Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by hoanghoa »

Cuộc ‘tháo chạy’ của các đại gia tại trung tâm Sài Gòn
Lê Thiệt
20 tháng 5, 2023


Image
Sau khi được tháo dỡ rào chắn từ Tháng Tám năm 2022, nhiều căn nhà đường Lê Lợi vẫn phải đóng cửa vì chưa tìm được người thuê. (ảnh: Zing News)

Các thương hiệu lớn như eDiGi, McDonald’s, Cafe Saigon La Poste, Mellower Coffee, PhinDeli… bỗng dưng đồng loạt trả mặt bằng ở khu vực “đất vàng” Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, khiến nhịp sống của Sài Gòn chậm hẳn lại.

Những con đường gần đó như Đồng Khởi, Nguyễn Du cũng bị ảnh hưởng. Thêm nữa, mặt bằng ‘đất vàng’ Lê Lợi vẫn ế ẩm sau gần một năm tháo gỡ rào chắn, làm cho gương mặt Sài Gòn xám xịt.

Nguyên nhân chính của cuộc “tháo chạy” này là do tiền thuê mặt bằng quá cao.

Image
Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Thành phố là các công trình tiêu biểu, tọa lạc ngay trung tâm Sài Gòn. Nhờ đó, mặt bằng bán lẻ trên các tuyến đường quanh đây luôn được các thương hiệu lớn săn đón. Tuy nhiên giờ đây, người ta chứng kiến cuốc “tháo chạy” của nhiều thương hiệu lớn. (ảnh: Zing News)


Theo Cushman & Wakefield, giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực này luôn thuộc top đắt đỏ nhất nhì khu trung tâm thành phố Sài Gòn. Các căn nhà phố lẻ mặt tiền có diện tích từ 400 m2 trở lên, đoạn đầu đường Nguyễn Du, Đồng Khởi, có giá thuê lên đến hàng chục ngàn đôla mỗi tháng. Trong khi đó, giá thuê tầng trệt các cao ốc dao động ở mức $100-150/m2/tháng, chưa bao gồm thuế và phí quản lý.

Mới đây, thương hiệu eDiGi thông báo ngừng hoạt động cửa hàng bán lẻ ủy quyền cao cấp của Apple (APR) trên đường Công Xã Paris, ngay cạnh Bưu điện Thành phố từ cuối Tháng Tư. Đây là cửa hàng đạt cùng lúc hai chuẩn Apple Premium Reseller (APR) và Apple Service Provider (ASP) đầu tiên tại Việt Nam.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPP Group – công ty mẹ của eDiGi – cho biết tập đoàn buộc phải đóng cửa hàng này do điều kiện thị trường không thuận lợi.

Image

Một loạt mặt bằng có vị trí đẹp nhất xoay quanh Nhà thờ Đức Bà đều đã đóng cửa, một số mặt bằng chủ cũ rút đi cả năm qua nhưng chưa có người mới. Làn sóng trả mặt bằng cũng dần lan sang các con đường lân cận như Nguyễn Du, Đồng Khởi… (ảnh: Đất Việt)

Cũng trong khoảng thời gian cuối Tháng Tư, quán cà phê Mellower Coffee nằm tại tòa nhà Metropolitan trên đường Đồng Khởi, gần Nhà thờ Đức Bà cũng đã đóng cửa. Đây là một cú sốc lớn cho khách hàng của chuỗi F&B sau bốn năm hoạt động.

Cũng trong tòa nhà Metropolitan này, cà phê PhinDeli cũng đã trả lại mặt bằng cách đó không lâu, làm tòa nhà đã trống lại càng thêm ảm đạm.

Đối diện tòa nhà Metropolitan, căn góc hai mặt tiền có diện tích 18×30 m trên đường Nguyễn Du với Công Xã Paris cũng vắng bóng khách thuê. Giá rao thuê hiện ở mức 400 triệu đồng/tháng được cho là quá cao so với tình hình kinh doanh hiện tại.

Cũng ngay trung tâm Quận 1, con đường Lê Lợi sai khi được tháo dỡ rào chắn (Tháng Tám năm 2022), nhiều mặt bằng vẫn đóng cửa im lìm chờ đợi. Thậm chí có nhiều khách thuê bỏ đi do giá thuê tăng cao.
Image
Mặt bằng ở gần chợ Bến Thành được báo giá thuê 400 triệu đồng. Tuy nhiên, chủ nhà rất giới hạn tiếp khách, chỉ mong muốn cho showroom nội thất và cửa hàng vàng bạc đá quý thuê. (ảnh: Zing News)

Hiện nhiều mặt bằng tại đây đều được dán chi chít thông báo sang nhượng, cùng với đó là những nét vẽ nguệch ngoạc ở phía ngoài mặt bằng.

Một người bán hàng tại cửa hàng số 112 Lê Lợi khẳng định lượng khách hiện tại rất vắng. “Nhiều ngày liên tục cửa không bán được đồng nào, ngày đắt khách nhất cũng chỉ bán được một triệu đồng, doanh số này đã giảm 50-70% so với hồi xưa”, ông nói thêm:

“Hồi trước còn hai hàng cây xanh mát mẻ, giờ ban ngày ở đây rất nắng nóng, tôi nghĩ điều này cũng là một phần nguyên nhân làm cho khách không quá mặn mà dừng lại mua sắm, nhưng việc gắn mái che thì sẽ làm u tối đoạn đường hơn”.

Trong khi nhiều thương hiệu lớn buộc lòng “tháo chạy” khỏi thị trường với giá thuê mặt bằng cao ngất ngưởng, thì cũng có những chủ nhà rất kén khách thuê, thậm chí có chủ nhà không bớt tiền thuê nhà dù chỉ một đồng.
Image
Chủ nhà mặt bằng ở góc 2 mặt tiền Lưu Văn Lang và Nguyễn Trung Trực, Quận 1, rất kén khách thuê, mong muốn người thuê kinh doanh thời trang, quán cà phê thay vì mở quán bar. (ảnh: Zing News)

Một môi giới cho biết chủ mặt bằng ở góc 2 mặt tiền Lưu Văn Lang và Nguyễn Trung Trực, Quận 1, rất kén khách thuê. Chủ đòi $28,000/tháng (khoảng 662 triệu đồng) với kết cấu 1 trệt, 3 lầu và sân thượng, kèm thêm một điều kiện: Người thuê kinh doanh thời trang, quán cà phê thay vì mở quán bar.

Một chuyên gia về kinh tế cho rằng với tình hình kinh tế hiện nay, thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Quận 1 sẽ còn xuống dốc nữa vì nhiều nguyên nhân. “Chủ nhà cần nhìn nhận thực trạng này để ra giá cho thuê phù hợp. Chủ nhà và người thuê luôn có mối cộng sinh chặt chẽ, kiểu như ‘Trạng chết Chúa cũng băng hà’, nên nếu chủ nhà cứ giữ giá và đưa ra nhiều điều kiện khắt khe thì cả hai chắc cùng ‘kéo nhau xuống hố"
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by MatVit »

Việt Nam: Bày ra trò phong tướng “loạn cào cào” để làm gì?
Tình trạng “loạn tướng quân” của Việt Nam

Mỹ Anh
27 tháng 5, 2023


Image
(Cựu) Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, nguyên Tư Lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam

Trong phiên họp Quốc hội ngày 27 Tháng Năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công an lại đề xuất thêm sáu vị trí cấp tướng. Trong đó có một thượng tướng cho vị trí sĩ quan công an biệt phái được phê chuẩn chức Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Cùng lúc, Uỷ ban Quốc phòng – An ninh đề xuất “nghiên cứu bổ sung một vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Đại tướng đối với sĩ quan CAND biệt phái khi được Đảng phân công và được Quốc hội bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội”.

Có lẽ chẳng bộ máy quân đội hoặc công an quốc gia nào nhung nhúc cấp tướng như Việt Nam. Tướng được “đẻ” ra nhưng virus sinh sôi trong môi trường ao tù nước đọng. Trong bài viết gần đây trên Facebook cá nhân, tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu nhắc lại, trước 1975, chính quyền cộng sản Việt Nam chỉ có 36 tướng, trong đó có hai đại tướng. Bây giờ, với quân số không quá nửa triệu người (448,500 quân thường trực) mà tính đến ngày 16 Tháng Năm 2018, quân đội có 415 tướng (trong đó có ba đại tướng, 18 thượng tướng, 81 trung tướng). Phần công an, trước năm 1976, bộ máy công an cộng sản Việt Nam chỉ có ba tướng, nhưng đều thuộc lực lượng công an vũ trang, tức Bộ đội Biên phòng Việt Nam hiện nay.


Vấn đề ở chỗ tướng tá nhung nhúc thì an ninh quốc gia Việt Nam có vững mạnh hơn không? Đặc biệt khi vấn đề an ninh quốc gia thuộc sự kiểm soát của Bộ Chính trị chứ không hẳn thuộc quân đội. Không “thằng tướng” nào dám nhúc nhích ở những vấn đề liên quan an ninh quốc gia nếu chủ tịch quân ủy trung ương, tức tổng bí thư, chưa có “ý kiến chỉ đạo”. Trong khi đó, tướng tá Việt Nam càng nhiều thì càng xảy ra tình trạng “loạn tướng quân” – mạnh ai cát cứ lãnh địa và “mạnh thằng nào, thằng nấy ăn” khi tranh nhau bòn rút ngân khố và tham nhũng các hợp đồng vũ khí lẫn hợp đồng quốc phòng nói chung. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, hai thiếu tướng nghỉ hưu trong lực lượng vũ trang đã bị khởi tố.

Một cách chính xác, những tên tướng bị truy tố, tính đến thời điểm này, gồm có ba sĩ quan nguyên là thứ trưởng: Nguyễn Văn Hiến (cựu đô đốc, cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng); Bùi Văn Thành (cựu trung tướng); và Trần Việt Tân (cựu thượng tướng) đều là cựu thứ trưởng Bộ Công an.

Ngoài ra, còn có 10 sĩ quan cấp tướng khác bị xử lý hình sự: Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu tổng cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an); Nguyễn Thanh Hóa (cựu thiếu tướng, cựu cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao); Phan Hữu Tuấn (cựu trung tướng, cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo)…

Mới đây nhất, vụ tham ô 50 tỷ đồng của đám sĩ quan Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển được phanh phui như sau:

Đầu tiên, cựu Thiếu tướng Phạm Kim Hậu (cựu Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm hai file ghi âm, tiết lộ quá trình tham nhũng của chính bản thân, đồng thời “lôi đầu” ra thêm một đống đồng bọn.


Những bị can liên quan gồm: Nguyễn Văn Sơn (cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh), Hoàng Văn Đồng (cựu Trung tướng, cựu Chính ủy), Doãn Bảo Quyết (cựu Thiếu tướng, cựu Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị), Bùi Trung Dũng (cựu Thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh), Nguyễn Văn Hưng (cựu Đại tá, cựu Cục trưởng Cục Kỹ thuật) và Bùi Văn Hòe (cựu Thượng tá, cựu Phó trưởng phòng Tài chính).

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn được xem là kẻ giữ vai trò chủ mưu. Theo cáo trạng, năm 2019, sau khi có quyết nghị phân bổ 150 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước cho Cục Kỹ thuật của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển để mua sắm trang bị vật tư, Nguyễn Văn Sơn yêu cầu Cục trưởng Nguyễn Văn Hưng rút 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng.

Để tạo điều kiện cho Hưng rút 50 tỷ đồng, Nguyễn Văn Sơn chỉ đạo Phó trưởng phòng Tài chính Bùi Văn Hòe cắt toàn bộ kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của bốn vùng cảnh sát biển, nhằm phân bổ thêm 29 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật. Vì thế, nguồn ngân sách được giao cho đơn vị này tăng lên 179 tỷ đồng.
Image
Cựu Thiếu tướng Phạm Kim Hậu (ảnh: VTC)

Thế là Đại tá Hưng giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng thuộc Cục Kỹ thuật rút lại tiền. Viện Kiểm sát xác định rằng sáu phòng trực thuộc cục này đã rút lại từ 50 triệu đồng đến 25 tỷ đồng. Tổng số tiền bị rút là 50 tỷ đồng, sau đó được Nguyễn Văn Hưng chuyển cho Trung tướng Nguyễn Văn Sơn.

Sau khi nhận 50 tỷ đồng từ Hưng, Sơn giữ 10 tỷ, còn lại chia cho bốn thủ trưởng khác của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là Hoàng Văn Đồng, Phạm Kim Hậu, Doãn Bảo Quyết và Bùi Trung Dũng – mỗi “thằng” 10 tỷ. Việc giao, nhận tiền của các cá nhân được thực hiện ngay tại phòng làm việc của Hưng và Sơn. Dù được chia 10 tỷ đồng nhưng vài tháng sau, Phạm Kim Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo hai file ghi âm tố cáo!

Đó là tóm lược những gì báo chí trong nước miêu tả sự việc – tất nhiên không phải do điều tra độc lập của báo chí mà chỉ là những thông tin được cơ quan điều tra cung cấp. Do đó, không ai biết chính xác đằng sau sự việc còn những khuất tất gì. Chẳng ai có thể biết tại sao Phạm Kim Hậu bỗng dưng “quay xe” và bất ngờ bị “cắn rứt lương tâm” để tỏ ra hối cải vì hành vi tham nhũng.

Người dân càng không thể biết chính xác số tiền tham nhũng là bao nhiêu nhưng có lẽ 50 tỉ đồng là số tiền quá nhỏ (khoảng $2.1 triệu), chẳng bõ bèn gì và chẳng đáng để mà “ăn”. Với bọn tham nhũng cỡ cấp tướng, “ăn” vài triệu đôla cũng chỉ là ăn vặt, chỉ bọn cò con nhãi nhép tép riêu mới thèm, còn chúng chẳng buồn ngó mắt đến. Cấp tướng cỡ như chúng phải ăn từ vài chục triệu đôla trở lên mới đáng, mới có thể bù lại cả triệu đôla tiền “mua lon”.

Trong vụ Phạm Kim Hậu, báo chí cho biết đương sự không chỉ tố giác mà còn hối cải khi nộp lại một phần số tiền tham nhũng. Mà theo Nghị quyết số 03/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, người phạm tội tham ô tài sản nếu chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt bị truy tố, xét xử.


Người phạm tội có thể được xem xét áp dụng chính sách khoan hồng, đặc biệt là miễn hình phạt (dù vẫn bị truy tố, xét xử) nếu có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 51 bộ luật Hình sự năm 2015; và chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác, góp phần hạn chế thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt.

***

Hồi năm 2017, bị cáo Châu Thị Thu Nga từng khai rằng đương sự đã chi $1.5 triệu (USD) để chạy ghế “đại biểu Quốc hội”. Thế thì “chạy lon” cấp tướng là bao nhiêu? Cách đây không lâu, Tháng Chín 2022, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã tống đạt cáo trạng vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản, môi giới hối lộ”, và truy tố Bùi Trung Kiên, cựu cán bộ Phòng 6 thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Liên quan sự việc còn có Lê Thanh An, cựu cán bộ Phòng 5 thuộc C03.

Theo cáo trạng, năm 2021, Nguyễn Minh Quân, giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức, bị C03 điều tra về hành vi có dấu hiệu vi phạm về đấu thầu. Thế là Quân phải “chạy”. Đương sự tìm gặp và nhiều lần đưa hàng triệu đôla cho Bùi Trung Kiên, Lê Thanh An… với mục đích nhờ hối lộ cho những người có thẩm quyền để giúp mình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ Tháng Ba đến đầu Tháng Tư 2021, Quân đưa cho Bùi Trung Kiên tổng số tiền $2.2 triệu (USD) để nhờ “chạy án”!

Sự việc cho thấy chính bọn viên chức “chống tham nhũng” còn tham nhũng thì “cuộc chiến đốt lò” còn có ý nghĩa gì! Và với “chính sách nhân đạo” “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại” – như trường hợp (cựu) Thiếu tướng Phạm Kim Hậu – thì làm sao cái lò đốt cũi đủ nóng để “răn đe”?

Trở lại với câu hỏi tại sao Việt Nam phong tướng nhiều để làm gì, câu trả lời dường như thật đơn giản: Không bày ra trò phong tướng thì thị trường “bán lon” làm sao có thể tồn tại và bọn chóp bu quân đội lẫn công an lấy gì mà ăn!
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by nguyenvsau »

Việt Nam: Khi Cha Giám tỉnh tố linh mục là kẻ chống cộng
Như Hồ
8 tháng 6, 2023


Image
Mới đây, trên các trang mạng loan truyền thư từ Tổng giáo phận Vinh gửi cho linh mục Rogerio Gomes, Bề trên cả Dòng Chúa cứu thế, và linh mục Nguyễn Đức Thông, Giám tỉnh của Dòng Chúa cứu thế Việt Nam, nội dung thư này khiến ai đọc cũng phải sửng sốt.

Người viết thư này là Giám mục Giáo phận Vinh, Anphong Nguyễn Hữu Long. Trong lá thư ngắn, nội dung được đưa lên hàng đầu, là thanh minh về việc vì sao có chuyện linh mục giả Hồ Hữu Hòa hoạt động tại giáo phận của ông, cho đến khi bị giáo dân phát hiện và trở thành vụ bê bối lớn của cả Giáo phận Vinh.

Ông Nguyễn Hữu Long đã đổ toàn bộ tội cho linh mục Chưởng ấn của Giáo phận là Nguyễn Nam Việt đã tự tiện làm giả, nhưng lại không đích thân mở cuộc điều tra cho ra lẽ, theo yêu cầu của các giáo dân trung tín và nhiều linh mục, mà nói là “đã được đệ trình lên Tòa Thánh để được điều tra”. Sự việc đến nay đã kéo dài hơn 3 tháng, nhưng không có thêm kết quả gì mới.

Tuy nhiên, điều mà người ta ngạc nhiên, là lần đầu tiên trong một văn thư nội bộ gửi cho các linh mục Dòng Chúa cứu thế Việt Nam, Giám mục Nguyễn Hữu Long đã trực tiếp tố cáo hai linh mục Đặng Hữu Nam và Đinh Hữu Thoại là những thành phần “chống cộng cực đoan”.

Nội dung thư có đoạn ghi rõ “Hai linh mục thành viên của quý dòng là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải ở Rôma và Giuse Đinh Hữu Thoại ở Việt Nam, đã liên tục tấn công tôi trên tài khoản Facebook cá nhân của họ. Họ đã cố tình giải thích sai các sự kiện và dẫn dắt công luận đến chỗ nghĩ rằng tôi đã phủ nhận việc tôi đã làm và đã dùng cha Chưởng ấn làm con dê tế thần. Sau khi tôi huyền chức cha Antôn Đặng Hữu Nam ngày 31/12/2021, hai linh mục này cũng tấn công tôi theo cách tương tự như vậy. Lý do sâu xa hơn là hai cha này theo đuổi đường lối chống cộng cực đoan và bạo lực, trong khi tôi tham gia đối thoại cởi mở với chính quyền cộng sản”.
Image
Không thấy ông Nguyễn Hữu Long chỉ ra các dấu hiệu “chống cộng cực đoan” của hai linh mục Khải và Thoại nói trên là gì, nhưng trước đó, linh mục Đặng Hữu Nam cũng đã từng bị ông Long chỉ thẳng mặt nói rằng “anh là linh mục hoạt động chính trị chống cộng”.

Tuy nhiên, những vấn đề nổi bật của các linh mục đều là chuyện quyền lợi của Công giáo, bảo vệ giáo dân hay kẻ khó. Với linh mục Đặng Hữu Nam, được coi là người dẫn đầu cho giáo dân của vùng Nghệ An, nơi ông làm việc trước đây, để kiện chính quyền vì đã không giúp gì cho dân, thậm chí là đàn áp khi nhà máy Formosa Hà Tĩnh thải độc chất ra biển, khiến cho bốn tỉnh miền Trung Việt Nam điêu đứng nhiều năm, dân nghề cá phải bỏ làng mưu sinh nơi khác.

Còn linh mục Đinh Hữu Thoại là gương mặt quen thuộc, từng sinh hoạt ở Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn, tích cực hoạt động thiện nguyện giúp đỡ các ông Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và lên tiếng về các vụ sách nhiễu tấn công vào người biểu tình ôn hòa đòi minh bạch các chính sách về biển đảo, dự luật đặc khu bán đất cho Trung Quốc 99 năm.

Riêng Linh mục Nguyễn Văn Khải, là người đã tuần hành cùng giáo dân, bảo vệ Đức cha Ngô Quang Kiệt, đòi đất của Công giáo ở Thái Hà bị chính quyền tìm cách cưỡng đoạt vào năm 2009. Ông đã được đưa đi Vatican để lánh nạn, vì lúc đó có những chứng cứ cho thấy công an CSVN có thể ám hại ông vì sự quyết liệt và sự tin tưởng của số đông giáo dân đối với ông ngày càng lớn.

Cả hai linh mục còn sống trong Việt Nam, là linh mục Nam và Thoại, đều nằm trong tầm ngắm của an ninh CSVN, bị sách nhiễu và gây khó trong công việc truyền giảng. Cho đến năm 2021, theo chỉ đạo của công an Vinh, Giám tỉnh An Phong Nguyễn Hữu Long đã cho “huyền chức”, tức tước bỏ việc hành đạo và sinh hoạt tôn giáo công cộng, bằng những chứng cứ vu cáo, mà linh mục Đặng Hữu Nam đã từng yêu cầu được cho ông công khai đối đáp, nhưng ông Long từ chối để tạo đồn đoán bất lợi với linh mục Nam về tin huyền chức. Còn linh mục Đinh Hữu Thoại, hiện giờ không có nhà thờ Dòng Chúa cứu thế nào dám cho nhận sinh hoạt thường trực và công khai, ông chỉ có thể về sống tạm ở nhà hưu dưỡng tại Vũng Tàu như một người về hưu sớm.

Theo nguồn tin riêng, linh mục Đình Hữu Thoại từng gửi thư đến linh mục Nguyễn Hữu Long, khi tìm thấy văn bản “tố cáo” này, và xin ông Long chỉ ra biểu hiện nào được gọi là “dẫn dắt dư luận” hay nói sai điều gì về ông, như đã nêu trong thư tố cáo. Nhưng ông Long không trả lời. Một vị linh mục làm việc tại Vinh giấu tên cho biết, hầu hết các văn thư mà ông Nguyễn Hữu Long phát đi, đều do một nhóm người chung quanh ông, thực sự có quyền kiểm soát giáo phận và có cả những quan điểm Công giáo khác biệt như vậy, vẫn thường xuyên hành động.

Kết thư “tố cáo”, ông Long viết “xin cầu nguyện cho tôi, người anh em trong Đức Ki-tô, một con chiên giữa sói rừng”. Xét theo nội dung thư, có thể thấy việc các linh mục có quan điểm chống Cộng mà ông tố cáo, là sói rừng, chứ không còn là anh em cùng mục đích phục vụ lý tưởng của Chúa.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by hoanghoa »

Việt Nam: Sẽ có cả triệu đàn ông ế vợ
Lê Thiệt
24 tháng 6, 2023

Image
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đang ở mức báo động – Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ


Theo đánh giá từ Tổng cục Dân số, nếu không giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thì 10 năm nữa Việt Nam sẽ có 1.5 triệu nam giới “dư thừa”, và cho đến năm 2050, con số này có thể lên tới 4.3 triệu.

Tỷ lệ nam/nữ khi sinh hiện nay là 112.1 bé trai/100 bé gái, trong đó ở một số thành phố miền Bắc, tỷ lệ này còn cao hơn một cách đáng ngại, như Sơn La (117/100), Nghệ An (116,6/100), Hà Nội (112/100)… Trong khi đó, nhiều tỉnh miền Nam có tỷ lệ 108/100.

Nguyên nhân được chỉ ra vẫn là sự ưa thích sinh con trai trong bối cảnh giảm sinh, cũng như đánh giá thấp giá trị của nữ giới. Việc tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng hơn trong lựa chọn giới tính thai nhi, chẩn đoán giới tính thai nhi dẫn tới nạo phá thai vì lý do lựa chọn giới tính…

Theo đánh giá, việc lựa chọn giới tính trước khi sinh phản ảnh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc, sự thiếu hụt số trẻ em gái dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi.

Theo các nhà khoa học xã hội, tác động chính của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân.

Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với nữ do tỷ lệ nữ giới đang giảm dần trong cùng một thế hệ và kết quả là họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời. Nam giới có thể phải trì hoãn hôn nhân, hoặc chấp nhận sống độc thân do tình trạng thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by hoangphong »

Hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam
June 25, 2023
ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Hôm Chủ Nhật, một hàng không mẫu hạm Mỹ đã đến thành phố Đà Nẵng ở Miền Trung Việt Nam sau khi Hà Nội lên tiếng phản đối vụ tàu bè của Trung Quốc đi vào vùng biển của Việt Nam.

Tàu USS Ronald Reagan cập bến Đà Nẵng giữa lúc Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm 10 năm hai nước khởi đầu mối “quan hệ đối tác toàn diện.”
Image
Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan trên biển Đà Nẵng hôm 25 Tháng Sáu, 2023. (Hình: NHAC NGUYEN/AFP via Getty Images)

Cùng đi với chiếc hàng không mẫu hạm là hai tuần dương hạm USS Antietam và USS Robert Smalls trang bị hỏa tiễn dẫn đường, Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội cho biết.

Trong một nghi thức đơn giản vào hôm Chủ Nhật, sĩ quan trên các tàu chiến Mỹ đã đặt chân xuống bến cảng và bắt tay với các sĩ quan tương nhiệm của Việt Nam.

Chỉ huy trưởng hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, Đại Tá Hải Quân Daryle Cardone, cho biết qua một bản tuyên bố rằng hơn 5,000 sĩ quan và thủy thủ trên tàu đều nhiệt tình muốn thăm viếng Đà Nẵng để hiểu biết thêm nền văn hóa Việt Nam.

Một tàu khảo sát, nhiều tàu hải cảnh và tàu đánh cá của Trung Quốc đã kéo đến hoạt động suốt mấy tuần lễ liền trong vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, khiến cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam phải lên tiếng đòi họ phải rút đi. Mãi đến đầu Tháng Sáu, đoàn tàu của Trung Quốc mới rời đi.

Nguyễn Thế Phương, sinh viên tiến sĩ về an ninh hàng hải tại Đại Học New South Wales Canberra ở Úc, nói với thông tấn xã Pháp AFP: “Cuộc viếng thăm [của hàng không mẫu hạm Mỹ] đưa ra thông điệp rằng Việt Nam đang muốn lấy lại thế thăng bằng đối với Trung Quốc bằng cách cải thiện mối quan hệ an ninh với Hoa Kỳ cũng như với các cường quốc khác.”

Cùng ngày, Thủ Tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã đến viếng thăm chính thức Trung Quốc và tham dự hội nghị thường niên của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF). (TTHN)
duynga
Posts: 114
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by duynga »

Huế: Làn sóng vỡ nợ khi đầu tư bất động sản tăng dần
Lê Thiệt
2 tháng 7, 2023

Image
Thị trường bất động sản thành phố Huế ảm đạm – Ảnh: Nhịp sống Thị trường


Thị trường bất động sản đã qua rồi thời kỳ hoàng kim, và đang tiến tới… đáy! Dân kinh doanh địa ốc chỉ nhận định nó “đang tiến tới” thôi, vì họ cũng chưa biết đáy nằm ở chỗ nào.

Thị trường địa ốc ở Thừa Thiên – Huế cũng thế, thậm chí còn thê thảm hơn, khi nhiều chủ đất vỡ nợ rao bán bất động sản với mức giá giảm trung bình 30-40%, mà vẫn không bán được.

Cách đây khoảng hai năm, Thừa Thiên Huế là tâm điểm của thị trường bất động sản khi giá đất tăng rất nhanh. Tại thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư từ Hà Nội bay vào Huế, bỏ tiền “cọc và lướt” (mua bán sang tay nhanh). Đó cũng là thời điểm các dự án bao quanh trung tâm thành phố Huế liên tục “bung hàng”.


Những căn biệt thự trị giá gần chục tỷ đồng, chỉ ít tháng, nhà đầu tư lướt cọc đã lãi tiền tỷ. Không chỉ bất động sản dự án mà đất đấu giá, đất thổ cư tại thành phố Huế cũng “ăn theo” tăng giá chóng mặt.
Image
Giá bất động sản tại thành phố Huế giảm sâu – Ảnh: Nhịp sống Thị trường

Anh Minh, một tài xế taxi tại Huế kể, năm 2019 giá lô đất tại Khu đô thị Phú Mỹ (nơi gia đình anh ở) chí có giá khoảng 1.7 tỉ đồng. Đến năm 2021, cũng miếng đất đó được “thổi giá” lên đến 3 tỉ đồng. Nhiều nhà đầu tư lao vào mua với nhận định giá sẽ tiếp tục lên, thế nhưng đến nay tất cả đểu “ôm quả đắng” khi sẵn sàng bán dưới giá vốn từ 20% đến 30% mà vẫn không ai thèm hỏi.

Không chỉ những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ, nhiều công ty bất động sản lớn cũng ồ ạt đổ quân về Huế làm dự án trong những năm 2020-2021 như Bitexco, VinGroup, BRG… với các dự án ngàn tỉ đồng hiện nay cũng đang bị chôn hàng.

Nhà đầu tư Nguyễn Dũng ở Hà Nội là người may mắn khi thoát hàng thành công vào đầu năm 2022. Anh kể vào năm 2021, anh và đội nhóm thắng đậm trong cơn sốt. Đội nhóm của anh chủ yếu lướt sóng đất biệt thự, đất nhà phố… Sau đó, anh từng kẹt lại một lô đất biệt thự. May mắn đến đầu năm 2022, anh thoát hàng và chấp nhận cắt lỗ nhẹ.

“Nếu không thoát hàng, chắc tôi cũng vỡ nợ”, anh cho biết nhiều nhà đầu tư miền Bắc vào Huế mua nhà đất không may mắn như anh. “Thị trường khó thanh khoản như hiện nay mà nhà đầu tư vay nợ nhiều sẽ buộc phải cắt lỗ sâu”.
Image
Không chỉ ở Huế, mà ngay tại Sài Gòn, đất nền Củ Chi, Hóc Môn đang chứng kiến làn sóng cắt lỗ, giảm giá lan rộng – Ảnh: Nhịp sống Thị trường

Một môi giới địa ốc tên Dự cho biết, đây là thời điểm rất tốt để mua vào do giá giảm mạnh, nhưng anh lại không trả lời được là giá bất động sản đã “đụng đáy” chưa, dù có miếng đất đã giảm tới 40% giá mua vào.

Một môi giới địa ốc khác nhận định rằng, hiện giờ có rất nhiều nhà đầu tư xả hàng, chấp nhận lỗ để thu hồi vốn, thế nên giá sẽ còn xuống nữa.

Tuy vậy, theo phân tích của một số chuyên gia, những nhà đầu tư ôm đất đã từng có lãi rất lớn. Trong giai đoạn khó khăn này, họ giảm giá 20-30%, thậm chí giảm tới 40% để ra hàng. Trong số này có người cắt lỗ nhưng có người chỉ giảm lãi. Trường hợp nhà đầu tư cắt lỗ phần lớn rơi vào nhóm nhà đầu tư mới, non kinh nghiệm và dùng đòn bẩy tài chính quá đà.
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by phaodai »

Thuyết âm mưu về một cuộc thao túng chính sách “vĩ đại” của VinFast
Tùng Phong
20 tháng 7, 2023

Image
VinFast đang quảng cáo mạnh xe máy điện do họ sản xuất (bizLIVE)

Chính sách trên trời

Mới đây Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (Bộ GTVT) đề xuất trong dự thảo Luật Đường bộ quy định rằng “Xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo lộ trình thực hiện và mức tiêu chuẩn khí thải do thủ tướng chính phủ qui định”. Theo đó, tất cả xe gắn máy trừ xe thuần điện sẽ phải đăng kiểm định kỳ về lượng khí thải với mức thu phí kiểm định là 35.000 đồng/xe.

Giải thích việc đề xuất quy định này, Bộ GTVT cho hay, phát thải khí thải từ xe cơ giới là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, xe mô tô, xe gắn máy là nguồn phát thải chất ô nhiễm lớn nhất. Thậm chí, Bộ GTVT còn đưa ra “căn cứ khoa học” tính toán rằng việc bảo trì động cơ đúng cách sẽ giúp giảm lượng xăng dầu tiêu hao tới 7%, tương đương 130.632 đồng/năm theo thời giá thời điểm Tháng Mười Một 2018. Tức là, việc người dân đi đăng kiểm xe gắn máy hàng năm và nộp cho Bộ GTVT 35.000 đồng/xe là góp phần lớn vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân và còn giúp dân tiết kiệm chi phí xăng dầu…



Toàn những lý do “do dân, vì dân”. Đọc mấy bài báo “lề phải” chắc nhiều người phải rưng rưng trước tấm lòng bồ tát của các vị lãnh đạo Bộ GTVT. Thế mà trước nay, dân tình chỉ biết tới Bộ này là “bộ BOT”, “bộ vặt lông vịt”…, xem ra oan ức cho họ quá. Cộng đồng mạng nhẩm tính sơ sơ với 72 triệu xe gắn máy đang lưu hành tính đến cuối năm 2022, riêng tiền đăng kiểm với mức phí 35.000 đồng/xe theo đề xuất, Bộ GTVT đã thu về 2520 tỷ đồng/năm. Một con số không nhỏ chút nào. Đúng là “có làm thì mới có ăn”, càng vẽ nhiều thủ tục, càng thu khẳm.

Ừ thì cứ tin lãnh đạo Bộ GTVT “trong veo”, cũng như đồng bào đã tin vào những “chuyến bay giải cứu” với tinh thần “không để đồng bào nào bị bỏ lại”, nhưng nhiều người đặt câu hỏi rằng hiện nay cả nước mới có 5 triệu xe ô tô mà Cục đăng kiểm, Bộ GTVT đã để xảy ra tình trạng tắc nghẽn do cơ sở hạ tầng kỹ thuật lẫn trình độ kiểm định viên thiếu năng lực, tiêu cực, gây khó khăn cho người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế xã hội; vậy với 72 triệu xe gắn máy thì Bộ GTVT lấy gì bảo đảm sẽ không gây những vấn nạn tương tự? Bộ sẽ tổ chức hoạt động đăng kiểm, kiểm soát khí thải 72 triệu xe gắn máy này như thế nào?

Được biết, Bộ GTVT chưa có hạ tầng kỹ thuật lẫn nhân sự phù hợp cho một khối lượng công việc lớn như vậy. Ngay cả các tiêu chí đánh giá đăng kiểm của Bộ còn thiếu cơ sở khoa học.

Phận đời dưới đất

Xoay quanh cái xe gắn máy ở Việt Nam, trừ giới “thượng lưu quí tộc”, quan chức và doanh nhân Đỏ, thì với đa phần người dân giới cần lao, chiếc xe gắn máy vẫn là phương tiện mưu sinh quan trọng nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Với mức thu nhập khoảng 6 triệu/tháng, việc chuyển đổi sang phương tiện ưu việt và “sạch” hơn là điều xa xỉ với đại đa số.

Trước mắt, mỗi đồng phí bảo hiểm phương tiện hay đăng kiểm, kiểm tra khí thải… đều đang bào mòn thu nhập người lao động vốn đã quá thấp cho cuộc sinh tồn. Chưa kể, mỗi lít xăng dầu, người dân đang phải trả từ 1000-2000 đồng cho thuế bảo vệ môi trường. Hàng chục năm qua, thuế môi trường gián thu qua giá xăng dầu là nguồn thu hàng trăm ngàn tỷ đồng cho ngân sách. Số tiền này đã được nhà nước Việt Nam sử dụng vào việc gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân? Hãy trả lời những câu hỏi này trước khi nại tới lý do “bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường” để tiếp tục “đẻ” ra những sắc thuế, khoản thu mới đánh lên đầu người dân nghèo. Dân sinh đã quá cùng kiệt rồi!

“Thuyết âm mưu” về tham vọng bá chủ thị trường xe máy điện của VinFast

Có ý kiến rằng, chính phủ Việt Nam sắp đưa ra các qui định ngặt nghèo về môi trường để ép người dân chuyển từ xe gắn máy truyền thống sang sử dụng xe máy điện. Nếu đề xuất của Bộ GTVT được thông qua, phân nửa trong 72 triệu xe gắn máy đang lưu hành sẽ phải được thay thế trong ít năm tới.
Image
Điều đó đồng nghĩa với việc đem lại cho VinFast và các doanh nghiệp lắp ráp-sản xuất xe điện nội địa một miếng bánh cực lớn. Câu chuyện này giống với việc qui định đội mũ bảo hiểm bắt buộc khi đi xe máy hơn 15 năm trước. Đồng ý là chính sách hoàn toàn đúng với lý do bảo vệ an toàn tính mạng người dân, nhưng câu chuyện phía sau là các doanh nghiệp thân hữu của giới quan chức đã chuẩn bị sẵn để đón đầu một thị trường béo bở đem lại món lợi kếch xù.

Trong bối cảnh VinFast của Phạm Nhật Vượng đang thua lỗ nặng ở thị trường xe hơi điện, trong khi mảng kinh doanh cốt lõi của họ – bất động sản – lại đang gặp khủng hoảng, thì việc mở ra “lối thoát” ở thị trường xe máy điện có doanh thu tiềm năng không khác gì “ánh sáng cuối đường hầm”, chết đuối vớ cọc gỗ. Động thái mà VinFast đang ráo riết dồn sức triển khai xe ôm công nghệ và dịch vụ giao hàng sử dụng xe máy điện do chính hãng sản xuất có thể được xem là bước chuẩn bị cho công cuộc chiếm lĩnh thị trường xe máy điện nội địa.

Cách đây ít ngày, UBND TP.HCM ban hành nghị quyết 98 “về cơ chế đặc thù cho TP.HCM mới được Quốc hội thông qua cho phép HĐND TP ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đối với các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch cũng như lộ trình thực hiện; thu mua, đổi phương tiện giao thông cũ sang phương tiện giao thông mới sử dụng năng lượng sạch…”

Như vậy, đây có thể không là “thuyết âm mưu” được thai nghén bởi tập thể gồm ông Phạm Nhật Vượng cùng giới chức Thành Hồ và ông Thủ tướng Phạm Minh Chính (vừa lãnh trách nhiệm Chủ tịch hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ) mà nó thật sự là một kế hoạch lớn trong việc chia miếng bánh “chuyển đổi phương tiện giao thông” cho khoảng 9 triệu xe gắn máy đang lưu hành ở Thành Hồ. Nếu đúng vậy thì đây là một kế hoạch thao túng chính sách “vĩ đại” của ngài tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hy vọng những chiếc xe máy điện VinFast không gãy càng, rụng bánh hay tự bốc cháy như nhiều chiếc xe hơi do VinFast sản xuất.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by lengoi »

200,000 người Việt bị đột quỵ mỗi năm
An Vui
28 tháng 7, 2023

Image
Ca đột quỵ không ngừng tăng theo thời gian nhưng hiện mạng lưới cấp cứu ngoại viện của Việt Nam còn mỏng, yếu và thiếu –

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200,000 người bị đột quỵ và hiện đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ.

Ngày 21 Tháng Bảy 2023, trong một hội nghị của bệnh viện Thống Nhất, bác sĩ Lê Thị Thúy Uyên, phó khoa Nội thần kinh bệnh viện Thống Nhất (quận Tân Bình, Sài Gòn), cho hay số bệnh nhân đột quỵ được điều trị tại khoa trong thời gian gần đây tăng nhiều.

Số giường hiện tại của khoa là 58, nhưng số bệnh nhân thực tế lên đến 64 – 68 người, có thời điểm lên đến 70 bệnh nhân.

Bệnh nhân sau khi điều trị ở bệnh viện thường vẫn còn di chứng nên sau khi xuất viện phải tái khám, tập phục hồi chức năng ngoại trú tại khu vật lý trị liệu ở khoa khám bệnh.

Bác sĩ Trần Thị Kim Tuyết, khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng bệnh viện Thống Nhất, cho hay đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch vành, để lại di chứng hết sức nặng nề.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200,000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong 20%. Đáng lưu ý, bệnh đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ (trên 30 – dưới 60 tuổi).

Tuổi Trẻ ngày 26 Tháng Sáu 2023 cũng cho biết số ca đột quỵ tăng ở Việt Nam nhưng mạng lưới cấp cứu ngoại viện còn mỏng, yếu và thiếu. Bệnh nhân đột quỵ phải chạy đua với thời gian để cứu lấy từng tế bào não, do đó cấp cứu trước khi nhập viện rất quan trọng, khi mỗi giây đều quý giá.

Bác sĩ Nguyễn Duy Long, giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 thành phố, cho hay chỉ có 11/63 tỉnh thành hiện nay có trung tâm cấp cứu 115 hoạt động tách biệt với hệ thống các bệnh viện.

Ngay cả Sài Gòn thì mạng lưới cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng được 100%, nhiều bệnh nhân bị đột quỵ khi đến bệnh viện đã lỡ mất “thời gian vàng”, số bệnh nhân tử vong và bị di chứng cao.
Image
Bệnh nhân sau đột quỵ tập phục hồi chức năng sẽ được tập luyện các hành vi quen thuộc như một đứa trẻ tập đi, tập nói, tập cầm nắm đồ vật… – Ảnh: Dân Trí

PGS. Nguyễn Huy Thắng, chủ tịch Hội Đột quỵ thành phố, dẫn thống kê mới nhất của Hội Đột quỵ thế giới: cứ ba giây lại có một bệnh nhân đột quỵ mới. Đáng báo động, cứ bốn người trưởng thành thì sẽ có một người mắc đột quỵ trong cuộc đời. Tỷ lệ này trong những năm trước là 1:6.

Còn theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 200,000 người đột quỵ, tuy nhiên đây là con số thấp so thực tế, ông Thắng nhận định.

Vì riêng bệnh viện Nhân Dân 115 (Sài Gòn) đã cấp cứu và điều trị khoảng 20,000 bệnh nhân đột quỵ mỗi năm, trong khi cả nước có hơn 1,000 bệnh viện.

Ông Thắng cảnh báo đột quỵ không còn là căn bệnh của người lớn tuổi. Năm 2019 có 63% cơn đột quỵ xảy ra với những người trẻ và đến 89% số ca tử vong và tàn tật liên quan đến đột quỵ xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình – thấp, trong đó có Việt Nam.

Do đó, vai trò cấp cứu bệnh nhân đột quỵ trước khi nhập viện ngày càng trở nên quan trọng và việc xây dựng quy trình cấp cứu được xem là mục tiêu hiện đại, nhằm rút ngắn thời gian bệnh nhân đột quỵ đến được các cơ sở y tế gần nhất.

Với bệnh đột quỵ, yếu tố địa lý (từ nơi bị đột quỵ đến cơ sở y tế) rất quan trọng vì trong cấp cứu bệnh đột quỵ, thời gian là vàng, càng điều trị sớm bệnh nhân càng có cơ hội hồi phục tốt.

Dân Trí ngày 12 Tháng Chín 2022 dẫn lời PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu, phó chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, cựu chủ nhiệm khoa Phục hồi chức năng bệnh viện 108 cho biết, 80% bệnh nhân sau đột quỵ chịu những di chứng với tổn thương nặng nề và 30% trong số họ không thể hồi phục.

Trong đó, di chứng phổ biến nhất là rối loạn vận động như liệt, đi lại khó khăn; các rối loạn về nhận thức, giao tiếp, ngôn ngữ, chức năng sinh hoạt, đại tiểu tiện… Đặc biệt, bệnh nhân trẻ sau đột quỵ còn bị rối loạn tâm lý, cảm xúc, chức năng tình dục.

Theo PGS Lưu, di chứng sau đột quỵ được xem là bệnh lý đa tàn tật bởi có nhiều dạng khuyết tật khác nhau trong một bệnh nhân từng bị đột quỵ.
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by thuytrieu »

7 tháng qua, 113,300 doanh nghiệp rút khỏi thị trường ở Việt Nam
August 1, 2023

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chỉ trong bảy tháng đầu của năm 2023, có tới 113,300 doanh nghiệp lớn nhỏ “rút khỏi thị trường” tại Việt Nam, dấu hiệu nền kinh tế không mấy sáng sủa.

Tổng Cục Thống Kê, một bộ phận của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, liệt kê trong bản báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam trong Tháng Bảy và bảy tháng đầu của năm nay như vậy. Nhóm từ “rút khỏi thị trường” diễn tả một cách bóng bẩy các cách nói bình dân như “dẹp tiệm,” “đóng cửa.”
Image
Buôn bán ế ẩm nhiều cửa tiệm đóng cửa ở Hà Nội. (Hình: Linh Pham/AFP/Getty Images)

Con số doanh nghiệp mới bắt đầu “gia nhập thị trường” hoặc “chết lâm sàng” nhưng sống lại, được nêu ra trong bản báo cáo trên là khoảng 131,900 doanh nghiệp. Các con số trong các bản báo cáo thống kê thường xuyên đưa tín hiệu cái xấu ít hơn cái tốt để người ta hình dung ra mặt tích cực của nền kinh tế, thay vì hoàn toàn bi quan.

Từ trước đến nay, không thấy có tài liệu nào nghiên cứu và thống kê cho biết những công ty “rút khỏi thị trường” đó đã “gia nhập thị trường” được bao lâu, chỉ một hai năm đã chết hay được một hai chục năm, tầm vóc của chúng lớn nhỏ thế nào và tác động ra sao đối với nền kinh tế. Nếu hầu hết đều chỉ là những công ty gia đình một vài người, tầm ảnh hưởng khác xa với hàng loạt công ty quy mô lớn hơn.

Chỉ thấy Tổng Cục Thống Kê nói rằng số doanh nghiêp thành lập mới giảm 1.4% so với cùng thời kỳ này của năm ngoái trong khi số doanh nghiệp dẹp tiệm tăng gần 20% so với năm ngoái. Hình ảnh này ít nhất báo động tình hình kinh doanh buôn bán tại Việt Nam đang đối diện với rất nhiều khó khăn.

Chẳng vậy, ngày Thứ Ba, 1 Tháng Tám, để mô tả tình hình kinh doanh không sáng sủa ở trong nước, tạp chí Nhịp Sống Kinh Doanh cho biết: “Doanh thu của nhiều doanh nghiệp tiếp tục ‘chạm đáy’ do thiếu đơn hàng, thiếu vốn. Từ Tháng Chín, 2022 đến Tháng Năm, 2023, trung bình cứ 10 doanh nghiệp tại Việt Nam thì có ba doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân lực với quy mô khác nhau để giảm thiểu chi phí.”

Trước tình hình kinh tế không mấy sáng sủa, hôm Thứ Hai, 31 Tháng Bảy, nhà cầm quyền Việt Nam thúc hối Ngân Hàng Nhà Nước “tiếp tục đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng 40,000 tỷ đồng (khoảng $1.7 tỷ) hỗ trợ lãi suất, 120,000 tỷ đồng (khoảng $5.1 tỷ) cho vay nhà ở xã hội và 15,000 tỷ đồng (khoảng $634 triệu) cho ngành sản xuất đồ gỗ, thủy sản.”
Image
Cả dãy phố thương mại đóng cửa ở Sài Gòn.

Hồi Tháng Năm vừa qua, báo Đầu Tư dẫn một bản khảo sát của “Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân” gửi ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, báo động tình hình sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp tư nhân, một trong ba trụ cột chống đỡ nền kinh tế, đang đối diện tương lai bất định.

Theo bản khảo sát vừa kể, “có 82.3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023. Trong đó, tỉ lệ doanh nghiệp dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10.9%, dự kiến tạm ngừng kinh doanh là 12.4%, dự kiếm giảm quy mô là 38.5%, dự kiến giảm nhẹ quy mô là 20.5%…”

Rồi bản khảo sát kể thêm về các doanh nghiệp còn hoạt động trong năm 2023 thì có tới 71.2% dự tính giảm công nhân 5% trong khi có tới 22.2% các doanh nghiệp tính giảm tới “trên 50%.” Còn nói về triển vọng doanh thu của họ, bản khảo sát nói “Có 80.7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%” và phần còn lại thì than có thể giảm doanh thu tới 50%. (TN) [qd]
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by buikiem »

Việt Nam: Sạt lở khắp nơi, đừng đổ lỗi cho thiên tai
An Vui
8 tháng 8, 2023

Image
Homestay, khu nghỉ dưỡng vây kín khiến nước không còn đường thoát đã đổ vào con đường bê tông vùi lấp nhiều xe hơi ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) hôm 4 Tháng Tám vừa qua – – Ảnh: VTC News


Dẫn ý kiến của nhiều chuyên viên, VTC News ngày 8 Tháng Tám 2023 cho rằng: Hiện tượng sạt lở khắp nơi, từ Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội (Sóc Sơn), Tây Nguyên (trong đó có Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông) là do con người, đừng đổ lỗi cho thiên tai.

Con người đã sai lầm ở đâu? Các chuyên viên đúc kết: Việc phá rừng tự nhiên, chuyển đổi đất rừng xây dựng công trình, bạt núi làm đường là nguyên nhân dẫn đến sạt lở, chứ không phải do thiên tai.

Nhìn lại vụ sạt lở kinh hoàng ở đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) vào đầu giờ chiều 30 Tháng Bảy, vùi lấp ba cán bộ công an giao thông và một người dân, ông Nguyễn Hà Lộc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đổ thừa do mưa lớn, kéo dài đã tác động khiến nền đất yếu.


Không đồng ý với nhận định trên, GS.TS. Vũ Trọng Hồng, Cựu thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, đánh giá đây là một nhận định sai lầm. Ông Hồng khẳng định: Đừng đổ lỗi cho trời mưa lớn vì Lâm Đồng vốn dĩ nhiều mưa trong mùa này từ xưa đến nay. Mưa lớn chỉ đang kích hoạt “quả bom nổ chậm”.
Image
Hiện trường vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng khiến ba cán bộ công an và một người dân thiệt mạng – Ảnh: VietnamPlus

Sạt lở ở Lâm Đồng hay những tỉnh Tây Nguyên khác như Đăk Lăk, Đăk Nông… có hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, việc chuyển đổi đất rừng sang trồng cây lâu năm, phá rừng làm đất ở, xây nhà cửa, công trình… Thứ hai là việc bạt núi làm đường, thiết kế độ dốc không hợp lý.

Tại những điểm sạt lở đã chỉ ra vùng đất đó phần lớn đều không còn rừng nguyên sinh, thay vào đó là đồi núi trơ trọi hoặc lưa thưa vài cây lấy gỗ, cây ăn quả, những loại cây có vòng đời ngắn, dưới gốc chưa kịp hình thành thảm thực vật thì đã bị chặt hạ.

Rừng cây ăn quả, rừng cao su, rừng cà phê chỉ có hiệu quả về mặt kinh tế và che bóng mát, chứ không có tác dụng ngăn lũ lụt, sạt lở đất, đá. Chỉ rừng tự nhiên mới có thảm thực vật dày từ 50cm – 100cm, như thế mới đủ thấm nước, giữ nước.


Ông Hồng cho hay, việc phá rừng ở Tây Nguyên để trồng cây lấy gỗ và cây ăn quả đã gây hậu quả khôn lường, được ông cảnh báo từ khi đang đương nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, kiêm phó ban thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

VTC News trích nguyên văn câu nói của ông Hồng: “Phá rừng tự nhiên, đất không thấm nước dẫn đến lũ lụt. Nhiều vùng đất yếu dễ bị nước lũ làm nhão ra khiến sạt lở, sụt lún. Vậy nên đừng đổ lỗi cho thiên tai, đừng đổ lỗi cho thiên nhiên biến động, nói cho cùng con người đã tạo ra sự biến động!”.

Trước những ý kiến cho rằng mất rừng tự nhiên thì trồng rừng khác thay thế, ông Hồng cho rằng đó là sự thiếu hiểu biết, vì để có thảm thực vật dầy 1m, tạo thành lớp mùn giữ được nước thì phải mất… 50 năm.

Rừng trồng chưa kịp lớn thì nước mưa rơi xuống sẽ trôi tuột đi, tạo thành lũ, gây sạt lở đất, đá là điều đương nhiên.
Image
Mù Cang Chải (Yên Bái) sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến các tuyến đường giao thông – Ảnh: VTC News

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cũng thừa nhận trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 5 Tháng Tám: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sạt lở, trượt lở sườn đồi-núi là do tác động của con người.

Con người đã thay đổi bề mặt cấu trúc địa chất như chuyển đất rừng thành đất trồng cây; san gạt đất để làm nhà, làm đường, xây dựng các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện… tất yếu dẫn đến sạt lở, trượt lở sườn đồi -núi.

Đồng ý với nhận định này, PGS.TS Trần Tân Văn, cựu Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh, con người làm đường, làm nhà, xây hồ thuỷ lợi, thuỷ điện… khiến cho các sườn đồi-núi bị “mất chân”.

Ông Văn phân tích, độ ổn định sườn dốc thường do ba nhóm yếu tố quyết định. Thứ nhất là hình thái sườn dốc, đó là độ dốc, chiều cao, các chiều dài, rộng… Thứ hai là tính chất cơ lý của đất đá tạo nên sườn dốc. Thứ ba tác động đến độ ổn định sườn dốc là nước, cả nước mặt lẫn nước ngầm.


Các nhà địa chất, địa kỹ thuật thường nói “nước là kẻ thù của sườn dốc”. Nước làm cho đất đá tạo nên sườn dốc bị bão hòa, giảm sức bền, tăng trọng lượng của khối trượt tiềm năng, từ đó dễ gây trượt.

PGS.TS Trần Tân Văn cho biết, việc trượt lở, sụt lún các sườn đồi-núi khi mùa mưa đến là chuyện thường xuyên và hầu như năm nào cũng phải đối mặt, tuy nhiên, hệ quả từ sự phá hoại của con người đã thể hiện rõ, khiến cho việc sạt lở càng thêm trầm trọng.

Ông Văn nhắc lại thảm họa Rào Trăng 3 (Thừa Thiên – Huế) hồi Tháng Mười 2020 làm chết 13 bộ đội và nhiều công nhân và nhấn mạnh: “Khi con người tác động vào tự nhiên càng nhiều thì chính chúng ta phải gánh những hậu quả càng lớn, do tự nhiên phản ứng lại. Hoạt động nhân sinh ngày càng nhiều và có thể nói ở mức độ chưa kiểm soát tốt, thậm chí là mất kiểm soát!”.
Image
Xe hơi bị đất đá đổ xuống vùi lấp ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là do mật độ xây dựng dầy đặc khiến nước mưa không có đường thoát – Ảnh cắt từ video của Tuổi Trẻ

Đáng chú ý, theo ông Văn, hiện tượng sạt trượt, xói lở không chỉ xuất hiện ở khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung – Tây Nguyên mà hiện nay đã xuất hiện tại đồng bằng, như tại thôn Phú Ninh, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) ngày 4 Tháng Tám vừa qua đã đổ bùn đất vùi lấp 10 chiếc xe hơi đang đậu trên đường bê tông.

Ông Văn so sánh: Lúc xưa nền địa chất của huyện Sóc Sơn tốt, địa hình cổ, đồi núi thoai thoải, thảm thực vật dầy, nhưng nay con người cho phép xây dựng nhà cửa, khu nghỉ dưỡng với cường độ cao và mật độ dầy đặc, tường bê tông che chắn mọi hướng, nước chỉ còn một đường thoát duy nhất.

Trời mưa lớn, bị bít kín đường thoát thì nước dồn vào con đường độc đạo đó, kéo theo cả các loại đất đá chất đống trong quá trình xây dựng, vùi lấp các xe hơi đậu trên đường là chuyện… tự nhiên!

Ông Văn cảnh báo nếu việc phá thảm thực vật, xây dựng các công trình dân sinh tiếp tục diễn ra ở huyện Sóc Sơn, khu vực này sẽ tiếp tục sạt lở, lũ quét, ngập lụt…

Những lời cảnh báo của các chuyên viên am hiểu địa chất kể trên liệu có được nhà cầm quyền lắng nghe và sửa sai?

E rằng rất khó.

Khi nhà cầm quyền địa phương vẫn tiếp tục tham lam cấp phép xây dựng (hoặc làm ngơ với việc xây dựng trái phép), chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp và đất ở; rồi khi sạt lở xảy ra thì họ chỉ tiếp tục nhai đi nhai lại điệp khúc “do trời mưa lớn, kéo dài” thì thảm họa sạt lở sẽ còn tiếp diễn tại nhiều vùng cao nguyên, đồi-núi và đồng bằng Việt Nam.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by tramthaiha »

Trung Quốc gom 700 tấn giun đất khô, làm hại đất canh tác ở Việt Nam
August 12, 2023


HÒA BÌNH, Việt Nam (NV) – Nhu cầu sử dụng giun đất khô làm thuốc Bắc lên tới gần 700 tấn mỗi năm, khiến thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom đem về chế biến, để lại nhiều hệ lụy cho đất canh tác và người nông dân.

Theo báo VietNamNet hôm 12 Tháng Tám, tại Việt Nam, giun đất chưa được nuôi mà chỉ có trong tự nhiên.
Image
Giun đất sấy được thu gom để bán cho thương lái Trung Quốc. (Hình: VietNamNet)

Thời gian qua, do nhu cầu tăng cao từ phía Trung Quốc, tại nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam, chủ yếu ở miền Bắc, diễn ra tình trạng người dân rầm rộ kích điện bắt giun đất, khiến các nhà vườn bất an, phải cầu cứu chính quyền.

Máy kích điện giun đất được rao bán la liệt trên Internet với giá khá rẻ, dưới 1 triệu đồng ($42) một cái. Người dùng chỉ cần cắm máy kích xuống đất, bấm nút là phóng ra luồng điện rất mạnh, khiến các sinh vật ở dưới đất phải chui lên, trong đó có giun đất.

Giun đất tươi được bán với giá từ 50,000 đến 80,000 đồng ($2.1-$3.3) mỗi kg. Do vậy, một người mỗi đêm đi kích giun đất bán cho các lò sấy có thể kiếm được hàng triệu đồng (hàng trăm đô la).

Báo Lao Động dẫn lời một chủ lò sấy được nêu tên tắt là Phong ở tỉnh Hòa Bình chia sẻ, trung bình mỗi lò sấy được khoảng 3-4 tạ giun đất tươi mỗi ngày. Thậm chí, có lò sấy được khoảng 1 tấn giun.

Khoảng 10 kg giun tươi sau khi sơ chế đưa vào sấy sẽ thu được 1 kg giun khô bán với giá 800,000 đồng ($33.6). Với lượng giun tươi khoảng 3-4 tạ đưa vào sấy khô, trừ chi phí và tiền nhân công, chủ lò lời được khoảng 2 triệu đồng ($84) mỗi ngày.

Báo VietNamNet cho biết: “Việc kích điện bắt giun đất như hiện nay trở thành vấn nạn. Bởi vì hành động này không chỉ tận diệt giun đất và các sinh vật có ích khác trong đất, mà còn làm giảm phẩm chất đất canh tác, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Ngoài ra, dễ gây tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng của con người và động vật.”
Image
Một số chủ vườn đơn phương làm bảng cấm kích giun đất. (Hình: Nông Nghiệp Việt Nam)

Ông Nguyễn Như Cường, cục trưởng Cục Trồng Trọt, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, gợi ý việc nông dân chăn nuôi giun đất thay vì kích điện ngoài tự nhiên như hiện nay.

Theo ông Cường, tại Việt Nam hiện chưa có mô hình nuôi giun đất nhưng nông dân một số địa phương đã nuôi được giun quế, hay còn gọi là trùn quế, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. (N.H.K) [qd]
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by nguyenvsau »

Vụ 4 mẹ con chết ở Khánh Hòa: Người chồng giết cả nhà bằng khí CO
August 24, 2023

KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Sau hai ngày điều tra, Công An Tỉnh Khánh Hòa bắt giữ khẩn cấp người chồng trong vụ một phụ nữ và ba đứa con gái chết bất thường tại nhà ở xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm.

Hôm 24 Tháng Tám, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thượng Tá Nguyễn Văn Sáng, trưởng Phòng Tham Mưu, Công An Tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã bắt giữ khẩn cấp ông Hồ Xuân Hải, 52 tuổi, ở xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, để điều tra về tội “giết người.”
Image
Không khí tang thương khi bốn chiếc quan tài đặt cạnh nhau giữa nhà nghi can Hồ Xuân Hải. (Hình: Xuân Ngọc/VietNamNet)
Ông Hải là chồng và cha của của bốn nạn nhân NHND, 49 tuổi, vợ ông Hải; em HNKN, 21 tuổi, HNGM, 14 tuổi, và HNTA, 10 tuổi, bị chết bất thường vào sáng 23 Tháng Tám tại nhà riêng nơi ông Hải đang sinh sống.

Ông Sáng cho biết qua kết quả điều tra, xác định ông Hồ Xuân Hải đã sử dụng khí CO đầu độc vợ và các con khi đang ngủ.


Công An Tỉnh Khánh Hòa đã thu giữ một bình kim loại chứa khí CO và một ống nhựa màu xanh được kết nối với bình khí CO. Đồng thời, qua giảo nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân dẫn đến cái chết của bốn mẹ con bà D. là do ngộ độc khí CO.

Làm việc với cơ quan hữu trách, ông Hải thừa nhận gia đình đầu tư trang trại heo nhưng làm ăn thất bại, nợ nần không có khả năng chi trả. Trong cơn túng quẫn, ông ta đã lên kế hoạch đầu độc cả gia đình.


Sau đó, ông Hải lên mạng mua bình khí CO và tham khảo cách sử dụng.


Rạng sáng 23 Tháng Tám, trong lúc vợ con đang ngủ say, ông Hải đã xả khí CO vào phòng ngủ. Kế đến, ông Hải cũng vào phòng ngủ, hít khí độc nhưng không chết.

Đến khoảng 10 giờ sáng cùng ngày, hàng xóm nhận thấy dấu hiệu bất thường ở tư gia của ông Hải nên đến kiểm tra. Tại đây, họ phát giác ông Hải đang nằm thoi thóp nên lập tức báo công an.

Khi nhà chức trách tới hiện trường thì phát hiện vợ và ba người con gái của ông này đã chết.

Ông Hải được đưa tới bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Cam Ranh cấp cứu.

Công An Tỉnh Khánh Hòa sau đó cho phong tỏa căn nhà để điều tra sự việc.
Image
Nghi can Hồ Xuân Hải. (Hình: Thanh Chương)
Theo giới chức xã Cam An Nam, gia đình này rất hiền từ, vui vẻ với hàng xóm. Con gái lớn của ông Hải đang học đại học tại Huế, vừa trở về nhà chơi mấy hôm. Con gái út của ông Hải chuẩn bị vào lớp Năm. Các con của ông Hải đều rất ngoan và học giỏi.

“Trước khi sự việc xảy ra, tôi không thấy vợ chồng anh ấy [ông Hải] có gì bất thường, còn cô con gái học ở Huế vừa về nhà được ít hôm,” ông Trương Minh Hùng, hàng xóm và là người đưa ông Hải đi bệnh viện cấp cứu nói với VietNamNet. (Tr.N) [qd]
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by dailien »

Nguyễn Chí Vịnh tái xuất hiện, gợi nhớ ‘bệnh lạ’ của Trần Đại Quang
September 2, 2023

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội dấy lên bàn tán quanh việc Tướng Nguyễn Chí Vịnh, cựu thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, xuất hiện với một vết nám đen to trên mặt và tóc rụng gần hết, trong chương trình Thời Sự phát trên đài Truyền Hình Việt Nam (VTV1) hôm 31 Tháng Tám.

Ông Vịnh, 66 tuổi, lên truyền hình để nói về chuyện quân đội bảo vệ tổ quốc bằng biện pháp hòa bình. Cựu thứ trưởng nói với giọng khàn và hơi thở đứt quãng, cho thấy ông không được khỏe.
Image
Tướng Nguyễn Chí Vịnh, cựu thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, xuất hiện với vết nám đen trên mặt, trên đài Truyền Hình Việt Nam (VTV1) hôm 31 Tháng Tám. (Hình: Chụp từ màn hình VTV1)

Ngoại hình của ông Vịnh được ghi nhận khác hẳn lần gần nhất xuất hiện trên truyền thông hồi Tháng Năm, thời điểm ông này nhận huân chương “Mặt Trời Mọc” của chính phủ Nhật.


Facebooker Hoàng Dũng bình luận trên trang cá nhân rằng ông Vịnh “lên tích xanh rồi,” ám chỉ vụ ông Trần Đại Quang, cựu chủ tịch nước, từng lộ diện với các biểu hiện tương tự trước khi chết hồi trung tuần Tháng Chín, 2018. Cái chết của ông Quang sau đó được xác nhận là do “loại virus hiếm và độc hại” và “thế giới chưa có thuốc điều trị.”


Một số ý kiến khác suy đoán rằng nhiều khả năng ông Vịnh đang bị ung thư và phải xạ trị.


Hồi trung tuần Tháng Hai, Tướng Nguyễn Chí Vịnh xuất hiện trên trang YouTube VTC Now, bình luận về một năm Nga xâm lăng Ukraine và nói: “Để kết thúc cuộc xung đột này [cuộc chiến Ukraine], ai là người phát động chiến tranh cũng phải là người tính toán, tìm cách rút khỏi cuộc chiến.”

Lời của ông Vịnh được hiểu là ám chỉ ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, là người phải có trách nhiệm rút lui, kết thúc cuộc xâm lược.

Bên cạnh việc quy trách nhiệm cho ông Putin về việc kết thúc cuộc chiến, ông Vịnh còn mạnh miệng chê tổng thống Nga “đánh giá thấp tinh thần chiến đấu của người Ukraine.” Ông Vịnh cũng bình luận thêm rằng việc “dùng chiến tranh để kết thúc mâu thuẫn là vô nghĩa.”
Image
Tướng Nguyễn Chí Vịnh (thứ hai từ trái), nhận huân chương “Mặt Trời Mọc” của chính phủ Nhật hồi Tháng Năm.

Ông Vịnh được biết đến là con trai của Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Hồi năm 2015, tờ Tuổi Trẻ dẫn phát ngôn của ông Vịnh: “Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc. Việt Nam là bạn, là đối tác nhưng không tham gia liên minh quân sự.” (N.H.K) [qd]
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by quangminh »

Hà Nội ve vãn Mỹ nhưng vẫn đi cửa sau mua vũ khí Nga
Minh Đăng
9 tháng 9, 2023

Image
Tàu ngầm Kilo của quân đội Việt Nam (mua từ Nga) – ảnh: NLĐ

Đó là tiết lộ của The New York Times trong bài báo ngày 9 Tháng Chín 2023, một ngày trước khi Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, với mục đích nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.

Ngay trong bối cảnh Việt Nam đang xích lại gần Mỹ hơn bao giờ hết nhằm có thể “dựa hơi” Washington trong cuộc đối đầu Trung Quốc, Hà Nội vẫn thực hiện các kế hoạch bí mật mua vũ khí từ Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Văn bản Bộ Tài chính Việt Nam đề Tháng Ba 2023 (không nêu rõ ngày) với nội dung được giới chức Việt Nam đương nhiệm lẫn nghỉ hưu xác minh, cho thấy Việt Nam hiện đại hóa quân đội bằng cách bí mật mua sắm quốc phòng thông qua một liên doanh dầu khí Việt Nam-Nga ở Siberia. Được ký bởi một thứ trưởng tài chính Việt Nam, tài liệu ghi rằng Việt Nam, thời điểm hiện tại, đang đàm phán một thỏa thuận vũ khí mới với Nga nhằm “củng cố niềm tin chiến lược” vào thời điểm “Nga đang bị các nước phương Tây cấm vận về mọi mặt”.


Từng là một trong 10 nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, Việt Nam từ lâu đã phụ thuộc vào vũ khí Nga. Việc Hoa Kỳ tuyên bố trừng phạt các quốc gia mua vũ khí Nga đã làm ảnh hưởng kế hoạch cải tổ quân đội của Việt Nam, trong bối cảnh chủ quyền quốc gia Việt Nam luôn bị đe dọa trước sự xâm lấn Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông. Trước lệnh cấm vận của Mỹ, Việt Nam phải xoay sở luồn lách để vẫn có thể mua vũ khí Nga. Hà Nội vốn lâu nay nổi tiếng nhảy múa ngoại giao giữa các cường quốc thế giới nhưng việc theo đuổi một thỏa thuận vũ khí với Nga chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều khả năng tiếp cận của Việt Nam với Hoa Kỳ.

Ian Storey, thành viên cấp cao Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore và là tác giả cuốn sách sắp xuất bản về quan hệ của Nga với Đông Nam Á, cho biết: “Tôi cảm thấy ở một khía cạnh nào đó, Mỹ có những kỳ vọng không thực tế ở Việt Nam (America has unrealistic expectations of Vietnam). Tôi không chắc họ có hiểu hết mức độ nhạy cảm của mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, cũng như mối quan hệ của Việt Nam với Nga sâu đậm đến mức nào. Hiểu sai những điều này có thể khiến nước Mỹ bị bỏng.”

Văn bản của Bộ Tài chính Việt Nam cho thấy chi tiết cách mà Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ trả tiền cho các thương vụ vũ khí Nga. Để tránh sự giám sát của Mỹ, tiền mua vũ khí Nga sẽ được chuyển vào sổ sách kế toán của một liên doanh Nga-Việt có tên Rusvietpetro, một công ty có các hoạt động khai thác dầu khí tự nhiên ở miền Bắc nước Nga. Tài liệu viết: “Đảng và nhà nước chúng ta vẫn xác định Nga là đối tác chiến lược quan trọng nhất về quốc phòng và an ninh”.

Hai tháng sau đề xuất của Bộ Tài chính, Dmitri A. Medvedev, cựu Thủ tướng Nga và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã có chuyến thăm lặng lẽ tới Hà Nội. Các điều khoản của thỏa thuận vũ khí mới với Nga cho thấy giao dịch trị giá $8 tỷ trong vòng 20 năm. Những chi tiết này đã phần nào giúp giải thích tại sao Hà Nội luôn né tránh chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine của Nga; và thậm chí Việt Nam đã bỏ phiếu chống lại việc đình chỉ Nga tham gia Hội đồng Nhân quyền. Tại một hội nghị an ninh ở Moscow vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei K. Shoigu của Nga cũng không giấu giếm khi nói Việt Nam là khách hàng lý tưởng mua vũ khí Nga. Về phần mình, Hoa Kỳ đã cố kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Nga. Năm 2016, Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Hà Nội.

Thật ra, ngay cả trước khi cuộc chiến Ukraine bộc lộ nhiều khiếm khuyết của một số khí tài quân sự Nga, Hà Nội đã bắt đầu mở rộng nguồn cung cấp khi tìm mua vũ khí từ Israel, Cộng hòa Czech cũng như một số nước khác. Việc Nga xâm chiếm Crimea vào năm 2014 đã buộc Việt Nam phải mua tàu khu trục ở Nga nhưng lại mua các bộ phận quan trọng của tàu ở… Ukraine. Mỹ đã áp dụng một loạt lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2017, đồng thời răn đe trừng phạt các quốc gia nào làm ăn với quân đội hoặc cơ quan tình báo Nga. Sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022, Mỹ cũng loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu mà Việt Nam sử dụng để mua thiết bị quân sự.

Nguyễn Thế Phương, nhà phân tích quốc phòng giảng dạy tại Đại học Kinh tế Tài chính ở Sài Gòn, cho biết: “Nếu Việt Nam tiếp tục mua vũ khí từ Nga, uy tín quốc tế của chúng tôi sẽ bị tổn hại. Việc nhập khẩu vũ khí từ Nga sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam vì Hoa Kỳ và các đối tác châu Âu là nguồn xuất khẩu chính của chúng tôi. Do đó, điều này (việc luồn lách mua vũ khí Nga) là không đáng.” Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng quân đội Việt Nam vẫn gắn bó sâu đậm với Nga – và việc thay đổi điều đó có thể mất nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập niên. Nhiều thế hệ tướng lĩnh hàng đầu của quân đội Việt Nam đều được đào tạo ở Liên Xô và sau này là Nga. Hầu như phi công Việt Nam đều được đào tạo ở Nga.

Ngoài ra, còn có một lý do khác để Hà Nội tiếp tục giao dịch với Moscow: Việc mua vũ khí của phương Tây luôn đòi hỏi sự minh bạch, trong khi làm ăn với Nga có thể được thực hiện bằng những trò luồn tay dưới gầm bàn. Tướng lĩnh Việt Nam chẳng tử tế gì. Quốc phòng và bảo vệ biên cương có khi chỉ là thứ được nhân danh để đám tướng tá chóp bu trong Bộ Quốc phòng Việt Nam có cơ hội tư túi tham nhũng.

Hơn nữa, về mặt tư tưởng và ý thức chính trị, đám chóp bu trong Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng không thật sự tin Mỹ. Zachary Abuza, giáo sư Đại học Chiến tranh Quốc gia (National War College) ở Washington và là tác giả một cuốn sách sắp ra mắt về quân đội Việt Nam, cho biết Việt Nam còn lo ngại rằng Washington có thể thông qua vấn đề mua bán vũ khí với Mỹ để gắn kèm các điều kiện nhân quyền vào việc mua vũ khí trong tương lai, gián tiếp thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam.

Chiến lược quan trọng nhất của ngoại giao Việt Nam trong thực tế luôn là trò đu dây, cái mà Hà Nội gọi là “ngoại giao cây tre”, được thực thi với sự linh hoạt để duy trì mối quan hệ trong một khu vực chính trị biến động với cái bóng phủ trùm của Trung Quốc. Thậm chí có tin rằng Tập Cận Bình và có lẽ cả Vladimir V. Putin sẽ đến Việt Nam trong năm nay, ngay sau chuyến công du lịch sử của Tổng thống Joe Biden ngày 10 Tháng Chín 2023.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by hoangphong »

Dân “né” xe điện, sau vụ cháy chung cư ở Hà Nội
Mai Nguyễn
16 tháng 9, 2023

Image
(Ảnh báo Dân Việt)
Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội), khiến gần 56 người thiệt mạng, có nhiều thông tin lan truyền cho rằng nguyên nhân gây cháy là bởi xe điện, dù hiện tại chưa có kết luận cuối cùng.

Tuy vậy, trên các mạng, những hình ảnh về xe điện tự nhiên phát cháy khi sạc qua đêm đang khiến người dân lo sợ. Hiện nay, nhiều chung cư mini, chủ nhà trọ, ngay cả các khu chung cư lớn cũng đang ra quy định cấm sạc xe dưới hầm, tầng để xe, thậm chí là chấm dứt cho thuê trọ nếu người thuê dùng xe máy điện.

Nhiều nơi đang phân loại xe, và buộc xe điện phải để riêng một nơi, và có nhân viên canh gác, đi rút dây cắm sạc sau 23g. Chỉ mới nửa tháng trước, trong cơn sốt truyền thông thâu tóm thị trường xe điện của VinFast, dân Việt được đẩy tới việc phải đổi xe điện như một cách sống văn minh, thì vụ cháy chung cư mở ra một cái nhìn khác: văn minh không thể từ một món hàng, mà đất nước phải phát triển đồng bộ.

Nhiều người sớm mua xe điện, xe hơi lẫn xe tay ga, đều rơi vào tình trạng sống dở chết dở vì không biết duy trì việc chạy xe thế nào, đó là chưa nói, việc chạy xe điện còn bị những cái nhìn không thân thiện vào lúc này. Cô T., một nhân viên văn phòng mới nhập cư vào Hà Nội, nói với báo VnExpress rằng, hiện “không biết đi đâu về đâu” vì hầu hết các chung cư ở đây đều cấm sạc xe dưới hầm. Nhiều người dùng xe điện không tìm được nơi sạc đành tháo pin hoặc dắt cả xe lên nhà để sạc.

Người dùng xe điện ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận, đang hoang mang vì khó tìm chỗ sạc điện cho xe. “Tôi cảm thấy như mình bị kỳ thị, xe điện trở thành tội đồ, người ta lo lắng và tránh xe như covid-19 giai đoạn đầu”, cô T,. nói, sau khi gọi cầu cứu đến năm người bạn, may mắn cuối cùng cũng được một người giúp đỡ cho chỗ để cắm sạc.
Image
(Facebook)

Mặc dù các thống kê cho thấy, việc cháy nổ, trước giờ chỉ chủ yếu là xe xăng, xe điện rất ít. Một phần là việc việc phát triển số lượng xe điện chưa nhiều, nhưng hiện nguồn xe điện ở Việt Nam là không thể kiểm soát được, kể cả chính quyền cũng như có cơ quan đủ khả năng kiểm định chất lượng của xe điện nhập và sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên một vài nhãn hiệu xe điện được coi là có thể tin cậy được do có hãng xưởng sản xuất, chẳng hạn như VinFast, Yadea hay Pega… nhưng điều quan trọng là hầu hết các mẫu xe đó đều sử dụng phụ tùng và hàng nhập từ Trung Quốc, vốn không có chất lượng bảo đảm và ổn định.

Kể cả những hướng dẫn về an toàn khi sử dụng xe điện cũng không phổ biến ở Việt Nam. Sau vụ cháy, các chuyên gia khuyên, xe điện là phương tiện mới, người dùng cần hiểu biết rõ về cách sử dụng và tuân thủ tuyệt đối những quy định an toàn. Đôi khi những rủi ro không đến từ bản thân chiếc xe, mà đến từ cách người sử dụng.

Image
(ảnh: Dân Trí)

“Bạn có thể gây cháy cả hệ thống điện gia đình nếu cắm hai nồi nấu lẩu vào một bảng điện với dây dẫn nhỏ không đủ tải cho công suất lớn. Xe điện cũng vậy, chúng ta cần dùng đúng quy cách, đúng chủng loại từ ổ cắm tới dây dẫn, nguồn, thời gian… thì rủi ro cháy nổ là rất thấp”, chuyên gia kỹ thuật của một hãng ôtô nói.

Tâm lý lo ngại xe điện của người Việt đang lan nhanh, ảnh hưởng lớn đến đại dự án thay đổi toàn bộ xe xăng của Bộ Giao thông Vận tải đưa ra vào đầu tháng trước. Theo Bộ này, dự trù đưa ba loại ô tô điện vào diện được hỗ trợ và ưu đãi $1,000 cho người Việt Nam nào muốn chuyển đổi xe xăng sang xe điện. Quan chức của Bộ cũng hân hoan tiết lộ là có một hãng xe của Trung Quốc có sản phẩm xe điện sắp vào Việt Nam, đang rất háo hức muốn tận dụng khoản hỗ trợ $1,000/xe để đổ hàng vào Việt Nam.

Hiện tâm lý hoảng sợ và e dè mặt hàng xe điện đang làm bẽ bàng đại dự án này. Và có lẽ để đồng bộ về việc xây dựng luật và các quy chuẩn an toàn cho xe điện, dự án này chắc sẽ còn phải chờ lâu.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 5 guests