Thời Sự, Bình Luân

buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by buikiem »

Image

Thưởng bị buộc về vườn, rồi sao nữa?
Khiết Văn
 
  

Đảng CSVN chưa vội giới thiệu ai sẽ ngồi vào ghế của ông Võ Văn Thưởng, người vừa bị buộc phải từ chức do có liên quan đến những vụ tham nhũng và hối lộ trong giai đoạn chưa vào làm việc ở Trung ương.

Có thể đây là một màn kịch ra vẻ dân chủ trong việc chọn lựa con người  của Hà Nội, nhưng đây cũng có thể là một cuộc giằng co cho chiếc ghế, mà tin đồn hành lang nói sẽ trao cho Tô Lâm.

Vào Thứ Tư, 20 Tháng Ba, Đảng cầm quyền ở Việt Nam buộc ông Thưởng từ chức, người mới chỉ được bầu vào năm ngoái. Trước đó, người tiền nhiệm của ông đột ngột bị cách chức do đồn đoán liên quan đến một vụ đại án về công ty Việt Á và kit test COVID-19.


Lúc này, mọi nhận định của giới đầu tư nước ngoài, cũng như các quốc gia có quan hệ ngoại giao Việt Nam đều lo ngại về tình hình chính trị không ổn định.

Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tích lũy cao hơn tổng sản phẩm quốc nội, sự ổn định của Việt Nam rất quan trọng đối với các tập đoàn đa quốc gia có hoạt động lớn tại trung tâm sản xuất Đông Nam Á, bao gồm Samsung Electronics, công ty vận chuyển một nửa số điện thoại thông minh của mình từ Việt Nam, và Apple, với nhiều nhà cung cấp chính tại quốc gia này.

Sự ổn định đó, vốn đã được bảo đảm trong nhiều thập niên bởi một nhà nước do Đảng Cộng Sản kiểm soát chặt chẽ bằng an ninh đàn áp hà khắc, giờ đây có vẻ kém chắc chắn hơn, mặc dù các nhà phân tích đồng ý rằng những thay đổi trong lãnh đạo hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến các chính sách quan trọng của đất nước, bao gồm “ngoại giao cây tre” – nhằm duy trì mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng một lúc.

Đằng sau cuộc cải tổ mới nhất là chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, phát động từ năm 2016. Mục đích là xóa bỏ nạn tham nhũng đã lan rộng đến mức ở một số tỉnh, mà có tới 90% người nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải hối lộ, theo một báo cáo được Chương Trình Phát Triển của Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác công bố vào Tháng Ba năm 2023.

Chiến dịch này đã được đẩy mạnh trong hai năm qua, với những lời chỉ trích cho rằng nó ngày càng được các phe phái trong đảng cạnh tranh quyền lực sử dụng cho mục đích chính trị, thanh toán phe phái lẫn nhau.


Ông Thưởng, 53 tuổi, bị cáo buộc vi phạm các quy định của đảng, theo một tuyên bố được đưa ra vào Thứ Tư, trong đó mơ hồ không nêu rõ ông đã làm sai điều gì. Có nguồn tin ông Thưởng đổi lấy vị trí chủ tịch để được hạ cánh an toàn, nhưng cũng có ý nói, phần sai phạm của ông Thưởng vẫn treo lơ lửng ở đó.

Ông Thưởng từ chức vài ngày sau khi công an điều tra thông báo bắt giữ một cựu chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ở miền Trung, với cáo buộc tham nhũng cách đây một thập niên. Vấn đề tiết lộ trên các mạng lưới, cho thấy người này đã phục vụ trong thời gian ông Thưởng làm bí thư tỉnh ủy, tức nắm toàn quyền sinh sát ở đó.
Image
(Ảnh: AI)

Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam chấp nhận đơn từ chức của ông Thưởng. Dự kiến sẽ bổ nhiệm một quyền chủ tịch cho đến khi đảng quyết định nêu tên ứng cử viên tiếp theo.

Theo giới quan sát thời sự, lựa chọn khả thi nhất là phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, người phải thay thế tạm thời cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đột ngột bị cách chức vào năm ngoái.

Sau đó, đảng mất một tháng rưỡi để chọn ông Thưởng, người vào thời điểm được bầu đã được coi là đồng minh thân cận của tổng bí thư Trọng.

Theo nhiều nhà phân tích, các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí thường trực bao gồm bộ trưởng Bộ Công An quyền lực Tô Lâm và đảng viên kỳ cựu Trương Thị Mai.

Tuy nhiên, Tô Lâm được coi là kẻ đang khao khát vị trí tổng bí thư, vốn quyền lực hơn nhiều. Chiếc ghế này sẽ được tranh cử vào năm 2026, khi nhiệm kỳ thứ ba của ông Trọng kết thúc, nhưng cũng có thể nhà lãnh đạo cao tuổi này nhường lại sớm hơn.

Ngay sau khi Thưởng từ chức, các tín hiệu về kế nhiệm của bà Mai có vẻ hoàn toàn lu mờ. Điều này cho thấy Tô Lâm đang nắm chìa khóa để tiếp cận các vị trí quyền lực.

Từ năm 2016 đến nay, Việt Nam hoàn toàn bị xóa sổ các tổ chức xã hội dân sự và các thành phần bất đồng chính kiến, với các chiến dịch truy bức của bộ trưởng công an Tô Lâm. Nếu ông Lâm vào được vị trí tổng bí thư, theo nhiều dự đoán, Việt Nam sẽ càng đen tối hơn trong thời đại toàn phần công an trị.
hoangphong
Posts: 362
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Nếu “Chú Sam” bỏ rơi, châu Âu xoay sở quốc phòng như thế nào?
Lâm Chi
3 tháng 4, 2024

Image 
Ảnh: Lorenzo Di Cola/NurPhoto via Getty Images

Sự hiếu chiến ngày càng hung tợn của Nga, vị thế ngày càng xấu đi của Ukraine và khả năng Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc đã đưa châu Âu vào thời điểm được đánh giá là nguy hiểm nhất trong nhiều thập niên – như nhận định của nhiều nhà quan sát.

Câu hỏi quan trọng bây giờ không chỉ là liệu Mỹ có bỏ rơi Ukraine hay không mà là Washington có “quăng cục lơ” châu Âu hay không. Để châu Âu lấp đầy khoảng trống mà sự vắng mặt của Mỹ để lại sẽ đòi hỏi nhiều điều hơn là tăng chi tiêu quốc phòng.

Quốc phòng châu Âu đang thiếu những gì?


Trong một cuộc phỏng vấn The Economist, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhấn mạnh rằng hoạt động sản xuất vũ khí của châu Âu đang tăng “nhanh nhất có thể” và ông “rất lạc quan” rằng châu Âu có thể lấp đầy tất cả khoảng trống mà Mỹ để lại. Không phải ai cũng nghĩ như vậy. Một quan chức Mỹ nói nếu viện trợ Mỹ bốc hơi hoàn toàn, Ukraine có thể sẽ thua và tình thế an ninh châu Âu sẽ hỗn loạn. Mối đe dọa không chỉ là một cuộc xâm lược của Nga mà còn là các cuộc tấn công thách thức những giới hạn của Điều 5, điều khoản phòng thủ chung của NATO.

Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch mới đây cảnh báo: “Không thể loại trừ khả năng rằng trong vòng ba đến năm năm tới, Nga sẽ thách thức Điều 5 và sự đoàn kết của NATO”. Nhìn chung, mối lo ngại không phải là thời điểm mà là viễn cảnh châu Âu phải một mình đối đầu với Nga.

Châu Âu đã nghĩ đến tình cảnh éo le này trong nhiều năm. Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nói rằng các đồng minh cần “đánh giá lại thực tế của NATO dựa trên cam kết của Hoa Kỳ”. Ý tưởng về “quyền tự chủ chiến lược” của châu Âu, từng chỉ được thúc đẩy bởi Pháp, đã được các nước khác đồng ý. Chi tiêu quốc phòng bắt đầu tăng sau khi Nga thực hiện cuộc xâm lược Ukraine lần đầu vào năm 2014. Năm đó, chỉ có ba thành viên NATO đáp ứng mục tiêu của liên minh là chi 2% GDP cho quốc phòng. Đến năm 2023, số quốc gia thực hiện tương tự đã lên đến 11. Năm nay (2024), ít nhất 18 trong 28 thành viên châu Âu của NATO kỳ vọng đạt được mục tiêu. Tổng chi tiêu quốc phòng của châu Âu sẽ đạt khoảng US$380 tỷ, tương đương Nga.
Image
Một cuộc tập trận giữa quân đội Mỹ và Đức (ảnh: Lennart Preiss/Getty Images)

Tuy nhiên, châu Âu nói chung còn nhiều năm nữa mới có thể tự vệ trước cuộc tấn công của Nga. Tại hội nghị thượng đỉnh an ninh 2023, các nhà lãnh đạo NATO đã thông qua kế hoạch phòng thủ toàn diện đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Giới chức NATO cho biết việc chấn chỉnh quốc phòng châu Âu đòi hỏi phải tăng các mục tiêu hiện có (và chưa được đáp ứng) về năng lực quân sự nói chung lên khoảng 1/3 mức hiện tại. Điều đó có nghĩa châu Âu sẽ phải chi cho quốc phòng nhiều hơn khoảng 50% so với hiện nay, tương đương 3% GDP. Hai thành viên châu Âu duy nhất của NATO hiện đạt được mức này là Ba Lan và Hy Lạp.

Tuy nhiên, nhiều tiền hơn cũng chưa đủ. Hầu như tất cả quân đội châu Âu đang vật lộn để đạt mục tiêu tuyển quân. Quan trọng nữa là năng lực chiến đấu. Một bài báo gần đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute of Strategic Studies – IISS), một tổ chức tư vấn ở London, phát hiện rằng số tiểu đoàn chiến đấu ở châu Âu hầu như không tăng kể từ năm 2015 (Pháp và Đức mỗi nước chỉ bổ sung một) hoặc thậm chí giảm ở Anh. Tại một hội nghị năm 2023, một tướng Mỹ than thở rằng hầu hết các nước châu Âu chỉ có thể điều động một lữ đoàn (gồm vài nghìn quân) với đầy đủ sức mạnh cần có.

Ngay cả khi có những đạo quân đủ sức chiến đấu, châu Âu vẫn thiếu nhiều yếu tố cần thiết để đánh đấm hiệu quả trong thời gian dài: Khả năng chỉ huy và kiểm soát tình hình (các sĩ quan tham mưu có thể điều hành bộ tư lệnh tác chiến); tình báo và trinh sát (máy bay không người lái và vệ tinh); năng lực hậu cần (vận tải hàng không); và đạn dược đủ “xài” lâu hơn một tuần.


Trong số các nước EU, chỉ Ba Lan là tương đối đáp ứng yêu cầu. Ba Lan sẽ chi 4% GDP cho quốc phòng trong năm 2024 và chi hơn một nửa trong ngân sách này vào thiết bị, vượt xa mục tiêu 20% của NATO. Họ đang mua một số lượng lớn xe tăng, trực thăng, đại pháo và pháo tầm xa HIMARS. Dù vậy, dưới thời chính phủ trước đó – theo nhà phân tích quốc phòng Konrad Muzyka, Ba Lan lại không có kế hoạch rõ ràng cho quốc phòng và hoàn toàn thờ ơ việc quản lý và bảo trì thiết bị. Dàn HIMARS của Ba Lan có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 300km nhưng vấn đề ở đây là họ thiếu công cụ tình báo để giúp… nhìn xa ở khoảng cách như vậy (họ phải dựa vào Mỹ để được giúp định vị mục tiêu).
Image
Quân đội Mỹ trong cuộc tập trận DEFENDER Europe 20 tại Ba Lan (ảnh: Maja Hitij/Getty Images)

Có tiền chưa chắc mua được tiên

16 năm qua, một nhóm gồm 12 quốc gia châu Âu đã hùn tiền mua và vận hành một phi đội gồm ba vận tải cơ tầm xa. Tháng Giêng 2024, Đức, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha đã hợp tác đặt mua 1,000 hỏa tiễn được sử dụng trong hệ thống phòng không Patriot. Cách tiếp cận tương tự có thể được thực hiện ở các lĩnh vực khác, chẳng hạn vệ tinh thám sát.

Vấn đề là các nước có ngành công nghiệp quốc phòng lớn như Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha thường không thống nhất được cách phân chia hợp đồng giữa các nhà sản xuất vũ khí trong nước. Một số ông lớn EU lại thường xuyên cãi nhau như mổ bò giữa việc xây dựng an ninh quốc gia với an ninh của khối. Cụ thể, Pháp không hài lòng với kế hoạch gần đây do Đức dẫn đầu, Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Châu Âu (European Sky Shield Initiative – ESSI), trong đó đề xuất 21 quốc gia châu Âu cùng nhau mua hệ thống phòng không. Một trong những lý do khiến Paris không vui là ESSI dự kiến mua bệ phóng của Mỹ, Israel và Đức chứ không phải của Pháp.

Bởi vậy, khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói châu Âu nên áp dụng “nền kinh tế chiến tranh”, ông nghị Pháp Benjamin Haddad (thuộc đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron) đáp lại ngay: “Không phải bằng cách mua thiết bị của Mỹ mà chúng ta có thể đạt được điều đó”. Benjamin Haddad nhấn mạnh, việc mua thiết bị Mỹ chẳng mang lại lợi lộc gì cho các nhà sản xuất vũ khí và công nhân quốc phòng châu Âu. Chưa hết, các quốc gia châu Âu thường có những ưu tiên thiết kế vũ khí khác nhau. Trong khi Pháp muốn máy bay phản lực có khả năng vận hành trên hàng không mẫu hạm và xe bọc thép nhẹ; Đức lại khoái máy bay tầm xa và xe tăng hạng nặng.

Tổng quát, quy mô những thay đổi quốc phòng đặt ra những câu hỏi lớn hơn về kinh tế, xã hội lẫn chính trị. Sự chấn chỉnh bộ máy quân đội Đức sẽ không thể được Quốc hội nước này duyệt chi nếu không cắt giảm các khoản chi tiêu khác của chính phủ hoặc xóa bỏ cái gọi là chính sách “khống chế nợ” (“debt brake”), mà điều này đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp. Thierry Breton, ủy viên phụ trách quốc phòng EU, đề xuất một quỹ quốc phòng trị giá 100 tỷ euro (US$108 tỷ) để thúc đẩy sản xuất vũ khí. Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo khác hậu thuẫn, đề xuất việc EU tài trợ cho các khoản chi tiêu quốc phòng bằng khoản vay chung, giống như cách họ đã làm với quỹ phục hồi mà họ thành lập trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vụ việc lại gây tranh cãi giữa các thành viên có khuynh hướng muốn siết chặt hầu bao.

Khi rắn mất đầu

Trong lịch sử, Mỹ từng cam kết sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh châu Âu. Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu Hoa Kỳ, đặc biệt dưới một tổng thống như Donald Trump, không mặn mà trong việc cứu châu Âu bằng vũ khí hạt nhân? Anh và Pháp đều có vũ khí hạt nhân nhưng họ chỉ sở hữu 500 đầu đạn, so với 5,000 của Mỹ và gần 6,000 của Nga. Và không chỉ là vấn đề số lượng.

Vũ khí hạt nhân của Anh được giao cho NATO, nơi Nhóm Kế hoạch Hạt nhân (Nuclear Planning Group – NPG) có quyền định hình chính sách về cách vũ khí hạt nhân được sử dụng. Trong khi đó, Anh lại phụ thuộc Mỹ trong việc thiết kế đầu đạn và sử dụng nguồn hỏa tiễn chung được cất giữ ở phía bên kia Đại Tây Dương. Theo một đánh giá được công bố cách đây 10 năm, nếu Mỹ cắt đứt hợp tác, lực lượng hạt nhân của Anh “có thể chỉ tồn tại được tính bằng tháng chứ không phải bằng năm”. Ngược lại, Pháp – nơi có khả năng tự sản xuất vũ khí hạt nhân – lại không tham gia vào NPG!

Không phải tự nhiên mà mới đây, Tháng Hai 2024, Bộ trưởng tài chính Đức Christian Lindner than thở trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, kêu gọi EU “suy nghĩ lại” về các thỏa thuận hạt nhân ở châu Âu. “Trong điều kiện chính trị và tài chính nào thì Paris và London mới sẵn sàng duy trì hoặc mở rộng khả năng chiến lược (hạt nhân) của họ để đối phó với các mối nguy hiểm? Và ngược lại, chúng ta (nước Đức) sẵn sàng đóng góp những gì (để Anh và Pháp “xả hàng” hạt nhân cứu châu Âu)?”


Chuyên gia quân sự Pháp Bruno Tertrais viết trong một bài báo gần đây rằng, ý tưởng Anh hoặc Pháp sẽ “chia sẻ” quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân là điều chưa có tiền lệ. Bruno Tertrais nói thêm, sẽ không có khả năng Pháp đồng ý tham gia NPG hoặc giao lực lượng hạt nhân phóng từ trên không của họ cho NATO.
Image
Một khi vắng Mỹ, NATO như rắn mất đầu (ảnh: Sean Gallup/Getty Images)

Một câu hỏi rất lớn nữa là ai chỉ huy NATO nếu không có Mỹ? NATO là một bộ máy quan liêu khổng lồ, với việc chi 3.3 tỷ euro hàng năm để vận hành mạng lưới trụ sở gồm Tổng hành dinh tối cao lực lượng đồng minh ở Bỉ; ba bộ chỉ huy hỗn hợp ở Mỹ, Hà Lan và Ý; cùng một loạt các bộ tư lệnh nhỏ hơn rải rác ở nhiều nơi.

Nếu Mỹ rút khỏi NATO, sẽ không có quốc gia nào ở châu Âu đủ khả năng thay thế ngay lập tức. Họ thiếu kinh nghiệm và hoàn toàn không có khả năng giám sát chiến tranh cường độ cao. Olivier Schmitt, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh ở Đan Mạch, nhận định rằng chỉ có Pháp, Anh hoặc Đức họa hoằn có thể có những sĩ quan có khả năng lập kế hoạch tác chiến ở cấp sư đoàn và quân đoàn. Ngoài ra, lâu nay, tổng tư lệnh NATO luôn là người Mỹ. Điều này đã giúp ngăn các tranh chấp nội bộ châu Âu trong nhiều thập niên. Nếu Mỹ rút đi, một cuộc “nội chiến” giành ghế tổng tư lệnh NATO ở châu Âu không thể không xảy ra.

Bất luận thế nào, châu Âu cũng đang tính đến khả năng – dù rất thấp – việc “Chú Sam” không còn đóng vai “nhà bảo kê” quốc phòng. Người ta tiếp tục tranh luận gay gắt về việc châu Âu nên chuẩn bị như thế nào một khi không có Mỹ. Ngày 14 Tháng Hai 2024, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (người Na Uy) nhắc lại một cảnh báo mà ông từng nói nhiều lần: “EU không thể bảo vệ châu Âu”.

Chỉ còn vài tháng nữa là hội nghị thượng đỉnh NATO, đánh dấu 75 năm ngày liên minh quân sự này được thành lập, được tổ chức ở Washington DC vào Tháng Bảy 2024, châu Âu vẫn còn chưa trả lời chính xác được câu hỏi: Các thể chế chồng chéo EU đang ảnh hưởng như thế nào đến khả năng quốc phòng của họ, đặc biệt một khi đôi giày boot Mỹ không còn nện cồm cộp trên đất châu Âu.
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by phidao »

Chính trường tanh tưởi
Đặng Thánh Thán – 
4 tháng 4, 2024

 Image
(Ảnh: AI)

Chính trường cộng sản đang đặc tanh mùi máu. Chưa lúc nào bằng lúc này, tình “đồng chí” hay “đồng bọn” giữa các đảng viên cao cấp đang bộc lộ cho bằng hết bản chất.

Số đảng viên có đủ tiêu chuẩn ngồi vào ghế tổng bí thư đầy quyền lực trong nhiệm kỳ tới lần lượt dính vào các đòn thù dưới thắt lưng, gồm: Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai và Võ Văn Thưởng.

Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước. Thưởng là kẻ đầu tiên bị loại khỏi đường đua với lý do nhận hối lộ 60 tỷ đồng của một doanh nghiệp từ hơn 10 năm trước. Đây là đòn thậm đau đối với Thưởng, vì lẽ, số tiền 60 tỷ đối với một ủy viên bộ chính trị chỉ nhỏ như cái móng tay mà thôi.


Cứ xem bí thư của một huyện đã ung dung có đến 100 tỷ đồng trong tài khoản, hoặc một giám đốc công an tỉnh có đến hơn 40 sổ đỏ, nhà ở vài cái nguy nga như cung điện, sở hữu khối tiền bạc của chìm, của nổi đồ sộ, thì có thể suy ra ủy viên bộ chính trị sẽ sở hữu bao nhiêu tài sản… Thế nhưng, thật sự thì Thưởng đã “chết” chỉ vì cái móng tay cỏn con ấy.

Kẻ dính đòn kế tiếp là Vương Đình Huệ, chủ tịch quốc hội. Chẳng phải tự nhiên mà công chúng được bơm thổi tràn ngập tin tức và cả hình ảnh minh họa về cô ca sỹ H.T. xứ Nghệ xinh đẹp bồng hai con thơ với tên gọi xách mé “Hai con đom đóm con.”

Không cần quá uyên bác, công chúng vẫn dễ dàng nhận ra cái tên “đom đóm” nói về ông chủ tịch quốc hội. Người được chính thân mẫu quảng cáo trên báo về sự hiếu học như thần đồng Mạc Đĩnh Chi, người đã chong chiếc đèn đom đóm để học trong đêm khuya, bất chấp tính phi khoa học về những chiếc đèn đom đóm ấy.

Nhưng chỉ cần câu chuyện hủ hóa như thế, bất chấp thật giả, thì chủ tịch họ Vương cũng đã đủ mất sạch uy tín trước công chúng nếu có ý định tham gia cuộc đua tử thần vào chiếc ghế tổng bí thư. Dĩ nhiên qua đó, họ Vương cũng nhận được thông điệp không gì có thể rõ ràng hơn: Ông ấy không được chào đón vào cuộc đua như là một ứng viên.

Phạm Minh Chính, thủ tướng. Vẫn là mô típ cũ về câu chuyện hủ hóa được đồn thổi khá lâu về mối quan hệ tình ái ngoài luồng giữa ông thủ tướng đã lập gia đình với người phụ nữ đầy quyền lực trước đây: Nguyễn Thị Thanh Nhàn.


Bà Thanh Nhàn đang bị truy nã đỏ về nhiều vụ án tham ô, tham nhũng trong nước. Để nhắc nhở ông thủ tướng về tội hủ hóa và cả khả năng là đồng bọn giúp sức cho bà Thanh Nhàn trong các phi vụ đắt tiền, thỉnh thoảng, đối thủ của ông vẫn nhờ các klos lên tiếng về nghi án ấy để nhắc nhở thân phận ông thủ tướng và nhân tiện, cũng làm mất uy tín thủ tướng. Như họ Vương, ông thủ tướng họ Phạm cũng nhận được thông điệp không gì có thể rõ ràng hơn: Ông ấy không được chào đón vào cuộc đua như là một ứng viên.

Trương Thị Mai, thường trực ban bí thư, ủy viên bộ chính trị. Bà được công chúng đánh giá là có nhiều nét tương đồng với Võ Văn Thưởng, ít nhất về hai phương diện: Bất tài nhưng sạch sẽ. “Sạch sẽ,” đó là nói về thời điểm trước khi Thưởng bị lộ mặt. Thật vậy, kinh qua nhiều chức vụ, bà hầu như chưa từng để lại dấu ấn gì đặc biệt để khẳng định tài năng cả. Sống lâu lên lão làng, cứ thế bà được đẩy dần lên các ghế lãnh đạo cao cấp.

Thế nhưng, ngay sau thời điểm họp tiểu ban nhân sự trung ương để chuẩn bị cho đại hội XIV, bắt đầu có tin đồn râm ran về tư cách đạo đức của bà khi dính đến nghi án bí thư tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng, người vừa bị bắt giữ, khởi tố hình sự có thể đã cung phụng việc xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng cho bà tại Đà Lạt bằng ngân sách nhà nước.

Dĩ nhiên, hư thực chưa từng được chứng minh. Nhưng như trường hợp ông chủ tịch quốc hội họ Vương, đối thủ của bà chỉ cần những tin đồn thổi để dọn đường dư luận và cũng để nắn gân bà.

Ngay cùng thời điểm có tin đồn ông Võ Văn Thưởng nộp đơn xin từ chức chủ tịch nước, thì cũng kèm theo tin đồn bà Trương Thị Mai cũng xin nghỉ hưu sớm. Không rõ, bà đã sớm ngửi thấy mùi tanh máu của đồng bọn nên đành áp dụng kế “tẩu vi thượng sách” trong tam thập lục kế để sớm thoái lui khỏi đấu trường đẫm máu, hoặc chỉ là hư chiêu trước khi tung thực chiêu dành suất trên đường đua?

Còn những Phan Đình Trạc. Nhưng có lẽ, Trạc chưa từng sẵn sàng cho bất kỳ trò chơi quyền lực nào cả, ít nhất trong thời điểm này.

Vậy, cuối cùng thì ai sẽ là ứng viên tại vạch xuất phát cuộc đua tử thần? Dĩ nhiên, người trong sạch nhất.

Vậy, ai là người trong sạch nhất? Dĩ nhiên, là người không bị vướng vào các lời đồn thổi về bê bối tình, tiền.

Vậy, ai là người không bị vướng vào các lời đồn thổi về bê bối tình, tiền? Dĩ nhiên, là người tung lời đồn thổi cho các đối thủ.

Đến đây, các bạn biết ai là ứng viên nhỉ?

Kể từ khi quyền lực quốc gia bị thoán đạt bằng một cuộc “cướp chính quyền” vào năm 1945, thay thế cho bầu cử tự do, văn minh, thì chính trường xứ này bắt đầu sa vào cái “dớp” truyền kiếp không thể thoát ra được.

Lúc này, thời điểm chuẩn bị cho một cuộc thay đổi quyền lực quốc gia cũng vậy, công chúng, người chủ đất nước đã hoàn toàn bị đẩy ra rìa cuộc chơi. Thay vì là nhân vật chính trong một cuộc bầu cử tự do, văn minh, họ chỉ còn là những khán giả thụ động chứng kiến cuộc chơi tanh tưởi đang diễn ra trên sân khấu.

Cho dù kẻ thắng trong cuộc chơi quyền lực có là ai chăng nữa, thì vai trò khán giả của công chúng vẫn không có gì thay đổi, họ vẫn phải cày bừa để cung phụng cho các cuộc chơi mới của kẻ thắng cuộc.
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caubennoc »

Trump và Biden, Trung Quốc chọn ai?
Hiếu Chân
Còn bảy tháng nữa người Mỹ sẽ đi bầu tổng thống. Trong lúc cử tri Mỹ cân nhắc nên trao “nhiệm kỳ thứ hai” cho đương kim Tổng Thống Joe Biden hoặc cựu Tổng Thống Donald Trump thì các đối thủ của Mỹ cũng ra sức vận động cho ứng cử viên có thể đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất.
Image
Xem ra cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ cựu Tổng Thống Donald Trump hơn là Tổng Thống Joe Biden. Ông Biden “khó chơi,” bề ngoài có vẻ chân thành nhưng trong ruột chứa nhiều mưu mẹo trong khi ông Trump luôn khoe khoang nhưng dễ bị lung lạc và dễ thay đổi. 
(Hình minh họa: Morry Gash & Jim Watson/AFP via Getty Images)

Tổng Thống Vladimir Putin của Nga thì chắc chắn ủng hộ ông Trump. Moscow đã từng dùng nhiều thủ đoạn để giúp ông Trump chiến thắng cuộc đua với bà Hillary Clinton tám năm trước. Chiến dịch can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 – được cho là do đích thân ông Putin ra lệnh – đã bị các cơ quan liên bang Mỹ điều tra nhiều năm qua.


Mới đây, ông Putin khen ngợi Tổng Thống Joe Biden là người “đầy kinh nghiệm và dễ dự đoán,” đồng thời nói “nhiệm kỳ thứ hai” của ông Biden sẽ có lợi cho Nga. Nhưng ai cũng biết đây chỉ là thủ đoạn chính trị, che giấu ý đồ thực của nhà lãnh đạo Điện Kremlin. Ông Biden từng gọi ông Putin là “tên chó đẻ điên khùng” (crazy SOB), lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược Ukraine, và viện trợ tối đa cho Ukraine chống Nga. Đó là điều mà ông Putin căm hận. Lời khen của ông Putin xem ra có hại cho chiến dịch tranh cử của ông Biden hơn, theo kiểu mà người Việt Nam thường nói: “Khen cho chúng nó chết.”

***

Trung Quốc thì thâm trầm hơn. Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ người ngoài cuộc, không can thiệp vào việc nội bộ của nước Mỹ. Nhật báo The Washington Post ghi nhận Trung Quốc không thấy có sự khác nhau giữa Trump và Biden và cả hai ông đều không được Bắc Kinh ủng hộ. Ông Zhao Minghao, giáo sư của Trung Tâm Nghiên Cứu Hoa Kỳ tại Đại Học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải, nhận xét: “Biden và Trump là hai chén thuốc độc cho Trung Quốc. Bất cứ ông nào lên nắm quyền thì áp lực lên Trung Quốc vẫn không thay đổi,” theo Washington Post.

Trung Quốc tất nhiên không hài lòng với ông Trump – một doanh nhân chuyển sang làm chính trị, tính khí thất thường, khó đoán. Dù thường xuyên ca ngợi Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc là nhà lãnh đạo tài giỏi, là người bạn tốt, nhưng ông Trump đã cứng rắn với Bắc Kinh hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào trước ông từ khi Tổng Thống Richard Nixon tái lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1972. Những chính sách mà ông Trump ban hành trong nhiệm kỳ đầu (2016-2020) như đánh thuế nhập cảng 25% lên hàng hóa Trung Quốc, cấm cửa các tập đoàn công nghệ Huawei, ZTE, trừng phạt các quan chức cầm đầu chiến dịch đàn áp ở Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương… làm cho Bắc Kinh rất tức giận. Nếu ông Trump chiến thắng vào cuối năm nay, Trung Quốc sợ phải đối mặt với một cuộc thương chiến tồi tệ hơn nữa.


Khi ông Biden thay ông Trump đầu năm 2021, Trung Quốc dường như trút được một gánh nặng. Ông Biden là chính trị gia chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm lại có mối giao hảo lâu năm với ông Tập. Với chủ trương vừa cạnh tranh vừa hợp tác, ông Biden được kỳ vọng sẽ làm ấm lại mối quan hệ Washington và Bắc Kinh có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc.

Nhưng sự đời không phải vậy. Ông Biden chẳng những đã không bãi bỏ các mức thuế nhập cảng cao ngất mà hàng Trung Quốc phải chịu khi vào thị trường Mỹ mà ngược còn áp đặt thêm nhiều biện pháp trừng phạt khắc nghiệt như cấm xuất sang Trung Quốc các công nghệ tân tiến trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử…; cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty do quân đội Trung Quốc kiểm soát và cấm vận thêm nhiều quan chức cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đi xa hơn, ông Biden đã vận động thành công các đồng minh Nhật và Châu Âu thực hiện kiểm soát việc xuất cảng công nghệ bán dẫn cho Trung Quốc.

Các liên minh quân sự giữa Mỹ với Úc, Ấn Độ, Nhật, Nam Hàn được củng cố dưới thời ông Biden đã tạo thành một vòng cung bao vây Trung Quốc. Philippines thay đổi ngoạn mục từ thân thiện với Bắc Kinh và thù địch Washington chuyển sang mở rộng cửa cho quân đội Mỹ khi Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. lên cầm quyền ở Manila. Đài Loan liên tục đón tiếp các phái đoàn cao cấp của Quốc Hội Mỹ, được cung cấp vũ khí, thông tin tình báo và huấn luyện chống xâm nhập…


Đáng chú ý là tâm lý chống Trung Quốc ngày càng mạnh lên ở Mỹ và có sự đồng thuận lưỡng đảng, không phụ thuộc vào cá nhân nhà lãnh đạo. Thời ông Biden là lúc quan hệ Mỹ-Trung trở nên lạnh giá nhất, thù địch nhất. Một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai (2024-2028) của ông Joe Biden là chuyện mà Bắc Kinh phải ngăn cản bằng mọi giá.

***

Các chuyên gia mạng máy tính gần đây phát hiện Trung Quốc đang tìm cách tác động đến cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới bằng cách sử dụng kinh nghiệm của tình báo Nga. Trên các mạng xã hội, có nhiều người Trung Quốc giả dạng người Mỹ ủng hộ cựu Tổng Thống Trump tung ra nhiều bài viết, thông tin, thuyết âm mưu tấn công Tổng Thống Joe Biden, phản đối các chính sách của chính phủ và kích động sự chia rẽ trong xã hội Mỹ. Các danh khoản ngụy tạo này chế giễu tuổi tác già nua của ông Biden, đăng những hình ảnh cắt ghép ông Biden mặc áo tù nhân, thậm chí vu cáo ông là kẻ ấu dâm theo quỷ Sa-tăng và đồng lõa với Jeffrey Epstein, kẻ môi giới ấu dâm đã chết trong nhà tù Mỹ…

Hồi Tháng Hai, Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Mỹ (DNI) cho biết Trung Quốc đang mở rộng các chiến dịch gây ảnh hưởng để “gieo rắc nghi ngờ về lãnh đạo Mỹ, xói mòn nền dân chủ và mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh.” DNI cảnh báo Trung Quốc dùng những phương pháp ngày càng tinh vi, có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) để tác động đến tiến trình bầu cử của Mỹ và gạt bỏ những chính trị gia phê phán Trung Quốc.


Một tổ chức nghiên cứu ở Washington, The Foundation for Defense of Democracies, phát hiện hơn 170 danh khoản giả mạo trên Facebook chuyên phổ biến thông tin chống Mỹ và tấn công Tổng Thống Biden. Institute for Strategic Dialogue, một tổ chức phi lợi nhuận, đã phanh phui một nhóm các danh khoản mạng xã hội đóng vai người Mỹ ủng hộ ông Trump nhưng thực tế là nhóm Spamouflage từ lâu đã liên kết với chính phủ Trung Quốc, thường đăng bài bằng tiếng Quan Thoại nhưng gần đây chuyển sang tiếng Anh. Ngoài ra còn có chiến dịch Dragonbridge của Trung Quốc hoạt động từ trước cuộc bầu cử Quốc Hội giữa kỳ năm 2022, sử dụng các danh khoản giả làm người Mỹ than phiền về sự chia rẽ chính trị và vận động cử tri không đi bỏ phiếu.

Các nhà quan sát nhận thấy trong nỗ lực can thiệp vào tiến trình bầu cử ở Mỹ, Trung Quốc sử dụng bài bản cũ của Nga nhưng tinh vi hơn và không loại trừ có sự hợp tác của Moscow. Ví dụ trên mạng X (trước đây là Twitter) danh khoản “MAGA 2024” tự xưng là một người dân Los Angeles 43 tuổi nhưng thực ra là người Trung Quốc, đã chia sẻ một video từ RT – đài truyền hình do Điện Kremlin kiểm soát – bịa chuyện ông Biden và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Mỹ (CIA) cử “bọn gangsters” sang chiến đấu ở Ukraine! Video này sau đó lại được ông Alex Jones – chủ trang mạng chuyên tung tin giả Infowar – đăng lại trên danh khoản có tới 2.2 triệu người theo dõi của ông ta dù đoạn phim đã bị các cơ quan truyền thông lật tẩy.

***

Xem ra cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ ông Trump hơn là ông Biden. Giống như nhiều vị tổng thống tiền nhiệm của cả hai đảng, ông Biden tin vào vai trò dẫn dắt của nước Mỹ trong công cuộc bảo vệ thể chế dân chủ toàn thế giới, chống lại các thế lực chuyên chế, chống lại cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và sự đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan và các nước láng giềng nhỏ. Đó là điều mà ông Putin và ông Tập không chấp nhận được vì nó cản trở tham vọng bành trướng ảnh hưởng, thay đổi trật tự thế giới mà Nga và Trung Quốc “hợp tác không giới hạn” với nhau để thực hiện.

Ông Trump thì ngược lại, theo chủ trương “nước Mỹ trước hết” (America First). Ông Trump muốn nước Mỹ tránh xa những vụ xung đột quốc tế, ông nghi ngờ các hiệp ước và các liên minh quân sự, ông phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine và đòi Israel chấm dứt ngay cuộc chiến ở Gaza. Một nước Mỹ “hướng nội,” tập trung lo chuyện nội bộ của mình thì Nga và Trung Quốc sẽ có không gian rộng rãi để thi triển sức mạnh, tái lập các “đế chế” huy hoàng xưa kia mà họ đang mơ tưởng. Chủ nghĩa biệt lập của ông Trump vô hình trung phục vụ cho lợi ích chiến lược của cả Nga và Trung Quốc.

Về tính cách cá nhân, nhiều chuyên gia Trung Quốc đánh giá ông Biden “khó chơi,” bề ngoài có vẻ chân thành nhưng trong ruột chứa nhiều mưu mẹo trong khi ông Trump luôn khoe khoang nhưng dễ bị lung lạc và dễ thay đổi. Lúc còn cầm quyền, ông Trump từng buộc công ty Trung Quốc ByteDance phải nhượng quyền sở hữu mạng xã hội TikTok nhưng ông đổi ý hoàn toàn sau khi một nhà tài trợ lớn của đảng Cộng Hòa – người nắm nhiều cổ phần của mạng này – vận động ông chống lại dự luật cấm TikTok của Hạ Viện. Ông Huang Rihan, giáo sư Đại Học Hoa Kiều ở Hạ Môn, cho rằng: “Trump thật thà hơn Biden. Ông ta nói những gì ông ta nghĩ trong bụng.” Và đó cũng là một yếu tố để Trung Quốc muốn ông Trump có thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa. [qd]
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoanghoa »

Israel vs Iran – Khi hai thế lực Trung Đông ‘động dao động thớt’
Trúc Phương – 
18 tháng 4, 2024

 
Image
Một người lính treo cờ Israel trên xe bọc thép chở quân di chuyển gần biên giới với Dải Gaza vào ngày 15 Tháng Tư năm 2024 ở miền Nam Israel, Israel. (Hình: Amir Levy/Getty Images)


Lần đầu tiên trong lịch sử, Iran đã dám vuốt râu hùm khi tấn công vào lãnh thổ Israel. Giữa đêm Thứ Bảy 13 Tháng Tư 2024, báo động không kích vang lên khắp Israel.

Trong vòng chưa đầy 24 giờ, Tehran phóng tổng cộng hơn 300 máy bay không người lái và hỏa tiễn vào các cơ sở quân sự Israel. Ít nhất chín quốc gia liên can việc leo thang quân sự, khi hỏa tiễn được bắn từ Iran, Iraq, Syria và Yemen; và bị Israel, Mỹ, Anh và Jordan bắn hạ.

Lửa cháy rực bầu trời Trung Đông. Toàn bộ khu vực nhốn nháo. Mùi thuốc súng khét lẹt bay đến tận Tòa Bạch Ốc.


Trong nhiều năm, Cộng Hòa Hồi giáo Iran luôn tìm cách chống lại Israel bằng cách tạo ra cái mà các chiến lược gia Israel gọi là “vòng lửa” (ring of fire). Họ thực hiện điều này bằng cách cung cấp vũ khí và tài trợ cho “trục kháng chiến,” gồm Hezbollah, Hamas, Thánh Chiến Hồi Giáo Palestine, và các chiến binh Bờ Tây.

Trong “ring of fire,” có cả Syria, lực lượng Houthi của Yemen và các tổ chức bán quân sự ở Iraq. Để đáp trả liên minh đa mặt trận này, Israel có “chiêu” riêng của họ: Thực hiện các hoạt động bí mật trên đất Iran, nhắm vào các cơ sở hạt nhân và ám sát khoa học gia hạt nhân Iran; đồng thời tìm cách chặn đứng việc chuyển giao vũ khí của Iran, đặc biệt những vũ khí được điều động tới Lebanon và Syria.

Tuy nhiên, hai bên luôn thận trọng không để việc ăn miếng trả miếng biến thành chiến dịch quân sự mở rộng vượt quá tầm kiểm soát. Nhưng sự cân bằng mong manh đó bắt đầu thay đổi sau ngày 7 Tháng Mười 2023, khi Hamas tấn công Israel. Teheran bắt đầu huy động lực lượng “ring of fire” tăng cường tấn công các cơ sở của Israel lẫn Mỹ.

Đáp lại, Israel dập các nhóm được Iran hậu thuẫn ở Lebanon và Syria, sau đó chĩa súng hẳn vào lính Iran.

Từ đầu Tháng Mười Hai 2023 đến cuối Tháng Ba 2024, Israel khử gần chục chỉ huy và cố vấn trong Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và lực lượng Quds. Đỉnh điểm là cuộc không kích vào lãnh sự quán Iran ở Damascus vào ngày 1 Tháng Tư 2024, giết chết Tướng Mohammad Reza Zahedi, người chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của lực lượng Quds, cùng cấp phó của ông và một số thành viên IRGC.


Bối cảnh mới này đã dẫn đến việc Iran thay đổi cách tiếp cận của họ đối với Israel và Mỹ. Chính sách “kiên nhẫn chiến lược,” một cách tiếp cận dài hạn đòi hỏi củng cố các nhóm ủy nhiệm mà không cần dùng đến các biện pháp trả đũa, coi như phá sản.

Teheran giờ đây phản ứng theo cách “muốn rắn đến đâu thì chơi đến đó!”

“Kỷ nguyên của sự kiên nhẫn chiến lược đã kết thúc,” một quan chức cấp cao Iran viết trên X (Twitter) ngày 14 Tháng Tư.

“Phương trình đã thay đổi. Chúng tôi đã quyết định tạo ra một phương trình mới. Nếu từ bây giờ chế độ Do Thái tấn công lợi ích, tài sản, nhân cách và công dân của chúng tôi ở bất cứ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào, chúng tôi sẽ trả đũa,” Tư lệnh IRGC Hossein Salami nói trên Đài truyền hình nhà nước Iran.

Vấn đề là Cộng Hòa Hồi Giáo Iran sẵn sàng chơi lỳ đến mức độ nào và họ đang cân nhắc điều gì. Mỹ là thế lực đáng sợ nhất.

Về lý thuyết, Washington gần như chắc chắn bảo vệ Israel và có thể trực tiếp tham gia cuộc chiến. Tehran phải cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích, giữa được và mất, khi không chỉ vuốt râu cọp Iran mà còn đụng đến móng diều hâu Mỹ.

Tuy nhiên, các đồng minh phương Tây của Israel đang kêu gọi Nhà Nước Do Thái kiềm chế, giảm leo thang. Trong cuộc nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng Thống Joe Biden dọa rằng Mỹ sẽ không dính vào bất kỳ hoạt động quân sự nào nhằm vào Iran.

Biden thậm chí vuốt ve Netanyahu, nói rằng ông thủ tướng Israel nên coi màn tấn công của Iran là một thất bại đáng xấu hổ, vì phần lớn chiến dịch tấn công không thành công, rằng Israel đã chứng tỏ “khả năng vượt trội trong phòng thủ và đánh bại cuộc tấn công chưa từng có”.

Lần này, liệu Israel có ngoan ngoãn nghe lời Mỹ? Thời điểm hiện tại, Israel vẫn tỏ ra cứng đầu như vẫn từng.


Ngày 15 Tháng Tư 2024, Trung tướng Herzi Halevi, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), nói rằng cuộc tấn công của Iran “sẽ bị đáp trả,” trong khi phát ngôn viên IDF, Daniel Hagari, cho biết IDF sẽ làm “tất cả những gì cần thiết” để bảo vệ Israel và “sẽ làm điều đó vào thời điểm chúng tôi chọn.”

Trong nội bộ chính phủ Israel, những người theo đường lối cứng rắn cũng nói rằng đây là lúc phải mạnh tay. Bộ Trưởng Tài Chính Bezalel Smotrich kêu gọi một phản ứng “gây tiếng vang khắp Trung Đông” và Bộ Trưởng An Ninh Quốc Gia Itamar Ben Gvir nói rằng Israel cần phải thể hiện sự “phát điên” bằng súng đạn cụ thể.

Những lời dọa dẫm ở khu vực đang vang đến Washington. Với lịch sử dây mơ rễ má với Israel, Mỹ không thể ngồi yên tọa sơn quan hổ đấu. Tờ The Washington Post ngày 16 Tháng Tư 2024 cho biết, nhóm cố vấn Biden đang muốn trừng phạt kinh tế Teheran nhưng một số người cho rằng động thái này vô hình trung chọc giận Trung Quốc và còn khiến giá dầu tăng vọt.

Cần biết, nhiều năm nay, các công ty Trung Quốc đã mua số lượng lớn dầu thô xuất khẩu của Iran, giúp mang lại huyết mạch tài chính khi nước này vẫn bị phương Tây cắt đứt và cô lập. Trong năm qua, Mỹ áp đặt một số lệnh trừng phạt nhằm vào một số liên kết thương mại trong hoạt động buôn bán dầu mỏ giữa Trung Quốc và Iran. Một số ý kiến cho rằng chính sách này có thể tiến xa hơn bằng cách áp đặt các hạn chế lên những nhà máy lọc dầu và ngân hàng Trung Quốc.

Nếu trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc (liên quan việc mua dầu Iran), thị trường toàn cầu có thể mất đến 1.5 triệu thùng dầu mỗi ngày, khiến giá dầu tăng vọt, có khả năng dẫn đến việc giá xăng ở Mỹ tăng cao trước thềm cuộc bầu cử tổng thống. Bob McNally, chủ tịch hãng tư vấn Rapidan Energy Group, nhận định rằng điều đó sẽ đẩy giá dầu lên trên $100/thùng; và đây sẽ là cơn ác mộng chính trị đối với chính quyền Biden.

Từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay, chưa bao giờ Trung Đông loạn cào cào mà Washington yên ổn. Khổ thân ông Biden, chính xác hơn là cho bất kỳ tổng thống Mỹ nào. Lần này, Biden đang đối mặt áp lực từ Capitol Hill về việc phải hành động gì đó “cho đáng mặt đàn anh.”

Họ thậm chí gửi một thông điệp cụ thể cho Biden. Ngày 15 Tháng Tư, Hạ viện đã thông qua luật ngăn chặn việc Iran bán dầu cho Trung Quốc!
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoanghoa »

Cái chết từ từ của Vương Đình Huệ
April 25, 2024

Nam Việt/SGN

Cuộc chiến của Tô Lâm và Vương Đình Huệ diễn ra thật nhanh, chỉ trong có mấy ngày, nhưng người tung đòn quyết liệt vẫn là ông bộ trưởng Công An – lãnh đạo tối cao của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tương lai.

Đòn quyết định, như đã biết, Tô Lâm tung con bài tập đoàn Thuận An bị phát hiện sai phạm vào cuộc, đi bắt thủ hạ thân tín của Huệ là Phạm Thái Hà công khai trước bàn dân thiên hạ.

Image
Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. (Hình: Doãn Tấn/Thanh Niên)

Nhưng những ngày khảo tra kín, là những ngày Huệ lên ruột vì biết các ngón đòn tàn ác của Lâm lâu nay, chưa có ai thể đi qua mà không ói ra nhiều điều mà Lâm cần biết.

Tin từ trong nội bộ nói, suốt ngày 17 và 18 Tháng Tư, Huệ chạy nhờ những mối quen biết, xem Phạm Thái Hà thế nào, nhưng thực chất là dò la xem Hà khai ra những gì, rồi chạy đôn chạy đáo tìm những thế lực phe phái khác để đỡ cho mình đòn cuối.



Nhưng muộn, ngày 19 Tháng Tư, Tô Lâm tung hồ sơ ra, và ép phải thành lập đoàn kiểm tra, đúng theo quy trình của ông Nguyễn Phú Trọng đặt ra từ hồi chọn cắt đứt quan lộ của Nguyễn Tấn Dũng. Cuối cùng ban chấp hành Trung Ương Đảng phải ra công văn tuyệt mật, số 163, có tiêu đề “Quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của đồng chí Vương Đình Huệ.”

Đoàn kiểm tra có 9 người, đứng đầu danh sách là ông Trần Văn Rón, Ủy viên Trung Ương Đảng, phó chủ nhiệm thường trực Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương làm trưởng đoàn. Kèm theo quyết định kiểm tra này có cả một kế hoạch tuần tự để cô lập và điều tra Vương Đình Huệ, nhằm tìm ra kết quả cuối cùng, báo lên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư. Quyết định được chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng Trần Cẩm Tú đóng dấu, ký tên.


Nhìn cái tên Trần Văn Rón đứng đầu đoàn kiểm tra, ai nấy đều mỉm cười và biết rằng số của Vương Đình Huệ đã đến lúc tận. Rón sinh năm 1961, người tỉnh Vĩnh Long, có một đặc tính mà những ai quen biết điều rõ, đó là Rón ghét cay ghét đắng thành phần cộng sản Bắc Kỳ. Suốt 10 năm nay, cảnh các quan chức cấp cao Bắc kỳ chia nhau món lợi, và làm giàu một cách công khai, nhiều lúc Rón chửi toáng trên bàn nhậu.

Cũng có thể Rón không phải là người thanh liêm gì, nhưng đối với cánh cộng sản miền Nam, có được lợi thế chia chác như vậy, hoàn toàn không dễ.

Đòn chí mạng, là vào đêm 20 Tháng Tư, một nguồn tin nặc danh được bắn đi qua tin nhắn điện thoại số rác đến một số nhà báo ở Việt Nam có liên quan với truyền thông quốc tế, tiết lộ thêm một chi tiết mà mới chỉ có Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng biết, rằng Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch tập đoàn Thuận An đang bị điều tra là cháu của Vương Đình Huệ. Chi tiết động trời này được các hãng tin, báo chí quốc tế thận trọng kiểm tra.

Cuối cùng, tờ Asia Sentinel tung ra bài viết đầu tiên với người viết cũng được giấu tên, xác nhận chi tiết này, cũng là tiếng kéo màn của sân khấu kịch tính mà Vương Đình Huệ đang trải qua.



Trang web Quốc Hội, sân nhà của Huệ hoàn toàn tê liệt và đóng cửa việc đưa tin hàng ngày, với lý do bảo trì.

Đúng là Tô Lâm, người có cặp mắt của rắn và nụ cười của đười ươi, là hai loài dã thú luôn chọn quan sát thận trọng đối phương, thị uy, rồi sau đó mới tấn công đòn quyết định.

Tô Lâm chọn phương án tấn công địch thủ Huệ vào lúc cuối cùng, vì đây là đối thủ giảo hoạt và kết nối với nhiều băng nhóm, phải cần tổ chức tấn công cả hai mặt: Chứng cứ sai phạm đối với nội bộ Đảng, và đưa ra những tin tức chợ trời, để hủy diệt danh dự của Huệ với công chúng.

Tin tức chợ trời, tức trang web vuonghamy.com, mượn tên con gái của Huệ vừa tốt nghiệp ở Mỹ, hớn hở đeo cà-vạt đỏ có ngôi sao vàng, nhưng đưa hết chuyện ăn chơi, gái gú và nội bộ gia đình Huệ tan nát thế nào. Thậm chí trang này còn lôi tên Nguyễn Đắc Vinh, ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, chủ nhiệm ủy ban Văn Hóa, Giáo Dục của Quốc Hội, kẻ chuyên dắt gái cho Huệ.

Công an Việt Nam giỏi bắt người như vậy, nhưng trang vuonghamy.com lại sừng sững không ai chạm vào được, cứ vài ngày lại rót một tin như điện giật.

Cả hai đường tấn công, Huệ đều chết nhanh và cả chết từ từ ở nội bộ Đảng, lẫn cả chợ trời, chết trong từng giờ.

Nói đến đây thì hết thảy quan chức cộng sản đều rùng mình nghĩ đến phận mình.

Tin nội bộ giờ cuối, nghe rằng Ba Đình đang họp kín chuẩn bị một hai gương mặt nhân sự mới ngồi vào ghế của Huệ. Nụ cười trên môi Huệ đã tắt!
hoangphong
Posts: 362
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

30 THÁNG TƯ: THỬ NHÌN LẠI

TRẦN GIA PHỤNG

Thông thường, ngày 30-4-1975 được giải thích là ngày sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, và là ngày “đại thắng mùa xuân” của cộng sản Bắc Việt. 

Ngoài hai cách nhìn nầy, còn có một cách nhìn thứ ba mà ít người chú ý đến.

Trong thập niên 60, khi viếng thăm Việt Nam Cộng Hòa, được hỏi làm thế nào để chiến thắng cộng sản, Moshe Dayan, danh tướng độc nhãn Do Thái, đã trả lời như sau:
 “Bắc Việt sẽ thất trận khi họ chiếm được Sài Gòn.” 
Lúc đó, giới báo chí và chính trị Sài Gòn đã bàn tán về câu nói của Moshe Dayan(1915-1981), nhưng không ai dại gì giao trứng cho ác (quạ), mà nghĩ đến một giải pháp quá rủi ro là để cho cộng sản chiếm được Sài Gòn. 
Cuối cùng, khi cộng sản thật sự chiếm được Sài Gòn năm 1975, một bên buồn quá, cũng như một bên vui quá, nên cả hai phía đều quên luôn ý kiến của Moshe Dayan.

1.- AI THẮNG AI?

Trong cuộc chiến tranh vừa qua, người cộng sản thường tự hào rằng chính họ đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. 
Theo biểu kiến bên ngoài, “Mỹ cút, ngụy nhào” thật đó, nhưng thực sự Mỹ không cút, mà phải nói cho thật đúng ý nghĩa bối cảnh lịch sử là Mỹ ngưng không tiếp tục hiện diện ở Việt Nam vì lý do thay đổi chiến lược toàn cầu của họ, và lực lượng Việt Nam Cộng Hòa KHÔNG THẤT TRẬN, chỉ ở thế BẮT BUỘC phải ngưng súng, ngưng chiến đấu. 

Việt Nam Cộng Hòa dư biết rằng trong thế tranh chấp giữa các cường quốc, với sự thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ, nếu lực lượng Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục chiến đấu, chỉ làm tổn hại thêm xương máu của binh sĩ và dân chúng, mà không tránh được sự áp đặt từ bên ngoài, trong khi Liên Xô và Trung cộng tung hết vũ khí cho Bắc Việt và Hoa Kỳ ngưng tiếp liệu quân nhu và vũ khí cho Việt Nam Cộng Hòa.

Sau khi thế chiến thứ nhì (1939-1945) kết thúc, thế giới bước vào chiến tranh lạnh giữa hai khối tự do (tư bản) và cộng sản. 
Khi đắc cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 5-11-1952 thay ông H. Truman, đại tướng D. Eisenhower tuyên bố rằng chiến tranh Ðông Dương không còn là chiến tranh thuộc địa mà là “cuộc chiến giữa cộng sản và thế giới Tự do.” Từ đó, Hoa Kỳ viện trợ Ðông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng càng ngày càng nhiều để chống lại Việt Minh cộng sản.

Lúc đó, Hoa Kỳ và các nước Tây phương nghĩ rằng các nước trong thế giới cộng sản như Liên Xô, Trung cộng là một khối chính trị chặt chẻ, nên tìm tất cả các cách để ngăn chận sự bành trướng của cộng sản. 
Vì vậy, sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, Hoa Kỳ quyết định giúp miền nam Việt Nam để chận đứng làn sóng cộng sản mà cụ thể hơn là sự bành trướng của Trung cộng.

Những diễn tiến chính trị trong khối cộng sản sau khi Stalin từ trần ngày 5-3-1953, và nhất là khi Khrushchew lên cầm quyền, rồi đưa ra chủ trương sống chung hòa bình giữa các nước không cùng một thể chế chính trị, hòa dịu với các nước Tây phương năm 1956, thì bắt đầu sự rạn nứt giữa Liên Xô và Trung cộng.
Lúc đầu mới chỉ lời qua tiếng lại giữa hai đảng cộng sản anh em, sau đó giữa hai nhà nước cộng sản, và cuối cùng thực sự đánh nhau dọc biên giới đông bắc Trung cộng trên sông Ussuri (Ô Tô Lý giang) năm 1969.

Dựa trên những dữ kiện thực tế đó, các chính trị gia Hoa Kỳ nhận thấy rằng các nước cộng sản không phải là một khối chặt chẽ, mà họ là những thực thể riêng biệt, với những quyền lợi mâu thuẫn nhau khá trầm trọng.  Hoa Kỳ không bỏ lỡ cơ hội kiếm cách khai thác mâu thuẫn giữa các nước cộng sản, đúng ra là giữa Liên Xô và Trung cộng để làm thế nào ly gián họ, và tránh cho họ xích lại gần nhau như trước.  Vì vậy, người Hoa Kỳ bắt đầu xét duyệt lại chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ.

Trong khi đó, nếu Hoa Kỳ càng giúp Việt Nam Cộng Hòa chống lại Bắc Việt cộng sản, thì Liên Xô và Trung cộng ở thế cùng liên kết để giúp Bắc Việt chống lại Hoa Kỳ, tức Hoa Kỳ tạo nên một hoàn cảnh thuận lợi cho Liên Xô và Trung cộng tạm gác những mâu thuẫn song phương, để cùng nhau cứu giúp một nước cộng sản khác nhắm tạo uy tín và hấp lực với các nước khác, nhất là các nước trong khối không liên kết. 
Nói cách khác, làm như thế, chẳng khác gì Hoa Kỳ tạo cơ hội cho hai nước Liên Xô và Trung cộng xích lại với nhau. 
 Trên quan niệm địa lý chính trị học (geopolitics), vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, người Hoa Kỳ còn ngộ ra rằng:

 “Bắc Việt không thể tàn phá Hoa Kỳ trong vòng nửa giờ, hoặc tiêu hủy các thành phố, giết một nửa dân số, nhưng với hỏa tiển nguyên tử, Liên Xô có thể làm được việc đó. 
Trung cộng tuy chưa ngang tầm của Liên Xô vì ít vũ khí nguyên tử, nhưng lại đe dọa phần còn lại của Á châu vì ý hệ chính trị cứng rắn và vì dân số đông đảo của họ”.

Chẳng những thế, các chính trị gia Hoa Kỳ lúc đó còn đi xa hơn, cho rằng “hy sinh Việt Nam mới thật là đáng giá. 
Còn hơn là hao phí thêm nhiều sinh mạng người Mỹ và hàng tỷ mỹ kim để chống đỡ Việt Nam với chẳng có hy vọng thắng lợi, tại sao không thỏa thuận thua cuộc để đổi lấy sự mở cửa của Trung Hoa nhằm làm yếu đi kẻ thù thực sự là Liên Xô.” 

Chúng ta hãy nghe một nhà ngoại giao kỳ cựu Hoa Kỳ, ông Bill Sullivan, nguyên là đại sứ Hoa Kỳ tại Lào, lúc đó là thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Ðông Á và Thái Bình Dương, sau đó phụ tá và sát cánh với Henri Kissinger trong các cuộc thương thuyết tại hội nghị Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam, trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng:

 “Như thế, tôi đi đến kết luận, và điều nầy ông nghe có vẻ tráo trở, rằng không thắng cuộc chiến nầy thì chúng ta sẽ khá hơn.  Ðặc biệt nữa là người Trung Hoa đã khai thông với chúng ta, và làm cho người Trung Hoa tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phía chúng ta, đối với chúng ta còn quan trọng hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam”.

Ngày 14-4-1971, tại Ðại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh, thủ tướng Trung cộng là Chu Ân Lai tiếp đãi và nói chuyện thân mật với đoàn bóng bàn Hoa Kỳ sang đấu giao hữu với đoàn bóng bàn Trung cộng theo lời mời của Tổng cục Bóng bàn nước nầy. 
Ngày 9-7-1971, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ là Henri Kissinger có mặt ở Bắc Kinh và được Chu Ân Lai tiếp kiến. 

Ngày 25-10-1971, Ðại hội đồng thứ 26 của Liên Hiệp Quốc biểu quyết chấp nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được giữ ghế đại biểu Trung cộng thay cho Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan) mà không bị Hoa Kỳ phủ quyết, nghĩa là Hoa Kỳ cũng bỏ rơi Ðài Loan, đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, để bắt tay với Trung cộng.

Sau đó, tổng thống Hoa kỳ Richard Nixon viếng thăm Trung cộng một tuần bắt đầu từ ngày 21-2-1972 mà ông Nixon cho rằng đây là “một tuần lẽ sẽ làm thay đổi thế giới.” 
Cuộc viếng thăm nầy đưa đến “Thông cáo chung Thượng Hải” ngày 28-2 theo đó hai bên đưa ra những quan điểm hoàn toàn khác nhau, chỉ trừ một điều là cùng nhau tôn trọng sự khác biệt giữa hai bên và hứa sẽ kiếm cách cải thiện bang giao song phương.

Ðúng như ông Nixon loan báo, cuộc viếng thăm đã đưa đến việc thay đổi thế giới, bắt đầu từ việc Hoa Kỳ sắp đặt lại chiến lược toàn cầu và Á Châu, từ đó rút quân dần dần ra khỏi Việt Nam. 
Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam theo đúng chiến lược của họ, bởi vì người Mỹ tin rằng:
“thua trận ở Việt Nam lành mạnh cho Hoa Kỳ hơn là thắng trận.  Rằng thua trận nằm trong quyền lợi quốc gia.  Rằng đó là lợi thế…  Ðó là quan niệm cấp tiến triệt để vào thời đó, rằng thua trận và phó mặc các đồng minh Ðông nam Á của chúng ta cho số phận của họ, như thế mới đúng là cách làm của chúng ta”.

Như thế, xét cho cùng, Hoa Kỳ chẳng thua trận, mà Hoa Kỳ chỉ bỏ cuộc ở Việt Nam để thực hiện việc thay đổi chiến lược toàn cầu quan trọng hơn đối với họ trong cuộc tranh chấp với Liên Xô. 

Trong khi tự cho rằng “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”, (thì chính Bắc Việt đã tiếp tay với người Mỹ để thực hiện kế sách của Hoa Kỳ.  Từ đó, Hoa Kỳ đã thành công trong việc làm sụp đổ khối Liên Xô và Ðông Âu.

Như thế, có thể nói người Hoa Kỳ đã chịu thua mặt trận (battle) Việt Nam, để đại thắng cuộc chiến tranh (war) toàn cầu, và hiện nay trở thành cường quốc số 1 trên thế giới.

Ði vào thế chiến lược mới của Hoa Kỳ, về phía Việt Nam Cộng Hòa, dầu bị Hoa Kỳ bỏ rơi, ngưng viện trợ, và trước sức mạnh của Bắc Việt được Liên Xô và Trung cộng giúp đỡ tận “cây kim sợi chỉ”, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục chiến đấu anh dũng trong 2 năm sau hiệp định Paris, chứ không để cho đất nước sụp đổ ngay. 

Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa không thua bộ đội cộng sản Bắc Việt, mà chỉ buông vũ khí, ngưng chiến đấu vì nhận thấy rằng trong thế chiến lược mới, các cường quốc trên thế giới quyết tâm áp đặt một giải pháp chính trị, mà mình cô thế khó cưỡng chống lại được, tiếp tục chiến đấu chỉ làm tổn hại thêm nhiều nhân mạng vô tội, nên cuối cùng lực lượng Việt Nam Cộng Hòa CHẤP NHẬN NGƯNG CHIẾN ĐẤU CHỨ KHÔNG PHẢI HOJ THUA CUỘC.

Trước khi ký hiệp định Paris năm 1973, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã hứa hẹn, mà không ghi thành văn bản, là sẽ viện trợ Việt Nam 4 tỹ Mỹ kim để Việt Nam tái thiết đất nước sau chiến tranh. 

Tuy nhiên, Bắc Việt cưỡng chiếm Nam Việt bằng võ lực, đi ngược lại với tinh thần hiệp định Paris ký kết giữa các bên lâm chiến, và đã được nhiều nước công nhận. Dựa vào việc Bắc Việt không tôn trọng hiệp định Paris, Hoa Kỳ bác khước lời hứa trước kia. 

Hơn nữa, khi CUỞNG CHIẾM Việt Nam Cộng Hòa sau hiệp định Paris, Bắc Việt cưỡng chiếm luôn số tài sản khổng lồ ước tính khoảng 6 tỷ Mỹ kim mà Hoa Kỳ đã để lại Việt Nam. 

Số tài sản nầy còn cao hơn lời hứa hẹn của Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Việt Nam 4 tỷ Mỹ kim trước đây. 
Vì cả hai lý do nầy, cho đến nay, cộng sản Việt Nam không thể mở miệng nhắc lại chuyện Hoa Kỳ hứa hẹn viện trợ để tái thiết Việt Nam sau 30 chiến tranh mà Hoa Kỳ đã can dự vào. 
Thua cuộc cờ toàn cầu, Bắc Việt lại thất bại luôn trong cuộc đấu trí để đòi viện trợ của Hoa Kỳ sau chiến tranh.

2.- THỰC TẾ SAU 30 THÁNG TƯ

Quan sát kỹ sinh hoạt xã hội Việt Nam sau khi cộng sản Bắc Việt chiếm được miền Nam năm 1975, mọi người đều nhận thấy rõ ràng ngay từ đầu, đại đa số những người Bắc, từ cán bộ, bộ đội đến thường dân, khi vào Nam đều học theo cách sống của người Nam, chứ hầu như người Nam không học theo người Bắc, trừ một thiểu số xu phụ theo chế độ mới, kè kè chiếc nón cối để tỏ ra là người “cách mạng”. 

Người Bắc thích ăn bận theo người Nam, đua đòi thời trang miền Nam, nghe nhạc Nam mà cộng sản gọi là “nhạc vàng”, đọc sách Nam, từ tiểu thuyết trữ tình, tiểu thuyết kiếm hiệp đến văn chương, triết học, và làm tất cả các cách để thành người Nam. 

Ngay cả những cán bộ cao cấp trong Bộ chính trị đảng Lao Ðộng (năm 1976 cải danh thành đảng cộng sản) cũng từ bỏ bộ áo quần đại cán cao cổ để ăn bận Âu phục theo kiểu người Nam. 
Chẳng những thế, hầu như miền Bắc cũng được Nam hóa bằng sản phẩm của miền Nam. 

Lúc đó, đại đa số người nào ở miền Bắc vào cũng “tranh thủ” cho được tối thiểu ba thứ “đạp đồng đài”(xe đạp, đồng hồ, radio) để đem về Bắc sử dụng hoặc trang bị cho gia đình. 
(Rất ít người như bà Dương Thu Hương chỉ lo đi mua sách miền Nam.  Theo lời Dương Thu Hương, khi bà vào Sài Gòn thì bà tìm đến các chợ sách để mua sách cũ và bà ta bị choáng ngợp vì sách vở văn chương triết học ở miền Nam quá phong phú chứ không nghèo nàn và bị kềm kẹp như cộng sản tuyên truyền.)

Trong lịch sử thế giới, ai cũng biết người Mông Cổ nổi tiếng thiện chiến và chiếm được một đế quốc rộng lớn từ thời Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, trị vì 1206-1227). 
Cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt (Qubilai) tức Nguyên Thế Tổ (trị vì 1260-1294) đem quân Mông Cổ vào chiếm Bắc Kinh năm 1264, rồi từ đó chiếm luôn toàn bộ nước Trung Hoa. 
Khi người Mông Cổ tiếp xúc và tiêm nhiễm nền văn minh và văn hóa Trung Hoa, thì dường như họ không còn là người Mông Cổ nữa. 
Có thể nói vó ngựa chiến chinh Mông Cổ oai hùng khắp Âu Á một thời đã hoàn toàn bặt tăm khi họ đặt chân vào đất trung nguyên Trung Hoa.

cộng sản Bắc Việt, dầu chẳng oai hùng như người Mông Cổ, tiến quân vào miền Nam, chiếm đóng bằng bạo lực, nhưng cuối cùng bị choáng ngợp vì sự phồn thịnh của miền Nam (mà họ gọi là phồn vinh giả tạo) và nền văn hóa đa dạng của miền Nam, một nền văn hóa vừa giữ bản sắc dân tộc, vừa hòa hợp với tinh hoa của văn hóa Tây phương. 
Từ đó, người cộng sản Bắc Việt không còn là họ nữa, chỉ trừ có vỏ bọc là đảng cộng sản để nắm độc quyền lãnh đạo đất nước.

Chẳng những chỉ có Bắc Việt được Nam hóa mà cả khối Quốc tế cộng sản cũng biến chuyển theo. 
Ngay sau khi cộng sản chiếm Ðà Nẵng, trước khi Sài Gòn sụp đổ, tại bán đảo Sơn Trà diễn ra một cuộc gặp gỡ vào đầu tháng 4-1975 giữa đại biểu của một số nước cộng sản, để quan sát đài truyền tin phát sóng của quân đội Hoa Kỳ đặt tại núi nầy. 
Sau khi nghe thuyết trình viên cộng sản Việt Nam trình bày về công suất lớn lao của đài phát sóng Hoa Kỳ đặt tại đây, đại diện Liên Xô làm thinh, đại diện Trung cộng cười mỉa và chúc mừng Việt Nam, đại diện của Ba Lan rất thích thú. 

Trở về lại Ðà Nẵng, đại diện Ba Lan xin Uỷ ban Quân quản, do Hồ Nghinh làm chủ tịch, được dùng điện đài Ðà Nẵng để liên lạc với Tòa Ðại sứ Ba Lan ở Hà Nội. 
Ðại khái nội dung liên lạc là yêu cầu Tòa Ðại sứ Ba Lan điện về nước xin chính phủ Ba Lan tạm ngưng các chương trình đặt mua máy truyền tin của Liên Xô, đợi phái đoàn quan sát về nước. 

Lý do chính của thái độ các đại diện các nước cộng sản, kể cả việc đại diện Trung cộng cười mỉa, là vì trước đó không lâu, vào cuối 1974, đầu 1975, tại Hà Nội, vừa mới khánh thành một trạm thông tin liên lạc do Liên Xô viện trợ cho Hà Nội mà Liên Xô khoe rằng đó là máy tối tân nhất thế giới lúc bấy giờ, với công suất chỉ bằng một phần hai mươi (1/ 20) công suất của trạm truyền tin của quân đội Hoa Kỳ đặt tại Sơn Trà, Ðà Nẵng.

Câu chuyện trên giải thích thắc mắc của nhiều người lý do vì sao khi rút lui khỏi miền Nam Việt Nam ngày 30-4-1975, nhân viên Hoa Kỳ được lệnh để lại toàn bộ kho lẫm, máy móc, dụng cụ, vật liệu, trang thiết bị của tất cả các cơ sở Hoa Kỳ tại Việt Nam mà không phá hủy gì cả, từ đài phát thanh địa phương, đến tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, và cả Trung tâm Nguyên tử lực tại Ðà Lạt. 
Lúc đó, người ta cho rằng người Hoa Kỳ lo bỏ chạy nên không kịp phá hủy, nhưng ngay lúc đó cũng có dư luận cho biết rằng một nhân viên Hoa Kỳ tại Huế, trước khi rút lui, đã tháo một chốt chính làm tê liệt đài phát thanh Huế đặt tại Phú Bài (Thừa Thiên) khi chạy vào Ðà Nẵng, liền bị tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại đây khiển trách.

Cũng có dư luận cho rằng Hoa Kỳ cố tình để lại vật liệu và trang thiết bị cho cộng sản Việt Nam sử dụng, tạo thành nhu cầu mới cho cộng sản, đến khi hư hao hay cạn hết, thì phải tìm mua lại nơi các nước tư bản.  (Ví dụ người ta nói rằng ở miền Tây có một kho phân bón khổng lồ.  Bắc Việt lấy được, chở ra Bắc sử dụng.  Ðến khi phân bón hết, ruộng đã lỡ dùng phân bón, nay không dùng không được, đành phải đi kiếm mua ở các nước tự do khác.)

Sau năm 1975, nhiều phái đoàn của các nước Liên Xô và Ðông Âu đến thăm Việt Nam đều được xem cuộc “triển lãm nguội” của hàng hóa Hoa Kỳ và các nước phương Tây, cũng như tham khảo báo chí, sách vở khoa học kỹ thuật Âu Mỹ tại miền Nam.

Như thế có thể người Hoa Kỳ đã nghĩ đến kế hoạch Moshe Dayan, và không phải chỉ nhắm vào cộng sản Bắc Việt, mà còn nhìn xa hơn, muốn “bày hàng triển lãm” kỹ thuật tối tân với các nước trong khối Quốc tế cộng sản, mà từ lâu nay bị Liên Xô bưng bít che đậy. 
Phải chăng cuộc “triển lãm nguội” nầy của Hoa Kỳ đã lôi cuốn được các nước cộng sản, góp phần làm cho tình hình ở đây biến động mau lẹ, đưa đến sự sụp đổ của các nước cộng sản Ðông Âu và Liên Xô vào các năm từ 1989 đến 1991?

3.- CỘNG SẢN BẮT ÐẦU THUA CUỘC

Trong cuộc chiến năm 1975, phải bình tâm mà nhận xét rằng một trong những lý do cộng sản Bắc Việt thành công là bộ máy tuyên truyền của cộng sản hoạt động có kế hoạch và mạnh mẽ hữu hiệu hơn phía Việt Nam Cộng Hòa. 
Bộ máy tuyên truyền nầy đã làm việc có tính toán liên tục từ năm 1945, khá thành công ở trong nước cũng như trên thế giới. 

Năm 1956, ở ngoài Bắc xảy ra vụ Nhân Văn – Giai Phẩm.  Cuộc đàn áp trí thức và văn nghệ sĩ của nhà cầm quyền Hà Nội diễn ra rõ ràng như thế, mà cộng sản bưng bít và tuyên truyền ngược lại, khiến ở trong Nam, nhiều người không tin là những chuyện đó có thật. 
“Chế độ miền Nam, tất nhiên là làm rầm rộ lên nhân vụ án nầy để tuyên truyền mặt trái của chế độ miền Bắc.  Nhưng sau nầy, khi hỏi chuyện anh em miền Nam thì được biết là họ không tin, họ tưởng là sự việc bị bịa đặt ra, chứ làm gì đảng có thể đối xử với trí thức miền Bắc tàn tệ đến mức như thế.”

So với trình độ văn hóa của toàn dân, học giả Nguyễn Hiến Lê, tác giả của khoảng trên 20 bộ sách nghiên cứu lớn nhỏ, phải được kể là một nhà thông thái. Ông Nguyễn Hiến Lê đã can đảm thú nhận những suy nghĩ và tình cảm của ông trước năm 1975:
 “Tôi vốn có cảm tình với Việt minh, với cộng sản; ghét thực dân Pháp, Mĩ, nhất là từ 1965 khi Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam; tôi khinh những chính phủ bù nhìn của Pháp, Mĩ. 
Tôi phục tinh thần hi sinh, có kỉ luật của anh em kháng chiến và mỗi lần có thể giúp họ được gì thì tôi sẵn lòng giúp.” 

Một người thông thái như ông Nguyễn Hiến Lê mà còn bị lầm lẫn về cộng sản, huống gì là đại đa số dân chúng Việt Nam. 

Sau năm 1975, chạm mặt với đời sống thực tế dưới chế độ cộng sản, ông Nguyễn Hiến Lê mới thấy rõ mình đã lầm lẫn bấy lâu nay.  Ông viết tiếp: 
“… muốn thấy chế độ đó ra sao thì phải sống dưới chế độ dăm năm.  Ðó là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng mà tôi [Nguyễn Hiến Lê] và có lẽ 90% người miền Nam rút được từ 1975 tới nay [1981]“.

Bên cạnh đó, phải kể thêm một hiện tượng tâm lý khá lạ lùng: 
trước năm 1975, không kể dân chúng ở ngoài chính quyền, ngay cả nhiều công chức hoặc sĩ quan binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa, tuy làm việc và lãnh lương chính phủ quốc gia, đôi khi cũng chao đảo và không mấy tin tưởng ở chính nghĩa Quốc gia của chế độ mình đang phục vụ. 
Tuy nhiên, sau khi cộng sản vào chiếm miền Nam, thì tất cả mọi người miền Nam đều tiếc nhớ một thời đã qua, hướng trở về chế độ Việt Nam Cộng Hòa và từ đó ý thức Quốc gia dân tộc trong họ trổi dậy mạnh mẽ hơn cả thời trước nữa.

Như vậy, chính từ sau đỉnh cao chiến thắng quân sự ngày 30-4-1975, thiết lập được chế độ độc tài dựa vào bạo lực công an trị, cộng sản Hà Nội lại bắt đầu thua cuộc, mất hết nhân tâm, mất hết quần chúng. 
Chẳng những cộng sản Hà Nội đã thua cuộc ở trong nước, càng ngày cộng sản Hà Nội càng thua cuộc trên thế giới. 
Các nước trên thế giới trước đây vốn có cảm tình với cộng sản Việt Nam, nay hoảng hốt trước cảnh vượt biên ồ ạt của dân chúng Việt Nam. 
Ðiều nầy khiến cho cả thế giới sực tỉnh. 
Không cần ai tuyên truyền, cả thế giới đều thấy rõ nhà cầm quyền Hà Nội đã mất lòng dân đến độ nào, dân chúng mới bất chấp gian nguy, dùng tính mạng đánh cuộc với số phận, để tìm đường sống.

Những tác giả Tây phương trước đây viết bài ủng hộ cộng sản, nay lại quay qua đả kích cộng sản. 
Tiêu biểu cho những người nầy là sử gia Jean Louis Margolin, giáo sư tại Université de Provence (Pháp), một trong các tác giả viết bài trong sách Le livre noir du communisme [Sách đen về chủ nghĩa cộng sản], đã nói trong một cuộc phỏng vấn vào cuối năm 1999: 

“Thành thật mà nói, vào những năm 60, tôi đã từng xuống đường biểu tình ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tôi đã từng reo mừng với những cuộc chiến thắng tại Cam-bốt cũng như tại Việt Nam. 
Tôi từng nghe nói đến những vụ tàn sát Tết Mậu Thân 68, nhưng tôi tin và nghĩ rằng đó chỉ là sự tuyên truyền của Mỹ. 
Không phải chỉ một mình tôi, mà tôi tin rằng rất nhiều người cùng thời với tôi đã bị SAI LẦM vì những TUYÊN TRUYỀN SAI LẠC của cộng sản.”

Có lẽ cũng nên thêm ở đây lời sám hối của nữ tài tử Jane Fonda. 
Năm 1972, Jane Fonda đến Bắc Việt chụp những tấm hình đăng khắp các báo trên thế giới quảng cáo cho cộng sản Bắc Việt. 
Về Hoa Kỳ, bà ta tham gia phong trào phản chiến để yêu cầu Hoa Kỳ rút quân. 

Năm 1988, chính Jane Fonda đã hối hận khi trả lời phỏng vấn của ký giả Barbara Walters:
 “Tôi sẽ còn hối tiếc đến lúc xuống mồ về những bức hình chụp tôi đứng cạnh mấy khẩu súng bắn máy bay, trông như tôi đang nhắm bắn các máy bay Mỹ… Hành động đó làm hại bao nhiêu chiến sĩ… Ðó là hành động kinh khủng nhất mà tôi có thể phạm.   Ðúng là không biết suy nghĩ.”

Dù luôn luôn tự hào là kẻ chiến thắng, nhưng cuối cùng cộng sản lại chạy theo học hỏi tất cả những gì do “Mỹ ngụy” để lại, kể cả việc bắt buộc phải tự từ bỏ chính sách kinh tế chỉ huy, chấp nhận nền kinh tế tự do vốn thịnh hành ở miền Nam và tại các nước tự do trên thế giới, mà họ gọi là kinh tế thị trường. 

Nay nền kinh tế thị trường không phải chỉ được áp dụng ở miền Nam như trước năm 1975, mà cả trên miền Bắc, nơi cộng sản đã bỏ công sức hơn 20 năm (1954-1975) để xây dựng và củng cố xã hội chủ nghĩa.  Cộng sản mà không còn chính sách kinh tế chỉ huy thì chắc chắn không còn là cộng sản nữa. 

Trong khi đó, nước Mỹ không bị hư hao một tấc đất; lại càng ngày càng mạnh; và cộng sản Việt Nam phải trải thảm đỏ để đón lãnh tụ của Hoa Kỳ vào tháng 11-2000. 
Trong cuộc đón tiếp nầy, dầu nhà cầm quyền Hà Nội không thông báo, dân chúng đã đứng ngoài trời nhiều giờ trong thời tiết lạnh lẽo của mùa đông để chào mừng người khách quý Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam sau 1975. 

Còn về phía “NGUỴ”, người dân Việt Nam ngày nay, kể cả những người ở ngoài Bắc đều HÃNH DIỆN nếu được gọi là “NGUỴ”. 

“NGUỴ” KHÔNG NHÀO mà “NGUỴ” ĐI VÀO LÒNG NGƯỜI, người Nam cũng như người Bắc, và đang càng ngày càng hiển hiện khắp nơi trong đời sống hằng ngày, to lớn và mạnh mẽ đến nổi nhà cầm quyền Hà Nội nay lại sợ “diễn biến hòa bình”, còn hơn là thời chiến tranh súng đạn.

4.- NHÌN VỀ TƯƠNG LAI

Lúc mới cưỡng chiếm được miền Nam, cộng sản Hà Nội rất lo sợ phản ứng của dân chúng, nên việc đầu tiên là bắt ngay sĩ quan, công chức, cán bộ của chế độ Cộng Hòa còn lại trong nước đi “học tập cải tạo”, thực chất là tập trung, cô lập, bắt giam dài hạn không tuyên án trên các vùng rừng thiêng nước độc, vì cộng sản lo sợ họ là những người có khả năng tập họp, tổ chức, và lãnh đạo dân chúng chống cộng sản. 

Số lượng sĩ quan và công chức bị bỏ tù tối thiểu là 1.000.000 người. 
Những người nầy bị tù tối thiểu là một năm (rất ít), có người hai năm (nhiều), ba năm, có người lên đến 15 năm hoặc 20 năm. 
Nếu tính trung bình một người bị tù 2 năm, và tối thiểu 1.000.000 người bị tù, thì số thời gian mà người Việt nói chung bị cộng sản giam tù là 2.000.000 năm. Những người nầy lại ở trong độ tuổi trung niên sung mãn để hoạt động, sản xuất, và có trình độ văn hóa khá cao nếu so chung với trình độ của toàn thể dân chúng Việt Nam.

Việc bắt giam sĩ quan, công chức, cán bộ Việt Nam Cộng Hòa của cộng sản còn có mục đích đe dọa gia đình những người có thân nhân bị tù, vì nếu họ vọng động thì thân nhân của họ khó có cơ hội trở về đoàn tụ gia đình. 

Dầu chính sách nầy rất thâm độc, nhưng lúc đầu, ngay sau năm 1975, vẫn xảy ra những tổ chức bạo động chống nhà cầm quyền cộng sản, ví dụ vụ các ông Nguyễn Nhuận, Ðặng Ngọc Quờn, nguyên là giáo sư Viện Ðại Học Huế, vụ Ông Nguyễn Văn Bảy, nguyên giáo sư trường Kỹ Thuật Ðà Nẵng, vụ nhà thờ Thánh Vinh Sơn ở Sài Gòn…
Dĩ nhiên những cuộc bạo động nầy không thể thành công, nhưng đã nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh trong lòng dân chúng. 
Dần dần, người ta ý thức rằng phương thức bạo động khó thành công, nên quay qua phản ứng bất bạo động nhưng không kém phần cương quyết. 

Từ đây, bắt đầu sự lên tiếng của những nhà trí thức như Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Ðình Huy, Hoàng Minh Chính, Phan Ðình Diệu, Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh. 
Sự lên tiếng nầy liền được đáp ứng ở trong cũng như ngoài nước. 
Tiếp đó, là những cuộc biểu tình bất bạo động của dân chúng ở Thái Bình, Xuân Lộc (Ðồng Nai), Huế…

Một sự thật lý thú là hiện nay ở trong nước, dân chúng không còn phân chia Quốc gia hay cộng sản, mà tất cả đoàn kết thành một khối tranh đấu đòi hỏi tự do dân chủ, đối kháng với nhà cầm quyền độc tài cộng sản. 

Khi được nhà cầm quyền Hà Nội gởi đi lưu diễn ở Hoa Kỳ vào đầu tháng 3-2001, nữ ca sĩ Phương Thanh đã tuyên bố:
 “Nói rằng Phương Thanh hát dở, hay không thích tiếng hát của Phương Thanh thì Phương Thanh xin tạ lỗi, nhưng nói rằng Phương Thanh là Việt cộng thì tội nghiệp cho Phương Thanh lắm! 

Ngay cả những thành phần trước đây đã từng trung kiên với đảng cộng sản, nay cũng đứng về phía dân chúng, đòi hỏi dẹp bỏ đảng cộng sản.  
Tiêu biểu nhất là ý kiến của ông Vũ Ðình Huỳnh, một thời làm bí thư cho hồ chí minh gần cuối đời đã tỉnh ngộ và đề nghị: 
”Muốn cho dân tộc ta không thua kém các dân tộc khác, muốn cho đất nước được thịnh vượng, dân ta không nghèo khổ mãi thì không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: ấy là phải gạt bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản.” 

Sau đó, ông Nguyễn Văn Trấn (1914-1998), gia nhập đảng cộng sản miền Nam ngay từ những ngày đầu mới thành lập, đã từng làm Phó bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ năm 30 tuổi (1944), tập kết ra Bắc năm 1954, dân biểu Quốc hội Hà Nội trước năm 1975, cũng viết:
“Tội ác của chế độ này [chế độ cộng sản Việt Nam], từ 40 năm nay, thật nói không hết.”

Trong khi đó, ở ngoài nước, nhờ sống rải rác khắp nơi trên thế giới, cộng đồng người Việt hải ngoại tạo nên một địa bàn ngoại cứ rộng rãi bất khả xâm phạm. 
Từ đó, cộng đồng người Việt hải ngoại là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho những thành phần yêu nước và ly khai với đảng cộng sản ở trong nước; đồng thời là một ngoại lực hỗ trở người Việt ở trong nước về mọi mặt, tạo niềm tin để họ tiếp tục cùng với cộng đồng ở hải ngoại tranh đấu, đưa đất nước ra khỏi chế độ cộng sản phi nhân vong bản hiện nay.

Trước tình hình đó, để lấy lòng dân chúng lần nữa, ở trong nước, cộng sản Việt Nam mở phong trào đổi mới từ năm 1985. 
Nói là đổi mới nhưng vẫn duy trì độc quyền chính trị, lo sợ “diễn biến hòa bình”, định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa, không cho tự do báo chí, bóp nghẹt tự do ngôn luận. 
Cho đến nay, ở trong nước chưa có một tờ báo tư nhân, chưa có một tổ chức hay đoàn thể chính trị nào đứng ngoài quốc doanh.   cộng sản kiếm cách đổi mới để tự cứu họ  chứ không phải để cứu dân tộc Việt Nam.

Ra bên ngoài, nhà cầm quyền cộng sản kiếm cách ve vuốt Việt kiều. 
Chính sách của cộng sản đối với Việt kiều có một điểm cần chú ý: 
khi dân chúng không chịu nổi cuộc sống dưới chế độ cộng sản, phải bỏ nước ra đi, thì nhà cầm quyền Hà Nội gọi họ là phản động, phản quốc. 
Sau một thời gian ổn cư tại nước ngoài, người Việt hải ngoại chắt chiu tiết kiệm, gởi tiền về nuôi thân nhân càng ngày càng nhiều. 
Vào đầu thập niên 90, cộng sản liền đổi cách xưng hô, gọi những người vượt biên là “núm ruột ngàn dặm” của tổ quốc.

Những người Việt Nam ra đi định cư tản mác khắp thế giới, đông nhất là tại Hoa Kỳ. 
Dần dần, cộng đồng Việt Nam lớn mạnh và thành công trên đất khách, nay là quê hương thứ hai của mình.  Nhờ có điều kiện học hành, nhiều tinh hoa Việt Nam đã đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng chung của quê hương mới. 

Chế độ cộng sản liền kiếm cách lợi dụng, kêu gọi “núm ruột ở xa” hãy bỏ qua quá khứ, nhìn về tương lai, đóng góp xây dựng đất nước. 
Chính sách của cộng sản đối với người Việt ở hải ngoại có thể tóm tắt trong các điểm sau đây:

· Bòn rút tiền bạc càng nhiều càng tốt.
· Chỉ sử dụng tay sai để kinh doanh, hoặc tuyên truyền đường lối chính sách nhà nước cộng sản.
· Lợi dụng trí thức thuộc ngành khoa học kỹ thuật, mời về nước để giảng dạy hoặc làm việc trong các ngành hoàn toàn chuyên môn về khoa học kỹ thuật, như bác sĩ, kỹ sư…
· Hoàn toàn không chấp nhận các phê bình hay góp ý thẳng thắn về chính trị để xây dựng quê hương, những đòi hỏi về nhân quyền, dân quyền, và không chấp nhận những thành phần trí thức về khoa học nhân văn như triết học, tư tưởng, văn chương, sử học, xã hội học, trừ những thành phần tình nguyện làm tay sai tuyên truyền cho cộng sản để đổi lấy một số quyền lợi và hư danh nhất thời.

Dầu rất yêu nước, và rất khắc khoải về tiền đồ dân tộc, đại đa số người Việt ở nước ngoài, nhất là những thành phần tinh hoa trong các ngành thương mãi, khoa học kỹ thuật, văn chương giáo dục, chẳng ai chấp nhận hợp tác với chế độ cộng sản Hà Nội. 
Hợp tác với nhà cầm quyền Hà Nội chỉ giúp kéo dài một chế độ vong bản, phi nhân, từ đó gián tiếp kéo dài thêm niềm thống khổ triền miền của dân tộc Việt.

Kinh nghiệm Ðông Âu cho thấy khi dân chúng nhìn ra chân tướng phản dân hại nước của chế độ cộng sản, đồng thời ý thức được tự do dân chủ, dân quyền và nhân quyền, tự họ đứng lên lật đổ chế độ cộng sản để cứu nguy dân tộc. 
Tuy đảng cộng sản Việt Nam hiện đang lợi thế nhờ cầm quyền bằng bạo lực công an trị, nhưng thời điểm giải trừ chế độ nầy đang khởi động, và chắc chắn sẽ lớn mạnh, nhất là một khi cộng đồng người Việt ở hải ngoại càng ngày càng đông đảo, và khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển, nhà cầm quyền cộng sản không thể che đậy độc tài, nói láo một chiều để đánh lừa như trước đây.

Tiến trình dân chủ và dân quyền trên thế giới hiện nay là không thể đảo ngược được; những nhà nước độc tài càng ngày càng bị lên án và cô lập. 
Bằng chứng là khi Lê Khả Phiêu, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam viếng thăm nước Pháp từ 21 đến 25-5-2000, chẳng có đài truyền hình nào ở Paris đưa tin. 
Rải rác vài báo viết ít dòng ngắn ở trang trong và nhân đó chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam, kể cả các báo trước đây ủng hộ cộng sản Việt Nam như tờ Libération [Giải Phóng]. 

Ðặc biệt báo Nouvel Observateur [Người Quan Sát Mới] số ngày 31-5 chạy bài của nhà báo nổi tiếng Delfeil de Ton, với tựa đề “Một Pinochet này nữa”. 
Trong bài báo nầy có đoạn viết:
 “Pinochet vừa thăm nước Pháp; không có ai đòi bắt giữ hắn.  Hắn mang tên Lê Khả Phiêu, cái tên rất khó đọc.  Khác với Pinochet ở Chili, tội ác thuộc về quá khứ, đã về hưu, Lê Khả Phiêu đang tại chức, đang gây tội ác, tổ chức của ông ta từng gây nhiều vụ ám sát, giết người, nhiều người chết trong biển cả khi trốn chạy chế độ độc ác của ông ta.  Ông ta không cho phép một chút quyền tự do tư tưởng và tự do báo chí nào…”

Do tất cả những lẽ trên, câu nói của Moshe Dayan đúng là một lời tiên tri về tương lai cuộc chiến vừa qua: 
“Bắc Việt sẽ thất trận khi họ chiếm được Sài Gòn.” 

Chính vì chiếm được Sài Gòn năm 1975, nên ngay sau đó chẳng những cộng sản Việt Nam, mà cả cộng sản thế giới cũng bắt đầu thất trận.
 Cho nên có thể xem ngày 30-4 chỉ là ngày sụp đổ tạm thời của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng lại chính là khởi điểm đánh dấu sự sụp đổ vĩnh viễn của huyền thoại cộng sản Việt Nam trong lòng dân tộc Việt Nam. 

Sự sụp đổ của huyền thoại cộng sản càng làm cho chính nghĩa Quốc gia dân tộc xuyên suốt từ thời tổ tiên chúng ta lập quốc, bị chao đảo một thời gian vì hỏa mù của lý thuyết Mác xít ngoại lai, nay lại sáng tỏ hơn bao giờ cả. 

TINH THẦN QUỐC GIA DÂN TỘC BẤT DI DỊCH LÀ CHÂN LÝ NGÀN ĐỜI CỦA DÂN CHÚNG VIỆT KHÔNG THỂ NÀO BỊ ĐÁNH BẠI.
Chắc chắn trước tình hình quốc nội cũng như quốc tế thuận lợi như trên, một ngày không xa, chính thể Quốc gia sẽ phục sinh, nhân dân Việt Nam sẽ được tự do, hạnh phúc và phú cường.

TRẦN GIA PHỤNG (Toronto)
 
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests