Thời Sự, Bình Luân

vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Hèn với giặc...!

Ông Ba Cất
(Danlambao) - "Hèn với giặc, ác với dân!" Thú thật câu nói này chẳng phải do chúng tôi nghĩ ra mà nó đã xuất hiện trên báo chí cả trong nước lẫn ngoài nước rất lâu rồi. Đối tượng được nói đến chính là cái gọi là ĐCS (đảng cộng sản) với cái chế độ xhcn ưu việt của nó ở Việt Nam. Thiết tưởng cũng nên bàn một chút xem nó "hèn" ở chỗ nào và "ác" ở chỗ nào, chứ nếu chỉ nói khơi khơi e là... nói oan cho người ta thì sao?!

Hẳn mọi người đều thấy: Cả báo chí lẫn TV, Radio đều đã nói rất nhiều đến "dân oan" và "tù nhân lương tâm". Vậy dân oan là những ai và tù nhân lương tâm là những ai?

Nhà cửa, ruộng vườn, đất đai của người ta, hoặc đổ bồ hôi, sôi nước mắt biết bao lâu mới có được, hoặc của biết bao đời ông cha để lại, nay bỗng dưng "Nhà nước" hô lên đất đai là của chung toàn dân nhưng "nhà nước quản lý". Thế rồi chỗ này các vị "quy hoạch", chỗ kia các vị "thu hồi". Hoặc để bán cho công ty nước ngoài này xây nhà, xây cửa, xây công ty. Hoặc bán cho đối tác kia làm sân golf, làm khu resort... Nói chung là làm bất cứ một cái gì mà đôi bên - Những người có chức, có quyền như các vị và đối tác kia là đám con buôn - đều có lợi. Bất chấp đến những thiệt thòi mất mát của người dân. Dĩ nhiên "dân ngu khu đen" thì cũng là con người chứ có phải là con giun, con dế đâu mà các vị muốn dẵm, muốn đạp thế nào cũng được, thế là người ta phản ứng lại. Đơn độc thì như gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng tỉnh Hải Phòng làm điển hình. Còn tập thể thì lấy nhân dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên ra làm thí dụ... Đó là những thì dụ điển hình, chứ thực tế suốt từ ngoài Bắc vào tới trong Nam, còn rất nhiều nơi đất đai, nhà của của người dân bị cướp một cách trắng trợn như thế mà trong phạm vi một bài viết này chúng tôi không thể kể ra hết được.

Lại nói khi tài sản của người ta bị cướp đi như thế tất nhiên người ta phải phản ứng lại. Thế là các vị cho công an, dân phòng với bọn du côn, đầu gấu tới đàn áp, đánh đập, bắt nhốt, bỏ tù bỏ tội người 2 năm, người 3 năm, người 4 năm, như anh em ông Đoàn Văn Vươn bị 5 năm tù mà ai cũng biết đấy! Ngoài ra còn biết bao người khác nữa mất nhà mất cửa, lêu bêu khiếu kiện cả mấy năm trời vẫn không được giải quyết. Tất cả những người đó đều được gọi một tiếng chung là "Dân oan"đấy.

Còn "Tù nhân lương tâm" là những ai?


Cao bồi du đãng, ăn cắp ăn trộm, cướp của giết người, bị bắt, bị tù bị tội đáng lắm rồi, đàng này lại không như thế, mà trái lại chính các thành phần cặn bã kể trên đôi khi lại còn được các vị "lợi dụng", dùng làm phương tiện trấn áp những người phản ứng lại những việc làm bất nhân, thất đức của các vị. Chứng minh trong tất cả những lần đàn áp người dân của công an đều có "dư luận viên" với "dân phòng" tiếp tay. Vậy 2 loại người này hầu hết là những người như thế nào? Lang thang trên Net, chúng tôi đọc được một bài nói về "Dư luận viên". Bài viết dài lắm, nhưng chỉ xin trích ra đây một đoạn ngắn để mọi người cùng thấy cái đám gọi là "dư luận viên" nó tốt, nó xấu ra làm sao?

Trích: "Ném đá giấu tay là ngón nghề sơ đẳng mà người cộng sản ưa dùng, vì nó hiệu quả mà ít tốn kém. “Dư luận viên” những đứa con hoang sản sinh từ hai dòng máu cha Hán tộc, mẹ Việt cộng qua sự ăn nằm lén lút tại Thành Đô năm 1990, được đẩy ra đường để phá phách, cướp giật, gây sự, đánh người trong những dịp được CSVN cho là đụng chạm đến vùng “nhạy cảm” của gã chồng hờ Tàu khựa. Trong ngày 14/3 vừa qua, đám con hoang dư luận viên được công an côn đồ Hà Nội, trong đó có Giám đốc công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung hộ tống đến phá đám, gây sự, giật vòng hoa, băng-rôn của những người dân tưởng niệm 64 người lính, đã bị biến thành bia thịt cho lính Trung cộng bắn trong vụ thảm sát Gạc- ma 1988." - Ngưng trích


Còn "Dân Phòng" thì thế này đây:


Trích: "Gần nửa tháng trôi qua nhưng dư luận người dân TP Vinh (Nghệ An) vẫn chưa hết phẫn nộ về vụ sáu dân phòng khối Vinh Quang, phường Hưng Bình đã đánh đập dã man ba em học sinh, khiến một em tử vong và hai em khác bị thương nặng. Người dân tại địa phương cho biết đây không phải lần đầu tiên tổ dân phòng này gây sự với người đi về khuya trên đường Đốc Thiết.


Không chỉ vậy, dân phòng còn can thiệp chuyện gia đình người dân bằng... ma trắc. Điển hình như vụ xảy ra vào tối 8-1-2004, khi hai dân phòng P.9, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) đã “nhiệt tình” giải quyết chuyện nội bộ gia đình anh Nguyễn Đại Hưng (đang làm việc ở Cục Xuất bản, Bộ Văn hóa - thông tin) bằng cách dùng ma trắc thẳng tay đánh vào đối tượng. Nhiều người dân chứng kiến vụ việc đã tỏ ra vô cùng bức xúc." - Ngưng trích

Như vậy rõ ràng "dư luận viên" với "dân phòng" đều là những thành phần bất hảo, thế nhưng họ lại là con cưng của chế độ, được chế độ bảo bọc, ưu đãi. Trong khi đó những người được coi là thực sự ưu tú của đất nước như: Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Lý, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Vi Đức Hồi, Nguyễn Văn Đài... thì lại phải tù, phải tội! Nhạc sĩ Việt Khang đã làm gì để phải bị 4 năm tù và 2 năm quản chế? Ông đã cướp của, giết người hay chỉ vì đã có 2 bản nhạc, hỏi: Anh Là Ai và Việt Nam Tôi Đâu mà đã bị ghép cho tội tuyên truyền chống phá nhà nước? Mà thật sự cái được gọi là "nhà nước" này có đáng chỉ bị chống phá không thôi, hay "chống phá" vẫn chưa đủ, mà nó còn đáng bị đạp vùi xuống bùn dơ cho mất tăm, mất tích hẳn đi?!

Sưu tầm trên Net, chúng tôi đọc được một đoạn văn giải thích về Tù nhân lương tâm như thế này:

Trích: Tù nhân lương tâm (tiếng Anh: Prisoner of conscience) là một thuật ngữ được đặt ra bởi các nhóm đấu tranh cho nhân quyền thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế trong đầu thập niên 1960. Thuật ngữ này có thể đề cập đến bất cứ ai bị bỏ tù vì lý do chủng tộc, chính trị, tôn giáo, màu da, ngôn ngữ, xu hướng tình dục, niềm tin hay lối sống của họ, miễn là họ đã không sử dụng hoặc ủng hộ bạo lực. Thuật ngữ này cũng chỉ những người đã bị cầm tù và / hoặc bị bách hại vì biểu lộ niềm tin theo lương tâm của họ cách không bạo động. - Ngưng trích


Như vậy rõ ràng "Tù nhân lương tâm" không chỉ là những vị chúng tôi đã nêu danh ở trên mà còn rất nhiều người nữa hiện đang quằn quại trong các nhà tù của Việt cộng chỉ vì không đồng quan điểm với chúng hoặc có tư tưởng, có lời nói chống lại chúng. Đặc biệt hơn nữa là ngay cả những người không hề đả động gì tới Việt cộng mà họ chỉ biểu tình đả đảo Trung cộng vì những hành vi ăn cướp của bọn này mà cũng bị Việt cộng bắt bỏ tù hoặc trù dập, đánh đập là làm sao? Họ có là tù nhân lương tâm hay không?


Ngay rừ ngày còn nhỏ, 6 - 7 chục năm về trước học về địa lý nước nhà, chúng tôi đã thấy những câu: Nước Việt Nam hình cong như chữ "S", từ Ải Nam Quan cho tới Mũi Cà Mau... Ngày nay thì Ải Nam Quan của Việt Nam đã biến thành Mục Nam Quan của Tầu cộng. Trước năm 1975 Trường Sa và Hoàng Sa cũng là của Việt Nam, thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 19/1/1974 Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa, hải quân VNCH đã chống trả hết sức oanh liệt, lính Tầu cộng chết bao nhiêu không rõ, nhưng Hải quân VNCH đã hy sinh hết 74 chiến sĩ, Thiếu Tá Ngụy Văn Thà hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 cũng đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến này. Đến sau 30 tháng Tư năm 1975, VNCH mất vào tay phỉ quyền cộng sản miền Bắc. Tưởng Trung cộng với Việt cộng là anh em, "môi hở thì răng lạnh" khiến Trung cộng trả lại Hoàng Sa cho Việt cộng. Ai ngờ nó đã chẳng trả lại Hoàng sa mà còn đớp luôn cả Trường sa. Đến nay thì Hoàng Sa, Trường sa đều bị Trung cộng hô hoán là tài sản do ông cha chúng để lại, không còn gì để bàn cãi! Khác hẳn với Philippines cũng có sự tranh chấp biển, đảo với Trung cộng, và tuy cũng tự biết mình là nước nhỏ không thể đối đầu bằng vũ lực với quân giặc cướp được, nhưng họ vẫn dám đưa chúng ra tòa án quốc tế. Trong khi đó thì nhà nước CHXHCN Việt Nam của Việt cộng lại không dám có hành động gì cả, chỉ dám ú ớ lên tiếng phản đối, mà phản đối suông thì làm được cái gì? Hèn với giặc như thế nhưng lại "ra ngõ gặp anh hùng" với dân!


Vùng biển thuộc phần "lãnh hải" của mình, ngư dân của mình tới đánh cá, Tầu cộng nó cho tầu thuyền của nó ra cướp cá, cướp ngư cụ, đánh đập ngư dân mình, dùng tầu sắt của nó đâm đắm tầu gỗ của ngư dân mình. Vậy mà radio, truyền hình của chxhcn Việt Nam mình chỉ dám nói là "tầu lạ" chứ chẳng dám chỉ đích danh là tầu Trung quốc. Nào đã hết đâu, mới đây Tầu cộng nó còn tiến thêm một bước dài nữa. Đảo của mình nó chiếm, sau đó nó còn "be bờ đắp đập", đổ thêm đất đá, làm hẳn một sân bay trên đảo, rồi làm đài Rada, rồi bố trí hỏa tiễn phòng không uy hiếp cả một vùng trời vùng biển. Vậy mà "ra ngõ gặp anh hùng" của ta chỉ biết ú ớ như những thằng ngọng!

Hèn với giặc đến thế là cùng, thế nhưng lại "anh hùng" hết sức với dân. Chỗ nào cũng công an, ngoài ra còn "dân phòng", còn "dư luận viên" đặc nghẹt, lúc nhúc như rươi. Hở một tí thì đàn áp, rồi bị bắt, bị đánh đập, bị đưa ra tòa, bị tù tội người 2 năm, người 4, 5 năm hoặc nhiều hơn. Như vậy không phải là "Hèn với giặc, ác vời dân" thì là gì?

16/3/2016

Ông Ba Cất
[/color]
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hoa Kỳ bác bỏ lời tuyên bố của ông Putin

Image
Các giới chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ tiếp tục đưa ra những chỉ trích nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói rằng sự can thiệp quân sự của Moscow ở Syria không những đã không đạt được mục tiêu đề ra, mà có thể đã làm suy giảm vị thế của Nga trong vùng.

"Nga nói họ tới Syria để chiến đấu chống lại ISIS nhưng đó không phải là điều mà họ đã làm," Bộ trưởng Quốc phòng, Ash Carter, nói với những thành viên của Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm thứ Năm, sử dụng một từ viết tắt cho nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. "Quân đội của họ chỉ kéo dài cuộc nội chiến, chống đỡ [Tổng thống Syria Bashar al Assad] và tới giờ chúng tôi chưa nhìn thấy liệu Nga có giữ được sức ảnh hưởng để tìm được một phương thức ngoại giao tiến về phía trước hay không."

Ông Putin loan báo rút một phần lực lượng Nga hôm thứ Hai, nói rằng tất cả những mục tiêu của Nga đều đã đạt được. Kể từ hôm đó, truyền thông Nga đã chiếu video cho thấy những chiến đấu cơ của Nga dần dần rời khỏi những căn cứ không quân ở Syria.

Tư lệnh lực lượng không quân Nga hôm thứ Năm cho biết việc rút hầu hết binh sĩ nước này ở Syria sẽ hoàn tất trong vòng hai hoặc ba ngày. Mỹ ước tính Nga có từ 3.000 đến 6.000 binh sĩ ở Syria. Nga nói khoảng 1.000 binh sĩ vẫn sẽ lưu lại sau vụ triệt thoái.

Tuy nhiên, giới chức quân đội và tình báo Mỹ đã bày tỏ thận trọng, mô tả tác động của việc rút quân đối với năng lực không chiến của Nga là "tương đối nhỏ." Họ cũng lưu ý rằng trọng pháo và những thiết bị khác của Nga vẫn hiện diện trên chiến trường.

Chính ông Putin hôm thứ Năm nói rằng Nga có thể tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria trong vòng "vài giờ" nếu thấy cần thiết.

Tại một sự kiện ở Điện Kremlin vinh danh những sĩ quan đã phục vụ ở Syria, ông Putin cho biết hành động của Nga đã chứng minh "sự lãnh đạo, ý chí và trách nhiệm" trong khi chiến đấu với điều mà ông gọi là "những kẻ thù của nền văn minh."

Giới chức quân sự hàng đầu của Mỹ bác bỏ những tuyên bố như vậy hôm thứ Năm.

"Khi Putin tiến vào Syria, ông ta nói mục đích được nêu ra là giải quyết ISIS," Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Joseph Dunford, nói. "ISIS đã không được giải quyết."

Ông Dunford cũng nói với ủy ban của Thượng viện rằng những nỗ lực của Mỹ nhằm đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria đang đạt được đà tiến.

Ông nói Mỹ và những lực lượng liên minh đang làm việc với Lực lượng Dân chủ Syria mà giờ đã có từ 10.000 đến 15.000 chiến binh, trong đó có 5.000 người Ả-rập, gấp đôi số chiến binh người Ả-rập tham gia chỉ một tháng trước đây.

Tuy nhiên, ông Dunford từ chối đưa một thời biểu cho biết khi nào thì những lực lượng này có thể sẵn sàng tiến công Raqqa, thủ đô của lãnh địa Caliphate tự tuyên xưng của Nhà nước Hồi giáo ISIS.


{loadposition articleads}

Các giới chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ tiếp tục đưa ra những chỉ trích nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói rằng sự can thiệp quân sự của Moscow ở Syria không những đã không đạt được mục tiêu đề ra, mà có thể đã làm suy giảm vị thế của Nga trong vùng.

"Nga nói họ tới Syria để chiến đấu chống lại ISIS nhưng đó không phải là điều mà họ đã làm," Bộ trưởng Quốc phòng, Ash Carter, nói với những thành viên của Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm thứ Năm, sử dụng một từ viết tắt cho nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. "Quân đội của họ chỉ kéo dài cuộc nội chiến, chống đỡ [Tổng thống Syria Bashar al Assad] và tới giờ chúng tôi chưa nhìn thấy liệu Nga có giữ được sức ảnh hưởng để tìm được một phương thức ngoại giao tiến về phía trước hay không."

Ông Putin loan báo rút một phần lực lượng Nga hôm thứ Hai, nói rằng tất cả những mục tiêu của Nga đều đã đạt được. Kể từ hôm đó, truyền thông Nga đã chiếu video cho thấy những chiến đấu cơ của Nga dần dần rời khỏi những căn cứ không quân ở Syria.

Tư lệnh lực lượng không quân Nga hôm thứ Năm cho biết việc rút hầu hết binh sĩ nước này ở Syria sẽ hoàn tất trong vòng hai hoặc ba ngày. Mỹ ước tính Nga có từ 3.000 đến 6.000 binh sĩ ở Syria. Nga nói khoảng 1.000 binh sĩ vẫn sẽ lưu lại sau vụ triệt thoái.

Tuy nhiên, giới chức quân đội và tình báo Mỹ đã bày tỏ thận trọng, mô tả tác động của việc rút quân đối với năng lực không chiến của Nga là "tương đối nhỏ." Họ cũng lưu ý rằng trọng pháo và những thiết bị khác của Nga vẫn hiện diện trên chiến trường.

Chính ông Putin hôm thứ Năm nói rằng Nga có thể tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria trong vòng "vài giờ" nếu thấy cần thiết.

Tại một sự kiện ở Điện Kremlin vinh danh những sĩ quan đã phục vụ ở Syria, ông Putin cho biết hành động của Nga đã chứng minh "sự lãnh đạo, ý chí và trách nhiệm" trong khi chiến đấu với điều mà ông gọi là "những kẻ thù của nền văn minh."

Giới chức quân sự hàng đầu của Mỹ bác bỏ những tuyên bố như vậy hôm thứ Năm.

"Khi Putin tiến vào Syria, ông ta nói mục đích được nêu ra là giải quyết ISIS," Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Joseph Dunford, nói. "ISIS đã không được giải quyết."

Ông Dunford cũng nói với ủy ban của Thượng viện rằng những nỗ lực của Mỹ nhằm đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria đang đạt được đà tiến.

Ông nói Mỹ và những lực lượng liên minh đang làm việc với Lực lượng Dân chủ Syria mà giờ đã có từ 10.000 đến 15.000 chiến binh, trong đó có 5.000 người Ả-rập, gấp đôi số chiến binh người Ả-rập tham gia chỉ một tháng trước đây.
Tuy nhiên, ông Dunford từ chối đưa một thời biểu cho biết khi nào thì những lực lượng này có thể sẵn sàng tiến công Raqqa, thủ đô của lãnh địa Caliphate tự tuyên xưng của Nhà nước Hồi giáo ISIS.
huynhtruong25
Posts: 142
Joined: Sun Sep 25, 2011 9:48 pm
Contact:

Post by huynhtruong25 »

Ðảng Dân Chủ: Tư Bản hay Xã Hội Chủ Nghĩa

Việt Nguyên

Cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 bước qua khúc quanh với hai khuynh hướng cực đoan đang thắng thế. Ứng cử viên Donald Trump dẫn đầu với khuynh hướng cực hữu trong đảng Cộng Hòa. Ứng cử viên Hillary Clinton dẫn đầu nhưng vẫn ngang ngửa với ứng cử viên Bernie Sanders. Trong đảng Dân chủ, ông Bernie Sanders có khuynh hướng cực tả cấp tiến, đang là đối thủ đáng kể của bà Hillary Clinton. Cả hai ông Donald Trump và Bernie Sanders đã làm giới báo chí và phê bình chính trị ngạc nhiên trong một kỳ tranh cử lạ lùng trong lịch sử Hoa Kỳ, một cuộc tranh cử khó tiên đoán ngay từ đầu. Cả hai ông Trump và Sanders đều có cùng một chiến thuật: đả phá và lật đổ những nền tảng đã được thiết lập. Ông Trump với khuôn mặt hề, đả phá những giá trị bảo thủ của đảng Cộng Hòa, đi về con đường của đảng vào những năm sau Thế Chiến Thứ Hai. Ông Sanders, 74 tuổi, đưa đảng Dân Chủ với những bộ mặt trẻ tuổi như John F. Kenney và Barack Obama, đến thời kỳ cách mạng với khuôn mặt “cha già dân tộc” dẫn về chiều hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Ông Sanders với tài tranh cử, cổ động những người ủng hộ đóng góp vào quỹ tranh cử, đã làm đảng Dân Chủ rúng động. Ông nhắm vào thành phần trẻ, một giới trẻ bất mãn xã hội Mỹ với nền kinh tế trong 35 năm không bình đẳng đồng đều cho mọi người, khác với hứa hẹn của đảng Dân chủ từ xưa đến nay, lập trường khác với Cộng Hòa, luôn luôn nhắm vào những chương trình xã hội. Một nền kinh tế trì trệ với lương công nhân không thay đổi, không được tăng lương mỗi năm trong khi thành phần tư bản giàu có nhất chiếm 1% dân số càng ngày càng giàu. Trên khuynh hướng xã hội, xã hội này thiếu luật lệ điều hành kiểm soát những đại công ty tài chính nhất là trong những năm kinh tế suy thoái từ 2006, nền kinh tế ấy hồi phục trong 8 năm của TT Obama nhưng hồi phục rất chậm. Ðối thủ của ông Sanders là bà Hillary Clinton đã biết đến những bất mãn của giới trẻ, năm ngoái đã đưa ra những đề nghị thay đổi như ngày nghỉ cho công nhân khi bệnh, chương trình cải tổ tư bản Wall Street, cải tổ hệ thống pháp lý (nhưng ủng hộ chương trình của những người Mỹ da đen “Black lives matter” (xem trọng sinh mạng của người da đen). Những cải tổ do bà Clinton đề nghị chỉ là bước đầu nhưng bà đã đánh giá thấp địch thủ Bernie Sanders với tài tranh cử và giới tả vẫn giận dữ với các ngân hàng lớn và các chương trình tài trợ cũng như họ đã mất lòng tin đảng.

Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton, cựu đệ nhất phu nhân của TT Bill Clinton lập chương trình y tế Hillary care không được phổ thông, hay tham dự các buổi họp nội các mặc dù không giữ vai trò trong chính quyền Clinton, được giới quan sát chính trị xem như là ứng cử viên tổng thống của chính quyền Bill Clinton nhiệm kỳ ba. Chương trình đối nội và đối ngoại của bà hoàn toàn có lập trường “bảo vệ thành trì chủ nghĩa Obama.”

Con đường tranh cử phía đảng Dân Chủ còn dài, bà Clinton chưa bỏ xa đối thủ Bernie Sanders là vì những thành phần cấp tiến trong đảng Dân chủ nghi ngờ chương trình cấp tiến của bà.

Về tài chính bà không thật sự giữ quan điểm cứng rắn về đạo luật Glass-Steafall một đạo luật nhằm kiểm soát các ngân hàng.

Về thuế bà nghiêng về phe Cộng Hòa bảo thủ, trong khi phe cấp tiến chủ trương tăng thuế trên tất cả những người đi làm, bà Clinton chống lại chủ trương ấy, chỉ đề nghị tăng thuế trên những người có lợi tức cao và không tăng thuế trên những người số lương dưới 250 ngàn một năm.

Bernie Sanders thiên về xã hội chủ nghĩa, hồi thời Chiến Tranh Lạnh, anh chàng trẻ tuổi Bernie đi qua Xô Viết để hưởng tuần trăng mật thay vì đi đến các nước tự do. Trong khi bà Clinton nhất định bảo vệ chương trình y tế Obama mặc dù chương trình y tế này cũng như bất kỳ một chương trình mới nào từ kinh tế đến y tế đều có những khiếm khuyết cần sửa đổi, ông Sanders chủ trương thay hẳn chương trình y tế Obama.

Khác với các ứng cử viên Cộng Hòa muốn thay chương trình y tế Obama bằng một chương trình y tế tư nhân, ông Bernie Sanders chủ trương tăng thuế để lập một chương trình y tế xã hội như ở Canada và Âu Châu, chương trình lấy Medicare là mô hình, một hệ thống duy nhất trả tiền cho bệnh viện và bác sĩ, một chương trình tốn kém với mức thuế cao nhất là 84% (hiện nay 35%). Chương trình y tế này sẽ không bắt bệnh nhân trả tiền khấu trừ (Deductible) hay tiền đóng thêm (copayment) ngay cả đến bảo hiểm răng và mắt cũng được trả như các dịch vụ y tế khác. Chương trình y tế Sanders đã được ông Harold Pollack phân tích. Chương trình này sẽ dẫn đến tăng thuế lợi tức gấp đôi so với thuế hiện tại.

Trong khi cử tri người da đen và Latino vẫn trung thành với bà Clinton thì ông Sanders với khả năng tài chính và chương trình xã hội dân chủ của ông quyến rũ được giới trẻ và giới ủng hộ ông càng ngày càng gia tăng. Nhằm mục đích đưa y tế đến cho mọi người (khác với chương trình Obama Care với tiền khấu trừ cao người đi làm phải trả tiền, các công ty trả ít chi phí y tế cho công nhân) ông Bernie Sanders đi vào con đường cấp tiến cực tả.

Ông được giới trẻ ủng hộ, cũng tương tự như giới bảo thủ quá khích ủng hộ Donald Trump, là kết quả của 8 năm Tổng Thống Obama, dân muốn một bộ mặt mới xuất hiện để dẫn Hoa Kỳ qua thời kỳ mệt mỏi chán nản mặc dù Bernie Sanders 74 tuổi không còn trẻ. Giới trẻ có học, trình độ đại học, ủng hộ Bernie Sanders một cách nồng nhiệt, họ cảm thấy ông già 74 tuổi lại có trái tim và tâm hồn trẻ hơn bà Clinton và Obama. Sau 8 năm, giới trẻ đồng ý
TT Obama có nhiệt tâm nhưng nhiệt tâm ấy không có vẻ thành thực, mang nặng bộ mặt chính trị, cân nhắc không dám thực hiện những điều đã hứa. Ông Bernie Sanders với 35 năm phục vụ, từ thị trưởng Burlington tiểu bang Vermont qua đến dân biểu (tái đắc cử 7 lần) rồi lên nghị sĩ cho thấy quá trình hoạt động dài hơn và kinh nghiệm hơn TT Obama và Hillary Clinton lúc ra ứng cử. Gốc Do Thái, nhưng ông Sanders được những người chung quanh xem như là một người Phật Giáo, Buddhist Yankee, trầm tĩnh, một con người tự do như triết gia Henry David Thoreau, không cảm thấy cắn rứt khi nói lên sự thật từ tận đáy lòng, dám ăn dám nói như Donald Trump nhưng ông giữ bộ mặt trí thức không làm mặt hề, không phỉ báng sỉ nhục đối thủ. Ðiềm tĩnh nhưng giận dữ về hai điều giới trẻ đang ấm ức: thời tiết thay đổi vì hiện tượng nóng toàn cầu do các kỹ nghệ lớn gây ra (từ sự phế thải thán khí Co2 và Methane vào không khí) và bất công về giàu nghèo. Giới trẻ có cảm tưởng, bộ mặt giận dữ của ông Sanders như bộ mặt một người cha già giận dữ bênh vực quyền lợi cho con cái (Trong 8 năm cầm quyền, TT Obama có đề cập đến sự bất công nhưng vẫn chủ trương nhiều lần: Ngân hàng lớn không thể để sập và luật cho người giàu và nghèo như nhau).

Donald Trump gọi Bernie Sanders là tên Cộng Sản. Ông Sanders đặt tên chính sách của ông là “dân chủ xã hội,” chương trình dân chủ khác với tính chất độc tài đổ máu của các chính quyền Trung Cộng và Xô Viết. Bà Clinton và chính quyền Obama trong 8 năm không lắng nghe tiếng nói của những cử tri đã ủng hộ ông Sanders ở Michigan, một tiểu bang kỹ nghệ miền Bắc, đa số cử tri là người da trắng khác với số cử tri thiểu số người da đen ủng hộ bà Clinton ở các tiểu bang miền Nam. Họ ở lứa tuổi 18 đến 39, tốt nghiệp đại học hay đang học đại học cùng với giai cấp công nhân thuộc thành phần trung lưu vùng ngoại ô Detroit được đặt tên là “thành phần dân chủ Ronald Reagan.” Ngay cả những người da đen ở Michigan cũng ủng hộ ông Sanders vì họ chỉ trích bà Clinton đã theo chính sách của TT Obama ủng hộ hiệp định NAFTA và TPP (hợp tác xuyên Thái Bình Dương) đã làm công nhân Mỹ mất việc về tay người Mexico và Á Châu.

Ðảng Dân Chủ vẫn được xem là mạnh về vấn đề đối nội và các chương trình kinh tế xã hội nhưng những năm của TT Obama đã không giải quyết những vấn đề như lương giảm so với vật giá lạm phát, không tăng lương, không khí và nước ô nhiễm (nhất là nước ở Flint, Michigan), thiếu sự trợ giúp của chính quyền, quyền lợi những nhà giàu tỷ phú càng ngày càng tăng với các công ty đặt bản doanh ở ngoại quốc tranh thuế. Theo nghiên cứu của cơ quan OCED, một nửa tất cả lợi tức trước khi đóng thuế vào tay những người giàu nhất nước (1% dân số). Tài sản những tỷ phú giàu sụ (0.1% dân số) bằng 90% tài sản của dân số cả nước. Sự cách biệt giàu nghèo đã được Thomas Picketty viết thành sách, ảnh hưởng lên giới trẻ từ 18 đến 29 tuổi, họ không muốn Hoa Kỳ trở nên một xứ “chuyên chính tư sản” như Trung Cộng hay Nga mà muốn chương trình xã hội hợp lý.

Giới trẻ đã lắng nghe và ủng hộ Bernie Sanders khi ông tấn công hai kỹ nghệ đã làm giàu cho thiểu số: các công ty tài chính Wall Street và các đại kỹ nghệ quốc phòng, những công ty đã làm yếu kém nền Dân Chủ Hoa Kỳ. Những quyết định trong Tòa Bạch Ốc bởi các chuyên viên đa số nhắm vào lợi ích riêng tư của họ, có lợi cho các đại công ty, để khi về hưu họ sẽ được nhận vào các công ty lớn như Goldman Sachs. Các quyết định này đã đi theo một kiểu mẫu từ các chính quyền Bill Clinton, George W. Bush xuống đến Obama. Nhiệm kỳ đầu của chính quyền Obama là nhiệm kỳ thứ ba của chính quyền Bill Clinton chứ không cần đợi đến bà Hillary Clinton tranh cử cho nhiệm kỳ ba cho TT Bill Clinton. Các chuyên viên của chính quyền Clinton nổi tiếng được TT Obama mời về lại: Rahm Emanuel, John Podester, Hillary Clinton, Lawrence Summer, Tom Denilon, Leon Panetta.

Trong khi đảng Cộng Hòa vỡ tan vì Donald Trump thì đảng Dân Chủ cũng rạn nứt. Bà Hillary Clinton đang dẫn đầu nhưng con đường đến Tòa Bạch Ốc còn chông gai vì hình ảnh một tổng thống “lương thiện và đáng tin cậy” thiếu vắng qua quá khứ của bà nhất là hộp thư Email tư đã được dùng cho bí mật quốc gia. Hình ảnh ngạo mạn của bà Clinton trong buổi tranh luận với ông Sanders, giơ tay quả quyết: “Chuyện bị buộc tội vì dùng điện thư chắc chắn sẽ không xảy ra” đã làm mất lòng đảng viên Dân Chủ. Hình ảnh ấy khiến cử tri không quên hình ảnh của bà ngoại trưởng gây những thảm họa cho chính quyền Obama về mặt đối ngoại: chiến tranh Libya với dòng người tị nạn đổ ra từ Bắc Phi, vũ khí cung cấp cho Syria “Assad phải ra đi,” khủng bố ISIS gia tăng từ Iraq, Syria cho đến Libya.

Về quốc phòng, cả hai ứng cử viên Hillary Clinton và Bernie Sanders đều có lập trường giống nhau: phải ngăn chặn ISIS, không đưa quân chiến đấu vào Iraq và Syria, tiếp tục giữ quân ở Á Phú Hãn. Ông Sanders chỉ khác bà Clinton một điều là muốn thắng chiến tranh ở Trung Ðông, Saudi Arabia và các nước Trung Ðông phải lập liên quân. Các quốc gia Saudi Arabia, Kuwait, Qatar giàu về dầu hỏa phải đổ máu thay vì quân đội Mỹ.

Ứng cử viên gốc Do Thái thứ nhì trong lịch sử tranh cử (sau Barry Goldwater) đã đưa tên nhân vật gốc Do Thái khác gây ra mọi thảm họa cho Hoa Kỳ: cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger, kẻ phá hoại và tội phạm như nhà bình luận Christopher Hitchens (một người Mỹ gốc Do Thái!) đã buộc tội. Ông Kissinger đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và các sự can thiệp ở Cambodia đã đưa đến chiến thắng cho Pol Pot và Khmer đỏ.

Ðảng Dân Chủ mạnh về các chương trình đối nội tạo ra giấc mơ cho người Mỹ như “I have a dream” của Mục Sư Martin Luther King nhưng về quốc phòng thì như giấc mơ của TT Lyndon B. Johnson. Bà Doris Kearns là người ghi lại những giấc mơ cho TT Johnson. Mỗi 5g sáng, TT Johnson mặc áo ngủ gõ cửa phòng bà Doris, kể lại giấc mơ. Một ác mộng của ông ít người biết đã ảnh hưởng đến chiến tranh Việt Nam. Khi còn trẻ ông vẫn bị ác mộng: đang ngồi trong trại bò, mỗi lần bò chạy ông bị liệt người nên bị bò đạp. Khi làm phó tổng thống năm 1961, ông bị ác mộng tương tự: ngồi liệt trên ghế làm việc. Cơn ác mộng tê liệt nặng hơn sau Tết Mậu Thân 1968: ông nằm trên giường trong “phòng đỏ,” tê liệt không nói không cử động được, thân thể của ông là thân thể chết của TT Woodrow Wilson. Sau đó chiến tranh Việt Nam gia tăng, bỏ bom Bắc Việt nhưng ông Johnson lại nằm mơ bơi lội trên sông nhưng liệt không bơi được vào bờ. Cơn ác mộng ám ảnh khiến TT Johnson quyết định bỏ Việt Nam và không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai!
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Đảng Cộng Hoà gặp rắc rối dữ.


Nguyễn Văn Khanh.
Dùng chữ “họp khẩn” thì đúng là... hơi quá, nhưng chỉ nhìn nỗi lo âu hiện trên khuôn mặt của thành phần Lãnh đạo đảng Cộng Hòa, thì thấy ngay tình hình quả đã đến giai đoạn thật “cấp bách,” phải tìm cách cứu đảng, và chận ông Donald Trump.

Hình ảnh đó được thể hiện rõ hơn trong cuộc họp bỏ túi diễn ra ngay tại Washington D.C. vào trưa hôm Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2016, quy tụ gần một chục Nhà tài trợ và các Chiến lược gia hàng đầu của đảng. Ðề tài của cuộc thảo luận: làm thế nào để ông Tỷ phú Trump không trở thành Ứng cử viên của đảng, và kể cả trong trường hợp ông Trump là người được cử tri Cộng Hòa chọn để ra tranh cử, làm thế nào để có một Ứng cử viên vừa “tiêu biểu” cho “lập trường bảo thủ của đảng” vừa có đủ sức để chiến thắng. Nói rõ hơn: họ sẵn sàng ủng hộ một Ứng cử viên khác, ra tranh cử đối đầu với cả bà Hillary Clinton của phía Dân Chủ và ông Trump, nhân vật hiện đang nổi bật nhất của cánh Cộng Hòa.
Image
(Hình minh họa: Angelo Merendino/Getty Images)
Cuộc họp diễn ra vào đúng thời điểm tin tức bầu cử cho thấy: toàn là những điều có lợi cho ông Trump. Trước hết là tin Thứ Ba tuần tới: “gần như chắc chắn” ông Trump sẽ thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở Arizona, kế đến là dự báo cho hay từ giờ cho đến đầu Tháng Sáu, ông Tỷ phú nổi tiếng thế giới “chỉ cần lấy được 52% tổng số phiếu Đại biểu” là đủ 1,237 phiếu để đại diện đảng. Vì thế, theo lời một người biết rõ chuyện, “cuộc họp mặt ở D.C. trở thành rất cần thiết,” vì “chẳng ai muốn ông Trump đại diện cho đảng” nhưng đồng thời những người tham dự “ai nấy đều cuống quít” vì không tìm được giải pháp để giải quyết điều họ đang lo sợ là: không những ông Trump sẽ thua bà Clinton, mà sự hiện diện của ông ta có thể sẽ gây nên thảm trạng “vỡ đảng.”

Giới thạo tin tại Washington D.C. cho hay: trong cuộc họp kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ với sự hiện diện của nhà bình luận chính trị Erick Erickson, và Lãnh tụ tập thể Thiên Chúa Giáo bảo thủ Bob Fischer, nhiều ý kiến đã được nêu lên như: sẽ dồn mọi nỗ lực ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz, hoặc mở mặt trận đánh bóng ông Thống Ðốc John Kasich, người vài ngày trước đây vừa chiến thắng ở Tiểu bang nhà Ohio. Sau khi thảo luận, “mọi người đồng ý cả 2 giải pháp đó đều không khả thi,” vì “ông Cruz không thể nào lấy được 80% số Đại biểu còn lại để đại diện đảng ra tranh cử Tổng thống, đồng thời cũng tin rằng: sau Ohio, ông Thống Ðốc Kasich khó có thể thắng được những Tiểu bang khác.” Cuối cùng, mọi người đồng ý với nhau ở điểm: nếu tình hình hiện nay tiếp diễn, chắc chắn đến Ðại Hội Ðảng vẫn chưa có Ứng cử viên nào đủ phiếu Đại biểu, lúc đó thành phần Lãnh đạo sẽ có cơ hội “dàn xếp” để đưa ra một liên danh đủ mạnh, lấy lại Tòa Bạch Ốc cho đảng Cộng Hòa.

“Ðây là điều đã được nhiều người nói tới” theo lời ông Henry Barbour, một nhân vật uy thế của lực lượng Cộng Hòa ở các Tiểu bang miền Nam. “Chúng tôi đã làm rất nhiều bài toán, đã đưa ra mọi giả thuyết để xem ai là người có đủ 1,237 phiếu Đại biểu. Cuối cùng, chúng tôi tin rằng: mọi chuyện sẽ được quyết định ở Ðại Hội Ðảng, người được chọn có thể là ông Trump, và cũng có thể không phải là ông Trump.”

Nếu điều đó xảy ra, “chuyện không yên ắng như mọi người nghĩ đâu” là lời cảnh báo của ông Joseph Twinning, từng làm việc với Ban tham mưu vận động tranh cử cho Phó Tổng Thống Al Gore.

“Tôi thấy trong vài tuần gần đây, chỗ nào ông Trump xuất hiện vận động là chỗ đó có gây gổ, chuyện người ủng hộ ông Trump, và người chống đối ông ta đánh nhau cũng đã từng xảy ra, và tôi tin sẽ tiếp tục xảy ra. Vì thế, nếu Ðại Hội Ðảng Cộng Hòa trở thành nơi để thành phần Lãnh đạo đảng dàn xếp đưa ra một liên danh tranh cử, lúc đó chắc chắn sẽ có xáo trộn lớn.” Xáo trộn tới mức nào? Ông Twinning trả lời: “Nhẹ nhất là thành phần cử tri ủng hộ ông Trump biểu tình rầm rộ phía bên ngoài để làm áp lực, nặng nhất là những người ủng hộ ông Trump sẽ cướp diễn đàn, đòi hỏi phải chọn ông Trump, họ không chấp nhận ai khác.”

Chuyện sẽ có xáo trộn là chuyện chính ông Tỷ phú Trump cũng đã nói tới. Thứ Tư tuần này khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình CNN. Ông Trump cho hay: nếu ông không có đủ phiếu Đại biểu và đảng dàn xếp loại ông để đưa người khác ra tranh cử, khối cử tri ủng hộ ông “sẽ nổi loạn.” “Nếu (đảng Cộng Hòa) không tôn trọng ý kiến của lực lượng cử tri ủng hộ tôi,” ông Trump nói thêm, “(lúc đó) sẽ xảy ra chuyện chưa từng xảy ra !!!.”
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »

Image

Còn điều 4 Hiếp Pháp - Sẽ không bao giờ có “màn kịch hay”!

Nguyễn Hồn Việt
(Danlambao) - Điều 4 của Hiến pháp chính là “giấy phép độc quyền” cho Đảng cầm quyền lãnh đạo! Ai dám chống lại nó? Thực ra, bọn Cộng sản Việt Nam đang cố tình làm ra vẻ căng thẳng để rồi chúng nó cớ mà nói rằng: “Dân chủ đến thế là cùng!” Chúng ta cần nhớ rằng khi Nguyễn Phú Trọng lên làm TBT khóa đầu tiên thì Nguyễn Tấn Dũng đã làm Thủ Tướng khóa 2 và Nguyễn Phú Trọng mắc bệnh giáo điều, thời điểm năm 2014 chưa nắm được quân mà đã vội vàng nên lần đó Nguyễn Tấn Dũng đã phản pháo một cách ngon lành, nhưng chỉ sau đó 1 năm thì sao nhỉ?... tôi đố Dũng dám “chống lại lệnh trung ương đảng” đấy? Đi tù như chơi! Bàn cờ hiện nay được điều hành bởi Trọng! Dũng chỉ là tay chầu rìa! Không hơn! Vậy đó, Còn điều 4 Hiếp Pháp - sẽ không bao giờ có “màn kịch hay”!

*
Vừa đọc bài “Nguyễn Tấn Dũng chống lại lệnh trung ương đảng?” của Hoàng Trần trên Danlambao. Thấy Hoàng Trần vẫn hy vọng: “Bằng việc tái diễn lại kịch bản chây lỳ như trên, Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đủ thời gian đón tiếp Obama trên cương vị thủ tướng vào tháng 5/2016. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ông Dũng lấy lại thanh thế và phục vụ cho những toan tính quyền lực của riêng mình.

Rõ ràng, nỗi ám ảnh của Nguyễn Phú Trọng đang dần dần trở thành sự thật. Sự chây lỳ của Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là động thái chống lại mệnh lệnh của ban chấp hành trung ương, mà thậm chí còn khiến cho cuộc chuyển giao quyền lực trong đảng lâm vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc.”

Thế rồi có người hy vọng: “…xem ra màn kịch hay vẫn còn phía trước.”

Hy vọng như vậy là chưa hiểu hết sự thâm độc và những bế tắc Chính Trị mà Việt Nam đã và đang gánh chịu! Hy vọng như vậy là chưa hiểu hết ý nghĩa chua cay tới tàn độc của điều 4 Hiếp Pháp của Việt Nam! Điều 4 ghi gì? Điều 4 đó ghi rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” Như vậy, Nguyễn Tấn Dũng có ăn gan hùm cũng chẳng dám “chống lại lệnh trung ương đảng”!

Điều 4 của Hiến pháp chính là “giấy phép độc quyền” cho Đảng cầm quyền lãnh đạo! Ai dám chống lại nó? Thực ra, bọn Cộng sản Việt Nam đang cố tình làm ra vẻ căng thẳng để rồi chúng nó cớ mà nói rằng: “Dân chủ đến thế là cùng!”

Chúng ta cần nhớ rằng khi Nguyễn Phú Trọng lên làm TBT khóa đầu tiên thì Nguyễn Tấn Dũng đã làm Thủ Tướng khóa 2 và Nguyễn Phú Trọng mắc bệnh giáo điều, thời điểm năm 2014 chưa nắm được quân mà đã vội vàng nên lần đó Nguyễn Tấn Dũng đã phản pháo một cách ngon lành, nhưng chỉ sau đó 1 năm thì sao nhỉ?

Có phải Nguyễn Phú Trọng giỏi hơn Nguyễn Tấn Dũng nên có chiến thắng vẻ vang ở đại hội 12? Thưa rằng không phải! Vẫn tất cả là ở cái điều 4 tai hại kể trên.

Các bạn có biết công việc chính nhất của TBT đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là gì không? Là chăn dắt các ủy viên TW đảng (Khóa 11 là 175, khóa 12 là 200), khi vào đại hội 11 thì Nguyễn Phú Trọng khi đó đang là Chủ tịt QH nên không làm công tác tổ chức, cho ai vào, đẩy ai ra lúc đó nằm trong tay TBT họ Nông, nên khi điều hành khóa 11 Tổng Trọng liền vướng! Vướng mắc đó, nhưng với quyền làm tổ chức trong tay thì Trọng thừa biết sẽ không thành vấn đề. Còn nhớ, khi bỏ phiếu kỷ luật “đồng chí X”, có 70% phản đối, tức là 70% thân Dũng hơn, thì tức là Trọng phải nắm thêm hơn 20% nữa (20% của 175 = 35), vậy là Trọng ra đòn! Đòn đó là gì?

Đòn đó là: Trọng cho Tô Huy Rứa đi úy lạo các ủy viên TW đang nắm giữ trọng trách Bí Thư các tỉnh, hù dọa họ rằng: Ngài bí thư ơi, ngài năm nay đã 58 tuổi rồi, nếu để ở Tỉnh thì đến đại hội 12 ngài sẽ về vườn thôi, ngài mau lên xin với Tổng Trọng cho ngài về TW đi, về TW thì UVTW sẽ được đến 65, tức là Ngài sẽ đủ điều kiện để tái cử UVTW khóa 12! Có UVTW là có tất cả, khi ngài vào UVTW khóa 12 thì Cụ sẽ bố trí cho ngài một vị trí xứng đáng ở TW hoặc ngài thích về làm bí thư thì lúc đó Cụ lại điều về! Một viễn cảnh tưởng không thể sáng hơn! Thế là đoàn đoàn lũ lũ kéo nhau về làm chức phó ban! (Hãy nhớ lại hồi 2015 các ban đảng có rất nhiều phó: “Hiện Ủy ban Kiểm tra Trung ương có 23 thành viên do ông Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng - làm Chủ nhiệm. Ủy ban có 14 Phó chủ nhiệm, trong đó có 9 Phó chủ nhiệm là Ủy viên Trung ương Đảng.” - Bài: Chuẩn bị nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình Bộ Chính trị, nld.com.vn, 15/11/2015), vậy đó với 6 ban đảng, và nhiều chức Thứ Trưởng ở các Bộ, Văn Phòng TW… thì thử hỏi quân theo Nguyễn Tấn Dũng còn được mấy người?

Để chắc ăn thêm, Tổng Trọng ve vãn bộ Trưởng Công an Trần Đại Quang lên chức Chủ Tịch Nước, bảo sao Quang không nghe Trọng? Hãy nhớ sắp tới đại hội 12, Quang cho quân đi các tỉnh khởi tố các vụ án cực lớn, nhưng chưa bắt ai (Việt Nam gọi là Án Treo), nó treo trên đầu các UVTW, nó treo cả trên đầu các Ủy Viên BTC nữa. Khi đã kéo quân của Nguyễn Tấn Dũng về các ban với lời hứa: “sẽ đủ điều kiện để tái cử UVTW khóa 12!”, và treo trên đầu các ủy viên TW các án treo to tướng, khi đó Tổng Trọng mới làm công tác tổ chức chuẩn bị nhân sự cho Đại Hội 12, thử hỏi khi đó họ có còn mơ tưởng tới ngài Tấn Dũng nữa không?

Đến đại hội 12, rất nhiều vị Phó Ban bị trượt – lúc này biết kêu ai?

Thế cờ là vậy, tôi đố Dũng dám “chống lại lệnh trung ương đảng” đấy? Đi tù như chơi! Bàn cờ hiện nay được điều hành bởi Trọng! Dũng chỉ là tay chầu rìa! Không hơn!

Vậy đó, Còn điều 4 Hiếp Pháp - sẽ không bao giờ có “màn kịch hay”!


Viết từ Hà Nội, Việt Nam.
Nguyễn Hồn Việt
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Indonesia không hèn, không nhục

Ngô Nhân Dụng
Tàu đánh cá Việt Nam vẫn tiếp tục bị tàu hải giám của Trung Cộng tấn công, hoặc những “tàu lạ” nhưng có viết chữ Tàu cướp phá. Chúng dùng những thủ đoạn giống nhau: đánh đập các ngư dân Việt, vào buồng lái đập phá hệ thống điện đàm, cướp đi tất cả lương thực cùng với số hải sản bắt được. Những hành động tàn bạo này đã diễn ra từ mấy chục năm, chính quyền Cộng Sản vẫn cam tâm chịu nhục, bỏ mặc các ngư dân cho bọn “cướp biển” cướp bóc và nhiều lần bắn giết. Hải quân của một quốc gia không dám ló mặt bảo vệ dân chúng của mình. Chính phủ không dám làm thủ tục kiện chính quyền cướp biển trước các tòa án quốc tế.

Trong khi đó, chính phủ Indonesia đã chứng tỏ họ quyết bảo vệ hải phận và danh dự quốc gia. Họ sử dụng cả vũ lực, ngoại giao và luật pháp quốc tế. Không những dám đối đầu trực tiếp với Trung Cộng, Indonesia còn dùng biện pháp mạnh trước tất cả các vụ xâm phạm hải phận do bất cứ quốc gia nào.

Ngày Thứ Ba, chính phủ Ðài Bắc đã chính thức phản đối vụ hai tàu đánh cá Ðài Loan bị một tàu Indonesia đuổi, bắn trong vùng eo biển Malacca, giữa Indonesia và Singapore. Ðài Bắc biện luận rằng dù ngư phủ của họ vô tình đánh cá bất hợp pháp trong “vùng kinh tế” của Indonesia, thì cũng không vì thế mà sử dụng vũ lực vì họ không gây ra một thiệt hại nào khác.

Vụ đụng chạm giữa Ðài Loan và Indonesia có thể sẽ được giải quyết dễ dàng, khi Indonesia giải thích lý do tàu tuần tiễu hải phận của họ dùng biện pháp mạnh. Bởi vì Indonesia đã đụng độ nặng với Trung Cộng trước đó mấy ngày. Buổi tối ngày Thứ Bảy vừa qua, tàu tuần duyên của Bộ Hàng Hải và Ngư Nghiệp Indonesia bắt được một tàu đánh cá Trung Cộng trong vùng kinh tế 200 hải lý quanh đảo Natuna, phía Bắc đảo Borneo. Nhân viên tuần cảnh đã bắt thuyền trưởng và thủy thủ chiếc tàu Trung Cộng, và kéo chiếc tàu của họ về đảo Natuna, làm bằng chứng. Nhưng một chiếc tàu Hải Giám của Trung Cộng đã bám theo, và đến nửa đêm thì tiến đến gần tàu Indonesia trong phạm vi hải phận 12 hải lý. Sau đó, tàu hải giám Trung Cộng đã ép vào sườn chiếc tàu đánh cá để đẩy nó tuột ra ngoài, rồi kéo đi luôn.

Sau hành động “cướp” chiếc tàu bị bắt này, Ngoại Trưởng Retno Marsudi đã phản ứng mạnh mẽ. Chính phủ Indonesia đã đưa giấy đòi đại sứ Trung Quốc tại Jakarta Tạ Phong (Xie Fen, 谢锋) phải đến trình diện để nghe lời phản kháng. Trong cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cũng lên tiếng yêu cầu Jakarta trả tự do cho tám thủy thủ và thuyền trưởng của họ bị bắt.

Ðiểm đặc biệt trong hành động của chính phủ Jakarta là họ đã để cho bà Susi Pudjiastuti, bộ trưởng Hàng Hải và Ngư Nghiệp mở cuộc họp báo ngay trong ngày Chủ Nhật, cho biết chính bà sẽ triệu tập ông đại sứ Trung Quốc tới nghe phản đối việc “cướp tàu;” còn bà Retno Marsudi, bộ trưởng Ngoại Giao tới ngày hôm sau mới lên tiếng. Trong cuộc họp báo ngày Thứ Hai, phó tư lệnh Hải Quân Indonesia cho biết sẽ huy động các tàu lớn để hỗ trợ cho các tàu tuần tiễu của Bộ Ngư Nghiệp. Bà Susi Pudjiastuti gần đây đã được dư luận dân chúng hoan nghênh vì các tàu tuần duyên thuộc bộ của bà đã thi hành nhiệm vụ bắt các tàu đánh cá lậu, bảo vệ hải phận quốc gia sốt sắng hơn trước. Bà Susi đã trở thành một ngôi sao trong chính phủ của Tổng Thống Joko Widodo. Một bộ trưởng Ngư Nghiệp lên tiếng công kích chính quyền Trung Cộng, bà đã vượt ra ngoài các thủ tục ngoại giao, nhưng lại càng được dân Indonesia ngưỡng mộ.

Phản ứng của chính phủ Indonesia trước hành động cướp lại chiếc tàu đánh cá của Trung Cộng cho thấy Jakarta đã thay đổi đường lối trong cách đối phó với Trung Cộng. Trước đây, Indonesia đã nhiều lần “đụng” với các hành động lấn lướt của Trung Cộng, nhưng họ đã chọn đường lối mềm dẻo, hòa hoãn. Trung Cộng đóng một vai trò quan trọng trong nền ngoại thương của Indonesia, một trong các nước nhập cảng từ Indonesia nhiều nhất, trong đó có các nguyên liệu như dầu dừa và than đá. Gần đây hai nước đã ký thỏa hiệp trao cho các công ty Trung Quốc xây dựng đường xe lửa cao tốc giữa thủ đô Jakarta và Bandung, thủ phủ tỉnh Tây Java.

Vì vậy, nhiều lần chính phủ Indonesia không phản đối khi có đụng độ với Trung Cộng. Thí dụ, một chiếc tàu đánh cá bất hợp pháp bị bắt vào năm 2013, nhưng khi bị tàu Trung Cộng dùng súng máy uy hiếp thì tàu tuần duyên Indonesia đã phải thả cả thuyền lẫn người. Nhưng từ năm 2014, Jakarta đã hành động cương quyết hơn, bắt các ngư phủ vi phạm lãnh hải của họ và đánh chìm tàu đánh cá bất hợp pháp. Sau khi đắc cử trong một cuộc bỏ phiếu gay go, Tổng Thống Joko Widodo, thường được dân gọi thân mật là “Jokowi,” đi thăm Nhật Bản, đã chính thức lên tiếng phủ nhận giá trị của “cửu đoạn tuyến” (đường chín đoạn) mà Trung Cộng vẽ ra trong vùng Biển Ðông nước ta. Trên bản đồ, khu vực đường chín đoạn này không đụng chạm vào hải phận Indonesia kể cả quần đảo Natuna mà Trung Cộng phải chính thức xác nhận, sau khi Indonesia dọa sẽ đưa ra tòa nếu Trung Cộng không rút lại yêu sách về chủ quyền đối với các đảo này.

Tháng Mười năm 2015, Tổng Thống Joko Widodo sang Hoa Kỳ gặp Tổng Thống Obama, trong dịp này Indonesia nhắc lại chính sách đối với đường chín đoạn. Chính phủ Indonesia cũng ủng hộ lập trường của Mỹ không công nhận các hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng và nhờ Mỹ giúp xây dựng lực lượng tuần duyên hiện đại.

Thái độ mới gần đây của chính phủ Indonesia được thể hiện trên nhiều mặt. Ngoài hành động đưa tuần duyên hoạt động tích cực hơn, lời hứa hẹn của hải quân sẽ đem tàu súng lớn tới hỗ trợ các tàu tuần duyên, bà Bộ Trưởng Bộ Ngư Nghiệp Susi Pudjiastuti còn nói rằng, “Indonesia có thể sẽ đưa vụ tranh chấp với Trung Cộng ra tòa án quốc tế về luật biển.”

Hành động phản kháng mạnh mẽ của chính phủ Indonesia trong tuần này cũng phù hợp với thái độ mới của các nước Ðông Nam Á. Trước đây các nước này thường né tránh không muốn làm mất lòng Bắc Kinh. Nhưng trong tuần trước, ông Hishammuddin Hussein, bộ trưởng quốc phòng nước này đã tuyên bố rằng các nước Ðông Nam Á cần hợp tác chống lại kế hoạch bành trướng của Trung Cộng trong vùng biển chung này. Các nước Ðông Nam Á không thể kiên nhẫn trước các hành động mỗi ngày một hung hăng của Bắc Kinh. Ðây là một cơ hội tạo một liên minh Ðông Nam Á ngăn chặn Trung Cộng bành trướng.

Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam cho tới nay vẫn ngoan ngoãn không dám tỏ ra độc lập đối với các “đồng chí anh em” của họ. Ngư dân bị cướp, bị giết nhưng hải quân không được phép bảo vệ dân! Cũng không dám nhờ tòa án quốc tế xét xử những tranh chấp từ nửa thế kỷ nay. Họ còn chịu nhục đến độ cấm dân không được tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh khi chống Trung Cộng xâm lăng! Chưa bao giờ nước Việt Nam lại chịu nhục nhã như vậy trước bá quyền phương Bắc!
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Post by phaodai »

Paul Ryan minh định đường hướng của đảng Cộng Hòa

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

Trong một sự kiện hiếm thấy, hôm Thứ Tư, Dân Biểu Paul Ryan (Cộng Hòa-Wisconsin), chủ tịch Hạ Viện,
đã đọc bài diễn văn mang chủ đề “Hiện tình chính trị Hoa Kỳ” trước Hạ Viện do đảng Cộng Hòa đang nắm đa số.

Ông Ryan ít khi đề cập đến cuộc tranh đua giữa các ứng cử viên tổng thống năm nay nên sự kiện này được coi là một phần trong nhiều hành động
nhắm tới việc muốn chặn ông Donald Trump trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa.
Tuy nhiên, mục tiêu của ông Ryan không chỉ là như vậy, ở cương vị này, ông còn có nhiều nhu cầu khác trong trách nhiệm đối với đảng.

Image
Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan. (Hình: Win McNamee/Getty Images)
Rõ ràng ông Ryan đả kích ông Trump dù trong bài nói chuyện, tuy không lúc nào ông nêu đích danh tỷ phú địa ốc. Ông cũng không đề cập đến chuyện không ứng cử viên nào, kể cả ông Trump, đạt đủ đa số 1,237 đại biểu, và mọi chuyện sẽ được giải quyết ngay tại đại hội toàn quốc vào Tháng Bảy ở Cleveland. Ông Paul Ryan sẽ nắm vai trò quan trọng là chủ tịch đại hội và do đó ông không muốn nói gì trước ngay bây giờ.

Ông Ryan còn cần phải ngăn chặn sự khai thác của bên Dân Chủ bằng cách đồng hóa đảng Cộng Hòa với ông Trump. Mặc dù ông Trump dẫn đầu trong các ứng cử viên Cộng Hòa, nhưng không có nghĩa ông Trump là đại diện đúng nghĩa của đảng và cũng không chứng tỏ có nhiều triển vọng thắng tổng tuyển cử.

Quan trọng hơn hết, Chủ Tịch Ryan phải nỗ lực tìm cách đoàn kết nội bộ đảng và tái tạo sự tin tưởng của cử tri đối với đảng. Ðảng Cộng Hòa đã biểu lộ sự bất lực và rối loạn do xuất hiện bất ngờ của ông Trump. Tình trạng ấy tác hại cho đảng không chỉ với bầu cử tổng thống mà còn đến các cuộc bầu cử Quốc Hội. Nguy cơ của đảng và của chính cá nhân Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan là các dân cử thuộc đảng Cộng Hòa có thể bị giảm ở Quốc Hội, thậm chí có thể mất đa số sau cuộc bầu cử ngày 8 Tháng Mười Một.

Nhưng cứu đảng là việc khó, vì không phải đảng Cộng Hòa chỉ bị lúng túng trong chuyện ứng cử viên tổng thống, mà còn do cách hành xử làm mất niềm tin từ mấy năm qua. Vì thế, bài phát biểu của ông Ryan chưa thể đề ra đường hướng gì hơn là nói về những lý tưởng và nguyên tác chung chung. Ðả phá ông Trump không phải là chủ định của ông Ryan, nhưng một số những vấn đề ông phê phán lại có tính cách cụ thể và mang nhiều ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, vì không lấy làm mục tiêu chính, nhiều quan sát viên cho rằng ông Ryan chưa lập luận đủ về lý do đảng Cộng Hòa không thể chấp nhận ông Trump.

Như thế bài nói chuyện của Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan chỉ là sự trấn an những người Cộng Hòa, chứ chưa phải là một chiến lược hay chiến thuật nhắm giải quyết những khó khăn phức tạp mà đảng đang đương đầu.

Mở đầu, ông Ryan thừa nhận là ai cũng “rất dễ nản lòng khi nhìn tình trạng sinh hoạt chính trị hiện nay.” Ông nhắc lại lý tưởng của những nhà lập quốc và nguyên tắc trong Hiến Pháp để cho rằng lãnh đạo đất nước là một quá trình tranh luận chứ không phải vô trật tự. Và ông tự nhận mình là một chính trị gia ôn hòa, bằng cách viện dẫn bậc thầy mà ông đã học hỏi: Jack Kemp, cựu dân biểu chín nhiệm kỳ, cựu bộ trưởng Bộ Gia Cư thời Tổng Thống George HW Bush, và là cựu ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh Bob Dole 1996.

Ông Ryan cảnh giác: “Khi dân chúng mất niềm tin vào chính trị thì họ cũng không tin vào cơ chế nữa.” Dân Biểu Paul Ryan, cựu ứng cử viên phó tổng thống năm 2012, được đồng viện thúc đẩy nhận chức vụ thay thế cựu Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner (Ohio) từ nhiệm vì không thể vượt qua những trở lực do các phe nhóm cực đoan tạo nên. Ông Ryan hy vọng có thể đóng vai trò chỉnh đốn lại đường hướng của đảng Cộng Hòa. Nhưng bây giờ ông Donald Trump xen vào làm đảo lộn mọi chuyện.

Nhà tỷ phú này lợi dụng sự bất mãn của cử tri không những với đảng Cộng Hòa, mà còn có tham vọng thu hút cả những người Dân Chủ và độc lập đi theo con đường không ai có thể dự đoán sẽ tới đâu. Bằng thắng lợi liên tiếp qua các cuộc bầu cử sơ bộ ở nhiều tiểu bang, ông Trump kêu gọi đảng Cộng Hòa đoàn kết sau lưng ông. Nhưng đảng Cộng Hòa không chấp nhận ý niệm rằng ông sẽ là ứng cử viên duy nhất thắng bầu cử sơ bộ và đại diện cho đường lối của đảng.

Thể hiện quan điểm ấy, ông Ryan đả kích ông Trump, tuy không nêu đích danh, rằng: “Lãnh đạo không dựa vào chỗ gây sợ hãi mà vào việc tạo hứng khởi.” Ông nói thêm: “Chúng ta không sỉ nhục người khác để cho họ phải đồng ý với mình.” Ông Ryan phê phán cuộc tranh cử với đầy những lời lẽ kích động. Ông nói: “Chính trị là sự đấu tranh giữa những tư tưởng, không phải trận chiến đả kích nhục mạ lẫn nhau.” Ông cho rằng cần phải nâng cao trình độ tranh luận mới có thể đoàn kết quần chúng.

Ông nói: “Chúng ta không chấp nhận xấu xa, thù nghịch làm chuẩn mực.”

Ông Ryan đã nhiều lần phê phán ông Donald Trump, như khi ông Trump đề nghị cấm dân Hồi Giáo vào Mỹ hoặc khi ông Trump đe dọa sẽ có bạo loạn nếu ông không được tín nhiệm làm ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, và những quan điểm cực đoan khác mà ông Trump luôn luôn nói ra. Nhưng trong khi cuộc tranh cử còn đang tiếp diễn, ông Ryan rất thận trọng, tránh phê phán trực tiếp một cá nhân ứng cử viên nào. Ông Ryan cũng không đề cập đến đại hội mà ông sẽ làm chủ tịch và chỉ khẳng định rằng “chúng tôi làm chủ được hành động của mình.”

Nhiều quan sát viên nhận định, ông Ryan muốn phê bình tình hình chính trị của nước Mỹ, nhưng chỉ đưa ra một mẫu mực chính trị lý tưởng không hề có ở thủ đô Washington, và xa rời thực tế. Thực tế ấy là sinh hoạt nội bộ của đảng Cộng Hòa với những chủ trương cố chấp, chịu ảnh hưởng cực đoan của phái Tea Party. Và như thế, ông không tách rời dứt khoát được đảng Cộng Hòa với ông Donald Trump.

Một hiệu quả trực tiếp bài nói chuyện của Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan có thể đánh giá bằng cuộc bầu cử sơ bộ ngày 5 Tháng Tư sắp tới ở Wisconsin, tiểu bang của ông Ryan và của thống đốc Cộng Hòa Scott Walker. Bởi vì hai ứng cử viên Ted Cruz và John Kasich có chặn được ông Donald Trump tại đây hay không sẽ có một giá trị quyết định trong việc đi đến một đại hội môi giới (brokered convention). Ở đó, ông Paul Ryan sẽ đóng vai trò môi giới thế nào? Hay là cuối cùng ông sẽ chấp nhận sự đề cử của đảng làm ứng cử viên tổng thống, dù cho đã rất nhiều lần ông xác định không chấp nhận đề cử ấy, nhưng nhiều quan sát viên lại tin rằng, cuối cùng ông có thể đổi ý.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Một con đường, ba thế hệ

Sổ Tay Ký Thiệt

Tang lễ ông Nguyễn Ngọc Bích tại Nghĩa trang National Memorial Park, Falls Church, Virginia, ngày 12.3.2016 vừa qua có lẽ là cuộc tiễn đưa lớn nhất trong cộng đồng người Việt vùng thủ đô nước Mỹ từ nhiều năm nay. Và sau ông Bích, chắc còn nhiều năm nữa mới lại có một tang lễ lớn như vậy của người Việt tại đây.

Yêu ông Bích hay ghét ông Bích, không ai có thể chối cãi ông ấy là người rất nổi tiếng, không những trong cộng đồng người Việt tại Washington D.C., Virginia và Maryland mà còn ở nhiều nơi khác trong các cộng đồng người Việt hải ngoại. Có lẽ lý‎ do là ông Bích đã tham gia sinh hoạt trong rất nhiều hội, tổ chức, đảng phái ở nhiều nơi, không kể hai hội do chính ông lập ra từ những năm đầu tới Mỹ : Hội Văn Hóa Bắc Mỹ và Nghị Hội (Toàn quốc Người Việt tại Hoa Kỳ). Ông Bích làm chủ tịch nhiều hội mà ít ai biết hết.

Ông Bích xuất hiện ở khắp nơi, xuất hiện không ngừng nghỉ, nói về đủ mọi đề tài. Dịch thuật. Văn. Thơ. Báo chí. Phê bình văn học. Lịch sử. Chính trị. Quân sự. Tôn giáo...

Ông Bích đột ngột qua đời ngày 3.3.2016 trên chuyến bay từ Washington D.C. tới Manila “để dự Hội Nghị Biển Đông do ông tổ chức cùng các đoàn thể khác trên khắp thế giới” (theo Cáo Phó) lúc đang là “cái đinh” trong vụ tranh chấp ồn ào tại ngôi Chùa Giác Hoàng ở Hoa-Thịnh-Đốn mà ông là một trong sáu thành viên của Ban Quản Trị từ ngày thành lập cách đây 40 năm.

Khi ông Bích bất ngờ nằm xuống giống như trên một sân khấu đang diễn một vở kịch sôi động bỗng nhiên vai chính biến mất làm khán giả ngơ ngác. Sự ngơ ngác này có thể đọc được trong các lời Phân Ưu đăng trên nhiều tờ báo ở Vùng Hoa-Thịnh-Đốn: “Chúng tôi bàng hoàng và vô cùng thương tiếc”, “Thật không có cái chết nào ý nghĩa, cao quý và chấn động hơn thế nơi hải ngoại”, “Một học giả, một nhà văn hóa lớn, một nhà đấu tranh bất khuất”, “Một nhà văn hóa hàng đầu, một người yêu nước thương dân đến tận hơi thở cuối cùng, một nhân cách phi thường”, “Một thư viện vừa cháy”, vân vân.

Hiển nhiên, ông Nguyễn Ngọc Bích ra đi đột ngột đã để lại một khoảng trống mà ít ai có thể thay thế. Hay nói cách khác, một thế hệ đang theo nhau, kẻ trước người sau, rời khỏi sân khấu. Trước ông Bích hai tuần là Tướng Đỗ Kế Giai, ra đi ngày 21.2.2016. Sau ông Bích một tuần là Nhà báo Trần Bình Nam (Trần Văn Sơn), qua đời ngày 11.3.2016.

Thế hệ thứ nhất của người Việt lập cư ở hải ngoại sau khi VNCH sụp đổ năm 1975 đang theo nhau tàn rụng trong lúc không có mấy “khuôn mặt trẻ” thuộc thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai trong những sinh hoạt của các hội đoàn ở hải ngoại để được “trao đuốc”.


Họ đang làm gì và ở đâu?

Có lẽ họ đang đi theo những con đường khác, hay đang tìm một con đường khác để đi vì không thấy con đường của các bậc cha anh sẽ đưa họ đến một chân trời tươi sáng. Họ muốn có một cái gì mới, thay vì cứ đi theo đường xưa lối cũ với những khuôn mặt cũ, tuồng tích cũ, sai lầm cũ. Con đường mà họ cho là đã đưa đến thất bại, đến mất nước, đến lưu vong.


Hay, chỉ đơn giản là họ cũng muốn đi chung con đường với các bác, các chú, các cô… để được “trao đuốc” nhưng đã bị đẩy ra vì đầu óc đố kỵ, bè phái, hay tệ nạn độc đoán, độc tôn.

Và như thế, ba thế hệ người Việt ở hải ngoại đang không cùng đi trên một con đường.

Nhưng thật đáng ngạc nhiên, gần đây khách vãng lai Khu Eden, trung tâm thương mại lớn nhất trong cộng đồng người Việt Vùng Hoa-Thịnh-Đốn và cả miền Đông Bắc Hoa Kỳ, để ý đến một văn phòng lớn gồm hai căn phố ( số 46-48, West Wing Eden Center) với một cái bảng hiệu sơn màu xanh dương, vàng và trắng phía trên khung cửa “TRUNG TÂM SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT”, bên dưới là hàng chữ “MỘT CON ĐƯỜNG – BA THẾ HỆ”.

Người ta ngạc nhiên vì Khu Eden là một trung tâm thương mại, tiền phố khá đắt, sao lại vào đây sinh hoạt, và sinh hoạt những gì?

Theo một bản tin được phổ biến không lâu thì đây là một văn phòng dịch vụ được mở ra từ hơn một năm nay để giúp đỡ đồng hương trong vùng gồm nhiều lãnh vực:

1. Thuế Vụ - Tax.

2. Dịch thuật – Translation.

3. Công chứng – Public Notary.

4. Đầu tư – Investment.

5. Trợ giúp pháp l‎ý – Paralegal service

6. Dạy Anh ngữ.

7. Obamacare.

8. Luyện thi nhập tịch công dân Mỹ.

Tại đây cũng có những máy computer để mọi người sử dụng miễn phí cho những sinh hoạt cá nhân, kể cả gọi Skype về Việt Nam.

Từ ngày 25 tháng 2, một “Tủ Sách” đã được thành lập tại trung tâm sinh hoạt này nhằm hai mục đích:

Bán những cuốn sách Việt ngữ giá trị thuộc đủ mọi thể loại: biên khảo, tiểu thuyết, bút ký, hồi ký, thơ… do chính tác giả hay các nhà xuất bản gửi bán. Hiện nay, Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia đã gửi nhiều tác phẩm vừa xuất bản rất hay như Chuyện Kể Năm 2000 nguyên văn bản chính của tác giả Bùi Ngọc Tấn và Hậu Chuyện Kể Năm 2000, Việt Nam Cuộc Chiến Leo Dốc của Frank Scotton, do Phan Lê Dũng dịch, Những Sự Thật Cần Phải Biết của Đặng Chí Hùng, Cộng Sản và Tôi, tuyển tập gồm 70 tác giả…Ngoài ra còn có một số sách giá trị xuất bản đã lâu ngày nay khó tìm như Việt Nam Theo Đường nào vào Thế Kỷ 21 của Phạm Kim Vinh, Nguyễn Du Toàn Tập (trọn bộ 2 cuốn) của Bách Việt, Bút Ký Irina Tập 2 của Irina Zisman, vv. Đặc biệt, nhiều cuốn sách được bán giảm giá để khuyến khích người Việt đọc sách Việt ngữ.

Cũng trong chiều hướng ấy, ngoài sách bán, còn có một tủ sách cho mượn đọc tại chỗ thuộc nhiều thể loại và nhiều sách hay. Hàng ngày, đồng hương vào Khu Eden mua sắm, hớt tóc, làm đầu, sửa sắc đep, hay thưởng thức các món ăn ngon trong rất nhiều nhà hàng có thể ghé qua Tủ Sách để thưởng thức những món ăn tinh thần miễn phí thanh cao, vừa giải trí vừa làm giàu cho sự hiểu biết.

Tên tiếng Anh của Trung tâm sinh hoạt này là “AASTODAY”, một cố gắng mở rộng hoạt động để phục vụ cộng đồng của AASUCCESS, một tổ chức bất vụ lợi đã hoạt động từ nhiều năm nay tại Vùng Hoa Thịnh Đốn với mục đích rèn luyện cho các học sinh, sinh viên người Mỹ gốc Á kỹ năng (hay năng khiếu) sống để khắc phục những khó khăn, vượt qua những trở ngại tại học đường và ngoài xã hội để đi tới thành công, như tên của Hội. AA là chữ tắt của Asian American, nhưng hầu hết hội viên là gốc Việt mà con chim đầu đàn là Dave Nguyễn, hay Nguyễn Trọng Đạt, một thuyền nhân lúc mười tuổi, thuộc thế hệ một rưỡi của người Việt tị nạn trên nước Mỹ.

Sau khi vượt qua những khó khăn và trở ngại trên quê hương mới để đi đến thành công cho chính mình, Dave Nguyễn đã không thu mình vào trong “tháp ngà” ích kỷ để hưởng thụ thành quả của những năm tháng sách đèn mà đã hướng ra ngoài, nghĩ đến những người trẻ, những khó khăn và kém may mắn của thế hệ đi sau, thế hệ thứ hai, ra đời trên nước Mỹ, và đã lập ra AASUCCESS.

AASUCCESS đã nhận được sự bảo trợ của những người có lòng, trong cộng đồng người Việt cũng như ngoài cộng đồng người Việt, thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Nhờ đó trong thời gian qua, AASUCCESS đã hướng dẫn nhiều lớp người trẻ đi đến thành công, và những người này sau đó đã trở nên những thành viên mới của Hội, rèn luyện những người đi sau và giúp Hội mở rộng hoạt động.

Qua những kinh nghiệm và học hỏi trong khi dấn thân hoạt động cho công ích, nhất là sự đồng lòng chung sức của cả ba thế hệ người Việt trên một con đường đã vạch ra, gần đây AASUCCESS đã chọn châm ngôn cho Hội là “Một con đường, ba thế hệ”. Một bí quyết, một điều kiện không thể thiếu để đi đến thành công trên con đường phục vụ công ích?

Nói không khó nhưng làm được thì không phải dễ. Thực hiện được châm ngôn ấy, trước hết cần có một lý‎ tưởng. Ngồi lại với nhau mà chỉ vì danh hay lợi thì sẽ không đi đến đâu, chẳng làm được cái gì. Đó là tình trạng của nhiều hội đoàn người Việt ở hải ngoại, dù mang những danh xưng to lớn đến đâu, nhưng cũng chỉ là những chiếc xe không thể lăn bánh.

Có lý tưởng, tức là vạch ra một con đường để cùng đi, chưa đủ. Mỗi người cần có nhiệt tâm, đức khiêm tốn, tôn trọng lẫn nhau, học hỏi người khác, và tinh thần đồng đội.

Không có nhiệt tâm, dù làm việc nhỏ đến đâu cũng sẽ “không ra môn ra khoai” gì. Khiêm tốn, tôn trọng lẫn nhau, học hỏi người khác không phải chỉ để dành cho người trẻ đối với người già mà cả người già đối với người trẻ. Cuối cùng người trong một tổ chức phải coi nhau những cầu thủ trong một đội bóng trên sân cỏ. Tất cả cho chiến thắng của toàn đội. Tạo hào quang cho cá nhân trong khi toàn đội thất bại sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Và vô ích.

Có lẽ Dave Nguyễn đã học hỏi được kinh nghiệm đau xót trên đây khi dấn thân muốn giúp các chú, các bác một tay để phục vụ cộng đồng.

Trước sự “lão hóa” của các tổ chức trong cộng đồng người Việt hải ngoại, các bậc “thức giả” thường chép miệng thở dài: “Tre đã già mà măng không mọc”.

Không. Măng đã mọc và đang vươn lên. Nhưng không phải từ những lũy tre già của ngôi làng xưa.

Ký Thiệt
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Nghe Anh Ba Sàm hay nghe vâng dạ?
Ngô Nhân Dụng
Tòa án ở Hà Nội dùng điều 258 Luật Hình Sự để xử Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) và cô Nguyễn Thị Minh Thúy 5 năm và 3 năm tù giam; kết tội họ đã “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Ðâu có quyền tự do dân chủ nào đâu mà lợi dụng? Chế độ Cộng Sản đã vi phạm chính bản Hiến Pháp của họ, đồng thời cũng tiếp tục một chính sách làm cho chính chế độ suy yếu về lâu về dài, kết quả chỉ làm đất nước xuống dốc thê thảm hơn.

Về luật pháp, anh Ðỗ Nam Trung, một tù nhân lương tâm nhận xét, “họ đang ngồi xổm trên pháp luật, họ giẫm đạp lên Hiến Pháp, họ thích bắt thì bắt, thích thả thì thả, không có áp dụng điều nào, khoản nào của bộ luật nào về việc đó cả...” Nhà tranh đấu Nguyễn Chí Tuyến, theo dõi phiên tòa từ đầu, đặt câu hỏi tại sao cô Ðoan Trang, anh Nguyễn Tuấn Anh, anh Trịnh Hữu Long là những tác giả trong 24 bài viết nêu trong bản cáo trạng, cũng bị ngăn cản không được vào dự phiên tòa?

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières - RSF) lên tiếng yêu cầu cộng đồng quốc tế làm áp lực bắt nhà cầm quyền Hà Nội xóa bỏ bản án tù các “nhà báo công dân” (journalistes citoyens) Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy. Họ nhắc nhở dư luận rằng chính quyền Việt Nam đang đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia trong bảng xếp hạng về thi hành quyền tự do báo chí.

Những lời lên án trên đây chắc sẽ không khiến ai trong chế độ Cộng Sản động lòng. Họ đã quen ngồi trên đầu dân chúng, điều khiển một đám gia nô, không bao giờ chấp nhận cho ai bày tỏ ý kiến đối nghịch. Nhưng nếu báo cho ông Nguyễn Phú Trọng biết rằng chính ông Tập Cận Bình ở bên Tàu cũng đang được khuyến cáo hãy thay đổi chính sách đó, thì chắc Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ bắt đầu nghĩ lại.

Chắc ông Nguyễn Phú Trọng cũng biết mới có một bài viết đăng trên trang mạng của Ủy Ban Trung Ương Kỷ Luật Thanh Tra của đảng Cộng Sản Trung Quốc (中央纪律检查委员会), do ông Vương Kỳ San (王岐山) cầm đầu; sau đó được đưa lên rất nhiều mạng khác. Vương Kỳ San là cánh tay mặt của Tập Cận Bình, hoàng đế đỏ của nước Tàu bây giờ, trong chiến dịch đánh tham nhũng từ mấy năm nay. Bài báo mang tựa là “Một nghìn người vâng dạ, không bằng một kẻ sĩ nói thẳng” (Thiên nhân chi nặc nặc bất như nhất sĩ chi ngạc ngạc 千人之諾諾,不如一士之諤諤.)

Nội dung của bài “Thiên nhân chi nặc nặc” là kể chuyện đời xưa để khuyên bảo “hoàng đế đỏ” thời nay: Hãy biết nghe những lời can gián thẳng thắn của kẻ sĩ, đừng mê ngủ chỉ nghe những lời vâng vâng, dạ dạ của đám đàn em chung quanh mình.

Câu “Thiên nhân chi nặc nặc bất như nhất sĩ chi ngạc ngạc” được bài báo dẫn ra từ lời tuyên bố của chính ông Tập Cận Bình, trong một cuộc “giảng thoại” nói với ủy ban “chuyên đề về sinh hoạt dân chủ” của thường vụ tỉnh ủy Hà Bắc. Ông nói rằng nhiều cán bộ bị truy tố cãi rằng nếu họ được ai nói cho biết những việc mình làm là có tội thì họ đã không vi phạm. Ông nói thêm: Không biết tội là chuyện nhỏ; vấn đề lớn hơn, gây nhiều sai lầm hơn là người ta không biết, “Một nghìn người vâng dạ, không bằng một kẻ sĩ nói thẳng,” Tập Cận Bình nói như vậy.

Dựa vào lời tuyên bố đó, bài báo đã triển khai, kể chuyện đời xưa, cho biết câu nói trên trích từ chuyện Thương Ưởng trong Sử Ký của Tư Mã Thiên (史記·商君列傳). Thương Ưởng lúc đã được vua Tần Hiếu Công trọng dụng, muốn dụ Triệu Lương theo mình. Triệu Lương yêu cầu phải được cho phép nói bất cứ điều gì mà không bị trừng phạt, bởi vì: “Một nghìn tấm da dê không bằng cái nách của một con cáo, một nghìn người vâng dạ, không bằng một kẻ sĩ nói thẳng." (千羊之皮,不如一狐之掖;千人之諾諾,不如一士之諤諤). Ưởng đồng ý.

Sau đó, tới tấm gương Lý Thế Dân, tức Ðường Thái Tông, dùng Ngụy Chủy (Wei Zheng), đem so sánh với chuyện Tề Hoàn Công dùng Quản Trọng. Ngụy Chủy (580-643) từng là quân sư cho Lý Kiến Thành (Li Jiancheng, 李建成), đã xúi Kiến Thành giết Thế Dân. Sau ông ta đổi chủ, khi Thế Dân giết Kiến Thành. Trong 13 năm làm tể tướng, Ngụy Chủy luôn luôn can gián vua, có khi ép Thái Tông phải bãi bỏ lệnh bắt lính tất cả những con trai trên 18 tuổi mà không phải con đầu lòng. Ngụy Chủy can thiệp cả vào việc gia đình của ông chủ, như vấn đề của hồi môn cho con gái. Về sau ông ta còn chỉ trích vua hồi xưa vui vẻ nghe lời can gián nhưng càng về sau tai nghe mặt càng không vui. Cứ thế, nhiều lần Thái Tông giận đỏ mặt. Có lần ông vua vào hậu cung rồi vẫn còn lầu bầu mắng chửi Ngụy Chủy. Hoàng Hậu Trưởng Tôn (Zhangsun, 長孫皇后) bèn mặc triều phục quỳ xuống, chúc mừng Thái Tông có được trung thần dám nói thẳng, điều đó chứng tỏ ông là một minh quân. Bấy giờ ông ta mới nguôi. Sau khi Ngụy Chủy chết, Ðường Thái Tông cử binh đánh Hàn Quốc và thua trận, ông than rằng “Nếu Ngụy Chủy còn sống chắc thế nào cũng đã can gián ta!”

Bài báo ca ngợi Ðường Thái Tông như một ông vua thành công bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, ngụ ý khuyên răn ông hoàng đế đỏ Tập Cận Bình! Sau đó, còn nêu “chủ trương” của Khổng Tử “Ði ba người thế nào cũng có một người đáng dậy mình” (Tam nhân hành tất hữu ngã sư, 三人行必有我师); nêu tấm gương Khổng Tử tôn kính cả những ẩn sĩ như Tiếp Dư, người cuồng nước Sở (楚狂接舆), và ông già ẩn sĩ Hà Ðịch (荷蓧老人). Ðến ông cụ Khổng cũng biết kính trọng kẻ sĩ không theo mình, sao không bắt chước?

Nói chung, bài báo “Thiên nhân chi nặc nặc” có thể coi là một lời khuyên bảo, hay là “can gián” gửi tới Tập Cận Bình. Người ta không biết Vương Kỳ Sanh có chủ mưu đưa bài báo này lên mạng của ủy ban chống tham nhũng của ông ta không, nhưng bài báo đã được loan truyền khắp trên các mạng ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, tất cả những câu chuyện cổ nêu trên đều diễn ra trong thời quân chủ chuyên chế. Những “trung thần” can đảm can gián vua đều nhắm một mục đích là củng cố uy quyền của ông vua, chứ không phải vì ích lợi cho dân. Nghĩa là Vương Kỳ Sanh chỉ muốn giúp Tập Cận Bình trở thành một “minh quân đỏ” trong chế độ Cộng Sản!

Nhưng người đọc, ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, phải tự hỏi: Tại sao người cầm đầu guồng máy cai trị không biết lắng nghe tất cả các “kẻ sĩ nói thẳng” trong thiên hạ, mà lại chỉ giới hạn trong đám cận thần của mình? Ai cũng biết, dưới chế độ độc tài, chung quanh các “hoàng đế” sẽ chỉ còn những bọn vâng vâng, dạ dạ! Chỉ những đảng viên biết luồn cúi mới có cơ hội thăng quan tiến chức, các kẻ sĩ đâu còn ai muốn chui vào ngồi trong đám gia nô đó? Những xung đột nội bộ của các đảng Cộng Sản đều vì phe cánh tranh giành địa vị, chứ không phải vì những “gián quan” can đảm bác bỏ ý kiến, chính sách của các hoàng đế đỏ!

Thời quân chủ, tất cả phục vụ cho ông vua và gia đình ông ta. Thời nay, trên lý thuyết chủ quyền thuộc về toàn dân, những ý kiến ích lợi cho dân chúng, dù của những người như Tiếp Dư, Hà Ðịch, cũng phải được tôn trọng nếu đem lại lợi ích chung! Trong nước Việt Nam và Trung Quốc, biết bao nhiêu kẻ sĩ đang bày tỏ ý kiến trái ngược với đường lối đảng, tại sao không để cho họ được lên tiếng?

Ðọc xong và biết nội dung bài “Thiên nhân chi nặc nặc” ai cũng sẽ phải nhìn ra: Những người như Anh Ba Sàm, Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Quang A, Ðoan Trang, Nguyễn Tuấn Anh, Trịnh Hữu Long, vân vân, đều là những “kẻ sĩ” trong thời đại này. Họ lên tiếng đòi tự do dân chủ vì đó là khát vọng của người Việt Nam cũng như của cả nhân loại. Tại sao không lắng nghe họ nói mà chỉ biết nghe nịnh hót, như đám gia nô trong cái quốc hội bù nhìn? Nước Việt Nam cần thêm rất nhiều lời thẳng thắn của Anh Ba Sàm hay chỉ biết nghe ngàn lời vâng vâng, dạ dạ?

Tiếp tục ngăn cấm những người như Anh Ba Sàm lên tiếng, thì chỉ khiến cho dân càng khinh, càng ghét chế độ độc tài. Mà về lâu về dài, chính sách đó sẽ khiến đất nước xuống dốc không dám ngẩng mặt nhìn các nước Á Ðông chung quanh.

Dân Việt Nam đã ý thức quyền tự do sống làm người của họ. Cho nên dù chính quyền Cộng Sản có đàn áp những Anh Ba Sàm, Nguyễn Thị Minh Thúy bằng những bản án phi lý, dân Việt không còn sợ nữa. Các nhà tranh đấu dân chủ sẽ còn tiếp tục, dù Anh Ba Sàm đã bị tù. Có thể kết luận bằng nhận xét của Linh Mục Lê Ngọc Thanh, rằng các bản án tù “không còn tác dụng như nhà cầm quyền mong muốn là ‘răn đe’ dân chúng nữa.” Do đó, linh mục khuyến cáo, chỉ còn một con đường là, “hãy thay đổi cơ chế xã hội,” chấm dứt độc tài chuyên chế!
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Tài liệu tham khảo:
Towards an Asia-Pacific Maritime Entente (The Diplomat)
Bàn cờ chiến lược tại Biển Đông (BBC)
China V The Rest (The Economist)
Is the Nine Dash Line a Super-Sized Exclusive Economic Zone? (Lawfare)
Coming soon to the South China Sea: Beijing’s best weapons of war (Asia Time)


CHIẾN LƯỢC CHẾ NGỰ TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

Nguy cơ xung đột xảy ra trong môi trường Chiến tranh Lạnh trên Biển Đông buộc các bên liên quan phải tiến hành chiến lược chế ngự.

Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam, Biển Đông Nam Á, Biển Tây Phi Luật Tân) có khoảng 1/3 hàng hoá thế giới trị giá 5,000 tỉ USD lưu thông mỗi năm nên rất dễ trở thành biển máu nếu vuột tầm kiểm soát.

Chính sách cởi mở kinh tế, siết chặt chính trị của Đặng Tiểu Bình từ năm 1987 tạo ra sự phồn thịnh kinh tế cho Trung Quốc, đồng thời kéo theo tham vọng bành trướng bá quyền vô bờ bến.

Đặng Tiểu Bình “dạy Việt Nam một bài học” và tham gia cuộc chiến Cambode để loại trừ ảnh hưởng Liên Xô ở Đông Nam Á sau 1975, kéo Đông Dương vào quỹ đạo.

Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đánh tráo khái niệm lịch sử và luật pháp quốc tế để mở rộng Vùng chống tiếp cận, chống xâm nhập (Anti-Access/Area-Denial=A2/AD) trên con đường bành trướng và thống trị Biển Nam Trung Hoa.

Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định rõ ràng, chi tiết về các vùng nội hải (có chủ quyền tuyệt đối), hải phận và tiếp giáp hải phận (có chủ quyền tương đối), đặc quyền kinh tế (có quyền tài phán về tài nguyên thiên nhiên), thềm lục địa (nới rộng vùng đặc quyền kinh tế tới tối đa 350 hải lý # 648 km tuỳ theo độ nông/sâu của đáy biển).

Yêu sách chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc dựa theo khái niệm “vùng biển lịch sử” không hề có trong UNCLOS mà Bắc Kinh đã ký kết và phê chuẩn. Trung Quốc đã vẽ Đường 9 Đoạn chiếm hơn 80% Biển Đông như “vùng nước lịch sử” nhập nhằng với khái niệm “vịnh lịch sử” được UNCLOS quy định nằm bên trong nội hải.

Vì thế, không có bất cứ quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nào công nhận yêu sách chủ quyền thái quá của Trung Quốc.

Nhưng, Bắc Kinh cứ tuần tự nới rộng vùng A2/AD để đẩy Hải quân Mỹ ngày càng xa hải giới do Trung Quốc quy định nhằm mục đích chế ngự sức mạnh của Hoa Kỳ trên Biển Đông.

Pháo đài Vĩnh Hưng Đảo ( Woody Island , Đảo Phú Lâm) thuộc Quần đảo Hoàng Sa đã được bố trí hoả tiễn chống

chiến hạm, hệ thống phòng không, phi cơ chiến đấu, dàn radar tần số cao nhằm bành trướng khả năng tấn công và phòng thủ của Hải quân và Hải cảnh Trung Quốc.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ, James Clapper trả lời thư của Thượng nghị sĩ John McCain “Một khi các tiền đồn ở Hoàng Sa, Scarborough, Trường Sa hoàn tất vào năm 2016 hoặc đầu 2017, Trung Quốc có khả năng thực hiện nhanh chóng các dự án quân sự trong vùng”. Hải quân Mỹ mới phát hiện Trung Quốc chuẩn bị cải tạo Scarborough Shoal (Panatag, Hoàng Nham).

Để đạt tới khả năng chế ngự nên Trung Quốc bố trí nhiều loại vũ khí tối tân nhằm tạo ra “vùng-cấm-đến, no-go-zone” tại Biển Đông.

DF-21D mệnh danh “sát thủ hàng không mẫu hạm” phóng đi từ các xe vận tải lưu động với tầm bắn khoảng 2,000 km nhằm tiêu diệt chiến hạm trên biển.

Tuy nhiên, DF-21D phải phóng hàng loạt mới có cơ hội đánh trúng các chiến hạm di động trên biển được trang bị hệ thống phòng chống hoả tiễn nhiều lớp.

Hoả tiễn đạn đạo và hoả tiễn hành trình phóng đi từ Hoa Lục có thể tấn công trừng phạt nhắm vào các phi trường đồng minh ở Phi Luật Tân và xa hơn.

Hoa Thịnh Đốn và Manila đã thoả thuận cho phép Quân đội Mỹ được sử dụng 5 căn cứ quân sự dễ dàng tiếp cận với Biển Đông.

Tài liệu của Lyle Goldstein tiết lộ ít nhất từ năm 2014, Trung Quốc đã thử nghiệm lưới SONAR (Sound Navigation Ranging) trên Biển Đông Trung Hoa, Hoàng Hải (Yellow Sea), Biển Nam Trung Hoa. Hệ thống này sẽ gây hại tới lực lượng tiềm thuỷ đỉnh Mỹ khi muốn tấn công các tỉnh duyên hải Trung Quốc.

Bắc Kinh đã mua hệ thống phòng không tối tân S-400 và chiến đấu cơ Su-35 cùng với tàu ngầm siêu-tĩnh (ultra-quiet) của Nga làm gia tăng mối đe doạ trong vùng A2/AD.

Harry Kazianis nhận định trên tờ The Diplomat “Biển Đông sẽ làm cho các nhà hoạch định đường lối quân sự của đồng minh và Hoa Kỳ nhức đầu trong tương lai không xa”.

Vụ Hải cảnh Trung Quốc cưỡng đoạt tàu cá Trung Quốc khi bị Indonesia áp giải về đảo Natuna, và 100 ngư thuyền từ đảo Hải Nam đã hành nghề tại Bãi cạn Luconia của Mã Lai Á làm cho tình hình Biển Đông thêm nóng.

Chẳng ai ngăn cản Trung Quốc hoạt động trong vùng biển quốc tế dù về kinh tế hay quân sự miễn sao tôn trọng tuyệt đối luật pháp quốc tế.

Trái lại, cộng đồng quốc tế không chấp nhận hành động cưỡng đoạt lãnh thổ biển của các nước Đông Nam Á, biến vùng không-tranh-chấp thành tranh chấp, sử dụng mọi phương tiện dồi dào để chèn ép và đe doạ khối ASEAN, quân-sự-hoá trên Biển Nam Trung Hoa.

Hoa Kỳ tăng cường khả năng tác chiến để đối phó với chủ trương quân-sự-hoá của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm duy trì sự ổn định, an ninh và hoà bình, không đe doạ hoặc cưỡng đoạt đảo, biển của bất cứ quốc gia nào đang bị Trung Quốc đặt vào hoàn cảnh tranh chấp như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.

Mặc dù lực lượng quân sự của Trung Quốc còn kém xa Hoa Kỳ vài thập niên, nhưng, có lợi thế địa dư và không bị chi phối nhiều mặt trận như đối phương.

Chính sách ngoại giao thuần tuý của Tổng thống Barack Obama không ngăn chặn được hành động bành trướng, bá quyền ngày càng quyết liệt của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Vì thế, học giả về Trung Quốc, Dr. Thomas Christensen trong cuốn sách mới nhất đã khuyên Hoa Kỳ cần làm căn bằng lực lượng ở Biển Đông bằng biện pháp tích cực.

Mỹ hiện có 3 chọn lựa tại Tây Thái Bình Dương. Thứ nhất, chuyển giao trách nhiệm cho quốc gia khác. Nhưng, thực tế, tại Tây TBD không có lực lượng nào vượt trội Trung Quốc. Thứ hai, xây dựng sức mạnh kinh tế yểm trợ cho quân sự. Nợ công của Mỹ đã trên 19,000 tỉ USD mà phải chi tiêu cho nền an ninh toàn cầu, cử tri Mỹ đang chú trọng đến các vấn đề kinh tế, xã hội và chủ nghĩa khủng bố nên không thích dính dáng nhiều về quân sự tại Đông Á (East Asia). Thứ ba, giải pháp xây dựng “Liên minh Hàng hải Châu Á-TBD=Asia-Pacific Maritime entente” hình như con đường đầy hứa hẹn trong mục tiêu chiến lược đối phó Trung Quốc. Mỹ đang chính-thức-hoá mối quan hệ hải quân với Úc, Ấn, Nhật. Hải quân Ấn Độ tuy chưa có mối quan hệ quốc phòng với Mỹ chặt chẽ như Nhật, Úc, nhưng đóng vai trò quan trọng trong Liên minh vì nền kinh tế Trung Quốc lệ thuộc rất nhiều vào năng lượng đi qua Ấn Độ Dương. Hải quân Ấn có khả năng ngăn chặn dòng năng lượng nhận từ Trung Đông của Trung Quốc.

Cộng đồng quốc tế ngày càng gắn kết trong chiến lược chế ngự nhằm nhắc nhở việc Trung Quốc dùng quân sự trong tranh chấp lãnh thổ biển ở Châu Á là vô ích mà cần phải chọn giải pháp đàm phán và tương nhượng mới là tối ưu.

Đại-Dương
Mar 29, 2016
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Trung Cộng xâm lăng kinh tế
Ngô Nhân Dụng
Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng lại qua Việt Nam, chuyến đi thứ ba của các quan chức trọng yếu Trung Cộng kể từ ngày Ðại Hội 12 của đảng Cộng Sản kết thúc. Tại sao ông Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan,常万全) không chờ đến khi Nguyễn Xuân Phúc lập chính phủ mới đầy đủ mà phải vội vã qua Hà Nội gặp Phùng Quang Thanh, một người sắp mãn nhiệm? Chuyến đi này có thể nhằm theo dõi, kiểm tra coi việc thay đổi guồng máy nhân sự đang diễn ra có đúng kế hoạch như Bắc Kinh đề xướng hay không.

Thường Vạn Toàn qua Hà Nội sau khi hai tàu Hải Giám Trung Cộng tấn công tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi, trong vùng quần đảo Hoàng Sa, cướp hải sản và đánh các ngư phủ. Trong khi đó, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn hô hào hai bên phải cộng tác chặt chẽ!

Mối đe dọa của Trung Cộng hiển nhiên trên mặt chính trị và quân sự. Cộng Sản Trung Hoa có cần phải đánh chiếm nước ta hay không? Họ thực sự không cần vì có thể đạt được những mục tiêu chiến lược bằng cách khác.

Trong thời đại này sức mạnh các quốc gia phải dựa trên kinh tế. Chúng ta đã chứng kiến một guồng máy quân sự khổng lồ của Liên Xô, có lúc đóng quân trên một nửa Âu Châu, cuối cùng cũng bất lực khi hệ thống kinh tế quốc doanh tê liệt rồi sụp đổ. Cộng Sản Trung Hoa từ 30 năm qua chú trọng đến phát triển kinh tế hơn là quân sự. Trung Cộng có thể ảnh hưởng tới vận mệnh Việt Nam qua con đường kinh tế, dễ dàng và chắc chắn hơn.

Trong năm 2015, thâm thủng mậu dịch cả nước đối với Trung Quốc lên tới hơn 32.3 tỷ đô la Mỹ, nhập 50 tỷ, xuất 17.7 tỷ đô. Số thiếu hụt tăng nhanh so với năm trước, năm 2013 là 23.7 tỷ, năm 2014 là 28.9 tỷ. Ðó chỉ là cán cân mậu dịch chính thức, chưa kể đến những gánh hàng buôn lậu qua một biên giới hầu như không ai kiểm soát vì các quan chức địa phương rất dễ được hối lộ và đã được “bôi trơn” từ lâu.

Ngay cả khi chính quyền Việt Nam khoe xuất cảng qua Mỹ nhiều hơn, thì trong số hàng may dệt mà Việt Nam bán cho Mỹ, 80% đến 90% là vật liệu nhập cảng từ bên Tàu. Nghĩa là chỉ xuất cảng giúp cho Bắc Kinh, gánh vàng Mỹ đi đổ sông Ngô. Một giáo sư ở Hà Nội nói với đài RFA, công nhận: Kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc đến những thứ nhỏ nhặt như cây kim, sợi chỉ. Trong 11 tháng đầu năm 2015, riêng số hàng rau, trái cây Việt Nam nhập cảng từ bên Tàu đã tăng hơn 21%, lên tới 165 triệu Mỹ kim. Ðó chỉ là con số chính thức, con số thật có thể gấp đôi hay gấp ba. Những thứ rau, trái đó có thể trồng được trong nước, nhưng các nhà vườn người Việt đã bị hàng Trung Quốc đè bẹp.

Ðiều nguy hiểm cho đất nước là Cộng Sản Việt Nam vẫn mở cửa cho Trung Quốc tấn công trên những trận địa kinh tế mà người dân Việt bình thường không để ý tới, vì không nhìn thấy trước mắt.

Một món hàng không ai nhìn thấy là điện từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam trong những sợi dây. Các tỉnh phía Bắc nước ta đang nhập cảng điện từ Trung Quốc, tới 6% tổng số điện tiêu thụ trên toàn quốc. Coi như một biên giới đã bỏ ngỏ cho điện chảy qua. Nếu nhà cung cấp bên Tàu cúp điện, vì “sự cố kỹ thuật” nào đó, thì hoạt động kinh tế ở mấy tỉnh phía Bắc sẽ ngưng trệ ngay. Có cảnh lệ thuộc ngoại bang nào đáng sợ như thế không?

Mấy năm trước, ông Phùng Ðình Thức, chủ tịch PetroVietnam phải lên tiếng ta thán rằng công ty Ðiện Lực Việt Nam (EVN) không mua điện từ các nhà sản xuất trong nước mà lại đi mua điện Trung Quốc. Khu điện lực phía Bắc mua điện từ Vân Nam, mà giá điện mỗi năm lại tăng.

Trước đây, ký giả Ben Bland đã viết trên nhật báo Financial Times một bài, “Nhu cầu điện sẽ khiến xung đột Bắc Kinh Hà Nội giảm bớt” (Electricity demands could limit Beijing-Hanoi rift). Nói trắng ra là, vì lệ thuộc về điện, Hà Nội sẽ không dám chống lại Bắc Kinh. Sau khi quan sát thị trường điện lực Ben Bland khẳng định: “Bắc Kinh ngày càng điều khiển kinh tế Việt Nam” (Beijing is increasingly driving Vietnam's economy).

Ben Bland cũng nhận xét Trung Quốc không quan tâm chuyện đầu tư. Trong năm 2010 họ chỉ bỏ vô 365 triệu Mỹ kim, bằng một phần trăm tổng số các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Không cần đầu tư nhiều, vì Trung Quốc có con đường khác để gây ảnh hưởng kinh tế, là đem tiền cho vay. Và họ cho vay dễ dàng hơn ngân hàng các nước khác, đặc biệt trong các công trình xây dựng nhà máy điện.

Ai cũng biết một nước đang bắt đầu phát triển thì nhu cầu điện lực rất lớn. Các quốc gia mới lên đều phải vay tiền ngoại quốc, gọi thầu các công ty ngoại quốc tới xây dựng nhà máy phát điện trong nước mình. Người Việt Nam có thể đi vay các ngân hàng quốc tế, có thể gọi các công ty quốc tế tới đấu thầu trong việc xây cất. Tại sao chính quyền Việt Nam không mở các cuộc “đấu thầu” công khai để các ngân hàng quốc tế cạnh tranh với nhau trong việc đem tiền tới cho vay? Tại sao không mới các công ty quốc tế cạnh tranh đem máy móc, thiết bị tới xây dựng nhà máy điện, sử dụng các chuyên viên và công nhân Việt Nam? Tại sao chính quyền Cộng Sản Việt Nam lại chăm chỉ đi vay các ngân hàng Trung Quốc thay vì vay nước khác?

Ðiện nằm trong một chiến lược kinh tế của Trung Cộng. Họ tấn công ba mặt, tài chánh, kỹ thuật và nhân dụng, mặt nào họ cũng có lợi. Các công ty kỹ thuật Trung Quốc có thể “hiến giá” chấp nhận lấy giá rẻ hơn các công ty quốc tế khác. Vì trình độ kỹ thuật của họ thấp hơn, phẩm chất các máy móc của họ cũng thấp hơn. Và tất nhiên, lương các chuyên viên và nhân công của họ cũng thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế! Nhưng khi cho vay, họ cũng đòi được đưa máy móc, phẩm vật và lao động của họ vào Việt Nam.

Sau những vụ vay tiền rồi vỡ nợ kiểu Vinashin, chính quyền Việt Nam rất khó vay tiền trên thị trường thế giới. Nhưng đó không phải là lý do chính. Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc sẵn sàng cho Việt Nam vay với lãi suất thấp hơn trên thị trường quốc tế. Ðổi lại, họ đặt thêm điều kiện khi cho vay để hưởng lợi trong việc khác. Một điều kiện là Cộng Sản Việt Nam phải cho các công ty Trung Quốc trúng thầu cung cấp thiết bị và xây dựng nhà máy.

Các ngân hàng Trung Quốc khi cho vay đã yêu cầu Cộng Sản Việt Nam phải sửa đổi các điều kiện gọi thầu. Phải hạ tiêu chuẩn các máy móc thiết bị xuống một mức thấp hơn, để các nhà thầu Trung Quốc đủ điều kiện tham dự! Và Cộng Sản Việt Nam rất dễ tính trong việc này. Thế là khi xây dựng mỗi nhà máy điện, Trung Cộng sẽ xuất cảng các máy móc, các sản phẩm kỹ thuật thấp kém của họ. Khi so sánh hai nhà máy điện, một ở Na Dương sử dụng các kỹ thuật của Nhật Bản và các nước Tây phương, hai là ở Cao Ngạn dùng kỹ thuật Tàu, thiết bị Tàu, thì các chuyên gia đã thấy hiệu năng ở Cam Ngạn rất thấp so với Na Dương, và đã trục trặc nhiều lần.

Chưa hết, Trung Cộng được dịp xuất cảng nhân lực dư thừa trong nước họ, đem lao động không chuyên môn sang Việt Nam làm việc. Báo Thanh Niên ở Sài Gòn đã có lần nhận thấy tại công trường nhà máy đạm thuộc dự án khí-điện-đạm Cà Mau có những công nhân Trung Quốc sang làm những “công việc thủ công” như “khiêng gạch, bẻ sắt” với tiền công mỗi ngày khoảng 100 nghìn đồng.

Những ngân hàng và công ty kỹ thuật của Âu Châu, Ấn Ðộ hay Hàn Quốc, họ không có chính sách pha lẫn lợi ích kinh tế với mục tiêu chính trị, họ không thể cung cấp những “gói hàng” đủ mặt với giá thấp như vậy, tự nhiên bị gạt bỏ ra ngoài cuộc cạnh tranh! Các công ty Trung Quốc đang làm nhà máy điện khắp nước Việt Nam, từ Kontum, Quảng Ngãi, cho tới Sơn Tây. Trong cuộc gọi thầu làm nhà máy điện ở Cao Ngạn, chỉ có bốn công ty Trung Quốc tham dự; sau cùng công ty HPE của Trung Quốc đã trúng thầu! Công ty Sơn Ðông của Trung Quốc không cần tranh thầu với ai trong dự án nhà máy điện Cẩm Phả 2, vì cả guồng máy chính quyền được lệnh riêng của Nguyễn Tấn Dũng phải cho họ trúng thầu theo thủ tục đặc biệt, “vì lý do nhu cầu cấp bách!” Ông Nguyễn Tấn Dũng có được đồng nào khi ra lệnh như vậy, hay chỉ làm theo “chính sách lớn của đảng và nhà nước,” như ông giải thích về vụ Bô Xít?

Nhưng trong các cuộc trao đổi ba mặt như vậy, thì Việt Nam bị thiệt hại những gì? Thiệt hại trước tiên là phải chấp nhận những sản phẩm kỹ thuật với phẩm chất thấp hơn. Thiệt hại thứ hai là phải chấp nhận cho công nhân nước khác vào làm việc trong nước mình trong lúc nạn thất nghiệp trong nước mình cũng rất cao. Thứ ba, nền kinh tế càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Cộng! Lệ thuộc kinh tế rất khó gỡ!

Ðảng Cộng Sản sẵn sàng bán tất cả các thứ để bảo vệ độc quyền cai trị. Ông Thường Vạn Toàn có thể đến Hà Nội để khen ngợi Nguyễn Phú Trọng đã dàn cảnh thay đổi nhân sự thành công. Nhưng cũng để nhắc nhở họ phải trung thành tuyệt đối với Bắc Kinh. Ðể nhắc Trọng nhớ rằng: “Còn Trung Cộng che chở thì Việt Cộng còn tồn tại!” Sau đại hội vừa năm ngoái, Nguyễn Phú Trọng vẫn bảo các đảng viên: “Phải trung thành tuyệt đối với dân, với chế độ, với Ðảng, giữ cho được chế độ này, Ðảng này.” Không nói gì đến việc gìn giữ “Ðất nước này.”
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »


Báo Anh nói Triều Tiên dọa giáng 'bão hạt nhân' vào Trung Quốc


Trang Indepentdent của Anh đưa tin Triều Tiên đã lưu hành bức thư đe dọa tấn công hạt nhân xuống Mỹ và Trung Quốc
nếu hai nước này ra lệnh trừng phạt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Image
Triều Tiên tuyên bố đã sẵn sàng tiến hành tấn công hạt nhân Mỹ. Ảnh: Reuters

Lee Young Hwa, giáo sư tại đại học Kansai, Nhật Bản, là người đã cung cấp bản sao bức thư cho Daily NK, trang mạng chuyên đưa tin về Triều Tiên. Ông này nói đây là tài liệu do Trung ương đảng Lao động Triều Tiên lưu hành, tuy nhiên tính xác thực của bức thư chưa thể kiểm chứng được.

Bức thư đề ngày 10/3 này đưa ra học thuyết mới về biện pháp đối phó với Trung Quốc, đồng minh lâu năm của Triều Tiên. Lee giải thích, tài liệu của Triều Tiên công khai chỉ trích và dọa giáng "bão hạt nhân" xuống Trung Quốc do "làm đồng minh với Mỹ".

Tài liệu này gọi Trung Quốc là "phản bội" và kêu gọi "tất cả người lao động Triều Tiên tham gia nghiền nát sức ép từ Trung Quốc với sức mạnh từ bão hạt nhân".

Bên cạnh đó, tài liệu chưa được kiểm chứng này cũng có nội dung chỉ trích Trung Quốc "hăng hái tham gia trừng phạt Triều Tiên" do lo sợ vai trò thống trị ở Đông Á bị ảnh hưởng.

Hôm 28/3, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Lee Su-yong tuyên bố nước này sẵn sàng tấn công hạt nhân phủ đầu trong bối cảnh "Mỹ cuồng loạn tìm cách gây ra chiến tranh hạt nhân".

Trong Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân toàn cầu đang diễn ra ở Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố hai nước đã sẵn sàng cho một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân.

"Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi hiện nay là Triều Tiên đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, đe dọa an ninh, ổn định khu vực", ông Obama nhấn mạnh.

Tổng thống Mỹ cho biết, ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn thấy các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc áp đặt cho Triều Tiên được "thực thi đầy đủ" .

Trong khi đó, ông Tập cho biết Trung Quốc và Mỹ "có trách nhiệm làm việc cùng nhau" để giải quyết vấn đề hạt nhân. Ông Tập cũng nói Bắc Kinh đã sẵn sàng thực thi đầy đủ lệnh trừng phạt sau các vụ thử bom nhiệt hạch, phóng tên lửa thời gian qua của Bình Nhưỡng.

Ngoài cuộc gặp riêng với phái đoàn Trung Quốc, Tổng thống Obama cũng làm việc với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nhằm "thống nhất nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ khỏi mối đe dọa hạt nhân đến từ Triều Tiên".

Vài tiếng sau các tuyên bố của Mỹ, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên phóng một tên lửa đất đối không từ bờ biển phía đông.

Seoul ban đầu cho rằng Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, nhưng sau khi radar xem xét kỹ quỹ đạo phóng, Hàn Quốc xác định đây là tên lửa đất đối không. Tên lửa bay khoảng 100 km trước khi rơi xuống biển.

Văn Việt
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Donald Trump thay đổi đảng Cộng Hòa

Ngô Nhân Dụng
Muốn chắc chắn được đại hội đảng Cộng Hòa đưa ra tranh cử tổng thống, ông Donald J. Trump cần được 1237 đại biểu của mình, ngay trong vòng bầu sơ bộ ở các tiểu bang. Trong vài tháng tới, ông Trump sẽ phải kiếm thêm 501 phiếu đại biểu nữa thì mới đủ con số trên.

Các tiểu bang đảng Cộng Hòa chưa tổ chức bầu sơ bộ sẽ còn tổng cộng 904 đại biểu đi tham dự đại hội. Mỗi tiểu bang chia số đại biểu cho các ứng cử viên theo cách khác nhau. Có nơi chia theo tỷ lệ số cử tri tín nhiệm trong lúc bầu sơ bộ, có nơi thì người nào thắng được chỉ định tất cả số đại biểu. Cho nên việc tính toán, dự đoán ông Trump sẽ được đủ phiếu hay không, không dễ dàng. Nếu ông Trump không đạt được con số 1237 đại biểu, đại hội sẽ quyết định. Các đại biểu từ tiểu bang trước đây được chọn để bỏ phiếu cho ông Trump, ông Cruz hay ông Kasich, có thể sẽ được miễn làm bổn phận đó, được tự do bỏ phiếu theo ý mình. Nếu tất cả những người “chống Trump” thỏa thuận được với nhau dồn phiếu cho một ứng cử viên duy nhất, Trump sẽ khó đạt được trên 50%.

Không đoán chắc ông Trump có chiếm được 501 trong số 904 đại biểu ở 20 tiểu bang sắp bầu sơ bộ hay không. Nhất là tại nhiều tiểu bang mà số cử tri có cảm tình với ông không cao. Thí dụ, Wisconsin sẽ bầu sơ bộ vào Thứ Ba tuần tới để chọn 42 đại biểu, hiện ông Trump chỉ được 30% ủng hộ. Hầu hết những người chủ chốt của đảng Cộng Hòa trong tiểu bang này chống Donald Trump, và họ nói công khai. Trump phải trả đòn theo phương pháp quen thuộc của ông; Không nương tay khi tấn công đối thủ. Ðến xã Janesville trong tuần qua, ông đã chế nhạo ngay một người sinh trưởng ở xã này là Dân Biểu Paul Ryan, đang làm chủ tịch Hạ Viện! Nhân tiện, Trump cũng đả kích nặng nề ông Scott Walker, đương kim thống đốc Wisconsin, người đã từng vận động làm ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa, đã rút lui nhưng vẫn có ảnh hưởng mạnh trong tiểu bang này, là tiêu biểu cho thành phần “Vai Vế” (Establishment) trong đảng tại địa phương.

Trận chiến giữa Donald Trump và “Giới Vai Vế” trong đảng Cộng Hòa đã diễn ra ngay từ khi ông ra tranh cử. Chữ Anh “Establishment” bao gồm nhiều loại người có ảnh hưởng lớn trong một xã hội hay một tổ chức, định chế. Dịch Establishment là “Giới Lãnh Ðạo” sợ rằng không đúng vì trong tiếng Việt “lãnh đạo” thường nói tới những người chính thức nắm quyền của một định chế, như trong một đảng chính trị. Trong ngôn ngữ chính trị ở Mỹ chữ “Establishment” không mang nghĩa “chính thức” như vậy. Nó gồm nhiều loại người có thể ảnh hưởng mạnh trong đảng: Có các chính trị gia đang giữ chức và có quyền ở Quốc Hội, trong chính phủ, từ các địa phương tới toàn quốc. Có những nhà chính trị đã về hưu nhưng ý kiến của họ vẫn có ảnh hưởng.
Khi cựu Nghị Sĩ Bob Dole tới Iowa nói không thể nào chấp nhận ông Cruz, đó là một ý kiến của “Giới Vai Vế.” Có cả các tờ tạp chí như National Review hoặc nhật báo Wall Street, các nhà bình luận trên báo, trên đài được hàng triệu người theo dõi, như Rush Limbaugh, John Fredericks, vân vân. Cụ thể nhất và nặng ký nhất là những người thường xuyên đóng góp và có khả năng kêu gọi người khác đóng góp cho quỹ vận động tranh cử của các ứng cử viên. Trong đảng Cộng Hòa, nói đến “Establishment” thì không thể bỏ quên hai anh em tỷ phú Charles và David Koch. Họ có thể gom góp hàng tỷ Mỹ kim, từ những tỷ phú là cùng chí hướng. Nhưng chính hai anh em nhà Koch vẫn thường xuyên chống lại bộ chỉ huy của đảng Cộng Hòa, cho thấy Establishment cũng không thuần nhất. Trong mùa bầu sơ bộ năm nay, họ vẫn luôn luôn chống đối nhau. Xin tạm dịch chữ “Establishment” là “Giới Vai Vế,” những người không nhất thiết nắm quyền chính thức nhưng có ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau.

Donald Trump chống Giới Vai Vế trong đảng Cộng Hòa, và đại đa số họ không muốn ông đại diện đảng ra tranh cử tổng thống. Thứ nhất, họ lo ông ta sẽ thua, đảng mất một cơ hội chiếm lại Tòa Bạch Ốc. Thứ hai, họ biết ông Trump không thiết tha gì đến những lý tưởng, chủ trương và chính sách của đảng. Trump chỉ muốn đi “quá giang” đảng Cộng Hòa để thực hiện tham vọng riêng, làm tổng thống Mỹ.

Tại sao Donald Trump nổi bật lên nhanh chóng làm cả thế giới bên ngoài kinh ngạc? Vì ông khai thác đúng lúc cái tâm trạng bất mãn trong các tầng lớp cử tri cơ bản vẫn bầu cho đảng Cộng Hòa. Mỗi nhóm người có những nuôi lý tưởng bảo thủ về đạo đức, tôn giáo, thiết tha bảo vệ quyền tự do kinh tế, ôm ấp khát vọng về vai trò đứng đầu thế giới dành cho nước Mỹ, vân vân. Trong hai đời tổng thống vừa qua, họ thất vọng với một ông tổng thống Cộng Hòa và một ông Dân Chủ. Trong bảy năm qua, Tổng Thống Obama đã thực hiện được nhiều chính sách của đảng Dân Chủ, trong khi các đại biểu Cộng Hòa ở Quốc Hội không ngăn cản được. Nỗi bất mãn càng lên cao. Nói chung, họ bất mãn đối với cả tầng lớp cai trị ở thủ đô vì những điều họ thiết tha nhất đều không được thể hiện trong chính sách quốc gia. Vì vậy, các ứng cử viên không thuộc loại các nhà chính trị chuyên nghiệp và lâu đời được các cử tri ủng hộ.

Tháng Giêng năm 2016, nhật báo Atlanta Journal-Constitution thăm dò dư luận tại tiểu bang Georgia. Ða số các cử tri Cộng Hòa muốn người đại diện họ ra tranh cử tổng thống năm nay phải là người bên ngoài, không thuộc giới vai vế trong đảng. Hơn 90% nghĩ rằng nước Mỹ đang “trật đường rày.” Ngược lại, ba phần tư các cử tri Dân Chủ nghĩ rằng nước Mỹ đang đi đúng đường và 83% muốn có người “có kinh nghiệm” làm lãnh đạo! Trong cuộc thăm dò này, một nửa cử tri Cộng Hòa (và 65% những cử tri độc lập) phản đối ý kiến của ông Trump là nên cấm các di dân Hồi Giáo. Nhưng khi dân Georgia bầu sơ bộ, Donald Trump được 39% phiếu ủng hộ. Nhiều người không đồng ý với ông vẫn bầu cho ông ta. Chỉ vì ông diễn tả đúng nỗi bất mãn đối với Giới Vai Vế trong đảng. Có cử tri than phiền về các nhà chính trị chuyên nghiệp: “Họ chỉ nghĩ đến tiền và địa vị. Không ai nghĩ đến thằng dân như tôi.” Trong lúc ông Trump nói những ý kiến “trúng tim đen” của rất nhiều người, dân Mỹ không thể đoán trước được nếu ông làm tổng thống và thi hành các chính sách mà ông gợi ý, thì nước Mỹ và thế giới sẽ ra sao?
Chỉ trong một hai ngày tuần nay, Donald J. Trump đã tuyên bố những điều trái ngược với chủ trương của đảng, khiến Giới Vai Vế trong đảng Cộng Hòa càng lo ngại nếu ông ta ra tranh cử cho đảng thì nắm chắc phần thất bại.

Ngày Thứ Năm, trong lúc đại diện của 50 quốc gia gặp nhau ở Washington bàn về hạn chế vũ khí hạch tâm, ông Trump thản nhiên nói ngược lại chính sách mà các vị tổng thống Mỹ, thuộc hai đảng, đã theo vẫn đuổi từ nửa thế kỷ nay. Ông nói các nước như Nhật Bản, Nam Hàn cũng nên chế tạo vũ khí hạch tâm! Ông nói một điều mà nhiều người Mỹ có thể cũng nghĩ: Các nước đó, và cả Á Rập Saudi, Iran trước sau thế nào cũng làm bom nguyên tử! Một ý kiến như vậy, nếu trở thành chính sách quốc gia, thì hậu quả như thế nào không thể lường trước được.

Nhưng câu tuyên bố làm cả nước, hay ít nhất hơn một nửa, là các phụ nữ, phải nổi giận, khi ông Trump nói rằng các phụ nữ phá thai trái phép phải bị trừng phạt. Không riêng các người làm công việc phá thai bị phạt, mà cả các bà, các cô đi phá thai. Ðây là điều mà cả phong trào chống phá thai xưa nay chưa từng đòi hỏi. Nhật báo “vai vế” Wall Street Journal viết một bài quan điểm (editorial) coi báo động rằng đảng Cộng Hòa sẽ mất hết phiếu của phụ nữ nếu người ta nghĩ đây cũng là chủ trương của đảng. Nói như vậy khiến phía đảng Dân Chủ sẽ vẽ ra hình ảnh bên Cộng Hòa sẵn sàng bỏ tù các người đi phá thai, trong khi bỏ qua những người làm cho họ có thai! Ông Trump đã cho người cải chính, nói ngược lại, nhưng tờ báo Wall Street thấy hầu như mỗi ngày ông lại dẫn đảng Cộng Hòa vào một cuộc phiêu lưu mới.

Hiện tượng Donald Trump bùng lên vì từ mấy chục năm qua giới vai vế của đảng Cộng Hòa không chú ý đến những bất mãn ngấm ngầm của những tầng lớp cử tri cơ sở vẫn bỏ phiếu cho họ. Trump nương theo đà những cơn sóng bất mãn này mà nổi lên. Trong khi đó, giới vai vế trong đảng, nhất là trong Quốc Hội, dành rất nhiều thời giờ để đấu lẫn nhau. Ông cựu chủ tịch Hạ Viện phải từ chức cũng vì bị các đại biểu cùng đảng đả kích nặng nề suốt mấy năm liền; đến nỗi khi ông ta rú lui thì khó khăn lắm mới kiếm được người chịu đứng ra thay thế. Không ai muốn tự biến thành cái bia cho các “đồng chí” cùng đảng tập bắn mỗi ngày. Trong mùa bầu cử sơ bộ năm nay, tin tức chính trị nổi bật không phải là đảng Cộng Hòa chỉ trích các chính sách của Tổng Thống Obama, mà là những cuộc đấu đá, lời qua tiếng lại giữa các ứng cử viên Cộng Hòa! Có khi người này còn đem vợ của người kia ra làm mục tiêu tấn công!

Cho nên, dù ba tháng nữa đảng Cộng Hòa có đưa Donald Trump ra tranh cử hay không, dù kết quả cuộc bầu cử Tháng Mười Một năm nay ra thế nào, cuối cùng đảng Cộng Hòa sẽ phải thay đổi. Nếu không thay đổi được trong hai năm thì bốn năm nữa cũng phải đổi. Donald Trump là chất xúc tác khiến họ phải thay đổi. Khi hiện tượng đó diễn ra, đảng Dân Chủ cũng bắt buộc phải thay đổi. Trong lịch sử nước Mỹ nhiều đảng chính trị lớn đã biến mất, đã tách ra, nhiều đảng chính trị mới đã ra đời. Trong thế kỷ 21 này hiện tượng đó có thể lại diễn ra.
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Post by phidao »

Hồ sơ Panama là gì?

Riêng đối với các quan chức Việt Nam, một số Việt kiều tại Hoa Kỳ quen thuộc với các đường chuyển tiền của họ cho biết
các quan chức này đa số giấu tiền ở Cayman Islands và Bermua chứ ít dùng dịch vụ tại Panama. Tuy nhiên, Hội Ký Giả Điều Tra (ICIJ)
nêu trên đang đào sâu vào hồ sơ Panama và sẽ công bố thêm kết quả trong những ngày tháng tới.

Image
Các tài khoản do tay chân của tổng thống Nga, Vladimir Putin, đứng tên với tổng số lên đến 2 tỉ USD. Photo courtesy: Getty Images

Cali Today News - Sau khi loại ngân hàng tuyệt mật như tại Thụy Sĩ bị sức ép của các chính phủ phương Tây phải mở bung sổ sách, các nước thật nhỏ như Cayman Islands, Bermuda, British Virgin Islands, Panama trở thành thiên đàng cho các dịch vụ giúp trốn thuế, giấu tiền, rửa tiền cho nhiều lãnh tụ quốc gia và các băng đảng buôn bán vũ khí, ma túy.

Trong 48 giờ qua, kho dữ kiện database của công ty luật Mossack Fonseca thuộc Panama, chưa rõ vì lí do gì, đã bị tiết lộ cho hàng trăm cơ quan truyền thông và các NGO chống tham nhũng quốc tế, đặc biệt là Hiệp Hội Phóng Viên Điều Tra Quốc Tế (ICIJ). Kho dữ kiện này đang trở thành trái bom tấn với biệt hiệu "Hồ sơ Panama".

Được biết công ty Fonseca đã dựng lên hơn 240 ngàn công ty thuộc loại chỉ có tên đăng ký để chuyển tiền qua lại và giấu đi gốc tích. Hiện nay, với con số hơn "11 triệu rưỡi" văn bản, phải mất rất nhiều thời gian mới tiêu hóa nổi và liệt kê được danh sách các khách hàng thuộc từng quốc gia. Hàng loạt chính phủ như Australia, Áo Quốc, Brazil, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, ... đã vào cuộc. Họ tuyên bố đang mở ngay cuộc điều tra đối với các tên tuổi thuộc nước mình.

Hiện nay giới báo chí quốc tế chỉ kịp nhận dạng các tên tuổi được biết tới nhiều nhất trên thế giới như:

- Các tài khoản do tay chân của tổng thống Nga, Vladimir Putin, đứng tên với tổng số lên đến 2 tỉ USD. (Phát ngôn nhân của ông Putin đã lập tức tố cáo đây là trò của các thế lực phản động để phá ông trong cuộc bầu cử sắp tới).

- Tài khoản của Tổng thống Ukraina, Petro Poroshenko. (Ngay cả đang lúc dầu sôi lửa bỏng trong cuộc chiến với Nga năm 2014, ông Poroshenko vẫn chỉ lo chuyển các đường giây làm ăn của mình sang British Virgin Islands với sự môi giới của công ty luật sư Fonseca).

- Tài khoản của bố thủ tướng Anh Quốc, David Cameron. (Ông Ian Cameron vừa qua đời nhưng tên tuổi vẫn còn trong hồ sơ Panama).

- Tài khoản thuộc gia đình Thủ tướng Iceland, Sigmundur Gunlaugsson.

- Các tài khoản của con trai và con gái Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif

- Các tài khoản của nhiều chính khách gốc Brazil.

- Các tài khoản của nhiều viên chức thuộc hội bóng tròn quốc tế FIFA, hội bóng tròn nước Uruguay, ...

Nhiều nhà băng tại Âu Châu cũng dính chàm như Hypo Landesbank thuộc Áo Quốc, DNB thuộc Thụy Điển, Nordea thuộc Luxembourg, ...

Nhiều người đang thắc mắc liệu có tên các đại gia Trung Quốc và Việt Nam không? Các chuyên gia quen thuộc với lãnh vực giấu tiền tại các đảo quốc tin là khó tránh khỏi.

Chỉ riêng chính phủ Australia đã cho biết trong số khoảng 800 khách hàng mang quốc tịch nước này từ hồ sơ Panama, đã có đến 120 trường hợp dính líu tới các đường dây chuyển tiền từ Hồng Kông, nơi được xem là cửa ngõ tài chính của các quan chức Trung Quốc.

Riêng đối với các quan chức Việt Nam, một số Việt kiều tại Hoa Kỳ quen thuộc với các đường chuyển tiền của họ cho biết các quan chức này đa số giấu tiền ở Cayman Islands và Bermua chứ ít dùng dịch vụ tại Panama. Tuy nhiên, Hội Ký Giả Điều Tra (ICIJ) nêu trên đang đào sâu vào hồ sơ Panama và sẽ công bố thêm kết quả trong những ngày tháng tới.

Vũ Thạch
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Bạn hỏi tôi có nhớ ngày 30 tháng 4?
Việt Nguyên

Ba mươi tháng tư. Bạn nhắc ngày ba mươi tháng tư lại đến. Lời nhắc nhở hay lời than thở? Ba mươi tháng tư đến như tên khách lạ, không mời, không mong, không đợi, không chờ, đến nhà gõ cửa không hỏi, không chào. Ba mươi tháng tư, một nửa miền Nam cúi đầu dưới họng súng đi theo một nửa miền Bắc đau thương xã hội chủ nghĩa. Dãy Trường Sơn xương sống chuyển mình, Việt Nam gãy đổ, nước Việt chữ S trở thành hình con giun oằn oại.

Tháng tư, tháng của mùa xuân mà trời Sàigòn nóng như lửa, những chuyến máy bay di tản cất cánh hòa với bản nhạc “Giáng Sinh Trắng”, người Sàigòn chia ly đầu bừng bừng như trong “Mùa hè đỏ lửa”, người Mỹ lạnh lùng phản bội ra đi như tuyết mùa đông.

Bạn hỏi tôi có nhớ ba mươi tháng tư? Ngày còn trẻ mang nhiều ước vọng, chạy quanh Sàigòn nhìn những cảnh tang thương, người đi mang nỗi sầu trong tim kẻ ở lại đi trên đường với những giòng nước mắt âm thầm trên đôi mắt đỏ như màu máu. Sàigòn hỗn loạn, Sàigòn ngơ ngác đón xe tăng địch về với những gương mặt bộ đội ngớ ngẩn hỏi đường đến Dinh Độc Lập ngày Tướng Dương Văn Minh đầu hàng. Sàigòn với bản nhạc “nối vòng tay lớn” không giữ được ngưòi ra đi. Sàigòn với những anh hùng lỡ vận đốt chiến y chờ đợi một tương lai. Sàigòn với những người hùng cố thủ trên cao ốc, Sàigòn với những tiếng khóc uất ức của những người bị phản bội. Sàigòn với bản nhạc “nối vòng tay lớn” lừa dối người ở lại. “Rừng núi giang tay” đón những người không tim về thành phố!

Ba mươi tháng tư, bạn hỏi tôi có nhớ tháng tư? “Tháng tư gãy súng”, tháng tư đồng minh phản bội. Tháng tư hy vọng của hòa bình không đến. Chiến tranh chấm dứt đón hòa bình giả tạo. Tháng tư bắt đầu những hận thù âm ỉ, kẻ thắng không giữ lời xem toàn miền Nam như kẻ thù truyền kiếp. Nước Cửu Long không rửa được hờn oán những thập niên dối trá sắp đến với miền Nam. Người vào trại học tập, kẻ ở nhà trong một trại giam vĩ đại không hàng rào kẽm gai, gia đình ly tán người người ái ngại. Dương Văn Minh đầu hàng, chính quyền cách mạng lên tiếng kêu gọi “hòa hợp hòa giải” quên hận thù xây dựng tương lai, lính bỏ súng đầu hàng đi vào trại giam.

Ba mươi tháng tư bắt đầu một dối trá. Lời hứa giả tạo đem lại hy vọng cho người ở lại như một viên thuốc cho người bệnh hấp hối. Ba mươi tháng tư bắt đầu cho một chính quyền cộng sản với chủ thuyết Mác Lê thay cho lúa gạo.

Ba mươi tháng tư, tôi đi bộ trên đường phố Sàigòn như một chứng nhân lịch sử sau khi chạy xe gắn máy ngừng trên đường Thống Nhất nhìn xe tăng “Giải phóng” tung sập cánh cửa Dinh Độc Lập. “Độc Lập” sập, “Nô lệ” đến, nô lệ cho chế độ cộng sản tiếp tục từ chế độ nô lệ ở miền Bắc từ 1954, Độc Lập sập báo hiệu cho những thập niên sau nô lệ cho “mô hình Trung Quốc” một đảng cộng sản lệ thuộc Trung Cộng. Tôi bỏ đi khỏi đường Thống Nhất sau khi chứng kiến “hoan hô cách mạng” dưới họng súng của những người dân sợ hãi đứng bên đường nhìn đoàn xe tăng.

Ba mươi tháng tư, tôi đi trên đường phố Sàigòn hỗn loạn mà lòng buồn như hoang đảo. Loa phóng thanh ồn ào trên những chiếc xe lam, những chiếc xe gắn máy. Bộ đội chưa thấy chỉ thấy quân “ba mươi tháng tư” ăn có làm cách mạng. Trộm cướp ngoài đường của một ngày vô trật tự trong khi bên trong Dinh Độc Lập đầy những người cách mạng ngớ ngẩn nhìn những tiện nghi tối tân. “Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào”, dân hy vọng cách mạng sẽ đem đến trật tự mới. Nhưng những cảnh hỗn loạn, cướp trộm những nhà đã bỏ đi Mỹ, báo hiệu ba mươi tháng tư sẽ bắt đầu chiến dịch cướp hợp pháp lớn hơn qua chính sách đánh phá tư sản mại bản. Sàigòn hỗn độn với những người mặt lo lắng vội vàng bỏ đường phố về nhà. “Nhân dân vùng dậy làm cách mạng” chỉ là những lời tuyên truyền láo của chính quyền cho dân miền Bắc đang mơ dưới chế độ cộng sản trên hai mươi năm.

Tôi đi trên đường phố ngày ba mươi tháng tư 1975, qua cầu nước đục từ Gia Định về, bao nhiêu năm sau nước còn đục hơn nữa, ước vọng của dân nghèo ngày hôm ấy đón cộng sản về thành nỗi thất vọng lớn lao. Đi trên đường phố hỗn loạn, tôi chỉ nghĩ đến những cuốn sách đã đọc như “Từ thực dân đến cộng sản” của Hoàng Văn Chí, cuốn sách với những phân tích về chủ thuyết cộng sản thực hiện ở miền Bắc sau 1954 và thầm hy vọng tác giả đã nhận định sai. Đi trên đường phố hỗn loạn trong ngày lịch sử hôm ấy, nhìn những cửa hàng buôn bán, nghĩ đến những thương gia, điền chủ tôi chỉ mang một hy vọng những gì trong cuốn phim “Chúng tôi muốn sống” với tài tử Lê Quỳnh chỉ là những lời tuyên truyền sai của Việt Nam Cộng Hòa. Trong những nguời lính đã bỏ súng đầu hàng trong ngày ba mươi tháng tư có bao nhiêu nguời đã đọc “Trại Đầm Đùn” và rồi đây những năm tháng sắp đến, “cách mạng khoan hồng” có tạo ra những trại giam khủng khiếp trong thế kỷ thứ hai mươi sau hai mươi mốt năm hiệp định Genève?

Tôi đi trên đường phố Sàigòn ngày hôm ấy, một ngày trời nóng bức như mùa hè, nhớ đến Doctor Zhivago và Lara qua cuốn truyện của Boris Pasternak đã được làm thành phim, nghịch cảnh sẽ tạo ra bao nhiêu Zhivago trong Việt Nam Siberia lạnh giá? Đêm ba mươi tháng tư, nằm trong nhà nghe bộ đội nói chuyện ngớ ngẩn ngoài xóm với những danh từ Bắc cách mạng khó hiểu, tôi nhớ đến những người bạn, cùng ngồi với nhau trong quán nước, nhìn nhau nuôi một hy vọng cuối cùng trong một tháng tư với những người dân tị nạn bỏ chạy giặc trên quốc lộ số một: cộng sản Việt Nam sẽ có một bộ mặt như cộng sản Nga thay vì cộng sản Tàu. Hy vọng buồn cười : cộng sản Nga ít ác độc hơn cộng sản Tàu! Cách mạng của Stalin chỉ thanh trừng giết hại 60 triệu người thay vì cộng sản Mao giết hơn 100 triệu dân Trung Hoa. Những ngày tháng tư năm 1975, cùng nhìn nhau lo lắng qua những bản tin ngày “giải phóng Kampuchia” dân bị cưởng bách bỏ thành phố, Nam Vang bỏ hoang với Khmer đỏ, dân Sàigòn chỉ còn hy vọng số phận của Sàigòn sẽ khác và rồi những hy vọng ấy cũng tắt dần những ngày sau 30/4/1975.

Tôi ở lại hơn hai năm sau ngày Việt Nam Cộng Hòa bị khai tử, chứng kiến những thay đổi của xã hội miền Nam trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa quá độ. Cuộc cách mạng bắt chước theo các thời kỳ của cộng sản Nga và Trung Hoa, đấu tranh giai cấp, vô sản hóa giai cấp tư bản và tiểu tư sản, công nông nhân làm chủ mặc dù lịch sử đã cho thấy hai cuộc cách mạng vô sản ở Xô Viết và Trung Hoa là hai cuộc cách mạng thất bại. Dựa trên tinh thần “Tư bản luận” cũ mèm của Karl Marx luận về nền kinh tế tư bản Tây phương thế kỷ thứ 19, đảng cộng sản Việt Nam không biết đến những tiến bộ xã hội và kinh tế cũng như căn bản của nền văn minh như nhà kinh tế hiện đại, Milton Friedman năm 1962 đã viết cuốn “Tư bản và tự do”: “Trong những nền văn minh tiến bộ vĩ đại trên thế giới tất cả những tiến bộ về kiến trúc, ấn loát, khoa học, văn chương, kỹ nghệ, nông nghiệp v.v…không hề đến từ chính quyền trung ương”.

Hai ngày kỷ niệm ba mươi tháng tư trong hai năm sau, miền Nam tiêu điều, Sàigòn hoang vắng, đường phố chói chang với cờ đỏ sao vàng, cờ càng đỏ ngày 30 tháng tư thì đời người dân càng ngày càng tang thương, sao vàng càng phất phới kinh tế càng vàng vọt dù rằng chính sách học tập của đảng và nhà nước hứa hẹn trong mười năm Việt Nam bằng Pháp (đảng ít ra cũng còn giữ sĩ diện không so sánh với kinh tế Liên Xô hay Trung Cộng hay một nước cộng sản Đông Âu!)

Đánh cho “Mỹ cút ngụy nhào”, nhà nước và đảng nhất định diệt tư bản qua chính sách đánh tư sản mại bản, tịch thu tài sản đuổi dân đi vùng kinh tế mới mà sự thật đằng sau là chính quyền cướp của, cướp đất của dân, chuyển tài sản về Bắc kể cả khối vàng 20 tấn đổ cho T.T. Nguyễn Văn Thiệu đã đem lên máy bay đi Mỹ.

Văn hóa giáo dục Mỹ ngụy phải thay đổi, trí thức là thành phần phản động đáng nghi ngờ. “Hồng thắm hơn chuyên” chính trị trên chuyên môn, bí thư đảng nằm khắp các cơ quan kể cả bệnh viện, trường học, một yếu tố làm hư hại đến chuyên môn mà sau này khi Tổng bí thư Gorbachev cải tổ việc đầu tiên ông làm là loại các bí thư đảng ra khỏi các cơ quan và hãng xưởng. Giáo dục xã hội chủ nghĩa đào tạo những chuyên viên kém, thiếu chất lượng nhưng đầy tính đảng: giả dối, nịnh bợ. Con người sống trong xã hội chủ nghĩa quá độ quên hết tình người, lễ giáo, đạp nhau mà lên, xô nhau mà đi. Con người đi ngược lại thuyết tiến hóa của Darwin “từ người trở về vượn”.

Đuổi dân đi vùng kinh tế mới để dạy dân bài học vô sản, cướp của cướp luôn cả phẩm giá con người dù rằng đảng lúc nào cũng hô hào xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và đổ tội cho Mỹ ngụy về các tội ác và mặt xấu của xã hội. Những giá trị vĩnh cửu bị phá hủy. Pascal nói “con người là con vật biết suy nghĩ”, trong thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa con người của các ông cộng sản đào tạo là những con vật không suy nghĩ.

Cai trị với quyền lực của họng súng và với sự cộng tác của những kẻ trở cờ ba mươi tháng tư, xã hội thay đổi như truyện “Cuốn theo chiều gió” của bà Margaret Mitchell thời chiến tranh Nam Bắc ở Mỹ. Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ dùng đủ phương tiện cộng sản “cứu cánh biện minh cho phương tiện” khác với những lời khuyên đạo đức của triết gia Imanuel Kant “con người không nên bị xử dụng như là phương tiện để thoả mãn cứu cánh của kẻ khác!”

Không giết người trắng trợn, không đẩy dân ra khỏi thành phố cho giới truyền thông quốc tế thấy, đảng cộng sản lập ra các vùng kinh tế mới và các trại tù cải tạo. Dân miền Nam trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa quá độ ngơ ngác như anh chàng nông dân Moritz ra toà án quốc tế Nuremberg trong truyện “giờ thứ 25” của nhà văn Lỗ Ma Ni Vigil Georghiu: “trong bao nhiêu năm tôi không còn biết tôi là ai, tôi ở đâu”

Trong khi giới trí thức cố giữ phẩm cách của mình khi phải phục vụ chế độ mới, chế độ tự nhận giải phóng, trong những điều kiện mà hy vọng vào tương lai như ánh sáng le lói bên kia đường hầm thì các trại tù cải tạo mọc lên cùng khắp. Những người tin tưởng vào chính quyền bị lừa đi tù không tuyên án không thấy ngày về trong khi vợ con bị đày vùng kinh tế mới gia đình ly tán, con mất cha, vợ mất chồng. Chồng trong tù, vợ ở ngoài vất vả nuôi con, Người tù “được” cải tạo để trở thành những con người không còn suy nghĩ như tù nhân Ivan “ trong một ngày trong đời Ivan Denisovich” của Aleksander Solzhenitsyn. Trước 1975, người đọc tưởng Solzhenitsyn thêu dệt, CIA Mỹ “đầu độc” trí thức miền Nam qua các tác phẩm chống cộng, nhưng rồi những tù cải tạo ở miền Nam Việt Nam sau 1975 cũng giống như những tù khổ sai ở vùng Tây Bá Lợi Á của chính quyền Stalin, phản bội giai cấp công nhân trong khi toàn quốc hát bài quốc tế lao động “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian”. Người tù bị đánh đập, bỏ đói, bị các “ăng ten” theo dõi, “vét sạch bát thức ăn, hài lòng khi đi ngủ sau một ngày lao động”. Người tù không biết khi nào được trả về nhà, bị chuyển từ trại tù này sang trại tù khác “anh không còn biết sống ở đâu dễ thở hơn, ở nhà tù này hay ở nhà tù kia!”

Thiên đàng cộng sản với những nhà tù cùng khắp ở Việt Nam không khác gì “Quần đảo ngục tù” của Nga được diễn tả bởi Solzhenitzyn qua 300,000 chữ. Cuối cùng thì những người tù bị tước đoạt tất cả không còn sợ chế độ cộng sản, điển hình là kỹ sư Bobynin và hàng nghìn người tù lương tâm Việt Nam khác. Bobynin trong “Tầng đầu địa ngục” đã vạch ngực ở trần nói với tổng trưởng an ninh Abukomov: “ông đã tước đoạt tự do của tôi lâu rồi và ông cũng không có khả năng để trả lại tự do cho tôi vì chính ông, ông cũng không có tự do. Ông chỉ mạnh khi nào các ông tước đoạt của người khác tất cả mọi thứ bởi vì khi một người khác bị lấy mất tất cả, người đó sẽ không còn ngại sợ các ông nữa, người đó lại được tự do”.

Sau hơn hai năm, hai ngày kỷ niệm ba mươi tháng tư của kẻ chiến thắng, tôi rời Sàigòn ra đi bằng thuyền, trở thành một trong hàng triệu thuyền nhân, cố quên đi chuyện cũ để lập lại cuộc đời mới trên đất mới như bao nhiêu triệu người Việt xa xứ. Năm đầu tiên ở Mỹ, tôi đến dự ngày ba mươi tháng tư do cộng đồng người Việt ở Portland Oregon tổ chức, sau gần một tháng định cư. Ngày tưởng niệm được tổ chức ở hội trường, đứng chào quốc kỳ hát quốc ca với lá cờ vàng ba sọc đỏ trong không khí trang nghiêm, nỗi xúc động lại đến với tôi như lần đầu nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới giữa sân trại tị nạn Pulau Besar khi bước chân lên đảo sau 42 ngày lênh đênh trên biển.

Các cộng đồng tị nạn những năm đầu còn nghèo nhưng đầy tình người, các buổi tổ chức trang nghiêm với những bài hát yêu nước, những bản nhạc chống cộng và những vở kịch dân tộc làm người tị nạn không thể quên quê nhà bỏ lại đằng sau. Những năm sau dù bận rộn với công việc của cuộc đời bác sĩ thường trú tôi vẫn ghé đến những ngày ba mươi tháng tư của cộng đồng New Orleans, rồi sau này định cư về Houston, những đêm ba mươi tháng tư của những giờ “còn chút gì để nhớ” và không thể quên được đêm ba mươi tháng tư 1975, một đêm không ngũ.

Những ngày ba mươi tháng tư của cộng đồng người Việt tị nạn trong những năm đầu, còn mang nặng dấu đau thương nhiều ý nghĩa. Những năm thao thức của những người Việt xa nhà, đợi tin nhà từng phút từng giờ qua những thông tin bị bưng bít và phương tiện liên lạc khó khăn, văn nghệ trong những năm này thể hiện tâm hồn người tị nạn với trái tim gởi về gia đình và quê hương bên kia bờ Thái Bình Dương.

Những đêm không ngủ thao thức theo nhịp đập của quê nhà. Một quê nhà rách nát với “Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý, Đồng khởi vùng lên diệt Tự do”, người người tiếp tục rời bỏ Việt Nam ra đi bằng thuyền hay đường bộ qua Thái Lan. Trong chế độ không Tự Do và Công Lý mọi người mất hy vọng nhìn thấy ánh sáng bên kia đường hầm. Các trại cải tạo vẫn ở cùng khắp từ Nam ra Bắc, người tù không thấy ngày về sau khi bị đảng lừa “đem lương thực 10 ngày đi đường”.

Trong hai mươi năm đầu, những ngày kỷ niệm 30 tháng tư thay đổi theo tình hình chính trị. Các phong trào tranh đấu hải ngoại vùng lên trong khi tiếng nói của người dân trong nước càng ngày càng bị dập tắt. Khí thế tranh đấu vùng lên đôi khi đòi phương pháp bạo động mặc dù chính sách của chính phủ Hoa Kỳ không đổi, người Mỹ đã phủi tay khỏi Việt Nam với bàn tay phù thủy của Henry Kissinger qua hiệp định Paris 1973. Chính sách cấm vận thay cho giải pháp quân sự. Chính sách đoàn tụ giảm bớt con số thuyền nhân. Trong hai mươi năm cấm vận, kinh tế Việt Nam khó khăn nằm trên phao chết đuối nuôi sống một phần bởi những người Việt Nam yêu gia đình gửi về hàng tỷ Mỹ Kim dù biết một phần tiền sẽ rơi vào tay cán bộ. Chính sách nhà nước không thay đổi, càng sửa càng sai vì đi vào con đường sai lầm xã hội chủ nghĩa. Chính sách hòa giải của nhà nước cũng trước sau như một “tội các anh đáng chết, cách mạng khoan hồng”. Con đường cách mạng mờ mịt với kinh tế suy kiệt chỉ thấy ánh sáng khi Hoa kỳ bỏ cấm vận và sau đó là bang giao chính thức với Việt Nam năm 1995. Trong hai mươi năm, trong khi những người tù cải tạo phải chịu tội để trả những lỗi lầm của Hoa Kỳ thời chiến tranh của Johnson với Tướng Westmoreland thì tội ác cộng sản càng ngày càng chồng chất và thế giới làm ngơ dù sau này có cuốn “Sách đen” thay cho “Sách hồng” của cộng sản. Hai mươi năm đầu là thời kỳ đen tối nhất của đảng cộng sản, sau này chính cựu Thủ tướng Phan Văn Khải phải thú nhận, “hai mươi năm khó khăn nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ vì Việt Nam chỉ giao thương với khối cộng sản”. Tôi vẫn theo dõi những ngày kỷ niệm 30 tháng 4 mặc dù đôi khi không đồng ý cách tổ chức mỗi năm nhưng tinh thần trong 39 năm qua là tinh thần của những người Việt cao thượng theo phương châm không hận thù của người Mỹ “tha thứ nhưng không quên” (Forgive but not forget).

Mỗi ba mươi tháng tư tôi cầm viết như các bạn khác, viết về đề tài có dính líu đến 30 tháng tư, một ngày đau thương như vết thương không lành, có khi là bài viết về lỗi lầm của Tướng Westmoreland trong chiến tranh Việt Nam, có khi là bài về Kissinger và Nixon, có khi là cuộc cách mạng cải cách ruộng đất ở Trung Hoa và Việt Nam.v.v…Tôi chủ trương không nhắc lại ba mươi tháng tư mỗi năm, chỉ nhắc đến những đánh dấu quan trọng, năm năm, mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm nhưng năm nay 39 năm, gần 30 tháng tư lời tuyên bố của ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao đặc trách Việt kiều, về hòa hợp hòa giải, đến Gia Nã Đại qua Hoa Kỳ ghé Houston: “Thuyền nhân là nạn nhân của chiến tranh” đã làm tôi phải cầm viết, viết lại những chuyện cũ nhàm chán nhưng cần thiết như tinh thần của nhà văn Klíma: sau khi cộng sản Đông Âu đổ vẫn phải viết những chuyện thời cộng sản để hậu thế đừng quên mà có thể mắc phải một lỗi lầm đáng tiếc một lần nữa.

Những người cộng sản Việt Nam cũng có óc khôi hài như Stalin, nhà độc tài khát máu đã nói: “một người chết là một thảm họa, triệu người chết là con số vô nghĩa”. Tháng 7 năm 2013, chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ gặp T.T. Obama, cám ơn Hoa Kỳ đã chăm sóc cộng đồng Việt Nam, thiếu liêm sỉ ông Sang nhận vơ cộng đồng tị nạn, những người bị chế độ đuổi ra khỏi nước, là công dân của ông. Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn tuyên bố “thuyền nhân là nạn nhân của chiến tranh”, một thứ trưởng đặc trách người Việt hải ngoại thiếu trình độ hoặc ông quen nói một lời hai nghĩa của cộng sản, buột miệng nói “nạn nhân của chiến tranh giải phóng” nhưng ông kịp thời ngưng lại.

Thuyền nhân là nạn nhân của chế độ cộng sản. Ngày 30 tháng tư hàng nghìn người đã ra đi từ các bến cảng, trên những tàu chiến ra Đệ Thất hạm đội, những người ấy không được gọi là thuyền nhân. Những người ấy ra đi hoặc vì hốt hoảng hoặc vì đã biết cộng sản ở miền Bắc sau 1954, một số ngây thơ tin cộng sản trở về bị nhốt vào tù. Thuyền nhân là hàng triệu người đã sống trong chế độ cộng sản sau ngày 30/4/1975, bị từ chối quyền sống của con người, quyền công dân của nước Việt Nam, bị tước bỏ những tự do tối thiểu, bị tù cải tạo, bị đày đi kinh tế mới, những người ra đi vì tuyệt vọng nhưng can đảm để hy vọng vào một tương lai làm lại cuộc đời dù biết những hiểm nguy trên biển cả bão tố, hải tặc và công an biên phòng. Liên Hiệp Quốc xem thuyền nhân trong các trại tị nạn ở Đông Nam Á là nạn nhân của chế độ cộng sản. Thuyền nhân đã đánh thức lương tâm thế giới. Hàng triệu người trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ bé trên đại dương mênh mông thê thảm hơn là hình ảnh trong truyện Khái Hưng “Anh phải sống” trên sông Hồng một ngày bão tố, và đánh thức lương tâm triết gia Jean Paul Sartre nguời đã lên án Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Hình ảnh thuyền nhân và tù cải tạo đã làm ca sĩ phản chiến Joan Baez thức tỉnh hối hận.

Thuyền nhân là nạn nhân của chế độ cộng sản, ở miền Nam thuyền nhân là nạn nhân của chiến tranh giải phóng, ngoài Bắc thuyền nhân ra đi sau 1975 là nạn nhân của chế độ nô lệ chủ nghĩa Mác Lênin. Năm 2004, thủ tướng Võ Văn Kiệt nói “Trong ngày 30 tháng tư có triệu người vui cũng có triệu người buồn”. Ông nói sau khi Việt Nam được xem là đã có sự đổi mới. Năm 1989 cộng sản Đông Âu sập, năm 1991 đến phiên Liên Xô sau khi Gorbachev dẹp đảng cộng sản. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện “đổi mới” nhưng đảng cộng sản Việt Nam như con cắc kè chỉ “đổi màu”, hệ thống bí thư đảng trong tất cả các cơ sở vẫn giữ không bãi bỏ như TBT Gorbachev đã làm. Năm 1995, Hoa Kỳ bang giao với Việt Nam, người Việt hải ngoại tiếp tục gởi tiền về, nhân tài các ngành hoặc về nước hoặc giúp đỡ các chuyên viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ du học, tất cả từ tấm lòng của những người Việt yêu quê hương. Việt Nam thay đổi về kinh tế, giao thương với các nước tư bản nhưng về mặt chính trị không thay đổi. Tiếng nói đối lập bị dập tắt. Văn chương phản kháng từ trong nước, những tiếng nói Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp.v.v… từ miền Bắc vạch rõ bộ mặt thiên đường cộng sản, họ không phải là nạn nhân của chiến tranh như ông Nguyễn Thanh Sơn nghĩ.

Gần hai mươi năm sau ngày bang giao với Hoa Kỳ, kinh tế Việt Nam được xem như là thành quả của cơ quan tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới nhưng tham nhũng lan tràn, hố thẳm giàu nghèo càng ngày càng sâu. Câu nói của ông Võ Văn Kiệt ngày 30 tháng 4 phải là “30 tháng 4 có tám triệu đảng viên vui và hàng chục triệu người Việt buồn.”

Ông Võ Văn Kiệt đã nói “mỗi nước có một thể chế chính trị riêng”, ông nói đúng nếu thể chế chính trị ấy được người dân chọn. Đảng cộng sản vẫn độc quyền lãnh đạo điều 4 hiến pháp vẫn giữ, tiếng nói đối lập vẫn bị xem là tiếng nói của những kẻ theo âm mưu “tiến trình dân chủ hóa của Mỹ”, nghi ngờ ấy luôn luôn có trong đầu những kẻ lãnh đạo đảng ngay từ những phút đầu khi lập bang giao với Hoa Kỳ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng theo bước chân Trung Cộng: “bắt giữ những kẻ phạm pháp chứ không bắt giữ đối lập”, không vi phạm nhân quyền nhưng danh sách tù nhân lương tâm chồng chất ! Hai mươi năm sau ngày cấm vận được Hoa Kỳ bãi bỏ, chế độ cộng sản Hà Nội cảm thấy vững hơn nhờ “chính sách ổn định Đông Nam Á” của tiến sĩ Henry Kissinger. Chính sách hòa hợp hòa giải của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là chính sách kêu gọi qui hàng, không đối thoại, như sau ngày 30 tháng tư 1975. Đảng và nhà nước không tiếp xúc công khai với người Việt nước ngoài chỉ gặp những kẻ xu nịnh chạy theo đồng tiền. Tổ chức tiệc ở Dinh Độc Lập cũ để chiêu đãi những Việt kiều hoặc không tim hoặc không óc, những con người duy vật. Năm nay, ông Nguyễn Thanh Sơn đại diện đảng kêu gọi đại hội Việt kiều hải ngoại ở Việt Nam nhưng đảng vẫn thờ bác Hồ, bác Mao, bác Stalin. Ông Hoàng Duy Hùng ở Houston tiếp xúc nhiều với các thành phần lãnh đạo đảng cộng sản đã học được tính khôi hài của cộng sản, ông nói các ông Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Minh Triết không còn theo cộng sản vì ông không thấy trên bàn thờ nhà các ông ấy có hình bác Hồ, bác Mác, bác Lê Nin, bác Stalin. Ông Hùng hiểu sai nghĩa thần thánh hóa, thần tượng hoá. Năm 1995, kỷ niệm hai mươi năm ngày 30 tháng 4, nhà báo William Safire đến Sàigòn gặp ông Phạm Xuân Ẩn và gặp thủ trưởng của ông Ẩn là ông Mai Chí Thọ một người cộng sản sắt máu. Ông Mai Chí Thọ đã cho thấy ông vẫn thờ cúng tổ tiên, những người cộng sản trước khi chết sợ đối diện với trời, trên bàn thờ ông không có hình Hồ Chí Minh hay Stalin. Ai bảo ông Mai Chí Thọ không phải là người cộng sản trung kiên?

39 năm sau ngày 30 tháng tư, tiếng nói đối lập bị đàn áp, chiến thuật của đảng cộng sản vẫn như cũ, trả tự do các người tù lương tâm luật sư Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Tiến Trung thì cũng như tha bác sĩ Nguyễn Đan Quế mấy chục năm trước. Thế giới có thể bị lừa nhưng những người tranh đấu bất bạo động vẫn sẽ tiếp tục con đường kiên trì của họ. Nhà tranh đấu bất bạo động ở Palestine, ông Zwahre nói: “đấu tranh bất bạo động giống như rễ cây mọc trên đá, trông thì mềm nhưng rễ sẽ đâm vào đá để nước thấm vào lá và cây sẽ lớn vững. Đấu tranh bất bạo động cũng như vậy, sẽ xuyên thủng quyền lực cầm quyền”. Nghe như Lão Tử tân thời, không gì hơn sức nước mềm soi thủng mọi vật “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiên lợi vạn nhi bất tranh”.

Bạn hỏi tôi còn nhớ ngày 30 tháng tư?

Việt Nguyên
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 5 guests