Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »



Học trò ở Phú Yên bơi 2 lượt sông mỗi ngày đi học

September 24, 2016

Image
Cảnh học sinh, người dân bơi qua sông Bà Đài để về nhà sau giờ tan trường chiều 20 tháng 9.
PHÚ YÊN (NV) – Hàng chục học sinh của một trường cấp 2, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, phải bơi 2 lượt sông mỗi ngày trong mùa lũ để đến được trường.

Theo mô tả của phóng viên báo Tuổi Trẻ ngày 23 tháng 9, nhiều người đã bày tỏ sự xót xa, lo lắng khi nhìn các học trò ở thôn Phú Lợi, xã Phú Mỡ, tự bơi, đu vào “phao” là can nhựa rỗng hoặc được phụ huynh cõng trên lưng bơi qua dòng sông lớn, nước chảy xiết sau giờ đến hoặc tan trường.

Ông Đặng Ngọc Thành, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú Đinh Núp, nơi các học sinh đang theo học cho biết, những ngày gần đây, khi Phú Yên bước vào mùa mưa, nước con sông Bà Đài lớn rất nhanh, sông sâu và chảy rất xiết nên buổi sáng hàng ngày, 14 học sinh ở thôn Phú Lợi bên kia sông muốn đến trường ở thôn Phú Giang bên này sông phải bơi khoảng 15 mét chiều ngang con sông, rồi chiều lại bơi về.

Những em lớn tuổi bỏ áo quần, cặp sách vào một bịch ni lông rồi tự bơi, còn những em nhỏ tuổi thì người nhà phải cõng để bơi qua sông. Các thầy cô được trường huy động đứng ở bờ bên này để đón, đưa các em.

“Nhìn cảnh này tôi rất lo lắng, xót xa, bởi thời điểm này mùa mưa đã đến, nước lũ hay dâng đột ngột, nếu cứ để tình trạng này thì rất mất an toàn cho các em,” ông Thành bày tỏ.

Ông Bùi Văn Hương, hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú Đinh Núp cho hay, bình thường thì sông Bà Đài cạn nhưng đến mùa Đông thì nước lớn, lũ hay về, chính quyền địa phương có tổ chức đò để chở học sinh qua sông. Tuy nhiên, trường cũng không biết vì sao mùa mưa lũ năm nay đã đến mà xã Phú Mỡ chưa tổ chức đò đưa học sinh qua lại. Do vậy, những ngày qua học sinh và phụ huynh ở thôn Phú Lợi cùng thầy cô của trường phải vất vả đón, đưa các em bơi qua sông, vượt nước lũ để đến trường

“Đây là lũ nhỏ, chứ lũ lớn thì học sinh bên Phú Lợi phải nghỉ học vì đò cũng không đưa qua được,” ông Hương nói.

Nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ, sáng 23 tháng 9, ông La O Hóa, chủ tịch xã Phú Mỡ cho biết, xã chưa tổ chức đò đưa đón học sinh qua sông Bà Đài đến trường được vì… hai chiếc sõng mà huyện cấp cho xã đã hư hỏng, không an toàn để hoạt động.

Trong khi đó, ông Đặng Ngọc Anh, chủ tịch huyện Đồng Xuân, cho rằng, ông mới nghe phúc trình về việc này và đẩy trách nhiệm xuống thuộc cấp.

“Chúng tôi sẽ kiểm tra xem vì sao hai chiếc sõng cấp cho xã Phú Mỡ hư hỏng nhưng xã không chủ động báo cáo để sớm giải quyết ngay mà để xảy ra tình trạng sông nước lớn lại không có đò. Đây là sự lơ là, tắc trách của xã, vì tôi đã có chỉ đạo rất cụ thể trong hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai, lụt bão vừa qua rồi,” ông Anh nói. (Tr.N.)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Sài Gòn lại ngập trong mưa lớn, 7 ôtô bị cây đè


Cơn mưa kéo dài gần một giờ khiến nhiều tuyến đường ở thành phố tái ngập, cây xanh ở công viên 23/9 bật gốc đè gãy cột điện và 7 ôtô.


Chiều tối 27/9, sau cơn mưa kéo dài hơn một giờ, nhiều tuyến đường ở TP HCM lại ngập, có nơi mực nước cao 0,5 m.
Những điểm ngập thường xuyên ở thành phố lại dễ dàng tái ngập như: Nguyễn Hữu Cảnh, D1, Nguyễn Xí, Ung Văn Khiêm (Bình Thạnh),
Huỳnh Tấn Phát (quận 7), khu làng đại học (Thủ Đức)...

Image
Ngập hết bánh xe trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Duy Trần


Tại "rốn ngập" Nguyễn Hữu Cảnh, nhiều đoạn nước ngập hết bánh xe, hàng trăm xe chết máy dắt bộ bì bõm. Chị Hồng Thúy làm việc tại tòa nhà trên đường này bắt buộc lội qua đoạn nước ngập để về nhà bên quận 7. Chị vừa nổ máy chạy được 50 m, xe kêu ục ục rồi tắt lịm. Người phụ nữ này vừa dắt xe vừa cố gắng né những đợt sóng nước do ôtô chạy qua gây ra.

"Hai hôm nay rồi, ngán quá nhưng không thể không về nhà vì con khóc, một mình chồng lo không nổi. Dắt xe xuống cuối đường sửa chắc lại tốn 120.000 đồng như hôm qua", chị Thúy ngán ngẩm.
Image
Một gia đình dùng ván cắn trước cửa để ngăn dòng nước ập vào nhà. Ảnh: Duy Trần


Trên các tuyến đường Ung Văn Khiêm, D1, Quốc lộ 13 (quận Bình Thạnh), nhiều đoạn cũng bị ngập đến đầu gối. Vừa cầm xô tát nước từ nhà ra đường, anh Minh (người dân trên đường Ung Văn Khiêm) cho biết mình chưa từng chứng kiến đợt mưa nào dữ dội như tối qua và kéo dài đến tối nay.

"Nước mưa còn ứ đọng ở trong nhà chưa khô thì nước mưa mới đến", anh Minh nói và mong muốn chính quyền nâng cấp hệ thống cống rãnh ở khu phố mình đang sống.

Tại đường Huỳnh Tấn Phát, nước ngập hầu như hết chiều dài 5 km. Nhiều đoạn nước ngập nửa bánh xe khiến việc di chuyển của xe cộ khá khó khăn.

Do mưa ngập, nhiều giao lộ lớn ở TP HCM lại ùn ứ kéo dài như Hàng Xanh, vòng oay Lăng Cha Cả… nhưng không kẹt nghiêm trọng như ngày hôm qua.

Mưa lớn kèm gió mạnh khiến cây lim xẹt cao hơn 20 m, đường kính 20 cm trong công viên 23/9 (quận 1) bật gốc ngã ra đường Lê Lai. Cây đổ kéo trụ điện cùng hệ thống dây cáp đập vào 3 ôtô đậu bên dưới và một ôtô đang chạy. Ba ôtô đang đậu gần đó cũng bị hệ thống dây cáp điện đập trúng gây hư hỏng.

Image
Cây xanh trong công viên đổ kéo theo trụ điện ngã xuống đè trúng nhiều ôtô. Ảnh: A.X


Vụ việc không gây thương vong, song khiến các ôtô bị hư hỏng nặng, móp nhiều vị trí. Anh Thái Văn Trung, người có ôtô bị trụ điện đè trúng hư hỏng nặng nhất, cho biết đang ngồi trong xe thì nghe một tiếng rầm, nhìn ra thấy trụ biến áp nằm trên kính chắn gió. Anh hoảng loạn mở cửa bỏ chạy.

Tại đường Bà Hạt (quận 10), 2 cây xanh đổ đè một xe máy. Sau lưng chung cư 590 Cách Mạng Tháng 8 (quận 3) có 2 cây gòn cao gần 30 m cũng bật gốc làm gãy trụ đèn chiếu sáng, hư hỏng tường rào của bãi giữ xe.

Trước đó, chiều 26/9 trận mưa gần 2 giờ khiến hàng trăm tuyến đường ở TP HCM bị nhấn chìm, nhiều nơi nước ngập đến 0,8 m, khiến nhiều tuyến đường tắc nghẽn 2-3 giờ. Do mưa ngập, nhiều hầm để xe ở thành phố cũng ngập, nhấn chìm hàng nghìn xe máy, ôtô.

Duy Trần - Mạnh Tùng
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Dân Việt nghèo còn thêm khốn vì sai lầm an sinh xã hội

September 29, 2016

Image
Công nhân ngành may - ngành được dự trù là sẽ mất nhiều việc làm nhất nếu nâng mức nộp bảo hiểm xã hội.
HÀ NỘI (NV) – Sẽ có khoảng 371,000 người mất việc khi chính quyền Việt Nam nâng mức nộp bảo hiểm xã hội. Chưa kể hàng loạt tác động bất lợi khác và giới lãnh đủ vẫn là những người lao động nghèo.

Giống như nhiều quốc gia khác, tại Việt Nam, bảo hiểm xã hội là một kênh nhận đóng góp từ các nơi sử dụng nhân lực và cá nhân đang đi làm rồi chi trợ cấp nhằm hỗ trợ cho những người thất nghiệp, hưu trí,…


Do hàng loạt sai lầm trong việc hoạch định chính sách lao động và an sinh xã hội (cho nghỉ hưu quá sớm, mức đóng góp quá thấp trong khi lương hưu trả cho các viên chức của hệ thống công quyền và sĩ quan của lực lượng vũ trang quá cao, cho chính quyền Việt Nam vay đến 5% tổng nợ quốc gia và bị nợ đến nay chưa trả,…), người ta dự đoán, bốn năm nữa, Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam bắt đầu thâm thủng và đến 2034 sẽ vỡ!

Ðể tránh thảm trạng này, chính quyền Việt Nam đề ra hai giải pháp chính, một là nâng tuổi nghỉ hưu đối với nữ giới từ 55 lên 60 và đối với nam giới từ 60 lên 62. Tăng mức nộp bảo hiểm xã hội,…

Cho dù phải có giải pháp nhằm bảo vệ và duy trì Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam nhưng các chuyên gia cảnh cáo, việc nâng tuổi nghỉ hưu trong bối cảnh tỉ lệ thanh niên thất nghiệp càng ngày càng cao sẽ khiến khả năng thanh niên tìm được việc làm giảm nhiều hơn. Mặt khác, nâng mức nộp bảo hiểm xã hội sẽ đẩy các doanh nghiệp đến chỗ phải cho nghỉ việc hàng loạt để giữ cho chi phí không tăng, khả năng cạnh tranh không giảm.

Hồi giữa tuần này, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Mekong (MDRI) tổ chức một cuộc tọa đàm về “tác động của việc điều chỉnh mức nộp bảo hiểm xã hội đối với người lao động và doanh nghiệp.” Theo đó, mức mà các doanh nghiệp đang phải trích nộp cho đủ thứ quỹ được thiết lập nhằm bảo đảm an sinh xã hội đã tương đương 24% tổng quỹ lương, nếu nâng mức nộp bảo hiểm xã hội lên cao hơn thì các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động tại Việt Nam chỉ còn cách giảm người để hạn chế chi phí gia tăng.

Cũng vì vậy, ngay sau khi nâng mức nộp bảo hiểm xã hội, trong giai đoạn đầu, số lượng người mất việc sẽ khoảng 371,000 người. Về lâu dài, doanh nghiệp khó mà kềm giữ chi phí, thành ra giá sản phẩm, dịch vụ sẽ tăng, khả năng cạnh tranh tất nhiên sẽ suy giảm, kéo theo sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ông Nguyễn Việt Cường, viện phó MDRI, cảnh báo thêm rằng, việc nâng mức nộp bảo hiểm xã hội sẽ khiến các doanh nghiệp phải tính toán cách thức đối phó. Cách dễ nhất để tránh tác động của việc nâng mức nộp bảo hiểm xã hội là chuyển đa số nhân viên, công nhân của họ từ lao động chính thức sang lao động làm việc theo thời vụ. Tình trạng việc làm của nhiều người sẽ trở thành bấp bênh, mất hết các loại phúc lợi.

Cần nhắc lại rằng, tỉ lệ phải đóng góp cho Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội tại Việt Nam vốn đã từng được xem là cao đến phi lý. Các doanh nghiệp đang phải đóng cho Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam đến 18% trên tổng quỹ lương, còn cá nhân thì phải đóng cho bảo hiểm xã hội đến 8% trên tổng thu nhập. Chưa kể, ngoài bảo hiểm xã hội, tính trên tổng quỹ lương, các doanh nghiệp còn phải nộp thêm 3% cho bảo hiểm y tế, 2% cho hệ thống công đoàn nhà nước, 1% cho bảo hiểm thất nghiệp.

Những cá nhân đang đi làm cũng không khá hơn, họ bị ép phải đóng đến 10.5% tổng thu nhập. Ngoài việc phải nộp 8% tổng thu nhập cho bảo hiểm xã hội, những cá nhân đang đi làm phải nộp 1.5% cho bảo hiểm y tế, 1% cho bảo hiểm thất nghiệp và 1% cho hệ thống công đoàn nhà nước.

Hồi giữa năm nay, ông Trương Văn Cẩm, tổng thư ký Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, khẳng định, chính sách hiện hành tại Việt Nam về bảo hiểm xã hội và phí công đoàn đã ngốn của cả doanh giới lẫn người đang đi làm đến 35%.

Mức này dẫn đầu Ðông Nam Á, cao hơn các quốc gia khác từ ba đến bảy lần. Lúc đó, ông Cẩm nhấn mạnh, do tiền lương tối thiểu tăng liên tục, bảo hiểm xã hội và phí công đoàn thì dựa trên lương nên “gánh” đó càng lúc càng nặng, doanh giới không thể kham nổi nữa!

Ðó cũng là lý do số doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế càng ngày càng nhiều. Khoản nợ càng lúc càng lớn. Năm ngoái, sau một cuộc thanh tra về việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, Thanh tra của chính phủ Việt Nam cho biết, chỉ thanh tra 1,261 doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế “trong một thời gian dài” thì khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà những doanh nghiệp này còn thiếu đã lên tới 1,440 tỉ đồng.

Tổng số tiền mà các doanh nghiệp còn thiếu Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam có lúc từng được ước đoán là 8,000 tỉ đồng. Có lúc được ước đoán là chừng 11,000 tỉ đồng.

Ðó cũng là lý do cả chính quyền lẫn Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam lên án việc doanh giới không đóng đủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là thiếu đạo đức, vô trách nhiệm. Tuy nhiên theo yêu cầu của nhiều giới, kết quả thanh tra hoạt động của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam khiến người ta thấy cơ quan này cũng thiếu đạo đức và vô trách nhiệm không kém.

Năm 2014, cơ quan kiểm toán của chính quyền Việt Nam từng công bố kết quả một cuộc kiểm toán Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, theo đó, tính đến năm 2013, việc lấy tiền trong Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội cho các doanh nghiệp nhà nước vay đã làm Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội mất trắng 1,052 tỉ đồng. Chưa kể so với năm 2007 thì đến năm 2013, chi phí cho việc quản lý quỹ này đã tăng gấp năm lần, tương đương 3% tổng thu.

Chưa biết Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam sẽ còn hay vỡ nhưng bất kể quỹ này thế nào thì những người đang làm việc quần quật cũng chỉ mất chứ chẳng được gì. (G.Ð)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »


Nhà cầm quyền ‘thay Formosa’ đền dân quá thấp

September 30, 2016


Image
Dân Nghệ An đi kiện công ty Formosa đòi bồi thường thiệt hại.
HÀ TĨNH (NV) – Nhà cầm quyền CSVN loan báo sẽ chỉ bồi thường cho bảy loại “nạn nhân” của thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra với mức rất thấp so với sự thiệt hại của người dân.

Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Chín, 2016, chế độ Hà Nội loan báo những nạn nhân được bồi thường là “bảy nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, gồm: 1- Khai thác hải sản; 2- Nuôi trồng thủy sản; 3- Sản xuất muối; 4- Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; 5- Dịch vụ hậu cần nghề cá; 6- Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; 7- Thu mua, tạm trữ thủy sản.”

Bản tin trên trang thông tin chinhphu.vn loan báo như thế và đưa ra “định mức” bồi thường và chỉ giới hạn khoảng thời gian bị thiệt hại “tối đa là sáu tháng, từ Tháng Tư, 2016 đến hết Tháng Chín, 2016.”

Theo bản tin này, “với chủ tàu/thuyền không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 5.83 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 10.67 triệu đồng/tàu/tháng; tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 15.2 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên thiệt hại do giá thì định mức bồi thường là 37.48 triệu đồng/tàu/tháng…”

Đối với “đối tượng lao động trên tàu/thuyền không lắp máy thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 3.69 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 5.96 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ; đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 7.65 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 8.79 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV thiệt hại do nằm bờ.”

Với những “Thiệt hại nghề muối định mức bồi thường là 39.37 triệu đồng/ha/tháng. Thiệt hại nghề muối trả 1 lần. Người lao động bị mất thu nhập định mức bồi thường là 2.91 triệu đồng/người/tháng.”

Theo quyết định kể trên “Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối.”

Theo nhận xét của Blogger Nguyễn Anh Tuấn, cái “định mức” và “đối tượng” được bồi thường vừa quá thấp vừa thiếu sót mà theo ông “không thể chấp nhận được.” Trong đó, một thí dụ, tài xế tắc xi đưa đón khách du lịch từ phi trường đi chơi biển không còn khách nữa, mất nguồn lợi tức, lại không được bồi thường.
Image
Bản liệt kê thiệt hại từ 15 Tháng Tư đến 15 Tháng Tám, 2016 của ngư dân Nghệ An đi kiện Formosa. (Hình: GNsP)

“Tất cả những tính toán bồi thường ở trên chỉ được áp dụng cho sáu tháng, kể từ khi thảm họa xảy ra (Tháng Tư) cho đến nay (Tháng Chín). Vậy sau Tháng Chín thì thế nào? Tôm cá đã quay về, ngư dân miền Trung lại tiếp tục ra khơi, thị trường hải sản đã được khơi thông, nhà hàng, khách sạn đã tấp nập trở lại rồi chăng? Chính phủ đang đứng ở đâu để đưa ra phương án này vậy?”, Ông Nguyễn Anh Tuấn viết trên trang Facebook cá nhân.

Theo ông, “Hôm nay đã bước sang Tháng Mười, hãy về các tỉnh miền Trung để xem, cá vẫn thỉnh thoảng chết dạt biển, ngư dân vẫn nằm bờ, thị trường hải sản vẫn tắc nghẽn, nhà hàng, khách sạn vẫn đìu hiu. Chưa có gì thay đổi đâu.”

Ngày 26 và 27 Tháng Chín, 2016 vừa qua, hơn 600 ngư dân và những nhà bị thiệt hại ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vì biển bị công ty gang thép Formosa đầu độc đã kéo nhau về thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh nộp đơn kiện đòi bồi thường. Dù bị công an tìm mọi cách cản trở nhưng cuối cùng cũng có 506 bộ hồ sơ đã nộp tại tòa án nơi này.

Số tiền mà một trong những lá đơn kiện của ngư dân Nghệ An liệt kê ra chỉ từ giữa Tháng Tư, 2016 đến giữa Tháng Tám, 2016 đã lên đến 435 triệu đồng. Nhưng như bản tin loan báo của nhà cầm quyền trung ương Hà Nội thì ngư dân tỉnh Nghệ An đã bị gạt ra ngoài.

Người ta không biết sẽ có bao nhiêu người được bồi thường, tổng số tiền là bao nhiêu trên tổng số $500 triệu mà nhà cầm quyền CSVN thỏa thuận với Formosa. (TN)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Chính trường hỗn loạn, Nguyễn Như Phong phò đảng cũng bị ‘bức tử’

October 3, 2016

Image
Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập báo PetroTimes vừa bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo. (Hình: Internet)
HÀ NỘI (NV) – Không chỉ giới truyền thông chính thống mà ngay cả công chúng cũng sửng sốt khi ông Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập PetroTimes, bị cách chức và tờ báo điện tử này bị đình bản trong ba tháng.

PetroTimes là báo điện tử của tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN). Còn ông Phong từng là đại tá công an, phó tổng biên tập tờ Công An Nhân Dân được PVN mời về làm tổng biên tập khi PVN có giấy phép xuất bản báo điện tử.

Tuy thuộc PVN, một tập đoàn nhà nước, song dưới sự điều hành của một cựu đại tá công an, PetroTimes đã tự lãnh nhận vai trò “xung kích trên mặt trận truyền thông,” cùng các tờ Nhân Dân (của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN), Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân “tả xung hữu đột” để bảo vệ chính quyền CSVN.

PetroTimes là tờ báo duy nhất tự hạch toán (tự thu chi, không ngửa tay nhận ngân sách để duy trì hoạt động như Nhân Dân Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân) nhưng luôn luôn tiên phong trong việc chỉ trích, bôi nhọ các cá nhân, các hoạt động đòi tự do, dân chủ và cũng vì vậy mà mức độ chỉ trích PetroTimes trên mạng xã hội còn lớn hơn những cơ quan truyền thông “ăn cơm chúa, múa tối ngày.”

Mức độ “trâng tráo, nhâng nháo” của PetroTimes được xem là lên tới đỉnh khi tháng 6 vừa qua, nhân “Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam,” PetroTimes giới thiệu bài “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” của ông Nguyễn Như Phong. Trong bài viết này, ông Phong khuyến cáo các đồng nghiệp bắt chước chó (trung thành, tôn thờ, yêu, vui buồn cùng chủ, bảo vệ chủ) vì “chó khôn nhờ chủ, nhà báo giỏi cũng nhờ chủ!”

Dẫu liên tục “đăng ký lập trường” theo kiểu như thế nhưng ngày 3 tháng 10 vừa qua, ông Phong vẫn bị cách chức, thu hồi thẻ nhà báo (một kiểu giấy phép hành nghề). PetroTimes thì bị tạm đình bản trong ba tháng.

Trong thông báo chính thức về sự kiện gây ngỡ ngàng ấy, Bộ Thông tin – Truyền thông của chính quyền Việt Nam cho biết lý do là vì PetroTimes có “sai phạm trong hoạt động báo chí” và cơ quan chủ quản đề nghị như vậy.
huynhtruong25
Posts: 142
Joined: Sun Sep 25, 2011 9:48 pm
Contact:

Post by huynhtruong25 »


Hội Đồng Giám Mục Việt Nam làm chính quyền ‘thất vọng’

October 7, 2016

Image
Billboard do giáo dân Giáo Xứ Phú Yên ở Quỳnh Lưu, Nghệ An dựng để phản đối việc bôi nhọ giám mục của họ. (Hình: Internet)
VIỆT NAM – Việt Nam Thời Báo, diễn đàn điện tử tiếm danh Hội Nhà Báo Độc Lập, quảng bá quan điểm của an ninh Việt Nam, cay cú với kết quả bầu chọn nhân sự của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Hôm 3 tháng 10, các giám mục Công Giáo từ nhiều nơi trên toàn Việt Nam đã về Sài Gòn tham dự kỳ họp thứ 13 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đây là kỳ họp theo định kỳ, tổ chức mỗi ba năm. Kỳ họp lần thứ 13 diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 10.

Ngay sau khi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam loan báo kết quả bầu chọn nhân sự lãnh đạo Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn từ 2016 đến 2019, Việt Nam Thời Báo lập tức bày tỏ sự thất vọng vì những “chủ chăn cực đoan, thiếu thiện chí với chính quyền lên ngôi!”

Việt Nam Thời Báo tỏ ra hết sức cay cú khi Giám Mục Nguyễn Chí Linh, người trông coi Giáo Phận Thanh Hóa được các giám mục Công Giáo bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Giám Mục Nguyễn Năng, người trông coi Giáo Phận Phát Diệm được các giám mục Công Giáo bầu làm phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đặc biệt việc các giám mục Công Giáo vẫn bày tỏ sự tín nhiệm Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, người trông coi Giáo Phận Vinh, thông qua việc tiếp tục đề cử vị giám mục này phụ trách Ủy Ban Công Lý-Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, được cảnh báo là sẽ nguy hại cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam “sẽ có những thăng trầm mới dưới sự lãnh đạo, điều hành của một đội ngũ các giám mục thiếu thân thiện với chính quyền.”

Theo Việt Nam Thời Báo thì trước kỳ họp thứ 13 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “nhiều người dự đoán Giám Mục Nguyễn Thái Hợp sẽ thôi làm chủ tịch Ủy Ban Công Lý-Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam” vì trong thời gian vừa qua “thái độ, cách điều hành, quản lý Giáo Phận Vinh của ông làm xấu hình ảnh, uy tín của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.”

Giống như một số tờ báo chính thống, Việt Nam Thời Báo cáo buộc Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã biến Ủy Ban Công Lý-Hòa Bình thành “một công cụ đối lập với nhà nước” thành ra việc vị giám mục này tiếp tục điều hành Ủy Ban Công Lý-Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được Việt Nam Thời báo xem là “điều hết sức bất ngờ.”

Kết quả bầu chọn nhân sự điều hành Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được Việt Nam Thời Báo nhận định là “sự thắng thế của phe cực đoan có xu hướng đối đầu trong nội bộ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam!”

Việt Nam Thời Báo không cho biết có bao nhiêu người tham gia dự đoán để họ bảo là “nhiều.” Những người “bất ngờ” là ai, làm gì và ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN, kiêm chủ tịch Ủy Ban Trung Ương của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam có nằm trong số này hay không?

Có lẽ nên nhắc lại rằng, hôm 3 tháng 10, ông Nguyễn Thiện Nhân đã vào Sài Gòn, đến tận nơi để chúc mừng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khi kỳ họp thứ 13 khai mạc.

Ông Nhân nhấn mạnh, “tuy có những lúc thăng trầm nhưng trước hết và trên hết, dòng chảy chủ lưu trong đồng bào Công Giáo chính là tình cảm và lòng yêu nước dành cho tổ quốc, cho dân tộc Việt Nam.” Đồng thời bày tỏ hy vọng rằng “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tiếp tục thúc đẩy truyền thống yêu nước và đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của người Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn mới” vì “ở đâu có đồng bào Công Giáo, ở đó có sự đoàn kết, thương yêu, bình an và phát triển.”

Sự kiện một ủy viên của Bộ Chính Trị Đảng CSVN đích thân dẫn lãnh đạo Ban Tôn Giáo Chính Phủ và các viên chức lãnh đạo thành phố Sài Gòn đến chúc mừng kèm theo “những lời có cánh,” diễn ra sau khi giáo dân Giáo Phận Vinh liên tục biểu tình đòi chính quyền Việt Nam phải giải quyết tận gốc ô nhiễm vùng biển khu vực phía Bắc miền Trung, bằng cách đóng cửa nhà máy thép của tập đoàn Formosa ở Khu Công Nghiệp Vũng Áng. Các cuộc biểu tình này luôn có hàng ngàn người tham dự. Trong đó, có cuộc biểu tình mà số người tham dự được ước đoán phải tới 50,000.

Nếu xem sự kiện ông Nhân đến chúc mừng là “vinh dự,” hy vọng của ông Nhân là “lời vàng, ý ngọc” thì hẳn là sẽ rất thất vọng về kết quả bầu chọn nhân sự lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Kết quả đó cho thấy rõ ràng các giám mục Việt Nam xem những chuyện, những lời như thế là… tầm ruồng!

Theo thông lệ, sau các kỳ họp theo định kỳ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam luôn có “thư chung” gửi giáo dân Công Giáo Việt Nam. Những người đã trót thất vọng về kết quả bầu chọn nhân sự lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chắc đang rất hồi hộp chờ xem thư chung ấy. (G.Đ)
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Nhờ người đứng tên, nhiều Việt kiều mất cả nhà lẫn tình
October 10, 2016

Image
Người nước ngoài, Việt kiều đang tìm hiểu mua căn hộ tại một dự án ở Sài Gòn. (Hình: báo điện tử VietNamNet)
SÀI GÒN (NV) – Nhiều Việt kiều chuyển tiền nhờ người thân, người quen ở Việt Nam đứng tên mua nhà đất ở Việt Nam, để rồi mất cả tiền lẫn tình cảm.

Báo Tuổi Trẻ, ngày 9 tháng 10, loan tin, “Năm 2008, bà N.N.K., Việt kiều Mỹ, về nước thăm người thân, sau đó chuyển 3 tỉ đồng Việt Nam cho người cháu mua và đứng tên căn nhà ở quận Bình Thạnh để khi về Việt Nam có nơi ăn ở.”


Một thời gian sau, do mâu thuẫn nên người cháu đuổi bà K. ra khỏi nhà và cho rằng, nhà là của mình. Bà K. kiện người cháu ra tòa.

Tại tòa, bà K. chứng minh được số tiền gửi về tương đương số tiền mua căn nhà. Nhưng khi xét xử, giá trị ngôi nhà tăng, phát sinh số tiền chênh lệch tòa án yêu cầu người cháu trả lại đúng số tiền mà bà K. gửi về, còn số chênh lệch là công sức của người cháu.

Bà K. không đồng ý vì cho rằng nhà do bà bỏ tiền ra mua, giá trị tăng hay giảm là do bà tự chịu. Cuối cùng, tòa để hai bên tự thỏa thuận phần giá trị tăng thông qua hòa giải chia đôi phần này, còn phần tiền gốc tòa buộc người cháu phải trả cho bà K. Vụ kiện kéo dài gần hai năm, gây không ít phiền toái cho bà K.

Còn vợ chồng ông N.B.T., Việt kiều Ðức, mua một căn nhà tại quận Tân Bình từ năm 2000. Ông T. nhờ cha mẹ đứng tên và cho gia đình anh trai trông coi. Năm 2010 do mâu thuẫn, vợ chồng ông T. có ý định yêu cầu phân chia tài sản nhưng anh trai của anh T. không đồng ý bàn giao căn nhà.

Sau đó, ông T. nhờ luật sư tư vấn rồi giải quyết bằng cách hỗ trợ ông anh một khoản tiền để mua đất ở ngoại thành, tránh tình trạng “huynh đệ tương tàn” khi đưa nhau ra tòa.

Theo Luật Sư Vũ Mạnh Quỳnh, trước khi Luật Nhà Ở năm 2014 ra đời, pháp luật Việt Nam không cho phép người Việt định cư ở nước ngoài đứng tên sở hữu nhà. Vì vậy nhiều trường hợp chuyển tiền nhờ người thân mua rồi đứng tên hộ, dẫn đến khó khăn khi xảy ra tranh chấp.

Ngay cả trường hợp Việt kiều chứng minh có giao dịch chuyển tiền thì việc công nhận quyền sở hữu nhà cũng khó khăn vì chưa có quy trình cụ thể.

Tuy nhiên hiện nay, luật nhà ở đã cho phép người nước ngoài và Việt kiều được quyền mua căn hộ và nhà ở riêng lẻ với số lượng theo quy định. Việt kiều có toàn quyền như người Việt Nam khi sở hữu nhà ở, “không quá 50 năm hoặc lâu dài tùy trường hợp,” nhưng nhiều người không hiểu rõ được thông tin này.

Theo ông Quỳnh, một số trường hợp khó chứng minh nguồn gốc quốc tịch, không có giấy khai sinh, không có chứng từ hộ tịch… có thể sử dụng thông tin trên căn cước, hộ chiếu của nước sở tại cấp cho người Việt ở nước ngoài có ghi rõ nơi sinh là Việt Nam.

Việc trả tiền mua nhà có thể thực hiện qua ngân hàng hoặc tiền mặt tùy theo thỏa thuận. Giao dịch mua bán nhà phải được lập hợp đồng tiếng Việt và được công chứng.

“Việt kiều không nên nhờ người khác đứng tên mua nhà vì dễ xảy ra tranh chấp. Người đứng tên có thể bán nhà, muốn đòi lại phải khởi kiện, nhưng nếu người đứng tên không còn tài sản thì cũng khó lấy lại tiền,” ông Huỳnh cảnh báo.

“Hình như tất cả mọi hoạt động của người Việt trong nước bây giờ là tìm cách làm sao cho tiền trong túi Việt kiều chạy vào túi mình. Người ta không ngại dùng mọi thủ đoạn để lừa nhau, người ta không còn phân biệt cha mẹ, anh em, bà con, có cơ hội là ra tay,” bà K. chua xót nói. (Tr.N)
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »


Mỹ, Liên Âu đòi CSVN thả blogger Mẹ Nấm


October 12, 2016

Image
Blogger Mẹ Nấm đòi công lý cho blogger Nguyễn Hữu Quốc Duy hồi tháng 8, 2016, nay tới phiên bà đối diện với nhiều năm tù. (Hình: Internet)
HÀ NỘI (NV) – Hoa Kỳ và Liên Âu đả kích mạnh mẽ việc chế độ Hà Nội bắt giam và truy tố blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đồng thời đòi hỏi phải trả tự do cho bà ngay lập tức.

Hôm Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, ra tuyên bố “quan ngại sâu sắc về các hành động gần đây chống lại các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh” vào ngày Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016 vừa qua.


Trước khi bắt giam bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 37 tuổi, một blogger nổi tiếng tại Việt Nam với các bút hiệu Mẹ Nấm, Mẹ Nấm Gấu, nhà cầm quyền Hà Nội giữ nguyên bản án đối với các blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày 22 tháng 9, kết án tù dân oan đòi quyền đất đai Cấn Thị Thêu vào ngày 20 tháng 9; tiếp tục bỏ tù blogger Nguyễn Đình Ngọc khi phúc thẩm ở Sài Gòn ngày 5 tháng 10, 2016, dù có giảm án từ 4 xuống 3 năm.

“Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình trên mạng và ngoài đời mà không lo sợ bị trừng phạt. Chúng tôi cũng thúc giục chính phủ đảm bảo các đạo luật và hành động của họ thống nhất với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến Pháp của Việt Nam, và các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam.” Bản thông cáo báo chí của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội nhấn mạnh.

Đồng thời ông Bruno Angelet, trưởng phái đoàn Liên Hiệp Âu Châu tại Việt Nam cũng ra một bản tuyên bố nói rằng chế độ Hà Nội “phải bảo đảm sự an toàn cho các người bảo vệ nhân quyền cũng như bảo đảm các quyền của họ về tự do diễn đạt quan điểm (chính tri, xã hội) một cách ôn hòa mà không sợ bị đe dọa hoặc cấm cản vốn được nhà nước CSVN ký cam kết với quốc tế.”

Hôm Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016, bà Barbel Kofler, đặc ủy nhân quyền của chính phủ Đức, bày tỏ sự phẫn nộ về việc bắt giữ bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rằng bà “bàng hoàng khi được tin blogger và nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị bắt giữ. Nếu thông tin nói rằng bà Quỳnh bị bắt dưới cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước là đúng thì điều này lại một lần nữa là một vi phạm nghiêm trọng đối với các nguyên tắc nhân quyền và những nguyên tắc quốc tế căn bản mà Việt Nam đã cam kết thi hành.”

Theo nhận xét của bà Kofler, “Bà Quỳnh đã không chỉ dùng trang Blog để phản đối những vi phạm nhân quyền, tham nhũng và tệ nạn xã hội. Bà còn là một kênh phát biểu quan trọng cho nhiều nông dân và ngư dân ở miền Trung Việt Nam đang có đời sống bị đe dọa bởi một thảm nạn môi trường do chất thải kỹ nghệ gây ra.”

Vì vậy bà lên án chế độ Hà Nội là “việc chính quyền dùng phương cách đàn áp, bắt giữ và truy tố để trừng phạt các hành động dấn thân cho quyền công dân, việc bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu dùng là một tín hiệu đáng được báo động, nhất là khi chính phủ tuyên bố sẽ cố gắng cải tổ các lãnh vực hành chánh, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng.”

Đây không phải lần đầu Hoa Kỳ, Liên Âu, các chính phủ Châu Âu lên tiếng đòi chế độ Hà Nội tuân thủ theo các hiệp ước quốc tế về nhân quyền và họ đã đặt bút ký cam kết tôn trọng nhưng vẫn ngang nhiên chà đạp.

Nhiều nhà đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam từng cáo buộc chế độ Hà Nội cứ người này hết hạn tù thì lại có một số người khác bị tống giam. Nhiều khi họ bị sử dụng như những con bài để Hà Nội mặc cả trong các cuộc đàm phán. Cho nên việc một số blogger được giảm án tù hoặc được trả tự do và trục xuất ra nước ngoài chỉ vì có các áp lực quốc tế, không phải chế độ Hà Nội tử tế gì.

Báo chí chính thống của chế độ theo nhau vu cho blogger Mẹ Nấm là ngày “càng lún sâu vào các hoạt động chống đối nhà nước dưới vỏ bọc đấu tranh nhân quyền” bên cạnh bày tỏ lòng yêu nước.

Trong một lần bày tỏ ý kiến trên mạng về hành vi bá quyền bành trướng của Trung Quốc, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phát biểu “không phản kháng, không bày tỏ sự bất bình của mình đối với Tập Cận Bình nghĩa là chúng ta xấu hổ khi là công dân, chúng ta xấu hổ với ngư dân Việt Nam. Chẳng lẽ thế là phản động? Chẳng nhẽ vì liêm sỉ quốc gia lại thành đứa phản động?”

Hồi năm 2014, bà từng sưu tầm tài liệu, nêu ra 31 trường hợp người dân bị chết bất thường khi bị công an CSVN bắt chỉ từ vài giờ đến vài ngày. Thi thể của họ đầu dấu tích bị tra tấn như nứt sọ, gãy xương sườn, dập tim phổi, gan ruột nhưng hầu hết đều đổ cho các nạn nhân này “tự tử,” “sốc ma túy.”

Những ngày gần đây, bà đã đấu tranh mạnh mẽ chống lại việc nhà cầm quyền CSVN bắt giam rồi kết án tù hai thanh niên Nguyễn Hữu Quốc Duy (sinh năm 1985) và Nguyễn Hữu Thiên An “tuyên truyền chống phá nhà nước” trên mạng xã hội Facebook.

Quốc Duy bị kêu án 3 năm tù và Thiên An bị 2 năm tù trong một phiên xử ngày 23 tháng 8, 2016 vừa qua. Bây giờ, chính blogger Mẹ Nấm cũng đang đối diện với một bản án có thể lên đến 12 năm tù.

Blogger Mẹ Nấm là thành viên của “Mạng Lưới Blogger Việt Nam.” Tổ chức này vừa ra bản tuyên bố khẳng định: “Cái gọi là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trên thực tế là những hoạt động không ngừng nghỉ của blogger Mẹ Nấm trong thời gian qua để bảo vệ môi sinh, đòi truy tố và đóng cửa Formosa cũng như lên tiếng cảnh giác về những dự án khác nguy hại đến đời sống, sức khỏe người dân;

“Việc bắt giữ cá nhân blogger Mẹ Nấm là hành động tấn công vào ý chí và nguyện vọng của tất cả những người dân Việt Nam đang cùng nhau tranh đấu bảo vệ môi trường, đòi hỏi cho quyền lợi của ngư dân và đồng bào bị ảnh hưởng bởi chất thải Formosa;

“Bắt khẩn cấp Mẹ Nấm là ý đồ của nhà cầm quyền nhằm tác động tâm lý sợ hãi lên quần chúng, và làm chùn bước cao trào tranh đấu bảo vệ môi trường của người dân, đặc biệt trong lúc các giáo xứ tại Hà Tĩnh đang tạo được những sức ép đáng kể.” (T.N.)
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »


LHQ: Việt Nam cần bỏ các điều 79, 87, 88, 245, 258

October 14, 2016

Image
Bong bóng chỉ có hàng chữ “Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng,” vẫn bị công an thu giữ. (Hình: danlambao)
VIỆT NAM – Cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vừa khuyến cáo chính quyền Việt Nam loại bỏ hàng loạt tội trong nhóm tội “xâm phạm an ninh quốc gia” khỏi Luật Hình Sự của Việt Nam.

Khuyến cáo này được đưa ra cùng lúc với việc chính quyền Việt Nam bị chính phủ của nhiều quốc gia và nhiều tổ chức hoạt động cho nhân quyền chỉ trích kịch liệt vì cáo buộc cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) “tuyên truyền chống nhà nước” và tạm giam cô bốn tháng.


Cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho rằng, các điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), điều 87 (phá hoại chính sách đoàn kết), điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước), điều 245 (gây rối trật tự công cộng), điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước) trong Luật Hình Sự hiện hành của Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn về nhân quyền của cộng đồng quốc tế.

Cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc dẫn trường hợp cô Quỳnh như một bằng chứng cho thấy, bất kỳ công dân nào của Việt Nam cũng bị biến thành tội phạm hình sự khi họ dùng các quyền tự do căn bản để bày tỏ ý kiến hay chất vấn chính phủ. Sự mơ hồ của các điều vừa kể trong luật hình sự giúp chính quyền Việt Nam dễ dàng dập tắt những ý kiến chỉ trích bằng cách tống giam và phạt tù.

Cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc liệt kê tên của hàng loạt cá nhân là nạn nhân của sự bào hành này. Ngoài cô Quỳnh còn có ông Nguyễn Văn Dài và cộng sự là cô Lê Thu Hà, ông Nguyễn Hữu Vinh (blogger Ba Sàm) và cộng sự là Nguyễn Thị Minh Thúy, hai anh em Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An,… Cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức những cá nhân đang bị giam giữ vì bị kết án dựa theo các điều vừa kể.

Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về việc sử dụng Luật Hình Sự để biến những người bất đồng chính kiến, chỉ lên tiếng một cách ôn hòa thành tội phạm hình sự.

Hồi Tháng Ba năm ngoái, ông Heiner Bielefeldt, giáo sư về nhân quyền tại đại học Erlangen-Nurnberg ở Đức, người được Liên Hiệp Quốc chọn làm đặc phái viên và cử đến Việt Nam để tìm hiểu về tự do tôn giáo tại Việt Nam, từng báo cáo với Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc rằng, sự thiếu rõ ràng của một số điều trong Luật Hình Sự của Việt Nam đã cho chính quyền Việt Nam cơ hội tự ý định đoạt để ngăn chặn tất cả các loại hoạt động trong dân chúng nếu những hoạt động đó bị xem là mâu thuẫn với lợi ích của chính quyền. Đặc biệt là điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước) trong Luật Hình Sự hiện hành đã được áp dụng thường xuyên để hạn chế quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và các quyền căn bản khác của con người.

Trước nữa, hồi Tháng Hai năm 2014, sau khi nghe Việt Nam trình bày báo cáo nhân quyền và thực hiện thủ tục kiểm điểm theo định kỳ (UPR) đối với Việt Nam, Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra 227 khuyến nghị (gần gấp đôi so với UPR lần đầu thực hiện vào năm 2009, lúc đó chỉ có 123 khuyến nghị). Có tới 107 quốc gia tham gia góp ý và chất vấn Việt Nam – những góp ý và chất vấn mà lúc đó được giới truyền thông quốc tế mô tả là “một đợt sỉ vả về nhân quyền.” Sửa đổi Luật Hình Sự, Luật Tố Tụng Hình Sự đúng với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, loại bỏ một số điều khoản nhân danh an ninh quốc gia để xâm hai các quyền căn bản của con người là một trong vài điều chính yếu trong số những góp ý và chất vấn vừa kể.

Vào thời điểm đó, thay vì đối đáp với các chất vấn, những thành viên trong phái đoàn Việt Nam lại tiếp tục đọc thêm nhiều báo cáo mà nội dung hoàn toàn không liên quan đến các chất vấn.

Cuối năm ngoái, Việt Nam đã sửa Luật Hình Sự, Luật Tố Tụng Hình Sự. Riêng với Luật Hình Sự, chính quyền Việt Nam gia tăng phạt tiền, giảm hình phạt đối với các loại tội trong nhóm tội phạm về kinh tế và nhóm tội phạm về chức vụ nhưng vẫn giữ nguyên, không đề cập gì đến các tội trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia mà cộng đồng quốc tế khuyến cáo cần loại bỏ. Cuối năm trước Quốc Hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua các luật này. Lẽ ra chúng đã có hiệu lực vào ngày 1 Tháng Bảy vừa qua nhưng rồi lại hoãn thi hành vào phút chót vì người ta phát giác Luật Hình Sự mới có hàng trăm lỗi gây ngỡ ngàng do quá ngớ ngẩn. (G.Đ)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »



Thủy điện Hố Hô xả lũ, nhà dân ngập 4 mét

October 14, 2016

Image
Đập thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ, hàng trăm nhà huyện Tuyên Hóa bị ngập. (Hình: VietNamNet)
QUẢNG BÌNH (NV) – Do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình có mưa lớn suốt nhiều ngày qua lại còn bị đập thủy điện Hố Hô trên sông Ngàn Sâu xả lũ làm hàng trăm ngôi nhà huyện Tuyên Hóa bị ngập.

Theo bản tin VOV, đập thủy điện Hố Hô (ở biên giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, xả lũ bất ngờ lúc 1 giờ sáng ngày 14 Tháng Mười, 2016. Vì vậy, nước lũ dâng lên trên mức báo động 2 khoảng 1.5 mét làm cho một số đường trong huyện Tuyên Hóa dù là vùng cao cũng vẫn bị ngập, chia cắt, và nhiều nhà dân ngập sâu 4 mét.


Theo nguồn tin này dựa vào tin từ ban chỉ huy Phòng Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, “thống kê ban đầu có hơn 300 nhà dân ở 2 xã vùng cao Thanh Hóa và Thanh Trạch bị ngập, nhiều nhà ngập sâu hơn 4 mét.”

Nước lũ dâng cao gây ngập úng nhiều diện tích lúa, hoa màu vụ hè thu. Ngay trong đêm qua, người dân phải di chuyển lên các vị trí cao hơn để tránh lũ. Cho đến sáng cùng ngày, cây cầu duy nhất từ huyện vào trung tâm xã Thanh Thạch bị ngập sâu không thể qua lại, làm xã này bị cô lập.

Mưa lũ đang làm ngập lụt một số tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Đường xe lửa Bắc – Nam bị sạt lở và bị ngập nước khu vực qua tỉnh Quảng Bình hiện đang bị tê liệt. Tin tức sơ khởi nói rằng có 5 người đã bị chết và mất tích.

Thủy điện Hố Hô từng bị đả kích là “hiểm họa treo trên đầu hàng vạn người dân” dưới hạ du của sông Ngàn Sâu.

Báo Kinh Tế Nông Thôn ngày 8 Tháng 8, 2014 từng cảnh cáo rằng, “Với túi nước khổng lồ 38 triệu mét khối treo lơ lửng trên cao trình 72 mét, không có tràn xả lũ, thủy điện Hố Hô được ví như quả ‘bom,’ luôn tiềm ẩn nguy cơ khiến hàng vạn hộ dân thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và xã Hương Hóa (Tuyên Hóa – Quảng Bình) ngập chìm trong biển nước nếu đập vỡ.”

Đập thủy điện này từng suýt vỡ đập sau trận lũ năm 2010 cho nên “mỗi khi mưa lũ về, dân cư hai tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh sống dưới miền hạ du lại như ngồi trên đống lửa.”

Tờ KTNT tố cáo rằng “từ ‘cao trào’ nơi nơi làm thủy điện, công trình thủy điện Hố Hô được lãnh đạo, ngành chức năng hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh chấp bút thỏa thuận cho xây dựng mà chưa tính đến hậu quả. Sự chấp thuận quá chóng vánh đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của hàng vạn dân cư vốn sống bình yên từ bao đời nay ven hạ du sông Ngàn Sâu.”

Theo KTNT, “kể từ năm 2007, thời điểm công trình thủy điện Hố Hô xuất hiện, dòng sông Ngàn Sâu thay đổi hoàn toàn. Mùa nắng, lòng sông cạn trơ đáy do thủy điện tích nước; mùa mưa lại dồn dập xả lũ gây nên những trận đại hồng thủy. Một lãnh đạo huyện Hương Khê vẫn chưa hết bàng hoàng khi nói về trận xả lũ năm 2010: Năm đó, lũ về dồn dập bởi mưa xối xả suốt hai ngày đêm. Nước lũ kéo theo cây cối khiến các cánh cửa van xả lũ bị tê liệt, cả tháp nước khổng lồ cuồn cuộn vượt đập trên 1 mét. Nguy cơ vỡ đập trong gang tấc.”

Nhiều đập thủy điện tại miền Trung Việt Nam xả lũ bất ngờ gây ngập lụt thiệt hại rất nhiều tài sản và nhân mạng những năm qua. (TN)
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Kiện Formosa, hàng ngàn người dân tiếp tục đến tòa án Kỳ Anh

October 17, 2016

Image
Các ngư dân chuẩn bị lên đường từ giáo xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, đi tới thị xã Kỳ Anh khiếu nại. (Hình: GNsP)
VINH (NV) – Cả ngàn người dân huyện Quỳnh Lưu sẽ lại kéo tới tòa án tại thị xã Kỳ Anh để tiếp tục kiện và khiếu nại việc hồ sơ kiện bị trả lại, theo thư thông báo của Linh Mục Ðặng Hữu Nam.

“Ngày Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016, khoảng 1,000 người dân ở huyện Quỳnh Lưu sẽ vượt hơn 200 km để vào tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh để tiếp tục nạp đơn khởi kiện Formosa và khiếu nại việc tòa án Kỳ Anh bác đơn kiện của họ.”

Linh Mục Ðặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên thuộc huyện Quỳnh Lưu phổ biến một bản thông cáo báo chí cho hay như vậy. LM Nam từng được họ ủy quyền đại diện mang đơn kiện tới tòa án thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, kiện công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa vì đã xả hóa chất độc hại ra biển, giết hết mọi loài sinh vật biển suốt một dọc dài của nhiều tỉnh tại miền Trung Việt Nam.

Sáng sớm ngày 18 tháng 10, 2016 cả ngàn người đã chuẩn bị sẵn sàng để lên đường. Theo bản tin của Tin Mừng Cho Người Nghèo (GNsP), LM Ðặng Hữu Nam và bà con ngư dân đã dùng bữa ăn sáng chung với nhau gồm bánh mì và sữa.

“Trong bữa ăn sáng, cha chia sẻ những khó khăn mà đoàn sẽ phải đối mặt và cha mong muốn bà con luôn giữ tinh thần ôn hòa khi dối chất hoặc hành xử với các cán bộ công an hoặc an ninh mặc thường phục. Cha Nam còn bày tỏ những trở ngại khó khăn mà các chủ nhà xe đang gặp phải và bị gây áp lực bởi nhà cầm quyền địa phương,” GnsP viết.
Image
Dân huyện Quỳnh Lưu và các nơi khác kéo đến Vũng Áng, Hà Tĩnh, đòi đuổi Formosa. (Hình- nguoikyanh.blogspot)

Nhà cầm quyền Hà Nội chỉ quyết định bồi thường, từ số tiền Formosa thỏa thuận, cho một số dân dọc theo 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế trong khi người dân ở Nghệ An, tỉnh bên cạnh Hà Tĩnh, cũng bị thiệt hại lây, nhưng lại bị lờ đi.

Bởi vậy, ngày 26 và 27 tháng 9, 2016, hơn một ngàn người từ huyện Quỳnh Lưu và các nơi khác đã đi hơn 200km tới thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện bất chấp sự ngăn cản của công an. Cuối cùng thì tòa án này chỉ nhận 506 đơn kiện rồi đến ngày 5 tháng 10, 2016 trả lại đơn kiện.

Tòa án Kỳ Anh lấy cớ “1) căn cứ vào khoản 5 điều 189 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự (BLTTDS) “kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm; và 2) căn cứ vào Ðiểm C khoản 1 điều 192 BLTTDS “sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” – tức là đã có Quyết Ðịnh 1880 của thủ tướng chính phủ vào hôm 29 tháng 9 về giải quyết bồi thường thiệt hại.”

Nhưng trong đơn khiếu nại sẽ được các người bị bác đơn đưa tới tòa án Kỳ Anh ngày 18 tháng 10, 2016, các lý do trả lại đơn kiện đã bị người dân cho hay là “trái Luật Tố Tụng Hình Sự.”

Theo điều 192 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự CSVN thì các lá đơn kiện Formosa không nằm trong số những lý do để bị trả lại đơn kiện. Còn về chứng minh thiệt hại, tòa chỉ có thể yêu cầu người đi kiện bổ túc chứ không dùng làm lý cớ trả lại đơn kiện (Khoản 5, điều 189 Luật TTHS).


Còn chuyện ông thủ tướng “đã ra quyết định về định mức bồi thường là “trái thẩm quyền và người bị thiệt hại ở tỉnh Nghệ An không phải là đối tượng bị điều chỉnh bởi quyết định này.”

Theo đơn khiếu nại của ngư dân Nghệ An, “thẩm quyền giải quyết ‘thuộc về tòa án’ chứ không thể giải quyết bằng một quyết định của thủ tướng chính phủ. Thủ tướng không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường.”

Ngày 7 tháng 10, 2016, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã gửi một văn thư đến Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh yêu cầu đuổi LM Ðặng Hữu Nam ra khỏi giáo phận vì ông đã sốt sắng giúp đỡ người dân bị thiệt hại vì Formosa xả chất thải độc hại ra môi trường. (TN)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Hai lãnh đạo báo Infonet cùng bị ‘tạm đình chỉ chức vụ’

October 19, 2016

Image
Hình chụp bản tin trên báo điện tử Infonet loan báo cả tổng và phó tổng biên tập của báo này bị “tạm đình chỉ chức vụ” 15 ngày. (Hình: Người Việt)
HÀ NỘI (NV) – Hai lãnh đạo bao gồm cả tổng và phó tổng biên tập báo Infonet của Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN bị “tạm đình chỉ chức vụ để làm rõ trách nhiệm cá nhân” về sai phạm của tờ báo.

Tin này được loan truyền rộng rãi trên nhiều báo và cả tờ Infonet tại Việt Nam hôm 19 Tháng Mười, 2016 về một quyết định có vẻ đột ngột của Bộ Thông Tin và Truyền Thông khi ra quyết định “trị tội” tay chân ruột thịt của mình.

Võ Đăng Thiên, tổng biên tập, và Phạm Thanh, phó tổng biên tập của báo điện tử Infonet đều bị “đình chỉ chức vụ” trong thời gian 15 ngày “để làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với những sai phạm của báo điện tử Infonet trong thời gian vừa qua.”

Không thấy bản tin loan báo những “sai phạm” đó là gì và tại sao họ lại chịu trách nhiệm. Lần đầu tiên, người ta thấy có chuyện cả tổng biên tập và phó tổng biên tập của tờ báo con đẻ của Bộ Thông Tin và Truyền Thông lại bị “tạm đình chỉ chức vụ” cùng một lượt.

Hai ngày trước, tức ngày 18 tháng 10, người ta thấy báo này có bài tường thuật một cuộc họp ở quốc hội mà báo này giật tít “Chủ tịch Quốc Hội: ‘Tôi thất vọng khi đọc dự thảo luật chính phủ trình.’” Hiện bản tin này đã bị gỡ xuống.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội CSVN, trong phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội tỏ vẻ khó chịu về những kém cỏi của chính phủ khi trình dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

Dự luật này ban đầu dự kiến “sửa 12 luật, liên quan đến 89 điều, nhưng dự thảo chưa làm rõ được tính cần thiết, thống nhất, đồng bộ giữa các luật hiện hành,” theo tường thuật của tờ Sài Gòn Giải Phóng.

Báo Sài Gòn Giải Phóng khi tường thuật phiên họp này của Quốc Hội CSVN cũng thuật lời bà Nguyễn Thị Kim Ngân “Đọc dự thảo luật chính phủ trình tôi rất thất vọng, dù tôi ủng hộ sửa,” không thấy tổng biên tập và phó tổng biên tập của báo này bị “xử lý.”

Tờ Pháp Luật thành phố ở Sài Gòn còn lấy lời bà Nguyễn Thị Kim Ngân giật tít: “Chưa đến mức ‘cháy nhà, chết người,’ sao phải sửa?” cũng chưa thấy bị “roi đòn.”

Mới hai ngày trước đó, Bộ Thông Tin và Truyền Thông được tờ Infonet thuật lại cuộc họp “giao ban” báo chí, xuất bản ngành Thông Tin và Truyền Thông Tháng Chín, 2016, trong đó ông thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết: “Sắp tới đây bộ sẽ tiếp tục ban hành văn bản để chấn chỉnh hoạt động của các phóng viên tại các địa phương.”

Mới hơn 2 tuần lễ trước, ngày 3 Tháng Mười, 2016, nhà báo Đại Tá công an Nguyễn Như Phong tuy đã cam phận làm “nhà báo chó” cúc cung phục vụ mà còn bị rút thẻ nhà báo và mất ghế tổng biên tập còn tờ PetroTimes (Năng Lượng Mới) thì bị “tạm đình chỉ.”

Nguyễn Như Phong bị rút thẻ nhà báo vì đăng lại bài phỏng vấn Người Buôn Gió của một tờ báo tiếng Việt bên Đức vụ Trịnh Xuân Thanh trốn chạy sự truy bắt của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Ông Võ Đăng Thiên, tổng biên tập Infonet từng bày tỏ sự khó khăn “đu dây” của nghề làm báo tại Việt Nam vừa phải phục vụ quyền lợi của đảng và nhà nước (ăn gian nói dối) vừa phải phục vụ nhu cầu thông tin thật của quần chúng (để có độc giả, quảng cáo) nhân “ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam 21 Tháng Sáu, 2016” đăng trên Infonet.

“Một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay đối với người làm báo, nhất là báo điện tử, là làm sao vừa thực hiện đúng chỉ đạo, pháp luật, định hướng của cơ quan chỉ đạo, định hướng báo chí, lại vừa thu hút được bạn đọc, hấp dẫn được bạn đọc, Vì nếu làm sai chỉ đạo sẽ bị xử lý, nhưng nếu không thuyết phục được bạn đọc thì không có nguồn thu. Đây thường xuyên là thách thức hàng ngày đối với chúng tôi.”

Mấy ngày nay, Infonet có một số bài viết về vụ thủy điện Hố Hô xả lũ hại dân trong đó có bài “Ngập úng là do trách nhiệm của người điều hành” ngày 17 Tháng Mười, 2016 dẫn lời ông Đặng Quốc Khánh, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh “Tính toán không kỹ thời điểm, lượng xả không đảm bảo an toàn cho hạ lưu, lúc cần nước thì không xả, lúc thừa nước lại xả… như thế là trách nhiệm của người điều hành thôi.”

Sau 15 ngày “tạm đình chỉ,” hai ông tổng và phó tổng biên tập của Infonet sẽ bị trừng trị thế nào, phải đợi mới biết chính thức. (TN)
huynhtruong25
Posts: 142
Joined: Sun Sep 25, 2011 9:48 pm
Contact:

Post by huynhtruong25 »


Thiếu nữ tử nạn khi đang cứu trợ vùng lũ miền Trung

October 21, 2016

Image
Em Đặng Thị Thu Hương, một cô gái trẻ, xinh xắn và sống đẹp. (Hình: Thanh Niên)
QUẢNG BÌNH (NV) – Sự ra đi đột ngột của một nữ tình nguyện viên khi đang lo cho người dân vùng lũ Quảng Bình, miền Trung, gây xúc động mạnh trong cộng đồng những ngày qua.

Sáng 21 Tháng Mười, nhiều đoàn công tác xã hội đã đến thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, để thắp nén nhang tiễn đưa em Đặng Thị Thu Hương (22 tuổi), cô gái trẻ tử nạn khi đang lo cho dân vùng lũ miền Trung.

Theo những người bạn của Hương kể lại, ngày 17 Tháng Mười, nhóm bạn của Hương đã chuẩn bị sẵn sàng cho một chương trình “phượt” tại miền núi phía bắc. Tuy nhiên, sau khi có thông tin về việc mưa lũ hoành hành tại Quảng Bình, cả nhóm đã dừng ngay kế hoạch vui chơi để làm công việc ý nghĩa. Họ tập trung về Quảng Bình giúp đỡ người dân vùng lũ.

Ngày 20 Tháng Mười, nhóm thiện nguyện của Hương đã có mặt tại xã Quảng Tiên, huyện Quảng Trạch để tặng quà, làm vệ sinh các trường học tại đây. Trưa cùng ngày, Hương cùng thêm một người bạn nữa là Hồ Thị Thanh Nguyên (24 tuổi), quê Phan Thiết, Bình Thuận, đi xe máy để mua cơm trưa cho cả nhóm.

Khi ra đến tuyến đường liên xã, do mép đường ngập bùn nên xe máy bị trượt bánh làm hai người ngã ra đường. Cùng lúc đó, một chiếc xe tải từ phía sau chạy đến không phanh kịp đã cán ngang người khiến Hương qua đời, còn Nguyên bị rạn xương tay.

Trên diễn đàn của nhóm từ thiện này, rất nhiều người đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi đột ngột của Hương: “Vĩnh biệt em, cô gái vừa xinh đẹp, vừa mạnh mẽ, lại có trái tim nhân hậu, mọi người thương nhớ em vô cùng.”

Theo chia sẻ của một thành viên trong nhóm, dự kiến nhóm sẽ quyên góp 1,000 thùng mì tôm cùng vật dụng, nước uống ra hỗ trợ đồng bào Quảng Bình. Hương là admin khu vực Huế gần Quảng Bình nên được giao nhiệm vụ tiền trạm, khảo sát khu vực gặp lũ để nhóm vận chuyển đồ ra.

Tâm sự với phóng viên báo Thanh Niên, với đôi mắt ướt đẫm đau thương, xúc động ông Đặng Văn Dũng, cha của em Hương, cho biết, Hương là một đứa con ngoan, hiếu thảo. Gia đình thuộc diện khó khăn nên Hương luôn tự lo cho bản thân, không muốn trở thành gánh nặng của gia đình.

Sống xa gia đình, nhưng Hương luôn nỗ lực, sống đẹp. Lớn lên một chút, em tham gia vào khá nhiều câu lạc bộ từ thiện xã hội, đi chăm lo cho cộng đồng dù mức lương làm lễ tân một khách sạn ở thành phố Huế không nhiều.

Gia cảnh của Hương, cô gái xấu số có tấm lòng thiện nguyện, rất khó khăn. Bố mẹ sống bằng nghề nông, hiện còn hai đứa con nhỏ. Chính vì thế, những tiếng khóc trong căn nhà lụp xụp càng khiến không khí thêm thê lương. (Tr.N)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Đắk Nông: 3 cán bộ tham gia cưỡng chế đất bị bắn chết tại chỗ

Image
Khu vực xảy ra vụ nổ súng chết người.

Bạn đọc Danlambao -
Hàng trăm công an đã được huy động nhằm chốt chặn các ngả đường sau khi xảy ra vụ nổ súng khiến ít nhất 3 cán bộ bị chết và 15 người khác bị thương vào sáng ngày 23/10/2016, tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nguyên nhân vụ việc được nói là do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai giữa người dân địa phương và công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sơn, thuộc xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, Đắk Nông.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lê Văn Minh – bí thư xã Đắk Ngo cho hay: "Tôi nắm thông tin sơ bộ ban đầu, người của Công ty Long Sơn đã ủi vượt vào đất của người dân nên dẫn đến sự việc trên"

Trước đó, vào lúc 7:30’ sáng ngày 23/10/2016, công ty Long Sơn đã đưa máy móc vào khu vực đang tranh chấp nhằm tiến hành cưỡng chế, san ủi đất của người dân địa phương.

Căng thẳng đã xảy ra khi nhiều người dân kéo đến ngăn cản và phản đối việc cưỡng chiếm đất. Trong lúc xô xát, một nhóm khoảng 5 người lạ mặt bất ngờ rút súng hoa cải bắn xối xả vào lực lượng cưỡng chế.

Vụ nổ súng đã khiến ít nhất 3 cán bộ quản lý bảo vệ rừng thuộc công ty Long Sơn bị chết ngay tại chỗ. 15 người khác cũng được nói bị thương, trong đó có 3 người đang nguy kịch.

Các nghi phạm vụ nổ súng ngay sau đó đã nhanh chóng rút khỏi hiện trường.

Đại tá Lương Ngọc Lếp, phó giám đốc công an Đắk Nông cho biết đã huy động hàng trăm công an, cảnh sắt chốt chặn các ngả đường nhằm truy bắt 4 người bị tình nghi nổ súng.

Cũng theo ông Lếp, một người bị cơ quan công an cáo buộc là “có vai trò giúp sức”, 3 người còn lại tham gia vào vụ bắn chết người. Đây hầu hết là những di dân đến từ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Từ nhiều năm qua, xã Đắk Ngô, huyện Tuy Đức, Đắk Nông vốn là một điểm nóng về tranh chấp đất đai giữa người dân và công ty Long Sơn.

Khu vực xảy ra tranh chấp đa số là đất canh tác do người dân bỏ công sức khai phá, nhưng lại bị nhà cầm quyền địa phương cho là đất rừng và giao lại cho công ty Long Sơn 1000 ha để thực hiện dự án nông lâm kết hợp.

Trong lúc người dân đang khiếu kiện và chưa được giải quyết thì công ty Long Sơn tiến hành cưỡng chế, san ủi trên đất đang tranh chấp nên đã dẫn đến vụ nổ súng chết người như trên.

Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »



Minh bạch vẫn là ‘xa xỉ phẩm’ chế độ không thể ‘cho’


October 28, 2016


Image
Thiếu minh bạch nên quản lý - phân bổ - sử dụng ngân sách ở Việt Nam vừa lãng phí, vừa thiếu hiệu quả.
(Hình: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)
VIỆT NAM – Ông Trương Trọng Nghĩa, một đại biểu Quốc Hội Việt Nam vừa đề nghị Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam yêu cầu chính phủ giải thích tại sao lại đóng dấu “Mật” lên các báo cáo.

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì các báo cáo của chính phủ, Tòa Án Tối Cao, Viện Kiểm Sát Tối Cao,… gửi cho đại biểu Quốc Hội đều đóng dấu “Mật.” Theo quy định của luật pháp hiện hành thì điều đó đồng nghĩa với việc không được phổ biến những thông tin trong các báo cáo này.

Ông Nghĩa bảo rằng đây là hành động không chính đáng. Dân chúng có quyền và cần phải được biết tình hình Biển Đông ra sao, tham nhũng thế nào…

Ông Nghĩa nêu thêm nhận xét rằng, nếu so các báo cáo của chính phủ Việt Nam, của Tòa Án Tối Cao, của Viện Kiểm Sát Tối Cao,… với mong muốn của cử tri đã được Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tập hợp và công bố trước đó thì các báo cáo vừa kể không đạt yêu cầu.

Theo ông Nghĩa, tham nhũng, khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm,… đang là những vấn đề rất nóng, có nhiều chuyện phải bàn nhưng các báo cáo hoặc lờ đi, hoặc là chỉ đề cập rất chung chung. Chẳng hạn chính phủ Việt Nam không đả động gì đến phá rừng, khai thác cát tràn lan,… dù phá rừng đã và đang làm lũ lụt thường xuyên, khai thác cát gây sạt lở khắp nơi kèm nhiều hậu quả đáng ngại khác.

Ông Nghĩa nhấn mạnh, vụ Formosa khiến vùng biển phía Bắc miền Trung bị ô nhiễm vốn hết sức nghiêm trọng nhưng báo cáo của chính phủ Việt Nam chỉ đề cập đến chuyện “kẻ xấu sách động dân chúng miền Trung” là không thỏa đáng. Cũng vì vậy, ông Nghĩa đề nghị Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sọan lại các báo cáo, làm rõ các nguyên nhân khiến tham nhũng, khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm,… trở thành thảm trạng như hiện nay.

Cần nhắc lại rằng, minh bạch không chỉ là khuyến cáo của nhiều chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam mà còn là cam kết của chính quyền Việt Nam với cộng đồng quốc tế cũng như dân chúng Việt Nam.

Tuy nhiên tại Việt Nam, minh bạch vẫn chỉ xuất hiện trên giấy và trên miệng của các viên chức.

Hồi Tháng Ba năm ngoái, World Justice Project (WJP) công bố kết quả một cuộc khảo sát về mức độ minh bạch của 102 quốc gia. Dựa trên nhận định của 1,000 người, cư trú ở Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn về, mức độ công khai những thông tin liên quan đến chính quyền và luật pháp, sự đáp ứng quyền được cung cấp thông tin, sự tham gia của các tổ chức dân sự, cơ chế đáp ứng các khiếu nại của dân chúng, WJP xếp chính quyền Việt Nam hạng 86/102 ở bình diện toàn cầu và 11/15 ở bình diện Châu Á. Tại Châu Á, sự minh bạch của chính quyền Việt Nam chỉ hơn Trung Quốc, Mã Lai, Cambodia và Myanmar.

Trước nữa, hồi Tháng Mười Một năm 2014, sáu tổ chức tại Việt Nam từng gửi kiến nghị, yêu cầu minh bạch về ngân sách, đúng vào thời điểm Quốc Hội Việt Nam đang thảo luận, chuẩn bị cho việc thông qua Luật Ngân Sách mới.

Ngoài việc yêu cầu minh bạch về ngân sách, kiến nghị nhấn mạnh rằng, chính quyền Việt Nam cần thực hiện nghĩa vụ giải trình và các biện pháp để dân chúng có thể tham gia vào tiến trình quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách.

Kiến nghị cho rằng, Luật Ngân Sách mới phải minh định về việc công khai ngân sách. Nội dung và cách thức công khai phải giúp dân chúng có thể hiểu để tham gia vào tiến trình quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách. Đặc biệt là phải bảo đảm sự thuận tiện trong việc tiếp cận thông tin. Luật Ngân Sách mới cũng cần minh định quyền tham gia giám sát của dân chúng trong việc quản lý, sử dụng ngân sách. Đồng thời phải xác định các hình thức xử lý đối với việc vi phạm nghĩa vụ công khai ngân sách và trách nhiệm giải trình về ngân sách.

Những kiến nghị như thế đã vào sọt rác. Thông tin về quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách của tất cả các cấp trong chính quyền Việt Nam vẫn thiếu và hết sức khó hiểu. Kết quả là sự lãng phí trong sử dụng ngân sách vượt xa sự tưởng tượng của mọi người. (G.Đ)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 6 guests