Bình Luận , Quan Điểm

buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Vì sao thủ tướng xử lý TBT báo Người Cao Tuổi vào lúc này?
Kami
(Nguồn: RFA)
Trong những ngày giáp Tết Ất Mùi, việc khởi tố hình sự đối với ông Kim Quốc Hoa - TBT Báo Người Cao tuổi với tội danh vi phạm Điều 258 Bộ Luật Hình Sự được dư luận đánh giá là tiếng sét giữa mùa Đông. Đây là một tin gây chấn động dư luận, tin tức hot nhất về chai nước ngọt có ruồi của Tân Hòa Phát cũng phải nhường chỗ cho tin này một cách nhanh chóng.

Kinh nghiệm cho thấy, đối với các sự kiện quan trọng như bắt giam hay khởi tố các nhà báo, bloggers theo Điều 258 của Bộ Luật Hình Sự thì chính quyền thường tiến hành vào ngày cuối tuần để hạn chế phản ứng của dư luận và báo chí. Tuy vậy việc gấp rút công bố thông báo kết luận thanh tra, thu hồi tên miền, rút giấy phép và kể cả khởi tố hình sự đối với ông Kim Quốc Hoa - TBT báo Người Cao tuổi trong vòng chỉ có một ngày lại được tiến hành vào ngày thứ Hai đầu tuần. Điều đó cho thấy vụ việc này trong mắt của phe chính phủ là việc hết sức bình thường, chứ hoàn toàn không nghiêm trọng như dư luận đồn đoán. Đây là một sự tính toán hoàn toàn có chủ ý.

Báo Người Cao Tuổi chống tham nhũng...


Báo chí được coi là cơ quan quyền lực thứ 4, có giá trị rất to lớn trong việc giám sát và điều chỉnh quyền lực nhà nước, đặc biệt là vấn đề chống tham nhũng. Ở Việt Nam lâu nay, báo Người Cao Tuổi vẫn được tiếng là một tờ báo đi đầu trong việc chống tham nhũng và đã không ít các vị tai to mặt lớn đã ngã ngựa bởi các bài viết của tòa báo này. Như những trường hợp ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến bị bãi miễn quyền ĐBQH trước đây hay vụ việc biệt thự và nhà đất của cựu ủy viên TW Trần Văn Truyền là những ví dụ.

TBT báo Người Cao tuổi Kim Quốc Hoa đã từng quản lý 6 cơ quan báo chí, và ở bất kỳ tờ báo nào do ông quản lý thì TBT Kim Quốc Hoa cũng dấn thân chống tiêu cực tham nhũng. Điều đó cho thấy ông Kim Quốc Hoa có niềm đam mê đối với công cuộc chống tham nhũng nói chung, song một phần cũng vì ông biết chủ đề chống tham nhũng, thông qua các bài điều tra khá kỹ lưỡng về các vụ việc tiêu cực hay tham nhũng có sức lôi cuốn bạn đọc rất cao. Đó là một trong những bí quyết để nâng cao doanh số bán báo. Cho dù việc làm này đã gây cho ông Kim Quốc Hoa biết bao thù oán, mà đa phần là oán thù với các quan chức tai to mặt lớn, bản thân ông đã từng nhiều lần bị nhắn tin khủng bố dọa giết liên tục. Song những hành động ấy đã không làm cho ông chùn bước.

...Nhưng chỉ một phía

Hai năm nay, báo Người Cao Tuổi bỗng nổi lên với hàng loạt bài điều tra tham nhũng, sai phạm của nhiều quan chức gây chấn động dư luận. Từ vụ việc biệt thự và nhà đất của cựu Ủy Viên TW Trần Văn Truyền đã bị xử lý, tiếp đến là khối tài sản của phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ Ngô Văn Khánh hay về ông Hoàng Thái Dương, vụ trưởng Vụ Tổ Chức Cán Bộ Thanh Tra Chính Phủ... Đặc biệt, là báo Người Cao Tuổi luôn luôn các bài viết đề cập đến các vấn đề nóng bỏng mà dư luận xã hội đang hết sức quan tâm. Ví dụ như liên tục “đánh” các tướng công an các tỉnh Bến Tre, Hải phòng, Bình Dương, Sóc trăng, Long An... đó là những người mà hầu hết đều được phong tướng trong nhiệm kỳ này.

Theo kết luận thanh tra đột xuất báo Người Cao Tuổi số 17/TB-BTTTT, ngày 9 tháng 2 thì Báo Người Cao Tuổi đã đăng một số bài viết có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức công dân, như các bài viết: “Chống tham nhũng khi trao ‘vũ khí’ cho bọn biến chất” đăng ngày 3 tháng 5, 2013; “Bàn về thị trường sao và vạch” đăng ngày 1 tháng 4, 2013; “Sự thật về ‘Công Tử’ Hà Thành ra Trường Sa” đăng ngày 9 tháng 7, 2014; “Huyện Văn Giang quyết định thực hiện cưỡng chế trái luật” nói về vụ cưỡng chế theo lệnh của quan chức huyện hôm 23 tháng 4 năm đó liên quan đến công trình Ecopark, đăng ngày 25 tháng 4, 2012. Và gần đây nhất là bài “Lại chuyện lạ Lâm Đồng - Khi con quan là con nghiện” v.v...

Đáng chú ý là trong mảng chống tham nhũng của báo Người Cao Tuổi, nếu tinh ý người ta dễ dàng để ý thấy cái đích chống tham nhũng của ông Kim Quốc Hoa nhằm tới là các đối tượng thuộc cơ quan hành pháp của người đứng đầu chính phủ là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mà hoàn toàn không đề cập tới những vụ việc tham nhũng, nhiều khi nhức nhối hơn của các quan chức, các đại gia sân sau của cơ quan đảng. Điều đó cho thấy đứng đằng sau TBT Kim Quốc Hoa và báo Người Cao tuổi chắc chắn là một người thuộc phe của đảng.

Ai chống lưng?

Cho dù ở Việt Nam nhà nước nắm độc quyền tuyệt đối về thông tin, tuy vậy hiện tượng truyền thông nhà nước bị chia năm xẻ bảy thuộc sở hữu của các phe này hay nhóm lợi ích kia là chuyện hết sức phổ biến. Và đứng sau mỗi cơ quan truyền thông ấy đều có một ông kễnh hay một phe nhóm trong đảng hoàn toàn thao túng, đổi lại các tòa báo hay các cơ quan truyền thông đó phải có trách nhiệm phụng sự cho ông chủ của mình trong mọi chuyện. Kể cả việc tranh giành quyền lực. Đó cũng chính là lý do lý giải vì sao lại có một tờ báo như báo Người Cao Tuổi đã dám đánh bất kể ai nếu như họ muốn và qua bao thăng trầm nhưng cuối cùng họ vẫn tồn tại.

Ít người biết rằng, vào năm 1990 dưới thời Bí Thư Thành Ủy Phạm Thế Duyệt, ông Kim Quốc Hoa đã từng làm TBT tờ báo Tuổi Trẻ Thủ Đô của Thành Đoàn Hà Nội. Và không chỉ thế, cũng theo báo Tiền phong cho biết, “Năm 2008, khi nhận chức tổng biên tập báo Người Cao tuổi, ông Kim Quốc Hoa được nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu mời đến nhà riêng tâm sự: “Bây giờ khoảng 80% vụ kiện liên quan đến đất đai, nhiều nơi dân bị thu hồi đất trắng trợn, đền bù với giá một mét vuông chỉ bằng một bát phở. 70% dân số nước ta là nông dân, đó là một nỗi đau.”

Báo Người Cao tuổi phải quán triệt nội dung này. Từ đó, ông Kim Quốc Hoa chỉ đạo PV đi sâu đề tài về sai phạm đất đai. Báo Người Cao tuổi đã đăng hơn 1,200 vụ việc liên quan đến đất đai, vạch trần những quyết định thu hồi đất trái pháp luật, đền bù rẻ mạt, cưỡng chế vô lối... 1,200 vụ việc đều đảm bảo thông tin chính xác, khiến cho không ít cán bộ trung, cao cấp bị kỷ luật, một số vụ khởi tố..

Điều này cho thấy, lâu nay TBT Kim Quốc Hoa là chỗ thân thiết, anh em một nhà với các ban bên đảng và đặc biệt là Thành Ủy Hà Nội vốn là chốn xưa, nơi cũ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Vì thế chuyện báo Người Cao tuổi chịu sự chỉ đạo trực tiếp của một phe trong nội bộ Đảng CSVN cũng là điều dễ hiểu. Hay nói rõ hơn, đó là phe đảng hay phe thân Trung Quốc, với các khuôn mặt giáo điều, bảo thủ như Lê Khả Phiêu, Nguyễn Phú Trọng và đặc biệt không thể không nhắc đến người đồng hương Thanh Hóa Phạm Quang Nghị. Trong đó báo Người Cao tuổi của TBT Kim Quốc Hoa có nhiệm vụ châm ngòi nổ để Ban Nội Chính Trung Ương nhập cuộc trong các cuộc thanh tra chống tham nhũng.

Cuộc chiến quyền lực

Gần đây các thông tin về cuộc đấu đá quyền lực giữa các phe nhóm trong nội bộ Đảng CSVN, mà chủ yếu là giữa phe của đảng với người đứng đầu là Tổng BT Nguyễn Phú Trọng và một bên là phe chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vào lúc dư âm của Hội Nghị TW10, với sự thất bại thê thảm của phe Đảng, với bằng chứng người đứng đầu là Tổng BT Nguyễn Phú Trọng xếp hạng thứ 8/20 và ứng viên chức TBT Đảng CSVN Khóa XII Phạm Quang Nghị đứng thứ 19/20 trong cuộc lấy phiếu tín nhiệm của Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư. Thì đây là lúc thuận lợi cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tay.

Việc khởi tố hình sự đối với ông Kim Quốc Hoa - TBT Báo Người Cao tuổi vi phạm Điều 258, về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được dư luận cho rằng đó là hành động thô bạo của chính phủ nhằm bịt miệng báo chí, là thách thức đối với công tác chống tham nhũng v.v... Thậm chí có người thì cho rằng đây là tiếng sét giữa mùa Đông trong những ngày cận Tết. Song nếu bạn đọc bài viết khá nhanh, nhạy của tác giả Bút Bi với tiêu đề “Tránh cho nó lành” của báo Tuổi trẻ online đăng lúc 09:08 ngày Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015, tức là chỉ vài phút sau khi Bộ TT & TT tổ chức họp báo thì sẽ thấy rõ nguồn cơn cũng như nguyên nhân sâu xa của vụ việc này. Đó là chuyện trâu bò đánh nhau, và TBT Báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa cũng chỉ là nạn nhân của cuộc chiến quyền lực mà thôi.

Đây là nguyên văn của bài viết:

Tránh cho nó lành

9 tháng 2, 2015

TT - Ngày xửa ngày xưa, người ta vẫn bảo rằng trâu và bò húc nhau ruồi muỗi chết là có ý nói rằng hai con vật lớn đánh nhau thì cái đám nhỏ bị oan mạng.

Đó là cách hiểu của con người, chứ sự thật chuyện trâu bò húc nhau mang ý nghĩa khác. Số là ruồi muỗi vốn ưa đeo bám lên mình trâu bò.

Bực mình với đám ruồi muỗi gây phiền nhiễu này, trâu bò thường nhấm nháy nhau, một hai ba lao vào nhau và nghĩ rằng đó là cách tiêu diệt ruồi muỗi hiệu quả.

Thật sự, với những chú ruồi muỗi già nua, bay chậm thì thân xác dẹp lép như con tép sau những cú thúc thỏa hiệp đó của trâu bò.

Nhưng dần dà, trâu bò thấy rằng cách diệt ruồi muỗi như thế là không hiệu quả, chỉ giết được vài con già nua, trong khi đầu của cả hai thì sưng vếu.

Và cả hai đã tìm ra cách, đó là không húc đầu nữa. Thay vào đó, hai con đứng sát cánh với nhau, kẻ tung người hứng, con này dùng đuôi đập lên mình con kia. Ôi thôi, kể từ ấy ruồi muỗi chết vô số kể.

Ruồi muỗi chết nhiều đến độ chúng cũng phải họp lại với nhau và bàn mưu tính kế phản pháo lại trâu bò.

Nhưng rồi kết thúc hội nghị mà vẫn không tìm được kế nào vi diệu, nên ruồi muỗi đành thống nhất: Từ nay nên tránh trâu bò cho nó lành! - BÚT BI

Kết luận

Việc từ tháng 11, 2014, tháng 2, 2015 Bộ TT & TT tiến hành thanh tra đột xuất báo Người Cao Tuổi và cuối cùng đã đưa ra các kết luận cũng như các biện pháp xử lý đối với TBT Kim Quốc Hoa và báo Người Cao tuổi là một sự tính toán kỹ càng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây cũng là biện pháp dập tắt ngòi nổ được cho là nhằm “gây rối” phe chính phủ, giữa lúc phe đảng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đang lâm vào tình cảnh thất thế. Nhất là vào thời điểm hết sức quan trọng, trước Đại Hội Đảng lần thứ XII sự tồn tại của báo Người Cao tuổi và TBT Kim Quốc Hoa với vai trò chống tham nhũng là một điều rất nguy hiểm đối với Thủ tướng Dũng và phe cánh của ông ta. Nếu Thủ tướng thực hiện trót lọt phi vụ dập tắt tiếng của cái loa báo Người Cao tuổi mà người đứng đầu là TBT Kim Quốc Hoa, thì đây là một tổn thất rất lớn của phe Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Tuy vậy, Báo Người Cao tuổi và TBT Kim Quốc Hoa được sự chống lưng của phe đảng thì không dễ thủ tướng sẽ nuốt trôi. Cứ nhìn tình thế ngày hôm nay, một ngày sau có quyết định khởi tố, khi mà Báo Người Cao tuổi và TBT Kim Quốc Hoa vẫn chống trả Bộ TT & TT một cách quyết liệt, không khoan nhượng. Và cộng với việc Hội Người Cao tuổi vẫn chưa xem xét việc cách chức ông Kim Quốc Hoa thì cho thấy, cuộc chiến này khó mà có có hồi kết.

Dẫu thế nào thì Hội Người Cao tuổi và Báo Người Cao tuổi vẫn mãi sẽ tồn tại, song Báo Người Cao Tuổi mà thiếu TBT Kim Quốc Hoa thì cũng chỉ như 800 tờ báo khác. Tức là họ sẽ mãi an phận thủ thường và để “Tránh cho nó lành” mà thôi.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »


Trọng Thua Dũng 1 Keo Nữa


Vi Anh
Báo Người Cao Tuổi và Tổng Biên Tập tức Chủ Bút Kim Quốc Hoa bị Bộ Thông Tin và Truyền Thông của Nhà Nước trừng phạt quá nặng, coi như đóng cửa tờ báo và cấm chủ bút hành nghề. Phạt tiền 699 triệu 700 ngàn đồng vì nhiều vi phạm, trong đó có việc mở trang báo điện tử nhưng không có giấy phép bị phạt 140 triệu. Rút tên miền coi như đóng cửa báo này trên mạng. Truy tố hình sự chiếu điều 258 của Bộ Luật Hình của VNCS. Rút thẻ báo chí của Tổng Biên Tập Kim Quốc Hoa vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Chưa đủ, Thông tấn xã Việt Nam còn nói Hội Người Cao Tuổi chủ nhơn, chủ quản, chủ nhiệm tờ báo, Bà Chủ tịch Cù Thị Hậu dã ký quyết định ngưng nhiệm vụ điều hành tờ báo đối với ông Kim Quốc Hoa từ ngày 12/2. Thật là một kiểu chơi “cạn tàu ráo mán” đối với một tờ báo của Đảng Nhà Nước VNCS. Ngần ấy thái độ và hành động giết một tờ báo cho thấy phe nắm Nhà Nước mà người cầm đầu là Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đã “chơi cạn lán, chơi sát ván” phe nắm Đảng CS cầm đầu là Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng lại thua Ba Dũng nữa. Thua trong thời gian tang gia của phe nắm Đảng bối rối, Trưởng Ban Nội Chính Nguyễn bá Thanh, con gà ruột của Tổng Trọng do Tổng Trọng từ Đà Nẵng kéo ra Hà nội để xếp lá cà chống Ba Dũng, bị thuốc bằng phóng xạ nguyên tử chết.

Phe Tổng Trọng thua phe Ba Dũng keo này là thua thêm một keo nữa, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng. Hồi cuối tuần lễ thứ nhứt sang tuần lễ thứ hai của tháng 1/2015, trong hội nghị Ban Chấp Hành trung ương đảng, phe nắm Nhà Nước thắng, TT Dũng hạng nhứt, cao phiếu tín nhiệm nhứt. Lần đó phe Nhà Nước nhờ sáng kiến dùng con gà blog Chân Dung Quyền Lực đánh xả lán phe Tổng Trọng, trước hội nghị BCH trung ương cho điểm Bộ Chánh trị và Ban Bí Thư Trung Ương Đảng. Phe bên Đảng thua thê thảm. Tổng BT Nguyễn Phú Trọng hạng 8/20 và Phạm Quang Nghị Bí Thư Thành Uỷ Hà nội con gà của phe CS Bắc Việt được Tổ Trong vô nước ứng củ chức TBT Đảng CSVN Khóa XII đứng áp chót, thứ 19/20.

Cũng như kỳ trước năm ngoái Tổng Trọng “hồi mã thương”, tính dùng cú “đà đao” sau khi không hạ được TT Dũng trong đại hội Đảng, phải tuyên bố Đại hội Đảng không kỹ luật Bộ chánh Trị, trong đó có “đồng chí X” ám chỉ TT Dũng. Sau dó Tổng Trong nhờ Quốc Hội Đảng cử dân bầu giành quyền bài trừ tham nhũng từ tay Nhà Nước về cho Đảng. Bây giờ sau khi thua trong hội nghị BCH trung ương, Tổng Trọng tin rằng phe Nhà Nước đã bị Đảng tước quyền bài trừ tham nhũng đem về cho Đảng, nên không còn vũ khí tấn công. Tổng Trọng bèn tung con gà ruột của mình chuyên chống tham nhũng một chiều, tấn công các viên chức Nhà Nước thôi. Y bèn dùng tờ báo Người Cao Tuổi ra tố tham nhũng phe Nhà Nước tơi bời.

Nhưng TT Dũng, con cọp rừng U minh ngập mặn, căn cứ địa của CS Tây Nam bộ hậu thân của Nam kỳ Cộng sản đảng, không phải tay vừa. Ba Dũng sử dụng chiến thuật du kích cũ như khi phản công Nguyễn bá Thanh dùng Uỷ Ban Bài Trừ Tham Nhũng được Tổng Trọng giao cho để tấn công TT Dũng và phe Nhà Nước. Thủ Tướng Dũng dùng Uỷ Ban Thanh Tra của Chánh phủ lúc bấy giờ phản công lại Nguyễn bá Thanh, chứng minh tham ô như con hạm, và từ đó Nguyễn bá Thanh tit ngòi luôn. Bây giờ Ba Dũng cũng dùng Uỷ Ban Thanh Tra Chánh phủ phản công, đánh úp báo Người Cao Tuổi và Tổng Biên Tập Kim quốc Hoa với sự phối hợp ba mặt giáp công của Bộ Thông Tin, Công An và Viện Kiểm soát.

Đánh thần tốc, đánh toàn diện, trong một ngày, ngày thứ Hai: khởi tố hình sự theo điều 258 Luật Hình, đối với ông Kim Quốc Hoa - TBT Báo Người Cao tuổi, công bố kết luận thanh tra, thu hồi tên miền, rút giấy phép, rút thẻ báo chí, phạt hành chánh sạt nghiệp luôn.

Từ lâu báo Người Cao tuổi và Tổng Biên Tập tức Chủ Bút Kim Quốc Hoa là con gà ruột của phe nắm Đảng quyền, do phe CS Bắc Việt “đào bồi” tại Hà nội, từ thời Tổng Bí Thư Lê đức Anh. Vào năm 1990, thời Phạm Thế Duyệt làm Bí thư Thành ủy, ông Kim Quốc Hoa đã từng làm TBT tờ báo Tuổi trẻ Thủ Đô của Thành Đoàn Thanh Niên CS HCM Hà Nội. Theo báo Tiền phong cho biết: "Năm 2008, khi nhận chức Tổng biên tập báo Người Cao tuổi, ông Kim Quốc Hoa được nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mời đến nhà riêng tâm sự. Từ đó, ông Kim Quốc Hoa chỉ đạo phóng viên đi sâu di sát, khai thác tối đa đề tài về sai phạm đất đai, mà mục tiêu chánh là đấu đá, đánh phá là cán bộ đảng viên phía bên nhà nước.

Về phe đảng, Ông Kim Quốc Hoa thân thiết như anh em một nhà, phe ta với các Ban bên Đảng và đặc biệt là Thành ủy Hà nội vốn là đất kinh châu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nên báo Người Cao tuổi và Ô. Tổng bí Thư Kim Quốc Hoa theo phe nắm Đảng là do luật tương cận, là điều dễ hiểu. Và phe nắm Đảng này lại là phe giáo điều, bảo thủ như Lê Khả Phiêu, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị hiện thời vốn là đồng hương Thanh hóa, cốt lõi của CS Bắc Việt thân TC lâu đời.

Và phe này cũng là phe chống phe CS “Nam kỳ cục”, từ trong Nam bắc tiến ra Hà nội đổi mới kinh tế, làm tiền giỏi, dám chi như Thủ Tướng Võ văn Kiệt và đàn em như Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng và lập trường gần gũi với Mỹ.

Lâu nay báo Người Cao Tuổi và TBT Kim Quốc Hoa chống tham nhũng dữ lắm, nhưng chỉ chống tham nhũng của phe Nhà Nước mà thôi. Cũng giống như Tập cận Bình của TC, chống từ con ruồi đến con hổ tham nhưng, nhưng chỉ chống nhưng người tham nhũng của phe phái mà Ông cho là nguy hại cho quyền lực của Ông.

Báo Người Cao Tuổi và TBT Kim Quốc Hoá là tờ báo và người của phe thân TC nên cũng làm theo kiểu của TC. Đã không ít các vị tai to mặt lớn của phe Nhà Nước của TT Dũng chết vì dao to búa lên chống tham nhũng của báo này.

Tiêu biểu và nổi bật như phanh phui, tố cáo vụ biệt thự và nhà đất của cựu Ủy viên trung ương Trần Văn Truyền, khối tài sản của phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh hay về ông Hoàng Thái Dương, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Thanh tra Chính phủ, trường hợp đại biểu Quốc Hội Đặng Thị Hoàng Yến bị bãi miễn, v.v...

Từ đó người ta nghĩ nhiệm vụ do “trên” giao cho báo Người Cao Tuổi và TBT Kim Quốc Hoa này là phanh phui, tố giác những tham ô nhũng lạm của phe Nhà Nước để Uỷ Ban Bài trư Tham Nhũng, Ban Nội Chính có bổi tấn công, đốt cháy phe nắm Nhà Nước mà TT Dũng là người được phiếu tín nhiêm cao nhứt, có nhiều triễn vọng được đại hội Đảng đưa lên làm Tổng Bí Thư.

Phe nắm Đảng thiếu sáng tạo, bắt chước, đi sau phe Nhà Nước, nên bị phản công dỡ không kịp. Nếu blog Chân Dung Quyền Lục nhờ tố giác phe dối đich với TT Dũng mà Ba Dũng được tín nhiệm cao nhứt, thì phe năm Đảng dùng vũ khí cổ điển hơn là báo Ngừơi Cao tuổi lâu nay nổi danh chống tham nhũng tố phe nắm Nhà Nước tham nhũng, thì miếng võ này phe Tổng Trọng nghĩ báo này vừa là báo giấy vừa online nên cao hơn, mạnh hơn nhiều.. Nhưng Ba Dũng nắm quyền hành chánh, nắm ngân sách, nắm chánh phủ, có quyền điều hành chuyện nước việc dân trực tiếp hơn, dùng Uỷ Ban Thanh Tra Chánh phủ, công an truy tố tờ báo và tổng biên tập – “chết không kịp ngáp”.

Đảng CS không thể làm những việc hành chánh, hành pháp này được. Đảng chỉ có thể chỉ đạo chánh trị Nhà Nước. Nhưng nếu Nhà Nước không nghe, không làm, như trong cuộc đấu đá với Đảng, Nhà Nước bộ ngu sao mà làm, thì Đảng bó tay

Việc truy tố tờ báo Người Cao Tuổi và Tổng Biên Tập này cho thấy, báo chí của Đảng Nhà nước đã bị nứt bể nặng. Đằng sau mỗi tờ báo lớn có một đại cán hay đại gia giựt dây. Họ dùng báo như mã tấu để tấn công nhau. Nhà báo viết theo đơn đặt hàng, mạnh yếu, nhiều ít là do phong bì lớn nhỏ. Xì can đan báo chí phanh phui là do phe phái đánh nhau, chớ không phải thông tin, nghi luận báo chí đưa ra cho độc giả nhân đinh như tiêu chuẩn làm báo ở các nước tự do dân chủ./.(Vi Anh)
hoanghoa
Posts: 2256
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Đảng mất mình đi đâu?

Ngô Nhân Dụng


Không phải chỉ trong hàng ngũ công an mới có người đang đặt câu hỏi trên. Tất cả những kẻ đang nắm quyền hành và hưởng lợi lộc nhờ chế độ Cộng Sản cũng ôm nỗi băn khoăn này.

Đảng mất mình đi đâu? Có người đã chọn rồi: Đi Mỹ! Trên mạng Internet đã thấy hình ngôi nhà một ông phó thủ tướng đương quyền mua ở Anaheim, California, USA. Cả hình bằng lái xe ở California của con trai ông ta. Trong đảng họ phá lẫn nhau cho nên mới tiết lộ cho bà con biết, còn hàng ngàn căn nhà khác vẫn được giữ kín “bảo vệ đảng.” Chắc chắn nhiều cán bộ cao cấp cũng tìm đường chạy từ lâu rồi. Và họ cũng biết một quy tắc của nghề đầu tư là “Không để trứng tất cả vào chung một cái giỏ.” Nếu rớt, trứng bể hết. Cho nên, những kẻ quyền cao nhất, thế mạnh nhất, “đông tiền” nhất, họ đều biết phải “phân tản” (diversify) các món đầu tư cho tương lai. Một căn nhà ở Mỹ, một cái khác ở Đức, vài ba địa chỉ ở Úc, gửi tiền của đi chỗ nào xa xa nước Việt Nam đều tốt cả. Mà phải chọn những nơi an toàn. An toàn nhất là những nước dân chủ tự do. Chọn nơi nào có hệ thống tư pháp công bằng, trong sạch, tài sản của mình được luật pháp bảo vệ, không sợ có đứa nó ỷ quyền chiếm mất - như ở nước Việt Nam. Đem tiền sang các nước đó không những khỏi lo bị cướp mà dùng làm vốn sẽ sinh lợi cao hơn. Những nước có truyền thống dân chủ lâu đời cũng là những nước kinh tế lên cao nhất, nhờ tinh thần trọng pháp và luật lệ bảo vệ quyền tư hữu. Cho nên, các đồng chí chưa chắc đã mua nhà ở Quảng Châu, Côn Minh, Bắc Kinh, mà còn đem tiền sang các nước tư bản chính hiệu. Đó là tín hiệu con tàu sắp chìm, đàn chuột bỏ chạy trước.

Đảng mất mình đi đâu? Không phải ai cũng có tiền và có địa vị để chuẩn bị đường rút lai sang Tàu, sang Úc, Canada, Pháp, Đức, hay sang Mỹ.

Cho nên, đang lo lắng nhất bây giờ chắc là những người công an. Khẩu hiệu “Đảng còn thì mình còn” đã được nêu lên từ thời Trần Quốc Hoàn, Mai Chí Thọ. Công an tự nhận họ đóng vai “chó săn;” nhưng hãnh diện rằng họ “làm chó săn cho cách mạng!” Bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng Sản tài tình đã dựng hai chữ “cách mạng” như một vị thần hoàng để họ chui vào cung đình chia nhau ăn thủ lợn. Cái gì phục vụ“cách mạng” thì tốt, thì cao quý. Gán cho ai nhãn hiệu “phản cách mạng” thì xúi giục đám “quần chúng” côn đồ chửi bới, chém giết (Cải Cách Ruộng Đất), ám sát (Coi gương Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm) ném phân vô cửa nhà người ta (Coi Hoàng Minh Chính, Trần Khải Thanh Thủy), hoặc đem vùi xuống đất đen (Coi Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần). Núp dưới bóng thần “cách mạng” đó, công an “phục vụ cách mạng” là công an an tốt, đáng tự hào. Họ có thể hãnh diện nhìn nhận công an an gắn bó keo sơn với đảng; họ hô to khẩu hiệu “Đảng còn thì mình còn” mà không thấy xấu hổ về cái vai trò ăn bám như loài ký sinh trùng.

Nhưng bây giờ, bức mặt nạ “cách mạng” đã rớt xuống. Đảng lệ thuộc ngoại bang đến mức không dám gọi tên những con tàu ăn cướp dân mình là Tàu Trung Quốc mà bắt các báo đài phải gọi là “tàu lạ.” Dân bèn chế nhạo: Coi chừng Người Lạ, Hàng Lạ! Chế độ gọi là “cách mạng” đã từng “học tập Mao Chủ Tịch” chia rẽ dân tộc, gây đấu tranh giai cấp, gây chiến tranh Nam Bắc, người Việt giết người Việt cho Trung Cộng thừa cơ chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những công an dẫn đám côn đồ đàn áp các cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa của dân Sài Gòn, dân Hà Nội, phải tự nhìn thấy họ đang bị Đảng Cộng Sản xua đi phục vụ đế quốc đỏ Trung Hoa. “Mình còn” nhưng “Nước mất” thì ai sẽ trả lời cho con cháu đây?

Chính công an cũng thấy rõ chế độ bây giờ chỉ còn là một bộ máy cường quyền liên kết với tư bản đỏ tham nhũng, trục lợi. Đó là hậu quả không thể tránh được ở bất cứ nước nào do một chế độ độc tài đảng trị cầm quyền. Đảng còn ăn cướp được thì mình còn được ăn cướp. Nhưng họ cũng thấy hình ảnh những ngôi biệt thự xa hoa của những bí thư tỉnh ủy to lớn sang trọng hơn nhà mình trăm lần, ngàn lần. Họ đã thấy hình phòng khách trong nhà cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu toàn bảo vật quốc gia. Gần đây là hình trong nhà Nông Đức Mạnh, tường cũng dát vàng với hai cái ngai vàng chạm hình rồng, bắt chước vua chúa đời xưa. Người có học nhìn cảnh đó phải cảm thấy thương hại đám cựu tổng bí thư đua đòi “trưởng giả học làm sang” bày trò khoe khoang nhơ nhuốc! Ngoài những “của nổi” này, các vua chúa đỏ còn bao nhiêu “của chìm” cất giấu trong các ngân hàng, trong thị trường chứng khoán và bao nhiêu ngôi biệt thự đã mua ở ngoại quốc? Công an vẫn phải đóng vai “chó săn,” nhưng bây giờ họ đang làm chó săn cho loài vua chúa nhố nhăng đó chứ chẳng có thứ cách mạng nào cả.

“Đảng còn thì mình còn nhưng đảng mất mình đi đâu?” Đó là câu hỏi đang ám ảnh những người công an biết suy nghĩ. Ở Việt Nam, Bắc Hàn và Trung Quốc.

Một mối lo ám ảnh nặng nề nhất là “ngàn năm bia miệng.”

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn không phải là người nhỏ mọn. Nhưng trước khi qua đời ông không thể không nhắc đến tên một tay chỉ huy công an ở Hải Phòng, mà nhờ cuốn sách “Hậu Chuyện Kể Năm Hai Ngàn” của ông bây giờ cả nước biết họ biết tên. Họ và tên ông này là Trần Đông, thường vụ thành ủy, giám đốc sở công an Hải Phòng. Trần Đông đã vu cáo, đầy đọa nhiều nhà văn, chỉ để chứng tỏ mình tích cực tham dự chiến dịch vu cáo “nhóm xét lại chống đảng.” Bỏ tù mấy nhà văn làm lễ dâng công với Lê Đức Thọ, nhờ thế Trần Đông được thăng quan, lên làm tới chức thứ trưởng. Con cháu ông Trần Đông có cảm thấy nhục nhã khi biết cha, ông mình đã làm những việc thất đức đó hay không?

Bùi Ngọc Tấn không muốn thanh toán mối thù riêng. Ông phải viết ra vì món nợ chung với bao nhiêu bạn tù bị guồng máy độc tài hãm hại. Không kể hết thì những mối oan khiên không bao giờ được cởi. Nhà thơ Hoàng Hưng viết lá thư mở đầu cuốn sách đã thông cảm nỗi lòng Bùi Ngọc Tấn. Cho nên ông đã viết những lời hứa, những lời nguyền: “Còn một ngày cũng sống sao cho ra sống! Vì thế chúng ta phải viết! Họ không muốn ta viết, ta phải viết! Họ sợ ta viết, ta phải viết! Họ cấm ta viết, ta phải viết!...”

Những người không viết, họ có thể quay phim, có thể chụp hình. Vì vậy những bức ảnh ngai vàng trong nhà Nông Đức Mạnh mới được đưa lên mạng. Người phóng viên cầm máy ảnh trong tay chứng kiến cảnh vàng son lố bịch đó tự cảm thấy mình phải giúp tất cả đồng bào trông thấy cuộc sống xa hoa nhố nhăng của các vua chúa đỏ! Người biên tập trong tòa báo cũng đồng ý. Dòng họ Nông sẽ đi vào lịch sử không phải vì ông Nông Đức Mạnh làm lãnh tụ Đảng Cộng Sản một thời. Cả cuộc đời làm tổng bí thư của ông ta không ai nhớ Nông Đức Mạnh đã làm gì, đã nói được câu nào cho ra hồn. Nhưng từ nay ai cũng nhớ hình ảnh hai cái ngai vàng chạm đầu rồng trong nhà Nông Đức Mạnh!

“Đảng còn thì mình còn nhưng đảng mất mình biết trốn đi đâu?”

Không ai trốn được ngàn năm bia miệng!

Những người công an bây giờ biết nhiều hơn, nhìn lại các thủ lãnh đời trước cũng phải thấy nhục, phải xấu hổ: Cả ngành công an đã thối nát ngay từ thủa ban đầu, không phải chỉ vì những tên như Trần Đông. Trần Quốc Hoàn, trùm công an toàn quốc cũng “phục vụ cách mạng” bằng việc “dẫn gái” và giết người bịt miệng. Hoàn đã đưa cô gái từ miền thượng du về cho Hồ Chí Minh, hai bác cháu dùng xong rồi đem thủ tiêu người phụ nữ xấu số bằng tai nạn ô tô. Vũ Thư Hiên đã kể rõ chuyện trong Đêm Giữa Ban Ngày. Ngàn năm bia miệng, biết trốn đi đâu?

Tất cả các chế độ độc tài thối nát đều sẽ tan rã. Những người công an phải đọc được các tín hiệu báo trước chế độ đang tan rã. Một gia đình nông dân ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đứng giữa chợ đả đảo chế độ Cộng Sản. Cậu con trai đã không ngần ngại hô khẩu hiệu “Tiêu diệt Đảng Cộng Sản!” “Tiêu diệt! Tiêu diệt!” Người mẹ còn hô to: “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!” Mà họ không chỉ hô một, hai lần! Lòng người dân phải chứa chất nỗi phẫn uất đến mức nào họ mới dám liều mạng hô to những tiếng “chết người” như vậy!

Chế độ độc tài chuyên chế nào cũng phải tan rã. Dân Việt Nam không ngu, không hèn hơn dân các nước Đông Âu. Công an mật vụ ở các nước này đã ngửi thấy mùi chế độ tan rã trước tháng 11 năm 1989. Cho nên khi chứng kiến cơn thủy triều dân chủ tự do dâng lên chính họ bỏ rơi Đảng Cộng Sản. Cuộc cách mạng ở Đông Đức không thể thành công nếu các công an Stassi đang gườm súng quyết định bắn vào đám biểu tình ngay trong ngày đầu ở thành phố Dresden. Dân thủ đô Praha nước Tiệp không thể tiến chiếm “Lâu Đài” nếu chính các công an không buông súng để ủng hộ. Đảng Cộng Sản Liên Xô tan hàng khi chính các sĩ quan KGB ngoảnh mặt đi, không cứu, dù chỉ bắn một phát súng. Trong cả ba nước đó, không một ai cất một ngón tay lên cứu Đảng Cộng Sản! Không một người nào nhỏ một giọt nước mắt tiếc thương! Tất cả cũng từng thuộc lòng câu: “Đảng còn thì mình còn!” Nhưng chính họ cũng nhiều đêm nằm vắt tay lên trán tự hỏi: “Đảng mất mình biết trốn đi đâu?” Và họ đã lựa chọn: Mình đứng về phía những người dân oan ức! Dân còn thì mình còn!

(Đoạn video biểu tình chống chế độ ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ngày 10 tháng Hai năm 2015 có nối kết trên mạng là , nhưng có thể đoạn phim này đã bị tiêu hủy rồi. Chúng tôi mới mở ra và chỉ thấy một hình mở đầu, chúc quý vị may mắn hơn).
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Bốn mươi năm đảng trị - nhìn về quê hương
Võ Long Triều
Mỗi năm Tết đến người Việt sống trong cảnh tha hương vọng về cố quốc ai cũng nhớ quê nhà, nhớ truyền thống tập tục cúng bái, mừng tuổi cha mẹ ông bà và vui chơi ba ngày đón Xuân. Nhớ lại những kỷ niệm xa xưa mà lòng không khỏi ngậm ngùi thương lo cho dân tộc mình chìm đắm trong độc tài đảng trị mất cả quyền làm người và có thể mất cả đất nước.

Bên ngoài Trung Quốc xâm lăng, đang gặm nhấm từng phần giang sơn tổ quốc. Hình như nhà cầm quyền Hà Nội sẵn lòng chấp nhận trở thành khu tự trị của Bắc Kinh. Bời vì Đảng Cộng Sản Việt Nam ôm chặt 16 chữ vàng và 4 cái tốt do quan thầy Trung Quốc ban phát. Ngoài mặt Bắc Kinh hô hào “láng giềng hữu nghị, đồng chí tốt, bạn bè tốt,” nhưng trên biển Đông họ cướp đảo, xây lấp nhiều bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam, đặt cơ sở quân sự, xây phi đạo, bến cảng vững chắc với mục đích chiếm đoạt và kiểm soát toàn bộ biển Đông. Tin tức và bình luận của truyền thông báo chí trong nước và quốc tế cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc với ý đồ bành trướng và thái độ hung hăng đáng ngại trong vùng Á Châu.

Trong bối cảnh đó, dân chúng Việt Nam phản kháng mạnh mẽ hành động xâm lăng của Trung Quốc. Vì vậy Hà Nội một mặt ra tay đàn áp dân mình vì sợ Bắc Kinh, mặt khác đành phải lòn lách, với chính sách “đi dây” giữa các cường quốc Mỹ-Nhật-Philippines-Ấn Độ...và Trung Quốc, để tránh né những sự lấn áp quyết liệt, có mục đích xâm lăng ngày càng mạnh càng nhanh của Bắc Kinh thông qua những vụ cắt dây cáp hai tàu khảo sát Bình Minh và Viking, đặt giàn khoan HD 981 tại Hoàng Sa. Tiếc rằng các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng đã đút đầu vào dây thòng lọng của Trung Quốc vì đã làm nghĩa vụ quốc tế mà gây ra chiến tranh nồi gia xáo thịt. Hai ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười hứa hẹn tại hội nghị Thành Đô sẽ làm chư hầu trung tính của Bắc Kinh. Cho nên tình trạng tiến thoái lưỡng nan do “vòng kim cô” 16 chữ vàng khóa chặt bằng công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9, 1958.

Từ năm 1975 đến nay đất nước có phát triển, có thay đổi, có đem lại tiện nghi ít nhiều cho quần chúng, nhờ khối lượng ngoại tệ khổng lồ do viện trợ của nước ngoài và vai mượn để đầu tư, nhưng đảng viên cầm quyền cũng đã cắt xén, ăn bớt khá nhiều để làm giàu phi pháp.

Nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ca ngợi một cách trâng tráo những thành tích của chế độ độc tài Cộng Sản, với những lời hoa mỹ dối gạt nhân dân, khi ông nói, “Cộng Sản là đội tiên phong của nhân dân lao động, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân.” Thế mà ngày 26 Tết (13 tháng 2, 2015) 3,000 công nhân nhà máy BSE tại khu công nghiệp Nam Cẩm tỉnh Nghệ An, đình công đòi lương, đòi một số quyền lợi khác. Ngày 12 tháng 12, 2014, khoảng 500 công nhân công ty dệt may Thiên An Phú đình công để yêu cầu chủ nhân thực hiện một số quyền lợi chính đáng cho người lao công. Ngày 15 tháng 12, 2014 hàng trăm công nhân hãng Global International, tỉnh Ninh Bình đồng loạt nghỉ việc tập thể đòi một số quyền lợi của họ. Trên đây chỉ ghi lại những vụ xảy ra trong 3 tháng qua. Nếu tính nhiều năm và trên toàn quốc có biết bao nhiêu cuộc đình công đòi quyền sống của nhân dân lao động? vậy thử hỏi đảng công sản, đội tiên phong của nhân dân lao đông, đã làm gì mà nhân dân lao động liên tục đòi quyền đủ ăn đủ sống trong khi tuyệt đại đa số đảng viên trở thành tư bản đỏ?

Bốn mươi năm chiếm trọn đất nước Đảng Cộng Sản đả làm gì mà sự chênh lệch giàu nghèo do ông David Friedman, chủ tịch Wealth-X, ước lượng là 9.5 lần (số ước lượng của tháng 9 năm 2013). Bà Victoria Kwawa, giám đốc quốc gia Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam cho rằng Việt Nam còn 19 triệu người thật nghèo. Và số thu nhập trung bình của một người Việt Nam chỉ bằng 15% mức trung bình thế giới. Có nhiều lý do để tin rằng con số 19 triệu hãy còn nhỏ so với thực tế do bất công xã hội và tham nhũng 40 năm qua.

Cũng trong bài phát biểu đó, ông Nguyễn Phú Trọng nói, “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.” Rõ ràng lời nói hồ đồ, bừa bãi, lại một cách tuyên truyền láo khoét. Hay là ông Trọng quá dốt về lịch sử cận đại nên không biết rằng Ấn Độ giành độc lập bằng tranh đấu bất bạo động, và các nước Algeria, Tunisie, Marocco, Senegal, Lebanon. v.v...giành độc lập không cần cách mạng Cộng Sản của Các Mác và Lê Nin.

Với mục đích dối gạt đảng, dối gạt nhân dân, ông Trọng tự mâu thuẫn với chính mình khi ông nói rằng, “do thắng lợi của công cuộc đổi mới, đảng vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội,” ngược lại ngày 23 tháng 10, 2013 ông tuyên bố trước Quốc Hội, “Đổi mới chỉ là giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu, đến hết thế kỷ nầy không biết sẽ có chủ nghĩa xã hội chưa”! Hàm ý rằng nhân dân Việt Nam phải còn gánh chịu độc tài Cộng Sản hàng trăm năm nữa mới có xã hội chủ nghĩa. Một sự hứa hẹn vô cùng lố bịch. Có lẽ trong tương lai ông Trọng chưa chết mà Đảng Cộng Sản của ông đã tan rả rồi. Bởi vì chính các đảng viên của ông cũng không còn tin Mác, Engels và Lênin nữa. Dân chúng bất mãn kháng kiện liên tục. Đảng lo sợ trước sự bất đồng chính kiến của trí thức và đảng viên nên nhà cầm quyền dùng mọi biện pháp để ngăn ngừa chế ngự.

Nguyễn Phú Trọng chê các phong trào yêu nước ngày xưa “diễn ra mạnh mẽ, tràn đầy khí phách bất khuất và sáng ngời tinh thần yêu nước, nhưng tất cả không thành công vì thiếu một đường lối đúng.” Giáng tiếp ông Nguyễn Phú Trọng nhắc lại tội ác của Đảng Cộng Sản đã sát hại hàng trăm ngàn người thuộc các đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt. và những người trí thức không chấp nhận theo Đảng Cộng Sản, bởi vì Cộng Sản chủ trương giành độc quyền kháng chiến để áp đặt chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính Cộng Sản đã mưu mô tổ chức “Việt Nam Đồng Minh Hội” để giết sạch các nhà lãnh đạo quốc gia. Bây giờ ông Trọng nhắc lại tội ác đó để chê các phong trào và lãnh đạo quốc gia không có đường lối đúng.

Ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định, “Truyền thống gắn bó máu thịt giữa đảng và nhân dân, đảng luôn luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu, nhân dân ta hết lòng tin yêu đảng.” Lời khẳng định gian trá tột cùng này chính Nguyễn Phú Trọng cũng phải thấy xấu hổ trong lòng vì ông đã từng tuyên bố nhiều lần “dân mất lòng tin.” Ông gợi ý cho dư luận chê cười khi nghĩ đến dân oan khắp xứ, khiếu nại đảng viên cướp đất không bồi thường hoặc bồi thường không đúng giá. Dư luận càng chê cười hơn nữa khi nghĩ tới sự tham nhũng của cán bộ đảng viên cao cấp. Chính ông Nguyễn Phú Trọng xác nhận, “Phải chống suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, quam lieu, xa dân.” Người ta chỉ cần xem qua hình ảnh bài viết trang mạng “chân dung quyền lực” đủ biết những lời tuyên bố hoa Mỹ của ông Nguyễn Phú trọng chỉ để bịp chính ông, bịp đảng viên của ông và bịp nhân dân cả nước mà thôi.

Phải tin rằng một chế độ độc tài tham nhũng làm cho lòng dân bất mãn ngày càng lang rộng, nhất định sẽ sụp đổ. Dấu hiệu của sự sụp đồ đang thể hiện qua việc các đảng viên bỏ đảng, cán bộ cao cấp yêu cầu thay đổi chế độ, nhiều người bất đồng chính kiến công khai bài tỏ thái độ bằng lời nói hay bản văn. Trên tờ báo Washington Post, các ông Natan Shransky và David Keyes viết rằng, “Về vấn đề cách mạng dân chủ, hãy tin vào những người bất đồng chính kiến.” Bởi vì một khi những sự bất đồng chính kiến gây được ý thức, tạo được phong trào, tập hợp được đa số quần chúng thì không có chế độ độc tài nào cưỡng lại được.
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image


Nguyễn Sinh Hùng và quyền... súc vật!

CTV Danlambao - Trong phiên họp chiều 25/2 của Ủy ban Thường vụ Đảng hội có đưa ra quy định tại dự thảo Luật Trưng cầu dân ý. Dự thảo đã đề ra phương án: những vấn đề cần trưng cầu ý dân gồm: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; những chính sách về chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; việc gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế... Tuy nhiên, Chủ tịch đảng hội Nguyễn Sinh Hùng đã phản biện rằng: “Quyền con người và quyền công dân không thể đưa ra trưng cầu ý dân được”!!!


Theo ông chủ tịch đảng hội này thì "quyền con người, quyền công dân thì có quyền đương nhiên và quyền do luật định. Quyền đương nhiên thì mọi người phải thi hành ngay từ khi Hiến pháp có hiệu lực, còn cái gì hạn chế quyền con người và quyền công dân thì phải do luật định chứ có phải do trưng cầu ý dân đâu". (1)

Thử mổ xẻ câu nói này của ông ta:

Khi nói "quyền con người, quyền công dân là đương nhiên" thì người ta xem đó là một quyền tự nhiên có được từ khi một người mới sinh ra. Dưới ánh sáng văn minh và các quan điểm về nhân quyền thì đó là quyền phổ quát, không bị giới hạn và bất khả xâm phạm.

Tuy nhiên, trước hết ông Hùng gắn quyền của 90 triệu người vào Hiến pháp do đảng của ông tự viết, tự phê chuẩn, tự thi hành và tự vi phạm. Do đó, quyền con người và quyền công dân không còn là quyền đương nhiên mà trước hết là quyền do Hiến pháp cộng sản quy định.

Nhưng chưa đủ! Sau đó, cái đương nhiên còn sót lại sau khi được Hiến pháp của đảng độc tài quy định cũng xem như là bỏ vào sọt rác luôn với câu thòng: còn cái gì hạn chế quyền con người và quyền công dân thì phải do luật định chứ có phải do trưng cầu ý dân đâu. Do đó, quyền con người và quyền công dân không còn là quyền đương nhiên mà là quyền do đảng cộng sản ban bố theo luật do họ đặt ra.

Tóm lại, tập thể 90 triệu người dân không có "quyền" gì cả. Ngay cả chuyện có quyền trong việc cùng nhau xác định quyền con người và quyền công dân của mình bao gồm những gì, phạm vi rộng hẹp ra sao, có hay không có những giới hạn cũng không luôn. Ngược lại cái quyền (không còn) đương nhiên ấy nằm trong tay của những tên làm luật - là những đảng viên đang nhất quyết nắm quyền cai trị muôn năm với điều 4 Hiến pháp.

Chẳng có tập đoàn muốn độc quyền cai trị muôn năm nào lại muốn giao, muốn trưng cầu dân ý về quyền công dân cả. Do đó, dưới chế độ độc tài cộng sản, khi quyền con người hoàn toàn nằm trong luật định của đảng thì phải nói rằng quyền con người chỉ ngang hay thấp hơn quyền chó ngựa.

Với cái quyền chó ngựa ấy thì đương nhiên không có chuyện cá nhân người dân nào có quyền đề nghị trưng cầu dân ý. Theo phương án của đảng hội thì chỉ có Ủy ban Thường vụ, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu đảng hội mới có quyền đề nghị trưng cầu dân ý. Kế đến là cánh tay nối dài của đảng: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách còn muốn cho chắc ăn, hiểu cho rõ đã tuyên bố: "Dứt khoát phải là và chỉ có tập thể đề nghị chứ không thể là cá nhân đề nghị trưng cầu ý dân".

Và nên nhớ rằng cái gọi là tập thể đây là những tập thể của đảng hay cách tay nối dài của đảng. Không có chuyện một tập thể mấy ngàn công dân độc lập lại có tư cách đề nghị trưng cầu dân ý cho quyền con người!


Chỉ cần quan sát những thảo luận, tuyên bố của các quan đỏ, người dân biết ngay số phận của mình: Ở Việt Nam chỉ có một quyền đương nhiên, đó là quyền súc vật.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Văn hóa bạo động

Nguyễn Hưng Quốc

(Blog VOA)
Tôi có một sinh viên người Úc rất mê Việt Nam. Cứ hễ có chút tiền là anh ấy bay đi Việt Nam. Mỗi năm đi Việt Nam ít nhất một lần. Tôi hỏi: Anh mê nhất ở Việt Nam điều gì? Anh đáp: Tình người.

Anh khen người Việt Nam thân thiện và hiếu khách, lúc nào cũng cười, và khi cần, sẵn sàng giúp đỡ anh, một người ngoại quốc chỉ bập bẹ được đôi ba câu tiếng Việt hết sức đơn giản. Khi tôi hỏi tiếp: Có gì anh không thích ở Việt Nam? Anh đáp: tính bạo động. Anh thường xuyên thấy cảnh người Việt gấu ó và đánh lộn với nhau. Trên đường, quẹt xe nhau một tí: dừng lại chửi bới nhau, thậm chí, thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Trong quán nhậu, giữa những lúc ồn ào hò la dzô dzô, bỗng dưng nỗi quạu, nhào tới vung tay thọi nhau chí chóe làm náo động cả quán. Anh cho đó là một nghịch lý mà anh không hiểu tại sao. Anh băn khoăn hỏi tôi: Tại sao như vậy?

Đó cũng là câu hỏi thỉnh thoảng tôi tự đặt ra với chính mình. Về tính thân thiện của người Việt, chúng ta khỏi cần bàn: Nó khá hiển nhiên. Nhưng còn sự hung hãn? Cứ mở bất cứ tờ báo nào ra, chúng ta cũng thấy những bản tin về chuyện người Việt Nam đánh lộn với nhau, có khi gây tử vong, chỉ vì những duyên cớ hết sức nhỏ nhặt. Trong lễ hội đền Gióng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội vừa rồi, cả hàng trăm người nhào tới cướp hoa tre để lấy may mắn; từ giành giật dẫn đến xô xát; và khi xô xát, người ta dùng cả gậy gộc để phang thẳng vào đầu nhau khiến lễ hội đáng lẽ rất linh thiêng trở thành một cuộc hỗn chiến nhếch nhác, người thì u đầu người thì sứt trán. Cũng theo báo chí trong nước, từ ngày 27 Tháng Chạp đến mồng bốn tết Ất Mùi vừa qua, trong cả nước có 6,200 người phải đưa vào bệnh viện cấp cứu chỉ vì đánh nhau. Những người đánh nhau ấy có khi là bạn bè của nhau. Cứ rượu vào thì lời ra; lời, đến mức nào đó, nghe chói tai, thế là người ta nhào đến vung tay vung chân hạ gục nhau. Có khi tay chân không đủ, người ta sử dụng cả vũ khí nữa.

Trong phạm vi gia đình, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những hành vi bạo động như vậy. Nặng thì đánh đập nhau: một hình thức bạo động bằng vũ lực; nhẹ thì dùng lời nói để làm nhục nhau: một hình thức bạo động bằng ngôn ngữ. Cả hai hình thức bạo động ấy không chỉ xảy ra giữa vợ chồng, anh em, mà còn xảy ra giữa bố mẹ và con cái.

Vấn đề là: tại sao người Việt Nam lại hung hãn đến như vậy? Tôi ngờ là đằng sau những sự hung hãn ấy là một thứ văn hóa, tạm gọi là văn hóa bạo động.

Có thể định nghĩa văn hóa bạo động là niềm tin hay nếp nghĩ cho rằng các xung đột chỉ có thể được giải quyết thông qua bạo lực. Trong xã hội loài người, ở đâu và thời nào cũng có các xung đột hoặc về lợi ích hoặc về tư tưởng và tính tình. Để giải quyết các xung đột ấy, người ta có nhiều biện pháp khác nhau. Trong văn hóa bạo động, các biện pháp ưu tiên hàng đầu là thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

Đặc điểm đầu tiên của văn hóa bạo động là người ta không có thói quen giải quyết xung đột và mâu thuẫn bằng các biện pháp thương thảo. Tôi sống ở Tây phương khá lâu, tôi nhận thấy điều này: khi có điều gì bất hòa hoặc bất đồng, người ta thường ngồi lại với nhau để phân tích ai đúng ai sai. Giữa vợ chồng hay giữa bố mẹ và con cái hay giữa bạn bè với nhau, người ta đều làm vậy. Sau khi phân tích, người có lỗi nhận lỗi và người kia thì cũng bỏ qua, mâu thuẫn và xung đột coi như được giải quyết. Ngoài xã hội cũng vậy. Thỉnh thoảng tôi thấy các cảnh cãi cọ nhưng hiếm khi nào thấy cảnh người ta ẩu đả với nhau. Có. Đâu đó vẫn có cảnh đánh lộn. Nhưng mức độ chắc chắn là rất ít. Trong các dịp lễ hội tại Úc, ví dụ, trong các đêm giao thừa, có khi cả triệu người đổ xô xuống đường, nhưng hiện tượng ẩu đả nhau khiến cảnh sát phải can thiệp rất hiếm, có khi hoàn toàn không có.

Đặc điểm thứ hai của văn hóa bạo động là sự thiếu vắng niềm tin vào lý lẽ và vào luật pháp. Lấy ví dụ về những chuyện đụng xe với nhau. Ở Úc, tôi từng chứng kiến cảnh xe cộ đụng nhau khá nhiều lần. Chưa bao giờ tôi thấy cảnh người ta đánh nhau hay cãi cọ với nhau. Thường, người ta chỉ ghi bằng lái và số xe của nhau. Tất cả các phần còn lại đều do các hãng bảo hiểm hoặc, trong những trường hợp trầm trọng, do tòa án giải quyết. Người ta không cần sử dụng bạo động trong ứng xử hoặc trong ngôn ngữ vì người ta tin vào luật pháp, tin vào lý lẽ. Ở Việt Nam thì khác. Trong các vụ đụng xe, hầu như không ai tin vào những thứ ấy. Người ta giành quyền giải quyết chuyện thắng thua ngay tại chỗ. Và bằng sức mạnh của nắm đấm.

Với hai đặc điểm nêu trên, văn hóa bạo động có gốc rễ từ bản năng của con người, đặc biệt, khi bản năng ấy chưa được thuần hóa bằng giáo dục và bằng nếp sống văn minh đặt trên nền tảng của lý trí và luật pháp. Có lẽ ngày xưa, ở đâu người ta cũng có thứ văn hóa bạo động như vậy. Tuy nhiên, ở những nơi lý trí và luật pháp được coi trọng, thói quen tranh luận và thương thảo đã thành nếp, văn hóa bạo động dần dần nhạt đi, những cảnh ẩu đả vì những lý do vu vơ dần dần giảm xuống.

Ở Việt Nam, văn hóa bạo động không những không giảm thiểu mà còn bộc phát mạnh mẽ. Theo tôi, điều này có thể được giải thích bằng hai nguyên nhân: Thứ nhất, đó là di sản của chiến tranh, một biến dạng của văn hóa chiến tranh trong thời bình. Trước, suốt bao nhiêu năm chiến tranh, ở bất cứ phe nào, người ta cũng khuyến khích văn hóa bạo động, sử dụng bạo động để giành chiến thắng. Riết, thành thói quen trong nếp nghĩ và trong cách hành sử. Thứ hai, quan trọng hơn, người ta không tin vào pháp luật. Nguyên nhân của việc không tin vào pháp luật là chính chính quyền cũng không tin và không hành xử theo pháp luật. Bởi vậy, để giảm thiểu văn hóa bạo động, mọi người, bắt đầu từ giới có quyền lực, phải sống theo luật pháp.

Người xưa thường nói: thượng bất chính, hạ tắc loạn. Văn hóa bạo động tại Việt Nam hiện nay, do đó, xuất phát từ sự bất chính của giới lãnh đạo. Không thể thay đổi điều gì được nếu không bắt đầu thay đổi từ gốc: chính quyền.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐẠI DIỆN CHO AI ?
ĐỂ XÓA BỎ MỐI THÙ TRUYỀN KIẾP “ VIỆT-TRUNG “
VÀ XIN LÀM NÔ LỆ TÀU ?


MƯỜNG GIANG

Từ trước tới nay, đảng CSVN vẫn luôn là một gánh nặng “ bòn rút túi tiền “ của bất cứ một nước nào có liên quan tới. Chính cái chủ trương “ bị gậy “ trên của ngụy quyền Hà Nội, đã đẩy đất nước và dân tộc VN vào thảm trạng nô lệ đế quốc Tàu đỏ, bắt đầu từ ngày 1 tháng 10-2011 và được hợp thức hóa gần như công khai trên cơ quan truyền thông của đảng khi Nguyễn Phú Trọng qua chầu Hồ Cầm Đào, với lá cờ Trung Cộng “ 6 sao : 1 lớn + 5 sao nhỏ “.

Điều nghịch lý của VN là hiện nay gần như hầu hết nhân loại, từ những cường quốc kinh tế (Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật..) tới các nước đang phát triển và các nước nghèo tại Phi Châu. Tất cả đều có chung khuynh hướng “ khai trừ và tẩy chay “ tên đầu sõ của tội ác thế kỷ là Trung Cộng, ra khỏi đất nước mình, để tránh hiểm họa chết chóc và bị diệt vọng không sớm thì muộn, vì hành động tàn độc, gian ác, lưu manh và côn đồ có một không hai trên thế giới từ trước tới nay. Hoa Kỳ là một đại cường quốc, đại siêu cường, đại phú gia..nhưng đã rước giặc Tàu vào nhà mình mới mấy chục năm, nay cũng sắp tán gia bại sãn và nguy cơ bị diệt chũng “ vì người dân Mỹ tiếp tục bị trúng độc “ do sử dụng đồ đạc, máy móc các thức ăn hằng ngày “ made in China “ bày bán công khai khắp Hoa Kỳ.

Trong lúc hầu hết các nước “ đồng chí “ của Tàu đỏ, gần như Lào, Bắc Hàn, Miến Điện, Pakistan..hay xa hơn tận Châu Phi như Lybia, Zambia, Nam Sudan..là các quốc gia trước đó đã bị lãnh tụ “ bán trọn goí “ cho Tàu, thì nay Họ đã trở mặt mời Trung Cộng ra khỏi nước, vì sớm nhận diện được cái bộ mặt tham ác, lừa bịp và đế quốc thực dân của quỹ đỏ, thì CSVN vẫn đi bằng đầu gối, hằng hằng lớp lớp, bò sang Tàu chầu quỳ các cấp lãnh đạo Trung Cộng để xin được “ Tình hữu nghị đời đời Việt-Trung, làm tài sản quý báu chung của hai đảng, hai nước, nhân dân hai nước. Nó phải được cũng cố và lưu truyền mãi mãi cho các thế hệ mai sau “. Bản tuyên bố “ riêng này “ của Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào, không biết có đại diện cho đảng CSVN hay không nhưng chắc chắn nó không bao giờ, vĩnh viễn và miên trường sẽ không đại diện cho bất cứ một người VN nào trong và ngoài nước. CSVN và Nguyễn Phú Trong không tin, cứ cho phép người dân VN được biểu tình chống giặc Tàu xâm lăng VN, chống bè lũ nguỵ quyền Hà Nội công khai bán nước và làm nhục quốc thể..Chắc chắn chỉ trong vài giờ, toàn quốc sẽ có hằng triệu người đứng lên chống Tàu lẫn cái chính quyền VC “ Hèn với giặc Tàu, ác với dân Việt và vô nhân đạo bỏ mặc cho ngư dân Việt ngoài biển Đông, mặc cho hải tặc Tàu đỏ sinh sát hằng ngày “.

Tôi chỉ là một trong muôn ngàn người lính già của QLVNCH may mắn còn sống sót sau cuộc chiến và cuộc đổi đời. Và còn là một con người VN đứng trước thãm trạng đất nước đã bị giặc Tàu đô hộ, nên buồn rầu bức xúc vì sự bất lực của tuyệt đại tầng lớp đồng bào VN thấp cổ bé họng hôm nay “ thấy nước mất về tay giặc Tàu mà mình không được quyền đánh đuổi giặc Tàu ra khỏi nước. Thấy bè lũ cầm quyền VC hèn hạ tham ô bán nước cho giặc mà vẫn phải cúi đầu trước bạo lực, khủng bố..”

Chúng tôi là những người lính Miền Nam bị rã ngũ ngày 30-4-1975 nên dù muốn hay không, cũng phải chấp nhận số phận của kẽ thua cuộc. Nhưng vô lý biết bao khi chính miệng của một tên Tổng bí thư đảng CSVN là Nguyễn Phú Trọng lại “ kiên quyết “ với Hồ Cẩm Đào rằng là Tình Hữu Nghị Việt-Trung đời đời là tài sản chung để lưu truyền hậu thế. Trong khi đó suốt vùng biên giới Việt Hoa qua mấy ngàn năm lập quốc tới ngày nay, đã có triệu triệu hồn linh của tử sĩ VN bao đời nằm xuống, để chống lại giặc Tàu xâm lăng Đại Việt.

Nguyễn Phú Trọng hay đảng CSVN có vô liêm sĩ đến mức nào chăng nữa cũng không thể bán đứng đồng đội của mình là những “ Bộ Đội đã hy sinh máu xương trong cuộc chiến chống Tàu đỏ xâm lăng VN từ 1979-1988 tại các tỉnh biên giới và quần đảo Trường Sa “ . Không có bộ đội “ sinh bắc tử nam “ từ 1960-1975 thì làm sao đảng cướp được toàn cõi VN ngày nay, để TBT Nguyễn Phú Trong bò sang Tàu, quỳ gối trước Hồ Cẩm Đào để kiên quyết “ Làm Nô Lệ “ Hán tộc ?

Là một quốc gia bé nhỏ có chung biên giới dài với Trung Cộng, nên từ ngày lập quốc tới nay trãi qua bao đời dân tộc ta đã không ngững nghĩ ngăn chống giặc xâm lăng phương Bắc. Ngoại trừ những tên mãi quốc cầu vinh rước voi Tàu về dầy mã tổ Việt ít õi như Trần Thiễm Bình, Lê Chiêu Thống..Tất cả các triều đại còn lại đều đứng dậy chống Tàu. Cái luận điệu của CSVN từ 1988 tới nay qua Nguyễn Phú Trọng, chỉ là hình thức che dấu tội bán nước cho giặc. Nhưng không sao, vì qua các trang sử Việt từ trước tới nay cho thấy “ tất cả những tên mãi quốc cầu vinh “ đều bị toàn dân hạ bệ và tiêu diệt như Cù Thị, Triệu Ai Vương (Nhà Triệu), Kiều Công Tiện (Nhà Ngô), Trần Thiễm Bình (Trần), Lê Chiêu Thống (Hậu Lê)..CSVN ngày nay đã mất tất cả kể luôn tài sản quý báu nhất là “ lòng dân , ý trời “ để chạy theo giặc Tàu, rước giặc Hán vào dầy xéo quê hương từ Bắc vào Nam, dâng hiến cho giặc tất cả những tài nguyên, lãnh thổ từ trong đất liền ra đến biển Đông. Hành động tán tận lương tâm trên, thì trước sau gì cũng bị toàn dân cả nước đứng lên lật đổ, dù họ đã biết trước CSVN sẽ theo lệnh Trung Cộng tàn sát mọi người chống đối như tại Thiên An Môn (Bắc Kinh 1976, 1989), Miến Điện (1988, 2007) và mới nhất tại Yemen, Syria..

Các thế hệ VN bao đời đã đọc và học Việt Sử nên mới biết được sự hy sinh vô bờ bến của tiền nhân, đã phơi xác đổ máu để ngăn chống đế quốc Hán bao đời luôn muốn thôn tính và đồng hóa dân tộc Việt. Từ khi cướp được quyền cai trị VN, CSVN đã đảo trắng thay đen bày vẽ huyền thoại để làm sai lạc ý nghĩ thiêng liêng môn Việt Sử, khiến cho các thế hệ VN ngày nay chỉ biết yêu nước là yêu nước XHCN. Nhưng ngoài sử viết, người Việt còn sử miệng. Đó mới chính là nguồn sử Việt chính thống bao đời của dân tộc.

Ai có thể quên được kẻ thù không đội trời chung là giặc Tàu, họa chăng chỉ có Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN mới kiên quyết đời đời tình hữu nghị Việt-Trung. Theo sử liệu, Đại Việt chính thức bị Bắc Thuộc lần thứ Nhất vào năm 111 trước Tây Lịch, khi Mã Viện sang đánh Triệu Dương Vương (Nhà Triệu). Từ đó nhà Hán đối Nam Việt (quốc hiệu VN thời đó) thành Giao Chỉ Bộ, nội thuộc nước Tàu. Năm 40 Tây Lịch, Bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị vì “ nợ nước thù nhà “ đã cầm đầu nghĩa binh, đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng non sông thoát khỏi ách đô hộ Tàu, sau hơn 150 nô lệ.


Sau ba năm độc lập dưới thời Trưng Nữ Vương (40-43), Đại Việt lại đắm chìm trong ách nô lệ của giặc Tàu hơn 900 năm nữa, mới được Ngô Vương Quyền giải phóng hoàn toàn vào năm 939, sau hơn 1000 bị giặc Tàu đô hộ làm nhục cướp đất. Trong khoảng thời gian trên, dù bị khủng bố kềm kẹp áp bức và đe dọa đến sinh mạng nhưng người Việt vẫn luôn nổi lên chống Tàu, qua các lãnh tụ cầm đầu Triệu Trinh Nương, Mai Hắc Đế, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ..

Ngô Quyền là người đã cởi ách nô lệ Hán tộc cho Đại Việt khi ông chém Hoàng Tháo trên sông Bạch Đằng và đánh đuổi giặc Nam Hán chạy về Tàu từ năm 939, mở đầu cho thời độc lập, tự chủ cho Đại Việt qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hậu Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn cho tới ngày nay (2011) thì bị cá nhân Nguyễn Phú Trọng, nhân danh tổng bí thư đảng CSVN, sáp nhập và nội thuộc nước Tàu qua biểu tượng lá cờ Trung Cộng mới xuất hiện trên đài VTV của đảng khi Nguyễn Phú Trọng sang chầu thiên Triều vào tháng 10-2011. (cờ đỏ có sáu ngôi sao : một lớn chỉ nước Tàu, năm ngôi sao nhỏ chỉ năm dân tộc Hán, Mãn, Mông, Tạng, Hồi và Người cốt khỉ (Nguyễn Phú Trọng + đảng CSVN).

Những ai hiện nay còn tự nhận mình là người VN, hãnh diện được làm người VN dù đang sống trong nước hay ngoài nước, xin đừng bao giờ quên được những sự nhục nhã do Nguyễn Phú Trọng và bè nhóm đảng CSVN đã mang tới cho đất nước và dân tộc Việt. Có như vậy chúng ta mới không uổng là hậu duệ của Cháu Lạc Con Hồng, là con cháu của Triệu Quang Phục (111 TrTL), Hai Bà Trưng (40-43), Triệu Trinh Nương (248), Ngô Quyền (939), Lê Hoàn (981), Lý Thường Kiệt (1077), Hưng Đạo Đại Vương (1288), Lê Lợi (1407-1418), Quang Trung (1789)..

Lịch sử lại tái diễn vào tháng 1 năm 1974, giặc Tàu lợi dụng tình trạng nguy ngập của Miền Nam lúc đó với “ thù trong giặc ngoài “ , nên xâm lăng và cưởng đoạt quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN lúc đó do QLVNCH trấn giữ. Người lính miền Nam đã làm hết sức mình kể cả hy sinh mạng sống để bảo vệ lãnh thổ của ông cha nhưng vì giặc quá mạnh và đông nên phải đành mất đảo vào ngày 20-1-1974. Đây là một biến cố đau thương và hận nhục nhất của dân tộc Việt. Nó mới chính là một kiên quyết đời đời nhắc nhớ cho các thế hệ VN, hôm nay, ngày mai và mãi mãi, đừng bao giờ quên “ Giặc Tàu là kẻ thù muôn đời và mãn kiếp của dân tộc Việt “.

Trong bài viết “ Đúng Ba Trăm Năm Trước “ đăng trong tập san Sử Địa xuất bản tại Sài Gòn năm 1974, sử gia Hoàng Xuân Hãn có viết “ Một gương sáng lịch sử là mỗi khi thế nước suy hèn vì chia rẽ và nội loạn, thì lân bang mới lẫn cõi chiếm đất như Hồ chịu mất đất Cổ Lâu (Lạng Sơn -1945), Mạc dâng La Phù (Quảng Ninh-1540), Trịnh mất nhiều động ở biên giới tây bắc..”.

CSVN ngày nay đã làm mất lòng dân, trái ý trời, tàn bạo vô lương và trên hết đã đánh mất liêm sĩ nên con đường duy nhất để chúng kéo dài thời gian bóp cổ xiết họng đồng bào cả nước, là vơ vét những gì còn lại của dất nước, để dâng hiến cho Tàu đỏ làm chỗ dựa. Nên việc Nguyễn Phú Trọng đi Tàu, Trương Tấn Sang tới Ấn hay Nguyễn tấn Dũng ở lại đón thủ tướng Đức. Tất cả kết cuộc cũng chỉ là “ bán nước “ cho ngoại bang mà thôi.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 3-2015
MƯỜNG GIANG
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Netanyahu, Obama một chọi một
Ngô Nhân Dụng
Thủ Tướng Binyamin Netanyahu là một nhà chính trị tài, có một không hai. Ông đang lo tranh cử, hy vọng được tiếp tục cầm quyền ở nước Israel! Ông đang lo thất cử, vì phe đối lập cũng mạnh ngang ngửa. Số người ủng hộ và số người chống ông xấp xỉ bằng nhau; nhưng nhiều người đang trung lập có thể sẽ cho ông về nhà nghỉ ngơi, chỉ vì ông đã làm thủ tướng lâu quá rồi, dân cũng muốn thay đổi.

Trong cảnh bấp bênh đó, Netanyahu (quen gọi là Bibi) đã tìm ra một diễn đàn vận động tranh cử uy tín nhất thế giới, là một phiên họp cả hai viện Quốc Hội Mỹ. Ông tới đó đọc diễn văn, được các đại biểu Mỹ đứng dậy vỗ tay năm, sáu chục lần. Nước Israel, dân số hơn 8 triệu người, phải mở máy ra coi. Hình ảnh chiếu trên ti vi sẽ khiến các người ủng hộ ông vững tin hơn, và những người lừng chừng sẽ được thuyết phục rằng Bibi xứng đáng đại diện cho dân Israel đi chinh phục Quốc Hội Mỹ! Ngày 17 Tháng Ba sắp tới chúng ta mới biết sau cùng nước cờ của ông Netanyahu có giúp đảng ông chiếm đa số trong Quốc Hội Israel sắp đến hay không. Nhưng trong bàn cờ chính trị ông đúng là một cao thủ.

Ông Netanyahu được tặng cơ hội bằng vàng đó vì biết lợi dụng hai yếu tố trong đời sống chính trị Mỹ, một nước đồng minh vẫn đứng bảo đảm cho quốc gia Israel tồn tại từ năm 1948 đến nay. Một là những mâu thuẫn vẫn thường xuyên diễn ra giữa hành pháp và lập pháp, nhất là khi mỗi ngành do một trong hai đảng nắm quyền kiểm soát. Hai là tài vận động và ảnh hưởng của những tổ chức người Mỹ gốc Do Thái khiến, làm cho không một chính trị gia Mỹ nào dám tỏ ý chống chính phủ Israel, nếu còn muốn đắc cử trong kỳ bỏ phiếu sắp tới.

Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ John Boehner đã tặng cơ hội bằng vàng cho ông Netanyahu đứng trước hai viện Quốc Hội Mỹ công kích lập trường của tổng thống Mỹ vì chính ông Boehner cũng không đồng ý với ông Barack Obama! Cuộc thương thuyết giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Iran gây kiến bất đồng, hai ông Boehner và Netanyahu đứng cùng một phía. Hai người đã táo bạo đánh chung nước cờ này, vì họ dàn xếp với nhau, cả Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao Mỹ đều không được thông báo. Ông Obama giận, không tới nghe Bibi nói, ông Kerry cũng tránh mặt. Phó Tổng Thống Biden, đáng lẽ phải ngồi chủ tọa phiên họp hai viện Quốc Hội cùng với ông Boehner, cũng cáo bận không tới. Hơn 40 nghị sĩ và dân biểu đảng Dân Chủ tẩy chay không đi họp. Chưa bao giờ chính trường Mỹ diễn ra chuyện kỳ lạ như vậy.

Binyamin Netanyahu chỉ trích chính quyền Obama đang thương thuyết với Iran về chương trình nguyên tử năng của nước này. Israel tố giác Iran đang chuẩn bị chế bom nguyên tử. Iran tuyên bố các lò nguyên tử của họ chỉ nhắm sản xuất điện, hoàn toàn có mục đích hòa bình. Mỹ và các nước Tây phương đã cấm vận Iran trong hàng chục năm qua vì họ không chịu cho cơ quan Liên Hiệp Quốc kiểm soát. Chính quyền Obama đang đòi Iran phải chịu bị kiểm soát, trong thời hạn mười năm. Cuộc thương thuyết đang tiến hành, giữa Iran với năm cường quốc nguyên tử là Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc. Chính phủ Mỹ hứa đến ngày 24 Tháng Ba sẽ phải đạt một thỏa hiệp. Ông Netanyahu nói rằng một thỏa hiệp như vậy chỉ cho Iran cơ hội chế bom nguyên tử, dù trễ đến mười năm.

Ông Netanyahu đã tấn công cuộc thương thuyết của chính phủ Obama, vì ông muốn Mỹ phải bắt buộc xứ Iran phải cam kết ba điều: Thứ nhất, ngưng xâm nhập các nước vùng Trung Ðông (trong đó ngoài Israel chỉ toàn là các nước Á Rập). Thứ hai, ngưng ủng hộ các tổ chức khủng bố ở các nước khác (ông nhắm vào các nhóm người Á Rập tại Palestine và Lebanon chống Israel). Thứ ba, không ai được nói muốn tiêu diệt nước Israel nữa. Tóm lại, bắt Iran đầu hàng trên ba điều kiện, cả ba không liên can gì đến bom nguyên tử. Còn các nước khác trong số năm cường quốc nguyên tử, họ nghĩ ra sao, ông Netanyahu không quan tâm, miễn là Mỹ theo đường lối ngoại giao do ông đề nghị.

Dân Israel không hoàn toàn ủng hộ hành động của ông Netanyahu. Một ông thủ tướng Israel tới Quốc Hội Mỹ lên lớp ông tổng thống Mỹ, bị ông ấy tẩy chay không thèm gặp, ông Netanyahu đã bước qua một lằn ranh trong mối bang giao giữa hai nước khi muốn chính phủ Mỹ phải hành động ngoại giao đúng cách được chính phủ Iarael chấp thuận. Về phía dân Mỹ, nhiều người, trong đó có 40 nghị sĩ, dân biểu đảng Dân Chủ, bất mãn khi thấy ông thủ tướng một quốc gia mỗi năm vẫn được Mỹ viện trợ hơn bốn tỷ Mỹ kim lại dùng diễn đàn Quốc Hội Mỹ để gây ảnh hưởng trên đường lối ngoại giao của vị tổng thống đương tại chức. Mà mục tiêu cốt yếu của ông thủ tướng “bạn” chỉ là kiếm thêm một số phiếu trong kỳ bầu cử sắp tới!

Ông Netanyahu tạo ra tình trạng đối đầu “một mất một còn” với ông Obama, bên này thắng thì bên kia thua. Ông từng “bắt bí” ông Obama hơn một lần. Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã cáo ông Netanyahu cố tình tiết lộ nhiều trao đổi bí mật giữa hai chính phủ về diễn tiến cuộc đàm phán với Iran. Ông cho mấy nhà báo Israel biết Mỹ đang đòi Iran những gì, và tính sẽ đòi tới mức nào. Mục đích là gây ảnh hưởng trên dư luận tại Mỹ, nhất là khối vận động hành lang của người Do Thái ở Mỹ, để họ làm áp lực trên chính quyền Obama phải cứng rắn hơn. Bây giờ là một vụ bắt bí mới. Hai thời điểm sẽ quyết định giữa Obama và Netanyahu ai thắng ai thua. Ngày 17 Tháng Ba, đảng của ông Netanyahu có thể thắng, ông sẽ tiếp tục làm thủ tướng. Ông có thể thuyết phục Quốc Hội Mỹ, do đảng Cộng Hòa kiểm soát đa số, soạn một dự luật bắt chính quyền Obama phải dùng đường lối cứng rắn của Israel trong khi thương thuyết với Iran. Dưới ảnh hưởng của người Do Thái tại Mỹ, các đại biểu Dân Chủ trong Quốc Hội khó phản đối không bỏ phiếu cho dự luật đó.

Thời điểm thứ nhì là ngày 24 Tháng Ba. Cuộc thương thuyết giữa năm cường quốc nguyên tử với Iran có đạt tới một thỏa hiệp nào hay không, chưa biết được. Nếu cuộc thương thuyết tan vỡ, Iran sẽ tiếp tục chính sách cũ về năng lượng nguyên tử. Các nước Tây phương sẽ tiếp tục và gia tăng cuộc cấm vận, còn Nga và Trung Cộng sẽ không cấm vận Iran. Nhưng trong bốn chục năm qua, kể từ thời Tổng Thống Reagan, Iran đã bị cấm vận, mà họ vẫn tiến hành việc tinh luyện năng lượng nguyên tử, ngày một mạnh hơn. Nước Nga của ông Putin đang cần đồng minh, sẽ thân thiết với Iran và hỗ trợ Iran nhiều hơn. Hiện nay Iran đang hợp tác với Mỹ và các nước Tây phương trong chiến dịch tiễu trừ lực lượng Hồi Giáo quá khích ISIS ở Iraq và Syria. Nếu thỏa hiệp không thành, việc hợp tác đó sẽ chấm dứt, và chính phủ Mỹ sẽ phải đối đầu với một vùng Trung Ðông rắc rối, phức tạp hơn.

Trong hoàn cảnh như vậy, một thỏa hiệp với Iran, dù chỉ ràng buộc nước này là điều tốt nhất hy vọng đạt được để ngăn không cho Iran chế tạo bom nguyên tử trong thời gian mười năm tới. Mười năm có thể đủ để giải quyết một số vấn đề trước mắt, như những cuộc nổi dậy do nhóm ISIS khích động. Sau đó, tình hình nước Iran có thể thay đổi, dân Iran và những nhà lãnh đạo mới sẽ thấy sống trong tình trạng không bị cấm vận sướng hơn, kinh tế phát triển cao hơn, và cuộc thương thuyết lần sau sẽ có thể đạt tới các kết quả tốt hơn.

Nếu ngày 24 Tháng Ba tới một thỏa hiệp với Iran thành hình, thì câu chuyện vẫn chưa chấm dứt. Các thanh tra quốc tế sẽ tới Iran làm việc, nhưng họ sẽ được tự do hành động tới mức nào để chính quyền Iran không coi là chủ quyền của họ bị xúc phạm? Không ai đoán được thiện chí của các lãnh tụ tôn giáo ở Iran cao hay thấp. Sẽ có những lời tố cáo Iran vi phạm thỏa hiệp. Các nước Tây phương có thể sẽ cấm vận trở lại, và tất cả trở lại như tình trạng hiện nay!

Ông Netanyahu nghĩ rằng giới lãnh đạo Iran sẽ không bao giờ thay đổi. Cho nên ông chỉ thấy một con đường duy nhất, là bắt Iran phải đầu hàng. Ðiều mọi người lo lắng là một chính quyền Israel, dù có ông Netanyahu hay không, có lúc quyết định “hành động một mình.” Họ có thể đem máy bay tấn công các lò luyện nguyên tử của Iran, như họ từng làm ở Iraq khi ông Hussein còn tại chức. Israel có thể đặt cả thế giới và nước Mỹ trước một “sự đã rồi,” miễn là họ được yên tâm với địa vị quốc gia duy nhất trong vùng Trung Ðông có bom nguyên tử. Phản ứng của Iran và khối Hồi Giáo ra sao, không phải chỉ có Israel phải đối phó mà nước Mỹ chắc chắn sẽ tốn tiền bạc và quân đội để đóng vai cảnh sát giữ trật tự trong vùng.

Nhưng Iran không phải là quốc gia duy nhất trong vùng có khả năng chế bom nguyên tử. Các nước Saudi Arabia, Egypt và Thổ Nhĩ Kỳ đều có thể nuôi tham vọng chế bom nguyên tử, để ít nhất được ngồi ngang hàng với Pakistan, Ấn Ðộ! Nếu Israel tấn công Iran thì có tìm cách ngăn cản các nước này hay không?

Cuộc đấu giữa hai ông Obama và Netanyahu sẽ còn tiếp tục, nếu ông Netanyahu đắc cử lại trong mười ngày nữa. Trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ tổng thống, ông Obama đang muốn đạt được một thỏa ước ngoại giao quan trọng, để lại một di sản có ảnh hưởng lâu dài. Hầu hết các vị tổng thống Mỹ đều dành hai năm cuối của nhiệm kỳ bốn năm vào việc ngoại giao, vi không còn nhu cầu vận động tranh cử trong nội bộ nước Mỹ nữa. Nếu thất bại trong vụ Iran này, chắc ông Obama sẽ quay sang khu vực khác để cho bốn năm cuối cuộc đời tổng thống của ông không hoàn toàn vô tích sự. Nếu ông chọn Châu Âu làm lãnh vực hoạt động thì tương lai sẽ rất ngoạn mục. Chính phủ Mỹ đã bắt đầu đánh tiếng tố cáo Nga xâm lăng Ukraine, và chuẩn bị gửi vũ khí qua giúp quân Ukraine. Mỹ đã gửi xe tăng và quân đội qua tập trận với quân các nước vùng Baltic, mà “đối phương” chỉ có thể là quân Nga đang hầm hè ngoài biên giới. Nếu ông Obama dùng hai năm chót lo củng cố sức mạnh của khối NATO thì chắc lịch sử sau này sẽ quên vụ ông Netanyahu thọc gậy bánh xe năm 2015.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Bụng dạ ‘ông già lẩm cẩm, ngây thơ’
Bùi Tín
Việt Nam hôm nay
- Mồng Một Tết Ất Mùi vừa qua, tôi có bài viết ‘Chân Dung Quyền lực và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng’, trong đó có bức thư ngỏ gửi thủ tướng. Nhiều mạng tự do đăng lại bài ấy. Tôi không ngờ ngay ngày Tết lại có nhiều bạn đọc có ý kiến nhận xét, bình luận về lá thư ngỏ ấy. Có đến hơn 70 bài.

Những ý kiến đồng tình, tán thưởng, ‘xoa đầu’ không hiếm, dù đầu tôi đã bạc trắng, vẫn có tật phổng mũi gật gù khi được khen. Nhưng tôi thường chú ý hơn đến những ý kiến phản biện, gai góc. Tôi đã lường trước chuyện này.

Quả nhiên những lời ‘mắng mỏ’ không thiếu. Xin kể:

- B.T. từng ở lâu trong đảng CS mà chẳng hiểu gì về người CS cả! Làm gì còn người CS tốt, yêu nước, thương dân khi họ còn nắm quyền lực trong tay; nhà báo B.T. ngây thơ, lẩm cẩm rồi! không biết Ba Dũng là trùm ‘tư bản đỏ’ ư? chỉ ‘hứa hươu hứa vượn’, nói thì hay mà ‘làm như mèo mửa’; tay tổ lừa bịp đó!;

- Chán cho cái ông già nhà báo này quá! chỉ gây rối thêm! ông không biết Ba Dũng là tay xạo tổ bố, giả ca ngợi dân chủ nhân quyền, giả ca ngợi chế độ pháp quyền của thời đại, ba hoa rằng ‘người dân được làm mọi việc mà luật pháp không cấm '...nhưng chính Ba Dũng bỏ tù Ls Hà Vũ, bỏ tù cô Hằng, bỏ tù nhà báo Trương Duy Nhất, Ba Dũng cũng giả vờ thân phương Tây, nhưng thật ra là đi đêm với bành trướng Bắc Kinh đó, cùng một duộc với 15 ủy viên bộ chính trị khác mà thôi! Họ phân công nhau làm trò con khỉ!; đừng có van xin hão huyền, làm sao Ba Dũng từ bỏ được gia tài kếch sù do ổng và gia đình vơ vét được từ khi làm Thống đốc ngân hàng, làm sao tướng cướp CS có thể buông dao hoàn lương thành người lương thiện, huống gì là thành anh hùng cứu nước!

Cám ơn các bạn đã góp ý xác đáng. Những ý kiến ấy tôi dã biết, đã hiểu rõ khi cân nhắc để viết bức thư nói trên. Tôi xin trình bày rõ thêm như sau:

Tôi có ý định viết bài báo này sau khi đọc bài viết của ông Đào Như trên mạng Dân Luận (8/2/2015), có tít là: 'Vai trò lịch sử của mạng Chân dung quyền lực’. Trong bài, ông Đào Như nhận định CDQL đã ‘hoàn thành sứ mạng lịch sử, mở trận đánh lớn khốc liệt không khoan nhượng chống lại đảng CS Việt Nam, có ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của đảng CS trong xã hội VN’. Theo ông Đào Như, mạng CDQL đã có công vạch mặt hàng loạt lãnh đạo bảo thủ giáo điều là nguy cơ tệ hại nhất: Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị, cũng như có công lớn biểu dương, nêu gương các nhà đổi mới Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt, và nay là Nguyễn Tấn Dũng. Ông kết luận đây là vai trò lịch sử của CDQL. Tôi cho rằng ông Đào Như đã quá ư lạc quan do chủ quan, lấy mong muốn của mình thành hiện thực, nhưng hiện thực ấy còn xa vời lắm lắm, vì ông thủ tướng nói rất hay, rất nhiều, rất chuẩn (về nhân quyền, về dân chủ, về chống bành trướng, về chống tham nhũng), nhưng không hề làm, lại toàn làm điều trái ngược.

Nhưng suy đi còn nghĩ lại, tôi không đồng tình với ông Đào Như nhưng rất quý trọng mong muốn chân chính của ông là chuyển hóa toàn bộ hệ thống cai trị kiểu chuyên chính độc đảng sang chế độ pháp quyền đa đảng trong hòa bình không bạo lực. Sẽ tránh được đổ máu, hỗn loạn, tang thương, đau khổ. Tôi càng hiểu mong muốn chính đáng ấy khi ông so sánh vai trò ông Nguyễn Tấn Dũng hiện nay với ông Gorbachev ở Liên Xô năm 1991, rồi so sánh ban chấp hành TW đảng khóa XI như quốc hội Douma của nước Nga hồi ấy, đã tuyên bố giải thể Liên bang Xô viết, giải tán đảng CS Liên Xô.

Tôi không đồng tình với ông Đào Như ở điểm này, vì tôi từng nghe, đọc khá nhiều về Gorbachev, một nhà chính trị cực kỳ nhân bản, suy nghĩ, nói và làm thống nhất, sáng suốt và quả đoán, tôi cũng từng 2 lần nói chuyện khá lâu với ông Dũng, trực tiếp ‘bắt mạch’ ông khi ông còn ở Kiên Giang và khi ông ra Hà Nội, thấy ở ông một cán bộ tầm thường lắm, được ông Võ Văn Kiệt cất nhắc, nhưng vẫn là con người tầm thường về hiểu biết, nắm vấn đề, giải quyết vấn đề; đó là con người luống tuổi, rất ít học, trưởng thành từ một người y tá được huấn luyện 3 tháng trong rừng, học thêm quá ít. Tôi không có định kiến với ông, nhưng tôi nghĩ từ Gorbachev đến Nguyễn Tấn Dũng là cả một khoảng cách rộng về nhân cách, hàng chục bậc thang về nhân thức hiểu biết rõ nền chính trị quốc tế khu vực và thế giới, càng lớn rộng hơn về nhân sinh quan, về lẽ sống ở trên đời. Ta sống vì ai? vì dân, vì đồng bào ta, vì nhân dân ta, vì dân tộc ta hay vì danh tiếng hão, vì chức tước, hưởng thụ, vì vợ con, tài sản riêng, nhà thờ họ riêng, tất cả chỉ là ảo ảnh, hão huyền khi xuôi tay chui vào 6 tấm. Tôi vẫn nghĩ ông Dũng có bộ mặt sáng sủa, dáng người cao ráo, nhưng vẫn cứ là ‘con người lùn tịt’ về nhiều mặt.

Chính vì lẽ ấy mà nhân cái ảo tưởng quá lớn của ông Đào Như, một trí thức sống xa quê hương, ở bang Illinois/Hoa Kỳ, tôi muốn nhắn gửi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lá thư ngỏ nói trên để làm một cuộc thăm dò, một cú 'test' sinh động từ xa, biết rằng 99% nó là vô ích, tôi đã đoán trước thất bại. Tôi muốn qua đây cảnh tỉnh ông bạn Đào Như là chớ nên gửi niềm tin quý báu của mình ở nơi chưa đáng tin cậy, sẽ bị vỡ mộng.

Tôi vẫn cố thử một lần cuối còn có lý do là Đức Phật Thích Ca từng nói: trong con người nào cũng có ‘Phật tánh’. Một tên cướp cũng có thể ngộ ra lẽ phải, chôn dao, làm điều thiện cứu dân độ thế, thành Phật. May ra ông Dũng ngộ ra lẽ phải trong một đêm xét mình đến tận cùng, tự mình lột xác, ‘thành Gorbachev VN’, một cuộc đổi đời kỳ diệu.

Hy vọng quả thật mong manh, nhưng còn nước, còn tát.

Tôi cũng muốn qua bức thư được phổ biến rộng, toàn xã hội quan tâm và sẽ có nhiều ý kiến phong phú về thời cuộc. Tôi mong rằng cả 16 ủy viên bộ chính trị, cả 199 ủy viên TW phần lớn sẽ đọc bức thư này và suy nghĩ, cũng như đông đảo đảng viên CS và bà con ta ngoài đảng cũng cùng suy nghĩ về thời cuộc. Để những người lãnh đạo đảng CS nhận ra rằng tình thế đang cần đến một nhân vật xuất chúng - không phải Nguyễn Tấn Dũng thì có thể là ai đây? - nhân vật ấy sẽ tập trung quanh mình những người đồng tâm nhất trí, kén chọn một số trợ lý, cố vấn ưu tú, dựa hẳn vào các tổ chức xã hội dân sự đang dấn thân cho Tự do của dân tộc. Nhân vật ấy, nhóm tiên phong ấy sẽ đặt sang một bên cả hệ thống những học thuyết, chủ nghĩa, chế độ chính trị - kinh tế - văn hóa - đối ngoại đã cũ kỹ không còn sức sống, thay thế nó bằng hệ thống pháp quyền, nhân quyền, dân chủ đa nguyên về chính trị - kinh tế - văn hóa và đối ngoại. Dân chủ bầu cử, Tự do ngôn luận là 2 nét nổi bật trong hệ thống cai tri mới lấy dân làm gốc. Cả một trào lưu dân chủ quốc tế mạnh mẽ sẽ lập tức ủng hộ và tiếp sức cho ta, từ Philippin, Inđônếsia, Malaisia, Ấn Độ, Miến Điện, đến Liên Âu, Úc, Canada, Hoa Kỳ, trong khi ta duy trì quan hệ bình đẳng hòa bình với Trung Quốc.

Đất nước ta đang cần tiếp túc đổi mới cả hệ thống. Toàn dân ta đang mong chờ một sự lãnh đạo sáng suốt, minh bạch, quả đoán theo hướng tiến bộ và hiện đại. Tất cả những học thuyết, chủ nghĩa, chế độ cai trị, tên đảng, tên nước… không có gì là cố định, thiêng liêng, tồn tại dai dẳng, tất cả chỉ là phương tiện do con người tạo ra, là công cụ của nhận thức, khi không còn thích hợp thì đật nhẹ nhàng nhưng dứt khoát sang một bên - hay có thể đưa vào bảo tàng lưu niệm để làm răn - và tạo ra công cụ mới sắc bén, hiện đại có công suất cao hơn để kiến tạo phát triển và chia thành quả thật hợp lý cho toàn dân cùng hưởng... Trên dưới ôn tồn thuyết phục nhau, nghe theo lẽ phải, khi cần vẫy gọi nhau xuống đường có trật tự, có tổ chức để tỏ rõ ý chí xã hội là đông đảo, đồng nhất.

Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh đến tác dụng và vai trò lịch sử của các tổ chức và cá nhân đang giương cao ngọn cờ Nhân quyền, đòi Tự do, Dân chủ cho toàn dân, của Mạng Lưới các blogger tự do, của các tổ chức của Xã Hội Dân Sự đã vượt qua con số 30, trong đó có các mạng thông tin lề dân như mạng bô-xít, Dân Làm Báo, Việt Nam Thời Báo, Văn đoàn Độc lập, Phụ nữ Nhân quyền, đội bóng No-U, phong trào ‘Tôi không thích đảng Cộng sản!’, các tổ chức tín đồ đòi tự do tôn giáo,… Bất kỳ nhà hoạt động chính trị nào muốn làm nên lịch sử ắt phải dựa vào nhân dân và dân tộc, dựa hẳn vào các tổ chức Dân chủ và Nhân quyền trên đây, do đó là những tổ chức mang bản chất dân tộc và nhân dân sâu đậm nhất, đang là động lực chân chính, lành mạnh, lương thiện của toàn dân, đang lớn mạnh dần và sẽ được nhân lên gấp ngàn vạn lần khi thời cơ cách mạng bùng nổ.

Sự bùng nổ cách mạng sẽ tuyệt vời nếu như được diễn ra trong hòa bình không bạo lực, như ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Liên bang Nga, Tunisia, Miến Điện…, tránh để đổ máu như ở Romania dù ở đây là những xung đột không đáng kể.

Cần khắc phục tâm lý bi quan, thủ đoạn dọa dẫm là thay đổi cả hệ thống sẽ tất yếu dẫn đến hỗn loạn. Không nhất thiết là thế. Đó không phải là định mệnh. Đổi mới cả hệ thống không bạo lực là nét trội của thời đại. Ấn Độ, Miến Điện dân chủ hóa cũng là láng giềng vói Trung Quốc minh chứng cho điều đó. Điều kiện phải là tự do liên minh toàn diện với các nước dân chủ như Nhật bản, Ấn Độ, Philippin, Inđônếsia, Úc, Liên Âu, Hoa Kỳ… trong khi giữ quan hệ hòa bình, bình đẳng, hợp tác có đi có lại với Trung Quốc.

Chân thành xin lỗi các bạn nếu như tôi vẫn còn ‘lẩm cẩm, ngây thơ’ trong bài viết này.

Bùi Tín
hoanghoa
Posts: 2256
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Ông Nemtsov là mối đe dọa đối với Putin dù sống hay chết?

Image
Ông Boris Nemtsov nói chuyện với các ủng hộ viên trong một cuộc biểu tình phản đối ở Moscow, 6/5/2013
Carl Schreck, RFE/RL

Việc nhà lãnh đạo đối lập Nga Boris Nemtsov bị bắn chết trên đường phố trong thủ đô Moscow có nghĩa là một nhân vật chỉ trích Tổng thống Vladimir gay gắt nhất đã bị loại ra khỏi sân khấu chính trị nước Nga. Tuy nhiên vẫn còn chờ xem liệu, dù sống hay chết, ông Nemtsov có vẫn là mối đe dọa đối với quyền cai trị của ông Putin hay không.

Hôm Chủ nhật, chính quyền thủ đô Nga đã chấp thuận cho mở cuộc tuần hành với số người tham gia lên đến 50.000 người trong trung tâm Moscow. Cuộc tuần hành, để thay cho cuộc biểu tình phản đối đã được hoạch định từ trước, dự kiến đông hơn nhiều, sẽ cung cấp một diễn đàn lớn cho các nhà phê bình Điện Kremlin, những người đang nghi ngờ có bàn tay chính phủ trong cái chết của ông Nemtsov.

Image
Dân chúng tuần hành tưởng niệm ông Boris Nemtsov, 1/3/15

Ngay cả các giới chức chính phủ Putin dường như cũng cảm thấy mối nguy hiểm mà cái chết dũng khí của vị cựu phó thủ tướng thứ nhất có thể đặt ra, gợi lên một cách không minh bạch việc một chiếc xe chạy qua bắn chết ông vào tối Thứ sáu có thể là hành động cố ý “khiêu khích” trước vụ biểu tình được hoạch định vào cuối tuần.

Là một chính trị gia năng động, đầy phong cách và nói tiếng Anh hầu như hoàn mỹ, ông Nemtsov 55 tuổi, là người đề xướng các biện pháp cải cách kinh tế tự do mạnh mẽ và đã nổi bật trên sân khấu quốc gia trong thập niên 90, trong cương vị tỉnh trưởng Nizhny Novgorod rất được lòng dân.

Sự nghiệp chính trị đầy hứa hẹn

Một thời được truyền thông mệnh danh là “chàng trai vàng”, (một người thành công và được ngưỡng mộ), trên chính trường Nga, ông Nemtsov sau đó được tổng thống lúc bấy giờ là ông Boris Yeltsin đề cử làm phó thủ tướng thứ nhất, một việc mà nhiều người diễn giải như hành động của nhà lãnh đạo Nga chuẩn bị người kế nhiệm ông trong Điện Kremlin.

Nhưng ông Yeltsin đã bàn giao quyền cho ông Putin, khi ông Putin đắc cử tổng thống năm 2010. Ông Nemtsov trở thành một người lớn tiếng phê phán tân lãnh đạo Nga, trong lúc Điện Kremlin bóp nghẹt tiếng nói của các tổ chức truyền thông quan trọng và phát động một chiến dịch nhắm vào những nhà tài phiệt nhiều ảnh hưởng chính trị trong thời ông Yeltsin không chịu tuân theo đường lối của chính phủ.

Ông Nemtsov trở thành đại biểu của Viện Duma, hạ viện Nga, trong nhiệm kỳ đầu của ông Putin. Ông mất ghế trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2003, cuộc bầu cử mà Đảng Nước Nga Thống nhất một đảng ủng hộ Điện Kremlin thắng lớn.

Trong những năm tiếp theo sau, ông lãnh đạo một loạt các phong trào và các đảng đối lập chủ trương cấp tiến, cùng lúc viết các bài báo tố giác chính phủ của ông Putin tham nhũng lớn.
Image
Ông Nemtsov bị bắn bốn phát từ một chiếc xe màu trắng chạy ngang qua khi ông đang đi bộ trên một cây cầu bắc qua sông Moscow
ngay bên cạnh Điện Kremlin.

Năm 2013, ông Nemtsov phổ biến một bản báo cáo nói rằng các viên chức và doanh nhân đã đánh cắp đến 30 tỷ đôla trong ngân quỹ dành để tài trợ Olympics Mùa đông 2014 tổ chức ở quê nhà của ông thành phố Sochi, khu nghỉ mát nằm ven Hắc hải. Ông Nemtsov nói với đài RFE/RL vào lúc đó:

“Rõ ràng các bạn bè thân hữu của Putin đang điều hành công tác chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic. Cũng hiển nhiên là người ta sẽ không sẵn sàng đưa bạn bè mình vào tù. Tuy nhiên chúng ta không thể nhìn tất cả những việc này một cách thụ động, vì quy mô (của các hoạt động) của họ sẽ ngày càng lớn. Mức độ biển thủ mà họ thực hiện không chỉ là một trò chơi của trẻ con mà là một mối đe dọa thực sự cho an ninh quốc gia của Nga.”

Tiếng tăm lên nhanh

Ông Boris Yefimovich Nemtsov sinh ngày 9 tháng 10 năm 1959 ở Sochi. Ông học khoa vật lý, và tốt nghiệp tiến sĩ năm 1985 tại một đại học ở thành phố Gorky trên bờ sông Volga, hiện nay được gọi là thành phố Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moscow 250 dặm về hướng đông.

Ở Gorky, hoạt động chính trị đầu tiên của ông Nemtsov là vận động chống việc xây dụng một nhà máy điện hạt nhân trong vùng. Năm 2013 trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Ekho Moskvy của Nga, ông cho biết mẹ ông, một bác sĩ nhi khoa, là nguồn động viên cho ông trong hoạt động về an toàn điện hạt nhân. Ông cho biết:

“Mẹ tôi bắt đầu thu thập chữ ký, và tôi lo sợ họ sẽ bỏ tù, bắt mẹ tôi. Vì vậy tất nhiên tôi đứng cạnh bà để bảo đảm không ai đụng đến bà.”

Năm 1990, vào lúc 30 tuổi, ông Nemtsov thắng được một ghế trong đoàn Xô viết Tối cao Cộng hòa Nga, và sau đó tiến vào Xô viết Tối cao Liên Xô

Khi một nhóm chủ trương cứng rắn trong Đảng Cộng sản và cơ quan tình báo Xô viết KGB thực hiện mưu toan đảo chính nhà lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev tháng 8 năm 1991, ông Nemtsov ngồi với ông Yeltsin tại tòa nhà quốc hội và đứng cạnh chiếc xe tăng, nơi ông Yeltsin đọc bài diễn văn nổi tiếng trước những người xuống đường phản đối. Ông nói trong cuộc phỏng vấn với đài RFE/RL hồi năm 2011:

“Tôi hiểu vào thời gian đó có những ngày rất quan trọng đối với nước tôi. Và thực sự nó là ngày cáo chung của chế độ cộng sản. Chúng tôi hiểu rất rõ. Những chúng tôi không đã không thực tế.”

Thúc đẩy cải cách kinh tế
Image
Hàng chục ngàn người xuống đường tuần hành tưởng nhớ ông Nemtsov tại Moscow, ngày 1/3/2015.

Nhiều tháng sau cuộc đảo chính thất bại, ông Nemtsov được ông Yeltsin đề cử vào chức tỉnh trưởng Nizhny Novgorod và sau đó tái đắc cử. Trong thời gian làm tỉnh trưởng, ông Nemtsov hợp tác với các chính trị gia khác để đưa ra những biện pháp cải cách thị trường và tư hữu hóa nhằm phục hồi nền kinh tế của khu vực công nghiệp.

Năm 1994, ông Yeltsin đã từng gợi ý rằng một ngày nào đó ông Nemtsov có thể sẽ điều hành đất nước. Ông Yeltsin nói về ông Nemtsov trong một chuyến đi đến Nizhny Novgorod vào năm đó, “Ông ấy quá chín chắn đến nổi quý vị đã có thể đưa ông lên làm tổng thống.”

Tiếng tăm của ông Nemtsov tiếp tục lên cao và vào năm 1997 ông Yeltsin để cử ông vào chức vụ phó thủ tướng thứ nhất. Năm đó ông 37 tuổi.

Lúc ấy ông nói đùa rằng việc bổ nhiệm ông “như đặt ông trước một đội hành quyết,” mặc dù ông đã chứng tỏ xu hướng không lui bước trước một cuộc tranh đấu.

Trong một cuộc tranh luận được truyền hình cách đây 2 năm, ông Vladimir Zhirinovsky một nhân vật chủ trương dân túy hất ly nước cam vào mặt ông Nemtsov và ông hất trả ly nước trái cây vào ông ta.

Tuy nhiên, thời gian của ông Nemtsov trong chính phủ liên bang ngắn ngủi, vào lúc Nga tiến đến tình trạng vỡ nợ tháng 8 năm 1998. Ông bị giáng chức phó thủ tướng vào tháng 4 năm đó, và đệ đơn từ chức mấy ngày sau vụ vỡ nợ, và ông Yeltsin đã chấp thuận đơn từ chức.

Thực tế nghiêm trọng hơn nhiều

Ông Nemtsov tiếp tục đồng sáng lập chính đảng Liên minh Cánh hữu (SPS) năm 1999, cùng với các cựu thành viên trong đội ngủ của ông Yeltsin. Đảng này gắn chặt với biện pháp tư hữu hóa và cải cách trong thập niên 90 mà nhiều người Nga chỉ trích gay gắt sau khi trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế trong thập niên.

Năm đó, ông ra ứng cử với tư cách thành viên đảng SPS và được bầu làm đại biểu Viện Duma, giữ vai trò phó chủ tịch hạ viện. Tuy nhiên 4 năm sau, đảng này thất bại không thắng được ghế nào trong cuộc bầu cử viện Duma, dưới sự chi phối của Đảng Thống nhất Nước Nga, dẫn đến việc ông Nemtsov bắt tay vào hoạt động chính trị đối lập không theo hệ thống.
Image
Ông Nemtsov là một trong những người chỉ trích ông Putin gay gắt nhất ở Nga.

Ông Nemtsov trở thành một nhà lãnh đạo các cuộc biểu tình phản đối của đối lập chống ông Putin và chính phủ của ông và bị cảnh sát chống bạo động bắt hết lần này đến lần khác trong các cuộc biểu tình trong thập niên qua.

Các nhóm và truyền thông ủng hộ Điện Kremlin phỉ báng ông cho rằng như một con rối của các chính phủ phương Tây, tìm cách đưa nước Nga trở lại tình trạng hỗn loạn xã hội và kinh tế như những năm trong thập niên 90.

Năm 2009, ông Nemtsov ra ứng cử thị trưởng thành phố Sochi, nhưng thất bại nặng trước ứng cử viên của Điện Kremlin trong cuộc bầu cử mà các nhà hoạt động đối lập nói rằng bị hoen ố bởi gian lận và thao túng đầy dẫy.

Có một lúc trong cuộc vận động, một kẻ tấn công đã ném ammonia vào mặt ông Nemtsov. Sau đó, ông nói ông tin là vụ tấn công do những nhà hoạt động ủng hộ Điện Kremlin thực hiện vì những chỉ trích của ông về Olympic Mùa Đông ở Sochi.

Đánh giá ông Putin thay đổi

Sau khi ông Yeltsin bổ nhiệm cựu viên chức KGB vào chức vụ thủ tướng năm 1999, ông Nemtsov thoạt đầu đề nghị tuyên dương ông Putin, gọi ông ra một nhân vật rất được chấp nhận đối với những người cấp tiến Nga và là một người thông minh, nhiều kinh nghiệm, có khả năng

Nhưng năm 2013 ông Nemtsov nói với đài Ekho Moskvy rằng ông chưa bao giờ ủng hộ Putin, và nói rằng mẹ ông nói với ông “đừng bao giờ tin” một người KGB.

Image
Ông Nemtsov từng nói rằng ông chưa bao giờ ủng hộ Putin, và nói rằng mẹ ông nói với ông 'đừng bao giờ tin một người KGB'.

Ông nói trong 4 năm đầu nhiệm kỳ của ông Putin – trong đó có vụ bắt trùm dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky và đáp ứng của chính quyền trong vụ tấn công khủng bố vào trường học số 1 của Beslan năm 2004 – khiến ông trở thành người vĩnh viễn chống tổng thống Nga.

Nói chuyện với đài phát thanh RFE/RL năm 2011, ông Nemtsov nói, ông Yeltsin và đội ngũ của cựu tổng thống “ngây thơ” tin rằng sự cáo chung của chế độ cộng sản có nghĩa là sẽ “có đời sống tốt đẹp trong vài tháng.” Ông nói:

“Chúng tôi tin rằng chúng tôi chỉ loại trừ chủ nghĩa cộng sản và chúng ta sẽ được may mắn. Nhưng không may là thực tế nghiêm trọng hơn nhiều và phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng tôi tin vào lúc đó.”

Nguồn: Reuters, AFP, BBC, Ekho Moskvy, The Moscow Times, The Wall Street Journal and Polit.ru
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

'Hổ Vương' Trung Hoa sắp sa lưới?

Bùi Tín


Image
Nguyên Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.
Ngày 28/2/2015 báo Nhân dân Giải phóng quân của quân đội Trung Quốc đưa tin 14 viên tướng của Trung Quốc đã bị bắt giữ, tước quân hàm, chờ ngày xét xử vì đã bị tố cáo, điều tra về tội phạm pháp, phạm kỷ luật nghiêm trọng, tham nhũng và sống sa đọa.

Trong các viên tướng trên có Thiếu tướng Quách Thanh Lương, con trai của Thượng tướng Quách Bá Hùng, từng là Phó Bí thư Quân ủy Trung Ương, là cận thần của nguyên Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân. Trước đó vào tháng 1/2015, Tướng Quách Bá Hùng đã bị quản thúc, giam lỏng để chờ ngày xét xử. Hãng Reuters (25/2) nhận xét Tướng Từ Tài Hậu và Tướng Quách Bá Hùng là 2 viên tướng cao cấp nhất, đều là Phó Bí thư quân ủy khi ông Giang Trạch Dân là Tổng Bí thư kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương, cũng là 2 người được xem là thân tín nhất của ông Giang.

Ngày 3/3/2015, báo Tranh Minh (Hồng Kông) cho biết ông Tăng Khánh Hồng, nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, vốn là cánh tay phải của ông Giang Trạch Dân, đã bị Ủy ban Thanh tra và Kỷ luật của đảng CS Trung Quốc giam lỏng vì bị tố cáo về nhiều tội: ăn hối lộ, tham nhũng, hối mại quyền thế. Mạng Đại Kỷ Nguyên cho biết Tăng Khánh Hồng từng thực hiện đắc lực chủ trương đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, đặc biệt là trong tội ác mổ tử thi các tù nhân Pháp Luân Công để bán các bộ phận cơ thể của họ.

Ngày 4/3/ 2915 cũng báo Tranh Minh (Hồng Kông) cho biết sau khi con trai cả của ông Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng bị mất chức Phó Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc kiêm Chủ tịch Phân viện Thượng Hải, nay cháu ruột ông là Nghê Phát Hoa, Phó Chủ tịch tỉnh An Huy, đã bị truy tố về tội tham nhũng nghiêm trọng. Vợ ông Nghê Phát Hoa họ Bành là con gái của Giang Trạch Tuệ, em gái ruột của ông Giang Trạch Dân. Báo China News ngày 2/3/2015 còn cho biết Tòa án nhân dân thành phố Đông Dinh tỉnh Sơn Đông đã công bố tội trạng của Nghê Phát Hoa nhận hối lộ đến 13 triệu Nhân dân tệ (bằng 2 triệu US$), tài sản ông này đã bị tịch thu sung vào công quỹ.

Các báo tự do ở Hồng Kông nói trên nhận định rằng cuộc săn con hổ lớn nhất - Hổ Vương - tức nguyên Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã gần kề, chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong 2 năm qua, hàng vạn cán bộ đảng viên đã bị sa lưới, khai trừ khỏi đảng CS trong chiến dịch “săn hổ diệt ruồi, bắt sói trốn chạy, thu hồi tài sản bất minh”, trong đó có hơn 20 tướng lãnh từ thiếu tướng đến thượng tướng, hơn 50 cán bộ lãnh đạo cấp cao từ thứ trưỏng, bí thư tỉnh ủy trở lên đến ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và phó bí thư Quân ủy Trung ương.

Ông Giang Trạch Dân được coi là lãnh tụ tối cao xếp hàng thứ 3 của đảng CS Trung Quốc, chỉ sau Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Vụ trọng án chính trị tham nhũng “Giang Trạch Dân và đồng bọn”, nếu được mở ra và xét xử, sẽ là vụ án cực kỳ chấn động.

Vụ bao vây, săn Hổ Vương của ông Tập Cận Bình trong chiến dịch chống tham nhũng, từ lớn nhất đến nhỏ nhất, từ hổ đến ruồi, còn bao gồm cả việc săn lùng bọn tham nhũng chạy ra nước ngoài và thu hồi mọi tài sản bất minh cho công quỹ, cho đến nay là thuận buồm xuôi gió, do được xã hội TQ hoan nghênh, tuy về thực chất là sự kình địch của các phe nhóm trong đảng CS. Riêng việc chống tham nhũng dù mạnh mẽ đến đâu cũng không thể cứu đảng CS khỏi thảm cảnh khủng hoảng, do đây là khủng hoảng toàn diện của cả một hệ thống chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, đạo đức, mà nguyên nhân cơ bản là bản chất độc đoán, phản dân chủ, phi nhân quyền, phản các dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, đi ngược lại những giá trị dân chủ - nhân văn của thời đại văn minh.

Một số bạn Trung Quốc đối lập dân chủ tôi vừa gặp ở Pháp cho biết ông Tập Cận Bình có tham vọng vượt lên thành lãnh đạo vĩ đại, còn cao hơn cả Mao và Đặng khi hoàn thành “giấc mộng Trung Hoa”, thực hiện thống nhất Đài Loan vào một nước Trung Quốc phồn vinh, nhưng đó chỉ là không tưởng vì Trung Quốc hiện có quá nhiều căn bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc chữa. Thêm nữa ông Tập Cận Bình đang có động cơ cá nhân, rất cay cú khi khám phá ra âm mưu đảo chính cung đình do chính Giang Trạch Dân cùng Chu Vĩnh Khang và đồng lõa dự định thực hiện hồi 2011 - 2012 nhằm đưa nhóm Bạc Hy Lai, Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm… lên thay Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, gạt Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường ra. Nay Tập thực hiện một đòn thù, “giáng trả bọn phản nghịch”.

Trông người lại nghĩ đến ta. Lãnh đạo đảng CS Việt Nam từng hứa sẽ học những kinh nghiệm tốt, tích cực của đảng CS Trung Quốc, Riêng về chống tham nhũng thì đảng CS Việt Nam dơ cao đánh khẽ, đánh như phủi bụi, vì sợ “vỡ bình”, sợ nát đảng, nhút nhát không kém gì chống bành trướng. Ủy ban chống tham nhũng bị tê liệt khi ông Nguyễn Bá Thanh không vào được Bộ Chính trị, rồi bị bệnh chết sớm, chết theo là 6 vụ án lớn bị chôn vùi luôn.Tướng Phạm Quý Ngọ cũng bị buộc phải chết để ỉm việc Đại tướng Trần Đại Quang ăn tiền của Dương Chí Dũng lên đến nửa triệu đôla.

Ủy ban Thanh tra và Kỷ luật của đảng CS Trung Quốc là cơ quan chủ yếu chống tham nhũng, do tổng bí thư trực tiếp nắm, có bộ máy điều hành đầy quyền lực, đi đến đâu có uy lực đến đó, điều tra có bài bản, truy lùng thư từ, hoá đơn, đối thoại trên máy cầm tay, hỏi cung kỹ từ thư ký, lái xe, hàng xóm, người tình, bè bạn, gia đình của can phạm, tiến hành bởi một bộ máy chuyên nghiệp trung thành được huấn luyện kỹ. Còn trong đảng CS Việt Nam thì ban tương đương là Ủy ban Kiểm tra Trung ương có trách nhiệm như vậy, nhưng lại là ban vô tích sự nhất, không có uy quyền gì, hoàn toàn vô trách nhiệm, đến người cầm đầu lẽ ra phải năng động có quyền uy thì lại là ông Hà Văn Dụ, ủy viên Bộ Chính trị, ươn hèn đến thảm hại, hầu như không ai biết đến, không hề có một lời phát biểu nào về trách nhiệm của mình trong việc duy trì kỷ luật đảng, có 5 tay phó ban cũng hầu như bất động nốt.

Hãy chờ xem trong Dự thảo Báo cáo chính trị, họ sẽ ăn nói ra sao về chống tham nhũng trong 5, 10 năm qua, khi mà có người lãnh đạo cho rằng đầu tư 10 tỷ mà thất thoát 1 tỷ là chuyện bình thường, không có gì phải lo! Chính do đó mà Luật phòng chống tham nhũng không đe nẹt được ai, tuy có điều khoản ai tham nhũng lên đến 1 tỷ đồng (bằng 50.000 đôla) là có thể bị tử hình,. Nếu luật được tôn trọng nghiêm ngặt, nếu như quả thật ông Trần Đại Quang ăn đến nửa triệu đôla từ Dương Chí Dũng thì ông Quang phải có đến 10 cái đầu mới đền hết tội.

Ta hãy chờ xem pha vây hãm Hổ Vương ở Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào, sau khi người hùng họ Tập đã lần lượt bóc các vỏ cứng bên ngoài, phá tan các hàng rào giây kẽm gai bao bọc hang hùm, ở giữa thủ đô Bắc Kinh.
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

VÀI LỜI CÔNG BẰNG CHO THƯỢNG NGHỊ SĨ NGÔ THANH HẢI.


Chu Tất Tiến.


Thời gian gần đây, vụ Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đề nghị dự luật S-219 tại Thượng Viện Canada làm dấy lên một làn sóng dư luận chống đối giữa hai phe bênh và chống. Phải nói một sự thật là phe chống đông hơn phe bênh, phe chống có rất nhiều lý lẽ khích động, và gồm nhiều thành phần: Một vài người có bằng cấp, một số lớn người tỵ nạn Cộng Sản có mất mát đau thương trong ngày 30-4, một vài tổ chức chống Cộng cực đoan, đồng thời cũng có những kẻ theo đóm ăn tàn, chỉ biết chửi tục và vài tên hề-diễn đàn như Ngô Kỷ và một số tên nằm vùng, tay sai Cộng Sản. Ngược lại, phe bênh thì vắng người hơn, cho dù lý lẽ cứng rắn hơn, nhưng hình như không thuyết phục được phe chống nhiều cảm tính hơn, và thường dựa vào quá khứ đau thương của dân tộc mà kết án Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải. Một số người bênh có đưa ra quá khứ chiến đấu trước 1975 và những tranh đấu cho việc Dân Chủ Hóa Việt Nam trong chính trường của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải để làm bằng chứng, tuy nhiên, tiếng nói này thường bị khuất lấp bởi những xúc động của người dân tỵ nạn Cộng Sản, khi nhớ lại những đau thương mà bọn “hèn với giặc, ác với dân” này đã gây ra cho dân tộc.

Trong phạm vi một bài viết nhỏ, không với mục đích bênh cá nhân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, mà chỉ muốn lấy lại sự công bằng cho một sự việc, một cá nhân đã tạo nên sự việc đó, người viết sẽ không nhắc lại thành tích quá khứ của nhân vật này, mà chỉ nhìn đến sự việc dưới cặp mắt khách quan, khoa học mà thôi. Lý do: thành tích quá khứ không chứng minh được sự việc hiện tại. Đã có bao người từng là lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa chống lại Cộng Sản kịch liệt, nay đã đầu hàng giặc, làm nhục danh dự Việt Nam. Đã có biết bao nhiêu người theo diện cựu tù cải tạo sang Mỹ giờ về làm “tà lọt” cho nhà nước Cộng Sản như con trai một cựu tù cải tạo nay đã làm rể tên bán nước buôn dân Nguyễn tấn Dũng và rất nhiều gia đình cả bố con từng tù cải tạo khác đang làm công nhân viên chức cho nhà cầm quyền này. Ngay trong cộng đồng hải ngoại, rất nhiều người từng la lối chống cộng to tiếng nhất nay cũng âm thầm làm chó săn cho giặc.

1) Tiến trình của dự luật S-219: Theo báo chí Canada, Nghị sĩ Ngô Thanh Hải đưa ra dự luật S-219 là để tưởng nhớ hai triệu người đã bỏ nước ra đi, 250 ngàn người bỏ mình trên biển cả, cám ơn Canada đã nhận 300 ngàn, cám ơn chính phủ và nhân dân Canada đã mở rộng vòng tay đón tiếp người tị nạn Việt Nam, đồng thời để công nhận giải thưởng Nelson mà Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã trao cho quốc gia Canada về thành tích đóng góp rất nhiều trong vấn đề tị nạn. Thoạt đầu, ông đề nghị dự luật S219 đặt tên cho ngày 30-4 là Black April Day (Tháng Tư Đen). Nhưng sau đó, Thủ tướng Canada đề nghị đổi lại là Journey To Freedom Day với mục đích để cho dân Canada hiểu rõ hơn ý nghĩa dự luật.

2) Nội dung dự luật: Phần mở đầu dự luật ghi rõ là để “bày tỏ sự trân trọng về một ngày quốc lễ để tưởng niệm đến việc di cư của các người dân tỵ nạn Việt Nam và sự chọn lựa sinh sống và được sống tại Canada của họ sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và chấm dứt chiến tranh Việt Nam”.

Điều 2 của dự luật ghi: “Khắp đất nước Canada và hàng năm và mỗi năm, ngày 30 tháng Tư (30/4) sẽ được biết đến như là ‘Ngày Hành trình đến Tự do’." "Ngày này để “mọi người nhớ đến và tưởng niệm những mạng người đã bị mất và những kinh nghiệm đau đớn mà những người tỵ nạn phải trải qua trong cuộc di cư của người dân Việt và sự được chấp nhận cho người Việt được sinh sống tại Canada và được chính phủ Canada chấp thuận, và cũng là để nhớ đến sự đóng góp của người dân Canada - và người Việt mà số dân này hiện nay có vào khoảng 300.000 người trong xã hội Canada.”

Như thế, không có khoản nào mang ý nghĩa là “xóa bỏ ngày Quốc Hận”, hay xóa bỏ ý nghĩa của ngày mà Việt Nam Cộng Hòa thất thủ trước sự cưỡng chiếm của Cộng Sản quốc tế. Ngược lại, Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đã tạo thêm danh dự cho Việt Nam khi thuyết phục được một Nghị Viện nước ngoài chấp nhận một ngày lễ của riêng dân Việt trên xứ sở của một nước ngoại quốc thành một ngày lễ quốc tế!

3) Ý Nghĩa của nhóm danh từ: Ngày Quốc Hận! Nhóm chữ “Ngày Quốc Hận” thật ra là do người miền Nam dưới chế độ Cộng Hòa đặt ra mà thôi. Đúng ra, phải viết dài và đủ như sau: “Ngày Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa uất hận trước việc mất nước.” Tại sao lại dài giòng thế? Vì nếu viết “ngày Việt Nam uất hận..” thì không đúng với sự kiện cụ thể, vì gần 40 triệu người miền Bắc, cũng là người Việt Nam, lại vui mừng trước ngày 30-4, vì đối với họ là ngày Giải Phóng! Cho nên phải nói rõ ràng là chỉ có miền Nam mới uất hận mà thôi. (Chữ Hận ở đây phải hiểu là Uất Hận, chứ không phải Thù Hận, hay Hận Ghét, vì nếu theo ý nghĩa của hai tĩnh từ sau, thì hóa ra mình là người chỉ biết thù hận mà thôi sao?) Nhưng trên phương diện văn chương, chữ nghĩa, chúng ta phải bỏ hết cái dài giòng đi mà dùng ngắn gọn: Ngày Quốc Hận. Mà sử dụng chữ này ở đâu? Dĩ nhiên, như đã nói trên, chỉ sử dụng trong phạm vi người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chỉ sử dụng trong các cuộc hội họp, biểu tình của cộng đồng Việt Hải ngoại, cũng như chỉ sử dụng trong lãnh vực truyền thông, báo chí của cộng đồng hải ngoại mà thôi, không áp dụng cho miền Bắc! Nếu đã không thể sử dụng cho miền Bắc Việt Nam, thì lại càng không thể ép người ngoại quốc phải sử dụng chữ đó được. Không thể bắt người Mỹ, người Canada, người Úc phải đồng ý với mình là phải tôn trọng chữ “Quốc Hận” trong phạm vi của nước họ! Họ có “hận” cái gì đâu, có mất nước đâu mà bắt họ phải để tang ngày 30-4?

Nên nhớ : dự luật S-219 nếu được thông qua bởi Hạ Viện Canada, thì sẽ áp dụng chính thức trên toàn quốc Canada, cho người Canada, không phải cho người tị nạn Việt trên đất Canada! Nếu chỉ cho người Việt trên đất Canada thì cần gì phải đến Thượng Viện, Hạ Viện Canada thảo luận, biểu quyết và thông qua bằng Luật chính thức của Canada! Đến ngày 30-4, cộng đồng Việt cứ việc tổ chức mít tinh, chẳng cần ai chấp thuận, cứ treo biểu ngữ to thật to: TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30-4! Ai nói gì đâu? Ai dám xóa bỏ chữ này đâu? Ai dám đến giật cái biểu ngữ này xuống? Ngay cả Thủ Tướng Canada cũng chẳng dám làm việc này, huống hồ một ông Thượng Nghị Sĩ Việt!

Tóm lại, nhóm chữ NGÀY QUỐC HẬN không hề bao giờ có trong tự điển Canada, cho nên dự luật S-219 không thể xóa bỏ được, vì không có, lấy chi mà xóa bỏ! Người ta nói: “xóa bàn cờ” đi làm lại, chỉ khi nào trên bàn cờ đã có quân, đã có chiến đấu, một bên thắng, một bên đã thua, chứ không ai nói “xóa bàn cờ” khi chẳng có quân nào trên cái miếng gỗ chỉ có mấy cái gạch chéo được! Nói “Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải âm mưu xóa bỏ ngày Quốc Hận” là nói theo kiểu Việt Cộng, chụp mũ này vào cái đầu kia, treo đầu dê mà bán thịt chó, lập lờ đánh lận con đen, lừa gạt dư luận.

Kết luận: Thực tế, Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, với tình yêu nước Việt Nam Cộng Hòa, ông đã từng đề nghị ngày 30-4 là ngày Tháng Tư Đen, nhưng không được chấp thuận, vì với Canada, chẳng có tháng nào là tháng Đen cả. Chính Thủ Tướng Canada là người bạn thân thiết với cộng đồng Việt di tản, rất mến dân Việt tị nạn, mới chấp thuận cho Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đưa dự luận ấy ra Quốc Hội Canada để thảo luận, và lại còn góp ý sửa danh xưng cho thích hợp với dân Canada, chứ còn với danh từ Quốc Hận, thì mãi mãi ngày 30-4 vẫn chỉ lặng lẽ đến với dân Việt tị nạn mà thôi. (Ngay chính người Việt gốc Cộng cư ngụ ở Canada cũng phản ứng kịch liệt với đề nghị này.)

Điều đáng buồn là trong vụ việc này, đại đa số những người không đồng tình với danh xưng này đều chưa hiểu rõ những diễn tiến của sự việc, mà chỉ vì cảm tình quá nặng với đất nước, cảm xúc quá mạnh với sự kiện phải bỏ nước ra đi ngày 30-4 năm ấy, đã hòa với một nhóm hề-diễn đàn, và tay sai nằm vùng, mà tấn công Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải rất nặng lời. Nào là “thằng Hải, thằng Hủi, thằng Việt Cộng họ Ngô, thằng bán đứng dân tộc, thằng Nghị Sĩ…” mà quên mất cái vốn văn hóa văn minh của người miền Nam trước 1975. Khi ấy, chỉ có Việt Cộng mới gọi “thằng Thiệu, thằng Kỳ”, còn báo chí, truyền thông miền Nam vẫn lịch sự viết “Hồ chí Minh, Võ Nguyên Giáp…” (*) Nếu chúng ta, chỉ vì cảm xúc mà gọi một nhân vật làm rạng danh Việt Nam như thế, chúng ta đã dẫm phải vết dép Bình Trị Thiên của Việt Cộng là những kẻ vô văn hóa, vô học, vô tổ quốc, vô tín ngưỡng. Ít nhất, khi tranh luận mà bất đồng ý kiến với ai, cũng nên tôn trọng người đối lập, không nên à uôm mà chửi tán loạn, biến diễn đàn thành cái chợ cá, chứ không phải diễn đàn đối thoại nữa. Hơn nữa, “lời nói đọi máu”, một khi đã chửi người ta nặng lời rồi sau thấy mình sai, thì làm sao mà sửa chữa? Nếu không nói là vì phản ứng quá mạnh của người mình, mà Hạ Viện Canada bác bỏ dự luật tốt đẹp này đi, có phải tội ác đó thì mình phải gánh không? Mà gánh mãi đến bao giờ mới rửa được tội ác chống lại dân tộc Việt Nam như thế?



Chu Tất Tiến


(*) Chỉ trừ những tên trở cờ chuyên phá hoại cộng đồng, như Nguyễn Phương Hùng, Ngô Kỷ, Nguyễn Ngọc Lập, và nhóm Việt Weekly thì không thể gọi bằng những danh xưng thông thường được. Chúng nó chỉ có một tên duy nhất: Những kẻ khốn nạn.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tập Cận Bình diệt tham nhũng để xây dựng cái gì?
Wednesday, March 11, 2015 1:51:17 PM

Mục đích chống tham nhũng

Hùng Tâm/Người Việt
Tin thời sự Trung Quốc thường tập trung vào hai loại vấn đề: kinh tế sa sút và chiến dịch chống tham nhũng gia tăng. Nhiều nhà quan sát cho rằng hai loại vấn đề ấy liên hệ với nhau. Sau một giai đoạn tăng trưởng, chiến lược kinh tế Trung Quốc đã hết công hiệu và phải cải cách. Nhưng việc cải cách lại gặp sự cản trở của các thế lực kinh tế chính trị đã làm giàu nhờ chiến lược đó qua mạng lưới tham nhũng. Vì thế, muốn cải cách kinh tế thì Chủ Tịch Tập Cận Bình phải phá vỡ sự cưỡng chống chính trị này.

Tổng hợp lại các dữ kiện của hơn một năm qua, Hồ Sơ Người Việt tìm hiểu thêm về chuyện đó...

Tiến trình chuyển quyền

Sau khi lên lãnh đạo từ cuối năm 2012 khi đại hội đảng khóa 18 kết thúc, Tổng Bí Thư Tập Cận Bình mới cầm quyền từ đầu năm 2013 với hai chức vụ khác là chủ tịch nhà nước và chủ tịch Trung Ương Quân Ủy Hội. Là chủ tịch nhà nước, người lãnh đạo đảng là Tập Cận Bình cầm đầu bộ máy cai trị của nhà nước. Là chủ tịch Quân Ủy Hội, ông cầm đầu bộ máy quân đội ở cả hai góc. Quân Ủy Hội của đảng bảo đảm sự lãnh đạo của đảng trên quân đội. Có cùng một danh xưng và thành phần nhân sự 12 người, Quân Ủy Hội của nhà nước bảo đảm quyền lực của nhà nước trên mọi cấp tướng lãnh.

Nói vắn tắt, ta có thể thấy ra ba cơ chế là đảng, nhà nước và quân đội.

Lãnh đạo thật là người cầm đầu cả ba cơ chế này. Năm 2002, sau Ðại Hội 16, nguyên Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nhà Nước Giang Trạch Dân vẫn giữ lại quyền lực trong Quân Ủy Hội gần hai năm rồi mới trao cho tổng bí thư kiêm chủ tịch nhà nước là Hồ Cẩm Ðào. Song song, ông còn cài lại các thành phần nhân sự của mình, thuộc “Cánh Thượng Hải” trong Bộ Chính Trị và cơ quan tối cao của Bộ Chính Trị là Thường Vụ Bộ Chính Trị có chín ủy viên. Họ tiếp tục ảnh hưởng đến chánh sách và cả nhân sự của hệ thống lãnh đạo Hồ Cẩm Ðào.

Thuộc thế hệ lãnh đạo thứ tư, sau Mao Trạch Ðông, Ðặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Ðào sớm trao lại toàn bộ quyền lực trong bộ máy nhà nước và quân đội cho Tập Cận Bình ngay từ đầu năm 2013.

Mấy chi tiết xa xưa kể trên thật ra có tầm quan trọng cho hiện tại vì giúp ta hiểu được hai yếu tố cơ chế và nhân sự trong chiến dịch diệt trừ tham nhũng của Tập Cận Bình.

Tại sao phải cải cách kinh tế?

Yếu tố quan trọng thứ ba là đường hướng cải cách kinh tế.

Từ khi lên nắm quyền, Hồ Cẩm Ðào và các đảng viên thuộc cấp bậc lãnh đạo trong Bộ Chính Trị đều thấy ra nhược điểm của chiến lược phát triển và trong hệ thống kinh tế. Cả Hồ Cẩm Ðào và nhân vật đứng hạng ba trong Bộ Chính Trị là Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đều nhiều lần nói đến bốn nhược điểm, là không cân đối, không phối hợp, không công bằng nên không bền vững.

Không cân đối vì dị biệt quá lớn giữa các tỉnh duyên hải với các tỉnh trong nội địa, giữa thành thị với nông thôn, công nghiệp với nông nghiệp. Không phối hợp vì chỉ thị trung ương bị các đảng bộ địa phương cản trở nên kinh tế phát triển lệch lạc. Không công bằng vì khác biệt giàu nghèo cứ mở rộng là quần chúng bất mãn. Và không bền vững vì thiếu phẩm chất và tích lũy các vấn đề đã liệt kê ở trên, chưa kể ô nhiễm gia tăng, năng suất sút giảm, v.v...

Thế hệ thứ tư muốn cải sửa mà không thành công.

Lý do bất thành là chiến lược theo đuổi từ thời Giang Trạch Dân, năm 1989 trở về sau, có đem lại mức tăng trưởng cao cho nên đa số tin là cứ nên tiếp tục. Lý do kia là việc cải sửa có nghĩa là chánh sách cũ có sai lầm, tức là mặc nhiên xúc phạm vị trí của các nhân vật được họ Giang cài lại. Lý do thứ ba, quan trọng nhất, là sự hình thành của các nhóm quyền lực đã làm giàu và củng cố thế lực chính trị từ mấy chục năm qua. Các nhóm lợi ích này không muốn thay đổi. Sự hình thành của các thế lực ấy có thể gọi là nạn cấu kết quyền lợi giữa các tay chân thân tộc của đảng viên cao cấp. Hay nói cho đơn giản là nạn tham nhũng.

Thế hệ thứ năm là Tập Cận Bình và Tổng Lý Quốc Vụ Viện (hạng thứ hai trong Bộ Chính Trị) là Thủ Tướng Lý Khắc Cường, phải giải quyết các vấn đề trên. Do Hồ Cẩm Ðào cất nhắc, Lý Khắc Cường phải giải quyết hồ sơ kinh tế. Do chính Giang Trạch Dân đề cử và tích cực vận động từ lâu, Tập Cận Bình lên giải quyết hồ sơ chính trị.

Chiến dịch đả hổ bắt ruồi

Sau khi lên lãnh đạo đảng và qua hai hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013, Tập Cận Bình bắt đầu mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng từ giữa năm 2013 trở đi. Ông nói trước là cho điều tra và kỷ luật mọi cấp bộ đảng viên cán bộ, gọi đó là đả hổ bắt ruồi, lớn nhỏ hay cao thấp gì cũng sẽ sa lưới.

Mười tám tháng sau, hơn 200 ngàn đảng viên cán bộ đã bị điều tra, tống giam và tuyên án. Từ bên ngoài, không ai nắm vững con số bị thanh lọc mà chỉ có thể đoán là trên 20 vạn.

Cũng thế, về địa bàn công tác thì người ta có thể đếm rằng đa số nghi can hay thủ phạm thuộc về các tỉnh Quảng Ðông, Tứ Xuyên, và bộ máy nhà nước tại trung ương. Về thành phần bị kỷ luật, đông như ruồi (nên khó đếm) là cán bộ tại các quận huyện, rồi đảng viên ở địa phương, và đảng viên cao cấp trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, đến giới quản lý công ty quốc doanh. Ðáng chú ý nhất, dù ít mà giữ vị trí rất cao, là các đảng viên trong bộ máy đảng và nhà nước, từ các địa phương về tới trung ương.

Nhiều tướng lãnh trong quân đội cũng không thoát, ít ra là gần hai chục người. Cao cấp nhất là các nhân vật thân tín do Giang Trạch Dân cất nhắc là hai thượng tướng (ba sao) Từ Tài Hậu và Quách Bá Xương, từng là phó chủ tịch Quân Ủy Hội cho tới Ðại Hội 18. Hôm 14 Tháng Giêng vừa qua, đến lượt Phó Ðề Ðốc (ngang hàng Thiếu tướng) Quách Chính Cương, con trai của Quách Bá Xương.

Cao cấp nhất trong hệ thống đảng vì từng là ủy viên Thường Vụ Bộ Chính Trị và trưởng ban Chính Pháp Trung Ương cho tới Ðại Hội 18 có Chu Vĩnh Khang. Bị điều tra và kỷ luật về những tội danh liên quan đến các vị trí quá khứ, kể cả từ khi làm bí thư tỉnh Tứ Xuyên và chủ tịch tập đoàn năng lượng số một là CNPC. Nhân vật đầy quyền lực khác là Tăng Khánh Hồng cũng sa lưới, sau khi được Giang Trạch Dân cài lại trong hệ thống chính trị thời Hồ Cẩm Ðào. Ðáng chú ý không kém là viên bí thư rất có ảnh hưởng của Hồ Cẩm Ðào là Lệnh Kế Hoạch cũng bị điều tra.

Vài nét trên cho thấy Tập Cận Bình tung mẻ lưới rất rộng và bắt các con hổ dữ nhất trên hệ thống quyền lực quân và dân sự của trung ương, kể cả các nhân vật thân tín của hai vị tiền nhiệm là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Ðào.

Mục đích của Tập Cận Bình là gì?


Tham nhũng vô biên

Các nhà xã hội học đều thấy tham nhũng hiện hữu trong mọi xã hội và nằm ở vị trí bản lề giữa kinh tế và chính trị, giữa thị trường và quyền lực, là nạn trục lợi bất chính nhờ thế lực chính trị. Một ngân hàng vi phạm luật lệ về nghiệp vụ thì có thể bị kỷ luật và trừng phạt về cả tội hộ (bồi thường và phạt vạ) lẫn tội hình (thủ phạm vào tù). Nếu nhờ thế lực chính trị mà làm bậy và vẫn thoát tội thì đấy mới là tham nhũng. Vì đặc tính ấy, tham nhũng hoành hành mạnh nhất trong các xã hội bị nạn độc tài về chính trị.

Theo tinh thần đó, tham nhũng tại Trung Quốc là quy luật tất yếu và khó giải trừ.

Do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, tham nhũng tại Trung Quốc còn là thuộc tính của tinh thần “một người làm quan cả họ được nhờ.” Hoặc, bất hiếu là không ra làm quan để đem bổng lộc về cho cha mẹ: sách Lễ Ký dạy rằng tội bất hiếu thứ ba là “Bất Vi Lộc Sĩ.”

Trong khung cảnh văn hóa chính trị đó, Tập Cận Bình phải bắt hết đảng viên cán bộ tại chức hay hồi hưu thì mới giải trừ được tham nhũng. Trong số này, có cả Giang Trạch Dân, được tờ Forbes ước lượng là có tài sản trị giá một tỷ bảy, tính bằng đô la. Hay Ôn Gia Bảo, được tờ Bloomberg phanh phui là có thân tộc nắm giữ nhiều cơ sở bạc tỷ.

Hoặc ông phải làm một cuộc cách mạng văn hóa mất cả trăm năm thì mới cải tạo được dân Tầu. Hay, đơn giản mà bất khả, là giải trừ hệ thống độc tài để xây dựng dân chủ. Ông không thể làm điều ấy trong khi nạn tham nhũng vô biên đang đe dọa cả chế độ.

Tuần qua, có hai chi tiết khiến ta hiểu rõ hơn nội tình.

Thứ nhất tờ South China Morning Post (Nam Hoa Tảo Báo) xuất bản tại Hồng Kông trích trang mạng của Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản (Trung Hoa Thanh Niên Cương - youth.cn) về lời phát biểu của một thiếu tướng hồi hưu là Lưu Kiện, cháu ngoại của Thống Chế Chu Ðức, loại đệ nhất công thần thời cách mạng của Mao. Họ Lưu kết án Thượng Tướng Quách Bá Hùng về tội tham nhũng của con trai là Thiếu Tướng Quách Chính Cương vừa sa lưới.

Hiển nhiên là vì lý do chính trị, lời kết án mới được hệ thống truyền thông của đảng quảng bá rộng rãi nên mới lọt ra ngoài. Nhờ vậy, ta chú ý đến một đặc tính mới của chiến dịch diệt trừ tham nhũng do Tập Cận Bình tiến hành: vượt cả không gian lẫn thời gian và tiến vào lãnh vực giáo dục gia đình. Không biết dạy con thì cũng có tội.

Chi tiết thứ hai, có tin là Tập Cận Bình vừa thay thế bộ máy bảo vệ lãnh đạo. Nôm na là các cận vệ của đảng viên cấp lãnh đạo, kể cả của bản thân. Sau chuyện thanh lọc nhân sự trong bộ máy tình báo được Hồ Sơ Người Việt trình bày tuần trước, (“Hệ Thống Tình Báo Trung Quốc Và Nhật Bản - Nhu cầu quốc an của Nhật và đảng an của Tầu”), quyết định của Tập Cận Bình cho thấy tình hình khá bất thường của Trung Quốc trong chiến dịch diệt trừ tham nhũng của họ Tập.

Kết luận ở đây là gì?

Không thanh lọc được mọi đảng viên về tham nhũng, Tập Cận Bình mở chiến dịch thanh trừng.

“Thanh lọc” là làm cho bộ máy đảng, nhà nước và quân đội tương đối trở thành trong sạch hơn.

“Thanh trừng” là loại bỏ các đối thủ không cùng chính kiến ở trong đảng, như trường hợp thô bạo của Mao Trạch Ðông, hay khéo léo hơn theo kiểu Ðặng Tiểu Bình.

Tập Cận Bình thanh trừng để gom quyền lực về trung ương và bản thân. Và có thể đang lo sợ phản ứng... Chuyện cần theo dõi.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Xã hội dân sự và dân chủ

Nguyễn Hưng Quốc

Trong chuyến đi Mỹ vào cuối năm ngoái, trong một buổi nói chuyện gẫu với hai người bạn cùng hoạt động tích cực trong việc khuếch tán xã hội dân sự tại Việt Nam, tôi nghe một bạn than phiền: Từ khi hình thức sinh hoạt xã hội dân sự được cổ vũ, những người tích cực nhất trong phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam chỉ thích tiếp xúc và chụp ảnh với các tổ chức quốc tế nhưng lại lơ là với việc xuống đường biểu tình đòi tự do cũng như phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc.

Nhìn ở biểu hiện bên ngoài, lời than phiền ấy có vẻ như không sai. Quả thực từ hơn một năm nay, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, trong cả nước, từ Sài Gòn đến Hà Nội, không có một cuộc biểu tình nào đáng kể cả. Ngược lại, các hoạt động thiên về xã hội dân sự vẫn tiếp tục phát triển qua các tổ chức giúp đỡ những người dân bị oan ức hoặc xây dựng những căn nhà tình nghĩa cho thân nhân những người bị hy sinh trong hai trận chiến tại Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988).
Image
Tôi không phủ nhận hai sự kiện trên, nhưng tôi không nghĩ hai sự kiện ấy có quan hệ nhân quả với nhau, nghĩa là, nói cách khác, tôi không tin sự lắng dịu của các cuộc xuống đường biểu tình là hậu quả của việc phát triển của các hoạt động xã hội dân sự. Nó có thể có những lý do khác, chẳng hạn, không có sự kiện nào gây khích động quần chúng như vụ giàn khoan Hải Dương 981 hoặc, sau các cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn tại Bình Dương và một số nơi khác, chính quyền có cớ để đàn áp mạnh tay hơn và điều đó khiến cho nhiều người ngần ngại. Cũng có thể, sau nhiều cuộc biểu tình, chính quyền tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn, ví dụ, cô lập những người có khả năng lãnh đạo để ngăn chận hoặc vô hiệu hóa các cuộc xuống đường. Vân vân. Còn có thể có những lý do khác nữa.

Nhưng ngay cả khi lý do giảm nhiệt của các cuộc tranh đấu là vì những người có thiện chí nhất chuyển hướng sang những hình thức liên quan đến xã hội dân sự nhẹ nhàng và ít thử thách hơn thì tôi nghĩ, nó cũng không phải là lý do để chúng ta chấm dứt hoặc giảm thiểu sự cổ vũ cho các hoạt động xã hội dân sự. Lý do chính là, về lâu dài, theo tôi, các hoạt động xã hội dân sự bao giờ cũng có ích, cực kỳ có ích, cho tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu đều khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội dân sự và tiến trình dân chủ hoá. Việc khẳng định ấy không phải chỉ có tính thuần tuý lý thuyết mà còn dựa trên kinh nghiệm lịch sử. Trước, khi phân tích nền dân chủ tại Mỹ, Alexis de Tocqueville, đã nhận ra nền tảng của chế độ dân chủ tại nước này chính là các sinh hoạt xã hội dân sự phổ biến ở khắp nơi. Sau, hầu hết các học giả đều cho những nơi có sinh hoạt xã hội dân sự đa dạng và phong phú, ở đó, dân chủ được bén rễ sâu và vững mạnh, không thể đảo ngược được. Nhiều người cho rằng một trong những lý do chính khiến chế độ cộng sản tại châu Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 chính là nhờ các sinh hoạt xã hội dân sự: ở đâu xã hội dân sự phát triển sâu rộng, ở đó, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ trước (như Ba Lan và Hungary); và ở đâu có truyền thống xã hội dân sự mạnh, ở đó dân chủ càng vững vàng. Ngược lại, ở phần lớn các quốc gia tách ra từ Liên Bang Xô Viết, vì không có truyền thống xã hội dân sự, nền dân chủ trở thành bấp bênh và có nguy cơ quay lại với độc tài.

Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa xã hội dân sự và dân chủ vào mấy điểm chính:

Thứ nhất, các hoạt động xã hội dân sự là môi trường tốt nhất để giáo dục ý thức công dân, giải trừ nạn dửng dưng và vô cảm trong xã hội, làm cho mọi người biết tôn trọng những sự khác biệt về sắc tộc, ý thức hệ, tín ngưỡng và văn hoá.

Thứ hai, đó là cách tốt nhất để tập hợp những công dân khắc khoải trước thực trạng đất nước. Những người có lòng với tiền đồ dân tộc sẽ gặp gỡ nhau, trao đổi ý tưởng với nhau và cùng nhau hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau để xây dựng một xã hội dân chủ lành mạnh sau này.

Thứ ba, qua các hoạt động xã hội dân sự, người ta tập luyện được một số kỹ năng cần thiết cho một xã hội dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là hai khả năng đối thoại và hợp tác để giải quyết các khác biệt hoặc mâu thuẫn.

Thứ tư, trong quá trình hoạt động vì những lý tưởng chung như vậy dần dần sẽ xuất hiện những người có khả năng lãnh đạo sau này sẽ đi đầu trong các cuộc tranh đấu vì dân chủ.

Một khi xã hội dân sự được hình thành và phát triển sâu rộng, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến tiến trình dân chủ hoá. Theo Gordon White, trong bài “Civil Society, Democratization and Development: Clearing the Analytical Ground”, in trong cuốn Civil Society in Democratization (2004), có mấy tác động chính:

Thứ nhất, sự lớn mạnh của xã hội dân sự có thể làm thay đổi cán cân quyền lực giữa nhà nước và xã hội với thái độ thiên vị hẳn về phía xã hội; từ đó, góp phần hình thành nên một sự đối lập cân bằng (balanced opposition) vốn được xem là điều kiện của dân chủ. Dưới những chế độ toàn trị, kỳ vọng này thấp hơn: nó dần dần nâng cao hiệu năng của các lực lượng xã hội đã được tổ chức nhằm làm suy yếu tham vọng khống chế toàn bộ đời sống xã hội của nhà nước.

Thứ hai, khi xã hội dân sự đủ mạnh, nó có thể củng cố các tiêu chuẩn đạo đức công cộng và nâng cao tính khả kiểm (accountability) của cả các chính trị gia lẫn bộ máy công quyền.

Thứ ba, xã hội dân sự có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian giữa xã hội và nhà nước, giữa các công dân và hệ thống chính trị. Trong trường hợp lạc quan, nó có thể chuyển tải các yêu sách của dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng đến giới cầm quyền, từ đó, làm thay đổi một số chính sách của họ.

Thứ tư, nó có thể đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi các luật lệ trong trò chơi chính trị theo định hướng dân chủ.

Nói một cách tóm tắt, theo tôi, để tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, một trong những điều chúng ta nên làm nhất là cổ vũ cho các hoạt động xã hội dân sự. Xã hội dân sự càng sâu rộng, tiến trình dân chủ hoá càng nhanh chóng và vững chắc.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Những hình ảnh Ngày Tưởng Niệm 14/3 tại Hà Nội và Sài Gòn

Image

Nhiều đồng bào đã đến Đài Liệt Sĩ Bắc Sơn để tưởng niệm những người con yêu của tổ quốc đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc
xâm lược để bảo vệ đất nước. Nghi thức tưởng niệm trang nghiêm đã diễn ra bất kể sự hăm he của đủ loại công an chìm, nổi.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã đại diện quì trước anh linh và dâng lời khấn nguyện với những chiến sĩ đã hy sinh vì nước.


Image
(Hình từ trang FB Thảo Teresa)

Image

Trong khi đó, nhiều nhà hoạt động cho dân chủ - nhân quyền đã bị bao vây, ngăn chận không cho ra khỏi nhà từ đêm hôm trước.
Một trong những người bị ngăn chận phi pháp là chị Thúy Nga tại Hà Nam. Nhưng chị vẫn gởi lên mạng những dòng chữ và hình sau đây:


"Dù bị ngăn chặn không tham dự cùng mọi người được thì tôi tưởng niệm 64 chiến sỹ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma tại nhà."


Buổi tưởng niệm trước tượng đài Lý Thái Tổ bị công an xông vào giằng co, phá hoại:


Image
Công an đủ loại bắt đầu phá hoại các buổi tưởng niệm


Image

Thay vì bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước,
nhà cầm quyền cho người đến choán trước chỗ
tại tượng đài Lý Thái Tổ để không ai tổ chức gì được.

Thay vì những băng rôn phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc tại biển Đông, lãnh đạo đảng CSVN lại cho người dương cao cờ búa liềm để tỏ tình
"đoàn kết cộng sản" với lãnh đạo Bắc Kinh. Hầu hết những thanh niên bị giao công tác này đều giấu mặt vì xấu hổ.

Image
(Hình FB Phan Cẩm Hường)

Những người Việt yêu nước chỉ còn chỗ đứng bên kia đường:

(Hình FB Cường Hoàng Công)
Và chỉ có thể ôm hoa trong lòng:

Image
Tình trạng tại tượng đài Quyết Tử cũng tệ hại không kém:

Image

(Hình FB Nguyễn Văn Đề)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest