Bình Luận , Quan Điểm

lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Nhìn Ukraine, nghĩ về Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc (VOA)


Mấy tuần vừa qua, biến cố gây chấn động và thu hút sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới nhiều nhất chắc chắn là cuộc cách mạng tại Ukraine. Báo ngoại quốc viết. Báo tiếng Việt viết. Sáng, thức dậy, vào Internet, mở các trang báo mạng khắp nơi, đều thấy tin tức về Ukraine nằm ở trên cùng.

Các bài tường thuật trên báo chí thường tập trung vào bốn khía cạnh chính:

Một, sự đoàn kết và can đảm tuyệt vời của dân chúng Ukraine, những người sẵn sàng chấp nhận hy sinh, kiên trì theo đuổi cuộc đấu tranh bất bạo động chống lại nhà cầm quyền độc tài có khuynh hướng đi ngược lại lịch sử nhằm biến Ukraine thành một chư hầu của Nga. Cuối cùng, họ đã thắng: Tổng Thống Viktor Yanukovych phải bỏ trốn.

Hai, sau khi Viktor Yanukovych chạy trốn, người ta mới phát hiện ra sự giàu có và xa hoa vô độ của ông. Với số lương chính thức của một tổng thống trên 20,000 Mỹ kim một năm, ở một đất nước thu nhập bình quân của dân chúng chỉ có khoảng từ 3,000 đến 6,000 Mỹ kim, Yanukovych lại sở hữu những ngôi nhà giống như cung điện của vua chúa ngày xưa: tất cả các vòi nước trong phòng tắm và nhà vệ sinh đều nạm vàng rực rỡ; riêng bộ sưu tập xe hơi và xe gắn máy của ông đã lên đến mấy triệu Mỹ kim. Sự giàu có và xa hóa ấy đến từ đâu? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: tham nhũng!

Ba, sự thức tỉnh của giới cai trị tại Ukraine thể hiện qua việc Quốc Hội thông qua lời kêu gọi công an ngưng bắn giết những người biểu tình, sau đó, đồng ý truất phế Tổng Thống Yanukovych; việc các công an quỳ gối xin lỗi đã nổ súng vào các đám biểu tình trước đó.

Bốn, gần đây nhất, người ta bàn tán rất nhiều về nguy cơ đổ máu tại Ukraine sau cuộc cách mạng vừa qua. Liên quan đến nguy cơ đổ máu, có hai khả năng: thứ nhất là nội chiến giữa các phe phái và sắc tộc tại Ukraine; và thứ hai là khả năng Tổng Thống Putin của Nga sẽ xua quân tràn qua biên giới xâm lược Ukraine với lý do là để bảo vệ cộng đồng người Nga đang sống tại Ukraine. Hai khả năng này, thật ra, song hành với nhau: Khi quân đội Nga đã tràn vào lãnh thổ Ukraine, chắc chắn họ sẽ sử dụng yếu tố sắc tộc làm một thứ vũ khí chính để làm suy yếu sức kháng cự của Ukraine.

Xuyên suốt bốn khía cạnh nêu trên là một số vấn đề quan trọng. Thứ nhất là chiến thắng của đám đông, của những người dân không có vũ khí nào khác ngoài sự can đảm và quyết tâm.

Giới bình luận chính trị quốc tế cho đó là một chiến thắng vang dội, không thua bất kỳ chiến thắng nào trong các cuộc cách mạng màu trước đây cũng như cách mạng mùa xuân ở Ả Rập.

Gắn liền với chiến thắng ấy là sự thất bại của các thế lực chính trị đầy quyền uy. Trước hết là của cựu Tổng Thống Yanukovych, người tìm mọi cách để duy trì chiếc ghế của mình: cuối cùng, ông đã thất bại. Tổng Thống Putin, người muốn duy trì ảnh hưởng của Nga tại Ukraine, cho đến nay, đã thất bại. Các nước Tây phương trước đây từng khuyên dân chúng chấp nhận chính phủ của họ cũng thất bại. Thứ hai, cũng giống mọi cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng mới bùng nổ tại Ukraine cũng chứa rất nhiều bất trắc. Không ai dám chắc nó sẽ kết thúc một cách êm thấm với một nền dân chủ và thịnh vượng như một số quốc gia Ðông Âu hậu-cộng sản khác.

Ẩn giấu đằng sau tính chất bất trắc trong tình hình chính trị tại Ukraine hiện nay là một yếu tố rất đáng quan tâm: địa chính trị (geopolitics). Có thể nói, một cách đơn giản, số phận của Ukraine hiện nay tùy thuộc phần lớn vào yếu tố địa chính trị ấy. Không chú ý đến yếu tố địa chính trị, mọi sự lạc quan của chúng ta đều dễ trở thành lạc quan tếu. Sự thật sẽ phức tạp hơn nhiều. Với tư cách người Việt Nam, quan sát các xung đột chính trị tại Ukraine, chúng ta càng cần phải suy nghĩ về yếu tố địa chính trị vì đó chính là một trong những điểm tương đồng quan trọng nhất giữa hai nước.

Nhìn trên bản đồ thế giới, chúng ta dễ thấy ngay địa thế chiến lược của Ukraine: Nó nằm ngay ở bản lề giữa Nga và Cộng Ðồng Châu Âu. Một bên, nó giáp biên giới với Nga; bên kia, với Romania, Hungary, Slovakia, Ba Lan và Belarus (bốn nước đầu thuộc khối NATO). So với Belarus, vị trí của Ukraine đối với Nga quan trọng hơn nhiều: Nó đông dân hơn (khoảng 45 triệu so với dân số của Belarus chỉ có gần 10 triệu); hơn nữa, nó có một bờ biển chung với Nga tại Bắc Hải, vốn được xem là cửa ngõ của hải quân và hàng hải của Nga. Với Châu Âu, Ukraine cũng rất cần thiết: Khoảng 25% số lượng khí đốt tại Châu Âu được nhập cảng từ Nga, và 60% số đó đi ngang qua lãnh thổ Ukraine.

Nếu Ukraine tham gia vào Cộng Ðồng Châu Âu, hoặc nghiêng hẳn về Châu Âu, biên giới của Châu Âu sẽ tiến sát vào cạnh sườn của Nga. Ðó là điều Nga tuyệt đối không muốn. Chính vì vậy, năm 2013, Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã hứa bỏ ra 15 tỉ Mỹ kim để mua trái phiếu của Ukraine như một cách giúp đỡ nước này và cũng là một cách mua chuộc Tổng Thống Yanukovych để ông đừng ngả sang Châu Âu. Sự mềm lòng của Yanukovych trước số tiền lớn lao ấy đã gây phẫn nộ cho dân chúng Ukraine, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ do ông lãnh đạo và bản thân ông phải chạy sang Nga trốn.

Vấn đề gai góc nhất hiện nay là: Liệu Putin có chấp nhận thua cuộc?

Hiện nay, không ai biết các tính toán của Putin: Về phương diện ngoại giao, với Tây phương, ông vẫn giữ giọng hòa hoãn; nhưng về phương diện đối nội, ông lại ra lệnh cho 150,000 binh sĩ với khoảng 600 chiếc xe tăng áp sát biên giới Ukraine; ông lại yêu cầu Quốc Hội thông qua nghị quyết cho phép ông được quyền sử dụng quân đội để tấn công Ukraine; và mới đây, 15,000 lính Nga đã tràn vào bán đảo Crimea mà không gặp bất cứ một sự chống cự nào.

Nằm giữa Châu Âu và Nga là một bất hạnh cho Ukraine. Nước này lại có thêm một bất hạnh khác: sự phân hóa trầm trọng về sắc tộc, lịch sử và chính trị trong nội bộ. Phần lớn dân chúng ở phía Ðông Ukraine - đa số theo Chính Thống Giáo và nói tiếng Nga - có truyền thống gắn bó với Nga trong khi phần lớn dân chúng ở phía Tây - đa số theo Thiên Chúa Giáo và nói tiếng Ukraine - vốn chỉ bị nhập vào khối Liên Xô từ năm 1939 lại có khuynh hướng ngả về Châu Âu.

Sự phân hóa về sắc tộc, lịch sử, văn hóa và chính trị ấy rất dễ bị Nga khai thác, từ đó, Ukraine hoặc có nguy cơ bị chia làm hai hoặc không đủ sức mạnh thống nhất để chống cự lại sự xâm lược của Nga.

Trong khi đó, sự giúp đỡ của Mỹ và Cộng Ðồng Âu Châu đối với chính phủ lâm thời tại Ukraine còn khá dè dặt, chủ yếu là những lời hứa hẹn. Ðiều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên: Về phương diện địa chính trị, Ukraine còn nằm ngoài sự quan tâm của Châu Âu. Vẫn còn đang khủng hoảng cả về tài chính lẫn về bản sắc, Cộng Ðồng Âu Châu hiện đang bận tâm với việc phục hồi kinh tế và củng cố các thành viên mới vốn là các quốc gia hậu ố cộng sản như Bulgaria, Romania, Hungary... Việc mở rộng biên giới sang tận Nga, tuy rất hấp dẫn, nhưng còn khá xa. Không ai dám chấp nhận rủi ro cho một tương lai xa như vậy cả. Nếu, sau khi chiếm bán đảo Crimea, Nga liều lĩnh mở rộng cuộc tấn công vào Ukraine, tất cả những gì Mỹ, và cùng với Mỹ, Cộng Ðồng Châu Âu, có thể làm được là tẩy chay hội nghị thượng đỉnh dự định được tổ chức tại Nga vào tháng 6 sắp tới, trì hoãn một số hiệp định thương mại với Nga, loại trừ Nga ra khỏi khối Bát đại cường (Group of 8), v.v... Nhưng tất cả các việc làm ấy đều không thể ngăn cản được tham vọng của Nga.

Chính vì vậy, mọi người đều biết rõ Ukraine đang đối diện với rất nhiều thử thách nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ở đây, tôi không muốn đi sâu vào tình hình hay viễn ảnh chính trị của Ukraine. Tôi chỉ muốn nêu lên một vấn đề: Về phương diện địa chính trị, Việt Nam rất giống Ukraine. Cũng chia sẻ một biên giới với một quốc gia lớn và đầy tham vọng: Trung Quốc. Năm 1949, vừa mới giành chính quyền ở lục địa, Trung Quốc đã quyết định giúp đỡ Việt Minh trong chiến tranh chống Pháp không hẳn vì vấn đề ý thức hệ mà chủ yếu là vì yếu tố địa chính trị: Dùng Việt Nam như một hàng rào tốt để phòng thủ ở biên giới phía Nam nước họ. Sau năm 1975, Trung Quốc xúi Khmer Ðỏ tấn công Việc Nam cũng vì lý do địa chính trị. Năm 1979, họ tấn công Việc Nam cũng lại vì lý do địa chính trị.

Ðể tự bảo vệ mình, những gì Trung Quốc cần ở Việt Nam, theo ưu tiên là: Một, sự lệ thuộc; hai, nghèo; và ba, độc tài.

Mọi nỗ lực phá vỡ ba yếu tố trên đều trở thành một thách thức đối với Trung Quốc.

Và mọi thách thức đối với Trung Quốc đều là một thử thách gay gắt đối với Việt Nam.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Quả bom nợ ở Trung Quốc
Friday, March 07, 2014 7:31:56 PM

Ngô Nhân Dụng


Ngày hôm qua, Thứ Sáu, 7 Tháng Ba, 2014, công ty Siêu Nhật Thái Dương ở Thượng Hải đã thú nhận không thể trả đủ số tiền lãi gần 90 triệu được Nguyên (14.6 triệu đô la Mỹ) cho các trái khoán mới phát hành hai năm trước. Ngày Thứ Ba, công ty này đã loan báo họ không thể đi vay nợ thêm để trả tiền lãi, sau khi cố gắng kiếm được khoảng 4 triệu đồng Nguyên.

Siêu Nhật Thái Dương thành lập năm 2003, chuyên bán các bản kính biến năng lượng mặt trời thành điện bán ra khắp thế giới, thuộc một ngành đã phát triển rất nhanh trong mươi năm gần đây. Ðây là công ty đầu tiên khai vỡ nợ trong thị trường nội địa Trung Quốc mà không được chính quyền ra tay cứu. Trước đó, có những công ty Trung Quốc đã khai vỡ nợ trên các trái khoán vay bằng đô la Mỹ, ở nước ngoài; như công ty Trại Duy Thái Dương ghi danh ở Cayman Islands, và công ty Suntech Power Holdings Co khai phá sản tại tòa án ở Mỹ.

Siêu Nhật Thái Dương phá sản, cho thấy Ðảng Cộng sản Trung Quốc đang làm đúng lời hứa hẹn gần đây, là để cho thị trường đóng vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế, ít nhất đối với một công ty nhỏ và một món nợ nhỏ. Cho đến Tháng Giêng vừa qua, một quỹ đầu tư lớn là Trung Thành Tín Thác đã được nhà nước bỏ tiền ra cứu sau khi không có tiền trả nợ cho các trái chủ. Lý do khiến đảng Cộng sản phải cứu các trái phiếu này, không để cho vỡ nợ là vì những trái chủ mua nhiều phiếu nhất chính là các ngân hàng lớn do nhà nước làm chủ. Nếu để cho công ty phát hành khai phá sản thì cả hệ thống ngân hàng đều lâm nạn!

Các xí nghiệp nhà nước ở Trung Quốc thường vay nợ của các ngân hàng, vì bên cho vay và bên đi vay đều thuộc quyền đảng cộng sản; nếu không trả được nợ cũng xí xóa! Thị trường trái phiếu mới phát triển gần đây, khác với giao dịch ngân hàng, cho phép các xí nghiệp phát hành “giấy nợ” (trái phiếu), cho công chúng. Thị trường này đã lớn lên rất nhanh, hiện nay tổng số nợ đã có trị giá trên giấy tờ khoảng 4,200 tỷ đô la Mỹ; tương đương với số ngoại tệ dự trữ tại ngân hàng trung ương. Vụ vỡ nợ của Chaori Solar còn rất nhỏ, nhưng cho thấy thị trường trái phiếu trong nước Tầu đang bị đe dọa với nhiều vụ phá sản khác. Các công ty sản xuất khí cụ biến ánh sáng mặt trời thành điện đua nhau ra đời nhờ nhu cầu lớn trên thế giới, kỹ thuật dễ bắt chước các nước tiên tiến và tiền lương công nhân tương đối vẫn thấp.

Nhưng số xí nghiệp bước vào ngành này nhiều quá, vay tiền để phát triển khả năng sản xuất rất nhanh trong khi nhu cầu trên thế giới bắt đầu giảm dần. Chaori Solar là công ty đầu tiên bị vỡ nợ vì không bán được hàng, nhưng chắc không phải là công ty chót phá sản. Trong năm 2014 này sẽ có nhiều công ty cùng ngành điện mặt trời phải trả đến tiền vốn đã vay, tổng số vốn phải trả cho các trái phiếu đáo hạn lên tới gần 8 tỷ đô la.

Ngành điện mặt trời cũng tương đối nhỏ. Các món nợ, vay qua ngân hàng hoặc vay bằng trái phiếu, của các ngành khác cũng đang lo ngại khó trả được, thuộc công nghiệp luyện thép, nhôm, làm tàu thủy, và khai thác than. Tất cả đều do cùng một nguyên nhân là vay nợ để phát triển khả năng sản xuất trong khi nhu cầu trong nước và trên thế giới không tăng mà lại giảm.

Nợ đang là một mối lo lớn của nền kinh tế Trung Quốc. Nó có thể bùng nổ khi các công ty không thể trả được nợ cho các ngân hàng hay trái chủ, và các ngân hàng chứa quá nhiều “nợ xấu” không thể tiếp tục cho vay, cả nền kinh tế vì thế sẽ đình trệ, giống như cơn khủng hoảng bắt đầu năm 2007 ở Mỹ, khi quá nhiều người vay tiền mua nhà rồi không trả được nợ. Ngày Thứ Tư vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Trường đọc báo cáo trước 2,900 đại biểu quốc Hội đã tuyên bố chính phủ ông hứa sẽ “tháo gỡ quả bom nợ” không cho nó bùng nổ!

Công ty nghiên cứu Thomson thuộc hãng Reuters cho biết tổng số nợ của 945 công ty ghi danh trên các thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đã tăng từ 1,820 tỷ được Nguyên năm 2008 lên tới 4,740 tỷ trong năm 2013, tức là tăng hơn hai lần trong năm năm. Trong năm năm vừa qua, tổng số nợ đã gia tăng, từ 120% Tổng Sản lượng Nội địa (GDP) lên tới 215% GDP. Hầu hết các món nợ chồng chất và sẽ thiếu khả năng trả tiền vốn và lãi cho các ngân hàng chính là các doanh nghiệp nhà nước lớn và các chính quyền địa phương. Năm 2007, thị trường trái phiếu của các doanh nghiệp trị giá tổng công an 800 tỷ đồng nguyên, năm 2013 đã tăng hơn 10 lần, thành 8,700 tỷ. Tỷ số nợ trên tài sản của các xí nghiệp Trung Quốc đã lên tới 93%, trong khi ở các nước Châu Á khác trong mười năm qua chỉ lên tới tỷ số trung bình là 70%.

Quả bom nợ tại Trung Quốc đã đe dọa bùng nổ từ ba bốn năm qua, nhưng được trì hoãn vì chính quyền trung ương vừa bỏ tiền ra cứu, vừa ra lệnh giảm bớt việc cho vay. Trong nền kinh tế nửa thị trường, nửa chỉ huy, đảng Cộng sản vừa đóng vai chủ nợ, qua các ngân hàng của nhà nước, vừa đóng vai con nợ, qua các công ty quốc doanh và cơ quan chính quyền địa phương.

Giống như tay phải rút tiền từ trong túi ra cho tay trái vay vậy. Khi số nợ xấu gia tăng đến mức đe dọa, đảng cộng sản có thể ra lệnh cho tay phải giảm bớt, không cho tay trái vay nữa. Họ đã từng tăng lãi suất, tăng số dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, để ban lệnh ngưng bớt việc gia tăng tín dựng. Khi số nợ xấu của các ngân hàng lên quá cao, nhà nước bèn bỏ tiền ra, lập ra một cơ quan đứng mua các món nợ xấu đó. Số nợ xấu trong sổ sách của các ngân hàng thương mại giảm ngay lập tức, vì đảng cộng sản lấy công quỹ “mua” các món nợ xấu đó; tức là lấy tiền của dân chúng bù lỗ cho việc làm ăn thất bại của cả hệ thống, từ các doanh nghiệp nhà nước đến các chính quyền địa phương, và các ngân hàng.

Tất nhiên, tình trạng đó gây ra một tâm lý “ỷ y” của tất cả các cán bộ trong hệ thống, trong ngôn ngữ kinh tế học gọi là “moral hazard” (mối rủi ro vì tinh thần ỷ lại). Nếu biết mình không bao giờ lo vỡ nợ, có thất bại cũng không lo mất chức, thì ai còn thấy cần phải cố gắng làm việc có hiệu quả hơn?

Cho nên trước đây hai tháng, Trung Ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố trong thời gian tới sẽ để cho thị trường đóng vai quyết định, thay vì để cho nhà nước quyết định tất cả. Muốn vậy, phải ra lệnh cho các ngân hàng giảm bớt số tín dụng, không được cho vay nhiều như trước nữa. Nhưng tuyên bố thì dễ, thực hiện mới khó.

Cũng trong ngày Thứ Tư vừa qua, ông Lý Khắc Cường đã nói trước quốc hội rằng sẽ đặt mục tiêu phát triển kinh tế trong năm nay là 7.5%. Con số này khiến nhiều người nghi ngờ khả năng kiềm chế tín dụng của chính quyền Bắc Kinh. Bởi vì muốn kinh tế phát triển ở mức 7.5%, kinh tế Trung Quốc không thể dựa vào người tiêu thụ tiêu tiền, như ở các nước tiên tiến. Thúc đẩy người dân tiêu thụ khó hơn, vì cơ cấu kinh tế vẫn không nâng đỡ người tiêu thụ. Dễ dàng hơn cả, là chính quyền Trung Quốc cứ tiếp tục đổ tiền cho các doanh nghiệp nhà nước và các chính quyền địa phương, cho họ đầu tư mở mang thêm những nhà máy sản xuất ra rồi không bán được hàng, và xây dựng thêm những xa lộ, phi cảng không cần thiết, và dựng những khu gia cư xây lên không ai mua ở.

Quả bom nợ vẫn tiếp tục đe dọa nặng nề trong năm nay. Số tiền nợ các ngân hàng không đáng lo bằng số tiền mà các quỹ tín thác (trust) cho vay. Ðây là một hệ thống “ngân hàng nửa sáng nửa tối,” vì họ có thể gây vốn, cho vay, nhưng không phải tuân theo luật lệ ngân hàng bình thường. Những quỹ tín thác là một phương tiện làm tiền của các đại gia, trong đó có cả các người quản lý các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng nhà nước lớn. Họ có thể vay tiền của chính xí nghiệp hay ngân hàng của họ, đem góp vốn, rồi cho vay với lãi suất cao hơn, kiếm lời dễ dàng. Ðại đa số các xí nghiệp tư nhân không thể đi vay ngân hàng, đều đến vay các quỹ tín thác. Tổng số nợ mà các quỹ tín thác cho vay năm nay đã lên tới 4,600 tỷ đồng nguyên, tương đương với 750 tỷ đô la Mỹ. Trong năm 2014, một phần ba số nợ đó đáo hạn, mà rất nhiều công ty đứng vay nợ đang gặp khó khăn.

Số nợ của các chính quyền địa phương đã tăng 67% từ năm 2010, lên tới 17,900 tỷ đồng nguyên, khoảng 300 tỷ đô la trong năm 2013, theo số thống kê của nhà nước cộng sản. Trong năm nay, một nửa số nợ đó cũng đáo hạn. Theo ước tính của chuyên gia Ngân hàng Standard Chartered thì một nửa số nợ đó sẽ không trả được.

Theo cuộc nghiên cứu khác của ngân hàng JP Morgan thì tổng số nợ của các quỹ tín thác đã tăng gấp đôi trong ba năm, 2010 đến 2012, lên tới gần 6,000 tỷ Mỹ kim, lớn bằng 70% tổng sản lượng nội địa Trung Quốc. Trong năm 2013, tổng số đó đả tăng thêm 46% nữa. Ðiều nguy hiểm là hệ thống “ngân hàng nửa sáng nửa tối” này nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng trung ương.

Trung Quốc đang ngồi trên một quả bom nợ. Không biết bao giờ thì bom sẽ nổ.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Về trường hợp “Cù Huy Hà Vũ”


Cuộc thảo luận về việc Ls. Cù Huy Hà Vũ có thể được Mỹ can thiệp để VC cho qua Mỹ chữa bệnh đang được nhiều người tham gia.

Vì đây là một trường hợp điển hình trong nhiều trường hợp tương tự, nên xin phép có phần ý kiến của cá nhân tôi, - một người lính già của Việt Nam Cộng Hòa, tị nạn cộng sản, tại Hoa Kỳ.

Tôi phân biệt hai phần của một vấn đề, để xác định thái độ :

I.- CĂM THÙ cộng sản

II.- CHỐNG CỘNG để hỗ trợ cuộc đấu tranh lật đổ bạo quyền cộng sản.
Có người chỉ chọn một trong hai; Có người chọn cả hai, tùy vị trí, khả năng, và ước muốn của mỗi người.

Phần này xin đề cập đến :
I.- CĂM THÙ CỘNG SẢN :


Tôi cũng thế. Không những căm thù đối với tập đoàn CS hiện nay mà tôi căm thù và nhiều lần lên tiếng tố cáo toàn bộ tập đoàn CSVN khởi đi từ tên “ Ác Quỷ” Hồ chí Minh. Tôi không gọi y là ác thú, vì ác thú chỉ giết khi “đói” , -một nhu cầu sinh tồn tự nhiên. Ác quỷ là loài khát máu, luôn hô hào GIẾT, GIẾT NỮA “ không ngừng, hết miền Bắc đến miền Nam, dù “có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn”; Ác quỷ dâm ô đến vô cùng tận, hết gái miền Thượng, miền kinh, thiếu nhi miền Bắc, còn thèm thuồng đòi cả “ Vú sữa miền Nam…” Vì thế, đây là tên trùm cộng sản khát máu bán nước , hại dân số một, được đào tạo từ những trường đảng dạy khủng bố chuyên nghiệp của Liên Xô, của Trung cộng … . Đề cập đến tội ác CSVN mà không khởi đầu từ căn nguyên của nó, chỉ nói từ 4/1975 , là một thiếu sót lớn lao, và dễ bị lung lạc bởi những “ xảo biện “ chính trị của bọn VẸM ( như đất nước ta còn nghèo, là một nước nhỏ ….)
Sau gần bảy (7) năm tù, sau đó là quản chế, mãi đến 1984 mới vượt biên được sang tị nạn tại Mỹ, tôi chia xẻ đầy đủ những đòn thù mà CSVN dành cho Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Cướp sạch, vét sạch ( kiểm kê tài sản, đổi tiền , đuổi đi kinh tế mới . . . ), nhà tù mọc lên như nấm, từ Bắc chí Nam, , bắn giết vô tội vạ, dạy con mắng chủi cha mẹ , cổ vũ một thứ văn hóa vô luân, vô đạo, vô thần . . . kể sao cho hết. Không căm thù sao được ? Ai không biết ghét cái ÁC, không căm thù cái ÁC , không có tư cách nói tới chữ THIỆN, vì đã không Ác thì cũng không có Thiện !
Đó là quan điểm cá nhân. Tôi , cũng như nhiều người khac, không bao giờ có thể QUÊN tội ác của cộng sản. Tố cáo tội ác của chúng, liên tục, dài dài,,, cũng cần thiết, để luôn nhắc nhở, vì nhiều người vẫn có tính hay QUÊN. Sự căm thù cộng sản là một điều chính đáng. Nhưng nếu muốn đi xa hơn, chúng ta nên làm gì ? Người tị nạn CS ở hải ngoại đang có một đời sống tự do, ở các nước văn minh nhất thế giới. Ai có nặng lòng với đất nước, mới tham gia cuộc đấu tranh chống cộng, để hỗ trợ cho quê nhà thoát khỏi ách cộng sản. Nhưng làm thế nào để thực hiện điều đó ?

II.- CHỐNG CỘNG ĐỂ LẬT ĐỔ CỘNG SẢN

Khi đã nói đến chữ CHỐNG là nói đến một phương thức tích cực để tiêu diệt đối phương. Trong hiện tình, ai là người ở hải ngoại, lực lượng nào có thể đơn phương lật đổ được chế độ CSVN hiện nay ? Xin thẳng thắn lên tiếng để bà con biết. Từ căn bản này, chúng ta mới có thể tiếp tục cuộc thảo luận. Nếu không có ai vỗ ngực, xưng danh làm được việc đó, thì rõ ràng : KHÔNG CÓ AI CẢ, ngoại trừ chín mươi (90) triệu dân Việt Nam, ngay tại quê nhà. Trong chín mươi triệu dân đó, có : ( theo ngôn từ CS ) : Quân đội, cán bộ , nhà văn, nhà báo, đảng viên mọi cấp, mọi ngành , kể cả CÔNG AN …những nhà trí thức bị lầm lẫn bởi cộng sản …Đó là những thành phần CỘNG SẢN , nhưng có khả năng lay chuyển cả chế độ bằng mọi phương cách , mọi mức độ …ngay từ trong ruột, từ nhỏ đến lớn,khởi đi bằng từng bước chiến thuật chính trị khôn ngoan, cẩn trọng cần thiết để bảo toàn lực lương, và quật khởi khi tình hình chín muồi. Họ biết rõ CS hơn ai hết. Họ biết từng người, từng ngõ ngách, từng lực lượng, ai theo Nga, ai theo Tàu, ai vì Tổ Quốc. Tiếng nói của họ có trọng lượng, có tác động mạnh mẽ đến nhiều thành phần quần chúng đã biết họ và tin tưởng họ. Họ có cả súng đạn trong tay.

Ở hải ngoại, ai có thể có KHẢ NĂNG hữu hiệu hơn ?
Chắc không hi vọng.

Vì thế , theo quan điểm cá nhân tôi, việc mà người hải ngoại nên làm nhất là HỖ TRỢ TINH THẦN ( nếu có thêm vật chất cũng tốt ) cho phong trào đấu tranh ở trong nước, khuyến khích khi họ còn ở trong nước , trợ giúp họ khi bị đẩy ra nước ngoài ( khi được các nước tự do can thiệp ), để lại cùng chung sức vào công cuộc HỖ TRỢ cho quê nhà.Hãy là chỗ tựa , một hậu cứ an toàn khi cần thiết. Đừng làm nản lòng những người tranh đấu đang kỳ vọng vào chúng ta. Làm sao một vài cá nhân có thể lung lạc, nhuôm đỏ được khối người tị nạn CS ở hải ngoại này, dù đó là đặc công CS ? Bộ mình ngu lắm sao ? Tại sao lại sợ một hay hai khuôn mặt nổi như thế ( mà lại không sợ những tên đội lốt Quốc Gia âm thầm làm tay sai cho CS, phá nát cộng đồng chúng ta) ?

Trong hiện tình đất nước, trong tình trạng mập mờ Quốc cộng , cách nhận diện nhau tốt nhất là : Ai đang phục vụ cho Quyền Lợi Dân Tộc, cho nền độc lập, sự sống còn , phát triển,và hưng thịnh của Đất Nước. Đó là lá cờ chính nghĩa. Tất cả đều hướng vào đó, Anh ở chỗ của anh. Tôi ở chỗ của tôi. Chẳng cần ai nhập vào với ai, để tránh mọi sự nghi ngờ. Anh có cung cách và phương tiện của anh. Tôi có cung cách và phương tiện của tôi. Cứ thế mà tiến bước đi về mục tiêu chung. Hi vọng chúng ta sẽ gặp nhau ở đó, khi quê hương không còn ách thống trị của một thứ chủ nghĩa KHỦNG BỐ ĐỂ CAI TRỊ và BÁN NƯỚC.


Với kinh nghiệm của một người lính già, không bao giờ chúng tôi QUÊN CANH CHỪNG, theo dõi mọi động thái, mọi lời phát biểu của anh, đề phòng anh quay ngược mũi súng, bắn vào đơn vị tôi; Tôi cũng không quên canh chừng những tên đội lốt Quốc Gia để tiếp tay cho CS, đâm sau lưng chúng tôi.

Tóm lại, cả hai phần, không có phần nào sai. Phần một hỗ trợ và thúc đẩy cho phần hai. Có sai chăng, theo ý tôi, là khi anh căm thù cộng sản mà lại chặn bước tiến của những người đang góp sức vào công cuộc đấu tranh LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ cộng sản tại quê nhà.


NLG-73 Lê Phú Nhuận
Houston 09 MAR. 2014.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Image

Kịch bản Ukaraina cho Việt Nam
Nguyễn Thanh Giang
(Danlambao) - Tình hình chính trị Ukraina đang diễn biến phức tạp. Bài viết này mạnh dạn nêu một số nhận định, phỏng đoán và liên hệ với Việt Nam.

Những biến cố lịch sử Ukraina

Ukraina là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu, có chung biên giới với Liên bang Nga ở phía đông. Hình thành từ thế kỷ 9 sau công nguyên, năm 1922 Ukraina trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, Ukraina tách ra thành một quốc gia độc lập gồm 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị Crimea và hai thành phố đặc biệt không thuộc trung ương: Kiev và Sevastopol.

Cách mạng Cam lẽ ra đã có thể đưa Ukraina vào bước ngoặt lịch sử để tiến mạnh trên đường dân chủ hóa. Tiếc rằng do đấu đá tranh giành quyền lực giữa ông Viktor Yanukovych, ông Viktor Yushchenko và bà Yulia Tymoshenko, chính trường Ukraina đã trở nên rối loạn.

Năm 2004, thủ tướng Viktor Yanukovych tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử để trở thành Tổng thống. Dựa vào phán xét kết quả bầu cử là gian lận của Tòa án Tối cao Ukraina, Viktor Yushchenko đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Cam và cùng bà Yulia Tymoshenko lên nắm quyền, biến Viktor Yanukovych thành phe đối lập. Cuộc đấu đá tiếp diễn, năm 2006 Yanukovych được trở lại làm Thủ tướng cho tới cuộc bầu cử đột xuất vào tháng 9 năm 2007 thì phải nhường ghế cho Tymoshenko. Đến cuộc bầu cử 2010, Viktor Yanukovych lại đánh bại Tymoshenko để trở lại ghế tổng thống.

Nắm được quyền lực, không chăm lo xây dựng chính quyền do dân, vì dân mà V. Yanukovych tha hóa biến chất rất nhanh. Bất mãn trước một chính quyền độc tài, độc đoán với nạn tham nhũng tràn lan làm cho kinh tế sa sút và chênh lệch giầu nghèo doãng rất xa, hàng loạt cuộc biểu tình nổi lên ngày một nhiều nhưng chính quyền đã không những không biết soi vào đấy để chỉnh đốn, cải tạo mà ra tay đàn áp. Cuộc đàn áp dã man sinh viên biểu tình ở thủ đô Kiev đầu tháng 2 năm 2014 đã như đổ dầu vào lửa làm bùng phát quyết liệt tinh thần phản kháng uy hiếp mạnh đến mức Tổng thống phải bỏ dinh thự chạy trốn rồi chuồn khỏi đất nước.

Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina bỏ phiếu bãi chức tổng thống vào ngày 22 tháng 2 năm 2014 với tỷ lệ phiếu thuận là 328 trên 340.


Nguyên nhân sụp đổ chính quyền Yanukovych

Mâu thuẫn xã hội đã âm ỷ trong nhiều tháng, nhiều năm nhưng nó chỉ bùng phát dữ dội đủ làm cho chính quyền Yanukovych sụp đổ tuồng như bất ngờ khi Tổng thống từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) để quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga.

Ukraina như tấm bản lề giữa Nga và Cộng đồng châu Âu. Nếu Ukraine tham gia vào Cộng đồng châu Âu, hoặc nghiêng hẳn về châu Âu, biên giới của châu Âu sẽ tiến sát vào cạnh sườn của Nga. Đó là điều rất kiêng cữ đối với Nga. Ukraina lại có bờ biển chung với Nga tại Bắc Hải, nơi được xem là cửa ngõ của hải quân và hàng hải Nga.

Trong bán đảo Crimea, Nga có căn cứ hải quân đóng tại Sébastopol. Tại đây lực lượng hải quân Nga có ba đường thông ra biển lớn : 1/ từ căn cứ Crimée qua eo biển Bosphore (Thổ) để vào Địa Trung Hải. 2/ Từ St Pétersbourg qua các eo biển trong vùng Baltique để ra Đại Tây Dương. 3/ Từ căn cứ Vladivostock trong biển Nhật Bản thông qua các eo biển thuộc Nhật để ra Thái Bình dương.

Nga đã gia hạn sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea tới 2042.Hợp đồng thuê cảng Sevastopol ở Crimea của Nga đáng ra hết hạn năm 2017 nhưng dưới thời ông Yanukovych đã được gia hạn thêm 25 năm cho tới 2042 với giá chưa đến 100 triệu USD/ năm.

Để mua chuộc và “gìn giữ” Ukraina, năm 2013, tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa bỏ ra 15 tỉ Mỹ kim để mua trái phiếu của Ukraina như một cách giúp đỡ nước này vực dậy nền kinh tế đã kiệt quệ. Không chỉ “cứu đói”, Nga còn ra tay “cứu rét” cho Ukraina khi tuyên bố sẽ giảm giá khí đốt 30%. Cử chỉ nghĩa hiệp - như bầy trải bữa cơm thịnh soạn trước cơn đói lòng như vậy - nhẽ ra phải được nhân dân Ukraina hồ hởi đón nhận nhưng không ngờ cánh tay người biểu tình càng giơ cao hơn, tiếng thét càng lớn hơn cả khi người dân Ukraina gia nhập vào các đoàn biểu tình chống tham nhũng từng nổ ra. Phóng viên các hãng thông tấn quốc tế nghe rất rõ ở đây những khẩu hiệu thiêng liêng đòi Tự do, Độc lập, Dân chủ.

Các nước xung quanh trước kia xem Nga như trung tâm của nền văn minh Chính Thống Giáo để rồi từ đấy họ bị Nga lôi kéo vào chủ nghĩa Mác. Hậu quả mà họ được nếm trải là một xã hội độc tài, bất công; tình trạng tham nhũng lan tràn; khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn; tài nguyên môi trường trong nước bị phung phí hủy hoại; kinh tế kém phát triển; đời sống khó khăn.

Để khống chế “con tin”, một mặt Nga dùng mọi phương kế ngăn chận ảnh hưởng của Phương Tây với những giá trị tinh thần nhân bản cao cả; một mặt dùng con bài năng lượng cùng với bộ máy quân sự hùng mạnh để đe dọa lân bang.

Những diễn biến bên trong Ucraina hoàn toàn là vấn đề nội bộ. Chưa ai cầu mà tổng thống Putin đã khẩn trương ra lệnh cho 150.000 binh sĩ với khoảng 600 chiếc xe tăng áp sát biên giới Ukraina. Ông lại yêu cầu Quốc Hội thông qua nghị quyết cho phép ông được quyền sử dụng quân đội để tấn công nước láng giềng. 15.000 lính Nga đã tràn vào bán đảo Crimea. Truyền hình Ukraine vào tối 4/3 cho biết nhiều tay súng đã tìm cách chiếm một căn cứ tên lửa phòng không ở phía Bắc thành phố Sevastopol.

Liên hệ với Việt Nam


Sau Chiến tranh Thế giới II (1939–1945), cuộc Chiến tranh Lạnh đã dấy lên chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, 1991, Chiến tranh Lạnh biến tướng và tiếp diễn trong cuộc chạy đua vươn tới bá chủ của ba đại cường quốc: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc. Ba đại cường quốc này thi nhau thành lập các liên minh liên kết và ép buộc các nước nhỏ, đặc biệt là các lân bang trở thành chư hầu để tăng cường thanh thế, mở rộng tầm ảnh hưởng, áp đảo đối phương.

Một số nước nhỏ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh này. Tại đây, việc chọn nước nào trong ba nước trên làm đối tác chiến lược ưu tiên số một có ý nghĩa trọng đại và nhiều khi trở thành mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ.

Ở Ukraina, như đã thấy, việc chọn Nga hay Phương Tây đã trở thành yếu tố quyết định để nhân dân ủng hộ hay phế truất lãnh đạo. Miếng mồi thơm 15 tỷ USD của ông Putin không xua tan được nỗi cay cực của nhân dân Ucraina vì đã ghi sâu trong tâm khảm rằng chính họ là nạn nhân của Stalin khi bị dùng làm thí nghiệm chương trình tập thể hóa nông nghiệp vào những năm 1930-34, khiến hàng chục triệu người chết đói.

Tất nhiên, yếu tố quyết định đó không phải là duy nhất. Bên cạnh đó còn nhiều nhiều yếu tố khác thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là tham nhũng.


Việt Nam cũng đang chất chứa trong lòng nhiều yếu tố Ukraina khuếch đại.


Tuy lâm cảnh nghèo khó nhưng Ukraine có thu nhập bình quân đầu người hồi năm 2012 theo thống kê của Ngân hàng Thế giới là hơn 3.800 USD so với con số 1.800 của Việt Nam.

Cả Việt Nam và Ukraine đều nằm trong danh sách 100 nước tham nhũng nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng của Minh bạch Quốc tế tính cho năm 2013, nếu Ukraine đứng thứ 144 trên tổng số 175 nước thì thứ hạng của Việt Nam cũng đến 116.

Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh Lạnh đang diễn ra ở Việt Nam quyết liệt hơn ở Ucraina rất nhiều. Nó thường trực. Nó thiên biến văn hóa, xẩy ra mọi chốn mọi nơi. ĐCSVN gọi nó là cuộc đấu tranh “Chống Diễn biến Hòa bình” và là nỗi ám ảnh gây bệnh tâm thần, đến nỗi Đảng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.

Chọn hướng ưu tiên ở phía Hoa Kỳ hay Trung Quốc đang là mâu thuẫn dễ dãn đến xung đột ngày càng lớn giữa nhân dân Việt Nam, đại đa số đảng viên CSVN với một bộ phận lãnh đạo ĐCSVN. (Hy vọng rằng không phải tất cả, chỉ một bộ phận thôi, mà bộ phận này cũng đang nhỏ dần).

Rước Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác Bauxite đã là tội lỗi tầy đình thời Nông Đức Mạnh. Sao lại tiếp tục bán rừng đầu nguồn cho họ và kéo họ vào Khu kinh tế Vũng Áng-Formosa, Nhiệt điện, Xi măng Hải Phòng... để mọc lên nhan nhản những làng Trung Quốc, những phố đèn lồng đỏ ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Dương…!

Có thể biểu dương thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi hôm qua (11-3-2014), trong buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động ông đã đặc biệt nhấn mạnh đến lực lượng lao động ngoài Biển Đông.

Nhưng, sao những biểu hiện dù chỉ dè dặt như vậy còn hiếm hoi quá. Nhiều nhà lãnh đạo quan trọng mà miệng như ngậm hột thị, hầu như không thấy hé răng đề cập đến vấn đề hệ trọng hàng đầu của đất nước hiện nay bao giờ.

Tệ đến mức, khi Trung Quốc đã ngang ngược thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Hoàng Sa và trên biển của ta, Quốc hôi yêu cầu cho nghe báo cáo tình hình thì ông Chủ tịch Quốc hội dám trâng tráo tuyên bố “Biển Đông không có gì mới”.

Càng tệ hại hơn khi TBT ĐCSVN chủ trương mở đường cho Trung Quốc vào Việt Nam dẹp loạn.

(Văn bản ký kết giữa Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào ngày 15-10-2011 ghi: “Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”. Và tôi đã chất vấn: “Ai cho phép ông Trọng đem tài sản và xương máu của công an Việt Nam sang tăng cường phối hợp để giữ gìn ổn định trong nước Trung Quốc? Ai cho phép ông Trọng mở đường cho Trung Quốc vào Việt Nam để “tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau” trong cái gọi là “giũ gìn ổn định trong nước” của ta?).

Giữa nhân dân và một bộ phận trong lãnh đạo Đảng, những nhận định và chủ trương ứng phó với Trung Quốc dường như khác biệt nhau đến mức đối nghịch. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn đều bị ngăn trở hoặc đàn áp dã man. Dẫu sao chắc chắn sẽ không thể nào dập tắt được ý chí đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc.

So với các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, chống tham nhũng, chống lợi ích phe nhóm, chống thu hồi ruộng đất bất minh… đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc có sức khích động và khả năng quy tụ lớn hơn nhiều vì nó dễ đưa đấu tranh từ tự phát đến tự giác.

Hãy sẵn sàng xuống đường rầm rộ cho đến lúc có thể tóm cổ hết những “con rệp”, những “con ong trong tay áo” và lật nhào bọn Lê Chiêu Thống, Trân Ích Tắc đặng hiện thực hóa kịch bản Ukraina ở Việt Nam.

Hà Nội ngày 12 tháng 3 năm 2014
Nguyễn Thanh Giang

Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0984 724 185
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Giúp bạn hiểu về xung đột Nga-Ukraine

Bài viết dưới đây trên trang Global Post (Mỹ) của tác giả Sarah Dougherty, ngày 3/3/2014,
là nhằm giúp bạn đọc nhanh chóng có được một số kiến thức căn bản về bối cảnh địa chính trị, lịch sử… của Crimea.

TÀI LIỆU VỠ LÒNG ĐỂ BẠN HIỂU VỀ KHỦNG HOẢNG CRIMEA

Sarah Dougherty

Các sự việc ở Crimea đang xảy ra rất nhanh, đến nỗi thật khó mà bắt kịp tình hình. Đài Al Jazeera đã nói: ”Bán đảo tự trị của Ukraine đã trở thành trung tâm chú ý trong cuộc xung đột địa chính trị toàn cầu mới”. Chỉ trong vài ngày qua:

- Quân du kích thân Nga đã chiếm được cơ sở hạ tầng chủ chốt;
- Matxcơva đã ra lệnh can thiệp quân sự;
- Kyiv đã huy động quân đội phòng vệ;
- Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã bắt đầu bàn về hậu quả.
Đã có nhiều phân tích xuất sắc về những gì đã và đang xảy ra kể từ khi phong trào biểu tình Euromaidan đem đến một chính thể mới ở Kyiv. (…) Nhưng ngay kể cả khi có những bài phân tích ấy, bạn có thể vẫn thấy lúng túng vì một số khái niệm. Do đó, sau đây sẽ là một từ điển tra cứu nhanh để bạn có được một số thông tin nền tảng.

Crimea

Crimea là một bán đảo thuộc Ukraine, nằm ở Biển Đen và có những mối liên hệ về địa lý, lịch sử, chính trị với nước Nga. Nó cũng là điểm nóng xung đột giữa Ukraine và Nga. Khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu dân: người Nga ở miền nam (chiếm 58%), người Ukraine ở miền bắc (24%), và người Hồi giáo Tatar (Tác-ta) ở miền trung (12%).
”Nga vốn là thế lực thống trị ở Crimea trong suốt phần lớn quãng thời gian 200 năm qua, kể từ khi họ thôn tính khu vực vào năm 1783” – BBC cho biết. Vào năm 1954, Crimea được chuyển giao lại cho Ukraine – khi đó là một phần của Liên Xô. Việc này bị một số người thuộc sắc dân Nga xem như là ”một sai lầm lịch sử”.

Năm 2010 bầu cử tổng thống, dân chúng trong khu vực bỏ phiếu ủng hộ nhiệt tình Viktor Yanukovych, và nhiều người tin tưởng rằng vị tổng thống vừa bị phế truất này là nạn nhân của một cuộc đảo chính bất hợp pháp. Trong những ngày gần đây, phe biểu tình ủng hộ Matxcơva đã tuần hành ở vài thành phố, kêu gọi Crimea tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Matxcơva có khoảng 6.000 quân đội đóng tại địa bàn, và theo báo cáo thì họ đã ”kiểm soát hoàn toàn các hoạt động” trên bán đảo.

Địa vị pháp lý của Crimea

Về mặt pháp lý, Crimea là một phần của Ukraine, nhưng hưởng quy chế bán tự trị, nghĩa là họ có thể bầu quốc hội riêng và chỉ định thủ tướng riêng, đóng tại thủ phủ Simferopol. Do vậy, tên chính thức của họ là Cộng hòa Tự trị Crimea. Vào ngày 27/2 vừa qua, trong một phiên họp diễn ra khi tòa nhà trụ sở đang bị các tay súng đeo mặt nạ chiếm đóng, Quốc hội Crimea đã chỉ định một nhà lãnh đạo không chính thức, thân Nga, là ông Sergei Aksenov.
Crimea không có quyền tiến hành chính sách đối ngoại riêng, nhưng Aksenov tự xưng là ”tổng tư lệnh của toàn bộ lực lượng vũ trang và cảnh sát” ở Crimea, và yêu cầu Nga giúp vãn hồi trật tự trong khu vực. Ngày 1/3, Quốc hội Nga ra lệnh can thiệp quân sự vào Ukraine để bảo vệ các lợi ích của Nga và những người nói tiếng Nga.

Ly khai

Kể từ khi khủng hoảng chính trị Euromaidan nổ ra, ngày càng có nhiều yêu cầu đòi Crimea phải tách khỏi Ukraine, đặc biệt trong cộng đồng sắc dân Nga, là những người phản đối lãnh đạo mới của Kyiv. Có vài điều khiến cho kịch bản ly khai này khả thi: sự hiện diện của quân đội và các lực lượng bán vũ trang của Nga, những tuyên bố công khai của chính quyền địa phương, và sự ủng hộ rộng lớn của dư luận làm cơ sở hậu thuẫn. Nhưng ngay cả đối với những người dân Crimea muốn ly khai (và nhiều người không muốn), việc Crimea ly khai khỏi Ukraine, trong khi củng cố các lực lượng chống Nga trên phần còn lại của Ukraine, có thể làm khu vực bị cô lập thêm trên phương diện kinh tế.

Michael Hikari Cecire viết cho Eurasianet: ”Nhìn vào bức tranh tổng thể, vở kịch địa chính trị ưa thích của Nga không phải là gặm dần Crimea; mà là tái sáp nhập cả nước Ukraine vào hệ thống Á-Âu của điện Kremlin”.

Người Tatar ở Crimea

Cộng đồng người Tatar Hồi giáo nói tiếng Turk ở Crimea – những người dân bản địa đầu tiên trên bán đảo – cấu thành khoảng 12% dân số. Họ ủng hộ lãnh đạo mới ở Kyiv, và họ vẫn còn nhớ một lịch sử dài bị Nga áp bức và dập tắt một cách đẫm máu mọi đề nghị ly khai. Vào năm 1944, lãnh tụ Xô Viết Josef Stalin trục xuất toàn bộ 200.000 người Tatar ở Crimea đến Trung Á, cho là họ đã hợp tác với Đức quốc xã; và tái định cư người Nga vào những ngôi nhà của người Tarta. Gần nửa số dân Tatar đã chết trong năm đầu tiên bị ép lưu vong.

Khi Liên Xô sụp đổ, hầu hết người dân Tatar trở về Crimea và do là một sắc dân, họ giúp Crimea giành được quyền tự trị lớn hơn ở Ukraine. Mặc dù cộng đồng Tatar bị kẹt ở giữa trong xung đột quyền lực giữa Matxcơva và Kyiv, nhưng không bên nào thừa nhận tình hình này cũng như quyền của người Tatar.

Thủ phủ Simferopol

Simferopol, thủ đô hành chính của Crimea, là trung tâm của các cuộc đối kháng giữa người ủng hộ Kyiv và người ủng hộ Matxcơva. Tuần trước, mọi sự leo thang nhanh chóng khi những người vũ trang nói tiếng Nga kiểm soát Quốc hội và tổ hợp cơ quan hành chính của Crimea, sân bay, đồng thời phong tỏa mọi con đường nối với thủ phủ Simferopol. Ngày 2/3, người ta thấy hàng trăm lính Nga được triển khai từ Sevastopol, thẳng tiến đến Simferopol. Tờ Guardian đưa tin: ”Quân đội Nga đã bao vây ít nhất hai căn cứ quân sự ở Crimea và đang kéo đến những căn cứ khác để tiếp cận hoặc chiếm vũ khí”, trong đó có cả căn cứ Perevalnoe, nằm cách Simferopol 20 km.

Thành phố Sevastopol

Sevastopol, thành phố cảng ở Crimea, có một căn cứ hải quân lớn của Nga, nơi Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân và do Nga thuê từ Ukraine. Nó giúp Nga phát huy ảnh hưởng trên Biển Đen, phần phía đông Địa Trung Hải, các khu vực Balkan và Trung Đông. Trong vài năm gần đây, Nga đã sử dụng căn cứ này để tiến hành các chiến dịch ở Gruzia, Lybia, Syria và Ấn Độ Dương.

Sevastopol cũng là nơi đồn trú của Lực lượng Hải quân Ukraine, một hạm đội 10 chiến hạm. Chỉ huy hải quân Ukraine, Denys Berezovsky, người mới được chỉ định gần đây, đang đối mặt với nguy cơ bị buộc tội phản quốc do đã giao nộp trụ sở cho các lực lượng thân Nga. Có khoảng 380.000 cư dân ở Sevastopol, bao gồm cả 15.000 công chức Nga và binh sĩ nghỉ hưu. Mới đây, hội đồng thành phố đã lập ra một thị trưởng mới là công dân Nga Aleksei Chaliy, còn cảnh sát trưởng của thành phố thì tuyên bố rằng các nhân viên cảnh sát sẽ không thực hiện ”mệnh lệnh tội ác” nào từ Kyiv.

Hạm đội Biển Đen

Hạm đội Biển Đen của Nga đón trụ sở tại căn cứ hải quân Sevastopol, cùng với 15.000 lính hải quân Nga. Hạm đội có vài chục chiến hạm, trong số đó nhiều chiến hạm được đóng từ thời Xô Viết. Mark Galeotti đánh giá về hạm đội này trên tờ Washington Post: ”Một tàu tuần dương tên lửa dẫn đường, tên là Matxcơva, đã rất cũ kỹ; một tuần dương hạm chiến đấu chống tàu ngầm – cực kỳ lạc hậu; một tàu khu trục lớn và hai tàu khu trục nhỏ, có vẻ linh hoạt hơn; tàu đổ bộ; và một tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel”. Theo các điều khoản của hợp đồng cho Nga thuê địa điểm, mọi hoạt động quân sự bên ngoài căn cứ đều phải được sự cho phép của Ukraine. Tuy nhiên, mặc dù Matxcơva khẳng định rằng Hạm đội Biển Đen tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận đó, nhưng theo tờ Guardian, hai chiến hạm Nga chống tàu ngầm đã từng xuất hiện trên vịnh Sevastopol.

Hiệp ước Kharkiv 2010

Hiệp ước Kharkiv 2010 gia hạn cho Nga thuê căn cứ đến năm 2042. Hiệp ước do vị tổng thống mà hiện giờ đã bị phế truất của Ukraine – ông Viktor Yanukovych – ký kết để đổi lấy khí đốt giá rẻ từ Nga. Tờ Thời báo Kinh doanh Quốc tế cho biết: ”Hiệp ước Kharkiv đã bị những người Ukraine thân châu Âu phê phán nặng nề. Phe đối lập hiện nay đã đe dọa hủy bỏ Hiệp ước Kharkiv và trục xuất Hạm đội Biển Đen vào năm 2017”.

Bản ghi nhớ Budapest 1994

”Bản ghi nhớ Budapest về Bảo đảm An ninh” là một thỏa thuận ngoại giao, được ký kết giữa Ukraine, Nga, Mỹ và Anh vào năm 1994. Theo bản ghi nhớ này, Ukraine đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ – và đó là một phần trong tiến trình dỡ bỏ vũ khí hạt nhân ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Đổi lại, ba quốc gia kia cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Theo Forbes, với hành vi xâm lược Crimea, ”Putin đang phát tín hiệu cho thấy rằng mọi thỏa ước ký kết trong giai đoạn Nga còn đang yếu, vào những năm 1990, là vô giá trị và vô hiệu lực”.

Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

NATO – một liên minh chính trị và quân sự gồm 28 nước thành viên – đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán khẩn cấp, kéo dài, ở cấp cao, và đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ về ”tình hình nghiêm trọng ở Ukraine”. Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen lên án Nga đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Âu và vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời kêu gọi Nga ”không leo thang nữa”.

Do Ukraine không phải thành viên NATO, cho nên Mỹ và châu Âu không có nghĩa vụ và cũng không chắc sẽ can thiệp quân sự. Thay vì thế, NATO nhấn mạnh vào một giải pháp chính trị: ”Chúng tôi kêu gọi cả hai bên ngay lập tức tìm ra một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại, thông qua việc điều động các nhà quan sát quốc tế dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu)”.

G7 và G8

G7 bao gồm bộ trưởng tài chính của 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Italy, Anh và Canada. G8 là diễn đàn của chính phủ bảy nước G7, cộng thêm Nga.
Các nước đối tác của Nga trong G8 đã đình chỉ việc chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh, mà theo kế hoạch là sẽ diễn ra tại Sochi vào tháng 6 tới. Thay vì chuẩn bị họp, họ ra một tuyên bố lên án hành động của Nga và kêu gọi Nga ngồi vào bàn đàm phán trực tiếp, có giới quan sát quốc tế hoặc trung gian hòa giải quốc tế, thông qua Liên Hợp Quốc hoặc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu với chương trình Gặp gỡ báo chí của NBC rằng, nếu Nga không rút quân khỏi Ukraine, họ sẽ bị khai trừ khỏi G8 và có nguy cơ bị trừng phạt kinh tế. ”Putin có thể sẽ bị phong tỏa tài sản, doanh nghiệp Mỹ có thể rút hoạt động kinh doanh khỏi Nga, đồng rúp có thể bị rối loạn nhiều hơn nữa”.

Nam Ossetia và Abkhazia / Gruzia

Các sự biến ở Crimea gợi nhớ đến năm 2008, hồi Nga gây chiến với Gruzia xoay quanh hai vùng đất ly khai. Sau khi Gruzia tiến hành một chiến dịch nhằm vào Nam Ossetia, Nga đã triển khai quân đến Nam Ossetia và Abkhazia để bảo vệ những người nói tiếng Nga. NATO từ chối can thiệp, và xung đột chấm dứt nhờ vai trò trung gian hòa giải của Pháp.
BBC cho rằng lợi ích liên quan trong vụ Crimea này lớn hơn nhiều: ”Matxcơva căm ghét cái mà họ xem là sự thân thiết của EU và NATO với Ukraine. Đây không phải chỉ là một xung đột địa chính trị nhằm tranh giành ảnh hưởng tại sân sau của Nga. Tổng thống Putin đang tìm cách giữ mảnh đất mà ông ta cho là có mối liên hệ về lịch sử và văn hóa với nước Nga”.

Transnistria / Moldova

Các biến cố gần đây cũng gợi nhớ đến những năm đầu thập niên 1990, khi Transnistria tuyên bố độc lập, tách khỏi Moldova. Nga hậu thuẫn cho Transnistria, vì nơi này có cộng đồng người Nga lớn. Do đó, một cuộc chiến tranh khu vực ngắn đã nổ ra. Tờ Atlantic viết: ”Nga hiện giờ đóng quân trên rẻo đất dọc biên giới Ukraine, và viện trợ tài chính cho Transnistria. Mọi cuộc đàm phán để giải quyết tình thế hiện nay của Transnistria đều bị đóng băng”.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ukraine và Việt Nam, 2 tiểu quốc cạnh láng giềng đầy dã tâm
Sunday, March 16, 2014 2:46:47 PM

Võ Long Triều

Tình hình chính trị quân sự của Ukraine hiện còn rối ren, bất ổn. Nội chiến có thể xảy ra đồng thời sự can thiệp nước ngoài cũng là mối đe dọa không nhỏ. Do đó, khó biết sẽ có một giải pháp nào đem lợi ích cho quốc gia. Tưởng cũng nên tóm lược vị thế của Ukraine và những diễn biến tình hình do biểu tình bạo động và lệnh nổ súng giết hơn 80 người đối lập, buộc Quốc Hội phải biểu quyết truất phế Tổng Thống Viktor Yanukovych. Cũng nhân cơ hội này thử so sánh Việt Nam có những điểm nào tương đồng với Ukraine.

Hành động của Nga, và phản ứng của các nước Tây phương, của Liên Hiệp Quốc sẽ là một giải đáp khuôn mẫu cho những trường hợp tương tự trên thế giới sau này.

Ukraine là một quốc gia Trung Âu, có diện tích 603,700 cây số vuông, lớn gần bằng hai Việt Nam với 331,212 cây số vuông. Ukraine giáp ranh với Nga, Ba Lan, Hungary, Roumania và nằm cạnh bờ Biển Ðen. Ukraine có 48 triệu dân, trong đó có 17.3% là người Nga và nhiều dân Ukraine có quốc tịch Nga. So với Việt Nam có 93 triệu dân, nhiều bằng hai lần dân Ukraine (trong số đó không biết có bao nhiêu người Tàu kể từ khi Hà Nội bỏ ngỏ, rước người Hoa sang không cần giấy tờ hộ chiếu). Ngôn ngữ chính thống 76% tiếng Ukraine 24% tiếng Nga. Ngày nay tại Việt Nam nhà nước có chương trình dạy tiếng Hoa cho học sinh Việt.

Năm 1922, Ukraine là một trong các nước sáng lập Liên Bang Sô Viết, khi Liên Sô sụp đổ Ukraine trở thành quốc gia độc lập chủ trương xây dựng dân chủ và kinh tế thị trường nhưng vì vướng mắc quan niệm và tổ chức kinh tế chỉ huy của cộng sản nên sự phát triển kinh tế lai căng không thể vươn lên được. Tổng sản lượng quốc gia Ukraine chỉ được khoảng 312 tỷ Mỹ Kim, thấp nhất Âu Châu. Ðã vậy còn phải nhập cảng hầu hết năng lượng từ dầu hỏa đến khí đốt do Nga chủ động cung cấp. Ðó là một nguồn sinh tử cho kỹ nghệ và đời sống của người dân Ukraine, một yếu tố lệ thuộc nặng nề. Bởi vì mỗi khi có sự bất đồng chính trị hay thiếu hụt ngân khoản thì bị Nga đe dọa cúp hợp đồng bán dầu khí.

Ngoài ra còn sự lệ thuộc trực tiếp vì đã nằm trong khối Sô Viết từ 1922 đến khi Liên Sô sụp đổ 1991. Riêng Việt Nam cũng bị lệ thuộc gián tiếp vào Trung Quốc bằng sự viện trợ người và thiết bị chiến tranh từ 1949 đến 1975.

Tổng Thống Viktor Yanukovych xuất thân từ một gia đình nghèo ở vùng Donetsk, từng bị tù hai lần vì tội hình sự. Ông chấp nhận làm con cờ của Tổng Thống Nga Vladimir Putin đổi lấy sự ủng hộ và bao che để cầm quyền cai trị Ukraine. Gần đây tại phiên họp Ủy Ban Hợp Tác Liên Chính Phủ, Nga và Ukraine ký 14 văn kiện hợp tác mà Tổng Thống Putin khẳng định rằng, “Nga và Ukraine là đối tác chiến lược, gắn bó với nhau bằng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác chặt chẽ cùng có lợi trong nhiều lãnh vực.”

Cũng giống như giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam xuất thân bần cố nông ba đời, và tại hội nghị Thành Ðô giữa Trung Quốc-Việt Nam đã có thỏa thuận bí mật nên Hồ Cẩm Ðào mới xướng ra 16 chữ vàng và 4 cái tốt, buộc các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội học nằm lòng các chữ “hợp tác toàn diện... tiến tới tương lai” và cùng nhau khai thác đáy biển Hoàng Sa, đôi bên đều có lợi.

Tuy nhiên, có điều khác biệt là các nhà lãnh đạo Trung Quốc thuộc nền văn hóa “hối lộ và mua chuộc” nên dùng đô la và mỹ nữ chiêu đãi các Ủy Viên Bộ Chính Trị Việt Nam còn Vladimir Putin, trùm mật vụ cũ của Liên Sô với bản chất cứng rắn và tàn nhẫn, xem Yanukovych như tôi tớ, theo ký giả Jean Baptiste Naudet thì Putin khinh rẻ và hạ nhục Yanukovych bằng cách để ông ta chờ đợi cả bốn tiếng đồng hồ mới cho gặp mặt. Cũng theo ký giả Naudet tham nhũng là vi trùng thúi thịt thúi xương (bệnh Gangrène) làm hư nền kinh tế Ukraine, y hệt như tham nhũng làm quốc gia Việt Nam trên bờ vực vỡ nợ. Mặt khác ông Yanukovych xây dựng một dinh thự sang trọng ngoài mức tưởng tượng của dân nghèo, cũng như dân oan Việt Nam choáng váng mặt mày khi nhìn hình ảnh các dinh thự của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ Tịch Nước Lê Ðức Anh và Tổng Thanh Tra Trần Văn Truyền ở Việt Nam.

Trước sự bất ổn gần như đại loạn quốc gia giữa phe thân Nga mà Yanukovych đại diện và phe đối lập đang nắm quyền bằng cuộc nổi dậy mới đây cùng với chủ trương ly khai khu tự trị Crimée có sự hỗ trợ quân sự của Nga, Putin tuyên bố quân đội Nga có quyền bảo vệ an ninh và sức khỏe của người Nga tại Ukraine. Quốc Hội Nga cũng đã cho phép ông Putin sử dụng quân đội đối với Ukraine. Trong khi đó ngày 2 tháng 3, 2014 tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi Nga rút quân về các cơ sở quân sự Nga tại Crimée. Cùng ngày ông Obama có điện thoại cho tổng thống Pháp Francois Hollande và thủ tướng Canada ông Stephen Harper, ba vị đều tán đồng quan điểm nói trên. Trước đó ngày 28 tháng 2, 2014, ông Obama cũng nói rằng sự can thiệp của Nga “sẽ phải trả giá”, điều mà Quốc Hội Nga cho là Mỹ sỉ nhục Nga quốc. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-Moon kêu gọi Tổng Thống Putin thương lượng gấp với các nhà lãnh đạo mới Ukraine, Tổ Chức Bắc Ðại Tây Dương (NATO) tuyên bố “Nga phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”

Chuyện gì sẽ xảy ra?

Thế giới đang chờ xem nội chiến Ukraine sẽ bùng nổ, khi Kiev ban bố lệnh tổng động viên và Crimée đòi độc lập, hay là Nga xâm chiếm Crimée để cố giành giữ hải cảng Sepastobol, hay là Tây phương can thiệp để bảo vệ luật pháp quốc tế, hoặc là sẽ có một vụ dàn xếp hòa bình đem lại quyền tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine. Phương thức, mẫu mực và tính chất của một giải pháp áp đặt tại Ukraine, thực tế sẽ có ảnh hưởng và tác dụng cho tương lai các nước nhược tiểu, đặc biệt đối với Việt Nam.

Dư luận thế giới còn đang hoang mang về tình hình chính trị quân sự tại Ukraine. Có lẽ phải chờ đến sau ngày16 tháng 3, 2014, quốc hội khu tự trị Crimée (Crimea) quyết định trưng cầu dân ý mới có thể nhận định những biến chuyển sau đó. Hiện tại hai phe thân và chống Nga vẫn tiếp tục biểu tình bạo động ở Ukraine, trong khi đặc phái viên của tổ chức Bắc Ðại Tây Dương (OTAN) được phái đến Crimée quan sát, bị lính Nga chặn không cho vào, các cơ sở quân sự của Ukraine tại bán đảo này bị quân đội Nga cấm cửa, Mỹ và Tây phương tiếp tục cảnh cáo Nga, hô hào sẽ trừng phạt.

Ngày Chủ Nhật 9 tháng 3, 2014, tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý ở Crimée sẽ là hợp pháp. Trong khi bà thủ tướng Ðức Angela Merkel nói với ông Putin, qua điện thoại, rằng bà xem cuộc bỏ phiếu đó là phi pháp. Cùng ngày 9 tháng 3, các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Âu (EU) bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về hành động vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế của Nga, và khẳng định sự hỗ trợ của họ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời cảnh cáo Moscou sẽ phải chịu sự trừng phạt nếu quân đội Nga chiếm Crimée. Mỹ khuyến cáo, bất kỳ động thái nào sát nhập Crimée vào Nga sẽ đóng sập cánh cửa ngoại giao giữa hai nước Mỹ-Nga. Ðồng thời Ngoại Trưởng John Kerry cũng nói với người đồng sự Nga Sergei Lavrov rằng: “Crimée là một phần lãnh thổ của Ukraine.” Thủ Tướng David Cameron lên án những hành động vừa qua của Nga, khiến Anh Quốc và Châu Âu “không thể quan hệ bình thường với Nga.”

Ngay cả chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng xác nhận với Tổng Thống Barack Obama và thủ tướng Ðức Merkel, qua điện thoại, Trung Quốc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên, ông vẫn muốn có giải pháp chính trị và ngoại giao, bởi vì theo ông, trừng phạt không phải là biện pháp hay nhất để giải quyết xung đột.

Ngược lại Nga tố cáo Hoa Kỳ và Liên Âu can thiệp vào Ukraine để chiếm ưu thế về địa bàn chính trị. Trong khi Tổng Thống Putin vẫn một mực tuyên bố Nga bảo vệ 17,3 triệu dân Nga ở Ukraine mà đa số cư ngụ tại Crimée và người dân ở đây sử dụng tiếng Nga.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trước đây từ ngày 18 tháng 10, 1921 Crimée thuộc lãnh thổ của Liên-Sô. Dưới thời Tổng Bí Thư Nikita Khroutchew người gốc Ukraine lãnh đạo Sô-Viết, ông đã chuyển vùng Crimée cho bang Ukraine vào năm 1954, bằng một quyết định hành chánh đơn giản. Trong bối cảnh Ukraine vẫn là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô-Viết thì người Nga bản địa ở Crimée không hề cảm thấy họ bị tách rời khỏi quê hương. Sau khi Liên-Sô sụp đổ đa số người Nga ở Crimée bỗng nhiên trở thành người nước ngoài, vì Ukraine tuyên bố độc lập với bán đảo Crimée là khu tự trị. Từ đó vấn đề Crimée trở về với Nga hay độc lập tách rời khỏi Ukraine mới được đặt ra. Dư luận cho rằng thực tế Nga xem Crimée như Trung Quốc xem Ðài Loan.

Người ta còn nhớ năm 2008, Tây phương đã thất bại không ngăn cản được Nga tấn công chiếm lấy các tỉnh ly khai của Georgia thì bây giờ Tây phương cũng khó có thể ngăn cản Nga sát nhập Crimée vào lãnh thổ của mình. Nhìn chung tình hình tại Crimée biến chuyển đang có lợi cho Nga qua cuộc trưng cầu dân ý mà người ta đoán biết trước sẽ thuận theo Nga, một phần do quân Nga hiện diện và đa số cư dân là người Nga, hoặc dân Ukraine có quốc tịch Nga hay thân Nga. Mặc dù trên lý thuyết Nga đang vi phạm luật lệ quốc tế khi đưa quân bám sát biên giới Ukraine và ra lệnh cho đội quân Hắc Hải đóng tại cảng Sebastopol, phong tỏa các căn cứ quân sự của Ukraine và Quốc Hội Crimée.

Do đó tổng thống lâm thời Ukraine, ông Olexandre Tourtchinov cảnh cáo Nga rằng mọi sự di chuyển quân của hạm đội Hắc Hải ra khỏi căn cứ sẽ bị xem là “hành động xâm lược quân sự.” Lời cảnh cáo đó chưa có phản ứng kèm theo, ngoại trừ việc tuyên bố tổng động viên và yêu cầu Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu can thiệp. Tuy nhiên, theo nhà báo Fred Kaplan thì ông Putin bất chấp những đe dọa của Tây phương, bởi vì Kaplan đặt câu hỏi: Âu Châu và Mỹ có sẵn sàng khai chiến với Moscou không? Và ông trả lời: “Ða số người Mỹ và Âu Châu sẽ không chấp nhận hy sinh lớn lao để bảo vệ Ukraine.” Vậy thì tại sao Tổng Thống Obama dám cảnh cáo, nếu Nga chiếm Crimée thì “sẽ phải trả giá.” Thử hỏi ông Obama có những phương tiện nào để buộc Tổng Thống Putin phải từ bỏ quyền lợi của mình? Bởi lẽ dân chúng Mỹ và Âu Châu không thể hy sinh chỉ vì quyền lợi của Ukraine.

Ngoài ra nếu là chiến tranh kinh tế thì đôi bên đều chịu thiệt hại nhiều, Châu Âu thiếu hụt 30% khí đốt do Nga cung cấp qua đường ống dẫn từ Ukraine, phần Nga mất tất cả tiền đầu tư của Mỹ và Âu Châu.

Hôm Thứ Sáu 8 tháng 3, 2014, Hiệp Hội Các Doanh Nghiệp Châu Âu (AEB) hoạt động tại Nga ra thông cáo kêu gọi các bên “đối thoại xây dựng” vì quan hệ kinh tế song phương tùy thuộc nhau quá lớn.

Một chuyên viên ngân hàng Ðức, ông Berrenberg cho rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ gây thiệt hại cho phương Tây ít hơn là Nga, bởi vì tăng trưởng của Nga chỉ là 1,3% trong năm 2013 và nguồn vốn đầu tư giảm mạnh khoảng 17 tỷ Mỹ kim.

Nhiều người tỏ vẻ lạc quan cho rằng bài học Ukraine sẽ có lợi cho Việt Nam bởi vì sự nổi dậy chống độc tài tham nhũng, lật đổ bạo quyền đang có được sự ủng hộ và can thiệp của Tây phương, đó là một lợi thế nếu dân mình cũng nổi dậy xóa bỏ chế độ Hà Nội. Xét cho cùng, bài học đó khó thực hiện, bởi vì điều kiện và vị thế chính trị kinh tế khác nhau rất nhiều so với Ukraine. Tuy nhiên, lúc nào ta cũng phải ước mơ dân mình sẽ làm một cuộc cách mạng “Màu Cam” xóa bỏ chế độ độc tài bán nước.

Thực tế nhiều thập niên qua dân ta chịu sự áp bức gần như đã quen thuộc, thêm vào đó cảnh nghèo khó cột buộc người dân vào “miếng cơm manh áo,” không còn tim óc và hơi sức đòi tự do chống độc tài.
Ngoài ra nếu cần phải hy sinh đổ máu lâu dài, mấy ai dám bỏ mặc gia đình khi mình phải hy sinh mất mạng. Trừ khi có một nhà lãnh đạo nào đầy đủ uy tín, một giáo sĩ nào được dân tin như cựu Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đứng ra hô hào quần chúng nổi dậy thì người dân mới sẵn sàng hy sinh chết vì chính nghĩa. Hay là một đảng viên cao cấp, một tướng lãnh yêu nước chống Trung cộng xâm lăng làm một cuộc chính biến lật đổ chế độ. Lúc đó bọn thái thú tay sai sẽ chạy sang Tàu cầu cứu, như Tổng Thống Ukraine bị lật đổ, ông Vladimir Yakunovych đã cầu cứu Nga. Trung Quốc cũng sẽ viện lý do bảo vệ người Hoa đang tràn ngập đất nước do nhà cầm quyền Hà Nội cho họ tự do xâm nhập, cũng giống như Putin tuyên bố chiếm Crimée để bảo vệ người Nga. Và chừng đó thế giới cũng sẽ rầm rộ ủng hộ, cũng sẽ hô hào trừng phạt, nhưng thực tế sẽ không có dân chúng nước nào chấp nhận chết giùm người nước khác nếu thật sự quyền lợi và an ninh của chính nước họ không bị trực tiếp đe dọa.

Ngày xưa Nam Việt Nam là “tiền đồn” chống cộng vì Mỹ sợ kẻ thù cộng sản tràn ngập, thế giới tư bản của Mỹ và Tây phương sẽ bị thiệt hại. Còn Bắc Việt Nam làm “nghĩa vụ quốc tế” tay sai cho Tàu và Liên-Sô để bành trướng chủ nghĩa cộng sản nhằm tiêu diệt kẻ thù tư bản, thêm vào đó Hồ Chí Minh cũng chủ trương chiếm trọn Việt Nam để thống trị bằng độc tài. Kết quả dân Việt chết oan uổng vì bị kẹt vào bối cảnh quốc tế tranh hùng.

Thế giới đã thấy Chiến Tranh Lạnh gây nhiều thảm họa, ngày nay một loại chiến tranh lạnh khác, cộng thêm chiến tranh khủng bố, nhân loại sẽ gặp nhiều tai ương hơn thời gian trước.

Ngày xưa chỉ có hai cường quốc Liên-Sô và Mỹ ngự trị toàn cầu. Hai khối tàng trữ một số vũ khí nguyên tử đủ khả năng tiêu diệt hàng triệu sinh linh như đã từng thấy qua Ðệ Nhị Thế Chiến. Vì vậy sự ganh đua bị kiềm chế trong lo âu và dè dặt tối đa. Người ta còn sợ một cơn bão từ trường (orage magnétique) có thể đánh động một cách sai lạc các máy móc canh phòng, gây hiểu lầm có sự tấn công bất ngờ của đối phương, do đó xảy ra chiến tranh ngoài ý muốn. Cho nên hai bên mới đặt “dây điện thoại đỏ” trực tiếp nối liền hai vị lãnh đạo John Kennedy và Nikita Kroutchev. Sự lo ngại công khai đó chứng tỏ không bên nào muốn có chiến tranh.

Ngày nay Mỹ có phần yếu đi vì kinh tế sa sút, Trung Quốc trỗi dậy với tham vọng sẽ đứng đầu thế giới áp đặt một trật tự thế giới mới. Nhật Bản hứa hẹn sẽ cân bằng lực lượng quân sự với Trung Quốc trong hai năm, nghĩa là trong năm nay. Nga đang tàng trữ một khối vũ khí hạch tâm đủ quét sạch một phần dân số thế giới. Liên Âu có Anh, Pháp, Ðức, những cường quốc nguyên tử. Các quốc gia gọi là “nguyên tử lực” hãy còn nhiều thành viên như Pakistan, Ấn Ðộ, có thể là Do Thái, Iran trên con đường muốn trở thành hội viên, Bắc Hàn tí hon huênh hoang ta đây cũng có vũ khí giết người hàng loạt.

Tóm lại bầu không khí chiến tranh sôi sục ở Biển Ðông, ở Ðông Âu, ở Phi Châu, không còn ai sợ ai, khắp nơi người ta chủ trương “ăn miếng trả miếng.” Do đó, nhân loại có thể gặp nhiều tai ương.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Một sự hiểu lầm tai hại

Nguyễn Hưng Quốc (Blog VOA)


Chung quanh việc Nga xâm chiếm Crimea của Ukraine, và liên quan đến Vladimir Putin, tổng thống của Nga, có một số vấn đề khiến giới bình luận chính trị Tây phương thắc mắc và bàn thảo nhiều nhất suốt mấy tuần vừa qua:

Một, tại sao tình báo của Mỹ không biết trước được việc Nga xua cả mấy ngàn quân (sau đó là cả mấy chục ngàn) đến chiếm Crimea? Hai, tại sao giới lãnh đạo Tây phương, kể cả các tổng thống Mỹ, từ George W. Bush đến Barack Obama, đều có vẻ cả tin Vladimir Putin đến vậy? Ðằng sau hai câu hỏi trên là một câu hỏi khác: Tại sao Tây phương, kể cả Mỹ, lại dễ bị Putin lừa đến như vậy?

Kiểm tra lại các bản tin tình báo gửi lên giới lãnh đạo Mỹ, ít nhất là ở Quốc Hội, người ta thấy tuy các tình báo biết rõ sự kiện Nga huy động khoảng 150,000 lính đến biên giới Ukraine nhưng hầu hết đều đánh giá khả năng Nga quyết định tấn công Ukraine rất nhỏ.

Giới chức tình báo Mỹ biện minh: họ vẫn thường xuyên cập nhật các tin tức họ thu lượm được tại Nga và Ukraine và liên tục báo cáo cho chính phủ nhưng việc đánh giá đúng ý đồ của các nhà lãnh đạo nước khác, như Nga, chẳng hạn, rất khó chính xác.

Nói cách khác, thành thực hơn: lần này mọi người từ tình báo đến chính khách đều nhầm.

Sự nhầm lẫn này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, phần lớn ngân sách tình báo của Mỹ đều tập trung vào nỗ lực chống khủng bố, chủ yếu từ các quốc gia Hồi giáo hoặc ở những nơi các nhóm Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh. Nga không còn là một ưu tiên để theo dõi như thời Chiến Tranh Lạnh nữa.

Thứ hai, quan trọng hơn, hầu như mọi người đều không hiểu đúng bản chất con người của Putin.

Nhớ, vào tháng 6 năm 2001, trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai người, Tổng Thống George W. Bush đã bày tỏ sự tin tưởng sâu đậm đối với Putin, người đồng nhiệm của ông ở Nga. Khi được các phóng viên hỏi tại sao, Bush tự tin đáp: “Tôi nhìn vào mắt ông ấy và thấy được tâm hồn của ông” (I looked in his eyes and saw his soul). Sự tự tin ấy, sau này, bị nhiều người chê là ngây thơ.

Nhưng không phải ai cũng thoát được sự ngây thơ ấy. Trước ngày Nga xua quân tràn vào Crimea, phần lớn các tờ báo có uy tín nhất tại Mỹ đều cho việc Putin điều động binh sĩ đến biên giới Ukraine chỉ là một trò hăm dọa. Các bài viết mang nhan đề kiểu “Tại sao Nga không xâm lược Ukraine” hay “Không, Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine” hoặc “Năm lý do để mọi người đừng lo lắng thái quá về tình hình ở Crimea” xuất hiện đầy trên các mặt báo.

Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, phần lớn các học giả, các chuyên gia quân sự và chính trị nổi tiếng đều không tin là Nga sẽ tấn công Ukraine như điều họ đã từng làm đối với Georgia vào năm 2008.

Tại sao người ta dám khẳng định một cách chắc chắn như vậy?

Có ba lý do chính:

Thứ nhất, nền kinh tế của Nga hiện nay quá yếu để có thể chịu đựng nổi một cuộc chiến tranh như thế. Putin hẳn thừa biết là nếu lao vào một cuộc xâm lược như vậy, ông sẽ bị Mỹ và Tây phương trừng phạt, ít nhất về phương diện kinh tế. Việc buôn bán sẽ bị ngưng trệ, đồng rúp sẽ bị giảm giá, uy tín của Nga trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra cho Olympic mùa Ðông tại Sochi vừa rồi như đổ vào biển, cuộc họp thượng đỉnh của khối Bát cường (8 group) được chuẩn bị vào tháng 6 sẽ hóa thành công cốc. Ðó là chưa kể các nguy hại lâu dài: Về kinh tế, Nga phải cưu mang hơn 2 triệu người ở Crimea, trong đó 20% là người lớn tuổi; về an ninh, Nga sẽ phải đối diện với nguy cơ đánh du kích hoặc khủng bố của mấy trăm ngàn người Tatar vốn có truyền thống thù ghét Nga.

Thứ hai, nó lại không cần thiết: Ai cũng biết chính quyền Ukraine, sau cuộc cách mạng vừa rồi, đang đối diện với vô số thử thách: Nếu Nga không can thiệp, tự nó sẽ sụp đổ. Kinh tế Ukraine vốn đã gầy guộc, lại thêm nạn tham nhũng tràn lan, càng ngày càng quặt quẹo với lạm phát và nợ nần chồng chất. Mới tuần trước, tân thủ tướng Ukraine ước chừng khoảng 37 tỉ Mỹ kim bị biến mất dưới thời Viktor Yanukovych. Hiện nay Ukraine cần ít nhất 25 tỉ Mỹ kim để trả nợ và bù đắp các thiếu hụt trong ngân sách. Trong khi đó số ngoại tệ họ dự trữ được chỉ còn có 12 tỉ.

Thứ ba, không những không cần thiết, nó còn có hại. Hai cái hại lớn nhất là: Một, nó làm cho Mỹ và Tây phương phải nhảy vào giúp Ukraine. Bình thường, không có sự uy hiếp của Nga, có lẽ Tây phương sẽ hờ hững với việc giúp đỡ Ukraine sau cuộc cách mạng vừa rồi. Tây phương đang phải đối đầu với các khó khăn của chính họ, nhất là ở các thành viên mới. Họ không đủ sức để cưu mang thêm một gánh nặng khác. Nếu Nga không tấn công Crimea, chắc chắn Mỹ và Châu Âu không nhảy vào giúp Ukraine một cách nhiệt tình và tận tình như vậy. Hai, hành động hiếu chiến thô bạo của Nga làm cho dân chúng Ukraine trở thành đoàn kết hơn, yêu nước hơn và sẵn sàng chống trả Nga một cách mãnh liệt hơn. Quan sát dân tình ở Ukraine hiện nay, Chrystia Freeland cho là Nga đã thực sự thua trận.

Tất cả những điều ấy chắc chắn Putin và nhóm cố vấn của ông đều biết rõ. Ngay cả những người bình thường nhất cũng biết rõ. Vậy mà ông vẫn quyết định chiếm Crimea và có vẻ như sẽ đánh chiếm cả Ukraine. Tại sao?

Lý do đầu tiên có lẽ do Putin quá tự tin. Ông nghĩ là Mỹ sẽ không dám phản ứng gì cả. Một phần, vì Mỹ đã quá mệt mỏi với hai cuộc chiến tranh ở Iraq và ở Afghanistan, hơn nữa, họ phải tập trung đối đầu với Trung Quốc ở Châu Á. Phần khác, ông cho là hầu hết các quốc gia Âu Châu, những đồng minh thân cận nhất của Mỹ hiện nay, đều lệ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga, lại có nhiều liên hệ kinh tế với Nga: Tất cả những nước ấy, vì quyền lợi của mình, không thể mạnh tay với Nga được. Khi Châu Âu khoanh tay, một mình Mỹ cũng chẳng làm gì được. Chính sách của Mỹ, ít nhất là dưới thời Obama, thường rất cẩn thận, tránh né mọi rủi ro; khi cần, họ chỉ lãnh đạo từ phía sau. Nếu Châu Âu không đóng vai tiên phong, Putin tin là Mỹ cũng sẽ chỉ đánh võ mồm mà thôi. Mà kiểu đánh ấy thì ông chả ngán chút nào cả.

Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là cách suy nghĩ và cách hành xử của Putin hoàn toàn khác với Tây phương. Khác đến độ bà Madeleine Albright, cựu ngoại trưởng MỸ, cho là Putin bị hoang tưởng; phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ cho những lời lẽ của Putin về các âm mưu của Tây phương tại Ukraine là những sự hư cấu đáng giật mình nhất kể từ Dostoyevsky.

Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry cho Nga hành xử như những kẻ sống trong thế kỷ 20 hoặc thế kỷ 19! Thủ Tướng Ðức Angela Merkel, trong một cuộc điện đàm với Tổng Thống Obama mới đây, cũng đồng ý như thế khi cho dường như Putin đang sống ở một thế giới khác.

Nhưng khác như thế nào? Khác ở ba điểm chính: Một, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề; hai, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả sự khủng hoảng của kinh tế và sự cùng khổ của dân chúng để đạt được điều mình muốn. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là sự nghi ngờ và căm thù đối với Mỹ và Tây phương. Putin thường nói là việc để cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, từ đó, làm tan rã khối Liên Bang Xô Viết trước đây là một sai lầm lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Ông tự đặt cho mình sứ mạng là phục hồi lại đế quốc Nga bằng cách thu phục lại, và nếu cần, xâm chiếm các quốc gia láng giềng vốn thuộc Liên Bang Xô Viết trước đây. Trên con đường thực hiện giấc mộng ấy, ông xem cản trở chính là tham vọng bành trướng của Mỹ và Châu Âu. Mỗi lần Liên Hiệp Âu Châu thu nạp một thành viên mới là một lần Putin giật mình căm hận. Ông không nhìn đó như một sự phát triển đáng mừng của lịch sử về hướng dân chủ hóa mà lại xem đó như một sự đe dọa. Trước những đe dọa ấy, ông phản ứng một cách quyết liệt, bất chấp những hậu quả về kinh tế, chính trị hay xã hội.

Tuy nhiên, ông lại quên thời thế đã đổi khác. Sự liều lĩnh của ông chỉ mang lại tai họa cho nước Nga.

Trước mắt, tai họa đầu tiên đến từ một yếu tố có lẽ Putin không nghĩ đến khi quyết định tung quân đánh chiếm Crimea: Khác với cuộc xâm chiếm Hungary vào năm 1956 và Czechoslovakia năm 1968, nước Nga hiện nay có một yếu tố mới có ảnh hưởng nhanh chóng và sâu sắc đến các quan hệ quốc tế: thị trường chứng khoán. Ngay ngày đầu tiên khi binh lính Nga xuất hiện trên đất Crimea, chỉ số thị trường chứng khoán bị rớt hơn 12%, làm bay mất 60 tỉ Mỹ kim và tỉ giá đồng rúp bị giảm đến mức kỷ lục.

Về lâu về dài, ngay cả khi chiếm được Crimea hoặc ngay cả toàn lãnh thổ Ukraine, nước Nga cũng sẽ phải chịu đựng những gánh nặng kinh tế hầu như vượt ngoài khả năng của họ. Hiện nay, Nga vẫn còn đang phải còng lưng ra tài trợ cho Abkhazia và South Ossetia họ chiếm được từ Georgia, và Transnistria từ Moldova. Ukraine, với những nợ nần và tham nhũng hiện nay, nếu lọt vào tay Nga, cũng sẽ trở thành một gánh nặng khủng khiếp. Ðó là chưa kể Nga sẽ phải đối diện với các cuộc chống đối bằng vũ trang, dưới hình thức du kích hoặc khủng bố, của người Ukraine và đặc biệt, người Tatars.

Trong một bài viết mới đăng trên tờ The Washington Post, Henry A. Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ thời Nixon, có nêu lên một vấn đề hay: Một chính sách được kiểm tra không phải ở chỗ nó bắt đầu như thế nào mà ở chỗ nó kết thúc như thế nào.

Nhưng trong khi chờ cuộc xâm lược ấy kết thúc, không ai được quên bài học lần này: Cách suy nghĩ và hành xử của Putin hiện nay không khác gì mấy so với các nhà độc tài cộng sản trước đây. Thay tên đổi họ, ông vẫn không giấu được dòng máu của Stalin trong huyết quản.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Image

Crimea hôm nay và 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam ngày mai.
Nguyễn Nghĩa650
(Danlambao) - Cuộc trưng cầu dân ý mới đây tại Crimea với 97% cử tri ủng hộ việc tách Crimea ra khỏi Ukraine, để gia nhập Liên bang Nga, đã trao vào tay Tổng thống Nga Putin một lý do hợp pháp, nhằm đề nghị Quốc hội Nga tiến hành qui trình sát nhập Crimea vào Nga.

Đây là một hình thức chiếm đoạt lãnh thổ thời dân chủ: 97% dân số tình nguyện từ bỏ chủ quyền của bán đảo này.

Trước đây, trong lịch sử của Crimea, người Tatar luôn chiếm ti lệ đông nhất quãng 90% tổng dân số.

Vài chục năm về trước, khi Stalin còn sống, ông ta đã đuổi đi hầu hết người Tatar crimea.

Sau khi Liên Xô tan rã, người Tatar tha hương dần trở lại quê hương của mình.

Tuy vậy, hôm nay họ chỉ là thiểu số trên chính quê hương của mình.

Hiện nay, những chủ nhân gốc của Crimea chỉ còn chiếm khoảng dưới 10% dân số bán đảo Crimea, người Nga chiếm quãng 60% tổng dân số hiện nay.

Là Iwan hung tàn, giết người vô số, nhưng Stalin đã làm 1 việc mà vài chục năm sau còn có lợi cho Nga. Dĩ nhiên là sau khi đuổi người Tatar khỏi Crimea, Stalin di dân Nga vào Crimea.

Hôm nay hậu quả của việc di dân đã thấy rõ ràng: Nga xâm lược Crimea theo yêu cầu của người dân Nga tại Crimea.

Dẫu sao thì cũng phải nhận thấy rằng Stalin đã nhìn xa và muốn làm lợi cho nước Nga.

Còn các lãnh tụ Việt Nam ta thì sao?

Nguyễn Phú Trong, Tổng bí thư ĐCS VN ngày 15/10/11 trong Thông báo chung với Trung Quốc đã nhấn mạnh:

"4.11. Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc."

Mở rộng giao lưu giữa các tỉnh biên giới là gì, nếu không phải là tuồn hàng hóa kém chất lượng sang VN; nếu không phải là di dân bất hợp pháp sang Việt Nam; nếu không phải là hối lộ, tha hóa cán bộ các tỉnh biên giới của Việt Nam; nếu không phải là thu mua lậu khoáng sản Việt Nam....

Chỉ một thời gian không lâu nữa, khi tình hình chính trị Việt Nam có biến động, cái trò hề nhân dân các tỉnh biên giới trưng cầu dân ý tình nguyện sát nhập với TQ sẽ được diễn ra.

Stalin làm lợi cho Nga ngay cả khi đã chết rồi, còn Nguyễn Phú Trọng làm lợi cho TQ, có thể khi đang còn sống.

Hôm nay ông ta còn dập khuôn TQ, ra vẻ như trong sạch chống tham nhũng.

Thế chiếc phong bì đầy ắp tiền. mà các ủy viên BCT ĐCS VN ai cũng được nhận sau khi dự án Boxit Tây Nguyên được triển khai, có tính là hối lộ của TQ không, hả TBT.

Bán nước tinh vi, nhận hối lộ cả tập thể là đặc tính chung của chóp bu cộng sản hôm nay.

Nguyễn Nghĩa650
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Tìm hiểu sức mạnh mềm của Trung Quốc hiện nay
Sunday, March 23, 2014 5:50:38 PM

Ðòan Thanh Liêm

Từ xưa, cha ông chúng ta vẫn thường nhắc nhở cho con cháu mình với câu văn thật ngắn gọn như sau: “Mạnh thì dùng sức, yếu thì dùng chước.”
Nói theo ngôn ngữ ngày nay, thì chữ sức ở câu trên có thể gọi là “sức mạnh cứng” (hard power), và chữ chước thì đúng là “sức mạnh mềm” (soft power).

Trong cuốn sách “Việt Nam Trong Chiến Tranh Tư Hữu” xuất bản năm 2010 mới đây ở Mỹ, tác giả Nguyễn Cao Quyền có nêu ra một nhận định như sau:

“Bắc Kinh tiến hành xâm thực Việt Nam bằng cả sức mạnh quân sự lẫn sức mạnh 'mềm.'
Họ dùng ‘sức mạnh cứng’ ở biển Ðông và ‘sức mạnh mềm’ trong lãnh thổ và xã hội Việt Nam.” (trang 434)

Image
Ông Tập Cận Bình, lúc còn làm phó chủ tịch Trung Quốc, khai trương Học Viện Khổng Tử đầu tiên tại Úc,
bên trong đại học RMIT, Melbourne, năm 2010. (Hình: William West/AFP/Getty Images)

Và tại nơi khác, tác giả viết: “Về phần mình, Việt Nam chẳng có sức mạnh cứng đủ tầm cỡ để đương đầu với kho vũ khí hiện đại của Trung Quốc, cũng chẳng có sức mạnh mềm nào để thuyết phục. Sức mạnh mềm duy nhất Việt nam có trong tay là lòng yêu nước và niềm tin của người dân sẽ được sống trong một xã hội tự do dân chủ.” (trang 436).

Sự nhận định này có thể gợi ý cho chúng ta cùng nhau tổ chức một thứ “Hội Nghị Diên Hồng” nhằm thảo luận về phương thức làm sao để người Việt Nam có thể phát triển cái sức mạnh của lòng yêu nước và niềm tin đó thành một khả năng hiện thực khả dĩ chống đỡ lại được với hiểm họa xâm lăng thâm độc của Trung Quốc. Trong khi chờ đợi sự lên tiếng của các thức giả có sự quan tâm lo lắng đến sự sống còn của dân tộc, người viết bài này xin được trình bày về sức mạnh mềm của Trung Quốc vào đầu thế kỷ XXI hiện nay. Chúng ta cần phải biết rõ ràng về nội tình thực lực của đối phương, hầu có thể tìm ra được biện pháp đối phó thích ứng đối với kẻ địch.

1. Khái niệm về sức mạnh mềm

Thuật ngữ này mới trở thành thông dụng trong chừng 15 - 20 năm gần đây, thọat đầu do vị giáo sư tại đại học Harvard là Joseph Nye, Jr. đưa ra. Ông viết:

“Sức mạnh mềm của một nước, đó chính là khả năng làm ảnh hưởng đến cung cách ứng xử của những quốc gia khác, bằng cách lôi cuốn và thuyết phục những nước đó chấp nhận những mục tiêu của mình.” Trong bang giao quốc tế hồi xưa, người ta hay nói đến cái chính sách “cây gậy và củ cà rốt,” tức là một nước lớn đưa cái gậy ra (sức mạnh cứng) để răn đe hù dọa, và cũng đưa ra củ cà rốt (sức mạnh mềm) để dụ dỗ thuyết phục đối với một nước nhỏ bé yếu đuối.

Ngày nay, mấy nước lớn hay dùng cách phổ biến văn hóa, phát triển nền ngọai giao, cấp phát viện trợ kinh tế, mở rộng trao đổi thương mại và đầu tư... nhằm lôi cuốn các nước khác theo vào với phe của mình.

Ðiển hình như nước Mỹ, những phim ảnh của Hollywood, các đại học, các hội... là những yếu tố căn bản thiết yếu tạo thành cái sức mạnh mềm thật mạnh mẽ vững chắc cho cường quốc này, ngòai sức mạnh quân sự và kinh tế.

2. Trung Quốc phát triển sức mạnh mềm

Giới thức giả tại Trung Quốc từ lâu đã nghiên cứu và thảo luận về chuyện sức mạnh mềm. Mà cả đến Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào trong dịp đại hội lần thứ 17 của đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng đã phát biểu công khai vào ngày 15 Tháng Mười, 2007 rằng: “Ðảng Cộng Sản phải củng cố nâng cao văn hóa như là một phần của sức mạnh mềm của đất nước... một yếu tố có ý nghĩa mỗi ngày thêm lớn mạnh trong sự tranh đua về sức mạnh tòan diện của quốc gia.”

Với sự thành công về mặt kinh tế, nhà nước Trung Quốc đã phát động cả một chiến dịch quảng cáo và tuyên truyền rất mạnh mẽ về tính cách ưu việt của văn hóa Trung Hoa. Ðiển hình là họ đã cho thiết lập hàng mấy trăm học viện Khổng Tử (Confucius Institute) tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm giảng dậy về ngôn ngữ và văn hóa. Trong vòng 30 năm, từ 1978 đến 2008, đã có đến 1.4 triệu sinh viên Trung Quốc đi du học ở nước ngòai. Và vào năm 2009, thì có đến 220,000 sinh viên ngọai quốc đến học tại các đại học ở Trung Quốc. Trong khi Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ bớt giờ phát thanh bằng tiếng Hoa từ 19 xuống còn có 14 giờ mỗi ngày, thì ban quốc tế của Ðài Phát Thanh Trung Quốc lại tăng lên đến 24 giờ mỗi ngày.

3. Những con số thống kê đáng chú ý

Ðể bạn đọc có một số khái niệm tương đối rõ ràng về tầm vóc lớn lao trong lãnh vực sức mạnh mềm của Trung Quốc, người viết xin trưng ra một số dữ liệu thống kê cụ thể, trích từ tài liệu đáng tin cậy do giới nghiên cứu quốc tế thâu thập được trong thời gian gần đây.

Trong năm 2009-2010, Trung Quốc đã đầu tư đến $8.9 tỉ vào “công trình quảng cáo ở ngọai quốc,” kể cả kênh truyền hình liên tục 24 giờ Tân Hoa, bắt chước theo Al Jazeera. Trung Quốc cũng gửi 3,000 quân tình nguyện để phục vụ trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Và đại diện Trung Quốc cũng tham gia vào nhiều hội nghị cấp vùng như Hội Nghị Thương Ðỉnh Ðông Á, nhằm tạo uy tín và thiện cảm đối với các quốc gia lân cận.

Trung Quốc cũng chú trọng nhiều đến những động tác gây chú ý trong công luận, cụ thể như giúp việc tái thiết trụ sở Quốc Hội của Cambodia hay trụ sở Bộ Ngoại Giao của Mozambique. Ðặc biệt nhân Thế Vận Hội năm 2008 tại Bắc kinh, Trung Quốc đã dồn mọi nỗ lực về tài chính cũng như về kỹ năng tổ chức để quảng cáo cho vị thế nổi bật của mình trên thế giới. Năm 2009, Trung Quốc công bố những kế hoạch chi tiêu hàng nhiều tỷ mỹ kim để phát triển những cơ sở truyền thông đồ sộ nhằm cạnh tranh với các hãng Bloomberg, Time Warner và Viacom “để sử dụng sức mạnh mềm hơn là sức mạnh quân sự nhằm tạo thêm được nhiều bạn bè thân hữu ở nước ngòai.”

Và còn hơn thế nữa, viện trợ của Trung Quốc cho nước ngòai thường không đòi hỏi điều kiện gì như là phải có sự điều hành tốt trong guồng máy chính quyền (good governance) hay là phải tôn trọng nhân quyền mà các nước Âu Mỹ thường nêu ra. Trung Quốc chỉ yêu cầu các nước nhận viện trợ là “không được công nhận Ðài Loan” hoặc “ủng hộ lập trường của Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế.” Ðó là hai điều kiện quá dễ dàng, nhất là đối với các nước theo chế đô độc tài chuyên chế, thường hay đàn áp đối lập chính trị trong nước.

4. Sức mạnh mềm của Trung Quốc và Ấn Ðộ

Chúng ta cần chú ý đến hai nước lớn và có đông dân số nhất tại Á Châu và khôn khéo tạo được cái thế dựa vào Ấn Ðộ để kiềm chế bớt được áp lực của Trung Quốc vốn là kẻ thù truyền kiếp đối với Việt Nam. Ấn Ðộ thua xa Trung Quốc về sức mạnh cứng do thực lực cũng như do tiềm năng quân sự và kinh tế. Nhưng về sức mạnh mềm, thì Ấn Ðộ tỏ ra có một số ưu điểm, cụ thể như sau:

a. Ấn Ðộ có một nền văn hóa đại chúng (popular culture) và những kỹ nghệ văn hóa (cultural industries) vượt xa Trung Quốc, điển hình như các phim ảnh do
Bollywood của Ấn Ðộ sản xuất thì hấp dẫn gấp nhiều lần so với phim của Trung Quốc. Lại nữa, có đến hàng trăm triệu người Ấn Ðộ nói thông thạo tiếng Anh, có một giai cấp trung lưu khá đông đảo gồm nhiều trăm triệu người, do đó Ấn Ðộ dễ dàng mở rộng sự tiếp cận và giao lưu văn hóa kinh doanh với thế giới hơn Trung Quốc gấp bội.

b. Thể chế tự do dân chủ đã ăn rễ sâu xa nơi xã hội Ấn Ðộ, đặc biệt là khu vực xã hội dân sự với hàng triệu tổ chức phi chính phủ-bất vụ lợi, thì có sức lôi cuốn đối với công cuộc xây dựng tự do dân chủ và bảo vệ nhân quyền tại khắp nơi trên thế giới hiện nay, hơn rất nhiều so với mô hình Trung Quốc hiện vẫn còn dựa trên cơ sở độc tài chuyên chính của Lenin và Mao Trạch Ðông.

c. Sự tranh chấp căng thẳng giữa Ấn Ðộ với Trung Quốc kể từ cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1962 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Do đó, Ấn Ðộ sẽ dễ dàng kết hợp với các quốc gia Á Châu khác để tạo thành được cái thế quân bình tại khu vực, hạn chế được tham vọng lấn áp bá quyền của Trung Quốc vốn từ lâu vẫn theo truyền thống cố hữu cường quyền Ðại Hán.

5. Người Việt hải ngoại và gia tăng sức mạnh mềm

Ðây là một vấn đề rất cấp bách đặt ra cho tất cả trên 4 triệu người Việt hiện đang sinh sống tại mấy chục quốc gia trên thế giới. Nó đòi hỏi một sự tìm tòi và thảo luận nghiêm túc của mọi người trong một thứ Hội Nghị Diên Hồng với phương tiện trao đổi suy nghĩ trong thời đại kỹ thuật Internet ở thế kỷ XXI hiện nay.

Trong khi chờ đợi ý kiến của các bậc thức giả có sự quan tâm sâu sắc đối với hiểm họa mất nước, người viết bài này xin tạm nêu ra một vài suy nghĩ sơ khởi tóm lược như sau:

a. Thế hệ con và cháu chúng ta, tính từ 40 tuổi trở xuống, hầu hết đều tốt nghiệp đại học và thông thạo ngôn ngữ của quốc gia sở tại nơi mình định cư. Do đó, các cháu dễ dàng hội nhập sâu đậm vào với dòng chính của xã hội nơi mình cư ngụ và làm việc. Vì thế, các cháu có thể tham gia vào việc vận động dư luận quần chúng, kêu gọi các nhân vật lãnh đạo chính quyền, các tổ chức văn hóa, tôn giáo, xã hội... để tạo được sự thông cảm, hiểu biết và yểm trợ rộng rãi cho công cuộc tranh đấu vì sự sống còn của dân tộc Việt Nam trước hiểm họa xâm lăng rất thâm độc của Trung Quốc. Thế giới ngày nay đang mỗi ngày một tiến xa trên quá trình toàn cầu hóa, nên cái chính nghĩa sáng ngời của chủ trương dân tộc sinh tồn tại Việt Nam sẽ dễ có điều kiện được sự ủng hộ của khắp thế giới, miễn là thế hệ thứ hai và thứ ba của khối người Việt hải ngọai chúng ta nhiệt tâm dấn thân vào công cuộc vận động nơi các quốc gia sở tại.

b. Việt Nam lúc này vừa bị nạn ngoại xâm đe doạ, vừa bị nạn nội xâm do chính quyền tham nhũng độc tài cộng sản gây ra. Do đó, việc giải cứu khỏi nguy cơ bị xâu xé thôn tính qua cái thứ “thù trong giặc ngòai” này rất là khó khăn phức tạp cho tòan thể dân tộc chúng ta. Một trong các phương thức vận động và duy trì được một cao trào quần chúng tham gia tích cực bền bỉ vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, thiết nghĩ là phải phát triển mạnh mẽ xã hội dân sự trong mọi lãnh vực nhân đạo xã hội, văn hóa giáo dục và cả tôn giáo tâm linh nhằm lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân cùng nhất tề tham gia vào các dự án cụ thể, thiết thực và thường xuyên để cải tiến xã hội và xây dựng quốc gia. Người hải ngoại có thể lôi cuốn cả phương tiện vô biên của xã hội dân sự ngoại quốc nơi mình cư ngụ, cũng như của xã hội dân sự toàn cầu (global civil society) vào việc hỗ trợ tích cực và hữu hiệu cho các tổ chức, đòan thể phi chính phủ ở trong nước vốn có nhiệm vụ trực tiếp và chính yếu đối với sự thịnh suy của nước nhà.

c. Ðặc biệt cần tạo được một thế liên hoàn vững chãi giữa nhân dân các quốc gia Á Châu từ Nhật, Nam Hàn, Ðài Loan, đến Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và nhất là Ấn Ðộ với nhân dân Việt Nam hầu cùng đối phó được với mối đe dọa cho an ninh và thịnh vượng chung của tòan thể khu vực. Việc này có thể làm được trong khả năng của xã hội dân sự Việt Nam và của nền ngọai giao nhân dân của chúng ta (people’s diplomacy,) chứ không phải chỉ là thẩm quyền chuyên biệt riêng của một chính quyền nhà nước nào cả. Với khả năng chuyên môn cao về khoa học kỹ thuật của thế hệ thứ hai, thứ ba, cùng với một tầm nhìn xa rộng toàn cầu, người Việt hải ngoại có dư điều kiện để hòan thành nhiệm vụ cao cả này đối với quê hương yêu quý của mình vậy.

Tài liệu tham khảo

Bài viết này được xây dựng trên nhiều tài liệu có ghi trên Internet như Google, Yahoo. Và đặc biệt các số liệu thống kê được trích dẫn từ cuốn sách vừa do nhà xuất bản Public Affairs tại New York cho ấn hành vào đầu năm 2011, có nhan đề “The Future of Power,” do ông Joseph S. Nye, Jr., giáo sư lâu năm tại đại học Harvard và là tác giả nhiều cuốn sách rất có giá trị về lãnh vực ngọai giao quốc tế, biên soạn.

Bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết hơn về đề tài rộng lớn này, thì có thể tham khảo cuốn sách nói trên, cũng như trong các sách báo mà tác giả đã ghi ra ở phần cuối sách. Ðồng thời, bạn đọc cũng có thể tìm trên Google hay Yahoo, bằng cách gõ các chữ: “Soft Power và China’s Soft Power.”
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Cuộc đấu trí giữa Putin và ba đời tổng thống Mỹ


Trong suốt 15 năm qua, Tổng thống Vladimir Putin là ẩn số làm đau đầu ba thế hệ tổng thống Mỹ.
Họ định xây dựng mối quan hệ với cựu đại tá tình báo KGB theo cách của Washington, nhưng thực tiễn không như mong muốn.

Tổng thống Bill Clinton coi Putin là một người lạnh lùng và đáng ngại, nhưng dự đoán ông sẽ trở thành một lãnh đạo cứng rắn, tài năng.
Còn tổng thống George W. Bush muốn làm bạn và đối tác với Putin trong vấn đề chống khủng bố, nhưng cuối cùng vỡ mộng.

Tổng thống Barack Obama nỗ lực cải thiện quan hệ với Điện Kremlin, bằng cách xây dựng quan hệ với các nhà lãnh đạo Nga khác.
Chiến lược này từng có tác dụng trong một thời gian, nhưng quan hệ Mỹ-Nga dần xấu đi và đang xuống đáy kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Với các phương thức khác nhau, ba đời tổng thống Mỹ đều nỗ lực xây dựng mối quan hệ mới, có ý nghĩa lịch sử với Nga.
Nhưng đến cuối cùng họ đều phát hiện ra rằng những cố gắng đều khó thành trước Putin, một cao thủ võ thuật đồng thời là cựu đại tá tình báo KGB.

Họ hoặc là hình dung Putin thành một con người hoàn toàn khác, hoặc là tự cho rằng có thể điều khiển một con người vốn không bao giờ
chịu bị khống chế. Họ quan sát Putin bằng lăng kính của mình, cho rằng ông sẽ tính toán lợi ích của Nga theo giả định của họ.
Và cả ba người đều đánh giá thấp sự bất mãn của tổng thống Nga.

Image
Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow tháng 4/2000. Ảnh: AFP


Washington hiện nay dường như không còn chút ảo tưởng gì về Putin nữa, đặc biệt sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga dẫn đến hàng loạt quyết định trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Theo nhiều chuyên gia, câu hỏi hiện nay không còn là Mỹ với Nga cần hợp tác như thế nào, mà là hai bên sẽ đối đầu ra sao.

"Ông ấy đã tuyên bố rõ lập trường. Đây là con người mà chúng tôi cần đối phó, không thể hy vọng vấn đề tự biến mất được", New York Times dẫn lời ông Tom Donilon, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama.

Theo nhận định của các trợ lý ba đời tổng thống Mỹ, các ông chủ Nhà Trắng không hề ngây thơ mà không nhận ra được con người thực của Putin, nhưng họ lại cho rằng xây dựng một mối quan hệ tốt hơn nữa là giải pháp duy nhất. Và có lẽ chính những chính sách của phương Tây đã khiến ông chủ Điện Kremlin bất mãn, ví dụ như việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không ngừng mở rộng ra phía đông, chiến tranh Iraq hay chiến tranh Libya.

"Ông ấy đi ngủ với suy nghĩ của Peter Đại đế và thức giấc với tư duy của Stalin. Chúng ta cần phải hiểu rõ ông ấy là ai, muốn gì. Điều này có lẽ sẽ không giống với những gì chúng ta tưởng tượng trong thế kỷ 21", Nghị sĩ Mike Rogers, chủ tịch Ủy ban tình báo của Hạ viện Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài NBC.

Ông Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên đối mặt với Putin, mặc dù thời gian cùng tại nhiệm của hai người không nhiều. Phần lớn thời gian trong hai nhiệm kỳ của Clinton, ông xây dựng được mối quan hệ ổn định với cố tổng thống Boris Yeltsin. Năm 1999, Putin được chỉ định làm thủ tướng và sau đó trở thành tổng thống trong đêm giao thừa sau khi người tiền nhiệm từ chức.

"Tôi ra khỏi cuộc họp và tin rằng Yeltsin đã lựa chọn một người kế nhiệm có năng lực và mẫn cán, có thể ứng phó tốt hơn ông ấy trước tình hình kinh tế, chính trị bất ổn của Nga lúc đó. Hơn nữa, tình hình sức khỏe của Yeltsin thời điểm đó cũng không được tốt", tổng thống Clinton viết trong hồi ký của mình.

Sau khi Putin chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3/2000, Clinton đã gọi điện chúc mừng. "Sau khi gác máy, tôi nghĩ ông ấy đủ cứng rắn để đoàn kết nước Nga", cựu tổng thống Mỹ viết.

Nhưng Clinton cũng có những lo lắng về sự cứng rắn đó, khi ông chủ mới của Điện Kremlin chỉ huy cuộc chiến chống ly khai ở nước cộng hòa Chechnya. Clinton từng thúc giục Yeltsin chú ý đến người kế nhiệm, và cảm thấy bị bị gạt sang lề khi Putin dường như thờ ơ trong việc hợp tác với một tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm.

Tuy nhiên, đó là thời điểm Putin tăng tốc quá trình cải tổ hệ thống thuế, đất đai và luật pháp Nga. Theo đánh giá của ông Strobe Talbott, thứ trưởng Ngoại giao thời Clinton, Putin "đủ trẻ, đủ khéo léo và đủ thực tế để hiểu rằng, nước Nga đang diễn ra quá trình dịch chuyển cần thiết mà ông ấy cần phải thúc đẩy nó".
Image
Putin và cựu tổng thống George W. Bush tại Slovenia, tháng 6/2001. Ảnh: AFP


Tổng thống Bush nhậm chức với sự hoài nghi về Putin và từng gọi người đồng cấp là "kẻ lạnh lùng". Nhưng sau cuộc hội đàm tại Slovenia tháng 6/2001, Bush lại phát biểu rằng: "Khi tôi nhìn vào mắt ông ấy, tôi thấy cả tâm hồn của ông". Putin đã tạo sự kết nối với Bush, một con chiên thành kính, thông qua câu chuyện về đức tin của chính bản thân mình.

Tuy nhiên, không phải ai trong chính phủ Mỹ cũng bị câu chuyện trên làm cảm động. Cựu phó tổng thống Dick Cheney cho biết mỗi lần nhìn thấy Putin, trong đầu ông chỉ nghĩ đến KGB. Nhưng tổng thống Bush đã quyết xóa nhòa hố ngăn lịch sử và lấy lòng Putin khi ông thăm trại Davis cùng trang trại của gia tộc Bush ở Texas.

Tổng thống Putin thường nói về việc ông là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gọi cho người đồng cấp Mỹ sau khi vụ khủng bố 11/9 xảy ra. Và ông cũng là người mở một hành lang cho lực lượng hậu cần của quân đội Mỹ vào Afghanistan chống khủng bố.

Nhưng ông chủ Điện Kremlin không cảm thấy sự báo đáp từ đối tác trong Nhà Trắng. Quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng bởi cuộc chiến Iraq và thái độ can thiệp của Washington trước tình hình chính trị trong nước Nga. Đến nhiệm kỳ thứ hai của Bush, hai nhà lãnh đạo tranh cãi không thôi về chế độ chính trị của Nga. Trong hội nghị tại Slovakia năm 2005, căng thẳng đạt đến đỉnh điểm.

"Chẳng khác nào một cuộc biện luận thời trung học", tổng thống Bush phàn nàn với cựu thủ tướng Anh Tony Blair. Một năm sau, sự thất vọng của Bush về Putin càng gia tăng hơn nữa. "Tôi nghĩ chúng ta đã không còn kiểm soát được ông ấy", Bush nói với một nhà lãnh đạo nước ngoài về Putin.

Tuy nhiên, Bush không muốn từ bỏ, bất chấp việc các quan chức xung quanh ông không còn thấy cơ hội. Sau cuộc hội đàm đầu tiên với Tổng thống Putin, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates đã nói với đồng nghiệp rằng: "Tôi nhìn thẳng vào mắt Putin và đúng như những gì tôi từng dự đoán, ông ấy lạnh lùng như đá".

Năm 2008, Bush thúc đẩy việc kết nạp Ukraine và Gruzia vào NATO, động thái gây chia rẽ trong nội bộ khối và khiến cho Putin tức giận. Tháng 8, khi hai nhà lãnh đạo đang tới dự Olympic Bắc Kinh, chiến sự tại Gruzia nổ ra.

Trong hồi ký, Bush nhớ lại cuộc đối đầu với Putin. "Tôi đã cảnh báo ông là Saakashvili (tổng thống Grudia khi đó) máu nóng mà", Bush nói.

"Tôi cũng máu nóng", Putin đáp.

"Không, ông là người máu lạnh", Bush trả lời.

Washington đáp trả bằng cách gửi viện trợ nhân đạo cho Gruzia, điều một tàu chiến tới khu vực và ngừng thoả thuận hạt nhân dân sự với Nga. Bush cũng lo rằng Crimea sẽ là mục tiêu tiếp theo, nhưng cuối cùng đã thành công trong việc ngăn cản Nga sáp nhập Gruzia.

Trước tình hình cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra và việc ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, chính quyền Bush đã không áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga như việc chính phủ Obama đang làm hiện nay.

"Chúng tôi và các nước châu Âu bị đẩy vào mối quan hệ tồi tệ vào cuối 2008", ông Stephen Hadley, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Bush cho biết. "Chúng tôi khi đó muốn hy vọng gửi đi một thông điệp rằng, điều này là không thể chấp nhận được về mặt chiến lược. Nay nghĩ lại chúng tôi có lẽ nên làm nhiều hơn, ví dụ như trừng phạt kinh tế".
Image
Tổng thống Obama chưa từng xây dựng được mối quan hệ hợp tác tin tưởng lẫn nhau với người đồng cấp Nga Putin. Ảnh: AFP


Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã thay đổi chiến lược của người tiền nhiệm, coi việc khôi phục quan hệ với Moscow là trọng tâm ngoại giao trong những ngày đầu làm chủ Nhà Trắng. Sách lược của Obama là bước qua Putin, nỗ lực gây dựng quan hệ với các lãnh đạo khác của Nga.

Tổng thống Putin đã tuân thủ Hiến pháp Nga, rời khỏi vị trí chủ nhân của Điện Kremlin sau khi kết thúc hai nhiệm kỳ. Ông chuyển giao quyền lực cho Dmitry Medvedev, còn bản thân mình đảm nhiệm vai trò thủ tướng. Trước sự kiện trên, Tổng thống Obama quyết định coi Medvedev như nhà lãnh đạo thực sự của Nga. Trước chuyến công du đầu tiên tới Moscow, ông còn công khai tán dương Medvedev như một nhà lãnh đạo thế hệ mới.

Không ít người nghi ngờ chiến lược này của Obama, bao gồm cựu bộ trưởng Quốc phòng Gates và cựu ngoại trưởng Hillary Clinton. Nhưng cả hai người đều thống nhất rằng chiến lược này đáng để thử. Hillary mang đến cho người đồng cấp Nga một món quà là chiếc nút bấm in chữ "tái khởi động".

Tuy nhiên, quan hệ Nga-Mỹ không diễn tiến như những điều ông Obama mong muốn. Bất chấp áp lực ngoại giao của Washington, Moscow từ chối dẫn độ và cấp phép tị nạn cho cựu nhân viên tình báo Edward Snowden. Trong vấn đề Syria, Nga cũng ba lần bỏ phiếu phản đối dự thảo nghị quyết do Mỹ đi đầu, có nội dung cho phép Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt lên chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Tổng thống Putin cũng không chấp thuận Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START mới) do Tổng thống Obama ký duyệt.

Một số chuyên gia về Nga cho rằng Tổng thống Obama không hiểu ông Putin đánh giá như thế nào về cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô Kiev của Ukraine, cuộc biểu tình dẫn đến sự ra đi của ông Viktor Yanukovych.

"Trong hoàn cảnh Obama và Putin chưa xây dựng được mối quan hệ hữu hảo và tin cậy lẫn nhau, thì khả năng giải quyết vấn đề thông qua tiếp xúc cấp cao gần như là không thể", ông Andrew Weiss, phó chủ tịch Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie, nguyên cố vấn về vấn đề Nga của tổng thống Clinton, bình luận.

Obama từng nỗ lực giải quyết khủng hoảng Ukraine, thông qua việc nhờ Thủ tướng Đức Angela Merkel, người có quan hệ tốt với Putin, làm trung gian điều đình. Nhưng bà Merkel nói riêng với tổng thống Mỹ rằng Tổng thống Putin "sống trong một thế giới khác".

Câu chuyện đang diễn ra tại Washington hiện nay xoay quanh câu hỏi: Tổng thống Putin không ngừng thay đổi trong suốt 15 năm qua, hay chỉ là bởi cách nhìn thế giới của ông và phương Tây không giống nhau.

Một số chuyên gia cho rằng Obama và hai người tiền nhiệm chỉ nhìn thấy điều mà họ muốn nhìn thấy. "Căn cứ theo quan niệm của phương Tây, Putin là một người theo chủ nghĩa thực dụng, sẽ hợp tác nếu như lợi ích chung đủ lớn. Nhưng chúng ta đã bị cách nghĩ này che mắt, bởi quên rằng mục đích của Putin là thay đổi trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh", Giáo sư James Goldgeier, trưởng khoa quan hệ quốc tế thuộc đại học American, nhận định.

"Moscow đã mất đi sức hưởng quan trọng trong trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh, phải chứng kiến cảnh phương Tây không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

"Phương Tây cho rằng ông ấy không lý trí, nhưng trên thực tế ông ấy rất lý trí theo logic của riêng mình và chuẩn bị rất kỹ càng", ông Andrei Illarionov, cựu cố vấn của Tổng thống Putin, nói. "Chính là phương Tây đã xa rời thực thế chứ không phải Putin".


Đức Dương (theo New York Times)
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Ukraine, Nga, Trung Quốc và Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc


Trong sinh hoạt chính trị thế giới từ đầu năm 2014 đến nay, sự kiện Nga xâm lược bán đảo Crimea của Ukraine chắc chắn là sự kiện quan trọng,
thu hút sự chú ý và gây nên nhiều phản ứng nhất. Các phản ứng ấy có thể chia ra làm ba loại:
Một, phê phán Nga; hai, bênh vực Nga; và ba, dè dặt hoặc né tránh một thái độ rõ ràng dứt khoát.

Phản ứng đầu tiên chiếm đa số. Hầu hết các tổ chức siêu quốc gia (supranational) từ Liên Hiệp Âu Châu (European Union)
đến Hội Ðồng Âu Châu (Council of Europe), Hội đồng an ninh Liên Hiệp Quốc (UN Security Council), NATO đều tuyên bố Nga vi phạm chủ quyền
của Ukraine. Hầu hết các quốc gia Tây phương cũng đều lên án hành động lấn chiếm phi pháp của Nga.

Image
Các chiến xa của quân đội Ukraine rời khỏi Crimea. (Hình: AP/Photo)


Ðiều đặc biệt là hầu hết các quốc gia Ðông Âu vốn tách ra từ Liên Bang Xô Viết hoặc vốn thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây cũng phê phán Nga một cách gay gắt. Lithuania và Ba Lan ra thông báo chung yêu cầu Nga phải tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Bộ Ngoại Giao Albania cho hành động xâm chiếm Crimea của Nga là việc làm trái với luật pháp quốc tế. Azerbaijan, Belarus, Bosnia và Herzegovina đều yêu cầu Nga phải tôn trọng sự độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tổng thống Bulgaria, Latvia và Georgia, Bộ trưởng ngoại giao các nước Cộng Hòa Czech, Estonia, Phần Lan, Hungary, Romania, Serbia, Liechtenstein, Lithuania, Malta, Uzbekistan, Maldova và Montenegro, v.v... đều kêu gọi quân lính Nga rút ra khỏi Crimea và Nga phải tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Những nước ủng hộ Nga rất ít. Hầu như chỉ có ba nước công khai ủng hộ Nga: Cuba, Syria và Trung Quốc. Cuba và Syria thì ra tuyên cáo ủng hộ Nga và lên án Mỹ cũng như khối NATO một cách kịch liệt. Còn ở Trung Quốc thì, một mặt, Bộ Ngoại Giao kêu gọi các bên tìm cách giải quyết tranh chấp một cách hòa bình; mặt khác, Chủ Tịch Tập Cận Bình lại điện thoại cho Putin thông báo là ông ủng hộ Nga.

Lưng chừng ở giữa là một số nước, như Armenia, Colombia, Ấn Ðộ, Kazakhstan, Macedonia, Pakistan, Slovenia, và Việt Nam: Tất cả đều bày tỏ sự “quan tâm” của họ trước sự căng thẳng tại Crimea và kêu gọi các bên giữ bình tĩnh và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế.

Nói là ở giữa, nhưng nhiều nước trong số này lại tỏ ra thiên vị hẳn về phía Nga. Ví dụ, trả lời câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước tình hình Crimea, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình, một mặt, “hy vọng mọi vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật, vì lợi ích của nhân dân Ukraine, vì hòa bình, phát triển tại khu vực và trên thế giới”; mặt khác, lại “đề nghị Ukraine có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn tính mạng và tài sản cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm ăn tại Ukraine.” Lời đề nghị ấy kể ra cũng bình thường, hơn nữa, còn chứng tỏ sự quan tâm đến những người Việt đang sinh sống và lao động tại Ukraine, nhưng nó lại hàm ý đổ trách nhiệm về phía chính quyền Ukraine.

Việc Cuba và Syria công khai lên tiếng bênh vực và ủng hộ hành động lấn chiếm Crimea của Nga thì không có gì đáng ngạc nhiên. Các nhà bình luận chính trị trên thế giới quan tâm nhiều nhất đến phản ứng của Trung Quốc. Họ đặt vấn đề: Tại sao Trung Quốc lại đồng ý với Nga trong việc xâm lấn này?

Theo James R. Holmes, lý do chính là Trung Quốc muốn biến hành động xâm chiếm Crimea của Nga thành một tiền lệ trong sinh hoạt chính trị thế giới để sau đó họ có thể dùng bạo lực để xâm chiếm Ðài Loan, hơn nữa, một số quốc gia láng giềng khác ở Ðông Nam Á. Thì cũng nhân danh việc cứu giúp những người đồng chủng. Thì cũng dùng vũ lực để đặt thế giới vào cái thế đã rồi. Nếu mọi người chấp nhận việc Nga cướp Crimea từ tay của người Ukraine thì tại sao lại lên án Trung Quốc nếu Trung Quốc, một ngày nào đó, đổ quân lên Ðài Loan hoặc một số hòn đảo đang tranh chấp với các nước khác?

Andong Peng thì cho Trung Quốc xem Crimea như một cái bẫy để làm cho Mỹ sa lầy vào đó và không còn khả năng để quay lại Châu Á. Với Trung Quốc, đó cũng là nơi làm tiêu hao quyền lực mềm của Mỹ: nếu Ukraine bất lực trước Nga và Mỹ cũng như NATO không giúp được gì Ukraine trong hoàn cảnh tuyệt vọng ấy, các nước nhỏ khác sẽ không còn tin tưởng ở Mỹ nữa.

Ðó là những tính toán chiến lược của Trung Quốc. Nhưng còn Việt Nam? Tại sao Việt Nam lại có vẻ đồng tình với Nga? Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến Lược thuộc Bộ Công An, cho hành động xâm lược của Nga ở Crimea là “phù hợp với các hiệp định song phương được ký giữa Nga và Ukraine” và “không trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc.” Hơn nữa, ông còn cho những đe dọa trừng phạt Nga của Mỹ và Tây phương chỉ là “chém gió.”

Trên các diễn đàn mạng, các dư luận viên của Hà Nội cũng đồng loạt bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với việc Nga dùng vũ lực để chiếm đóng Crimea. Họ cho đó là điều hợp lý bởi hai lý do: Một, về phương diện lịch sử, đó vốn là đất của Nga, chỉ được Tổng Bí Thư Liên Xô Nikita Khrushchev tặng cho Ukraine năm 1954; và hai, về phương diện dân số, hơn một nửa dân số Crimea là người Nga.

Việc ủng hộ một động thái của một nước khác, nhất là khi nước ấy lại là một cường quốc, bao giờ cũng là một lựa chọn chính trị.

Ở đây có hai lựa chọn chính: Một là lựa chọn đồng minh và hai là lựa chọn cách thế hành xử.

Khi Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ Nga, một cách mặc nhiên, họ chọn thái độ đối lập với Mỹ và Tây phương nói chung. Trong thời Chiến Tranh Lạnh, đó là một chọn lựa dễ hiểu. Nhưng nó sẽ lại trở thành khó hiểu ở thời điểm hiện nay khi Việt Nam đối diện với những nguy cơ lớn từ phía Trung Quốc, và, theo những gì một số nhân vật lãnh đạo muốn người ta hiểu, đang tìm mọi cách để cân bằng áp lực đến từ Trung Quốc. Nếu chiến lược ấy có thật thì Nga chỉ là một trong những lựa chọn, nhưng đó không phải là một lựa chọn tối ưu vì, thứ nhất, thành thực mà nói, hiện nay, trừ vũ khí nguyên tử, Nga không còn đủ sức mạnh để có thể giúp Việt Nam thoát khỏi hiểm họa từ Trung Quốc; và thứ hai, Nga không có lý do gì để vì Việt Nam mà phải đối đầu với Trung Quốc.

Về phương diện cách thế hành xử, rõ ràng Việt Nam hoàn toàn không có lợi gì, nếu không muốn nói chỉ có hại khi ủng hộ hành động một nước lớn xâm chiếm toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của một nước nhỏ khác. Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam của Úc, đã nhận thấy điều đó khi liên hệ vụ Crimea với vụ Hoàng Sa của Việt Nam: Cả hai đều bị một nước lớn cưỡng chiếm; và ở cả hai trường hợp, nước nhỏ và yếu hơn đành thúc thủ, hơn nữa, càng ngày càng thúc thủ ngay cả về phương diện pháp lý.

Nhưng Hoàng Sa chỉ là một việc thuộc về quá khứ. Vấn đề quan trọng hơn là những gì thuộc về tương lai. Những gì xảy ra ở Hoàng Sa trước kia hoặc Crimea hiện nay cũng có thể xảy ra ở Trường Sa hoặc bất cứ một mảnh đất nào trên lãnh thổ Việt Nam chỉ với những lý do bâng quơ, ví dụ, đó là đất ngày xưa (ví dụ thời Bắc thuộc) thuộc Trung Quốc hay là để bảo vệ người Hoa ở đó.

Ở Tây phương, một trong những lý do chính để người ta phản đối hành động xâm lược của Nga ở Crimea là vì thế. Thứ nhất, phần lớn biên giới giữa các quốc gia hiện nay không còn trùng hợp với biên giới ngày trước, do đó, yếu tố lịch sử không còn đủ sức thuyết phục. Ví dụ, nhân danh yếu tố lịch sử, Campuchia có thể đòi lại phần đất thuộc phía Nam của Việt Nam hoặc Pháp có thể đòi lại toàn bộ lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia với lý do cả ba đều thuộc vùng Ðông Dương của Pháp (vấn đề ở đây là người ta đẩy cái gọi là lịch sử ấy đến thời nào). Thứ hai, phần lớn biên giới các quốc gia hiện nay không còn đồng nhất với biên giới sắc tộc và/hoặc ngôn ngữ. Nếu nhân danh yếu tố sắc tộc và ngôn ngữ để đòi chủ quyền thì Anh có thể lấy lại đất của Úc, của Tân Tây Lan, thậm chí, của Canada và Mỹ; Pháp có thể đánh chiếm Quebec của Canada.

Những ví dụ vừa nêu có vẻ như quái gở. Nhưng nếu đồng ý với việc Nga chiếm Crimea thì người ta cũng đồng thời mở ngỏ cho vô số những khả năng quái gở như vậy.
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Tham vọng bành trướng của Putin đẩy Nga vào thế bị cô lập

Lý Ðại Nguyên

Dân chúng Ukraine nổi lên chống đối nhà độc tài tham nhũng thân Nga là Tổng Thống Viktor Yanukovych, để cho Quốc Hội Ukraine truất phế ông này. Nhân cơ hội đó, Vladimir Putin, tổng thống nước Nga, lấy cớ bảo vệ người Ukraine gốc Nga, đã mở ra các cuộc tập trận ở giáp ranh giới giữa Nga và Ukraine, đồng thời tung quân (không mang phù hiệu Nga) vào chiếm giữ Crimea, rồi ngày 16 tháng 3, 2014, tổ chức cuộc 'trưng cầu dân ý, kết quả có đến 97% cử tri Crimea xin gia nhập nước Nga, liền sau đó nhà nước Nga đã công nhận Crimea sát nhập vào nước Nga. Làm như thế Nga đã vi phạm Luật Pháp Quốc Tế, về Tuyên Bố Alma Ata tháng 12, 1991 của một nước Ukraine Ðộc Lập Thống Nhất. Vi phạm bản ghi nhớ Budapest năm 1994 (có Anh Mỹ tham dự,) nhằm bảo đảm an ninh cho Ukraine để đổi lấy việc chuyển kho vũ khí nguyên tử về Nga. Xé bỏ Hiệp Ðịnh năm 1997 về việc cho phép hạm đội Biển Ðen của Nga đóng tại quân cảng Sevastopol ở Crimea, ký giữa Ukrane và Nga.

Ðây là lý do chính đáng để tổng thống Mỹ, Barack Obama và các nước Ðồng Minh Liên Âu, tung ra một cuộc vận động, nhằm Cô Lập Hóa nước Nga. Trong một sắc lệnh mới được công bố, Tổng Thống Obama cho hay: “Các chính sách và hành động của Liên Bang Nga tỏ ra là gây phương hại cho các tiến trình và cơ chế dân chủ ở Ukraina, đe dọa đến hòa bình, an ninh, ổn định và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, và góp phần vào việc phân bổ không đúng các tài sản, do đó gây ra mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.” Cả Liên Âu và Hoa Kỳ đều đưa ra các biện pháp trừng phạt cụ thể, nhắm vào các cố vấn chính trị hàng đầu và các nhà đại tài phiệt của Nga đang ủng hộ chính sách Ðế Quốc Bành Trướng của Putin. Giữa lúc nền kinh tế của Nga bết bát, thị trường chứng khoán Nga xuống dốc thê thảm, các nhà đầu tư ngoại quốc chuẩn bị bỏ chạy. Hiện nước Nga đang nợ nước ngoài lên đến $732 tỉ. Nga chỉ dựa vào dầu hỏa và khí đốt để duy trì nền kinh tế èo uột của mình, nên không thể ngưng cung cấp nguồn nhiên liệu này để trả đũa Liên Âu, vì đó là thị trường không thể thiếu của Nga. Putin cũng không dám phiêu lưu dùng giải pháp quân sự.

Lại cũng không còn thể dùng tư thế chính trị quốc tế để mặc cả với Âu-Mỹ. Như việc Nga hợp tác với Mỹ về vấn đề Syria, hay vấn đề giải từ nguyên tử của Iran. Vì hiện nay Syria đã trao nộp kho vũ khí hóa học cho quốc tế, trừ được hiểm họa diệt vong của Do Thái, nên Mỹ đâu còn cần tới vai trò hòa giải của Nga nữa. Vì Putin cố giữ chiếc ghế tổng thống độc tài ác nhân cho ông Bashar al-Assad, làm cho hội nghị Geneva về Syria đã thất bại. Mỹ quyết bỏ al-Assad, nên đã ra lệnh đóng cửa tòa đại sứ và các tòa lãnh sự của Syria trên đất Mỹ. Vấn đề chiến tranh huynh đệ tương tàn ở Syria để cho các nước Ả Rập tự lo lấy. Còn Iran vì không chịu nổi sự cấm vận của Mỹ và lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, đã chịu ngồi vào bàn thương thuyết. Như thế đâu còn cần tới lá phiếu phủ quyết của Nga nữa. Vậy là cuộc vận động “Cô Lập Hóa” Liên Bang Nga của tổng thống Mỹ, Obama đã thành hình, chỉ cần nước Tàu Cộng Sản theo xuôi là xong.

Bên lề Hội Nghị Thượng Ðỉnh An Ninh Hạt Nhân ở La Haye, 2 ngày 24-25 tháng 3, 14 tại Hòa Lan, trong cuộc họp bất thường khẩn cấp của nhóm G7 gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Ðức, Ý và Nhật.

Tổng Thống Obama nói rằng: “Mỹ và Âu Châu đồng lòng trong việc tìm cách áp đặt trừng phạt lên nước Nga vì hành động của nước này ở Ukraine.” G7 quyết định không tham dự hội nghị G8 do Nga chủ trì ở Sochi, mà sẽ họp G7 vào tháng 6 này tại Brussels. Tức là loại Nga ra khỏi tổ chức của các nước Kỹ Nghệ Hàng Ðầu Thế Giới. Trong cuộc gặp với thủ tướng Hòa Lan, Mark Rutte, ở Amsterdam cùng ngày, Tổng Thống Obama cho biết: “Âu Châu và Hoa Kỳ đoàn kết ủng hộ chính phủ Ukraine và người dân Ukraine.” Phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đi Âu Châu để trấn an các nước Ðông Âu.

Ngày 24 tháng 3, 14, tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào của Trung Quốc ở Hòa Lan. Hai bên đã đạt được 10 thỏa thuận. Trong đó có việc thiết lập các nguyên tắc về an toàn hàng hải và không phận tại các vùng biển quốc tế. Dịp này ông Tập Cận Bình nói với ông Obama rằng, “Hoa Kỳ nên có thái độ công bằng trong vụ tranh chấp ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông.” Thật là ngược ngạo, kẻ đang gây hấn ở Biển Hoa Ðông, đang ngang nhiên dùng sức mạnh vũ lực xâm chiếm toàn vùng Biển Ðông của các nước láng giềng Ðông Nam Á một cách bất hợp pháp, và trực tiếp đe dọa an toàn hàng hải khắp vùng, lại yêu cầu Mỹ có thái độ công bằng ở đây là sao?” Công bằng duy nhất là Mỹ phải làm cho Trung Quốc ra khỏi cơn mê sảng Ðế Quốc Bành Trướng, mới là thái độ công bằng chính trực nhất. Trong khi đó ông Obama lên tiếng cảm ơn ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã tiếp đón bà Michelle Obama, hai con gái và bà mẹ vợ của ông, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc ở Bắc Kinh đầy tình cảm. Ông vui vẻ nhắc tới trận bóng bàn giữa bà Obama với một cây vợt Trung Quốc, và đùa rằng: “Ðây không phải là cuộc ‘Ngoại Giao Bóng Bàn.’” Làm cho tất cả đều nhớ tới trận ngoại giao bóng bàn giữa các tuyển thủ Mỹ-Hoa năm 1971. Ngay sau đó, Trung Hoa Cộng Sản của Mao Trạch Ðông được vào thay thế Trung Hoa Quốc Gia của Tưởng Giới Thạch trong vị trí hội viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Phải chăng Obama ngầm gợi ý với họ Tập, G8 còn trống một ghế đang chờ Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh từ bỏ tham vọng đế quốc, bành trướng ở Biển Hoa Ðông, cũng như ở Biển Ðông, làm hòa với Nhật và có trách nhiệm với các nước trong khối ASEAN.

Ngày 25 tháng 3, 14, Tổng Thống Obama tham gia Hội Nghị Thượng Ðỉnh 3 bên với thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Nam Hàn Parl Geun-Hye, để hòa giải thù hận lịch sử giữa hai đồng minh chiến lược, đang có quân Mỹ đóng ở các nước này. Nhằm củng cố thế liên minh quân sự, chính trị, kinh tế vững mạnh ở khu vực Bắc Á, vừa để “cô lập hóa Nga” vừa “ngăn bành trướng Trung Quốc.” Việc Mỹ cô lập Nga, lôi kéo Trung Quốc, nhưng vẫn không quên đề phòng tham vọng bành trướng của Trung Quốc, đó là một tuyệt chiêu chính trị trong giai đoạn đầy mâu thuẫn chằng chịt này. Ðến đây thì không thể chê ông Obama là tay non kém chính trị, nhu nhược trước các đế quốc bành trướng hung đồ, như Nga và Trung Quốc. Ông Obama biết cách nuôi tham vọng của các đế quốc đó, để cuối cùng họ bị bại vì chính lòng tham của họ. Việt Nam ta ngàn từ xưa đã có thành ngữ: “Tham thì thâm, bụt đã bảo thầm rằng chớ có tham!” Không biết ông Tập Cận Bình của Trung Quốc đã học được bài học này của ông Putin nước Nga hay chưa? Liệu ông Nguyễn Tấn Dũng và giới lãnh đạo Việt Cộng có học được bài học cay nghiệt của Ukraine, hay vẫn cứ ngu si dựa vào đế quốc Trung Quốc, bám lấy quyền hành tham nhũng, để rồi chịu chung số phận như Viktor Yanulovych của Ukraine?
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Mưu mẹo của Putin

Ngô Nhân Dụng


Sau khi Nga thành công trong việc chiếm lại vùng Crimea, nhật báo Le Monde ở Pháp đã đăng tựa lớn, “Poutine:1, Merkel và Obama: 0;” mô tả ông “siêu tổng thống” - Super Poutine - đang đưa hai tay lên trời, cười sung sướng.

Phải công nhận, ông Putin đang sống những ngày vui. Người ta thường vui nhất khi cảm thấy tự hài lòng với chính mình. Mà ông Vladimir Putin hiện nay đang rất hài lòng. Vì ông đã chiếm lại Crimea bằng những mưu mẹo tài tình, không cần huy động một tiểu đoàn hay bắn một phát đại bác. Vốn là một nhân viên tình báo KGB, ông Putin vui nhất vì ông đã dùng thủ đoạn tài tình làm cho cả CIA lẫn cơ quan tình báo thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ lầm lẫn.

Trong vụ chiếm lại Crimea, tình báo Mỹ hoàn toàn bị qua mặt; không đoán trước được lúc nào ông Putin sẽ hành động. Thành ra, cả ông Obama lẫn bà Thủ Tướng Ðức Merkel cứ tốn thời giờ gọi điện thoại cho điện Kremlin, tính thuyết phục ông Putin vì tưởng ông ta chưa quyết định ra tay. Một nhân viên cao cấp tình báo Mỹ nói với ký giả của tờ Wall Street Journal: “Chúng tôi biết họ có một mưu đồ ở vùng này, nhưng không đủ tin tức chính xác để kết luận chuyện gì sắp xảy ra;” và kết luận rằng câu chuyện lý thú này sẽ được đem ra dạy ở các trường huấn luyện sĩ quan trong nhiều năm tới.

Mấy tháng trước khi Crimea tổ chức trưng cầu dân ý để xin trở về với nước Nga, tình báo Mỹ đã báo cho Tòa Bạch Ốc biết rằng ông Putin đang có âm mưu nào đó ở Crimea. Nhưng cho đến ngày chót, họ không thể cung cấp các tin tức xác thực, cụ thể, làm bằng chứng. Trong thời gian đó các vệ tinh nhân tạo của Mỹ vẫn theo dõi các cuộc chuyển quân gần biên giới Nga-Ukraine; cơ quan tình báo Bộ Quốc Phòng Mỹ vẫn chăm chú nghe lén các cuộc điện đàm từ bộ tổng tư lệnh quân đội Nga tới các đơn vị. Họ lắng nghe cả bộ chỉ huy hạm đội Nga ở Sevastopol nằm ở bờ biển Crimea, mà không thấy một dấu hiệu nào khả nghi cho thấy quân Nga đang chuẩn bị cái gì cả.

Ngay từ đầu Tháng Hai, khi dân Ukraine biểu tình ở Kiev, thủ đô Ukraine, đòi cựu tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych từ chức, tòa Ðại Sứ Mỹ đã gửi mấy sĩ quan tình báo qua Crimea thăm dò. Họ gặp gỡ những người Ukraine chống Nga, đặc biệt là các thủ lãnh của người Tartare, nhóm dân chiếm 12% dân số, trong lịch sử đã bị các Nga hoàng và Stalin bắt đày hàng loạt đi Siberia. Tin tức họ đem về, được báo cáo cho Washington biết, là có nhiều cuộc tụ họp của người gốc Nga chống lại cuộc cách mạng của dân Ukraine. Nhưng không có hành động quân sự nào đáng chú ý.

Bây giờ nhìn lại, tình báo Mỹ tin rằng ông Putin đã cho biệt kích xâm nhập bằng nhiều toán nhỏ, mặc thường phục, che mắt cả thế giới. Ở một nơi người Nga chiếm 55% trong dân số hai triệu, có thêm vài trăm người nói tiếng Nga nữa, vào ngủ trong trại lính Nga, không làm ai phải chú ý. Nhưng các biệt kích này đã được huấn luyện nghề tuyên truyền, xách động, sau đó mặc quân phục không mang phù hiệu, tự gọi là “dân quân người Crimea.” Họ tổ chức biểu tình chống chính phủ mới ở Kiev, rồi mang súng tới chiếm trụ sở Quốc Hội, trông cảnh các dân biểu thân Nga bỏ phiếu đòi tách khỏi Ukraine. Người Nga gọi mưu mô này là “maskirovka,” nghĩa là ngụy trang, trá hình.

Trong Tháng Hai, tình báo Mỹ lên tiếng báo động: Nga có thể sẽ đưa quân vào Ukraine nếu chính quyền Yanukovych bị lật đổ. Ngày 16 Tháng Hai, ông Yanukovych ra lệnh công an vũ trang Berkut tàn sát dân biểu tình. Tổ chức Berkut này gồm những sĩ quan được Nga huấn luyện, có cố vấn Nga bên cạnh. Bây giờ người ta biết họ đã dùng những xạ thủ lành nghề, nấp trên các ngôi nhà, nhắm bắn trúng vào đầu từng người biểu tình, khiêu khích cho dân nổi giận, tấn công lại công an. Ngày 18, dân chúng phản ứng mạnh, tiếm chiếm các cơ quan chính phủ; rồi Quốc Hội Ukraine yêu cầu công an ngừng bắn, sau đó Yanukovych bỏ trốn.

Nhưng ông Putin vẫn không cho ai thấy quân bài ông sắp đánh ra. Ngày 25, Bộ Quốc Phòng Nga mời tùy viên quân sự sứ quán Mỹ đến, thông báo họ sẽ tổ chức một cuộc thao diễn quân sự gần biên giới Ukraine, với 150,000 quân, 900 chiến xa, và phi cơ chiến đấu. Ai cũng còn nhớ năm 2008, quân Nga đã thao diễn gần biên giới Georgia trước khi tiến đánh nước này, thúc đẩy hai vùng ly khai tách khỏi Georgia! Nhưng năm nay, Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov trấn an Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry, rằng Nga vẫn tôn trọng sự toàn vẹn của lãnh thổ Ukraine. Khi “dân quân” Nga ở Ukraine chiếm các cơ quan chính quyền, ông Putin còn nói với nhà báo rằng Nga không có tham vọng nào ở Crimea cả.

Ngày 26, Tòa Bạch Ốc họp với các cơ quan tình báo, kết luận rằng Nga đang có âm mưu ở Crimea, nhưng qua các cuộc nghe lén, họ không thấy tin tức chính xác về hành động quân sự nào cả. Ngay khi nghe lén các cuộc điện đàm trong hạm đội Nga đóng ở Sevatopol, trên bờ biển Crimea, cũng không thấy họ nói đến một cuộc chuyển quân nào cả. Không có điệp viên nào ở Crimea để cho biết tin tức; vệ tinh Mỹ cũng không chụp được hình ảnh nào khả nghi. Crimea đã nằm trong tay các “dân quân” do ông Putin chỉ huy. Trong khi đó thì các tin tức tình báo của Mỹ tập trung tại Sứ Quán Mỹ ở Kiev để chuyển về nước. Họ đã làm việc ngày đêm dùng điện thoại liên lạc với các đội quân biên phòng của Ukraine, được biết người ta đang đốt các tài liệu bí mật, đề phòng quân Nga tiến đánh. Bộ Quốc Phòng Mỹ liên lạc trực tiếp với phía Nga để hỏi thẳng, các quan chức Nga nói họ không biết gì cả, mà chắc họ không biết thật!

Cứ như thế, ông Putin đặt cả thế giới trước một “sự đã rồi;” Crimea xin nhập vào Liên Bang Nga, như trước năm 1954. Bây giờ, chính phủ Mỹ thấy ba lối giải thích tại sao họ bị đặt trước tình trạng bất ngờ. Thứ nhất, người Nga cố ý tránh không nói gì để bị Mỹ nghe lén. Thứ hai, Nga có sẵn một kế hoạch chiếm lại Crimea, cứ thế thi hành mà không đợi lệnh mới. Thứ ba, có thể ông Putin một mình biết kế hoạch đã trao cho một nhóm nhỏ các biệt kích đóng vai “dân quân” nổi lên ở Crimea, và chỉ một mình ông ta quyết định khi nào ra tay hành động.

Vì vậy, khi Quốc Hội Crimea tổ chức trưng cầu dân ý, ngày 28 Tháng Hai, ông Obama chỉ có thể cảnh cáo Nga một cách chung chung mà không thể cảnh cáo chính phủ Nga đang chiếm Crimea! Nếu ông Obama biết trước chắc cũng vậy thôi, vì Mỹ và các nước Châu Âu không thể làm gì khác được là sẽ trừng phạt ông Putin bằng các biện pháp kinh tế.

Có thể nói, ông Vladimir Putin đã đánh lừa được tất cả hệ thống tình báo của Mỹ, và của các nước Châu Âu. Vốn là một sĩ quan tình báo trú đóng tại Dresden, Ðông Ðức, ông Putin đã trải qua kinh nghiệm nhục nhã khi nghe tin tường Berlin sụp đổ. Cơ quan KGB ở Dresden lo đốt các tài liệu suốt ngày đêm, đến nỗi lò hơi đốt quá tải, ống dẫn hơi bị hư và ông bị sở cung cấp hơi đốt cảnh cáo sẽ cắt hơi đốt! Bây giờ, ông đã phục thù các nước Tây phương. Nhân đó ông cũng trả hận tất cả những người muốn đề cao các nguyên lý của lối sống dân chủ tự do.

Có thể chính người cố vấn Nga của cựu Tổng Thống Yanukovych, do ông Putin cử tới Kiev, đã xúi ông ta bắn dân Ukraine biểu tình ở công trường Maidan, vì họ thấy sẽ gây hai hậu quả, mà đằng nào cũng có lợi. Hoặc Yanukovych sẽ thành công, củng cố quyền hành, và vẫn đặt Ukraine trong vòng kiểm soát của Nga; hoặc dân mạnh hơn, sẽ lật đổ chính phủ Ukraine, nhân đó sẽ sách động dân gốc Nga ở Crimea nổi dậy đòi ly khai. Mưu kế của Vladimir Putin chắc Khổng Minh hay Tào Tháo cũng phải khen là tài tình. Ông Putin phải cảm thấy tự hài lòng!

Tại sao Vladimir Putin thành công, còn bà Merkel và ông Obama thất bại trong trận chiến tình báo vừa qua? Ông Putin được đào tạo trong guồng máy tình báo Xô Viết. Hiện nay, đám tài phiệt chung quanh ông, các cố vấn kinh tế của ông phần lớn là các cựu sĩ quan KGB. Sức mạnh của các chế độ cộng sản nằm trong guồng máy tình báo, đó là bộ phận quan trọng nhất trong các cuộc tranh chấp quân sự. Các lãnh tụ cộng sản thường hãnh diện về các âm mưu đánh lừa đối thủ, thời chiến cũng như thời bình. Nhà văn Mai Thảo, lúc sinh thời đã nhiều lần kể chuyện ông gặp lại người bạn cũ là nhà văn Hữu Mai, trong quân đội miền Bắc. Hai người là bạn rất thân khi Mai Thảo còn đi kháng chiến. Hữu Mai cho Mai Thảo biết điều “các cụ” trong Bộ Chính Trị thích thú nhất là mưu mẹo của họ bày ra khiến hàng trăm ngàn cựu quân nhân và công chức miền Nam tự mình đi trình diện để vào tù. Họ hãnh diện là đã bày ra được mưu mô bỏ tù được tất cả thành phần những người nguy hiểm cho chế độ, mà không cần tốn công đi bắt từng người một. Ông Putin cũng đang hãnh diện về thành tích đánh lừa tình báo Mỹ để chiếm được Crimea mà không cần hành động quân sự nào cả!

Các cán bộ cộng sản biết tập luyện được cách bày ra những mưu mẹo “tuyệt vời” như vậy, nhưng chế độ cộng sản đã sụp đổ ở Nga, vì các khả năng bày mưu lập kế này không ích lợi gì trong việc điều hành nền kinh tế quốc gia. Họ hoàn toàn bất lực không tìm ra cách nào kích thích cho các công nhân làm việc tận tụy gia tăng năng suất cao hơn, cũng không khích lệ được người ta nẩy ra những sáng kiến cải thiện năng suất. Nhiều âm mưu và thủ đoạn lừa gạt, nhưng họ hoàn toàn bất lực trong việc nâng cao đời sống kinh tế! Ðó là tình trạng ông Vladimir Putin đang lâm vào, khi đối đầu với các nước Tây phương trong cuộc “chiến tranh lạnh kinh tế” sắp diễn ra. Thời chiến Tranh Lạnh cũ, nước Mỹ đã theo chủ thuyết “ngăn chặn” (containment) mà nhà ngoại giao George F. Kennan đã đề nghị với chính phủ Mỹ từ năm 1947.

Chiến lược này, phỏng theo thuyết “vòng đai an toàn” (cordon sanitaire) của Pháp trong thập niên 1920, chủ trương rằng khối tư bản chỉ cần ngăn chặn sự bành trướng của các chủ nghĩa cộng sản; rồi cứ chờ đó, sẽ đến ngày chế độ cộng sản tự nó tan rã. Ngày nay, chủ thuyết “ngăn chặn” sẽ được áp dụng trong lãnh vực kinh tế.

Cách hành xử của ông Putin khác chính phủ các nước Tây phương cũng phản ảnh nền văn hóa mà ông đang sống. Chính quyền một nước tự do dân chủ rất khó bày đặt mưu mô đánh lừa đối thủ. Vì đánh lừa người nước khác cũng phải giấu diếm cả dân chúng của mình, mà các hành động của một chính quyền dân chủ đặt trên căn bản công khai và minh bạch. Người cầm quyền cũng bị hạn chế bằng cơ chế kiểm soát, qua các đại biểu của dân. Mỗi khoản chi của nhà nước phải được quốc hội phê chuẩn, ngay cả các hoạt động tình báo bí mật cũng phải được kê khai thì mới có tiền chi; ít nhất phải có một số đại biểu trong các ủy ban đặc biệt được thông báo đầy đủ!

Sống trong một chế độ chuyên chế, người ta tập thói quen nghi ngờ. Từ đó, suy ra nguyên tắc là thà phạt oan mười người còn hơn là tha nhầm một người. Ðánh lừa được một người cũng thú vị, đáng hãnh diện về thành công của mình, và dễ dàng hơn là khi muốn chinh phục lòng tin của mươi người. Khi tất cả nghi ngờ lẫn nhau, thì khi đánh lừa được một người khác ai cũng thích thú hơn. Vladimir Putin sống trong nền văn hóa KGB, chắc hẳn là ông ta thấm nhuần thói quen suy nghĩ này,

Ngược lại, sống trong xã hội tự do sống với luật pháp rõ ràng người ta có khuynh hướng giả thiết tất cả mọi người chung quanh đều đáng tin cậy. Nghĩ cho cùng thì sống với lòng tin tưởng có lợi hơn. Trong 100 người mình gặp có mươi người gian trá, mình có thể bị lừa dăm, ba lần, nhưng còn 95 lần gặp những người còn lại mình vẫn sống hạnh phúc hơn. Vì vậy loài người thường có khuynh hướng xây dựng lòng tín nhiệm, bằng cách sống có đạo đức và thiết lập những xã hội luật pháp công minh; coi không khí nghi ngờ là một tình trạng bệnh hoạn nên tránh.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Đối đầu tại Ukraine: “Công tâm và công thành” và bài học nào cho chúng ta?

Chu Chi Nam

(Danlambao) - Sau khi Poutine sát nhập Crimée vào Nga, tình hình Ukraine vẫn còn nóng bỏng, nhiều cuộc vận động chính trị, ngoại giao, nhiều lời tuyên bố, tất nhiên nhiều bài bình luận, và nhiều dự đoán tiên liệu là Poutine có ngừng tại đây hay tiếp tục thừa cơ lấn chiềm cả vùng lãnh thổ phía đông Ukraine.

Từ khi bà cựu Ngọai trưởng Hoa Kỳ, Hilary Clinton, trong một buổi họp mặt gây quỹ tại Californie đã so sánh hành động của ông Poutine với hành động của Hitler. Từ đó, khiến người ta liên tưởng đến Đệ Nhị Thế Chiến (1939 – 1945), tới Chiến tranh Lạnh (1945 – 1990), tới lời tuyên bố cũng của một người cựu Ngoại trưởng Hoa kỳ, ông Henry Kissinger trong thời gian Chiến tranh Lạnh: “Hoa kỳ không có bạn mà chỉ có đồng minh”, tới cuộc tranh hùng tư bản - cộng sản và xa hơn nữa, tới câu của một nhà tư tưởng quân sự:

“Thượng sách là công tâm - trung sách công lương - hạ sách mới tới công thành.” Công tâm đây là dùng chiến tranh tâm lý, chính trị, ngoại giao. Công lương là chiến tranh kinh tế. Công thành là chiến tranh quân sự.

Xét quá khứ, qua 3 câu nói trên, chúng ta hãy suy ngẫm về chiến lược ngoại giao của Hoa kỳ hiện nay tại Ukraine.

Khác với thời Đệ Nhất (1914 – 1918) và Đệ Nhị thế Chiến (1939 – 1945), Hoa kỳ luôn đợi cho cuộc chiến gần ngã ngũ, rồi mới nhảy vào, lần này Hoa kỳ nhảy vào cuộc đối đầu với Nga ở Ukraine rất sớm, chẳng hạn như hôm mồng 06/03, trong khi các nguyên thủ Âu châu đang họp ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ, chưa có quyết định, thì Tổng thống Hoa Kỳ, trong một bài diễn văn, đã đưa ra những biện pháp trừng phạt Nga về ngoại giao và kinh tế.

Giống như thời gian Chiến tranh Lạnh, Hoa kỳ lần này ở Ukraine, cũng đặt ưu tiên cho giải pháp ngoại giao và kinh tế. Ngay từ lúc đầu, qua chỉ thị của tòa Bạch ốc, đối với những cơ quan cấp dưới, thì không có vụ bàn về giải pháp quân sự, đó là chính thức được công bố, còn họ bàn kín thì không rõ.

Nói đến giải pháp kinh tế, nhớ đến câu nói của Bà Hilary Clinton, ví Poutine hiện nay với Hitler, làm người ta nhớ tới Staline và hội Nghị Yalta, ở Crimée, thời Đệ Nhị Thế Chiến.

Yalta nằm ngay phía đông của Crimée, nhìn ra Hắc hải (Mer Noire), là nơi nghỉ hè của Nga hoàng khi xưa, sau đó được đảng Cộng sản Liên sô dùng làm nơi nghỉ hè của cán bộ cao cấp.

Hội nghi Yalta họp từ ngày 4 đến 11 tháng hai năm 1945, gồm 3 nguyên thủ của 3 đại cường quốc lúc bất giờ: Roosevelt của Mỹ, Churchill của Anh và Staline của Liên sô, bàn về thế giới sau Đại Chiến, vì vào lúc đó Đức quốc xã của Hitler bị đặt vào tình trạng chắc chắn sẽ thua.

Cũng xin nói sơ về hội nghị này, nó chứng tỏ rất rõ ràng chính sách công tâm và công lương của Hoa Kỳ, ngược lại chính sách công thành của Staline suốt thời gian sau này trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ba người đến hội nghị này với những dự tính khác nhau: Roosevelt đến hội nghị với lý tưởng xây dựng một thế giới hòa bình trong tương lai, dựa trên sự thành lập tổ chức Liên Hiệp quốc, với 5 quyền phủ quyết mà ông cho rằng là 5 cột trụ chính trong Hội Đồng Bảo An của tổ chức này để duy trì hòa bình. Đồng thời ông nghĩ đến việc xây dựng kinh tế và trao đổi thương mại trong tương lai. Chính vì vậy mà ông đã tổ chức Hội nghị Bretton Woods và một hiệp ước được ký kết bởi 44 quốc gia vào tháng 7 năm 1944, tại đây, sau khi ông chết vào ngày 12 tháng 4 trước đó, chết đúng 2 tháng sau hội nghị Yalta.

Hội nghị Brettons Wood qui định về hệ thống tiền tệ quốc tế và sự trao đổi mậu dịch với sự ra đời của Quĩ Tiền tệ quốc tế (FMI) và Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO).

Chúng ta cũng nhớ, trước đó là tất cả những tiền tệ thế giới đều dựa trên kim bản vị, có nghĩa là được bảo đảm bằng vàng, nhất là đối với những cường quốc. Nhưng Hoa kỳ biết rằng, sau Đệ Nhị Thế Chiến, các nước Âu châu kinh tế bị kiệt quệ, số vàng trong ngân hàng quốc gia bị giảm sút, mà nhu cầu trao đổi thương mại sẽ tăng, cần nhiều tiền tệ. Nếu giữ kim bản vị, thì không có vàng để bảo đảm, chính vì vậy, Hoa kỳ, qua hội nghị Bretton Wood, đã đưa ra nguyên tắc « Gold Exchange Standard «, có nghĩa là cho phép các nước Âu châu vừa lấy kim bản vị vừa lấy Dollar bản vị. Nói một cách cụ thể dễ hiểu, lấy trường hợp cụ thể như Ngân hàng Trung ương Đức, trong kho dự trữ có cả vàng lẫn Dollars, thì có thể phát hành đồng Đức Mã dựa trên tương quan giữa vàng và Đức mã theo qui định của chính phủ, và đồng thời cũng có thể phát hành đồng Đức Mã dựa trên tương quan giữa Đô la và Đức Mã, chẳng hạn tương quan đó là 1 Dollar ăn 3 Đức Mã, thì nếu Đức có dự trữ 1 tỷ $ trong Ngân hàng trung ương, thì Đức có thể phát hành 3 tỷ Đức Mã, cộng với phần Đức Mã phát hành dựa trên vàng. Nhưng chúng ta nên nhớ một điều rằng Hoa kỳ lúc nào cũng nói và giữ nguyên tắc là Đồng $ trị giá như vàng, nhất là đối với các ngân hàng quốc gia trung ương, nếu lúc nào muốn đổi ra vàng thì Hoa kỳ sẵn sàng đổi. Tuy nhiên số $ trên thị trường càng ngày càng nhiều, số vàng của ngân hàng trung ương Hoa kỳ không thể cung ứng sự đổi ra vàng được. Hiện tượng này cứ kéo dài mãi cho tới năm 1968, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon lấy quyết định qua một sắc luật là Dollar từ giờ phút này không còn được đổi ra vàng nữa, vì $ không phải chỉ dựa trên kim bản vị, mà dựa trên sức mạnh của kinh tế Hoa kỳ và lòng tin của mọi người. Đây là một quyết định, theo một số nhà kinh tế, thì có tính cách tân đế quốc và lợi dụng lòng tin của người khác.

Tân đế quốc ở chỗ Hoa Kỳ được coi như ông chủ sòng bạc, ông chủ sòng bạc đã là đế quốc rồi, nhưng ông chủ này còn có thể in số lượng tiền ra bao nhiêu cũng được để chơi, không có cái gì để bảo chứng, nên bao giờ cũng thắng.

Lợi dụng lòng tin người khác ở chỗ là những ngân hàng trung ương của các nước khác, ngay như hiện nay, lúc nào cũng dự trữ khoảng 70% Dollars, so với những ngoại tệ khác, và người dân thường, các nhà buôn, lúc nào đi du lịch hay buôn bán vẫn muốn cầm Dollar, vì dễ trao đổi. Kinh tế Hoa kỳ phát triển liên tục, tất nhiên có một vài lần khủng hoảng, do nhiều nguyên do, nhưng một trong những nguyên do chính là từ hệ thống tiền tệ này.

Điều này nó còn cắt nghĩa sự kiện hai quốc gia và có thể nói ở bình diện quốc tế, dự trữ số $ nhiều nhất hiện nay là 2 quốc gia Á châu, Trung cộng vào khoảng gần 3 000 tỷ $ và Nhật hơn 2 000 tỷ $.

Đây là 2 quốc gia buôn bán và thặng dư nhiều nhất với Hoa Kỳ.

Lấy trường hợp Trung cộng: Trao đổi giữa Hoa kỳ và Trung cộng một năm là vào khoảng gần 400 tỷ $, trong đó Trung cộng bán sang Hoa Kỳ vào khoảng 300 tỷ và mua của Hoa kỳ vào khoảng 100 tỷ, thặng dư có lợi cho Trung cộng là khoảng gần 200 tỷ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao như vậy?

Nền kinh tế Trung cộng trong những thập niên gần đây chủ yếu là để xuất cảng, tuy nhiên với phần lớn các nước khác trên thế giới là thất thâu, chỉ với Hoa kỳ là bội thâu, như vừa nói. Tuy nhiên để giúp đỡ những nhà xuất cảng Trung cộng, thì nước này bắt buộc phải làm thế nào để giá trị đồng $ trên thị trường quốc tế và nhất là quốc nội phải ở giá cao. Theo trường phái Kinh tế Số lượng (Ecole quantitative), thì chúng ta lấy tổng số tiền Nhân dân tệ là M1 (Nhân dân tệ) và M2 (Tổng số Dollar), trên thị trường. Nếu chúng ta lấy M1 chia cho M2, thì sẽ ra giá trị của Dollar so với Nhân dân tệ.

M1/M2 = Giá trị Dollar.

Giá trị này tăng hay giảm là tùy theo sự tăng giảm của M1 và M2.

Nếu M1 tăng mà M2 giữ nguyên hay M1 giữ nguyên mà M2 giảm, thì trị giá Đollar tăng hay ngược lại. Chính vì vậy để cho $ tăng, nhằm giúp những nhà xuất cảng của mình sang Mỷ, chính quyền trung ương Trung Cộng, gần như lúc nào cũng phải bỏ tiền của mình ra mua Dollar; và cũng vì vậy mà số dự trữ $ của Trung cộng rất lớn và lúc nào cũng tăng. Tuy nhiên Trung cộng không dám tung $ ra thị trường thế giới, làm như vậy là tự giết những nhà xuất cảng của mình đầu tiên. Cũng lợi dụng tình trạng đó, Hoa Kỳ cứ in $ ra một cách không bảo chứng, để dùng tiền này làm nhiều việc trong đó có việc làm tăng trưởng kinh tế, việc chạy đua vũ trang v..v…

Một điều đáng ngạc nhiên là người ta chỉ nghe những lời chỉ trích Trung cộng là luôn đi theo một chính sách tiền tệ, kìm hãm đồng Nhân dân tệ rẻ hơn so vơi đồng Dollar từ 10 đến 15 % trên thị trường để giúp đỡ chính sách kinh tế nhằm vào xuất cảng, nhất là sang bên Hoa kỳ; nhưng người ta lại không nghe những lời chỉ trích Hoa kỳ in Dollar ra mà không có vàng bảo chứng, bảo rằng Dollar dựa trên nền kinh tế Hoa kỳ, nhưng nhiều khi nền kinh tế này khó khăn lại chính là lúc chính phủ cho in tiền ra để tiêu xài hay tìm cách hạ giá lãi xuất của Ngân hàng Trung Ương (taux d’escompte), để vực dậy kinh tế.

Trở về hội nghị Yalta, chúng ta vừa nói đến ý định của Roosevelt, nay xin nói đến Churchill và Staline. Churchill đến với hội nghị là để bảo vệ đế quốc Anh, làm thế nào để nó không bị sụp đổ. Còn Staline đến với hội nghị là trên nguyên tắc đồng ý với Roosevelt nhưng trên thực tế thì làm thế nào để bành trướng đế quốc cộng sản, cho quân tràn sang những nước Đông Âu, rồi xúi dục những đảng cộng sản bản xứ nổi lên cướp chính quyền. Điều này không những Staline làm ở Đông Âu, mà còn ở Tàu, Việt Nam và Hàn quốc.

Nguyên việc hội nghị Yalta được tổ chức tại vùng bờ biển Crimée, đối diện ra biển Hắc Hải, do Staline tổ chức đã cho thấy ưu thế của Liên sô lúc đó. Trong hội nghị, Staline đã nịnh bợ Roosevelt hết cỡ là mời ông làm chủ tịch luôn tất cả những buổi họp; nhưng đây là một dụng ý thâm độc của ông, vì làm như vậy ông loại được một địch thủ, nay chỉ còn mình ông đối đầu với Churchill. Ngay cả việc xắp xếp chỗ ở của 3 phái đoàn, ông chọn 3 cái biệt thự nằm xiên nhau theo hình 3 góc của 1 tam giác. Như thế là có thể kiểm soát sự đi lại của 2 phái đoàn khác, dù sao ông biết họ vẫn là bạn lâu đời.

Từ đó, sau hội nghị Yalta cho tới ít nhất vào giữa thời gian Chiến tranh Lạnh, nhiều sử gia cho rằng kẻ chiến thắng lớn nhất trong hội nghị là Staline. Tuy nhiên ngày hôm nay, sau chiến Tranh Lạnh, đế quốc Liên sô sụp đổ, tất nhiên do rất nhiều lý do, nhưng trong đó có 2 lý do chính là công tâm và công lương, người ta mới suy nghĩ lại, cho rằng kẻ chiến thắng sau cùng chính là Hoa kỳ.

Nói đến hội nghị Yalata, đến Chiến tranh Lạnh, mà không nói đến hội nghị Potsdam, thì quả là một điều thiếu xót, vì có người cho rằng chính tại hội nghị này đã bắt đầu chiến tranh Lạnh, chứ không đợi đến bài diễn văn của Churchill vào năm 1947, tại một đại học Hoa kỳ, cho rằng một bức màn sắt đã kéo xuống để ngăn cách 2 thế giới tư bản và cộng sản.

Potsdam là một thị trấn nhỏ ở phía tây nam Berlin. Hội nghị kéo dài từ ngày 17/7 tới ngày 2/8/ 1945, giữa Truman, Tổng thống Hoa Kỳ, Staline, Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên sô, và Churchill, Thủ tướng Anh, sau được thay thế bởi Atlee, vì đảng của Churchill bị thất cử.

Trong hội nghị này, người Cố vấn của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa kỳ, ông Paul Nitzé, đã mang theo quyển truyện Trại Xúc vật cuả nhà văn hào Anh, Georges Orwells, và đã lấy ý từ quyển sách này để làm ra Chiến lược Be Bờ (Politique d’Endiguement), sau đó được gói ghém trong một chỉ thị được mang tên là Chỉ thị số 56 của Hội đồng An ninh quốc gia, mà những nhà ngoại giao Hoa kỳ cho là kim chỉ nam trong suốt thời gian chiến tranh Lạnh, cho tới khi bức tường Bá Linh sụp đổ, thì ông Paul Nitzé, lúc đó đang làm Trưởng Phái đoàn trong Hội nghị Thương thuyết về vấn đề Tài giảm binh bị tại Genève, Thụy sĩ, đã tuyên bố: “ Chúng ta đã chiến thắng Chiến tranh Lạnh.” (1)

Người khác đưa ra lý do thứ nhì: Đó là trong hội nghị Potsdam này, Truman đã thông báo cho Staline việc Hoa kỳ có bom nguyên tử.

Rồi sau đó 2 trái bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima ngày 6/8 và ngày 9/8/1945 xuống Nagashaki. Có người người cắt nghĩa nguyên do của 2 trái bom này với 3 giả thuyết:

1) Để trả thù Nhật đã tấn công vào lực lượng hải quân Hoa kỳ ở Trân châu cảng vào ngày 7/12/1941, mà không tuyên chiến.

2) Để kết thúc chiến tranh sớm với Nhật.

3) Để cảnh cáo Liên sô không dám tiến quân thêm để tràn sang các nước Tây Âu.

Thực ra thì cả 3 nguyên do đều đúng, nhưng nguyên do thứ 3 quan trọng nhất vì nó nằm trong kế hoạch dài hạn, nói lên sự đối đầu Liên sô - Mỹ trong gần nửa thế kỷ. Còn hai nguyên do đầu, thì một thuộc về quá khứ, một thuộc về ngắn hạn, vì trong chính phủ Nhật hoàng lúc đó đã có phe đánh tiếng xin đầu hàng.

Có người ngạc nhiên rằng mặc dầu Paul Nitzé không phải là người Á châu, nhưng Chỉ thị 56 của ông phản ảnh đúng tư tưởng của Tôn Tử, một nhà chiến lược quân sự thời Xuân thu Chiến quốc bên Tàu (722 – 256, trước Tây Lịch), theo đó: “ Phàm giữa các chiến quốc, trong chiến tranh: Thượng sách là công tâm, trung sách là công lương, hạ sách mới tới công thành.”

Theo Chỉ thị số 56 của Paul Nitzé, thì “ Phải kiên nhẫn chờ đợi. Cố làm thế nào để Liên sô không dùng những nước Tây Âu để bắt chẹt Hoa kỳ. Phải hành xử khéo léo để đưa Liên sô trở lại con đường tôn trọng tự do dân chủ và hội nhập vào cộng đồng thế giới. Làm thế nào để ngăn chặn cộng sản tràn xuống vùng Đông Nam Á.”

Những câu trên nói rõ sự lưu tâm, quan trọng của công tâm và công lương.(1)

Trở về vấn đề Ukraine:

Hiện nay, Poutine cho quân tràn sang vùng Crimée và sát nhập vùng này vào Nga, Hoa kỳ cũng chỉ nói đến việc dùng áp lực kinh tế, làm nhiều người nghĩ đến chiến tranh Lạnh lại tái diễn là như vậy.

Tuy nhiên có rất nhiều điểm khác biệt giữa thời nay và thời sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Ukranine là một quốc gia có diện tích gần gấp 2 lần Việt Nam, là 604 000 Km2 ; dân số bằng nửa, là 45,6 triệu người ; sản lượng hàng năm tính theo đầu người là gấp 2, với 7 420,7 $, trong khi Việt nam là 3625,2$ ; cũng có một lịch sử kéo dài cả ngàn năm và cũng nhiều lần bị các đế quốc đô hộ và xâu xé.

Vào thế kỷ thứ 13, Ukraine bị đô hộ bởi đế quốc Mông cổ, sau khi đế quốc này sụp đổ, thì bị đô hộ bởi đế quốc Nga, rồi đế quốc cộng sản Liên sô, cho tới ngày đế quốc Liên sô sụp đổ thì Ukraine được độc lập. Đấy là chưa nói vào thời gian Đệ Nhất thế Chiến, Ukraine bị đô hộ bởi đế quốc Áo Hung, trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, dân Ukhraine nổi lên chống Liên sô. Hành động này họ phải trả một giá rất đắt, đó là sau thế chiến, Staline đã cho quân lính tràn sang đàn áp dân Ukraine, đưa đến hậu quả cả triệu người chết.

Tình hình gần đây tại Ukraine:

Như chúng ta đã theo dõi, từ 3 tháng nay, thủ đô nước Ukraine là nơi mà các cuộc biểu tình chống chính quyền độc tài thân Nga, của ông Viktor Ianoukovictch, khiến cho quốc hội xứ này truất phế ông và đồng thời chỉ định người thay thế và một chính quyền lâm thời.

Sở dĩ có những cuộc biểu tình trên là vì ông này đang thương thuyết một hiệp ước hội nhập vào khối Âu châu, rồi bỗng từ bỏ, chấp nhận lời đề nghị của tổng thống Nga, ông Poutine, theo đó Nga sẽ giúp Ukraine 15 tỷ $ và giảm 1/3 giá dầu và khí đốt cho Ukraine.

Đó là sự tranh chấp giữa phe thân Nga và thân Âu châu.

Lỗi của khối Âu châu, là từ sau khi Ukraine giành được độc lập, năm 1991, nhất là từ cuộc hủng hoảng kinh tế năm 2008, tới nay, kinh tế Ukraine rất tồi tệ. Ukraine hiện mắc nợ tới 35 tỷ $. Thế giới và khối Âu châu chỉ nhắc tới và chú trọng đến tình trạng khó khăn của Hy lạp, Tây ban nha và Bồ đào nha, gần như quên lãng Ukraine.

Về phía Hoa kỳ cũng vậy, lại đi một chính sách ngoại giao nước đôi với cả Ukraine và khối Âu châu. Hoa kỳ muốn rằng Ukraine theo Hoa Kỳ vào khối OTAN, chứ không muốn nước này theo Nga hay theo khối Âu châu. Đã từ lâu, Hoa kỳ không muốn khối Âu châu yếu, nhưng cũng không muốn khối này đủ mạnh để có thể tranh quyền độc tôn của Hoa kỳ.

Theo một nhà nghiên cứu về địa lý chiến lược chính trị, ông Brezenski, cựu cố vấn an ninh vào thời tổng thống Carter, trong quyển Bàn cờ Chiến lược thế giới, ông luôn luôn nhắc nhở hiểm họa sự trổi dậy của đế quốc cộng sản Nga, coi Ukraine có một vị trí địa lý chiến lược quan trọng cho cuộc tranh hùng tại Âu châu trong tương lai.

Phải chăng lời tiên đoán của ông cựu cố vấn đang xảy ra? – Có một phần, nhưng ngày hôm nay, như trên đã nói, nước Nga chỉ còn là một cường quốc bậc trung, để đi đến siêu cường, tranh hùng, tranh bá với thế giới, còn rất nhiều yếu tố khác, và con đường còn dài.

Tại sao Poutine lại phản ứng mạnh và bà Hilary Clinton lại ví Poutin với Hitler:

Trở lại đôi chút tình hình thế giới trước và sau Đệ Nhị Thế Chiến:

Hitler lên nắm chính quyền ở Đức năm 1933, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1930, coi thường tất cả những hiệp ước quốc tế, tái võ trang Đức. Trước khi xẩy ra Đệ nhị Thế chiến, Đức đã xua quân chiếm đóng nước Áo và vào tháng 9/1938, cũng viện lý do là để bảo vệ hơn 3 triệu người Đức sống ở Tiệp Khắc, đã giàn quân tạo áp lực sát biên giới nước này. Phản ứng thế giới lúc đó nhất là các đại cường quốc Anh, Pháp, Hoa kỳ thì như thế nào?

Hoa kỳ lúc đầu luôn giữ vai trò trung lập, tổng thống Hoa Kỳ Franklin Rosevelt, cho tới năm 1939, trong cuộc vận động tranh cử, vẫn hứa với dân là không tham chiến. Mãi tới cuối năm 1941, khi Nhật tấn công Trân châu cảng, mà ngày hôm nay nhiều sử gia, nhiều nhà bình luận cho rằng đây là một hành động dụ Nhật mắc bẫy, để có lý do tham chiến của chính quyền Hoa kỳ lúc bấy giờ.

Anh, Pháp vì mới bị ảnh hưởng nặng nề trận Thế chiến thứ Nhất, kinh tế bị kiệt quệ, cố nhịn nhục chấp nhận hành động của Hitler, qua cuộc họp thượng đỉnh Munich ngày 29/9/1938, đã ép Tiệp Khắc giao cho Đức toàn vùng Sudeten, nơi có hơn 3 triệu người gốc Đức cư ngụ. Về sau này người ta thường nói đến “ Tinh thần Munich “, tinh thần chủ hòa quá mức, đi đến tinh thần chủ bại là vậy, như câu nói của Churchill: “ Chúng ta cố chịu nhục để có hòa bình. Nhưng kết quả chúng ta được những gì? không những vẫn bị nhục mà chúng ta còn có chiến tranh.”

Hành động gửi quân xâm lăng nước ngoài giữa Hitler và Poutine ngày hôm nay về hình thức thì giống nhau, nhưng về nội dung thì hơi khác: Hitler ngang nhiên gửi quân đội, dưới đất thì lục quân, xe tăng, cán hàng rào ngăn cản giữa 2 nước, trên không thì máy bay ngang nhiên xâm phạm không phận của nước Áo. Ngày hôm nay Poutine kín đáo hơn, gửi quân qua vùng Crimée, thuộc Ukraine, qua những hiệp ước được quốc tế công nhận trong đó có cả Nga.

Chính vì vậy mà có người cho rằng sẽ có một cuộc thế chiến mới. Họ không phải là không có lý, vì nhìn vào tình hình thế giới hiện nay, nhất là tại Âu châu, cũng giống tình hình Âu châu trước Đệ Nhị thế chiến: cũng có cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2 008, mà Âu châu hiện nay gượng dậy rất khó khăn, cũng có những phong trào quốc gia cực đoan, quá khích nổi dậy ở phần lớn các nước Âu châu. Tuy nhiên đấy mới chỉ là những nguyên nhân tất yếu, chưa phải là nguyên nhân đủ, để đi đến kết luận. Người và quốc gia có thể gây ra thế chiến là Poutine và nước Nga. Nhưng nếu so sánh giữa nước Nga hiện nay và nước Đức trước Thế Chiến, thì có khác, nước Đức thời Hitler không thua hai nước Anh và Pháp bất cứ trên phương diện nào. Ngày hôm nay nước Nga chỉ còn là một cường quốc bực trung, không còn là siêu cường như thời Liên sô.

Trở về đường lối chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ về Ukraine:

Tại sao có người lại ví chiến lược này giống như thời Chiến tranh Lạnh, chủ yếu nhằm công tâm và công lương hơn công thành. Đây là chiến lược mà Hoa kỳ đã dùng để đánh sụp đế quốc cộng sản Liên sô trước đây. Ngày hôm nay mộng của Poutine, như nhiều người đều rõ, là muốn gầy dựng lại đế quốc Liên sô trước đây, hay xa hơn nữa là đế quốc Nga hoàng trước thời cộng sản.

Cách cai trị của Poutine là cách cai trị độc tài, tham quyền cố vị, đã 2 nhiệm kỳ làm tổng thống, sau đó lùi về làm thủ tướng, rồi lại ra ứng cử lại lần thứ 3. Cách cai trị này dựa trên công an, mật vụ, đàn áp đối lập, và dựa trên một số những nhà tỷ phú, thân chính quyền, tham nhũng, hối lộ, những ai không thân và chống lại thì tìm cách làm khó dễ hay bỏ tù. Cách cai trị của cựu tổng thống Ukranie, ông Ianoukovicht, cũng vậy, sao y bản chính của Poutine. Chỉ cần nêu một thí dụ điển hình là con trai ông này chỉ có mấy năm mà đã trở thành tỷ phú, trong khi đó thì đời sống người dân bị khủng hoảng kinh tế càng ngày càng trở nên khó khăn.

Mộng của Poutine có khả thế thành công hay không?

Rất là mỏng manh, xin nói rõ ở một dịp khác, vì ngày hôm nay Nga không còn là một siêu cường, mà chỉ là một cường quốc bực trung. Tổng sản lượng hàng năm của Nga là 2014, 8 tỷ $, tất nhiên thua Hoa Kỳ, Trung cộng, Nhật và thua luôn cả Đức, là 3399,6 tỷ, ngay cả thua Pháp và Anh là 2 612,9 và 2 435,2 tỷ. Nga không sản xuất được mặt hàng tiêu dùng gì trên thị trường quốc tế ngoài việc xuất cảng dầu và khí đốt, chiếm tới gần 1/2 tổng sản lượng quốc gia, mà theo nhiều nguồn nghiên cứu đáng tin cậy, thì từ nay đến năm 2017, giá dầu khí thường dùng sẽ sụt xuống một nửa, nếu không là 1/3. Vào những thập niên 70 - 80 - 90, người ta cần đến những nước dầu hỏa, ngày hôm nay ngược, những nước dầu hỏa lại cần đến những nước tiêu thụ, để có nguồn thâu lợi. Nước xuất cảng dầu hỏa đứng đầu trên thế giới là Arabye Sahoudite, đã giảm mức độ sản xuất để giữ giá trên thị trường. Một thí dụ điển hình là nước Đức, nhập cảng phần lớn dầu hỏa và khí đốt của Nga, nhưng trên thực tế ngày hôm nay, Nga cần Đức mua dầu hỏa của mình để có tài chánh, hơn là Đức, vì nước này có lượng dầu dự trữ 6 tháng và trong thời gian này có thể mua dầu và khí đốt từ các nước khác trên thị trường quốc tế.

Chiến lược ngoại giao công tâm, công lương của Hoa kỳ, nhiều người cho rằng nó đã lỗi thời ngày hôm nay khi áp dụng với Nga, vì ảnh hưởng kinh tế và thương mại của Hoa kỳ với nước này không lớn, thua cả khối Âu châu.

Thật vậy, chiến lược công tâm, công lương của Hoa kỳ đối với Nga, thì công thành tức dùng giải pháp quân sự gần như không có, nhất là với chính quyền Obama hiện nay. Công lương thì ảnh hưởng kinh tế thương mại giữa Nga và Hoa kỳ không nhiều. Chỉ còn lại công tâm là dùng chiến tranh tâm lý và vận động ngoại giao.

Trong 3 lãnh vực, hai lãnh vực sau, Hoa kỳ thiếu những con bài tẩy về chiến lược ngoại giao hơn khối Âu châu. Và phải chăng từ đó Hoa kỳ phải lên tiếng mạnh. Mới tuần vừa qua, trong khi hội nghị thượng đỉnh khối Âu châu đang họp ở Bruxelles, chưa đi đến quyết định, thì trong một bài diễn văn, ông Obama đã đưa ra những biện pháp trừng phạt Nga và giúp đỡ chính quyền lâm thời Ukraine. Nhưng chúng ta chỉ cần nhìn những lời hứa giúp đỡ kinh tế và tài chánh nước này thì chúng ta rõ: Hoa kỳ 1 tỷ, Âu châu 11 tỷ, Ngân hàng và Quỹ tiền tệ thế giới 3 tỷ, đúng như con số hứa của Poutine giúp chính quyền cũ 15 tỷ. Nhưng với 11 tỷ của khối Âu châu, người ta đều rõ nước Đức đóng vai trò quan trọng nhất, vì kinh tế Đức lớn nhất và vững chắc nhất. Bà thủ tướng Đức Merkel mặc dầu rất ít tuyên bố về tình hình Ukraine, nhưng Đức hiện nay có một ảnh hưởng rất lớn không những với Nga mà cả hai phe vừa thân Nga vừa thân khối Âu châu của Ukraine.

Hiện nay chính quyền Hoa Kỳ có vẻ năng nổ nhất trong việc giúp dân tộc Ukranie và chính quyền lâm thời. Tuy nhiên có nguời cho rằng Hoa kỳ chỉ có đồng minh nhất thời chứ không có bạn lâu đời, viện dẫn lời tuyên bố của ông cựu Ngoại trưởng Hoa kỳ, Henry Kissinger.

Bảo rằng đây là trò chơi độc nhất vô nhị của Hoa kỳ thì cũng không đúng. Đây là trò chơi của tất cả những đế quốc, cường quốc từ xưa tới giờ. Nói như vậy cũng không thể nói là các dân tộc nhược tiểu tự đứng một mình. Không nói quá là ảnh hưởng của những cường quốc là tất cả, nhưng nó cũng rất mạnh và tiềm tàng, nó ảnh hưởng có thể nói hầu như thường nhật đối với chúng ta, như việc giá cả nhiên liệu, thực phẩm, dầu khí, dù chúng ta không muốn, nhưng nó tăng hay giảm, do quyết định của những nước lớn, chưa nói đến lãnh vực chính trị đều ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta.

Từ đó cho chúng ta bài học là phải biết dựa vào lúc nào, dựa vào ai và như thế nào để vẫn giữ được độc lập và chủ quyền. Nên hành xử trên trường bang giao quốc tế là chỉ nên có đồng minh, chứ không nên có bạn, và làm thế nào vẫn giữ được sĩ diện quốc gia dân tộc, chứ không như kiểu một số lãnh đạo Việt nam đã cúi gập mình làm hai, hay đi ôm giày những cường quốc hoặc những nhà tư bản quốc tế. Chỉ làm như vậy, mới không bị mất quốc thể, mới có thể ứng phó kịp thời và nếu trường hợp bị các cường quốc đồng minh bỏ rơi, cũng không mang hận.

Trông người lại ngắm tới ta, nước Ukraine có một lịch sử tương đối giống Việt nam: nằm cạnh những đế quốc, cường quốc, thường là nạn nhân của những nước này. Các cha ông ta thời xưa, từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn, mỗi lần có tranh chấp, đánh nhau với Tàu, nhưng sau đó đều gửi đặc sứ sang cầu hòa, vẫn giữ được chủ quyền quốc gia, thể thống dân tộc, nhưng không mất lòng anh khổng lồ láng giềng. Ngày xưa vấn đề bang giao quốc tế còn hạn hẹp, chỉ ở mức độ vùng, Việt Nam chỉ bang giang với Tàu và một vài nước chung quanh. Ngày hôm nay bang giao quốc tế ở mức độ rộng lớn, không phải chỉ có một anh khổng lồ, mà có nhiều anh khổng lồ, thêm vào đó có nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Khối Âu châu v.v.., đường lối ngoại giao hay nhất của các nước nhược tiểu là trung lập, chơi với nhiều anh khổng lồ để dùng anh này quân bằng với anh kia, đồng thời tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, để nếu có những tranh chấp thì nhờ những tổ chức này làm trọng tài, đứng ra can thiệp. Đừng nghĩ việc này khó làm, vì nhiều quốc gia trên thế giới đã từng đi theo đường lối ngoại giao này, và cũng đã thành công.

Bài học mất nước của Tiệp Khắc không hoàn toàn là Tiệp nhỏ và yếu hơn Đức, mà lý do chính là dân Tiệp chia rẽ, một số lãnh đạo hèn hạ qụy lụy và khúm núm trước Hitler; cũng như Ukraine để mất Crimée là do có một chính phủ tham nhũng, một nhà nước lệ thuộc và khiếp nhược trước Nga sô. Đất nước chúng ta hiện tại cũng đang nằm trong tình trạng hiểm nguy không thua gì Tiệp trước Đệ nhị Thế chiến và Ukraine hôm nay. Chưa thời nào trong giòng lịch sử dân Việt lại bị phân hóa, kìm kẹp, ươn hèn như hiện nay dưới sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng không cội nguồn Dân tộc, ngay từ đầu đã cam tâm làm con chốt cho Nga Tàu, nay thì chỉ là một bọn thái thú mặc tình cho Trung cộng sai khiến.

Con đường duy nhất cho chúng ta là phải nhanh chóng giành lại quyền cho người dân. Vì chỉ khi nào người dân làm chủ đất nước, khi đó chúng ta mới có sức mạnh và chính nghĩa để tự vệ, tự chủ và đòi lại độc lập, đồng thời liên minh và đóng góp với những quốc gia yêu chuộng Hòa bình và Dân chủ để chống lại tham vọng bá quyền của anh láng giềng khổng lồ phương Bắc.

Paris, ngày 03/03/2014
Chu Chi Nam
(Danlambao)
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Những con thú hai chân…

Lê Văn Kỳ

“Khi bạn ăn ngon, xin hãy nhớ đến những người chỉ cần ăn no”.
Tôi không phải là thành phần vượt biển, nên không biết những ngày tháng lẩn tránh công an, nằm chờ đi ghe nhỏ ra ghe lớn, đói khát chen chúc chật cứng như cá hộp trong lòng tàu lênh đênh trên đại dương, như chiếc lá trong biển cả, những trường hợp bị hải tặc thay phiên nhau hãm hiếp vợ con ngay trước mặt mình. Một con số ngoài sức tưởng tượng hơn 400 ngàn người đã chết trên biển không nấm mồ. Nhiều ghe bầu, tàu nhỏ trôi tấp vào những hoang đảo chưa từng có dấu chân người. Có rất nhiều người phải đợi nhiều năm tháng mới được thanh lọc cho qua một nước thứ ba, mà thời gian chờ đợi đó cái cổ của họ tưởng chừng còn dài hơn cả cổ con cò.


Khi qua được đất nước tạm dung, bất cứ nước nào đón nhận, thì người xin Tỵ nạn cũng đều khai báo rõ ràng chi tiết “người Việt Quốc gia Tỵ nạn Cộng sản “(không ai khai “tỵ nạn kinh tế”). Và thời gian đầu không ai không gầm mặt, ngã tay xin được nhận trợ cấp nhân đạo. Thế đấy mà nay tồi đến nỗi,mấy chục năm nay,vẫn còn man khai, tìm đủ mọi cách, kẻ hở luật pháp, lợi dụng lòng nhân đạo tiếp tục “ăn” Welfare. Đã hưởng phúc lợi (hưởng tiền đóng thuế của người đi làm) không phải đóng thuế mà mỗi năm còn nhận được thêm tiền Tax refund (càng có nhiều con nhỏ càng lãnh nhiều). Ngoài ra còn gian manh đi làm “lấy” tiền mặt (trốn đóng thuế). Hoặc làm chủ tiệm Nails, Nhà hàng... nhưng người khác đứng tên. Hay lái Taxi (đuợc khai thu nhập thấp nhất theo quy định)... Đa phần đều cố bám ở Housing (có nhiều người chỉ trả có mấy chục đồng một tháng)...


Những vấn nạn đó không phải là vấn đề quan trọng, duy chỉ có một câu cần phải hỏi toàn thể Đồng hương người Việt Quốc gia Tỵ nạn Cộng sản:

- “Sau 39 năm trốn chạy Cộng sản, chúng ta có còn là người Việt Quốc gia hay không?”

-“Khi bạn ăn ngon, xin hãy nhớ đến những người chỉ cần ăn no”.


Vậy chúng ta là những người được may mắn đào thoát khỏi chế độ man rợ cộng sản, 39 năm nay được sống trên những đất nước Tự do, Dân chủ Pháp trị, chúng ta được tôn trọng giá trị làm người, sống không phập phồng lo sợ, có quyền ăn nói, đi lại, có quyền tham gia ứng cử vào bất cứ lãnh vực công quyền nào. Không biết còn có ai tự hỏi mình: - “Mình là ai? “. “Đồng bào trong nước họ là những ai?”.


Chắc chắn rằng chúng ta không ai ở không, dù bận việc sinh sống cách mấy thì trong ngày cũng còn có ít thời giờ liếc qua tờ báo, ghé mắt vào mạng... ít nhiều cũng biết về tin tức bọn Việt cộng cầm quyền man rợ, về thảm trạng tận cùng bi đát của nhân dân.


Các nhà chính trị Cộng sản thời Stalin, Mao sáng tạo ra chế độ Dân chủ Nhân dân, rồi Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Marx – Lenin. Những năm gần đây một số nhà xã hội học quốc tế đã dừng lại một số khái niệm xưa cũ để chỉ một số chế độ chính trị hiện nay. Ví dụ khái niệm Kleptocracy được định nghĩa là chế độ, chính quyền tham nhũng tràn lan, rộng khắp, nặng nề. Gần đây, từ Kleptocracy được dùng để chỉ các chế độ như Saddam Hussein ở Irak, Bel Ali ở Tunisia, Muanmar Caddafi ở Libya Hosni Mubarak ở Ai Cập... tệ nạn tham nhũng hoành hành cùng khắp và cực kỳ nghiêm trọng.


Ở Việt Nam: đội ngũ ăn cắp, ăn cướp cầm quyền, lãnh đạo đất nước, nắm quyền lực đã phát triển thành những bầy giòi bọ nhung nhúc khắp cùng chúng cấu kết để bảo vệ nhau tha hồ bòn rút các nguồn viện trợ và đầu tư ODA và FDI, thậm chí chúng còn hợp tác với bọn xã hội đen, côn đồ, lưu manh miễn có lợi. Bọn trọc phú vô học ở mọi cấp, mọi ngành từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tần cơ sở. Những tên đạo tặc Trung Ương Đảng ăn cắp hàng chục, hàng trăm triệu đô la lại không bị trừng phạt nghiêm khắc tương xứng với tội ác mà chỉ “kiểm điểm”, trong khi đó những tên trộm vặt, móc túi ngoài chợ... lại phải nhận những bản án nặng nề. Chính bọn ăn cắp, ăn cướp đang thống trị đất nước đã tàn phá các giá trị văn hóa, đạo đức, tôn giáo.


Mới đây, báo chí trong nước, đưa tin bọn ăn cắp ăn cướp cầm quyền như trường hợp ở tỉnh Bến Tre, tên Trần Văn Tuyền, nguyên thanh tra chính phủ, trước ngày nghỉ hưu, ông Truyền vội ký một lèo 30 quyết định thăng cấp và lên chức cho cán bộ cấp cao (để bọn sâu mọt nầy chung tiền), vạch trần bộ mặt của một ông lớn ăn cắp quả tang, vì theo mức tiền lương, ông Truyền phải để hơn 40 năm không ăn không tiêu gì mới tích lũy được số tiền để dựng lên ngôi nhà hoành tráng như thế. Một trường hợp khác là ông Ngô Văn Khánh, phó Tổng thanh tra chính phủ, cũng ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp cao trước khi về hưu, người ta còn tố cáo ông ta có hàng chục tỷ đồng VN (tương đương với hàng triệu đô la) gửi trong các ngân hàng.


Làm sao mà một viên chức cộng sản lại có nhiều tiền đến thế, nếu không ăn cắp của dân?.


Tội phạm tham nhũng hiện nay tại Việt Nam đưa đến nguy cơ mất nước đó là chính sách của tập đoàn mafia Bộ Chính Trị đã mở cửa đưa dân Tàu tràn vào đất nước. Bọn doanh nghiệp Trung cộng chúng lựa toàn những điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng của ta, như thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An họ thuê ở những điểm gần đường 7 và 8 sang Lào. Chúng thuê ở Quảng Nam có đường thuận tiện lên Cao Nguyên, qua Campuchia. Như vậy là Trung cộng nắm những con đường trọng yếu của mình. Trước đây Trung cộng đã vào Tây Nguyên khai thác Bauxit, xây dựng nhà máy tại Tân Rai của Lâm Đồng, Nhân Cơ ở Đak Nông. Vừa rồi là nhà máy cán thép Chen Lee ở gần sông Cô Giang miền Trung, chúng đổ chất phế thải xuống sông gây mầm độc ung thư (đã có 12 người dân chết vì ung thư). Ngay rừng đầu nguồn bọn cầm quyền cũng cho mướn với thời hạng 50 năm, chỉ riêng Trung cộng đã chiếm trên 264, 000 ha tức 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới. Bất cứ nơi đâu Trung cộng khai thác chúng đều khoanh vùng, đưa công nhân từ Trung cộng qua, những nơi đó chúng vây 2,3 vòng kiểm soát, cấm người Việt lai vãng, ngay cả chính quyền địa phương cũng không được vào, chúng một mình một cõi, muốn làm gì trong đó thì làm, thậm chí xây dựng kho tàng, dấu vũ khí... cũng không ai biết. Điều không thể chấp nhận là chúng ngang nhiên treo cờ Trung cộng trong lãnh thổ Việt Nam. Chẳng lẻ mới năm 2014 mà Việt Nam đã trở thành Khu Tự Trị (sớm hơn, 6 năm, giao nạp được ký kết ở hội nghị Thành Đô). Hiện nay Việt Nam đã trở thành một bãi rác khổng lồ chứa rác thải củ Trung cộng, đang gieo mầm đủ thứ bệnh lan tràn trên đất nước.


Mất của cải thì còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.


Chẳng lý người Việt Quốc gia Tỵ nạn Cộng sản nay sống bằng máu lạnh?. Hãy vào các trang mạng, youtube, các đài BBC, VOA... để mà động lòng, thương cho Đồng bào chúng ta đang như con giun bị đạp bởi bè lũ bán nước cầm quyền đang hành xử. Xin đừng quá vô cảm. Xin hãy đau nổi đau nhục của dân tộc.


Những Đồng hương sống ở hải ngoại khi ăn ngon, hãy nhớ đến nhiều Đồng bào ở trong nước chỉ cần ăn được no. Chúng ta chống cộng, trước hết phải triệt bọn ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản tại hải ngoại. Chúng ta chống dã tâm của Trung cộng, trước hết chúng ta phải giựt sập chế độ Việt cộng. Muốn giết Việt gian bán nước, chúng ta cần phải thực tế, cụ thể làm thế nào để giúp một cách thiết thực cho nhân dân đủ nghị lực, dũng khí vượt qua sợ hải để cắt cổ bọn côn đồ xã hội đen là công cụ công an đâm thuê giết mướn cho chính quyền Việt cộng, những con thú 2 chân, buôn dân bán nước cho Trung cộng./-

Lê Văn Kỳ
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests