Tin Tức Hoa Kỳ

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tin mới về vụ phi hành gia Nasa say rượu khi bay trên phi thuyền
Jul 28, 2007


Như tin chúng tôi đã loan vào ngày hôm qua về bản báo cáo tiết lộ việc các phi hành gia đã uống nhiều rượu và những phi hành gia say rượu của NASA đã được cho phép bay trên một phi thuyền không gian của Nga cũng như được cho phép bay trên phi thuyền con thoi của Hoa Kỳ. Cơ quan NASA cho biết họ sẽ điều tra và làm sáng tỏ sự vi phạm này, cũng như cân nhắc để truy tố những phi hành gia vi phạm chính sách uống rượu và luật lệ Phi hành gia.

Đại tá không quân Richard Bachmann là chủ tịch Ủy Ban Chỉ huy Trường Y Khoa Không Gian của Không quân, là người đã cho biết một số chi tiết trong hai vụ đã được nêu ra trong bản báo cáo, nói rằng Ủy Ban đã xem xét, xác định một số lãnh vực đáng quan tâm và đưa việc này tới NASA để cơ quan này thực hiện một cuộc điều tra sâu rộng để biết rõ đây là những vụ vi phạm đơn lẻ hay diễn ra thường xuyên. Đại tá Bachmann nói rằng có hai vụ đã xảy ra, một vụ là các phi hành gia NASA vẫn được cho lên phi thuyền dù có nhiều dấu hiệu cho thấy họ đang say rượu, vụ khác liên quan tới một phi hành gia say rượu đã bay trên một phi thuyền của Nga lên trạm không gian quốc tế.

Trong một vụ khác nữa có một phi hành gia đang say rượu nhưng vẫn được cho lên một phi thuyền con thoi, nhưng cuối cùng chuyến bay của phi thuyền này bị hủy bỏ. Người phi hành gia này, cùng trong một ngày, khi chuẩn bị lên phi thuyền con thoi đã say, và khi chuyến bay bị đình hoãn thì cũng say khi trở về trên một chiếc phi cơ T38. Cơ quan NASA đã nhận một số đề nghị của Ủy ban, trong đó có việc đưa thêm một số qui luật về hạnh kiểm đối với phi hành gia, và nói rằng phi hành gia nào vi phạm phải bị sa thải. Từ lâu NASA đã có chính sách cấm phi hành gia uống rượu trước 12 giờ khi bay huấn luyện một chiếc phi cơ phản lực, và đây cũng là chính sách được áp dụng cho các chuyến bay không gian. Tuy nhiên với báo cáo của Ủy Ban, cơ quan NASA nói rằng luật này từ nay sẽ được chính thức áp dụng cho phi hành gia không gian. Trong tháng 2 vừa qua phi hành gia Lisa Nowak đã bị bắt vì các tội bắt cóc, hành hung một đồng nghiệp được coi là người cạnh tranh với bà ta trong tình trường. Phi hành gia Nowak bị đuổi khỏi NASA, bị đưa ra tòa xét xử các tội bắt cóc, hành hung và trộm cắp. Bản báo cáo của Ủy Ban không nêu tên tuổi phi hành gia nào phạm tội say rượu cũng như ngày tháng và tên các chuyến bay.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Dân Mỹ thân Cuba bất chấp lệnh cấm du hành sang đảo quốc cộng sản
Saturday, July 28, 2007

BUFFALO, New York - Những người Mỹ từng du lịch sang Cuba đã từ Canada đi bộ qua biên giới để vào Hoa Kỳ vào hôm Thứ Bảy, 28 Tháng Bảy. Trong hiện tại, thăm viếng Cuba là hành động vi phạm lệnh cấm của Mỹ.

Chừng 60 thành viên của nhóm thân Cuba, gọi là Lữ Ðoàn Venceremos Brigade, đã đi bộ qua chiếc cầu biên giới nối liền Canada và Buffalo, New York, trong chuyến trở về quê nhà từ Havana. Du khách Mỹ viếng Cuba thường bay ngang qua Canada là quốc gia có những chuyến bay thường lệ tới đảo quốc cộng sản kia.

“Chính phủ cứ bảo rằng chúng ta không có quyền du lịch sang Cuba, nhưng chúng tôi nghĩ là chúng tôi có quyền, vì vậy chúng tôi sẵn sàng mở trận chiến pháp lý với chính phủ,” một thành viên của lữ đoàn, là Kathe Karlson, lên tiếng như thế khi nhóm người du hành tập trung tại Fort Erie, Ontario, để thực hiện cuộc đi bộ dài một dặm (1.6 cây số) qua cầu.

Những người phản đối chính sách của chính phủ Mỹ bước đi theo từng nhóm 15 người, kéo theo hành trang của họ trên một lối đi bên trên sông Niagara River trong khi các xe vận tải, xe buýt và xe hơi cùng băng qua sông trên cây cầu có ba luồng xe chạy.

Kể từ năm 1969, mỗi năm lữ đoàn lại gởi một nhóm người tới giúp tái thiết các công ốc tại Cuba và học hỏi thêm về quốc gia cộng sản từng bị đặt ra ngoài tầm tay với của hầu hết các công dân Mỹ kể từ khi lệnh cấm du lịch sang Cuba được ban hành vào lúc cao điểm của cuộc Chiến Tranh Lạnh hồi thập niên 1960.

Nhưng những hạn chế về mậu dịch và du hành của Hoa Kỳ đối với Cuba mới đây đã gặp phải sức chống đối của một số các nhà lập pháp. Cuốn phim “Sicko” của Michael Moore, trong đó đề cập tới chuyện ông này đưa các nhân viên cấp cứu bị thương trong vụ tấn công ngày 11 Tháng Chín năm 2001 sang Havana để chữa trị, đã đặt vấn đề quan hệ giữa hai nước ra trước ánh sáng của công luận.

Nhà cầm quyền Hoa Kỳ đang điều tra chuyến du hành của ông Moore, coi đó là sự vi phạm các luật lệ hạn chế du lịch sang Cuba của Washington

Người Mỹ du hành sang Cuba mà không có giấy phép thường thì không bị bắt bớ gì khi trở về quê nhà, nhưng một số đã phải nộp phạt chừng 7,500 đô-la vì tội tiêu tiền tại Cuba mà không có giấy phép, và những người này còn phải đối phó với nhiều lời cật vấn gay gắt của các giới chức Sở Di Trú Mỹ. (V.P.)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

Cựu chủ tịch Hạ Viện Gingrich:
Nếu…., thì ông ta sẽ nhảy ra tranh cử tổng thống

Jul 29, 2007


Cali Today News – Ngày hôm nay, chủ nhật, cựu chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, ông Gingrich, tuyên bố rằng “Nếu có một khoảng trống, và nếu có một nhu cầu thật sự cho một người nào đó đã chuẩn bị sẵn sàng tranh luận với bà Clinton, thì tôi sẽ xem xét chuyện sẽ ra ứng cử. Tôi nghĩ chúng ta sẽ biết điều này vào tháng 10 tới.”

Theo ông Gingrich, thì chắc là đảng Dân Chủ sẽ đề cử cặp Hillary Clinton – Barack Osama ra tranh cử TT/Phó TT Hoa Kỳ. Còn Cộng Hoà sẽ đề cử ai? Theo ông Gingrich thì ba gương mặt sáng chói nhất của Cộng Hoà là cựu thị trưởng New York Rudy Giuliani, Thống đốc Romney, và nghị sĩ Fred Thompson. Theo Gingrich, thượng nghị sĩ McCain không nằm trong sự chọn lựa.

Theo Gingrich, ba gương mặt Cộng Hoà nói trên thật là “những người đàng hoàng” và “làm việc cần mẫn” để ra tranh cử.

Nếu phía bên Cộng Hòa, có thể giờ chót có thêm ông Gingrich, thì bên Dân Chủ, nhiều người cũng nói đến vai trò ông Gore.

Trần Thị Sông Dinh
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

TT Bush tiếp TT Anh, bàn nhiều vấn đề hệ trọng
Trần Thị Sông Dinh theo MSNBC, Jul 30, 2007

Đây là cuộc gặp mặt rất quan trọng của hai bên, vì nó xác định được mối quan hệ giữa hai quốc gia trong giai đoạn Thủ tướng Gordon Brown cầm quyền nước Anh, thay cho ông Tony Blaire, một đồng minh thân cận nhất của Mỹ trên thế giới trong nhiều năm qua.

Trong quá khứ, lãnh đạo của hai quốc gia từng có những cặp bài trùng nổi tiếng như Roosevelt và Churchill, Reagan và Thatcher, Bush và Blair và bây giờ, giữa Bush và Brown mới bắt đầu.

Cuộc gặp gỡ tại trại David, một nơi nghỉ của TT Hoa Kỳ, cách Hoa Thịnh Đốn 70 dặm phía Bắc. Mặc dù cả hai từng gặp nhau, nhưng đây là lần đầu tiên họ ngồi xuống bên nhau chính thức để bàn chuyện quốc gia đại sự.

TT Bush thếch đãi tiệc vào tối chủ Nhật, và sẽ gặp nhau trong nhiều cuộc họp vào thứ hai, trên nhiều lãnh vực từ chiến lược cuộc chiến Iraq, các vụ giết chóc tại Dafur, và thương mại toàn cầu.

Cả hai có những đường hướng khác nhau về chính trị. Thủ tướng Brown mới nhậm chức thủ tướng một tháng trước, với những nhận xét mạnh mẽ về chống khủng bố, và đang đương đầu với tàn phá của lũ lụt tại Anh, và có thể đương đầu với nhiệm vụ khó khăn là giúp TT Bush để giải quyết các vấn đề khủng hoảng toàn cầu. Thủ tướng Brown không thể nào góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế mà không hợp tác gần gũi với TT Bush, một nhân vật không được công chúng Anh thích mấy.

Theo chuyên viên về Âu châu của Center for Strategic & International Studies, ông Simon Serfaty, thì những gì mà TT Bush muốn trong lần gặp gỡ này là tìm hiểu xem liệu ông Brown có phải là một đồng minh đáng tin cậy không, và từ ngữ chính xác ở đây là "tái khẳng định" và đây không phải là một "hôn nhân" mà chỉ là "cái hẹn hò" mà thôi.

Vào năm 2001, lúc đó TT Bush cũng tiếp ông Tony Blair tại đây, và trước đó cả hai ông tương đối rất ít biết nhau.

Cả hai bên có nhiều cuộc họp kín với nhau với sự tham dự của các trợ lý cao cấp trong nhiều lãnh vực.

Vấn đề đầu tiên là chiến tranh Iraq. Tuy thủ tướng Brown đã hạ thấp tầm quan trọng của vấn đề này, nhưng vẫn được đem ra bàn thảo. Anh hiện có 5,500 quân tại Iraq, từ tư thế chiến tranh trước đây, giờ xuống còn là sự giúp đỡ những lực lượng địa phương của Iraq. Đối với Hoa Kỳ, chuyện quân số không quan trọng bằng thái độ dấn thân vào cuộc chiến là quan trọng hơn.

Phát ngôn nhân của thủ tướng Brown cho biết là Anh chưa có kế hoạch rút quân trước khi Iraq có thể được xem là có khả năng lo liệu an ninh cho họ. Sau khi gặp TT Bush, thủ tướng Brown sẽ gặp các nhà lập pháp Hoa Kỳ tại Quốc Hội.

Sau đó, thủ tướng Anh cũng đến New York lặp Tổng thư ký LHQ là Ban Ki-moon và sẽ đọc bài diễn văn tại đây.

Thủ tướng Anh cũng cẩn trọng và dè dặt trong những lời lẽ ca ngợi Hoa Kỳ. Thủ tướng Anh nói rằng "Hoa Kỳ đã chứng tỏ sự dũng cảm của người dân sau biến cố 911. Các tòa nhà có thể bị hủy hoại, nhưng những giá trị tinh thần thì bất hoại." Hay, "Chúng ta phải thừa nhận một món nợ mà thế giới nợ Hoa Kỳ là vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế."

Ngoài ra, hai bên còn bàn các vấn đề như khủng hoảng nguyên tử tại Iran, tình trạng tách ly tỉnh Serbia của Kosovo,...

Theo nhận xét của ông Gordon Johndroe, phát ngôn nhân về an ninh quốc gia của TT Bush, sự ra đi của cựu thủ tướng Blair và sự thay thế của tân thủ tướng Brown cũng sẽ không xảy ra hậu quả khác biệt nào trong mối liên minh giữa hai quốc gia.

Trần Thị Sông Dinh theo MSNBC
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Di dân là “vết thương trong lòng” của nước Mỹ

Jul 31, 2007
Theo nhà bình luận Ruben Navarrette Jr. của đài CNN thì vấn đề di dân hiện nay ở Mỹ là “một cuộc đối thoại gẫy đỗ” (broken dialogue).

Theo ông thì những rắc rối hiện nay của vấn đề di dân bao giờ cũng là “lỗi của kẻ khác chứ không phải lỗi của Hoa Kỳ”, một số vấn đề như văn hóa Mỹ đã trở nên quá hổ lốn lộn xộn và người sắc tộc Hispanic thì quá đông.

Rắc rối là khi quan tòa liên bang James M. Munley của Pennsylvenia đã phán quyết ngăn chận một lệnh gọi là “Illegal Immigration Relief Act”, theo đó thì các chủ nhân nào cho người di dân bất hợp pháp thuê nhà sẽ bị phạt.

Có hơn 100 thành phố và quận hạt Hoa Kỳ đã ra các luật tương tự, nhưng ông Navarette Jr. cho biết như thế không trung thực vì di dân là vết thương từ bên trong mà ra. Vì chính việc làm mới là lý do chính khiến người từ xứ khác đổ vào Hoa Kỳ.

Cái kẹt là khi người di dân làm việc tốt thì cả thành phố và các dịch vụ doanh nghiệp trong thành phố đều hưởng lợi và trong nhiều năm tình trạng này chẳng có ai than phiền cả.

Khi mà những công việc “người Mỹ chẳng thèm làm” được người di dân làm và thành phố Hazleton là một thí dụ. Thị Trưởng Lou Baeletta của thị trấn êm đêm này đã phản đối luật Illegal Immigration Relief Act vì thành phố không có “vấn đề gì” về di dân cả, ai cũng hài lòng.

Những thành phố như thế cho là họ xứng đáng được như thế, nhưng khổ cho họ và cho tất cả là đâu có luật nào cho phép người di dân vào làm việc tự do ở Hoa Kỳ mà không được phép gì cả đâu.

Chắc chắn sẽ có nhiều tranh cãi về vấn đề này, không chỉ giữa hành pháp và lập pháp, giữa lập pháp với nhau mà cả giữa các cộng đồng sắc tộc tại Hoa Kỳ. Đây là một trong những chuyện “nhức đầu” của nước Mỹ.

Lê Lộc theo CNN
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Cầu gãy rơi xuống sông Mississippi, khiến nhiều xe bị rơi theo
Trần Thị Sông Dinh theo AP, Aug 01, 2007
Một chuyện khó tin nhưng đã vừa xảy ra là chuyện chiếc cầu bắt qua sông Mississippi, bị sụp xuống sông ngay trong buổi chiều vào giờ tan sở về, khiến cho nhiều xe cộ, khối bê tông của chiếc cầu, rơi xuống sông.

Cầu liên bang 35W nối liền Minneapolis và St. Paul hiện đang trong giai đoạn tu bổ và một số nhịp đã bị sụp xuống sông.

Phát ngôn nhân Bộ Nội An Hoa Kỳ cho biết vào hôm thứ tư là Bộ không phát hiện được dấu hiệu nào cho thấy việc sụp cầu này có liên quan tới khủng bố. Ông Knocke nói: “Chúng tôi tiếp tục theo dõi tình hình nhưng đến giờ này thì không thấy dấu hiệu khủng bố nào.”

Cho đến giờ này cũng không rõ số người bị thương và WCCO-AM tường trình là có một người bị đưa ra khỏi khu vực nói trên và được bọc bằng tấm vãi xanh.

Có ít nhất 8 chiếc xe bị rơi xuống sông. Số xe còn lại trên đường phải chịu tình trạng kẹt xe dữ dội, nhiều xe phải mất rấ nhiều thời gian để ra khỏi khu kẹt xe này và tìm lối đi khác. Nhiều xe bị đụng và nằm chồng lên nhau, có xe thì bị nằm chông chênh trên bờ cầu, và nhiều người phải đi bộ ra khỏi khu nguy hiểm.

Nhiều xe cấp cứu đã đến và những thợ lặn cứu cấp cũng đã hoạt động để cứu người bị rơi xuống sông.

Trần Thị Sông Dinh theo AP
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Chuyện một cây cầu đã gãy:
Một tiếng chuông cảnh thức cho Hoa Kỳ!

Aug 03, 2007
Ngày hôm qua, chiếc cầu bắt qua giòng sông Mississippi đã gãy, và cho đến giờ thì rất nhiều người bị chết và bị thương.

Tại sao cây cầu lại gãy?

Cho đến giờ này, ai cũng biết rằng không phải do khủng bố.

Và cho đến giờ này, ai cũng biết rằng chuyện gãy cầu vì do khiếm khuyết trong cấu trúc xây dựng,…

Và cũng cho đến giờ này, các chính trị gia Hoa Kỳ đã lao vào cuộc (gần vào năm bầu cử mà), và cho rằng chuyện cây cầu đã gãy là một tiếng “chuông gọi hồn ai”, một lời cảnh thức cho toàn nước Mỹ…, một quốc gia có hệ thống cầu đường hiện đại nhất thế giới, nhưng cũng là hệ thống “gìa nua” nhất thế giới.

Trong bài diễn văn chia buồn các nạn nhân, TT Bush cũng đã nói đến lời báo động qua chuyện chiếc cầu gãy này. Nó đã xục xịch, và cần sữa chữa,… Nhiều chiếc cầu khác trong kỳ khám nghiệm vừa qua trên toàn quốc cũng ở trong tình trạng này…

Các viên thống đốc của (ít nhất) 4 tiêåu bang như Illinois, Minnesota, Iowa và Pennsylvania,… đã ngay lập tức ra lệnh thanh tra cầu tại các tiểu bang của mình,… Nhiều thống đốc các tiểu bang khác thì yêu cầu “kiểm tra hành chánh” (administrative reviews) các chiếc cầu trong tiểu bang mình, và cùng lúc quốc hội liên bang yêu cầu phải có hành động cụ thể…

Thượng nghị sĩ của đảng dân Chủ là Amy Klobuchar của tiểu bang Minesota phát biểu trong buổi họp báo tại Mineapolis là: “Một chiếc cầu tại nước Mỹ không có quyền sụp.” Thượng nghị sĩ chủ tịch thượng viện Hoa Kỳ là Harry Reid, cũng đã tuyên bố: “Chúng ta nên nhìn vào bị kịch này như là một tiếng chuông tỉnh thức cho chúng ta. Khắp nơi trên toàn quốc, chúng ta đều thấy các công trình có những cấu trúc hạ tầng như xa lộ, cầu, đập nước… bị rệu rã. Chúng ta cần phải nhìn kỹ vào vấn đề này…”

Một số nhà chính trị, giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đổ lỗi cho nhau về chuyện này. Sống ở Mỹ lâu, ai cũng quen trò chơi “đổ tội cho nhau” trong chính trường Mỹ, nhất là mùa tranh cử đến gần. Chuyện quen thuộc mà!

Tuy thế, nếu nhìn kỹ hơn, và “vô tư” hơn, thì vấn đề hạ tầng “già nua” của các công trình kiến trúc Mỹ cũng đã được nhắc tới. Bản tường trình của Bộ Giao Thông vào năm 2002 cho biết là có tới 30% của các cầu cống xa lộ trên tòan quốc có khuyết điểm về cấu trúc và về chức năng.

Không những thế, bản báo cáo còn cảnh giác là cầu xa lộ trên toàn quốc càng xuống cấp theo thời gian và tình trạng gia tăng lưu thông trên các chiếc cầu này khiến cầu phải chịu đựng nặng nề hơn…

Không những thế, vào năm 2005, Hiệp Hội Kỹ Sư Công Chánh Hoa Kỳ còn cho hệ thống cấi trúc hạ tầng của Mỹ một con điểm D, điểm thi rớt và yêu cầu một ngân khoản 1,600 tỷ để tu bổ lại hạ tầng kiến trúc trở lại bình thường trong vòng 5 năm.

Thế nhưng, tiếng báo động đó chưa được lắng nghe đúng mức…

Hai tuần trước, ống dẫn hơi nóng ở Manhattan bị nổ.

Hôm qua, chiếc cầu trên giòng sông Mississippi bị sụp đỗ…

Và nước Mỹ đang lắng nghe kỹ hơn và những “vụ nổ ống, sập cầu” trong hai tuần qua được xem như những tiếng chuông tỉnh thức…

Người Cuối Phố
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Các ứng cử viên TT Mỹ của đảng Cộng Hòa tìm cách “tránh né ra xa” chính sách “không ăn khách” của TT Bush về Iraq
Aug 06, 2007


Cali Today News - Các ứng cử viên Cộng Hòa trong cuộc thảo luận mới nhất đã tỏ vẻ muốn tách ra xa TT Bush về chiến cuộc Iraq và bảo đảm một chính phủ Cộng Hòa mới mẻ sẽ xuất hiện sau này.

Cựu thống đốc Thống Đốc Mitt Romney của Massachusetts nói: “Tôi có thể cam đoan với quý vị tôi không phải là bản thảo hoàn hảo của George Bush”, cho dù ông kêu gọi phải có ủng hộ cho việc tăng quân ở Iraq.

Các đối thủ khác của ông, khi tề tựu lại tại Đại học Drake để thảo luận, cũng tỏ ra xa lánh đường lối ngoại giao muốn xuất cảng dân chủ trên toàn thế giới của TT Bush và cách xử lý chiến trường Iraq của ông.

TNS John McCain tuyên bố: “Tất cả chúng tôi cảm thấy thất vọng, có khi tức giận và buồn nản. Chiến cuộc Iraq được hành xử quá tệ.” Ngay cả vai trò lớn lao của PTT D. Cheney cũng bị kín đáo chỉ trích.

Ông McCain nói: “Tôi xin hết sức thận trọng nhắc lại cho mọi người hiểu là chỉ có 1 vị TT Hoa Kỳ mà thôi.” Theo Ed Rogers, một chiến lược gia của Cộng Hòa, thì “có sự tế nhị khi nhiều người muốn tìm kiếm sự quân bình giữa đường lối căn bản bảo thủ của Cộng Hòa và tinh thần thượng tôn chính quyền của họ.”

Marc Lampkin, vốn có mặt trong ban vận động cho TT Bush năm 2000, nhận xét: “Họ cần phải tạo ra sự khác biệt giữa họ và chính phủ hiện nay. Chúng ta đang ở trong giai đoạn đặc biệt tế nhị là dân chúng Mỹ cần thấy sự khác biệt này.”

Lê Lộc theo NBC News
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Nữ giáo sư Barbara Morgan bay vào vũ trụ, sau hai thảm nạn không gian từ năm 1986
Aug 08, 2007
Phi thuyền không gian Endeavour đã được phóng vào vũ trụ trong ngày hôm nay, thứ tư, và trong chuyến bay vào vũ trụ lần này có nữ phi hành gia – giáo sư Barbara Morgan, người cuối cùng đang hoàn thành giấc mơ của giáo sư Christa McAuliffe và phi hành đoàn Challenger đã bị thảm nạn trước đây.
Phi hành đoàn gồm 7 người được phóng vào không gian đúng vào lúc 6:36 phút giờ miền Đông Hoa Kỳ. Phi thuyền xuyên bầu trời xanh ngát và dự tính sẽ đến trạm không gian quốc tế vào thứ sáu này.

Ngay khi phi thuyền bay vào quỹ đạo, thì trung tâm kiểm soát phi hành đã tuyên bố: “Đối với cô giáo Barbara Morgan và phi hành đoàn của cô, lớp học bắt đầu.
Cô giáo Barbara Morgan là người dự bị cho giáo sư – phi hành gia McAuliffe trong chuyến phi thuyền Challenger bị nạn vào năm 1986, và cho đến nay, sau 2 lần thảm nạn của phi thuyền, ý chí của giáo sư Barbara Morgan không bị lung lay. Nasa từ lâu muốn đưa một giáo sư bay vào vũ trụ. Lần này, giáo sư Morgan ngồi đúng chiếc ghế phi thuyền mà giáo sư tử nạn trước đây là McAuliffe đã ngồi.

Mẹ của người giáo sư xấu số nói trên, bà Grace Corrigan, quan sát cuộc phóng phi thuyền qua TV từ căn nhà của bà ở Massachusetts, đã mừng và la lên: “Tôi rất hạnh phúc nhìn thấy phi thuyền được phóng an toàn, và tất cả chúng ta đều gửi cho cô giáo Morgan sự yêu thương của mình.”

Hơn một nửa trong số 114 giáo sư được đề cử bay vào vũ trụ vào năm 1985 đã có mặt tại địa điểm phóng phi thuyền, cùng hàng trăm nhà giáo dục khác, để chứng kiến chuyến bay rợn người vào vũ trụ của giáo sư Morgan, để tiếp tục hành trình dang dỡ mà giáo sư McAuliffe đã tử nạn và chưa hoàn thành.

Cũng có mặt tại địa điểm phóng là goá phụ của trưởng phi hành đoàn tử nạn trước đây, và bà cho biết vẫn cứ âu lo cho đến ngày cô giáo Morgan trở về trái đất an toàn trong hai tuần lễ tới.

Sau khi phi thuyền cất cánh, Tổng trưởng giáo dục Margaret Spellings đã lên tiếng chúc mừng và nói: “Giáo sư Morgan là một ví dụ đầy hứng khởi về một thế hệ tới của các nhà giáo dục, các khoa học gia, các kỹ sư, các nhà phát minh và cả giới kinh doanh…”

Giữa chuyến hành trình vào vũ trụ, giáo sư Morgan, 55 tuổi, sẽ nói chuyện với học sinh tại Idaho, nơi mà cô từng dạy các lớp tiểu học, trước khi thuyên chuyển về Houston vào năm 1998, để được huấn luyện như là một nữ phi hành gia vũ trụ thực thụ. Nếu chuyến bay kéo dài đến ngày 14, thay vì 11 ngày như dự tính, thì giáo sự Morgan sẽ có dịp trả lời cho học sinh của hai tiểu bang khác trong lúc cô đang bay trong vũ trụ.

Thế nhưng, trách nhiệm chính của cô giáo Morgan trong chuyến bay vũ trụ này là điều hành cánh tay người máy của phi thuyền Endeavour, và giám sát việc chuyển hàng từ phi thuyền vào trạm không gian.

Trạm không gian hiện đã được hoàn tất hơn 1/2 công trình và sẽ hoàn tất công trình vào năm 2010, khi mà chương trình phi thuyền không gian kết thúc.

Trần Thị Sông Dinh
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Đợt nóng ở Mỹ bước qua ngày thứ nhì,
nhiều nơi nhiệt độ vượt quá 100 độ

Aug 09, 2007
Cali Today News - Nhiều triệu người dân ở vùng TrungTây, miền Nam và bờ Đông đang chờ đợi đợt nóng khó chịu bước qua ngày thứ nhì, khi độ ẩm còn tạo thêm khó khăn cho người dân.

Độ nóng đã bước vào báo động đỏ từ bờ biển phía Đông sang vùng Đông Nam và một phần Trung Tây với nhiệt kế sẽ leo qua con số 100 độ F. Thủ đô Washington của Mỹ có thể đạt nhiệt độ là 108 độ F.

Hôm qua nhiệt độ đã vượt qua 90 độ F và trong vài trường hợp qua luôn 100 độ F. Vùng phía Nam và Trung Tây có thể nhiệt độ cao sẽ kéo dài đến cuối tuần này. Cơ quan National Weather Service đã ra cảnh báo nhiều nơi về nhiệt độ quá nóng này.

Tại Atlanta nhiệt độ lên tới 110 độ F và độ ẩm quá lớn khiến thành phố phải ra báo động về khói. Đã có 3 người chết do nóng và con số 8,7 triệu người sử dụng máy điều hòa khiến lượng điện tăng cao kỷ lục.

Tại St. Louis, nơi nhiệt độ đã là 101 độ chiều thứ ba có hơn 80 trung tâm có máy đièư hòa đã được mở ra. Các học sinh phải chơi thể thao trong phòng hay vào giờ buổài sáng sớm. Các hồ bơi gia tăng giờ mở và đóng cửa.

Quạt giấy và chai nước là các mặt hàng bán rất chạy ở vài thành phố du lịch. Rudy Dutton, cư dân Alaska, đang đi thăm Savannah, Ga., cho biết: “Người tôi ướt sũng mồ hôi, nếu không có những cái quạt giấy này, chắc là tôi chết mất!”

Lê Lộc theo NBC News
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Rất hồi hộp: Đã khoan xuống tới chỗ các thợ mỏ của mỏ bị sập, nhưng không nghe tiếng động nào...
Trần Thị Sông Dinh, Aug 10, 2007

Cali Today News - Cả tuần nay, cả nước Mỹ chú ý đến số phận của 6 thợ mỏ, bị nhốt dưới lòng đất mỏ vì mỏ bị sập mà có thể do động đất dưới lòng đất sâu.

Cho tới trưa nay, khi đưa tin, các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đều nói rằng các mủi khoan đang tiến tới sát gần khu mỏ bị sập, và tôi hôm thứ năm giờ California, các mủi khoan đã tiến tới ngay khu các thợ mỏ bị nhốt sâu dưới lòng đất, nhưng giây phút rất hồi hộp đang diễn ra: Số phận của 6 thợ mỏ ra sao?

Không nghe tiếng động nào từ khu vực đó qua microphone được gắn vào mủi khoan. Dầu chỉ nghe im lặng, nhưng một người chủ mỏ vẫn hy vọng là các thợ mỏ sẽ còn sống sót.

Ông Bob Murray - chủ tịch công ty Murray Energy Corp. - nói: "Tôi không nhìn vào chuyện này như tin lành hay tin dữ, vì công việc tìm kiếm chưa hoàn tất."

Những thợ mỏ này bị sụp mỏ nhốp sâu trong lòng đất trong 4 ngày qua. Một mủi khoan khoan sâu xuống núi, vào ngay khu các thợ mỏ bị nhốt, mở một khoảnh trống nhỏ để các microphone và camera quan sát và ghi nhận âm thanh cũng như hình ảnh liệu các thợ mỏ có còn sống dưới đó hay không.

Mủi khoan đầu chỉ mở được một đường kính 2.5 inches, vào độ sâu 1,500 feet vào lòng đất tại mỏ Crandall Canyon ở Utah, nơi 6 người thợ bị kẹt trong mỏ do mỏ sập. Mủi này đã khoan đến mục tiêu vào tối thứ năm.

Mủi khoan thứ hai có thể khoan một đường sâu vào lòng đất với đường kính rộng 9 inches (mỗi inche rộng 2.54cm) và có thể tiếp tế nước uống và thực phẩm theo đường khoan này. Mủi khoan này hiện còn cách mục tiêu khoảng vài giờ đồng hồ.

Các đài truyền hình Hoa Kỳ vây kín khu các mủi khoan đang tiến hành công việc để truyền đ ngay lập tức tin tức mới nhất. Và các thân nhân cũng hồi hộp theo dõi tin tức từng giây phút một.

Cho đến giờ này, vẫn chưa nghe tiếng động từ lòng đất, khiến cho những lo sợ có thể tin xấu xảy ra: Khoan không đúng mục tiêu hay các thợ mỏ không còn sống.

Vào lúc 0:15 phút sáng thứ sáu, Larry King của CNN phỏng vấn ông Murray thì ông Murray cho biết rằng mủi khoan nhỏ đã đến vùng mục tiêu trong độ sâu 1570 feet, và mủi khoan lớn đã khoan sâu xuống lòng đất 860 feet. Không ai đoán chắc số phận của các thợ mỏ ra sao, nhưng ông Murray cho biết là tất cả nỗ lực để cứu sống các thợ mỏ và đưa họ trở về càng sớm càng tốt.

Cuộc tìm kiếm và cứu các thợ mỏ đang diễn ra rất hồi hộp.

Trần Thị Sông Dinh
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Cố vấn cao cấp của TT Bush, ông Karl Rove sẽ từ nhiệm vào ngày 31 tháng 8 năm nay
Aug 13, 2007

Cali Today News – Oâng Karl Rove là một nhà chiến lược quan trọng nhất của TT Bush về chính trị, thứ hai 13/8 đã loan báo là ông sẽ từ nhiệm vào cuối tháng này. Ông là người mới nhất trong một loạt các viên chức cao cấp từ nhiệm trong 1,5 năm còn lại của TT Bush.

Trong lúc các chỉ trích thường gọi Rove là “não bộ của TT Bush” thì TT Bush thường gọi người cộng sự thân cận của mình là “Cậu bé thiên tài”. Rove đã giúp TT Bush hai lần thắng cử TT Hoa Kỳ trong các măm 2000 và 2004.

Thứ hai 13/8 TT Bush có vẻ buồn bã khi đứng cạnh ông Rove. TT Bush nói: “Chúng tôi đã là bạn bè lâu năm và chúng tôi vẫn tiếp tục làm bạn nhau.”

Ông Rove nói: “Tôi cảm thấy mang ơn vì được làm nhân chứng lịch sử. Đó là cả một niềm vui và một niềm vinh dự lớn của một đời người. Cuối tháng này tôi sẽ gia nhập khối đông của dân chúng Mỹ, đã đến lúc rồi.”

Sau khi ôm TT Bush và bà Laura thật lâu, ông Rove cùng vợ và con trai ra phi cơ cùng đi với TT Bush về Texas, nơi TT Bush đang nghỉ hè.

Vụ từ chức này càng làm cho hình ảnh TT Bush gần gũi với từ ngữ “con vịt què” hơn trong thời gian cầm quyền còn lại. Đại diện báo chí tòa Bạch Ốc Dana Perino nói: “Rõ ràng đây là mất mát to lớn. Ông ây là bạn lớn, một đồng nghiệp lớn, một bộ óc sáng chói.”

Từ khi Đảng Dân Chủ chiếm đa số tại Lưỡng viện Quốc Hội thì các viên chức cao cấp hành pháp lần lượt từ chức như Dan Barlett, Rob Bobman, Harriet Miers, Sara Taylor, Donald Rumsfeld…

Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Tony Snow cho biết sau khi ra đi, ông Rove sẽ không làm việc cho bất cứ ứng cử viên TT Hoa Kỳ cho năm 2008 nào cả.

Lê Lộc theo AP
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Trung Quốc trở thành đề tài tranh luận
của các ứng cử viên Tổng Thống 2008 của Hoa Kỳ

Aug 15, 2007


Cali Today News - Mới đây trong một cuộc hội thảo, ứng cử viên B. Obama nói “Tâm điểm trọng lực của thế giới này di chuyển về phía đông”, ông biết mình đang nói về quốc gia nào.

Obama nói: “Trung Quốc đang trỗi dậy và càng lúc càng xích lại gần. Họ không phải là kẻ thù hay bạn hữu, họ là những kẻ tranh đua với chúng ta.”

Còn hơn một năm nữa, “kẻ không phải là kẻ thù lẫn bạn hữu” đó đã trở thành dề tài tranh luận của các ứng cử viên chiếc ghế Tổng Thống Hoa Kỳ, từ Dân chủ qua Cộng Hòa.

Iraq vẫn là trung tâm chính của mặt trận đối ngoại trong chính sách, nhưng không thể không nhắc tới Trung Quốc vì năm 2008 trùng với Thế Vận Hội Mùa Hè được tổ chức ở xứ này lần đầu tiên.

Chắc chắn là nhiều ứng cử viên thấy Trung Quốc là xứ mà Hoa Kỳ cần đến, ít nhất là về phương diện bỏ phiếu trong 5 quốc gia chủ chốt của Hội Đồng Bảo An của LHQ cho hai vấn đề quan trọng là Iran và Bắc Hàn.

Ứng cử viên phe Cộng Hòa Mitt Romney nói không úp mở: “Nếu tôi đắc cử TT Mỹ, tôi sẽ có chính sách xem TQ là đối tác cho sự vững bền của thế giới. Khi kinh tế của họ phát triển mạnh, TQ rất quan trọng.”

Nhưng vẫn còn nhiều ta thán nhắm vào TQ, như quân sự cứ phình ra, thực phẩm nhập vào Mỹ quá nhiều, vai trò ảnh hưởng lớn lao lên nhiều vùng của TQ trên thế giới như Dafur ở Châu Phi chẳng hạn.

Lê Lộc theo AP
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Có Âm Thanh 5 Phút, Có Thể Thợ Mỏ Sống;
Chủ Mỏ: Đủ Dưỡng Khí, Thức Ăn Cho Họ Chờ...

Thứ Sáu, 8/17/2007
HUNTINGTON - Công nhân cứu nạn cho biết có tiếng động được nhận thấy trong đêm Thứ Tư ở dưới mỏ than Utah, nơi 6 thợ mỏ bị kẹt từ hôm Thứ Hai tuần trươc - chủ mỏ Robert Murray nói "Đó là dấu hiệu của hi vọng".

Giám đốc cơ quan an toàn mỏ và sưc khoẻ Richard Stickler loan báo: có dấu hiệu của tiếng động trong khoảng 5 phút mà trứơc đây chưa từng thấy, không rõ có ý nghĩa gì.
Ông Stickler đưa tin thợ khoan sẽ thay đổi vị trí khoan lỗ thứ tư, dựa theo địa điểm có tiếng động chưa rõ là gì.

Lỗ khoan mới bắt đầu sáng Thứ 5. Máy thu hình và máy thu âm đã được đưa xuống mỏ qua lỗ khoan thứ 3 - cac viên chưc mỏ kể cho biết camera nhìn thấy 1 tấm màn mới có thể dùng để che chắn tạm khi sập hầm.

Chưa biết màn này được treo hồi nào. Công nhân cứu nạn sẽ dùng ống hút không khí dưới mỏ để phân tich hầu biết có giúp duy trì sự sống hay không.

Các lỗ khoan có thể được dùng để bơm không khí và gửi thực phẩm xuống mỏ.
Ông chủ Murray vui mừng với tin mới nhận được là có một hầm không suy suyển và độ dưỡng khí có thể thở được, hôm Thứ Năm nói, “Không khí có nơi đó, nước uống có nơi đó -- mọi thứ có nơi đó để nuôi họ vô tận cho tới khi chúng ta tới cứu họ.”

Các viên chức nói không khí mẫu từ hầm chưa suy suyển, tới được nhờ mũi khoan thứ 3, cho thấy độ oxygen là từ 15% tới 16%.

Độ oxygen bình thưòờng là 21%, và các mẫu dưỡng khí lấy từ các chỗ khác trong hầm mỏ từ khi hầm sụp ngày 6-8-2007 chỉ cho số đo là 7%.

Ở mức độ oxygen 15%, một người bình thường sẽ thấy tim đập mau hơn và nhịp thở nhanh hơn.

Dù cho các thợ mỏ còn sống, phải nhiều ngày sau mới đem ra đuợc.
Đường ra duy nhất, dài 1100 feet, cần được dọn nhiều tấn than - việc dọn đường tiến rất chậm vì tình trạng bất ổn về địa chấn dưới mỏ
TRA-MAI
Posts: 20
Joined: Sun Jun 03, 2007 7:27 pm
Location: San Diego
Contact:

Post by TRA-MAI »

Nghêu Sò Washington, Cali Gây Bịnh, 6 Người Nhập Viện
WASHINTON - Nghêu sò đáng sợ? Cơ Quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây khuyến cáo dân chúng đừng ăn oysters sống được bắt tại tiểu bang Washington.
Image
Giới hữu trách dẫn chứng đã có ít nhất có sáu người đã bị bịnh tại hai tiểu bang Washington và California.

Bộ Y tế tiểu bang đã đóng cửa khu vực liên quan đến bịnh vibriosis, đó là đỉnh phía nam của Hood Canal, và yêu cầu các nhà thu hoạch thương mại và các người bán oysters thu được tại khu vực này phải thả oysters trở lại.

Oysters tươi thu hoạch từ khu vực nói trên đã được phân phối đi California, Florida, Hawaii, Idaho, New York, Oregon Washington, Canada's british Columbia, Hong Kong , Malaysia và Singapore.

Theo một thông cáo của Cơ Quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA), có thêm báo cáo về các chứng bịnh đang được các tiểu bang điều tra.

Người tiêu dùng hiện nay mua oysters nên kiểm tra nơi mua và hỏi oyters có phải thu hoạch từ vùng bị ảnh hưởng đau bịnh hay không. Nhựng triệu chứng của bịnh vibriosis, nguyên nhân gây ra bởi vi khuẩn vibrio parahaemolyticus, gồm có đi tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, sốt và cảm lạnh vàcác chứng này thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi ăn oysters.

Bịnh đau hiếm khi trầm trọng và hầu như xảy ra ở những người hệ thống miễn dịch yếu.

Theo (FDA) để tránh bị bị bịnh, người tiêu dùng nên nấu chín oyters cẩn thận ở nhiệt độ 145 độ để giết chết vi khuẩn.

Theo AP, KING 5.com, Friday, August 10/2007 (MHD)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests