Bình Luận , Quan Điểm

vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Bình Luận , Quan Điểm

Post by vuphong »

BỊT MIỆNG TOÀN DÂN MÃI ĐƯỢC SAO ???
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 28, ngày 01-06-2007

1- Thế là xong! Qua các phiên tòa liên tục ngày 30-03-2007 tại Huế, ngày 03-05-2007 tại Đồng Tháp, ngày 10-05-2007 tại Sài Gòn, ngày 11-05-2007 tại Hà Nội, ngày 15-05-2007 tại Sài Gòn, đảng ta đã dùng “chuyên chế vô sản”, “bạo lực cách mạng” bịt mồm được (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) những tên phản động sừng sỏ đã dám “tuyên truyền chống Nhà nước CHXNCN Việt Nam ưu việt”, nói xấu “Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vĩ đại”, bôi nhọ “Đảng Cộng sản quang vinh”, hạ thấp “Đỉnh cao trí tuệ loài người”! Mấy “tên” còn lại đang trong vòng giam giữ như Trương Quốc Huy, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Trần Khải Thanh Thuỷ, Hồ Thị Bích Khương… hay đang trong vòng truy nã như Nguyễn Chính Kết, Lê Trí Tuệ, Bạch Ngọc Dương… rồi cũng sẽ bị đảng ta trừng trị đích đáng!

Thế là xong! Qua cuộc bầu cử “đầy hồ hởi, phấn khởi” hôm 20-5, với toàn dân tham gia từ 99 đến 100 phần trăm (ngang bằng với cuộc bầu cử Saddam Hussein tại Iraq năm nào), trong “không khí nao nức tưng bừng của một ngày hội”, đảng ta đã nặn ra được một Quốc hội hoàn toàn trung với đảng, hiếu với Bộ chính trị. Mấy tên dám gọi đó là trò hề, là màn đóng kịch cả nước, là cuộc “đảng cử, dân bó buộc đi bầu”, dám trả lại thẻ cử tri, xua đuổi tổ bầu cử đến mời, ngang nhiên gạch bỏ mọi ứng viên trước đôi mắt công an trong phòng kín, nhất định không ký vào biên bản lập ra đối với chúng như tội phạm, thì “thái độ chống đối đảng và nhà nước của bọn chúng như thế sẽ bị xử lý nay mai” (nguyên văn lời một cán bộ tại phòng phiếu ở Gò Vấp, Sài Gòn). Với những trò khôn khéo từ lúc chuẩn bị đến lúc hoàn thành, đảng ta đã biến và sẽ biến tân Quốc hội khóa XII này như là phát ngôn nhân cho đảng và là công cụ bịt miệng đám thảo dân.

Đúng thế, tân Quốc hội cũng sẽ là bàn tay của đảng bịt miệng nhân dân vì bản thân các đảng biểu, í quên, đại biểu, đã là những kẻ bị bịt miệng rồi. Chủ trương bịt miệng này, đảng CSVN đã thực hiện từ hơn 60 năm qua, đối với mọi giới và bằng nhiều phương cách.

Trước hết, đối với quảng đại quần chúng, đảng bịt miệng bằng cách nắm trong tay mọi phương tiện truyền thông, từ báo chí đến phát thanh truyền hình, tự mình xác định mọi đường lối từ giáo dục đến thông tin, văn hóa….“Nghe theo đảng, nói theo đài” là châm ngôn sống mà mọi người dân đều bị bó buộc thực hiện. Toàn thể nhân dân chỉ được hiểu biết một chiều, suy nghĩ một chiều, nói năng một chiều và viết lách một chiều. Chiều này do đảng ấn định, không phải là chiều của sự thật, của lẽ phải khách quan, của ý dân, của lòng người phổ cập, nhưng là chiều của chủ thuyết Mác-Lê, của ý muốn bộ chính trị Nhà báo, nhà văn, tác gia, nghệ sĩ thay vì phản ảnh hiện thực xã hội khách quan (nói lên lòng người), thì phải phản ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa (trình bày ý đảng). Công an, bộ đội, viên chức thay vì tuân theo tiếng lương tâm và pháp luật chính đáng, sẽ chỉ còn biết nhắm mắt câm miệng, im lặng mù quáng tuân theo mệnh lệnh của đảng!

Đối với các thế hệ trẻ, đảng bịt miệng bằng cách trình bày và áp đặt một “mẫu gương tuyệt vời”, “một hình ảnh lý tưởng”, “một nhân cách vĩ đại”, “một anh hùng kiệt xuất”, tức con người Hồ Chí Minh vốn hoàn toàn ngược lại trong thực tế. Đảng bịt miệng giới trẻ bằng cách đề cao một thứ chủ nghĩa đã bị vứt vào sọt rác, tô hồng một kiểu xã hội hoang tưởng và tệ hại, đánh bóng cho một lịch sử đầy giết chóc và lường gạt, trát phấn cho một chế độ chỉ toàn là máu và nước mắt, thất bại và suy đồi. Nơi tâm hồn giới trẻ, lòng yêu đảng được đồng hóa với lòng ái quốc, niềm hiếu trung với nước bị đồng hóa với niềm vâng phục ý đảng. Thành thử bất chấp sự sa đọa đạo đức của học đường, sự sa sút trình độ của học sinh, đảng chỉ cần và chỉ biết tạo ra những tâm hồn nô lệ, những ý chí bạc nhược, những đầu óc mù quáng.

Đối với giới lãnh đạo tinh thần (giới trí thức và giới tu sĩ), Đảng bịt miệng bằng cách bắt thấm nhuần chủ nghĩa song song với việc trau dồi kiến thức chuyên môn, bằng cách trao ban chức tước và học vị với điều kiện đi kèm, bằng cách bắt mua giấy phép xuất dương, du học, tổ chức, xây dựng… với cái giá là sự im lặng, im lặng trước tội ác của đảng, sai lầm của chủ nghĩa, thất bại của chế độ, im lặng trước cảnh khổ của toàn dân, trước băng hoại của xã hội, trước cuộc đấu tranh của những nhà dân chủ. Đảng bịt miệng giới lãnh đạo tinh thần bằng cách khiến họ giải thích sự im lặng đồng lõa đó như là nhân đức nhẫn nhục, hiền lành, khiêm tốn, bác ái, hay ngược lại buộc họ lên tiếng kết án những đầu óc bất phục, những quả tim can trường, những ý chí bất khuất, bằng cách buộc họ dung hòa chủ nghĩa với giáo lý, đồng hóa nội quy với luật đảng, tham gia những màn kịch đồng diễn (như bầu quốc hội), đóng góp vào trò đánh hội đồng (như vụ án ngày 30-3).

Và xem ra đảng đã thành công với trò bịt miệng này. Bởi lẽ trước vụ đày dọa quân cán chính VNCH vào trại cải tạo, vụ “đánh tư sản” cướp của nhân dân miền Nam, vụ bán đất biển tổ tiên qua hai hiệp định lãnh thổ và lãnh hải, vụ nông dân Thái Bình nổi dậy bị đàn áp, vụ ngư dân Thanh Hóa và Quảng Nam bị Trung cộng sát hại, vụ người sắc tộc Tây Nguyên vùng lên bị nghiến nát, vụ buôn nô lệ lao công và nô lệ tình dục ra nước ngoài, vụ nông dân và thị dân bị cướp bóc đất đai nhà cửa và vô vọng khiếu kiện, vụ các chức sắc và tín đồ nhiều giáo hội bị bách hại, vụ các nhà đấu tranh dân sự và tôn giáo bị hành hạ, sự băng hoại của nền giáo dục và y tế, sự lộng hành của quan chức và công an, sự nhiễm độc của môi trường và thực phẩm, sự suy đồi của luân lý và văn hóa… người ta đã chờ đợi sự lên tiếng ở nơi có bổn phận lên tiếng nhất, có khả năng lên tiếng nhất, có sức mạnh lên tiếng nhất, nhưng hầu như chỉ thấy sự dửng dưng, im lặng, ngậm miệng ăn tiền, thậm chí phụ họa cho đảng, đổ tội cho dân, hay nhẹ hơn là cho cơ chế, cho thời cuộc!

2- Nhưng có phải đảng đã thực sự bịt miệng được toàn dân, mà trước hết là những tiếng nói dân chủ đối kháng chăng? Hoàn toàn không! Các nhà dân chủ hiên ngang khí phách không bao giờ bị bịt miệng, dù có cả ngàn bàn tay hộ pháp kiểu Nguyễn Minh Tân. Tiếng nói của họ vẫn sang sảng, bài viết của họ vẫn vang rền, sự bó tay của họ vẫn gây ảnh hưởng trên toàn cầu và sự im lặng của họ trong nhà tù vẫn đánh động lương tri thế giới. Ai mà chẳng thấy ngày 30-03-2007 đã đi vào lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại, lịch sử nhân quyền như “Ngày Bịt Miệng” với “Bức Ảnh Bịt Mồm” đã in ra hằng triệu triệu bản, phổ biến khắp chân trời góc bể! Tấm hình đó đã trở nên nguồn hứng khởi vô tận cho phong trào đấu tranh tại VN và khắp thế giới, trở nên cú bạt tai nẩy lửa tát vào bộ mặt bạo tàn man rợ của chế độ CSVN, trở nên lá bùa linh nghiệm trù yểm mọi hoạt động ngậm miệng xách bị xin tiền hay ngoác miệng khoe khoang “chế độ ta” dân chủ. Ai mà không nhớ những lời của một nữ anh thư thời đại đang bị tống ngục: “Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước VN và dân tộc VN là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi để đấu tranh, trước hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và CSVN đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thoả hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi... Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù, nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra...” Ai mà quên được thái độ khinh miệt, nụ cười bất khuất trước tòa án CS của một Lê Nguyên Sang, của một Nguyễn Bắc Truyển, của một Huỳnh Nguyên Đạo?

Có phải đảng đã thực sự bịt miệng được toàn dân, mà đặc biệt là những tâm hồn non trẻ chăng? Xin hãy đọc lá thư chấn động của một nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Sài Gòn vừa phổ biến rộng rãi trên mạng (trích): “Những thanh niên từ 21 đến 23 tuổi như chúng tôi hôm nay, lớn lên trong sự giáo dục xã hội chủ nghĩa, lâu nay vẫn tin rằng mình đang sống trong một điều kiện tốt nhất và luôn bị kẻ thù là "bọn phản động", "các thế lực thù địch", đặc biệt là "bọn người Việt hải ngoại" chống phá, ngăn cản sự tiến bộ của đất nước. Thế rồi cuộc đàn áp, thanh trừng của đảng CSVN liên tiếp đối với hàng chục người tay không tấc sắt trong thời gian ngắn vừa qua, những người mà chúng tôi hết sức bàng hoàng vì biết đó là luật sư, thanh niên, linh mục, nhà báo... họ là những trí thức bị kết tội chung là tuyên truyền phá hoại chủ nghĩa xã hội với điều luật mơ hồ mang số 88. Báo chí một chiều theo đuôi trong nước chỉ nói là họ có tội, nhưng không nói gì thêm ngoài việc bôi nhọ, lăng mạ, kết tội và thông qua đó đe doạ những ai mang ý thức chống đối. Chúng tôi nghe và hoang mang. Tại sao nhiều trí thức bị kết tội như vậy. Và họ tại sao lại bị án tù nặng nề vì những ý kiến bất bạo động của mình? Những thông suốt dần dần đến. Từ bộ phim Vượt Sóng của Hàm Trần, cho đến chương trình Asia Bước chân VN, chúng tôi được nghe, được thấy và như sực tỉnh, chấm dứt sự u mê của mình. Hoá ra, những gì mà chúng tôi vẫn nghe người dân Saigon kể lại về ngày "giải phóng" đất nước của CS tại Miền Nam là có thật chứ không phải là ngôn ngữ phản động. Những dòng người ra đi tìm tự do là có thật chứ không phải chạy theo "bọn quan thầy đế quốc Mỹ Ngụy" mà chúng tôi được học. Đó là những nạn nhân của cuộc chiến tranh chứ không phải là những kẻ "đáng chết" như chúng tôi được dạy dỗ. Những giải thưởng quốc tế vinh danh cho bộ phim này xác nhận với chúng tôi rằng đó là những điều có thật chứ không phải là giả tưởng. Thế giới bên ngoài không mù lòa, chỉ có chúng tôi được nhồi sọ thành câm điếc và phủi bỏ quá khứ của dân tộc mình... Và rồi khi nhìn thấy cái phiên toà bỉ ổi nhất mà chúng tôi được chứng kiến trong đời mình là một linh mục bị bóp miệng, bị kèm chặt ở hai bên bởi công an "nhân dân" trong cuốn Asia-54 Bước chân VN, chúng tôi chợt hiểu tất cả. Mọi thứ chỉ là giả dối, đảng CSVN đang làm tất cả để bảo vệ quyền lợi và hơi tàn của mình, bất chấp điều đó là hành động đầy chất vô luân và dã thú…”.

Ban Biên Tập
Bán Nguyệt san - Tự Do Ngôn Luận số 28
Last edited by vuphong on Sun Jun 03, 2007 5:01 am, edited 1 time in total.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

PHƯƠNG NAM ĐỖ NAM HẢI:
TÔI ĐÃ SẴN SÀNG
CHẤP NHẬN CẢ TÙ TỘI


NGUYỄN KHANH
Sau hơn một tháng trời phải ngưng hoạt động, nhà tranh đấu Phương Nam - Đỗ Nam Hải đã xuất hiện trở lại. Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, ông Phương Nam nói rằng ông luôn sẵn sàng, chấp nhận mọi thử thách, kể cả chuyện bị bắt giữ hay bị giam cầm. Dười đây là nguyên văn nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của ông Đỗ Nam Hải trong chương trình phat thanh về Việt Nam của đài RFA tối ngày 22-5-2007.

*Tôi đã sẵn sàng

Nguyễn Khanh: Trước hết thay mặt cho quý thính giả của Ban Việt Ngữ, Đài Á Châu Tự Do chúng tôi xin cám ơn ông Phương Nam Đỗ Nam Hải đã có nhã ý dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn tối nay. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là tại sao ông lại quyết định ra hoạt động trở lại?

Đỗ Nam Hải: Dạ vâng. Xin chào anh Nguyễn Khanh, xin kính chào thính giả của Đài Á Châu Tự Do. Tôi là Phương Nam Đỗ Nam Hải đang phát biểu từ thành phố Sài Gòn, Việt Nam.

Sự việc xảy ra với tôi vào ngày 16 tháng Ba 2007 vừa qua khi lực lượng công an bao gồm Bộ Công An, Sở Công An và Công An quận Phú Nhuận đã mời cả tôi, cha tôi, chị gái tôi và con gái tôi lên trên trụ sở công an quân Phú Nhuận để thông báo rằng đã có lệnh khởi tố tôi theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự, tức là tội tuyên truyền chống lại Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Tuy nhiên, theo công an nói “nếu anh Hải và gia đình có thể thuyết phục được anh Hải ngưng những hoạt động cổ võ dân chủ thì chúng tôi sẽ tạm ngưng quyết định khởi tố này”. Hôm đó tôi đã đấu tranh rất quyết liệt với họ, nhưng vì họ dùng thủ đoạn sử dụng gia đình tôi làm con tin, cho nên tôi đã phải viết cái gọi là “lời thú tội” đối với họ, rằng những hoạt động vừa qua của tôi sai pháp luật, và nay xin được nhà nước Việt Nam khoan hồng, và tôi tạm ngưng tất cả các cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ.

Cuộc đấu tranh hôm đó kéo dài 10 tiếng đồng hồ, họ cũng đã bắt tôi phải tuyên bố giải tán Khối 8406 và Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền, là hai tổ chức tôi có chân trong Ban Điều Hành. Nhưng tôi đã đấu tranh quyết liệt và nhất định không chấp nhận yêu cầu đó của họ, và cuối cùng họ cũng phải nhượng bộ.

Trong suốt từ 16 tháng Ba cho đến mùng 4 tháng Năm 2007 tôi không trả lời một cuộc phỏng vấn nào và tạm ngưng các hoạt động tranh đấu cho tự do dân chủ. Thế nhưng họ không dừng lại ở đấy, Công An Việt Nam không dừng lại ở đấy.

Họ vẫn tiếp tục cho người theo dõi tôi suốt ngày đêm, vẫn tiếp tục mời tôi đi làm việc hàng chục lần tại Số 4 Phan Đăng Lưu, có tuần thì một buổi, có tuần thì hai, có luần thì ba buổi. Máy tính của tôi thì họ vẫn tịch thu, đến bây giờ vẫn chưa trả v.v…

Tất cả những điều đó nói lên rằng họ không hề có một thiện chí nào hết, và ngày mùng 4 tháng Năm vừa qua, trong một buổi làm việc với họ thì tôi nói rằng hôm nay là buổi làm việc cuối cùng của tôi với các ông. Từ ngày mai, các ông có gọi tôi cũng không lên nữa đâu, và tôi tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền.

Có thể nói rằng lý do tôi tuyên bố quay trở lại cuộc đấu tranh là vì đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam là một lý tưởng cao đẹp, một mục tiêu cao đẹp, mà tôi không thể nào từ bỏ được. Đó là một mục tiêu cao đẹp và tôi tiếp tục đấu tranh. Lý do thứ hai là bây giờ, khi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp những người trong phong trào dân chủ Việt Nam suốt từ Bắc, Trung, Nam, tôi không thể vì lý do -dù là chủ quan hay khách quan- mà lùi lại phía sau được.

Đấy là hai lý do chính và tôi đã sẵn sàng. Tôi cũng đã nói với Công An, và hôm nay trên diễn đàn này, tôi cũng muốn nhắc lại một lần nữa quan điểm của tôi rằng tôi đã sẵn sàng bước vào một nhà tù nhỏ để dân tộc này sớm bước ra khỏi nhà tù lớn. Nhà tù lớn ấy hiện nay mang tên là Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

*Sử dụng áp lực gia đình

Nguyễn Khanh: Công an Việt Nam đã dùng gia đình làm áp lực buộc ông phải ngưng tranh đấu. Bây giờ ông xuất hiện lại, gia đình ông có biết hay không?

Đỗ Nam Hải: Gia đình tôi cũng đã bắt đầu biết. Ngày 16 tháng Ba đối với tôi là một điều không may nhưng cũng là một điều may, bởi vì cha tôi, chị gái tôi đã thấy được Công An nói với tôi, nói với tất cả mọi người rằng họ sẽ tôn trọng quyền tự do đi lại, tự do làm việc của tôi. Nhưng trong thực tế, họ không hề tôn trọng điều đó. Từ trước đến nay, gia đình tôi vẫn hiểu lờ mờ chuyện này, nhưng bây giờ sau hơn 1 tháng qua, gia đình tôi đã bắt đầu hiểu ra rồi. Đấy là một điều an ủi rất lớn đối với tôi.

Tôi không sợ đi tù, nhưng tôi sợ nhất là gia đình không hiểu mình, hay là gia đình nghĩ tôi bị chi phối, bị giật giây bởi bọn phản động nước ngoài theo cái kiểu công an tuyên truyền cho gia đình tôi. Đấy là điều tôi lo ngại nhất. Nhưng trong thời gian vừa qua, gia đình tôi đã hiểu rằng là công an không hề có thiện chí gì đối với tôi cả, thì đó là điều an ủi lớn đối với tôi.

Nguyễn Khanh: Từ tháng Ba đến giờ, nhiều người bạn đồng hành với ông đã gặp khó khăn, bị bắt giữ, giam cầm, truy tố và bây giờ đang ngồi tù. Bắt đầu hoạt động lại, ông có thấy số người cùng chí hướng với ông ngày một ít đi không, và ông có cảm nhận thấy trách nhiệm của ông ngày một nặng hơn trước không?

Đỗ Nam Hải: Về cái nhận xét thứ nhất, tôi không nghĩ rằng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam càng đưa nhiều người đấu tranh vào tù thì có nghĩa rằng người đấu tranh ít đi. Không, tôi không nghĩ như vậy.

Tôi nghĩ rằng phía nhà nước họ càng tàn bạo bao nhiêu, càng bộc lộ cái mất dân chủ, mất nhân quyền ở Việt Nam bao nhiêu, thì người Việt Nam càng hiểu rằng đất nước này không hề có tự do, dân chủ. Dân tộc này không phải là một dân tộc hèn, cho nên sẽ lại càng có nhiều người đấu tranh hơn nữa.

Đối với tôi thì đúng, ở vế thứ hai, tôi cảm thấy trách nhiệm của mình đối với phòng trào, đối với Khối 8406 và đối với Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam càng nặng hơn, và một người vào tù thì sẽ có 10 người khác đứng lên. Tôi cũng tin rằng những người đó sẽ san sẻ cho tôi cái trách nhiệm trong công cuộc đấu tranh hiện nay cho tự do, dân chủ và nhân quyền của Việt Nam.

*Những mục tiêu trước mắt

Nguyễn Khanh: Việc làm trước mắt của ông bây giờ là những gì, liệu ông có thể chia sẻ với thính giả của Ban Việt Ngữ được không?

Đỗ Nam Hải: Việc làm của tôi rất cụ thể. Tôi vẫn tiếp tục tham gia vào Ban Điều Hành Khối 8406, tôi vẫn tiếp tục tham gia vào Ban Điều Hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam. Vừa rồi Liên Minh đã ra thông báo để tôi quay trở lại rồi, còn Khối 8406 thì tôi chưa hề rút ra.

Những việc làm cho Khối 8406 và cho Liên Minh thì tôi cũng sẽ góp phần cùng với những người khác trong Ban Điều Hành và những người đã tham gia vào Khối cũng như những người đã tham gia vào Liên Minh để cùng đấu tranh. Cụ thể là gì? Mục tiêu là phải thay thế được chế độ độc đảng phản dân chủ, phản dân tộc hiện nay sang thể chế chính trị đa nguyên đa đảng tiến bộ, phù hợp với xu thế, quy luật của thời đại hôm nay.

Sắp tới, một trong những lời kêu gọi của Khối 8406 là kêu gọi đồng bào Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài, cũng như khối những người tiến bộ khắp thế giới đang đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền Việt Nam hãy ủng hộ cho chiến dịch đất nước này, dân tộc này phải có quyền tự quyết của mình và thông qua một cuộc trưng cầu dân ý để dân tộc này có thể lựa chọn thể chế chính trị độc đảng hay đa đảng.

Đấy là một trong những nỗ lực của Khối 8406 nói chung và của tôi, nói riêng, và tôi cũng rất mong qua diễn đàn này, mọi người, đồng bào trong nước, ngoài nước cũng như thế giới dân chủ sẽ ủng hộ chúng tôi trong chiến dịch vận động để đất nước Việt Nam có được cuộc trưng cầu dân ý, để dân tộc này lựa chọn thể chế chính trị độc đảng hay đa đảng.

Nguyễn Khanh: Ông là một người trẻ, một khuôn mặt trẻ trong hàng ngũ những người tranh đấu đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam. Dường như ngoài ông và một số nhỏ khác, tập thể người trẻ trong nước chia sẻ quan điểm với các ông không có mấy. Điều đó có đúng không, có làm cho ông lo âu không?

Đỗ Nam Hải: Không, tôi không nghĩ như thế. Thứ nhất tôi cũng không phải là người trẻ nữa vì năm nay tôi đã gần 50 tuổi rồi.

Thứ hai khi tiếp xúc với các bạn trẻ, các bạn học sinh, sinh viên và các bạn trẻ thanh niên khác, tôi thấy họ quan tâm đến vấn đề chính trị và càng ngày họ càng hiểu ra rằng đấu tranh để chống tham nhũng, đấu tranh để chống tham ô, lãng phí, hoặc là làm các công việc từ thiện, v.v… mà không biết được nguyên nhân của thảm trạng Việt Nam ngày nay thì cuối cùng, tất cả các công việc họ làm cũng trở thành vô nghĩa.

Bởi vì nếu chưa nhìn ra, chưa nhận ra cái nguyên nhân gốc của vấn đề thì không thể nào xử lý cho chính đáng được.

Hôm nay, thanh niên, sinh viên học sinh Việt Nam đã hiểu ra rằng nguyên nhân gốc chính là trên chính trường không có sự cạnh tranh về chính trị. Cụ thể là điều 4 của bản hiến pháp vẫn quy định Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn là lục lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Cho nên, một khi đã tìm ra rồi, những hoạt động của thanh niên, sinh viên, những bạn ấy sẽ có những biện pháp, những bước đi thích hợp. Tôi tin vào tương lai tươi sáng của đất nước khi tôi nhìn vào lớp người trẻ.

Nguyễn Khanh: Cám ơn ông Phương Nam cho cuộc phỏng vấn này. Chúc ông may mắn và thành công.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Sau 18 Năm Thảm Sát
Hôm nay ngày 4 tháng 6, năm 2007 là vừa tròn 18 năm ngày xe tăng Hồng Quân Trung Quốc tràn vào thảm sát các sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn, Bắc Kinh.

Hình ảnh người sinh viên đơn độc bước ra giữa phố để đứng cản lối một dọc các xe tăng đang tiến vào là hình ảnh không ai có thể quên được.

Larry Cox, giám đốc Hội Ân Xá Quóc Tế USA (Amnesty International USA) kêu gọi chính phủ Bắc Kinh hãy thả tất cả những người còn bị tù vì liên hệ tới những cuộc biểu tình đòi dân chủ của hàng trăm ngàn sinh viên Thiên An Môn năm 1989, và hãy chính thức gỡ lệnh cấm báo chí trong nứơc viết về các sự kiện liên hệ cuộc biểu tình Thiên An Môn 1989.

Độc giả muốn nhìn lại các hình ảnh phong trào dân chủ Thiên An Môn có thể vào trang web:

http://youtube.com/

Và gõ vào ô trống bên phải, góc trên chữ “Tiananmen” rồi ENTER hay nhấp SEARCH.

Tất cả tội ác của chế độ cộng sản Phương Bắc đàn anh này trong cuộc thảm sát Thiên An Môn vẫn còn lưu trữ nhiều nơi trên Internet, tuy rằng người trong nứơc TQ sẽ không được phép đọc.
admin
Administrator
Administrator
Posts: 3
Joined: Mon May 28, 2007 8:35 am
Contact:

Post by admin »

Khách mời vắng mặt của TT Bush

Phóng viên BBC
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush với các nhà hoạt động về nhân quyền Việt Nam tại Toà Bạch Ốc hôm 29/5 vừa qua đã thiếu vắng một nhân vật thứ năm, là nhà bất đồng chính kiến Đỗ Nam Hải từ Việt Nam.

Trước khi sự kiện này diễn ra, phụ tá Tổng thống Hoa Kỳ kiêm p̣hụ tá cố vấn an ninh quốc gia, ông Eliott Abrams, đã gửi một lá thư tới ông Đỗ Nam Hải để mời ông tham gia phiên họp, dự kiến sẽ qua đường điện đàm.

Nói chuyện với đài BBC, kỹ sư Đỗ Nam Hải từ thành phố Hồ Chí Minh xác nhận ông có nhận được lá thư mời của phụ tá Tổng thống Bush, cũng như biết việc ông Bush gặp gỡ các nhà hoạt động về nhân quyền Việt Nam tại Washington vào ngày 29/5.

Ông Hải cho biết ông đã “sẵn sàng tham gia qua điện thoại” với Tổng thống Bush và các khách mời, thế nhưng đến đúng giờ hội luận thì hai số điện thoại của ông bị cắt và sóng điện thoại của người trong cùng gia đình cũng như tại khu vực xung quanh nhà ông đều bị phá hết, do đó ông không tham gia được sự kiện này.

Tuy nhiên, ông Hải cho biết ông đã kịp gửi đến ông Bush một bài phát biểu của cá nhân ông trước khi sự kiện này diễn ra.

Ông Hải nói ông biết Tổng thống Bush quan tâm đến “diện mạo phong trào dân chủ tại Việt Nam, sự đàn áp của chính quyền đối với phong trào dân chủ VN, và những đề đạt của những người hoạt động dân chủ để chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ”.

Ông Hải cũng cho biết thêm công việc của ông hiện rất khó khăn, do an ninh Việt Nam luôn theo dõi “từ đầu tới cuối” mọi hoạt động của ông, và chẳng ai dám hợp tác với một người “luôn có từ 3 đến 5 công an đi theo” như ông.

Ông Đỗ Nam Hải là một nhân vật có tiếng trong giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam và gần đây đã được trao giải thưởng của một tổ chức nhân quyền quốc tế là Human Rights Watch.

Ông là thành viên của khối 8406 và trước đây có nhiều bài viết trên mạng internet nói về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam.

Tuy nhiên, vào tháng Ba vừa qua, do áp lực từ gia đình, ông phải ký vào giấy cam kết với công an Việt Nam là sẽ ngừng tham gia các hoạt động đấu tranh dân chủ.

Thư mời

Trong lá thư đề ngày 25/5/2007 gửi ông Đỗ Nam Hải, ông Abrams viết: “Tôi viết thư này để xác nhận việc mời ông tham dự phiên họp với Tổng thống George W Bush vào ngày 25/5/2007 nhằm thảo luận về tiến trình cải tổ dân chủ cho Việt Nam”.

“Chúng tôi chắc chắn rằng ông có thể cung cấp cho Tổng thống những hiểu biết có giá trị về vấn đề này. Đặc biệt chúng tôi muốn nghe nhiều hơn về những nỗ lực mang lại sự đổi mới dân chủ một cách ôn hoà ở Việt Nam”.

“…Như Tổng thống Bush đã nhấn mạnh trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhì vào ngày 20/1/2005, là “tất cả những ai đang sống dưới thể chế độc tài và tuyệt vọng có thể hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước sự đàn áp hay tha thứ cho những kẻ áp bức các bạn. Khi các bạn đứng lên tranh đấu cho tự do, chúng tôi sẽ đứng chung cùng các bạn”

“Trong tinh thần đó, chúng tôi muốn ông hiểu rằng chúng tôi hậu thuẫn cho người dân Việt Nam, những người đang tìm cách phát huy tự do tại đất nước cao quý của họ”.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Ba ngón đòn gió
Nguyễn Đạt Thịnh
Ông Đỗ Thành Công nhận xét "tổng thống Bush nói sự hiện diện của chúng tôi hôm nay gửi ra tín hiệu rõ ràng là chính phủ Mỹ quan tâm đến tình hình dân chủ ở Việt Nam và không đồng ý với những đàn áp."

Tín hiệu đó ông Bush gởi cho ông Nguyễn Minh Triết, và đó là ngón đòn gió thứ ba. Thứ ba, vì trước cuộc gặp gỡ gấp rút này Hoa Kỳ đã đánh Minh Triết hai đòn, và đòn gió vì Bush chỉ gặp những người Việt Nam đối thủ của Triết để Triết biết là ông đã gặp họ, và đã nghe họ nói về những việc làm sai trái của Triết và của Việt Cộng. Nếu chỉ cần tìm hiểu về tình hình Việt Nam để quyết định, ông Bush có thể giản dị ra lệnh cho bộ ngoại giao hoặc cơ quan tình báo CIA trình bày một bản tình huống khoa học hơn, có nghiên cứu hơn những điều 4 người Việt hải ngoại biết, và trình bày không mạch lạc cho ông nghe.

Ðòn gió còn vì cuộc gặp gỡ nặng tính chất tượng trưng. Ðáng lẽ chỉ cần một vài chính khách hay viên chức chính phủ thì Hoa Kỳ lại vận dụng đến 7 nhân vật quan trọng nhất nước như Tổng Thống George W. Bush, Phó Tổng Thống Dick Cheney, phát ngôn viên Tony Snow, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Stephen Hadley, một thành viên của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, ông Michael Kozack, Chánh Văn Phòng Tổng Thống Joshua Bolton, và Tenet Wyler, một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân nói: “Trước các tin nói về việc ông Triết phải ở khách sạn đối diện với Tòa Bạch Ốc, chứ không được ở nhà khách của chính phủ Mỹ, rồi không được mời dự tiệc chính thức… lời khuyên của tôi là ông Nguyễn Minh Triết không nên đi Mỹ.”

Lời khuyên của bác sĩ Quân vẽ ra cái thế triều cống nhục nhã của Minh Triết, nhưng Minh Triết vẫn nhất định đi Mỹ; bằng cớ là, trước hai đòn gió đầu tiên của Hoa Kỳ, đại sứ Việt Cộng Nguyễn Tâm Chiến đã có những phản ứng hối hả gấp rút tiếp xúc Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu khoan chính thức hoá mọi quyết định về chuyến thăm của ông Minh Triết để ông bay về Hà Nội chạy chữa.

Hai đòn gió đầu tiên của Mỹ là hai bài báo đăng trên tờ Strait Times tại Tân Gia Ba, bài thứ nhất nói về chỗ ở của phái đoàn Việt Cộng sẽ không phải là dinh quốc khách, và bài thứ nhì tung tin nói cuộc viếng thăm của Minh Triết có thể bất thành.

Nghe Tâm Chiến báo cáo mọi việc, Minh Triết vẫn không thay đổi thái độ: phát ngôn viên bộ ngoại giao Lê Dũng đưa ra thông cáo báo chí hôm 28 tháng 5 xác nhận Chủ tịch Việt Cộng vẫn cứ đi thăm chính thức Hoa Kỳ nhưng không nói rõ lịch trình cụ thể.

Thái độ chậm hiểu của Hà Nội tạo ra nhu cầu đánh bồi thêm một đòn gió thứ ba: cuộc họp mặt được quyết định đột ngột giữa tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ với những chiến sĩ dân chủ Việt Nam hải ngoại.

Thái độ của cả Mỹ lẫn Việt Cộng đặt ra 2 dấu hỏi lớn: tại sao Hoa Kỳ đánh ra 3 đòn gió này? Và tại sao Minh Triết không hủy bỏ chuyến đi Mỹ như lời khuyên rất đúng của bác sĩ Nguyễn Quốc Quân.

Nhiều câu hỏi cần nêu lên quanh thái độ khó hiểu của cả Hoa Kỳ lẫn Việt Cộng; câu thứ nhất là, “tại sao trong rất nhiều cách đơn giản hơn để hủy bỏ chuyến đi Mỹ của Minh Triết, Hoa Kỳ lại chọn cách phức tạp này?”

Ông Christopher Hill, phụ tá ngoại trưởng Condoleezza Rice mới gặp Minh Triết một tuần trước với yêu cầu đòi Việt Cộng cải thiện tình hình chính trị Việt Nam. Hill có thể bảo thẳng Triết “nếu không cải thiện thì đừng đi Mỹ.”

Rice là người quyết định, và cô không chọn lối giải quyết đơn giản này.

Sự lựa chọn của cô đưa đến giả thuyết: cô vẫn muốn Triết đến Hoa Kỳ, cuộc viếng thăm tạo điều kiện giúp Việt Cộng có cơ tách ra khỏi vùng ảnh hưởng Trung Cộng, một trong những điều kiện đó là những cải cách chính trị để dân chủ hoá Việt Nam. Càng cải cách theo hướng dân chủ Mỹ khuyến cáo Việt Cộng càng tách khỏi Trung Cộng xa hơn, và về gần quỷ đạo Hoa Kỳ hơn.

Câu hỏi thứ nhì là tại sao Minh Triết lại hạ mình đến như vậy; chỉ riêng đòn gió thứ nhất --ngủ khách sạn—cũng đủ là lý do để Triết hủy bỏ chuyến đi Mỹ. Nhưng Minh Triết không hủy, Triết cần đi Mỹ.

Câu hỏi thứ ba là điều gì làm Mỹ biết Minh Triết cần đi Mỹ? Ðiều đó nhất định không phải là Triết muốn xa dời Trung Cộng, biến chuyển quá lý tưởng để trở thành sự thật.

Và câu hỏi thứ tư là Hoa Kỳ có quá tay trong việc sử dụng 3 ngón đòn gió vừa mạnh vừa độc này, khiến xẩy ra phản tác dụng không? Họ đang đòi hỏi một thế đầu hàng vô điều kiện của Minh Triết nếu ông ta cứ sang Mỹ sau cuộc gặp gỡ ngày 29 tháng 5 tại Bạch Cung.

Quả bóng nằm bên sân Việt Cộng, Minh Triết sẽ đá như thế nào?

Theo đài RFA thì Việt Cộng đang hồ hởi hát bài “đường ta, ta cứ đi”: đoàn tiền trạm có nhiệm vụ chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ của Minh Triết sẽ có mặt tại ở thủ đô Washington vào ngày thứ Bảy mùng 2 tháng Sáu để thảo luận chi tiết với các giới chức cao cấp của Bạch Cung và Bộ Ngoại Giao Mỹ về lịch trình chuyến đi của ông Triết. Giới thạo tin tại Washington cho biết phía Hoa Kỳ dự tính buổi gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Vi Xi sẽ diễn ra vào buổi sáng ngày thứ Sáu, 22 tháng Sáu.

Thời điểm và địa điểm của đòn hẹn để người Việt hải ngoại dàn chào Minh Triết.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Sài Gòn không bao giờ mất tên

Đêm Tâm Tình « Sài Gòn Còn Mãi Trong Tôi » (13 tháng 5 năm 2007 tại Nhà hàng Chinatown Olympiades, Paris Quận13)

Gs - Ts LÊ MỘNG NGUYÊN

Viện Sĩ ViệnHàn Lâm Pháp Quốc Khoa Học Hải Ngoại

Kính thưa quí vị,

Các bạn thân mến,

Sài Gòn ơi, ta bỏ em đi từ dạo ấy

Ba mươi ba năm trời lẳng lặng trôi qua

Từ ngày ấy ta không bao giờ trở lại

Vì kinh thành đã mất hết dáng yêu xưa

Hồi ấy, tôi thuộc nhóm Giáo sư Turbo (Turbo-Prof) nghĩa là mỗi tuần phải lấy tàu từ Paris về Tỉnh để giảng dạy ít nhất 4 giờ rưỡi : nào là luật Hiến pháp, nào là luật Hành Chánh, nào là luật Bang Giao… và đặc biệt trong niên học 1974-1975 tôi phải dạy cả Thuế Pháp và Tài Chánh Công Hữu (Droit fiscal et Finances publiques). Tháng tư 1975, khác thường lệ tôi phải ở lại Besançon đến 3 ngày liên tiếp để chấm thi khẩu vấn tại Đại Học Luật khoa và Kinh Tế một số sinh viên, một tuần trước niên học chấm dứt. Trong Agenda tôi ghi rõ : 14 thí sinh ngày 28, 6 thí sinh ngày 29 và 30 thí sinh ngày 30 tháng tư 1975 với hàng cuối trang ngày 30 : SÀI GÒN THẤT THỦ !

Tôi còn nhớ lúc đầu thế chiến thứ hai 1939-1945, khi nghe PARIS bị chiếm đóng bởi Đức Quốc Xã vào tháng 6-1940, có một bà thầy Pháp dạy tại trường Quốc Học ở Huế đương giảng bài, ngừng lại khóc òa như một đứa trẻ con vừa mới mất Mẹ. Ngày 30 Tháng Tư 1975, tôi đương chấm thi vấn đáp, nghe tin sét đánh trước mặt đông đủ sinh viên, tôi tiếp tục làm bổn phận, nhưng lòng đau rưng rức…

Trái lại với Đức Quốc Xã không dám đổi tên Paris sang Thành Phố HITLER, Hồng quân Bắc Việt sau khi xâm chiếm kinh thành VNCH, không ngần ngại ra lệnh từ nay Sài Gòn là TP HỒ CHÍ MINH, thật kỳ quặc, và quá lố lăng… Trong một bài báo trên Mạng « Sài Gòn Bất Tử » của Nguyễn Thanh Nam có đoạn sau (tôi xin trích) :

- Mày lấy vợ ở đâu ?

- Dạ, em lấy vợ Sài Gòn

Lấy vợ Sài Gòn, xin làm ơn đổi lại Lấy vợ Hồ Chí Minh cho đúng nghĩa

- Chị mua gà ở đâu ? Gà Sài Gòn chịu khó đổi lại Gà Hồ Chí Minh cho đúng nghĩa

- Đi Sài Gòn coi chừng chó, chó Sài Gòn dữ lắm. Chó Sài Gòn cần đổi lại Chó Hồ Chí Minh,

vân vân…

Ngày xưa lúc còn nhỏ ở bên nhà, tôi có được xem phim La Belle de Saigon nghĩa là Cô Gái Đẹp Sài Gòn, bây giờ phải gọi Cô Gái Đẹp Hồ Chí Minh, thật là buồn cười…và nhất là đi ngược lại với thủ tục quốc tế (loại trừ cựu Liên Bang Nga Xô Viết và các nước còn Cộng Sản) không lấy tên người để đặt tên một nước, một miền hay một đô thị, và chỉ để dành tên đường hay đại lộ cho những vị anh hùng tổ quốc hoặc ân nghĩa nhân loại. Ngay thực dân Pháp dưới thời bảo hộ Đế quốc An Nam (1884-1945) cũng không dám đổi tên một thành phố, mà chỉ dè dặt đổi tên một cái cầu, cầu Trường Tiền ở Huế chẳng hạn trở thành Cầu Clemenceau (Georges Benjamin Clemenceau : 1841-1929), nhưng dân chúng vẫn tiếp tục gọi Cầu Trường Tiền là Cầu Trường Tiền, và biết bao văn nghệ sĩ sinh trưởng tại Huế đã có dịp ca ngợi nhịp cầu thơ mộng này với sông Hương núi Ngự… Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã diễn tả nỗi buồn Tháng Tư Đen của đồng bào Việt Nam, một cách thấm thía :

Sài Gòn ơi ! Ta mất người như người đã mất tên

như giòng nước quẩn quanh buồn

như người đi cách mặt xa lòng hỏi thầm em có nhớ không

Sài Gòn ơi ! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao

Trong niềm vui tiếng hỏi câu chào

đời tươi thắm vạn sắc màu

nay còn gì đâu…(Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên)

Cũng như Paris kinh thành hoa lệ, Sài Gòn vẫn mãi mãi là Saigon đối với đồng bào chúng ta, hải ngoại và quốc nội. Sau bài ca nhung nhớ của Nguyễn Đình Toàn, chúng ta phải nói lên nỗi lòng tin tưởng vững chắc trong một tương lai sáng lạng : Sài Gòn ơi, ta mất người nhưng tên người vĩnh viễn trong tâm trí chúng ta, xin quyết chí – như biểu ngữ của Đại Hội Thế Giới 2007 tại Paris - nguyện thề tẩy trừ tên Hồ chí Minh đặng hồi phục tên Sài Gòn yêu dấu !

Đêm 30 Tháng Tư 1975, tôi lấy tàu từ Besançon trở lại Paris mà lòng buồn vô hạn, đau đớn như nàng Kiều từ nay đoạn trường trong kiếp lưu vong :

Ta mất nước như người mất quá khứ

Tháng Tư Ngàn Chín Trăm Bảy Mươi Lăm

Ngày Ba Mươi như cuộc thế thăng trầm

Muôn đời hận như dân Chàm đã chết


Ta mất nước như người mất thương tiếc

Tháng năm dài lang bạt sống quê người

Luôn hướng về đất nước Việt xa xôi

Đau thương xót thương nhà ai hiểu thấu ?


Ta mất nước như người mất thơ ấu

Trời ban ngày sao tối như ban đêm ?

Xuân đã về sao vẫn lạnh buốt thêm ?

Hoàng hôn xóa bao hình trong ký ức !


Ta mất nước như người mất hạnh phúc

Đêm trăng mài lưỡi kiếm núi sông hờn

Ta nguyện thề quyết trả nợ nước non

Tranh đấu mãi cho Sài Gòn muôn thuở


Xin cảm ơn quí vị.


LÊ MỘNG NGUYÊN
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI VNCH
Ngày 27-11-2006 ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, ký quyết định số 1568/QĐ-TTg chuyển giao quyền quản lý khu đất 58 mẫu có Nghĩa Trang Quân Đội VNCH trong đó cho Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương. Trong nghị quyết này, ông Dũng gọi Nghĩa Trang Quân Đội VNCH là Nghĩa Địa Bình An.
Về nguyên khu đất 58 mẫu, ông Dũng ra lệnh tổng quát là "sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương". Vể Nghĩa Địa Bình An, ông Dũng cũng ra lệnh tổng quát cho Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương "chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật".
Cố gắng để hiểu ý ông Nguyễn Tấn Dũng thì có thể tạm hiểu cả khu đất 58 mẫu ấy sẽ được biến thành tiền nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Nghĩa Trang Quân Đội VNCH, tức Nghĩa Địa Bình An đối với nhà cầm quyền Cộng Sản, thì nay được liệt thành một nghĩa địa bình thường như các nghĩa địa bình thường khác, và sẽ được đối xử bằng quy định của pháp luật đối với một nghĩa địa bình thường.
Thế nào là quy định của pháp luật đối với một nghĩa địa bình thường?
Xin thú thật là người viết bài này không biết, chỉ nhớ rằng nghĩa địa bình thường Mạc Đỉnh Chi ở Sài Gòn thì quy định của pháp luật Việt Cộng đã san bằng để xây công viên, nghĩa địa bình thường của tỉnh Bạc Liêu cũng đã bị quy định của pháp luật Việt Cộng san bằng để xây bến xe. Và còn nhiều trường hợp tương tự đã xãy ra trên khắp miền Nam sau tháng Tư 1975.
Kính xin vị nào hiểu rõ quy định của pháp luật Việt Cộng về nghĩa địa bình thường xin lên tiếng giải tỏa thắc mắc giùm.
Lối quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng rất bâng quơ khiến cho người Việt trong và ngoài nước, nhất là những người có thân nhân là tử sĩ được chon cất trong Nghĩa Trang Quân Đội VNCH rất khó đoán ra số phận mồ mã người thân của mình.
Mới đây, cựu Thủ tướng Việt Cộng Võ Văn Kiệt lên tiếng khen ông Nguyễn Tấn Dũng đã giải quyết vụ Nghĩa Trang Quân Đội VNCH hay hơn ông ta. Khen cũng … bâng quơ luôn. Hay là hay ra sao, như thế nào?
Rõ ràng phía nhà cầm quyền Việt Cộng muốn chơi trò ởm ờ với dân miền Nam , buộc họ vì nóng lòng cho người thân đã mất phải bất đắc dĩ cùng nhau tham dự đóng tuồng "Mù Sờ Voi".
Khoãng thòi gian cuối năm 2006 - đầu năm 2007, chúng ta đã tốn khá nhiều giấy mực để … sờ voi.
Rồi đến ngày 30-4-2007 vừa qua thì cùng một lúc có hai lá thơ từ hải ngoại gởi cho Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng về việc Nghĩa Trang Quân Đội VNCH.
Một thơ được viết bởi ông Vũ Văn Lộc, là một cựu Đại tá VNCH, và cũng là nhà báo Giao Chỉ. Ông Vũ Văn Lộc viết thơ với tư cách Giám đốc cơ quan IRCC. Ông Lộc là người trong nhiều năm qua đã tìm đủ mọi cách để bảo vệ và trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội VNCH, nhưng kết quả chẳng đi đến đâu vì không được đáp ứng từ nhà cầm quyền Việt Cộng.
Lá thơ đề ngày 30-4-2007 của ông Vũ Văn Lộc gởi Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng nêu ra tình trạng Nghĩa Trang Quân Đội VNCH bị phá hoại, đặt câu hỏi về ý định trong tương lai của nhà cầm quyền Nguyễn Tấn Dũng đối với Nghĩa Trang, đưa ra những thí dụ về việc tôn trọng mồ mã tử sĩ bất cứ thuộc phe phái nào ở khắp các quốc gia trên thế giới, đề nghị liệt Nghĩa Trang Quân Đội VNCH thành khu di sản quốc gia và tìm cách trùng tu lại những hư hại trước đây vì phá hoại. Việc trùng tu đã được ông Vũ Văn Lộc chi tiết hóa trong lá thơ của ông.
Lá thơ thứ nhì, cũng viết vào ngày 30-4-2007 , cũng gởi cho Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng, và cũng về việc Nghĩa Trang Quân Đội VNCH. Thơ được viết bởi tổ chức có tên là Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage, một tổ chức vừa được thành lập vào ngày 15-4-2007, thoát thai từ tổ chức gốc là Quốc Gia Nghĩa Tử Foundation. Nghe nói vì tổ chức gốc không chấp thuận chủ trương trong lá thơ này nên một số người đã tách ra thành lập một tổ chức Quốc Gia Nghĩa Tử thứ nhì, để có thể thực hiện công việc mong muốn của họ.
Được biết họ đây hiện nay có bốn người xuất hiện, trong đó có hai người rất nổi tiếng trong cộng đồng Little Saigon : Peter Hà Nguyễn, từng có chức "Bộ Trưởng Ngoại Giao" của "chính phủ Nguyễn Hữu Chánh", Ngô Chí Thiềng, thuộc một trong nhiều ban đại diện cộng đồng Nam California, cũng là một đảng viên Việt Tân. Ông Thiềng này thường dẩy nẩy như gái góa mất "bằng cấp tiết hạnh khả phong" mỗi khi có ai nói ông là đảng viên Việt Tân, vậy xin lỗi trước nếu người viết bài này phạm lỗi nói … trật phóc!
Tổ chức Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage chủ trương quyên tiền ở hải ngoại mang về Việt Nam mua lại Nghĩa Trang Quân Đội VNCH rồi sửa sang, trùng tu.
Lá thơ của Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage là một đơn kiến nghị gởi cho Thủ tướng VC Nguyễn Tán Dũng, Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch quốc hội, Nguyễn Hoàng Sơn, Chủ tịch tỉnh Bình Dương. Đơn kiến nghị này nại ra truyền thống, tình thương, hòa giải dân tộc, vv … để "xin", chờ đợi nhà cầm quyền Việt Cộng sẽ "cho". Trong đơn họ cũng tỏ ra lo ngại Nghĩa Trang Quân Đội rồi đây sẽ bị san bằng như những nghĩa địa bình thường khác, như trường hợp hai nghĩa địa tôi đã đề cập đến ở đầu bài này.
Ở Việt Nam hiện nay có danh từ "Dân Oan" và nhiều câu chuyện về dân oan kéo nhau hàng đoàn ra Hà Nội ăn nằm vất vưởng ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng khiếu kiện việc nhà đất của họ bị nằm trong những vùng "quy hoạch hóa", bị bắt dời đi chỗ khác mà tiền bồi thường từ nhà cầm quyền chẳng đủ để mua một nơi cư trú, hay thậm chí còn bị quỵt tiền bồi thường nữa. Nay nếu chúng ta mang tiền về mua lại Nghĩa Trang Quân Đội VNCH đã bị liệt vào loại nghĩa địa bình thường trong quyết định của ông Dũng, mai mốt khu nghĩa địa bình thường này bị vướng "quy hoạch hóa" thì chúng ta sẽ trở thành "Dân Oan Hải Ngoại" kéo nhau đi kiếu kiện vị bị mất nghĩa địa hay sao? Chưa kể là khi mua lại Nghĩa Trang Quân Đội VNCH thì lại còn phải mua cả một thứ khác nữa, theo tiết lộ của cựu Đại tá VNCH Vũ Văn Lộc thì ở giữa Nghĩa Trang Quân Đội VNCH đã bị xây lên một Nhà Máy Nước Bình An rồi.
Dù là đảng Việt Tân hay chính phủ tự phong gì gì đi nữa, có lòng bảo vệ và trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội VNCH đều đáng được ca ngợi cả. Nhưng phải có lòng một cách hữu lý.
Sự hữu lý chỉ được tìm thấy trong lá thơ của ông Vũ Văn Lộc. Ông Lộc yêu cầu ông Dũng biến Nghĩa Trang Quân Đội VNCH thành một khu di tích lịch sử của quốc gia. Nếu quả thật ông Thủ tướng VC đồng ý như vậy, thì vấn đề quyên tiền ngoài này mang về sửa sang trùng tu sẽ là một việc tất cả mọi người Việt ở hải ngoại cần hăng hái yễm trợ.
Hòa hợp hòa giải dân tộc là việc cần phải xãy tới vì tương lai của đất nước. Nhưng phải diễn ra hai chiều. Phía nhà cầm quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận biến Nghĩa Trang Quân Đội VNCH thành khu di tích lịch sử quốc gia, phía hải ngoại chịu tiền sửa sang trùng tu. Đó mới thật sự là hòa hợp hòa giải dân tộc.
Khi sự chân thành đã có, thì Nghĩa Trang Quân Đội VNCH không phải là một nỗ lực hòa hợp hòa giải dân tộc duy nhất.

ĐỖ SƠN
hoanghoa
Posts: 2253
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Những bản án mang tính khủng bố

Trần Trọng Nghĩa

Chính CSVN vừa thú nhận hai bản án quy kết cho các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân mang tính chất khủng bố khi hãng thông tấn Nhà Nước loan tin phiên tòa xét xử hai nhân vật trên tại Hà Nội ngày 11/05/2007 vừa qua. Bản tin viết: "...việc xử phạt nghiêm khắc Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân có tác dụng giáo dục, răn đe đối với những ai có hành vi tương tự". Nói cách khác, bản án 5 năm tù giam đối với luật sư Nguyễn Văn Đài và 4 năm đối với luật sư Lê Thị Công Nhân không tương ứng với những tội danh gán ghép cho hai bị cáo. Đó là những bản án dùng để "răn đe", để "làm gương", để "uy hiếp", để "khủng bố", gây khiếp sợ trong các tầng lớp nhân dân.

Theo bản cáo trạng thì hai bị cáo đã bị gán tội "Tuyên truyền chống Nhà Nước XHCN Việt Nam" và bị đưa ra xét xử chiếu theo điều 88 của bộ luật hình sự CSVN năm 1999. Bản tin của thông tấn xã CSVN còn viết: "Hành vi của các bị cáo làm giảm uy tín của đảng CSVN, của chế độ XHCN đối với nhân dân...". Nói về uy tín của đảng và Nhà Nước đối với nhân dân, thì nhiều thành viên trong tập đoàn lãnh đạo đảng và Nhà Nước đã từng ghi nhận thực tế phũ phàng này mỗi khi họ nói đến tham nhũng, đến nạn cửa quyền, đến những trò tiêu cực do chính cán bộ đảng viên là thủ phạm gây ra. Không cần luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Nguyễn thị Công Nhân, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, v.v... phải tốn công "tuyên truyền" thì người dân mới biết đảng và Nhà Nước CSVN đã thối nát đến mức nào.

Image

Lê Thị Công Nhân : "Phiên tòa ngày hôm nay không đúng đắn. Tôi bác bỏ phiên tòa này."
Theo dõi diễn tiến các phiên xử linh mục Nguyễn Văn Lý tại Huế, các ông Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bắc Truyển, Huỳnh Nguyên Đạo tại Sài Gòn và vụ xử luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại Hà Nội, người ta thấy rõ các bản án đã được Bộ Chính Trị đảng CSVN quyết định trước khi xét xử. Ngoại trừ linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết án nặng hơn, hai bản án sau đều giống nhau. Vì vậy, dù cho có luật sư hay không có luật sư bào chữa, tòa án CSVN vẫn "quy án, gán tội" theo đúng chỉ thị của tập đoàn lãnh đạo chóp bu. Điều này có thể thấy được qua tin tức loan trên các báo Nhà Nước. Tuy những tờ báo này có phóng viên tham dự phiên tòa; nhưng tất cả đều dựa theo bản tin chính thức của hãng thông tấn CSVN để viết tường thuật. Để có thêm những chi tiết khác, phải tìm đọc các bản tin của thông tín viên nước ngoài. Ngay sau phiên tòa, trong lúc báo chí CSVN còn chờ chỉ thị thì các hãng thông tấn AP, AFP, các đài phát thanh VOA, BBC, RFA vv... đã nhanh chóng đưa tin. Chưa đầy 24 giờ sau vụ xét xử, đã có gần 200 tờ báo trên thế giới loan tải tin tức CSVN kết án tù những nhà đấu tranh cho dân chủ.
Image

Theo bản tin của hãng AP thì trước khi phiên tòa kết thúc sau 4 tiếng đồng hồ xét xử, luật sư bị cáo Lê Thị Công Nhân đã tuyên bố:
"Phiên tòa ngày hôm nay không đúng đắn. Tôi bác bỏ phiên tòa này". Hãng tin này còn tường thuật:
"Khi một công tố viên hỏi cô Lê Thị Công Nhân ’Các hành động của bị cáo có cấu thành tội phạm không? ’ Cô đã trả lời :
’Tuyệt đối là không’ ". Về phần luật sư bị cáo Nguyễn Văn Đài, hãng thông tấn AP tường thuật lời ông phát biểu trước tòa như sau:
"Viện kiểm sát đã dùng những tài liệu không mang chữ ký của tôi làm chứng cứ buộc tội tôi. Tôi cực lực phản đối điều này". Cũng theo AP, ông Đài còn cho khai trước tòa rằng :
"Tôi giữ các tài liệu để nghiên cứu. Không có bằng chứng nào cho thấy tôi đã tán phát các tài liệu này".
Nguyễn Văn Đài : "Tôi giữ các tài liệu để nghiên cứu. Không có bằng chứng nào cho thấy tôi đã tán phát các tài liệu này"
Hãng thông tấn AP còn tường thuật phản ứng cấp thời của các nhà ngoại giao phương Tây về kết quả vụ án. Ông Ralph Falzone, nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã tuyên bố :
"Chúng tôi không thấy chỉ dấu nào chứng tỏ các đương sự đã tiến hành những hoạt động trái với các quyền tự do phát biểu tư tưởng chính trị một cách ôn hòa đã được luật pháp thế giới công nhận một cách rộng rãi". Ông Alexis Andres, một nhà ngoại giao thuộc cộng đồng EU, cho rằng những cáo buộc đối với luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân rất là "yếu" và bản án thì lại "quá lố". Ông nói:
"Không ai có thể bị kết án vì đã phát biểu quan điểm của mình một cách ôn hòa". Ngay trong ngày 11/05/2007, Tòa Bạch Ốc đã ra một bản tuyên bố lên án hai chính phủ CSVN và Syria đã đàn áp những người đối kháng. Liên quan đến CSVN, chính phủ Hoa Kỳ phê bình các vụ đàn áp, bắt bớ những người tranh đấu dân chủ vì "những hoạt động trong khuôn khổ các quyền tự do phát biểu quan niệm chính trị của họ một cách ôn hòa". Nhận định về phiên tòa ngày 11/5 tại Hà Nội, Tòa Bạch Ốc tuyên bố: "Sự đàn áp các cá nhân chỉ vì chính kiến như vậy là lỗi thời, và không phù hợp với mong muốn của Việt Nam là thịnh vượng, hiện đại hóa và đảm nhận vai trò nổi bật hơn trong các công việc của thế giới".

Image

Cuộc điều trần về vấn đề Nhân Quyền tại Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ, ngày 10/05/2007.
Người cũng biết, mới đây, ngày 10/05/2007 tại Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ, đã diễn ra một cuộc điều trần về vấn đề Nhân Quyền. Nhiều dân biểu Hoa Kỳ đã nhận thấy rõ ràng là sau khi CSVN được Hoa Kỳ dành cho quy chế quan hệ thương mại bình thường và được gia nhập WTO, tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã xấu đi qua đợt đàn áp dân chủ vừa qua. Họ đã đồng ý đề nghị đưa CSVN vào lại danh sách CPC. Ngoài Hoa Kỳ, còn nhiều tổ chức nhân quyền khác cũng đã lên tiếng phản đối chính sách khủng bố của CSVN
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

NHỮNG ĐỒNG MINH ANH HÙNG
Nguyên bản Anh ngữ "Heroic Allies" của Harry F. Noyes III được đăng trong
nguyệt san "Vietnam", phát hành vào tháng 8 năm 1993


Do Ngô Kỷ chuyển ngữ để kính tặng và tri ân sự chiến đấu dũng cảm
và tuyệt vời của những Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Họ dáng người thì nhỏ nhắn, nói chuyện bằng những âm ngữ líu lo, thường chan nước mắm vào thức ăn và hay cầm lấy tay nhau.

Chẳng ai ngạc nhiên lắm khi thấy những quân nhân Mỹ gởi qua Đông Nam Á - phần lớn họ còn rất trẻ, có một kiến thức nông cạn, được đào tạo trong một xã hội vị kỷ và hiểu rất ít về những nền văn hóa khác - họ không cảm thông được tâm trạng của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Thật đau lòng khi có nhiều cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam lại đi cấu kết với cái đám phản chiến cấp tiến, những tên trốn quân dịch và bọn chính khách hoạt đầu xúm nhau bôi nhọ danh dự của một Quân Lực đã chẳng còn có cơ hội để được tự bào chữa. Nhục mạ một quân đội đã sa cơ trên chiến trường vì bị Hoa Kỳ phản bội là một hành động đê tiện và bất xứng của những người Hoa Kỳ.

Có thể một số quý vị sẽ ngạc nhiên về lý luận của tôi. Làm sao tôi có thể biện hộ cho quân lực VNCH được? Phải chăng tất cả binh sĩ VNCH đều thuộc loại bất tài, xảo trá và hèn nhát? Không, không phải vậỵ Trong bài này tôi sẽ vạch ra một số bằng chứng xác đáng để phản bác lại cái luận điệu đê hèn đó và phân tích lý do tại sao cái luận điệu đó phát sinh. Dĩ nhiên, quân đội VNCH không toàn hảo. Họ cũng có một số lãnh đạo tồi tệ, một số lính tráng hèn nhát, vài ba lần hoảng hốt bỏ chạy, xằng bậy và hung bạo. Tuy nhiên, các điều này cũng đã từng xảy ra đối với quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Đông Nam Á.

Trong một số lãnh vực như: tổ chức, tiếp vận, tham mưu và chỉ huy, quân đội VNCH thua kém quân đội Hoa Kỳ thật. Nhưng họ làm gì khác hơn được khi đất nước họ là đất nước đang phát triển, họ mới giành độc lập từ tay chế độ thuộc địa và bất ngờ lao vào một trận chiến khốc liệt, đối đầu với kẻ thù hung hăng được vũ trang hùng hậu từ cả khối Cộng Sản? Thật ra, các khuyết điểm của quân đội VNCH có cũng giống như các khuyết điểm mà quân đội Hoa Kỳ mắc phải trong Trận Chiến Dành Độc Lập, dù rằng Hoa Kỳ vào thời cuối thế kỷ 18 đó có nhiều lợi điểm hơn, như:

- Tầm vóc của Cuộc Cách Mạng Dành Độc Lập hạn hẹp hơn và dễ điều khiển hơn.
- Khác với sự bị trị của Việt Nam, Hoa Kỳ qua kinh nghiệm bị trị đã nuôi dưỡng tinh thần tự trị địa phương và tạo thuận lợi cho quốc gia đào tạo nên những nhà lãnh đạo ưu tú.
- Quân đội Hoàng Gia Anh không bền bỉ như quân đội Bắc Việt.
- Có phải các binh sĩ Hoa Kỳ giỏi giang hơn các chiến hữu đồng minh của họ đến độ người Mỹ đối xử miền Nam Việt Nam với một thái độ khinh rẻ như vậy.
Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là: "Không!"
Bằng chứng cho câu trả lời đó thật rõ ràng. Ý đồ Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của Cộng quân là bẻ gẫy ý chí pḥòng thủ của miền Nam Việt Nam. Nhưng chúng đã thất bại, binh sĩ VNCH đã chống trả một cách quyết liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào bị tan rã hay tháo chạỵ Thậm chí cảnh sát cũng đã chiến đấu, họ dùng cả súng lục để bắn lại bộ đội chính quy của Bắc Việt trong khi những người bộ đội CS này thì lại được võ trang với vũ khí hạng nặng. Theo báo cáo cho thấy là vào thời điểm đó, số người tình nguyện nhập ngũ lên quá cao, đến nỗi chính phủ phải ngưng tuyển mộ lính trong một thời gian.
Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, các binh sĩ VNCH bị vây hãm tại An Lộc đã anh dũng tử thủ chống trả lại lực lượng hùng hậu của địch, cùng với những trận mưa pháo bất tận, và cuối cùng họ đã đè bẹp được những trận tấn công liên tục của các chiến xa địch quân. Sau đó, tôi được một cố vấn Mỹ kể lại chuyện một tiểu đội bộ binh VNCH được lệnh phải phá hủy 3 chiếc xe tăng của địch. Ông kể:
- Các binh sĩ của tiểu đội này phá hủy được một chiếc xe tăng, rồi sau đó họ lại tự quyết định bắt sống hai chiếc xe tăng kia. Họ rượt bộ và bắt được thêm một chiếc nữa, còn chiếc kia thì chạy thoát. Khi trở về pḥòng tuyến, họ bị khiển trách nặng nề.. vì đã để chiếc xe tăng kia tẩu thoát."
Tuy hành động của tiểu đội lính này không đúng với quân kỷ lắm, nhưng cái hành động đó đã nói lên tinh thần chiến đấu cao độ và sáng kiến tác chiến của rất nhiều binh sĩ VNCH. Chắc chắn sự kiện trên không thể hổ trợ luận điệu cáo buộc họ hèn nhát được.
Một chứng cớ điển hình hơn, trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam Việt Nam năm 1975, khi mà nỗi tuyệt vọng bao trùm lên cả đất nước họ, khi mà biết rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không yểm trợ gì nữa (ngay cả nhiên liệu và đạn dược); ấy thế mà một sư đoàn VNCH đã anh dũng cầm cự chiến đấu với bốn sư đoàn quân Bắc Việt trong suốt hai tuần lễ tại Xuân Lộc. Trên mọi bình diện, trận chiến Xuân Lộc đó cũng hào hùng như bất cứ trận chiến nào trong quân sử Hoa Kỳ. Các binh sĩ VNCH cuối cùng đã phải rút lui vì không lực của họ không còn bom cluster để yểm trợ cho lực lượng bộ binh đụng trận dưới đất.
Có lần tôi được coi một phim tài liệu truyền hình nói về một người phóng viên Úc đặc trách quay phim chiến trường. Khác với các phóng viên Mỹ, ông ta dành nhiều thì giờ theo sát binh sĩ VNCH. Ông ta công nhận tinh thần chiến đấu anh dũng của họ, và để minh chứng điều đó, ông đã cho trình chiếu cả cuốn phim. Ông ta nhớ lại rằng, trong chuyến thăm viếng một khu làng do địch quân kiểm soát, ông được nghe kể rằng Cộng Sản sợ binh sĩ VNCH hơn là sợ binh sĩ Mỹ. Cái lý do chính là binh sĩ Mỹ quá ồn ào, do đó địch quân luôn nghe trước được đường tiến quân của họ. Làm sao có được điều so sánh này nếu trên thực tế các binh sĩ VNCH không thuộc loại lính thiện chiến.
Tuy nhiên, cái chứng cớ quan trọng nhất để chứng minh tinh thần chiến đấu cao độ của binh sĩ VNCH nằm trong hai sự kiện thật đơn giản và rõ ràng sau đây, dù rằng các sự kiện này thường bị làm ngơ hoặc giả vờ không biết nhằm che đậy sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh đã bắt đầu từ 7 năm trước khi quân đội tác chiến Hoa Kỳ bước chân vào Việt Nam, và trận chiến đó vẫn tiếp tục kéo dài suốt 5 năm sau khi Hoa Kỳ rút quân. Phải có những người đứng ra chiến đấu trong thời gian đó, và không ai khác hơn là các binh sĩ VNCH.
Sự kiện thứ hai: Có độ 1/4 triệu binh sĩ VNCH hy sinh trong cuộc chiến. Nếu đem so sánh tỷ lệ dân số hai nước, thì con số này phải tương đương với khoảng hai triệu người Mỹ chết (gấp đôi tổng số thương vong của tất cả cuộc chiến Hoa Kỳ cộng lại). Bạn không thể tổn thất lớn lao như vậy nếu bạn không thực sự chiến đấu.
Thế thì tại sao thanh danh quân đội VNCH lại bị xúc phạm nặng nề như vậy ?
Dĩ nhiên quân đội VNCH cũng có một số lần chiến đấu kém hiệu năng hoặc bị khủng hoảng, nhưng các trường hợp này cũng từng xảy ra trong quân đội Hoa Kỳ. Tôi biết một vị chỉ huy đơn vị pháo binh Hoa Kỳ đã có lần ra lệnh trực xạ vào địch quân vì lực lượng bộ binh Mỹ "bảo vệ" cho căn cứ pháo binh đã hốt hoảng tháo chạy trước hỏa lực hùng hậu của địch.
Sự kiện trên không có nghĩa là toàn thể quân đội Hoa Kỳ hèn nhát, và đôi lần thất bại của binh sĩ VNCH cũng không có nghĩa là toàn thể quân đội VNCH hèn nhát. Dù vậy, người ta lại rất dễ tin như thế khi được nghe kể lại từ chính miệng các cựu chiến binh Hoa Kỳ hoặc từ các chính trị gia nhằm chạy tội cho chính phủ Hoa Kỳ về việc bỏ rơi miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối.
Sự thật của vấn đề được diễn tả khéo nhất qua mẩu đối thoại cách đây gần hai thế kỷ khi một mệnh phụ Anh hỏi Quận Công Wellington rằng: "Có bao giờ quân Anh tháo chạy trên chiến trường không?" Vị Thiết Quận Công này trả lời: "Thưa bà, tất cả binh sĩ đều bỏ chạy trên chiến trường."
Chỉ cần lướt qua quân sử cũng đủ để xác nhận điều này. Trong suốt cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy rất nhiều tấm gương can đảm nhưng cũng không thiếu gì các hành động khiếp nhược. Trên mặt trận, lúc đầu binh sĩ của hai phe Nam Bắc đều chiến đấu rất dũng cảm, rồi pḥòng tuyến vỡ, rồi bỏ chạy, rồi tái phối trí và chiến đấu trở lại. Không có quân đội nào được xem là có lòng hy sinh anh hùng hơn họ, nhưng những binh sĩ tham dự trận nội chiến này cũng không tránh khỏi những lúc thất điên bát đảo, và đó cũng là chuyện thường tình trên chiến trường.
Tác giả S.L.Ạ Marshall đã tường thuật chuyện một đại đội lính Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến đã tháo chạy tán loạn trước tiếng la ré xung phong của một toán lính Nhật. Nhưng đại đội lính Mỹ khác thì lại tiếp tục chiến đấu, giết sạch hết toán lính Nhật (độ 10 người), và khám phá ra rằng hầu hết những tên lính Nhật này không võ trang gì cả. Nếu chuyện trên xảy ra cho một đơn vị quân đội VNCH, thì chắc chắn những kẻ muốn bôi nhọ quân đội này sẽ lợi dụng đó như là một "cơ hội bằng vàng" để mạ lị rằng toàn thể quân lực VNCH là hèn nhát.
Tại sao vậy ? Tôi đã nêu ra câu trả lời rồi. Tất cả tùy thuộc vào màu da và ngôn ngữ của các binh sĩ liên hệ. Sự thật bỉ ổi là việc mạ lị quân đội VNCH lại xuất phát từ tinh thần kỳ thị chủng tộc và bồng bột của nền văn hóa Hoa Kỳ.
Tôi có thể làm chứng cho việc xuyên tạc đầy ác ý và phổ quát này. Khi vừa đến Việt Nam vào tháng 6 năm 1969, tôi đã chứng kiến ngay sự ngu ngơ và thái độ khinh bỉ của một số người Mỹ đối với nhân dân và quân đội VNCH. Cái thái độ đó nằm trong mọi tập thể quân nhân da trắng lẫn da đen, trong các giới dân sự cũng như ký giả Hoa Kỳ. Phong trào thù ghét đất nước và nhân dân Việt Nam bị lan tràn như một thứ bệnh dịch truyền nhiễm đáng ngạc nhiên.
Tôi quen một viên đại úy Hoa Kỳ tốt nghiệp về môn điện ảnh từ một viện đại học danh tiếng (một ngành chuyên môn được dùng để giúp nâng cao tŕnh độ nhận thức quan sát). Khi viên đại úy này trở lại đơn vị sau một chuyến công tác ngắn tại Thái Lan, anh ta ca ngợi đáo để dân tộc Thái Lan. Anh nói rằng: "Dân Thái Lan cho con cái đi học khác hẳn với dân Việt Nam". Anh ta ngạc nhiên nhưng lại không lộ vẻ hối hận khi tôi chỉ cho anh thấy một ngôi trường Việt Nam sát nách doanh trại chúng tôi. Bất cứ ai có mắt cũng đều thấy hàng trăm em học sinh mặc đồng phục quần xanh áo trắng qua lại mỗi ngày, chỉ trừ anh chàng phim ảnh này không nhìn thấy các em mà thôi.
Thật là mỉa mai khi người Việt Nam có tiếng hiếu học hơn người Mỹ, và miền Nam Việt Nam đã nâng cao được mức biết đọc biết viết từ 20% lên 80% trong khi đất nước chiến tranh triền miên (và mặc dù Cộng Sản chủ trương giết hại các giáo chức), thế mà lại bị anh chàng phim ảnh này cho rằng Việt Nam không có trường học. Vì bị gởi đi chinh chiến xa xôi và bị cách biệt gia đình, nên anh Mỹ này nảy sinh lòng oán ghét Việt Nam, và tạo nên thành kiến rằng mọi người Việt Nam đều đáng khinh. Do đó, trong đầu anh cứ ám ảnh là Việt Nam không có trường học, dần rồi cái tâm lý bệnh hoạn đó đã làm hư đi cái khả năng nhận thức và đánh lừa cả thị giác của anh.
Hãy tưởng tượng cái tâm trạng của một tập thể lính Mỹ ít học, sống giữa một nền văn hóa xa lạ và thần kinh lúc nào cũng bị căng thẳng ra sao ?! Có lẽ chúng ta không nên trách cứ những người lính thiếu học này, lỗi là do nơi các cấp chỉ huy Hoa Kỳ đã huấn luyện họ hiểu một cách mơ hồ về đất nước Việt Nam cũng như về thực chất của cuộc chiến.
Tuy nhiên, đó không phải là cái cớ để các cựu chiến binh Mỹ huênh hoang rằng họ hiểu những cái mà họ đã thấy tại Việt Nam. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam cần được vinh danh về các đức tính can đảm, hy sinh, ái quốc của họ. Nhưng can đảm và hy sinh không đồng nghĩa với kiến thức. Đánh giặc tại Việt Nam không làm cho những người lính này trở thành những chuyên viên thông thạo về đất nước hoặc cuộc chiến Việt Nam, cũng như việc mang nặng đẻ đau không thể biến người đàn bà trở thành một chuyên gia về thai nhi học được.
t Giới truyền thông Mỹ cũng chẳng khá gì hơn. Trong một phóng sự đầy thành kiến, tôi nghe một phóng viên lên án Không Lực VNCH - dù đã được tân trang qua chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh - thế mà lại "đẩy cho Không Quân Hoa Kỳ" thực hiện những phi vụ nguy hiểm ngoài Bắc Việt. Trên thực tế Hoa Kỳ không muốn Không Quân VNCH bay ra Bắc (chỉ trừ vài phi vụ oanh tạc ban đầu). Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn kiểm soát kế hoạch oanh tạc để dùng nó như một lá bài thương thuyết. Vì không muốn miền Nam Việt Nam có bất cứ quyền kiểm soát nào trong chính sách oanh tạc, Hoa Kỳ đã trang bị cho Không Quân VNCH những vật dụng không thích hợp cho các phi vụ ra Bắc. Miền Nam Việt Nam không được cung cấp oanh tạc chiến đấu cơ, phi cơ tiếp liệu trên không, vũ khí hay các dụng cụ điện tử cần thiết cho các phi vụ này. Đó là quyết định của người Mỹ.
Câu hỏi đặt ra là có phải người phóng viên truyền hình nêu trên dốt đặc về sự kiện đó hay giả vờ không biết nhằm đi hạ nhục những đồng minh của Hoa Kỳ. Dựa vào các lời lẽ lố bịch, chói tai và thanh âm của anh ta, tôi kết luận rằng anh ta chủ mưu làm như vậỵ. Một thí dụ khác nói lên cái thành kiến của giới truyền thông, đó là trận chiến vây hãm Khe Sanh. Nếu bạn đi hỏi một ngàn người Mỹ từng nghe biết về trận đánh này rằng đơn vị nào chiến đấu tại Khe Sanh, thì có lẽ hầu hết đều trả lời là Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhưng sẽ làm họ ngạc nhiên nếu có một người trong số ngàn người đó nói rằng có một tiểu đoàn Biệt Động Quân VNCH đã cùng chia sẻ nỗi gian lao với các đồng minh Thủy Quân Lực Chiến Hoa Kỳ trong trận chiến ngặt nghèo đó. Có nhiều đơn vị VNCH khác cũng đã hổ trợ chiến đấu bên ngoài vòng đai căn cứ Khe Sanh. Giới truyền thông Mỹ không đếm xỉa đề cập đến các chiến hữu đồng minh của Hoa Kỳ, mà họ chỉ để ý đến những điều bê bối thôi, bởi vậy những binh sĩ VNCH chiến đấu cam khổ này đã bị trở thành những chiến sĩ "vô hình" của Khe Sanh.
Tất cả thành kiến - trong quân đội cũng như trong truyền thông - được thể hiện rõ ràng qua các bản tin chiến sự về cuộc hành quân Hạ Lào năm 1972.
Trong cuốn phim tài liệu truyền hình mười năm trước đây, có một đoạn phỏng vấn lính Mỹ trong lúc chiến trường Hạ Lào đang tiếp diễn. Các lính Mỹ được phỏng vấn này đang sống an toàn tại hậu cứ Nam Việt Nam. Họ "giải thích" về sự chiến đấu của quân đội VNCH với những lời lẽ khinh bỉ và kỳ thị. Thế mà sau đó người phóng viên này đã ca ngợi khen mấy người lính G.I Mỹ đó am tường về tình hình chiến sự hơn là các nhà tướng lãnh Hoa Kỳ.
Trận Hạ Lào đã trở thành đề tài vì nó có liên quan đến một tấm hình có cảnh người lính VNCH bám vào cái càng máy bay trực thăng để trốn chạy khỏi chiến trường. Tấm hình này bị bêu riếu khắp nước Mỹ ngày này qua tháng nọ như là một "bằng chứng" về sự khiếp nhược của quân lực VNCH. Thực tế, đây là một trò cổ điển nói lên mãnh lực của sự xuyên tạc hình ảnh. Thật ra thì sự việc nó diễn tiến như sau : Binh sĩ VNCH bị tấn công bởi một lực lượng Cộng quân hùng hậu. Quân đội Hoa Kỳ đã thất bại trong việc yểm trợ như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh. Những báo cáo cho biết là lính trên trực thăng đã đạp những thùng đạn đại bác từ cao độ 5,000 feet xuống với hy vọng chúng sẽ rơi vào vòng đai của quân đội VNCH. Các trực thăng đó đã không thể nào bay thấp hơn được.
Đại tá Robert Monelli, một sĩ quan Hoa Kỳ có mặt trong mặt trận đó đã kể lại trên báo Armed Forces Journal số 19 tháng 4 năm 1972 như sau: "Một tiểu đoàn VNCH với 420 binh sĩ bi bao vây liên tiếp trong ba ngày bởi một trung đoàn Cộng Sản độ 2,500 đến 3,000 tên. Quân đội Hoa Kỳ không thể tiếp tế cho họ được. Họ phải chiến đấu cho tới khi gần hết đạn, rồi mở đường máu bằng khí giới tịch thu của địch. Họ đã mang theo tất cả binh sĩ bị thương và cả một số xác chết. Không ảnh thám sát chụp được rõ ràng có 637 xác địch rải rác chung quanh căn cứ.
Về phía quân đội VNCH, tiểu đoàn trên chỉ còn lại có 253 binh sĩ sau khi đến được vòng đai bạn. Chừng 17 người trong số binh sĩ này bị khủng hoảng và đã bám vào càng trực thăng để chạy trốn, số binh sĩ còn lại thì không làm như vậỵ"
Bây giờ, có thể một số người cho rằng hành động bám vào càng trực thăng đang bay và dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không địch là một hành động gan dạ. Hãy xếp đề tài đó qua một bên, tôi muốn đề cập đến việc là tại sao chỉ có một trường hợp riêng lẻ như vậy - xáp lá cà mở đường máu rút lui (được coi là một chiến thuật khó khăn nhất trong binh thư) lại bị thổi phồng để đi lên án cả một quân lực, cả một quốc gia, cả một dân tộc?
Câu trả lời là tại vì kỳ thị chủng tộc. Các người lính VNCH bám lủng lẳng vào trực thăng bị coi là những tên ngoại quốc hợm hĩnh. Nhưng nếu là lính Mỹ, hay cả lính Anh, thì hành động này đã gây được lòng trắc ẩn vì được biện minh rằng họ vừa trải qua một cuộc thử thách đầy cam go. Bằng cớ cho lập luận này có thể thấy được qua cái phản ứng của người Mỹ đối với cuộc rút lui của binh sĩ Hoàng Gia Anh trong những ngày đầu của trận Đệ Nhị Thế Chiến. Từng có một số lần nhục nhã đã xảy ra trong quân đội Hoàng Gia Anh tại Dunkirk và nhiều nơi khác. Tại Dunkirk, một trung sĩ trên một chiếc tàu cấp cứu đã chĩa súng tiểu liên vào các binh sĩ khủng hoảng để duy trì trật tự. Trên một con thuyền khác, binh sĩ phải dùng báng súng đánh vào đầu một viên sĩ quan để ông ta khỏi leo qua mép thuyền làm nước tràn vào. Tại Crete, một lữ đoàn Tân Tây Lan phải lập vòng đai an toàn quanh biển bằng dao găm để ngăn chặn binh sĩ Hoàng Gia Anh tràn ngập lên thuyền. Cái hình ảnh quân đội Hoàng Gia Anh đơn thân độc mã chống lại Hitler năm 1940 thì ca ngợi là một biểu tượng đầy đủ dữ kiện, còn những trường hợp riêng lẻ như các trường hợp kể trên không được phép làm hoen ố cái bức tranh toàn cảnh dũng cảm và tận tụy của những người lính chiến.
Thành thật mà nói thì quân đội VNCH đã chiến đấu một cách tầm thường trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngoại trừ trận đánh hào hùng và tuyệt cú tại mặt trận Xuân Lộc. Nói vậy chứ nó cũng có những nguyên do của nó. Và cũng có nhiều yếu tố để ta tin rằng nếu nhận được sự yểm trợ chân thành từ phía Hoa Kỳ, quân đội VNCH đã có thể tạo được những trận thư hùng như kiểu Xuân Lộc, và không chừng ngay cả việc họ đã cứu vãn được đất nước.
Vấn đề đặt ra đây một lần nữa không phải đề bàn đến cách ứng xử của miền Nam Việt Nam, nhưng chính là đem so sánh cách ứng xử của họ với Hoa Kỳ để xem liệu Hoa Kỳ ứng xử ra sao nếu Hoa Kỳ bị nằm trong một hoàn cảnh, tình huống tương tự. Và thật sự - nếu binh sĩ Hoa Kỳ bị bỏ rơi giống như Hoa Kỳ đã cắt viện trợ Miền Nam Việt Nam một cách nặng nề trong năm 1974, nhiều tháng trước khi địch quân mở những trận tổng công kích lần chót. Hậu quả là chỉ có rất ít nhiên liệu và đạn dược cung cấp cho miền Nam Việt Nam. Phi cơ và quân xa của VNCH bị nằm ụ vì thiếu phụ tùng. Binh sĩ phải ra trận với máy truyền tin mà không có batteries, và các toán cứu thương thiếu cả các loại thuốc thang căn bản. Pháo binh thì bị giới hạn bắn được ba trái đạn mỗi ngày trong ngày cuối cùng của cuộc chiến. Tình trạng bi đát đến nỗi tư lệnh quân đội Bắc Việt xâm lăng miền Nam Việt Nam, tướng Văn Tiến Dũng cũng thừa nhận rằng khả năng di động và hỏa lực của quân đội VNCH đã sút giảm phân nửa. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp về vật chất, chúng ta cũng phải để ý đến những tác hại tinh thần đối với các binh sĩ VNCH. Lợi dụng tình thế bi thảm này, quân đội Bắc Việt đã ào ạt tấn công với đầy đủ vũ khí tối tân, chiến xa và đại bác di động.
Vâng, quân đội VNCH đã bại vong. Họ đã vất bỏ các chiến cụ (phần lớn đã không còn dùng được vì thiếu phụ tùng) và một số đạn dược (số đạn mà họ đã dành dụm tối đa cho đến khi nó trở thành quá muộn để bắn, bởi vì họ biết rằng sẽ không bao giờ nhận được tiếp tế nữa). Vậy thì lỗi của ai ? Của họ.. .hay của Hoa Kỳ ?
Vâng, miền Nam Việt Nam rút quân khỏi các tỉnh cao nguyên e có phần trễ và vụng về, đưa đến sự khủng hoảng và sụp đổ. Nhưng làm sao chính phủ miền Nam Việt Nam lại cam tâm bỏ rơi đồng bào họ sớm hơn trước được, khi mà địch quân chưa tung ra một áp lực nào ? Đã có lúc miền Nam Việt Nam hy vọng oanh tạc cơ B52 Hoa Kỳ sẽ trở lại giúp họ ngăn chặn làn sóng tiến quân của Cộng Sản. Nhưng khi rõ ràng là việc này sẽ không xảy ra, binh sĩ trở nên hoang mang là một điều dễ hiểu thôi. Tinh thần chiến đấu suy sụp, nhiều binh sĩ bị bỏ ngũ - không phải họ hèn nhát hay không muốn chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng bởi vì họ không muốn chết một cách vô ích trong khi gia đình đang cần.
Liệu Hoa Kỳ đã có thể làm gì khá hơn nếu ở trong tình trạng y hệt miền Nam Việt Nam thời 1975 ? Liệu các đơn vị Hoa Kỳ có tiếp tục hăng say chiến đấu trong lúc quân xa và hệ thống truyền tin thì hư hỏng, y tế thì què quặt, nhiên liệu và đạn dược thì thiếu thốn, không được máy bay yểm trợ - lại phải đương đầu trước một địch quân hùng hậu hỏa lực, đầy đủ tiếp liệu và tinh thần phấn khởi ? Tôi không tin như vậy.
Liệu miền Nam Việt Nam có thể chiến thắng vào năm 1975 nếu chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho họ một số lượng tương đương với số tiếp liệu mà khối Cộng Sản đổ vào Bắc Việt ? Câu trả lời không ai biết được. Nhưng chắc chắn một điều là họ cũng có được cơ hội chiến đấu bình đẳng, thế mà Hoa Kỳ đã phản bội tước đi cái cơ hội này của họ. Chắc chắn họ đã có thể chiến đấu một cách hiệu quả hơn. Rồi dù có thua, họ cũng thua một cách hào hùng trong một trận chiến để đời, và biết đâu đã chẳng tạo được một cuộc kháng chiến thần thánh như A Phú Hãn.
Ví dù miền Nam Việt Nam có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam Việt Nam và nhục mạ quân lực VNCH đã sai lầm.
Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng tự do.

Ngô Kỷ chuyển ngữ
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

VIẾT CHO NGÀY QUÂN LỰC 19-6
Đào Vũ Anh Hùng

Hàng năm, chúng ta làm lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6. Ngày Quân Lực năm nay đánh dấu 30 năm kể từ biến cố bi thảm 30-4-75, ngày miền Nam thân yêu của chúng ta rơi vào tay cộng sản. Ba mươi mấy năm trôi qua trong đau hận không nguôi của tâm trạng…

Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua ( thơ Thanh Nam)

30 tháng Tư, ngày chúng ta không ai quên được. Ngày mà nhiều người mệnh danh là ngày Quốc Hận, ngày Ly Hương, ngày Tang của Dân Tộc… Nhưng dù cho gọi là ngày gì đi nữa, 30-4-75 chính là cái mốc thời gian đánh dấu một khúc quanh đau thương của lịch sử. Đánh dấu đọan đời lưu lạc chia lìa của mỗi chúng ta. Đánh dấu nền Tự Do Dân Chủ của miền Nam bị âm mưu bức tử.

Ngày 30-4 do đó mang một ý nghĩa rất lớn lao. Nhất là đối với những người tị nạn chúng ta – những ai không coi nước Mỹ này là chốn thiên đường, không coi ngày 30-4-1975 là cái “cơ may” thực hiện được giấc mộng lớn trong đời là được đặt chân lên đất Mỹ, hưởng thụ những tiện nghi vật chất của nước Mỹ - thì ngày đó càng mang ý nghĩa ngậm ngùi đau đớn hơn, như nhà thơ Thanh Nam đã buông lời thống thiết:

Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài một tháng Tư…

Tháng Tư là tháng đau buồn. Ngày 30 tháng Tư là ngày tủi nhục, tang thương, đen tối của chung người Việt Quốc gia. Ngày ta muốn quên không được. Ngày ta phải khắc cốt ghi tâm. Phải nhớ. Phải lấy làm dấu mốc để đếm đời ta từ buổi đó bao năm trôi nổi? Ngày này là ngày tang tóc u buồn vận hạn của toàn khối dân tộc. Ngày người phải xa người, gia đình đang sống bình yên bỗng lâm cảnh xẩy đàn tan nghé…

Sau 30 tháng 4, những người cựu chiến binh VNCH lại có ngày Quân Lực 19 tháng 6 để buồn rầu hoài niệm và suy tư, tiếc nhớ một thời đã góp phần tích cực trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam, tiếc nhớ một đời đã đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho lý tưởng quốc gia, dân tộc. Thế hệ chúng ta đã đi những
bước truân chuyên trên con đường quá khổ và quá nhọc nhằn mong đem lại thanh bình, hạnh phúc cho dân Việt nhưng vì vận số hẩm hiu đất nước, chúng ta cặm cụi đi hoài vẫn không tới đích và cuối cùng, đem thân phiêu bạt...

Bình luận gia quá cố Phạm Kim Vinh cho rằng “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến kéo dài, đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại”. Cuộc chiến mang nhiều tính chất bi thảm và hài hước, cho tới bây giờ vẫn được nói tới và gây nhiều tranh cãi sôi nổi. Nó bi thảm, bởi thế giới có ý muốn phủ nhận chính nghĩa cuộc chiến đấu để tự vệ của nhân dân Nam Việt Nam. Nó hài hước, bởi sau khi cộng sản đánh chiếm miền Nam, cái đám nhân loại khiếp nhược đó đã cúi đầu trước bạo lực, phụ hoạ với cộng sản, bôi nhọ VNCH, quốc gia đã từng được họ tuyên dương là “Tiền Đồn Chống Cộng” của Thế giới Tự do.

Dư luận đó đã nhục mạ Quân lực VNCH hèn nhát không chịu chiến đấu, VNCH hoàn toàn lệ thuộc nơi người Mỹ nên miền Nam mới sụp đổ dễ dàng và nhanh chóng như vậy. Đây là thứ dư luận ngu xuẩn, thiếu lương tri, vô trách nhiệm và đầy ác ý. Họ đã nhắm mắt, cố tình không chịu tìm hiểu tường tận sự hy sinh cùng khả năng chiến đấu tuỵệt vời của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, không chịu hiểu một điều giản dị, rằng “Nếu quân lực VNCH nhát hèn, không chịu chiến đấu, thì ai, sức mạnh nào, binh lực nào, phép mầu nào đã giữ được miền Nam trong bao nhiêu năm đất nước sôi bỏng bởi chiến tranh tàn khốc, từ 1954
tới 1975? Trong suốt hơn hai mươi năm dài đó, nếu không có sự chiến đấu dũng cảm, khắc khổ và kiên trì của người lính VNCH, chắc chắn miền Nam Việt Nam đã bị cộng sản thôn tính từ lâu rồi, ngay từ cái gọi là “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” Tết Mậu Thân 1968, hay từ những trận đánh khốc liệt làm rúng động thế giới vào mùa hè binh biến 1972. Nếu không có sự chiến đấu đầy dũng cảm, hữu hiệu và kiên trì của người
lính VNCH, làm sao quân đội Mỹ có thể rút ra khỏi cái gọi là “vũng lầy Việt Nam” một cách dễ dàng và an toàn như vậy?

Trong lịch sử Việt Nam cũng như trong lịch sử nhân loại cũng đã có những cuộc nội chiến. Nhưng không có cuộc tương tàn nào kéo dài quá lâu, liên tục và đẫm máu, cường độ tàn phá khốc liệt cùng sự tổn thất về nhân mạng cho cả hai miền lên đến con số kinh khủng như chiến tranh Việt Nam. Kể cả trong hai kỳ thế chiến, chưa một thời đại nào trong lịch sử, người dân Việt nam ở cả hai miền Nam Bắc phải nhận chịu những nỗi đau thương bất hạnh như trong cuộc chiến vừa qua.

Chúng ta, những người lính VNCH đã từng trực tiếp lăn mình vào binh lửa, những người lính đã thực sự cầm súng và chiến đấu, đều có thể khẳng định rằng, quân lực chúng ta không hề thua vì kém tinh thần chiến đấu. Sự sụp đổ về quân sự là do những quyết định sai lầm và suy yếu về chính trị. Nếu gọi là “thua”, chúng ta đã thua trận từ những nguyên nhân sâu ẩn khác. Chúng ta đã bị cái đám nhân loại hèn nhát và ngu xuẩn
đó bất công trút đổ lên đầu chúng ta trách nhiệm. Những nguyên nhân khởi từ sau hai cuộc thế chiến, toàn thế giới run rẩy phục hồi, bắt tay xây dựng lại những công trình bị tàn phá. Thế giới từ ngày đó, mệt mỏi và sợ hãi chiến tranh, sợ bị nhiễm vi trùng cộng sản, đã trở nên ươn hèn, ích kỷ, ve vuốt cộng sản, đối xử bất công, nhòm ngó, dè bỉu, chê trách, quy kết tất cả mọi lỗi lầm về phía chúng ta, trút đổ tất cả gánh nặng lên đôi vai người lính VNCH, bắt chúng ta phải trách nhiệm ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản.

Trong khi đó, nước Việt Nam bất hạnh đã nẩy sinh ra gã họ Hồ, một thứ “nhân tài chết tiệt” của dân tộc, cuồng tín và tàn độc, tham vọng và mưu mô, bất lương và hiếu sát, vong bản và phi nhân, vô luân và vọng ngoại, tận tụy tôn thờ chủ nghĩa của gã Mác, gã Lê, xô đẩy dân tộc Việt Nam vào cuộc tương tàn thảm khốc.

Từ cái thời điểm phải ghi nhớ và đáng nguyền rủa đó, nhân dân Việt Nam ở cả hai miền đã phải còng lưng chịu đựng, không ngóc đầu lên được để thấy ánh mặt trời, để đi và đứng song hàng, hưởng cơn gió lành thịnh vượng cùng mọi dân tộc tự do trên thế giới. Dân tộc Việt Nam là nạn nhân thảm khổ trong cuộc chiến tranh phá-hoại-tận-tình-và-tuyệt-kỹ của bọn người ngu dốt. “Chính vì sự cương-quyết-ngu-dốt và ngu-dốt-kiên-trì mà chúng đã bán đứng đất nước, bán đứng cả linh hồn đất nước”, như cách nói của nhà văn Doãn Quốc Sĩ.

Nhà văn Phan Nhật Nam cũng đã kêu lên tiếng kêu ai oán, “Chiến tranh nào cũng đem lại những đổ vỡ, tan hoang, gieo mầm độc ác và gây nên bao sự hủy diệt. Nhưng đây là cuộc chiến thê thảm, tồi tệ và tủi hổ nhất của dân tộc Việt Nam”. Trong cuộc chiến vô nghĩa, dai dẳng và tàn bạo tột độ này, người lính VNCH đã gánh chịu trọn vẹn cái phần nặng nề, bất công, thua thiệt và đau đớn nhất. Cuộc tương tranh rõ ràng không
đồng cân đồng sức và bị bội phản trắng trợn nhưng người lính Việt Nam vẫn thản nhiên chấp nhận. Những đời trai trẻ quên bỏ hạnh phúc, tình yêu, tương lai, sự nghiệp cùng những thú vui riêng để bước vào chốn cùng hung cực hiểm, đầy rẫy gian lao khổ nhọc và bị vô ơn, bạc đãi nhưng họ vẫn lầm lì chịu đựng và dũng cảm xông pha trận mạc, trực diện kẻ thù, đổ mồ hôi, xương máu, lao thẳng vào lửa đạn, phóng mình vào nỗi chết cho giải đất miền Nam được tồn tại và người dân miền Nam được sống còn.
Lính và vợ con lính. Vợ con lính và những người lính VNCH là hiện thân của những hy sinh quá sức lớn lao. Lòng quả cảm và những hy sinh kỳ vĩ đó chứng minh được bằng những chiến thắng cụ thể, nhiệm mầu, vượt cao, vượt xa và ở trên tất cả mọi suy nghĩ tầm thường của những con người không có chiều dài lịch sử bốn ngàn năm để hiểu thế nào là tình yêu thương đất nước cùng mối tự hào dân tộc.

Như Mậu Thân ở Huế. Một đại đội Hắc Báo quân số 270 người, còn lại vỏn vẹn 19 người sau nhiều ngày giao tranh, đã anh dũng chiếm lại Kỳ Đài, đưa lá cờ vàng ngạo nghễ tung bay trên đỉnh ngọn. Như An Lộc, với 52 ngày tử thủ, thịt da đất nước từng phân vuông quằn quại nẩy tung dưới cơn mưa pháo, ngày và
đêm. Không một nơi nào trên thế giới nhận chịu một cuộc tấn công ác liệt, kinh hoàng như An Lộc. Chỉ trong đêm 11 rạng 12 tháng 5, 1972, từ 3 giờ đến 6 giờ sáng, An Lộc co quắp run rẩy hứng chịu liên tục 8 ngàn trái pháo và hỏa tiến của cộng sản… Thế mà An Lộc vẫn đứng vững, vẫn tồn tại. Cái quận lỵ nhỏ bé đó đã dược ghi danh trong quân sử Việt Nam và trong chiến sử Thế giới.

Vào những giờ phút hấp hối của miền Nam, trận chiến cuối cùng ở Xuân Lộc cũng là một kỳ tích để nhân loại ngưỡng phục.
Sư đoàn 18 Bộ Binh, một Sư đoàn được coi là không mấy xuất sắc của quân lực, đã anh dũng giữ vững tuyến phòng ngự, chặn đứng được sự tấn công ào ạt của 5 sư đoàn cộng sản với xe tăng và đại pháo 130 ly hùng hậu. Nhưng biển người của Văn Tiến Dũng đã phải đứng khựng lại, phải bỏ rơi Xuân Lộc, đi đuờng khác vòng về Saigon, để lại hàng ngàn xác chết.
Jean Lacouture, một nhà báo Pháp có lương tâm đã nhỏ rơi nước mắt khi tường thuật trận Xuân Lộc và thảng thốt kêu lên, “Cái Quân lực đó quả thật là gan dạ và anh hùng. Họ chiến đấu vô cùng ngoạn mục và tôi thật lòng kính phục…”

Nhiều ký giả Tây phương cũng hết lời ca ngợi những cuộc chiến đấu đơn lẻ, tạo nên thiên anh hùng ca bi tráng trong ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen. Như cuộc chống cự của Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tầu. Của những đơn vị Nhảy Dù ở khu Lăng Cha Cả. Của anh em Biệt Kích 81 ở Bộ Tổng Tham Mưu. Của các chiến sĩ Biệt Động Quân ở dốc Cầu Xa Lộ. Của những Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt trong quân phục đại lễ nơi một góc phố thủ đô… rất nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ QLVNCH và Cảnh sát Quốc gia đã tự sát tập thể vì tuyệt vọng và phẫn nộ trước cuộc đầu hàng nhục nhã của Dương Văn Minh. Chưa kể đến sự tuẫn tiết của các tướng Nguyễn Khoa Nam, tướng Lê Văn Hưng, tướng Phạm Văn Phú, tướng Trần Văn Hai, tướng Lê Nguyên Vỹ và những sĩ quan chỉ huy các đơn vị tác chiến khác…

Ba mươi năm đã trôi qua. Người ta nói hoài đến con số 58 ngàn lính Mỹ chết và mất tích trên chiến trường Việt Nam.
Việt cộng đưa ra con số tổn thất nhân mạng là một triệu 400 ngàn bộ đội của chúng. Phía Việt Nam Cộng Hòa, không ai truy cứu để đưa ra một con số chính xác, bao nhiêu binh sĩ của chúng ta tử trận, bao nhiêu đồng bào, cán bộ chính quyền của chúng ta bị sát hại trong cuộc chiến? Chúng ta bị thế giới cố tình bỏ
quên. Bị cộng sản đê tiện trả thù, đầy đọa người sống trong trại tù cải tạo và quật mồ người chết để thỏa mãn cái tâm địa man rợ của loài lang sói.

Nhân kỷ niệm Ngày Quân Lực, chúng ta, những người lính chiến VNCH cũ, hãy cùng nhau chiêm nghiệm, không phải để “tự cho mình là những người mất nước tìm cách phục quốc, hay để tự nhận là những người thất trận tìm cách trả thù, phục hận..”
Và càng không thể là “những người Quốc gia đã được “điều kiện hóa” để xem chống cộng là cứu cánh…” như một số người trong chính hàng ngũ chúng ta – đau đớn thay – đã hòa nhịp với kẻ địch, công khai sỉ nhục quân đội.



Chúng ta hãy dõng dạc nói thẳng cho những con người đó, thù cũng như bạn, biết rằng lý tưởng và cứu cánh của người lính chúng ta không phải là thù và oán. Lý tưởng Quốc gia Dân tộc là một tình cảm tự nhiên, thiêng liêng cao cả trong trong trái tim con người, không thể đem “điều kiện hóa” như thí nghiệm vào loài chó của Palov, như thủ đoạn tẩy não phi nhân của cộng sản. Lý tưởng và cứu cánh đó bao giờ cũng là chu toàn ước vọng đem lại đời sống thanh bình an lạc, đem lại tự do dân chủ, no ấm và hạnh phúc cho toàn dân. Kẻ nào xâm phạm đến phúc lợi và ước vọng đó của dân tộc, chúng ta có bổn phận ngăn chặn, dù đó là cộng sản hay bất cứ một thế lực nào khác.

Chúng ta, những người lính VNCH sống còn sau cuộc chiến và thoát khỏi bàn tay đê tiện của kẻ thù, xin hãy nghĩ nhớ đến anh em đồng đội, hồi niệm và tri ơn những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống. Hãy cùng nhau đốt lên một ngọn lửa, soi sáng một niềm tin, giữ vững tinh thần và ý chí, làm sánh danh
Quân lực, làm rõ ràng Chính nghĩa Quốc gia và hãy vẽ lại chân dung đích thực của người lính VNCH, những người con yêu của đất nước, dù đã đi vào miền Vĩnh cửu nhưng hình ảnh cùng những chiến công vẫn hằng hằng sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam ta.

Chúng ta hãy cùng nhau chiêu niệm quê hương, chiêu niệm hồn tiên liệt và khí thiêng sông núi, cầu mong sớm có một ngày vinh hiển trở về nhìn lại quê cha đất tổ, như trong lời Hịch Bình Ngô:

“…Giang sơn từ nay mở hội
Xã tắc từ nay vững bền
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Kiền khôn bỉ rồi lại thái
Nền vạn thế xây nên chăn chắn
Thẹn nghìn thu rửa sạch làu làu
Đó là nhờ trời đất tổ tiên khôn thiêng che chở
Và giúp đỡ cho chúng ta vậy…”


Đào Vũ Anh Hùng
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Tạ Ơn

Sơn Nghị
Bất cứ quốc gia nào cũng có thời kỳ dựng nước và giữ nước. Dựng nước đã khó, giữ nước lại càng khó hơn. Dựng nước bằng mồ hôi nhưng giữ nước lại bằng máu. Trong phim “The Patriot”, nói về chàng Benjamin Martin vì thù nhà đứng lên thống lãnh đám quân ô hợp (militia), phối hợp với Continental Army đánh đuổi quân đế quốc Anh để giữ độc lập (1775-1783). Sau khi đánh bại quân đội Anh, đoàn quân ô hợp trở về quê chứng kiến cảnh điêu tàn. Vườn tược tan hoang, nhà cửa thiêu hủy, vợ chết con mất. Tất cả phải xây dựng lại từ đầu nhưng trong lòng họ vẫn tự hào vì đã giữ vững được độc lập của đất nước thuở mới khai sinh.

Cuộc chiến nào cũng thế, phải trả bằng một giá máu và nước mắt. Nhiều người đã nằm xuống, phải hy sinh chính mạng sống của họ để bảo đảm an sinh cho những thế hệ tiếp nối. Quốc gia nào cũng có ngày để tưởng nhớ đến những vị anh hùng đó – Ngày Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial’s Day). Còn những người sống sót sau một cuộc chiến tương tàn thì sao, chúng ta cũng phải ghi nhận công ơn của họ – Ngày Cựu Chiến Binh (Veteran’s Day). Chính họ đã hy sinh một phần đời người, hoặc một phần thân thể cho cuộc chiến để bảo vệ sự trường tồn của đất nước.

Trong Thế Chiến I, gần 4 triệu rưỡi lính Mỹ cầm súng thì đã có 126,000 người tử thương, số còn lại là cựu chiến binh. Thế Chiến II, nước Mỹ chiến đấu bên cạnh quân đội Đồng Minh chống lại phe Trục, kết quả 291 nghìn lính Mỹ bị tử thương trên mặt trận và khoảng 115 nghìn chết vì những lý do khác. Với số người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến lên đến 16 triệu, nếu trừ đi số thương vong, số còn lại cũng là cựu chiến binh. Thế hệ “baby boomer” (1946-1964) không hay biết thế giới vừa may mắn thoát được họa diệt chủng của phát-xít. Chiến tranh Cao-ly (1950-1953), ngoài số lính tử thương là 23,300 người, cũng có hàng trăm nghìn người sống sót trở về từ chiến trận. Rồi cuộc chiến Việt Nam (1959-1975) với hơn triệu binh lính Mỹ đến tham chiến, đã có hơn 58,000 người mạng vong và như thế con số cựu chiến binh Việt Nam lên đến cả triệu. Máu xương của những chiến sĩ đã anh dũng đổ ra với mục đích cổ võ tư tưởng dân chủ tự do. Mỗi năm có một ngày để mọi công dân trong một nước nhớ đến công ơn của họ.

Số phận của những cựu chiến binh ở Hoa-kỳ thật may mắn. Nếu tính con số của 3 cuộc chiến: Thế Chiến 2, Cao-ly, và Việt Nam thì con số cựu chiến binh lên đến mười mấy triệu. Họ được hưởng những tiêu chuẩn đặc biệt về học vấn, việc làm, y tế...v..v. Hiệp Hội Cựu Chiến Binh thành lập năm 1944 (American Veterans of World War II, Korea, and Vietnam, AMVETS), được Tổng thống Truman phê chuẩn năm 1947, bao gồm các cựu quân nhân từ ba cuộc chiến kể trên, (dĩ nhiên, đầu tiên chỉ có cựu chiến binh Thế Chiến 2, theo thời gian gia nhập thêm cuộc chiến Cao-ly, và Việt Nam sau đó). Với một hiệp hội như thế, họ đứng ra tranh đấu quyền lợi, nâng đỡ lẫn nhau để bảo đảm có một cuộc sống thăng bằng như mọi người khác.

Ít ra xã hội đã trả công phần nào cho những người cựu chiến binh vì không thể lấy lại được con mắt đã mù vì miểng đạn, không thể lấy lại đôi chân bị cưa cụt vì đạp phải mìn, cũng không thể lấy lại đôi tay bị cắt cụt vì đạn pháo. Nhưng dù sao những người cựu chiến binh Mỹ vẫn còn may mắn hơn số phận của nhiều chiến binh khác. Những cựu chiến binh người Việt. Họ là những nạn nhân còn sót lại trong cuộc chiến Việt Nam mà chúng ta không thể không nói đến. Trước hết, họ chiến đấu kiên cường để bảo vệ tổ quốc khỏi rơi vào tay Cộng sản. Sau nữa, họ chiến đấu bền bỉ vì lý tưởng tự do. Ngày 30 tháng 4, 1975, miền Nam sụp đổ vì một lý do nào đó mà kẻ viết bài này chưa đủ kiến thức để kết luận. Đến bây giờ, sau hơn 30 năm lưu lạc, đã có một số nhận định về nguyên nhân của sự thất trận ngỡ ngàng – cho cả hai bên, bên thua cũng như bên thắng. Cho dù vì bất cứ một nguyên nhân nào đi chăng nữa, nội tại hay ngoại cảnh, xa hay gần, ta hay người, chúng ta đã mất đi một cơ hội (vĩnh viễn?) mừng ngày Cựu Chiến Binh trên quê hương. Trước 75, đã có ngày tưởng niệm Các Chiến Sĩ Trận Vong nhưng vẫn chưa có ngày ghi ơn những chiến sĩ còn sống sót vì cuộc chiến đang tiếp diễn. Rồi đất nước rơi vào tay bọn đỏ vô thần, để lại gần triệu binh lính hoang mang với một chế độ sắt máu về chính trị, không tưởng về kinh tế.

Và một cuộc trả thù tàn bạo xảy ra trên khắp đất nước miền Nam. Cuộc trả thù không mang tính chất “tắm máu” nhưng là một sự trả thù khủng khiếp, dã man với mỹ từ “cải tạo”. Nó đày đọa tinh thần của những quân nhân kém may mắn không chạy kịp, hoặc không muốn đào thoát vào những ngày cuối cùng. Họ ở lại kiên cường chiến đấu mặc dù lịch sử đã bước qua giờ thứ 25. Tôi đã thấy tận mắt những anh lính Dù cầm súng len lỏi trên những con đường ở Bình Triệu vào giờ thứ 29, 30 gì đó, hiên ngang bắn vào quân thù. Anh bị một băng đạn sau lưng và ngã gục. Máu nhuộm đỏ trên mảnh đất quê hương.

Ngày 30 tháng 4, sau khi nghe tiếng súng nổ thật gần ở chợ Bến thành, tôi lái xe từ bến Chương Dương chạy ngược lại đường Tự do, sang Hồng thập Tự, đến ngã tư Lê văn Duyệt và chứng kiến đoàn quân xe tăng T-54 của cộng quân di từ xa lộ vào. Sau 25 năm, tôi vẫn còn nhớ tâm trạng hãi hùng khi thấy lá cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam được cắm trên đầu xe tăng. Tôi không biết nhiều về cộng sản, mặc dù gia đình tôi di cư để trốn họa đỏ năm 1954. Thế hệ của tôi, thế hệ được cha mẹ bồng bế dắt díu vào miền Nam, khi vừa trưởng thành thì mất nước. Những người lớn có nói đến cộng sản, nói đến lý do bỏ vườn tược ruộng nương để ra đi tay trắng nhưng chúng tôi không cảm nhận được những kinh nghiệm xương máu mà thế hệ cha ông tôi đã kinh qua. Nhưng chúng tôi cũng biết được không thể để cộng sản tràn vào miền Nam vì đó là ngày tận thế cuả 17 triệu con dân. Vậy mà tôi thấy chúng đi ngang nhiên trên đường Hồng thập Tự. Tôi nhớ lại lời tiên đoán của cha tôi, về một cáo chung của dân Việt. Tôi rùng mình thật sự.

Chạy ngược về phía ngã tư Bảy Hiền, tôi chứng kiến những người lính buông súng vừa đi bộ, vừa cởi áo lính, chỉ còn chiếc áo thun trắng trên người. Tôi chợt nghĩ đến vành khăn tang trắng toát. Vành khăn đã thắt lên đầu bao nhiêu thiếu phụ mất chồng trên chiến trường; vải sô trắng khoác vội vào người những đứa trẻ thơ. Ngày mai đi nhận xác chồng, quay đi để thấy mình không là mình. Bây giờ, những người lính thiểu não bước đi như những bóng ma. Có thể, gia đình họ còn kẹt lại ở miền Trung, ở miền Tây chưa biết tin tức sống chết thế nào. Họ cầm súng, theo đoàn quân tử thủ thủ đô và tôi không biết họ đang bước về hướng Sàigòn để gặp ai? để làm gì? Đứng bên lề đường vào buổi trưa nắng gắt ngày hôm đó, tôi thấy lòng ngậm ngùi hơn bao giờ.

Đó chính là những Cựu Chiến Binh. Nếu chúng ta thắng, chắc chắn sẽ có một ngày vinh danh họ, một ngày ôn lại những chiến công hiển hách không kể xiết, một ngày có người ở thế hệ thời hậu chiến đại diện đứng lên cúi đầu nói hai tiếng tạ ơn. Lịch sử đã không chiều lòng người. Tiền đồ đã rơi vào tay những người cộng sản. Họ, sau khi cưỡng chiếm miền Nam đã xây dựng một đất nước thế nào? Niềm tin tự hào “chiến thắng giặc Mỹ sẽ xây dựng bằng mười ngày nay” mà họ cố ý gieo vào đầu óc những thanh niên lớn lên ở miền Bắc một cách có hệ thống từ năm 1960 đã thực hiện đến đâu?

Thủ tướng Churchill có nói một câu bất hủ: “Chế độ tư bản bất công khi tạo ra giai cấp giàu nghèo còn chế độ cộng sản lại công bình khi phân chia đều sự nghèo khó.” Tội cho ông Churchill, ông nói câu này dựa trên lý thuyết của Mác và thực tế của dân Nga nhưng ông lại không sống thọ để chứng kiến bọn cộng sản Việt nam phân chia ra hai giai cấp rõ rệt, chẳng khác gì chế độ tư bản: “giai cấp thống trị nắm hết mọi tư liệu sản xuất và giai cấp bị trị gồm đại đa số nhân dân.” Cũng câu nói kinh điển này, họ kêu gọi nhân dân vùng lên để dành lại tư liệu sản xuất, làm chủ lấy cuộc đời mình. Hỡi ôi, tội cho đám dân đen nhẹ dạ, họ đổ máu xương dành lại tư liệu sản xuất để dâng lên cho những ông vua khoác áo đỏ, có răng nanh như một loại hồ tinh, độc ác còn gấp trăm lần những tên Việt gian thời phong kiến, tàn nhẫn còn hơn những tay trùm tư bản. Hoá ra họ áp dụng đúng lõi cốt của chế độ phong kiến và chế độ tư bản. Có lẽ nước Việt Nam là nước có nhiều người nghèo nhất thế giới hiện nay nhưng chắc chắn không thiếu những ông vua con ở đó đang vung tay tiêu xài ngang nhiên như một tay triệu phú, nếu không nói là tỷ phú. Con cháu họ đi du học chuẩn bị để lên kế ngôi như triều đại cha truyền con nối thời phong kiến, chế độ mà họ miệt thị lên án gắt gao.

Cả một thế hệ bị băng hoại trong chiến tranh đã đành, vì thui chột về kiến thức, vì được hun đúc trong tư tưởng hận thù; đến thời hậu chiến, hơn 30 năm, tầng lớp thanh thiếu niên cũng chẳng hơn gì. Họ mất niềm tin, kiến thức căn bản thiếu trầm trọng, trong khi những tệ đoan xã hội thì họ lại theo kịp, nếu không nói hơn, đà tiến hoá của những nước Tây phương. Không nên trách họ, mà hãy trách những kẻ trong tay đang nắm những “tư liệu sản xuất” và xử dụng triệt để công cụ “chuyên chính vô sản”. Một người bình thường, có chút lương tri, nhìn đám dân đen quá khổ cực ít ra cũng nhỏ một giọt nước mắt thương xót. Mà họ có phải ai xa lạ đâu, chính là những người đã nghe theo chính sách của đảng, hy sinh xương máu để tạo nên ngai vàng cho họ ngày hôm nay. Không cần có lòng từ tâm vĩ đại, chỉ cần chút da vàng máu đỏ thôi, đã phải thấy xót xa cho thân phận con người và cố làm một cái gì đó cho dân cho nước chứ không thể ngồi thản nhiên vung vãi tiền bạc qua những buổi “nhất dạ đế vương” thâu đêm suốt sáng. Hoá ra, làm người cộng sản cần phải có lòng ác độc, phải có cái thản nhiên “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.” Cái độc ác từ thời cải cách ruộng đất đã được biến đổi, ghế gớm hơn, khủng khiếp hơn và triền miên hành hạ dân Việt. Người ta đã rùng mình vì lòng độc ác trong thời cải cách:

Nước tôi có Đặng Xuân Khu,
Đâm chết thằng chú bỏ tù thằng cha

(Đặng Xuân Khu, biệt hiệu Trường Chinh đã đấu tố

cha mẹ mình đến chết để làm gương cho cả nước noi theo)

nhưng người ta phải ngậm ngùi và ghê tởm trước sự thản nhiên của những ông vua tư bản đỏ thời hậu chiến. Xét cho cùng, chính chế độ, xã hội đã tạo ra những kẻ không có lương tri như vậy. Cái lý thuyết này chẳng lạ gì khi quan Đại-phu Án Anh đã nêu lên từ thời Đông Châu Liệt Quốc. Chuyện kể như thế này:

Án Anh, người nước Tề phụng mệnh vua Tề sang sứ nước Sở. Vua Sở, Sở Linh Vương muốn làm nhục ông nên bày kế dẫn một tù nhân đến trước triều đình.

Sở Linh Vương hỏi:

- Tù nhân đó ở đâu? Phạm tội gì?

Có người thưa:

- Tên này vốn là người nước Tề, can tội trộm.

Sở Linh Vương nhếch môi nhìn Án Anh hỏi:

- Dễ thường người nước Tề hay đi ăn trộm lắm sao?

Án Anh thưa:

- Tôi trộm nghe nói quýt xứ Giang-nam đem trồng xứ Giang-bắc, dù quýt ngọt cũng hoá ra chua. Đó là tại phong thổ không giống nhau. Nay người nước Tề khi ở Tề không ăn trộm, mà lúc đến ngụ nơi nước Sở lại sinh ăn trộm, đó cũng tại phong thổ cả.

Ngoài tài đối đáp của Án Anh, ông đã chứng minh một điểm bất di bất dịch, chính phong thổ đã ảnh hưởng đến tính nết của con người. Phong thổ chính là tình trạng địa lý, môi trường và những điều kiện khách quan xã hội nơi con người sinh sống và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến nếp suy nghĩ của mỗi người. Thầy Tăng Sâm lúc còn nhỏ đã vẽ mặt hát nghêu ngao như phường chèo vì mẹ con sống gần rạp diễn tuồng. Thầy lại tập tành buôn bán khi sống gần chợ búa. Mẹ thầy dọn đến gần trường học và thầy đã trở thành một nhà hiền triết. Xem đó, môi trường xã hội thế nào thì con người sẽ trở nên như thế. Môi trường tốt sẽ tạo ra con người tốt và ngược lại. Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy là thế. Mãi đến đầu thế kẻ 19, Émile Durkheim (1859-1917) – nhà xã hội học Pháp nổi tiếng– lại xác quyết một lần nữa qua câu nói: “Con người là sản phẩm của xã hội.” Đông và Tây đã gặp nhau khi nói về ảnh hưởng của phong thổ, của xã hội. Xã hội cộng sản tàn ác, quỷ quyệt, và nham hiểm chắc chắn sẽ tạo nên những con người không có lương tri vì chính những kẻ không tim này là sản phẩm của chế độ dã man nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhìn lại suốt 30 năm qua, hơn 80 triệu đồng bào sống lầm than cơ cực; không đủ miếng cơm, manh áo, không có lấy một ngày an vui thì thời gian từ 1954 đến 1975 là quãng thời gian vàng son, ngọt lịm. Mỗi khi nhớ lại, mấy ai mà không chép miệng thở dài luyến tiếc. Những thế hệ sau này, nghe cha ông kể lại những vui buồn trong khoảng thời gian đó thường thấy bắt đầu bằng hai chữ huyền thoại như chuyện cổ tích: ngày xưa…

Cái ngày xưa đó mãi mãi nằm yên trong tâm tưởng của người dân miền Nam và mỗi khi nhớ lại, tạ ơn Thượng đế đã ban cho những tháng ngày an vui. Trong 21 năm (1954-1975), tính ra được 7665 ngày bình an chính là nhờ công lao của những chiến sĩ vô danh đã nằm xuống, của những cựu chiến binh còn sống sót. Cho dù ngày vui qua mau nhưng hãy bằng lòng vì chúng ta vẫn may mắn hơn hàng triệu đồng bào ở miền Bắc, triền miên sống trong cơn ác mộng từ năm 1945, không có lấy một ngày vui.

Bây giờ cũng chưa muộn khi ngước nhìn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và thốt lên hai chữ tạ ơn.

Sơn Nghị
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Một Phong Trào Biểu Tình Nhiều Ý Nghĩa

Vi Anh
Thứ Tư, 6/20/2007
Dù đài phát thanh RFA của Mỹ và một ít đài của người Việt hải ngoại bị phá sóng, dù Internet bị chận bằng tường lửa, một số làn sóng, báo chí, trang web, email, paltalk ở hải ngoại cũng cố gắng vượt qua. Nhứt định người dân VN trong nước ít nhiều vẫn nghe biết được tập thể đồng bào mình ở Mỹ quyết tâm, kết họp tổ chức một chuỗi, t dy chun các cuộc biểu tình chống Ong Nguyễn minh Triết. Có thể gọi là một phong trào biểu tình nếu nhìn dưới khía cạnh không gian, thời gian, và quyết tâm.

Thực vậy, những cuộc biểu tình chống Ô Triết, mặt trận Miền Đông qui ước vì nơi đến của Ô Triết đã chánh thức, trận địa New York, Washington DC đã sẵn sàng. Cộng đồng người Việt ở Washington DC, New York không đông nên các tiểu bang vùng lân cận Maryland ,Virginia, Philadelphia, Connecticut và miền Nam và Đông Nam như Texas đến tiếp viện. Mặt trận Miền Tây khó hơn vì Ô Triết đột kích Nam Cali có thể ở Los Angeles. Nhưng nay nguồn tin khả tín cho biết Ô Triết sẽ đến và mở cuộc tiếp tân ở Dana Point một thành phố thuộc Quân Cam chỉ cách 40 phút lái xe từ Little Saigon vao ngày 23 tháng 6. Thông báo khẩn số 1 của Uy Ban Đặc Nhiệm Biểu tình Chống Ô Triết đã phổ biến. 10 xe bus, người đi, trang bị đã sẵn sàng đầy đủ. Lúc nào có tin là xuất phát và biểu tình bất cứ nơi nào Ô. Triết xuất hiện ở Nam Cali

Biểu tình nhiều nơi Ở New York, Thị Trường chứng khoáng Wall Street, ở Washington trước Tòa Bạch Oc và Quốc Hội Mỹ nơi Ô Triết chánh thức đến. Ở Nam Cali Los Angeles, Rosemead, hay San Francisco. Khi Ô Triết đến Liên hiệp Quốc, Wall Street hay tổng thống Bush tiếp ông Triết tại Nhà Trắng. Biểu tình nhiều lúc, nhiều ngày ngày, liên tục từ 18 đến 22 tháng 6 tới đây. Biểu tình nhiều cách Biểu tình bằng cầu nguyện thắp nến cầu nguyện cho những người còn bị ngồi tù chỉ đã đấu dân chủ, tự do, Biều tình bằng tọa kháng để đánh động lương tâm chính khách và dân chúng Mỹ. Biểu tình nhiều nhóm không ngừng nơi nào không được phép tập trung vì lý so an ninh hay lý do giao thông .

Trời thương chánh nghĩa của người Việt nên xui khiến Hà Nội và Washington sấp xếp Ô Triết đến vào thời gian người Việt kỷ niệm ngày Quân lực. Và vào thời điểm người Việt qui tụ về New York lo cuộc diễn hành Văn Hóa Quốc tế 23 tháng 6. Đó là ngày lễ quốc tế, là nơi lá quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ được giương lên cùng các nước trong cuộc diễn hành quốc tế như một Việt Nam hải ngoại dù CS Hà nội là thành viên Liên hiệp Quốc mà cờ không có trong đoàn diễn hành quốc tế.

Nên phong trào biểu tình chống Ô Triết nhiều người và nhiều ý nghĩa. Trực tiếp biểu tình chống Ô Nguyễn minh Triết vì Ong là nhân vật cao cấp nhứt của CS Hà nội đến Mỹ. Phản đối người đại diện, hiện thân của chế độ tước đoạt tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân Việt quá nghèo khổ.. Đàn bà trẻ em VN phải đi làm nô lệ tình dục; đàn ông VN phải đi làm lao nô, bị bóc lột áp bức tàn tệ mà nhà cầm quyền không bảo vệ. Đòi hỏi chấm dứt các hành động đàn áp dân chủ, thả những người dân Việt đòi hỏi lại quyền củ angười dân một cách ôn hòa. Đòi hỏi trả lại những quyền làm người bất khả tương nhượng lại cho người dân Việt sanh ra với tư cách Con Người.

Một cách gián tiếp cho Ô. Triết có dịp thấy và học một bài học dân chủ. Thấy cộng đồng VN không chấp nhận CS. Người Việt hải ngoại chống chế độ CS Hà nội. CS Hà nội không thể đồng hóa người Việt hải ngoại là " thần dân" của CS Hà nội. CS Hà nội không đại diện cho người ViệtNam trong lẫn ngoài nước. Họ chỉ là nhà cầm quyền không được dân chúng làm ra bằng những cuộc bầu cử tư do, dân chủ. Trái lại một Việt Nam hải ngoại đang thành hình, đang chống CS Hà nội như Pháp quốc hải ngoại chống chế độ tay sai của Đức Quốc xả cai trị nước Pháp. Thấy một triệu rưởi người không chấp nhận chế độ độc tài CS, ra đi khỏi nước với hai bàn tay trắng, nhờ chế độ tự do dân chủ mà thăng tiến thành một cộng đồng có thế lực về kinh tế và chánh trị. Dân chủ, tự do là điều kiện tiên quyết để phát triển, chớ không phải độc tài, đảng trị. Để Ô Triết vốn là một người Miền Nam, ăn học, sống nhờ kinh tế chánh trị tư do, dân chủ tuy chưa phát triễn lắm thời VN Cộng Hòa có thể so sánh. Để thấy 32 năm hòa bình lập lại rồi mà VN vẫn ì ạch vì cái gông của CS. Để thấy 32 năm một cộng đồng tuy thiểu số nhưng ở xã hội tư do, dân chủ phát triễn ra sao như cộng đồng VN ở Mỹ.

Đối với đồng bào ở nước nhà, biểu tình của người Việt ở Mỹ để chứng tỏ cho đồng bào mình biết, đồng bào không cô đơn đâu, CS không thể bịt miệng nổi đồng bào đâu. Câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người chung một nước phải thương nhau cùng" người Việt ở hải ngoại vẫn còn nhớ. VN vẫn là nước nhà của người Mỹ gốc Việt. Tình nghĩa đồng bào Việt vẫn còn, đồng bào trong nước kẹt không làm được thì đồng bào ở ngoại quốc -- làm còn mạnh nữa là đằng khác. Nước càng nghèo, xứ sở càng khắc nghiệt, quê hương càng xa, nỗi nhớ thương, gắn bó càng mạnh. Người Việt hải ngoại đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN phân biệt rõ nhân dân và chế độ cai tri. Chống chế độ cai trị, chớ không chống nhân dân ruột thịt đồng bào bị trị của mình. Chớ không phải như CS đồng hóa đảng Nhà Nước với nhân dân, tô màu đỏ xã hội chủ nghĩa lên Tổ quốc VN. Mỗi năm gởi 4 tỷ đô la về giúp gia đình, nhiều triệu Đô là về làm công tác từ thiện, và đấu tranh, gởi riêng, ngoài hệ thống nhà cầm quyền, không ai gởi cho cơ quan nhà nước vì không thừa nhận tính chính thống công quyền của CS. Gọi CS Hà nội là nhà cầm quyền chớ không gọi chánh quyền. 32 năm kiên trì đấu tranh với CS là đấu tranh cho đồng bào nhân dân trong nước.

Đối với người Việt ở Mỹ đây là cơ hội nhắc nhở, đoàn tụ, đoàn kết với nhau. Cùng một cái lo con người sẽ gắn bó, đoàn kết chặt lại. Cùng làm việc người ta dễ gần gũi, thông cảm, hiểu biết nhau hơn. Nhắc nhở để hâm nóng bầu không khí, thổi luồng gió mới cho phong trào đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Để người lớn tuổi nhớ lại tâm nguyện khi gạt nước mắt rời khỏi nước, tìm đường vượt biên là đi tìm tìm tư do. Để nhớ mình không phải là người tỵ nạn kinh tế, mà tỵ nạn chánh trị - tỵ nạn CS. Để người trẻ tuổi nhớ tại sao, nhờ ai - nếu không có cha anh, lớp người đi trước chiến đấu cho tư do, dân chủ thời VNCH, thì dù du học có PhD cũng không được ở lại Mỹ. Được ở xứ sở tự do, dân chủ Mỹ này, được vô vàn cơ hội tiến thân hơn những bạn đồng trang lứa ở VN, là nhờ những cha anh, ông bà quân dân cán chính VNCH chiến đấu trong Chiến tranh VN và dòng thuyền nhân vượt đại dương rúng động lương tâm Nhân Loại, và tinh thần trách nhiệm đồng minh của Mỹ.

Đối với thế giới và Mỹ, biểu tình để cho thế giới chú ý và biết tình trạng thực tế tại Việt Nam hiện giờ, rằng nhà cầm quyền CS lường gạt, dối trá và phi dân chủ. Đặc biệt đối với chánh quyền Bush, để chứng tỏ thái độ và hành động không chấp nhận chủ nghĩa CS, chế độ CS Hà nội, của một tập thể công dân Mỹ, thành tố của quốc gia dân tộc Mỹ. Để TT Bush có lý do chánh đáng nói và áp lực Ô. Triết. Để cho nhân dân Mỹ thấy người Mỹ gốc Việt hiện là công dân Mỹ biết vận dụng, phát huy quyền hiến định và luật định về tự do, dân chủ, nhân quyền để bày tỏ, đòi hỏi cho dân tộc VN, thành tố của cộng đồng thế giới; đó cũng là những giá trị truyền thống và lịch sử lập quốc của Mỹ. Người Mỹ gốc Việt biểu tình chống chế độ chánh trị, chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện phi dân chủ của CS Hà nội chớ không chống giao thương, bang giao của Mỹ đối với VN nếu những bang giao và giao thương đó không bị tài phiệt và CS Hà nội biến thành thế lực và phương tiện bóc lột và kềm kẹp người dân Việt.

Phong trào biểu tình là môt dấu ấn để đời cho Ô Triết. Nếu lương tâm Việt Nam trong Ô Triết còn dù còn một chút điểm lương tâm đi nữa; nếu hiện tại danh lợi, vì thê thằn tử phược, bộ hạ, kỷ luật đảng ám ảnh Ong, làm lương tâm Việt Nam của Ông chưa nói được nên lời, thì một ngày nào đó Ô không còn sự chọn lựa nào khác, bó buộc phải nói. Nhứt định Ô Triết sẽ phải nói. Nói như Nguyễn vũ Bình, Lê quốc Quân, Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, và như người Việt hải ngoại nói trong phong trào biểu tình khi Ong ấy đến Mỹ.

VI ANH
hoanghoa
Posts: 2253
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Tự Do Sẽ Thắng Sự Sợ Hãi


Image
George W. Bush tại Praha.


Một ngày trước khi tới Cộng Hòa Liên Bang Đức để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G8, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và phu nhân đã tới đọc một bài diễn văn quan trọng trước "Đại Hội về Dân Chủ và An Ninh Thế Giới" được tổ chức tại điện Czernin, nằm trong thủ đô Praha của Cộng Hòa Tiệp Khắc. Hội nghị này quy tụ những nhà đấu tranh cho dân chủ, những người bất đồng chính kiến với chính quyền nước họ, đến từ 17 quốc gia trên thế giới. Trong suốt 30 phút đồng hồ, ông Bush đã thu hút sự chú ý của cử tọa vào những lãnh vực Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền tại các quốc gia độc tài toàn trị, cũng như chủ trương và chính sách của nước Mỹ nhằm dân chủ hóa thế giới. Bài diễn văn đã được cử tọa vỗ tay tán đồng 22 lần.

Ông Bush trong dịp này đã tái khẳng định trước các nhà đấu tranh dân chủ, những nhà đối kháng tại các quốc gia độc tài, tiếp tục Chương Trình Thực Hiện Tự Do của Hoa Kỳ do ông đề xướng, khi ra tái ứng cử tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ hai. Ngày hôm nay, ông loan báo dùng nửa nhiệm kỳ chót của ông để thực hiện. Ông cho biết cụ thể, Hoa Kỳ đẩy mạnh Tự Do Dân Chủ để trở thành lực thay thế Đàn Áp và Quá Khích. Ông nói : "Tự Do là phương thức tốt nhất để giải phóng óc sáng tạo, tiềm năng kinh tế của một quốc gia; là trật tự xã hội duy nhất đưa đến công lý; là phương cách duy nhất để thực hiện Nhân Quyền". Tổng thống Bush đã yêu cầu bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice chỉ thị cho các vị Đại Sứ Mỹ tại các quốc gia không có tự do phải tìm kiếm và gặp gỡ những nhà đấu tranh cho dân chủ, những người bất đồng chính kiến với Nhà Nước

Image
Từ trái sang phải: Ông Ðỗ Thành Công, thành viên Ban Lãnh Ðạo Ðảng Dân Chủ Nhân Dân; Ông Lê Minh Nguyên, Trưởng Ban Ðiều Hành Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam; Phó Tổng thống Dick Cheney; Tổng Thống George W. Bush; Ông Ðỗ Hoàng Ðiềm, Chủ Tịch Ðảng Việt Tân; Ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản.


Cũng nên biết trước khi tiếp tục Chương Trình Thực Hiện Tự Do, tổng thống Bush đã đích thân gặp gỡ các nhà đối kháng của 16 nước đang đàn áp tự do dân chủ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngay trước khi lên đường công du Âu Châu, tổng thống Bush, phó tổng thống Dick Cheney và toàn bộ Hội Đồng An Ninh quốc gia đã tiếp kiến một phái đoàn 4 tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam trong vòng 45 phút tại Tòa Bạch Ốc. Phái đoàn này gồm các ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Việt Nam Canh tân Cách Mạng Đảng, tức Đảng Việt Tân; Đỗ Thành Công, thuộc đảng Dân Chủ Nhân Dân; Nguyễn Quốc Quân thuộc Cao Trào Dân Chủ và Lê Minh Nguyên thuộc Mạng Lưới Nhân Quyền. Dịp này ông Bush đã lắng nghe các vị trong phái đoàn trình bày về tình hình chính quyền CSVN đàn áp các nhà đấu tranh cho dân chủ mới đây và những đề nghị đối với Hoa Kỳ trong nỗ lực dân chủ hóa Việt Nam. Với những bằng cứ chính xác, trong bài diễn văn, ông Bush đã nói : "Có nhiều nhà đối kháng đã không thể đến với chúng ta vì họ đang bị giam giữ trái phép hay bị quản chế tại gia. Tôi mong có một ngày, trong Hội Nghị như hội nghị này có mặt các vị như Alexander Kozulin của Belarus, Aung San Suu Kyi của Miến Điện, Oscar Elias Biscet của Cuba, Cha Nguyễn Văn Lý của Việt Nam, Ayman Nour của Ai Cập".


Image
Alexander Kozulin (Belarus), Oscar Elias Biscet (Cuba), Aung San Suu Kyi (Miến Điện), Cha Nguyễn Văn Lý (Việt Nam).


Ông cũng thông báo cho Hội Nghị là chính phủ Hoa Kỳ mới thiết lập Quỹ Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền nhằm hỗ trợ pháp lý, giúp đỡ y tế cho những người đấu tranh cho dân chủ tự do đang bị tù đầy, tra tấn bởi các chính thể độc tài đàn áp. Ông cho biết Quỹ này khởi sự với 1 triệu đô la và sẽ được bổ túc tùy theo nhu cầu. Mặt khác, vào thántg 12/2007 tới đây, ngoại trưởng Mỹ sẽ đệ trình đề nghị phát 2 loại giải thưởng hàng năm để tưởng thưởng những nhân vật đấu tranh đẩy mạnh tôn trọng nhân phẩm:
Nữ Thần Tự Do tại Quảng Trường Thiên An Môn ở Trung Quốc năm 1989.
Thứ nhất là Giải Thưởng cho những người bảo vệ tự do. Giải này dành cho những người ngoại quốc hay các tổ chức phi chính phủ (NGO) có những hành động phi thường nhằm đẩy mạnh tự do dân chủ và can đảm đối phó với nghịch cảnh. Thứ nhì là giải thưởng Ngoại Giao cho Tự Do. Đây là giải thưởng dành cho các vị đại sứ Hoa Kỳ có công hoàn thành tốt Chương Trình thực Hiện Tự Do của Tổng Thống, tác động chấm dứt độc tài bằng những áp lực chính trị, kinh tế, ngoại giao và các phương tiện khác.

Tổng thống Bush cũng tuyên bố sẽ vận động các cường quốc kinh tế trong nhóm G8 hợp tác trong công cuộc đẩy mạnh tự do dân chủ trên thế giới, nhất là tại các quốc gia hiện đang có chà đạp Nhân Quyền. Ông Bush khẳng định vẫn duy trì bang giao thân thiện với tất cả các nước trên thế giới kể cả các nước đang bị chỉ trích là độc tài, đàn áp những người dân chủ như Trung Quốc, Nga và Việt Nam; nhưng bang giao không có nghĩa là làm ngơ trước những đàn áp dân chủ tự do, trước hoàn cảnh dân chúng trong nước không có tự do, dân chủ. Hoa Kỳ đã nhiều lần nói lên quan điểm bất đồng ý với các chính quyền độc tài khi họ đàn áp nhân dân của họ đòi các quyền căn bản của con người.


Image
Nữ Thần Tự Do tại Quảng Trường Thiên An Môn ở Trung Quốc năm 1989.


Ông Bush cũng khẳng định rằng việc xây dựng dân chủ tự do có thể tùy vào những yếu tố dân tộc, địa phương, văn hóa. Nhưng dân chủ tự do là những giá trị hoàn vũ mà mọi người dù là ở đâu trên quả địa cầu này cũng phải được hưởng như nhau. Ông nói : "Người ta có thể ngăn cản tự do, có thể làm trì trệ nó; nhưng không ai có quyền từ chối nó". Các chính quyền độc tài đàn áp thường dùng bạo lực khủng bố dân chúng khiến dân chúng sợ hãi, không dám đấu tranh. Nhưng lịch sử đã chứng minh là Tự Do đã thắng sự sợ hãi. Ngày hôm nay, nếu có cơ hội thì Tự Do sẽ chiến thắng sự sợ hãi ở khắp mọi quốc gia trên thế giới.


Trần Đức Tường
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Xin chúng ta cùng đọc một bức thư viết từ trong nước gởi ra để cùng suy ngẫm .....
Tôi ghen tị với các bạn

Mai Phuong

Hãy cứ gọi nhau là bạn. Tôi tuổi ngoài 40, các bạn cũng ngoài 40. Chúng ta cùng một thế hệ; và vì thế, hãy gọi nhau là bạn.
Cùng thế hệ, cùng là những thiếu niên ở tuổi lên 10 khi Việt Nam qui về một mối, tôi và các bạn có nhiều điểm tương đồng.
Nhưng chúng ta cũng có những dị biệt.
Tôi ghen tị với các bạn. Thật đấy, tôi thèm được như các bạn. Nhưng có lẽ, tôi sẽ chẳng bao giờ đạt được những gì các bạn có hôm nay.
Ở Việt Nam , tôi là một người thành đạt. Tôi có hầu hết những gì các bạn Việt Weekly có ở Hoa Kỳ; tôi có tất cả những gì mà một người Việt Nam bình thường mơ ước. Tôi có nhà lầu, có xe hơi, có điện thoại cầm tay. Tôi có vợ và hai đứa con xinh xắn.

Các bạn có nhiều hơn tôi một tài sản quí giá: quyền tự do, và quyền được bảo vệ khi bạn hành xử tự do ấy. Tôi ghen tị với các bạn điều này.Ðôi khi, chúng ta không nhận ra giá trị của những gì đang có trong tay cho đến khi chúng ta không còn những điều ấy. Tự do là một giá trị như vậy. Khó có thể hiểu được giá trị của tự do khi đang có tự do và đang sống trong tự do; giá trị ấy chỉ xuất hiện khi chúng ta bất ngờ biết rằng, mình đang bị giới hạn.

Tôi có Internet tại nhà, nhưng tôi không dám đọc báo chí nước ngoài tại nhà mình. Tôi không muốn, một ngày nào đó, công an ập đến nhà tôi. Tôi không muốn những đứa con của tôi sợ hãi. Sự sợ hãi sẽ khiến các con tôi không còn tự do. Không có gì đau đớn bằng sống cuộc sống thiếu tự do vì sợ hãi.Tôi phải đọc báo chí nước ngoài, trong đó có Việt Weekly, tại những tiệm Internet ngoài đường. Và luôn luôn, cứ hai, ba lần vào được website của báo Việt Nam hải ngoại, tôi lại không thể tiếp tục đọc được nữa vì bức tường lửa. Tôi đã phải liên tục thay đổi phòng máy. Tôi không chơi trò chơi đánh đố với chính quyền Việt Nam ; tôi chỉ muốn đọc, để biết thêm về thế giới bên ngoài.

Cũng nhờ đôi lần được đọc Việt Weekly từ trong nước, tôi biết rằng, các bạn đã được về Việt Nam viết phóng sự. Các bạn được đi từ Nam ra Bắc, được lên đến Tây Nguyên, được lùng sục vào từng con hẻm, được chụp hình người này, phỏng vấn người nọ.
Các bạn được phỏng vấn cả ông Võ Văn Kiệt và bà Tôn Nữ Thị Ninh!

Các bạn đã được một cái quyền, một giấy phép đặc biệt sang trọng mà chưa từng một nhà báo hay một công dân Việt Nam nào có được từ trước đến nay.

Tôi tin rằng, với cái quyền sang trọng đến như vậy, và với một cơ hội quí giá đến như vậy, các bạn đã được nghe, được thấy, rất nhiều điều tại Việt Nam hôm nay.
Qua những bài báo đăng trên Việt Weekly, tôi thấy các bạn nói đúng tất cả những gì đang xảy ra tại Việt Nam ngày nay.
Nói đúng, nhưng các bạn nói chưa đủ. Các bạn đã vẽ một bức tranh phiến diện về xã hội Việt Nam hôm nay. Tôi không thấy tôi và những người như tôi trong bức tranh ấy.

Gần đây, tôi được đọc về chuyện cộng đồng Việt Nam tại California phàn nàn các bạn Việt Weekly về bài viết của ông Hà Văn Thùy. Rồi vài ngày sau, tôi được biết một bạn trong Việt Weekly đã đối chất trực tiếp với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trên một làn sóng phát thanh.

Vài trăm người đã tham dự cuộc họp báo phản đối thái độ của Việt Weekly, nhưng đại diện Việt Weekly vẫn được cơ hội đối chất trực tiếp trên đài phát thanh; báo Việt Weekly vẫn ra đều đặn, và chủ nhiệm Việt Weekly vẫn khẳng định: “Chúng tôi có quyền!”

Các bạn, các bạn đã có cơ hội quá lớn. Và các bạn được chính những người phản đối các bạn cho cơ hội tranh luận công khai. Ðối với tôi, quyền ấy rất lớn. Và tôi ghen tị với các bạn.

Tôi đồng ý với các bạn, rằng các bạn có quyền. Tôi chỉ mong các bạn hành xử quyền ấy một cách thận trọng, có trách nhiệm, với tất cả sự trân trọng những quyền mình đang có.
Ðiều quan trọng không phải bạn có bao nhiêu quyền. Ðiều quan trọng là bạn hành xử quyền ấy ra sao, và độc giả của bạn nhìn bạn ra sao. Quyền báo chí của các bạn sẽ lớn hơn, sẽ đẹp hơn, sẽ được tôn trọng hơn nếu các bạn hành xử quyền ấy một cách có trách nhiệm.

Không có quyền nào quá lớn; chỉ có những con người đang nắm quyền và “biết cách sử dụng quyền.”
Tôi đang sống trong nước, nơi mà chính quyền Cộng Sản nắm quyền tuyệt đối. Quyền tuyệt đối của người Cộng Sản, về kích thước và bản chất, cũng tuyệt đối như quyền tự do ngôn luận mà các bạn đang có tại Hoa Kỳ. Nhưng những người Cộng Sản hành xử quyền ấy một cách ích kỷ và thiếu trách nhiệm. Các bạn, hãy tự làm mình khác với người Cộng Sản, bằng cách hành xử có trách nhiệm, trong tinh thần tôn trọng người khác.

Người Cộng Sản sử dụng quyền của họ, với mục đích cho họ. Các bạn, hãy sử dụng quyền mà luật pháp cho bạn, với mục đích cho xã hội.

Các bạn đang có quyền ấy, hãy hành xử xứng đáng. Tôi ghen tị với những quyền các bạn đang có. Hãy làm cho tôi ngưỡng mộ các bạn thông qua cách mà các bạn sử dụng quyền của mình.Ngày mai, tôi sẽ xuống phố mua vài cuốn sách, không hy vọng có những cuốn sách mình cần. Nhân thể, tôi sẽ ghé qua tiệm Internet đọc báo nước ngoài.

Hy vọng người ta không đặt bức tường lửa!
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

TÂN THỦ TƯỚNG ANH HỨA HẸN SẼ THỰC HIỆN NHIỀU CẢI CÁCH

Tin Luân Đôn - Cựu Thủ hiến vùng Exchequer là ông Gordon Brown trong 6 tuần vừa qua, kể từ khi ông Tony Blair tuyên bố từ chức, đã đặc biệt bận rộn. Trong ngày 17 tháng 5 ông Brown biết rằng mình sẽ trở thành Thủ tướng Anh mà không phải tranh giành với người nào. Kẻ muốn tranh giành với ông là người cùng đảng Lao động, nhưng những người này đã không huy động được đủ số phiếu trong quốc hội. Ông Brown đã nhận được 313 phiếu ủng hộ trong tổng số 353 dân biểu đảng Lao Động. Nguyên bộ trưởng tài chánh Anh nói rằng trong suốt 10 năm qua ông đã cố gắng để làm cho nền kinh tế ổn định, và điều này luôn luôn là điểm bắt đầu đối với ông. Với tư cách là lãnh tụ đảng Lao Động, ông Brown sẽ đương nhiên trở thành Thủ tướng Anh. Trong đầu tháng này đã có nhiều phản ứng phức tạp diễn ra sau khi ông Brown đề nghị thay đổi luật an ninh, cho phép kéo dài thêm thời gian cầm giữ mà chưa bị tòa án tuyên bố tội trạng. Ông Brown đã tuyên bố với người ủng hộ ở Newcastle rằng Anh quốc cần phải có luật an ninh cứng rắn hơn để bảo vệ người Anh được hiệu quả hơn. Nước Anh luôn luôn có một quốc hội đáng tin cậy, độc lập và có cái nhìn xa, cho nên luật an ninh mới sẽ không phải dùng để đối phó với người dân Anh. Nước Anh không thể thắng khủng bố bằng quân sự, chính trị hay tình báo một cách riêng biệt, cho nên cần phải làm cho mọi người trong nước tham gia để Anh có thể chiến thắng bằng con tim và khối óc của mọi người. Trong ngày chủ nhật vừa qua, ông Brown cho biết ông sẽ thay đổi nhân sự trong chính phủ, ôn lại bài học về chiến tranh Iraq sau khi lên thay thế ông Tony Blair. Ông Brown đã nói ở Manchester rằng với sự khiêm tốn nhưng tự hào, ông chấp nhận quyền lợi và trách nhiệm đưa đảng Lao Động làm đảng tiên phong dẫn đầu cho sự thay đổi của quốc gia. Tuần lễ này là tuần lễ đánh dấu thời gian bắt đầu của cuộc thay đổi, ông có thể nói với toàn dân trong nước rằng chính phủ mà ông lãnh đạo sẽ làm việc hết khả năng để phục vụ cho quốc gia và dân tộc. Ông Brown năm nay 56 tuổi nói rằng y tế, giáo dục, và chấm dứt tình trang trẻ em phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn là mục tiêu hàng đầu sau khi ông lên thay thế địa vị của ông Tony Blair. Để giúp đảng Lao Động sẽ thắng cử lần thứ tư, ông Brown đã chỉ định một ủy viên phối hợp bầu cử, và nói rằng cuộc bầu cử sẽ được tổ chức khi nào Thủ tướng thấy cần thiết và quyết định. Cuộc bầu cử quốc hội Anh theo đúng chu kỳ sẽ được tổ chức trong năm 2010, nhưng Thủ tướng là người có quyền chọn lựa và quyết định thời gian cho tổ chức bầu cử bất cứ lúc nào. Thủ tướng Tony Blair sẽ chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày hôm nay, và hiện đang có những vận động để cho ông này giữ một vai trò quan trọng trong việc mưu cầu hòa bình cho vùng Trung Đông.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest