Thơ Tình

Thơ nhạc trữ tình, thơ nhạc lính, video...
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

MÙA THU QUA THI CA VIỆT NAM

DƯƠNG VIẾT ĐIỀN


Ai đã từng đọc bài thơ nỗi tiếng “Chansons D’automne” của thi- sĩ lừng danh Pháp-quốc Paul Verlaine đều cảm thấy lòng mình bồi-hồi và xúc-động . Không xúc-động sao đựơc khi nhà thơ đa-tình này đã rung cảm hồn mình thành những dòng thơ bất-hủ sau đây để nức-nở về tình thu bên bờ sông Seine tuyệt đẹp năm nào:

“Les sanglots longs
Des violons
De l’automne
Blessent mon coeur
D’une langueur monotone
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l’heures
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure
Et je m’en vais
Au vent mauvais
Qui m’emporte
Decà delà
Pareil à la
Feuille morte “

“Tiếng đàn ai đó lê-thê
Vĩ- cầm réo-rắt ê-chề lòng đau
Bơ-vơ chuông đổ đồng-hồ
Lòng như héo-hắt thu tàn năm xưa
Bao kỷ-niệm, theo gió đưa

Cuốn theo lệ đổ chưa vừa xót-xa
Bao năm lữ thứ xa nhà
Giang-hồ phiêu-bạt lá vàng tả-tơi..”
(Lãng-Du )


Thật vậy, mùa thu là mùa của tình yêu, mùa của lá vàng rơi rụng. Mùa thu là mùa của những cặp tình nhân dìu nhau đi dưới nắng thu để thưởng thức bầu không khí mát mẻ trong lành,rồi trao cho nhau những nụ hôn nồng cháy để rồi cùng nhau nhìn lá vàng rơi, rơi mãi tận cuối chân trời.
Mùa thu là mùa các thi-nhân đi tìm những vần thơ để sáng-tác thành những tuyệt-phẩm bất-hủ nghìn năm.

Ai đã từng đi qua phố vắng dưới ánh nắng chiều thu khi lá vàng bay bay khắp trời rồi lác-đác rơi qua mái đầu và rớt xuống đất, mới cảm thấy được cái đẹp tuyệt vời của mùa thu,mới rung cảm theo nhịp của lá vàng đang rơi,rung cảm theo những tia nắng thu dịu hiền vươn mãi đến tận chân trời xa thăm-thẳm. Nói đến mùa thu là nói đến mùa của lá vàng bay bay, mùa của lá vàng rơi rơi, mùa của lá vàng khô rụng khắp mọi nẽo đường. “ Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về “. Ta hãy nghe các thi-nhân Việt-nam nói về lá vàng rơi mỗi độ thu về qua những dòng thơ trữ tình sau đây.
Hình ảnh nỗi bật nhất về lá rụng giữa mùa thu là hình ảnh trong hai câu thơ sau đây của thi-sĩ Tản- Đà :

“ Trận gió thu-phong rụng lá vàng
Lá bay hàng xóm lá bay sang “


Nhưng hình ảnh trữ tình và lãng-mạng nhất là hình ảnh con nai vàng ngơ-ngác giưã rừng thu qua bài “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư với những câu thơ năm chữ nghe thật êm-đềm như khúc nhạc tình thu trong rừng vắng :

“ Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào-xạc
Con nai vàng ngơ-ngác
Đạp trên lá vàng khô “


Không phải chỉ có Tản Đà hay Lưu Trọng Lư mơí nói đến lá vàng khi mùa thu tới; hầu hết các thi- nhân Việt-nam đều ca ngợi cái đẹp của mùa thu bằng cách diễn tả hình ảnh của lá vàng rơi giữa trời thu. Sau đây là những dòng thơ diễn tả về lá vàng mùa thu của một số thi- nhân Việt-nam :

“ Sắc trời trôi nhạt dưới khe
Chim đi, lá rụng, cành nghe lạnh-lùng “ (Huy-Cận)

“ Rặng liễu đìu-hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với aó mơ phai dệt lá vàng “ (Xuân-Diệu )

“ Ao thu lạnh-lẽũo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo-teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo” (Nguyễn Khuyến)

“Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng” (Chế lan Viên)

“Chẳng được như hoa vướng gót nàng
Cõi lòng man-mác giá như sương!
Ta về nhặt lấy hoa thu rụng
Đặng giữ bên lòng nỗi nhớ thương “ (Thái Can)

“Gió vàng hiu-hắt cảnh tiêu-sơ
Lẻ-tẻ bên trời bóng nhạn thưa
Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm
Rừng phong lá rụng tiếng như mưa”(Ngô chi Lan)

“Đêm thu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm sương “ (Nguyên-Du)


Ngoài lá vàng rơi là biểu-tượng của mùa thu, ta còn phải đề cập đến ánh trăng thu huyền-ảo.Nói đến mùa thu mà không đề-cập đến ánh trăng thu mờ-ảo sau áng mây trời giữa đêm khuya thanh-vắng la ụmột sự thiếu sót lớn lao đối với mùa thu .
Không phải đêm thu nào ánh trăng cũng vằng-vặc giữa trời trong khi lá vàng rơi nhè nhẹ giữa đêm khuya cô-tịch mà trái lại, có những đêm thu trăng buồn ảo-nảo gió heo may thổi về làm cho lòng người cảm thấy u-buồn man-mác trước cái lạnh không làm tê-buốt con tim như mùa đông, nhưng lắm lúc làm cho hồn ta bâng-khuâng giá rét, làm cho hồn ta nhung- nhớ lạnh-lùng.

Nếu thi-sĩ Thượng Quan- Nghi đời Đường bên Trung-Quốc đã diễn-tả cái đẹp của ánh trăng thu qua hai câu thơ:

“Thước phi sơn nguyệt thự
Thuyền táo đã phong thu”
“Sườn non trăng sáng chim bay
Đồng thu gió lộng ,ve say nhạc sầu” (Chi-Điền dịch)


Thì tại Việt-Nam, rất nhiều nhà thơ đã tốn không biết bao nhiêu mực và giấy để diễn-tả chị Hằng giữa đêm thu huyền-diệu. Thật vậy nếu bài “Tiếng thu” của Lưu trọng Lư không đề cập đến ánh trăng mờ thì tòan bài thơ mất đi rất nhiều ý-nghĩa về mùa thu :

“E m không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn-thức “


Riêng nhà thơ Xuân-Diệu đã nhân-cách hóa ánh trăng thu khiến những dòng thơ trở thành bất tử:

“ Thỉnh-thỏang nàng trăng tự ngẩn-ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò”


Tuy-nhiên nói đến trăng nhất là ánh trăng thu mà không nói đến thi-sĩ Hàn Mặc Tử là một sự thiếu sót vô cùng trọng đại.
Ta hãy nghe Hàn Măỉc Tử nói về trăng thu qua những câu thơ bảy chữ với lối nhân-cách hóa làm cho ta có cảm tưởng như người đẹp Hằng -Nga đang rón-rén dời gót ngọc vào nhà ai ụgiữa đêm thu trăng sáng :

“Bóng nguyệt leo song sờ-sẫm gối
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”
hay là :
“ Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe “


Ngoài Lưu trọng Lư, Hàn mặc Tử, Xuân-Diệu ra , ta cũng thấy rất nhiều nhà thơ nói về ánh trăng thu. Sau đây là một số bài thơ của một vài thi-nhân đã ca-tụng ánh trăng thu qua những dòng thơ đủ các thể loại :

“Lòng anh giếng ngọt trong veo
Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh
Lòng em như bụi kinh-thành
Đa-đoan vó ngựa chung-tình bánh xe .” (Nguyễn-Bính)

“Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào “ ( Nguyễn -Khuyến)

“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !
Trần thế em nay chán nữa rồi “ ( Tản-Đà)

“Mặt trăng tỏ thường soi bên gối,
Bừng mắt trông sương gội cành ngô
Lạnh-lùng thay, bấy chiều thu,
Gió may hiu-hắt trên đầu tường vôi”
Đặng trần Côn (Đoàn thị Điểm địch)

“Vi lô san-sát heo may
Một trời thu để riêng ai một người
Dặm khuya ngất tạnh mù khơi
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông
Rừng thu từng biếc chen hồng
Nghe chim như nhắc tấm lòng thần -hôn !” ( Nguyễn-Du )

“Đêm thu gió lọt sông đào
Nửa vành trăng khuyết ,ba sao giữa trời “( Nguyễn- Du)

“Hoa xuân nọ ,còn phong nộn nhị,
Nguyệt thu kia,chưa hé hàn-quang” ( Ôân như Hầu )


Nếu mùa thu có lá vàng rơi rụng, có trăng thu huyền ảo thì cũng có nắng thu nhẹ lướt trên đồi. Nắng mùa thu không gay-gắt rực lửa như mùa ha ỉtrái lại rất mát diụ trong lành, nhất là những lúc trời xanh mây trắng nắng hồng. Đi dươiù nắng thu người ta thấy tâm-hồn rất thoải mái lâng-lâng ,nhất là những lúc trờiụ chiều nhạt nắng có lá vàng bay bay rồi rụng khắp phố -phường. Nhiều cặp tình nhân thích đi dưới nắng thu để thưởng thức cái vẻ đẹp của mùa thu, nhặt những lá vàng rơi rồi nhìn những hàng cây khẳng-khiu chỉ còn những cành trụi lá dọc hai bên đại-lộ lúc chiều tà.
Ai cũng biết rằng các thi- nhân khi nói về mùa thu thường không quên đề-cập đến nắng thu. Nhà thơ Chế lan Viên đã làm cho ta ngạc-nhiên khi viết mấy câu thơ liên-quan đến nắng thu như sau:

“Chao ôi! thu đã tới rồi sao ?
Thu trước vừa qua mới độ nào
Mới độ nào đây hoa rạn vỡ
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao .”


Nhưng ngạc-nhiên hơn nữa là hai câu thơ đầy nhạc tính của nhà thơ Bích-Khê sau đây
làm cho ta cảm thấy thích thú khi đọc lên vì nghe như một giai-điệu tuyệt vời :

“ Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh-mông .”


Dĩ-nhiên, mỗi nhà thơ diễn-ta ũvẻ nắng thu một cách khác nhau, nhưng hầu hết đều ca-ngợi nắng thu như là hình ảnh tuyệt đẹp giữa gió chiều.
Nhà thơ Xuân-Diệu cũng nói về nắng thu với hai câu thơ thất-ngôn đầy lưu luyến trữ-tình :

“ Nõn-nà sương ngọc quanh thềm dậu
Nắng nhỏ bâng-khuâng chiều lỡ thì.”


Nhưng nếu ai đã đọc mấy câu thơ sau đây của nhà thơ Trúc-Ly đều cảm thấy hồn mình xao-xuyến bâng -khuâng :

“Tôi đứng bên nầy bờ dĩ-vãng
Thương về con nước ngại-ngùng xuôi
Những người con gái bên kia ấy
Ai biết chiều nay có nhớ tôi
Tôi muốn hôn bằng môi của em
Mùa thu tha-thiết nắng hoe thềm.”
Ngòai ra ta còn thấy rất nhiều nhà thơ khác cũng đã nói về nắng thu với những dòng thơ thật đẹp và thật buồn :
“Chiều nay nắng nhạt luyến chân đồi
Hơi lạnh tàn thu giục lá rơi
Sương xuống chiều đi lòng vắng vẻ
Thê-lương thêm bận khúc ly-hòai .”
hay là :
“ Hát bài hát ngô-nghê và êm ái
Bên sườn non mục-tử cưỡi trâu về
Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê
Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái .”
Nam-Trân Nguyễn học Sỹ


Nếu những hình ảnh đẹp của mùa thu là lá vàng rơi,là ánh trăng thu giữa đêm khuya thanh-vắng, và nắng chiều thu trong buổi hòang-hôn, thì hình ảnh buồn nhất của mùa thu là mưa thu. Chính những giọt mưa thu đã làm cho lòng người lạnh-lẽo,u-buồn, làm cho lòng người hoang vắng sầu thương, bơ-vơ giữa thế-giới mưa rơi buồn-bã.

Trước cảnh mưa thu ảm-đạm ở ngòai bệnh-viện, nhạc-sĩ tài ba Đặng thế Phong đã xúc-động rồi sáng tác ngay bản nhạc “ Giọt mưa thu.” trước khi vĩnh-biệt trần-gian để lại cho đời những giọt lệ thu sầu thương nức-nở, những giọt lệ tình ai-oán lâm-ly : “Ngòai hiên giọt mưa thu thánh-thót rơi. Trời lắng u-buồn mây hắt-hiu ngừng trôi.Nghe gió thỏang mơ-hồ trong mưa thu ai khóc ai than hờ…”

Bởi vậy nói đến mưa thu là nói đến một trong những cảnh vật buồn-bã nhất của trần thế. Đọc mấy câu thơ sau đây của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy cảnh mưa thu thật là tiêu-điều buồn-bã:

“Thánh-thót tàu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu-sơ
Xanh um cổ-thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng -giang phẳng-lặng tờ.”


Hay hai câu thơ sau đây của nhà thơ Xuân-Diệu cũng cho ta thấy cảnh lặng lẽ u-buồn :

“Gió thầm, mây lặng , dáng thu xa
Mới tạnh mưa trưa chiều đã tà.”


Tuy-nhiên nếu trăng thu,nắng thu, mưa thu ,là những đề tài bất-hủ cho các văn thi-sĩ,nhạc-sĩ lấy đó để sáng-tác thì sương thu là một đề tài không kém quan-trọng để các thi-nhân dệt thành thơ. Vào những lúc trời sáng tinh-sương, ai đã từng ra sau vườn,đều trông thấy nhưnõg giọt sương đọng trên cành cây,ngọn cỏ giống như những hạt kim-cương lóng lánh đẹp tuyệt vời. Cho đến ngày hôm nay,rất nhiều người Việt-nam đã thuộc lòng đọan văn của nhà văn Thanh-Tịnh tả về cảnh sương thu : “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu-yếm nắm tay tôi,dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp.”Một nhà thơ nỗi tiếng như sóng cồn một thời vang bóng đã ca-ngợi sương thu qua bài thơ “Sương rơi.” Đó là thi-sĩ Nguyễn-Vỹ với bài thơ hai chữ đã để lại cho đời một tác-phẩm bất-hủ về sương thu.:

“ Sương rơi Rồi hạt Rơi sương
Nặng trĩu Sương trong Cành dương
Trên cành Tan-tác Liễu ngã
Dương-liễu Trong lòng Gió mưa
Nhưng hơi Tả-tơi Tơi-tả
Từng giọt
Gió bấc Em ơi ! Thánh-thót
Lạnh-lùng Từng giọt Từng giọt
Hiu-hắt Thánh-thót Tơi-bời
Thấm vào Từng giọt Mưa rơi,
Em ơi Điêu-tàn Gió rơi;
Trong lòng Trên nấm Lá rơi,
Hạt sương Mồ hoang !… Em ơi !…”
Thành một
Vết thương !… Nguyễn-Vỹ.


Như đã được trình bày ở trên,mùa thu là mùa có lá vàng rơi lác-đác,có trăng thu mờ aỏ giữa đêm buồn,có những giọt mưa rơi thánh-thót thật lâm-ly. Đã thế, nhiều lúc ánh nắng chiều thu làm cho người lữ-hành thêm cô-độc bâng-khuâng,luôn luôn cảm thấy như xa vắng lạc-lòai, như biệt-ly hiu-quạnh.Vì thế mà nhiều người đã cho rằng ,

Mùa thu là mùa của biệt-ly của xa cách nên tình thu thường nức-nở nghẹn-ngào. Mùa thu là mùa nhớ nhung từ đó và cũng là nhung-nhớ từ đây. Thế nên nói đến mùa thu là nói đến biệt-ly nhung-nhớ,là nói đến ngăn-cách xa nhau,là nói đến chia-ly buồn-bã và lắm lúc nói đến vĩnh-biệt ngàn đời để rồi “nghìn-trùng xa cách người đã đi rồi, còn gì đâu nữa mà khóc với cười .”
Sau đây, ta hãy nghe các thi-nhân Việt-nam nói về sự biệt-ly,sự nhung-nhớ cũng như những nỗi u-buồn giữa mùa thu :

“Mây vẫn từng không chim bay đi
Khí trời u-uất, hận chia-ly
Ít nhiều thiếu-nữ buồn không nói
Tựa cưả nhìn xa nghĩ-ngợi gì” (Xuân-Diệu )


Hay những dòng thơ lục-bát đầy vẻ âm-u,tiêu-điều của Huy-Cận;

“Non xanh ngây cả buồn chiều
Nhân-gian e cũng tiêu-điều dưới kia .”


Hoặc những câu thơ đầy nhung-nhớ quằn-quại giữa mùa thu:

“Chao ôi! mong nhớ ! ôâi mong nhớ
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.”(Chế lan Viên)


Hay hình ảnh xa vắng biệt-ly của người chinh-phu trong lòng người cô-phụ :
“Em không nghe rạo-rực
Hình ảnh kẻ chinh-phu
Trong lòng người cô-phụ.” (Lưu trọng Lư)

Hoặc là những câu thơ đầy nỗi nhớ-thương của thi-nhân :

“Chẳng được như hoa vướng gót nàng ,
Cõi lòng man- mác giá như sương!
Ta về nhặt lấy hoa thu rụng
Đặng giữ bên lòng nỗi nhớ thương “ (Thái-Can)


Nhưng sự biệt-ly đớn đau nhất hay nỗi nhớ-nhung quằn-quại triền-miên cũng như sự khổ đau cay đắng suốt đời mà ta có thể thấy được là những dòng thơ nức-nở lệ nhòa
của nữ thi- sĩ T.T.KH, một nhà thơ đã sáng tác nên những bài thơ bất-hủ ngàn năm và đã trở thành huyền thọai trong thi-ca Việt-nam. Ta hãy nghe nhà thơ T.T.KH nức-nở

những điệp-khúc tình thu sau đây :

“Anh ạ, tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ một lòng đau
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời có còn đâu !.”

hay là :
“Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái-ân lạt-lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết từng thu chết
Vẫn giấu trong tim một bóng người .”


Tóm lại qua thi-ca Việt-nam, ta thấy hầu hết các thi- nhân nước Việt đều nói đến mùa thu, ca ngợi mùa thu vì mùa thu có những đêm trăng mờ ảo, có những lá vàng rơi tuyệt đẹp, có những giọt mưa thu thánh thót rơi thật lâm-ly,bi-thảm vv…Và cũng vì mùa thu là mùa của ngăn-cách ,của ly-biệt,là mùa của nức-nở nghẹn-ngào nên các thi-nhân Việt-nam không ai mà không xúc-động khi thấy mùa thu đến. Vì vậy ,qua thi-ca Việt-nam,ta thấy nhiều nhà thơ đã để lại cho đời những bài thơ trữ-tình bất-hủ về mùa thu.

DƯƠNG VIẾT ĐIỀN
Last edited by khieulong on Sun Mar 08, 2015 8:23 pm, edited 1 time in total.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image


Biết tạc đâu ra em của anh ?


Đôi ta dừng. Em đi vào lối cỏ
Anh nhìn theo dáng nhỏ bước xa dần
Anh thuộc tay em, anh thuộc bàn chân
Em như từ trong anh bước ra đường cái...

Anh thuộc mắt em, anh thuộc tóc em
Anh như vỏ mà em là ruột quả
Ôi một trái luôn chia làm hai nửa
Mỗi lúc em về rồi lại đi

Đó là một sớm mai cách đây tuần lễ
Hình em đi - anh bỗng nghĩ bàng hoàng:
Nếu ngày nào em hết ở cùng anh
Nếu đến khi anh không còn em nữa.

Anh biết tạc đâu ra một người như thế,
Anh ấp iu mang mẻ làm sao
Anh biết lấy đâu ra, anh biết lấy đâu vào
Anh biết mượn đất trời sao cho được?

Anh lấy thịt xương đâu chứa đầy mộng ước
Anh lấy gì biến hoá để thành em ?

Anh bóp vụn ngày, anh xé nát đêm
Anh vá víu những người trên trái đất

Người ta có thể vô cùng xinh đẹp
Có thể thông minh, có thể rạng ngời,
Có thể yêu anh đi nữa, em ơi!
Anh không thể kiếm tìm em đâu cả!

Đó là một sớm mai cách đây tuần lễ
Dáng em đi - in mai mãi bóng hình
Nếu ngày em chẳng cùng anh nữa
Biết tạc đâu ra em của anh ?



Xuân Diệu
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Phố Nắng

Em có còn về ......đi trên phố nắng
Phố nắng ngày xưa riêng của chúng mình
Hai đứa lang thang chiều sân trường vắng
Giờ xa ...em rồi đời mãi linh đinh

Hàng cây đến trường xanh vùng ký ức
Áo trắng tung bay hai buổi đến trường
Nụ cười reo vui trên từng trang vở
Tuổi thơ học trò đầy những yêu thương

Ở đây tháng năm mùa hè đơn độc
Không bóng hình em không cánh phượng hồng
Nắng vẫn nồng nàn thơm mùi kỷ niệm
Em ở phương nào còn nhớ anh không

Nếu một hôm nào em về trường cũ
Hãy ngẩng nhìn trời mây vẫn buồn bay
Sẽ thấy tình anh đong đầy nỗi nhớ
Nồng thắm theo em phố nắng bao ngày


Khieu Long
Last edited by khieulong on Sun Mar 08, 2015 7:35 pm, edited 1 time in total.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image


Đời vắng anh rồi nắng phôi pha màu


Em thơ thẩn… về trên con đường nắng
Đường ngày xưa đôi bóng của chúng mình
Hàng phượng đỏ rũ buồn bên cổng vắng
Anh không về nên đời mãi linh đinh

Cánh chuồn chuồn bay bay vùng ký ức
Tiếng cười vui xưa rộn rã sân trường
Bên góc lớp cô bé vùi trên vở
Lòng ngập tràn suối mộng của yêu thương

Tháng năm dài anh nhìn em lặng lẽ
Mắt đăm chiêu cắn nhẹ nhánh phượng hồng
Nhìn mây trời em ấp ôm hoài niệm
Thoáng môi cười làm say đắm bướm ong

Những vần thơ đưa mình vào lối mộng
Có trời xanh cùng mây trắng buồn bay
Em so phím gieo cung đàn tơ nhớ
Anh sợi thương theo phố nắng dâng đầy

Đời loạn ly anh vào vòng binh lửa
Ngày qua ngày ta đã mất tin nhau
Đời vắng anh ...nắng phôi pha màu nhớ
Muà phượng rơi từng cánh úa phai màu



Tiểu Vũ Vi
12/04/07
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Nhà thơ tình và người tình thơ cuối cùng


Image
Nhà thơ viết “Thơ duyên” trong tuổi 18. Chị yêu bài thơ khi còn ở tuổi học trò. Tình yêu ấy thành duyên ban đầu… Đó là câu chuyện giữa “hoàng tử thơ tình” Xuân Diệu và người bạn thơ Châu Anh Phụng.

Ngày 22/10/1982, TP HCM nắng trở nhạt. Một cái gì như mây biếc, hoa lạnh, chiều thu…

Và kia nữa… ngoài sân, hai cây me ríu rít tiếng chim… Tiếng gõ cửa rất nhẹ. Chị ra mở cửa. Nhà thơ Hoàng Trung Thông bước vào:

- Châu Anh Phụng biết ai đây không nhỉ?

Người đứng bên cạnh nhà thơ Hoàng Trung Thông im lặng, trán xòa mái tóc. Mái tóc, ánh mắt, cái phút giây lặng lẽ cũng từ xa của người ấy. Chị bất ngờ vụt gọi:


- Ồ, thi sĩ Xuân Diệu!


Nhà thơ Xuân Diệu bước nhẹ lên một chút, ríu ra đặc giọng miền Trung:


- Ông Thông ở Sài Gòn ra kể, được biết Châu Anh Phụng đang làm một việc có ích lớn, tự bỏ tiền xây bia mộ cụ Đồ Chiểu ở Cần Giuộc. Tôi cũng đang sửa soạn chuyên luận mới, bổ sung cho tiểu luận Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, viết năm 1963…


Chị với nhà thơ Hoàng Trung Thông đi vào nhà. Còn lại nhà thơ Xuân Diệu ở ngoài sân, ngẩn ngơ. Nhà thơ nghiêng nghiêng đầu, giọng nói to:


- Châu Anh Phụng có nghe tiếng thu động, hơi thu giăng cánh, chân thu bước êm không?


Những gì nhà thơ nói bỗng làm trong chị rưng rưng những câu Thơ duyên của Xuân Diệu: Chim nghe trời rộng giang thêm cánh/Mây lặng chiều thưa, sương xuống dần.


Chiều hôm ấy, nhóm thơ Đường của Châu Anh Phụng đến thăm hỏi, chúc mừng nhà thơ Xuân Diệu. Ông vừa được Viện Hàn lâm khoa học Đông Đức phong Viện sĩ.

Luôn tiện, nhóm thơ Đường mời Xuân Diệu nói chuyện về những bài thơ Đường luật của ông cho mọi người thưởng thức.


Chiều 24/10/1982, nhà thơ Xuân Diệu làm một công việc không theo nghi thức xưa nay của mình: Bình thơ phải có bục đứng, bình hoa, người nghe thơ phải là chị em phụ nữ ngồi đối diện.


Bây giờ nhà thơ ngồi cùng người nghe quanh chiếc bàn dài hình quả xoài trong nhà chị Mai Huỳnh Hoa. Và đặc biệt chị Châu Anh Phụng được ngồi bên cạnh theo yêu cầu nhỏ của nhà thơ.


Hôm ấy, Xuân Diệu chọn 3 bài tứ tuyệt: Trời vọng chân mây, Nắng vàng chiều và Hoa tím tương tư làm trong thời kỳ kháng chiến.


Gần một giờ bình thơ, người nghe cứ lặng đi, hồn nhập vào hồn thơ Đường sống động. Bỗng chị Châu Anh Phụng như người làm trở mái chèo cảm xúc, hỏi nhỏ nhà thơ:


- Bài Thơ duyên năm khổ. Nhưng mỗi khổ là một tứ tuyệt Đường thi độc lập trong một chỉnh thể, có phải không?


Nhà thơ gật đầu tán thành và yêu cầu chị đọc cho một số khổ.


Chị Châu Anh Phụng không ngần ngại đọc: Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều/ Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn/ Lần đầu rung động nỗi thương yêu.


Chị đọc xong ngồi lặng im, mắt xa xăm.


Chiều ấy, nhà thơ và Châu Anh Phụng trao đổi thật tâm đầu ý hợp về Thơ duyên. Bài thơ thật tinh tế, ghi lại cảm nhận của nhà thơ ở lứa tuổi 18. Còn người yêu bài thơ cũng yêu từ cái tuổi học trò.


Trong cái tinh tế của người phụ nữ trưởng thành, chị hỏi nhà thơ, sao trong Thơ duyên chỉ có hoa rất chung. Trong khi đó, mọi thứ còn lại rất cụ thể.

Đôi mắt nhà thơ nhìn chị, lấp lánh bái phục. Bất ngờ, nhà thơ hỏi:


- Vậy chớ Phụng có biết nhà thơ sau này lắp thứ hoa nào vào cái tuổi 18 ấy không?


- Thưa có phải hoa ngọc trâm không thi sĩ?

Chị Phụng vui ra mặt, nhà thơ bồi thêm như đố:

- Bài thơ Hoa ngọc trâm, Xuân Diệu viết năm nào vậy?

- Thưa, tháng 6/1962, hai tháng sau bài Biển.

Nghe chị Phụng cho một đáp án đúng, cả nhóm thơ Đường vỗ tay tán thưởng.


Thơ là tình, tình là thơ trong hai người thơ


Chiều 24/12/1983, nhà thơ Xuân Diệu đi công tác, đến thăm Châu Anh Phụng. Ông chép cho chị bài thơ Biển với lời đề tặng: “Biển cho cô Châu Anh Phụng”. Cũng chuyến đi ra Vũng Tàu lần ấy có cả nhà thơ Hoàng Trung Thông, nhân dịp vào tiếp nhận ảnh chân dung cụ Đồ Chiểu. Đấy cũng là dịp khánh thành lăng thơ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Ở phố thì chép bài thơ Biển, ra biển thì đọc bài thơ hoa. Đó là ý của nhà thơ Hoàng Trung Thông gợi ý Châu Anh Phụng đọc bài thơ Hoa ngọc trâm của Xuân Diệu. Chị Phụng hỏi lại, khổ nào nhà thơ thích nhất để xem có trùng vói ý mình hay không.


Nhà thơ Xuân Diệu bảo chờ một chút, trăng lên khỏi biển mới đọc. Châu Anh Phụng ý nhị reo khẽ: “Trùng với ý Phụng rồi đấy”.


Trên mặt biển, sóng Vũng Tàu đã vàng trăng canh một cùng giọng đọc thơ trong ngần của chị: Hoa giúp cho anh tỏ mối tình/ Vì ta hoa đã nở năm cánh/Dịu dàng canh một trăng soi bóng/Tha thiết canh năm nguyệt trở mình.


Sau buổi chia tay nhà thơ Xuân Diệu, trong bài Hồi tưởng, người ta nghe một nỗi xốn xang trong tình, trong ý của chị: Ngọc trâm cài áo duyên còn nợ/ Sóng biển hôn bờ sóng vấn thanh.


Và hai câu thơ cuối cùng trong bài thất ngôn bát cú của chị là lòng biết ơn một mối tình chung vạn thuở: Cảm ơn trời đất cùng thầy mẹ/ Nào uổng sanh ra giống hữu tình.


Người ở Hà Nội, người ở Sài Gòn, khoảng xa cách trở. Anh Tịnh Hà, em trai cùng mẹ của nhà thơ, lâu lâu lại đến gõ cửa nhà chị để chuyển một bài thơ mới chưa in, một tập thơ mới vừa xuất bản và những lời nhắn thăm.


Cứ mỗi lần nhận được tin anh Xuân Diệu, trong sổ tay thơ của chị lại xuất hiện những câu lục bát, nét chữ chân phương.


Chị làm thơ để nhớ người tình thơ của mình:

Nhớ khi thơ bắc nhịp cầu
Nỉ non vẳng lại bên cầu tiếng tiêu
Biết em sống giữa cô liêu
Anh thường nắng sớm mưa chiều đến thăm.


Nén nhang khóc người hay khóc một tình thơ


Sớm ấy, anh Tịnh Hà mang thư anh Xuân Diệu cho tôi. Thư đề ngày 31/8/1985, hẹn gặp ở khách sạn Bông Sen, buồng 106, đường Đồng Khởi.

Tôi hỏi anh Tịnh Hà, anh Xuân Diệu đến thăm chị Phụng chưa. Anh Tịnh Hà cho biết, anh Diệu có việc gấp, đi đồng bằng sông Cửu Long, nhờ Tịnh Hà nhắn chị Phụng sẽ gặp sau.

Hôm sau, anh Tịnh Hà đến thông báo cho chị Phụng.

Gặp lại tôi, vẻ mặt anh đau khổ. Anh nói: “Này, ông biết không, mình vừa nói anh Diệu về sẽ gặp sau, chị liền đứng dậy, lặng đi. Rồi như vừa hờn, vừa thương, chị đọc hai câu thơ xuất thần, như thơ tình cổ điển: Anh như chớp bể mưa nguồn/Em như dáng liễu trong vườn ngóng ai.

Anh Xuân Diệu ở đồng bằng sông Cửu Long về, phút giây đầu tiên gặp gỡ, chị Phụng gửi nhà thơ bài Nhớ. Bài thơ được viết trên tờ giấy rời với lời đề tặng: “Riêng tặng tác giả tập thơ Gửi hương cho gió”.


Mười tám câu thơ lục bát da diết một tâm hồn đồng điệu. Cuối bài thơ, chị lấy hai câu ca dao để làm ngàn năm nhớ và yêu của chị: Núi cao chi lắm núi ơi/Núi che mặt trời không thấy người thương.


Một ngày vào tháng 12/1985, trước 15 phút anh Tịnh Hà đến, chị Châu Anh Phụng mệt, không đi làm, lòng thấy bồn chồn, mắt mờ mịt. Chị ngồi dậy, chép lại 4 câu thơ đầu của bài Nhớ:

Mây bay mà ngỡ trăng đi
Nhớ anh đã nói những gì với em
Một mùa lá đổ bên thềm
Tương tư nặng gánh tăng thêm nét sầu.


Chị chưa kịp lau hai mắt ướt, anh Tịnh Hà đột ngột đến báo tin anh Xuân Diệu mất vào lúc 12h40. Hôm ấy là ngày 18/12/1985. Chị nghe lòng như có sóng.

Còn 20 phút nữa anh Tịnh Hà lên máy bay ra Hà Nội thọ tang anh. Chị Châu Anh Phụng bước đến bàn thờ, rút một nén nhang Ông Thọ, bọc vào giấy điều, gửi anh Tịnh Hà. Cho đến bây giờ, chị Phụng vẫn không quên giây phút đau buồn ấy của đời mình.


Sau 5 ngày thọ tang, anh Tịnh Hà trở về nói cho tôi biết, nén nhang của chị Phụng vừa cắm xuống lư đồng, lửa bốc lên đỏ rực, làm mờ hết tấm hình anh Xuân Diệu trên bàn thờ.

“Có lạ không ông?”, anh Tịnh Hà vịn vào vai tôi thổn thức.

*******


Ảnh: Bút tích nhà thơ Xuân Diệu tặng Châu Anh Phụng.
Nguồn: Thế giới văn hóa
Last edited by tiendung on Tue Jul 24, 2007 1:15 pm, edited 1 time in total.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Đã Quên

Và bây giớ thì em đã có thể quên anh
Nên những giấc mơ tình đã không bao giờ trở lại
Đường ra biển sáng nay chập chùng màu hoa dại
Một mình anh lầm lũi đi giữa phố biển lạnh lùng
Con đường tình hai đứa chẳng đi chung
Thì còn nhớ làm gì phải không em ...
vì chỉ toàn tiếc nuối......

Biển ngày xưa với những cơn sóng tình đắm đuối
Em thật quên rồi nên sóng vỗ bờ đau
Ngày tháng chúng mình bây giờ đã không còn có nhau
Như mái tóc em đã có người ve vuốt
Những buổi sáng nhớ nhau ....
giọt cà phê rơi lạnh lùng nhức buốt
Anh lang thang trên cát biển một mình với niềm nhớ yêu thương ...


Gió biển tự tình ngan ngát mùi hương
Hương ái ân của những ngày yêu nhau vội vã
Tình yêu anh vẫn còn ....
nhưng bây giờ em đã....
xa thật xa rồi .....như những cánh hải âu
Bay mãi đi ..bay mãi đi ....bay giữa đời rồi không biết về đâu.....



Khiếu Long
Last edited by khieulong on Sun Mar 08, 2015 8:33 pm, edited 2 times in total.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image


Mãi mãi

Trên phố biển mình em thẩn thờ nhớ đến anh
Hoa sóng nhấp nhô thuyền xưa bao giờ trở về lại
Lòng chùng nỗi tương tư bên bờ u mê dại
Bụi thời gian nghiệt ngã xô em vào lũng lạnh lùng
Miền xa xăm đó anh vẫn chia mảnh tình chung
Vẫn trăn trở thầm gọi một tiếng em
Trong đêm sầu tiếc nuối…

Hạt cát em lăn dài trong sóng anh đắm đuối
Tình anh biển rộng ôm em trọn niềm đau
Yêu trong muộn màng để duyên kiếp cách chia đời nhau
Suối tóc thề vẫn chờ tay anh đan vuốt
Như ngày nào bên nhau
Tình xuân hé nụ xua tan giá buốt
Bến thần tiên ta say vầng trăng mật ngọt ngào ngát yêu thương

Em gửi về anh tình biển đậm hương
Hương mặn nồng thủy chung giữa dòng đời vội vã
Duyên ta từ muôn kiếp…dù thân chia vạn lý
Lòng anh vẫn cưới …lòng em đến ngàn thu
Mộng tình này…cùng chấp cánh…dẫu trăm năm có lưu lạc về đâu…


Tiểu Vũ Vi
16/05/07
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Image


Thơ Duyên


Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên.
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.

Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn.
Lần đầu rung động nỗi thương yêu

Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững thững chẳng theo gần,
Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.

Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân,
Chim nghe trời rộng dang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.


Xuân Diệu
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image


Hôm qua


Con bướm bay lạc vào thơ
Câu lục mãi bận nằm mơ sông dài
Câu bát đang bận học bài ,
Tóc mai so ngắn so dài với gương

Môi bận ngậm nụ cười hường
Đôi mắt bận nhớ con đường lá me
Chỉ có mỗi mình em nghe ,
Gió thu nương cánh bướm về hôm qua

Rủ rê theo cả người ta ,
Bâng khuâng trước ngõ hỏi hoa mượn lời
Hương bận cùng trăng rong chơi
Hoa làm thinh ngậm môi người làm thinh .



Mường Mán
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

"Cái thuở ban đầu" của Nguyễn Bính
Trần Văn Tư

(Nhớ và ghi theo lời kể của Nguyễn Bính vào một ngày đầu xuân Giáp Thìn 1964 tại làng Thiện Vịnh quê ông)

Sau khi rít một hơi thuốc lào, nhả làn khói xanh mờ ra hiên, nhìn sâu vào mắt tôi, với nụ cười tủm tỉm, Nguyễn Bính bắt đầu nói với giông mộc mạc, chân tình: "Ông đừng băn khoăn gì cả, lúc càng buồn, ta càng nên nói chuyện vui, chứ cái anh cứ để cho nỗi buồn chồng chất lên người, nhất định sẽ chết sớm. Mà đời người thì "ngắn chẳng tày gang", cớ gì cứ tự đầu độc mình? Ông muốn biết mình yêu từ khi nào hử?". Nguyễn Bính nhấp một ngụm trà đặc, e hèm một tiếng, đôi mắt xa xăm như đang dõi về những năm tháng xa mờ của đời mình. Giọng ông trầm xuống, chậm rãi:


"Làng Vân Cát quê mình có Hội Phủ Giày thật tuyệt, từ bé mình đã mê những sắc màu xanh đỏ tím vàng của lễ hội tưng bừng, mê hát chầu văn, mê những buổi lên đồng của các con nhang đệ tử, mê quá nên nhiều khi quên cả về nhà. Có thể nói màu sắc âm thanh của lễ hội mãi về sau vẫn còn ám vào thơ mình, gợi lên cái hương vị hồn quê. Năm ấy mình mười bốn tuổi, đầu tháng Ba Âm Lịch về chơi hội, mưa bay cuối xuân đưa chân phơi phới, đang ngồi xem hầu bóng, chợt thấy một cô gái chắc cũng ang áng tuổi mình, mặc áo cánh sen, thắt lưng hoa lý, chít vành khăn nhung, thà chiếc đuôi gà sau gáy, dáng dong dỏng cao, bước đi thanh thoát, y như vừa bước ra từ một bức tranh tố nữ. Người đi bên cô dáng chừng là mẹ, mặt phúc hậu, miệng luôn lẩm nhẩm như tụng kinh. Mình vội đi theo, khi đi ngang qua, nhìn khuôn mặt trái xoan của cô, nước da trắng hồng, mình ngơ ngẩn cả người. Cả buổi ấy, mình cứ đi theo mẹ con cô, lạy cùng lạy, khấn cùng khấn, đôi khi ghé sát bên cô, mong được cô nhìn đến, nhưng cô gái dịu dàng mà nghiêm trang quá, chỉ có một lần đuôi con mắt cô khẽ chạm vào cái nhìn của mình rồi quay vội đi. Phủ ở giữa, một bên chùa, một bên đền, khách thập phương nối nhau đi từng dòng, khói hương chỗ mịt mù, nơi thoang thoảng, mọi thứ đối với mình đều như mơ hồ, chỉ có bóng cô gái là không rời khỏi mắt mình.

Mình theo riết cô ấy từ Phủ Giầy (làng Vân Cát) sang Phủ chính (làng Tiên Hương), đến ngày thứ tư thì lén giúi vào tay cô mấy câu thơ, đến nay vẫn chưa quên:

Em ở cõi trần hay cõi tiên
Phủ đền nhang khói nức hương em
Xin đi chầm chậm cho theo với
Lộc thánh dâng người một trái tim


Hồi hộp và vui sướng nhất là cô nhanh nhẹn cầm lấy mảnh giấy, mắt cô ngó lơ nơi khác, chà "Giai nhân thông thái tự sinh thành!". Chiều ngày thứ năm (lễ hội diễn ra trong mười ngày), trong khi mẹ cô đang say sưa với phiên hầu bóng của một đồng cô nổi tiếng là múa đẹp, cô gái lẻn bước ra ngoài. Cơ hội ngàn vàng đến với mình, mình theo bén gót ra cửa phủ. Chợt cô dừng lại nói như bâng quơ: "Mai về Mỹ Trọng rồi!" (Mỹ Trọng nay thuộc Nam Định, lúc ấy là một làng ngoạy thành). Mình đánh bạo nắm lấy bàn tay cô nhưng cô rụt lại, quay nhanh vào chỗ hầu bóng. Một cảm xúc bồi hồi dâng lên trong lòng mình, hiểu rằng hình ảnh của cô đã in vào tâm khảm của mình rồi ! Hôm sau mình quyết chí theo mẹ con cô về tận Mỹ Trọng. Nhà cô ở gần một cái chợ, vào loại khá giả, có năm người con, cô thứ tư, chưa hề được đi học nhưng nhờ người anh dạy chữ quốc ngữ nên cũng biết đọc biết viết. Mình trao đổi những bức thư ngắn ngủi với cô, được gặp cô mấy lần ở chợ, biết tên cô là Ngọc Lan. Mỗi lần được gặp, về nhà lại cắm đầu làm thơ, xao nhãng cả việc học hành, bị ông anh Trúc Đường mắng mấy lần nhưng vẫn không chừa. Chừng ba tháng sau thì người tiên biến mất: Bố mẹ cô bán nhà chuyển đi nơi khác, cô không kịp báo, thế là "bóng chim tăm cá", mình bị hụt hẫng, chao đảo mất một thời gian.

Rồi sóng gió cuộc đời xô dạt, rung cảm của con tim thuở 14, 15 tưởng như gió thoảng hương bay. Nào ngờ cái màu áo cánh sen, thắt lưng hoa lý ấy cứ đeo đẳng bên lòng, đến nỗi từ ấy đến giờ, hễ cứ thoảng mùi hương khói, trong tâm thức mình lại hiện lên hình ảnh cô thiếu nữ yêu kiều trẩy Hội Phủ Giầy, lòng không khỏi bâng khuâng tiếc nhớ những ngày tươi đẹp!".


(Theo Kiến Thức Ngày Nay)
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Image


Nụ cười thương nhớ

Thu về, em đã gặp thu chưa?
Giải nước trường giang lạnh mấy bờ?
Thoảng bóng hoa buồn in lối cũ,
Dặm đường mơ tưởng bước em xưa.

Tôi mải tìm thu mấy bữa nay,
Mới nên sầu mộng, nhớ nhung này.
Tưởng trong thao thức, lòng giăng gió
Đều nói cùng em: Yêu lắm thay!

Từ trái đồi xanh, xanh mãi đâu
Trở về đồng nội ngát ưu sầu,
Hương thơm ngây ngất, hồn hoa cỏ
Hằng viễn hoài em xa cách lâu.

Mảng nhớ mong em, rừng đã vàng,
Dáng chiều giục giã cửa đài trang.
Cảm thương nhan sắc, mờ thu thủy,
Phơ phất trùng dương khói ải quan.

Nước buồn cũng bởi mắt em xanh,
Hồ biển rưng rưng biếc mấy thành?
Em tự phương trời, thu gởi lại
Nụ cười thương nhớ, nét đan thanh.


Đinh Hùng
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image


Bảy Chữ

Mây trắng đang xây mộng viễn hành
Chiều nay tôi lại ngắm giời xanh
Giời xanh là một tờ thư rộng
Tôi thảo lên giời mấy nét thanh

Viết trọn nằm dài theo vách đá
Bốn bề lá đổ ngợp hơi thu
Vừa mang cánh nhạn về phương ấy
Tôi gửi cho nàng bức ngọc thư

Xe ngựa chiều nay ngập thị thành
Chiều nay nàng bắt được giời xanh
Đọc xong bảy chữ thì thương lắm
"Vạn lý tương tư, vũ trụ tình".



Nguyễn Bính
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Mưa Chiều

Mưa lạnh chiều nay buốt tận lòng
Em về ta vẫn đứng chờ mong
Để nghe nỗi nhớ chùng nhung lụa
Quấn quít bên dòng mưa nước trong

Gió khẽ nhẹ nhàng ve vuốt ai
Trên cơn mưa lũ ngút xa dài
Dấu yêu ngày tháng chìm cơn mộng
Kỷ niệm nhạt nhòa theo nắng phai

Mưa vẫn chập chùng trên bến sông
Xa em nhưng chẳng cách xa lòng
Những viên đá sỏi mùa yêu cũ
Lăn lóc giữa mùa mưa bão giông


Khieu Long
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image


Đêm mưa nhớ anh


Một đêm mưa gió rét mướt lòng
Bên song cửa mình em chờ mong
Có sợi nhớ sầu trên phiến lụa
Rẽ dòng lạc bến đục hay trong

Gió thì thầm mưa đổ thương ai
Giọt Ngâu rơi như tiếng thở dài
Niềm đau não nề tủi hờn mộng
Tình mong manh như lá vàng phai

Mưa lũ mịt mùng khóc giòng sông
Hạt mưa òa vỡ xót xa lòng
Biết tìm đâu cơn mưa tình cũ
Ai sẽ dìu em qua bão giông



Tiểu Vũ Vi
14/10/06
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image


Nguyệt cầm


Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh
Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...

Bốn bề ánh nhạc, biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.



Xuân Diệu
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 9 guests