Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Dịch Heo Lây Ào Ạt: 2 Người VN Đã Chết
07/22/2007
Dịch bệnh từ heo lợn đã bắt đầu lây sang người đáng ngại. Đó là nội dung bản tin nhan đề “Bệnh liên cầu lợn lây sang người đang ở mức báo động” trên báo Lao Động hôm 21-7-2007.

Báo naỳ cho biết là đã có hơn 40 người mắc bệnh liên cầu lợn ở Hà Nội và Sài Gòn “do ăn, tiếp xúc với lợn mắc bệnh bởi không thể phát hiện lợn mắc bệnh bằng mắt thường,” và các giới chức y tế quốc nội gọi “đây thật sự là mối lo ngại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Điều đáng ngại là bệnh nhiễm trùng huyết lây từ lợn đã làm 2 người chết.
Báo Lao Động kể lại theo các bác sĩ tại Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia, là đã có “22 bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn vào điều trị tại viện, mỗi người có một nguyên nhân mắc bệnh khác nhau. Một sinh viên về quê nghỉ hè giúp mẹ bán thịt lợn tại chợ. Sau vài ngày đứng bán hàng, cô bé này bắt đầu sốt cao, co giật, gia đình vội chuyển đến viện. Lúc này cô bé đã bị viêm màng não cấp rất nguy hiểm đến tính mạng. Qua xét nghiệm phát hiện đã nhiễm liên cầu lợn và phải điều trị tích cực mới qua khỏi.

Một nam bệnh nhân làm nghề buôn lợn, hàng ngày tiếp xúc với lợn sống còn việc giết mổ thuê người làm nhưng vẫn mắc bệnh. Một bệnh nhân nữa trong nhà nuôi ổ lợn xề có 4 con lợn con bị ốm. Hàng ngày chăm sóc đàn lợn thế là nhiễm bệnh phải đi cấp cứu. Bệnh nhân Vũ Đình Đấu, 61 tuổi ở Hưng Yên, khi vào điều trị tại viện tưởng đã không qua khỏi, qua thời gian điều trị tích cực đến nay đã ổn định. Còn nguyên nhân, chỉ là do ăn thịt lợn mua ngoài chợ, đến hai ngày sau sốt cao hôn mê. Hậu quả vì bị hoại tử nặng, các bác sĩ phải tháo bỏ các ngón chân của ông Đấu.”
Điều nguy hiểm, bản tin cho biết là số người lây bệnh đang tăng vọt. Báo này kể:
“TS Nguyễn Đức Hiền - Viện trưởng Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia thông báo: Hiện nay số người mắc bệnh liên cầu lợn đang tăng. Đây là bệnh lây trực tiếp từ những con lợn mắc bệnh liên cầu sang người khi ăn phải thịt, tiết canh lợn, qua tiếp xúc với máu, phân lợn bệnh...

Các triệu chứng khi mắc bệnh rất giống với các bệnh nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ... Do vậy tại các tuyến cơ sở, bệnh này khó được phát hiện và điều trị không đúng cách dẫn đến tử vong. Bệnh nhân được chuyển đến viện thường rất muộn, sau 8-10 ngày mắc bệnh nên việc chữa trị rất khó khăn, đã có 2 bệnh nhân tử vong. Bệnh này có tỉ lệ tử vong rất cao.

Tại Trung Quốc, tỉ lệ tử vong bệnh liên cầu lợn lên tới 45%. Hiện nay, viện đã làm tốt kỹ thuật xác định Realtime PCR nuôi cấy ADN của vi khuẩn khuyếch đại chuỗi gene nên chỉ cần xét nghiệm máu có thể xác định người mắc liên cầu lợn. Các bác sĩ điều trị tại viện cho biết, người mắc liên cầu lợn nếu nhẹ là viêm màng não đơn thuần, còn nặng thì nhiễm khuẩn huyết cấp tính, suy đa phủ tạng, suy hô hấp...
Đã có 40% bệnh nhân mắc bệnh bị suy đa phủ tạng và 60% bị viêm màng não. Đặc biệt, việc điều trị cho bệnh này rất tốn kém. Ngoài kháng sinh, các loại thuốc đặc hiệu, bệnh nhân phải có các biện pháp hỗ trợ như chạy thận nhân tạo, lọc máu, máy thở, máy trợ tim? Để cứu sống bệnh nhân Vũ Đình Đấu, viện đã phải chi phí khoảng 50 triệu đồng, còn bệnh nhân nghèo không có khả năng thanh toán.

Người mắc bệnh liên cầu lợn sẽ còn gia tăng, vì không thể phát hiện lợn bệnh bằng mắt thường. Đây là nhận định của TS Hiền. Lời khuyên tốt nhất của các bác sĩ là không nên mua thịt lợn có màu sắc khác thường, có xuất huyết, không có dấu kiểm định của thú y. Không ăn tiết canh lợn, khi chế biến phải nấu chín kỹ. Cần đeo găng tay khi chế biến thịt lợn...”
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Jul 23, 2007
VOA - Hôm thứ hai, Quốc Hội Việt Nam đã dồn phiếu lưu nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng, 63 tuổi, trong chức vụ Chủ Tịch Quốc Hội.

Việc ông Trọng được tái cử là chuyện đã được dự đoán vì lẽ ông là ứng viên duy nhất. Ông Trọng được gần 98% số phiếu bầu của 493 tân đại biểu quốc hội.

Ông Trọng trước đây là bí thư thành ủy Hà Nội. Ông đắc cử chức Chủ Tịch Quốc Hội trong cuộc cải tổ năm ngoái.

Quốc Hội dự trù bầu Chủ Tịch Nước vào ngày thứ ba, và chọn Thủ Tướng và nội các vào thứ tư. Chủ Tịch Nước và Thủ Tướng đương nhiệm – các ông Nguyễn Minh Triết, 64 tuổi và Nguyễn Tấn Dũng, 57 tuổi, coi như sẽ được tái đắc cử. Cả hai nhân vật này đều xuất thân từ miền Nam và đều đã đắc cử năm ngoái.

Giới truyền thông nhà nước cho biết trong cuộc cải tổ đang thực hiện; nội các hiện có 26 ghế Bộ Trưởng sẽ được giảm xuống còn 22 ghế.

Lên tiếng khi khai mạc khoá họp Quốc Hội tuần trước, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh của đảng Cộng sản Việt Nam có nói là Quốc Hội sẽ cứu xét việc giảm nhiệm kỳ từ 5 năm xuống còn 4 năm – nghĩa là bằng với khoảng thời gian giữa 2 kỳ đại hội Đảng.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Nhân quyền tại Việt Nam vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ trong cuộc điều trần của tân đại sứ Michalak
Jul 25, 2007
Vào ngày hôm qua Ủy ban Đối ngoại Thựơng Viện Hoa Kỳ đã tổ chức buổi điều trần về việc đề cử ông Michael Michalak làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, thay thế cho đại sứ Michael Marine sắp mãn nhiệm.

Buổi điều trần diễn ra tại Quốc hội vào lúc 10 giờ sáng và kéo dài gần một tiếng đồng hồ, với sự tham dự của đại diện giới chính khách Hoa Kỳ, đại diện giới ngoại giao của Việt Nam và Thái Lan, cùng giới báo chí.

Chủ toạ là nữ nghị sĩ Barbara Boxer của tiểu bang California, chào đón hai vị được Tổng thống Bush đề cử làm tân đại sứ ở Thái Lan là ông Eric John và ông Michael Michalak, và giới thiệu sơ lược về kinh nghiệm chuyên môn của cả hai nhà ngoại giao kỳ cựu này.

Riêng về phần ông Michael Michalak, ông là một chuyên gia về vấn đề Trung Quốc và Nhật Bản, và là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, với 30 năm tham gia vào lĩnh vực này. Gần đây nhất ông đảm nhiệm cương vị quan chức ngoại giao cao cấp đại diện của Hoa Kỳ ở APEC. Đề cập sơ lược đến tầm quan trọng và vị trí của cả hai nứơc Việt Nam và Thái Lan trên bàn cờ ngoại giao của Mỹ, vị chủ toạ đánh giá cao những bứơc phát triển trong bang giao song phương với từng nước. Tuy nhiên bà cũng nhấn mạnh đến những thử thách lớn mà hai nứơc bạn đang phải đương đầu.

Về phần Thái Lan, đó là những bất ổn chính trị gần đây làm ảnh hưởng đến nền dân chủ của quốc gia, và nạn tham nhũng.

Nhận xét về những thử thách đối với Việt Nam, bà Boxer nhấn mạnh rằng quốc gia này là tình trạng độc đảng chuyên quyền, những quyền tự do căn bản của công dân chưa đựơc công nhận và thực thi, những tiếng nói đối lập với nhà nước đều bị sách nhiễu, tù đày, mà cụ thể là chiến dịch bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến ngay trứơc chuyến Mỹ du của chủ tịch Nguyễn Minh Triết mạnh tay đến nỗi đã làm ảnh hưởng đến chuyến đi của ông Triết. Vẫn theo lời bà Boxer, những thử thách của hai quốc gia này cũng chính là những khó khăn đối với vị tân đại sứ sắp đựơc bổ nhiệm, đòi hỏi họ phải có kế hoạch ngoại giao cụ thể. Sau phần phát biểu của ông Eric John, người được đề cử làm tân đại sứ ở Thái Lan, là phần trình bày của ông Michael Michalak, người được đề nghị làm tân đại sứ tại Việt Nam.

Hai trong số ba trọng điểm mà ông nhấn mạnh là vấn đề nhân quyền và lĩnh vực giáo dục. Ông Michalak nhận định rằng hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam thật sự rất đáng gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế, và ông cam kết sẽ đặc biệt quan tâm một khi được chính thức bổ nhiệm. Còn về lĩnh vực giáo dục, ông hứa sẽ cố gắng tăng gấp đôi số học bổng dành cho nghiên cứu sinh Việt Nam sang Mỹ học tập qua chương trình của Quỹ Giáo Dục hàng năm. Ngoài ra ông cũng cho biết sẽ sẵn sàng gặp gỡ và đối thoại với cộng đồng người Việt tại Mỹ để lắng nghe ý kiến đóng góp của họ về mối quan hệ song phương.

Trong phần chất vấn, Thựơng nghị sĩ Jim Webb nhắc lại sự việc xảy ra trứơc tư dinh đại sứ Michael Marine ở Hà Nội cách đây mấy tháng, khi lực lựơng an ninh ngăn chặn không cho ngừơi thân của những tù nhân lương tâm tiếp xúc với ông Marine, và hỏi ông Michalak sẽ phản ứng ra sao trứơc tình huống này.

Ông đáp rằng sự việc đã xảy ra là hoàn toàn không thể chấp nhận đựơc, và nếu là ông, ông sẽ lập tức liên lạc với một quan chức cao cấp nhất mà ông có thể để bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ hầu thay đổi tình thế. Nếu đựơc bổ nhiệm làm tân đại sứ, một trong những điều ông sẽ cố gắng thực hiện là khuyến khích chính quyền Hà Nội nhận ra rằng tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm chính trị không phải là yếu tố nguy hại, mà ngược lại đó là động lực tích cực giúp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Ông Michalak cho rằng một trong những phương thức hiệu quả là tiếp tục thúc đẩy các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội. Bên cạnh đó, vẫn theo ông Michalak, các chương trình học bổng đào tạo báo chí cũng như những chương trình giúp Việt Nam cải thiện tính minh bạch trong quản lý và chống tham nhũng, cũng đóng vai trò không nhỏ trong mục tiêu này. Ngoài ra ông cũng hứa
sẽ sử dụng mọi cơ hội có thể để kêu gọi giới lãnh đạo Hà Nội phóng thích cho các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm, như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Với một vị tân đại sứ, liệu mọi người có thể kỳ vọng những sự cải thiện mới mẻ trong mối quan hệ song phương Việt Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền?

Bà Barbara Boxer đã cho rằng mỗi khi có một vị đại sứ mới là chúng ta có một sự khởi đầu hoàn toàn mới mẻ. Bà tin rằng vị tân đại sứ này sẽ xuất sắc trong sứ mạng mang thông điệp nhân quyền và tự do của Hoa Kỳ đến với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

662 thợ đình công tại 2 hãng Nam Hàn, Đài Loan tại Saigon
Jul 26, 2007

Theo báo chí trong nước thì phong trào công nhân đình công vẫn còn bộc phát tuần qua, với hàng trăm công nhân đình công tại 2 công ty ở quận 8 và quận 12 ở Saigon, trong đó một công ty của chủ Nam Hàn, và một của chủ Đài Loan.

Bản tin cho biết vào ngày chủ nhật vừa qua, gần 600 công nhân tại công ty Chung Yang Vina 100% vốn Nam Hàn, chuyên may các loại áo thun xuất khẩu đóng tại quận 12, thành phố Saigon, vẫn tiếp tục bị công ty cấm cửa không cho vào làm việc. Sự việc bắt đầu từ chiều ngày thứ năm tuần trước, do có sự xô xát giữa quản đốc phân xưởng và một nữ công nhân, hàng trăm khác đồng loạt ngừng việc yêu cầu quản đốc phân xưởng phải xin lỗi nữ công nhân trên. Sau đó, công ty đã tắt điện và công nhân bỏ ra về. Đến sáng thứ sáu, khi công nhân đến công ty thì bị buộc phải ký tên vào một bản cam kết với nội dung xin tiếp tục làm việc mà không nghe sự tác động của bất cứ người nào. Gần 600 công nhân phải tụ tập ngoài đường. Trong buổi họp giữa các cơ quan chức năng của TP, quận 12 và giám đốc công ty vào sáng thứ sáu, các công nhân đã thuật lại nhiều việc vi phạm pháp luật lao động khác của công ty, như tăng ca liên tục trong nhiều tháng với 70 giờ một tháng; công nhân nghỉ bệnh một ngày thì quản đốc yêu cầu phải nghỉ tiếp 3 ngày không hưởng lương; công ty còn tự ý hạ bậc lương của công nhân không theo quy định của pháp luật; ăn uống không bảo đảm dinh dưỡng; nhà vệ sinh không đủ nước, vân vân.

Ông Choi Myung Gon, giám đốc công ty, đã cam kết khắc phục các sự việc trên. Trong 8 tháng vừa qua, tại công ty này đã 3 lần xảy ra đình công và ngưng việc tập thể.

Một bản tin khác cũng ghi nhận về một hãng khác của Đài Loan, cho biết vào sáng thứ năm tuần trước, toàn bộ 62 công nhân tại Công ty Dục Quân 100% vốn Đài Loan; chuyên may gia công, ở quận 8 Saigon đã đồng loạt đình công. Tập thể công nhân cho biết, mới đây công ty đột ngột thay đổi địa điểm sản xuất của chuyền nhưng không thông báo rõ ràng khiến mọi người hoang mang. Công ty còn buộc công nhân tăng ca liên tục nhưng không thông báo trước khiến đời sống họ bị xáo trộn.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Bán 126 cô gái sang Malaysia giá 1800 đô-la một người
Jul 27, 2007


Tòa án tại Saigon ngày hôm qua đã đưa ra xét xử đường dây mua bán 126 phụ nữ sang Mã Lai do Trần Thị Mỹ Phượng cầm đầu. Cùng ra trước vành móng ngựa với Mỹ Phượng về hành vi lừa bán đồng loại còn có chồng Phượng là Tsai I Hsien tức A Thái, người Đài Loan, và 4 người khác.

Nguồn tin từ báo trong nước cho biết vào tháng 11 năm 2005, từ đơn tố cáo của những nạn nhân đã bị đưa sang Mã Lai và trốn về được, đã cho biết Trần Thị Mỹ Phượng cùng chồng là Tsai I Hsein và những đồng bọn đã đứng ra tổ chức đường dây tuyển chọn một số cô gái Việt Nam, dẫn dắt gả bán sang Mã Lai dưới hình thức môi giới hôn nhân.

Một số cô gái trẻ ở các vùng quê, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long, do nhẹ dạ cả tin, mong muốn có một cuộc sống nhàn hạ nơi đất khách quê người đã tìm đến với đường dây này để được đưa ra nước ngoài. Theo lời khai của Trần Thị Mỹ Phượng thì cô ta chỉ bắt đầu hành nghề được một năm. Vợ chồng Phượng và Hsein đã thỏa thuận với một nhân vật người Mã Lai tên là Chol về việc tuyển chọn và đưa gái sang Mã Lai với giá toàn bộ chi phí như tiền ăn, khách sạn, vé máy bay vợ chồng Phượng lo, và Phượng được hưởng 1800 đô-la một người. Riêng người dắt gái được trả công từ 4 đến 8 triệu đồng, tùy gái đẹp hay không đẹp. Trước khi đưa gái sang Mã Lai, Phượng fax tên và passport của họ sang Mã Lai để Chol hối lộ cho hải quan. Trong trường hợp những cô gái Việt Nam bị lừa sang Mã Lai nhưng không bán được thì Phượng chịu hoàn toàn chi phí và cũng không lấy được 1800 đô-la tiền công.

Tại Việt Nam, với chiêu bài tuyển người đi xuất cảng lao động, môi giới lấy chồng ngoại không tính phí kể cả di chuyển nhiều cô gái miền Tây đã bị lừa. Sau khi được các đối tượng môi giới dẫn dắt lên Saigon, những cô gái lấy chồng ngoại được tập trung nuôi tại nhà một số người, được học tiếng Hoa, và sau đó được một số người nước ngoài đến Việt Nam trực tiếp xem mặt và lựa chọn. Tiêu chuẩn để được chọn là các cô gái phải còn trẻ tuổi. Khi được chấm cô nào thì sẽ thanh toán trước một khoản tiền từ 6 đến 10 triệu đồng một cô. Đến khi nào các cô gái cưới được chồng thì mới thanh toán nốt phần còn lại. Sau đó lại giao cho 2 người khác để làm giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân, khám sức khỏe, dịch giấy tờ sang tiếng Anh, công chứng, mua vé máy bay rồi trực tiếp hoặc thuê người khác dẫn các cô gái Việt Nam đã được chọn sang Mã Lai tập trung tại nhà đã thuê ở Kuala Lumpur. Sau đó, những cô gái Việt được gả bán cho các đối tượng người Mã Lai với giá từ 6000 đến 8000 đô-la một người, ai đồng ý thì dẫn về nhà sống thử một tuần, nếu thấy được thì mới trả tiền mua về làm vợ và làm thủ tục kết hôn tại chính quyền Mã Lai.

Theo lời khai của một số nạn nhân, những người mua các cô gái Việt Nam về làm vợ phần lớn là những người đàn ông lớn tuổi, bệnh tật hoặc có hoàn cảnh không bình thường. Trường hợp các cô gái không chịu bán mình thì bị bọn buôn người nhốt lại, đánh đập ép cưới, nếu vẫn cứng đầu thì sẽ bị chúng yêu cầu gọi về gia đình nộp 10 triệu đồng thì mới cho về Việt Nam. Các cô vì bị cưỡng ép và không còn con đường nào khác nên đành chấp nhận bị gả bán.

Có trường hợp bị chúng ép buộc bán dâm. Nhiều trường hợp do không chịu nổi cảnh nô lệ tình dục, hôn nhân không tình yêu, một số cô gái đã tìm cách bỏ trốn bằng đường bộ sang Thái Lan và bị cảnh sát Thái bắt giữ do nhập cảnh trái phép nhưng sau đó đã được can thiệp nên các cô đã được đưa về nước.

Vụ án theo đài VOA vừa kết thúc tại Sài Gòn, và toà đã tuyên án tù 6 người về tội dụ dỗ đưa hơn 120 phụ nữ Việt Nam sang Malaysia bán cho những ông già tàn tật bên đó.

Phiên toà diễn ra trong ngày thứ năm, trong đó bị cáo Trần Thị Mỹ Phương bị tuyên án 12 năm tù và chồng bà nầy, một người Đài Loan tên là Tsai I Hsein, bị 7 năm. Ngoài ra thì còn 4 bị cáo khác, bị tuyên án tù từ 5 năm tới 10 năm.
Chánh án Trần Thị Hồng Việt cho biết bọn buôn người nầy đã đưa 126 phụ nữ Việt Nam sang Malaysia từ tháng tư năm 2005 tới tháng 6 năm ngoái. Bà thêm rằng bọn họ hứa với các nạn nhân, hầu hết là những người sống ở miền tây nam bộ, rằng họ sẽ giúp kiếm chồng cho những người đó mặc dầu trên thực tế thì các phụ nữ nầy đều đã bị bán cho một tay trung gian ở Malaysia với giá từ 1,500 dollars tới 2,000 dollars tùy tuổi tác và nhan sắc.

Theo bà Chánh Án thì sau đó các nạn nhân bị đưa ra bán ở các quán rượu với giá có khi lên tới 6,300 dollars một người. Người mua phần đông đều là những ông già tật nguyền. Bà Trần Thị Hồng Việt cho hay là hơn 10 nạn nhân đã thoát về tới Việt Nam và trình báo cảnh sát.

Tin ghi là đã có hàng ngàn phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc và các nước khác ở Đông Nam Á để làm nô lệ tình dục hoặc bị cưỡng ép vào những cuộc hôn nhân ngoài ý muốn của họ.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Ông Michalak được đề cử làm tân Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam
Jul 27, 2007
VOA - Hôm thứ ba, ông Michael Michalak, người được Tổng thống Bush đề cử làm tân Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam đã hứa là nếu được Thượng Viện Mỹ chuẩn nhận, ông sẽ nỗ lực yểm trợ công tác phát triển kinh tế ở Việt Nam, cải thiện việc thực thi nhân quyền ở đó và sẽ tiếp cận với cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Nghị Sĩ Barbara Boxer, người chủ trì các cuộc điều trần của ông Michalak tại Uỷ Ban Ngoại Vụ Thượng Viện Mỹ dự liệu rằng việc chuẩn nhận ông nầy sẽ diễn tiến suôn sẻ.

Ông Michalak nói thêm là ông hy vọng sẽ bắt đầu công tác ở Việt Nam tháng tới.

Theo bài viết trên tờ Orange County Register, tờ báo ấn hành trong vùng được coi là thủ đô của người Việt tị nạn ở California, thì ông Michalak sẽ phải thận trọng khi nhận nhiệm sở mới vì lẽ ông phải so đo giữa một bên là thoả hiệp giao thương Mỹ-Việt trị giá tới 9 tỉ 700 triệu dollars mỗi năm và bên kia là tình trạng căng thẳng giữa 2 nước do sự kiện mới đây nhà chức trách Việt Nam đã bắt giam các Luật Sư và những nhân vật tranh đấu đòi dân chủ tại Việt Nam.

Ông Michael Michalak hiện là một viên chức Mỹ cao cấp trong APEC, tức Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương. Ông đã từng hợp tác làm việc mật thiết với chính phủ Việt Nam trong thời gian Việt Nam chuẩn bị tổ chức cuộc họp thượng đỉnh của tổ chức thương mại quốc tế nầy hồi năm ngoái.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Đám táng cá voi là phong tục lâu đời của ngư dân VN
Jul 27, 2007

Nhiều trăm dân chài trong một làng đánh cá ở miền nam VN đã tổ chức long trọng một đám táng cho một cá voi 15 tấn khi nó chết gần bờ, một viên chức cho hay thứ năm 26/7.

Hơn 200 ngư dân đã đốt nhang và cúng tế thực phẩm và trái cây trước xác một con cá voi dài tới 13,5 mét trên bãi biển gần làng Tân Phước thuộc tỉnh Bình Thuận, cách Saigon khoảng 200 cây số về hướng đông bắc.

Nhiều ngư dân miền nam và miền trung VN vẫn tôn thờ cá voi, khi một con cá voi chết dạt vào bờ thì dân làng thường tổ chức đám táng cho cá voi. Người ta chịu khó mang xác cá từ biển vào đất liền để làm đám táng cho cá.

Ông Bùi Văn Mạnh, chủ tịch làng Tân Phước, cho hay: “Dân đánh cá địa phương khám phá xác cá voi vật vờ cách bờ khoảng 30 dặm, họ dùng tàu đẩy xác cá về. Con vật đã chết cách đó 3 hay 4 ngày rồi.”

Một xe bulldozer và hai xe truck được huy động để kéo con cá khổng lồ vào bờ khi tàu đưa nó về. Ông Mạnh nói: “Con cá lớn quá, chiều cao cái xác là bằng với chiếc Toyota Minivan khi nằm ngang. Không hiểu tại sao nó lại chết.”

Có khoảng 5 hay 6 con cá voi chết và trôi dạt vào bờ biển VN hàng năm. Ngư dân bao giờ cũng xem chuyện này là “điềm lành” và tổ chức đám táng long trọng để cá voi sẽ phù trợ cho việc đánh bắt các trong làng được sung túc.

Nguyễn Dương, source Earthtimes.org
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Dịch bệnh“tai xanh” và những mảnh đời cơ cực
Sunday, July 29, 2007

QUẢNG NAM - Dịch bệnh “tai xanh” ở heo đã làm nhiều bà con miền Trung khốn đốn vì mất trắng toàn bộ cơ nghiệp. Với những nông dân miền Trung, nhà cửa, thuốc men, áo quần, cưới hỏi và tiền học cho lũ trẻ, tất tất đều nhờ vào con heo. Vậy mà mấy ngày qua, “cơn bão tai xanh” đã quét qua những làng quê này khiến nhiều gia đình lao đao, nặng nhất là tỉnh Quảng Nam. Phóng viên báo Tuổi Trẻ, trong chuyến thăm hỏi đồng bào vùng dịch bệnh cho biết một số hoàn cảnh bi đát của bà con như sau:

Suốt từ mười ngày nay, cả hai vợ chồng anh Nguyễn Vi Thúc ở tổ 5, thôn 1, xã Bình Ðào (huyện Thăng Bình) tiếc đứng tiếc ngồi bởi đàn heo 16 con, trong đó có bốn con nái chuẩn bị đẻ, đã phải đưa ra đồng tiêu hủy vì nhiễm bệnh dịch “tai xanh”. Chị Hà - vợ anh Thúc - đầu không mũ nón cứ đứng tần ngần bên dãy chuồng trống hoác mà nước mắt ngắn dài.

Tần ngần hồi lâu, anh Thúc tính: “Tui tính đợt này bốn con heo nái đẻ được bốn bầy heo sữa, bán ít nhất cũng được 6 triệu. Hai tháng nữa xuất chuồng 12 con heo thịt cũng được khoảng 6 triệu nữa. Chừng đó cũng đủ tiền mua mấy vạn gạch, 2 tấn xi măng, ít sắt thép sửa lại cái nhà bị bão làm hư hại từ năm ngoái mà chưa đủ tiền làm lại. Tui năm ni 40 tuổi rồi mà chưa làm nổi cho vợ con ngôi nhà đàng hoàng. Kiểu ni đến cuối đời cũng chưa chắc làm được cái nhà đàng hoàng cho vợ con...” - giọng người đàn ông nghèn nghẹn.

Cách nhà anh Thúc chừng 500m, mẹ con bà Lê Thị Chín (60 tuổi) cũng vừa tiêu hủy hai con heo nái - vốn liếng duy nhất của hai mẹ con bà góa này. Bà Chín mếu máo, lấy tay quẹt nước mắt. Bà dự tính hai con heo đẻ lứa này bán đi mua ít gạch về nhờ bà con chòm xóm lợp tạm cái lều cho tươm tất. “Vậy mà ông trời ác quá, không chừa tui ra” - bà than.

Từ lâu, vùng Ðông Thăng Bình đã nổi tiếng bởi nguồn heo sữa có chất lượng cao cung ứng cho khắp trong Nam ngoài Bắc và đi cả sang Lào, Campuchia. Mỗi năm các xã ở đây xuất chuồng hơn 5 vạn con heo sữa. Vùng Ðông Thăng Bình vốn ít đất ruộng canh tác, chủ yếu là vùng cát, nên chăn nuôi trở thành nguồn sống chính của bà con. Từ đàn heo, chủ yếu là nuôi heo nái để bán heo sữa, nhiều hộ gia đình đã có cuộc sống ổn định. Ở vùng đất nghèo này hiện có gần 100 sinh viên đang theo học ở các trường đại học trong cả nước. Cơn bão dịch “tai xanh” tràn qua, đàn heo gần 6.000 con của vùng Ðông lăn ra bệnh, hơn 1.000 con đã chết vì dịch không chỉ làm người dân nơi đây khốn đốn mà nhiều bạn sinh viên khắp nơi cũng lo lắng.

Chị Trần Thị Tám, thôn 1 Bình Triều, có hai con đang đi học đại học ở Sài Gòn cho phóng viên Tuổi Trẻ biết, chị đang chuẩn bị khăn gói vào Nam kiếm việc làm để có tiền chu cấp cho con tiếp tục học, bởi đàn heo gồm hai con heo nái, hai con heo thịt của chị vừa bị tiêu hủy.

Cũng như chị Tám, chị Dương Thị Nhi ở thôn Trà Ðóa 1 (xã Bình Ðào) đã phải bán nốt 100 ang lúa dự trữ trong nhà để lấy tiền cho đứa con trai đang học đại học Kỹ Thuật ở Qui Nhơn vào trường.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ôm miễn phí ở hồ Hoàn Kiếm
Jul 31, 2007
Theo tin tức từ báo chí trong nước, tại các thành phố tại Việt Nam đã xảy ra một hiện tượng đáng chú ý, khi những thanh niên thiếu nữ đã tổ chức chiến dịch Free Hugs tức là Ôm tự do, lần đầu tiên được tổ chức tại khắp ba miền Bắc, Trung, Nam ngày chủ nhật vừa qua.

Ngay từ sáng sớm tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, hàng trăm bạn trẻ có cùng chí hướng và quen biết nhau qua mạng internet và blog tập trung chia thành các nhóm, đứng xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm để chia sẻ với những người qua lại, để ôm nhau thể hiện sự thân mật. Mỗi nhóm từ 10 đến 20 người tay giơ cao những bảng viết với dòng chữ bằng bút mầu đơn giản với hai chữ Free Hugs, hoặc bằng tiếng Việt là Ôm tự do, xen lẫn đó là hình trái tim và những trang trí khác biểu hiện cho tình yêu thương của con người. Các thành viên tham gia sẵn sàng đưa ra vòng tay mời ôm những người cần chia sẻ.

Những cái ôm sẵn sàng chia sẻ ấy được du nhập vào Việt Nam từ tháng 12 năm 2006, và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của thế hệ trẻ, xuất phát từ chàng trai Juan Mann người Úc Đại Lợi. Theo nhiều người kể lại, sau khi trở về từ London, cuộc sống của Juan Mann đã bị đảo lộn với nhiều biến cố. Khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Sydney không có ai chào đón anh, Juan đứng lẻ loi trên ga đến của sân bay, nước mắt chực trào khi chứng kiến cảnh đoàn tụ hạnh phúc của những hành khách khác với gia đình và bạn bè. Anh đã lấy một miếng bìa carton, dùng bút lông viết lên cả hai mặt chữ Free Hugs và tìm đến một khu giao lộ dành cho người đi bộ, rồi giơ cao tấm bảng. Câu chuyện về Juan đã làm cả thế giới biết đến và phong trào Free Hugs đã lan rộng sang khắp nơi trên thế giới.

Một thanh niên tham gia trong nhóm nhận xét, Juan Mann đã làm cho không chỉ cuộc sống của anh mà cả cuộc sống của bao nhiêu người khác trở nên đầy ý nghĩa với những vòng tay ôm thể hiện tình yêu thương.

Nhiều người nước ngoài ngỡ ngàng vì Free Hugs cũng có ở Việt Nam. Tại blog của một thành viên trong nhóm có tên Casper tràn ngập những lời kêu gọi, khi nói rằng mọi người ai cũng từng trải qua cảm giác cô đơn lạc lõng, hay những phút ngã lòng khi đối mặt với khó khăn trong công việc; hay những lúc đau khổ khi mất đi một người thân, một người bạn. Những lúc ấy, mọi người thèm khát một cái ôm thật chặt, một cảm giác gần gũi ấm áp sẻ chia. Thế nhưng nhịp sống gấp gáp khiến chúng ta ngày càng trở nên e dè ngay cả với những người thân thiết nhất, dù chỉ là một cái ôm.

Tại phi trường Gia Lâm, một thành viên trong chiến dịch Free Hugs cho biết, trước đây cũng đã có một số nhóm nhỏ lẻ tổ chức chương trình này nhưng chỉ trong phạm vi địa phương mà chưa hoạt động rộng cùng với các vùng miền như lần này. Một người nói rằng đây cũng là dịp để làm quen với nhiều người từ các bác lớn tuổi, thanh niên, đến các em nhỏ đặc biệt là các du khách. Sau những vòng tay là những câu thăm hỏi tên tuổi và chụp ảnh lưu niệm. Sự kiện này cũng cho thấy sức mạnh của hệ thống Internet.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam 2007

Aug 01, 2007
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày hôm qua đã thông qua Dự luật về Nhân quyền Việt Nam do Dân biểu Christopher H. Smith thuộc đảng Cộng hòa, tiểu bang New Jersey đề nghị.

Dự luật về Nhân quyền Việt Nam 2007 mang ký số HR-3096, có mục đích thúc đẩy thăng tiến nhân quyền ở Việt Nam và buộc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm nếu tiếp tục vi phạm các nhân quyền căn bản của người dân.
Phát biểu tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện vào ngày hôm qua, Dân biểu Chris Smith nói rằng: Ngay sau khi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam được khen ngợi là đang đi về chiều hướng mới thì họ đã lập tức tìm cách bỏ tù những người tốt nhất, có nhiều triển vọng nhất và dũng cảm nhất tại Việt Nam, những người đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền. Dự luật này sẽ cho Cộng sản Việt Nam nhận thức rằng vi phạm nhân quyền sẽ đi kèm với chịu chế tài.

Dự luật nhân quyền Việt Nam HR-3096 có các điểm như không cấp viện trợ nhân đạo cho Việt Nam chừng nào chưa có bằng chứng là Việt Nam đã tiến bộ trong việc thả tù nhân lương tâm, tôn trọng tự do tín ngưỡng, trả lại tài sản đất đai bị chiếm đoạt, tôn trọng quyền của dân tộc thiểu số.

Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2007 cũng dành ra một ngân khoản 4 triệu đôla trong thời gian 2 năm để tài trợ cho các cá nhân và tổ chức hoạt động vì nhân quyền Việt Nam, cùng 10 triệu đôla để chấm dứt việc Hà Nội phá sóng đài phát thanh Á Châu Tự Do RFA, một cơ quan truyền thông do Quốc hội Mỹ thành lập và tài trợ.

Dự luật HR-3096 còn đòi hỏi Bộ Ngoại giao Mỹ ra phúc trình hàng năm về tình hình nhân quyền Việt Nam. Tuy nhiên, để cho các biện pháp chế tài đối với Hà Nội trở thành hiện thực, dự luật này cần phải được toàn thể Hạ viện và Thượng viện thông qua, sau đó mới đuợc Tổng thống Hoa Kỳ ký ban hành thành luật. Đây là lần thứ 3, một dự luật giúp thúc đẩy tự do và dân chủ tại Việt Nam được mang ra bàn thảo trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Hai lần trước, dự luật đã được thông qua tại Hạ Viện nhưng khi lên đến Thượng Viện thì bị giữ lại, vì nhiều lý do khác nhau.

Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Dân Biểu Cộng Hòa Ileana Ros-Lehtinen của tiểu bang Florida nói rằng bà rất hân hạnh đứng ra đồng bảo trợ dự luật này cùng với Dân Biểu Smith. Bà nói thương mại tự do chưa chắc đã bảo đảm mang lại một xã hội tự do. Kể từ khi Hoa Kỳ cấp quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn, rút tên Việt Nam ra khỏi các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về vi phạm quyền tự do tôn giáo, tình hình nhân quyền tại đó ngày càng tệ đi. Trong 6 tháng đầu năm nay, mọi người đã chứng kiến cuộc đàn áp mới của Hanoi, hậu quả là có nhiều vụ giam cầm, bắt bớ, kết tội những nhà hoạt động tôn giáo, chính trị độc lập ôn hòa. Tình hình của những người sắc tộc thiểu số trên vùng Tây nguyên cũng rất đáng quan tâm. Bà nói dự luật mà bà bảo trợ hôm nay nhằm giải quyết các sự kiện này bằng cách ràng buộc những món viện trợ không có tính cách nhân đạo vào sự tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ nhân quyền, và những biện pháp chế tài khác.

Dân Biểu Cộng Hòa Edward Royce của tiểu bang California cũng dẫn chứng tài liệu của một tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch gọi tình hình đang diễn tiến tại Việt Nam là một trong những chiến dịch đàn áp chính trị tệ hại nhất trong vòng 20 năm qua, nhắm vào những người biểu lộ chính kiến khác với đảng cộng sản một cách ôn hòa. Ông gọi các bản án mà Hà Nội đã đưa ra cho những nhà dân chủ tại Việt Nam đang gánh chịu quả thật là khủng khiếp. Ông Ed Royce nói rằng sự kiện nhà cầm quyền tại Hà Nội đang ra sức phá sóng đài Á châu Tự do chứng tỏ các buổi phát thanh của đài này có kết quả tích cực trong việc chống lại sự tuyên truyền của nhà nước, và càng tăng thêm áp lực lên nhà cầm quyền cộng sản. Ông tin dự luật này sẽ tăng thêm phương tiện để khắc phục chuyện phá sóng, tăng thêm ngân khoản để tiếp tục phát thanh, và kêu gọi các bạn đồng viện ủng hộ dự luật này.

Dân Biểu Cộng Hòa Dana Rohrabacher, cũng thuộc tiểu bang California thì có những lời lẽ mạnh bạo hơn khi nói rằng Hà Nội là một chính quyền xấu xa, một chế độ ăn cướp. Có người bảo rằng cứ giao tiếp kinh tế với họ thì rồi đây ta có thể thuần hóa được con thú hoang dại, nhưng theo ông điều đó đã chẳng xảy ra tại Việt Nam. Cũng giống như tại Trung Quốc, chúng ta đã giúp xây dựng kinh tế cho Trung Quốc, vậy mà đàn áp chính trị ở Trung Quốc vẫn xảy ra.

Tại Việt Nam cũng không khác. Hoa Kỳ đã từng giao tiếp với Việt Nam và bây giờ ra đường người ta thấy có bày bán đầy quần áo may tại Việt Nam. Hoa Kỳ đã làm đủ mọi cách để giao tiếp về kinh tế, nhưng đã không thành công. Muốn cho những bạo chúa khắp thế giới biết tôn trọng nhân quyền hơn, Hoa Kỳ không phải chỉ có đưa tiền cho họ để họ có dịp thủ lợi. Muốn cho các bạo chúa này biết tôn trọng nhân quyền hơn, thì cách duy nhất là phải biểu lộ sự phẫn nộ của người Mỹ và của mọi người yêu chuộng tự do khắp thế giới. Dự luật này là một trong những cách biểu lộ đó.

Sau phần phát biểu của 4 Dân Biểu Cộng Hòa, Dân Biểu Dân Chủ Tom Lantos, Chủ Tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại, đã mời các thành viên khác trong ủy ban đóng góp ý kiến để xem có muốn sửa đổi dự luật này hay không. Vì không có ý kiến nào khác, Dân Biểu Lantos tuyên bố sẽ xem dự luật như văn bản nền tảng để đưa ra trước khoáng đại Hạ Viện biểu quyết. Bước kế tiếp là tùy quyết định của Hạ Viện, rồi đến Thượng Viện và có lẽ cũng còn tùy sự vận động của những người ủng hộ dự luật, trong đó có cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Đại sứ Michael Marine thảo luận về quan hệ Mỹ-Việt
và viễn cảnh dân chủ Việt Nam

Aug 02, 2007

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Miachel Marine vừa tham dự chương trình nói chuyện online của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó ông trả lời nhiều câu hỏi về viễn ảnh dân chủ và tương lai kinh tế của Việt Nam.

Buổi nói chuyện online được tổ chức hôm thứ hai vừa qua, để ông Michael Marine là nhà ngoại giao Mỹ kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ tại Việt Nam, trả lời các câu hỏi được gửi qua internet từ khắp nơi trên thế giới. Đại sứ Michael Marine nhận xét rằng trong một năm qua, Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy tự do tôn giáo, nhưng ông nói một cách khéo léo rằng vẫn còn nhiều công việc phía trước để bảo đảm có đầy đủ tự do tôn giáo và nhân quyền cho mọi người Việt Nam.

Ông hy vọng và mong chờ Việt Nam sẽ cho phép có thêm không gian để công dân bày tỏ ý kiến, hành đạo và tham gia vào những hệ thống cởi mở hơn để bảo đảm có sự giải trình trách nhiệm, trong đó có quyền lựa chọn lãnh đạo và các đại diện, ý nói Hà Nội nên mở rộng bầu cử tự do cho người dân.

Ông Marine nói mặc dù Việt Nam đến nay đã rất thành công khi đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế xã hội, nhưng để tiến thêm bước nữa trên thị trường thế giới thì đòi hỏi nước này khai thác đầy đủ sức sáng tạo và tiềm lực của nhân dân.

Ông nhấn mạnh rằng ở bất kỳ xã hội nào, chuyện này chỉ có thể đạt được bằng moat hệ thống chính trị mở, một hệ thống cho phép các cá nhân bày tỏ quan điểm trong tự do và hòa bình cả trong vấn đề chính trị và những vấn đề khác.

Đại sứ Michael Marine tuyên bố ông tiếp tục kêu gọi nhà nước có các bước cần thiết để bảo đảm rằng sự bày tỏ quan điểm ôn hòa không thể bị xem là vi phạm pháp luật. Về sự phát triển dân chủ và pháp quyền ở Việt Nam. Ông Marine nói các công dân Việt Nam đang được tự do hơn bao giờ để theo đuổi lựa chọn về nghề nghiệp, kinh tế, gia đình; tuy nhiên, vẫn còn những khiếm khuyết cơ bản về nhân quyền. Bao gồm công dân không thể chọn lựa người đại diện cho mình, việc cầm tù những cá nhân vì sự bày tỏ chính kiến ôn hòa; tước bỏ quyền được có những phiên tòa công bằng; hạn chế tự do báo chí, ngôn luận và tụ họp; hạn chế việc dùng internet; và cấm thành lập những nhóm phi chính phủ hoạt động về nhân quyền.

Ông hy vọng bản thân người dân Việt Nam cũng sẽ nhận thức tầm quan trọng của những quyền căn bản này. Đa số những câu hỏi trong buổi nói chuyện với Đại sứ Michael Marine đề cập các vấn đề chính trị. Ông Michael Marine cho rằng Việt Nam sẽ chỉ càng mạnh hơn nếu cho phép có thêm không gian để tự do bày tỏ và một quá trình thảo luận mở về mọi vấn đề. Ông nói khi những cơ hội và lợi ích kinh tế mở rộng, đó cũng là mong chờ của nhiều người, rằng một xã hội mở hơn sẽ đi theo.

Khi nhân dân Việt Nam hiểu rõ hơn về những khả năng mở ra trước mắt họ, ông tin họ sẽ tiến bước để biến tiềm năng ấy thành sự thật. Ông Michael Marine 60 tuổi, được bổ nhiệm làm Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam vào tháng 9 năm 2004. Nhiệm kỳ Đại sứ của ông tại Việt Nam kết thúc vào mùa hè năm nay, và Tổng thống Bush đã đề cử ông Miachel Michalak thay thế ông Marine đảm nhiệm chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, những sứ giả mang thông điệp nhân quyền và dân chủ đến với Hà Nội
Trà Mi, phóng viên đài RFA, Aug 02, 2007
RFA - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, đã mãn nhiệm, và sắp tới đây, tân đại sứ Michael Michalak sẽ thay thế ông Marine đảm trách chức vụ này. Trước khi chính thức rời Hà Nội, hôm 30/7 vừa qua, đại sứ Marine đã có cuộc đối thoại trực tuyến trên trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với người dân khắp nơi trên thế giới xung quanh đề tài quan hệ Việt-Mỹ.

Đây là lần đầu tiên đại sứ Michael Marine có buổi trao đổi trực tuyến với người dân các quốc gia trên thế giới về chủ đề sự phát triển của mối bang giao Việt-Mỹ. Đa số các câu hỏi đặt ra với ông đều xoay quanh tình hình nhân quyền và dân chủ của Việt Nam cũng như chính sách của Washington trong việc giúp Hà Nội cải thiện thực tại.

Cổ võ cho dân chủ

Với câu hỏi ông đánh giá ra sao về dân chủ và luật pháp của Việt Nam, ông Marine trả lời rằng người dân Việt Nam ngày nay đã được tự do trong việc mưu cầu đời sống gia đình, kinh tế, và lựa chọn sự nghiệp, tuy nhiên những mặt yếu trong các nhân quyền căn bản vẫn còn tồn tại, mà điển hình là dân chúng không có quyền chọn lựa chính phủ của mình, không có được những phiên toà công khai minh bạch, không được thực hành quyền tự do báo chí, truy cập thông tin, phát biểu, lập hội hay các tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ nhân quyền.

Hơn nữa, nhà nước Việt Nam còn tuỳ tiện bắt bớ những ai có quan điểm bất đồng cho dù là họ bày tỏ một cách ôn hoà. Ông đại sứ cho biết chính phủ Mỹ sẽ tận dụng mọi cơ hội để cổ võ cho những điều này. Ông khẳng định một xã hội thật sự phát triển thành công là nơi mà mọi người có quyền tự do bày tỏ các quan điểm khác nhau và bàn thảo cởi mở về tất cả mọi vấn đề.

Trả lời câu hỏi rằng Hoa Kỳ có thể làm gì hơn nữa để đảm bảo Việt Nam không lờ đi các vấn đề về nhân quyền sau khi đã gia nhập sân chơi quốc tế WTO, ông Marine nhấn mạnh mặc dù gần đây Hà Nội đã chứng tỏ một vài cải thiện trong lĩnh vực tự do tôn giáo, nhưng trước mắt vẫn còn rất nhiều điều cần phải làm để bảo đảm nhân quyền và tự do tôn giáo đúng nghĩa và đầy đủ cho người dân.

Ông cho biết trong suốt thời gian công tác, ông đã thường xuyên đề cập thẳng thắn các vấn đề như tự do tôn giáo, tự do báo chí, và tự do bày tỏ tư tưởng với các quan chức lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, và cá nhân ông, cho dù từ nay không còn làm đại sứ ở Hà Nội nữa, nhưng ông vẫn sẽ tiếp tục thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện những thay đổi cần thiết để đảm bảo rằng việc người dân bày tỏ tư tưởng một cách ôn hoà không bị xem là hành động phạm pháp.
Tôi nghĩ họ là những người dũng cảm, lên tiếng kêu gọi thay đổi chính trị. Tôi hy vọng trong tương lai, những người như vậy sẽ có một môi trường hoạt động rộng hơn ở Việt Nam, nhưng hiện giờ môi trường hoạt động của họ vẫn đang bị kiềm chế.

Đại sứ Michael Marine

Vẫn theo lời đại sứ Marine, chính phủ Mỹ kỳ vọng Việt Nam sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho người dân thực thi những quyền công dân căn bản trong đó có cả quyền tự do bầu chọn các nhân vật lãnh đạo, đại diện cho tiếng nói của họ.

Khi được hỏi trong “nghị trình tự do-dân chủ” của tổng thống Bush có tên Việt Nam hay không, đại sứ Marine nói rằng đây là một điều quan trọng. Người Mỹ coi trọng tất cả những quyền tự do như tự do ngôn luận, tôn giáo, báo chí, lập hội, và vì vậy, quan chức các nước thiếu dân chủ không nên ngạc nhiên khi đại sứ Hoa Kỳ hay nhân viên của ông ta thường xuyên đề cập đến những vấn đề này.

Theo đại sứ Marine, cổ võ nhân quyền cho Việt Nam vẫn còn nhiều thử thách bởi tự do cởi mở và đa đảng vẫn còn bị xem là mối đe doạ cho chế độ cai trị độc đảng. Hiện nay, vẫn theo lời ông, các cải tổ về chính trị tại Việt Nam vẫn còn kém xa những thay đổi về kinh tế và pháp lý, nhưng dân số trẻ của Việt Nam đang ngày càng hiểu biết hơn và cởi mở hơn đối với các xu hướng toàn cầu.

Về các gương tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam điển hình như khối 8406, trong một lần phát biểu với ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do trước đây, ông Marine đã từng bày tỏ kỳ vọng:

“Tôi nghĩ họ là những người dũng cảm, lên tiếng kêu gọi thay đổi chính trị. Tôi hy vọng trong tương lai, những người như vậy sẽ có một môi trường hoạt động rộng hơn ở Việt Nam, nhưng hiện giờ môi trường hoạt động của họ vẫn đang bị kiềm chế.”

Tình hình nhân quyền

Hay như trường hợp của linh mục Nguyễn Văn Lý, ông đại sứ cũng khẳng định rằng: “Chúng ta đều biết là linh mục Lý đáng lẽ không phải bị ở tù, nhưng theo định nghĩa pháp lý của Việt Nam thì ông đã phạm luật. Tôi tin rằng những luật lệ đó đã giới hạn quá đáng những gì người dân có thể nói và làm.

Linh mục Lý kêu gọi thay đổi về chính trị nhưng một cách ôn hoà. Chúng tôi tin rằng không một ai có thể bị tù đày vì những hoạt động như vậy. Do đó, chúng tôi kêu gọi trả tự do cho ông và tiếp tục đòi hỏi cho đến khi ông được thả.”

Cũng như ông Marine, tân đại sứ Michael Michalak cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với tình hình nhân quyền của Việt Nam. Trong buổi điều trần ở Thượng Viện hôm 24/7 vừa qua, ông Michalak nhận định rằng hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam thật sự rất đáng gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế và ông cam kết sẽ hết sức quan tâm một khi được chính thức bổ nhiệm.

Ngoài ra, ông cũng cho biết sẽ sẵn sàng gặp gỡ và đối thoại với cộng đồng người Việt tại Mỹ để lắng nghe ý kiến đóng góp của họ về mối quan hệ song phương.

Thượng nghị sĩ Jim Webb nhắc lại sự việc xảy ra trước tư dinh đại sứ Michael Marine ở Hà Nội cách đây mấy tháng, khi lực lượng an ninh ngăn chặn không cho người thân của những tù nhân lương tâm tiếp xúc với ông Marine, và hỏi ông Michalak sẽ phản ứng ra sao trước tình huống này, ông đáp rằng sự việc đã xảy ra là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và nếu là ông, ông sẽ lập tức liên lạc với một quan chức cao cấp nhất mà ông có thể để bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ hầu thay đổi tình thế.

Cũng tại buổi điều trần, ông Michalak nói rằng nếu được bổ nhiệm làm tân đại sứ, một trong những điều ông sẽ cố gắng thực hiện là khuyến khích chính quyền Hà Nội nhận ra rằng tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm chính trị không phải là yếu tố nguy hại, mà ngược lại, đó là động lực tích cực giúp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Ông Michalak cho rằng một trong những phương thức hiệu quả giúp cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam là tiếp tục thúc đẩy các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội. Ngoài ra, ông cũng hứa sẽ tận dụng mọi cơ hội có thể để kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam phóng thích các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.

Với một vị tân đại sứ, liệu chúng ta có thể kỳ vọng những sự cải thiện mới mẻ trong mối quan hệ song phương Việt –Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền?

Chúng tôi nêu câu hỏi này với nữ nghị sĩ Barbara Boxex, và nhận được lời khẳng định: “Mỗi khi có một vị đại sứ mới là chúng ta có một sự khởi đầu hoàn toàn mới mẻ. Tôi tin rằng vị tân đại sứ này sẽ xuất sắc trong sứ mạng mang thông điệp nhân quyền và tự do của Hoa Kỳ đến với chính phủ Việt Nam.”

Trà Mi tường trình từ Washington.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới đến Việt Nam
Aug 06, 2007

VOA - Các thông tấn xã quốc tế đều nói tới việc ông Robert Zoellick, Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới bắt đầu thăm Việt Nam, nhấn mạnh vào chi tiết liên hệ tới cuộc gặp gỡ giữa ông Zoellick và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vào chiều ngày thứ hai sau khi dùng phi cơ trực thăng đi thăm một đề án phát triển do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ ở tình Yên Bái trên miền núi tây bắc Việt Nam.

Nền kinh tế đang phát triển với tỉ lệ 8% hồi năm ngoái của Việt Nam đã được ông Zoellick ca ngợi trước khi ông lên đường thực hiện chuyến đi lần nầy.
Ngân Hàng Thế Giới và Liên Hiệp Quốc đều nói tới việc Việt Nam đã giảm được đến non 60% tình trạng nghèo khó so với dạo thập niên 1990, coi đó là một thành tích đáng khen của Việt Nam.

Tháng 2 vừa qua, Ngân Hàng Thế Giới cho biết sẽ cho Việt Nam vay ít nhất 4 tỉ dollars trong vòng 5 năm bằng những khoản tín dụng không lời lên tới ít nhất 800 triệu dollars mỗi năm để yểm trợ kế hoạch ngũ niên phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Tuy nhiên, Ngân Hàng Thế Giới cũng đã yêu cầu Việt Nam phải đối phó với nạn tham nhũng, một nan đề nổi bật với phiên toà xử các bị cáo liên hệ tới vụ tai tiếng PMU-18.

Tin do AFP đưa đi nhắc lại việc các viên chức thuộc đơn vị xây dựng vẫn nhận tiền của Ngân Hàng Thế Giới nầy đã lấy công quĩ để cá độ bóng đá và tiêu xài riêng.

Ngoài cuộc hội kiến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Zoellick cũng sẽ có những cuộc thảo luận với các lãnh tụ doanh nghiệp, các tổ chức dân chính Việt Nam và sẽ đi thăm một trung tâm huấn nghệ dành cho các thanh thiếu niên bị khuyết tật lẫn các cô nhi trong ngày thứ ba.

Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới đã tham dự cuộc họp với Bộ Trưởng Tài Chính các nước Á Châu Thái Bình Dương, diễn ra bên Úc, trước khi qua thăm Kampuchia.
Sau khi kết thúc chuyến đi ở Việt Nam vào ngày thứ ba, ông Zoellick sẽ tới thăm Nhật Bản.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tây nguyên: Lũ lụt hoành hành, đã có 26 người chết và mất tích
Aug 07, 2007
Trở lại với những tin từ cơn bão số 2 tức cơn bão Pabuk, thống kê mới nhất sau cơn mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam loan báo là 11 người chết, 15 người mất tích.

Thiệt hại không dừng lại ở con số này do mực nước các sông miền Trung đang tiếp tục lên nhanh. Nguồn tin cho biết 11 người chết gồm tại Đăk Lăk 4 người, Gia Lai 1 người, Lâm Đồng 4 người, Phú Yên 1 người, Đăk Nông 1 người, tăng 6 người so với hôm qua. Số người mất tích là 15 người dân Đăk Lăk. Hoàn lưu bão số 2 kết hợp gió mùa tây nam đã gây mưa rất to.

Đến thời điểm này, theo tổng hợp thiệt hại về nhà và công trình tại Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên, Thừa Thiên Huế và Đồng Nai, đã có hơn 200 căn nhà bị sập hoặc bị cuốn trôi; gần 5000 căn nhà bị ngập; hơn 10,000 người dân phải di tản, 27 công trình thuỷ lợi bị sập và hư hỏng; gần 30,000 mẫu cây trồng bị ngập. Ước tính con số thiệt hại lên vài trăm tỷ đồng. Cơn bão nay đã suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới, và đang tiếp tục tiến về hướng tây bắc, nhưng vẫn có khả năng mạnh lên trở lại thành bão khi tiến vào vịnh Bắc bộ. Đến sáng ngày hôm nay vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18.3 vĩ độ bắc; 107.6 kinh độ đông, trên vùng biển ngoài khơi Quảng Bình Hà Tĩnh, cách bờ biển Quảng Trị và Quảng Bình khoảng 130 cây số về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 tức là từ 39 đến 49 cây số một giờ, giật trên cấp 6. Dự báo 24 giờ tới, cơn bão di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 5 đến 10 cây số. Bão sẽ làm cho các vùng ven biển các tỉnh Hà Tĩnh đến Thanh Hoá gió sẽ mạnh lên cấp 5, giật trên cấp 6. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Thanh Hóa và phía đông Bắc Bộ có mưa to, cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Cựu Tổng giám đốc PMU18 bị kết án 13 năm tù
Aug 07, 2007
RFA - Việt Nam kết án nhân vật chủ chốt của vụ cá độ triệu đô với bản án 13 năm tù, và tám đối tượng khác có liên can chia chung 7 năm tù vì can tội chạy án, đưa và nhận hối lộ

Bùi Tiến Dũng, nguyên tổng giám Ban quản lý PMU 18 thuộc bộ Giao Thông Vận Tải đã bị tòa kết án 13 năm tù giam vì can tội sử dụng công quỹ để đánh bạc với số tiền hơn 750.000 đô la.

Bùi Tiến Dũng cũng đã âm mưu dùng tiền hối lộ để chạy án và số tiền này được các bị can Tôn Anh Dũng, Nguyễn Mậu Thôn, Bùi Quang Hưng đã chia nhau trong nhiều mục đích khác nhau. Tòa đã tuyên phạt những tòng phạm chạy án tổng cộng 7 năm tù giam.

Dư luận báo chí theo dõi vụ này đồng quan điểm cho rằng tòa đã xử phạt quá nhẹ cho tất cả các bị can và bản án này có tính giơ cao đánh khẽ đã làm dư luận đặt câu hỏi đối với Hội Đồng Xét Xử về tính minh bạch và công bình của bản án.
Last edited by thienthanh on Fri Aug 10, 2007 4:18 am, edited 1 time in total.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests