Thời Sự, Bình Luân

vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image


Thế giới ngày nay: Các băng hà của Himalaya mà tan hết thì hàng tỉ con người sẽ khốn đốn
Jun 11, 2007


Cali Today News - Bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel của nước chủ nhà Hội Nghị G-8 xem vấn đề khí hậu toàn cầu là trọng tâm các cuộc đàm phán của các xứ công nghiệp hàng đầu và tin tức về rặng Himalaya sẽ cho thấy bà có lý ra sao.

Các nhà khoa học cho là các băng hà trên vùng núi rộng hơn 2 triệu km này có thể biến mất trong vòng 50 năm tới và hơn 1 tỉ người sống trong vùng này sẽ bị ảnh hưởng ngay.

Trong vòng 100 năm qua, người ta nhận thấy nhiệt độ bầu khí quyển trong 1 thế kỷ này đã tăng thêm 0.74 độ C. Đó là con số do trung tâm International Centre for Integrated Mountain Development (ICIMOD) loan báo trong một buổi hội thảo về đề tài khí hậu toàn cầu thứ hai này.

Nhưng ICIMOD cũng cho hay do sức ép quá lớn của hiện tượng nóng ấm toàn cầu, trong 30 năm qua, nhiệt độ trung bình của vùng Himalaya đã tăng thêm tới 0.6 độ C. Đó là con số không thể bỏ qua được.

Surendra Shrestha, Giám Đốc khu vực của cơ quan Environment Programme for Asia and the Pacific của Liên Hiệp Quốc, nhận xét: “chuyện này nghiêm trọng lắm đây, nó sẽ thay đổi cách sống của chúng ta đến căn bản đấy!”

Theo Shrestha thì nếu đà tăng của nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Địa Cầu cứ như hiện nay thì trong vòng 50 năm tới, vìng núi hiểm trở Himalaya không còn tuyết.

Hàng ngàn băng hà và băng sơn trong vùng núi hiểm trở này là nguồn cung cấp nước cho 9 dòng sông lớn của Châu Á và bán đảo Aán Độ, các sông này là nguồân nước cho 1,3 tỉ con người từ Pakistan đến Myamar, kể cả một phần Ấn Độ và Trung Quốc nữa.

Theo Andrea Schild, Tổng Gíám Đốc ICIMOD, cho hay sự biến mất các băng hà còn có nghĩa alà khả năng giữ nước của núi non vùng này sẽ bị giảm mạnh. Ngoài ra ông Schild cũng cho hay là các dòng sông sẽ chảy lộn xộn, tứ tung lên.

Nhiều lĩnh vực khác sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì băng hà tan như thế. Đầu tiên chắc chắn là hệ sinh thái của vùng này sẽ biến đổi vì không còn nhiều nước. Các nhà máy thủy diện sẽ ngưng hoạt động, các nền công nghiệp và nông nghiệp sẽ khốn đốn và toàn vùng rộng lớn sẽ trở thành vùng đất “nguy hiểm cho sự sống”.

Đó là chưa kể nạn tràn hồ. Viễn tượng này rất đáng sợ. Thường các hồ thiên nhiên chứa nước nhận nước một cách có điều hòa, nhưng khi băng tan ồ ạt, sẽ có thêm rất nhiều hồ được thành lập và các hồ này có thể vỡ nước bất cứ lúc nào và làm lụt lội một vùng rộng lớn phía dưới.

Ông Shrestha nói: “Nếu một trận dộng đất xảy ra thì sao? Chỉ cần 1 trận với cường độ nhỏ thôi, cũng sẽ khiến cho tất cả nước nôi nhào xuống cùng một lúc. Sườn núi vùng này thường gấp, cơn sóng nước sẽ giống như chiếc xe ủi bulldozer khổng lồ quét sạch tất cả!”

Ông nói như thế thì chẳng khác nào một cơn sóng thần Tsunami giết người trong im lặng!

Các viên chức tại cuộc hội thảo nhìn nhận có hơn 3,200 băng hà ở Nepal, trong số này có 14 băng hà đã tạo ra các hồ có nguy cơ vỡ bờ rất cao.

Theo Om Bajracharya, một nhà thủy văn học (hydrologist) hàng đầu của chính phủ Nepal thì khu vực có băng hà Khumbhu trong vùng có ngọn núi Everest lừng danh được nhiều ngàn du khách và các tay trèo núi đến mỗi năm, đã bị giảm diện tích đều đặn và lùi dần đến 30 mét từ năm 1978 đến 1995.

Hồng Quang theo the EpochTimes
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Hai lá thư, một vấn đề:
NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI TẠI BIÊN HÒA

Giao Chỉ

Trong thời gian qua, chúng tôi có dịp viết về nhiều đề tài xa gần liên quan đến San Jose. Lần này xin viết một câu chuyện trực tiếp do chúng tôi chủ động.

Ngày 30 tháng 4 năm 2007 vừa qua chúng tôi có gửi 2 lá thư để đưa ra cùng một vấn đề. Ðó là đề tài về Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa.

Xin được nhắc lại sơ lược như sau với các tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng viện tại San Jose.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ba mươi hai năm về trước, Bắc quân thôn tính miền Nam. Chiếm đóng tất cả mọi cơ sở thuộc chính quyền và quân đội. Ngoại trừ nghĩa trang tại Biên Hòa, khu đất 125 mẫu chôn 18 ngàn tử sĩ miền Nam. Khu vực này giao cho quân đoàn 7 được coi là khu quân sự. Từ đó nghĩa trang Biên Hoa bị bỏ quên, ai cũng tưởng đãợ bị tàn phá, nhưng thực sự vẫn còn và trở thành vùng cây cỏ hoang vu.

Khoảng 10 năm sau, chính quyền cộng sản khai thác khu đất phía Nam bên tay phải xa lộ cách nghĩa trang Biên Hòa lối một cây số. Tại đây họ xây dựng nghĩa trang liệt sĩ chôn cất di hài bộ đội cộng sản từ các chiến trường chuyển về.
Tại nghĩa trang quân đội miền Nam thì thân nhân bắt đầu tảo mộ thăm viếng.

Cũng vào khoảng thời gian này các đơn vị cộng sản, cán bộ, dân chúng bắt đầu lấn chiếm, xây dựng cơ sở, nhà máy, lò gạch, làm nhà ở tại nghĩa trang Biên Hòa. Tất cả khu vực cạnh xa lộ và chung quanh khu mồ mã đều bị chiếm. Nhà máy nước Bình An xây cất ngay giữa nghĩa trang từ phía sau đền tử sĩ đến sát khu mộ phần. Phần còn lại của các mộ phần tử sĩ chung quanh nghĩa dũng đài chỉ còn thu hẹp chừng 60 mẫu đất.

Cuối năm 2006, Thủ Tướng chính phủ cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lệnh chuẩn bị bàn giao nghĩa trang này từ quân đoàn 7 cho tỉnh Bình Dương. Diện tích chỉ thị giao lại 52 mẫu để nghiên cứu việc xử dụng và trình lại vào tháng 7 năm 2007.

Ðó là các tin tức và tài liệu về nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Biên Hòa mà chúng tôi ghi nhận được. Sở dĩ chúng tôi có được các dữ kiện chi tiết kể trên, vì trước 1975 trách nhiệm công vụ có liên quan và sau 1975 lại nghiên cứu xây dựng Viện Bảo Tàng nên phải theo dõi. Ðó là chưa kể đa trực tiếp điều hợp công việc tảo mộ từ hơn 10 năm qua.

Ðứng trước những thay đổi quan trọng về nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa trong năm 2007, chúng tôi đã nhân danh một người Mỹ gốc Việt, đứng đầu cơ quan dịch vụ xã hội có 30 năm hoạt động để gửi lá thư cho 2 giới chức tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Một lá thư gởi cho ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Một lá thư gởi cho ông Dân Biểu chính phủ Hoa Ky, Mike Honda là vị dân cử của vùng San Jose.

Cả hai lá thư ký ngày 30/4/2007 cùng đưa lên lời yêu cầu bảo toàn hiện trạng của nghĩa trang quân đội miền Nam tại Biên Hòa.

Sơ lược nội dung thư gởi chính phủ Việt Nam tại Hà Nội dưới hình thức đáp ứng chương trình đối thoại với Thủ Tướng Việt Nam. Xin trích đoạn những phần chính của nội dung như sau:

“Ðề mục: Ðối thoại với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đề tài Nghĩa Trang Quân Ðội tại Biên Hòa.

Thứ nhất: Người đặt câu hỏi: Vũ Văn Lộc, quốc tịch Hoa Kỳ, giám đốc IRCC, Inc.( Immigrant Resettlement and Cutural Center) Cơ Quan Ðịnh Cư và Văn Hóa Di Dân tại San Jose California từ năm 1976 đến nay. Tổ chức IRCC chuyên lo về định cư di dân từ các nước đến sống tại miền Bắc California. Năm nay 74 tuổi. Cựu Ðại Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trước 1975, đã từng có công việc liên quan đến việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, nơi chôn cất 16 ngàn chiến binh miền Nam từ năm 1965 đến 1975.

Thứ hai : Câu hỏi nêu lên: Thủ tướng Việt Nam khi ban hành lệnh dân sự hóa Nghĩa Trang Biên Hòa có dự trù giải tỏa toàn diện để lấy đất phát triển kinh tế hay không?Khu đất này nguyên thủy 125 mẫu, nay đã bị chiếm dụng bất hợp pháp quá phân nửa, phần còn lại toàn mồ mả thỉ còn chỗ nào để khai thác cho kinh tế.

Chúng tôi hết sức quan tâm và xin được biết rõ ý định tương lai của chính phủ Việt Nam. Vì đây là nơi an nghỉ của các chiến hữu và rất nhiều thân nhân của chúng tôi.

Thứ ba - Nhận xét: Trên toàn thế giới, sau chiến tranh các nước đều hết sức tôn trọng nghĩa trang, mồ mả của chiến binh thuộc bất cứ phe nào.Tại Âu châu, Ðồng minh tôn trọng nghĩa trang của quân đội Ðức sau thế chiến. Tại Hoa kỳ,tử sĩ miền Nam được chôn tại nghĩa trang quốc gia Arlington sau cuộc nội chiến . Tại Trung quốc, Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương của Quốc Dân Ðảng hiện được bảo toàn thành một danh lam thắng cảnh dưới chính thể cộng sản.

Vì vậy, Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa của miền Nam sau cuộc chiến trên 30 năm đã trở thành một di tích lịch sử cần được bảo toàn.

Thứ tư - Trình bày ý kiến: Thông cáo của thủ tướng ban hành gọi Nghĩa Trang Quân Ðội là Nghĩa Ðịa Bình An sẽ được quản trị như các nghĩa địa dân sự thông thường.

Chúng tôi nghĩ điều này không đúng. Những người đã nằm trong nghĩa trang này không phải là dân sự. Họ là các chiến binh đã chiến đấu với quân phục, khi còn sống nếu bị bắt tại mặt trận, họ sẽ là tù binh chiến tranh. Khi tử trận, họ là tử sĩ và phải được coi như nghĩa trang này vinh viễn là nghĩa trang quân đội, một di tích lịch sử của quốc gia.

Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa là thành viên của Liên Hiệp Quốc trên 30 năm, hiện đã là thành viên của WTO trên thị trường tài chánh, thương mại và mậu dịch.

Việc tôn trọng các quy ước trên thế giới về tù binh, nghĩa trang và các điều liên quan đến hậu chiến là nghĩa vụ rất cần thiết của chính phủ Việt Nam hiện nay.

Thứ năm:Tài liệu tham chiếu. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Liên hiệp quốc từ ngày 20 tháng 9 năm 1977 có nghĩa vụ phải thi hành các điều khoản công ước quốc tế như sau:

A: Công ước Geneve ký ngày 12/08/1949, chương III điều 120 va ợ 121 nói về trách nhiệm chôn cất tù binh bảo vệ phần mộ của các phe lâm chiến.

B: Hiệp định Geneve 20/07/1954 điều 23 xác định trách nhiệm bảo toàn mộ phần của tử sĩ đối phương trong lãnh thổ chiếm đóng.

C: Hiệp định Paris 17/01/1973 với điều 8 cũng ghi rõ nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ phần mộ của tử sĩ phe đối nghịch,

*********
Trên đây là phần trích dẫn sơ lược nội dung vấn đề được đưa ra cho chính phủ Việt Nam, mặt khác những tin tức và lời yêu cầu cũng đã được gửi đến quốc hội Hoa kỳ qua ông dân biểu Mike Honda.

Với tư cách là công dân Hoa Kỳ, khi cần bảo vệ mộ phần cho chính thân nhân chúng ta tại Việt Nam, quốc hội sẽ là nơi chúng ta phải yêu cầu can thiệp. Hơn thế nữa không quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ phải nhận trách nhiệm bảo vệ những công ước quốc tế liên quan đến mộ phần của tử sĩ đồng minh.

Ðó là ý nghĩa thiêng liêng của ngày 30 tháng 4, ba mươi hai năm sau mà chúng tôi đã thực hiện xin gửi đến các chiến hữu.

Giao Chỉ, San Jose
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ðằng sau vụ Vang Pao

An Pha


Theo tờ O.C. Register, vào Tháng Mười Hai năm 2003, đại sứ Mỹ tại Lào lúc đó là Douglas Hartwick đã phải gặp Cựu Tướng Vang Pao để khuyến cáo ông ta nên bỏ ý định dùng vũ lực tại Lào, nếu như còn một chút hy vọng nào có thể giúp cứu thoát những người Hmong còn trốn tránh trong những khu rừng ở Lào đến một nơi an toàn. Một cựu tướng lãnh như Vang Pao mà vẫn còn được một đương kim đại sứ dàn xếp để gặp gỡ đưa ra lời khuyên thì cũng đủ thấy ông còn một phần nào uy tín với chính phủ Hoa Kỳ, có nghĩa là Vang Pao còn được Washington kính nể. Nhưng chuyện này đã chấm dứt vào giữa năm 2007 khi lực lượng an ninh Hoa Kỳ xuống tay trước bằng cách phá hỏng kế hoạch bạo động của Vang Pao tại Lào.

Tướng Vang Pao là vị tướng khét tiếng một thời khi ông thống lãnh một đơn vị biệt kích gồm toàn những người sắc tộc Hmong thiện chiến. Ðơn vị này do C.I.A tài trợ vì thế trong những khoảng thập niên 60s, 70s họ gần như tách rời với quân đội Hoàng Gia Lào, mặc dù Vang Pao là thiếu tướng trong Quân Ðội Hoàng Gia Lào. Ðơn vị của ông được giao phó nhiệm vụ chống lại những hoạt động của Cộng Sản Pathet Lào tại Cánh Ðồng Chum ở Ðông Bắc nước Lào.

Chưa biết, đằng sau của vụ Vang Pao này là gì, nhưng ngoài mặt đây rõ ràng là một khuyến cáo đối với tất cả những tổ chức chống cộng của bất cứ sắc dân nào sinh sống trên đất Mỹ.

Khuyến cáo ấy mang ý nghĩa gì thì cho tới nay ai cũng rõ: chính phủ Hoa Kỳ không cho mượn đất để tuyển mộ, mua lậu vũ khí rồi xâm nhập vào một quốc gia có bang giao với Hoa Kỳ để lật đổ chính phủ của quốc gia ấy. Trong lịch sử cuộc chiến tranh Ðông Dương, Hoa Kỳ thường bị chỉ trích vì chính sách thay ngựa giữa đường, đôi khi với cung cách rất tàn nhẫn mà thí dụ điển hình nhất là trường hợp VNCH. Một nhà ngoại giao VNCH có thời làm thủ tướng là Bác Sĩ Phan Huy Quát đã từng nói về người bạn đồng minh Mỹ đầu năm 1965 như thế này: “Khi giao thiệp với người Mỹ, chúng ta nên cố gắng làm một con tính về quyền lợi chứ không nên quá nặng về tình đồng minh”. Những nhà lãnh đạo thượng tầng của VNCH đã không tự mình làm con tính với Hoa Kỳ mà để cho Hoa Kỳ tính hộ mình nên mới thua trận, để rồi đến nay cứ đổ tội lên đầu nhau mãi.

Cũng vì do cả tin, nên đã có một thời gian dài, nhiều người trong cộng đồng Việt Nam ở quận Cam tuyên bố khơi khơi như thế này: “Chỉ có đảng Cộng Hòa mới chống cộng”. Rồi đến thời gian khi ông Bush vừa lên cầm quyền những người này lại còn tin rằng, ông Bush sẽ dùng biện pháp cứng rắn với những nước cộng sản còn lại. Nhưng sự thực thế nào thì ai cũng đã nhãn tiền. Người ta chỉ trích, chửi rủa Clinton bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nhưng đến thời Tổng Thống Bush thì mối quan hệ ngoại giao với cựu thù chặt chẽ hơn và Bush “thừa thắng xông lên” bằng cách mở cửa để Hà Nội vào WTO. Những ai hy vọng vị tổng thống Cộng Hòa này sẽ cứng rắn với những nước cộng sản đã cảm thấy bị thương tổn. Lại phải trả thêm một cái giá khác về sự cả tin vào chính đảng này, tổng thống này của nước Mỹ. Bài học mà người ta gặt hái được từ chính quyền Mỹ: chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là nhất quán, nó phải phù hợp với quyền lợi của nước Mỹ, hay ít ra là phù hợp với quyền lợi của đa số cử tri đã bỏ phiếu.

Tuy chưa có được những chứng cớ mạnh mẽ để kết luận, nhưng ai cũng có thể thấy việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước cần quan tâm về tự do tôn giáo cũng như việc bật đèn xanh cho Việt Nam gia nhập WTO là một sự sắp xếp cho chiến lược can dự của Hoa Kỳ. Chiến lược này cũng chỉ là cách để Hoa Kỳ kềm hãm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc xuống phía Nam mà thôi. Chúng ta là công dân Hoa Kỳ nhưng có một lịch sử đồng minh không trọn vẹn và trong nhiều trường hợp, có quyền lợi chính trị trái ngược.

Do tình hình này mà việc chúng ta ủng hộ chính sách của chính phủ Hoa Kỳ không phải là điều nhất định và cũng không bao giờ nên cả tin vào những lời vuốt ve của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.

Cho nên, dù Tổng Thống Bush đón ông Nguyễn Minh Triết chủ tịch nhà nước Việt Nam theo cách nào, thượng khách hay quốc khách thì ông ta vẫn ngồi tại Tòa Bạch Ốc để đàm đạo với tổng thống Hoa Kỳ. Về mặt quốc tế, dư luận vẫn thấy mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày một cải thiện. Cho nên, những nhà vận động dân chủ và cộng đồng người Việt Nam nếu muốn chống ông Triết thì không thể chỉ chú trọng đến việc làm hạ uy tín hay mất mặt ông ta. Quan trọng là liệu Tổng Thống Bush trong cuộc hội kiến với chủ tịch Nhà Nước Việt Nam có thực sự quan tâm đến những việc vi phạm nhân quyền mới đây nhất của nhà cầm quyền Việt Nam hay không. Bởi vì chỉ có khi nào Tổng Thống Bush thực sự quan tâm thì ông mới có để nói thẳng cho ông Triết biết rằng, Việt Nam cần phải chấm dứt tất cả những hành vi xâm phạm đến quyền thiêng liêng của con người. Không chấm dứt việc này, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam có thể trở thành cái cớ để phe đối lập trong Quốc Hội Hoa Kỳ tung ra những lời chỉ trích và áp lực ông Bush.

Cho nên, rõ ràng chỉ tin vào tổng thống của một đảng trong cuộc vận động dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam có khi không đủ mà lại còn nguy hiểm nữa. Cuộc vận động dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam là một cuộc chiến lâu dài, một cuộc chiến cần sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ chứ không phải chỉ một trong hai.

Vụ Vang Pao cho chúng ta một bài học khác: dù được tín cẩn và ủng hộ, nhưng nếu vị cựu tướng lãnh này có khả năng gây phiền hà cho bang giao hay chiến lược của Hoa Kỳ tại Lào, ông cũng không thể bày tỏ lòng yêu nước theo cách riêng của ông được. Trong trường hợp này, dù người Hmong ở Mỹ hay ở những khu rừng già trên đất Lào có coi Cựu Tướng Vang Pao là lãnh tụ hay anh hùng, họ cũng không thể cứu vãn được sự đổ vỡ vừa rồi.

Vào giữa lúc tình hình chống khủng bố của Hoa Kỳ trở nên căng thẳng, bất cứ một hành động quân sự nào mượn đất Mỹ để xuất cảng bạo động sang nước khác chắc chắn sẽ bị Washington khước từ. Vụ Vang Pao là một thông điệp rất rõ ràng về điều này.

(An Pha)
hoanghoa
Posts: 2253
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Chuyến đi chẳng đặng đừng của Nguyễn Minh Triết

Trần Đức Tường
(VNN)

Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước CSVN đã lên đường thăm viếng chính thức Hoa Kỳ. Chuyến đi xẩy ra sau khi CSVN tiến hành một đợt đàn áp dữ dội những người bất đồng chính kiến, những người đòi hỏi dân chủ, tự do tại Việt Nam. Nó cũng xẩy ra sau khi CSVN đã có những hành vi bỉ mặt Hoa Kỳ khi họ cho công an ngăn cản các vị khách mời của ông đại sứ Hoa Kỳ tại tư gia ông này, mặc dù đích thân ông đã ra tận cổng can thiệp và xác nhận với công an, những người đó đúng là khách mời của ông, mà công an vẫn không cho khách của ông vào trong nhà. Đã có một thời, hành động này có thể dẫn đến một sự đoạn giao giữa hai nước, thậm chí có thể dẫn đến xung đột võ trang. Nó cũng lại xẩy ra sau khi báo chí và bộ máy tuyên truyền CSVN thoá mạ một nữ dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện Liên Bang khi bà cùng phái đoàn tới Việt Nam công cán.

Tất cả những vụ việc trên đây đã được thế giới biết đến qua hình ảnh và âm thanh. Bức hình nổi tiếng công an lấy tay bịt miệng Cha Lý tại tòa án nhân dân Thừa Thiên-Huế, cảnh sô sát trước tư dinh đại sứ Hoa Kỳ đã được truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi khắp thế giới. Đứng đầu một nhà nước bất chấp lịch sự ngoại giao, vi phạm Nhân Quyền trắng trợn, ông Nguyễn Minh Triết chắc chắn sẽ không thể hy vọng vào những thuận lợi mà ông mong có được trong chuyến đi này. Có thể nói, chuyến đi này của ông làm cho cả Hoa Kỳ lẫn cá nhân ông không thoải mái.

Về phía Hoa Kỳ, họ mời ông sau khi ông tổ chức thành công Hội Nghị APEC và vừa được gia nhập WTO. Trước đó, theo sự đánh giá của Hoa Kỳ thì Nhà Nước của ông có một số chỉ dấu tôn trọng cam kết với Hoa Kỳ về mặt Nhân Quyền khi CSVN không có thái độ gắt gao đối với những phong trào dân chủ mới xuất hiện. Nhưng với bản chất lật lọng, sau khi được Hoa Kỳ lấy tên ra khỏi danh sách "các quốc gia cần đặc biệt lưu tâm" (CPC) và cung cấp quy chế "quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn" (PNTR), điều kiện cần thiết để gia nhập WTO, CSVN đã phát động cuộc đàn áp dữ dội đối với những người bất đồng chính kiến, dùng tòa án để bỏ tù linh mục Nguyễn Văn Lý và nhiều người khác. Trước dư luận của nhân dân Mỹ, chính quyền Bush thật sự miễn cưỡng phải tiếp đón một vị khách vừa làm họ mất mặt, vừa lừa dối họ.

Về phía ông Nguyễn Minh Triết thì chắc chắn ông cũng chẳng vui sướng gì đi Hoa Kỳ trong bối cảnh hiện nay khi Tổng Thống Bush mới vừa tiếp kiến những tổ chức đấu tranh cho Dân Chủ tại Việt Nam, và vừa đọc một bài diễn văn nói lên chủ trương của chính ông và của Hoa Kỳ, là cổ vũ Dân chủ và ủng hộ những người bất đồng chính kiến trong các chế độ độc tài, trong đó có Việt Nam. Ông Bush đã đề cập đến linh mục Nguyễn Văn Lý, và đã lên án các vụ giam giữ bất công và chính sách quản chế tại gia tại Việt Nam. Nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đệ trình những dự án nghị quyết lên án CSVN và hứa hẹn sẽ chất vấn ông khi ông tới Hoa Kỳ. Chờ đợi ông không phải chỉ có những khó khăn mà ông sẽ gặp với chính quyền Mỹ. Cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ với sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới sẽ dành cho ông những phản ứng nhất định khi ông đặt chân lên đất Mỹ. Họ không phải là những người "thiếu hiểu biết, tiếp tục có những hoạt động đi ngược lại lợi ích của dân tộc..." như lời ông biện bạch trên báo chí trong nước. Họ là những người luôn luôn tôn thờ Tổ Quốc Việt Nam, nhưng họ không thể chấp nhận chế độ CSVN luôn chà đạp Nhân Quyền, chà đạp tự do, dân chủ.

Trả lời báo chí ngày 14/06/2007 vừa qua, ông Triết đã nhai lại luận điệu của chế độ rằng "CSVN rất tôn trọng nhân quyền, nhưng đối với những người vi phạm pháp luật thì Nhà Nước phải trừng phạt họ". Điều mà ông không nói nhưng thế giới đều biết là hầu hết luật lệ của CSVN, nhất là bộ luật hình sự, hoàn toàn đi ngược lại những điều khoản ghi trên bản Hiến Pháp do họ soạn ra. Có thể ông biết sẽ rất khó thuyết phục Hoa Kỳ bằng những luận điệu trên, nên ông xoáy vào vấn đề kinh tế, đầu tư... Ông mong mỏi Hoa Kỳ sẽ đầu tư kỹ thuật tiên tiến vào Việt Nam. Thiết tưởng nếu đi thương thuyết về kinh tế, đầu tư thì chỉ cần bộ trưởng ngoại thương là đủ rồi. Cần gì nguyên thủ quốc gia phải đi làm chuyện đó. Người ta mong đợi nguyên thủ quốc gia đề cập tới những vấn đề rộng lớn trên đủ mọi lãnh vực.

Hiện tượng Nguyễn Minh Triết phải đi qua Mỹ bất chấp nghịch cảnh chứng tỏ là CSVN đang cần Hoa Kỳ nhiều hơn là Hoa Kỳ cần CSVN. Dĩ nhiên là để đối phó với hiểm họa Trung Quốc, Hoa Kỳ có lưu tâm đến Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ không thể tin tưởng được một đối tác lật lọng, lươn lẹo như CSVN. Trước chuyến công du này, Triết đã sang khấu đầu với Bắc Kinh hồi tháng trước. Hoa Kỳ và các nước Âu Mỹ đều biết CSVN vẫn còn bám vào Trung Quốc vì cả hai đều đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chuyến công du của Nguyễn Minh Triết quả thật sẽ rất gay go. Có thể tóm gọn những gay go này qua tựa đề bài viết của ký giả Seth Midans trên tờ New Straits Times về chuyến đi này là "Một cuộc chiến tranh Việt Nam mới sắp diễn ra trong tuần tới"./.

=END=
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

NGHỀ CHỤP MŨ

Đinh Lâm Thanh
Ba triệu người Việt Tự Do định cư tại nước ngoài chỉ là một số nhỏ so với trên tám chục triệu trong nước, nhưng chính là mối lo sợ hàng đầu đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Đây là một cộng đồng đầy đủ thực lực, từ nguồn chất xám, tinh thần đoàn kết, khả năng tài chánh đến vai trò chính trị... Ngoại trừ tại Hoa kỳ, còn lại một số nhỏ định cư rải rác khắp toàn thế giới, nhưng cộng đồng người Việt chẳng những đã thu hút được cảm tình người bản xứ mà còn thay đổi được lối nhìn, quan niệm và thái độ của thế giới tự do đối với những người đã bỏ xứ ra đi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tinh thần đoàn kết dưới màu cờ Vàng Ba Sọc Đỏ dù ở bất cứ nơi nào, người Việt Tự Do cũng đã giúp người dân bản xứ nhận ra sự hiểu biết thô sơ, lệch lạc cũng như những sai lầm của họ trước kia về chế độ Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra cần phải nói thêm, các nỗ lực và thành quả tốt đẹp của người Việt trong việc hội nhập vào xã hội mới cũng như tinh thần chống Cộng triệt để đã vô hiệu hóa tất cả những lời tuyên truyền, bịp bợm, láo khoét của các cơ quan ngoại giao Cộng sản từ trong nước cũng như ở hải ngoại.

Khi vừa chiếm đoạt Miền Nam, Hà Nội đã vội vàng cướp tài sản, bỏ tù, đày đi kinh tế và xua ra đại dương những người mà Cộng sản cho là biếng nhác, ăn hại, phản động, tay sai, đánh thuê và là mầm mống nguy hiểm cho chế độ. Nhưng chỉ một thời gian sau, chính Hà Nội lại âu yếm gọi bằng "khúc ruột ngàn dặm" và trân trọng trải thảm đỏ, mời những người bị chúng đã xua ra biển nên quên hận thù, quay về đùm bọc lấy anh em ruột thịtxây dựng lại quê hương! Vừa van lạy xin "tiền khúc ruột ngàn dặm", vừa lo sợ trước tinh thần đoàn kết cũng như những thành công về kinh tế và chính trị của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Trên bình diện quốc tế, tập đoàn Cộng sản đã thua hẳn cộng đông người Việt tự do tại hải ngoại về mọi phương diện. Muốn đánh bại cộng đồng, con đường tốt nhất là phải phá thối và gây chia rẽ nội bộ... Do đó, để phá hoại cộng đồng, Cộng sản Việt Nam đã nghiên cứu và dành một ngân khoảng lớn để huấn luyện, tổ chức và tưởng thưởng cho điệp viên, cán bộ nằm vùng và những ai đã lỡ "dính chàm" phải cúi đầu chờ lệnh.

Chỉ có hai sức mạnh khả dĩ đánh đổ được tập đoàn bạo quyền Hà Nội mà thôi, đó là tinh thần Đoàn Kết và Ngoại Tệ của cộng đồng người Việt hải ngoại mà tinh thần đoàn kết của người Việt hải ngoại mới đích thực là mối lo trầm trọng của tập đoàn Cộng sản Việt Nam. Do đó, chúng ta không lạ gì khi Cộng sản Việt Nam chi ra nửa tỷ dollars cho âm mưu kiều vận và phá hoại qua nghị quyết 36.

Nghị quyết này gồm nhiều tiết mục nhưng chung quy có thể thu gọn trong 3 phần với 3 mục đích chính: Lường gạt, tuyên truyền và phá hoại!

- Lường gạt : Kêu gọi chất xám và tiền của người Việt nước ngoài. Đây là phần nổi của nghị quyết. Làm một công hai việc, vừa đánh bóng chế độ trong tinh thần hoà giải hòa hợp dân tộc và kêu gọi khúc ruột ngàn dặm đem hết khả năng và của cải về phục vụ đất nước. Nhưng thực chất là một sự lường gạt trắng trợn những người dễ tin để đem chất xám về phục vụ củng cố một tập đoàn thối nát, bất tài và tham nhũng, đồng thời khai thác tình thâm ruột thịt, liên hệ gia đình của những "con gà để trứng vàng" trong nước hầu móc túi thân nhân nước ngoài.

- Tuyên truyền: Lợi dụng truyền thông, văn hóa để len lỏi vào Cộng đồng bằng cách ru ngủ, mua chuộc, lôi kéo từ người lớn xuống trẻ em dưới nhiều hình thức, từ sách báo, ca nhạc, cải lương đến các hoạt động xã hội, tôn giáo và nhất là chú trọng vào chương trình dạy tiếng Việt cho trẻ nhỏ. Các tòa đại sứ Cộng sản được cấp những ngân sách khổng lồ để thi hành nghị quyết bằng cách tổ chức những đội ngũ cán bộ, mục đích len lỏi vào các cơ sở của người nước ngoài như báo chí, truyền thanh truyền hình, lập ra nhiều trang báo điện tử, diễn đàn hoặc dùng tiền mua chuộc từ cá nhận đến tập thể trong các tổ chức này. Đây là phần chìm mà các cơ quan ngoại giao tại hải ngoại phải thi hành theo lệnh của bộ chính trị của đảng. Nhưng trong năm qua Cộng sản Việt Nam đã thất bại, các cơ quan ngoại giao nước ngoài không đạt chỉ tiêu cho năm 2006 trong chương trình xâm nhập vào toàn bộ các hiệp hội, đoàn thể, đảng phái của người Việt hải ngoại. Quan trọng nhất là cuối năm 2006 chúng đã hoàn toàn thất bại trong âm mưu dùng tiền mua chuộc hoặc thay thế các chức vụ chủ tịch của cộng đồng bằng các cán bộ nằm vùng hay những tên cò mồi dễ dạy.

- Phá hoại : Len lỏi vào cộng đồng, đảng phái, đoàn thể để tạo mâu thuẫn, gây chia rẽ, phá rối Cộng đồng người Việt hải ngoại... đồng thời huấn luyện, nuôi dưỡng đám "chó săn" để chúng theo dõi, bôi xấu, hù dọa, chụp mũ những ai có hành động gây phương hại cho chế độ Cộng sản. Đây mới là chính phần trọng tâm của nghị quyết 36!

Phần nổi và phần chìm chúng tôi đã có dịp trình bày trong những bài trước, trong phạm vi lần này xin đề cập đến một đòn ma giáo thuộc phần trọng tâm của nghị quyết 36, là chụp những chiếc mũ Cộng sản cho những ai mà Hà Nội xem là thành phần cực kỳ phản động ở nước ngoài.

Chụp mũ hay đội nón cối lên đầu những người quốc gia có tinh thần chống Cộng kiên trì, đối với Cộng sản là thượng sách, vừa ít tốn tiền nhưng lại tạo được nhiều kết quả thật quan trọng. Bất cứ ai có tên trong sổ đỏ thuộc thành phần "cực kỳ phản động" ở hải ngoại mà Cộng sản Việt Nam không thể mua chuộc, hù dọa hay bắt bớ được thì cứ việc ra lệnh cho đàn em đội ngay lên đầu họ một vài chiếc nón cối thật lớn là xong chuyện! Vì Cộng sản biết rằng, cộng đồng người Việt Tự Do hải ngoại chẳng những căm thù người Cộng sản chính hiệu mà còn xa lánh, tẩy chay những tên tay sai ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản như trường hợp Trần Trường ở Cali cách đây vài năm. Cứ việc đội lên đầu người nào một vài cái nón cối thì trước sau gì danh dự của nạn nhân cũng bị tổn thương không nhiều thì ít. Đúng vậy, một khi dùng nón cối quật ngã được người nào thì xem như Cộng sản đã thắng một trận đánh lớn mà không mất một viên đạn. Điều tệ hại quan trọng nhất là một số ít người trong cộng đồng thiếu suy tư phán đoán, thiếu tìm hiểu nạn nhân để chận đứng và vạch trần âm mưu của Cộng sản, do đó họ đã vô tình nối giáo cho giặc bằng sự im lặng của mình. Nói chống Cộng, ngồi lại với nhau thì hùng hổ nói thật hay, nhưng khi có việc thì rút vào bóng tối... Chỉ một việc nhỏ như đi biểu tình chống Cộng trước tòa đại sứ Việt Cộng hằng năm vào ngày 30.4 thì thật đáng buồn khi so sánh số người tham dự với khách trong các buổi tiệc liên hoan, kỷ niệm của các hội đoàn chống Cộng!

Người chống Cộng nhiệt tình, công khai ra mặt thường bị cô đơn, vì bà con giòng họ, bạn bè, đồng hương, đồng chí trong các tổ chức lúc nào cũng tìm cách né tránh. Chuyện cũng thật dễ hiểu, vì những người này thường về Việt Nam du hí, thăm bà con, làm ăn... dĩ nhiên phập phồng lo sợ nhà nước Việt Nam sẽ làm khó dễ, gây trở ngại khó khăn khi Hà Nội khám phá ra họ có liên hệ giây dưa với những "tên phản động". Dựa vào thế mặc cảm sợ sệt của những người này đó, Cộng sản cứ đà tiến tới chụp mũ người này đến người kia. Do đó, vừa mấy năm trở lại đây, trò chụp mũ phát triển thật nhanh. Thử nghĩ lại xem, đã có biết bao nhiêu người yêu nước nhiệt tình, xả thân cho đại cuộc đã nhụt chí rút vào bóng tối vì những chiếc nón cối trên đầu!

Thành phần chuyên nghiệp hành nghề chụp mũ là những ai? Có thể là một trong ba hạng người sau đây: Cán bộ điệp viên đội lốt người tỵ nạn. Người nhẹ dạ đã-đang-sẽ hưởng bổng lộc của Cộng sản Việt Nam. Người bị "dính chàm" của Cộng sản vì một vấn đế nào đó và một khi vết "chàm" của Cộng sản đã dính lên người thì không bao giờ gội rửa được! Cái bẫy giăng ra thật đơn giản là khi ban ân huê cho một cá nhân nào, Cộng sản chỉ cần ghi lại tất cả dấu vết để sau đó áp lực nạn nhân phải thi hành những yêu cầu của chúng. Nhiều trường hợp đi tù, một vài cá nhân nào đó đã bán đứng đồng đội mục đích kiếm điểm với kẻ thù, để được làm "cai tù" ăn trên ngồi trước, để chạy tội hay hy vọng rút ngắn thời gian cải tạo trở về đoàn tụ với gia đình... Lúc cần thì Cộng sản xử dụng những bút tích đó để hù dọa, bắt chẹt và ép buộc phải tìm cách đội lên đầu cái nón cối cho những ai mà Cộng sản cần phải thanh toán! ... Đó là trò đểu của Hà Nội đang mang ra áp dụng tại hải ngoại để tách rời những người chống Cộng ra khỏi cộng đồng người Việt.

Các điệp viên núp bóng người tỵ nạn thường xử dụng nhiều tên ảo, dùng những lời chửi bới hạ cấp, thô tục trên các diễn đàn, gởi thư qua các hộp thư điện tử và dùng điện thoại cộng cộng để chửi bới hăm dọa. Phương thức này chưa được hoàn hảo, vì những lời hăm dọa chửi bới dưới tên ảo không gây xáo trộn cộng đồng bằng những pháp nhân có thật, nhưng những người này thì không trực diện nói chuyện với nạn nhân mà chỉ dùng lối rỉ tai người này người khác. Trường hợp này mới nguy hiểm vì cộng sản đã thành công trong việc gây xao trộn cộng đồng, tạo chia rẽ giữa người này người kia... Nhân cách của những kẻ thường dùng kỹ thuật rỉ tai đã là xấu vì nói lén sau lưng người khác, người "bị" nghe thường không chú ý, nhưng nghe mãi nghe hoài cũng thấm vào đầu óc họ. Đó là chiến thuật tuyên truyền của Cộng sản, cứ nói mãi, thế nào cũng còn lưu lại trong đầu người nghe không nhiều thì ít! Những người đội tên giả chửi bới vô liêm sĩ thật ra không nguy hiểm bằng hạng người rỉ tai người này người kia thì chúng ta cần phải cảnh giác. Kết quả Cộng sản đã thắng bằng lối tuyên truyền cố hữu, chỉ một viên đạn bắn ra đã sát hại nguyên cả đàn chim.

Một ít người ít hiểu biết, ích kỷ, ham danh... muốn trở thành lãnh tụ bằng con đường tắt với vài ba đàn em dưới trướng, khua chuông đánh trống, đấm đá lung tung để tìm cách vương lên bằng những trò hề rẻ tiền, tranh dành chức vụ rồi bôi xấu, chụp mũ... Hành động của thành phần này đã tạo ra những môi trường thuận lợi cho kế hoạch phá hoại của nghị quyết 36. Để kết nạp thành phần này, địch có thể cung cấp nhân lực cũng như tài chánh mục đích tạo ra thật nhiều hiệp hội, nhiều đoàn thể, đảng phái nhằm chia xẻ tinh thần đoàn kết của cộng đồng. Vô tình thành phần này trở thành công cụ không công cho địch, rồi một lúc nào đó, với một ân huệ hay hứa hẹn nào đó, những người này trở thành những tay đắc lực phụ vụ cho quyền lợi của đảng Cộng sản Việt Nam.

Chụp mũ là thủ đoạn của Cộng sản, hành động này là nghề nghiệp của các điệp viên, những tên cán bộ công an núp bóng trong hàng ngũ tỵ nạn. Những người quốc gia chân chính, đừng vì ganh ghét cá nhân, đừng vì một chút lợi lộc tiền bạc hay những lời hứa hẹn của địch mà nhắm mắt làm theo lệnh quan thầy, đánh lung tung người này đến người khác. Một khi Hà Nội chỉ thị phải đánh một người nào thì phải nghĩ rằng người đó là cái gai trước mặt mà chúng cần phải nhổ bỏ, nếu đánh gục họ thì xem như một người quốc gia đã dùng vũ khí Cộng sản đánh thẳng vào cộng đồng người Việt Tự Do ở hải ngoại.

Việc vạch mặt chỉ tên những tên Cộng sản nằm vùng phá hoại cộng đồng là một việc phải làm của tất cả mọi người, nhất trong giai đoạn này để loại ra khỏi cộng đồng những phần tử đang ráo riết gây rối và phá hoại cộng đồng trong nhiều lãnh vực. Nhưng tuyệt đối đừng nghe lời của những người có thành tích bất hảo, miệng chống Cộng vung vít nhưng đàng sau chúng đưa tay nhận tiền bạc lợi lộc của kẻ thù để đội lên đầu những người chống Cộng chân chính và nhiệt huyết những cái nón cối. Cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thật chính xác về đời tư, quá trình hoạt động của hai đối tượng, người hành nghề chụp mũ cũng như nạn nhân để tránh việc xét đoán lầm người. Chỉ một hành động chuyền miệng rỉ tai bôi xấu một người nào đã là hành động của kẻ tiểu nhân, chưa kể đến những chuyện bày đặt buồn cười vô căn cứ thì chúng ta nên xét lại và ngăn chận kịp thời, tránh chuyện "tam sao thất bổn" nhỏ biến thành lớn, chuyện ruồi bu thành vấn đề quan trọng. Không có chuyện gì có thể bưng bít lâu dài, không nhanh thì chậm, tất cả sự thật sẽ được phơi bày dưới ánh mặt trời, chừng đó người đời sẽ phê phán hành động của những người hành nghề chụp mũ và con cái cháu chắc sẽ tủi nhục vì những hành động của cha ông mình. Nhưng hiện tại nếu không mau trừ khử những người hành nghề chụp mũ kịp thời thì trong giai đoạn quyết liệt này cộng đồng chúng ta sẽ thiếu hoặc mất đi những người tiên phong chống Cộng.

Chụp mũ là công việc của bọn công an, điệp viên nằm vùng, nếu là người quốc gia, những ai đã bỏ xứ ra đi vì không chấp nhận chế độ Cộng sản thì xin hãy dừng tay, đừng vì cá nhân, tiền bạc, phe nhóm mà nhắm mắt chụp mũ những người đang tranh đấu nhiệt tình trong lòng cộng đồng người Việt. Một điều khẳng định rằng, một khi Cộng sản ra lệnh chụp mũ một người nào thì chắc chắn rằng Hà Nội muốn bịt miệng và tách rời người đó ra khỏi cộng đồng bằng trò chia rẻ.

Cũng xin nhắc nhở những người đang hành nghề chụp mũ, không phải ai cũng sợ chiếc nón cối, mà một số người chống cộng nhiệt tình, có lý tưởng từ trong máu huyết mà họ đã chứng minh bằng những hành động bất vụ lợi từ lúc cắp sách đến trường cho đến ngày nay thì không bao giờ cái nón cối đánh gục được họ. Đối với những người này, càng bị chụp mũ, họ càng đứng dậy, hiên ngang tiếp tục con đường tranh đấu cho đến ngày nhắm mắt. Mong rằng những người trong hàng ngũ quốc gia thường xử dụng đòn chụp mũ hãy lấy lương tâm tìm hiểu nạn nhân. Thật tình mà nói, những người chống Cộng thật cô đơn, chính vợ con họ phản đối vì đã gây cho gia đình biết bao lo lắng buồn phiền mà còn bị những người thường về Việt Nam như bà con, thân nhân, bạn bè cũng như đồng hương, đồng chí... tránh né vì sợ Cộng sản khám phá ra có liên hệ thân thiết với những tên "cực kỳ phản động"ở nước ngoài!

Tóm lại, người trí thức quân tử dám nói dám làm, tôn trọng sự thật và sẵn sàng chấp nhận sai lầm của mình... Tiểu nhân, ngữa tay nhận ân huệ tiền bạc của bất cứ ai để thi hành bất cứ tội ác nào được giao phó từ ném đá giấu tay, mang tên ảo, rỉ tai, bôi xấu đến chụp mũ những người bị đối phương xếp vào loại "phản động". Thế thì nuôi dưỡng bao che cho tiểu nhân làm gì để chúng tiếp tay Hà Nội, bôi nhọ những phần tử Quốc gia... để rồi cộng đồng sẽ thiếu nhiều chiến sĩ tiền phong trong hàng ngũ chống Cộng sản.

Nếu còn chút lương tri, xin hãy nghĩ lại xem...

Đinh Lâm Thanh
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Khi quyền tự do ngôn luận bị lợi dụng để lăng mạ những nạn nhân đã chết

An Pha
Có một bài học nay chắc chưa ai quên, đó là vụ Trần Trường đem tượng Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng treo ở trong tiệm video thuộc quyền sở hữu của anh ta. Phải mất 55 ngày đêm biểu tình mà đã có lúc tập trung tới 20,000 người mới có thể dẹp những hình tượng này đi được. Tuy nhiên, việc hạ cờ và hình tượng Hồ Chí Minh lại phải thực hiện với lý do khác.
Ðiều đó chứng tỏ rằng cái lá chắn Ðệ Nhất Tu Chính Án Hiến Pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận vững chãi biết chừng nào. Dù biết rằng Trần Trường lợi dụng cái lá chắn này để khiêu khích cộng đồng Việt Nam mà hầu hết những thành viên sống trong đó đều là nạn nhân Cộng Sản, những nhà lập pháp hay hành pháp tại quận Cam cũng không dám dùng những biện pháp đi ngược với Hiến Pháp Hoa Kỳ. Thế sự kiên trì và lòng nhiệt thành của những người Việt Nam sống tại đây đã khiến cho những người có thẩm quyền về an ninh và trật tự công cộng phải thỏa thuận với nhau một cách nào đó để giải quyết vấn đề mà không vi phạm vào hiến pháp. Có điều Trần Trường không thể làm ăn ở Mỹ được nữa vì chẳng ai dại gì mà ủng hộ để nuôi sống một người từng làm nhục họ, từng lợi dụng hiến pháp để thóa mạ họ.

Quyền tự do ngôn luận ở Mỹ được coi trọng nhưng không phải là vô địch, bởi vì hiến pháp khi công nhận đệ tứ quyền thì đồng thời nó lại trao cho người dân một thứ quyền lớn hơn, cũng thuộc về con người, đó là quyền tự do lựa chọn. Chính vì thế mà tại Mỹ có đảng Cộng Sản hoạt động nhưng nó là một đảng “chết” do không có đảng viên và do dân chúng Mỹ không muốn mua loại sản phẩm tồi này. Họ đã áp dụng quyền lựa chọn để làm tê liệt một đảng chủ trương chuyên chính như các đảng Cộng Sản khác trên thế giới tại một đất nước tự do, dân chủ.
Từ những bài học này, chúng ta có thể suy gẫm về những bài học mà tác giả Hà Văn Thùy viết trên tờ Việt Weekly số 22, Vol. 5 gọi là “Những bài học khó thuộc” để thấy rằng chúng ta nên sử dụng một thứ quyền mà từ trước đến nay chúng ta chưa sử dụng đối với những kẻ lợi dụng sự tự do mà mình đang được hưởng để mượn tay người hạ nhục vong linh những người đã chết.
Tuy nhiên trong bản lên tiếng ngày 14 Tháng Sáu, 2007, tác giả Dốc Thượng của tuần báo Việt Weekly với bài “Sự trong sáng và minh bạch của Việt Weekly trong vai trò truyền thông”, đã có luận cứ như sau:
“Một trong những chủ trương chí của Việt Weekly là tạo một diễn đàn đa chiều. Có nghĩa là sẵn sàng đăng tải bài phát biểu của nhiều khuynh hướng khác nhau” và “...nội dung xuất hiện trên tờ báo Việt Weekly trong tinh thần tự do ngôn luận, rất đa dạng vì nó chuyên chở rất nhiều quan điểm và suy nghĩ khác nhau. Người đọc sẽ không ngạc nhiên khi có những bài viết phản ảnh của cả hai phe thân và chống Việt Nam”.

Ðoạn tiếp theo đó, tác giả Dốc Thượng nói về trường hợp bài của Hà Văn Thùy, ông ta đại diện cho phe thân Việt Nam để tranh luận với Tiến Sĩ Keith Taylor, một người chủ trương bệnh vực chính sách của Hoa Kỳ và chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nếu như ngôn ngữ của ông Hà Văn Thùy có quá đáng, khó nghe, ca tụng Hồ Chí Minh như một thánh nhân, miệt thị lý tưởng tự do của nước Mỹ, thì chính điều đó đã làm mất đi tính thuyết phục của bài viết đối với độc giả hải ngoại. Hơn nữa độc giả cũng được nghe lập luận của Tiến Sĩ Keith Taylor phản bác những quan điểm coi thường Việt Nam Cộng Hòa rất phổ biến trong giới sử gia Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Ðược nghe tiếng nói từ cả hai phía, những độc giả yêu chuộng tự do sẽ nhận ra ngay tiếng nói nào thành thật và hữu lý phù hợp với quan niệm sống của họ. Và sự tin tưởng vào tiếng nói thành thật đó càng vững chắc hơn khi họ hiểu luôn những phản biện được đưa ra từ phía đối nghịch. Vì không hiểu, hoặc vì cố tình không hiểu chủ trương của Việt Weekly, các tác giả của Bản Lên Tiếng 6 đoạn có những câu và từ ngữ thân Việt Nam và miệt thị Mỹ của tác giả Hà Văn Thùy, rồi từ đó đi ngay đến kết luận rằng Việt Weekly thân Cộng. Ðây là một kết luận vội vã gán ghép không thể chấp nhận được. Bởi vì Hà Văn Thùy không đại diện cho Việt Weekly. Ông ta đại diện cho chính ông ta trên diễn đàn có nhiều ý kiến đối nghịch nhau. Dùng chữ nghĩa của Hà Văn Thùy, rồi gán tội cho Việt Weekly là hành động chỉ nhằm gây kích động quần chúng cho những mục đích riêng.

Nhưng một thân hữu của chúng tôi cộng tác với tờ KBC Hải Ngoại, tác giả T. Vấn vừa cho biết rằng, bài báo “Bài học khó thuộc” không phải là mới mẻ gì, mà nó đã được viết cách đây khoảng 2 năm, tức là vào năm 2005. Tác giả T. Vấn còn nhấn mạnh trong một bài viết cho tập san KBC Hải Ngoại rằng bài viết nói trên của Hà Văn Thùy xuất hiện “lần đầu tiên trên Diễn Ðàn Talawas, Chuyên Mục Chiến Tranh Nhìn Từ Nhiều Phía ngày 19 Tháng Năm, 2005. Ðúng 2 năm sau, ngày 24, Tháng Năm, 2007, bài viết lại một lần nữa xuất hiện trên tờ Việt Weekly”. Không biết là ông Hà Văn Thùy, một cán bộ văn hóa cộng sản của tỉnh Kiên Giang đã về hưu năm 2001, có đích thân đưa bài đến Việt Weekly để xin đăng hay chính Việt Weekly lấy từ Diễn Ðàn Talawas xuống để đăng. Vấn đề này hậu xét.

Trở lại vấn đề diễn đàn Việt Weekly. Tôi không nghĩ là nhóm chủ trương của tuần báo này làm đúng vai trò của một diễn đàn trong trường hợp bài của ông Hà Văn Thùy. Bài báo của ông Thùy viết để trả lời một bài của Tiến Sĩ Keith Taylor trước đó trong khuôn khổ chuyên mục Chiến Tranh Nhìn Từ Nhiều Phía trên mạng Talawas. Nhìn cái tên, người ta hiểu đây là một diễn đàn tự do. Bài của ông Thùy (chống) được viết sau khi bài của Tiến Sĩ Keith Taylor (bênh), nhưng cùng xuất hiện trên một chuyên mục của Talawas. Tiêu chuẩn của một diễn đàn đứng đắn là như thế. Còn tại Little Saigon hay Nam California có bao nhiêu người được biết, được đọc Keith Taylor, thế rồi đột nhiên bài báo “Bài học khó thuộc” của Hà Văn Thùy được in trên báo giấy với ngôn ngữ không phải chỉ gây ra sự khó chịu cho người đọc mà còn tạo nên những phản ứng phẫn nộ. Lý do dễ hiểu, đây không phải là nhận định có tính chất khoa học, mà chỉ là những lời lăng nhục đối với gia đình của 300,000 người chết trong chiến dịch đấu tố ruộng đất của Việt Cộng thập niên 50, gia đình của trên 6,000 người tại Huế bị sát hại bằng những phương tiện thời Trung Cổ hồi Tết Mậu Thân tại Huế và gia đình của trên 3,000 nạn nhân trong Tòa Tháp Ðôi ở New York trong vụ khủng bố 11 Tháng Chín.

Nhưng khi ông Hà Văn Thùy ngồi một mình trên diễn đàn Việt Weekly hai năm sau khi ông viết bài này lại là chuyện khác. Trước hết ông không có đối tượng để phản bác, và người đọc cũng chẳng biết ất giáp gì đối tượng phản bác của ông Hà Văn Thùy. Người có thẩm quyền đưa bài vào cũng không có “lời tòa soạn” để nói cho độc giả biết đầu đuôi câu chuyện hay trích đăng lại những phần chính trong bài bênh vực chính sách Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh của Tiến Sĩ Keith Taylor. Thế là một mình một chợ, ông cựu cán bộ văn hóa cộng sản tỉnh Kiên Giang Hà Văn Thùy tha hồ ca tụng Hồ Chí Minh, người đã làm chết 300,000 người trong chiến dịch đấu tố ruộng đất, người đã đẩy cả dân tộc vào một cuộc chiến làm chết 4 triệu người, rồi cuối cùng cũng phải ôm chân Mỹ, tha hồ ca ngợi chiến thắng Tết Mậu Thân (thực tế là Việt Cộng chỉ “thắng” vì đã dùng lưỡi cuốc đập đầu hoặc chôn sống 6,000 người dân Huế), tha hồ ca tụng vụ khủng bố 11 Tháng Chín tại New York. Giữa một cộng đồng mà hầu hết những thành viên đều là nạn nhân Cộng Sản mà chỉ có một mình ông Hà Văn Thùy được nghênh ngang lên tiếng “ca hát” trên máu của những nạn nhân đã bị Cộng Sản sát hại trên một diễn đàn không có đối thủ thì còn gì bằng nữa. Cũng như tác giả T. Vấn, tôi không nghĩ là tuần báo Việt Weekly bị hiểu sai, bị oan khi cho đăng một bài báo viết cách đây 2 năm của một cựu cán bộ văn hóa tỉnh Kiên Giang.

“Lẽ ra, chúng ta nên kiến tạo một xã hội đề cao quyền tự do ngôn luận hơn là đè nén nó”. Ông Dốc Thượng viết rất đúng. Và quyền tự do ngôn luận ở Mỹ được hiến pháp bảo vệ, nhưng nền văn hóa Hoa Kỳ không chấp nhận lợi dụng quyền tự do để khiêu khích, để thách thức, để lăng nhục vong linh những người đã chết. Ông Dốc Thượng thấy không, ở Mỹ có rất nhiều người không đồng ý với cuộc chiến mà ông Bush đưa vào Iraq, nhưng không bao giờ họ làm một điều gì có thể khiến những người lính Mỹ đang tác chiến hay đã nằm xuống tại Iraq bị hạ nhục. Một tờ báo Mỹ hay một đài truyền hình Mỹ làm như thế, độc giả và khán thính giả của các tờ báo hay các đài truyền hình này sẽ dùng quyền lựa chọn của họ ngay. Quyền tự do ngôn luận tại Mỹ không cấm một công dân nào đó ca tụng Hitler, đem hình tượng Hitler vào các cộng đồng Do Thái, nhưng có bao giờ thấy một tác giả Mỹ viết sách ca tụng Hitler dám ra mắt sách trong cộng đồng Do Thái không? Không phải họ sợ gì người Do Thái, nhưng làm như thế các cộng đồng Mỹ dòng chính sẽ tỏ thái độ với bất cứ ai dám hạ nhục vong linh của 6 triệu người Do Thái đã chết đau khổ trong các lò thiêu xác.

Vâng, tự do quý lắm. Vì quý tự do nên chúng ta mới có mặt tại Mỹ. Và vì tự do mà những nhà tranh đấu tại Việt Nam mới bất chấp tù đày để lên tiếng đòi tự do và quyền con người. Cho nên để vinh danh tự do, nhất là tự do ngôn luận, mọi người chắc không nên coi tự do là một loại khiên mộc để che đỡ cho những hành động khiêu khích và lăng nhục người khác.

An Pha
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

DB Ed Royce: Tổng thống hãy thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam
Wednesday, June 20, 2007

Dân Biểu Ed Royce (Ðơn Vị 40, California)
Người dịch: Nguyễn Hà Sơn
Bài ý kiến dưới đây do Dân Biểu Ed Royce viết nhân dịp Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đi thăm chính thức Hoa Kỳ. Dân Biểu Ed Royce đã có nhã ý dành bài này đặc biệt cho báo Người Việt đăng trong số báo hôm nay, 21 Tháng Sáu, trùng ngày Dân Biểu Ed Royce sẽ gặp phái đoàn Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Báo Người Việt xin cám ơn Dân Biểu Ed Royce và xin giới thiệu với quý độc giả.

Lần đầu tiên kể từ khi chính phủ của miền Nam Việt Nam sụp đổ, một chủ tịch nước của Việt Nam sẽ tới viếng Tòa Bạch Ốc. Ðược Tổng Thống Bush đưa ra lời mời trong chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tháng Mười Một năm ngoái, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết chắc chắn sẽ quảng cáo về sự tiến triển kinh tế mà nước ông đã thực hiện, và sẽ thúc đẩy sự hợp tác xa hơn giữa hai nước. Tuy rằng Việt Nam đã thực hiện những cải tổ kinh tế, nhưng điều này chỉ là một phần của câu chuyện. Những người bất đồng chính kiến vẫn thường xuyên bị bịt miệng, và tự do tôn giáo bị đàn áp một cách có hệ thống. Tổng Thống Bush có bổn phận nêu lên những vấn đề này trong thời gian Chủ Tịch Triết tới viếng thăm.

Kể từ đầu năm nay, những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã gia tăng. Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) đã mô tả tình trạng hiện thời ở Việt Nam như là “một trong những chiến dịch đàn áp tệ hại nhất nhắm vào những người phản kháng ôn hòa trong vòng 20 năm.” Trong ba tháng vừa qua, các viên chức Việt Nam đã tái diễn những hành động sách nhiễu đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo, với những người bất đồng chính kiến, và những người tranh đấu thuộc giới sinh viên. Tuy nhiên, quý vị sẽ không nhận ra những chuyện đó qua những ngôn từ hoa mỹ của Chủ Tịch Triết - gần đây ông ta đã mô tả những dị biệt của chúng ta về nhân quyền là “chuyện nhỏ” so với những quyền lợi chung giữa hai nước. Có lẽ Chủ Tịch Triết cần được nhắc nhở về trường hợp của ông Lê Quốc Quân, người đã bị bắt giữ hôm mùng 8 Tháng Ba, chỉ bốn ngày sau khi trở về Việt Nam từ một cuộc khảo cứu với tổ chức bảo vệ dân chủ National Endowment for Democracy (NED) ở Washington. Vụ bắt giữ ông Quân chắc hẳn không phải là một hành động để bày tỏ những giá trị chung giữa hai nước.

Nạn đàn áp tôn giáo ở Việt Nam là chuyện xảy ra thường xuyên. Công an Việt Nam gần đây đã bắt giữ vài người vận động dân chủ và người phản kháng thuộc Giáo Hội Công Giáo, trong số đó có Linh Mục Thadeus Nguyễn Văn Lý. Cha Lý, một người phản kháng ôn hòa, đã bị bắt giữ vì “có những hành động tuyên truyền có hại cho an ninh quốc gia.” Các tu sĩ Phật Giáo vẫn tiếp tục bị cầm tù và bị thẩm vấn vì họ thuộc vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị nhà nước cấm hoạt động. Khi tôi tới Việt Nam, tôi đã có dịp gặp Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ trong khi ngài đang bị quản thúc tại gia, cùng với các nhà lãnh đạo Phật Giáo khác, và tôi có thể làm chứng cho tình trạng bị áp bức một cách thảm thương của họ. Các mục sư Tin Lành vẫn còn tiếp tục chịu những áp lực chính trị từ chính phủ Cộng Sản Việt Nam.

Chắc là Việt Nam sẽ thả một số tù nhân lương tâm trước khi có chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Triết. Một số người sẽ bảo rằng đó là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang tiến nhanh tới một xã hội tự do hơn về chính trị. Nhưng chúng ta chỉ nên coi đó là những hành động trình diễn bề ngoài. Cộng đồng người Việt ở quận Cam - và thật ra là trên toàn quốc Hoa Kỳ - chắc chắn sẽ không bị lừa phỉnh bởi những hành động bày biện cửa tiệm như vậy.

Gần đây Chủ Tịch Triết đã mô tả chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông ta như là một dịp để củng cố “tình hữu nghị và sự hợp tác đa diện” giữa hai nước. Quả thật, Hoa Kỳ và Việt Nam đã thi hành những biện pháp đáng kể để mong tiến tới một mối bang giao bình thường; nhưng hiện trạng ở Việt Nam vẫn chưa thể chấp nhận được. Nếu chúng ta sẵn lòng củng cố tình hữu nghị với Việt Nam, như Chủ Tịch Triết mong muốn, thì Việt Nam cần phải thực thi chính sách đa nguyên chính trị trong tất cả mọi hình thức. Bịt miệng những người bất đồng chính kiến và đàn áp tự do tôn giáo không phải là những đường lối để tiến tới sự hợp tác chặt chẽ hơn.

Trong những cuộc thảo luận của họ, Tổng Thống Bush và ông Triết chắc hẳn sẽ bàn về liên hệ mậu dịch ngày càng gia tăng giữa hai nước. Và quả thật như vậy, mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang nở rộ. Từ năm 2001 tới năm 2005, nó đã tăng hơn gấp năm lần, tiến từ 1.4 tỉ đô la mỗi năm lên hơn 7.6 tỉ đô la. Tuy sự gia tăng về mậu dịch và đầu tư không bảo đảm sẽ gia tăng tự do chính trị, nhưng nó cũng có ích. Tôi tin rằng các cơ sở kinh doanh của người Mỹ ở Việt Nam sẽ khiến cho sự cải tổ tiến nhanh hơn, nhưng chúng ta cần những gì nhiều hơn nữa.

Bằng cách công khai nêu ra với Chủ Tịch Triết về những vi phạm nhân quyền trong thời gian ông này viếng thăm Hoa Kỳ, Tổng Thống Bush sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ cho nhà cầm quyền Việt Nam rằng những mối liên hệ trong tương lai của chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng lớn lao từ cách đối xử của họ với dân chúng. Những người bất đồng chính kiến sẽ nghe những lời tuyên bố của Tổng Thống Bush qua Ðài Phát Thanh Á Châu Tự Do (RFA), là cơ quan mà từ lâu tôi đã ủng hộ, và sự chỉ trích công khai về những vi phạm nhân quyền sẽ đem lại nhuệ khí rất cần thiết cho những người bất đồng chính kiến đang tranh đấu cho tự do. Tổng Thống Bush có thể thực hiện được điều đó.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Chính Trị Là Gì? - “Tôi Không Làm Chính Trị!”

TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Năm, 6/21/2007
Trước năm 1975 quân nhân các quân binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau khi thụ huấn quân sự, trước khi ra trường đều tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc. Đơn vị phục vụ ở tiền tuyến hay ở hậu phương , tất cả đều cùng chung một nhiệm vụ, một lý tưởng là gìn giữ đất nước, quê hương, chống CS xâm lăng từ Miền Bắc.

Vì hoàn cảnh nghiệt ngã, hằng triệu người phải rời bỏ quê hương ra đi, đến định cư trên những vùng đất tự do nhiều nơi trên thế giới. Chiến tranh Việt Nam thực sự chấm dứt sau năm 1975, nhưng cuộc chiến chưa tàn. Người dân trong nước vẫn còn bị đàn áp, không có dân chủ, tự do, người Việt ở hải ngoại vẫn còn phải tiếp tục đấu tranh, không bằng quân sự mà bằng chính trị. Những cuộc biểu tình phản đối, những cuộc vận động với Quốc Hội và Chính Phủ HK đã giúp người dân trong nuớc phần nào.

Cùng lúc đó nhiều hội đoàn cựu quân nhân được thành lập ở hải ngoại, nhưng chỉ với mục tiêu “Ái Hữu”, chứ không hoạt động chính trị. Ai muốn sinh hoạt chính trị thì hoạt động với tư cách cá nhân. Tại sao trước năm 1975 cựu quân nhân sẳn sàng hy sinh xương máu bảo vệ đồng bào, đất nước, quê hương, mà sau 1975 ở hải ngoại cựu quân nhân không tiếp tục sứ mạng còn dang dỡ?

Với Nội Quy không sinh hoạt chính trị, nhiều hội đoàn cựu quân nhân đã không nhân danh hội, cùng sát cánh đấu tranh, hỗ trợ cho đồng bào ở quê nhà. Thật là điều khó hiểu.

Cũng có nhiều người tuyên bố “Tôi không thích làm chính trị”, tôi chỉ làm văn hóa, xã hội , từ thiện… nhiều người thuộc thế hệ trẻ, có tài năng , có thiện chí đã bày tỏ thái độ dứt khoát là không thích chính trị. Có phải những nhà chính trị “xôi thịt” đã làm hoen ố môi trường chính trị , đã làm cho người đời gán ghép vào hai chữ “Chính trị” những cảm nghĩ lừa lọc, mưu sĩ, xão huyệt , xấu xa?

Thử tìm hiểu “Chính Trị” là gì? Theo tự điển, “Chính Trị” là tất cả những hoạt động , những vấn đề liên quan tới giai cấp, xã hội, dân tộc, quốc gia xoay quanh một trung tâm, đó là vấn đề GIÀNH , GIỮ VÀ SỬ DỤNG QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC.

Trong tác phẩm “Chính Trị” Aristotle đã khẳng định, con người theo bản năng tự nhiên đã có tính chính trị.

Trong lịch sử phát triển của loài người, con người luôn tìm đến chân lý và lẽ phải. Nhưng trên đường đi tìm đến chân lý và lẽ phải đó con người hay áp đặt lý lẽ mình cho là đúng lên lý lẽ của người khác. Cuối cùng bên nào cũng cho lý lẽ, đường lối của mình là chính nghĩa, là đúng; đường lối của ngừơi khác là sai , là phi nghĩa. Bao giờ cũng vì cái nguyên nhân cho mình, phe mình là đúng, là chính đáng mà tạo nên những tranh chấp, và thường thì những tranh chấp không giải quyết ôn hòa, mà bằng bạo lực đưa tới chiến tranh.

Dựa theo định nghĩa trên chúng ta thấy chính trị xoay quanh trung tâm vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, cho nên nó bao trùm nhiều lãnh vực khác như văn hóa, xã hội, từ thiện…

Với một nhà cầm quyền độc tài, tham nhũng, thối nát lãnh đạo thì quốc gia đó sẽ có nhiều tệ nạn xã hội, văn hóa suy đồi, dân chúng nghèo đói…cho nên chỉ lo văn hóa, xã hội, từ thiện … là chăm sóc cái cành, cái ngọn.. . còn cái gốc ốm yếu, èo uột thì có bỏ bao nhiêu công sức chăm sóc cành và ngọn, nó vẫn còi cộc, xác xơ.

Hãy mạnh dạng bứng tận gốc rể bỏ đi để trồng lại cây khác khỏe mạnh tươi tốt hơn, thì mới mong cây đơm hoa, kết quả thơm lành... Hãy tham gia chính trị, lật đổ guồng mày nắm giữ quyền lực nhà nước thối nát, thay thế vào đó một thể chế chính trị tốt đẹp thì đương nhiên văn hóa, xã hội, đời sống dân chúng được cải tiến phồn thịnh, phú cường. Chính trị thật sự chi phối tất cả mọi lãnh vực, ngay cả lãnh vực tôn giáo.

Nhận định về tình hình chính trị hiện nay , vai trò của đồng bào ở hải ngoại và chính quyền CS quốc nội, Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh phát biểu trong Ngày Quân Lực 19/6/2007 ở Hoa Thịnh Đốn như sau:

- Đa số dân chúng vẫn quá nghèo, chứng cớ là gái quê VN vẫn sẳn sàng thoát y cho khách Đại Hàn, Đài Loan tuyển lựa. Tin bán rao phụ nữ VN ở Đài Loan, Mã Lai Á, Singapore không thiếu. Dân khiếu kiện đất đai, thợ thuyền đình công khắp nơi vì bị chủ chèn ép , học trò bỏ trường, dân thiểu số đói rách ở cao nguyên...

- Nạn tham nhũng khắp nơi, ở mọi cấp, Đảng CS tập trung quyền lực trong tay, gây bất công xã hội, làm thối nát đất nước, chậm tiến dân tộc.

- Đất nước bị tụt hậu. Dân nghèo, nhiều teẻ em bỏ học. nhà trường chính trị hóa, giáo dục lỗi thời, thi cử gian lận, bán bài thi, bằng cấp giả.

- Xã hội đã biến đổi và suy vi, không có tự do tôn giáo.

- Người CS tham quyền cố vị “Bám Tàu cứu Đảng”…

Theo nhận xét của Cựu Thiếu Tướng Hinh, Tây phương nghĩ rằng trợ giúp kinh tế sẽ đưa tới thay đổi chính trị , đựơc gọi là “Diễn Tiến Hòa Bình”. Sự thực thì kẻ thủ lợi về cởi mở kinh tế là tập đoàn CS nắm quyền trị nước, là những bọn “Tư Bản Đỏ” bà con và những kẻ luồn lọt CS.

Phía sau các cao ốc mới cất, các khách sạn nguy nga, các khu chơi bời sang trọng của ở Hà Nội, Saigon và các bãi biển giải trí là một đất nước nghèo khổ, chênh lệch sang hèn quá lớn, một quốc gia giòi bọ tham nhũng, thầy giáo móc túi học trò, bác sĩ, y công bòn nặn bệnh nhân, cảnh sát, công an làm tiền trắng trợn, dân nghèo và thợ thuyến bị bốc lột, thanh thiếu niên trai gái ngụp lặn trong sa đọa, mọi giai tầng xã hội chìm đắm trong tư lợi, kiếm tiền dù buôn dân bán nước. Tất cả trong tay của một chính quyền độc tài, tham tàn, và độc ác tột độ.

Cựu Thiếu Tướng Hinh nhấn mạnh, cuộc chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ cho quê nhà chưa kết thúc. Những nhà đấu tranh dân chủ tự do như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn văn Đài, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy… đang bị giam cầm trong ngục tù tăm tối CS, Nguyễn Minh Triết sắp qua đây nay mai như một thách thức ngạo ngược.

Cựu Tướng Hinh muốn đưa ra một vài câu hỏi để đồng bào suy ngẫm:

1. Trong 32 năm qua những gì chúng ta đã làm đã đủ chưa, đúng chưa? Có cách gì hay hơn, hữu hiệu hơn nữa đáng làm, cần làm ?”

2. Ta có nên tiếp tục để nguồn kiều hối ba bốn tỉ đô la hằng năm chảy về VN cho người CS, như trong quá khứ không?

Bàn về vấn đề “Kiều hối” này cũng nên đề cặp đến vài vấn đề tế nhị như chuyện du lịch hay ăn Tết ở quê nhà, chuyện tiêu thụ các sản phẩm , hàng hóa VN.

Bàn về vấn đề “Chính trị” Cựu Tướng Hinh cho biết ông thường gặp nhiều người dõng dạc tuyên bố :”Tôi không làm chính trị!”, và coi điều đó như một cung cách hành xử rất thanh cao.

Niên Trưởng Hinh bình luận vấn đề “Tôi không làm chính trị“ .

Hãy ví cuộc đấu tranh giữa Dân Chủ,Tự Do và Độc Tài CS này là một keo vật lộn giữa Trắng và Đen, giữa Thiện và Ác.

Trong trận chiến này, mỗi người chúng ta đứng ở đâu?

Đời sống của chúng ta trên thế gian này, ở đâu cũng có chính trị đang xen vào. Chính trị chính là đời sống vậy. Sự hiện diện của chúng ta ở đất nứơc này đã là một hành động chính trị rồi.

Mua một thùng mì có nhãn hiệu VN là một chọn lựa chính trị. Rong chơi một chuyến ở VN là một tham dự chính trị, là mang cỡ năm ngàn đô la về tiêu tại VN. Số tiền này sẽ tập trung trong ngân hàng CS. Tất cả các đô la tươi này, chi tiêu tại chỗ và các tiền kiều hối gởi về là ngoại tệ mạnh, là phương tiện vực đối phương dậy khi chúng sa cơ và là võ khí để trấn áp các hoạt động của phe ta. Rõ ràng là giữa Thiện và Ác, không có sự đứng giữa.

Đứng giữa chỉ là ngoảnh mặt làm ngơ, chạy trốn nhiệm vụ , là làm lợi cho kẻ ác, là CS reo mừng vì thêm thế mạnh cho chúng.

Đó là phần lớn tại sao 32 năm qua, chúng ta vẫn ì ạch chẳng tiến được bao xa!

Cựu Thiếu Tướng Hinh ước ao đồng bào cộng tác tìm lý giải cho vấn nạn này.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm

Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại
Văn phòng chủ tịch Hội Ðồng Ðại Diện
Thư của chủ tịch hội đồng đại diện TTCSVNCHHN nhân ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu, 2007
Các chiến hữu và các hậu duệ thân mến,

Lại một năm trôi qua trong nỗi ưu tư trước vận mệnh của đất nước chưa được phục hưng, và những bận tâm trước sự cố gắng xây dựng TTCS VNCHHN nhưng chưa được viên mãn.

Là một người cựu chiến sĩ VNCH chúng tôi luôn cảm thấy trách nhiệm trước sự tang thương của vận mệnh dân tộc mà trong đó quân kỳ VNCH đã bao lần tắm máu các anh hùng tử sĩ trong suốt một phần tư thế kỷ đã qua.

Và chúng ta, những người lính, những người con em của lính luôn cảm thấy tự hào về truyền thống vẻ vang đó. Chúng ta đã cùng đứng bên nhau dưới một màu cờ sắc áo qua biểu tượng của “Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH” để cùng nhau chung góp ý chí thực hiện được những hành động cụ thể xây dựng cho cộng đồng hải ngoại chúng ta một bước tiến dài trong cuộc tranh đấu đòi “tự do dân chủ cho Việt Nam.”

Nhưng cho đến hôm nay, tình hình chính trị Việt Nam sau cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 12 của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã cho thấy CSVN ngày càng gia tăng ảnh hưởng và củng cố thế lực của tập đoàn thống trị của đảng cộng sản nhiều hơn sau cuộc bầu cử này. Trong lúc đó tại hải ngoại các phong trào dân chủ lại luôn chịu ảnh hưởng bởi các biến động bên trong Việt Nam khi các nhà kêu gọi dân chủ bị đàn áp và tù đày, bên ngoài hải ngoại nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra dường như một cây cung mà bắn hai mục tiêu, những hiện tượng từ sự phân hóa bài kích lẫn nhau, và một vài cơ quan truyền thông đã dùng phương tiện đại chúng của mình để bôi nhọ và tấn công vào hình tượng người lính và quân lực VNCH. Gần nhất là Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra quyết định dân sự hóa Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH tại Biên Hòa (huyện Dĩ An, Thủ Ðức).

Song song vào đó mọi hoạt động của các hội cựu chiến sĩ quân lực VNCH gần đây bị ảnh hưởng tung hứng của một số phần tử bên ngoài xuyên tạc, gây phân hóa nội bộ và tấn công các vị sĩ quan ưu tú của quân lực VNCH, những hiện tượng gây phân hóa này đã làm giới hạn sự phát triển công tác dân vận và công tác hỗ trợ chính trị trước những mục tiêu của cộng đồng chúng ta tại hải ngoại và gây mất niềm tin với giới trẻ đang và đã đóng góp trong cuộc chiến chính trị với tập đoàn CSVN khắp các mặt trận chinh trị, kinh tế, văn hóa nghệ thuật.

Là một người lính chúng ta từng đặt mình trước mọi hiểm nguy và chấp nhận hy sinh vì đại nghĩa dân tộc ngay khi tuổi trẻ còn nhiều mộng ước cho tương lai, và đến hôm nay người lính của năm xưa đã bạc đầu sức kiệt mà mộng Kinh Kha vẫn còn là hoài bão chưa trọn, chúng ta không sợ kẻ thù đối mặt trước kia nhưng chúng ta không thể để những hiện tượng tiêu cực trong hàng ngũ quân đội phân hóa để tỵ hiềm nhau làm mất đi bản sắc anh hùng của người lính VNCH.

Có những người vì đã không tin vào tương lai sự phục hưng một đất nước dân chủ đã vội vàng quay lưng với đồng đội khi cuộc chiến chưa tàn, đó là một trận cuồng phong cho đàn chim đang tìm về tổ ấm, nhưng chúng ta không thể cúi đầu và để mọi thành tựu, lòng tin của các thế hệ trẻ hướng về cha anh để tìm một đường sinh lộ cho dân tộc bị tan vỡ vì sự thiếu cảnh giác và vị kỷ của mỗi người trong hàng ngũ chúng ta.

Một lần nữa, cũng trong ngày kỷ niệm 19 Tháng Sáu, ngày đánh dấu sự ra đời của Quân Lực VNCH, là một người lính như các chiến hữu, là một người anh của các thế hệ hậu duệ VNCH, chúng ta cùng nhau kỷ niệm và tri ân các anh hùng tử sĩ VNCH đã vị quốc vong thân, quyết tâm đoàn kết và sát cánh cùng nhau hướng về những mục tiêu cần yếu trước mắt mà cộng đồng người Việt quốc gia hải ngoại đang cần sự góp sức góp tâm của người cựu chiến sĩ VNCH, điển hình là cuộc biểu tình sắp xảy ra tại những nơi Chủ Tịch CSVN Nguyễn Minh Triết đến, để vạch rõ mục đích chuyến công du của Nguyễn Minh Triết tại Hoa Kỳ sẽ là những sợi xích xiết chặt nhân quyền và đàn áp tự do của hơn tám mươi tư triệu người trong nước. Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau dùng sức mạnh của tinh thần 19 Tháng Sáu, ngày vinh danh của Quân Lực VNCH, hãy hỗ trợ và xuống đường đập tan mọi âm mưu phân hóa, thống trị của CSVN tại quốc nội và hải ngoại.

Thân ái gửi đến quý chiến hữu và các hậu duệ chiến sĩ VNCH lời chào đoàn kết quyết thắng kẻ thù vì tương lai tự do, dân chủ cho Việt Nam.

Trân trọng

San Jose ngày 15 Tháng Sáu, 2007
Thay mặt Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Chủ tịch Hội Ðồng Ðại Diện
Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

ĐỪNG QUAN TRỌNG HÓA MỘT CON ZERO !

Tiếp xúc với Tổng thống Bush, vào tận Quốc hội Hoa Kỳ vận động ủng hộ tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, tổ chức biểu tình chống Nguyễn Minh Triết khi phái đoàn của ông này vừa chân ướt chân ráo tới New York, rồi tiếp tục biểu tình trước Bách Cung, rồi đến hai cuộc biểu tình rầm rộ ở Nam California mỗi ngày 5,000 người tham dự. Đó là phản ứng của ngươì Việt tỵ nạn Cộng sản đối với chuyến đi thăm Mỹ quốc của ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Việt Nam Cộng Sản.

Nếu chuyến đi của ông Triết có thể thành công về mặt ký kết thương mại với tư bản Hoa Kỳ hay bất cứ một hiệp ước gì gì đó với chính phủ George W. Bush, thì về mặt nhân tâm đối với cộng đồng Việt tỵ nạn Cộng Sản ở Mỹ quốc ông Triết thất bại hoàn toàn.

Thất bại hơn cả chuyến thăm Hoa Kỳ trước đây của ông Phan Văn Khải. Nguyên nhân cũng vì đảng và nhà cầm quyền Việt Cộng tin vào những báo cáo sai lạc từ nhân viên của họ đang hoạt động chìm trong các cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại, và từ một số nhà báo cùng những cựu chính trị gia Việt Nam Cộng Hòa đã quy thuận phủ Bắc bộ.

Thí dụ điển hình nhất là lời ông Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố khi về Việt Nam, ông nói đa số thầm lặng ở hải ngoại có chung lối nghĩ như ông ấy. Phản ứng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản qua chuyến đi Mỹ vừa qua của ông Nguyễn Minh Triết cho thấy câu nói của ông Nguyễn Cao Kỳ xa sự thật tới vài trăm cây số. Nghĩa là … cà nông bắn hổng tới! Nghĩa là … tưởng bở!

Không phải một mình cá nhân ông Nguyễn Cao Kỳ mắc bệnh tưởng bở, lối viết của tờ Việt Weekly trong cả năm qua cũng là một thí dụ điển hình nhất về tưởng bở. Rồi sự xuất hiện công khai của một số thương gia gốc Việt ở Little Saigon trong hai buổi tiếp tân của ông Triết tại St. Regis Resort thuộc thành phố Dana Point, Orange County, cũng là một thí dụ hùng hồn về tưởng bở.

Tâm tình và lối nghĩ của đa số thầm lặng trong khối người Việt tỵ nạn Cộng Sản chắc chắn là có thay đổi, nếu so với thời kỳ những năm sau 1975. Nhưng sự thay đổi đó không hề là đầu hàng để trục lợi, đầu hàng vô điều kiện. Mỉa mai thay, chính những con người bình thường thường được gọi là đa số thầm lặng, những người sáng sớm tinh sương đã phải chui vào sở cày liên tiếp tới khi nắng chiều đã tắt mới được trở về nhà, người con người quần quật làm lao công trong chợ búa, nhà hàng, tiệm quán, mới là những con người thật sự mong muốn tương lai tổ quốc được giải quyết đặt căn bản quyền lợi tổ quốc trên hết, và trên căn bản đồng thuận công bình giữa tất cả các thành phần trong khối dân Việt từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

Rất đông người trong hai ngày qua gọi đến VOV Radio để tỏ sự bực mình đối với việc ông Nguyễn Cao Kỳ tự xưng là đại diện của của cộng đồng gốc Việt để nịnh bợ ông Nguyễn Minh Triết. Thật ra ông Kỳ không xứng đáng cho chúng ta bực mình, bởi vị thế của ông đối với cộng đồng tỵ nạn chúng ta là con zero to tướng, tiếng nói của ông cũng là một con số không khổng lồ, và chính Việt Cộng cũng biết rõ như thế. Họ dùng thứ chức tước “xưa rồi diễm” của ông Kỳ chỉ để lòe dân trong nước, con bài Nguyễn Cao Kỳ chỉ có khả năng tuyên truyền đối với trong nước mà thôi. Ông Kỳ tự xưng đại diện cộng đồng gốc Việt là để Việt Cộng mang cái “đại diện dổm” của ổng vào nước trình diễn cho nhạt bớt vụ phái đoàn ông Triết bị người Mỹ khinh, người Việt chống. Chúng ta không nên bất bình, vì có thể lọt bẫy Việt Cộng, họ cố tình gài cho chúng ta chống báng một cá nhân không là gì cả để quên những mục tiêu thật sự quan trọng sau chuyến ông Triết đến Hoa Kỳ.

Những người có coi đài truyền hình Hà Nội hai ngày qua đều biết việc họ ca tụng “sự thành công” của chuyến ông Triết đi Mỹ, dấu nhẹm hoàn toàn việc ông Triết bị dân tỵ nạn Cộng Sản rượt dài dài khắp nước Mỹ; vào Quốc hội, vào Tòa Bạch ốc thì bị dằn mặt - vặn vẹo đủ điều về nhân quyền. Họ chiếu hình ông Triết, nói rằng họ luôn luôn sẳn sàng mở vòng tay để đón những kẻ lầm đường lạc lối trở về, rồi họ chiếu hình … ông Nguyễn Cao Kỳ!

Ý đồ chọc tức của đám bị quê xệ, rất rõ ràng.
Trong những ngày tới, sức mạnh của cộng đồng phải được xử dụng cho đúng mục tiêu. Ông Nguyễn Cao Kỳ không có một chỗ đứng tí tẹo nào trong bất cứ mục tiêu nào của chúng ta. Chiều nay thì được tin Tòa Bạch ốc lại mời những vị gốc Việt đã từng được mời gặp Tổng thống Bush trước khi ông Triết tới Hoa Kỳ, lần này ngoài bốn vị khách cũ tòa Bạch ốc còn mời thêm một số khách khác. Điều này khiến cho sự suy đoán rằng có một cái gì đó xãy ra giữa Tầu Cộng - Việt Cộng – và Hoa Kỳ khiến Hoa Kỳ phải mạnh tay để giải quyết càng có vẻ đúng hơn.

Chưa biết là chuyện gì, quan trọng đến đâu, nhưng lợi dụng thời điểm này để đẩy mạnh phong trào đòi hỏi nhân quyền – dân chủ - tự do cho dân Việt trong nước là điều vô cùng quan trọng.

ĐỖ SƠN
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tình chiến hữu & Tác phong người Lính

(Xin kính tặng những người đã từng khoác áo chiến binh)
Thiên Minh
Sau 42 năm được ghi nhận là mất tích trong cuộc chiến Việt Nam, cuối cùng thì thi thể của hai quân nhân Úc là binh nhì Peter Gillson (20 tuổi), và trung sĩ Richard Parker (24 tuổi) đã được tìm thấy và đưa trở lại quê nhà (Australia) để an táng trong tuần qua. Ðây quả thật là một tin vui ngoài sức mong đợi… không những cho gia đình, cho đất nước mà còn cho những đồng đội cũ của hai anh. Ðược biết hai chiến sĩ này đã hy sinh vào ngày 8 tháng 11 năm 1965 trong một trận giao tranh tại Biên Hòa (của gần 42 năm về trước).

Phải nói rằng thời gian qua là một chuỗi ngày dài so với một đời người, nó gần như là gấp đôi tuổi đời của hai anh (lúc hy sinh) là 20 và 24 tuổi. Như vậy thì 42 năm quả là một thời gian quá lâu mà thân thể các anh đã nằm lại “vất vưởng” ở một chiến địa xa xôi, không người biết đến. Có lẽ cũng chính vì nghĩ đến điều này, nên các đồng đội của hai anh luôn cảm thấy ray rứt và tâm trạng không được yên lòng. Do đó họ đã quyết tâm bằng những nổ lực không ngừng tìm kiếm trong suốt thời gian qua, hầu mang các anh trở về… để được “yên nghỉ ngàn thu” trong lòng đất mẹ.

Chính những tấm lòng này đã thể hiện được tinh thần đồng đội của người lính năm xưa. Ngày nay mặc dù tuổi đời của họ càng cao, nhưng họ vẫn “một lòng” và không quên những người đã chết. Theo lời kể (với đài phát thanh ABC) thì một đồng đội cũ là trung đội trưởng Trevor Hagan đã tính từng ngày. Ông cho biết là tính đến bây giờ thì đã 15,151 ngày… từ cái ngày mà hai đồng đội của họ hy sinh. Ông cho biết thêm, là lần này trở lại VN để mang hai người bạn trở về thì đó là một trong những điều rất có ý nghĩa đối với ông. Nghe nói, ngày đó dù biết rằng đồng đội đã hy sinh, nhưng vì chiến trận quá ác liệt và căng thẳng nên những người lính Úc đành phải miễn cưỡng rút lui theo lịnh của cấp trên. Họ biết rằng đồng đội của họ vẫn còn nằm lại nơi chiến trường. Và họ đã không bao giờ lãng quên từ ngày đó cho đến hôm nay (là ngày mà thi thể của hai người lính ấy đã được tìm thấy và mang trở lại quê nhà)….
ImageImage
Vào hai tuần trước sau khi chiếc phi cơ Hercules của không lực Úc từ Hà Nội về đến Darwin, thì quan tài của hai anh đã được khiêng ngang qua đoàn quân danh dự trước sự chứng kiếng trong ngấn lệ của những người thân, viên chức, và hàng trăm cựu chiến binh Úc đã từng tham chiến ở Việt Nam. Mọi người nhìn thấy quan tài của hai anh có phủ lá quốc kỳ Úc được xếp chéo góc, bên cạnh là lẵng hoa, cùng với một “chiếc nón nỉ” truyền thống của quân đội Úc với vành mũ bẻ cong.

Nhân dịp này, bộ trưởng Cựu Chiến Binh Úc, ông Bruce Billson đã nói:

- “Ðồng đội đã hy sinh, trận chiến đã qua đi nhưng những người lính vẫn mang trên vai họ một hành trang nặng trĩu không lúc nào ngơi. Ðó là một sự lo lắng cho những đồng đội chưa trở về, nó giống như là một “túi ba lô” không nhìn thấy, không tưởng tượng chất chứa một sự giao dịch … chưa hoàn thành”.

(Mates lost; battles passed. But soldiers carried the weight and worry, without respite, of an invisble and unimaginable ‘backpack’, of unfinished business, of mates not returned).

Khi đề cập đến sự quan tâm của quốc gia dành cho những người chiến sĩ đã một lần ra đi không bao giờ trở lại, ông Billson nói tiếp:

- “Sự biết ơn của một quốc gia là tiếp tục bổn phận của mình và trách nhiệm đạo đức đối với những người đã đáp lời kêu gọi và đền nợ nước với núi sông.

Hơn 4 thập niên qua rất nhiều câu chuyện đã được ghi chép nhưng vẫn chưa hoàn thành. Ðó là một chương mà phần lớn đã được viết ra bởi những cảm xúc mạnh mẽ, bởi sự say mê, và bởi lòng-dạ kiên-trì của tình chiến-hữu với nhau. Họ không bao giờ bỏ cuộc và hiếm khi để một ngày trôi qua mà không nhớ đến và quyết tâm cho mục đích cao cả của mình”.

(A grateful nation carries forward its special duty and moral obligation to those who have done all that their country asked of them and in doing so, paid the ultimate price.

For more than four decades, much of this story has been largely settled, yet incomplete. The chapter largely penned by the passion and perseverance of mates who never gave up and rarely let a day escape without remembering and recommitting to their goal).
ImageImageImage
Cuối cùng ông Billson kết luận:

- “Như vậy ngày hôm nay một chương mới mà cũng là một chương sau cùng về câu chuyện của trung sĩ Parker và binh nhì Gillson. Câu chuyện này sẽ được cập nhật thêm nhiều nữa…

Thôi thì… hãy để chương cuối đó được đọc và ghi chép thế này: Hai người chiến sĩ gan dạ đã hy sinh, luôn trẻ mãi và không bao giờ bị lãng quên. Họ đã được tìm thấy, đưa trở lại quê nhà (bằng sự) tương xứng với phẩm chất cao quý trong vòng tay của tình chiến hữu với nhau. Họ trở về với những người họ yêu thương và những người yêu thương họ. Xin hãy vinh danh và đưa họ đến nơi an nghỉ sau cùng bởi một quốc gia còn nhớ ơn của họ.

Cuối cùng thì họ đã trở về và luôn được mãi mãi ghi công”.

(So today, the new chapter, the final chapter of the story of Lance Corporal Parker and Private Gillson, begins to be written.

Let the final chapter read and record: two brave servicemen lost; now forever young; never forgotten; found, recovered and repatriated with great care and dignity; carried home by the hands of mateship; returned to those who love and were loved; honoured and laid to rest by a grateful nation; home at last, always remembered).

Tang lễ của anh Richard Parker diễn ra ngày thứ Ba 12 tháng 6 năm 2007 tại Woden, thủ đô Canberra (Úc). Và tang lễ của anh Peter Gillson đã được tổ chức tại nghĩa trang Fawkner vào thứ Sáu 15 tháng 6 năm 2007 ở Melbourne. Nhân dịp này thủ tướng John Howard đã nói:

- Câu chuyện tìm kiếm trung sĩ Parker và binh nhì Gillson là một trong những điều cao quý của tình chiến hữu, sự bền chí và hy sinh. Ðó cũng chính là điều tốt đẹp nhất của truyền thống Anzac.

("The story of the search for Lance Corporal Parker and Private Gillson is one of great mateship, perseverance and sacrifice in the best of the Anzac tradition," Mr Howard said).

Ðược biết Ban Chấp hành Cộng Ðồng Người Việt Tự Do ở Melbourne đã ra một thông báo về việc tham dự lễ an táng của chiến binh Peter Gillson. Ðây cũng là dịp để cộng đồng người Việt bày tỏ lòng tri ân sâu xa đến gia đình của người lính Úc đã chết trong chiến cuộc Việt Nam, cũng như đối với quân đội Hoàng gia Úc. Riêng tang lễ của chiến binh Richard Parker tại Canberra thì cũng có một số đồng hương Việt Nam tham dự (theo tính cách cá nhân) để tỏ lòng tri ân cùng những người đồng minh ngày trước.

Khi nghe được tin này là người Việt Nam chắc chúng ta không khỏi bùi ngùi và cảm phục trước tình chiến hữu của những người lính Úc đã từng phục vụ, chiến đấu và bảo vệ đất nước chúng ta. Càng cảm động hơn là khi biết thi hài của họ đã được tìm thấy sau gần 42 năm bị vùi thây nơi chiến địa cũng chỉ vì một mục đích là bảo vệ lý tưởng tự do. Khi nói lên điều này chắc hẳn chúng ta khó lòng quên ơn những người đã từng là đồng minh có cùng chung chiến tuyến. Ðặc biệt là quân đội Úc nói riêng, cũng như đất nước Úc nói chung. Chính quân đội đó là đồng minh ngày trước của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và đất nước đó chính là quê hương thứ hai của hơn 200 ngàn người Việt Nam hiện tại.


Năm nay nhân dịp ngày Quân lực 19 tháng 6 lại đến, và sẵn dịp nói đến tình chiến binh, chúng tôi cũng xin phép (một lần nữa) ghi lại đôi dòng về đề tài “Tác phong người Lính” mà có lẽ nhiều kỷ niệm vẫn còn lưu lại trong lòng của những người chiến sĩ năm xưa…

Cách đây không lâu trong lúc đi ăn trưa tình cờ chúng tôi nhìn thấy hai người lính Úc chào nhau trên đường phố Sydney. Hình ảnh này đã thực sự làm tôi cảm kích. Không những thế, nó còn gợi cho tôi… nhớ lại những hình ảnh tương tự ngày xưa (lúc tôi còn nhỏ ở quê nhà). Có lẽ tôi luôn ngưỡng mộ những “tác phong” cao đẹp này của người Lính, mặc dù trong đời mình… tôi chưa một lần nào… được “chào nhau” như thế. Lý do, vì khi tôi và các bạn của tôi lớn lên, thì cuộc chiến ở quê hương đã tàn. Nên “đời chiến binh” chúng tôi chưa hề trải qua, hay… được một lần tham dự.

Có lẽ từ sự cảm nhận đó ở trong lòng, nên hình ảnh ngày hôm ấy đã gây cho tôi rất nhiều ấn tượng. Một điều thú vị nữa, là không phải chỉ riêng chúng tôi, mà còn có vài người qua đường khác. Họ cũng dành cho hai người lính này với một cái nhìn đầy thiện cảm như nhau. Ðiều đáng nói ở đây là thái độ “tự nhiên” của hai người người lính Úc… lúc họ chào nhau. Tôi thấy họ thể hiện hành động ấy như là một thói quen, một sự tôn trọng, một sự kính nể dành cho đồng đội. Nói chung, đó là một “tác phong” nghiêm chỉnh… rất đổi nhà binh. Bởi thế, họ không hề tỏ ra một điều gì gọi là “gượng ép”. Nhìn cảnh đó tôi tự nhủ trong lòng, đúng là tác phong của những người lính chiến! Tôi hiểu, là ngoài trách nhiệm được giao phó để thi hành, họ còn luôn nghĩ đến đồng đội, đến tình chiến hữu. Bởi vì mai này, nếu có ra ngoài chiến trận, thì chính họ sẽ là những người cùng sống chết bên nhau…

Nhớ lại ngày lễ Anzac hàng năm. Ðây được xem như là ngày quân lực Úc. Từ rạng sáng hừng đông (dawn service) mọi người đã tề tựu về những tượng đài chiến sĩ để làm lễ truy điệu, và sau đó là đến phần diễn hành truyền thống như mọi năm. Không phải chỉ một nơi mà hầu như ở khắp mọi miền đất nước (Úc) cũng đều diễn ra như thế. Ðặc biệt là những cuộc tưởng niệm này còn lan rộng đến những quốc gia mà quân đội Úc đã từng tham chiến ngày xưa. Trong số đó phải kể đến bờ biển Gallipoli ở tận bên xứ Thỗ Nhĩ Kỳ. Nơi đây đã đánh dấu trận đổ bộ của quân đội Úc và Tân Tây Lan vào buổi rạng sáng ngày 25 tháng 4 năm 1915 lịch sữ. Rồi đến những quốc gia khác như Singapore, Philipines, Ðại Hàn, East Timo, Indonesia, Irag, Afganistan… và ngay cả Việt Nam tại vùng Long Tân (ngoài Vũng Tàu – nơi có căn cứ ngày xưa) người Úc cũng có đến đây để cử hành ngày Anzac.

Riêng tại Sydney thì như mọi năm, cuộc diễn hành đều có rất nhiều người tham dự và được truyền hình trực tiếp từ sáng đến trưa. Từ quân đội Úc bao gồm các ngành, các cấp cho đến lực lượng đồng minh (các nước) đều có tham gia. Từ già đến trẻ, từ cựu chiến binh đến những người còn đang tại ngũ. Chúng tôi thấy trên gương mặt họ luôn thoáng hiện nét hân hoan, cùng lòng tự hào về tác phong người lính (oai nghiêm và dũng cảm). Có người mặc dù giờ đây thân thể đã già, nhưng ánh mắt vẫn còn lộ nét tinh anh, và tinh thần vẫn còn minh mẩn. Ðây là những dịp để họ cùng đồng đội ngày nào được họp mặt với nhau, và nhất là được ôn lại những kỷ niệm của một thời xa xưa họ đã từng là người lính.

Và thật hãnh diện làm sao khi trong đoàn người diễn hành đó, còn có sự tham dự của những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Giờ đây họ đang sinh sống trên quê hương mới này… và được công nhận là đồng minh, là cựu chiến binh của những người lính Úc. Trong cuộc diễn hành ngày Anzac hàng năm, họ luôn thể hiện tinh thần đồng đội và sự hợp tác đồng minh… để cùng tham dự. Mặc dù vậy, có lẽ qua ánh mắt hân hoan trong ngày Quân Lực Úc, những người lính Việt Nam ngày nào… chắc cũng không khỏi chạnh lòng nhớ về một tổ quốc xa xôi, về một ngày quân-lực 19 tháng 6 bất diệt thuở nào. Cũng như nhớ về một quân đội oai hùng mà họ đã từng là chiến sĩ. Bên cạnh đó họ còn có những đồng đội can trường, những cấp chỉ huy gương mẩu luôn nêu cao tác phong người lính… Ngày nay cho dù thời gian đã qua đi, nhưng có lẽ những truyền thống tốt đẹp kia vẫn còn in sâu trong lòng họ.
ImageImage
Chúng tôi luôn vững tin là như vậy, vì tác phong này chúng tôi đã được nhìn thấy từ lâu, từ những người lính chiến năm nào trên quê hương tôi (mặc dù khi xưa chúng tôi còn bé). Ngày xưa họ cũng “chào nhau” giống như hai người quân nhân Úc. Tuy nhiên có điều khác hơn là (ngày hôm nay) họ không còn mặc áo chiến binh để được chào nhau như thế nữa. Có người nói, là vì cuộc chiến đã tàn, nên cuộc đời binh nghiệp cũng không còn tồn tại nữa. Ðiều này thật sự có đúng hay không, nhất là mỗi khi đề cập đến tinh thần chiến binh, đến tác phong người Lính, đến kỷ niệm chiến trường, đến tình chiến hữu, đến những đồng đội hy sinh, và đến rất nhiều điều liên quan khác nữa...?!

Theo cảm nhận của chúng tôi, thì (hình như) tất cả những điều trên đã tạo nên một “spirit” thiêng liêng, một truyền thống oai hùng, một “linh hồn” sâu kính (sâu xa và kính trọng). Nên có thể nói, chúng đã khắc sâu trong lòng của những người chiến binh (kể cả bạn bè)… thì có lẽ muôn đời… vẫn là bất tử?! Ngày nay cho dù cuộc chiến thật sự có qua đi, hay có… “tàn” gì cũng được. Nhưng chắc chắn một điều… là hình ảnh đó, tác phong người Lính đó… vẫn còn đây, vẫn kiêu hãnh, vẫn tự hào, và vẫn lưu lại mãi trong tim của rất nhiều người… Vì họ đã từng một thời khoác chung màu áo trận.


Nhớ lại ngày xưa, ngay như hình ảnh của những người lính nghĩa quân chào cấp chỉ huy ở một đồn ấp xa xôi (gần ngôi trường ngày nào chúng tôi theo học) cũng khó làm cho chúng tôi quên được. Hầu như ngày đó mỗi lần thấy họ chào nhau là chúng tôi vẫn “khoái” chạy ra… và xem cho bằng được. Rồi có một lần trên đường đi học (tại một bến đò) chúng tôi đã chứng kiến cảnh một người quân nhân “đi theo” đồng đội của anh trong... “ngày trở về”. Khi đến nơi gặp lại gia đình bạn của anh, và trước lúc đò máy sang sông, thì anh lính này cũng đã đưa tay kính cẩn chào người bạn của anh trước khi từ biệt để trở lại đơn vị. Hành động này đã làm cho nhiều người chung quanh ngưỡng phục. Và càng cảm động hơn khi biết rằng người bạn của anh thì đang nằm yên trong quan tài giá lạnh. Tôi còn nhớ đó là một quan tài có lớp thiết bao bọc ở chung quanh, bên trên là lá cờ tổ quốc (có màu da vàng cùng ba dòng máu Việt của tổ tiên, của quê hương của ba miền Nam Trung Bắc). Nghe nói bạn của anh đã tử trận hơn 10 ngày qua, từ một chiến trường (vùng 1) xa xôi, nơi tuyến đầu lửa đạn


Và có lẽ cũng chính vì một vài hình ảnh vừa nêu, đã khắc sâu vào tâm trí của nhiều người, nên dù thời gian có qua đi nhưng những “tác phong” này khó có thể… “tàn phai” theo ngày tháng? Nhất là trong lòng của những người đã từng tham gia chiến trận và mang thương tích trở về. Mặc dù ngày nay thân thể của các anh không còn nguyên vẹn nữa. Nhưng chúng tôi tin, là tác phong và niềm kiêu hãnh đó, vẫn sống mãi trong lòng các anh như những ngày xưa còn xông pha nơi lửa đạn. Nói đến điều này làm tôi liên tưởng đến hình ảnh của một người thương phế binh mà tôi có dịp cùng với nhiều đồng hương khác gởi tiền về giúp đỡ cho anh (qua trung gian của một vị nữ ân nhân giàu lòng bác ái). Trong lá thư (copy) của anh gởi sang mà tôi nhận được, thì ngoài những lời cám ơn, tôi còn thấy anh kèm theo tấm hình “oai phong” ngày nào, khi anh còn khoác áo chiến binh thời trai trẻ. Ðiều này đã nói lên tác phong người Lính ngày xưa thì vẫn còn sống mãi trong anh. Cho dù thân thể anh ngày nay có mang nhiều thương tật, nhưng anh vẫn hãnh diện về những kỷ niệm ngày nào. Mặc dù chỉ qua một tấm ảnh đơn sơ, nhưng tôi tin là nó đã gói ghém bao nhiêu tâm tư để gởi cho những người đồng đội cũ!?

Xin cám ơn các anh, những người trai thế hệ đã vì nhiệm vụ bảo vệ non sông mà cống hiến cuộc đời cho quê hương đất nước. Ngày nay chúng tôi dù chưa có dịp đóng góp như các anh ngày xưa, nhất là cho quê nhà đang nghìn trùng xa cách. Nhưng chúng tôi cảm nhận được tác phong người Lính và học hỏi được những bài học quý giá từ cha anh để lại…

Chúng tôi cũng biết trân trọng, biết tự hào, và nhất là biết tự xét mình đã xứng đáng với tiền nhân hay chưa, để khi có cơ hội sẽ tiếp nối những hoài bão cao đẹp ngàn đời (mà cha ông đã dạy), để không phụ lòng những người đi trước…

Thiên Minh
19 tháng 6 năm 2007
lynhcao
Posts: 23
Joined: Sun Jun 24, 2007 3:57 pm
Contact:

Post by lynhcao »

VĂN CHƯƠNG ÁC ÐỘC, ÐAU LÒNG ANH EM
Giao Chỉ - San Jose
Image
Hình chụp năm 1981, Chi hội Gia đình Mũ Ðỏ tại San Jose đón các anh em nhẩy dù vượt biên từ đảo mới qua.(Từ trái qua phải, hàng đứng): Bùi đức Lạc, Nguyễn thành Lực, ....Ðức,Lê mạnh Ðường, (?) Dương quang Lộc, Lê hoàng Kiệt, Nguyễn đình Liêm, Ðoàn phương Hải, Lê văn Mễ. (Ngồi): Ðoàn văn Bá, Cái dân Cường, Nguyễn phạm Phúc, Nguyển đình Hoàng, Nguyễn văn Liên, Lê công Trí.
Huynh đệ chi binh là gì?

Hơn 50 năm về trước Phạm Duy làm nhạc kháng chiến với những lời ca đầy cảm súc dành cho bản “TÌNH NƯỚC”. Bài hát viết về chuyện những người thanh niên Việt Nam yêu nước đi đánh Pháp. Nếu bạn trên 70 tuổi thì hẳn bạn còn nhớ. Lời ca phản ảnh cuộc đời chiến sĩ gian khổ.

“Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá
Miệng còn cười rét buốt, chân không giầy,
thương nhau tay nắm lấy bàn tay”...
Miệng còn cười rét buốt, chân không giầy, thương nhau tay nắm lấy bàn tay”...

Vào cái thời kỳ đó, lý tưởng của tuổi trẻ và thanh niên là vào bộ đội đánh Tây. Chưa ai biết gì về Quốc Cộng. Tình nước và tình chiến hữu chứa chan đã giúp đỡ anh em vượt qua mọi gian khổ.

Tiếp theo đến thời chiến tranh Nam Bắc giữa hai miền Việt Nam, lính cộng hòa cũng có bài ca về tình nghĩa quân đội rất bình dân, vui tươi và được phổ biến rộng rãi

“Huynh đệ chi binh là gì thế anh hai.
Là mình cùng chung đời lính, yêu nhau khác chi nhân tình.
Là từ “đơ zem củ bắp” và rồi lên ông đại tướng,
đều là huynh đệ chi binh”.

Bây giờ 30 năm sau rã ngũ tan hàng, anh em ta có nơi tình nghĩa vẫn chan hòa, nhưng trên báo chí đôi khi cũng đã có những người viết cho nhau những lời cay độc, chẳng còn gì là huynh đệ chi binh.

Câu chuyện xin kể như sau:

Cơn Uất Hạ Lào của Bùi Ðức Lạc

Tháng 4 vừa qua, anh bạn pháo binh Bùi Ðức Lạc tại San Jose có ra mắt cuốn bút ký chiến tranh với tựa đề là Cơn Uất Hạ Lào. Tác phẩm này thực sự cũng không phải là sáng tác mới. Sách bao gồm một loạt bài tác giả đã viết qua nhiều năm. Ðã từng đăng trên các báo và đặc san Mũ Ðỏ. Nội dung tác phẩm cũng có những chỗ chủ quan và không hoàn hảo. Tuy nhiên phản ánh được những suy nghĩ của một người lính vẫn khắc khoải về những ngày dài chinh chiến trên quê hương bỏ lại từ bao năm qua. Ðọc đi đọc lại tác phẩm, độc giả cũng ghi lại được những chỗ cường điệu và có cả những chỗ không chính xác. Nhưng toàn thể tác phẩm thể hiện sự nhiệt tâm của một chiến binh muốn biện hộ cho binh đoàn và cho cả một đạo quân. Và đặc biệt là tấm lòng tác giả đau đớn xót thương cho các chiến hữu đã hy sinh.

Cũng chính vì lý do tình nghĩa đó mà cuốn sách đã được gia đình mũ đỏ bốn phương đón nhận và yểm trợ cho các buổi ra mắt sách. Bởi vì tác giả là tiểu đoàn trưởng pháo binh nhảy dù.

Và cũng vì tình nghĩa anh em, bao nhiêu năm ở San Jose, bán anh em xa, mua láng giềng gần cá nhân chúng tôi đã góp phần yểm trợ việc ra mắt "Cơn Uất Hạ Lào”

Nói chung, cuốn sách của một người suốt đời là pháo thủ chứ không phải là nhà văn, xem ra cũng đã có tiếng vang đáng kể. Nhưng trong những dư luận phê phán này nọ, bỗng có một bài báo đánh phá cả tác phẩm và tác giả hết sức tàn độc. Người viết bài báo, đau đớn thay cũng lại là một đàn em mũ đỏ.
“Cơn Uất Hạ Lào” thành “Con Cóc Hạ Nào”

Trên tờ báo Con Ong xuất bản tại San Diego, một độc giả có ký tên ngon lành đã gửi đăng một bài báo phê bình ác độc. Tiếp theo tờ điện báo Paris phổ biến bài viết trên mạng lưới điện toán chuyên chở lời đánh phá đi bốn phương trời. Văn chương chữ nghĩa thấp dưới thắt lưng. Tên tác phẩm và tên tác giả đều đặt lại cho xấu xa để diễu cợt. Ðã chửi bới thẳng tay và còn thách thức lên võ đài tranh luận. Phải nói thực tình đây là một bài viết hết sức hấp dẫn và hết sức tàn ác. Hấp dẫn bởi vì con người đôi khi cũng vui thú khi nghe chuyện thiên hạ mắng chửi anh em. Người viết đóng vai nhà phóng sự đi hỏi nhiều bằng hữu ngồi bên chén rượu nên sẵn sàng nói năng vô tội vạ để cùng lên tiếng chê cười tác phẩm và đem cả cuộc đời tác giả ra mổ xẻ.

Ðây không phải là lý luận tìm chân lý mà đây chính là một thứ văn chương thù hận.

Từ Paris, đại tá y sĩ Hoàng cơ Lân vốn là y sỹ trưởng của sư đoàn nhảy dù đã buông lời than thở. Ông nói rằng xưa nay truyền thống của gia đình mũ đỏ không có bao giờ nói xấu anh em như thế.

Từ Úc Châu, ông Võ Ðại Tôn gửi đến hai câu thơ đối hết sức cay đắng

“Ta chẳng sợ kẻ thù trước mặt,
mà chỉ lo người chiến hữu sau lưng”.


Ðó là nhận xét của những người từng trải và hiểu biết.

Nhưng có thể nhiều độc giả bốn phương không biết rõ về con người của mũ đỏ Bùi Ðức Lạc đã thích thú với những lời phê bình tàn nhẫn. Người viết bài văn đánh phá tự nhận là một quân nhân trong gia đình mũ đỏ và biết nhiều về các tin tức bên trong. Thôi rồi, như thế quả thực chẳng còn gì là tình nghĩa Huynh Ðệ Chi Binh. Ðây chính là người chiến hữu sau lưng.

Ðâu là chân lý

Ðối với lời buộc tội về tác phẩm và tác giả chúng tôi xin để anh Bùi Ðức Lạc và các chiến hữu Huynh Ðệ của gia đình Mũ đỏ tùy nghi thẩm định. Riêng phần tôi, xin giãi bày những hiểu biết về một cưu chiến binh nhảy dù tại San Jose trên phương diện Dân Sinh.

Suốt 30 năm dài ở miền thung lũng điện tư, nói đến Mũ Ðỏ là ai cũng nhắc đến gia đình anh Lạc. Có thể cuộc đời pháo thủ nhảy dù kéo dài chỉ trên dưới 10 năm, nhưng cuộc đời cựu chiến binh, sống vì anh em của cả gia đình ông kéo dài suốt ba thập niên. Gia đình anh chị ngay từ cuối 70 đã mở đường bảo trợ cho anh em nhảy dù. Không phải một hai trường hợp mà lên đến hàng trăm hồ sơ.

Từ các trại tỵ nạn, từ Việt Nam và từ các tiểu bang xa xôi anh em mũ đỏ kéo về. Trong nhà anh luôn luôn có các gia đình mới đến. Mỗi chiến binh là một hoàn cảnh. Mỗi hoàn cảnh là một câu chuyện đau thương. Và rất nhiều chiến hữu nhảy dù độc thân ngày nay đã lập gia đình với con cái đầy đủ. Bùi Dức Lạc chính là linh hồn của nhảy dù ở San Jose với những công khó gây dựng vun xới do anh chị đóng góp bằng mồ hôi nước mắt. Biết bao nhiêu là mùa xuân trôi qua, những đám cưới và những đám ma, những lời chúc mừng và những câu ai điếu. Gia đình anh cùng với anh em mủ đỏ đã yểm trợ cho ông Nhạc là cụ Trần Hữu Phúc trong các sinh hoạt từ hội cao niên đến hội đền Hùng.

Với những thành tích đầy tình nghĩa và nhân hậu như thế anh Bùi Ðức Lạc đã được nhảy dù khắp nơi bầu vào chức vụ chủ tịch tổng hội Mũ Ðỏ tại Hoa Kỳ.

Hơn 10 năm trước,nhân dịp tưởng niệm 50 năm ngày thành lập nhảy dù Hoa Kỳ, hàng trăm chiến binh mũ đỏ Việt Nam và cố vấn đã đi chung trong một đơn vị diễn hành. Lần dầu tiên bước chân của đoàn quân mũ đỏ Việt Nam đi trên đại lộ Constitution ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Cờ vàng rợp hai bên đường phố và reo vui trong ánh mắt của chủ tịch Mũ Ðỏ Bùi đức Lạc.

Cá nhân chúng tôi không có cơ hội biết về cuộc đời pháo thủ của Bùi Ðức Lạc. Anh đã yểm trợ pháo binh ra sao, đã có những huy chương và cấp bậc nào. Nhưng phẩm cách và nhiệt tình của gia đình anh thì bạn bè thân hữu tại San Jose thảy đều biết rõ. Tình nghĩa của anh đối với mũ đỏ luôn luôn đằm thắm như bộ quân phục màu huyết dụ, kỷ niệm từ cuộc chiến mang theo từ thế kỷ trước.

Trong bài viết của anh bạn trẻ nhảy dù phê bình Bùi Ðức Lạc có nhắc đến và phê phán chúng tôi là người đã tổ chức ra mắt tác phẩm Cơn Uất Hạ Lào tại San Jose.

Anh bạn trẻ đã viết quả quyết rằng ông Vũ Văn Lộc tốt nghiệp Thủ Ðức chứ không phải Ðà Lạt. Ý nói chúng tôi là dân Võ Bị Ðà Lạt giả hiệu. Chẳng biết tin tức ở đâu đưa ra để anh bạn nhỏ viết những lời lẽ láo lếu lạ lùng. Bạn đã đi hỏi chuyện bao nhiêu người mà sao không biết các niên trưởng Trần quốc Lịch, Vũ thế Quang, Ngô lê Tĩnh hay Giao Chỉ học hành ở đâu. Tuy nhiên, bây giờ đã 30 năm sau cuộc chiến mà sao còn phân biệt lẩm cẩm như thế. Sĩ quan võ khoa Thủ Ðức hay võ bị Ðà Lạt, khi đổ máu thì cũng chỉ có chung một mầu đỏ dưới một ngọn cờ. Thắc mắc làm chi chuyện quá nhỏ nhen như vậy.

Thêm vào đó, để làm cho tình nghĩa Huynh Ðệ Chi Binh có vị đắng cay, bạn trẻ đã kết luận rằng khi chúng tôi giúp anh Lạc ra mắt tác phẩm là thể hiện tinh thần Ngưu Tầm Ngưu, Mã Tầm Mã. Chữ nghĩa hay thật. Anh bạn gốc nhảy dù còn ít tuổi hơn tác giả Bùi Ðức Lạc. Anh Lạc còn ít tuổi hơn tôi. Bạn chửi các niên trưởng như thế là hơi nặng đấy nhé.

Nhưng có lẽ cũng đáng đời các niên trưởng. Những con trâu và những con ngựa xấu xa như chúng tôi quả thực đã tìm về với nhau trong quãng đời mòn mỏi còn lại của một kiếp người. Cả đất nước và cả đạo quân đã không còn giữ được để bây giờ dù chùm chăn trong nhà cũng bị chửi, xuất đầu lộ diện cũng bị chửi. Thật đáng đời niên trưởng. Còn ngồi đó mà than thở nỗi gì.

Chửi nữa đi em.

Tiếng chửi mắng của các bạn như tiếng kèn truy điệu được các tờ báo Con Ong từ Texas đến Cali phóng qua máy điện toán lên bốn phương trời Âu Á. Tuy có làm buồn cho tình nghĩa Huynh đệ chi binh, nhưng thật sự cũng đáng đời niên trưởng. Ai bảo làm ăn không nên thân, dốt nát sai lầm, để cho nước mất nhà tan. Cả một đạo quân với toàn thể hệ thống quân giai trôi hết ra biển Ðông. Nhân ngày quân lực năm nay kỷ niệm lần thứ 41, ta đành bắc ghế ngồi nghe đàn em mắng cho mấy mắng để hy vọng rằng tội lỗi từ nay, may ra nhẹ được đôi phần.

Giao Chỉ , San Jose
lynhcao
Posts: 23
Joined: Sun Jun 24, 2007 3:57 pm
Contact:

Post by lynhcao »

Một vài khía cạnh liên quan tới chuyến đi Hoa Kỳ của phái đoàn Nguyễn Minh Triết.
Căn cứ vào báo chí truyền thông của cộng sản Việt Nam, và vào những hình ảnh thực tế của đồng hương Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại về cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của phái đoàn Nguyễn Minh Triết, một số sự kiện hiển nhiên đã phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật.

I. Về phía cộng sản Việt Nam.

a) Báo Nhân Dân của cộng sản Việt Nam số ngày 22/6/2007 đã viết: “Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ, cũng như các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã dành cho Chủ tịch và đoàn sự đón tiếp nồng nhiệt và trọng thị (nguyên văn: trọng thị, chứ không phải trọng thể)

Phái đoàn Nguyễn Minh Triết cũng như tất cả những phái đoàn Việt cộng từ trước tới nay, khi ra ngoại quốc tiếp xúc với những đối tác nơi những quốc gia tự do có đồng hương Việt Nam tỵ nạn, hoàn toàn phải đi bằng cửa hậu, ngoại trừ nơi nào không có lối sau, đành phải đi bằng cửa trước qua rừng cờ vàng ba sọc đỏ. Lần này, phái đoàn Nguyễn Minh Triết cũng phải vào Bạch Cung bằng lối hậu môn. Cũng không được đón tiếp bằng thảm đỏ, bằng quốc yến, bằng cư ngụ tại khánh phòng trong toà Bạch Ốc, bằng thượng kỳ quốc gia trong khuôn viên Bạch Ốc. Như thế có thể nào bảo rằng Nguyễn Minh Triết và đoàn đã được đón tiếp nồng nhiệt và trọng thị?

b) Đối với công cuộc đấu tranh của đồng hương tỵ nạn cộng sản Việt Nam tại hải ngoại để giải thể chế độ độc tài, tham nhũng, thối nát ngu muội cộng sản để sau đó canh tân đất nước, cộng sản Việt Nam luôn luôn nói đó là hành động của một số nhỏ người cực đoan, quá khích, còn đại đa số đồng hương vẫn hướng về tổ quốc Việt Nam.

Theo báo Sàigòn Giải Phóng Online, số ngày 26/06/07: “Việc bất chấp mọi nguy hiểm, cũng như khả năng bị công kích thoá mạ của một số Việt kiều quá khích để đến tận nơi gặp gỡ bà con Việt kiều của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã được cộng đồng Việt sống tại California và trên cả nước Mỹ ghi nhận và tôn trọng.

“Cộng đồng Việt sinh sống tại California và trên cả nước Mỹ ghi nhận và trân trọng” như thế nào? Ghi nhận và trân trọng là bằng cách hàng ngàn hàng ngàn người gồm đủ mọi lứa tuổi ở khắp mọi tiểu bang của Hoa Kỳ và ở cả Gia Nã Đại, đã đồng loạt bỏ cả công ăn việc làm, ngày đêm hăng hái tiến về những nơi nào có sự hiện diện của phái đoàn Nguyễn Minh Triết để biểu tình, phản kháng với cả rừng cờ vàng ba sọc đỏ và biểu ngữ. Đó là chưa kể ở bên Úc châu, hàng ngàn người đồng hương cũng đã thắp nến để bầy tỏ sự hỗ trợ cho những buổi biểu tình phản kháng của bà con tại Hoa Kỳ được thành công.

Trong khi đó, cũng tờ Sàigòn Giải Phóng số ngày 24/06/07 đã đăng một bức hình với lời chú thích: Kiều bào ở California hân hoan chào đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Bứa hình đó cho thấy chỉ vỏn vẹn một người đàn bà khoảng 30-40 tay cầm một bó hoa, và 4 em bé gái tuổi khoảng 8-10 tuổi. Hai em cầm cờ Hoa Kỳ, 2 em cầm cờ Việt cộng. Cờ giấy Việt cộng chỉ to bằng 1/3 cờ Hoa Kỳ. Hậu cảnh của 5 người ra đón tiếp này là hình 1/3 thân trước của một chiếc máy bay dân sự. Bức hình này đã tự nó nói lên được tất cả sự thật của buổi đón tiếp, cũng như bức hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an Việt cộng bịt miệng giữa phiên toà.

Nếu báo là chỉ có một số ít người cực đoan quá khích chống đối, tại sao lại tuyệt nhiên không có một buổi tụ tập của đồng hương trên những con đường Nguyễn Minh Triết tới với những lời hoan hô với cờ đỏ sao vàng, dù chỉ là năm ba người? Và tại sao đoàn xe của Nguyễn Minh Triết tới St Regis Resort lại cũng không dám cắm cờ Việt cộng, và Nguyễn Minh Triết phải đi nhờ xe của cảnh sát Hoa Kỳ?

c) Về buổi tiếp xúc tại khách sạn St Regis Resort, báo Việt cộng Vietnamnet số ngày 23/06/07 đã viết: “Khoảng 1000 kiều bào đại diện cho cộng đồng người Việt tại quận Cam, và nhiều tỉnh bang khác của Hoa Kỳ đã đồng loạt đứng lên vỗ tay xúc động khi nghe những lời nói này từ Chủ tịch nước Việt Nam”.

Thực tế có phải khoảng 1000 kiều bào tới tham dự hay không? Theo lời phát thanh của Tổng đài TNT sáng ngày 26/06/07, buổi tiệc tiếp xúc này chỉ có 27 bàn, riêng phái đoàn của Nguyễn Minh Triết đã là 175 người, và số du sinh được tham dự là 50 người. Nhiều bàn số người lại không đầy đủ. Không cần phải tính toán, một em học sinh tiểu học cũng dư tính được số Việt kiều tham dự ước chừng là bao nhiêu rồi. Có lẽ vì thấy quá hố về con số phóng đại, nên báo Sàigòn Giải Phóng ngày hôm sau phải viết tụt xuống là “gần 800 bà con Việt kiều...”

Trong số ghi là “gần 800 bà con Việt kiều...” có mặt ông Nguyễn Cao Kỳ, dù muốn hay không muốn, ông Nguyễn Cao Kỳ cũng đã là một người của một giai đoạn của lịch sử Việt Nam. Với những việc làm và những lời nói của ông trong vòng 3-4 năm nay, đặc biệt là lần này, trước sau tên tuổi của ông Kỳ cũng đã được đi vào lịch sử Việt Nam cũng bằng cửa hậu như một Trần Ích Tắc, như một Lê Chiêu Thống...

II. Về phía cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Trong suốt 32 năm tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ, nhiều đoàn thể, tổ chức đấu tranh của đồng hương, dù chính kiến có đôi khi bất đồng, nhưng mục tiêu chung cũng vẫn là một. Đó là giải thể chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Cuộc tổ chức biểu tình chống phái đoàn Nguyễn Minh Triết đã nói lên điều đó. Trên 100 tổ chức, đoàn thể Việt Nam đã cùng đoàn kết ngồi lại với nhau, đã tiến hành công việc đó, và đã đạt được thắng lợi vẻ vang. Riêng đối với một số người hoạt động chính trị thời cơ đã từng hồ hỡi tin tưởng vào những lời tuyên bố của Tổng thống Bush vào cuối tháng 5/07 về những đề nghị của họ, thì, dù cả hành pháp lẫn lập pháp Hoa Kỳ bề ngoài có đề cập về vấn đề nhân quyền với Nguyễn Minh Triết, nhưng, theo báo Nhân Dân ngày 22/06/07: “Việc hai bên còn tồn tại một số ý kiến khác nhau về quan niệm và phương thức bảo đảm quyền con người là điều bình thường do hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hoá và tập quán khác nhau”. Phải chăng đó là kết quả ngoài dự kiến ngoài sự tin tưởng hồ hởi ban đầu của những người đấu tranh chính trị thời cơ này?

Trên đây là một vài khía cạnh bên ngoài liên quan tới chuyến đi Hoa Kỳ của phái đoàn Nguyễn Minh Triết mà mọi người đều thấy được.

Ngôn ngữ dân gian Việt Nam đã có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chẳng hiểu ông Nguyễn Minh Triết đi những 7 ngày, ông đã học được bao nhiêu sàng khôn? Một điều hiển nhiên đã đập vào mắt cả phái đoàn ông Nguyễn Minh Triết là phái đoàn của ông đi tới bất cứ chỗ nào cũng đều gặp đông đảo đồng hương Việt Nam tỵ nạn cộng sản “dàn chào” phái đoàn của ông với rừng biểu ngữ và rừng cờ vàng ba sọc đỏ, chứ không phải chỉ có một ít người cực đoan quá khích như các ông đã được cán bộ cấp dưới báo cáo. Tất cả những nơi tới của các ông tuyệt nhiên không có lấy được một gã tỵ nạn cầm cờ đỏ sao vàng để hoan hô đón tiếp, nhờ hệ thống báo chí truyền thông của các ông đã bịa đặt, đã bịp bợm đồng bào quốc nội. Đó là bài học, có cơ hội quý giá nhất ông Nguyễn Minh Triết và phái đoàn đã nhận được để được “sáng mắt sáng lòng” vậy.

Nguyễn Việt Sơn
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ông Kỳ Chẳng Đại Diện Cho Ai Cả

VI ANH .
Nhiều đoàn thể, tổ chức cộng đồng, và nhân sĩ ở Nam Cali từ ngày 27 tháng 6 năm 2007 đã ký tên bản lên tiếng cực lực phản đối và minh thị phủ nhận việc Ô Nguyễn cao Kỳ mạo nhận, tuyên bố Ong là "đại diện cho cộng đồng người Việt tại Nam Cali" trước mặt Ô. Nguyễn minh Triết trong buổi dạ tiệc ở Dana Point.

Bản lên tiếng khởi đầu với dòng chữ "Bản Lên Tiếng Của Các Đoàn Thể và Cộng Đồng Người Việt tại Nam California về lời tuyên bố của Ô. Kỳ.”

Bản Lên Tiếng ghi là dựa theo tường thuật của các phóng viên Việt Land và Đàn Chim Việt có mặt tại chỗ trong buổi dạ tiệc ngày 23-6-2007 tại một khách sạn vùng biển Dana Point thuộc Quận Cam, do ông chủ tịch nhà nước cộng sản Việt Nam Nguyễn Minh Triết khoản đãi nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông từ ngày 18 đến 22-6-2007, rằng ông Nguyễn Cao Kỳ (bay từ Việt Nam sang đón ông Triết) khi đáp từ ông Triết, đã tuyên bố: "Tôi xin đại diện cho cộng đồng người Việt tại Nam Cali xin hân hạnh được phát biểu những lời chân thành nhất của tôi."

Bản Lên Tiếng ghi rằng Ô. Nguyễn Cao Kỳ còn nói những lời để làm hài lòng ông Triết và nhà nước cộng sản Việt Nam không thích nghi.

Bản Lên Tiếng viết, “Điều các đoàn thể và cộng đồng người Việt tại Nam California muốn nói lên là: Ông Nguyễn Cao Kỳ không có tư cách gì đại diện cho tập thể người Việt tại Nam California. Không ai bầu ông làm đại diện và lời tuyên bố đại diện của ông là một sự lạm dụng và...” là, theo nhận định của Bản Lên Tiếng, là nói không đúng sự thật một cách vô lối.

Bản Lên Tiếng cuối cùng viết:

“...Chúng tôi ký tên dưới đây, các tổ chức và cộng đồng người Việt tại Nam California minh thị phủ nhận sự lạm dụng tự xưng đại diện của ông Nguyễn Cao Kỳ và công bố cho đồng bào và lương tri thế giới cùng biết. Nam California, ngày 27 tháng 6 năm 2007."

Có người mới thấy bản lên tiếng tự nhủ, "ông Kỳ ăn tục, nói phét" quen miệng từ hồi đó tới giờ, lên tiếng làm chi cho mất công, coi nó như hổng có trên đời này cho rồi. Nhưng nếu không ky, với bộ máy tuyên truyền của CS thiên hạ có thể hiểu lầm; nên cần phải ký để công bố cho người chưa biết, rằng ông chẳng đại diện cho người Việt cả...”

Thực vậy không những bây giờ mà tư lâu người Việt đã chán chê, không muốn nhìn Ong Kỳ nữa, mà đã từ ngay trong thời làm Ong Chủ tịch Uy Ban Hành Pháp Trung Ương sau khi chỉnh lý. Dù quyền hành trong tay Ô. Kỳ vẫn bị Hội Đồng Tướng lãnh ép buộc ra ứng cử chung, làm phó cho Tướng Nguyễn văn Thiệu trong liên danh tổng thống đệ Nhị Cộng Hòa, để Ô Kỳ chỉ còn có việc ngồi chơi xơi nước, đi đá gà, du hí, du thực hầu gián gián tiếp loại Ong ra khỏi chánh quyền. Quốc Hội bác bỏ một cái rẹt đề nghị của Ong Kỳ bày đặt chuyện lập ngân sách riêng cho Phủ Phó Tổng Thống. Kỳ bầu cử Tổng thống lần thứ hai, Ong không đủ 100 chữ ký giới thiệu của các đại diện dân cử tỉnh và trung ương. Khi Saigon sắp bị CS cưỡng chiếm, Ô lại lên gân đến Khu Di cư Sa Châu, tuyên bố ở lại chiến đấu để rồi lên trực thăng vọt ra Hạm Đội 7 của Mỹ, bỏ lại số đồng bào này vô cùng thất vọng và vô cùng đau khổ vì CS trả thù.

Nên CS xài Ong để làm chánh tri hiện diện, chứng tỏ một người từng làm tướng, làm phó tổng thống bây giờ còn "đầu lụy" CS Hà nội với giá rẻ. Người Việt trong và ngoài nước cũng không buồn để ý vì đã coi Ong như không có trên đời này, nên ít ai có thì giờ nhắc tới tên Ông. Hội Không Quân và Tập Thể Chiến sĩ VNCH không để tên Ong vào danh sách. Ít báo chí nghiêm chỉnh nào nói đến Ong. Ong cũng không xuất hiện tại những lễ hội của dân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng CS đâu có tốn tiền rượu thịt cho Ô Kỳ mà để Ong ở không ăn nhậu. CS bảo Ong từ VN bay về Dana Point, Nam Cali dự bữa tiệc do CS trả tiền. Kỳ này để cho họp tình họp cảnh, CS "bố trí" và dàn đựng cho Ong hành động với tư cách "đại diện cho cộng đồng người Việt tại Nam Cali" tuyên bố những lời vuốt ve ông Triết và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Nhưng để đối phó với ý đồ CS dùng Ô Kỳ để ngụy tạo cảnh hòa giải hòa hợp theo kiểu xin cho, nhiều đoàn thể, tổ chức cộng đồng, và nhân sĩ ở Nam Cali đã lên tiếng cực lực phản đối và phủ nhận việc Ô Nguyên cao Kỳ mạo nhận "đại diện cho cộng đồng người Việt tại Nam Cali". Vì một, về nội dung Ô Kỳ là một cá nhân, làm những việc đi ngược với quyền lợi của dân tộc Việt Nam, quân đội VNCH. Về hình thức, Ô Kỳ suốt thời gian ở Mỹ, chưa bao giờ được một người dân Việt nào, ở bất cứ tổ chức cộng đồng nào ở Nam Cali bỏ phiếu cử Ong trong chức vụ "đại diện" cho cộng đồng người Việt tại Nam Cali..."đó. Ong không hề có tên trong danh sách các tổ chức Cộng đồng Việt Nam Nam Cali. Ngay trong Hội Không Quân, trong Tổ chức Tập Thể Chiến sĩ VNCH cũng không thừa nhận Ong. Lời cùa Ong Ô Kỳ đã hà tì hình thức (vice de forme), một sai phạm vô hiệu hóa những gì Ong Kỳ nói.

Tuy nhiên hành động tiếm danh, tiếm vị, mao danh, mạo nhận này của Ong Kỳ, tại nơi công nhiên, có truyền thông đại chúng ghi nhận có thể dùng để cáo buộc Ong.

Nhưng quan trọng nhứt, là, Bản Lên Tiếng sẽ triệt tiêu tác dụng của vịêc CS dùng kỹ thuật chánh trị hiện diện, kỹ thuật tuyên truyền dụng danh đạt quả trong việc dùng Ô Kỳ và gian thương như "đại diện" cho cộng đồng người Việt tại Nam Cali...: Một ông Nguyền cao Kỳ, và một số doanh nhân có mặt trong dạ tiệc Ô Triết không đại diện cho cộng đồng người Việt theo nghĩa hàng ngũ, tập thể hay tổ chức Cộng Đồng VN Nam Cali theo nghĩa tổ chức xã hội, như CS Hà nội đã dàn dựng.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Bài phát biểu của Nguyễn Khắc Toàn

Image
Bài phát biểu của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn tại Hội thảo bàn tròn do “Tổ chức Pháp - Việt tương trợ cho dân chủ ở Việt Nam ” chủ xướng được diễn ra tại thủ đô Paris – nước Cộng hòa Pháp ngày 1/7/2007

Kính thưa các quý vị đang có mặt dự hội thảo bàn tròn tại đây.

Hôm nay tôi rất hân hạnh được Ban tổ chức của Tổ chức Pháp - Việt tương trợ cho dân chủ Việt Nam gọi tắt là AFVE có văn phòng tại Paris Thủ đô nước Cộng hòa Pháp mời phát biểu trước cuộc hội thảo bàn tròn nội dung thảo luận về tình hình đất nước, cũng như bàn phương hướng hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu đòi dân chủ, tự do và canh tân xứ sở trên Tổ quốc ta.

Như quý vị đã biết thực trạng nước ta hiện nay vẫn cơ bản là phải chịu ách cai trị của một chế độ độc tài đảng trị chuyên chế, toàn diện, triệt để và tuyệt đối. Xã hội công dân và các quyền Con người cơ bản, sơ đẳng nhất vẫn là mặt hàng “quốc cấm” và hoàn toàn vắng bóng. Các công dân sử dụng quyền Con người để bày tỏ đòi hỏi tự do, dân chủ một cách hợp hiến và theo đúng pháp luật thì bị xem là phạm tội nghiêm trọng, là “xâm phạm an ninh quốc gia ”!!! Các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân được thừa nhận trong Hiến pháp bị nhà nước dùng hệ thống pháp luật thủ tiêu, hoặc vô hiệu hóa. Toàn bộ xã hội sống ngắc ngoải trong kìm kẹp, khiếp đảm và nỗi sợ hãi, tình trạng đó làm người dân tê liệt, nhụt ý chí đấu tranh với cái ác và tiêu cực trong xã hội.

Thế mà, đảng CSVN và nhà nước của họ vẫn lại tự hào qua việc trụ vững thể chế chính trị XHCN lạc hậu, lỗi thơì này hơn 16 năm qua kể từ sau chuỗi những biến cố dẫn đến làm sụp đổ hàng chục quốc gia đi theo mô hình Xô Viết cực quyền từ những năm cuối thập kỷ 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước…Thậm chí họ còn giới thiệu, quảng bá rất tích cực lại những bài học, kinh nghiệm “bí truyền quý báu ” đó cho các đồng minh đàn em như Cu Ba, Lào, kể cả Bắc Triều Tiên và Miến Điện nữa… một cách tích cực và thích thú !!!

Sau hơn 20 năm gọi là mở cửa và đổi mới nước ta vẫn chưa ra khỏi danh sách các quốc gia đói nghèo và lạc hậu. Về kinh tế dù tăng trưởng hàng năm được gọi là “ở mức cao và ổn định”, nhưng thật ra chỉ là cao so với chính mình và so với những năm kiệt quệ trước đây mà thôi. Theo thống kê chính thức của Ngân hàng thế giới hay các Tổ chức quốc tế khác, thì sau hơn 20 năm mở cửa và cải cách, về mặt thu nhập bình quân GDP thì năm ngoái là 550 USD/ người/ năm, còn năm nay nhích lên là 620 USD/ nguời/ năm. Hiện vẫn có tới từ 75 % đến 80 % dân số vẫn phải sống dưới mức nghèo khổ trên tổng số dân của cả nước là hơn 83 triệu người. Nghĩa là vẫn có khoảng hơn 65 triệu dân là tầng lớp cùng khổ, đói rách nhất của cả xã hội, hoàn toàn không hề được biết gì, được hưởng gì của “ thành tựu vang dội của mở cửa và cải cách ”mà nhà nước vẫn thường tuyên truyền om xòm !!!

Tôi còn nhớ khi hồi vẫn còn trong trại tù Ba Sao – Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam được đọc báo của trại giam phát cho để xem, biết rằng đến ngay đại tướng Võ Nguyên Giáp một công thần lớn của chế độ CSVN cũng phải nhận xét trên báo Nhân Dân cuối tuần đầu năm 2005 rằng : “Nước ta vẫn chỉ là nước có nền kinh tế phát triển rất kém, về mức sống nghèo khổ thì ngay trong khối Đông Nam Á với 11 quốc gia thành viên của khu vực này, Việt Nam vẫn chỉ đứng trên 3 nước đói nghèo khác là Lào, Căm pu chia và Miến điện !!!!”. Ngoài ra còn chưa kể đến biết bao vấn nạn xã hội là những con bệnh đeo bám cơ thể này đang di căn khắp nơi trong lục phủ ngũ tạng và ở giai đoạn cuối cùng trước khi vô phương cứu chữa.

Về mô hình chính trị thì Việt Nam vẫn là quốc gia bị đảng CSVN cầm quyền áp đặt đất nước đi theo thể chế độc đảng, độc tài và độc đoán. Toàn thể bộ máy quyền lực đang kiểm soát mọi mặt đời sống xã hội của nhân dân, và các quan chức lãnh đạo chính quyền từ cấp thấp đến cấp cao vẫn là kết quả của các cuộc sắp xếp, hoặc tranh giành nội bộ trong nội bộ đảng CSVN. Hệ thống quyền lực của nhà nước này là bộ máy chuyên chế rất hoàn hảo, nó hoàn toàn không phải là kết quả của các cuộc bầu cử tự do và công bằng minh bạch của toàn dân. Các cuộc bầu cử hơn 50 năm qua đối với miền Bắc và hơn 32 năm đối với miền Nam là hoàn toàn là dân chủ giả hiệu và chỉ là hình thức… Vì thế bộ máy công quyền này tuy đầy thế lực, nhưng rất yếu kém, quan liêu, xa rời đời sống thực tế của nhân dân, đối lập với lợi ích của nhân dân, lại càng bị tha hóa, thoái hóa, biến chất nghiêm trọng. Đó là bộ máy của “tầng lớp quý tộc cộng sản và tư bản Đỏ thời @ (A còng) ” cai trị toàn bộ đất nước và cả dân tộc ta. Cảnh ngộ bi ai này giống như tình cảnh nhân dân ta phải chịu ách đô hộ thời phong kiến vua chúa hủ bại và đế quốc thực dân tăm tối xưa kia vậy !!!

Về đời sống văn hóa tư tưởng, đảng CSVN cầm quyền vẫn lấy ý thức hệ đã lỗi thời và lạc hậu để nhồi sọ toàn xã hội và các lớp thế hệ trẻ. Công cuộc gọi là đổi mới hơn 20 năm kể từ đại hội VI năm 1986 ấy, thực chất là các chủ trương, là các biện pháp nhằm để đối phó với tình thế bị khủng hoảng toàn diện và bế tắc trong việc thất bại ép buộc cả nước vào con đường Chủ nghĩa xã hội trại lính, tem phiếu và bao cấp, với nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch gò ép, giáo điều và kinh viện theo học thuyết Mác Lênin. Nó không xuất phát từ thực tâm muốn cải cách chế độ lạc hậu để trở nên tiên tiến, văn minh hơn để phục vụ con người, phục vụ nhân dân tốt hơn, có tự do dân chủ hơn. Nó càng không phải xuất phát từ động cơ, mục đích muốn toàn dân trở nên giàu có, mở mang nâng cao về nhận thức dân chủ, tự do, nhân quyền và mong muốn nước ta trở nên cường thịnh, văn minh sánh vai với các cường quốc dân chủ văn minh trên thế giới. Mục đích chính của việc mở hé cửa như vậy là để xã hội và dân chúng chỉ bớt một phần đói nghèo, giảm bớt bất mãn trong xã hội, xả bớt đi nỗi bức xúc đang chồng chất càng ngày càng cao lên đến độ nguy hiểm và cứu vãn chính chế độ của họ, rồi sau đó lại củng cố và tăng cường hơn nữa tính chất Cộng sản + XHCN mãi mãi trên đất nước này. Sau khi loạt nước ở Đông Âu và Liên Xô cũ tan rã, thì ĐCSVN đã rút ra bài học xương máu đắt giá cho mình là : Có thể nới lỏng một chút về kinh tế, nhưng về mặt chính trị thì dứt khoát phải xiết chặt. Thậm chí không thể cải tổ một chút nhỏ nào trước các đòi hỏi về cải cách chính trị, luật pháp, nhân quyền, dân chủ kể cả hành chính nữa. Điều quan trọng là phải nắm thật chặt quyền lực và toàn bộ máy thống trị xã hội vĩnh viễn và mãi mãi. Nếu không làm vậy thì chế độ chính trị mang “thương hiệu XHCN” này sẽ bị trào lưu dân chủ tiến bộ của thời đại cuốn phăng và nhân dân đứng dậy chôn vùi. Do vậy, gọi tên cho đúng bản chất hiện trạng này thì chỉ là “Ngụy Cải Cách”, hay “Cải Cách để đối phó ” mà thôi !

Tâm trạng căn bản của những người nắm giữ quyền lực hiện nay trong nước là rất lo sợ cải cách thực sự về chính trị, luật pháp, văn hóa tư tưởng, hành chính sự nghiệp… Vì tiến hành công cuộc này triệt để tận gốc rễ, chắc chắn sẽ dẫn đến chế độ tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng ở Việt Nam. Vậy khi ấy đảng CSVN và nhà nước gọi là XHCN của họ liệu có còn được cầm nắm quyền sinh sát cả dân tộc và đất nước này nữa hay không ? Vậy nên, chớ có ai tin vào thực tâm sẽ đổi mới toàn diện của họ. Phải luôn nhớ rằng ĐCSVN không bao giờ đủ năng lực, cũng như đủ tài đức để dẫn dắt dân tộc và cả nước ta đên bến bờ của ấm no, tự do và hạnh phúc, và đảng cũng không có thực tâm yêu nước, thương dân đến như thế. Một nguyên tắc bất di bất dịch là hễ còn độc tài, độc đảng thì chỉ nhấn chìm đất nước ta mãi mãi nghèo khổ và mất dân chủ tự do. Đây là vấn đề sống còn mang tính một còn một mất rất quyết liệt không thể hiểu khác được. Chính V.I. Lê Nin, một ông trùm khai sinh ra chế độ cộng sản Xô Viết cùng đã từng nói, từng viết và từng khẳng định : “ Giai cấp thống trị trong bất kỳ xã hội nào, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, không bao giờ tự nguyện từ bỏ địa vị thống trị với đầy những đặc quyền, đặc lợi của mình ! ”

Sau hơn 20 năm buộc phải nới tay cho xã hội nước ta và cũng là thêm một lần nữa ĐCSVN lại được dịp thử nghiệm công thức được đem ra áp dụng khá thành công trên mảnh đất này. Đó là : “ Chế độ chuyên chính Cộng sản cực quyền + Hé mở chút ít về kinh tế, xã hội, văn hóa…+ Ra sức tuyên truyền lừa bịp …. = Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Việt nam đậm đà được Đổi mới mở cửa thành công trong ổn định và giữ vững an ninh chính trị tuyệt đối !!! ”….



Thưa các quý vị đại biểu đang tham gia hội thảo tại đây !

Nếu chúng ta lấy mốc thời gian hơn 20 năm dành cho công cuộc cải cách sâu rộng, toàn diện và thực sự ở một số nước có hoàn cảnh tương đồng với nước ta, thì sẽ thấy rõ ở Việt nam đã bị phí phạm về thời gian, tài nguyên khoáng sản, công sức lao động của nhân dân và nhất là các nguồn vốn vay quốc tế để phát triển và tái thiết như thế nào, hiệu quả rất thấp kém của việc gọi là cải cách đổi mới có đáng tự hào và ca ngợi tít mây xanh hay không ? Có nên tiếp tục tuyên truyền lừa mị và dối trá với nhân dân nữa hay không ?

Chúng ta còn nhớ Nhật Bản là nước bại trận trong đại chiến thế giới lần thứ 2, là nước đã từng bị Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố lớn giết chết hàng trăm ngàn người…Đất nước, nền kinh tế và cả xã hội của họ kiệt quệ, điêu tàn vì phải phục vụ chiến tranh xâm lược, cả nước hoang tàn đổ nát, hàng triệu người đã chết và bị thương. Thế nhưng chỉ cũng hơn 20 năm sau cải cách, tái thiết, thì vào những năm 1965-1970 nhân dân và đất nước Mặt trời mọc này đã làm cả thế giới kinh ngạc thán phục, phải gọi họ là sự kỳ diệu, sự thần kỳ về kinh tế….Nhân dân cùng quốc gia của họ đã đứng lên từ tro tàn đổ nát đến diệu kỳ như có phép lạ vậy. Hiện nay Nhật Bản là một trong những siêu cường về mọi mặt, là trụ cột của nền kinh tế thế giới, thu nhập bình quân GDP là khoảng trên 28500 USD/ người.

Một trường hợp khác là trên bán đảo Triều Tiên, sau cuộc chiến tranh vì ý thức hệ giữa Nam và Bắc năm 1951-1953, thì cả hai miền này đều tan hoang và khánh kiệt vì nội chiến ác liệt. Những năm cuối 1950 đầu 1960, thu nhập bình quân đầu người ở Nam Hàn chỉ xấp xỉ 60-62 USD giống như hoàn cảnh nước ta trong và sau chiến tranh. Vậy mà chỉ cũng sau hơn 20 năm phát triển và tái thiết, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành một trong năm Con Rồng kinh tế ở Á Châu, có thu nhập bình quân đầu người thời điểm đó là từ 4000 - 4500 USD. Còn hiện nay Hàn Quốc là một trong các quốc gia có nền kinh tế Công, Nông nghiệp hùng mạnh ở Châu Á và trên thế giới, thu nhập GDP gần 16500 USD / đầu người.

Quần đảo Đài Loan một phần lãnh thổ của Trung Hoa do Thống Chế Tưởng Giới Thạch đứng đầu được lập quốc vào cuối năm 1949 khi lục địa Trung Quốc rơi vào tay cộng sản Mao Trạch Đông. Bối cảnh lúc đó ở hòn đảo này chỉ là miền đất hoang vu, nghèo nàn xơ xác, tài nguyên không có gì đáng kể. Vậy mà cũng chỉ thời gian hơn 20 năm xây dựng và phát triển không ngừng, đảo quốc Đài Loan đã trở nên lãnh thổ có nền kinh tế công nông nghiệp khá phát triển. Những năm 1970-1975 nhân dân quần đảo này đã có thu nhập đầu người hàng mấy ngàn USD, có nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh xuất khẩu khắp nơi trên thế giới, buôn bán thương mại phát triển hưng thịnh. Dự trữ vàng và ngoại tệ hiện nay đạt con số hơn 400 tỷ đôla hơn hẳn Trung quốc Đại lục dù cho số dân đông hơn, diện tích rộng lớn bao la hơn và có nguồn tài nguyên cũng phong phú dồi dào hơn. Đài Loan cũng là một trong năm Con Rồng Á Châu mới trỗi dậy, cũng là hiện tượng thần kỳ về phát triển kinh tế và các mặt khác. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người ở hòn đảo này là hơn 18500 USD/ năm….

Tôi xin lấy thêm một ví dụ sinh động nữa để so sánh, đó là hiện tượng Singapore, một quốc gia mới tách ra độc lập từ Malaixia vào năm 1965. Quốc gia này chỉ có diện tích gần 700 km vuông, tức là chưa bằng cả thành phố Hà Nội có diện tích hơn 910 Km vuông. Ở Singapore không có nguồn tài nguyên khoáng sản gì, đến nước dùng sinh hoạt cũng phải nhập khẩu để cung cấp cho người dân. Ấy thế mà chỉ cũng hơn 20 năm sau, bộ mặt kinh tế, xã hội đã hoàn toàn thay đổi đến nhanh chóng như có phép mầu thần tiên. Một quốc gia chỉ có diện tích nhỏ chật hẹp và số dân hơn 3,8 triệu người, nhưng hiện nay có dự trữ ngoại tệ hơn 100 tỷ đô la, thu nhập bình quân đầu người những năm 1975-1980 là hơn 6000 USD/ đầu người, còn hiện nay là trên 26500 USD/ người…

Còn vô số những ví dụ điển hình tiêu biểu khác nữa, nhưng thời gian có hạn không cho phép tôi được trình bày nhiều ở diễn đàn này. Vậy các dẫn chứng trên nói lên điều gì, muốn nhắn nhủ gì đến những nhà lãnh đạo của ĐCSVN và nhà nước gọi là XHCN của họ ?

Điều đó nói lên sự lãng phí về mọi mặt mà những người cầm nắm gọi là công cuộc đổi mới ở Việt nam hiện nay, mà họ vẫn tự lớn tiếng quảng cáo cho mình là rất thành công, thành công đến vĩ đại chóng mặt và được dư luận quốc tế không ngớt ngợi ca !!!

Tôi cho rằng, như vậy là họ cố nhắm mắt bưng tai trước những thực tế rất sống động, rất hùng hồn, đầy thuyết phục dư luận đang diễn ra xung quanh nước ta và trên thế giới.

Nhân dân ta không muốn tiếp tục làm vật thí nghiệm cho những cuộc thử nghiệm này nữa.

Nhân dân không muốn là vai trò thụ động, không muốn bị phung phí thời gian, tiền bạc và công sức vô ích nữa.

Nhân dân không muốn tiếp tục bị lãng phí thêm mấy chục năm nữa mà kết quả đạt được chẳng đáng là bao.

Nhân dân muốn có cuộc Đổi mới, Cải cách thật sự có hiệu quả, nhân dân muốn chính họ là chủ thể sáng tạo cho công cuộc Cách mạng Canh tân vĩ đại trên chính Đất nước của mình để dứt khoát đưa nước nhà ra khỏi tình cảnh chậm tiến đói nghèo và tủi nhục.

Nhân dân không muốn nghe, cũng không thể tin vào tuyên bố hão huyền và huênh hoang của các vị lãnh đạo ĐCSVN này nữa là “ đến năm 2020 sẽ cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và tình trạng kém phát triển ”.

Mọi quỹ thời gian dành cho những nhà cầm quyền của đảng CSVN và nhà nước của họ để dùng thử nghiệm triển khai xây dựng thực hiện các chủ trương, chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội…đã quá đủ và thừa mứa rồi. Bằng không những ai muốn tiếp tục cuộc thí nghiệm chính dân tộc mình qua những trò mở cửa và cải cách giả vờ như đã thực hiện. Và không hề có thật tâm tha thiết với sự nghiệp đưa Tổ quốc đến bến bờ phồn vinh, thì chỉ là kéo dài đau khổ và chồng chất thêm tội lỗi với Dân tộc và Đất nước mà thôi.

Chìa khóa tốt nhất và là giải pháp đúng đắn cho vấn đề này chỉ có thể là Hiện đại hóa ngay, hiện đại hóa trước tiên thể chế chính trị nước ta để trở thành Nền chính trị hiện đại, văn minh phù hợp với trào lưu tiến bộ của thời đại, của thế giới và nhân loại. Cụ thể là phải dân chủ hóa toàn diện đời sống đất nước, phải cởi trói cho toàn bộ xã hội, là xóa bỏ điều 4 Hiến pháp của chế độ độc tài đảng trị đưa nước ta tiến lên thành quốc gia có chế độ chính trị đa đảng, xã hội đa nguyên, có các Quyền con người cơ bản được tôn trọng và thực thi. Chỉ có con đường đó không có con đường nào khác tối ưu hơn, đó là giải pháp duy nhất đúng đắn và tốt nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở nước ta.

Cuối cùng tôi xin kính chào và cám ơn toàn thể các quý vị đã dành thời gian theo dõi và lắng nghe.

Nguyễn Khắc Toàn
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests