Thời Sự, Bình Luân

thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Đại Hội Đảng Cộng Sản TQ
là một thử thách đặc biệt cho Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào

Trần Vũ theo AP , Oct 15, 2007
Image
Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào
Photo courtesy: AP
Cali Today News - Đại hội Đảng CSTQ khai mạc thứ hai 15/10 là bài toán thử thách quyền lực của Chủ Tịch họ Hồ. Ông cũng kêu gọi có các cuộc đối thoại bình thường với Đài Loan, nhưng cũng như những lần trước, các đề nghị quá mơ hồ của TQ đã bị Đài Loan bác bỏ.

Giọng điệu của họ Hồ lần này hòa hoãn hơn khi ông nói: “chúng ta long trọng tuyên bố là trên căn bản một Trung Hoa thống nhất, nên có các cuộc thảo luận chấm dứt tình trạng thù địch giữa hai phía và đạt tới một thỏa hiệp hòa bình.”
Bài diễn văn của Chủ tịch họ Hồ là một sự kiện quan trọng nhất để moị người chú ý, nó diễn ra sau khi ông ta nắm được hai ghế quan trọng nhất là Chủ Tịch Đảng và Chủ Tịch nhà nước TQ. Mục tiêu chính của Đại Hội chính là tái khẳng định hai vị thế này của họ Hồ cho 5 năm sắp tới.

Tuy quyền lãnh đạo của ông chưa bao giờ bị hăm dọa, song người ta thấy so với các Tổng Bí Thư trước thì ông Hồ Cẩm Đào có vẻ yếu hơn, vì ông phải thỏa hiệp trong vài vụ bổ nhiệm và quyết định. Ngoài ra ông chưa gạt bỏ hoàn toàn được ảnh hưởng của người tiền nhiệm là ông Giang Trạch Dân.

Họ Hồ cũng hứa sẽ nâng cao đời sống bằng phát triển kinh tế và nâng cao lợi tức cho người dân TQ, một nhân tố bảo đảm sự ổn định của TQ.

Tom Casey, phát ngôn nhân bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tuyên bố: “Dĩ nhiên chúng tôi muốn trông thấy TQ tiến tới các cải cách chính trị và kinh tế. Chúng tôi không thấy các đại hội như thế này đi lệch ra ngoài hai mục tiêu đó.”

Có khoảng 2,200 đại biểu về dự Đại Hội Đảng CS được tổ chức ở Bắc Kinh. Bài diễn văn của họ Hồ dài hơn 2 giờ 20 phút là bài diễn văn qun trọng nhất từ năm 2002 đến nay của ông, đã được truyền hình trực tiếp đi trên khắp TQ.

Trần Vũ theo AP
Last edited by thienthanh on Sat Nov 10, 2007 2:47 am, edited 1 time in total.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Ðại Hội Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại thành công tốt đẹp

Nguyên Huy/Người Việt
Với ba ngày liên tiếp Thứ Sáu 12, Thứ Bảy 13 và Chủ Nhật 14 cuối tuần vừa qua, 117 thành viên của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại từ khắp các nơi trên thế giới đã về Nam California tham dự đại hội khoáng đại, đã kết thúc tốt đẹp và mở cuộc họp báo vào chiều hôm Chủ Nhật 14 Tháng Mười, tại khách sạn Ramada Plaza Hotel.

Chủ tọa đoàn là bốn vị trong các cơ cấu tổ chức của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại trong đó có Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh vừa được đại hội tái tín nhiệm và các niên trưởng tướng lãnh Nguyễn Khắc Bình, Lý Tòng Bá và chiến hữu Nguyễn Văn Ức trong ban tư vấn, giám sát.

Mở đầu cuộc họp báo, chiến hữu Phạm Ðình Khuông, phát ngôn viên của tập thể, đã đọc một “Thông Cáo Báo Chí” cho biết “trong ba ngày vừa qua, đại hội đã nghe ý kiến các nơi, đã thảo luận để tu chính điều lệ nhằm giản dị hóa các cơ cấu tổ chức để làm việc hữu hiệu hơn. Ðại hội đã đồng thỏa thuận 4 điểm sau:

- Gia tăng ngoại giao với các tổ chức khác trong cộng đồng và với chính quyền Hoa Kỳ.

- Tạo điều kiện liên minh với mọi giới quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.

- Thúc đẩy việc dấn thân của lớp hậu duệ.

- Tổ chức nhiều cuộc hội thảo nội bộ cũng như trong quần chúng để quần chúng cùng quan tâm mà hành động chung.

Ðại hội cũng đã bầu lại tân chủ tịch hội đồng đại diện. Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh đã được tái tín nhiệm qua một cuộc bầu cử bằng phiếu kín. Kết quả Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh đã được tái tín nhiệm trong chức vụ chủ tịch hội đồng đại diện với đa số tuyệt đối”.

Ngỏ lời trước các cơ quan truyền thông và báo chí, tân chủ tịch Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh đã gửi lời chào đến giới truyền thông Nam California và cộng đồng đồng hương người Việt. Tiếp đó giáo sư cho biết, theo bản điều lệ hiện hành, đại hội chỉ bầu chủ tịch và vị chủ tịch sẽ lựa chọn các phó chủ tịch. Cơ cấu mới sẽ có ba phó chủ tịch là phó hậu duệ, phó ngoại vụ và phó điều hợp. Vị phó điều hợp sẽ thay thế trung tâm trưởng trung tâm điều hợp trung ương trước đây và nhận lãnh những phần hành của trung tâm này với chín trung tâm đã có gồm năm ở Hoa Kỳ, một ở Âu Châu, một ở Úc và một ở Canada. Sắp tới sẽ có thêm trung tâm Hawaii nữa.

Về phó chủ tịch hậu duệ, theo giáo sư chủ tịch cho biết thì ông đã chọn và mời cô Lữ Anh Thư ở lại trong chức vụ này. Còn lại hai phó ngoại vụ và điều hợp thì ít ra cũng phải vài ba tuần nữa ông mới chọn được. Tuy nhiên công việc của tập thể vẫn được điều hành tạm qua văn phòng của chủ tịch ở San Jose.

Vẫn theo Giáo Sư Vinh thì: “Tương lai tập thể phải cần đến nhiều ủy viên nữa vào các lãnh vực thông tin, y tế v.v... mới đáp ứng được tình hình cũng như tập thể phải có được sự cộng tác đông đủ của mọi thành phần quân cán chính VNCH”.

Tiếp ngay sau đó, cuộc họp báo đã dành trọn thời giờ cho các phóng viên truyền thanh, truyền hình và báo chí đặt những câu hỏi.

Về vấn đề Tướng Lê Minh Ðảo như một vài câu hỏi được báo chí nêu ra, Tướng Nguyễn Khắc Bình cho biết: “Sau đơn xin từ chức của Tướng Ðảo, tôi đã liên lạc nhiều lần với ông, vừa thăm sức khỏe của ông vừa trao đổi ý kiến với nhau thì Tướng Ðảo có cho biết nếu so sánh thì những khó khăn hiện nay cho tập thể thì nó gấp ngàn lần khi ông ở trọng trách chỉ huy sư đoàn 18 đánh trận sau cùng, cho dù là anh em các nơi đã có nhiều cố gắng xây dựng tập thể”.

Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh cũng cho biết rằng: “Những khó khăn của tập thể bây giờ là tập thể được trải rộng khắp năm châu bốn biển. Xưa thì chỉ huy có quân luật, nay thì anh em phải lấy tình mà đối với nhau nên rất cần đến thiện chí. Nhưng qua đại hội này, vẫn có mặt tới 117 tổng hội, hội đoàn cựu chiến sĩ VNCH khắp nơi về tham dự, điều đó chứng tỏ chúng ta vẫn cùng một lòng liên kết”.

Một vấn đề khác cũng được giới báo chí đặt ra là vấn đề cứu trợ thương phế binh VNCH, tập thể có định một chương trình quy mô nào không, giáo sư chủ tịch ghi nhận và sẽ họp bàn. Giáo sư cũng cho biết hiện nay các tổ chức đơn vị ở từng địa phương cũng tùy hoàn cảnh mà tổ chức cứu trợ từ nhiều năm nay.

Kết thúc cuộc họp báo, Giáo Sư Chủ Tịch Nguyễn Xuân Vinh kết luận rằng: “Sau bao nhiêu năm, anh em còn nhiệt tâm còn hăng hái, dù có những khác biệt nhưng vẫn còn đứng chung với nhau trong một hàng ngũ. Với giới truyền thông qua cuộc họp báo này cũng đã chia sẻ, đóng góp ý kiến rất có ích lợi, chúng tôi xin ghi nhận những ý kiến này. Và kể từ nay, sự hoạt động của tập thể sẽ rộng rãi hơn bốn năm qua để đáp ứng với tình thế bên nhà đang rất thuận tiện cho các cuộc đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho đất nước và dân tộc. Nếu như chúng ta quyết tâm bắt tay nhau quân dân một lòng để yểm trợ cho trong nước thì chắc chắn chúng ta sẽ có một lực lượng mạnh phá bỏ được độc tài đảng trị”. (N.H.)
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Vị tổng tư lệnh thao luợc

Nguyễn Ðạt Thịnh

Nhiều lần tôi viết bài chỉ trích chiến luợc của tổng thống Bush trên chiến trýờng Iraq; sai lầm lớn của ông là sử dụng lực lýợng quân sự Hoa Kỳ mạnh nhất, tối tân nhất, thiện chiến nhất hoàn cầu vào công việc mà ngýời lính Mỹ chýa bao giờ ðýợc huấn luyện ðể làm, và dù có ðýợc huấn luyện cũng không thể nào thành công ðýợc: công việc của những cảnh sát viên Iraq.
Bài báo này tôi viết ðể ca tụng ông nhý một chiến lýợc gia kỳ tài, một tổng tý lệnh thao lýợc trên chiến trýờng nhân quyền; ông ðang ðánh sập những chế ðộ ðộc tài cuối cùng còn ngự trị tại một vài quốc gia trên thế giới.
Vũ khí tấn công của ông chỉ là bài diễn vãn ông ðọc trýớc Liên Hiệp Quốc --một áng vãn tuyệt tác. Ông nói, “Sáu chục nãm trýớc, ðại diện của 16 quốc gia gặp nhau ðể thảo luận về một bản tuyên ngôn nhân quyền. Vãn bản họ thảo ra ðýợc gọi là Tuyên Ngôn Thế Giới Nhân Quyền (TNTGNQ); tài liệu này là thành công ðể ðời trong lịch sử mýu tìm tự do của nhân loại.
“Bản tuyên ngôn mở ðầu bằng việc công nhận “nhân phẩm ðýõng nhiên” và “quyền bình ðẳng bất biến giữa mọi thành viên của gia ðình nhân loại,” nhý “nền móng của tự do, công lý, và hòa bình thế giới.”
“Hôm nay gặp nhau trong kỳ Ðại Hội lần 62 của Liên Hiệp Quốc, chúng ta cần coi cãn bản của bản Tuyên Ngôn nhý kim chỉ nam hýớng dẫn chúng ta làm việc.
“Là một cõ quan tuyệt diệu, Liên Hiệp Quốc cần thực hiện những việc làm cũng tuyệt diệu, nhý giải phóng con ngýời ra khỏi những chế ðộ bạo chúa, bạo ðộng, ra khỏi cảnh ðói khát, bệnh hoạn, dốt nát và bị býng bít, nghèo khổ và tuyệt vọng.
“Mọi thành viên của Liên Hiệp Quốc ðều phải tham gia công cuộc giải phóng này.”

Tôi không hề là một bạo chúa, và cũng không hề tạo ra cảnh “ðói khát, bệnh hoạn, dốt nát, bị býng bít, nghèo khổ và tuyệt vọng,” cho ngýời Việt Nam khiến họ “bức xúc” và cùng ðýờng ðến mức phải ðem bán vợ ðợ con ra ngoại quốc; và cũng không phải ngồi dýới hàng ghế cử tọa nhìn thuyết trình viên Bush “chửi” mình nhý Nguyễn Tấn Dũng ngồi nhìn, tôi còn linh cảm ðýợc cái nhột của Dũng.

Tôi cũng không gặp nghịch cảnh ðể kiên cýờng lập trýờng ðýợc nhý bà Trần thị Lệ, mẹ của liệt nữ Lê Thị Công Nhân, ngýời ðã dõng dạc nói cho cả thế giới biết rằng con gái bà không cầu an, không thoát thân một mình, mà sẽ ở lại Việt Nam, tiếp tục sống cảnh lao tù ðể ðấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, mà tôi còn hình dung ðýợc bà Lệ phấn khởi nhý ðang nghe Bush trực tiếp nói chuyện với bà, khích lệ bà.

Chýa hết, Bush còn dằn mặt bạo chúa và “ðe” những kẻ tài trợ cho bạo chúa.
“Ngýời Mỹ bất bình trýớc tình hình Miến Ðiện, quốc gia bị bọn quân phiệt bắt phải sống suốt 19 nãm dýới chế ðộ sợ sệt. Những quyền tự do cãn bản nhý tự do ngôn luận, hội họp, tín ngýỡing bị giới hạn gắt gao. Những sắc dân thiểu số bị ðàn áp, trẻ con bị cýỡng bách lao ðộng, ngýời lớn bị ðem bán, bị hiếp dâm.
“Chế ðộ quân phiệt còn giam cầm trên 1,000 tù nhân chính trị, trong ðó có bà Aung San Suu Kyi, ðảng bà thắng cử vẻ vang nãm 1990. Bọn quân phiệt không nhýợng bộ, trong lúc khát vọng tự do của nhân dân Miến vẫn là ðiều không thể phủ nhận.
“Ðứng tại ðây ngày hôm nay, tôi công bố một số biện pháp giúp ðem lại những thay ðổi cho Miến Ðiện. Trýớc nhất Hoa Kỳ sẽ siết chặt hõn nữa biện pháp trừng phạt những kẻ cầm ðầu quân phiệt, và những kẻ tài trợ chúng. Hoa Kỳ sẽ không cấp chiếu khán cho bọn này và thân nhân của chúng, và sẽ tiếp tục yểm trợ những tổ chức nhân ðạo ðang giúp ðỡ ngýời Miến Ðiện.
“Tôi khuyến khích Liên Hiệp Quốc và mọi quốc gia sử dụng những liên hệ ngoại giao và thýõng mại với Miến Ðiện ðể giúp ngýời dân Miến ðòi lại tự do.”
Những kẻ “tài trợ” cho bọn quân phiệt ðộc tài Miến Ðiện chỉ có thể là Trung Cộng, Bush sẽ dùng sức tiêu thụ của Hoa Kỳ ðể ép Trung Cộng có thái ðộ ðứng ðắn hõn, và nếu Trung Cộng không nhýợng bộ thì một số hàng ðáng lẽ ðýợc nhập cảng từ Trung Cộng sẽ ðýợc ðặt mua tại các quốc gia khác.
Ðó là cây roi ðiện trong tay Hoa Kỳ, củ cà rốt cầm bên tay kia. Nguyễn Tấn Dũng ngồi nhai củ cà rốt, mắt lấm lét nhìn ngọn roi ðiện.
Bush chinh phục thế giới mà không tốn tỉ mỹ kim nào nhý hàng trãm tỉ Bush ðốt trên chiến trýờng Iraq .
Tôi ca ngợi chiến lýợc không súng ðạn mà vô cùng kiến hiệu này, và tôi cũng tin lời ðại sứ Michael Michalak nói ông ðang tạo sức ép bắt Hà Nội ði vào con ðýờng dân chủ là có thật.
Nhýng mýu sự tại ta mà thành sự cũng chỉ có thể nhờ ta mà thôi, Hoa Kỳ không làm nhiều hõn là tạo cho chúng ta một môi trýờng thuận lợi, nhý họ ðang làm cho Miến Ðiện.

Nguyễn Ðạt Thịnh
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Nhu cầu dân chủ có thật

Ngô Nhân Dụng
Không ai cảm thấy hào hứng (hồ hởi) khi đọc bản tin Tân Hoa Xã cho biết ông Hồ Cẩm Ðào nhắc đến chữ “Dân Chủ” tổng cộng 60 lần trong bài diễn văn dài 2 tiếng rưỡi trước Ðại Hội Ðảng Cộng Sản Kỳ Thứ 17. Trong đó, phần lớn ông chỉ nói về “dân chủ trong nội bộ Ðảng” chứ không phải dân chủ trong cả xã hội. Ông Hồ vẫn nhắc lại một quy tắc nghe đã thấy mâu thuẫn: “Quyền dân chủ chuyên chế của nhân dân!” Chỉ các vị quản giáo mới quen nói tỉnh bơ như thế!

Ði hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Ðời sống chính trị ở Trung Quốc phản ảnh qua một cuộc bầu trưởng lớp, do một nhà báo thuật lại trên đài BBC. Ðây là một thí nghiệm “dân chủ hóa” hiếm hoi trong một trường tiểu học ở Vũ Hán. Phóng viên hỏi em Cheng Cheng lý do nào khiến em muốn làm trưởng lớp, cậu ứng cử viên 8 tuổi thẳng thắn trả lời: “Vì khi làm trưởng lớp mình có quyền ra lệnh cho người khác.”

Nói rất thành thật. Làm trưởng lớp cũng như làm quan thời phong kiến vậy. Cậu bé chẳng hô một khẩu hiệu nào là mình muốn phục vụ nhân dân hay là muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cả! Trẻ em bắt chước người lớn trong hành động chứ không bắt chước cách nói, vì con nít cũng biết là các lãnh tụ chỉ nói xạo!

Cậu Cheng Cheng đã tố cáo đương kim trưởng lớp Luo Lei là một nhà độc tài, vì anh chàng này khi làm trưởng 1ớp đã cậy thế đánh bạn học. Luo Lei giải thích: “Ngay cả cha mẹ cũng có khi đánh con nữa là!” Biết nói thế là tự coi mình như cha mẹ của dân, dân chi phụ mẫu, cậu bé biện hộ thêm: “Nếu phương pháp của mình sai, mình sẽ sửa sai!” Thật là đúng đường lối Ðảng: Có sai có sửa, càng sửa càng sai!

Kết quả cuộc bỏ phiếu là cậu Luo Lei tái đắc cử! Tức là đa số bạn học cũng đồng ý trưởng lớp có quyền đánh mình! Nhưng lý do chính để họ chọn Luo Lei có lẽ là cậu đã “bao cả lớp.” Cậu có đem quà, do cha mẹ cung cấp, tặng cho các bạn cùng lớp ngay sau khi đọc bài diễn văn tranh cử! Luật bầu cử trong trường này không cấm ứng cử viên mua chuộc cử tri! Ngoài ra, trong thời gian làm trưởng lớp, Luo Lei đã cho các bạn được dịp đi tham quan hệ thống đường xe lửa tối tân. Vì cha cậu làm ở sở công an phụ trách đường xe lửa! “Dĩ công vi tư” bị cấm đoán trong thời phong kiến, nhưng trong chế độ cộng sản bây giờ là chuyện bình thường!

Nhiều người cho là người dân bình thường ở Việt Nam hay Trung Quốc chỉ muốn ăn no mặc ấm chứ không có nhu cầu dân chủ tự do. Nói như vậy là khinh bỉ giống dân da vàng. Nhưng ví thử mối quan tâm hàng đầu của mọi người là vấn đề kinh tế thì rất nhiều người dân cũng thấy phải có tự do dân chủ mình mới được chia phần lợi kinh tế xứng đáng, chấm dứt cảnh giàu giàu quá mà nghèo thì nghèo quá. Mà cuối cùng, mọi người cũng phải nhận ra muốn kinh tế phát triển bền vững thì chế độ chính trị phải tự do dân chủ.

Tại Trung Quốc hiện nay, ngay trong đảng Cộng Sản cũng có nhiều người muốn thay đổi chính trị, muốn dân chủ hóa, vì họ biết và tin rằng chỉ trong chế độ tự do dân chủ họ mới tiến được, cả về kinh tế lẫn xã hội. Những người cấp tiến trong đảng Cộng Sản chỉ phản ảnh những thay đổi trong xã hội, biết rằng cả nước Trung Hoa đang thay đổi, đảng Cộng Sản không thể bám lấy quyền hành mãi. Theo ước tính của các công ty tiếp thị Mỹ thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 520 triệu người Trung Hoa lên đến lớp “trung lưu” khá giả, lợi tức tương đương từ 4,000 đến 12,500 đô la Mỹ một năm. Ở Ấn Ðộ sẽ có hơn 580 triệu người thuộc lớp trung lưu đó. Khi lợi tức lên cao, người ta sẽ có nhiều nhu cầu tinh thần chứ không phải chỉ muốn no cơm ấm áo. Dân Ấn Ðộ đã sử dụng quyền bỏ phiếu từ 60 năm nay, đã thay đổi Ðảng cầm quyền năm bảy lần. Chắc dân Trung Quốc cũng thấy không có lý do nào họ cứ chịu cảnh ngồi yên nhìn các lãnh tụ bầu chọn lẫn nhau, trong vòng bí mật, mỗi 5 năm một lần trong các đại hội Ðảng! Cho tới ngày Thứ Hai tới, không người dân nào ở Trung Quốc biết “các cụ” sẽ quyết định đường lối quốc gia như thế nào, cụ nào lên, cụ nào xuống!

Khuynh hướng muốn dân chủ hóa đã xuất hiện ngay trong đảng Cộng Sản Trung Quốc. Hai tuần trước khi đại hội khai mạc, tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu đăng bài của một cựu thư ký của Mao Trạch Ðông ngày xưa. Trong bài này, ông Lý Nhuệ, 90 tuổi, đòi hỏi phải chấm dứt các đặc quyền của đảng Cộng Sản. Lý Nhuệ đã bị Mao hạ tầng công tác ngay khi ông ta không chịu theo chiến dịch Bước Nhảy Vọt của Mao cuối thập niên 1950, một chính sách làm vài chục triệu người chết đói. Ông trở thành một người cộng sự với Ðặng Tiểu Bình trong chương trình đổi mới sau này. Bây giờ, ông bênh vực chế độ dân chủ như đường lối duy nhất giúp cho xã hội ổn định, và cảnh cáo rằng nếu không thay đổi về chính trị thì nước Trung Hoa sẽ loạn vì lòng dân bất mãn.

Gia nhập đảng Cộng Sản từ năm 1937, Lý Nhuệ bây giờ lại đề cao các quyền dân chủ tự do kiểu Tây Phương: “Tôi tin rằng thay đổi Ðảng (Cộng Sản) là điều thiết yếu, sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của tất cả công cuộc cải tổ ở Trung Quốc... Chúng ta phải dẫn đầu trong việc làm gương thi hành bản hiến pháp và đảm bảo (người Việt Nam nói là bảo đảm) nhân dân được hưởng các quyền công dân như tự do phát biểu, tự do thông tin, tự do xuất bản, và tự do hội họp.” Lý Nhuệ không chỉ đóng vai dâng “kiến nghị” với giới lãnh đạo, ông còn kêu gọi dân chúng Trung Hoa hãy đứng lên tự bảo vệ các quyền hiến định của mình, hãy đòi hỏi những luật lệ bảo vệ quyền tự do báo chí, hãy đặt cái vòng kiểm tỏa của hiến pháp trên quyền hành vô giới hạn của đảng Cộng Sản!

Rất nhiều bài báo đề cao tự do dân chủ đã đăng trên tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Viêm Hoàng là một cách gọi tên nước Trung Hoa, Xuân Thu có nghĩa là qua nhiều thời gian, lấy tên bộ sử do Khổng Tử soạn). Ðầu năm nay, trên tạp chí này đăng một bài chỉ trích chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trước đây, và đề nghị Trung Quốc nên theo đường lối dân chủ xã hội kiểu các nước Bắc Âu, trong đó quyền bình đẳng xã hội và quyền tự do chính trị đều được tôn trọng. Trong tháng Chín vừa qua, báo này đăng một bài với nhan đề “Tự do phát biểu là điều kiện thiết yếu của Dân Chủ.” Trong Tháng Bảy vừa qua, trên tạp chí đăng một bài tưởng niệm Triệu Tử Dương, tổng bí thư đảng Cộng Sản bị hạ bệ năm 1989 vì muốn đứng về phía các sinh viên và công nhân đòi tự do dân chủ. Tác giả Tian Jiyuan là một cựu phó thủ tướng, ca ngợi những đức tính của Triệu Tử Dương để ngầm chỉ trích các lãnh tụ bây giờ. “Trong thời gian nắm quyền ông không bao giờ mua một món đồ quý giá nào cho văn phòng cũng như cho căn nhà của mình... Khi đi công tác ông thường đi bằng xe van cùng các nhân viên thuộc cấp chứ không đi xe riêng, không có xe cảnh sát mở đường.” Người đọc có thể đối chiếu với nạn tham nhũng bây giờ khi đọc, “Không một ai đến xin tôi một chức vụ nào mà tôi cũng không cho ai như vậy. Tôi đã thăng cấp cho rất nhiều cán bộ nhưng không ai đãi tôi một bữa ăn hay tặng tôi một món quà hoặc phong bao đỏ. Và cho tới nay tôi chưa hề nghe nói một người nào trong bọn họ bị tố cáo tội tham nhũng!”

Cũng trong Tháng Bảy một loạt bài trên Viêm Hoàng Xuân Thu chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc đã không theo đúng chủ trương của Ðặng Tiểu Bình trong 18 năm qua. Trong một bài tác giả viết rằng Ðặng Tiểu Bình muốn phải ấn định thời biểu dân chủ hóa chế độ trong 10 năm sau Ðại Hội Ðảng Thứ 13 (năm 1987). “Sự trì hoãn không thi hành chương trình cải tổ chính trị của Ðặng Tiểu Bình gây ra những hậu quả tai hại. Không hề có sự kiểm soát và cân bằng quyền lực (checks and balances trong bản dịch tiếng Anh)... Chúng ta không thể kéo dài tình trạng này!... Những cải tổ chính trị cơ bản càng bị trì hoãn thì càng dễ nảy sinh những bất ổn xã hội và khủng hoảng chính trị không thể nào thoát được!”

Chúng tôi trích dẫn các tài liệu trên đây để chứng tỏ người dân Trung Hoa, ngay cả các đảng viên Cộng Sản, cũng đều thấy nhu cầu dân chủ hóa. Ở Việt Nam chưa thấy một tạp chí nào có tầm vóc như tờ Viêm Hoàng Xuân Thu.

Nhưng tại sao ông Hồ Cẩm Ðào không đưa ra một tiến trình dân chủ hóa nào, ngoài những khẩu hiệu trống rỗng? Vì đảng Cộng Sản Trung Quốc, cũng như đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ thuộc về tay những kẻ mà quyền lợi gắn liền với cơ chế đang có sẵn. Mao Trạch Ðông cũng như Hồ Chí Minh đã dựng lên một cơ chế độc tài, tập trung quyền hành vào trong tay các cán bộ đang nắm quyền. Lãnh tụ các cấp từ trên xuống dưới chỉ định đảng viên Cộng Sản nào được phép bỏ phiếu đi bầu. Các người nắm quyền cấu kết với nhau để bao vệ quyền lợi chung, lúc nào cũng hô khẩu hiệu “đoàn kết,” “nhất trí!” Hậu quả là không ai có thể thay đổi được cơ chế đó, trong khi xã hội bên ngoài đang thay đổi với tốc độ rất nhanh. Những lời cảnh báo của Lý Nhuệ có thể sẽ thành sự thật nếu tình trạng này cứ kéo dài.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Lý Tưởng, tờ báo của người lính Không Quân VNCH
Nguyên Huy/Người Việt
Tạp chí Lý Tưởng có lẽ là một tập san lâu đời nhất của người lính không quân VNCH.

Ðược thành lập từ những năm tháng mà ngành không quân QLVNCH phát triển nhanh chóng theo sự lớn mạnh của QLVNCH vào những năm cuối thập niên 1950, do phòng 5 Bộ Tư Lệnh Không Quân VNCH chủ trương, tờ “Lý Tưởng” đã nhanh chóng trở thành một tờ báo không chỉ cho người “lính tàu bay” nữa mà đã góp mặt ngang hàng với những tạp chí văn học nghệ thuật chuyên biệt cùng thời.

Ðó là bởi “Lý Tưởng” đã có những tay viết khá “cự phách” như nhà văn Huy Sơn, thi sĩ Cung Trầm Tưởng, Võ Ý... Ðó là chưa kể vị tư lệnh là nhà văn Toàn Phong nổi tiếng làm say mê mọi người không chỉ nữ giới là Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh với tác phẩm “Ðời Phi Công”.

Lý Tưởng đã có mặt trên văn đàn miền Nam Việt Nam suốt hai nền Cộng Hòa, nhưng ngày nay chính những phi công và những người “lái phi công” không còn nhớ rõ được năm tháng tờ Lý Tưởng ra số đầu tiên là ngày nào, tháng nào.

Hỏi đến 10 anh chị em không quân trong đêm dạ hội gây quĩ cho Lý Tưởng vào hôm Thứ Sáu 19 Tháng Mười vừa qua tại nhà hàng Paracel Seafood, thì hết cả 10 người đều không nhớ được chính xác ngày Lý Tưởng ra đời.

Nhưng không sao, miễn là bây giờ Lý Tưởng vẫn có mặt và đến với anh em đều đặn suốt nhiều năm qua tại hải ngoại. Và cũng chính vì niềm mong mỏi Lý Tưởng không thể thiếu vắng nên buổi gây quĩ cho Lý Tưởng đã được anh chị em không quân VNCH đến tham dự đầy kín nhà hàng Paracel Seafood.

Không quân Bùi Trí Dũng, tổng hội trưởng Tổng Hội Không Lực VNCH, trong dịp này cho biết: “Mỗi năm chúng tôi ra được bốn số. Mỗi số được bán với giá ủng hộ, nghĩa là gửi đến anh em rồi anh em trả sao cũng được. Nội dung của Lý Tưởng vẫn như ngày xưa là nói về cuộc sống của những người lính không quân. Có khác chăng là ngày xưa thì đời lính không quân là nơi chiến trường lửa đạn, những cuộc tình được đếm như những phi vụ vì chẳng ai dám nghĩ đến một cuộc tình lâu dài.”

Bây giờ, cũng với những người lính không quân ấy, còn lại, là cuộc sống nổi trôi tị nạn, của những kỷ niệm ngậm ngùi tiếc nuối, của những mộng tưởng không thành, của những cuộc tình “một thoáng mây bay”. Hầu hết anh chị em không quân VNCH đều mong mỏi cho tờ Lý Tưởng sống mạnh, sống hùng, vì nó là diễn đàn của người lính bay mà.

“Không phải cuộc chiến chấm dứt mà mộng hải hồ của chúng tôi cũng dứt theo. Còn có quá nhiều điều chúng tôi phải nói với nhau, với đồng đội trong QLVNCH, với thế hệ con em... nên kỳ này gây quĩ để tờ Lý Tưởng sẽ bước vào một giai đoạn mới, phát triển hơn cả về nội dung lẫn hình thức,” không quân Bùi Trí Dũng nói tiếp.

Có tham dự những cuộc họp mặt của không quân VNCH mới thấy được tình cảm của anh chị em không quân VNCH đối với nhau và với đồng đội quân binh chủng khác. Không quân Giang Trần, phi công AD 6, nói với chúng tôi: “Xưa, khi được biết một đơn vị lớn nhỏ nào của mình bị kẹt là bọn tôi nôn nóng đi giải vây cho bạn. Lúc ấy như có lửa đốt, rất ít anh em ngần ngại vì mỗi phút chậm trễ có thể là mỗi sinh mạng của anh em. Những anh em đó ở dưới đất có thể là thằng bạn thân thiết từ ngày còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Nó cũng có thể là anh hay em của cô bồ mình mới quen được. Nên những phi vụ ấy anh em đánh ra trò lắm”.

Không chỉ người lính không quân kể lại như vậy mà chúng tôi cũng được nghe nhiều anh em bộ binh ca tụng bạn không quân qua những phi vụ giải tỏa áp lực địch thật ngoạn mục.

Những chuyện ấy bây giờ phải được kể lại, chi tiết và đầy tâm tình để con cháu chúng ta hiểu rõ rằng chúng ta đã chiến đấu bên nhau cho một lý tưởng rất thực tế là cho bạn bè, thân nhân gia đình chúng ta trước hiểm họa Cộng Sản. Không phải là người Mỹ thuê chúng ta trong cuộc chiến ấy. Cuộc chiến ấy là của người Việt Nam chống lại sự nô dịch của Cộng Sản mà một nửa đất nước đang phải gánh chịu. Ðáng lý ra chúng ta phải đem quân ra Bắc giải phóng cho dân tộc thoát vòng kìm kẹp đói khổ của Cộng Sản thì ngược lại chúng ta đã để Cộng Sản Bắc Việt được thế giới Cộng Sản giúp đỡ mà xua mấy thế hệ thanh niên Việt Nam chiếm cho bằng được đất nước Việt Nam.

Lịch sử đã qua đi, thực tế Việt Nam hiện tại đã lột trần bộ mặt của Cộng Sản Việt Nam, chúng ta phải chứng minh cho con em được biết như vậy. Ðó là nội dung mà tờ “Lý Tưởng đang hướng tới” mà những người lính không quân VNCH đang nỗ lực thực hiện. (N.H.)
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Nỗi Buồn Tự Do, Nỗi Ðau Dân Chủ

VI ANH .

Lợi dụng sự ì ạch của quốc tế, dộc tài quân phiệt Miến Ðiện tiếp tục ổn dịnh tình hình, trong máu, nước mắt của Phật Giáo và những nhà dấu tranh cho tự do, dân chủ. Gần 20 năm sau cuộc tắm máu hồi năm 1988 do dộc tài quân phiệt dùng súng dạn bắn vào người dân không một tấc sắt trong tay dứng lên dòi hỏi dân chủ, chết 3000 người, thế giới cả năm sau mới biết, người dân Miến Ðiện bây giờ mới ngoắc ngoảy lại dược, mới cùng những tăng ni trẻ Phật Giáo xuống dường dòi dân sinh và dân chủ, tạo thành cuộcbiểu tình có lúc lên dến hàng trăm ngàn người. Nhưng cuộc cách mạng mà báo chí Tây Phương mô tả là "cuộc cách mạng áo cà sa", cho dến giờ phút này, quân phiệt dã dập tắt. Bóng dáng áo cà sa dã vắng ngoài dường phố thủ dô cổ kính Rangoon. Quân dội áo xanh quàng khăn dỏ và mật vụ giả dạng thường dân máy ảnh trong tay, máy truyền tin và súng lục trong áo, dang lảng vảng trong chùa chiền, dừng núp sau tượng Phật. Trong cuộc dàn áp biểu tình kỳ này, quân phiệt không cho người dân tắm máu như năm 1988, nhưng dùng hình chụp những ngày biểu tình, "bắn sẻ", bắt cóc ban dêm, dánh dập, tra tấn, giam cầm biệt tích, cấm cố - số nạn nhân còn cao hơn năm 1988 nữa. Không có sự can thiệp kịp thời và ủng hộ cụ thể của quốc tế mà dất nước và nhân dân và Phật Giáo Miến Ðiện kỳ vọng, thành phần lãnh dạo cuộc biểu tình và dất nước và nhân dân và Phật Giáo Miến Ðiện coi như dang nằm trọn trong bàn tay sắt của dộc tài quân phiệt. Xã hội Miến Ðiên dang nằm trong trại. tù lớn siết chặt hơn, canh gác kỹ hơn thuở trước.

Thực vậy sau bốn tuần lễ cố gắng vươn lên, tinh thần và lực lượng dân chủ dù dược Phật Giáo là tôn giáo nhiều người theo nhứt -- dã dột quị. Tầng lớp sư sãi trẻ tiên phong, cựu thủ dô của Miến Ðiện giờ dây như dã tê liệt. 6000 người dang bị dồn vào và nhốt trong những nhà giam chật nức và tồi tàn. Toà án dặc biệt mở rộng, kêu án không ngừng. Các tướng lãnh cầm dầu dộc tài quân phiệt lập di lập lại, không ngớt lên án phản quốc những người biểu tình trong dó dại da số là những nhà sư, ni cô di trên dường dòi hỏi dân sinh, dân chủ một cách ôn hòa. Họ xả giới nghiêm, mở dường Internet, nhung canh gác, kiểm soát chặt. Quân phiệt cổ võ và tổ chức buộc công chức, công nhân nhà nước di biểu tình rất trật tự dể ủng hộ chánh phủ. Họ bình dịnh thành phố, dem lại cho Miến Ðiện một thứ bình yên của bãi tha ma.

Giờ phút này, máu của các nhà sư và ni cô cùng dồng bào Phật tử và của những nhà dấu tranh cho dân chủ dang chảy trong khám, trong các phòng diều tra xét hỏi. Hàng chục người bị tra khảo dến chết. Mưới ba người dã từng dấu tranh cho dân chủ năm 1988, dã bị tra tấn liệt bại phải chở di nhà thương. Ðó là những người dã kêu ca nhà nước quân phiệt tăng giá xăng làm dời sống nghèo khó của dất nước nhân dân Miến Ðiện thêm nghèo khổ. Min Ko Naing, một nhà ly khai nổi danh không thua gì Bà Aung San Suu Kyi ở Miến Ðiện, thọ án 15 năm bây giờ bị kết án tử hình. Win Shwe, thành viên của Liên Minh Dân Chủ, dảng dối lập, dã ngã gục trong một cuộc thẩm vấn. 6 nhà ly khai còn lại dã bị bắt và dang bị tra tấn, chưa biết ở dâu, ra sao. Chỉ một nhà sư trẻ trong nhóm tổ chức biểu tình, khéo léo giả dạng, nhuộm tóc vàng, deo cây Thánh Giá thoát dược sang Thái Lan.

Toàn dân Miến Ðiện dã và dang mong chờ cộng dồng thế giới, mong mỏi Liên hiệp quốc, kỳ vọng tinh thần tư do, dân chủ của các siêu cường từng cổ vỏ tự do, dân chủ. Nhưng phản ứng của quốc tế không dáp ứng sự mong chờ của người dân Miến Ðiện. Nỗi buồn tự do, nỗi dau dân chủ phảng phất khắp nơi. Chuyến di dầu gặp các tướng lãnh quân phiệt và gặp nhà dối lập nổi danh Aung San Suu Kyi, của dặc phái viên Liên hiệp Quốc là Ô. Ibrahim Gambari, không dem lại một hậu quả gì cụ thể. Toàn lời nói, mà không thấy hành dộng. Quân phiệt hứa dối thoại dể mua thời gian, xoa dịu quốc tế bên ngoài dể làm tê liệt thế lực dối kháng bên trong. Liên Hiệp quốc, Hội Ðồng Bảo An chỉ có thể ra nghị quyết "than phiền", chớ không thể "lên án" chế dộ quân phiệt. Cộng sản Trung Quốc dương thời, và cựu CS Nga dang làm chủ ở Nga, ngăn chận mọi chế tài dối với dộc tài quân phiết Miến Ðiện. Nhu cầu của TC có một dường biển ra An Ðộ Dương, quyền lợi buôn bán vũ khí và dầu khí của TC và Nga cho dộc tài quân phiệt Miến Ðiện vô hiệu hóa mọi chế tài của Hội Ðồng Bảo An LHQ dối với Miến Ðiện.

Chuyến di thứ hai vận dộng các nước Ðông Nam Á can thiệp vào tình hình Miến Ðiện kết quả cũng không có chi, bước dầu dã thấy dấu hiệu thất bại. Thủ Tướng Thái Lan Surayud Chulanont, nói trước chánh quyền của Ong không can thiệp vào tình hình ở Miến Ðiện. 30% nguồn diện của Thái Lan xài là từ Miến Ðiện. Miến diện là khách hàng lớn của TháiLan, nên Thái Lan dưa vào nguyên tắc không xen chủ quyền của nước khác dể không có hành dộng gì dối với chế dộ quân phiệt. Nhưng Thủ Tướng Thái Lan cũng dề nghị mở cuộc thảo luận với nhiều thành phần của tổ chức ASEAN nhứt là những nước chưa có phản ứng gì dến tình hình Miến Ðiện và những nước dang cố gắng tạo ảnh hưởng với nhà cầm quyến Miến Ðiện dể khai thác tài nguyên Miến Ðiện như An Ðộ và Trung Cộng.

Nga trắng trợn hơn, không ngần ngại binh vực chế dộ quân phiệt Miến Ðiện. Nga không thiết tha nguồn dầu lửa của Miến Ðiện mà thiết tha nhà cầm quyền Miến Ðiện là một khách hàng mua vũ khí của Nga. Nga dã ngăn cản nghị quyết thứ nhứt " lên án" nhà cầm quyền Miến Ðiện lần thứ nhứt do Anh, Pháp, Mỹ dề xướng. Trong nghị quyết thứ hai, Nga dòi hỏi không lên án, không chế tài Miến Ðiện mà chỉ "than phiền" thôi. Nga dược nhà cầm quyền quân phiết Miến Ðiện trả ơn. Trước ngày Hội Ðồng Bảo An LHQ thông qua nghị quyết thứ hai, than phiền thôi, một phái doàn Miến Ðiện do tư lịnh không quân Miến Ðiện cầm dầu dến Nga. Bàn bạc mua một hệ thống hỏa tiễn của Nga.

Còn Mỹ và Liên Au thì nói nghe rất hùng hồn, chế tài quân phiệt Miến Ðiện. Nhưng thực chất những chế tài này rất hạn chế. Washington bất dộng hóa tài sản ở Mỹ của các tướng lãnh. Nhưng tài sản của những tướng lãnh Miến Ðiện chánh yếu gởi ở Singapour. Cấm 14 tướng lãnh và gia dình không dược nhập cảnh Mỹ. Nhưng diều này không có gì mới. Luật cấm vận Miến Ðiện của Mỹ dã qui dịnh việc này mà Bộ Ngoại Giao Mỹ lâu nay không thực hiện, không lập danh sách cấm doán, bây giờ mới làm. Còn Liên Au chế tài, cấm nhập cảng qui kin, dá quí, gổ quí (gổ giá tị) nhưng không cấm nhập cảng dầu lửa của Miến Ðiện.

Tổng Thống Bush dã từng long trọng nói trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhì vào ngày 20 Tháng Giêng năm 2005: "Tất cả những ai dang sống dưới thể chế dộc tài và tuyệt vọng có thể hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước sự dàn áp, hay tha thứ cho những kẻ áp bức các bạn. Khi các bạn dứng lên tranh dấu cho tự do, chúng tôi sẽ dứng chung cùng các bạn". Cuộc biểu tình của Phật Giáo và người dân Miến diện là một cuộc dứng lên tiêu biểu của người dân, một cuộc dàn áp tiêu biểu của dộc tài quân phiết áp bức. Mỹ có làm, nhưng làm chiếu lệ, làm chưa dủ. Ðáng buồn thay cho tự do, dáng dau thay cho dân chủ, mà nước Mỹ muốn hay không muốn cũng là nơi các dân tộc bị áp bức trên thế giới dang hướng về.

Nhưng những nhà dấu tranh cho dộc lập tự do khi xưa và tự do dân chủ bây giờ dã biết dộc lập tự do, tự do dân chủ không do ngoại bang dem dến. Ðó là công trình và sư nghiệp của quốc gia dân tộc. Một lần vấp ngã là một lầntrưởng thành hơn. Cuộc cách mạng áo cà sa kỳ này ở Miến Ðiện ít người chết ít hơn năm 1988 với sinh viên là cốt cán, nhưng ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân và chánh quyền các nước và tổ chức quốc tế lớn hơn rất nhiều. Lịch sử không bao giờ ngưng. Kiên nhẫn là mẹ dẻ của thành công lớn. Người ta tin Phật Giáo và nhân dân Miến Ðiện sẽ biến dau thương thành hành dộng trong tương lai.

VI ANH
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Ai Đã Hạ Gục
Chủ Nghĩa Cộng Sản?


James G. Hershberg
Phạm Minh Ngọc dịch
Tờ The Economist đưa ra một câu trả lời cực kì ngắn gọn. Sau khi Ronald Reagan tạ thế, tờ báo này đưa ảnh của ông lên trang bìa với dòng chữ: Người chiến thắng chủ nghĩa cộng sản. Những người khác cũng nói hệt như thế. Một buổi phát thanh mà tôi có nghe bắt đầu như sau: “Người ta tin rằng ông là người chiến thắng Chiến tranh Lạnh”. Sau đó vài phút, một nhà chính trị học ghi nhận hai thắng lợi chính của Reagan: giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh và tiêu diệt Liên Xô. Sau đó là hàng loạt những người sùng bái và bình luận viên tiếp tục tung ra những lời ngợi ca Reagan vì chiến thắng “đế chế của cái Ác”.

Xin đợi cho một chút. Mọi chuyện không phải đơn giản như thế đâu.

Chắc chắn là chính sách của Reagan đã góp phần vào việc phá hủy đế chế của Điện Kremlin mà đỉnh điểm của nó là các cuộc cách mạng chống cộng ở Đông Âu hồi năm 1989 và sự sụp đổ Liên Xô hai năm sau đó. Nhưng gán cho vị Tổng thống thứ 40 của Hoa Kì toàn bộ công lao như các phương tiện truyền thông và các nhà viết tiểu sử của ông đang làm thì cũng chẳng khác gì gán cho cầu thủ tiền đạo đã đưa bóng vào lưới đối phương tất cả công lao của trận thắng, thế là ta đã quên công của người đưa bóng cho anh ta, ta đã quên công của thủ môn cũng như công của những người mang trên vai mình tất cả gánh nặng của trận đấu.

Các nhà sử học luôn tỏ vẻ coi thường những người qui giản những hiện tượng phức tạp vào những nguyên nhân đơn lẻ. Liên Xô sụp đổ không phải vì có một anh hùng cụ thể nào, nhưng nếu tôi phải chọn một người có vai trò to lớn nhất thì đấy không phải là Reagan, chính sách của ông ta nói chung vẫn đi theo đường lối ngăn chặn truyền thống của Chiến tranh Lạnh mà các Tổng thống từ Truman đến Carter đã làm.

Mikhail Gorbachev, một người đã trải qua tất cả các nấc thang thăng tiến của Đảng Cộng sản Liên Xô rồi bỗng nhiên quay hẳn sang hướng khác để trở thành nhà cải cách cấp tiến, rõ ràng là người có vai trò quan trọng hơn. Bị tác động bởi thời kì “tan băng” ngắn ngủi do Khrushchev khởi xướng hồi những năm 1950, trước khi Reagan được bầu làm Tổng thống, Gorbachev đã nhận ra rằng Liên Xô là một hệ thống trì trệ, cần phải cải tổ gấp. Gorbachev cũng đã làm một việc đáng gọi là dị giáo khi ông từ bỏ mục tiêu cách mạng thế giới và cuộc đấu tranh giai cấp trên bình diện quốc tế và chấp nhận “các giá trị nhân bản chung của loài người”. Nhưng quan trọng hơn là ông đã từ chối sử dụng lực lượng vũ trang hùng hậu có trong tay nhằm giữ cho Đảng quyền kiểm soát các nước Đông Âu, cũng như kiểm soát các nước cộng hoà có xu hướng dân tộc chủ nghĩa ngay trong lòng Liên Xô, điều mà những người tiền nhiệm của ông là Yuri Andropov và Konstantin Chernenko, nếu họ chưa kịp đi về thế giới bên kia, chắc chắn sẽ làm.

Nhưng cũng chẳng nên qui tất cả công trạng cho một mình Gorbachev. Liên Xô tan rã chủ yếu là do các nguyên nhân bên trong chứ không phải bên ngoài. Trong một bài báo viết vào năm 1947 trên tờ Foreign Affairs, George F. Kennan cho rằng “siêu cường Liên Xô cũng như chủ nghĩa tư bản đều mang trong lòng nó mầm mống của sự tan rã, nhưng mầm mống ở Liên Xô sẽ lớn nhanh hơn”. Đầu những năm 1950, mặc cho những lo lắng về các vụ thử hạt nhân của Liên Xô, mặc cho chiến thắng của cộng sản ở Trung Quốc và sự ngóc đầu dậy của chủ nghĩa McCarthy, James B. Conant, Hiệu trưởng Đại học Harvard (Harvard University President) đã tiên đoán rằng khoảng năm 1980 “sự phi lí và hệ thống tĩnh tại của Liên Xô sẽ làm cho nó ngừng hẳn”. Kể ra ông cũng không sai nhiều lắm.

Thực chất là Reagan đã theo đúng đường lối kiềm chế mà cả hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ đều theo đuổi. Vâng, ông có cung cấp vũ khí cho các lực lượng chống cộng thuộc Thế giới Thứ ba và thường xuyên tuyên bố rằng ông tin tưởng vào tự do và dân chủ, nhưng các Tổng thống khác trước ông cũng đã làm như thế. Khi xảy ra khủng hoảng Reagan cũng chẳng sẵn sàng liều lĩnh khởi động Chiến tranh Thế giới III hơn những người tiền nhiệm của ông. Ông không dám đối đầu trực tiếp khi Điện Kremlin tiến hành các vụ đàn áp ở Trung Âu (cũng là việc đáng thông cảm thôi!). Phản ứng của Reagan khi bị kết án là đã giúp đỡ Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan - những lời nói hoa mĩ, bày tỏ cảm tình và những biện pháp cấm vận nửa vời chống lại việc thiết quân luật ở Ba Lan tháng 12 năm 1981 cũng chẳng hơn gì phản ứng của Eisenhower đối với vụ đàn áp của Liên Xô ở Đông Đức (1953), ở Hungary (1956) và phản ứng của Kennedy đối với việc xây Bức tường Berlin (1961) hay phản ứng của Johnson đối việc Liên Xô đổ quân vào Tiệp Khắc (1968).

"Mr. Gorbachev, xin hãy phá bỏ bức tường này đi!" - lời kêu gọi của Reagan năm 1987 đã trở thành đề tài thời sự cũng như đề tài của lịch sử nữa. Nhưng dù những lời đó có gây xúc động lòng người đến đâu, người dân Đông Âu dưới chế độ cộng sản, qua kinh nghiệm cay đắng của mình, biết rằng cả kị binh bay lẫn những lời có cánh của Tổng thống Mĩ đều không thể giải phóng được họ. Đạo diễn các chương trình truyền hình kỉ niệm đặc biệt có thể lồng hình ảnh Reagan đang gào thét trước bức tường vào cảnh dân Berlin nhảy múa trên những đống gạch vụn của nó hai năm sau đó, nhưng nói rằng hai sự kiện này gắn bó nhân quả với nhau thì nghĩa là ta đã cố tình biến lịch sử thành truyện cổ tích hay ít nhất cũng đơn giản hoá nó một cách quá đáng.

Năm 1989, nhân dân Đông Âu đã nhận thức được rằng họ phải tự đứng lên giành lấy quyền tự do. Người ta phải mang mạng sống của mình ra để kiểm tra giới hạn của học thuyết mới của Gorbachev (các nước cộng sản khác có thể “đi theo con đường của mình”) và đã phát hiện ra rằng học thuyết của Gorbachev đã hoàn toàn thay thế cho lí luận của Brezhnev, tức là cái lí luận biện hộ cho việc đưa quân can thiệp, không cho các nước đào thoát khỏi “cộng đồng xã hội chủ nghĩa”. Những người tuần hành ở thành phố Leipzig vào tháng 10 năm đó không thể nào biết được họ có tránh khỏi số phận của những người biểu tình ở Thiên An Môn mấy tháng trước đó hay không. Nhiều nhà lãnh đạo Đông Đức lúc đó sẵn sàng làm theo các đồng chí Trung Quốc!

Liệu những thách thức mà Reagan đưa ra trên khắp thế giới có đẩy nhanh tiến trình sụp đổ của Liên Xô hay không? Reagan đã giúp đỡ các mujaheddin (chiến sĩ thánh chiến) ở Afghanistan làm cho Liên Xô nhanh chóng thất bại và như vậy là làm cho tình trạng bên trong Liên Xô càng căng thẳng thêm, nhưng dự án này đã khởi sự ngay dưới thời Carter và được cả hai đảng ủng hộ. Còn việc Reagan ủng hộ lực lượng Contras trong cuộc đấu tranh chống chế độ Sandinist ở Nicaragua lại tạo ra một vụ bê bối nghiêm trọng cho chính quyền của ông và lái dư luận khỏi những sự kiện quan trọng đang diễn ra trong thế giới cộng sản, thí dụ như Trung Quốc.

Những người hâm mộ Reagan khẳng định rằng chính cuộc chạy đua vũ trang trong những năm 1980 đã làm Điện Kremlin phá sản. “Bằng cách tăng cường lực lượng phòng vệ chứ không phải tiến hành xâm lược, Ronald Reagan đã làm cho Liên Xô sụp đổ”, ông Bob Dole, một cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà, ứng cử viên Tổng thống đã tuyên bố trên tờ the New York Times như thế. Biên bản các cuộc họp của Bộ Chính trị ghi nhận nỗi lo lắng thực sự (mặc dù vô căn cứ) về việc xây dựng tên lửa phòng vệ trong chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao” và những nhà lãnh đạo sáng suốt của Liên Xô nhận thức được sự cách biệt ngày càng gia tăng về quân sự và công nghệ giữa phương Tây, nhất là Mĩ với Liên Xô. Điều đó càng làm cho Gorbachev thêm quyết tâm loại bỏ sự thù địch của Chiến tranh Lạnh, quyết tâm tìm cách tiếp cận với hàng hoá và công nghệ của phương Tây và chuyển các nguồn lực từ lĩnh vực quân sự sang nền kinh tế phục vụ dân sinh.

Gorbachev còn nhận ra sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Đến giữa những năm 1980 các siêu cường đã sở hữu tổng cộng hơn 70.000 đầu đạn hạt nhân. Ông hiểu rằng có thể đưa ra những đề nghị hấp dẫn để khởi đầu đàm phán về hạn chế vũ khí, cho phép thực hiện việc giám sát tại chỗ hay trao đổi về tên lửa tầm trung mà không ảnh hưởng đến vũ khí đánh chặn chiến lược của Liên Xô.

Như vậy là cuộc chạy đua vũ trang trong những năm 1980 không làm cho Liên Xô sụp đổ. Nền kinh tế Liên Xô, vì nhiều lí do khác nhau, đã bị thối rữa ngay từ bên trong. Những ưu tiên sai lầm của Điện Kremlin - giữ một bộ máy quân sự khổng lồ trong khi nền kinh tế và đời sống nhân dân thua xa phương Tây – là một tác nhân làm cho đế chế Liên Xô tan rã. Nhưng những ưu tiên như thế đã diễn ra hàng chục năm rồi. Bước ngoặt diễn ra không phải dưới thời Reagan mà là do những ý muốn điên rồ của Stalin ngay sau Chiến tranh Thế giới II. Mặc dù đất nước còn bị tàn phá ngổn ngang, lãnh tụ quyết định xây dựng kho vũ khí hạt nhân và giành danh hiệu siêu cường. Từ đó trở đi lực lượng vũ trang luôn luôn nhận được những thứ tốt nhất và đã làm biến dạng nền kinh tế.

Việc chú mục vào quân sự còn làm cho người ta đánh giá sai vai trò của quyền lực “mềm” trong việc lật nhào nhà nước Xôviết. Hàng ngàn tỉ dollar mà phương Tây chi cho vũ khí và chiến lược ngăn chặn cuối cùng lại hoá ra không quan trọng bằng lối sống phương Tây, tức là lĩnh vực chẳng có liên quan gì đến chính sách quốc gia - nhạc, phim ảnh, thời trang (quần bò xanh), hàng tiêu dùng, “Coca-Cola hoá” - và một tương lai tự do hơn, giầu có hơn, no đủ hơn. Lối sống phương Tây, nhờ đài phát thanh, TV, Hollywood, văn học samizdat, máy fax v.v… bắt đầu thâm nhập vào thế giới cộng sản, tạo ra một trường hấp dẫn mới. Tôi không bao giờ quên sự háo hức của các thanh niên Nga khi họ giở tờ tạp chí Time mà tôi mang theo trong chuyến đi đến đó vào những năm 1980, tôi cũng không thể quên hình ảnh người dân Moskva ăn bánh Big Mac trong cửa hàng McDonald đầu tiên mở tại quảng trường Pushkin.

Sự trớ trêu của số phận là chính những người mà Reagan không ưa hồi ông còn làm Thống đốc bang California như những thanh niên hippies, những người chống chiến tranh Việt Nam, những nhà hoạt động trong phong trào gọi là “counter-culture” hồi những năm 1960 đã làm ra các bản nhạc, đã đề xuất ra các tư tưởng và tính cách lập dị lôi cuốn giới trẻ có học trong thế giới cộng sản, lại là những người có công lớn trong việc làm cho chế độ cộng sản sụp đổ. Những người có điều kiện tiếp xúc với phương Tây, kể cả con cái của giới tinh hoa trong bộ máy và các chuyên gia cao cấp, lại thích Lennon [1] hơn Lenin, thích Mick [2] hơn Marx.

Xin hãy hỏi ngay Pavel Palazchenko, một phiên dịch viên hói đầu và có ria mép, ngồi cạnh Reagan và Gorbachev mỗi khi họ gặp nhau. Trong những năm 1960 ông học ở một trường đại học ngoại ngữ danh tiếng ở Moskva. Sau này ông viết trong cuốn hồi kí xuất bản hồi năm 1997, cuốn hồi kí rất hay nhưng ít được chú ý, rằng “hệ tư tưởng ngu xuẩn đến mức không làm cho người ta cười được”. Để giải trí, ông cùng bạn bè góp tiền mua rượu và mời các bạn gái uống say (lúc đó rượu còn rẻ). “Và chúng tôi nghe Beatles”, ông nói.

"Chúng tôi thuộc những bài hát đó… Tôi có giọng thế này phần lớn là nhờ Beatles chứ không phải thày giáo dạy phát âm đâu. Nhưng tôi và những người bạn đồng trang lứa của mình còn nợ họ một vài thứ nữa. Trong những năm đen tối dưới thới Brezhnev (1964-1982) họ không chỉ là nhạc giải trí. Họ đã giúp chúng tôi tạo ra thế giới của riêng mình, một thế giới khác hẳn với thế giới chán phèo và vô nghĩa của những nghi lễ càng ngày càng giống thời Stalin hơn… Tôi tin rằng thời đó ít người trong chúng tôi tìm được hứng khởi nhờ các tác phẩm của Andrei Sakharov (một nhà vật lí và bất đồng chính kiến nổi tiếng) vì chúng tôi chưa đủ sức hiểu được tư tưởng của ông. Beatles đã giúp chúng tôi lặng lẽ chia tay ‘hệ thống’, trong khi vẫn thực hiện phần lớn các yêu cầu của nó.”

Không phải tất cả các nhà lãnh đạo Liên Xô đều nhận ra những ảnh hưởng có tính cách phá hoại như thế. Tháng 12 năm 1980, một tháng sau khi Reagan được bầu làm Tổng thống, Andropov, người đứng đầu KGB lúc ấy đã gửi cho Ban Chấp hành Trung ương một báo cáo mật. Đấy không phải là báo cáo về cuộc bầu cử mà là báo cáo về vụ sát hại John Lennon. Andropov nói rằng “Trong nhiều trường đại học ở Moskva đã xuất hiện những tờ rơi kêu gọi tổ chức diễu hành tưởng niệm cựu thành viên Beatles”. "KGB đã thi hành những biện pháp cần thiết nhằm xác định danh tính những kẻ tổ chức vụ tụ tập và vẫn kiểm soát được tình hình”, ông ta hứa với lãnh đạo Đảng như thế.

Nhưng hoá ta KGB không kiểm soát được tình hình. Cuối những năm 1980 các sân khấu rock bí mật bắt đầu xuất hiện trên mảnh đất của “chủ nghĩa xã hội hiện thực”. Sau khi toàn bộ ngôi nhà xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, những nhân vật đối lập cũ trong khối Warszawa, như Vaclav Havel đã chào đón (và đôi khi dựng tượng) cho những người như Frank Zappa, Pink Floyd, Lou Reed và James Dean.

Reagan đã xô những bức tượng vốn đã rung rinh của Marx và Lenin, nhưng có lẽ ông không đóng vai trò chính, ông chỉ có vai trò phụ trợ. Vẫn còn quá sớm để khẳng định bất cứ điều gì một cách chắn chắn. Việc ca ngợi quá đáng vai trò của Reagan trong vụ đạp đổ con rồng Liên Xô nói về ông thì ít mà nói về chúng ta thì nhiều. Hỗn hợp tình cảm, tâm trạng hân hoan sau Chiến tranh Lạnh, quá nhiều thông tin về sự kiện chỉ chứng tỏ thói quen coi thường sự phức tạp của thế giới, thói quen đưa các vấn đề thế giới vào các sơ đồ đơn giản, đấy cũng là một thói quen nguy hiểm của người Mĩ chúng ta.

James Hershberg là phó giáo sư lịch sử và các vấn đề quốc tế tại George Washington University và là cựu giám đốc của dự án về chiến tranh lạnh tại Woodrow Wilson Center.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Quyền thay đổi chính phủ

Nguyễn Ðạt Thịnh
Rất nhiều chính khách ngoại quốc nhận định là người dân Việt Nam chưa có quyền thay đổi chính phủ; ngư?i mới nhất vừa nói lên việc mà họ cho là ngược đời này là ông Scot Marciel, phụ tá ngoại trưởng Mỹ.

Marciel cho rằng việc Việt Cộng không cho công dân Việt Nam đuợc quyền thay đổi chinh phủ là một trái ngược căn bản đối với đạo đức chính trị của Hoa Kỳ, do đó ông cho là không tốt, và Hoa Kỳ nên giới hạn quan hệ với Việt Cộng ngày nào họ còn không tốt đối với người Việt Nam.

Marciel nói như vậy với các dân biểu Hoa Kỳ trong một buổi tường trình tại Hạ viện hôm thứ Ba mùng 6 tháng 11. Ông công nhận trong vòng hai năm qua Việt Cộng đã trả tự do cho một số tù nhân chính trị và chấp nhận để thế giới bên ngoài tiếp cận với Việt Nam nhiều hơn.

Tuy nhiên ông Marciel cho rằng "vẫn còn những khiếm khuyết nghiêm trọng về quyền tự do chính trị và dân sự".

Ông nói rằng người dân không thể thay đổi chính phủ bằng lá phiếu, mặc dù Việt Cộng vẫn tổ chức bầu cử, và Việt Cộng bắt giam tất cả những người dám bày tỏ quan điểm chính trị không giống quan điểm của họ.

Ngoài ra, truyền thông bị giới hạn, việc sử dụng Internet, tự do hội họp và tự do ngôn luận cũng bị kiềm chế.

Trong bản tường trình, ông Marciel xác nhận Việt Nam đã nhanh chóng lột xác trên bình diện kinh tế: từ một nước cộng sản bị chiến tranh tàn phá họ đang biến thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh.

Nhận định tương đối chính xác trên hai bình diện chính trị và kinh tế, nhưng Marciel lầm lẫn khi ông nói dù "vẫn chậm thực hiện tự do chính trị, đất nước này đã có những tiến bộ rõ rệt về tự do tôn giáo".

Nhiều dân biểu hạ viện thúc giục các đồng nghiệp ở Thượng viện sớm thông qua bản dự luật nhân quyền đã được thông qua ở Hạ viện với số phiếu áp đảo hồi tháng Chín.

Dự luật này ấn định Mỹ sẽ không tăng viện trợ phi nhân đạo cho Viê?t Nam nếu Việt Cộng không cải thiện rõ ràng về nhân quyền.

Nghị sĩ Cộng hòa Ed Royce nói: "Chúng ta cần phản đối mạnh về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam".

Ông Royce cũng thúc giục Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Michael Michalak có thái độ rõ rệt hơn trong vấn đề nhân quyền.

"Nếu ông Ðại sứ làm đúng phận sự, nhân quyền sẽ là một trở ngại trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam," Royce nói.

Dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 (H.R. 3096), do dân biểu Cộng hòa Chris Smith đề xướng, đòi gắn liền các khoản viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam trong tương lai với các tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền.

Trong lần bỏ phiếu hồi tháng Chín tại Hạ viện, trên 414 phiếu thuận chỉ có ba phiếu chống.

Những người ủng hộ cho dự luật H.R. 3096 nói đây là phản ứng trước viê?c Việt Nam tiếp tục đàn áp những người đấu tranh chính trị, tôn giáo và nhân quyê`n.

Ông Chris Smith, dân biểu New Jersey, nói: "Đáng tiếc là trong những tháng gần đây, tình trạng nhân quyê`n ở Việt Nam đã xấu đi trông thấy và Hà Nội đã thực hiện một đợt trấn áp tàn bạo mới".

Hiện nay viện trợ phi nhân đạo của Hoa Kỳ cho Việt Nam đang ở mức 8-12 triệu đôla mỗi năm, con s? quá nhỏ, không đủ khiến Việt Cộng nhượng bộ.

QUYÊN THAY ÐỔI chính phủ là quyền của người cử tri Hoa Kỳ, quyền bất khả xâm phạm mà sang năm khi mãn nhiệm, tổng thống Bush phải chấp nhận. Là một người rất hùng biện nhưng không bao giờ ông có ý nghĩ điên dại là thuyết phục người Mỹ để ông ở lại Bạch Cung thêm một ngày nào nữa, sau 2 nhiệm kỳ mỗi nhiệm kỳ 4 năm.

Lý do khiến ông Bush hay bất cứ một vị tổng thống Hoa Kỳ nào khác cũng không dám, và không thể cướp quyền thay đổi chính phủ của cử tri là dân trí Mỹ rất cao. Từ một người thợ lái xe đào đất đến một giáo sư đại học đều phì cười nếu họ nghe truyền hình nói tổng thống Bush hủy bỏ cuộc bầu cử 2008. Họ cười, không tin, và cho đó là một trò diễu dở của truyền thông.

Dân trí Mỹ cao đến mức nếu cảnh sát Mỹ đuợc điều động đến để đàn áp biểu tình như cảnh sát Pakistan đang làm, cảnh sát Mỹ sẽ không đàn áp. Họ hiểu đàn áp biểu tình là vi phạm hiến pháp, hành động sẽ đưa họ ra tòa và vào tù, dù họ làm dưới mệnh lệnh của bất cứ cấp trên nào.

Dân trí Việt Nam chúng ta cũng cao, nhưng chưa cao đồng đều đuợc như dân trí Hoa Kỳ. Ðiển hình là một thính giả Việt Nam, ký tên tắt là BCM, viết cho đài BBC

"Là người dân Việt Nam tôi cho rằng chính quyền Mỹ không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam làm gì. Không nên gắn chính trị, chính sách vào điều kiện làm ăn kinh tế với nhau. Mỹ cũng có đầy những bất công, vi phạm nhân quyền, bắn giết bừa bãi.

Rồi Mỹ tự mình đi biến các nước như Afghanistan, Iraq thành những nơi thử vũ khí của Mỹ, và thành thiên đường cho bọn khủng bố hàng năm giết chết hàng triệu người đấy thôi; mà Việt Nam có nói gì đâu.

Tôi cũng không thích gì một số chính sách ở việt nam như bầu cử, tự do báo chí, v.v nhưng không quan trọng bởi tất cả người VN còn đang lo làm kinh tế; nâng cao đời sống là chính mà điều này thì chính phủ lại có chính sách cởi mở thành công được nhân dân rất ủng hộ”.

Nếu lá thư này có thật, chứ không là một sáng tác phẩm của anh Nguyễn Giang như anh thường đăng những sáng tác phẩm tương tự lên BBC, thì quyền thay đổi chính phủ của người Việt Nam còn khá xa, vì ông (hay bà) BCM, mặc dù không thích chính sách bầu cử hiện nay, nhưng vẫn chấp nhận để Việt Cộng tiếp tục đánh lận, để gian ngoan ngồi đó.

Viễn ảnh tối thui này khiến tôi mong BCM là một sáng tác phẩm của Nguyễn Giang.

Nguyễn Ðạt Thịnh
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Sau cuộc diễn hành của TTCSVNCH tại Hoa Thịnh Đốn |
Việt Cộng và những kẻ ganh tị đang hóa khùng và nhảy ra nói xấu GS Nguyễn Xuân Vinh!
Lời Khuyên Chí Tình Đến ông Nguyễn Văn Chức

Thành tâm chuyển lời đến ông Nguyễn Văn Chức: Tôi đọc bài viết của ông với tựa đề Quasimodo Gã Gù Lưng, tôi thất vọng vô cùng vì ông còn có tật cố hữu viết bài có một đôi chút lịch sử rồi dùng nó để hạ bệ người khác và thổi ống đu đủ vào đít tự tô son vẻ phấn cho mình. Bài này ông Nguyễn Văn Chức hạ nhục Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế. Giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh lãnh đạo Tập Thể Chiến Sĩ, hy sinh không biết bao công sức tiền bạc và thời giờ để giữ tình huynh đệ chi binh quyết tâm xây dựng một lực lượng chống Cộng ma.nh. Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân vận động để Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Luật chọn Ngày Việt Nam Tự Do trong tháng 5. Bác sĩ Quân đã cùng Dân Biểu Robacher làm cho CSVN xính vính, và dân biểu Robacher đã tuyên bố chế độ CSVN là mafia không xứng đáng cho Tổng Thống Bush tiếp đón những người như Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế ở tù mấy chục năm vì chống lại CSVN, đây là tù nhân lương tâm bị CSVN hành hạ dã man. Bác sĩ Quế không chịu đi Mỹ, can đảm ở lại trong nước để có tiếng nói chống lại CSVN, nay bị CSVN giam giữ tại gia, ông Chức cũng không tha, phang cho bác sĩ Quế là khùng điên. Thử hỏi ông Nguyễn Văn Chức làm được gì mà cứ đánh phá những người đang ra chiến trường chống lại CSVN?

Hồ Chí Minh tội ác tầy trời, nhưng viết kiểu ông Chức mang giòng họ, nhất là mang cái chết của người em tên là Nguyễn Sinh Sen ra mà rủa sả thì không nên. Ai làm tội người ấy chịu, đừng bắt chước Cộng Sản truy tìm triệt hạ và rủa sả 3 đời. Chưa hết, ông Chức lấy bằng chứng ở đâu nói rằng ông Nguyễn Sinh Cung ẳm Nguyễn Sinh Sen đi xin cơm thừa sửa cặn. Năm nào và tài liệu nào ghi chép điều này ?

Ông Chức nói ông bị ông Thiệu bắt vì ông Chức dám lên tiếng ông Thiệu phản bội Quốc Gia. Xin ông đưa ra nhân chứng và bằng chứng vì có nguồn tin nói ngược lại ông Thiệu biết vợ của ông là bà Đinh Xuân Phúc làm ăn với Việt Cộng nên mới tống giam ông. Ngày mất nước, ai nấy sầu khổ, kẻ thủ tiết trung nghĩa tự sát như các tướng Nguyễn Khoa Nam, còn vợ chồng ông, ráng ăn cho hết 5 ký yến và ra ngoài này còn viết sách báo khoe khoang chuyện đó.

Người Việt tỵ nạn Cộng Sản ráng làm ăn chân chính mang vinh dự cho Cộng Đồng, còn vợ chồng ông lập mưu tính kế lừa gạt đồng bào mấy trăm ngàn Mỹ Kim, vợ bị bắt đưa ra tòa đại hình chờ xét xử, truyền hình Mỹ Đài 11 lên tin, nhục cả người Việt. Đã hơn 3 thập niên ông không làm gì được Cộng Sản, ông chỉ tiếp tay cho chúng đánh phá tất cả các cá nhân và tổ chức chống Cộng, đánh phá từ già đến trẻ, từ nam đến nữ, không chừa một ai . Nhất là ai có khả năng và uy tín hơn ông, nói chuyện và suy luận hùng hồn hơn ông thì ông nổi cơn tam bành ông viết bài chưởi bới . Nếu ông muốn đóng góp và đền ơn cho Quốc Gia, cách hay nhất là ông hãy làm điều ông thường hay dạy dỗ người khác đó là "tu thân, tề gia, trị quốc, rồi mới bình thiên hạ".

Tu thân thì Ông Nguyễn Văn Chức hãy đừng để cho cái tham sân si lấn át lý trí, đừng viết bài dựng chuyện vu khống và hạ nhục kẻ khác và tự tâng bốc mình, trơ trẽn lắm. Tề gia thì ông đừng để con vợ Đinh Xuân Phúc của ông khinh ông trước mặt con cháu bạn bè, gọi ông là thằng ở không đáng làm chồng, và nếu con vợ có lời khiếm nhả như thế, ông phải trừng mắt tát tai liền chớ không ru rú dạ dạ vâng vâng sao thấy nhục lắm. Ông cũng đừng để con vợ nhân danh chồng chống Cộng tự nhận là Người Quốc Gia chân chính để lừa bịp đồng hương, lừa bịp lấy tiền hai vợ chồng Paris Cosmetics và nhiều người khác, lên tới hơn 200 ngàn Mỹ Kim, rồi còn đánh phủ đầu người ta bằng cách dựng chuyện nói xấu họ, kiện tụng họ, ai dè bị quả báo, người ta có bằng chứng đưa cho công tố viện tố tội lường gạt để rồi truyền hình 11 của Mỹ tại Houston đưa lên tin tức làm cả Cộng Đồng Việt Nam xấu hổ.

Trị quốc thì ông đừng dựng chuyện bôi bẩn đánh phá các cá nhân và đoàn thể nữa, ông là một trong những người ăn cơm Quốc Gia mà để mất nước, ông không làm gì được nữa thì để kẻ khác làm, để họ gom sức nhặt từng mảnh vụn lại gầy dựng một lực lượng mới mong có cơ hội mang lại tự do dân chủ cho đất nước. Đừng hồ đồ suy đoán bậy bạ kết án mọi người là cộng sản, theo Cộng, hay là tay sai của Cộng Sản. Ông Chức chống Cộng thì tốt, mong ông chống Cộng thật hăng, vạch trần những tội ác và những gian manh của Cộng Sản, mong ông tiếp tục viết những bài nghiên cứu có chứng cớ, nhưng yêu cầu ông đừng dùng đây để làm chiêu bài dựng chuyện vu khống rủa sả người khác và tự thổi ống đu đủ ngay đít để tâng bốc bản thân. Ông Chức ơi, thất thập cổ lai hy, ông đã 84, gần đất xa trời, hãy làm điều đúng với đạo lý và lẽ trời để khi ông ra đi thì còn có người nhớ thương và đưa đám. Hãy học gương giáo sư Nguyễn Cao Thanh đồng tuổi với ông ở Houston vừa mới qua đời, người ta thương tiếc như thế nào ?

Hãy học ông Trần Diễm bạn thân ngay bên nhà của ông, lên trên đài Sài Gòn 900 AM và VOVN nhiều lần giải hóa hiểu lầm trong Cộng Đồng, chận đứng những phá hoại do chính ông gây ra: "Tôi là Trần Diễm, ở bên cạnh ông Chức, hầu như ngày nào cũng trà cà phê với nhau . Tôi thay mặt ông Chức xin lỗi mọi người, nhất là các con cháu, vì ông Chức tẩu hỏa nhập ma đánh phá quá nhiều người, dựng chuyện vu khống họ một cách bỉ ổi

Ông Chức ơi, tôi khuyên ông bỏ cái tật xấu này đi để cộng đồng được nhờ và tâm hồn ông sẽ được thanh thản". Thuốc đắng dã tật mong ông Nguyễn Văn Chức quay đầu hồi hướng làm những việc ngay lành trước khi về bên kia thế giới như lời ông bạn già Trần Diễm của ông công khai yêu cầu trên các đài phát thanh.

Vũ Hiến
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Luật Sư Đỗ Quang Minh : điện thư gửi Thị Trưởng Chuck Reed và Hội Đồng Thành Phô San Jose
Kính gởi Thị Trưởng Chuck Reed và các nghị viên thành phố San Jose, California, USA:

(Bản dịch Việt ngữ bên dưới)
Dear San Jose Mayor Reed and Council members:

Yesterday (Tuesday evening November 20, 2007) the City Council of San Jose, California, (the city outside of Vietnam with the largest Vietnamese population) voted 8-3 for the name Saigon Business District (SBD) For the stretch of corridor on Story Road in East San Jose (between Freeway 101 and Senter Road ). This was in total disregard for the will of the people in the community who had chosen by a ratio of more than 7 to 1 in the CITY'S OWN SURVEY preferring the name LITTLE SAIGON over SBD. Although you the mayor, and council member Madison Nguyen claimed (on the record) that SBD was a "compromise" however the fact is that this was NOT a compromise. LITTLE SAIGON came in FIRST and SBD came in LAST (gathering only 5%) on the survey list of 6 choices as was clearly and correctly pointed out by council member Pete Constant at the meeting. Even the respectable San Jose Mercury News Survey of more than 4600 participating households showed LITTLE SAIGON was preferred by 91% of the respondents! ! I am very disappointed that you as mayor, did not and could not show the courage or fortitude of a true leader.

Apparently the survey by your own city agency and the passionate and deafening pleas of the 1000+ concerned community members who appeared at the hearing (in the council chamber and overflowed into the rotunda, rooms, and halls) to support the name LITTLE SAIGON had no effect or influence on you or Ms. Nguyen or other council members who voted for SBD. The pride and ego that you and Madison Nguyen exhibited are truly incomprehensible. The other council members who voted with you and MADISON NGUYEN are Vice Mayor DAVID CORTESE, council members SAM LICCARDO, NORA CAMPOS, JUDY CHIRCO, FORREST WILLIAMS and NANCY PYLE. However, I must commend the three INDEPENDENT, OPEN MINDED and DEMOCRATIC council members Messrs. PIERLUIGI OLIVERIO, PETE CONSTANT, and KANSEN CHU who voted in DISSENT, and who voted AGAINST Madison Nguyen's motion. These gentlemen followed their conscience, their hearts and their minds to reflect the true will of the people.

The name LITTLE SAIGON embodies a strong commercial appeal, historical significance, community spirit, and cultural attractiveness in numerous cities in California , across the nation, and throughout the globe. There is no logical reason why LITTLE SAIGON could not be FORMALLY and OFFICIALLY established at Story Road . There is a fervent and overwhelming belief in the community that there were deals made behind the scene to get Ms. Nguyen's motion passed, i.e., Quid-Pro-Quo arrangements. If that was the case, then democracy has clearly been assaulted and violated. The previous night (Monday), I had interviewed you Mr. Mayor on our Vietnamese TV talk show, and I had been very neutral, cordial, and easy in my questioning of you in order to be fair to you and to afford you ample time to talk. However, Tuesday night when I attempted to speak (as a private citizen) at the council meeting, you quickly cut me off after a very short time when you realized that I was going to recommend the name LITTLE SAIGON to the council. I had no chance to express my view, and I deeply resent your unprofessional, unfair, and totally un-democratic act. I had hoped you would have had the decency and professionalism to allow me to speak for the same duration as other individual speakers at the open public forum; the ultimate place and symbol of true democracy in this country we call the U.S. of A. But that was not to be. San Jose deserves representatives with honesty and integrity, and we need and want public servants who do not exhibit such hubris and arrogance of power (Do you remember the Hon Lien vs. Kansen Chu District 4 race ?).

Sincerely, Minh Q. Steven Dovan, Esq. AKA Luat Su Do Van Quang Minh (Vietnamese name).

P.S. This is the FIRST time in 5 decades of living in the U.S. that I have had to write to a Mayor or any city council member. However Madison Nguyen's and Mayor Chuck Reed’s overall blatantly deceptive and un-democratic conduct on this issue compelled me to write this e-mail. P.P.S. ALL MEDIA SERVICES and concerned folks: please freely print and disseminate this e-mail. VIETNAMESE MEDIA: please use the accompanying Vietnamese translation to be printed unredacted in your publications and broadcast on your programs. Feel free to contact me if you wish to discuss or have any questions. Thank you.

Minh Q. Steven Dovan

Attorney at Law


4 N. Second Street, Suite 280

San Jose, CA , USA 95113-1323

Ph. (408) 287-2555 Fax (408) 287-2564



Kính gởi Thị Trưởng Chuck Reed và các nghị viên thành phố San Jose, California , USA:


Hôm qua (tối Thứ Ba ngày 20 tháng 11, 2007) Hội Đồng Thành Phố San Jose, California, (thành phố với dân số nguời Việt đông nhất nằm ngoài nước Việt Nam) đã bỏ phiếu 8-3 để chọn tên Saigon Business District (nay gọi tắt là “SBD”) cho khu vực trên đường Story thuộc phía đông thành phố San Jose, CA, USA. Điều này hoàn toàn không tôn trọng ý nguyện của cộng đồng mà người dân đã chọn với một tỷ lệ hơn 7 trên 1 trong CUỘC THĂM DÒ do CHÍNH THÀNH PHỐ tổ chức cho thấy tên LITTLE SAIGON được ưa chuộng nhiều hơn SBD. Mặc dù cá nhân ông là thị trưởng, và nghị viên Madison Nguyễn của Khu Vực Số 7 đã phát biểu (chính thức) là tên SBD là tên chọn để “dung hòa”; tuy nhiên, sự thật cho thấy đây không phải là sự dung hòa. Như Nghị Viên Pete Constant đã vạch ra một cách rõ ràng và chính xác, LITTLE SAIGON đã được ủng hộ hạng NHẤT, và SBD nằm hạng CHÓT (chỉ được 5% số phiếu ̗! 1;ng h&# 7897;) trong danh sách 6 tên đưa ra để thăm dò. Ngay cả trong cuộc thăm dò có uy tín của Nhật Báo San Jose Mercury News, với số tham gia là trên 4,600 gia cư, cũng cho thấy 91% đã chọn tên LITTLE SAIGON!! Tôi thật thất vọng là ông, một vị thị trưởng, đã không đủ can đảm và không thể có sức chịu ngoan trường của một vị lãnh đạo. Thật rõ ràng là ông và Madison Nguyễn và những nghị viên đã cùng bỏ phiếu châp thuận tên SBD đã không quan tâm đến kết quả thăm dò do chính cơ quan thành phố của ông, cùng với sự kêu nài tha thiết của hơn 1000 người dân có mặt tại buổi họp chính thức (bên trong phòng hội nghị, bên trong các phòng kế, và còn phải đứng tràn ra phía ngoài hành lang) để ủng hộ chọn tên LITTLE SAIGON đã bị để ngoài tai. Sự kiêu hãnh và “cái tôi” mà ông và Madison Nguyễn để lộ ra thật là không hiểu nỗi. Những nghị viên khác đã cùng bỏ phiếu như ông và cô MADISON NGUYỄN, là ông Phó Thị Trưởng DAVID CORTESE, các nghị viên SAM LICCARDO, NORA CAMPOS, JUDY CHIRCO, FORREST WILLIAMS, và NANCY PYLE. Tôi phải lên tiếng khen ngợi ba vị nghị viên khác đã có đầu óc ĐỘC LẬP, CỞI MỞ và DÂN CHỦ là các ông PIERLUIGI OLIVERIO, PETE CONSTANT, và KANSEN CHU, khi những vị này đã bỏ phiếu NGHỊCH, để CHỐNG kiến nghị của Madison Nguyễn. Họ đã theo tiếng gọi của lương tâm, con tim và khối óc của họ để phản ảnh ý nguyện trung thực của người dân. Tên LITTLE SAIGON mang theo sự thu hút mạnh mẽ về kinh doanh, tầm quan trọng lịch sử, tinh thần cộng đồng, và nét đẹp văn hóa tại nhiều thành phố tại Tiểu Bang California cũng như trên khắp toàn cầu. Không có lý lẽ nào mà thành phố San Jose không đặt tên LITTLE SAIGON một cách chính thức và hợp thức cho khu phố trên đường Story. Trong cộng đồng có sự tin tưởng khá phổ biến là sau hậu trường đã có những thỏa thuận riêng để kiến nghị của Madison Nguyễn được thông qua, nghĩa là có sự dàn xếp đổi chát. Nếu thật sự là trường hợp như vậy, thì nền dân chủ quả thật đã bị chà đạp và xâm phạm. Tối hôm trước (thứ hai), chính tôi đã phỏng vấn ông trên chương trình truyền hình Việt ngữ của chúng tôi. Thưa ông thị trưởng Reed, tôi đã hết sức trung lập, lịch sự, và nhẹ nhàng trong những câu hỏi dành cho ông để công bằng đối với ông và để dành cho ông nhiều thơi gian phát biểu. Ngược lại, tối thứ ba khi tôi vừa muốn phát biểu (trong cương vị một công dân) tại buổi họp hội đồng, ông đã nhanh chóng chận lại không cho tôi nói sau một thời gian rất ngắn khi ông nhận biết là tôi sẽ đề nghị hội đồng chấp thuận tên LITTLE SAIGON . Tôi đã không có cơ hội diễn đạt quan điểm của tôi, và tôi hết sức phẩn nộ trước hành động tầm thường, bất công, và phi dân chủ của ông. Trước đó tôi cũng đã hy vọng là ông sẽ đủ đứng đắn và lịch sự cho phép tôi phát biểu bằng cùng số thời gian những cá nhân khác phát biểu tại diễn đàn công cộng này; nơi mà đáng lẽ phải là biểu tượng của tinh thần dân chủ thật sự của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nhưng điều đó đã không được như vậy. San Jose phải xứng đáng được đại diện bởi những người thành thật và có nhân phẩm cao, và chúng ta cần cũng như muốn có những tôi tớ phục vụ dân không kiêu căng và ngạo báng quyền lực (ông còn nhớ cuộc tranh cử vào Khu 4 giữa Hon Lien và Kansen Chu chứ?). Tôi tin chắc chắn cộng đồng chúng tôi sẽ có một đáp ứng thích đáng đối với hành động của ông và Madison Nguyễn.


Kính chào,


Minh Q. Steven Dovan, Esq.

Luật Sư Đỗ Văn Quang Minh (tên Việt Nam )



Minh Q. Steven Dovan

Attorney at Law

4 N. Second Street, Suite 280

San Jose, CA 95113-1323

Ph. (408) 287-2555

Fax (408) 287-2564


T.B. Đây là lần đầu tiên trong 5 thập niên sống ở Hoa Kỳ mà tôi đã phải viết thư cho một thị trưởng hay cho bất cứ nghị viên thành phố nào. Những hành vi dối trá và phi dân chủ trắng trợn của Thị Trưởng Chuck Reed và Nghị Viên Madison Nguyễn về việc này buộc tôi phải gởi email này đi.


T.T.B. Tất cả các Dịch Vụ Truyền Thông, và những ai có quan tâm, xin tự do in và chuyển phát email này theo nhu cầu. Nếu quí vị nào muốn dùng email này, xin sử dụng bản dịch gốc và không sửa đổi văn từ. Vui lòng liên lạc với chúng tôi nếu quý vị muốn thảo luận hay có những câu hỏi gì khác. Cám ơn. L.S. Minh.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

UỶ BAN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM CHÚC MỪNG NHỮNG NGƯỜI ĐOẠT GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN 2007 CỦA MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAMG

Ông Hoàng Minh Chính
Ls. Nguyễn Văn Đài
Ls.Lê Thị Công Nhân
Trân trọng Kính gửi:

- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

- Các Tổ Chức, Hội, Đoàn DânChủ Độc Lập & Toàn Thể Người dân Việt Nam Ủng Hộ Nhân Quyền trong và ngoài nước

Kính thưa các quí anh chị em ủng hộ dân chủ nhân quyền, Nhận được thông cáo báo chí đề ngày 21/11/2007 của Mạng Lưới NhânQuyền Việt Nam công bố danh sách những người được sẽ nhận được Giải Thưởng Nhân Quyền 2007 gồm có Giáo sư Hoàng Minh Chính, luật sư NguyễnVăn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân, trước hết chúng tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn sự làm việc công tâm, tận tuỵ của Mạng Lưới NhânQuyền Việt Nam đã lựa chọn rất chính xác những người hoàn toàn xứng đáng để nhận để nhận được Giải Thưởng Nhân Quyền 2007 rất danh giá vàvinh dự này.

Giáo sư Hoàng Minh Chính năm nay đã bước vào tuổi 88, ông đã giànhgần như cả cuộc đời để chiến đấu cho độc lập dân tộc và tranh đấu đòitự do nhân quyền cho người dân Việt nam. Trước đây giáo sư Hoàng MinhChính đã từng nắm giữ vị trí rất cao và tối quan trọng trong bộ máycông quyền của nhà cầm quyền độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam, vớichức Viện trưởng Viện Triết Học Mác-Lê nin, đồng thời ông còn giữ chức Tổng thư ký của Đảng Dân Chủ (đảng này xuất hiện tại Việt Nam vào năm1944 và bị đảng cộng sản Việt nam ép buộc phải giải thể vào năm 1988cùng với Đảng Xã Hội).

Do nhận thấy những sai lầm của học thuyết Mác-Lê nin, giáo sư Hoàng Minh Chính đã sớm từ bỏ chủ thuyết ngoại laikhông tưởng đó và trở thành người kịch liệt phản bác học thuyết Mác-Lênin, và trở thành người tranh đấu đòi hỏi tự do nhân quyền cho ngườidân Việt nam từ rất sớm.

Vì những tranh đấu nhân quyền như vậy nên cuộc đời của giáo sư Hoàng Minh Chính đã trải qua hàng chục năm trong lao tù thời Pháp thuộc và hàng chục năm trong lao tù ngay cả trong thời cộng sản Việt nam đương nắm quyền.

Hiện nay giáo sư Hoàng MinhChính đang nắm giữ cương vị Tổng thư ký Đảng Dân Chủ XXI (được tuyên bố phục hoạt vào ngày 01/06/2006). Luật sư Nguyễn Văn Đài, là một trong số rất ít các luật sư chuyên hoạt động trong lĩnh vực dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, thuộc thế hệ thanh niên trẻ ngoài 30 tuổi, luật sư Nguyễn Văn Đài đã sớm ý thứcđược vấn đề dân chủ nhân quyền rất quan trọng đối với người dân cũng như việc tranh đấu nhằm loại bỏ những bất công đầy rẫy đang tràn lan trong xã hội Việt nam hiện tại.

Luật sư Nguyễn Văn Đài đã từng đứng ra bào chữa và bảo vệ thành công trong các vụ án các tín hữu Tin Lành bị bách hại tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài là một điểm sáng củaphong trào tranh đấu dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, với sự góp sức nhiệt tình của anh, phong trào dân chủ Việt Nam đã có được những bướctiến rất dài và rất đáng khích lệ. Luật sư Nguyễn Văn Đài là Trưởngvăn phòng luật Thiên Ân tại Hà Nội, đồng thời là sáng lập viên của Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam (thành lập tại Việt Nam ngày 10/12/2006), là một tổ chức phi chính phủ và vô vụ lợi, nhằm tranh đấu nhân quyền chongười dân Việt Nam.

Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân, một người thuộc thế hệ trẻ đã dũng cảm dấn thân trên con đường tranh đấu dân chủ nhân quyền cho người dân Việt Nam, luật sư Lê Thị Công Nhân từng nắm giữ vị trí thư ký đối ngoại của Đoàn luật sư Hà nội, sớm nhận biết được tranh đấu dân chủ nhân quyền là chân lý, là con đường đem lại tương lai tốt đẹp cho người dân, cho đất nước, nên đã không quản ngại nguy hiểm, gian lao để đảm nhiệm chức vụ phát ngôn viên Đảng Thăng Tiến Việt Nam (được thành lập tại Việt Nam ngày 08/09/2006), trong điều kiện vô cùng khó khăn, trong một đất nước mà chỉ có duy nhất một đảng cộng sản Việt nam là được phép tồn tại và chi phối mọi hoạt động chính trị của người dân, của đất nước, còn tất cả các đảng phái khác đều bị trù dập khốc liệt bởi chính đảng cộng sản Việt nam độc tài toàn trị.

Để trù dập các tiếng nói đối lập trong nước, đảng và nhà nước cộng sản Việt nam đã không ngần ngại tiến hành bắt giam và bỏ tù hàng chụcngười bất đồng chính kiến thuộc các đảng phái, tổ chức, hội độc lập khác nhau, trong số những người bị bắt giam đó, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã cùng bị bắt giam vào ngày 06/03/2007, bị đưa ra toà án sơ thẩm xét xử một cách bất công phi pháp vào ngày11/05/2007 với những cáo buộc hoàn toàn có tính chất vu khống chụp mũ.Trong lần xét xử sơ thẩm này luật sư Nguyễn Văn Đài bị kết án 5 năm tùgiam và 4 năm quản chế, luật sư Lê Thị Công Nhân bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sau đó đều làm đơn kháng án bản án bất công phi lý trên, và toà án của nhà nước cộng sản Việt nam sẽ mở phiên toà xét xử phúc thẩm hai luậtsư tranh đấu nhân quyền vào ngày 27/11/2007 sắp tới đây.

Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam trong nước chúng tôi hết sức hoan nghênh quyết định đúng đắn của các quí vị lãnh đạo trong Mạng Lưới Nhân QuyềnViệt Nam. Giải Thưởng Nhân Quyền 2007 nhằm tôn vinh những giá trị công lao đóng góp trong cuộc tranh đấu dân chủ nhân quyền cho người dân Việt nam. Nhân đây chúng tôi xin gửi lời chúc mừng nhiệt liệt tới giáo sư Hoàng Minh Chính, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân đã nhận được giải thưởng danh giá và vinh dự này, chúc mừng tới gia đình và bạn bè của họ, và cùng chia vui với các tổ chức, các cá nhân đang tranh đấu tự do dân chủ nhân quyền cho người dân Việt nam. Giải Thưởng Nhân Quyền 2007 cũng nhằm an ủi và khích lệ tinh thần của những người hiện còn đang chịu gian lao khổ cực trong lao tù, điều này nhắc nhở chúng ta danh sách của những người tranh đấu dân chủ nhân quyền hiện đang trong cảnh lao tù còn rất nhiều, chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau.

Giải thưởng lớn nhất dành cho tất cả những người tranh đấu dân chủ nhân quyền cho Việt Nam là dân chủ nhân quyền tất sẽ đi đến thắng lợi, kẻ độc tài toàn trị nhất định phải bị đào thải! Thế giới văn minhngày nay không bao giờ chấp nhận độc tài toàn trị! Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi và ủng hộ tất cả các tổ chức, các cá nhân, các hội đoàn Việt Nam và Quốc Tế đang tranh đấu dân chủ nhân quyền cho người dân Việt Nam, các vị lãnh đạo,các chính phủ, các vị dân biểu trong các quốc hội văn minh, các quốc gia tôn trọng tự do dân chủ nhân quyền trên thế giới, bằng khả năng và ảnh hưởng to lớn của quí vị hãy lên tiếng mạnh mẽ và yêu cầu nhà nước cộng sản Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện ngay tức khắc cho hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân cũng như tất cả các công dân Việt nam vô tội khác hiện còn đang giam giữ.

Dưới đây là danh sách các công dân vô tội hiện đang bị giam trongnhà tù của nhà nước độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam trong thời gianvừa qua:

No Name Date of Birth Nghề nghiệp Organization / residence Ngày bịbắt Bị kết án tù(ngày xét xử) Ngày được trả tự doĐã xét xử - có án tù :

1 Lê Văn Yên 1953 Bình Thạnh, Sài Gòn 14/04/2006 2 năm (29/11/2006)

2 Nguyễn Văn Thuỳ Tín đồ PGHH Giáo Hội PGHHTT tỉnh VĩnhLong 22/04/2006 5 năm (03/05/2007)

3 Lê Nguyên Sang 1959 Bác Sĩ Đảng Dân Chủ Nhân Dân 14/08/2006 4 năm(17/08/2007)

4 Nguyễn Bắc Truyển 1968 Luật sư Đảng Dân Chủ Nhân Dân 14/08/2006 3năm 6 tháng (17/08/2007)

5 Huỳnh Nguyên Đạo 1968 Nhà báo Đảng Dân Chủ Nhân Dân 14/08/2006 2năm 6 tháng (17/08/2007)

6 Nguyễn Văn Thơ Tín đồ PGHH Giáo Hội PGHHTT tỉnh ĐồngTháp 02/10/2006 6 năm (03/05/2007)

7 Dương Thị Tròn Tín đồ PGHH Giáo Hội PGHHTT tỉnh ĐồngTháp 02/10/2006 4 năm (03/05/2007)

8 Lê Văn Sóc Tín đồ PGHH Giáo Hội PGHHTT tỉnh Vĩnh Long 04/11/2006 6năm (03/05/2007)

9 Nguyễn Thanh Phong 1979 Dân oan tỉnh Long An 13/10/2006 3 năm (20/07/2007)

10 Trần Quốc Hiền 1965 Luật sư Hiệp hội đoàn kết công nông ViệtNam 12/01/2007 5 năm + 2 năm quản chế (15/05/2007)

11 Nguyễn Văn Lý 1946 Linh mục công giáo Linh mục 18/02/2007 8 năm +5 năm quản chế (30/03/2007)

12 Nguyễn Phong 1975 Cử nhân Quan hệ quốc tế Đảng Thăng TiếnVN 17/02/2007 6 năm + 3 năm quản chế (30/03/2007)

13 Nguyễn Bình Thành 1955 Thợ điện Đảng Thăng Tiến VN 17/02/2007 5năm + 2 năm quản chế (30/03/2007)

14 Hoàng Thị Anh Đào 1896 Đảng Thăng Tiến VN 19/02/2007 2 năm tùtreo + 3 năm thử thách (30/03/2007)

15 Lê Thị Lệ Hằng 1963 Giáo viên Đảng Thăng Tiến VN 18/02/2007 18tháng tù treo + 2 năm thử thách (30/03/2007)

16 Lê Thị Công Nhân 1979 Luật sư Đảng Thăng Tiến VNUỷ Ban Nhân Quyền VN 06/03/2007 4 năm + 3 năm quản chế (11/05/2007)

17 Nguyễn Văn Đài 1969 Luật sư Uỷ Ban Nhân Quyền VN 06/03/2007 5 năm+ 4 năm quản chế (11/05/2007)

18 Thượng tọa Tim Sakhorn, là người Việt gốc Khmer Krom 1968 Nhàsư trụ trì tại chùa Phnom Den, huyện Kiri Vong, tỉnh Takeo, Cambodia,bị VN bắt cóc gần biên giới tỉnh An Giang đem về VN, vì bị cáo buộc làlàm hại đến những quan hệ hữu nghị với Việt Nam. 30/06/2007 1 năm(08/11/2007)Còn giam cầm – chưa xét xử :

19 Nguyễn Ngọc Quang 1962 Thợ trang trí nội thất Tổ chức Bạch ĐằngGiang 02/09/2006 chưa xét xử

20 Vũ Hoàng Hải 1965 xây dựng Tổ chức Bạch Đằng Giang 05/09/2006 chưa xét xử

21 Phạm Bá Hải 1968 Kinh doanh Tổ chức Bạch Đằng Giang 07/09/2006 chưa xét xử

22 Hàng Tấn Phát 1984 23/09/2005 chưa xét xử

23 Trương Quốc Huy 1980 Tham gia diễn đàn Paltalk 18/08/2006 chưa xét xử

24 Nguyễn Tấn Hoành(tức Đoàn Huy Chương) 1974 Công nhân Hiệp hội Đoàn Kết Công Nông ViệtNam 14/11/2006 chưa xét xử

25 Nguyễn Thị Lệ Hồng 1959 Kinh doanh Hiệp hội Đoàn Kết Công NôngViệt Nam 15/11/2006 chưa xét xử

26 Phùng Quang Huyền Hiệp hội Đoàn Kết Công Nông ViệtNam 15/11/2006 chưa xét xử

27 Đoàn Văn Diên 1954 Hiệp hội Đoàn Kết Công Nông ViệtNam 15/11/2006 chưa xét xử

28 Nguyễn Văn Ngọc 1559 Kinh doanh Nhóm Người Việt Nam YêuNước 28/02/2007 chưa xét xử

29 Trịnh Quốc Thảo 1956 Kinh doanh Nhóm Người Việt Nam YêuNước 28/02/2007 chưa xét xử

30 Trần Khải Thanh Thuỷ 1960 Nhà văn Hội Dân Oan 21/04/2007 chưa xét xử

31 Hồ Thị Bích Khương 1973 Công nhân Dân Oan Nghệ An 25/04/2007 chưa xét xử

32 Trương Minh Đức 1960 Nhà báo Kiên Giang 05/05/2007 chưa xét xử

33 Đặng Hùng 1981 Sinh viên Đảng Vì Dân 17/05/2007 chưa xét xử

34 Trương Minh Nguyệt 1946 Giáo sư nông cơ Hội Ái Hữu Tù Nhân ChínhTrị & Tôn Giáo 04/06/2007 chưa xét xử

35 Ngô Lướt > 70 tuổi Dân oan Bình Thuận 03/08/2007 chưa xét xử

Trân Trọng và chúc sức khoẻ tất cả quí vị quan tâm đến dân chủ nhânquyền cho người dân Việt nam!

Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

Hà nội, ngày 24 tháng 11 năm 2007.

Thông cáo báo chí này của Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam được dịch sangAnh ngữ và chuyển tới các cơ quan tổ chức nhân quyền quốc tế sau:

- Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc (UN Human Rights Council)

- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Viet Nam Human Rights Network)

- Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam tại Thuỵ Sỹ (Vietnamese League forHuman Rights in Switzerland)

- Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF (Reporters Without Borders)

- Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Quốc Tế (Human Rights Watch)

- Uỷ Ban Nhân Quyền Đảng Bảo Thủ Anh Quốc CHRC (Conservative PartyHuman Rights Commission)

- Tổ Chức Bảo Vệ Ký Giả CPJ (Committee to Protect Journalists)- Các Thượng Nghị Sỹ, Hạ Nghị Sỹ trong Quốc Hội Hoa Kỳ ủng hộ dân chủ nhân quyền cho nhân dân Việt Nam

- Các vị dân biểu tiến bộ trong các Quốc Hội tại các quốc gia văn minhtrên thế giới ủng hộ dân chủ nhân quyền cho nhân dân Việt Nam

- Các Tổ chức đoàn thể tranh đấu dân chủ nhân quyền cho Việt Nam, trong và ngoài nước

- Tới toàn thể nhân dân Việt Nam mong muốn tự do dân chủ nhân quyềntrong và ngoài nước.


humanrightsvn@gmail.com

www.humanrightsvn.blogspot.com
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Thế Giới Đang Lên Án Tập Đoàn Khủng Bố Việt Cộng
Trung Điền

Ngày 27 tháng 11 năm 2007, dưới những áp lực mạnh mẽ của dư luận truyền thông quốc tế và nhất là qua những đòi hỏi của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Pháp, Tổng cục an ninh Cộng sản Việt Nam đã phải công khai thú nhận là đã có bắt giữ 6 người Việt Nam trong đó có 3 đảng viên Việt Tân là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (quốc tịch Hoa Kỳ), bà Nguyễn Thị Thanh Vân (quốc tịch Pháp), ông Trương Văn Ba (quốc tịch Hoa Kỳ) và 3 cộng tác viên gồm ông Nguyễn Thế Vũ (quốc tịch Việt Nam), ông Nguyễn Viết Trung (quốc tịch Việt Nam) và ông Somsak Khunmi (quốc tịch Thái Lan) sau 10 ngày im lặng.

Thói thường, công an CSVN không bao giờ lên tiếng hay công bố việc bắt giữ một người nào trong thời gian tạm giam; nhưng lần này do sự chủ động loan tải tin tức ngay sau khi đảng viên bị bắt của đảng Việt Tân và sự đòi hỏi cung cấp tin tức của bộ ngoại giao Hoa Kỳ, đã phá vỡ thủ đoạn bưng bít của Việt cộng. Khởi đầu, ngày 22 tháng 11, sau 5 ngày giam giữ, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao CSVN xác nhận là chỉ có bắt giam 3 người mang quốc tịch nước ngoài mà thôi. Sự xác nhận nửa vời này đã chỉ đổ thêm dầu vào lửa khiến cho dư luận bất mãn, các tòa đại sứ Pháp, Mỹ, Thái gia tăng áp lực. Đến ngày 27 tháng 11, thay vì qua phát ngôn nhân của Bộ ngoại giao công bố như lần đầu, Tổng cục an ninh Bộ công an CSVN đã cho phổ biến một bản tin xác nhận việc bắt giữa 6 người nói trên, qua các tờ báo của đảng với thái độ rất thô lỗ.


Thô lỗ là vì công an CSVN muốn tạo ra hình ảnh Việt Tân là một tổ chức hoạt động khủng bố nên muốn tìm mọi cách chứng minh rằng Việt Tân là khủng bố... để lập công với cấp lãnh đạo. Điều oái ăm cho Tổng cục an ninh CSVN là trong quá trình điều tra 6 người bị bắt, đã không tìm thấy một chứng cớ gì ’gọi là khủng bố’ mà chỉ có những tờ truyền đơn, cố xúy cho tinh thần đấu tranh bất bạo động. Nhưng do những áp xuất của dư luận, CSVN không thể trì hoãn việc công bố - mà nếu chỉ công bố về tội đã quảng bá truyền đơn bất bạo động ở trong nước - thì không đủ thuyết phục về những điều mà công an đã từng thêu dệt sai lầm trước đây rằng đảng Việt Tân là khủng bố. Tổng cục an ninh CSVN đã dựng ra một kịch bản đó là gán ghép 2 người Việt kiều từ Mỹ về Việt Nam mà theo công an CSVN nói là đã bị bắt giữ tại phi trường Tân Sơn Nhứt vào trưa ngày 23 tháng 11 vì có hành vi mang một khẩu súng Reuger và 13 viên đạn vào Việt Nam, là thành viên của đảng Việt Tân. Từ sự gán ghép này, Tổng cục an ninh CSVN đã chế ra bản tin xác nhận rằng đã bắt giữ 8 thành viên đảng Việt Tân có âm mưu khủng bố. Bản tin này đã được Tổng cục an ninh CSVN xào nấu cho đăng đi đặng lại trên các tờ báo đảng và đài phát thanh vào ngày 27 tháng 11 năm 2007.

Sau khi loan tải bản tin nói trên, ngoài sự lên tiếng phủ nhận của đảng Việt Tân, đa số dư luận đều cho rằng kịch bản khủng bố mà Tổng cục an ninh CSVN dựng ra để gán ghép cho đảng Việt Tân quá ấu trĩ và quá trẻ con. Đa số các ký giả quốc tế tại Sài Gòn và Hà Nội đều cho rằng đây là sự nguỵ tạo của công an để thổi phồng vụ bắt giữ. Vì thế mà ngày hôm sau, 28 tháng 11, Tổng cục an ninh CSVN đã phải thay đổi nội dung bản tin, không còn gán ghép hai Việt Kiều mang súng bị bắt ở phi trường Tân Sơn Nhứt chung với 6 thành viên của đảng Việt Tân. Mặc dù mất ’cây súng’ để gán ghép đảng Việt Tân là khủng bố; nhưng Tổng cục an ninh CSVN vẫn cay cú tiếp tục dựng những điều sai trái để tấn công Việt Tân ví dụ như lập lại những kịch bản Đông tiến 1, Đông Tiến 2, Đông Tiến 3 mà chính CSVN đã dàn dựng ra những năm trước đây để bôi nhọ chủ trương đấu tranh ôn hòa, bất bạo động của đảng Việt Tân.

Điều mà dư luận quốc tế, kể cả dư luận người Việt tại Việt Nam đã cho rằng Tổng cục an ninh Bộ công an đã quá lộng quyền. Sự công bố hai người Việt kiều tại Mỹ bị chận bắt tại phi trường Tân Sơn Nhứt vì có súng trong hành lý là một sự xúc phạm nhân quyền. Người ta cho rằng khi CSVN chưa điều tra và chưa có kết luận rõ ràng tại sao khẩu súng Reuger có thể lọt được từ khâu kiểm soát của quan thuế Hoa Kỳ - vốn là quốc gia đang đề cao cảnh giác vụ khủng bố - thì không thể nào buộc tội và công bố ra bên ngoài như một tội phạm, trong vòng điều tra chỉ có bốn ngày từ ngày 23 đến 27 tháng 11. Theo tin tức của Đài Truyền Hình SBTN tại miền Nam California thì hai Việt Kiều Lê Văn Phan và Nguyễn Thị Thịnh là cư dân tại miền Nam Cali. Ông Lê Văn Phan là cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Sau nhiều năm định cư tại Hoa Kỳ, ông Phan đã cùng với bà Thịnh về thăm Việt Nam lần đầu tiên. Họ khởi hành từ Phi trường Los Angeles bởi hãng máy bay Cathay Pacific, với 4 vali hành lý mang theo. Họ đổi máy bay tại Hồng Kông để chuyển qua hãng máy bay Air Việt Nam để vào Việt Nam. Khi đến phi trường Tân Sơn Nhứt thì hai ông bà Lê Văn Phan chỉ tìm thấy 3 Vali còn một vali thì bị thất lạc nên đến quầy Vietnam Airline khiếu nại. Trong lúc chờ đợi khiếu nại thì công an mang vali thứ tư đến và buộc ông Phan và bà Thịnh về tội khủng bố vì định mang súng lên máy bay.

Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Lê Văn Phan đã có thể qua mặt quan thuế Hoa Kỳ để có thể mang khấu súng Reuger và 13 viên đạn rời khỏi nước Mỹ? Người ta chỉ có hai câu trả lời là: 1/ Quan thuế Hoa kỳ đã bị mua chuộc hay là: 2/ Cộng sản Việt Nam dàn dựng để vu cáo. Cho đến ngày hôm nay đa số dư luận đều cho rằng Cộng sản Việt Nam đã dàn dựng ra vụ chuyển súng bất hợp pháp để qua đó cáo buộc đảng Việt Tân là khủng bố. Nghĩa là Tổng cục an ninh CSVN đã tìm cách bỏ khẩu súng và 13 viên đạn vào một trong 4 va li của ông bà Lê Văn Phan ngay tại phi trường Tân Sơn Nhứt, rồi sau đó truy hô lên là ’mang súng bất hợp pháp’. Lý do là với dữ kiện 7.000 tờ truyền đơn cổ xúy cho phương thức đấu tranh bất bạo động, không đủ để kết án tội khủng bố cho những đảng viên Việt Tân đang bị bắt giữ tại Việt Nam. Người ta cho rằng chính CSVN là một tập đoàn khủng bố với những tội ác đã từng gậy ra trong vụ cải cách ruộng đất (1950); Nhân văn Giai Phẩm (1956), thảm sát Mậu Thân tại Huế (1967); đánh tư bản mại sản (1976) và tù cải tạo & kinh tế mới (1980) mà không một bút mực nào tả xiết. Là một tập đoàn khủng bố sát hại người dân vô tội trong những năm từ thập niên 50 trở lại đây, CSVN luôn luôn dùng thủ đoạn ’ngậm máu phun người’ để tấn công vào chính nghĩa của các lực lượng dân chủ.

Nói tóm lại, sự kiện Tổng cục an ninh CSVN cố tình dựng chuyện hai Việt Kiều có mang súng từ Mỹ về Việt Nam để qua đó, gán ghép đảng Việt Tân là khủng bố, cho thấy là CSVN đã thất bại và đang bị dư luận lên án về sự ngụy tạo nói trên.

Trung Điền
Nov 29, 2007
dailien
Posts: 2460
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Dương Nguyệt Ánh Chế Tạo Hệ Thống Nhận Diện Khủng Bố

TUYẾT MAI

Image
KHG Dương Nguyệt Ánh được vinh danh.


Virginia.- Sau khi thành công chế tạo bom áp nhiệt, một loại vũ khí quan trọng đã giúp giảm thiểu số tử vong của binh sĩ Hoa Kỳ hiện đang chiến đấu ở A Phú Hãn và Iraq, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh đã thành công trong việc chế tạo một hệ thống giúp nhận diện quân khủng bố hay người dân vô tội nhanh chóng, trong vòng vài phút.

Đây là phát minh mới nhất của KHG Dương Nguyệt Ánh, dự án the Joint Expeditionary Forensic Facilities (JEFF)(Các cơ sở phân tích viễn liên) hay “lab in a box” phân tích sinh trắc học (biometrics). Hệ thống nhận diện quân khủng bố hay người dân vô tội di động này với ngân khoản khởi đầu là 34 triệu mỹ kim, sẽ được đưa sang Iraq dùng vào đầu năm 2008.

Nhân dạng cũng như dấu tay của quân khủng bố đã được cho vào “biometrics data base” (cơ sở dữ kiện sinh trắc học) ở West Virginia. Cho tới nay hệ thống thí nghiệm đã và đang khai triển 85,000 mẫu vật chứng lấy từ những nơi chôn dấu vũ khí hay những bom dọc đường. Hệ thống nhận diện lưu động này được đặt dưới sự giám sát của KHG Dương Nguyệt Ánh.

Mỗi hộp thí nghiệm có thể xếp lại được (lab), kích thước 20x20 foot, có máy điện riêng và được kết nối qua vệ tinh. Nếu mọi chuyện được như dự định thì những con số (như nhân dạng, dấu tay…) sẽ được đưa vào “the Biometric Fusion Center” (Trung Tâm liên hợp sinh trắc học) để so sánh với hơn một triệu dấu tay quân khủng bố Iraq.

Hằng trăm Thủy Quân Lục Chiến HK đang học cách khai triển cách nhận diện người khủng bố tại hiện trường tội ác, qua kỷ thuật này, chưa từng có từ trước tới bây giờ.

Giai đoạn kế tiếp là làm sao thu nhỏ hộp “lab” lại để người lính có thể đeo hộp trên lưng, khi những chiến sĩ HK gặp một người Iraq tình nghi thì chỉ trong vài phút có thể biết người tình nghi này có trong danh sách khủng bố hay không.

Ở Ngũ Giác Đài, nơi KHG Dương Nguyệt Ánh đang làm Cố Vấn Khoa học chống khủng bố, bà cho biết :”Bà không muốn một trường hợp như Mỹ Lai xảy ra ở Iraq, vấn đề khó khăn chống chiến tranh khủng bố toàn cầu – là làm sao biết người nào là người xấu. Làm sao chắc là chúng ta không giết nhầm người vô tội?”

KHG Dương Nguyệt Ánh nói:” Một người chiến sĩ cần biết để hành động: Để cho hắn đi? giữ hắn lại? Hay bắn tại chỗ? Ở Việt Nam , không có dụng cụ để biết nhanh như vậy”.

Tưởng cũng nên nhắc lại, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh đã được vinh danh và được trao tặng huy chương cao quý của Hoa Kỳ, “Phục Vụ Quốc Gia” (Service to America Medals) do Partnership for Public Service trang trọng tổ chức vào 1úc 7 giờ chiều ngày 19 Tháng 9, 2007 tại Andrew W. Mellon Auditorium ở Washington, D.C.

Trong số một triệu chín trăm ngàn nhân viên Chính phủ Hoa Kỳ, có 600 người được đề cử cho huy chương “Phục Vụ Quốc Gia“ trên chín lãnh vực như Y tế, Khoa học, Pháp Lý, An Ninh Quốc Gia… Ba mươi mốt người được vào chung kết, cuối cùng mười người được trao huy chương và vinh danh trong đêm đặc biệt này, trong đó có Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh.

Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh được giải thưởng trong lãnh vực An Ninh Quốc Gia (National Security Medal). Dr. Donald Winter , Bộ Trưởng Bộ Hải Quân HK (Secretary of The Navy) giới thiệu Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh là người lãnh đạo một nhóm khoa học gia chế tạo ra bom Áp Nhiệt, giúp giảm bớt số thương vong của Quân Lực HK và góp phần cho chiến thắng ở A phú Hãn.

Bộ Trưởng Bộ Hải Quân HK Dr. Donald Winter, đã giới thiệu KHG Dương Nguyệt Ánh với cử tọa hiện diện như sau: “Hôm nay chúng ta tuyên dương một vị anh hùng thật sự của Hoa Kỳ.

Bà Dương Nguyệt Ánh là người Việt Nam tỵ nạn, đến Hoa Kỳ với vốn liếng Anh Ngữ ít oi, nhưng giống như những di dân đến trước, Bà đã quyết tâm học hỏi. Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ Sư Hóa Học Bà đã trở thành một chuyên gia thượng thặng về chất nổ cho Hải Quân Hoa Kỳ. Tài năng của bà được chú ý và bà đã được liên tiếp bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng.

Sau vụ khủng bố 9/11, những nỗ lực chuyên môn của bà và các cộng sự viên trở thành ưu tiên hàng đầu của Quân Đội HK, bởi vì những nhà lãnh đạo quân sự của chúng ta, sau khi nghiên cứu bài học của Đệ Nhị Thề Chiến, đã biết rằng nhiệm vụ tiêu diệt địch quân trốn sâu trong các hang động quả rất khó khăn và nguy hiểm cho binh sĩ HK.

Trong lúc hai tòa cao ốc đôi ở Nữu Ước vẫn còn đang âm ỉ khói , mọi người trong toán của Bà Ánh đều hiểu rằng sự thành công hay thất bại của họ trong công trình Kỹ Thuật Áp Nhiệt sẽ ảnh hưởng lớn lao đến sự an toàn của các chiến binh HK ở chiến trường A Phú Hãn. Dưới sự lãnh đạo của bà gần 100 khoa học gia , kỹ sư và chuyên viên đã đi từ khái niệm cho tới chế tạo 11 quả bom áp nhiệt chỉ vỏn vẹn trong 67 ngày. Thật là một thành quả phi thường đạt được dưới áp lực khủng khiếp .

Bà Ánh và các cộng sự viên đã bảo toàn sinh mạng cho rất nhiều chiến sĩ của chúng ta và đã giúp đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ Taliban.

Tầm ảnh hưởng việc làm của Bà Ánh quả là phi thường. Bà đã giúp chúng ta đạt được những mục tiêu quân sự quan trọng, đưa đến việc trở về đất mẹ của ba triệu người A Phú Hãn.”

Bộ trưởng Hải Quân Hoa Kỳ đã trang trọng nói:”Thưa Bà Ánh, tôi xin nghiêng mình trước những đóng góp của bà và các cộng sự viên cho nền an ninh quốc gia và trước nỗ lực bảo vệ sinh mạng cho người dân Hoa Kỳ. Xin cảm ơn sự phục vụ cao cả và sự yểm trợ của Bà cho Chiến Dịch Operation Enduring Freedom và sự phụng sự lâu dài của bà cho quốc gia chúng ta”.

Sau lời giới thiệu của Bộ Trưởng Hải Quân Dr. Donald Winter, một đoạn phim ngắn về KHG Nguyệt Ánh được trình chiếu lên. Sau đó KHG Nguyệt Ánh được mời lên nhận huy chương. Bằng một giọng đầy xúc động, KHG Dương Nguyệt Ánh nói:” Ba mươi hai năm trước, khi đến đất nước này tôi là một người tỵ nạn chiến tranh với hai bàn tay trắng và một hành trang đầy những ước mơ tan vỡ. Tôi đã không bao giờ nghĩ sẽ có một ngày tôi được hân hạnh có mặt ở đây chung với quý vị, những công dân Hoa Kỳ ngoại hạng và những công chức tận tụy.

Huy chương cao quý này không phản ảnh nhiều cho những thành quả khiêm tốn của tôi mà là phản ảnh của một thiên đường có tên gọi là Hoa Kỳ. Đất nước này là một thiên đường, không phải do nét đẹp hoặc sự giàu tài nguyên của nó, mà do người dân, những người Hoa Kỳ đầy lòng nhân ái, và hào phóng đã bảo bọc gia đình tôi 32 năm trước, đã hàn gắn vết thương trong tâm hồn chúng tôi, đã tái tạo niềm tin của tôi vào tình người, và đã thúc đẩy ý nguyện phụng sự quốc gia của tôi. Tôi muốn dành tặng huy chương này cho một nhóm người mà tôi hằng mang nợ…DDó là 58 ngàn chiến sĩ HK mà tên họ đã được khắc trên Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam và 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cuộc chiến để cho những nguời như tôi có được tự do.

Cầu mong Thượng Đế ban ơn cho những người sẵn sàng chết vì Tự Do, nhất là người sẵn sàng chết vì Tự Do của kẻ khác” .

Sau khi nghe KHG Dương Nguyệt Ánh phát biểu , tất cả gần sáu trăm quan khách đã đứng dậy vỗ tay bày tỏ sự ngưỡng mộ đặc biệt với KHG Nguyệt Ánh. Ngay sau đó KHG Nguyệt Ánh đi ra phía sau sân khấu, được báo chí đua nhau chụp ảnh, phỏng vấn trong lúc quan khách trong hội trường vẫn còn đứng với những tràng pháo tay ngưỡng mộ kéo dài, gần như không muốn dứt. Theo ban tổ chức, đây là lần đầu tiên trong lịch sử sáu năm của giải Sammies, một người lãnh huy chương được tất cả cử tọa đứng dậy vỗ tay tay bày tỏ sự ngưỡng mộ. Có nhìn tận mắt cảnh này chúng ta mới nhận thấy KHG Dương Nguyệt Ánh đã đem lại niềm hãnh diện lớn lao cho cộng đồng người Việt hải ngoại nói riêng và dân tộcViệt Nam nói chung. .

Trả lời một câu hỏi về cảm nghĩ hôm nay, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh cho biết “Ánh rất vui mừng được lãnh một huy chương cao quý về An Ninh Quốc Gia. Ánh mặc áo dài là muốn tất cả người Mỹ ở đây nhận ra Nguyệt Ánh là một người Mỹ gốc Việt và Ánh mong chiếc áo dài của Nguyệt Ánh nhắc cho mọi người nhớ cái gốc Việt Nam của Ánh. Mặc dầu Ánh là công dân Mỹ và đang phục vụ Hoa Kỳ nhưng Ánh không bao giờ quên mình là người Việt Nam” .

Chị dâu của KHG Nguyệt Ánh nói, ngoài tài năng về khoa học, cô là người rất quan tâm đến đất nước, quê hương Việt Nam, chiến sĩ và thương phế binh của VN Cộng Hòa.
HÌNH ẢNH LỄ VINH DANH KHG DƯƠNG NGUYỆT ÁNH:

khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Văn Bút Quốc Tế phản đối bản án phúc thẩm, đòi phóng thích hai luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và tất cả các nhà cầm bút dân chủ đối kháng ở Việt Nam
Ngày 4 tháng 12 năm 2007, trong một Kháng Nghị Thư phổ biến toàn cầu, Uỷ Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù tiếp tục phản đối án tù cộng sản áp đặt đối với hai nhà bảo vệ Nhân Quyền Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài. Dưới áp lực quốc tế, ngày 27 tháng 11 năm 2007, tòa phúc thẩm Hà Nội tuyên giảm một năm án tù. Dù vậy, luật sư Lê Thị Công Nhân vẫn còn bị phạt 3 năm tù kèm theo 3 năm quản chế và luật sư Nguyễn Văn Đài, 4 năm tù và 4 năm quản chế. Văn Bút Quốc Tế khẳng định rằng ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân bị giam cầm chỉ vì hành sử ôn hòa quyền tự do phát biểu. Một Quyền Tự Do vốn được bảo đảm bởi Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Nhà nước cộng sản đã ký kết.

Nhắc lại, hai nhà trí thức bị công an bắt tại nhà riêng sáng ngày 6 tháng 3 năm 2007. Cả hai người bị buộc tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN’’ vì họ viết những bài công khai chỉ trích (chế độ độc tài tham nhũng), tham gia hoạt động với Khối 8406, một phong trào tranh đấu bảo vệ Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 11 tháng 5 năm 2007, bà Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài bị kết án 4 và 5 năm tù kèm theo 3 và 4 năm quản chế.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, 38 tuổi, chủ bút tờ báo (bị cấm) Tự Do Dân Chủ, là thành viên lãnh đạo Khối 8406 và là một trong những người sáng lập Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam. Năm 2007, ông được Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng Giải Tự do Phát biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet. Giải thưởng dành cho 45 nhà cầm bút bị đàn áp, ngược đãi trên khắp thế giới. Tám nhà văn, nhà báo và trí thức dân chủ đối kháng Việt Nam được tuyên dương: cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài có nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nhà báo tù nhân Nguyễn Vũ Bình, nhà viết tiểu luận Đỗ Nam Hải, nhà bình luận Nguyễn Chính Kết, nhà báo cựu tù nhân Nguyễn Khắc Toàn, nhà viết quân sử CS cựu tù nhân Phạm Quế Dương và nhà luật học cựu tù nhân Lê Chí Quang. Ông Nguyễn Văn Đài đã viết và phổ biến nhiều tiểu luận cổ súy Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền trên các trang Web ở ngoại quốc và Web-log http://nguyenvandai.rsfblog.org (RSF: Phóng Viên Không Biên Giới).

Luật sư Lê Thị Công Nhân, 28 tuổi, hội viên Luật sư đoàn Hà Nội (2003) và Hiệp Hội Luật sư Quốc tế UIA (2005), từng giữ chức vụ Thư Ký đảm nhiệm Quan hệ Quốc tế của Hội Luật sư Hà Nội. Phát ngôn viên đảng Thăng Tiến, bà cũng là thành viên Khối 8406. Bà vừa được Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại nhận làm hội viên danh dự. Từ nhiều năm trước, bà Lê Thị Công Nhân đã viết và phổ biến đến các cơ quan truyền thông đại chúng quốc tế nhiều bài chỉ trích những sự lạm dụng quyền thế của đảng cộng sản cùng những biện pháp cai trị độc đoán, phi dân chủ của Nhà nước. Bà cũng viết bài tham luận, lên tiếng bênh vực quyền lợi của giới lao động không được Tổng công đoàn cộng sản bảo vệ. Và bà kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ sự thành lập những Công đoàn độc lập cho công nhân Việt Nam. Bà trả lời phỏng vấn của báo chí và đài phát thanh ngoại quốc. Tháng 10 năm 2006, nữ luật sư bảo vệ Nhân Quyền được mời đến thuyết trình trước Hội Nghị Quốc Tế về Quyền Lao Động Việt Nam tổ chức tại trụ sở Thượng Viện Ba Lan hậu cộng sản. Nhưng bà Lê Thị Công Nhân bị công an ngăn chận lên phi cơ khoảng mười lămphút trước giờ cất cánh để đi đến thủ đô Varsovie. Đước biết bà còn tích cực tổ chức các lớp học về Nhân Quyền tại văn phòng Luật sư Thiên Ân của đồng nghiệp Nguyễn Văn Đài.

Ngay từ năm 2006, hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài thường xuyên bị cơ quan an ninh cộng sản sách nhiễu. Trước khi bị bắt giam, cả hai nhà bảo vệ Nhân Quyền này từng bị mật vụ canh chừng nghiêm ngặt, bị câu lưu thẩm vấn suốt 48 giờ liên tục. Đêm 8 tháng 2 năm 2007, ông Nguyễn Văn Đài còn bị công an phường Bách Khoa Hà Nội đưa ra giữa cái gọi là ‘Hội nghị Nhân dân’ cho một đám đông khoảng 200 người dân bị bắt buộc ‘‘đấu tố’, nhục mạ và kết tội ông ‘’phản quốc’’.

Văn Bút Quốc Tế gởi Kháng Nghị Thư này đến chủ tịch, thủ tướng cùng bộ trưởng văn hóa và thông tin CHXHCNVN. Đồng thời, Văn Bút Quốc Tế yêu cầu các Trung tâm Văn Bút thành viên trên thế giới gởi Kháng Nghị Thư tương tự đến nhà cầm quyền Hà Nội, để

- phản đối sự giam cầm bà Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài, hai nhà cầm bút tranh đấu cho Dân Chủ sử dụng Internet;

- bày tỏ mối quan tâm sâu xa trước cuộc leo thang đàn áp những nhà cầm bút hoạt động hàng đầu trong phong trào tranh đấu cho Dân Chủ;

- đòi phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả các nhà cầm bút (dân chủ đối kháng) đang bị giam cầm độc đoán ở Việt Nam vì lẽ những hành động trấn áp như thế vi phạm Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam (cộng sản) đã ký kết.



(Nguồn tin : nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại/ PEN Âu Châu. Tài liệu : LHNQVN-TS).

Ghi chú: Bản Tin kỳ tới sẽ đăng toàn văn Thông cáo của Phóng Viên Không Biên Giới và Đài Quan Sát Nhân Quyền phản đối và lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục giam cầm hai luật sư bảo vệ Nhân Quyền Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài sau phiên tòa phúc thẩm.

Genève ngày 4 tháng 12 năm 2007

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Bản Khẳng Ðịnh Lập Trường của Người Việt Trên Toàn Cầu
về Hai Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa

Monday, December 10, 2007
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/an ... 70585&z=12

Ngày 2 tháng 12 năm 2007, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc lại đi một bước nữa trong việc lấn lướt chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khi tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để quản trị một số quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Quyết định này là điểm kết của một chuỗi các hành động ngang ngược trong việc chiếm cứ các hải đảo của Việt Nam, gồm:

- Ngày 19 tháng 1 năm 1974, dùng hải quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa;

- Ngày 14 tháng 3 năm 1988, chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa;

- Ngày 14 tháng 4 năm 1988, tuyên bố sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam.

Trước các sự kiện trên, chúng tôi, đại diện các đoàn thể Người Việt khắp nơi trên thế giới cùng lên tiếng thay cho những người Việt quan tâm đến đất nước:

- Cực lực lên án chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc, thể hiện cụ thể và thô bạo qua việc dùng vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ và lãnh hải các nước lân bang;

- Hoàn toàn phủ nhận chủ quyền Trung Hoa trên các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

- Long trọng kêu gọi các quốc gia yêu chuộng hòa bình và công lý làm mọi cách để Trung Quốc hoàn trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về cho Việt Nam;

- Khẩn thiết kêu gọi dân chúng Việt Nam tích cực biểu tỏ thái độ phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc, cụ thể nhất là tụ tập biểu tình trước sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc ở khắp nơi, đặc biệt tại Hà Nội và Sài Gòn.

Nhân đây, chúng tôi muốn nêu lên trách nhiệm to lớn của đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc làm mất lãnh thổ và lãnh hải vào tay Trung Quốc. Bằng chứng cụ thể là:

- Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 do Phạm Văn Ðồng ký, nhân danh Thủ Tướng Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã "công nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc".

- Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn im lặng trước việc Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa sau cuộc hải chiến diễn ra ngày 19 tháng 1 năm 1974 giữa Hải Quân Trung Quốc và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.

Ðể có đủ khả năng bảo vệ giang sơn của cha ông để lại, dân chúng Việt Nam phải đoàn kết thành một khối. Sự đoàn kết này chỉ có thể đạt được trong môi trường sinh hoạt dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, và nhân phẩm con người được đề cao. Chỉ có thế toàn dân mới ngồi lại được thành một khối trước hiểm họa ngoại xâm.

Ngày 7 tháng 12 năm 2007
Các đoàn thể chính trị
1. Ðại Việt Cách Mạng Ðảng (Ô. Bùi Diễm, Chủ Tịch)

2. Ðảng Dân Chủ Nhân Dân (Ô. Ðỗ Thành Công, Phát Ngôn Nhân)

3. Ðảng Tân Ðại Việt (TS Nguyễn Ngọc Sảng, Chủ Tịch)

4. Ðảng Vì Dân (Ô. Nguyễn Công Bằng, Ðại Diện)

5. Hiệp Hội Dân Chủ Hiến Ðịnh, Pháp Trị, và Ða Nguyên (LS Ðào Tăng Dực, Chủ Tịch)

6. Hiệp Hội Dân Chủ và Phát Triển Việt Nam (TS Âu Dương Thệ, Chủ Tịch)

7. Khối 8406 (LM Phan Văn Lợi, Ðại Diện)

8. Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam (GS Nguyễn Chính Kết, Ðại Diện)

9. Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ (GS Nguyễn Ngọc Bích, Chủ Tịch)

10. Phong Trào Quốc Dân Việt Nam Hành Ðộng (Ô. Nguyễn Thành Nhân, Chủ Tịch)

11. Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam (Ô. Trần Quốc Bảo, Chủ Tịch)

12. Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản (BS Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch)

13. Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng (Ô. Ðỗ Hoàng Ðiềm, Chủ Tịch)

14. Việt Nam Quốc Dân Ðảng (TS Phan Văn Song, Chủ Tịch)

15. Đảng Thăng Tiến Việt Nam (Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Đại Diện)
Các đoàn thể chuyên biệt:
1. Ban Vận Ðộng Lời Kêu Gọi Dân Chủ (GS Nguyễn Thanh Trang, Ðại Diện)

2. Ðoàn Thanh Niên Hồn Việt (Ô. Nguyễn Xuân Hiệp, Ðoàn Trưởng)

3. Gia Ðình Phật Tử Miền Quảng Ðức (Ô. Lê Quang Dật, Trưởng Ban Hướng Dẫn)

4. Hiệp Hội Công Nông Ðoàn Kết Việt Nam (Ô. Huỳnh Long, Phó Chủ Tịch)

5. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam (GS Phạm Trần Anh, Phó Chủ Tịch)

6. Hội Cựu Chiến Binh VNCH/ Michigan (Ô. Nguyễn Thanh Vân, Hội Trưởng)

7. Hội Chiến Sĩ VNCH tại Austin và Vùng Phụ Cận, TX (Ô. Ðỗ Văn Phúc, Hội Trưởng)

8. Hội Khoa Học Kỹ Thuật (TS Mai Thanh Truyết, Chủ Tịch)

9. Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền Việt Nam (Bà Jane Ðỗ Bùi, Ðại Diện)

10. Hội Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, Ontario, Canada (Ô. Trần Quốc Thiện, Hội Trưởng)

11. Hội Tù Nhân Chính Trị và Nạn Nhân của Chế độ Cộng Sản Việt Nam tại Pháp (Ô. Dương Văn Lợi, Chủ Tịch)

12. Phong Trào Quốc Dân Ðòi Trả Tên Sài Gòn (LM Nguyễn Hữu Lễ, Ðại Diện)

13. Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại (Ô. Ðỗ Như Ðiện, Ðiều Hợp Viên)

14. Phong Trào Hưng Ca Việt Nam (Ô. Huỳnh Lương Thiện, Phong Trào Trưởng)

15. Tập Thể Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa (GS Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch)

16. Trung Tâm Việt Nam Hannover, Cộng Hòa Liên Bang Ðức (Ô. Lâm Ðăng Châu, Ðại Diện)
Các đoàn thể cộng đồng:
1. Cộng Ðồng Việt Nam Hoa Kỳ (Ô. Nguyễn Văn Tần, Chủ Tịch Hội Ðồng Ðại Biểu, Ô. Nguyễn Bác Ái, Chủ Tịch Hội Ðồng Chấp Hành, BS Trương Ngọc Tích, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Sát)

2. Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu (BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ Tịch)

3. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Arizona (Ô. Phạm Văn Sinh, Chủ Tịch)

4. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia tại Lincoln, Nebraska (Ô. Nguyễn Xuân Ðấu, Chủ Tịch)

5. Cộng Ðồng Việt Nam Tị Nạn Los Angeles (Ô. Nguyễn Duy Nghiêu, Chủ Tịch)

6. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Houston và Phụ Cận (LS Hoàng Duy Hùng, Chủ Tịch)

7. Cộng Ðồng Việt Nam Tiểu Bang Florida (Ô. Chu Bá Yến, Chủ Tịch Hội Ðồng Ðại Biểu, Bà Ðồng Thanh, Chủ Tịch Ban Chấp Hành)

8. Cộng Ðống Người Việt Tại Tampa Bay, Florida (Ô. Vũ Ðình Vượng, Chủ Tịch)

9. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Dallas, TX (Ô. Thái Hóa Tố, Chủ Tịch)

10. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Fort Worth, TX (Ô. Nguyễn Xuân Hùng, Chủ Tịch)

11. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Lancaster, PA (Ô. Lê Văn Chiếu, Chủ Tịch)

12. Cộng Ðồng Việt Nam Bắc California (Ô. Nguyễn Ngọc Tiên, Chủ Tịch)

13. Cộng Ðồng Việt Nam Nam California (BS Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch)

14. Cộng Ðồng Việt Nam Oregon (Ô. Nguyễn Bác Ái, Chủ Tịch)

15. Cộng Ðồng Việt Nam Miền Nam Florida (Ô. Lê Thanh Liêm, Chủ Tịch).
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest