Thời Sự, Bình Luân

khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Quyền tự do ngôn luận có tuyệt đối không?

Lâm Văn Tốt
Vào buổi trưa ngày Thứ Tư trên đài VNCR, đã có một cuộc tranh luận giữa nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và chủ nhiệm tuần báo Việt Weekly, ông Lê Vũ. Nội dung cuộc tranh luận xoay quanh bài báo “Bài học khó thuộc” của ông Hà Văn Thùy đăng tải trên tuần báo này hiện gây ra nhiều phẫn nộ và phản đối của đồng hương Việt Nam tại quận Cam. Cuộc tranh luận kéo dài 30 phút, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã đưa ra những lý lẽ và bằng chứng để cáo buộc tuần báo Việt Weekly là thân cộng, điều mà ông Lê Vũ luôn luôn phủ nhận. Cho nên, cuộc tranh luận chẳng đi đến đâu, ngoại trừ đây là cơ hội để ông Lê Vũ biện minh bằng cách lập luận là quyền tự do ngôn luận là tuyệt đối.

Quyền tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ được qui định bởi Ðệ Nhất Tu Chính Án Hiến Pháp Hoa Kỳ và về nguyên tắc pháp lý, đây là quyền hiến pháp chứ chưa hẳn là quyền tuyệt đối. Và cũng không ai cản một người nào đó coi quyền này là tuyệt đối mà không kể gì đến lương tâm và trách nhiệm của một công dân. Quyền tự do ngôn luận chỉ là nguyên tắc căn bản được Hiến Pháp công nhận, nhưng khi thi hành nó phải có luật để thực hiện những quyền căn bản. Chẳng hạn như một nhà báo, một nhà truyền thông được quyền loan tin chiến sự, nhưng sẽ không được quyền loan báo những vụ chuyển quân trước khi sự kiện này bắt đầu. Chẳng hạn như một nhà báo có quyền loan tin về một vụ sờ mó trẻ vị thành niên, nhưng nếu không muốn bị kiện thì đừng có đăng hình và tên tuổi nạn nhân. Quyền tự do ngôn luận của người làm báo trong những trường hợp này, rõ ràng không thể tuyệt đối được. Tự do ngôn luận, nhưng vi phạm vào luật pháp của quốc gia mình đang sinh sống hay đang mang quốc tịch là không được. Vậy thì làm gì có quyền tuyệt đối cho tự do ngôn luận?

Ngay đối với trường hợp tờ Việt Weekly cũng vậy. Nếu ông Lê Vũ bão rằng, quyền tự do ngôn luận là tuyệt đối, cho nên nó cho phép ông đăng tải bài báo của ông Hà Văn Thùy, trong đó ông ta ca tụng Hồ Chí Minh như một thánh nhân. Ngoài việc ca tụng Hồ Chí Minh, ông Hà Văn Thùy vốn là một cựu cán bộ văn hóa cấp tỉnh của cộng sản, còn ca tụng điều mà ông gọi là chiến thắng của cuộc tổng tấn công và nổi dậy hồi Tết Mậu Thân 1968, và cho rằng, số người chết trong vụ khủng bố 911 tại New York là cái giá xứng đáng mà người Mỹ phải trả để bù đắp lại những điều mà Hoa Kỳ đã gây ra trên thế giới. Với những lời lẽ này, rõ ràng, ông Hà Văn Thùy đã sỉ nhục tất cả 4 triệu người Việt Nam chết trong cuộc chiến tranh do ông Hồ gây ra chỉ để phục vụ cho một chủ nghĩa của bọn Ðệ Tam Quốc Tế và rồi cuối cùng các học trò của ông cũng lại đành phải ôm chân Mỹ mà thôi. Rõ ràng ông Hà Văn Thùy đã sỉ nhục vong linh của trên 300,000 người chết oan uổng trong cuộc đấu tố ruộng đất thập niên 50 theo lệnh ông Hồ. Và rất rõ ràng, ông Hà Văn Thùy đã ca ngợi hành động giết người man rợ như thời Trung cổ của nhóm người cộng sản đã đập đầu bằng cuốc, xẻng và chôn sống 6,000 thường dân trong đó có cả tu sĩ trong Tết Mậu Thân ở Huế. Càng rõ ràng hơn, ông Hà Văn Thùy cũng đã ca tụng nhóm khủng bố chủ trương vụ khủng bố ở New York khiến cho trên 3,000 thường dân Mỹ chết trên tòa Tháp Ðôi.

Theo cách nhìn và quan điểm của ông Lê Vũ thì chắc ông phải cho rằng, quyền tự do ngôn luận là tuyệt đối nên ông mới đăng tải bài của ông Hà Văn Thùy. Nhưng quyền tự do ngôn luận tuyệt đối này lại bị chính tuần báo Việt Weekly vi phạm khi các ông ấy từ chối không đăng tải bức hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị công an Việt cộng bịt miệng trước tòa án. Như vậy có nghĩa là vẫn có những cái kéo trong tờ Việt Weekly phải không? Chủ Nhiệm Lê Vũ cho rằng, quyền tự do ngôn luận là tuyệt đối mà hình ảnh vẫn còn bị kiểm duyệt hay bị từ chối đăng tải có nghĩa là quyền tự do ngôn luận đâu có tuyệt đối như lời ông Lê Vũ phải không? Trong vụ này ông Lê Vũ còn có quyền năng hơn cả tự do ngôn luận tuyệt đối?

Ông Chủ nhiệm Lê Vũ cho rằng, ông muốn tạo ra một diễn dàn có tiếng nói của nhiều khuynh hướng khác nhau trên tờ Việt Weekly. Có lẽ cũng vì thế mà ông cho phổ biến hình ảnh nhóm chủ trương của Việt Weekly ngồi họp với cựu Thủ Tướng Việt Nam Cộng Sản Võ Văn Kiệt ở Việt Nam. Nếu là người làm báo có lương tâm, chính trực và công bằng, lẽ ra ông cần phải đăng bức hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng cho cân bằng, chứ sao lại để cho ông Kiệt một mình một chợ không có người chống ông ta ở Việt Nam như vậy. Nguyên tắc cân bằng tin tức để đánh giá mức độ trung thực của một tờ báo đã không được thực hiện một cách đàng hoàng trong bối cảnh này. Nếu quyền tự do ngôn luận ở đây là tuyệt đối, ông Lê Vũ đã chấp nhận đăng hình ảnh ông Võ Văn Kiệt thì ông có ngại gì mà bỏ bức hình Linh Mục Lý bị bịt miệng đi? Ở Mỹ đâu có công an và có ai bắt tù một nhà báo khi cho phổ biến bức hình này? Hay là ông sợ làm như thế sẽ bị Hà Nội quở trách và họ sẽ không cho về Việt Nam làm mưa làm gió nữa? Và nếu như vậy thì làm sao có thể gọi tờ Việt Weekly là một diễn đàn đúng nghĩa của nó được?

Có một điều mà dư luận đồng hương ở quận Cam rất quan tâm. Một tuần báo chủ trương quyền tự do ngôn luận là tuyệt đối như tờ Việt Weekly, lẽ ra ông Lê Vũ và nhóm chủ trương phải thuyết phục nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Sản để cho ông xuất bản và phổ biến tờ báo này ở trong nước mới phải, vì các ông cho rằng, tờ báo của mình là một diễn đàn nhiều chiều, trong đó có cả những bài không những bênh mà còn ca tụng Hà Nội nữa. Chỉ nội điều này, tuần báo Việt Weekly cũng đã có điểm với chính quyền Việt Nam rồi, huống chi việc tờ Việt Weekly có mặt ở trong nước còn giúp Việt Nam bài học thế nào là quyền tự do ngôn luận tuyệt đối, cái quyền mà nhân dân Việt Nam trong nước khao khát chứ không phải là người Việt hải ngoại vì người Việt hải ngoại đã có cái quyền đó rồi nếu căn cứ vào lời tuyên bố của ông Lê Vũ.

Ðó là những lời tôi đề nghị với ông Lê Vũ chủ nhiệm tờ tuần báo Việt Weekly. Nhưng trong thâm tâm, tôi không nghĩ là ông Lê Vũ và báo Việt Weekly có khả năng làm những điều ấy. Cái cách các ông tạo diễn đàn trên tờ Việt Weekly, theo một vài nhà báo có kinh nghiệm ở đây thì chẳng có gì mới mẻ. Nó chỉ là những vết xe cũ bởi một điều dễ hiểu: tuổi còn trẻ nhưng đầu thì đã già cội, lại ít ngay thẳng cho nên nghĩ rằng, cứ phủ nhận tất cả là tạo ra được luồng gió mới mà không nhìn thấy rằng, ngày nay cộng đồng này đã trưởng thành. Họ có thể chỉ trích, phản đối những thủ lãnh cộng đồng hay một thiểu số phần tử chống cộng cực đoan, hành động kỳ quái, thiếu chín chắn. Nhưng khi thấy tuần báo Việt Weekly khơi khơi để cho ông Võ Văn Kiệt kêu gọi hòa hợp hòa giải trong khi đảng của ông ta không hòa giải được với chính những cán bộ trong đảng cộng sản nay trở thành các nhà bất đồng chính kiến, và để cho ông Hà Văn Thùy mặc sức lăng mạ những nạn nhân cộng sản trong cộng đồng Việt Nam, đồng hương phẫn nộ và đánh dấu hỏi ngay.

Cho nên, khi ông Lê Vũ nhất định dùng quyền tự do ngôn luận như một quyền tuyệt đối để bênh vực cho một việc làm gây nhiều hoài nghi và tranh cãi tức là ông đã phiêu lưu vào một lãnh vực mà chính bản thân ông cũng không rõ những giới hạn của nó. Cho tới nay, dù nền dân chủ và tự do ở Mỹ đã lên tới cao độ, nhưng không nhà báo Mỹ nào dám coi quyền tự do ngôn luận của họ là tuyệt đối. Sau vụ 9/11 xảy ra, có nhà báo Mỹ nào đặt vấn đề như ông Hà Văn Thùy đặt đâu. Lý do dễ hiểu thôi: các nhà báo Mỹ nhận thấy rằng có một thứ quyền năng cao hơn cả quyền tự do ngôn luận: đó là lương tâm và trách nhiệm. Trong bối cảnh của nước Mỹ vào năm 2001 sau biến cố 9/11, nếu có một nhà báo nào đặt vấn đề như ông Thùy và nếu có tờ báo nào viện ra quyền tuyệt đối của tự do ngôn luận để đăng bài này, chắc chắn ông nhà báo ấy phải khăn gói quả mướp trốn ra nước ngoài sinh sống thôi.

Quyền tự do ngôn luận ở Mỹ được Hiến Pháp qui định, đó là quyền Hiến Pháp, nhưng không phải là tuyệt đối vì nó vẫn có những giới hạn cho một nhà báo khi muốn hành sử vì lương tâm và trách nhiệm. Ðã gọi là con người thì lúc nào cũng cần có trái tim biết rung động và lòng trắc ẩn. Không ai dùng quyền tự do ngôn luận để ca tụng độc tài. Cũng không ai dùng tự do ngôn luận như một món quà tặng cường quyền áp bức nếu họ không muốn bị cáo buộc là tay sai.

Tin : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/an ... 61574&z=12
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Những Bài Học Đích Đáng!



Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết đã chuẩn bị khá kỹ chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Trước đó mấy tuần, khi nghe tin "người bạn lớn của nhân dân Việt Nam", Dân Biểu Earl Blumenauer, Chủ tịch Nhóm Tham vấn Mỹ-Việt, đã từ chức chủ tịch nhóm này để phản đối CSVN đàn áp dân chủ, ông Triết liền cho thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng sang dụ khị là sẽ thả 3 tù nhân chính trị nhân chuyến Mỹ du (nhưng rồi chỉ thả hai, kiểu ăn quịt). Song song đó, để lấy lòng tư bản Mỹ, ông cũng nhét cặp khoảng một tỷ đô-la (tiền ông vay mượn, dân nai lưng trả) sang mua hàng của các đại công ty như Boeing, Microsoft... nhưng đồng thời lại kêu gọi sự trợ giúp tài lực và nhân lực về nhiều mặt khác như giáo dục chẳng hạn, theo kiểu ăn xin... Để khơi gợi lòng thương cảm của quần chúng Mỹ, ông cũng phái đi trước một nhóm người mệnh danh "nạn nhân chất độc da cam" sang đó để kiện cáo các công ty hóa chất và chính quyền Mỹ theo kiểu ăn vạ. Và biết thế nào cũng bị chất vấn về ý niệm và thành tích nhân quyền, nên trước đó, ông đã tuyên bố những câu thật hách: "Việt Nam đã trải nghiệm chiến tranh và hiểu rõ việc mất nhân quyền và không có tự do. Vì thế chúng tôi cực kỳ yêu chuộng những quyền căn bản của con người", đồng thời cũng thủ sẵn trong đầu nhiều lối lập luận tựa như: "quan niệm nhân quyền tùy thuộc văn hóa và hoàn cảnh lịch sử từng nước", hoặc "hành động kết án ông Lý được sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo, vì chưa có giám mục nào lên tiếng phản đối cả." Quả là ông quyết ăn thua với thiên hạ!!

Thế nhưng, khi vừa đặt chân xuống đất Mỹ, vị chủ tịch nhà ta đã được dạy cho nhiều bài học đích đáng mà chắc ông sẽ nhớ suốt đời, nếu còn một chút liêm sỉ và tự trọng, những bài học -dưới nhiều dạng ngôn hành- xuất phát từ các hạng người mà ông và đảng ông mong muốn lấy lòng hơn cả.

1- Dốt nát về lịch sử và chính trị: Tại New York, ngày 20-06-2007, trước báo giới quốc tế, khi tìm cách biện minh cho chế độ độc tài đang áp đặt trên nhân dân Việt Nam, ông Triết nói: "Mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình sẽ chọn mô hình nào cho thích hợp." Đồng ý! Nhưng từ cái tiền đề chung chung đó mà biện hộ cho chế độ cộng sản rằng: "Tại sao lại bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định nào đó?" thì quả là dốt nát và cười không nổi! Chả ai hay chính phủ nào lại muốn "bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định" Dân chủ là một khái niệm có thể được áp dụng theo nhiều khuôn khổ khác nhau và dưới nhiều dạng thức khác nhau. Nhưng ai cũng phân biệt được chế độ dân chủ khác hẳn chế độ độc tài, chế độ đa nguyên khác hẳn chế độ độc đảng. Ông Triết còn để lộ thêm cái dốt nữa, khi nói với một nhà báo Mỹ rằng: "Tôi không bao giờ thấy một tổng thống Pháp nói với tổng thống Mỹ: Ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ có hai đảng!" Dẫn chứng như thế quả là lố bịch, lý do đơn giản là tại Hoa Kỳ, ngoài hai đảng lớn nhất là Cộng Hòa và Dân Chủ, còn nhiều chính đảng khác nữa.

Ông còn lý giải rằng: có nhiều cách quan niệm về nhân quyền, vì nhân quyền tùy thuộc văn hóa, lịch sử, tâm tính, hoàn cảnh xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Xin ông chủ tịch đọc lại lời mở đầu Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) mà Việt Nam đã xin tham gia ngày 24-9-1982: "Việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh cùng những quyền bình đẳng và bất khả nhượng của mọi phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới... những quyền ấy xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người". Xin ông nhớ cho: nền tảng của nhân quyền chính là nhân tính, là bản tính con người vốn như nhau trên mọi quốc gia, đại lục, chế độ. Dĩ nhiên dù không nói ra, báo giới tại New York chỉ có thể coi chủ tịch nhà ta là kẻ dốt nát và lưỡi gỗ, lại còn dám lên mặt dạy đời.
2- Tránh né ngụy biện về nhân quyền: Chiều ngày 21-06 tại Washington, thay vì đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ (như danh dự dành cho mọi nguyên thủ quốc gia), chủ tịch Triết chỉ được gặp sáu nhà lập pháp liên bang trong phòng họp riêng của bà Chủ tịch Hạ viện. Tại đó, ông đã phải đối diện hàng loạt câu hỏi về vấn đề nhân quyền, mặc dù ông và phái đoàn liên tục cố gắng đổi sang nói chuyện thương mại. Tất cả các dân biểu có mặt đều đặt vấn đề với ông về vụ đàn áp các nhà tranh đấu, dành gần hết thời giờ cho đề tài nhân quyền vì đó là mối quan tâm chính của họ. Trong khi hầu hết thế giới đều đi theo hướng ngày càng dân chủ hóa, thì nhà cầm quyền CSVN chơi ngông đi ngược lại, đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và siết chặt thông tin ra vào Việt Nam. Hết dân biểu này tới dân biểu khác đặt vấn đề về vụ xử Linh mục Nguyễn Văn Lý, nêu trường hợp nhiều thanh niên chỉ vì lên Internet hay Paltalk mà bị bắt giam, trường hợp các luật sư bị xử tù vì cổ vũ cho tự do dân chủ, trường hợp các lãnh tụ tôn giáo bị tiếp tục đàn áp hay sách nhiễu, trường hợp 18 nhà bất đồng chính kiến bị giam từ tháng Tám năm ngoái tới nay chưa được thả mà cũng không được xử. Vị chủ tịch nhà ta đã trả lời những câu hỏi của các dân biểu theo kiểu né tránh vấn đề và chà đạp sự thật, không biện minh được lý do Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền. Ông còn giải thích lếu láo trường hợp Lm Lý là: "Hành động của chính quyền Việt Nam được sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo, bằng chứng là chưa có giám mục nào lên tiếng phản đối cả"!?! Thế là bị dân biểu Ed Royce đốp lại: "Không giám mục nào phản đối chẳng có nghĩa là Giáo hội đồng tình và ủng hộ. Chúng ta cũng cần nhìn việc không có giám mục phản đối trong bối cảnh những người lên tiếng nói sự thật đều có thể bị bắt giữ, bị bịt miệng. Việc thiếu sự phản đối công khai của các giám mục chẳng bào chữa được cho hành động của chính quyền Việt Nam!"

Hậu quả chua cay của cuộc họp mặt này là Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam, từng được Hạ viện thông qua hai lần với tỷ số rất cao nhưng rồi bị khựng lại ở Thượng viện, nay rất có thể sẽ chẳng còn bị chặn nữa. Bởi lẽ các nhà lập pháp đã biết nhiều hơn về tình trạng nhân quyền tại VN. Cuộc đàn áp nặng tay và quy mô bắt đầu từ tháng 8-2006 đã gây ấn tượng mạnh lên họ. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng đã đưa nhiều thông tin tới các nhà lập pháp hơn.

3- Không xứng là nguyên thủ quốc gia. Đau nhất cho chủ tịch ta là việc chính quyền Tổng thống Bush đã cắt giảm phần lễ nghi khi tiếp đón phái đoàn CSVN ngày 22-06 tại tòa Bạch ốc, do âm hưởng các vụ bắt giữ và xử tù các nhà đối kháng trước đó. Tổng thống Hoa Kỳ đã tiếp lãnh đạo Cộng sản tại phòng Bầu dục chứ không tại tư gia như bao nguyên thủ, và sau cuộc gặp gỡ đã chẳng có tuyên bố chung nào, chứng tỏ hai bên còn rất nhiều xung khắc dị biệt. Hoa Kỳ cũng đã không tổ chức bắn 21 phát đại bác chào mừng, trải thảm đỏ đón tiếp, mời duyệt hàng quân danh dự, mở đại yến thết đãi. Chủ tịch nước ta cũng đã chẳng được mời ở lại Blair House trong khuôn viên Tòa Bạch Ốc, vốn là nhà khách chính thức chính phủ Mỹ dùng đón tiếp các nguyên thủ thế giới.

Một điều cũng đáng nói là vị chủ tịch oai phong, hét ra lửa trong nước, và đòan tùy tùng phải đi lối sau, lòn cửa hậu để vào tòa Bạch ốc, hầu tránh mấy ngàn bà con hải ngoại đứng "dàn chào" ông phía mặt tiền. Trước và sau đó cũng thế, như lời tường thuật của phóng viên Nguyễn Hùng đài BBC: "Để vào khách sạn ở New York, ông Nguyễn Minh Triết đã phải đi nhanh vào một con đường nhỏ được phủ kín bởi nhiều lớp vải, giống như ông đương chui ống cống để vào khách sạn. Tôi chỉ chụp được một tấm hình với cái lưng của ông thôi". Trong tư cách "nguyên thủ quốc gia", điều ấy quả là ô nhục. Tiếc thay, đó lại là hình ảnh của ông Triết và phái đoàn CSVN suốt mấy ngày viếng thăm nước Mỹ. Việc ông và phái đoàn đến các nơi sinh hoạt, hội họp bằng đường dành riêng cho xe đổ rác, xe vệ sinh, rồi vào những nơi đó bằng cửa hông, cửa hậu, là điều đã được dự trù. Sự lẩn lút của phái đoàn ông Triết khiến người ta không khỏi liên tưởng đến hành tung của những kẻ tội phạm.
4- Chẳng phải là đại diện của dân tộc. Trước khi chủ tịch nhà nước ta đến Hoa Kỳ, thì đồng bào hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ, đã chuẩn bị "dàn chào" ông thật kỹ lưỡng, rầm rộ chưa từng thấy. Ngày 18-6-07, bước xuống phi trường JFK, chỉ có mấy chục người Việt & Mỹ thân cộng cầm cờ Mỹ và cờ Máu để đón ông. Rồi lẽ ra phải tới thẳng Tòa kháng cáo của HK tại Foley Square để yểm trợ cho phiên tòa phúc thẩm vụ chất Da Cam, nhưng đối diện với cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại đây, ông Triết đã phải huỷ dự tính tham gia phiên toà. Sáng 22-06, tại công viên La Fayette, trước tòa Bạch ốc, đồng bào hải ngoại từ nhiều vùng nước Mỹ, với cờ vàng thay cho thảm đỏ, với tiếng hô đả đảo thế tiếng đại bác chào mừng, với 3000 con người lố nhố thay hàng quân danh dự, đã nồng nhiệt và khí thế "dàn chào" kẻ tự xưng là thay mặt nhân dân Việt Nam. May mà ông đã rất "minh triết" (sáng suốt khôn ngoan) chui lòn cửa hậu vào gặp Tổng thống Mỹ, khiến đồng bào phải chưng hửng ra về.

Chiều ngày 22-06, đồng bào quận Cam đã tận tình dàn chào kẻ có gan đến thủ đô của người Việt tỵ nạn. Gần 5000 người đã rầm rộ biểu tình trước khu khách sạn nghỉ mát ven biển St. Regis Monarch Beach thuộc thành phố Dana Point, tiểu bang California. Trái với buổi sáng tại tòa Bạch ốc, chủ tịch nhà nước ta chiều nay phải đi cửa chính vì không còn con đường nào để vào khu nghỉ mát này cả. Thế là mọi cờ quạt đều bị dẹp bỏ, các ô-tô của phái đoàn để gương mờ, còn đích thân vị chủ tịch ngồi kín trong xe cảnh sát. Dĩ nhiên tiếng hô đả đảo vang trời dậy đất thì không thể không lọt tai, từ trong xe nhìn ra thì hình cờ vàng, ảnh cha Lý bị bịt miệng vẫn thấy rõ mồn một. Quả là không như lòng mong đợi của chủ tịch: "Sau khi hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, tôi và phái đoàn đã đến Los Angeles, đến với quận Cam, lý do là vì có rất nhiều người Việt Nam sống ở quận này. Chúng tôi tới đây để bày tỏ tình cảm với bà con mình".

Chính vì thế mà con số vài chục người Việt chọn mời từ nhiều vùng nước Mỹ (theo điều tra của báo Vietland) trong đó có vài kẻ nổi tiếng kiểu tai tiếng, hiện diện trong phòng khánh tiết để tham dự buổi chiêu đãi chào mừng phái đoàn CS, đã được báo chí công cụ chấy lên thành cả ngàn người. Chủ tịch nước ta cũng phải nén lòng phát biểu kiểu đãi bôi: "Tất cả người VN, dù trong hay ngoài nước, giờ cũng nên hướng về đất mẹ, về Tổ quốc VN và đóng góp sức mình xây dựng nước ta thành một quốc gia hùng cường, vững mạnh... Nếu có ai còn ngại ngần, chưa hiểu hoặc hiểu lầm, xin các bạn ở đây hãy về nói lại rằng mẹ hiền VN lúc nào cũng giang rộng vòng tay đón bất cứ người con nào muốn quay về". Mẹ hiền VN thì thế nhưng đảng CSVN thì không. Hàng chục kiều bào về nước đầu tư bị lột sạch, hàng trăm nhà dân chủ bị cầm tù, hàng ngàn tín đồ thiểu số bị bách hại, hàng vạn thiếu nữ bị đẩy vào đường mãi dâm, hàng ức thanh niên bị bán làm nô lệ lao công cho nước ngoài, hàng triệu nông dân và thị dân bị cướp lấy đất đai nhà cửa, hơn 80 triệu người đang rên siết trong nhà tù vĩ đại mang tên CHXHCNVN, có thấy hình ảnh mẹ hiền Tổ quốc nơi đảng CS chăng? Năm ngàn đồng bào đang đứng ngoài khu nghỉ mát có xem chủ tịch nhà ta là đại diện của dân tộc chăng? Điều này thì ông Triết, nếu còn có chút liêm sỉ và tự trọng, có thể trả lời. Hay là ông và đảng ông đã quen thói chịu đấm ăn xôi?

BAN BIÊN TẬP TỰ DO NGÔN LUẬN (http://www.tdngonluan.com/)
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

MỘT HÌNH THÁI VĂN HÓA VẬN TINH VI.

TRƯƠNG MINH HÒA.

Sau năm 1975, những thứ không thể lưu hành và phát triển tại các cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản hải ngoại là:cờ đỏ sao vàng, đoàn văn công, đài phát thanh, báo thân Cộng.....dĩ nhiên là thành phần gián điệp nằm vùng, đón gió trở cờ cũng trở thành kẻ thù của những người bỏ nước tìm tự do; những thành phần nầy không bao giờ dám xuất đầu lộ diện, dù những hành vi của họ có khi làm lợi cho Cộng Sản, những miệng vẫn biện minh là người quốc gia, vẫn đứng dưới là quốc kỳ màu vàng.... Tuy nhiên, vải thưa không che mắt thánh, nên trong tập thể tỵ nạn có câu" ăn cơm tự do đội mo Cộng Sản" để dành cho họ. Cây kim dấu trong bọc vải lâu ngày cũng phải lòi ra.



Văn công được coi là mặt mạnh của đảng Cộng Sản trong mặt trận văn hóa vận, công khai xuất đầu lộ diện trong" trận địa chiến" chẳng khác nào các sư đoàn chánh qui Bắc Việt xâm nhập theo đường mòn Hồ Chí Minh, mở trận chiến tại lãnh thổ miền nam trước ngày 30 tháng 4 nam 1975; thì nay Văn Công xâm nhập theo" đường mòn ngoại giao" với các quốc gia có mặt người tỵ nạn, lợi dụng tình trạng bang giao các nước mà mở các trận tấn công vào các cộng đồng hải ngoại, và những người đứng ra tổ chức được coi là" lực lượng Giao Liên" nằm vùng, che dấu qua chiêu bài" thương mại, làm văn nghệm văn hóa phi chánh trị"... Tuy nhiên, nhờ có quá nhiều kinh nghiệm với Cộng Sản nên các đơn vị văn công đủ dạng" chánh qui, chủ lực" của Bắc Bộ Phủ tung ra như Múa Rối, ca nhạc, thời trang....dưới nhiều tên gọi hấp dẫn, nào là" Tình Ca Olymoic 2000" đến" duyên dáng Việt Nam", có khi dùng cả những đầu cầu giao liên hải ngoại để lấy cớ tổ chức văn công như vụ Trịnh Hội và Nguyễn Cao kỳ Duyên vừa qua tại Úc Châu. Một điều cần lưu ý, đề cao cảnh giác và ít ai chú ý đế là hiện nay tại các cộng đồng người Việt Tự Do, có mặt của một lực lượng" DU KÍCH" được ghi nhận là" ĐẶC CÔNG VĂN HÓA VẬN" rất nguy hiểm, đã và đang âm thầm xâm nhập vào các cộng đồng hải ngoại, chúng ngụy trang rất khéo léo với vỏ bọc quốc gia, tỵ nạn, và công khai hoạt động tinh vi tại vùng đất của người quốc gia, như nhân vật TÁM KHỎE, trong vở tuồng NGƯỜI VEN ĐÔ, do danh ca Út Trà Ôn thủ vai, với câu nói " tôi là Tám Khỏe, xin tuyên bố ly khai với Việt Cộng", nhưng thật ra Tám Khỏe là người một lòng thờ Bác, theo đảng, sẵn sàng làm tai mắt.

Tại hải ngoại, Việt Cộng không thể thực hiện những tờ báo theo khuôn khổ" định hướng theo xã hội chủ nghĩa" như các tờ Nhân Dân, Công An, Tuổi Trẻ, Thanh Niên.... tuy nhiên họ vẫn không từ bỏ mặt trận truyền thông" cực kỳ quan trọng" nầy, mà đảng có nhu cầu chiến lược cần thiết để đánh gục" kẻ thù gần cực kỳ nguy hiểm" ở khắp các quốc gia giàu mạnh nhất trên hành tinh nầy, nên họ luôn tìm cách tạo sự hiện diện qua hình thức truyền thông như sách báo, phát thanh, truyền hình.... Với sách lược cố hữu: bóp chết truyền thông trong nước, đồng thời tung ra tối đa công tác tuyên truyền hải ngoại ( nhằm đánh gục các cộng đồng, triệt hạ các lực lượng chống Cộng để gồm thu vào một mối hầu hốt hết tiền của những người bỏ nước ra đi). Trong nước đảng Cộng Sản sử dụng bức tường lửa để ngăn chận các nguồn thông tin cổ xúy tự do, dân chủ từ thế giới vào; và đồng thời mở rộng tuyên truyền tối đa ra nước ngoài. Dù dân chúng đang khốn khổ, nhưng đảng Cộng Sản dành ngân khoản dồi dào cho công tác nầy: mở các mạng thông tin trên internet, thiết lập hệ thống vệ tinh, truyền hình tốn kém.....Tuyên truyền là vũ khí lợi hại, trấn đảng, nên họ luôn tìm mọi cách phát huy.

Cộng đồng người Việt Tự Do ở nước Úc đã từng đánh bật tên" xung kích đặc công lợi hại" là T.V 4 của đài truyền hình S.B.S, là một thắng lợi lớn. Sau nghị quyết 36, hiện tượng đáng lưu ý, đề cao cảnh giác là sự xuất hiện của các tờ báo có lập trường" nửa nạc nửa mở", họ cũng đăng những bài chống Cộng như nhẹ nhàng, đầy khoang nhượng, mà có người cho đó là" chống Cộng tế nhị". Nhìn sơ, lầm tưởng đó là báo quốc gia, qua các bài báo đăng chuyện tham nhũng của quan chức nhà nước, chuyện cửa quyền, độc tài của đảng ( ai cũng biết chuyện nầy, không cần nói nhiều). Nhưng những bài báo chống Cộng mạnh, hay lột mặt tên quốc tặc Hồ Chí Minh, vạch trần sự tàn độc của đảng Cộng Sản, sự lạc hậu phi nhân của chủ nghĩa Marx Lenin.....thì không được các tờ báo nầy lựa để đăng, dù trên hệ thống internet có rất nhiều bài viết. Bên cạnh những bài báo theo kiểu" lập lờ đánh lận con đen" đa số cổ động" ý đồ" hòa hợp hòa giải" của đảng để ra qua các cái loa" tập hợp dân chủ đa nguyên giả hiệu", cổ động về nước làm ăn với đảng qua sự đánh động tình yêu quê hương" cây đa bến cũ, quê hương là chùm khế ngọt"...hay các bài báo vô thưởng vô phạt, hoặc là những bài báo" trích đăng" từ các báo trong nước do đảng CS chủ trương, hay hình thức" đọc báo trong nước"...cổ động từ thiện, góp tiền xây dựng" dùm" cho đảng những cây cầu, làm lại con lộ đá, xây trường, sửa chùa, trùng tù nhà thờ....... Đây là một mưu đồ vô cùng nguy hiểm, dùng hình thức tuyên truyền tiệm tiến" tầm ăn dâu" đầu độc dần dần đối tượng" bọn phản động nước ngoài" bằng báo chí, hình ảnh.... tạo sự HIỆN DIỆN THƯỜNG TRỰC của đảng ở ngay trong hậu phương của người Việt tỵ nạn, có tác dụng ảnh hưởng đến những thế hệ kế tiếp...giống như văn công hát mà không có ai chống, dần dần dân chúng quen đi, rồi đảng sẽ ra tay bước chiến lược kế tiếp là hát những bài ca đảng, ca Hồ nhẹ nhàng, đánh động tình cảm quê hương....và cuối cùng lập hộ khẩu ở hải ngoại" gom tất cả vào một mối: từ trong nước đến hải ngoại, thì biết bao giờ lấy lại quê hương", dể nhận ra là các thứ quảng cáo cho các thương nghiệp từ trong nước, như quảng cáo cho Vietnam Airline, các loại thức ăn ( mì ăn liền, phở..)....một điều đáng quan tâm là những tờ báo nầy rất ư là" tâm đắc" quảng bá những sự tranh chấp của các hội đoàn, cộng đồng, khai thác những mâu thuẫn cá nhân lãnh đạo như: lợi dụng diễn đàn độc giả để đăng những bài báo của du học sinh, những bài đòi bỏ hai chữ" tự do" trong danh xưng" Cộng đồng"; kích động gây hận thù, chia rẻ, là sách lược văn công tinh vi trong" đấu tranh giai cấp" mà đảng đả áp dụng từ năm 1930 đến nay. Sau nghị quyết 36, một số tờ báo dạng nầy xuất hiện một cách bất thường, họ ra sức cạnh tranh ráo riết trong việc lấy quảng cáo rẻ mạt nhằm triệt hạ tài chánh của các tờ báo chốmg Cộng có từ trước, có khi họ dùng cả thủ đoạn mua chuộc vài thành phần có máu mặt, khoa bảng ( bác sĩ, tiến sĩ, kỷ sư, tu sĩ...hay các giới chức cũ miền Nam) để tạo uy thế, chỗ dựa vững chắc. Nên nhớ là các tờ báo như vậy thường dùng chiêu bài" PHI CHÁNH TRỊ" để đánh lừa những người, thương nghiệp có quan hệ đến nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; họ hay khoác chiếc áo" thương mại" để thu phục quảng cáo, người đọc. Nên nhớ là những tờ báo như thế rất nguy hiểm, khó phân biệt " chân-giả" và họ có tài chánh ( nghi ngờ là do đảng tài trợ?) nên sống vững, dù tiền quảng cáo hạ rẻ mạt. Họ lợi dụng sinh hoạt dân chủ mà trà trộn vào các tổ chức cộng đồng, chính trị với nhản hiệu" nhà báo, ký giả" đại diện cho tờ bào nầy, tuần báo nọ, nguyệt san kia.... để chụp hình các nhân vật chống Cộng, những người tham dự...có thể đây là" những tài liệu vô cùng quí giá của Cục Tình Báo Hải Ngoại" đang cần..do đó các tổ chức cộng đồng nên lưu ý những" loại ký giả" của các tờ báo đáng nghi ngờ nầy, trong tinh thần để cao cảnh giác. Cộng Sản Việt Nam có mặt yếu là không gầy dựng được cơ sở truyền thông hải ngoại, họ nhắm vào đài phát thanh và các tờ báo. Do đó đảng sẵn sàng tung ra số tiền lớn để" đầu tư truyền thông", có thể làm ra các tờ báo mới, hay dùng tiền mua các tờ báo cũ, mua chuộc người làm trong các đài phát thanh, truyền hình....

Đây là vấn đề nguy hiểm cho tập thể người Việt hải ngoại, do đó tất cả mọi người hảy sáng suốt, nhận ra cơ quan truyền thông nào là quốc gia, cơ quan nào là" cánh tay lông lá nối dài của đảng và nhà nước". Đảng Cộng Sản thật gian manh, ngay cả tôn giáo chúng còn xâm nhập dễ dàng, hay trước 1975, cụm tình báo chiến lược A 22 của Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Ngọc Nhạ còn nằm được trong phủ tổng thống. Nên những cơ quan truyền thông có lập trường chưa xác định, hành vi ,mờ ám, thành phần ban biên tập mơ hồ, đang những bài báo cổ động cho đảng và nhà nước một cách khéo léo, cổ động ngầm chiêu bài hòa hợp hòa giải, quảng cáo cho các thương nghiệp trong nước....thì nên cảnh giác; nhất là những người làm thương nghiệp gốc tỵ nạn, từng là nạn nhân của Cộng Sản, hảy nên" chọn báo gởi hàng", bằng không là vô tình tiếp tay cho những kẻ đã từng đánh tư sản nhà mình, bắt người thân vào tù cải tạo. Như vậy, có người tỏ ra bi quan cho là: như vậy Việt Cộng quá hay? Nhưng không phải vậy, Việt Cộng không tài giỏi gì như họ lếu là" chiến thắng thần thánh, đánh cho Mỹ Cút, Ngụy nhào..." và có người đánh giá cao, nếu họ không tàn ác và thủ đoạn gian manh, lật lọng. Có người cho là Việt Cộng không hay sao dụ được các giới có học? Cũng không phải vậy, chẳng những Việt Cộng dụ được những" sĩ, sư" làm tay sai là vì những người đó QUÁ DỠ thôi, chớ người bình dân cũng biết rõ Việt Cộng../.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Thư gởi Ông Nguyễn Minh Triết

Phạm Bá Hoa
Thưa ông Chủ Tịch,

Đây là thư không niêm thứ 2 mà tôi gởi đến Ông. Trong thư ngày 23/6/2007, tôi có tự giới thiệu rồi nên thư này tôi vào thẳng vấn đề cần nêu lên với ông Chủ Tịch.

Trong bữa ăn tại khách sạn Saint Regis Resort thành phố Dana Point cũng thuộc Quận Cam nhưng cách “thủ đô tị nạn” của chúng tôi khooảng 40 cây số, mà truyền thông trên đất nước của ông tuyệt đối cấm truyền thông tư nhân lại khoe là ông tiếp xúc với kiều bào hải ngoại (!). Lãnh đạo cộng sản Việt Nam gian trá thì cả nước biết, Cộng Đồng chúng tôi tị nạn cộng sản càng biết rõ hơn, và truyền thông lẫn những nhà chính trị thế giới cũng biết, nhưng cũng vừa vừa phải phải thôi chớ trắng trợn như vậy người ta cười ông và “đồng chí” của ông đến thúi đầu ông à!

Cũng trong bữa ăn đó khi nói chuyện với những người có mặt trong phòng ăn mà khoảng một nửa thực khách do ông dẫn theo từ Việt Nam, ông ra vẻ bình tĩnh, lại thêm tí ti nụ cười làm dáng, nhưng thật ra trong thâm tâm ông bối rối lắm. Tôi nói ông bối rối, bằng chứng là cả đoàn xe mà ông dẫn một phái đoàn cấp quốc gia dù là quốc gia cộng sản độc tài, lại không dám cắm là cờ máu của ông để tránh bị Cộng Đồng tị nạn cộng sản đang dàn chào không nhận ra ông ngồi trên xe nào. Ông bảo Đại Sứ của ông tại xứ này “báo cáo” cho ông biết, “trên thế giới có vị lãnh đạo nào từ quốc gia gốc đến thăm kiều bào của mình tại Hoa Kỳ mà lại sợ kiều bào của mình như ông không”. Trong phần nói chuyện của ông, có đoạn ông nói: “… bà con hải ngoại hãy quên quá khứ mà đoàn kết xây dựng đất nước …”

Nhóm chữ “quên quá khứ” mà ông Chủ Tịch sử dụng, đồng nghĩa với nhóm chữ “khép lại quá khứ” mà hai ông cựu Thủ Tướng cộng sản Võ Văn Kiệt với Phan Văn Khải sử dụng, trong thời gian ông Khải chuẩn bị thăm Hoa Kỳ hồi tháng 6 năm 2005.

Thưa ông Chủ Tịch,

Tôi không hiểu tại sao đến nay là 32 năm sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đánh chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa, ông và “đồng chí” của ông trong nhóm lãnh đạo cộng sản nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, lại dụ dỗ Cộng Đồng tị nạn cộng sản quên quá khứ đau thương của mình để đoàn kết xây dựng đảng cộng sản của ông vững mạnh mà ông nói là xây dựng đất nước?

Về phần tôi, tôi rất muốn mọi quá khứ trôi vào quên lãng, nhưng không được ông à! Vì cái quá khứ mà ông và các “đồng chí” của ông gây ra trên quê hương Việt Nam, trên thể xác lẫn tâm hồn của mọi người dân Việt, độc ác quá, tàn bạo quá, cay đắng quá! Đây là sự thật khách quan mà các ông không thể nào phủ nhận được. Tôi vẫn hiểu rằng, lịch sử là không thể thay đổi, nhưng có những điều sai trong lịch sử vẫn sửa được trong hiện tại, để có điều kiện hướng đến một tương lai tốt đẹp. Nghĩa là chính ông và các “đồng chí” của ông, phải làm ngược lại những gì mà các ông đã làm sai từ những ngày đầu năm 1975 và sau đó, mà rõ ràng nhất là 6 vấn đề sau đây:

- Vấn đề thứ nhất. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những ngày trước đó, hằng chục ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang trong các Tổng Y Viện và Quân Y Viện, các ông đã vô cùng tàn nhẫn khi quẳng Họ ra ngoài đường sau khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa, rồi các ông bảo “quên quá khứ” làm sao chúng tôi quên được! Bây giờ các ông có trách nhiệm bồi thường tổn hại vật chất lẫn tinh thần cho Họ. Đó là hành động sửa sai để cùng quên quá khứ.

- Vấn đề thứ hai. Các ông đã cướp đoạt nhà cửa ruộng vườn cùng những tài sản khác của chúng tôi, mà các ông sử dụng nhiều nhóm chữ khác nhau để che đậy cái gian trá lọc lừa của các ông. Tài sản của chúng tôi bị các ông chiếm đoạt, rồi bảo chúng tôi “quên quá khứ” làm sao chúng tôi quên được! Bây giờ các ông phải hoàn trả tất cả những tài sản ấy lại, đồng thời bồi thường thiệt hại đúng mức trên những tài sản ấy. Đó là hành động sửa sai để cùng quên quá khứ.

- Vấn đề thứ ba. Các ông không thông qua một cơ quan luật pháp nào khi bắt giam 222.809 quân nhân viên chức cán bộ Việt Nam Cộng Hòa cũ, đưa vào hơn 200 trại tập trung trong mục đích tẩy não mà các ông gọi là “cải tạo”, và hành hạ tinh thần lẫn thể xác cho đến 17 năm mới thả hằng trăm người cuối cùng, rồi bảo chúng tôi “quên quá khứ” làm sao chúng tôi quên được! Bây giờ các ông phải bồi thường thiệt hại vật chất lẫn tinh thần cho ngần ấy tù nhân chính trị chúng tôi, trong ngần ấy thời gian bị giam giữ. Đó là hành động sửa sai để cùng quên quá khứ!

Vấn đề thứ tư. Chắc ông Thủ Tướng không thể nào quên trong 10 năm đầu kể từ những ngày cuối tháng 4 năm 1975, khi mà những công dân Việt Nam Cộng Hòa cũ không thể sống nổi sự kềm kẹp chính trị, nên đành phải liều chết tìm đường đến bến bờ tự do với cái giá phải trả thật là khủng khiếp! Lúc ấy, các ông gọi chúng tôi là bọn ngụy quân ngụy quyền, bọn phản quốc, bọn ôm chân đế quốc, bọn ăn bơ thừa sữa cặn, bọn đĩ điếm lưu manh rác rưởi của xã hội,..v..v... Thôi thì các ông dùng tất cả những chữ nghĩa nào mà chửi rủa được là mang ra sử dụng để sỉ vả nhục mạ chúng tôi, rồi bảo chúng tôi “quên quá khứ” làm sao chúng tôi quên được! Bây giờ Bộ Chính Trị của ông phải chánh thức xin lỗi Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản tại hải ngoại, và rút lại những lời sỉ nhục đó. Đó là hành động sửa sai để cùng quên quá khứ!

- Vấn đề thứ năm. Nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của hơn 16.000 người Việt Nam đã tròn bổn phận công dân với quốc gia dân tộc. Tưởng được yên bình vĩnh cửu trong lòng đất nơi đây, nhưng với bản chất vô nhân của các ông đã “thêm một lần tàn sát thi thể Họ” qua hành động đào xới mồ mả, vừa thỏa lòng thù hận của kẻ chiến thắng do bản chất gian trá vi phạm những điều mà các ông đã ký kết, vừa chiếm đoạt đất đai làm tài sản riêng, rồi bảo chúng tôi “quên quá khứ” làm sao chúng tôi quên được! Bây giờ các ông phải hoàn chỉnh lại phần cấu trúc toàn cảnh như lúc các ông tàn phá, kể cả tượng Thương Tiếc. Đó là hành động sửa sai để cùng quên quá khứ!

- Và vấn đề thứ sáu. Ông và các “đồng chí” lãnh đạo của ông, phải trả những quyền căn bản của con người và những quyền được sống tự do cho 83 triệu công dân trên quê hương Việt Nam, mà bản Hiến Pháp của các ông thừa nhận.

Nếu các ông hành động được như vậy, tôi tin rằng Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại sẽ vui lòng khép lại cái quá khứ kinh hoàng đó! Chớ các ông nói theo cái ngôn ngữ mà ông Hà Sĩ Phu gọi là thứ “ngôn ngữ lộn ngược trong xã hội xã hội chủ nghĩa” ngày nay, làm sao Cộng Đồng chúng tôi tin các ông được, nói gì đến cái việc quên quá khứ! Còn nếu ông và các “đồng chí” cùng lãnh đạo với ông vẫn cho rằng, sáu vấn đề nêu trên là các ông không sai, thì đừng bao giờ các ông nghĩ đến bất cứ phương thức nào để cầu mong mà các ông gọi là “vận động” Cộng Đồng tị nạn cộng sản tại hải ngoại quên đi cái quá khứ đắng cay tàn bạo do các ông gây ra.

Xin ông Chủ Tịch vui lòng nghiền ngẫm kỹ sáu vấn đề vừa nêu, rõ ràng là không hề chứa đựng điều gì ngoài sự thật, cũng không chứa đựng những gì mà ông có thể xem tôi mang lòng thù hận cả. Và tôi nhấn mạnh rằng, ở đây tôi đòi lại những gì mà Cộng Đồng tị nạn chúng tôi và 83 triệu dân trong nước đã mất về chính trị lẫn vật chất, do tính gian trá lọc lừa cướp đoạt của các ông, chớ không phải tôi xin các ông đâu nhé!

Thưa ông Chủ Tịch,

Dưới đây là tôi ghi lại quan điểm của vài đảng viên cộng sản lão thành mà nay những vấn đề đó vẫn còn nguyên ý nghĩa.

- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Trong buổi họp mật tại Bộ Chính Trị ngày 2/11/2004, sau phần phát biểu ứng khẩu, những vị quyền lực nêu câu hỏi: … Và câu hỏi phụ, Bác là nhà khoa học, đi đó đi đây ở ngoại quốc rất nhiều, vậy điểm yếu của giới khoa học của mình khi giao lưu với quốc tế là gì?

Ông Lê Đăng Doanh trả lời. …Những cán bộ khoa học Việt Nam công tác ở ngoại quốc, rõ ràng là Việt Nam có phát triển, nhưng chỉ là phát triển so với chính mình ở giai đoạn trước đây chớ không có nghĩa là phát triển so với các quốc gia khác, nhưng cũng lộ ra nhược điểm rất lớn: Đó là “cái mũ kim cô” trên đầu. Cho nên lúc nào cũng ngập ngừng, muốn nói mà không dám nói vì sợ đủ điều khi trở về nước. Vừa rồi tôi sang Singapore, ông Viện Trưởng Trường Đại Học Quản Lý hỏi tôi: “Việt Nam của ông có được tự do phát ngôn hay không”. Tôi trả lời: “Tại Việt Nam chúng tôi tự do phát ngôn thì có, nhưng quyền tự do sau khi phát ngôn thì tôi không bảo đảm”. Cái câu hỏi của ông Viện trưởng trường đại học trên đây cho thấy mức độ tự do cởi mở, mức độ trách nhiệm của các nhà khoa học Việt Nam khi ra ngoại quốc, đã làm cho họ trở nên thấp kém so với kiến thức của họ.

- Ông Trần Độ, cựu tướng cộng sản của ông. Trong tập nhật ký Rồng Rắn của ông, khi nói đến những trường hợp điển hình về thối nát, ông viết: “Những điều đó lác đác báo chí có tường thuật, nhưng phải nghe được người dân nói với nhau ở hè phố, ở góc chợ, ở khắp mọi nơi, mới thấy rõ được bức tranh thật của xã hội. Một xã hội mà ta mơ ước và lý tưởng hóa, lại tồn tại trong hiện thực như vậy, thì có thể coi là ta xây dựng được một xã hội tốt đẹp hay chưa?”

Ông nêu câu hỏi: Cuộc cách mạng Việt Nam đã đem lại được cái gì cho nhân dân Việt Nam? Rồi ông tự trả lời: Cứ xem xã hội Việt Nam hiện nay, cuộc sống Việt Nam hiện nay, ai cũng thấy một nét lớn rất là đau lòng, là “tất cả những gì xấu xa, tàn bạo, mà cách mạng đã có lúc xóa bỏ và đập tan, thì nay, chẳng những nó được khôi phục lại hoàn toàn, mà còn khôi phục mạnh hơn, cao hơn, do những người nhân danh làm cách mạng!”

Ông cho rằng: Đảng tự đưa ra điều 4 của Hiến Pháp rồi bắt nhân dân phải chấp nhận sự lãnh đạo duy nhất của đảng. Trong Hiến Pháp có những điều khoản nói về quyền dân chủ của dân, nhưng 3 điều dân chủ căn bản là tự do ngôn luận, tự do bầu cử, và tự do lập hội, thì bị chôn vùi bởi những đạo luật rất ư là phản động với những thủ đoạn bỉ ổi! Với khẩu hiệu “sống theo pháp luật”, nhưng thực tế thì đảng sống trên pháp luật, chỉ có dân đen mới sống trong pháp luật, với lại pháp luật thì trái ngược với Hiến Pháp. Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật, mà thành phần đầu tiên gây ra là lãnh đạo đảng. Không thể nào chống tham nhũng được, vì lãnh đạo đảng là độc tài toàn trị, là nguồn gốc của mọi tiêu cực trong xã hội, dẫn đến tình trạng một xã hội phản dân chủ, nếu đảng chống tham nhũng cũng là đảng tự chống đảng sao!

Ông viết tiếp: Từ lâu nay, đảng cộng sản quan niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội là mang lại hạnh phúc cho nhân dân, vì vậy chống chủ nghĩa xã hội là chống lại hạnh phúc của nhân dân, và như thế là phản động. Rồi ông tự nêu câu hỏi: Có thật là chủ nghĩa xã hội mang hạnh phúc cho nhân dân không? Hiện thực ở Việt Nam từ năm 1979 về sau, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước đã mang lại kết quả như thế nào? Tại sao đại hội lần thứ 6 đổi mới lại cứu được nhân dân? Tại sao Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội hơn 70 năm mà không thể đứng vững? Các quốc gia vùng Đông Âu theo Liên Xô cũng đều thay đổi, phải chăng là nhân dân các quốc gia đó bất bình với chế độ xã hội chủ nghĩa? Tại sao chỉ có từ các nước xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là từ Việt Nam, đến hằng mấy triệu người bất kể hiểm nguy sống chết khi ra đi tìm đường sống ở các nước khác? Bộ máy tuyên truyền nói là toàn thể nhân dân đã lựa chọn thể chế xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất có ai hỏi ý kiến dân đâu mà nói là dân chọn lựa!

- Tiến sĩ Trần Thiện Tâm. Trong thư đề ngày 1/12/2004, ông nhắc đến ông Trần Đại Sơn, cựu Đại Tá quân đội cộng sản của ông. Trong cuộc phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do ngày 15/11/2004, ông Sơn phát biểu: “Việt Nam chúng tôi dưới sự lãnh đạo của cộng sản thì làm gì có pháp luật. Lệnh của Bộ Chính Trị muốn bắt ai thì bắt, muốn tha ai thì tha, muốn xử ai bao nhiêu năm thì ra lệnh cho tòa án xử. Tòa án tại Việt Nam chúng tôi, không bao giờ xử theo luật mà xử theo lệnh của lãnh đạo. Lãnh đạo càng cao càng tham nhũng mạnh, làm gì có người lãnh đạo tử tế. Bây giờ đảng cộng sản Việt Nam nát lắm rồi, đừng để nó nồng lên mũi không ai ngửi được”.

Nhắc đến đây, giáo sư Tâm chợt nhớ đến tiên sinh Hoài Nam Tử có dạy rằng: Đức ít mà ân sủng nhiều, tài ít mà địa vị cao, công nhỏ mà bổng lộc lớn, chính là ba đại họa. Những nhà lãnh đạo cao nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chúng ta, có đủ ba cái đại họa này, vì vậy mà nó trở thành đại họa cho dân tộc Việt Nam là cái kết quả đương nhiên!

Giáo sư Tâm như tự trách trong nỗi lòng đắng cay chua xót : “Như vậy là chúng ta đã xây dựng một xã hội mà mọi giá trị đều bị đảo lộn: “Tốt thành xấu, xấu thành tốt, có công thành tội, có tội trở thành có công.

Tôi xin hỏi nhỏ ông Chủ Tịch: “Ông nghĩ gì về nhận thức từ những đồng chí của ông mà tôi nêu trên?”

Các ông ấy là những đảng viên nhiều tuổi đảng hơn ông, là những người có bằng cấp ngang ông và cao hơn ông, cũng là những cán bộ hàng lãnh đạo đã cùng ông quyết tâm đánh chiếm “Việt Nam Cộng Hòa” chúng tôi mà các ông gọi là “giải phóng”. Bây giờ những đảng viên ấy nhận ra điều sai lầm không thể tưởng tượng được, thì cuộc đời đã phí vào điều mà các ông ấy “tưởng đi làm cách mạng hóa ra đã đi lộn ngược”. Trong nhật ký Rồng Rắn của ông Trần Độ, sau khi ôn lại chặng đường dài gần hết cuộc đời mà ông “tưởng là làm cách mạng”, tác giả vừa tự trách với nỗi đắng cay vô tả: “Vậy là, chính ta lại xây nên cái mà ta đã đập tan nó...”.

Xin chào ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tích nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam./.

Houston, 24 tháng 6 năm 2007
Phạm Bá Hoa

Ghi chú:

Những chữ nghiêng là của cộng sản sử dụng, tôi chỉ lặp lại một cách thích ứng.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Hãy làm một cái gì đó
để không ân hận !
Bài của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng) viết đêm 9 tháng 3 năm 2007, tức là ba ngày sau khi Công an Cộng sản Hà nội đột kích bắt giam hai nhà trí thức Việt Nam tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền - luật sư Nguyễn Văn Đài và nữ đồng nghiệp của ông, luật sư Lê Thị Công Nhân. Kể từ ngày 6 tháng 3 năm 2007, bốn tháng nặng nề trôi qua trong trại tù của một chế độ phi nhân phi nghĩa. Thế giới đều biết rằng Cộng sản Hà nội vừa mở một đợt trấn áp nghiêm trọng nhứt từ 20 năm qua. Trong ‘chiến dịch khủng bố’ qui mô đó, nhà cầm quyền cộng sản đã đối xử rất tàn nhẫn và giam cầm độc đoán nhiều nhà văn, nhà báo, dân chủ đối kháng. Đó là những người dấn thân tự nguyện, chỉ có ngòi bút, tiếng nói và tấm lòng đối với dân tộc và quê hương. Họ tranh đấu đòi quyền tự do phát biểu, thông tin, lập hội và quyền bênh vực các từng lớp xã hội thấp cổ bé miệng. Nhứt là công nhân và nông dân nạn nhân của một bộ máy thống trị cường bạo đạt đến đỉnh cao của sự bất công, dối trá và nhũng lạm. Đọc bài viết của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, chúng ta nhớ đến, với niềm tri ân, nhà dân chủ đối kháng trẻ tuổi Lê Thị Công Nhân và người bạn đồng nghiệp chí hữu của cô, luật sư Nguyễn Văn Đài, mà chúng ta quý mến và ngưỡng mộ. Cũng với niềm tri ân, chúng ta sẽ liên tưởng đến nhiều người tù chính trị, ngôn luận và lương tâm bị giam cầm trước và sau ngày 6 tháng 3 năm 2007. Không thể kể hết, nhưng ít nhứt, có những trường hợp gần đây, như linh mục Nguyễn Văn Lý, ông Nguyễn Phong, ông Nguyễn Bình Thành, ông Lê Nguyên Sang, ông Huỳnh Nguyên Đạo, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Trần Quốc Hiền, bà Bùi Kim Thành, bà Trần Khải Thanh Thủy, cô Nguyễn Thị Thùy Trang, ông Lê Trung Hiếu, ông Trương Quốc Huy, ông Vũ Hoàng Hải, ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Phạm Bá Hải, v.v.

Đêm nay, chúng tôi cùng nghe lại tiếng nói của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hải Phòng nhắn gởi chúng ta:

Hãy làm một cái gì đó để không ân hận !

Tôi hân hạnh được gặp LS Nguyễn Văn Đài 2 lần; lần thứ nhất tại tư gia BS Phạm Hồng Sơn vào chiều ngày 23 tháng 10 sau khi BS Phạm Hồng Sơn ra khỏi nhà tù cộng sản được hơn một tháng. Lần đó tôi còn được gặp tại đây cả kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Kỹ sư Bạch Ngọc Dương, rồi còn được kỹ sư Nguyễn Phương Anh chở bằng xe gắn máy đến tư gia thăm cử nhân Nguyễn Khắc Toàn (cũng mới được phóng thích do áp lực của dư luận trong và ngoài nước).

Dù ngay chiều tối hôm ấy, khi một mình ra khỏi nhà anh Nguyễn Khắc Toàn bị công an Hà Nội chặn giữ vu cáo tiêu thụ tiền giả và bị câu lưu 4 giờ đồng hồ, tôi vẫn coi đó là cuộc hội ngộ trời ban. Không dễ gì trong sự bao vây, chia cắt và đe doạ của công an mà trong một buổi chiều tôi được gặp gỡ nhiều gương mặt trí thức tiêu biểu của Hà Nội đang dấn thân đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền đến vậy.

Lần thứ hai tôi được gặp LS Nguyễn Văn Đài vào ngày đi dự tang lễ cụ Nguyễn Như Bá, thân sinh tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một trong những yếu nhân khởi xướng phong trào dân chủ từ những ngày đầu tiên. Những phút gặp gỡ ngắn ngủi ấy tuy chúng tôi không nói với nhau được bao nhiêu, nhưng cũng đủ để quý nhau, kính trọng nhau. Chúng tôi đâu có nhu cầu biến mỗi cuộc gặp gỡ hiếm hoi kia thành một buổi sa lông chính trị. Đáp số về chủ nghĩa cộng sản độc tài phản động, chủ nghĩa đa nguyên tiến bộ, hợp quy luật đã được giải quyết trong các tác phẩm của những nhà triết học uyên bác từ những thập kỉ của thế kỷ XX ở nước ngoài và cả trong nước; và cũng đã được minh chứng bằng thực tiễn mà nhân dân Việt Nam, trong đó có chúng tôi trải nghiệm. Vấn đề bây giờ là chúng tôi có cơ hội gặp nhau, được nhìn thấy và được bắt tay những con người dị sàng đồng mộng.

Cũng như vậy, tôi được gặp nữ LS Lê Thị Công Nhân chỉ hai lần.

Như các bản tin dân chủ đã đăng tải trên mạng ykien.net, www.thongluan.org , ngoài vỉa hè và trong nhà tang lễ cụ Nguyễn Như Bá hôm ấy dày đặc công an. Vượt qua những cặp mắt soi mói thù hận vô cớ của một thứ công cụ vô cảm, chúng tôi mang theo tâm trạng chia sẻ đau buồn với tang chủ, nhưng bên cạnh đó vẫn tay bắt mặt mừng vì được gặp nhau.

Khi Lê Thị Công Nhân xuất hiện, chúng tôi ngắm cô từ xa với thứ tình cảm trộn lẫn giữa kính trọng, quý mến và quan ngại.

Nhìn Lê Thị Công Nhân, tôi ao ước được nhìn thấy cô trên sàn diễn thời trang, trên kịch trường hoặc một cuộc thi hoa hậu chứ không phải giữa vòng vây dày đặc của mật vụ Hà Nội. Thế nhưng, cuộc đời là thế! Từ một mẩu xương sườn của ông Adams, Chúa Trời đặt Jeanne d’Arc xuống mặt đất, dù là chốn trần ai, nhưng không phải để chết, thế mà cô đã chết như một liệt nữ cho nền tự do của nhân dân Pháp.

Lê Thị Công Nhân lọt vào giữa chúng tôi với một chiếc khăn len rộng màu trắng vắt hờ qua đầu, một thân hình nhỏ nhắn trong bộ váy áo màu đen xám sang trọng và nụ cười trẻ trung, tự tin, thông minh cùng một bàn tay dịu dàng. Với riêng tôi cô nói thêm bằng thanh đới trong trẻo, dịu dàng và tin cậy:

- Cháu có đọc những bài viết của chú !

Tôi ước được nắm chặt bàn tay cô thật lâu. Đó là một chiếc lá xanh non của một thân cây xanh non nổi bật giữa hàng ngàn thân cây còn xanh mà đã tàn úa tâm hồn và ý chí đang qua lại ngoài kia vì bị đầu độc bởi học thuyết cộng sản từ trong ghế nhà trường hoặc bị ném vào chiếc máng bố thí bổng lộc của chính quyền, hoặc bị nhào nặn thành nô lệ của nỗi sợ cường quyền, thành những viên bi óng ánh trên truyền hình, trên sàn thời trang, trong hộp đêm và các kỳ thi tuyển Speaker… đặng thay tấm khăn voan che đậy một xã hội ô nhục .

Tôi không có can đảm để nói với Lê Thị Công Nhân rằng tôi ước có một người con gái như cô; bởi ngoài tư chất là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp, thông thái, có học vấn, Lê Thị Công Nhân còn mang tư chất của một nhân vật của cộng đồng đau khổ và đang biết phản kháng, một thủ lĩnh tinh thần cho ngay cả lớp đã có tuổi như tôi nữa.

Ngay tại nhà tôi đây; lần thứ hai tôi được gặp cô. Đó là ngày mồng bốn tết Đinh Hợi, sau sự kiện công an Hà Nội đàn áp các nhà dân chủ trẻ tại Văn phòng luật sư Thiên Ân. Bà Trần Thị Lệ (thân mẫu) và LS Lê Thị Công Nhân đã mang đến gia đình tôi một hân hạnh to lớn. Không phải chỉ có tôi, vợ tôi và những anh em dân chủ Hải Phòng có mặt hôm ấy, phải ngỡ ngàng, bối rối; mà hai người bạn của vợ tôi, nghe vợ tôi giới thiệu cũng phải sửng sốt.

Lúc ấy Ông Nguyễn Mạnh Sơn đã rỉ tai tôi khen rằng tôi đã “tổ chức được một buổi gặp gỡ để đời”. Nào tôi có công gì trong ngày hôm ấy. Chúng tôi phải cảm ơn Chúa. Chúa đã cho chúng tôi được hội ngộ một lần nữa với cô và lần đầu tiên với mẹ cô.

Tiết trời hôm ấy nóng ấm khác hẳn tiết trời của những cái tết đã qua cộng với không khí nồng nhiệt của những con người chấp nhận hiểm nguy đấu tranh cho lý tưởng dân chủ gặp nhau tạo ra, khiến vợ tôi phải bật quạt máy. Mẹ con LS Lê Thị Công Nhân ăn rất ít. Với Lê Thị Công Nhân, lúc đó tôi chỉ biết cô đã 28 tuổi, chưa xây dựng gia đình; sau này tôi còn biết thêm khi cô chưa hoạt động dân chủ không ít thanh niên thức giả đã coi cô là mục tiêu lớn nhất của cuộc đời. Rồi tất cả cụp đuôi quay gót khi người chủ vượt qua được cái ngưỡng sợ hãi để bước vào con đường phấn đấu cho nền dân chủ của đất nước, còn họ thì không.

Một ai đó nhắc lại câu trả lời phỏng vấn của bà Trần Thị Lệ trước đài RFA: “Không có lý do nào để một đảng muốn thành lập lại đi xin phép một đảng khác”.

Lê Thị Công Nhân nói rất ít để nhường lời cho mẹ. Với giọng Nam bộ, thanh, mỏng dễ nghe, vừa sang trọng vừa khiêm nhường bởi được giáo dục trong nền văn hoá nhân bản của chế độ cũ phi cộng sản, Bà Lệ kể lại cho chúng tôi nghe những lần công an Hà Nội chất vấn bà về hoạt động dân chủ của con gái và cái cách trả lời lại họ, vừa bảo vệ được lý tưởng của con, vừa mềm mỏng và thấu tình đạt lý. “Con gái tôi chính nghĩa! Con gái tôi là người yêu nước, yêu nhân dân Việt Nam…. Đó là những câu của bà tôi còn nhớ từ đài RFA. “Ai trong chúng ta không có một người mẹ! Ai trong chúng ta không nhận được sự yêu thương lo lắng của người mẹ trên từng bước đi chập chững cho đến tuổi dựng vợ, gả chồng, tránh xa chông gai, hệ luỵ để yên ổn làm ăn, chăm sóc gia đình?. Nhưng chấp nhận đặt đôi chân mỏng mảnh như tơ lụa trên con đường dân chủ đầy chông gai và hiểm hoạ này, mấy ai có một người con như LS Lê Thị Công Nhân và một người mẹ như bà? Đấy phải chăng là hình mẫu của người con gái Việt Nam anh hùng và một người mẹ Việt Nam anh hùng trong một tương lai không xa, đạp đổ hình ảnh phi nhân tính và thô lậu của những “người mẹ Việt Nam anh hùng” made in cộng sản mụ mị tiễn con vào chốn nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn trong cuộc nội chiến Bắc- Nam gây bao đau thương di hận.

Cuộc vui nào cũng có hồi kết. Khi chỉ còn lại chúng tôi, ông Vũ Cao Quận so sánh Lê Thị Công Nhân với một chiếc li pha lê, trong suốt, mỏng manh. Ông nói rằng với một người hoạt động dân chủ, ông luôn ao ước có cô, một cô gái xinh đẹp, thông minh, can tường trong lực lượng, một bông hoa giữa gió sương phũ phàng để có cái noi gương và có cái bảo vệ, nhưng với tâm trạng của một người bố, ông không thể đành lòng để Lê Thị Công Nhân nhiều phen phải ” trần trụi giữa bầy sói” khi bước vào con đường hoạt động chính trị. Còn tôi ví Lê Thị Công Nhân như một viên kim cương quý hiếm đã được mài giũa rực sáng lên, cả trong đời thường và môi trường chính trị

Sau buổi hội ngộ hôm ấy, chúng tôi lần lượt bị công an Hải Phòng “mời làm việc”. Sẽ chẳng có bài viết này nếu vào chiều ngày 07-3 tôi được tin luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt qua bản tin và bình luận của giới đĩ bút, đĩ mực trong nước.

Bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sau vụ bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lý đầu tết Đinh Hợi, khép những nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ này vào tội danh ” tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” chính quyền cộng sản đã phơi bày bộ mặt nham hiểm, đổi trắng thay đen vi phạm Hiến pháp, vi phạm công ước nhân quyền quốc tế mà họ đã ký kết. Vì các vụ bắt giam này xảy ra sau khi được gia nhập WTO, ký được hiệp định thương mại Việt -Mỹ, được rút tên ra khỏi danh sách LHQ quan tâm về tôn giáo nên mang nặng thêm yếu tố ” khỏi vòng cong đuôi” của một chính đảng tồn tại bằng lừa đảo.

Như chúng ta đã biết, tất cả các nước (trừ 4 nước cộng sản còn sót lại) không ở đâu và một chính đảng nào được phép dùng bạo lực đàn áp một chính đảng khác; cũng không một chính phủ nào dám coi việc chỉ trích Chính phủ là “chống lại Nhà nước”. Tương tự như vậy không còn một lực lượng cảnh sát nào và ở đâu là công cụ của một chính đảng đàn áp một đảng đối lập. Tôi tha thiết kêu gọi ĐCSVN và lực lượng CAND Việt Nam hãy suy nghĩ thật nghiêm túc hành vi họ đang làm để không bị mang tiếng là một chính đảng man rợ cùng một công cụ rừng rú trong sinh hoạt chính trị cộng đồng nhân loại. Bạo lực đang và sẽ bị loại trừ hoàn toàn khỏi đời sống chính trị và xã hội loài người (trừ xã hội loài vật) Với Lê Thị Công Nhân, tôi kêu gọi các người hãy thận trọng.

“… nhưng có lẽ nào chúng ta chỉ có thể làm được đến thế!? Thế giới văn minh phát triển về nhân văn, nhân quyền, văn hoá và kinh tế không lẽ chúng ta chỉ làm được như vậy đối với công cuộc đấu tranh giành nhân quyền, dân chủ và tự do của người Việt Nam chúng tôi !?“. Tôi xin nhắc lại đoạn kêu gọi này của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân từ Hà Nội gửi qua cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Nam California trước khi cô bị bắt; và xin gửi thêm vào đó tiếng nói của tôi với toàn thể anh chị em hoạt động dân chủ trong nước, cộng đồng người Việt Nam yêu quý của tổ quốc đang sinh sống ở nước ngoài, các cá nhân, tổ chức quốc tế đồng cảm với sự đau khổ của đại đa số nhân dân Việt Nam và Chính phủ, Quốc hội các nước quan tâm đến Việt Nam rằng : ” Hãy làm một cái gì đó để không ân hận !“

Hải Phòng, đêm 9 tháng 3 năm 2007

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Nguyễn Minh Triết: Nói dối! Nói láo!

Bùi Tín

Chuyện động trời: Chủ tịch Triết bị Hội Đồng Giám mục Việt Nam chỉ mặt mắng: ''nói dối!'', ''nói láo!''


Ngày 7/7 từ Toà Giám mục Việt Nam (VN) ở Nha trang, Ngài Chủ tịch Hội Đồng Giám mục VN - Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa đã gửi công văn cho ông Triết, sau khi báo Tuổi trẻ trong số ra ngày 6/7 đăng cuộc phỏng vấn của ông Triết trả lời hãng CNN Hoa kỳ rằng ''Hội Đồng Giám mục VN và Toà Thánh Vatican đã hết sức đồng tình và ủng hộ việc xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý''.

Nguyên văn trong bức thư công khai và chính thức này là:

Hội Đồng Giám mục Việt nam nhận định như sau:

"Câu trả lởi của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết ''Hội Đồng Giám mục Việt nam và Toà Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi'' là không đúng sự thật".

Bức thư rất ngắn, gọn, rõ.

Xin nhớ rằng trong chuyến Mỹ du của ông Triết, ông ta đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại lời bịa đặt dựng đứng trên đây. Khi gặp bà Chủ tịch Thượng Viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 21/6, khi gặp Tổng thống Hoa kỳ Bush ngày 22/6, khi gặp người Việt ở Dana Point ngày 23/6. Ít nhất là 3 lần nói dối, chưa kể khi trả lời hãng vô tuyến truyền hình lớn nhất Hoa kỳ CNN trên đây.

Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hoà sâu sắc thật, nâng ông Triết lên hàng ''Cụ'', lên chức cao chót vót ''Chủ tịch Nước''... để rồi hạ xuống một nhát đau hơn hoạn: kẻ nói dối! kẻ nói láo! mà lại nói láo với những vị đứng đầu một nước lớn đang tiếp đón mình.

Xin miễn bàn gì nhiều. Để xem phản ứng của các ông bà nghị sỹ, của ngài Tổng thống, của hãng CNN Mỹ , các nhà kinh doanh Mỹ và chư vị người Việt từng nghe ông Triết trực tiếp nói dối với mình sẽ nghĩ gì về ''cái quả lừa'' ông khách không giống một ai này.

Nói dối lòi đuôi. Sẽ là một sự kiện thời sự làm sôi nổi thêm Hội nghị Trung ương 5 đang vô cùng căng thẳng và cả phiên khai mạc quốc hội khóa 12 sắp tới cho bớt phần tẻ nhạt.

Paris. 10/7/2007.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Giới Thiệu Một Tài Liệu Lịch Sử Cận Đại Quan Trọng: Dân Tộc Sinh Tồn -
Đọc quyển I và II của Hùng Nguyên (Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy )

LGT: Như mọi năm vào tháng 7,các anh em đang theo đuổi lý tưởng tranh đấu của cố GS Nguyễn Ngọc Huy đều có buỗi lễ Giỗ cho người quá cố. Nhân dịp nhận được một bài viết khá xúc tích dưới đây ,chúng tôi xin kính chuyển đến quí báo để tùy nghi xử dụng . Thân chào. Phạm Văn Lê.



Tôi gặp Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy tại véranda của Cercle Sportif Sài Gòn năm 1970. Lúc đó GS Huy dạy ở Trường Quốc Gia Hành Chánh và tham gia cấp Trung ương trong Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến. Lúc đó tôi cũng biết rằng GS Huy là một vị lãnh đạo của Đảng Đại Việt, một đảng Quốc Gia nổi tiếng mặc dù ít người ngoại quốc đã biết đến.

Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, lúc đó là Tỉnh Trưởng của tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam Cộng Hòa, đề nghị tôi gặp GS Huy để biết thêm về chính trị Việt Nam. Anh Nghĩa yêu cầu GS Huy gặp tôi. Lúc đó anh Nghĩa làsĩ quan nổi tiếng của Đảng Tân Đại Việt. Trong cuộc đảo chánh Chính Phủ Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, anh Nghĩa chỉ huy đoàn thiết giáp để đón hai anh em Diệm và Nhu ở Chợ Lớn để đưa họ về Tổng Tham Mưu ở Tân Sân Nhất. Trên đường đi từ Chợ Lớn đến Tổng Tham Mưu, cụ Diệm và ông Nhu bị giết trong chiếc M113 do Thiếu Tá Nhung theo lệnh của Đại Tướng Dương Văn Minh.

Dưới thời Chính Phủ Ngô Đình Diệm, GS Huy phải xuất ngoại vì hai ông Diệm vàNhu chủ trương chống các đảng phái quốc gia như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), các lực lượng có ảnh hưởng đối với dân Miền Nam như Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài vàPhật Giáo nói chung. Ông Nhu lập ra một đảng mới theo lý thuyết Thiên Chúa Giáo (Cần Lao Nhân Vị) để tổ chức dân miền Nam Việt Nam đặt dưới sự kiểm soát độc đoán của Tổng Thống Diệm. GS Huy học bằng Tiến Sĩ tại trường Sorbonne, Paris. GS Huy nghiên cứu tư tưởng chính trị cổ thời của Trung Quốc. GS bắt đầu diễn dịch lý thuyết chính trị của Hàn Phi Tử ra bằng tiếng Việt. Luận án tiến sĩ của GS Huy nói về vai trò của người ưu tú trong tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ thời.

Đặc biệt, GS Huy suy nghiệm và diễn dịch mới lại những nguyên tắc căn bản của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn do Trương Tử Anh nghĩ ra trong thập niên 1930/1940. Thập niên này là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt nam. Từ đời vua Lê Thánh Tôn, các nhàlãnh đạo và trí thức (ngoại trừ người như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, La Sơn Phu Tử, vàvua Quang Trung Nguyễn Huệ) đã lấy tư tưởng Nho Giáo, Dịch Lý của Trung Hoa ra để trị dân Việt Nam. Đến Nhà Nguyễn, vua đầu tiên Gia Long Nguyễn Phúc Ánh, bỏ bộ luật Hồng Đức và thay bằng bộ luật NhàThanh Trung Quốc. Lúc Pháp qua Việt Nam lập ra chế độ thuộc địa, họ cũng lấy lý thuyết Nho Giáo của Trung Quốc để khuyến khích dân Việt Nam kính nể các quan chức vàcác nhàgiàu quyền quí. Sau đó, Pháp mới đem áp dụng hệ thống giáo dục theo học thuyết Đê-cát-tơ (Cartesian) thay văn hóa Nho Giáo bằng văn hóa nặng về Khoa Học thực nghiệm của Tây Âu nhằm thi hành một nhiệm vụ đặc biệt của chánh quyền Pháp mà họ gọi đó là“mission civilisatrice” .

Các cuộc chống chính quyền Pháp đầu tiên – phong trào Cần Vương của Vua Hàm Nghi, Đông Kinh Nghĩa Thục, vân vân - hoặc áp dụng Nho Giáo hoặc chỉ kêu gọi chống ngoại bang bằng cách dựa vào tinh thần bài ngoại màthôi. Các nổ lực này không được đông đảo dân chúng ủng hộ tích cực. Từ năm 1920 đến năm 1930, có ba khuynh hướng chính trị chống những nhiệm vụ đặc biệt của Pháp, “mission civilisatrice” vàchế độ thuộc địa của người Pháp: một, tìm một nguồn tư tưởng hoàn toàn Việt (Cao Đài Giáo vàtiếp theo làPhật Giáo Hòa Hảo của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ); hai, tìm một lý thuyết Á Châu màkhông Việt (VNQDĐ) năm 1927 theo lý thuyết vàtổ chức của Quốc Dân Đảng Trung Hoa); ba, tìm một lý thuyết chính trị của Pháp để hợp với thời mới nhưng cũng chống Pháp ( chủ nghĩa lập hiến “Constitutionalism” của Phan Chu Trinh vàlý thuyết Mác Lê của Hồ Chí Minh).

Sau khi Chính Quyền Pháp dẹp hai cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học và các anh chị em Việt Quốc khác vàphong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh của Đảng Cộng Sản (đảng CS bắt chước nổ lực trước tiên của VNQDĐ), lúc đó nhiều người Việt nam đang tìm một phương pháp chính trị hữu hiệu hơn. Trong thập niên 1930 có phong trào Đại Việt ra đời, theo gương Phan Bội Châu, các nhàtrí thức lấy lại lịch sử dân tộcViệt nam. Trước Nhà Nguyễn, Việt Nam không theo Nho Giáo màvẫn giữ được độc lập như thời các Nhà Lý, Nhà Trần và vua Lê Lợi.

Nhóm Tư Lực Văn Đoàn viết tiểu thuyết chống Nho Giáo và người Pháp. Trương Tử Anh đề nghị lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn vàtổ chức Đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng; Lý Đông A đưa ra lý thuyết Đại Việt Duy Dân. Nỗ lực trí thức khơi nguồn văn hóa chánh trị này có mục đích phối hợp văn hóa chính truyền của dân Việt Nam với văn hóa khoa học kỹ nghệ tân thời của Tây Âu để Việt Nam có thể chạy theo kịp những diễn tiến của lịch sử nhân loại.



Tôi chưa được đọc lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn, bản văn đầu tiên của ông Trương Tử Anh, nhưng theo một số bạn Đại Việt cho biết lý thuyết ấy đặt nặng cái nhìn “cực đoan” của chủ nghĩa dân tộc “authoritarian nationalism” mà lúc đó có nhiều người chú ý thấy lý thuyết này đang được áp dụng tại Nhật Bản, Đức vàÝ Quốc. Theo cái nhìn này mà nói thì Dân Tộc nào mà muốn hùng mạnh phải có kỷ luật mạnh, và phải theo một nhàlãnh đạo có đầy đủ quyền uy mà thôi. Trương Tử Anh, Lý Đông A vànhiều nhàlãnh đạo quốc gia khác bị Cộng Sản sát hại vào năm 1945 và1946. Sau đó, Đảng Đại Việt tổ chức làm ba nhóm theo vùng Bắc, Trung, và Nam.


GS Huy vì sanh trưởng tại miền Nam nên gia nhập vào Đảng Đại Việt xứ bộ miền Nam. Trong chiến tranh Việt Minh/Pháp, GS nghiên cứu vàdạy lý thuyết Dân Tôc Sinh Tồn và, với bút hiệu Đằng Phương, ông sáng tác nhiều bài thơ chứa chan lòng yêu nước nhằm thức tỉnh thanh niên lúc bấy giờ, trong đó có bài nổi tiếng như Anh Hùng Vô Danh. Sau đó GS Huy phải qua Pháp tỵ nạn vào thời Ngô Đình Diệm/Nhu chủ trương truy lùng bắt bớ những người quốc gia ái quốc màkhông chịu phục tùng quyền uy của họ. Ông dùng thời gian lưu vong này để điều chỉnh lại các nguyên tắc của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn .


Theo tôi, với một cái nhìn của Đạo Phật, Đạo Lão, và Dịch Lý, GS Huy thấy rất rõ ràng một số sự kiện quan trọng và căn bản về cuộc đời con người. Thí dụ, sự sinh tồn của vật nào là thuộc quyền tự nhiên của trời-đất. Không thể cưỡng ép sự sinh tồn bằng ý chí cá nhân hay một chính quyền. Sự sinh tồn nào cũng đều phải tuân theo qui luật của nó màthôi, như đã nói từ lâu trong sách Đạo Đức Kinh. Như vậy, chính trị chỉ làviệc phối hợp, khuyến khích các sức mạnh vàcác khuynh hướng đương vận hành tự nhiên trong vũ trụ vàtrong lòng người màthôi. Với cái nhìn này của GS Huy, lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn trở thành một lý thuyết chính trị tự do dân chủ hợp với các chế độ dân chủ hiến trị, NhàNước tuyệt đối tôn trọng luật pháp trong mỗi hoạt động của mình. Hơn nữa, theo cái nhìn của GS Huy, lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn làđòi hỏi sự đoàn kết, sự hợp tác, sự khoan dung giữa nhiều khuynh hướng, quyền lợi, tôn giáo, đảng phái, giai cấp, vân vân. Với những nguyên tắc này của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn, chính trị phải khởi xướng lên từ dân làm căn bản, không đi từ chính quyền ở trên xuống tới dân. Chính trị hiểu cho đúng không phải làhành động độc quyền, độc tài, không nhất thiết phải ép buộc người ta theo ý mình. Chính trị hiểu cho đúng nghĩa theo lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn làmột công cuộc phức tạp, xây dựng lực lượng của dân, phải theo sự mong muốn của dân vàphải làm việc từng bước một.
Tháng Giêng năm 1964, anh Nghĩa vàmột số anh em sĩ quan Đại Việt khác thi hành một cuộc “chỉnh lý” giải nhiệm một số tướng lãnh màhọ sợ những người nầy nghe theo lời xúi dục của De Gaulle màra khỏi chính quyền Sàigòn. Họ đề nghị cho Tướng Nguyễn Khánh làm Thủ Tướng. Trong Chính Phủ Nguyễn Khánh, có các lãnh đạo Đại Việt như Nguyễn Tôn Hoàn, HàThúc Kỳ, vàNguyễn Ngọc Huy giữ những chức vụ quan trọng. Phật Giáo, Hòa Hảo, vàCao Đài cũng có đại diện vàảnh hưởng trong Chính phủ đó. Chính Phủ này thể hiện tính cách đoàn kết các lực lượng không Cộng Sản trong miền Nam, đây cũng làmột thành công chính trị rất lớn vàhiếm có từ trước đến nay. Đặc biệt, GS Huy phụ trách về Bình định Xây dựng nông thôn để tạo điều kiện chiến lược mà Đảng Cộng Sản phải thất bại. Năm 1959, Đảng Cộng Sản đã bắt đầu tổ chức chiến tranh du kích vàphá hoại để lật đổ Chính Phủ Sàigòn. Nếu muốn thắng một cuộc chiến tranh du kích như thế này thì phải được sự ủng hộ tích cực, sự hy sinh nhiều của nông dân. Trái lại, nếu dân nông thôn không theo phe du kích, thì cuộc chiến tranh du kích không thể nào thành công được. GS Huy hiểu điều này vàlấy lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn để đề ra một công thức chiến lược nhằm chống Cộng Sản ngay từ hạ tầng cơ sở lànông thôn.
Nhưng Tướng Nguyễn Khánh không chịu theo đường lối của GS Huy. Ông Khánh bắt đầu chia rẽ Đại Việt, ông xúi dục Công Giáo nghi ngờ Phật Giáo và xúi các Thầy Phật Giáo bất hợp tác với các Cha Thiên Chúa Giáo. Ông Khánh giao chương trình nông thôn vàhuấn luyện cán bộ xã ấp cho một đảng chống cộng nhỏ - Đảng Duy Dân. Để có sự trợ giúp của thế lực Hoa Kỳ, ông Khánh đề nghị với Đại Sứ Hoa Kỳ Maxwell Taylor rằng, Hoa Kỳ nên gởi quân qua Việt Nam để đánh các đơn vị lớn của Việt Cộng.


Mùa Thu năm 1964, GS Huy và nhiều anh chị em khác thành lập Đảng Tân Đại Việt theo xu hướng của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn mà GS Huy đã viết ra trong hai cuốn sách này. Lúc tôi rời Việt Nam đi học luật tại Mỹ năm 1971, GS Huy biếu cho tôi cuốn thứ hai của bộ sách Dân Tộc Sinh Tồn. Hai năm sau đó, GS Huỳnh Sanh Thông lại biếu cho tôi cuốn thứ nhất của bộ sách Dân Tộc Sinh Tồn. Trong số những người ngoại Quốc, ngoài tôi ra, chỉ có ông Milton Sachs, một vị Giáo Sư đại học Brandeis, có được bộ Sách Dân Tộc Sinh Tồn này mà thôi. Nhưng Milton Sachs không biết tiếng Việt và không đọc được cuốn sách này, chỉ có tôi là người Tây Phương duy nhất đọc được hai cuốn sách này. Và tôi đã đọc và đọc rất kỹ.


So sánh bộ sách Dân Tộc Sinh Tồn với nhiều quyển sách chính trị Tây Âu thì quyển sách Việt Nam này có giá trị cao. Theo tôi, lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của GS Huy có đầy đủ ý nghĩa vàcó thể nói là ngang hàng với hai lý thuyết dân chủ của John Locke vàJohn Stuart Mill. Dĩ nhiên, lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn vẫn còn áp dụng được. Còn lý thuyết của Mác-Lê, ai cũng biết, kể cả những người Cộng Sản Việt nam hiện tại, là sai và không dùng được vì đã quá lỗi thời. Riêng đối với tôi, thì lý thuyết nổi tiếng của Jean Jacques Rousseau thua xa lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của GS Huy về thực tế sống của con người.



Trong năm 1964 và đầu năm 1965, anh chị em Tân Đại Việt, nhất là Dương Hiếu Nghĩa, Huỳnh Văn Tồn, và Nhan Minh Trang tổ chức một cuộc đảo chánh để đẩy Nguyễn Khánh ra khỏi Chính phủ nhưng chẳng may không thành công. Ông Khánh đã nuôi một số tướng tá trung thành với ông như Nguyễn Cao Kỳ, để giúp ông nắm giữ Chính quyền. Vì ông Kỳ lợi dụng không quân để đánh dẹp các đơn vị đảo chánh làm cho mấy cuộc đảo chánh đều không hoàn toàn thành công. Nhưng, dần dần, Nguyễn Khánh bị mất đi thế lực. Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu lên nắm hết ảnh hưởng. đảng Tân Đại Việt vẫn không được tham dự chánh quyền lúc bấy giờ. Trong thời kỳ này vì Việt Nam không có người lãnh đạo nào có đầy đủ quyết tâm và trí tuệ cao nên quân lực Việt Nam Cộng Hòa không thắng được các lực lượng võ trang của Việt Cộng. Lợi dụng cơ hội này, Cộng Sản Hà nội quyết định gởi bộ đội Bắc Việt vào miền Nam. Đơn vị Quân Đội Nhân Dân khởi sự xâm nhập vào miền Nam đầu năm 1965. Năm 1964, Hànội gởi ít nhất 17,475 người vào miền Nam, qua năm 1965, số quân Bắc việt được gởi vào lên tới 46,797, theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Hànội.



Tháng Sáu năm 1965, phía Việt Nam Cộng Hòa, các tướng lãnh lên nắm quyền Chính quyền. Ông Thiệu làm chủ tịch Hội đồng quân nhân và Nguyễn Cao Kỳ nắm giữ chức Thủ Tướng Chính Phủ. Phía Hoa Kỳ, Tướng William Westmoreland yêu cầu Tổng Thống Lyndon Johnson gởi gấp qua Việt Nam 44 tiểu đoàn di động để truy tìm, tiêu diệt các đơn vị lớn của Việt Cộng vàQDND ẩn náu trong rừng núi. Tổng Thống Johnson đồng ý vàHoa Kỳ bắt đầu tham gia vào Chiến Tranh Việt Nam một cách mạnh mẽ. Đến năm 1966, quân đội Hoa Kỳ đã phá nhiều căn cứ của Cộng Sản vàthắng nhiều trận chiến với Việt Cộng vàQĐND, nhưng tình hình chính trị của miền Nam không được yên ổn chút nào. Vì ở miền Trung, phái Phật Giáo Ấn Quang chống chính phủ Nguyễn Cao Kỳ mãnh liệt. Người miền Nam cũng không ưa thích gì ông Kỳ qua tư cách của ông vàmột phần,vì ông làngười Bắc di cư vào Nam. Các tôn giáo, vàcác đảng phái không được tham dự vào Chánh phủ vừa mới thành lập. Việt Nam lúc đó không có bầu cử, không có Quốc hội, thành ra dân không có cách nào màảnh hưởng trực tiếp đến đường lối của Chính phủ. Hoa Kỳ thấy miền Nam không có một hệ thống chính trị dân chủ do dân bầu lên, nếu không có các tôn giáo, các đảng phái, các lực lượng xã hội ủng hộ Chính phủ Sàigòn thì quân đội miền Nam một mình không bao giờ thắng được Cộng Sản Hànội. Do đó, ông Johnson yêu cầu ông Thiệu và ông Kỳ nhường cho một chính phủ dân chủ có hiến pháp vàđược dân bầu lên.

Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra vàcó nhiệm vụ viết một bản Hiến pháp để khai sanh nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Nay có nhiều anh em trong Tân Đại Việt được bầu vào Quốc Hội Lập Hiến. Hiến Pháp này được dân chấp thuận vào năm 1967. Nhiều điều của Hiến Pháp Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hòa giữ theo tinh thần những điều có trong Dân Tộc Sinh Tồn quyển hai. Như vậy, GS Nguyễn Ngọc Huy là vị thầy đã góp công lớn xây dựng dân chủ Việt Nam. Theo Hiến pháp 1967, Quốc hội có hai Viện được bầu để lo ngành Lập pháp. Nghành Hành pháp cũng được dân trực tiếp bầu. Ông Thiệu được bầu làm Tổng Thống vàông Kỳ được bầu làm Phó Tổng Thống.

Trong mấy tháng đầu của Chính Phủ mới, ông Kỳ có nhiều ảnh hưởng nhất. Ông không thích ông Thiệu và cả Tân Đại Việt. Ông Kỳ thích cai trị với sự trợ giúp của một nhóm anh em thân tín riêng vì họ dễ nghe lời ông. Giữa năm 1967, Cộng Sản Hànội thấy rằng, chính phủ Miền Nam điều hành có hiệu quả, quân đội Miền Nam đánh giặc giỏi hơn và quân đội Hoa Kỳ thắng trận luôn, dần dần dân chúng miền Nam không muốn theo Hànội nữa (trừ khi có những cuộc đánh, dân mới chạy về các vùng do chính phủ Sàigòn kiểm soát). Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản quyết định đánh các Thành phố, các Tỉnh lỵ của Chính phủ Sàigòn trong một cuộc tổng tấn công rất là tàn bạo.

Vào lúc Giao Thừa Tết, năm Mậu Thân 1968, hầu hết các lực lượng Cộng Sản đánh vào Sàigòn, Huế, vàcác Thị xã khác. Về mặt quân sự, Cộng Sản thua to. Lực lượng võ trang Cộng Sản tan rã, số đơn vị còn lại phải tháo chạy vào núi, về Lào vàCao Miên. Đại đa số lính vàcán bộ Việt Cộng ở các làng xã hưởng ứng chương trình Chiêu hồi vàquay về ủng hộ Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhóm ông Kỳ không đáp ứng được yêu cầu tái xây dựng sau cuộc tấn công vô nhân đạo Tết Mậu Thân. Ông Thiệu mời cụ Trần Văn Hường vào chức vụ Thủ tướng, thay thế ông Kỳ. Cùng lúc đó, ông Thiệu cũng đưa nhiều anh chị em Tân Đại Việt vào các Bộ quan trọng vàcác đơn vị Hành chánh địa phương. Ông Dương Hiếu Nghĩa, chẳng hạn, được ông Thiệu cho làm Tỉnh Trưởng tỉnh Vĩnh Long. Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh, sau khi tốt nghiệp, được bổ nhiệm làm Phó tỉnh trưởng Hành chánh và Phó quận trưởng Hành chánh. Nhờ họ màlý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của GS Huy với chủ trương căn bản nhân đạo, cởi mở, cùng với chiến lược của GS Huy đã có ảnh hưởng rất lớn trên chiến trường Quốc / Cộng tại Việt Nam.



Ông Thiệu áp dụng chánh sách Phát triển, Bình định và Xây dựng nông thôn của GS Huy. Các điều căn bản của chánh sách này cũng dễ tìm thấy trên hai quyển Dân Tộc Sinh Tồn. Chánh sách của GS Huy về bình định phát triển nông thôn là nhằm áp dụng những nguyên tắc sinh tồn của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn. Chánh sách này áp dụng một cái nhìn rất là rộng rãi và ai ai cũng có thể tham gia vào công cuộc xây dựng để mà phát triển đất nước. Tức là, mọi người thuộc cộng đồng dân tộc Việt nam đều có giá trị, có quyền nói, có phép được hưởng các lợi ích của Chính phủ như nhau. Đó là quan điểm căn bản về sự sinh tồn của một dân tộc - không có chiến tranh giai cấp, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, đẹp hay xấu, khôn hay ngu, đạo Phật hay đạo Cao Đài, không hoàn âm hay hoàn dương (không chê âm khí hay chỉ yêu thương dương khí), tức biết giữ Âm Dương luôn luôn quân bình.



Chương trình Bình định Xây dựng nông thôn theo đường lối Dân Tộc Sinh Tồn hoàn toàn thành công. Chiến lược Cộng Sản Hànội tính cướp miền Nam bằng một thứ chiến tranh du kích bạo lực đã đưa đến sự thất bại hoàn toàn. Năm 1972, Hànội phải xâm lăng miền Nam bằng hết tất cả các sư đoàn Bộ Đội Bắc Việt. Nhưng không thắng nổi, rút cuộc, Hànội phải chấp nhận Hiệp Định Paris để cho người Mỹ rút hết rồi mới đánh trả lại Việt Nam Cộng Hòa vài năm sau. Như vậy, theo tôi, cố GS Nguyễn Ngọc Huy là tác giả chính của lý thuyết giúp sự thành công của Việt Nam Cộng Hòa chống mưu đồ của Đảng Cộng Sản chiếm lấy cho riêng mình cơ cấu chính quyền Việt Nam từ Nam Quan đến CàMau.

Người dù có thông minh bao nhiêu, người dù được thành công bao nhiêu, thì người vẫn phải chịu mệnh trời đất. Có lúc thì sĩ phu gặp thời; có lúc thì không. Phúc đức của người nào, mặc dù có nhiều, vẫn thua số trời và các diễn biến của thời đại. GS Nguyễn Ngọc Huy sống và làm việc trong một thời đại nhiều ngang trái đau buồn của dân tộc Việtnam. Ông đã làm phúc bao nhiêu, cố gắng bao nhiêu, chịu khổ bao nhiêu, vàgia đình hy sinh bao nhiêu, nhưng GS Huy vẫn không đạt được được ước nguyện làmong giúp dân tộc thắng những tai hại màCộng Sản mang đến. Trong thơ Kim Văn Kiều, thi sĩ Nguyễn Du có kết luận rằng: “muôn sự tại trời”.

Về sau, kế hoạch Bình định Phát triển thành công và chiến lược Hànội thất bại. Chế độ chính trị theo đường lối hiến định của Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam áp dụng phát triển đất nước rất tốt đẹp, là lúc ông Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống đất nước Miền Nam. Qua đầu năm 1971, ông Thiệu thấy Cộng Sản thua, miền Nam có thể đứng riêng không cần sự hậu thuẫn mạnh mẽ về quân sự của Hoa Kỳ nữa, nên ông Thiệu tránh xa nhóm Tân Đại Việt, và giao quyền cho các anh em riêng thân tín của ông để họ cai trị. Ông Thiệu chỉ nghe lời người thân cận như ông Hoàng Đức Nhã. Đại Tá Nghĩa và các sĩ quan giỏi có uy tín của Tân Đại Việt không được lên chức hay chỉ huy các sư đoàn tác chiến. Sau vì phải chịu thất thế nhân Hiệp Định Paris năm 1973, Tống Thống Thiệu ép các lực lượng chính trị vào một đảng của ông. Nạn tham nhũng ngày càng nhiều, tinh thần chiến đấu của lính Việt Nam Cộng Hòa bị suy giảm, và dân chúng hết còn ủng hộ Chính phủ Thiệu như mấy năm trước nữa. Các thành công chính trị và tổ chức làng xã nông thôn mà GS Huy đã khuyến khích và hướng dẫn trên đà suy sụp. Việt Nam Cộng Hoà bắt đầu mất thế để một mình có thể giữ vững sự độc lập chánh trị.


Hơn nữa, GS Huy phải chịu bị chi phối bởi đường lối chánh sách của Hoa Kỳ. Vì sự sinh tồn, dân Hoa Kỳ ngã theo phong trào phản chiến, chống Việt Nam Cộng Hòa, ủng hộ chế độ Cộng Sản Bắc Việt đến nỗi họ muốn Hànội thắng và Sàigòn phải thua. Người Mỹ không muốn hy sinh nữa cho chế độ Sàigòn; họ không hiểu gì, và không thấy các thành công lớn mà dân miền Nam đã đạt được, như sự dân chủ hóa của miền Nam, vì đa số trí thức và các nhàbáo Hoa Kỳ đều có xu hướng ngã theo phản chiến, không chịu nghe lời người Việt Nam quốc gia. Trong Quốc Hội Hoa Kỳ, đa số đảng Dân Chủ có quyền giảm bớt ngân sách viện trợ cho Chính Phủ Thiệu. Hơn nữa, Henry Kissinger làm cố vấn an ninh cho Tổng Thống Nixon, nhưng Kissinger thần phục Hồ Chí Minh và khinh ông Nguyễn Văn Thiệu. Kissinger biết Việt Nam qua sự giới thiệu của Jean Sainteny, đại diện của De Gaulle năm 1945 và 1946 mà cam kết với Hồ Chí Minh để chấp thuận Việt Minh có độc quyền cai trị Việt Nam. Sainteny đã làm cho Kissinger nghĩ rằng Hồ Chí Minh là người yêu nước và những người Việt Nam khác không có uy tín hay có đức độ như Hồ Chí Minh. Do vậy, trong tháng Sáu năm 1971, Kissinger đã đề nghị sẽ cho Hànội được phép đóng quân tại miền Nam sau khi quân đội Hoa Kỳ rút về. Nhờ sự hiện diện quân sự đó, Hànội mới lấy được miền Nam trong mấy tháng đầu năm 1975. Mọi việc tốt đẹp của GS Huy đưa ra giúp dân Việt (và công việc của nhiều người nữa) trở thành vô ích vì sự phản bội này của Henry Kissinger. Theo Nguyễn Du: “Bắt phong trần, phải phong trần, cho thanh cao, mới được phần thanh cao”.

Nhìn lại tất cả các biến chuyển trong quá khứ, tôi thấy cố GS Nguyễn Ngọc Huy giỏi hơn Phan Huy Chú, một nhà nghiên cứu và viết nổi tiếng trong thế kỷ 18. Hơn nữa, về sự hiểu biết, văn tài, và kiến thức chính trị, tôi thấy GS Huy là người nối nghiệp các bậc tiền bối như Nguyễn Trãi, đóng góp cho dân tộc Việtnam, như Lê Lai, người phụ giúp Lê Lợi hồi thế kỷ 15. Trong sự nghiệp giúp nước, có thể nói ông là người có công lớn giúp dân tộc Việt Nam hưởng được tự do dân chủ trong giai đoạn mà đất nước bị đắm chìm trong chiến tranh xâm lược. Công đức của ông thật rất xứng đáng được nhắc nhở và đề cao.

GS Huy, hay còn gọi là anh Ba Huy (tên gọi trong Đảng) và tôi học tập mấy năm từ năm 1978 đến năm 1980 tại trường luật Harvard. Tôi phụ giúp anh Huy trong việc dịch bộ Lê Triều Hình Luật ra tiếng Anh và hai anh em chúng tôi viết cuốn sách “The Tradition of Human Rights in China and Vietnam” để nói lên quan điểm về tự do dân chủ của người Hán và người Việt trong quá khứ. Chúng tôi làm việc chung với nhau rất thoải mái, còn hơn anh em ruột. Nhiều khi chúng tôi làm việc không cần nói rõ ra, nhưng mà chúng tôi đã hiểu ý nhau. Hai anh em chúng tôi thường hay trau dồi ý kiến chung, tuy là hai người nhưng chỉ có một tâm hồn rất giống nhau. Tôi vô cùng cảm động vàthấy rất là diễm phúc đặc biệt vì đã có một vị Việt Nam như Nguyễn Ngọc Huy đã nhận tôi là một người bạn chí thân của Anh.

Trân trọng,
Stephen B. Young
Saint Paul, Minnesota
February 4, 2006 Năm Bính Tuất.
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Thông tin là sức mạnh của Tự Do

Ngô Nhân Dụng
Theo tin các nhà tranh đấu dân chủ trong nước cho biết thì công an cộng sản đã bắt bà Hồ Thị Bích Khương trong một tiệm Internet ở thị trấn Nam Ðàn, Nghệ An vào ngày Thứ Hai tuần này. Bà Hồ Thị Bích Khương là một người đã từng giúp đỡ các nông dân bị chiếm đất oan ức làm đơn khiếu nại và tố cáo cường hào trong tỉnh Nghệ An, một tỉnh nghèo nhất trong nước Việt Nam hiện nay. Bà cùng các bạn trong Công Ðoàn Ðộc Lập Việt Nam đang phổ biến những hiểu biết về tự do dân chủ và quyền làm người trong giới sinh viên, học sinh ở Hà Nội. Một số người sáng lập công đoàn này đã bị bắt như Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, bà Lê Thị Công Nhân; một số khác đã trốn sang Campuchia xin Cao Ủy Liên Hiệp Quốc cho đi tị nạn chính trị.

Chúng tôi chưa thể kiểm chứng toàn thể bản tin trên nhưng một điều đáng chú ý trong câu chuyện là bà Hồ Thị Bích Khương bị bắt trong một quán Internet. Ðó là nơi có những máy vi tính cho khách hàng tới dùng mạng lưới thông tin điện tử để đọc tài liệu, viết điện thư (email) liên lạc với nhau. Ở những nước đã sống nhiều năm trong thể chế dân chủ tự do thì đi đâu cũng thấy quán Internet, còn ở những nước còn di sản của các chế độ độc tài thì rất hiếm. Tới Thái Lan hoặc Cộng Hòa Tiệp chẳng hạn, đi tìm một quán Internet rất dễ dàng; còn ở Campuchia và ngay tại Cộng Hòa Nga thì đi tìm một quán Internet rất khó. Các chính quyền độc tài chuyên chế dù phải chiều theo nhu cầu kinh tế mà cho dân dùng Internet nhưng họ tìm đủ cách để kiểm soát và hạn chế.

Khi nghe tin một thị trấn như Nam Ðàn ở Nghệ An cũng có quán Internet cho khách hàng sử dụng, chúng ta phải mừng. Vì đó là một tiến bộ trong các phương tiện thông tin. Khi mạng lưới thông tin được mở rộng, những kiến thức mới sẽ truyền bá dễ dàng hơn. Người dân hiểu biết hơn sẽ nâng cao khả năng khi làm việc. Khi thâu nhận các kiến thức về các quyền tự do của con người được cả thế giới đề cao, người dân sẽ ý thức rõ hơn khi nhân quyền của mình bị xúc phạm. Cho nên, thông tin cũng là một lợi khí để tranh đấu cho tự do dân chủ.

Trước khi chế độ cộng sản ở Ðông Âu sụp đổ, đầu thập niên 1980, ông Georges Soros, một tỷ phú người Mỹ gốc Hungary đã mua tặng máy chụp văn bản (photocopy) cho hàng chục ngàn trường trung học ở trong nước Hungary, không đặt ra một điều kiện nào hết. Ông giải thích: “Bất cứ cái máy in nào cũng giúp người ta thông tin mau chóng hơn. Bất cứ hiện tượng thông tin nhanh chóng nào cũng giúp kiến thức mở rộng. Và khi kiến thức mở rộng thì người dân sẽ không thể chấp nhận một chế độ độc tài!”

Không biết những máy photocopy do ông Soros tặng đã đóng góp bao nhiêu phần vào việc giải thoát nước Hungary khỏi chế độ cộng sản; nhưng các lý luận của ông rất đáng tin. Từ cuối thập niên 1970 đảng Cộng Sản Hungary đã bắt đầu đổi mới kinh tế, dần dần tiến sang cải tổ chính trị, và đến cuối năm 1989 thì người dân Hungary được tự do.

Trong 20 năm qua kỹ thuật thông tin trên thế giới đã đạt những bước tiến lớn, với mạng lưới điện thoại không dây, Internet và các sản phẩm do Internet đưa ra. Những người tranh đấu cho dân chủ ở Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng các phương tiện mới ngay từ cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, Tháng Năm năm 1989. Phương tiện “tân tiến nhất” mà các công nhân và sinh viên ở đó sử dụng là máy fax. Họ không những dùng máy fax để liên lạc với nhau mà còn dùng để gửi tin tức cho các báo, các đài trong nước và ngoại quốc, để gây nên một phong trào ngày càng lớn mạnh. Cho đến khi chính quyền Cộng Sản Trung Hoa đem xe tăng đến giết các thanh niên dũng cảm đó.

Nhưng ngày nay những cái máy fax cũng trở thành đồ cổ rồi. Khi các người tập khí công theo phái Pháp Luân Ðại Pháp tổ chức những cuộc biểu tình đầu tiên ở Thiên Tân để phản đối một đài ti vi của nhà nước đã phỉ báng họ là mê tín, những người tổ chức biểu tình đã dùng Internet để liên lạc với nhau. Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đã kinh ngạc không thể ngờ trong một buổi sáng có hàng chục ngàn người từ khắp các ngả đường lặng lẽ tới ngồi thiền chung quanh Trung Nam Hải, khu vực cư trú của các lãnh tụ đảng. Bộ Chính Trị đảng đã quyết định triệt hạ phái khí công này, vì biết họ có mấy chục triệu môn đồ, và lo sợ trước khả năng của họ có thể tổ chức, huy động bằng những phương tiện thông tin mới nhất. Hiện nay những người thuộc Pháp Luân Công ở ngoài vẫn dùng Internet để liên lạc, khích lệ và cổ vũ các đồng đạo ở trong nước. Nhưng ở đâu có đàn áp, ở đó có phản ứng. Chính quyền cộng sản tiếp tục trấn áp tất cả các cá nhân và đoàn thể không chịu quỳ gối khuất phục, nhưng con giun bị xéo cũng phải giẫy giụa. Những phương tiện truyền thông giúp cho tiếng nói của người dân được cất lên.

Ngày nay, điện thoại di động, không dây, đã trở thành một phương tiện thông tin cho những người dân bị đàn áp. Vào đầu năm nay, báo chí ở Hồng Kông đã nhận được tin tức từ một làng ở tỉnh Thiểm Tây, và đăng lên, khiến cả thế giới phải chú ý. Dân làng đã nổi loạn đánh nhau với công an và viên bí thư chi bộ làng đã bị dân “đánh hội đồng” vì dân chúng phản đối việc tăng học phí. Ðây là một ngôi làng hẻo lánh, chỉ có một lớp học, một thầy giáo từ trên thị xã gửi xuống. Nhưng nhà nước không đủ tiền trả lương thầy giáo, ông bí thư chi bộ buộc dân chúng phải đóng thêm học phí. Một số phụ huynh khá giả đồng ý, nhưng đa số nông dân không đủ ăn làm sao có tiền? Thế là họ phản đối, và khi ông bí thư gọi công an đến dẹp thì cuộc bạo loạn nổ lên. Ông thầy giáo phải chạy về trên tỉnh, công an được đưa tới dùng súng và gậy dẹp tan đám dân khiếu oan. Nhiều người chết, xác chết bị chính quyền cộng sản đem chôn lén để che giấu. Tất cả những tin tức đó được truyền qua điện thoại, nhắn vào máy của một tờ báo ở Hồng Kông, nhờ thế cả thế giới biết tin tức về vụ đàn áp này.

Chính quyền cộng sản biết mềm nắn, rắn buông. Họ sẵn sàng giết người ở những vùng thôn quê hẻo lánh, nơi nạn cường hào ác bá ghê rợn vẫn tiếp diễn. Nhưng chính quyền cộng sản vẫn phải chịu lùi bước khi người dân phản đối trong các đô thị đông người. Một người Trung Hoa đã bị đàn áp dã man là một sinh viên Y Khoa, anh Hồ Giá, chỉ vì anh bỏ trường đi săn sóc những người bị bệnh liệt kháng (sida, hoặc aids). Anh Hồ Giá đã tới một làng trong tỉnh Hà Nam, khám phá ra gần như cả làng bị bệnh aids. Hà Nam nổi tiếng thế giới vì quá nhiều người bị bệnh liệt kháng, là nơi ông Bill Clinton, cựu tổng thống Mỹ đã đến, năm 2005, biểu diễn cảnh phát thuốc trị aids cho người bệnh. Nhưng anh Hồ Giá đã tới một làng có 3,500 dân, gần 3,000 người bị bệnh aids. Khi anh đem hình ảnh những người bệnh này về Bắc Kinh để yêu cầu đồng bào anh giúp đỡ lương thực, quần áo và thuốc men giúp dân chữa trị, thì anh đã bị công an bắt, và anh bị giam lỏng không cho đi đâu nữa.

Những người bị liệt kháng khó tổ chức biểu tình, nhưng ở Trung Quốc mỗi năm vẫn có từ 60,000 đến 100,000 vụ biểu tình chống guồng máy tham nhũng lạm quyền của đảng cộng sản. Gần đây nhất là những cuộc biểu tình ở Hạ Môn, một thành phố ven biển với hơn 2 triệu dân. Hạ Môn đã được chọn làm một thí điểm kinh tế thị trường từ thời Ðặng Tiểu Bình, vì vậy mức sống của người dân cao hơn nhiều thành phố khác. Chính quyền thành phố cũng được các công ty ngoại quốc nuôi béo và thường nghĩ rằng, người dân đã được sống no đủ chắc không bao giờ dám xuống đường chống chính quyền. Nhưng trong Tháng Năm vừa qua, một làn sóng thông tin đã lan ra trong thành phố, về một mối nguy đang đe dọa đời sống người dân. Ðó là một dự án xây dựng nhà máy hóa chất dùng nguyên liệu lấy từ dầu lửa, để biến chế những chất làm vải hóa hợp. Ðây là một dự án vĩ đại, chi phí hơn một tỷ đô la Mỹ, do một công ty Ðài Loan làm chủ. Nhưng một nhà khoa học đã viết bài báo động rằng, nhà máy hóa chất này có thể thải chất độc gây nguy hiểm cho dân sống chung quanh, nhất là trẻ em. Bản tin được loan báo trên những trang nhà, các blogs, rồi truyền đi nhanh như cháy rừng. Ðầu tiên là những cuộc trao đổi ý kiến qua điện thoại di động. Nhiều người gửi email cho nhau, trao đổi qua các mạng lưới “chats” và cho các blogs để hô hào dân biểu tình phản đối. Họ bảo nhau ngày 1 Tháng Sáu sẽ tụ họp trước trụ sở đảng cộng sản và chính quyền thành phố. Ðảng cộng sản ở Hạ Môn đã tìm cách ngăn chặn, ra lệnh các công chức ngày hôm đó (một ngày Thứ Sáu) phải có mặt đầy đủ và phải đến sở trong những ngày cuối tuần. Ai không vâng lệnh sẽ bị trừng phạt. Ðến ngày 30 Tháng Năm, chính quyền chịu lùi một bước, tuyên bố sẽ “tạm hoãn” việc xây dựng nhà máy, để nghiên cứu thêm. Nhưng dân Hạ Môn cũng biết “đừng nghe những gì cộng sản nói,” cho nên ngày 1 Tháng Sáu hàng chục ngàn người đã đi biểu tình, và tiếp tục cho đến ngày hôm sau. Cho đến nay, chính quyền cộng sản ở Hạ Môn có vẻ đã chịu thua.

Cuộc biểu tình ở Hạ Môn thắng lợi, cho thấy sức mạnh của giới trung lưu trong xã hội Trung Hoa ngày nay. Và họ thắng cũng là nhờ những phương tiện thông tin hiện đại. Năm 2005, các sinh viên Trung Quốc đã tự động biểu tình phản đối chính phủ Nhật Bản. Họ tổ chức được trong cùng một ngày, ở nhiều thành phố khác nhau, là nhờ liên lạc với nhau qua điện thoại di động và Internet. Lúc đó chính quyền cộng sản làm ngơ, và ngầm ủng hộ những vụ biểu tình này. Nhưng bây giờ những “vũ khí mới” đó được người dân bình thường sử dụng để chống chính quyền, trước hết là chống đám cường hào ác bá. Ngày 5 Tháng Sáu, dân chúng Bắc Kinh cũng biểu tình chống việc xây dựng một nhà máy hủy chất thải. Ngày 7 Tháng Sáu nhiều người viết email cho một diễn đàn Internet tố cáo những xí nghiệp sử dùng các trẻ em bị bắt cóc làm việc lao động như nô lệ, chính những người cha bị mất con đã viết thư tố cáo. Sau đó, báo chí mà đảng cộng sản kiểm soát cũng phải đăng các tin tức này, và một vụ xì căng đan về cảnh trẻ em bị làm nô lệ trong các cơ xưởng nổ ra, khiến chính quyền Bắc Kinh phải dẹp. Chính các phương tiện truyền thông tân tiến đã biến những lời đồn đãi thành tin tức, tạo nên những phản ứng tập thể của người dân.

Vì vậy, chúng ta phải mừng rỡ khi những nhà tranh đấu cho quyền làm người, quyền của dân lao động trong nước ta hiện nay đang sử dụng các phương tiện thông tin mới như Internet và điện thoại di động. Cộng sản sẽ tìm đủ cách ngăn cản, nhưng đồng bào ta chắc cũng đủ cách để chống lại. Một giới hạn mà chúng ta khó vượt qua, là những hạn chế do trình độ kinh tế. Ngày nay việc thông tin dùng các phương tiện mới cũng rất đắt tiền. Khó hy vọng một nông dân ở Nghệ An có thể vào Internet hàng ngày! Nhưng khi nhu cầu thông tin đã lên thì các bản tin trên Internet sẽ được truyền đi bằng cách khác, từ máy photocopy đến giấy viết tay, cho đến những lời truyền miệng. Chỉ cần một máy vi tính nhỏ có thể loan báo khắp thế giới bản tin bà Hồ Thị Bích Khương bị công an bắt cóc hôm Thứ Hai, và tin ông Ðào Văn Thụy đã trốn sang Campuchia tị nạn trong ngày Thứ Sáu, hôm qua. Những người tranh đấu cho dân chủ tự do khắp thế giới sẽ tập hợp cùng lên tiếng phản đối. Hiện nay Tòa Bạch Ốc đã mở một cánh cửa thường xuyên để nhận các tin tức về phong trào dân chủ tự do ở Việt Nam, bản tin này chắc đã tới tay Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Nước Mỹ. Chủ Nghĩa Cộng Sản đã chịu thua ở Âu Châu vì trình độ kinh tế và dân trí lên cao. Chúng ta biết chắc chắn là dân tộc Việt Nam không thua kém gì người dân Âu Châu.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Cộng sản Việt Nam trước việc Trung quốc nổ súng bắn ngư dân Việt Nam đánh cá ở vùng biển Trường Sa
Nguyễn Tố

Theo thông tin của đài Á Châu Tự Do phát thanh ngày 15 tháng 7 năm 2007 “tầu đánh cá của ngư dân Việt thả lưới ở Trường Sa bị tầu hải quân Trung quốc nổ súng bắn. Tin ban Việt ngữ chúng tôi ghi nhận được cho biết là vụ việc xẩy ra hồi đầu tuần trước, và vẫn theo sự tìm hiểu của chúng tôi, thì may mắn không có ngư dân Việt nào bị thiệt mạng, nhưng có người bị thương. Cho đến tối ngày hôm nay, thì theo tin ở Hà Nội cũng nói là tin mà đài Á Châu Tự Do đã loan tải tới quý vị ngày hôm qua đã chính thức bán chính thức xác nhận bởi các quan chức quốc phòng của Việt Nam, nhưng đồng thời họ cũng được giải thích là vì lý do tế nhị, cho nên Việt Nam chưa có thể lên tiếng nói gì trong lúc này…

Đây không phải là lần đầu tiên tầu đánh cá của Việt Nam khi thả lưới ở biển Đông gặp khó khăn bởi tầu của hải quân Hoa lục. Một viên chức quốc phòng của Việt Nam yêu cầu không tiết lộ danh tính, còn nói với chúng tôi rằng, trước đây đã có lần nhìn thấy một bài báo báo cáo từ Trường Sa gửi về, cho biết rằng tầu đánh cá của ngư dân Trung quốc bao vây và khiêu khích tầu của hải quân Việt Nam…Đây không phải là lần đầu tiên sự việc xảy ra (Bắc kinh) không chỉ gây khó khăn cho các ngư dân Việt Nam đang đánh cá ở vùng biển Đông, mà Bắc kinh còn tạo áp lực với Việt Nam trong nhiều khía cạnh khác nữa”.

Theo bản tin của đài Á Châu Tự Do, rõ ràng là cộng sản Việt Nam đã biết tin tức về sự kiện đã xảy ra ở vùng Trường Sa liên tục trong khoảng một tháng nay. Thế nhưng cộng sản Việt Nam vẫn giữ yên lặng, không một lời lên tiếng phản kháng Trung quốc, không một lời thông báo cho người dân Việt Nam được biết, giống như trường hợp tàu Trung quốc bắn giết và bắt giữ ngư phủ Việt Nam ở Thanh Hoá hồi mấy năm về trước. Tất cả chỉ vì những lý do tế nhị, nếu không thể lên tiếng nói gì được như lời một quan chức quốc phòng của cộng sản Việt Nam đã nói với đài Á Châu Tự Do ? Hay vì Phạm Văn Đồng hồi 1958 đã công nhận Trường Sa là của Trung quốc? Hoặc vì cộng sản Việt Nam đã dâng 11 ngàn km² vùng biển Đông cho Trung quốc hồi năm 2000, nên bây giờ há miệng mắc quai ? Hành động của Trung quốc đối với ngư dân Việt Nam, và đối với ngay cả hải quân của cộng sản Việt Nam trong thời gian vừa rồi, có phải là một hành động “răn đe” hoặc một tín hiệu mà Bắc kinh muốn gửi cho Hà Nội để ngăn chặn tất cả mọi ý định đến gần hơn với Hoa Kỳ mà chính quyền Việt Nam có thể thực hiện trong những ngày tháng tới” (đài Á Châu Tự Do).

Trên đây là phần tóm tắt bản tin của đài Á Châu Tự Do về việc Trung quốc nổ súng bắn ngư dân Việt Nam trong tuần trước ở vùng biển Trường Sa. Trong khi đó, tại Hà Nội, trong bài diễn văn đọc ở phần bế mạc Hội Nghị lần thứ năm, Ban chấp hang Trung ương khoá X, diễn ra từ ngày 5 đến ngày 14/7/2007, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đã nói:

“…Công cuộc đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong hơn 20 năm qua đã đem lại những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đặc biệt là việc thực hiện nghị quyết Đại Hội IX và Đại Hội X của đảng trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại… những thắng lợi đó đã làm cho thế lực và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao; cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, đồng thuận, tin tưởng vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển của đất nước, vào sự lãnh đạo của đảng, và quản lý của nhà nước…làm tăng thêm lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết và tương thân, tương ái của người Việt Nam…”

Ngoài ra, Nông Đức Mạnh cũng còn nói khi đề cập đến vấn đề báo chí: “…Báo chí phải bảo đảm tính tư tưởng, tính trung thực, tính nhân dân, tính chiến đấu….”

Đối chiếu những gì Nông Đức Mạnh đã nói trong phiên bế mạc Hội Nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X, với những gì cộng sản Việt Nam đã xử lý vụ Trường Sa vừa rồi, làm sao có thể nói được là “Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng….về an ninh, quốc phòng và đối ngoại” và “tăng thêm lòng tự hào dân tộc, và tính đoàn kết và tương than tương ái của người Việt Nam”? Thêm nữa, báo chí cộng sản Việt Nam “bảo đảm tính trung thực” ở nơi mà ghi nhận sự việc Trung quốc nổ súng bắn ngư dân Việt Nam ở Trường Sa cả thế giới đều biết, thế mà báo chí cộng sản Việt Nam không có một giọng loan tải về những tin tức này cho nhân dân Việt Nam.

Việc làm của đảng cộng sản Việt Nam trước những hành động gây hấn của Trung quốc, nổ súng bắn ngư dân Việt Nam ở Trường Sa suốt trong tháng qua, tự thân đã chứng tỏ được là cộng sản Việt Nam không cần quan tâm tới vấn đề an ninh và quốc phòng đối với dân tộc và đất nước, và cộng sản Việt Nam chỉ là một thứ mãi quốc cầu vinh. Vậy mà, một số người thời cơ vẫn mơ ước và hy vọng được dàn xếp để được đối thoại với cộng sản Việt Nam để có một chỗ đứng làm bình phong cho một thể chế đa nguyên, đa đảng biểu kiến trong tương lai. Cộng sản Việt Nam trước sau vẫn là cộng sản Việt Nam , vẫn là một thứ tay sai của những thế lực ngoại bang mà thôi.

Nguyễn Tố
16/7/07
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Những nhận định về vụ đàn áp dân oan tại Saigon
Jul 20, 2007

Việc giải tán những người khiếu kiện đòi đất đai chấm dứt chỉ vài giờ trước khi gần 500 đại biểu quốc hội khóa 12 bắt đầu phiên họp đầu tiên kể từ khi được bầu hoặc được bầu lại.

Các tin tức khác nhau vẫn còn đang nói về vụ công an dùng hơi cay và vũ lực để giải toả những người dân tập trung biểu tình khiếu kiện trước trụ sở Văn phòng 2 Quốc hội ở Sài Gòn tối khuya ngày thứ tư, mà một số nhân chứng cho biết là công an hợp cùng với xã hội đen đã đánh đập hành hung dân chúng.

Hai sự kiện nối tiếp nhau này đặt ra câu hỏi về hệ thống pháp luật của Việt Nam cần làm gì để giải quyết vấn đề khiếu kiện đất đai của nông dân, mà việc giải tán có thể chỉ tạm thời chấm dứt?

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Đình Lộc, người cũng làm đại biểu Quốc hội 20 năm nói về vai trò của dân biểu cho rằng đây là cả một cơ chế nên rất khó. Đại biểu Quốc Hội có thể đệ đơn, đề nghị nhưng không dễ làm. Ông Lộc cũng xác nhận Hiến pháp Việt Nam thừa nhận quyền biểu tình của dân nhưng đây không phải là biểu tình. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đổ thừa rằng có những người bên trong xúi giục và đây không đơn giản chỉ là khiếu nại. Báo chí do nhà cầm quyền kiểm soát trích lời Phó Thủ tướng Cộng sản là Trương Vĩnh Trọng vài hôm trước nói rằng có những kẻ phản động tham gia vào vụ này. Trong khi đó, các ý kiến trên hàng trang web mạng của người Việt hải ngoại cho rằng cách nói về yếu tố bên ngoài chỉ là cách để nhà cầm quyền bắt bớ và trừng phạt những người dân oan.

Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội thì nêu quan điểm rằng tình hình đã đẩy những người dân oan này xuống đường biểu tình. Đó là thảm kịch của Việt Nam, chỉ sau thảm kịch thuyền nhân sau 1975.

Về giải pháp cho Việt Nam, ông Nguyễn Đình Lộc tìm cách đặt câu chuyện vào một bối cảnh mang tính lịch sử khi nói rằng công nghiệp hóa là quy luật chung mà các nước Tây phương đã đi qua, nay Việt Nam đang đi qua. Nhưng người dân cũng đòi giá bồi thường cao.

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Đặng Hùng Võ thì nói phải có một tòa án hay cấp tài phán riêng để giải quyết khiếu kiện đất đai. Ngoài ra, ông tin rằng cần có một cố gắng, một chủ trương, làm sao để có các thẩm phán và tương lai là toà án hành chính địa phương. Tuy thế, ông cũng thừa nhận điều mâu thuẫn là chính các cấp địa phương lại giải quyết những vấn đề này, mà vấn đề nảy sinh tại chính các địa phương.

Trong khi đó, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà bất đồng chính kiến tại Saigon thì cho rằng chính sách đất đai không hợp lý, cán bộ địa phương tham nhũng, và quyền sở hữu đất đai lại do nhà nước quyết định, nhiều trường hợp không đền bù, sau khi phù phép đất lại rơi vào tay cán bộ hoặc gia đình cán bộ. Theo Bác sĩ Quế thì các vụ tranh chấp, khiếu kiện đất ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của đất nước vì hàng triệu lao động nông thôn đang thất nghiệp. Nông dân, công nhân trong chiến tranh đã phải hy sinh nhiều nhất, nay họ lại hy sinh lần nữa, trong khi cán bộ cộng sản nay được làm kinh tế và tham nhũng nhiều. Bác sĩ Quế nói giải pháp duy nhất là bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam phải trả lại quyền tư hữu cho người dân. Phải xử phạt các cán bộ vi phạm và bồi thường đúng mức cho dân.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Ánh Đuốc Soi Đường

Viên Nguyễn
Lời phát biểu của Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ khi đến ủy lạo đồng bào trong cuộc biểu tình đòi khiếu kiện của quần chúng tại Saigon vào ngày 17 tháng 7 là một bài học vô cùng quý giá, có thể coi như đã đánh dấu môt buớc rẽ suy tự quan trọng nơi nhiều người về tiến trình đấu tranh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam.

Quả thật, những vụ biểu tình khiếu kiện của đồng bào không phải đã mới xảy ra đây mà đã từ lâu, kéo dài từ Bắc vào Nam, sau khi hệ thống Liên sô sụp đổ, nhưng không có vụ khiếu nại nào được giải quyết đến nơi đến chốn. Ðời sống lam lũ cực khổ của đồng bào dưới nhiều tầng áp bức bất công của chế độ đã làm cho đồng bào lâm vào cảnh đường cùng, phải đứng lên đòi lại những gì mà mình bị chiếm đoạt, mất mát.

Trong hoàn cảnh khốn khó ấy, một số đồng bào nạn nhân của chế độ chỉ còn biết chọn lựa những giải pháp quyết liệt, đó là chỉ ngưng biểu tình đòi hỏi khi nào trường hợp của mình được giải quyết thỏa đáng, hay là bị công an đến mang đi. Nhưng dù là bần cùng ì ra như vậy thỉ cũng chỉ là tuyệt vọng, bởi vì không tạo nên một quan tâm nào khác nơi nhiều người trong cùng hoàn cảnh những biết trước là khiếu nại vô ích. Cũng không tạo nên một quan tâm nào của tập đoàn độc tài cai trị chỉ biết có quyền và lợi, hoàn toàn che tai bịt mắt trước những thống khổ của quần chúng nghèo khổ mà chính họ đã tạo ra bằng đường lối cai trị độc tài ngu dân.

Thử hỏi một tập đoàn cai trị chỉ nghĩ đến quyền lợi thì việc chiếm đoạt đất đai hay tìm cách trưng thu tài sản của quần chúng cho nhu cầu làm ăn ký kết với tài phiệt ngoại quốc [che dấu duới những danh tử mỹ miều là phát triển kinh tế, hợp tác quốc tế phát triển đất nước] mà lại kêu xin “khẩn cầu Thủ tướng cứu dân” hay “yêu cầu quốc hội giải quyết” thì làm thế nào mà thoát khỏi tình trạng huyện phủ bênh nhau? Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ hứa cuội cho qua chuyện “sẽ đến nơi giải quyết tận chổ.” Đại biểu Nguyễn Thị Hoài Thu thì lại sỉ vả, “dân khiếu kiện không biết luật... phá rối an ninh trật tự...” Và còn gì khờ khạo hơn là tin rằng, “Nguyễn Minh Triết sang Hoa kỳ để bàn chuyện nhân quyền” và lại mong chờ sự “can thiệp của tổng thống Bush” sẽ làm cho tập đoàn cộng sản giải quyết việc sang đoạt đất đai ruộng vườn của mình?

Có phải chăng chính thái độ ấm ớ này mà những biểu tình khiếu kiện, lập văn phòng luật sư lo khiếu kiện từ bao lâu nay vẫn chẳng có kết quả gì, dân nghèo lại càng nghèo vỉ phải lo chạy nợ vay tiền đi kiện... củ khoai. Mả chưa biết chừng những kêu oan xin xỏ này lại giúp cho Việt cộng có cái hình ảnh này trước quốc tế là: thì đấy chúng tôi rât là “cởi mở”, “cho phép biểu tình”, “cho phép đấu tranh ôn hòa”...

Trong nỗi khó khăn gần như bế tắc của đoàn người khiếu kiện, sự xuất hiện của vị chân tu Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đã mang lại một ánh sáng cho mọi người, Ngài mang đến với đồng bào những lời thăm hỏi, những lời tâm sự chân tình. Nhưng mà đặc biệt hơn hết là ngài chỉ ra rằng hoàn cảnh mà đồng bào trải qua cũng như trường hợp của giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất là do một nguyện nhân căn bản: tự do, dân chủ nhân quyền không được tôn trọng. Giải quyết được vấn đề này thì mọi sự sẽ xong.

Hòa Thượng đã nói “tôi đến đây ngỏ lời thăm hỏi sức khỏe đồng bào, để chia sẻ nỗi thống khổ tủi nhục của đồng bào... Giáo hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi năm qua. Cho đến nay đã có nghìn bức văn thư khiếu kiện, mà họ không hề phản hồi một văn thư nào..”, và quan trọng hơn là những lời nhắn nhủ mà Ngài đã đưa ra là “...muốn cho tình trạng không xẩy ra nữa, thì chúng ta phải đòi hỏi cho bằng đuợc nhân quyền, công lý và công bằng xã hội. Buộc họ trả lại quyền sống và quyền làm người cho ta, là vấn đề quan trọng nhất. Muốn như thế, thì phải chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị...mỗi nguời góp một phần, chúng ta tiếp tục đòi hỏi cho bằng được tự do, nhân quyền và công lý”

Đơn giản chỉ có thế. Vấn đề không phải là chỉ đòi bồi thường cho mảnh vườn, thưả ruộng hay căn nhà của mình đã bị trựng thu hay chiếm đoạt. Vấn đề là nằm ngay ở tập đoàn cai trị. Dù rằng bạo quyền có phương tiện bạo lực, có những đồng tiền phi nghĩa để thuê tay chân, có ma quái thời cơ biến dạng, nhất thời đàn áp người dân, nhưng chắc chắn sẽ không xóa được dấu được tội ác chồng chất và không dập tắt được ý chí mang lại tự do dân chủ cho đất nước nơi những người hiều ra được thông điệp trên của Ngài.

Không thể van xin kẻ cướp trả lại cho mình tài sản mà chúng đã cướp đoạt.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image


Tài liệu giải mật mới nhất đã làm sáng tỏ thêm vai trò của TT Richard Nixon trong chiến cuộc VN trước đây
Nguyễn Dương, source New York Times
Cơ quan National Archives của Hoa Kỳ thứ tư tuần trước cho bạch hoá thêm các cuộn băng dài 11 giờ cho thấy cố TT Nixon đã gây ảnh hưởng ra sao đối với đảng Cộng Hòa và đã đàn áp chính giới của chính phủ VNCH ra sao nhằm chấm dứt chiến tranh VN.

Cùng với các cuộn băng là 78,000 trang tài liệu mới vừa được côngbố sẽ cung cấp nhiều chi tiết hấp dẫn và cả khung cảnh lịch sử cho các nhà sử học, các viên chức của cơ quan nói trên nhận định.

Thư viện Nixon Library ở Yorba Linda, California, giờ đây đã là thành viên của National Archives, sau nhiều năm thương lượng khó khăn giữa chính phủ Mỹ và gia đình cố TT Nixon.

Các tài liệu mới công bố cung cấp cái nhìn mới mẻ về con người chính trị của TT Nixon, đặc biệt trong giai đoạn ông mới thắng cử kỳ hai trước đối thủ TNS G. McGovern năm 1972, và khi các đám mây của vụ Watergate sắp thành hình.

Năm đó, có một báo cáo do H.R. Haldeman, một phụ tá cao cấp viết,TT Nixon đã tức giận và đau khổ về chuyện các phụ tá của ông không tạo được hình ảnh ông như là một con người “nồng ấm và biết lo lắng cho kẻ khác”.

TT Nixon cho là việc này đâu có gì khó, thí dụ như ông đã “cư xử tử tế ra sao đối với các Bộ Trưởng, với các phụ tá và với Quốc hội Mỹ, đặc biệt vào lúc cuối năm có lễ Giáng Sinh”. Ôâng cho là ông đã đối xử với họ đàng hoàng, chứ không phải như thể họ là bụi là cát dưới chân ông” (not dirt under my feet).

Bản báo cáo này còn viết là “khi bàn về vấn đề nồng ấm tình người, cần nhấn mạnh khi bất cứ ai muốn viết bài về Nixon là “Tổng thống Nixon không bao giờ khoác lác về chuyện tốt đẹp ông đã đối xử với người khác.”

Đặc biệt vào ngày 19 tháng 11 năm 1972, Nixon đã chỉ trích hai người sau này đều là TT Hoa Kỳ như ông là R. Reagan và George Bush (cha). Ông nói với vố vấn Charles W. Colson, là đảng Cộng Hòa đang bị lúng túng lúc đó.

Nixon nói: “Thật tình mà nói, các cấp lãnh đạo Cộng Hòa tệ quá, ở Cali là ông Reagan. Lẽ ra ông ấy phải cố gắng, trái lại cứ lề mề nặng nề.” Ngoài ra Nixon định thay thế vai trò Đại sứ ở LHQ của ông Bush như sau: “Cái tổ chức đó dang chống Nixon, vậy mà Bush chẳng làm cái quái gì cả (Bush hasn’t done one damn thing)”.

Trong thời gian này thì Nixon báo cho H. Humphrey, địch thủ của Dân Chủ ông đánh bại 4 năm về trước, là Ngoại Trưởng Kissenger đã đã đạt tới thỏa hiệp ngầm với Bắc Việt, chỉ vài ngày trước kỳ bầu cử nhiệm kỳ hai.

Cố TT Nixon, ngoài việc đã đạt tới thỏa hiệp ngầm với Bắc Việt như vừa tiết lộ, còn tỏ ra tức giận vô cùng khi cố TT Nguyễn Văn Thiệu của chính quyền VNCH đã tỏ ra chống lại thỏa hiệp ký kết giữa Kissenger và Lê Đức Thọ ở Paris.

Trong một cuộc đàm đạo ghi âm lại được, Nixon đã gợi ý Mỹ có thể “đi đêm” với Bắc Việt bằng cách ký một thỏa hiệp song phương với kẻ thù và không cho chính quyền VNCH biết cái gì hết.

Stanley Karnov, một chuyên gia hàng đầu về cuộc chiến VN, mới cho biết lúc đó Nixon hết sức lo lắng là Quốc Hội sẽ tước quyền và nắm lấy chính sách chiến tranh nếu ông ta không đạt tới thỏa thuận nào đó chứng tỏ ông ta đang kiểm soát tình hình.

Tài liệu vừa mới giải mật này một lần nữa cho thấy chính quyền và quân đội VNCH không thua Bắc Việt trên mặt trận, mà thua Bắc Việt tại Hoa Thịnh Đốn.

Nguyễn Dương, source New York Times
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Lùa Việt Kiều Vô Rọ
VI ANH

Nhiều dấu chỉ cho thấy CS Hà nội thực hiện Nghị quyết 36, âm mưu lùa Việt Kiều vô rọ, biến nguời Việt hải ngoại thành "thần dân" của chế độ CS Hà nội, qua miếng mồi miễn thị thực nhập cảnh cho người Việt Kiều mà Ô Nguyễn minh Triết tuyên bố khi công du Mỹ. Người Việt hải ngoại sẽ chết chìm trong chi tiết nếu nhìn miếng mồi miển thị thực nhập cảnh qua sự dễ dàng, tiện lợi, không tốn kém, và qua lời chiêu dụ của CS Hà nội Việt Kiều là khúc ruột ngàn dặm của quê hương. "Ý đồ" cho Việt Kiều vào rọ để biến Việt Kiều trở thành thần dân của CS Hà nội lộ rõ nếu xét trên nguyên tác căn bản của Luật Quốc tịch hiện hành của CS Hà nội và những thủ tục mà CS Hà nội sắp đưa ra.

Một, dấu chỉ then chốt là luật quốc tịch của CS Hà nội xây dựng trên căn bản huyết tộc. Nghĩa là người nào có nguồn gốc Việt Nam, mấy đời thây kệ, sanh ra hay sinh sống ở nước nào thây kệ, đã nhập quốc tịch nào thây kệ, chưa được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa VN cho phép từ bỏ quốc tịch VN, đương nhiên còn mang quốc tịch Việt Nam. Người Việt sống hơn 5 năm ở Mỹ, đủ điều kiện, nạp hồ sơ, vượt qua trắc nghiệm Anh văn, lịch sử, công quyền Mỹ gồm một trăm mấy chục câu, tuyên thệ trước chánh án, được cấp chưng thư quốc tịch Mỹ, và cấp hộ chiếu Mỹ, hưởng mọi quyền lợi hiến định và luật định của công dân Mỹ, CS Hà nội không cần biết. Người Việt đó trên phương diện chánh trị, pháp lý, văn hóa, xã hội xem là công dân Mỹ, được gọi là người Mỹ gốc Việt, theo tinh thần pháp luật của CS Hà nội vẫn là người mang quốc tịch VN. Không những chỉ người đó bị mang quốc tịch VN thôi đâu, mà con cháu ba đời người đó sanh ra ở Mỹ cũng còn phải mang quốc tịch VN. Lý do vì những công dân Mỹ đó, những người Mỹ gốc Việt đó ở Mỹ chưa được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xả hội Chủ nghĩa VN cho phép từ bỏ quốc tịch VN.

Trong hiệp ước bang giao, Hà Nội và Washington, hai bên né cái gai góc đó cho nhau, hai bên dùng một thuật ngữ gọi người công dân Mỹ đối với Mỹ và người Việt chưa được Hà nội cho phép từ bỏ quốc tịch VN - là ngươi mang hộ chiếu Mỹ. Kỹ thuật lập lờ này của Hà nội và Washington để lập bang giao, phần thiệt hại thuộc về người Mỹ gốc Việt khi CS Hà nội cần giải thích hiệp ước lợi cho họ. Đó là trường hợp Ô Lý Tống bị đưa ra toàn lần đầu, luật sư Mỹ biện hộ cho Ong bị Tòa án CS mời đi ra vì Tòa VN xử Ong Lý Tống là công dân VN, luật sư Mỹ chẳng có chuyện gì mà dự sự. Và Hà nội cũng dựa vào cách giải thích luật quốc tịch đó để yêu cầu Tòa án Thái Lan cho dẩn độ Ô Lý Tống về VN để xét xử.

Với cách giải thích chưa được Chủ Tịch Nước cho phép từ bỏ quốc tịch Việt thì chưa được nhập quốc tịch khác này, với tinh lý quốc tịch VN dựa vào huyết thống của CS Hà nội, số người Việt hải ngoại nhập quốc tịch các nước, như Mỹ, Pháp, Uc có giấy tư bọ quốc tịch VN do Chủ tịch Nước cấp đếm không quá đầu ngón của hai bàn tay. Kể cả Việt Kiều hay con em của Việt Kiều về VN làm việc hay làm ăn cho CS Hà nội, CS vui vẻ thì thôi, chớ buồn bực, hay khi thấy Việt Kiều được "vỗ béo" rồi, thì CS có thể "cấm cố" ở VN, lột hết của cải bằng nhiều cách vì quyền hành nằm trong tay CS. Có khi CS muốn vẫn có thể bắt đi "nghĩa vụ quân sự" cũng được. Trừ trường hợp cộng đồng người Việt hải ngoại lên tiếng, yêu cầu chánh quyền nước sở tại dùng biện pháp ngoại giao, áp lực chánh trị như trường hợp Bà Foshe Cúc hay Kỹ sư Công vì lý do chánh trị, họa may mới thoát được. Mà cho đến bây giờ cộng đồng người Việt hải ngoại tỏ ra không có cảm tình, ắt không lên tiếng giúp ngươi về làm việc, làm ăn với CS Hà nội.
Hai, dấu chỉ thứ hai là thủ tục mà CS Hà nội sớm muộn gì cũng ban hành để áp dụng cho việc miển chiếu khán nhập cảnh. Qua hai phóng sự dài của Đài Á châu Tư do , có âm chứng, hỏi cán bộ thẩm quyền về Việt Kiều vụ, người ta thấy thủ tục bó buộc để được miển là nguồn gốc Việt. Đó là cái hom của cái rọ lọt vào thì dễ nhưng vô phương ra - dễ gì xin được giấy của Chủ tịch Nước cho rời bỏ quốc tịch Việt. Thủ tục xin giấy chứng minh nguồn gốc Việt có thể phải khai báo lý lịch, chứng minh giấy tờ, cơ quan nhà nước xác minh và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc VN. Từ Tiến sĩ Lương Bạch Vân, chủ tịch Hội Liên Lạc Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài, ông Lê Hưng Quốc, phó giám đốc thường trực Sở Ngoại Vụ của TP Hồ Chí Minh đều cho rằng " bỏ thị thực phải đi kèm một số các thủ tục. Ví dụ như sẽ không cần xin thị thực nhập cảnh nhưng chắc chắn sẽ có sự xác nhận là có nguồn gốc Việt Nam." Đến ông Trần Văn Thịnh, Vụ Trưởng Vụ Công Tác Cộng Đồng, một trong những đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại Giao, có liên quan trong tiến trình chuẩn bị bãi miễn visa cho Việt kiều nước ngoài về thăm nhà nói Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh ấy đang nghiên cứu."

Không ai nghĩ thủ tục sẽ khó đâu vì cứu cánh của CS Hà nội là muốn nhiều Việt Kiều được xác nhận có nguồn gốc VN và muốn càng nhiều người Việt hải ngoại đi lại VN, càng tốt, càng có lợi kinh tế chánh trị cho nhà cầm quyền CS. Muốn đặt lờ, đặt lọp thì phải khai thông đường nước; nước càng thông, chảy càng bót thì cá càng dễ vào hom, vô rọ. Cái rọ này đã có sẵn, là luật quốc tịch dưa vào huyết thống và điều liện tiên quyết phải được Chủ tịch nước cho phép từ bỏ quốc tịch VN. Theo đó bất kỳ người Việt sanh ra ở dâu, cư trú nước nào, đã nhập quốc tịch gì, mà chưa được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa VN cho phép là người Việt Nam với quốc tịch VN. Tự nhiên người Việt, quốc tịch Việt là công dân Việt thì phải do là luật Việt Nam chi phối, mà chế độ CS Hà nội là nhà cầm quyền. Mà VN hiện có một "rừng luật" và nhà cầm quyến thì hay xài "luật rừng,"

Ba và sau cùng, hiện tại CS Hà nội rất cần người Việt hải ngoại đi VN thăm viếng và về VN làm việc. Lợi về kinh tế chánh trị cho CS rất nhiều. Về kinh tế, du lịch là một thứ kỹ nghệ không khói. Kiến thức, kinh nghiệm, vốn liếng đầu tư của Việt Kiều là thứ CS Hà nội rất cần. Về chánh trị càng nhiều Việt Kiều về CS càng dễ khoa trương với thế giới về sự cỡi mở chánh trị. Nhưng giá trị kinh tế chánh trị của Việt Kiều sẽ mất khi trở thành thần dân của CS. Tiếc gì vài chục Đô la đóng cho Lãnh sự quán CS để xin chiếu khán nhập cảnh. Mất công gì khi xin trong lúc các dịch vụ bán vé may bay có đường dây làm ăn riêng với lãnh sự quán bao thầu xin cho khi bán vé máy bay. Tội gì xin giấy xác nhận nguồn gốc Việt từ nhà cầm quỳên CS trong nước hay ở hải ngoại. Lỡ bị CS lùa vô rọ quốc tịch công dân của CS Hà nội rồi biết gỡ sao đây.

VI ANH
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Kha Tư Gíao –

Người chiến sĩ bất khuất của tự do.

Trần Văn Giang

Gần đây truyền thông và báo chí hải ngọai đã tốn rất nhiều thời giờ công sức dài dòng về sự vô liêm sỉ, bất xứng, hèn hạ của một số cỏ đuôi chó ở hải ngọai tíu tít tung hô, công kênh tên chủ tịch nhà nước cộng sản sang viếng thăm Hoa Kỳ.

Trong đó, buồn thay, có cả mấy tên ở vai trò lãnh đạo của miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975 đã từng có thành tích lừa thầy, phản bạn và đâm sau lưng chiến sĩ, đồng đội. Các ngọn cỏ đuôi chó này đã và đang trở đuôi theo ngọn gió phỉnh gạt mới của cộng sản (CS), dùng cái tài cố hửu uốn lưng và luồn trôn lấy điểm các tên trùm mafia CS giữa ban ngày ban mặt một cách rất nhục nhã. Đã đến lúc chúng ta cần phải quên lãng lọai cỏ thấp hèn này. Mặc dù những ngọn cỏ này vẫn còn lởn vởn trước mắt chúng ta; nhưng trong tâm thức của chúng ta, bọn chúng đã chết từ lâu rồi. Hãy cứ để cho chúng tha hồ múa rối theo nhịp trống bịp bợm mà mafia CS đang đập, trước khi được chính bọn mafia CS cho học một bài học cũ của CS. Bài học lịch sử của sự “liên minh” với vẹm năm 1945, của sự ký hiệp ước với CS (Paris Accord – Hiệp định Ba-lê) năm 1973 vẫn còn rành rành, chắc chắn sẽ tái diễn không thế nào xẩy được !

Thay vì cất công vô ích nói đến các cỏ đuôi chó, chúng ta hãy dành chút ít thời giờ quí báu để nhắc nhở, tưởng nhớ các chiến sĩ (hầu như vô danh) của tự do đã sống bất khuất, cuối cùng đã chọn cái chết (vinh) hơn sự sống nhục. Các chiến sĩ bất khuất như Ngô Nghĩa, Kha Tư Giáo…
Bài này viết về chiến sĩ Kha Tư Giáo theo lời thuật lại của một đồng môn với tôi. Anh đã là bạn tù của Kha Tư Giáo kể từ ngày cùng đi trình diện (để “học tập cải tạo !”) tại trường đại học Kiến Trúc Sàigòn ngày 28 tháng 5 năm 1975 cho đến khi Kha Tư Giáo chết ở Long giao, Long Khánh và khỏang tháng 6 năm 1976.

Kha Tư Giáo tốt nghiệp trường Khóa I Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Nhập ngũ (khóa 9/68 Thủ Đức) và biệt phái về làm cho Kỹ Thương ngân hàng ở Sài-gòn. Năm 1975, Kha Tư Giáo khỏang độ 30 (?) tuổi mang cấp bậc cuối cùng, trước ngày tan hàng 30/4/1975, là Thiếu úy.
Kha Tư Giáo người gầy gò, trắng xanh theo kiểu nhân viên văn phòng ngân hàng. Kha Tư Giáo có dáng dấp thư sinh tương tự như hình ảnh của “anh chàng văn sĩ” trong trại tập trung của Đức quốc xã mà chúng ta thấy trong phim “Giờ Thứ 25” của nhà văn người Romania - C. Virgil Gheorghiu. Kha Tư Giáo là một người trầm ngâm, ít nói. Nhưng khi nói thì rất rành mạch, lớp lang theo đúng sách vở. Kha Tư Giáo cũng là một người bạn tốt, sòng phẳng và sẵn sàng giúp đỡ các bạn tù khác.
Theo lệnh của CS, Kha Tư Giáo đi trình diện tại trường Đại học Kiến Trúc Sài Gòn ngày 28 tháng 5 năm 1975. Vào đêm 28 tháng 5 năm 1975, Kha Tư Giáo và các sĩ quan VNCH khác đã trình diện tại truờng ĐH Kiến Trúc trong hai ngày 27 và 28 tháng 5 năm 1975 được chuyển đến “Thành Ông Năm” ở Bùi Môn, Hóc Môn bằng xe Molotova.

Giáo bị giữ ở trại T2-L19 tại Bùi Môn từ ngày 28 tháng 5 năm 1975 cho đến cuối năm 1975. Kha Tư Giáo và các tù nhân sĩ quan VNCH được CS dùng tầu đổ bộ cũ của HQVN (HQ 504 ?) chở ra đảo Phú Quốc, Dương Đông. Tất cả tù nhân đặt chân lên đảo Phú Quốc đúng vào chiều ngày 30 tết Bính Thìn 1976.
Thời bấy giờ, Kha Tư Giáo có một người chú ruột là Kha Tư Ân làm Thứ Trưởng Bộ Công Nghệ Nhẹ của chính quyền CS Hà Nội. Người chú này đã có lần viết thư cho Kha Tư Giáo nhắn nhủ là: “Cháu cứ nhận tội (làm tay sai Mỹ, chống lại CS) thì họ (cán bộ quản giáo - cai tù cải tạo) sẽ cho về.” Người em ruột của Kha Tư Giáo là Kha Tư Huấn, mang cấp bậc Trung úy, đã nghe theo lời chú nhận tội (!) như vậy, chỉ bị tù một năm rồi được CS thả về. Kha Tư Giáo cương quyết nhất định không bao giờ nhận bất cứ tội gì; mặc dù chính ngay các cán bộ quản giáo đã nhiều lần khuyên Kha Tư Giáo cứ “nhận tôi” thì sẽ cho về. Đã không nhận tội, Kha Tư Giáo còn nói với cán bộ quản giáo là:
“Tôi không có thân nhân nào làm việc với CS cả !”
Và tiếp theo là :
“Nếu thấy tôi có tội thì cứ đem ra bắn; còn thấy tôi không có tội thì phải thả tôi ra tự do!”
Cán bộ quản giáo cãi không lại các lý luận của Kha Tư Giáo, phải mời Chính ủy của Trung đòan xuống để “góp ý” và tranh luận với Kha Tư Giáo. Đáng nhớ nhất trong tâm trí của các tù nhân sĩ quan VNCH tại trại Bùi Môn là sau vụ “góp ý” của Chính ủy trung đòan với Kha Tư Giáo không đi đến đâu cả, một tên cán bộ quản giáo nói với Kha Tư Giáo:
“Bây giờ tôi nói chuyện với anh như hai người ngang hàng. Anh định nghĩa cho tôi biết thế nào là tự do ?”
Kha Tư Gíao trả lời ngay :
“Anh là kẻ chiến thắng, tôi là người thua trận, không bao giớ có thể có chuyện ‘nói ngang hang với nhau’ được. Còn hỏi tôi ‘định nghĩa thế nào là tự do ?’ thì tôi không định nghĩa được vì nghĩa của chữ tự do quá rộng. Nhưng mà khi tôi bị mất tự do là tôi biết liền.”
Tên quản giáo chỉ còn nước lắc đầu và bỏ đi.

Tại Phú quốc, Kha Tư Giáo bị giữ ở “nhà số 2” trong trại Cầu Sấu. Trại này là trại cuối cùng từ Dương Đông đi vào. Trong giai đọan này sức khỏe của các người tù nói chung xuống dốc rất mau vì vấn đề ăn uống rất thiếu thốn, sự kiểm sóat, kiểm thảo chặt chẽ của CS. Đây cũng là giai đọan mà Kha Tư Giáo phản kháng CS mạnh mẽ nhất. Kha Tư Giáo luôn luôn tuyên bố trong các buổi học tập, kiểm thảo là mình “chẳng có tội gì cả” và liên tục “đề nghị” là “nếu có tội thì cứ việc đem ra bắn ngay !”

Trong trại tù cải tạo, CS luôn hô hào, luôn tuyên truyền khẩu hiệu : “lao động là vinh quang.” Một hôm, Kha Tư Giáo bị đau răng, khai bịnh và xin nghỉ lao động nhưng cán bộ quản giáo không cho, vẫn bắt anh đi lấy củi như mọi người. Trên đường về, anh chỉ vác một khúc củi to bằng chiếc đòn gánh. Một tên bộ đội bắt anh phải đổi một khúc cây to hơn. Kha Tư Giáo trả lời :
“Hôm nay tôi bịnh. Xin nghỉ các anh không cho; nên tôi làm như các anh nói ‘làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu.’ Tôi vác khúc cây này là đúng sức của tôi rồi.”
Tên bộ đôi nhất định bắt Kha Tư Giáo phải vác nhiều hơn, thì anh cũng nhất định không chịu tuân lệnh. Tên này bèn lên đạn súng AK, chĩa súng vào người anh hăm dọa sẽ bắn nếu anh không tuân lệnh. Kha Tư Giáo bình tĩnh tháo kiếng cận ra và chỉ ngón tay vào mặt của mình rồi nói với tên bộ đội :
“Anh hãy bắn vào đây này!”
Tên bộ đội giận run, chỉa súng lên trời bắn cả băng đạn AK mà không làm gì được anh. Câu chuyện này được đã được dân chúng ở Cầu sấu kể, truyền lại cho các trại tù khác ở Dương Đông, Phú quốc.

Kể từ hôm đó, bộ đội bắt đầu “ghìm” Kha Tư Giáo tối đa.
Anh em trong trại tù đều biết rằng chẳng thà đi ra ngòai trại lao động còn hơn bị bắt ngồi ở trong tại học tập và viết tờ nhận tội. Vì sự chống đối không ngừng của Kha Tư Giáo, cán bộ quản giáo trại bắt tất cả tù cải tạo mỗi tháng học tập một lần để “giúp đỡ” (lời của cán bộ quản gíao trại) Giáo ra nhận tội của mình. Anh em tù ai cũng thấy ngại cho Kha Tư Giáo. Có người nói :”Thôi ! Giáo nhận tội đại đi để được thả về.” Anh chỉ nhìn anh em tù mà không trả lời.
Lần “góp ý” cuối cùng tại Phú quốc vào khỏang giữa tháng 5/1976. Sau 1 tuần lễ cả trại học tập “góp ý” để khuyên Kha Tư Giáo ra nhận tội của mình, cuối cùng mọi người đều thở phào nhẹ nhõm khi thấy anh giơ tay xin phát biểu (nên biết là Kha Tư Giáo không bao giờ phát biểu gì cả trong các buổi học tập !). Sau khi đứng lên, sửa quần áo cho ngay ngắn, chỉnh lại cặp kính cận cho thẳng thắn, anh chậm rãi nói:
“Trước hết, xin cám ơn các bạn đã ‘góp ý’ cho tôi cả tuần nay; và bây giờ tôi nhận ra là tôi có một tội (nghe đến đây, tù nhân ai cũng thở phào vì sẽ sớm chấm dứt cảnh học tập; còn tên quản giáo thì miệng nở nụ cười chiến thắng). Cái tội của tôi là ‘Tôi đã không thể nói cho các bạn hiểu là TÔI KHÔNG CÓ TỘI.’ ”
Đám tù nhân cười ồ lên. Còn tên cán bộ quản gíáo thì đã tắt ngay nụ cười.

Ngay sau đó, trong một cuộc kiểm sóat trại, tên trại trưởng đã nói điều gì đó xúc phạm đến anh, anh quay đi và nhổ nước bọt xuống đất. Thế là anh bị đem đi biệt giam. Kha Tư Giáo bị nhốt theo kiểu chuồng cọp (ngồi không được mà đứng cũng không được, chỉ có một cách là nằm, nhiều lắm là co chân). Anh bị nhốt ở một chuồng kẽm gai bên cạnh trại, trên bãi đất trống trải. Phía trên chuồng có che mái sơ sài, bốn bên trống lốc. Cát, gió và kiến lửa tha hồ ùa vào. Khí hậu thì ngày nóng đêm lạnh. Suốt cả đêm, anh chỉ liên tục gào thét lên một câu trong bài hát “Đêm nguyện cầu” của Lê Minh Bằng :
“Thượng đế hỡi có thấu cho Việt Nam này… Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối !”

Kha Tư Giáo cứ la hét như thế cho đến khi khản hết tiếng tăm. Anh cũng luôn miệng kêu khát “Nước! Nước!...” Nhưng cán bộ quản giáo chỉ cho nước khi cho anh ăn. Anh lại phản đối tuyệt thực luôn. Giai đọan này các trại giam ở Phú Quôc có lệnh của CS phải di chuyển vào đất liền. Kha Tư Giáo đã kiệt sức. Lúc chuyển trại, phải có bạn tù xốc nách dìu anh đi bộ suốt 7 cây số từ trại Cầu sấu ra bến cảng. Trên tầu HQ 403, mặc dầu đứng không vững, nhưng anh vẫn bị còng tay bằng còng số 8 vào thành tầu. Còng sắt hoen rỉ đã cắt da thịt của anh sát đến tận xương trắng. Hai chân anh bị cùm bằng 2 thanh gỗ có khóet lỗ hình bán nguyệt kẹp vào nhau. Tuy thể xác bị hành hạ đến cùng cực như vậy, nhưng đôi mắt của anh vẫn sáng rực, không tỏ vẻ gì đau đớn cả. Tầu HQ 403 (?) đã đưa tù nhân về lại bến Tân Cảng Sàigòn sau 2 ngày, và cuối cùng tất cả được đưa về Long Giao (Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh - hậu cứ và Trung tâm huấn luyện cũ của SĐ 18BB). Đến Long Giao thì Kha Tư Giáo chết vì hòan tòan kiệt sức. Cuối năm 1976, gia đình Kha Tư Giáo ở Sài gòn đã có lên thăm mộ của Kha Tư Giáo mà anh em bạn tù đã thu xếp chôn cất cho anh ở Long Giao.
Anh Kha Tư Giáo, chúng tôi xin thay mặt cho những người còn sống sót hôm nay, thay mặt cho những người không có được cái khí phách oai hùng bất khuất của anh, xin thắp lên một nén hương cầu nguyện cho linh hồn anh được ngàn thu an nghỉ.

Cuộc đời vốn dĩ là bể khổ. Nhưng không có bể khổ nào có thể so sánh với cái địa ngục trần gian mà CS đã và đang dùng để đày đọa anh và dân tộc Việt Nam. Lich sử nhân lọai đã nhiều lần chứng minh là bạo lực không thể tồn tại mãi được. Anh đã sống bất khuất, đã từng khóc và cười theo mệnh nước, thì chắc chắn anh chết cũng linh thiêng. Xin vong linh anh hãy phù hộ cho dân tộc và nước Việt Nam sớm thóat cảnh lầm than vô tiền khóang hậu trong lịch sử 4000 năm của đất nước.
Sự bất khuất của Kha Tư Giáo đã thật sự phản ảnh tinh thần :
“Đừng sợ những gì cộng sản làm. Hãy làm những gì cộng sản sợ.”

Cuối bài, như đã trình bày, những chi tiết ở đây được ghi lại theo trí nhớ của một người lính gìa, chắc chắn sẽ có sơ xuất. Kính xin quí vị quan tâm sửa sai và bổ khuyết thêm vào bài này để giữ ngọn đuốc bất khuất Kha Tư Giáo tiếp tục cháy sáng, soi vào lương tâm của các ngọn cỏ đuôi chó.

Trần Văn Giang
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

AI LÀ CHA ĐẺ CỦA
CHƯƠNG TRÌNH DẠ LAN
NỔI TIẾNG MỘT THỜI
CỦA ĐÀI PHÁT THANH QUÂN ĐỘI?



Image

* Câu trả lời: - Đại tá Trần Ngọc Huyến

- Ít nhất đã có hai vị Đại Tá nhảy ra tự nhận là chính mình khai sinh ra chương trình này.

- Đại tá Trần Ngọc Huyến và những chương trình cải tổ đường lối tâm lý chiến của Quân Đội VNCH từ sau tháng 11-1963.


Vì cho cả người sống (anh chị em phục vụ trong Đài Quân Đội như Nguyễn Văn Thuý, Anh Ngọc, Đan Thọ, Dương Ngọc Hoán...) và người chết (Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Trung Tá Lê Đình Thạch), bài báo này buộc phải đăng lại. (Huy Phương)

(12-2004). Trong tuần qua, một bản tin nhỏ từ Houston Texas cho biết cựu Đại tá Trần Ngọc Huyến, nguyên Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia vừa qua đời. Người viết bài này không tốt nghiệp từ trường Võ Bị, nhưng cái tên Trần Ngọc Huyến nhắc nhở lại một đoạn đời phục vụ tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý (1) của mình, mà ngày ấy ông là Giám Đốc. Người ta biết nhiều tới chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị của ông hơn là chức vụ Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, nhưng chính ông là người đã thay đổi hoàn toàn đường lối chiến tranh tâm lý của Quân Đội một cách bạo dạn và khôn ngoan, đưa đến những kết quả tốt đẹp. Phải nói ông là người có nhiều sáng kiến và dám làm, đối với các cộng sự, ông không câu nệ tới cấp bậc mà nhìn vào khả năng làm việc của từng người. Đại Tá Trần Ngọc Huyến là một người đã có bằng Cử Nhân Văn Chương trước khi vào lính. Trước năm 1960, ông là Chỉ Huy Phó kiêm Phó Văn Hóa Vụ tại trường Võ Bị Quốc Gia, sau cuộc đảo chính năm 1960 ông giữ Chức Vụ CHT, và thăng Đại Tá sau tháng 11-1963 nhờ công trận của ông trong lúc Ông là Quân Trấn Trưởng Đà Lạt. Tuy nhiên, người ta nói ông có liên hệ nhiều với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên sau đó từ cao nguyên Đà Lạt, ông lại được mời đi làm Lãnh Sự tại Hồng Kông. Cũng không biết với lý do nào, sau đó Đại Tá Trần Ngọc Huyến lại được triệu về giao cho chức vụ Thứ Trưởng Bộ Thông Tin kiêm Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý.

* Khai sinh ra chương trình Dạ Lan:

Sau khi tốt nghiệp khóa 16 SQTB Thủ Đức (7-1964), tôi trình diện Nha Chiến Tranh Tâm Lý, thì ông là Giám Đốc Nha, nghe nói ông đã rời Bộ Thông Tin vì bất đồng quan điểm với Bộ Trưởng Bộ này về vụ Bộ tiếp đón phái đoàn của bộ Quốc Phòng Mỹ. Là một sĩ quan mới ra trường tôi phấn khởi thấy được làm việc với một cấp chỉ huy trẻ trung, năng động và có nhiều sáng kiến như ông. Chính ông người khai sinh ra chương trình phát thanh “Dạ Lan” của Đài Phát Thanh Quân Đội (2) lúc bấy giờ, chứ không phải là những người kế nhiệm ông như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đại Tá Trần Ngọc Huyến đã có sáng kiến thay đổi các lối mòn tuyên truyền của thời cũ, nhất là sau biến cố 1963, cần ổn định lại tinh thần của các binh sĩ ngoài mặt trận. Ngoài chương trình Dạ Lan, phỏng theo một chương trình địch vận của Đài Loan hướng về Trung Quốc lục địa vào thập niên 50, Đại Tá Trần Ngọc Huyến đã có sáng kiến mở những chương trình:

- Chương trình Gia Binh với Xướng Ngôn Viên Ngọc Dung dành cho gia đình binh sĩ.

- Chương trình Đồng Minh Vận (do XNV Mai Lan và Dương Ngọc Hoán phụ trách (3) phát thanh bằng Anh Ngữ) dành cho các quân nhân đồng minh đang chiến đấu bên cạnh QLVNCH. Trong Đệ II Thế Chiến Nhật Bản cũng có chương trình “Rose of Tokyo” phát thanh bằng Anh Ngữ, nhưng nhắm vào quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, lúc bấy giờ là kẻ thù của Nhật.

Đại Tá Trần Ngọc Huyến, ngoài các buổi họp tham mưu ở Nha, đã mời một số anh em phụ trách các tiết mục trong chương trình Dạ Lan dùng những bữa cơm “tham mưu” để tạo sự thông cảm và nói chuyện thân mật về việc mở ra chương trình này. Phó Giám đốc Nha bấy giờ là Trung Tá Cao Đăng Tường, Chánh Sự Vụ Sở Kỹ Thuật là Thiêáu Tá Lê Đình Thạch. Trong quân đội, cùng cơ quan, phải nói ít khi có một buổi ăn mà Đại Tá ngồi chung với Thượng Sĩ (trong nhóm “ tham mưu” Dạ Lan, Thượng sĩ nhà văn Lưu Nghi là người có cấp bậc nhỏ nhất) để bàn công chuyện như thời Trần Ngọc Huyến. Ông là người có tinh thần “cách mạng” và rất gần gũi với những người cộng sự.

Tôi được điều từ phòng Báo chí về để viết “chapeau” (lời dẫn cho mỗi bản nhạc) do hai nhạc sĩ Ngọc Bích và Đan Thọ soạn vào thời gian phôi thai của chương trình Dạ Lan.

* Dạ Lan, cô là ai ?

Không ai có thể ngờ rằng xướng ngôn viên mang tên Dạ Lan nói giọng Bắc lại là một người con gái Quảng Nam có một thời gian sinh sống tại Huế, tên Nguyễn Xuân Lan. Cô này trước làm việc tại Đài Phát Thanh Quân Đội Đồng Hà, một chương trình phát thanh về bên kia vĩ tuyến, thiết lập tại Đông Hà tại tỉnh địa đầu Quảng Trị. Đài này do Nhất Tuấn làm Quản Đốc và Hà Huyền Chi làm phó. Cô Xuân Lan không đẹp nhưng cô phát âm tiếng Bắc rất đúng giọng (nhờ HHC huấn luyện trong thời gian ở Đồng Hà)ø và lẽ cố nhiên rất ngọt ngào. Đêm đêm trên làn sóng điện của Đài Phát Thanh Quân Đội, giọng nói của người em gái hậu phương có mãnh lực thu hút cảm tình của các binh sĩ trú đóng khắp trên bốn vùng chiến thuật. Danh từ “em gái hậu phương” và “anh trai tiền tuyến” là một danh từ khá quen thuộc phát sinh trong thời gian này được nghe và dùng nhiều trong các bài thơ hay nhạc phẩm thịnh hành.

* Chương trình Dạ Lan:

Chương trình được phát thanh hằng đêm từ 7 giờ đến 9 giờ , gồm các phần câu chuyện hằng, tin tức, thời sự , điểm báo và phần văn nghệ. Đặc biệt nhất là phần trao đổi thư tín giữa Dạ Lan và các quân nhân, phần lớn là các quân nhân ở các tỉnh xa thủ đô, nhất là thành phần trú đóng ở các tiền đồn. Trong giai đoạn mới thành lập, chương trình Dạ Lan, phần câu chuyện hằng ngày do Lưu Nghi (4) phụ trách, tin tức do Mai Trung Tĩnh, điểm báo do Nguyễn Triệu Nam (5), phần nhạc do nhạc sĩ Đan Thọ, Ngọc Bích (6) chọn và lời dẫn nhạc (chapeau) do Huy Phương viết (7). Phần tin tức do ban tin tức của Đài phụ trách và thư tín do Cô Ngọc Xuân và một số cô đặc trách việc chọn lựa thư tín để sau đó Dạ Lan trả lời trên làn sóng phát thanh.

Chương trình Dạ Lan rất được anh em quân nhân hoan nghênh, nhất là các quân nhân xa nhà, trú đóng ở các tiền đồn hẻo lánh. Vào hai năm 1964-65, Đài Phát Thanh Quân Đội phải tuyển thêm một số nữ nhân viên để phụ trách vấn đề trả lời thư của các “anh tiền tuyến” hằng đêm. Một số carte-postale chụp cô Xuân Lan đã nói trên cũng được Nha Chiến Tranh Tâm Lý ấn hành để gởi tặng đến các chiến sĩ tiền đồn. Tuy vậy nhân vật “em gái hậu phương Dạ Lan” chưa bao giờ xuất hiện trên truyền hình, báo chí hay ngoài đời mà chỉ duy nhất qua làn sóng điện, vì ngoài đời nhan sắc cô chỉ thuộc loại trung bình. Cô cũng nhận được không ít thư từ tỏ tình với cô của các “anh tiền tuyến”. Nhiều anh tiền tuyến đi phép về Saigon có tìm đến đài phát thanh Quân Dội nhưng không bao giờ gặp được Dạ Lan bằng xương bằng thịt.

Chương trình Dạ Lan kéo dài tới ngày tàn cuộc chiến, nhưng chỉ sôi nổi vào những năm đầu khi còn Đại Tá Trần Ngọc Huyến, một phần là nhờ sự lưu tâm đặc biệt của ông, phần khác, chương trình nào qua thời gian cũng trở nên nhàm chán, thư từ trở nên thưa thớt và chương trình còn lại chỉ là cái vỏ bọc để chuyên chở tin tức, bình luận thời sự cho đài Phát Thanh Quân Đội. Thậm chí vào khoảng năm 1966 khi cô Xuân Lan rời Đài Phát Thanh Quân Đội, tiếng nói Dạ Lan được thay bằng cô Mỹ Linh, gốc người Bắc vẫn thường phụ trách các chương trình nhạc ngoại quốc buổi trưa, mà ở ngoài Đài Quân Đội không ai hay biết.

Chương trình Dạ Lan bắt đầu có từ thời quản đốc Đài Quân đội là Thiếu Tá Nguyễn Văn Văn Thuý, tức nhà văn Kỳ Văn Nguyên. Ông ở binh chủng truyền tin, nhưng sau khi tác phẩm “Tìm Về Sinh Lộ” (viết về cuộc di cư 1954) của ông ra đời, ông được cấp lãnh dạo VNCH chú ý và mời về làm Quản Đốc Đài. Tiếp đó là Thiếu tá Phạm Hậu, tức nhà thơ Nhất Tuấn. Giai đoạn sau Thiếu Tá Phạm Hậu là Thiếu Tá Hà Sĩ Phong. Cuối cùng từ năm 1969 cho đến khi tan hàng, Quản Đốc Đài là Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến tức là nhà văn Văn Quang. Đài Phát Thanh Quân Đội ngày ấy liên tiếp qui tụ nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi như Văn Thiệt, Dương Ngọc Hoán, Anh Ngọc, Nhật Bằng, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Canh Thân, Nguyễn Đức, Văn Đô, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Triệu Nam, Lưu Nghi, Nguyễn Ngọc Quan, Trần Trịnh, Đào Duy, Mai Trung Tĩnh, Nguyễn Quốc Hùng (thầy khóa Tư), Dương Phục, Châu Trị, Lâm Tường Dũ, Nguyễn Xuân Thiệp...

* Những thay đổi trong ngành báo chí Quân Đội:

Đối với báo chí quân đội , Đại Tá Trần Ngọc Huyến cũng có những cải tổ rất táo bạo. Ông chủ trương hình thức cũng như nội dung của những tờ báo này phải hấp dẫn, tươi mát vì cuộc sống lính tráng đã quá gian khổ, khô cằn. Hình thức phải đẹp, có ảnh các kiều nữ, và nếu có hở hang đôi chút cũng không sao. Báo phải có hý họa, chuyện vui cười và nếu có dung tục một chút cũng OK. Tờ “Thông Tin Chiến Sĩ”dành cho binh sĩ do Huy Vân phụ trách và tờ “Văn Nghệ Chiến Sĩ” do Thanh Nam (9) và kế là Thiếu Úy Nguyễn Văn Thảo làm TTK Tòa Soạn. Thiếu úy Hiếu Đệ, họa sĩ là tác giả nhiều ảnh hý họa trên hai tờ báo này. Nhiều lúc Đại Tá Huyến còn gợi ý cho Huy Vân viết chuyện cười và cho Hiếu Đệ vẽ tranh vui, và chính ông đã đổi tên hai tờ báo này thành “Chiến Sĩ Cộng Hòa” và “Tiền Phong”, tăng số lượng in lên gấp đôi, hai tờ báo này tồn tại cho đến ngày tàn cuộc. Những người đã lần lượt phụ trách Thư Ký Toà Soạn cho hai tờ báo này là Tường Linh, Đặng Trần Huân, Trần Xuân Thành, Du Tử Lê, Hà Huyền Chi và chúng tôi là Huy Phương.

Về sau này nhiều sĩ quan tên tuổi được lần lượt tăng cường cho báo chí quân đội như các họa sĩ Nguyễn Uyên, Mai Chửng, Trần Nhật Thiệu, các nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Hà Huyền Chi, Đặng Trần Huân, Trần Xuân Thành, Du Tử Lê, Nguyễn Thiệp, Tô Mặc Giang, Nguyễn Chí Khả, Đặng Triên...

* Sinh bất phùng thời:

Về nhân dáng, Đại tá Trần Ngọc Huyến là người có bề ngoài rất dễ gây thiện cảm, ông có nước da trắng, môi hồng, rất đẹp trai, có tài hùng biện dễ thu phục người khác và làm cho thuộc cấp cũng như bạn bè quí mến ông. Ông cũng là một sĩ quan có văn hóa, lương thiện, có óc cầu tiến, nhưng chắc chắn ở con người ông không tránh khỏi đôi chút kiêu hãnh nhất là đối với những tướng tá kém cỏi nhưng đầy quyền lực trong thời đại của ông. Tác phong và kiến thức của ông trong quân đội đáng lẽ còn đưa ông tới những cấp bậc chỉ huy và tham mưu cao hơn, nhưng ông là người bất phùng thời, bị trù dập, chỉ mang tới cấp bậc Đại Tá là cùng.

Dư luận cho rằng ông không lên cấp Tướng được là vì ông là sĩ quan trừ bị và không chịu vào hiện dịch. Nhưng khi thấy một sĩ quan cấp Đại Tá bị đày ra chiến trường với cái chức vụ kỳ quái được Bộ Tổng Tham Mưu phong cho là “quan sát viên chiến trường” phải xuống tới cấp tiểu đoàn bộ binh, thì người ta phải hiểu rằng ông đã bị chèn ép như thế nào. Ông giải ngũ khoảng năm 1966 và những năm cuối cùng trước khi ra ngoại quốc, ông là Giám Đốc hãng xăng Esso ở Saigon.

Sang Hoa Kỳ vào năm 1975, ông sống ở Houston Texas với một đời sống tương đối lặng lẽo suốt từ ngày ấy tới nay. Hai tuần trước, vào ngày 15 tháng 11-2004, ông qua đời tại đây vì bệnh tim, hưởng thọ 80 tuổi. Ở khắp nơi, các “cùi” Võ Bị Đà Lạt, môn sinh của ông đã làm lễ tưởng niệm để thương tiếc, nhớ tới một vị Thầy khả kính của họ, riêng tôi, một thời là sĩ quan trừ bị cấp nhỏ, được làm việc với ông trong ngành chiến tranh tâm lý quân dội, không khỏi bùi ngùi nhớ tới ông. Một người sĩ quan như Đại Tá Trần Ngọc Huyến không phải là người dễ kiếm trong hàng ngũ của chúng ta.

12/2004
HUY PHƯƠNG


* Nói cho rõ thêm (7-2007): Những bản tân nhạc phát trong chương trình Dạ Lan.

Vào thời ấy (1964-1965), các nhà xuất bản đã trả cho các nhạc sĩ số tiền bản quyền khá cao, vì ngoài các dĩa nhạc, họ còn cho in những bản lời ca rất phổ biến, có khi lên đến hàng chục nghìn ấn bản cho quần chúng bình dân. Muốn bản nhạc được phổ biến bán chạy thì bản nhạc ấy phải được phát sóng trên hai đài Phát thanh duy nhất là đài Saigon và Quân Đội. Tôi nhớ vào thời ấy, các ông chủ nhà xuất bản đều vào ra liên tục đài quân đội, và ông Thượng sĩ Chiêu thuộc văn phòng Đài này có một cuốn sổ để ghi tên những bản nhạc đã chạy trong tuần, bất kể Dạ Lan nhạc yêu cầu, để hàng tháng lãnh tiền của nhà xuất bản, số tiền thu này đi đâu thì tôi không rõ, nhưng chắc chắn là những người như Đại tá Trần Ngọc Huyến không biết gì về chuyện này.

Sở dĩ tôi nêu chuyện này lên là để nói với cựu Đại tá Nguyễn Văn Nam (thời 1964 ông là Thiếu Tá, Trưởng Khối Tình Báo Tâm Lý Chiến (địch vận) không liên hệ gì với chương trình Dạ Lan là “binh vận” đúng như anh Dương Ngọc Hoán đã nói) là việc phát nhạc trên đài nếu có là do các ông chủ nhà xuất bản, băng dĩa lo liệu, không cần ai ở Nha Chiến Tranh Tâm Lý hay Cục Tâm Lý Chiến phải đi năn nỉ nhạc sĩ Lam Phương bằng lòng cho chương trình Dạ Lan chạy nhạc như thế. Đề cao ông Lam Phương như thế là quá đáng và hoàn toàn sai sự thật.



Chú thích:

(1) Về sau ngành Chiến Tranh Chính Trị của VNCH mô phỏng theo tổ chức Lục Đại Chiến của Trung Hoa Dân Quốc, Nha Chiến Tranh Tâm Lý trở thành Cục Tâm Lý Chiến và Tổng Cục CTCT được thành lập ra để chỉ huy các Cục này (như Xã Hội, Chính Huấn, ANQĐ...)

(2) Giám Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội lúc bây giờ là Đại Úy Phạm Văn Thúy, bút hiệu Kỳ Văn Nguyên, ngành truyền tin, tác giả cuốn “Tìm Về Sinh Lộ” đã được giải thưởng Văn Học thời TT Ngô Đình Diệm.Ông rời Đài Quân Đội năm 1969.

(3) Chương trình Đồng Minh Vận lúc đầu do một nữ nhân viên làm việc tại Tòa Đại Sứ Anh làm Xướng ngôn viên. Về sau, cô Mai Lan, một sinh viên con của một sĩ quan đã làm tùy viên Quân Sự tại Thái Lan về nước được tuyển chọn thay thế. Cô Mai Lan, rất xinh đẹp, trong thời gian ở Bangkok đã theo học trường Sinh Ngữ Quốc Tế, có giọng nói rất chuẩn.

(4) Thượng Sĩ Lưu Nghi, người Quảng Nam, ông chủ trương một nhà xuất bản sách nhi đồng ở Saigon, giải ngũ năm 1966. Sau 1975 người ta mới phát giác ra ông là cán bộ nằm vùng hoạt động cho CS ở Saigon, cũng như trường hợp thi sĩ Tường Linh ở Phòng Báo Chí.

(5) Nguyễn Triệu Nam là con trai của nhà văn Nguyễn Triệu Luật, khóa 13 SQTB, giải ngũ năm 1966.

(6) Đan Thọ, Ngọc Bích đều là hạ sĩ quan đồng hóa trước di cư.

(7) từ Báo Chí biệt phái cho chương trình phát thanh.

(8 ) Trưởng Phòng Báo Chí năm 1964 là Đại Úy Văn Quang, tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, sau năm 1970, Văn Quang về phụ trách Đài Phát Thanh Quân Đội.

(9) Huy Vân tên thật là Nguyễn Trung Hòa, bào huynh của nhà văn Nguyễn Trung Hối (Oregon) và là thân phụ của nhạc sĩ Trung Hành. Cấp bậc cuối cùng là Thiếu Úy, Tổng Thư ký Tòa Soạn NB Tiền Tuyến. Ông mất trong trại Cải Tạo ở Bắc Việt khoảng năm 1980.

(10) Nhà văn Thanh Nam là nhân viên đồng hóa, giải ngũ vào cuối năm 1964.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests