Bình Luận , Quan Điểm

khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Câu Chuyện Trao Đổi Tù


Vũ Linh

Image
Trung sỹ Bowe Bergdahl (trái), người bị Taliban bắt làm tù binh.

...giá phải trả quá đắt, tạo tiền lệ cho quân khủng bố hung hăng hơn...

Tuần qua, một quân nhân Mỹ bị quân Taliban giam giữ từ 5 năm qua đã được trả tự do, đổi lấy việc chính quyền Obama thả 5 tù Guantanamo. Câu chuyện trao đổi tù này đã gây chấn động dư luận Mỹ và đã tạo ra không biết bao nhiêu tranh cãi.

Trung sĩ (sergeant) Bowe Bergdahl bị quân Taliban bắt giữ từ tháng Sáu, 2009 tại Afghanistan. Một buổi sáng sau phiên gác của anh, người ta không thấy anh đâu hết, Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ bủa đi tìm kiếm, lùng vào khu của quân Taliban, đụng độ mạnh khiến sáu quân nhân Mỹ bị chết, mà không có kết quả gì. Một tháng sau, anh xuất hiện trên truyền hình như là tù binh của Taliban.

Trong suốt 5 năm qua, chính quyền Mỹ qua nhiều trung gian, đã điều đình với Taliban để chuộc lại anh Bergdahl, nhưng không có kết quả gì vì Taliban yêu sách đòi thả những lãnh tụ cao cấp nhất của họ. Rồi bất thình lình chính quyền Obama công bố đã có thoả thuận và phải thi hành khẩn cấp. Anh Bergdahl được Taliban trao lại cho một toán LLĐB, trong khi 5 tên khủng bố được chở máy bay từ Guantanamo qua Qatar trao cho chính phủ tại đây. Theo điều kiện của Mỹ, 5 người này được tạm sống tại Qatar, một tiểu vương quốc vùng vịnh Ả Rập, nhưng không được ra khỏi xứ này trong một năm.

Câu chuyện mới nghe thì không thể nào không thấy phấn khởi. Cứu được một quân nhân Mỹ khỏi tay bọn khủng bố phải là ưu tiên hàng đầu, không cần biết phải đổi lấy gì. Ai cần giữ vài tên khủng bố vớ vẩn làm gì.

Nhưng coi vậy mà không phải vậy chút nào. Câu chuyện đã lại trở thành một khủng hoảng mới trong cái chính quyền gọi là đụng đâu đổ đấy.

Trước hết, chính quyền Obama đã vi phạm nguyên tắc cơ bản là không bao giờ điều đình với khủng bố. Không phải vì lý do những tổ chức khủng bố không chính danh, không có tư cách nói chuyện, đòi hỏi hay yêu sách gì với chính phủ Mỹ, mà vì nguyên tắc nói chuyện và chấp nhận điều kiện của khủng bố chỉ khuyến khích họ xào nấu lại chiến thuật khủng bố. Quân khủng bố khắp nơi trên thế giới có thể sẽ tìm cách bắt cóc lính hay công dân Mỹ, kể cả khách du lịch, đòi trao đổi với tù binh khủng bố.

Điều thứ nhì, cuộc mặc cả thương lượng đã đưa đến tình trạng chính quyền Obama trả một cái giá cực kỳ đắt. Khi mới loan tin trao đổi tù binh, chính quyền Obama cho biết anh trung sĩ Bergdahl sẽ được trao đổi với 5 tù trước đây là các “viên chức trung cấp” (mid-level officials) của Taliban. Sự thật hoàn toàn khác xa.

Năm người này không phải là “viên chức trung cấp” gì mà trái lại là những lãnh tụ cao cấp nhất của Taliban mà quân đội Mỹ đã bắt được trong những ngày đầu đánh Afghanistan. Ở đây quý độc giả không có nhu cầu biết đến mấy cái tên Ả Rập rắc rối làm gì, chỉ cần biết:

Số 1: Bộ Trưởng Nội Vụ Taliban, người chịu trách nhiệm chính sách độc tài sắt máu tàn bạo nhất của Taliban, đồng chí thân cận của Bin Laden.

Số 2: Tham Mưu Trưởng quân đội Taliban, đang bị Liên Hiệp Quốc truy tố về tội ác chống nhân loại vì đã giết cả ngàn dân thuộc bộ tộc Shiites tại Afghanistan.

Số 3: Thứ Trưởng Tình Báo Taliban, cũng là người phụ trách tình báo cho Al Qaeda.

Số 4: Thống Đốc tỉnh Balkh, chỉ huy quân Taliban chống lực lượng Northern Alliance là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tại Afghanistan; ông này vừa tới Qatar đã tuyên bố sẽ trở về Afghanistan tiếp tục cuộc chiến chống Mỹ.

Số 5: Thứ Trưởng Thông Tin của Taliban.

Nhìn vào danh sách trên, không ai có thể nói những bộ trưởng, thứ trưởng, và tham mưu trưởng quân đội lại có thể là “viên chức trung cấp” được. Cả năm người này đều nằm trong danh sách “nguy hiểm nhất”, và họ cũng đã ở trong danh sách xin được chuộc lại bằng mọi giá của quân Taliban từ cả chục năm qua.

Rất nhiều quan sát viên đã không dấu được ngạc nhiên khi nghe được cuộc trao đổi tù này. Cái giá mà chính quyền Obama trả cho việc lấy lại anh Bergdahl thật sự là quá cao, cao đến mức... khủng khiếp nếu ta nghĩ đến những chuyện những lãnh tụ khủng bố này có thể sẽ làm sau khi liên lạc được với các đồng chí. Tất cả đều là những loại sát thủ nặng ký với khả năng rõ ràng đã được chứng minh qua địa vị của họ trong chính quyền Taliban. TNS John McCain, trước đây ủng hộ ý kiến trao đổi tù, đã phải lắc đầu, không hiểu sao TT Obama có thể chấp nhận cái giá quá lớn như vậy.

Đối với quân khủng bố, đây là một cuộc thương thảo lời quá to: một trung sĩ đổi lấy năm ông mà một vị tướng trong Ngũ Giác Đài đã gọi là “5 ông tướng 4 sao của Taliban”. Chỉ cần bắt cóc chừng hai ba chục lính hay du khách Mỹ là tất cả các tù khủng bố Guantanamo, các lãnh tụ Taliban, Al Qaeda sẽ trở lại chiến trường được hết. Một bài toán học sinh tiểu học cũng biết làm, nhưng không biết chính quyền Obama có tính ra không. Hay ông đã tính ra đó là cách hay nhất để đóng cửa trại Guantanamo như đã hứa hẹn?

Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc khẳng định những tù được thả ra là những thành phần không nguy hiểm. Nhưng chỉ một ngày sau, TT Obama tại Ba Lan nhìn nhận những tên này quả là những mối đe dọa có thể trở lại chiến trường giết lính Mỹ. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Trong hai người tất có một người nói láo.

TT Obama cũng tuyên bố những tên khủng bố sẽ bị kiểm soát kỹ. Nhưng ngay sau đó, một viên chức cao cấp Qatar đã cải chính, nói những tù được thả về Qatar sẽ được hoàn toàn tự do, chỉ không được ra khỏi xứ trong một năm thôi. Lại trống đánh xuôi kèn thổi ngược, và trong hai người lại có một người nói láo.

Cho dù không được ra khỏi xứ thì đây cũng là chuyện vô nghiã. Họ chẳng có nhu cầu ra khỏi Qatar làm gì. Họ sẽ không trở về Afghanistan được vì sẽ bị chính quyền Afghanistan bắt ngay. Do đó, phải ở nước khác, thành ra ở Qatar hay bất cứ xứ Ả Rập nào khác cũng vậy thôi. Điều quan trọng là họ được tự do đi lại, liên lạc lại với các đồng chí khủng bố, tha hồ điều khiển tổ chức những cuộc tấn công khủng bố tại Mỹ hay tại bất cứ đâu khác.

Anh Bergdahl là ai, tại sao bị bắt, cũng là một câu hỏi lớn.

Bà Cố Vấn An Ninh Susan Rice, người đã từng được đưa ra lãnh đạn trong vụ đại sứ Mỹ bị giết tại Benghazi, đã lại một lần nữa bị mang ra làm con thiêu thân, giải thích cho thiên hạ. Bà ca tụng anh Bergdahl là một quân nhân gương mẫu đã phục vụ trong danh dự và với thành tích đặc biệt (served with honor and distinction), và xứng đáng với sự quan tâm của chính quyền Obama và cái giá phải trả.

Ngay sau khi bà Rice lên tiếng thì một số quân nhân trước đây cùng đơn vị với anh Bergdahl đã lên tiếng tiếp theo ngay.

Họ kể lại sáng hôm đó, khi điểm danh không thấy anh Bergdahl đâu, chỉ thấy quân phục được xếp ngay ngắn cùng đầy đủ súng ống, mũ sắt, áo giáp nơi giường của anh. Có nghiã là anh Bergdahl đã tự ý đi ra để bị bắt một cách yên ổn, không chống cự, không đánh nhau bắn nhau gì hết.

Theo các đồng ngũ thì anh Bergdahl trước đó một thời gian đã công khai lên tiếng chống lại cuộc chiến Afghanistan, đã than “tôi lấy làm hổ thẹn là công dân Mỹ”. Theo họ thì anh Bergdahl thật sự đã đào ngũ, đi qua hàng ngũ Taliban, nhưng rồi không được họ chấp nhận. Việc đào ngũ của anh đã được Ngũ Giác Đài mạc nhiên chấp nhận khi việc truy tìm anh được đình chỉ sau vài tuần và kh tất cả các đồng ngũ của anh Bergdahl bị bắt ký giấy cam kết không tiết lộ chuyện anh Bergdahl đào ngũ. Đi xa hơn nữa, các quân nhân đồng ngũ còn đặt vấn đề anh Bergdahl đã phạm tội phản nghịch (treason) và đáng bị ra tòa án quân sự.

Họ cho rằng vì sự phản phúc của anh Bergdahl mà ít nhất sáu quân nhân LLĐB đã bị thiệt mạng khi họ phải đi tìm anh. Gia đình các quân nhân bị thiệt mạng này đã lên tiếng yêu cầu TT Obama giải thích tại sao con em họ phải chết để đi cứu một tên phản nghịch, và tại sao bây giờ phải thả năm tên khủng bố nguy hiểm nhất để mang anh phản nghịch này về, lại còn được bà Rice tôn vinh như một anh hùng? Các con em bị chết của họ sao không được nhắc đến và tôn vinh? Tại sao TT Obama lại mời đón bố mẹ anh Bergdahl vào Toà Bạch Ốc như đón bố mẹ của một người hùng? Hình ảnh TT Obama tại Tòa Bạch Ốc bên cạnh bố của anh Bergdahl, râu ria xồm xoàm kiểu Taliban không lấy gì gọi là tạo cảm tình cho lắm.

Sau khi mấy anh đồng ngũ lên tiếng, báo đối lập làm rùm beng, Bộ Quốc Phòng đành công bố tài liệu điều tra trước đây, cho thấy anh Bergdahl đã thực sự đào ngũ trước khi bị Taliban bắt.

Báo New York Times cũng loan tin anh Bergdahl trước khi biến mất, đã để thư nhắn lại là anh “bỏ đi để làm lại cuộc đời mới” (leaving to start a new life).

Foxnews cho biết nắm được tài liệu anh Bergdahl trong khi bị bắt đã đổi qua đạo Hồi và tình nguyện trở thành một chíến sĩ cho Hồi giáo (mujahid), được Taliban cấp súng cho nữa.

Những chuyện này hoàn toàn đi ngược lại những ca tụng của bà Rice. Chỉ tội cho bà Rice này, suốt ngày bị lôi ra bắt phải nói láo trước thiên hạ, ca tụng một anh đào ngũ là đã “phục vụ trong danh dự”, chỉ khiến giới quân nhân phẫn nộ. Một nhà báo đã nhận định có lẽ đối với bà Rice và ê-kíp Obama, đào ngũ cũng chỉ như học trò trốn học thôi, có gì ghê gớm đâu?

Bây giờ ta bàn đến chuyện hệ trọng hơn cả.

Về mặt pháp luật, TT Obama đã vi phạm luật do quốc hội biểu quyết và chính tổng thống đã ký ban hành. Đó là điều luật bắt buộc Hành Pháp phải “thông báo” cho Lập Pháp trước 30 ngày về mọi cuộc di chuyển tù khủng bố tại Guantanamo. Trong cuộc trao đổi tù này, quốc hội đã chỉ được thông báo khi anh Bergdahl đã ngồi trên trực thăng Mỹ và năm tên khủng bố đã ngồi trên phi cơ bay đi Qatar. Không tới một ngày chứ đừng nói 30 ngày.

Bộ trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel giải thích vì nhu cầu cấp bách, tình trạng sức khỏe của anh Bergdahl bị nguy hiểm nên không có thời gian 30 ngày để thông báo. Giải thích này khó nghe vì anh Bergdahl đã bị bắt giữ 5 năm rồi, và cuộc thương thảo lai rai đã kéo dài từ hồi đó tới giờ, không có lý do gì bất thình lình tính mạng của anh Bergdahl bị đe dọa khẩn cấp như vậy. Tin mới nhất từ bệnh viện quân y Mỹ tại Đức cho biết anh Bergdahl đã được kiểm tra, mạnh khoẻ, không có gì đáng lo.

Lời giải thích này nghe không lọt tai, nên chính quyền Obama đã đổi lại. Hôm Thứ Sáu vừa qua đưa lý do mới là không thông báo quốc hội được vì Taliban dọa sẽ giết anh Bergdahl ngay nếu chính quyền để lộ tin này ra công chúng. Lại một giải thích vô lý. Thông báo cho quốc hội không phải là thông báo cho công chúng. Cho dù lời giải thích này đúng sự thật thì có nghiã là chính quyền Obama đã hoàn toàn bị Taliban sỏ mũi đặt điều kiện mà không dám hó hé gì khác, đến độ phải vi phạm luật luôn. Đại cường?

Chính quyền Obama bất ngờ thay đổi thái độ, chấp nhận trao đổi sau khi cò cưa cả mấy năm trời, rồi hấp tấp thi hành, “không kịp” thông báo quốc hội. Tại sao? Câu trả lời dễ dàng và rõ ràng là tất cả đều là chuyện... chính trị. Tất cả mọi hành động, mọi quyết định của chính quyền Obama từ những ngày đầu đến giờ, đều hoàn toàn bị yếu tố chính trị, lợi thế cá nhân của tổng thống chi phối. Chuyện trao đổi tù này cũng không khác gì.

TT Obama bị vướng vào xì-căng-đan của Bộ Cựu Chiến Binh, bị tố là không giữ lời hứa cải thiện bộ này, để cả mấy chục cựu quân nhân Mỹ chết. Rõ ràng lơ là, không ngó ngàng đến các quân nhân Mỹ. Một thăm dò của báo phe ta Washington Post cho thấy 97% (!) dân Mỹ cho việc đối xử với cựu quân nhân là chuyện “đáng quan ngại”, 81% cho là TT Obama có trách nhiệm không nhiều thì ít, chỉ có 19% cho là TT Obama không có trách nhiệm gì trong vụ xì-căng-đan.

Trước dư luận này, TT Obama bắt buộc phải làm một cái gì khẩn cấp để cứu vớt tiếng tăm, để chứng tỏ mình thực sự quan tâm đến các quân nhân, lái dư luận ra khỏi chuyện bối rối vừa qua. Ông mau mắn bất ngờ nhẩy lên tàu bay đi thăm lính Mỹ tại Afghanistan. Nhưng gặp thất bại lớn vì xì-căng-đan tên của ông trùm CIA bị tiết lộ, che lấp mất tin thăm lính. Phải nghĩ cách khác. Và đó là lý do tại sao chính quyền Obama thay đổi thái độ, chịu ngã giá với Taliban, vội vã trao đổi Bergdahl với năm tên khủng bố mà Taliban đã đòi hỏi từ cả chục năm nay. Để rồi có dịp khoe đã thi hành nhiệm vụ thiêng liêng, đặc biệt quan tâm đến các quân nhân, bằng mọi giá, kể cả vi phạm luật.

Một vài nhà báo phe ta đã bênh vực quyết định của TT Obama, viện dẫn chuyện ông đã ký luật này với sự phản kháng. Theo thủ tục Hiến Pháp Mỹ, tổng thống nếu không đồng ý với một điều luật do quốc hội biểu quyết, mà không thể phủ quyết được, vẫn phải ký ban hành luật nhưng được ghi chú là tổng thống không đồng ý. Nhưng đây chỉ là một thủ tục giúp cho tổng thống có quyền lên tiếng bày tỏ quan điểm cá nhân thôi. Theo Hiến Pháp, tổng thống vẫn phải chấp hành luật.

Ông Lanny Davis, cựu cố vấn pháp luật của TT Clinton, đã nhận định TT Obama đã phạm luật và cần phải giải thích cho rõ việc này.

Một chuyên gia luật pháp của đài truyền hình phe ta CNN là ông Jeffrey Toobin, đã công khai nói thẳng trên đài là TT Obama đã vi phạm luật, cho dù nhìn bất cứ dưới khiá cạnh nào. Có thể đó là một hành động có tính nhân đạo khẩn cấp như Bộ Trưởng Hagel giải thích, nhưng không phải vì vậy mà trở thành hợp pháp. Vấn đề là tổng thống vi phạm luật thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Ai truy tố tổng thống ra tòa? Chắc chắn không phải là ông Bộ Trưởng Tư Pháp, một thành viên của nội các Obama. Cũng chắc chắn không phải Thượng Viện khi phe ta nắm đa số. Thành ra mặc dù TT Obama vi phạm luật, nhưng có nhiều hy vọng sẽ bình chân như vại.

Tại sao TT Obama lại vi phạm luật, qua mặt quốc hội? Tin mới nhất, Chủ Tịch Hạ Viện, dân biểu Cộng Hoà John Boehner cho biết cách đây hai năm, TT Obama có báo cáo cho quốc hội về chuyện điều đình với Taliban rồi, nhưng quốc hội đã không hưởng ứng ý kiến này. Bây giờ TT Obama vì cần giải pháp này nên đã bất chấp quốc hội để tự cứu mình.

“Vấn đề lớn nhất mà chúng ta gặp phải hiện nay là George Bush càng ngày càng tìm cách dành quyền cho Hành Pháp, qua mặt quốc hội. Đó là điều tôi sẽ lật ngược lại nếu tôi là tổng thống”. Đó là nguyên văn lời tuyên bố của ứng viên Obama, ngày 31/3/2008. Bây giờ ta đã thấy TT Obama “lật ngược” như thế nào. Ông lật ngược lời hứa của mình chứ không phải lật ngược hành động của TT Bush.

“Khi tổng thống làm một chuyện gì thì chuyện đó là hợp pháp”. Đó là lời biện minh của TT Nixon trong vụ án Watergate cách đây đúng 40 năm, trước khi bị ép từ chức. Giáo sư Jonathan Turley của Đại Học George Washington đã nhận định TT Obama chính là hình ảnh một tổng thống quyền thế mà Nixon mơ mộng nhưng không đạt được.

Những biến chuyển gần đây cho thấy một tình trạng lạ lùng. Chưa có một chính quyền nào lại phải trải qua một giai đoạn thê thảm như chính quyền Obama hiện nay. Hết khủng hoảng này đến xì-căng-đan khác, đỡ không kịp, suốt ngày lo “kềm hãm tác hại” mà báo Mỹ gọi là “damage control”. Ngay cả hành động nhân đạo thật đáng hoan nghênh vì ai cũng đồng ý anh Bergdahl cần phải được cứu về, có thể đoàn kết dân Mỹ sau lưng tổng thống, tăng uy tín cho tổng thống, cuối cùng cũng trở thành một khủng hoảng, mà lại là khủng hoảng lớn nhất, vì cái giá phải trả quá đắt, tạo tiền lệ cho quân khủng bố hung hăng hơn, đe dọa đến an ninh của lính và dân Mỹ khắp thế giới, và đưa tổng thống vào việc làm chuyện phạm pháp. Tất cả để cứu một người chưa biết chắc có đáng cứu hay không.

Càng ngày thì chính quyền Obama càng chứng tỏ là một chính quyền vừa thiếu khả năng vừa thiếu lương thiện, làm sai rồi lo nói dối quanh, tìm cách khỏa lấp, để rồi sai lầm lớn hơn nữa, rồi lại nói láo quanh. Vòng xoáy đưa tới... đàn hạch? (08-06-14)

Vũ Linh
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Khinh dân và sợ dân

Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

Từ ngày Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến thềm lục địa Việt Nam, trong phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam, có mấy hiện tượng đáng chú ý:

Thứ nhất, tất cả những lời phát biểu quan trọng nhất mà giới lãnh đạo Việt Nam tuyên bố đều ở ngoài Việt Nam: Một, ở Philippines (Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng) và hai, ở Singapore (Ðại Tướng Phùng Quang Thanh). Ở trong nước, với chính người Việt Nam, tất cả đều im lặng. Tại sao? Lý do dễ hiểu: Họ hoàn toàn coi thường người dân trong nước. Với dân chúng Việt Nam, họ không cần giải thích. Họ không cần phát biểu. Khi cần, họ ra lệnh. Không nghe lệnh, họ đánh hoặc bắt. Vậy thôi.

Thứ hai, nhà cầm quyền Việt Nam khuyến khích người Việt ở hải ngoại xuống đường biểu tình phản đối hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc, nhưng ở trong nước, họ lại cấm. Tại sao? Ở đây, lại có đến hai lý do: Một, họ coi thường người dân trong nước; và hai, quan trọng hơn, họ sợ. Có hai cái sợ: Một, sợ Trung Quốc nổi giận; và hai, sợ dân chúng biến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc thành những cuộc biểu tình chống lại họ. Tại sao họ lại sợ như vậy? Cũng có hai lý do: Một, họ thiếu tự tin; và hai, quan trọng hơn, họ biết dân chúng không thích và không tin họ, thậm chí, còn cho họ đã bán đứng Việt Nam cho Trung Quốc. Cái sợ ấy làm cho họ yếu hẳn đi. Trước hết, yếu với nhân dân: Họ tự cô lập mình thành một thiểu số lúc nào cũng phập phồng lo âu; hai, yếu với Trung Quốc: họ không có được sự hậu thuẫn của dân chúng trong cuộc đương đầu với Trung Quốc, cả về phương diện quân sự lẫn phương diện ngoại giao; cuối cùng, yếu trong các cuộc thương lượng với thế giới: Họ không đại diện cho ai cả.

Thứ ba, chỉ có các nhà lãnh đạo chính phủ, từ thủ tướng xuống bộ trưởng và đại tướng, còn tổng bí thư, người, trên nguyên tắc, có vai trò lãnh đạo cao nhất thì lại hoàn toàn lánh mặt. Báo chí thế giới tường thuật ông Nguyễn Phú Trọng xin sang Trung Quốc để nói chuyện với Tập Cận Bình hai lần nhưng cả hai lần đều bị từ chối. Chả lẽ ông chỉ muốn nói chuyện với Tập Cận Bình nhưng lại không có gì để nói với mấy triệu đảng viên và dân chúng Việt Nam? Tại sao? Tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều: Ông đang thoái thác vai trò lãnh đạo của mình. Ông đang trốn tránh trách nhiệm. Ông hoàn toàn không xứng đáng với chiếc ghế và những bổng lộc ông đang có.

Thứ tư, như phần lớn các nhà bình luận trên thế giới nhận định, chính quyền Việt Nam rất bối rối trong việc đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc. Sự im lặng bất thường của Nguyễn Phú Trọng hoặc những phát ngôn mâu thuẫn nhau của những người lãnh đạo thuộc loại cao cấp nhất trong chính phủ có thể xem như một biểu hiện của sự bối rối ấy.

Bản thân sự bối rối ấy, thật ra, rất đáng ngạc nhiên. Ðã đành chính trị luôn có những bất ngờ. Tuy nhiên, dưới mắt giới quan sát quốc tế, việc Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến thăm dò dầu khí ngay trên thềm lục địa Việt Nam là một điều có thể đoán trước được. Từ cả hơn 10 năm nay, Trung Quốc luôn luôn khẳng định chủ quyền trên Biển Ðông, luôn luôn bày tỏ ý đồ thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Ðông và luôn luôn xúc tiến việc hiện đại hóa hải quân cũng như các kỹ thuật thăm dò và khai thác dầu khí dưới lòng biển. Không cần tinh tế, người ta cũng biết Trung Quốc sẽ làm gì.

Nhưng dường như chính quyền Việt Nam lại không biết. Có lẽ họ quá tin tưởng vào quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Có điều, một sự tin tưởng như vậy có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi, trên thực tế, lâu nay, Trung Quốc chưa từng chứng tỏ bất cứ thiện chí hòa giải nào đối với Việt Nam. Họ vẫn luôn luôn lấn hiếp Việt Nam. Có vô số các biến cố nho nhỏ xảy ra gần như khá thường xuyên trong những năm qua chứng tỏ thái độ gây hấn ngang ngược của Trung Quốc. Tại sao chính quyền Việt Nam không thấy? Nói họ nhẹ dạ có lẽ không đúng. Có lẽ còn những lý do sâu xa gì khác. Nhưng có một điều chắc chắn: không có một lý do nào liên hệ đến chiến lược hay sự tính toán khôn ngoan nào cả. Nếu khôn ngoan, bây giờ họ đã không đến nỗi bối rối như vậy.

Thứ năm, ngoài sự bối rối, giới phân tích chính trị cũng nhận ra một điểm khác ở nhà cầm quyền Việt Nam: sự phân hóa. Tựu trung có hai nhóm khác nhau: Một nhóm muốn ngả về Tây phương, một nhóm muốn tiếp tục thỏa hiệp với Trung Quốc. Cần nói ngay: trong hoàn cảnh Trung Quốc đang xâm lấn lãnh hải Việt Nam, một chủ trương thỏa hiệp cũng đồng nghĩa với một chủ trương đầu hàng, hơn nữa, một sự phản bội. Nói có một bộ phận trong giới lãnh đạo Việt Nam muốn thỏa hiệp với Trung Quốc cũng có nghĩa là nói trong họ có một số kẻ đã bán linh hồn cho Trung Quốc. Những kẻ ấy là ai? Chúng ta không biết. Những kẻ ấy thừa khôn ngoan để không bao giờ bộc lộ công khai quan điểm của mình. Chúng ta chỉ biết chắc chắn một điều: Họ phải khá đông và phải ở những cương vị quan trọng nên nhóm muốn ngả về Tây phương không thể làm gì được họ.

Trong cái gọi là nhóm muốn ngả theo Tây phương ấy cũng có thể có hai mức độ: Một, họ muốn thân thiện với Tây phương, muốn trở thành đối tác chiến lược với Tây phương để dùng sự hậu thuẫn của Tây phương chống cự lại Trung Quốc. Hai, muốn theo mô hình chính trị của Tây phương, nghĩa là, sẽ dân chủ hóa, dù, trên thực tế, chắc chắn họ chỉ chấp nhận biện pháp dân chủ hóa từ từ, từng bước, từng bước. Có lẽ trong giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, người ta chỉ dừng lại ở mức độ thứ nhất. Khó tin là có ai trong giới lãnh đạo hiện nay nghĩ đến việc dân chủ hóa hoàn toàn.

Bất cứ đặc điểm nào nêu trên cũng đều là những điều đáng tiếc.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Theo ‘đảng quang vinh,’ lâm nguy vận nước

J.B. Nguyễn Hữu Vinh (Blog RFA)


Theo dõi các sự kiện hơn một tháng qua, kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, người ta thấy ở đó có đủ sắc thái bi hùng, kiêu hãnh, bạc nhược, hèn hạ và hài hước... Có những điều người ta ngờ ngợ từ lâu, nay bạch hóa trước ánh sáng, có những điều người ta lấp lửng từ lâu, nay huỵch toẹt trước thiên hạ, có những điều người ta lên án, bàn luận âm thầm từ lâu, nay người ta kết luận công khai.

Tất cả cho thấy nhiều điều mà câu hò xứ Nghệ xa xưa đã nói: “Rằng qua cơn hoạn nạn, mới hiểu tận lòng nhau.”

Cơn hoạn nạn

Ðất nước Việt Nam đang trải qua một cơn hoạn nạn khốc liệt.

Cơn hoạn nạn bắt nguồn từ một nền chính trị độc đảng, độc trị độc tài vẫn tồn tại trên đất nước này đã quá lâu, gây bao nhiêu hệ lụy và đã tự chứng tỏ mình không đủ khả năng đưa đất nước đi lên theo chiều tiến bộ mà thậm chí ngược lại. Dù vẫn luôn tự vỗ ngực xưng xưng là đỉnh cao trí tuệ nhân loại là đội quân tiên phong nhưng họ đang đi vào một cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện. Ở đó, họ chứng tỏ sự khủng hoảng lớn về tư tưởng, lý luận và nhân sự.

Gần một trăm năm ru ngủ dân tộc này đi theo “con đường ánh sáng của đảng” về Thiên đường Chủ nghĩa Xã hội. Với cái lý thuyết huyễn hoặc rằng là Chủ nghĩa Xã hội sẽ thắng CHTB ở năng suất lao động, rằng là CHTB là đêm trước của Chủ nghĩa Xã hội, rằng là Chủ nghĩa Xã hội là khoa học của mọi khoa học và ở đó không có người bóc lột người... rồi hô hào nào là “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội, hoặc “Ði tắt, đón đầu” v.v... Ðể rồi cuối cùng muốn về số 0 lại phải một quá trình dài sau đó. Nay thì các đời tổng bí thư nói huỵch toẹt là cái Chủ nghĩa Xã hội mà luôn được vẽ ra một cách công phu, tốn kém và ảo tưởng đẹp đẽ kia ấy, nó chưa rõ ràng là đầu cua tai nheo nó ra sao, mà “sẽ dần dần sáng rõ” (Nông Ðức Mạnh) hoặc “Ðến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” (Nguyễn Phú Trọng). Thế nhưng, họ vẫn quyết không từ bỏ việc đưa cả dân tộc này làm vật thí nghiệm, một loại thí nghiệm mà cả loài người đã vứt bỏ 1/4 thế kỷ nay bởi chắc chắn sẽ thất bại.

Không chỉ khủng hoảng về tư tưởng, lý luận, đảng CS hôm nay khủng hoảng nặng nề về nhân sự. Ðã 2/3 thế kỷ đảng xây dựng “con người mới XHCN”, lớp người hôm nay lãnh đạo đất nước, đều là lớp người đã ưỡn ngực tự hào là “thế hệ Hồ Chí Minh, là con cháu bác Hồ.” Thế nhưng, tham nhũng từ những con sâu, nay là một bầy sâu, tha hóa từ là hiện tượng cá biệt, đã trở thành hiện tượng bình thường và thậm chí là phổ biến với “một bộ phận không nhỏ” dù đảng không muốn nói thẳng ra là phần lớn. Vì thế, ngay cả chân thủ tướng lãnh đạo chính phủ với nhiều những sai lầm, bao hậu quả, cuối cùng khi bị đặt vấn đề từ chức đã chỉ thẳng vào mặt Ðảng mà rằng: “Tôi không biết, đảng bảo làm thì tôi làm.” Hết chỗ nói.

Cơn khủng hoảng chính trị đã đẩy sự tín nhiệm của người dân vào lực lượng tự xưng này đến cuối đường hầm.

Và khi sự tín nhiệm của người dân xuống thấp nhất, thì ngón đòn bạo lực được sử dụng để thể hiện bản chất cái gọi là “chuyên chính vô sản” rõ nét nhất. Bạo lực xảy ra tràn lan trong xã hội, nhiều nơi côn đồ kết hợp công quyền để đàn áp người dân. Một xã hội luôn được tự ca ngợi ổn định, hòa bình, hạnh phúc đến tận... thứ 2 thế giới, nhưng người dân luôn khủng hoảng lòng tin vào mọi mặt cuộc sống.

Bắt nguồn từ tư duy lãnh đạo, một nền kinh tế Việt Nam què quặt, phụ thuộc và lâm vào miệng hố của sự mất ổn định. Nguồn gốc sâu xa từ một thể chế chính trị độc tài cộng sản đã dẫn nền kinh tế theo đường lối “kinh tế Thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa” chẳng giống ai. Ở nền kinh tế XHCN đó, không những đã không “tạo ra năng suất lao động cao hơn hẳn” như họ thường dạy dỗ rêu rao trong cái bộ môn Kinh tế Chính trị Mác-Lenin. Ngược lại, lực lượng lao động được sử dụng chỉ 30% tổng số nhân lực bộ máy, phần còn lại 70% ăn bám, đó chính là sản phẩm của chế độ kinh tế thị trường XHCN đã đưa lại hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế mà không một nguồn lực nào cáng đáng nổi.

Cơn hoạn nạn cũng bắt nguồn từ nạn thâm thủng ngân sách do tham nhũng, phá hoại và đặc biệt là những dự án bởi “Chính sách lớn của đảng” đã để lại những hậu quả khủng khiếp không chỉ cho kinh tế, môi trường, an ninh quốc phòng mà trực tiếp tác động đến đời sống người dân. Ðến mức Việt Nam đã phải đào khoáng sản thô bán vẫn lỗ mà vẫn cứ bán.

Ở các nước xung quanh, những sự kỳ thị người Việt diễn ra ngày càng nhiều. Người Việt thuộc thế hệ Hồ Chí Minh ở nước ngoài đã thi nhau “lập thành tích” trong các vụ vi phạm pháp luật nước sở tại và tạo nên những hình ảnh đáng xấu hổ trong con mắt bạn bè, trong các vụ việc làm ăn, đầu tư và cuộc sống với nạn trộm cắp, đĩ điếm, thiếu văn minh, lịch sự tối thiểu.

Trên thế giới, trước con mắt anh em, bạn bè, vị thế của Việt Nam dần dần tụt xuống hàng cuối về các chỉ tiêu tự do, nhân quyền. Hàng năm, thế giới phải nhắc nhở nhà nước VN cần tôn trọng các quyền cơ bản của con người của chính người dân đất nước mình. Công dân Việt Nam được sử dụng như những con tin cho chính nhà nước đổi lấy các hoạt động làm ăn, hội nhập.

Và trong cuộc khủng hoảng không lối thoát đó của những người cộng sản, thì đất nước lâm vào một cơn hoạn nạn mới: Nạn xâm lăng từ Phương Bắc.

Kết quả là khi Việt Nam lâm nạn, ngoảnh đi, ngoảnh lại trước sau thì nhà nước Việt Nam không có một bạn bè, đất nước cô đơn giữa những nguy biến.

Ðảng “quang vinh” - nguy vận nước

Nạn xâm lấn, và bành trướng của ngoại bang phương Bắc có từ ngàn đời nay, nó cũng như bão, như lũ lụt, như nắng hạn mưa rào, nghĩa là cứ đến mùa lại đến. Cái tâm địa bành trướng của người Phương Bắc cha ông ta đã nói lại cho con cháu rõ xưa nay, mỗi người dân Việt đã ngấm vào máu vào thịt, rằng nó cũng như dịch bệnh, cứ sơ hở là nó cắn. Cũng chính vì thế mà dòng máu trung dũng chống xâm lăng từ phương Bắc đã được lưu truyền và luôn chảy trong huyết quản người Việt xưa nay, chưa bao giờ nguội tắt.

Ðiều tệ hại nhất, là “đảng lãnh đạo” đã xác định kẻ thù của đất nước, dân tộc này là bạn “16 chữ vàng và 4 tốt” của mình. Ðây chính là nguyên nhân chính đã tạo nên cơn đại hoạn nạn của đất nước hôm nay. Chính thái độ, cách hành động của nhà cầm quyền Việt Nam thời gian qua đã thể hiện một điều: Trong giai đoạn này, những bi đát, gian nan của vận nước càng tăng lên gấp bội.

Không chỉ hôm nay, mà giai đoạn gần đây, những hành động của đảng Cộng sản và nhà nước CSVN đối với Trung Quốc chỉ thể hiện thành công một điều: Sự lệ thuộc, khiếp nhược đến hèn hạ. Mọi hành động, giao tiếp giữa hai quốc gia độc lập đã bị biến dạng đến thảm hại. Trong khi bọn bành trướng ngày càng lộng hành, ngang ngược đối với thể diện đất nước, đối với lãnh thổ của Tổ quốc, thì đảng luôn chỉ đạo ngậm miệng làm thinh. Chẳng những thế, tất cả những tiếng nói của người dân thể hiện sự ưu tư trước hiện tình đất nước, trước tương lai và nguy cơ của lãnh thổ của Tổ quốc, đều được Ðảng ưu tiên xếp vào thế lực thù địch.

Cũng dưới sự “lãnh đạo tuyệt đối của Ðảng CSVN,” người dân dần dần được đưa vào con đường nô lệ Trung Quốc về kinh tế, văn hóa và chính trị.

Mọi thứ hàng hóa tiêu dùng đều là Trung Quốc chi phối, từ miếng thực phẩm, từ món hàng tiêu dùng cho đến tấm bản đồ in hình lưỡi bò treo trong phòng các quan chức... tất cả đều được Trung Quốc cung cấp. Hàng hóa tràn ngập với đầy đủ độc tố để làm suy kiệt giống nòi ta về thể lực và tinh thần.

Về mặt văn hóa, báo chí, tivi tràn ngập phim Tàu, tin Trung Quốc. Báo chí đưa tin Trung Quốc cứ như đưa tin nhà mình. Thậm chí, tờ báo Ðảng Cộng sản còn để bản tin ghi rõ Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Quốc. Trong khi tờ báo viết về biển đảo Việt Nam thì phải đình bản, người in áo chống đường lưỡi bò, người biểu tình yêu nước thì vào tù. Trong khi lịch sử Việt Nam cố tình bị quên lãng, xuyên tạc, những chi tiết lịch sử liên quan đến bọn xâm lăng bị biến tướng, bóc gỡ, che giấu một cách nhục nhã. Học sinh Việt Nam dần dần quên lịch sử Việt Nam để nhớ lịch sử Tàu.

Người dân Việt Nam không thể quên những năm tháng tủi hổ, chỉ cần nhỡ miệng, chỉ cần mặc chiếc áo có dòng chữ Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, chỉ cần viết, nói về biển, đảo của Tổ quốc, thì y như rằng có chuyện với bộ máy công an “còn đảng, còn mình.” Nhẹ, thì phiền toái, đánh đập, bắt giữ, nặng thì vào trại giam.

Về mặt thể diện quốc gia, đón Tập Cận Bình, đảng đã cho gắn thêm một ngôi sao chư hầu trên lá cờ Tàu Cộng. Ðiều này làm ngỡ ngàng cả đất nước, cả dân tộc... Người dân, dù đã chứng kiến sự hèn hạ của cả bộ máy nhiều lần cũng không thể ngờ được não trạng nô lệ đã đến mức đó.

Có thể nói, chưa có giai đoạn lịch sử nào, đất nước Việt Nam, người dân Việt Nam chịu nhục nhã bởi thái độ đê hèn trước ngoại xâm của những người tự xưng lãnh đạo đất nước như thời gian qua, họ tưởng vậy là sẽ được yên với quan thầy. Miệng lưỡi tuyên truyền của họ là “Việc biển đảo đã có đảng và nhà nước lo.” Nhưng chưa hết, bọn cướp có bao giờ chùn tay, bọn bành trướng có khi nào dừng lại.

Dù dã tâm xâm lược của kẻ thù đã rõ, hành động xâm lăng của kẻ thù đã diễn ra khốc liệt hết sức ngang ngược và bạo lực thì những người tự xưng là lãnh đạo, là trí tuệ, là sức mạnh “bách chiến bách thắng” đã thể hiện sự khiếp nhược của mình, luôn mồm gọi kẻ thù là bạn, là anh em, là đồng chí, là bạn vàng... nhằm tiếp tục ôm chân quân xâm lược.

Khi Hoàng Sa, một phần Trường Sa đang nằm dưới gót giày quân xâm lược Phương Bắc, những người dân tưởng nhớ đến các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vi lãnh thổ thiêng liêng đảng đã cho phá đám bằng mấy đứa công an cầm loa và “cắt đá” bằng một bầy đàn bà nhảy đầm trước tượng tiền nhân và bao trò mạt hạng hèn hạ khác...

Khi những người yêu nước còn trong tù, những màn đấu tố người yêu nước còn chưa ráo mực, chưa hết những tiếng vang chói tai của những con nộm rơm lên án người yêu nước, thì nhà nước đang lo mải miết đi “cưỡng chế, thu hồi” đất đai, tài sản của nhân dân từ ngàn đời nay để lại bằng những biện pháp bạo lực và bất nhân.

Khi lãnh thổ Tổ quốc bị xâm lược, còn nằm dưới gót giày quân xâm lược, thay vì động viên toàn dân toàn quân chung sức chung lòng bảo vệ non sông, thì đảng kêu gọi quân đội trung thành với đảng và chống “diễn biến hòa bình.” Thậm chí đưa quân đội đi “chống diễn biến hòa bình,” đi cưỡng chế đất đai của dân cho đảng.

Thậm chí, khi giặc hung hãn vào tận nhà, cắm giàn khoan, đâm thủng tàu bè của lực lượng chấp pháp VN, giết chết ngư dân trên biển Việt Nam, sau một tháng đã có gần 30 cố gắng đàm phán từ phía Việt Nam, tất cả đều bị Trung Quốc bỏ ngoài tai. Ðến mức đó, đảng vẫn cứ ngậm thinh và bộ trưởng Quốc Phòng vẫn kiên quyết “không để xảy ra xung đột.” Thương thay cho ông ta, việc xảy ra xung đột không nằm ở ý muốn của ông ta và cái đảng CS của ông. Cách duy nhất để không phải xung đột, chỉ có trói tay để tự xin hàng khi giặc đến.

Khi mà đất nước VN đang có một bộ máy cai trị đã rệu rã, ươn hèn và bạc nhược. Khi mà tình trạng đất nước đã vào tình trạng: “Trong ngoài lục đục, trên dưới không yên, thiên hạ bất đồng, nhân tâm ly tán.” Bọn bá quyền biết và thấy rõ cơ hội vạn năm có một đã đến. Có lẽ chưa bao giờ việc thực hiện mộng bá quyền Ðại Hán có điều kiện thuận lợi như giai đoạn hiện nay.

Và vận nước đã nhanh chóng chuyển qua giai đoạn mới: Tổ quốc bị xâm lăng.

(Hà Nội, ngày 12 tháng 6, 2014)
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »


Image

Đại biểu quốc hội 'chiếm diễn đàn', kêu gọi ra nghị quyết về Biển Đông

CTV Danlambao - Nóng ruột trước tình hình căng thẳng tại Biển Đông, đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã phải đột ngột 'chiếm diễn đàn' nghị trường nhằm lên tiếng kêu gọi quốc hội Việt Nam ra một nghị quyết tuyên bố chính thức về Biển Đông, thể hiện rõ thái độ trước các hành vi xâm lược của Trung Quốc.

Ý kiến của vị đại biểu đoàn Sài Gòn được nêu lên vào sáng ngày 19/6, giữa lúc quốc hội Việt Nam với 500 ông nghị, bà nghị đang mải mê thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân.

Phiên họp lần thứ 7 năm nay sẽ kéo dài trong 28 ngày, quốc hội chủ yếu bàn những việc tào lao mà không có chương trình nói về tình hình Biển Đông hiện đang hết sức nguy cấp.

Đơn cử như việc bỏ phiếu tín nhiệm, cả 500 ông bà nghị sau khi bàn tới bàn lui mới thống nhất việc chuyển từ 3 mức tín nhiệm xuống thành... 2 mức. (Còn 'tín nhiệm' và 'tín nhiệm thấp')

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nhân dân cả nước mong mỏi quốc hội Việt Nam kỳ này cần phải ra nghị quyết lên án và 'vạch trần âm mưu vừa đấm, vừa xoa, vừa đánh, vừa đàm, vừa ăn cướp, vừa la làng của Trung Quốc'.

"Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Các đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri."

Ông Nghĩa tha thiết kêu gọi các đại biểu có mặt tại hội trường cùng 'chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị' việc ra nghị quyết về Biển Đông. Đồng thời, ông cũng lên tiếng xin lỗi vì đã phải trình bày bị cho là lạc đề, 'vì trong chương trình còn lại thì không có mục nào dành cho Biển Đông cả'.

Các đại biểu quốc hội phát biểu sau đó không có bất cứ ai lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi của ông Trương Trọng Nghĩa. Khoảng 20 vị còn lại tiếp tục quay lại phần thảo luận một cách 'đúng chủ đề' về dự án Luật Căn cước công dân.

Sau cùng, người chủ trì buổi họp là phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu trong phần tổng kết phiên thảo luận cũng không đả động bất cứ điều gì về việc quốc hội ra nghị quyết Biển Đông.

Vị Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, luật sư Trương Trọng Nghĩa trở nên hoàn toàn đơn độc trong quốc hội - nơi tự nhận là 'cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân' mà ông Nghĩa cũng là một trong 500 đại biểu.


Dưới đây là toàn văn phát biểu của ông Trương Trọng Nghĩa:

Kính thưa Quốc hội,

Trong phát biểu của tôi có 2 phần, tôi xin phép dành mấy phút để nói một phần có liên quan:

Thứ nhất, kỳ họp này khai mạc thì đồng bào cả nước vô cùng mong mỏi: trước hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, nhân dân Việt Nam phải có một cái nghị quyết trong đó tuyên bố với nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới về lập trường chính nghĩa của mình, lên án hành vi sai trái của Trung Quốc và vạch trần âm mưu vừa đấm, vừa xoa, vừa đánh, vừa đàm, vừa ăn cướp, vừa la làng của Trung Quốc.

Đồng thời nghị quyết cho các cơ quan nhà nước Việt Nam, các lực lượng vũ trang Việt Nam tiến hành các biện pháp bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Trong đó có biện pháp khởi kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa bằng vũ lực ra các tổ chức tài phán quốc tế.

Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Các đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri. Còn dư luận thế giới thì chắc chắn sẽ bình luận rằng hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này lại không có phản ứng chính thức gì thì việc gì các nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Đây có thể mà một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa.

Tôi mong được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước xem xét chấp thuận kiến nghị này, nếu cần xin lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội, nếu đa số ủng hộ thì ta làm.

Tôi rất mong các đại biểu Quốc hội chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị của tôi.

Tôi xin lỗi vì phải trình bày điều này trong phiên họp này, vì trong chương trình còn lại thì không có mục nào dành cho Biển Đông cả.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »


Image

“Yêu nước”

Cỏ Xanh

Yêu nước là đề tài Lớn, rất Lớn đối với từng cá nhân của mỗi dân tộc và cũng Lớn đối với cả dân tộc nói riêng, thế giới nhơn loại nói chung. Thế nên, việc yêu nước cần phải phân định rõ ràng, chính xác, đầy đủ. Ở từng cấp độ luôn phải gắn kết nhau để cho tinh thần yêu nước trở nên phân minh hơn, phải được soi gương chung, phải được giải bày chung, như thế môi trường của thôn bản, của quốc gia, địa cầu sẽ trở nên đẹp đẽ hơn và mô hình ấy phải như thế nào?

Trước khi nói đến yếu tố quốc tế (nước cờ cho thế giới), phải nói đến yếu tố quốc gia, nói đến yếu tố quốc gia chủng tộc, phải nói đến sự bắt nguồn của yếu tố gia đình là nòi giống, là đơn vị cá nhân từ đơn vị mỗi con người.

Vậy nòi giống là gì, phải chăng là sự hình thành nhơn loại thông qua tổ tiên, bao gồm hai yếu tố căn bản gần gủi thân thiện là Mẹ và Cha, là sự kế thừa nòi giống của tổ tiên, của cái gọi là nước bước, đường đi thông qua sự thụ hưởng bao gồm yếu tố gia sản, đất đai, môi trường sạch đẹp, sông biển vẹn toàn v. v. Cho nên mỗi con dân phải biết thể hiện tính cách yêu mến tổ tiên của mình, yêu mến đất nước của mình và cũng phải yêu mến đặc tính của nước, của dân tộc gọi là hồn nước, hồn dân tộc.

Các nhà khoa học đã phân tích cái hồn của nước bằng hai thành phần gọi là Hydro và Oxy cũng như mỗi đứa con được kết hợp bỡi Cha và Mẹ. Và cũng từ kết hợp này người ta đã tìm thấy yếu tố chính danh hơn gọi là:” Quân tử tánh như thủy”. Mềm mại mát mẻ như mẹ hiền, mãnh liệt soi phủng đá mòn như cha từng xẻ núi lắp sông. Cũng là sự khẳn định cho tính kế thừa của Mẹ Cha luôn chứa sẳn trong từng tế bào khối óc, con tim của mỗi đứa con.

Thế nhưng, tại sao lại đánh mất đi và phải khôi phục lại? Chắc chắn ai cũng hiểu rằng sự tệ hại của con người là thích dùng quyền lực độc tài hơn là quyền lực bao dung, quyền lực tiểu nhân hơn quyền lực quân tử. Thử hỏi chế độ Mẫu hệ hay chế độ Phụ quyền riêng lẻ đã mang lại hiệu quả toàn diện, hay chỉ để lại các trang sử đáng hổ thẹn cho sự ngu xuẩn hơn là sự thông thái vốn dĩ đầy đủ mà Mẹ Cha đã trang bị cho mỗi đứa con để chào đời. Một thể chế độc tài là một thể chế tự đánh mất nguồn nước của giống nòi, kể cả đất đai hay sông biển.

Để khôi phục lại nguồn nước này, các thể chế độc đoán phải biết hối quá, phải biết sám hối trước tổ tiên cha mẹ, phải biết gột bỏ khuôn mặt xấu xí đó, phải biết dừng lại mọi hành vi hung bạo để cho khuôn mặt của người quân tử xuất hiện trở lại, khuôn mặt của tánh cách đầy đủ hình bóng Nước Non, khuôn mặt mang dáng vấp Cha, váng vấp Mẹ, dáng vắp của tạo vật, của hóa công thì họa mất nước sẽ rất khó xảy ra và khi mô hình này đã trở nên chuẩn hóa, xứng danh để toàn nhơn loại soi chung như ánh sáng mặt trời thì đất đai của từng dân tộc sẽ không bị xăm lấn và cùng bảo vệ nhau như riêng mỗi nước, mỗi dân tộc cho sự giữ gìn.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Lý Hiể̀n Long: 'Không nên cứ mạnh đúng’

Thủ tướng Singapore vừa phát biểu khi đến thăm Hoa Kỳ rằng tại Biển Đông, các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết “dựa trên luật quốc tế chứ không phải ý tưởng cứ mạnh là đúng”.

Trong cuộc đối thoại có cả sự tham gia của Phó Tổng thống Hoa Kỳ, ông Joe Biden hôm 25/6/2014 ở Washington DC, ông Lý Hiển Long đã trả lời câu hỏi về vai trò của Trung Quốc trong tranh chấp ở vùng biển Đông Nam Á.

Chủ đề liên quanTranh chấp lãnh thổ
Nói trước cử tọa tại cơ quan nghiên cứu Council on Foreign Policy ở Hoa Kỳ, ông Lý Hiển Long nói Singapore không liên quan trực tiếp đến cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước trong vùng về biển đảo.

Nhưng ông cho rằng Trung Quốc “sẽ làm tốt cho mình nếu đi theo ví dụ của Hoa Kỳ để được nhìn nhận như một quốc gia hùng mạnh nhưng tuân thủ quy tắc pháp quyền”, theo Bấm báo chí quốc tế tường thuật chuyện này.

‘Sức mạnh không là lẽ phải’Ông cũng nói một số tuyên bố chủ quyền lịch sử Bắc Kinh đưa ra có từ trước khi Công ước Luật Biển được thông qua (1982) nên Trung Quốc phần nào có lý của họ.

Ông nói:

"Tôi không phải là luật sư nhưng tôi nghĩ có thể có điều khả dĩ nào đó trong tuyên bố [chủ quyền của Trung Quốc], nhưng nhìn từ góc độ một nước phải tồn tại trong hệ thống quốc tế có cả các nước lớn và các nước nhỏ, kết cục không thể được quyết định chỉ bằng ý tưởng cứ mạnh là có lý."

Điều này đã thu hút bình luận từ một số báo chí Trung Quốc trong ngày 26/6/2014.

Tuy nhiên, bài của Tân Hoa Xã mà trang Bấm Hoàn cầu Thời báo đăng lại đã không nhắc gì đến đoạn ông Lý Hiển Long bác bỏ quan điểm 'might is right' (mạnh là đúng) và rằng luật pháp quốc tế cần 'có trọng lượng lớn' trong giải quyết tranh chấp.

Dù thuộc ASEAN, Singapore không có tranh chấp gì ở vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải nhưng bốn nước ASEAN khác: Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Ngoài ra, Đài Loan đã chiếm đảo ở quần đảo Trường Sa và cũng tuyên bố chủ quyền ở cả vùng biển.

Cùng tham gia thảo luận với ông Lý Hiển Long có Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden và toàn bộ cuộc đàm thoại được cựu sứ Mỹ tại Singapore, Stapleton Roy chủ trì.

Sau đó, Toà Bạch Ốc cho ra thông báo nói về quan điểm của hai lãnh đạo Singapore và Mỹ:

“Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận những lo ngại về mô thức gây hành vi bất ổn ở Biển Nam Trung Hoa và nhấn mạnh lại quyền lợi chung trong việc duy trì luật quốc tế, tự do hàng hải, và giải pháp hoà bình cho các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải."

Được biết đây là cuộc gặp thứ ba giữa hai ông Biden và Lý Hiển Long tính từ tháng 4/2013.

Hoa Kỳ và Singapore có đối tác chiến lược và quan hệ kinh tế sâu rộng.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Đảng rối loạn, Quốc hội loạn ngôn

Phạm Trần

(Danlambao) - Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã bị “rối lọan thần kinh” và Quốc hội mắc chứng “loạn ngôn” trước xâm lược Biển Đông của Trung Cộng.

Tình trạng này đã xảy ra trong ngày họp cuối cùng 24/06/2014 của Kỳ họp 7 Quốc hội Khóa XIII khi cơ chế có quyền cao nhất nước chỉ “đẻ” ra được một Thông cáo để “khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.”

Thông cáo cũng nhắc lại chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” rằng: “Hành động của Trung Cộng là “vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam-Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.”

Tuy nhiên, Quốc hội của “đảng cử dân bầu” này chỉ dám: “Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam”, thay vì phải cương quyết và dứt khoát “đòi hỏi” Trung Cộng phải “rút ngay lập tức” dàn khoan và các tầu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Trước ngày bế mạc, đã có một số Đại biểu yêu cầu Quốc hội công bố một Nghị quyết để khẳng định sự “đồng thuận và chính thức” của những người thay mặt cho 90 triệu dân lên án hành động xâm lăng của Trung Cộng.

Quốc hội đã bỏ ngoài tai yêu cầu chính đáng này để không ra Nghị quyết và cũng không ra nổi một Tuyên bố khiến dư luận trong nước thất vọng.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lại biện minh tại cuộc họp báo (24/06/014) rằng: “Thông cáo này được xem như Tuyên bố của Quốc hội thể hiện quan điểm, thái độ trước hành động sai trái của Trung Quốc”. (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/6/2014 )

Ông Phúc còn nói với báo chí: “Dù là tuyên bố hay nghị quyết thì nội dung bên trong đều thể hiện rất rõ sự phản đối của Quốc hội Việt Nam với sự vi phạm của Trung Quốc.”

Ông còn tự biên tự diễn thêm: “Dư luận cử tri cho rằng, Thông cáo số 2 của Quốc hội đã góp phần giải tỏa, an lòng nhân dân trước hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc; đồng thời, góp phần thể hiện ý chí quyết tâm, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.”

Sự thật ở đâu?


Trước hết, ở Việt Nam không có Viện thăm dò dư luận độc lập, dù của tư nhân hay nhà nước mà chỉ có báo đài chịu sự kiểm soát của Ban Tuyên giáo Trung ương hay cán bộ đảng được chỉ định làm việc này để to son điểm phấn cho chủ trương và chính sách của nhà nước.

Vì vậy, đối với bản Thông cáo số 2 về tình hình Biển Đông, dù có ba đầu sáu tay, ông Phúc cũng “không thể nào” có được kết quả của “dư luận cử tri” trong thời gian ông họp báo, “ngay sau khi Quốc hội bế mạc”, hôm 24/06/2014.

Nhưng khi ông Phúc vẫn cố gắng nói quanh: “Tại phiên bế mạc hôm nay, Chủ tịch Quốc hội cũng đã tuyên bố, thể hiện quan điểm của Việt Nam về biển Đông”.

Vậy Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã nói gì ?

Ông Hùng nói: “Quốc hội khẳng định hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); vi phạm Thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc về nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên Biển Đông; làm tổn hại sâu sắc đến tình hữu nghị, đoàn kết, láng giềng của nhân dân 2 nước Việt Nam – Trung Quốc.”

Quan điểm của ông Hùng không mới vì ông chỉ lập lại gần như nguyên văn Điểm 2 của Thông cáo số 1 của Quốc hội ra ngày 21/05/2014, sau khi nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông và thảo luận tại phiên họp tổ (họp kín giữa các đòan Đại biểu của địa phương), thay vì thảo luận công khai tại hội trường.

Điểm này viết: “(2). QH khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.”

Tuy nhiên cần phải minh bạch về tư cách “đại diện” của ông Nguyên Sinh Hùng khi ông nói: “Quốc hội khẳng định…”, do đó không thể đồng thời “thể hiện quan điểm của Việt Nam về biển Đông” như lối nói “lạm dụng danh nghĩa” của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.

Theo hệ thống lãnh đạo Nhà nước thì chỉ có ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch, mới có tư cách thay mặt cho Nhà nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam.

Nhiệm vụ này đã quy định trong Điều 86 của Hiến pháp mới (2013): “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.”

Tuyên bố chống thông cáo

Như vậy rõ ràng ông Phúc đã “rất mù mờ” về sự khác biệt ý nghĩa giữa “Nghị Quyết” với “Tuyên bố” và giữa “Tuyên bố” với “Thông cáo” là điều dễ hiểu.

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin năm 1998 thì:

-Nghị quyết là “văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc và nhất trì thông qua.”

-Tuyên bố có ý nghĩa “trịnh trọng và chính thức nói cho mọi người biết.” (Tỷ dụ như: Bản tuyên bố của Bộ, Chính phủ v.v..).

-Thông cáo: “Văn bản do các tổ chức, cơ quan nhà nước ban bố để cho mọi người biết tình hình, sự việc có tầm quan trọng nào.”

Như vậy rõ ràng Thông cáo của Quốc hội, dù nói về lập trường của Quốc hội với hành động sai trái của Trung Cộng ở Biển Đông không thể “được xem như Tuyên bố của Quốc hội” vì không “trịnh trọng và chính thức”.

Vậy tại sao Quốc hội đã tìm mọi cách để né tránh đưa ra Nghị quyết hay Tuyên bố ?

Ai cũng biết, từ khi Trung Cộng đặt giàn khoan Hải dương 981 vào sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ngày 02/05/2014, Bộ chính trị 16 người, nhóm quyết định toàn diện đường lối và chính sách của đảng và chính phủ CSVN chưa hề “chính thức” lên tiếng về hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Cộng.

Nhóm “độc tài 16” này, đứng đầu bởi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người bị nhiều cựu viên chức cao cấp trong Đảng, kể cả nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cáo buộc “thân Trung Cộng ra mặt”, cũng chưa dám quyết định kiện Trung Cộng ra tòa án Quốc tế dù Bắc Kinh đã ngang ngược xâm lăng biển của Việt Nam, sau khi đem quân chiếm Hoàng Sa năm 1974 và đánh chiếm đá Gạc Ma và 7 đảo khác trong quần đảo Trường Sa năm 1988.

“Nhóm 16 người” cũng không có bất cứ động thái nào, sau khi Trung Cộng biến các khu đá, đảo chiếm bất hợp pháp ở Trường Sa thành các căn cứ quân sự và xây đảo nhân tạo để kiểm soát an ninh và “hợp thức hóa chủ quyền” của đường lưỡi Bò tự chế chiếm ¾ của tổng diện tích khoảng 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông.

Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy Thông cáo ngày 24/06/2014 của Quốc hội viết rằng: “Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời kiên trì đấu tranh, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.”


Tất nhiên, cũng ít ai ngạc nhiên khi nghe người phát ngôn Hoa Xuân Oánhcủa Trung Cộng cho biết: “Cục Hàng hải Trung Quốc đã công bố toạ độ ụ thể, mời phóng viên nhẫn nại tra rà trên bản đồ sẽ rõ ngay, không cần thiết suy đoán và liên tưởng thái quá đối với hoạt động bình thường”, khi được hỏi về quyết định mới đây của Bắc Kinh cho lệnh di chuyển thêm nhiều giàn khoan dầu xuống Biển Đông.


Theo trang web Cục Hàng hải Trung Quốc thì từ ngày 13/6 đến ngày 12/8, các giàn khoan “Nam Hải 5”, “Nam Hải 2” và “Nam Hải 4” sẽ tiến hành tác nghiệp trên vùng biển liên quan ở Nam Hải (Biển Đông). Giàn khoan “Nam Hải 9” đã di chuyển đến khu vực tiếp ranh phân định Vịnh Bắc Bộ, đối diện với hai tỉng Qủang Bình và Hà Tĩnh của Việt Nam.

Ngòai ra, các Chính phủ ở Châu Á cũng đang theo dõi tin Trung Cộng đang đóng thêm 3 giàn khoan lớn Hải Dương - 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 1 tỉ Dollars) để đưa vào hoạt động ở Biển Đông trong một tương lai không xa.

Song song với hành động chiếm biển công khai, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì còn khẳng định Trung Cộng “cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ đổi chác các lợi ích cốt lõi của mình, hoặc ngậm trái đắng làm suy yếu chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển.”

Chủ tịch Nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Cộng Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố ngày 28/01/2013: “Không một quốc gia nào có thể nuôi hy vọng Trung Quốc sẽ thương lượng các lợi ích quốc gia cốt lõi của mình, cũng không nên nuôi hy vọng rằng Trung Quốc có thể chấp nhận quả đắng trong việc làm tổn hại lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển của Trung Quốc”. (Báo điện tử Biển Đông, 6/3/013)

Dương Khiết Trì đã lập lại lập trường “không thay đổi” của Bắc Kinh từ thời Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình còn sống, sau chuyến sang Hà Nội ngày 18/06/2014 để thảo luận vụ giàn khoan Hải dương 981 với 3 viên chức lãnh đạo CSVN gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng, Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Trong cuộc tiếp xúc với ông Minh, Dương Khiết Trì đã nói như ra lệnh cho Việt Nam: “Đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan.”

Họ Dương còn đòi Việt Nam phải: “Đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam. Mong Việt Nam xuất phát từ đại cục, cùng với Trung Quốc hành động theo một hướng, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển lên phía trước theo quỹ đạo đúng đắn.”

Như vậy thì bản Thông cáo số 2 của Quốc Hội Việt Nam chỉ có nội dung kiểu “quân tử Tầu” nhưng lại “không dám sờ đến chân lông của Trung Cộng” thì liệu có “đánh thức được con tim chai đá và lươn lẹo” của Lãnh đạo Trung Cộng không, hay đã rối loạn thần kinh mà mất khôn ?

(06/014)
Phạm Trần
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Việt Nam-Trung Quốc: Ai vay nợ và ai phải trả

Song Chi/Người Việt
Trong buổi tiếp xúc với cử tri tại Sài Gòn ngày 26 tháng 6, 2014, ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã có những câu phát biểu được báo chí trích dẫn, về vấn đề mà người dân quan tâm nhất hiện nay là tình hình biển Ðông và mối quan hệ với Trung Quốc.

Chỉ cần đọc/nghe qua những phát biểu này của một trong bốn nhân vật đứng đầu bộ máy đảng và nhà nước cộng sản, người ta cũng có thể nhận ra quá nhiều điều không ổn trong quan điểm, tư duy, não trạng của các lãnh đạo Việt Nam. Từ đó dẫn đến cách hành xử lúng túng, bị động, bạc nhược của họ trước Bắc Kinh bao lâu nay.
Image
Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang “trao đổi” với cử tri khi tiếp xúc ở Sài Gòn sáng 26 tháng 6, 2014. (Hình: Tuổi Trẻ)



Chẳng hạn, khi nói về công hàm Phạm Văn Ðồng năm 1958, “Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh: ‘Ông Phạm Văn Ðồng (cố thủ tướng) có bao giờ nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc đâu, đã đăng công khai trên mạng hết rồi.’” (“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).

Ðây là lập luận chống chế quen thuộc của nhà cầm quyền Việt Nam sau khi vụ công hàm của Phạm Văn Ðồng bị công khai trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Về việc này, Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn viết trên facebook:

“Ông Phạm Văn Ðồng không nói Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu?

...Ðúng là công hàm PVÐ không đề cập cụ thể đến Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Nhưng ông tán thành tuyên bố của Tàu rằng Hoang Sa-Trường Sa là của Tàu. Trong công hàm đó câu đầu tiên viết rằng:

“Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9, 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.”

Vậy thì tuyên bố 4 tháng 9, 1958 của Tàu là gì? Trên mạng vẫn còn lưu hành bản tiếng Hoa và một bản dịch tuyên bố 4 tháng 9, 1958. Tuyên bố có đoạn viết:

“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”

Như vậy trong tuyên bố trên Tàu cộng họ nói rõ rằng Hoàng Sa-Trường Sa là của họ (hay theo cách gọi Tây Sa-Nam Sa của Tàu). Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng và tán thành Tuyên bố đó thì cũng có nghĩa là tán thành và công nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu rồi. Khó nói cách khác được.”

Không chỉ các ông lãnh đạo mà nhiều người dân, nhất là đám dư luận viên trên mạng cũng lập luận tương tự để “chạy tội” cho cái công hàm tai hại, nhưng phải thấy rằng trước quốc tế mà cứ cố cãi như thế này thì không thể thắng được Trung Cộng về lý.

Nói về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: “Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Ðông, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam mang ơn thì có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt.” (“Việt Nam mang ơn thì sẽ trả, nhưng Trung Quốc không được áp đặt,” Dân Trí).

Bao lâu nay, phía Trung Cộng tất nhiên là thường xuyên nhắc đi nhắc lại việc đã từng giúp đỡ Bắc Việt “đánh Pháp đuổi Mỹ,” lấy đó làm cớ để mắng mỏ Việt Nam vô ơn mỗi khi quan hệ giữa hai đảng cộng sản trở nên xấu đi.

Nhưng không chỉ Trung Cộng, từ các thế hệ lãnh đạo cho tới nhiều tướng tá, quan chức khác nhau của đảng cộng sản Việt Nam cũng liên tục nhắc nhở... chính họ và người dân Việt Nam, phải biết ơn Trung Quốc.

Người dân Việt Nam hoàn toàn có quyền hỏi lại đảng và nhà nước cộng sản rằng hãy nói rõ ràng và sòng phẳng một lần, ai nợ ai.

Chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam nợ đảng Cộng Sản Trung Quốc để có đủ sức tiến hành hai cuộc chiến, trong đó cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” thực chất là cuộc chiến tranh ý thức hệ, là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc. Ðối với đa số người Việt Nam, đó là một cuộc chiến không mong muốn, vậy tại sao người dân Việt Nam phải mang nợ Trung Quốc.

Những thông tin, tư liệu được bạch hóa phần nào trong những năm qua đã nói lên tính chất phi lý, vô nghĩa, cái giá quá đắt phải trả cũng như những hệ lụy nặng nề cho đất nước, dân tộc Việt Nam từ việc đảng cộng sản chấp nhận sự viện trợ từ Trung Cộng để đổi lấy việc tiến chiếm miền Nam, thống nhất đất nước nhưng lại bị lệ thuộc lâu dài vào Bắc Kinh về mọi mặt.

Và họ đã phải trả món nợ này không chỉ bằng hàng núi xương máu của nhân dân mà cả tài nguyên, những sự ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế cho tới một phần lãnh thổ lãnh hải.

Những thông tin, tư liệu đó cũng cho thấy cuộc chiến chống Mỹ của Bắc Việt thật ra có lợi cho chính Trung Cộng như thế nào, đảng Cộng Sản Trung Quốc lẽ ra phải cảm ơn sự mù quáng của đảng Cộng Sản Việt Nam thì đúng hơn.

Nhưng đó là quan hệ mắc mứu giữa hai đảng, nhân dân Việt Nam chả dự phần gì vào để mà cứ phải mang ơn, biết ơn. Về phía những người cộng sản, chính cái tâm lý mắc nợ, mang ơn này đã khiến họ luôn luôn ở vào thế yếu khi phải đương đầu với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ.

Tự trói buộc mình vào sự tương đồng về mặt ý thức hệ, mặc dù ai cũng rõ cho đến thời điểm này thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không còn là hai đảng cộng sản đúng nghĩa và cũng chả bên nào còn thực lòng tin vào chủ nghĩa cộng sản, lý thuyết Marxism-Leninism nữa.

Tiếp đến tự trói buộc mình vào mối ân oán nợ nần, quan hệ 4 tốt 16 chữ vàng giữa hai đảng cộng sản, trong khi trên thực tế, Bắc Kinh từ lâu đã không coi mối quan hệ hai bên ra cái gì. Và bây giờ, là lần thứ hàng trăm hàng ngàn, Trung Cộng đang công khai xâm lược Việt Nam, thách thức, lăng nhục nhà cầm quyền Việt Nam.

Chừng nào các lãnh đạo, quan chức cộng sản ở Việt Nam tự mình rũ bỏ được cái tâm lý mắc nợ ấy trong mối quan hệ với Bắc Kinh thì họ mới có đủ sáng suốt và sức mạnh để đi cùng một con đường với nhân dân và với thời đại: Thoát Cộng, thoát Trung, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, cương quyết giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng trông chờ ở nhà cầm quyền Việt Nam điều đó thì khác nào hái sao trên trời!

Cuối cùng, trong các phát biểu của ông chủ tịch nước, có một ý sau nói về việc bảo vệ chủ quyền:

“Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải giữ gìn.” (“Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).

Trước đó, tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam sáng 17 tháng 5, ông Phó Thủ Tướng Vũ Ðức Ðam đã nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Ðời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại.” (“Nhất định phải đòi lại Hoàng Sa,” báo Thanh Niên).

Và nếu chú ý tìm kiếm thêm thì chúng ta sẽ thấy không chỉ có hai nhân vật trên phát biểu những ý tương tự.

Nghe thì có vẻ quyết tâm, đầy xúc động (!) nhưng thật ra nói như vậy có nghĩa là các ông giương cờ trắng, chào thua giặc trước rồi và ủy thác việc đòi lại Hoàng Sa cũng như bảo vệ chủ quyền cho... con cháu.

Các ông không sợ người dân rồi con cháu sau này và cả lịch sử nguyền rủa muôn đời vì đã vay mượn các nước để tiêu xài cho đã đời này, mặt khác, tài nguyên đất nước, đất đai, biển, đảo& có bao nhiêu khai thác sạch, cho thuê hay bán sạch để ăn ngay đời này, còn nợ công cho tới việc đòi lại lãnh thổ lãnh hải thì để cho con cháu gánh, hay sao?

Chỉ qua một buổi nói chuyện của một trong tứ trụ triều đình của Việt Nam mà đã bộc lộ bao nhiêu vấn đề trong quan điểm, tư duy của các lãnh đạo Việt Nam, chả trách gì tình hình cứ ngày càng bi đát, tuyệt vọng.

Việt Nam có thể mất nước đến nơi mà nhà cầm quyền vẫn chưa tìm ra, và cũng không thực tâm muốn tìm, con đường để thoát khỏi Trung Cộng, bảo vệ được độc lập chủ quyền, giang sơn gấm vóc của non sông.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Giới lãnh đạo CSVN bất nhất trong quan hệ với Trung Quốc
Monday, June 30, 2014 5:54:37 PM


HÀ NỘI (NV) - Hàng loạt ứng xử hết sức bất nhất của giới lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc đang
khiến dân chúng thêm nghi ngại và chắc chắn sẽ làm suy giảm nội lực quốc gia.

Image
Trên biển, tàu KN 951 bị các tàu của Trung Quốc vây và đâm nát. Trong đất liền, bên cạnh lời thề thốt bảo vệ chủ quyền,
vẫn còn có nhiều hoạt động thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, thậm chí còn học hỏi Trung Quốc về xây dựng, phát triển đảng.

Trong cuộc họp định kỳ với lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam vừa diễn ra hôm Thứ Hai, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, khẳng định, những hành động vừa qua của Trung Quốc ở Biển Ðông là “bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc.”

Theo tường thuật trên website của chế độ Hà Nội, ở cuộc họp vừa kể, ông Dũng khẳng định, sự kiện giàn khoan 981 không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn “đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực.”

Từ hạ tuần tháng 5 đến nay, giới lãnh đạo Việt Nam, bao gồm tổng bí thư Ðảng CSVN, chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nhà nước, thủ tướng, liên tục đưa ra những tuyên bố cứng rắn, khác hẳn với trước về quan hệ với Trung Quốc, song lại có nhiều dấu hiệu khác cho thấy, những tuyên bố này chỉ nhằm trấn an người Việt.

Chẳng hạn, bên cạnh những tuyên bố cứng rắn, kiểu như dứt khoát không chấp nhận “quan hệ hữu nghị viển vông,” qua Internet, nhiều người “tận mục sở thị” một văn bản do ông Hồ Xuân Sơn, thứ trưởng Ngoại Giao CSVN, ký ngày 3 tháng 6, 2014 gửi các bộ, ngành, địa phương giới thiệu “chương trình hợp tác với tỉnh Quảng Ðông, Trung Quốc.”

Trong văn bản đó của ông Thứ Trưởng Hồ Xuân Sơn liệt kê 16 việc mà ông Hồ Xuân Hoa, bí thư tỉnh Quảng Ðông, Trung Quốc, ra lệnh cho thuộc cấp triển khai với Việt Nam và ông Sơn, thứ trưởng Ngoại Giao của Việt Nam, giới thiệu để các bộ ngành, các tỉnh, thành ở Việt Nam “tham khảo, thực hiện.”

Việc đầu tiên trong số 16 việc mà viên bí thư tỉnh Quảng Ðông, Trung Quốc xác định cần làm là tổ chức đưa ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và ông Lê Thanh Hải, bí thư Thành Ủy Sài Gòn đến thăm Quảng Ðông. Ông Nghị và ông Hải đều đang là ủy viên bộ Chính Trị Ðảng CSVN và đều đã từng tiếp đón ông Hồ Xuân Hoa ở Việt Nam.

Việc thứ hai cần làm là “đào tạo cán bộ cho Ðảng CSVN trong khuôn khổ chương trình đào tạo đã được Ðảng CSVN và Ðảng Cộng Sản Trung Quốc thỏa thuận. Theo đó, trong 5 năm, Quảng Ðông sẽ giúp đào tạo 300 cán bộ cho Việt Nam. Trong 300 cán bộ được gửi sang đào tạo ở Trung Quốc, có 100 ở Hà Nội, 100 ở Sài Gòn và 100 còn lại là cán bộ của các tỉnh, thành phố có quan hệ chặt chẽ với Quảng Ðông như: Hải Phòng, Ðà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam.

14 công việc cần làm khác liên quan đến việc thúc đẩy đầu tư và hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Một điểm đáng chú ý khác là trong khi Trung Quốc gia tăng vây, cản, đâm vào các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam ở khu vực tranh chấp chủ quyền, xua đuổi ngư dân Việt nam ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng sa thì mới đây, tạp chí Xây Dựng Ðảng của ban tổ chức Trung Ương Ðảng CSVN, loan tin, ban tổ chức Trung Ương Ðảng CSVN vừa cử một đoàn cán bộ cao cấp đến Trung Quốc “nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc” từ 15 tháng 6 đến 24 tháng 6.”

Nội dung chuyên “nghiên cứu, khảo sát” xoay quanh hai chủ đề chính: Học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc về “tuyển chọn, sử dụng, đánh giá cán bộ” và “xây dựng tổ chức cơ đảng và phát triển đảng viên.” (G.Ð)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Hồ Chí Minh và Ðảng CSVN đã bán nước Việt cho Trung Quốc như thế nào?

LGT.- Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ hiện là Bác Sĩ Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ tại Viện Pháp-Á (IFA), Thành Viên trong Y Sĩ Đoàn Pháp Quốc.
Ông là người cầm bút nổi tiếng trước và sau năm 1975, đã ấn hành được hơn 100 ngàn trang sách về lịch sử và y học.
Sự kiện Đảng CSVN đã hiến đất dâng biển cho Trung Quốc ra sao. Bí mật của vụ này đã được Bác Sĩ Trần Ðại Sỹ trình bày trong Bản Ðiều Trần trước cơ quan IFA,
và được Saigon HD Radio trích đoạn các phần quan trọng sau đây:

Image

Bác sĩ/Tác giả Trần Đại Sỹ hội ngộ cùng 3 cựu Sĩ Quan Võ Bị Dalat tại Dallas (Texas) ngày 26 tháng 5 năm 2012.
Hình từ trái qua phải: Thi văn sĩ Quốc Nam (Khóa 22 VB), Dr. Trần Đại Sỹ, cựu Trung Tá Nguyễn Quang Vinh (Khoá 14 VB),
và cựu Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình-Tuy Nguyễn Ngọc Ánh (Khóa 16 VB).
Bản điều trần nêu lên nhiều chi tiết đau lòng. Theo BS Trần Ðại Sỹ, "Vụ cắt đất ký ngày 30-12-1999, thì tôi được biết tin chi tiết, do hai ký giả Trung-quốc là bạn với tôi thông báo vào ngày 9-1-2000. Nghĩa là 10 ngày sau, hai anh thuật, theo tinh thần bản hiệp định thì: Việt-Nam nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ ra trong nươc), thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn".

Trong khi đó, Bộ Giao Thông CSVN lặng lẽ sơn lại các cọc cây số, và Bộ Ngoại Giao CSVN cũng lặng lẽ lên trang web sửa thành câu văn mới: "lãnh thổ Việt-Nam khởi từ cây số không ở phía Bắc".

Lý do, theo BS Sỹ, vì "Cái cây số không đó là cây số 5 cũ đấỵ. Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây số. Từ cây số Zéro đến cây số 5 nay thuộc Trung-quốc".

Các phần quan trọng trong bản văn ghi như sau:

Bí ẩn về việc đảng CSVN, Lãnh đạo nhà nước cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc

Bản điều trần của Yên-tử cư-sĩ TrầnÐại Sỹ

Dr. Trần Ðại-Sỹ, 5, place Félix Éboué 75012 PARIS, FRANCE.

LGT: Trong mấy tháng gần đây, nội địa Việt-Nam cũng như hải ngoại đều rúng động vì tin nhà nước hay nói đúng hơn là đảng Cộng-sản Việt-Nam
đã nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc.Ðau đớn nhất là địa danh lịch sử Nam-quan, đi vào tâm tư,
là niềm tự hào của tộc Việt nay đã ở trong lãnh thổ Trung-quốc.

Ngay cả hang Pak-bo, là thánh địa của đảng Cộng-sản, trước kia ở cách biên giới Hoa-Việt trên 50 km, nay đứng ở đây gần như nhìn vào lãnh thổ Trung-quốc. Trong suốt 25 năm qua Bác-sĩ TrầnÐại-Sỹì vì ký khế ước làm việc với Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (CMFC), trong đó có điều căn bản là "không được viết, được thuật những gì với báo chí về Trung-quốc, Việt-Nam hiện tạị Không được tham gia các đoàn thể chính trị chống đối Trung-quốc, Việt-Nam"; nên không bao giờ ông tiết lộ bất cứ điều gì mắt thấy tai nghe trong những lần công tác tại Trung-quốc hay Việt-Nam. Tuy nhiên ông đã được một cơ quan (chúng tôi dấu tên) triệu hồi để điều trần về vụ nàỵ Theo luật lệ hiện hành, mà Bác-sĩ Trần phải tuân theọ Rất mong các vị đứng đầu CEP-CMFC thông cảm với chúng tôị (IFA)

Kính thưa Ngài ... Kính thưa Quý Ngàị Kính thưa ông Giám-đốc... Kính thưa Quý-liệt-vị,

Thực là hân hạnh, khi mới ngày 17-3 vừa qua, chúng tôi được cử đến đây để trình bầy những vụ việc đang diễn ra tại vùng Á-châu Thái-bình dương. Hôm nay chúng tôi lại được gửi tới trình bầy về diễn biến trong vụ việc chính phủ Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN) cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc (THNDCHQ), gọi tắt là Trung-quốc.Ðây là một việc cực kỳ tế nhị, cực kỳ khó khăn cho tôi, làm thế nào giữ được tính chất vô tự Vì:

- Thứ nhất, tôi gốc là người Việt, hơn nữa thuộc giòng dõi một vị Vương đứng hàng đầu trong lịch sử Việt, vì ngài thắng Mông-cổ liên tiếp trong ba lần, vào thế kỷ thứ 13. Mà nay tôi phải nói về những người đem lãnh thổ Việt nhượng cho Trung-quốc, khó mà diễn tả lời lẽ vô tư cho được.

- Thứ nhì, ngoài chức vụ giáo-sư Y-khoa ra, tôi là một tiểu thuyết gia, đã viết trên mười bốn nghìn trang, thuật huân công của các anh hùng tộc Việt trong việc dựng nước, giữ nước. Mà suốt trong năm nghìn năm lịch sử, chỉ duy năm 1540, giặc Mạc Dăng-Dung cắt đất dâng cho triều Minh của Trung-quốc; bị tộc Việt đời đời nguyền rủạ Vậy mà nay phải chứng kiến tận mắt lãnh thổ Việt bị cắt cho Trung-quốc.

- Thứ ba, các sinh viên Việt-Nam muốn du học Pháp, thường bị vài tổ chức đòi phí khoản 20 nghìn USD mỗi đầu ngườị Một vị Ðại-sứ của Việt-Nam tại châu Âu, mời tôi về nước (tất cả chi phí do tiền của IFA) để giúp sinh viên Việt-Nam du học Pháp. Với sự hướng dẫn của tôi, từ nay sinh viên muốn du học Pháp, họ đã biết rất rõ những gì phải làm, những gì phải chứng minh. Họ không phải tốn một đồng nào cạ Thế nhưng khi trở về Pháp, lúc lên phi cơ tại phi trường Tân-sơn-nhất, tôi bị ba sĩ quan cao cấp của Công-an chờ sẵn, hạch sách, khám xét trong hoảng 98 phút, bằng những câu hỏi có tính cách nhục mạ, ngớ ngẩn, lời lẽ cục súc. Tôi cho đây là một hình thức khủng bộ Thưa Quý-vị, hôm đó tôi chỉ cười nhạt, khinh rẻ, vì tôi biết rất rõ kiến thức, mục đích của ho Trong khi họ không đủ khả năng bịa ra bất cứ tội gì để kết tội tôị Hơn nữa tôi giữ trong tay một ủy nhiệm thư, theo Công-pháp Quốc-tế, họ không thể công khai vị phạm.(1)

Ghi chú, (1) Trong lần về Việt-Nam này, chúng tôi thuê xe đi Lạng-sơn. Khi tới trạm biên giới mới, chúng tôi xin sang lãnh thổ Trung-quốc mới (Nam-quan cũ) thì bị Công-an Việt-Nam từ chốị Chúng tôi đặt vấn đề: Chúng tôi mang thông hành Liên Âu, có visa hợp pháp vào Việt-Nam, thì chúng tôi có quyền ra khỏi Việt-Nam chử Công-an cửa khẩu trả lời rằng: Ông có visa ra vào cửa khẩu Tân-sơn-nhất, Nội-bài, chứ không có quyền rời Việt-Nam bằng cửa Hữu-nghi Chúng tôi xin chụp hình cửa khẩu mơí, thì họ không chọ Chúng tôi đành trở về, rời Tân-sơn-nhất, rồi đi Quảng-châụ Từ Quảng-châu đi Nam-ninh. Từ Nam-ninh thuê xe tới Bằng-tường là đất Trung-quốc đối diện với Nam-quan. Rồi vào Nam-quan cũ -

Ðứng trước vùng đất thiêng của tổ tiên, nay vĩnh viễn trở thành đất của ngườị Tự nhiên tôi bật lên tiếng khóc như trẻ con. Viên sĩ quan Công-an Trung-quốc tưởng tôi là người Hoạ Anh ta hỏi:

- Tiên sinh có thân nhân tử trận trong dịp mình dạy bọn Nam-man bài học ả

Tôi lắc đầu, khóc tiếp. Anh an ủi:

- Thôi, người thân của Tiên-sinh đã hy sinh dưới cờ thực, nhưng nay bọn Nam-man đã dâng đất này tạ tội rồị. Tiên sinh chẳng nên thương tâm nhiềụ.

Tôi kiếm tảng đá ngồi ôm đầu khóc. Anh Công-an bỏ mặc tôị Khóc chán, tôi trở sang Bằng-tường, kiếm một cơ sở mai táng (xây mộ, làm mộ chí). Tôi mượn họ khắc trên một miếng đá bóng nhân tạo (granite) bài thơ bằng chữẠ Hán như sau:

1.Thử địa cựu Nam-quan,

2.Biên địa ngã cố hương.

3.Kim thuộc Trung-quốc thổ,

4.Khấp, khốc, ký đoạn trường.

5.Lê Hoàn bại Quang-Nghĩa,

6.Thường Kiệt truy Bắc phương,

7.HưngÐạo đại sátÐát,

8.Lê Lợi trảm Vương Thông.

9.Nam xâm, Càn-Long nhục,

10.Gươm hồng Bắc-bình vương.

11.Ngũ thiên niên dĩ tải,

12.Hoa, Việt lập dịch trường.

13.Mao, Hồ tình hữu nghị,

14.Nam, Bắc thần xỉ thương,

15.Huyết lệ vạn dân cốt,

16.Hồng-kỳ thích ô hoang.



Ðại-Việt vong quốc nhân TrầnÐại-Sỹ-Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001.

Tôi đem tảng đá này, gắn vào một vách núi ngay cạnh đường, trên độ cao khoảng 2-3m. Công-an, cán bộ Trung-quốc xúm lại xem. Nhưng họ chỉ hiểu lơ mơ ý trong thơ mà thôị - Xin tạm dịch:



1.(Ðất này xưa gọi Nam-quan,)

2.(Vốn là biên địa cố hương của mình.)

3.(Hiện nay là đất Trung-nguyên,)

4. (Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay)

5.(Vua Lê thắng Tống chỗ này,)

6.(Thường Kiệt rượt Tiết cả ngày lẫn đêm,)

7.(Thánh Trần sát Ðát liên miên,)

8.(Lê Lợi giết bọn Thành-sơn bên đồi,)

9.(Càn-Long chinh tiễu than ôi,)

10.(Quang-Trung truy sát muôn đời khó quên.)

11.(Năm nghìn năm cũ qua rồi,)

12.(Chợ biên giới lập, đời đời Việt-Hoạ)

13.(Ông Hồ kết bạn ông Mao,)

14.(Sao răng lại cắn, máu trào môi sưng.)

15. (Vạn dân xương trắng đầy đồng,)

16. (Ðể lại trên lá cờ Hồng vết nhơ)

(Người nước Ðại-Việt vong quốc tên TrầnÐại-Sỹ, khóc đề thơ ngày 6 tháng 9 năm 2001)

--

Câu 5,. Vua Tống Triệu Quang-Nghĩa sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng sang đanh VN, bị vua Lê (Hoàn) đánh bạị

Câu 6, Năm 1076, vua Tống Thần-Tông sai bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết mang quân sang đánhÐại-Việt, bị Thái-úy Lý Thường Kiệt đánh đuổị

Câu 8, Tước của Vương Thông là Thánh-sơn hầụ.

Câu 10, Vua Quang-Trung còn có tước phong là Bắc-bình vương.

Câu 14, Hồi 1947-1969 Chủ-tịch Trung-quốc là Mao Trạch Ðông, Chủ-tịch Việt-Nam là Hồ Chí Minh kết thân với nhaụ Việt-Hoa ví như răng với môị. Vì sợ môi hở răng lạnh nên ông Mao phải giúp ông Hồ- Năm 1979, Ðặng Tiểu Bình đem quân tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc Việt-Nam, nên người ta đổi câu trên thành: Răng cắn môi máu chảy ròng ròng.



- Tháng 9 vừa qua,Ðảng Cộng-sản Việt-Nam liệt tôi vào danh sách 80 người phản động nhất, vì năm 1997 tôi đã viết một bài tiết lộ những chi tiết tuyệt mật về cuộc viếng thăm Trung-quốc của Tổng Bí-thư Ðỗ Mười, Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt. Nhất là cuộc họp mật của hai nhân vật này với Chủ-tịch Trung-quốc Giang Trạch Dân. Tôi viết dưới hình thức hài hước cho tờ báo Văn-nghệ Tiền-phong ở Virginia, USA , số Xuân 1998. Nội dung của bài đó là một phần bài thuyết trình của tôi với Quý-vị cuối năm 1997. Như Quý-vị biết về Cộng-sản, khi họ kết tội ai phản động, có nghĩa là toàn đảng phải dùng hết khả năng tiêu trừ người ấỵ (2).

Ghi chú (2) Tôi không tin chỉ với bài này mà họ kết tội tôi nặng như vậỵ Tôi biết rất rõ ai chủ trương, ai kết tội tôi. Nhưng tôi chưa muốn nói ra. Trong bài viết trên, tôi đã tiết lộ những điều tuyệt mật về cuộc hội đàm, khiến họ sợ hãi mà thôi. Ðiều tuyệt mật đó là vụ: ông Lê Ðức-Anh bị Trung-quốc đánh thuốc độc, bị bán thân bất toại. Rồi cũng do Trung-quốc trị cho. Nay tôi tiết lộ thêm, những vụ đầu độc cùng một phương pháp:

- Cậu-Chó vì dính dáng đến vụ Trương Như Tảng, định dâng Việt-Nam cho Trung-quốc, không thành, rồi cũng được bán thân bất toại để bảo mật

- Trong kỳ đại hội Đảng 8, giữa đại hội, ông Lê Mai, Bộ-trương Ngoại-giao, ôngÐào Duy-Tùng ứng viên Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản cũng bị hạ độc bằng cùng một phương thức. Nhưng tôi không biết ai đã làm công việc đó.

- Gần đây nhất một Bác-sĩ Việt-Nam từng dính dáng với phong trào Trương Như Tảng. Sau đó đã tỵ nạn lần thứ nhì sang Canada, năm trước đây, nghe tin Bác-sĩ Dương Quỳnh-Hoa từ Việt-Nam qua Pháp. Ông lén từ Canada sang Paris gặp bà mưu kiếm ít xôi thịt từ Trung-quốc. Khi trở về Canada, ông cũng bị đột quỵ và tiêu dao miền Cực-lạc.

Kính thưa Quý-vị:

Tuy tôi đã tuyên thệ tại đây hồi tháng ba vừa qua. Nhưng hôm nay tôi xin tuyên thệ một lần nữa:

"Tôi xin tuyên thệ với tất cả danh dự của tôi rằng: Tôi không thù, không ghét những người tại Việt-Nam họ đã nộp lãnh hải, lãnh thổ cho Trung-quốc. Tôi cũng không vì lòng yêu nước Việt mà oán ghét họ. Tôi không hận những người Việt chủ trương khủng bố tôi khi họ mời tôi về Việt-Nam giúp đỡ họ. Những lời tôi trình bày hôm nay hoàn toàn vô tư".

Kính thưa Quý-vị

Tôi vừa lướt qua vài nét đơn sơ về biên giới Hoa-Việt, về ngoại giao Hoa-Việt trong thời gian 989 năm. Bây giờ tôi xin đi thẳng vào đầu đề hôm nay, về việc:

- Ðảng Lao-động Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-hòa (VNDCCH, 1945-1975).

- Ðảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN, 1975-2001) nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc gọi tắt là Trung-quốc.

3. Vụ Việt-Nam dân chủ Cộng-hòa nhượng lãnh hải cho Trung-quốc.

3. Vụ Việt-Nam dân chủ Cộng-hòa nhượng lãnh hải cho Trung-quốc.



3.1. Kết quả của văn kiện 14-9-1958.

Ngày 4-9-1958, chính phủ Trung-quốc tuyên cáo về lãnh hải 12 hải lý kể từ đất liền của họ, có đính kèm bản đồ rất rõ ràng. Bản tuyên cáo này chỉ có hai nước công nhận đó là VNDCCH và Bắc Cao (Cộng-hòa Nhân-dân Triều-tiên). Việc VNDCCH công nhận như sau: Ngay khi nhận được bản tuyên cáo do sứ quán Trung-quốc tại Hà-nội trao, Chủ-tịch Hồ Chí Minh triệu tập Bộ Chính-trị đảng Lao-động Việt-Nam (tức đảng Cộng-sản Việt-Nam ẩn danh). Trong buổi họp này toàn thể các thành viên nhất trí chấp nhận bản tuyên bố của Trung-quốc. Ngày 14-9-1958, Thủ-tướng Phạm Văn-Ðồng tuân lệnh Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, gửi văn thư cho Tổng-lý Quốc-vụ viện Trung-quốc (Thủ-tướng) là Chu Ân-Lai, trong đó có đoạn (Văn thư đính kèm 1): những nước liên hệ tới bản tuyên bố là :

- Trung-hoa Dân-quốc (Ðài-loan), - Nhật-bản, - Hoa-kỳ (hạm đội 7)), - Phi-luật-tân, - Mã-lai, - Brunei, - Indonésia, - VNDCCH và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH).

Thế nhưng từ hồi đó đến nay các nhà nghiên cứu Âu-Mỹ cho đến các nước Á-châu Thái-bình-dương (ACTBD) không hề để ý đến văn thư trên.

Vì sao?

Bản tuyên bố chỉ đọc trên hệ thống truyền thanh của Trung-quốc, rồi cũng được các báo Trung-quốc đăng lại, mà không có bản đồ đính kèm. Cả thế giời cứ nhìn trên bản đồ Trung-quốc cũng như vùng Nam-hải phân định lãnh hải từ 1887 mà cho rằng: theo Quốc-tế công pháp thì lãnh hải hầu hết các nước đều gồm 12 hải lý, kể từ thềm lục địa. Vụ Trung-quốc tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của họ là một sự bình thường. Cái tương lầm tai hại đó cho đến nay (11-2001), những người chống đối vụ nhường đất cho Trung-quốc ở trong nội địa Việt-Nam, cũng như hải ngoại chỉ kết tội vu vơ, không rõ ràng, không chứng cớ vì nguyên do không bản đồ nàỵ.

Do kết quả không có bản đồ đính kèm của Trung-quốc tuyên bố lãnh hải của họ (gần như trọn vẹn vùng biển Nam-hải, đính kèm), Hoa-kỳ cũng như thế giới không biết (hay không công nhận), nên suốt thời gian 1958-2001:

- Hạm đội 7 của Hoa-kỳ tuần hành trong vùng lãnh hải tuyên bố này, đầy đe dọa Trung-quốc, mà Trung-quốc vẫn ngậm bồ hòn.

- Chiến hạm của Pháp,Ðức, Ý cũng như một số nước Úc, Âu trong thời gian 1975-1980 vẫn tuần hành, hộ tống những con tầu vớt người Việt trốn chạy trong vùng, mà Trung-quốc đành im lặng.



Hôm nay tôi cần phải trình bày trước các vị và làm sáng tỏ nội vụ

Kính thưa Quý-vị,

3.2. những bí ẩn.

Cái bí ẩn đó không có gì lạ cả, rất rõ ràng, rất chi tiết.

- Về phía các nhà nghiên-cứu Âu-Mỹ, ACTBD không có bản đồ đính kèm bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung-quốc, họ cứ nhìn vào bản đồ đãẠ phân định từ 1887, giữẠa Pháp và triều Thanh. Họ cũng cứ nhìn bản đồ của các nước vùng Nam-hải, của Trung-quốc, của Trung-hoa Dân-quốc cũ, rồi cho rằng lãnh hải 12 hải lý thì chẳng có gì là lạ cả.

Nhưng nếu họ có bản đồ về lãnh thổ đính kèm bản tuyên bố thì họ sẽ toát mồ hôi rạ Vì bản đồ này bao gồm toàn bộ các đảo trong vịnh Bắc-Việt, toàn bộ các đảo ở biển Nam-hải như Tây-sa (Hoàng-sa) và Nam-sa (Trường-sa). Như vậy nếu tính lãnh hải 12 hải lý, tính từ các đảo này thì:

- lãnh hải Trung-quốc ở biển Nam-hải, phía Tây sẽ sát tới bờ biển suốt miền Trung, Bắc Việt-Nam.

- PhíaÐông sát tới lục địa Phi-luật-tân, Bruneị

- Phía Nam sát tới Indonésia, Mã-laị



Trở lại với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, bộ Chính-trị đảng Lao-động (Cộng-sản) Việt-Nam và chính phủ VNDCCH hồi 1958, khi các vị ấy có bản tuyên bố lãnh hải của Trung-quốc, thị cũng có bản đồ chi tiết. Nhưng các vị ấy gửi thư chấp nhận bản tuyên bố đó thì có nghĩa rằng:

Họ đồng ý nhường cho Trung-quốc toàn bộ:



- Các đảo của Việt-Nam trên biển Nam-hảị

- Toàn bộ lãnh hải Việt-Nam cách các đảo đó 12 hải lý, nghĩẠa là toàn bộ biển Nam-hảị



Kính thưa Quý-vị,



3.3 - Bí ẩn vụ Trung-quốc chiếm Hoàng-sa (Tây-sa) .

Từ trước đến giờ, có nhiều vị hiện diện hôm nay từng đặt câu hỏi với tôi rằng:

- Tại sao năm 1973, thình lình Trung-quốc đem quân đánh quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) từ VNCH. Trận chiến diễn ra ngắn ngủi, phía Trung-quốc bị thiệt hại gấp ba VNCH (về nhân mạng, về chiến hạm, tài liệu này tôi có từ phía Trung-quốc). Nhưng VNCH vì quân ít, vũ khí chỉ có đại bác, chiến hạm nhọ Trong khi Trung-quốc có hỏa tiễn địa địa, chiến hạm lớn đông gấp 3 VNCH. VNCH lại đang có nội chiến, phải đương đầu với quân đội VNDCCH, vì vậy VNCH phải bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng-sa- Bấy giờ Hoa-kỳ với VNCH có hiệp ước hỗ tương an ninh, Hoa-kỳ đang tham chiến tại Việt-Nam, hạm đội 7 hùng hậu đang tuần hành gần vùng giao chiến. Tại sao Hoa-kỳ không can thiệp, không lên tiếng bênh vực VNCH?

Nay tôi xin thưa:

Vì:

Trong-cuộc mật đàm giữa Hoa-kỳ (Kissinger) và Trung-quốc (Mao TrạchÐông). Phía Trung-quốc đã trao cho ông Kissinger bản tuyên bố lãnh hải 4-9-1958 cùng bản độ Ông Kissinger đã công nhận bản tuyên bố đọ Cho nên ông Kissinger vừa rời Trung-quốc, thì Trung-quốc đem hạm đội xuống chiếm Hoàng-sa.

Vì:

Văn thư của ông Phạm VănÐồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Trung-quốc chiếm Hoàng-sa chỉ là việc chiếm lại lãnh thổ được hiến dâng, đã 16 năm bị VNCH xâm lăng.

- cũng có vị hỏi tôi rằng: Tại quần đảo Trường-sa (Nam-sa) hiện có quân của Trung-hoa Dân-qước (Ðài-loan), Phi-luật-tân, Mã-lai, Việt-Nam. Thế sao hải quân Trung-quốc luôn khai hỏa vào hải quân Việt-Nam. Quan trọng nhất là trận chiến tháng 3 năm 1988. Việt-Nam chỉ phản đối lấy lệ.

Nay tôi xin thưa:

Do văn thư của ông Phạm VănÐồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Lập luận phía Trung-quốc là: Thủ-tướng Phạm VănÐồng đãẠ công nhận vùng này là lãnh hải Trung-quốc, tại sao quân đội Việt-Nam còn hiện diện tại đây? Như thế là Việt-Nam xâm phạm lãnh thổ Trung-quốc. Quân đội Trung-quốc phải đánh đuổi quân xâm lăng, bảo vệ đất nước là lẽ thường. Quân độiÐài-loan đóng tại đây, mà Trung-quốc không tấn công vì quânÐài-loan thì cũng là quân đội Trung-quốc đóng trên lãnh thổ Trung-quốc. Còn Phi, Mã-lai với Trung-quốc đang tranh chấp trên quần đảo này chưa ngã ngũ thì quân đội của họ hiện diện là lẽ thường. Trung-quốc không thể tấn công họ, vì như vậy là Trung-quốc ỷ lớn hiếp nhỏ.

Ðối với vụ việc tranh chấp Trung-quốc, Việt-Nam trên đảo Trường-sa (Nam-sa) đã giải quyết bằng văn thư của Việt-Nam ngày 14-9-1958. Chính vì lý do này mà Trung-quốc chỉ chấp nhận đàm phán về vùng đảo với từng nước, mà không chịu đàm phán chung với tất cả các bên liên hê Có nghĩa họ gạt Việt-Nam ra ngoài, vì Việt-Nam đã công nhận các đảo này là của Trung-quốc. 3.5 - Về hoàn cảnh đảng Cộng-sản Việt-Nam năm 1958, và chính phủ VNDCCH.

Tất cả những vị trong bộ Chính-trị đảng Cộng-sản, trong Chính-phủ đều biết rằng:

- Kể từ năm 1540, sau khi dâng đất cho Trung-quốc, giặc MạcÐăngÐung bị lịch sử Việt-Nam kết tội, bị toàn dân nguyền rủa, đến bấy giờ trải 418 năm, chính họ cũng nguyền rủa bọn Mạc.

- Giữa VNDCCH và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH), cả hai bên đều đang lo củng cố xây dựng lại vùng đất của mình sau chiến tranh (1945-1954). Cả hai bên cùng chưa chính thức gây hấn với nhaụ VNDCCH không có ngoại thù.

- Trung-quốc không có chiến tranh với VNCDCH. Không có áp lực ngoại xâm.

- Năm 1958, là lúc thịnh thời nhất của Chủ-tịch Hồ Chí Minh, củaÐại-tướng Võ Nguyên Giáp. Thời kỳ này, miền Bắc Việt Nam vừa trải qua cuộc Cải cách ruộng đất, 246.578 người hầu hết là phú nông, địa chủ, trung nông, các cựu đảng viên không phải của đảng Lao động (Cộng-sản), dân chúng... bị giết. Nghĩa là toàn miền Bắc dân chúng kinh hoàng, cúi đầu răm rắp tuân lệnh đảng. Không còn kẻ nội thù,

- Nhất là lúc ấy VNDCCH đang kéo cao cờ nghĩa đánh Pháp, chống Mỹ cứu nước. Họ kết tội VNCH là Việt-gian, là Ngụỵ Họ phải hết sức giữ gìn để khỏi mất chính nghĩạ

- Thế sao đảng Cộng-sản lại làm cái việc thân bại danh liệt, trở thành tội đồ muôn năm của tộc Việt?

- Bàn về việc ký thỏa ước với nước ngoài, việc nhận đất, nhượng đất phải thông qua Quốc-hộị Bấy giờ VNDCCH cũng có Quốc-hộị Nhưng Quốc-hội không được hỏi đến, không được bàn đến và nhất là không được thông trị Quốc dân cũng thệ Tất cả thắc mắc này, tôi xin để Qúy-vị suy đoán và trả lời.

3.6 - Một câu hỏi được đặt ra:

Vậy thì vì lý do gì mà đảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo Chính-phủ VNDCCH lại nhượng lãnh hải cho Trung-quốc quá dễ dàng? Cho đến nay, tôi cũng không tìm ra lý do thỏa đáng.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Lễ Độc lập Hoa Kỳ và di dân Việt Nam

Hoa Kỳ lập quốc 1776 có 4 triệu dân, ngày nay 2014 có 314 triệu. Qua hai trăm ba mươi năm gia tăng 310 triệu. Năm 1976 người Việt tại Mỹ có 170 ngàn, ngày nay có 1 triệu 700 ngàn. Sau 39 năm tăng gấp 10 lần. Dân Việt tỵ nạn xây dựng cuộc sống trên đất mới trong khi thế giới chuyển tiếp giữa 2 thế kỷ 20 và 21. Về kỹ thuật, điện tử thay đổi toàn bộ đời sống.Về nhân văn, với sự chấp nhận hôn nhân đồng tính, Hoa Kỳ đã tiến bước rất dài trên phương diện tư tưởng, bỏ xa phần còn lại của thế giới cả trăm năm.Người Việt đã có mặt trên miền đất lịch sử trong giai đoạn lịch sử. Xin cùng quay về với lịch sử lập quốc Hoa Kỳ. Lịch sử quê hương mới bao dung lịch sự mà di dân bốn phương trời sống chết tìm đến.Vào được rồi thì chỉ còn thấy những ông tổng thống trên tờ giấy bạc hàng ngày…

Ngày quốc lễ

Ngày 4 tháng 7 hàng năm là ngày lễ trọng đại nhất của Hoa Kỳ. Đó là ngày Mỹ quốc Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 và bắt đầu chiến tranh cách mạng chống lại Anh quốc trong 6 năm. Đến 1782 Anh và Mỹ ký thỏa ước ở Paris và công nhận Hoa Kỳ độc lập. Người Mỹ đã chiến thắng trận chiến tranh đầu tiên của lịch sử Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. (Đã có nhiều ý kiến khác, nhưng tác giả xin dùng tên này) Sau kỳ kiểm kê dân số 2010 nước Mỹ dần dần trở thành là đất nước của các sắc dân mà trong đó da trắng sẽ chỉ còn dưới 50% tổng số.

Là công dân gốc Việt trong đợt di dân cuối cùng của thế kỷ 20, chúng ta nên tìm hiểu về đất nước mà chúng ta lập nghiệp. Các di dân tỵ nạn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ đã được dự ngày kỷ niệm 200 năm lập quốc vào năm 1976. Đến bây giờ nước Mỹ đã già thêm gần 40 năm nhưng lịch sử trẻ trung của Hiệp Chủng Quốc rất phong phú và cũng rất độc đáo. Hoa Kỳ là quốc gia bao gồm tất cả các sắc dân, các ngôn ngữ, các tập tục văn hóa. Nước Mỹ đã có các kỷ niệm vừa hung bạo vừa nhân từ. Tiêu diệt da đỏ, bắt da đen làm nô lệ, kỳ thị da vàng, đem quân đi làm cảnh sát trên thế giới, đi đến đâu là gây sóng gió ở đó. Hoa Kỳ cũng là quốc gia phát huy tự do dân chủ toàn cầu, viện trợ kinh tế, quân sự, giáo dục, xã hội, văn hóa cho toàn thể các quốc gia chậm tiến trên thế giới.

Nước Mỹ sống giữa 2 đại dương và có ba múi giờ. Biên cương của Hoa Kỳ trên địa cầu là một vùng đất bao la tiếp giáp với Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ là ải địa cầu trấn giữ Bắc Băng Dương. Biên giới không gian của Hoa Kỳ lên đến mặt trăng và Mỹ quốc cũng là quốc gia tiên phong ghi dấu vết trên Hỏa tinh. Hai ngàn vệ tinh kinh tế thương mại và quân sự của Hoa Kỳ canh gác toàn vùng khí quyển của quả đất. Đế quốc nhân văn của Hiệp Chủng Quốc thống trị thế giới bằng các đại sứ quán và tòa lãnh sự luôn luôn tấp nập các khách hàng xin visa.

Cơ sở ngoại vi của các sứ quán Hoa Kỳ là những chỗ bán thức ăn Fast Food McDonald, Kentucky, nước Coke, nhạc Rock và quần Jeans. Mỹ phát thực phẩm cho dân nghèo toàn thế giới nhưng đi đến đâu cũng bị đuổi về nhà: Yankee go home. Đó là Hoa Kỳ ngày nay, quá trẻ trung vì chỉ có hơn 230 năm lập quốc. Đất nước mà chúng ta đang là công dân có đứng lên tuyên thệ bảo vệ và tuyệt đối trung thành. Vì vậy chúng ta cũng nên biết qua lịch sử của quê hương mà phần đông chúng ta sẽ cùng các thế hệ tiếp theo ở lại đời đời.

Ai là người đầu tiên trên đất Mỹ?

Các nhà nhân chủng học cho biết 12 ngàn năm trước lục địa còn dính liền cuối thời băng giá, Á châu và Mỹ châu nối tiếp ở phía Bắc. Con người tiền sử Á Châu đi tìm đường sống đã đi từ Á qua Mỹ. Sau đó quả đất chuyển đổi, hai lục địa tách xa nhau. Người Á châu tiền sử trở thành thủy tổ của các bộ lạc ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, thực ra đây cũng chỉ là giả thuyết.

Thực tế ghi nhận đây là miền đất mới không có nhiều chỉ dấu của các nền văn minh ngàn năm trước như Âu châu. Lịch sử ghi nhận đã có dấu vết các bộ lạc tàn lụi. Sau cùng chỉ còn các bộ lạc da đỏ tồn tại cho đến thời kỳ 1500 các sắc dân tây phương mới đến Mỹ bằng đường biển. Nổi danh nhất là nhà hàng hải Columbus năm 1492 đi tìm Á châu lại khám phá ra Mỹ châu. Rồi tiếp theo là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh Cát Lợi, Pháp, Đức rồi đến Nga và các quốc gia Đông Âu.

Các cuộc chiến đẫm máu, triền miên ở tân lục địa giữa người địa phương và dân giang hồ mới đến. Chiến tranh giữa các thế lực Tây phương. Sau cùng Anh quốc ổn định được tại phần lớn miền Đông Hoa Kỳ và các di dân bắt đầu lên đường. Con tàu Hoa Tháng Năm, May Flower nổi tiếng đến Mỹ năm 1620 vỏn vẹn có 100 người mà một nửa là thủy thủ đoàn. Con tầu này đã trở thành biểu tượng của di dân định cư trên đất mới vì có đem theo gia đình.

Năm 1621 di dân được mùa đã cùng tổ chức Lễ Tạ Ơn và ăn tiệc mừng với dân da đỏ trong một lễ Thanksgiving đầu tiên của nhân loại. Nhưng rồi những ngày vui qua mau. Thổ dân tại Mỹ chết dần vì bị giết, bị đói, bị bệnh, có thể do các mầm bệnh từ tây phương đem đến.

Trong khi đó từ 1620 đến 1732 tức là hơn 100 năm, một nước Mỹ thuộc Anh đã hình thành với 13 tiểu bang liên hiệp ở miền Đông. Phần lớn làm nghề nông, trồng thuốc lá, trà, và lúa. Các vùng khác thuộc Tây Ban Nha, Pháp vẫn còn tranh chấp. Cuộc chiến 1754 giữa Pháp và Anh giành đất trong 7 năm, sau cùng Anh thắng và mở rộng biên cương thuộc địa. Tiếp theo nước Anh cần tiền cho mẫu quốc nên đánh thuế các thuộc địa, thu tiền các nhà sản xuất và các đồn điền tại Hoa Kỳ. Chính sách thuế của Anh ban hành năm 1774 trở thành mầm mống cho cuộc chiến dành độc lập tại Hoa Kỳ. Tướng Washington nhận trách nhiệm lãnh đạo cuộc chiến tranh cách mạng vào năm 1775 và chính thức đứng ra tuyên bố độc lập 1776. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Thomas Jefferson đại diện tiểu bang Virginia viết ra lúc ông 33 tuổi được coi là một áng văn tuyệt tác nhất của nhân loại và mở đầu cuộc chiến dành độc lập cho đến chiến thắng cuối cùng bằng hiệp định Paris 1782.

Sau chiến thắng, Hoa Kỳ có 5 năm xây dựng dân chủ từ 1782 đến 1787 để hiến pháp ra đời với 9 tiểu bang chính thức rồi đến 13 tiểu bang thỏa hiệp. Những lá cờ Mỹ đầu tiên có 9 ngôi sao rồi 13 ngôi sao và bây giờ là 50 ngôi sao. Suốt từ buổi bình minh của Hiệp Chủng Quốc cho đến nay, nước Mỹ đã trải qua biết bao nhiêu là biến động. Từ hơn 4 triệu dân vào năm 1800 trở thành trên 300 triệu vào năm 2013. Trên giấy tờ có 237 năm lập quốc nhưng thực sự quốc gia này đã thành hình từ trên 300 năm.

Ý nghĩa Hiệp Chủng Quốc

Phải chăng Hoa Kỳ là một đĩa rau trộn gồm đủ mọi sắc thái nhưng tía tô vẫn là tía tô, rau giấp cá vẫn nồng nàn mùi tanh của biển mặn. Hay đây là nồi cháo mà mọi thứ thực phẩm đã được hòa tan thành một hương vị mới. Cái đó còn tùy hoàn cảnh, tùy địa phương và thời gian. Trước khi nói đến nhân quyền, tự do và bình đẳng, nước Mỹ đã trải qua các giai đoạn hành động tàn nhẫn với các sắc dân thiểu số. Vào thế kỷ thứ 19, da trắng buộc dân da đỏ phải di cư tập trung vào các khu vực dành riêng, phần nhiều là đồng khô, cỏ cháy. Thảm kịch diễn ra trên các con đường mòn di chuyển dân da đỏ được gọi là: Đường mòn nước mắt.

Da đỏ già trẻ lớn bé đều phải ra đi, bỏ nhà cửa, vườn trại để vào các khu hoang vu xa cách vạn dặm. Hàng chục ngàn người đã chết. Trong khi đó ở miền Nam Hoa Kỳ, dân da đen bị bắt làm nô lệ đem từ Phi châu qua đã trở thành một lực lượng lao động quan trọng. Những bàn tay đen đủi đã xây dựng nên nền nông nghiệp miền Nam nuôi cả nước Mỹ vào thời kỳ lập quốc với những vườn bông vải trắng xóa. Nhưng cũng chính da đen là vấn nạn cho cuộc chiến tranh tương tàn Nam Bắc. Những người da đen bỏ trốn các nông trại đã bị đánh roi cho đến chết. Câu chuyện Uncle Tom với bài ca da đen lừng danh: Let my people go, Hãy cho dân tôi đi, trích dẫn từ Thánh Kinh đã trở thành một vấn nạn trong lương tâm Hoa Kỳ.

Da đỏ xin ở lại thì bị đuổi đi. Da đen xin đi thì bị giữ lại. Ngay khi nội chiến chấm dứt, da đen được giải phóng mà vẫn còn bị kỳ thị.

Cuộc chiến đấu vĩ đại của một đàn bà da đen năm 1955 không chịu ngồi phía sau xe bus đã trở thành một cuộc tổng đình công tẩy chay xe bus tại Hoa Kỳ. Từ cuộc đình công này, da đen có được một nhà lãnh đạo đầy huyền thoại là mục sư King mà tên tuổi trở thành một ngày quốc lễ.

Rồi đến lịch sử Tây tiến làm đường xe lửa đem da vàng Nhật Bản và Trung Hoa nhập cuộc. Các tiền nhân di dân châu Á cũng đã ngậm đắng nuốt cay ở miền Tây Hoa Kỳ trong suốt thời lịch sử cận đại. Dân da vàng có một thời chỉ được làm cu ly đường xe lửa hay thợ giặt ủi.



Sau cùng đến lượt chúng ta. Việt Nam ngày nay có một triệu bẩy trăm ngàn người tại Hoa Kỳ. Sau đợt di tản 75 tiếp đến là thuyền nhân từ 75 đến 95 rồi là các HO, con lai, ODP đoàn tụ nhập cư cho đến cuối thế kỷ thứ 20. Sau cùng là diện hôn nhân. Mười quận hạt có dân số đông đảo nhất là Orange, Santa Clara, Los Angeles, Houston, San Diego, Seattle, Oakland, DC, và Dallas. Chúng ta không phải là sắc dân cuối cùng, và chúng ta không phải là sắc dân duy nhất có quê hương cố quốc. Di dân tỵ nạn Việt Nam tùy theo hoàn cảnh và cảm nghĩ, có người mang theo quê hương, có người bỏ lại quê hương. Tuy nhiên chúng ta không thể hành xử khác tập thể di dân trong trách nhiệm xây dựng đất mới. Sắc dân nào cũng có những niềm tự hào của họ. Ai cũng có các hãnh diện về truyền thống văn hóa, ngôn ngữ của cội nguồn. Điều quan trọng là phong cách đối xử và tìm hiểu để hội nhập. Chúng ta phải cảm ơn những người đi trước đã mở đường. Kể cả người xấu lẫn người tốt đã sống và đã qua đi trong công cuộc chinh phục đất nước vĩ đại này. Có điều hết sức trùng hợp là dù bất cứ sắc dân nào, dù cố quốc lầm than hay tươi sáng. Dù quê hương cũ còn độc tài cộng sản hay đã tự do dân chủ, di dân đến đây là ở lại đây. Những nhà văn Nga và Đông Âu lưu vong chống Cộng đã từng sống chết với quê hương rồi cũng phải nói rằng: Quê hương bây giờ là nơi chúng ta sống có hạnh phúc. Đó là lý do người Anh ngày xưa chiến đấu chống cố hương để trở thành người Mỹ. Người Nhật trong đệ nhị thế chiến, bị cầm tù trong trại tập trung nhưng vẫn tình nguyện cầm súng chiến đấu chống Thiên Hoàng để trở thành người Mỹ. Bởi vì trên thế giới chỉ có Hoa Kỳ mới thực sự là đất của cơ hội. Nơi mà di dân bạc tình hưởng mọi phúc lợi nhưng vẫn được hiến pháp bảo vệ để chê bai tổ quốc. Quốc gia mà con một người da đen ngoại quốc, xuất thân cán sự cộng đồng đã trở thành tổng thống. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ hơn 200 năm trước đã ghi điều khoản bất hủ là con người được quyền mưu cầu hạnh phúc

Mùa hè năm nay, để chào mừng Lễ Độc lập lần thứ 238, tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã ban hành nghị quyết lịch sử: Công nhận hôn nhân đồng tính, cho phép các cơ thể khác biệt cũng được mưu cầu hạnh phúc.

Và bây giờ là chuyện dân Việt tại Hoa Kỳ


Một lần nữa, đợt người Việt đầu tiên ở Mỹ sẽ là những cây tràm, cây đước giữ chặt đất cho một cộng đồng tương lai phát triển. Con cháu chúng ta sẽ vừa nhớ ơn ông cha đã đến đất này mà cũng không hổ thẹn về những đóng góp của chúng ta trong những giai đoạn đầu tiên. Bỏ lại phía sau con sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long và dãy Trường Sơn. Bây giờ ta phải làm quen với con sông Sacramento và rặng Rocky Mountain để con cháu ta đứng lên đáp lời sông núi mới.

Xin hãy công bình với hoàn cảnh. Hãy lưu tâm ngày 4 tháng 7 của Hoa Kỳ. Bước ra khỏi cái ghetto của cộng đồng nhỏ hẹp, tham dự vào cái xã hội vĩ đại đã đem phúc lợi cho chúng ta. Đó là cách hay nhất để xây dựng cùng một lúc cộng đồng tại Mỹ và quê hương bỏ lại ở Việt Nam. Bao gồm cả giấc mơ tự do và dân chủ. Hãy làm một công dân tốt và chân thành với xứ tạm dung, chúng ta sẽ góp phần xây dựng dân sinh tại Hoa Kỳ và đồng thời xây dựng cả dân quyền cho Việt Nam.

Giao Chi, San Jose
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Một nền báo chí ngớ ngẩn

Cánh Cò, viết từ Việt Nam (Blog RFA)
Bản tin của mọi tờ báo hôm nay đều loan như nhau về một tai nạn trực thăng khiến cho 19 người trên phi cơ tử vong và hai người trong tình trạng nguy kịch.

“Vào lúc 7h53 ngày 7 tháng 7, máy bay Mi 171 số hiệu 01 của Trung Ðoàn Không Quân 916, Sư Ðoàn Không Quân 371 đã bị cháy động cơ, rơi tại thôn 11 (Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Lúc máy bay gặp nạn có 21 người trên máy bay. Sau khi bị rơi, máy bay đã cháy dữ dội, được lực lượng cứu hỏa dập tắt lúc 8h20 cùng ngày.”


Dối trá bịp bợm là căn bệnh

Thông tin chứa đựng trong bản tin này ngắn đến kinh ngạc. Ðáng ra, Bộ Quốc Phòng là cơ quan chủ quản phải chủ động loan tin với những chi tiết chính xác nhất cho người dân, vốn có quyền được biết mọi thông tin từ chính phủ ngoại trừ có liên quan đến bí mật quốc phòng. Một phi cơ trực thăng rơi trong lúc huấn luyện là tin buồn, hoàn toàn do lỗi kỹ thuật không thể xem là bí mật khi nó rơi đúng vào khu dân cư Hà Nội. Thông tin mà Bộ Quốc Phòng đưa ra kịp thời có khả năng đánh tan mọi suy diễn có tính xuyên tạc làm hại đến uy tín của đơn vị Phòng Không, Không Quân Việt Nam.

Phi cơ dù sản xuất ở đâu nếu gặp tai nạn là chuyện bình thường. Không công bố chuyện bình thường ấy mới là điều bất thường. Hơn nữa nếu công bố với những thông tin do cảm tính và không liên quan gì tới tai nạn là việc làm tắc trách, thiếu chuyên nghiệp đôi khi đi dẫn tới chỗ dối trá với quần chúng.

Báo chí lấy lại tin từ Vietnam+ vẽ ra hình ảnh tuyệt vời của viên phi công trên chuyến bay định mệnh ấy với lời lẽ như sau:

“Trước tai nạn thương tâm, người dân tại hiện trường đã nhìn thấy máy bay cháy trên không ở ngay trong khu dân cư đông người, nhưng phi công đã dũng cảm, cố điều khiển máy bay ra khu đất trống để máy bay không rơi vào khu nhà dân.

Người dân đã đánh giá rất cao tinh thần dũng cảm, sự hy sinh anh dũng của người lính phi công trong khi đối mặt với cái chết vẫn bình tĩnh điều khiển máy bay tránh được thương vong lớn cho người dân.” (1)

Ðọc bản tin này bất cứ ai có một nhận thức bình thường cũng thấy là cơ quan báo chí Việt Nam đang đánh lừa người dân bằng cách trích lời họ (mà không ai biết họ là nhân vật có thật hay chỉ là sản phẩm tưởng tượng của nhà báo). “Người dân nhìn thấy máy bay cháy trên không” là đúng, là những gì đã xảy ra và nhiều người chứng kiến. Thế nhưng: “phi công đã dũng cảm, cố điều khiển máy bay ra khu đất trống để máy bay không rơi vào khu nhà dân” là một cách vuốt đuôi nguy hiểm. Báo chí nếu tự viết câu này là vô lương tâm nghề nghiệp, nghe người dân nói mà không phân tích và cứ thế đưa lên là vô trách nhiệm.

Thông thường trong một tai nạn hàng không, người trách nhiệm sẽ không tuyên bố bất cứ điều gì vì đơn giản họ không ngồi trên máy bay và chứng kiến những gì đã xảy ra. Họ phải chờ tìm được chiếc hộp đen của máy bay gặp nạn, khai thác và phân tích dữ liệu trong đó mới biết được những gì đã làm cho động cơ hỏng hóc cũng như những báo cáo cuối cùng của phi hành đoàn trên chiếc phi cơ gặp nạn.

Thứ hai, chỉ có người ngồi gần phi công, chứng kiến và kể lại hành động của anh ta thì mới có thể tuyên dương hành động đó. Nếu không mọi đoán định đều mang cảm tính và thiếu bằng chứng thuyết phục.

Báo chí “ăn cơm dưới đất nói chuyện trên trời” khi dí vào mồm người dân bình thường diễn tả lại hành vi cực kỳ anh hùng của một tài xế máy bay chứ không phải phi công, cố lái ra xa không cho nó rơi xuống chỗ đông dân cư. Rất tiếc Vietnam+ là một cơ quan thông tấn chính thức của đất nước lại phao tin nhảm, thiếu logic về một sự việc thương tâm đang làm dư luận bức xúc.

Ðã vậy, Trung Tướng Võ Văn Tuấn - phó tổng tham mưu trưởng QÐND - lại xác định thêm những điều mà báo chí vẽ ra bằng cái mà ông gọi là kinh nghiệm của một tướng lãnh. Trung Tướng Võ Văn Tuấn nói: “Phi công là người có trách nhiệm với dân. Qua hiện trường và kinh nghiệm cá nhân, tôi đánh giá đây là hành động có trách nhiệm của phi công và phi hành đoàn. Họ đã cố gắng né tránh tối đa nhất việc có thể đâm vào nhà dân.”

Một đống sắt cháy vụn nói lên điều gì? Ông Tuấn tuyên bố không khác chút nào với những người hoàn toàn mù tịt về kinh nghiệm bay vì ông cũng ngồi dưới đất như họ, còn thua họ ở chỗ lúc ấy ông ngồi xa hiện trường không như những người dân tại nơi xảy ra tai nạn. Ông nói theo và ông nói leo.

Ðối với quy định bay khi sự cố xảy ra việc đầu tiên là phi công báo cho đài kiểm lưu dưới đất nếu là dân sự và trung tâm hành quân của không quân nếu là quân đội. Cùng lúc ấy phải nghe theo chỉ dẫn của người trách nhiệm về cách xử lý máy móc, tai nạn. Nếu không thể làm được gì thì phản xạ của một phi công phải cố hết sức để chiếc máy bay giảm bớt độ rơi và dĩ nhiên có thể trong một khoảnh khắc nào đó khi không còn kiểm soát được nữa thì mới nảy ra ý tưởng tránh thiệt hại cho dưới đất. Phản xạ cuối cùng này khó mà biết trước bằng đôi mắt thường của một ông đứng dưới đất, nhất là ông ấy không thể phân biệt một trực thăng khác với một máy bay phản lực khi rơi như thế nào.


Thêm căn bệnh anh hùng

Câu chuyện về người phi công anh hùng xem ra để xoa dịu tâm lý gia đình nạn nhân và vuốt ve niềm tự hào của người bộ đội. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, gì thì gì cũng anh hùng, miễn cứ chết là anh hùng .

Lạ một điều xoa dịu cho người chết đã đành, báo chí cũng không tha cho người còn sống.

Bản tin trên tờ Lao Ðộng tường trình một ông gần giống như anh hùng khác trong vụ nổ máy bay khiến người có tính cẩn thận khi đọc tin sẽ rơi vào bất ngờ. Thì ra có tới hai phi công trên chuyến bay định mệnh ấy chứ không phải một. Với cái title:

“Máy bay trực thăng rơi: Gặp phi công thoát nạn hi hữu.”

Phóng viên kể lại những chi tiết mà khi đọc lên khó khăn lắm mới khỏi thở dài cho cách đặt vấn đề của tờ báo:

“Phi công Vương Tá Hùng, 30 tuổi, quê ở Phúc Thọ, Hà Nội là người duy nhất may mắn đã thoát khỏi chuyến bay gặp tai nạn kinh hoàng. Lý do là chuyến bay đã chốt danh sách 21 người và anh Hùng là người số 22. Khi máy bay bay lên độ cao khoảng 1000m thì đột ngột hạ thấp độ cao rồi phát nổ và bốc cháy.

“Ở dưới đất chứng kiến cảnh máy bay nổ, anh Hùng chạy lại khu vực hiện trường và tận mắt chứng kiến đồng đội bị cháy, bị thương. Không cầm lòng được trước nỗi đau, nỗi mất mát quá lớn mà đơn vị và các đồng đội gặp phải, anh Hùng đã ngất xỉu và được người dân đưa vào bệnh viện quân y 105. Rất đông người thân đã vào động viên tinh thần anh Hùng. Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Ðộng đã có mặt tại khoa Nội Tâm Thần Kinh bệnh viện 105, trao tặng 1 triệu đồng tới gia đình anh Hùng.” (2)

Câu chuyện của anh Vương Tá Hùng được trám vào cái khoảng trống thông tin nghèo nàn mà báo chí được phép loan đi từ một vụ nổ máy bay rất lớn. Câu chuyện của anh vừa nhạt, vừa khôi hài mà đáng ra báo chỉ cần đưa một dòng tin là đủ, chẳng hạn: “Trong tai nạn thương tâm này anh Vương Tá Hùng may mắn thoát chết nhờ không lên máy bay vào giờ chót. Cũng là một phi công, anh chứng kiến và bị shock nặng khi bạn bè đồng đội hy sinh trong chiếc phi cơ oan nghiệt ấy.”

Hình như căn bệnh anh hùng đã ăn rất sâu vào tư duy của cả hệ thống. Cứ “được chết” là anh hùng, bất kể logic câu chuyện có chứng minh được hai chữ anh hùng gán ghép một cách miễn cưỡng ấy hay không.

Ngày nay báo chí không có nhiều cơ hội để tạo người hùng cho xã hội vì ít ra họ đã phần nào hiểu rằng người đọc thế hệ @ không như vài năm trước, tuy biết là đơm đặt nhưng họ không buồn “phê bình chỉ điểm.” Người đọc tin bây giờ lướt qua và xem những mẩu tin dạng “ngồi dưới đất nói chuyện trên trời” là sản phầm của những cây viết cùn, chấm mực bằng cán và phe phẩy kiếm view.

Từ chiếc máy bay Mi 171 hôm nay của Liên Xô, nhớ lại chiếc UH-1 của Mỹ.

Một phóng sự khác nói về người hùng máy bay trực thăng được đăng vào năm 2012 của tác già Hạ Nguyên viết về ông Bùi Minh Kiểm trên báo Phụ Nữ Today:

“Huyền thoại tay không ‘quật ngã’ máy bay trực thăng UH-1 của Mỹ.

“Nhìn người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, khỏe mạnh, ít ai biết được rằng ông đã từng dùng đôi bàn tay ấy để ghì chặt một chiếc máy bay UH-1 của Mỹ xuống mặt đất.

“Giữa lúc ‘dầu sôi, lửa bỏng’ ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH-1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống.

“Ðôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH-1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.”

Nhà báo Việt Nam hình như không biết có một thư viện mở rất thông dụng hiện nay là WikiPedia. Nếu chịu khó hỏi nó về thông số của chiếc trực thăng UH-1 thì anh ta sẽ không trở thành tên hề trước công chúng.

Theo WikiPedia cho biết trọng lượng rỗng của UH-1 là 2.365 Kg. Trọng lượng có tải là 4.100 kg. Trọng lượng cất cánh là 4.309 Kg. Như vậy ông anh hùng Bùi Minh Kiểm phải nặng hơn 4 tấn thì chiếc UH-1 mới không cất cánh được để đồng đội ông có dịp bắn nó.

Ngớ ngẩn đến mức ấy thì báo cáo nhân quyền trước Liên Hiệp Quốc của Việt Nam cũng phải chào thua mặc dù kỹ thuật nói dối của Việt Nam từng nhiều lần làm cho quốc tế mắt tròn mắt dẹp.

(1) http://www.vietnamplus.vn/
(2) http://laodong.com.vn/xa-hoi/may-bay-tr ... 222524.bld
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như thế nào

Trần Vinh Dự
(Blog VOA)


Những năm gần đây, sự hiện diện của Trung Quốc ở Việt Nam có hai mặt đặc biệt quan trọng. Về kinh tế, họ là một đối tác ngày càng lớn của Việt Nam, xét cả về mặt thương mại và đầu tư, và xu thế nổi bật nhất trong quan hệ kinh tế giữa hai nước là vấn đề nhập siêu đặc biệt lớn của Việt Nam. Về chính trị, Trung Quốc là một đối tác đặc biệt của Việt Nam nhưng xu thế nổi bật nhất trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước là chủ trương lấn tới trong việc khẳng định chủ quyền trên thực tế của Trung Quốc ở Biển Ðông.

Hai mặt này tạo ra một cặp đối lập đặc biệt thú vị xét về khía cạnh phân tích chính sách. Vì Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, Việt Nam cần Trung Quốc để phát triển (và dĩ nhiên Trung Quốc cũng hưởng lợi đáng kể từ quan hệ kinh tế này). Thế nhưng chính sách thù địch của Trung Quốc đối với Biển Ðông lại đẩy Việt Nam vào thế không thể coi Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy, nếu không muốn nói là đối thủ cần phải cảnh giác/đề phòng cao độ. Chính cặp đối lập này khiến những người Việt có tâm huyết với đất nước không khỏi đau đáu câu hỏi làm thế nào để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.

Không nên cô lập Trung Quốc

Làm thế nào để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là một câu hỏi hay và quan trọng không chỉ đối với Việt Nam. Ngay cả những cường quốc lớn như Hoa Kỳ cũng vẫn phải đặt ra câu hỏi này. Thế nhưng giả sử tạm gác câu chuyện riêng của Việt Nam sang một bên, và giả sử rằng phần còn lại của thế giới đang cân nhắc ảnh hưởng của Trung Quốc, thì câu hỏi đầu tiên có phải là “có nên giảm lệ thuộc vào kinh tế của Trung Quốc và kiềm chế Trung Quốc về mặt chính trị hay không?”

Câu trả lời có lẽ là không. Vì sao? Thứ nhất, xét về góc độ kinh tế, một quy luật mang tính bản lề của kinh tế thế giới là thương mại tự do đem lại lợi ích cho tất cả các bên, mặc dù có những bên được lợi nhiều hơn và có những bên được lợi ít hơn. Cho dù chê trách kinh tế Trung Quốc như thế nào thì cũng ít ai phủ nhận rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng chung của kinh tế thế giới trong nhiều thập kỷ qua, và có ít doanh nghiệp nào làm ngơ với mối lợi khi làm ăn với Trung Quốc. Ðây là sự thật. Cô lập Trung Quốc về mặt kinh tế không có lợi cho phần còn lại của thế giới, và dĩ nhiên rất không có lợi cho Trung Quốc.

Về mặt chính trị, việc cô lập Trung Quốc cũng không có lợi. Tư duy cô lập theo kiểu chiến tranh lạnh sẽ đẩy đất nước này lún sâu vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan và hận thù đối với các nước khác. Kết hợp với sự cô lập về kinh tế, hai gọng kìm này có thể biến Trung Quốc thành một con thú bị thương và trở nên hung hăng hơn với phần còn lại của thế giới.

Vì thế, cho tới nay học thuyết ngoại giao của các nước lớn đối với Trung Quốc vẫn là vừa hợp tác phát triển vừa tìm cách kiềm chế giống như mô hình cây gậy và củ cà rốt. Về lâu dài là khuyến khích sự phát triển của các xu hướng tiến bộ trong nội tại đất nước Trung Quốc, giúp cho tầng lớp trung lưu ở đây phát triển, mở rộng nhận thức, và hòa nhập với thế giới. Dĩ nhiên có nhiều người phê phán học thuyết này, nhưng ít ra, trong những thập kỷ gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn mang tính hòa bình (dù rằng có vẻ như về ngoại giao họ ngày càng trở nên cứng rắn và mang màu sắc bá quyền hơn).

Tiền của họ nhưng chủ quyền của ta

Quay lại câu chuyện của Việt Nam, Việt Nam có được lợi từ quan hệ kinh tế với Trung Quốc hay không? Dĩ nhiên là có, và ngược lại Trung Quốc cũng vậy. Việt Nam có chịu thiệt hại từ đường lối ngoại giao mang tính bành trướng và “cá lớn nuốt cá bé” của Trung Quốc hay không? Ðương nhiên là Việt Nam đã và đang phải chịu thiệt hại rất nhiều, nhất là câu chuyện chủ quyền trên Biển Ðông.

Nếu giảm thiểu các quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc có giúp gì cho Việt Nam trong vấn đề khẳng định và xác lập chủ quyền thực tế của Việt Nam trên Biển Ðông hay không? Theo chúng tôi, câu trả lời là không. Trung Quốc đang được lợi từ quan hệ kinh tế bình thường với Việt Nam. Nếu giảm quan hệ kinh tế giữa hai nước, lợi ích đến từ quan hệ này với Việt Nam sẽ ít đi, và Trung Quốc sẽ có ít lý do hơn phải thỏa hiệp với Việt Nam, và vì vậy chắc chắn sẽ trở nên hiếu chiến hơn nữa. Ðiều này không có lợi cho cả Trung Quốc và Việt Nam.

Ðiều đó có nghĩa gì? Chẳng lẽ Việt Nam phải nhân nhượng chủ quyền để đổi lấy quan hệ kinh tế với Trung Quốc? Câu trả lời theo chúng tôi cũng là không nốt. Ðứng trên khía cạnh quyền lợi dân tộc, Việt Nam phải có lập trường kiên quyết về vấn đề chủ quyền. Khi chủ quyền bị xâm hại, Việt Nam phải phản ứng bằng mọi cách có thể. Dù Việt Nam chắc chắn không bao giờ đơn phương sử dụng vũ lực trước, Việt Nam phải đáp trả khi đối phương sử dụng vũ lực. Thế nhưng trước khi bị đẩy vào nước cờ chiến tranh này, Việt Nam không có lý do gì phải chấm dứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Ngược lại, trong thời bình, thậm chí Việt Nam nên đẩy mạnh các quan hệ kinh tế này.

Nếu người Trung Quốc đổ tiền vào Việt Nam đầu tư, hãy cứ để họ làm vậy. Các khoản đầu tư này sẽ tạo ra các tài sản trên đất nước Việt Nam. Nói một cách bóng bẩy như một chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam thì “tiền là của họ nhưng chủ quyền là của chúng ta.” Người Trung Quốc càng có nhiều tài sản ở Việt Nam thì họ càng chịu thiệt nếu có xung đột giữa hai nước dẫn tới việc tài sản của họ bị đóng băng hoặc biến mất. Tương tự như vậy, người Trung Quốc càng có lợi khi giao thương với Việt Nam thì họ càng không muốn quan hệ này biến mất vì căng thẳng leo thang.

Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như thế nào

Vậy có nên giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc? Ở đây không phải là câu chuyện giảm bớt quan hệ kinh tế, mà là thay đổi về chất lượng các quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc, trong đó có vấn đề cán cân mậu dịch, và tái cân bằng sức ảnh hưởng tương đối của Trung Quốc ở Việt Nam. Nói cách khác, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc nên ngày một tăng lên, nhưng với chất lượng khác đi, và bên cạnh đó Việt Nam cần đẩy mạnh các quan hệ kinh tế với nước khác để xét về mặt tương đối, vai trò của Trung Quốc có thể giảm dần.

Về mặt chất lượng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề thâm hụt mậu dịch của Việt Nam đối với Trung Quốc là vấn đề lớn. Ðáng tiếc là việc xóa bỏ thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc là việc không dễ làm, và không thể làm một sớm một chiều. Nó liên quan đến hàng loạt các vấn đề lớn của nền kinh tế, trong đó có câu chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ðể làm được việc này thì phải tạo dựng các gốc dễ để thay đổi được cơ cấu kinh tế về dài hạn. Thí dụ các doanh nghiệp Việt Nam luôn phàn nàn rằng đấu thầu với các doanh nghiệp Trung Quốc luôn bị thua vì họ bỏ thầu rẻ hơn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam quay sang chỉ trích rằng nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu rẻ nhưng khi làm thì chất lượng thấp. Ðiều đó có thể đúng. Nhưng điều quan trọng hơn là liệu doanh nghiệp Việt Nam có thể hạ thấp chi phí sản xuất xuống nữa hay không? Ðây là một câu hỏi khó, ngoài câu chuyện trực tiếp của doanh nghiệp, nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề của hệ thống chính trị, trong đó có câu chuyện tham nhũng, nhũng nhiễu, và không minh bạch.

Hay một câu chuyện khác là vấn đề xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tài nguyên, và nhập vào chủ yếu là nguyên vật liệu, bán thành phẩm, và máy móc. Việt Nam khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc về sản xuất máy móc công nghiệp, đơn giản vì Trung Quốc có lợi thế kinh tế nhờ quy mô (có nghĩa là có thị trường lớn, vì thế có thể có quy mô sản xuất lớn, và nhờ đó giá thành hạ). Thế nhưng nếu Việt Nam có thể tạo được các sản phẩm có trí tuệ cao thì vấn đề lợi thế nhờ quy mô (vốn gắn liên với sản xuất công nghiệp truyền thống) không còn quá quan trọng nữa. Ðáng tiếc là điều này còn lâu mới thành hiện thực. Và lý do là chúng ta đang có nút thắt cổ chai về giáo dục trong nhiều thập kỷ nay và cho đến giờ vẫn không có lời giải ngoài một số chủ trương hay dự án “trên trời” theo kiểu bỏ 35 nghìn tỷ đồng mua sắm thiết bị giáo dục (để rồi vứt xó) như một đề xuất mới đây của quan chức Bộ Giáo Dục.

Những giải pháp ngắn hạn kiểu như thay đổi chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam dễ trúng thầu hơn có thể là những viên thuốc giảm đau nhưng không phải là loại kháng sinh để chữa dứt bệnh. Trái lại nó có thể tạo nên những “hố đen lobby” mới đem lại lợi ích cho một nhóm thiểu số thạo lobby chính sách, và gây hại cho nền kinh tế về lâu dài.

Khi thay đổi được nền tảng bên dưới, cơ cấu kinh tế Việt Nam chuyển theo hướng hiện đại hơn, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự khắc tìm đến các nhà cung cấp chất lượng cao từ các nước khác thay vì từ Trung Quốc. Khi quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới tăng nhanh hơn so với quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc, người Việt sẽ cảm thấy Việt Nam bớt lệ thuộc vào Trung Quốc hơn. Câu chuyện thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc có vẻ như nên nhìn theo hướng này thay vì các động tác lobby chính sách mang tính bơm vá của một số doanh nghiệp và nhóm lợi ích.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Báo chí quốc tế nói về vụ dời giàn khoan


Image
Trung Quốc nói việc di chuyển giàn khoan là quyết định 'mang tính thương mại'

Tin về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam đã đăng tải rộng rãi trên truyền thông quốc tế và thu hút nhiều ý kiến bình luận từ giới quan sát.


Tạp chí The Diplomat ngày 17/7 đăng bài của cây bút Shannon Tiezzi trong đó cho rằng nguyên nhân chính của quyết định này là do Bắc Kinh nhận thấy "không có nhiều lợi ích trong việc giữ giàn khoan ở vị trí hiện tại".

"Từ một góc nhìn chiến lược, giàn khoan đã đạt được mục đích của mình," theo tác giả.

"Trung Quốc đã chứng minh rằng nước này có khả năng đưa giàn khoan vào hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa dưới sự yểm trợ của lực lượng hải quân để bảo vệ giàn khoan trước các tàu Việt Nam."

"Bắc Kinh cũng đã chứng minh rằng mình có khả năng kháng cự lại sự chỉ trích từ bên ngoài, đồng thời phớt lờ và phản công khi Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước trong khu vực cáo buộc Trung Quốc gây hấn".

'Đặt tiền lệ mới'
"Chính quyền Bắc Kinh sẽ coi như là họ đã thành công trong việc đặt một tiền lệ mới, trong đó nước này có thể áp đặt cách diễn giải của mình về những ranh giới trong khu vực mà không gặp phải bất lợi đáng kể nào"

Tạp chí The Diplomat

Bài viết cho rằng việc Bắc Kinh tuyên bố đã tìm thấy dầu khí trong khu vực sẽ tạo điều kiện cho họ đưa giàn khoan trở lại vào bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, việc dịch chuyển giàn khoan, theo tác giả, cũng là cơ hội để Bắc Kinh cải thiện quan hệ với Hà Nội và "bắt đầu thảo luận về việc hợp tác trên những lĩnh vực khác".

Một bài khác của tác giả Clint Richards, cũng trên The Diplomat, thì cho rằng "mặc dù Trung Quốc đã tạm rút lui vào lúc này, nhiều khả năng nước này đang có một cuộc chơi dài hạn".

Trung Quốc đã "chứng minh rằng nước này có thể hoàn thành mục tiêu của mình, bất chấp sự phản đối từ khu vực và những cuộc đụng độ xảy ra gần như mỗi ngày", bài viết có đoạn.

Tác giả cho rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ coi như là họ đã thành công trong việc "đặt một tiền lệ mới, trong đó nước này có thể áp đặt cách diễn giải của mình về những ranh giới trong khu vực mà không gặp phải bất lợi đáng kể nào".

Cũng theo ông Richards, "lãnh đạo Trung Quốc giờ đây cảm thấy họ có thể lặp lại những vấn đề này vào bất cứ thời gian và địa điểm nào họ muốn trong tương lai, và cán cân an ninh khu vực sẽ không bị mất thăng bằng quá nghiêm trọng hoặc chuyển hẳn sang hướng bất lợi cho họ".

'Mối tình sóng gió'

Quốc hội Việt Nam đã không ra nghị quyết riêng về Biển Đông trong kỳ họp kết thúc hồi cuối tháng 6

The Economist trong khi đó so sánh mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc như một "mối tình sóng gió".

Tạp chí này dẫn lời của tiến sỹ Jonathan London, một nhà nghiên cứu về Việt Nam, cho rằng quyết định di chuyển giàn khoan của Trung Quốc có thể là do muốn "làm giảm đi phần nào sự khó xử của Hà Nội" trong cách ứng xử với Bắc Kinh.

"Hai quốc gia cộng sản này có một lịch sử phức tạp, hình thành từ thù hằn, nghi ngờ và cả những sự hợp tác miễn cưỡng," bài viết có đoạn.

"Cả hai không thể nào không tranh cãi và rồi lại làm lành".

"Trung Quốc là một đồng minh ý thức hệ, một đối tác thương mại quan trọng, và là một cường quốc quân sự đang trỗi dậy".

"Ngay cả bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có một bộ phận đông đảo thân Trung Quốc" và "đề cao mối quan hệ với Bắc Kinh hơn việc thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ".

Tuy nhiên, bài viết cũng cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước áp lực ngày càng lớn trong việc bảo vệ chủ quyền và xem xét lại sự lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế.

"Họ nghĩ rằng nếu thất bại trong việc đáp ứng những yêu cầu này, tính chính danh của Đảng sẽ bị làm cho sứt mẻ", theo tác giả.

"Dù sao đi nữa, đó cũng là một đảng được hình thành từ công cuộc chống ngoại xâm".

Dân mạng Trung Quốc giận dữ

"Ngay cả bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có một bộ phận đông đảo thân Trung Quốc "

Tạp chí The Economist

Quyết định di chuyển giàn khoan của Bắc Kinh đã khiến cư dân mạng Trung Quốc phản ứng giận dữ và cho rằng điều này là do áp lực từ Hoa Kỳ, tờ Washington Post trong bài ngày 16/7 cho biết.

Một người được Washington Post dẫn lời nói quyết định này là "đáng xấu hổ", trong khi một người khác nói Bộ Ngoại giao Trung Quốc yếu ớt như loài 'sứa biển'.

"Hay là chuyển văn phòng của Obama sang Trung Quốc?", một người khác đặt câu hỏi.

"Có khi như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chấp nhận đề nghị của ông ta".

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng quyết định di chuyển giàn khoan hoàn toàn là "mang tính thương mại" chứ không phải do áp lực từ bên ngoài.

Tân Hoa Xã hôm 16/7 dẫn thông cáo từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) cho biết nguyên nhân di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 là do mùa bão sắp bắt đầu.

Quyết định này được Bắc Kinh đưa ra chỉ chưa đầy một tuần sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Bắc Kinh dự Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (S&ED), nơi mà căng thẳng trên Biển Đông được cho là đã nằm cao trong nghị trình.

Tuy nhiên, trong bài viết trên The Diplotmat, tác giả Shannon Tiezzi cho rằng "sau hàng tháng trời bị chỉ trích, bao gồm cả những bài phát biểu nóng bỏng ở Đối thoại Shangri-La, Bắc Kinh vẫn không có chút dao động nào trong sự tính toán của mình, vì vậy khó có khả năng S&ED đã trở thành nơi quay đầu của họ".
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Trung cộng rút giàn khoan: Việt Nam trúng mánh?

Phạm Trần


Image

Biếm họa Trường Lâm
- Bão Thần Sấm (Rammasun) ập vào Biển Đông ngày 15/07 (2014) với sức gió từ 135 đến 150 cây số một giờ hoặc mạnh hơn theo thời gian đã buộc Trung Cộng phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông, nhưng không bảo đảm Trung Cộng sẽ không trở lại với nhiều gìan khoan khác khi bão đi qua.


Tân Hoa xã (Xinhua) của Trung Cộng loan báo lúc rạng sáng ngày 15/7 (giờ địa phương) rằng: “Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc cho biết, hoạt động tác nghiệp khoan thăm dò Dự án phía namđảoTrung Kiến (Việt Nam gọi là Tri Tôn) ngày 15/7 đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ theo kếhoạch, đồng thời phát hiện hiển thị dầu khí. Theo quy trình thăm dò và khai thác dầu khí biển sâu, bước tiếp theo sẽ triển khai đánh giá tổng hợp tầng dầu khí đối với tư liệu địa chất và dữ liệu phântích thu được trong hoạt động tác nghiệp khoan thăm dò lần này, đồng thời nghiên cứu xây dựngphương án công tác giai đoạn tới trên cơ sở này.”


Bản tin viết thêm: “Ngày 2/5 năm nay, Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc khởi động tác nghiệp khoan thăm dò hai giếng thuộc Dự án phía nam đảo Trung Kiến, ngày 27/5 hoàn thành tác nghiệp khoan thăm dò giếng số 1 phía nam đảo Trung Kiến, ngày 28/5 bắt đầu thực hiện tác nghiệp khoan thămdò giếng số 2 và hoàn thành vào ngày 15/7.”

Qua ngày 16/7 (2014), người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hồng Lỗi cho biết: “Giàn khoan Hải Dương 981 theo kế hoạch chuyển về dự án Lăng Thuỷ ở đảo Hải Nam tiếp tục tácnghiệp, chuyển giàn khoan là sắp xếp kế hoạch tác nghiệp trên biển của doanh nghiệp hữu quan, không liên quan với bất cứ nhân tố bên ngoài nào.”


Hồng Lỗi nói như thế để phủ nhận những bàn tán trong dư luận cho rằng cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình và Hội nghị 2 ngày tại Bắc Kinh về Chiến lược và quan hệ Kinh tế giữa hai nước Mỹ-Trung đã ảnh hưởng đến quyết định rút gìankhoan của Bắc Kinh.


Tân Hoa Xã nhấn mạnh: “Ông Hồng Lỗi cho biết, điều cần nhấn mạnh là, tác nghiệp kể trên hoàntoàn là công việc trong phạm vi chủ quyền Trung Quốc. Bước tới doanh nghiệp hữu quan sẽnghiên cứu ấn định phương án làm việc cụ thể giai đoạn tới trên cơ sở nghiêm chỉnh phân tích vàđánh giá tư liệu địa chất đã giành được trong tác nghiệp lần này.”


Thêm một lần nữa, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI,China Radio International) còn tái khẳng định chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông: “Trả lời phỏng vấn phóng viên về hoàn thànhtác nghiệp Dự án phía nam đảo Trung Kiến, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗicho biết, quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc tácnghiệp tại vùng biển gần Tây Sa (Hòang Sa) không hề có tranh chấp hoàn toàn là công việc trongphạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyếtphản đối Việt Nam quấy nhiễu một cách vô lý hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp Trung Quốc,đồng thời đã áp dụng biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho hoạt động tác nghiệp.”


Thái độ của Hồng Lỗi không có gì mới mà chỉ lập lại lập trường đã bị Việt Nam bác bỏ nhiều lần đối với chủ quyền mà V iệt Nam nói “không chứng minh được” của Trung Cộng ở quần đảo Hòang Sa.

Tuy vậy, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã đón nhận tin rút giàn khoan của Trung Cộng với thái độ“có tính toán” vừa để làm yên lòng dân trong nước, nhưng đồng thời cũng “muốn tỏ thiện chí hòa bình, hữu hảo” không tránh được với láng giếng Trung Cộng.

Theo tin chính thức, tại phiên họp của Chính phủ sáng 16/07 (2014), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã: “Khẳng định Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng của Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế”, đồng thời “yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng nói thêm: “Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.”

Ông Dũng còn được Bản tin của Chính phủ trích dẫn đã nói với Trung Cộng rằng: “Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển. Với tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các bên liên quan đàm phán hòa bình, giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế.”

Và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng nói thêm: “Việt Nam mong muốn thông qua đàm phán hữu nghị để giải quyết các tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.”

Sự thể cả Thủ tướng lẫn Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao cùng lên tiếng song song về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông chứng tỏ phía nước nhỏ Việt Nam muốn nói chuyện giải quyết tranh chấp lãnh thổ với anh hàng xóm khổng lồ Trung Cộng để ngăn chận Bắc Kinh không gây khó khăn thêm cho Việt Nam bằng cách tiếp tục đặt các giàn khoan tìm kiếm dầu trên vùng biển mà Việt Nam nhận là của mình.

Tuy nhiên, qua lời nói của Phát ngôn viên Trung Cộng Hồng Lỗi trong hai ngày 15 và 16/07 (2014) thì không có dấu hiệu gì cho thấy đề nghị của Việt Nam có thể được Trung Cộng cứu xét.

Cần cảnh giác cao độ

Vì vậy mà một số Tướng lãnh của Việt Nam đã mau chóng cảnh giác phải đề phòng chiến thuật “lùi một tiến hai, ba bước” của Trung Cộng.

Chuẩn đô đốc, Thiếu tướng Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam nói: “Đây không phải là cuộc đấu tranh cuối cùng. Bởi thế chúng ta phải hết sức cảnh giác và theo dõi sát sao, đặc biệt đối với chiến sỹ và ngư dân đang ngày đêm bám biển.”

“Lý giải cho điều này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm dẫn chứng năm 2012, Trung Quốc cũng nhân cơn bãoGutchol để rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough của Philippines và sau đó quay lại, mở rộng phạm vi chiếm cứ.” (PetroTimes, 16/07/2014)

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV, nguyên Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X biểu: “Trung Quốc xưa nay rất mưu mô. Đừng thấy họ di chuyển giàn khoan mà vội vui mừng, đừng ảo tưởng rằng Trung Quốc thôi thực hiện mưu đồ chiếm biển Đông”.

Ông nói: “Đây chỉ là việc làm nhằm xoa dịu dư luận trước sự đấu tranh của Việt Nam và dư luận thế giới phản đối việc xâm phạm vùng biển của nước ta…việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về Hải Nam hay đi đâu nữa thì ý đồ xuyên suốt của Trung Quốc là làm chủ, bá quyền ở khu vực biển Hoàng Sa rồi Trường Sa và eo biển Malacca, thực hiện trọn vẹn mưu đồ của cái gọi là đường 9 đoạn, nay là 10 đoạn.” (Theo báo Một Thế Giới, 16/07/2014)

Trong khi đó, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an nói với phóng viên VTC News rằng: “Giàn khoan Hải Dương 981 có thể chịu được bão mạnh cấp 14, cấp 15 và động đất mạnh tới 8 độ richter. Bởi vậy, việc Trung Quốc rút giàn khoan này hoàn toàn không phải là để tránh cơn bão Rammasun. Trung Quốc cũng không rút giàn khoan do tác động bởi Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ.” (đòi Trung Cộng rút giàn khoan)

Trả lời câu hỏi: “Nghĩa là việc đưa giàn khoan ra khỏi khu vực hạ đặt trái phép đã nằm trong lộ trình rồi, thưa ông?

Tướng Lê Văn Cương đáp: “Đúng thế. Không phải vì sức ép của Việt Nam và thế giới mà Trung Quốc rút giàn khoan về nước. Việc Trung Quốc rút giàn khoan chỉ là họ thay đổi chiến thuật, thay đổi một phương thức hành động khác để đạt được mục đích của họ.

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định độc chiếm biển Đông. Mọi hành động, bước trước, bước sau đều được họ tính toán và lên kế hoạch từ trước.

Sau giai đoạn này, Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động còn nguy hiểm hơn để chiếm vùng biển nước ta. Cụ thể, Trung Quốc sẽ quay trở lại vùng biển này, nhưng có thể không phải với giàn khoan Hải Dương 981 mà với các giàn khoan nhỏ khác và hàng trăm tàu đánh cá.

Trung Quốc rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển nước ta thực chất chỉ là việc kết thúc bước chạy rốt đa (chạy thử), kết thúc một khúc nhạc dạo đầu. Sau khi rút giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc mới thực sự thực hiện ý đồ chiếm vùng biển nước ta.”

- Có liên quan gì đến hoạt động xây dựng trên một số đảo ở quần đảo Trường Sa của ta mà họ đã dùng vũ lực chiếm đóng?

Cũng trong cuộc phỏng vấn của TVC News, Tướng Cương còn tiết lộ: “Hiện Trung Quốc sắp hoàn thiện việc xây dựng đảo Gạc Ma và đã lên kế hoạch xây dựng thêm đảo Chữ Thập.

Theo kế hoạch của Trung Quốc, họ sẽ thực hiện việc bơm cát và xây dựng đảo Chữ Thập trong vòng 2 năm sắp tới. Sau khi hoàn thành, Trung Quốc sẽ đưa tới đây vài chục thanh niên nam nữ như một xóm chài, có nhà trẻ, có trạm y tế, có sân bay bến cảng.”

Hỏi:- Rồi tiếp đó họ sẽ làm gì nữa, thưa Thiếu tướng?

Đáp: “Căn cứ quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương có cả tàu sân bay, tàu ngầm, tàu chiến. Một hạm đội của Mỹ luôn thường trực tại đây. Theo kế hoạch của Trung Quốc thì họ sẽ xây dựng đảo Chữ Thập lớn gấp 4 lần căn cứ quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương.

Sau khi hoàn thành đảo Chữ Thập, cùng với đảo Gạc Ma, Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Nếu điều này xảy ra, vùng biển Đông sẽ bị Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn.

Việt Nam và các nước trong khu vực đang đứng trước một cuộc đấu tranh nhiều thử thách, nguy hiểm hơn với ý đồ thôn tính biển Đông của Trung Quốc.

Cho nên, có thể khẳng định, việc Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về vùng biển của họ không phải là dấu hiệu đáng mừng. Một cuộc đấu tranh thử thách hơn, nguy hiểm hơn đang đợi chúng ta ở phía trước. Quan hệ Việt – Trung sẽ còn phức tạp hơn trong thời gian tới.”

Ngoài ra Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cũng đã phản ứng về việc Trung Cộng rút giàn khoan 981: “Tôi nghĩ đây là kết quả của quá trình đấu tranh của ngư dân, của toàn dân tộc Việt Nam cùng với tác động của dư luận và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên chúng ta vẫn phải cảnh giác và tiếp tục đối phó với các hành động mới của Trung Quốc, vì chúng ta biết âm mưu của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông. Chúng ta phải kiên quyết thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” (báo Dân Trí, 16/07/2014)

Nhận hão – Ăn ảo

Tuy vậy đó đây trong hàng ngũ các viên chức CSVN, vẫn có những tiếng nói lạc quan tếu, vội vàng và chủ quan coi chuyện rút giàn khoan của Trung Cộng là một thắng lợi đáng mừng nên đã đoán ẩu để nhận vơ.

Chẳng hạn như Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng: “Việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trước dự kiến cho thấy sự sai lầm về chiến lược của họ. Điều thế giới dễ nhận ra nhất đó là sự thất bại của Trung Quốc với mưu đồ trở thành Đế quốc biển.” (Báo Petro Times (Năng Lượng Mới), 15/07/2014)

Ông Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam trả lời Petro Times trước khi có tin giàn khoan Hải Dương 981 di chuyển nên đã nói: “Nếu Trung Quốc rút giàn khoan trước thời gian mà họ đã ngang ngược tuyên bố là 15/8 thì đó không phải là vì cơn bão. Bởi lẽ giàn khoan này đã được thiết kế để chịu đựng “siêu bão”. Cho nên cơn bão chỉ là cái cớ để họ nói với thiên hạ.

Đây là sự thành công về cuộc chiến về pháp lý, về ngoại giao của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.”

Nhận định của Tướng Lê Mã Lương hoàn toàn ngược với khẳng định của Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương đã dẫn chứng ở trên nói rằng: “Không phải vì sức ép của Việt Nam và thế giới mà Trung Quốc rút giàn khoan về nước.”

Tiếp theo là quan điểm của ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)

Ông Hà Lê nói với nhiều báo trong nước ngày 16/07 (2014): “Thời gian gần đây, phía Trung Quốc khá bị động. Họ vừa phải đối phó với những phương án đấu tranh của ta trên thực địa khu vực đặt trái phép giàn khoan, vừa lo chống lại với sự phản đối trong dư luận thế giới. Sự bị động của Trung Quốc thể hiện ở chỗ, họ treo băng rôn tiếng Việt kêu gọi hòa bình, hữu nghị; họ thay đổi phương thức cản phá lực lượng chấp pháp của Việt Nam.”

Băng rôn mà ông Hà Lê nói đến xảy ra vào ngày 10/07 (2014) được treo bên hông tầu 2506 của Trung Cộng có dòng chữ: TQ - VN hữu nghị chung sống hòa bình với nhau.

Nhưng cũng chính chiếc tầu này đã săn đuổi gay gắt các tầu Cảnh sát biển của Việt Nam nên nói là “bị động” thì có chủ quan không?

Ông Hà Lê còn đánh giá: “Trung Quốc chẳng qua chỉ đang mượn cớ để rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Cơn bão Rammansun (cơn bão lớn đang đổ bộ vàoPhilippines) như vô tình trở thành cơ hội để Trung Quốc rút giàn khoan về.”

Trung cộng được gì?


Dù có lạc quan hay bi quan thì Việt Nam cũng đã bị Trung Cộng kiềm chế không cho lợi dụng vụ gìankhoan để tiến lên trước mặt Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh chấp ở Biển Đông.

Vậy “chiến lược biển” tiếp theo của Trung Cộng sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 là gì? Thời gian sẽ chứng minh câu nói “bằng mọi cách phải bảo vệ chủ quyền biển là quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc” của lãnh tụ Tập Cận Bình, nhưng rõ ràng trong vụ rút giàn khoan 981 Trung Cộng đã chủ động “xì hơi bóng căng” để hóa giải những chỉ trích làm căng thẳng tình trạng lưu thông hàng hải trên Biển Đông.

Thứ hai, quan trọng hơn, là Bắc Kinh đã “phá vỡ được kế họach đe kiện Trung Cộng” ra tòa án Quốc tế của Việt Nam, đồng thời ngăn chận toan tính liên minh giữa Việt Nam với các cường quốc, tiêu biểu là Mỹ và Nhật, để chống lại Trung Cộng.

Như vậy, cuối cùng Việt Nam lại phải quay về vị trí của một nước nhỏ và tiếp tục cô đơn trong cuộc tranh chấp trường kỳ về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông với Trung Cộng.

Cũng nhân vụ giàn khoan hải Dương 981 rút lui thì ở Việt Nam đã có hiện tượng “ăn mừng tự sướng” của “một bộ phận truyền thông”, theo lời cảnh giác của mạng báo “Nguyễn Tấn Dũng”.

Tuy chưa bao giờ được coi là “tiếng nói chính thức của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng” nhưng Báo điện tử này vẫn thường xuyên thông tin về các hoạt động của ông Dũng và quyết định của Chính phủ. Ông Dũng cũng chưa bao giờ cho lệnh triệt phá báo mạng này.

Trong tiết mục “Chủ quyền Biển Đông”, báo này viết vào ngày 16/07 (2014): “Rút giàn khoan không phải vì sợ VN, cũng không phải vì sự lên tiếng của Mỹ mà là theo kế hoạch được tính toán bài bản, lúc này TQ phải rút và lý do thời tiết chỉ là cái cớ, mượn thời cơ – điều này có đáng để một số người dân VN ăn mừng?

Ăn mừng sự kiện rút giàn khoan mà nguyên nhân rút không phải vì sợ VN, mà việc rút giàn khoan của Trung Quốc là có sự tính toán kỹ càng cho lợi ích của Trung Quốc, đồng thời không có cam kết nào đảm bảo rằng TQ sẽ không quay lại chiếm Biển Đông của VN, thì việc ăn mừng lúc này không khác nào thể hiện sự khờ dại, tự tưởng thưởng của một bộ phận truyền thông VN!”

Bài báo hỏi: “Nếu như ngày mai, ngày mốt TQ lại quay lại vùng biển của chúng ta, chúng ta sẽ làm thế nào đuổi TQ ra khỏi lãnh thổ của mình đây? Liệu trước khi ăn mừng, có ai đặt ra câu hỏi này hay không?

Ngôi nhà xây trên cát thì chắc chắn chỉ cần một cơn gió, trận mưa rào đi qua thì công trình cát sẽ trôi sạch. Điều đó cho thấy, nếu như nền tảng không bền vững, nhìn nhận vấn đề không sâu, không tường tận thì chẳng có việc gì được giải quyết triệt để.

Tương tự như vậy, việc ăn mừng giàn khoan rút vì bão thì thật là chưa hiểu thấu bản chất vấn đề!”

Báo mạng “Nguyễn Tấn Dũng” viết tiếp: “TQ tự rút về vì nhiều lý do chiến lược, không chỉ để tránh cơn bão sắp đi qua mà TQ đang có trong tay tài liệu, số liệu về khu vực có thể khai thác dầu khí, đặc biệt là động thái này diễn ra sau cuộc đối thoại Mỹ -Trung, hẳn những thứ đó là nguyên nhân TQ rút giàn khoan và là điều có lợi cho TQ lúc này, vậy mà một số người dân VN đi ăn mừng? Ăn mừng theo kiểu cầu nguyện bão lớn xuất hiện đã hiển linh thì có thể giải quyết được vấn đề nan giải hiện nay hay không?

Cần giải quyết vấn đề từ cái gốc chứ không phải từ cái bóng của nó và cốt yếu là phải làm thế nào để bảo vệ vững chắc lãnh thổ của VN và buộc TQ từ bỏ vĩnh viễn tham vọng bành trướng, gom Biển Đông thành ao nhà mới là quan trọng.

Việc làm trong lúc này thiết nghĩ không phải là ăn mừng trên sức mạnh tưởng tượng mà hãy dồn sức tìm xem bằng cách nào không để giàn khoan TQ tiến vào vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển của chúng ta nữa!”

Nhưng ai đã ăn mừng và có một “bộ phận Lãnh đạo” nào đã “tát nước theo mưa” để “ăn mừng” không mà mạng báo này đã cảnh giác: “Chúng ta phải suy nghĩ đến các biện pháp bảo vệ vững chắc đất nước mình, bằng tài năng thật sự, bằng những biện pháp cứng rắn chứ không phải theo kiểu “cầu may”, dựa vào thời tiết như giàn khoan vừa rút?!

Như vậy phải chăng chủ trương đối phó với Trung Cộng ở Biển Đông của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ xưa đến nay, nhất là trong thời gian 75 ngày có mặt của giàn khoan 981, hãy còn “mềm xèo”, “nói nhiều làm ít” và chỉ biết “cầu âu” cho nên may mà phen này đã “trúng mánh” nhờ có vụ Trung Cộng rút giàn khoan tránh bão?

(07/2014)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests