Bình Luận , Quan Điểm

vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Tổng Trọng, Tướng Quang “Qui Mã”


Bùi Văn Phú
Tổng Trọng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, còn Tướng Quang là Đại tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng công an. Theo dự kiến, năm nay hai ông sẽ “qui mã”, tức là qua Mỹ, theo cách nói lóng. Với nhiều người Việt, qua Mỹ là dấu hiệu sẽ có những điều tốt đẹp cho tương lai đời mình.

Chuyến đi Mỹ của ông Trọng sẽ là một sự kiện đặc biệt trong quan hệ hai nước, vì không như quan hệ Việt-Trung đặt nặng trên nền móng giữa hai đảng cộng sản, quan hệ Việt-Mỹ không như thế.

Nếu Tổng Trọng đến Mỹ trên cương vị một tổng thống thì chuyện đón tiếp không có gì rắc rối. Nhưng đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ mà không có người tương nhiệm, hay đối tác, trên phương diện lãnh đạo giữa hai quốc gia.

Thực ra ở Mỹ cũng có Đảng Cộng sản, nhưng chỉ là một đảng rất nhỏ trong số chục đảng chính trị ở Hoa Kỳ. Đảng Cộng sản Mỹ không có tổng bí thư mà đứng đầu hiện nay là Chủ tịch Toàn quốc John Bachtell. Đảng thành lập từ năm 1919, có chi bộ ở Chicago, ở miền bắc California, ở bang Connecticut và Ohio.

Việc Tổng Trọng qua Mỹ chắc chắn là không phải do lời mời của Đảng Cộng sản Mỹ. Nhưng không rõ ai trong chính quyền Mỹ đã mời, vì ông Trọng là người đứng đầu một đảng cầm quyền trong một quốc gia với chế độ độc đảng. Tuy không có vai trò điều hành đất nước nhưng với chức tổng bí thư đảng, ông có quyền lực và ảnh hưởng trong chính trường Việt Nam.

Vì không phải là người trong guồng máy lãnh đạo như tổng thống, thủ tướng hay chủ tịch của một nước, vì thế chuyện lễ tân đón tiếp ông Trọng sẽ phức tạp. Đã có nguồn tin nói rằng Tổng thống Barack Obama sẽ không đón tiếp ông tại Bạch Ốc. Các lãnh đạo khác của Việt Nam là Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch Trương Tấn Sang khi thăm Hoa Kỳ đều được tổng thống Mỹ đón tiếp trong Bạch Ốc.

Nhìn vào chính sách ngoại giao của Việt Nam với các nước có ảnh hưởng trong khu vực như Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ, sự kiện ông Trọng thăm Mỹ có thể đưa Hà Nội đến gần hơn nữa với Washington, kể từ khi quan hệ Việt-Trung trở nên căng thẳng sau vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam. Hoa Kỳ đã mạnh mẽ phản đối, quốc hội Mỹ ra quyết nghị yêu cầu giữ nguyên trạng biển Đông. Những động thái đó khiến Bắc Kinh phẫn nộ, nói Mỹ không nên can thiệp vào khu vực.

Với chủ trương xoay trục về Đông Á, chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng đem hy vọng đưa quan hệ Mỹ-Việt lên cao hơn “đối tác toàn diện” đã được Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đồng ý vào năm 2013.

Khi ông Trọng đến Thủ đô Washington, dù Tổng thống Obama tiếp ông ở một nơi không phải là Bạch Ốc, vì thủ tục lễ tân không cho phép, thì cũng không là điều quan trọng. Đáng chú ý là hai bên sẽ thảo luận và đồng ý với nhau những gì để nâng tầm quan hệ, vì ông Trọng có quyền lực, nhưng là người bảo thủ nhất trong tứ trụ lãnh đạo tại Hà Nội.

Đã nhiều lần ông Trọng phát biểu kiên quyết bảo vệ và đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm của ông khác với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang. Ông Dũng trong một dịp phỏng vấn với báo Đức hồi năm ngoái đã xác định nhân quyền và dân chủ là xu hướng thời đại.

Ông Sang cũng muốn có cải cách chính trị, phản ánh qua những người thân với ông, như cựu tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế, như giáo sư Tương Lai [Nguyễn Phước Tường] đã có những bài viết trên nhật báo New York Times nhấn mạnh đến việc thoát Trung, cần liên minh với Hoa Kỳ và cổ vũ cho một nền tự do báo chí, một xã hội cởi mở hơn về chính trị để Việt Nam mau chóng hội nhập khu vực và toàn cầu.

Sau vụ giàn khoan HD-981 nhiều người Việt đã nhận ra Bắc Kinh không còn là đồng chí. Trong nước đã có nhiều tiếng nói muốn thoát vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh được gióng lên. Vì thế chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trông đợi có thể đem đến những thay đổi cơ chế cho Việt Nam, đặc biệt là cắt bỏ cái đuôi xã hội chủ nghĩa trong chính sách “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đang được thực hiện. Vì cái đuôi này mà đến nay Việt Nam vẫn chưa được Hoa Kỳ công nhận là một nền kinh tế thị trường. Cũng vì cái đuôi này mà Việt Nam chưa có công đoàn độc lập, chưa có tự do báo chí, tự do truy cập Internet. Đó là những thỏa thuận với WTO, với Hoa Kỳ qua những hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký. Đó cũng là những cản trở trong tiến trình đàm phán liên quan đến Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Tuy nhiên Việt Nam vẫn e dè với phản ứng từ Trung Quốc. Vì nếu cải cách sâu rộng hơn, ngả hơn về phía Mỹ, Hà Nội lo sợ bị Bắc Kinh vả cho một cái mà không kịp đỡ, theo như cách nói của người Hà Nội.

Tháng trước dư luận có vẻ ngạc nhiên khi truyền thông đưa tin Ngoại trưởng John Kerry nhắc lại lời mời Tổng Trọng qua thăm Mỹ. Hôm 6/3 Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã chính thức xác nhận năm nay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ. Đó là dấu chỉ cho thấy Washington muốn có quan hệ tốt hơn với Hà Nội, muốn Việt Nam có chung vị thế với những nước bạn của Mỹ ở Đông Nam Á.

Hoa Kỳ sẵn sàng đón Tổng Trọng và Tướng Quang, nhưng Bộ Chính trị dường như còn chần chừ vì đến lúc này ngày giờ thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Trọng cũng chưa rõ.

Cũng như khi tình hình biển Đông căng thẳng vào đầu tháng 5/2014, với giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được kéo vào vùng đặc quyền kinh tế trong thềm lục địa Việt Nam, lúc đó Ngoại trưởng John Kerry cũng đã mời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh sang Mỹ để tham khảo, nhưng đến tháng 9 nhà ngoại giao hàng đầu của Hà Nội mới có chuyến đi Hoa Kỳ. Trong cùng thời gian đó lại có nhiều quan chức Việt, Trung qua lại giữa Bắc Kinh và Hà Nội để tìm giải pháp giảm căng thẳng trên biển Đông.

Vì thế chuyến đi Mỹ của ông Trọng chắc không xảy ra cho đến sau khi ông đã đi thăm Trung Quốc.

Dù đã đối đầu với nhau qua cuộc chiến đẫm máu ở biên giới năm 1979 và trong vùng quần đảo Trường Sa năm 1988, ngày nay ảnh hưởng của Trung Quốc với Việt Nam khá sâu đậm trong kinh tế và chính trị. Nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam có những lãnh đạo không muốn thoát Trung để phát triển quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ.

Hy vọng chuyến đi Mỹ của Tổng Trọng và Tướng Quang có thể đem đến những thay đổi cho Việt Nam, vì ông Trọng có quan điểm cực kì bảo thủ, kiên quyết bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa. Còn Tướng Trần Đại Quang nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch” nên lo sợ diễn biến hoà bình. Công an đã bắt giam nhiều người chỉ vì đưa ra những phát biểu ôn hòa hay chuyển tải thông tin trái nghịch với quan điểm của nhà nước và họ đã bị kết án tù với tội danh “xâm phạm quyền tự do dân chủ”, “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.”. Nhiều nhà hoạt động dân chủ thường xuyên bị sách nhiễu, ngăn cản họp mặt, di chuyển.

Mời Tổng Trọng và Tướng Quang sang thăm Hoa Kỳ, lãnh đạo Mỹ hy vọng qua những thảo luận song phương sẽ giúp lãnh đạo Hà Nội hiểu được rằng một xã hội cởi mở hơn, tự do hơn và khu vực kinh tế tư nhân được chú trọng hơn sẽ dễ dàng cho Việt Nam gia nhập TPP, giúp cho nền kinh tế phát triển vững mạnh hơn.

Khi đó Việt Nam sẽ không còn bị ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc.

© 2015 Buivanphu.wordpress.com
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Dĩ hư vi thực
Những hư và thực của quyền lực tại Mỹ, Nga, Tầu

Nguyễn-Xuân Nghĩa
1

Trong có một tuần, ba cường quốc quân sự đứng đầu thế giới là Mỹ, Nga, Tầu, bất ngờ dàn ra ba chuyện sáng trưng - mà làm thiên hạ thấy tối mù.

Tại Hoa Kỳ, Tổng Thống Barack Obama hành xử như một... thủ tướng ham đọc báo. Ban tham mưu của ông cho biết rằng tổng thống biết mọi tin chấn động là nhờ báo chí! Tuần qua, Obama đi thăm một trung tâm của Bộ Cựu Chiến Binh tại Phoenix và để nhân sự của các bộ khác giải quyết hay giải thích các vấn đề công vụ nóng hổi. Ông tránh đề cập đến chuyện nóng của thế giới như chiến lược chống quân khủng bố Hồi Giáo, hay lời kêu gọi yểm trợ quân sự của tổng thống Ai Cập, hoặc rủi ro đụng độ quân sự tại Ukraine, v.v...

Mà tổng thống Mỹ có nói thì cũng thừa vì dư luận lại chú ý đến chuyện khác.

Cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton đang vật vã cứu vãn cuộc tranh cử tổng thống chưa thông báo đã có thể vãn tuồng. Có thẩm quyền tất nhiên - như con ong chúa giữa bầy ong thợ - sẽ ra tranh cử năm tới, Hillary lại tự đốt với vụ tai tiếng là khi cầm đầu ngành ngoại giao vào nhiệm kỳ đầu của Obama (2009-2013), bà không sử dụng hệ thống điện thư chính thức, có bảo vệ và tự nhiên được lưu trong công khố thông tin của chính quyền. Mà chỉ dùng trương mục email riêng “cho tiện,” để tự tiện giữ lại hoặc xóa đi mọi dấu tích liên lạc công và tư trong bộ máy công vụ.

Ðấy là việc trái với quy định như chính Hillary đã thông báo trước đây cho bộ máy ngoại giao. Nay thì con ong chúa chỉ còn trông cậy vào bầy ong thợ, các cảm tình viên trung kiên sẽ rót mật cho bà chúa tới cùng. Họ đang vò vẽ như ong.

Trong nền dân chủ Mỹ, sự việc đó dẫn tới câu hỏi là tính chất đáng tin của một người muốn được quốc dân bầu lên để lãnh đạo quốc gia. May cho Hillary là khi bị quay như chong chóng thì thiên hạ lại hỏi Tổng Thống Vladimir Putin của Liên Bang Nga đang ở đâu!

Từ mươi hôm nay, không thấy Putin xuất hiện. Hai thượng đỉnh quan trọng bị hủy vào giờ chót mà Phủ Tổng Thống chẳng có lời giải thích thỏa đáng ngoài sự kiện là ông vẫn khỏe. Thiếu tin là thiên hạ đồn về một tổng thống có sức khỏe của một tay đô vật. Có khi nhảm nhí như ông lén qua Thụy Sĩ thăm một đào nhí vừa sanh con. Có khi rợn mình như ông đã bị ai đó đảo chính.

Theo Hiến Pháp Nga, nếu Putin có mệnh hệ gì thì đương kim Thủ Tướng Dmitri Medvedev - nguyên tổng thống ngồi làm vì cho Putin trong các năm 2008-2012 - sẽ tạm kế nhiệm trước khi dân Nga bầu ra tổng thống khác. Nhưng các nhân vật thân tín kia của Putin có chịu vậy không? Hay là sẽ ra tay, hoặc đã ra ray?

Khác với thế giới Mỹ, là khi Obama đi chơi cù với các đại gia yểm trợ tài chánh, hay uống bia ở đầu ngõ với phó thường dân, thì bàn dân thiên hạ đều được biết, hành tung của tổng thống Nga lại thuộc diện bí mật quốc gia. Cũng bí mật như khi một đối thủ chính trị của Putin là Boris Nemtsov bị hạ sát ngay tại thủ đô chỉ ba ngày trước khi ông ta xuống đường biểu tình.

Nhưng lần này, long thể của Putin lại là vấn đề an ninh, hay hòa bình toàn cầu.

Trước hết, tình hình Ukraine đang gây nhức tim vì khả năng đụng độ quân sự mạnh khi Hoa Kỳ tiếp vận võ khí sát thương cho chính quyền tại Kyiv và gửi lính qua huấn luyện cách sử dụng. Tức là lính Mỹ đang nằm dưới tầm đạn của pháo Nga. Hay nhìn ngược từ nước Nga, binh lính của Minh ước NATO, mà Hoa Kỳ là thành viên, lại xớ rớ gần biên giới Nga.

Giữa tình cảnh căng thẳng ấy, hôm Thứ Tư 11, Ðô Ðốc William Gortney cầm đầu hệ thống phòng thủ NORAD tại Bắc Mỹ - tiếp cận với khu vực cực Bắc của Nga - báo với Quốc Hội Mỹ sự kiện là năm qua các oanh tạc cơ hạng nặng của Nga đã có nhiều phi vụ ra khỏi không phận thường xuyên, chuyện chưa từng thấy từ hồi Chiến Tranh Lạnh. Ông Gortney còn nói đến chi tiết Nga có thể phóng hỏa tiễn tầm xa từ phi cơ, chiếm hạm và tầu ngầm, cho nên hệ thống NORAD sẽ gặp rủi ro lớn.

Khi ấy, ta mới chú ý đến chuyện Hoa Kỳ nhắc Hà Nội về việc cho oanh tạc cơ của Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh, với khả năng bắn hỏa tiễn có đầu đạn hạch tâm. Dường như thế giới đang trôi về chốn cũ, thời Chiến Tranh Lạnh, mà con người có máu lạnh là Putin lại im lặng vô tuyến!

Ðấy là lúc giới quan sát quốc tế nhìn qua Bắc Kinh.

Chủ Tịch Tập Cận Bình đã củng cố uy quyền ngang tầm Ðặng Tiểu Bình, mà với màu sắc sùng bái lãnh tụ kiểu Mao Trạch Ðông. Chiến dịch diệt trừ tham nhũng của ông mở rộng và biến thể thành cuộc tranh trừng rộng lớn. Họ Tập khóa chặt hệ thống thông tin và triệt hạ mọi đối thủ gần xa trước sau - kể cả hai chục tướng lãnh và tay chân của hai cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Ðào là Tăng Khánh Hồng và Lệnh Kế Hoạch. Ông lại còn đảo lộn hệ thống tình báo nội bộ trong Bộ Quốc An.

Tập Cận Bình siết chặt hàng ngũ để cứu đảng hay cứu mình?

Nhìn từ bên ngoài, họ Tập đang gặp bài toán của Mikhael Gorbachev khi mở ra để cứu vãn chế độ Xô viết mà lại làm Liên Xô tan rã. Từ kinh nghiệm đó, Tập Cận Bình mới chọn ngả khép vào, mà chưa chắc đã cứu được chế độ khi kinh tế lại trôi vào một chu kỳ suy trầm và giảm phát.

Gorbachev lấy hư làm thực, Tập Cận Bình lấy thực làm hư - mà sau cùng vẫn có thể hư chuyện! Nhìn từ bên ngoài, thì Hoa Kỳ may mắn hơn nhiều...

***

Ngay sau cuộc bầu cử 2014, các chính khách Mỹ đã lật qua tờ lịch 2016 để đánh dấu cuộc tổng tuyển cử sắp tới, khi cử tri sẽ đề cử một tổng thống mới.

Vì bên Cộng Hòa là một sân trống sau tám năm ngồi ngoài Hành pháp nên có gần hai chục nhân vật trực tiếp hoặc gián tiếp xuất hiện như chuẩn ứng viên. Lộ trình rắc rối của họ sẽ là nhiều trận đánh trước và sau vòng sơ bộ tại từng tiểu bang cho đến khi được đa số trong đảng chọn làm thụ ủy của liên danh Cộng Hòa - gồm ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống. Những người có tầm nhìn hay tham vọng lớn nhất đều nhắm vào hai vị trí đó trong khi vẫn phải vận động ra tiền cho cuộc chạy việt dã băng đồng.

Ðấy là một trận “marathon” xuyên bang trải qua 21 tháng khi mà thành tích và từng lời phát biểu từ vài chục năm trước lại được phơi bày hoặc bị phanh phui. Thành phần tích cực nhất thì chỉ ngó vào gà nhà cho tới ngày phải đổi ý và tìm ra người hy vọng đắc cử để phần nào thực hiện sở nguyện của mình. Tình trạng bát nháo ấy cũng là cơ hội cho cử tri chọn lựa.

Bên Dân Chủ thì tin chắc rằng Hillary đã tự chuẩn bị cho cuộc đua từ hai chục năm trước, rồi đang giật mình nghĩ lại. Nhưng tính ra thì cũng còn hai chục chính khách có thể giật bó đuốc heo hắt từ tay Hillary để dẫn đảng trở lại Tòa Bạch Cung. Dù có được truyền thông công khai hay kín đáo yểm trợ, họ vẫn gặp quy luật phũ phàng của bầu cử, là có thể bị đánh bại.

Trong suốt 21 tháng này, bộ máy công quyền vẫn chạy, và thị trường vẫn lên xuống theo quy tắc quái đản là chẳng có gì vĩnh viễn trường cửu! Và chẳng ai là không thay thế được.

Dân Mỹ sướng hơn dân Tầu và dân Nga nhiều, vì nếu mua hớ thì vẫn có quyền đổi ý.

Chuyện chỉ có ở nước Mỹ?

Tối Thứ Bảy 14, Jose Espinoza tại Quận Madura ở miền Trung California vừa vồ xế hộp thì bị cảnh sát rượt về tội ăn cắp xe. Biết thống kê tội phạm tại Hoa Kỳ, anh bèn xịt sơn đen lên mặt thành người da đen để tẩu thoát. Mà chẳng thoát. Cảnh sát thoát tội cố tình chiếu cố dân da đen!
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Xã hội dân sự và dân chủ

Nguyễn Hưng Quốc

(Nguồn: VOA)
Trong chuyến đi Mỹ vào cuối năm ngoái, trong một buổi nói chuyện gẫu với hai người bạn cùng hoạt động tích cực trong việc khuếch tán xã hội dân sự tại Việt Nam, tôi nghe một bạn than phiền: Từ khi hình thức sinh hoạt xã hội dân sự được cổ vũ, những người tích cực nhất trong phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam chỉ thích tiếp xúc và chụp ảnh với các tổ chức quốc tế nhưng lại lơ là với việc xuống đường biểu tình đòi tự do cũng như phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc.

Nhìn ở biểu hiện bên ngoài, lời than phiền ấy có vẻ như không sai. Quả thực từ hơn một năm nay, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, trong cả nước, từ Sài Gòn đến Hà Nội, không có một cuộc biểu tình nào đáng kể cả. Ngược lại, các hoạt động thiên về xã hội dân sự vẫn tiếp tục phát triển qua các tổ chức giúp đỡ những người dân bị oan ức hoặc xây dựng những căn nhà tình nghĩa cho thân nhân những người bị hy sinh trong hai trận chiến tại Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988).

Tôi không phủ nhận hai sự kiện trên, nhưng tôi không nghĩ hai sự kiện ấy có quan hệ nhân quả với nhau, nghĩa là, nói cách khác, tôi không tin sự lắng dịu của các cuộc xuống đường biểu tình là hậu quả của việc phát triển của các hoạt động xã hội dân sự. Nó có thể có những lý do khác, chẳng hạn, không có sự kiện nào gây khích động quần chúng như vụ giàn khoan Hải Dương 981 hoặc, sau các cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn tại Bình Dương và một số nơi khác, chính quyền có cớ để đàn áp mạnh tay hơn và điều đó khiến cho nhiều người ngần ngại. Cũng có thể, sau nhiều cuộc biểu tình, chính quyền tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn, ví dụ, cô lập những người có khả năng lãnh đạo để ngăn chận hoặc vô hiệu hóa các cuộc xuống đường. Vân vân. Còn có thể có những lý do khác nữa.

Nhưng ngay cả khi lý do giảm nhiệt của các cuộc tranh đấu là vì những người có thiện chí nhất chuyển hướng sang những hình thức liên quan đến xã hội dân sự nhẹ nhàng và ít thử thách hơn thì tôi nghĩ, nó cũng không phải là lý do để chúng ta chấm dứt hoặc giảm thiểu sự cổ vũ cho các hoạt động xã hội dân sự. Lý do chính là, về lâu dài, theo tôi, các hoạt động xã hội dân sự bao giờ cũng có ích, cực kỳ có ích, cho tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu đều khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội dân sự và tiến trình dân chủ hóa. Việc khẳng định ấy không phải chỉ có tính thuần túy lý thuyết mà còn dựa trên kinh nghiệm lịch sử. Trước, khi phân tích nền dân chủ tại Mỹ, Alexis de Tocqueville, đã nhận ra nền tảng của chế độ dân chủ tại nước này chính là các sinh hoạt xã hội dân sự phổ biến ở khắp nơi. Sau, hầu hết các học giả đều cho những nơi có sinh hoạt xã hội dân sự đa dạng và phong phú, ở đó, dân chủ được bén rễ sâu và vững mạnh, không thể đảo ngược được. Nhiều người cho rằng một trong những lý do chính khiến chế độ Cộng Sản tại Châu Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 chính là nhờ các sinh hoạt xã hội dân sự: ở đâu xã hội dân sự phát triển sâu rộng, ở đó, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ trước (như Ba Lan và Hungary); và ở đâu có truyền thống xã hội dân sự mạnh, ở đó dân chủ càng vững vàng. Ngược lại, ở phần lớn các quốc gia tách ra từ Liên Bang Xô Viết, vì không có truyền thống xã hội dân sự, nền dân chủ trở thành bấp bênh và có nguy cơ quay lại với độc tài.

Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa xã hội dân sự và dân chủ vào mấy điểm chính:

Thứ nhất, các hoạt động xã hội dân sự là môi trường tốt nhất để giáo dục ý thức công dân, giải trừ nạn dửng dưng và vô cảm trong xã hội, làm cho mọi người biết tôn trọng những sự khác biệt về sắc tộc, ý thức hệ, tín ngưỡng và văn hóa.

Thứ hai, đó là cách tốt nhất để tập hợp những công dân khắc khoải trước thực trạng đất nước. Những người có lòng với tiền đồ dân tộc sẽ gặp gỡ nhau, trao đổi ý tưởng với nhau và cùng nhau hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau để xây dựng một xã hội dân chủ lành mạnh sau này.

Thứ ba, qua các hoạt động xã hội dân sự, người ta tập luyện được một số kỹ năng cần thiết cho một xã hội dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là hai khả năng đối thoại và hợp tác để giải quyết các khác biệt hoặc mâu thuẫn.

Thứ tư, trong quá trình hoạt động vì những lý tưởng chung như vậy dần dần sẽ xuất hiện những người có khả năng lãnh đạo sau này sẽ đi đầu trong các cuộc tranh đấu vì dân chủ.

Một khi xã hội dân sự được hình thành và phát triển sâu rộng, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến tiến trình dân chủ hóa. Theo Gordon White, trong bài “Civil Society, Democratization and Development: Clearing the Analytical Ground,” in trong cuốn Civil Society in Democratization (2004), có mấy tác động chính:

Thứ nhất, sự lớn mạnh của xã hội dân sự có thể làm thay đổi cán cân quyền lực giữa nhà nước và xã hội với thái độ thiên vị hẳn về phía xã hội; từ đó, góp phần hình thành nên một sự đối lập cân bằng (balanced opposition) vốn được xem là điều kiện của dân chủ. Dưới những chế độ toàn trị, kỳ vọng này thấp hơn: Nó dần dần nâng cao hiệu năng của các lực lượng xã hội đã được tổ chức nhằm làm suy yếu tham vọng khống chế toàn bộ đời sống xã hội của nhà nước.

Thứ hai, khi xã hội dân sự đủ mạnh, nó có thể củng cố các tiêu chuẩn đạo đức công cộng và nâng cao tính khả kiểm (accountability) của cả các chính trị gia lẫn bộ máy công quyền.

Thứ ba, xã hội dân sự có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian giữa xã hội và nhà nước, giữa các công dân và hệ thống chính trị. Trong trường hợp lạc quan, nó có thể chuyển tải các yêu sách của dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng đến giới cầm quyền, từ đó, làm thay đổi một số chính sách của họ.

Thứ tư, nó có thể đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi các luật lệ trong trò chơi chính trị theo định hướng dân chủ.

Nói một cách tóm tắt, theo tôi, để tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, một trong những điều chúng ta nên làm nhất là cổ vũ cho các hoạt động xã hội dân sự. Xã hội dân sự càng sâu rộng, tiến trình dân chủ hóa càng nhanh chóng và vững chắc.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

KHI CÁC VỊ DÂN CỬ BẤT TÀI

Mai Loan

Image
Chủ tịch John Boehner sau cuộc biểu quyết thảm bại về ngân sách cho Bộ Nội An (hình REUTERS/Jonathan Ernst)


Chuyện một chính quyền bị chia rẽ (divided government) là điều vẫn thường xảy ra tại những quốc gia có chế độ tổng thống và quốc hội cùng có thực quyền độc lập và do dân chúng bầu lên khi họ ủng hộ hai đảng phái đối nghịch. Hậu quả hiển nhiên trước nhất là nó thường dẫn đến tình trạng cù cưa hục hặc hay ù lì giữa đôi bên vì lập trường chính trị khác nhau khiến cho chính quyền khó có cơ may thực hiện được những chính sách ích quốc lợi dân. Tuy vậy, nó vẫn được người dân chấp nhận và dường như không hối tiếc chút nào về quyết định bỏ phiếu của chính họ trước đó đã lựa chọn như vậy, cho dù là họ đồng tình ủng hộ hoặc là bị dụ dỗ bởi những chính sách tuyên truyền khéo léo của các đảng phái chính trị.

Tại một quốc gia có truyền thống tự do dân chủ lâu đời như nước Pháp trước đây, người dân cũng đã trải qua những thời kỳ chính quyền chia rẽ như vậy dưới thời hai vị tổng thống Francois Mitterand, thuộc đảng Xã Hội khuynh tả (khi quốc hội lại do đảng RPR khuynh hữu nắm quyền) và sau đó là Jacques Chirac thuộc đảng RPR (khi quốc hội lại do đảng Xã Hội giành được đa số). Nói chung, không ai chờ đợi một chính quyền trong thời gian này có thể đưa ra những chính sách đồng thuận để đẩy mạnh guồng máy công quyền do bởi hai bên luôn gầm gừ lẫn nhau và chỉ luôn lo sợ phía bên kia có thể lấn át quyền hành của mình. Tuy vậy, người dân dường như vẫn chấp nhận một hậu quả tương đối xem ra có phần tích cực hơn, đó là hai bên từ nay sẽ giữ vai trò kềm giữ lẫn nhau, nếu không đoàn kết để cùng chung lo việc nước thì ít ra cũng không để bên nào đi quá lố theo khuynh hướng cực hữu hay cực tả.

Tinh thần kềm giữ lẫn nhau này đã được thiết lập sẵn trong hiến pháp của Hoa Kỳ và sau đó cũng là nền tảng trong bộ máy điều hành của nhiều tổ chức hay cơ quan, tư cũng như công, hầu giữ vững cho việc duy trì và phát triển tổ chức trong xã hội một cách tốt đẹp và bền vững. Nó thường được gọi là “kiểm soát và cân bằng” (checks and balances), tức là cho người nắm nhiệm vụ giám sát có luôn quyền quản trị để có thể cân bằng với người đang nắm quyền điều hành. Bằng không thì cái gọi là “hội đồng giám sát”, dù được trao cho trọng trách hay nhiệm vụ rất quan trọng, cũng sẽ bị “hội đồng điều hành” phớt lờ hoặc xem thường, để rồi sau đó sẽ nhanh chóng trở thành một thứ hội đồng bù nhìn, hoặc có khá lắm thì cũng chỉ tạo được những tiếng vang khi lên tiếng chỉ trích hoặc đòi từ chức v.v. . . nhưng thực chất thì cũng không làm thay đổi tình thế.

Vì thế cho nên trong suốt hơn 200 năm lập quốc, cho dù có nhiều lúc vị tổng thống và quốc hội đều cùng một đảng, dù là Cộng Hoà hay Dân Chủ, nhưng vẫn luôn xảy ra tình trạng quốc hội hành xử sự độc lập của mình khi bỏ phiếu chống đối những quyết định đưa ra từ phía Toà Bạch Ốc. Chính vai trò nắm giữ quyền hành độc lập này mà nhiều vị dân biểu và nghị sĩ ở Quốc Hội sẵn sàng lên tiếng hoặc bỏ phiếu chống đối vị tổng thống dù là người cùng đảng với mình mà không sợ bị những hậu quả “trả thù” trong nội bộ. Trong nhiều trường hợp, những vị dân cử này còn được nổi tiếng hơn vì được nhiều người chú ý đến và vẫn luôn được cử tri tại địa phương mình tiếp tục ủng hộ, trong đó có nhiều thành phần cử tri độc lập hoặc thuộc đảng đối lập vì họ nể trọng tinh thần độc lập không a dua theo bè phái này.

Tình trạng chính quyền chia rẽ tại Hoa Kỳ có phần căng thẳng nổi bật bắt đầu cách nay hơn 20 năm khi đảng Cộng Hoà giành được chiến thắng “lịch sử” trong cuộc bầu cử vào năm 1994 với chiêu bài “Contract With America”. Gọi là lịch sử vì đó là lần đầu tiên phe Cộng Hoà đánh bại được một cách rất to lớn và vẻ vang phe Dân Chủ, vốn đã luôn nắm quyền đa số tại Hạ Viện Hoa Kỳ trong một thời gian dài đến 4 thập niên trước đó, mà có lúc người ta tưởng chừng như nó sẽ tiếp tục kéo dài lâu hơn nữa.

Có hai lý do để giải thích sự kiện thay đổi bất ngờ này. Thứ nhất là vì nhiều cử tri đã bị thuyết phục bởi những lời lẽ rất hoa mỹ trong chiêu bài “Contract With America”, với những đề nghị cụ thể về chương trình nghị sự của họ trong những ngày đầu của pháp nhiệm nếu như họ được đắc cử. Kế đến là thái độ bất mãn của khối cử tri, nhất là giới bảo thủ, đối với vị tân tổng thống lúc bấy giờ là Bill Clinton. Trong mắt nhìn của họ, cũng như đối với nhiều cử tri độc lập không theo đảng phái nào, thì ông Clinton chỉ là một chính khách trẻ đầy tai tiếng lăng nhăng về chuyện tình dục, không được đa số người dân ủng hộ (chỉ có 43% số phiếu của cử tri), và đắc cử được nhờ may mắn trước một vị tổng thống là George W. H. Bush đang bị một chính khách khác là nhà tỷ phú Ross Perot bỗng dưng nhảy vào phá bĩnh.

Dĩ nhiên, ông Bush Bố cũng là người gây ra hậu quả này cho chính mình khi nhiều thành phần dân chúng bảo thủ cực hữu không còn hăng hái ủng hộ khi ông quyết định thoả hiệp với phe Dân Chủ để thông qua việc tăng thuế hầu giải quyết khó khăn về ngân sách của nước Mỹ (một quyết định rất đúng đắn và can đảm). Họ đã chỉ trích hoặc chế riễu ông về tội phản bội lại lời hứa rất nổi tiếng của trước đó vào năm 1988 khi ông nói: “Read My Lips: No New Taxes” (Hãy đọc kỹ lời tôi nói: Sẽ Không Có Việc Đóng Thuế Mới). Từ đó, họ không còn tích cực ủng hộ, và tẩy chay ông Bush Bố, hoặc thậm chí có thể quay sang bỏ phiếu cho ông Ross Perot như là một hình thức cảnh cáo cho bõ ghét.

Điều trớ trêu là trước đó chưa đầy một năm, TT Bush Bố được đa số dân chúng Mỹ ủng hộ và đề cao như một người anh hùng, một lãnh tụ tài ba, nhất là sau chiến thắng dễ dàng và không tốn kém trong cuộc chiến tấn công Iraq của lãnh tụ độc tài Saddam Hussein vào năm 1991. Điều này cho thấy là sự suy nghĩ và lá phiếu của dân chúng Mỹ nhiều khi thay đổi rất nhanh chóng, tự mâu thuẫn với chính mình, và khoảng thời gian 1 hay 2 năm là một thời gian rất dài trong chính trường, với những thay đổi bất ngờ nhiều khi khó tiên đoán được, một chi tiết mà dường như rất nhiều nhà báo tiếng Việt thường không để ý đến.

Do vậy, đa số cử tri lúc bấy giờ có thể không mấy ưa thích vợ chồng ông Clinton, nhất là với đề nghị đòi cải tổ mạnh bạo chính sách bảo hiểm y tế đại chúng đề ra vào năm 1993, nên họ sẵn sàng bỏ phiếu đối nghịch qua việc ủng hộ cho đảng Cộng Hoà nắm quyền đa số tại Hạ Viện. Tuy những lãnh tụ mới của phe Cộng Hoà lúc bấy giờ như ông Newt Gingrich cũng hung hăng chống đối, dẫn đến hậu quả chính phủ phải đóng cửa một thời gian vì tranh cãi về ngân sách, nhưng họ cũng vẫn chấp nhận ngồi lại với nhau để thương thuyết hoặc thoả hiệp. Nhất là sau khi phe Cộng Hoà học được bài học thực tế là ông Clinton vẫn còn có quyền hành rất vững mạnh là quyền phủ quyết (veto) để bác bỏ tất cả những dự luật của phe bảo thủ đưa ra, và quan trọng hơn nữa là đa số dân chúng lại đổ lỗi nhiều hơn về đảng Cộng Hoà trong vụ chính phủ phải đóng cửa.

Tuy đôi bên đã thoả hiệp và tương nhượng để thông qua nhiều đạo luật, trong đó có đạo luật cải tổ chính sách trợ giúp phúc lợi cho người nghèo (thường gọi là welfare reform) vào năm 1996, nhưng tinh thần kình chống hay đố kỵ lẫn nhau vẫn còn rất cao, điển hình là việc các dân biểu Cộng Hoà tìm cách khai thác chuyện lem nhem tình dục của ông Clinton để đưa ra xét xử đòi bãi nhiệm. Nhưng kết quả là họ vẫn thất bại khi Thượng Viện không đồng ý, và quan trọng hơn nữa, là dư luận của người dân trong nước đa số không đồng tình với chính sách tấn công cá nhân kiểu này.

Điều nghịch lý buồn cười là sau này người ta phát giác ra những dân biểu lên án ông Clinton về tội vô luân mạnh mẽ nhất lại là những nhân vật còn bê bối hơn nhiều trong chuyện tình ái lem nhem với những tội danh như ngoại tình, bỏ bê vợ con v.v. như các ông Newt Gingrich, Bob Livingston, Dan Burton, Henry Hyde, John Ensign (sau thành nghị sĩ tại Nevada), Mark Sanford (sau này làm thống đốc South Carolina). Những khuôn mặt này sau đó phải xin từ chức như các ông Ensign hoặc Sanford khi nội vụ đổ bể, hoặc phải từ chức khi sắp sửa được làm chủ tịch Hạ Viện (như ông Livingston).

Nhưng đến thời ông Obama lên làm tổng thống thì sự kình chống giữa đôi bên đã lên đến cực điểm, với lý do chính không gì khác hơn là tinh thần kỳ thị mầu da vẫn còn khá nặng trong lòng nhiều thành phần dân chúng Mỹ khiến cho nhiều chính trị gia và một số các nhà truyền thông cũng nhảy vào ăn có vì biết lợi dụng cơ hội. Chuyện ông Barack Obama cũng là một chính trị gia trẻ, chưa có kinh nghiệm nhiều cũng như chưa tạo được thành tích đáng kể trong chính trường, và được đắc cử một cách khá may mắn tương tự như Bill Clinton trước đó, ắt hẳn phải làm cho một số người không dẹp nổi sự bực tức trong lòng vì nghĩ rằng ông ta không xứng đáng để được ngồi vào chức vụ tổng thống.

Kể từ ngày phe Cộng Hoà giành được thắng lợi vào năm 2010 để nắm quyền tại Hạ Viện dưới trào lưu phản đối mạnh mẽ của phe Tea Party cực hữu, sự kình chống dữ dội đã dẫn đến tình trạng đình trệ kẹt cứng (gridlock) của bộ máy chính quyền. Thay vì thoả hiệp và tương nhượng lẫn nhau để đi đến những giải pháp thông qua các đạo luật cần thiết cho việc điều hành và phát triển đất nước, các vị dân cử chỉ lo tìm cách bôi bác hoặc bới móc các lỗi lầm hoặc khuyết điểm của hành pháp để tấn công theo kiểu “bới lông tìm vết” hoặc “bới bèo ra bọ”. Từ đó họ luôn tìm những đòn thử thách và đe doạ là sẽ cúp ngân sách để khiến cho chính phủ phải đóng cửa, hoặc là sẽ phải quịt nợ vì không đủ tiền để trang trải các món nợ đáo hạn mà chính phủ Hoa Kỳ phải có trách nhiệm v.v. . .

Nếu chỉ đọc và nghe luận điệu của nhiều bài báo hoặc tiếng nói của phe Cộng Hoà từ vài năm qua, và được khá nhiều nhà báo gốc Việt tin tưởng và phát tán, người ta dễ có lầm tưởng rằng chính quyền Mỹ dưới thời Obama đã phạm vào hết sai lầm này đến lầm lỗi khác, càng ngày càng khiến cho nền kinh tế nước Mỹ bị suy thoái, mất nhiều công ăn việc làm, tự tiện tiêu pha một cách hoang phí khiến cho ngân sách bị thất thu kỷ lục, và uy tín trên trường quốc tế cũng như sức mạnh quân sự bị tụt giảm khiến cho các nước khác trên thế giới không còn nể sợ v.v. . . Nói chung, mọi tội lỗi, mọi khiếm khuyết trong thời gian qua đều có thể tóm gọn một cách đơn giản là do xảy ra sau khi có một nhân vật da đen tên là Barack Obama lên làm tổng thống Mỹ!

Nhưng thực tế lại không đơn giản như người ta cố tình hiểu sai một cách khá bồng bột và có phần hơi ngu xuẩn như vậy. Lý do dễ hiểu là vì chính quyền nước Mỹ không chỉ nằm riêng trong tay của vị tổng thống đứng đầu ngành hành pháp, mà nó còn tuỳ thuộc phần lớn vào quyền quyết định của ngành lập pháp với quốc hội thông qua các đạo luật và chuẩn chi ngân sách. Hơn nữa, nó cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi ngành tư pháp với Tối Cao Pháp Viện có quyền phán xét các đạo luật của Quốc Hội hay sắc lệnh của tổng thống là vi hiến, và nhiều phán quyết của toà tối cao này có tính cách trọng đại như án lệ để trở thành đạo luật cho cả nước, thường gọi là “law of the land”. Thí dụ như án lệ Brown versus Board of Education vào năm 1954 trở thành luật cấm kỳ thị việc giáo dục của trẻ em theo sắc tộc (segregation) trên toàn nước Mỹ; án lệ Roe versus Wade vào năm 1973 trở thành luật cho phép việc phá thai tại Hoa Kỳ là quyền quyết định tối hậu của người phụ nữ mang bầu chứ không phải của một cá nhân, tổ chức, hay cơ quan công quyền nào khác cho dù được nhân danh dưới bất kỳ lý do cao đẹp nào.

Vì thế, nếu không có quốc hội ban hành những đạo luật chuẩn chi ngân sách thì chính quyền Obama cũng không đào đâu ra tiền để điều hành các phủ bộ khác nhau. Còn việc thất thu ngân sách trong những năm gần đây có lý do rất đơn giản là các chương trình chi tiêu cần thiết hàng năm của chính phủ đều cao hơn mức thu nhập vào từ tiền thuế (trong khi phe Cộng Hoà cứ khăng khăng một cách ngoan cố không chịu tăng thuế, dù là đối với dân nhà giầu!).

Chính vì cứ lo giằng co tranh cãi để chỉ trích TT Obama nên Hạ Viện trong thời gian qua đã chẳng làm nên được tích sự gì, vì cứ mãi tin rằng những lời chỉ trích này có thể sẽ thấm nhập vào đầu óc của nhiều cử tri Mỹ, vốn dễ rất bất mãn trước những điều mình không hài lòng mà không cần biết rõ lý do, nên có thể sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm ông Obama và phe Dân Chủ, như kết quả cuộc bầu phiếu vào cuối năm 2014 đã cho thấy. Họ chẳng thông qua được bất cứ một đạo luật nào, bởi vì những dự luật theo chiều hướng bảo thủ cực hữu của họ đều đã bị ngăn cản ở Thượng Viện, vẫn do phe Dân Chủ giữ đa số cho đến cuối năm ngoái. Khi một quốc hội (phần lớn là Hạ Viện) không thông qua được bất cứ một đạo luật nào cho ra hồn trong suốt thời gian pháp nhiệm hai năm, thì rõ ràng là các vị dân biểu đã cho mọi người thấy sự bất tài và thiếu trách nhiệm của mình.

Lần này, sau khi nắm được đa số ở cả hai cơ quan Hạ Viện và Thượng Viện, nhiều người có thể mơ tưởng rằng phe Cộng Hoà sẽ cùng đoàn kết để thông qua nhiều đạo luật để buộc TT Obama phải ký ban hành nếu không muốn tránh bị buộc tội là kẻ phá đám, chỉ biết lo chỉ trích và đả kích. Nhiều người cho rằng các lãnh tụ còn sáng suốt bên đảng Cộng Hoà không muốn dân chúng sau này sẽ gọi đảng của họ là Party of No, một đảng chỉ biết nói chữ “Không”, tức là không làm việc gì hết, không làm tròn vai trò và hành xử đúng chức năng của mình.

Tuy nhiên, điều này cũng chỉ là ước mơ mà thôi, do bởi chỉ cần một vài nhân vật thiểu số nhưng luôn cố ý phá hoại thì công cuộc xây dựng bao giờ cũng rất khó khăn. Điều này thì nhiều người sinh sống tại Việt Nam trước đây đều hiểu rõ. Việc phát quang nhiều vùng đất xác xơ để xây dựng và phát triển phải mất rất nhiều công sức và tiền bạc của người dân và chính phủ, chưa kể đến thời gian phải kéo dài, trước khi có thể nhìn thấy những kết quả tương đối khả quan và tốt đẹp dần dần xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ cần một vài anh du kích Việt Cộng đêm đêm lén ra đào đường hay đắp mô thì cũng đủ gây xáo trộn lớn cho sinh hoạt của người dân trong ngày hôm sau khi việc giao thông có thể bị đình trệ. Xưa nay, mọi người đều đã rõ định luật của kẻ phá đám, dù không tốn nhiều công sức, bao giờ cũng tai hại một cách nhanh chóng trong khi việc xây dựng bao giờ cũng rất tốn kém và nhiêu khê hơn gấp bội lần.

Trong bài viết vào tuần trước với tựa đề “Khi Phe Bảo Thủ Tự Chửi Mình”, kẻ viết bài này đã thuật lại chuyện những vị dân biểu phe Cộng Hoà ở Hạ Viện đã tự mình chuốc lấy thảm bại một cách khá ngu xuẩn khi dùng con cờ là ngân sách của Bộ Nội An để đòi uy hiếp TT Obama phải dẹp bỏ sắc lệnh hành pháp của ông tạm hoãn việc trục xuất một số thành phần di dân lậu nhưng đang sinh sống lâu năm cùng với thân nhân hợp pháp của họ tại Hoa Kỳ. Nhưng phe Cộng Hoà ở Thượng Viện đã không nhắm mắt lao theo vì biết trước nó sẽ thất bại. Cuối cùng, Chủ tịch Hạ Viện là John Boehner đã phải chấp nhận thua cuộc, khi ông phải cầu cứu đến lá phiếu của phe Dân Chủ để biểu quyết thông qua đạo luật chuẩn chi ngân sách cho Bộ Nội An, sau khi đã rút lại yêu sách lúc ban đầu đòi hỏi phải dẹp bỏ sắc lệnh hành pháp của ông Obama.

Vì thế nên dân biểu Peter King, một khuôn mặt bảo thủ cứng rắn cũng thường chỉ trích mạnh mẽ ông Obama, cũng phải lên tiếng chê trách những vị đồng viện bảo thủ khác. Ông King đã phải nhìn nhận một cách đau lòng sự vô lý của các vị đồng nhiệm (thuộc cánh Tea Party) khi lên tiếng phát biểu: “Sự ngoan cố điên rồ này cần phải chấm dứt sớm... Tôi không thể nào chịu đựng được nữa cái nhóm trong đảng (Cộng Hoà) chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình một cách ích kỷ và hoang tưởng.” Người viết bình dân hơn thì so sánh việc làm của một vài vị dân cử bảo thủ cực hữu, vì thích “chơi nổi” một cách quá đáng mà không cần biết đến hậu quả tai hại cho mình, là một việc làm “tham thì thâm”, hoặc đúng hơn nữa là “tham quá hoá ngu”.

Vì thế nên trong một cuộc thử nghiệm đầu tiên quan trọng về khả năng điều hành chính quyền, các lãnh tụ Cộng Hoà ở Hạ Viện đã chuốc lấy thảm bại khiến cho nhiều vị dân biểu bảo thủ như ông Peter King đã phải bực mình lên tiếng chỉ trích. Nhưng điều đáng lo hơn nữa là thất bại của phe Cộng Hoà lần này còn báo hiệu nhiều chông gai và thất bại kế tiếp trong những ngày tháng tới, khi họ bắt buộc phải hành động để thông qua nhiều dự luật cần thiết khác, chứ không thể nào tiếp tục trốn tránh trách nhiệm để chỉ biết lên tiếng chỉ trích như họ đã ma lanh hành xử trong hơn 4 năm qua.

Nhà báo Ashley Parker, trong một bài viết đăng trên tờ New York Times vào ngày 8 tháng 3 vừa qua, đã nhận định rằng phe Cộng Hoà sẽ tiếp tục bị khó khăn vì chia rẽ nội bộ trong khi phải lo đối phó với nhiều chông gai để biểu quyết các dự luật về ngân sách. Đây chính là chức năng và trọng trách lớn nhất của Quốc Hội, bởi vì không những các vị dân cử có quyền thông qua các đạo luật, mà họ còn có quyền nắm giữ hầu bao của các phủ bộ khi quyết định có chuẩn chi hay tháo khoán hay không các ngân sách đã được phê chuẩn. Nhà báo Parker cho rằng sự khó khăn vừa rồi cũng chưa đáng kể, vì họ (các vị dân biểu Cộng Hoà) sẽ còn gặp nhiều khó khăn lớn hơn khi phải tranh luận trong những ngày sắp tới, khi mà những lá phiếu biểu quyết của họ sẽ được đem ra bàn luận để phân tích rõ về lập trường.

Vì tất cả những đạo luật về ngân sách đều phải được Quốc Hội cứu xét và bỏ phiếu để cho chính phủ có tiền trang trải, nên dù có tranh cãi nhưng cuối cùng nó vẫn phải được biểu quyết thông qua. Trong thời gian gần đây, các dự luật ngân sách thường được thông qua với thời gian ngắn hạn, coi như là một hình thức thoả hiệp tạm để chờ đợi dịp chỉ trích hay tấn công kế tiếp. Nhưng trong bối cảnh chia rẽ sâu đậm hiện nay khi mà phe Cộng Hoà cứ luôn giành hết thì giờ để chỉ trích chính quyền Obama, việc hoà giải không còn đơn giản chút nào, nếu không muốn nói là rất khó thành công, bởi vì họ sẽ khó lòng nhận được sự chịu đựng nhịn nhục của phe Dân Chủ.

Một bài viết của nhà báo Andrew Taylor của hãng thông tấn AP đã liệt kê khá rõ ràng thứ tự các đạo luật khó khăn sắp tới mà phe Cộng Hoà sẽ phải bước qua nếu như họ cứ khăng khăng không đoái hoài gì đến sự hiện hữu của phe Dân Chủ:

CHI PHÍ VỀ MEDICARE.

Do một sự sơ xuất trong quá khứ từ hồi năm 1997, các bác sĩ chữa trị bệnh nhân có Medicare (bảo hiểm của chính phủ cho người cao niên) có thể bị cắt giảm chi phí điều trị mỗi năm khoảng 21%. Do đó, mỗi năm các vị dân cử đều cùng thoả hiệp để bỏ phiếu thông qua việc hoãn thi hành điều lệ này. Năm nay, quyết định này sẽ được đưa ra cứu xét vào cuối tháng Ba này.

NGÂN SÁCH XÂY DỰNG XA LỘ.

Quỹ xây dựng hệ thống xa lộ trên nước Mỹ (Highway Trust Fund) sẽ hết tiền vào cuối tháng 5-2015. Nếu không được tái gia hạn, việc đình trệ các dự án xây dựng có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sinh hoạt và nền kinh tế của vài tiểu bang. Nhiều phần là các vị dân cử sẽ bỏ phiếu thông qua ngân sách ngắn hạn để tiếp tục câu giờ.

NGÂN HÀNG XUẤT-NHẬP-CẢNG (Export-Import Bank)


Ngân hàng này coi như sẽ hết ngân sách để tiếp tục hoạt động sau ngày 30/6 năm nay.Nhiều người chỉ trích nó chỉ phục vụ cho các đại công ty như Boeing và GE nhưng lại lơ là việc tài trợ cho các tiểu thương.Tuy nhiên, nó được sự ủng hộ của nhiều vị dân cử phe Dân Chủ lẫn Cộng Hoà, dù rằng những tiếng nói bảo thủ cực hữu chống đối.Cuộc biểu quyết này cũng rất khó khăn và sẽ gây tranh cãi gay gắt trong nội bộ đảng Cộng Hoà.


MỨC NỢ TỐI ĐA CỦA CÔNG QUỸ (Debt Limit)


Thói quen “làm ít, tiêu nhiều” đã có từ cả trăm năm nay đối với người dân và chính phủ Mỹ. Do đó, họ thường không thấy ngần ngại trong việc vay nợ, vì phải giải quyết nhu cầu sinh tồn để tiếp tục trả “bills” đáo hạn mỗi tháng hay mỗi năm. Nhưng họ cũng thường hay tự dối lòng với ý tưởng rằng họ có thể làm ăn khấm khá hơn trong tương lai để trả nợ. Do đó, họ thường đặt ra những lời hứa nguyện (resolutions) vào đầu năm là sẽ cắt giảm các món nợ. Phía chính phủ thì cũng hứa nguyện như vậy, nên mới đặt ra điều luật là mỗi năm quốc hội phải biểu quyết có đồng ý cho phép nhà nước mượn nợ thêm hay không. Vì quốc hội cũng là nhà nước nên hàng năm, theo thông lệ đã có từ lâu, Quốc Hội thường xuyên bỏ phiếu chấp thuận cho Bộ Tài Chánh, tức là ngân quỹ nước Mỹ, được quyền vay nợ thêm để có thể trang trải thêm nhiều chương trình điều hành nhà nước. Do đó, cái gọi là “trần nợ” (debt ceiling) này, có thể gọi là cái “credit line”, cứ phải gia tăng mãi về sau này, do bởi lý do đơn giản của việc lãi mẹ lãi con tiếp tục dồn vào trong khi chính phủ Mỹ không chịu đồng ý cả hai giải pháp giảm chi (cắt bớt các chương trình chi tiêu) và tăng thu (gia tăng tiền thuế lên người dân và cơ sở thương mại). Thậm chí, giới bảo thủ và phe Cộng Hoà còn luôn bảo vệ một thứ giáo điều cực đoan của họ là nhất quyết không tăng thuế giới nhà giầu!


Tuy nhiên, trong những năm gần đây, để tìm cách chỉ trích chính quyền Obama, phe Cộng Hoà đã tìm cách tạo sức ép để buộc chính phủ phải cắt giảm nhiều chương trình chi tiêu (trong khi lại không chịu tăng thuế), bằng không thì họ sẽ không đồng ý bỏ phiếu, với kết quả là chính phủ Hoa Kỳ có thể phải tuyên bố quịt nợ. Điều này dẫn đến một tình trạng bất an trên thị trường tài chánh, chưa kể là có thể làm cho uy tín của Hoa Kỳ cũng bị sút giảm nặng nề.

Cuộc bỏ phiếu về vụ này, dự trù vào tháng 8 năm nay, có lẽ cũng sẽ gây khó khăn trong nội bộ đảng Cộng Hoà, giữa một bên là những tiếng nói bảo thủ cực hữu của phe Tea Party và bên kia là nghị sĩ Mitch McConnell, tân thủ lãnh khối đa số Cộng Hoà ở Thượng Viện, khi ông này hứa rằng sẽ không để tình trạng này sẽ xảy ra.


Ngoài ra cũng còn có những đạo luật cần phải biểu quyết trong năm nay, liên quan đến việc gia hạn đạo luật Patriot Act, và đạo luật CHIP (bảo hiểm y tế cho trẻ em nhà nghèo) vào mùa hè này.


Theo nhà báo Parker thì tuy phe Cộng Hoà giành được quyền hành trong kỳ bầu cử giữa mùa vừa qua, nhưng chiến thắng này cũng không che đậy nổi những sự chia rẽ sâu đậm trong nội bộ của họ. Vì thế nên những sự va chạm không tránh khỏi đó đã bắt đầu bùng lên, xuyên qua việc tranh chấp, và cuối cùng phải thất bại của họ, trong việc biểu quyết đạo luật ngân sách cho Bộ Nội An vào cuối tháng 2 vừa qua. Lần này, nhiều tiếng nói của một số các vị dân biểu còn sáng suốt như các ông Peter King (ở New York) hoặc Charlie Dent (ở Pennsylvania) đã không ngần ngại lên tiếng chỉ trích các vị đồng viện bảo thủ cực đoan nếu cứ tiếp tục con đường cứng rắn như vậy thì sẽ không đạt thành quả tốt đẹp nào mà rốt cuộc chỉ làm tổn hại cho quyền lợi của quốc gia. Một dân biểu khác là ông Tom Cole (ở Oklahoma) nói rằng ông hy vọng là các vị đồng viện bảo thủ sẽ học được kinh nghiệm là “anh sẽ phải đồng ý thoả hiệp, và điều đó có nghĩa là phía bên kia cũng phải được một phần nào đó.” Và ông kết luận rằng: “Đã đến lúc, anh phải biết rằng cứ ngồi đập bàn la hét thì anh cũng không thể chuyển con số 54 thành 60 được.” (Hiện nay, phe Cộng Hoà chiếm 54 ghế tại Thượng Viện, nhưng thông thường phải có đa số 60 phiếu mới dễ dàng thông qua các dự luật theo ý muốn).

Nói chung, trong thời gian sắp tới, người dân sẽ được dịp chứng kiến những hành động của các nhà dân cử, lần này do phe Cộng Hoà giữ đa số nên không còn có thể tránh né trách nhiệm. Và từ đó, người ta mới có dịp nhìn thấy rõ hơn là họ có tài năng hay không trong việc điều hành đất nước hay là chỉ biết lo tìm cách chỉ trích như họ đã làm bấy lâu nay, điển hình là việc phe Cộng Hoà tiếp tục lôi kéo chuyện tranh cãi về đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế đại chúng Affordable Care Act như đang diễn ra tại Tối Cao Pháp Viện trong tuần qua. Và đây có lẽ là đề tài sẽ được bàn đến trong một bài viết sắp tới.

MAI LOAN
Houston, Texas ngày 15/03/2015
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Tại sao Anh, Đức, Pháp, Ý vào AIIB?

Ngô Nhân Dụng
Trong vòng một tuần qua, Anh, Đức, Pháp, Ý lần lượt chịu góp vốn vào Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng; dù chính phủ Mỹ không đồng ý.

Đây là một thất bại ngoại giao của Mỹ. Thất bại này do chính quyền Obama tự tạo ra khi họ làm “ồn ào” về một “sự đã rồi,” một sự kiện thế nào cũng xảy ra, mà lại đáp ứng chính những đòi hỏi của Mỹ về Ngân Hàng Đầu Tư này.

Phân tích cho cùng, phải thấy rằng nếu Bắc Kinh không thành lập AIIB mới là điều lạ. Và nếu các nước như Anh, Đức, Pháp, Ý bỏ qua cơ hội không tham dự vào ngân hàng quốc tế đó mới là điều lạ. Việc tham gia của các nước này sẽ giảm bớt vai trò quan trọng của Trung Cộng, và thúc đẩy AIIB không đi vào con đường mà Tổng Thống Obama đã tỏ ra nghi ngại.

Bắc Kinh đang có quá nhiều tiền cần sử dụng. Đầu năm 2015, Bắc Kinh có 3,850 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, so với 3,993 tỷ vào Tháng Bảy năm 2014. Họ không thể sử dụng số tiền thu vô nhờ xuất cảng vào việc nâng cao nếp sống của người dân tiêu thụ, vì chướng ngại của cơ cấu kinh tế quốc doanh còn quá nặng nề. Thay vì đầu tư vào giáo dục, y tế công cộng, hoặc tăng lợi tức cho công nhân, nông dân, giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải đem tiền đi gây ảnh hưởng ngoại giao. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc khởi xướng một định chế tài chánh, kinh tế quốc tế. Họ đã cùng với các quốc gia trong nhóm “BRICS” (Brazil, Russia, India, China và South Africa) lập một Ngân Hàng Phát Triển mới. Năm ngoái họ cũng lập một Quỹ Phát Triển Đường Tơ Lụa (Silk Road Fund). Cho nên, khi chúng ta biết nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở khắp Châu Á rất lớn, việc lập Ngân Hàng AIIB là một điều tự nhiên.

Tập Cận Bình đã đưa dự án AIIB ngày 24 Tháng Mười năm 2014, bên cạnh hội nghị APEC tại Bắc Kinh. Chính phủ Mỹ không hưởng ứng cho nên nhiều nước đồng minh cũng đứng ngoài, trong đó có những nước kinh tế mạnh nhất trong vùng như Úc, Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia. Nhưng các đồng minh khác của Mỹ là New Zealand, Singapore và Thái Lan, chưa kể Ấn Độ là một nước đối nghịch với Trung Quốc, đều ký tên trong số 21 quốc gia thuộc thành phần sáng lập mà phần lớn các nước Châu Á nghèo.

Trong hội nghị G-20 tại Australia sau đó, Thủ Tướng Úc Tony Abbott và Tổng Thống Barack Obama giải thích thái độ bất hợp tác. Họ tỏ ý lo ngại rằng AIIB sẽ không theo đúng các quy tắc công khai minh bạch (transparent), và quy trách rõ ràng (accountable) như Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Ngoài ra còn mối lo ngân hàng mới này, đặt trụ sở ở Bắc Kinh, khi cho vay sẽ bất chấp các điều kiện bảo vệ quyền làm người của giới lao động cũng như nhu cầu bảo vệ môi trường, mà các ngân hàng quốc tế khác vẫn phải theo.

Bộ trưởng tài chánh George Osborne đã thông báo cho bộ trưởng tài chánh Mỹ từ đầu tuần trước, ngày Thứ Năm nước Anh mới công bố việc gia nhập AIIB, nhưng Mỹ vẫn lên tiếng phản đối. Đây là một hành động ngoại giao dại dột. Chính quyền Mỹ đã đẩy một quyết định tài chánh của đồng minh lên thành một vấn đề bang giao lớn giữa hai nước. Hậu quả càng tai hại hơn khi Thứ Ba tuần này, đến lượt Đức, Pháp, Ý cùng nối gót, sau khi Anh quốc “xé rào.” Cả bốn nước đều muốn đóng vai những quốc gia sáng lập AIIB, trước hạn chót, ngày 31 Tháng Ba năm 2015.

Thực ra, việc tham dự của các nước Châu Âu, có thể thêm Luxembourg, Thụy Sĩ, Úc, Nam Hàn, sẽ giúp giải tỏa mối lo ngại mà ông Obama đã nêu lên vào năm ngoái: AIIB có hoạt động theo các tiêu chuẩn đứng đắn được quốc tế công nhận hay không? Mối lo ngại này rất chính đáng. Trung Quốc đã nổi tiếng trong việc đem hàng tỷ đô la cho các nước Phi Châu vay để phát triển, mà mục tiêu thật chỉ là hối lộ. Vì vậy, lần này Tập Cận Bình phải lên tiếng bảo đảm AIIB sẽ theo đúng các quy tắc theo mẫu mực của IMF và Ngân Hàng Thế Giới (WB). Việc tham dự của bốn nước Châu Âu trong Nhóm G-7 sẽ là một thử thách để biết lời cam kết của Tập Cận Bình có thể tin được hay không.

AIIB có số vốn khởi đầu là 50 tỷ đô la, sẽ tăng lên thành 100 tỷ đô la. Để so sánh, vốn điều lệ của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) là US$160 tỷ và của World Bank là $223 tỷ. Ngay từ đầu, AIIB mở cửa mời các nước khác tham dự trong thành phần sáng lập. Tỷ lệ góp vốn cổ phần vào AIIB nhiều hay ít tùy theo tỷ lệ tổng sản lượng nội địa (GDP) của mỗi nước. Nếu Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Úc, Nam Hàn không tham dự, thì Bắc Kinh sẽ chiếm đa số cổ phần áp đảo trong AIIB. Khi các nước kinh tế lớn này gia nhập, tỷ trọng của Trung Quốc sẽ giảm bớt. Ông George Osborne đã nhấn mạnh chính phủ Anh sẽ buộc AIIB phải hoạt động theo các tiêu chuẩn tài chánh quốc tế. Chúng ta có thể tin các nước Anh, Đức, Pháp, Ý, Ấn Độ sẽ không để cho AIIB cấp tiền cho những dự án nuôi tham nhũng, hối lộ, phá hoại môi trường hoặc bóc lột người lao động.

IMF và Ngân Hàng Thế Giới đã được thành lập từ sau Đại Chiến Thứ Hai. Cả hai định chế tài chánh quốc tế hoàn toàn chịu ảnh hưởng của Mỹ, là nước góp vốn cổ phần nhiều nhất. Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới luôn luôn là người Mỹ, chức vụ này tại IMF được chia cho các nước Châu Âu. Những nước mới lên, như Ấn Độ, Brazil, Nga, Trung Quốc trong khối BRICS, phải đóng vai trò quá nhỏ so với tỷ trọng kinh tế của họ.

Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) thì do Nhật Bản kiểm soát từ khi thành lập năm 1966. Có lúc vốn góp của Nhật chiếm gần 42%, vào năm 1986. Chức chủ tịch đều là người Nhật, các nhà thầu Nhật phụ trách đa số các dự án xây cất được ADB cấp vốn. ADB đã được cải tổ, vào cuối năm 2013, số cổ phần của Nhật xuống chỉ còn 15.67%, của Mỹ là 15.56%, Trung Quốc có 6.47%, Ấn Độ 6.36%, và Úc chiếm 5.81%. Việc cải tổ cơ cấu Ngân Hàng Thế Giới và IMF đã được nêu lên từ mấy chục năm nay, không thể tiến hành được vì Quốc Hội Mỹ ngăn cản.

Ngân Hàng Thế Giới và ADM, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cho vay trong rất nhiều lãnh vực, AIIB sẽ chỉ chú trọng đến các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á tiên đoán châu Á cần 8,000 tỷ đô la cho cơ sở hạ tầng trong mười năm. Mỗi năm ADM dự trù sẽ cho vay 13 tỷ, quá nhỏ so với nhu cầu khoảng 750 tỷ. Số tiền ADB cho vay chú trọng các lãnh vực điện lực (51%), đường sá (29%) và viễn thông (13%). Các nước Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka vùng Nam Á sẽ cần 2,500 tỷ mỹ kim từ 2015 đến 2024, để đầu tư vào điện lực, giao thông, và các công tác dẫn nước, viễn thông và chế biến chất thải.

Nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở cho 600 triệu dân thuộc khối ASEAN, với tổng sản lượng nội địa 2,000 tỷ mỹ kim, là một cơ hội cho các nhà đầu tư thế giới. Một cuộc nghiên cứu của giới kinh doanh Nhật Bản cho biết một trở ngại của kinh tế 10 nước ASEAN là hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Tại Philippines, ADB tính mỗi năm cần đầu tư 20 tỷ đô la. Tại Việt Nam, hệ thống đường xe lửa và xa lộ còn quá thô sơ, mấy ngàn cây số bờ biển mà đến năm 2009 mới có một hải cảng sâu cho tầu lớn cập bến.

Bắc Kinh đã khởi xướng Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu AIIB vì họ có sẵn gần bốn ngàn tỷ Mỹ kim, lớn bằng nửa GDP. Đứng về mặt tài chánh, số dự trữ ngoại tệ đó đều là “tiền gửi,” của các công ty và ngân hàng trong nước, và của các nhà đầu tư ngoại quốc. Chính Ngân Hàng Nhân Dân không làm gì để kiếm ra tiền! Họ được giữ số dự trữ đó vì người ta còn tin kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển và các ngân hàng trong nước chưa suy sụp.

Bất cứ một ngân hàng nào, khi nhận tiền do người khác gửi thì việc quan trọng nhất là phải đem tiền đó đầu tư. Hiện nay 60% đến 70% quỹ dự trữ là đô la Mỹ, được dùng mua công trái hoặc các trái phiếu do chính phủ Mỹ bảo đảm. Những món đầu tư này lãi suất rất thấp. Giá trị và lời lỗ bị ràng buộc với sự thăng trầm của Mỹ kim. Cho nên, nếu có thể đem tiền đầu tư vào thứ khác thì tốt hơn. AIIB là một cửa ngõ cho các món đầu tư mới, với hy vọng lợi suất cao hơn. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc đã có kinh nghiệm xây dựng hạ tầng cơ sở trong nước sẽ tìm được cơ hội mới. Bắc Kinh cử Kim Lập Quần (Jin Liqun), 65 tuổi đứng đầu AIIB. Một cựu sinh viên được học bổng Hubert Humphrey của Mỹ đi học đại học Boston, ông ta đã làm cho Ngân Hàng Thế Giới và từng giữ chức phó chủ tịch Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, ADB.

Khi chấp nhận các nước Châu Âu, Ấn Độ, hoặc Nhật Bản, Nam Hàn, Úc gia nhập vào thành phần sáng lập AIIB, chính quyền Trung Quốc chứng tỏ họ muốn làm ăn thật, hoàn toàn với mục đích phân tản (diversify) các món đầu tư, để kiếm lợi. Khi có thêm nhiều “nước cổ đông” lớn, vai trò tương đối của Bắc Kinh sẽ giảm bớt. Họ không định sử dụng AIIB như một công cụ ngoại giao, để hối lộ quan chức các nước nhỏ ở Châu Á. Với thành phần các quốc gia sáng lập đông đảo này, hoạt động của AIIB sẽ theo đúng khuôn khổ quốc tế hơn. Thực sự quyết định của Anh, Đức, Pháp, Ý gia nhập AIIB hoàn toàn vì lý do kinh tế. Chính quyền Mỹ đã biến nó thành một thất bại ngoại giao.

Mở mang Hạ Tầng Cơ Sở Châu Á là một nhu cầu có thật và rất lớn, các nhà đầu tư thế giới không ai muốn bỏ lỡ cơ hội. AIIB sẽ cạnh tranh với Ngân Hàng Thế Giới, IMF và ADB, nhưng đối với một nước luôn luôn cổ động cho thị trường cạnh tranh như nước Mỹ, đây phải coi là một tin mừng! Thực ra các định chế tài chánh cũ như IMF và ADB, WB hiện nay đang “làm không hết việc.” Hơn nữa, đây cũng là một “cú sốc” thúc đẩy Quốc Hội Mỹ phải tiến hành việc cải tổ các định chế tài chánh quốc tế mà hiện nay Mỹ đang đóng vai chủ động. Đồng thời, Quốc Hội Mỹ sẽ phải giúp chính phủ một cách tích cực hơn trong việc thành lập tổ chức Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP (Trans-Pacific Partnership), cùng Nhật Bản và mười nước khác, để giành ảnh hưởng với Trung Quốc! Một ảnh hưởng lâu dài là mở mang hạ tầng cơ sở, giúp các nước Châu Á phát triển.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Ngậm ngùi thân phận bị bỏ rơi

Nguyễn Tường Thụy,
viết từ Hà Nội (Blog RFA)
Từ sau buổi tưởng niệm Liệt Sĩ Gạc Ma ngày 14 tháng 3, 2015 tại Hà Nội, đám xưng là dư luận viên nhận đủ mọi sự lên án, phê phán, giễu cợt của cộng đồng mạng.

Những ảnh chụp, clip cùng các bài viết được đăng lên cho thấy, bọn này là một đám nhố nhăng, lố bịch, trơ trẽn và không có lý luận gì ngoài mấy câu chày cối nói lấy được. Ngày tưởng niệm sự kiện mất Gạc Ma vào tay Trung Cộng mà chúng tìm đủ cách phá đám, lại còn hát, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng...” Chỉ có tay sai Tàu Cộng mới làm như vậy.

Phải nói ngay rằng, những việc làm của đám này chỉ bôi gio, trát trấu vào mặt đảng và chế độ. Mặc dù vậy, hẳn là chúng vẫn hài lòng, tự sướng vì những hành động gây khó chịu cho những người đi tưởng niệm, và đặc biệt, thể hiện được lòng yêu đảng đến cuồng nhiệt, mù quáng. Chúng nghĩ, làm như thế, chắc là cấp trên hài lòng lắm. Có lẽ, do nghĩ vậy nên chỉ với khoảng chục đứa, chúng tha hồ tung hoành, la hét, cướp giật biểu ngữ như là chỗ không người.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Ba ngày sau, ngày 17 tháng 3, 2015, đột nhiên, tờ báo điện tử VnExpress đăng bài, “Công an Hà Nội xác minh nhóm người ngăn cản việc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma“

Tiếp theo là báo Người Lao Động, vtc.vn, Lao Động, baomoi.com, VietNamNet, VnMedia... đều có bài với nội dung tương tự. Tờ Giáo Dục Việt Nam đưa ra bài bình luận, “Một hành động không thể chấp nhận được!” Trong bài viết tác giả nêu ý kiến, “Thiết nghĩ công an thành phố Hà Nội cần phải huy động lực lượng, cần phải tìm ngay những kẻ gây rối tại buổi lễ tưởng niệm, cần phải đưa nhóm này, ít nhất là ra trước tòa án dư luận để những kẻ ngông cuồng đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc, đi ngược lại đạo lý làm người nhận thức được hành động của chúng cũng là tội lỗi.”

Buổi tưởng niệm sự kiện Gạc Ma do nhóm NO-U, một nhóm đấu tranh cho biển đảo, chủ quyền của tổ quốc phát động. Những người tham gia biểu tình, tưởng niệm các tử sĩ, liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc trước nay (tạm gọi chung là nhóm NO-U) vẫn bị cho là phản động, lợi dụng những hoạt động ấy để chống phá đảng và nhà nước. Họ còn bị bêu lên xuyên tạc ở một số tờ báo như Đài Truyền Hình Hà Nội, báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới..., ngay cả bà Lê Hiền Đức họ cũng không tha.

Vì vậy, bài báo trên VnExpress có hai nội dung làm rất nhiều người ngỡ ngàng vì cách nhìn nhận của công an Hà Nội đối với hai nhóm người: NO-U và đám xưng là dư luận viên đã thay đổi theo chiều ngược lại. Đây là điều mới và lạ.

Từ “phản động” thành “người yêu nước

Bài báo viết, “Theo ông Chung (Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an Hà Nội), dịp 27 năm ngày Trung Quốc xả súng sát hại 64 chiến sĩ, cưỡng chiếm Gạc Ma (14 tháng 3, 1988), một số người dân yêu nước đã đặt lẵng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết Tử Cho Tổ Quốc Quyết Sinh (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội). Công an thành phố được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự. Chúng tôi luôn tôn trọng hành vi, hoạt động của người dân có lòng yêu nước với tất cả các sự kiện, đặc biệt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ, những người đã tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước”

“...Lực lượng công an thành phố luôn tôn trọng các hoạt động của những người dân yêu nước.”

Đã có một lần, ông Nguyễn Đức Nhanh, người tiền nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung cũng nói những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là yêu nước. Có lẽ, lần này nữa là 2 lần hiếm có, những người NO-U được người ở vị trí quan trọng nói là yêu nước. Còn thường ra, họ bị tuyên truyền là những người xấu khá nhiều. Vì vậy, cái sự “minh oan” của Giám Đốc Chung cũng không có gì làm họ, vui mừng cho lắm.

Từ “dư luận viên” của đảng trở thành vô thừa nhận.

Điều thú vị ở đây là đám xưng là “dư luận viên” đã không được ông Chung và Ban Tuyên Giáo Thành Uy Hà Nội thừa nhận. Bài báo viết:

“Chiều 17 thang 3, trả lời câu hỏi về việc ngày 14 tháng 3, một nhóm thanh niên mặc áo đỏ in logo giống của công an và dòng chữ ‘DLV’ ngăn cản hoạt động của một số người dân, tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh khi bảo vệ chủ quyền đất nước, giám đốc công an Hà Nội, Thiếu Tướng Nguyễn Đức Chung khẳng định, nhóm người trên không thuộc quản lý của công an thành phố và Ban Tuyên Giáo.”

Đã thế, bài báo còn dẫn lời ông Phan Đăng Long, phó Ban Tuyên Giáo Thành Uy Hà Nội, “dư luận viên là lực lượng đại diện cho các tầng lớp thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh nằm rải khắp từ thành phố đến quận huyện. Họ nắm những vấn đề người dân đang bàn luận, quan tâm rồi tập hợp lại báo cáo thành phố, và khẳng định, “Lực lượng này không bao giờ xuống đường.” Điều này đồng nghĩa với việc Ban Tuyên Giáo chối bỏ đám xưng là dư luận viên kia.

Ông Chung cho rằng, “Nhóm thanh niên mặc áo đỏ in dòng chữ “DLV,” có thể đó là lực lượng tự phát.”

Ngậm ngùi thân phận bị bỏ rơi:

Vào khoảng 2 năm trở lại đây, đám này xưng dư luận viên này đã phá thối rất nhiều hoạt động hợp pháp, hợp đạo lý của những người NO-U. Chúng ngang nhiên chửi bới, đe dọa những ai tham gia các sự kiện. Gần đây nhật là trường hợp thiếu úy quân đội Trịnh Việt Dũng trong hôm tưởng niệm tử sĩ Hoàng sa. Hắn quậy tưng bừng trước tượng đài Lý Thái Tổ trước rất nhiều an ninh, công an, dân phòng, phá cả vòng hoa tưởng niệm. Khi nó bị anh em tham gia tưởng niệm bắt giải về phường thì chính đám an ninh, bảo vệ giải thoát nó đưa lên xe của công an chạy mất. Đám này còn lên mạng xã hội Facebook bịa đặt, xuyên tạc, chửi bới, đe dọa những người đấu tranh. Có thể nêu ví dụ vụ tên Nguyễn Hoàng Thế Đức gửi tin nhắn chửi bà Lê Hiền Đức.

Dù không phải là người của công an, của Tuyên Giáo Thành Uy thì hành động ngang nhiên, ngang ngược của đám này cũng đã được sự ủng hộ ngầm từ phía công an, chính quyền. Có lẽ, do quá hăng hái, quá yêu Đảng hay nôn nóng lập công nên hành vi của chúng trở thành lố bịch và vẽ nên mặt chế độ những nét vẽ nguệch ngoạc và hắc ám. Chính vì vậy, chúng mới bị tướng Chung lên tiếng bác bỏ, còn Ban Tuyên Giáo cũng từ chối.

Đang được cưng chiều, bảo vệ, tự dưng trở thành đứa con hoang, bị chối bỏ như tránh hủi, lại còn bị “đe” sẽ điều tra, xác minh thì làm sao đám “dư luận viên” này không khỏi ngậm ngùi cay đắng, nhục nhã ê chề và lo âu nghĩ đến thân phận của mình?

Hoài nghi trước khẳng định của Tướng Chung:

Những người thuộc “Phe NO-U” mặc dù thú vị với những gì ông Nguyễn Đức Chung khẳng định nhưng họ đón nhận hết sức dè dặt. Tựu trung là:

1. Việc thừa nhận những người có hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tưởng nhớ liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc là yêu nước và việc không thừa nhận đám “dư luận viên” là nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của những người tham gia tưởng niệm sự kiện Gạc Ma và dư luận.

2. Có người cho rằng lời khẳng định của ông Chung có liên quan đến chuyến đi của ông Quang và sắp tới là ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, nhằm kiếm chút điểm về nhân quyền.

3. Đa số ý kiến cho rằng, đám xưng là “dư luận viên” là dư luận viên thật. Nhưng đám này hăng hái thì nhiều nhưng thông minh thì ít, kiến thức lại không có, vì vậy mới sinh ra những hành vi phản tác dụng. Công an và tuyên giáo xấu hổ, thấy rõ đám này vô dụng nên đành “vắt chanh bỏ vỏ.”

Facebooker Nguyễn Thúy Hạnh đặt câu hỏi, “Nếu đó không phải là chủ trương của thành phố sao đám an ninh làm ngơ cho chúng hoành hành như vậy?”

Bùi Đức Dũng nhận định, “Công an Hà Nội [...] đang có ý đồ thí bọn DLV này. Không có Công an đứng sau, chúng nó sức mấy mới nhảy nhót ở đấy được”

Simon Le cảnh giác, “Ý gì đây?! Không lẽ [họ] không biết cái đám DLV khốn nạn này hay chỉ là cái trò bịp bợm, lừa đảo, lấy vải thưa che mắt thánh!

Long Hoang đưa ra câu hỏi, “Giữa thủ đô ngàn năm văn hiến của nước Việt mà để cho lũ người súc sinh làm loạn ngăn cản một việc thiêng liêng của người dân thể hiện lòng yêu nước nhớ ơn các anh hùng tử sĩ như vậy giữa bao nhiêu CA, AN, như vậy là sao?”

Nguyen Ba Tue, “Không nghĩ, một đám lâu la như thế mà CA không biết, nếu CA bảo 'đó là lực lượng bôi xấu,' chẳng lẽ dễ dàng qua mặt công an vậy sao? Có điều gì đó ngờ ngợ, không thực.”

Trúc Nguyễn nêu ý kiến, “An ninh, công an làm ngơ để bọn chúng tự tung tự tác mà giờ lại phủ nhận đó không phải là những đứa ‘con đẻ’ của mình? Công an Hà Nội phải đưa ra ánh sáng kẻ chủ mưu đứng đằng sau bọn DLV thì dư luận mới tạm tin. Phải dẹp bỏ cái đài Việt Vision của bọn Nhật Lệ, Quang lùn, Đỗ Anh Minh, Ky Bo... Sau đó phải xét tội những tên đầu sỏ an ninh, công an chỉ đạo đám DLV kia.”

Nguyễn Văn Đề chắc không phải chỉ nói cho vui mà có điều cần suy nghĩ, “Ông Nguyễn Đức Chung đã nói, bọn dư luận viên này không phải người của CA cũng như của ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội, như vậy chắc chúng là người của cục tình báo Hoa Nam Trung Quốc trả lương để cài vào phá đám các buổi tưởng niệm và biểu tình chống Trung Quốc.

...

Tuy ông Chung và Ban Tuyên Giáo không nhận đám dư luận viên này, hoặc chúng không phải là tay sai Trung Quốc nhưng nhất định đám này không phải là đám tự phát như ông Chung nói. Hẳn phải có một đám người nào đó trong chính quyền tổ chức, nuôi dưỡng và chỉ huy chúng hoạt động thì chúng mới dám ngang nhiên như thế.

Ông Chung cho biết, “Công an thành phố đang tổ chức xác minh và khi có kết quả sẽ thông tin tới báo chí.” Việc xác minh này không khó, không hề phức tạp vì đã có rất nhiều ảnh, clip được đưa lên mạng, còn người quay chụp sẵn sàng cung cấp cho cơ quan điều tra.

Chúng ta hãy chờ kết quả điều tra, xác minh của công an Hà Nội và chờ xem từ nay, những hoạt động biểu tình chống Trung Quốc, tưởng niệm liệt sĩ, tử sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc có bị đàn áp, bắt bớ hoặc phá đám nữa không. Như trên đã nhắc tới, ông Nguyễn Đức Nhanh cũng có lần công nhận người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước. Tuy nhiên, sau đó, họ vẫn tiếp tục bị đàn áp, bị đánh, bị bắt lên trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, ngoài ra còn bị nhiều áp lực khác. Vì vậy, những ý kiến hoài nghi khi đón nhận lời phát biểu của ông giám đốc công an Hà Nội không phải là không có cơ sở. Nhưng dù sao cũng hoan nghênh Tướng Chung đã khẳng định bằng lời nói hai vấn đề mới và lạ trên.

18 tháng 3, 2015










'30 Tháng Tư, 1975 – 2015: Tị Nạn và Hội Nhập'
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tự do, giá trị cao quý nhất của đời sống
Monday, March 23, 2015 5:14:48 PM

Diễn từ tại lễ ra mắt Luật Sư Đoàn Người Mỹ Gốc Việt tại Georgia

Chánh Án Nguyễn Trọng Nho
LTS - Theo lời mời của Luật Sư Đoàn Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Bar Association, viết tắt là “VABA-GA”) Chánh Án Nguyễn Trọng Nho đã đến Atlanta, Georgia, tham dự tiệc ra mắt của Luật Sư Đoàn VABA-GA và đọc bài diễn văn chính trong buổi tiệc này, vào ngày 14 Tháng Ba, 2015. Tham dự tiệc ra mắt có đông đủ các chánh án người Mỹ, Hàn, Trung Quốc, các biện lý, công tố và dân cử địa phương cũng như đại diện cộng đồng người Việt tại Georgia, chủ tịch và phái đoàn đại diện cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu tại Geogia, Phòng Thương Mại người Việt tại Georgia và các cơ quan báo chí truyền thông địa phương. Chủ tịch Luật Sư Đoàn VABA-GA, Jenny Nguyễn, cũng thay mặt VABA-GA nhân dịp này trao tặng giải thưởng “Người Mở Đường - Trail Balzer Award” cho vị Chánh Án Phạm Minh Tú, vị chánh án người Mỹ gốc Việt tại tòa án liên bang ở Tennessee.

Sau đây là bản chuyển ngữ bài diễn văn của Chánh Án Nguyễn Trọng Nho trong buổi tiệc nói trên.

***

Kính thưa quí vị chánh án:

Thưa bà Chánh Biện lý Lawson, ông công tố viên quận hạt Gammage, quí vị dân cử, quí vị lãnh đạo và hội viên các Luật Sư Đoàn, các cộng đồng và toàn thể quí vị quan khách.

Tôi xin cảm ơn Luật sư Chủ tịch Jenny Nguyễn về lời giới thiệu nồng nàn và toàn ban chỉ đạo Luật Sư Đoàn Việt Nam tại Georgia (VABA-GA) đã mời tôi đến đây hôm nay với sự tiếp đón thật ân cần. Cho tôi được chúc mừng người anh em dồng nghiệp của tôi, tân Chánh Án Meng Lim, người chánh an người Mỹ gốc Cambodia đầu tiên tại Hoa Kỳ. Sự thắng cử vẻ vang của Chánh Án Lim trong vài tháng trước đây tại Georgia và câu chuyện về cuộc đời của ông sẽ là nguồn cảm hứng cho biết bao người Cambode và những người khác nữa để bước theo chân ông.



Thưa quí vị:

Bây giờ đây tôi muốn bắt đầu với ít giây phút để suy nghiệm, tưởng nhớ và cảm ơn hơn 220,000 những người con dân của tiểu bang Georgia đả đổ mồ hôi và xương máu tại quê hương Việt Nam của tôi những năm 60 và 70. Tiểu bang này đã cống hiến cho cuộc chiến Việt Nam số lượng chiến sĩ đông đảo nhất. Tôi cũng xin quí vị cùng tôi vinh danh người tù nhân chiến tranh cao cấp nhất của lục quân Hoa Kỳ, Đại Tá Benjamin Purcell vừa qua đời hai năm trước đây tại thành phố Clarksville, Georgia, cách đây chừng 80 dặm đường. Sau khi trải qua 62 tháng bị giam giữ trong một trại tù Cộng Sản ở Lào, ông trở về quê hương năm 1973. Lời nói đầu tiên của ông gửi đến thế giới là “Tự do là cái gì cao quí nhất của đời sống một con người.”

Thời điểm này, 40 năm trước đây, là một mốc thời gian rất quan trọng. Đó là lúc mà quê hương nơi tôi đã sinh ra và lớn lên, Nam Việt Nam, nơi tôi đã nuôi bao ước mơ, nơi thế hệ của tôi đã liên tục tranh đấu để xây dựng một quốc gia dân chủ, tự do, với công lý, thịnh vượng và hòa bình, đã sụp đổ trước sự tấn công tàn bạo của những người Việt Nam Cộng Sản miền Bắc. Những người Cộng Sản đã phản bội lại hiệp ước hòa bình họ ký kết năm 1973 tại Paris với tất cả các bên tham chiến. Nước Mỹ đang sôi động và bối rối với biến cố Watergate, đã không làm gì để giúp đỡ đồng minh của mình. Những lời hứa của Tổng Thống Nixon với Nam Việt Nam đã không còn giá trị gì sau khi ông rời White House. Binh sĩ Nam Việt Nam không còn súng đạn để chống trả. Các khẩu đại bác nằm yên lặng trước hàng loạt pháo kích liên tục của địch quân. Không có đủ xăng để bay các chiến đấu cơ hay trực thăng. Trong khi đó khối Cộng Sản tiếp tục viện trợ ồ ạt cho miền Bắc với xe tăng, hỏa tiễn, vũ khí, và đạn dược tối tân. Hậu quả tất nhiên đã không thể nào tránh được.

Năm 1975, miền Nam sụp đổ, hàng triệu người Việt bắt đầu rời bỏ quê hương tìm kiếm tự do. Cũng như đối với cố Đại Tá Purcell, với họ, “Tự do là cái gì cao quí nhất của đời sống một con người.” Đời sống không có tự do mất hết mọi ý nghĩa. Nhiều người đã đến được bến bờ của của xứ sở vĩ đại này và đã trao gửi nơi vùng đất phì nhiêu của nước Mỹ những hạt giống của tình yêu tự do của họ.

Hôm nay chúng ta đang nhìn thấy những hạt giống đó đã nẩy mầm để trở thành những bông hoa tươi đẹp của một thế hệ người Mỹ gốc Việt mới.

Thế hệ này là thế hệ của những người có tinh thần sáng tạo thương mại kỹ thuật tuyệt tác như Bill Nguyễn, người mà năm 2005 đã được Hội Đồng Khảo Sát Kỹ Thuật của đại học MIT (MIT Technology Review Board) chọn là một trong số 100 người có đầu óc sáng tạo của thế giới dưới 35 tuổi và năm 2010 được Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, (World Economic Forum) một tổ chức rất quan trọng về nghiên cứu và chính sách kinh tế thế giới, xếp trong danh sách những nhà lãnh đạo toàn cầu của thế giới.

Đây là thế hệ của những khoa học gia, những kỹ sư, những nhà nghiên cứu Việt Nam tìm ra được những phát minh mới về khoa học kỹ thuật robot, về quang nhiệt lý học và phát minh y khoa có thể áp dụng rộng khắp trong khoa học không gian cũng như y học để chữa trị cứu sống sinh mạng của con người.

Đây cũng là thế hệ của vị tướng gốc Việt đầu tiên của lục quân Mỹ và 25 vị Đại Tá gốc Việt đang phục vụ trong các binh chủng khác nhau của quân lực Hoa Kỳ. Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, tới Mỹ năm 1975 lúc 10 tuổi, hiện đang giữ chức tư lệnh phó của sư đoàn kỵ binh số 1, sư đoàn thiện chiến nhất của Hoa Kỳ, đã nhiều lần phục vụ tác chiến tại Iraq và Afghanistan.

Đây là thế hệ của Chánh Án Jacqueline Nguyễn, một con người tuyệt hảo với một trí tuệ luật pháp xuất sắc, được Tổng Thống Obama đề cử và được Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẩn giữ chức chánh án tòa Phá Án Liên Bang lớn nhất nước Mỹ có thẩm quyền tài phán bao gồm 11 tiểu bang và các vùng đảo thuộc sự quản trị của Hoa Kỳ với tổng số dân trên 60 triệu người.

Đây cũng là thế hệ của người nghị sĩ trẻ tuổi đầu tiên của một tiểu bang tại Mỹ, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tại California và của Chánh Án Tú Phạm, một người bạn quí của tôi và là người trẻ tuổi nhất đã được bổ nhiệm chức vụ chánh án liên bang tại Tennessee. Tôi rất hãnh diện về Chánh Án Tú Phạm, người được Luật Sư Đoàn VABA-GA trao tặng giải thưởng “Người Mở Đường” (Trail-blazer) hôm nay. Ông thực là người mở đường của cộng đồng chúng ta.

Những luật sư của Luật Sư Đoàn VABA-GA mà chúng ta hội họp nơi đây để chào đón những thành công và tài lãnh đạo của họ hôm nay cũng là những người của thế hệ này.

Đã phải có những cố gắng to lớn và tài lãnh đạo để có thể ngồi lại với nhau, và làm việc với nhau được, để thành lập một tổ chức có khả năng đoàn kết như luật sư đoàn này. Tôi rất hãnh diện và xin ca ngợi các bạn trẻ Jenny Nguyễn, Minh Nguyễn, Ethan Phạm, Daniel Huỳnh và tất cả những người đã sáng lập, những thành viên của Hội Đồng Quản trị cũng như tất cả các hội viên của Luật Sư Đoàn VABA-GA đang có mặt trong bữa tiệc hôm nay.

Hãy nhìn hình của họ để thấy họ trẻ như thế nào và hãy chuyện trò với họ để mà hiểu được sự chín chắn trưởng thành và sâu sắc trong suy nghĩ của họ về các vấn đề có liên hệ tới cộng đồng và xã hội, và để cảm thấy cái nhiệt huyết của họ để mà thấy vui và hy vọng thật nhiều về tương lai tốt đẹp của Luật Sư Đoàn VABA-GA này cũng như của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Georgia.

Tôi cũng xin ca ngợi những đóng góp tích cực của cộng đồng và các nhà hảo tâm cho tổ chức quan trọng này. Họ cần sự giúp đỡ liên tục và mạnh mẽ của quí vị để thực hiện những mục tiêu tốt đẹp họ đang theo đuổi để phục vụ xã hội và cộng đồng.



Thưa các bạn:

Tôi hiểu rằng có nhiều bạn đã theo đuổi nghề nghiệp luật pháp không có sự chấp thuận của bố mẹ và đôi khi đã đi ngược lại mong muốn của bố mẹ.

Xin đừng nản chí. Rất nhiều các vị sáng lập ra nước Mỹ, những người đã cho chúng ta bản tuyên ngôn độc lập tuyệt vời, bản Hiến Pháp và văn kiện dân quyền cao quí là những người luật sư. Nhà đại ái quốc, Patrick Henry, người đã trao tặng nhân loại câu nói bất hủ, “Hãy cho tôi tự do hay là cho tôi chết,” cũng là một luật sư. Vị tổng thống vĩ đại bậc nhất của nước Mỹ, người đã giải phóng nô lệ và bảo tồn sự thống nhất của liên bang Hoa Kỳ, Abraham Lincoln, cũng là một luật sư. Lại nữa, Ông Nathan Deal, vị thống đốc của tiểu bang Georgia cũng là một luật sư. Thực vậy, nghề luật sư là một nghề cao quí. Chữ “Esquire” là một tước hiệu danh dự mà chỉ có các bạn mới được để sau tên của mình.

Lịch sử đã cho thấy là tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, niềm mơ ước của thế giới, luật pháp là hàm số của phương trình tiến bộ của xã hội.

Các luật sư làm việc tại các tòa án là những người có công kiềm chế sự lạm quyền của các cơ quan công quyền, bảo vệ xã hội chống lại các kẻ tội phạm, đem tiếng nói cho những người cô thế, xóa bỏ những bản án cho những người vô tội bị cáo buộc oan ức đang chờ chết trong các trại giam dành cho tử tù và bảo đảm trật tự trong các tương quan xã hội. Những người hoạt dộng trong ngành tư pháp đã và đang giữ cho nước Mỹ trung thành với khát vọng hiến ước của các bậc tiền bối sáng lập ra nước Mỹ về tự do, về quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền dược xét xử theo đúng qui định của luật pháp và đưa đất nước này của chúng ta tiến về trước trong hòa bình để đến gần một hợp chủng quốc hoàn hảo hơn.

Hành trình của chúng ta trong 40 năm qua đã có rất nhiều gian nan của thế hệ đi trước các bạn.

Những con người của thế hệ đó là biểu tượng cho ý chí của những người Việt Nam tự do, cái ý chí của những người đã hy sinh quá nhiều trong chiến tranh, đau khổ quá nhiều trước sự đối xử tàn khốc và đầy thù hận không thể nào diễn tả nổi của những người chiến thắng từ miền Bắc sau chiến tranh. Bị thua trận, mơ ước tan rã, hàng ngàn, hàng ngàn người đã trải qua bao năm tù đầy trong ngục tù Cộng Sản. Tuyệt vọng, rã rời cả thể chất lẫn tinh thần, với tuổi đời chồng chất, họ nhặt nhạnh những mảnh vụn của cuộc đời, và rất nhiều người thực sự đã đi bộ qua những khu rừng đầy nguy hiểm của Đông Nam Á, vượt đại dương, để đến nước Mỹ.

Với lòng quả cảm, quyết tâm và sự làm việc khó nhọc, họ vực dậy với những gì còn lại của cuộc đời mình và biến đổi các vùng đất hoang phế hay tồi tàn của các thành phố nhiều nơi trên nước Mỹ thành các khu thương mại “Little Saigon” phồn thịnh.

Nhưng mục đích chính mà họ luôn luôn ấp ủ vẫn là làm sao để các bạn, những thế hệ tương lai, được sống trong tự do và có cơ hội để phát triển trọn vẹn khả năng của mình trong vùng đất của tự do và cơ hội này.

Hãy tiếp tục đi tới và tiếp tục thành công, để làm cho thế hệ đi trước được hãnh diện về những đóng góp của các bạn cho xứ sở này và cho nhân loại. Các bạn không cần phải mang nặng trên vai quá khứ của thế hệ trước vì nếu chúng ta chỉ khư khư bám víu vào quá khứ chúng ta sẽ khó xây dựng được tương lai. Nhưng các bạn hãy gìn giữ họ trong tim mình để tăng cường sức mạnh của các bạn và để cho sự thành công của các bạn sẽ chắc chắn hơn và có nhiều ý nghĩa hơn.

Sau cùng, nếu được, tôi xin đề nghị các bạn hãy nghĩ đến Việt Nam, bằng tình yêu, không phải với thù hận, bởi vì tình yêu sẽ tăng cường sức mạnh của chúng ta và sẽ làm rọi sáng giá trị luân lý của lý tưởng của chúng ta, trong khi thù hận có thể làm giảm đi giá trị của lý luận của chúng ta và hạ chúng ta xuống thấp ngang hàng với kẻ đối nghịch. Xin các bạn hãy nghĩ đến những người luật sư trẻ tuổi đang sống tại Việt Nam như Lê thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Võ An Đôn và những sinh viên tranh đấu như Nguyễn Phương Uyên và nhiều người khác nữa đang bất chấp cường quyền, tranh đấu bảo vệ những người vô tội, và bảo vệ quyền con người được cởi trói khỏi bất công và áp bức của Cộng Sản. Những con người can đảm này chấp nhận tù đầy để sống trung thực với lương tâm và lòng yêu quê hương của họ. Họ là những anh hùng của thời đại mới của Việt Nam.

Hãy làm những gì các bạn có thể làm được và theo phương cách mà các bạn thấy thích hợp để giúp đem lại tự do, dân chủ, hòa bình và thịnh vượng cho quê hương của cha mẹ của các bạn. Để giúp đỡ hoàn thành cái công việc dang dở mà thế hệ cha ông đã không làm xong, đòi hỏi sự đóng góp của tất cả mọi người, nhất là những nhóm luật sư tài ba như các bạn ở đây.

Nước Mỹ là quê hương của chúng ta. Chúng ta nợ quê hương này tình yêu của chúng ta, năng lực của chúng ta, và lời thề phục vụ với sự trung thành trọn vẹn của chúng ta. Giúp đỡ để mang lại dân chủ, tự do, và công lý cho Việt Nam là chúng ta đang nêu cao chính những giá trị cao quí đã làm nước Mỹ trở nên quốc gia vĩ đại nhất thế giới.

Có rất nhiều thách đố trước mặt nhưng với những thách đố cũng là những cơ hội đang chờ đợi các bạn.

Tôi tin tưởng hoàn toàn rằng các bạn, những người lãnh đạo của hôm nay đã sẵn sàng để gặp gỡ mọi thách thức đang chờ đợi các bạn trên con dường phục vụ công ích, và lý tưởng tự do và công lý.

Xin cảm ơn các bạn và tất cả quí vi. Xin chúc tất cả những gì tốt đẹp nhất đến với các bạn và quí vị.

Chánh Án Nguyễn Trọng Nho
Ngày 14 tháng 3 năm 2015
Atlanta, Georgia
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Ngậm ngùi thân phận bị bỏ rơi
Nguyễn Tường Thụy,
viết từ Hà Nội (Blog RFA)
Từ sau buổi tưởng niệm Liệt Sĩ Gạc Ma ngày 14 tháng 3, 2015 tại Hà Nội, đám xưng là dư luận viên nhận đủ mọi sự lên án, phê phán, giễu cợt của cộng đồng mạng.

Những ảnh chụp, clip cùng các bài viết được đăng lên cho thấy, bọn này là một đám nhố nhăng, lố bịch, trơ trẽn và không có lý luận gì ngoài mấy câu chày cối nói lấy được. Ngày tưởng niệm sự kiện mất Gạc Ma vào tay Trung Cộng mà chúng tìm đủ cách phá đám, lại còn hát, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng...” Chỉ có tay sai Tàu Cộng mới làm như vậy.

Phải nói ngay rằng, những việc làm của đám này chỉ bôi gio, trát trấu vào mặt đảng và chế độ. Mặc dù vậy, hẳn là chúng vẫn hài lòng, tự sướng vì những hành động gây khó chịu cho những người đi tưởng niệm, và đặc biệt, thể hiện được lòng yêu đảng đến cuồng nhiệt, mù quáng. Chúng nghĩ, làm như thế, chắc là cấp trên hài lòng lắm. Có lẽ, do nghĩ vậy nên chỉ với khoảng chục đứa, chúng tha hồ tung hoành, la hét, cướp giật biểu ngữ như là chỗ không người.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Ba ngày sau, ngày 17 tháng 3, 2015, đột nhiên, tờ báo điện tử VnExpress đăng bài, “Công an Hà Nội xác minh nhóm người ngăn cản việc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma“

Tiếp theo là báo Người Lao Động, vtc.vn, Lao Động, baomoi.com, VietNamNet, VnMedia... đều có bài với nội dung tương tự. Tờ Giáo Dục Việt Nam đưa ra bài bình luận, “Một hành động không thể chấp nhận được!” Trong bài viết tác giả nêu ý kiến, “Thiết nghĩ công an thành phố Hà Nội cần phải huy động lực lượng, cần phải tìm ngay những kẻ gây rối tại buổi lễ tưởng niệm, cần phải đưa nhóm này, ít nhất là ra trước tòa án dư luận để những kẻ ngông cuồng đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc, đi ngược lại đạo lý làm người nhận thức được hành động của chúng cũng là tội lỗi.”

Buổi tưởng niệm sự kiện Gạc Ma do nhóm NO-U, một nhóm đấu tranh cho biển đảo, chủ quyền của tổ quốc phát động. Những người tham gia biểu tình, tưởng niệm các tử sĩ, liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc trước nay (tạm gọi chung là nhóm NO-U) vẫn bị cho là phản động, lợi dụng những hoạt động ấy để chống phá đảng và nhà nước. Họ còn bị bêu lên xuyên tạc ở một số tờ báo như Đài Truyền Hình Hà Nội, báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới..., ngay cả bà Lê Hiền Đức họ cũng không tha.

Vì vậy, bài báo trên VnExpress có hai nội dung làm rất nhiều người ngỡ ngàng vì cách nhìn nhận của công an Hà Nội đối với hai nhóm người: NO-U và đám xưng là dư luận viên đã thay đổi theo chiều ngược lại. Đây là điều mới và lạ.

Từ “phản động” thành “người yêu nước

Bài báo viết, “Theo ông Chung (Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an Hà Nội), dịp 27 năm ngày Trung Quốc xả súng sát hại 64 chiến sĩ, cưỡng chiếm Gạc Ma (14 tháng 3, 1988), một số người dân yêu nước đã đặt lẵng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết Tử Cho Tổ Quốc Quyết Sinh (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội). Công an thành phố được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự. Chúng tôi luôn tôn trọng hành vi, hoạt động của người dân có lòng yêu nước với tất cả các sự kiện, đặc biệt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ, những người đã tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước”

“...Lực lượng công an thành phố luôn tôn trọng các hoạt động của những người dân yêu nước.”

Đã có một lần, ông Nguyễn Đức Nhanh, người tiền nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung cũng nói những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là yêu nước. Có lẽ, lần này nữa là 2 lần hiếm có, những người NO-U được người ở vị trí quan trọng nói là yêu nước. Còn thường ra, họ bị tuyên truyền là những người xấu khá nhiều. Vì vậy, cái sự “minh oan” của Giám Đốc Chung cũng không có gì làm họ, vui mừng cho lắm.

Từ “dư luận viên” của đảng trở thành vô thừa nhận.

Điều thú vị ở đây là đám xưng là “dư luận viên” đã không được ông Chung và Ban Tuyên Giáo Thành Uy Hà Nội thừa nhận. Bài báo viết:

“Chiều 17 thang 3, trả lời câu hỏi về việc ngày 14 tháng 3, một nhóm thanh niên mặc áo đỏ in logo giống của công an và dòng chữ ‘DLV’ ngăn cản hoạt động của một số người dân, tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh khi bảo vệ chủ quyền đất nước, giám đốc công an Hà Nội, Thiếu Tướng Nguyễn Đức Chung khẳng định, nhóm người trên không thuộc quản lý của công an thành phố và Ban Tuyên Giáo.”

Đã thế, bài báo còn dẫn lời ông Phan Đăng Long, phó Ban Tuyên Giáo Thành Uy Hà Nội, “dư luận viên là lực lượng đại diện cho các tầng lớp thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh nằm rải khắp từ thành phố đến quận huyện. Họ nắm những vấn đề người dân đang bàn luận, quan tâm rồi tập hợp lại báo cáo thành phố, và khẳng định, “Lực lượng này không bao giờ xuống đường.” Điều này đồng nghĩa với việc Ban Tuyên Giáo chối bỏ đám xưng là dư luận viên kia.

Ông Chung cho rằng, “Nhóm thanh niên mặc áo đỏ in dòng chữ “DLV,” có thể đó là lực lượng tự phát.”

Ngậm ngùi thân phận bị bỏ rơi:

Vào khoảng 2 năm trở lại đây, đám này xưng dư luận viên này đã phá thối rất nhiều hoạt động hợp pháp, hợp đạo lý của những người NO-U. Chúng ngang nhiên chửi bới, đe dọa những ai tham gia các sự kiện. Gần đây nhật là trường hợp thiếu úy quân đội Trịnh Việt Dũng trong hôm tưởng niệm tử sĩ Hoàng sa. Hắn quậy tưng bừng trước tượng đài Lý Thái Tổ trước rất nhiều an ninh, công an, dân phòng, phá cả vòng hoa tưởng niệm. Khi nó bị anh em tham gia tưởng niệm bắt giải về phường thì chính đám an ninh, bảo vệ giải thoát nó đưa lên xe của công an chạy mất. Đám này còn lên mạng xã hội Facebook bịa đặt, xuyên tạc, chửi bới, đe dọa những người đấu tranh. Có thể nêu ví dụ vụ tên Nguyễn Hoàng Thế Đức gửi tin nhắn chửi bà Lê Hiền Đức.

Dù không phải là người của công an, của Tuyên Giáo Thành Uy thì hành động ngang nhiên, ngang ngược của đám này cũng đã được sự ủng hộ ngầm từ phía công an, chính quyền. Có lẽ, do quá hăng hái, quá yêu Đảng hay nôn nóng lập công nên hành vi của chúng trở thành lố bịch và vẽ nên mặt chế độ những nét vẽ nguệch ngoạc và hắc ám. Chính vì vậy, chúng mới bị tướng Chung lên tiếng bác bỏ, còn Ban Tuyên Giáo cũng từ chối.

Đang được cưng chiều, bảo vệ, tự dưng trở thành đứa con hoang, bị chối bỏ như tránh hủi, lại còn bị “đe” sẽ điều tra, xác minh thì làm sao đám “dư luận viên” này không khỏi ngậm ngùi cay đắng, nhục nhã ê chề và lo âu nghĩ đến thân phận của mình?

Hoài nghi trước khẳng định của Tướng Chung:

Những người thuộc “Phe NO-U” mặc dù thú vị với những gì ông Nguyễn Đức Chung khẳng định nhưng họ đón nhận hết sức dè dặt. Tựu trung là:

1. Việc thừa nhận những người có hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tưởng nhớ liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc là yêu nước và việc không thừa nhận đám “dư luận viên” là nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của những người tham gia tưởng niệm sự kiện Gạc Ma và dư luận.

2. Có người cho rằng lời khẳng định của ông Chung có liên quan đến chuyến đi của ông Quang và sắp tới là ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, nhằm kiếm chút điểm về nhân quyền.

3. Đa số ý kiến cho rằng, đám xưng là “dư luận viên” là dư luận viên thật. Nhưng đám này hăng hái thì nhiều nhưng thông minh thì ít, kiến thức lại không có, vì vậy mới sinh ra những hành vi phản tác dụng. Công an và tuyên giáo xấu hổ, thấy rõ đám này vô dụng nên đành “vắt chanh bỏ vỏ.”

Facebooker Nguyễn Thúy Hạnh đặt câu hỏi, “Nếu đó không phải là chủ trương của thành phố sao đám an ninh làm ngơ cho chúng hoành hành như vậy?”

Bùi Đức Dũng nhận định, “Công an Hà Nội [...] đang có ý đồ thí bọn DLV này. Không có Công an đứng sau, chúng nó sức mấy mới nhảy nhót ở đấy được”

Simon Le cảnh giác, “Ý gì đây?! Không lẽ [họ] không biết cái đám DLV khốn nạn này hay chỉ là cái trò bịp bợm, lừa đảo, lấy vải thưa che mắt thánh!

Long Hoang đưa ra câu hỏi, “Giữa thủ đô ngàn năm văn hiến của nước Việt mà để cho lũ người súc sinh làm loạn ngăn cản một việc thiêng liêng của người dân thể hiện lòng yêu nước nhớ ơn các anh hùng tử sĩ như vậy giữa bao nhiêu CA, AN, như vậy là sao?”

Nguyen Ba Tue, “Không nghĩ, một đám lâu la như thế mà CA không biết, nếu CA bảo 'đó là lực lượng bôi xấu,' chẳng lẽ dễ dàng qua mặt công an vậy sao? Có điều gì đó ngờ ngợ, không thực.”

Trúc Nguyễn nêu ý kiến, “An ninh, công an làm ngơ để bọn chúng tự tung tự tác mà giờ lại phủ nhận đó không phải là những đứa ‘con đẻ’ của mình? Công an Hà Nội phải đưa ra ánh sáng kẻ chủ mưu đứng đằng sau bọn DLV thì dư luận mới tạm tin. Phải dẹp bỏ cái đài Việt Vision của bọn Nhật Lệ, Quang lùn, Đỗ Anh Minh, Ky Bo... Sau đó phải xét tội những tên đầu sỏ an ninh, công an chỉ đạo đám DLV kia.”

Nguyễn Văn Đề chắc không phải chỉ nói cho vui mà có điều cần suy nghĩ, “Ông Nguyễn Đức Chung đã nói, bọn dư luận viên này không phải người của CA cũng như của ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội, như vậy chắc chúng là người của cục tình báo Hoa Nam Trung Quốc trả lương để cài vào phá đám các buổi tưởng niệm và biểu tình chống Trung Quốc.

...

Tuy ông Chung và Ban Tuyên Giáo không nhận đám dư luận viên này, hoặc chúng không phải là tay sai Trung Quốc nhưng nhất định đám này không phải là đám tự phát như ông Chung nói. Hẳn phải có một đám người nào đó trong chính quyền tổ chức, nuôi dưỡng và chỉ huy chúng hoạt động thì chúng mới dám ngang nhiên như thế.

Ông Chung cho biết, “Công an thành phố đang tổ chức xác minh và khi có kết quả sẽ thông tin tới báo chí.” Việc xác minh này không khó, không hề phức tạp vì đã có rất nhiều ảnh, clip được đưa lên mạng, còn người quay chụp sẵn sàng cung cấp cho cơ quan điều tra.

Chúng ta hãy chờ kết quả điều tra, xác minh của công an Hà Nội và chờ xem từ nay, những hoạt động biểu tình chống Trung Quốc, tưởng niệm liệt sĩ, tử sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc có bị đàn áp, bắt bớ hoặc phá đám nữa không. Như trên đã nhắc tới, ông Nguyễn Đức Nhanh cũng có lần công nhận người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước. Tuy nhiên, sau đó, họ vẫn tiếp tục bị đàn áp, bị đánh, bị bắt lên trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, ngoài ra còn bị nhiều áp lực khác. Vì vậy, những ý kiến hoài nghi khi đón nhận lời phát biểu của ông giám đốc công an Hà Nội không phải là không có cơ sở. Nhưng dù sao cũng hoan nghênh Tướng Chung đã khẳng định bằng lời nói hai vấn đề mới và lạ trên.

18 tháng 3, 2015
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Tập Cận Bình siết vào để mở ra?
Hùng Tâm
Giới quan sát hiện tình Trung Quốc đang phân vân giữa hai cách giải thích khác biệt về mục tiêu của Chủ Tịch Tập Cận Bình khi từ chiến dịch thanh lọc hàng ngũ để diệt trừ nạn tham nhũng lại gia tăng cường độ và mở rộng đối tượng thành một cuộc thanh trừng. Những người lạc quan - vì vẫn tin tưởng vào việc Trung Quốc đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của địa cầu - thì tin rằng ông ta phải gồm thâu quyền lực về một mối thì mới có thể chuyển hướng và cải cách xứ sở ra khỏi những thử thách nguy ngập hiện tại. Những người bi quan - vì để ý tới văn hóa tập quyền có tính chất truyền thống của Trung Quốc - thì cho là Tập Cận Bình chỉ muốn củng cố quyền lực vì là một lãnh tụ yếu thế trước nhiều sức ép muôn mặt trong hệ thống chính trị Trung Quốc.

Hồ Sơ Người Việt xin trình bày lại bối cảnh của cả vấn đề này để độc giả thẩm xét.

Thời sự đáng quan tâm

Trước khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc tổ chức đại hội cho Khóa 12 vào cuối năm 2012 để đưa lên một tầng lớp lãnh đạo mới - thế hệ thứ năm sau thế hệ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào - thì có chuyện bất thường là Bí Thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị hạ bệ và tống giam. Là người được Chu Vĩnh Khang nâng đỡ để vào thường vụ Bộ Chính Trị là cơ chế quyền lực cao cấp nhất, Bạc Hy Lai có hy vọng và tham vọng rất lớn nhờ thành tích “thanh hồng đả hắc” và phát triển thành phố Trùng Khánh có hơn 30 triệu dân. Họ Bạc bị hạ là do tội ác của người vợ bị một nhân vật thân tín là Vương Lập Quân phanh phui khi trốn vào tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên là Thành Đô. Đấy là bề mặt.

Khi ấy rồi, tại Trung Quốc đã có tin đồn là Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai (và một số tướng lãnh gần gũi với họ Bạc tại Vân Nam vì từng là thuộc cấp ngày xưa của thân phụ là Bạc Nhất Ba) có âm mưu đảo chánh. Khó ai tin vào lời đồn đại ấy.

Tuần qua, thời sự tại Trung Quốc lại có một chi tiết gián tiếp xác nhận chuyện này.

Sau khi lên lãnh đạo (tổng bí thư từ Khóa 18 ) và cầm quyền (chủ tịch Nhà nước và quân ủy Trung Ương từ đầu năm 2013) Tập Cận Bình đã mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng với ý chí “giết cọp đập ruồi,” là đảng viên lớn nhỏ gì cũng bị thanh lọc. Con cọp lớn nhất bị vật chính là Chu Vĩnh Khang, trưởng ban Chính Pháp Trung Ương, một tay điều khiển hai bộ Công An và Quốc An lẫn bộ máy cảnh sát và tòa án, và cả hệ thống tình báo nội bộ.

Tuần qua, Tối cao Nhân dân Pháp viện của Bắc Kinh ra thông cáo kết tội Chu Vĩnh Khang là 1) “vi phạm luật lệ,” 2) “đe dọa sự đoàn kết trong đảng,” và 3) “hoạt động chính trị ngoài tổ chức.”

Ta có thể hiểu “phạm luật” là cách giải thích về tội tham nhũng khi họ Chu còn nắm hệ thống an ninh, làm bí thư Tứ Xuyên hay chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí CNPC lớn nhất của xứ sở. Đến tội “gây chia rẽ trong đảng” thì dư luận ra khỏi chuyện tham ô thường tình của một cơ chế độc tài và nghĩ đến vụ họ Chu cấu kết cùng Bạc Hy Lai để giành quyền bính. Nhưng cái tội “hoạt động chính trị ngoài tổ chức” phải dẫn chúng ta qua ngả khác: Ngôn ngữ thư lại của bộ máy hành chánh công quyền khiến kẻ lạc quan nhất cũng luận rằng Chu Vĩnh Khang không chỉ kéo bè kết cánh (với Bạc Hy Lai chẳng hạn) mà còn có âm mưu nghiêm trọng hơn. Đó là tiến hành đảo chánh trên thượng tầng để ngăn cản việc Tập Cận Bình lên lãnh đạo. Có khi để giữ ghế lãnh tụ cho Bạc Hy Lai, bản thân Chu Vĩnh Khang thì làm thái thượng hoàng, kingmaker.

Từ thời sự ngày nay đến chính sự ngày xưa

Khi hai nhân vật Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào được đưa lên lãnh đạo, người ta đều thấy ra bàn tay của Đặng Tiểu Bình.

Là nạn nhân của Mao Trạch Đông trong các âm mưu quyền bính (ba lần bị hạ phóng xuống chuồng bò) rồi là công trình sư của việc cải cách kinh tế từ đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình quan tâm đến ổn định chính trị. Ông là người mở cửa kinh tế mà lập tức khóa cửa chính trị khi loại bỏ hai tổng bí thư có hướng cải cách và cởi mở quá mạnh như Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương.

Sau khi dẹp Triệu Tử Dương và cho quân đội vào tàn sát tại Thiên An Môn năm 1989, cũng Đặng Tiểu Bình đã đưa Giang Trạch Dân lên lãnh đạo cùng Thủ Tướng Lý Bằng, với một nhân vật tương đối ôn hòa hơn là Kiều Thạch. Sau đó, khi họ Giang đang lãnh đạo, cũng chính Đặng Tiểu Bình đã chọn Hồ Cẩm Đào lên kế vị sau hai đại hội đảng trong 10 năm. Họ Đặng muốn có sự chuyển quyền êm ả để tránh những chấn động kiểu Mao. Và khi lên cầm quyền, các lãnh tụ phải chấp nhận nguyên tắc đồng thuận trong tập thể.

Nhờ vậy mà sau vụ Thiên An Môn, Trung Quốc đã có được mấy chục năm êm ả về chính trị.

Nhưng, và đây là truyền thống văn hóa quyền bính của Trung Quốc, khi lên lãnh đạo, Giang Trạc Dân đã mở rộng cơ sở quyền lực và xây dựng hệ thống nhân sự có khả năng hậu thuẫn sự “đồng thuận” cần thiết ở trong đảng. Không những vậy, trước khi về hưu để nhường chức cho Hồ Cẩm Đào, họ Giang còn gài vào cơ chế lãnh đạo (là Bộ Chính Trị có 25 Ủy viên, và trên cùng là Thường Vụ Bộ Chính Trị có chín ủy viên) những thành phần thân tín của mình. Đó là Tăng Khánh Hồng, Hoàng Cúc, Ngô Bang Quốc, Giả Khánh Lâm hay Tăng Bối Viêm... (Hồ Sơ Người Việt xin miễn trình bày thêm chi tiết về gốc gác hay phe cánh của các nhân vật này).

Riêng bản thân, họ Giang còn giữ lại chức chủ tịch quân ủy hội gần hai năm sau khi hết làm tổng bí thư, rồi mới trao cho Hồ Cẩm Đào, là kẻ ngồi ghế lãnh đạo và vẫn ở vị thế “thiểu số.”

Chẳng những vậy, tại Đại Hội 18, sáu trong bảy ủy viên của Thường Vụ Bộ Chính Trị đều là người được Giang Trạch Dân cất nhắc và cài đặt, kể cả Tập Cận Bình. Người còn lại, duy nhất thuộc “phe Hồ Cẩm Đào,” là Thủ Tướng Lý Khắc Cường, đứng hàng thứ hai của Thường Vụ.

Thân thế Tập Cận Bình

Khi nhìn lại chuyện “Trung Hoa ngàn đời,” ta có thể thấy ra vài đặc tính sau đây.

Tùy thời thế mà các lãnh tụ đều dồn niềm tin của mình vào thân tộc, xuất xứ, địa phương hay ngành nghề phục vụ. Chuyện ấy dễ hiểu vì cùng chia sẻ một quá khứ thì dễ đồng ý về tương lai.

Từ đó, trong hệ thống chính trị và cất nhắc nhân sự lãnh đạo tại Trung Quốc người ta mới nói đến “Thái tử đảng” là con cháu các đại công thần thời cách mạng; “Cánh Thượng Hải” rất mạnh nhờ Giang Trạch Dân; “Đoàn phái” là đảng viên từng phục vụ và lên chức từ Đoàn Thanh niên Cộng Sản mà Hồ Cẩm Đào và Lý Khắc Cường là tiêu biểu. Ngoài ra còn Cánh Thanh Hoa hay Bắc Đại của các đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh, cánh Tứ Xuyên từ đất cũ của Đặng Tiểu Bình, v.v...

Cứ theo truyền thống đó thì dù xuất thân từ đất Thiểm Tây, Tập Cận Bình có thể thuộc nhiều phe một lúc: Thái tử đảng vì là con của Tập Trung Huân, đoàn phái vì từng sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên, cánh Thanh Hoa vì đi học nơi đó, rồi cánh Thượng Hải khi làm bí thư sau khi Trần Lương Vũ bị loại vì tham nhũng, chưa kể là họ Tập đã từng phục vụ tại Hà Bắc, Phúc Kiến và Chiết Giang...

Nhưng, thân thế đa năng ấy cũng phản ảnh một thực tế là họ Tập có nhiều bè mà thiếu bạn. Nói theo ngôn ngữ chính trị Trung Hoa thì thiếu gốc và rễ, thiếu cơ sở quyền lực bền vững trước mạng lưới chằng chịt của những người đi trước, nhất là của Giang Trạch Dân.

Cho nên, dù có được Giang Trạch Dân cất nhắc (cùng Chu Vĩnh Khang), Tập Cận Bình vẫn phải học bài của vị tiền nhiệm là xóa bỏ mọi chướng ngại do người trước cài lại và xây dựng thế lực cho mình. Vì vậy, Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng hay các như Tướng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng thuộc cánh họ Giang đều đã được chiếu cố. Thuộc phe Hồ Cẩm Đào thì mới chỉ có nguyên bí thư riêng là Lệnh Kế Hoạch sa lưới... Đấy là phần “xóa.” Theo chiều hướng này thì chính Giang Trạch Dân cũng có ngày bị hỏi han cho tuyệt nọc khuynh đảo.

Phần “xây” là xây dựng vây cánh cùng thế lực là điều chắc chắn Tập Cận Bình đã kín đáo thi hành mà người ta chưa biết được hết. Bước đầu có thể là tìm lại những người đã từng ở tỉnh Thiểm Tây hay “Hoàng Thổ” của phụ thân là Tập Trung Huân, nơi họ Tập khởi nghiệp và kết thân với nhiều đảng viên khác.

Đấy là “Đảng Thiểm Tây” trong Bộ Chính Trị. Trên cùng có Vương Kỳ Sơn và Du Chính Thanh dù cả hai đều thuộc “Thái tử đảng” và được Giang Trạch Dân tín nhiệm. Vương Kỳ Sơn nay đang chỉ đạo chiến dịch diệt trừ tham nhũng và Du Chính Thanh thì trù hoạch việc cải cách trước khi có Đại Hội 18. Ngoài ra còn có Lý Chiến Thư và Triệu Lạc Tế. Trong Bộ Chính Trị hiện nay, “đảng Thiểm Tây” đã có năm người. Chưa kể bốn tướng lãnh mà ba người lại ở trong Quân Ủy Hội.

Vào một kỳ khác, Hồ Sơ sẽ trình bày thêm về vây cánh đang hình thành của Tập Cận Bình...

Kết luận ở đây là gì?

Không nên coi thường bản sắc độc tài của lãnh đạo Trung Quốc

Sau 10 năm động loạn vì Cách Mạng Văn Hóa (1967-1976) cho tới khi Mao qua đời, Đặng Tiểu Bình mất nhiều năm mới loại bỏ được bộ máy nhân lực của Mao (“Tứ Nhân Bang,” Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng) qua một cuộc đảo chính thầm lặng để tập trung quyền lực, rồi mới khởi sự mở cửa từ đầu năm 1979.

Tập Cận Bình lãnh di sản mở cửa nên không có nhiều năm như họ Đặng. Và 10 năm sau khi cải cách, Đặng Tiểu Bình vẫn cho mở cuộc tàn sát tại Thiên An Môn. Tập Cận Bình có thể gồm thâu quyền lực rồi sẽ cải cách như dự đoán lạc quan của quốc tế. Chẳng vì vậy mà không có đổ máu!
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Miền Nam và miền Bắc

TS. Nguyễn Hưng Quốc
Mới đây, đọc trên blog của nhà phê bình Vương Trí Nhàn ở trong nước, tôi bắt gặp một đoạn nhan đề “Gợi ý từ một nhà kinh tế” với một số nhận xét bất ngờ và thú vị.

Đoạn viết khá ngắn, tôi xin phép được chép nguyên văn: “Ông Đặng Phong, một nhà lịch sử kinh tế qua đời. Tôi biết ông nhân một lần đọc cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 do ông chủ biên, thấy có nhắc thoáng qua một điều gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết: trước 1975, kinh tế miền Nam đã ở trình độ cao hơn kinh tế miền Bắc. Tự ngẫm nghĩ, thì thấy đúng thế, không thể khác được, không thể nói ngược như chúng tôi vẫn nói, hoặc lảng tránh cho là cấm kỵ, và lấy những chuyện khác nói át đi.

Nhìn rộng ra thấy không chỉ kinh tế tốt hơn mà giáo dục miền Nam lúc đó cũng hơn; không chỉ đường xá tốt, mà tư cách cá nhân của con người trong đó nói chung cũng trưởng thành hơn con người miền Bắc, trình độ hiểu biết và tuân thủ luật pháp tốt, giữa người với người có mối quan hệ tử tế, thanh thiếu niên lúc đó ham học và biết học hơn. Như vậy dễ dàng công nhận là trình độ sống của bà con trong ấy cao, nhất là dân thành phố. Dấn thêm một bước, trong đầu tôi thấy vụt lên cái ý, liệu có thể nói rằng, xét trên phương diện hiện đại hóa, là con đường tất yếu mà xã hội phải trải qua, nhân dân miền Nam đã đi xa hơn, đạt tới tầm mức văn hóa cao hơn? Như vậy bản thân khái niệm văn hóa mà lâu nay tôi vẫn hiểu cũng phải được xem xét lại chăng?

Tôi sẽ tự phản bác lại nhiều lần trước khi đi đến kết luận … Nhưng càng đọc Đặng Phong ý tưởng trên càng không rời khỏi tôi.”

Đúng như Vương Trí Nhàn nói, điều Đặng Phong và ông nhận xét “gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết”. Bản thân tôi đã nghe một nhận xét như thế từ một bậc tài hoa nhưng nổi tiếng bảo thủ ở miền Bắc: nhà phê bình Hoài Thanh. Sau năm 1975,Hoài Thanh và bà vợ dọn vào Sài Gòn ở. Có hai hay ba lần gì đó, đâu khoảng 1980, một người thầy cũ thường rủ tôi đến thăm ông. Câu chuyện thường lan man từ văn học đến xã hội.

Một lần, Hoài Thanh chép miệng nói, đại khái: “Bản chất của chế độ nguỵ là xấu vậy mà không hiểu sao nó lại đào tạo con người giỏi thế. Ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn, mình cũng biết ngay đó là dân ngoài Bắc vào.”

Đặng Phong so sánh về kinh tế, Hoài Thanh nói về văn hóa ứng xử, còn Vương Trí Nhàn bàn về văn hóa nói chung. Người ta có thể thắc mắc: Vậy, ở những lãnh vực khác thì sao? Như văn học, mỹ thuật hay âm nhạc, chẳng hạn? Có gì khác giữa miền Nam và miền Bắc cũng như giữa miền Nam trước đây và cả nước bây giờ?

Trong một bài phỏng vấn do Thụy Khuê thực hiện, in trên tạp chí Hợp Lưu số 103 ra vào tháng 1 và 2, 2009, sau, đăng lại trên trang Viet-studies của Trần Hữu Dũng, cũng chính Vương Trí Nhàn đã nêu lên một nhận xét sơ khởi. Theo ông, so với văn học miền Bắc, văn học miền Nam thể hiện “rõ hơn” và “đầy đủ hơn” những “đau khổ của con người” và những “tình thế bi thương, đau đớn, cả sự bơ vơ, bất lực, trong đời sống”. Khác với văn học miền Bắc, văn học miền Nam, một mặt, tiếp nối được truyền thống cách tân trong văn học tiền chiến; mặt khác, tiếp cận được với văn học thế giới, “sử dụng các quan niệm các phương thức của văn hóa phương Tây để diễn tả đời sống con người hiện đại”. Văn học miền Nam cũng có những yếu tố hiện thực và nhân đạo mà văn học miền Bắc không có.

Tất cả những nhận xét nêu trên, về kinh tế, văn hóa hay văn học đều khá sơ lược. Một sự so sánh công bằng và chính xác cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Vần cần xuất phát từ một tầm nhìn cao hơn nữa. Tiếc, những nỗ lực và tầm nhìn ấy, cho đến nay, vẫn còn tiềm ẩn đâu đó. Trên sách vở cũng như trong học đường, văn học và văn hóa miền Nam vẫn còn để trống, không ai nhắc đến, hoặc nếu nhắc, cũng nhắc với sự xuyên tạc và mạ lị như trong thời kỳ còn chiến tranh.

Cũng xin nói luôn, trích lại đoạn văn của Vương Trí Nhàn cũng như kể lại lời nhận xét của Hoài Thanh, tôi không hề muốn khoét sâu vào óc kỳ thị địa phương vốn đầu độc mối quan hệ giữa những người cùng một nước.

Thứ nhất, sự kỳ thị và chia rẽ vùng miền ở Việt Nam đã quá trầm trọng; chúng ta không cần và cũng không nên làm trầm trọng thêm nữa. Nó không có ích gì cả. Ở một thời đại toàn cầu hoá như hiện nay, khi mọi người đang tìm cách xoá mờ dần ranh giới và những khoảng cách giữa các quốc gia cũng như giữa các nền văn hoá, luôn luôn đề cao sự khoan dung và cởi mở, cổ xuý cho cách nhìn liên văn hoá (intercultural) và xuyên văn hoá (cross-cultural) mà người Việt mình cứ lại nhấp nhổm với chuyện Nam/Trung/Bắc thì không những vô duyên mà còn nguy hiểm, không những lạc hậu mà còn phản tiến hoá.

Thứ hai, không nên quên, liên quan đến con người, bất cứ sự khái quát hoá vội vã nào cũng đều bất cập và rất dễ sai lầm: ở miền Nam, không hiếm người thô bạo, thậm chí, thô bỉ, ngược lại, ở miền Bắc, không hiếm người cực kỳ nhã nhặn và lịch sự, rất “hiện đại” và ở tầm văn hoá cao.

Thứ ba, cũng không nên quên, trước đây, ít nhất là trước năm 1954, ở miền Bắc, đặc biệt, ở Hà Nội, người dân nổi tiếng là thanh lịch. Sau này, gặp lại một số người Hà Nội thuộc thế hệ cũ, tôi vẫn bắt gặp cái dáng vẻ thanh lịch truyền thống ấy. Ngôn ngữ họ thanh lịch. Tác phong họ thanh lịch. Cách hành xử của họ cũng thanh lịch. Nét thanh lịch ấy không còn thấy ở các thế hệ trẻ hơn.

Cho nên, những khác biệt giữa hai miền, Nam và Bắc, không nằm ở con người. Cũng không nằm ở truyền thống, nơi ưu thế rõ ràng là nghiêng hẳn về phía miền Bắc. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở chế độ. Liên quan đến chế độ, ở khía cạnh chúng ta đang bàn, yếu tố quan trọng nhất là văn hoá, trong đó nổi bật nhất là văn hóa chính trị, tức những cách diễn dịch cũng như những quy phạm và quy ước mà mọi người cùng chia sẻ về quyền lực và trách nhiệm. Những quy ước và những quy phạm ấy không phải tự nhiên mà có. Chúng là những gì người ta thụ đắc trong môi trường giáo dục, từ gia đình đến học đường và xã hội. Trong việc thụ đắc ấy, vai trò của chế độ đóng vai chủ đạo: Chính chế độ, cụ thể là nhà nước, quyết định về chương trình giáo dục cũng như nội dung của truyền thông đại chúng, qua đó, hình thành những mẫu người mà họ cần và muốn. Trong suốt hơn nửa thế kỷ, lúc nào nhà cầm quyền cũng tuyên dương hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhìn lại, chúng ta chỉ thấy có một điểm trong mẫu hình con người mới ấy thành hiện thực và được phổ biến: tính thiếu thật thà.

Nghiên cứu về văn học cũng như văn hóa miền Nam trong tương quan so sánh với miền Bắc hay cả nước hiện nay không phải nhằm phục hồi chế độ miền Nam vốn đã thuộc về quá khứ xa lắc và cũng không nhằm gây chia rẽ vùng miền. Mà, theo tôi, chỉ nhằm hai mục đích chính: thứ nhất, công bằng với lịch sử; và thứ hai, để nhận diện đầy đủ hơn những thất bại trong chính sách văn học và văn hóa hiện nay, từ đó, tìm cách khắc phục.

Cứ quay lưng lại với thực tế và cứ ra rả với những khẩu hiệu láo khoét rỗng tuếch về những thành tựu đầy ảo tưởng, chúng ta chỉ kéo dài sự thất bại mà thôi. Chả hay ho gì!

TS Nguyễn Hưng Quốc
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Trung Đông Liệt Quốc

Ngô Nhân Dụng
Cách đây nửa thế kỷ, nhà văn Nguyễn Hiến Lê xuất bản một cuốn sách về vùng Trung Đông. Ông đã ví tình trạng phân liệt trong đó giống như chuyện Đông Châu Liệt Quốc bên Tàu. Đông Châu Liệt Quốc bao gồm thời Xuân Thu (722-476 trước Công Nguyên) và thời Chiến Quốc (476-221 TCN).

Nhưng ở bên Tàu lúc đó chỉ có các nước nhỏ tranh hùng với nhau, trong khi các ông vua nhà Châu vẫn còn làm thiên tử. Ở Trung Đông thì khác. Từ đầu thế kỷ thứ 20 đến giờ, ngoài các tiểu quốc tranh hùng vùng này còn chịu cảnh bị các cường quốc trên thế giới chi phối, như Mỹ, Nga, và các nước Châu Âu. Nếu thời Đông Châu Liệt Quốc kéo dài gần 500 năm thì chắc chuyện Trung Đông Liệt Quốc sẽ phải chờ cả trăm năm nữa mới có cơ được ổn định.

Vùng Trung Đông nằm trong Đế Quốc Ottomam (trung tâm ở Thổ Nhĩ Kỳ) ba bốn thế kỷ trước khi các đế quốc Châu Âu phân chia với nhau sau Đại chiến Thứ Nhất, đường biên giới hoàn toàn do họ quyết định. Sau Đại Chiến Thứ Hai, các đế quốc rút đi, các quốc gia thành lập với di sản của tình trạng chia cắt cũ, những nhóm chủng tộc và tôn giáo bị cắt xén đem ghép trong nhiều nước khác nhau. Giữa mấy trăm triệu người Á Rập đó lại xuất hiện nước Israel, quy tụ người Do Thái khắp thế giới về đất tổ định cư, hiện nay đã tới 6 triệu người, được Mỹ và Châu Âu ủng hộ. Đó là một mầm mống chia rẽ và xung đột không ngừng. Nhưng bên trong thế giới Á Rập lại còn đường phân chia giữa hai phái cùng theo Hồi Giáo, người Sun Ni chiếm đa số và người Shi A ít hơn, đã đổ máu chống lẫn nhau từ 12 thế kỷ. Khối tín đồ Shi A đông nhất nằm trong nước Iran, và nước này thấy có bổn phận phải bênh vực người đồng đạo đang chịu phận thiểu số ở các nước Á Rập.

Muốn hiểu các biến động trong vùng Trung Đông phải nhìn tới bối cảnh lịch sử và địa dư chính trị đó. Thí dụ, trong vụ Thủ Tướng Israel Netanyahu phản đối ông Tổng Thống Mỹ Obama về cách ngăn không cho Iran làm bom nguyên tử. Người ta chú ý quá nhiều đến mối bất đồng ý kiến giữa hai người mà quên các yếu tố khác trong bối cảnh. Một là chính các nước Á Rập, không khác gì Israel, cũng không muốn Mỹ nói chuyện hòa hoãn với Iran. Họ lo Iran đang bành trướng thế lực, can thiệp vô các nước trong vùng. Hai là cả khối Á Rập đang thay đổi, chính quyền các nước này đều phải lo về xung đột giữa các nước họ với nhau và đối phó với dân trong mỗi nước. Mà trong vấn đề này, các chính phủ Á Rập phải có hai mối lo, thứ nhất là bàn tay của Iran can thiệp vào các nhóm người Shia A trong nước họ; hai là các nhóm Hồi Giáo quá khích đe dọa tất cả các chính quyền, tiêu biểu là lực lượng Quốc gia Hồi Giáo IS đang hoạt động mạnh ở Iraq, Syria nhưng cũng hiện diện tại Lebanon, Lybia, Ai Cập và các Bắc Phi khác.

Các nước Á Rập đã chống Israel từ khi nước này ra đời, chiến tranh đã xẩy ra nhiều lần, lần chót năm 1967 Israel thắng thế đã chiếm tất cả vùng phía Tây sông Jordan, trong đó có Thánh Địa Jerusalem, tất cả thuộc nước Jordan trước cuộc chiến. Nhưng mối tranh chấp Á Rập - Israel bây giờ được thu gọn vào một vấn đề, là việc thành lập một quốc gia cho người Palestine trong vùng Tây Ngạn. Bây giờ, mối lo lắng của các nước Á Rập về sự bành trướng của Iran còn lớn hơn mối xung đột với Israel.

Cho nên, các nước Á Rập đang bàn chuyện lập một đạo quân sang phục hồi ngôi tổng thống ở nước Yemen. Yemen là một nước loạn từ lâu rồi, người miền Nam, miền Bắc đã từng đánh lẫn nhau, nhóm Al-Qeada rồi hậu thân của nó là đạo quân IS cũng nhúng tay vào. Nhưng lý do chia rẽ lớn nhất vẫn là tôn giáo. Trong dân số 25 triệu, người Shi A chiếm 45%, người Sun Ni chiếm 53% nắm chính quyền và được các nước cũng theo phái Sun Ni ủng hộ. Tháng Chín năm ngoái, một phong trào của người Shi A nổi lên, gọi là Houthis là tên của vị thủ lãnh. Năm nay quân Houthis chiếm được thủ đô, thả cho ông tổng thống Mansour Hadi chạy tới Aden, một thành phố ven biển. Trong tuần qua, quân Houthis tiến đánh Aden, ông tổng thống được cứu đưa sang Á Rập Saudi trong khi quân đội của ông còn cầm cự.

Và trong mấy ngày qua, hàng trăm máy bay Á Rập Saudi đã bỏ bom tấn công các căn cứ Houthis tại thủ đô Yemen và chung quanh Aden. Iran phản đối, mặc dù vẫn xác định họ không trợ giúp gì cho nhóm đồng đạo Houthis cả. Mười nước chung quanh hỗ trợ Á Rập Saudi, gồm có các tiểu vương quốc United Arab Emirates; có Qatar, Bahrain, Kuwait, Jordan, Morocco, Egypt, Jordan. Ngoại trưởng các nước trong Liên Đoàn Á Rập đang họp ở Egypt thảo luận việc lập một đạo quân chung đổ bộ vào Yemen; hai nước Hồi Giáo khác là Sudan và Pakistan hứa sẽ đóng góp.

Cuộc nội chiến ở Yemen đã biến thành cuộc chiến giữa Iran và các nước Á Rập. Chính phủ Obama công nhận Mỹ đã giúp không quân Á Rập về tin tức tình báo và thông tin, vận tải.

Yemen nằm ở phía Nam bán đảo Á Rập, chiếm địa thế quan trọng, vì hầu hết các tàu chở dầu từ các nước Á Rập Saudi, United Arab Emirates, Kuwait và Iraq đều phải đi ngang bờ biển Yemen, qua vùng Aden rất hẹp, trước khi vào Hồng Hải để qua kênh Suez đưa dầu xuất cảng sang Châu Âu. Mỹ và các nước Á Rập không thể ngồi yên trông một chính quyền thuộc phái Shia kiểm soát con đường này!

Ngoài ra, Á Rập Saudi là khách hàng nhập cảng nhiều vũ khí của Mỹ nhất. Saudi là nước chi tiêu về quân sự đứng hàng thứ tư trên thế giới: Với dân số 29 triệu (riêng người nước ngoài tới đó làm việc đã lên tới gần 10 triệu), trong Năm 2013 vương quốc này dùng 67 tỷ đô la mua vũ khí, ngân sách chỉ thấp hơn Nga (88 tỷ), Trung Cộng (188 tỷ) và Mỹ (640 tỷ) nhưng cao hơn Pháp, Anh, Đức. Trong năm 2015, Saudi sẽ chi tiêu gần 10 tỷ đô la mua vũ khí, phần lớn mua từ Mỹ. Tất nhiên chính phủ Mỹ phải bảo vệ một khách mua hàng lớn như vậy, trước sự đe dọa bành trướng ảnh hưởng tại Yemen.

Nhưng Mỹ và Iran vẫn đang “cộng tác” ở mặt trận Iraq và Syria mặc dù hai bên không chính thức liên lạc. Quân đội Iraq đã bao vây thành phố Tikrit đang nằm trong tay quân IS từ hai tuần qua. Trong số 20,000 quân thuộc phe chính phủ, hai phần ba là quân tình nguyện toàn là những tín đồ Shia và được Iran trang bị vũ khí, mang tên Lực Lượng Dân Quân PMF (Popular Mobilization Forces). Một số tướng lãnh và nhiều sĩ quan người Iran đang làm cố vấn cho đạo quân tình nguyện này. Trận tấn công ngưng gần một tuần lễ, vì không tiêu diệt được những ổ kháng cự của quân IS tại trung tâm thành phố. Cho tới ngày Thứ Năm vừa qua, mặt trận phát động lại, vì máy bay Mỹ bắt đầu thả bom tấn công quân IS trong thành phố Tikrit. Người Mỹ nói rằng họ chỉ cho phi cơ trợ chiến sau khi quân PMF đồng ý không tham dự, vì không quân Mỹ chỉ yểm trợ cho quân chính phủ Iraq mà thôi. Ngược lại, đạo quân PMF thì tuyên bố họ rút khỏi trận đánh vì không đồng ý mời không quân Mỹ tham chiến. Có thể cả hai bên đều nói sự thật, vì cả Mỹ, chính phủ Iraq và Iran đều muốn tận diệt quân IS nhưng Mỹ với Iran không thể chính thức cộng tác với nhau.

Thành phố Tikrit có tính cách tiêu biểu. Vì đây là quê quán của ông Saddam Hussein, thủ lãnh Iraq đã bị quân Mỹ đánh bại năm 2003, bị bắt rồi bị giết. Đây là một trung tâm của người theo giáo phái Sun Ni tại Iraq. Họ chỉ chiếm 40% dân Á Rập ở nước này những Hussein đã ưu đãi người đồng đạo, cho lãnh các chức vụ quan trọng nhất trong chính phủ khiến người theo phái Shia thấy họ bị bạc đãi, kỳ thị. Hussein đã hai lần gây chiến với Iran, cho nên khi ông ta bị quân Mỹ lật đổ, Iran thoát được một mối lo. Chính quyền do quân Mỹ dựng lên do người theo phái Shi A đứng đầu, vì họ chiếm đa số. Nhưng đến lượt những người theo phái Sun Ni cảm thấy họ bị kỳ thị, bạc đãi. Vì thế, nhiều người đã ủng hộ nhóm IS, tiến đánh quân chính phủ, có lúc đe dọa cả thủ đô, cho tới khi không quân Mỹ trở lại can thiệp. Cả Iran và Mỹ đều muốn tiêu diệt quân IS tại Iraq cũng như Syria, nhưng hai bên vẫn không nói chuyện với nhau. Hai nước này chỉ chính thức nói chuyện tại Thụy Sĩ trong cuộc đàm phán về vũ khí nguyên tử, cùng với Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức.

Câu chuyện Đông Châu Liệt Quốc tại vùng Trung Đông phức tạp hơn những chuyện bên Tàu trước đây 2,500 năm. Chỉ có thể hiểu được những biến cố rắc rối trong vùng này khi chúng ta nhìn vào những mâu thuẫn căn bản. Mâu thuẫn giữa người Do Thái ở Israel và người Á Rập dễ hiểu hơn cả. Mâu thuẫn giữa các nước Á Rập với nhau, mâu thuẫn giữa họ và Iran chỉ có thể hiểu được khi nhìn vào cuộc tranh chấp giữa hai giáo phái cùng tin lời Tiên Tri Muhammed. Nước Mỹ đứng giữa các cuộc tranh chấp, để bảo quyền lợi dầu lửa. Nhưng thị trường dầu lửa đang thay đổi, Mỹ sắp trở thành quốc gia bán dầu nhiều hơn mua dầu. Chính quyền Obama đang cho Iran được đóng một vai trò chính thức trong vùng Trung Đông để giới lãnh đạo nước này tập sống theo các quy luật quốc tế. Nếu Iran tỏ ra tôn trọng một hiệp ước về nguyên tự lực ký kết với 5 siêu cường, thì trong mười năm tới, họ sẽ đóng vai một cường quốc trong vùng. Iran, khối Á Rập và nước Israel sẽ tạo một thế thăng bằng trong vùng. Chắc chắn sẽ còn những xung đột nhỏ trong từng quốc gia và giữa nhiều nước. Nhưng nếu các nước mạnh nhất như Israel, Ai Cập, Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể chia ảnh hưởng với nhau thì cả vùng Trung Đông có thể tạm yên. Mục đích của chính quyền Obama vẫn là chuyển trục, dùng tài nguyên, vũ khí cho miền Á Đông thay vì vẫn chi tiêu cho vùng Trung Đông như trong nửa thế kỷ vừa qua.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Nếu muốn học Lý Quang Diệu
Ngô Nhân Dụng
Ông Lý Quang Diệu, trong một bài phỏng vấn của tờ New York Times năm 2010, đã nói trước như một di chúc, “Tôi không nói mọi việc mình làm đều đúng, nhưng tôi làm tất cả vì một mục đích ngay thẳng.”

Những người chống ông Lý Quang Diệu cũng phải công nhận ông đáng được ca ngợi, với công xây dựng một Singapore phồn thịnh, sạch sẽ, kỷ luật và đạo đức Ông cai trị thành phố hai, ba triệu người này như một ông bố lo lắng, săn sóc các con (dân chi phụ mẫu). Người ta có thể bất bình về thái độ “cha mẹ” đó, nhưng không thể phủ nhận các thành quả hiển nhiên. Bí quyết nào đã giúp ông thành công?

Một bí quyết là ông không tôn thờ một chủ nghĩa nào cả. Ông thực tế, chỉ làm theo những điều mình hiểu biết và lương tâm của mình, với “mục đích ngay thẳng.”

Lý Quang Diệu là một người Khách Gia (Hẹ) sinh ở Bằng Tường, thuộc tỉnh Quảng Tây, bên kia biên giới Việt Hoa; đáng lẽ vùng này thuộc nước Việt Nam, trước khi bị người Trung Hoa chiếm. Ông được giáo dục trong gia đình theo lối nhà Nho, lớn lên du học ở Anh. Hai nền giáo dục này ảnh hưởng trên cách ông xây dựng nước Singapore. Hai truyền thống đó trở thành căn bản lập quốc, vì kinh nghiệm bản thân của Lý Quang Diệu. Về xã hội, ông muốn giữ gìn một nền đạo lý theo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Về chính trị, theo chế độ đại nghị, tam quyền phân lập với quy tắc tôn trọng pháp luật của kinh tế thị trường.

Nước Singapore giầu có như ngày nay vì đã dùng các chính sách kinh tế đúng, theo kinh nghiệm đã được thử thách và các khám phá khoa học mới; chứ không phải vì những người cai trị đóng vai “cha mẹ dân.” Làm “cha già dân tộc” mà dốt nát và cố chấp thì con cái vẫn đói dài. Lý Quang Diệu thừa hưởng một nền hành chánh đem từ nước Anh qua các thuộc địa, tôn trọng luật pháp và tôn trọng quyền tư hữu, tự do kinh doanh. Đó là những yếu tố giúp kinh tế Singapore cũng như Hồng Kông phồn thịnh. Các nước Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, cũng giữ được truyền thống văn hóa Khổng giáo, theo các chính sách kinh tế đứng đắn, tất cả đều thành công, tiến bước trên đường dân chủ hóa. Ngoài ra còn phải kể đến ý chí đoàn kết của mọi người dân Singapore khi họ bị đuổi khỏi Liên Bang Mã Lai Á.

Ngược lại, những nước trong vùng hiện nay chịu cảnh nghèo nàn chỉ vì trong cùng thời gian đó đã áp dụng các chính sách kinh tế sai lầm. Có những nước sai lầm vì người cầm quyền độc tài, dốt nát và tham lam, giành độc quyền kinh tế cho gia đình, cho phe đảng, như Philippines, Indonesia. Đó là những quốc gia mới lập sau Đại Chiến Thứ Hai, với dân số đông gấp trăm lần Singapore, thêm tình trạng chia rẽ do thành phần phức tạp, ý thức dân tộc đang thành hình chưa đủ vững chãi. Lý do thất bại của hai quốc gia này là họ sai lầm, kiềm hãm khả năng kinh doanh của người dân bị vì xã hội thiếu tự do.

Sai lầm của chế độ Cộng Sản tại Á Châu bản chất khác, cho nên cũng nặng nề hơn. Tại Trung Quốc và Việt Nam, những người Cộng Sản cướp được chính quyền đều tin theo một chủ nghĩa không tưởng. Trung Cộng và Việt Cộng đều bị trói chặt suốt mấy thế hệ trong một xã hội khép kín, một nếp sống đóng khuôn bằng những tín điều chủ nghĩa Cộng Sản. Các chế độ độc tài ở Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, Indonesia vẫn để mở cánh cửa cho việc cải thiện cả hệ thống kinh tế lẫn chính trị. Tại Miến Điện (Myanmar) nhóm quân phiệt cai trị theo chủ nghĩa xã hội riêng của họ cũng mắc cùng một chướng ngại như vậy.

Chướng ngại lớn nhất khiến kinh tế các nước Cộng Sản không tiến được là họ thờ phụng các giáo điều một chủ nghĩa. Giống như tín đồ say sưa theo một tôn giáo mới, họ bất chấp thực tế. Họ lại tự kiêu về tín ngưỡng mới của mình, coi khinh mọi truyền thống trí thức cũng như đạo lý mà tổ tiên đã xây dựng hàng ngàn năm để lại.

Mê tín vào chủ nghĩa, cho nên họ từ chối không dùng lý trí phê phán khi thực tế diễn ra khác hẳn với giáo điều và lý thuyết. Thái độ cuồng tín đó diễn tả qua khẩu hiệu: “Hồng hơn Chuyên.” Nghĩa là người tin tưởng các giáo điều mới có quyền quyết định, bất chấp ý kiến của những người có khả năng chuyên môn, trong tất cả mọi việc. Mao Trạch Đông, Lê Duẩn và Pol Pot đuổi các sinh viên, học sinh, nhà giáo và giới trí thức, chuyên môn tới những “vùng kinh tế mới” hoặc nhốt họ vào các trại tập trung cải tạo, mà không cần biết hậu quả trên kinh tế cả nước như thế nào. Tất cả những người đeo mắt kiếng đều khả nghi, vì họ có vẻ muốn sử dụng lý trí, trong khi đảng chỉ cần người nhắm mắt tin tưởng! Các lãnh tụ Cộng Sản không chịu thấy rằng mỗi vấn đề đều phải có giải pháp chuyên môn, nhờ học hỏi khoa học kỹ thuật. Họ không chịu biết rằng những tiến bộ kỹ thuật không tùy thuộc vào niềm tin tôn giáo hay chủ nghĩa.

Thất bại kinh tế của các chế độ Cộng Sản đều bắt đầu từ cái óc cuồng tín này. Mê tín cho nên đưa tới những chính sách kinh tế sai lầm. Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, Indonesia cũng qua những giai đoạn chậm tiến vì sai lầm, nhưng giới lãnh đạo các nước này không mê tín một chủ nghĩa, một lý thuyết nào đến nỗi xóa bỏ cả lý trí, bất chấp các kỹ thuật chuyên môn.

Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam họ thường giải thích thất bại kinh tế của cả chế độ trước đây là do tinh thần “Duy Ý Chí.” Nhưng Duy Ý Chí nghĩa là gì? Là tin rằng nếu mình quyết tâm làm cái gì cho bằng được, thì thế nào cũng thành công. Nghĩa là bất chấp các kỹ thuật chuyên môn. Việt Cộng cũng thường tự mỉa mai chế độ kinh tế của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn là “Bao Cấp.” Mà Bao Cấp nghĩa là gì? Nghĩa là chủ trương nhóm người lãnh đạo quyết định tất cả, bên dưới tất cả sẽ được nuôi ăn, được phân phát quần áo, nhà cửa, chén bát, kẹo bánh. Bên dưới chỉ cần hoàn toàn tin tưởng “ở trên,” mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

Từ khi các Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam “đổi mới,” nghĩa là học làm kinh tế theo lối tư bản, thì họ còn mắc bệnh cuồng tín nữa hay không? Chắc chắn khi chịu mở mắt ra thì bệnh nhẹ hơn. Nhưng bệnh Duy Ý Chí và Bao Cấp đã thấm vào xương, vào tủy, đã đẫm trong mạch máu làm cho đầu óc mụ mẫm, thì còn lâu mới tẩy rửa được.

Cho nên mới có những hiện tượng chặt hàng ngàn gốc cây xanh trong thành phố Hà Nội. Mấy người cầm đầu thành phố muốn chặt là họ chặt, chẳng thèm hỏi ý kiến người dân, mà cũng không cần hỏi giới chuyên môn về môi trường sống, về thiết kế đô thị.

Nay lại tới hiện tượng sắp xây Tháp Truyền Hình sắp dựng lên tại Hà Nội. Ông Trần Bình Minh, ủy viên Trung Ương Đảng, tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam cho biết, “Phương án được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo gợi ý là phải lập kỷ lục thế giới về chiều cao.” Sau khi so sánh: Tháp Eifel/ Pháp cao 325m, tháp Thượng Hải 468m, tháp Ostankino/Moscow 540m, tháp Canton - Quảng Châu 600m, tháp Tokyo 634m còn tháp TH Hà Nội sẽ cao 636 mét, nhà báo Bùi Tín đặt câu hỏi, “Tháp truyền hình cao ngất ngưởng, mà dân trí thấp, nền giáo dục thấp lèo tèo, nhiều nơi các em đi học không có cầu phải níu theo dây cáp để qua sông có thể chết đuối, nền y tế xã hội bệ rạc, tham nhũng loại cao không đâu bằng, nền công nghiệp chưa làm ra nổi một con ốc thật đúng chất lượng... Tiền của đâu có thừa thãi gì mà chơi ngông vậy?!” Cây Tháp Truyền Hình này sẽ là biểu tượng cho đầu óc Duy Ý Chí, nhưng đối với các quan chức phụ trách “thi công” và các nhà thầu thì đây lại là một dịp cho họ tha hồ “bao cấp” lẫn nhau!

Rồi tới hiện tượng lấp sông Đồng Nai. Nhà báo Lê Diễn Đức, trên nhật báo Người Việt, cũng kêu lên, “Nhà chức trách không thèm lấy ý kiến của người dân mà cũng không hề hỏi ý kiến các chuyên gia trong ngành.” Lê Diễn Đức còn dẫn lời ông Bùi Cách Tuyến, một quan chức nói, “Chúng tôi không được tham vấn. Với tư cách là phó chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Lưu Vực sông Đồng Nai, tôi không biết. Và với tư cách là thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tôi cũng không hay về dự án này.” Một nhà chuyên môn là ông Lê Mạnh Hùng, đứng thứ nhì trong Tổng Cục Thủy Lợi. Ông Hùng nói, “... Tôi không đồng ý với những lập luận của Đồng Nai khi cho rằng đoạn sông này rộng thì lấp đi một ít cũng chẳng sao. Nếu suy nghĩ vậy thì chúng ta đâu cần phải bỏ thời gian học thủy lợi làm gì!”

Trong truyền thống các Đảng Cộng Sản, không ai cần phải bỏ thời gian học “bất cứ ngành chuyên môn nào” làm cái gì cả! Vì học chuyên môn giỏi đến mấy cũng không bằng chạy vạy, luồn cúi kiếm lấy một cái “bằng đảng viên!”

Ông Lý Quang Diệu không bị một chủ nghĩa nào làm đầu óc mụ mẫm cho nên đã sử dụng các chính sách kinh tế đứng đắn, vì tin tưởng các nhà chuyên môn. Ông Lý cư xử với dân của ông như một ông bố già, nhưng chế độ của ông trọng nền nếp đạo lý cổ truyền, trọng luật pháp, chắc chắn không chuyên chế. Các ông Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan, ông Roh Tae-Woo tại Nam Hàn cũng không ai là tín đồ một chủ nghĩa cực đoan nào, cho nên họ chấp nhận thay đổi thể chế chính trị, đặt nền móng cho chế độ dân chủ tự do.

Muốn học theo Lý Quang Diệu, phải dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

'Xu thế ghét Trung Quốc'

Nguyễn Hưng Quốc

(Nguồn VOA)

Phát biểu trong một hội nghị quốc gia vào đầu năm 2015, Ðại Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, tuyên bố:
“Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già [đều] có xu thế ghét Trung Quốc.
Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.”

Image
Người dân Hà Nội trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc. (Hình: Getty Images)



Chuyện tại sao ông “lo lắng” và cho đó là một sự “nguy hiểm cho dân tộc” chúng ta sẽ bàn sau. Ở đây tôi chỉ chú ý đến một hiện tượng được chính Phùng Quang Thanh ghi nhận và thừa nhận: sự căm ghét Trung Quốc là một “xu thế” rất phổ biến, “từ trẻ con đến người già” tại Việt Nam.

Thật ra, “xu thế” ấy không phải chỉ có ở Việt Nam. Chỉ cần đọc qua các bản tin trên báo chí khắp nơi, chúng ta thấy ngay một hiện tượng: dân chúng ở Tây phương cũng khá khinh ghét người Trung Quốc. Nhóm từ “người Trung Quốc xấu xí,” trước, chỉ do những người Trung Quốc tự nói về chính họ qua những cái nhìn mang tính chất tự phê phán (tiêu biểu và nổi tiếng nhất là Bá Dương, 1920-2008, người Ðài Loan, với cuốn sách mang nhan đề “Người Trung Quốc xấu xí” được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt). Gần đây, cách gọi “người Trung Quốc xấu xí” ấy tràn lan trên báo chí. Ở đây không phải là chuyện kỳ thị. Ðó chỉ là cảm tưởng chung khi người ta nhìn thấy cách hành xử của người Trung Quốc du lịch ở nước họ. Trên báo chí đầy dẫy những hiện tượng trái tai gai mắt của người Trung Quốc, từ trên máy bay đến trên đường phố. Trên máy bay, có người tạt cả ly nước nóng lên mặt tiếp viên chỉ vì một sự bất bình nho nhỏ nào đó; có người đòi mở cửa cấp cứu trên chiếc máy bay đang bay trên không để cho “có không khí”; có người cho con ỉa ngay trên lối đi; có người dọa cho nổ máy bay vì không đổi được chỗ ngồi, v.v... Trên đường phố cũng vậy. Ở đâu có người Trung Quốc, ở đó có cảnh chen lấn, xô đẩy; cảnh khạc nhổ và vất rác bừa bãi; cảnh gây gổ, tranh giành, ầm ĩ; cảnh trố mắt nhìn vào sự riêng tư của người khác. Nhiều người cho người Trung Quốc là những du khách tệ hại nhất thế giới (the world's worst travellers).

Ở Việt Nam, “xu thế” ghét người Trung Quốc cũng không mới mẻ gì. Ngày xưa, cha ông chúng ta cũng rất ghét người Trung Quốc. Trong Bình Ngô Ðại Cáo viết thay cho Lê Lợi, Nguyễn Trãi xem Trung Quốc như một “thế thù,” tức kẻ thù truyền kiếp, từ đời này sang đời khác. Gần đây, sau cuộc xâm lược của Trung Quốc qua biên giới phía Bắc Việt Nam vào năm 1979, giới lãnh đạo Việt Nam cũng tuyên bố Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp và lâu dài của Việt Nam. Hiện nay, sự căm ghét người Trung Quốc còn phổ biến và sâu rộng hơn hẳn các thế hệ hay các thế kỷ trước. Người Việt trong nước ghét; người Việt ở hải ngoại cũng ghét. Ngày xưa, cha ông chúng ta có thể vừa ghét người Trung Quốc nhưng lại vừa ngưỡng mộ văn hóa Trung Quốc; bây giờ, phần lớn vừa ghét âm mưu xâm lấn của Trung Quốc vừa coi thường cả văn hóa Trung Quốc. Nhìn vào Trung Quốc, ở bất cứ khía cạnh nào, người ta cũng đều thấy những sự xấu xa và đầy đe dọa.

Những sự ghét bỏ ấy khiến tham vọng trở thành siêu cường quốc của Trung Quốc gặp khó khăn và thử thách. Nói chung, để trở thành một siêu cường quốc, người ta cần hai điều kiện chính: quyền lực cứng và quyền lực mềm. Quyền lực cứng thể hiện chủ yếu trên hai lãnh vực: kinh tế và quân sự. Quyền lực mềm thể hiện chủ yếu ở lãnh vực văn hóa và xã hội. Trung Quốc, với tham vọng trở thành một siêu cường quốc ít nhất ở Châu Á, tập trung phát triển trên tất cả các lãnh vực ấy. Riêng về văn hóa và xã hội, họ muốn tạo sự thông cảm và ngưỡng mộ của thế giới với nền văn hóa lâu đời và đẹp đẽ của họ qua việc phát triển các Viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới. Không biết các hoạt động của các Viện Khổng Tử ấy có hiệu quả gì hay không nhưng chỉ thấy ở đâu người ta cũng căm ghét Trung Quốc.

Riêng ở Việt Nam, cho đến nay, có vô số bằng chứng cho thấy các chiến dịch vận động cho quyền lực mềm của Trung Quốc đã thất bại thảm hại. Ở đâu dân chúng cũng ghét Trung Quốc. Làm ăn với Trung Quốc, ừ, vẫn làm; mua hàng Trung Quốc, ừ, thì vẫn mua, nhưng ghét Trung Quốc thì vẫn cứ ghét. Sự căm ghét ấy lớn đến nổi bao nhiêu chiến dịch tuyên truyền cho cái gọi là “4 tốt” và “16 chữ vàng” của chính quyền Việt Nam đều thất bại, theo lời thừa nhận của Phùng Quang Thanh dẫn ở trên.

Tuy nhiên, sự căm ghét ấy có đủ để bảo vệ độc lập và chủ quyền Việt Nam trên Biển Ðông hay không?

Tôi sợ là không.

Lý do thứ nhất là chính phủ hoàn toàn không biết tận dụng sự căm ghét ấy để biến nó thành một vũ khí trong trận tuyến chống lại Trung Quốc. Ở đây, chúng ta lại thấy một nghịch lý: chính phủ và đảng Cộng Sản Việt Nam lúc nào cũng cho họ là đại diện của nhân dân, tôn trọng ý nguyện của nhân dân, nhưng trong trường hợp này, mặc dù họ biết nhân dân rất căm ghét Trung Quốc, họ lại xem đó là điều đáng lo lắng và tìm mọi cách để ngăn chận và trấn áp những biểu hiện của những sự căm ghét ấy.

Thứ hai, bản thân người dân vừa căm ghét nhưng vừa bất lực và bế tắc. Ai cũng ghét Trung Quốc và ai cũng biết Trung Quốc đang mưu toan xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Nhưng rồi, tất cả đều thở dài, than: “Nhưng biết làm sao bây giờ?” Người ta cho Trung Quốc quá mạnh và Việt Nam quá yếu: tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Biết thế, nhưng thay vì tiếp tục tranh đấu, người ta lại chọn biện pháp buông xuôi, để mặc chính phủ và đảng Cộng Sản lo liệu.

Sự kết hợp giữa căm ghét và bất lực ấy khiến người ta hài lòng với những lời than thở hay chửi bới vu vơ.

Không có một tên lính Trung Quốc nào chết vì những lời than thở hay chửi bới vu vơ như thế cả.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Giữ hay bỏ Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư?

Bằng Phong Đặng Văn Âu
Một người bạn trẻ hỏi tôi, “Gần bốn mươi năm đã trôi qua, chúng ta nên giữ hay nên bỏ Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư?”

Tôi trả lời lập tức, không một chút do dự: “Phải giữ Ngày Quốc Hận để cứu nước. Phải hận mới có đấu tranh.” Dưới đây là giải thích của tôi với người bạn trẻ.

Chữ hận có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, hận là thù hận, là căm hận, là oán hận; nghĩa thứ hai là ân hận, là hối hận. Trong cả hai nghĩa ấy, chúng ta phải xem ngày 30 Tháng Tư là Ngày Quốc Hận. Bởi vì ngày ấy là ngày đại tang cho cả dân tộc Việt Nam, dù ở phe thắng hay ở phe bại.”

Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt nói, “Ngày 30 Tháng Tư có một triệu người vui, đồng thời cũng có một triệu người buồn.” Ý ông Kiệt là kẻ thắng trận thì vui, kẻ bại trận thì buồn.”

Tôi nói chính xác hơn, “Ngày 30 Tháng Tư là ngày bọn bán nước, buôn dân thì vui; người yêu nước, thương dân - dù thắng hay thua - đều buồn.”

Sau ngày 30 Tháng Tư, người Cộng Sản gọi là ngày chiến thắng hay ngày thống nhất đất nước. Nhưng ngày đó lại là dịp để một người yêu nước ở phía thắng trận như bà Dương Thu Hương có cơ hội nhìn thấy một chế độ man rợ nhờ xảo quyệt, dối trá, lừa đảo, tàn bạo mà chiến thắng một nền văn minh. Bà Dương Thu Hương đã ngồi xuống vệ đường và ôm mặt khóc. Trong dòng nước mắt ấy chan hòa nỗi oán hận bọn lãnh đạo đánh lừa mình và ân hận vì đã xem đồng bào miền Nam là ngụy, là kẻ thù cần tiêu diệt. Nếu những tướng lãnh Cộng Sản trong cuộc xâm lăng miền Nam có lòng yêu nước, có nhận thức sớm sủa như nhà văn Dương Thu Hương thì đã quay trở lại miền Bắc để tiêu diệt bọn đầu nậu bán nước buôn dân ở Bắc Bộ Phủ rồi.

Chúng ta đang được đọc những bài viết của những chiến binh Cộng Sản từ cấp tướng có lương tri và lòng yêu nước trở xuống, từng hy sinh xương máu để mong độc lập, tự do, hạnh phúc, càng ngày càng công khai bày tỏ nỗi oán hận bọn lãnh đạo dùng chiêu bài chống ngoại xâm, nhưng thực chất là dâng hiến đất nước cho Trung Cộng. Những bài văn, bài thơ “Tạ tội với miền Nam” từ những người trót đi theo con đường Cộng Sản cũng đủ chứng tỏ họ ân hận. Nhà thơ Bùi Minh Quốc đã dành cả cuộc đời của mình cho “lý tưởng Cộng Sản,” vượt Trường Sơn để “chống Mỹ cứu nước,” rồi cuối cùng uất hận than, “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.” Ông Bùi Minh Quốc không còn ôm niềm hãnh diện xưa khi nói đến hai chữ “đảng ta,” nên bây giờ ông gọi là “đảng nó.” Nếu tất cả những ai đã rủi chiến đấu dưới lá cờ Cộng Sản mà biết ăn năn, hối hận, oán hờn như ông Bùi Minh Quốc thì chắc chắn cái Đảng Cộng Sản phải tiêu vong.

Còn người ở phía thua trận mà có lương tri và có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước (Việt Nam Cộng Hòa) thì phải ân hận, sám hối. Dù ở địa vị lớn hay bé, dù nhiều dù ít, chính mình đã không hết lòng hết sức chống lại cái chủ nghĩa man rợ để nước bị rơi vào tay bọn vô đạo. Nếu là người lãnh đạo chính trị thì phải hối hận vì đã không đoàn kết với nhau để chiến thắng quân xâm lược. Nếu là người lãnh đạo tôn giáo từng đấu tranh (!) để gây nên bất ổn ở hậu phương nhằm lật đổ nền Cộng Hòa ở miền Nam càng phải ân hận hơn ai hết. Ân hận để sám hối, để chấm dứt trò buôn thần bán thánh làm nhơ nhớp tôn giáo. Nếu là người trí thức mơ hồ về chủ nghĩa Cộng Sản bất nhân thì phải hối hận về sự ngu dốt của mình đã một thời nằm vùng tiếp tay cho Cộng Sản. Sau Tháng Tư, 1975, nếu kẻ nào đã trót dùng danh nghĩa kháng chiến phục quốc mà “treo đầu heo, bán thịt chó” (chữ của nhà văn Dương Thu Hương) làm ô danh chính nghĩa chống Cộng thì cũng nên biết ân hận để công khai thú tội trước đồng bào. Chỉ có ân hận, sám hối mới mong xóa được tội lỗi.

Hồ Chí Minh lưu manh, dùng chiêu bài “Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc” để đánh lừa người yêu nước. Khi tất cả vào tròng rồi, ông dựng lên bộ máy cai trị “chuyên chính vô sản” để đưa người vô học lên ngôi. Bác Sĩ Nguyễn Khắc Viện cả một đời phục vụ Cộng Sản, cuối cùng đã than, “Vô sản không đáng sợ bằng vô học.” Đúng thế! Người vô học chắc chắn không có tầm nhìn xa, lại tự hào được ngồi trên đầu thiên hạ, nên coi dân như thú vật: “Cho nói mới được nói; cho ăn mới được ăn; cho sống mới được sống; bắt chết thì phải chết.” Hậu quả: Hèn với giặc, ác với dân. Đất nước tiêu vong!

Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) không phải là đảng chính trị dùng sự độc tài như Lý Quang Diệu ở Tân Gia Ba, như Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, như Phác Chính Hy ở Nam Hàn, để dần dần đưa đất nước đến dân chủ. Đảng CSVN là một đảng cướp tệ hại hơn cả thực dân ở bất cứ thời đại nào. Không những ngang nhiên cướp công lao giành độc lập của toàn dân, cướp tài sản của đồng bào, bóc lột công nông tận xương tủy, dâng đất đai của tổ tiên cho kẻ thù truyền khiếp, họ còn biến nền đạo đức truyền thống của dân tộc trở nên suy đồi trong chủ trương con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, anh chị em đấu tố lẫn nhau. Tất cả những góp ý, kiến nghị với lời lẽ chân tình, tha thiết của tầng lớp trí thức, của lão thành cách mạng “dâng lên” đảng, bị họ xem như giấy lộn, đều bí ném vào sọt rác.

Một nhóm cầm quyền cương quyết nhắm mắt nhắm mũi đưa đất nước tiến lên “xã hội chủ nghĩa,” mặc dù nhân loại đã đào thải, mặc dù họ chẳng biết hình thù “xã hội chủ nghĩa” là cái quái gì. Họ trắng trợn làm tay sai cho bành trướng phương Bắc để giữ địa vị độc tôn. Hễ ai đòi độc lập, đòi tự do là họ ra lệnh côn đồ đánh đập, bỏ tù. Nòi giống Việt đang bị “Hán hóa” là điều quá rõ ràng.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là, “Liệu người Việt Nam có chấp nhận nòi giống mình bị tận diệt hay quyết tâm bảo tồn nòi giống?”

Nếu ai chấp nhận nòi giống mình bị tận diệt thì cứ việc “chăn gối” với nhà cầm quyền Cộng Sản.

Nếu ai muốn bảo tồn nòi giống thì hãy xem nhóm cầm quyền Cộng Sản hiện nay là kẻ thù số một. Cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh triệt để, quyết liệt một mất một còn; chứ không thể tương nhượng. Bởi vì nhóm cầm quyền này không phải là người Việt Nam. Nhóm này này còn độc ác, tàn bạo, dã man hơn cả nhóm Hồi Giáo quá khích ISIS . Cuộc chiến đấu chống lại nhóm “quỷ đỏ vô thần Cộng Sản” là cuộc chiến đấu thần thánh. Cho nên trước đây tôi đã kêu gọi thánh chiến mà nhà báo Bùi Tín cáo buộc tôi mắc bệnh tâm thần, là một thằng điên.

Bạn hỏi tôi rằng nhân dân ta đã bị Cộng Sản tước hết khí giới thì lấy gì để đấu tranh bạo lực một mất một còn ư? Xin thưa: Hãy lấy nhục thân để làm vũ khí.

Người có tín ngưỡng mãnh liệt vào tôn giáo của mình thì đâu còn tiếc tấm thân? Người Phật tử nếu chết thì được về cõi trung ấm, về niết bàn. Con chiên Thiên Chúa nếu chết thì được về thiên đàng để hưởng nhan thánh Chúa. Ngay cả người theo đạo thờ ông bà nếu chết thì được về với tổ tiên còn hơn sống lây lất với quỷ? Đó là cái chết vinh hơn sống nhục! Hãy tùy tâm mà chọn lựa!

Không lẽ 87 triệu con người cam chịu để cho 3 triệu con quỷ biến mình thành thú vật? Hiện đang có 90 ngàn công nhân xuống đường rồi đó. Tất cả các trang mạng, những đài phát thanh dân chủ còn chờ gì nữa mà không thổi bùng ngọn lửa căm hờn “tự do hay là chết” để thúc đẩy toàn dân đứng lên?

Hỡi những nhà trí thức! Hỡi những “cách mạng lão thành!” Hỡi những chiến sĩ anh hùng!

Chỉ có nhóm thương nữ mới “bất tri vong quốc hận” mà cứ mải mê với khúc “Hậu Đình Hoa.” Còn nòi giống Lạc Hồng của Bách Việt đang dần dần bị xóa sổ (tệ hơn cả mất nước), quý vị có biết hay chăng? Xin hãy biến nỗi thù hận này thành hành động để tiêu diệt loài quỷ đỏ trước khi quá muộn! Xin quý vị hãy cùng nhau viết ra lời hiệu triệu quốc dân phải liều mình bước vào cửa tử để sinh tồn.

Ngày 30 Tháng Tư là Ngày Rửa Hận để xóa sổ chế độ bạo tàn.

Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của người yêu dân tộc!

Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của người yêu tổ quốc!
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tại sao cần phải nêu đích danh kẻ thù?
Nguyễn Hưng Quốc
Cuối bài “Ai là kẻ thù của Việt Nam?”, tôi có viết: Hầu như ai cũng biết cách trả lời cho câu hỏi ấy trừ…chính quyền Việt Nam.

Viết thế, thú thực, tôi cũng thấy có cái gì như nghịch lý. Ông Tổng Bí thư có thể lú lẩn nhưng chả lẽ cả 15 người còn lại trong Bộ Chính trị cũng đều bị mù mắt? Rồi còn gần 200 người trong Ban Chấp hành Trung ương nữa, chả lẽ không có ai nhìn ra sự thật? Nhưng nếu đã thấy sự thật, tại sao người ta vẫn tiếp tục hô những khẩu hiệu lãng nhách như “4 tốt” và “16 chữ vàng” từ năm này sang năm khác? Tại sao người ta vẫn xem Trung Quốc như một đối tác khả tín? Tại sao người ta vẫn buông thả để người Trung Quốc đến, ở và làm việc ở những địa điểm được xem là trọng yếu của quốc gia? Tại sao người ta vẫn im lặng trước những hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như trên Biển Đông nói chung?

Quan sát hành động cũng như nghe các lời phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, người ta không thể không nghĩ là họ không hề nhận ra dã tâm của Trung Quốc. Điều đó quả rất đáng ngạc nhiên. Tôi không thể nghĩ ra một lời giải thích nào thật thoả đáng. Họ mê muội đến vậy sao? Hay họ bị mua chuộc? Hay, một cách lạc quan và tích cực hơn, có thể nêu giả thuyết: Họ biết rõ nhưng phải giả vờ không biết vì một toan tính chiến lược nào đó, ví dụ, với hy vọng Trung Quốc sẽ “thức tỉnh” hay các biện pháp thương thảo qua con đường ngoại giao sẽ có kết quả tốt đẹp để Việt Nam vẫn giữ được chủ quyền trên Biển Đông mà không phải đối đầu về quân sự? Tuy nhiên, hy vọng này chỉ là một ảo tưởng: Trung Quốc vẫn khẳng định đi khẳng định lại việc làm bá chủ trên Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” mà họ sẽ không bao giờ nhân nhượng.

Vậy nguyên nhân thực sự là sao? Việt Nam chỉ muốn kết hợp “hợp tác và đấu tranh” như lời Nguyễn Tấn Dũng nói? Nhưng “đấu tranh” trong cái thế vẫn duy trì hợp tác là đấu tranh như thế nào? Đâu là giới hạn của việc hợp tác? Cho đến nay, không có ai trong giới lãnh đạo trả lời câu hỏi ấy cả. Về phương diện tuyên truyền, người ta vẫn cố tô hồng viễn ảnh hợp tác qua các châm ngôn “4 tốt” và “16 chữ vàng” và làm ngơ trước các hành động xâm lấn của Trung Quốc. Người ta cố làm ra vẻ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tốt đẹp và sẽ tốt đẹp mãi.

Nhưng đó chỉ là một sự lừa dối hoặc tự lừa dối. Cần phải nói rõ: Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc là một kẻ thù, hoặc nhẹ nhàng hơn, một đối thủ.

Việc công bố ấy có thể làm cho quan hệ giữa hai nước trở thành căng thẳng hơn. Nhưng để né tránh sự căng thẳng ấy bằng cách im lặng hoặc tự lừa dối, các nguy hiểm sẽ lớn hơn.

Nguy hiểm đầu tiên là nó làm dân chúng và cán bộ các cấp mất cảnh giác trước các thủ đoạn xâm lấn của Trung Quốc. Điều này đã từng xảy ra nhiều lần rồi. Một số vụ từng làm ồn ào dư luận như việc để mặc cho Trung Quốc tha hồ tuyên truyền trên trang mạng của Bộ Thương mại Việt Nam, việc để cho nhiều người Trung Quốc vào làm ăn ở những khu vực được xem là bí mật quốc phòng quanh cảng Cam Ranh hay việc cho Trung Quốc thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn, ở những vị trí có ý nghĩa chiến lược cao. Đó là những sự kiện được báo chí phanh phui. Không ai có thể biết hết những gì Trung Quốc đã và đang làm ở Việt Nam.

Một nguy hiểm khác là, qua việc im lặng ấy, Việt Nam gửi một tín hiệu sai đến các quốc gia khác trên thế giới. Điều hầu như ai cũng đã rõ: Việt Nam không thể tự mình đối đầu với Trung Quốc. Thế Việt Nam quá yếu. Mọi toan tính tự vệ của Việt Nam chỉ trở thành khả thi chỉ với một điều kiện: sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nhưng không ai có thể giúp đỡ Việt Nam khi họ không biết Việt Nam nghĩ gì và muốn làm gì. Không có sự hiểu biết ấy không thể có sự liên minh mật thiết được.

Nhưng nguy hiểm nhất là điều này: sự im lặng ấy làm cho chính quyền trở thành mục tiêu phê phán và chống đối của dân chúng. Lâu nay, dưới mắt nhiều người, giới lãnh đạo bị xem là những kẻ hoặc quá nhu nhược hoặc bị Trung Quốc mua chuộc để nhường nhịn hết yêu sách này đến yêu sách khác của Trung Quốc. Rất nhiều người thậm chí còn cho giới lãnh đạo là những kẻ bán nước, hoặc ít nhất, bán Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Biển Đông nói chung cho Trung Quốc. Không mấy ai còn tin vào quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của chính quyền. Mất đi sự tin tưởng ấy cũng đồng nghĩa với việc mấy đi sức mạnh chính đáng của sự lãnh đạo.

Tiếp tục im lặng và bất chấp ba nguy cơ trên, chính quyền Việt Nam đang tự cô lập mình, tự cách ly mình với dân chúng và với cộng đồng quốc tế. Đó là một quyết định dại dột.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests