Cục An ninh Nhà nước Bắc Kinh, để lấy thông tin về các lãnh đạo đảng.

Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất bị truy tố các tội danh tham nhũng và nhận hối lộ kể từ những năm 1980, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc tuyên bố Chu và 28 quan chức cấp cao khác sẽ được xét xử "công khai theo pháp luật". Tuy nhiên cuối cùng Chu chỉ được xử trong phiên tòa họp kín ở Thiên Tân. Một đoạn video ngắn được đưa lên truyền hình CCTV cho thấy Chu Vĩnh Khang tuyên bố nhận tội và không kháng cáo.

Đứng giữa hai công an dìu lên trước vành móng ngựa, người ta thấy Chu đầu tóc bạc trắng, sự thay đổi nhanh chóng chỉ trong vòng một năm ở con người đầy uy quyền và tiền bạc một thời bây giờ thất thế.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Cựu Ngoại trưởng Mỹ: Cứ phái Hạm đội, không cần nói nhiều với Trung Quốc

Image
Bắc Kinh ngày càng lấn tới ở cả vấn đề Biển Đông. (Ảnh minh họa)

(Quốc tế) – Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc về sức mạnh quân sự của Mỹ, trước lo ngại Bắc Kinh ngày càng lấn tới ở cả vấn đề Biển Đông và an ninh mạng.

Trang Đa Chiều hôm 12/6 đưa tin, cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice mới đây đã có bài diễn thuyết tại một hội nghị về khoa học công nghệ tại Miami được cho là “chĩa mũi giáo” vào các doanh nghiệp Trung Quốc đang bước ra thị trường thế giới.Bắc Kinh ngày càng lấn tới ở cả vấn đề Biển Đông.

Theo đó, bà Rice đã hình dung Mỹ là quốc gia đứng ra bảo đảm và duy trì thị trường cởi mở, tự do trên toàn thế giới. Washington có đủ khả năng ngăn cản Trung Quốc “xâm lược thị trường quốc tế cũng như thế giới thực”.
Bà Rice cho rằng Trung Quốc đang “chơi không đẹp” và đang lợi dụng các doanh nghiệp khổng lồ của mình như những quân bài để thực hiện hoạt động gián điệp đối với Mỹ.

“(Mỹ) chỉ cần hạ lệnh điều động Hạm đội Thái Bình Dương thì bọn họ (Trung Quốc) sẽ ‘nếm mùi’ ngay. Chúng ta hoàn toàn không cần phí thời gian to tiếng qua lại với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông” – bà Condoleeza Rice cho biết.Cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice tin rằng Mỹ chỉ cần cho Trung Quốc thấy được sức mạnh quân sự thực là có thể trấn áp được Bắc Kinh.
Image
Cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice tin rằng Mỹ chỉ cần cho Trung Quốc thấy được sức mạnh quân sự thực là có thể trấn áp được Bắc Kinh.
Tuy vậy, cũng theo cựu Ngoại trưởng Rice, sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ không ảnh hưởng đến việc song phương thảo luận các vấn đề hợp tác và tìm kiếm cơ hội để đôi bên cùng có lợi.
“Trung Quốc nhận được tiền đầu tư bởi họ là một thị trường khổng lồ. Nhưng Bắc Kinh nên nhớ quy tắc của trò chơi: Không được tấn công mạng” – bà Rice cảnh cáo.

Washington hôm 4/6 xác nhận dữ liệu cá nhân của ít nhất 4 triệu công chức đã và đang là nhân viên liên bang bị tin tặc xâm nhập.
Một số quan chức nước này tiết lộ những kẻ tấn công “ở Trung Quốc”, nhưng chưa rõ vụ việc có dấu hiệu của chính phủ Trung Quốc đứng sau hay không. Bắc Kinh cũng đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của phía Mỹ.
Trung Quốc đem ông Tập Cận Bình ra “dọa” Mỹ
Cũng trong ngày 12, Thiếu tướng Hải quân Quan Hữu Phi – chủ nhiệm Văn phòng ngoại vụ Bộ quốc phòng Trung Quốc – đã tổ chức họp báo tại Washington công bố kết quả chuyến thăm Mỹ của phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Trung-Mỹ leo thang vì vấn đề Biển Đông, trong đó ông Phạm đã nhiều lần “cảnh cáo phủ đầu” Washington rằng “đừng làm gì để phá hoại chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình”.Tại Mỹ, Phạm Trường Long vẫn lớn tiếng rêu rao những luận điệu trắng trợn, phi lý và phi pháp của Trung Quốc đối với chủ quyền khu vực Biển Đông.
Image
Tại Mỹ, Phạm Trường Long (trái) vẫn lớn tiếng rêu rao những luận điệu trắng trợn, phi lý và phi pháp của Trung Quốc đối với chủ quyền khu vực Biển Đông.

Phạm Trường Long cũng lớn tiếng “dọa” Mỹ rằng việc ông Tập thăm Mỹ là “đại sự hàng đầu trong quan hệ 2 nước” và yêu cầu Washington “củng cố cơ sở chứ không phải ‘ném đá’ phá hoại sự kiện này”.
Mặc dù phía Trung Quốc vẫn báo cáo rằng “kết quả chuyến thăm của Phạm Trường Long là thành công”, song thực tế là ông Phạm vẫn ngang ngược tuyên bố luận điểm xằng bậy của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông.
Ông này trắng trợn nói “các đảo và vùng cận hải thuộc Biển Đông thuộc chủ quyền cố hữu của Bắc Kinh từ thời xưa (mà thực tế là các đảo đá mà nước này chiếm đoạt hoàn toàn phi pháp – PV)”.
Nguy hiểm hơn, Phạm Trường Long đã không che giấu “dã tâm quân sự” trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép khi ngang ngược tuyên bố “việc Trung Quốc thiết lập khí tài, thiết bị quân sự trên các đảo đá (phi pháp-PV) không có gì phải bàn cãi”.
Đáp trả lại phát ngôn vô lý này, ông Ashton Carter cũng liên tiếp chỉ trích Trung Quốc về các công trình mở rộng, bồi đắp các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và tái khẳng định lập trường kiên quyết của Washington, yêu cầu Bắc Kinh “ngừng ngay hoạt động xây đảo trái phép”.

(Theo Đại Lộ )
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »



CSVN: Nhiều Lệ Phí, Khổ Dân


Vi Anh

Image
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Chuyện tưởng như đùa nhưng có thật, “báo đài” của Đảng Nhà Nước CS VN “chạy nhựt chình hẵn hòi”, “đại biểu nhân dân” của cái Quốc Hội “Đảng cử dân bâu“ phát biểu rõ ràng, chớ không phải do đồng bào người dân Việt hay nói thật trên các trang mạng bị CS chụp mũ là “lực lượng thù định” nói thêm, nói bớt gì đâu nhé. “Đại biểu nhân dân” tức dân biểu Trần Hoàng Ngân nói trước Quốc Hội của CSVN, rằng “thì nà”, “một số địa phương đẻ ra nhiều loại phí và lệ phí ngoài quy định”. Còn đại biểu Trần Du Lịch, đơn vị Sài Gòn kể ra một ví dụ như chuyện tiếu lâm màu đỏ, “cà rởn” nói rằng tàu ngư dân chạy ngoài biển mà vẫn phải đóng “phí bảo vệ môi trường” như người dân trong thành phố “là điều vô lý mà chúng ta vẫn làm”.

Báo Tuổi Trẻ một tờ báo của Thành đoàn Thanh Niên CS HCM, phát hành khắp nước, số lượng lớn nhứt, hồi tháng Giêng 2015, nói lên nỗi đau đớn phận nghèo với giọng văn của Hồ biểu Chánh, như vầy đây: nông dân nuôi gà thịt phải chịu “14 loại phí”. Còn báo Người Lao Động từ thuở 5 tháng 10 năm 2012, đã viết, trong nước VN hiện có 357 loại phí và 75 loại lệ phí khác nhau được các cơ quan của Đảng Nhà Nước các cấp truy và thu của người dân. Cấp nào, từ xã thôn, làng xóm, huyện ở thôn quê, phường khóm, quận, đô tỉnh thị cơ quan nào cũng có quyền thu phí và lệ phí, từ trẻ con mới sanh đến già lão bạc đầu, nam phụ lão ấu đều phải đóng, không một ai được miễn trừ.

Đại biểu Lê Đình Khanh, đơn vị Hải Dương, nêu thắc mắc “Lệ phí hoa hồng chữ ký là cái lệ phí gì? Tôi đọc mà không hiểu nổi.” “Khi tàu thuyền chạy trên sông thì phải đóng phí luồng lạch. Vào cảng thì lại phải đóng thêm phí cập cảng, phí neo đậu, phí lưu trú. Nhiều phí quá, đã nộp phí cập cảng rồi thì nên thôi phí neo đậu. Vì người ta vào cảng thì phải neo đậu chứ”.

Ông kể tiếp trên tờ Lao Động cho rằng, đã lập ra Bảo hiểm y tế lại còn quy định bắt dân đóng “phí phòng chống dịch bệnh”. Như thế là “phí chồng phí” “Lệ phí cấp biển số nhà cũng thế, quy định không rõ gì cả. Chẳng lẽ tôi bỏ tiền ra làm bảng, kẻ số, đóng vào tường nhà mà cũng bắt tôi phải đóng phí hay sao”. Bà Lê Thị Nguyệt, đơn vị Vĩnh Phúc, kêu rằng hiện người dân đang phải gánh “xã phí, phường phí rồi cả... thôn phí” thật là vô lý.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 26 tháng 5, 2015, có một ký sự kể câu chuyện xã Quảng Vinh nghèo nàn ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, tổng cộng có 9.500 người dân làng mà phải oằn lưng gánh chi phí lương bổng, phu cấp, chi phí điều hành, chi phí tiếp khách, v.v... cho 500 cán bộ đảng viên của xã. Trung bình 1 người dân phải đóng lệ phí để nuôi 9 cán bộ.

Người Việt trong ngoài nước nếu đọc trên báo giấy hay trên báo điện online đều lạnh xương sống, nổi gai ốc và khổ cho cái khổ người dân Việt sưu cao, thuế nặng, luật phí, lệ phí ngập đầu.

Thiết nghĩ dân bộ lạc, thổ dân du mục ở rừng rậm Amazone sông đời săn bắn hái lươm ăn cá, ăn rau củ, người Esquimaux ở Bắc cực băng tuyết trắng quanh năm ăn cá sống, uống mỡ gấu cũng không phải chịu gánh nặng nuôi tù trưởng, phù thuỷ, thầy lang và chiến sĩ như người dân Việt phải đóng thuế, lệ phí, luật phí để nuôi cán bộ đảng viên CS ở nhà mát, ăn bát vàng, thông trị nhân dân như ở VN vào đầu thế kỷ 21, thiên niên kỷ thứ ba như vậy.

VNCS suốt 70 năm qua ở Miền Bắc và 40 năm ở Miền Nam người dân đen phải quằn lưng, chai tay, nám mặt, đổ mồ hôi trán, ráng mồ hôi lưng làm việc vì sưu cao, thuế nặng của CS. Sưu cao hay làm sâu cho Nhà Nước không được trả tiền công, CS đưa ra một “từ” mỹ miều gọi là “lao động xã hội chủ nghĩa”. Thuế thì quá nặng, còn lệ phí, luật phí thì quá nhiều, quá nặng nên người dân gọi là lệ phí không tên so với lợi tức người dân kiếm được. Để Đảng CS cầm quyền đủ tiền để nuôi ba guồng máy công quyền. Ngân sách quốc gia phải tài trợ cho ba ngân sách: ngân sách của Đảng CS; ngân sách của Nhà Nước, và ngân sách của các đoàn thể như Mặt Trận Tổ Quốc, đoàn Thanh Niên, đoàn phụ nữ, v.v... là tay chân bộ hạ của Đảng CS. Vì quá tốn kém cho Đảng, Đoàn nên CS liệt ngân sách vào bí mật quốc gia. Chỉ có ngân sách Nhà Nước gần đây được công khai một phần và cho Quốc Hội “đảng cử dân bầu” thảo luận đôi chút, nên lòi chánh té bứa như trên dân chúng mới biết một phần nào.

Bên cạnh ngân sách, Đảng Nhà Nước con nhắm mắt để cho nhà cầm quyền cấp trung gian là đô tỉnh thị và địa phương là quận huyện, làng xã, cơ quan chuyên môn như trường học, bịnh viện thu lệ phí của dân chúng. Khiến sự lạm dụng quá nhiều, phi lý quá nhiều. Thế mà bây giờ Đảng Nhà Nước muốn luật hoá những thứ lệ phí ấy thành luật phí.

Một thứ hợp pháp hoá vi hiến hoàn toàn. Thí dụ hiến pháp của CSVN qui định giáo dục cưỡng bách và miễn phí cấp tiểu học và trung học đệ nhứt cấp. Nhưng lâu nay Bộ, Nha, Sở Giáo dục cứ để cho các trường “thoải mái” thu học phí rồi lệ phí. Ở VN ví thế mỗi một mùa tựu trường bây giờ phụ huynh học sinh phải chạy nợ vắt giò lên cổ để đóng học phí và lệ phí cho con được nhập học. Nào lệ phí phát triễn trường sở, lệ phí phụ đạo, lệ phí bồi dưỡng, lệ phí sách vở, lệ phí “tham quan”, lệ phí phòng thí nghiệm, v.v... Học trò và phụ huynh học sinh phải hai hàng lệ rơi với những thứ phí quá nhiều không nhớ hết nên gọi là lệ phí không tên. Thế cho nên đau đớn lắm, học trò Miền Tây trên vựa lúa của cả nước mà phải bỏ học tỷ lệ cao nhứt vì không đủ tiền đóng vô vàn lệ phí có tên và không tên, nhà trường bày đặt ra lúc nào không biết.

Thế mà Đảng Nhà Nước VNCS chưa hài lòng. Nhà Nước mới chuyển qua Quốc Hội dự luật “Luật phí và lệ phí”. Thay vì giản dị hóa, loại bỏ các khoản thu vô lý, chồng chéo lẫn nhau, cái dự luật mới lại đầy những chồng chéo, thậm chí vô lý và tận thu bừa bãi.

Tuy một số “đại biểu nhân dân” chỉ trích để kiếm phiếu, lây lòng dân, một số “báo đài” của đảng Nhà Nước phê bình để câu đọc giả, nhưng như thông lệ, như tập tục lập pháp của VNCS, Quốc Hội là đảng cử dân bầu, đai biểu nhân dân cứ “cú kêu mặc cú, xôi thịt qủi thần ăn, cán bộ đảng viên CS, Đảng Nhà Nước hưởng. Dư luật “Luật phí và lệ phí” do Nhà Nước đưa qua Quốc Hội, Quốc Hội là của Đảng, vì Đảng, do Đảng ắt sẽ “nhứt trí đồng tình” thành luật. Lệ phí lúc ấy sẽ thành luật phí giá trị cưỡng hành và phổ quát hơn lệ phí. Thì dân chúng VN lại khổ sở hơn./. (VA)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Nguồn gốc sức mạnh của IS

Ngô Nhân Dụng

Abu Bilal al-Homsi là một chuyên viên tin học, sống ở Homs, Syria; năm 2012 thành phố bị quân IS đánh chiếm. Năm sau, al-Homsi bắt đầu hoạt động cho IS. Abu Homsi tiêu biểu cho hàng chục ngàn thanh niên Á Rập chạy theo phong trào cực đoan “Quốc gia Hồi Giáo.” Họ là những người Á Rập theo giáo phái Sun Ni.

Abu Bilal al-Homsi phụ trách tuyên truyền và báo chí nên hãng thông tấn AP đã liên lạc với anh ta trong ba năm nay, mới đây đã biết tin anh làm đám cưới, Cô dâu chỉ gặp anh trên mạng, thán phục những bài anh viết. Cô đã từ bỏ gia đình ở Tunisia, tới Syria qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ, gia nhập đạo quân IS. Cuối Tháng Năm vừa qua, Homsi hỏi cưới cô sau khi, theo đúng phong tục Hồi Giáo, đã xin phép người anh ruột cô, cũng là quân IS. Ðể làm đám cưới, Homsi đi một quãng đường 250 cây số đầy nguy hiểm tới Raqqa, thủ đô của “Quốc Gia Hồi Giáo.” IS trợ cấp họ một số tiền tương đương với 1,500 đô la. Bình thường, IS vẫn trợ cấp mỗi đám cưới 500 đô la, nhưng vợ chồng Homsi được ưu đãi vì cô dâu là một bác sĩ và biết nói bốn thứ tiếng.

IS không phải chỉ là một đám quân nổi loạn, mà còn được tổ chức như một quốc gia, đúng danh hiệu một “caliphate,” bao gồm nhiều định chế phúc lợi. Ðời sống vật chất của những người theo IS được tổ chức bảo đảm. Nguồn tài chánh lớn nhất của IS là tiền bán dầu lửa, sau khi họ chiếm được các vùng mỏ dầu và nhà máy lọc dầu ở Syria và Iraq.

Sau đám cưới Homsi đưa vợ trở về Homs, mướn nhà ở. Từ nay mỗi tháng mỗi người được IS trợ cấp 50 đô la, đủ sinh sống. Ðôi vợ chồng trẻ, chồng 28, vợ 24 tuổi được cung cấp quần áo, đồ đạc dùng trong nhà, và thực phẩm trị giá 65 đô la mỗi tháng. Cô vợ có bầu, khi sanh con sẽ được trợ cấp 400 đô la.

IS có sức thu hút hàng triệu thanh niên bất mãn, tuyệt vọng, trong các nước Á Rập thuộc phái Sun Ni, đối nghịch với phái Shi A mà đa số tín đồ sống ở Iran. Lực lượng IS mạnh ngàn lần hơn tổ chức khủng bố al-Qaeda. Abu Bakr al-Baghdadi tự xưng là “Giáo Chủ” (calyph), so với Osama bin-Laden ngày xưa nguy hiểm hơn gấp bội.

Trong tiếng Á Rập lực lượng IS tên là Daesh; trong tiếng Anh lúc đầu họ được gọi là ISIS, thêm hai chữ I và S sau vì họ tập trung tại Iraq và Syria. Bây giờ IS đã lan sang các nước Á Rập khác. Trước năm 2001 Al-Qaeda không đặt được căn cứ ở nước nào cả. Abu al-Baghdadi hô hào tiêu diệt những người Hồi Giáo thuộc phái Shi A, người Thiên Chúa Giáo, dân Do Thái, và cả những người Kurd bị gán tội phản đạo, và lật đổ chính quyền các nước Á Rập dù cùng theo phái Sun Ni. Nhiều thanh niên tình nguyện theo IS vì tin tưởng họ đang xây dựng một “quốc gia hoàn hảo” bao gồm tất cả mọi tín đồ Hồi Giáo Sun Ni trên thế giới.

IS tuyên truyền trên mạng Internet, bằng các thứ tiếng Anh, tiếng Nga, Pháp, Hòa Lan, tiếng Indonesia, Malaysia, và nhiều ngôn ngữ ở Ấn Ðộ, Pakistan. Phong trào này mạnh nhất ở Syria và Iraq. Ða số dân Syria theo giáo phái Sun Ni, còn chính quyền nằm trong tay người thuộc phái Shi A. Năm 2011, cuộc nội chiến Syria bắt đầu khi dân Sun Ni nổi lên chống chính quyền Assad. Còn Iraq là cái nôi cho những người Sun Ni bất mãn, sau khi Saddam Hussein bị lật đổ. Trái ngược với Syria, chế độ Hussein thuộc nhóm Sun Ni thống trị đa số dân thuộc nhóm Shi A bằng sắt máu và gây hai cuộc chiến tranh với Iran, một nước theo phái Shi A. Năm 2003, cả guồng máy cai trị của Hussein bị quân đội Mỹ xóa bỏ, quân đội bị giải tán. Chính quyền mới, do dân Shi A đa số bầu lên, đã thi hành những chính sách thiên vị người đồng đạo; mối bất mãn của người Sun Ni tăng lên. IS tuyển mộ được 40,000 thanh niên nam nữ từ các nước kể cả ở Âu và Mỹ châu nhưng lực lượng chính của họ là người bản xứ, ở Iraq chiếm 90%, ở Syria 70%.

Baghdadi đã đậu Ph.D. tại Ðại Học Hồi Giáo Baghdad; tự giới thiệu là thuộc dòng giõi Tiên Tri Mohammad, nghĩa là có tư cách làm calyph. Nhưng Baghdadi không phải là thủ lãnh số một của IS. Người nắm quyền ngang ngửa là Abu Ali al-Anbari, một tướng lãnh trong quân đội Iraq thời Saddam Hussein. Người thứ ba là Abu Muslim al-Turkmani, một đại tá tình báo trong quân đội Iraq cũ - có tin đã bị máy bay Mỹ bắn chết. Ba người này gặp nhau tại Bucca, một trại giam do quân đội Mỹ thiết lập khi chiếm đóng Iraq. Sau khi giải tán quân đội Iraq, chính quyền Mỹ đã mở một chiến dịch tiêu diệt dư đảng, gồm những cán bộ nòng cốt của đảng Bath của Hussein. Tại Bucca còn nhiều sĩ quan Iraq bị quân Mỹ bắt và mười năm sau nhiều người trở thành cán bộ nòng cốt của IS.

Abu Mohammad Maqdisi, được quân đội Mỹ coi là lý thuyết gia số một của phong trào Thánh Chiến Hồi Giáo (jihadism), phê bình nhóm IS là quá khích trong chủ trương bạo lực. Ông thấy nguyên nhân chính là các cựu sĩ quan đảng Bath, họ nắm vai trò quan trọng vì nắm vững cả địa thế lẫn mạng lưới xã hội của người Sun Ni trong nước Iraq. Các cựu sĩ quan của Hussein đã áp đặt được uy quyền trong phong trào này nhờ dùng bạo lực. Maqdisi cho biết bọn này đã bắt tất cả các nhóm dân quân Sun Ni khác ở Iraq và Syria phải phục tòng, để họ chiếm độc quyền lãnh đạo, nếu không sẽ bị tiêu diệt.

Ngày xưa, Saddam Hussein không bao giờ dung túng Ossama ben-Laden và chấp nhận nhóm al-Qaeda. Ngày nay tại Syria, IS đang tuyên chiến với Mặt Trận Nursa, một nhóm tàn quân al-Qaeda còn lại. Các sĩ quan đảng Bath cũ đang chỉ huy các lực lượng IS với kinh nghiệm chiến tranh mới, sau hơn 10 năm chống quân đội Mỹ và quân chính phủ Iraq. Phương châm của họ là tàn bạo. Sau khi chiếm một thành phố, họ thanh lọc dân chúng, tàn sát các đối thủ, tiêu diệt những nhóm có khả năng chống lại. Những tín đồ Shi A phải chạy đi nơi khác, hay là chết. IS còn tổ chức đốt phá nhiều giáo đường Shi A tại Iraq, Syria, và tại cả những nước khác như Yemen, Lybia, Á Rập Sauđi.

Nhóm IS mạnh nhờ các nhóm quân theo phái Sun Ni do các cựu sĩ quan của Hussein chỉ huy, và cũng nhờ thái độ thờ ơ của các lãnh tụ bộ lạc trong nước Iraq, những người cũng theo phái Sun Ni. Chính phủ Iraq muốn lôi cuốn những người phái Sun Ni gia nhập quân đội, nhưng họ còn nghi ngờ ưu thế của người Shi A trong chính quyền mới.
Hiện nay, lực lượng người Iraq chống quân IS hữu hiệu nhất là đạo quân tình nguyện người Shi A, do các tướng lãnh Iran chỉ huy. Bên cạnh là các lực lượng người Kurd, thường được Mỹ viện trợ trực tiếp, nhưng họ chỉ lo bảo vệ vùng đất họ cư ngụ.

Ngoài khả năng tuyên truyền và nhóm cán bộ quân sự nòng cốt rút từ đám quân Iraq đã bị Mỹ giải tán, một sức mạnh khác của phong trào IS là tổ chức kinh tế, tài chánh chặt chẽ. Họ nhắm chiếm các thành phố trung tâm của những vùng mỏ dầu lửa, ở Iraq và Syria. Chiếm được các nhà máy lọc dầu là họ mở đường bán lậu, một nửa số tiền thu vào được chi cho quân sĩ. IS cũng cố chiếm các thành phố có di tích lịch sử. Vùng Trung Ðông từng là sân khấu của nhiều nền văn minh, Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Nhiều đạo quân của các đế quốc cũng từng tranh hùng trong vùng này, kể cả quân Mông Cổ. IS vẫn bán các món đồ cổ lấy được để thu tiền. Một nguồn tài chánh khác là bắt con tin, đòi tiền chuộc.

IS cũng “quốc hữu hóa” các doanh nghiệp, từ các nhà làm bánh tới các cửa hàng bán lẻ. Họ đánh thuế trên các xí nghiệp khác, tạo nguồn thu giúp cho một hệ thống an sinh nuôi cán bộ, như chúng ta đã thấy trong câu chuyện Abu Bilal al-Homsi cưới vợ. Hisham al-Hashemi, một người Iraq chuyên nghiên cứu về IS ước tính IS hiện làm chủ một tài sản khoảng 8 đến 9 tỷ Mỹ kim.

Trong chiến dịch chống IS, quân đội Mỹ đóng vai chính và thành công về tình báo, nhờ vệ tinh nhân tạo, các máy nghe lén hoặc quan sát điện tử, và máy bay không người lái. Tháng trước, biệt kích Mỹ đã đánh giết được một thủ lãnh quan trọng là Abu Sayyaf, một người đứng đầu mạng lưới bán dầu lủa cho IS. Quân Mỹ đã bắt, mang theo bà vợ của ông ta, đưa về Iraq khai thác. Nhưng kho tài liệu quý giá là những tin tức, dữ kiện nằm trong các máy vi tính bắt được. Nhờ thế, Mỹ đã biết rõ hơn về các đường dây buôn lậu dầu lửa của IS. Một tin tức đã được sử dụng ngay, máy bay Mỹ biết chỗ đánh bom giết một thủ lãnh IS khác ở Syria.

Các tin tức dẫn đến trận đột kích Abu Sayyaf là do phỏng vấn một phụ nữ đã trốn khỏi quân IS ở Iraq vào Tháng Ba năm 2015. Nhờ thế, quân Mỹ đã theo dõi việc di chuyển và công việc hàng ngày của Sayyaf trong vùng quân IS chiếm ở phía Ðông Syria, trước khi tấn công vào Tháng Năm vừa qua.

Nhưng mặc dù đã mất nhiều người, mất một phần nguồn tài chánh nhờ dầu lửa, lực lượng IS sẽ còn tồn tại lâu. Trung tâm guồng máy của họ là thành phố Mosul, thủ phủ tỉnh Nineveh, một vùng dầu lửa tại Iraq. Các thành phố của IS trong tỉnh Nibeveh và Anbar đều đặt dưới quyền của các cựu sĩ quan của Hussein, hầu hết từng là tù nhân trong trại Bucca, nơi được coi là lò đào tạo các cán bộ IS. Mười hai năm sau khi Hussein bị lật đổ, bây giờ các tướng lãnh Iran đang chỉ huy các đội quân địa phương ở cả Iraq lẫn Syria. Phong trào IS sẽ tan rã khi nào các chính phủ Á Rập trong vùng kết hợp được với nhau cùng chống họ, đồng thời đương đầu với cuộc bành trướng của Iran. Chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ họ, nhưng không thể làm thay cho họ.
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Sự giả dối của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Giới phân tích cho rằng Trung Quốc luôn cố đóng vai "nạn nhân" ở Biển Đông, nói một đằng nhưng làm một nẻo,
vì vậy không thể tin những gì quan chức nước này phát biểu.

Image
Trung Quốc nói "kiềm chế" nhưng vẫn ồ ạt bồi đắp, xây dựng ở Biển Đông. Ảnh: CSIS


Nhà phân tích Graeme Dobell của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho rằng, với chủ đề Biển Đông, mỗi lần Bắc Kinh phát biểu thì lại là những phàn nàn về sự bất công nào đó đang áp đặt cho Trung Quốc "bất chấp quyền và lợi ích không thể chối cãi" của nước này. Ngôn từ kiểu một nạn nhân như "mọi người xúm vào để chống lại nước Trung Quốc tội nghiệp nhưng rồi Bắc Kinh sẽ vượt lên chiến thắng dù những vết thương lòng lịch sử vẫn nhức nhối."

Graem Dobell dẫn ví dụ về trường hợp đáp lại các ý kiến của Mỹ về tự do hàng hải và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, chuyên gia Trung Quốc Yanmei Xei cho rằng Bắc Kinh "không xem hành động của Hải quân Mỹ là nhằm vào việc duy trì luật pháp quốc tế. Thay vào đó, Trung Quốc cho rằng Washington chủ yếu là muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh."

Bắc Kinh thường tự hào tuyên bố về sức mạnh của mình, nhưng trong rất nhiều thông điệp khi cần thể hiện ra, nước này lại cư xử như kiểu các thiếu nữ: "sao mọi người quá đáng với em thế?"

Những tuyên bố sáo rỗng

Một ví dụ nữa về khác biệt giữa lời nói và việc làm là Bắc Kinh luôn nhắc những điệp khúc về hòa bình, ổn định đầy hoa mỹ, bất chấp thực tế các nước trong khu vực sục sôi phản đối hành động bồi đắp, xây dựng ở các bãi đá ngầm của nước này trên Biển Đông.

Tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng 5/2015, trưởng đoàn Trung Quốc là Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã phát biểu: "Chúng tôi hy vọng các nước liên quan sẽ làm việc cùng nhau trên cùng quan điểm để xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác."

Câu này đã được Graem Dobell châm biếm diễn giải là: "Chúng tôi chắc chắc sẽ tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo. Hàng núi cát tiếp tục được hút và bồi đắp. Quý vị hãy quen dần với chuyện đó đi. Hãy chấp nhận thực tế mới và những việc đã rồi của chúng tôi."

Còn với kết luận của Đô đốc Tôn "chúng tôi hy vọng rằng tất cả các nước trên thế giới có tinh thần cùng chiến thắng, hợp tác để tất cả cùng chiến thắng, sẽ củng cố đối thoại và tham vấn, có những nỗ lực kiên định để bảo vệ hòa bình và ổn định" thì Dobell cho rằng "cùng chiến thắng có nghĩa Bắc Kinh thắng cả hai lần, còn tất cả cùng chiến thắng có nghĩa Bắc Kinh thắng tất cả."

Một học giả khác là Giáo sư Evelyn Goh, Khoa Quan hệ quốc tế của Đại học Oxford, nhận xét "với người Trung Quốc, Đối thoại Shangri-La chỉ có mục đích để nêu thực tế khó chịu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm toàn các đồng minh và bạn bè của Mỹ mà trong đó nhiều nước có nguồn lực lớn."

Cố tình hiểu khác

Nhà phân tích Graeme Dobell cho rằng trong các cuộc gặp song phương gần đây, cả hai bên Mỹ - Trung có nhiều điều chưa nghe nhau nói hết và dùng đầy những ẩn dụ khiến phải phỏng đoán. Đôi lúc, hai bên tưởng sẽ nói về cùng một chủ đề nhưng thực sự thì là những điều rất khác nhau hoặc có cách hiểu không giống nhau.

Với Trung Quốc, quan hệ trục với các nước lớn mới giữ vai trò trọng yếu vì tự coi bản thân là một nước lớn, có tầm vóc kinh tế quan trọng. Chính vì thế, Bắc Kinh hành động với giả định rằng vấn đề các đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba trong số các vấn đề tồn tại trong "mối quan hệ kiểu siêu cường" với Mỹ.

Trung Quốc cũng áp dụng mối quan hệ nước lớn để đổi chác lợi ích. Khi Mỹ tuyên bố không tỏ thái độ với bất kỳ bên nào đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông thì Bắc Kinh hài lòng. Nhưng khi Mỹ tỏ quan ngại về tự do hàng hải ở vùng biển này thì lập tức Bắc Kinh phản ứng rồi nhanh chóng chuyển sang nhấn mạnh đến các chủ đề hợp tác được cho là quan trọng khác.

Bắc Kinh cũng giả định rằng "mối quan ngại" lớn nhất của Trung Quốc và Mỹ là xây dựng nhóm g2 (đơn giản là hai nước) thành nhóm G2 (hai siêu cường). Giới phân tích cho rằng chắc chắn Trung Quốc sẽ nhấn mạnh "mối quan hệ kiểu siêu cường" này trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 9 tới.

Vì coi Biển Đông không phải là vấn đề cốt lõi giữa hai siêu cường nên Bắc Kinh đã không nắm bắt tất cả những tín hiệu khác biệt đến từ Mỹ. Theo truyền thống, Hạm đội 7 Thái Bình Dương nói riêng và Hải quân Mỹ nói chung có vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ. Đó là lý do Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương luôn là người của Hải quân Mỹ.

Đối với Hải quân Mỹ, Biển Đông thực sự là vấn đề quan trọng, có tính then chốt. Một trong những phát biểu của quan chức Hải quân Mỹ được chú ý nhất là của Đô đốc Harry Harris tại ASPI vào tháng 3/2015 về "thành lũy cát" của Trung Quốc.

Giới phân tích nhận định từ quan điểm Hải quân Mỹ thể hiện về vấn đề Biển Đông có thể thấy đánh giá của Mỹ là hoàn toàn được hiểu theo nghĩa đen. Washington có thể nhận thức rõ về quan hệ kinh tế Mỹ - Trung nhưng không vì thế mà bỏ qua sự nghiêm trọng trong vấn đề Biển Đông, một lợi ích chiến lược to lớn không thua kém quan hệ với Trung Quốc.

Về vấn đề này, Dobell cho rằng Trung Quốc cần phải cân nhắc câu hỏi của giáo sư Nick Bisley của Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học La Trobe, Australia rằng "Tại sao Mỹ lại chấp nhận rủi ro trong quan hệ Mỹ - Trung để chỉ trích vấn đề đá, đá ngầm và đảo nhân tạo?"

Theo Nick, Trung Quốc đã "thực sự ngạc nhiên khi Mỹ tỏ thái độ cương quyết" trong vấn đề Biển Đông. Thực ra, đơn giản là Bắc Kinh đã không đánh giá đúng mức cách thức mà Mỹ cân bằng lợi ích và xác định lợi ích chiến lược. Ông cũng cho rằng Bắc Kinh nên đọc lại bài phát biểu của đô đốc Harris tại ASPI. Thời điểm đưa ra phát biểu về "thành lũy cát", Harris là tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, nhưng giờ ông đã thăng chức, thành tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương. Khi diễn giải phía bên kia đang nói gì, "điều quan trọng là cần phải nhìn nhận ai đang nói gì và họ nắm quyền lực gì để thực thi lời nói của mình", Nick gửi gắm tới Bắc Kinh.

Minh Châu

(theo National Interest)
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đấu trí với Tầu mà chẳng muốn nhức đầu!


Nguyễn Xuân Nghĩa
1

“Phàm dấy quân mười vạn, ra binh ngàn dậm, trăm họ tổn phí, nhà chúa cung phụng ngày tốn ngàn vàng, trong ngoài dao động, dọc đường lao lung, bảy mươi vạn nhà khỏi lao động cầy cấy...”

Binh pháp Tôn Tử dạy như vậy về... “kinh tế học của chiến tranh”: tung trăm ngàn lính ra sa trường thì bảy trăm ngàn hộ ở nhà phải cung phụng và quốc khố bị hao tổn. Giải pháp ít tốn kém hơn chiến tranh chính là phải biết rõ về địch tình. Tình hình bên địch. Thiên “dụng gián” của Binh thư Tôn tử mở đầu như vậy để nói về nhu cầu sử dụng gián điệp, một nhu cầu vừa kinh tế vừa đạo đức. Nếu không là “bất nhân rất mực!”

Thật ra, chân lý ấy có giá trị toàn cầu, không là đặc tính của Tầu.

Khi Trung Quốc ráo riết khởi động binh đao ở bên kia đại dương, các cơ quan hữu trách về tình báo của Mỹ hay bất cứ xứ nào khác đều muốn biết rõ về tổ chức nhân sự, về bộ máy hành chánh và quân sự của Bắc Kinh. Và có khi họ đang ráo riết tiến hành để tránh động binh. Nhưng chưa thấy kết quả ra sao thì công chúng Hoa Kỳ được biết rằng kho dữ kiện về nhân sự liên bang - cả triệu hồ sơ của công chức Mỹ - đã bị Bộ Quốc An của Trung Quốc đột nhập, và đánh cắp.

Khác với Bộ Công An - chuyên trị về an ninh nội địa - Bộ Quốc An có trách nhiệm về tình báo và phản gián. Đấy là Bộ Dụng Gián theo định nghĩa của Tôn Tử, hay của Trung ương Tình báo CIA.

Tức là trong trận đánh không tiếng nổ, Hoa Kỳ vừa bị tuột váy đến xấu hổ: chưa biết địch tình thế nào thì tin tặc của địch đã lẩn vào nhà, trổ từ trên nóc rồi chui vào óc xem bộ não vận hành ra sao!

Nhưng đấy là lúc dư luận Mỹ lại xôn xao về vụ cơ quan tình báo điện tử National Security Agency thu thập hóa đơn điện thoại của người dân, trong khi cảnh sát ráo riết truy lùng hai can phạm tội sát nhân vượt ngục từ hai tuần trước nhờ một nữ nhân viên nhà tù, một ả lù lù như cái lu tự lắc.

Nhìn từ bên ngoài, xã hội Mỹ đang tranh luận về việc nhà chức trách dò xét và vi phạm quyền riêng tư của công dân mà lại chểnh mảng trách vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Đã để tù nhân xổng chuồng, còn cho chơi súng khiến một đứa trẻ có thể giết luôn chín người hiền lương đang học Kinh thánh trong ngôi nhà thờ cổ.

Có cái gì đó rất bất thường trong xã hội Mỹ!

Đấy là một xã hội cực kỳ tiên tiến, với phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất, khiến mọi người đều có thể cất giữ bí mật cá nhân trên một vùng trống trải bát ngát là không gian điện toán. Nhìn từ giác độ của Tôn Tử hay các chiến lược gia, trận tuyến ấy không biên cương vực thẳm và mở rộng cho mọi cuộc tấn công. Nếu muốn thủ là bảo vệ bí mật của mình, các cơ quan hữu trách phải giăng lưới và có khi thu hẹp quyền tự do của người dân.

Xã hội Mỹ đang phân vân về chuyện công thủ đó. Thị trường Mỹ thì lo chuyện khác.

Các doanh nghiệp cao kỹ như Apple hay Google không thể yêu cầu cơ quan tình báo NSA tiết lộ bí mật kinh doanh hay kỹ thuật của Huawei hay Baidu nhưng cũng rõ là Bắc Kinh đang đánh cắp bí quyết của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Trung Quốc. NSA hay CIA hay nhiều cơ quan hữu trách khác của Hoa Kỳ phải xâm nhập và ăn cắp bí mật của thiên hạ để bảo vệ quốc gia, chứ không để tư doanh của Mỹ kiếm lời.

Đạo đức Hoa Kỳ coi việc kiếm lời như vậy là bất chính.

Thí dụ như chiếu theo đạo luật bài trừ tham nhũng tại hải ngoại, Foreign Corrupt Practices Act (FCPA), được ban hành từ thời Jimmy Carter vào năm 1977, doanh nghiệp Mỹ mà hối lộ viên chức xứ khác để giật lấy hợp đồng kinh doanh là bị tội hình. Doanh nghiệp Tầu mà làm như vậy thì được tuyên dương.

Chúng ta có một hệ thống luân lý khác, cực kỳ bất lợi nếu nhìn vào bàn tay vô hình của đối phương.

Đối phương có quyền dụng gián toàn diện, trên chiến trường, chính trường hay thị trường, và coi đấy là nghĩa vụ công dân với cái đảng đang lãnh đạo quốc gia. Tại Hoa Kỳ, các chính khách mà nghe lén bí mật của đảng đối lập là vào tù. Tổng thống gian hùng biến báo như Richard Nixon cũng còn có thể bị cách chức. Tại Trung Quốc, trò yếm trá là lẽ khôn ngoan. Không dụng gián chơi gian mới là bất nhân rất mực. Nếu vậy thì thắng bại ra sao?

Chẳng lẽ phải thi đua với quỷ dữ?

Sự thể nó không đơn giản và đen tối như vậy.

Thứ nhất, Hoa Kỳ là một nước tuyệt đối bảo vệ lẽ đa nguyên bằng tinh thần trọng pháp. Đa nguyên là xã hội có nhiều thành phần và cách suy nghĩ khác nhau và bảo vệ quyền khác biệt ấy. Khi đã có nhiều thành phần thì phải có phép phân quyền và phân công lao động để người nào lo việc nấy.

Các thành phần có những quyền hạn riêng được luật pháp quy định rõ ràng để không có lạm dụng: cảnh sát có quyền chặn xe, khám nhà và xét hỏi lý lịch thiên hạ trong một số điều kiện, nhưng sở thuế không có quyền soi mói lập trường chính trị của người thọ thuế. Thị trường có quyền sáng tạo độc lập để kiếm lời và luật pháp phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, nhưng cơ quan tình báo không có nhiệm vụ đánh cắp bí mật của thiên hạ để làm giàu cho thị trường. Hình như là trên thế giới chỉ có dăm ba nước mới tự chế như vậy.

Trong trò công thủ của phản gián, nếu để địch xâm nhập hoặc bị khủng bố tấn công, cơ quan hữu trách phải bị khiển trách, nhưng bảo vệ người dân bằng cách vi phạm quyền tự do của công dân thì đáng bị kỷ luật.

Trong khung cảnh phức tạp đó, các nhà làm luật - cũng là chính khách - phải vật lộn với nhau để kịp thời có quy định pháp lý thích hợp. Thường thì không kịp vì đi chậm hơn thị trường. Đấy là những con gián rụng.

Ở bên kia đại dương, các cơ quan hữu trách của Trung Quốc chưa tiến tới trình độ ấy, cho nên cả nước từ chính quyền đến doanh nghiệp, đều đi ăn cắp. Vì cái gì họ cũng muốn có nên cái gì và ai ai cũng ăn cắp. Khi thi đua ăn cắp như vậy, họ không khai triển được tinh thần sáng tạo - là từ cái không mà làm ra có, vô trung sinh hữu - nên chỉ ăn cắp lẫn nhau.
Đấy là quy luật của chế độ độc tài: định chế hóa sự rình rập chôm chỉa và thu hẹp quyền tự do của mọi người.

Binh pháp Tôn Tử có dạy, “Kín nhiệm vậy thay. Không cái gì mà không dùng gián điệp,” với hậu quả là cả nước làm gián điệp nên chẳng còn ai sáng tạo. Khi nào nhờ phúc tổ mà phát minh ra điều gì mới để kiếm ra tiền thì họ sẽ biết sợ ăn cắp. Nghĩa là còn lâu lắm.

Chúng ta đang thấy ra hai kiểu thi đua khác nhau, của hai nền văn minh khác nhau. Đấy mới là lý do vì sao trong hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình dương TPP, Hoa Kỳ chưa thể mời Trung Quốc vào cuộc chơi.

Chuyện chỉ có ở nước Mỹ:

Tuần qua, tại thị trấn Overton ở miền Đông tiểu bang Texas, Andrea và Zoey có sáng kiến hiếm tiền mua quà cho cha nhân ngày Father's Day. Hai chị em, lên tám và lên bảy, mở quầy bán nước chanh, là một cái bàn ọp ẹp ngoài lộ. Một tiếng sau, vừa thu được 25 đồng thì bị cảnh sát dẹp tiệm, “thiếu giấy phép hành nghề và có thể vi phạm vệ sinh vì không kiểm phẩm dưới nhiệt độ quá cao.” Trước sự sốt sắng của con gián rụng, hai chị em bèn sáng tạo: không bán nước mà nhận tiền tặng! Và được lối xóm ủng hộ với nhiệt tình, hình ảnh được đưa lên truyền hình toàn quốc. Nước Mỹ vui thật!
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Toàn dân không thể để Bộ Chính Trị đánh lừa dễ như thế

Bùi Tín
(Blog VOA)
Trong các đại hội đảng trước đây, khi còn cách đại hội đảng toàn quốc 7 hay 8 tháng là các đại hội đảng bộ cơ sở và cấp quận, huyện đã được tiến hành để thảo luận góp ý vào các văn kiện trình đại hội toàn quốc và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên.

Năm nay tình hình khác hẳn. Tháng 6 rồi mà các đại hội đảng bộ cơ sở chưa động tĩnh gì. Một điều khác hẳn các đại hội trước là Bộ Chính Trị lần này chỉ tập trung lo về vấn đề nhân sự, về số lượng, tiêu chuẩn bầu cấp ủy các cấp và các đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên, tiêu chuẩn ủy viên Trung Ương và ủy viên Bộ Chính Trị nhiệm kỳ mới, gần như không nhắc đến việc thảo luận, góp ý, thông qua nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình đại hội toàn quốc.

Cũng chưa thấy Bộ Chính Trị đưa ra lời kêu gọi cán bộ, trí thức dân tộc, nhân sĩ ngoài đảng và toàn dân góp ý vào các văn kiện đã được dự thảo.

Theo báo Nhân Dân ngày 10 tháng 5, nhân dịp này, khi gặp các cử tri thủ đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng các văn kiện trình Ðại Hội XII đã được sự nhất trí cao, đồng thuận sâu sắc, ngụ ý rằng nội dung các văn kiện không còn thành vấn đề, chỉ còn có vấn đề nhân sự mà thôi.

Ðiều Bộ Chính Trị cố tình che giấu toàn đảng CS và toàn dân VN lúc này là nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình đại hội đang vấp phải sự chống đối dữ dội của một số hơn 60 đảng viên trí thức tiêu biểu, của tất cả các nhà báo tự do, của hơn 30 tổ chức xã hội dân sự, của đông đảo nông dân trong cả nước, của hầu hết các nhà doanh nghiệp tự do vừa và nhỏ không có chân trong các nhóm lợi ích riêng ăn bám vào kinh tế quốc doanh. Sự phản kháng chưa từng có này có thể cản trở cho Ðại Hội XII tiến hành được trôi chảy.

Nỗi lo cực lớn của Bộ Chính Trị là do tác động của dư luận xã hội, nếu như lần này, từ đại hội đảng bộ cơ sở, các đại biểu được phát biểu ý kiến thật sự dân chủ, như Bộ Chính Trị từng xác định, được tự do nói lên chính kiến của mình, thì tình hình chắc chắn sẽ có nhiều điều khác trước. Ðó là vì trong các văn kiện được dự thảo có quá nhiều điều phi lý, trái lẽ phải và thực tiễn, quá lạc hậu và sai lầm mà một con người bình thường cũng có thể nhận ra, nhưng Bộ Chính Trị bảo thủ, giáo điều vẫn cố tình ép buộc toàn đảng phải nhắm mắt chấp nhận là chân lý.

Ðó là học thuyết Mác-Lênin, đó là chủ nghĩa Cộng Sản và chủ nghĩa Xã Hội kiểu Mác-xít đã bị toàn thế giới lên án, bác bỏ, cũng như đã bị nhiều nước đặt ra ngoài vòng pháp luật, coi là tội ác chống nhân loại. Vậy thì còn có lý do gì mà bắt toàn đảng CS và toàn dân phải kiên trì áp dụng?

Không phải ai khác mà chính Giáo Sư Trần Phương, từng là ủy viên Trung Ương Ðảng, phó thủ tướng, nay là hiệu trưởng một trường đại học, từng góp ý vào các văn kiện Ðại hội rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là hoàn toàn sai lầm về cả lý luận và thực tiễn, hoàn toàn có hại do cổ suý cực đoan bạo lực và chiến tranh, cần từ bỏ dứt khoát vì tương lai dân tộc, hạnh phúc toàn dân. Hơn 60 trí thức CS gạo cội cũng đồng tình như thế. Vậy mà Bộ Chính Trị vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin trong các văn kiện gốc là tỏ ra thông minh, sáng tạo, có trách nhiệm với dân tộc và nhân dân ở chỗ nào?

Cũng không phải ai khác mà chính một cán bộ cao cấp đương quyền là Bộ Trưởng Kế Hoạch và Ðầu Tư Bùi Quang Vinh, ủy viên Trung Ương Ðảng, cũng nhiều lần nói thẳng ra trước công luận rằng “Cái chủ nghĩa Xã hội và cái định hướng Xã hội chủ nghĩa làm gì có trong thực tế mà đi tìm cho mất công?” Vậy mà Bộ Chính Trị vẫn cứ cưỡng bách toàn đảng và toàn dân kiên trì Chủ Nghĩa Xã Hội và thực hiện cái định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa không có thật, thì đó là khôn ngoan, sáng suốt, có tính sáng tạo, có trách nhiệm với dân tộc và đất nước ư? Vậy mà Bộ Chính Trị vẫn cưỡng ép đại hội đảng các cấp phải thông qua các văn kiện chứa đựng những sai lầm, lẩm cẩm to lớn khủng khiếp như thế.

Rồi các văn kiện trình Ðại Hội XII vẫn còn kiên trì chế độ độc đảng phi dân chủ cổ lỗ bế tắc, với cái ngụy biện trâng tráo rằng “một đảng vẫn có dân chủ, nhiều đảng vẫn không có dân chủ,” ngang nhiên phủ nhận chân lý phổ cập của nền chính trị dân chủ hiện đại.

Một sai lầm dai dẳng của Bộ Chính Trị trong nhiều khóa liên tiếp còn là “kiên trì lấy kinh tế quốc doanh, lấy kinh tế chỉ huy làm chủ đạo cho nền kinh tế,” bóp chết nền kinh tế tự do cạnh tranh của tư nhân, làm phá sản các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm điêu đứng tầng lớp trung lưu vốn là đòn bẩy năng động nhất của phát triển, công bằng và phồn vinh xã hội.

Chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội Mác-xít, chế độ độc quyền đảng trị và nền kinh tế quốc doanh làm chủ đạo là 4 chiếc gông choàng lên cổ dân ta quá nặng nề quá lâu dài, đến nay toàn dân ta không còn có thể chịu đựng thêm nữa.

Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống oanh liệt, bất khuất trước bạo quyền, hoàn toàn không đáng bị lâm vào tình trạng lạc hậu thê thảm, thiếu tự do, bất công, không có nền pháp trị như hiện nay. Ðây là điều phi lý tai ác nhất mà nhân dân lương thiện không thể chịu nổi nữa.

Ðại hội đảng CS các cấp từ các đảng bộ cơ sở lên đến đại hội các tỉnh, thành và các ngành, cơ quan trung ương, quân đội, công an... nếu như còn có mối quan hệ ruột thịt với nhân dân, nếu như biết thật lòng yêu nước thương dân, sẽ sử dụng quyền dân chủ của mình, bác bỏ dứt khoát 4 chiếc gông nguy hiểm nói trên, loại bỏ bốn điều kiên định nói trên ra khỏi các văn kiện đại hội với những lập luận chặt chẽ mà khá đông bà con ta đã rõ.

Tất cả các lực lượng tự cho là lành mạnh, trong sáng còn ở trong Ðảng CS hãy bật dậy, dám nói lên tiếng nói trung thành với nhân dân, với dân tộc, nói lên lời chính nghĩa một lần cuối giữa các đại hội đảng, nếu không xin hãy mạnh dạn ra đảng, thoát đảng, gia nhập đại khối dân tộc, đòi lại bằng được cuộc sống tự do trong nhân phẩm.

Các đại hội đảng từ đảng bộ cơ sở trở lên phải đòi quyền thảo luận dân chủ các văn kiện chủ yếu của đại hội toàn quốc, góp ý cụ thể, biểu quyết đàng hoàng khi thông qua, không thể qua loa, hình thức, vì nội dung văn kiện, đường lối, chính sách là sinh mệnh của đảng và lẽ sống của dân, nội dung các văn kiện sai thì dù cho chọn nhân sự tài giỏi trong sạch đến đâu cũng là thừa, là vô dụng. Mỗi đại biểu dự đại hội các cấp cần đinh ninh điều ấy.

Tôi rất tâm đắc và tán thành ý kiến của Giáo Sư Lê Xuân Khoa, một nhân sĩ không đảng phái sống ở Nam California (Hoa Kỳ) vừa đưa ra là nội dung thảo luận về tình hình nước ta ở các cuộc họp quan trọng cần phải có một phần bàn kỹ đến Trung Quốc, những mưu đồ của TQ đối với nền độc lập và an ninh nước ta cũng như những đối sách của nhân dân ta. Ðề nghị thứ hai của Giáo Sư Khoa là tất cả các tổ chức yêu nước trong và ngoài nước nên cùng nhau phối hợp, liên kết để mở một đại hội dân tộc để bàn luận về tình hình khẩn cấp và các giải pháp cần thiết cho Ðất nước ta. Ðây nên là một mối quan tâm chung của mỗi người Việt Nam lúc này.

Bộ Chính Trị làm ra vẻ như nội dung các văn kiện đã giải quyết xong, không cần bàn gì thêm, chỉ còn vấn đề nhân sự ở các đại hội các cấp. Ðây là một quả lừa nguy hiểm, đánh tráo vấn đề. Ðại hội đảng bộ cơ sở sắp bắt đầu về nguyên tắc phải thảo luận kỹ báo cáo chính trị và các văn kiện trình đại hội toàn quốc, với những biểu quyết với số phiếu tán thành và phản đối nghiêm minh, với biên bản đầy đủ. Nội dung các văn kiện là linh hồn của đại hội, gắn liền với vận mệnh của dân tộc và nhân dân, vì đảng tự nhận quyền lãnh đạo đất nước qua cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng CS.

Mong rằng các anh chị em trí thức trong và ngoài đảng CS tổ chức những cuộc họp sôi nổi, nghiêm túc, góp ý kỹ lưỡng vào các văn kiện sẽ được chính thức công bố, phê phán có lý lẽ vững chắc từng sai lầm, thiếu sót, và đề nghị những điều đúng đắn, chuẩn xác để bổ sung, điều chỉnh các văn kiện đó.

Ðây là một sinh hoạt chính trị sôi động rộng khắp, hệ trọng nhất trong năm nay, để phân biệt đúng sai, phải trái trong việc xác định đường lối chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa đạo đức cho toàn xã hội trong một thời gian dài là năm, mười năm tới.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Nga, Mỹ quyết không đội trời chung?


(VnMedia) - Mỹ mới đây có hành động được xem là “sự tuyên chiến” với với Nga. Bước đi này của siêu cường số 1 thế giới
đã đẩy mối quan hệ Nga-Mỹ vốn đã căng thẳng lại càng thêm căng thẳng. Moscow tin rằng,
Washington đang quyết đối đầu với họ và vì thế mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh
thực sự đáng lo ngại. Phải chăng Nga và Mỹ đã “ghét” nhau đến mức “không thể đội trời chung”?

Image
Nga không ngại đối đầu với Mỹ



Hôm 1/7, Mỹ đã công bố một bản chiến lược quân sự mới, trong đó công khai miêu tả Nga và Trung Quốc là các lực lượng hiếu chiến có khả năng đe dọa đến những lợi ích an ninh của Mỹ. Tướng Martin Dempsey – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ còn tin rằng, có khả năng Mỹ sẽ rơi vào chiến tranh với một cường quốc lớn, ám chỉ đến Nga hoặc Trung Quốc.

Bản chiến lược của Mỹ đã nhanh chóng vấp phải phản ứng của Nga. Moscow lên án chiến lược quân sự mới của Mỹ là “mang tính đối đầu”, nói rằng điều đó sẽ chỉ đẩy lùi mọi nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ.

Khi được đề nghị bình luận về chiến lược quân sự mới của Mỹ, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã bày tỏ sự lấy làm tiếc. "Việc sử dụng những lời lẽ, ngôn ngữ như vậy trong bản chiến lược đó theo chúng tôi là sự thể hiện của một thái độ đối đầu rõ ràng và hoàn toàn không có bất kỳ sự khách quan nào đối với đất nước chúng tôi”.

"Tất nhiên, điều này sẽ chẳng đóng góp gì được cho các nỗ lực nhằm lái mối quan hệ song phương giữa hai nước đi theo hướng bình thường hóa", ông Peskov nói thêm đồng thời kêu gọi mối quan hệ hợp tác hơn nữa giữa Nga và Mỹ trong các vấn đề toàn cầu.

Mối quan hệ giữa Moscow với phương Tây đang rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, chủ yếu là bởi vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Khi được hỏi về việc sẽ nói gì về Mỹ khi Nga đưa ra một bản chiến lược an ninh mới của riêng mình, ông Peskov thẳng thắn cho biết: "Tất nhiên, tất cả các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga sẽ được liệt kê ra đồng thời chúng tôi cũng sẽ vạch ra và phê chuẩn những biện pháp đáp trả”.

Thư ký của Tổng thống Putin – ông Peskov tin rằng, những cách thức được sử dụng trong học thuyết quân sự mới của Mỹ là bằng chứng cho thấy ý định duy trì sự đối đầu lâu dài của nước này với Nga và vì thế Moscow sẽ đưa ra những biện pháp đối phó, đáp trả trong bản chiến lược của riêng mình.

Phát ngôn viên Peskov từ chối không cho biết cụ thể những biện pháp đáp trả mà Nga sẽ đưa ra trong học thuyết quốc phòng mới là gì. Tuy nhiên, theo lời ông Peskov, tất cả mọi mối đe dọa có thể đối với nước Nga đều được đưa ra xem xét và những biện pháp đối phó, đáp trả đối với mỗi mối đe dọa đó đều được vạch ra cụ thể trong bản tài liệu mà giới chức Nga đang tích cực xây dựng này.

Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận ở Nga được tiến hành hồi giữa tháng 5, có đến 59% người dân Nga tin rằng, Mỹ là mối đe dọa lớn đối với nước họ. Con số này tăng từ mức 47% của năm 2007. Số người Nga không xem mối đe dọa đối với nước họ đến từ Mỹ là ở mức khoảng 32%, thấp hơn nhiều so với con số 42% của năm 2007. Có 31% người Nga cho biết, họ lo ngại viễn cảnh về một cuộc xâm lược của Mỹ vào lãnh thổ Nga nhưng chỉ có 5% nghĩ Mỹ có thể đánh bại được Nga trong một cuộc chiến tranh toàn diện.

Hồi tháng 9 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho giới chức quân sự và nhà nước cấp cao của mình phát triển một học thuyết quân sự sửa đổi theo hướng thích ứng với nền chính trị toàn cầu đang thay đổi cũng như những thách thức quân sự hiện đại mới như cái gọi là cuộc Cách mạng Mùa Xuân Ả-rập, cuộc nội chiến ở Syria và cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.

Tiếp đó, vào cuối năm ngoái, các nguồn tin gần gũi với những cơ quan tham gia vào học thuyết quân sự mới của Nga đã tiết lộ với cánh phóng viên rằng, học thuyết mới sẽ không đề cập đến khả năng tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhưng một cuộc tấn công như vậy có thể xảy ra nếu chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga bị đe dọa.

Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Mỹ cùng với các đồng minh của mình ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, gây ra cuộc nội chiến đẫm máu ở miền đông nước này. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, Mỹ vẫn dẫn dắt các đồng minh tham gia vào một chiến dịch chống Nga mạnh mẽ trên mọi “mặt trận”, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế đến quân sự.

Mặc dù đối đầu quyết liệt và không nhượng bộ trong vấn đề Ukraine nhưng điều đó không có nghĩa là Nga và Mỹ không muốn “đội trời chung” với nhau bởi trên thực tế hai nước này vẫn cần nhau. Hai cường quốc hàng đầu thế giới hiện đang có sự hợp tác tốt đẹp trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Đây là điều được chính giới chức Mỹ thừa nhận. Giới phân tích tin rằng, dù còn quá nhiều bất đồng sâu sắc, Mỹ vẫn rất cần Nga trong việc xử lý một loạt cuộc khủng hoảng cũng như thách thức toàn cầu.

Kiệt Linh
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Trọng Đi Mỹ, Chỉ Hại VN

Vi Anh


Có tin Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa kỳ gởi lời kêu gọi các cộng đồng thành viên ở các địa phương toàn quốc Mỹ nỗ lực yểm trợ bằng cách lập phái đoàn đồng hương đi Hoa Thịnh Đốn để tham dự biểu tình chống Nguyễn Phú Trọng ngày Thứ Ba 7 tháng 7 năm 2015, từ 9 giờ sáng, tại công viên Lafyette, Washington DC, do Cộng Đồng Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn, Maryland và Virginia tổ chức. Có xe bus của Ban Tổ Chức đón Đồng Hương lúc 8.00 sáng ngày 7/7/2015 tại Trung tâm Eden (VA) và lúc 8:30 sáng tại Chợ Maxim cũ, nhà Thờ Cha Long (Maryland) để đưa đến địa điểm biểu tình. Mục đích biểu tinh: Yêu cầu Tổng Thống Obama đòi hỏi: Hà Nội phải tôn trọng Nhân Quyền, quyền tự do ngôn luận của người dân Việt; Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả tự do ngay tất cả các tù nhân chính trị. Và Đồng thanh lên tiếng: Không chấp nhận hành động luồn cúi Trung Cộng của Hà Nội; Trung Cộng phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam; Chính thể cộng sản độc tài, phi dân chủ ở Việt Nam phải cáo chung; Đối thoại nghiêm chỉnh với Tiếng Nói Đối Kháng và Cộng Đồng Người Viêt Quốc Gia hải ngoại để tiến tới một giải pháp có một chính thể do toàn dân bầu.

Con đường đi Mỹ của Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng [Tổng Trọng] vòng vo tam quốc: từ Hà nội VNCS sang Bắc Kinh Trung Cộng rồi mới đến Hoa thịnh đốn Mỹ. Phân tích cho thấy cả hai chuyến đi sang Tàu, sang Mỹ của Tổng Trọng không lợi ích gì cho quốc gia dân tộc VN đang bên bờ bị Bắc Thuộc một lần nữa, lần thứ năm như một thuộc địa kiểu mới của TC hiện là một thực dân kiểu mới. Hai thời sự sau đây cho thấy: (1) đừng mong VNCS nhờ Mỹ để “thoát Trung,” (2) đừng mong Mỹ đứng về phía VNCS khi bị TC xâm lấn biển đảo.

TC và Mỹ vẫn đề huề sau cuộc Đối Thoại Kinh Tế Và Chiến Lược Mỹ-Trung lần thứ 7 kéo dài 2 ngày ở Washington DC, dù hai bên Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ và Đô đốc TC mới khẩu chiến với nhau như giặc vì TC bồi lắp biến thành đảo nhân tạo và quân sự hoá ở Trường Sa Biển Đông của VN. Mỹ rất ngoại giao, mở dạ tiệc khoản đãi pháí đoàn TC. Từ Phó TT Biden của Mỹ đọc diễn văn khai mạc, đến Ngoại Trưởng Kerry, và Bộ Trưởng Tài Chánh Lew, và Phu tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách Á châu Thái bình dương đều tự chế ôn hoà, tương nhượng phái đoàn TC gồm Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương cùng ăn tối với nhau, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau dù liên quan đến những vấn đề vô cùng gây cấn. Như TC tin tặc lý lịch 4 triệu lý lịch của công chức Mỹ. Như TC vi phạm tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông khiến Mỹ phải phái tàu và máy bay tuần tra và bị TC xô đuổi, trầm trọng hơn ở vùng dảo Senkaku của Nhựt, máy bay Mỹ không bị đuổi ra khỏi vùng.

Sở dĩ như thế vì quyển lợi kinh tế của hai nước Mỹ, Trung Quớc mỗi năm tới 590 tỷ Mỹ kim. Chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ Tịch Tập cận Bình vào tháng 9 năm nay rất quan trọng nên hai bên nói nghe xuôi rí. Nội dung trớt quớt, không ra ngô, ra khoai gì. Như nói TC nói Mỹ-Trung thừa nhận có bất đồng nhung cam kết hợp tác. Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương thừa nhận hai nền kinh tế hàng đầu thế giới không đồng ý được với nhau trên mọi vấn đề và cho rằng đối thoại luôn là biện pháp được ưu tiên hơn đối đầu. Còn phía Mỹ cũng vậy. Hoa Kỳ quả quyết tránh mọi «xung đột vũ trang» với Trung Quốc. Mỹ chỉ đưa ra vấn dề tự do hàng hải hàng không là quyền lợi cốt lõi của Mỹ, chớ không bàn về tranh chấp chủ quyển biển dảo. Nói tóm lại Mỹ và TC trong hội nghị này chẳng đá động gì đến chủ quyền biển đảo của VN bị TC xâm lấn.

Còn tư cách tổng bí thư của Tổng Trọng lại càng trớt quớt hơn, không thể để cho TT Obama bàn bạc, hứa hẹn, ký kết gì cho VN cả. Tổng Trọng không phải là một nguyên thủ quốc gia chủ thể của tập tục ngoại giao quốc tế là ngoại giao với chánh quyền chớ không phải đảng phái. Y không có thẫm quyền nhơn danh đất nước nhân dân VN tuyên hứa một cái gì, ký kết bất cứ một văn kiện gì tạo nghĩa vụ thi hành cho quốc gia dân tộc VN cả. Và người ký hay cam kết với Ông cũng không thể đòi hỏi quốc gia dân tộc Việt thực hiện những gì Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng hứa hay ký. Nhưng gì TT Obama và TBT Trọng hứa hay ký là hoàn toàn vô hiệu vì không có một người dân nào uỷ quyền, giao chánh quyền cho Tổng Trọng.

Và tư cách của TT Obama là một tổng thống của Mỹ là người phải tôn trọng hiến pháp, luật pháp và tinh thần của chế độ pháp quyền Mỹ. Tinh lý pháp chế Mỹ không có tiền lệ nào Mỹ đồng minh quân sự, viện trợ quân sự, đưa quân qua chiến đấu giúp cho một chế độ CS. TT Obama vì thế không có thể giúp gì về quân sự cho VNCS, trong việc giành lại biển đảo bị TC xâm lấn; vả lại Mỹ luôn tuyên bố không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo. Hơn nữa quyền lợi của Mỹ đối với TC trăm lần lớn hơn đối với VNCS, Ông là tổng thống Mỹ, Ông không thể bỏ con tôm hùm đi bắt con tép riu.

Huống hồ Tổng Trọng lâu nay là một “thần tử” trung kiên của TC. Trước khi đi Mỹ, Tập cận Bình của TC đã triệu y qua Bắc Kinh nhắc nhở, dặn dò rồi. Làm sao TT Obama có thể tin Trọng được. Trọng đến Mỹ cùng lắm là để Mỹ cho cỡi ngựa xem hoa, thoả mãn tự ái cá nhân. Nhưng bên trong không thiếu trò chuyên nghiệp của CIA Mỹ - là khai thác mâu thuẫn. Khai thác mâu thuẫn giữa CSVN và CS Trung Quốc, tạo nghi ngờ giữa CS Bắc Kinh và CS Hà nội. Tạo mâu thuẫn thêm giữa Tổng Trọng và Thủ Tướng Dũng trong cuộc đấu đá đang tăng cường độ và nhịp độ trước đại hội đảng vào đầu năm 2016 thay đổi lãnh đạo Đảng Nhà Nước CSVN.

Chuyến đi Mỹ của Tổng Trọng với tư cách Tổng Bí Thư Đảng CSVN là có hại cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ VN. CSVN mà Nguyễn phú Trọng là người cầm đầu đảng, là kẻ nội thù của quốc gia dân tộc Việt. CSVN đã toa rập, cấu kết với TC là bọn ngoại xâm âm mưu thôn tính quốc gia dân tộc VN. CSVN, Nguyễn phú Trọng, theo Nga hậu, Tàu hiện CS, hay theo Mỹ là để bám lấy quyền hành cho tập đoàn CS thống trị VN một cách độc tài đảng trị toàn diện. Chớ chẳng có ích lợi gì cho quốc gia dân tộc Việt.

Mà còn có hại cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyển VN và chủ quyền đất nước của dân tộc Việt. CS thế nào cũng lợi dụng cuộc gặp gỡ, ngoại giao với TT Mỹ để hù doạ những người VN đang đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN mà nhân dân Mỹ đã ủng hộ, thể hiện qua Quốc Hội. CSVN tỏ vẽ đã đưọc Mỹ ủng hộ rồi, để hù doạ ai còn đấu tranh chống CSVN là không còn chỗ “tránh đâu”./.(VA)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Dân Trung Quốc mới mất 2,300 tỷ đô la

Ngô Nhân Dụng

Trong khi cả thế giới đang theo dõi chuyện kinh tế nước Hy Lạp, ít người để ý chuyện dân Trung Hoa vừa mới mất 2,360 tỷ đô la trong thị trường chứng khoán. Số thiệt hại trong vòng ba tuần lễ lớn bằng 35% tổng sản lượng nội địa nước Trung Quốc và lớn gấp 10 lần GDP của Hy Lạp.

Quý vị độc giả Người Việt có thể “bình chân như vại” vì chẳng mấy ai đang làm chủ các cổ phiếu ở Thượng Hải hay Thẩm Quyến. Khác với các thị trường New York hay London, trong tổng số cổ phiếu trong thị trường Trung Quốc người ngoại quốc chỉ làm chủ 1.5%. Trong ngày Thứ Sáu, 3 Tháng Bảy, thị trường Thượng Hải lên xuống lung tung, một phút lên 5% rồi phút sau xuống 6%, vào cuối này đã mất 6%.

Ngày 12 Tháng Sáu thị trường Thượng Hải lên cao nhất trong bảy năm, hôm nay đã giảm mất 29% giá trị, thị trường Thẩm Quyến mất 32%. Tại sao các cổ phiếu Trung Quốc lại xuống nhanh như vậy? Lý do chính là nó đã lên quá nhanh một cách bất thường; Thượng Hải tăng thêm 40% và Thẩm Quyến tăng hơn 90% từ đầu năm cho tới khi sụt giá.

Giá cổ phần thường tăng lên khi lợi nhuận của các công ty cũng như triển vọng sản xuất trong nước tốt đẹp hơn. Nhưng kinh tế Trung Quốc hiện nay yếu nhất kể từ năm 2009, khi chính phủ Bắc Kinh bơm thêm 800 tỷ đô la kích thích. Triển vọng phát triển trong các năm tới cũng xuống thấp so với mười năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận của các công ty trong nước đã sút giảm.

Nghĩa là cổ phiếu ở Trung Quốc đã tăng giá một cách bất thường; tất cả là do các nhà đầu tư hy vọng vào các kế hoạch kích thích của nhà nước để cứu vãn thị trường. Mối hy vọng của giới đầu tư là một ảo ảnh. Nhiều người đã chuyển tiền từ thị trường địa ốc đang suy yếu sang thị trường chứng khoán, đẩy cho giá cổ phiếu lên cao. Trong Tháng Mười Hai năm ngoái, 700,000 người mở trương mục mới mua cổ phiếu. Ðến giữa Tháng Tư trong một tuần lễ có thêm tới bốn triệu trương mục mới, theo số liệu của công ty nghiên cứu BlackRock. Với nhiều người mới tham gia vào thị trường, số hoạt động mua bán cũng tăng rất nhanh, một trạng thái không bình thường,

Bình thường, trị giá tổng số các cổ phiếu đổi tay trong một năm vẫn lớn hơn giá trị tất cả các cổ phiếu ghi tên. Khi thị trường khủng hoảng, số đổi tay tăng lên bất thường. Ở Mỹ, năm 2008 lúc cơn khủng hoảng tài chánh lên cao nhất, số cổ phiếu đổi tay lớn bằng bốn lần giá trị trung bình của tất cả các cổ phiếu ghi tên, gọi là “vòng quay” (turnover) 400%. Trong năm 2011 và 2012, tỷ lệ “vòng quay” ở Trung Quốc là 180% và 160%; còn ở Mỹ là 178% và 124%, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới. Hiện tượng lạ lùng diễn ra ở Trung Quốc gần đây là các cổ phiếu mua đi bán lại nhiều quá, trị giá số cổ phiếu đổi tay trong một tháng lớn gấp sáu lần trị giá của cả thị trường, theo tài liệu của Ngân Hàng Credit Suisse.

Nhưng mối lo lớn nhất trong thị trường chứng khoán Trung Quốc là càng ngày càng nhiều người vay nợ để đầu tư, gọi là “margin trading accounts.” Vì lãi suất khi vay tiền rất thấp so với hy vọng lợi suất cao khi đem tiền mua cổ phiếu. Số trương mục vay nợ để đầu tư đã tăng 86% trong năm 2014, theo Oxford Economics. Mối nguy hiểm ẩn tàng là khi người vay nợ mua một số cổ phần rồi giá các cổ phần đó xuống, họ phải lo trả bớt nợ theo luật định. Họ sẽ phải bán các cổ phần của mình ngay để có tiền trả, kéo theo các cổ phần khác cùng xuống. Ðó là một lý do nữa khiến các thị trường Thượng Hải hay Thẩm Quyến mất gần một phần ba giá trị trong mấy tuần lễ qua.

Ai là người đã mất tiền? Rất nhiều ngân hàng, xí nghiệp và doanh nghiệp nhà nước mua cổ phiếu, nhưng những người mất tiền nặng nhất là các nhà đầu tư nhỏ, gọi là “mua lẻ.” Chỉ có 10% đến 12% người dân Trung Hoa làm chủ các cổ phần. Những người mua lẻ cũng là nhóm hay đi vay nợ để mua. Họ tiết kiệm nhưng không muốn gửi tiền vào các ngân hàng của nhà nước vì lãi suất thấp quá. Họ cũng có máu cờ bạc, và lại tin tưởng rằng nhà nước thế nào cũng bảo vệ giá trị các thị trường chứng khoán.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn thị trường hóa, phần lớn còn nằm trong tay nhà nước, tức là trong tay đảng Cộng Sản. Nhiều nhà đầu tư thuộc gia đình giới cầm quyền giàu có, sẵn tiền mà không thích kinh doanh. Cho nên chính quyền nâng giá các cổ phiếu cũng là giúp bảo vệ tài sản của các đảng viên cao cấp. Cuối tuần trước, Ngân Hàng Trung Ương (Nhân Dân Ngân Hàng) đã nới lỏng tiền tệ để kích thích đầu tư; vừa cắt lãi suất, lần thứ tư trong năm, vừa giảm bớt số tiền mà các ngân hàng thương mại phải dự trữ theo luật định. Ngày Thứ Năm, Sở Chứng Khoán lại bãi bỏ một điều lệ có mục đích ngăn chặn việc vay tiền quá nhiều khi mua cổ phiếu. Trong khi đó, đáng lẽ phải đặt ra các điều kiện gắt gao hơn mới cản bớt được các tay đầu cơ liều lĩnh vay tiền mua cổ phiếu.

Ngoài các biện pháp tiền tệ, chính phủ Bắc Kinh còn dùng các thủ đoạn “phi tài chánh” để giữ giá và đẩy giá chứng khoán lên cao. Bắc Kinh mới loan tin sẽ cho phép các quỹ hưu bổng công chức địa phương được mua các cổ phiếu; tức là đầu tư tiền hưu bổng vào các chứng khoán nhiều rủi ro hơn. Tức là nâng giá thị trường bằng một bản tin! Nhưng suốt mấy tháng qua, các báo, đài do đảng Cộng Sản kiểm soát đã đưa ra những tin tức và bình luận về tương lai tốt đẹp của thị trường chứng khoán, một cách thúc đẩy các nhà đầu tư lẻ mua cổ phiếu. Trong ngày Thứ Ba, 30 Tháng Sáu vừa qua, trong lúc thị trường đã tụt giảm hơn hai tuần, trang mạng thepaper.cn đã cho chiếu một hoạt họa hình một bà lên tiếng cảm ơn nhà nước đang hỗ trợ thị trường chứng khoán. Bà này cũng tố cáo “các thế lực thù địch ngoại quốc” đang ngấm ngầm phá thị trường chứng khoán Trung Quốc! Trang thepaper.cn do đảng Cộng Sản chỉ huy, có nội dung nhắm vào giới trẻ. Phim hoạt họa này lập tức được truyền đi trên các mạng nhiều người vào nhất là Weibo và WeChat. Nhiều công dân mạng đã hùa theo, chỉ trích “bàn tay ngoại quốc an thiệp,” trong đó tên của công ty đầu tư Mỹ Goldman Sachs đã được nêu ra.

Cũng trong ngày Thứ Ba, Hiệp Hội Các Quỹ Ðầu Tư Trung Quốc, một cơ quan chế độ đảng Cộng Sản cầm đầu, công bố một thư ngỏ kêu gọi các quỹ đầu tư hãy đoàn kết cùng nhau giúp ổn định thị trường! Nói cách khác, họ khuyến khích mọi người Trung Hoa hãy ngưng bán các cổ phiếu, và hãy mua, vì lòng yêu nước! Với các hành động khuyến khích rầm rộ này, chỉ số các thị trường đã tăng lên bất ngờ, được một thời gian; nhưng không kéo dài.

Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đã dùng một thủ đoạn quen thuộc, là mỗi khi gặp khó khăn lại đổ tội cho “bàn tay ngoại quốc. Bộ máy kiểm duyệt của Bắc Kinh đã làm ngơ cho những tin đồn đại trên được lưu hành, phổ biến trên mạng Internet hơn một ngày. Theo tin Reuters thì phải đợi tới chiều Thứ Tư, Bắc Kinh mới xác định rằng không hề có chuyện công ty Goldman Sachs hoặc các nhà đầu tư ngoại quốc nào đã lũng đoạn thị trường Trung Quốc! Hoàn Cầu Thời Báo viết rằng “Vốn ngoại quốc chỉ đóng vai một phần nhỏ trong cả thị trường. Không có dấu hiệu nào cho thấy người ngoại quốc bán ‘short,’ tức là mượn cổ phiếu để bán trong khi chờ thị trường xuống giá.”

Những nhà đầu tư lẻ chiếm 80% các hoạt động mua bán cổ phiếu, khác hẳn với thị trường Mỹ, nơi hơn 80% các vụ mua bán trong thị trường là do các công ty tài chánh lớn với số vốn hàng tỷ đô la. Nhiều người đầu cơ vay tiền mua cổ phiếu để đẩy giá lên, chờ đến ngày bán tháo chạy trước khi giá xuống. Trên thị trường có loại các cổ phiếu A chỉ các công dân Trung Quốc mới được mua, loại này lên giá cao nhất khiến cho giá một cổ phần lớn gấp 50 đến 100 lần lợi nhuận đã đạt được trong năm trước, tiếng nhà nghề gọi là tỷ số P/E (Price/Earnings). Cùng thời gian đó, tỷ số P/E của những cổ phần khác chỉ lên tới 10 lần.

Dù chỉ có dưới 10% dân Trung Hoa tham dự thị trường chứng khoán, nhưng con số cũng lên tới hàng trăm triệu. Hiện nay nhiều nhà đầu tư mất tiền đã coi chính Ðảng Cộng Sản chịu trách nhiệm; vì đảng đã khuyến khích người dân đi mua cổ phiếu. Hàng chục triệu các nhà đầu tư lẻ đã mất tiền và có thể đã mất hết những món tiền dành dụm suốt đời. Ðây là một rủi ro chính trị cho cả đảng Cộng Sản vì những người này cũng thuộc giai cấp trung lưu xưa nay vẫn ủng hộ đảng. Họ không những oán trách đảng Cộng Sản để cho thị trường sụp đổ khiến họ mất tiền, mà còn oán đảng đã khuyến khích họ bỏ tiền vào một “sòng bạc” là thị trường chứng khoán.

Trong tuần tới, trước khi thị trường mở cửa, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều biện pháp trấn an và nâng giá thị trường. Nói cách khác, họ sẽ bơm thêm hơi vào một trái bóng mong manh, có thể chỉ còn chờ tới ngày trái bóng nổ lớn hơn. Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh sẽ mở cuộc điều tra để truy tố một số người đầu cơ thị trường để tìm ra người chịu tội thay cho đảng cộng sản.

Vụ sút giảm của thị trường Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Thứ nhất, dù số người mất tiền sẽ bớt chi tiêu nhưng họ chỉ bớt mua các món hàng xa xỉ; cho nên nói chung, số tiêu thụ của hơn một tỷ người Trung Hoa sẽ không thay đổi. Hơn nữa, giá cổ phiếu tụt giảm lần này là một hiện tượng tự nhiên, đã được giới đầu tư quốc tế chờ đợi. Khi nền kinh tế một nước giảm bớt tốc độ tăng trưởng và các doanh nghiệp cũng bớt kiếm lời thì không có lý do nào để thị trường chứng khoán tăng lên hàng 40% hay 90% như ở Thượng Hải và Thẩm Quyến trong sáu tháng qua. Ngày Thứ Sáu, thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng xuống theo lục địa nhưng nhẹ hơn nhiều, còn các thị trường Mỹ và Châu Âu chỉ mất từ 0.1% đến 0.4%.

Nhưng ông Tập Cận Bình sẽ còn lo. Bắc Kinh đã tìm đủ cách để giữ giá các cổ phiếu mà không quan tâm đến hậu quả lâu dài. Theo tiên đoán của Oxford Economics, một công ty nghiên cứu, thì giá chứng khoán ở Trung Quốc sẽ giảm thêm chừng 35% nữa mới vào thế quân bình, phản ảnh đúng tình hình kinh tế. Tức là giới đầu tư Trung Quốc có thể sẽ mất hơn một ngàn tỷ đô la nữa. Trong lúc đang lo củng cố quyền hành, như vụ đưa tập đoàn Chu Vĩnh Khang ra tòa về tội tham nhũng mới đây, chắc Tập Cận Bình không muốn thấy thị trường giảm sút thêm nữa, tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị có cơ hội phản công, lật ngược thế cờ.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests