Bình Luận , Quan Điểm

khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Quan hệ giữa Washington – Hà Nội
sau chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Minh Triết

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA, Jun 30, 2007
RFA - Chuyến viếng thăm Mỹ của ông Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã kết thúc. Giới quan sát đánh giá chuyến đi này như thế nào? Thành bại ra sao? Liệu có đẩy được quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao hơn không? Nếu có, quan hệ mới giữa Washington và Hà Nội có phải là tầm quan hệ chiến lược mà cả hai bên đều mong muốn thấy hay không?

Những câu hỏi chúng tôi mới nêu cũng là những câu được đặt ra với vị khách mời trong tuần. Khách mời là Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về quan hệ Việt-Mỹ, và hiện đang giảng dạy môn bang giao quốc tế ở Viện Đại Học George Mason, bang Virgina, Hoa Kỳ.

Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần

Bước đột phá?

Nguyễn Khanh: Câu hỏi đầu tiên chúng tôi xin đặt ra với Giáo Sư ngày hôm nay là liệu có bước đột phá nào trong mối quan hệ hai bên sau chuyến viếng thăm Mỹ của ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết hay không?

Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Đột phá thì khó nói là có thể có ngay, nhưng mà tôi nghĩ điều này tùy thuộc vào một số vấn đề.

Thí dụ việc ông Triết sang đây, ông Triết đạt được một số điều ông ấy muốn về vấn đề kinh tế. Trước khi đi, ông Triết có nói là muốn phát triển kinh tế, tăng cường bang giao về kinh tế, và thứ hai là ông ấy nói muốn nhờ Mỹ giúp xây dựng một trường đại học tầm vóc quốc tế. Việc ký công tra kinh tế thì có, về giáo dục thì trong bài tuyên bố của Tổng Thống George W. Bush, ông Bush không nói gì đến vấn đề ông Triết đưa ra. Thành ra 100% ông Triết đặt ra lúc đầu tiên thì đạt được 50%, còn 50% kia thì chưa được.

Nhưng cái điều quan trọng là trước chuyến đi, những vụ bắt bớ vụng về đã làm người Mỹ bắt buộc phải có phải ứng mạnh, nhưng điều đó lại hay ở chỗ ông Chủ Tịch Triết khi sang Mỹ đã mắt thấy tai nghe sự đồng thuận của lưỡng đảng, đồng thuận giữa hành pháp và lập pháp, giữa đảng Dân Chủ và Cộng Hòa Mỹ, kể cả những người từ trước đến nay có thể gọi là vẫn thân với Việt Nam họ đều đồng ý nhân quyền là vấn đề quan trọng, ít nhất là trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, lúc này vân đề nhân quyền rất quan trọng và ngư ờiMỹ rất “phiền” về chuyện đó.

Thành ra bây giờ trở ngại nhất để hai nước tiến gần với nhau là vấn đề nhân quyền. Chính ông Triết đã thấy, không cần ai phải nói nữa. Và ông Triết khi về Hà Nội sẽ phúc trình, sẽ bàn lại với các bạn của ông ta trong Bộ Chính Trị, và họ sẽ hoạch định chính sách.

Nếu chính sách đó được thi hành đến nơi đến chốn thì tôi nghĩ bang giao Việt-Mỹ sẽ bước một bước nhanh hơn và có thể dẫn đến đột phá sau này. Nhưng trong khoảng thời gian mình có thể trông thấy được thì tôi không thấy bước đột phá.

Quan hệ đối tác chiến lược

Nguyễn Khanh: Một điểm nhiều người thắc mắc là quan hệ quốc phòng cũng như quan hệ đối tác chiến lược đã không được hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ thảo luận với nhau. Thưa Giáo Sư, tại sao vậy?

Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ rằng bởi vì bầu không khí vẫn đục trước chuyến đi.

Trước khi ông Triết sang Mỹ, chúng ta thấy ông Khải sang Hoa Kỳ, ông Bush sang Việt Nam, tạo thành một sức đẩy khiến người ta trông đợi rất nhiều. Đùng một cái xảy ra những chuyện bắt bớ từ trước ngày ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm sang cho đến chuyến viếng thăm của ông Triết khiến mọi chuyện khựng lại.

Ngoài ra, tôi nghĩ cả hai bên đều phải để ý đến vấn đề Trung Quốc. Bóng đêm Trung Quốc cứ ở đằng sau quan hệ Mỹ-Việt. Lấy thí dụ khi ông Chủ Tịch Triết sang Hoa Kỳ, chúng ta thấy Phó Thủ Tướng Nguyễn Phú Trọng, người coi cả về nội chính, an ninh tình báo của Chính Phủ Việt Nam lại đi sang Trung Quốc để bàn thảo với Bắc Kinh về vấn đề có tính cách chiến lược.

Ở bên Mỹ thì trong những ngày ông Triết ở đây, thì cũng có cuộc thảo luận về chiến lược lần thứ tư giữa ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ John Negroponte với Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Thành ra, chúng ta thấy luôn luôn có hình bóng nào đó. Một mặt phải để ý đến Trung Quốc. Mặt khác quan hệ Mỹ-Việt Nam lại bị vẫn đục về vấn đề nhân quyền.

Quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam thì chúng ta thấy đã có tiến bộ kể từ ngày ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam sang thăm Mỹ hồi 2003, rồi Việt Nam đồng ý cho Hoa Kỳ tìm kiếm quân nhân mất tích ở miền biển, và Việt Nam cũng đồng ý thao diễn chung với Mỹ để cứu vớt người trên biển.

Những điều đó cho thấy đã có tiến bộ rồi, nhưng tiến thêm bước nữa, thì người ta đa nói đến chuyện mở cửa để Việt Nam có thể mua những dụng cụ quân sự không phải là võ khí, dần dần lại nói là Việt Nam có thể mua võ khí. Nhưng những điều này khó có thể xảy ra, cho đến khi sự tương đồng chính trị của hai nước xích lại gần nhau, để người ta có thể tin cậy lẫn nhau, để người ta có thể đi đến quan hệ quốc phòng.

Nguyễn Khanh: Có phải Giáo Sư muốn nói là một mặt quan hệ giữa Washington và Hà Nội bây giờ vẫn chưa được chặt chẽ như hai bên mong đợi, cộng với bóng mờ Trung Quốc vẫn đang dè nặng ở phía Việt Nam, khiến Việt Nam dù có muốn đến gần với Hoa Kỳ cũng không phải là dễ. Có phải như vậy không ạ?

Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Ông nói thế là đúng. Trước hết, lời nhắn gửi mà người Mỹ đưa ra với phía Việt Nam là “chúng tôi rất quan tâm đến nhân quyền, những điều các ông làm không đúng, ông nên quản lý lại đi”. Việt Nam thì cũng đã nói là chúng tôi cũng có sửa đổi chính trị và khi Việt Nam tiến về mặt này thì tương đồng chính trị của hai bnê sẽ xích lại gần nhau, và nếu xích lại gần nhau thì có thể đẩy quan hệ lên tầm quan trọng nhất. Quan hệ chiến lược đòi hỏi tương đồng về chính trị, nếu không có điều này thì khó có thể xảy ra quan hệ chiến lược.

Song phương thì đã thế rồi, riêng trong trường hợp Mỹ và Việt Nam thì cả hai bên đều ngó về Trung Quốc, để xem xem lợi hại ra sao. Hai yếu tố đó tác động nhau và ảnh hưởng đến tầm mức bang giao giữa Mỹ và Việt Nam, ít nhất là về phương diện chiến lược.

Vai trò của cộng đồng người Việt ở Mỹ

Nguyễn Khanh: Câu hỏi cuối cùng chúng tôi là phải nói đến vai trò của cộng đồng người Việt ở Mỹ. Ông Triết kêu gọi, nói là cộng đồng người Việt nên bắc nhịp cầu thân thiện giữa hai quốc gia, và người Việt ở Hoa Kỳ là một tập thể không thể trách rời khỏi quê hương. Lời kêu gọi của ông Triết, dường như, không được lắng nghe cho lắm. Nói như vậy có đúng không?

Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trước khi ông Triết sang đây, lần này đặc biệt với cuộc gặp gỡ của Tổng Thống Bush với 4 người đại diện cho những người đối kháng Việt Nam và buổi gặp gỡ của Bà Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi cũng với những người đang hoạt động cho dân chủ Việt Nam, cho chúng ta thấy tập thể người Mỹ gốc Việt là một thành phần của Mỹ, và họ sẽ tác động đến chính sách của Mỹ. Việt Nam cũng nhận thấy như thế và ông Triết đã đưa ra lời kêu gọi.

Trước ông Triết, Chính Phủ Việt Nam đã đưa ra một chính sách coi người Việt ở nước ngoài như là một thành phần không thể tách rời của tổ quốc. Lời nói đó là đúng, nhưng thi hành thì không có. Trong trường hợp chuyến đi Mỹ của ông Triết, chúng ta thấy sự phản đối ở Washington D.C., nhất là ở miền Nam California, tôi không ngờ số người đông đến thế, ít nhất là 2,000 người đã đi biểu tình từ hôm trước cho đến hôm sau, thì chúng ta thấy lời kêu gọi của ông Triết không có vang vọng.

Nhưng ngược lại, ông Triết đã làm một số điểm mà tôi nghĩ là có ảnh hưởng tương đối thuận lợi. Điểm thứ nhất là trong số những ngiời gặp ông Triết mà tôi biết, kể cả những người không ủng hộ gì cả, thì tôi biết họ cảm thấy cá nhân ông Triết có vẻ thành thật, họ thích điều đó, tức là ông Triết tạo được ấn tượng cho người khác. Về phía người Mỹ mà tôi biết, họ không thích chính sách mà ông Triết đại diện, nhưng họ lại ấn tượng với cá nhân của ông Triết.
Còn một điểm quan trọng nữa là khi sang đây, ở Orange County ông ấy có tuyên bố rằng là vấn đề Nghĩa Trang Biên Hòa được giải quyết để tạo đoàn kết dân tộc. Từ xưa đến nay, chúng ta thấy ông Võ Văn Kiệt kêu gọi rồi ông Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định cải biến Nghĩa Trang Biên Hòa từ quân đội quản trị sang thành quản trị dân sự, thì bên Mỹ này có hai luồng dư luận từ phía người Việt.
Một đằng coi đó là âm mưu để xóa bỏ Nghĩa Trang, tạo cơ sở kinh tế thủ lợi, không chú ý gì đến nhu cầu tâm linh và làm nhục các chiến sĩ tử trận. Một dư luận khác thì lại cho là hy vọng. Thành ra chuyện ông Chủ Tịch Triết công khai tuyên bố, với tư cách một nhân vật cao cấp nhất, ít nhất cũng đánh tan được luồng dư luận bất thuận lợi về chuyện đó.

Nếu vấn đề Nghĩa Trang Biên Hòa được giải quyết một cách tốt đẹp, thỏa đáng, khôn khéo, thì tôi nghĩ nó đặt một căn bản khá lâu dài cho việc cuối cùng sẽ đi đến chuyện đoàn kết dân tộc giữa trong và ngoài. Thành ra đây chỉ là cái đầu của một tảng băng thôi, chúng ta chưa biết người ta sẽ thi hành như thế nào, nhưng ít nhất chúng ta cũng ghi nhận là có chiều hướng tích cực đó.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ
NHÂN CÁCH VÀ LƯƠNG TRI
ĐÃ MẤT SẠCH SẼ RỒI !!!
Tôi - Vũ Thanh Phương, 1 phụ nữ là một người dân đen sống tận đáy cùng xã hội và cũng là nạn nhân của cái chế độ độc tài và tàn ác đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho nhân dân Việt Nam. Tôi không hề giữ một chức vụ nhỏ nhất nào dưới chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa mà hồi ông làm tướng trong quân đội và phó Tổng thống….Và ngay trong cả chế độ CS hiện nay cũng vậy, tôi chỉ thuần túy là người dân lao động và văn hóa rất hạn chế, nhưng đủ phân biệt mọi phải trái, đúng sai, sống có tôn trọng đạo lý trên đời.
Image
Vừa qua từ thành phố Sài Gòn khi đọc bài phát biểu của ông Nguyễn Cao Kỳ được đăng trên báo Tuổi Trẻ trong nước số ra ngày 24-06-2007, tôi cảm thấy khinh bỉ và muốn phỉ nhổ vào cái bản mặt vô liêm sỉ của ông. Theo sự đánh giá của tôi, thì ông tầm thường không được như tôi tưởng. Thực ra ông cũng chỉ là 1 thứ cơ hội chánh trị và chánh trị xôi thịt chứ có tài ba lỗi lạc gì ? Ông đã cúi đầu quỳ gối trước mặt đám “Vua quan của cái triều đình phong kiến Cộng Sản Việt Nam” mà không biết nhục nhã. Ông mở miệng nịnh hót đám vua quan trên chính mảnh đất mà ông đang phải lánh nạn, phải tỵ nạn CS hơn 32 năm qua mà không biết mắc cỡ. Tôi và rất nhiều người không thể tưởng tượng ra nổi, là sao đến giờ phút này mà ông còn uốn lưỡi ca ngợi họ. Tất cả những gì mà bộ máy tuyên truyền và quyền lực của nhà nước Cộng Sản VN đã bơm mớm cho ông, hoặc ông tự bơm mớm cho mình đó chỉ là một thứ bánh vẽ không hơn không kém. Ông nói cám ơn họ đã đối xử chu đáo quá tốt với cá nhân ông trong hơn 3 năm qua mỗi khi ông trở về cố hương ư ? Đúng, họ đã làm thế và sẽ tiếp tục làm thế hơn nữa với ông, nhưng ông có biết họ làm như vậy để làm gì không ?

Trong khi họ đối xử với ông quá tốt và ân cần chu đáo như vậy, thì họ ra tay hung bạo bắt bao nhiêu đồng bào quốc nội có lương tâm, có lòng yêu nước thương dân và vô tội chỉ vì lên tiếng đòi dân chủ hóa Đất nước trong hòa bình và ôn hòa. Trong đó có rất nhiều người là phụ nữ trí thức, là dân oan như Ls Lê Thị Công Nhân, công nhân Hồ Thị Bích Khương, Ls Bùi Kim Thành, nông dân Lê Thị Lệ Hồng (Thành viên trong Hiệp Hội Công Nông Đoàn kết), các dân oan : Nguyễn Thị Kỷ, nhà sư Thích Đàm Thoa, Vũ Thị Bình…. và tôi không thể kể hết tên họ ở đây. Họ đã dùng ông như một con bài chính trị, như 1 quân cờ trên một bàn cờ chính trị để thủ lợi cho họ mà thôi… Còn ông cũng đắc lợi qua các thương vụ làm ăn rất chắc chắn, lợi nhuận rất kếch xù mà các Việt kiều khác không thể có được do nhà cầm quyền Hà Nội dành cho ông hưởng riêng một quy chế rất đặc biệt !!!

Ông hãy ngẩng mặt lên mà nhìn vào thực tế, nhìn thẳng vào sự thật đang diễn ra ở Việt Nam. Ông nếu còn dịp về Việt nam nữa hãy bớt chút thời gian để dân đen chúng tôi dẫn ông đi thực tế cuộc sống của mọi tầng lớp người dân Cần lao và cả tầng lớp Thượng lưu nữa, để từ đó ông sẽ rõ mọi nỗi thống khổ của nhân dân và cuộc sống xa xỉ của lớp vua quan CSVN ra sao? Lúc đó ông sẽ có cái nhìn toàn diện, khách quan, vô tư nhất về thực trạng đất nước Việt nam trong lúc này.

Còn nếu thật sự đảng Cộng Sản Việt nam vì dân tộc, vì đất nước, thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh, dân tộc Việt Nam đã được sống trong tự do, ấm no hạnh phúc từ lâu rồi, chứ không phải chịu cảnh vẫn là nước lạc hậu đói nghèo như hiện nay. Và chắc chắn người dân trong nước như chúng tôi không bị tước đoạt quyền làm người căn bản mà Thượng Đế đã ban cho tất cả nhân loại. Nếu vậy thì ở Việt Nam đã không có nạn quan quyền tham nhũng, đầy rấy bất công, đẩy người dân chúng tôi phải ra đường sống cảnh màn trời chiếu đất, suốt đời đội đơn đi khiếu kiện đòi quyền lợi, đòi tài sản đã bị chính cái nhà nước CSVN mà ông đang nịnh nót quá mức nhiệt tình cướp đoạt trắng trợn hàng mấy chục năm trời không được giải quyết lại còn bị trù dập, bắt bớ và bỏ tù.

Cũng như vậy thì những trí thức, các công dân yêu nước không cần phải lên tiếng tranh đấu đòi tự do-dân chủ-nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Họ có quyền sống một cuộc sống hạnh phúc, trong nệm ấm chăn êm và tội tình gì phải xả thân tranh đấu để rồi phải bước vào nhà tù của đảng và nhà nước Việt Nam Cộng Sản !!!???

Mọi lời lẽ và hành động của ông vừa rồi tại Nam Cali - Hoa Kỳ trong buổi tiệc với ông “hoàng đế CSVN Nguyễn Minh Triết” chính là những nhát dao đâm vào sau lưng đồng bào hải ngoại, đâm vào lưng những đồng bào có lương tri trong nước, đâm vào lưng những người tranh đấu cho dân chủ tự do cho Việt nam ở cả trong và ngoài nước. Đồng thời cũng là hành vi tự sát chính trị dại khờ và quá rẻ mạt của chính ông. Dư luận nhân dân trong nước tỉnh táo có lương tâm và nhân cách không thể chấp nhận và tha thứ cho ông đã bán mình cho quỷ sứ như vừa qua và mấy năm vừa rồi.
Image
Tôi thành thật khuyên ông hãy cố soi gương để nhìn lại mặt mình một lần nữa và nên hiểu rằng : Giờ đây ông chẳng đại diện cho ai cả, từ đồng bào hải ngoại nơi ông đang định cư, đến nhân dân trong nước và cả lớp người cùng khổ như dân oan chúng tôi. Ông chỉ đại diện cho bản thân mình và ông đã mất hết tự trọng, nhân cách, lương tri và liêm sỉ của một con người bình thường nhất.

Tổ Quốc Việt Nam là của chung cả dân tộc Việt Nam. Nhân dân mới là người chủ của Đất nước.

Đất nước Việt Nam không phải của riêng đảng Cộng Sản và đảng CSVN không thể là người chủ vĩnh viễn đất nước này đâu thưa ông.


Công dân Vũ Thanh Phương
Số nhà 182, Ấp 1, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Email : kimnganvu2002@yahoo.com
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Noi gương Trưng Triệu
Nam Dao

Dù ở bên Úc tôi cũng nhận được đầy đủ những hình ảnh tin tức liên quan đến những cuộc biểu tình của đồng bào bên Mỹ phản đối chủ tịch nhà nước Cộng sản Hà nội Nguyễn Minh Triết. Điều làm tôi phấn khởi nhất là qua những hình ảnh mà mình được xem thì có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy xuất hiện rất nhiều khuôn mặt trẻ phái nữ đứng hàng tiên phong trong những cuộc biểu. Nhìn hình những thiếu nữ trẻ đẹp, cầm cờ vang, đeo trước ngực tấm biểu ngữ in hình cha Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng, lòng tôi dấy lên một niềm vui hy vọng vì thấy rằng tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại vẫn còng nặng tình với quê hương dân tộc.

Một trong những tấm hình mà tôi thích nhất là hình một thiếu nữ trẻ có mái tóc thề cầm micro dẫn đầu đoàn biểu tình. Đời sống vật chất xa hoa hưởng thụ ở Mỹ cũng chưa quyễn rũ được nàng quên đi những nỗi thống khổ nhục nhã của dân tộc ở quê nhà. Nàng không đến những nơi thanh lịch cầm micro để hát những lời nhạc trữ tình mà nàng đến với đoàn biểu tình dùng micro để nói thay cho những tiếng nói uất nghẹn ở bên nhà và đòi dùm cho họ những quyền tự do căn bản của con người được ghi nhận trong hiến pháp Việt Nam .

Những hình ảnh trên cho thấy phụ nữ Việt Nam ở hải ngoại đâu có thua gì nam nhi dám đứng lên nhận lãnh trách nhiệm của mình đối với quê hương dân tộc. Đây là một bước tiến của phụ nữ Việt Nam ngày hôm nay muốn bình đẳng đóng góp phần mình cho đại cuộc.

Trong nỗi vui đó, lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi buồn xót xa cho thân phận người phụ nữ Việt Nam ở quê nhà. Tôi chợt nhớ tới hình ảnh một thiếu nữ Việt cũng có mái tóc thề đứng loã thể để cho người ngoại quốc đến chọn mua về làm vợ. Cùng một xác thân phụ nữ Việt với mái tóc thề duyên dáng thế mà sao hình ảnh hai cuộc đời lại ngàn trùng khác biệt và vô vàn chua xót. Người ở trong nước thoái hoá trở về sống đời nô lệ cho người ngoại quốc mua vui. Còn người tỵ nạn thì lại như đóa hoa hàm tiếu dưới bầu trời tự do dân chủ. Nếu như người phụ nữ kém may mắn kia có cơ hội vượt biên định cư nơi xứ người thì có lẽ ngày hôm nay nàng cũng sẽ đứng chung với đoàn biểu tình chứ không phải hổ thẹn đứng cho người khác chọn mua mình về làm vợ. Nếu như người phụ nữ đáng thương nọ không phải sống trong một đất nước mà trong đó tên chủ tịch không có cười đểu cáng rêu rao "đàn bà Việt Nam đẹp lắm" để dụ khị người ngoại quốc và “khúc ruột ngàn dặm” về Việt Nam đầu tư, thì có lẽ đời nàng không phải rơi vào 1 khúc quanh đen tối vô vàn tủi nhục như ngày hôm nay. Tư cách của kẻ lãnh đạo đất nước tồi bại như thế thì chuyện nhân phẩm của phụ nữ Việt bị rao bán làm nô lệ tình dục ở những chợ vợ tất không tránh khỏi.

Lời ông Triết kêu gọi người Việt hải ngoại và thế giới nên đầu tư ở Việt Nam vì Việt Nam có gái đẹp càng giúp cho đồng bào hiểu thêm thông điệp của nghị quyết 36 : "hãy khép quá khứ đau buồn mà hướng về tương lai để xây dựng đất nước".

Ôi! Cái bánh vẽ " xây dựng tương lai" bốc mùi ô uế làm sao!

Khi hô hào cổ võ" hãy khép quá khứ đau buồn mà hướng về tương lai để xây dựng đất nước", lương tâm ông Triết có cảm thấy nhức nhối hay không?
Ông có cảm thấy nhục quốc sỉ hay không khi mà đem rao bán cái bánh vẽ này cho thế giới nhảy vào bằm dập gái đẹp Việt Nam ?

Và cái tương lai mà ông vẽ ra kêu gọi đồng bào về xây dựng đất nước chỉ là thế ư ?

Từ 60 năm qua dân tộc Việt Nam đã phải ôm một quá khứ đau buồn với hàng triệu người bị giết trong những chiến dịch Cải cách ruộng đất , Tết Mậu Thân 1968 hay ở những trại cải tạo, vùng kinh tế mới và những cuộc vượt biên kinh hoàng. Ngày hôm nay dân tộc VN phải trực diện với một hiện tại và tương lai kinh hoàng đưa đất nước trở về sống lại thời đồ đá man ri mọi rợ, người biến thành nô lệ không lối thoát trong một xã hội đồ đểu làm băng hoại tất cả những giá trị đạo đức của cha ông để lại.

Người dân tỵ nạn nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung chỉ khép lại qúa khứ đau buồn để hướng về một tương lai tươi sáng cho đất nước mà thôi. Ngày nào trên quê hương Việt Nam vẫn còn xảy ra những hiện tượng xuất cảng sức lao động người dân ra nước ngoài làm nô lệ, người phụ nữ trần truồng cho khách chọn mua, những kẻ lãnh đạo bán đất cầu vinh thì ngày đó những mỹ từ lừa lọc : "khép quá khứ hướng về tương lai để xây dựng đất nước" vẫn chỉ là những chiếc bánh vẽ nhạt nhẽo mùi vị tuyên truyền láo khoét mà thôi. Và dĩ nhiên, nơi nào có những kẻ bán nước cầu vinh đi qua tất sẽ có đồng bào tỵ nạn và những phụ nữ trẻ Việt Nam, con cháu của Hai Bà Trưng “dàn chào” bằng những biểu ngữ kết án chế độ phi nhân phản dân hại nước.

Nam Dao (Adelaide)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Trung Quốc Với Quan Hệ Kinh Tế Mỹ-việt

RFA & NGUYỄN XUÂN NGHĨA .
...VN có lợi khi giao dịch với Mỹ hơn... VN nhập siêu nặng với Trung Quốc mà được xuất siêu gấp 8 với Mỹ...
Sau chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết - mà dư luận đánh giá là có ít thành công về kinh tế nhưng thất bại về chính trị - người ta đã nêu câu hỏi là vì sao Hoa Kỳ có vẻ như cố nâng đỡ kinh tế Việt Nam? Phải chăng vì Trung Quốc? Do Việt Long thực hiện, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm một số giải đáp qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nói về quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, hầu như ai cũng nhắc đến vai trò của Trung Quốc. Qua chương trình kỳ này, chúng tôi đề nghị là chúng ta sẽ thử tìm hiểu về vai trò đó của Trung Quốc trong mối hợp tác kinh tế Mỹ-Việt.
Trước hết, vì sao Trung Quốc lại có ảnh hưởng tới quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ khiến người ta cứ phải chú ý như vậy?
Thưa ông, về bối cảnh chung trong quan hệ giữa ba quốc gia, có lẽ dư luận bị ảnh hưởng vì nhiều nhận thức xuất phát từ lịch sử xa xưa nên còn suy nghĩ như thế về chuyện hiện đại và tương lai.
Nói chung, thế giới vẫn còn nghĩ rằng Trung Quốc là đại cường lục địa có thể chi phối quan hệ của các lân bang nhỏ yếu với các nước khác, nên cũng có tiếng nói trong mối quan hệ quốc tế của một nước láng giềng như Việt Nam. Đây là một quán tính của quá khứ mà Bắc Kinh cố gắng duy trì trong khi lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa gỡ bỏ được - có khi còn không dám gỡ bỏ.
Dù đã qua thế kỷ 21, lãnh đạo Việt Nam vẫn giữ phản ứng truyền thống là vừa ưa vừa sợ Tầu. Xưa nay, dù có thắng các đợt ngoại xâm từ phương Bắc thì sau đó lãnh đạo nước ta vẫn thiết lập chế độ giáo dục và cai trị theo Bắc phương. Giờ đây, tình hình còn tệ hơn vì sự đồng dạng giữa hai chế độ, gọi là “xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Quốc” hay “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam, nên Hà Nội mới vẫn dành cho Bắc Kinh tư thế đó.
Hỏi: Thế còn Hoa Kỳ, họ nghĩ gì về mối quan hệ Việt-Hoa đầy nghịch lý mà cũng rất lâu đời ấy?
Hoa Kỳ là quốc gia quá trẻ và nói chung thì lãnh đạo xứ này thiếu am hiểu về các vấn đề văn hoá sâu xa của thế giới. Nhờ vậy, họ dám có loại sáng kiến táo bạo hơn - với kết quả thiếu đồng bộ.
Trong quá khứ, Hoa Kỳ muốn yểm trợ miền Nam để ngăn đà bành trướng của Trung Quốc từ miền Bắc. Tới khi gặp khó khăn thì lại rơi vào phản ứng cố hữu của Tây phương là nói chuyện thẳng với Bắc Kinh để mưu tìm một giải pháp với Hà Nội. Giờ đây, vẫn do sự hiểu lầm cố hữu ấy, một số người Mỹ cứ tưởng rằng truyền thống chống Trung Quốc của Việt Nam có thể phần nào chặn nổi ảnh hưởng của Trung Quốc xuống Đông Nam Á. Họ muốn tái diễn chiến lược cũ, với cả nước Việt Nam đã thống nhất và có dân số 85 triệu thay vì một nửa ở miền Nam với 24 triệu dân như trước 1975.
Hỏi: Nhưng trước hết, Hoa Kỳ lượng định ra sao về Trung Quốc mà lại nghĩ tới chiến lược ấy?
Tôi nghĩ rằng quan điểm khả dĩ gọi là lưỡng đảng của Hoa Kỳ, vì được cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ cùng tiến hành, là vừa hợp tác để chuyển hoá Trung Quốc, đồng thời vừa cảnh giác để ngăn ngừa bất ổn có thể xảy ra vì Trung Quốc nay đã là một cường quốc và lãnh đạo Bắc Kinh lại theo đuổi những giá trị khác và có thể thách đố cái thế độc bá toàn cầu của mình. Vì vậy, Mỹ mở rộng hợp tác kinh tế và cố gắng kết giao hành động trên một số lãnh vực, nhưng vẫn thường xuyên canh chừng hoặc nêu vấn đề với Bắc Kinh theo lối vừa dụ vừa ép.
Hỏi: Và ngược lại, ông cho rằng lãnh đạo Trung Quốc nghĩ sao về Hoa Kỳ?
Họ đánh giá cao kỹ thuật nhưng coi thường chính trị của Mỹ. Trung Quốc cần Hoa Kỳ trong ba lãnh vực chính là thương mại, đầu tư và công nghệ - mà không quốc gia hay khối kinh tế nào có được như Mỹ. Nhưng, trong việc vận dụng và thậm chí lợi dụng Mỹ, họ vẫn khéo tranh thủ được nhiều ưu thế với thế giới để giải quyết mục tiêu lâu dài là trở thành một cường quốc có cái thế đối đầu hay đối thoại ngang hàng với Hoa Kỳ. Về mặt tiêu cực, lãnh đạo Bắc Kinh biết rõ nhược điểm về cơ cấu của mình và e sợ là nội bộ mà bị khủng hoảng thì sẽ bị các nước, nhất là Mỹ, gây thêm phân hoá như Trung Quốc đã từng bị trong lịch sử. Nhìn trên đại thể như vậy thì ta có thể thấy ra động lực hợp tác tay ba trong tương quan bất ổn thường trực.
Hỏi: Từ bối cảnh chung mà nói riêng về địa hạt kinh tế, ông nghĩ sao nào về quan hệ tay ba đó?
Trên đại thể, tôi cho là vì sức mạnh kinh tế của mình, trong ba nước, Hoa Kỳ là quốc gia giữ thế chủ động và có khi đang khai triển cái thế ấy hầu đạt mục tiêu chiến lược lâu dài hơn. Nhưng sức năng động của doanh giới Mỹ cũng có thể làm đảo lộn những tính toán chiến lược đó.
Hoa Kỳ mở cửa cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO sáu năm trước Việt Nam. Kể từ đấy, Trung Quốc có bàn đạp vươn lên thành một đối tác kinh tế đáng kể và đạt xuất siêu rất cao với Mỹ. Nhìn trên bề mặt, người ta cứ tưởng rằng Trung Quốc thắng thế với khối dự trữ ngoại tệ rất lớn và trở thành một chủ nợ mới của Mỹ. Thật ra, kinh tế Trung Quốc cũng bị lệ thuộc nhiều hơn vào thị trường Mỹ và mâu thuẫn về quyền lợi tự nhiên đã gia tăng giữa đôi bên, là loại vấn đề trước đây không hề có.
Hỏi: Bây giờ, đến lượt Việt Nam nhập cuộc chơi với tấm vé vào của WTO từ đầu năm nay. Liệu Việt Nam có nhờ bàn đạp WTO mà tái diễn thành tích xuất siêu của Trung Quốc hay không?
Từ sáu năm nay, ngoại thương Mỹ-Việt tăng gấp sáu, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng gấp tám, với mức xuất siêu đã vượt quá tám tỷ Mỹ kim. Vì vậy, quan hệ đôi bên bắt đầu chuyển động, nhưng WTO không là tất cả và đây là điều Việt Nam vẫn chưa nhìn ra.
Nhìn từ Hoa Kỳ thì từ năm năm qua, Chính quyền của Tổng thống Bush muốn đa diện hoá quan hệ mậu dịch với các nước Đông Á, nhất là Đông Nam Á vốn kém phát triển hơn Đông Bắc Á. Họ sở dĩ cần đa diện hoá vì không muốn đặt quá nhiều trái trứng kinh tế trong một cái giỏ là thị trường Hoa Lục. Nhờ vậy mà quyền lợi Hoa Kỳ vẫn hiện hữu tại Á châu với những rủi ro phân tán hơn. Và cũng nhờ vậy mà họ càng có thế mạnh hơn khi cần gây sức ép với Trung Quốc.
Nói cho dễ hiểu, Hoa Kỳ ngày không xây dựng cơ sở quân sự quy mô để ngăn chặn Trung Quốc mà phát triển cơ sở kinh doanh để có giao kết đa phương về quyền lợi. Vì chiều hướng đó, ngoài Nhật Bản và Nam Hàn, Mỹ đã mở nhiều vòng đàm phán với Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á là tổ chức ASEAN.
Hỏi: Mà trong khối ASEAN đó cũng có Việt Nam?
Với ASEAN, từ năm ngoái, Mỹ đã ký hiệp định khung về ngoại thương và đầu tư mà ta gọi tắt là TIFA, mãi tới ngày 21 tháng trước Hà Nội mới ký văn kiện này, chỉ trước có Lào và Myanmar thôi. Đây là khuôn khổ cần thiết để hai nước cùng theo dõi, kiểm tra hoặc tranh tụng về khả năng tôn trọng những cam kết với tổ chức WTO.
Hỏi: Xin được hỏi ngay một câu là vì sao hai hội viên của WTO lại còn phải thành lập một cơ chế phụ trội để theo dõi việc tuân thủ những quy định của WTO?
Thưa đấy là một câu hỏi chí lý! Đấy là cái thế chủ động hiển nhiên của Hoa Kỳ với các nước Đông Nam Á và riêng với Việt Nam sau khi hai bên đã ký Hiệp định Thương mại Song phương năm 2001. Hiệp định TIFA là điều kiện cần thiết để Việt Nam đạt thêm hai thỏa ước kinh tế về ngoại thương và đầu tư với Hoa Kỳ hầu có thể tiến tới Hiệp định Thương mại Tự do - Free Trade Agreement hay FTA với Mỹ. Vì vậy, WTO không là tất cả mà chỉ là bước đầu và qua TIFA còn FTA mới là mục đích vì từ đó hai bên sẽ trao đổi hoàn toàn tự do như đồng minh chiến lược.
Hỏi: Theo lối phân tích ấy, Hoa Kỳ đang muốn lôi kéo Việt Nam nếu chưa phải ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc thì cũng là một đối tác chiến lược về kinh tế trong khu vực Đông Á?
Vì quyền lợi của mình, Hoa Kỳ có thể muốn giúp Việt Nam được giàu mạnh hơn. Một ẩn dụ bắt mắt là Cam Ranh không cần là một căn cứ hải quân Mỹ nhưng có thể là một khu công nghiệp lớn cho toàn khu vực. Các nước Đông Á như Nhật Bản, Đại Hàn hay Đài Loan cũng thấy vậy và đang muốn đầu tư thêm vào Việt Nam như một giải pháp kinh tế bổ xung, và an toàn hơn là để bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Hoa Lục. Vấn đề ở đây là lãnh đạo Hà Nội muốn gì?
Hỏi: Thế câu trả lời của ông là thế nào?
Tôi thiển nghĩ rằng lãnh đạo Việt Nam tưởng là mình khôn nên muốn bắt cá hai tay mà vẫn chưa thoát khỏi lối suy nghĩ lỗi thời là đu dây. Sở dĩ như vậy vì họ vẫn bị hệ thống Trung Quốc chi phối từ tư duy đến cơ chế, và yếu tố then chốt là quyền lợi tối thượng của họ chỉ là sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự bảo vệ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ chưa bước ra khỏi cái bóng rợp của Trung Quốc và thật ra chưa có khả năng suy nghĩ độc lập theo hoàn cảnh mới.
Hỏi: Thế còn quyền lợi tối thượng của người dân Việt Nam?
Nói về quyền lợi thì trong quan hệ kinh tế tay ba với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam có lợi khi giao dịch với Mỹ hơn là với Trung Quốc. Trước mắt thì chưa kể hàng nhập lậu, Việt Nam bị nhập siêu nặng với Trung Quốc mà lại được xuất siêu gấp tám với Hoa Kỳ. Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất là từ Trung Quốc, tới gần 16% tổng số, mà xuất khẩu nhiều nhất vào Hoa Kỳ, đến hơn 18% số xuất khẩu. Trước mắt đã vậy, về đầu tư và nhất là kỹ thuật hay công nghệ thì Việt Nam có lợi nhất là qua giao thương với Mỹ nhờ đó học thêm quy cách tổ chức và sản xuất tiên tiến thay vì học lại những gì Trung Quốc đã học từ Hoa Kỳ, hoặc tiếp nhận hàng hoá Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ từ chối vì thiếu vệ sinh, như trường hợp đang xảy ra ngày nay.
Hỏi: Thưa đấy là mối lợi về kinh tế, chứ còn mối lợi nào khác nữa chăng?
Thưa về mặt chiến lược, khi Hoa Kỳ không có liên hệ hay cơ sở đầu tư gì ở tại Việt Nam thì tất nhiên chẳng có lý do gì bênh vực quan điểm của Việt Nam, thậm chí bảo vệ Việt Nam nếu có tranh chấp với Trung Quốc. Nhưng nếu Hải quân Trung Quốc uy hiếp khu công nghiệp Đà Nẵng Cam Ranh thì có thể là một vấn đề của Việt Nam mà cũng là vấn đề của Mỹ nếu họ có cơ sở đầu tư tại đó. Vả lại, Hoa Kỳ là nước ở xa và không thể có một ý đồ chiếm đóng Việt Nam hoặc để bành trướng lãnh thổ, là trường hợp khác hẳn Trung Quốc ngày xưa và ngày nay.
Hỏi: Như vậy, nếu suy đi tính lại thì việc mở rộng và tăng cường giao hảo với Hoa Kỳ là điều có lợi hơn là chỉ cố gắng vun trồng quan hệ với Trung Quốc chứ?
Thưa vấn đề là "có lợi cho ai"? Dân Việt Nam có lợi nhất, nhưng lãnh đạo Hà Nội lại nghĩ khác. Trong quan hệ với Trung Quốc, họ không bị áp lực phải cải cách chế độ chính trị cho tự do hơn. Ngược lại, vì Hoa Kỳ là một xứ dân chủ đa nguyên, Hành pháp hay doanh giới có thể tạm nhắm mắt trước những khiếm khuyết chính trị hay xã hội của Việt Nam, chứ giới tiêu thụ, dư luận và Quốc hội lại không chấp nhận khuyết tật ấy. Và họ sẽ lên tiếng như đã lên tiếng.
Phải nói thêm là nếu sự hiện diện đông đảo của người Việt tại Mỹ có thể là đầu mối cho Việt Nam dễ tiếp cận vào thị trường Mỹ thì cũng là thế lực khiến chính quyền Mỹ phải lưu ý khi muốn xí xoá cái tội đàn áp nhân quyền của chế độ hiện hành. Chuyến đi vừa qua của ông Triết có cho thấy điều ấy khi lãnh đạo Hoa Kỳ phải nói chuyện với cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Một số người cho là Chính quyền Bush chỉ tiếp xúc với cộng đồng người Việt theo lối biểu kiến, nhưng nếu thực sự coi thường cộng đồng này thì việc gì họ phải trình diễn như vậy? Và ngoài Hành pháp thì Quốc hội Mỹ cũng là sức mạnh đáng kể mà người ta khó vượt qua được.
Hỏi: Câu hỏi cuối, thưa ông, nếu như vậy, Việt Nam nên làm gì trong thời điểm này?
Dân Việt Nam nên biết cân nhắc quyền lợi lâu dài của mình. Thứ hai, nhân cơ hội Hoa Kỳ đang muốn mở ra một hướng khác cho Việt Nam, lãnh đạo Hà Nội nên đẩy mạnh việc cải tổ bên trong và nâng cao tay nghề hầu khai thác được lợi thế về kinh tế hơn là chỉ tranh thủ bằng lương bổng thấp. Nhưng muốn như vậy, họ cũng cần cải tổ mối quan hệ với chính người dân để xây dựng một xã hội cởi mở và tự do hơn. Điều ấy tất nhiên có lợi về kinh tế mà còn giúp Việt Nam củng cố được nền độc lập đích thực nếu thoát khỏi nếp tư duy đậm mùi Trung Hoa. Chúng ta đã qua thế kỷ 21 rồi với quy luật bang giao cũng đã đổi khác trên thế giới.

RFA & NGUYỄN XUÂN NGHĨA
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Chân và gỉa

Phan
“… Cái gì giả nghĩa là đã từng có thật nhưng bây giờ không còn nữa thì người ta mới làm giả để tưởng nhớ - theo nghĩa tinh thần như tượng thuyền nhân vượt biển, theo nghĩa tiện dụng như cái chân-gỉa của người thương binh. Khi người ta làm gỉa như hai thí dụ trên là vì cái thật qúy gía không còn. Nhưng cái thật vẫn còn mà người ta cứ làm gỉa là gỉa dối như hột xoàng gỉa (không đeo hột xoàng đâu có chết). Còn làm gỉa để gạt người gạt mình là gỉa nhân gỉa nghĩa như thức ăn chay (trai) được trình bày qua hình thức mặn (mạng). Không ăn đùi gà, heo quay bằng bột cũng đâu có chết.”

“Thưa tiên sinh! Hôm nay tiên sinh, ốm?!”

“Tôi chẳng ốm đau gì sất.”

“Tiên sinh hiểu lầm rồi! Ý tôi muốn nói là tiên sinh liệu hồn! không khéo thì tiên sinh ốm đòn.”

(Cả bàn cười ha hả).

“Tôi biết! Cánh đàn ông ngoài garage này không nỡ đánh tôi vì nhìn đi nhìn lại thì tôi to xác nhất, các bà trong nhà thì còn lo ăn chay cho no bụng để có sức mà bàn về việc đai-ẹt (diet). Sau đó lo… lo qua lo lại hai cái lọ, chẳng ai rỗi hơi mà tẩm quất cho tôi. Các ông còn nhớ người xưa có câu: ‘điếc hay ngóng, ngọng hay nói’ với câu: ‘xấu ưa làm tốt, dốt ưa nói chữ’ là thói đời nó thế! Người nông dân nắng mưa dãi dầu nên ưa nằm mơ thấy mình là quân vương, sống trong nhung lụa. Hoàng thượng sống trong nhung lụa thì lại thường nằm mơ thấy mình ra đồng với cái cày, con trâu cho đời thanh thản. Tương tự như thế! Những người học thật thường ẩn dật, nên ngoài lề đường mới nhiều học gỉa, tiên sinh… chữ nghĩa bây giờ rẻ nên người ta xài hoang!”

“Vậy! Xin hỏi: Tiên sinh đây là học gỉa hay học thật, ạ!”

“Tôi bảo ông dốt thì ông không tin vì ông tin tôi dốt hơn ông. Nhưng tôi nói ngược lại, nói cho đúng ý ông thì ông hoang mang vì ông cũng đâu tin ông giỏi đến thế! Sau đó, ông đổ thừa cho tôi là kẻ nịnh để ông không chịu trách nhiệm về việc tôi khen ông giỏi - khi có ai chất vấn ông. Nhưng thâm tâm ông hài lòng với ý nghĩ mình giỏi một cách trí trá hơn cả câu nịnh bợ - cũng gỉa trá nốt - nếu tôi có nói. Cái chân và gỉa trệu trạo muôn đời để cùng tồn tại cho mọi thành phần, mọi hoàn cảnh… có thể lý giải được những việc không nên làm trở thành chấp nhận được và những việc đương nhiên trở thành vô lý - khi cần. Nếu tôi là học thật thì tôi đã ngồi nhà gãi đầu gối chứ đâu cất công đến đây để hầu chuyện các ông dốt thâm căn cố đế mà trường hợp cá nhân tôi đã chứng thực được câu: ‘ở bầu thì tròn ở ống thì dài’; ‘gần mực thì đen gần đèn thì sáng’ có tự ngàn đời.”

“Chắc tiên sinh đã thấy sao hộ mạng của tiên sinh tắt hôm nay?”

“Thì sang năm, các ông được đi ăn giỗ kẻ hèn này!”

“Lão này hôm nay phải gió thì phải!”

“ Đùa với các ông cho vui. Đừng ai đánh tôi nhé. Tôi mà biết vợ chồng gia chủ nhà này cho ăn chay thì tôi đã ở nhà làm homework, (xe cần thay nhớt, cần rửa, cỏ chưa cắt, tóc chưa hớt…) Nhưng cái tật ham vui và nhất là… ham ăn. Đúng là tham thực cực thân mà mò đến đây”.

“Thế tiên sinh đã nghe: ‘miếng ăn qúa khẩu thì tàn’?”

“Tôi biết cả: ‘không ăn một miếng lộn gan lên đầu’ Nhưng thật tình mà nói thì tôi không thích mấy - khi nhìn món ăn chay mà làm cho giống cái đùi gà (một cọng xả giống giống như cái xương đùi của con gà, chung quanh bọc mì căn, nhân bên trong là đậu hũ, nấm mèo với cà rốt xắt sợi, bún tàu…) Công nhận là ngoài những người phụ nữ chỉ biết đi mua thì người phụ nữ Việt Nam khéo tay mà theo tôi là nhất thế giới, nhìn y như cái đùi gà chiên ngoài tiệm ông gìa mắt kính (Kentucky). Không biết khi cúng, người được cúng có nổi giận?! Khi ăn, người mời ăn và người được mời ăn có lừa được mình là ‘real chicken’ hay không?!

Tôi thì chịu, ban nãy đến đây, tôi thấy dĩa heo quay đỏ tươi trên bàn. Ỉ chỗ thân tình nên tôi rón ngay một miếng - khai vị. Ai dè, hoàn toàn là bột. Lớp đỏ tươi bên ngoài nhìn hấp dẫn như da heo quay, kế đến lớp trắng trong như mỡ, đến lớp đục màu thịt heo chín. Lớp bột trong cùng còn quét màu nâu-nâu-đen, nướng cháy cháy y như heo quay chánh hiệu ông Tàu. Bỏ vô miệng rồi mới biết là hiệu ông… Phật.

Thời buổi này lường gạt lấn sân vô tới cửa thiền môn rồi sao trời? Đến khi vỡ lẽ ra là ngày tẩy trần nên các bà cho ăn chay. Thế là tôi thất vọng! Ra đây uống bia với các ông, không biết các ông có cảm giác (cảm nhận) như tôi: Cữ hễ ăn chay thì thèm mặn, ăn cơm thì thèm phở, (đừng nghĩ lung tung đấy nhá!) Nhân danh sự ấm ức cá nhân, tôi kể về thịt chó bảy món cho các ông nghe vì đêm qua tôi khó ngủ, cứ trằn trọc mãi mới nghĩ ra là mình nhớ thịt chó! Coi như chuyện ăn mặn nói ngay ăn chay nói dóc”.

“Chúng tôi thấy tiên sinh chỉ còn có ăn đòn là biết thân…”

“ Trong đám không dám đánh mình vì sợ thì có ngày, có kẻ bỗng hết sợ! Và trong đám không nỡ đánh mình vì thương thì cũng có ngày, có kẻ hết thương! Nên tôi biết dừng lại ở cái chừng mực… sắp ăn đòn! Yên chí đi.

… các ông biết không? Thịt chó ăn theo miền nên đừng nói là ở đâu có con chó ngon nhất; ở đâu nấu ngon nhất, cũng trật hết. Thần dân cẩu xực (là ăn thịt chó chứ đừng nghĩ là ăn như chó, tiếng Tàu nói ngược, nó thế!) cùng đồng ý với nhau là: nhất mực nhì vàng tam khoang tứ đốm. Nhưng không có bốn thứ cao cấp ấy thì con vằn, con vện cũng ngon như thường bởi người hiểu biết đâu có mấy: ‘đông mè hè khuyển’ là kinh điển. Mùa đông lạnh nên hỏa nhiệt tâm thân không bốc ra ngoài được, các cụ ta ăn cá mè là loại thực phẩm hàn - mát để giải bớt thân nhiệt. Mùa hè nóng làm cho thân nhiệt bốc qúa, tâm thân bị hàn nên ăn thịt chó là thực phẩm hỏa - nóng để sưởi lòng. Ý nghĩa của câu ‘đông mè hè khuyển’ được giải thích theo thuyết âm dương trong y học cổ truyền và tư tưởng phương Đông là thế.

Như người Đại Hàn, nội cái tên quốc gia của họ, nghe đã đóng băng nhưng họ chén thịt chó vào loại nhất hành tinh là vì con người và con chó có thể ăn chung mọi loại thực phẩm - trừ phế phẩm từ con người thì con chó không phải giành với con người. Nhưng con gì sống chung với con người thì cũng đồng nghĩa với trên đà tuyệt chủng! Con người ăn con chó để bảo toàn thực phẩm cho mình ở miền gía băng. Nghèo đói thì ai dư hơi mà nghĩ đến thuyết âm dương. Nam Hàn mới khá lên đây thôi, cứ vào Nhà hàng của một dân tộc, nếm qua các món ăn đặc sản của họ thì đoán được dân tộc đó giàu hay nghèo. Ẩm thực, ngoài việc nói lên Văn hóa dân tộc, nó còn nói lên sự giàu nghèo thâm căn cố đế của dân tộc ấy. Có ai tìm được cái đầu cá hay ruột cá trong Nhà hàng Mỹ? Con tôm lớn đã đành, con tôm bé teo, họ cũng bóc vỏ chứ không ăn cho có chất vôi (can-xi) như lý giải ở những nước nghèo.

Còn ở quê ta, miền Bắc thuộc xứ lạnh nhưng đâu phải nhà ai cũng có ao cá mè để ăn. Các cụ ta ăn thịt chó bốn mùa vì đói nghèo cũng như Đại Hàn vậy. Trong miền Nam nóng bỏ bu, đúng là nên ăn thịt chó theo câu: ‘đông mè hè khuyển’ nhưng chẳng ai ăn trước khi có người Bắc di cư vào Nam mà đúng nhất là trước khi Hòa bình lập lại. Sau ’75 không ăn thịt chó thì ăn thịt nhau à? Có thịt gì đâu mà ăn! Ơn cách mạng là ở chỗ đó. Trước ’75, người miền Nam không ăn thịt chó, người Bắc có ăn bởi nhớ quê xưa chứ không phải đói cá, đói thịt đến phải ăn thịt chó trong đất miền Nam. Nói tóm lại: Thuyết âm dương bát ngát nên chỉ giành cho giới học gỉa khi trà dư tửu hậu; giới học thật - tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ thì có cái bỏ vào miệng đã là may trên một đất nước điêu linh. Trên tinh thần ấy, tôi kể các ông nghe:

Gia đình tôi thuộc diện di cư (Bắc ’54), tôi đi tàu há mồm vào Nam từ khi còn rất bé nên chẳng nhớ gì nhiều về quê hương Bắc bộ. Người trong Nam hát nhạo người Bắc di cư là: ”từ Bắc vô Nam tay cầm bó rau, tay kia cầm sợi dây để trói con cầy…” không sai, không sai vì chính tôi được ăn thịt chó ngay trên tàu há mồm. Mẹ tôi dấu cách nào thì tôi không biết, cứ thỉnh thoảng bỏ vào miệng tôi một miếng thịt luộc đã khô săn, cho có chất thịt… chó, làm như không ăn thì mất gốc Bắc không bằng! Trên tàu, họ có cho ăn tử tế! Tôi còn nhớ thế. Nhưng tôi nhớ cái mùi thịt chó luộc đã mươi ngày ấy đến đêm qua, đến hết đời tôi cũng có thể lắm! Tôi nhớ song song với hình ảnh đoàn người di cư xuống tàu như đàn gia súc, có những ông Tây cao to xịt thuốc trừ chấy rận. Không có họa cộng sản thì con người đâu bị chà đạp nhân phẩm, khinh khi đến đụng chạm vào lòng tự ái ngay trên quê hương mình để đời đời ấn tượng trong tuổi thơ.

Theo ông cụ tôi thì thịt chó luộc xong ăn ngay sẽ bị khai khai mùi nước tiểu trẻ con, nên người sành điệu là luộc xong cái đùi trước của con chó (đùi trước ăn thịt luộc, đùi sau ăn rựa mận là sành điệu) thịt luộc treo lên gác bếp giăm hôm, chẳng thiu thối gì đâu, (thịt chó có cái đặc biệt là ăn bị giắt răng đến hôm sau cũng không hôi, treo đến khô không hư) khi hạ xuống thái lát vừa ăn thì thịt rất săn chắc vì đã róc hết nước, bay hết mùi khai, chấm miếng mắm tôm, ăn kèm với cái lá mơ, lát riềng non thái mỏng thì linh hồn bay đến thiên đàng. Chắc thế nên mới có truyện: “Trẻ con không được ăn thịt chó” của đại văn hào Ngô Tất Tố, đã lột mặt nạ để phô ra bộ mặt thật của con người và cuộc sống trên một miền đất nước lầm than.

Nhưng khi miếng thịt chó di cư, khi vào miền Nam rồi thì chỉ có nhịn thèm vì không thấy người trong Nam ăn thịt chó nên các cụ di cư ưa nhắc nhau như chúng ta giờ đây ưa nói về những món ăn bình dân ở quê nhà - tùy miền của người nói (kể). Sau ’75 thì Nam Bắc một nhà - đói rách như nhau nên ăn thịt chó có tính thống nhất từ Bắc vô Nam. (Món chó xào lăn, hầm nước dừa bắt đầu xuất hiện ở những xóm làng miền Nam. Đạo đời xào xáo là chó nấu chao, ướp chao nướng vỉ).

Riêng tôi, nhiều đêm nằm nhớ thịt chó như nhớ người yêu. Tôi nói bà xã thì bà ấy hỏi ngược lại mình: “Bây giờ về Việt Nam, liệu anh còn dám ăn không?” Tôi thật không trả lời được vì chính mình đã thay đổi rồi thì phải?! Bởi cứ nhìn những đứa trẻ trong nhà mình, chúng nó ôm ấp, hôn hít con chó như người bạn thân thì mình có nỡ ăn thịt bạn của con mình không? Nói ra thì sợ người đời mắng nhiếc: trưởng gỉa học làm sang. Tôi nín thinh như lúa trong bồ tới hôm nhà tôi xin đâu miếng mẻ, bà ấy đi chợ mua cá trê, riềng, thì là… đủ gia vị để thực hiện món cá trê om mẻ. Đến lúc hỏi tôi: “Anh còn nhớ ngày xưa mẹ nấu món này ra sao không?”

Tôi trổ tài liền! Ôi thôi. Tôi bày la liệt cái nhà bếp. Vợ tôi dọn dẹp thấy tội luôn. Tội nhất là bà ấy phải lồng đến mấy lượt bao ny-lon để trút nồi cá trê om mẻ của tôi vào và đi bỏ thùng rác”.

“Nam mô a di đà Phật! Bạch tiên sinh, hôm nay bọn hèn không ăn chay thì đã khiêng tiên sinh ném xuống bể bơi. Chuyện bá vơ thế cũng kể.”

“Nhưng tôi thành công món khác, các ông ạ! Để tôi kể cho các ông nghe trước, nếu được chấp nhận thì lần sau họp mặt, tôi làm cho các ông thưởng thức.”

“Được. Tiên sinh mà bá vơ thêm một lần nữa thì chúng tôi xử trảm tiên sinh đấy!”

“…thế này, tôi cho là thất bại cái món cá trê om mẻ bởi hai nguyên do: Cá trê đông lạnh nên thịt con cá bị ứ máu trong đó mà phát tanh (tanh khiếp). Thứ hai, mẻ ở đây vàng vàng chứ không trắng như hũ mẻ ngày xưa ở nhà tôi. Tôi vào Sở làm hỏi một chị bạn - Bắc rặt. Chị cho biết: Con mẻ ở đây yếu lắm, không khỏe như con mẹ! Mẻ Mỹ không ăn cơm thiu, cơm thừa như bên nhà được. Chị phải nấu cháo đặc, để nguội cho mẻ ăn và giữ vệ sinh cẩn thận cho hũ mẻ trong tủ bếp, nghĩa là nơi không nóng cũng không lạnh, không sáng cũng không tối, thì mẻ mới trắng được. Mẻ bị vàng nghĩa là có qúa nhiều con mẻ chết trong đó nên khi nấu lên ăn có hậu đăng đắng. Té ra mẻ vàng thì đắng mẻ trắng thì chua, mẻ chùa thì… tôi không biết! (Các ông cười cái gì? Đừng có mà ăn chay nghĩ mặn!)”

“Đúng là đồ con mẻ…”

“Nhưng không có con mẻ thì cũng phiền lắm cơ! Tôi tự gầy cho mình một hũ mẻ, trắng phau nhá! (Đừng có cười. Để tôi nói) J Tôi nhớ da diết cái mùi rựa mận ăn với bún tươi - khi mà ngày nào cũng xoay quanh mấy món chán chết được. Tôi lại ra tay cho vợ được dọn dẹp nhà bếp, nhưng lần này thành công mỹ mãn. Tôi đi chợ mua giò heo nhưng chỉ mua móng thôi, không mua phần trên đầu gối, lắm thịt thì ngon gì? Phải gân gân sần sật… mới đã! Vợ tôi dặn với theo: ‘mua giò Việt Nam ít mỡ, không lông anh nhá!’ Tôi thì không hảo ngoại nhưng nghĩ mua giò bên chợ Hồng-Kông ngon hơn, tôi thấy hệ thống tủ lạnh ở chợ ấy có uy tín! Phần các bà sợ bên chợ Hồng-Kông bán mắc hơn bên chợ Việt Nam chút đỉnh. Ai dè, giò Việt Nam không mỡ không lông thật các ông ạ! Giò Hồng-Kông lông không với mỡ, phát ớn. May là tôi không ghé chợ Mỹ! Chẳng biết còn kinh đến đâu?

Đem về, tôi cho lên lò nướng, mở lửa đùng đùng mà chẳng thấm vào đâu, chờ đến bao giờ nó mới cháy vàng như thui đây chớ! Tôi lấy cái đèn khò hàn máng xối, tôi khò lũ móng heo cháy vàng ươm, thơm nức mũi. Vợ tôi đem rửa nước, bà ấy lấy cục chùi soong, chùi nồi, chùi sạch đến trắng ra như chưa thui. (Vợ tôi mà không phá tôi thì bà ấy chịu không được! Hay cốt ý trả thù lần trước thì còn trong nghi án.) Tôi giận run vì tất tần tật đã công giã tràng. Tôi đành khò lần nữa, lần này tôi khò cho cháy đen luôn, khi rửa lại nó vàng sỉn ngả sang màu hơi nâu là vừa, các ông ạ! Thơm lắm.

Tôi ướp tí muối, đường, bột ngọt, tiêu trắng, cooking wine rồi để đấy. Đi xem hũ mẻ thì trắng có trắng, tôi khều một tí đưa lên kính hiển vi, cộng quân ngo ngoe thấy ớn! Bọn nằm vùng cỡ nào cũng lọt vô được bí mật quốc gia. Tôi phân vân vì lâu qúa không ăn mẻ, chả biết có sao không đây? Tôi cho chúng vào máy xay sinh tố, bấm nút năm phút trả thù! Chúng nó chóng mặt cả lũ khi tôi đưa lên kính hiển vi lần thứ hai hay chết tan xác hết bọn phỉ rồi thì phải! Tôi biết chúng đã chết tan xác trong ấy nhưng nhìn đỡ sợ. Tôi lược lại, bỏ xác nhưng xác cũng chẳng còn vì cái máy xay sinh tố nhà tôi nhìn vào đến bốn lưỡi dao-thấy ớn. Tôi bắc nồi giò ướp sẵn lên bếp, đổ nước mẻ vào nấu. Vợ tôi giã riềng bằng cối đá, tôi nhớ khi xưa ăn rựa mận ưa bị lảm xảm trong miệng bởi xác riềng giã trong cái nón sắt của lính, thế là tôi cho riềng vào máy xay, xay và lọc vài tua thì loại được xác riềng ra khỏi món tổng hợp. Khi đổ nước riềng vào nồi giò đang sôi với mẻ, hơi rựa mận bốc lên ngay, các ông ạ! Tôi chỉ còn việc ngồi canh cho giò chín tới (cứng qúa ăn không được mà mềm qúa thì ngán).

Trong nhà, vợ tôi luộc bún. Tôi ngồi đọc báo ngoài sau hè cũng là ngồi canh lửa, vớt bọt. Hình ảnh xa xưa lại thoáng hiện những gương mặt trong gia đình. Những anh em tôi khi còn nhỏ cứ tò tò sau lưng ông cụ nhà tôi chờ từ chó chết đến chó chín! Bố tôi chỉ ra tay khi nấu thịt chó chứ thức ăn ngày thường thì mẹ tôi nấu. Bố tôi có thói quen khi mời bạn bè về nhà thì vợ con trở thành những người phục vụ, nhưng hôm nào ông cụ nấu cho vợ con ăn thì dứt khoát không tiếp bạn bè. (Dù họ có vô tình đến, cũng chỉ mời ly nước trà rồi tiễn khách chứ không mời ở lại ăn như người trong Nam thường dùng câu: “gặp bữa…” Bố tôi không đi đâu trong ngày phục vụ vợ con dù bất kỳ ai rủ rê, mời mọc).

Tôi nhớ mãi hình ảnh anh em tôi được ngồi bàn ăn bảnh chọe như người lớn, bố mẹ tôi thành hai người phục vụ chứ không phải con nít thì múc cho một tô là xong! Bố mẹ tôi tôn trọng con nít ngang với người lớn là một tiến bộ bị lên tiếng nhất so với những gia đình chú bác của tôi. Ở nhà chú bác, con nít chỉ được ăn sau khi dọn bàn của người lớn ở nhà trên xuống-còn gì ăn nấy! Ký ức không đẹp ấy đeo đẳng cả đời cô em họ tôi. Bây giờ cô ấy dọn bàn cho con nít ăn trước, còn gì người lớn ăn sau để trả thù tiền kiếp, cũng là một cách trả thù ngạo mạn đấy chứ! Tôi rất thích được cô em họ gọi mời ăn uống vì nó làm sống lại hình ảnh gia đình tôi thuở xưa.

Tôi vẫn thấy mùi hương chưa phải lắm! Chưa đúng mùi rựa mận nên bàn với vợ. Nhà tôi lần này không phá tôi như lần trước, bà ấy lấy hũ mắm tôm cho vào một muỗng (muỗng cà phê), mùi bốc lên ngay! Y chang. “Mươi phút nữa là giò vừa ăn đấy anh ạ!” Chẳng biết mùi rựa mận có làm cho hương sắc thêm đậm đà mà ăn nói ngọt ngào đến lạ! Bà ấy đi dọn bàn ăn tử tế, trông xom tụ lắm! Tôi nghĩ gì không biết? Bảo nhà tôi dọn cúng bố mẹ trước đi rồi mình ăn.

Khi mùi gỉa cầy quyện với mùi hương (nhang) trên bàn thờ, tôi thấy hãnh diện hơn thành qủa đạt được trên nước Mỹ! Tấm lòng đối với tiền nhân mới đích thực là cái cần - hơn cái có. Đầu óc khoa học kỹ thuật trong tôi thì bảo là các cụ đã là cát bụi vô tri nhưng lòng thành thì thấy hai cụ đang chén gỉa cầy hể hả. Tôi tự hỏi lại mình: Đâu là chân? Đâu là gỉa? Đi tìm sự rạch ròi giữa chân và gỉa để làm gì khi đời sống vốn dĩ hư-thực. Các ông thấy sao?”

“Vấn đề là cuối cùng thì chị nhà phải lồng mấy cái bịt ny-lon?”

“Không. Lần này ngon lành. Nhà tôi không nể mặt ông bác sĩ cảnh báo cholesteron gì nữa! bà ấy làm tới thấy thương luôn. Tôi dấm dẳng được vài miếng thấy ngon, no cơn thèm hơn là no bụng. Tôi hiểu ra một điều là ký ức cũng biết đói chứ chả riêng gì cái bao tử. Nếu các ông muốn thử thì tôi cũng không tiếc công đâu. Tuần sau nhé?”

“Để chúng tôi xem lại phần bảo hiểm nhân thọ cho kỹ, chắc ăn rồi ăn gỉa cầy tiên sinh nấu sau vậy!”

“Ngon thật đấy! Nhưng tôi trình bày với các ông để nghị sự xem mình có nên gọi món ấy là “Giò heo nấu mẻ” cho nó chính xác với nó! Tại sao phải gọi là gỉa cầy trong khi nó là giò heo. Giò heo có cái ngon khác với thịt chó. Người Việt thì dù ở đâu cũng cứ tự hào mình là người Việt, sao phải mang tên Mỹ để nghe lủng củng cái lỗ tai người khác? Bộ tên Mỹ thì con người có gía trị hơn sao? Các ông tưởng tượng ngài Bob họ Vũ thì ra cái thể thống gì? Còn gì là học gỉa!”

Tiên sinh diễn thuyết tới lên đèn mới ra về, vài tuần sau tiên sinh triệu tập khách thưởng ngoạn toàn học gỉa với tiên sinh, chẳng có học thật nào góp mặt nhưng món giò heo nấu gỉa cầy của tiên sinh thì ngon thật. Nên mọi người đồng ý cho tiên sinh chính thức gọi món ấy là: “giò heo nấu mẻ” chứ không gọi là gỉa cầy để mất uy-tín-con-heo.

Phan
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Ai Âm Mưu Chà Đạp Anh Linh Chiến Sĩ VNCH
và "Bán Đứng" Nghĩa Trang Quân Đội (?)
Phỏng Vấn GS Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện TTCSVNCH
Hải Ngoại về quan điểm của ông xuyên qua việc Trùng Tu NTQĐ Biên Hòa....

Lời Toà Soạn: Gần đây trên trang điện tử Việt Weekly đã đăng tải bài phỏng vấn của Đông Nghi với ông Nguyễn Cao Kỳ và nhóm QGNT Heritage đề cập đến việc mời GS Nguyễn Xuân Vinh cùng đứng ra để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hoà mà mới đây nhà cầm quyền CSVN đã ra quyết đinh dân sự hóa, với những dữ kiện mâu thuẫn với chủ trương không hoà hợp hoà giải với CSVN của Tập Thể Chiến Sĩ. Để hiểu câu chuyện hư thực ra sao về những điều đưa ra trên Việt Weekly, chúng tôi đã liên hệ với GS Nguyễn Xuân Vinh để thực hiện cuộc Phỏng Vấn này và tường trình cùng dư luận xa gần, hầu tránh sự ngộ nhận xuyên tạc, gây mất uy tín của các cá nhân và Tập Thể người Việt Quốc Gia Chống Cộng, tạo sự phân hoá trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại một cách ác ý có lợi cho CS.

Sau dây là cuộc Phỏng Vấn với GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, do PV Phiến Đan thực hiện.


Phiến Đan: Thưa Giáo Sư, trong thư mới đây gửi Chiến hữu trong TTCSVN Cộng Hoà và các Hậu Duệ, Giáo Sư đã đưa ra quan điểm gây sự đoàn kết trong Tập Thể Cựu Dân Quân Cán Chính VNCH để tiếp sức với Cộng đồng Hải ngoại trong công tác Chống Sự Thâm Nhập của CSVN trong cộng đồng hải ngoại, và tiếp tục đẩy mạnh công cuộc tranh đấu cho Tự do và Dân chủ, Nhân quyền ở Việt Nam.

Nhưng mới đây nhóm QGNT Heritage đưa ra chủ truơng đồng thuận việc dân sự hóa NTQuân Đội Biên Hoà và đẩy mạnh vận động trùng tu NTQD VNCH, và quan điểm này đã bị Cộng đồng Ngưòi Việt Hải ngoại chỉ trích. Vậy ý Giáo sư ra sao về quan điểm của nhóm QGNT Heritage?

GS Nguyễn Xuân Vinh : Tôi không cho đây là quan điểm để chỉ trích về mặt tình cảm hiếu thảo của các em QGNT, vì ai cũng cần đặt trọng chữ hiếu với ông bà tổ tiên lúc sống cũng như chết, nhưng tôi khuyên các em cần cẩn trọng trên mặt lý trí khi quyết định hợp tác với chủ trương trùng tu khi Nghĩa Trang Quân Đội đã bị dân sự hoá.

Tại sao tôi nói chữ “ bị” dân sự hóa mà không nói chữ “được”, bởi vì sự việc dân sự hóa NT Quân Đội VNCH là hành động dùng sức mạnh cầm quyền để cưỡng đoạt danh dự của tử sĩ VNCH khi biến một Nghĩa Trang Tử Sĩ hy sinh vì đại nghĩa dân tộc thành một nơi an táng những ngườì chết bình thường như bao nhiêu người khác, và sự dân sự hoá này cho thấy CSVN muốn xoá bỏ lịch sử cuộc chiến cho tự do của những người lính VNCH. Đây là một sự xúc phạm vì thế lý do bị dân sự hoá này là một hành động mà người Việt Quốc Gia còn trong nước hay ở hải ngoại không thể chấp nhận, và các em lại là con em của tử sĩ VNCH thì lại càng thận trọng để không biến hành động hiếu tử thành nghịch tử.

Phiến Đan: Thưa Giáo Sư nhóm QGNT Heritage đã từng gặp GS và đặt vấn đề này để thỉnh ý Giáo Sư tại Washing ton DC có phải không? Và ông đã hết lòng ủng hộ và khuyến khích việc trùng tu NTQĐVNCH tại Biên Hoà của họ?

GS Nguyễn xuân Vinh : Không, tôi chưa bao giờ gặp các em này, tôi chỉ đi Washington DC cách đây hai năm vào ngày 30-4-2005 để cùng TTCSVNCH và ông cựu bô trưởng Hải Quân, nay là Thượng Nghị Sĩ James Webb làm lễ tưỏng niệm anh linh các tử sĩ VNCH và sau đó đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm 58.000 chiến binh Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam và thời điểm này vấn đề nghĩa trang Quân đội VNCH vẫn chưa bị dân sự hoá thì nào có ai đến gặp tôi để nói về việc này. Tôi nhớ chỉ có một lần duy nhất một người nào đó tự xưng là QGNT đã gọi điện thoại để nói với tôi là họ đứng ra lãnh trách nhiệm trùng tu NTQĐ, thì tôi chỉ khuyến khích trên mặt truyền thống hiếu thảo nhưng vẫn không thay đổi quan điểm của riêng tôi là việc trùng tu này phải hoàn toàn là Nghĩa Trang Quân Đội VNCH như nguyên thuỷ của nó chứ không thể hổ trợ khi nơi này bị dân sự hoá,

Phiến Đan: Thưa Giáo Sư, nếu như vậy, đứng trên quan điểm của những người Việt Quốc Gia, chúng ta sẽ không đóng góp vào sự trùng tu Nghĩa Trang Quân đội VNCH nếu nơi này bị dân sự hoá có phải không ạ?

GS Nguyễn xuân Vinh : Đúng thế! Theo tôi chúng ta sẽ trùng tu nếu CSVN chấp thuận những yêu cầu sau :

- Giữ tên Nghĩa Trang Quân Đội VNCH với tấm bia trước cổng như một di tích lịch sử chiến tranh Việt với hàng chữ “Nghĩa Trang Quân Đội VNCH 1961- 1975”

Dựng lại tượng Thương Tiếc như một di tích chiến tranh của Miền Nam Việt Nam.và Cho thân nhân tử sĩ VNCH được dựng Bức Tuờng Đá Đen khắc tên những người đã hy sinh và khoảng đề cho những chiến sĩ vô danh bên trong khu NTQĐ này.

Phần khác, không một hình thức dân sự nào được xử dụng trong khu vực này thì đó mới gọi là Trùng Tu đúng nghĩa của nó, còn dân sự hoá, xoá tên hay xử dụng bất hợp lý với nghĩa trang tử sĩ thì dù thân nhân có xây mộ, có sơn phết người tử sĩ cũng không ngậm cười nơi chín suối vì sự bôi nhọ này. Tôi xét rằng có nhiều tử sĩ vô danh hay mất tích không được mang về nghĩa trang Quân Đội VNCH tại Biên Hoà nhưng tôi tin họ tự hào là đã có cái chết đẹp nhất, vì sự hy sinh đó là vô giá, không tử sĩ nào chọn cái chết mồ sang mả đẹp cả, sự vinh quang chỉ có trong lòng dân tộc và trong sự thừa nhận của lịch sử họ là người yêu nước thật sự. Nếu dân sự hoá thì sau này hình ảnh họ bị quên lãng, hay bị phỉ báng là kẻ xâm lăng, kẻ phản bội, nguỵ quân v...v… thì dù gia đình họ có xây cái lăng cho họ thì họ cũng không siêu thoát..

Phiến Đan: Với những yêu cầu trên e rằng nhà Cầm quyền CSVN sẽ không chấp nhận và như thế chúng ta không có cơ hội xây cất lại những phần mộ tử sĩ của chúng ta, và như thế thì có hửu tình hửu lý hay không thưa Giáo sư?

Giáo Sư Nguyễn xuân Vinh : Theo ý kiến của riêng tôi, thì nếu CSVN không chấp nhận những đòi hỏi chính đáng của mình thì càng thấy rõ dã tâm muốn xoá bỏ hình ảnh yêu nước của người lính VNCH, và như thế thì chính lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ ghi tội họ, và chính trường thế giới sẽ nhìn ra bản chất độc tài và tàn ác của CS ngay cả với người chết. Có lẽ chúng ta cũng cần phải chấp nhận một sự thật là khi tàn cuộc chiến, chúng ta mất nước, và biết bao nhiêu người đã chết trên quốc lộ 1, đại lộ kinh hoàng, trên đường vượt biên, hay vượt biển, trong trại tù, hay cả những anh hùng tuẫn tiết ngày Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng hoặc sự hy sinh trong rừng sâu của các chiến sĩ kháng chiến quân phục quốc sau 1975 là những người chết không cần, và không biết mình có được chôn cất đàng hoàng không? Nhưng họ vẩn biết mình chết vinh hơn sống nhục, thì có lẽ chẳng ai nghĩ rằng có ngày CSVN đưa ra điều dân sự hoá khi mà trước kia khi mới tấn chiếm Miền Nam chúng đã đưa ra quyết định uỉ và san bằng đi nghĩa trang quân đội theo quy hoạch kinh tế. Vì thế nên trước đây chúng đã kêu gọi những gia đình có thân nhân về bốc mộ để dời đi nơi khác. Với ý tưởng đã có, thì bằng bất cứ hình thức nào tôi cho rằng CSVN không có thiện ý trùng tu mà chỉ ve vuốt một cách vụng về Cộng Đồng Hải Ngoại theo ý kiến của một vài quân sư lỗi thời nào đó. Chúng ta đưa ra sự tranh cãi chỉ thêm đào sâu phân hoá trong hàng ngũ Quốc Gia Chống Cộng mà thôi.

Phiến Đan: Thưa Giáo Sư, trong trang điện tử Việt Weekly có đề cập đến bài phỏng vấn ông Nguyễn Cao Kỳ và ông Kỳ và nhóm QGNT Heritage muốn ông hỗ trợ và cộng tác cho việc trùng tu, ông nghĩ sao về điều này?

Giáo sư Nguyễn xuân Vinh : Cám ơn câu hỏi này, gần đây có một số dư luận xôn xao và có nhiều thân hữu đã gọi tôi và cho biết như vậy. Tôi đã trả lời toàn bộ quan điểm của tôi trong những câu hỏi đầu, và dĩ nhiên tôi củng cần nói thêm, mọi hoạt động của tôi hiện nay là vai trò của một Chủ Tịch HĐ Đại diện TTCSVNCHHN, chúng tôi chỉ hoạt động với tập thể chiến sĩ VNCH, và cùng chịu sự chi phối của điều lệ TT Chiến Sĩ VNCHHN, chủ trương không hoà hợp hoà giải với CSVN. Do đó bất cứ quan điểm nào, cá nhân nào có chủ trương tiếp cận, hay hoà hợp hoà giải với CSVN cũng đều là những quan điểm đi ngược với các thành viên của TTCSVNCHHN, do đó sẽ không có lý do nào đứng đắn khi đưa ra nguồn tin trên. Và chắc chắn điều đưa ra trên báo Việt Weekly là một hình thức phỏng đoán nên không cần bình luận .

Phiến Đan: Thưa Giáo Sư, trong bài phỏng vấn ông Nguyễn Cao Kỳ có nói là GS và ông ấy là anh em cùng học trường Không Quân ở Marrakech, cùng đồng môn Chu Văn An, cùng tuổi. Ông Kỳ còn nói ở tuổi này thì còn thù nhau gì nữa, là anh em cả. Và dường như đây là thái độ muốn GS hợp tác có phải không ạ? GS có thể chia sẻ một ít riêng tư về quan hệ mà ông Kỳ gọi là “anh em” với ông không? Và tại sao trong nhiều tài liệu đưa ra trước đây thì GS là Đại Tá Tư Lệnh không Quân từ 1961 mà Việt Weekly lại nói là Trung Tá mà không thấy NCK đính chánh. Vậy thế nào là đúng thưa GS? Và ông và ông Kỳ có tư thù gì với nhau không ạ? Mà ông Kỳ lại nói là thù gì nữa..

GS Nguyễn Xuân Vinh : Thật sự giữa tôi và ông ấy không có quan hệ bạn bè hay anh em gì, và nếu có thì là tình chiến hữu ở trong cùng một quân chủng. Năm tôi được giữ chức vụ Tư Lệnh Không Quân VNCH tôi mang quân hàm đại tá Không Quân thì vào năm ấy ông ta còn mang quân hàm thiếu tá với chức vụ Chỉ huy trưởng Liên Phi Đoàn Vận Tải. Sau đó TT Ngô Đình Diệm đưa tôi sang Hoa Kỳ học thì tôi dừng lại ở cấp bậc đại tá và ông ta vẫn theo đuổi binh nghiệp, và được thăng cấp dưới triều đại khác. Chuyện học ở CVA thì tôi không học chung với ông ta bao giờ. Tôi từng là giáo sư Toán của Trường Trung Học Chu Văn An, và chuyện này thì các anh em CVA đều biết, nhưng trong thời gian học thi Tú Tài thì tôi là học sinh của trường Trung Học Nguyễn Khuyến ở Nam Định, quê tôi, lúc đó trong thời chiến tranh được di tản vào Yên Mô ở Ninh Bình. Còn Trưòng Phi Hành Marrakech là École de Pilotage của Không Quân Pháp có nhiệm vụ huấn luyện phần lái phi cơ căn bản cho tất cả mọi người, từ một Trung Sĩ cho tới một kỹ sư tốt nghiệp Trường Bách Khoa (École Polytechnique). Tôi được Trường Võ Bị Không Quân Pháp gửi tới theo chương trình phi huấn và ông ấy theo một chương trình huấn luyện phi công cho Việt Nam. Sau một thời gian huấn luyện chung, mỗi nhóm lại đi theo một lộ trình khác nhau trong phần tiếp nối. Riêng tôi thì ngoài việc sau này được bầu làm viện sĩ ngoại quốc của Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hàng Không và Không Gian Pháp tôi vẫn giữ liên lạc với các bạn Pháp đồng khoá, phần lớn đều là sĩ quan cấp tướng khi tới tuổi về hưu.

Riêng về tư thù lại càng không phải là cá tính của tôi. Với tôi chỉ có quan điểm bất đồng nhưng không bất hoà đó là nói về bằng hữu và chiến hữu. Tôi không có vấn đề thù ai nếu đó không phải là kẻ phản bội, kẻ thù dân tộc hay đâm sau lưng chiến hữu. Tôi khẳng định tôi không có quan hệ với những quan điểm bắt tay, đối thoại với kẻ thù của Quân Lực VNCH, và mong rằng đây cũng là lần cuối cùng phãi nói ra quan điểm cá nhân.

Phiến Đan: Xin cám ơn GS và thời gian của ông,

Phiến Đan
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tuần báo Time: Liệu cố TT John Kennedy là Bồ Câu hay Diều Hâu trong hai vụ Cuba và Việt Nam năm xưa?
Jul 08, 2007
.

Lịch sử Hoa Kỳ chỉ có 4 TT bị ám sát trong lúc đang làm nhiệm vụ là A. Lincoln, J. Garfiels, W. McKindley và J. Kennedy. Hai người đầu và cuối là nổi tiếng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Đặc biệt hệ lụy của vụ ám sát TT Kennedy trong thế kỷ 20 hết sức lớn. Nó làm thay đổi nhiều phần cục diện của thế giới và cả cục diện của Hoa Kỳ về nhiều mặt.

Nhiều phụ tá của TT Kennedy, sau khi ông qua đời và cho tới bây giờ, vẫn nhìn nhận không làm sao họ hiểu hết con người của ông. Dĩ nhiên cá tính thật của ông thì càng bí ẩn vì chỉ có người thân mới rõ mà thôi.

Bất ngờ mới được tiết lộ là TT Kennedy rất ghét chiến tranh, trong lúc ông là anh hùng của Đệ Nhị Thế Chiến với bao chiến công và bao vết thương thì ông viết: “Tất cả mọi cuộc chiến tranh đều ngu xuẩn.”

TT Kennedy là con người khá mâu thuẫn. Các bài diễn văn của ông khi thì “nộ khí xung thiên, lúc lại hòa bình nhân ái”, nhưng rõ rệt là ông không chủ trượng dùng bạo lực giải quyết xung đột, cho dù ông phải chống lại “cả bộ máy chiến tranh ở Washington”, chỉ có em ruột ông là Robert Kennedy, Bộ trưởng Tư Pháp và McNamara, Bộ Trưởng Quốc Phòng là ủng hộ ông.

Các cố gắng ám sát Fidel Castro của CIA đã diễn ra trước khi TT Kennedy cầm quyền và các hoạt động của CIA chính Kennedy cũng không hiểu hết. Ông cũng không nắm hết quyền lực ở Bộ Quốc Phòng, nhất là Bộ Tổng Tham Mưu đầu thập niên 1960 với nhiều “con Diều Hâu to tướng”.

Người đáng sợ nhất là Tướng Không Quân Curtis LeMay, luôn chủ trương “dập Liên Xô tan nát bằng bom nguyên tử” vào lúc lực lượng nguyên tử của Mỹ còn mạnh hơn Liên xô rất nhiều vào đầu thập niên 1960. Trong 13 ngày căng thẳng của vụ “Vịnh Con Heo” ở Cuba, Kenndy không ngớt bị LeMay và toàn bộ các cố vấn an ninh làm áp lực phải “nướng” Cuba. Nhưng TT Kennedy vẫn nhất định chủ trương dùng ngoại giao, không phải hỏa tiễn.

Chính cố vấn Schlesinger sau này thú nhận: “Đó là giây phút hiểm nghèo nhất cho lịch sử nhân loại.” Nhưng lúc đó không ai biết được tầm nguy hiểm ra sao. Sau này, khi tham gia diễn đàn kỷ niệm “40 năm Vịnh Con Heo” ờ Havana, các ông Schlesinger, McNamara và Sorensen mới… té ngữa khi biết nếu Mỹ mà “nướng Cuba”, Liên Xô sẽ cho phóng ngay hỏa tiễn chiến lược và chiến thuật mang đầu đạn nguyên tử đang bố trí ở Cuba và nhiều thành phố Mỹ lúc đó tan hoang thành bình địa.

Sorensen ngỡ ngàng thú nhận: “Bộ Tham Mưu cứ bảo đảm với TT Kennedy là LX chẳng có hỏa tiễn nào cả ở Cuba, thật ra họ bậy hết sức.” Nếu TT Kennedy bị khuất phục do chính người Mỹ thôi thúc thì đại họa chắc chắn xảy ra!

Viêt Nam cũng là nguồn xây xung đột ở Mỹ. Phe diều hâu lại muốn tăng cường và đẩy mạnh cuộc chiến, nhất là khi “ê mặt” ở Cuba. Lúc đó quân đội Mỹ ở VN là 16,000 người, đa số là cố vấn. TT Kennedy đã dự tính sẽ cho rút hết số cố vấn này về nước sau khi tái đắc cử vào năm 1964. Ông nói với cố vấn O’Donnell: “Vậy thì chúng ta phải cố hết sức để tôi tái đắc cử nhé!”

Kennedy không bao giờ công khai hóa kế hoạch về VN cho công chúng biết. Các bài diễn văn của ông về VN hết sức mơ hồ và mù mờ. Sau này có vẻ như TT Johnson đã “tiếp tục chính sách của Kenndy để lại dở dang về VN”, nhưng thật ra không phải như thế…

McNamara là người duy nhất hiểu được ý thâm sâu của Kennedy. Tuy gíúp Johnson tăng cường và lún sâu thêm vào chiến cuộc VN, nhưng McNamara biết nếu TT Kenndy còn sống, ông sẽ không bao giờ làm như Johnson đã làm. Sau này rất lâu, McNamara thú nhận: “TT Kennedy sẽ cho rút quân, ông ta nói “đó là cuộc chiến của VNCH, dân quân miền Nam phải thắng cuộc chiến đó, chúng ta không làm thay chuyện đó cho họ được!”

Vào thời TT Kennedy ông phải sống và thở trong không khí chiến tranh lạnh với những người Cộng Sản thế giới, thế mà ông đã có những bài diễn văn hết sức cảm động gửi cho dân chúng Xô Viết, như trong đoạn sau đây: “Tất cả chúng ta là cư dân của hành tinh bé nhỏ này. Tất cả chúng ta đều hít thở chung một bầu khí trời. Tất cả chúng ta đều thương yêu tương lai của con cháu chúng ta. Và chúng ta là nhũng người sẽ chết một ngày kia (and we are all mortal)…

Sau bài diễn văn trứ danh này một tháng, Mỹ và Liên Xô lần đầu tiên hạ bút ký kết hiệp ước Limited Test Ban Treaty, đà thắng cần thiết đầu tiên cho cuộc chạy đua nguyên tử giữa các siêu cường.

Nếu năm 1964, miền Nam VN không còn bóng dáng bất cứ người lính Mỹ nào, cục diện lịch sử cận đại của đất nước sẽ đi về đâu?

Có ai biết được lịch sử sẽ ra sao sau chữ Nếu to tướng ấy?

Hồng Quang theo tuần báo Time
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh
Tuyết Mai

Lần đầu tiên tôi dịp gặp Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh là lúc Cô làm MC cho một Chương trình ca nhạc Video của Asia, thu hi`nh ở Hoa Thịnh Đốn. Là một khoa học gia nhưng cô giới thiệu chương trình văn nghệ rất duyên dáng, hấp dẫn khán giả. Sau đó tôi có dịp gặp Cô trong Lễ Hai Bà Trưng , Cô là diễn giả chính với đề tài “ Sự thành công của người phụ nữ VN ở hải ngoại”. Cô đã trình bày hơn hai mươi phút mà không cầm giấy, lời phát biểu của cô như xuất phát từ đáy tim một cách chân thành, lưu loát cho thấy cô là người rất nặng tình với đất nước quê hương Việt Nam. Cô đã thu hút mọi người yên lặng lắng nghe và cùng xúc động theo cô.

Một lần khác, trong buổi gây quỹ cho Thương Phế Binh do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Quốc Gia/HTĐ tổ chức ở Falls Church, VA, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh được mời lên phát biểu, cô cũng có những lời phát biểu rất cảm động. Được biết cô là người hỗ trợ tích cực các chương trình trợ giúp TPB Việt Nam ở quê nhà.

Trong một cuộc tiếp xúc gần đây, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh cho biết, cô cùng gia đình đến Hoa Kỳ vào năm 1975, trong làn sóng tỵ nạn Cộng Sản đầu tiên sau khi miền Nam VN bị thất thủ. Khi ấy cô mới 15 tuổi. Cô và gia đình định cư ở Maryland và theo học lớp 10 trường Trung học địa phương với vỏn vẹn vài chục chữ Anh ngữ. Nhưng cô quyết tâm phải thành công vì tự ái dân tộc, và vì cô không muốn ai khinh thường người tỵ nạn VN.

Với ý chí đó, cô đã tốt nghiệp Trung Học, Kỹ Sư Hóa Học, Điện Toán và Cao Học Quốc Gia Hành Chánh, tất cả đều với hạng danh dự.

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh cũng cho biết , vì lớn lên trong chiến tranh, nên cô rất quý và thương chiến sĩ. Cô luôn tri ân chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bảo vệ cho cô được sống bình an và tự do trong suốt 15 năm ở quê nhà và cô tri ân chiến sĩ Hoa Kỳ ngày nay đang tiếp tục bảo vệ cho cô và gia đình được sống bình an và tự do ở quê hương mới. Với lòng tri ân đó cô đã chọn làm việc cho Bộ Quốc Phòng để có dịp trả ơn chiến sĩ đã góp phần vào nghĩa vụ bảo vệ nền dân chủ, tự do cho Hoa Kỳ.

Cho đến nay, KHG Nguyệt Ánh đã đóng góp hơn 24 năm cho Khoa Học và Kỹ Thuật Quốc Phòng. Cô là một trong những chuyên gia chất nổ hàng đầu của Hoa Kỳ, với tầm vóc Quốc Tế.

Trong thập niên 90, cô từng lãnh đạo toàn bộ chương trình nghiên cứu và chế tạo chất nổ của Hải Quân, và đã đem lại 10 chất nổ mới cho 18 loại vũ khí đang được trang bị cho Hải Quân, Lục Quân, Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Với thành tích kỹ luật này, KHG Dương Nguyệt Ánh được Hải Quân trao Giải thưởng cao quý Dr. Arthur Bisson Award for Naval Technology Achievement vào năm 2000.

Cô cũng từng là đại biểu của Hoa Kỳ ở Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (Tiểu Ban Chất Nổ). Cô là tác giả nhiều bài viết nghiên cứu về chất nổ và đã từng thuyết trình ở rất nhiều hội nghị chuyên môn quốc tế và quốc nội.

KHG Dương Nguyệt Ánh được nhiều người biết đến qua thành quả chế tạo bom Áp Nhiệt cho chiến trường A Phú Hản. Vào Tháng 11 năm 2001, hai tháng sau biến cố 9/11, cô nhận đựơc yêu cầu giúp chế tạo gắp một loại vũ khí mới có khả năng hủy diệt hang động, nơi quân khủng bố thường trù ẩn, để tránh tổn thất nặng nề cho binh sĩ Hoa Kỳ trong những cuộc tảo thanh.

Cô đã gắp rút thành lập và lãnh đạo một toán gồm hơn 100 khoa học gia, kỹ sư, chuyên gia và đã đi từ khái niệm rồi thực hiện, đến thử nghiệm và chế tạo thành công một loại vũ khí mới, được gọi là “Bom Áp Nhiệt”. Tất cả đã thực hiện được trong thời gian kỷ luật 67 ngày!

Để vinh danh sự thành công rực rỡ này, Bộ Trưởng Hải Quân đã gắn huy chương Military Commendatin Unit cho Trung Tâm Nghiên Cứu và Chế Toạ vũ khí Hải Quân, nơi Cô Nguyệt Ánh làm việc. Toán khoa học gia dưới quyền cô được giải Roger Smith Team Award và riêng Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh được trang trọng gắn huy chương Civilian Meritorious Medal.

Năm 2002, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Giám Đốc Khoa Học và Kỹ Thuật của Trung Tâm Nghiên Cứu và Chế Tạo Vũ Khí Hải Quân ở Maryland. Ở chức vụ này , Cô là người định hướng và điều khiển tất cả các chương trình nghiên cứu trên mọi lãnh vực khoa học và kỹ thuật của Trung Tâm này với mục đích áp dụng vào việc
chế tạo những vũ khí tương lai cho Hoa Kỳ.

Kể từ Tháng 11 năm 2006 cho đến nay, KHG Nguyệt Ánh về làm ở Ngũ Giác Đài và hiện đãm nhận chức vụ Cố Vấn Khoa Học Kỹ Thuật cho Phó Đô Đốc John Morgan, Tư Lệnh Phó Hải Quân, Đặc Trách về Kế Hoạch và Chiến Lược, và cho Tổng Giám Đốc Thomas Betro, Chỉ Huy Trưởng Cơ Quan Điều Tra Tội Phạm và Phản Gián của Hải Quân. Ở chức vụ hiện tại Cô Nguyệt Ánh hoàn toàn chú tâm vào chiến tranh chống khủng bố, kể cả việc áp dụng khoa học kỹ thuật của tình báo, phản gián và điều tra tội phạm vào công tác chiến trường và các sứ mạng chống khủng bố toàn cầu.

Ngoài kiến thức khoa học chế tạo bom, KHG Dương Nguyệt Ánh còn đựơc biết đến rất nhiều qua khả năng lãnh đạo và tinh thần phục vụ quốc gia. Năm 2004, cô được vinh danh với giải thưởng Award of Excellence for Public Service bởi U.S. Pan Asian American Chamber of Commerce. Cô từng xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạp chí lớn như The Washington Post, The Sun, Asian Week, vv…và các đài truyền thanh và truyền hình như BBC London, Voice Of America, SBTN …

Cô cũng được mời trình bày quan điểm của mình về chiến tranh trong cuốn phim tài liệu đoạt giải thưởng Sundance Film Festival tựa đề là “Why We Fight” và là một trong những nhân vật được đề cao trong cuốn sách mới xuất bản của The American Society of Civil Engineers năm 2006, tựa đề là “Thay Đổi Thế Giới Của Chúng Ta: Những Câu Chuyện Thật Về Những Nữ Kỹ Sư” (“Changing Our Word: True Stories of Women Engineers”).

Tháng 3, 2006 KHG Dương Nguyệt Ánh được Bộ Chỉ Huy Hải Quân “Naval Sea System Command” dàn chào để vinh danh cô nhân dịp Tháng 3 là tháng của lịch sử Phụ Nữ Hoa Kỳ. Gần đây nhất, Đài Truyền Hình Discovery và Military Channel đã cho trình chiếu thành quả khoa học của vũ khí Áp Nhiệt và tường thuật về KHG Dương Nguyệt Ánh trong loạt phim tài liệu về những bộ óc đàng sau những vũ khí tưong lai của thế giới. (“Future Weapons”).

KHG Dương Nguyệt Ánh được mời phát biểu trong “Ngày Nhân Quyền cho VN, 11 Tháng 5 “ ở Quốc Hội Hoa Kỳ, nhưng Cô bận đi công tác xa không dự được. Cô khiêm tốn cho biết, cô chỉ là người làm tròn công việc của mình thôi. Những phụ nữ đáng cho chúng ta cảm phục là Luật sư Lê Thị Công Nhân và những người trẻ khác đang tranh đấu ở quê nhà, trong hoàn cảnh bị bắt bới tù đày mà vẫn bất khuất.

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh là niềm hãnh diện cho tập thể người Việt Quốc Gia tỵ nạn ở hải ngoại.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Có anh đi hàng đầu
Huy Phương
Năm 1975, quân lực VNCH tan hàng, lớp anh em chúng ta kẻ thì ra hải ngoại, người vào nhà tù, kẻ thì vào rừng chiến đấu nhưng sự nghiệp không thành. Tuy vậy, hình ảnh người lính con em của dân chúng miền Nam vẫn là hình ảnh thân yêu và thương mến, dẫu qua bao nhiêu dập vùi, chụp mũ lăng mạ của chính quyền và bộ máy tuyên truyền của cộng sản, gán cho những danh từ như “ngụy quân, phản bội tổ quốc...”

Một thương binh Bắc Việt, vì không đủ ăn phải vào Sài Gòn kiếm sống bằng cách đi ăn xin nói lại, là nhiều lần anh phải tự xưng là TPB VNCH mới được đồng bào miền Nam giúp đỡ, như vậy thì người dân Việt Nam đã nghĩ gì về vai trò người lính VNCH?

Trong chiến dịch triệt hạ những công trình văn hóa, xóa bỏ lòng tin của đồng bào đối với chính quyền VNCH, cộng sản còn dùng các phương tiện truyền thông để tìm cách lăng mạ, xóa bỏ hình ảnh người lính VNCH, mà điển hình là việc trực tiếp hay làm ngơ cho bọn vô nghề, du thủ du thực tàn phá lăng mộ, mồ mả tại Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa. Nhiều người trẻ tuổi trong nước không hề biết gì người lính VNCH, về nghĩa trang miền Nam cho đến khi những “Vượt Sóng”, những “nhạc người lính Trần Thiện Thanh”, những “Bước Chân Việt Nam” vượt bức tường lửa về với đồng bào trong nước.

Hiện nay cộng sản đang với bàn tay ra hải ngoại, dùng tiền bạc và quyền lợi như hình thái một chiến dịch đồng bộ hiện thực Nghị Quyết 36 (trung ương đảng cộng sản phổ biến từ 2004) nay đang ở giai đoạn khai triển toàn diện, công khai tiến công đánh phá “cộng đồng người Việt hải ngoại”, hậu phương lớn của phong trào đấu tranh trong nước...

Nhưng trong những ngày vừa qua, nhân dịp Nguyễn Minh Triết sang Washington D.C. và ghé lại Diana Point, California, tinh thần chống cộng của cộng đồng người Việt tỵ nạn lại ngùn ngụt dâng cao, tuy không dai dẳng và căng thẳng với cảnh sát địa phương như vụ Trần Trường tại Little Saigon những năm về trước, nhưng khí thế không sút giảm, mặc dầu đường xa phải di chuyển nhiều ngày về thủ đô hay di chuyển hàng chục dặm đường để đến nơi Nguyễn Minh Triết tiếp bọn con buôn vô liêm sỉ tụ tập quanh y. Ngày nay ý thức về đất nước của đồng bào hải ngoại đã trưởng thành khiến cộng sản khó bề xoay xở tuyên truyền, lấn chiếm.

Giọng lưỡi của những người thân cộng và luận điệu của tay sai là “sao không về Việt Nam mà chống Cộng...” Nếu không có khí thế của vụ chống Trần Trường, không có sự tranh đấu của hải ngoại, nhất là qua các nghị quyết cờ Vàng, thì ngày nay Bolsa và khắp nơi đều đầy dẫy cờ đỏ sao vàng, chúng ta chắc không bao giờ chấp nhận chuyện ấy. Ngày nay ngọn cờ đỏ chỉ có thể thấy ở tòa đại sứ, tòa lãnh sự của cộng sản, ngoài ra không thể xuất hiện ở một nơi nào khác, và nhân viên ngoại giao cộng sản đã không dám treo cờ đỏ trên xe và đi đâu cũng phải mai danh ẩn tích. Hiện tượng này cho phép chúng ta tin tưởng về thành quả của công cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên trì sau 32 năm của cộng đồng tỵ nạn hải ngoại.

Và lực lượng cựu quân nhân ở hải ngoại hiện nay đã chứng tỏ được là người dẫn đường và luôn luôn sát cánh với công cuộc tranh đấu chung với toàn thể đồng bào hải ngoại. Chúng ta đã có những tên tướng hèn đã sống trên xương máu của những người lính VNCH, ngày nay lại làm ô danh cho quân đội, nhưng tập thể các cựu chiến binh với các cuộc tranh đấu đáng ca ngợi khắp nơi với các nghị quyết cờ Vàng, các cuộc tranh đấu trực diện với kẻ thù trên khắp các mặt trận xứng đáng với hình ảnh người lính năm xưa mà đồng bào đã tin cậy.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Thỉnh nguyện thư của một số Tín hữu Công giáo Việt Nam
xin Hội đồng Giám mục Việt Nam cứu giúp dân oan khiếu kiện
Kính thưa toàn thể Hội đồng Giám mục Việt Nam,

Kính thưa Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch Hội đồng GM

Kính thưa Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn, chủ chăn Tổng giáo phận Sài gòn.

Kính thưa Ủy ban Bác ái Xã hội Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Gần 20 ngày qua, kể từ hôm 22-06-2007, dân oan từ các tỉnh thành Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước, Mỹ Tho, Bến Tre, Long An, Bà Rịa, Vũng Tàu v.v... đã kéo nhau về biểu tình và ở lỳ trước Văn phòng 2 Quốc Hội tại số 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn để đòi lại nhà cửa, đất đai, ruộng vườn đã bị nhà cầm quyền địa phương chiếm đoạt hay sang đoạt một cách bất công từ mấy năm hay mấy chục năm nay.

Từ con số 100 người, nay dân oan khiếu kiện đã lên tới 1.500 và sẽ còn tăng nữa. Họ đã vượt bao gian khó cản trở để đến nơi đặt văn phòng của “cơ quan quyền lực cao nhất nước” hầu kêu van các đại biểu Quốc hội hãy can thiệp để công lý được trả lại cho họ. Thế nhưng, chỉ có các viên chức chính quyền địa phương đón tiếp, dối gạt họ như bao lần là hãy trở về quê nhà để được giải quyết nỗi oan ức. Riêng các vị gọi là “đại biểu nhân dân” thì hoàn toàn vắng mặt, kín cửa trong căn nhà sang trọng, coi như chẳng có ai đang van vỉ kêu gào mình, chạy đến nương nhờ quyền lực của mình. Nhiều đại diện của Quốc hội hoặc của các bộ từ trung ương vào Văn phòng này hội họp cũng chẳng thèm ngó ngàng đến dân oan, hoặc có gặp cũng chỉ để câu giờ, lừa bịp.

Tệ hơn nữa, nhà cầm quyền tại Sài Gòn còn sai vô số công an và dân quân chìm nổi một đàng gây khốn đốn cho cuộc sống của đoàn người khiếu kiện bằng cách khóa cửa các phòng đợi và nhà vệ sinh tại trụ sở Quốc hội, bằng cách cấm cản hay chận bắt những đồng bào hảo tâm đến tiếp tế thuốc men, lương thực, quần áo, khiến cho dân oan phải căng lều giăng bạt ngủ ngoài sân, bên vệ đường, chịu đựng nắng mưa trong cảnh đói khát bệnh tật vô cùng khốn khổ. Đàng khác, công an và dân quân ngày đêm rải khắp khu vực để ngăn chận mọi ai, kể cả phóng viên nhà nước và nước ngoài, đến lấy tin, chụp hình, phỏng vấn; để theo dõi, trà trộn vào đoàn khiếu kiện hầu tước đoạt điện thoại, máy ảnh của họ, không cho họ thông tin liên lạc; để phát hiện những thủ lãnh biểu tình hầu trấn áp trước mắt hay trừng trị về sau. Công an từ nhiều địa phương cũng đến để nhận diện, lùa hốt, áp giải dân oan về nhà. Ngoài ra, người ta còn thấy nhiều quân xa đậu ở hai đầu đường, như sẵn sàng ra tay đàn áp bằng vũ lực. Tất cả các biện pháp vô nhân đạo, vô luật pháp này nhắm mục đích làm cho đoàn biểu tình mệt mỏi thể xác, kiệt quệ tinh thần mà bỏ cuộc. Và chắc chắn khi tay không trở về lại quê nhà, họ chẳng những không được đền bù thỏa đáng mà sẽ bị trừng trị, thậm chí bị cầm tù, thủ tiêu, nhất là những thủ lãnh biểu tình, như trường hợp các thủ lãnh công nhân từ mấy năm qua và các thủ lãnh nông dân Thái Bình dạo nọ. Còn nếu họ kiên trì bám trụ, quyết tranh đấu đến cùng, gây nguy cơ tạo phản ứng dây chuyền khắp cả nước, thì có thể một Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra trong máu và nước mắt.



Bởi lẽ lúc này đây, tại Hà Nội, trung ương đảng Cộng sản đang họp ngày họp đêm, những phiên họp tuy tuyệt mật, nhưng mọi người đều biết tiết mục quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của họ là tìm phương thức đối phó với cuộc nổi dậy tại Sài Gòn. Lãnh đạo CS ý thức rất rõ tính cách bất khả của việc giải quyết vấn đề đấu tranh kiểu này và tầm mức nguy hiểm của cuộc nổi dậy dưới hình thức khiếu kiện đất đai và chống tham nhũng tại hầu hết mọi tỉnh, nhưng vì nhiều nguyên nhân, họ chưa quyết định đàn áp, giải pháp duy nhất mà não trạng và chế độ Cộng sản không thể không làm, như lịch sử đã bao lần minh chứng.

Bởi lẽ theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội thảo “Nông dân bị thu hồi đất, thực trạng và giải pháp” vừa được tổ chức tại Hà Nội, thời gian qua tổng diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc canh tác, lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao, trong đó có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh tác. Mà theo thống kê, hiện nay trung bình mỗi hộ nông dân có 1,5 lao động và mỗi ha đất thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp và đất ở trong những năm qua đã tác động tới đời sống của của 627.495 hộ gia đình, khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu nông dân. Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 14 tỉnh thành lại cho thấy việc định giá đền bù đất thu hồi cũng như tài sản không phù hợp, thậm chí bất công. Giá đất ở, giá nhà ở tại khu tái định cư thường cao hơn nhiều so với giá bồi thường về đất ở, nhà ở tại nơi cũ, gây nhiều khó khăn cho các hộ ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. Tiền bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang làm ngành nghề. (Trích Bùi Trần, Đất cho nông dân). Tình trạng này càng tồi tệ và thê thảm hơn do thói bất công, tham nhũng và lộng hành của các quan chức địa phương với sự bao che của trung ương Hà Nội.

Thành ra đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với xã hội Việt Nam và là một vấn đề sinh tử của chế độ Cộng sản. Nói rõ ra, đây là một thách thức ghê gớm đối với quyền lực độc tài của đảng Cộng sản vốn đã cai trị nhân dân trong bạo hành, lừa dối, cướp bóc trắng trợn.

Kính thưa Quý Đức Cha,

Trước tình hình nghiêm trọng này, trước cảnh khốn khổ vô bờ của dân oan vốn đã chồng chất từ mấy chục năm qua mà nay không thể chịu đựng nổi này, trước nỗi uất ức ngất trời nay đã đến hồi bùng nổ này, có nguy cơ gây ra bạo loạn, kéo theo đàn áp đổ máu của một nhà cầm quyền mù quáng tin tưởng vào bạo lực, Hội đồng Giám mục Việt Nam không thể không lên tiếng, không thể không ra tay để bênh vực cho công lý và cho những người dân thấp cổ bé miệng.

Chúng con nghe văng vẳng bên tai lời Chúa Giêsu phán hứa: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa (tức Giáo Hội) là của anh em (tức đứng về phía anh em)” (Lc 6,20); lời Chúa Giêsu minh định: “Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”. Tin Mừng ấy chính là “kẻ bị giam cầm (trong cảnh khốn khổ, mất nhân phẩm) biết họ được thả ra... người bị áp bức (bởi bất công, đàn áp, bóc lột) được giải phóng” (Lc 4,18).

Chúng con còn nghe văng vẳng bên tai lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong diễn từ trước các Giám mục Ba Tây ngày 13-05-2007 tại Aparecida: “Hệ thống Mác-xít, khi nó leo lên nắm chính quyền, đã không chỉ để lại một di sản đáng buồn là những hủy hoại về kinh tế và môi sinh, mà còn là một sự áp bức đau đớn lên các tâm hồn nữa”, rồi trong thư gởi Giáo hội Trung Quốc ngày 27-05-2007: “Giáo Hội không thể và không được ở bên lề cuộc đấu tranh cho công lý. Giáo Hội phải đóng vai trò của mình qua việc biện luận thuần lý và phải thức tỉnh năng lực thiêng liêng mà nếu thiếu, thì công lý vốn luôn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ không thắng thế và tăng trưởng. Một xã hội công bằng phải là thành quả của chính trị, chứ không phải của Giáo Hội. Tuy nhiên cổ võ cho công lý qua những nỗ lực nhằm đem lại sự cởi mở của tâm trí và ước muốn theo những đòi hỏi của công ích là điều can hệ đến Giáo Hội cách sâu xa”.



Chúng con cũng không quên lời Thư mục vụ của Hội đồng Giám mục năm 2006: “Lòng mến Chúa yêu người thôi thúc chúng ta góp phần xây dựng một xã hội trong đó con người có điều kiện để sống xứng với phẩm giá của mình. Bởi vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa... có quyền được tôn trọng và phát huy những khả năng Chúa ban để phục vụ xã hội một cách hiệu quả nhất. Đồng thời... mỗi người cần được đối xử với lòng kính trọng và yêu thương chân thành như là mục đích của sự phát triển toàn diện, để họ không bao giờ bị biến thành phương tiện cho sự phát triển kinh tế, cho sự thăng tiến xã hội của bất kỳ tổ chức hay thế lực nào” (Số 7: Góp phần xây dựng một xã hội công bằng); rồi lời Đức Cha Chủ tịch Hội đồng GMVN nói trong cuộc phỏng vấn của VietCatholic ngày 22-04-2007: “Đối với nhà nước thì hằng năm chúng tôi vẫn có cuộc gặp gỡ hoặc có những đề nghị với nhà nước về các vấn đề tự do tôn giáo, văn hóa, đạo đức, luân lý, giáo dục giới trẻ, vấn đề công bằng sự thật. Có khi chúng tôi là đơn vị duy nhất dám nói lên điều đó với nhà nước và chúng tôi vẫn còn tiếp tục nói những điều như vậy”. Đức Tổng Giám mục Hà Nội mới đây còn giải thích dụ ngôn “người Samari nhân hậu” qua bài suy niệm “Nhớ mang theo trái tim”!!!

Kính thưa Quý Đức Cha,

Đoàn dân khiếu kiện trước Văn phòng 2 Quốc hội (trong đó có không ít tín hữu) mong chờ Hội đồng Giám mục lên tiếng can thiệp cho họ (qua một văn thư chính thức gởi nhà cầm quyền). Họ mong chờ -và ai nấy đều đợi- điều ấy đã 20 ngày nay rồi, và xét chung, các thị dân, nông dân bị cướp đất đai nhà cửa từ sau ngày “mở cửa kinh tế” mong chờ Hội đồng Giám mục lên tiếng can thiệp cho họ đã 20 năm nay rồi!!!

Cũng nhân cơ hội này, xin Quý Đức Cha yêu cầu nhà nước CSVN xóa bỏ điều 1 trong Luật Đất đai năm 2003 (còn hiệu lực): “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Điều này thường được giải thích là: Nhà nước không thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác, ngoài hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai. Đất đai không thuộc quyền sở hữu của một tổ chức hay một cá nhân công dân nào; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất từ người khác chỉ có quyền sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai (Vụ công tác lập pháp, Những sửa đổi cơ bản của luật đất đai năm 2003. Nhà xb Tư pháp, tr.14-15). Đây là một nguyên tắc ngụy biện, phi lý, sai lầm, mở đường cho việc nhà cầm quyền (thực chất là cán bộ địa phương) ăn cướp đất đai tài sản của tôn giáo và tư nhân suốt hơn nửa thế kỷ nay dưới chế độ CS, gây ra bao điêu đứng cho các giáo hội và cho đồng bào.

Cụ thể trước mắt, kính xin Đức Hồng y Tổng Giám mục Sài gòn

1- yêu cầu Ủy ban Bác ái Xã hội thuộc HĐGMVN xuất ngay một ngân khoản cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân của nhân tai này, như UB đã từng mau mắn cứu trợ các nạn nhân của thiên tai. (Xin đăng tin tức cứu trợ lên trang mạng của Hội đồng Giám mục Việt Nam);

2- ra lệnh cho các linh mục, tu sĩ trong Giáo phận thành lập ngay những phái đoàn cứu trợ khẩn cấp cho dân oan đang chết dần mòn và bênh vực khẩn cấp cho dân oan đang bị đàn áp khốc liệt bằng công cụ pháp lý hay phương tiện truyền thông;

3- ra lệnh cho các giáo xứ trong Giáo phận quyên góp phẩm vật, tiền bạc, tích lũy thành quỹ, để hỗ trợ lâu dài cho các dân oan đang sống chết bám trụ tại Văn phòng 2 Quốc hội, tới ngày họ đạt được những đòi hỏi chính đáng.

4- ra lệnh cho các nhà tu, các nhà xứ, các nhà giáo dân mở rộng cửa đón tiếp dân oan vào tá túc, như truyền thống ngàn đời của công giáo: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách đỗ nhà.

Mọi người lương giáo đang nhìn về Hội đồng Giám mục như một sức mạnh tinh thần, nhìn về các Giám mục như những phát ngôn của sự thật, chứng nhân của lẽ phải, như những mục tử nhân lành sẵn sàng thí mạng vì đoàn chiên theo gương Thầy Chí Thánh. Giờ của Dân tộc và của Giáo hội đã điểm!

Nguyện xin Chúa Thánh Thần Tình Thương và Sự Thật ở cùng Quý Đức Cha.

Làm tại Việt Nam và hải ngoại ngày 11-07-2007, lễ Thánh Bênêđictô.

1- Linh mục Têphanô Chân Tín, Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn

2- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế

3- Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế, tù nhân tại Ba Sao, Nam Hà, Hà Nam.

4- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh.

5- Linh mục Gioan Đinh Xuân Minh, Đức Quốc

6- Linh mục Nguyên Thanh, Hoa Kỳ

7- Phát thanh viên Phan Thiên Ân, California, Hoa Kỳ

8- Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn, Việt Nam

9- Chuyên viên Giuse Phạm, California, Hoa Kỳ

10- Luật sư Đỗ Thế Kỷ, Na Uy

11- Giáo sư Bùi Xuân Quang, Paris, Pháp

12- Nhà văn Micae Lê Văn Ấn, San Jose, Hoa Kỳ

13- Bác sĩ Sébastien Lê Văn Thành, Boston, Hoa Kỳ

14- Chuyên gia Vinhsơn Việt Sĩ, California, Hoa Kỳ

15- Nhà văn Simon Nguyễn An Quý, Seattle, Hoa Kỳ

16- Chuyên viên Sarah-Anne Thanh Hà, Úc châu

17- Ký giả Trần Phong Vũ, San Jose Hoa Kỳ

18- Giáo sư Nguyễn Phúc Liên, Thụy Sĩ

19- Giáo sư Nguyễn Văn Thông, Hoa Kỳ

20- Chuyên viên ngân hàng Dominic Hoàng, Úc châu

21- Anrê Đỗ Anh Tài, cựu giáo sư, Phong trào GDVNHN, California, Hoa Kỳ

22- Anê Phạm Liễu Chi, chuyên viên hoá học, California, Hoa Kỳ

23- Antôn Đỗ Như Điện, kỹ sư, PTGDVNHN, California-Hoa Kỳ

24- Gioan Baotixita Đoàn Thanh Liêm, cựu luật sư, MLNQVN, California, Hoa Kỳ

25- Vinhsơn Lê Minh-Tâm, cựu giáo sư, Montreal, Quebec, Canada

26- Maria Bảo Khánh, ca sĩ phát thanh viên, Sydney, Úc châu

27- Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Ích, tiến sĩ, Nguyệt san DĐGD, California, Hoa Kỳ

28- Gioakim Lê Tinh Thông, giáo sư, California, Hoa Kỳ.

29- Tađêô Cao Viết Lợi, cựu đốc sự hành chánh, PTGDVNHN, California, Hoa Kỳ

30- Antôn Trần Văn Long, hưu trí, Montreal, Quebec, Canada.

31- Giuse Trần Quang Tuyến, hưu trí, California, Hoa Kỳ.

32- Giuse Nguyễn Xuân Tùng, cựu thiếu tá, Nhóm Diễn đàn Kitô hữu, California, Hoa Kỳ.

33- Nguyễn Đạt Thịnh, nhà báo, Houston, Texas, Hoa Kỳ.

34- Anphong Hoàng Quý, nhà văn, báo điện tử Sứ Mệnh Giáo Dân, California, Hoa Kỳ.

35- Laura Trần Thị Hiền, báo điện tử Tiếng Nói Giáo Dân, California, Hoa Kỳ.

36- Đôminicô Phạm Tử Khanh, hưu trí, Watauga, Texas, Hoa Kỳ.

37- Anna Đỗ Lựu, hưu trí, Watauga, Texas, Hoa Kỳ.

38- Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Cảnh, bác sĩ, MLNQVN, Florida, Hoa Kỳ.

39- Phaolô Cao Hữu Thiên, giáo phận Seattle, Washington, Hoa Kỳ.

40- Giacôbê Cao Hữu Thọ, giáo phận Seattle, Washington, Hoa Kỳ.

41- Mađalêna Võ Thị Mai, giáo phận Seattle, Washington, Hoa Kỳ.

42- Phêrô Đỗ Văn Tiếp, giáo xứ Thánh Tâm Tacoma, Washington, Hoa Kỳ.

43- Antôn Hứa Minh Hùng, giáo xứ Thánh Tâm Tacoma, Washington, Hoa Kỳ.

44- Phêrô Nguyễn Diệp, giáo xứ Thánh Tâm Tacoma, Washington, Hoa Kỳ.

45- Maria Emanuen Vũ Thị Khuê Minh, nữ tu Dòng Đức Bà Truyền Giáo, Paris, Pháp.

46- Maria Eugenie Vũ Thị Tuệ Minh, nữ tu Dòng Đức Bà Truyền Giáo, Lyon, Pháp.

47- Maria Vũ Thị Châu Minh, nhà giáo, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.

48- Trần Huy Bích, Phụ tá Quản thủ Thư viện USC, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.

49- Phạm Bá Hoa, cựu sĩ quan, Tổng Hội Cựu SVSQTĐ/HN, Houston, Texas, Hoa Kỳ.

50- Perpêtua Đỗ Hằng, chuyên viên vật lý trị liệu, Houston, Texas, Hoa Kỳ

51- Maria Nguyễn Thị Quy, Florida, Hoa Kỳ.

52- Batôlômêô Trịnh Hư Trương, Florida, Hoa Kỳ.

53- Tôma Nguyễn Tri Hồng Ân, Victoria, Úc châu.

54- Maria Bùi Kim Sương, Victoria, Úc châu.

55- Mátta Nguyễn Tri Gia Diệp, Victoria, Úc châu.

56- Giuse Trần Anh Quân, Victoria, Úc châu.

57- Têrêxa Nguyễn Tri Gia Xuân, Victoria, Úc châu.

58- Joe Don, Victoria, Úc châu.

59- Giuse Nguyễn Tri Thiên Tuyền, Vicroria, Úc châu.

60- Maria Vinh sơn Nguyễn Tri Hồng Vân, Victoria, Úc châu.

61- Maria Nguyễn Thị Hoa, Florida, Hoa Kỳ.

62- Joe Trần Hữu Thiên, Florida, Hoa Kỳ.

63- Giuse Nguyễn Văn Dũng, Floria, Hoa Kỳ.

64- Maria Trần Thị Thu Hương, Florida, Hoa Kỳ.

65- Giuse Nguyễn Trực Cường, Florida, Hoa Kỳ.

66- Anna Nguyễn Thúy Uyên Vi, Florida, Hoa Kỳ.

67- Anna Nguyễn Thị Hiếu, Đồng Nai, Việt Nam

68- Linh mục Giuse Trần Văn Quý, Tổng Giáo phận Huế.

69- Mađalêna Phan Thị Hòa, Tổng Giáo phận Huế.

70- Maria Vũ Thanh Phương, Giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai.

(Tạm khóa sổ lúc 17g ngày 13-07-2007)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Ai muôn rút khỏi Iraq?

Ngô Nhân Dụng
Quốc hội Mỹ buộc chính phủ Bush lâu lâu phải báo cáo về tiến triển trong chiến cuộc Iraq; đặc biệt nhấn mạnh đến những mục tiêu chính trị mà chính phủ Nouri Maliki phải đạt được. Bản báo cáo tuần này cho thấy chính phủ Maliki chưa đạt được 50%. Về mặt quân sự, số đơn vị “thiện chiến”, nghĩa là không cần quân Mỹ đi kèm khi lâm trận, đã giảm bớt từ 10 xuống còn 6 tiểu đoàn. Học trò đi thi được điểm này chắc bị đánh rớt. Nhưng Tổng Thống Bush yêu cầu Quốc Hội hãy kiên nhẫn đợi tới Tháng Chín nghe Tướng David Petraeus báo cáo tình hình quân sự rồi hãy bàn chuyện thay đổi chính sách.

Ngày hôm qua, hai nghị sĩ vai vế lớn thuộc đảng Cộng Hòa đã đề nghị một dự luật yêu cầu chính phủ phải thay đổi chiến lược ở Iraq, bắt đầu từ Tháng Mười sắp tới. Như vậy thì cũng đúng ý của ông tổng thống. Trong khi đó, nhiều nghị sĩ Dân Chủ muốn buộc chính phủ Bush phải ấn định thời hạn rút quân khỏi Iraq, bằng cách ghi thời hạn đó vào trong một đạo luật ngân sách quốc phòng. Khi đã thành luật, ông tổng thống sẽ phải làm theo. Nhiều nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ ý kiến này. Nhưng việc làm luật buộc ông tổng thống định ngày rút quân trên thực tế rất khó thành sự thật.

Tuy biết rất khó, những người muốn rút quân vẫn đòi, lý do vì chỉ còn 16 tháng nữa dân Mỹ sẽ đi bầu Quốc Hội. Trong số 6 nghị sĩ Cộng Hòa đã ngả sang lập trường Dân Chủ có nhiều vị sang năm đến lượt sẽ phải tranh cử lại. Các nghị sĩ muốn bày tỏ lập trường ngả theo khuynh hướng của cử tri trong đơn vị họ. Có hai phần ba dân Mỹ muốn ấn định ngày rút quân khỏi Iraq.

Nhưng dù đề nghị ấn định thời hạn rút quân đã được đa số các nghị sĩ ủng hộ, biến ý kiến đó thành luật để buộc hành pháp thi hành vẫn là một chuyện xa vời.

Lý do trước hết là lập trường của những nghị sĩ muốn rút quân cũng khác nhau rất nhiều. Có người đòi rút sớm, có người muốn trễ; có người muốn rút hết, có người cho rút từng phần. Các nghị sĩ Cộng Hòa thường ngả về phía rút từng phần và rút từ từ, chỉ cần rút 6 tháng trước ngày dân Mỹ bỏ phiếu, là họ yên tâm. Nhiều nghị sĩ Dân Chủ thì muốn rút nhanh, để gây khó khăn cho ông Bush. Nếu ai cũng khăng khăng lập trường của mình thì chả bao giờ có được một dự luật được đa số chấp thuận.

Hiện nay có một dự thảo được 12 nghị sĩ thuộc cả hai đảng ký tên chính thức đệ trình, có thể được đem ra bàn vào tuần tới. Dự thảo này có tính cách thỏa hiệp, dựa trên những khuyến cáo do Ủy Ban Baker - Hamilton đưa ra năm ngoái, trong đó đề nghị sẽ rút bớt quân Mỹ khỏi Iraq vào đầu năm 2008, chỉ để lại đủ số quân làm việc huấn luyện quân đội Iraq. Nhưng dự luật này chưa chắc đã được đem ra biểu quyết, vì bị nhiều người cho là lời lẽ yếu quá, không đủ “nanh vuốt” buộc chính phủ phải thi hành. Nghị Sĩ Harry Reid, lãnh đạo phe Dân Chủ ở Thượng Viện, chê dự luật này là còn yếu hơn “cọp không nanh.” Nếu bản ý kiến thỏa hiệp này mà cũng không được đem biểu quyết thì các ý kiến mạnh hơn hay yếu hơn càng ít hy vọng.

Mà dù có được đem ra thảo luận trên diễn đàn Thượng Viện thì dự luật rút quân nào cũng khó đưa tới việc bỏ phiếu chấp thuận hay bác bỏ. Vì một thủ tục trong Thượng Viện Mỹ. Thượng Viện chỉ chấm dứt các cuộc thảo luận để bắt đầu bỏ phiếu khi nào có 60 nghị sĩ đồng ý. Nếu chỉ có 59 người muốn ngưng nói thì những nghị sĩ chống đối vẫn được phép tiếp tục nói suốt ngày đêm, không bao giờ ngưng, chưa thể biểu quyết được. Ðây là một thủ tục lạ lùng, trong Quốc Hội các nước chắc chỉ ở Thượng Viện nước Mỹ hiện còn áp dụng. Chỉ cần 41 nghị sĩ là có thể ngăn cản không cho Thượng Viện bỏ phiếu quyết định. Người Mỹ gọi là filibuster, chữ đó khó dịch, xin gọi là “thủ tục 60.” Ðây là một thủ tục đã từng được dùng trong Nghị Viện nước Anh ngày xưa, nhưng bây giờ không thấy họ đem ra dùng lại.

“Thủ tục 60” đã thành hình ít nhất từ năm 1851, dựa trên một quy tắc là “quyền thảo luật không giới hạn của các đại biểu dân.” Mục đích thực tế là tránh, hoặc ngăn cản, không cho Thượng Viện quyết định một cách hấp tấp, theo áp lực nhất thời của dư luận. Người ta muốn mọi quyết định về chính sách quốc gia phải hoàn toàn được suy nghĩ chín chắn, tôn trọng các ý kiến của thiểu số, để mọi quyết định vì lợi ích chung, chứ không phải chỉ vì nhu cầu đấu tranh chính trị do quyền lợi phe phái hay do áp lực nhất thời của dư luận dân chúng. Chúng ta biết rằng một cơ quan dân cử rất dễ bị chính trị chi phối, dễ quyết định theo nhu cầu chính trị từng giai đoạn. “Thủ tục 60” này giúp Thượng Viện Mỹ trở thành chín chắn hơn mỗi khi quyết định. Ở Hạ Viện, các dân biểu được tự do hơn, họ muốn tự do hơn, chắc vì biết nếu họ vội vàng thì sẽ còn có Thượng Viện suy nghĩ kỹ giúp họ!

Gần đây có lúc đảng Cộng Hòa đã đề nghị xóa bỏ “thủ tục 60” đi. Ðó là khi họ thảo luận về các ứng viên do Tổng Thống Bush đề nghị lên làm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Lúc đó phe Cộng Hòa chiếm đa số ở Quốc Hội nhưng không đủ 60 người để đi tới biểu quyết. Có nghị sĩ đã đề nghị xóa bỏ “thủ tục 60” đi, để điền khuyết các ghế trống trong Tối Cao Pháp Viện theo khuynh hướng bảo thủ. Nhưng các người lãnh đạo trong Thượng Viện đã khôn ngoan, không bàn việc xóa bỏ thủ tục khó khăn đó, mà tìm các con đường khác để thỏa hiệp với phe đối lập; cuối cùng thì ông Bush vẫn thành công đặt được hai thẩm phán mới vào Tối Cao Pháp Viện. Bây giờ thì chắc các nghị sĩ Cộng Hòa thấy hồi đó không xóa bỏ “thủ tục 60” là phải, vì nay họ đã trở thành thiểu số.

Vì “thủ tục 60”, phe đòi rút quân khó làm luật thực hiện ý kiến mình dù họ có hơn 50 người. Nhiều nghị sĩ Dân Chủ cũng không đồng ý với họ, mà số nghị sĩ Cộng Hòa chống Tổng Thống Bush không đủ đông cho đủ con số 60.

Chúng ta biết quyết định nào về cuộc chiến tranh ở Iraq bây giờ thì hậu quả cũng bất định, tương lai không thể biết là hay hoặc dở. Bởi vì không ai biết chắc tương lai sẽ thế nào. Thứ Ba vừa rồi hai nghị sĩ cùng thuộc đảng Cộng Hòa đã tranh luận gay gắt với nhau, có Phó Tổng Thống Dick Cheney chứng kiến. Nghị Sĩ George Voinovich cho là nếu Mỹ rút quân khỏi Iraq thì nhóm khủng bố Al Qaeda ở đó sẽ bị chính những người Iraq đuổi đi, người Sun Ni hay người Shi A cũng không ai muốn dân ngoại quốc đeo súng, chế bom ở nước họ để biến Iraq thành bãi chiến trường. Nghị Sĩ John McCain không đồng ý, ông lo rằng quân Mỹ rút đi thì nước Iraq sẽ loạn, sẽ trở thành căn cứ cho các nhóm khủng bố phát triển.

Nhưng Iraq cũng chỉ là một điểm trong toàn thể bàn cờ khủng bố và chống khủng bố toàn thế giới. Ngày hôm qua một bản báo cáo tổng hợp nhận xét của 16 cơ quan tình báo Mỹ được tiết lộ, cho biết hiện nay tổ chức Al Qaeda đang phục hồi sức mạnh, sau khi họ đã bị đánh đuổi khỏi Afghanistan từ năm 2001. Họ dùng vùng biên thùy Pakistan và Afghanistan làm nơi huấn luyện, vì có những khu hầu như vô chính phủ. Nhóm Al Qaeda cũng đã chuyển hướng dùng nhiều người ở các nước Âu Châu hơn người Trung Ðông. Ông John Kringen, đứng đầu về phân tích tin tình báo của CIA, đã phúc trình trước Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện rằng, “Chúng tôi thấy nhiều hoạt động huấn luyện hơn. Nhiều tiền hơn. Nhiều trao đổi thông tin hơn. Chúng tôi thấy mức hoạt động của họ cao hơn trước.”

Trong bối cảnh như vậy, quyết định rút quân khỏi Iraq hay tăng cường quân số như Tổng Thống Bush đã chủ trương đều là những cuộc đánh cá. Hậu quả ra sao rất khó tính trước, nhưng đều rất nguy hiểm. Các nghị sĩ Dân Chủ chủ trương rút quân chắc cũng không muốn chịu trách nhiệm trước lịch sử về quyết định này. Họ cuộc thảo luận về rút quân để làm suy yếu địa vị của Tổng Thống Bush và của đảng Cộng Hòa, chuẩn bị cho cuộc bầu cử sang năm. Và nhiều nghị sĩ Cộng Hòa vì nhu cầu chính trị cũng nghiêng về phía đó. Nhưng biến ý kiến đó thành hành động là điều rất, rất khó. “Thủ tục 60” giúp cho Thượng Viện Mỹ có thời giờ suy nghĩ chín chắn hơn, và cũng như việc bổ nhiệm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, các phe sẽ đi đến một giải pháp chung.

Chúng ta có thể tiên đoán sau Tháng Chín, Tổng Thống Bush thế nào cũng loan báo một kế hoạch “rút quân.” Khó gì, đầu năm nay ông tuyên bố tăng 35,000 binh sĩ, cuối năm ông sẽ rút bớt 30 hay 50 ngàn về nước! Ông có thể nói chiến dịch tăng quân của ông đã thành công, và sau đó quân Mỹ sẽ bớt tham chiến, tức là bớt tổn thất đi! Tuy nhiên, quân Mỹ sẽ còn phải đồn trú ở Iraq nhiều năm nữa, chưa ai biết đến bao giờ! Về khoản này thì những người ủng hộ và những người chống ông Bush chắc đều đồng ý, mặc dù hiện nay không ai nói thẳng ra. Các chính khách Dân Chủ biết cuối cùng họ cũng sẽ chấp nhận một kế hoạch giống như ông Bush. Nhưng bây giờ họ vẫn cứ phải chống, làm bộ họ muốn rút hết quân ngay, để vừa lòng cử tri ở nhà. Phe Cộng Hòa đa số tất nhiên sẽ nói người lại, để trình bày trước các cử tri của họ một “hình ảnh mạnh” trong khi cố chứng tỏ phe Dân Chủ là “yếu về an ninh và quốc phòng.”

Tổng Thống Bush thế nào cũng chịu trách nhiệm trước lịch sử về quyết định tấn công Iraq của ông. Nhưng nước Mỹ, tức là tất cả mọi người Mỹ không phân biệt đảng phái, phải chia sẻ trách nhiệm về cuộc chiến tranh này. Phải có một nhà chính trị Mỹ nói thẳng điều đó với tất cả mọi người Mỹ khác. Nước Mỹ không thể đem quân tới phá tan hệ thống chính quyền ở Iraq rồi sau đó rút hết quân về, mặc kệ người Iraq giết nhau. Chưa kể là các nước chung quanh sẽ đem quân vào Iraq chia phần! Nước Mỹ lấy quyền gì mà làm như vậy? You break it, you own it! Khi anh vào một tiệm bán ly tách, chén bát, anh phải mua tất cả những cái ly tách mà anh làm bể; đó là một thành ngữ của người Mỹ.

Nếu quyết định đánh Iraq của ông Bush là nhầm lẫn ngay từ đầu, thì cả nước Mỹ vẫn chịu trách nhiệm chung chứ không riêng gì một ông tổng thống. Khi quyết định tấn công, chắc ông đã tính toán quyền lợi xa của nước Mỹ. Chính sách của ông ở Iraq có thể sai lầm, nhưng các quyền lợi lâu dài của nước Mỹ vẫn còn nguyên! Ba mươi năm trước nước Mỹ có thể bỏ Việt Nam, vì biết Trung Cộng và Liên Xô đang chống phá nhau, Trung Cộng sẽ đánh cả Việt Cộng vì Việt Cộng theo Nga. Các nước Ðông Nam Á đã phát triển kinh tế đủ mạnh, không lo Cộng Sản cướp chính quyền. Quyền lợi kinh tế của Mỹ ở Ðông Nam Á, ở Nhật Bản, Ðài Loan, Nam Hàn không vì Mỹ rút khỏi Việt Nam mà suy yếu, trong khi Mỹ còn phải lo vùng Trung Ðông dầu lửa.

Bây giờ có ai muốn chịu trách nhiệm tuyên bố bỏ cuộc ở Iraq hay không? Mỹ bỏ cuộc rồi thì cả miền Trung Ðông sẽ ra sao? Giá dầu lửa sẽ lên hay xuống? Phong trào Hồi Giáo quá khích sẽ mạnh hơn hay yếu đi? Mối đe dọa khủng bố vào nước Mỹ sẽ như thế nào? Tranh chấp Israel-Palestine sẽ được giải quyết thế nào?

Chúng ta có thể đoán rằng không ai muốn chịu trách nhiệm về thất bại của nước Mỹ ở Iraq. Ðó là lý do những cuộc thảo luận ở Thượng Viện trong tuần tới sẽ chỉ là những màn biểu diễn cho khán giả coi, khán giả là các cử tri sang năm sẽ bỏ phiếu. Sang năm, ví thử đảng Dân Chủ thắng thế, ngồi vào ghế tổng thống và vẫn chiếm đa số ở Quốc Hội, họ cũng sẽ phải tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh Iraq chứ không thể nào phủi tay đứng dậy bỏ đi được. Họ sẽ đưa ra những chiến lược mới, chính sách ngoại giao mới, nhưng không thể bỏ cuộc. Một tổng thống Cộng Hòa lên thì cũng vậy. Mà nếu ông Bush còn ngồi ở Tòa Bạch Ốc chắc ông cũng làm như thế.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

CÁCH MẠNG NHUNG Ở TIỆP KHẮC
Vào một buổi sáng ngày 17 tháng 11 năm 1989, không một ai tin tưởng rằng những biến cố trong ngày này lại dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Cộng sản Tiệp đã cai trị trong 40 năm qua. Cuộc biểu tình im lặng và ôn hoà của học sinh đã chiến thắng được sự hung tàn bạo ngược của đoàn quân công an cộng sản. Khoảng chừng 170 học sinh đã bị thương và người dân mọi giới trong toàn quốc đã đứng lên biểu tình, đình công và chống lại chính phủ. Nhiều tuần sau đó, chính thể cộng sản Tiệp Khắc đã sụp đổ. Nếu họ biết rằng trước đây 50năm, vào ngày 28 tháng 10 năm 1939, học sinh Tiệp Khắc đã biểu tình chống Đức quốc xã xâm lăng, đã có một sinh viên Y khoa bị bắn chết đó là Jan Opletal. Và cũng là ngày kỷ niệm ông Jan Opleta sau 50 năm, học sinh và toàn dân Tiệp đã đạp đổ chế độ cộng sản Tiệp chỉ trong vòng 6 tuần lễ.

Vào khoảng giữa thập niên 1980s, tình trạng chung ở Czechoslovakia (Tiệp Khắc ) trở nên dễ dàng, sáng sủa hơn, đặc biệt nhất là sau lời giới thiệu của ông Perestroika về việc sửa sai, đổi mới ở Nga Sô. Nhưng các lãnh tụ đảng cộng sản của Tiệp Khắc do ông Gustav Husak lãnh đạo đã nắm giữ hết quyền lực nước Tiệp sau ngày Nga Sô xâm lăng Tiệp từ năm 1968 –Những phong trào trong nước Tiệp kêu gọi chính quyền hãy “đổi mới từ trong lòng cộng sản” nhưng họ vẫn tiếp tục bị trù dập khó khăn ở Tiệp Khắc. Vào khoảng 1988, chỉ trong vòng một tháng sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, các phong trào của các tổ chức đối lập biểu tình tuần hành đòi hỏi đất nước phải thay đổi – và chủ thuyết cộng sản ở Tiệp Khắc cũng đã thật sư thất bại đi đến chỗ sụp đổ hoàn toàn.

Chỉ trong vòng 6 tuần, vào ngày 17 tháng 11 đến 29 tháng 12 năm 1989, ai cũng biết đến cuộc “Cách Mạng Nhung,” một cuộc chiến không đổ máu tạo ra sự sụp đổ hoàn toàn của chính thể cộng sản Tiệp. Những thông tin truyền đi từ cơ quan tình báo KGB ở Nga sô, đã thúc đãy cuộc chiến Cách Mạng Nhung thành công mau chóng do sự điều khiển vô hình từ ý tưởng cách mạng của ông Gorbachev. Ông muốn đổi mới hoàn toàn xã hội, cứu người dân nghèo đói sống dưới ách cai trị áp bức do quyền lực của đảng Cộng sản áp đặt. Phần lý thuyết chính là từ nhiều cuộc biểu tình chống đối chính quyền, sức ảnh hưởng lớn mạnh lan ra mau hơn là chủ trương do chính ông Gorbachev và cơ quan tình báo Nga KGB hổ trợ. Người dân Tiệp Khắc không thích dùng cái tên Cách Mạng Nhung, mà dùng tên khác thường gọi là “Biến Cố Tháng Mười Một” hay thỉnh thoảng họ gọi “Tháng Mười Một.”

Bắt đầu từ ngày 17 tháng 11 năm 1989, nhân ngày kỷ niệm năm mươi năm trước đây Tiệp chống lại sự xâm lăng của Đức quốc xã, và trong dịp lễ kỷ niệm này, tất cả học sinh ở thành phố Prague của Tiệp đã biểu tình chống lại sự áp bức của chính thể bạo quyền cộng sản Tiệp. Trong buổi tưởng niệm hợp pháp, tưởng niệm về cái chết của Jan Opletal, nhưng rồi những người dự lễ đã chuyển sang một cuộc biểu tình đòi hỏi tự do dân chủ và đổi mới. Cảnh sát đàn áp học sinh ở đoạn giửa của đoàn biểu tình, tại Narodnitrida, nhưng sau khi dừng lại, học sinh đã trao tặng hoa đến các cảnh sát áp bức họ trong thái độ ôn hoà và không kháng cư, cảnh sát đã đánh đập những người trẻ này bằng những cây gậy đen. Có chừng 167 người trong đoàn biểu bị thương. Một học sinh đã được báo cáo là đã bị đánh chết, và cho dù việc này sau đó kiểm chứng lại là sai – nhưng tin đồn này đã làm nguồn tin nóng hơn đóng góp sức mạnh to lớn, khích lệ cho học sinh trẻ nhất tề và kiên quyết đòi hỏi gắt gao việc đổi mới trong guồng máy cai trị tổng quát của chính phủ.

Sự sụp đổ nhanh chóng bắt đầu từ sự vô đạo của đảng cộng sản Tiệp, một số liên đoàn công nhân lập tức liên kết với đoàn biểu tình học sinh ngay. Từ thứ bảy ngày 18 tháng 11 cho đến ngày 27 tháng 11, một cuộc biểu tình hùng hậu to lớn chiếm ngay thủ đô Prague và các vùng phụ cận như Bratislava, và nhiều nơi khác – ngay cả những nơi công côïng. Thay vì họ tổ chức thực hiện buổi diễn thuyết trong hội trường hoặc tại nhà hát thì họ lại tổ chức diễn thuyết ở những nơi công cộng. Một trong những buổi diển thuyết này, tại hội trường Cinoherni Klub vào ngày chủ nhật, 19 tháng 11, Diển đàn Nhân Dân (Civic Forum) đã tổ chức dàn dựng một “nhóm diễn giả,” phê bình những thành phần trong chính quyền Tiệp, và thêm vào đó họ đã chỉ trích, phê phán những phương pháp cai trị độc ác của các nhà lãnh đạo Tiệp.
Diển đàn Nhân dân (Civic Forum), đưa ông Vaclaw Havel, một kỷ thuật viên, và là một nhà viết kịch nghệ, ông phân tích phê phán chế độ cộng sản gây rất nhiều khó khăn đau khổ trong đời sống nhân dân, và đòi hỏi chính quyền cộng sản phải từ chức, thả tất cả tù nhân lương tâm, và điều tra nhiều hành vi đàn áp vô nhân đạo của cảnh sát cộng sản gây ra từ 17 tháng 11.

Từ những sáng kiến tương tự – toàn dân đứng lên chống lại sự bạo hành được ra đời tại Slovakia vào ngày 20 tháng 11 năm 1989. Cả hai phong trào này đã nối lại bằng con số to lớn bởi dân chúng Tiệp khắc. Từ số lớn thanh niên học sinh ở các trường Đại học và nhân viên, cùng với công nhân trong các nhà máy, và công nhân trong các cơ sở văn hoá khác. Chỉ trong vòng hai tuần, khối truyền thông, báo chí quốc gia đã báo cáo rằng những chuyện đã xãy ra tại thủ đô Prague, và các đoàn học sinh đang di chuyển từ thành phố đến các miền đồng quê, và đã tập hợp được sự ủng hộ của toàn dân từ phiá ngoài thành phố.

Những lãnh tụ của chính quyền đảng cộng sản đã hoàn toàn không có một sự chuẩn bị nào về những khủng hoảng nội loạn lan ra không ngừng trong dân chúng. Chính quyền cộng sản từ hạ tầng cơ sở ở khắp nơi đã bị lung lay, lảo đảo và đổ nhào trong thời gian ngắn nhất. Và đám đông biểu tình cứ tiếp tục, tiếp tục và càng ngày càng nhiều. Người dân Tiệp Khắc ủng hộ và kêu gọi những cuộc đình công – đặc biệt nhất là từ trong lòng trung ương đảng cộng sản Tiệp đứng ra kêu gọi đình công. Chủ tịch của đảng cộng sản phải từ chức, và những người liên hệ trong đảng là Karel Urbanek, được tuyển cử vào làm lãnh đạo đảng cộng sản. Dân chúng đả đảo sự thay đổi có vẻ giả dối này, mà họ đã cố tình thể hiện như là một đảng cộng sản được đổi mới từ năm 1968. Người dân đã không đồng ý với việc thay thế lãnh đạo này lên cao hơn.

Đám đông đấu tranh biểu tình càng ngày càng cao đến 750 ngàn người ở Letna Park tại Prague, thủ đô Tiệp vào ngày 25, 26 tháng 11 và tổng đình công vào ngày 27th đã đập tan chính thể cộng sản Tiệp. Thủ tướng Ladislav Adamec được bắt buộc giữ vai trò nói chuyện với Diễn đàn Nhân Dân, nơi mà họ đàm phán tiến trình đưa ông Vaclav Havel lên thay. Diễn đàn Nhân dân đưa ra một số điều kiện chính trị đòi hỏi tại buổi gặp gỡ thứ hai với ông ADamec, họ đồng ý dựng nên một chính phủ liên minh, và xóa bỏ 3 điều, và bảo đảm vai trò lãnh đạo cho Đảng cộng sản Tiệp trong chính trường Quốc gia, hiến pháp mới ra lệnh hủy bỏ chương trình giáo dục về học thuyết Max-Lê. Những tu chính án này được chấp nhận lập tức bởi văn phòng quốc hội trong một ngày sau đó, là 29 tháng 11 năm 1989.

Đúng vậy, người xưa nói, “Nếu anh cho họ một inch, (inch =2.54 cm) họ sẽ cầm giữ lấy 1 mile, và sự đầu hàng của đảng cộng sản càng lúc càng nhanh hơn theo sự đòi hỏi của quần chúng trong cuộc biểu tình. Một chính quyền mới được thành lập bởi ông Marian Calfa; gồm có 9 thành viên của đảng Cộng Sản trong số này có vài ba người đã hợp tác với dân chúng, 2 thành viên của đảng Xã Hội, 2 thành viên của đảng Người Tiệp, và 7 thành viên không có đảng phái nào cả- tất cả sau này là Diễn Đàn Nhân Dân hay thành phần Nhân dân Hành động để chống các cuộc nội loạn.

Chính quyền mới đòi hỏi ông Tổng thống Tiệp là Gustaw Husak vào ngày 10 tháng 12, và ngay buổi tối đó, ông đã lên truyền hình tuyên bố từ chức, và Diễn Đàn Nhân Dân đã hủy bỏ tổng đình công mà đã được sắp đặt cho ngày tới. Hai viện và nội các trung ương lần thứ 19 đề cử ông Alexandre Dubcek, người đã giả bịnh trong phong trào Prague Spring vào năm 1960’s được tuyển chọn làm Phát ngôn nhân trong nội các chính phủ mới. Một ngày sau, quốc hội tuyển chọn lãnh đạo cho Diển đàn Nhân dân là Vaclav Havel, lên làm Tổng thống Tiệp khắc. Cho dù có nhiều việc xãy ra, và không có kinh nghiệm chính trị với những áp lực nghiêm trọng từ mọi phía, nội các chính phủ mới và quốc hội cũng đủ khả năng làm được nhiều việc xích lại gần hơn những khoảng trống ở Tiệp một cách mau lẹ và hoàn thành một khung hình mới hợp pháp tại Tiệp. Khung hình này chú trọng đặc biệt trên căn bản Nhân Quyền, Tư Hửu, Luật Thương Mại. Họ cũng có khả năng khung hình này trong thời gian ngắn nhất là trong những cuộc tuyển cử tự do hơn ở Tiệp mà trước đây 40 năm chưa hề có.

Kết quả là vào năm 1990, cuộc bầu cử chính quyền điạ phương tự do và quốc hội Tiệp, mà họ thường hỏi , “Cộng sản, có hay không?” chỉ rõ rằng sự chiến thắng đã tẩy sạch cộng sản dọn đường cho Diển đàn Nhân dân ở Cộng Hoà Tiệp, và cho Quần Chúng Chống Bạo Lực (Public Against Violence (VPN)) ở Slovakia. Nói một cách khác, “Cộng sản, Không, Xin Cảm ơn.”
Hầu hết có đến 73% dân đi bầu cho các cuộc tuyển cử địa phương, và 96% dân đi bầu cho các cuộc tuyển cử Quốc Hội. Ông Petr Pithart được đắc cử trong chức vụ Thủ tướng Tiệp vàở Slovaks, Vladimir Meciar và Marian Calfa, cả hai ở Cơ quan Quần Chúng Chống Bạo Lực đắc cử vào ghế Thủ tướng. Vaclav Havel đắc cử tổng thống Tiệp vào tháng 7 năm 1990.

Phạm đào Nguyên
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Cộng Sản thua, tôn giáo thắng

Ngô Nhân Dụng
Cuối cùng, công an Cộng Sản đã bắt các đồng bào biểu tình chống tham nhũng bất công ở Sài Gòn. Ðọc những lá thư mô tả cảnh công an bày binh bố trận bắt người thì phải công nhận là công an ở nước ta làm việc đúng sách vở. Có công an chìm, công an nổi, và những thứ công an nửa nổi nửa chìm, ba chìm bảy nổi! Tất cả sẵn sàng: Ði đầu là súng bắn lựu đạn cay, tiếp đến là xe vòi rồng xịt nước, sau tới đoàn quân ôm súng dài súng ngắn lên đạn sẵn sàng, và lấp ló đằng xa là xe thiết giáp chuẩn bị lăn xích sắt! Chỉ thiếu pháo binh yểm trợ, tàu chiến chĩa nòng súng ứng chiến và máy bay dọa thả bom nữa là đủ cả thủy lục không quân đi dẹp một đám biểu tình đòi đất!

Ai cũng biết đồng bào ta đi biểu tình vốn hiền khô! Họ biết không ai dại gì đánh nhau với công an. Nằm lăn ra ăn vạ cũng vô ích. Vì bên cạnh mỗi người biểu tình đã có sẵn sàng hai anh chị công an đứng bên, tay bịt miệng, tay xốc nách kéo lên xe bít bùng, chỉ cần một tiếng hô là động thủ! Ðồng bào biểu tình cũng biết rằng sớm muộn sẽ tới lúc bị dẹp. Sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ cùng phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tới nói chuyện, ai cũng biết là họ sắp dẹp. Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 cũng chỉ nhắm chống tham nhũng, các sinh viên không nêu lên một đòi hỏi chính trị nào, không khác gì cuộc biểu tình ở Sài Gòn năm nay. Sau khi ông Triệu Tử Dương tới ủy lạo các sinh viên và công nhân biểu tình, Ðặng Tiểu Bình cũng ra lệnh dẹp tan. Cộng Sản Việt Nam không thể chấp nhận cho Phật Giáo có cơ hội hợp nhất với nông dân Việt Nam cùng tranh đấu cho những mục tiêu chung.

Có nhiều email đang gửi khắp nơi cung cấp hình ảnh và video chiếu cảnh Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ tới thăm và ủy lạo những đồng bào biểu tình. Hòa thượng đã nêu lên một sự thật, là khi nào nước Việt Nam chưa được sống tự do dân chủ thì không thể nào chống tham nhũng, bất công được. Những cuộc biểu tình chống tham nhũng có thể biến thành chống độc tài đảng trị, đó là điều mà đảng Cộng Sản lo sợ nhất. Cuộc biểu tình thu hút hàng ngàn người từ hai chục tỉnh và thành phố cho thấy nước Việt Nam đang thay đổi. Không phải chỉ là những nhà trí thức tranh đấu chống chế độ độc tài nữa, chính người dân đã xuống đường, lại thêm các nhà lãnh đạo tôn giáo tới hỗ trợ!

Trong phái đoàn Phật Giáo đến thăm đồng bào biểu tình, không thấy Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ. Có lẽ vì trước khi xuất phát Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, viện trưởng Viện Hóa Ðạo, đã tính trước tất cả các tăng ni sẽ bị bắt giam hết; cho nên để Thượng Tọa Tuệ Sỹ ở lại bên ngoài còn lo công việc tiếp theo! Thầy Tuệ Sỹ là người đã bị chế độ Cộng Sản lên án tử hình, nhờ dư luận thế giới lên tiếng phản đối dữ cho nên mới thoát chết. Trong một bài viết cách đây ba bốn năm, Thầy Tuệ Sỹ vẫn còn nói thẳng thắn: đảng Cộng Sản vẫn chủ trương “triệt tiêu Phật Giáo Việt Nam.”

Trong bài “Văn minh tiểu phẩm,” Thầy Tuệ Sỹ nhắc lại những điều Trường Chinh đã viết trong Ðề Cương Văn Hóa từ năm 1945. Ông Trường Chinh viết rằng phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam thời đó chỉ là một sách lược ru ngủ nhân dân của thực dân Pháp. Với ý kiến đó của Trường Chinh, Thầy Tuệ Sỹ thấy “số phận của Phật Giáo Việt Nam đã được đưa ra trước tòa sơ thẩm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.”

Những ai theo dõi lịch sử Phật Giáo Việt Nam đều biết rằng phong trào chấn hưng Phật Giáo nổi lên ở ba miền Bắc, Nam, Trung từ đầu thế kỷ 20 đã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền Phật Giáo thống nhất sau này. Nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin coi tất cả các tôn giáo là “thuốc phiện” do giai cấp tư bản dùng để đầu độc nhân dân, cho nên tất nhiên người Cộng Sản muốn phá tất cả các tôn giáo. Ðặc biệt là ở Việt Nam, họ còn một lý do riêng để tìm cách tiêu diệt Phật Giáo dân tộc.

Thượng Tọa Tuệ Sỹ đã phân tích lý do đặc biệt đó trong bài kể trên. Bắt đầu từ ý kiến của Karl Marx bàn về Công Xã Paris, nói rằng trong cuộc cách mạng vô sản giai cấp công nhân phải liên kết với nông dân; sau khi cách mạng thành công thì nông dân là lực lượng bảo thủ, phản động, phải coi là kẻ thù. Cộng Sản Việt Nam đã học thuộc bài đó, đã liên kết và huy động giai cấp nông dân, một lý do vì ở Việt Nam thời đó số công nhân lao động vô sản thực sự còn quá nhỏ. Nhưng, theo Thượng Tọa Tuệ Sỹ, Hồ Chí Minh đã chủ trương phải “thay đổi não trạng của nông dân Việt Nam” để giữ vững chính quyền vô sản ở miền Bắc và tiến hành chiến tranh ở miền Nam. Thay đổi não trạng nông dân là làm gì? Thượng Tọa Tuệ Sỹ viết, “Ðại bộ phận nông dân Việt Nam mang tín ngưỡng Phật Giáo.” Phật Giáo “đã trở thành một tập tính dân tộc không thể gột rửa dễ dàng bằng vài ba lý luận mập mờ của chủ nghĩa duy vật chống tôn giáo. Do đó, Phật Giáo là một trở lực đáng kể.”

Vì vậy, Thầy Tuệ Sỹ rút ra kết luận, đảng Cộng Sản “muốn chóng thành công trong bước đi lên của giai đoạn quá độ xã hội chủ nghĩa, trước hết phải tiêu diệt Phật Giáo.” Sau năm 1975, Cộng Sản đã “cưỡng bức tăng ni trẻ hoàn tục,” khiến cho nhiều vị tăng ni đã tự thiêu phản đối. Trước phong trào chống đối đó, Thầy Tuệ Sỹ nhận xét, ông Nguyễn Văn Linh đã phải thay đổi, đưa ra lời tuyên bố: “Phật Giáo là chỗ dựa cho người Cộng Sản Việt Nam làm cách mạng.” Ðó là làm theo chủ trương của Lênin, “Ðảng phải thông qua tôn giáo để tập hợp quần chúng.” Do đó, theo Thầy Tuệ Sỹ, từ năm 1982 đảng Cộng Sản đã cho xuất hiện “một tổ chức mệnh danh là giáo hội, mà thực chất là một tổ chức chính trị nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc do cán bộ Cộng Sản lãnh đạo.”

Những thủ đoạn chính trị hóa Phật Giáo của đảng Cộng Sản vẫn còn tiếp tục. Thầy Tuệ Sỹ liệt kê những cuộc hội thảo với chuyên đề như “Thiền Trúc Lâm với tư tưởng Hồ Chí Minh” (sic) hoặc “Thiền Trúc Lâm với chính sách đổi mới” của đảng Cộng Sản! Những cuộc hội thảo này do các cán bộ văn hóa tổ chức “để có việc làm”, không tăng sĩ nào tham dự, “không liên can gì đến Phật Giáo.” Mục đích của đảng Cộng Sản chỉ là để làm ra hình ảnh một thứ tư tưởng Hồ Chí Minh! Thầy Tuệ Sỹ kết luận, “Sự gán ghép đạo pháp vào chủ nghĩa xã hội chẳng khác nào buộc con chó nhà và chó sói vào cùng một sợi dây.”

Trên đây là những ý kiến thấy trong bài của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, người hiện là phó viện trưởng và tổng thư ký Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội với hình thức tổ chức pháp lý đã bắt đầu thành lập ở nước ta từ đầu thập niên 1950, và năm 1964 đã có một hiến chương được luật pháp công nhận. Cho tới nay, giáo hội vẫn bị đảng Cộng Sản cấm hoạt động.

Việc Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ xuất hiện trước đoàn người biểu tình trong tuần này cho thấy linh hồn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn còn tinh tấn. Mọi người phải tự hỏi phải chăng lực lượng công an Cộng Sản quá bận rộn trong việc theo dõi, kiểm soát và chuẩn bị đàn áp biểu tình cho nên họ đã “lơ là nhiệm vụ” để cho các vị hòa thượng và thượng tọa, từng người một có thể âm thầm đi tới nơi tụ họp biểu tình? Hay là chính trong đảng Cộng Sản cũng có khuynh hướng muốn để cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chuẩn bị phục hoạt trong thời gian sắp tới? Ðây có thể là một bước lùi của đảng Cộng Sản, sau khi thấy họ đã thất bại về mọi mặt.

Cộng Sản đã chịu nhận chủ nghĩa và chế độ của họ thất bại về mặt kinh tế, điều này đã hiển nhiên. Việc trả lại cho người dân nhiều quyền tự do kinh doanh, việc cho phép các đảng viên làm ăn theo lối tư bản, việc lập thị trường chứng khoán, xin giao thương với tư bản Mỹ, rồi xin gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, là những bước lùi chiến lược của đảng Cộng Sản Việt Nam về mặt kinh tế.

Trong 20 năm đổi mới, tới nay, để bảo vệ độc quyền chính trị, đảng Cộng Sản vẫn bám giữ lấy độc quyền văn hóa, tư tưởng. Nhưng chính các đảng viên Cộng Sản cũng có nhu cầu tâm linh như tất cả mọi người. Phong trào gọi hồn, tìm mộ, cho tới việc đi lễ đền, lễ phủ, tục đồng bóng, cho thấy khi thiếu một tín ngưỡng tâm linh thì các đảng viên Cộng Sản đi theo con đường mê tín. Ngay các lãnh tụ Cộng Sản đến lúc tuổi già cũng đi tìm tín ngưỡng truyền thống, chứ không nghĩ khi chết sẽ “đi theo các cụ Karl Marx và Lenin” như ông Hồ Chí Minh hồi xưa.

Nếu chính các đảng viên Cộng Sản cũng nhận thấy con người không thể sống hoàn toàn vật chất, thì việc phục hồi tín ngưỡng là điều bắt buộc. Chủ trương “triệt tiêu Phật Giáo” của đảng Cộng Sản, như Thượng Tọa Tuệ Sỹ nêu lên, đến lúc phải chính thức chấm dứt. Phật Giáo đã thắng Chủ Nghĩa Cộng Sản và chế độ cộng sản. Trong mấy năm qua, những người Cộng Sản cầm quyền đã phải chấp nhận sống chung với các tôn giáo. Họ chịu mở đường tìm cách giao thiệp với Tòa Thánh Vatican, họ cho phép các tăng sĩ Việt Nam ở trong nước và từ nước ngoài được về nước giảng Phật pháp. Bước sắp tới phải là trả tự do cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phục hồi sinh hoạt.

Nhưng, như Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ nói với những đồng bào biểu tình ở Sài Gòn, việc phục hồi một giáo hội thôi chưa đủ. Phục hồi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chỉ có nghĩa là chính quyền công nhận quyền tự do lập hội của mọi người Việt Nam. Nếu không thể ép tất cả các Phật tử phải gia nhập Giáo Hội Phật Giáo mà nhà nước bảo trợ, trả tự do cho mọi người được gia nhập các giáo hội đã có, thì cũng phải công nhận quyền sinh hoạt tự do của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Giáo Hội Cao Ðài, cũng như các Giáo Hội Tin Lành ở nước ta.

Chỉ khi nào các quyền tự do lập hội, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận được tôn trọng và thi hành thì lúc đó những cuộc tranh đấu của dân tộc Việt Nam mới thật sự đạt kết quả. Chúng ta có thể coi cuộc biểu tình chống tham nhũng ở Sài Gòn năm nay, do đồng bào tỉnh Tiền Giang khởi xướng, với sự xuất hiện của Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, là mở đầu một phong trào vận động dân chủ mới ở nước ta.
lynhcao
Posts: 23
Joined: Sun Jun 24, 2007 3:57 pm
Contact:

Post by lynhcao »

NGÀY TÀN CỦA CSVN GẦN KỀ,
KHI HÌNH ẢNH THỰC TẾ
CỦA BẠO LỰC ÐƯỢC PHƠI BÀY
TRƯỚC NHÂN LOẠI


MƯỜNG GIANG
Trên cõi đời này, đã không có cái gì đáng để gọi là tất yếu cả, giống như lịch sử được hoàn thành, chẳng qua cũng chỉ nhờ vào sự bất ngờ mà tạo nên những sự kiện. Bởi vậy nếu năm 1945 không có sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản, thì chắc chắn Dân Tộc Việt đã thoát được cảnh núi xương sông máu và sự chậm tiến suốt 75 năm qua, khi phải sống dưới ách thống trị của chủ thuyết Mác-Lênin, được đảng ngụy trang qua cái gọi là "tư tưởng HCM". Kể làm sao cho hết được những thảm kịch VN trong thiên đàng xã nghĩa? sau khi Hồ và đảng đã cưỡng đoạt được chính quyền. Tóm lại VN ngày nay trong vòng tay nhân ái của đảng, đã trở thành một xã hội trộm cướp phi luân, từ trong cung đình ra tới hè phố mà thủ phạm không ai khác hơn là cán bộ, công an và bộ đội giải ngũ. Ðó chẳng phải là sự nghịch lý hay sao, vì cả nước ngày nay đâu có khác gì một nhà tù mà cai ngục là mạng lưới công an đen nghịt vây bủa. Do đó để sống còn, cả nước đã học theo guơng đảng nói láo và lừa bịp lẫn nhau kể cả người thân trong gia đình, đảng đoàn và ngoài xã hội. Trong hệ quả tất yếu của sinh mệnh, mọi tầng lớp đồng bào nghèo nhất là giới thanh niên chỉ còn biết buông xuôi tương lai, bê tha cuộc sống để tự giết mình quên đời. Tất cả mọi sự đổ vỡ của căn nhà văn hiến VN bao đời, cũng đều do chế độ và chủ nghĩa CS phá sập hay bôi lọ xuyên tạc những quan niệm, truyền thống nếp sống luân lý của dân tộc, để thay vào đó bằng mớ luận thuyết sặc mùi đấu tranh giai cấp Nga-Tàu, nhằm gây chia rẽ mọi người để đảng thao túng cai trị.

Ðó chính là những đóng góp và cái được gọi là tinh thần vô sản ưu việt của đảng CSVN trong dòng lịch sử dân tộc, mà Trần Bạch Ðằng trước khi chết đã to miệng bảo rằng thực thể VN đang thành tựu trong sự phồn vinh? Nhận xét trên thật đúng nhưng chỉ dành cho đảng mà thôi vì trong lúc dân nghèo mạt rệp thì chưa lúc nào đảng giàu bằng lúc này, qua nguồn tiền của tư bản đổ vào ào ào như nước chảy, giúp các giai cấp lãnh đạo chính quyền chỉ một sớm một chiều, từ bần cố nông trở nên địa chủ, phú nông và hàng thượng lưu trưởng giả nhất trong xã hội đương thời. VN từ ngày lập quốc tới nay vẫn dựa vào "nông, công và thương nghiệp" để mà sinh tồn mặc dù địa vị của người sĩ phu trí thức được đứng đầu và nông gia chiếm tới 85% dân số cả nước. Chính nhờ vào nền kinh tế tự túc có tính cách gia đình này, mà VN ngay thời kỳ chiến tranh hay bị Pháp đô hộ, vẫn nằm ngoài danh sách 20 quốc gia nghèo đói trên hoàn vũ, trong lúc đó dưới sự hỗn mang của chế độ "công tư sản lẫn lộn", nước ta bị các cơ quan quốc tế tài trợ như IMF, WB... xếp vào số 10 nước thiếu ăn, tệ mạt nhất thế giới.

Giữa lúc cả nước vẫn coi cái ăn là điều quan trong của kiếp người, thì đảng lại đốt giai đoạn một trăm năm lạc hậu, xóa bỏ cái nền kinh tế tự túc của dân tộc bao đời, để thay thế vào những bước nhảy vọt giống như Mao Trạch Ðông từng làm thuở nào, qua cái gọi "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" nhưng thực chất là thừa cơ làm thêm một vụ "cải cách ruộng đất" như đã làm trên đất Bắc, để thu gọn vào tay tất cả đất đai vườn ruộng của đồng bào miền Nam VN, một giấc mơ vĩ đại mà đảng đã đeo đẳng suốt 32 năm qua nhưng chưa đạt được vì vấp phải sự chống đối mãnh liệt của tầng lớp nông dân Nam VN, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nhìn lại lịch sử thế giới đặc biệt là tại Trung Hoa, ta thấy hầu hết các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống lại chính quyền, đều do nông dân khởi xướng và tham dự, vì họ chính là nạn nhân bị cường hào ác bá toa rập với bọn quan lại áp chế gây nên cảnh đói khổ lầm than. Ðó là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Trần Thắng, Ngô Quảng rồi sau đó có Hạng Võ, Lưu Bang... vào năm 209 trước Tây Lịch, chống lại Tần Nhị Thế và đã làm sụp đổ cơ nghiệp bá quyền của Tần Thỉ Hoàng đã xây dựng trên xương máu của Hán tộc. Nói chung tất cả các triều đại Hán, Tuy, Ðường, Tống, Nguyên Mông, Minh, Thanh đều có các cuộc khởi nghĩa của nông dân để đòi quyền sống, trong số này lừng lẫy nhất là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào với hơn 600.000 ngàn người tham dự vào năm 878 sau TL, chống lại nhà Ðường. Lịch sử lại tái diễn vào cuối đời Bắc Tống có Tống Giang khởi nghĩa tại Lương Son Bạc, đời Nguyên Mông có Từ Thọ Huy, Trương Sĩ Thành, Chu Nguyên Chương... cầm đầu những người nông dân nghèo khổ, đánh đuổi được giặc Mông ra khỏi Trường Thành vào năm 1368, khôi phục lại đất nước.

Ở nước ta cũng vậy, vào cuối các đời nhà Lý, Trần, Lê và đầu nhà Nguyễn, nông dân bị bọn quan lại địa phương cấu kết với đám địa chủ, cường hào bốc lột áp chế nên đã nổi dậy khắp nơi chống lại chính quyền. Năm 1945 quân phiệt Nhật cấu kết với thực dân Pháp chiếm gần như toàn bộ đất đai và lúa thóc của nông dân miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Phần, đã gây nên trận đói kinh khiếp nhất trong dòng sử Việt, làm hơn triệu người chết đói, tạo cơ hội để Hồ và đảng CS cướp được chính quyền. Tất cả những dẫn chứng trên, đều là những bài học đích thực của lịch sử chẳng lẽ đảng không biết hay cố tình tự lừa dối mình, để nhắm mắt lao vào một trận cuồng phong bảo táp, do nông dân các tỉnh Nam và Trung Phần tạo nên từ đầu tháng 6-2007 tới nay vẫn còn tiếp diễn, khi quyền sống và sinh mệnh của họ bị đảng cưởng bức, bốc lột và cướp giựt một cách tận tuyệt.

Ðầu tháng 6 năm 1989, cả thế giới bàng hoàng khựng điếng và phẫn nộ trước cuộc thảm sát tại Thiên An Môn, do Trung Cộng gây ra. Phải chăng nhờ có những hình ảnh thực tế của bạo lực được phơi bày ra trước mắt nhân loại, đã mở đường cho sự sụp đổ toàn diện sau đó của khối CS Ðông Âu, Ðông Ðức, Liên Bang Sô Viết và nhiều nước khác khắp thế giới, ngoại trừ Trung Cộng, Việt Cộng, Bắc Hàn và Cu Ba. Nhưng tình hình thế giới ngày nay đã thay đổi, nên dù bị đảng CS dấu kín những thông tin từ bên ngoài, người dân trong nước vẫn có đủ trăm phương ngàn kế để theo dõi ứng phó. Nhờ vậy nhân loại mới có được tấm hình lịch sử, nhìn rõ tận mắt cảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị công an VC bịt miệng bóp cổ ngay trước mặt quan tòa. Ðiều này cho thấy sau hàng rào kẽm gai và mạng lưới công an với súng đạn mã tấu dao găm, dân tộc VN suốt 32 năm qua đã trãi qua một cuộc sống nô lệ mới, dưới sự cai trị độc ác siêu phong kiến của những khuôn mặt già trẻ độc tài trong chính trị bộ. Thế giới bên ngoài ngày nay đã gần như từng phút một biết được một cách chính xác cuộc sống lầm than của đồng bào cả nước, đến nổi họ đã bất kể mạng sống liều chết đứng dậy tố cáo tội ác của đảng cầm quyền, đòi lại những gì đã bị Việt Cộng tước đoạt suốt 32 năm qua, trong đó có quyền được làm một kiếp người bình thường với những gì của mình được tạo dựng bằng mồ hội nước mắt. Tất cả sự thay đổi chỉ còn là thời gian rất ngắn, có điều chắc chắn là VN ngày nào còn bị đảng CS cai trị, ngày đó nạn ngoại xâm và họa thôn tính của Trung Cộng sẽ không còn bao xa như tin tức mới biết Hải quân Tàu Cộng lại bắn vào ngư dân VN khi họ hành nghề trên chính quê hương mình tại quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ tỉnh Bình Thuận.

1 TỪ LUẬT NGƯỜI CẦY CÓ RUỘNG TẠI VNCH TỚI VIỆC CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT TRÊN ÐẤT BẮC DO HỒ CHÍ MINH KHỞI XƯỚNG :

Ngày 7 tháng 7 năm 1954 Quốc Trưởng Bảo Ðại cử ông Ngô Ðình Diệm làm Thủ Tướng Quốc Gia VN. Ngày 20-7-1954 đất nước bị chia đôi theo hiệp định Genève nhưng Thủ Tướng Diệm vẫn tiếp tục chức vụ trên phần đất thuộc VNCH từ bên này vĩ tuyến 17 vào tới mũi Cà Mâu. Sau khi định cư cho hơn một triệu dân Miền Bắc di cư và giãi quyết được tình hình chính trị nội bộ, vào tháng 1-1955 Thủ Tướng Diệm đã ký hai Dụ số 2 và 7 nhằm thiết lập một Quy Chế liên hệ tới các Tá Canh đang thuê mướn ruộng để canh tác, chấm dứt các hợp đồng thuê mướn ruộng bằng miệng giữa chủ đất và nông dân với giá thuê rất cao, được trả bằng nông sản đã thu hoạch. Nhờ đó giá thuê đất chỉ còn có phân nữa và điều kiện thuê mướn cũng được ấn định rõ ràng, hoàn toàn có lợi cho nông dân nghèo.

Ngày 26-10-1955 Thủ Tướng Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa Miền Nam qua một cuộc phổ thông đầu phiếu. Ngày 22-10-1957 Tổng Thống Diệm ban hành Dụ số 57 nhằm cải cách điền địa khắp lãnh thổ Miền Nam VN, trong đó qui định mỗi điền chủ tối đa chỉ có 100 mẫu tây (Ha) ruộng, gồm 30 mẫu trực canh và 70 mẫu cho thuê. Riêng số đất bị truất hữu, chính phủ đã bồi thường thỏa đáng cho các địa chủ với 10% tiền mặt, 90% còn lại trả trong 12 năm với tiền lời hằng năm là 3%, qua dạng trái phiếu, có giá trị như tiền mặt để trả thuế, mua cổ phiếu trong các xí nghiệp của chính phủ. Tất cả ruộng đất bị truất hữu, chính phủ đều bán lại cho các tá điền, mỗi người 5 mẫu tây, theo giá đã mua của địa chủ và được trả góp trong 12 năm. Qua luật cải cách này, chính phủ đã mua lại được hơn 430.319 mẫu tây đất, để bán lại cho giới tá điền, giúp họ cũng được làm chủ ngay trên mảnh đất mình đang canh tác.

Tiếp tục sự nghiệp dang dở của cố Tổng Thống Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam VN đã ban hành Ðạo Luật số 003/70 ngày 26-3-1970 cũng nhằm việc cải cách ruộng đất gọi là "Luật Người Cầy Có Ruộng".Sự khác biệt của đạo luật mới là luật được áp dụng chung cho các chủ đất không trực canh, không áp dụng cho các loại ruộng hương hỏa và những nông dân có số ruộng dưới 15 mẫu. Cũng theo luật mới này, chính phủ sẽ thu mua hết số đất trên 15 mẫu ấn định, để cấp phát cho các tá điền nghèo được ấn định 3 mẫu tây (Nam Phần) và 1 mẫu tây cho Miền Trung và Cao Nguyên. Riêng những chủ đất bị truất hữu, chính phủ sẽ bồi thường 20% tiền mặt, số còn lại trả bằng trái phiếu trong 8 năm với lãi suất thường niên là 10%.

Hỡi ôi đời là vậy, trong khi chính phủ VNCH đã làm hết trách nhiệm để giúp cho các tá điền nghèo cực thoát được cảnh bốc lột của chủ đất, thì một số lại chạy theo VC chống lại chính quyền, khiến cho Miền Nam phải sụp đổ vào ngày 30-4-1975, đất đai vườn ruộng của nông dân được chính phủ VNCH phân phát ngày trước đã bị đảng hợp tác hóa, rốt cục người nghèo tay trắng vẫn hoàn trắng tay, phải nai lưng cầy thuê cuốc mướn cho tầng lớp địa chủ mới không ai khác hơn là các giai cấp lãnh đạo của VC. Nhưng quan trọng hơn hết là qua hai lần cải cách điền địa tại VNCH, đều dựa vào sự bình đảng và tình người, cho nên đã không có cảnh đấu tố, giết người như đã xảy ra ở miền Bắc. Ðó là sự khác biệt giữa con người văn minh nhân bản được gọi là Người Việt Quốc Gia và Người Phát Xít không tim óc nhân tính quen sống với độc tài đảng trị mà nhân loại gọi là Cộng Sản.

+ Cuộc Cải Cách Ruộng Ðất của Hồ Chí Minh :

Ngày 5-6-1948 Cao Ủy Liên Bang Ðông Dương là Emile Bollaert qua Thỏa Ước Hạ Long đã thừa nhận Quốc Gia VN dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại là một nước Ðộc Lập trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 8-3-1949 Quốc Trưởng Bảo Ðại lại ký với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol Thỏa Ước Elysée tại Paris, theo đó Pháp công nhận VN là một Quốc Gia thống nhất gồm 3 miền, Bắc, Trung và Nam Phần. Chính vì vậy nên Trung Cộng và Liên Xô trước sau vào tháng 1-1950 đã vội vã công nhận chính phủ VN Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Kể từ đó, VN đã có hai chính phủ đối lập, một của người Việt Quốc Gia và một của Ðệ Tam Cộng Sản Quốc Tế. Năm 1950, Hồ sang Liên Xô cầu viện đồng thời nhận chỉ thị của Staline đem về nước thi hành, trong đó có việc công khai hóa hoạt động của đảng Cộng Sản và đẩy mạnh công tác cải cách ruộng đất theo đường hướng của Sô Viết. Công tác này được Hồ cho thi hành qua năm đợt, bắt đầu năm 1949 tới 1956 mới tạm kết thúc vì nhu cầu tuyên truyền "sinh Bắc tử Nam"qua cuộc chiến xâm lăng VNCH.

Nói chung cảnh đấu tố của VC chỉ xảy ra dữ dội tại lãnh thổ của VN dân Chủ Cộng Hòa gồm Bắc Phần và các tỉnh Thanh, Nghệ, Tỉnh, Quảng Bình và một phần Quảng Trị nằm bên kia vĩ tuyến 17. Ở miền Nam VN trước ngày chia đôi đất nưóc năm 1954, các tình Nam. Ngãi, Bình, Phú bị Việt Minh chiếm đóng được gọi là Liên Khu 5 cũng diễn ra cảnh đấu tố nhưng không sắt máu chết người như ở miền Bắc, nhất là giai đoạn từ 1955-1956 khi Hồ thi hành theo lệnh của Staline và Mao Trạch Ðông.

Khởi đầu cuộc cải cách ruộng đất, Hồ đã ký sắc lệnh số 78 ngày 14-7-1949 thành lập Hội Ðồng Giảm Tô bắt các đia chủ phải giảm tiền thuê đất cho tá điền từ 25-30% và thông tư số 33 ngày 21-8-1949 về nguyên tắc phân chia số ruộng đất cho nông dân nghèo, vừa được tịch thu của các điền chủ người Pháp và người Việt bị đảng gán tội là Việt Gian. Năm 1950 Hồ ký hai sắc lệnh số 89 ngày 22-5 xóa bỏ tất cả hợp đồng thuê mướn ruộng giữa điền chủ tá điền trước và sau năm 1945 và sắc lệnh số 90 ký cùng ngày, quốc hữu hóa tất cả những ruộng đất đã bỏ hoang trên 5 năm, nói là để cấp phát cho người nghèo tạm thời sử dụng trong 10 năm và miễn đóng thuế trong 3 năm đầu. Một đại hội đảng CS đã được triệu tập vào cuối tháng 11-1953 tại chiến khu Việt Bắc để bàn về việc "cải cách ruộng đất" và quyết định này lại được Quốc Hội VC vừa mới được thành lập vào năm 1946 hợp thức hóa trước khi đem thi hành. Lần cải cách này, Hồ không theo Liên Xô mà lại theo đường lối của Trung Cộng và Bắc Hàn không bỏ hẳn quyền sở hữu đất đai của nông dân dù thực tế chỉ là lý thuyết vì đảng đã quản lý tất cả. Cũng trong đợt cải cách này đảng công khai tịch thu đất đai của các địa chủ đã bỏ về Tề bị kết tội là Việt Gian, của người Pháp và những ngoại kiều khác. Nhiều tòa án nhân dân đặc biệt được thành lập để xét xử bất cứ ai chống lại đảng về việc cải cách ruộng đất.

Sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, tình hình ruộng đất ở miền Bắc thuộc Cộng Sản cai trị đã có sự thay đổi rất lớn vì đã có hơn 1 triệu người di cư vào Nam bỏ lại toàn bộ điền sản, nên vào ngày 14-6-1955 HCM lại ký một sắc lệnh về cải cách ruộng đất mới, ra lệnh tịch thu toàn bộ đất đai tài sản của bất cứ ai bị gán cho cái tội phản động, Việt Gian, địa chủ, cường hào ác bá. trong đó có cả các cơ sở tôn giáo, những người từng tham gia cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp... Sự trưng thu trên chẳng những không được bồi thường mà Hồ còn ra lệnh cho các tòa án nhân dân đặc biệt định tội những nạn nhân bị đảng qui kết tội mà không cần phải xét xử điều tra gì cả vì mọi vấn đề liên quan tới sự phân chia tài sản, ruộng đất và thành phần xã hội đã được các chóp bu trong chính tri bộ quyết định sẳn theo sự chỉ đạo của Liên Xô và Trung Cộng.

Ðể tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, Hồ ban hành lệnh "rèn cán chỉnh quân" và "rèn cán chỉnh cơ" vào năm 1949. Trong lúc cả nước đều phải học tập về chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng Hồ vẫn chưa thấy đủ nên năm 1950 lại bắt "chỉnh huấn" vừa để thanh lọc hàng ngũ đảng, củng cố tư tưởng vô sản để hỗ trợ công tác sắp tới. Tháng 3-1953 đảng ban hành một sắc lệnh qui định lại những thành phần xã hội gồm : Ðịa Chủ là những người có từ 3 mẫu ta ruộng đất trở lên, Phú Nông có 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Trung Nông có 1 tới 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Bần Nông có ít ruộng đất và Bần Cố Nông là những tá điền không đất ruộng.

Ðể lôi cuốn quần chúng nông thôn, đảng khích động sự căm thù giai cấp, đưa cán bộ về tận nông thôn để sống với dân cùng ăn, cùng ở, cùng làm để nạp bè kết đảng. Có như vậy cán bộ đảng mới nắm rõ tình hình của địa phương, tìm đúng những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn để khuyến khích chúng đứng ra tố khổ các nạn nhân theo danh sách đảng đã lập sẳn, qua cái gọi là tòa án nhân dân đặc biệt. Công tác được tiến hành ngay khi đất nước vừa chia đôi vào ngày 20-7-1954 do một Uỷ Ban Cải Cách Ruộng Ðất lãnh đạo tại trung ương có Trường Chinh (TBT) và ba phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng. Tại địa phương, đảng cho thành lập mỗi tỉnh 10 đoàn với nhân số mỗi đoan có 100 cán bộ, đoàn trưởng có chức vụ ngang hàng với bí thư tỉnh uỷ, chỉ làm việc thẳng với trung ương. Mỗi đoàn lại chia thành nhiều đội cải cách với nhân số từ 6-7 người mà đội trưởng lại là thành phần bần cố nông sinh sống tại địa phương. Tất cả những thành phần trên được Hồ ra lệnh cho bộ đội chính qui vừa từ mặt trận Ðiện Biên Phủ trở về bảo vệ. Do đó chúng đã phóng tay, khiến cho chẳng những người sống phải khiếp sợ mà cả đất trời cây cỏ và súc vật cũng phải điêu đứng vì "Thà giết oan 10 người còn hơn bỏ sót một tên phản động".

Hiện vẫn còn nhiều người được chứng kiến cảnh đấu tố năm nào trên đất Bắc, khi kể lại cảnh tượng trên, vẫn không ngăn nổi sự khiếp đãm rùng mình về sự tra tấn các nạn nhân như bỏ cho chết đói, mắng chữi hành hạ trước khi đào hố chôn sống hay đánh đập cho tới chết...

+ Hậu Quả Cuộc Cải Cách Ruộng Ðất ở Miền Bắc :

Theo các tài liệu còn lưu trử, thì cuộc cải cách ruộng đất trong năm 1955-1956, đã bức hại từ 120.000 - 200.000 người, trong số này có khoảng 40.000 - 60.000 cán bộ đảng viên. Ngoài số người bị tử hình trên, còn có rất nhiều người khác bị liên hệ, phải chịu cảnh tù đày trong các trại cải tạo. Sự tàn bạo có một không hai trên trong dòng sử Việt, khiến cho cả nước oán hận căm thù nên họ bất chấp súng đạn, nổi lên phản đối, dữ dội nhất là tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), khiến Hồ ngày 13-11-1956 phải điều động sư đoàn 325 tới đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân trong tay chỉ có gậy gộc, cuốc xẻng... kéo dài hơn 10 ngày, cuối cùng có thêm 1000 người vô tội bị bắn chết, nhiều người khác bị bỏ tù.

Mặt khác để trấn an và trên hết là tiếp tục sử dụng máu xương của thanh thiếu niên nam nữ vào cuộc chiến xâm lăng Miền Nam đang bắt đầu, Hồ nhân danh đảng qua thư ngày 1-7-1956 và 18-8-1956 nhận lỗi sai lầm, đồng thời cách chức tổng bí thư của Trường Chinh cùng các chức vụ của Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng.... Nhưng đó cũng chỉ là hành động mị dân, vì chẳng bao lâu Hồ lại phục chức cho Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng.

Hậu quả cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc do Hồ khởi xướng theo lệnh của Liên Xô và Trung Cộng, chẳng những đã không cải thiện được cuộc sống nghèo nàn của người dân nơi thôn dã mà còn gây nên sự tê liệt về nông nghiệp vì những người còn sống sót sau cuộc cải cách vẫn cứ lo sợ một sự trả thù. Ngoài ra qua lần cải cách trên, Hồ coi như đã đạt được mục tiêu chính trị mong muốn là xóa bỏ hẵn cấu trúc xã thôn cũ, để thay vào đó là hàng lãnh đao của đảng. Làm cuộc cải cách ruộng đất để đẩy nông dân vào thêm con đường khốn cùng để họ chỉ còn biết nghĩ tới miếng ăn và sự căng thẳng tinh thần vì màn lưới khủng bố của công an khu vực luôn rình rập.

Cuối cùng người dân miền Bắc bất cứ là ai cũng đều giống như cánh chim bị đạn, mất hết hồn vía sau trận đấu tố kinh hồn, nên đã ngoan ngoản chui vào những hợp tác xã nông nghiệp do đảng thành lập và sau rốt ruộng đất, trâu bò, nông cụ... đều thuộc tài sản tập thể quản lý, bất kể là ruộng của mình hay vừa mới được chia trong cuộc cải cách.

Tóm lại Hồ Chí Minh tổ chức cuộc cải cách ruộng đất, vừa đạt được mục tiêu chính trị là bần cùng hóa mọi thành phần trong xã hội, vừa thanh lọc được hàng ngũ đảng sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, vừa cướp trọn điền sản đất đai của nông dân miền Bắc để tất cả trở thành vô sản chuyên chính, có vậy mới lùa họ một cuộc chiến mới, qua tem phiếu sổ hộ khẩu do đảng phân phối quản lý. Hỡi ôi còn gì ngao ngán hơn khi đọc những lời thơ sắt máu của Tố Hữu

"giết, giết nữa bàn tay không phút nghĩ
cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
cho đảng bều lâu, cùng rập bước chung lòng
thờ Mao chủ tịch, thờ Staline bất diệt".

2- CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT Ở MIỀN NAM VN, QUA CHIÊU BÀI CÔNG NGHỆ HÓA NÔNG THÔN :

Ngày nay nhìn vào báo cáo xuất cảng nông phẩm của đảng CSVN, ai cũng tưởng VN là một nước lớn và giàu manh. Thật sự đấy chỉ là bề trái của huyền thoại mà Trần Bạch Ðằng nói tới "đầu thế kỷ chưa lo nổi bát cơm cho 20 triệu người, cuối thế kỷ giải quyết xong cho hơn 70 triệu người và là nước xuất cảng gạo thứ 2 trên thế giới". Ðó chỉ là tường trình vì thực tế ai cũng biết năng suất cũng như hoa lợi của nông dân VN rất thâp so với các nước trong khu vực ASEAN. Riêng việc hỗ trọ giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền là vậy nhưng đảng chỉ hỗ trợ cho các doanh nghệp "phe ta’ mua lúa xuất khẩu trong lúc nông dân bị ép giá rất thấp khi bán lúa cho nhà nước theo chỉ tiêu đã ấn định, nên nhiều hộ phải thắt lưng buộc bụng thiếu ăn nhịn đói mới đủ số. Bởi vậy không ai ngạc nhiên, khi biết đồng bằng sông Cửu Long từ trước tới nay là vựa lúa của cả nước và chiếm 90% lượng gạo xuất cảng nhưng nông dân lại bị xếp vào hạng nghèo nhất cả nước, với lợi tức không quá 300 mỹ kim/1 năm?

Một bi thãm nữa mà người ngoài không biết là ngày nay hầu hết đồng ruộng của Miền Nam VN trở thành tư hữu của giai cấp địa chủ mới. Chính thành phần này mới là chủ nhân ông thực sự còn nông dân chỉ là những người làm thuê như thời Pháp thuộc, giúp cho đảng vừa trưng dụng được sức lao động rẻ tiền, vừa thu được nguồn lợi nhuận to lớn qua các doang nghiệp đỏ hay quốc doanh. Ðã thế cán bộ đảng còn cố vơ vét cho hết lúa gạo để chuyển lậu ra Bắc rồi vượt biên giới xuất cảng lậu bằng đường biển. Tất cả đều là những lý do để giải thích sự nghịch lý "gạo thừa nhưng vẫn thiếu khiến cho dân đói".

VN ngày nay vẫn còn được cơ quan lương nông thế giới (FAO) cùng các tổ chức nhân đạo viện trợ lương thực. Nhìn vào ai cũng tưởng các cơ quan trên cố tình bao che cho chế độ kể cả việc hũy tiền lời hàng năm càng lúc càng tích lũy không biết đâu mà mò. Ðây là mánh lới của bọn con buôn quốc tế, một tay thì bỏ tiền ra cứu đói, còn tay kia cứ đổ vốn vào ào ào để nhà nước ta tha hồ lãng phí rồi bắt dân ỳ cổ đóng góp trả tiền lời. Vòng đời cứ quẩn quanh như thế thì bảo sao người nghèo cả nước càng lúc càng không tăng?

Michael Chossudovsky, giáo sư kinh tế học tại Ðại Học Ottawa (Canada) đã nói không cần úp mở “ VN ngày nay là một trong những nước chậm tiến đang bị cột chặt vào nợ nần lút đầu với tiền lời phải trả. Do dó nền kinh tế nổi (hợp pháp) vì lo cho tiền trả nợ càng lúc càng suy sụp. Ðó cũng là lý do chựt giụp mọi thứ để xuất khẩu như một phương cách giải cứu, thậm chí phải bán cả ma tuý như Miến Ðiện để trang trải tiền lời. Nên phân biệt làm gì tiền sạch tiền dơ, miễn sao có tiền trả nợ là đủ“. Còn VN may mắn hơn vì đã có các cơ quan IMF, WB,ADB bao che sẳn sàng trả tiền lời, vì vậy đảng đâu có sợ mà không tiếp tục vay nợ.

Thông tin một chiều, kiến thức tạp nhạp đảng đã dẫn đường cho cả nước vào chổ bế tắc suốt mười mấy năm qua kể từ ngày mở cửa đổi mới, với các kế hoạch nuôi tôm cá, trồng cà phê cao su, lập vườn trồng cây ăn trái... khiến cho nhu cầu thừa mứa dẫn tới tình trạng phá sản sạt nghiệp phải bán hết điền sản để trả nợ ngân hàng, còn không thì phải tự vẫn. Vì vậy nên ở nông thôn hiện nay, hầu hết ai cũng muốn bán hết ruộng đất để đi làm mướn vì thu nhập quá thấp lại bấp bênh đủ thứ. Tình trạng này cũng đã xảy ra tại Trung Cộng và Ðại Hàn hiện nay hay Âu Châu vào thế kỷ XIX, làm đảo lộn hết mọi nếp sống cũ, tạo cơ hội vàng ròng để đảng mua hết đất đai hoa màu tại nông thôn, rồi cải tạo thành các khu công nghiệp hóa bán lại cho tư bản với giá rất cao như bài diễn văn của Võ Văn Kiện lúc còn làm Thủ Tướng VC đọc trong ngày 30-4-1995 "làm thế nào để sớm đưa nước ta từ nước nông nghiệp trở thành quốc gia công nghiệp hóa". Ðể đạt được mục đích trên, Kiệt đã ký quyết định ngày 16-8-1996 ra lệnh đuổi đồng bào tại nhiều tỉnh miền Trung nằm trong các vùng dự án. Tất cả đều ăn khớp với cái gọi là "quốc sách hiện đại hóa công nghệ hóa" với thực chất tạo điều kiện tối ưu cho tư bản làm giàu, đầy người dân nhất là nông gia vào con đường chết, mất hết đất đai vườn ruộng, cuối cùng chỉ còn con đường thế con đợ vợ và ngay bản thân mình cũng biến thành con vật hai chân để phục vụ cho chế độ hiện hữu. Thiên đàng xã hội chủ nghĩa là thế đó !

+ ÐẢNG HỒI SINH GIAI CẤP ÐỊA CHỦ CƯỜNG HÀO ÐỎ TẠI NÔNG THÔN :

Qua cái gọi là "chính sách tạo điều kiện làm giàu cho nông dân" đảng đã tạo điều kiện hồi sinh cho giai cấp địa chủ phú hào đỏ tại địa phương. Theo luật đất đai của xã nghĩa VN được công bố ngày 14-7-1993 với 3 điều căn bản tựu trung cũng vẫn nhắm tới việc tập thể hóa ruộng đất như thời còn bao cấp hay hợp tác xã kiểu cũ, nhằm biến nông dân thành công nhân lãnh lương bằng hoa lợi được thu hoạch do chính mình làm ra, không hơn không kém những tá điền được đảng khoán đất nộp thuế. Sự khác biệt trong bộ luật đất đai mới năm 1993, một mặt nới rộng cho phép nông dân được sử dụng đất đai của mình nhưng mặt khác tạo điều kiện cho bọn cường hào tại địa phương gồm đoàn trưởng, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ các cấp... tha hồ tác quái đầu cơ. Ðó mới chính là những địa chủ thực sự vì có toàn quyền thu hồi hay cấp phát ruộng cho dân nhất là khi đảng ban hành nghị quyết 10 trả lại đất cho nông dân. Chính cái thời điểm này mới xãy ra cơn sốt sang nhượng đất đai, được đảng gọi là "cải tạo đất "mà thực chất giúp bọn đầu cơ mua lại đất của nông dân bằng cái giá tượng trưng rẻ mạt 11.000 tiền Hồ /1m2... Từ đó nông dân mất quyền tư hữu vĩnh viễn vì đã bán lại cho người khác. Cứ thế đất trồng lúa dần dần bị phá đi để cải tạo đất hay chuyển sang mục đích khác mà chủ yếu bán cho tư bản trong đó có cả con người như bản nghị quyết trong Ðại hội VIII của đảng đã nói "con người cũng là một nguồn lực cần phải tận lực sử dụng, để tạo ưu thế thực hiện các chính sách của đảng".

Tóm lại đảng CSVN từ khi ra đời tới nay đã nắm được ba cái bất ngờ, chứ không là "tất yếu", đó là cướp được chính quyền vào tháng 8-1945, chiến thắng VNCH ngày 30-4-1975 và vì thời cuộc mà phải mở cửa đổi mới vào đầu thập niên 90 khi trào lưu quần chúng không thế nào đảo ngược lại được, nếu không muốn bị tiêu diệt như Ðông Âu hay Liên Xô. Do tình trạng đột xuất không dự liệu nên đảng phải chạy theo thời cuộc và cũng vì để làm vừa lòng tư bản, nên đã phải thi hành một chính sách cải tố kinh tế kiểu lươn lẹo báo cáo láo. Hậu quả đẩy đất nước nhất là giới nông ngư dân nghèo vào con đường bế tắc vì đây là cơ hội để bọn tư bản nhất giới thương buôn Á Châu trong đó có Tầu đỏ, Tàu trắng, Nam Hàn... tha hồ săn quét moi móc cho tận tuyệt các tài nguyên trên mảnh đất trù phú VN, từ đất liền ra tới biển khơi hải đảo. Trước tình thế này, tập đoàn CSVN chỉ còn một cách để kéo dài quyền lực, là phải biến thành một Tập Ðoàn Tư Ban Ðỏ, để cùng hòa nhập vào các thế lực tư bản khác đang bỏ vốn đầu tư tại VN, tận lực khai thác cho hết mọi thứ sẳn có, trong đó có con người sống và cả nơi yên chốn nghỉ của những người khuất mặt, mà điển hình là Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH tại Biên Hòa cũng không ngoại lệ.

Sự thật đã quá rõ ràng mà bất cứ ai cũng thấy được, đó là sự tồn vong của đảng CSVN ngày nay không còn dính líu gì tới chủ nghĩa hay tư tưởng nào khác ngoài Ðồng Tiền góp vốn của các thế lực tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Nói một cách trắng trợn là đảng qua vai trò tư bản đỏ nay đã xác định vai trò lãnh đạo của mình dựa trên hai yếu tố : Tiền Ðầu Tư Ngoại Quốc và Bạo Lực Ðang Nắm Sẳn Trong Tay., mà hai thứ trên chẳng bao giờ đáp ứng được mục tiêu của đảng luôn đề cao tuyên truyền "Dân Giàu Nước Mạnh, Xã Hội Tự Do Công Bằng".

Vốn đầu tư nước ngoài nếu có đổ vào VN cũng chỉ nhắm vào nguồn lao động rẻ mat hay dùng để tạo nên những cơ sở vật chất cho tư bản khi tới địa phương thụ hưởng như hệ thống khách sạn, các trung tâm du lịch, nâng cấp các sản phẩm nội hóa để xuất cảng... mọi thứ đều sinh lời đổ tiền vào túi đảng và tư bản, còn người dân có chấm mút được gì ngoài sự hưởng ké các phương tiện.

Tức nước thì vỡ bờ, người dân cả nước hiện nay đã bị đảng dồn vào chân tường, nên chỉ còn cách đối mặt với bạo lực để mà sinh tồn. Hai mươi năm tồn tại VNCH (1955-1975) vì là một đất nước pháp trị, nên đả xãy ra không biết bao nhiêu cuộc biểu tình chống chính quyền nhưng đặc biệt là trong tất cả các cuộc biểu tình, hoàn toàn là những thành phần cao quí, dư thừa và được ưu đãi nhất trong xã hội Miền Nam lúc đó. Tuyệt nhiên chẳng bao giờ có giới lao động nông dân tham dự vì họ đâu có nhiều thì giờ nhàn rỗi hay uất ức nào để mà đòi hỏi tra vấn chính phủ. Tất cả sự thật về những bức tranh vân cẩu trên đã lộ nguyên hình sau ngày VNCH sụp đổ, thì ra biểu tình giả và kẻ đề xướng tham dự phần lớn cũng là của đảng gài lại.

Nhưng nay thì khác, suốt tháng 6-2007 tới nay lần đầu tiên đã có hàng ngàn nông dân từ nhiều tỉnh thành lặn lội tới Sài Gòn hay ra tận Hà Nội để biểu tình bất bạo động. Họ không đòi hỏi những thứ vô lý như những người biểu tình giả trước tháng 4-1975 tại Nam VN, mà chỉ van xin đảng CSVN trả lại Ðất Ðai, Vườn Tược, Nhà Cửa, Sản Nghiệp để mọi người sống. Ðòi hỏi chỉ có vậy thôi, cho nên trong các cuộc biểu tình đâu thấy bóng trí thức sĩ phu tham dự, vì những thứ đòi hỏi trên, các nhà báo nhà văn tại thanh thị đâu có mất?.

Tháng 5-1989 phong trào đòi dân chủ của giới trẻ Trung Hoa bùng nổ dữ dội cơ hồ làm rung chuyển nền móng của đảng cộng sản Tàu. Bất chấp nguyện vọng của toàn dân, Ðặng Tiểu Bình và đám chóp bu trong Trung Nam Hải đã sử dụng bạo lực để đè bẹp. Không thành công nhưng ít ra phong trào đòi dân chủ trên, cũng đã gây được một sự xúc động mãnh liệt tới thế giới, khi đưa những hình ảnh thật về sự bạo ngược, dã man của cộng sản ra ngoài anh sáng nhân loại. Chính những hình ảnh này mới là yếu tố giúp cho người dân Ðông Âu, Ðông Ðức và Liên Xô thức tỉnh, đứng đậy đạp đổ chũ nghĩa Mác Lê, xóa sạch thiên đường xã nghĩa đã cùm xích thân phận con người gần thế kỷ ô nhục.

Tại VN ngày nay, qua những hình ảnh về Linh Mục Nguyễn văn Lý bị bóp cổ, bịt miệng và các cuộc biểu tình đòi quyền sống của cả nước, đã đánh động lương tâm nhân loại, trong đó có Cộng Ðồng Chung Âu Châu và Cộng Ðồng Người Việt Tị Nạn CS khắp thế giới. Họ đã nhập cuộc với đám đông kể cả Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất tại quê nhà. Rồi giữa lúc tình hình đang loạn lạc vì dân chúng đã không còn ngồi chờ "tự do có sẳn" do đảng ban phát, nên rủ nhau liều chết đi đòi, thì Trung Cộng đổ thêm dầu vào kho xăng chờ phát lửa, khi ngang nhiên bắn vào thuyển của ngư dân đang hành nghề tại hải phận Trường Sa như ngầm bảo cho Mỹ biết là "VC ngày nay đâu còn chủ quyền?"

Hãy cùng nhau đứng dậy hởi người Việt trong và ngoài nước, đây là cơ hội của thế kỷ đã cho chúng ta tiêu diệt bọn lãnh chúa bạo quyền kể cả xác ướp sình thối của Hồ tặc đang nằm chình ình trong nhà tù Ba Ðình. Phải chôn ngay đi cái gọi là thiên đàng xã nghĩa, phải theo gương của đồng bào trong nước, mà vứt bỏ hết cái tội hèn và ích kỷ cá nhân, để hoàn thành công cuộc giải phóng và quang phuc đất nước như mặt trời đang hé dần -/-

Tháng 7-2007
Viết tại Xóm Cồn
Mường Giang
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

DỰNG LẠI NGỌN CỜ
Giao Chỉ
Gia đình chúng tôi sống tại San Jose đã được ba thập niên . Thực không ngờ rằng suốt cuộc đời trôi nổi di cư từ Bắc vào Nam, nhập ngũ, trải qua các đơn vị, rồi qua nước Mỹ, đất San Jose lại là nơi cư ngụ lâu dài nhất. Hằng ngày đi làm vẫn dùng xa lộ 110 hay 280. Kể từ năm 1991, mỗi khi bỏ xa lộ đi trong đường phố, luôn luôn chạy qua Capital Expressway gần ngã tư Senter. Con đường quen thuộc qua lại suốt 9 năm dài bởi vì tại đây chúng tôi đã dựng được một kỳ đài hết sức vĩ đại.
Image
Bây giờ chúng ta ở vào thời điểm của năm 2007, dân Việt đã giàu hơn, có nhiều sức mạnh chính trị, có cử tri, có nghị viên và dân biểu. Mọi vận động có vẻ dễ dàng. Nhưng ngày xưa vào những năm 85,87 cách đây 20 năm cộng đồng của chúng ta chưa có gì đáng kể nên việc vận động gặp nhiều trở ngại. Đó chính là giai đoạn dự án kỳ đài bắt đầu được phát họa. Từ 1985 đến năm 1991 chúng tôi tích cực hoạt động. Vừa gây quỹ, vừa vận động, vừa chống trả với nội thù trong cộng đồng, cho đến ngày 23 tháng 6 năm 1991 kỳ đài mới khánh thành.Tại một vị trí hết sức đẹp đẽ trên đường Capital Expw đối diện trường Andrew Hill, chúng tôi dựng ba ngọn cờ cao 70 feet. Ba cây cờ này do một công ty Hoa Kỳ phải chuyên trở từ miền Đông qua.

Lễ Thượng Kỳ với trên bốn ngàn người tham dự, hết sức hào hùng, hết sức cảm động. Sau biết bao nhiêu khó khăn từ thành phố, từ các sắc dân không đồng y,ù vấn đề pháp lý của lá cờ quốc gia, hàng xóm láng giềng phản đối và sự chống đối ngay từ phía anh em đồng hương.

Cuối cùng cờ Việt Nam Cộng Hòa được kéo lên ở giữa quốc kỳ Hiệp Chủng Quốc và Cờ tiểu bang California. Sau quốc thiều Hoa Kỳ và của miền Nam Việt Nam, nhạc sĩã Phạm Duy có mặt đứng lên bục cao đánh nhịp cho cả ngàn người tham dự hát bản Việt Nam Việt Nam. Bài ca hết sức cảm động và nổi tiếng cất lên để chấm dứt buổi dựng cờ đầu tiên đã gây xúc động biết chừng nào. Nhân đây, chúng tôi xin kể lại để quí vị biết một vài trường hợp bài Việt Nam Việt Nam được hát vào những hoàn cảnh đặc biệt ra sao:

Qua tập hồi ký “Can trường trong chiến bại” Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã ghi lại. Trên biển Nam Hải, trong trận chiến Hoàng Sa giữa hải quân Trung Cộng và Việt Nam, 16 chiến binh hải quân phải rút lui từ đảo trở ra biển. Trên một bè cấp cứu lênh đênh ngoài đại dương họ đã chứng kiến tàu Việt Nam khai hỏa bắn chìm tàu Trung Cộng vào các giây phút đầu tiên. Các thủy thủ Việt Nam trên bè, lúc đó quên cả hoàn cảnh bản thân đang hiểm nghèo, nước mắt chan hòa, giữa biển Đông trùng khơi vạn lý đã cất tiếng hát bản Việt Nam Việt Nam.

Mười năm sau, một con tàu vượt biên bị hải tặc Thái giết chết 1 phần 3, còn lại đàn bà trẻ con, một số thanh niên và ông già bị lùa nên hoang đảo, tổng cộng 40 người. Tất cả đều bị lột quần áo trần truồng nên phải đốt lửa để sưởi ấm. Bọn hải tặc Thái Lan ác độc đã bắt đám dân Việt tỵ nạn phải ca hát mới cho ăn và nước uống. Về sau đám người xấu số này được tàu của Cao Ủy cứu vớt đã khai lại đầu đuôi câu chuyện trong trại tỵ nạn. Một ông cán sự xã hội Việt Nam thông dịch đã hỏi thêm rằng, vậy thì vào cái đêm đau thương đó các bạn làm văn nghệ cho hải tặc Thái Lan, các bạn đã hát những bài gì? Không ai trả lời. Mãi về sau, một em nhỏ nói rằng: bản Việt Nam Việt Nam.

Bài ca ngày đó có cả máu trong nước mắt.

Vì vậy vào ngày dựng cờ 23 tháng 6 năm 1991 chúng tôi cũng hát bài Việt Nam.

Và còn một chuyện nữa cũng nên ghi lại.

Trong tang lễ Tổng Thống Thiệu, khi hạ huyệt cũng có phần văn nghệ. Cuối cùng với tất cả mọi vinh nhục, với tất cả mọi quyết định đúng sai, vị nguyên thủ quốc gia của một thời Việt Nam đã được ca sĩ Nguyệt Ánh tiễn đưa bằng bài Việt Nam Việt Nam.

“Việt Nam Việt Nam hai câu nói khi chào đời, Việt Nam Việt Nam hai câu nói khi lìa đời, Việt Nam không ngừng tranh đấu, Việt Nam không đòi xương máu.” Bài ca thật xứng đáng để hát khi dựng cờ và cũng để hát khi ngọn cờ bị hạ xuống.

Đúng như vậy, kỳ đài trên đường Capital tồn tại được 9 năm với 3462 ngày thì thành phố San Jose cho lệnh di chuyển dự án công viên văn hóa về địa điểm mới. Ba cây cờ hãnh diện bắt buộc phải hạ xuống. Đầu đuôi câu chuyện đau thương này đã được kể nhiều lần và sẽ còn được tiếp tục ghi lại về sau với nhiều chi tiết trong tương lai.

Tuy nhiên ở đây xin nhắc lại vắn tắt:

Ngày 20 tháng 12 năm 2000 nhân viên của thành phố San Jose cưa ba cây cờ để hạ xuống vào một buổi chiều rất buồn bã.

Hơn 4000 người có mặt vào buổi lễ dựng cờ 9 năm trước, chỉ còn có riêng chúng tôi hiện diện. Nào có vui vẻ gì mà hô hào anh em đến tham dự. Nhưng hình ảnh cả ngàn người đứng hát Việt Nam Việt Nam tưởng chừng vẫn còn đâu đây! Dù biết rằng ở đời không có gì là tồn tại mãi mãi. Chúng tôi cũng tự nguyện rằng sẽ cố gắng có ngày dựng lại những cây cờ vĩnh cửu tại San Jose.

Năm 1972, chiến tranh Việt Nam có trận Mùa Hè Đỏ Lửa. Từ lúc các cánh quân của quân đoàn I và quân tổng trừ bị mũ đỏ mũ xanh tiến về miền hỏa tuyến cho đến lúc hạ được thành Quảng Trị, bên ta đã hy sinh 15 ngàn chiến sĩ. Phía địch trên 30,000 bộ đội bị loại ra ngoài vòng chiến .Cờ Việt Nam Cộng Hòa cắm trên Cổ Thành từ năm 1972 cho đến năm 1975 chỉ được có 3 năm là chúng ta mất Quảng Trị lần thứ hai và mất luôn cả miền Nam.
Image
Vì vậy 9 năm có được kỳ đài tại San Jose cũng có thể coi là một kỷ niệm đáng ghi nhớ. Nhưng lời tâm nguyện riêng tư vẫn mãi mãi trong nằm trong đầu. Ngày 19 tháng 6 năm nay 2007 là ngày tửơng niệm quân lực lần thứ 41. Hai cây cờ 25 feet cao chở từ Los Angeles về San Jose đã được dựng lên ngay tại Viện Bảo Tàng Việt Nam trên đường Senter.

Lễ thượng kỳ lần này chỉ có sự hiện diện của các thành viên trong Ủy ban kỳ đài khởi sự từ 20 năm về trước. Anh em tuy có già nua hơn xưa nhưng vẫn còn đủ cả.

Chỉ cần một người hô quân lệnh, hai người thủ kỳ cho mỗi cây cờ, một người hát quốc ca, một người chụp hình là đủ cho buổi lễ thượng kỳ hết sức chân tình và cảm động.

Từ trong tim mỗi người, bài ca Việt nam Việt nam lại cất tiếng. “Việt nam muôn đời...”

Và kể từ tháng 6 năm nay, mỗi ngày đi làm, chúng tôi lại lái xe đi ngang đường Senter để thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa bay cạnh cờ Mỹ. Phía sau là Viện Bảo Tàng với hình ảnh của hàng trăm ngàn chiến binh đã hy sinh, hàng trăm ngàn thuyền nhân đã chết. Những người của thế giới bên kia sẽ tìm về địa chỉ của Museum để phù hộ cho ngọn cờ của một thời đau thương nay sẽ thực sự trở thành vĩnh cửu. Một kỳ đài mới đã dựng lên, kỳ đài của “Việt nam nước tôi Việt Nam nghe tự vào đời, qua câu nói trên vành nôi ...”

Giao Chỉ, San Jose
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests