Bình Luận , Quan Điểm

dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


HONG KONG - THIÊN AN MÔN THỨ 2 CHUẨN BỊ GIỜ "G"


Những nhà Dân Chủ trên thế giới ...chúng tôi ủng hộ sự đấu tranh đòi quyền dân chủ của người dân Hong Kong ..ủng hộ các em sinh viên và học sinh HongKong.

Quang Ho Lam ( Canada )

Bao giơ`có tin nóng từ Sàigon - Hà Nội ?



HONG KONG - THIÊN AN MÔN THỨ 2 - CHUẨN BỊ GIỜ "G" (14g00 HK)
VỚI QUY MÔ BIỂU TÌNH LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ !

Ước tính sơ bộ đã có 8000 người tham gia "Thà chết vinh còn hơn sống nhục !", trong đó có hơn 100 là giáo sư, tiến sĩ, giảng viên của các Trường Đại học danh tiếng của Hong Kong; hơn 400 giáo viên của các Trường Trung học.

Điểm nhấn là có hơn 382 các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học kêu gọi nhân dân toàn đặc khu HongKong "Hãy đồng hành cùng thế hệ trẻ - Đừng để quyền bầu cử bị bôi nhọ !".

Đặc biệt có hơn 100 VẠN thanh thiếu niên gốc Hong Kong từ các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Phổ thông trên toàn thế giới cam kết chiến đấu, đồng hành đến bước cuối cùng với thanh thiếu niên tại quê hương Hong Kong.

(bấm vào các link dưới đây xem video biễu tình)

CLIP1:

CLIP 2:

CLIP 3:

CLIP 4:

CLIP 5:

Ô ! QUYỀN CƠ BẢN NHẤT của một công dân, của nhân dân để thực hiện vai trò làm CHỦ ĐẤT NƯỚC: DÂN CỬ + DÂN BẦU + DÂN KIỂM TRA + DÂN BÃI BỎ.

Những quyền đó rất cơ bản, rất đương nhiên, nhưng đã bị Đảng CS tước đoạt bằng bạo lực, bằng mọi thủ đoạn, bằng mọi sự giả dối, bằng mọi hành động ác ôn nhất để đối phó với nhân dân.


Đường link dẫn bài viết trong báo Tàu >>>> http://www.epochtimes.com/b5/14/9/22/n4254253.htm
Image

Image

Image
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đất nước những năm tháng thật buồn

Vương Trí Dũng
Khi viết dòng tiêu đề đầu tiên, nước mắt tôi chan chứa không thể nào kìm được. Người đàn ông đã đi qua hai phần ba cuộc đời, trải qua những năm tháng khó khăn gian khổ, sống sót qua khói bom lửa đạn, mà có thể mềm lòng đến thế này ư?

Không, không chỉ riêng mình tôi, chắc chắn có hàng vạn người đàn ông đã mềm lòng như thế. Đất nước những năm tháng thật buồn.

Giả dối lộng hành

Sẽ có người nói là quá quắt. Chỉ nhìn thấy mảng đen. Không đó là sự thật.

Không chỉ giả đối để lừa đảo trộm cắp. Sự giả dối đó có từ ngàn đời và không bao giờ hết. Nhưng sự giả dối trong xã hội ta hiện nay ở mức đau đớn bởi vì nó hiện diện khắp mọi nơi với mức độ đáng sợ.

Xã hội hiện đại là một xã hội thị trường nơi mà hàng hóa ngự trị. Và ta thử nhìn lại xem, có nơi nào là không có hàng hóa giả. Ngay cả những lĩnh vực nguy hiểm cho sinh mạng con người như thuốc men thực phẩm cũng không ngoại lệ.

Không chỉ là hàng hóa, đến giấy tờ bằng cấp cũng giả. Thậm chí đến con người cũng giả.

Sự giả dối không chỉ trong hàng hóa hay hành động. Sự giả dối lộng tràn trong cả nhận thức và hành vi. Không chỉ trong người dân mà trong toàn bộ bộ máy công quyền. Lấy một vài thí dụ cụ thể.

Để vào bộ máy công quyền, từ vị trí lao công cho đến lãnh đạo, không vị trí nào mà không mất tiền. Điều này ai cũng biết. Nhưng khi các cơ quan chức năng điều tra việc chạy chức chạy quyền thì không phát hiện ra. Thật là một sự giả dối trớ trêu.

Có ai trong bộ mấy công quyền không thấy hệ thống của chúng ta có lỗi phải cải cách căn bản? Có ai trong bộ máy công quyền không thấy cái đuôi “Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” là vô nghĩa? Có ai trong bộ máy công quyền không thấy ghi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào Hiến Pháp là phi lý? Tất cả họ đều thấy nhưng đều giả vờ không thấy. Đó mới là sự giả dối đáng kinh sợ.

Do những người trong bộ máy công quyền giả dối nên xã hội đang được điều hành bằng một bộ máy giả dối. Bộ máy giả dối không chỉ vì những người tham gia có hành vi giả dối. Mà sâu xa hơn, bộ máy giả dối bởi nó không xứng đáng được quản lý. Tất cả những điều giả dối đang tồn tại ngập tràn trong xã hội bởi chính vì xã hội đang được điều hành bởi một bộ máy quản lý giả dối. Đó là tai họa kinh khủng.

Sự truy sát bạo tàn thời trung cổ

Edward Snowden gây ra biết bao nhiêu khó khăn cho chính phủ Mỹ, nhưng bố mẹ của anh ta vẫn bình yên vô sự. Osama Bin Laden bị truy sát khắp mọi nơi, nhưng người thân họ hàng không ai bị truy sát.

Nhưng ở chế độ Stalin, Mao Trạch Đông và mọi nơi mà các Đảng Cộng sản thống trị, chỉ cần tuyên bố 4 từ “Kẻ thù chế độ”, “Kẻ thù nhà nước”, “Kẻ thù giai cấp”, là bị thủ tiêu không cần xét xử. Không chỉ có thế, bố mẹ, vợ con, anh em họ hàng, bạn bè đều bị liên đới, bị truy sát, bị đe dọa, bị quản thúc, bị cô lập, bị ngược đãi. Không chỉ một năm, mà cả đời. Không chỉ ở quê nhà, mà khắp mọi nơi cư trú. Một kiểu truy sát bạo tàn kiểu Thương Ưởng.

Đã 69 năm sau ngày cách mạng tháng Tám, nhưng vẫn phải kê khai lý lịch: thành phần trước cách mạng tháng Tám, trong cải cách ruộng đất… Các thế hệ sinh ra trong các thập niên 80, 90 trở lại đây có liên quan gì mà phải phân biệt? Đẻ ra ở đâu, đẻ ra lúc nào không phải là người Việt ư? Chuyện của hôm qua là của hôm qua, sao phải đeo đẳng mãi về sau?

Đã hơn 400 năm rồi, ở châu Âu chỉ thực thi chính sách ai làm người đó chịu. Đằng sau sự dân chủ là một triết lý ngời sáng: Tự do thể hiện. Chỉ có không liên lụy đến bất cứ ai, ngoại trừ bản thân mình, con người mới tự do thể hiện những suy tư sáng tạo, tự do dấn thân vì ước mơ hoài bão. Đó có thể là điều mang lại lợi ích, nhưng cũng có thể là điều tồi tệ. Nhưng cái tôi tự do cho phép mỗi cá nhân được tỏa sáng theo cách của mình. Và xã hội vì thế mà không ngừng phát triển đa dạng. Còn chính sách truy sát bạo tàn thời trung cổ tiêu diệt hết mọi khả năng tỏa sáng, dẫu sự tỏa sáng đó có lợi cho tiến bộ xã hội, nhưng mà bất lợi cho kẻ cầm quyền.

Bất công ngập tràn

Khẩu hiệu của cách mạng là “Người cày có ruộng”. Nhưng chúng ta đã tước đi quyền sở hữu đất đai của người dân. Để ném vào một khái niệm ngu xuẩn: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Thực chất là không thuộc của bất cứ người dân nào cả. Mà chỉ thuộc quyền phán quyết của một thiểu số.

Bởi vậy mới tạo nên hằng hà sa số bất công trong xã hội. Tịch thu, lấy đất đền bù giá rẻ của người này để ban phát cho người khác. Không hoàn toàn vô tư, mà nhiều phần bị chi phối bởi quyền lợi.

Bị thất thoát thảm hại, chúng ta buộc phải đi ngược trở lại, là cổ phần hóa các tài sản của “toàn dân”. Tức là đưa tài sản của nhà nước vào tay một số người. Cũng không phải hoàn toàn vô tư. Mà cũng bởi vì quyền lợi. Bởi thế lại tạo ra một hệ thống bất bình đẳng mới trong xã hội.

Mục tiêu của cái gọi là “Chủ nghĩa Xã hội” là đem lại công bằng cho người dân, nhưng trên thực tế những người cầm quyền đã tạo nên một sự bất bình đẳng phi lý nhất trong lịch sử phát triển dân tộc.

Tiềm lực quốc gia trống rỗng

Một quốc gia hơn 90 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới, mà thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người của Việt Nam chỉ đứng thứ 136/191 vùng quốc gia lãnh thổ (số liệu của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế ngày 13-2-2014). Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt khoảng 170 tỷ USD trong khi Singgapore (5 009 236 người) có GDP là 293 tỷ USD, còn Thái Lan (66 982 746 người) là 370 tỷ USD, và Malaysia (27 763 309 người) đạt 290 tỷ USD.

Đau xót nhất không phải là thứ hạng về thu nhập GDP, mà là tiềm lực công nghiệp – cột sống của sức mạnh kinh tế quốc gia – trống rỗng. Đến cái bu lông cũng không sản xuất được. Vừa qua hãng Samsung đưa ra đơn đặt hàng phụ kiện, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không cung cấp được thậm chí chỉ vỏ điện thoại… là một bằng chứng vô cùng đớn đau.

Chỉ cần nói đến các quốc gia Bắc Âu. Thụy Điển với số dân 9 592 552 người (2013) mà GDP đạt 557,94 tỷ USD. Điều quan trọng hơn là Thụy Điển có nền công nghiệp hàng đầu với những tập đoàn công nghiệp nổi tiếng như Volvo, Ericsson... Năm 2013 xuất khẩu vũ khí của Thụy Điển xếp hàng thứ 11 thế giới. Na Uy có số dân 5 109 059 người, nhưng đạt GDP 512,6 tỷ USD thuộc loại giàu có nhất thế giới. Na Uy có tập đoàn dầu khí khổng lồ Statoil với doanh số 111,6 tỷ USD, tập đoàn thiết bị công nghiệp Norsk Hydro doanh số 16,3 tỷ USD. Còn Đan Mạch (dân số 5 591 000 người) có công nghệ đóng tàu vận tải container bậc nhất thế giới, tập đoàn Novo Nordisk về thiết bị y tế doanh thu 11,6 tỷ USD, có công nghệ xi măng và tourbin gió nhiều nước phải đặt hàng. Phần Lan với dân số 5,4 triệu người và GDP 256,84 tỷ USD (2013), có tập đoàn Nokia danh giá (doanh thu 50,1 tỷ USD), có nền công nghệ lọc dầu Neste Oil tiên tiến (doanh thu 20 tỷ USD). Các nước Bắc Âu, chẳng được “dưới sự lãnh đạo” của ai cả, chẳng phải “định hướng” về đâu cả, mà có nền kinh tế và đời sống xã hội phồn hoa giàu có bậc nhất địa cầu.

Có thể lấy một thí dụ khác là Israel. Dân số vỏn vẹn có 8 252 500 người, nhưng GDP của Israel xếp thứ 16 trên thế giới với 291,36 tỷ USD. Tuy có GDP xấp xỷ Singgapore và thu nhập bình quân đầu người đứng sau Singapore, nhưng Israel xếp thứ 8 về xuất khẩu vũ khí. Tiềm lực của Israel rất khác biệt với Singapore. Singapore giàu có cơ bản vì thương mại, còn Israel hùng mạnh vì khoa học và công nghiệp. Israel xứng đáng là một cường quốc.

Còn Việt Nam thân yêu chúng ta? Càng nghĩ càng ứa nước mắt.

Bị ngoại bang chèn ép

Vì đói nghèo tụt hậu nên bị ngoại bang chèn ép. Bị lũng đoạn về kinh tế. Bị chi phối về nhân sự. Bị ảnh hưởng về đường lối. Bị xâm hại cả tài nguyên lẫn lãnh thổ.

Trong hai mươi lăm năm gần đây, mỗi ngày một thêm bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Điều nguy hiểm không chỉ là nền kinh tế bị Trung Quốc chi phối mà còn ở chỗ người Trung Quốc đang tràn sang sống khắp mọi nơi trên đất Việt Nam. Thảm họa kinh tế có thể khắc phục. Nhưng tai vạ sắc tộc thì khó có thể vượt qua.

Dân tộc bị phân biệt

Mọi dân tộc sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa không đẻ ra sang hèn. Nhưng người Việt Nam bị tra xét thảm hại mỗi lần qua biên giới. Công dân Việt Nam không được bảo vệ, bị xem thường, bị ngược đãi nhiều nơi trên đất nước người.

Những người phụ nữ Việt Nam dịu hiền đáng yêu, chịu thương chịu khó, bị bán đi tìm chồng xứ khác, bị liệt vào hàng thấp cấp, bị trả tiền rẻ mạt ở những chốn ăn chơi.

Tạo hóa không sinh ra đẳng cấp. Con người tự làm nên đẳng cấp. Tất cả là do đói nghèo tụt hậu.Tất cả bởi lỗi tại chính mình.

Ai bắt chúng ta phải đói nghèo?

Trước đây chúng ta nói rằng dân chúng bị lầm than khổ cực là do thực dân phong kiến. Chúng ta đã đánh đuổi thực dân, đã lật đổ phong kiến mà sao không tránh được đói nghèo lầm than? Đừng nghĩ rằng đói nghèo là chỉ bởi thiếu ăn, lầm than là phải lao động khổ cực. Đói nghèo lầm than còn phải hiểu là so với ai và ở vị trí nào trên thế gian này vào cùng thời điểm với các dân tộc khác.

Đã 40 năm rồi sau ngày thống nhất đất nước, dưới sự toàn trị, chúng ta càng ngày càng tụt hậu so với bạn bè quốc tế. Tụt hậu ở tất cả các phương diện. Sự toàn trị là nguyên nhân của tụt hậu. Sự toàn trị là chiếc khóa giam cầm bước tiến của dân tộc. Sự toàn trị đã trở thành kẻ thù của dân tộc.

Chìa khóa là dân chủ. Không ai ngăn cấm ta dân chủ. Không kẻ thù nào cản phá ta dân chủ. Dân chủ nằm trong tay chúng ta. Tại sao chúng ta lại ngăn cản chính mình? Tại sao chúng ta lại tự giam hãm mình?

Trời làm thì trách trời. Người làm thì trách người. Nhưng chính mình tự gây ra cho mình thì không thể không khóc.

Đất nước những năm tháng thật buồn.

V. T. D
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Mừng cho Hồng Kông, buồn cho Việt Nam
Saturday, October 04, 2014 6:11:37 PM

Viết Từ Sài Gòn
(Blog RFA)
Câu chuyện biểu tình kêu gọi dân chủ, ly khai nhà cầm quyền độc tài Trung Cộng và đòi các nhà lãnh đạo đương quyền đặc khu kinh tế Hồng Kông phải từ chức có lẽ chưa đến hồi kết thúc, mọi chuyện vẫn còn ở phía trước. Duy, chỉ có một điều, nếu so sánh về mặt dân số cũng như tính chịu đựng, có lẽ ít ai dám tin rằng người Hồng Kông tốt hơn người Việt Nam. Thế nhưng mọi chuyện đã khác, hoàn toàn khác!

Việt Nam cũng từng chống Trung Cộng, không phải chỉ chống họ thao túng chính trị mà còn chống sự bành trướng của họ. Thế nhưng có bao giờ Việt Nam có được một tập thể người biểu tình lên đến hàng triệu người? Thật là buồn khi phải nói rằng chưa, chưa bao giờ có số người đông như vậy, mặc dù Việt Nam sống trong độc tài, chuyên chế và nhân dân đã chịu đựng cái ách này nặng gấp ngàn lần nhân dân Hồng Kông nhưng chưa bao giờ người Việt dám đứng lên mạnh mẽ, đồng loạt như người Hồng Kông.

Hơn nữa, biểu tình chống ngoại bang xâm lăng, dù sao, xét về bản chất, lẽ ra sẽ được nhà cầm quyền ủng hộ, được cảnh sát ủng hộ, bảo bọc. Thế nhưng những người biểu tình Việt Nam đã bị bắt bớ, đánh đập dã man bởi chính những công an mang danh nghĩa công an nhân dân.

Và, trên hết, có bao giờ Việt Nam có những tập thể đồng nhất như Hồng Kông hiện tại? Xin thưa là đã có, đó là những lần đội tuyển bóng đá Việt Nam vào vòng chung kết, những trận chung kết bóng đá giữa tuyển Việt Nam và tuyển nước ngoài, hàng ngàn đám đông khắp đất nước đã kéo nhau ra đường hò hét vậy trời, đập vỡ nón bảo hiểm trên đường và có thể tổ chức đua xe để ăn mừng hoặc chia buồn với đội tuyển Việt Nam, nói chung là vui cũng ra đường mà buồn cũng ra đường. Lúc này công an, dân phòng, cảnh sát giao thông sẽ kéo nhau ra dọn đường, tiếp dẫn cho các đám đông này. Cái hay của Việt Nam là chỗ đó. Vì sao lại có “cái hay” quái dị như vậy?

Cũng nên xét lại về lịch sử đôi chút. Nói về lịch sử Việt Nam, người ta nhắc đến ngay một nền văn minh lúa nước với hàng loạt các chứng cứ hùng hồn. Nói về lịch sử Hồng Kông, không hề có nền văn minh lúa nước “rực rỡ” nào ở đây, người Hồng Kông, ngay từ đầu đã thiên về thương mại, buôn bán và công nghiệp điện ảnh thương mại. Ðây là những ngành nghề đã giúp họ tồn tại, phát triển và trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, phồn thịnh giữa Á Châu. Và, có thể nói rằng người Việt Nam nặng về tâm thức nông nghiệp, người Hồng Kông nặng về tư duy thương mại và đương nhiên tâm thức của họ luôn thay đổi, luôn tự làm mới để đuổi kịp nhịp điệu phát triển của thế giới.

Chỉ hai yếu tố khác biệt này đã dẫn đến hai tiến trình lịch sử cũng như hai tính cách dân tộc hoàn toàn khác nhau, xin mở ngoặc là tính cách khác biệt này được hiểu theo nghĩa đại bộ phận dân chúng chứ không khuôn giới hoặc xâm phạm đến phạm vi hay địa hạt của những tập thể đấu tranh dân chủ bởi những nhà dân chủ thuộc về nhóm tiến bộ và ít nhiều cũng đã dứt thoát khỏi tâm thức nông nghiệp.

Cũng xin nhắc thêm là Cải Cách Ruộng Ðất miền Bắc năm 1946-1957 có rất nhiều đám đông đã nổi dậy mặc dù họ bị lừa, vì sao họ nổi dậy? Vì Cộng Sản lúc đó đã đánh trúng ngay vào vết thương tổ truyền có tên “tâm thức nông nghiệp,” cụ thể là sự thao thức về mảnh ruộng, cái cày của họ. Chính vì vậy mà cuộc cải cách đầy máu và man rợ này lại được hưởng ứng một cách vô tội vạ! Ngược lại, những nhân tố cũng như công cuộc đấu tranh dân chủ, nhân quyền và chủ quyền cho Việt Nam hiện tại, cho dù có kêu gọi thấu trời xanh vẫn không có được đại bộ phận dân chúng hưởng ứng và lên đường. Vì sao?

Vì tâm thức cũng như tư duy những người bạn Hồng Kông hoàn toàn không giống với tư duy và tâm thức của người Việt Nam. Ðặc biệt, ngay cả trong quản lý hành chính nhà nước, tư duy của Hồng Kông cũng hoàn toàn mới mẻ, hiện đại so với bộ máy nhà nước cồng kềnh, luộm thuộm và nặng về hình thức nhưng kém về chất lượng, lối hành xử đầy chất nông nghiệp cũng như dự án, quyết sách không những thiếu sáng tạo, tiến bộ mà còn thiếu cả tư duy của thời đại như nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Hay nói cách khác, tư duy của nhà nước Cộng Sản Việt Nam là một thứ tư duy thụ động cùng với thói quen vay mượn, xin xỏ.

Bất kì dự án cấp quốc gia nào của Việt Nam hiện tại dù nói cách gì cũng dính dấp đến chuyện vay vốn nước ngoài, xin tài trợ nước ngoài, xin trong, xin ngoài, xin trên, xin dưới... Nói chung xin và xin. Nhà nước xin, nhân dân nghèo khổ quá rồi cũng xin... Mọi thứ quan hệ xin - cho và bợ đỡ vốn dĩ là thứ cây cỏ rất hợp với mảnh đất tâm thức (vốn tăm tối và sình lầy) nông nghiệp thâm căn cố đế thời Cộng Sản.

Thử nghĩ, với một hệ thống tâm thức như vậy, liệu Việt Nam có làm được một cuộc cách mạng như Hồng Kông? Trong khi một thanh niên trẻ tuổi như Joshua Wong của Hồng Kông cũng có thể trở thành lãnh đạo một cuộc biểu tình lớn để chống độc tài, chống những gì phản tiến bộ loài người. Không phải vì người Hồng Kông thiếu lãnh đạo lớn tuổi cho những cuộc biểu tình như vậy nhưng vì họ đã đạt được sự tiến bộ chung, họ biết lắng nghe lý lẽ và tôn trọng lý lẽ, tôn trọng sự tiến bộ.

Và họ cũng thừa biết rằng lý lẽ và sự tiến bộ không bao giờ phụ thuộc vào kinh nghiệm tuổi tác mà nó phải đến từ những tư duy tiến bộ đích thực. Hay nói cách khác, họ đã không bảo thủ, sẵn sàng lắng nghe tuổi trẻ. Ðó chính là điều mà từ nhà nước cho đến đại bộ phận người dân Việt Nam khó bề có được (ngoại trừ một số nhỏ tiến bộ), vì đâu? Vì đó là hệ quả của thứ tư duy lạc hậu, thủ cựu và cố chấp vốn dĩ có gốc gác từ tư duy nông nghiệp manh mún, không thoát khỏi lũy tre làng!

Thử nghĩ, với một hệ thống cầm quyền khép kín, bảo thủ, lạc hậu, thậm chí man trá như Việt Nam hiện tại, cộng với đại bộ phận dân chúng vốn dĩ mang tâm thức nông nghiệp nặng nề lại phải ngủ quá lâu trong mùi xú khí của chế độ chính trị cầm quyền, hầu như đã đánh mất khả năng đề kháng... Thì liệu có thể hy vọng Việt Nam sẽ có những cuộc xuống đường rầm rộ kêu gọi dân chủ giống như Hồng Kông đang có?

Có lẽ còn rất lâu Việt Nam mới có được điều này. Nhưng điều đó không có nghĩa là đã hết cơ hội và càng không có nghĩa là nhân dân khó thay đổi. Bởi lẽ, chính sự man trá của nhà cầm quyền đến một lúc nào đó (như hiện tại chẳng hạn!) đã mở mắt cho nhân dân thấy để họ biết mình cần làm gì. Vấn đề nhân dân sẽ “làm gì” chỉ còn là thời gian đủ để thấm nhuần những gì mà thế giới tiến bộ đang hằng ngày chảy vào Việt Nam.

Ngày 1 tháng 10, 2014
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Dân chủ là dân cử, dân bầu

Bùi Tín
(Blog VOA)
Cuộc xuống đường của đông đảo học sinh và sinh viên Hồng Kông là nét đấu tranh nổi bật trong thời gian qua, có tiếng vang rộng lớn trên toàn thế giới. Cuộc đấu tranh bền bỉ sôi nổi của tuổi trẻ Hồng Kông khơi dậy niềm cảm hứng của toàn thế giới đối với quyền sống tự do của mỗi con người trên trái đất, bất cứ là trên lục địa nào, thuộc màu da nào.

Bộ máy tuyên truyền đồ sộ, tốn kém của Bắc Kinh và Hà Nội phụ họa nhau theo chung một luận điểm là có 2 nền tự do khác hẳn nhau, thậm chí đối lập nhau: nền tự do của các nước theo nền văn hóa Châu Á và nền tự do theo các nước phương Tây. Họ lập luận rằng nền tự do Châu Á thiên về trật tự kỷ cương xã hội, đề cao cuộc sống tập thể, trong khi phương Tây thiên về tự do cá nhân ích kỷ, đối lập với những giá trị chung của cộng đồng.

Ðây là sự ngụy biện dai dẳng, xuyên tạc sự thật, không còn lừa dối được ai, trước ánh sáng của cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi.

Vì sao Trung Quốc phải cam kết tôn trọng nguyên tắc “một nước, 2 chế độ” ở Hồng Kông, cam kết thực thi tại đây một cuộc “bầu cử tự do” vào năm 2017? Ngay việc công nhận có 2 chế độ chính trị khác nhau, một ở lục địa, một ở Hồng Kông đã cho thấy 2 chế độ ở 2 nơi khác nhau ra sao, đối lập nhau ra sao, một bên là chế độ độc đoán trên lục địa, hoàn toàn không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do công đoàn, còn ở Hồng Kông đã có một chế độ tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu tình hàng trăm năm nay. Nhân dân Hồng Kông không bao giờ cam chịu từ bỏ quyền tự do lâu đời đã được thụ hưởng, từ bầu trời tự do chui vào trong lồng, trong cũi, trở về thân phận nô lệ của ngày xưa.

Nhân dân Hồng Kông từng sống lâu năm trong môi tường tự do quyết không thể chịu cảnh “phú quý giật lùi,” thực hiện vào năm 2017 một cuộc “bầu cử tiền chế theo kiểu ở lục địa, trên thực tế là “đảng chọn dân bầu,” qua bộ máy cai trị của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đang thống trị lục địa. Bắc Kinh yêu cầu danh sách ứng cử cho chức vụ cao nhất ở Hồng Kông sẽ phải được chính phủ trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh xét duyệt thông qua, trước khi đưa ra cho nhân dân bỏ phiếu. Ðó là một kiểu “đảng chọn dân bầu” đã thành trò cười cho nhân dân và cho thiên hạ toàn thế giới. Trò cười “dân chủ lộn ngược” ấy đã kéo dài 73 năm ở Liên Xô, chấm dứt sau 45 năm (1945 - 1990) ở Ðông Âu, đang kéo dài một cách trâng tráo ở Trung Quốc, Việt Nam trước sự phản đối, phủ nhận của ngày càng đông đảo nhân dân, nhất là của trí thức và tuổi trẻ.

Ðã có một số bạn trẻ từ trong nước tìm cách sang ngay Hồng Kông để tìm hiểu và học hỏi ở bạn. Ngoài một số blogger tự do có cả nhà báo của báo Thanh Niên thuộc lề phải cũng sang Hồng Kông, gửi tin và ảnh về Hà Nội. Ðây là một nét tự do ngôn luận hiếm có đáng khích lệ. Ðáng mừng hơn nữa là cả một tập thể gồm 22 Hội đoàn thực thi quyền tự do dân chủ vốn có để hiệp thương ra tuyên cáo chung hoan nghênh cổ võ cuộc xuống đường của các bạn Hồng Kông. Ðiểm quan trọng của bản tuyên cáo là không những gửi cho bạn bè ở Hồng Kông mà còn gửi cho nhân dân nước ta tỏ rõ mong muốn toàn dân ta nhân sự kiện Hồng Kông hãy học hỏi kinh nghiệm nóng hổi của bạn nhằm thúc đẩy cuộc đấu tranh cho dân chủ đích thực ở nước ta, chấm dứt kiểu “đảng chọn dân bầu” phản dân chủ đã diễn ra quá lâu rồi. Tuyên cáo chỉ ra tình trạng thê thảm của đất nước về mặt dân chủ.

Bản thân trí thức và tuổi trẻ nước ta đã có một số cuộc xuống đường từ thấp lên cao từ những năm 2008, 2009, rồi phát triển thêm vào những năm 2012, 2013... Ðó là những cuộc tập dượt quan trọng. Nỗi e sợ cường quyền đã và đang giảm rõ rệt. Ðã có những đồng thuận, quy định chung để duy trì hàng ngũ trật tự, ôn hòa, không bạo động, không cản trở giao thông công cộng, vận động tranh thủ lực lượng công an, vận động sự ủng hộ của cựu chiến binh trong Quân đội nhân dân, thu hút vào hàng ngũ đấu tranh mọi thành phần xã hội, từ trí thức, công nhân, viên chức, dân oan, nhà giáo, nhà báo, nhà luật học, nhà kinh doanh vừa và nhỏ, tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, nhà nông, đưa ra những khẩu hiệu thích hợp. Lực lượng đấu tranh đã có kinh nghiệm cô lập, vạch mặt xã hội đen, du côn, lưu manh được công an thuê mướn phá rối hàng ngũ đấu tranh, ghi hình ảnh và lập hồ sơ của chúng. Ðã có những bài hát cổ vũ phong trào.

Cuộc xuống đường rộng lớn, bền bỉ, gây ấn tượng lớn ở Hông Kông cho cả thế giới những kinh nghiệm nóng hổi, những bài học quý. Có thể kể ra là tinh thần tự tin, tự lập, tự quản của tuổi trẻ học đường gắn bó với nhau trên tinh thần đấu tranh cho tự do của toàn xã hội, không sợ cường quyền, nắm vững tinh thần bất bạo động, không bị khiêu khích, ôn tồn từ chối bạo lực, bảo vệ lẫn nhau. Ðó còn là kinh nghiệm cung cấp những vật dụng cần thiết - nước uống, thức ăn nhẹ, ô dù che mưa nắng, khẩu trang chống hơi cay làm chảy nước mắt, các trạm cấp cứu, có lực lượng dọn dẹp vệ sinh, có các trạm thông tin, có lực lượng hướng dẫn, phiên dịch, giải thích cho người nước ngoài. Ðã có những người rất trẻ tham gia lãnh đạo, được phong trào tin cậy và công nhận. Các bạn trẻ vẫn vừa đấu tranh vừa ôn tập bài học, lớp trên giúp đỡ lớp dưới, làm yên lòng các bậc phụ huynh. Có cả một tập tài liệu đúc kết hướng dẫn cuộc bất tuân dân sự trong trật tự và tình thương.

Theo dõi diễn biến của cuộc đấu tranh ở Hồng Kông, nhà báo Ðoan Trang thích thú xúc động thốt lên: “Một cuộc đấu tranh có văn hóa, hay đẹp không thể chịu được.”

Ðúng vậy. Dân chủ là dân tự chọn người đại diện cho mình bằng lá phiếu của chính mình, dân tham gia trực tiếp bầu cử, có nghĩa là dân trực tiếp ứng cử, dân đề cử và dân bỏ phiếu, không thể có ai làm thay ở một khâu nào. Ðó mới là chính quyền do dân, của dân, vì dân.

Ðộc đoán đi ngược với dân chủ, là phản dân chủ, không ở đâu có nền dân chủ độc đảng cả. Chế độ Cộng Sản độc đảng với dân chủ như nước với lửa, không bao giờ có thể dung hòa, chung sống. Lục địa nào, màu da nào cũng cần tự do dân chủ như không khí cần cho cuộc sống. Dân chủ, bình đẳng xã hội là những giá trị phổ quát ở mọi nơi mọi lúc.

Phải chăng việc nhân dân nước ta cần bắt đầu ngay từ lúc này là không công nhận sự lãnh đạo của Bộ Chính Trị - ông Vua tập thể 16 người ngự trị về mọi mặt trên đất nước Việt Nam - vì họ không hề được một lá phiếu bầu nào của công dân. Nhân dân ta cũng có đầy đủ lý do để bất tuân đối với Quốc Hội hiện tại vì cả 500 đại biểu đều không từ nhân dân mà ra, họ đều được Mặt trận Tổ quốc là tổ chức ngoại vi của Ðảng Cộng Sản lựa chọn, được đảng xét duyệt sau lưng nhân dân, rồi bắt ép dân phải bâu, không có sự lựa chọn nào khác, cho nên có đến hơn 90% đại biểu là đảng viên Cộng Sản, trong khi đảng viên chiếm chưa đến 3% số dân; và cũng cần nói thêm 10% còn lại là nhân sỹ ngoài đảng còn tuân theo đảng hơn cả những đảng viên Cộng Sản nữa, nghĩa là trên thực tế họ còn “bảo hoàng hơn vua.”

Dưới ánh sáng của cao trào dân chủ chân thực lan tràn trên toàn thế giới, từ Ðông Âu, Bắc Phi, Trung Ðông, Miến Ðiện, Hồng Kông, cuộc đấu tranh giành lại quyền tự do dân chủ của toàn dân ta nhất định thắng. Chỉ cần nhân dân ta mong muốn và hiểu rõ đó là quyền hợp hiến, hợp pháp và quyền sống tự nhiên chính đáng của con người.

Tuyên cáo của 22 tổ chức dân sự Việt Nam là một văn kiện đề cao yêu cầu chính đáng về bầu cử thật sự dân chủ - dân chọn dân bầu, không cần có ai phải cầm tay chọn giúp người đại diện của mình. Ðể cho người công dân bàn bạc với nhau trong từng khu vực, quận huyện, tỉnh thành, tìm cho ra người có thực tâm và có thực tầm xứng đáng thay mặt cho nhân dân, sẽ loại trừ được vô số kẻ bất tài tham nhũng, những bầy sâu ăn hết của dân, phá tan đất nước, tạo nên một chính quyền trong sạch, có nhân cách và tài năng do tuyển lựa được đúng những nhân tài quý báu đang còn tiềm ẩn.

Ðây là bài toán then chốt cấp bách của nhà nước, của nhân dân đã đến lúc phải giải quyết đúng pháp luật, đúng đạo lý, đúng chân lý của thời đại, vì sự phát triển của đất nước, công bằng của xã hội và hạnh phúc bền vững của toàn dân, ngay khi việc chuẩn bị cho đại hội Ðảng Cộng Sản khóa XII và cuộc bầu cử Quốc Hội khóa XIV đang được đặt ra.
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Việt Nam và Hàn Quốc: so sánh hai quá trình công nghệ hóa.

Phạm Quang Tuấn

Đọc những báo cáo của nhà nước và báo chí chính thống, nhìn những đường cao tốc, những dinh thự ở Sài Gòn và Hà Nội, ta có cảm tưởng là đất nước đã có những phát triển lớn, gấp mấy chục lần cách đây 30 năm.


Tuy nhiên, đường sá, dinh thự chỉ là bề mặt, không cho thấy khả năng công nghệ thực của một nước nếu chúng tùy thuộc phần lớn vào ngoại viện và công nghệ ngoại quốc. Đưa ra những con số về sự tăng trưởng của mình mà không so sánh với các nước tương tự là một việc hoàn toàn vô nghĩa, nhất là khi sự tăng trưởng đó tính từ một điểm khởi sự (năm 1975) quá thấp vì những lý do bất thường như chiến tranh.

Trong cuộc chạy đua liên tục với thế giới, sự tụt hậu đối với các nước láng giềng sẽ không sớm thì muộn đưa đến lệ thuộc về chính trị. Để đối phó lâu dài với những đe dọa từ phương bắc, Việt Nam phải trở thành một nước công nghiệp giàu mạnh, ít ra là tương đương với Tàu.

Ở Đại hội IX (2001) Đảng CSVN đã đặt mục tiêu Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, có nghĩa là khi đó công nghiệp phải đóng góp hơn 50% vào GDP. Hiện thời tỷ lệ này chưa tới 20% và thậm chí đang xuống dần trong mười năm qua [1]. Dựa vào đà phát triển từ 1975 tới nay, có hy vọng gì là Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đó?

Để có một ý niệm xác thực hơn về những thành quả trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tôi xin đưa ra vài so sánh giữa Việt Nam và Hàn Quốc ở thời điểm tương đương trong quá trình xây dựng đất nước. Hàn Quốc là một thước đo hợp lý cho Việt Nam vì hai nước có những điểm rất giống nhau: cùng là những nước Đông Á chư hầu của Tàu trong thời quân chủ, cùng thấm nhuần ảnh hưởng Khổng giáo, cùng hệ thống chính trị – văn hóa. Một dấu hiệu của sự tương đồng là trong thế kỷ 12, khi những quý tộc Việt đời Lý di cư qua Cao Ly, họ đã dễ dàng hòa mình vào quốc gia mới và chiếm vị thế xã hội tương đương như ở cố hương [2].

Trong lịch sử hiện đại, hai nước đã cùng trải qua mấy chục năm thuộc địa: Cao Ly là thuộc địa của Nhật từ 1910 tới 1945, Việt nam là thuộc địa của Pháp từ 1984 tới 1954. Hàn quốc được giải phóng sau Thế chiến II nhưng ngay sau đó trải qua một cuộc chiến tàn khốc, còn Việt Nam sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa cũng phải trải thêm một cuộc chiến cho tới 1975. Khi hòa bình tái lập, hai nước đều là những nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế bị phá hủy nặng nề.

Theo một chuyên viên Hàn Quốc [3], khi chiến tranh mới kết thúc nước này bị coi là một nước “vô vọng” so với những nước Á châu khác như Philippines, Thái Lan và Miến Điện: dân trí kém cỏi, gian dối, nhiều mặc cảm, đầu óc trì trệ, chỉ một nửa dân số có giáo dục sơ đẳng hay hơn. GDP đầu người năm 1960 là 79 USD, lương thực thiếu thốn, cán cân thương mại lỗ trầm trọng (xuất 32 triệu dollars, nhập 97 triệu), cả nước tùy thuộc nặng nề vào ngoại viện, không có vốn phát triển, tình trạng chính trị – xã hội không ổn định. Ở thời điểm 1953, Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) chưa ra đời, hoạt động của Ngân hàng Thế giới (World Bank) hãy còn rất hạn chế, và có rất ít nguồn ngoại viện hay đầu tư ngoại quốc. Nói tóm lại, tình trạng tổng quát của Hàn Quốc năm 1953 có lẽ còn thảm hại hơn Việt nam vào năm 1975.

Image
Khu nghèo dọc sông Cheong-Gye-Cheon, thập niên 1950 [3].
Hai lịch sử song song gần như “anh em sinh đôi” của hai nước chỉ xê xích 22 năm về thời điểm: chiến tranh Cao Ly kết thúc năm 1953, chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Vậy, tính theo quá trình phát triển thì Việt Nam 2014 phải ở một vị trí tương tự như Hàn Quốc năm 1992. Ta thử so sánh Việt Nam bây giờ với Hàn Quốc khoảng 1992 trở về trước vài năm.

Kỹ nghệ ô tô

1988: Hàn Quốc sản xuất 1,1 triệu ô tô, xuất cảng 576.134 chiếc xe (83% bán sang Mỹ), sản xuất bộ phận ô tô trị giá 4,6 tỉ USD (tương đương khoảng 9,2 tỉ USD hiện thời) [4].

2014: Năm 2013 Việt Nam lắp ráp 40.902 ô tô. Lượng tiêu thụ xe lắp ráp trong nước chỉ bằng 1/3 lượng xe nhập khẩu. Hiện ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới chỉ thực hiện chủ yếu 3 công đoạn chính là hàn, lắp ráp và tẩy rửa sơn [5]. Một số hãng như Mazda và Ford đã phải từ bỏ dự án lập nhà máy lắp ráp lớn ở Việt Nam vì nước ta không sản xuất được bộ phận phụ tùng. Công nghệ sản xuất linh kiện kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt tới 5-10% và giới hạn vào các linh kiện kỹ thuật thô sơ như ắc quy, dây điện, các bộ phận nhựa đơn giản [6].

Kỹ nghệ đóng tàu

1988: Hàn Quốc sản xuất 27% trọng tải tàu thủy trên thế giới.

2010: Tham vọng trở thành “cường quốc đóng tàu” của Việt Nam [7] thất bại nặng nề, tập đoàn đóng tàu Vinashin bị giải thể để lại món nợ 4,5 tỉ USD [8]. Số tiền này gấp 4 lần gói kích cầu của Chính phủ để phục hồi kinh tế trong cơn khủng hoảng suy thoái năm 2008, gấp 3 lần tổng mức đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo cả nước [9].


Kỹ nghệ xây cất

1989: Hàn Quốc xuất cảng công trình xây cất trị giá 7 tỉ USD (tương đương khoảng 14 tỉ USD hiện thời).

2014: Việt Nam chưa nghe nói xuất cảng công trình xây cất nào. Hầu hết các công trình lớn tại Việt nam hãy còn do các hãng ngoại quốc thực hiện.

Kỹ nghệ điện tử

1988: Kỹ nghệ điện tử (TV, video, computers, lò vi ba, linh kiện v.v.) Hàn Quốc sản xuất 23 tỉ USD (46 tỉ USD hiện thời), đứng thứ 6 trên thế giới. Xuất khẩu 15 tỉ USD (30 tỉ USD hiện thời). Những hãng lớn như Samsung, Lucky-Goldstar, Hyundai đã mở nhà máy ở Tây Đức, Anh, v.v. [10].

2014: Kỹ nghệ điện tử Việt Nam chủ yếu là lắp ráp bộ phận ngoại quốc. Không tự sản xuất được linh kiện.

Đóng góp của công nghệ vào GDP

1987: Sản phẩm công nghệ (manufacturing) đóng góp 30,3% vào GDP của Hàn Quốc [4].

2012: Sản phẩm công nghệ (manufacturing) đóng góp dưới 20% vào GDP của Việt Nam và có chiều hướng đi xuống trong mười năm vừa qua [1].

Giao thông

1990: Seoul có 200 km xe điện ngầm. 1987: Hàn Quốc có 6340 km đường sắt, trong đó 762 km là đường kép và 1023 km đường điện.

2014: Khởi công xây tuyến xe điện ngầm đầu tiên (Bến Thành – Suối Tiên) dài 19 km. Về đường sắt, Việt Nam vẫn dùng hệ thống đường sắt do thực dân Pháp để lại từ 1945, chưa xây gì thêm. Các ga hầu như không thay đổi, chỉ ngày càng xuống cấp.

GDP

1988: Hàn Quốc đạt GDP/đầu người 4466 USD (khoảng 9.000 USD hiện thời), bằng 22% Mỹ, đứng thứ 49 trên 166 nước [11]. Năm 1992, GDP Hàn Quốc lên đến 7527 USD (khoảng 15.000 USD hiện thời).

2012: Việt Nam đạt GDP/đầu người 1596 USD, bằng 3% Mỹ, đứng thứ 131 trên 177 nước [11].

Văn hóa – xã hội

2014: Người Việt Nam bị nhiều tiếng xấu ở ngoại quốc về nạn ăn cắp vặt, một số cửa hàng Nhật phải cảnh cáo bằng tiếng Việt. Nhân viên Hàng không Việt Nam bị bắt vì tội ăn cắp, buôn lậu. Nhiều hãng ngoại quốc đầu tư xây nhà máy ở Việt Nam quan tâm về việc công nhân ăn cắp linh kiện. Tình trạng người Việt ăn cắp diễn ra ở khắp mọi nơi, ở công sở, ở công ty, nơi công cộng, siêu thị, điểm du lịch… Năm 2013, khi Đại sứ quán Hà Lan phát tặng áo mưa miễn phí, dân chúng đã chen lấn, chụp giựt để lấy thật nhiều khiến buổi phát tặng phải hủy bỏ. Những cảnh tranh lấn hái hoa, cướp lộc ở các lễ hội xảy ra thường xuyên. Ý thức về môi trường yếu kém, tật xả rác thịnh hành, hình ảnh du khách ngoại quốc đi nhặt rác giùm ở các thắng cảnh trở thành quen thuộc [12].

1992: Dân Hàn Quốc đã đạt tới trình độ văn hóa không kém gì các nước văn minh tiến triển nhất trên thế giới.

Thể thao

Năm 1988, chỉ 25 năm sau khi chiến tranh Cao Ly kết thúc, Hàn Quốc tổ chức thành công rực rỡ Thế vận hội Seoul với 159 nước tham dự. Hàn Quốc được 12 huy chương vàng, đứng thứ tư sau Liên Xô, Đông Đức và Mỹ.

Năm 2014, 39 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đăng cai tổ chức Á Vận Hội (có 45 nước thành viên), nhưng phải hồi lại vì không đủ sức.

Kết luận

Từ một hoàn cảnh hậu chiến vô cùng thảm hại, với nguồn nhân lực không hơn gì Việt nam và trong tình hình thế giới khó khăn hơn, Hàn Quốc đã được lãnh đạo đúng đường và trở thành một nước công nghiệp tân tiến trong vòng 40 năm, dư thừa nội lực để đối phó với Tàu.

So sánh lịch sử phát triển của Việt Nam và Hàn Quốc, không thể tránh kết luận là ta đã tụt hậu quá xa hoặc đã đi lạc đường. Một nước Việt Nam công nghiệp tân tiến có vẻ như đã trở thành một ảo tưởng không bao giờ thực hiện được. Sự thua kém láng giềng sẽ càng ngày càng trầm trọng và sự lệ thuộc ngoại bang sẽ trở nên tuyệt đối.

Không cầm cự được với kẻ địch bằng công nghệ và kinh tế thì sẽ phải cầm cự bằng xương máu. Tuy nhiên, hy sinh xương máu của dân chúng và binh sĩ để giữ gìn tự chủ thì cũng chỉ có thể tạm trì hoãn một tương lai u tối không thể tránh khỏi. Điều mâu thuẫn nguy hiểm là quá nhiều dân chúng cũng như lãnh đạo tỏ ra tự hào và tự mãn với những thành tích của mấy chục năm qua.

P.Q.T.
Tác giả gửi BVN
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Phủi tay, lẩn trốn và bao biện

Lê Diễn Đức (RFA)
Tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành đại dịch không thuốc chữa. Lấy tiền ngân sách tức là tiền thuế của dân, vay vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng và phát triển đất nước, vừa được tiếng thơm là làm đất nước thay đổi, nhưng cũng là cơ hội bằng vàng để các quan chức rút ruột công trình bỏ túi riêng.

Nhưng ăn mà biết nhìn trước nhìn sau đã đành, đằng này đã ăn bẩn nhưng khi sản phẩm tạo ra có vấn đề thì "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".

Vụ đứt cầu treo ở Lai Châu gây thiệt mạng 9 người và hàng chục nguời bị thương là một tai nạn nghiêm trọng.

Thoạt đầu người ta đổ lỗi cho đoàn người đưa tang đông, đi không đều bước để xảy ra cộng hưởng tải trọng lên cầu. Nhưng cuối cùng, sau khi điều tra Bộ Giao thông Vận tải đã khẳng định, "việc chế tạo ắc neo tăng đơ có hai sai sót lớn là không đúng thiết kế và không tuân thủ quy trình kỹ thuật. Cụ thể, tiết diện ắc neo thực tế tại vị trí nhỏ nhất khoảng 25 cm2 chỉ bằng khoảng 50 % tiết diện chịu lực thiết kế; bề mặt lỗ ắc neo tăng đơ lồi lõm, biểu hiện không được gia công chế tạo đúng yêu cầu kỹ thuật, có khả năng khi chế tạo đã sử dụng biện pháp gia nhiệt thổi thủng chiều dày. Điều này sai với chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thuyết minh thiết kế do Tư vấn thiết kế là Công ty tư vấn công nghiệp Lào Cai lập".

Biết rõ vậy mà sự việc cũng nhanh chóng chìm vào im lặng. Không thấy một ai chịu trách nhiệm, kỷ luật. Một sự vụ đáng ra phải được lập hồ sơ truy tố những người thiết kế, thi công. Nhưng rồi dân chúng chỉ kêu ca và tuyệt vọng, bởi vì quyền làm cho ra nhẽ không nằm trong tay họ.

Vào mùa mưa năm 2013, các nhà máy thủy điện miền Trung đã xả lũ, dân bị chết trôi hàng chục người. Đây là một tội ác. Nó không chỉ diễn ra vào năm nay mà trong những năm trước đều có tình trạng xả lũ bừa bãi để bảo vệ đập nước, làm chết người, phá huỷ hoa màu. Xả lũ đương nhiên phải có người thực hiện, theo lệnh của ai, vào thời điểm nào. Nếu điều tra đến nơi đến chốn sẽ không khó tìm ra thủ phạm.

Một bài viết trên "Baodatviet.vn" đã lên tiếng: “Bộ Công thương thay vì nhận lỗi lại loanh quanh phủ nhận, bênh vực thủy điện, Bộ Công thương phải chịu trách nhiệm, không thể đẩy trách nhiệm cho người dân”.

Và rốt cuộc người ta kết luận rằng, việc xả lũ đã làm đúng quy trình!

Đúng với cái quy trình gây ra cái chết cho hơn năm chục người, chưa kể các tổn thất vật chất khác! Mạng người dân lao động rẻ rúng như con vật.

Trên thế giới có nhiều công trình thuỷ điện, nhưng không thấy đâu có nhiều vấn đề như ở Việt Nam, đặc biệt nhà máy thuỷ điện nào cũng tồn tại nguy cơ vỡ đập vào mùa mưa. Người ta đã làm gì với toàn bộ thiết kế, thi công? Hay cũng làm đúng "quy trình"?

Khắp nước Việt Nam, nhiều con đường cao tốc được xây dựng làm thay đổi bộ mặt đất nước, nhưng ngặt một nỗi giá thành thì cao ngất nhưng đưa vào sử dụng thì chỉ một thời gian ngắn đều bị lún, nứt thảm hại. Con đường cao tốc dài nhất Việt Nam, Nội Bài-Lào Cai, khánh thành chỉ sau hai ngày đã có đoạn nứt toác dài tới 70 mét. Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Nguyễn Văn Nên nói rằng vết nứt đó “không là một vấn đề lạ”! Mỉa mai quá, không có gì lạ thật!

Bộ Giao Thông Vận tải sau khi kiểm tra thì cho hay rằng, các khâu thiết kế, thi công đều thực hiện đúng quy trình! Đã đúng quy trình thì cho dù nứt, lún cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm!

Lại còn vứt tiền vô tội vạ! Dự án Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) đầu tư hơn 3.200 tỷ, với hai đường lớn 6 làn ô tô, trải nhựa rộng thênh thang, nhưng hiện không một bóng người qua lại, nhà chờ xe, lan can ven đường hoen gỉ, xiêu vẹo, như một khu bỏ hoang. Thành phố Hà Nội từng tuyên truyền là "nơi tái hiện những giá trị văn hoá đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam để giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, là điểm tham quan lý tưởng cho nhân dân trong nước cũng như khách du lịch quốc tế và là biểu tượng sinh động để các nước trên thế giới hiểu được chính sách dân tộc của Việt Nam"!

Trên Facebook, nhà văn Nguyễn Đình Bổn viết:

"Bất kỳ ai, nhìn thấy bức ảnh được chia sẻ trên facebook này đều cảm thấy phẫn nộ và bất lực. Người mẹ trẻ đi xe máy chở con, có vẻ như học mẫu giáo trở về nhà, trên con đường của một thành phố lớn nhất nước, thành phố được ngợi ca "văn minh hiện đại" đã gần như chìm trong dòng nước lũ. Một chiếc xe hơi trờ tới, dù bị ngã, hình như đang kẹt chân, nhưng người mẹ trẻ vẫn dùng một bàn tay để chặn đầu chiếc xe hơi, cố bảo vệ con mình, trong khi đó bàn tay bé bỏng của em bé, thảng thốt níu lưng áo mẹ khi cơ thể em gần như chìm sâu trong nước, trong sự tuyệt vọng!

Ai chịu trách nhiệm về vần đề này? Báo chí từng đăng tải những ông quan đầu ngành ngành thoát nước đô thị nhận lương trên cả tỷ đồng/năm. Họ ngồi đó để làm gì và khi thành phố chìm sâu trong nước thì đổ thừa do mưa lớn hay triều cường? Ai là người chịu trách nhiệm khi chấp nhận xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng mà có nhiều kỹ sư và nhà khoa học từng phản biện, chỉ ra rằng làm như vậy chính là xây một con đê vĩ đại ngăn sự thoát nước về phía trũng của Sài Gòn? Và điều này đã trở thành nhãn tiền khi Sài Gòn mưa là ngập, mưa lớn là có "sóng bạc đầu" trên đường phố?"

Ngập nặng sau cơn mưa lớn ở Saigon

Gần đây nhất, hôm 8 tháng 10, 2014, đập chứa bùn đỏ của dự án bauxite Tân Rai bị vỡ, lượng bùn bị tràn ra ngoài và đổ xuống cuối hồ Cai Bảng ước khoảng 5.000 m3.

Ông Nguyễn Văn Ngữ, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lâm Đồng, cho biết, không gây thiệt hại về người và thiết bị và mẫu nước tại hồ thải quặng bị vỡ với độ PH trung tính (6-7), không có hóa chất, không độc hại, không gây ảnh hưởng sinh thái trong lòng hồ và không gây thiệt hại đến vườn tược, hoa màu của người dân.

"Đây là bùn đất đỏ đã qua lắng rửa nên hoàn toàn không độc hại, không phải bùn đỏ đang trong quá trình khai thác", ông Ngữ nói.

Thế nhưng, ông Nguyễn Thành Sơn, người có nhiều gắn bó với dự án Bauxite Tây Nguyên, hiện là giám đốc quản lý dự án Than đồng bằng sông Hồng, lại nói khác:

"Ở dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều có hai loại chất thải: chất thải của nhà máy alumina là bùn đỏ độc hại và nguy hiểm, chất thải của nhà máy tuyển quặng bauxite là “quặng đuôi” cũng độc hại, nhưng ít nguy hiểm hơn. Nếu ai đó khẳng định hồ thải quặng đuôi không nguy hại là không đúng. Bất cứ hồ (bãi) thải quặng đuôi nào cũng nguy hại, do có chứa rất nhiều khoáng vật của kim loại nặng và hợp chất hóa học khác nhau chưa được xử lý. Về mặt lý thuyết, hồ thải quặng đuôi chỉ ít nguy hại hơn hồ thải bùn đỏ".

"Người dân “hoang mang” không đáng lo ngại bằng việc cách đây chưa đến một tháng, hội Khoa học công nghệ Mỏ của Tập đoàn Than (TKV) còn có văn bản báo cáo với Đảng, Chính phủ, và Quốc hội rằng: hồ bùn đỏ ở Tân Rai đều “trong tầm kiểm soát”.

"Đơn giản như hồ thải quặng đuôi mà còn bị vỡ, không kiểm soát được, thì ai dám tin rằng hồ bùn đỏ “trong tầm kiểm soát”! Chủ quan, và ấu trĩ của Tập đoàn Than là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “đi vướng núi, về mắc sông” của cả hai dự án bauxite hiện nay", ông Sơn nói.

Dự án Khai thác bauxite Tây Nguyên đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi không những về việc sử dụng công nghệ Trung Quốc lạc hậu, mà còn vấn đề an ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội và tác động đối với môi trường sinh thái.

Theo ước tính của một số chuyên gia, giá bán alumin FOB (tại cổng nhà máy) khoảng 340 USD/tấn trong khi giá thành sản xuấtlà 375 USD/tấn. Giá xuất khẩu alumin của Vinacomin tính từ bờ biển tối đa khoảng 345 USD/tấn. Nếu tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu 20%, mỗi tấn alumin sẽ lỗ khoảng 124 USD. Nếu được miễn cả thuế xuất khẩu thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ ít nhất 55 USD, tức lỗ ít nhất 33 triệu USD mỗi năm.

Chỉ mỗi việc đào tài nguyên lên bán mà phải chịu lỗ lại gánh theo hậu quả môi trường do làm ăn tắc trách. Khi có lũ quét chưa biết sẽ ra sao. Nhưng "chủ trương lớn của Đảng" thì cứ làm, bởi vì có làm thì mới có "ăn'!

Khi đồng tiền chia chác đã nằm yên trong két hay ở các tài khoản nuớc ngoài, phủi tay, chạy trốn trách nhiệm và bao biện là nghề chuyên nghiệp của quan chức cộng sản Việt Nam. Một vài con thiêu thân hạng quèn như trong vụ PMU 18 hay Vinashine, Vinalines... mang ra xử chỉ là trò trình diễn mị dân, giả dối.
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Ðề phòng bệnh Ebola

Ngô Nhân Dụng
Tòa báo nhận được rất nhiều email của độc giả Người Việt cầu chúc cô Nina Phạm sớm bình phục; cô là người đầu tiên ở Mỹ bị lây chứng bệnh Ebola, sau khi chăm sóc cho một người chết vì bệnh này tại Texas. Trong cơn hoạn nạn, mọi người Việt chứng tỏ tình thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Và cả thế giới cũng vậy, khi hàng ngàn nhân viên y tế các nước tình nguyện sang Châu Phi giúp điều trị và ngăn không cho bệnh Ebola lan tràn.

Nước Mỹ chưa bị đe dọa về một trận dịch bệnh Ebola; và cả thế giới cũng chưa, trừ mấy nước vùng Tây của Châu Phi: Guinea, Liberia và Sierra Leone. Nhưng chính quyền Obama đã bị chỉ trích vì ông giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh dịch tuyên bố quá mạnh mẽ trước khi có tin cô Nina Phạm bị bệnh. Ông Thomas Frieden đã nói rằng hệ thống bệnh viện ở nước Mỹ sẵn sàng chữa trị và đầy đủ biện pháp phong tỏa, ngăn không cho bệnh Ebola lây nhiễm. Sau cô Nina Phạm, một y tá khác là cô Amber Joy Vinson cũng bị lây. Lúc đó báo chí Mỹ mới tìm hiểu và cho biết rằng tại nhà thương hai cô làm việc, các y tá mặc bộ quần áo phòng ngừa đã lấy băng keo dán cho kín những chỗ hở. Người ta lại biết thêm rằng cô Vinson đã đáp máy bay đi xa, rồi từ Ohio trở về Texas, trước khi vào bệnh viện. Các hành khách đi cùng chuyến máy bay với cô Vinson được theo dõi, và hãng hàng không đã cho chiếc máy bay nghỉ sau khi đã khử trùng. Những chi tiết này cho thấy hệ thống phòng bệnh chưa hoàn toàn cẩn mật. Dân Mỹ mất tin tưởng vào mạng lưới y tế công cộng, mọi người coi ông Frieden và ông Obama có lỗi. Ðây là phản ứng bình thường của người dân một xứ dân chủ tự do. Những người cầm quyền phải chịu trách nhiệm về bất cứ sơ suất nào trong guồng máy cai trị; không thể đổ lỗi cho những người thừa hành.

Một nơi cũng bị dư luận phê phán là bệnh viện Texas Health Presbyterian tại Dallas. Hai cô y tá săn sóc bệnh nhân bị lây Ebola, cho thấy các biện pháp an toàn ở đó còn lỏng lẻo. Các nhân viên y tế không được cô lập hóa khi bệnh nhân Thomas Eric Duncan qua đời, cho tới khi biết một cô bị lây bệnh. Một người cháu của bệnh nhân viết thư ngỏ than phiền rằng đáng lẽ ông Thomas Duncan không chết, nếu được chữa trị ngay. Ông Duncan, 42 tuổi, từ Liberia sang Mỹ lần đầu, thăm người vợ cũ với một đứa con của ông đang ở Dallas. Bốn ngày sau, 30 Tháng Chín, ông lên cơn sốt và được xe cấp cứu đưa vào bệnh viện Texas Health Presbyterian. Phòng cấp cứu (ER) hỏi ông từ đâu tới, ông khai từ Liberia. Báo cáo đầu tiên nói rằng chi tiết này không được chuyển qua hệ thống EMR (dữ kiện y khoa điện tử) tới cho bác sĩ điều trị; nhưng sau đó bệnh viện đã cải chính. Bệnh viện cũng cho biết ông Duncan không khai rằng ông đã gần gũi một người nào bị bệnh tại Liberia; mà điều này bị nghi là sai sự thật. Chính phủ Liberia cho biết trước khi lên máy bay ông Duncan cũng khai ở phi trường như vậy; nhưng họ lại tìm ra rằng ông có đưa một người hàng xóm đi nhà thương và đưa về bằng taxi, mà người này sau đó đã chết. Gia đình ông Duncan vẫn quả quyết rằng ông không hề biết người ông giúp đưa đi nhà thương bị bệnh Ebola; khi ông khai ở phi trường cũng như khi vào bệnh viện Presbyterian tại Mỹ.

Lần đầu tới bệnh viện, ông Duncan được cho thuốc trụ sinh và uống Tylenol rồi cho về nhà ngay. Người cháu ông tố cáo rằng bệnh viện không muốn chữa trị ông lâu hơn vì ông không có bảo hiểm sức khỏe; nhưng nhà thương đã phủ nhận lý do đó. Theo hãng thông tấn Associated Press thì ngày đến khám bệnh lần đầu nhiệt độ của ông lên tới 103 độ F (39 độ C) và ông khai bị đau bụng.

Hai ngày sau, ông Duncan được xe cấp cứu chở vào nhà thương lần nữa, vì sốt nặng hơn và nôn mửa. Hai ngày sau, bệnh Ebola được xác nhận, và 8 ngày sau đó ông Duncan qua đời. Người cháu ông, một cựu quân nhân Mỹ đã dự chiến trường Iraq, viết cho nhật báo The Dallas Morning News, nói rằng điều đáng buồn nhất là gia đình ông chỉ biết ông chết qua các báo, đài, mà không hề được nhà thương báo tin.

Bệnh viện Texas Health Presbyterian thông cáo rằng việc chữa trị dành cho ông Duncan “theo đúng mức độ vẫn làm cho mọi bệnh nhân, dù thuộc quốc tịch nào, dù khả năng trả tiền ra sao.” Nhưng gia đình ông vẫn muốn lên tiếng để cảnh báo mọi người, để cái chết của ông không hoàn toàn vô nghĩa. Trong khi đó, bà Ellen Johnson Sirleaf, tổng thống Liberia, đã bênh vực hệ thống kiểm soát của phi trường, lên án người đã khuất vì ông ta khai man khi lên máy bay: “Một đồng bào của chúng ta đã bất cẩn, đã sang Mỹ khiến cho nhiều người Mỹ gặp nguy hiểm.” Bà nhấn mạnh đến sự trợ giúp của nước Mỹ trong công cuộc phòng chống bệnh Ebola tại Châu Phi.

Căn bệnh mang tên dòng sông Ebola, ở vùng Yambuku thuộc nước Congo, là nơi Bác Sĩ Peter Piot đã phát hiện loại vi trùng mới này lần đầu, năm 1976. Trong 36 năm tiếp theo, đã có 20 lần bệnh phát thành dịch, nhưng chỉ xẩy ra ở vùng thôn quê nên được kiểm chế. Năm nay, bệnh phát ra ở các đô thị, nhiều xóm nghèo, và loài người bây giờ cũng di chuyển nhiều và dễ dàng hơn nên dễ lan khắp nơi. Cả thế giới đang hỗ trợ các nước châu Phi trong công việc này, cũng vì lo cho chính họ. Tổng Thống Obama hứa sẽ cung cấp ngân sách hơn một tỷ Mỹ kim cho các nước Phi Châu để phòng bệnh. Chính phủ Anh đã hứa góp 200 triệu. Ngân Hàng Thế Giới dành ngân sách 400 triệu Mỹ kim, WHO sẽ dành một phần ba ngân sách, một tỷ Mỹ kim cho bệnh Ebola.

Nước Mỹ sẽ xây cất 17 căn trại để cô lập các bệnh nhân trong khi điều trị, mỗi căn chứa được 100 giường. Hiện đã có hơn 9,000 người được công nhận nhiễm bệnh, trong đó nhiều nhất là tại Liberia (47%), Sierra Leone (36%) và Guinea (16%). Ðã có hơn 4,500 người tử vong. Tại Nigeria, một trường hợp mắc bệnh Ebola được phát hiện và chính phủ nước này quyết liệt tổ chức việc phòng bệnh cẩn thận, hiện đã thành công không cho bệnh lan tràn.

Việc xây cất một căn trại cô lập 70 giường tốn 170,000 đô la. Chi phí điều hành sẽ tốn 15,000 đô la một tháng cho mỗi giường bệnh. Theo tổ chức Y Tế Quốc Tế WHO của Liên Hiệp Quốc thì muốn điều trị 50 người bệnh sẽ tốn khoảng gần một triệu đô la mỗi tháng. Ngoài nhà cửa, trang bị, khó khăn nhất là thiếu nhân viên y tế. Một trại 70 bệnh nhân cần 165 nhân viên.

Số tiền các nước viện trợ rất hữu ích nhưng Phi Châu cần nhân viên y tế còn hơn cần tiền. Hiện nay tổ chức từ thiện Médecins Sans Frontières (MSF, Y Sĩ Không Biên Giới) đã cung cấp người săn sóc hai phần ba số giường cho bệnh nhân Ebola trong vùng Tây Phi Châu. Tháng trước, chính phủ Autralia hứa tặng MSF hơn hai triệu đô la nhưng họ từ chối, nhấn mạnh rằng họ rất hoan nghênh nếu gửi các bác sĩ và y tá sang Phi Châu. Hai người tình nguyện của MSF đã bị lây bệnh, trong đó có một y tá người Pháp làm việc tại Monrovia, Liberia, nơi ông Thomas Eric Duncan cư ngụ, cũng là nơi nhiều người mắc bệnh nhất. Một người Na Uy tình nguyện cũng bị lây khi chăm sóc bệnh nhân tại Sierra Leone. Sau đó MSF đã buộc tất cả các nhân viên điều trị phải mặc đồ kín mít từ đầu đến chân. MSF, Y Sĩ Không Biên Giới, hiện có 240 người tình nguyện từ khắp thế giới hoạt động trong vùng, cùng với gần 3,000 người địa phương.

Những người tình nguyện biết rằng công việc rất nguy hiểm. Trong các nhà thương công ở các nước nhiễm bệnh đã có khoảng 430 y sĩ và y tá bị lây, 236 người đã chết. Cho nên phải khâm phục những người đang tự dấn thân làm việc thiện, nhất là từ các nước giầu có như Mỹ và Châu Âu. Những nước nghèo hơn cũng không chịu thua. Trung Quốc đã gửi 170 nhân viên y tế, Cuba hứa sẽ gửi hơn 400 người. Nhưng việc tuyển mộ rất khó khăn. Tổ chức từ thiện Cứu Trẻ Em (Save the Children) cho biết khi họ ngỏ ý gửi 28 nhân viên phục dịch sang Châu Phi, 21 người đã từ chối. Họ nhắc lại rằng khi bão Haiyan đổ vào Philippines năm ngoái thì không đủ chỗ máy bay đáp ứng số người tình nguyện.

Dân các nước Châu Phi là nạn nhân của 24% các bệnh dịch trên thế giới, nhưng số người làm việc trong ngành y tế chỉ chiếm 3%. Không huấn luyện đủ nhân viên y tế, các nước này còn bị nạn “chảy máu chất xám” (brain drain) khi các bác sĩ bỏ đi. Bác Sĩ Fuller Torrey, người Mỹ, mới trình bày mấy con số đáng lo ngại. Nước Liberia có 120 bác sĩ hành nghề, trong khi đó tại nước Mỹ có 56 bác sĩ vốn được giáo dục y khoa tại Liberia. Con số 56 người này không kể đến số bác sĩ đã di cư nhưng chưa đủ điều kiện làm việc. Trong năm 2010, theo Hội Y Sĩ Hoa Kỳ (AMA) thì cả nước Mỹ có 265,851 bác sĩ từng được huấn luyện tại nước khác. Tỷ số những người này là 10%, đã tăng lên thành 32% tổng số bác sĩ tại Mỹ. Trong số đó, có 128,729 bác sĩ đến từ những nước mà Ngân Hàng Thế Giới liệt kê vào số các nước nghèo hay lợi tức trung bình.

Tại nước Mỹ, mới chỉ có hai nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, cả nước rung động và guồng máy chính quyền bị chỉ trích đã làm không đủ bổn phận. Tại các nước nghèo như ở Phi Châu, hay ở Việt Nam, người dân không có thói quen phe phán chính phủ như thế. Bệnh Ebola chưa lan sang Á Châu nhưng người ta cũng phải đề phòng. Các biện pháp đề phòng về y tế đã có các tiêu chuẩn quốc tế, đem áp dụng rất dễ dàng. Nhưng các phương pháp đề phòng chỉ hiệu quả khi chính quyền đáp ứng đúng nguyện vọng của người dân. Một nước chỉ có được chính quyền như vậy khi báo chí được tự do, người dân có ý thức và can đảm đòi quyền kiểm soát mọi hành động của guồng máy nhà nước. Ðó là một bài học cho những quốc gia chậm tiến, như nước Việt Nam, trong việc đề phòng bệnh dịch.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Người ‘đẹp’ nhất trong Đèn Cù

Bùi Tín

Cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh đang được phổ biến ngày càng rộng trong và ngoài nước.

Với tôi cuốn sách giúp nhớ lại biết bao cảnh cũ người xưa. Do hoàn cảnh lịch sử tôi đã có một số cuộc gặp Hồ Chí Minh, khá nhiều lần gặp làm việc với Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Đỗ Mười, Nguyễn Cơ Thạch, Tố Hữu…, cũng rất nhiều lần làm việc với các tướng Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Nguyễn Hữu An, Vũ Lăng…

Tôi cũng từng ở trong tòa soạn báo Nhân Dân 2 lần, lần đầu trong cả năm 1972, lần sau trong hơn 8 năm (tháng 2/1982 – 8/1990), cùng một cơ quan với nhà báo Trần Đĩnh, khi Trần Đĩnh đã bị kỷ luật khai trừ khỏi đảng rồi đi lao động cải tạo ở nhà in báo Nhân Dân, hàng ngày khuân các cuốn giấy in từ ngoài đường lên tầng 3 nhà in và đúc lại các chữ chì cho máy in. Trong 8 năm sau, tôi tham gia đảng ủy Ban biên tập, dự họp các buổi giao ban hằng tuần, họp Biên ủy hàng tháng, hằng năm, bàn bạc đủ chuyện - xem xét khen thưởng, kỷ luật, đảng viên tiên tiến, lên cấp, lên lương, xét đi học nước ngoài, đi họp quốc tế, cấp nhà mới, tuyển phóng viên…Tôi thận trọng, ngồi nghe, suy ngẫm, vì vẫn còn xa lạ, nhưng vẫn hiểu ra sự thật.

Tôi có thể chứng thực những điều Trần Đĩnh viết ra là chân thực, 2 tuyến nhân vật, một bên là bầy nịnh thần, bầy đàn «ngu trung» của chế độ độc đảng sùng bái Mao, sùng bái bạo lực, một bên là những người có tư duy độc lập, có tư duy đòi xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng một kiểu chủ nghĩa xã hội có bộ mặt Người, chủ trương tranh đua hòa bình giữa các chế độ xã hội khác nhau. Số này bị lên án, bị vu cáo tay sai đế quốc, sợ gian khổ, sợ hy sinh. Phần lớn bị khai trừ ra khỏi đảng, bị tù không có án, bị đưa đi cải tạo lao động, chăn dê, chăn bò, đi lao động ở nhà in, mỏ than, con cái bị phân biệt đối xử.

Có một vài người lúc đầu hăng hái theo Xét lại, chống sùng bái cá nhân, ca ngợi con đường đấu tranh không bạo động, cổ vũ biện pháp đấu tranh của Mahatma Gandhi, của Nelson Mandela, nhưng về sau chuyển hẳn sang thành đồ đệ trung thành của Mao-ít. Nổi bật nhất là 2 anh em nhà báo, anh ruột là Thép Mới nhà báo cột trụ của báo Sự Thật và báo Nhân Dân. Trong loạt bài “Thời thắng Mỹ”, Thép Mới từng ca ngợi hết mức ông Lê Duẩn, rằng “anh Ba đã sáng láng hơn cả bác Hồ, bản lĩnh hơn bác Hồ”. Ông em Hồng Hà còn hơn ông anh nữa, xoay lập trường 180 độ, được lọt vào mắt nâu của cả 2 ông họ Lê, còn kế thừa ông Hoàng Tùng làm tổng biên tập báo Nhân Dân, từ đó lên chức Trưởng Ban đối ngoại trung ương. Hồng Hà là nhân vật trung tâm cùng tướng Lê Đức Anh cán thu xếp cuộc gặp lịch sử ở Thành Đô tháng 9/1990, “đánh dấu thời kỳ Bắc thuộc mới cực kỳ nguy hiểm”, như ông Nguyễn Cơ Thạch cảnh báo ngay lúc ấy.

Khuôn mặt thứ 3 đáng nhớ là nhà báo Hữu Thọ, một nhân vật thâm hiểm của phái “Mao-nhều” (theo cách gọi của Trần Đĩnh) ở báo Nhân Dân. Trần Đĩnh đã nhiều lần dùng ngòi bút trào lộng khắc họa lại nhân cách đáng thương của ông này, một tay cơ hội lắm mẹo vặt, leo lên đến chức tổng biên tập báo Nhân Dân, rồi Trưởng ban tư tưởng và văn hóa - để dạy bảo đạo đức bác Hồ cho toàn đảng vào dịp “45 năm học Bác” tháng 9 /2014 mới đây, khi ông đã về hưu hơn 10 năm nay.

Bên cạnh vài ba nhân vật “Mao-nhều” khá lý thú có thể nhận rõ mặt trên đây có một nhân vật đứng giữa, không theo Mao mà cũng không chống Mao, nhưng nổi bật, được tác giả Trần Đĩnh nói đến rất nhiều trong Đèn Cù với lòng quý mến đặc biệt. Tôi muốn nói riêng về ông trong bài báo này.

Trần Đĩnh và Đèn cù. Tranh Babui.

Đó là ông Nguyễn Trung Thành (NTT), một thời là cánh tay phải của Lê Đức Thọ, nắm chức vụ then chốt về nhân sự - Vụ trưởng Vụ bảo vệ chính trị trong Ban Tổ chức trung ương do ông Thọ làm trưởng ban. Ông NTT là nhân vật nắm trọn hồ sơ của 36 người dính vào vụ án “Xét lại chống đảng” mà danh sách có khá đầy đủ trong Đèn Cù, cùng với tất cả các vụ án chính trị khác. Sau khi đã về hưu vào năm 1990, ông NTT đọc lại toàn bộ hồ sơ của các vụ án, xem kỹ các lời phản cung, kêu oan, đặc biệt là các lời trần tình của các ông Hoàng Minh Chính, Hoàng Thế Dũng, Vũ Đình Huỳnh, Lê Liêm (khi 2 ông này còn sống), gặp và lắng nghe ông Lê Hồng Hà, từng là Chánh văn phòng bộ Công an, cũng bị bắt giam trong vụ án «Xét lại chống đảng làm gián điệp cho nước ngoài» .

Theo Trần Đĩnh thuật lại trong Đèn Cù, với lòng ngay thẳng NTT bắt đầu hoài nghi về kết luận vũ đoán của toàn vụ án, nhận ra bản thân đã mù quáng a dua theo định kiến của cấp trên là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, gây nên quá nhiều bất công. Thức tỉnh, hối hận sâu sắc, năm 1993 ông thảo ra thư gửi cho Tổng bí thư Đỗ Mười và thường trực ban bí thư Phan Diễn, trình bày rành rọt những sai lầm của vụ án làm hàm oan 36 đảng viên cấp cao của đảng, những người không hề làm gián điệp cho nước ngoài, họ chỉ sử dụng quyền có ý kiến khác với lãnh đạo do có tư duy độc lập. Tất cả những lời kết tội đều mang tính chất định kiến, suy diễn, và khiên cưỡng. Nhưng Đảng vẫn một mực im lặng. Năm 1996, NTT lại đến gặp Tổng bí thư Đỗ Mười, trình bày rõ ý kiến về vụ án do ông thụ lý và nói rõ chính kiến của mình là minh oan, xóa án cho người ngay là việc đúng đắn, nên làm, sẽ được lòng đông đảo đảng viên và toàn dân. NTT đề nghị lập một tiểu ban thẩm tra để đi đến kết luận lại vụ án. Đỗ Mười trừng mắt, lắc đầu buông ra một câu: «về hưu rồi sắp đi chơi với giun rồi, sao còn viết kiến nghị gửi vung lên?».

Vẫn theo Trần Đĩnh, NTT biết là hỏng rồi, nhưng vẫn cưỡng lại. Ông nói với Đỗ Mười: “Anh đã 78 tuổi, hơn tôi 6 tuổi còn làm việc mà. Tôi thấy đồng chí mình bị oan, không thể bỏ mặc được”. Ngay sau đó NTT bị khai trừ, bị trả thù cay độc, bị đuổi ra khỏi đảng, tước mọi khen thưởng cũ, không còn lương, phụ cấp ngang cấp thứ trưởng, sống trong cô đơn đạm bạc đến tận nay. Không rõ nay NTT còn sống hay đã đi xa.

Điều quan trọng là NTT được Trần Đĩnh nói đến khá nhiều trong Đèn Cù. Thật rất hiếm trong đảng CS có một con người như vậy. Giữa một hồ đầy bùn vẫn giữ mình trong sạch. Con người có lương tri, không a dua theo quyền lực, danh vị, có lòng nhân ái sâu đậm, sống ngay thật, biết nhận ra sai lầm, hối hận và có ý chí sửa chữa sai lầm.

Tôi mong rằng với cuốn Đèn Cù, vụ án “Xét lại chống đảng làm gián điệp cho nước ngoài” sẽ không bị dìm chết trong quên lãng. Nó sẽ bật dậy sống lại trong dư luận xã hội, trong lương tâm của đông đảo đảng viên CS bình thường khi Đại hội XII đang đến gần. Không thể để chậm nữa. Cho dù phần lớn nạn nhân đã chết uất ức oan uổng. Chậm vẫn còn hơn không.

Mong rằng trong đảng CS sẽ vang lên nhiều tiếng nói yêu cầu đảng CS thực hiện mong muốn cao đẹp của NTT, xem xét lại vụ án «Xét lại chống đảng» đã tồn tại quá lâu. Tuy thật đáng buồn là có tin NTT đã không còn nữa, nhưng cũng may là một số nhân vật khác vẫn còn sống - còn Trần Đĩnh, còn nhân chứng Lê Hồng Hà, và theo tôi được biết, còn các ông Lê Trọng Nghĩa, Phan Thế Văn, Phùng Mỹ đang sống ở Hà Nội. Ở nước ngoài còn có các ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội, sống ở Nga; còn nhà văn Vũ Thư Hiên sống ở Pháp…Và vẫn còn những người lãnh đạo chịu trách nhiệm kế tiếp về vụ án cực lớn ấy như: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng… Họ không thể phủi trách nhiệm. Chính họ đã mù quáng theo đường lối của Mao, dẫn dắt đất nước vào thảm họa huynh đệ tương tàn, cố tình chà đạp “quyền tự quyết thiêng liêng của nhân dân miền Nam VN” được ghi rõ trên 2 Hiệp định Genève và Paris, mà họ đã long trọng ký kết. Để dẫn đến đất nước lạc hậu, tan hoang, không pháp luật ngày nay.

Vợ con, gia đình, con cháu, chắt, bạn bè của 36 nạn nhân vụ án chắc chắn sẽ cảm thấy vui lòng, được an ủi, xoa dịu niềm đau đã kéo dài hơn nửa thế kỷ, một khi vụ án được minh oan một cách công khai, theo «một nền pháp quyền nghiêm minh» mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn từ đầu năm, nhưng đến nay vẫn chưa thấy tăm hơi. Đây có thể là dịp tốt.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Từ Điếu Cày Tới Biển Đông


Trần Khải

Image
Điếu Cày đến bến tự do

Có một sợi dây liên hệ giữa cuộc chiến dân chủ Việt Nam và các diễn biến ở Biển Đông.

Trong đó, chính phủ Hà Nội bên cạnh việc cò kè trả giá để mua vũ khí sát thương của Mỹ, cũng đồng ý chi thêm những đồng tiền biểu tượng dân chủ: CSVN sẽ trả tự do cho một số tù chính trị, sẽ trục xuất một sô tù chính trị sau khi đẩy họ ra khỏi cánh cửa trại giam... để đổi nhiều thứ từ phía Hoa Kỳ.

Đó là giá để gia nhập vào thương ước TPP, là giá để mua vũ khí sát thương, là giá để kết thân hơn trong hy vọng liên minh Mỹ-Ấn-Nhật-Úc kình lại con rồng Trung Quốc.

Trong sắp xếp đó, CSVN trả tự do cho cô Nguyễn Phương Uyên, cho nhà giáo Đinh Đăng Định (để sẽ từ trần ở nhà), cho Nguyễn Tiến Trung, cho Đỗ Thị Minh Hạnh...

Và đặc biệt, thả ra tù và trục xuất sang Mỹ Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Nhà nước sẽ bắt ai vào nhập kho để có thêm những “đồng tiền sống có giá trị quốc tế” tương tự?

Như thế, dân chủ VN có thể liên hệ tốt hơn với tình hình Biển Đông hay không? Đó là một ẩn số khó đoán, chúng ta chỉ hy vọng là từ từ sẽ có những diễn biến khó tiên lượng.

Bản tin báo Thanh Niên cho thấy Biển Đông ngày càng hung hiểm, khi Trung Quốc rải hàng loạt phao tại tây Thái Bình Dương.

Báo TN hôm 22-10-2014 viết:

“Trung Quốc đã rải 17 bộ phao dưới mặt nước tại “các khu vực hàng hải then chốt” ở tây Thái Bình Dương, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, AFP đưa tin ngày 22.10.

Tàu nghiên cứu mang tên Khoa Học của Trung Quốc đã rải số phao kể trên và đây là “lần đầu tiên Trung Quốc rải phao với quy mô lớn như vậy”, Tân Hoa xã cho biết.

“Các phao này sẽ cung cấp số liệu thống kê khoa học quan trọng về hải lưu và nhiệt độ nước biển”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Hu Dunxin, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho hay.

Tàu Khoa Học dự kiến sẽ quay về Trung Quốc vào tháng 11 tới để “tiến hành một dự án nghiên cứu môi trường biển sâu".

AFP bình luận Bắc Kinh thường xuyên có những đụng độ về vấn đề chủ quyền với các nước láng giềng tại biển Đông và biển Hoa Đông, và hiện đang tăng cường mở rộng tầm với của hải quân ở Thái Bình Dương thông qua việc mở rộng các đội tàu.

Trung Quốc cũng đã ngang ngược khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông và liên tục có những hành động hung hăng với các nước lân cận, theo AFP.”

Thực ra, rải phao lấy cớ khoa học, chỉ là cho biết vùng biển này khôngc òn vấn đề gì nữa, và đang trở thành một phòng thí nghiệm khoa học cho Bắc Kinh nghiên cứu.

Trong khi đó, chính phủ Hoa Kỳ hoan nghênh việc Hà Nội trả tự do cho blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, người sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự Do, tù nhân lương tâm Việt Nam được thế giới biết tiếng, và cũng là người được Tổng Thống Obama nêu đích danh trong ngày Tự Do Báo chí 2012, khi nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi thế giới chớ nên quên những nhà báo đang bị giam cầm.

VOA ghi rằng, tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf nói:

“Chúng tôi hoan nghênh quyết định của giới hữu trách Việt Nam, trả tự do cho tù nhân lương tâm này. Ông đã quyết định lên đường sang Hoa Kỳ sau khi được phóng thích khỏi nhà tù, và sẽ tới Hoa Kỳ vào ngày hôm nay, thứ Ba 21 tháng 10. Chính ông đã quyết định sang Hoa Kỳ. Chúng tôi trước sau như một vẫn kêu gọi phải trả tự do cho ông, và tất cả các tù nhân chính trị khác tại Việt Nam.”

Cũng bản tin VOA cho biết, Trợ Lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Tom Malinowski đến thăm Hà Nội từ ngày hôm Thư1ứ Tư 22 tháng 10 tới ngày 26 tháng 10, chưa đầy một ngày sau khi blogger Điếu Cày tới Hoa Kỳ.

Tại Việt Nam, ông Malinowski sẽ thảo luận với các quan chức Việt Nam và các đại diện xã hội dân sự.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thời gian ở Việt Nam, ông Malinowski sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc tiếp tục có tiến bộ có thể chứng minh được về nhân quyền, trước khi hai bên có thể tăng cường thêm nữa các mối quan hệ song phương, kể cả về mặt hỗ trợ an ninh và hợp tác kinh tế.

Bản tin này cho thấy có mối dây giữa nhân quyền và TPP:

“Tại cuộc đối thoại vẫn đang tiếp diễn giữa Hà Nội và Washington trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Toàn Diện Việt-Mỹ, Trợ Lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động sẽ khuyến khích Việt Nam phê chuẩn Công ước quốc tế chống Tra tấn, và Công ước quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật trong thời gian sớm nhất có thể, đồng thời yêu cầu Việt Nam thực thi đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế của mình về nhân quyền, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Dân sự và Chính trị.

Trong khi đó, báo chí Việt Nam loan tin Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman đang có mặt tại Việt Nam đã đồng ý tiến hành các cuộc thương thuyết về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, vào ngày hôm qua, thứ Ba 21 tháng 10 trong một cuộc gặp tại Hà Nội.

Tờ báo dẫn lời ông Ninh nói với ông Froman rằng Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong tiến trình thương thuyết TPP, nhưng Hà Nội quyết tâm đạt thành công trong cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ.”

Nhà văn Trần Trung Đạo trong bài viết trên Danlambao, tưạ đề “Ánh sáng Điếu Cày” đã lạc quan:

“Biển Thái Bình hôm nay là sông Bến Hải trước đây. Và thuận lợi hơn trước thời điểm năm 1975, bên kia Thái Bình Dương, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, vì quyền sống của con người đang bùng lên trên mọi ngã đường, mọi giới, mọi thế hệ. Quá khứ dù có khó khăn, hiện tại còn vất vả nhưng tương lai tươi đẹp rồi sẽ đến. Dòng sông dù còn vẩn đục nhưng nước đang trôi nên sẽ có một ngày trong. Cánh cửa đã mở. Ánh sáng đã rọi vào. Những người mang ánh sáng đang có mặt trên khắp ba miền đất nước. Họ còn ít, còn yếu nhưng họ là ánh sáng, ánh sáng Điếu Cày.”

Có lẽ, đúng như thế. Có một phần ánh sáng đã tới. Ngaỳ hôm nay là kỷ nguyên của Internet, của điện thoại tinh khôn... không cánh cửa nhà tù nào kín bưng nữa.

Biển Đông đã trở thành một phần chìa khóa dân chủ VN.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Tự do trong lưu đày

Cánh Cò
(Nguồn: RFA)
Ðiếu Cày, không biết là người thứ mấy triệu trên trái đất này tiếp tục con đường có cái tên rất đẹp: Tự do trong lưu đày.

Ðiếu Cày chắc chắn không phải là một cậu bé. Anh sinh năm 1952, năm nay đã ngoài 60, cái tuổi mà ở Việt Nam anh đã về hưu, đuổi gà nếu nghèo, du lịch nếu trung lưu và hưởng thụ, ăn chơi nếu giàu có.

Ở lứa tuổi 62 anh bị đẩy vào cuộc đời lưu vong vào ngày 21 Tháng Mười.

Vì già nên anh không có cái may mắn như những kẻ lưu đày mang đủ mọi quốc tịch khác. Vì là người Việt Nam nên sự lưu đày của anh cũng đáng ngạc nhiên hơn khi đất nước ấy vốn dĩ đã bội thực những mảnh đời như thế.

Mảnh đất đón anh là Hoa Kỳ nơi có hơn hai triệu người đã và đang sống đời lưu vong từ năm 1975. Tuy nhiên trong những mảnh đời lưu vong ấy không có ai cay đắng như anh. Anh bị chính quê hương của anh từ chối, đẩy anh lên máy bay và buộc anh sống cuộc đời anh không hề muốn bởi anh gắn bó và chấp nhận quê hương như một chốn lưu đày vì anh biết chỉ ở đó anh mới có thể nói lên tiếng nói của một người Việt Nam, hơn thế, một người Việt có chứng minh nhân dân và có luôn quân tịch của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam.

Anh là bộ đội, và là bộ đội chiến đấu trên nhiều chiến trường và chiến trường cuối cùng của anh là nhà giam Thanh Hóa, nơi anh thi hành bản án được gọi là trốn thuế sau đó “biến tấu” thành tuyên truyền chống chính quyền cách mạng.

Anh không từ chối mình chống cách mạng vì cách nay hơn 7 năm anh là một nhà báo chủ trương thành lập câu lạc bộ nhà báo tự do, tờ báo mạng có tiếng nói phản ảnh niềm tin và ước vọng của những người như anh và cuối cùng thì bùng nổ với việc biểu tình chống Trung Quốc.

Vì chống Trung Quốc nên bản thân anh chịu nhiều hình phạt nhất trong tất cả những người tù nhân lương tâm như anh.

Và cuối cùng, sau bao tranh đấu của nhiều người, nhiều chính phủ, anh được Hà Nội lấy ra làm vật trao đổi với những gì mà họ muốn.

Mỹ nhấc lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào ngày 2 Tháng Mười, ba tuần lễ sau, anh được thả. Có thể nói tự do của anh có giá trị ngang với những hợp đồng bán vũ khí mà Mỹ sẽ ký với Việt Nam. Anh còn một chút an ủi, nếu Hà Nội dùng vũ khí này của Mỹ để chống Trung Quốc thì tâm nguyện của anh xem như toại nguyện!

Nhưng không đơn giản như vậy.

Anh không được thả, anh bị lưu đày, mặc dù Hà Nội đã cầm trong tay văn bản nới lỏng bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Ðiếu Cày hiểu tại sao anh không được tiếp tục sống trong nước vì thâm tâm anh biết rằng chế độ rất sợ người bộ đội có tên Ðiếu Cày, một cái tên của đồng bằng Bắc Bộ, mảnh đất tạo nên những con người làm cách mạng và sẽ còn tiếp tục tạo nên những con người như thế.

Ngoài trang bị sức mạnh của một người lính anh còn có sức mạnh tư duy của nhà báo, một nhà báo tự do và tự thoát ra mọi ràng buộc với 7,000 tờ báo khác. Anh đã từng viết những bài báo xoáy vào các vấn đề Việt Nam. Anh là mối nguy tiềm ẩn lớn nhất vì một lý do mà ai cũng thấy: Anh quá nổi tiếng và quá thu hút người khác, những người có tư tưởng đấu tranh như anh.

Chế độ sợ anh trở thành lãnh tụ. Chế độ lưu đày anh xa quê như một cách làm cho bạn bè, đồng chí và nhất là những người mến mộ anh quên con người bất khuất ấy.

Ngồi trên máy bay suốt đêm 21 Tháng Mười để tới một đất nước xa lạ chắc chắn anh sẽ buồn, sẽ thất vọng và có khi tuyệt vọng là đằng khác nhưng có điều nhiều người tin rằng Ðiếu Cày sẽ không phản bội lại chính con người anh, con người mà ý chí vượt qua mọi khả năng tiêu diệt của quỷ dữ.

Anh bước lên máy bay không trong tư thế của người chiến thắng. Anh vẫn bị áp tải như phạm nhân. Không được gặp mặt vợ con không được nói một lời từ biệt.

Chung quanh anh là công an các loại và người theo anh bước lên phi cơ là nhân viên Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Anh tiếp tục thi hành bản án mà chính quyền Cộng Sản Việt Nam ưu ái giao anh cho người Mỹ tiếp thu như họ đã từng tiếp thu Hà Nội 60 năm về trước.

Nhưng người Mỹ khác rất xa với người Cộng Sản. Họ mang anh về và tạo cho anh cảm giác anh đang về nhà, căn nhà tự do dân chủ đích thực.

Hàng trăm ngàn người biết sự ra đi của anh qua các làn sóng truyền thông quốc tế. Người Mỹ nhắc tới anh bằng ngôn ngữ Việt Nam và họ đã thành công khi đưa được một con người bất khuất ra khỏi nơi tối tăm tù ngục. Một làn sóng người hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh tại phi tường Los Angeles.

Phần còn lại là anh, người blogger bất khuất Ðiếu Cày.

Anh sẽ tiếp tục sống bằng chuỗi im lặng nếu anh muốn. Ngay cả khi anh im lặng thì Hà Nội cũng sợ anh. Bản chất gian dối và thủ đoạn khiến họ sợ tất cả những gì anh làm và ngay cả khi anh không làm gì cả. Họ chỉ thở phào nhẹ nhõm khi anh đầu hàng, lúc anh chấp nhận tin rằng không thể chiến đấu bên ngoài đất nước Việt Nam như rất nhiều người từng nói. Khi ấy anh sẽ tự động quay về tư thế một công dân Việt Nam bình thường sống trên đất Mỹ.

Bằng không, nếu anh tiếp tục lên tiếng, tiếp tục cho thế giới thấy sự giả trá của chế độ, tiếp tục là nhân chứng gào thét trước quốc hội, trước báo chí, và trước cộng đồng người bản xứ về những gì mà Việt Nam đã và đang làm, lúc ấy Hà Nội sẽ nhận thức được cái giá phải trả cho một hợp đồng là đắt đỏ như thế nào.

Ðiếu Cày sẽ làm được vì thời gian hơn 6 năm trong lao tù Cộng Sản anh đã chứng minh cho mọi người thấy lòng kiên trì của anh. Anh đã tạo cảm thông cho hàng trăm bạn tù cùng trại giam và anh đã chứng minh rằng không nhà giam nào làm anh sợ hãi.

Thế giới tự do không phải là nhà giam mặc dù nó dẫy đầy thử thách. Ðối với Ðiếu Cày, thử thách không phải là chuyện lớn mà điều anh sắp gặp là những cám dỗ rất đời thường. Những cám dỗ ấy đã từng quật ngã hàng trăm người tranh đấu. Những thanh kiếm vô hình nhưng có khả năng đâm thủng những chiếc áo giáp tự tin kiên cố nhất. Thanh kiếm ấy bén ngọt hơn nếu có sự tiếp tay mài giũa của người Cộng Sản đang hoạt động ở hải ngoại.

Cám dỗ có thể đến bằng sự tung hô, thần tượng hóa thậm chí là chiếc ghế ảo tưởng mà hải ngoại đã quen thuộc.

Cám dỗ có thể đến từ những buổi nói chuyện được trả tiền, từ đó dẫn theo những nguồn lợi khác cũng bằng tiền. Những đồng đô la tạo nên quyền lực và cũng tiêu diệt dần mòn ý chí, tư duy của bất cứ người nào không kinh nghiệm trong môi trường chính trị đầy bất trắc nơi hải ngoại. Bất trắc và hấp dẫn vì nó thở hơi thở dân chủ, cái mà Ðiếu Cày và nhiều người khác như anh ao ước được thở, được nhìn thấy.

Mọi sự vẫn còn quá sớm để nói lời mong đợi hay nghi nan, tuy nhiên, có một điều rất chắc chắn: bắt đầu từ ngay mai, con người dễ mến ấy sẽ thức dậy với tiếng ồn của một xã hội sinh động và cảm nhận rằng anh đã bắt đầu một cuộc chiến khác. Không có nhà giam, công an hay quản giáo nhưng lại có rất nhiều nỗi lo chung quanh đời sống: Sự cám dỗ kéo anh ngày càng xa ý thức đấu tranh khi anh bị nhổ ra khỏi gốc rễ Việt Nam.

Nhưng bù lại, anh sẽ thấy thế nào là dân chủ, điều mà anh đang nỗ lực hướng tới. Khi đã thấy anh sẽ phản ứng. Với con người như anh phản ứng thế nào thì người Cộng Sản cũng sợ cả.

Ngày 22 Tháng Mười, tính theo giờ Los Angeles, Ðiếu Cày sẽ là trang sách mới cho những người tranh đấu trong nước. Họ sẽ nhìn anh như một mũi tên được phóng đi bằng sức kéo của một nền dân chủ lớn vào hàng đầu thế giới.
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Cộng sản Việt Nam làm “đứa con hoang” giặc Tàu thật sao?!

Nguyễn Lộc Yên

Hôm nay (25-10-2014) dân tôi nghe đài RFA và đọc “Dân Làm báo” được biết: “Theo thông báo của bộ Ngoại giao Việt Nam, ủy viên quốc vụ viện Trung Cộng là Dương Khiết Trì sẽ lại sang Việt Nam vào tuần tới. Chuyến đi sẽ diễn ra trong hai ngày, từ 26-27/10/2014, theo lời mời của bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh”.

Tôi sững sốt và ngạc nhiên! Vì sao vậy, vì các nhân vật đã được mang hổn danh hay mỹ danh tùy bàn dân thiên hạ nhận định: Trọng Lú, Tư Sâu, tướng Hèn (hay Thanh Hèn)..., tôi chưa từng nghe ông Phạm Bình Minh được bà con tặng hổn danh nào, có lẽ ông Minh muốn chức vụ của mình cận kề với ông Tổng (Trọng Lú) là Minh Lẫn chăng?! Vì sao???! Vì theo Trang mạng Hoàn Cầu Thời Báo, tên Dương Khiết Trì đã nói năng ngang ngược, trong cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 18-6-2014, hắn bảo: “Chính quyền CSVN tự kiềm chế trước khi quá muộn” và nhắn nhủ đảng CSVN với lời lẽ trịch thượng: “Thúc giục đứa con hoang đàng trở về nhà”. Lời nhục mạ của tên Dương Khiết Trì mới có 4 tháng (10/2014-6/2014) chỉ có kẻ LẪN mới sớm quên (không nhớ) lời nhục mạ này! Tôi buồn bã vì sao ông Minh cúi đầu làm “đứa con hoang” cho kẻ thù truyền kiếp! Nên tìm hiểu tiểu sử của ông Minh, có phải là tên giặc Tàu lẩn lộn vào chính quyền VN không?! Nhưng không, được biết ông sinh năm 1959, hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông là con trai cựu bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch (tên thật Phạm Văn Cương), mẹ là Phan Thị Phúc. Trời ơi! “Cây ngọt sinh trái đắng”, vì chính ông Nguyễn Cơ Thạch có tư tưởng chống lại tham vọng bá quyền của đại Hán, nên bị Trung cộng chỉ thị chính quyền CSVN bãi chức?! Cớ sao ông Minh lại mời mọc tên du côn Dương Khiết Trì đã nhục mạ chính mình, đảng CSVN, có thể cả dân tộc Việt Nam?!!!

Dân tôi thiển nghĩ, nếu ngay bây giờ, đảng CSVN còn biết liêm sỉ và tự trọng tối thiểu hãy điện ngay cho chính quyền Trung cộng không chấp nhận tên nói năng trịch thượng Dương Khiết Trì sang Việt Nam. Nhưng than ôi, khí phách của Tiền nhân Việt, làm sao có được với kẻ vô thần vô tổ quốc!

Nhìn gương Trần Bình Trọng, năm 1285, quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai, thế giặc mạnh, tấn công ào ạt thành Thăng Long, quân nhà Trần không thể giữ được thành. phải lui về Thiên Trường (nay tỉnh Nam Định). Danh tướng Trần Bình Trọng được vua nhà Trần giao nhiệm vụ quan trọng, giữ vùng Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, để quân nhà Trần rút lui được an toàn, chờ cơ hội phản công. Trần Bình Trọng cùng các tướng sĩ của ông can trường ngăn giặc, tả xông hữu đột, nhưng cuối cùng ông cũng bị giặc bắt. Thoát Hoan đem vàng bạc tặng, rượu thịt thết đãi và mỹ nữ hầu hạ dụ hàng, ông dõng dạc mắng giặc “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Phục thay:

Thà quỉ nước Nam” chan chứa nghĩa
“Hơn vương đất Bắc” nhuốc nhơ gương
Trung trinh phảng phất cùng sông núi!
Kim cổ muôn đời, lưu luyến thương!

Còn nữa, khi Thám hoa Giang Văn Minh đi sứ nhà Minh (Tàu). Vua Minh hách dịch ra câu đối: “Đồng trụ chí kim đài di lục” (Cột đồng đến nay đã rêu xanh), ý vua Minh muốn nhắc chuyện Mã Viện dựng cột đồng khắc chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Giang Văn Minh vì danh dự dân tộc, nên thẳng thắn đối lại: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Nước sông Bạch Đằng từ xưa đến giờ máu còn hồng”. Câu này nhắc lại chiến công lẫy lừng của Ngô Quyền và Hưng Đạo Vương, đã giết quân Tàu ở Bạch Đằng giang, đến nay máu dòng sông còn đỏ. Vua Minh quá thẹn sinh giận, bất chấp luật lệ bang giao; cho người mổ bụng xem “sứ thần An Nam to gan đến đâu”, ngày ấy là mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Minh Tư Tông giận vì thẹn, nhưng kính trọng người khẳng khái, cho ướp xác ông Giang Văn Minh bằng bột thủy ngân và đưa thi hài về nước. Ngưỡng mộ thay:

“Đi sứ nhà Minh, chẳng ngại ngần

Trung trinh khảng khái, vững vàng tâm

Thiết tha dân tộc, gìn son sắt

Yêu nước nồng nàn, dẫu xả thân!”

Vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Tiền nhân Việt Nam hào khí ngút trời, thế mà CSVN chỉ vì bổng lộc mà cam tâm làm thái thú cho giặc Tàu là sao?!. Tác giả trang “Dân Làm Báo” còn cho biết: “Mục đích thực sự đằng sau việc Dương Khiết Trì đến Hà Nội lần này để khống chế giàn lãnh đạo CSVN và gây áp lực để cài cắm những nhân vật thân Trung Cộng”.

Chế độ CSVN, không được nhân dân VN bầu chọn thực sự, thì không đủ tư cách và không có giá trị về việc ký kết với tên giặc Tàu Dương Khiết Trì, kể cả những ký kết khác với bọn giặc Tàu. Và nếu Phạm Bình Minh nói riêng hay đảng CSVN nói chung, vào ngày mai (26-10-2014) vẫn nhục nhã cúi đầu tiếp đón tên Dương Khiết Trì, thì rõ ràng ông Minh và đảng CSVN đúng là “đứa con hoang” của giặc Tàu thật rồi đấy!!! Chúng ta sẽ làm gì hỡi Đồng bào?!!!

Ngày 25-10-2014

Nguyễn Lộc Yên
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Image


‘Bán danh...ba đồng!’

Huy Phương
Đem chuông đi đánh xứ Phù Tang


Tháng rồi, gia đình tôi gửi về cho cô em ở Sài Gòn một thùng quà 24 lbs từ một dịch vụ gửi hàng về Việt Nam tại Little Saigon. Sau một tuần, qua điện thoại trao đổi hai bên, chúng tôi biết thùng quà bị lấy mất 2 chai thuốc Glucosamine, một loại thuốc nghe nói rất đắt khách tại Sài Gòn hiện nay, và hai hộp cheese đầu bò, là loại “bơ thừa sữa cặn” nhân viên quan thuế trong nước hiện nay vẫn còn thèm thuồng.

Image
Kiều Trinh, con gái một quan chức cao cấp của đảng,
từng ăn cắp trong các chuyến công tác nước ngoài.
Tôi biết thùng quà không bị moi từ đại lý ở Mỹ, vì người Việt ở Mỹ không có thói ăn cắp vặt, và cũng đã chán bơ, sữa. Thùng quà về Tân Sơn Nhất bị những tay kẻ cắp chuyên môn rạch một đường dài rất khéo và dán băng keo lại sau khi dùng bàn tay mò mẫm để định giá món hàng cần phải lấy, và cũng có thể chúng mở thùng ra đàng hoàng và dán lại. Ai có thể khiếu mại đôi co với chúng khi nhận được thùng quà đã bị ăn cắp này?


Câu chuyện ăn cắp ở phi trường Tân Sơn Nhất đã được một em bé lớp ba trong nước, làm luận văn mô tả câu chuyện ba em, làm việc tại phi trường, mỗi chiều về nhà, đều mang theo một bịch đồ lấy cắp của khách hàng, từ chai thuốc bổ, mỹ phẩm cho đến chiếc cell phone, chiếc quần jean và mẹ em có nhiệm vụ đem hàng đi bán lấy tiền. Vì chuyện này, ba em thường bị ông nội em phàn nàn, khiển trách (trong xã hội này mà còn được một ông nội như vậy sao!)


Ông Cao Huy Huân, một người ở trong nước, đã mô tả chuyện ăn cắp ở hàng không Việt Nam: “Chả là bạn học chung với tôi ở Mỹ lần đó bay về Việt Nam thăm gia đình vào dịp HÈ. Trong vali hành lý có mang theo một chiếc máy ảnh cổ nghe nói là trị giá cả 9 nghìn đô la Mỹ, mang về hộ cho một người bạn. Khi đến sân bay Nội Bài, cậu phát hiện hành lý mình có dấu hiệu bị xâm phạm nên mở vali ra xem thì mới biết chiếc máy ảnh đó cùng một vài chai nước hoa hàng hiệu đã không cánh mà bay. Cậu liên hệ các bộ phận ở sân bay thì đều bảo là không nhìn thấy, không biết gì cả. Vốn biết nét đặc sản tai tiếng này ở các cảng hàng không Việt Nam nên cậu lập tức gọi điện thoại cho người thân vì cậu có người thân làm quan chức cao cấp trong một bộ ở Hà Nội. Chỉ chưa đầy 10 phút sau, một nhân viên kiểm tra hành lý đã tay xách nách mang đem ra trả cho anh chàng đầy đủ máy ảnh và số nước hoa trên, còn xin lỗi rối rít. Cũng chẳng mất mát gì nên cậu cũng im lặng cho qua. Thế nhưng câu hỏi đặc ra là nếu như cậu bạn đó không có người thân là quan chức cấp cao thì số hành lý đó sẽ ra sao?”


Một chuyện ăn cắp “quốc tế” là mất mặt đảng nhất là chuyện Kiều Trinh, một đảng viên, trưởng phòng Văn Hóa Dân Tộc (!) của một đài truyền hình mà cha cô là Vũ Văn Hiến, ủy viên Trung Ương Đảng, làm tổng giám đốc! Năm 2001, Kiều Trinh nhám tay ăn cắp một số mỹ phẩm khi cô được bố cử đi công tác ở Thụy Điển. Năm 2009, khi sang Anh, Kiều Trinh lại giở trò cầm nhầm mấy cái máy ảnh digital. Cả hai lần, vì là con của ủy viên Trung Ương Đảng, cô được các tòa đại sứ CSVN tại địa phương “cứu hộ,” tận tình, thậm chí có cả giấy chứng nhận Kiều Trinh đang mắc bệnh tâm thần từ trong nước gửi ra. Về nước, chưa chừa thói ăn cắp, tại thành phố Vinh, Nghệ An, Kiều Trinh lại tuồn áo quần vào váy, lần này camera cửa hiệu thu hình đầy đủ và đưa lên Internet.

Vậy mà ông bố có đứa con gái làm nhục quốc thể vẫn là khuôn mặt của Trung Ương Đảng CSVN, kẻ cắp quốc tế mỗi đêm vẫn lên đài truyền hình dạy dỗ người ta cái gọi là “văn hóa dân tộc.” Cả nước khinh bỉ chúng nhưng chúng không hề có chút liêm sỉ để hổ thẹn.

Một nhân viên đài truyền hình có hồ sơ trọng tội, xấu xa như vậy phải được đưa ra khỏi ngành, một đảng viên có thành tích ăn cắp bỉ mặt như vậy phải bị khai trừ khỏi đảng. Một tổng giám đốc đài truyền hình có nhân viên làm xấu ngành nghề, một người cha có đứa con làm nhục cha ông như Kiều Trinh, nên biết tự xử như một người có nhân cách.

Tội nghiệp thay, cha con nhà này cũng như cả đảng nhà nọ, vẫn coi đây là chuyện thường tình. Không ai còn biết liêm sỉ, chẳng ai còn biết đến chuyện xấu hổ nữa chăng? Cả ai nửa, đã bổ nhiệm Vũ Văn Hiến vào chức vụ tổng giám đốc Đài Truyền Hình Việt Nam, kẻ đã đem con vào giữ một chức vụ trưởng phòng trong đài, đã dùng tiền dân đóng thuế để cử con đi công cán ở ngoại quốc, làm xấu mặt cho người Việt Nam. (*)


Thằng nhỏ làm công nhân, buổi sáng đem một lon nhôm đựng cơm trưa, buổi chiều về nhét đầy một lon xi măng, đinh sắt. Thằng lớn tổng giám đốc ăn theo chức tổng, thằng thủ kho kiếm chác theo thủ kho, thằng bảo vệ sống nhờ mánh mung bảo vệ. Ăn cắp để bảo vệ chức vụ và nghề nghiệp của mình và trong xã hội ấy nhân phẩm được cân đo bằng tiền. Cán bộ làm giàu nhờ ăn cắp của công, toa rập với bọn tài phiệt nước ngoài cướp đất của dân, từ trên xuống dưới, phủ bênh huyện, huyện bênh phủ, tạo nên một mạng lưới ăn cắp từ trên xuống dưới. Mấy năm gần đây, cán bộ, viên chức nhà nước dính líu đến các vụ buôn lậu, bán visa, ăn cắp hàng trong các siêu thị, có đường dây tổ chức trong nước càng ngày càng nhiều, đến nỗi khuôn mặt Việt Nam trở nên lem luốc. Tình trạng người Việt ăn cắp không một nơi nào mà không có: trong công ty, ở công sở, nơi công cộng, siêu thị, chợ búa, địa điểm du lịch... không những trong nước mà còn ra nước ngoài để bêu riếu thanh danh Việt Nam đến đỗi ở nơi đông người, các quốc gia Nhật, Thái lan, Hàn phải trưng bảng thông báo đề phòng và cảnh cáo dân Việt...ăn cắp.

Có lúc nào mà dưới mắt thế giới, người Việt bị sỉ nhục đến như thế! Vậy có ai trên quả đất này còn giấc mơ, “một buổi sáng thức dậy, bỗng dưng...thành người Việt Nam” nữa không? Và cũng không ai trách, một người Việt khi ra ngoài, phải tự thanh minh: “Phải, tôi là người Việt Nam, nhưng là người Việt Nam đang ở nước ngoài, hay tôi là một người Việt Nam nhưng không phải là Việt Nam Cộng Sản hiện nay.”

Người Việt hầu hết đều thấy hổ thẹn, có người kêu gọi “đi tìm một nhân cách của con người Việt Nam đã mất!” Đã mất có nghĩa là ngày xưa, nhân cách ấy đã có, từ cái thời mà người Việt không có, không biết đến Cộng Sản là gì. Xây dựng thì khó, có khi hàng thế hệ, nhưng phá bỏ thì dễ, chỉ cần vài năm.

Người xưa ra đường làm việc bậy, trong xóm làng, thì người ta hỏi là con cái nhà ai, để chửi là con...mất dạy! Thời nay, không còn ai cần đến danh dự của cha mẹ, họ hàng, gia tộc, vì chúng không biết xấu hổ, thì ra đường, người ta hỏi đây là dân nước nào vậy!

Tổ tiên chúng ta đã bỏ ra ba vạn để có danh dự cho Việt Nam, nhưng bây giờ chế độ Cộng Sản trong nước đã bán danh ấy có...ba đồng!

(*) “Chẳng tin thì ông đi đôi
Cha con nhà nó còn ngồi đằng kia.”

(Ca dao mới)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Tại sao lại đi đêm?

Bùi Tín
(Blog VOA)

Cuộc gặp bí mật giữa 2 đoàn đại biểu đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc ở Thành Đô, Trung Quốc, tháng 9 năm 1990, đang là đề tài nóng ở trong nước. Cả một phong trào rộng lớn “Tôi cần biết,” “Chúng tôi muốn biết,” “Quyền được biết là quyền công dân” đang lan rộng, ăn sâu, theo đúng cam kết của đảng Cộng Sản với nhân dân. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là phương châm căn bản trong mối quan hệ giữa đảng Cộng Sản với nhân dân.

Ngày 1 tháng 1 năm 2014, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết trong thông điệp đầu năm rằng, “Mọi quyết định của Nhà Nước đều phải minh bạch.” Ông phải giữ lời hứa.

Trong khi đó báo chí chính thống và không chính thống của Trung Quốc đều đưa tin về cái gọi là Thỏa Thuận Thành Đô tháng 9, 1990, nói rõ rằng phía Việt Nam đã chấp thuận sẽ trở thành một khu tự trị của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa như Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương sau 30 năm, nghĩa là kể từ năm 2020...

Cả một làn sóng giận dữ trào dâng khắp đất nước ta. Do đó buộc lòng Ban Tuyên Huấn Trung Ương phải đưa ra một tài liệu giải thích trong nội bộ đảng Cộng Sản rằng không có chuyện “Việt Nam chấp nhận trong 30 năm trở thành một khu vực tự trị của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa như Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương.”

Cái kiểu cải chính vuốt đuôi, úp úp mở mở như thế không làm hài lòng dư luận được.

Dư luận nhân dân, nhất là trí thức, tuổi trẻ cùng đảng viên ở cơ sở yêu cầu Bộ Chính Trị phải nói rõ cho nhân dân nội dung cụ thể của Thỏa Thuận Thành Đô, phải thật sự công khai minh bạch, bạch hóa đầy đủ, khi đã qua thời gian hơn 25 năm rồi.

Trước hết không phải chỉ thông báo vắn tắt trong Đảng Cộng Sản, mà phải là trình bày cho toàn dân được biết. Lẽ ra từ ngay sau khi có thỏa thuận, Bộ Chính Trị, chính phủ phải báo cáo trước phiên họp của toàn thể Quốc Hội, hay ít ra là trước Ủy Ban Đối Ngoại và Ủy Ban Quốc Phòng của Quốc Hội theo đúng Hiến pháp, phép tắc quy định. Từ lý lẽ này, Bộ Chính Trị cần báo cáo đầy đủ về cuộc mật đàm Thành Đô ngay trong phiên họp Quốc Hội sắp tới, rồi phổ biến rộng rãi cho toàn dân biết rõ. Để đến nay là quá chậm rồi.
Hai là trong khi bác bỏ tin tức từ phía Trung Quốc đưa ra, là không hề có thỏa thuận nào về “Việt Nam, chấp nhận việc trở thành khu tự trị của Trung Quốc trong 30 năm,” phải nói rõ đây là sự bịa đặt có tính chất dựng đứng xấu xa của phía Trung Quốc và đòi hỏi chính quyền Trung Quốc phải công khai cải chính và xin lỗi phía Việt Nam về vụ việc này, vì chính Tân Hoa xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc đã tham gia truyền bá tin thất thiệt này. Cần yêu cầu họ không để xảy ra việc tái phạm. Tại sao không dám phản đối một sự xúc phạm lớn đến vậy?

Ba là qua sự kiện trên đây, cần nhìn lại toàn bộ các mối quan hệ Việt-Trung, quan hệ giữa 2 đảng, 2 nhà nước, giữa nhân dân 2 nước, trong đó nổi lên vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, an ninh tài nguyên, khai thác biển, giao thông trên Biển Đông, vấn đề hợp tác khai thác rừng vùng biên giới, khai thác bô-xít trên Cao nguyên, việc các công ty Trung Quốc đấu thầu trên đất Việt Nam, vấn đề công nhân Trung Quốc vào Việt Nam sinh cơ lập nghiệp... đều có nhiều vấn đề nảy sinh cần giải quyết rốt ráo theo luật pháp và chủ quyền đất nước. Không thể để nhiều nơi như đất vô chủ, người Tàu lộng hành vì giỏi đút lót bọn tham quan địa phương.

Từ sự kiện trên đây cần công khai chỉ ra vừa qua phía Trung Quốc đã gây nên căng thẳng kéo dài khi cho giàn khoan HD 981 vào cắm trong vùng biển quốc gia nước ta, họ chỉ rút ra khi thời tiết không thuận vì mùa mưa bão, cho nên ta nên từ bỏ, trả lại họ mối quan hệ “4 tốt” và “16 chữ vàng” do phía Trung Quốc đưa ra mà không thực hiện, và từ đó Việt Nam có toàn quyền liên minh với các nước bạn bè tin cậy ở mọi nơi, nhằm bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải quốc gia, không nhằm chống một nước nào, trong khi vẫn duy trì quan hệ bình thường bình đẳng với Trung Quốc, quan hệ thân hữu với nhân dân Trung Hoa.

Nhân dân ta luôn chủ trương thực hiện một nền ngoại giao hòa bình, hợp tác, hữu nghị với tất cả các nước, một nền ngoại giao nhân dân, công khai minh bạch, không chấp nhận những cuộc đi đêm mờ ám, sau lưng nhân dân và quân đội, để mất đất, mất biển, mất đảo, chủ quyền bị vi phạm, nền độc lập giành lại bằng xương máu bị chà đạp phũ phàng như hiện nay.

Việc bạch hóa đầy đủ sự kiện Thành Đô là thuộc quyền được biết của mỗi công dân Việt Nam.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

[img]http://www.vietthuc.org/wp-content/uplo ... VN-300.jpg[/img]

VNCS Vận Động Thoát Trung


Vi Anh

Thất bại lớn nhứt của TC trong vấn đề xâm lấn biển đảo của Việt Nam, là khơi động lại mối thù 1000 năm giặc Tàu xâm chiếm Việt Nam trong lòng dân chúng Việt Nam. Đau đớn và phẫn nộ nhứt của TC là thấy những người Cộng sản Việt Nam thế hệ thứ hai đang nắm Nhà Nước theo dân VN, đã phủi ơn của “quan thầy TC”, lặng lẽ nhưng cố gắng thoát khỏi vòng tay của TC. Điều này bộc lộ rõ qua những việc làm của Nhà Nước VNCS đã uốn mình qua ngỏ hẹp của Đảng CSVN, vượt truông nhà Hồ để liên minh với Tây Phương, Liên Ậu và Mỹ và liên kết với Nhựt và Ấn để tạo một thế đứng cho VN trên trường quốc tế hầu kềm chế không cho TC lấn chiếm thêm biển đảo, áp đặt thêm vòng vây kinh tế, chánh tri, văn hoá xã hội lên VN nữa.

Trong thời kỳ CS Bắc Việt buộc cả nước “tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập trung”, VNCS kiệt quệ sắp phá sản, đột quị như Liên xô, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là một con cọp rừng ngập mặn U Minh Thượng, Hạ ở Cà mau, Rạch Giá nằm trong nhóm CS Tây Nam bộ “bắc tiến”. Suốt thời chiến tranh nhóm này như Thủ Tướng Võ văn Kiệt, Chủ Tịch Nước Nguyễn minh Triết, Trương tấn Sang, và TT Nguyễn tấn Dũng chỉ biết chiến đấu sanh tử trong lòng địch và sống bằng kinh tế tự do của VN Cộng hoà ở Miền Nam Việt Nam. Và khi thống nhứt đất nước CS Bắc Việt bắt buộc áp dụng chủ nghĩa kinh tế tập trung cứng rắn trên toàn quốc. Bất cần chủ nghĩa kinh tế tập trung của Hà nội, với bản tánh thực tế của người Việt di dân Nam Tiến đợt ba “ra đi gặp vịt cũng lùa, gặp giặc cũng đánh, gặp chùa cũng tu”, và tinh thần thực tế của người du kích “đánh Mỹ cứ đánh, đồ Mỹ tốt cứ xài”, những người CS “Nam Kỳ cục” này mới ra Bắc chiếm Nhà Nước, vận động trả ruộng lại cho dân cày, chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường để cứu dân không phải ăn độn, một quốc nạn “dị hợm” mà người dân Miền Nam chưa bao giờ gặp, chỉ bị trong thời CS Bắc Việt buộc “tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa” mà dân Miền Nam kêu ngạo gọi là “xếp hàng cả ngày” để mua gạo sổ trộn bông cỏ hay thay bằng bo bo, khoai mì ngoài Bắc gọi là “sắn”.

Nhờ thế mà kinh tế VNCS không phá sản, khiến VNCS không bị đột quị như Liên xô phải đột quị, chết yểu vì kinh tế phá sản lôi sang phá sản chánh trị, dù không có một quân nhân Mỹ nào tiến vào Điện Cẩm Linh. Và nhờ vậy dân chúng VN cũng dễ thở hơn và nông dân VN đặc biệt là ở Miền Tây Nam Việt, vựa lúa của cả nước mới có thể biến VN thành nước xuất cảng gạo hạng nhì của thế giới.

Và nhờ định luật kinh tế chánh trị, ai nắm hầu bao người đó có quyền, nên những người Nam ra làm thủ tướng mấy trào, nắm giềng mối Nhà Nước suốt thời kỳ “đổi mới kinh tế” cả gần 15 năm, ba đời thủ tướng liên tục. Nhờ biết làm kinh tế qua kinh nghiệm sống trong lòng địch VN Cộng Hoà với kinh tế tự do, nên quyền hành chánh của Nhà Nước dần dần “mạnh vì gạo, bạo vì tiền hơn” và phát triển nhiều tương quan với ngoại quốc hơn bên Đảng. Tập tục ngoại giao của ngoại quốc, các nước ngoại giao và giao thương với chánh quyền nhà nước, chớ không với đảng cầm quyền.

Và trong thời TC tăng cường chiến lược, chiến thuật bành trướng, lấn chiếm biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương, VN bị nặng nhứt, cũng chính TT Nguyễn tấn Dũng con cọp Cà Mau, của rừng U Minh ngập mặn, biển ven bồi là người CS liều mạng vận dụng guồng máy Nhà Nước để hoá giải vòng lệ thuộc của TC nhiều nhứt. Ba Dũng nhiều khi bất kể đảng quyền nghe lịnh của CS Bắc Kinh buộc “định hướng” dư luận, cấm không đề cập đến vấn đề biển đảo. Ba Dũng tuyên bố công khai bảo vệ giang sơn gấm vóc. Ba Dũng không tiếp Dương khiết Trì sang VN bàn về quan hệ song phuơng giữa Hà nội và Bắc Kinh. Ba Dũng công du Ấn Độ suốt hai ngày Dương khiết Trì đến VN.

Nói chung hành động bảo vệ biển đảo cũa người cầm đầu chánh phủ VNCS được hầu như cả thế giới ủng hộ. Mỹ Hành Pháp, Lập pháp, quân đội nới lỏng lịnh cấm vận, hứa bán vũ khí sát thương, huấn luyện hải quân bảo vệ biển đảo giúp VN. Liên Âu bán vũ khí cho VN, phát triễn đối tác kinh tế, quốc phòng, giảm lệ thuộc kinh tế cho VN đối với TC. Nhựt ở miền đông bắc, Ấn ở Tây Nam TC, liên kết với VN về quốc phòng, an ninh hàng hải. Trong chuyến công du của TT Dũng kết thúc vào 28/10/2014, Ấn công khai giúp đỡ Việt Nam hiện đại hóa quân đội bằng việc huấn luyện thủy thủ tầu ngầm và phi công lái chiến đấu cơ, bán tàu tuần tra và có dấu hiệu sẵn sàng cung cấp tên lửa siêu thanh chống hạm BrahMos cho Việt Nam, tất cả các phương tiện này đều có thể được dùng để đối phó với Trung Quốc. Ấn tháo khoáng 100 triệu Đô la cho VN vay để mua tàu tuần duyển của Ấn độ. Ấn độ bất chấp phản đối của TC, liên kết thăm dò và khai thác dầu khí với VN trên Biển Đông của VN.

Giáo sư Carl Thayer, một phân tích gia quốc phòng của Úc am tường sâu sắc vấn đề TC bành trướng khen «Việt Nam vẫn khéo dùng các mối quan hệ đa phương với các cường quốc để tránh bị áp lực từ bất cứ cường quốc nào.” Ông nói trong khi ông Dương Khiết Trì đang ở Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mở chuyến viếng thăm Ấn Độ từ ngày 27/10 đến 29/10… Cả New Dehli và Hà Nội có chung quan ngại về an ninh trước thế lực quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc... Mối quan hệ đối tác của VN mở rộng với Nhật Bản và Ấn Độ càng buộc Bắc Kinh phải tranh đua giành ảnh hưởng lên Hà Nội.”

Trước đó VN đã ký được hiệp ước đối tác chiến lược sâu rộng với Nhựt về an ninh hàng hải và kinh tế giữa hai nước Việt-Nhật nhơn khi Chủ tịch VNCS Trương tấn Sang công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/3. Nhựt đã dành cho Chủ Tịch Nước VNCS một cuộc tiếp đón vô cùng trọng thể. Nhựt Hoàng hội kiến, đãi quốc yến. Quốc Hội dành cho Chủ Tịch VNCS một danh dự ít có. Quốc Hội Nhựt, một năm chỉ dành cho hai quốc khách đọc diễn văn trước khoáng đại. Chủ Tịch Sang được Quốc Hội mời đọc bài diễn văn ngày 18/3, trong một phiên họp khoáng đại trọng đại. TT Nguyễn tấn Dũng cũng từng gặp Thủ tướng Nhật Abe cũng về vấn đề hợp tác an ninh hàng hải giữa hai nước.

Tóm lại, thời sự và sự kiện quốc tế và VN cho thấy Nhà Nước VNCS mở rộng ngoại giao, phát triễn đối tác chiến lược đa phương, đa cực với các nước, kể cả hoà dịu lại với TC là một chiến lược hoá giải vòng lệ thuộc TC mà những người CS đi trước đã sa vào. Qui trình này TC không thể đảo ngược vì là lập trường của một số người CS không nhỏ đang nắm chánh quyền Nhà Nước và được đa số nhân dân ủng hộ, đa số siêu cường thế giới yễm trợ./.(Vi Anh)
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Nhà văn…không là ai?

Nguyễn Hưng Quốc
Liên quan đến chuyện "viết cho ai?", tôi nghĩ, có một vấn đề khác cũng cần được đặt ra: Nhà văn là ai?

Câu trả lời chắc chắn không đơn giản. Khái niệm nhà văn thay đổi theo thời gian: ngày xưa, ở Việt Nam, bất kể ở những tài năng lớn hay nhỏ, tư cách nhà văn đều bị chìm khuất, thật mờ nhạt, đằng sau tư cách của những ông quan, ông đồ, ông cử hay ông tú. Khái niệm nhà văn cũng thay đổi theo thể loại: trong ý nghĩa này, nhà văn chỉ là tên gọi chung cho nhiều loại người khác nhau, từ một nhà thơ đến một nhà tiểu thuyết, một nhà tuỳ bút, một nhà viết kịch hoặc một nhà phê bình và lý luận văn học. Khái niệm nhà văn còn thay đổi theo phương pháp sáng tác người ta sử dụng: một nhà cổ điển, một nhà lãng mạn, một nhà hiện thực, một nhà siêu thực, một nhà hiện đại chủ nghĩa hoặc một nhà hậu hiện đại chủ nghĩa... Khái niệm nhà văn cũng thay đổi theo những mục tiêu mà người ta, qua động tác viết, nhắm tới: có người viết để độc giả tiêu khiển, có người viết để tuyên truyền cho một quan điểm và để kích động tâm lý của quần chúng, có người viết để thoả mãn lòng say mê đối với chữ nghĩa, cũng có người viết để chỉ gửi lòng mình vào thiên cổ, với hy vọng, may ra...

Lặn sâu vào những sự đa dạng và phức tạp ấy để tìm hiểu vấn đề "nhà văn là ai?" hẳn là một điều vô cùng thú vị. Tuy nhiên, trong bài này, tôi chọn một góc độ khác không kém thú vị nhưng lại thực tế hơn: nhà văn không là ai?

Cái không là cái vô hạn. Ở đây, tôi chỉ dừng lại ở một số nét chính.

Như, nhà văn không phải là nhà báo, chẳng hạn.

Về phương diện lý thuyết, sự phân biệt giữa nhà văn và nhà báo thật vô cùng đơn giản. Nhà báo trước hết là tình nhân của các vấn đề thời sự, trong khi nhà văn, trước hết, là tình nhân của nghệ thuật. Nhà báo đuổi theo các sự kiện, trong khi nhà văn đuổi theo cái đẹp. Với nhà báo, chữ nghĩa là phương tiện; với nhà văn, chữ nghĩa là cứu cánh. Tiêu chuẩn để đánh giá các nhà báo là tính chính xác và tính kịp thời, trong khi tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá một nhà văn là sự nhạy cảm và sự độc đáo. Đại khái thế.

Sự khác biệt khá rõ ràng. Ít ai có thể lẫn lộn được. Có điều, ở Việt Nam thì khác. Ranh giới giữa nhà văn và nhà báo, cho đến nay, vẫn rất nhập nhằng.

Đầu tiên là nhập nhằng về phương diện sinh hoạt: cả nhà văn lẫn nhà báo đều sử dụng một sân chơi chung: các tờ báo. Hầu hết các nhà văn chuyên nghiệp đều ít nhiều là các nhà báo chuyên nghiệp. Nguồn thu nhập chính của họ không đến từ sách mà là từ báo. Đăng trên báo thì gọi là bài báo; in lại dưới hình thức sách thì thành ra chương sách. Tính chất thông tin và giải trí vốn là đặc trưng của báo chí dần dần trở thành đặc trưng nổi bật của vô số các tác phẩm được gọi là văn học, đặc biệt dưới nhãn phê bình và tiểu luận.

Hậu quả của điều này là sự nhập nhằng trong phong cách viết lách của nhà văn và của nhà báo: khi viết báo, người ta vẫn thích chút văn vẻ sang cả của văn chương, và khi làm văn chương thật, người ta lại không dứt bỏ được thói vội vàng đến cẩu thả của những người đưa tin.

Từ hai sự nhập nhằng trên dẫn đến sự nhập nhằng khác, nhập nhằng trong danh xưng: không hiếm người làm báo, hoàn toàn làm báo, thích mạo nhận là nhà văn và hay lẩn quẩn vào sân chơi văn chương để giành ghế của người này và đòi cụng ly với người khác. Tính chất xô bồ và nhếch nhác trong sinh hoạt văn học Việt Nam lâu nay, trong cũng như ngoài nước, theo tôi, phần lớn xuất phát từ đám người mạo danh ấy.

Trong ba sự nhập nhằng trên, sự nhập nhằng đầu tiên hầu như không thể giải quyết được trong tình hình kinh tế và xã hội hiện nay khi số người đọc sách quá ít và, hơn nữa, quá thấp; sự nhập nhằng thứ ba rất khó giải quyết một phần vì không thể có cá nhân hay tổ chức nào đủ quyền lực để ngăn chận tình trạng mạo danh; phần khác, quan trọng hơn, vì chính giới nhà văn cũng chưa đủ sức để tạo hẳn cho mình một diện mạo và một thế giá riêng, nhờ đó, có thể tự phân biệt mình và những kẻ ăn theo. Nói cách khác, nguyên nhân chính của tình trạng xô bồ và nhếch nhác trong sinh hoạt văn học Việt Nam lâu nay không phải chỉ do sự hiện diện của những kẻ mạo danh mà còn vì, nếu không muốn nói chủ yếu là vì sự bất tài của những kẻ được xem là nhà văn.

Chỉ có sự nhập nhằng thứ hai là có thể giải quyết được. Chỉ cần chút nỗ lực và nhất là, chút tự giác. Nỗ lực giữ ngòi bút của mình không bị trượt vào sự dễ dãi, không bị cuốn theo thói quen, và nhất là, không bị biến thành thứ phương tiện chỉ xài một lần rồi bị vứt bỏ; nỗ lực biến mỗi bài viết thành một công trình kiến trúc hoàn chỉnh bằng ngôn ngữ. Nhưng muốn thế, người ta cần phải, trước hết, tự giác về những đặc điểm và những chuẩn mực của văn chương để có thể, ít nhất, biết được khi nào mình còn ở trong lãnh thổ của văn chương và khi nào thì không; khi nào mình đang làm văn chương và khi nào mình chỉ thải ra chữ.

Cái ý thức tự giác ấy thật ra là một tài năng: đó là sự nhạy cảm về độ, về ngưỡng, về giới hạn, về sợi chỉ mong manh căng qua ranh giới giữa cái đẹp và cái đèm đẹp. Cái ý thức tự giác ấy cũng là một biểu hiện của văn hoá: đó chính là ý thức về giá trị và kỷ luật, ở đây chủ yếu là giá trị văn chương và kỷ luật của nghề làm văn chương. Hai khía cạnh này có quan hệ chặt chẽ với nhau: ý niệm về độ hay ngưỡng bao giờ cũng gắn liền với ý niệm về giá trị và kỷ luật. Bởi vậy, tôi cho điều quan trọng nhất trong việc tách nhà văn ra khỏi nhà báo là các nhà văn, chính các nhà văn, phải xây dựng và phải tôn trọng bảng giá trị và kỷ luật của văn chương: họ có thể sống như một nhà báo và viết như một nhà báo, nhưng khi đã có ý định làm văn chương thì phải quyết tâm làm văn chương thực sự, phải chấp hành những kỷ luật của văn chương và phải nhắm tới những giá trị văn chương chứ không phải bất cứ một thứ giá trị gì khác; nghĩa là, nói cách khác, phải tích cực đẩy mạnh quá trình chuyên nghiệp hoá văn học.

Biện pháp này, nghĩ cho cùng, cũng có thể áp dụng cho sự nhầm lẫn giữa tư cách nhà văn và tư cách cán bộ.

Đúng ra, đó không phải là một sự nhầm lẫn. Đó là một sự cố tình đồng nhất tư cách nhà văn và tư cách cán bộ để tạo thành một thứ nhà-văn-cán-bộ như cái điều vẫn phổ biến tại Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Sự đồng nhất này nằm trong âm mưu hành chính hoá và chính trị hoá văn học, biến văn học thành một bộ phận trong guồng máy nhà nước, ở đó, mỗi người cầm bút là một viên chức được trả lương và phải có nhiệm vụ chấp hành mọi mệnh lệnh từ giới lãnh đạo.

Khi văn hoá văn học bị khống chế bởi văn hoá hành chính, những cái được xem là giá trị không phải là tinh thần sáng tạo mà là sự vâng phục; không phải sự độc đáo mà là sự bình thường; không phải cá tính mà là ý thức tập thể; không phải cái riêng mà là cái chung. Từ văn hoá hành chính, nhà văn xem việc thực hiện trách nhiệm đối với tổ chức quan trọng hơn trách nhiệm đối với văn học, xem cái đẹp không bằng cái có ích, xem việc trung thành đối với các quan điểm và chính sách của đảng là một yêu cầu đạo đức cũng như xem tính hiệu quả trong việc phục vụ cho các quan điểm và các chính sách ấy là thước đo tài năng.

Điều đáng lưu ý là khi văn hoá văn học bị khống chế bởi văn hoá hành chính, không phải chỉ có nhà-văn-cán-bộ mà còn có cả những độc-giả-cán-bộ.

Độc-giả-cán-bộ ở đây không phải là những cán bộ đóng vai độc giả mà là những độc giả đóng vai cán bộ, đọc trong tinh thần của một cán bộ, dù độc giả ấy, trên thực tế, không phải là cán bộ và cũng không phải là người ăn lương của nhà nước, thậm chí, có khi đã di tản hẳn ra nước ngoài.

Đọc trong tinh thần cán bộ là đọc với tâm thế tự nguyện chấp hành kỷ luật và với ý thức bảo vệ những tôn ti trật tự đang có. Một độc-giả-cán-bộ đánh giá tác phẩm trước hết dựa theo cái tên của tác giả: nếu đó là tác phẩm của một người thuộc giới lãnh đạo, họ sẽ đọc với thái độ cung kính của một thuộc hạ; nếu đó là tác phẩm của một người được xã hội xếp vào bậc thầy, họ sẽ đọc với thái độ ngoan ngoãn của một tên học trò; nếu đó là tác phẩm của một người không có chức vị gì đáng kể, họ sẽ đọc với thái độ phê phán có khi khắc nghiệt, có khi suồng sã của một kẻ bề trên hoặc ngang hàng; nếu đó là tác phẩm của một người bị xem là thù nghịch, họ sẽ đọc với thái độ hoàn toàn phủ định và đầy ác ý.

Hơn nữa, khi đọc, điều một độc-giả-cán-bộ cần tìm kiếm nhất bao giờ cũng sự tái khẳng định những điều vốn đã được xem là chân lý bất biến. Họ không bao giờ cảm thấy chán khi đọc đi đọc lại những trích dẫn trùng lặp từ các tác phẩm được gọi là kinh điển hoặc từ các loại sách báo phổ thông. Ngược lại, điều làm họ dị ứng nhất chính là những cái mới lạ: trong tâm lý của một cán bộ, cái mới lạ bao giờ cũng hàm chứa một nguy cơ gây đảo lộn cái trật tự hiện có và cũng chính là cái trật tự họ muốn bảo vệ.

Xuất phát từ văn hoá chính trị, sáng tác là để tập hợp lực lượng, hay nói như ai đó, một cách "gọi đàn". Điều người cầm bút quan tâm nhất là được đồng tình, đồng ý và được chấp nhận. Muốn thế, người ta thường tránh xa mọi sự thách đố. Người ta phải tự mài mòn cá tính của mình, tự bóp chết những giấc mơ tìm tòi và thử nghiệm. Văn hoá chính trị bao giờ cũng là văn hoá của đại chúng: nó đề cao những cái chung chung và những cái tầm tầm. Nó xem phản ứng của quần chúng như một thứ nhiệt kế văn học: tác phẩm được quần chúng hiểu, thích và nhớ là thành công; ngược lại, là thất bại, hoặc thất bại về nghệ thuật (chưa đủ trình độ để chinh phục người đọc), hoặc thất bại về đạo đức (cố tình làm ra vẻ cao vĩ để dối gạt hay hù doạ quần chúng).

Tự bản chất, một thứ văn hoá như thế rất xa lạ với văn hoá văn học.

Khác với các lãnh vực khác, văn học là thế giới của sự riêng tây. Văn học không làm người ta tụ lại với nhau mà làm cho mỗi người tách ra một cõi riêng. Từ cả việc viết lẫn việc đọc, người ta đều một mình. Chức năng cao cả nhất của văn học, theo tôi, là nuôi dưỡng cái "một mình" ấy: một mình mình đối diện với chính mình; một mình mình lắng nghe những tiếng thì thầm của ngôn ngữ; một mình mình đi vào thế giới mênh mông vô cùng vô tận của sự sáng tạo. Trong những cuộc hành trình một mình đi vào cõi riêng tây như thế, chỉ có những khám phá mới mẻ hoặc những cách thể hiện mới mẻ mới thực sự có ích: chúng làm cuộc hành trình đẹp hơn và làm cõi riêng giàu có hơn.

Chính vì vậy, với tư cách là một công việc sáng tạo, mọi cái viết chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó thách đố lại với thói quen và định kiến, khi nó gây hấn với mọi lối mòn và mọi quy ước. Một nhà văn lớn là người, bằng tác phẩm của mình, góp phần mở ra những biên giới mới hoặc đưa ra định nghĩa mới cho các khái niệm văn học hoặc thể loại văn học. Cũng chính vì vậy, văn học có thể đi liền với cách mạng nhưng lại rất khó song hành với chính trị: khi các lực lượng cách mạng đã giành được chính quyền thì cũng là lúc văn học bị lâm nguy.

Nói tóm lại, trong phạm vi bài này, tôi chưa dám khẳng định nhà văn là ai, nhưng tôi biết chắc một điều: dù là ai đi nữa thì nhà văn, ít nhất là lúc cầm bút làm văn chương, nhất định không phải là một nhà báo, kẻ chỉ xem chữ nghĩa như một phương tiện để rượt đuổi theo các sự kiện không ngừng diễn ra và không ngừng bị vùi lấp. Nhà văn cũng nhất thiết không phải là một cán bộ, kẻ chỉ biết phục tùng; một nhà chính trị, kẻ chơi trò mị dân, chỉ thích đầu tư trên cái vốn chung và cũ của tập thể; một nhân viên xã hội, kẻ đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và vì tinh thần trách nhiệm ấy, sẵn sàng hy sinh cả nghệ thuật.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: Bing [Bot] and 0 guests