Tin Tức Hoa Kỳ

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by hoangphong »

Trump đã huy động được 7,1 triệu đô la kể từ khi ông bị bắt vào hôm thứ Năm
August 27, 2023

Image
(Reuters) -Donald Trump đã huy động được gần 20 triệu đô la trong ba tuần qua, khoảng thời gian gần như trùng khớp với bản cáo trạng của ông trong các vụ án liên bang và tiểu bang liên quan đến những tuyên bố sai trái của ông rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị đánh cắp khỏi ông, người phát ngôn chiến dịch tranh cử của Trump cho biết vào thứ bảy.

Kể từ khi xuất hiện hôm thứ Năm để bị chụp ảnh trong một vụ lừa đảo ở Atlanta, Georgia, cựu tổng thống đã kiếm được 7,1 triệu USD, phát ngôn viên của Trump, Steven Cheung cho biết trên X, nền tảng trước đây gọi là Twitter.

Cheung cho biết chỉ riêng ngày thứ Sáu, Trump đã mang về 4,18 triệu USD, khiến đây trở thành ngày có doanh thu cao nhất trong chiến dịch tranh cử của ông cho đến nay.

Bức ảnh chụp cái Mug shot của ông ta được tòa án Georgia đăng vào tối thứ Năm, đã bị bạn bè cũng như kẻ thù biến thành áo phông, kính mát, cốc, áp phích và thậm chí cả búp bê đầu bồng bềnh.

Cảnh quay Trump với chiếc cà vạt đỏ, mái tóc lấp lánh và vẻ mặt cau có lạnh lùng được thực hiện khi ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Cộng hòa bị bắt vì hơn chục cáo buộc trọng tội, một phần của vụ án hình sự xuất phát từ nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử năm 2020 của ông ta.


Trump, người được bầu làm tổng thống năm 2016 nhưng bị Joe Biden đánh bại vào năm 2020, một lần nữa đang tìm kiếm đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa.

Trump hiện đang phải đối mặt với bốn cáo trạng, trong đó có hai cáo trạng liên quan đến tuyên bố sai trái của ông rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp và vụ tấn công ngày 6 tháng 1 năm 2021 bởi những người theo ông vào Điện Capitol Hoa Kỳ ở Washington, D.C.

Ông đã phủ nhận mọi cáo buộc.

Vào ngày 15 tháng 8, Trump đã bị đại bồi thẩm đoàn Georgia truy tố sau cuộc điều tra của Biện lý quận Fulton Fani Willis về nỗ lực lật ngược tình thế thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020 trước Biden ở tiểu bang này.

Vào ngày 3 tháng 8, ông ta không nhận tội trước các cáo buộc do Luật sư đặc biệt Jack Smith đưa ra tại tòa án liên bang ở Washington rằng anh ta âm mưu lừa gạt Hoa Kỳ bằng cách ngăn cản Quốc hội chứng nhận chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020 của Biden và tước bỏ quyền của cử tri bầu cử công bằng.

Ông cũng không nhận tội/

Nguyễn Dương
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by quangminh »

Mitch McConnell: Tôi (không) ổn!
Lương Thái Sỹ
2 tháng 9, 2023

Image
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell (ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Như triết gia nổi tiếng Benjamin Parker nói: “Quyền lực lớn phải đi kèm với trách nhiệm lớn!”. Nếu bạn muốn có quyền lực đi kèm với vai trò cấp cao trong chính phủ Hoa Kỳ, thì bạn có trách nhiệm cung cấp cho công chúng thông tin chính xác và kịp thời về sức khỏe của mình, đặc biệt nếu bạn đã quá già!

Điều này đúng với Tổng thống Joe Biden, cựu Tổng thống Donald Trump, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (Dân chủ-California) và bây giờ là Mitch McConnell (Kentucky), 81 tuổi, lãnh đạo khối thiểu số đảng Cộng hòa (GOP) tại Thượng viện.

Khoảnh khắc “đóng băng” (freezing) lần thứ hai của McConnell trước các phóng viên ở Kentucky còn đáng sợ hơn lần đầu. Tưởng như ông đã nghe đủ rõ câu hỏi, nhưng sau khi nó được lặp lại, thượng nghị sĩ chết lặng nhiều giây và không biết mình đang làm gì! Một trợ lý lặp lại câu hỏi lần nữa về khả năng tái tranh cử vào năm 2026, nhưng McConnell vẫn tiếp tục nhìn về phía trước, im lặng như thể ông có một nút “đóng băng” và ai đó vừa nhấn nó.


Lo lắng, một phụ tá khác hỏi thượng nghị sĩ xem ông có muốn ra ngoài không. Sau khoảnh khắc im lặng và ngơ ngác, cuối cùng McConnell mới thốt được hai từ: “Tôi ổn!” Nhưng rõ ràng có điều gì đó không ổn với thượng nghị sĩ, nhiều tháng sau khi ông nhập viện vì chấn thương đầu với diện mạo hốc hác và xanh xao hơn đáng kể so với diện mạo chúng ta thường thấy.

Văn phòng của McConnell thông báo là trong cả hai trường hợp, ông chỉ cảm thấy hơi choáng váng. Ngày 31 Tháng Tám, Brian P. Monahan, bác sĩ của Quốc hội đưa ra tuyên bố: “Tôi đã tham khảo ý kiến ​​của ngài McConnell và trao đổi với nhóm chuyên viên thần kinh của ông ấy. Sau khi đánh giá sự việc ngày hôm qua, tôi đã thông báo tình trạng của ông đã ổn định về y tế và có thể tiếp tục lịch trình làm việc như kế hoạch”.

Với nhiều người, thật tốt khi nghe tin này nhưng sẽ dễ dàng được công chúng chấp nhận hơn nếu có sự đảm bảo bằng đánh giá của bác sĩ riêng. Thậm chí còn tốt hơn nữa nếu những tuyên bố này đi kèm với một số kết quả xét nghiệm. Và thật tuyệt vời nếu bác sĩ của thượng nghị sĩ đứng trước các phóng viên để trả lời câu hỏi về sức khỏe của ông.

“Đóng băng” chỉ là vấn đề nhỏ nếu biến mất nhanh chóng, nhưng sẽ tốt vô cùng nếu khẳng định này đến từ một chuyên gia y tế độc lập. Có người ước là phải chi McConnell sẽ chọn chính sách tiết lộ thông tin sức khoẻ của ông nhiều nhất có thể.

Năm 1980 người Mỹ bất ngờ thấy tấm ảnh chụp đại tràng của Tổng thống Reagan trong quá trình ông cắt bỏ polyp. Vấn đề của Reagan cho thấy một tổng thống Mỹ ở độ tuổi trên 70 sẽ tạo ra những lo ngại chính đáng về sức khỏe và khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình. Lúc đó, nhóm bác sĩ của Reagan kết luận: Phản ứng đúng đắn là cung cấp cho cử tri một lượng lớn thông tin về sức khỏe của ông. Không chắc nhiều người Mỹ thực sự muốn nhìn rõ bên trong ruột của Reagan, nhưng việc công khai thông tin cũng là điều cần thiết.


Một bác sĩ nhận xét: “Mitch McConnell mắc ‘Cơn sốt Potomac’ (Potomac Fever) và đến lúc phải từ bỏ ghế thượng nghị sĩ”. Nhắc lại vụ Reagan để thấy khác biệt các nhà lập pháp ngày nay thật rõ ràng và không thể xem là đáng khen ngợi. Phải mất đến hai lần McConnell bị “đóng băng” trước ống kính, các bác sĩ mới chịu lên tiếng. Feinstein rõ ràng có vấn đề nhưng bà vẫn tái cử và tiếp tục tại vị. Còn việc Trump bị nhiễm coronavirus lại là “sự thú tội bị nghi ngờ và đặt vấn đề”.

Gần đây, Thư ký báo chí Toà Bạch ốc Karine Jean-Pierre ngợi khen Biden trong một lần xuất hiện trên CNN: “Thật khó để chúng tôi theo kịp ông ấy, người luôn làm việc cật lực mỗi ngày để hoàn thành công việc!”. Nhưng cũng thật khó để tin Jean-Pierre, người hiển nhiên có sức khỏe tốt và chỉ mới 40 tuổi, lại không thể theo kịp một ông già 80 tuổi! Nếu quả thực như thư ký nói thì bà cũng nên đi khám bác sĩ.

Một chính trị gia có thể xoay chuyển rất nhiều thứ, nhưng tình trạng sức khỏe bị che giấu khỏi công chúng trong một thời gian dài đều “có vấn đề”. Thực tế cho thấy rất hiếm có chính trị gia nào chịu từ nhiệm vì lý do sức khỏe. McConnell, Biden, Feinstein, đều đã giữ chức vụ công trong nhiều thập niên. Nay nếu muốn tiếp tục nắm quyền ở tuổi “xưa nay hiếm”, điều tối thiểu họ có thể làm là cung cấp cho công chúng thông tin đầy đủ và không sai lệch (không giảm thiểu và không miễn cưỡng) về sức khỏe của họ.

Trong khi đó, McConnell, người luôn coi vấn đề sức khỏe cá nhân như một bí mật quốc gia, chưa bao giờ giải thích về tình huống vào Tháng Mười 2020 khi ông xuất hiện ở Điện Capitol với đôi tay bầm tím và môi sưng tấy. McConnell không phải là thượng nghị sĩ duy nhất có vấn đề sức khỏe gần đây thu hút sự quan tâm của cả nước và kêu gọi họ nghỉ hưu.

Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (Dân chủ-California), 90 tuổi, thành viên lớn tuổi nhất của Thượng viện, đã vắng mặt tại Hạ viện hai tháng trong năm nay vì bệnh zona. Mặc dù bà đã trở lại Capitol vào Tháng Năm sau khi hồi phục từ bệnh viêm não, một biến chứng nguy hiểm của bệnh zona. Một số nghị sĩ Dân chủ trong Quốc hội đã yêu cầu bà từ chức. Tuy nhiên, Feinstein luôn từ chối, và nói rằng bà sẽ không tái tranh cử vào năm 2024.
duynga
Posts: 114
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by duynga »

Thượng Nghị Sĩ Romney tuyên bố không tái tranh cử năm 2024
September 13, 2023
WASHINGTON, DC (NV) – Thượng Nghị Sĩ Mitt Romney (Cộng Hòa-Utah) vừa đưa ra quyết định sẽ không tái tranh cử vào năm 2024, theo CNN loan tin hôm Thứ Tư, 13 Tháng Chín.

Khi đưa ra quyết định trên cựu ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa năm 2012 này bác bỏ những hy vọng và lời kêu gọi của các đồng viện, trong đó có Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), trưởng Khối Thiểu Số Thượng Viện.
Image
Thượng Nghị Sĩ Mitt Romney (Cộng Hoà-Utah). (Hình: Anna Moneymaker/Getty Images)

Ông Romney, 76 tuổi, đại diện cho tiểu bang Utah cho biết sẽ về hưu khi nhiệm kỳ kết thúc vào đầu năm 2025.

Hành động của ông Romney cho thấy số lượng những người ôn hòa trong đảng Cộng Hòa trong Quốc Hội đang giảm dần.


Thượng Nghị Sĩ Romney vốn gây tiếng vang trong đảng Cộng Hòa như một người sẵn sàng phê bình những sai trái của cựu Tổng Thống Donald Trump và quyết định nghỉ hưu này có thể làm chiếc ghế đại diện Utah ở Thượng Viện sẽ rơi vào tay một người có thể liên kết chặt chẽ hơn với ông Trump và nhóm chính trị gia bảo thủ cứng rắn của đảng Cộng Hòa.

Ông Mitt Romney là thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa duy nhất bỏ phiếu kết tội Trump ở cả hai lần luận tội tại Thượng Viện.


Trong một bài xã luận đăng ngày 4 Tháng Bảy trên tạp chí The Atlantic, vị thượng nghị sĩ đại diện Utah viết nước Mỹ đang phải hứng chịu “căn bệnh chối bỏ, lừa dối và hoài nghi” và cựu Tổng Thống Trump nếu trở lại chức vụ sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nhiều. “Sự trở lại của ông Donald Trump sẽ khiến căn bệnh càng thêm đau đớn và khó chữa lành hơn,” ông Romney viết.

Bài viết nhằm vào những “ảo vọng” trong chính trị và “loại bỏ nhanh chóng các mối đe dọa tiềm tàng” của quốc gia.

“Chúng ta đang ngày càng biến thành một quốc gia đầy sự phủ nhận. Có lẽ cũng giống như ảo tưởng khi đổ tiền vào máy đánh bạc: ‘Bởi vì tôi muốn thắng, tôi tin rằng tôi sẽ thắng,’” ông viết, đồng thời trích dẫn tuyên bố sai lệch của ông Trump về cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Ông Romney viết rằng lãnh đạo là phương thuốc duy nhất cho những suy nghĩ ảo tưởng này.

Ông cho rằng Tổng Thống Joe Biden là “một người rất tốt” nhưng “chưa thể vượt qua căn bệnh phủ nhận, lừa dối và ngờ vực của đất nước.”

Trong khi đó, “Quốc Hội lại càng đáng thất vọng hơn,” ông viết. Các viên chức được bầu ra thường chỉ “gió chiều nào theo chiều nấy” mà không thể hiện được năng lực của mình.

Trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Romney, cựu thống đốc tiểu bang Massachusetts năm 2018, đã chỉ trích dữ dội ông Trump là “kẻ lừa đảo.” (MPL) [qd]
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by hoangphong »

California: Gánh nặng người vô gia cư càng nặng hơn với những đợt di dân mới
Lương Thái Sỹ
28 tháng 9, 2023


Image
Một nhóm người xin tỵ nạn tại San Diego, giáp biên giới Mexico, ngày 26 Tháng Chín 2023 (ảnh: Carlos Moreno/Anadolu Agency via Getty Images)

Các quan chức Quận hạt San Diego phải công bố tình trạng khủng hoảng nhân đạo khi nhiều điểm tạm cư đã hoạt động hết công suất. Hệ quả là hàng ngàn người di cư được lực lượng Tuần tra Biên giới mang đến bị bỏ lại trên đường phố. Wall Street Journal thuật:

Một chiếc xe buýt màu trắng không nhãn hiệu dừng ở một công viên vào sáng ngày 25 Tháng Chín và thả xuống khoảng 50 người di cư mới. Họ không được thông báo sẽ ở đâu qua đêm và sẽ cư trú ở đâu! Nhưng đó không phải chiếc xe chở di dân bất hợp pháp mà chiếc xe buýt do chính phủ Hoa Kỳ điều hành với nhiệm vụ duy nhất: Vận chuyển và thả hàng ngàn người di cư đến các cộng đồng dọc biên giới trong cuộc khủng hoảng nhập cư bất hợp pháp đang làm cạn kiệt nguồn lực của lực lượng Tuần tra Biên giới (Border Patrol).

Các nơi tạm trú ở địa phương đều hết chỗ. 950 giường ở San Diego đủ chứa không quá hai đêm những người mới đến. Hệ quả của sự quá tải là các cơ quan quản lý nhập cư phải thả họ xuống đường, tại các bến xe buýt hay nhà ga xe lửa, chuyển áp lực lên chính quyền địa phương. Các nhóm viện trợ lo ngại và tức giận trước tình hình phải gánh thêm nhiều người vô gia cư trong khi nguồn lực tại chỗ đã cạn kiệt.

Image
Những người tỵ nạn đang sống lây lất chờ được xét duyệt tại biên giới Mỹ-Mexico, khu vực Đông San Diego, California (ảnh: Carlos Moreno/Anadolu Agency via Getty Images)

Các quan chức ước tính có khoảng 7,800 người di cư đã được thả xuống San Diego trong hai tuần qua và cuộc khủng hoảng nhân đạo đã thực sự xảy ra. Trung tâm cộng đồng ở khu phố San Ysidro, nơi nhóm viện trợ Casa Familiar cung cấp sự hỗ trợ không còn một chỗ trống. Bà Lindsay Toczylowski, giám đốc điều hành của Trung tâm Luật Bảo vệ Người nhập cư (Defenders Law Center) cho biết: “Chúng tôi chứng kiến số người được thả ngoài đường với đồ đạc mang theo nhiều hơn hẳn”. Tổ chức của bà đã thành lập một trung tâm hỗ trợ tạm thời cho người di cư tại công viên, nơi Tuần tra Biên giới thả người.

Câu đầu tiên những người mới đến hỏi nhân viên cứu trợ là: “Tôi đang ở đâu trên nước Mỹ?”. Gần đây, chính quyền Biden phải thừa nhận dòng người di cư đã vượt ra ngoài khả năng đối phó của chính phủ. Nhưng Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas tin rằng các rào cản pháp lý mới tạo ra đã kéo giảm số người có ý định vượt biên.

Lực lượng Tuần tra Biên giới cho biết: “Việc phối hợp với các nhóm viện trợ để thả người tại các địa điểm trung chuyển là phương sách cuối cùng của chúng tôi khi không còn chọn lựa nào khác”. Tại trung tâm cứu trợ San Diego, một tòa nhà nhỏ trát vữa ở rìa công viên thường được sử dụng cho các sự kiện cộng đồng nay dựng lên nhiều tấm biển dùng các thứ tiếng Tây Ban Nha, Urdu, Quan Thoại, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập để thông báo người di cư không được ở lại đây qua đêm.

Những người mới đến có thể sạc điện thoại và được trợ giúp tìm phương tiện đi lại hay chỗ ngủ tạm. Toczylowski cho biết tổ chức của bà đang cố gắng tìm giường trong khách sạn và nhà tình nguyện cho những người di cư không có nơi nào để đi. Những người khác được đưa đến sân bay để đáp chuyến bay tới các điểm đến khác như Detroit và New York. Một trong những người mới là Mohamed Aweineny, 29 tuổi đến từ Mauritania. Anh cho biết rời quốc gia Tây Phi này vào ngày 3 Tháng Chín và trung chuyển nhiều chặng vòng quanh thế giới trước khi bay từ Nam Mỹ đến Nicaragua rồi bắt xe buýt, taxi, đi bộ về phía Bắc đến biên giới Mỹ-Mexico. Cuối cùng là trèo qua hàng rào cao 30 foot ngăn Tijuana (Mexico) và San Diego để vào Mỹ.
Image
Dòng người xếp hàng chờ phỏng vấn tại biên giới Tijuana, Mexico (ảnh: Carlos A. Moreno/Anadolu Agency via Getty Images)

Những người di cư được Lực lượng Tuần tra Biên giới trả tự do vẫn phải báo cáo với chính quyền hoặc tòa án nhập cư một ngày sau đó để được xem xét có đủ điều kiện xin tị nạn hoặc được hưởng các biện pháp bảo vệ khác (thường có thể mất nhiều năm vì số hồ sơ tồn đọng quá nhiều).

Biến người di cư thành người vô gia cư không phải là điều mới vì các quan chức biên giới liên bang từng thả người di cư ra đường tại một số cộng đồng mỗi khi làn sóng di cư bất hợp pháp tăng đột biến. Nhưng chính quyền San Diego cho biết con số này đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Đó là những người chạy trốn nghèo đói, tham nhũng và tội phạm ở các quốc gia như Venezuela để xin tị nạn tại Mỹ.

Nhiều gia đình có con nhỏ, khiến chính quyền khó bắt giữ và trục xuất hơn vì các giới hạn pháp lý về thời hạn được phép giam giữ trẻ em. Nhìn dòng người di cư lũ lượt đi qua Trung Mỹ và Mexico để vào Mỹ bất hợp pháp, các nhà quan sát tin rằng áp lực sẽ còn lớn hơn trong những tháng tới. Người di cư có thể tìm được giường trong khách sạn hoặc nhà riêng với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên. Họ cũng có thể lên các chuyến bay đến các thành phố khác nơi họ được giúp đỡ tìm người thân.

Ngày 26 Tháng Chín, Hội đồng Giám sát (Board of Supervisors) Quận hạt San Diego nhất trí gửi kiến nghị cho liên bang yêu cầu hỗ trợ thêm nguồn lực. Giám sát viên Jim Desmond, một đảng viên Cộng hòa tuyên bố: “Những đợt chuyển người có rất ít hướng dẫn trong khi nguồn nhân vật lực của địa phương đang ở mức tối thiểu khiến chúng tôi phải vật lộn với thực tế ngày càng khó khăn. Dù chúng tôi là một cộng đồng xem trọng lòng nhân ái và sự đồng cảm, nhưng phải thừa nhận không thể đáp ứng được hết nhu cầu của những người mới đến”.

Các cộng đồng khác tràn ngập những người di cư mới đến cũng yêu cầu liên bang trợ giúp, từ hai thành phố biên giới như El Paso và Eagle Pass ở Texas cho đến những nơi xa xôi như New York. Tại cuộc họp Hội đồng Giám sát, ông Greg Anglea, giám đốc điều hành của nhóm hỗ trợ Interfaith Community Services ở San Diego muốn có sự trợ giúp nhiều hơn của liên bang để tài trợ cho các dịch vụ người di cư.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by nguyenvsau »

Tháng Mười- Tháng của 7 triệu người lớn khuyết tật ở California
Đơn Dương
7 tháng 10, 2023


Image
(minh họa: CDC/Unsplash)

California đang cùng cả nước kỷ niệm Tháng Nhận thức về Việc làm cho Người khuyết tật (Disability Employment Awareness Month) – Tháng Mười.
“Đây là cơ hội để ghi nhận những đóng góp quan trọng của người khuyết tật tại nơi làm việc, nền kinh tế và cộng đồng. Chủ đề năm nay, ‘Nâng cao khả năng tiếp cận và công bằng’, nhằm xóa bỏ rào cản đối với người khuyết tật và tăng cường hòa nhập trong mọi khía cạnh của cuộc sống,” theo thông cáo báo chí của Văn phòng Thống Đốc California Gavin Newsom.

Là nơi sinh sống của hơn 7 triệu người lớn bị khuyết tật, California hiểu rõ vai trò quan trọng của người khuyết tật trong lực lượng lao động đa dạng và hòa nhập. Chính quyền California cam kết tuyển dụng và giữ chân lực lượng lao động phản ánh sự đa dạng của người dân California.


Cũng theo thông cáo, cùng với cơ quan lập pháp, thống đốc đã ban hành một số luật mới để giúp các cơ quan tiểu bang xác định, tuyển dụng và thăng chức cho nhân viên khuyết tật; tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ở hợp lý cho nhân viên chính phủ bị khuyết tật; và chấm dứt mức lương dưới mức tối thiểu đối với người lao động khuyết tật về trí tuệ và phát triển, cùng nhiều biện pháp khác.

California đang hành động để mở rộng các cơ hội giáo dục và đào tạo nghề cho tất cả người dân California, bao gồm các cải cách giáo dục đặc biệt mang tính bước ngoặt và các khoản đầu tư với tổng trị giá $3.5 tỷ để tăng cường khả năng tiếp cận và hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
Image
(minh họa: CDC/Unsplash)
Hồi Tháng Tám, tại California khởi động việc xây dựng Kế hoạch tổng thể mới về Giáo dục nghề nghiệp, hướng dẫn công việc của tiểu bang nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận công bằng với các con đường sự nghiệp và học tập thực hành cho cư dân thuộc mọi thành phần khác nhau, như trình độ, tuổi tác, thu nhập, địa lý, chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tình trạng nhập cư,…

Những nỗ lực này rất quan trọng, vì việc làm là yếu tố xã hội quyết định sức khỏe và người khuyết tật có thể làm việc, được chứng minh là có kết quả về sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn, và vì đó góp phần vào việc phát triển kinh tế tốt hơn.

Trong khi nhân viên khuyết tật làm phong phú thêm nơi làm việc bằng tài năng và quan điểm độc đáo của họ thì tỷ lệ thất nghiệp ở người khuyết tật vẫn luôn duy trì ở mức khoảng 70%. California luôn cố gắng dẫn đầu bằng cách tuyển dụng người khuyết tật cũng như phát triển và thực hiện các chương trình nhằm giải quyết sự bất bình đẳng dai dẳng này và cải thiện kết quả việc làm cho người khuyết tật.
Image
(minh họa: GqC_kGJOuaM/Unsplash)

“Khi chúng ta kỷ niệm “Tháng Nhận thức về việc làm cho người khuyết tật” trên toàn quốc, và ghi nhận nhiều đóng góp của người khuyết tật cho sự thịnh vượng và sức sống của tiểu bang, chúng ta hãy tái khẳng định cam kết của mình trong việc mở rộng khả năng tiếp cận, công bằng và cơ hội trên toàn diện cho tất cả mọi cư dân ở California,” Thống đốc Newsom nói.
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by buikiem »

Cộng Hòa chia rẽ, Scalise không đủ 217 phiếu, Hạ Viện không bầu được chủ tịch
October 11, 2023
WASHINGTON, DC (NV) – Dân Biểu Patrick McHenry (Cộng Hòa-North Carolina), quyền chủ tịch Hạ Viện, chiều tối Thứ Tư, 11 Tháng Mười, nói với phóng viên CNN rằng ông “hy vọng” sang ngày mai, Thứ Năm, có thể tiến hành bỏ phiếu bầu chức chủ tịch mà Dân Biểu Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) để trống sau khi bị lật đổ vào tuần trước.

Như vậy, Hạ Viện do đảng Cộng Hòa lãnh đạo đã ngưng nhóm ra về vào tối Thứ Tư mà không tiến hành được việc bỏ phiếu chọn Dân Biểu Steve Scalise (Cộng Hòa-Louisiana) làm chủ tịch. Cơ quan này sẽ tái nhóm vào ngày hôm sau, nhưng không có cuộc bỏ phiếu nào được sắp lên thời khóa biểu.
Image
Dân Biểu Patrick McHenry (Cộng Hòa-North Carolina), quyền chủ tịch Hạ Viện, người giữ trách nhiệm tổ chức bầu chủ tịch Hạ Viện hiện nay. (Hình: Drew Angerer/Getty Images)

Sự chậm trễ trong cuộc bỏ phiếu của toàn thể Hạ Viện báo hiệu rằng Dân Biểu Scalise vẫn đang nỗ lực để giành được sự ủng hộ trong đảng.


Cuộc kiểm phiếu cuối cùng hôm Thứ Tư, 11 Tháng Mười, trong nội bộ đảng Cộng Hòa là 113 cho ông Scalise và 99 cho Dân Biểu Jim Jordan (Ohio), theo CNN.


Để trở thành chủ tịch Hạ Viện, ông Scalise phải có đủ 217, một cột mốc cao hơn nhiều, tức quá bán số phiếu bầu của toàn thể dân biểu của cả hai đảng.

Hiện vẫn chưa rõ khi nào toàn bộ Hạ Viện sẽ chính thức bỏ phiếu bầu chức chủ tịch.

Dân Biểu Kevin McCarthy, người vừa mất chức chủ tịch Hạ Viện tuần trước, tuyên bố ủng hộ ông Steve Scalise lấy “chiếc búa” lãnh đạo nhưng vị dân biểu Louisiana phải đích thân thuyết phục các thành viên Cộng Hòa khác để kiếm đủ phiếu.


“Steve phải đi nói chuyện với tất cả mọi người, để biết quan tâm của họ thế nào, nhưng tôi sẽ ủng hộ Steve,” ông McCarthy nói với các phóng viên.

Nhóm dân biểu cực hữu MAGA ủng hộ cựu Tổng Thống Donald Trump là thành phần chính đưa ra sự ngăn cản ông Scalise.

Nhóm dân biểu chống ông Scalise nêu trên bao gồm các nhân vật: bà Lauren Beobert (Colorado), ông Chip Roy (Texas), ông Bob Wood (Virginia), ông Barry Moore (Alabama) và ông Michael Cloud (Texas).

Dân Biểu Lauren Boebert (Colorado), một người nhiệt thành ủng hộ cựu Tổng Thống Trump, tuyên bố chống việc ông Scalise làm chủ tịch Hạ Viện dù hai bên vừa mới nói chuyện.

Tương tự Dân Biểu Nancy Mace (South Carolina), một trong tám dân biểu Cộng Hòa bỏ phiếu truất phế ông McCarthy tuần trước, tuyên bố không bỏ phiếu thuận cho ông Scalise mà dành sự ủng hộ cho ông Jim Jordan.

Còn Dân Biểu Marjorie Taylor Green (Georgia), tuyên bố bỏ phiếu cho Dân Biểu Jim Jordan (Ohio), ngay cả khi ông này đang kêu gọi những người ủng hộ mình bỏ phiếu bầu ông Scalise.

Sau khi không đạt đủ phiếu để đảng Cộng Hòa đề cử, Dân Biểu Jim Jordan chấp nhận thất bại và vận động những người ủng hộ mình nên bỏ phiếu cho ông Scalise.

“Chúng ta cần phải có một chủ tịch Hạ Viện, và Dân Biểu Scalise chính là người đó. Tôi muốn là người đứng ra đề cử chính thức ông Scalise,” ông Jordan nói với báo giới. (MPL) [qd]
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by nguyenvsau »

Image

Steve Scalise rút đề cử Chủ tịch Hạ viện, Cộng hoà mất phương hướng
October 12, 2023

(CalitToday – Tổng hợp) – Lãnh tụ Đa số Hạ viện Steve Scalise vào thứ 5 quyết định rút khỏi cuộc đua giành ghế Chủ tịch Hạ viện, chỉ 1 ngày sau khi được Cộng hoà đề cử vào vị trí lãnh đạo.

Hạ viện Cộng hoà vào thứ Tư bỏ phiếu nội bộ, chọn Scalise làm ứng cử viên Chủ tịch Hạ viện. Tuy nhiên, Scalise ngay lập tức đối mặt với khó khăn trong việc nắm đủ 217 phiếu cần thiết trong một cuộc bỏ phiếu toàn Hạ viện. Câu hỏi đặt ra là liệu Scalise có thể giành được sự ủng hộ của toán Dân biểu Cộng hoà cứng rắn hay không. Đây sẽ là một trở ngại lớn cho ông, trước tình thế Cộng hòa chiếm đa số sít sao tại Hạ viện, và Scalise chỉ có thể để mất 4 phiếu Cộng hoà trên sàn Hạ viện.

Tình hình ngày một khó khăn hơn vào thứ 5, khi có thêm một số nhà lập pháp Cộng hoà khác tuyên bố sẽ không bỏ phiếu cho ông. Trong cuộc họp nội bộ kéo dài hàng tiếng đồng hồ vào thứ 5, Scalise chật vật tìm cách thuyết phục sự ủng hộ, còn các nhà lập pháp bày tỏ than phiền, theo như Dân biểu Mike Gallagher (Wisconsin) so sánh với Festivus – một kỳ nghỉ dành riêng cho việc đưa ra những lời bất bình.

Hiện chưa rõ Cộng hoà Hạ viện đầy rạn nứt sẽ diễn ra như thế nào, khi Hạ viện đóng cửa trong 10 ngày mà vẫn chưa bầu ra Chủ tịch Hạ viện.
“Đó là một quãng đường khá lý thú, và vẫn còn một chặng đường dài trước mắt. Tôi vừa chia sẻ với các đồng nghiệp của mình rằng tôi sẽ rút khỏi tư cách ứng cử viên cho vị trí Chủ tịch Hạ viện,” Scalise nói khi rời cuộc họp nội bộ vào tối thứ Năm. “Quốc gia này đang trông cậy vào chúng ta quay trở lại cùng nhau. Hạ viện này cần một Chủ tịch, và chúng ta cần phải mở lại Hạ viện. Nhưng rõ ràng, không có ai ở đó. Và vẫn còn những chia rẽ cần được giải quyết.”

Những chia rẽ đó thể hiện đầy đủ trong tuần này.

Scalise đã giành được đề cử của Cộng hòa sau khi thắng Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Hạ viện Jim Jordan (Cộng hoà – Ohio) với số phiếu 113-99, giáng một đòn vào cựu Tổng thống Donald Trump – người hậu thuẫn Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện, đồng minh thân cận của ông ta.

Jordan quay sang dành phiếu cho Scalise, và tìm cách thuyết phục đồng nghiệp đã bỏ phiếu cho mình ủng hộ Scalise, để tránh một cuộc chiến hỗn loạn khác trên sàn Hạ viện. Tuy nhiên, nhiều nhà lập pháp ủng hộ Jordan đã không làm theo.
Sau thông báo của Scalise, Dân biểu Dan Meuser (Cộng hoà – Pennsylvania) cho biết, nhiều nhà lập pháp đang kêu gọi Jordan tái tranh cử Chủ tịch Hạ viện. “Có một số người đang cổ võ ông ấy – tôi là một trong số đó,” Meuser nói.
Scalise cho biết, ông vẫn tiếp tục vai trò Lãnh tụ Đa số Hạ viện, vị trí có ít nhất 3 nhà lập pháp Cộng hoà đang dòm ngó đến nếu Scalise nắm ghế Chủ tịch Hạ viện. Một số thành viên tỏ ra bất ngờ trước quyết định của Scalise. Khi được hỏi liệu có ủng hộ bất cứ ứng cử viên nào khác hay không, Scalise cho hay, “Tôi hiện bây giờ vẫn chưa tham gia.”

Kevin McCarthy bị truất phế sau cuộc bỏ phiếu lịch sử do một toán các nhà lập pháp bảo thủ theo đường lối cứng rắn thúc đẩy, gây ra thêm chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Cộng hoà tại Hạ viện. Những gì hiện đang xảy ra tại Cộng hoà Hạ viện khiến việc đoàn kết hậu thuẫn một Chủ tịch Cộng hòa mới càng trở nên khó khăn hơn.
Nhận được câu hỏi liệu có tái tranh cử Chủ tịch Hạ viện hay không khi rời khỏi cuộc họp vào thứ 5, McCarthy cho hay, “Hãy để Cộng hoà Hạ viện quyết định.”

Cho đến khi Chủ tịch mới được bầu chọn, Hạ viện vẫn rơi vào tình trạng tê liệt sau khi McCarthy mất chức, một tình huống chưa từng có tiền lệ trở nên khẩn cấp hơn bao giờ hết trước tình trạng khẩn cấp giao tranh giữa Israel và Hamas. Rủi ro hơn nữa, nếu Cộng hoà càng mất thêm thời gian chọn Chủ tịch mới, càng nhà lập pháp càng có ít thời gian tìm cách tránh đóng cửa chính phủ với hạn chót tài trợ cho đến giữa tháng 11.

Cộng hòa tại Hạ viện vào tối thứ 5 tìm hiểu có nên mở rộng quyền lực của Tạm quyền Chủ tịch Hạ viện Patrick McHenry (Cộng hoà – North Carolina) hay không vì họ dường như chưa sẵn sàng đưa ra quyết định cuối cùng về việc chọn Chủ tịch mới.
Hương Giang
(Tổng hợp)
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by hoanghoa »

Luật sư của Trump nhận tội trong vụ can thiệp bầu cử Georgia
By Thanh Long
-October 19, 20230205

Image
Bà Sidney Powell được chụp hình khi trình diện ở Sở Cảnh Sát Fulton County hôm 23 Tháng Tám, ở Atlanta, Georgia. (Hình minh họa: Fulton County Sheriff's Office via Getty Images)

ATLANTA, Georgia (NV) – Bà Sidney Powell, luật sư cựu Tổng Thống Donald Trump, nhận tội trong vụ lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 ở Georgia, một ngày trước khi khai mạc phiên tòa xét xử bà, theo CNN hôm Thứ Năm, 19 Tháng Mười.

Công tố viên ở Fulton County đang đề nghị bản án sáu năm quản chế. Theo thỏa thuận nhận tội, bà Powell còn phải ra khai ở những phiên tòa xét xử trong tương lai và phải viết thư xin lỗi người dân Georgia.


Bà Powell nhận tội dính líu tới vụ xâm phạm hệ thống bầu cử ở Coffee County, miền quê Georgia, hồi Tháng Giêng, 2021. Được giới chức Cộng Hòa ở Coffee County hỗ trợ, nhóm ủng hộ viên cựu Tổng Thống Trump xâm nhập và sao chép thông tin trong hệ thống bầu cử của quận hạt này với hy vọng chứng minh cuộc bầu cử năm 2020 bị gian lận theo hướng bất lợi cho ông Trump.


Trước khi bà Powell nhận tội, luật sư của bà cực lực bác bỏ cáo buộc của phía công tố rằng bà chủ mưu vụ xâm phạm đó. Tại những phiên tòa sơ thẩm, luật sư của bà Powell tuyên bố phía công tố “không đúng” và “bằng chứng sẽ cho thấy bà không phải kẻ chủ mưu” vụ đó.

Bà Powell là người thứ nhì nhận tội trong vụ án quy mô lớn này. Tháng trước, ông Scott Hall, người bảo lãnh tại ngoại, nhận tội và đồng ý ra khai ở những phiên tòa xét xử trong tương lai. Trong khi đó, 17 bị cáo khác, gồm ông Trump, chưa nhận tội. (Th.Long)
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by caubennoc »

Mike Johnson – tân Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ
Việt Bình
25 tháng 10, 2023

Image
Mike Johnson (ảnh: Win McNamee/Getty Images)


Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson (Louisiana) đã được bầu làm Chủ tịch Hạ viện, sau ba tuần đấu đá nội bộ căng thẳng trong nội bộ Cộng hòa kể từ khi Kevin McCarthy bị lật đổ ngày 3 Tháng Mười 2023.

Chiều Thứ Tư 25 Tháng Mười, các nhà lập pháp đứng dậy theo thứ tự bảng chữ cái để bỏ phiếu. Trong cuộc kiểm phiếu tại Hạ viện, Mike Johnson nhận được 220 phiếu bầu, trong khi Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Hakeem Jeffries (Dân chủ, New York ) được 209 phiếu. Bất kỳ ứng cử viên nào cho chức Chủ tịch Hạ viện đều cần đạt được đa số phiếu trong Hạ viện gồm 433 thành viên. Đảng Cộng hòa giữ 221 ghế, so với 212 của Đảng Dân chủ.

Mike Johnson là nhân vật nổi tiếng với quan điểm bảo thủ về các vấn đề liên quan văn hóa và chi xài ngân sách (cultural issues and spending). Tân Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson phải đối mặt với loạt vấn đề lập pháp cấp bách. Trong một lá thư gửi các đồng nghiệp, Mike Johnson đề xuất tiến hành biện pháp chi tiêu tạm thời cho đến ngày 15 Tháng Giêng hoặc ngày 15 Tháng Tư, đồng thời nỗ lực thúc đẩy tám trong 12 dự luật phân bổ ngân sách hàng năm vẫn chưa được Hạ viện thông qua.


Các nhà lập pháp cũng sẽ giải quyết yêu cầu chi $106 tỷ mà chính quyền Biden đề xuất để tài trợ cho Ukraine, Israel, Đài Loan cũng như việc giám sát dòng người di cư ở biên giới Mỹ. Tháng trước, 117 nhà lập pháp Cộng hòa tại Hạ viện, trong đó có Mike Johnson, đã bỏ phiếu bác bỏ khoản hỗ trợ an ninh $300 triệu cho Ukraine. Tháng Năm, Mike Johnson là một trong 57 nhà lập pháp – tất cả đều là đảng viên Cộng hòa – bỏ phiếu phản đối gói viện trợ trị giá $39.8 tỷ cho Ukraine.

Mike Johnson nổi tiếng bảo thủ hơn cả Kevin McCarthy và thân cận hơn với Donald Trump. Mike Johnson từng có mặt trong nhóm bảo vệ Trump khi Trump bị đàn hặc và cũng là người dẫn đầu nỗ lực thu thập chữ ký ủng hộ một vụ kiện ở Texas nhằm tìm cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020. Tòa án Tối cao bác bỏ vụ kiện nhưng trước đó Johnson đã thuyết phục được hơn 60% chữ ký đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện.

Là luật sư hiến pháp nhưng Johnson cũng là nhân vật tiên phong kích động phe Cộng hòa phản đối việc chứng nhận chiến thắng của Joe Biden ngày 6 Tháng Giêng 2021. Nhiều đảng viên Cộng hòa tại Quốc hội đã dựa vào lập luận của ông. Năm 2020, Johnson nhiệt tình ủng hộ những tuyên bố gian lận và sai trái của Trump. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh, Mike Johnson khẳng định rằng hệ thống phần mềm Dominion được sử dụng để bỏ phiếu “đáng bị nghi ngờ, vì nó đến từ Venezuela của Hugo Chávez”.

Cho rằng cuộc bầu cử có “dấu hiệu gian lận”, Mike Johnson nói rằng hệ thống máy bỏ phiếu của Dominion là không trung thực, dù ông chưa bao giờ có thể chứng minh Dominion gian lận như thế nào. Sau khi đám đông cuồng loạn xông vào Điện Capitol ngày 6 Tháng Giêng, Johnson lên án bạo lực nhưng đồng thời đứng về phe một nhóm nghị sĩ Cộng hòa phản đối chiến thắng của Biden.

Johnson phục vụ trong ban lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện với tư cách phó chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa tại Hạ viện. Ông cũng từng lãnh đạo Ủy ban Nghiên cứu của Đảng Cộng hòa (Republican Study Committee), một nhóm gồm nhiều thành viên bảo thủ; và phục vụ trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện.

____________________

Mike Johnson:

-Phản đối chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống 2020

-Phản đối viện trợ cho Ukraine

-Phản đối phá thai

-Đồng minh thân cận của Donald Trump

-Không ủng hộ cộng đồng LGBTQ+


____________________

Mike Johnson, 51 tuổi, bắt đầu vào Quốc hội năm 2017 sau khi phục vụ trong cơ quan lập pháp của bang. Với tư cách luật sư, Mike Johnson bảo vệ lệnh cấm kết hôn đồng giới của Louisiana trước Tòa án Tối cao Louisiana. Tại Quốc hội, ông tiếp tục phản đối hôn nhân đồng giới; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc tiếp cận dịch vụ phá thai và từng đề xuất điều luật rằng việc đưa trẻ vị thành niên sang tiểu bang khác phá thai là tội phạm liên bang.

Phe Dân chủ gọi Mike Johnson là kẻ cực đoan vì lập trường của ông về các vấn đề xã hội, cũng như quan điểm của ông trong cuộc bầu cử năm 2020. “Thật kinh tởm và đây không phải là những gì mà đất nước chúng ta đại diện,” phát biểu của Dân biểu David Trone (Dân chủ, Maryland) khi đề cập quan điểm của Mike Johnson về nhiều vấn đề liên quan phá thai, quyền của người đồng tính và lá phiếu bầu cử.

Johnson thiếu kinh nghiệm và điều đó có thể khiến ông khó thực hiện một trong những công việc quan trọng nhất của một Chủ tịch Hạ viện: Gây quỹ cho các ứng cử viên Cộng hòa. Theo Wall Street Journal, dữ liệu tài chính chiến dịch tranh cử liên bang cho thấy Mike Johnson kiếm được hơn $550,000 trong chu kỳ bầu cử này khi vận động tái tranh cử. Johnson huy động được trung bình hơn $1.2 triệu mỗi chu kỳ kể từ khi tranh cử vào Quốc hội vào năm 2016; và chiến dịch tranh cử của ông thu được khoảng $1.1 triệu tính đến cuối Tháng Chín. Để so sánh, Kevin McCarthy thu được hơn $14 triệu từ Tháng Giêng đến Tháng Chín.

Trong một bài phát biểu đánh dấu cột mốc bước lên nấc thang chính trị ở Quốc hội, Mike Johnson cam kết cố gắng “khôi phục niềm tin của người dân đối với Hạ viện”. “Thách thức trước mắt chúng ta là rất lớn nhưng bây giờ là lúc phải hành động,” Johnson nói ngay sau khi đắc cử. “Và tôi sẽ không làm bạn thất vọng.” Mike Johnson là nhà lập pháp trẻ tuổi nhất trong nhiều thập niên trở thành Chủ tịch Hạ viện.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by lengoi »

Những điều rút ra từ phiên tòa dân sự xử Trump
Lương Thái Sỹ
7 tháng 11, 2023

Image
Cựu Tổng thống Donald Trump tại Tòa thượng thẩm New York ngày 6 Tháng Mười Một 2023 (ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images)

Donald Trump là một cựu tổng thống Mỹ đầu tiên tuyên thệ làm chứng trong phiên tòa xét xử gian lận dân sự của chính mình ở New York. Bộ trưởng Tư pháp New York Letitia James (Dân chủ) kiện Trump và hai con trai của ông gian lận và đòi bồi hoàn $250 triệu.

“Tội” của Trump là cố tình định giá quá cao tài sản của mình để đạt được các thỏa thuận tài chính có lợi, như thế chấp để vay tiền ngân hàng. Thẩm phán Tòa án Tối cao New York Arthur Engoron cũng được đề nghị hủy bỏ chứng nhận kinh doanh của Trump tại tiểu bang. Phiên tòa nhằm xác định có cần thêm hành động bổ sung nào cũng như mức phạt cho các bị cáo.

Đây chỉ là một trong các vụ kiện mà Trump phải đối mặt, gồm bốn cáo trạng hình sự (hai tại tòa án liên bang, một ở New York và một ở Georgia). Dưới đây là một số điều rút ra từ những gì Trump thể hiện tại phiên tòa dân sự – dẫn lại từ The Washington Post.


Trump tận dụng cơ hội để nói những điều không liên quan phiên tòa

Ngay khi bắt đầu lời khai, cựu tổng thống đã đưa ra một loạt quan điểm chống lại cả tòa án và cơ quan công tố. “Tôi chắc chắn thẩm phán sẽ ra phán quyết chống lại tôi, bởi vì ông ấy luôn ra phán quyết chống lại tôi” – Trump nói về Thẩm phán Engoron, người trước đây từng đồng ý là Trump phải chịu trách nhiệm về tội gian lận và đã phạt “bịt miệng” Trump hai lần vì tấn công bằng ngôn từ thư ký luật của ông.

Trump chế nhạo các tội danh cơ quan công tố đưa ra để chống lại ông là “một phần trong kế hoạch vũ khí hóa chính phủ và tòa án”. Ông cũng có những lời bào chữa lạc đề mà thẩm phán xem là “không hợp lệ”. Trump gọi phiên tòa là “rất bất công”, “điên rồ” và nhiều lần bị khiển trách vì “đưa ra quan điểm chính trị” thay vì trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi. Ngay từ đầu, thẩm phán đã yêu cầu các luật sư của Trump hãy kiềm chế thân chủ của họ, thậm chí ông còn đe dọa sẽ có biện pháp nếu Trump “không chơi đúng luật” tại phiên tòa.

Có lúc, Engoron nói, sở dĩ Trump “nói lan man là vì… không thể bào chữa trước tội danh rõ ràng!”. Thật vậy, Trump dường như bỏ qua việc tự biện hộ nội dung cáo trạng mà thay vào đó cố gắng chuyển trọng tâm của phiên tòa sang những người khác (đây là phiên tòa sơ thẩm nên không có bồi thẩm đoàn và Engoron có thêm quyền lực đáng kể).

“Phong cách phản tuyên thệ” của Trump

Một lần nữa, việc bắt Trump phải tuyên thệ không có giá trị gì đối với phong cách thích cường điệu của ông. Cựu tổng thống tiếp tục khẳng định tài sản ở Mar-a-Lago của mình trị giá từ $1 tỷ đến $1.5 tỷ. Các chuyên gia nhận thấy định giá đó rất đáng ngờ. Văn phòng của James cũng đưa ra bằng chứng bác bỏ tuyên bố “giá trị tài sản của tôi là rất lớn”.

Trump liên tục than phiền tài sản của ông bị định giá quá thấp. “Giá trị tổng thể của chúng cao hơn hàng tỷ đôla so với cách định giá này. Các ngân hàng hiểu hơn ai hết sự thật đó”. Trump khẳng định “không có nạn nhân nào bị lừa đảo ở đây. Không có ai mất tiền. Các ngân hàng kiếm được rất nhiều tiền từ tài sản của tôi và mọi người không hiểu tại sao tôi lại đứng đây!”.

Nhưng một nhân chứng công tố tuần trước đã làm chứng là Trump sẽ phải chịu lãi suất cao hơn nhiều nếu ông không phóng đại sự giàu có và khiến các ngân hàng thiệt hại khoảng $168 triệu (số tiền mà James xem là thu lợi bất chính). Trump không nói về căn hộ áp mái ở Thành phố New York của mình, với diện tích được nói nống lên là 30,000 feet vuông trong khi thực tế chỉ có 10,996 feet vuông! Phóng viên pháp lý Adam Klasfeld cho rằng căn hộ được định giá quá cao. Năm 2017 Forbes tiết lộ diện tích thật của căn hộ và nó rất khác với con số Trump từng công khai nhiều lần.

Trump đang cố “làm chủ” các vụ án sắp tới của mình

Bất kể kết quả thế nào, những cảnh tượng diễn ra trong phiên tòa dân sự này đều nằm trong ý đồ của Trump (và thành công): Can thiệp và lèo lái quy trình pháp lý theo cách của mình. Trump dường như thách thức các thẩm phán bằng cách dùng những ngôn từ “chợ búa” không thể chấp nhận được đối với các bị cáo khác đến nỗi thẩm phán Engoron cảnh báo sẽ “có biện pháp ngăn chặn thỏa đáng”.

Engoron liên tục khiển trách Trump và kêu gọi các luật sư hãy “hạ nhiệt” cựu tổng thống, nhưng hầu như ông chỉ khuyên Trump là chính. Có lúc ông “bán cái” cho phía công tố khi hỏi họ liệu có cần thảo luận thêm về cách để Trump đừng phát biểu lung tung và trả lời lạc đề các câu hỏi tại tòa.

Nói tóm lại, những gì Trump thể hiện và đạt được trong phiên tòa dân sự sẽ ảnh hưởng đến những vụ án hình sự sau này của ông và tòa án sẽ còn mệt dài dài với phong cách “tấn công” của cựu tổng thống. Không dễ dàng gì để truy đuổi Trump. Dù có vẻ như Trump sẽ không bao giờ ra làm chứng trong các vụ án hình sự của mình, nhưng gần như chắc chắn Trump vẫn sử dụng các chiêu thức “tấn công là phòng thủ” ngay cả khi ông không có mặt tại tòa. Có lẽ các thẩm phán trong các vụ án đang chờ sẽ quan tâm đến những gì đang xảy ra ở New York để cố gắng tái diễn cảnh này trong phòng xử của họ.
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by bichphuong »

Giám đốc CDC Mỹ: Bệnh hô hấp tăng ở Trung Quốc không phải do ‘virus mới’
November 30, 2023
WASHINGTON, DC (NV) – Tình trạng bệnh hô hấp “tăng” ở Trung Quốc hiện nay không phải do “virus mới hoặc lạ,” giám đốc Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) Mỹ trấn an Quốc Hội hôm Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một, theo NBC News.

Thay vào đó, tình trạng này có thể do virus và vi khuẩn có sẵn, như COVID-19, cúm, RSV (virus hợp bào hô hấp), và mycoplasma pneumoniae, Bác Sĩ Mandy Cohen, giám đốc CDC Mỹ, cho hay trong buổi điều trần trước Ủy Ban Năng Lượng và Thương Mại Hạ Viện. Trước đó, nhà chức trách Trung Quốc cũng giải thích như vậy và Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) chấp nhận.
Image
Phụ huynh và con em ngồi chờ trong bệnh viện nhi đồng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 23 Tháng Mười Một. (Hình: Jade Gao/AFP via Getty Images)

“Nhưng bệnh đang tăng lên ở đó. CDC có văn phòng ở Trung Quốc,” bà Cohen cho biết. “Và thời gian qua, giới chức của chúng ta liên lạc với giới chức Trung Quốc để bảo đảm chúng ta hiểu rõ tình trạng ở đó.”


Bệnh hô hấp tăng lên chủ yếu ở miền Bắc Trung Quốc, theo bà Cohen. Tuần trước, NBC News đưa tin bệnh viện Trung Quốc dường như “đông nghẹt trẻ em bị bệnh.” Từ giữa Tháng Mười, miền Bắc Trung Quốc báo cáo số người mắc bệnh giống cảm cúm tăng lên so với cùng kỳ của ba năm trước, WHO loan báo.


WHO công khai yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin về đợt bùng phát này, điều mà WHO hiếm khi làm. WHO cho hay họ nhận được dữ liệu mà họ yêu cầu trong cuộc họp từ xa hồi tuần trước. Thời kỳ đầu đại dịch COVID-19, cả chính phủ Trung Quốc lẫn WHO đều bị chỉ trích vì thiếu minh bạch thông tin.

Mấy tuần qua, chính quyền Trung Quốc tuyên bố bệnh hô hấp tăng do nước này dỡ bỏ nhiều quy định chống COVID-19 khắt khe cuối năm ngoái, và năm nay là mùa cúm đầy đủ đầu tiên ở Trung Quốc kể từ khi nước này bỏ chính sách “zero-COVID.” Bệnh hô hấp cũng tăng lên ở những quốc gia khác đã dỡ bỏ quy định chống COVID-19, như Úc và New Zealand.

Tại buổi họp báo ở Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Tư, ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc, khẳng định bệnh hô hấp tăng lên là vấn đề bình thường và “đã kiểm soát được.” (Th.Long) [qd]
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by hoanghoa »

Kevin McCarthy tuyên bố rời Hạ viện, Cộng hoà mất thêm 1 ghế
December 6, 2023
Image
(CaliToday) – Cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy vào thứ Tư thông báo sẽ rời Hạ viện vào cuối năm nay, nhưng dự tính vẫn tham gia vào chính trị Cộng hoà.

Được thông báo trong bài viết ý kiến riêng đăng trên Wall Street Journal, quyết định từ chức của McCarthy sẽ kết thúc 16 năm phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ, nơi nhà lập pháp Cộng hoà từ California vươn lên từ nhóm tự xưng là những người trẻ tuổi tràn đầy năng lượng xây dựng thế đa số của Cộng hoà tại Hạ viện đến vị trí thứ hai thay thế tổng thống.
Rút lui khỏi Hạ viện khép lại sự suy tàn quyền lực chỉ sau 9 tháng nắm chiếc búa Chủ tịch Hạ viện, khi lực lượng bảo thủ cực hữu mà McCarthy và các Dân biểu Cộng hoà có thế lực phải dựa vào để giành chiến thắng chính trị cuối cùng nổi loạn và truất phế ông.
“Tôi sẽ tiếp tục tuyển những ứng cử viên tốt đẹp nhất và tươi sáng nhất của quốc gia vào các vị trí dân cử,” cựu Chủ tịch Hạ viện thông báo dự tính tương lai. “Đảng Cộng hoà đang phát triển mỗi ngày, và tôi cam kết sẽ chia sẻ kinh nghiệm để hỗ trợ thế hệ lãnh đạo mới.”
Việc McCarthy rút lui sớm gây bất ngờ, và gây đau đầu cho người kế nhiệm Mike Johnson vì Chủ tịch bây giờ đang gặp khó khăn trong việc lãnh đạo Hạ viện với thế đa số mỏng manh, và ngày một thu hẹp.
Nhiều nhà lập pháp đã thông báo sẽ rời Hạ viện, với lý do tình trạng rối loạn chưa từng có. Và nhiều trong số các thành viên chuẩn bị từ chức cho biết sẽ phục vụ hết nhiệm kỳ, những kế hoạch đó thường có thể thay đổi nhanh chóng khi những lời mời làm việc béo bở bên ngoài.

Việc từ chức sắp tới được McCarthy thông báo ngay sát hạn chót thông báo tái tranh cử ở California vào ngày 8 tháng 12, sẽ thu hẹp khoảng cách đa số vốn đã rất sít sao. Khoảng cách đa số rút xuống chỉ còn 3 ghế sau khi George Santos bị trục xuất ra khỏi Hạ viện vào tuần trước, và bắt đầu từ tháng sau chỉ còn 2 ghế.

Thống đốc Gavin Newsom sẽ có 14 ngày kể từ sau ngày cuối cùng của McCarthy tuyên bố tổ chức bầu cử đặc biệt để điền vào ghế trống. Theo luật tiểu bang, bầu cử sẽ diễn ra khoảng 4 tháng sau.

Phải vật lộn để thích nghi với cuộc sống của thành viên lập pháp bình thường, đối với McCarthy , việc rút lui sớm chỉ đem lại lợi ích. Các thành viên cũ bị cấm vận động hành lang cho các đồng nghiệp cũ của họ trong một năm sau khi rời Quốc hội. Bằng việc từ chức trong tháng này, McCarthy có thể bắt đầu công việc béo bở trong khu vực tư nhân sớm hơn một năm so với chờ đợi cho đến khi mãn nhiệm kỳ.

Theo thân hữu và đồng minh, kết thúc sự nghiệp tại Hạ viện là điều khó chấp nhận đối với McCarthy. Lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội vào năm 2007, McCarthy là người gây quỹ mạnh nhất của Cộng hoà tại Hạ viện, và đã trải qua hai chu kỳ bầu cử để giúp xây dựng thế đa số của Cộng hòa nhưng cuối cùng họ đã phản đối ông làm lãnh đạo.

Mầm mống của sự sụp đổ lộ rõ ngay từ lúc McCarthy nắm quyền Chủ tịch Hạ viện vào tháng 1, sau một cuộc chiến nội bộ trên sàn Hạ viện kéo dài và tồi tệ trong lịch sử. Đồng ý đưa ra những thay đổi mà các nhà lập pháp cực hữu yêu cầu để đổi lấy lá phiếu của họ, McCarthy và đồng minh đã dự báo trước, vai trò Chủ tịch của ông có thể kết thúc giống như cuối cùng đã xảy ra. Tuy nhiên, McCarthy vẫn tỏ ra cay đắng về điều đó, và cho đến phút cuối vẫn nhất quyết cho rằng mình bị cách chức vì đã làm điều đúng đắn, và hợp tác với Dân chủ để tránh việc chính phủ đóng cửa.

Cựu Chủ tịch Hạ viện nói rất nhiều điều này trong bài công bố kế hoạch của mình. “Bất kể khó khăn hay tổn thất cá nhân, chúng tôi đã làm điều đúng đắn,” McCarthy ghi. “Điều đó có vẻ không còn hợp thời ở Washington ngày nay, nhưng việc mang lại kết quả cho nhân dân Mỹ vẫn được vinh danh trên khắp quốc gia.”

Sự ra đi của ông McCarthy được những người chỉ trích từ lưỡng đảng ăn mừng. “Kevin McCarthy đại diện cho mọi điều sai trái với Cộng hòa trong quốc hội, và chịu phần lớn trách nhiệm về sự gia tăng sùng bái MAGA và Trump,” Giám đốc Dự án Liêm chính Quốc hội, ông Kyle Herrig, bày tỏ trong một tuyên bố. Herrig lưu ý, di sản của McCarthy để lại có quyết định chắp thêm cánh cho Dân biểu Marjorie Taylor Greene (Cộng hoà – Georgia) – một trong những thành viên cực hữu ở Hạ viện, và cho Donald Trump “huyết mạch” chính trị sau vụ bạo động Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021, khi ông ta sang Mar-a-Lago gặp gỡ và trấn an cựu Tổng thống.

Dân biểu Matt Gaetz (Cộng hoà – Florida) – nhà lập pháp đã dẫn đầu nỗ lực truất phế McCarthy tỏ ra vui mừng với vỏn vẹn một chữ trên mạng xã hội “Mc-rút lui.”

Sau khi bị truất phế, McCarthy tuyên bố sẽ ở lại và dự tính tái tranh cử trước những tin đồn sẽ sớm rời Hạ viện.

Nhưng trở lại làm dân biểu thông thường bên cạnh những đồng nghiệp đã đá văng ông khỏi vị trí lãnh đạo không dễ dàng gì. Đồng minh thân cận nhất của McCarthy ở Điện Capitol trong nhiều tuần qua đoán được ông sớm muộn gì cũng từ chức, ngay cả khi nhà lập pháp né tránh các câu hỏi về tương lai của mình.

Hương Giang
(Theo New York Times)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by dailien »

Biden cảnh báo Mỹ có thể vướng xung đột trực tiếp với Nga
December 29, 2023

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai, cảnh báo Mỹ có thể vướng vô xung đột trực tiếp với Nga nếu Tổng Thống Vladimir Putin xâm lược Ukraine thành công, theo Newsweek.

Ông Biden đưa ra lời cảnh báo sau khi Nga ồ ạt không kích khắp Ukraine hôm Thứ Sáu. Giới chức Không Quân Ukraine loan báo Nga bắn khoảng 110 hỏa tiễn, trúng nhiều bệnh viện, chung cư và một thương xá. Ít nhất 31 người thiệt mạng và 120 người bị thương do đợt tấn công này, Reuters dẫn lời giới chức Ukraine đưa tin.
Image
Tổng Thống Joe Biden. (Hình minh họa: Anna Moneymaker/Getty Images)

“Trong đêm, Nga mở đợt không kích Ukraine lớn nhất kể từ khi cuộc chiến này bắt đầu,” Tổng Thống Biden ra thông báo cho hay hôm Thứ Sáu. “Đây là lời nhắc nhở rõ ràng cho thế giới thấy sau gần hai năm cuộc chiến tàn khốc này diễn ra, mục tiêu của ông Putin vẫn không thay đổi. Ông ta muốn xóa sổ Ukraine và biến người dân nước này thành nô lệ. Phải ngăn chặn ông ta.”


Cuộc chiến ở Ukraine làm tăng căng thẳng giữa Nga với các thành viên NATO. Trong 22 tháng chiến tranh, các thành viên NATO viện trợ Ukraine hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, mức độ hỗ trợ Ukraine bắt đầu dao động ở một số quốc gia như Mỹ. Đảng Cộng Hòa liên tục chặn viện trợ thêm cho Ukraine để phản đối chính sách di trú của Tổng Thống Biden.


Hôm Thứ Sáu, ông Biden cho hay Ukraine đánh chặn thành công hàng loạt hỏa tiễn và “drone” (máy bay điều khiển từ xa) của Nga nhờ hệ thống phòng không Mỹ cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, ông cảnh báo nếu Quốc Hội không “ra tay khẩn cấp trong năm mới,” Mỹ sẽ không thể tiếp tục cung cấp cho Ukraine “vũ khí cũng như hệ thống phòng không quan trọng.”

Trước đây, Tổng Thống Biden từng cảnh báo đảng Cộng Hòa rằng ngừng viện trợ Ukraine có thể gây nguy hiểm cho liên minh NATO và sau đó là Mỹ. Tuần này, Tòa Bạch Ốc công bố khoản viện trợ cuối cùng cho Ukraine, tổng cộng $250 triệu.


“Hệ quả cuộc chiến này vượt xa khỏi Ukraine,” ông Biden lặp lại hôm Thứ Sáu. “Nó ảnh hưởng toàn bộ liên minh NATO, an ninh Âu Châu, và tương lai của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

“Nếu cứ để nhà độc tài và chuyên chế chà đạp Âu Châu, rủi ro Mỹ bị vướng vô trực tiếp tăng lên. Và cả thế giới sẽ lãnh hậu quả. Chúng ta không được làm đồng minh và đối tác của chúng ta thất vọng. Chúng ta không được làm Ukraine thất vọng. Lịch sử sẽ nghiêm khắc phán xét người nào không đáp lại lời kêu gọi tự do.”

Tổng Thống Biden đang yêu cầu Quốc Hội chuẩn thuận $110 tỷ viện trợ Ukraine, Israel và nhu cầu an ninh quốc gia khác. Nhưng phía Cộng Hòa liên tục chặn khoản viện trợ này.
Image
Dân Biểu Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana), chủ tịch Hạ Viện. (Hình minh họa: Drew Angerer/Getty Images)

Tại cuộc họp báo trong Tháng Mười Hai, Dân Biểu Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana), chủ tịch Hạ Viện, tuyên bố đảng Cộng Hòa muốn Tổng Thống Biden thay đổi toàn diện chính sách di trú. Ông Johnson tỏ ý cho biết viện trợ thêm cho Ukraine vẫn là ưu tiên.

Khi Newsweek yêu cầu ông Johnson nhận xét về lời cảnh báo của Tổng Thống Biden, văn phòng ông Johnson gửi lại thông báo mà họ đưa ra sau khi ông hội đàm với Tổng Thống Volodymyr Zelensky của Ukraine trước đây trong Tháng Mười Hai. Trong thông báo, ông Johnson tuyên bố “chúng tôi sát cánh với ông ấy (ông Zelensky) và chống lại cuộc xâm lược tàn bạo của ông Putin. Người Mỹ ủng hộ tự do và họ đang chọn đúng bên trong cuộc chiến này.”

“Từ ngày tôi làm chủ tịch Hạ Viện tới giờ, tôi luôn yêu cầu Tòa Bạch Ốc làm rõ. Chúng tôi cần nghe giải thích rõ chiến lược giúp Ukraine thắng,” ông Johnson thêm. “Dường như chính quyền ông Biden đang xin thêm hàng tỷ đô la mà không có giám sát thích hợp, không có chiến lược rõ ràng để thắng, và không có câu trả lời nào mà tôi nghĩ người Mỹ cần nghe.” (Th.Long) [qd]
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by dailien »

DeSantis chính thức rút khỏi cuộc đua, lên tiếng ủng hộ Trump
January 21, 2024

WASHINGTON, DC (NV) – Thống Đốc Ron DeSantis tuyên bố chấm dứt cuộc đua giành sự đề cử của đảng Cộng Hòa và lên tiếng ủng hộ cựu Tổng Thống Donald Trump qua một video đưa ra hôm Chủ Nhật, 21 Tháng Giêng, theo nhật báo Washington Post.

Cuộc tranh cử đầy hứa hẹn một thời của vị thống đốc tiểu bang Florida dần dần giảm sút sự ủng hộ khi ông DeSantis cố gắng thu hút cử tri và thuyết phục đảng Cộng Hòa từ bỏ ông Trump để chọn ông, một người trẻ có kỷ luật hơn.
Image
Thống Đốc Ron DeSantis. (Hình: Anna Moneymaker/Getty Images)

Ông DeSantis, 45 tuổi, đối với nhiều đảng viên Cộng Hòa dường như là người thách thức khả thi nhất đối với ông Trump sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, khi ông giành chiến thắng vang dội trong việc tái tranh cử chức thống đốc Florida.


Nhưng ông đã bắt đầu mất vị thế trong cuộc bỏ phiếu ngay cả trước khi cuộc vận động tranh cử chính thức bắt đầu vào Tháng Năm, 2023, khi ông tuyên bố tranh cử trên Twitter nhưng phần trình diễn này bị trục trặc kỹ thuật một cách thảm hại.


“Trong khi cuộc vận động tranh cử này kết thúc, sứ mệnh vẫn tiếp tục,” ông DeSantis nói trong một video phát hành hôm Chủ nhật, trong đó ông lên tiếng ủng hộ cựu Tổng Thống Trump.

“Tôi tự hào vì đã thực hiện được 100% lời hứa của mình và tôi sẽ không dừng lại lúc này. Tôi thấy rõ rằng đa số cử tri Cộng Hòa muốn cho ông Donald Trump một cơ hội khác. Trong khi tôi có những bất đồng với cựu tổng thống, chẳng hạn như về đại dịch COVID-19 và việc ông ấy tán dương Bác Sĩ Anthony Fauci, thì ông Trump vẫn vượt trội hơn so với Tổng Thống Joe Biden đương nhiệm. Điều đó rõ ràng.” Ông DeSantis nói trong video.

Ông DeSantis nói thêm: “Tôi đã ký cam kết ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng Hòa và tôi sẽ tôn trọng cam kết đó. Ông Trump có được sự ủng hộ của tôi, bởi vì chúng ta không thể quay trở lại với đội ngũ bảo vệ cũ của đảng Cộng Hòa trong những năm qua hoặc hình thức ôm ấp các tập đoàn mà bà Nikki Haley đại diện.” (MPL) [kn]
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Hoa Kỳ

Post by lengoi »

Thế giới tính gì trước khả năng trở lại của Donald Trump?
Thái Ngọc
29 tháng 1, 2024

Image
Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử tại Manchester, New Hampshire ngày 20 Tháng Giêng 2024 (ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)

Ngay thời điểm hiện tại, giới ngoại giao thế giới lẫn không ít nguyên thủ quốc gia đã chuẩn bị cho sự trở lại của Donald Trump. Với tất cả những đang diễn ra trên sân khấu chính trị Mỹ và trên đường đua tổng thống, việc Trump tái xuất hiện không phải là dự báo xa vời. Nó là một thực tế rất gần…

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính lớn năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Alan Greenspan đã trở thành một nhân vật hô phong hoán vũ. (Cố) Thượng nghị sĩ John McCain, đảng viên Đảng Cộng hòa của bang Arizona, từng nhận định về sức mạnh kinh khủng của Alan Greenspan: “Ông ấy sống hay chết không thành vấn đề. Nếu ông ta chết, chỉ cần đỡ ông ta dậy và đeo kính đen cho ông ta.”

Trong hai thập niên Greenspan ngồi ghế chủ tịch, từ 1987 đến 2006, Fed đã đóng vai trò trung tâm trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế dữ dội ở Mỹ. Một trong những lý do tạo nên sự nổi tiếng của Greenspan là cái mà thị trường tài chính gọi là “quyền ấn định của Fed” (Fed put).


Trong “kỷ nguyên” Greenspan, giới đầu tư tin rằng các sản phẩm mới mà giới chuyên gia tài chính tạo ra dù ẩn chứa nhiều rủi ro như thế nào, thì nếu điều gì tồi tệ xảy ra, hệ thống tài chính Hoa Kỳ vẫn có thể tin tưởng vào khả năng giải cứu tài tình của Fed-Greenspan. “Fed put” đã chứng tỏ được mức độ hiệu quả thực tế: Khi loạt chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp của Wall Street dẫn đến sự sụp đổ của Lehman Brothers, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Bộ Tài chính và Fed đã vào cuộc ngay tức thì để chặn đứng nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào cuộc Đại suy thoái lần thứ hai.

“Fed put” đáng được nhắc lại khi xem xét tác động của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Các nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu nhận ra thực tế, một năm nữa, cựu Tổng thống Donald Trump có thể trở lại Tòa Bạch Ốc. Theo đó, một số chính phủ nước ngoài đang tính đến mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ, trong cái gọi là “Trump put” – kiểu ấn định của Trump, hoặc nôm na là luật chơi của Trump.

Người ta đang duyệt xét lại nhiều thứ, từ quan hệ ngoại giao với Mỹ đến những giao dịch kinh tế. Một số nước thậm chí đang trì hoãn một số đàm phán với Mỹ với mong muốn họ có thể “deal” với Trump; trong khi một số đang thúc đẩy ký kết những “giao kèo” của họ với Joe Biden với ý nghĩ họ sợ Trump phá hỏng nếu Washington chứng kiến sự trở lại của Trump trong Phòng Bầu dục.

Những tính toán của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc chiến chống Ukraine là ví dụ cụ thể nhất. Dù không ai biết Trump làm gì để có thể chấm dứt cuộc chiến Ukraine “trong một ngày” nhưng có điều gần như chắc chắn rằng, nước Mỹ của Trump sẽ hạn chế hoặc thậm chí ngưng chi tiền cho Ukraine. Trump khẳng định: “Tôi sẽ nói với [Tổng thống Ukraine Volodymyr] Zelensky, không [viện trợ] nữa. Ông phải thực hiện một thỏa thuận” (“I would tell [Ukrainian President Volodymyr] Zelensky, no more [aid]. You got to make a deal”). “Make a deal” là “deal” gì và làm thế nào để “make” thì chẳng ai biết.

Phần mình, các đồng minh Ukraine ở châu Âu đang tính đến một thế giới hỗn loạn khi Trump tái xuất hiện. Quan hệ giữa họ với Washington không chỉ thay đổi mà khối NATO cũng đứng trước nguy cơ tan vỡ. EU đang nhớ đến nhận xét của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel sau một cuộc gặp với Trump: “Chúng ta phải tự chiến đấu vì tương lai của mình.”


Thật ra Trump không phải là người Mỹ duy nhất đặt ra câu hỏi tại sao một cộng đồng châu Âu có dân số gấp ba lần Nga và GDP hơn chín lần lại phải phụ thuộc vào Washington để bảo vệ họ. Trong một cuộc phỏng vấn với tổng biên tập tờ The Atlantic Jeffrey Goldberg vào năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã chỉ trích người châu Âu (lẫn nhiều nước khác) là “free riders”. Hiểu theo định nghĩa phổ biến thì “free riders” nôm na là những kẻ “dựa dẫm kẻ khác và xài tiền chùa” (“people, entities, or provisions that benefit from the actions of another entity without contributing”).

Nhưng Trump đã đi xa hơn. Ông không chỉ muốn EU ngưng xài tiền chùa. Ông không muốn chơi với EU. Theo John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, Trump từng huỵch toẹt: “Tôi cóc quan tâm đến NATO” (“I don’t give a shit about NATO”), trong một cuộc họp năm 2019 trong đó Trump thật sự nghiêm túc bàn về việc rút Mỹ hoàn toàn khỏi NATO.

Sau hai năm cố thuyết phục Trump về tầm quan trọng của các quốc gia đồng minh, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis chua chát kết luận rằng sự khác biệt của ông với tổng thống sâu sắc đến mức ông không thể làm việc với Trump và cuối cùng phải từ chức. Thời điểm hiện tại, trang web tranh cử của Trump tiếp tục nhấn mạnh việc “đánh giá lại một cách căn bản về mục đích và sứ mệnh của NATO”. Một số nguyên thủ châu Âu bây giờ thậm chí trì hoãn kế hoạch gửi xe tăng và đạn pháo tới Ukraine vì cho rằng họ có thể cần đến để tự bảo vệ một khi nước Mỹ của Trump không “phụ” chi tiền giúp châu Âu phòng thủ trước Nga.

Khả năng trở lại Tòa Bạch Ốc của Trump cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến loạt kế hoạch chống biến đổi khí hậu, thể hiện rõ ở Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP28 vừa kết thúc ở Dubai (tổ chức từ ngày 30 Tháng Mười Một đến 13 Tháng Mười Hai 2023). Trong khi Joe Biden làm hết sức có thể để giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì giới sản xuất dầu hỏa, khí đốt và than đá đang háo hức trước viễn cảnh Trump – người luôn ủng hộ nhiên liệu hóa thạch – quay lại.

Ấn Độ, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ ba, đang ăn mừng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhờ chương trình năng lượng quốc gia với trọng tâm là công nghiệp than. Trung Quốc – từng tự hào là nhà sản xuất số một thế giới về năng lượng tái tạo “xanh”, với việc lắp số pin mặt trời chỉ trong năm 2023 nhiều hơn số pin mà Mỹ lắp trong năm thập niên qua – hiện cũng xây dựng số nhà máy than mới nhiều gấp sáu lần so với phần còn lại của thế giới.

Nhiệm kỳ thứ hai của Trump gần như chắc chắn chứng kiến một “trật tự thương mại thế giới mới”. Chính xác hơn là sự rối loạn. Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức năm 2017, Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Những tuần tiếp theo chứng kiến ​​sự kết thúc của các cuộc thảo luận bàn về việc tạo ra một hiệp định tương tự ở châu Âu cũng như các hiệp định thương mại tự do khác. Sử dụng thẩm quyền đơn phương mà Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 trao cho cơ quan hành pháp, Trump đã áp đặt mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu trị giá $300 tỷ của Trung Quốc.

Trong chiến dịch tranh cử hiện tại, Trump tự gọi ông là “Tariff Man”. Trump hứa áp đặt mức thuế phổ quát 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả quốc gia; ăn miếng trả miếng với các quốc gia đánh thuế cao đối với hàng hóa Mỹ; áp dụng chính sách trả đũa đích đáng, “máu trả bằng máu, thuế đáp lại thuế” (“an eye for an eye, a tariff for a tariff”).

Trump nói, hiệp ước hợp tác với các nước châu Á-Thái Bình Dương do chính quyền Biden đàm phán, trong Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương hướng tới thịnh vượng (Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity) sẽ “được khai tử ngay ngày đầu tiên” (“dead on day one”). Với Trung Quốc, một trong những động thái đầu tiên của Trump là hủy bỏ quy chế “quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” mà Trung Quốc được cấp vào năm 2000 trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Mục tiêu của Trump là “loại bỏ sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong tất cả lĩnh vực quan trọng”, trong đó có điện tử, thép và dược phẩm.

Trong lịch sử, có những thời điểm sự khác biệt giữa Đảng Dân chủ và Cộng hòa về chính sách đối ngoại quan trọng nói chung là gần như không đáng kể. Tuy nhiên, trong thập niên này, từ khi xuất hiện Donald Trump, nước Mỹ đã khác. Dân chủ và Cộng hòa là kẻ thù không đội trời chung. Cả hai đánh nhau một mất một còn. Điều tai hại là sự hỗn loạn chính trị của Mỹ khiến thế giới ngày càng không tin vào Mỹ. Uy tín chính trị Mỹ ngày càng tuột dốc không phanh. Bầu cử 2024 đang vào giai đoạn nóng. Cả thế giới đang theo dõi nước Mỹ, với sự chán ngán, hoài nghi và thất vọng.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 6 guests