Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Khi lạm thu trở thành vấn nạn

August 19, 2016

Image
Giáo dân đòi ông Nguyễn Mão, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Hợp Thành, xin lỗi. (Hình: Anh Nguyên cung cấp)

Anh Nguyên

(từ Nghệ An)
NGHỆ AN (NV) – Chiều 14 tháng 8, 2016, hơn một nghìn giáo dân xứ Vĩnh Hòa, thuộc xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, biểu tình từ ngôi làng Vĩnh Hòa lên đến trụ sở UBND xã Hợp Thành, đoạn đường chừng 1km, đòi ông chủ tịch xã minh bạch các khoản thu theo đúng quy định của pháp luật và phải xin lỗi bà con giáo dân về tội vu khống, xúc phạm đến người Công Giáo.

Trước đó, vào năm 2015, người dân làng Vĩnh Hòa cũng từng đòi chủ tịch xã Hợp Thành xin lỗi dân và trả lại tiền lạm thu từ 2008 đến 2014.

Ông Nguyễn Mão, chủ tịch UBND xã Hợp Thành, không nhận lỗi, đồng thời gửi đơn ra bộ Thông Tin-Truyền Thông nói nhà báo viết sai sự thật và dân làng Vĩnh Hòa là làng Công Giáo phản động, bị Việt Tân xúi giục và kích động nên chống đối chính quyền ra mặt.

Vấn nạn lạm thu của nông dân không chỉ xảy ra ở một làng, một xã, hay một huyện mà nó xảy ra từ rất lâu nay ở khắp các hang cùng ngõ hẻm của người dân Việt Nam, gây bao tổn thất nặng nề đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trên ti vi, báo đài, người ta nhắc đến vấn nạn lạm thu như một khối ung bướu cần phải cắt bỏ. Nhưng nói thế thôi, xong xuôi, đâu lại vào đấy. Chỉ tội cho “con tằm đến thác vẫn còn vương tơ.”

Ai dám lên tiếng cho sự thật thì ngay lập tức, bị khoanh vùng đối tượng, bị đưa vào “danh sách đen,” bị mời làm việc, bị đánh bầm giập. Vì thế, người dân quen sống trong im lặng. Im lặng vì quá sợ hãi trước bất công và bạo lực. Và cứ như thế, từng giây, từng phút, từng giờ, cái xấu, cái ác tiếp tục gia tăng. Trật tự đúng-sai bị đảo lộn tùng phèo.

Trở lại chuyện biểu tình của giáo dân giáo xứ Vĩnh Hòa trong lần biểu tình vừa qua. Có hàng trăm công an mặc thường phục trà trộn vào đoàn người biểu tình để theo dõi.

Mặc cho xung quanh, dư luận dè bỉu với những câu hỏi, biểu tình để làm gì, biểu tình thì được gì, người dân làng Vĩnh Hòa vẫn tuần hành rất trật tự trên đường.

Ðiều mà người dân quan tâm ở đây là chuyện đúng-sai phải được phân định rõ ràng.
Image
Banner tại cuộc tuần hành của giáo dân giáo xứ Vĩnh Hòa. (Hình: Anh Nguyên cung cấp)
Trước áp lực của dân làng Vĩnh Hòa, ông chủ tịch xã phải làm việc với dân về những nội dung nêu trên. Không chứng minh được ai là Việt Tân, nhưng hễ mỗi lần có chuyện, ông chủ tịch xã lại báo cáo với cấp trên, là tại Việt Tân xui dân biểu tình, xui dân tìm hiểu pháp luật.

Pháp luật thì kệ pháp luật. Hễ khi nào bí quá, thì cán bộ xài luật rừng, và giải thích luật cho dân theo kiểu “dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà.” Dân có hỏi bao nhiêu nội dung, cũng chỉ cần trả lời lộn vòng như trên là “hạ cánh an toàn.” Thậm chí, khi có tội, bị kỷ luật, lại cũng chính là cơ hội để cán bộ thăng chức.

Cuối cùng, “trăm dâu đổ đầu tằm.”

Nông dân làm ruộng thì phải cõng đủ các loại quỹ “tự nguyện.” Mà các loại “quỹ tha ma bắt” đó mới thật khủng khiếp. Có nhà lên đến dăm bảy triệu chứ chẳng chơi. Mỗi xã, mỗi huyện, mỗi tỉnh lại có một kiểu thu khác nhau. Nói là tự nguyện, nhưng không tự nguyện thì bị ghi nợ, bị nhắc tên trên loa xã, bị “chấn” tiền ngay giữa ban ngày ban mặt khi đi làm khai sinh cho con, nhập học cho con…

Còn khi có con đi học, thì cha mẹ học sinh phải oằn lưng “tự nguyện” đóng tiền xã hội hóa giáo dục, ba trăm, năm trăm, bảy trăm nghìn mỗi em. Rồi tiền học tăng tiết một năm học, tính ra cũng xấp xỉ cả triệu bạc một em mà chất lượng giáo dục thì ngày càng khốn nạn.

Khổ nhất là khi người dân đến bệnh viện, tình trạng xét nghiệm tràn lan, chiếu chụp tràn lan, bệnh nhân phải nạp những khoản tiền vô tội vạ,… Và điều đó không những không được khắc phục mà còn ngày một gia tăng.

Tóm lại, là khi có một trẻ em chào đời, bất kể lành lặn hay tật nguyền, đều phải cõng trên lưng món nợ công truyền kiếp khổng lồ hàng chục triệu đồng và món nợ đó đang không ngừng gia tăng từng ngày.

Ðể có tiền trả nợ, người ta chỉ cần tiến hành một giải phải đơn giản, là rút ruột dân để sống. Và cách để đưa đất nước này đi lên xã hội chủ nghĩa, là người dân phải đóng thuế và phí nhiều hơn, phải “tự nguyện” đóng góp nhiều hơn mỗi ngày. Ðó là kiểu để xây dựng đất nước theo cách “nhà nước và nhân dân cùng làm”

Nếu có xảy ra vấn nạn lam thu, hay bất cứ vấn nạn nào khác đang diễn ra ở Việt Nam, thì cứ áp dụng câu này của Lê Duẫn, là mọi việc dù khó đến mấy cũng giải quyết ổn thỏa: “Chúng ta là nhà nước XHCN, chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê và tự phê bình là đủ.”
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »


Nông dân mà bị phạt tù vì ‘nhận hối lộ’


August 20, 2016

Image
Ông Nam và ông Tuấn – hai nông dân từng bị phạt tù vì “nhận hối lộ.”

VIỆT NAM – Một số tờ báo và luật sư đang đòi phải xử những cá nhân liên quan đến vụ bắt, truy tố, phạt tù hai nông dân vì họ “nhận hối lộ” và dùng trò bất lương để né trách nhiệm.

Giữa năm 2011, ông Nguyễn Thành Nam và ông Nguyễn Thanh Tuấn ngụ tại thôn Lò To, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được chi nhánh Hàm Thuận Nam của ngân hàng chính sách xã hội chọn làm tổ trưởng và tổ phó tổ cho vay vốn ở thôn Lò To. Đây là công việc mang tính tự nguyện, không được trả lương.

Từ đó, ông Nam và ông Tuấn nhận điền đơn, kiểm tra thủ tục, thay những người cần vay vốn trong thôn Lò To liên lạc với ngân hàng để vay tiền giúp họ. Do cả hai phải chạy tới, chạy lui giữa thôn Lò To với chi nhánh Hàm Thuận Nam của ngân hàng chính sách xã hội nên những người trong thôn tự nguyện trả chi phí đi lại, thù lao cho cả hai vì họ không còn thời gian để làm việc khác. Mức thù lao khoảng vài trăm ngàn/hồ sơ.

Đột nhiên tháng 3 năm 2015, ông Nam và ông Tuấn bị công an huyện Hàm Thuận Nam khởi tố vì “nhận hối lộ.” Bởi trong luật hình sự Việt Nam, “nhận hối lộ” nằm trong nhóm tội chỉ dùng để xử lý những kẻ có chức vụ, quyền hạn và trên thực tế, rất ít viên chức nhận tiền để làm hoặc không làm những việc nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của mình bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì “nhận hối lộ,” mặt khác, ông Nam và ông Tuấn chỉ là nông dân, chưa kể những nông dân cùng thôn từng nhờ cả hai giúp làm thủ tục vay tiền đều khẳng định họ tự nguyện đưa tiền, thành ra vụ án làm nhiều người chưng hửng.

Ông Nam và ông Tuấn vẫn bị giam hai tháng rồi được tại ngoại chờ hầu tòa. Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát huyện Hàm Thuận Nam, tòa án huyện Hàm Thuận Nam phạt ông Nam 7 năm tù, ông Tuấn 8 năm tù.

Cả ông Nam và ông Tuấn cùng kêu oan. Tham gia kêu oan cho cả hai còn có những nông dân đã nhờ họ giúp vay vốn – những người mà hệ thống tư pháp ở Hàm Thuận Nam xác định là… “người bị hại!”

Tháng 12 năm 2015, tòa án tỉnh Bình Thuận đưa ông Nam và ông Tuấn ra xử phúc thẩm. Bản án sơ thẩm vốn được xếp vào loại kỳ quái bị hủy vì thiếu căn cứ. Tòa án tỉnh Bình Thuận yêu cầu công an huyện Hàm Thuận Nam điều tra lại vụ án.

Hệ thống tư pháp huyện Hàm Thuận Nam đứng trước nguy cơ phải bồi thường vì đã gây hàm oan. Những cá nhân tham gia vào việc bắt, điều tra, truy tố, kết tội ông Nam và ông Tuấn có thể sẽ bị kỷ luật. Tới lúc đó, công an huyện Hàm Thuận Nam bắt đầu làm xiếc. Những nông dân được xác định là “người bị hại” – từng đi kêu oan cho ông Nam và ông Tuấn bị triệu tập, bị ép phải ký vào các “đơn tố cáo” ông Nam và ông Tuấn đã được soạn sẵn. Ông Nam và ông Tuấn thì được triệu tập, yêu cầu phải viết đơn xin miễn trách nhiệm hình sự, nếu không sẽ bị tạm giam trở lại.

Dựa trên các “đơn tố cáo” của những “bị hại” và đơn xin miễn trách nhiệm hình sự của ông Nam và ông Tuấn, công an huyện Hàm Thuận Nam ra hai quyết định, một – đình chỉ vụ án, hai – đình chỉ bị can vì “chuyển biển của tình hình.” Theo luật hình sự của Việt Nam, “chuyển biển của tình hình” là khái niệm chỉ tình trạng, do các diễn biến từ thực tế cuộc sống nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự không cần thiết nữa.

Nói cách khác, vụ án được đóng lại không phải vì ông Nam và ông Tuấn oan mà vì chuyện phạm tội của họ không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Hệ thống tư pháp ở huyện Hàm Thuận Nam vừa thoát được trách nhiệm do gây hàm oan, vừa được tiếng là “nhân đạo.”

Đây cũng là chiêu mà trong thời gian vừa qua, hệ thống tư pháp tại nhiều nơi ở Việt Nam thường xuyên áp dụng để khỏi phải bồi thường cho những người bị bắt, bị giam, bị kết án oan. Dẫu đã được xác định là bất lương nhưng không có viên chức tư pháp nào bị truy cứu trách nhiệm về kiểu né tránh trách nhiệm này.

Trong vụ ông Nam và ông Tuấn, một số tờ báo và một số luật sư khẳng định, có những chứng cứ rõ ràng về việc công an huyện Hàm Thuận Nam đã phạm pháp. Việc triệu tập những người nhờ ông Nam và ông Tuấn làm thủ tục giúp vay vốn, ép họ ký vào các “đơn tố cáo” đã soạn sẵn là “xâm phạm hoạt động tư pháp,” “cưỡng ép người khác khai báo gian dối.” Ông Nam và ông Tuấn cũng đã được các luật sư khuyến khích tố cáo hệ thống tư pháp ở huyện Hàm Thuận Nam “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội.”

Chưa rõ lần này, các điều tra viên của công an, các kiểm sát viên và thẩm phán của huyện Hàm Thuận Nam có xếp hàng ra tòa hay không? (G.Đ)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Chất kịch độc cyanua vẫn còn nhiều trong cá ở Miền Trung Việt Nam

August 24, 2016

Image
Phân tích các độc chất trong gan, ruột và mang cá. (Hình: NLĐ/Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam)

HÀ NỘI (NV) – Nhiều mẫu cá biển gửi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để xét nghiệm cho thấy, còn có chất kịch độc cyanua của 5 trong số 9 mẫu cá, cùng một số chất độc khác, chưa biết bao giờ ăn được.

Bản tin của tờ Người Lao Động hôm 24 tháng 8 thuật tin từ “Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (ATVSTP) Quốc Gia cho biết vừa thực hiện xét nghiệm 9 mẫu cá do Chi Cục ATVSTP Hà Tĩnh gửi ra. Đây là các mẫu cá được lấy tại Gò Cá xã Cẩm Nhượng, biển Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh (3 mẫu gồm: cá mu, cá đuối); chợ Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (6 mẫu gồm: ghẹ 3 mắt, cá nhồng, cá man, cá trạng buồn, cá mỏ neo, cá triềng).”

Theo kết quả kiểm nghiệm ngày 22 tháng 8 của cơ quan nói trên được tờ Người Lao Động thuật lại cho thấy “hàm lượng các kim loại nặng như: thủy ngân, crôm, asen, chì, sắt trong các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng trong mẫu cá trạng buồn có hàm lượng cadimi là 0.079mg/kg, vượt quá giới hạn cho phép. Ngoài ra, xét nghiệm cũng phát hiện tồn dư cyanua trong 5 mẫu cá: cá đuối (0.8 mg/kg); ghẹ 3 mắt (0.8 mg/kg); cá nhồng (0.6 mg/kg); cá man (0.5 mg/kg) và cá mỏ neo (3.9 mg/kg).”

Cùng ngày 24 tháng 8, Cục An Toàn Thực Phẩm, Bộ Y Tế được tờ Người Lao Động thuật lại, công bố “từ đầu tháng đến ngày 19 tháng 8, trong 18 mẫu hải sản được lấy từ tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) được kiểm nghiệm chỉ phát hiện một mẫu có lượng cadimi vượt ngưỡng.”

Cadimi là một kim loại thuộc dạng mềm có thể dẫn đến bệnh ung thư. Chúng tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng phần lớn trong các loại pin, đồng thời được sử dụng trong các chất màu, lớp sơn phủ, các tấm mạ kim và làm chất ổn định cho plastic và một số ứng dụng khác.

Tờ Người Lao Động viện dẫn ý kiến của chuyên gia hoá học nói, “Cyanua là một chất kịch độc, có thể gây chết người chỉ với liều lượng thấp. Người ăn phải cá hay thực phẩm nhiễm độc cyanua có triệu chứng nóng lưỡi, họng, đau đầu, chóng mặt, kích thích, đau bụng, buồn nôn, thở nhanh, thậm chí hôn mê, ngừng thở, hạ huyết áp…”

Người ta biết phần lớn chất độ cyanua có trong nước đều xuất phát từ quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của cyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan sắt và thép.

Hôm 22 tháng 8, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường CSVN mở một cuộc họp ở thị trấn Đông Hà, tỉnh Quảng Trị tuyên bố rằng nước biển miền Trung đã “sạch, đẹp, an toàn” và dân lại còn “có cả thép” nữa.

Nhưng đại diện của Bộ Y Tế Hà Nội có mặt trong cuộc họp không khẳng định mức độ an toàn của hải sản tại khu vực. Người ta dọc thấy báo cáo viết khá mơ hồ là “hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản giảm dần theo thời gian…”

Tức là các hóa chất độc hại vẫn còn đó, ăn chưa được, chỉ không nói thẳng. Đời sống hàng triệu người dân miền Trung bị ảnh hưởng vì biển bị đầu độc đang đối diện với một tương lai bất định. (TN)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Hải sản Việt Nam bị tẩy chay cả trong và ngoài nước

August 26, 2016

Image
Một phụ nữ thu gom nghêu chết vì bị nhiễm độc chất thải của nhà máy luyện gang thép
Formosa trên bờ biển huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Cả người dân trong nước và các nhà nhập cảng hải sản của Việt Nam tại ngoại quốc đều tẩy chay hải sản Việt Nam xuất xứ từ miền Trung vì lo sợ chúng bị nhiễm độc.

“Cùng với tình trạng thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động khi đối tác nước ngoài hủy hợp đồng do quan ngại thủy sản miền Trung nhiễm độc.” Báo điện tử VnExpress hôm Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016 dẫn một kiến nghị của Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP) đưa tin.

VASEP vừa đại diện cho 270 doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản “kiến nghị” lên chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về thiệt hại sau thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung. Tổ chức này kêu là “sự cố ô nhiễm đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ đến đời sống, việc làm cũng như sức khỏe của người lao động. Ngư dân lo lắng và không dám đi đánh bắt.”

“Khách hàng quốc tế quan ngại nhiễm kim loại nặng vào nguyên liệu và sản phẩm. Vì vậy, nhiều khách hàng đã hủy hợp đồng không mua thủy sản với các doanh nghiệp có nhà máy chế biến tại 4 tỉnh miền Trung. Các doanh nghiệp đã bị thiệt hại rất lớn,” VASEP viết trong bản kiến nghị được VnExpress dẫn lại.

Tổ chức VASEP dẫn trường hợp một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán là công ty Trang (Mã CK: TFC) “cũng bất ngờ ghi nhận thua lỗ 14.5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi lớn. Một trong những lý do được ban lãnh đạo công ty đưa ra là sự kiện cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam đã ảnh hưởng đến uy tín ngành thủy sản, nhiều đối tác nước ngoài đơn phương hủy hợp đồng.”

Một dẫn chứng khác về hệ quả của vụ Formosa dầu độc biển miền Trung đã ảnh hưởng thế nào đối với các xí nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, VASEP nói: “Công ty Nam Hà Tĩnh (Shatico) ở Kỳ Anh thu mua được 228 tấn sau 8 tháng, trong khi cùng kỳ 2015 được 580 tấn (giảm đến 60%). Công ty xuất khẩu chỉ được 160 tấn, kim ngạch 1.4 triệu USD trong khi cùng kỳ là 2.4 triệu USD.”

Trước thực trạng uy tín ngành thủy sản lao dốc trên trường quốc tế, VASEP “kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành khẩn trương đẩy mạnh công tác truyền thông để khách hàng nước ngoài không bị quan ngại và vẫn tin vào hình ảnh thủy sản của Việt Nam đảm bảo chất lượng.”

Đồng thời, hiệp hội này “mong chính phủ có sự can thiệp đối với Tập Đoàn Formosa trong vấn đề có trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người dân ở 4 tỉnh miền Trung; đưa ra những chính sách hỗ trợ, giải quyết hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường gây ra.”

Không chỉ gặp khó trên thị trường quốc tế, về thị trường nội địa, người dân trên cả nước cũng có tâm lý hoang mang, lo lắng nên không mua sản phẩm thủy sản miền Trung cho nên “Các doanh nghiệp và ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm.”

Theo báo cáo của VASEP, đến giữa tháng 8, 2016, ngư dân vẫn chưa đi đánh bắt trở lại, khiến các nhà máy chế biến bị thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhiều nhà máy chế biến phải tạm ngừng hoặc sản xuất với công suất rất thấp để duy trì và giữ chân công nhân.

Tổ chức nói trên cho rằng nếu tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp tục kéo dài, nguy cơ nhà máy phải đóng cửa là rất lớn.

“Dự kiến các tháng cuối năm, nhiều công ty chế biến thủy sản sẽ ngừng hoạt động vì không còn nguyên liệu để sản xuất. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải chi các khoản để giữ chân người lao động và các khoản chi trả cho các đối tác. Nhiều công ty báo thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.”

Cùng một ngày với cuộc họp báo hôm 22 tháng 8, 2016, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường CSVN cùng một số quan chức đã biểu diễn tắm ở biển Đông Hà, Quảng Trị, để chứng minh rằng nước biển miền Trung đã “an toàn” để tắm và “nuôi trồng thủy sản.” Nhưng đại diện của Bộ Y Tế xuất hiện trong cuộc họp báo này không trả lời được câu hỏi khi nào thì cá và các loại hải sản đánh bắt ở khu vực có thể ăn được. (TN)
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »


Hàng ngàn người từ bỏ quốc tịch Việt Nam

August 27, 2016

Image
Nhiều người dân phải thuê chở trên cái bè gỗ nổi nhờ đặt trên hai bánh xe hơi trong một trận lụt ở thành phố Hà Nội
mà suốt nhiều năm qua cứ mưa là ngập lụt. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – “Trong năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4,474 người.”

Tờ Dân Trí hôm Thứ Năm 25 tháng 8, 2016 dẫn tin tức từ Bộ Tư Pháp CSVN viết bản tin như thế khi đưa ra thống kê của bộ này cho thấy, “từ ngày 1 tháng 1, 2015 đến ngày 31 tháng 12, 2015 đã có 748 người thông báo có quốc tịch nước ngoài, trong đó 22 người thông báo có quốc tịch nước ngoài tại Sở Tư Pháp và 726 người thông báo có quốc tịch nước ngoài tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.”

Trong thời gian này, tờ Dân Trí dẫn các con số của Bộ Tư Pháp viết tiếp chi tiết là “có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu thôi quốc tịch Việt Nam là 4,474 người. Bộ Tư Pháp khẳng định đây là số liệu chính thức được quản lý tại Cục Hộ Tịch, Quốc Tịch và Chứng Thực.”

Tờ báo trên dẫn thống kê về tình hình năm nay về tình hình gia nhận hay “thôi” quốc tịch Việt Nam nói “quý 2, 2016, bộ trưởng Bộ Tư Pháp đã trình chủ tịch nước giải quyết 2,708 hồ sơ quốc tịch (trong đó có 2,699 hồ sơ xin thôi quốc tịch, 5 hồ sơ xin nhập và 4 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam).”

Nghĩa là tình hình có người Việt Nam xin “thôi” quốc tịch lên hàng ngàn trong khi số người xin “trở lại” hay “xin nhập” đều đếm được trên đầu ngón tay.

Tờ Dân Trí kể lại hai trường hợp gây “bão” dư luận gần đây như “ông Trương Đình Anh – cựu CEO của Tập Đoàn FPT – quyết định cùng gia đình sang Mỹ sống và làm việc dài hạn,” và “còn có chuyện doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường ‘ỉm’ chuyện nhập quốc tịch Cộng Hòa Malta nên không được công nhận là đại biểu Quốc Hội Khóa 14.”

Nhưng người ta biết rằng trong khoảng 100,000 sinh viên Việt Nam đang du học ở ngoại quốc, một số khá lớn trong đó tìm mọi cách để ở lại. Một trong những lý do chính là sở học của họ sẽ không có chỗ dùng, lương bổng rất thấp đến không đủ sống và không thể chen vào hệ thống công quyền, nơi có cơ hội ăn hối lộ, tham nhũng.

Xã hội Việt Nam lâu nay truyền tụng những câu tục ngữ “Thứ nhất hậu duệ. Thứ nhì quan hệ. Thứ ba tiền tệ. Thứ tư trí tuệ.”

Người ta đề cập khá nhiều về tình trạng, ngay các quan chức các cấp, sau khi đã vơ vét được những khoản tiền lớn rồi cũng đều tìm cách mang tiền ra nước ngoài mua nhà, đầu tư, mua cơ sở kinh doanh. Một số dịch vụ giới thiệu cơ hội bỏ ra $500,000 đầu tư ở Mỹ để người ta có thẻ xanh thường trú trên đấy Mỹ được tổ chức nhiều lần trong vài năm gần đây tại Hà Nội và Sài Gòn. Công ty môi giới ăn những khoản lệ phí hàng chục ngàn đô la.

Dù số người “xin thôi” quốc tịch Việt Nam ngày càng nhiều hơn như vậy, tờ Thanh Niên dẫn báo cáo “Chỉ số hành tinh hạnh phúc 2016” nói “Việt Nam xếp thứ 5 trong số các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.”

Bản tin của tờ Thanh Niên thuật lại “theo báo Independent ngày 21 tháng 7, 2016 dẫn báo cáo chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index – HPI) do Quỹ Kinh Tế Mới (New Economics Foundation – NEF, có trụ sở tại Anh) công bố cho thấy Việt Nam xếp thứ 5 trong số các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Theo báo cáo này, Costa Rica, quốc gia nhỏ bé ở khu vực Mỹ Latinh đứng đầu trong số các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Kế tiếp là Mexico, Colombia, Vanuatu, Việt Nam, Panama, Nicaragua, Bangladesh, Thái Lan và Ecuador.”

Trước đó, báo Thanh Niên ngày 8 tháng 1, 2016, dựa vào một bản tin về “khảo sát trên 68 quốc gia của Viện Gallup (Mỹ) năm 2015 cho thấy người Việt Nam hạnh phúc thứ 5 trên thế giới. Đất nước hạnh phúc nhất hành tinh là Colombia.”

“Cuộc khảo sát này công bố ngày 31 tháng 12, 2015, được Viện Gallup (Mỹ) thực hiện trên 66,040 cư dân ở 68 nước từ tháng 9 đến tháng 12, 2015, yêu cầu họ trả lời câu hỏi: “Bạn thấy cuộc sống của mình là rất hạnh phúc, hạnh phúc, không hạnh phúc cũng chẳng bất hạnh, bất hạnh hay rất bất hạnh?”

Báo Người Đưa Tin ngày 21 tháng 11, 2014 còn dựa vào bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới do tổ chức nghiên cứu xã hội Quỹ Kinh Tế Mới (New Economic Foundation) có trụ sở tại Anh công bố, nói “Việt Nam xếp thứ 2, sau Costa Rica.”

Với con số xin “thôi” quốc tịch hàng ngàn người mỗi năm, còn người xin “nhập” lại đếm trên đầu ngón tay, người ta có thể dễ dàng trả lời câu hỏi Việt Nam có phải là “quốc gia thuộc loại hạnh phúc nhất trên thế giới” hay không. (TN)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Cựu giám đốc Sở Tư Pháp Sài Gòn từ bỏ đảng
August 29, 2016

Image
Ông Võ Văn Thôn, cựu giám đốc Sở Tư Pháp thành phố Sài Gòn. (Hình: VTC)
SÀI GÒN (NV) – Ông Võ Văn Thôn (tức Mười Thôn), từng giữ chức chủ tịch Quận 3 và giám đốc Sở Tư Pháp ở Sài Gòn (từ 1996 đến 2000), xác nhận với phóng viên báo Người Việt rằng, ông vừa quyết định từ bỏ đảng CSVN kể từ ngày 26 tháng 8 năm 2016.

Trả lời Người Việt qua điện thoại, ông Thôn cho biết: “Ngày 24 tháng 8 vừa qua, ông đã bị chi bộ Ðảng quận 3 ra mức kỷ luật khiển trách vì ‘tội’ tự ứng cử đại biểu Quốc Hội. Tôi chỉ làm theo những gì pháp luật cho phép, thế mà họ lại cho rằng tôi vi phạm vì chưa được đảng phân công hay đồng ý.”

“Không thể chấp nhận một tổ chức đoàn thể đang hoạt động trên đất nước Việt Nam mà không chấp hành luật pháp Việt Nam,” ông Thôn nói.

Ông Thôn sinh năm 1941, là lão thành cách mạng Cộng Sản, ông từng bị đi tù Côn Ðảo vào năm 1965. Ông đã được chính quyền CSVN tặng huân chương độc lập hạng 3 và huân chương kháng chiến hạng nhất.

Thời gian sau khi về hưu, ông có nhiều sinh hoạt nhằm cổ vũ chống bành trướng Trung Quốc. Ông tham gia câu lạc bộ Lê Hiếu Ðằng, một tổ chức tập hợp nhiều nhân sĩ trí thức từ trước 1975, phần lớn đều từng là đảng viên ÐCS.

Tháng 5 năm 2016 vừa qua, ông đã nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc Hội. Tuy nhiên Ðảng Ủy quận 3 đã mời ông ra khuyên nên rút đơn vì “tuổi cao sức yếu.” Tuy nhiên ông vẫn không rút, nhưng sau đó ông đã không trúng cử đại biểu Quốc Hội.

Ngày 24 tháng 8 vừa qua, theo chỉ đạo trực tiếp của Ðảng Ủy Quận 3, chi bộ ông tổ chức cuộc họp nhằm tiến hành “đấu tố” ông, vì ông tự ứng cử. Ông trần tình rằng ông nghỉ hưu đã lâu và không hề được tổ chức đảng thông báo cái nguyên tắc đảng viên ra ứng cử lại phải được đảng phân công hay đồng ý.

Không tâm phục, khẩu phục, ông Thôn bỏ cuộc họp ra về. Các đảng viên trong chi bộ cho biết, kết quả đa số thống nhất kỷ luật ông theo hình thức “khiển trách.” Ngày 26 tháng 8, ông viết thư gửi chi bộ, thông báo từ bỏ đảng tịch để quay về với nhân dân.
Image
Ông Võ Văn Thôn (áo trắng, hàng ghế ngồi ngoài cùng tay phải) cùng các thành viên CLB Lê Hiếu Ðằng
trong lần đón nhạc sĩ Việt Khang ra tù. (Hình: NB/Người Việt)
Theo facebooker Võ Văn Tạo, “Tình hình ông và gia đình đang bị an ninh gây sức ép rất căng. Bạn bè đến thăm đều bị theo dõi.”

Ngay sau khi tin ông Võ Văn Thôn loan báo từ bỏ đảng CSVN lan đi khắp nơi, nhà cầm quyền cho một nhóm tuyên truyền lấy tên “Tuổi trẻ biển đảo Việt Nam” gọi ông là thành phần “đảng viên thoái hóa biến chất, không duy trì được phẩm chất đạo đức tốt đẹp” và “con người này đã chuyển từ việc phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước sang con đường phục vụ cho các thế lực thù địch phá hoại đất nước.”

Ông Võ Văn Thôn là một trong 61 đảng viên kỳ cựu và nổi tiếng của đảng CSVN hồi năm 2014 đã cùng ký tên trên một bức thư ngỏ kêu gọi những người cầm đầu đảng CSVN “từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội và từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng trong quan hệ với Trung Quốc.”

Về việc tự ứng cử, bây lâu nay chính quyền CSVN vẫn luôn dùng các “vòng hiệp thương” nhằm đấu tố và loại bỏ các ứng cử viên mà đảng không mong muốn.

Trước đây, ông Trương Ðình Tuyển, cựu bộ trưởng Thương Mại và ông Ðặng Hùng Võ, cựu thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cũng tuyên bố tự ứng cử, nhưng cả hai ông đều bị Ban Bí Thư nhắc nhở rút tên.

Trước ông Võ Văn Thôn đã có nhiều đảng viên kỳ cựu tuyên bố từ bỏ đảng CSVN. Gần đây nhất, đúng ngày 3 tháng 2, 2016 tức ngày kỷ niệm 86 năm thành lập đảng CSVN, ông Nguyễn Ðình Cống, giáo sư-tiến sĩ, nguyên trưởng khoa Xây Dựng, Ðại Học Xây Dựng Hà Nội, thông báo chính thức “từ bỏ đảng” vì cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin “có nhiều độc hại” và chủ nghĩa Cộng Sản “chỉ là ảo tưởng.” Ông cho rằng “thể chế hiện tại của Việt Nam là sự độc tài toàn trị của đảng.” (NB-TN)
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

‘Việt Nam có nhiều tù nhân chính trị nhất tại Ðông Nam Á’
September 4, 2016

Image
Bạn bè biểu tình trước tòa án ở Hà Nội khi luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị đưa ra tòa phúc thẩm, ngày 18 tháng 2, 2014.
Ông Quân bị y án “trốn thuế” 2 năm rưỡi tù dù ông phủ nhận hoàn toàn. (Hình: Getty Images)

Ba tổ chức nhân quyền gởi thư cho tổng thống Pháp

PARIS (NV) – Ba tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Pháp vừa gửi một bức thư yêu cầu tổng thống nước này áp lực với nhà cầm quyền Hà Nội thả hết tù chính trị “tức khắc và vô điều kiện.”

Ðại diện của ba tổ chức Liên Ðoàn Quốc Tế Nhân Quyền, Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Hội Nhân QUYỀN PHÁP, viết trong bức thư gửi Tổng Thống Pháp Hollande hôm 2 tháng 9, 2016 vừa qua viết rằng: “Nhà cầm quyền CSVN sau đại hội đảng lần thứ 12 đã tăng cường các cuộc đàn áp đối với những ai phê phán chính quyền và những thành viên xã hội dân sự. Các nhà hoạt động đấu tranh cũng như những nhà bảo vệ nhân quyền là đích nhắm thường xuyên nhận chịu những cuộc bạo hành, theo dõi, ngăn cấm tự do đi lại, bắt bớ, giam giữ tùy tiện.”

Ba tổ chức vừa kể nêu ra một số vụ đàn áp nhân quyền điển hình trong mấy tháng vừa qua. Ðó là tăng hạn thời hạn tạm giam, tổng cộng lên 12 tháng, với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Ðài. Kết án tù nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết qua biệt hiệu Anh Ba Sàm, 5 năm tù giam hồi tháng 3 vừa qua.

Ba tổ chức nhân quyền nói trên tố cáo rằng, trong bốn tháng vừa qua, nhà cầm quyền CSVN đàn áp dữ dội làn sóng biểu tình ôn hòa trên toàn quốc chống thảm trạng môi sinh chưa từng có, gây cảnh cá chết hàng loạt, và ảnh hưởng trầm trọng tới sinh kế của nhân dân tại các tỉnh miền Trung. Trong nhiều trường hợp, công an đã hành hung vô cớ và bắt bớ hàng chục người biểu tình.

Theo ba tổ chức nói trên, Việt Nam quốc gia có nhiều tù nhân chính trị nhất tại Ðông Nam Á. Khoảng 130 nhà bất đồng chính kiến đang nằm sau chấn song nhà tù.

Bức thư nêu trường hợp Ðức Tăng Thống Thích Quảng Ðộ, vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (giáo hội bị ngăn cấm hoạt động từ năm 1981), hiện bị quản thúc tại Sài Gòn. Ngài Thích Quảng Ðộ, người được đề cử ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2016, bị giam giữ tùy tiện qua nhiều hình thức tù đày hơn 30 năm qua.

“Chúng tôi xin tổng thống tạo áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam để họ ra lệnh trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, và chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu đối với các nhà hoạt động đấu tranh và các nhà bảo vệ nhân quyền.” Bức thư kêu gọi.

Tổng Thống Pháp Francois Hollande dự trù đến Việt Nam thăm viếng vào các ngày từ 5 đến 7 tháng 9, 2016.

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin là “Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Pháp Francois Hollande nhằm cụ thể hóa nội hàm ‘Ðối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.’ Nhân dịp này, hai bên cũng sẽ trao đổi các biện pháp thúc đẩy một số thỏa thuận hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.” (TN)
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »


Việt Nam còn nhiều người bảo thủ và vô cảm

September 4, 2016

Image
Bóng dáng người Trung Quốc xuất hiện ở khắp nơi tại Việt Nam. (Hình: Getty Images)

Việt Hải
(thành viên Tập Hợp Dân Chủ Ða Nguyên)
Hôm nay tôi mới trò chuyện với một anh bạn đang ở trong nước, anh kể rằng mới đi một chuyến đi miền Nam để tìm hiểu thực tế về cuộc sống xã hội và con người.

Anh đã cho tôi biết thành phố Sài Gòn bây giờ đi đâu cũng thấy dân lao vào ăn nhậu say xỉn bê tha sự hiểu biết chính trị thì mù tịt hỏi cái gì cũng ngơ ngác như nai tơ, hàng ngày chỉ lo kiếm tiền để ăn chơi nhậu nhẹt, hầu như không ai quan tâm gì đến chính trị, khi anh nói đến một thể chế dân chủ đa nguyên ở các nước phương Tây tân tiến thì hầu như mọi người không hiểu và cho rằng đó là một sự xa vời khó hiểu vì nhận thức có hạn chỉ ít tham khảo sách báo cũng như cập nhật thông tin trên các phương tiện truyền thông. Còn những người quan tâm đến chính trị và đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ đa nguyên có thể nói là không nhiều so với mật độ dân số trên các tỉnh thành khu vực miền Nam.

Anh sinh ra và trưởng thành tại miền Bắc vì vậy anh đã chứng kiến và tiếp xúc rất nhiều người vẫn còn bảo thủ trì trệ, trong đó phần lớn là những người nhiều tuổi, một số đảng viên tuy đã nhận ra những chính sách sai lầm của đảng và nhà nước Việt Nam, nhưng không dám đấu tranh sợ ảnh hưởng đến con đường danh vọng của con cháu, đành âm thầm biết để vậy, sống để vậy, chết mang theo.

Thành phần giới trẻ trong nước tại miền Bắc cũng như miền Nam có rất nhiều bạn đang sống tại các thành phố lớn có một cuộc sống đua đòi thể hiện hết mình với cái tôi, ngày đêm lao vào một cuộc sống gấp không cần ngày mai, cũng như không cần quan tâm mọi người và đất nước, xã hội xung quanh đó là vô cảm suy đồi về đạo đức, thiếu trách nhiệm mất dần nhân phẩm của một thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ trước cảnh tình đất nước đang nguy ngập về biển đảo và đất liền đang mất dần về tay Trung Quốc. Vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, dù đó là một việc xảy ra thương tâm hay là những câu chuyện bức xúc đối với những người dân oan khiếu kiện, gần gũi diễn ra ở một đất nước đầy bất công. Thái độ này dường như đang dần lan tỏa trong xã hội.

Hiện nay người dân trong nước theo cá nhân tôi nhận xét thì người dân chia ra nhiều thành phần khác nhau:

Vẫn còn nhiều kẻ đang quỳ gối để đón nhận chút bổng lộc do đảng ban cho chút quyền lực nhằm tham nhũng cho bản thân.
Vẫn còn nhiều kẻ bị u mê vì bị nhồi sọ quá lâu thành phần này tương lai sẽ giảm dần do nhận thức được từ mạng Internet hiểu rõ bản chất dối trá của một chế độ độc tài mị dân.
Hiện nay tôi cho rằng đáng phải chú ý tới đó là đang có nhiều người vẫn còn vô cảm, có thể là do dân trí thấp, hoặc sợ bị đàn áp không muốn liên lụy tới bản thân và gia đình họ luôn vô cảm mọi công việc xảy ra ở xung quanh, những thành phần này hiện nay đang có rất nhiều trở nên nguy cơ như một bệnh dịch lây lan trong xã hội. Họ vô cảm một cách đáng sợ thái độ thờ ơ trên gương mặt với những hiện tượng xung quanh hoặc đứng trước nỗi đau khổ bất hạnh của người khác. Ðó là thái độ cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức văn hóa và nhân ái của dân tộc Việt Nam.
Còn rất nhiều người do cuộc sống còn khó khăn vì vậy luôn nghĩ tới mưu sinh, hàng ngày chỉ nghĩ tới bát cơm và manh áo, không còn quan tâm đến tình hình chính trị trong nước, ai làm ông to bà lớn cũng không cần biết, chẳng cần quan tâm đến tình hình chính trị trong cũng như ngoài nước, tất cả mọi chuyện để đảng lo. Ðó cũng là chủ trương chính sách ngu dân của đảng và nhà nước Việt Nam nhiều năm nay, với tiêu chí đảng và nhà nước sẽ không để cho người dân chết đói, nhưng sẽ để người dân đói đến lúc chết.

Yêu nước, và lòng vô cảm

Khi ta nói đến lòng yêu nước, trước tiên ta phải nói tới sự nhận thức của mỗi con người, nếu trái tim vẫn còn nghĩ tới quê hương dân tộc thì bất cứ kẻ đó đang sống ở những nơi xa xôi ngàn dặm vẫn luôn hướng về quê nhà vẫn mong sao quê hương luôn được ấm no và hạnh phúc xã hội công bằng luật pháp công minh qua một thể chế dân chủ đa nguyên.

Còn những kẻ bảo thủ, vô cảm thì cho dù người đó đang đứng hoặc ngồi giữa Ba Ðình-Hà Nội đi chăng nữa thì họ vẫn mang trái tim lạnh và băng giá, lòng yêu nước của họ đang bị xóa mờ bởi những ích kỷ cá nhân tất cả những hành động với mục đích quyền lợi riêng tư tham quyền cố vị, mờ mắt vì những đồng tiền bẩn thỉu.

Khi chúng ta nói đến quê hương và con người Việt Nam, đó là mộạt câu nói chung không đơn thuần đơn lẻ thể hiện sự đoàn kết gắn liền với tương lai của đất nước Việt Nam. Chúng ta không có cách chọn lựa nào khác hơn là cùng nhau xây dựng một tương lai Việt Nam chung. Ðể xây dựng tương lai chung, lòng yêu nước vẫn là mẫu số chung bắt buộc.

Vì vậy chúng ta rất cần một sức bật mới của lòng yêu nước đối với tất cả mọi người trong cũng như ngoài nước.

Chúng ta kêu gọi và ủng hộ các bạn trẻ trong những phong trào yêu nước, bảo vệ môi trường, những phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ, phong trào đấu tranh vì biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhưng chúng ta cũng cần phải giải thích với các bạn trẻ yêu nước khác hoàn toàn với yêu chủ nghĩa xã hội hiện nay tại Việt Nam đó là một chủ nghĩa độc tài toàn trị dối trá, một chủ nghĩa đang bị cả thế giới lên án, nhưng chủ nghĩa đó vẫn còn tồn tại.

Tương lai đất nước Việt Nam được tự do dân chủ xã hội công bằng luật pháp công minh cũng là nhờ rất nhiều công sức tranh đấu trong mọi tầng lớp trong xã hội. Ðặc biệt rất mong một ngày gần đây các bạn trẻ trong và ngoài nước nhận ra điều này và nhận trách nhiệm về mình, cùng nhau đoàn kết và gắn bó để xây dựng lại một đất nước Việt Nam mới và con người mới.

Ðã bao đời nay dân tộc chúng ta biết đoàn kết khi đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm chiếm của ngoại bang, biển đảo đang bị ô nhiễm trầm trọng do chất độc thải của nhà máy Formosa đã xả trực tiếp ra biển đang được tập đoàn Cộng Sản bao che và bưng bít thông tin về sự thật ô nhiễm trầm trọng trong các tỉnh miền Trung, chỉ vì chúng đã nhận những đồng tiền béo bở của tập đoàn lãnh đạo Formosa đã cam tâm làm tay sai để hại nước hại dân.

Ðất liền cũng đang mất dần về phía các nhà thầu Trung Quốc do sự cấu kết làm ăn chia chác từ tập đoàn cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam, đã làm cho sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp trong nước đang bị phá sản ngày hoặc suy thoái trầm trọng,cuộc sống người dân khắp nơi trở nên vô cùng khó khăn, kinh tế đất nước suy yếu ngân sách nhà nước ngày một cạn kiệt nợ công 1.8 triệu tỷ đang cảnh báo vượt trần vào cuối 2016 vì vậy đất nước bị tụt hậu so với các nước trong khu vực Ðông Nam Á, trong khi đó chính quyền các cấp chỉ nghĩ tới tham nhũng và phân chia quyền lực, bỏ mặc đời sống của nhân dân, đó là bản chất chủ nghĩa cá nhân của tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam.

Tinh thần đoàn kết dân tộc đã được thể hiện khắp nơi suốt nhiều thập niên qua trong mục tiêu quyết tâm xóa bỏ độc tài để xây dựng lại một đất nước dân chủ đa nguyên, công bằng và nhân ái. Những hiện tượng đấu tranh đơn lẻ trong cộng đồng sẽ không phát huy được sức mạnh vì vậy cần phải nhìn nhận lại. Chúng ta cần nỗ lực xây dựng lòng tin, biết yêu thương và gắn bó đó mới là sức mạnh đoàn kết của dân tộc sẽ trỗi dậy như sóng triều dâng để quét sạch chủ nghĩa Cộng Sản độc tài và mở ra một vận hội mới cho dân tộc. Sức mạnh đó nằm trong tay của mỗi người dân Việt chúng ta trong và ngoài nước.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »



Chùa Liên Trì chính thức bị nhà cầm quyền cưỡng chế

September 8, 2016

Image
Các dân oan đứng trước chùa Liên Trì lúc chưa bị cưỡng chế. (Hình: Nguyễn Phương)
Việt Hùng/Người Việt

SÀI GÒN (NV) – Tin từ sư thầy Pháp Viên, một Phật tử đang tu học tại chùa Liên Trì, người chứng kiến toàn bộ vụ việc cho phóng viên Người Việt được biết là “chùa Liên Trì đã bị cưỡng chế vào lúc 7 giờ sáng ngày 8 tháng 9.”

“Sáng nay, lúc 7 giờ sáng chính quyền đã cho rất đông lực lượng công an, cảnh sát cơ động bảo vệ ngoài cổng chùa, sau đó vào bên trong chùa đọc lệnh cưỡng chế. Họ yêu cầu Hòa Thượng Thích Không Tánh chấp nhận lệnh cưỡng chế và yêu cầu tự di dời.”

“Các thầy đã phản đối và tọa kháng niệm kinh Phật một cách ôn hòa. Nhưng họ vẫn cương quyết, họ đưa cảnh sát cơ động áp tải Hòa Thượng Thích Không Tánh và Thượng Tọa Thích Thiện Minh lên một chiếc xe cứu thương, chở đi trước. Còn số còn lại bị họ đưa về địa điểm mới.”

Thầy Pháp Viên cho biết thêm: “Họ còn đem cả Ban Trị Sự Phật Giáo của quận (Phật Giáo quốc doanh) để tiếp nhận các tài sản của chùa. Sau đó thì chúng tôi bị đưa đi về khu Cát Lái, một vùng đất hẻo lánh mà họ cho là nơi ‘tái định cư’ của ngôi chùa.”

Khi được hỏi sức khỏe của thầy Tánh lúc bị bắt đưa đi thế nào? Thầy Pháp Viên cho biết: “Sức khỏe của Hòa Thượng Không Tánh không được khỏe, vì thấy thức suốt đêm qua, lúc bị bắt đưa lên xe cứu thương thầy đã ngất xỉu. Bên chính quyền họ đưa bác sĩ và y tá đến chăm sóc sức khỏe cho hòa thượng.”
Image
Ðường vào khu vực ngôi chùa đã vị phong toả. (Hình: Huyền Trang)

Ðể chuẩn bị cho việc cưỡng chế chùa Liên Trì, thì đã 3 ngày trước đó, chính quyền đã cho phong tỏa ngôi chùa, tất cả các đường vào ngôi chùa đều có công an, cảnh sát cơ động, lập chốt canh gác. Họ dựng lên rất nhiều biển báo “cấm quay phim chụp ảnh” và cấm không cho người dân ra vào khu vực này.

Sáng ngày 8 tháng 9, chúng tôi đã cố liên lạc với thầy Thích Không Tánh qua số điện thoại, nhưng không thể liên lạc được, thầy Pháp Viên đã cho biết là: “Chính quyền đã cho phá sóng điện thoại ở khu vực ngôi chùa từ tối khuya ngày hôm qua.”

Phía bên ngoài, chính quyền đã huy động cả trăm nhân viên công an phong tỏa hai lối chính để vào ngôi chùa là khu vực ngã tư Lương Ðình Của, phía chân cầu Thủ Thiêm và khu vực ngã 3 đại lộ Ðông Tây, chỗ vừa qua chân hầm Thủ Thiêm.

Ðến chiều ngày 8 tháng 9, chúng tôi liên lạc được với thầy Thích Từ Giao, thì được thầy cho biết: “Tôi đang chăm sóc sức khỏe cho thầy Tánh ở bệnh viện quận 2. Phía bên ngoài căn phòng có khoảng 20 nhân viên an ninh quân phục lẫn thường phục canh gác, họ không cho chúng tôi liên lạc hay gặp gỡ ai hết.”

Tối ngày 8 tháng 9, chúng tôi đã cố đi vào lại khu vực ngôi chùa, nhưng rất đông công an cảnh sát vẫn đứng chốt chặn ngay đầu đường, mặc cho đã 9 giờ đêm. Dường như mọi thông tin hình ảnh tiệp cận hiện trạng từ ngôi chùa đã bị ngăn chặn.

Liên quan đến sự việc này, hai hôm nay các nhà hoạt động dân chủ ở Sài Gòn và những tín đồ Phật Giáo thân tín với ngôi chùa Liên Trì đều bị ngăn chặn ở nhà. Cựu tù nhân lương tâm Ðỗ Thị Minh Hạnh cho biết: “Họ huy động cả 10 nhân viên công an, chỉ để canh giữ một phụ nữ chân yếu tay mềm như tôi.”
Image
Hòa Thượng Thích Không Tánh đang phải điều trị ở bệnh viện quận 2. (Hình: Huỳnh Trọng Hiếu)

“Sáng nay vừa bước ra khỏi nhà đã có 5 thanh niên áp tới, yêu cầu tôi phải vào nhà. Họ nói là có lệnh không cho em đi đâu hết. Nhưng khi tôi hỏi là lệnh đâu, đưa xem thì họ không đưa được giấy tờ gì chứng minh hết,” Minh Hạnh cho biết thêm.

Tương tự như trường hợp của Minh Hạnh, các nhà hoạt động dân chủ khác ở Sài Gòn như Luật Sư Lê Công Ðịnh, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng, Hoàng Dũng… đều bị canh gác ở nhà.

Chùa Liên Trì là cơ sở tôn giáo và là tài sản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (có từ trước năm 1975) hiện diện được hơn 70 năm tại Thủ Thiêm. Ngôi chùa này nổi tiếng với các hoạt động từ thiện như giúp đỡ cho thương phế binh VNCH, các dân oan bị chính quyền cướp đất và các trẻ em bị bệnh ung thư.

Sau khi có dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhà cầm quyền quyết định bồi thường cho chùa chưa đầy 1 tỷ đồng (khoảng $45,000) để di dời đi nơi khác.Tuy nhiên hòa thượng chủ trì Thích Không Tánh đã cương quyết, mạnh mẽ quyết không di dời với mục đích ở lại Thủ Thiêm để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.

Sau nhiều lần gây áp lực và sách nhiễu cho hòa thượng, quý chư tăng, quý phật tử ở Chùa. Vào tháng 7 năm 2016, nhà cầm quyền gửi giấy quyết định cưỡng chế chùa và hứa sẽ bồi thường cho chùa khoảng hơn 9 tỷ đồng (khoảng $430,000), gấp chín lần so với giá bồi thường cũ. Tuy nhiên, quý chư tăng kiên quyết giữ chùa để cho người dân Thủ Thiêm mới có nơi thực hành đời sống tâm linh.

Trước đây, khi trả lời phỏng vấn báo Người Việt, Hòa Thượng Thích Không Tánh đã cho biết, nếu ngôi chùa bị cưỡng chế thì hòa thượng sẽ cân nhắc việc xin tị nạn chính trị vì “không thể sống với một chế độ vô nhân tính như vậy được nữa.”

Ðến 10 giờ tối ngày 8 tháng 9, chúng tôi đã cố liên lạc với Hòa Thượng Thích Không Tánh nhưng vẫn không thể liên lạc được. Chúng tôi sẽ theo sát vụ việc để có thể cung cấp đến quí bạn đọc những diễn biến tiếp theo của sự kiện này.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Ghế đại biểu Quốc Hội CSVN được mua với giá $1.5 triệu

September 8, 2016

Image
Bà Châu Thị Thu Nga. (Hình: VietNamNet)
HÀ NỘI (NV) – Một nữ doanh nhân ở Hà Nội đang bị giam giữ và tiếp tục điều tra về tội lừa đảo hàng trăm tỉ đồng, khai rằng bà đã phải chi $1.5 triệu cho cái ghế đại biểu Quốc Hội.

Một số báo tại Việt Nam đưa tin cơ quan điều tra của Bộ Công An đã chấm dứt giai đoạn một của cuộc điều tra đối với bà Châu Thị Thu Nga, nữ doanh nhân bị hàng trăm người tố cáo là đã nhận tiền mua nhà nhưng suốt một thời gian dài chẳng thấy nhà đâu.

Bà Châu Thị Thu Nga, 51 tuổi, gốc Huế nhưng trúng cử đại biểu Quốc Hội khóa 2011-2016 đơn vị Hà Nội. Bà Nga bị bắt từ đầu năm ngoái và đến tháng 6, 2015 thì bị lột chức đại biểu Quốc Hội.

Bà Nga được truyền thông tại Việt Nam cho hay là có học vị tiến sĩ, với một tiểu sử kinh doanh và chính trị rất “cộm cán.”

Liệt kê thấy gồm: Chủ tịch công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group). Trước khi “trúng cử” đại biểu Quốc Hội khóa 13, bà là phó trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam khu vực miền Bắc-Cục Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Ðộng Sản-Bộ Xây Dựng; Chủ tịch câu lạc bộ Vườn Ươm Doanh Nhân-Hội Liên Hiệp Thanh Niên thành phố Hà Nội; Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất; Ủy viên Ban Thường Trực nhóm nữ đại biểu Quốc Hội Việt Nam; Thành viên tổ chuyên gia liên ngành – Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về chính sách nhà và thị trường bất động sản; Ủy viên thường vụ Ban Chấp Hành Hiệp Hội Bất Ðộng Sản Việt Nam; Ủy viên tổ chức Nghị Sĩ Hữu Nghị Việt Nam-Ðức; Phó chủ tịch Hội Bảo Trợ Người Tàn Tật và Trẻ Mồ Côi thành phố Hà Nội; Ủy viên Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội.

Có thể với những chức vụ chính trị và vai trò đại biểu Quốc Hội đã giúp cho bà tạo uy tín để kinh doanh.

Cuối năm 2000, bà Nga thành lập công ty cổ phần đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) với 3 xí nghiệp, cung cấp sản phẩm chính là gạch, ngói không nung. Dần dần, bà nổi tiếng trong giới bất động sản với vai trò chủ tịch tập đoàn Housing Group.

Với 3 xí nghiệp ban đầu, Housing Group phát triển hệ thống thành 5 công ty thành viên gồm: Công ty TNHH Nội Thất Housing, Công ty Cổ phần Ðầu tư Xây dựng Công nghiệp Ðô thị, Công ty Xây lắp Housing, Công ty Truyền thông Housing, Công ty Ðầu tư Xây dựng Bất động sản Á Châu.

Ngoài ra, tập đoàn của bà còn có sàn giao dịch bất động sản cùng một số chi nhánh tại các tỉnh thành và phát triển theo hướng đa ngành, mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế.

Theo tin các báo tại Việt Nam, bản kết luận điều tra lần 1 của cơ quan điều tra nói rằng, “Mặc dù chưa được giao làm chủ đầu tư, cấp phép dự án B5 Cầu Diễn nhưng bà Châu Thị Thu Nga đã chỉ đạo nhân viên thực hiện chủ trương huy động vốn của khách hàng theo hình thức ký hợp đồng vay vốn với tổng số tiền hơn 377 tỷ đồng. Sau đó, bà Nga đã trả lại hơn 28 tỷ đồng cho một số nhà đầu tư rút vốn.”

Trong số 349 tỷ đồng còn lại, bà Nga khai đã dùng 85 tỷ đồng trả cho các đơn vị ký hợp đồng một số hạng mục tại dự án B5 Cầu Diễn; chi hơn 80 tỷ đồng cho mục đích cá nhân gia đình bà Nga; chi 25 tỷ đồng cho các dự án khác… Còn lại 157 tỷ đồng, bà Nga khai dùng để “bôi trơn” dự án.

Theo tờ Tiền Phong kể, “Tại kết luận lần này, cơ quan điều tra đã làm rõ 6 nội dung trong vụ án theo yêu cầu Viện KSND Tối Cao. Ðáng chú ý, về nội dung khoản tiền hơn 157 tỷ đồng, bà Nga không có tài liệu gì chứng minh, không ký nhận chứng từ. Khi đối chất với bà Nga, các cá nhân liên quan đều phủ nhận việc nhận tiền.”

Trong những số tiền mà Châu Thị Thu Nga khai với cơ quan điều tra có số tiền $1.5 triệu (tương đương 30 tỉ đồng Việt Nam) mà bà giao cho một công ty vàng bạc đá quý ở Hà Nội giúp “chạy” cái ghế “đại biểu Quốc Hội” khóa 13. Tin cho hay, sếp của ông ty này cũng đã phủ nhận.

“Phải làm rõ đưa cho ai, đưa bao nhiêu, đưa làm gì? Nếu có thực thì đó là chuyện tày trời.” Ông Nguyễn Hạnh Phúc, tổng thư ký Quốc Hội CSVN nói với báo giới về số tiền bà Nga chi ra để “chạy ghế.”

Dịp này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, “Văn Phòng Quốc Hội chưa nhận bất cứ thông tin nào về việc này. Thông tin này cũng chưa được kiểm chứng vì đang chờ cơ quan công an điều tra.”

Theo những bài viết về “tội trạng của bà Nga, dự án mà bà Nga thực hiện mới chỉ có chủ trương để xây nhà tái định cư 13 tầng, nhưng bà Nga đã lập thành dự án nhà thương mại với 33 tầng, đã rao bán hết và số người nộp tiền (theo đơn của nhóm người bị hại) là 1,036 người là nạn nhân, số tiền đã thu là hơn 400 tỷ đồng.

Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, từ khi ra đời, tập đoàn Housing Group đưa ra phương châm hoạt động: “Uy tín là tài sản quan trọng nhất…” Tuy vậy, “trong nhiều năm qua tập đoàn Housing Group của bà Nga đã đi ngược lại với chính phương châm đặt ra. Khi tham gia đầu tư nhiều dự án, họ vẫn thu tiền của khách hàng nhưng lại để dự án trì trệ, kéo dài trong nhiều năm.”

Ðể bà Châu Thị Thu Nga có thể dùng một bãi đất trống ở phía Nam huyện Từ Liêm Hà Nội làm mồi nhử lấy tiền mua nhà, đầu năm ngoái, báo Kiến Thức đã liệt kê một loạt sở, ngành, và chức sắc của địa phương đã quay mặt đi để bà Nga đi chạy thuốc, biến một dự án chung cư cao ốc 13 tầng dành để “tái định cư” thành một dự án 33 tầng, nhà ở và thương mại.

Ðể chứng minh được những số tiền “bôi trơn,” bà Châu Thị Thu Nga đã chi ra trong thế giới cái gì cũng phải chạy và bằng tiền mặt hay vàng, đào đâu ra chứng cớ nếu không có video và audio clips?

Cuối cùng thì cái “chuyện tày trời” này, có lẽ, sẽ có cuộc họp báo nói “không có bằng chứng”? (TN)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Hòa Thượng Thích Không Tánh ‘lưu vong trên chính quê hương mình’
September 12, 2016

Image
Hòa Thượng Thích Không Tánh ở bệnh viện quận 2, Sài Gòn. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)

Nhật Bình/Người Việt

Lời tòa soạn:[/B] Chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, quận 2, thành phố Sài Gòn vừa bị nhà cầm quyền chính thức cưỡng chế. Ðể tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh hiện nay của ngôi chùa, hôm 12 tháng 9 năm 2016, phóng viên Người Việt đã có cuộc viếng thăm Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì, hiện đang điều trị ở bệnh viên quận 2 và được ông cho cuộc phỏng vấn.


Nhật Bình/Người Việt (NV): Thưa hòa thượng, trước hết xin được hỏi tình hình sức khỏe của hòa thượng hiện nay ra sao?

Hòa Thượng Thích Không Tánh (TKT): So với 3 ngày trước thì bây giờ tôi đỡ hơn nhiều rồi. Tuy nhiên vẫn còn nhức đầu lắm. Bác sĩ khuyên tôi phải ở lại điều trị, dưỡng thương ít nhất 1 tuần nữa để họ theo dõi bệnh tim. Họ khuyên tôi nên tạm không để ý đến những việc vừa xảy ra, kẻo lại lên cơn đau tim và ngất xỉu như vừa qua tôi đã bị.

NV: Về những diễn biến lúc nhà cầm quyền đến cưỡng chế ngôi chùa, hòa thượng có biết được hết không?

TKT: Có chứ. Sau khi đã phong tỏa ngôi chùa trước đó 3 ngày, tối ngày 7 tháng 9, phía chính quyền đã đưa một phái đoàn tới gặp tôi. Họ yêu cầu tôi kí vào biên bản nhận bồi thường và tự đi dời đi xuống Cát Lái, một vùng đất hẻo lánh mà họ nói là “đã xây dựng nhà cho chúng tôi.”
Image
Các chư tăng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ Huế vào Sài Gòn thăm Hòa Thượng Không Tánh. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)

Tất nhiên là tôi không ký vào biên bản và cũng không chấp nhận một yêu sách gì của họ hết. Thế là họ ra về và không quên nói lại là “nếu tôi không đồng ý thì ngày mai họ sẽ đến cưỡng chế.” Suốt đêm đó vì quá lo lắng nên tôi không thể ngủ được, chỉ ngồi tụng kinh niệm Phật.

Sáng sớm hôm sau, họ huy động cả hơn 400 người gồm công an, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và an ninh chìm nổi bao vây ngôi chùa. Ðúng 7 giờ sáng họ vào bên trong đọc lệnh cưỡng chế. Họ đưa theo mấy vị sư của quận (sư quốc doanh) và mấy chị em trong hội phụ nữ của quận, giả bộ mang áo nâu như Phật tử vậy đó.

Sau đó họ đưa biên bản cưỡng chế cho tôi. Tôi đã không nhận và cùng với các sư thầy khác, ngồi tọa kháng ở chánh điện ngôi chùa để tụng kinh. Tuy nhiên lúc đó một phần vì sức khỏe yếu bởi suốt mấy đêm trước đó tôi đã không ngủ được, phần nữa là vì quá bực tức trước sự ngang ngược của nhà cầm quyền mà tôi đã lên cơn đau tim và ngất xỉu.

Sau đó thì họ đưa tôi lên xe cứu thương và chở thẳng tới bệnh viện quận 2, Sài Gòn. Ở đây họ bố trí một căn phòng ở khoa Nhi (trẻ em) của bệnh viên, để tiện bề theo dõi, giam lỏng không cho tôi tiếp xúc với ai hết, ngay cả sóng điện thoại trong phòng cũng bị họ phá.

Sau này, nghe các sư thầy và các vị dân oan đang tá túc ở chùa kể lại thì sau khi đưa tôi về bệnh viện, họ đã cưỡng chế bắt các sư thầy về Cát Lái, chỗ mà họ đã dựng lên một “căn nhà” mà họ tự tiện ghi tấm biển bên ngoài với dòng chữ là “Chùa Liên Trì.” Mặc dầu nó không có công năng của một ngôi
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »


Việt Nam tiếp tục vay tiền Trung Quốc xây ‘metro’ để mạt hơn

September 13, 2016

Image
Tuyến Metro Cát Linh-Hà Ðông nay đang tạm ngừng xây dựng. (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – Ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam vừa ký với ông Lý Khắc Cường, thủ tướng Trung Quốc, “Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250.62 triệu Mỹ kim” làm tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông.

Dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông đã trở thành điển hình của việc Việt Nam phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi nhận “hỗ trợ” từ Trung Quốc.

Chiều dài của tuyến metro này chỉ có 13 cây số, lẽ ra phải hoàn tất vào năm 2012 nhưng đến nay – 2016, vẫn còn dở dang.

Năm 2014, nhà thầu Trung Quốc thề sẽ hoàn tất công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông vào tháng 6 năm 2015 nhưng đến tháng 6 năm 2015 thì có thông báo là thời điểm khánh thành được dời lại đến cuối năm 2015. Ðến cuối năm 2015, có tin phải đến hết quí 1 năm 2016 tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông mới hoàn tất và cho chạy thử song nay – sắp hết quý ba năm 2016, sự kiện đáng chú ý nhất liên quan tới công trình này là Việt Nam mới ký hiệp định để vay thêm tiền.

Ngoài sự nổi tiếng vì chậm trễ tới mức không thể tưởng tượng, công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông còn lẫy lừng vì thiếu an toàn, kém chất lượng. Ðến nay, đã có ít nhất sáu vụ tai nạn do: Cẩu bị sập, cẩu đứt cáp làm rớt lúc thì cọc thép, lúc thì dầm thép, đè chết và làm người đi đường trọng thương, giàn giáo đột nhiên sập xuống khi đang đổ bê tông.

Dự án tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông còn gây phẫn nộ vì sự tráo trở của nhà thầu Trung Quốc. Nhà thầu Trung Quốc đã đòi nâng vốn đầu tư dự án từ 553 triệu Mỹ kim lên 892 triệu Mỹ kim. Tuy yêu sách này phi lý song chính quyền Việt Nam vẫn bất chấp sự can gián của chuyên gia nhiều giới, vay thêm của Trung Quốc 339 triệu Mỹ kim để đáp ứng đòi hỏi của… nhà thầu Trung Quốc
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Cưỡng chế đất ở Bình Phước, dân và công an cùng đổ máu
September 18, 2016

Image
Hiện trường vụ cưỡng chế khiến cả dân và công an cùng đổ máu.
BÌNH PHƯỚC (NV) – Vừa có thêm một vụ kháng cự cưỡng chế dẫn tới đổ máu tại tỉnh Bình Phước, và công an bắt giữ bảy người ngụ tại xã Long Bình, huyện Phú Riềng, vì “chống người thi hành công vụ.”

Bảy người bị bắt giữ đều là đàn ông, trong độ tuổi từ 25 đến 46, và cũng là thân nhân của bà Lý Thanh Luân, 50 tuổi, người được xác định là đối tượng bị cưỡng chế thi hành một bản án được tuyên từ năm 2010.

Theo tờ Tuổi Trẻ, bà Luân từng vay của ông Phạm Tiến Sáng một khoản tiền. Vì bà Luân không trả nợ nên ông Sáng kiện bà ra tòa án huyện Phú Riềng. Bà không phủ nhận chuyện vay mượn và vẫn khẳng định sẽ trả cả vốn lẫn lãi nên tòa không xử mà chỉ làm thủ tục hòa giải. Quyết định công nhận thỏa thuận giữa hai bên (có giá trị như một bản án) xác định bà Luân phải trả cho ông Sáng 50.2 triệu đồng.

Có một điểm đáng chú ý mà tờ Tuổi Trẻ không tìm hiểu và chưa cho biết tại sao bà Luân thừa nhận và khẳng định hứa trả nợ nhưng Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự huyện Phú Riềng lại tổ chức đấu giá vườn điều có diện tích 4,500 mét vuông của bà Luân để thu… 50.2 triệu trả cho ông Sáng (?).

Tờ Tuổi Trẻ chỉ cho biết vụ đấu giá diễn ra cách nay hai năm một cách suôn sẻ nhưng cũng chưa rõ vườn điều của bà Luân đã được ai mua và mua với giá bao nhiêu (?).

Bởi vì bà Luân không chịu bàn giao vườn điều cho người trúng đấu giá nên ngày 15 Tháng Chín, các lực lượng hữu trách huyện Phú Riềng tổ chức cưỡng chế, tịch thu vườn điều, giao cho người mua đấu giá. Cả bà Luân lẫn thân nhân cùng kháng cự vụ cưỡng chế này.

Tờ Tuổi Trẻ tường thuật rằng, lực lượng công an tháp tùng các viên chức thi hành án “đã dùng súng, dùi cui điện trấn áp thân nhân của gia đình bị cưỡng chế và bị chống trả quyết liệt khiến xung đột bị đẩy đến đỉnh.”

“Do bị công an dùng dùi cui điện dí vào người nên Dũng Văn Hai (29 tuổi) đã dùng dao nhọn đâm thủng bụng Thượng Úy Lê Xuân Mạnh (32 tuổi) làm việc tại công an huyện Phú Riềng. Trước hành vi quá manh động, một chiến sĩ công an đã dùng súng bắn vào người Dũng Văn Quang (31 tuổi, không phải là người đâm ông Mạnh), đồng thời ra đòn trấn áp với những người còn lại.”

“Sau khi bị đâm thủng bụng, Thượng Úy Mạnh được chuyển đến bệnh viện cấp cứu, thương tích không ảnh hưởng đến tính mạng. Còn Dũng Văn Quang cũng được người thân đưa đi cấp cứu.”

Thứ Bảy vừa qua, “cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Phước quyết định tạm giữ bảy đối tượng để điều tra hành vi chống người thi hành công vụ. Trong bảy người này có cả ông Dũng Văn Quang, người bị công an bắn trọng thương.”

Khác với trước, cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện các dự án đã được phê duyệt hoặc cưỡng chế thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật đã không còn suôn sẻ nữa. Càng ngày, những vụ cưỡng chế có đổ máu càng nhiều. Cũng vì vậy, bản án dành cho những người bị cáo buộc “chống người thi hành công vụ” càng nặng nề, trong nhiều trường hợp không phải là thực thi công lý mà chỉ nhằm “răn đe.”

Chẳng hạn, bất chấp phản ứng của cả công chúng, báo giới, luật sư, kể cả thẩm phán, trong đó có cả cựu thẩm phán Tòa Án Tối Cao, hồi Tháng Ba vừa qua, khi xử phúc thẩm vụ Nguyễn Mai Trung Tuấn “chống người thi hành công vụ,” tòa án tỉnh Long An vẫn phạt thiếu niên này 30 tháng tù.

Vào ngày 14 Tháng Tư, 2014, gia đình Tuấn, ngụ tại xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, và hàng xóm đã liều chết kháng cự việc cưỡng chế thu hồi đất để bảo vệ nhà, đất của họ.

Trong khi chính quyền giải thích, việc tổ chức cưỡng chế là nhằm có mặt bằng để xây dựng đê bao quanh sông Vàm Cỏ Tây, dân chúng trong vùng tố cáo, mục tiêu chính của việc giải tỏa nhà, thu hồi đất là nhằm lấy đất xây dựng trung tâm thương mại.

Những người bị giải tỏa nhà, thu hồi đất, chỉ được bồi thường 300,000 đồng một mét vuông, nhưng khi mua đất tái định cư bên cạnh khu vực bị giải tỏa, họ phải trả 25 triệu đồng cho một mét vuông đất. Cũng vì vậy, năm 2013 tại Thạnh An từng xảy ra xung đột giữa những người bị thu hồi đất với lực lượng cưỡng chế.

Trong lần cưỡng chế thứ hai vào Tháng Tư, 2014, do bị lực lượng cưỡng chế bao vây với xe ủi mở đường, gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn và hàng xóm đã tự đốt nhà, kích nổ bình ga, tạt acid vào những viên chức tham gia cưỡng chế.

Công an tỉnh Long An thông báo, sự kháng cự của các nạn nhân đã làm 20 viên chức bị thương và bắt giữ 11 người, trong đó có cả ông ngoại, cha, mẹ, chú, cậu của Tuấn. Những người này bị khởi tố một trong hai hoặc cả hai tội “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích.”

Họ đã bị tòa án huyện Thạnh Hóa đưa ra xử sơ thẩm hồi Tháng Chín, 2015 và tòa án tỉnh Long An đưa ra xử phúc thẩm hồi Tháng Mười Một sau đó. Tất cả đều bị phạt tù. Ông Nguyễn Trung Can, cha của Tuấn, bị phạt ba năm tù. Bà Mai Thị Kim Hương, mẹ của Tuấn, bị phạt ba năm sáu tháng tù. Hai vụ xử sơ thẩm và phúc thẩm đều hạn chế người dự xử. Cả 11 người đều không có luật sư vì họ không có tiền để trả luật sư phí.

Nguyễn Mai Trung Tuấn cũng bị bắt nhưng bị điều tra, truy tố và xét xử riêng với cáo buộc đã trực tiếp tạt acid vào Trung Tá Nguyễn Văn Thủy, trưởng công an xã Thạnh Phú.

Cả dân chúng, báo giới lẫn chín luật sư tình nguyện bào chữa cho Tuấn đều tỏ ra bất bình khi hệ thống tư pháp tỉnh Long An tìm mọi cách để nhốt cho bằng được một thiếu niên, bị coi là phạm tội lúc mới 14 tuổi. Ví dụ điểm mấu chốt để công an đề nghị truy tố, viện kiểm sát đề nghị phạt tù và tòa án huyện phạt Tuấn bốn năm sáu tháng tù là tỉ lệ thương tật mà Tuấn đã gây ra cho ông Thủy khi tạt acid vào ông này là 35%.

Tuy nhiên, các luật sư đã chứng minh rằng cáo buộc đó thiếu tin cậy. Giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện Chợ Rẫy cấp cho ông Thủy khi cấp cứu cho ông này ghi nhận, tỉ lệ thương tích vào lúc cấp cứu cho ông ta chỉ có 16%. Sau đó, Trung Tâm Giám Định Pháp Y của Sở Y Tế tỉnh Long An “giám định lại” và nâng tỷ lệ thương tật lên 35% mà không mô tả thương tật, không xác định diện tích các vết phỏng, không chụp ảnh lưu hồ sơ để minh họa cho kết luận giám định.

Các luật sư cũng phản đối việc tòa án không triệu tập Giám định viên và “nạn nhân” là ông Thủy để đối chất, nhưng không ăn thua.

Gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn có bốn người. Ngoài việc mất nhà, mất đất, gia đình này có ba người đang ở tù. Chỉ có một bé gái 11 tuổi tự do nhưng không có nơi nương tựa. (G.Đ.)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Hiếm nơi nào thủy điện gây họa nhiều như Việt Nam


September 20, 2016


Image
Thủy điện Sông Bung 2 vỡ đường dẫn nước đã làm chết người, thiệt hại nhiều tài sản. (Hình: VietNamNet)
HÀ NỘI (NV) – Vụ vỡ đập thủy điện Sông Bung 2 tiếp tục nối dài danh sách và đưa Việt Nam vào danh sách những nước có nhiều dự án thủy điện gây tai họa cho người dân trên thế giới.

“Tôi chưa thấy nơi nào có nhiều thông báo về sự cố thủy điện nhỏ và vừa như ở Việt Nam, năm nào cũng có,” ông Phạm Hồng Giang, cựu thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, chủ tịch Hội Ðập Lớn và Phát Triển Nguồn Nước Việt Nam thốt lên.

Theo thống kê của báo báo điện tử VietNamNet ngày 20 tháng 9, kể từ 2011 đến nay, hầu như năm nào, những scandal liên quan đến thủy điện cũng xuất hiện trên truyền thông Việt Nam, gắn với những thiệt hại khôn lường về người và tài sản.

Cụ thể, tháng 6 năm 2011, đường ống dẫn nước từ đập về nhà máy thủy điện Ðam Bol, tỉnh Lâm Ðồng, bất ngờ bị vỡ, khiến 5 người chết và bị thương nặng.

Năm 2012, đập chính nhà máy thủy điện Ðakrông 3, tỉnh Quảng Trị đã bị vỡ, làm thiệt hại ước khoảng 20 tỷ đồng, khiến người dân một phiên “khiếp vía.” Cũng trong năm này, thủy điện sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam, bị phát hiện có nhiều vết nứt, rò rỉ nước ở thân đập chính của công trình “do lỗi thiết kế đã quên đường ống thoát nước kết nối từ dãy tầng hầm bên trái với dãy bên phải dẫn về phía hạ lưu,” làm dư luận hoang mang khi đây là một trong những vùng có nhiều nguy cơ xảy ra động đất.

Ðến tháng 6 năm 2013, đập dâng thủy điện Ia Krêl 2, tỉnh Gia Lai, đã bị vỡ toác, đe dọa tính mạng hàng trăm hộ dân phía sau đập và phá hủy hàng trăm hecta hoa màu, làm 69 ngôi nhà bị ngập, nhiều xe hơi, xe máy bị hư hại. Cùng lúc, dự án thủy điện Vĩnh Hà, tỉnh Lào Cai, mưa lũ đã gây vỡ đê bao kỹ thuật đập thủy điện, làm thiệt hại cho công ty đầu tư khoảng 20 tỷ đồng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhiều hộ gia đình trong vùng. Chưa dừng lại, đến tháng 8 năm 2014, cũng ở tỉnh Gia Lai, dự án thủy điện Ia Krel 2, lần thứ hai vỡ đê quai thượng lưu.

Và mới đây là vụ đường hầm dẫn dòng thi công tại đập thủy điện Sông Bung 2, tỉnh Quảng Nam bị vỡ, khiến nhiều người chết và mất tích, cuốn trôi nhiều máy móc, nhà cửa,…

Theo các chuyên gia, ở Việt Nam thủy điện chiếm hơn 30% tổng lượng điện quốc gia. Thế nhưng, với những sự cố thủy điện liên tục xảy ra gần đây cho thấy, việc làm thủy điện của Việt Nam còn thiếu trách nhiệm. Việc cấp phép thủy điện lẽ ra phải dựa trên cơ sở quy hoạch, nhưng hiện nay quy hoạch đang bị buông lỏng có phần dễ dãi. Nhiều doanh nghiệp đổ xô đầu tư thủy điện nhưng các địa phương không có người am hiểu chuyên môn để giám sát xây dựng. Thậm chí, có dự án vẽ ra cho đẹp để thuyết phục vay tiền và nếu chẳng may bị trục trặc hay nợ xấu lại tìm cách xoay sở để thoát.

“Sự cố xảy ra tại một số đập mấy năm qua cho thấy, những người chịu trách nhiệm của dự án không am hiểu kỹ thuật, làm rất ẩu, làm bừa, cứ tưởng làm thủy điện thì ai cũng làm được,” ông Giang nói. (Tr.N)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Quan chức Việt Nam ‘giả ngu’ mua than của Trung Quốc dù giá mắc
September 24, 2016

Image
Xuất than giá rẻ, nhập về giá cao. (Hình: Dân Trí)
VIỆT NAM – Cho dù giá than trên thị trường thế giới nằm trong khoảng từ $50 đến $54/tấn nhưng Việt Nam sẵn sàng mua than của Trung Quốc với giá… $71/tấn.

Trong tám tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khoảng 9.7 triệu tấn than. Gấp ba lần so với kế hoạch nhập cảng loại nhiên liệu này. Thay vì có thể mua than từ Indonesia với giá chỉ $44/tấn hoặc từ Nga với giá khoảng $63/tấn và thì Việt Nam chọn mua than của Trung Quốc và sẵn sàng trả $71/tấn.


Cần nhắc lại rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chuyên xuất cảng than. Bên cạnh đó, từ lâu, chính quyền Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch xây dựng hàng loạt nhà máy phát điện bằng than, chưa kể nhu cầu về than của nhiều loại nhà máy khác rất lớn.

Thay vì để dành nguồn than cho nhu cầu trong nước, Bộ Công Thương của chính phủ Việt Nam lại gật đầu cho Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV), đẩy mạnh khai thác và xuất cảng những loại than tốt nhất để tập đoàn nhà nước này có lãi, bất kể giá xuất cảng thấp hơn nhiều so với giá thị trường thế giới, mục đích chỉ nhằm bảo đảm sự ổn định của các hợp đồng xuất cảng.

Suốt một thời gian dài, kế hoạch gia tăng khai thác-xuất cảng than của TKV bị nhiều chuyên gia ngăn cản vì vô lý, hoang phí tài nguyên, tạo ra nhiều rủi ro cho an ninh năng lượng… nhưng những ý kiến này không được đoái hoài vì giá than trong nước quá thấp, TKV không có lãi thì chính phủ không có thành tích.

Nguồn than trong nước giờ đã kiệt, từ một quốc gia chuyên xuất cảng than, cách nay vài năm, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia nhập cảng than. Công quỹ, tất nhiên là phải gồng mình gánh thêm các loại thuế mà những quốc gia xuất cảng than áp lên than xuất cảng, các loại phí, kể cả chi phí vận chuyển.

Trao đổi với tờ Dân Trí về những biểu hiện khác thường này, ông Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế, cảnh báo thêm, nhu cầu về than của Việt Nam càng lúc càng lớn vì phần lớn doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng tại Việt Nam đều sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc. Công nghệ, thiết bị của Trung Quốc bị xem là thâm dụng cả nguyên liệu lẫn nhiên liệu. Trong thực tế, vì sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc, những nhà máy nhỏ sản xuất cement từ Bắc đến Nam đều đang ngốn rất nhiều than. Các nhà máy thép, sản xuất cả phôi lẫn thép thành phẩm cũng vậy. Ngay cả những nhà máy phát điện có quy mô lớn cũng sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc… Việt Nam vốn đã phụ thuộc Trung Quốc cả về công nghệ, thiết bị, nguyên liệu, giờ có nguy cơ phụ thuộc cả nhiên liệu mà than là một ví dụ.

Người ta từng cho rằng việc các viên chức hữu trách tại Việt Nam hào phóng giao các dự án cho nhà thầu Trung Quốc, đối xử dễ dãi với những nhà thầu này, dùng công quỹ nhắm mắt mua bừa đủ thứ từ Trung Quốc là vì yếu tố chính trị, tuy nhiên càng ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy, thực trạng đó đơn thuần chỉ vì việc nhận tiền “lại quả” dễ dàng và an toàn hơn. Chắc chắn chính quyền Trung Quốc sẽ không điều tra các công ty Trung Quốc đưa hối lộ cho viên chức Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật hay chính quyền nhiều quốc gia khác đã làm. (G.Đ)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests