Dien Ảnh Ca Nhạc

Thơ nhạc trữ tình, thơ nhạc lính, video...
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by vuphong »

[center]75 NĂM ÂM NHẠC VIỆT NAM, KỲ II
“Hát Với Thần Tượng”
[/center]


Để nối tiếp dòng nhạc “75 Năm Âm Nhạc Việt Nam - Kỳ thứ II “Hát Với Thần Tượng” kỳ này được tổ chức tại Đại hí viện La Mirada vào ngày 19 tháng 5, năm 2007 với hai xuất hát buổi trưa và một xuất khác vào buổi chiều tối. Cả hai xuất hát đông đảo người tham dự, theo ban tổ chức cho biết số vé bán ra vượt trội nhanh chóng suốt hai tuần lễ cuối, đến trên một ngàn một trăm vé (mỗi xuất). Số vé bán đã hết sạch (sold out) cho thấy khách mộ điệu đến với Asia - 55 như là sự hậu thuẩn nối sau khi DVD Asia - 54 được tung ra. Sắp hàng vào cửa trước đại hí viện đầy ắp quan khách, hàng rào an ninh cho hai buổi hát được bảo vệ khá chu đáo bởi vì có một nhóm nhỏ người không đồng ý về ngày trình diễn. Bài viết này chúng tôi chỉ nhắm vào khía cạnh âm nhạc, nghệ thuật hay những bài hát ghi nhận được. Mà sẽ không bàn về quan điểm phô diễn sự bất đồng trong trật tự luật lệ cho phép, vì đó là nét đẹp của thể chế dân chủ. [/blue][/i]

[center]Image[/center]

Mở đầu cho chương trình ca nhạc thật giá trị và phong phú qua chủ đề 75 Năm Âm Nhạc Việt Nam, Kỳ II, “Hát Với Thần Tượng" là hai giọng hát trẻ Don Hồ và Dạ Nhật Yến trình bày một liên khúc gồm hai nhạc phẩm vui tươi và sống động để biểu tượng cho hai giai đoạn sáng tác của nền âm nhạc Việt Nam. Đó là bài Đi Với Tôi của tác giả Canh Thân ra đời vào đầu thập niên 1940 và bài Ghé Bến Saigon của nhạc sĩ Văn Phụng, vào cuối thập niên 1950. Ghé Bến Saigon cho người nghe liên tưởng đến một Sài Gòn hoa lệ, một hòn ngọc Viễn Đông thuở xưa, Sài Gòn như thủ đô văn hóa của xứ sở tự do, tên gọi thân yêu Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là nơi đã đào tạo ra rất nhiều thần tượng về âm nhạc. Nhạc sĩ Văn Phụng sáng tác nhạc phẩm Ghé Bến Saigon để diễn tả niềm hân hoan của ông sau khi ông thoát khỏi miền Bắc để di cư vào miền Nam chan hòa ánh sáng tự do, không gian của hy vọng khi tị nạn CS vào giữa thập niên 1950. Người nhạc sĩ của âm vang vui tươi, rộn ràng này đã soạn những khúc ca giá trị để lại cho ngàn sau như Ô Mê Ly, Tiếng Hát Với Cung Đàn, Suối Tóc, Giang Hồ, Lãng Tử, Xuân Vui Ca, Ta Vui Ca Vang, Nhớ Bến Đà Giang, Vó Câu Muôn Dặm, Xuân Miền Nam, và nhạc ông còn nhiều lắm...

[center]Image[/center]

Liên khúc mở đầu trên đã do MC Nam Lộc và đặc biệt nữa là MC Thùy Dương giới thiệu, người nữ MC mới vừa trúng tuyển MC qua cuộc tuyển lựa tài năng mới của đài truyền hình SBTN tổ chức vào năm nay 2007. Với giọng nói thật truyền cảm và duyên dáng MC Thùy Dương đã nhấn mạnh với các khán thính giả rằng trong nền âm nhạc Việt Nam chúng ta phải nhắc đến sự đóng góp thật quan trọng của nhạc sĩ Văn Cao, một nhạc sĩ tài ba nhưng lại dũng cảm không khuất phục bạo quyền Cộng sản nên khi còn sống dưới ách độc tài Cộng sản ông đã khí khái tham gia vào phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, chống đối nhà cầm quyền như vậy nên “thiên tài đã mai một”. Dòng nhạc Suối Mơ mà ông đã sáng tác thời tiền chiến, đưa ta vào huyền thoại do ca sĩ Ngọc Hạ trình bày:

Suối mơ!
Bên rừng thu vắng,
giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng.
Ngày chưa đi sao gió vương?
Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương...

Nhạc Văn Cao mang chút thần thoại, chút hoang tưởng đưa hồn ta vào chốn thiên thai có thu, có suối, có nai, có hoa, có gió, có cây, những yếu tố thiên nhiên khiến dòng suối nhạc của Văn Cao trở nên huyều diệu hơn, thơ mộng hơn:

Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối .
Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát.
Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi.

Tiếng hát ngọt ngào của Ngọc Hạ đã đưa tâm hồn người nghe đến một cảm giác thần tiên êm dịu, nơi đó có nguồn nước trong xanh tươi mát chảy dài lê thê, trên bờ có những hoa vàng lá xanh với đàn nai vui đùa thoả thích. Cảnh đẹp nên thơ như thế nhưng lại bị chế độ văn hóa "vô văn hóa" của Cộng sản cho là tiêu cực, khiến người nhạc sĩ tài ba phải tàn lụi, nguồn cảm hứng sáng tác của ông bị mai một thật là đáng tiếc. Thật ra chẳng riêng cho ông mà cho cả kho tàng quý giá của nhạc Việt với một thiên tài khả ái này.

[center]Image[/center]

Tiếp nối với một giọng ca nghệ sĩ trong nước là Kim Tiểu Long đã cất cao tiếng hát với bài Giot Lệ Đài Trang của nhạc sĩ Châu Kỳ. Khi được MC Thùy Dương hỏi rằng thần tượng của Kim Tiểu Long trong lãnh vực ca hát là ai thì Kim Tiểu Long trả lời không chút ngập ngừng là ca sĩ Tuấn Vũ. Tuấn Vũ được quần chúng nhà ái mộ vì chất giọng đặc biệt của anh.

Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng
Ngày xưa ai quyền quý cao sang
Em chính em ngày xưa đó
Ước xây đời lên tột đỉnh nhân gian

Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn
Ngày xưa ai nghệ sĩ lang thang
Tôi chính tôi ngày xưa đó
Cũng đèo bồng mơ người đẹp lầu hoa

Kim Tiểu Long hát rất hay, người ca sĩ đã đạt tiêu chuẩn khi trình diễn bài ca này, rất đúng với ý của nhạc sĩ Châu Kỳ, lúc tác giả mới gặp người con gái đoan trang quyền quý, rồi bẵng đi một thời gia khá lâu ông gặp lại cũng người con gái ấy thì hoàn cảnh nàng lúc này đã sa sút nghèo nàn cùng khổ. Cuộc đời “dâu bể bể dâu”, nay giầu có mai điêu tàn nào ai biết được tương lai.

Còn đâu đâu lá ngọc cành vàng
Còn đâu đâu quyền quý cao sang
Em chính em ngày xưa đó
Ðến bây giờ phiêu bạt giữa trần gian

Ðời tôi vẫn tiếng nhạc cung đàn
Ðời tôi vẫn nghệ sĩ lang thang
Em, em nhớ xưa rồi em khóc
Tôi thoáng buồn tuôn giòng lệ đài trang

Hình như có khán thính giả ở những hàng ghế dưới chạnh lòng tưởng nhớ tới cuộc đổi đời năm 1975 đã hiểu Châu Kỳ bằng ánh mắt long lanh. Nghĩ lại những thăng trầm khổ ải mà toàn dân Việt phải gánh chịu suốt nhiều thập niên qua, cho đến bây giờ nhiều người vẫn còn bị triền miên thống khổ trong cảnh không nhà vì bị bạo quyền phá nhà, cướp đất.

[center]Image[/center]

Tiết mục nổi cồn là hợp khúc Làm Quen và Sầu Đông tạo sự xôi động với Mai Lệ Huyền vẫn được coi là nữ thần cuồng nhiệt của nhạc kích động đã hát với nam ca sĩ Đoàn Phi. Khi MC Việt Dzũng hỏi Mai Lệ Huyền ai là thần tượng của cô thì Mai Lệ Huyền cho biết chính là nghệ sĩ Hùng Cường hát cải lương, quá mê! Ấy thế mà Hùng Cường lại nhào ra hát tân nhạc, thế là cô có dịp hát chung, và khán thính giả thích nên trở thành cặp bài trùng. Rồi MC Việt Dzũng cho biết Hùng Cường đã ra đi vĩnh viễn nhưng cũng còn rất may là cặp song ca của nền ca nhạc VN vẫn còn tái ngộ được với khán thính giả dù không phải bằng xương bằng thịt nhưng bằng tiếng hát và hình ảnh cũ thần tượng Hùng Cường của qua nhạc phẩm Làm Quen của nhạc sĩ Anh Quân:

Xin chớ theo em hoài mãi trên đường
(Sao cứ theo hoài mãi trên đường)
Ðể mặc em đi với phố buồn
Xin chớ theo hoài mãi trên đường
Dù thực lòng nhìn anh rất dễ thương
Trên phố dẫu đông người
Cô gái kia dù xinh
Ðừng có ngó theo người ta
Chưa biết nhau bao giờ sao cứ muốn làm quen
Dù thực lòng nhìn anh rầt dễ thương

Cùng giọng ca trẻ Đoàn Phi mang chất âm hưởng của giọng ca Hùng Cường đã trình bày nhạc phẩm Sầu Đông, một ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Khánh Băng mà trước đây chính nghệ sĩ Hùng Cường cũng đã nổi tiếng qua ca khúc này. Nhạc phẩm được hát bởi Mai Lệ Huyền và Đoàn Phi.

Chiều nay gió Đông về, dừng chân trên bến xưa
Đời trai gió sương, về thăm cố hương.
Tìm bao nhớ thương, mà sao phố phường vắng.
Tình sầu lạnh buốt đêm trường.
Rồi ngày mai sẽ ra đi phương trời
Biết đâu trên đường vạn nẽo từ ly
Biết đâu cuộc đới ngày mai đổi thay
Mà tôi vẩn còn .. nhớ .. nhớ .. nhớ
Phút giây ban đầu.

Ngại ngùng bước chân buồn, em đã sang ngang rồi
Đành thôi nhớ mong, gởi theo gió Đông.
Tình yêu giá băng vào nơi cuối trời nhớ
Sầu Đông còn đến bao giờ.


Tiếp theo ngay sau đó MC Nam Lộc và Thùy Dương đã giới thiệu hai ca sĩ Anh Khoa và Dalena hát bài Dư Âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý:

Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ
Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ
Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn gió
Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời

Anh yêu tiếng hát êm như lời nguyền đẹp bao ước mơ
Anh như lầu vắng em như ánh trăng reo muôn ý thơ
Muốn nói cùng em đôi lời trìu mến....
Tim anh băng giá đang nhại ngùng câu năm tháng mong chờ


Qua hình ảnh video clip trình chiếu cho thấy hình ảnh gia đình của một nghệ sĩ nghèo nàn Nguyễn Văn Tý sau nhiều năm bị chôn vùi tài năng trong chế độ Cộng sản chỉ có nền văn hóa một chiều, văn nghệ sĩ không được quyền tự do sáng tác ngoài việc được viết lách chỉ để ca ngợi đảng và chế độ. Vì thế nên nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý rất bất mãn với chế độ Cộng sản, ông đã thẳng thắn phê bình nó là một chế độ vô lương tâm. Bài Dư Âm do ông sáng tác hồi thời tiền chiến, được coi là nhạc phẩm trữ tình, đã đi vào lòng người một cách sâu đậm, mà Anh Khoa và Dalena trình bày hôm nay.

Kế đến MC Việt Dzũng phỏng vấn nữ ca sĩ Băng Tâm rằng thần tượng của cô là ai thì được cô cho biết chính là ca nhạc sĩ Duy Khánh. Băng Tâm trước đây theo học lớp nhạc của Duy Khánh. Cũng để nhắc nhớ về nghệ sĩ tài ba này, một đoạn ngắn video clip đã được trình chiếu cho khán thính giả thưởng ngoạn. Và bài Thương Về Miền Trung của nhạc sĩ Duy Khánh và Chuyện Ba Mùa Mưa của Lê Minh Bằng đã đươc hai ca sĩ Đặng Thế Luân và Băng Tâm trình bày.

Đã bao lâu rồi không về Miền Trung thăm người em
Nắng mưa đêm ngày cách trở, giờ xa xôi đôi đường
Người hỡi! Có về miền quê hương thùy dương
Nước chảy còn vương bao niềm thương,
cho nhắn đôi lời.

Dẫu xa muôn trùng tôi vẫn còn thương sao là thương
Nhớ ai xuôi thuyền Bến Ngự đẹp trăng soi đêm trường
Và nhớ tiếng hò ngoài Vân Lâu chiều nao
Ước nguyện đẹp duyên nhau dài lâu
Xa rồi còn đâu.

Một bản nhạc Pháp được chuyển ngữ bởi nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng là “Búp Bê Không Tình Yêu” (tức "Poupée de cire, poupée de son" của nhạc sĩ Serge Gainsbourg vào năm 1965, đã đưa France Gall lên đài danh vọng), bài hát này tại Sài Gòn trước năm 75 ca sĩ Thanh Lan đã hát rất thành công và giờ đây người ca sĩ trẻ nối tiếp tiếng hát, giọng ca dễ thương Doanh Doanh. Thái Doanh Doanh là ái nữ của đôi thi văn tài Ái Cầm và Thái Tú Hạp, họ là chủ nhân tuần báo SaigonTimes tại thành phố Rosemead (thuộc Los Angeles). MC Việt Dzũng có hỏi Doanh Doanh rằng thần tượng của cô là ai, Doanh Doanh cho biết là Việt Dzũng, Lưu Đức Hòa và Thanh Lan. Nữ ca sĩ Thanh Lan đã kỳ cựu trong ngành ca hát thuộc thế hệ đi trước, cô đã từng trình diễn bài Búp Bê Không Tình Yêu vào cuối thập niên 60, một thời dĩ vãng của Saigon, rất thịnh hành vào thời gian của phong trào nhạc chuyển ngữ nhạc xứ người, lời xứ Việt vàng son đó. Để nhớ lại thời gian đã qua hôm nay được ca sĩ Doanh Doanh thuộc thế hệ đi sau trình bày sau khi Thanh Lan đã hát bài “Oh Mon Amour”, nhạc và lời của ca nhạc sĩ Christophe. Âm vang nghe quen thuộc:

Tôi như con búp bê bằng nhựa
Một thứ búp bê thật xinh xắn
Đừng để trong trái tim nghìn muôn ca khúc
buồn vui nhớ mong khóc thương mơ mộng

Sáng láng tươi vui như hàng ngàn vạn
búp bê xinh lồng khung kính
Nhìn đời mê đắm như kẹo thơm thơ ấu
Lòng như đóa hoa trong ngày đầu xuân

Thơ ngây vui ca dưới nắng hồng
Tâm hồn dại khờ chẳng giấu chút gì
Rong chơi vui ca suốt tháng ngày
Vấn đề hàng ngàn hàng vạn đều ca

Đến phiên ca sĩ Quốc Khanh ca bài Niệm Khúc Cuối của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, MC Nam Lộc giới thiệu một video clip về Sĩ Phú vì đây là thần tượng của người ca sĩ trẻ Quốc Khanh, người vừa đoạt giải thưởng tuyển lựa tài năng mới năm 2007 do đài truyền hình SBTN tổ chức. MC Thuỳ Dương đã giới thiệu bài Niệm Khúc Cuối song ca bởi hai giọng ca Sĩ Phú (ghép nhạc và hình rất khéo) và Quốc Khanh:

Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây
Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy
Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em

Dựa vai nhau cho nhau yên vui ấm áp cuộc đời
Tìm môi nhau, cho nhau rã nát, rã nát tim đau
Vừa đôi tay, ước muốn tù đầy,
Tóc rối bạc màu vết dấu tình sầu
Nhìn em, nhìn em giây phút, muốn nói yêu em


Đến mục chuyển tiếp phần ca Cải Lương do Ngọc Huyền trình diễn, MC Việt Dzũng hỏi Ngọc Huyền ai là người mà Ngọc Huyền coi là thần tượng, thì Ngọc Huyền đáp rằng từ thuở nhỏ nàng đã coi Thanh Nga là thần tượng, mà nổi bật nhất là vở tuồng Tiếng Trống Mê Linh.
Một video clip của vở tuồng cùng tên với hai tiếng hát của Thanh Nga và Ngọc Huyền làm sống lại những ngày xưa thân ái. Đôi dòng về người nghệ sĩ hồng nhan nhưng vắn số này như sau:

[center]Image[/center]

Thanh Nga tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31/ 7/1942 tại Tây Ninh. Cô là con gái của bà bầu Thơ nổi tiếng, mà một thời là trưởng đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Cô cũng là chị gái của nghệ sĩ hài Bảo Quốc. Lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên sân khấu với những vai đào con trong các tuồng như Phạm Công - Cúc Hoa, Đồ bàn di hận, Lửa hờn; rồi các vai chính trong Người vợ không bao giờ cưới, Bên cầu dệt lụa, Bóng tối và ánh sáng, Thái hậu Dương Vân Nga, Tiếng trống Mê Linh. Khi thủ vai Trưng Trắc trong Tiếng Trống Mê Linh, thì Thanh Nga đã đạt tột đỉnh cao danh vọng.

Thanh Nga được coi là ngôi sao cải lương nổi tiếng nhất, tài sắc vẹn toàn nhất trong giới cải lương trong thập niên 70. Theo lời đồn, có thể sự thành công đó cũng là nguyên cớ mang bất hạnh tới cho cô. Ngày 26/11/1978, nghệ sĩ Thanh Nga cùng chồng là ông Phạm Duy Lân bị sát hại lúc họ đang trở về nhà, sau khi Thanh Nga vừa diễn xong vở Thái hậu Dương Vân Nga của soạn giả Huy Trường ở rạp Cao Đồng Hưng, tại Gia Định. Khi về đến trước cửa nhà, một kẻ lạ mặt đã bắn chết hai vợ chồng trước sự chứng kiến của con trai cô. Vụ án mạng này kết liễu vợ chồng cô đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

[center]Image[/center]

Tiết mục tiếp nối qua hai bài nhạc về quê hương. Nhạc phẩm đầu là Quen Nhau Trên Đường của nhạc sĩ Thăng Long và Đức Nội:

Chiều nay có phải anh ra miền Trung?
Về thăm quê mẹ chờ em về cùng ..
Rồi ta sẽ đi chung chuyến tầu.
Về đến sông Hương Bến Ngự.
Để nhìn trăng soi cuối thôn

Viễn ảnh thanh bình ấy làm sao xuyến lòng, người thanh niên trai gái vừa gặp nhau họ đã quyến luyến nhau và thương nhau nhiều hơn. Nhưng nàng xác quyết rằng “Thương anh không phải vì tình thương, không phải vì sang giàu, mà vì cùng chung chí hướng, thương anh, thân dãi dầu nắng dầm mưa, băng rừng sâu suối ngàn, mong ngày ca vang khúc khải hoàn”.

Gặp anh em lại thương anh nhiều hơn,
Ngày đêm lo giữ giang sơn vẹn toàn .
Dù sương gió gây bao phũ phàng,
Đã có em đây sẵn sàng,
Lại gần sưởi ấm tim anh.

MC Viêt Dzũng thì nhận ca sĩ Minh Hiếu là thần tượng, vì Minh Hiếu đã được các anh em chiến sĩ VNCH mến mộ và đã tặng Minh Hiếu danh hiệu Hạ sĩ nhất danh dự của QLVNCH và cô ca sĩ Minh Hiếu đã nổi tiếng với ca khúc Quen Nhau trên Đường Về của nhạc sĩ Thăng Long.
Những kỷ niệm xưa của nhạc sĩ Thăng Long được trình làng qua video clip. Tiếp theo đó Thanh Tuyền với giọng ca nhịp nhàng bài hát Đường xưa lối cũ của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nhắc đến bao nhiêu là kỷ niệm của thôn xóm nghèo, bóng cũ làng quê:

Đường xưa lối cũ,
có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo
Đường xưa lối cũ,
có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi
...
Đường xưa lối cũ,
có mẹ tôi run run trong hôn hoàng
Lòng già thương nhớ,
nhớ đến tôi, lom khom đi tìm con

Những hình bóng của lối mòn xóm nhỏ, những đêm hè có trăng thanh gió mát dịu dàng. Nhưng cũng có những cảnh mẹ già lầm lũi đi tìm con trong tuổi già lưng còng sức yếu. Người nghe bản nhạc Đường xưa lối cũ không khỏi bùi ngùi:

Chạnh lòng thương nhớ những phút xưa, phút xưa qua qua rồi
Lạnh lùng tưởng nhớ bóng dáng ai in sâu trong lòng tôi
Đường xưa còn đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi
Mà hình bóng cũ, thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi....

[center]Image[/center]

Evans một ca sĩ trẻ cho MC Thuỳ Dương biết rằng anh rất ái mộ nhạc sĩ Vũ Tuấn Đức, và cũng qua video clip mà khán thính giả hôm nay đã được giới thiệu về nhạc sĩ này. Đôi song ca Evans và Trish Thùy Trang đã trình bày nhạc phẩm “This Is The Time” thật điêu luyện khi đồng ca và vũ.

Nói về nhạc sĩ Trường Sa, ông là tác giả của nhạc phẩm Khi Còn Gọi Tên Nhau và Một Mai Em Đi. Nguyên là một sĩ quan hải quân QLVNCH ông đã rời Saigon năm 1975 tới đảo Guam, nhưng vì thương nhớ gia đình vợ con còn kẹt lại, ông cũng không ngờ và không biết chính sách của Cộng sản tàn bạo dã man nên đã tự nguyện theo tầu Việt Nam Thương Tín cùng với một số đồng bào chưa hiểu chính sách của Cộng sản nên đã xin hồi hương trở về lại quê hương Việt Nam thân yêu. Nhưng không ngờ tất cả mọi người hồi hương đều bị cộng sản tịch thu hết những gì có được khi trở về, nhiều người trong con tàu đó phải đi cải tạo một thời gian dài hoặc ngắn hạn... Riêng tác giả Trường Sa thì phải đi tù cải tạo đến những mười năm, sau khi ông được thả, ông sang Canada cùng với gia đình định cư tại đây cho đến ngày nay.

Một mai xa nhau xin nhớ cho nhau nụ cười
Cho cuộc tình người hẹn hò nhau đến kiếp mai
Đừng hận nhau nữa lệ nào em khóc cho đầy
Tình đã mù theo sương khói, theo cơn gió lùa tả tơi
...
Một mai em đi gọi gió thả mây về ngàn
Xin tạ lòng người tình ta hư không thế thôi
Đời vui không mấy niềm đau đã chín kiếp người
Lòng đâu phụ nhau thêm nữa khi mai không còn có nhau

Ca sĩ Lệ Thu đã trình bày hai nhạc phẩm Khi Còn Gọi Tên Nhau và Một Mai Em Đi thật xuất sắc. Ca sĩ Lệ Thu là thần tượng của ca sĩ Diễm Liên cũng là minh tinh màn ảnh lớn trong phim Vượt Sóng (Journey From The Fall) đã được trình chiếu khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ, tại Việt Nam thì Cộng sản không cho phép phổ biến những DVD phim này hiện lén lút mua bán trong nước.

[center]Image[/center]

[blue]Sau đây là trích đoạn của báo Lao Động của Cộng sản trong nước:
"Vượt sóng" gợi lại về chủ đề thuyền nhân VN, nhưng nếu xem kỹ sẽ thấy những ngôn từ được sử dụng trong phim dù có khéo sắp xếp vẫn mang đầy tư tưởng hận thù, xuyên tạc và bóp méo sự thật. Những nhà làm phim cho dù cố gắng treo một bức màn dân chủ để ngụy tạo, nhưng khi sự thật được vén lên vẫn chỉ thấy toàn bi kịch, chỉ thấy toàn tiếng súng hận thù cùng những tiếng khóc lạc loài.

"Vượt sóng" hay "BCVN" đồng hành có mặt tại thị trường trong nước cũng tuân theo theo truyền thống mọi năm "Hướng đến quê hương trong mùa tháng tư" (lời dẫn của Asia 54) và vì thế không ngạc nhiên khi những giọng điệu trong những sản phẩm này lại khét mùi chống Cộng của ông bầu Việt Dzũng "cố gắng để giữ lại nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng hoà ở Biên Hoà". Chỉ có thế thì mới mong nhận được nhiều tiền và tranh thủ bán băng đĩa.(Lao Động số 117 Ngày 24/05/2007 )

Nhạc phẩm Chiều Làng Em rất nổi tiếng của nhạc sĩ Trúc Phương do 3 ca sĩ Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm và Phương Hồng Ngọc trình bày.

Quê em nắng vàng nhạt cô thôn
Vài mây trắng dật dờ về cuối trời
Bâng Khuâng tiếng hò qua xóm vắng
Khói lam buồn như muốn ngừng thời gian.

Một chiều anh mới đến
bóng dừa nghiêng gió ru thềm.
Tìm về đôi cánh mầu
mắt em nhìn nói ngàn câu.
Nhớ mãi mấy tình của mẹ quê nâu sồng
của người em mơ mộng,
Và chiều vàng ngát mênh mông
là chiều ấy sang sông em chờ trông.

Anh ơi nhớ về thăm thôn xưa,
Để nghe tiếng ngọt ngào ru bóng dừa
Xa xôi bước người anh lữ thứ
Nhớ thương hoài câu hát chiều làng em.

[center]Image[/center]

MC Nam Lộc có phỏng vấn ba ca sĩ thuộc lò Việt Nhi do nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đào tạo, nhân dịp này khán thính giả được coi video clip về nhạc sĩ Nguyễn Đức mà các ca sĩ đều được mang tên Phương đàng trước tạo thành như một tên họ của một gia đình Việt Nhi, hôm nay người ta được xem sự hiếm hoi trùng phùng của 3 ca sĩ này đã hợp ca bài Chiều Làng Em.
Được biết ca sĩ Phương Hoài Tâm từ lâu ít xuất hiện trên sân khấu, tuy vậy cô vẫn duyên dáng như thuở nào, nhất là mái tóc mode "Phương Hoài Tâm" trở lại sân khấu để gặp gở quý khán giả.

Mục thoại kịch vui MC Nam Lộc và Việt Dzũng đã giới thiệu vở kịch “Kịch và Đời - Đời và Kịch” do các diễn viên Quang Minh, Hồng Đào, Lê Huỳnh và Quỳnh Anh thủ diễn. Vở kịch đã nói lên rằng người ta đang sống thật ở ngoài đời nhưng nhiều khi cũng phải đóng kịch để có thể sống... thật ở ngoài đời.
Tất cả các diễn viên đã thể hiện trọn vai trò của họ trong vở kịch nêu trên.

Ca khúc ngoại quốc Magic Boulevard của nhạc sĩ Feldman Francois, đã được nhạc sĩ Nhật Ngân viết lời Việt lấy tựa đề là Ngày Vui Năm Ấy, trước đây được ca sĩ Ngọc Lan hát. Nay được ca sĩ Don Hồ và Lâm Thúy Vân trình bày. MC Việt Dzũng hỏi Lâm Thúy Vân rằng ai là thần tượng của cô thì được trả lời rằng nữ ca sĩ Ngọc Lan là thần tượng của cô. Tiếng hát thật trữ tình và thanh âm truyền cảm của Ngọc Lan đã đến rồi đi như huyền thoại, để lại trong tâm thức của nhiều người ái mô cô như thần tượng, cô mất đi nhưng những âm điệu ngọt ngào, giọng ca nghe như lôi cuốn trong đêm thanh vắng, xao xuyến tâm hồn khách thưởng ngoạn, điển hình qua những bài Mưa Trên Biển Vắng (Je N'oublierais Jamais) hay Ngày Vui Năm Ấy:

Màn đêm xuống dần
Một mình đơn côi.
Bước chân rã rời
Đôi mi buốt giá.
Thoáng xa tiếng đàn
Kỷ niệm đâu đây.
Nhắc em nhớ hoài
Dĩ vãng hôm nao...

Kế tiếp phần giới thiệu nhạc sĩ Trúc phương. Người ta vẫn không quên những nhạc được ưa chuộng như: Nửa Đêm Ngoài Phố, Buồn Trong Kỷ Niệm, Ai Cho Tôi Tình Yêu, 24 Giờ Phép, Con Đường Mang Tên Em, Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, Kẻ Ở Miền Xa, Tàu Đêm Năm Cũ,… Trúc phương có nhiều nhạc phẩm buồn, mà bài Thói Đời hình như là buồn nhất, vì nó là một định mệnh nghiệt ngã cho ông:

nhau.
Đường thương đau đày ải nhân gian
ai chưa qua chưa phải là người !
Trong thói đời, cười ra nước mắt !
Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu.
Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao,
còn gian dối cho nhau

Người yêu ta rồi cũng xa ta
nên chung thân ta giận cuộc đời !
Đôi mắt nào từng đêm buốt giá !
Bên chiếu chăn tình xa nhịp thở,
Tiền đổi thay khi rủ cơn mê
để chua xót trên lối về !

Thật đúng vậy, thói đời là thế cho nên Trúc Phương viết tiếp: “Rượu trần ai gội niềm cay đắng. Những suy tư in đậm cuộc đời, mình còn ai đâu để vui khi trót xa vũng lầy nhân thế, cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi”.

Rồi khi nhạc sĩ Trúc Phương lâm vào cảnh trắng tay vì nhiều lần mưu toan vượt thoát ách cộng sản thất bại, lâm vào hoàn cảnh khốn cùng thì: “Bạn quên ta tình cũng quên ta nên trắng đêm thui thủi một mình! Soi bóng đời bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngời lên tròng mắt. Đoạn buồn xa ta đã đi qua, ngày vui tới, ôi còn xa”. Ôi, sao như tiền định bởi lời ca mà ông viết “ngày vui tới, ôi còn xa...”, đoạn video clip về cuộc đời nhạc sĩ Trúc Phương thật đáng thương tâm chẳng khác gì bài ca Thói Đời mà ông đã sáng tác! Khán giả đã thấy cuộc đời ông sống lây lất bần cùng, vì sau biến cố đau thương tháng 4-75, rất nhiều lần ông đã mưu toan vượt biên đi tị nạn Cộng sản, nhưng lại bất thành, phần nghèo vì tiền bạc kiệt quệ, nên ông phải sống trong cảnh vô cùng khổ sở đến nỗi phải mướn chỗ ngủ trên một manh chiếu rách tại xa cảng miền Tây Phú Lâm, Chợ Lớn. Và rồi đúng như bài Thói Đời mà ông đã sáng tác như một lời định mệnh tiên tri sẵn như bài nhạc xót xa, bi đát. Đôi khi trong đời sống có những tác phẩm tiền định cuộc đời người nhạc sĩ. Người ta vẫn còn nhớ nhạc sĩ Y Vân đã sáng tác bài “Sáu Mươi Năm Cuộc Đời” cũng như lời tiên tri, và ông mất đúng vào tuổi sáu mươi như trong bài nhạc mà ông đã viết.

[center]Image[/center]

Bài Thói Đời được Đan Nguyễn cùng hát với ca sĩ Chế Linh mà Đan Nguyễn coi là thần tượng, anh đã song ca bài Thói Đời với thần tượng Chế Linh vì anh có một giọng ca khá giống Chế Linh làm khán thính giả rất thích thú.

Một video clip giới thiệu về nhạc sĩ Sỹ Đan, một nhạc sĩ có thể xử dụng nhiều khí cụ âm nhạc, sáng tác nhiều, và là một trong những phù thủy hòa âm của trung tâm Asia. Khi được MC Thùy Dương hỏi về bóng hình người thần tượng. Anh thố lộ người ấy chính là thân phụ của anh. Chính ông là người khuyến khích, đưa đường để anh đến gần với âm nhạc khi còn nhỏ. Thân phụ của anh chính là Giáo sư Nguyễn Sỹ Tế, và đây là mẫu thần tượng khá phổ thông, từ người thân trong gia đình.

"... Đừng hỏi vì sao, anh đã yêu em - Đừng hỏi vì sao tim anh bây giờ riêng bóng hình em - Đừng hỏi vì sao em nhé - Nếu đã biết anh yêu em - Đừng hỏi vì sao em nhé - Hãy đến với nhau chia ngày vui - Núi cao biển xanh, sóng xô êm đềm - Mình yêu nhau nhé em - Em, dấu yêu của anh - Đến đây vui vầy - Đời không có bao lâu.
Đừng hỏi vì sao, anh đã yêu em - Đừng hỏi vì sao, anh đưa em đi, theo những bước chân -Đừng hỏi vì sao, anh đã yêu em - Cuộc đời từ đây anh xin dâng người dâng."

Bài Đừng Hỏi Tại Sao được MC Thuỳ Dương giới thiệu để hai ca sĩ Lê Nguyễn hát bài tình ca của Sỹ Đan và đệm vào đó Chosen bè lời rap tạo nên một hoạt cảnh sinh động.

Kế tiếp là một tiểu khúc cải lương Cô Gái Bán Sầu Riêng là một trong số những vở ca kịch thành công nhất của nghệ sĩ Minh Cảnh, do soạn giả Viễn Châu biên soạn. Y Phụng cho biết thân phụ là nghệ sĩ Minh Phụng rất ái mộ nghệ sĩ Minh Cảnh, hiện nay ông đang sống với gia đình tại thành phố Houston, TX. Vì lý do tuổi tác nên ông không còn trình diễn nữa. Trong show hát ngày hôm nay, xem như lần đầu tiên sau hơn 40 năm, vở tuồng này sẽ được dựng lại trên sân khấu, qua phần trình diễn của Y Phụng cùng thần tượng ca nhạc của cô là nam danh ca cổ nhạc Minh Phụng.

Tiếp đến MC Việt Dzũng và Thuỳ Dương giới thiệu và được trình chiếu một video về nhạc sĩ Đỗ Lễ để cho hai ca sĩ Nguyên Khang và Y Phương hát nhạc phẩm Tình Phụ:

Chuyện tình mười mấy năm qua nay bỗng xót xa những khi sầu dâng.
Còn đâu ngày quen biết nhau đã yêu em rồi, yêu cả cuộc đời.

Khi em đã phụ lòng anh, nỡ phụ lòng anh,
đau thương để lại xót xa vô vàn.
Chỉ là bội ước những lời hẹn thề mà lòng tái tê.

Nhạc tình ca của Đỗ Lễ nhuốm nét buồn nhiều như đổ vở, dang dở, không trọn vẹn từ Sang Ngang, Oan Trái, Giận Hờn, Tann Vỡ, Hận Tình, Tuyệt Tình, Tình Buồn,... và đến Tình Phụ, nhạc buồn làm cho ta chút gì bùi ngùi, thương cảm cho kẻ bị tình phụ, những câu hát nghe như thật thiết tha như lời van nài: “Thôi nhé em còn hận tình này, bao nhiêu đắng cay, hãy cố quên đi, đem chôn vùi vào ngày thật buồn, cho anh cô đơn mãi mãi mà thôi”.

Khán giả cũng được xem một video clip về tiểu sử cũng như cuộc đời của nhạc sĩ Đỗ Lễ. Tên thật là Đỗ Hữu Lễ, ông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941 tại Hà Nội, tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ khi mới được 14 tuổi. Vào năm 1965 đã từng chiếm Huy Chương Vàng trong một cuộc thi Lực Sĩ Ðẹp.

Ðỗ Lễ đã sáng tác trên 700 nhạc phẩm, trong số có nhiều bài nổi tiếng. Ðặc biệt nhất phải kể đến là Sang Ngang (sáng tác vào năm 1956) và Tình Phụ. Nhạc phẩm sau ông viết vào năm 1970 sau khi chia tay với người vợ đầu tiên là Hoài Xuân. Nhạc phẩm này cũng đã được tuyển chọn vào vòng chung kết những nhạc phim hay tại tại Ðại Hội Ðiện Ảnh Á Châu tổ chức tại Tokyo vào đầu thập niên 70. Ðó là nhạc phẩm chính trong phim Sóng Tình với diễn viên chính là Thẩm Thúy Hằng. Thêm vào đó là những nhạc phẩm tình cảm đặc sắc khác như Tan Vỡ, Tuyệt Tình, Tàn Phai, Dại Khờ, vv...

Trước năm 75, lớp dạy nhạc của ông trên đường Trương Minh Giảng từng là một nơi qui tụ nhiều học sinh nhất. Sau đó lớp nhạc của ông vẫn tiếp tục được các học sinh ghi danh rất nhiều nên anh đã có được một đời sống sung túc.. Chương trình Thời Trang nhạc tuyển của Ðỗ Lễ cũng là một trong những chương trình truyền hình rất thu hút khán giả trước năm 75, cùng một lúc ông đứng ra kinh doanh về nhiều mặt hàng âm nhạc như thành lập hãng đĩa, hãng băng và xuất bản nhạc. Ngoài ra ông còn thực hiện những chương trình ca nhạc cho một số phòng trà và vũ trường ở Sài Gòn trước năm 75.
Ra khỏi nước sau biến cố Tháng Tư, 1975, Ðỗ Lễ đã trở về thăm Việt Nam Tháng Ba, 1997, và chết bất ngờ. Những người còn ở lại Sài Gòn khi ấy nghe tin ông qua đời với nghi vấn là một cuộc tự vận.

Khán thính giả đã chua xót thay cho người Tình Phụ, khổ lụy vì yêu rồi phụ tình nhau. Những bài hát tình ca đã được dàn dựng bời Trung Tâm ASIA như là cốt ý đưa tâm hồn tác giả đi từ đáy sâu của cuộc tình buồn tan vỡ, không trọn vẹn đến bài ca trái ngược về ý nghĩa, một thứ hạnh phúc lý tưởng về gia đình mà cuộc sống này rất cần có.

Ba là cây nến hồng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh A...
Thắm sáng một gia đình

Bài nhạc tình ca này tôn vinh hạnh phúc gia đình, mà trong đó cha là ngọn nến hồng yêu thương, mẹ là ngọn nến xanh màu hy vọng, con như ngọn nến hồng được thương yêu,... một tác phẩm của ca nhạc sĩ Ngọc Lễ và Phương thảo đồng sáng tác, bài này được hát với các giọng ca Ngọc Lễ, Phương Thảo và hai con của họ là Bé Na và Bé Nấm:

Gia đình gia đình
Ôm ấp những ngày thơ
Cho ta bao kỷ niệm thương mến
Gia đình gia đình
Vương vấn bước chân ta đi
Ấm áp trái tim quay về

Nhìn hoạt cảnh gia đình khi cả 4 cha mẹ vừa đàn, vừa hát, khi hai cháu nhỏ phụ họa giọng ca với nét mặt hồn nhiên hân hoan trong khung cảnh hạnh phúc cho tuổi thơ. Chúng tôi rất thích khía cạnh này của cuộc đời. Niềm tin yêu của hạnh phúc gia đình gắn bó nên được đề cao, cho trẻ thơ an vui, cho những ngọn nến nhỏ theo những ngọn nến lớn, như sự che chở của mái nhà êm ấm cho trẻ thơ...

Lung linh lung linh tình mẹ tình cha
Lung linh lung linh cùng một mái nhà
Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui
Lung linh hai tiếng gia đình
Lung linh hai tiếng gia đình …

[center]Image[/center]

MC Nam Lộc đã phỏng vấn Ngọc Lễ và Phương Thảo và được biết rằng hai nghệ sĩ này kết hợp thành một gia đình rất hạnh phúc, có hai cháu gái là Bé Na và Bé Nấm ngoan ngoãn lại có máu nghệ sĩ giống bố mẹ. Trên sân khấu này hôm nay cả gia đình cùng hợp ca một bài ca do chính bố mẹ sáng tác để tôn vinh sự an bình êm ấm của một gia đình yên vui trong hạnh phúc. Thật đáng khen ngợi trong xã hội phức tạp mà chúng ta đang sống, một bài hát diễn đạt tất cả những gì tuổi thơ cần thiết nhất: bố, mẹ và hạnh phúc gia đình. Những chống đối, những nghi kỵ lẫn nhau bên lề của buổi hát trong ý nghĩ riêng tư của cá nhân chúng tôi giữa khung cảnh mâu thuẩn trong và ngoài là sự kiện sai lầm và vô lý.

MC Nam Lộc giới thiệu nữ ca sĩ Bảo Yến trình diễn nhạc phẩm Anh Còn Nợ Em của nhạc sĩ Anh Bằng, bằng giọng ca truyền cảm sẵn có. Ca sĩ Bảo Yến sinh ra và lớn lên tại Thành Nội Huế. Xuất thân từ gia đình nặng nợ với âm nhạc, được cha mình là ca sĩ Thủy Triều rèn luyện và chuẩn bị cho bước đường nghệ thuật rõ nét từ bé, được nuôi dưỡng từ những giọng hò trên sông Hương, núi Ngự, những dòng thơ nhạc chảy trong huyết mạch của người dân xứ Huế và của bố mẹ, Bảo Yến đã có một chất giọng ngọt ngào thiên phú, một phong cách và một giọng ca buồn trữ tình mang đượm nét của thành phố cổ kính... Bảo Yến đã diễn tả nét ngân dài ray rứt:

Và còn nợ em
Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ
Anh còn nợ em

Tiếp theo nữ ca sĩ Thiên Kim ca bài Một Thời Đã Xa của nhạc sĩ Trường Huy, lời ca lưu luyến:

Đừng buồn anh hỡi khi lỡ nói yêu em rồi
Bận lòng chi nữa hỡi anh xin hãy quên em đi
Giây phút bên nhau anh sẽ quên mau
Chỉ có em thôi giữ mãi bóng hình xưa

Và sau cùng nhạc phẩm Tình Yêu và Tình Người của nhạc sĩ Trúc Hồ trước khi chấm dứt chương trình. Nhạc phẩm cuối cùng này Trúc Hồ đã nói lên sống ở trên đời chúng ta có hai thứ tình đó là tình người, tức là tình đồng loại chúng ta đối với tha nhân, và tình yêu, tình cảm riêng tư với người mà chúng ta thương mến. Đây là hai khía cạnh trong cuộc sống mà hầu như mọi người chất chứa trong tim hay trong ý nghĩ.

[center]Image[/center]

MC Nam Lộc, Thùy Dương và Việt Dzũng cả ba lần lượt thay phiên nhau nói những lời cuối để kết thúc buổi hát live show Asia - 55. Nam Lộc đã tóm tắt tất cả 75 năm âm nhạc Việt Nam kể từ khi những giòng nhạc đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, trải qua bao thăng trầm và biến đổi từ những ca khúc nhạc Tây, lời Ta của những thập niên 1930, hoặc những sáng tác đượm nét Thánh Ca trong những thập niên 40, đến những ca khúc viết theo thể loại nhạc giao hưởng của thập niên 50, rồi những nhạc phẩm thật trong sáng và tươi vui, bên cạnh những tình khúc lãng mạn mượt mà như dòng sông như suối nhạc. Dòng nhạc Việt Nam đã trỗi dậy để âm nhạc Việt Nam ghi lại những chứng tích lịch sử của cả một dân tộc có văn hóa, yêu nghệ thuật và đầy tình người.

MC Thùy Dương cho đại ý rằng dù không thể nào kể hết những ca khúc đã được yêu mến, những nhạc sĩ đã để lại cho đời những tác phẩm bất hủ, những tiếng hát, những tiếng đàn đã không còn hiện diện bên cạnh chúng ta trong ngày hôm nay, cũng như những khuôn mặt mới đang tiếp tục sáng tác và trình diễn để làm giầu thêm cho dòng nhạc Việt vẫn đang tuôn chảy, vẫn bồi đắp thêm những phù sa vui buồn vào lòng người nghe và những kỷ niệm không bao giờ phai.

Việt Dzũng tiếp lời nói rằng mỗi bài ca là một câu chuyện, mỗi nghệ sĩ là một bức ảnh để lại trong lòng người thưởng ngoạn những buồn, thương, nhung nhớ, cho dù còn sống hay đã qua đời, vì họ đã đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt Nam bằng chính trái tim của họ, bằng lời ca tiếng nhạc, để làm cho đời sống trở nên đẹp đẽ hơn, thơ mộng hơn, đượm tình hơn, vui tươi hơn, hay kể cả buồn thảm hơn, để làm cho con người trở nên phong phú hơn, cho dù đó là tình yêu, hay tình người.
Nhạc phẩm chia tay giả từ này được diễn tả bởi đôi song ca nam nữ Lâm Nhật Tiến và Nguyễn Hồng Nhung. Tưởng cũng nên biết nữ ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung, mới đến từ Việt Nam, nhưng đã can đảm bước lên sân khấu đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ trong chương trình gây quỹ để xây dựng tượng đài nạn nhân Cộng sản tổ chức tại Nam California vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Tượng đài này đang được xây dựng ngay giữa thủ đô Hoa Thịnh Đốn để tuởng niệm những người đã bị giết hại dưới những chế độ CS bạo tàn trên khắp thế giới.

Nếu phải mất tất cả
những gì tôi đang có
Thì với tình yêu tôi làm lại từ đầu
Thế giới này đã mở rộng đón tôi
Thế giới này sẽ mở rộng đón em và tôi,
thêm một lần nữa với tất cả tình yêu

Cùng xuất hiện để hát lên nhạc phẩm Tình Yêu và Tình Người là những tiếng ca của các nghệ sĩ đã góp mặt trong chương trình này.

Rồi mai đây nắng tươi trong bình minh
Dù bao tâm tối vẫn luôn niềm tin
Tình yêu sẽ dắt đưa ta đến nơi xây trên tình người
Cùng nhau ta hát vang lên bài ca
Tình yêu không biết phân chia màu da
Tình người sẽ mãi luôn luôn với ta cho thế giới bình an
Và tình yêu ngời sáng bên trời
Và tình yêu còn mãi trên đời

[center]Image[/center]

Suốt hơn bốn giờ đồng hồ, chương trình Asia - 55 trình bày những nhạc phẩm trong vòng 75 năm âm nhạc Việt Nam trên sân khấu hoành tráng tại hý viện La Mirada. Như chủ đích "Hát với thần tượng" mà chương trình phỏng vấn từng ca hay nhạc sĩ, ý nghĩa thần tượng ca nhạc là người mà mỗi nghệ sĩ được hỏi để nói về người mình yêu mến, mẫu người mình ái mộ.

Và đó là toàn bộ nội dung của Asia -55: “75 Năm Âm Nhạc Việt Nam - Kỳ thứ II “Hát Với Thần Tượng”, một sản phẩm văn hóa nghệ thuật có nội dung gần gủi với cuộc sống, một tác phẩm nối tiếp trong bộ sử liệu âm nhạc cần được đồng hương khuyến khích, cần được thực hiện tiếp tục sưu tập thêm nhiều nữa trong vườn âm nhạc phong phú của Việt Nam chúng ta.

Tạ Xuân Thạc và Vương Thư Sinh
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Tiếng đàn độc đáo: Đỗ Đình Phương

Vĩnh Phúc

Trong lãnh vực âm nhạc, chúng ta có nhiều nhạc sĩ tài hoa đã từng để lại cho đời những tác phẩm giá trị làm phong phú nền tân nhạc Việt Nam. Chúng ta cũng không thiếu những nghệ sĩ diễn tấu có khả năng nghiêng ngửa với các danh cầm thủ của thế giới. Điển hình như trong lãnh vực trình tấu dương cầm thì tài năng trẻ Đặng Thái Sơn đã làm rạng danh dân Việt. Nhưng xem chừng như về môn độc tấu Tây ban cầm cổ điển, cho tới giờ này chúng ta mới chỉ có duy nhất tiếng đàn của Đỗ Đình Phương mà thôi.

Đỗ Đình Phương không thuộc thế hệ cùng trang lứa với Đặng Thái Sơn. Người của Miền Nam (tức Việt Nam Cộng Hòa) đã từng được nghe tới tên tuổi người nhạc sĩ này từ năm 1960, là thời gian anh được báo chí đề cập tới sau khi tốt nghiệp thủ khoa Tây ban cầm cổ điển trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Ngay sau đó, mới 20 tuổi, anh được mời giảng dạy tại Trường Âm nhạc và Mỹ Thuật Huế trong 2 năm, rồi về Sài Gòn dạy tại ngay ngôi trường mà anh đã xuất thân trong suốt 13 năm kế tiếp, cho đến ngày Miền Nam bị mất về tay người cộng sản. Ngoài công việc giảng dạy ở trường Âm nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn, Đỗ Đình Phương còn tham gia trong các ban nhạc của các đài truyền thanh và truyền hình, đặc biệt là anh chơi trong giàn hòa tấu do nhạc sĩ Vũ Thành điều khiển. Song tiếng đàn của Đỗ Đình Phương không chỉ dành để cống hiến riêng cho khách thẩm âm Miền Nam. Nó đã vượt sông Bến Hải để tới với cả dân Miền Bắc trong khúc nhạc hiệu mở đầu của chương trình phát thanh Mẹ Việt Nam, đặc biệt hướng về đồng bào sống bên kia vĩ tuyến 17. Vì thế cho nên sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 có một số người từ Hà Nội vào Sài Gòn cố đi tìm để chỉ mong được nhìn mặt người nhạc sĩ tài hoa có tiếng đàn độc đáo mà họ đã được nghe ( lén ) trên làn sóng phát thanh của đài Mẹ Việt Nam trước kia. Nhưng tiếc thay, họ không được toại nguyện, vì người nhạc sĩ đã theo làn sóng người di tản mà rời khỏi Miền Nam rồi.

Nhưng không phải chỉ có người Việt biết tài năng của anh, mà cả người Philippines cũng đã nghe danh. Cho nên hồi năm 1966 anh đã được mời sang biểu diễn tài nghệ trên các hệ thống truyền hình Manila cho khán thính giả khắp nước Philippines thưởng thức.
Điểm lại những nhạc sĩ Việt Nam từ trước tới nay chuyên về nhạc Tây ban cầm cổ điển, ta thấy không có nhiều người. Bởi vì nó đòi hỏi ở người nhạc sĩ ngoài khả năng cao, còn cần rất nhiều công phu điêu luyện. Những người suýt soát cùng trang lứa với anh đã thành danh, có Hồ Đăng Tín, Lâm Tuyền. Vừa chơi nhạc cổ điển nhưng có pha thêm tân nhạc, người ta thấy có Châu Nhi. Một vài tên tuổi khác như Hoàng Bửu, Lan Đài, có viết sách dạy, bán cũng chạy, nhưng phải nói ngay rằng thực tài chỉ có Hồ Đăng Tín, và đứng đầu sổ chính là Đỗ Đình Phương.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là tiếng đàn của tất cả các nhạc sĩ Việt Nam đều thiếu cái tốc độ và cường độ so với tiếng đàn do các danh cầm thủ quốc tế trình tấu. Những ai đã từng nghe John Williams, Peter Hurford, Christopher Parkening, Julian Bream, hay Narcisco Yepes … hẳn phải công nhận điều này Đó là chưa dám so sánh với nhân vật được coi như số một thế giới về Tây ban cầm cổ điển, danh sư Andre Segovia người Tây Ban Nha. Tiếng đàn của họ như vũ bão, sắc như những đường kiếm xé gió phóng ra. Phải chăng vì âm nhạc chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ : tiếng Việt đơn âm nên nghe chậm chạp và rời rạc ? Riêng trường hợp Đỗ Đình Phương lại vì anh có khuynh hướng thích viết hòa âm cho những bản nhạc của Trịnh Công Sơn mà anh độc tấu, có lẽ vì xu thế thời cuộc? Mà nhạc của họ Trịnh vốn là nhạc để “hát”, thu hút và làm xúc động người nghe nhờ lời hay vì diễn tả đúng tâm trạng và thân phận con người hẩm hiu, đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh… Nó không phải là loại nhạc để trình tấu, không dễ viết hòa âm cho hay (khác với nhạc của Văn Cao chẳng hạn).

Nếu trong lãnh vực thể thao cấu tạo thể chất quan trọng thì trong âm nhạc yếu tố này cũng là điều cần thiết. Ví dụ, nếu một người với chiều cao 1m 60 khó có thể trở thành một đấu thủ bóng rổ xuất sắc, thì một người với đôi bàn tay nhỏ bé, với những ngón tay ngắn ngủn cũng khó trở thành một danh cầm thủ nhạc cổ điển Tây ban cầm được. Đỗ Đình Phương may mắn được Trời ban cho (?) đôi bàn tay với những ngón rất dài. Đó là phần thướng vô giá cho một người để tập luyện nhạc cổ điển Tây ban cầm. Với những ngón tay rất dài anh có thể bao được một âm vực rất rộng trên cán đàn, một công việc nhiều cầm thủ khác không thể làm được. Ngoài ra, công phu tập luyện cũng là điều rất cần thiết và quan trọng. Với Đỗ Đình Phương, không phải anh chỉ có thừa nghị lực để làm việc này, mà phải nói rằng anh có cả một tấm lòng nồng nàn yêu say nghệ thuật, đầy ắp đam mê. Với Đỗ Đình Phương, âm nhạc là không khí, là nước đối với cá – không thể thiếu được ! Ngay từ thời còn trẻ, cũng như bây giờ, anh không ngừng nghỉ say mê tập đàn. Đam mê luyện và chơi đàn đến quên ăn quên ngủ. Phải chăng chính những yếu tố vừa kể đã giúp đưa anh lên đến đỉnh vinh quang ? Cứ xem phong cách Đỗ Đình Phương chơi đàn là đủ thấy anh trân trọng với âm nhạc như thế nào. Khi những ngón tay anh đang trau truốt các nốt nhạc trên phím đàn thì tất cả tâm hồn anh được đặt hết vào đó, thế giới hiện vật xung quanh tự nhiên bị xóa hẳn, triệt tiêu. Và điểm đáng nói nhất ở con người Đỗ Đình Phương là anh luôn luôn thiết tha ước mơ được trình diễn, được có nhiều dịp cống hiến tiếng đàn cho tha nhân.

Đã từ lâu nay, khách thẩm âm vẫn không ngừng ngóng trông những tài năng mới xuất hiện trong lãnh vực nhạc cổ điển Tây ban cầm. Nhưng hình như hiện tượng “làn sóng sau trùm làn sóng trước” không thấy xảy ra trong đại dương mênh mông nhạc cổ điển này. Tất cả những người đã thành danh như Phùng Tuấn Vũ ở trong nước, Võ Tá Hân, Đặng Huy Hoàng… ở hải ngoại, đều vẫn chưa phải là những nhân vật có thể ngồi cùng chiếu với Đỗ Đình Phương. Hình như chính những thành viên của Hội Ái Hữu Guitar vùng Orange County cũng mặc nhiên coi Đỗ Đình Phương là một cổ thụ trong vườn nhạc Tây ban cầm cổ điển (?).

Nhưng dù là cổ thụ cũng không thể cứ đứng mãi mà không bị ảnh hưởng bởi sự tác hại của thời gian. Đỗ Đình Phương chỉ còn 3 năm nữa là bước vào tuổi “cổ lai hy” thế mà đã suýt soát nửa thế kỷ rồi, chưa thấy có tiếng đàn nào có thể thay thế tiếng đàn của anh. Nửa thế kỷ tới, liệu có tên tuổi nào xuất hiện để tiếp nối tài năng Đỗ Đình Phương chăng?
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Paris Hilton mất ăn mất ngủ trong tù
Người đẹp tóc vàng thừa nhận với gia đình rằng cô hoàn toàn suy sụp sau ba ngày vào trại. Cô khóc òa trong điện thoại và kể về cuộc sống lạnh lẽo, trống vắng trong phòng giam.

Sau khi vào nhà tù Regional Century ở Los Angeles (Mỹ) hôm 3/6, Paris được phát ba tấm chăn nhưng không có gối. Tiếng la hét, đập phá của các tù nhân khác cùng phòng giam sáng choang khiến cô không ngủ nổi. Một nguồn tin tiết lộ: "Paris sợ lắm. Cô ấy gọi điện thoại cho luật sư và gia đình nhưng không dám nói nhiều vì đã được thông báo rằng cuộc gọi bị ghi âm".

Luật sư Richard Sutton cùng nhà tâm thần học Charles Sophy đã vào trại thăm ngôi sao truyền hình Mỹ. Ông Sophy ngồi với Paris hai giờ để giúp cô giải tỏa căng thẳng. Ông từ chối tiết lộ thông tin về bệnh nhân nổi tiếng với báo chí. Còn luật sư Sutton tuyên bố: "Mọi việc vẫn ổn".

Tờ New York Post đưa tin, ban quản lý của Regional Century đã ưu ái Paris Hilton rất nhiều. Cô không bị khám xét như những tù nhân khác. Toàn bộ khu vực kiểm tra được dọn dẹp sạch sẽ trước khi cô tới và các tù nhân phải ngồi trong những khu vực riêng biệt. Nguồn tin của báo này kể: "Quá trình đăng ký của Paris Hilton diễn ra rất nhanh chóng. Các tù nhân khác mắng nhiếc Paris vì cô được ưu tiên đặc biệt". Tuy nhiên, cũng có người hâm mộ người đẹp 26 tuổi khi cố gắng gửi cho cô một đóa hồng và giỏ hoa quả. Những món quà này không đến tay cô vì tù nhân không được phép nhận quà.

Mai Trần (theo Daily Mail)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Bruce Willis đánh cược với phim 'Die Hard 4'
Bộ phim sẽ ra mắt khán giả Việt Nam trong tháng 7 được tài tử ngoại ngũ tuần coi là một ván bài để ông đánh cược với sự nghiệp của mình. Bruce tin rằng ông sẽ không phải giải nghệ sau khi phim công chiếu.

Image

Bruce Willis trong phim "Live Free or Die Hard". Ảnh: 10th Century Fox.


Bruce Wilis tiết lộ, ông từng quyết định không bao giờ làm tiếp series phim Die Hard gắn liền với tên tuổi của mình, sau khi phần 3 Die Hard with a Vengeance ra mắt khán giả năm 1995. Ông nói: "Cả ba tập phim đều xuất sắc. Tôi vốn không có ý định làm phần 4". Tuy nhiên, sau 12 năm, viên cảnh sát trung niên John McClane lại tung hoành trên màn ảnh rộng với Live Free or Die Hard.

Sau khi xem phim, Bruce Willis tuyên bố, fan của ông sẽ không thất vọng về tác phẩm mới này. Ông nói: "Tôi là người thích mạo hiểm. Trong cuộc chơi này tôi có thể sẽ thất bại. Tuy nhiên, tôi đảm bảo Live Free or Die Hard là một bộ phim hay". Phim còn có sự tham gia của diễn viên người Mỹ gốc Việt Maggie Q.

Mai Trần (theo ANI)
hoanghoa
Posts: 2253
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Như Quỳnh lần đầu trả lời phỏng vấn
sau khi sanh con


Image
Lê Thụy/ Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) - Là một trong các tiếng hát được ưa thích nhất trong làng nhạc Việt Nam hải ngoại, nên sự vắng mặt của cô trên các sân khấu, qua các cuốn CD, DVD trong nhiều tháng liền, đã gây nên không biết bao nhiêu lời đồn đại, nay nữ ca sĩ Như Quỳnh đã trở lại với các khán giả mến mộ và cho biết trong thời gian vắng mặt, cô đã cho ra chào đời bé gái đầu lòng, đó là bé Melody Ðông Nghi.

Cuộc phỏng vấn đầu tiên

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi trở lại với sân khấu, nữ ca sĩ Như Quỳnh, 37 tuổi, cho biết bé Ðông Nghi đã ra chào đời hồi Tháng Ba 2007 vừa qua, kết quả của một mối tình thật đẹp, mới chớm nở cách đây hơn một năm, và người diễm phúc được sánh đôi với nữ ca sĩ này, là anh N.T. đã sang Hoa Kỳ từ lúc nhỏ và hiện làm cho chính phủ tại Los Angeles, California.

Như Quỳnh kể lại với Người Việt rằng, cuộc tình này của cô và N.T. đã được hai gia đình chấp nhận, qua một lễ cưới thu hẹp nhưng thân mật. “Tuy nhiên Như Quỳnh và anh N.T. dự định sẽ tổ chức một đám cưới mở rộng ra mắt các bạn bè, nghệ sĩ đồng nghiệp... vào năm 2008 tới đây, vì hiện nay chúng tôi cũng còn khá bận rộn trong nhiều công việc, cũng như cần thời gian để sắp xếp...” cô tiếp thêm như vậy, trong cuộc phỏng vấn điện đàm hồi giữa Tháng Năm, 2007, khi Như Quỳnh đang đi hát trở lại tại các tiểu bang xa của Hoa Kỳ.

Mặc dù đã có con nhỏ, nhưng Như Quỳnh vẫn tất bật đi hát đều đặn như vậy, vì cô cho biết trong cuộc sống hiện nay, cô luôn coi gia đình và nghề nghiệp quan trọng như nhau.

Như Quỳnh đã có thể yên tâm đi hát như vậy, vì bé Ðông Nghi ở nhà được bà ngoại và các thân nhân ruột thịt (trong đó có hai cậu, cũng là ca sĩ, đó là Tường Nguyên và Tường Khuê) hết lòng chăm sóc và thương yêu, và Như Quỳnh nhìn nhận “vẫn còn mê hát, phục vụ các khán thính giả, mà chỉ trong thời gian vắng mặt vừa qua trên sân khấu, Như Quỳnh đã nhớ đến biết là chừng nào...”

Nhiều điểm tâm đầu ý hợp

Khi được hỏi là nếu Như Quỳnh cứ tiếp tục thích đi hát như vậy, liệu N.T. có đồng ý và cho phép hay không, thì cô cho biết cô tin là N.T. cũng đồng ý như vậy, vì cô tìm thấy ở N.T. có nhiều điểm tâm đầu ý hợp hơn là bất cứ người nào đã quen biết, đến với cô...

Như Quỳnh cho biết tuy tình yêu của cô và N.T. đến thật nhanh - “Nếu không muốn nói là quá nhanh” - nhưng hai người cũng sớm thông cảm, hiểu nhau, và yêu nhau, mọi thứ đều được trình bày thẳng thắn với nhau, thật trong sáng - “Everything is on the table”, cô nói bằng Anh ngữ như vậy, như để quả quyết là 2 người không hề giấu diếm nhau gì hết.

Tuy nhiên, khi được ngỏ ý muốn phỏng vấn luôn N.T. thì Như Quỳnh có vẻ do dự, vì cho biết N.T. chưa hề tiếp xúc với báo chí, nên không biết có “nói năng được lưu loát, đáp đúng ý hỏi của nhà báo, và nhất là có trôi chảy hay không...?”, nhưng cô cũng hứa là sẽ sắp xếp cho một cuộc tiếp xúc sớm sủa với N.T. trong một ngày gần đây.

Trong các mơ ước hiện nay của Như Quỳnh, cô cho Ngươi Việt biết ước ao có thêm một bé trai nữa, “và sinh vào năm Dần là tốt nhất, theo như các thầy bói cho biết, cũng như được tiếp tục hát phục vụ cho các khán giả, cho đến khi nào hết hát được mới thôi...”

Cho đến nay, Như Quỳnh đã hát phục vụ cho khán thính giả hải ngoại, từ Hoa Kỳ đến Âu Châu, Úc Châu... đến gần 15 năm rồi, khi cô đến Hoa Kỳ hồi đầu năm 1993, theo diện HO, do thân phụ của cô là một cựu sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và tham gia ngay vào Trung Tâm Asia, trước khi chuyển qua Trung Tâm Thúy Nga, đều là các trung tâm băng nhạc lớn của làng ca nhạc Việt Nam hải ngoại.

Ðã thu hàng chục CD, DVD ca nhạc và cả... cải lương

Tính cho đến nay, nữ ca sĩ Như Quỳnh, gốc Quảng Trị, nhưng ra chào đời tại Huế, đã thu được hàng chục cuốn CD (trong đó có cuốn mới nhất là “Áo Hoa” vừa phát hành hồi cuối Tháng Năm 2007), DVD ca nhạc, hát chung có, hát riêng có, cũng như cả ca cải lương, đóng phim qua cuốn DVD “Nữa đời hương phấn” (Trung Tâm Thúy Nga phát hành năm 2006) quay dựa theo vở cải lương nổi tiếng trước 1975 của các soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng, với sự diễn xuất của các nghệ sĩ Hương Lan, Linh Tuấn, Ðoan Thy, Hương Thủy, Tuấn Hùng, Thành Lễ (chính là bạn thân và ông mai của Như Quỳnh với ông xã N.T. hiện nay...).

Như Quỳnh vừa ra mắt trở lại các khán giả hâm mộ trong đại nhạc hội đặc biệt của Trung Tâm Thúy Nga, về nhạc sĩ kỳ cựu và lỗi lạc Lam Phương, thu hình tại Houston, Texas, hôm 5 Tháng Năm 2007, trong đó Như Quỳnh hát trong Liên Khúc Chuyện Tình Thời Chinh Chiến, cùng với Thế Sơn, Lương Tùng Quang...

Trong thời gian sắp tới, nữ ca sĩ Như Quỳnh sẽ xuất hiện trong đại nhạc hội đặc biệt của Trung Tâm Thúy Nga, thu hình tại Seoul, Nam Hàn, vào tối 1 Tháng Bảy 2007.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

TƠ LÒNG VƯƠNG VẤN "LÁ DIÊU BÔNG"
Vương Trùng Dương


Image


Thi ca & âm nhạc có mối giao cảm, giao hòa về ngôn ngữ và âm điệu. Trong thơ có nhạc; và, ca khúc đôi khi trở thành bài thơ tuyệt vời, dễ thương. Âm nhạc có tính cách phổ thông, đại chúng, gần gủi với con người trong sinh hoạt cuộc sống... nhiều ca khúc đã làm sống lại, quen thuộc tên tuổi tác giả bài thơ được phổ nhạc... Cung bậc của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Cung Tiến... chuyên chở dòng thơ của Cung Trầm Tưởng, Quang Dũng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Tất Nhiên, Du Tử Lê... trở thành thân quen.



Bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" của Hữu Loan sáng tác sau gần mười năm thương nhớ người vợ đầu đời vĩnh viễn ra đi bởi dòng nươc cuốn trôi. Phạm Duy & Dzũng Chinh đã làm sống lại tên tuổi nhà thơ bị bất hạnh vì vụ án Nhân Văn Giai Phẩm sống âm thầm bên kia bờ vỹ tuyến. Cho đến tuổi gần đất xa trời, trải qua vài thập niên xa vắng, nhà thơ đã bật khóc khi nghe lại ca khúc được phổ nhạc như khi "biết tin em gái mất". Dòng nhạc đã khơi dậy trong hồn nhà thơ niềm rung cảm dạt dào, vô biên. Hình ảnh "người em gái" lúc làm học trò mới 8 tuổi đã in dấu ấn tình cảm trong trái tim nhà giáo Hữu Loan, tuổi đời tròn 24. Khác với Hữu Loan, Hoàng Cầm mới 8 tuổi đã mang tâm hồn lãng mạn, con tim ngất ngây rung động; cậu học trò gieo mối tình si với người con gái tuổi trăng tròn. Mối tình đó được trang trải cho đời qua hình ảnh "Lá Diêu Bông".

Image
Hoàng Cầm, tên thật: Bùi Tằng Việt. Sinh năm 1921, làng Phúc Tằng, Việt Yên, Bắc Ninh - quê hương nổi tiếng của Quan Họ Kinh Bắc. Yêu thơ văn từ thuở học trò; lớn lên, Hoàng Cầm không thích nghề giáo nên dấn thân vào con đường kịch nghệ & thi ca.

Vào thập niên 1940, Hoàng Cầm nổi danh với tác phẩm kịch nghệ như Lên Đường, Kiều Loan, Viễn Khách, Hận Nam Quan... Năm 1945, kịch thơ Kiều Loan ra đời, diễn viên Tuyết Khanh đóng vai Kiều Loan. Và, mối tình thơ mộng đó đã cho ra tác phẩm bằng xương bằng thịt: Kiều Loan.

Năm 1954, Tuyết Khanh & Kiều Loan di cư vào Nam, năm 1982, hai mẹ con vượt biên, định cư tại Hoa Kỳ.

Người bạn đời thứ hai là Lê Hoàng Yến được nối kết sau vài năm xa cách Tuyết Khanh. Sau khi thọ bản án Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm về chung sống cùng người phối ngẫu, mở quán nước ở 43 Lý Quốc Sư, Hà Nội, sống độ nhật qua ngày. Hoàng Cầm bị bắt lần thứ hai và trải qua 3 năm ở nhà giam Hỏa Lò.

Đó là hai người tình, bạn đời chính thức của Hoàng Cầm.

Năm 1989, tập kịch Men Đá Vàng được xuất bản ở Sài Gòn, sau gần nửa thế kỷ im bóng.

Về thi ca, Hoàng Cầm sáng tác được 2 tập: Bên Kia Sông Đuống & Về Kinh Bắc. Cho đến năm 75 tuổi, chọn lọc trong khoảng 300 bài thơ liên quan đến hình ảnh 13 người đẹp đi vào trái tim với "Thơ Hoàng Cầm - 99 Tình Khúc". Theo nhà thơ: "Tôi biết ơn tất cả những người con gái đã đi qua đời tôi, đã gieo gió bão trên cánh đồng thi ca của riêng tôi".


Trước kia Hoàng Cầm gắn liền với hình ảnh Kiều Loan. Ngày nay, bài thơ Lá Diêu Bông, rất ngắn nhưng đã làm sống lại tên tuổi Hoàng Cầm, ngay cả hải ngoại.

Có bài thơ đã vượt không gian và trường tồn với thời gian vào quảng đại quần chúng; chẳng hạn, Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.

Ngày xưa, thi hào Lý Bạch xem bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu cùng thời Thịnh Đường ở Trung Hoa, ngưỡng mộ phóng bút: "Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc?. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu!". Hoàng Hạc Lâu làm sống mãi tên tuổi Thôi Hiệu trải qua nghìn năm sau. Hoàng Hạc Lâu được rất nhiều thi sĩ Việt Nam dịch, cảm tác từ thời tiền chiến cho đến nay, trong tâm trạng con người lưu vong khắp bốn phương trời.

Image
Lá Diêu Bông là "lá tưởng tượng" để bày tỏ ẩn tình bi thương, chất ngất. Ẩn tình đó được phổ biến qua tiếng hát với cung đàn.

Làng Đình Bảng, Bắc Ninh tuy là miền quê nhưng cũng là "nơi đàn bà con gái đa tình, sóng sánh mắt lá răm" trông mòn con mắt. Trong bài Lá Diêu Bông, mở đầu, Hoàng Cầm đã viết "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng" để phác họa hình ảnh địa phương với bóng dáng trang phục diễm kiều của người gái quê. Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh lỵ trọ học, trở về thăm nhà, gặp người con gái 16 tuổi - tên Vinh - yêu kiều trong chiếc váy bước vào hàng xén của thân mẫu Hoàng Cầm, cậu bé 8 tuổi quá lãng mạn đã bị "tiếng sét ái tình" (coup-de-foudre) (amour subit & violent) ngay tức khắc.

Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau, Hoàng Cầm tâm sự: "Trước mắt tôi, chị hiện ra sáng rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi bị chị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên hết học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số I, xê xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần của tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ đìu hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng".

Người con gái đó biết được mối tình si của cậu bé học trò. Thế nhưng "Chị vẫn dứt áo ra đi. Đi lấy chồng. Tôi mất tăm chị, đầu non cuối bể tôi đi tìm, không thấy. Biền biệt tăm cá bóng chim...". Theo Hoàng Cầm, Lá Diêu Bông "là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời thơ ấu". Chiếc lá ấy mang theo hình ảnh có thật với Hoàng Cầm: "Tôi còn nhớ mồn một buổi chiều mùa đông... Chị đi về phía cánh đồng chiều còn trơ cuốn rạ. Những dãy núi xanh xanh mờ xa in hình như dao khắc trên nền trời cuối hoàng hôn. Bí mật, tôi lặng lẽ lần theo chị. Tôi thấy chị thẩn thờ tìm đồng chiều. Cuống rạ. Rồi chị lẩm bẩm một mình, dầu chị biết chắc tôi lẵng nhẵng sau lưng: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng...".

Mang hình ảnh đó những 25 năm sau, bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm mới ra đời.

"Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.

Chị bảo:
Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.

Hai ngày em đi tìm thấy lá
Chi chau mày:
Đâu phải Lá Diêu Bông.

Mùa Đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãn bên sông.

Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.

Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.

Diêu Bông hời... ới Diêu Bông!".




Bài thơ gọi chị & em vì vậy nhiều người cứ nhầm tưởng hình ảnh hai chị em gái; thật ra, giữa tác giả với "người tình" nơi cố quận. Lá Diêu Bông ra đời từ năm 1959, bí ẩn đó kéo dài gần 4 thập niên, tác giả mới tâm sự nỗi niềm.

Nhạc sĩ cảm tác, rung động với hồn thơ để sáng tác. Và, "thiên tình sử" Lá Diêu Bông được nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc Lá Diêu Bông ở hải ngoại vào giữa thập niên 1980 trong tuyển tập "Thấm Thoát Mười Năm", xuất bản 1985. Phạm Duy dùng nguyên văn bài thơ để viết nhạc, chỉ bỏ vài câu đầu từ "Váy..." đến "Chị bảo:". "Đứa nào tìm được lá diêu bông... Diêu bông hời, hời hỡi diêu bông" và thêm hai câu cuối vào bài hát: "Em đi trăm núi nghìn sông! Nào tìm thấy lá diêu bông bao giờ...". Nhạc phẩm Lá Diêu Bông nầy mang âm hưởng, sắc thái mới lạ, khó hát nên ít được phổ biến.


Đầu thạp niên 1990, ở trong nước, Trần Tiến phổ biến bài nầy mang âm điệu dân ca, bình dân, được nhiều ca sĩ trình bay; vì vậy, đã có nhiều sự nhầm lẫn về tác giả khi nghe bài hát Lá Diêu Bông. Trần Tiến không hiểu được hồn của bài thơ, ngộ nhận nhân vật, nhưng làm nổi tiếng tên tuổi Lá Diêu Bông:


"Lời ru buồn nghe mênh mông, mênh mông, sau lũy tre làng kiến lòng tôi xôn xao.
Ngày lấy chồng em đi qua con đê, con đê mòn lối cỏ về, có chú bướm vàng bay theo em.
Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi, lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn.

Ru em, thời thiếu nữ xa xôi; còn đâu bao đêm trăng thanh, tát gàu sòng vui bên anh.
Ru em, thời con gái kiêu sa, em đố ai tìm dược lá diêu bông, em xin lấy làm chồng.
Ru em, thời thiếu nữ xa xôi, mình tôi lang thang muôn nơi, đi tìm lá cho em tôi.
Ru em, thời con gái hay quên, thương em tôi tìm được lá diêu bông, sao em nỡ vội lấy chồng... Diêu bông hỡi diêu bông, sao em nỡ vội lấy chồng".


Mới đây, đầu năm 1997, "Nhạc Vàng Productions" giới thiệu CD sẽ được phát hành "CD Tình Sử Hoa Diêu Bông" thơ Nguyễn Mạnh Hoàng Cương, nhạc Phạm Vinh. Có 3 bài: I (Lời người con trai), II (Lời người con gái), III (Giây phút lỡ làng). Ở đây Diêu Bông "tưởng tượng" như "sắc hoa", "ti-gôn", "hoa sim"... cho tình sử nhạc khúc.


Trở lại hình ảnh Lá Diêu Bông với tơ lòng nhà thơ đắm say trong trường tình. Với hình ảnh người bạn đời Tuyết Khanh, Hoàng Yến; với cả mười người tình đi qua đời, qua trái tim; hình ảnh người con gái quê Đình Bảng vẫn là "đẹp nhất trần gian" ghê thật!.
Image
Hoàng Cầm, nghệ sĩ sống thật với cõi lòng. Qua bao nhiêu đau thương, biến động dồn dập trong cuộc sống, Hoàng Cầm vẫn mang nặng tâm hồn nghệ sĩ, chấp nhận tất cả mọi hệ lụy để sống còn và sáng tác. Trôi nỗi giữa cuộc sống phong ba, bão táp, nhà thơ Sông Đuống có lẽ bị hai cú "shock" mạnh nhất là ngày chị Vinh đi lấy chồng lúc 12 tuổi và ngày Bùi Thị Hoàng Yến - đứa con thân yêu nhất - vĩnh viễn ra đi khi 63 tuổi đã làm Hoàng Cầm "hoàn toàn sụp đổ, hàng tháng sau vẫn chỉ là cái xác vật vờ, lờ lững mà thôi"!.

Đọc Lá Diêu Bông, nghe Lá Diêu Bông... một mối tình đơn phương đầy lãng mạn, một huyền thoại về hình ảnh chiếc lá biểu tượng cho tình yêu chất ngất, rướm máu... Chỉ có Hoàng Cầm đam mê, nóng bỏng, lãng mạn của kiếp đời nghệ sĩ.

Nếu so sánh Hán Quang Võ đa tình, đa cảm... mẫn mê với thở Lệ Quyên "thơm như hoa lan", giữa Ôn Như Hầu (tác giả Cung Oán Ngâm Khúc...) và Dục Đức (Tự Đức) (tác giả Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, Luận ngữ Diễn Ca...) cách nhau một thế kỷ còn mập mờ tranh nhau hình ảnh Thị Bằng - "Đập cổ kính ra tìm bóng cũ. Xếp tàn y lại để dành hơi" - thì Lá Diêu Bông có lẽ tha thiết, nặng tình, bi thương hơn bội phần. Nếu so sánh với tuổi yêu đương, có lẽ Hoàng Cầm đứng đầu danh sách nghệ sĩ.

Với "thiên tình sử" Lá Diêu Bông, với Hoàng Cầm, người nghệ sĩ bị chôn vùi tâm hồn lãng mạn qua thời gian lâu dài trong vùng đất ngục tù, cay đắng... nhưng vẫn giữ được trái tim rực lửa như thuở học trò với người gái quê Kinh Bắc.

Vương Trùng Dương

Lá diêu bông
Sáng tác: Trần Tiến.
Như Quỳnh-Mạnh Đình
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Brad Pitt vào bếp mừng sinh nhật Angelina
Chàng tài tử tự tay nấu bữa cơm tối, đồng thời chất đầy hoa trong căn nhà của họ hôm 4/6. Ngoài ra, anh còn chuẩn bị một món quà đặc biệt để tôn vinh Angie và bốn đứa con của họ.

Đầu tuần trước, Angelina tròn 32 tuổi. Cô rất bất ngờ khi thấy tổ ấm của mình tràn ngập hoa. Không những thế, Brad Pitt còn tự mình vào bếp nấu bữa tối để cả gia đình quây quần thưởng thức. Một nguồn tin tiết lộ: "Brad nấu ăn rất ngon. Angelina vui sướng tới mức liên tục kể chuyện này với bạn bè".
Image

Cặp diễn viên Angelina Jolie và Brad Pitt hôm 13/6. Ảnh: AP.


Quà sinh nhật của "ông Smith" dành cho "bà Smith" là một chiếc nhẫn vàng, gắn bốn viên đá tượng trưng cho tháng sinh của Maddox, Pax Thiên, Zahara và Shiloh. Brad Pitt luôn cố gắng làm Angelina vui lòng, kể từ sau cái chết của mẹ cô hồi đầu năm.

Hôm 7/6, anh không tới dự lễ ra mắt phim Ocean's Thirteen ở Chicago để dành thời gian đi ăn tối với cha của Daniel Pearl, phóng viên bị chặt đầu tại Pakistan. Pearl chính là nguồn cảm hứng để anh sản xuất và mời Angelina đóng vai bà quả phụ Pearl trong phim A Mighty Heart. Hôm 13/6, đôi tình nhân đã dự buổi chiếu giới thiệu phim này ở New York.
Image
Bé Pax Thiên (phải) cùng Adam Pearl. Ảnh: JJ.
Trong khi bố mẹ bận rộn với các buổi tiệc và gặp gỡ báo chí, ba người con nuôi được đi chơi tại bảo tàng thiếu nhi cùng Adam, con trai của Daniel và Marianne Pearl. Pax Thiên mặc chiếc áo phông trắng có in dòng chữ "Hãy kính trọng mẹ bạn".

Mai Trần (theo Femalefirst)
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Danh sách "sao" Hollywood "hot" nhất


Đứng ở vị trí thứ nhất và nhì trong danh sách 100 ngôi sao Hollywood hot nhất do trang web popsugar.com bình chọn năm 2007 là cặp tình nhân Brad Pitt và Angelina Jolie. Vợ cũ của Brad, nữ diễn viên Jennifer Aniston, cũng có mặt trong danh sách này.


"Nữ hoàng talk show" Oprah Winfrey xếp vị trí thứ 3, trong khi đó "nữ hoàng nhạc pop" Madonna xếp thứ 4. Tài tử Tom Cruise là người cuối cùng trong top 5.

Danh sách này được bình chọn trong thời gian 3 tháng bởi độc giả của popsugar.com. Người bình chọn phải chọn ra 100 trong số 300 nhân vật được đề cử theo các tiêu chí: tài năng, phong cách, nhan sắc... Tổng cộng có hơn 4 triệu lượt người đã tham gia bình chọn danh sách này.
Top 10 ngôi sao Hollywood hot nhất:

1. Brad Pitt

Image
Ảnh: jasonsroom.typepad.com


2. Angelina Jolie
Image

Ảnh: China Daily


3. Oprah Winfrey
Image
Ảnh: achievement.org


4. Madonna

Image
Ảnh: China Daily


5. Tom Cruise

Image
Ảnh: China Daily


6. Britney Spears
Image

Ảnh: friendsofcannabis.com


7. Jennifer Aniston


Image
Ảnh: msnbc.msn.com


8. Julia Roberts

Image
Ảnh: China Daily


9. George Clooney
Image

Ảnh: China Daily


10. Johnny Depp

Image
Ảnh: foro.canalquo.com

P.T (Theo ANI)
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

TÌNH CA NGÔ THỤY MIÊN
Phỏng Vấn Nhạc Sĩ Ngô Thụy Miên
[thực hiện bởi Đông Gàn - HVK]

Image


Tình yêu là một phần thể tạo nên đời sống. Do vậy, tình yêu là đề tài muôn thuở của nghệ thuật và sáng tạo. Nếu chỉ nói riêng ở lãnh vực âm nhạc mà thôi, thì từ cổ chí kim, từ Á sang Âu, lúc nào, ở đâu, tình yêu vẫn luôn là chất xúc tác khó có tác giả nào tránh khỏi.

Trong kho tàng âm nhạc Việt nam, trãi qua bao thời gian biến đổi, dù thế nào, tình yêu vẫn là một điểm chính yếu bắt nguồn cho cảm hứng. Ðã có biết bao người viết nhạc tình mà những tác phẩm của họ đã trở thành bất hữu với thời gian. Rực rỡ giữa vườn hoa nghệ thuật đó, đứng riêng một nét đẹp, là những tình ca của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.

"Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa
vẫn tóc mây bay má môi hồng thắm
Gót bước nhẹ vương ý thơ
Tình yêu nào vương mắt ngọc, mơ ước vẫn chưa phai nhòa..."
(Giáng Ngọc)

Người tình trong giai điệu của Ngô Thụy Miên luôn mang nét đài cát, mỏng manh. Cái nét đẹp lãng đãng của thơ và vấn vương của những mộng mơ ngà ngọc, hoặc của những nỗi buồn lâng lâng. Như cô tiểu thư độ tuổi dậy thì, khép nép bên lầu son, cùng những rung động dấu kín. Nàng đã được những ngôn ngữ trau chuốc và những âm giai hầu như là chậm buồn, tha thiết của Boston, đặt lên bục, điêu khắc thành kiểu mẫu cho một khai phá mới, một trường phái mới - trường phái lãng mạn Ngô Thụy Miên. Từ những tác phẩm đầu tiên, cho đến những sáng tác mới gần đây, có lẽ như lời người nhạc sĩ đã thú nhận "đã hằn học với đời hơn", nhưng vóc dáng của người tình vẫn luôn ẩn - nhập, với nét đẹp lãng mạn buồn nhè nhẹ - một thứ buồn không nặng nề, nhưng đủ làm se lại con tim trong nỗi run động thật thà. Ðẹp như "Giọt Nước Mắt Ngà". Mơ hồ dịu dàng như "Tuổi Mây Hồng". Dù có những đổi thay theo tuổi đời và giòng sống, người tình của ngày ngay vẫn "ngát hương nụ cười, nét môi", vẫn long lanh nỗi buồn trong đôi mắt, giòng tóc, như rằng mùa thu muôn đời vẫn là mùa của mộng mị.

"Em có nghe khi mùa thu tới,
mang ái ân mang tình yêu tới,
em có nghe, nghe hồn thu nói, mình yêu nhau nhé"

Trong bốn mùa của vũ trụ, cũng như sự hiện diện hiển nhiên của tình yêu trong nghệ thuật, mùa thu muôn đời đã được bình chọn là mùa cho lãng mạn khai sinh, là mối cảm xúc cho thi vị. Với một tâm hồn ắp đầy tình tứ và lãng mạn, thì tình khúc của Ngô Thụy Miên không thể thiếu sự hiện hữu của mùa thu. Thật vậy, Ngô Thụy Miên đã có những tình khúc tuyệt vời mà sắc màu của mùa thu đã được khéo léo tô vẽ không chỉ phơi bày xúc cảm của ông mà còn trọn vẹn bản chất của mùa thu. Tất nhiên, không riêng gì ông mà có rất nhiều nhạc sĩ tài hoa khác đã đem mùa thu vào âm nhạc thật tuyệt. Nhưng Ngô Thụy Miên đã dọn mở cho mùa thu bước vào thế giới âm thanh của ông bằng một đường lối riêng, tách hẳn khỏi những nét khai phá của các nhạc sĩ khác.

Cũng như tình yêu, mùa thu bước vào tình khúc Ngô Thụy Miên với chất điệu thật trữ tình thật thiết tha, và cùng nét buồn đằm thắm không ủy mị không sến. Ðó không chỉ nhờ ở sự xếp đặt ngôn từ diễn đạt mà phần nhiều, nhờ ở cách chọn lựa từng tiết âm cho thích hợp. Ðể rồi, khi hoàn tất, người nghe có thể nhìn nhận rằng: đó chính là trường phái Ngô Thụy Miên.

Với một con tim dạt dào mẫn cảm và một tâm hồn tôn thờ tình yêu tuyệt đối như vậy, giòng nhạc của Ngô Thụy Miên hẳn nhiên cưu mang trọn vẹn những nỗi niềm, hay tâm sự của nhạc sĩ hoặc của kẻ đang yêu đối với tình nhân hay tình yêu.

Hãy nghe "Niệm Khúc Cuối" với:

"Dù cho mưa, tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mây, hay cho bão tố có kéo qua đây
Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy, có lá buồn gầy.
Dù sao, dù sao đi nữa tôi cũng yêu em..."

Tha thiết đến thế là cùng.
Ưu ái đến thế là quá độ của một con tim nồng nàn tình cảm dâng hiến.

Bằng sự khéo léo lồng thiên nhiên vào bản thể con người, hoặc nhân cách hóa những nắng, những mưa bên cạnh những tĩnh từ chọn lọc, tình khúc Ngô Thụy Miên vượt thoát khỏi những xưng tụng mang tính cá nhân cho tình và người tình để trở thành đại diện, trở thành đặc trưng, trở thành của chung cho loài người. Người nghe có thể tìm thấy mình trong ấy. Người nghe có thể vay mượn giòng nhạc của ông để ký thác tâm sự hoặc tìm thấy sự đồng cảm rất gần gủi.

Ngay cả ở khía cạnh tan vỡ trong cuộc tình, giòng nhạc và ngôn ngữ của ông không hằn học trách móc, không nặng lời oán than, không ủ rũ bi thống theo cách nức nỡ của sân khấu cải lương. Từ "Bản Tình Cuối" -

"Mưa đã rơi, và nắng đã phai, trên cuộc tình ngây thơ ngày nào, ta vẫn yêu, hồn ta vẫn say, qua bao nhiêu năm tháng ơ thờ..."

Cho đến những sáng tác gần đây của ông, khi nói đến người xưa, hoặc khi gợi về tình cũ, người nghe vẫn cảm nhận được những cưu mang không hề vơi giảm. Những hoài niệm, tiếc nuối trở về thật tha thiết. Những thủy chung, gắn bó với tháng năm, với dĩ vãng vẫn rất ân cần mà không hằn học. "Gọi tên em mãi trong cơn mê này, mình nhớ thương nhau" (Riêng Một Góc Trời) hoặc "Anh vẫn yêu em, vẫn buồn trông theo gió" (Mây Bốn Phương Trời) "Dù trăm năm trôi nhẹ trên phiến buồn, anh vẫn còn tưởng nhớ người yêu xưa ..." (Trong Nỗi Nhớ Muộn Màng) hệt như là người nhạc sĩ đã một lần tuyên thệ với ái tình trong một lần đắm đuối ban đầu hay mãi về sau:

"Dù mai đây ai đưa em đi đến cuối cuộc đời
Dù cho em, em đang tâm xé, xé nát tim tôi
Dù có ước, có ước ngàn lời
có trách một đời...
cũng đã muộn rồi
Tình ơi, dù sao đi nữa, xin vẫn yêu em"

Sau cùng, trước những cay đắng tình đời ấy, Ngô Thụy Miên xin chọn làm người gánh vác, để "Tìm quên bằng men ý nhạc" (Giáng Ngọc) mà qua ý nhạc đó để mong mỏi ở "duyên ước xin dành kiếp sau" (Giáng Ngọc). Còn với người xưa cũ xin hãy phôi pha để nhẹ nhàng trong đờisống:

"Chuyện mình xin quên lãng
cho bước chân dìu cay đắng
Chuyện mùa thu năm ấy
hãy xin ghi vào giấc mơ..."
(Thu Trong Mắt Em)

Một nét tuyệt đẹp khác trong tình khúc Ngô Thụy Miên là thơ bước vào nhạc thật hài hòa. Nếu bài thơ "Tuổi 13" của thi sĩ Nguyên Sa đã được nhiều người biết đến, nhất là giới trẻ, ở khoảng tuổi vừa chớm rung động, qua sự tài tình chuyển thành nhạc phẩm "Tuổi 13" của Ngô Thụy Miên, thì một loạt những thi phẩm khác đã được Ngô Thụy Miên tiếp tay giới thiệu đến công chúng qua những bản tình ca bất tử. Ðó là những nhạc phẩm tiêu biểu như: "Tình Khúc Buồn" - thơ Phạm Duy Quang, "Áo Lụa Hà Ðông", "Tình Khúc Tháng Sáu", "Tháng Sáu Trời Mưa", "Paris Có Gì Lạ Không Em" - thơ Nguyên Sa... Thực ra, tự trong thơ cũng đã có âm hưởng, giai điệu và một bài thơ hay thì không cần phải phổ thành nhạc mới được biết đến. Do vậy, để đem một bài thơ hay trở thành một ca khúc có giá trị đó là một việc làm không phải dễ. Bởi lẽ, nếu người nhạc sĩ không đủ tài hoa hoặc thiếu cảm nhận thì khi bài thơ được chuyển thành nhạc đã không thể diễn đạt trọn vẹn cái hay của bài thơ, mà có thể còn khiến cho uy tín của người nhạc sĩ đó bị tổn thất. Trong thi đàn Việt Nam, Nguyên Sa là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong vòm trời âm nhạc, Ngô Thụy Miên là một ngôi sao sáng. Tài hoa của hai người ở vào hai lãnh vực khác nhau. Thế nhưng, nghệ thuật đã là một mối dây kết nối hai tâm hồn dạt dào lãng mạn đó để cho sự kết nối ấy đã cống hiến cho nền văn học nghệ thuật Việt nam, những hạt trân châu quí báu. Hay nói một cách khác, Ngô Thụy Miên đã như một ông tơ khéo tay, phối hợp Thơ và Nhạc như những cuộc hôn nhân thành công kỳ diệu.

Ðối với cá nhân tôi, những tình khúc của Ngô Thụy Miên là những tình khúc tuyệt vời sẽ trường tồn với thời gian. Giai điệu trữ tình, ngôn ngữ đầy gợi hình, gợi cảm của Ngô Thụy Miên đã sớm tác động vào lòng tôi từ tuổi 13, để rồi, chính những tuyệt khúc như "Giọt Nước Mắt Ngà", "Niệm Khúc Cuối", "Mắt Thu", "Mắt Biếc", "Áo Lụa Hà Ðông", "Bản Tình Cuối", "Từ Giọng Hát Em", "Giáng Ngọc", "Tình Khúc Tháng Sáu" .v.v. đã phần nào là những đam mê trong niềm rung động đầu đời, hoặc xúc cảm cho ngòi bút của tôi trong suốt một thời gian.
Ði theo với tuổi đời, song song cùng những người viết tình ca kiệt xuất mà tôi hằng mến mộ như Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương, giòng nhạc tình của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên luôn luôn chiếm ngưỡng trong lòng tôi một vị trí riêng biệt. Tôi luôn trông đợi ở người nhạc sĩ này với niềm tin tuyệt đối cho những sáng tác mới, thẩm thấu lòng người, thẩm thấu tình - đời, và man mác thi vị của phong thái Ngô Thụy Miên.

Đông Gàn - Hoàng Vi Kha
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Paris Hilton rời nhà giam Los Angeles với nụ cười rạng rỡ

Sáng thứ ba 26/6 Paris Hilton dã bước ra khỏi nhà tù Los Angeles với nụ cười rạng rỡ trên môi sau 23 ngày bị giam vì phạm tội tha có điều kiện trước đây về láí xe.

Vào lúc 12 giờ 15 thứ ba trước hàng rào phóng viên dày đặc, cô đã hân hoan bước ra và vẫy tay chào mọi người, nhưng không trả lời các câu hỏi của báo chí.
Cô bước về một chiếc xe SUV có cha mẹ cô ngồi đợi sẵn, sau khi được nhiều cảnh sát viên hộ tống. Rất nhiều phóng viên đã chọn địa điểm thuận tiện để chụp ảnh cô.

Thậm chí khi chiếc xe SUV của Hilton ngừng lại vì đèn đỏ, các ký giả bám phía sau đã nhảy xuống xe chạy tới bao vây và chụp hình cô lia lịa.

Tin tức từ đài KTLA-TV cho hay là Hilton đi về hướng nhà ông bà của cô ở vùng Benedict Canyon của Berverly Hills. Trước đây cô từng bị tuyên án 45 ngày tù giam, nhưng sau đó bản án chỉ còn phân nửa thời gian.

Chương trình “Larry King Live” của CNN sẽ có cuộc phỏng vấn Hilton đầu tiên, nhưng trước đó thì cô có nói: “Đây là việc làm cực nhọc nhất của tôi. Tôi đã có nhiều thì giờ để nghĩ suy và đã học được bài học cay đắng nhưng quan trọng từ kinh nghiệm này.”

Lê Lộc theo CNN
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Rain, Cơn Bão Nhiệt Đới Đến Los Angeles


Với ngoại hình cao ráo và nụ cười thật dễ thương, Rain là thương hiểu nổi tiếng tại các nước Á Châu như Đại Hàn, Nhật, Trung Quốc, Thái, Phi và Việt Nam. Các buổi trình diễn của anh hầu như không có chổ trống. Show diễn của anh tại Sài Gòn vào tháng 3 vừa qua là một sự kiện nổi bật và được đón nhận một cách nồng nhiệt.

Thuở niên thiếu, Rain đã rất thích nhảy múa theo kiểu hip-hop và R&B. Thần tượng của anh là Michael Jackson. Khi đến tuổi thành niên, anh tham gia nhóm Fanclub nhưng chẳng bao lâu nhóm này tan rã. Cũng trong thời gian này, mẹ anh ngã bệnh và gia đình sa sút hẳn. Nhưng Rain rất kiên cường và luôn luôn đi tham gia các cuộc thi tài năng. Những người tuyển lưạ tài năng cho rằng anh có mắt một mí nên không thích hợp để làm ngôi sao. Đa tài và có sức kiên nhẫn khác người, Rain cuối cùng đã được giám đốc của công ty tài năng JYP Entainment Park Jin Yong nhận vào làm back up dancer. Sau một thời gian ngắn, anh cho ra đĩa CD đầu tiên tên Bad Guy và có một vài bài hát nổi bật.

Và đúng lúc điện ảnh Hàn làm mưa làm gió trên toàn thế giới, Rain xâm nhập lãnh vực điện ảnh. Anh lần lượt xuất hiện trong phim "Sang Doo! Let's go to School" và phim làm anh nổi danh "Full House". Đĩa CD thứ ba mang tên "It's Raining" đứng đầu các bảng xếp hạng tại các nước Nhật (100,000 bảng), Trung Quốc (500,000), Đài Loan (70,000), Thái (150,000), Bắc Hàn (154,000) và anh đã trở thành siêu sao quốc tế.

Với ngoại hình hào hoa và tài năng tột bực, anh đã được bình chọn là một trong những người đẹp nhất thế giới (báo People) và một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới (báo Time online poll). Theo tin mới nhất, Rain sẽ tham gia vào bộ phim Speedracer với phần chỉ đạo của anh em nhà đạo diễn Wachowski (phim Matrix).

Và để tiếp tục chuyến lưu diễn Rain's Coming và trên đường chinh phục thế giới, Rain sẽ có một buổi nhạc hội cho 15,000 ngàn người tại Staples Center vào ngày 30 tháng 6. Giá vé từ $65 có bán trên www.ticketmaster.com. Để biết thêm chi tiết về chuyến lưu diễn của Rain tại các địa điểm khác tại HoaKỳ, ghé www.rainworldtour.com.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Paris Hilton tuyên bố: “Thượng Đế muốn tôi ở tù một thời gian”
Jun 30, 2007

Image

Trong phần trả lời các câu hỏi của Larry King trên TV, Paris Hilton cho hay cô không phải là con nghiện ma túy, cũng không uống rượu nhiều, nhưng phải ở tù do ý muốn của Chúa.

Cô nói: “Đừng phục vụ cho thời gian, hãy để cho thời gian phục vụ bạn, tôi đã có nhãn kiến mới về cuộc sống.” Cô gái 26 tuổi đã được thả ra thứ ba qua sau bản án 45 ngày ở tù được giảm còn một nửa về các tội lái xe phạm luật.

Hilton còn nói: “Tôi có thì giờ biết rõ về mình. Tôi đã bỏ đi một số bạn bè, tôi không muốn làm cho họ buồn nhưng họ cũng biết như thế.”

Cô nói trong 23 ngày ở tù, cô có nói chuyện với những bạn tù khác thông qua các lỗ thông hơi, viết nhật ký, đọc Kinh Thánh, đọc thư của các ủng hộ viên.
Nhưng trong tù cũng có cái không thuận lợi, như thực phẩm “thì không ngon lắm”. Bị khám xét là kinh nghiệm “nhục nhã nhất của tôi”, theo lời Hilton, và trong ngày Father Day lại không ôm hôn được cha mình.

Hilton nhận xét: “Thiên hạ hay tưởng tượng nhiều chuyện điên rồ quá. Những gì tôi đọc được và thấy được đâu có phản ảnh đúng con người của tôi đâu. Tôi thật sự bị sốc khi đọc những dòng như thế.”

Lê Lộc theo CNN
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Trương Mạn Ngọc: Thèm Được Yêu
"Sự chiếm hữu và chia sẻ trong tình yêu với tôi là chuyện đương nhiên. Nhưng xét mối quan hệ giữa hai người, điều đó giống như một sợi dây đàn càng kéo càng căng. Mọi mâu thuẫn, xung đột, đố kỵ cũng từ đó mà ra. Cuối cùng đường ai nấy đi", người đẹp họ Trương chia sẻ.

Image
Bước vào tuổi 43, nữ diễn viên Trương Mạn Ngọc đã trải qua 7 mối tình đầy sóng gió. Tuy lần nào cô cũng toàn tâm toàn ý vì người tình, nhưng cuối cùng vẫn hoàn "trắng tay". Với phụ nữ ở tuổi này, gia đình là điểm tựa cần thiết, nhưng Trương Mạn Ngọc vẫn đang khao khát một tình yêu đích thực.

"Khi yêu, tôi khao khát được ở bên cạnh người đàn ông của mình suốt 24 giờ mỗi ngày. Sự chiếm hữu và chia sẻ trong tình yêu với tôi là chuyện đương nhiên. Nhưng xét mối quan hệ giữa hai người, điều đó giống như một sợi dây đàn càng kéo càng căng. Mọi mâu thuẫn, xung đột, đố kỵ cũng từ đó mà ra. Cuối cùng là đường ai nấy đi", Á hậu Hồng Kông thổ lộ.

Trương Mạn Ngọc cho rằng, những thói xấu của mình chính là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ mối tình đầu giữa cô và Nhĩ Đông Thăng. Còn vị đạo diễn Hồng Kông nổi tiếng này cho biết, dù còn nhiều đêm nhớ nhung người đẹp họ Trương, nhưng ông cũng vẫn phải thừa nhận: "Sau tôi, cô ấy còn có nhiều người bạn trai nữa".

10 năm sau đổ vỡ mối tình đầu, Trương Mạn Ngọc đã gặt hái những thành công nhất định. Đằng sau thành công đó có một phần đóng góp quan trọng của Olivier Assayas - người chồng duy nhất cho tới nay của Trương. "Anh ấy đã ’đo ni đóng giày’ vai diễn cho tôi trong Clean.

Bộ phim này đã giúp tôi đến với công chúng quốc tế và bước lên bục vinh quang tại Liên hoan phim Cannes. Olivier chính là người cứu vớt tâm hồn tôi. Tôi bị mê hoặc bởi sự chín chắn của anh ấy. Từng lời nói, hành động của anh ảnh hưởng không nhỏ tới tôi. Chỉ khi ở bên nhau, chúng tôi mới hiểu yêu một ai đó là được vui vẻ và thoải mái đến nhường nào. Giữa chúng tôi không có thách thức hay chiếm hữu. Cuộc sống khi đó là những đam mê mới lạ".
Image
Năm 1999, Trương Mạn Ngọc vui mừng thông báo việc kết hôn, nhưng thực ra cô đã chính thức làm vợ Olivier từ ngày 26/12/1998. Trương Mạn Ngọc nhớ lại: "Cho đến buổi sáng trước ngày làm lễ thành hôn, tôi mới mở tủ quần áo và thử tất cả bộ đồ trắng mình có. Cuối cùng tôi cũng chọn được một bộ ưng ý để ngày hôm sau mặc nó bước đến bàn thờ Chúa. Hôn lễ của tôi đơn giản đến mức chỉ có một người làm chứng. Thậm chí mẹ tôi chỉ biết khi mọi sự đã rồi, nhưng bà vẫn xúc động, cứ nhắc đi nhắc lại mỗi một câu: Cuối cùng con tôi cũng đã lấy chồng". Điều đáng tiếc là cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài được hơn 2 năm.

Hiện nay, nhiều nguồn tin nói rằng nữ diễn viên Hồng Kông này đang đi lại với Guiilaume Brochard - vốn là hàng xóm của người đẹp họ Trương ở Paris. Guiilaume - 40 tuổi - từng là giám đốc tài chính của tập đoàn LVMH và đã có hai đứa con. Trước những đồn thổi về mối quan hệ này, Trương Mạn Ngọc chỉ mỉm cười.

Dù gặp nhiều thất bại trong tình yêu, nhưng Trương vẫn sống lạc quan và yêu đời. Trương Mạn Ngọc hiện ở Pháp, và bí quyết duy trì tuổi thanh xuân của cô chính là hưởng thụ cuộc sống. Với Trương, mỗi ngày mỗi giờ có hàng nghìn thứ chờ đợi cô đến thưởng ngoạn. Cách hưởng thụ cuộc sống tốt nhất chính là khám phá những điều mới lạ quanh mình. Có lúc cô ngồi giết thời gian trong quán cà phê bên bờ biển, đi dạo trên những con đường rợp bóng cây, hay một mình đến bảo tàng Louvre xem tranh. Đó là sự tự do mà người đẹp truân chuyên này không thể có được ở Hồng Kông.

Trương Mạn Ngọc: Sức hấp dẫn ở tuổi 40!

Nhìn vẻ bề ngoài của Trương Mạn Ngọc, người ta khó có thể tin cô đã bước sang tuổi tứ tuần, lại càng không tin cô vẫn là người phụ nữ đẹp vào loại nhất nhì TQ.

Trương Mạn Ngọc sinh năm 1964 tại Hong Kong nhưng 8 tuổi đã cùng gia đình tới Anh sinh sống. Chắc chỉ còn rất ít người còn nhớ cô từng làm nhân viên bán hàng tại một hiệu sách ở London. Sau khi hoàn thành chương trình trung học, Trương Mạn Ngọc trở lại Hong Kong. Với chiều cao lý tưởng (1.68 m), cô làm người mẫu cho một cửa hàng quần áo suốt 1 năm trời. Và rồi cuộc đời của cô gái 19 tuổi này đã thay đổi 180 độ khi Trương Mạn Ngọc đăng quang ngôi Á hậu Hong Kong năm 1983 và tham gia cuộc thi Hoa hậu thế giới năm đó. Với danh hiệu này, cô dễ dàng thâm nhập ngành điện ảnh và truyền hình, ngay lập tức TVB ký hợp đồng với Trương Mạn Ngọc. Cô đã chứng minh được rằng mình không chỉ có sắc đẹp với khả năng diễn xuất đặc biệt qua hàng loạt những bộ phim hay cho dù từ khi đoạt vương miện cô không phải thi tuyển vai cho bất cứ bộ phim nào.

Những cống hiến của Trương Mạn Ngọc đã được ghi nhận xứng đáng bằng giải Nữ diễn viên hàng đầu Hong Kong năm 1990. Hai năm sau, cô lại đứng lên bục cao nhất dành cho một nữ diễn viên tại LHP Berlin. Những năm sau đó Trương Mạn Ngọc liên tục nhận những giải thưởng điện ảnh lớn trong khu vực và thế giới, nhiều đến nỗi báo chí giải trí của Hong Kong gọi thập kỷ 90 là "thập kỷ Trương Mạn Ngọc". Năm 1997, 23 tuổi cô đã được mời làm BGK tại LHP Berlin. Trong số 80 phim Trương Mạn Ngọc tham gia, những bộ phim gần đây nhất đáng kể có 2046 (2004), Hero (2002), In the Mood for Love (2000), Supercop (1992), Chinese Box (1998)... Song song với nghiệp diễn, Trương Mạn Ngọc tiếp tục làm người mẫu độc quyền cho hãng Hermes, dầu gội LUX và tham dự nhiều tuần lễ thời trang tại châu Âu.

Sau hàng loạt các vai diễn nổi đình đám tại Hong Kong, Trương Mạn Ngọc bắt đầu được khán giả phương Tây chú ý đến khi xuất hiện bên cạnh Thành Long trong series phim Police Story. Gác lại những giải thưởng và danh sách những vai diễn dài dằng dặc thì Trương Mạn Ngọc vẫn là một trong những người đẹp hàng đầu của Trung Quốc. Cho dù không còn trẻ nữa nhưng cô vẫn được coi là đệ nhất mỹ nhân của Trung Quốc. Mới đây Trương Mạn Ngọc vẫn đường hoàng đứng ở bục cao nhất của top 50 người đẹp Trung Quốc do tờ Tin tức Bắc Kinh bình chọn. Danh hiệu này được trông đợi sẽ trao cho người đẹp Chương Tử Di nhưng cuối cùng lại về tay Trương Mạn Ngọc. Ngôi sao của "Tâm trạng khi yêu" này vẫn là bà hoàng sắc đẹp của Trung Quốc.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Eva Longoria bị ép 'kế hoạch hóa gia đình'
Nhà làm phim Marc Cherry nói thẳng với nữ diễn viên xinh đẹp trong lễ cưới của cô hồi cuối tuần trước rằng, Eva không được có con cho tới khi hoàn thành vai diễn trong "Desperate Housewives" (Những bà nội trợ kiểu Mỹ).
Image
Ảnh cưới của Eva Longoria và Tony Parker trên bìa tạp chí OK!.
Ông Cherry nhắc nhở Eva trong bài phát biểu của ông tại hôn lễ hôm 7/7. Theo hợp đồng, người đẹp còn phải đóng phim một năm nữa mới được nghỉ ngơi. Eva tuyên bố cô không khó chịu vì đề nghị trên, và đang tận hưởng cuộc sống với người chồng mới cưới - cầu thủ bóng rổ Tony Parker.
Image
OK! mới chỉ công bố 2 tấm ảnh cưới của Eva.


Mỹ nhân 32 tuổi của Hollywood mặc chiếc váy cưới có giá 75.000 USD của nhà thiết kế Angel Sanchez, với đuôi váy dài 3 m. Bộ trang sức cô đeo trên người có giá 1 triệu USD. Chi nhiều triệu đôla cho hôn lễ nhưng Eva vẫn nói rằng, ngày vui của cô thật giản dị, ấm áp tình cảm gia đình, bạn bè và hoàn toàn riêng tư. Cô đã bán độc quyền đăng ảnh và tin về đám cưới cho tạp chí OK! (Mỹ) với giá 2 triệu USD.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Ha Ji Won - Dịu
Dàng mà Lẫm Liệt...


Mảnh mai và dịu dàng, nhưng cũng lẫm liệt như bậc anh thư trong phim Vụ án tiền giả (Duelist) - Ha Ji Won, với vai nữ bộ khoái Nam Soon, đã trộn lẫn cách diệu kỳ vẻ ẩn khuất bi thương với gánh nặng trách nhiệm của một bộ khoái.

Bộ khoái Nam Soon, truy đuổi sát thủ Mắt buồn (Kang Dong Won) - tội phạm của triều đình. Đọ kiếm, thách thức, săn lùng... Cuộc chiến dai dẳng ấy chợt dừng khi sát thủ tự nguyện thua dưới tay kiếm của nàng bộ khoái. Đối đầu bỗng hóa yêu thương, nhưng rồi đôi tình nhân này phải trải qua nhiều khốc liệt, chia cách tưởng như không còn hy vọng ở tương lai.

“Tôi là con gái mà!”

Lần đầu tiên trong cuộc đời diễn xuất, Ha Ji Won đóng một vai hành động. Với cô, vai diễn là một thử thách quá lớn. Cô tâm sự: “Những ngày đóng phim Duelist rất vất vả. Đạo diễn nhiều lúc dường như không nhớ Ha Ji Won là con gái, nên đã cho tôi đóng những cảnh nặng”. Và người con gái bên trong Ha Ji Won đã về nhà khóc một mình vì bị trẹo cổ, vì quá mệt mỏi, vì đôi chân sưng tấy và cơ bắp đau nhừ. Nhưng cô gái này kiên trì tranh đua cùng chính nhân vật mình thủ diễn để không một lời kêu ca hay oán than, quyết tâm đi với bộ khoái Nam Soon cho hết phim.

Sinh năm 1979 tại Seoul, Hàn Quốc, Ha Ji Won tên thật là Jeon Hae Rim. Cô khởi nghiệp từ đài truyền hình KBS với những vai phụ trong các phim: Nước mắt của rồng, Trường học (phần 2), Bí mật (đài MBC - 2000), Cuộc đời tươi đẹp (KBS - 2001)... Những ngày chập chững vào nghề này, Ha Ji Won may mắn được hợp tác với nam diễn viên gạo cội Ahn Sung Ki trong bộ phim hành động Truth Or Dare (2000).

Với Phone, Ha Ji Won thành sao

Đối với Ha Ji Won, nữ đồng nghiệp ảnh hưởng nhiều đến diễn xuất của cô là Kim Ha Nul. Lần đầu tiên cô so tài cùng Kim Ha Nul trong phim tình cảm lãng mạn Đồng cảm. Từng nghe danh, nhưng Ha Ji Won vẫn không khỏi bỡ ngỡ trước diễn xuất tuyệt vời của Kim Ha Nul... Đến năm 2002, Ha Ji Won lại tái ngộ lần nữa Kim Ha Nul trong phim Điều bí mật. Với sự đột phá trong nhân vật phản diện, Ha Ji Won không hề thua kém Kim Ha Nul khi cả hai cùng có dịp thi thố sở trường của mình. Thành công lớn với Điều bí mật, Ha Ji Won nhận lời tham gia Phone - một phim kinh dị rất ăn khách (2002). Bộ phim đã đưa Ha Ji Won lên hàng ngôi sao, khi xuất sắc thể hiện vai một nữ phóng viên có một số điện thoại... ma. Vai diễn Ji Won là sợi chỉ đỏ khơi mở và thắt gút các vấn đề của phim, được đánh giá cao và là chìa khóa mở cánh cổng cho Ha Ji Won thật sự đến với nghệ thuật điện ảnh.

Khán giả Hàn Quốc lại thêm một phen “lên ruột” khi đôi mắt đẹp của Ha Ji Won, dường như chỉ biết mở to vì sợ hãi cõi tâm linh bí ẩn, lại đạt đến biên độ thăng giáng của cảm xúc yêu thương trong phim Tình dục. Đây là một phim về giới tính tuổi học trò. Vai diễn Eun-hyo tuy không khó với Ha Ji Won nhưng là một vai nhạy cảm với giới sinh viên, học sinh và cả những bậc phụ huynh: yêu và “lỡ lầm” với bạn học, rồi phát hiện mình mang thai... Bị ruồng bỏ, bị sẩy thai... Nhưng Ha Ji Won vượt qua mọi thành kiến, được giới phụ huynh yêu quý vì đã giúp con em họ nhìn nhận sâu sắc vấn đề tình dục tuổi học trò.

Phá cách vẫn duyên dáng

Đài truyền hình MBC tận dụng trọn vẹn chiếc cần câu vàng của họ. Năm 2003, MBC chuẩn bị một kịch bản cổ trang hoàn hảo. Phim Damo với cốt truyện nhiều kịch tính và sự xuất hiện tuyệt vời của Ha Ji Won đã trở thành phim ăn khách nhất năm 2003 của MBC. Trong vai một nữ ma đầu với gương mặt lạnh lùng, Ha Ji Won đã khẳng định khả năng diễn xuất nhiều ngẫu hứng và phá cách đầy hấp lực của mình. Hoàn toàn thoát khỏi những nhân vật từng diễn, cô gái lần nữa làm khán giả truyền hình Hàn Quốc “lên ruột” trong vai một Trà mẫu khét tiếng.

Cuối năm 2003, bằng mọi cách, đài truyền hình KBS đã thành công trong việc thuyết phục Ha Ji Won nhận vai diễn trong bộ phim Chuyện tình ở Bali (What Happened in Bali) với Jo In Sung, So Ji Sub, Park Ye Jin. Bộ phim ăn khách chỉ xếp sau phim Nấc thang lên thiên đường... Sau phim này, Ha Ji Won tạm ngừng không đóng phim truyền hình vì chưa tìm được kịch bản hay, cô trở lại với điện ảnh. Và Ha Ji Won chợt phát hiện trong nội tâm cô một tính cách khác: Niềm vui khi hài hước hóa mọi khó khăn của cuộc sống. “Phá tính” ấy có kết quả là hai phim hài ăn khách Sex is Zero (với Lim Chang Jung) và Reversal of Fortune (với Kim Seung Woo). Năm 2004, nối tiếp thành công, “hài nương” Ha Ji Won xuất hiện trong phim Anh chàng kiêu ngạo (100 Days with Mr. Arrogant) với hình ảnh một nhân vật nửa lọ lem, nửa ngổ ngáo. Ha Ji Won đã nhận được khá nhiều giải thưởng: Giải Rồng xanh cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 2000. Giải Baeksang Awards cho Diễn viên truyền hình mới xuất sắc nhất 2001. Diễn viên được yêu thích nhất và Diễn viên xuất sắc nhất của MBC 2003. Nữ diễn viên xuất sắc nhất của SBS 2004. Giải Rồng xanh lần thứ 21 cho Diễn viên mới xuất sắc nhất 2004. Cặp đôi đẹp nhất trên màn ảnh 2003 của MBC cùng với So Ji Sub.

Ha Ji Won dịu dàng mà lẫm liệt, đã thắm duyên nồng cùng nghệ thuật thứ bảy đến đượm say qua từng nhân vật mà cô thủ diễn.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests