Bình Luận , Quan Điểm

dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

CS Khơi Lại Hận Thù Dân Tộc

Tác giả : Vi Anh

Đài truyền hình Á Rập Al Jazeera ngày 24/01/2014 có một một phóng sự tựa đề «Biểu tình tại Cam Bốt phơi bày quan điểm bài Việt Nam”. Nói các cuộc biểu tình của đối lập Miên thường có những khẩu hiệu, hành động chống đối, cướp phá tài sản của người Việt trên đất Miên, đã cướp phá ba cửa hàng của người Việt. Nhiều người Việt cư ngụ trong khu vực biểu tình lo sợ đã phải bỏ chạy về Việt Nam.

Phân tích sự vụ trong bối cảnh chung của lịch sử xa gần của hai nước láng giềng không có biên giới thiên nhiên với nhau, người ta thấy chính CS - chớ không ai vào đó cả - CS Việt lẫn CS Miên đã khơi lại tiền cừu hậu hận của người Miên đối với người Việt trong vụ này. Cuộc biểu tình của đối lập Miên xảy ra gần cả năm rồi, mà đâu có hiện tượng chống người Việt trên đất Miên cũng như ở các tỉnh của VN có người Miên ở. Chính chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Hun Sen, một sĩ quan Việt Cộng, một người Việt gốc Miên ở Miền Tây Nam Việt, người Miên gọi là Khmer Krom được CS Hà nội bố trí lên làm thủ tướng sau khi Đảng Nhà Nước CSVN kéo quân qua lật đổ chế độ Khmer Đỏ Pol Pot. Chuyến đi đó của TT Hun Sen mới đây làm cho người Miên thấy TT Hun Sen đi VN để cõng rắn về cắn gà nhà, giống như mấy chục năm trước Hun Sen theo bộ đội CSVN dắt voi về dày mả tổ để được CSVN đưa lên làm thủ tướng cho đến bây giờ hơn 28 năm rồi. Nên người dân Miên, công nhân dệt may Miên, lực lượng lao động nồng cốt, nguồn ngoại tệ lớn của Hun Sen ở thủ đô Nam Vang và lực lượng dân chúng Miên đối lập mới vùng lên, trước hành động của Hun Sen đổ dầu vào cơn bão đấu tranh chống Hun Sen và lây lan qua người Việt sống trên đất Miên.

Thủ Tướng Hun Sen công du VNCS gặp hầu hết các nhân vật chóp bu của Đảng Nhà Nước CSVN và cám ơn 700 cán bộ đảng viên CS đã qua đánh Khmer Đỏ. Người CS Việt gốc Miên Hun Sen khơi lại tiền cừu hậu hận trong dã sử của nước Miên, cho rằng người Việt đã chiếm lãnh thổ Thuỷ Chân Lạp của Miên. Cái dã sử hận thù dân tộc đó làm người Miên ở VN được người Việt xem là đồng bào Việt gốc Miên, thế mà mỗi lần đất nước VN có biến động như thời Nhựt sắp đảo chánh Pháp, người Việt đứng lên giành độc lập thời Việt Minh, tình hình không ổn định, thì người Miên ở các sóc của các tỉnh Miền Tây nổi lên cáp duồng, người Việt ở gần các sóc chạy trối chết.

Bây giờ trong hai xôi nhồi một chõ, tiền cừu hậu hận của người Miên đối với VN dã sử xa xưa cộng với mối thù của người Miên đối với bộ đội VNCS kéo quân qua Miên đưa người Việt gốc Miên Hun Sen lên là thủ tướng mấy chục năm, biến cuộc đấu tranh của người dân Miên đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền mang thêm tính chủng tộc. Mà khi cuộc đấu tranh đượm thêm màu sắc chủng tộc, thường mạnh lên, như rượu thêm men vậy.

Người dân Miên thấy rõ tư tưởng mãi quốc cầu an của TT Hun Sen. Sau khi về nước ngày 30/12/2013 là cảnh sát Miên ngày 3/1/2014 bắn chết 4 và bị thương 26 công nhân dệt may biểu tình và ngày 4/1/2014, nhà cầm quyền Hun Sen ra lịnh cấm biểu tình kể từ ngày 04/01/2014 và cho đến khi vãn hồi trật tự công cộng». Và trong một đêm, cảnh sát Miên giỡ khán đài, dẹp bàn thờ mà «từ hơn 20 ngày qua, cả trăm cảm tình viên đến từ mọi miền đất nước tập hợp tại công viên Tự Do và các nhà lãnh đạo của phong trào lên thuyết trình.”

Chưa hết, sau đó Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng còn đích thân đi Miên để “hà hơi tiếp sức” cho “đồng chí” Hun Sen và làm cơn bão đấu tranh của người dân Miên bùng mạnh lên hơn nữa. Cả hai Nguyễn tấn Dũng và Hun Sen đều là dân Miền Tây Nam Việt, nơi mà người Miên gọi là một phần nước của họ, gọi là Khmer Krom hay Thuỷ chân Lạp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều 12/1, cầm đầu một phái đoàn cán bộ, đảng viên CSVN đến thủ đô Nam Vang như vua quan VN đến Trấn Tây Thành của VN, viếng thăm, làm việc ba ngày. Báo chí hai chế độ cho biết chuyến đi này là do Thủ tướng Miên Hun Sen đạt lời mời khi sang VN. Ngay khi đến thủ dô của Miên, TT Nguyễn Tấn Dũng tới cắt băng khánh thành trụ sở mới của Đại sứ quán VNCS, tại Campuchia; thăm và gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện cộng đồng người Việt tại Campuchia. Người Miên nhìn sự việc này như một cuộc gặp gỡ, chỉ đạo, rèn cán chỉnh quân số cán bộ đảng viên CSVN mà Hà nội bố trí ở lại “nằm vùng”, lập gia đình với phụ nữ Miên, nhập quốc tịch Miên, mai phục ở lại trong guồng máy an ninh, tình báo, quân đội của Miên sau khi Hà nội bị buộc phải rút quân ra khỏi Miên.

Người Miên nhứt là đối lập Miên nhớ lại nhà cầm quyền Hun Sen năm 2013 và VNCS trao đổi nhiều đoàn các cấp, tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, hạ quyết tâm sớm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới.

Và Sam Rainsy, lãnh tụ đối lập bị Hun Sen lưu đày cũng vì từ lâu đã chống Hun Sen thông đồng cho VNCS chiếm đất Miên.

Và không ít người Miên trong hàng ngũ đối lập coi các cơ sở văn hoá của toà đại sứ VNCS là ổ gián điệp, một số tiệm quán của người Việt là tai mắt, tình báo nhân dân của CSVN.

Phóng sự của truyền hình Al Jazeera cũng có dẩn dụ phát biểu của một số người dân và đối lập Miên.

«Họ [VNCS] gửi người của họ sang Cam Bốt và cài Hun Sen lên làm lãnh đạo… để có được lãnh thổ Cam Bốt».«Một số chủ tiệm cà phê là gián điệp được cử qua để có được thông tin từ Cam Bốt. Tất nhiên họ có thể khẳng định rằng Cam Bốt là một nơi tốt cho kinh doanh và sinh hoạt, nhưng tôi đã nhìn thấy chứng minh thư của họ và họ là công an Việt Nam».

Và truyền hình Al Jazeera cũng nhận định, Thủ tướng Hun Sen vẫn duy trì một mối quan hệ thân thiết với Việt Nam, một kẻ thù lịch sử của Cam Bốt, qua đó cung cấp một mục tiêu tấn công dễ dàng cho đảng Cứu nguy Dân tộc.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Hồi Mã Thương Kiểu VC
Trần Khải
Nhà nước Hà Nội sau khi rời cuộc chất vấn nhân quyền ở Geneva đã và đang suy nghĩ gì? Sẽ thực hiện như Liên Hiệp Quốc yêu cầu để làm cho tình hình nhân quyền VN được cải thiện hơn? Sẽ mời các bạn trẻ đấu tranh nhân quyền vào họp bàn tròn với các cán bộ chuyên trách nhân quyền của nhà nước để sẽ thật tâm đối thoại, cùng làm cho cả nước thay đổi?

Hay sẽ ra độc chiêu Hồi Mã Thương, quay ngựa phóng phi tiêu, phóng đao, phóng thương, phóng lựu đạn cay... vào người hoạt động nhân quyền?

Nhà báo Bùi Tín trên blog riêng ở đài VOA có bài nhận định tưạ đề “Màn tuồng vụng ở Genève” đã ghi nhận:

“...Sau cuộc ra quân ở Genève, các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền có thêm tự tin và kinh nghiệm, mở đầu năm Giáp Ngọ với khí thế tấn công, được thế giới dân chủ phối hợp nhịp nhàng, chưa có năm nào vui mừng như năm nay.

Đội tuồng nhân quyền của một chính quyền có hạnh kiểm cực xấu về thực thi dân chủ và nhân quyền đã bị dư luận phủ định từ trong nước càng bị bịt mũi khi diễn xuất ở nước ngoài. Họ đã diễn một vở tuồng nhạt nhẽo, cũng là một cuộc phiêu lưu dại dột, từ nay họ “há miệng mắc quai”, không sao biện bạch nổi khi mở các phiên tòa kiểu “phát xít” không theo luật, không cho dân tham dự, khi vẫn đối xử độc ác với ông Nguyễn Hữu Cầu, ông Đinh Đăng Định, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), em Nguyễn Phương Uyên...

Món nợ Nhân quyền ở Genève sẽ còn ám ảnh, đè nặng lên một chính quyền đã mất uy tín ở trong nước do đã phá tan cả nền kinh tế tài chính và làm tha hóa đến tận cùng nền văn hóa dân tộc. Sự trỗi dậy của nhân dân để tự cứu mình, cứu nước là không thể dập tắt. Lý sự cùn, nói lấy được, diễn tuồng chỉ là hạ sách, tự thú nhận “lạy ông tôi ở bụi này”, kích thích thêm sự phẫn nộ của nhân dân.”(hết trích)

Nghĩa là, không ai tin nổi nhà nước. Nghĩa là, các nhà hoạt động thắng lớn vì Hà Nội không chạy tội vi phạm nhân quyền nổi... Câu hỏi là, Ba Đình có chịu sám hối không?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trên BBC, qua bài viết “UPR và tâm thế 'đường ai nấy đi'...” ghi nhận:

“...Chưa kể đến những đòi hỏi từ Hoa Kỳ - quốc gia chiếm đến phân nửa thị trường xuất khẩu da giày, dệt may và hải sản của Việt Nam. UPR có thể không quá quan trọng và có thể bị coi thường, nhưng không phải ngẫu nhiên mà người Mỹ lại đặc tả đích danh bốn nhân vật Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Lê Quốc Quân và Trần Huỳnh Duy Thức “phải được trả tự do ngay lập tức”.

Cũng bởi thế, phiên xử phúc thẩm luật sư công giáo Lê Quốc Quân vào ngày 18/2/2014 sẽ là phép thử đầu tiên và đầy thách đố về một cuộc “kiểm điểm nhân quyền bất thường” tiếp nối.

Ai trong chính giới cao cấp sẽ lấy điểm nếu xử lý được tình huống thách đố đó?”(hết trích)

Nghĩa là, Hà Nội chấp nhận thiệt hại giao thương để vẫn ”nghiêm khắc nhân quyền”? Chúng ta không biết chính xác những gì Ba Đình suy nghĩ trong đầu, và cũng không biết chính xác Đảng CSVN hiện có đấu tranh nội bộ ra sao.

Điều biết chắc rằng, nhà nước biểu diễn quyền lực bằng cách vây bắt một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng: anh Nguyễn Bắc Truyển, và bắt ngay vào nhuũng ngày trước hôn lễ, tại ngay nơi vùng đất đa số là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, một tôn giáo mà anh đã đấu tranh nhiệt tình cho quyền tự do hành đaọ.

Bản tin RFI kể:

“Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển, vào tối nay, 10/02/2014, đã được trả tự do sau một ngày câu lưu. Từ thành phố Hồ Chí Minh, ông Truyển nói với RFI là công an câu lưu ông là để «hỏi về vấn đề công nợ» liên quan đến các công ty cũ do ông phụ trách, hiện đã ngưng hoạt động. Ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết đang chờ đợi sự tham gia của luật sư để giải trình trách nhiệm với các chủ nợ.

Trước đó, cô Bùi thị Kim Phượng cho biết là vào lúc 16 giờ trưa hôm qua 09/02/2014, công an thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp, đến tận nhà riêng ở xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, đập cửa tấn công vào nhà bắt chồng sắp cưới là Nguyễn Bắc Truyển đem đi biệt tích. Gia đình cho biết lo ngại cho số phận của ông Nguyễn Bắc Truyển có thể bị trả thù vì các hoạt động ủng hộ dân oan vì tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.

Theo lời cô Bùi thị Kim Phượng, thì sau khi ra tù ông Nguyễn Bắc Truyển về sống ở Đồng Tháp để giúp đỡ tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Hai người dự trù làm lễ thành hôn vào ngày 18/02 tới đây nhưng cả nhà thường xuyên bị công an hăm dọa. Bản thân người vợ sắp cưới của ông Nguyễn Bắc Truyển cũng bị công an hỏi cung suốt 5 tiếng đồng hồ và dọa nạt.”(hết trích)

Bản tin RFA kể lại:

“...Hôm nay, hôn thê của ông Nguyễn Bắc Truyển, bà Bùi thị Kim Phượng có thư kêu cứu đưa lên mạng. Trả lời đài Á châu Tự do vào chiều tối ngày 10 tháng 2, bà Bùi Thị Kim Phượng, cho biết:

Sáng hôm qua khoảng 10 giờ, chiếc xe 16 chỗ có công an thành phố Sài Gòn, công an tỉnh, xã đến gia đình tôi ở ngoài cửa rào yêu cầu tôi mở cửa rào để mang anh Truyển về công an xã làm việc… Anh Truyển từ chối anh Truyển nói là phải có lệnh thì anh mới đi, không có lệnh anh không đi.

Tới chiều khoảng 4 giờ một lực lượng công an rất đông đến dùng xà beng đẩy cửa rào nhà tôi, xong rồi xông vô rồi phá cửa kéo sắt nhà tôi, làm bể cửa kính nhà tôi, làm hỏng tủ thờ và hai bức hình của đức Thầy là vị Giáo Chủ, khai sáng Phật giáo Hòa hảo của tôi, rồi nổ ba phát súng, phá cửa sau nhà tôi và bể mặt bàn và mấy cái ghế nhà tôi, làm bể tường nhà tôi. Xong rồi bắt anh Truyển, còng anh lại, lôi anh ra sân, đánh anh té xuống, tát vô mặt anh. Rồi kéo tôi và chị tôi lại và đọc nguyên nhân lệnh bắt là chiếm đoạt tài sản của người khác.

Theo bà Phượng, công an đã lục soát nhà bà và tịch thu các vật dụng của ông Truyển bao gồm máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh và nhiều vật dụng khác mà bà chưa kiểm hết được.

Sau khi tiến hành bắt giữ ông Truyển, công an xã Long Hưng B cũng đã áp giải bà Phượng về đồn công an xã để làm việc suốt 5 tiếng đồng hồ và chỉ thả bà ra vào khoảng 9 giờ tối cùng ngày...

...Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, trụ sở tại bang California, vừa ra thông cáo lên tiếng phản đối hành động sử dụng bạo lực bắt giữ ông Truyển của công an Việt Nam và yêu cầu chính quyền phải trả tự do ngay lập tức cho ông.

Ông Nguyễn Bắc Truyển đã từng bị chính quyền Việt Nam kết án tù 3 năm rưỡi vào năm 2007 với tội danh tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông đã mãn hạn tù vào năm 2010. Theo dự kiến, vào ngày 18 tháng 2 tới ông Truyển và bà Phượng sẽ làm lễ cưới.”(hết trích)

Phải chăng trận vây bắt anh Nguyễn Bắc Truyển là cú Hồi Mã Thương sau khi phái đoàn nhà nước thua thê thảm ở Geneva?

Hóa ra đám cưới của anh Truyển bây giờ cả thế giới đều biết, và điều nhức nhối khó hiểu là, tại sao nhà nước muốn ngăn cản mối tình của anh?

Có phải đây đơn giản là trả thù trận thảm bại ở Geneva?

Hay đơn giản là bày trò hộ sự, tiền bạc dây dưa để làm anh Truyển rối trí... vì không lẽ ghép tội mở tiệc cưới lại mời các nhà hoạt động nhân quyền tới dự tiệc?

Khó vậy, xã hội này kinh khủng. Cứ tưởng sau Geneva sẽ là nhẹ thở, nhưng không phải đâu.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image
Ai kiềm hãm dân chủ?

Nguyễn Hưng Quốc
(Nguồn: VOA)


Không thể phủ nhận được giá trị, sự cần thiết và xu hướng phát triển tất yếu của dân chủ, giới cầm quyền Việt Nam, và cùng với họ, các cán bộ tuyên huấn cũng như gần đây, các “dư luận viên” được trả lương để nói quấy nói quá trên các diễn đàn mạng, thường tìm mọi cách để trì hoãn tiến trình dân chủ hóa. Hai lý do thường được đưa ra: Một, mỗi quốc gia và mỗi nền văn hóa có một mô thức dân chủ riêng; nước này không có quyền áp đặt mô thức dân chủ của mình lên các nước khác; và hai, Việt Nam chưa sẵn sàng cho một nền dân chủ đa đảng kiểu Tây phương.

Lý do thứ nhất, thật ra, là bắt chước từ luận điểm về các giá trị đặc thù của Châu Á (Asia values) của Lý Quang Diệu, nguyên thủ tướng Singapore, và Mahathir Mohamad, nguyên thủ tướng của Malaysia, trong thập niên 1990. Nội dung của quan điểm này là: Văn hóa Á Châu khác hẳn văn hóa Âu Châu và Bắc Mỹ, hoặc, nói cho gọn, Tây phương. Trong khi văn hóa Tây phương dựa trên Thiên Chúa giáo và tinh thần duy lý của triết học cổ đại Hy Lạp, văn hóa Á Châu dựa trên Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo và Hồi giáo; trong khi nền văn hóa trên được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa cá nhân, nền văn hóa dưới được xây dựng trên nền tảng của tinh thần tập thể và cộng đồng; trong khi nền văn hóa trên đề cao tinh thần cạnh tranh, thích đối đầu và nhắm đến tham vọng chinh phục và khống chế, nền văn hóa dưới đề cao tinh thần hài hòa và đồng thuận, sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình cho cộng đồng. Hệ quả, về phương diện chính trị, người Á Châu dễ dàng cảm thấy hài lòng dưới những chế độ dễ bị Tây phương xem là độc tài: Với họ, đó là điều hợp lý và cần thiết vì nhờ vậy, họ đạt được nhiều mục tiêu chung, trong đó, quan trọng nhất là sự ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á vào năm 1997 dẫn đến sự suy thoái của nhiều nước, đặc biệt tại Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Hong Kong, Malaysia, Lào và Philippines... khiến người ta đặt lại vấn đề: Những cái gọi là tinh thần cộng đồng hay tập thể không bảo đảm được sự phát triển và ổn định. Sự suy thoái của Nhật Bản trước đó cũng đã chứng tỏ điều đó. Từ những cuộc khủng hoảng ấy, người ta nhận thấy: kinh tế và chính trị có những quy luật riêng, có tính phổ quát, bất kể các dị biệt về văn hóa; thậm chí, một số giá trị văn hóa mâu thuẫn với những quy luật ấy có thể bi# xem là có hại và không có lý do gì phải cố duy trì.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và các quốc gia Tây phương mười năm sau đó (từ 2007) làm cho những sự phê phán vừa kể dịu lại. Tuy nhiên, nó cũng làm cho các chính khách Châu Á thấy hoang mang và mất tự tin, từ đó, người ta ít nhấn mạnh một cách quá đáng vào những cái gọi là giá trị đặc thù của văn hóa Á Châu. Ở Việt Nam, giới lãnh đạo và giới tuyên huấn cũng bớt mạnh miệng.

Thế vào đó, họ nêu lên lý do thứ hai: người Việt chưa đủ điều kiện để xây dựng một nền dân chủ thực sự và lành mạnh. Ðó là những điều kiện gì? Không ai nói ra một cách cụ thể, nhưng hầu như ai cũng hàm ý này: Một, trình độ dân trí còn thấp; và hai, sự chia rẽ, thậm chí, thù hận, còn quá nặng nề.

Về lý do thứ nhất, trình độ dân trí (có người diễn tả một cách văn hoa hơn: tinh thần dân chủ), có nhiều vấn đề:

Một, về phương diện lý thuyết, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này: giữa cơ chế dân chủ và tinh thần dân chủ, yếu tố nào xuất hiện trước và là tiền đề cho yếu tố kia? Một số người đáp: thể chế cần có trước để làm cơ sở, từ đó, làm nảy nở tinh thần dân chủ. Một số người khác lại đáp: cần có tinh thần dân chủ trước, nếu không, mọi thể chế, dù dân chủ đến mấy, cũng sẽ dẫn đến khủng hoảng mà hậu quả cuối cùng là làm sụp đổ cái cơ chế dân chủ vừa mới manh nha. Vấn đề này khá phức tạp, cần nghiên cứu riêng, do đó, tôi xin tạm gác lại cho một bài khác.

Hai, về phương diện thực tế, có thực trình độ dân trí Việt Nam còn thấp quá hay không? Ở đây, lại có nhiều vấn đề: Một, ngay cả khi dân trí Việt Nam còn thấp thì, như nhiều người đã chỉ, dân trí Việt Nam hiện nay dù sao cũng cao hơn “quan trí,” tức trình độ trí thức của giới lãnh đạo. Trong trường hợp này, không thể lấy trình độ của giới lãnh đạo để đo lường trình độ của dân chúng được. Làm vậy không những sai lầm mà còn là một sai lầm có tính lừa bịp. Hai, không thể chối cãi là dân trí Việt Nam chưa cao, nhưng chắc chắn là, nói chung, nó không thể thấp hơn trình độ dân trí của Mỹ và Pháp trong thế kỷ 19, thời khai sinh của dân chủ hay trình độ dân trí của nhiều quốc gia Âu Châu trong nửa đầu thế kỷ 20 (ở đây, tôi chỉ nói đến trình độ dân trí nói chung chứ không so sánh các đỉnh cao, trình độ của giới ưu tú - elite - trong xã hội giữa các nước, điều, thành thực mà nói, về nhiều phương diện, chúng ta vẫn còn thua khá xa!).

Ba, nếu trình độ dân trí Việt Nam thấp thật thì đâu là nguyên nhân của sự thấp kém ấy? Không nên quên, ở Việt Nam, đảng Cộng sản đã bắt đầu cầm quyền từ năm 1945: đến nay, đã gần 70 năm. Nếu tính, chỉ ở miền Bắc: đã 60 năm. Muộn hơn, trong cả nước: gần 40 năm. Một chế độ lúc nào cũng tự nhận là đỉnh cao của trí tuệ và lúc nào cũng huênh hoang về các cuộc cách mạng do họ tiến hành, từ cách mạng quan hệ sản xuất đến cách mạng văn hóa tư tưởng và cách mạng khoa học kỹ thuật, tại sao lại có thể để cho dân trí cứ thấp lè tè và lẹt đẹt mãi như vậy? Ðổ lỗi cho chiến tranh ư? Nhưng chiến tranh cũng đã kết thúc gần 40 năm rồi. Vậy, tại sao? Chỉ có một trong hai lý do: hoặc họ bất lực trong việc nâng cao dân trí hoặc họ cố tình kiềm hãm sự phát triển của dân trí bằng các chính sách ngu dân thâm độc?

Về lý do thứ hai, sự thù hận, ai cũng đồng ý: đó là một sự thật. Một trong những di sản lớn nhất của chiến tranh là thù hận. Chiến tranh càng kéo dài, thù hận càng sâu sắc. Ở đâu cũng vậy. Nhưng lại cũng không nên quên: chiến tranh Việt Nam đã kết thúc gần 40 năm rồi. Cho đến bây giờ, thành thực mà nói, rất hiếm người thù hận vì chiến tranh. Người ta thù hận vì những gì xảy ra sau chiến tranh: các chính sách cướp bóc cũng như trả thù của chính quyền đối với những người thua trận. Phong trào vượt biên dấy lên ào ạt là vì những chính sách ấy chứ không phải vì chiến tranh. Nếu không có các vụ tịch thu tài sản, đuổi đi kinh tế mới cũng như các vụ học tập cải tạo kéo dài đằng đẵng và sự kỳ thị đối với con cái những người bị bắt đi cải tạo, có lẽ không mấy người cảm thấy thù hận.

Sự thù hận trong chiến tranh là điều có tính chất gần như số phận: đã có chiến tranh thì có thù hận, không thể khác được. Nhưng những sự thù hận sau chiến tranh thì lại là một lựa chọn của chính quyền. Có thể nói, trong hơn nửa thế kỷ vừa qua, đảng Cộng sản Việt Nam có hai sai lầm lớn: Một, phát động chiến tranh một cách không cần thiết sau Hiệp định Geneva; và hai, kết thúc cuộc chiến tranh một cách hẹp hòi và thiển cận. Sự thù hận mà người ta hay nói hiện nay chính là hệ quả của cả hai sai lầm ấy.

Hơn nữa, cho dù vấp phải hai sai lầm dẫn đến thù hận vừa kể, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam cũng có thừa thời gian và thừa cơ hội để xóa bỏ sự thù hận ấy, nếu họ muốn. Gần 40 năm: gần hai thế hệ. Ở Nam Phi, khi Nelson Mandela lên cầm quyền vào năm 1994, chỉ một thời gian ngắn sau, mọi thù hận giữa người da đen và da trắng chấm dứt. Ở Việt Nam, nếu chỉ tính từ năm 1986, lúc phong trào đổi mới được phát động, nếu chính quyền có thực tâm hòa hợp và hòa giải, trong vòng 30 năm, họ có thể xóa bỏ hoặc ít nhất, làm nguôi ngoai sự thù hận ấy rất nhiều.

Trên nguyên tắc, sự thù hận bao giờ cũng là cảm giác của các nạn nhân, nghĩa là, của những người thua cuộc. Bị đè nặng bởi cảm giác thù hận, các nạn nhân làm nạn nhân đến hai lần: nạn nhân của bạo lực và, cùng lúc cũng như sau đó, nạn nhân của sự thù hận. Tính-nạn-nhân chỉ có thể được chấm dứt từ một trong hai, hoặc từ cả hai nguồn: sự bao dung của chính họ hoặc thiện chí của những người gây ra khổ nạn cho họ. Bao dung không, thật ra, không đủ. Sự bao dung có thể kéo dài tính-nạn-nhân thay vì chấm dứt nó. Sự bao dung chỉ có ý nghĩa khi nó đi kèm với thiện chí của tội phạm đồng thời là những kẻ đang nắm giữ quyền lực. Nelson Mandela chỉ chấp nhận hòa hợp hòa giải với chính quyền do người da trắng cầm đầu chỉ với điều kiện: chính quyền phải chấp nhận người da đen và sẵn sàng chia sẻ quyền lực với những người da đen.

Bởi vậy, sự thù hận của những người Việt Nam ở hải ngoại hay ở miền Nam, nếu có, không phải tự họ, xuất phát từ họ. Mà là từ phía chính quyền: chính quyền hoàn toàn không có bất cứ một chính sách hòa giải thực sự nào cả trừ những câu nói đãi bôi và giả dối. Khi chính quyền vẫn tiếp tục kỳ thị, tiếp tục trấn áp những người bất đồng chính kiến thì chính quyền đang nuôi dưỡng sự thù hận. Khi cho sự thù hận là nguyên nhân làm trì hoãn tiến trình dân chủ, nhà cầm quyền cũng thừa nhận: chính mình là nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ của dân chủ.

Có thể nói, khi cho trình độ dân trí thấp và sự thù hận giữa người Việt Nam là những lý do chính để trì hoãn dân chủ, nhà cầm quyền Việt Nam đang tự buộc tội chính mình.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Ðảng tan rã vì xã hội thay đổi
Friday, February 14, 2014 5:45:38 PM

Ngô Nhân Dụng


Các đảng Cộng sản ở Nga và Ðông Âu tan rã khi lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan không đường thoát vì những mâu thuẫn nội tại trong đảng và mâu thuẫn giữa đảng và xã hội. Những thay đổi bên ngoài thúc đẩy cho các mâu thuẫn nặng nề hơn. Nắm quyền thống trị trong một thời gian dài, tưởng như không có gì lay chuyển nổi, họ không thích ứng được với những thay đổi bên ngoài, đảng càng ngày càng yếu và xã hội ngày càng mạnh hơn, chế độ sụp đổ.

Hiện tượng này đang diễn ra tại Trung Quốc và Việt Nam. Các đảng cộng sản này đều chiếm được chính quyền khi canh nông vẫn còn là căn bản kinh tế ở hai nước. Trong những xã hội nông nghiệp, người dân vốn quen phục tòng quyền bính, một di sản thời phong kiến, họ chấp nhận một hệ thống đẳng cấp theo hàng dọc. Guồng máy cai trị lại lập ra được một hệ thống kiểm soát dân rất tinh vi hơn thời vua quan. Trong lịch sử chưa có một guồng máy thống trị nào dùng cơ cấu kiểm soát chặt chẽ, toàn diện, đủ mọi mặt đời sống, như các chế độ cộng sản, từ Nga, Trung Quốc, đến Việt Nam. Từ trên ban xuống, họ quy định việc chọn nơi cư trú và di chuyển (hộ khẩu), ban phát thức ăn, quần áo mặc, đồ dùng trong nhà (tem phiếu), nơi học hành, trò giải trí. Ðể kiểm soát cái đầu của người dân không cho phép ai suy nghĩ điều gì khác, họ không những nắm độc quyền các báo, các đài mà còn sử dụng hệ thống giáo dục uốn nắn con người tấm lòng trung thành, tuân phục tuyệt đối, từ lúc sinh ra đến lúc chết, dậy cho dân yêu những gì đảng yêu, ghét những gì đảng ghét.

Xã hội con người chưa bao giờ được thắt chặt vào một khuôn khổ như vậy. Bình thường, khi loài người phát triển ở đâu cũng cần lập ra một bộ máy nhà nước bảo vệ an ninh, trật tự; cần một mạng lưới sản xuất và trao đổi vì nhu cầu kinh tế; và trên hết là một trật tự tinh thần, với các tôn giáo, các hệ thống tư tưởng giải thích tại sao người ta nên sống chung như vậy. Chủ nghĩa cộng sản muốn bao biện cả ba lãnh vực: chính trị, kinh tế, và ý thức hệ. Các nhà xã hội học gọi đó là một chế độ ba chân: Caesaro-Papism-Mammonism (Hoàng đế, Giáo hoàng, và Thần tài). Chế độ ba chân này dễ đem áp dụng ở những xã hội nông nghiệp cổ truyền. Vì ở đó người ta đã quen thấy quyền hành chính trị bao trùm lên cả lãnh vực tín ngưỡng và tư tưởng, các vị hoàng đế cũng đóng vai trò lãnh đạo tinh thần, Max Weber đặt tên là Caesaropapism. Nhiều xứ Hồi Giáo nuôi lý tưởng một đế quốc thuần túy, Umma, thể hiện một chế độ hoàn thiện như vậy. Chủ nghĩa Mác Lê Nin mang tham vọng lớn hơn nữa, đã gom cả sinh hoạt kinh tế dưới một mái nhà, tạo thành chế độ ba chân, thường gọi là độc tài toàn trị.

Nhưng cuộc sống loài người thay đổi, chế độ ba chân toàn trị mất thế thăng bằng. Guồng máy chính trị bao trùm lên tất cả, sẽ tới lúc xã hội tiến hóa và phát triển không còn chịu đựng được nữa, giống như một trái lựu chín, các hạt lựu lớn căng lên, phá vỡ cái vỏ bọc, dù vỏ rất cứng rắn. Nhất là khi chế độ toàn trị phải mở hé cánh cửa cho dân được hưởng phần nào quyền tự do làm ăn để sinh sống. Một trong ba cái chân bắt đầu yếu dần, làm lệch thế cân bằng giữa nhóm thống trị và cả xã hội chung quanh họ. Cán cân sức mạnh tương đối giữa chính quyền và xã hội dần dần thay đổi. Xã hội tự nó lớn lên, không thể sống mãi trong cái vỏ do chính quyền bao bọc.

Chính quyền ngày càng yếu hơn, guồng máy kiểm soát lỏng lẻo hơn và uy tín bị soi mòn dần. Cùng thời gian đó, trong xã hội có những lực lượng mới dấy lên, ngày càng mạnh hơn. Người dân thấy họ có thể sống và suy nghĩ độc lập với guồng máy nhà nước; nhiều người dám kết hợp lại vì những nhu cầu, khát vọng chung; họ thông tin với nhau dễ dàng hơn. Có những thay đổi có thể quan sát được, như khả năng sống độc lập về kinh tế, lợi tức nhiều người lên cao và không phụ thuộc vào “chế độ xin-cho” ban phát của người cầm quyền. Ngoài ra còn những biến động ẩn chìm như những dòng nước ngầm nằm dưới đấy sâu, tới ngày sẽ làm vỡ các bờ đê ngăn chặn. Nhiều thành phần độc lập với guồng máy nhà nước càng ngày càng tự tin, đến lúc họ thấy cần sử dụng quyền công dân gây ảnh hưởng trên cuộc sống chung.

Ở Trung Quốc cũng như tại Việt Nam, khi đảng cộng sản bỏ giáo điều Mao chủ tịch, cho dân được tự do làm ăn, một tầng lớp trung lưu thành hình, ngày càng đông và lên tiếng mạnh bạo hơn. Các quốc gia bắt đầu chuyển sang thể chế dân chủ khi lợi tức theo đầu người lên mức khoảng 4,000 Mỹ kim một năm (tính theo mãi lực tương ứng, purchasing power parity viết tắt là PPP, không tính theo hối suất). Nhiều nước mặc dù lợi tức theo đầu người (percapita income) lên cao vẫn theo chế độ độc tài, vì tài nguyên do thiên nhiên ưu đãi đặc biệt chứ không phải do sức làm việc của con người tạo ra. Hiện nay trên thế giới có 24 nước với lợi tức theo đầu người cao hơn Trung Quốc mà vẫn chưa được dân chủ hóa. Trong số đó 21 nước chỉ giầu lên nhờ mỏ dầu khí. Giới quyền quý ở các nước đó giầu sang, người dân bình thường vẫn nghèo những họ được chính quyền “hối lộ” bằng những chính sách trợ cấp để giữ không cho xã hội thay đổi.

Nhưng lợi tức lên cao chỉ là một trong nhiều biến chuyển dẫn đến khát vọng dân chủ. Tác động mạnh nhất trong xã hội hiện đại là kỹ thuật thông tin nhanh chóng, dễ dàng, và phổ cập. Tốc độ biến chuyển trong lãnh vực này tăng nhanh hơn và phổ cập rộng rãi trong số người càng ngày càng đông hơn. Trước năm 1979, pháp sư Hồi Giáo Ruhollah Khomeini phát động phong trào chống Sa hoàng Pahlavi bằng cách gửi những cuốn băng cát sét từ Pháp về cho các tín đồ ở Iran nghe. Từ đầu thập niên 1980, một tỷ phú gốc Hungary và sinh ở Mỹ là ông George Soros đã tặng cho các trường trung học ở Hungary những máy sao chụp (photocopy). Ông tin rằng ở đâu có phương tiện truyền thông dễ dàng thì ở đó xã hội sẽ thay đổi nhanh. Người dân Ðông Ðức vượt biên hàng loạt trong những năm 1988, 89 vì họ đã lén coi được những chương trình ti vi Tây Ðức. Nhưng sang thế kỷ 21, các khí cụ và phương tiện truyền thông mới có tác dụng mạnh và nhanh gấp trăm, ngàn lần những băng cassette, máy photocopy, và ti vi. Các mạng lưới điện tử ra đời nối kết loài người trong những cộng đồng ảo, không lệ thuộc vào khuôn khổ nơi cư trú. Các đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam chắc chắn đang lo lắng khi chứng kiến số phận các chế độ độc tài ở Tunisie hay Egypt, nơi cuộc cách mạng hoa nhài được phát động qua Internet và các máy điện thoại lưu động.

Vì vậy, họ đều tìm cách kiểm soát Internet. Nhưng kỹ thuật thông tin tiến bước nhanh hơn phản ứng của con người. Ðầu năm 2014, một thanh niên ở Việt Nam bầy ra một trò chơi điện tử thu hút được giới trẻ khắp nơi trong vòng mấy tháng; sau đã tự rút lại khi thấy nhiều trẻ em trên thế giới bắt đầu “ghiền.” Một đặc tính của những biến đổi kỹ thuật trong hệ thống thông tin mạng là những phát minh và sáng kiến rất bất ngờ. Các biện pháp do chính quyền đưa ra để ngăn cản các công dân mạng bao giờ cũng đi một, hai bước sau những sáng kiến cải thiện kỹ thuật “vượt tường lửa” của giới sử dụng Internet. Chính quyền không thể nào kiểm soát được tất cả. Mỗi khi họ ra lệnh “bóc” một hình ảnh, bản tin hay ý kiến trên một mạng thì đã chậm ít nhất một hai giờ. Nhiều công dân mạng đã thấy, đã sao chép để truyền đi rộng hơn. Chính quyền không kiểm soát được tất cả các mạng lưới thông tin, trong khi các công dân mạng luôn luôn tìm ra những kỹ thuật mới. Hành động ngăn cấm chỉ khiến cho các trang mạng được mọi người tin tưởng, uy tín tăng lên. Ở Trung Quốc cũng như tại Việt Nam, nhiều bloggers đã nổi tiếng vì những ý kiến tiến bộ, vì lòng can đảm không sợ hãi. Họ được nhiều người kính trọng, lôi kéo quần chúng càng ngày càng đông hơn. Các đảng cộng sản không thể tiếp tục ách cai trị bằng chính sách kiểm soát thông tin, bưng bít sự thật được nữa.

Ðảng Cộng sản bây giờ đã mất quyền kiểm soát nồi cơm và cái bao tử của dân vì phải chấp nhận mở cửa cho kinh tế thị trường. Họ đang mất độc quyền thông tin, tin tức phổ cập nhanh chóng đã trả lại cho dân quyền tự do suy nghĩ; dến chính các đảng viên cộng sản cũng mất hết lòng tin vào chủ nghĩa, chế độ và lãnh tụ. Trong ba chân của chế độ Caesaro-Papism-Mammonism, hai chân đang gẫy. Ðảng Cộng sản bảo vệ cái chân còn lại, cố nắm chắc quyền bính. Nhưng cái chân này cũng sẽ gẫy nốt, do những mâu thuẫn nội tại. Sức chịu đựng của bất cứ bộ máy nào cũng sẽ tới lúc mệt mỏi, rã rời, như một chiếc xe đã cũ. Ðảng còn tan rã vì các biến cố bên ngoài tác động. Một điều chúng ta biết chắc, là một chính quyền tỏ ra sợ sệt trước ngoại bang khiến người dân phải thấy hổ thẹn thì không thể đứng vững được.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Quân đội Trung Quốc sợ ai?
Dân Làm Báo thân gửi đến bạn đọc trong thôn bài viết của Giáo sư - bác sĩ Thạch Nguyễn là Giám đốc Khoa Tim mạch, Trung tâm Y học St. Mary, Hobart IN., thành viên gốc Việt đầu tiên và duy nhất trong ban chấp hành trường Tim mạch học Hoa Kỳ (American Cardiology of Cardiology: ACC), là người có thâm niên giảng dạy tại các trường ĐH danh tiếng ở Trung Quốc. Trong bài diễn văn nhận chức Giáo sư danh dự của trường Đại học Y khoa Hà Nội, giáo sư Thạch đã chia sẻ: “Từ năm 1992 đến nay, mỗi năm tôi đều đi dạy học ở Bắc Kinh, Thượng Hải hay Nam Kinh. Năm 1994, có một số bạn Việt Nam thấy tôi đi Trung Quốc nhiều mà không ghé Việt Nam, thì họ thắc mắc tại sao tôi hay đi làm việc ở Trung Quốc mà không hay đi Việt Nam hay những quốc gia khác.


Tôi trả lời là có một thôi thúc mãnh liệt khiến tôi đi làm việc nhiều ở Trung Quốc là vì tôi muốn đảo ngược một hướng lịch sử đã đã kéo dài gần 2.000 năm. Trong suốt gần 2.000 năm qua, cho đến tận thế kỷ 20, các học giả Việt Nam, Hàn Quốc, và Nhật Bản đều phải đến Bắc Kinh Trung Quốc để học hỏi về Khổng giáo hay tham vấn một kỹ thuật và nghệ thuật trị quốc khác. Nay tôi muốn đến Bắc Kinh để dạy lại và đóng góp vào sự phát triển và lớn mạnh của ngành tim mạch Trung Quốc.


Quân đội Trung Quốc Sợ Ai?

Trong 20 năm qua, do những cơ duyên lịch sử lạ lùng, tôi đã có cơ hội làm việc ở Trung Quốc (TQ) trong mảng dân sự cũng như quân sự. Tôi đã ăn ở nhiều lần tại Điếu Ngư Đài, nhà khách của chính phủ TQ. Tôi đã giảng dạy ở Bệnh viện Trung Ương 301 của Quân đội TQ, và nhiều trường đại học khác. Trong một chuyến thỉnh giảng theo lời mời của Quân y viện Thẩm Dương, nơi có tổng hành dinh quân sự miền Đông Bắc, tôi được mời đi thăm nhà máy chế tạo máy bay chiến đấu của họ. Thật không dễ dàng cho tôi chút nào khi đi xem những bảo tàng trưng bày những vũ khí mà triều Hán, Nguyên, Minh, Thanh đã sử dụng để xâm lược VN 2000 năm trước. Tôi buồn khi đến mộ Minh Thành Tổ, đại đế Trung Hoa đã ra lệnh xâm lược VN vào năm 1407. Tuy nhiên, việc chứng kiến nhiều sự kiện lạ lùng trong 20 năm gần đây của lịch sử cận đại còn đau đớn hơn nhiều.

Kẻ nội thù đối với nhiều sĩ quan TQ


Cuộc đời của họ cũng nặng nề như những người khác. Họ gia nhập quân ngũ để có một đời sống tiện nghi hơn, làm ít nhưng lương cao và ổn định hơn. Sau đó là tìm một trường tốt cho đứa con một, hầu hết là cậu ấm, và tiếp đến là tìm cho chúng một học bổng du học Mỹ. Đó là giấc mơ của họ. Chuyện chiến đấu không nằm trong kế hoạch tương lai của họ. Tuy nhiên, trong quân đội hay chính quyền, để leo cao trên bậc thang danh vọng, kẻ thù chính không phải là người Mỹ. Không phải người Âu. Không phải người Nhật. Mà là chính người Trung quốc với nhau. Để leo cao, người ta phải đè đầu cưỡi cổ những người khác và nhiều người không ngại dẫm đạp lên đầu trên cổ đồng bào hay gia đình mình để thăng quan tiến chức hay tìm một ghế trong bộ máy cầm quyền Bắc Kinh.


Cuộc tranh đấu của những lớp người trong và ngoài Đảng


Những hành động xấu xa của những kẻ giàu có và quyền lực trong chính quyền và đảng CS không lọt qua nổi con mắt tinh tường của mọi người dân. Tôi đã nghe nhiều chỉ trích về những hành động xấu xa của nhóm 10 người trong Bộ chính trị, trong Ủy ban Nhân Dân, trong Thường Vụ... Họ ăn cắp công quĩ, cướp đất nông dân (như ở Tiên Lãng), mua căn hộ sang trọng cho bồ nhí, thu vén tiền bạc cho gia đình chuyển ra nước ngoài, mua nhà và xin thẻ xanh ở Mỹ. Những người dân thường và đảng viên cấp dưới đã vô cùng oán hận khi phải bợ đỡ, hối lộ, cũng như thỏa mãn những đòi hỏi tình dục của xếp, những đảng viên cấp cao. Họ nhận thức rõ mình chỉ là đám tên nô lệ tân thời, phải quị luỵ, luồn cúi trước bí thư đảng ủy, hay phải đối phó với một gã công an đầu đường chặn xe hay nhân viên thuế vụ mỗi dịp cuối năm.

Người Dân Trung quốc nghĩ gì về Việt Nam?

Trong một quốc gia lúc nào cũng có nhiều bè phái. Cánh quân sự Trung quốc muốn phiêu lưu xa hơn bằng vũ lực. Nhưng nó đã tạo ra những phản ứng ngược. Đa số người dân Trung quốc muốn được đi trên con đường của thế giới văn minh và hiện đại. Tuy nhiên, họ cần nghe tiếng nói trung thực của người dân Việt Nam. Người Việt cần lên án những hành động hiếu chiến của đám diều hâu trong quân đội TQ đang ngồi chễm chệ ở Văn phòng Tổng đốc Lưỡng Quảng ở Quảng Châu hay tại dinh Thái Thú Đặc Mệnh Toàn Quyền ở Hà Nội.

Đối với đám diều hâu hiếu chiến, đám tướng lãnh chóp bu trong quân đội địa phương thì chẳng khác gì hoạn quan, tốt mã nhưng vô dụng. Các quan to ở triều đình chỉ là những con chó săn (CS) cho thiên triều Bắc Kinh. Đám vô lại này đã đem chủ nghĩa Mác Lê rác rưởi để đầu độc cả một dân tộc như chính sách ngu dân của Trương Phụ khi đốt tất cả các thư tịch cổ của Việt Nam, chỉ chừa lại các sách triết học và tôn giáo. Chủ nghĩa Mác Lê đã hủy diệt bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt Nam trong chiến tranh Quốc Cộng để giờ đây, sự hy sinh đó chỉ để vỗ béo đám lãnh đạo và bầu đoàn thê tử. Việc cấm đoán kỷ niệm cuộc chiến 1979 được giải thích là do một cú điện thoại nóng từ Bắc Kinh. Làm gì có cú điện thoại qua đường dây nóng đó. Chỉ có đường dây điện thoại đỏ từ Quảng Châu thôi. Khi giải thích cho những học giả Trung Quốc, trong tiếng Việt, chữ tắt CS là chó săn, họ nghĩ ngay đến việc đổi tên đảng ở VN vì chính họ không muốn dây vào đám khuyển mã. Thái độ quị luỵ, luồn cúi của các quan chức VN khi đi sứ khất nợ chiến tranh làm ô nhục cho tổ quốc VN. Cuối cùng, họ phải bán rẻ đất, biển của cha ông để trả nợ vũ khí trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng 1954-1975. Rẻ mạt như khi Pháp bán Louisiana hay Nga bán Alaska cho Mỹ. Có đảng viên CS VN nào dám hãnh diện giơ cao thẻ đảng CS VN ở TQ hay Mỹ không? Tại Mỹ, Nga, Âu châu hay TQ, thẻ đảng là chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp của môn ăn cắp, đục khoét của công, dối trá, lường gạt gia đình, dân tộc và cả lừa mị chính mình nữa. Tôn Dật Tiên đã phải thốt lên: “Người VN cư xử như vậy vì họ đã quen làm nô lệ!”Những hành động của đảng CS VN tại TQ là bằng chứng hùng hồn cho thái độ hèn với giặc, ác với dân. Nhục này biết bao giờ rửa sạch?


Làm sao để biết quốc gia này có thể chận đứng một đoàn quân xâm lược?


Khi dạy học ở Hàn quốc, tôi không ngạc nhiên khi trao đổi với những trí thức về thái độ hiếu chiến của người Tàu và người Nhật. Tuy nhiên, tôi hỏi những bà cụ già, những người đàn bà làm việc chân tay, một người buôn thúng bán bưng trên đường phố. Khi họ dạy tôi một bài học sắc bén về chủ nghĩa ái quốc bài Hoa, tôi biết TQlà bên thua cuộc trong cuộc xung đột với người Hàn quốc. Việc này cũng xảy ra ở Nhật bản hay Đài loan. Tinh thần chống CS Tàu thấm tận xương tủy mỗi người dân ở mọi tầng lớp, mọi tuổi. Già, trẻ, lớn, bé… họ hợp thành một lực lượng chống TQ mạnh mẽ và hữu hiệu. Tôi học được bài học đầu tiên và căm ghét quân xâm lược qua những lời nhẹ nhàng của một bà mẹ chưa học hết lớp năm. Lời răn ái quốc của các bậc cha mẹ ắt mạnh mẽ gấp vạn lần những thông điệp rỗng tuếch của những ông tổng bí thư của băng đảng phường bán nước.

Hôm nay kỷ niệm ngày TQ tấn công Việt Nam theo lệnh của Đặng Tiểu Bình. Ai sẽ là chiến sĩ mạnh mẽ nhất chống lại mọi đoàn quân xâm lược? Đó là toàn thể nhân dân Việt Nam, già trẻ lớn bé, đàn ông, đàn bà, có học nhiều hay học ít... Quân xâm lược sợ ai nhất? Cũng là sợ hãi toàn bộ người dân Việt Nam. Đó là nhưng người can đảm nói lên sự thực. Những người dám đưa những hình ảnh, bằng chứng sống động về sự tàn bạo và bất công của một thể chế bán nước ra trước công luận thế giới. Và đằng sau họ, là một dân tộc 90 triệu người đang phẫn nộ, mặc dù không phải ai cũng cất cao tiếng thét căm giận. Nên hiểu rằng, sự im lặng cũng đồng nghĩa với khinh bỉ.

Một lời nguyện cầu dâng lên các Tiền nhân đất Việt: Trong ngày kỷ niệm đau thương của lịch sử, cúi xin Tổ tiên phù hộ cho dân tộc và đất nước chúng ta được tự do, độc lập và no ấm. Xin các bác, các cụ, các anh chị, các em, các bạn hãy tiếp tục tranh đấu chống bọn hiếu chiến xâm lăng, chống lại những kẻ đã và đang bán nước. Lời nói, hành động của các bạn đã làm ấm lòng và cổ vũ mọi con dân Việt trong và ngoài nước. Các bạn là ngọn đuốc đi đầu, dẫn đường. Tự do của nhân dân, độc lập của dân tộc là trên hết. Khi thời điểm chín mùi, các bạn sẽ là những kẻ đánh bại bọn bán nước, vì sự thực và lẽ phải thuộc về chúng ta, tất cả những người dân VN yêu nước.

Viết từ mùa đông đầy tuyết tại Bắc Kinh, Trung quốc và Laporte IN, USA.

Thạch Nguyễn
danlambaovn.blogspot.com
quaichao
Posts: 1182
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Image

Cái chết tự nhiên và tự nhiên chết
Huỳnh Bá Hải

(Danlambao) - Tin ông tướng công an Phạm Quý Ngọ chết đột ngột ngay trong thời điểm này làm dư luận xôn xao càng xôn xao. Đây là cái chết tự nhiên hay là cái chết được dàn xếp?

Chết tự nhiên là cái chết do bệnh tật. Khi bệnh lý đến hồi nan giải, mọi can thiệp y khoa, dinh dưỡng đều bó tay thì việc ra đi của một con người là bình thường. Nhưng ở đây, ngay trong thời điểm ông Phạm Quý Ngọ bị tạm đình chỉ công tác vì liên quan đến việc nhận hối lộ hơn 1,5 triệu USD và tiết lộ bí mật nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng thì đột ngột ông lại... lên đường đoàn tụ với Mác với Lê Nin.

Cái chết của ông tướng công an không bình thường ở các điểm sau:


1. Thời điểm vụ án làm lộ bí mật đang được mở rộng lên tầng cao hơn.

2. Tại sao ông Ngọ là tướng công an mà được điều trị ở bệnh viện quân đội mà không phải là bệnh viện của Bộ công an hay là Viện K hoặc là bệnh viện Bạch Mai chẳng hạn?

3. Báo Tuổi Trẻ đưa tin là ông Ngọ từng điều trị ung thư tại Singapore điều này có phải là làm giảm nghi ngờ hay là một cách làm cho vụ việc thêm phức tạp?

4. Nếu ông Ngọ là tướng công an bị ung thư mà không điều trị ở Bệnh viện Bộ công an mà đưa vào bệnh viện của quân đội hay được đem qua Singapore chữa trị thì tại sao ông Đinh Dăng Định phải vào bệnh viện 30.4 là bệnh viện của Bộ Công An điều trị. Khi ung thư đến giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng thì công an trại giam An Phước mới cho thầy giáo yêu nước "tạm hoãn thời gian thi hành án tù 12 tháng". Chính sách khoan hồng của đảng sao kỳ cục vậy?


5. Số tiền mà ông Ngọ tham nhũng vòi vĩnh các cá nhân và doanh nghiệp khác chắc chắn không dừng lại ở con số hơn 1,5 triệu USD đã được bạch hóa. Còn bao nhiêu cá nhân và doanh nghiệp khác bị nhũng nhiễu sẽ lên tiếng khi ông Ngọ ngã ngựa. Tốt nhất chọn cái chết thì sẽ bảo tồn được số tiền lớn cho gia đình vợ con mà nếu còn sống với mức lương của công an chắc hơn 1000 năm nữa cũng chưa bằng số tiền mà ông đã tham nhũng.

6. Vụ án Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng chắc còn nhiều người liên quan khác đồng cấp hay cao hơn ông Ngọ chắc sẽ bị liên lụy và chịu liên đới trách nhiệm. Nếu ông Ngọ ra đi thì mọi việc coi như chìm xuồng và dừng hết trách nhiệm của những người liên quan khác tại đây.


Như vậy cái chết của ông tướng công an Phạm Quý Ngọ là một cái chết không phải tự nhiên. Có nhiều lý do để người ta dị nghị đây là cái chết có toan tính của cá nhân ông Ngọ hay của phe nhóm nào đó.

Giải pháp cho ông tướng công an Phạm Quý Ngọ tự nhiên lăn đùng ra chết là giải pháp tối ưu nhất. Nhưng xem ra cái chết của ông tướng công an này cũng không là cho tình hình thêm sáng sủa chút nào nhất là việc tranh giành quyền lực ở trong nội bộ của đảng cộng sản ngày càng quyết liệt.

Huỳnh Bá Hải
danlambaovn.blogspot.com
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Những ngờ vực và hệ quả sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ

Việc Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đột ngột từ trần gây ra nhiều tranh cãi và ngờ vực
giữa lúc công luận đang trông chờ hồi kết của một đại án tham nhũng

Image
Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)
Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ

Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.

Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.

Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.

Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.

Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.

Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.

Nguồn: Wikipedia, CAND
Việc Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đột ngột từ trần gây ra nhiều tranh cãi và ngờ vực giữa lúc công luận đang trông chờ hồi kết của một đại án tham nhũng cấp cao từ lời khai của cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng.

Tin ông Ngọ bị bạo bệnh được loan ra sau khi có đề nghị điều tra ông ‘tiết lộ bí mật’ trong vụ án Dương Chí Dũng, và tin ông qua đời chỉ xuất hiện 1 ngay sau khi Phó Trưởng Ban Nội chính Trung Ương đề xuất đình chỉ công tác Thứ trưởng Công an để phục vụ điều tra.

Hình ảnh ông Ngọ trong đám cưới con trai cách đây hơn 1 tháng không biểu hiện dáng vẻ của người mà báo Petrotimes của nhà nước mô tả là trong ba tháng nay phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.

Ngay cả thời gian ông Ngọ từ trần được công bố trên truyền thông nhà nước cũng không đồng nhất, khiến dư luận thêm nghi ngờ về cái chết bất thường của giới chức cao cấp, nhân vật số hai trong ngành công an, đang bị tố cáo nhận hối lộ hàng triệu đô la.

Một nhà quan sát từng là cán bộ trong Ban An ninh Nội chính Thành ủy nhận định ‘sự ra đi’ của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam và làm phá sản công cuộc chống tham nhũng của nhà nước.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, phân tích thêm chi tiết, mời quí vị bấm vào đường dẫn sau đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn:

Ngờ vực, hệ quả sau cái chết của Tướng công an Phạm Quý Ngọ


Phạm Chí Dũng: Dư luận đang đặt vấn đề nghi ngờ rất nhiều về cái chết rất bất thường này. Người ta không thể nghĩ ông chết bất đắc kỳ tử vì trước đó không hề có thông tin bệnh tật của ông được thông báo chính thức. Sự ra đi của ông Ngọ bị xem như có thể có một tác động nào đó không nhất thiết từ quá trình sinh học tự nhiên của cơ thể, mà có thể do một tác động khác từ bên ngoài vào. Hôm nay, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã chính thức công bố vụ án ‘làm lộ bí mật’ phải đình chỉ căn cứ điều 107 Bộ Luật Hình sự vì đối tượng bị tình nghi đã chết.

VOA: Nếu những nghi ngờ trong công luận là đúng, liệu có thể đã xảy ra những khả năng nào gây ra cái chết của ông?

Phạm Chí Dũng: Đây là lần đầu tiên xảy ra một cái chết bất thường của một tướng cao cấp trong ngành công an. Trước đây có vài cái chết bất thường bên khối quân đội. Người ta nghi ngờ là ngoài khả năng chết do bệnh tật, Tướng Ngọ vì một số lý do ‘tế nhị’ nào đó đã tự sát. Một khảc năng khác nữa là người ta cho rằng có thể ông bị đầu độc. Nếu chuyện này thật sự xảy ra, vấn đề đang cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam và trong tương lai gần sẽ diễn ra một cuộc đấu mạnh. Liên quan đến 1 triệu rưỡi đô la tình nghi ông Ngọ đã nhận, người ta đang nghĩ tới một siêu án trên cao hơn nữa chứ không phải là một đại án Dương Chí Dũng. Nếu siêu án đó hình thành, có thể nói cuộc đấu chính trị giữa các thế lực lên tới đỉnh điểm một mất-một còn.

VOA: Cũng có những suy đoán cho rằng không có chuyện ‘đột ngột từ trần’ mà đây có thể là một sự sắp xếp ‘mafia’ tìm đường cho ông Ngọ tẩu thoát ở một nơi nào đó để ‘cái chết’ của ông chấm dứt đầu mối nghi ngờ liên quan đến một siêu án có thể có. Theo ông, có khả năng xảy ra điều này không?

Phạm Chí Dũng: Khả năng này thấp. Nghiên cứu lịch sử các vụ án hình sự tại Việt Nam chưa từng có chuyện ‘chết giả’ để thoát nạn đối với những nhân vật cao cấp. Trong lĩnh vực hình sự thì có thể có những trường hợp như vậy, có những vụ ngụy tạo hiện trường để trốn tránh pháp luật. Tuy nhiên, trong chính giới cao cấp, đặc biệt là ngành công an và quân đội, chưa từng xảy ra chuyện đó. Tất nhiên việc này vẫn có một xác suất nhỏ có thể xảy ra, không thể loại trừ, nhưng đối với chính giới cao cấp thì chưa từng có việc này. Cho nên, theo tôi, trong trường hợp của Tướng Ngọ có thể loại trừ phương án này.

VOA: Ông dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra sau ‘cái chết’ của nhân vật đầu mối có thể giúp phanh phui ra những quan tham cao cấp khác trong vụ án tham nhũng hàng triệu đô la này?

Phạm Chí Dũng: Vụ án ‘làm lộ bí mật’ sẽ đóng khung. Sẽ không còn bất kỳ tia sáng nào khác có thể dẫn tới một vụ siêu án. 95% là không có một manh mối nào để có thể từ ông Ngọ lần ngược lên một cấp cao hơn. Ông Ngọ ‘ra đi’ ảnh hưởng tới kết quả điều tra và xử án đối với một nhân vật nổi cộm khác là Bầu Kiên. Có nhiều khả năng ông Kiên nhận án chung thân, nhưng vụ Bầu Kiên cũng sẽ như vụ Dương Chí Dũng, sẽ đóng khung ở đó.

VOA: Theo ý ông, ‘sự ra đi’ này là hồi kết dứt điểm một nghi án cao cấp mà dư luận đang trông chờ, theo dõi cách nhà nước giải quyết tham nhũng?

Phạm Chí Dũng: Tôi còn cho rằng ‘sự ra đi’ của ông Ngọ không chỉ đóng khung riêng vụ án Dương Chí Dũng mà còn là một điểm mốc xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam, dẫn tới hệ quả là chương trình chống tham nhũng của Ban Nội chính Trung ương không triển khai được thành công. Sẽ là những kế hoạch ‘đầu voi đuôi chuột’ ngay trong năm 2014. Ngoài ra, chúng ta có thể chứng kiến sự trở lại của phe lợi ích và xu hướng thân phương Tây sẽ lấn lướt hơn so với xu hướng thân Bắc Kinh trong năm nay.

VOA: Công luận có thể thấy gì từ diễn tiến vụ án tham nhũng này?

Phạm Chí Dũng: Cũng có một số người hy vọng về công cuộc chống tham nhũng của đảng nhưng sau ‘sự ra đi’ này, không có hy vọng tuyệt đối, đặc biệt trong bối cảnh các nhóm lợi ích chi phối phủ trùm toàn bộ đất nước như hiện nay. Trong cảnh nhập nhoạng tối-sáng và sự mâu thuẫn xung đột gia tăng giữa các thế lực, dân chủ-nhân quyền có đất để sống hơn. Trong hoàn cảnh này, giới quan chức còn phải quan tâm tới quyền lực-quyền lợi, giải quyết mâu thuẫn-xung đột của họ nhiều hơn là để ý tới các vấn đề tự do ngôn luận, báo chí, hay tôn giáo. Theo tôi, năm nay nếu biết tận dụng cơ hội, tiếng nói của nhân dân trong ‘xã hội dân sự’ manh nha hiện nay sẽ có thể được biểu đạt rõ ràng hơn.

VOA: Xin cảm ơn ông về thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

Mai Anh chuyển
quangminh
Posts: 547
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Độc Chiêu Nhảy Võ Ngựa


Tác giả : Trần Khải

Nơi đây chúng ta không bàn chuyện ông Tướng Nguyễn Quý Ngọ vừa từ trần. Nơi đây chỉ bàn về chuyện nhà nước Hà Nội nghĩ ra độc chiêu mời nhiều cặp nam nữ xồn xồn ra nơi sân trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ để “múa đôi,” không, đúng ra là để “múa võ ngựa,” nhằm phá cuộc biểu tình ngày 16-2-2014 ở Hà Nội để tưởng niệm 35 năm ngày quân Trung Quốc tràn vào 6 tỉnh biên giới Việt Nam.

Vâng, đúng là võ ngựa, họ nhảy ngựa cả ở gót chân, nhảy ngựa ở cả đế giày tây của quý ông xồn xồn, nhảy ngựa ở các giày cao gót của quý bà xồn xồn... ngựa trào lên ngập cả tâm hồn -- nếu họ có cái gì gọi là tâm hồn.

Kiếm đâu ra quý vị này với độc chiêu võ ngựa như thế? Có phải từ các câu lạc bộ khiêu vũ Hà Nội? Hay từ Hội Văn Hóa UNESCO Ba Đình?

Có thấy rằng Vua Lý Thái Tổ rất buồn chăng? Khi một thời ngựa là để cùng quân ra trận, không phải để chế biến thành kiểu nhảy ngựa múa đôi như thế.

Ca dao ông bà mình ngày xưa cũng kể chuyện ngựa rất tình từ, rất lãng mạn. Thí dụ như các dòng thơ:

“Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn kiệu chú lính đưa cô tôi về.
Cô về chẳng lẽ về không,
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau.
Ngựa ô đi tới Quán Cau,
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều.”

Dòng ca dao thanh thoát, thơ mộng, không vướng bận trần gian thô tục kiểu Câu lạc bộ Múa Đôi được công an thuê tới nhảy xập xình, nhảy tập thể, nhảy nắm tay nhau, nhảy cạ đôi chân -- trời ạ, sao ngựa quá nhỉ. Nói thể, nên thấy rằng ngựa là loài vật rất tuyệt vời, ngựa là để ra tác chiến, để ra trận, và khi chiến mã trở về lại, ngựa sẽ là đê đón nàng về dinh – không phảỉ để xuống cấp thành kiểu nhảy trên nỗi đau của cả dân tộc như thế.

Ngay cả lãng mạn như bài ngựa ô, khi chiến binh thời bình, đã dùng ngựa để đón nàng, cũng không hề gợn lên chút gì có thể làm người xem nổi giận, như vần ca dao:

“Khớp con ngựa ngựa ô.
Khớp con ngựa ngựa ô,
Ngựa ô anh thắng, anh thắng kiệu vàng.
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen, búp sen lá dậm,
Dây cương nhuộm thắm cán roi anh bịt đồng vàng...”

Không hề bị chỉ đạo vì điệu nhạc đầy âm mưu nào cả.

Ông bà mình ngày xưa khi luyện võ để bảo vệ tổ quốc, cũng đã chọn ngựa làm bạn để cùng luyện võ.

Bải viết tưạ đề “Tinh hoa võ ngựa trong võ thuật cổ truyền dân tộc” trên báo Người Đưa Tin ngày 31-1-2014, ghi lời một võ sư cổ truyền:

“Bàn về võ ngựa trong di sản võ thuật của dân tộc, võ sư Nguyễn Văn Thắng cho rằng: Võ ngựa được ứng dụng phong phú và linh hoạt trong lịch sử dân tộc. Từ việc cha ông ta đã dùng ngựa để di chuyển trong chiến đấu, đến việc mô phỏng hình ảnh con ngựa để sáng tạo ra các đòn đánh, thế đánh hữu dụng. Di sản về võ ngựa trong nền võ thuật của dân tộc rất lớn nhưng điểm độc đáo nhất của võ ngựa phải kể đến các thế đá nghịch mã, các thế hồi mã cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thế võ ngựa và cách di chuyển chiến đấu của ngựa tạo nên những thế đánh độc đáo và đầy sức mạnh.

Theo võ sư Văn Thắng, trong võ ngựa trước hết phải nhắc đến việc dùng ngựa di chuyển trong chiến đấu. Trong các thế di chuyển độc đáo nhất là thế di mã và thế phi hành mã. Các thế di chuyển này luôn được kỵ binh thời xưa ứng dụng nhằm tận dụng tốc độ và sức mạnh của ngựa để di chuyển, luồn lách trong chiến đấu, tạo ra sự lấn lướt, tiếp cận và tiêu diệt kẻ thù. Phần quan trọng nhất của võ ngựa đó chính là các đòn, thế mô phỏng hình ảnh con ngựa...”(hết trích)

Thế đấy nhé, có Vua Lý Thái Tổ chứng giám, nhìn xuống đấy. Võ ngựa mà các cặp xồn xồn ôm nhau “múa đôi” đó không phảỉ là võ ngựa trong di sản dân tộc, kiểu các cặp ôm nhau xập xình hoàn toàn không phải cách “tận dụng tốc độ và sức mạnh của ngựa để di chuyển, luồn lách trong chiến đấu, tạo ra sự lấn lướt, tiếp cận và tiêu diệt kẻ thù.”

Câu lạc bộ Múa Đôi kia không hề liên hệ gì tới võ ngưạ của dân tộc.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong bài viết tưạ đề “Đức vua trầm tưởng” trên mạng Bauxite VN ngày 21-2-2014 – bài này trích như sau:

“Lý Thái Tổ nhíu đôi mắt lo âu,

Nhìn dõi xuống chân mình... rõ ràng một lũ Tàu

bụng ưỡn ẹo, ngoáy mông, ca những lời nhí nhố:

“Cha cha cha, cha cha cha, cha cha cha

Cô gái đẹp trên đường phố cất tiếng ca vui trong thời tiết âu sầu”(1).

Ông tự hỏi: “Sao nảy nòi ra một lũ dân mất gốc,

Ba mươi lăm năm sừng sững mối hận quân cướp nước

sao không biết buồn đau?

Thác Bản Giốc chúng ngoạm luôn một nửa,

Ải Nam Quan đã thuộc về lãnh thổ chúng từ lâu.

Núi Đất (chúng gọi Lão Sơn) chúng chà đi xát lại, chôn sống cả trăm ngàn anh hùng còn sống sót,

Sáu vạn con em mình ngã xuống để giữ vững biên cương Tổ quốc

nay mồ mả nơi đâu?”(hết trích)

Phần chú thích (1) được GS Nguyễn Huệ Chi giảỉ thích như sau:

“(1) Phỏng dịch lời trong một điệu vũ nhạc cổ Trung Quốc “Trung Quốc cáp cáp” (Đúng là Trung Quốc), được lệnh “cấp trên” cho phổ biến để các “dư luận viên” múa nhảy xập xình trong buổi sáng ngày 16-2-2014 trên quảng trường Lý Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh nhằm ngăn chặn dân chúng mít tinh kỷ niệm ngày mấy chục vạn giặc Tàu do Đặng Tiểu Bình xua xuống đánh chiếm biên giới Việt Nam 35 năm trước: “Cha cha cha, cha cha cha, cha cha cha / Cô gái Trung Quốc xinh đẹp như đóa hoa / Đi trên đường phố muốn nhìn ngó khắp nơi / Cô nương có đôi môi hồng tươi / Chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi cha cha cha / Là lúc tiết trời hoan lạc / Chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi cha cha cha / Là lúc thời tiết âu sầu...”...”(hết chú thích)

Thiệt là hết nước nói. Bụng ưỡn ẹo, ngoáy mông, ca nhí nhố... Đúng vậy, vị Giáo sư mô tả đúng hình ảnh như thế.

Trong khi đó, nhà thơ Trần Mạnh Hảo trong bài viết trên mạng Dân Làm Báo tựa đề “Lời sáu vạn người đã hi sinh chống giặc Tàu xâm lược: Sao lại giỗ chúng tôi bằng bài khiêu vũ: “Trung Quốc chính nghĩa”?” đã cho biết, thựa ra điệu nhạc kia là nhạc chôm, nghĩa là nhạc sĩ Việt chôm của nhạc sĩ Tàu.

Nhà thơ họ Trần cho biết rằng FBker Thùy Trang đã chứng minh bản nhạc để nhảy nhót ăn mừng sáng nay là nhạc Tàu, được nhạc sĩ Hồ Quang Hiếu đạo nhạc, đặt lời Việt là "Con bướm xuân". Nguyên bản của bài hát "Trung Quốc Chính Nghĩa”....

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã viết những dòng thơ như sau:

“Lời sáu vạn người đã hi sinh chống giặc Tàu xâm lược: Sao lại giỗ chúng tôi bằng bài khiêu vũ: “Trung Quốc chính nghĩa”?

Nếu không có ngày 17-02-1979

Nếu không có cuộc xâm lăng của sáu mươi vạn quân Tàu xâm lược

Sáu vạn người Việt chúng tôi đâu đã bỏ mình

Sao nhà nước mới 35 năm đã vội quên cuộc chiến tranh tàn khốc

Quên thắp nhang, quên tưởng niệm đồng bào chiến sĩ đã hi sinh…

.Không, không, không…

Nhà nước này vẫn nhớ đinh ninh

Nhớ sáu mươi vạn Hoa quân nhập Việt

Đốt sạch, phá sạch, giết sạch biên giới phía Bắc quê hương mình

.Nên sáng 16-2-2014 trước tượng vua Lý vườn hoa Chí Linh

Khi một nhóm đồng bào mang hương hoa đến giỗ sáu vạn người hi sinh

Cũng là lúc đám ăn mặc hở hang chiếm quảng trường tưng mừng khiêu vũ

Đây là Hà Nội hay Bắc Kinh

Mà hàng trăm công an chìm canh chừng cho hàng trăm người khiêu vũ

Họ múa theo nhạc nền bài hát Tàu: TRUNG HOA CHÍNH NGHĨA…

Các ông các bà cầm quyền và ăn chơi nhảy nhót ơi

Xin các ông bà đừng giết sáu vạn chiến sĩ đồng bào chúng tôi lần nữa

Chúng tôi đã bị giặc Tàu giết ba mươi nhăm năm rồi

Chúng tôi cứ tưởng người chống xâm lăng như chúng tôi mới là chính nghĩa

Hóa ra giặc ngoại xâm ngày ấy nay thoắt thành chính nghĩa, trời ơi!

Sài Gòn ngày 18-02-2014

Trần Mạnh Hảo”(hết trích)

Than ôi, một thời là vó ngựa quân Nguyên, quân Thanh... từ phương Bắc tràn vào. Và bây giờ là những “bước nhảy ngựa múa đôi” từ Ba Đình xốc tới.

Nghẹn lời vậy, nói hết nổi. Nói hết nổi.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Vì sao mà hèn?

Trần Hoàng Lan
(Danlambao) - Tưởng niệm là hành động để tỏ lòng thương tiếc, tôn kính, biết ơn với những người đã khuất. Một hoạt động tâm linh phổ biến của người Việt cũng như của toàn nhân loại. Vào những ngày giỗ tết, thế hệ con cháu của gia đình, dòng họ thắp hương tưởng nhớ tới những người đã khuất của thế hệ trước. Lễ tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã có công được tổ chức hàng năm với sự tham gia của nhân dân cả nước. Ngày xảy ra những vụ tai nạn khủng khiếp như động đất, sóng thần, những vụ khủng bố cướp đi sinh mạng của nhiều người ở một số quốc gia thường được lấy làm ngày tưởng niệm các nạn nhân. Những người đã khuất có công đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng nhân loại vẫn được tưởng nhớ tới một cách thường xuyên vào những thời gian nhất định.

Cá biệt cũng có những cuộc tưởng niệm bị phản đối. Nhưng đó là cuộc tưởng niệm ở quốc gia này bị quốc gia khác phản đối với lý do chính đáng. 26/12/2013 Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni (một hình thức tưởng niệm) bị Trung Quôc, Hàn Quốc lên án với lý do "Ngôi đền vinh danh một số tội phạm chiến tranh của Nhật trong Thế chiến thứ hai và bị Bắc Kinh và Seoul xem là biểu tượng cho lịch sử xâm lược của nước này".

Đầu năm 2014 nhà nước cộng sản đã liên tiếp có những hành động ngăn chặn, phá hoại các buổi lễ tưởng niệm.

19/1/2014 là 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) cũng là ngày mà 74 chiến sĩ của hải quân VNCH đã hy sinh để bảo vệ. Mặc dù trước đó báo chí nhà nước đã nhắc tới, vinh danh họ và đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn sẽ tổ chức lễ kỷ niệm. Nhưng kế hoạch thắp nến tri ân họ của UBND thành phố Đà Nẵng đã bị hủy vào phút chót, lễ tưởng niệm họ do các nhân sĩ trí thức yêu nước tổ chức dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội bị "công an đóng giả công nhân cưa đá" chiếm dụng địa điểm. Dư luận đã đồn đoán sự thay đổi đột ngột này có thể là do Hà Nội đã làm theo yêu cầu của Băc Kinh qua cuộc điện đàm nóng giữa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng.


Gần một tháng sau, 16/2/2014 cũng tại địa điểm trên với chiến thuật đưa "quần chúng tự phát ôm nhau nhảy múa" dưới chân tượng đài và hát vang bài "con bướm xuân"(đạo nhạc từ một bài hát của Trung Quốc ) nhà nước cộng sản lại tiếp tục ngăn cản lễ tưởng niệm 60 nghìn chiến sĩ, đồng bào ngã xuống trong chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược (lễ tưởng niệm mà đã có một thời họ vẫn tổ chức). Ít bụi bặm hơn "cưa đá" nhưng lố bịch, kệch cỡm, láo xược thì khôn tả.

Có vẻ như muốn thanh minh với 60 vạn vong linh, một "dư luận viên" đã thay mặt đảng, nhà nước nói ra lý do ngăn cản là: "tránh đối đầu với Trung Quốc để phát triển kinh tế...". Đây là đường lối ngoại giao đã được nhà nước cộng sản Việt Nam tuân thủ triệt để sau hội nghị Thành Đô 1991 đồng thời tuyên truyền để người dân đã lầm tưởng nó gần giống như "giữ hòa hiếu với Trung Quốc" thủa xưa: kết thúc chiến tranh với Trung Quốc mặc dù thắng Việt Nam vẫn sang cầu hòa, xin phong vương, nhận triều cống hàng năm. Nhưng thực chất thì khác hẳn nhau. Thời phong kiến, tuy Trung Quốc là nước lớn mạnh bên cạnh Việt Nam nhỏ yếu và một nước xâm lược một nước khác không gặp bất cứ một trở ngại gì từ cộng đồng quốc tế. Nhưng ngoại trừ các triều vua Việt Nam bán nước, chính quyền phong kiến Trung Quốc ngoài chuyện phong vương cho vua Việt Nam mang tính hình thức và nhận triều cống hàng năm thì không thể, không được đáp ứng bất cứ một yêu cầu nào khác.

Câu "Sông núi nước Nam vua Nam ở" trong bài thơ "Thần" chính là lời tuyên bố độc lập rất đanh thép của các triều đại phong kiến Việt Nam. Mặc dù cầu hòa, nhưng có lần Việt Nam đã chủ động đánh trước để đập tan âm mưu xâm lược của Trung Quốc từ trong trứng nước. Như Lý Thường Kiệt đã từng mang quân sang đánh thành Ung Châu để ngăn chặn chiến tranh xâm lược của nhà Tống. "Tránh đối đầu với Trung Quốc" của nhà nước cộng sản Việt Nam ngày nay thực chất là đáp ứng hầu như mọi yêu sách ngang ngược của một chính quyền vốn có truyền thống bành trướng. Rõ rệt nhất là từ sau hội nghị thành đô 1991 tới nay.


Năm 1958 tuy chưa chiếm được hoàn toàn Hoàng Sa, Trường Sa nhưng Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố lãnh hải bao gồm cả hai quần đảo này cộng sản Việt Nam đã có ngay công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tán thành tuyên bố của họ.

Năm 1974 Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn im tiếng không dám phản đối.

Năm 1988 Trung Quốc tấn công chiếm đảo Gạc Ma ở Trường Sa tàn sát 64 chiến sĩ hải quân của QĐND, nhà nước cộng sản Việt Nam coi như không có chuyện gì xảy ra.

Năm 1999 họ muốn lãnh thổ rộng ra thì có ngay hiệp ước phân định biên giới công nhận hàng chục ngàn cây số vuông biên giới, các địa danh quen biết như Ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm,… từng là của Việt Nam nay đã thuộc Trung Quốc.

Để tiêu thụ hàng giá rẻ nhưng độc hại Trung Quốc chỉ cần lệnh cho báo chí nhà nước của Việt Nam không được nêu thông tin trên.

Sợ mất lòng Trung Quốc báo, chí "lề đảng" chỉ dám gọi những tàu của họ đã đâm chìm tàu của ngư dân là “tàu lạ”, tấm bia kỷ niệm chiến thắng cầu Khánh Khê năm 1979 cũng bị đục bỏ đi bốn chữ "Trung Quốc xâm lược", những hy sinh mất mát của quân dân trong cuộc chiến biên giới đã cố tình bị lãng quên trong thông tin của "lề đảng".

Khi họ không thích ở Việt Nam có những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc là lập tức công an Việt Nam trấn áp những cuộc biểu tình đó “chu đáo” hơn bất kỳ một cuộc nào khác. Những người bày tỏ lòng yêu nước mà có liên quan tới phản đối Trung Quốc dù dưới bất kỳ hình thức nào: từ biểu tình, mang khẩu hiệu, viết báo,... thậm chí chỉ là ngồi nhà tọa kháng đều bị nhà nước Việt Nam nếu không sách nhiễu thì cũng vu cho một tội nào đó để bắt cho kỳ hết.

Khai thác bauxite ở trong nước có hại cho môi trường bị người dân phản đối, Trung Quốc chuyển sang khai thác ở Tây Nguyên Việt Nam liền được chính quyền cộng sản đón nhận coi là “chủ trương lớn”để thực thi.

Thấy nhà nước Trung Quốc thường xuyên đàn áp, bắt bớ những người luyện tập Pháp luân công, lãnh đạo cộng sản Hà Nội dù chưa rõ lợi hại cũng trù dập, sách nhiễu họ.

Những năm gần đây sau hàng loạt hành động xâm lấn công khai, vi phạm chủ quyền biển như: bắn giết, bắt bớ ngư dân, cắt cáp tàu thăm dò của tàu Bình Minh, Viking trên hải phận của Việt Nam,... làm tình hình biển Đông ngày thêm căng thẳng, Trung Quốc muốn Việt Nam chỉ đàm phán song phương không đưa ra quốc tế. Việt Nam luôn đáp ứng bằng lập trường trước sau như một “đàm phán song phương, không muốn bên thứ ba xen vào".

Đầu năm 2014 Trung Quốc không muốn Việt Nam nhắc lại cuộc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và tội ác đẫm máu trong cuộc chiến tranh xâm lược 1979. Việt Nam đã triệt để thi hành.

Rõ ràng là vì sợ. Nhưng sợ thì cũng có nhiều kiểu sợ. Sợ mang tính di truyền từ đời này sang đời khác là nỗi sợ của những loài vật sợ kẻ ăn thịt mình. Sợ theo kiểu "tránh voi chẳng xấu mặt nào" mà những kẻ yếu thường lấy để tự an ủi mình. "Thứ nhất sợ kẻ anh hùng. Thứ hai sợ kẻ cuối cùng liều thân" là kiểu mà cộng đồng quốc tế hiện nay vẫn sợ một nước nghèo khổ vào loại bậc nhất là Bắc Hàn. Kiểu sợ của chính quyền cộng sản Việt Nam trước Bắc Kinh như nêu trên là kiểu sợ đến mức đáng khinh mà từ điển tiếng Việt gọi là "hèn". Và "cái hèn" đó có nguyên nhân từ sự phụ thuộc nói đúng hơn là sự lệ thuộc ngày càng nhiều của họ vào Trung Quốc nhất là từ sau hội nghị Thành Đô 1991.

Năm 1949 đảng cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Từ năm 1950 theo yêu cầu của đảng cộng sản Việt Nam Trung Quốc đã không ngừng viện trợ vũ khí và cả người (dưới hình thức cố vấn) cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Mù quáng vì ý thức hệ cộng sản và ở thế của kẻ xin và nhân viện trợ. Cộng sản Việt Nam dưới danh nghĩa Việt Minh đã nhất nhất tuân theo sự chỉ đạo của cộng sản Trung Quốc qua đội ngũ cố vấn. Giải pháp chia đôi đất nước trong hiệp định Giơ ne phần nào do áp đặt của cộng sản Trung Quốc.

Sau kháng chiến chống Pháp sự lệ thuộc là một loạt các chủ trương chính sách sai lầm của nhà nước cộng sản Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng. Chúng đều là những chủ trương chính sách hoặc bị áp đặt, hoặc bắt chước dập khuôn theo của Trung Quốc. Đó là cuộc cải cách ruộng đất giết oan hàng vạn người. Là việc bắt bớ, đày ải các văn nghệ sĩ chân chính qua vụ án nhân văn giai phẩm làm thui chột nền văn nghệ nước nhà. Là phong trào hợp tác hoá làm cho nông thôn Việt Nam tiêu điều, xơ xác,…


Trong cuộc chiến tranh Nam - Bắc mặc dù bất hòa nhưng Trung Quốc và Liên Xô vẫn ra sức viện trợ cho cộng sản Việt Nam. Để nhận được nhiều viện trợ trong thời gian này cộng sản Việt Nam đã sử dụng chiến thuật "đu dây" và lệ thuộc vào cả hai nước "đàn anh".

Sau năm 1975 nhận thấy sự tiếp tay của cộng sản Trung Quốc cho Khơ me đỏ đánh phá mình ở biên giới Tây Nam cộng sản Việt Nam đã ngả hẳn vào nước "đàn anh" Liên Xô và ký hiệp định an ninh giữa hai nước vào năm 1978. Nhưng cũng không tránh được cuộc chiến tranh biên giới 1979 do Trung Quốc phát động. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc gây ra tội ác đẫm máu với quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc. Năm 1980 cộng sản Việt Nam sửa đổi hiến pháp mà trong lời nói đầu đã xác định cộng sản Trung Quốc là kẻ thù.

Những năm tiếp theo. Bị cấm vận do mang quân đánh Campuhia, sai lầm về các chính sách kinh tế, viện trợ của Liên Xô ít dần nhà nước cộng sản Việt Nam đứng trước viễn cảnh sụp đổ. Hiển hiện rõ ràng nhất khi cuối thập niên 80 đầu 90 thế kỷ trước khi Liên Xô và một loạt các nước cộng sản Đông Âu tan rã. Thân cô thế cô, không nơi dựa dẫm cộng với nỗi lo sụp đổ lên tới tột bậc buộc cộng sản Việt Nam tưởng như đoạn tuyệt được với Trung Quốc lại phải một lần nữa ngả vào vòng tay của Bắc Kinh. Đầu tiên là sửa đổi hiến pháp để bỏ nội dung ghi Trung Quốc là kẻ thù, tiếp đó bầu đoàn thê tử của Hà Nội lục tục dắt díu nhau sang cầu cứu Bắc Kinh gọi cho oai là "sang để bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc".

Biết rõ thân thế của Hà Nội. Với bản tính nham hiểm, bành trướng Bắc Kinh đã không bỏ lỡ cơ hội để thực hiện những mưu đồ thâm độc với Việt Nam mà từ trước tới nay vẫn giấu giếm vì chưa có thời cơ. Hiệp ước Thành Đô được ký kết trong bối cảnh trên giữa một bên là "Trung Quốc thì gian ngoan mưu lược" một bên là " ta thì dại dột cả tin" như một nhà cựu ngoại giao đã thú nhận. Tuy không công bố nội dung nhưng chắc chắn là phía Việt Nam phải chịu thua thiệt đủ đường. Bởi sau khi được ký kết có người trong cuộc đã gọi nó là: "cái tròng Bắc thuộc mới", từ nó hàng loạt các hiệp ước phân định biên giới, vùng biển, những tuyên bố chung, đàm phán song phương,... khiến Việt Nam mất đất, mất biển, mất các địa danh quen thuộc và trở nên "nhũn như con chi chi" thực thi mọi yêu cầu đòi hỏi ngang ngược của Trung Quốc.

Ngoài sự lệ thuộc do ràng buộc của hiệp ước Thành Đô, Hà Nội còn tự nguyện lệ thuộc vào Bắc Kinh. Vì "kẻ thù truyền kiếp" ngày nào giờ đây trong mắt họ đã trở thành “thần tượng”. "Thần tượng" về kinh tế với mức tăng trưởng cao sau khi đã bỏ đường lối kinh tế XHCN chạy theo tư bản, "Thần tượng”về chính trị với mô hình độc tài đảng trị ,đàn áp các phong trào đòi tự do dân chủ, đàn áp tôn giáo và từng “nổi tiếng” với “Thiên An Môn”, "Pháp luân công”, "Tây Tạng”, "Tân Cương”. Do vậy họ đã tự nguyện sao chép bắt chước nhiều chính sách chủ trương của Bắc Kinh trong kinh tế, chính trị, ngoại giao. Có cả bắt buộc và tự nguyên, sự lệ thuộc của Hà Nội với Bắc Kinh giống như của tay sai đối với quan thày. Không loại trừ khả năng Bắc Kinh cam kết bảo kê cho chế độ Hà Nội vì tay sai và quan thày đều rất cần đến nhau.

Từ trước tới nay người Việt ta thường có quan niệm: Người Tàu vốn thâm, lãnh đạo của họ lại càng thâm. Nếu đúng vậy thì cái "tương lai" trong 16 chữ "Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. "Hướng tới tương lai" mà Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã tặng cho Việt Nam sau hội nghị Thành Đô chính là sự "lệ thuộc hoàn toàn" của Việt Nam vào Trung Quốc. Thật là bi thảm!
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Xem Xét Chế Độ, Hết Chỗ Sinh Tồn
Tác giả : Nguyễn Lộc Yên
Xem xét chế độ độc đảng Việt Nam thật kỹ sẽ thấy hết chỗ sinh tồn, là do đâu? Và đất nước VN có thoát được sự xâm lăng và đồng hóa bởi phương Bắc như Tàu cộng đã/đang xâm chiếm Tây Tạng hay không?!. Tôi xin nêu một vài dẫn chứng mà Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tự diễn biến sụp đổ, tự họ trói họ hết cách vẫy vùng:

I- Chế độ Việt cộng đã lộ rõ bản chất vô nhân bất nghĩa: Tàu cộng đang rập rình thôn tính đất nước Việt Nam, vì chính quyền hiện hữu quá nhu nhược; đã hiện rõ nét là ban lễ tân bộ ngoại giao Cộng Sản Việt Nam “giả mù pha mưa” đã dùng lá cờ từ năm sao (ngũ tinh hồng kỳ) của Tàu cộng, tự nâng lên thành 6 sao, mà sao nhỏ thứ 6 là biểu tượng của VN nhập Tàu?!. Ngày 21-12-2011, CSVN đã cho các em nhỏ cầm cờ 6 sao, đón Phó Chủ tịch nước Tàu cộng là Tập Cận Bình ở phủ Chủ tịch nước tại Hà Nội, vì nghĩ rằng họ Tập sẽ làm Chủ tịch nước Tàu nay mai, cũng là chủ nhân tương lai của chế độ CSVN?!. Điều đáng lưu ý, đây không phải là lần đầu được Hà Nội cho sử dụng lá cờ 6 sao của Tàu cộng; mà trước đấy, khi đưa tin Tổng Trọng sang Bắc Kinh ngày 11-10-2011, đài truyền hình VTV1 cho đọc bản tin trên, đã có xuất hiện lá cờ Tàu cộng 6 sao rồi?!.

- Hiện nay, tại vùng đất Tây Nguyên nơi khai thác bauxite và nơi các phố Tàu như phố Tàu ở huyện Kỳ Anh (Hà Tỉnh), người Tàu coi như đã làm chủ những vùng đất này của VN, họ đã ngang ngược xem dân mình rẻ rúng, khinh thường cả công an địa phương, có lẽ CSVN đang cho làm thí điểm để sau này Tàu cộng đồng hóa cả nước Việt được dễ dàng chăng?!.

- Gần đây, trong dịp tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống quân Tàu xâm lược 6 Tỉnh biên giới phía Bắc ngày 17-02-1979, những người Việt Nam nhớ ơn các Liệt sĩ đã hy sinh vì bảo vệ Tổ quốc, tìm đặt vòng hoa tưởng niệm các Liệt sĩ và đồng bào đã hy sinh. Thế mà chính quyền thái thú lại sai những kẻ vô liêm sỉ, trong số này có cả các người già và thanh niên nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà Nội. Hành động thiếu văn hóa này, đối với tiền nhân (Lý Thái Tổ) là bất kính, đối với các Liệt sĩ và Đồng bào đã hy sinh là vô nhân bất nghĩa?!

Tôi ngẫm nghĩ vì sao VN lại có một chính quyền qụy lụy Tàu quá đáng như vậy? Vì sao có cả các người già và thanh niên nhảy múa, phải chăng đây là những kẻ mà cha mẹ của họ không biết dạy dỗ con cái và họ chưa từng được đi học để biết ít nhiều về sử Việt hay sao?! Được biết: “Trong bài Đức Vua Trầm Tưởng, Gs. Nguyễn Huệ Chi viết: “Phỏng dịch lời trong một điệu vũ nhạc cổ Trung Quốc ‘Trung Quốc cáp cáp’, được lệnh cấp trên cho phổ biến để các dư luận viên múa nhảy xập xình trong buổi sáng ngày 16-2-2014 trên quảng trường Lý Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh, nhằm ngăn chặn dân chúng mít tinh kỷ niệm ngày mấy chục vạn giặc Tàu do Đặng Tiểu Bình xua xuống đánh chiếm biên giới Việt Nam 35 năm trước”(Dân Làm Báo). Cũng trong Dân Làm Báo: “Riêng bài ‘Con Bướm Xuân’ của Hồ Quang Hiếu, theo Nhà báo tự do Thùy Trang đã sao chép sang tiếng Việt từ bài hát nguyên thủy ‘Trung Quốc Chính Nghĩa’ của Trung Cộng ra đời cách nay 30 năm, đã từng được Ca sỹ nổi tiếng Kim Khánh của Trung Hoa trình bày”. Đây rõ ràng là CSVN đã cố tình đem nhạc Tàu biến thành nhạc Việt để người Việt quen dần, để sau này Tàu đồng hóa người Việt được dễ dàng?!!! Hỡi ôi! Các Chiến sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc lại bị bọn Việt gian vô ơn bạc nghĩa, thương tiếc ngậm ngùi làm sao:

Nhìn thăm thẳm lên không lồng lộng!
Thấp thoáng xa những bóng anh linh!
Nhớ ra người đã hy sinh
Sao còn lẫm liệt, rập rình tiếng quân?!!!
Ngày nào mất, mộ phần không biết?!
Ngưỡng mộ người, thương tiếc, tiếc thương!
Nguyện cầu Tử sĩ muôn phương
Thảnh thơi cực lạc, thiên đường an vui!

- Tôi đồng quan điểm với tác giả Vũ Đông Hà (Danlambao): “Cái chết của Phạm Quý Ngọ không nằm trong phạm vi của một cá nhân bình thường. Đó là cái chết của một ủy viên Trung ương đảng - thành viên của bộ phận đang nắm giữ quyền lãnh đạo đất nước; của một Thứ trưởng Bộ Công An - bộ phận nắm giữ quyền thi hành pháp luật; của một mắc xích quan trọng trong một vụ án lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến bộ máy cầm quyền. Do đó, chết không thể... hết. Hết là điều mà những thế lực cai trị đen tối mong muốn như kết quả mà họ sẽ đạt được: Đình chỉ vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" (Hết trích). Theo đài BBC ngày 23-2-2014: Báo Công an Nhân dân hôm 22/2 đăng bài ca ngợi ông Ngọ là "Người chỉ huy nhiều trận đánh lớn của lực lượng Cảnh sát" và rằng ông "rất tận tâm, quyết liệt, sát sao trong việc chỉ đạo chuyên án, dám làm, dám chịu trách nhiệm". Nói ông Ngọ: "Người chỉ huy nhiều trận đánh lớn”, đánh ai? Đánh nhân dân! Rõ ràng nghịch lý trắng trợn, “những Chiến sĩ đã hy sinh vì đánh đuổi quân Tàu xâm lược để cứu nước” thì lại vô ơn bạc nghĩa, nhưng “ông Ngọ là kẻ đánh đập đồng bào, sâu dân mọt nước” lại được Đảng và Chính quyền thái thú cho truy điệu trọng thể, là do ai, vì sao?!

- Gõ bàn phiếm (keyboard) đến đây, thì tôi lại nhớ đến hai chuyện thật mà tôi đã nghe đồng bào VN than thở não nùng, mặc dù tôi nghe đã trên một năm, mà sao cứ ray rứt trong đầu: Một người bạn của tôi kể lại, năm rồi về thăm Việt Nam, đến thăm bạn bè thân thiết, người bạn ở VN thổ lộ chân tình lẫn xót xa: “Tao đang nghĩ nên cho con của tao học thứ ngoại ngữ nào có thực dụng ở tương lai, học Anh văn có thể kiếm tiền liền, nhưng về lâu về dài thì học tiếng Tàu có lợi hơn, vì trước sau gì người Tàu cũng cai trị VN!”. Một chuyện khác, khi tôi đến viếng thăm gia đình một người rất thân, sau khi hỏi han công việc làm ăn, thì hai vợ chồng gia đình này (họ ít tuổi hơn tôi) than thở chua chát: “Tụi em ở tiểu bang phía bắc của nước Mỹ, nghĩ khi về già thì ngại tuyết ngập lạnh lẽo, nên vào năm 2005, lấy hết số tiền dành dụm bấy lâu đem về VN mua đất cất nhà, phí tổn lên đến khoảng 120 ngàn đô, nên phải đem cái nhà đang ở thế chấp để vay thêm 50 ngàn đô nữa mới đủ 120 ngàn đô, việc xây cất đã hoàn tất, nhưng chưa ở vì chưa về hưu, thế mà ngày nay nghe Tàu khai thác bô xít ở Tây Nguyên hình như đã làm chủ vùng đất này, hôm qua còn nghe chính phủ VN cho người Tàu thành lập phố Tàu nhiều nơi trên đất nước mình... không biết ngày mai đất nước mình có bị Tàu đô hộ nữa không?! Nếu nước mình bị Tàu đô hộ, thì lũ em cũng đành bỏ của chạy lấy người, dù phải sống ở xứ lạnh lẽo này còn hơn là làm dân nô lệ!”. Đau đớn thay! Dân chúng trong và ngoài nước đã than thở và hoang mang về hiện tình nước VN!

Chính những điều oái oăm đã nêu trên, khiến cho dân chúng xa rời độc đảng và chính quyền hèn hạ, mà đưa đến sự sụp đổ chế độ “hèn với giặc ác với dân” vì ý dân là ý trời.

II- Những hành động CSVN cố tình phỉ báng Tiền nhân, toàn dân không thể tha thứ: Những tội ác của các nhân vật đầu não của CSVN nếu kể ra hết, tôi ngại sẽ làm bẩn mắt độc giả, nên tôi chỉ xin nêu 2 nhân vật tiêu biểu mà thôi:

- Hồ Chí Minh (HCM): Hồ Chí Minh đã đề bài thơ “Viếng Đền kiếp Bạc” tại đền của Đức Trần Hưng Đạo, chẳng những lời lẽ vô lễ, mà hắn còn mê muội chế độ Cộng sản vô tưởng:

Bác tôi, tôi bác vẫn anh hùng
Tôi bác, cùng theo nghiệp kiếm cung
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng
Bác có khôn thiêng cười một tiếng
Mừng tôi cách mạng đã thành công

HCM, quả là kẻ xấc láo, chỉ cần nêu lên hai câu luận cũng thấy được tâm ý của kẻ buôn dân bán nước, lại hám danh dùng Hưng Đạo Vương để so sánh, và muốn nổi danh tiếng hơn cả Hưng Đạo Vương, HCM viết: “Bác đưa một nước qua nô lệ” Ý của HCM muốn nói công trạng của Hưng Đạo Vương chỉ trong phạm vi của một nước, còn HCM thì “Tôi dẫn năm châu đến đại đồng”, HCM kể công trạng của mình đến cả năm châu?!!! Cũng câu: “Tôi dẫn năm châu đến đại đồng”, tiến đến đại đồng là không còn biên giới quốc gia dân tộc, nước Việt chỉ bằng khoảng một phần hai mươi nước Tàu về dân số và diện tích, mà tiến tới đại đồng tức là HCM tạo điều kiện cho người Tàu đồng hóa người VN dễ dàng!. Người viết nương vận bài thơ của HCM, làm một bài thơ khác đúng theo bản chất của HCM để may ra đồng bào VN tha thứ cho HCM phần nào chăng?!:

Cúi đầu, kính cẩn bậc anh hùng!
Tôi cũng đua đòi việc kiếm cung
Ngài giết quân Nguyên tuôn máu đỏ
Tôi đem dân Việt nướng than hồng
Ngài trừ Mông Cổ, trông bờ cõi
Tôi giết đồng bào, ngập núi đồng
Ngài có linh thiêng, đừng trách mắng
Tôi mong xin tội, chẳng xin công?!

Thế mà CSVN còn đem di ảnh của HCM vào chùa hay nhà thờ, để thờ như Đức Phật, Đức Chuá. Nghiệp chướng, quả là nghiệp chướng! Tôi xin lưu ý các người CSVN đừng có lầm lẫn để di ảnh của HCM trước mặt (hay ngang hàng) với Đức Phật hay Đức Chúa, như vậy là hại HCM đấy, dù biết rằng Đức Phật từ bi, Đức Chúa bác ái, nhưng linh thần ở nơi đấy cũng khó tha thứ những kẻ đứng ngồi xấc xược, nhất là kẻ tội đồ dân tộc! Ngược lại, nếu tấm di ảnh HCM được để phía sau (hay dưới chân) bàn thờ Phật hay bàn thờ Chúa, thì đây là điều tốt, vì biết đâu linh hồn HCM nghe kinh kệ lâu ngày sẽ ăn năn hối cải, mà từ đấy tội lỗi được tiêu trừ dần và hy vọng HCM sẽ được đi đầu thai kiếp khác?! Độc giả muốn tìm hiểu về cuộc đời và phong cách của HCM, mời xem: “Bác Hồ ám ảnh” (copy hàng chữ này rồi click vào Google để xem).

- Võ Nguyên Giáp: Hào quang của tướng Giáp được CSVN ca tụng là thắng trận Điện Biên Phủ, nhưng trận này được sự giúp đỡ của Tàu cộng, trận Điện Biên Phủ khai chiến từ ngày 13-3-1954 và kết thúc ngày 7-5-1954. Quân Pháp gồm có: 16 tiểu đoàn bộ binh, 7 đại đội bộ binh cùng pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay; tổng quân số là 15.105 người. Quân đội Việt Minh gồm có: 10 trung đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh và pháo binh tổng quân số khoảng 55.000 người, quân Việt Minh đông hơn quân Pháp gấp ba lần. Sau 55 ngày ác chiến, đại tá Christian de Castries của Pháp đầu hàng, thì quân Pháp: 2,293 người chết, 5,195 bị thương, 11,721 người bị cầm tù. Quân của tướng Giáp bị tử trận khoảng 24,000 người, bị thương khoảng 15,000 người, quân của tướng Giáp bị chết gấp mười (10) lần nhiều hơn so với quân Pháp, vì tướng Giáp dùng chiến thuật biển người trong trận Điện Biên Phủ, chưa tính đồng bào bị chết vì làm lao công tải súng đạn.

Thế nhưng trớ trêu thay! CSVN lại đúc tượng tướng Giáp đem đặt ngang hàng với các vị tiền nhân lẫy lừng của VN: Việt quốc công Lý Thường Kiệt; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ; tượng đã đặt tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trong khi ấy, các vị anh hùng: Lý Thường Kiệt vào năm 1075, ông đem mười vạn quân Bắc phạt đánh Tống tan tành, năm 1076, đánh bại quân Tống tại sông Như Nguyệt giữ vẹn toàn cương thổ và ông đã khẳng định: “Nam quốc san hà Nam Đế cư...”. Hưng Đạo Vương vào năm 1285, đem 10 vạn quân đánh tan tác 50 vạn quân Nguyên xâm lược, Vương đã ba lần đánh đuổi tan tác quân Nguyên là quân hung hãn nhất lúc bấy giờ, lời hào hùng của Vương vang dội muôn đời: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã”. Nguyễn Huệ vào Xuân Kỷ dậu (1789), chỉ huy 10 vạn quân đánh tan 20 vạn quân Thanh (Tàu), thây giặc chết nằm ngổn ngang, tài của ông đã tiên liệu thắng thua trước khi lâm trận “Chúng nó sang phen này là mua lấy cái chết đấy thôi...”. Các vị Tiền nhân một lòng sắt son vì quốc gia dân tộc, khi dụng binh thì lấy ít đánh nhiều (1 đánh 2) giữ yên cương thổ. Còn Võ Nguyên Giáp là nhân vật chỉ biết thí quân mình chết như rạ, tội ác này chưa hỏi tội, còn đối với quân ngoại xâm Tàu thì hồ hỡi phục tùng. Trong “Tổng Tập Hồi Ký” trang 701, của tướng Giáp đã viết: “Tôi trao đổi với đồng chí Vi Quốc Thanh về những thuận lợi và khó khăn khi bộ đội trở về tác chiến ở trung du và đồng bằng. Bạn giới thiệu với chúng ta về chiến thuật ‘bôn tập’ của Giải phóng quân Trung Quốc. Bộ đội sẽ đóng quân cách địch khoảng 15 kilômét, ngoài tầm pháo của chúng, bất thần tiếp cận địch ban đêm, tiêu diệt quân địch và giải quyết chiến trường trong vài giờ, quay trở về căn cứ xuất phát trước khi trời sáng”. Nực cười thay! Chỉ có ‘chiến thuật đánh đồn’ mà tướng Giáp cũng phải hỏi han học hỏi đồng chí Vi Quốc Thanh người Tàu?!. Còn trong sách “Hoa Xuyên Tuyết”, tại chương V chương Nhìn nhận, trang 137, ông Bùi Tín là cựu đại tá Bắc Việt đã viết: Tôi đã dự nhiều cuộc nói chuyện của ông Lê Duẫn sau năm 1975. Rõ rệt nhất là ở Tòa soạn báo Nhân Dân tháng 3-1983, nói chuyện với cán bộ từ hàng vụ trưởng trở lên, ông ngang nhiên nói: “Hồi đó (hồi đánh Mỹ), Bộ trưởng quốc phòng nhát như thỏ đế vừa đánh Mỹ mà vừa run như vầy này (ông co người lại run rẩy). Do đó chúng tôi không để cho chỉ huy, chúng tôi phải trực tiếp nắm tình hình và chỉ đạo chiến tranh, và trên thực tế đã thay người khác trong nhiệm vụ Bộ trưởng Quốc phòng... ”. Tài của tướng Giáp là thế đấy, mà CSVN lại mưu mô léo lắt, chứ lấy gì để so sánh với các vị Tiền nhân lỗi lạc VN, mà ngày nay CSVN lại cho đúc tượng Giáp ngang hàng với Tiền nhân một cách ngược ngạo vô liêm sỉ như vậy?!!!.

Chính những sự phỉ báng Tiền nhân trắng trợn, từ: Hồ, Giáp... sẽ thêm vào tình trạng đồng bào ngán ngẩm chế độ vô ơn bất nghĩa, sẽ gây cho chế độ này phải sụp đổ nay mai.

III- Nghiền ngẫm Tây Tạng, ngẫm nghĩ Việt Nam: Sau khi quân Tàu xâm chiếm Tây Tạng, quân Tàu cai trị chính sách hà khắc khốc hại; những sư sãi, những người dân hiền lành Tây Tạng vì quê hương bị mất, bị ngoại xâm bóc lột dã man, đã cực lực phản đối quân xâm lược, họ đã/đang liên tục tự thiêu, đến nay đã trên trăm người tự thiêu. Vậy tưởng cũng nên tìm hiểu qua đất nước Tây Tạng: Khu tự trị Tây Tạng có độ cao trung bình trên 4000 mét (cao nhất thế giới) so với mặt nước biển, là một trong các khu tự trị của Trung cộng, nơi đây dân tộc Tạng là chính. Tây Tạng ở về phía tây nam của nước Tàu. Phía nam và phía tây của Tây Tạng giáp giới các nước: Ấn Độ, Nepal, Myanmar (Mi-an-ma), Bhutan (Bu-tan), Sikkim (Xích-kim), với đường biên giới dài khoảng 4000 km. Toàn khu tự trị rộng trên 1.22 triệu km vuông, chiếm khoảng 12.8 tổng diện tích cả nước Tàu. Tổng dân số của khu tự trị Tây Tạng khoảng 2.6 triệu người, trong đó có 2.5 triệu người là người Tạng, chiếm 96 phần trăm tổng dân số, ngày nay Tây Tạng là một khu tự trị như cấp tỉnh của nước Tàu, mật độ dân số thưa thớt, bình quân 2 người/km vuông.

Sau khi triều Thanh sụp đổ vào năm 1912, Tây Tạng tuyên bố độc lập vào năm 1913. Tây Tạng duy trì tình trạng tự quản cho đến năm 1951, sau khi quân Tàu cộng xâm chiếm Tây Tạng, tất cả cơ sở sản xuất và thương mại kể cả nhà hàng (tiệm ăn) hầu hết do người Tàu làm chủ (giống như người Tàu ở huyện Kỳ Anh VN ngày nay). Cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng vào năm 1959 bị thất bại, chính phủ Tây Tạng bị bãi bỏ, chính phủ Trung cộng lập ra Khu tự trị Tây Tạng ở tây bộ và trung bộ của Tây Tạng, còn các khu vực phía đông hầu hết thuộc về các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải của Tàu. Năm 1959, hàng chục ngàn người Tây Tạng đi theo nhà lãnh đạo tinh thần Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) thứ 14, xuyên qua biên giới Himalaya miền bắc Ấn Độ để tránh sự sát hại của quân xâm lược Tàu. Sau đấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma và dân Tây Tạng ở đất Ấn Độ lập một chính phủ lưu vong Tây Tạng. Ngoài nhiệm vụ chính trị, chính quyền lưu vong này còn quản lý một số trường học và một số hoạt động văn hóa cho người Tạng ở Ấn Độ. Ngày 1-2-1991, chính quyền lưu vong này đã trở thành thành viên sáng lập của Tổ chức của các dân tộc và quốc gia không đại diện (Unrepresented Nations and Peoples Organization: UNPO) trong lễ tổ chức ở Cung điện Hòa bình ở Den Haag, Hà Lan. Đến năm 2011, Dalai Lama lại công bố quyết định từ chức Thủ tướng Chính phủ để tập trung vào các hoạt động của một nhà lãnh đạo tâm linh. Do đấy, vào ngày 8-8-2011, bầu ông Lobsang Sangay là một học giả làm Thủ tướng lưu vong Tây Tạng, với mục tiêu "đưa người tị nạn Tây Tạng về quê và phục hồi tự do và hạnh phúc ở Tây Tạng". Đức Lạt Lai Lạt Ma được dân Tây Tạng tôn kính và là biểu tượng về tinh thần Phật giáo, được phương Tây ngưỡng mộ, cả thế giới xem Ngài như là biểu tượng của cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tây Tạng. Tuy vậy, đến nay đã có trên trăm người có cả sư sãi và dân lành can trường tự thiêu vì nghĩa nước, nhưng đất nước Tây Tạng thì cuồng phong vẫn mờ mịt lẫn với quân thù (quân Tàu) gầm thét man rợ?!!! Vậy thử hỏi sau khi nước nhà bị giặc xâm lược rồi, tự thiêu có cứu được nước nhà không?! Mời độc giả xem: “Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng” (copy hàng chữ này rồi click vào Google để nghe) do đài VOA phổ biến. Mong mỏi đồng bào VN hãy “Nghiền ngẫm Tây Tạng để ngẫm nghĩ về Việt Nam”, phải làm gì cho Tổ quốc chúng ta thoát khỏi hiểm nguy?!.

Các dân tộc yêu nước, yêu tự do trên thế giới đã/đang lật đổ các chế độ độc tài liên tục từ Tunisia, Ai Cập... hiện nay là Ukraine. Báo Calitoday ngày 24-2-2014, loan tin: “Trong thông báo về trát bắt giữ ông Yanukovich (Tổng thống Ukraine là Viktor Yanukovich), Bộ Trưởng Nội Vụ lâm thời Arsen Avakov cắt nghĩa là “một cuộc điều tra hình sự đã được mở ra đối với ông Yanukovich và nhiều viên chức Ukraine khác vì đã tàn sát hàng loạt các công dân Ukraine”. Khi nào thì nhân dân Việt Nam sẽ đảm đương sứ mạng thiên liêng ấy?!

Với các dẫn chứng ở trên của người viết, thiết tưởng cũng đủ để cô bác nghiền ngẫm về hiện tình đất nước VN, để chúng ta sẽ nghĩ gì và nên làm gì cho quê hương. Ngoài ra, người viết còn thiết tha mong mỏi bà con xem bài: “Tướng VC Tiết Lộ Âm Mưu BN Cho TC Internet 2014/02/11” (copy hàng chữ này rồi click vào Google để xem) sẽ hiểu rõ ràng hơn về độc đảng (đảng độc) và chính quyền CSVN buôn dân bán nước như thế nào?!.

Mong thay!
Ngày 25 tháng 2 năm 2014

Nguyễn Lộc Yên
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Phát triển trước, dân chủ sau
Thursday, February 27, 2014 5:41:23 PM

Nguyễn Hưng Quốc
(Nguồn: VOA)


Ðể trì hoãn dân chủ và cũng để biện minh cho chế độ độc tài độc đảng tại Việt Nam, ngoài hai lý do chính đã nêu trong bài “Ai kiềm hãm dân chủ?”: trình độ dân trí thấp và lòng thù hận còn ngùn ngụt giữa những người Việt với nhau, giới tuyên huấn Việt Nam còn nêu thêm một lý do khác: Ðiều Việt Nam cần nhất hiện nay là giàu mạnh; muốn giàu mạnh cần có sự tập trung lực lượng, ý chí và chính sách; nghĩa là, nói cách khác, cần độc tài. Hai tấm gương người ta đưa ra nhiều nhất là Trung Quốc và Singapore.

Người ta hứa hẹn: khi ở Việt Nam, mọi người không những no cơm ấm áo mà còn được giáo dục tốt, hơn nữa, có đủ mọi thứ tiện nghi xa xỉ khác, dân chúng tha hồ bỏ điều 4 trong Hiến Pháp và thay đổi thể chế. Lúc ấy, muốn tự do hay muốn lập bao nhiêu đảng cũng được.

Ðể củng cố cho các quan điểm của mình, một số người nêu một số lý do: Một, dưới chế độ độc tài, mọi quyết định của giới lãnh đạo dễ dàng hơn, do đó, dễ có hiệu quả hơn; hai, độc tài duy trì trật tự và nuôi dưỡng tinh thần kỷ luật; ba, độc tài tiết kiệm được nhiều chi phí hành chính “vô ích” như bầu cử hay lương hướng cho phe đối lập; và bốn, độc tài tạo nên ổn định xã hội (khi nói ý này, họ chỉ tay về phía Thái Lan: “Thấy chưa? Ở Thái Lan dân chủ quá nên dân chúng cứ biểu tình hoài, vừa gây rối trật tự giao thông vừa khó khăn cho việc làm ăn buôn bán của mọi người!); v.v...

Nghe, ngỡ chừng có lý, nhưng ở đây lại có nhiều vấn đề.

Thứ nhất, không phải chế độ độc tài nào cũng có khả năng làm cho đất nước phát triển giàu mạnh. Có. Nhưng hiếm hoi. Ðầu thập niên 1970, kinh tế Brazil phát triển mạnh dưới một chế độ quân phiệt; trong thập niên 1980, Singapore, Hàn Quốc và Ðài Loan đều biến thành những con hổ trong lãnh vực kinh tế dù vẫn sống dưới chế độ độc tài. Trong thập niên 1990, đó là hiện tượng Trung Quốc.

Nhưng tất cả những nước vừa nêu chỉ là những ngoại lệ. Ðiều kiện chính để các ngoại lệ ấy trở thành ngoại lệ là quyết tâm và tài năng của người lãnh đạo: Ở Trung Quốc, đó là Ðặng Tiểu Bình và ở Singapore, là Lý Quang Diệu. Ở tất cả các nước khác, độc tài chỉ dẫn đến sự kiệt quệ về kinh tế, sự lạc hậu về kỹ thuật và sự suy đồi về văn hóa. Bằng chứng? Nhiều vô cùng. Tất cả các nước cộng sản trước đây đều độc tài và tất cả đều tệ hại trong mọi phương diện. Ở Châu Phi, tất cả các quốc gia độc tài đều là những quốc gia nghèo đói triền miên và nợ nần thì chống chất. Hiện nay, hai nước cộng sản độc tài nhất cũng là hai nước bần cùng nhất: Bắc Hàn và Cuba. Các nhà độc tài Francois Duvalier (thường được gọi là Cha/Bố Doc) ở Haiti, Saparmurat Niyazov ở Turkmenistan, Rafael Trujillo ở Dominican Republic, Muammar Gaddafi ở Libya, Mobutu ở Congo, Francisco Macias Nguema ở Equatorial Guinea, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật và Kim Chính Ân ở Bắc Hàn, Saddam Hussein ở Iraq, Mohamed Siad Barre ở Somalia, Mengistu Haile Mariam ở Ethiopia, Daniel arap Moi ở Kenya, Robert Mugabe ở Zimabwe, Hosni Mubarak ở Ai Cập, Ibrahim Babangida và Sani Abacha ở Nigeria, Paul Kagame ở Rwanda, v.v... chỉ có “công” duy nhất là làm cho đất nước của họ ngày càng trở nên cô lập và bần cùng. Ở Việt Nam, độc tài đã ngự trị trong phạm vi cả nước đã gần 40 năm: Giới lãnh đạo đã có toàn quyền để làm bất cứ những gì họ muốn, không những không bị phản đối mà còn không bị cả phản biện nữa, nhưng kết quả ra sao?

Thứ hai, độc tài tự nó không dẫn đến phát triển, hơn nữa, còn đối lập với phát triển. Ðể phát triển, ngoài tài nguyên và nhân công, người ta cần những chính sách sáng suốt; để có các chính sách sáng suốt ấy, người ta cần có trí tuệ. Trí tuệ, liên quan đến chính sách, đến từ hai nguồn: Một, từ các nhà lãnh đạo; và hai, từ tập thể. Ðể có trí tuệ tập thể, hai điều kiện cần nhất là: Một, người ta phải có khả năng suy nghĩ một cách có phê phán; và hai, người ta có đủ tự do để phát biểu những điều mình suy nghĩ. Nhưng hai điều kiện ấy lại không thể nảy nở dưới các chế độ độc tài. Thiếu hai điều kiện ấy, những cái gọi là trí tuệ tập thể chỉ là những sáo ngữ. Ngay cả trí tuệ thiên tài của một cá nhân cũng có nguy cơ vấp sai lầm, và vì nguy cơ ấy, cần được phản biện và kiểm tra. Ðối lập tồn tại là để đóng vai trò phản biện và kiểm tra ấy.

Trong bài “Can China Innovate Without Dissent?” đăng trên The New York Times ngày 21 tháng 1, 2014, Giáo Sư Stephen L. Sass, người từng được mời giảng dạy tại Trung Quốc trong nhiều năm, nhận xét: Mặc dù trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc phát triển vượt bậc, nhưng ông không tin là họ có thể vượt qua được Mỹ. Từ góc độ văn hóa đến góc độ thiết chế và chính trị, Trung Quốc không hề khuyến khích óc phê phán và sự tự do trong tư tưởng, do đó, không hy vọng gì có thể cách tân thực sự trong lãnh vực khoa học kỹ thuật.

Thứ ba, phát triển, tự nó, không dẫn đến dân chủ. Singapore, chẳng hạn, vốn được xem là một quốc gia phát triển với thu nhập bình quân trên đầu người trên $60,000, thuộc loại cao nhất trên thế giới, thế nhưng, cho đến nay, nước này vẫn bị xếp vào loại “tự do một phần” (partly free). Phần lớn các quốc gia ở Trung Ðông, nhờ các tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là dầu và khí đốt, đều giàu có với thu nhập bình quân trên đầu người rất cao, có khi, phải nói là cực cao, như ở Qatar là trên $100,000; ở Kuwait là trên $40,000; ở United Arab Emirates cũng trên $40,000; ở Oman, Bahrain, và Saudi Arabia, đều trên $20,000, v.v... Nhờ giàu có, họ cũng rất phát triển. Vậy mà hầu như không có nước nào có tự do cả. Hiện nay, Nga cũng là một nước phát triển, được xếp vào nền kinh tế lớn hàng thứ 8 trên thế giới, với thu nhập bình quân trên đầu người khoảng gần $15,000, nhưng dưới quyền cai trị của Vladimir Putin, dân chúng vẫn không hề có tự do.

Thứ tư, khái niệm phát triển không nên chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế; và trong phạm vi kinh tế, giới hạn trong chuyện thu nhập. Ðó chỉ là một khía cạnh. Trong ý niệm phát triển, còn ít nhất ba khía cạnh khác quan trọng không kém: một là y tế tốt để tuổi thọ được kéo dài; hai là giáo dục tốt để trình độ dân trí càng ngày càng cao; và ba là nhân quyền được tôn trọng để mọi người được sống như những con người thực sự. Dân chúng giàu có bao nhiêu nhưng nếu họ không được giáo dục và quyền làm người của họ không được tôn trọng, không thể nói là phát triển được. Hiểu theo nghĩa rộng như vậy, phát triển đồng nghĩa với tự do: Cả hai đồng hành với nhau. Do đó, nói phát triển trước rồi sau đó mới cho phép tự do là nói một điều mâu thuẫn. Trong chính trị, mâu thuẫn thường là một sự dối trá.

Thứ năm, ngoài việc độc tài không bảo đảm phát triển và phát triển không bảo đảm cho dân chủ, luận điệu trên còn còn quên một khía cạnh khác: Trong các chế độ chính trị, độc tài hàm chứa nhiều nguy cơ tham nhũng nhất. Cần nhấn mạnh là: do gắn liền với lòng tham của con người và tính chất không thể hoàn hảo được của mọi bộ máy công quyền, tham nhũng xuất hiện ở mọi thời và mọi nơi. Không có nơi nào, ngay cả trong các tôn giáo, tránh được tham nhũng. Vấn đề là ở mức độ. Và về mức độ, không thể phủ nhận được sự thật này: trên thế giới, trừ Singapore, nước càng dân chủ bao nhiêu càng ít tham nhũng bấy nhiêu. Lý do rất dễ hiểu: Dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận, tự bản chất, là những biện pháp hữu hiệu nhất để chống tham nhũng.

Bất chấp những lý lẽ trên, Việt Nam vẫn muốn làm một con hổ trước khi dân chủ hóa.

Tưởng tượng một con hổ vồ một người. Thấy người đó than khóc lạy lục thảm thiết quá, con hổ bèn an ủi: Không sao đâu, mày cứ nằm yên để tao ăn thịt mày; khi no rồi, tao sẽ đi bắt vài con bò Kobe về để mày làm... beefsteak nhậu!
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Ông Truyền nuôi vịt

Cánh Cò Viết Từ Việt Nam
(Blog RFA)
Cựu Tổng Thống Viktor Yanukovych có lẽ khó ngờ được ngày hôm nay lại trở thành kẻ đào tẩu, khi trước đây chỉ vài tuần vẫn còn nghĩ rằng chiếc ghế tổng thống của ông đáng ra phải nạm vàng thay vì chỉ bọc nhu
ng nằm trong dinh tiếp khách.

Ðâu đó trong một ngôi nhà tồi tàn tạm trú trên đường chạy trốn, tay vặn vòi nước làm bằng inox lạnh lẽo ông Viktor Yanukovych
làm sao quên chỉ vài ngày trước thôi ông còn vặn vòi nước bằng vàng ròng trong nhà, cũng như thưởng thức những thứ xa hoa khác
mà một đời tổng thống ông “dành dụm” được, để giờ đây bị người khác sung công mặc dù họ trầm trồ thán phục.
Và sự trầm trồ có thật ấy đi liền với lời kết án nặng nề mà bất cứ nhà độc tài nào cũng phải nhận lãnh khi quyền lực bị nhân dân đạp đổ.

Image
Tư dinh của ông Trần Văn Truyền. (Hình: Báo Pháp Luật TPHCM)


Sở thích chung của tất cả các nhà độc tài kim cổ là ao ước sống trong một cung điện càng nguy nga càng thích thú. Sự xa hoa ấy vô giới hạn tùy vào trí tượng của họ hay các tay cố vấn cộng với số tài sản ăn cắp từ người dân nhiều lên tới mức nào. Càng ao ước xa hoa, càng phải tìm thêm nguồn tiền để tích lũy. Tiền tích lũy càng cao lòng oán hận của người dân càng nặng. Cuối cùng thì cái vòng tròn ấy luôn luôn kết thúc bằng thảm kịch của kẻ ham mê quyền lực và nhiều khi cái chết của cả gia đình tùy vào sự bóc lột dân chúng của đương sự tàn nhẫn đến đâu.

Những đồng tiền dính đầy máu tự nó có tiếng rên xiết dù đã biến thành vàng, thành những chiếc xe hơi đắt giá hay thành những chiếc du thuyền cực kỳ chói sáng. Với số lương 100 ngàn USD một năm, không biết trong khi Viktor Yanukovych cầm quyền báo chí của Ukraine có bài viết nào ca tụng sự thanh liêm của ông như người ta thường thấy trong thể giới độc tài toàn trị hay không, nhưng theo truyền thông quốc tế thì sau khi ông bỏ chạy người dân phát hiện hàng đống giấy tờ trôi sông gần dinh thự của ông ta cho thấy những khoản tiền chi thu bất chính cùng một tấm chi phiếu 12 triệu đô la chưa kịp rút ra. Số tiền này có thể được ký từ những nhóm lợi ích của Ukraine, những tỷ phú khuynh loát nước này từ khi Tổng Thống Viktor Yanukovych cầm quyền.

Ông Viktor Yanukovych tuy ở Ukraine xa xôi nhưng hoàn toàn có thể yên tâm rằng ông không phải là kẻ cô đơn, ít nhất tại đất nước mà ông đã từng có cơ hội trông thấy vào năm 2011, và cũng ít nhất đang có một người giống ông, bị báo chí lật qua lật lại để tìm hiểu xem tại sao lại có người lương thì ít mà bổng thì nhiều đến nỗi xây hẳn một biệt dinh xa hoa tuy không bằng dinh thự của Viktor Yanukovych nhưng cũng có thể làm cho cả đất nước Việt Nam mắt chữ O mồm chữ A.

Người ấy là một bao công của “thời đại Hồ Chí Minh”, cựu ủy viên trung ương đảng, cựu tổng thanh tra chính phủ: ông Trần Văn Truyền.

Cách đây 3 năm, ngày 2 Tháng Hai năm 2011 tờ thời Báo Kinh Tế Việt Nam có bài phỏng vấn ông tổng thanh tra chính phủ này với nội dung xoay quanh những khó khăn mà ở cương vị tổng thanh tra ông gặp phải đó là vấn đề đút lót, cả nể, hay cơ chế khó khăn mà ông gặp trong khi nhận chức vụ này.

Trong câu mở đầu người phóng viên đã viết “Ở cương vị phải giữ mình đến mức gần như là “ép xác”, gương mặt lúc nào cũng phảng phất buồn, Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền bộc bạch dù thế nào, ông vẫn là con người bằng xương bằng thịt chứ đâu phải là gỗ đá”.

Cứ thế bài báo dẫn người đọc một mạch xông vào những ngóc ngách mà một thanh tra chính phủ phải đối đầu, phải tự hành xác mình để tranh đấu trước những cám dỗ khó quay lưng. “Ép xác” và “phảng phất buồn” là hai cụm từ miêu tả được chân dung của ông Truyền: một đại tài tử chuyên đóng phim khoa học viễn tưởng.

Ngày 21 tháng 2 năm 2014 ba năm sau khi bài tụng ca ông Truyền xuất hiện, Báo Người Cao Tuổi đưa hình ảnh và chi tiết về tài sản ông tổng thanh tra làm người đọc ngẩn ngơ. Tuy không phải là bom tấn nhưng không thua gì mìn tự tạo của các tay đánh bom tự sát Al Qaeda.

Sức công phá của nó tuy gói gọn trong phạm vi một thanh tra chính phủ nhưng có sức chấn động âm ỉ và câu hỏi về tính minh bạch của đảng cộng sản một lần nữa được đặt lên bàn cân. Sở dĩ dư luận cân cái gọi là minh bạch ấy vì nhiễu lý do, mà lý do lớn nhất là trong cương vị một thanh tra, đại diện cho cả chính phủ, với đồng lương không thể mua nổi một chiếc xe hơi đời mới sau khi về hưu nhưng lại tậu được dinh cơ hàng trăm tỷ bạc với kiến trúc nội thất xa hoa trên cái nền đất vẫn còn nghi vấn do tham ô cấp tỉnh mới có được. Bài báo chi tiết đến chiếc giường hàng chục tỷ của ông Truyền cùng những căn nhà vệ tinh khắp nơi đã khiến báo chí nhảy vào cuộc.

Dù muốn hay không ông Truyền cũng phải trả lời về những cáo buộc ấy. Và ông trả lời như không trả lời gì cả: “Báo Người Cao Tuổi nói quá lời”.

Ơ hay, báo này đã cao tuổi và vì vậy phải biết hậu quả nếu quá lời đối với một thanh tra chính phủ dù đã về hưu thì hậu quả sẽ như thế nào chứ? Ông Truyền không phải là chủ tịch nước, hay thủ tướng hoặc tổng bí thư nên cơ ngơi của ông không thể sánh với tổng thống Ukraine. Tuy nhiên tính toán trên cơ sở lương tiền và tất cả bổng lộc công khai hợp pháp của ông thì cả trăm năm sau cũng không thể làm chủ một biệt dinh cùng hàng chục căn nhà khắp nơi như thế.

Hết phó chủ tịch tỉnh Bến Tre nơi ông có căn biệt dinh ấy cho tới con gái ông nói về nguồn tiền mà ông có do người em kết nghĩa hảo tâm nào đó biếu tặng.

Cán bộ dưới quyền ông tại Bến Tre đang hết lòng trả ơn do ông “tha” không “trảm” họ trong quá khứ. Ðó là luật chơi của thế giới cộng sản và luật này luôn luôn thắng bởi không có một bên thứ ba nào chứng minh sự thật ấy có tồn tại hay không.

Con gái ông nói ông có người em kết nghĩa cho tiền để cất nhà vì thấy ông quá nghèo. Phát biểu này chấp nhận được vì ai thấy nghèo mà không thương? Cho tiền ông cất nhà là biểu hiện cái tình thương ấy mà thôi. Nhưng quan trọng là cái sự thương ấy có khác với cái thương của ông cán bộ Bến Tre hay không.

Người em kết nghĩa “thương” đột xuất này làm gì đủ giàu để có thể cho ông Truyền cả một biệt dinh như vậy và cái giàu ấy có liên quan gì đến chức năng của một ông tổng thanh tra chính phủ đối với mối thân tình được gọi là kết nghĩa hay không?

Là một tổng thanh tra chính phủ trong hoàn cảnh đất đai bị cướp bóc mọi nơi nhưng ông Truyền không điều tra ra được một vụ án tham nhũng đất đai tầm cỡ nào và vì vậy dân oan không ai đem biếu cho ông dù chỉ một bó hoa để cám ơn. Thế nhưng rất nhiều người không phải là nông dân nhưng đất đai không tính hết đã biếu hoa cho ông. Những bó hoa được quy ra tiền. Và quy rất “chênh lệch”.

Có lẽ những đồng tiền chênh lệch ấy là những viên gạch xây biệt dinh cho ông Truyền chăng? hay ông còn làm thêm nghề gì khác ngoài tổng thanh tra?

Có anh phóng viên ghi rằng mọi sự chú ý quá mức vào cái giàu của ông Truyền là không công bằng. Nhà báo nhận xét: “Người viết bài này đã có dịp rong ruổi từ Nam chí Bắc, chiêm ngưỡng những dinh thự hoành tráng gấp nhiều lần căn biệt thự của ông Truyền, ngắm những chiếc siêu xe vài triệu USD mà đôi khi chủ nhân chỉ là một chủ đầm tôm hay một ‘trùm nuôi vịt’ xuất sắc.”

Thật là một so sánh tinh vi và không kém phần hài hước. Ông Truyền không nuôi tôm nhưng ông đích thị là một trùm nuôi vịt xuất sắc: ông nuôi... vịt trời để khi có ai hỏi thì ông nói vịt đã bay về nơi vô định.

Biệt dinh của ông Truyền rồi sẽ chỉ là một câu chuyện sớm trở thành cổ tích như nhiều câu chuyện tương tự trước đây. Vụ việc của ông Truyền không may nổ ra cùng lúc với sự việc tổng thống Ukraine bị lật đổ. Báo chí lấy ông Truyền làm cái cớ để cảnh báo với những người khác cao hơn ông về chức vụ, giàu hơn ông về tài sản, và chắc chắn là tội ác cũng cao hơn ông về mức độ hành hạ dân chúng.

Chỉ mong sáng mai sau khi thức dậy không thấy báo chí quốc tế đưa hình ảnh ông Cựu Tổng Thanh Tra Chính Phủ Trần Văn Truyền quỳ gối trước dân oan như cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi trước người dân nước họ.

Mọi cái quỳ gối muộn màng đều có kết quả bi đát.

Cánh Cò, Việt Nam 26 tháng 2, 2014
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Bạn đọc và bạn văn

Nguyễn Hưng Quốc
(Nguồn: VOA)

Viết lách bao giờ cũng là một công việc cô đơn. Cực kỳ cô đơn. Có người còn cho đó là một việc làm cô đơn nhất. Giống như những người giữ hải đăng ngoài biển. Một mình. Hình ảnh tiêu biểu nhất của các nhà văn và nhà thơ, khi sáng tác, là hình ảnh, về không gian, một căn phòng khép kín hoặc một chiếc bàn trong góc khuất; về thời gian, thường là ban đêm, thậm chí, trong khuya khoắt. Một mình. Chung quanh hoàn toàn im ắng. Có người, dễ tính hơn, có thể viết ở chỗ làm, trong quán cà phê hay trên xe lửa, nhưng những lúc ấy, họ vẫn phải thu mình lại, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, lắng vào trong, chỉ chạy đuổi theo trí tưởng tượng và tư tưởng của mình, nghe ngóng từng xao động nho nhỏ, khẽ nhàng và tế vi trong chính tâm hồn của mình. Như vậy, ngay ở những chỗ đông người nhất, tập nập nhất, ồn ào nhất, họ cũng vẫn cô đơn.

Dĩ nhiên, trong đời sống hàng ngày, với tư cách một con người hoặc một công dân, người cầm bút vẫn phải giao tiếp với người khác, từ gia đình đến xã hội.

Như mọi người khác. Nhưng với tư cách một người cầm bút, lúc sáng tác, hắn có một thế giới riêng, thế giới bên trong của hắn, ở đó, không có cửa ngõ nào thông ra bên ngoài. Thế giới bên ngoài cung cấp cho hắn những hiểu biết, kinh nghiệm, hình ảnh và nhân vật, nhưng chỉ ở thế giới bên trong, hắn mới bắt gặp tư tưởng, cảm xúc và giọng điệu, ba yếu tố làm cho hắn trở thành một nhà văn hay một nhà thơ. Thế giới bên ngoài có thể giúp hắn trở thành trí thức uyên bác hay lịch lãm, nhưng chỉ với thế giới bên trong, hắn mới có thể trở thành một nghệ sĩ sâu sắc và độc đáo. Hắn là kẻ gieo hạt bên ngoài nhưng lại gặt hái từ bên trong. Bên ngoài, hắn nhặt nhạnh và gom góp của cải; nhưng chỉ với những gì được tìm thấy từ bên trong, hắn mới trở thành giàu có. Ở cái cõi bên trong ấy, hắn hoàn toàn một mình. Cô đơn và cô độc.

Sự cô đơn ấy làm cho hắn khác người. Du hành, với người khác, là đi ra ngoài, đến những nơi xa lạ, ngắm nghía những kỳ quan của thiên nhiên hay của người khác; với người cầm bút, là đi ngược vào trong, đến tận đáy tâm hồn, để ngắm nghía những ngóc ngách bí hiểm của những gì ngỡ như rất quen thuộc, ở đó, bản thân hắn biến thành một kỳ quan cần được khám phá. Ở nhiều loại hình nghệ thuật khác, người ta có thể song tấu hay hợp tấu. Trong văn chương, chỉ có một trò chơi duy nhất: độc tấu. Lúc nào cũng độc tấu. Ngay cả với những tác phẩm viết chung, mỗi người vẫn sáng tác một mình. Và chỉ chơi cái trò chơi của mình. Một mình mơ mộng. Một mình nghĩ ngợi. Một mình nhớ nhung, dù phần lớn, nói theo Xuân Diệu, “nhớ xa xôi”, hay nói theo Quang Dũng, “nhớ ơ hờ”.

Một mình lắng nghe những xôn xao trong lòng mình. Một mình tìm cho mình một giọng nói. Từ bỏ cái một mình ấy để lao vào giàn đồng ca của thời đại, do chế độ điều khiển, chỉ là một cách tự sát. Dưới các chế độ cộng sản, ở Việt Nam cũng như trên khắp thế giới, bao nhiêu tên tuổi thuộc loại lỗi lạc, đã tự giết mình bằng cách ấy.

Số phận của người cầm bút là số phận cô đơn. Trải qua mấy ngàn năm, điều kiện sáng tác và phổ biến tác phẩm có thể thay đổi, hơn nữa, với đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thay đổi thật nhanh, nhưng cái số phận cô đơn ấy, từ Homer và Khuất Nguyên đến tận ngày nay, không hề thay đổi. Ở đâu và thơ bàn về sáng tác, ý kiến mỗi người một khác, có người đứng (Hemingway, Virginia Woolf), có người ngồi (phần đông), có người nằm (Marcel Proust, James Joyce,Truman Capote); có người viết tay, có người thích gõ rào rào trên bàn máy đánh chữ hay bàn phím computer; có người viết nhanh (Alexandre Dumas cha, Jack London, William Golding, Anthony Trollope, Stephen King), có người viết chậm (James Joyce, Dorothy Parker); có người cần cà phê để tỉnh táo (Voltaire và Balzac - tương truyền mỗi người uống khoảng từ 40 đến 50 ly cà phê mỗi ngày!), có người uống rượu để tìm cảm hứng (Lý Bạch, William Faulkner, Raymond Carver, Charles Bukowski, Edgar Allan Poe, Jack Kerouac, F. Scott Fitzgerald), nhưng hầu như ai cũng giống nhau ở một điểm: tất cả đều xem sự cô đơn như điều kiện, thậm chí, yếu tính của sáng tác. Sử gia Edward Gibbon có một câu nói nổi tiếng: “Sự đối thoại làm tăng hiểu biết nhưng chính sự đơn độc mới là ngôi trường của các thiên tài.” Johann Wolfgang von Goethe cũng có câu nói tương tự: “Người ta có thể được giáo dục trong xã hội, nhưng người ta chỉ được gợi hứng trong sự đơn độc.” Nói chung về nghệ thuật, Picasso nhận định: “Không có sự đơn độc lớn sẽ không có một tác phẩm nghiêm túc nào được ra đời.”

Nhưng các nhà văn và nhà thơ không phải chỉ cô đơn trong quá trình sáng tác. Họ còn cô đơn cả trong quá trình phổ biến tác phẩm. Viết, nói chung, bao giờ cũng để cho người khác đọc. Tác phẩm chỉ thực sự hiện hữu khi được đọc. Theo Roland Barthes, không phải tác giả mà chính độc giả mới là kẻ làm cho tác phẩm hiện hữu như một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất và có ý nghĩa. Nhưng, về phương diện xã hội, giữa tác giả và độc giả bao giờ cũng có một khoảng cách lớn lao. Một họa sĩ hoặc một điêu khắc gia có thể nhìn thấy phản ứng của những người thưởng ngoạn trong các cuộc triển lãm. Thấy được sự thích thú hay ngưỡng mộ của họ. Với một nhạc sĩ hay một ca sĩ, cái thấy ấy còn cụ thể hơn nữa. Phản ứng của con người, khi nghe nhạc, thường rất nồng nhiệt. Không ai cần giấu giếm. Sự nồng nhiệt toát ra từ những tràng pháo tay hay từ những ánh mắt đắm đuối. Còn các nhà văn và nhà thơ thì hầu như không bao giờ được nghe những tiếng vỗ tay. Không ai vỗ tay khi đọc một cuốn sách, dù là một cuốn sách tuyệt hay. Ngay cả khi cuốn sách khiến người ta xúc động đến độ chảy nước mắt thì tác giả cũng không bao giờ được nhìn thấy. Người đọc bao giờ cũng đọc một mình. Nếu viết là một công việc cô đơn; đọc cũng cô đơn không kém. Quan hệ giữa tác giả và độc giả, do đó, là một thứ quan hệ oái oăm giữa những kẻ cô đơn.

Ở trên, tôi có viết: nhà văn hay nhà thơ không nghe được tiếng vỗ tay. Dĩ nhiên, trong cuộc sống, ở những buổi nói chuyện hay đọc thơ, họ cũng có thể nhận được những tiếng vỗ tay cổ vũ của người nghe. Nhưng đó là một trường hợp khác: Họ được vỗ tay vì bài nói hay giọng đọc chứ không phải vì các bài viết vốn là nơi chứa đựng những tinh hoa sâu thẳm nhất của họ. Nói cách khác, họ được vỗ tay ở cái phần kém cỏi nhất của họ: Nói. Không có nhà văn hay nhà thơ tài hoa nào có thể nói hay hơn những gì họ viết. Cái được nói, dù mạch lạc, lưu loát hay dí dỏm đến mấy, cũng chỉ là một bãi quặng. Chỉ trong cái viết mới có vàng đã được tinh chế. Bởi vậy, trừ các nhà văn và nhà thơ bình dân, hầu như không có người cầm bút thực sự nào có thể thấy thỏa mãn với những tràng pháo tay của người nghe: Ðiều họ cần nhất là những phản hồi của người đọc.

Người đọc khác với người nghe.

Viết: cô đơn. Ðọc: cũng cô đơn. Trong thế giới văn chương, sự gặp gỡ giữa người viết và người đọc là sự gặp gỡ giữa hai cái-một-mình. Trong thầm lặng. Gặp gỡ mà vẫn cô đơn.

May, quan hệ giữa những kẻ cô đơn ấy lại có thể là một thứ quan hệ sâu sắc và bền bỉ hiếm thấy, nếu không muốn nói là không bao giờ thấy, trong các loại hình nghệ thuật khác. Không có một bức tranh, một bức tượng hay một bản nhạc nào có thể làm thay đổi cách suy nghĩ hay cách sống của một con người.

Nhưng với sách thì có. Ðã có nhiều người nói, thậm chí, xuất bản những cuốn sách mang nhan đề “Những cuốn sách làm thay đổi thế giới”. Thánh Kinh, Coran, Những bài giảng của đức Phật, luận ngữ, đạo đức kinh, những cuốn sách về dân chủ của Alexis de Tocqueville, về tự do của John Stuart Mill, về pháp chế của Montesquieu, về chủ nghĩa cộng sản của Karl Marx, về độc tài của George Orwell, về chính trị của Niccolo Michiavelli, về phân tâm học của Sigmund Freud, về triết học của Nietzsche, v.v. đã làm thay đổi thế giới.

Thế giới còn thay đổi được, huống gì là từng cá nhân.

Có lẽ nhờ sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc ấy, quan hệ giữa tác giả và độc giả, về bản chất, khác với quan hệ giữa các nghệ sĩ khác với các khán giả và thính giả của họ. Nhà văn Võ Phiến, trong bài “Viết lách” in trong tập Cuối Cùng (2009), có một nhận xét tinh tế là trong tiếng Việt chỉ có chữ “bạn đọc” chứ không có chữ bạn nhìn, bạn xem và bạn nghe. Khán giả lúc nào cũng là khán giả; khi được Việt hóa, chúng ta có: người xem. Thính giả lúc nào cũng là thính giả; khi được Việt hóa, chúng ta có: người nghe. Nhưng độc giả, ngoài chữ người đọc chung chung và xa cách, chúng ta còn có: bạn đọc. Võ Phiến trầm trồ: “Nghề văn hay nghề viết quả kỳ cục. Cổ lai nghề đâu có nghề chỉ nhằm vào một loại khách hàng duy nhất là ‘bạn’.” (tr. 154)

Mà không phải chỉ trong quan hệ giữa tác giả với độc giả mới có tình bạn. Giữa các tác giả với nhau cũng có tình bạn. Chúng ta thường nói đến bạn văn hay bạn thơ, nhưng không ai nói đến bạn vẽ, bạn đàn hay bạn hát; bạn họa hay bạn nhạc. Trong các loại hình nghệ thuật, hầu như chỉ có trong văn chương là có những tình bạn khắng khít, sâu đậm và lâu dài. Rất nhiều tình bạn đã đi vào lịch sử và trở thành giai thoại. Trong lĩnh vực hội họa hay âm nhạc, tình bạn giữa các văn nghệ sĩ với nhau, nếu có, cũng chỉ là họa hoằn. Nhà văn Gertrude Stein có lần nhận xét là Picasso có rất ít, cực ít, bạn bè trong giới họa sĩ. Bạn của ông toàn là các nhà văn và các nhà thơ. Nhìn vào giới văn nghệ sĩ Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều ấy.

Chính tình bạn sâu đậm giữa các tác giả và độc giả cũng như giữa các tác giả với nhau đã làm cho công việc viết lách bớt đi chút cô đơn và hiu quạnh.

Cũng đỡ.

***

Chú thích:

Bài trên, tôi viết lại từ bài nói chuyện trong buổi ra mắt 3 cuốn sách mới của tôi (phản tỉnh và phản biện; văn học Việt Nam tại Úc: Chính trị và thi pháp của lưu vong; và Thơ Lê Văn Tài) tại giảng đường đại học Victoria ở Melbourne, Úc vào chiều Chủ Nhật 16 tháng 2, 2014. Hôm ấy, sách không đủ cung cấp cho những người tham dự. Với những người ấy, cũng như với bạn đọc ở xa, nếu muốn, có thể mua online tại Người Việt Shop: hoặc trên www.amazon.com.
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image

Không được đổ lỗi cho dân
Nguyễn Văn Khải –

Ông già Ôzôn (Danlambao) - Từ trưa ngày 24/2, các báo Việt Nam ào ạt viết về vụ tai nạn ở cầu Chu Va 6, Tam Đường, Lai Châu: Đoàn người đưa tang đang qua cầu thì cầu bị lật sang một bên như – đỉnh màn bị đứt mất một dây treo. Ngay hôm đó trên các báo đã thấy ảnh ốc neo bị rời ra làm hai. Giống như khi xảy ra tai nạn cầu cánh ngầm trên tuyến Sài Gòn – Vũng Tàu, tiến sĩ Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã tới ngay hiện trường để chỉ đạo, tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục hậu quả. Các báo đều đăng rằng ông đã phát hiện cầu được xây dựng không trùng với thiết kế và chỉ thị cho cán bộ trong ngành phải kiểm tra độ an toàn của tất cả các cầu treo trong nước nhất là ở vùng sâu vùng xa. Tiếp tục tìm kiếm đầy đủ các nguyên nhân gây ra “sập” cầu đây là việc làm rất có trách nhiệm của người đứng đầu ngành giao thông vận tải của Việt Nam. Xong, tiếc rằng việc triển khai tìm kiếm nguyên nhân đang có vấn đề.

Trước hết cây cầu treo này không sập mà chỉ đứt ốc neo – dân dã gọi là đứt dây chằng. Hàng trăm bức ảnh chụp ốc neo đứt đôi cho ta thấy chất lượng của ốc rất kém kể cả từ vật liệu cho tới công nghệ tạo ra nó. Với ba ốc neo còn lại chúng ta có thể xác định được: độ chịu căng dãn, độ chịu nén, độ chịu uốn và độ chịu xoắn của mỗi con ốc. Tôi đảm bảo rằng dù có kéo bốn cái ốc neo này với một lực bằng tổng trọng lượng cầu, trọng lượng những người đi qua và quan tài ốc neo cũng không thể tách làm đôi với mặt cắt rất phẳng như vậy vì bốn ốc neo này có thể chịu được lực kéo dãn còn lớn hơn rất nhiều lần. Đây là hiện tượng vật lý không thông thường, không được học trong trường phổ thông, đại học, mà chỉ có những người nghiên cứu áp dụng xung lực lớn trong thời gian ngắn để bẻ gãy những thanh gang lớn mới biết đến – tôi đã giảng về bài học này cho các học viên khoa xe năm 1977 trong chương trình “sức bền vật liệu”. Nói khác đi việc ốc neo tách làm hai không phải do nguyên nhân quá tải như ông Thiếu tướng, Giám đốc công an Lai Châu hoặc ông trưởng phòng cảnh sát điều tra của sở công an này yêu cầu các phóng viên tạm coi là như vậy.


Ốc neo đứt làm đôi cũng không phải là do hiện tượng cộng hưởng. Có một dây phơi quần áo được gõ đều đều dây sẽ rung động khi tần số gõ bằng tần số dao động riêng của dây phơi thì dây phơi sẽ dao động với biên độ cực đại – đây là kiến thức về dao động cưỡng bức và cộng hưởng ở phổ thông và vật lý đại cương. Nếu nhiều người cùng gõ dây mà tần số gõ của mọi người như nhau và cùng pha (tức là cùng gõ một lúc) thì sẽ ra hiện tượng cộng hưởng có biên độ lớn hơn trường hợp trước rất nhiều còn nếu như có nhiều người gõ ngược pha nhau và tần số gõ không trùng với tần số dao động riêng của dây thì dây dao động rất ít. Trong trường hợp tai nạn ở cầu trao Chu Va, số người đi qua cso thể nhiều hơn 50 người nhưng không bước đều nhau, nhất là những người khiêng quan tài thì hiện tượng cộng hưởng càng không thể xảy ra, ông Nguyễn Văn Thuấn – Vụ trưởng Vụ an toàn giao thông, Bộ giao thông vận tải và Giáo sư Phan Huy Pháp – Giảng viên chính của đại học giao thông khẳng định với các nhà báo: Do cộng hưởng là không phù hợp với lý thuyết và thực tiễn.


Nhìn vào cái cầu bị lật và ốc neo ta thấy chúng được sơn màu đỏ ở mặt dưới của cầu do bị nắng rọi ít nên màu còn đậm. Từ năm 1980 đến nay, tôi chưa tháy có cái cầu nào của nước ngoài sơn màu này. Vì đây là sơn chống gỉ, sau khi nó khô phải sơn màu khác lên. Hơn 30 năm trước, chúng ta thường thấy trên cầu Long Biên có những tốp thợ sơn cạo gỉ trên thành cầu rồi sơn đỏ và sau đó là sơn màu ghi, trên các cầu lớn của các quốc lộ cũng đều có thêm lớp sơn màu trên các lớp sơn chống gỉ. Điều này chứng tỏ quy trình xây cầu không thực hiện đầy đủ - ăn bớt sơn.


Đặc biệt từ mùng 3/3 các báo đưa tin trụ cầu được xây bằng gạch nung màu đỏ có lỗ với kích thước 650x300mm trong khi đó trụ cổng nhà tôi là 500x500mm chịu lực kéo xuống của hai cánh cửa được làm bằng ống tuýp nước chỉ sau một năm đã có vết rạn ở chỗ chôn giá bản lề. Với cấu tạo là gạch nung chất lượng kém có lỗ và xi măng rởm thì tru cầu này làm sao mà vững được, làm sao mà có thể chôn giữ dây chằng.


Một ốc neo của cầu Chu Va 6 bị tách làm đôi với mặt cắt rất phẳng mà ai cũng có thể thấy được là nguyên nhân gây ra tai nạn. Tại sao ốc neo này bị tách làm hai? Rất dễ trả lời. Ngoài ra người ta còn thấy nhiều sai phạm khác mặc dù chưa được biết bản thiết kế, chưa được biết quá trình giám sát và thẩm định cầu như thế nào. Để không xảy ra tai nạn như ở cầu Chu Va 6, tốt nhất tiến sĩ Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải cho mọi người quan tâm tới vụ này (thực ra số người quan tâm không nhiều vì trong 0,21 giây chỉ có 495000 kết quả trên Google) thấy rõ sơ đồ thiết kế yêu cầu các thông số kỹ thuật của các vật liệu, dụng cụ, linh kiện xây dựng cầu, hình ảnh cầu khi hoàn thành sẽ có nhiều người góp ý. Đây là hiện tượng vật lý sẽ có rất nhiều người giải thích được chứ không chỉ có những người trong ngành giao thông hoặc công an.


Nguyễn Văn Khải – Ông già Ôzôn
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Chiến tranh lạnh, bộ mới, tác giả Putin
Ngô Nhân Dụng


Trước khi ông Yanukovych, cựu tổng thống Ukraine tuyên bố ngưng thảo luận hiệp ước thương mại với Cộng Ðồng Châu Âu (EU), đại diện của EU là cựu ngoại trưởng Cộng Hòa Tiệp, Stefan Füle, đã tới thuyết phục ông ta thêm một lần nữa. Trong cuộc thảo luận diễn ra ở dinh tổng thống Ukraine, ông Füle sốt ruột vì các thông dịch viên tiếng Tiệp và tiếng Ukraine chậm chạp quá. Ông đề nghị nói chuyện với nhau bằng tiếng Nga mà cả hai người đều thông thạo.

Cuộc gặp gỡ không đưa tới đâu, nhưng đối với ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, thì điều có ý nghĩa tiếng trong cuộc thương thuyết bất thành là tiếng Nga được dùng làm ngôn ngữ chính. Cả hai nước Ukraine và Cộng Hòa Tiệp trước đây đều nằm trong một khối, cả hai đều theo lệnh một người Nga, các lãnh tụ thay phiên nhau ngồi ở điện Kremlin! Ông Putin đang ngồi ở chỗ các Sa hoàng và các ông Stalin, Brehznev trước đây đã ngồi. Từ khi lên nắm quyền tới nay, Putin tìm cách nhắc nhở cho dân Nga, và thế giới chung quanh, phải nhớ Nga từng đóng vai bá chủ cả một đế quốc, các nước chư hầu kéo dài suốt từ Âu sang Á Châu.

Ðối với thế giới bên ngoài, nhất là đối với dân chúng Mỹ, cuộc Chiến Tranh Lạnh đã chấm dứt khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ năm 1991. Ông Vladimir Putin không nghĩ như vậy. Ðối với thế giới, chiến tranh lạnh là một cuộc cạnh tranh giữa hai khối tư bản và cộng sản. Nhưng đối với ông Putin và đa số dân Nga bây giờ, đó chính là một cuộc chạy đua giữa hai cường quốc, Nga và Mỹ, Mỹ được các nước Tây Âu hỗ trợ. Ông Putin từng nói rằng vụ sập đổ của Liên Bang Xô Viết là tai họa lớn nhất trong thế kỷ 20. Ðối với dân Nga, biến cố đó giúp họ xóa bỏ chế độ cộng sản kìm hãm không cho đất nước phát triển và tiến bộ. Nhưng đối với người lãnh đạo trong điện Kremlin, đó là một tai họa. Vì khi một đế quốc tan rã mất luôn quyền chi phối các nước chung quanh để làm giầu cho những nhà quý tộc của mẫu quốc hưởng. Cho nên ông Putin và giới quý tộc mới ở Nga muốn quay ngược chiều lịch sử, cố vớt vát, làm sống lại những ngày huy hoàng cũ, dù không cần biết được lợi bao nhiêu so với phí tổn phải chịu.

Ông Putin đã “tổ chức” một cuộc chiến tranh lạnh mới, từng bước một. Trong thời gian đó, các chính phủ Mỹ và Tây Âu vẫn hành động với giả thiết là chiến tranh lạnh đã chấm dứt rồi. Nghĩ rằng chiến tranh lạnh đã chấm dứt, cả thế giới đã chấp nhận hệ thống kinh tế tư bản, và nhiều quốc gia cùng chạy đua trên đường dân chủ hóa, cho nên dân chúng các nước Mỹ và Âu Châu nhìn các cuộc tranh chấp trên thế giới hoàn toàn theo tiêu chuẩn lợi hại về kinh tế. Mỗi hành động đều phải xét xem sau cùng ai sẽ được lợi gì trong thị trường cạnh tranh. Nếu đầu tư vào Iraq mà không có lợi, thì rút vốn về. Nếu mình không có lợi ích hơn dù ai thắng, ai bại trong cuộc nội chiến ở Syria, thì không nên bỏ quá nhiều vốn liếng chính trị cũng như tiền bạc, vũ khí vào đó. Với niềm tin tưởng kinh tế thế giới đang toàn cầu hóa, không thể tránh được, mà cuối cùng loài người ở đâu cũng biết chế độ dân chủ tự do sẽ mang lại kinh tế phồn thịnh hơn cả, các chính phủ Mỹ và Âu Châu vẫn coi nước Nga của ông Putin là một “đối tác” cần có mặt trong những hội nghị G-8 hay G-20, những diễn đàn lo chuyện trao đổi kinh tế. Ngoài ra, lâu lâu nhờ ông ta làm môi giới trong các cuộc mặc cả với Iran, với Syria, vân vân.

Nhưng ông Putin đã soạn sẵn một kịch bản riêng. Bất cứ hành động nào của chính phủ Nga cũng nhắm vào mục đích giành lại ảnh hưởng của thời đế quốc Nga hoàng cũng như thời Liên Xô; nay đã mất. Putin dính đến chuyện Bắc Hàn, cũng vì muốn bảo đảm chính phủ Nga có một ghế ngồi bên cạnh Trung Quốc, Nhật và Mỹ khi bàn chuyện an ninh vùng Ðông Bắc Châu Á. Viện trợ vũ khí cho Syria và bênh vực bạo chúa Assad cũng vì muốn chứng tỏ đế quốc Nga chưa bị đẩy hoàn toàn ra khỏi vùng Trung Ðông. Nhưng màn chính trong kịch bản của Putin diễn ra ở các nước “Cộng Hòa” cũ thuộc Liên Bang Xô Viết, và một số nước Ðông Âu. Hậu quả là Putin tái lập một tình trạng chiến tranh lạnh, theo lối mới.

Ðế quốc Nga tan đã gây mất mát rất nhiều, chỉ vì chế độ cộng sản tham nhũng và bất lực hơn cả thời Nga hoàng. Về mặt tâm lý, Putin và giới quý tộc Nga, gồm các cựu sĩ quan công an KGB và các đại gia mới, thấy họ muốn “rửa nhục.” Thử tưởng tượng, trong hầu hết thế kỷ 20, Âu Châu vẫn chia làm hai phe. Một bên là khối NATO, với Mỹ, Anh, Pháp, cho tới Thổ Nhĩ Kỳ. Bên kia là khối Warzava, liên minh quân sự giữa Liên Xô và các nước Ðông Âu. Bây giờ, khối Warzava đã tan biến không còn một vết tích. Trong khi đó khối NATO không những vẫn sống mà còn tìm cách bành trướng. Các nước cộng sản cũ ở Ðông Âu chạy đua nhau xin gia nhập NATO, ai cũng biết mục đích là để được bảo vệ, không còn sợ Nga xâm lăng nữa. Ngay cả những nước vùng biển Baltic như Lithuania, Estonia và Latvia, trước nằm trong Liên Xô, với số kiều dân và người gốc Nga đông đúc, cũng xin vào NATO. Khối NATO đã can thiệp vào các cuộc nội chiến trong Liên Bang Nam Tư cũ, làm cho Serbia, một nước anh em của Nga phải chịu thua nhục nhã. NATO còn can thiệp cả đến những xứ Châu Phi như tại Libya, và đang toan tính ở Syria. Ðối với ông Putin, bất cứ khi nào NATO thắng một ván cờ là ông ta thấy nước Nga bị mất mặt. Ông phải thực hiện những kịch bản mà ông soạn cho các nước thuộc Liên Xô cũ, kéo họ trở lại trong vùng ảnh hưởng. Nếu ba nước Lithuania, Estonia và Latvia mà không được Nato bảo vệ, thì chắc ông Putin cũng đã nhòm ngó rồi.

Sáu năm trước, Putin đã cắt được hai vùng Abkhazia và South Ossetia ra khỏi nước Georgia, quê hương của ông Stalin. Ðầu mối của cuộc xâm lăng này cũng là việc Georgia thảo luận việc tham gia NATO. Năm nay, Putin vừa dụ dỗ, vừa dọa nạt, khiến Cựu Tổng Thống Ukraine Viktor Yanukovych cắt đứt liên lạc với Âu Châu. Ðể bù lại, Nga hứa viện trợ 15 tỷ đô la cứu vãn cảnh ngân sách khiếm hụt vì nền kinh tế mà chính ông ta, gia đình và các đại gia của ông ta làm cho suy sụp. Sau khi ông Yanukovych nắm quyền mấy năm, người con trai của ông đã trở thành tỷ phú Mỹ kim! Yanukovych đã thấy một tấm gương trước đó. Trong Tháng Chín, chính phủ Armenia, một nước cũng thuộc Liên Xô cũ, đã bãi bỏ một cuộc thương nghị thương mại với Châu Âu, rồi ký một hiệp ước quan thuế với Nga, cũng có giá trị như một hiệp ước tự do mậu dịch. Ông Putin rõ ràng có kế hoạch lôi các nước đàn em cũ bỏ EU để “trở về” với Nga. Còn các nước Mỹ và Âu Châu vẫn giả thiết rằng cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Họ chỉ nhìn vào các cuộc cạnh tranh kinh tế thay vì tranh giành ảnh hưởng địa lý chính trị giữa các cường quốc. Vì vậy, cả thế giới vô tình để ra một khoảng trống cho ông Putin thực hiện kịch bản của mình.

Nhưng hành động sau cùng của ông Putin có thể sẽ thay đổi thái độ của không riêng gì các chính phủ Mỹ và Tây Âu mà cả thế giới bên ngoài, cũng như các lân bang của Nga. Ðưa sáu ngàn quân Nga vào bán đảo Crimea, mặc quân phục nhưng không có phù hiệu quốc gia, ông Putin đã xâm lăng, chiếm cứ một vùng thuộc nước láng giềng, với mục đích rõ ràng là xúi vùng đó ly khai khỏi Ukraine. Ðây là một hành động thách thức đối với các nước Châu Âu và Mỹ. Một hình thức tuyên chiến với Ukraine, và đe dọa các quốc gia khác trong vùng.

Lý do mà ông Putin đưa ra để lấy cớ chiếm Crimea, là bảo vệ những người gốc Nga (chiếm 55% trong dân số hơn hai triệu người). Dân Âu Châu còn nhớ, năm 1938 Hitler cũng nêu ra đúng luận điệu như vậy khi đánh chiếm vùng Sudetenland thuộc nước Tiệp Khắc: Tấn công để bảo vệ người dân gốc Ðức tại đó. Các nước Châu Âu sau cùng đã phản đối Hitler, và cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai bắt đầu.

Liệu biến cố ở Crimea năm nay có gây nên một cuộc chiến tranh lớn khác hay không? Chắc không, nhưng tất cả tùy thuộc những hành động trong các ngày sắp tới của ông Putin. Ông có thúc đẩy cho vùng Crimea tuyên bố độc lập, rồi xin nhập trở lại vào nước Nga hay không? Hay ông chịu dừng lại để cho chính quyền Crimea chỉ đòi thêm quyền tự trị đối với Ukraine? Vùng Crimea vẫn thuộc ảnh hưởng Nga từ ba thế kỷ trước, và mới được “tặng” cho Ukraine năm 1954; nhưng trong hiệp ước năm 1994 chính phủ Nga đã xác nhận tôn trọng lãnh thổ Ukraine toàn vẹn. Nếu Crimea ly khai, sau cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tháng này, thì chính phủ Ukraine ở Kiev sẽ làm gì? Tinh thần ái quốc của dân Ukraine không thua kém ai. Họ còn nhớ chính họ là nạn nhân của Liên Xô, đặc biệt khi ông Stalin dùng nước họ làm thí nghiệm chương trình tập thể hóa nông nghiệp vào những năm 1930-34, khiến hàng chục triệu người chết đói. Dân Ukraine có chịu nhục để cho nước láng giềng cướp đất hay không? Nếu ông Putin cho Crimea ly khai, liệu chính phủ mới ở Ukraine có kêu gọi khối NATO giúp đỡ hay không?

Cho tới này các chính phủ Châu Âu đều tỏ ra họ vẫn tin rằng ông Putin không thúc đẩy tới một cuộc chiến tranh với cả nước Ukraine. Chính phủ Mỹ nói cứng rắn hơn các chính phủ Châu Âu, nhưng khả năng hành động vẫn bị hạn chế, ngoài các món viện trợ kinh tế cấp thời. Trước hết, dân chúng Mỹ không thấy nước họ có quyền lợi nào bị ảnh hưởng vì biến cố ở Crimea và Ukraine (Chỉ có cổ phần của công ty Pepsi Cola bị xuống giá nặng, vì nhãn nước ngọt này bán sang Nga rất nhiều). Hải Quân Mỹ vốn không có mặt trong vùng Hắc Hải, mà cũng không có lợi gì nếu đi vào vùng đó. Cho nên, vũ khí duy nhất mà chính phủ Mỹ có thể dùng để “trừng phạt” ông Putin là kinh tế. Thị trường chứng khoán ở Nga đã xuống 10% vì cơn khủng hoảng. Giá trị đồng Rúp của Nga cũng xuống như vậy.

Nhưng việc phong tỏa kinh tế Nga sẽ không thành công, như đã có ảnh hưởng đối với Iran chẳng hạn. Vì nước Nga tự túc được nhiều thứ, từ thực phẩm đến nhiên liệu và nguyên liệu. Cuộc khủng hoảng ở Crimea, đang làm Nga được lợi, vì giá dầu, khí tăng lên, là những thứ xuất cảng nhiều nhất của Nga. Ðồng Rúp xuống giá có thể giúp hàng hóa của Nga dễ xuất cảng hơn. Cho nên, nếu ông Putin nhất quyết cắt vùng Crimea ra khỏi nước Ukraine, chính phủ Mỹ chỉ có thể “trừng phạt” ông ta bằng cách phong tỏa tài sản của nhóm lãnh đạo và các đại gia Nga. Nếu các ngân hàng Mỹ được lệnh không được làm ăn với bất cứ công ty hay ngân hàng nào của Nga, thì việc xuất cảng của Nga sẽ bị ngưng trệ. Trước đây, biện pháp này đã chứng tỏ có hiệu lực đối với giới lãnh đạo Nga một vài lần; trong những vụ nho nhỏ. Lần này, muốn có hiệu quả cần kêu gọi Châu Âu cùng hành động.

Mỹ rất khó thuyết phục các nước Châu Âu phong tỏa kinh tế Nga. Nước Pháp sắp giao hai mẫu hạm Mistral cho Nga, một thương vụ gần hai tỷ Mỹ kim, khiến chính phủ Pháp khó chống lại Nga. Nước Ðức đang xuất cảng những món rất đắt tiền sang Nga, họ cũng dè dặt. Các nước Châu Âu và Nga tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế. Gần 10% thương mại quốc tế của các nước châu Âu là mua bán với Nga; hơn 90% với các nước khác. Nhưng 41% nền ngoại thương của Nga tùy thuộc vào quan hệ với Châu Âu. Nga cần đến những khách hàng này, nếu ông Putin không quan tâm thì các nhà tư bản mới ở Nga cũng quan tâm. Giá cổ phần của công ty dầu khí Gazprom đã tụt giảm 14% trong ngày Thứ Hai, vì viễn tượng xung đột Nga, Châu Âu.

Một phần ba số khí đốt dùng ở Châu Âu nhập cảng từ Nga, với các ống dẫn khí đi qua lãnh thổ Ukraine. Nga không thể quyết định ngưng cung cấp khí đốt, vì đó là một nguồn ngoại tệ không thể thiếu được. Trái lại, họ cần phải bảo vệ lòng tín nhiệm của khách hàng, nếu không dân Châu Âu sẽ đi tìm các nguồn cung cấp đáng tin cậy lâu dài hơn. Liên hệ kinh tế có thể là một đòn ẩy để các nước Châu Âu can thiệp với Nga trong vụ Ukraine.

Vì sau cùng, cả Mỹ lẫn các nước Anh, Pháp, Ðức phải công nhận một cuộc chiến tranh lạnh đang bắt đầu, do ông Putin khởi động. Giao thiệp giữa Tây phương và Nga không còn như trước đây năm, mười năm nữa. Mỹ đã tuyên bố “chuyển trục” từ Châu Âu và Ðại Tây Dương sang Á Châu và Thái Bình Dương. Nhưng biến cố ở Ukraine nhắc nhở chính quyền Mỹ và dân Mỹ biết rằng ở nước Nga vẫn có nhiều người muốn bành trướng ảnh hưởng của một đế quốc cũ, bất chấp các quy tắc ngoại giao của thế giới văn minh. Người Mỹ cũng như dân Châu Âu phải chấp nhận cuộc chạy đua trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài ở Châu Âu trong mươi năm tới, đó là tính lúc đó ông Putin đã mãn hai nhiệm kỳ tổng thống.

Khi cuộc chiến tranh lạnh trước mở màn, một người có ảnh hưởng lớn đến chiến lược của chính phủ Mỹ trong cuộc đương đầu với khối Nga Xô là Ðại Sứ George Kennan. Năm 1947, nước Mỹ đang lo nhiều nước Tây Âu biến thành cộng sản, quân Nga có thể xâm lăng sang Châu Âu, Trung Cộng đang lên chân ở nước Tàu, vân vân, thì ông George Kennan đã đề nghị một chiến lược gọi là “ngăn chặn” (containment), thay vì tấn công. Ông tin rằng nước Mỹ không cần đánh, chỉ cần ngăn chặn không cho Nga bành trướng, thì về lâu về dài chính đế quốc Nga sẽ sụp đổ. Chiến lược này đã được các chính phủ Mỹ áp dụng suốt thời Chiến Tranh Lạnh, và cuối cùng ông Kennan đã tiên đoán đúng. Trong cuộc chiến tranh lạnh mới, nước Mỹ đang cần có một ông George Kennan khác, mặc dù so với Stalin thì Putin chỉ là một cán bộ KGB trung cấp mà thôi!
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests