Thời Sự, Bình Luân

hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Đại án “Chuyến bay giải cứu” – miệng lưỡi trơ tráo đến ngàn thu
Trung Khánh
21 tháng 7, 2023

Image
Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự

Trong lịch sử tố tụng của Việt Nam và thế giới, đại án tham ô không hiếm, có nhiều trường hợp bị cáo giả điên giả khùng hòng được giảm nhẹ tội. Nhưng cách các bị cáo trong đại án “Chuyến bay giải cứu” tự bào chữa suốt mấy ngày nay vô cùng lố bịch, kệch cỡm, khiến quần chúng tự khỏi không biết họ còn chút liêm sỉ nào của con người.

Phiên toà “Chuyến bay giải cứu”… cứu ai?

Cho đến hôm nay, đã mười ngày kể từ khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Người dân luôn ngóng chờ tiếng nói công lý, họ đợi những bản án xứng đáng với tội ác của những cán bộ mất hết tính người, những kẻ đong đếm tính mạng đồng loại bằng những con số đếm được của đồng tiền. Nhưng có thể nói mỗi ngày trôi qua, tất cả những gì phiên toà mang lại chỉ là hai tiếng “thất vọng”.
Image
Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn (VNE)

Con số thống kê của Bộ Y tế cho biết hơn 43,000 người đã vĩnh viễn ra đi bởi đại dịch COVID-19, con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Thậm chí những người may mắn ở lại đã không được quyền tưởng như cơ bản nhất: Nhìn thi thể người thân lần cuối. Thế mà trong lúc khó khăn ngặt nghèo nhất, những cán bộ được giao trách nhiệm làm chuyện công vẫn thản nhiên kiếm tiền trên xương máu của đồng bào.

Có trùng hợp không khi trong lúc đang diễn ra vào sáng ngày 17 tháng Bảy, phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” đã tạm dừng để… các bị cáo xuất trình chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả trước khi Viện kiểm sát đề nghị mức án? Như vậy liệu tiền khắc phục hậu quả sẽ ảnh hưởng đến mức án? Phiên toà “chuyến bay giải cứu” sẽ lấy lại công bằng cho 200,000 người dân (du học sinh, người lao động) phải trực tiếp bỏ một số tiền lớn ra để chi trả cho các chuyến bay combo, hay là “giải cứu” cho những kẻ đang đứng trước vành móng ngựa kia?
Image

Tuồng hay còn ở phía trước

Gần như chưa từng có phiên toà xét đại án liên quan đến hệ thống Đảng nào mà báo chí trong nước được bật đèn xanh để tường thuật một cách chân thực, vạch trần những gương mặt cộm cán như lần này. Điều đơn giản là có muốn che đậy cũng không được. 200,000 hành khách đi trên các chuyến bay giải cứu là những nhân chứng sống không thể bịt miệng. Nói cách khác, vết bẩn này không thể xoá, mà chỉ có thể kiếm cách tẩy bớt nó đi. Mặt khác cũng thuận tiện thể hiện được “tính nghiêm minh” của chế độ.

Kể ra cũng lại buồn cười, nhưng chưa bao giờ nhà báo mảng pháp luật trong nước được “tự do” hành nghề đến vậy. Theo dõi từ đầu phiên toà, cứ cảm giác đây là một vở tuồng hay được một đạo diễn giỏi cầm trịch, và 54 bị cáo là những kép hát vô cùng tài năng.
Image
Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Masterlife (baodautu.vn)

Trước tội ác của chính mình, các bị cáo vẫn ngây thơ thốt nên những từ ngữ, những câu nói trơ trẽn đến chưa từng. Những nhà biên kịch hàng đầu thế giới có lẽ cũng không bao giờ nghĩ ra. Đôi khi người chứng kiến phải tự hỏi rằng liệu có nghe nhầm, hoặc họ đang có ẩn ý gì hay chăng. Bởi dù là người điên cũng không ăn nói vô liêm sỉ như vậy. Chưa kể, hầu như tất cả các bị cáo đều tự bào chữa với phong cách đáng tởm như nhau:

Lời khai mang tính “bức xúc” nhất là của bị cáo Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty Masterlife) khi cho rằng mình bị buộc đưa hối lộ hơn 8 tỷ đồng để được cấp phép các chuyến bay và bà “rất giận Cục Lãnh Sự” khi đưa bà vào vòng lao lý: “Bị cáo không có ý thức về vấn đề đó (đưa hối lộ – PV). Lần đầu tiên đã bị ép phải đưa rồi, lần sau cứ phải đưa thôi.” Bà Xa trần tình.

Bị cáo Tô Anh Dũng – cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – bị truy tố tội “nhận hối lộ” 37 lần với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng. Ông Dũng cho rằng do trước đây phạm pháp là do “nhận thức sai”, còn bây giờ thì đã biết lỗi: “Doanh nghiệp gặp, bị cáo cũng không đòi hỏi. Doanh nghiệp tổ chức chuyến bay xong thì đến báo cáo kết quả, bị cáo lắng nghe để rút kinh nghiệm thêm. Bị cáo có nhận quà nhưng không mở ra xem, chỉ nhận thức đó là quà doanh nghiệp cảm ơn”.

Giống Tô Anh Dũng, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan – cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, dưới quyền ông Tô Anh Dũng – biện minh rằng hành vi nhận hối lộ 25 tỷ là do “nhận thức chưa đầy đủ về việc nhận quà cảm ơn.”

Nặng nhất trong tội “nhận hối lộ” là ông Phạm Trung Kiên – cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế – với cáo buộc nhận hối lộ 42,6 tỷ và bị đề nghị mức án tử hình. Tuy nhận tội nhưng ông Kiên phủ nhận cáo buộc ép doanh nghiệp chung chi. Ông lập luận rằng các doanh nghiệp đều chi tiền… sau khi đã được Bộ Y tế phê duyệt chuyến bay, chứ trước đó ông không gợi ý hay ép buộc gì. Ông Kiên cũng được đánh giá là… người chồng yêu vợ nhất trong đại án khi khai “không chia cho ai”, chỉ “mang hết tiền về cho vợ.”

Bị truy tố về tội “môi giới hối lộ” với số tiền môi giới là 2,65 triệu USD (gần 62 tỷ đồng), cựu Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bật khóc trước toà, cho rằng do mình “thương người”, chạy án vì tình cảm anh em: “Cũng chỉ xuất phát do mình quá thương người, quá tin người nên bị truy tố tội môi giới hối lộ.”

“Nhân văn” nhất là cựu phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân. Theo cáo trạng, ông Tân đã nhận hối lộ 9 lần từ công ty Bluesky với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng. Ông khai: “Lần đầu nhận tiền, bị cáo nghĩ rằng sẽ trả lại, nhưng do bận công việc nên không kịp trả. Sau đó nhận tiếp lần hai và sử dụng tiền vào việc có ý nghĩa.”

Tuy không nhận hối lộ nhiều nhất, nhưng để lại câu nói “bất hủ” nhất là cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự. Khi bị cáo buộc nhận hối lộ 7,6 tỷ, ông cho hay bản thân chỉ “vô tình” nhận hối lộ chứ không phải “biết mà vẫn nhận”. Cuối phần tự bào chữa, ông chốt: “Tôi số đen, không may thì thôi trả lại cho Nhà nước cũng được, không sao cả.”

Image

Image

Lịch sử hôm nay sẽ không chỉ là tội ác mang tên “Chuyến bay giải cứu”, mà còn ghi lại những câu nói trơ tráo đến ngàn thu. Có thể thấy, đến khi đứng trước vành móng ngựa, lần lượt những con người từng có địa vị cao trong xã hội, từng là chủ doanh nghiệp cho đến Thứ trưởng,… đều quẹt nước mắt mong được tha thứ và giảm án; không có bất kỳ ai tỏ ra một chút ăn năn, chấp nhận bản án như kết quả của tội ác mà họ gây ra. Tất cả toàn là những lời lấp liếm, ngụỵ biện đầy mâu thuẫn với những gì họ đáng lý phải phụng sự.
Image
Cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự (VNE)
Image
Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Trần Văn Tân (VOV)
Image
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng (VOV)

Chợt nhớ lại những ngày “Chuyến bay giải cứu” được thực hiện rầm rộ cũng là lúc dịch bệnh đang cao điểm. Những chuyến bay combo nhộn nhịp trên không lúc đó được ca ngợi không ngớt, dưới mặt đất là một khung cảnh hoàn toàn khác hẳn.

“Sự sống đã rút vào sau những cánh cửa đóng kín. Chỉ có những chốt kiểm soát là hoạt động. Mà ngay cả ở đó thì những người làm nhiệm vụ cũng không buồn ngước mặt nhìn một chiếc xe cấp cứu đang vùn vụn lao qua. Ngồi trên xe cấp cứu, niềm ao ước mãnh liệt nhất của tôi là một ngày nào đó được tháo tấm khiên che mặt xuống, cởi bộ đồ bảo hộ thùng thình và bất tiện để được hoà vào dòng người đông đúc trên phố. Kẹt xe cũng được, ngập nước cũng được, gây nhau cũng được, miễn đông người là hạnh phúc rồi” – trích tản văn Phía Tây Thành Phố của BS. Lê Minh Khôi.

Bây giờ cuộc sống đang bắt đầu trở lại như bác sĩ Khôi mong muốn trong những ngày chống chọi cùng đại dịch. Đáng tiếc là sau COVID-19, vẫn còn một dịch bệnh trầm kha và nguy hiểm hơn, đó là khi con người đi vào một guồng máy chạy theo đồng tiền bằng cách lạm dụng bóc lột đồng loại bằng mọi cách. Và như thường lệ, kẻ thủ ác thì luôn phủ nhận tội lỗi của mình.

Cách mà đại án “Chuyến bay giải cứu” đang diễn ra khiến nhiều người hoài nghi rằng 54 bị cáo của những ngày qua vốn chỉ là những con tốt thí, “trùm cuối” vẫn ẩn mình phía sau, những trò dối trá vẫn còn chưa được phanh phui đến tận cùng. Tất cả đều là dối trá trơ trẽn. Chỉ có nước mắt nhân dân là thật. Chỉ có những xác người chết vì Covid không được người thân đưa tiễn là thật. Chỉ có tội ác ngàn đời không phai là thật.
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by quangminh »

Nền dân chủ duy nhất ở Trung Đông bị đe dọa
Israel đang trong tình trạng “nồi da xáo thịt"

Mai Vũ Phạm
28 tháng 7, 2023

Image
Cuộc đụng độ giữa người biểu tình Israel phản đối cuộc đại tu tư pháp của chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu và cảnh sát xảy ra ngày 24 Tháng Bảy, 2023. (Ảnh: Gili Yaari/NurPhoto via Getty Images)

Trong vài tháng vừa qua, làn sóng phản đối chính phủ lớn nhất trong lịch sử Israel đã trở thành tâm điểm của thế giới. Hàng triệu người Israel đã liên tục xuống đường biểu tình phản đối cuộc đại tu tư pháp của chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Bạo lực leo thang

Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ và ủng hộ dân chủ đã được tổ chức rất tốt, với lịch trình của các diễn giả và âm nhạc. Những người tham gia biểu tình đã lan tỏa thông điệp lạc quan, hy vọng, và quyết tâm bảo vệ nền dân chủ Isarel. Họ tin rằng nếu áp lực đủ mạnh trong một thời gian dài sẽ có thể khiến chính quyền Netanyahu từ bỏ cuộc đại tu tư pháp.
Image
Một người biểu tình phản đối cảnh sát dùng súng hơi cay bắn vào đám đông. (Ảnh: Matan Golan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Tuy nhiên, vào tối Thứ Hai, ngay sau khi Quốc hội Isarel thông qua phần luật đầu tiên trong cuộc đại tu tư pháp, niềm hy vọng của những người biểu tình đã được thay thế bằng sự giận dữ. Giới trẻ ở Tel Aviv đã không sợ hãi trước hàng rào cảnh sát và vòi rồng sẵn sàng bắn nước có mùi hôi thối vào họ.

Nhưng, dường như đối với những người biểu tình, họ không còn gì để mất. Bởi thế, hàng ngàn người đã vượt qua hàng rào cảnh sát, đốt pháo sáng, và quyết tâm kéo về phía xa lộ Ayalon để chặn giao thông. Lực lượng cảnh sát Isarel đã đáp trả bằng bạo lực. Vô số hình ảnh của những người biểu tình bị cảnh sát đánh đập, bị kéo lê trên mặt đất, và bị xô qua các rào chắn đường cao tốc.

Bà Ifat Brilliant đã chia sẻ một bức ảnh cảnh sát đàn áp con trai 18 tuổi của bà, với khuôn mặt đẫm máu ở Tel Aviv. Bà viết: “Con tôi không làm gì sai cả – không chửi bới, không bạo loạn. Nó đã biểu tình cho nền dân chủ. Sau khi còng tay nó, cảnh sát đã kéo nó sang một bên và bắt đầu đánh đập. Hãy phóng to bức ảnh lên. Quá kinh khủng. Người cảnh sát “đáng yêu” mà bạn nhìn thấy trong bức ảnh đang đấm vào mặt con trai tôi. Viên cảnh sát cũng thì thầm với nó rằng, ‘Tôi sẽ cưỡng hiếp mẹ của bạn.’”

Con trai bà Ifat Brilliant không đơn độc. Số lượng các vụ bắt giữ người biểu tình đang tăng nhanh chóng. Moshe Redman, một trong những lãnh đạo của các cuộc biểu tình, cũng bị bắt ở Jerusalem vào thứ Hai, khi đang tìm cách chặn lối vào quốc hội trước cuộc bỏ phiếu.

Nhát dao của Netanyahu vào nền dân chủ

Quyết tâm đại tu tư pháp của phe cực hữu đã gây ra cuộc khủng hoảng nội bộ lớn nhất Israel, kể từ khi nhà nước này được thành lập vào năm 1948. Nhận định chung là cuộc đại tu tư pháp, nếu hoàn toàn được thông qua, sẽ xóa sổ bộ máy tư pháp độc lập và làm suy yếu nền dân chủ Israel.

Thứ Hai vừa qua, chính phủ của Thủ tướng Netanyahu đã thông qua một phần của dự luật, ngăn cản Tòa án Tối cao sử dụng “tính hợp lý” để bác bỏ các quyết định của chính phủ. Nghĩa là, chính phủ Israel đã thành công loại bỏ sự giám sát quan trọng của nhánh tư pháp đối với nó. Hệ quả tương lai sẽ là một bộ máy tư pháp bị vô hiệu hóa, do không thể buộc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.

Thứ Ba, ngày 25 Tháng Bảy, nhiều tờ báo của Israel đã đồng loạt in các trang nhất bị bôi đen, thể hiện “Một ngày đen tối cho nền dân chủ Israel.”


Rõ ràng, chính quyền Netanyahu đang lèo lái Israel đi theo con đường chuyên chế, đe dọa các giá trị dân chủ, và lý tưởng về sự thống nhất của người Do Thái mà Israel đã được đặt nền móng cách đây 75 năm. Cho nên, đối với nhiều người Israel, cuộc chiến chống đại tu tư pháp là cuộc chiến bảo vệ dân chủ vì linh hồn của dân tộc Israel.

Cuộc đại tu tư pháp của chính phủ cực hữu của Thủ tướng Netanyahu không chỉ tạo ra những rạn nứt sâu sắc trong xã hội Israel, mà còn diễn ra trong quân đội được trang bị tốt nhất Trung Đông. Lần đầu tiên trong lịch sử Isarel, gần mười nghìn quân nhân dự bị đã ký thỉnh nguyện thư đe dọa sẽ từ chối phục vụ quân đội nước này nếu cuộc đại tu tư pháp vẫn diễn ra.

Trong tuần này, 161 sĩ quan của lực lượng không quân vừa tuyên bố họ sẽ ngừng phục vụ, nếu chính phủ khước từ yêu sách bãi bỏ các thay đổi tư pháp. Vào thứ Tư, hàng trăm quân nhân dự bị từ các đơn vị khác nhau đã tham gia một cuộc biểu tình ở Tel Aviv, tuyên bố họ sẽ ngừng phục vụ quân đội.

Rõ ràng, đây là một thời điểm khắc nghiệt đối với Israel – “quốc gia dân chủ duy nhất” ở Trung Đông. Và cuộc khủng hoảng chắc chắn sẽ còn leo thang. Những người theo chủ nghĩa phục quốc và tôn giáo cực đoan trong liên minh Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh rằng dự luật vừa được thông qua mới chỉ là bước khởi đầu. Dự luật tiếp theo là trao cho các liên minh cầm quyền quyền kiểm soát các cuộc bổ nhiệm tư pháp. Họ cũng muốn Quốc hội có khả năng “bỏ qua” các quyết định của Tòa án Tối cao để bãi bỏ luật.

Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền, Volker Turk, đã thúc giục chính phủ Israel “tạm dừng” đại tu tư pháp vì nó “sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng của cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ các quyền cá nhân và duy trì pháp quyền như một biện pháp kiểm soát hiệu quả đối với quyền hành pháp và lập pháp.”

Không thể phủ nhận vai trò then chốt của ông Netanyahu trong cuộc khủng hoảng dân chủ này. Vì ham muốn trở lại nắm quyền sau 18 tháng, ông liên kết với các thành phần Do Thái cực hữu và cực đoan của Israel trong cuộc bầu cử năm ngoái.

Nhờ vậy, Netanyahu đã giành lại chức thủ tướng bằng cách thành lập liên minh cầm quyền theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhất trong lịch sử Israel. Điều đó có nghĩa là ông phải chấp nhận các yêu cầu của những kẻ cực đoan, trong đó có Bộ trưởng An ninh Itamar Ben-Gvir và Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich.
Image
Những người biểu tình cầm tấm biển có hình Thủ tướng Benjamin Netanyahu kèm nội dung “Kẻ nói dối nhỏ” tại tuần biểu tình thứ 29 liên tiếp vào ngày 22 Tháng Bảy năm 2023 tại Tel Aviv, Israel. (Ảnh: Dar Yaskil/Getty Images)

Một số người, trong đó có cựu Thủ tướng Ehud Olmert, cảnh báo rằng Israel có nguy cơ rơi vào nội chiến. Đó có thể là một cảnh báo phóng đại. Nhưng liên minh chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Netanyahu đã khẳng định rằng cuộc đại tu tư pháp sẽ tiếp tục, bất chấp hàng loạt các cuộc biểu tình và đình công. Hôm thứ Ba, Hiệp hội Y khoa Israel đã kêu gọi đình công 24 giờ trên toàn quốc.

Cuộc khủng hoảng dân chủ đã chia rẽ sâu sắc xã hội Israel và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tháo chạy và làm dấy lên nỗi ám ảnh về một cuộc tổng đình công của các công đoàn. Thị trường chứng khoán Israel tiếp tục trượt dốc, đồng Shekel mất giá, và lãi suất tăng.

Rõ ràng, Israel đang trong tình trạng “nồi da xáo thịt.”

Đồng minh thân cận của Israel là Hoa Kỳ cũng đã gọi cuộc bỏ phiếu hôm thứ Hai là “đáng tiếc.” Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Lloyd Austin, kêu gọi đối thoại chính trị ở Israel trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel, Yoav Gallant, nhấn mạnh điều này là cần thiết cho “một nền dân chủ kiên cường.”

Nền dân chủ Israel đang bị đòn giáng mạnh từ những kẻ cực đoan, không xem trọng các giá trị cốt lõi của thể chế dân chủ. Phe đối lập Israel cần phải nghiêm túc suy nghĩ về mối đe dọa mà các chính sách của chính quyền Netanyahu gây ra đối với an ninh và sự ổn định của Israel. Theo nhiều nhà phân tích, chính quyền Biden cần phải dứt khoát hơn trong việc tạo sức ép lên Thủ tướng Netanyahu. Biden nên nói rõ rằng sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với mối quan hệ với Washington, trừ khi liên minh Netanyahu lùi bước.

Cô Miron Shatz, người đã tham gia vào các cuộc biểu tình của phe đối lập “mỗi ngày, đôi khi hai lần một ngày, hoặc ba lần một ngày” chia sẻ: “Tôi không biết phải làm gì, nhưng tôi không thể chịu đựng được nữa. Tôi không tin rằng mọi thứ đã kết thúc.”

Nền dân chủ Israel, nền dân chủ duy nhất ở Trung Đông đang gặp nguy khốn, nhưng không phải hết hy vọng! Chỉ cần thành phần trí thức và các tổ chức dân sự, vẫn kiên trì, quyết tâm tạo áp lực bằng biểu tình, đình công, và bất bạo động, yêu sách chính quyền Netanyahu chấm dứt cuộc đại tu tư pháp, thì hy vọng củng cố nền dân chủ của Israel vẫn còn.
lilac2010
Posts: 76
Joined: Sun Mar 21, 2010 10:45 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by lilac2010 »

Nhật tăng cường củng cố hệ thống an ninh mạng quốc phòng
Lê Tây Sơn
8 tháng 8, 2023

Image
Fumio Kishida trong một chuyến công du Hoa Kỳ (ảnh: Andrew Burton/Getty Images)

Sau khi bị Trung Quốc (TQ) tấn công mạng quốc phòng cách đây ba năm, Tokyo đã tăng cường khả năng chống trả các cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng mà nếu không lấp đầy sẽ bị kẻ thù lợi dụng và làm chậm quá trình chia sẻ các thông tin nhạy cảm từ Ngũ Giác Đài.

Có nhiều lổ hổng an ninh cần lấp đầy

Vào mùa thu năm 2020, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) có một phát hiện đáng sợ: Gián điệp mạng từ Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã xâm nhập vào các hệ thống máy tính phòng thủ nhạy cảm nhất của Nhật Bản, đồng minh chiến lược quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở Đông Á.

Một cựu quan chức quân đội Mỹ, người biết về sự kiện này, nhớ lại: “Thật tồi tệ, điều chưa được nghe thấy trước đây!”. Từ đó, Tokyo đã thực hiện các bước đi cần thiết để tăng cường an toàn mạng điện toán quốc phòng. Vụ xâm nhập năm 2020 đáng lo ngại đến mức Tướng Paul Nakasone, người đứng đầu NSA và Bộ Tư lệnh Mạng Hoa Kỳ (US Cyber Command) lúc đó đã cùng Matthew Pottinger, Phó Cố vấn an ninh quốc gia của Toà Bạch Ốc bay đến Tokyo để thông báo cho bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, và họ sắp xếp cuộc gặp trực tiếp với thủ tướng Nhật.


Phía Nhật Bản được thông báo vụ xâm nhập mạng là một trong những vụ tấn công gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử hiện đại của Nhật. Người Nhật sửng sốt. Lúc đó, Tổng thống Joe Biden và các quan chức chính quyền đang chuẩn bị quá trình chuyển đổi từ chính phủ Donald Trump. Các quan chức an ninh quốc gia cấp cao đã thông báo tóm tắt vụ việc cho cố vấn an ninh quốc gia sắp tới Jake Sullivan.

Đến đầu năm 2021, khi chính quyền Biden đã ổn định và các quan chức an ninh Mỹ nhận ra vụ tấn công mạng phòng thủ của Tokyo là rất nghiêm trọng, họ tìm cách gây áp lực với Nhật. Sau đó, với cam kết hỗ trợ của Mỹ, chính phủ Nhật công bố kế hoạch tăng cường an ninh mạng, tăng ngân sách an ninh mạng lên gấp 10 lần trong năm năm và tăng lực lượng an ninh mạng quốc phòng lên gấp bốn lần, với 4,000 người – The Washington Post cho biết.

Thời gian này, Bắc Kinh phô trương sức mạnh ở phía Tây Thái Bình Dương bằng cách bắn tên lửa đạn đạo vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản và dằn mặt Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi khi bà đến thăm Đài Loan.

TQ, vốn tự hào có đoàn quân tin tặc nhà nước lớn nhất thế giới ngày càng mở rộng năng lực chiến tranh mạng. Kể từ giữa năm 2021, chính phủ Hoa Kỳ và các công ty an ninh mạng phương Tây ghi nhận rằng TQ đã đẩy mạnh hoạt động tin tặc nhắm vào các cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, giao thông vận tải, hệ thống điều khiển quan trọng của Mỹ ở Bắc Mỹ, đảo Guam và một số nơi khác ở Châu Á-Thái Bình Dương. Gần đây, khi chính quyền Biden cố gắng làm tan băng mối quan hệ với Bắc Kinh, các tin tặc TQ vẫn xâm nhập vào email của Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Đại sứ Mỹ tại TQ và các nhà ngoại giao cấp cao khác.
Image
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin trong chuyến kinh lý Nhật đầu Tháng Sáu 2023 (ảnh: Franck Robichon / Pool/Anadolu Agency via Getty Images)

Trong thực tế đối đầu mới, Nhật Bản không còn kiên trì với học thuyết phòng thủ “lá chắn” mà bắt đầu phát triển khả năng phản công để có thể tấn công mọi mục tiêu ở TQ đại lục. Việc Nhật Bản mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ là để đáp ứng sự thay đổi tư duy này.


Đương kim Thủ tướng Fumio Kishida rất quan tâm đến việc tiếp tục kế hoạch do cố Thủ tướng Shinzo Abe phát động nhằm củng cố khả năng phòng thủ của Nhật Bản. Một chiến lược không gian mạng mới được bật đèn xanh, cả về tăng chi tiêu lẫn tăng nhân sự, đồng thời điều chỉnh các tiêu chuẩn an ninh mạng ngang bằng các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và quốc tế.

Nhật Bản thành lập Bộ Tư lệnh Mạng, giám sát hệ thống mạng 24/7 và liên tục phân tích rủi ro trong các hệ thống máy tính của quân đội để phát hiện sớm vấn đề. Nhật tăng cường đào tạo về an ninh mạng và phân bổ $7 tỷ trong năm năm để bảo đảm an ninh mạng. Noriyuki Shikata, thư ký báo chí nội các của Thủ tướng Kishida, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn: “Chính phủ Nhật có tham vọng tăng cường khả năng ứng phó an ninh mạng ngang bằng hoặc vượt qua khả năng của các nước phương Tây hàng đầu”. Mục tiêu đó cùng với “phòng thủ mạng tích cực” (tấn công lấy cắp dữ liệu để phòng thủ) đã được ghi trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Nhật Bản.

Người Nhật từng thờ ơ với việc xây dựng bức tường an ninh cho hệ thống mạng

Trong nhiều năm trước khi Trung Quốc táo bạo tấn công mạng phòng thủ của mình, Nhật Bản được coi là một con tàu có nhiều lỗ thủng tình báo. Trong Chiến tranh Lạnh, các đặc vụ Liên Xô đã dùng các chiến thuật lỗi thời, lợi dụng thú vui thích ăn, uống, tiền và đánh bạc của một số người Nhật để mua chuộc nhà báo, chính trị gia và cả điệp viên Nhật.

Richard Samuels, nhà khoa học chính trị tại MIT, tác giả cuốn sách viết về lịch sử của cộng đồng tình báo Nhật Bản xuất bản năm 2022, nhận xét: “Liên Xô xem Nhật Bản là thiên đường gián điệp”. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các quan chức Nhật Bản mới bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc thắt chặt thông tin tình báo.

Một năm trước thảm kịch 11/9 tại Mỹ, một báo cáo do nhóm chuyên gia cố vấn do Ngũ Giác Đài tài trợ (có cả hai chuyên gia chính sách đối ngoại Richard Armitage và Joseph Nye) lưu ý: “Bất chấp tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Nhật, việc chia sẻ thông tin tình báo của Mỹ với Tokyo ít hơn nhiều so với các thành viên NATO. Trong khi Nhật Bản phải đối mặt với nhiều mối đe dọa đa dạng hơn và trách nhiệm quốc tế phức tạp hơn, việc phải có thông tin tình báo để hiểu rõ hơn nhu cầu an ninh quốc gia của mình là một đòi hỏi bắt buộc”.
Image
Lực lượng Phòng vệ Nhật trong một cuộc tập trận vào Tháng Năm 2023 (ảnh: Tomohiro Ohsumi/Getty Images)

Hơn bất kỳ nhà lãnh đạo chính trị hiện đại nào của Nhật Bản, (cố) Thủ tướng Abe là người mở đường cho cải cách an ninh ở Tokyo. Trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai vào nửa đầu thập niên 2010, ông đã tạo ra những thay đổi quan trọng. Quốc hội Nhật đã thông qua luật bí mật nhà nước quy định các hình phạt nghiêm khắc đối với việc xử lý sai tài liệu và để lộ thông tin.

Abe thành lập một Hội đồng An ninh Quốc gia, mô phỏng một phần phiên bản của Hoa Kỳ để cố vấn cho thủ tướng. Các nhà hoạt động chống chiến tranh và tự do dân sự phản đối cải cách, cho rằng chúng vi phạm quyền riêng tư và bày tỏ lo ngại về lạm dụng an ninh quốc gia. Nhưng đến năm 2013, khi luật được thông qua, bối cảnh địa chính trị cũng thay đổi. Công chúng nhận ra rằng, trong hàng chục năm kiên trì với chủ thuyết phòng thủ, Nhật chỉ tạo cơ hội cho Bắc Kinh lấn lướt.

TQ từng đáp trả mạnh mẽ việc Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku bằng cách đưa vô số tàu cảnh sát biển và dân quân biển tràn ngập ngoài khơi quần đảo này. Ở Biển Đông, TQ biến các đảo san hô xa xôi thành các tiền đồn quân sự chỉ sau một đêm. Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội trên quy mô lớn, trong khi Bắc Hàn tiếp tục các vụ thử hạt nhân đầy khiêu khích. Abe bị ám sát vào Tháng Bảy 2022 nhưng di sản của ông không mất mà còn được phát triển thêm. Trong thập niên qua, thái độ của người Nhật đối với TQ đã cứng rắn hơn: Ngày nay, phần lớn người Nhật có quan điểm không thiện cảm với chính phủ TQ, trong khi sự ủng hộ dành cho liên minh của Hoa Kỳ đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by vuongquan »

Belarus bắt trẻ em Ukraine để làm gì?
Việt Bình
13 tháng 8, 2023

Image
Khoảng 700,000 trẻ em Ukraine đã bị Nga bắt trong chiến dịch tẩy não (ảnh: Christopher Furlong/Getty Images)

Loạt bằng chứng trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông cho thấy vai trò của chính phủ Minsk trong chiến dịch bắt cóc trẻ em Ukraine…

Tờ Foreign Policy thuật: Vận động viên Paralympic Belarus Alexei Talai đợi ở nhà ga xe lửa chính của Minsk. Đương sự là người đứng đầu một tổ chức đưa trẻ em Ukraine sang Belarus, được thực hiện với sự hỗ trợ cá nhân của Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko.

Một chương trình trên City TV thuộc sở hữu nhà nước kể về sự xuất hiện của những đứa trẻ Ukraine tại Belerus vào Tháng Chín 2022 mô tả đây là một hành động nhân đạo tốt đẹp: Những đứa trẻ vây quanh chiếc xe lăn của Talai, hô vang “Cảm ơn, cảm ơn”. Tuy nhiên, với các chuyên gia pháp lý quốc tế và giới chức chính phủ Hoa Kỳ, đây có thể là một tội ác chiến tranh.

Trong những hành động tàn ác mà quân đội Nga bị cáo buộc kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, có việc bắt cóc trẻ em – nhân danh nhân đạo. Giới chức Ukraine ước tính khoảng 20,000 trẻ em đã được đưa đến Nga trong chương trình cưỡng bức nhận con nuôi nhằm tẩy não trẻ em Ukraine. Vai trò của Nga trong việc bắt trẻ em Ukraine một cách bất hợp pháp đã được ghi nhận khá đầy đủ, nhưng các chi tiết về hoạt động tương tự ở Belarus mới chỉ xuất hiện. Những đứa trẻ được đưa đến Belarus đều có nguồn gốc từ các khu vực nằm dưới sự chiếm đóng của Nga và ngoài tầm quan sát của các nhà điều tra.

Pavel Latushka, cựu Bộ trưởng Văn hóa Belerus và hiện là nhân vật đối lập, đã ghi nhận chi tiết về các vụ bắt trẻ em Ukraine. Bằng cách theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội, báo cáo trên các phương tiện truyền thông nhà nước và từ nguồn riêng, tổ chức của Pavel Latushka, Nhóm Quản lý Chống Khủng hoảng Quốc gia (National Anti-Crisis Management Group), có bằng chứng cho thấy ít nhất 2,100 trẻ em Ukraine đã được đưa đến Belarus từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng từ Tháng Chín 2022 đến Tháng Năm 2023.
Image
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga không chỉ là những cuộc tàn phá chiến tranh mà còn là những bi kịch chia cắt trẻ em với người thân của chúng. Chiến tranh cần phải được chấm dứt là thông điệp của nhiều đứa trẻ Ukraine (ảnh: Leon Neal/Getty Images)

Những gì họ phát hiện là bằng chứng về “tội ác chiến tranh quy mô [lớn] được tổ chức có hệ thống, do đích thân Lukashenko cầm đầu và được hỗ trợ bởi một số cá nhân và cái gọi là những tổ chức phi chính phủ,” Pavel Latushka nói. Tháng Sáu, Pavel Latushka đã gửi bộ hồ sơ về những phát hiện của ông cho Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

Chiến dịch bắt trẻ em Ukraine được tài trợ bởi Union State, một liên minh kinh tế và chính trị giữa Moscow và Minsk. Tháng Mười, Dmitry Mezentsev, một quan chức Nga, người đứng đầu Union State, đã đến thăm trại Dubrava. Union State đã trao hàng chục triệu rúp để hỗ trợ những chương trình “cứu” trẻ em Ukraine. Các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội của tổ chức do vận động viên Alexei Talai đứng đầu mô tả rằng, những đứa trẻ là thành phần có nhiều hoàn cảnh khác nhau: Trẻ mồ côi, khuyết tật và những đứa xuất thân từ gia đình nghèo khó…

Công ước Geneva – xương sống của luật nhân đạo quốc tế – có các điều khoản chi tiết liên quan việc đối xử và sơ tán trẻ em thời chiến: Trẻ phải được sơ tán đến một nước thứ ba trung lập nếu có thể và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ. Các chuyên gia cho rằng việc tổ chức đưa trẻ em Ukraine sang Nga và Belarus là vi phạm trắng trợn những nguyên tắc căn bản của Công ước Geneva. Belarus – đồng minh số một của Nga – tất nhiên không thể là quốc gia trung lập.

Thậm chí trong những trường hợp có văn bản đồng ý của cha mẹ hoặc thân nhân, người ta cũng không thể biết chính xác thực hư câu chuyện. Khi một thành phố bị quân Nga bao vây và một hoặc nhiều tên lính Nga cầm súng xuất hiện trước cửa, yêu cầu chủ nhà giao con cái để được đưa đến các “trại hè”, cha mẹ khó có thể từ chối – theo lời Katya Pavlevych, cố vấn chính sách của tổ chức phi lợi nhuận Razom (Ukraine). Những bậc cha mẹ dĩ nhiên cũng không bao giờ được nói rõ rằng con cái họ có thể không bao giờ được trả lại.

Trong một cuộc phỏng vấn vào Tháng Mười 2022 với Sputnik, cánh tay quốc tế của truyền thông nhà nước Nga, người đứng đầu một công đoàn khai thác mỏ và dầu mỏ khu vực Minsk cho biết trẻ em Ukraine từ các khu vực khai thác mỏ của Donbas sẽ là “nhóm mục tiêu” lý tưởng để được đào tạo làm việc trong ngành công nghiệp khai khoáng của Belarus. Tuy nhiên, mục đích vẫn là tẩy não. Hãng tin AP cho biết, kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022 khi Nga xâm lược Ukraine, Nga đã bắt hơn 5 triệu người Ukraine trong đó có 700,000 trẻ em cùng với cha mẹ, thân nhân hoặc người giám hộ chúng, trừ 2,000 em từ các trại mồ côi ở Đông Donbas.

Công ước Geneva nghiêm cấm mọi nỗ lực thay đổi danh tính hoặc quốc tịch của trẻ em sơ tán khỏi vùng chiến sự. Trong khi đó, những đứa trẻ Ukraine bị bắt đã nhanh chóng được tống vào các trại, nơi chúng được dạy tiếng Nga, văn hóa Nga và lịch sử Nga theo quan điểm nhà nước Nga. Chúng cũng nhanh chóng được nhập tịch Nga.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by nguyenvsau »

Georgia, cáo trạng cho MAGA
Nhã Duy

27-8-2023
Cuối cùng rồi nước Mỹ và cả thế giới cũng đã thấy được những khuôn mặt của một thời quyền lực trong thế giới MAGA là những phạm nhân. Những tấm ảnh được chụp từ nhà tù quận hạt Fulton, thuộc tiểu bang Georgia, đã đánh dấu một cột mốc lịch sử trong cuộc chiến bảo vệ nền dân chủ và hiến pháp của nước Mỹ cùng hệ thống tư pháp Hoa Kỳ nói riêng, về một giai đoạn đầy thử thách của quốc gia kể từ ngày lập quốc.

Donald Trump cùng các tòng phạm đã bị Georgia truy tố như một nhóm tội phạm có tổ chức, âm mưu thực hiện việc đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã được hàng trăm triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử minh bạch, hợp pháp và hợp hiến như vốn dĩ.

Đây là một hệ lụy tất nhiên cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào, nội địa hay ngoại bang, muốn tấn công vào nước Mỹ. Và đây cũng là một ngày đáng buồn của nước Mỹ khi lần đầu tiên, một nhân vật từng nắm vai trò lãnh đạo quốc gia lại là kẻ chủ mưu và phải vào tù trong tư cách phạm nhân, dù chỉ là thủ tục hành chánh và tạm thời cho đến khi bị xét xử và có bản án chung cuộc.


Riêng với cá nhân Donald Trump, trong hàng triệu tấm ảnh từng được chụp như một nhân vật giàu có và quyền lực bậc nhất thế giới trong suốt cuộc đời mình, có lẽ tấm ảnh tù mang bí số P01135809 là tấm ảnh xấu hổ nhất mà Trump không mong đợi và từng được chụp. Không riêng Trump mà cả với 18 tòng phạm hay bất cứ người bình thường nào khi phải lâm vào tình cảnh như vậy.
Image
Trump và 18 tòng phạm bị cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả bầu cử. Ảnh: Internet

Không có gì ngạc nhiên trước các cáo trạng dành cho Donald Trump, người đã xem mình như chủ nhân của nước Mỹ và xem nước Mỹ như một hãng gia đình dưới tay mình để toàn quyền thao túng bất cứ điều gì mà Trump có thể nghĩ ra hay muốn làm, bất chấp luật pháp và lợi ích quốc gia. Với 91 tội danh qua bốn vụ truy tố hình sự cấp tiểu bang và liên bang sau những cuộc điều tra kéo dài hàng năm trời, cùng vô số nhân chứng và vật chứng, những MAGA ủng hộ Donald Trump cuồng nhiệt nhất cũng khó lạc quan rằng Trump sẽ là người vô tội khi ra trước vành móng ngựa. Nên những điều đang xảy ra với Donald Trump hôm nay là những điều không ngoài dự đoán, các cáo trạng, những vụ xét xử hay bản án chỉ là vấn đề thời gian.

Xét cho cùng thì Trump chỉ là một trong số đông những MAGA tệ hại khác mà không có những kẻ MAGA này đã không có một Trump bất chấp luật pháp như vậy.

Khác với những vụ truy tố trước kia, vụ án Georgia còn là một cáo trạng mạnh mẽ đánh thẳng vào thế giới MAGA, hay cách riêng, có thể xem như vào một giới tinh hoa MAGA, nếu xét về mặt học vị hay trọng trách mà họ từng nắm giữ.

Các tòng phạm trong vụ truy tố này là những viên chức cao cấp trong nội các chính phủ, là các cố vấn thân cận của tổng thống, từng là các chính khách hàng đầu của tiểu bang, là viện trưởng đại học hay những luật sư khét tiếng, là mục sư… của nước Mỹ. Vậy mà khi gia nhập thế giới MAGA và trở thành những MAGA cuồng tín và cực đoan, họ tự đánh mất lý trí, kiến thức sơ đẳng lẫn lẽ thường, chưa kể đến nhân cách. Họ trở thành những tội phạm không khác giới MAGA cực đoan vai u thịt bắp trong vụ tấn công vào tòa Quốc Hội Hoa Kỳ, mà ở đây là âm mưu tấn công bất chính vào nền dân chủ và hiến pháp Hoa Kỳ.

Hãy đọc qua hồ sơ của John Eastman, xem như một đại diện cho giới MAGA tinh hoa này. Eastman là luật sư cố vấn cho Donald Trump, tốt nghiệp song bằng tiến sĩ về chính phủ và luật khoa, từng là cựu giáo sư kiêm Viện trưởng Đại học Luật Chapman, cũng như là giám đốc sáng lập một trung tâm luật học về hiến pháp Hoa Kỳ. Đó là một hồ sơ học vấn cùng kiến thức về luật pháp, hiến pháp không nhiều người có được.

Vậy mà vứt bỏ sở học cùng lý trí của mình khi trở thành một MAGA trung thành, John Eastman là chủ mưu của lập luận rằng, một phó tổng thống có quyền hạn thay đổi kết quả cuộc bầu cử tổng thống. Ông ta cùng những luật sư bị truy tố khác đã âm mưu dàn dựng cử tri đoàn giả mạo nhằm thay đổi kết quả bầu cử một các phi pháp và vi hiến để rồi bị truy tố đến chín tội danh cho các âm mưu lẫn kế hoạch bất chính này.

Khi một cựu giáo sư luật học cao hiểu rộng, lại có những suy nghĩ sai lầm về luật pháp và hiến pháp rất sơ đẳng và hiển nhiên như vậy, sự mù quáng của những MAGA bản xứ bình thường khác là điều dễ hiểu. Hay sá chi dăm kẻ có chút học vấn cùng một nhóm di dân da vàng tụ tập trong một cộng đồng ổ chuột về ý thức và kiến thức, đã phất cờ quá giang theo đuôi MAGA bản xứ. Hoặc xa hơn, là vài kẻ bên kia bờ đại dương cũng hô hào làm một cuộc lên đồng “Đông du MAGA” phản dân chủ.

Rốt cuộc, hàng ngàn kẻ bạo loạn trong thế giới MAGA đã phải trả một cái giá rất đắt cho cơn kích động đầy bạo lực bị Donald Trump khơi mào. Những hãng và những tay truyền thông cực hữu từng cổ xúy cho phong trào MAGA cũng đã và đang trả một cái giá rất cao. Và nay thì đến nhóm MAGA sừng sỏ này cũng lần lượt vào nhà tù Georgia để chụp những tấm ảnh chẳng mấy gì làm hãnh diện trong cuộc đời của họ.

Luật pháp nước Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mỗi và tất cả công dân, cho dù là những suy nghĩ sai lệch hay có là một thành viên cuồng nhiệt của thế giới MAGA. Hãy cảm ơn điều này. Nhưng công lý sẽ không dung túng cho những kẻ cực đoan đã đi quá khuôn khổ luật pháp.

Georgia đã làm những gì họ và nước Mỹ cần làm và cáo trạng của Georgia là lời cảnh cáo nghiêm khắc nhất dành cho thế giới MAGA cực đoan.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by dailien »

Nếu chế độ Putin sụp đổ…
Lê Tây Sơn

Image
Ảnh: Celestino Arce/NurPhoto via Getty Images


Có không ít người tin rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ không kết thúc cho đến khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bị phế truất. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến lo ngại rằng việc tiếp quản bởi một người kế nhiệm hiếu chiến hơn hoặc khó dự đoán hơn sẽ “lợt bất cập hại” và “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa!”.

Hào quang sức mạnh một thời của Putin tan dần

Chủ trì một hội nghị vào cuối Tháng Bảy có chủ đề “Nga: Vùng đất của những khả năng”, Putin tỏ ra nao núng khi một quan chức ngành du lịch đề xuất kế hoạch tổ chức các buổi dã ngoại mùa Xuân truyền thống có tên là “mayovka”. Dưới thời Sa hoàng, những người Bolshevik đã sử dụng những chuyến đi chơi theo mùa này như một vỏ bọc để che giấu âm mưu lật đổ của họ. “Mayovka là một từ đáng cảnh giác – Putin nhíu mày nói – Tôi hy vọng mayovka này sẽ không dẫn đến một cuộc cách mạng, bởi vì chúng ta đã đi quá giới hạn chịu đựng cho các cuộc cách mạng trong thế kỷ trước!”.

Kể từ cuộc binh biến ngày 24 Tháng Sáu của nhóm bán quân sự tư nhân Wagner, khả năng xảy ra một cuộc cách mạng hoặc đảo chính kết thúc 23 năm cầm quyền của Putin đã xuất hiện nhiều hơn. Cuộc chiến ông ta phát động ở Ukraine vẫn diễn ra tồi tệ. Các tướng lĩnh và quân đội phàn nàn công khai về những tổn thất và thất bại khi ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine. Trong một bài phát biểu gần đây, Richard Moore, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Anh, nhận định: “Cuộc nổi dậy của Wagner đã phơi bày sự suy tàn không thể phủ nhận của một chế độ chuyên quyền thiếu ổn định do Putin lãnh đạo”.


Nhiều người bắt đầu tự hỏi: Nước Nga hậu Putin sẽ như thế nào? Người kế nhiệm ông ta sẽ tốt hơn hay tồi tệ hơn đối với Ukraine, với thế giới bên ngoài và chính người Nga? Những thay đổi chính sách hiện nay sẽ tạo ra hy vọng hay thất vọng? Trả lời câu hỏi này là rất khó khăn do tình hình chính trị Nga không có gì là chắc chắn và khả năng hạn chế của phương Tây trong việc gây ảnh hưởng đối với cục diện chính trị Nga. Thực tế trước mắt cho thấy, dù phải đối mặt với tất cả những rắc rối hiện có, Putin (bước sang tuổi 71 vào Tháng Mười này) có thể sẽ duy trì được quyền lực thêm nhiều năm nữa.

Đa số ý kiến tin rằng nhân vật nào lên thay cũng tốt hơn Putin, vì lý do đơn giản là người kế nhiệm không phát động cuộc chiến nên không bị áp lực tâm lý nếu muốn giải thoát Nga khỏi cuộc xung đột nguy hiểm nhất kể từ Đại chiến Thế giới lần thứ II. “Chừng nào Putin còn tại vị, chiến tranh sẽ còn – đại kiện tướng cờ vua người Nga Garry Kasparov, một trong những nhân vật hàng đầu của phe đối lập lưu vong chống Putin, nhận định – Có một điều chúng ta biết chắc chắn là Putin sẽ tiếp tục cuộc chiến cho đến đồng đôla cuối cùng và người lính cuối cùng. Đối với ông ta, chiến tranh là cách duy nhất để giữ quyền lực”.
Image
Một cuộc biểu tình chống Putin tại Tbilisi, Georgia ngày 20 Tháng Tám 2023
(ảnh: Nicolo Vincenzo Malvestuto/Getty Images)
Tuy nhiên, ở Washington và một số thủ đô phương Tây, tâm trạng chung là thận trọng. Đối với nhiều quan chức, cuộc nổi dậy của Wagner đã cho thấy sự nguy hiểm của việc một người theo chủ nghĩa dân tộc Nga cấp tiến và khó dự đoán hơn Putin lên nắm quyền và sẽ làm mọi cách để củng cố địa vị. Theo họ, dù phạm sai lầm nghiêm trọng khi xâm lược Ukraine, nhưng cho đến nay Putin vẫn kiềm chế không hành quyết kẻ thù trong nước và vẫn là một người có lý trí, có tính toán khi nói đến leo thang hạt nhân.

Phương Tây từng lo sợ về một nước Nga hùng mạnh nay lại lo sợ về viễn cảnh một nước Nga quá yếu và không ổn định (mối lo ngại này đã ảnh hưởng đến quyết định những loại khí tài quân sự nào được trao cho Kyiv).

Về phần mình, Putin đã sử dụng một chiến lược được các nhà độc tài ưa chuộng từ lâu: Thẳng tay đàn áp phe đối lập có tư tưởng tự do trong nước và dung túng cho những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, gồm cả những kẻ kêu gọi dùng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine, châu Âu và cả Hoa Kỳ. Nếu có một sự kiện có thể kích hoạt sự thay đổi chế độ ở Moscow trong tương lai gần thì đó phải là thất bại quân sự hoàn toàn của Nga trên chiến trường Ukraine. Nhưng chiến tranh chưa đến gần điểm đó. Tình hình tại tiền tuyến chưa phải là thảm họa cho Nga.


Cuộc tấn công được mong đợi từ lâu của Ukraine, được phát động vào Tháng Sáu, chỉ đạt được những thành tựu hạn chế và gặp phải sự kháng cự mạnh của Nga khi Washington từ chối cung cấp các hoả tiễn tầm xa mà Kyiv yêu cầu. Các máy bay chiến đấu F-16 do các đồng minh châu Âu của Mỹ sở hữu cũng chưa được bật đèn xanh chuyển giao cho Ukraine. Nhiều quan chức phương Tây xem việc quá thận trọng và hạn chế hỗ trợ quân sự cho Ukraine vì lo ngại biến động bất lợi cho phương Tây bên trong nước Nga là một sai lầm chiến lược.
Image
Ảnh: Getty Images

Những hệ quả gì có thể xảy ra?

Như một vấn đề lịch sử, các cuộc cách mạng ở Nga thường được kích hoạt bởi những thất bại quân sự: Thất bại trong cuộc chiến chống lại Nhật Bản vào năm 1905, thương vong lớn trong Đại chiến Thế giới lần thứ I và thất bại trong việc chiếm đóng Afghanistan vào thập niên 1980. Đó là vài trong những yếu tố thúc đẩy một cuộc cách mạng.

Bản thân Putin từng ám chỉ bài học lịch sử đó trong cuộc nổi dậy của Wagner khi ông tuyên bố: “Cách mạng Bolshevik năm 1917 đã đánh cắp chiến thắng của những người lính Nga và dẫn đến một trận đại hồng thủy, quân đội bị tiêu diệt, nhà nước sụp đổ và mất mát những lãnh thổ rộng lớn”.

Tại Ukraine, người ta hy vọng những căng thẳng nội bộ ở Nga sẽ khiến Moscow không thể tiếp tục nuôi cuộc chiến. Cơ quan tình báo quân sự HUR của Kyiv đang tài trợ cho các đơn vị quân sự lưu vong của Nga thực hiện các cuộc tấn công nhỏ lẻ xuyên biên giới vào vùng Belgorod của Nga. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine không gây tiếng vang về mặt quân sự nhưng là “biểu tượng chính trị” làm mất mặt Putin, khiến ông khó giữ được sự ủng hộ của giới tinh hoa Nga. Thậm chí, Thiếu tướng Kyrylo Budanov, Giám đốc HUR còn trưng bày trong văn phòng của mình một bản đồ nước Nga được chia thành nhiều tiểu bang độc lập.

Andriy Zagorodnyuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nhận định: “Bất kỳ ai khác lên nắm quyền sau Putin sẽ có khả năng linh hoạt hơn và ôn hòa hơn, không phải vì ông ta là người tốt hơn mà vì làm như thế sẽ có lợi hơn cho ông ta hơn. Đây là những người thông minh, và họ hiểu rất rõ những gì họ phải làm. Khi đến ngày đó, họ sẽ chạy nối đuôi nhau, hét lên: Chúng tôi là những người đầu tiên đã cố gắng ngăn chặn một quyết định tệ hại”.


Một cuộc biểu tình chống Putin tại New York ngày 26 Tháng Sáu 2023 (ảnh: Selcuk Acar/Anadolu Agency via Getty Images)
Thực tế cho thấy, trong khi những người kế nhiệm các nhà độc tài có xu hướng ít đàn áp hơn ở trong nước, thì họ không nhất thiết mềm mỏng hơn đối với thế giới bên ngoài. Nikita Khrushchev, người lên nắm quyền sau cái chết của Stalin vào năm 1953, đã dọn sạch hầu hết các trại tù Gulag, chấm dứt chính sách giết người hàng loạt và cho phép toàn bộ các nhóm sắc tộc về quê nhà nhưng ông ta lại theo đuổi một chính sách đối ngoại liều lĩnh hơn, mạo hiểm với vũ khí nguyên tử trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Samuel Greene, giáo sư chính trị Nga tại King’s College London cho biết hy vọng tốt nhất cho hòa bình có thể nằm ở sự kế thừa được dàn dựng sẵn với sự đồng thuận của các phe phái chính trong giới tinh hoa Nga. Ông nói: “Chế độ thoả hiệp đó có khả năng duy trì sự thống nhất và kiểm soát bộ máy tuyên truyền nhà nước để giải thích cho người dân rằng Putin là tội phạm chiến tranh, kẻ đã lừa dối mọi người về cuộc xâm lược”.

Marat Gelman, cựu Cố vấn của Putin và từng là Giám đốc điều hành cấp cao của đài truyền hình nhà nước, nay quay sang ủng hộ phe đối lập chống chế độ, nêu ý kiến: “Những lực lượng phản đối người kế nhiệm Putin có thể chọn đường phố thay vì thùng phiếu để đạt được mục đích. Khi đó, mối đe dọa nội chiến là hiển nhiên. Putin đã phá hủy tất cả thể chế. Nếu ông ta rời bỏ quyền lực, các khu vực sẽ không còn phục tùng trung ương như hiện nay nữa. Trong bất kỳ trường hợp đối đầu bùng nổ nào, người kế thừa Putin sẽ phải tập trung trước hết vào việc củng cố quyền lực và vô hiệu hoá các đối thủ trong nước”.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by dailien »

G-20 khép lại, một dự án vành đai mới hình thành
Lê Tây Sơn
10 tháng 9, 2023

Image
Các nguyên thủ quốc gia tại G-20, Tháng Chín 2023 (ảnh: Indian Press Information Bureau / Handout/Anadolu Agency via Getty Images)

Tuyên bố chung G-20 được đưa ra vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, nói về các vấn đề như biến đổi khí hậu, tài trợ phát triển. Cuộc xung đột Ukraine cũng là điểm nóng trong các cuộc đàm phán căng thẳng trước khi có tuyên bố chung.

Ukraine xuống hàng thứ yếu

Các nhà lãnh đạo của Nhóm 20 (G20) đã nhất trí ủng hộ tuyên bố chung công bố vào ngày 9 Tháng Chín trong đó nêu rõ thiệt hại kinh tế của cuộc chiến ở Ukraine nhưng tránh cách diễn đạt “trực tiếp” như trong tuyên bố năm ngoái mà nhẹ nhàng hơn để đạt được sự đồng thuận. Chọn lựa này phản ánh sự chia rẽ địa chính trị ngày càng sâu sắc trong G20. Tuyên bố không còn đề cập đến nghị quyết của Liên Hợp Quốc, không còn lên án hành động gây chiến của Nga hay kêu gọi rút khỏi Ukraine. Nó cũng không cho thấy đa số các thành viên lên án chiến tranh.

Căng thẳng về cuộc chiến Ukraine trong G20 đã làm dấy lên nghi ngờ 19 quốc gia thành viên và Liên minh châu Âu (EU) có thể đạt được thoả thuận về tuyên bố chung. Nhưng đến chiều thứ Bảy, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tươi cười tuyên bố các thành viên đã đạt được đồng thuận sớm hơn dự kiến. Ông nói: “Với sự làm việc chăm chỉ và hợp tác, chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận về tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở New Delhi. Tuyên bố đã được thông qua”.


Trước hội nghị, Nga và Trung Quốc (TQ) thân thiết hơn, trong khi căng thẳng giữa Ấn Độ và TQ tăng. Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo TQ Tập Cận Bình không tham dự thượng đỉnh G20 mà cử các quan chức khác thay thế. Ấn Độ (quốc gia vẫn giữ thái độ trung lập về cuộc chiến Ukraine và duy trì mối quan hệ lâu dài với Nga) và các nước thành viên khác thừa nhận phần nói về Ukraine trong thông cáo chung là điểm tranh cãi mấu chốt.

Nhà đàm phán G-20 của Ấn Độ, Amitabh Kant, nhận xét: “Cuộc đàm phán rất khó khăn, rất gay gắt, nhưng cuối cùng tất cả các nước đều tán thành tuyên bố chung với tỷ lệ chấp thuận 100%”. Ông xem đây là “một thắng lợi ngoại giao của Ấn Độ”. Tuyên bố có đoạn: “Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, tất cả các quốc gia phải kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để chiếm đoạt lãnh thổ, vi phạm tính toàn vẹn, chủ quyền và độc lập chính trị của các quốc gia khác”.

Ông Jake Sullivan, Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, cho biết tuyên bố bao gồm “các phần nói về hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine” và Nga đã “vi phạm trắng trợn nhiều nguyên tắc cốt lõi được nêu trong tuyên bố”. Tuyên bố chung nêu rõ “các thành viên nhấn mạnh đến tác động của chiến tranh đối với an ninh lương thực, chuỗi cung ứng toan cầu và lạm phát” đồng thời nhắc lại câu nói của Thủ tướng Modi với Putin tại cuộc gặp trước hội nghị thượng đỉnh G-20 năm ngoái ở Bali, Indonesia: “Thời đại ngày nay không được để xảy ra chiến tranh”.

Theo một quan chức cấp cao của EU cho biết, EU đã thống nhất lập trường về Ukraine trước khi Nga hoặc TQ ký vào văn kiện. Ông nhấn mạnh: “Ưu tiên trong cuộc đàm phán khó khăn năm nay là tìm giải pháp cụ thể cho các vấn đề liên quan đến chiến tranh, chẳng hạn như khôi phục thỏa thuận đảm bảo an ninh cho các chuyến hàng ngũ cốc từ Ukraine qua Biển Đen”. Tuyên bố chung năm nay trái ngược với hội nghị thượng đỉnh G-20 năm ngoái, nơi nhiều thành viên tập trung vào trách nhiệm đối với cuộc chiến Ukraine. Kant cho biết “Ấn Độ đã hợp tác rất chặt chẽ với Brazil, Nam Phi và Indonesia để giúp đạt được sự đồng thuận về vấn đề chiến tranh giữa Nga và Ukraine”. Ngày 9 Tháng Chín, G20 hoan nghênh việc Liên minh châu Phi trở thành thành viên mới, một động thái được cả Biden và Modi ủng hộ.

Đối trọng với “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc

Thủ tướng Modi đã sử dụng vai trò chủ tịch G-20 để nâng cao tầm vóc toàn cầu của Ấn Độ. Hàng chục bảng quảng cáo hội nghị thượng đỉnh đặt rải rác khắp thủ đô Ấn Độ thường có hình khuôn mặt của Modi. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Mỹ đã tận dụng hội nghị để thể hiện mối quan hệ ngày càng tăng giữa hai quốc gia trong bối cảnh lo ngại về ảnh hưởng của TQ.

Một tiết lộ quan trọng tại hội nghị là kế hoạch của Biden và các đồng minh nhằm xây dựng một hành lang nối châu Âu, Trung Đông và châu Á, đại diện cho một mặt trận mới trong cuộc tranh giành quyền thống trị phía Nam bán cầu khi Mỹ tìm cách đối trọng với các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quốc tế của TQ. “Đây thực sự là một vấn đề lớn – Biden nói – Dự án mới sẽ tạo việc làm, thúc đẩy thương mại và bảo đảm an ninh lương thực cho người dân ở nhiều quốc gia”. Modi nói: “Hành lang mới hứa hẹn sẽ là ngọn hải đăng của sự hợp tác, đổi mới và tiến bộ chung”.

Dự án vành đai mới nhằm mục đích kết nối Ả-rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và có thể cả Israel bằng tuyến đường sắt chở hàng, sau đó thêm tuyến vận tải đường biển để đến Ấn Độ và Châu Âu, đi qua một số nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng chiều dài hơn 3,000 dặm. Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer mô tả kế hoạch mới là “một mở rộng đầy tham vọng cho thấy Hoa Kỳ ý thức được giá trị của việc liên kết ba khu vực để cải thiện cơ sở hạ tầng toàn cầu”.

Theo Sullivan, sau chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Ả-rập Saudi vào năm ngoái, các cuộc thảo luận đã khởi động vào Tháng Một, 2023 về dự án xây dựng một hành lang vận tải biển kết hợp đường sắt và cuộc thảo luận vẫn tiếp tục tại Saudi sau đó. Các khoản đầu tư của TQ vào cơ sở hạ tầng dưới thời Tập Cận Bình đã làm dấy lên mối lo ngại của Mỹ, Ấn Độ và nhiều nước về sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng ngày càng mở rộng của TQ.

Dự án đường sắt mới được triển khai trong bối cảnh Mỹ cũng đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận với Ả-rập Saudi để Ả-rập Saudi công nhận Israel, đổi lấy nhượng bộ người Palestine của Israel kèm các đảm bảo an ninh và trợ giúp hạt nhân dân sự của Hoa Kỳ. Thời gian gần đây, Ả-rập Saudi đã tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh với Trung Quốc. Năm ngoái, TQ đã môi giới một thỏa thuận giúp Ả-rập Saudi khôi phục quan hệ ngoại giao với Iran, một đối thủ lớn ở Trung Đông. Dưới thời Thủ tướng Modi, Ấn Độ đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với UAE và Ả-rập Saudi.
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by tiendung »

Báo Việt Nam dành nhiều mỹ từ cho chuyến thăm của Biden
September 9, 2023
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các báo ở Việt Nam hôm 9 Tháng Chín đồng loạt dành nhiều mỹ từ ca ngợi chuyến thăm của ông Joe Biden, tổng thống Mỹ.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Quốc Dũng, đại sứ Việt Nam tại Mỹ, cho biết dự kiến trong chuyến thăm của ông Biden, hai bên sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp công nghệ, ký kết nhiều thỏa thuận, hợp đồng kinh tế trị giá “hàng tỷ đô la.”
Image
Ông Joe Biden (phải), khi làm phó tổng thống Mỹ, tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, hồi năm 2015 tại Washington, DC. (Hình: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images)

Tuy vậy, chi tiết các bản hợp đồng và doanh nghiệp liên quan không được làm rõ. Nhiều khả năng đây chỉ là các biên bản ghi nhớ (MOU) của doanh nghiệp để làm truyền thông cho chuyến thăm.


Đại Sứ Dũng cho hay nhân chuyến thăm của ông Biden, hai nước Việt-Mỹ sẽ rà soát lại quan hệ “đối tác toàn diện” trên các lĩnh vực và đề ra những định hướng cho thời gian tới.

Trong đó, tập trung vào hợp tác khoa học công nghệ, kinh tế, thương mại và đầu tư, giao thiệp giữa người dân hai nước, khắc phục hậu quả chiến tranh.


Cũng theo lời ông Dũng, hai nước “sẽ khởi động nhiều sáng kiến về đào tạo nguồn nhân lực, cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ.”

Cùng thời điểm, báo điện tử Chính Phủ dẫn lời ông Hà Kim Ngọc, thứ trưởng Ngoại Giao, ca tụng chuyến thăm của ông Biden “rất đặc biệt.”

Ông Ngọc cho biết: “Về đầu tư, Hoa Kỳ luôn luôn là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Tính đến năm 2022, đã có hơn $11 tỷ đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam, đó là chưa kể đầu tư thông qua chi nhánh của công ty Hoa Kỳ từ các nước thứ ba.”

Trong khi đó, theo báo South China Morning Post của Hồng Kông, mặc dù Việt-Mỹ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nhưng mối quan hệ giữa hai nước “vẫn có những hạn chế nhất định trong bối cảnh có một số thách thức địa chính trị quan trọng.”

Tuy vậy, với khả năng nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện,” Việt Nam báo hiệu với thế giới rằng nước này có chính sách đối ngoại độc lập.

Trong lịch trình 24 giờ ở Hà Nội, dự kiến Tổng Thống Biden sẽ gặp cả “tứ trụ,” và có các hoạt động bên lề như viếng bia tưởng niệm cố Thượng Nghị Sĩ John McCain tại hồ Trúc Bạch.

Chuyến thăm tuy ngắn ngủi nhưng việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ mang lại thành quả cho nỗ lực của lưỡng đảng ở Washington, nhằm củng cố mối quan hệ với Hà Nội trong lúc Mỹ tìm cách chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Á.

Giới quan sát cũng đặt câu hỏi, liệu Việt Nam có bắn 21 phát đại bác chào mừng tổng thống Mỹ hay không.

Đến nay, Việt Nam mới chỉ bắn đại bác đón ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, và ông Yoon Suk Yeol, tổng thống Nam Hàn. (N.H.K) [qd]
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by nguyenvsau »

Biến động cung đình Bắc Kinh: Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc rớt đài
Mỹ Anh
15 tháng 9, 2023

Image
Lý Thượng Phúc (ảnh: Britta Pedersen/picture alliance via Getty Images)

Wall Street Journal ngày 15 Tháng Chín 2023 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) đã bị bắt giữ vào tuần trước, trong khi giới chức Mỹ cho biết Tướng Lý đã bị cách chức. Lý đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuối Tháng Tám.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã không trả lời câu hỏi của báo chí phương Tây được gửi qua Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước, nơi thay mặt chính phủ xử lý các câu hỏi của giới truyền thông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp giao ban thường kỳ vào hôm nay, 15 Tháng Chín, nói rằng mình “không nắm tình hình” về Lý Thượng Phúc.

Sự vắng mặt không rõ nguyên nhân của Lý Thượng Phúc, 65 tuổi, cho thấy triều đình Bắc Kinh đang bất ổn, với sự “mất tích” gần đây của nhiều quan chức cấp cao. Vào Tháng Bảy, Bắc Kinh đột ngột hất Tần Cương khỏi ghế ngoại trưởng, sau khi ông này biến mất một cách bí hiểm một tháng trước đó. Vài ngày sau, Tập Cận Bình bổ nhiệm tư lệnh mới cho lực lượng tên lửa chiến lược sau khi cách chức một vị tướng đã không xuất hiện trước công chúng trong nhiều tháng.


Trong cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, Lý Thượng Phúc chủ yếu xử lý các vấn đề ngoại giao quân sự và không giữ trách nhiệm chỉ huy các hoạt động chiến đấu. Những vụ việc liên quan Lý Thượng Phúc cũng như loạt quan chức lặng lẽ “mất tích” đã đặt ra những câu hỏi mới về tình hình nội bộ chóp bu Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

Sự vắng mặt của Lý Thượng Phúc vài tuần qua đã thu hút sự chú ý của giới ngoại giao nước ngoài và các chuyên gia về Trung Quốc. Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Rahm Emanuel, viết trên X (Twitter) ngày 8 Tháng Chín, rằng nội bộ chính quyền Tập Cận Bình ngày càng ly kỳ hệt như tiểu thuyết trinh thám Agatha Christie. “Đầu tiên, Ngoại trưởng Tần Cương mất tích, sau đó là chỉ huy Lực lượng Tên lửa, và bây giờ đến lượt Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc không xuất hiện trước công chúng suốt hai tuần,” Rahm Emanuel viết, kèm hashtag, “#Tòa nhà bí ẩn ở Bắc Kinh” (“#MysteryInBeijingBuilding.”)

Vào Thứ Sáu, Emanuel tiếp tục đăng một bài khác về sự biến mất của Lý Thượng Phúc. “Như Shakespeare viết trong Hamlet, ‘Có gì đó đang mục nát ở nhà nước Đan Mạch’, Rahm Emanuel bóng gió.

Cuộc thanh trừng Lý Thượng Phúc đã biến ông trở thành thành viên đương nhiệm đầu tiên của Quân ủy Trung ương bị “xử trảm” trong những năm gần đây. Năm 2017, Tướng Phùng Phong Huy (Fang Fenghui) cũng bị xử tương tự.

Phùng Phong Huy từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XVII và khóa XVIII, Ủy viên Quân ủy Trung ương khóa XVIII, Đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) khóa XI (2003-2008) và Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh. Ngày 9 Tháng Giêng 2018, Tân Hoa Xã cho biết Phòng Phong Huy bị khởi tố vì tình nghi nhận hối lộ. Trước đó ít lâu, Phùng cũng đột ngột biến mất. Tháng Mười 2018, Phòng Phong Huy bị chính thức khai trừ khỏi Đảng, tước quân hàm Thượng tướng. Ngày 20 Tháng Hai 2019, Phùng bị kết án tù chung thân nhưng tội trạng cụ thể thì không được công bố.

Với Lý Thượng Phúc, lần cuối đương sự xuất hiện trước công chúng là vào ngày 29 Tháng Tám, khi ông có bài phát biểu tại hội nghị an ninh Trung Quốc-Châu Phi ở Bắc Kinh. Lý Thượng Phúc dự kiến tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn sắp tới, một hội nghị an ninh quốc tế tại Bắc Kinh quy tụ các lãnh đạo quốc phòng. Lý Thượng Phúc cũng đã đột ngột không dự cuộc họp với lãnh đạo quốc phòng Việt Nam vào tuần trước.

Dự kiến cuộc họp thường niên về hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc sẽ được thực hiện vào ngày 7 và ngày 8 Tháng Chín. Chuyến công du nước ngoài cuối cùng của Lý Thượng Phúc là đến Nga và Belarus vào giữa Tháng Tám. Tại Moscow, Lý gặp người đồng cấp Nga Sergey Shoigu và ca ngợi mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Nga là “một mô hình hợp tác”. Tại Minsk, Lý Thượng Phúc gặp Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Lý Thượng Phúc mới ngồi ghế bộ trưởng quốc phòng vào Tháng Ba 2023. Tại kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV ngày 12 Tháng Ba 2023, Thượng tướng Lý Thượng Phúc được bầu làm Bộ trưởng Quốc phòng thay thế Ngụy Phượng Hòa. ​Trước khi trở thành Bộ trưởng, Lý Thượng Phúc từng giữ các chức vụ tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, trong đó có việc giám sát hoạt động phóng tàu thăm dò mặt trăng và tên lửa chống vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc.

Tháng Hai 2016, Lý Thượng Phúc được bổ nhiệm chức Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Lực lượng Chi viện chiến lược. Đây là một lực lượng chiến đấu được thành lập với nhiệm vụ giành ưu thế tác chiến về không gian, vũ trụ, không gian mạng và không gian tác chiến điện tử trên chiến trường. Cũng trong năm này, Lý Thượng Phúc được phong quân hàm Trung tướng. Năm 2017, Lý Thượng Phúc được bổ nhiệm chức Cục trưởng Cục Phát triển Trang bị thuộc Quân ủy Trung ương.

Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt Lý Thượng Phúc kể từ năm 2018, do vai trò của ông trong việc giám sát mua máy bay chiến đấu và thiết bị tên lửa từ Nga (liên quan việc mua 10 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 vào năm 2017 và các thiết bị liên quan đến hệ thống tên lửa đất đối không S-400 từ tập đoàn sản xuất vũ khí lớn của Nga là Rosoboronexport). Lý Thượng Phúc được bổ nhiệm làm thành viên Quân ủy Trung ương gồm bảy người vào Tháng Mười 2022.

Vào cuối Tháng Bảy 2023, khoảng một tháng trước lần xuất hiện cuối cùng của Lý Thượng Phúc, Cục Phát triển Trang bị ban hành một thông báo cho biết họ đang xử lý những trường hợp vi phạm quy định và kỷ luật trong quy trình đấu thầu và mua sắm thiết bị, đặc biệt những vụ việc xảy ra kể từ Tháng Mười 2017.

Lý Thượng Phúc là Cục trưởng Cục Phát triển Trang bị thuộc Quân ủy Trung ương từ năm 2017 đến năm 2022. Reuters hôm nay cho biết thêm, việc Lý Thượng Phúc bị trảm liên quan đến những tình nghi tham nhũng từ việc mua sắm cho quân đội. Tính đến nay, có tám quan chức cấp cao của Cục Phát triển Trang bị do Lý Thượng Phúc lãnh đạo từ năm 2017 đến năm 2022 đang bị điều tra.
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by tiendung »

Tướng Nga tiết lộ: Đánh Ukraine là bước đầu kế hoạch tái chiếm Đông Âu
Mai Nguyễn
19 tháng 9, 2023

Image
Xe tăng Leopard 1 viện trợ cho quân đội Ukraine (ảnh: Roman Chop/Global Images Ukraine via Getty Images)

Một chỉ huy hàng đầu của Nga bất ngờ thừa nhận rằng cuộc chiến ở Ukraine chỉ là ‘bàn đạp’ cho phần còn lại của Đông Âu. Tướng Andrey Mordvichev ám chỉ kế hoạch mở rộng cuộc đánh chiếm Đông Âu trong tương lai của Vladimir Putin. Tuy không nói cụ thể những nước bị Nga nhắm tới, nhưng tuyên bố này lập tức gióng lên hồi chuông cảnh báo với Ba Lan, Moldova và Georgia. Những quốc gia từ lâu đã lo sợ sự leo thang chiến tranh từ Ukraine và cũng chuẩn bị những kịch bản xấu sẽ tới.

Trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại vào cuối Tháng Bảy, Tướng Andrey Mordvichev cho rằng cuộc xâm lược Ukraine “chỉ là khởi đầu” cho một kế hoạch khác, đầy tham vọng quân sự và bành trướng đế quốc của Nga. Mordvichev, người được thăng chức Chỉ huy Quân khu trung tâm và Tập đoàn lực lượng trung ương Nga ở Ukraine, khi được hỏi giao tranh Nga và Ukraine sẽ kéo dài bao lâu, đột ngột nói ra chi tiết này. “Vẫn còn nhiều thời gian. Thật vô nghĩa khi nói về một thời kỳ cụ thể”, Tướng Andrey Mordvichev nói.

Theo một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, Putin trước đây đã công khai ca ngợi Mordvichev, cho thấy vị tướng này có thể được Putin ưu ái hơn các tư lệnh quân khu khác. Thậm chí có ý kiến ​​cho rằng Putin có thể trao cho Tướng Mordvichev sự thăng tiến như một phần thưởng cho “lòng trung thành và sự phục tùng”, hơn là để ghi nhận “thành tích chiến trường” của anh ta. Những điều quan trọng là vì sự gần gũi này, những tính toán không nằm trên bàn họp của Putin và các vị tướng khác, lại chỉ được trao đổi riêng với Mordvichev.


Nhưng giới báo chí từng ghi nhận Mordvichev cũng sai lầm, khi tiên đoán rằng cuộc phản công của Ukraine sẽ kết thúc vào cuối Tháng Tám. Hiện tại, mặc dù tiến độ phản công của Ukraine có chậm hơn nhiều so với kỳ vọng, kể từ khi bắt đầu vào đầu Tháng Sáu, nhưng rõ là Ukraine đã đạt được những bước quan trọng trong các khu vực bị chiếm đóng.

Đưa ra dự đoán xa hơn về cuộc phản công này, Mordvichev nói: ‘Ukraine sẽ không đạt được nhiều thành tựu trong mùa Đông. Đến mùa Xuân, tôi nghĩ mọi chuyện sẽ kết thúc. Câu hỏi đặt ra là chúng tôi sẽ phải đáp trả cuộc tấn công của họ vào một lúc nào đó. Chúng tôi phải giải phóng vùng đất của mình. Nó phải được thực hiện và chúng tôi sẽ phải làm cho được”, Tướng Andrey Mordvichev nói.

Bình luận của vị tướng này lại xuất hiện, vào lúc các chuyên gia an ninh cảnh báo rằng Putin đang chuẩn bị bổ sung kho vũ khí quân sự của mình, như một phần của thỏa thuận vũ khí với Triều Tiên. Cuộc gặp giữa ông Kim Jong-un và người đồng cấp đã kết thúc vào thứ Tư, 13 Tháng Chín, với việc nhà lãnh đạo cực đoan và khó lường của Bắc Hàn thề sẽ ủng hộ “cuộc chiến chính nghĩa” của Nga.

Tướng Andrey Mordvichev là một nhân vật ẩn hiện khó lường. Ngày 18 Tháng Ba 2023, Ukraine công bố Andrey Mordvichev là vị tướng thứ năm của Nga đã tử trận kể từ đầu cuộc xâm lăng đến nay. Phía Nga đã không xác nhận cũng không cải chính tin này. Đến ngày 28 Tháng Ba, Tướng Mordvichev được nhìn thấy ở Mariupol trong cuộc gặp với Ramzan Kadyrov. Truyền hình Nga chiếu nhiều hình ảnh về Mordvichev, xác nhận vị tướng này chưa chết. Ngày 30 Tháng Năm 2023, BBC sau khi đi tìm hiểu, cũng xác nhận vị tướng này còn sống. Ông được coi là người hiểu và được chia sẻ riêng nhiều kế hoạch lớn của Putin.

Ivan Stupak, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine, nói rằng Nga đang bí mật tái hoạt kho vũ khí thời Liên Xô để tiến hành cuộc tấn công của riêng mình ở phía Đông. Trong danh sách có các loại đạn dùng cho BM-21 Grad, loại pháo 122mm tự hành được thiết kế ở Liên Xô; đạn pháo và xe tăng; đạn cho vũ khí tấn công và mìn súng cối.

Nói với BBC hồi năm 2021, một quan chức tình báo cấp cao của phương Tây đã cảnh báo rằng, sau cuộc xung đột Ukraine, chiến sự có thể lan rộng hơn vào châu Âu.

Phát biểu với các nhà báo, bao gồm cả BBC, quan chức tình báo cấp cao, người yêu cầu giấu tên, nói: “Chúng ta đừng mù quáng. Nếu Nga khởi xướng một kịch bản dưới bất kỳ hình thức nào, họ cũng sẽ bắt đầu hành động chống lại các thành viên NATO”.

“Nghĩ rằng chiến tranh có thể được kiềm chế được ở một quốc gia, là ngu ngốc”, họ nói thêm.

Những lo ngại đó đã được lặp lại bởi sĩ quan quân đội cao cấp nhất của Anh. Tham mưu trưởng Quốc phòng, Đô đốc Sir Tony Radakin, nói với giới báo chí: “Tầm quan trọng của các kịch bản tồi tệ nhất về một cuộc xâm lược toàn diện sẽ ở quy mô chưa từng thấy ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai”.
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caubennoc »

Bức tranh kinh tế Việt Nam 2023
25/09/2023
Phạm Trần


Image

Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại. Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Cloud Infrastructure Entitlement Management/ CIEM), nền kinh tế Việt Nam “có nhiều điểm yếu mang tính cơ cấu.” Ông nói: “Thứ cần nhất hiện nay của doanh nghiệp là niềm tin". Phát biểu tại “Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023”, tổ chức ở Hà Nội ngày 19/09/2023, Tiến sỹ Cung nhận định: “Thứ nhất, là một nền kinh tế phân mảng với ba mảng gồm đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài, ba nhóm này không liên kết với nhau.

Thứ hai, nền kinh tế mở nhưng mức độ mở và năng lực hội nhập của doanh nghiệp tư nhân trong nước thấp nên không tận dụng hết cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để đóng góp cho sự thịnh vượng của quốc gia.
Thứ ba, hệ thống thể chế của chúng ta không còn phù hợp để huy động đủ nguồn lực và sử dụng nguồn lực hiệu quả tạo bứt phá tăng trưởng. Điển hình, Quốc hội liên tục phải ban hành các thể chế khác biệt so với hiện hành cho các địa phương, số địa phương mong muốn điều này ngày càng nhiều. Quốc hội ban hành cơ chế thí điểm thực hiện dự án đầu tư quan trọng quốc gia vì thể chế hiện hành không dung nạp được, đây là điểm yếu nhất của nền kinh tế nước ta. (Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam (TBKTVN), 19/09/2023).

DOANH NGHIỆP KIỆT SỨC

Trong khi đó, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS-TS Trần Đình Thiên lại đề cập đến “những “nghịch lý” trong quá trình phát triển khiến nền kinh tế dần suy yếu, doanh nghiệp kiệt sức...” (TBKTVN). Ông nói: “Thứ nhất, nền kinh tế “khát vốn” nhưng lại khó hấp thụ vốn…nền kinh tế thừa tiền nhưng khát vốn, tiền không luân chuyển được nên không thể biến thành vốn, khiến doanh nghiệp kiệt sức.” Ông Thiên cho biết: “Sau 3 năm Covid, năng lực về vốn cạn kiệt nhưng ngân hàng khó cho vay mà người muốn vay cũng không dám vay, doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn. Nền kinh tế khô hạn, tiền bị nhốt, kể cả kho bạc hàng triệu tỷ đồng nhưng khó giải ngân.”

TBKTVN viết: “Theo thống kê chính thức, hàng năm, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường xấp xỉ 70-75% số đăng ký thành lập, đây là một tỷ lệ không bình thường. Sang năm 2023, số doanh nghiệp Việt thành lập mới liên tục giảm trong khi số rút khỏi thị trường tăng mạnh. Theo tính toán của vị chuyên gia này, 8 tháng của năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường (khoảng 124.700) so với số doanh nghiệp mới thành lập và gia nhập lại (khoảng 149.400) đạt xấp xỉ 84%, cao vượt trội mức 68,7% của năm 2022.

Cùng với đó, tổng lượng vốn đăng ký giảm 19,8%, phản ánh xu thế quy mô nhỏ dần của doanh nghiệp mới thành lập, đồng nghĩa với xu thế “li ti hóa” doanh nghiệp Việt tăng lên.
Như vậy, "đối ngược lại khả năng sinh tồn cao của doanh nghiệp, xu thế đó báo động chất lượng thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế yếu của doanh nghiệp Việt Nam", ông Thiên lo ngại. Thêm vào đó, cần lưu ý một thực tế là doanh nghiệp đóng cửa là doanh nghiệp đang tồn tại thực, tạo việc làm và thu nhập thực, đóng góp GDP và ngân sách thực, trong khi doanh nghiệp đăng ký thành lập chưa tồn tại “thực” và có thể không tồn tại thực.

Tuy nhiên, theo KTTBVN: “Nền kinh tế Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng GDP khá cao trong điều kiện lạm phát thấp được duy trì trong nhiều năm. Đặc biệt trong năm 2022, GDP tăng trưởng 8,02% trong khi lạm phát được giữ ở mức khá thấp, chỉ khoảng 3,6%, điều này dường như cũng là nghịch lý.”

TĂNG TRƯỞNG CHẬM LẠI

Những điều được gọi là “nghịch lý” này, theo Diễn văn bế mạc Hội nghị “Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023” của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thì:“Cùng với tăng trưởng 8,02% trong năm 2022, quy mô GDP (Gross Domestic product) theo giá hiện hành của Việt Nam đứng thứ 38 thế giới, nếu tính theo sức mua tương đương PPP, theo IMF đứng thứ 10 Châu Á và thứ 24 thế giới. Quy mô ngoại thương 2022 đạt gần 735 tỷ USD, thu hút đầu tư FDI đạt gần 450 tỷ USD từ 143 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, từ Quý IV/2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, rất khó đạt chỉ tiêu cả năm 2023 là khoảng 6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội. Ngoài nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ”, các động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều khó khăn, tăng trưởng thấp, thậm chí đều gặp “trục trặc”, giảm tốc.”

Điều đáng lưu ý là cả 3 động lực tăng trưởng hiện nay (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) của nền kinh tế đều gặp khó khăn mang tính cơ cấu, do thiếu định hướng dài hạn và giải pháp cụ thể kịp thời, khả thi theo hướng chuyển đổi xanh, giảm thiểu thâm dụng năng lượng, phát thải các-bon và kinh tế tuần hoàn và luôn bám sát mục tiêu phát triển bền vững.

Ông Huệ nói: “Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn. Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài,”

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: “Diễn đàn đều thống nhất và nhấn mạnh rằng cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật để khuyến khích các thay đổi hành vi trong cả tiêu dùng, sản xuất và đầu tư.
Ngược lại, việc ban hành, thực thi các chính sách mang tính hành chính, sự vụ, phản ứng thụ động, thiếu định hướng dài hạn của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ tiếp tục làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và sẽ làm suy giảm đáng kể tăng trưởng kinh tế cả về quy mô và chất lượng.”

MÔ HÌNH THEO TRUNG QUỐC

Sở dĩ nền kinh tế Việt Nam khó tránh khỏi rủi ro vì từ năm 1986, khi Chủ trương “đổi mới” được áp dụng để cứu nguy kinh tế suy đồi theo kế hoạch tập trung kiểu Liên Xô cũ, Việt Nam đã làm theo mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economy) của Trung Quốc. Bách khoa Toàn thư mở viết: “Mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

KÉM XA NGƯỜI

Tuy nhiên, Việt Nam đã không giải thích được thế nào là “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, làm cho những bất ổn định kinh tế khó giải quyết kéo dài. Bên cạnh đó cũng phải nói đến tình trạng “năng suất lao động của Việt Nam” vẫn đang thuộc nhóm thấp ở châu Á dù có những cải thiện trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. So với các nước Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam cũng ở mức rất thấp, chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần), Myanmar (1,6 lần), Lào (gấp 1,2 lần). (Theo TBKTVN, ngày 19/09/2023).

Về thu nhập, Lao động Việt thu nhập bằng một nửa Thái Lan, theo báo ViệtNam Express, ngày 31/08/2023. Báo này viết: “So với lao động Trung Quốc, Thái Lan, thu nhập hàng tháng của người Việt Nam bằng một nửa và chỉ hơn nhân công Lào, Campuchia và Myanmar, theo JICA/ Japan International Cooperation Agency,. (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản).

Từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022, JICA đã khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Đông Nam Á và Trung Quốc, Ấn Độ để đánh giá tương quan chất lượng nguồn nhân lực nội địa cũng như mức thu nhập của lao động tại từng quốc gia. Theo kết quả khảo sát, người lao động Trung Quốc làm việc tại các công ty Nhật Bản được hưởng mức lương tốt nhất với 493 USD/tháng (khoảng 11,5 triệu đồng), theo sau là Thái Lan với 446 USD (10,4 triệu đồng). Người lao động Việt Nam có mức thu nhập chỉ hơn Campuchia, Lào, Myanmar và tương đương với Phillippines là 236 USD (5,5 triệu đồng). Con số này kém rất xa và chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và Thái Lan (31/8/2022).

Như vậy nhìn chung, sau 37 năm “đổi mới” kinh tế và công nhân Việt Nam vẫn đì đẹt ở sau lưng nhiều quốc gia trong khu vực. Một trong những nguyên nhân theo đuôi vì “kinh tế nhà nước” giữ vai trò chủ đạo, trong khi đảng CSVN tiếp tục cai trị một mình.

– Phạm Trần
(09/023)
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Kevin McCarthy bị hất khỏi ghế Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ
Minh An
3 tháng 10, 2023

Image
Kevin McCarthy (ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)

Hạ viện hôm thứ Ba đã bỏ phiếu loại bỏ Kevin McCarthy khỏi vị trí Chủ tịch, một động thái chưa từng có trong lịch sử hiện đại của Quốc hội Hoa Kỳ, khiến Hạ viện rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đây là đỉnh điểm của cuộc tranh giành quyền lực gay gắt giữa McCarthy và các thành viên phe cực hữu.

Trước cuộc bỏ phiếu, một cuộc tranh luận ồn ào chưa từng có trong nội bộ Đảng Cộng hòa đã diễn ra trên sàn Hạ viện khi các thành viên của phe cực hữu chỉ trích nặng nề Kevin McCarthy. Các thành viên Dân chủ ngồi im lặng. Một vị trí trống trên ghế Chủ tịch Hạ viện về cơ bản sẽ làm tê liệt Hạ viện cho đến khi người kế nhiệm được chọn. Điều này dẫn đến một cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hạ viện chắc chắn sẽ diễn ra trong lộn xộn, vào thời điểm Quốc hội chỉ còn hơn 40 ngày để ngăn chặn một đợt đóng cửa khác có khả năng xảy ra. Vài giờ trước cuộc bỏ phiếu, McCarthy lạc quan tin rằng ông tự tin về khả năng sống sót.

-Kevin McCarthy ngồi ghế Chủ tịch Hạ viện chỉ 269 ngày. Ông bị truất phế với tỉ lệ phiếu 216-210, khi gần như tất cả thành viên Dân chủ tham gia cùng tám thành viên Cộng hòa bảo thủ.


-Nhận định về sự kiện, cựu Phó Tổng thống Mike Pence, nói: “Sự hỗn loạn không bao giờ là bạn của nước Mỹ”.

-Tám thành viên GOP đã bỏ phiếu loại bỏ Kevin McCarthy là Andy Biggs của Arizona, Ken Buck của Colorado, Tim Burchett của Tennessee, Eli Crane của Arizona, Matt Gaetz của Florida, Bob Good của Virginia, Nancy Mace của South Carolina và Matt Rosendale của Montana.

_________________

Về sự kiện Kevin McCarthy bị hất khỏi ghế Chủ tịch Hạ viện, cựu Tổng thống Donald Trump tránh không có ý kiến trực tiếp. Các nguồn tin cho biết Trump tin rằng ông không có lợi lộc gì khi tham gia vào cuộc đấu đá khốc liệt liên quan chuyện “xử trảm” Kevin McCarthy trong nội bộ Cộng hòa. Thái độ của Trump lần này hoàn toàn trái ngược với những nỗ lực của ông trong việc ủng hộ McCarthy hồi đầu năm 2023. Cần nhắc lại, vào Tháng Giêng 2023, khi Kevin McCarthy vật lộn giành ghế Chủ tịch Hạ viện, ông Trump đã bước vào giờ thứ 11 để vận động sự rút lui của những thành viên GOP phản bác Kevin McCarthy.

Khi McCarthy cuối cùng giành được ghế Chủ tịch Hạ viện, một trong những người đầu tiên ông cám ơn là cựu Tổng thống Trump.
Image
Patrick McHenry, quyền Chủ tịch Hạ viện (ảnh: Tom Williams/CQ-Roll Call, Inc via Getty Images)

Dân biểu Patrick McHenry của North Carolina, đồng minh sát cánh lâu nay của Kevin McCarthy, sẽ tạm thời lãnh đạo Hạ viện sau khi vị trí Chủ tịch Hạ viện bị bỏ trống. Patrick McHenry 47 tuổi, được bầu vào Quốc hội năm 2004 khi mới 29 tuổi.


Một trong những động thái đầu tiên của Patrick T. McHenry với tư cách Chủ tịch Hạ viện lâm thời là ra lệnh cho cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi “ngay lập tức” “dọn đồ” khỏi văn phòng của bà ở Điện Capitol trước Thứ Tư.

Thường thì những nghị sĩ không còn ngồi ghế sếp trong Hạ viện sẽ không có văn phòng nhưng bà Pelosi, với tư cách cựu Chủ tịch Hạ viện, được phép giữ một văn phòng. Phản ứng trước yêu cầu của Patrick T. McHenry, bà Pelosi nói rằng “việc trục xuất này là một sự khác biệt so với truyền thống” và nhắc rằng, khi còn là Chủ tịch Hạ viện, bà đã để ông cựu Chủ tịch Hạ viện Dennis Hastert (Cộng hòa-Illinois) thoải mái sử dụng “một dãy văn phòng lớn hơn đáng kể chừng nào mà ông ấy còn muốn dùng.”

Đến tối Thứ Ba 3 Tháng Mười 2023, người ta vẫn chưa rõ McHenry và McCarthy sẽ cát cứ phòng nào. Sau khi cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm kết thúc, McCarthy quay trở lại văn phòng Chủ tịch Hạ viện. Khoảng một giờ sau, McHenry cũng đến đó. Sau đó, người ta thấy McCarthy bước ra khỏi văn phòng dành cho Chủ tịch Hạ viện và tòa nhà Capitol, tay kẹp một chiếc hộp giấy.

Chuyện gì tiếp theo?

Câu hỏi lơ lửng trên Điện Capitol bây giờ là ai thay thế Kevin McCarthy?

“Tôi nghĩ có rất nhiều người có thể đứng ra và đảm nhận công việc,” phát biểu của dân biểu Tim Burchett (Tennessee), một trong những người “xung phong” lật đổ Kevin McCarthy, dù ông không nói rõ là “nhiều người” là những ai. Dân biểu Eli Crane của Arizona, một trong những người có đường lối cứng rắn chống McCarthy, cho biết ông vẫn chưa sẵn sàng hỗ trợ ai khác. “Tôi không thích lấy xe trước ngựa,” (“I don’t like to get the cart before the horse,”) – Eli Crane nói.

Dân biểu Matt Gaetz, kẻ đầu têu trong cuộc “nổi loạn” thực hiện cuộc “đảo chánh” lật đổ Kevin McCarthy, cho biết ông sẵn sàng ủng hộ dân biểu Steve Scalise của Louisiana, đối thủ lâu năm của McCarthy. Dân biểu Tom Emmer của Minnesota cũng được một số đồng nghiệp đề cập như một lựa chọn khả thi.

Một ứng cử viên tiềm năng nữa là dân biểu Patrick McHenry (hiện là quyền Chủ tịch Hạ viện, như nói ở trên). Tuy nhiên, McHenry không muốn dây dưa với ghế Chủ tịch Hạ viện. Ông đã chọn không tranh cử vai trò lãnh đạo Hạ viện vào năm ngoái, thay vào đó ông chọn lãnh đạo Ủy ban dịch vụ tài chính đầy quyền lực.

Về nữ, người ta đang nhìn về dân biểu Elise Stefanik. Giữ vai trò chủ trì hội nghị (conference chair) và giám sát việc truyền tải thông điệp (overseeing messaging) cho tất cả các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, bà được nhiều người coi là người có tham vọng chính trị lớn, bên ngoài khuôn khổ Hạ viện, chẳng hạn phục vụ trong chính quyền Trump trong tương lai. Dân biểu Tom Cole của Oklahoma, một trong những đảng viên Cộng hòa phục vụ lâu nhất trong Hạ viện, cũng được cả Cộng hòa và Dân chủ tôn trọng.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Bắt con tin, Hamas đang nắm quyền giao bóng
Lê Tây Sơn
8 tháng 10, 2023


Image
Cuộc pháo kích phản công của Israel vào Gaza ngày 8 Tháng Mười 2023 (ảnh: Mustafa Hassona/Anadolu Agency via Getty Images)

Lịch sử cho thấy, con tin luôn là “món hàng quý” để trao đổi, trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Việc một số khá lớn binh sĩ và dân thường Israel bị Hamas bắt giữ và được đưa vào Dải Gaza là vấn đề cực kỳ nhạy cảm đối với Israel. Nó sẽ là vết thương nhức nhối đối với Israel, quốc gia có lịch sử tiến hành các cuộc trao đổi không cân xứng để đưa những người Israel bị giam giữ về nước và thả ra những kẻ thù cộm cán.

Con tin bị bắt như thế nào?

Quân đội Israel cho biết một số lượng đáng kể dân thường và binh lính Israel đã bị chiến binh khủng bố Hamas bắt làm con tin ở Dải Gaza. “Một số còn sống và một số đã chết, phát ngôn viên quân đội – Trung tá Jonathan Conricus cho biết – Có cả trẻ em, phụ nữ, người già và người khuyết tật”.


Theo người phát ngôn của cánh quân sự Hamas, Abu Obeida, nhóm này đang giữ hàng chục binh sĩ Israel tại “những nơi an toàn và các đường hầm ở Dải Gaza”. Nếu đúng như thế, tuyên bố này sẽ là tiền đề cho các cuộc đàm phán phức tạp về trao đổi tù nhân giữa Hamas và Israel, quốc gia đang giam giữ hàng ngàn người Palestine trong các nhà tù.
Image
Israel không kích vào Gaza ngày 8 Tháng Mười 2023 (ảnh: Ali Jadallah/Anadolu Agency via Getty Images)

Một nhà quan sát nhận định: “Số người Israel bị Hamas bắt sẽ định hình tương lai của cuộc chiến này”. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói: “Hamas phải chịu trách nhiệm về số phận của những con tin và Israel sẽ không nhân nhượng với bất kỳ ai làm hại họ”. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, khi giải bài toán con tin, quả bóng luôn nằm bên sân những kẻ khủng bố nói riêng và các chế độ độc tài nói chung.

Đổi con tin lấy lượng lớn tù nhân hay lấy số tiền lớn là chọn lựa ưu tiên. Có rất nhiều video lan truyền trên mạng quay cảnh con tin Israel bị các chiến binh Hamas làm nhục. Một đoạn video được BBC xác minh cho thấy một chiếc xe tải chở những người bị bắt lao qua đám đông ở Dải Gaza.

Một bức ảnh khác, cũng ở Dải Gaza, cho thấy một người phụ nữ chân trần bị kéo từ phía sau xe tải với đôi tay đẫm máu trói sau lưng. Một số con tin bị bắt trong một bữa tiệc ngoài trời ở Kibbutz Re’im, vùng ngoại ô thành phố Ofakim phía Nam Israel, cách không xa Gaza.

Việc vào sâu bên trong lãnh thổ Israel để bắt con tin như chốn không người là điều mà ngay cả những người bi quan nhất với hệ thống an ninh của Israel cũng không dám nghĩ đến. Nó nằm ngoài sức tưởng tượng, nhất là khi Israel biết rất rõ rằng việc bắt con tin luôn là ưu tiên hàng đầu của Hamas.

Các tay súng Hamas tiến vào 22 địa điểm gồm các thị trấn và cộng đồng cách xa biên giới Gaza tới 24 km. Ở một số nơi, chúng đi lang thang hàng giờ, bắn chết dân thường và binh lính cho đến khi quân đội Israel phản ứng. Các cuộc đấu súng vẫn tiếp tục diễn ra nhiều giờ sau đó ở một số địa điểm. Các video đăng trên mạng xã hội cho thấy một phụ nữ tham dự bữa tiệc đã bị hai người đàn ông bắt cóc và đưa lên xe gắn máy.
Image
Những tay súng Palestine bị bắt ngày 8 Tháng Mười 2023 (ảnh: Ilia Yefimovich/picture alliance via Getty Images)


Người phụ nữ được Moshe Or, anh trai của người bạn trai của cô, xác định là Noa Argamani. Hai người cùng bị mất tích. Or nói trong một cuộc phỏng vấn kênh Israel Channel 12: “Tôi thấy Noa la hét hoảng loạn trên một chiếc xe gắn máy trong video và không thể biết điều gì đang diễn ra trong đầu cô ấy”.

Truyền thông Israel đưa tin, tại Kibbutz Be’eri, khoảng 50 con tin bị giữ trong phòng ăn đã được giải cứu sau 18 giờ. Phát biểu với hãng tin Reuters, một phụ nữ được xác định là Ella cho biết chị phải trú ẩn trong một hầm trú bom nhiều giờ. Chị nói: “Chúng tôi nghe rất nhiều tiếng súng và được thông báo những kẻ khủng bố đã vào được phòng ăn. Tôi mất liên lạc với gia đình. Tôi biết cha tôi đã bị bắt và không biết mẹ tôi còn sống không”.

Một đoạn video cho thấy các tay súng Hamas ở Be’eri dẫn các con tin chân trần đi dọc một con phố. Những bức ảnh của AP cho thấy một phụ nữ lớn tuổi được các tay súng Hamas đưa đến Gaza trên một chiếc xe golf và một phụ nữ khác bị ép giữa hai chiến binh đi xe máy.

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy các chiến binh diễu hành trên một chiếc xe quân sự của Israel qua đường phố ở Gaza. Một binh sĩ Israel thiệt mạng bị đám đông người Palestine kéo lê và giẫm đạp. Trong khi đó, tại Kibbutz Urim, ngoại ô thành phố Ofakim, hai cư dân Israel bị bốn chiến binh Hamas bắt họ làm con tin trước khi bị lực lượng Israel tiêu diệt.

Bài toán khó cho Israel

Hiện Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) vẫn tiến hành các cuộc không kích vào Dải Gaza. Thủ tướng Benjamin Netanyahu thề “kẻ thù sẽ phải trả một cái giá chưa từng có” và “sẽ bị phản công với cường độ chúng chưa từng biết đến”.

Trong số mục tiêu bị không kích Israel hủy diệt có một tòa tháp 14 tầng với hàng chục căn hộ và các văn phòng của Hamas ở trung tâm thành phố Gaza. Các cuộc xung đột trước đây giữa Israel và Hamas ở Gaza đã gây ra cái chết và sự tàn phá trên diện rộng ở Gaza. Nay, cuộc tổng tấn công trên bộ, trên không và đất liền của Hamas báo hiệu sẽ còn khốc liệt hơn, nhất là khi chính phủ cực hữu nắm quyền tại Israel có xu hướng lấn đất tranh chấp và người Palestine tuyệt vọng vì sự chiếm đóng không biết bao giờ mới kết thúc.

Mohammed Deif, thủ lĩnh bóng tối của cánh quân sự Hamas gọi cuộc tấn công tổng lực của Hamas là phản ứng cần thiết trước lệnh phong tỏa Gaza kéo dài 16 năm, bởi các cuộc đột kích của Israel vào các thành phố Bờ Tây, cũng như tình trạng bạo lực tại Al-Aqsa (thánh địa Jerusalem tranh chấp mà người Do Thái gọi là Núi Đền-Temple Mount) nhắm vào người Palestine; cùng với chiến dịch xây dựng phát triển các khu định cư của người Israel.

“Quá đủ rồi! – Mohammed Deif nói trong thông điệp được ghi âm – Cuộc tấn công này chỉ là bước khởi đầu cho ‘Chiến dịch Bão Al-Aqsa’. Tôi kêu gọi người Palestine từ Đông Jerusalem đến miền Bắc Israel tham gia cuộc chiến. Hôm nay người dân (Palestine) đang lấy lại cuộc cách mạng của mình”.
Image
Thủ tướng Benjamin Netanyahu thề nghiền nát Hamas (ảnh: Ilia Yefimovich/picture alliance via Getty Images)

Cuộc tấn công của Hamas đúng vào ngày Simchat Torah (ngày người Do Thái hoàn thành chu kỳ đọc cuộn sách Torah hàng năm), khơi lại những ký ức đau buồn về cuộc chiến Trung Đông năm 1973 đúng vào ngày Yom Kippur, ngày linh thiêng nhất trong lịch Do Thái.

Sự liên tưởng đã làm tăng thêm sự chỉ trích đối với Netanyahu và các đồng minh cực hữu của ông. Trong năm qua, chính phủ cực hữu của Israel đã tăng cường xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây bị chiếm đóng. Sự đàn áp bạo lực của người định cư Israel đã khiến hàng trăm người Palestine phải di dời và căng thẳng bùng lên xung quanh thánh địa Jerusalem.

Các nhà bình luận chính trị chỉ trích chính phủ Israel không lường trước khả năng của Hamas trong việc lập kế hoạch và phối hợp tấn công. Trong bài phát biểu trên truyền hình, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cảnh báo “Hamas đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng và nhà nước Israel sẽ chiến thắng cuộc chiến này”.

Quân đội Israel đã điều bốn sư đoàn và xe tăng tới biên giới Gaza, bổ sung cho 31 tiểu đoàn đã có mặt trong khu vực. Câu hỏi lớn hiện nay là, liệu Israel có tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza, khu vực đông dân với hơn hai triệu người không, một động thái đã gây ra nhiều thương vong trong quá khứ.

Phần mình, Hamas đã lên kế hoạch cho một cuộc chiến kéo dài. Saleh al-Arouri, phó trưởng phòng chính trị của Hamas, nói với kênh Al-Jazeera: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho mọi lựa chọn, gồm cả chiến tranh tổng lực và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần vì phẩm giá và tự do của người dân chúng tôi”. Israel phong tỏa Gaza kể từ khi Hamas nắm quyền kiểm soát lãnh thổ này vào năm 2007 và “những kẻ thù không đội trời chung” đã trải qua bốn cuộc chiến tranh kể từ đó.
lilac2010
Posts: 76
Joined: Sun Mar 21, 2010 10:45 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by lilac2010 »

Nước Mỹ và chiến cuộc Trung Đông
October 10, 2023

Hiếu Chân/Người Việt
Lò lửa Trung Đông bùng cháy dữ dội sau cuộc tấn công bất ngờ và đẫm máu của nhóm dân quân Hamas vào miền Nam Israel sáng Thứ Bảy, 7 Tháng Mười, vừa qua làm dấy lên câu hỏi liệu Hoa Kỳ có sẽ tham gia chiến tranh hay không và đâu là những thách thức mà chính quyền Tổng Thống Joe Biden phải đối mặt.
Image
Một người dân Palestine đứng nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở một khu nhà bị trúng hỏa tiễn của Israel tại dải Gaza. (Hình minh họa: Ahmad Hasaballah/Getty Images)

Mỹ có tham chiến hay không?



Ngay sau khi Hamas tấn công tổng lực vào 22 làng mạc, thị trấn biên giới của Israel giáp Dải Gaza và chính phủ của Thủ Tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố đất nước trong tình trạng chiến tranh, phát động chiến dịch trả đũa có tên “Kiếm Sắt,” Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lập tức điều động nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford tới Đông Địa Trung Hải để sẵn sàng ứng cứu khi tình hình biến động. Tại Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Biden tuyên bố Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Israel “tất cả các phương tiện hỗ trợ thích hợp” và cảnh cáo các thế lực thù địch với Israel chớ lợi dụng tình hình để đục nước béo cò. “Chúng tôi sẽ luôn luôn ủng hộ Israel. Israel có quyền tự vệ và bảo vệ người dân của mình,” ông Biden nói trên truyền hình lên án vụ tấn công đẫm máu của Hamas mà nhiều nhà quan sát ví như vụ khủng bố ngày 11 Tháng Chín, 2001 tại Mỹ hoặc vụ Tết Mậu Thân ở Việt Nam năm 1968.

Như vậy, chỉ hai năm sau ngày người lính Mỹ cuối cùng trở về nhà từ cuộc viễn chinh cuối cùng ở Afghanistan, nước Mỹ có nguy cơ phải tham dự một cuộc chiến mới ở hải ngoại. Một quan chức cao cấp và ẩn danh của Tòa Bạch Ốc nói với báo chí, hành động của Mỹ chủ yếu nhằm răn đe và đề phòng các tổ chức Hồi Giáo như Hezbollah ở Lebanon hoặc kẻ thù truyền kiếp của Israel là Iran mở mặt trận mới “chia lửa” với Hamas khi quân đội Israel phản công. Hezbollah đã cao giọng cảnh báo nếu quân đội Hoa Kỳ tham chiến thì lực lượng Hồi Giáo khắp vùng sẽ tấn công các căn cứ và các lợi ích của Mỹ ở khu vực.


Chính vì thế, nhiều người cho rằng, Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp tham chiến mà chỉ hỗ trợ Israel về tình báo và vũ khí, giống như việc người Mỹ đang làm trong cuộc chiến ở Ukraine. Những xung đột trong quá khứ làm nhiều người tin rằng, đội quân nhỏ nhưng thiện chiến và được trang bị vũ khí tân tiến của Israel có thừa năng lực đối phó với các nhóm như Hamas hoặc Hezbollah mà không cần sự tham gia trực tiếp của người Mỹ. Tình trạng yên ắng của thị trường chứng khoán New York hai ngày nay cũng như giá xăng dầu không tăng một cách đột ngột như lo ngại cho thấy giới kinh doanh vẫn tin cuộc chiến Trung Đông hiện nay chưa có tác động lớn đến nước Mỹ và kinh tế Mỹ.

Thế nhưng, vào Thứ Ba, 10 Tháng Mười, Tổng Thống Biden lần đầu xác nhận có 14 công dân Mỹ bị Hamas giết chết, một số bị bắt làm con tin. Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia, nói chính phủ vẫn chưa biết chính xác số người Mỹ bị giam giữ làm con tin nhưng ông cho biết hơn 20 người đang bị ghi nhận “mất tích.” Sinh mạng và sự an toàn của công dân Mỹ trong tay kẻ thù có thể là yếu tố làm thay đổi cục diện, thay đổi thái độ của người Mỹ và đưa quân đội Mỹ vào cuộc chiến mà Washington không muốn. “Với tư cách tổng thống, tôi không có ưu tiên nào cao hơn là sự an toàn của người Mỹ đang bị giữ làm con tin ở bất cứ đâu trên thế giới,” ông Biden nói. Tại thời điểm này, chưa rõ chính phủ và quân đội Mỹ sẽ làm gì để giải thoát con tin nhưng rõ ràng Hamas đã đặt ra trước mặt ông Biden một lựa chọn rất khó.

Về đâu hiệp định hòa bình Trung Đông?

Vụ tấn công đẫm máu của Hamas có nguy cơ làm sụp đổ kế hoạch hòa bình Trung Đông mà chính quyền Biden theo đuổi. Mới ba tuần trước, ông Biden tiếp Thủ Tướng Netanyahu tại Tòa Bạch Ốc và cả hai nhà lãnh đạo đều lạc quan rằng một hiệp định hòa bình lịch sử giữa Israel và Saudi Arabia dường như đã ở trong tầm tay. Theo hiệp định này, Saudi Arabia sẽ từ bỏ lập trường chống đối sự tồn tại của nhà nước Israel đã có suốt hơn 70 năm qua, công nhận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel đổi lấy việc Hoa Kỳ ký hiệp định hỗ trợ an ninh cho Saudi Arabia. Mới tuần trước, ông Sullivan hào hứng nhận xét: “Khu vực Trung Đông ngày nay yên tĩnh hơn hai thập kỷ trước.” Thái Tử Mohammed bin Salman (MBS), người có thực quyền cai trị Saudi Arabia, cũng lạc quan cho biết mỗi ngày “chúng tôi lại đến gần hơn” một thỏa thuận lịch sử với Israel.

Một hiệp định hòa bình giữa Jerusalem và Riyadh sẽ là một di sản chính trị của ông Biden, ông Netanyahu, và Thái Tử MBS. Họ đã làm điều mà nhiều nhà lãnh đạo tiền nhiệm không thực hiện được.


Hiệp Định Israel-Saudi Arabia mà chính quyền Biden môi giới là bước tiếp nối của Hiệp Định Abrahams mà chính quyền Donald Trump thúc đẩy trước đây, theo đó Israel đã ký hiệp định bình thường hóa với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Bahrain, và Morocco. Hai hiệp định giữa Israel và các nước Ả Rập, được chính quyền Mỹ thúc đẩy dưới thời cựu Tổng Thống Trump và Tổng Thống Biden có thể mở đường cho nhiều quốc gia Ả Rập theo đạo Hồi từ bỏ thái độ phản đối Israel kể từ khi nước này thành lập năm 1948, đặt nền tảng cho sự ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở một khu vực vốn là lò lửa xung đột nhiều thập niên qua.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, cả hai hiệp định đều không đếm xỉa đến nhu cầu của người Palestine về việc thành lập nhà nước độc lập, cũng không có biện pháp kiềm chế sự bành trướng của người Israel và chính sách đối xử tàn bạo với người Ả Rập dựa trên sự kỳ thị chủng tộc của chính quyền Israel. Do đó, các hiệp định này luôn gặp phải sự chống đối của nhiều tầng lớp dân chúng Ả Rập và bị các tổ chức cực đoan lợi dụng. Cuộc tấn công của Hamas hôm Thứ Bảy và phản ứng từ chối lên án Hamas của phần lớn thế giới Ả Rập đặt câu hỏi, liệu hai hiệp định cải thiện quan hệ của Israel với một số nước Trung Đông có thể bỏ qua khát vọng sống, khát vọng chủ quyền của người Palestine hay không. Ngay sau vụ tấn công, Bộ Ngoại Giao Saudi Arabia ra tuyên bố không lên án Hamas mà nói họ đã nhiều lần cảnh báo “sự chiếm đóng của Israel, tước đoạt các quyền hợp pháp của người dân Palestine và việc lặp lại các hành động khiêu khích có hệ thống” sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.


Dù sao, qua vụ tấn công hôm Thứ Bảy, Hamas đã đạt được phần nào mục đích phá hủy sáng kiến hòa bình của Mỹ, Israel, và Saudi Arabia. Sau vụ này, Hamas có thể bị xóa sổ, căn cứ của họ ở Gaza có thể bị san bằng nhưng tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Israel với thế giới Ả Rập chắc chắn sẽ bị ngừng lại, nếu không nói là đã chết lâm sàng. Tại thời điểm này, cả Washington và Riyadh đều khẳng định đàm phán hòa bình Israel-Saudi Arabia vẫn tiếp tục nhưng cuộc chiến leo thang làm cho lời khẳng định đó ít được tin tưởng. Cho dù có được tái tục sau này, hiệp định giữa Israel với Saudi Arabia nhất thiết phải được điều chỉnh để phản ánh tiếng nói của người Palestine và Israel phải có những nhượng bộ đáng kể.

Ai hưởng lợi?

Chính quyền Biden từng hy vọng một Trung Đông ổn định sẽ cho phép Washington được rảnh tay đối phó với những thách thức lớn ở nhiều nơi khác: Đối phó với Nga ở Ukraine, với Trung Quốc ở Biển Đông và Đài Loan chẳng hạn. Nhưng đáng tiếc, cuộc tấn công bất ngờ và đẫm máu của Hamas làm chệch hướng tất cả. Nó không chỉ buộc nước Mỹ phải căng sức trên nhiều mặt trận mà còn làm giảm đáng kể nguồn lực của Mỹ cung cấp cho các đồng minh ở Châu Âu và Châu Á. Người được hưởng lợi trong hành động của Hamas không ai khác hơn là Tổng Thống Vladimir Putin của Nga và Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc.

Một quốc gia hưởng lợi khác là Iran. Iran là nước bảo trợ cho hai tổ chức Hezbollah ở Lebanon và Hamas ở Dải Gaza. Mỗi năm, Iran viện trợ cho Hamas hàng trăm triệu đô la, phần lớn là vũ khí. Nhưng sau vụ tấn công, các quan chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc như Ngoại Trưởng Antony Blinken đều nói họ biết Iran đồng lõa với Hamas nhưng không có bằng chứng cho thấy Iran có liên can trực tiếp tới sự kiện hôm Thứ Bảy. Lãnh đạo thần quyền Iran cũng phủ nhận sự can dự của họ.

Khác với người tiền nhiệm, ông Biden có phần mềm mỏng hơn với Iran để tìm cách nối lại hiệp định về chương trình hạt nhân của Iran ký kết với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, và Đức (gọi tắt là P5+1) năm 2015, nhưng sau đó bị Tổng Thống Trump rút ra vào năm 2017. Mới tháng trước, Washington đồng ý trao đổi tù nhân với Tehran và tháo khoán khoản tiền $6 tỷ của nước này đang bị đóng băng ở Nam Hàn vì vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ. Các chính trị gia cao cấp nhất của đảng Cộng Hòa đã lập tức chỉ trích ông Biden và tố cáo, khoản tiền đó đã được Iran hỗ trợ cho các tổ chức khủng bố, dẫn tới vụ tấn công vừa qua của Hamas. Lời tố cáo đó không đúng sự thật, không có căn cứ, nhưng cũng đang làm cho chính quyền Biden hết sức khó xử khi nó lan truyền mạnh mẽ trong dư luận Mỹ nhờ bộ máy truyền thông của đảng Cộng Hòa. Dù vậy, sau sự kiện Trung Đông, chính sách của Mỹ với Iran có thể phải thay đổi sang hướng cứng rắn.

Cuộc đụng độ giữa nước Mỹ và các thế lực chuyên chế hắc ám Nga, Trung Quốc, Iran xem ra càng ngày càng gay gắt và phức tạp, khủng hoảng nối khủng hoảng, chưa thấy có điểm dừng. [đ.d.]
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by TranAnhDung »

Cuộc chiến Israel-Hamas và việc phát tán video trên mạng xã hội
Lương Thái Sỹ
12 tháng 10, 2023

Image
Sự chọn lựa đứng về một bên của dư luận thế giới nói chung – giữa Israel và Palestine – đang tạo ra bức tranh hỗn loạn trên mạng xã hội. Trong ảnh là cuộc biểu tình ủng hộ người Israel ở Montevideo, Uruguay (ảnh: Santiago Mazzarovich/picture alliance via Getty Images)

Những video quay trực tiếp cuộc chiến Israel-Hamas lan truyền trên mạng xã hội nhanh như lửa. Facebook, YouTube và TikTok cấm hỗ trợ Hamas. Telegram cho phép làm điều đó. Và X (Twitter) có nhiều kẽ hở khi thực thi chính sách của riêng mình.

Người bảo được, kẻ nói không

Máy ủi lao qua hàng rào ngăn cách Israel với Dải Gaza. Một phụ nữ trẻ bị phiến quân Hamas mang đi từ buổi hòa nhạc đông đúc ngoài trời. Hỏa tiễn bị tên lửa Israel đánh chặn phát nổ trên bầu trời đêm. Một tòa nhà chung cư 14 tầng ở Gaza biến thành đống đổ nát…


Vô số video gần với thời gian thực được tải lên mạng xã hội (một số của Israel, một số của người Palestine) đã giúp đưa nhanh thông tin cuộc đối đầu khốc liệt và cho thế giới thấy những gì đang diễn ra ở Israel và Gaza. Tuy nhiên, chúng không chính xác hoàn toàn mà là sự thật xen kẽ với giả mạo, có khi rất khác với sự thật.

Khi chiến tranh nổ ra, việc cho phép ai có thể đưa lên những video này và người xem có thể bình luận gì là do các mạng xã hội quyết định, với các chính sách kiểm duyệt nội dung rất khác nhau, không hề có sự thống nhất. Những chính sách đó đã tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa cùng một nội dung đưa lên; được giữ lại hoặc bị xóa khỏi nền tảng.

Trên YouTube của Google cũng như Facebook và Instagram của Meta, người dùng có thể đứng về phía Israel, được kêu gọi hòa bình hoặc than thở cho nỗi khổ của người Palestine nhưng bị cấm bày tỏ ủng hộ Hamas. Cả hai công ty đều xem Hamas là khủng bố cực đoan nên không ai ủng hộ tổ chức này được phép sử dụng nền tảng của họ và cũng không có video hoặc hình ảnh nào do Hamas tạo ra được đăng lên. TikTok dù từ chối liệt kê cụ thể những tổ chức nào bị xem là cực đoan nhưng họ đã xác nhận với The Washington Post rằng Hamas bị cấm tham gia nền tảng của họ.
Image
Cuộc biểu tình ủng hộ người Israel ngày 11 Tháng Mười ở Montevideo, Uruguay
(ảnh: Santiago Mazzarovich/picture alliance via Getty Images)

Dù vậy, những video do thành viên Hamas quay vẫn xuất hiện trên cả ba nền tảng này. Trong một số trường hợp, chúng được xem là “trường hợp ngoại lệ”, “tin tức giá trị” mang hiệu ứng “gậy ông đập lưng ông” bởi nội dung sẽ vạch trần sự tàn ác của Hamas thay vì quảng bá cho tổ chức khủng bố này, trong đó có các video Hamas phô bày cảnh ngược đãi các con tin Israel hoặc xâm phạm thi thể người chết.

Ngược lại, nền tảng nhắn tin có ảnh hưởng lớn Telegram rất ít kiểm duyệt nội dung, thậm chí có hẳn một kênh Hamas với hơn 100,000 người đăng ký, phát sóng công khai những cảnh quay và hình ảnh rùng rợn người Israel thiệt mạng. Một số bài đăng ghê rợn này cũng được chia sẻ trên X (Twitter trước đây) của tỷ phú Elon Musk (trên danh nghĩa X cấm nội dung của Hamas nhưng không đủ sức kiểm soát hết nội dung vì phần lớn nhân viên làm nhiệm vụ này đã bị Musk sa thải).

Trên Telegram, một tài khoản có vẻ chính thức của Hamas với gần 120,000 người đăng ký thường xuyên đăng tải những video rùng rợn từ Israel trong ngày đầu Hamas xâm nhập. Một đoạn clip có hơn 77,000 lượt xem cho thấy một chiến binh không rõ danh tính đang đạp lên mặt một người lính thiệt mạng. Nhiều video này được đăng lại lên X và một video được cơ quan truyền thông Al Jazeera tiếng Ả-rập đăng lên YouTube, với gần 13 triệu người đăng ký, dù máu me bị làm mờ đi.


Các chuyên gia cho biết, X đã trở thành sân chơi cho các bài đăng và video bị các nền tảng khác gỡ xuống (vì vi phạm các quy tắc của họ về bạo lực hình ảnh hoặc ngôn từ căm thù). Ngày 10 Tháng Mười 2023, Ủy viên Liên minh Châu Âu (EU) Thierry Breton đã đăng thư ngỏ gửi Musk với cảnh báo: “Các cơ quan quản lý của châu Âu phát hiện dấu hiệu X có thể đã vi phạm những quy định châu Âu về nội dung bạo lực và khủng bố cũng như thông tin sai lệch”.

Evelyn Douek, trợ lý giáo sư tại Trường Luật Stanford phân tích:

“Khi quyết định gỡ bỏ những bài đăng chiến tranh, các công ty truyền thông xã hội phải cân nhắc giữa lợi ích của việc bảo vệ người dùng trước các nội dung bạo lực, hận thù và gây hiểu lầm với việc tuân thủ quyền tự do ngôn luận, kể cả các tài liệu có giá trị tố cáo sau này và bằng chứng tội ác chiến tranh. Và thường họ phải đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi đó dưới áp lực về thời gian và không có thông tin đầy đủ để kiểm chứng”.

Bà Evelyn Douek nhấn mạnh: “Không có lựa chọn nào là tốt nhất cho việc kiểm duyệt nội dung trong bối cảnh xung đột leo thang và các hành động tàn bạo diễn ra hàng ngày. Ngay cả đối với một nền tảng có đầy đủ nguồn lực và thực sự cố gắng hành động có trách nhiệm thì đây vẫn là một vấn đề thực sự khó khăn cả về mặt kỹ thuật lẫn quy chuẩn”.

Trong trường hợp cuộc xung đột Israel-Hamas, những yêu cầu đó trở nên phức tạp hơn nhiều, nếu các mạng xã hội muốn chứng minh họ không tiếp tay cho khủng bố bằng cách ngăn chặn việc phát tán những video tuyên truyền, đe dọa, quay cảnh hành quyết con tin. Trong quá khứ, Facebook từng bị gia đình của những người bị Hamas sát hại kiện. Đầu năm nay, Google, Twitter và Meta phải tự bảo vệ họ tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trước cáo buộc họ đã hỗ trợ vật chất cho nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bằng cách lưu trữ hoặc đề xuất các nội dung của nhóm này (ví dụ video tuyển chiến binh).
Image
Một cuộc biểu tình ủng hộ Palestine ở Brussels, Bỉ ngày 11 Tháng Mười 2023 (ảnh: Laia Ros/Getty Images)

Việc xác định thế nào là một tổ chức cực đoan cũng không hề đơn giản trong một số trường hợp. Trong những năm qua, các nền tảng truyền thông xã hội đã phải đối mặt với sự giám sát kỹ lưỡng những gì xuất hiện trên nền tảng của họ, từ tin tức về các chính phủ, các phong trào chính trị, chiến dịch quân sự, những gì liên quan các chế độ độc tài và tổ chức khủng bố. Năm 2021, sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan, các công ty truyền thông xã hội đã phải đưa ra quyết định quan trọng là “có nên tiếp tục cấm Taliban không?”, bởi lẽ lực lượng này giờ đây đã nắm chính quyền một cách chính thức. Cuối cùng, Facebook quyết định cấm Taliban, trong khi Twitter cho phép duy trì sự hiện diện chính thức với tư cách là “một nhà nước trên thực tế”.

Rối tung rối mù giữa biển thông tin

Trong những bài đăng liên quan Hamas, việc quá thận trọng có nghĩa phải gỡ bỏ tất cả những video thể hiện hành động tàn bạo của tổ chức này. Nhưng làm thế cũng đồng nghĩa với việc không cho đăng những nội dung được cho là hợp pháp của những người ủng hộ giải phóng người Palestine. Đầu năm nay, Meta đã nới lỏng các quy tắc cấm ca ngợi những tổ chức và cá nhân nguy hiểm, trong khi cho phép đăng nhiều bài hơn về các thực thể cực đoan, miễn là chúng được thực hiện trong bối cảnh các cuộc thảo luận chính trị hoặc xã hội dưới dạng bản tin hoặc tư liệu mang tính học thuật về các sự kiện hiện tại.
Image
Israel pháo kích vào Gaza ngày 12 Tháng Mười (ảnh: Leon Neal/Getty Images)

Trên TikTok, hashtag #Israel và #Palestine đều thu hút hàng chục tỷ lượt xem khi giới trẻ vào đây để tìm kiếm tin tức nhanh và góc nhìn khác về cuộc xung đột. Có ít nhất một tài khoản nổi bật đưa tin theo quan điểm của người Palestine được thông báo bị cấm vĩnh viễn vào ngày 9 Tháng Mười 2023. Nhưng hôm sau, người phát ngôn của TikTok, Jamie Favazza cho biết lệnh cấm là sai lầm và tài khoản Mondoweiss đã được khôi phục.

Theo Favazza, kể từ khi cuộc tấn công của Hamas bắt đầu, TikTok đã tăng cường số nhân viên kiểm duyệt các bài đăng về cuộc xung đột, bằng cả tiếng Ả-rập lẫn tiếng Do Thái. Nó cũng đã chặn một số hashtag chuyên đưa các hình ảnh bạo lực hoặc tuyên truyền khủng bố, gồm cả cảnh quay con tin bị hành quyết. Công ty đang làm việc với những chuyên viên kiểm tra tính xác thực để phát hiện sớm các thông tin sai lệch.

Với YouTube, người phát ngôn Jack Malon cho biết công ty đang nỗ lực kết nối những người dùng tìm kiếm các cụm từ liên quan đến chiến tranh với các nguồn tin tức đáng tin cậy. “YouTube sẽ gỡ bỏ những lời nói căm thù nhắm vào cả cộng đồng Do Thái và Palestine” – ông nói. Andy Stone, người phát ngôn của Meta, tuyên bố: “Công ty đã thành lập một trung tâm hoạt động đặc biệt với các chuyên gia thông thạo tiếng Do Thái và tiếng Ả-rập để theo dõi chặt tình hình. Chúng tôi đang làm việc suốt ngày đêm để giữ an toàn cho nền tảng, xử lý kịp thời các nội dung vi phạm chính sách của Meta và luật pháp địa phương, đồng thời phối hợp với những người kiểm tra thực tế bên thứ ba trong khu vực giao tranh để hạn chế lan truyền thông tin sai lệch”.

Hiện Meta và TikTok đang hợp tác với các tổ chức xác minh tính xác thực để dán nhãn thông tin sai lệch và gây hiểu lầm. X thu hút người dùng tham gia dự án kiểm tra thông tin có tên “Community Notes”. Ngày Thứ Ba 10 Tháng Mười, những người tham gia dự án đã tranh luận về việc có nên dán nhãn xác minh tính xác thực cho một đoạn video khủng khiếp do Donald Trump Jr., con trai của cựu Tổng thống Donald Trump đăng tải hay không. Đoạn video cho thấy phiến quân bắn vào các thi thể và những người bị thương trên sàn gạch, nhưng nguồn gốc không rõ ràng.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests