Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận tăng cường các quan hệ quân sự

Aug 28, 2007
Theo tin của Tân Hoa xã, hai Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Việt Nam đã thỏa thuận tăng cường các mối liện hệ quân sự song phương. Thượng tướng Tào Cương Xuyên, Ủy viên Bộ Chính Trị, Phó Chủ tịch Quân Ủy trung ương, Ủy Viên Quốc vụ viện kiêm Bộ Trưởng quốc phòng Trung Quốc tuyên bố như vừa kể tại Bắc Kinh vào ngày hôm qua, trong buổi gặp Đại Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng quốc phòng Cộng sản Việt Nam hiện đang viếng thăm Trung Quốc.

Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục ủng hộ chính sách một nước Trung Hoa cũng như nỗ lực của Bắc Kinh trong việc thống nhất đất nước. Bộ Trưởng quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc cũng cùng tham dự buổi lễ ký kết thỏa hiệp hợp tác phòng thủ trên vùng biên giới 2 nước.

Bản tin của Hà Nội cũng loan báo về việc này, và cũng không thấy nói gì về những tranh chấp về hải phận gần đây giữa hai nước. Trong tháng trước tàu chiến Hải quân Trung cộng đã bắn chết ngư dân Việt Nam trong vùng Trường Sa, mà cho đến nay phía Cộng sản Việt Nam vẫn giữ im lặng và không dám lên tiếng phản đối. Cho đến khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ tổ chức du lịch ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì lúc đó Việt Nam mới lên tiếng và xác nhận chủ quyền, nhưng cũng không dám nói gì mà chỉ kêu gọi Trung cộng tôn trọng những gì đã ký kết trong bản thỏa ước về hành động vùng biển chung với các nước trong khối ASEAN.
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Trung Quốc bắt gia đình của 28 ngư dân hiện bị giam ở Trường Sa phải trả tiền mới tha về
Sep 01, 2007
Cali Today News - Hai tàu đánh cá của VN đã bị lực lượng Hải Quân của Trung Quốc bắt giữ gần quần đảo Trường Sa và 28 ngư dân đang bi giam với điều kiện gia đình họ phải đóng tiền phạt mới cho về.

Chính quyền của Hainan đang yêu cầu gia đình họ phải trả 120,000 nhân dân tệ (16,000 đô la) thì các ngư dân và tàu của họ mới được thả ra, theo lời ông Nguyễn Công Danh, cảnh sát trưởng của VN của đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quãng Ngãi, cho biết.

Hai thuyền đánh cá VN bị bắt vào ngày 21 tháng 8 ở mạn bắc đảo Trường Sa. Ngoài VN và Trung Quốc, còn có Philippines, Malaysia, Đài Loan cũng tham gia tranh cãi giành chủ quyền quần đảo này.

Các ngư dân được phép tiếp xúc với gia đình bằng radio vào ngày 25 tháng 8 cho hay họ có thể được thả nếu gia đình bằng lòng trả tiền, theo ông Lê Văn Phú, Phó Chỉ Huy Cảnh Sát đảo Lý Sơn cho hay.

Tuy chính phủ VN chính thức không thừa nhận chủ quyền của TQ trên đảo Trường Sa, nhưng có tin là các gia đình ngư dân bị bắt bắt đầu quyên tiền để chuộc thân nhân về.

Ngư dân đảo Lýù Sơn từ lâu quen với với các hiểm nguy khi dánh cá gần khu vực đảo Trường Sa, vì tàu chiến của VN và của Trung Quốc thường hay xuất hiện tại vùng này.

Trong 6 tháng đầu năm 2007, có 5 tàu đánh cá của VN và 60 ngư dân đã bị Trung Quốc bắt và sau đó họ được thả về, ông Phú cho hay như thế.

Nguyễn Dương, source the Nation
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Người dân khiếu kiện thêm một lần bị giải tán và đưa về địa phương
Sep 01, 2007
RFA - Sáng 30 tháng Tám, lực lượng an ninh của thành phố phối hợp cùng các đồng sự của họ đến từ 9 tỉnh thành là Lâm Đồng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Đắc Nông, Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, nhằm vận động dân khiếu kiện trở về địa phương.

Phần lớn họ là những người có bức xúc về đất đai tài sản và theo đuổi khiếu tố, khiếu nại lâu dài mà chưa được giải quyết thỏa đáng.

Một người dân khiếu kiện chứng kiến việc này cho biết: Sáng hôm qua, công an đến đông lắm bắt mọi người dân ở các tỉnh phải đi về hết.

Họ kêu về để xử, nhưng mà không biết xử làm sao, chứ tôi thì đã xử mấy lần rồi không được cái gì hết. Nó kêu tôi lên điều tra hoài. Nhờ nước ngoài giúp đỡ giùm chị em tỉnh Kiên Giang này vì quá khổ sở.

Trà Mi: Thưa báo chí trong nước nói lãnh đạo của 9 tỉnh đến mời người dân về địa phương, điều đó có đúng không?

Một người dân khiếu kiện: Dân không có chịu về, bởi vì các ổng em về thôi. Nhiều người họ cũng cự dữ lắm.

Trà Mi: Người ta ép buộc bằng hình thức nào?

Một người dân khiếu kiện: Kêu phải đi về, còn không thì người ta sẽ cho lính để bố trí bắt về như hổm rồi, cũng xe tỉnh nào về tỉnh nấy vậy đó.

Trà Mi: Như vậy có bao nhiêu xe đến đó?

Một người dân khiếu kiện: Đông lắm. Chuyến này cũng đông nhưng không bằng ở Quốc hội. Nó cũng bắt về mấy xe rồi, nhưng vẫn còn nhiều người ngồi ở trên. Họ không bằng lòng về bởi vì bị ép buộc thôi. Nó đến tìm kiếm để bắt về. Có những người không chịu về thì ngừơi ta mới hành động.

Trong khi đó báo trong nước loan tin cho biết sau khi "kiên trì" thuyết phục, đến 12 giờ trưa thì khoảng trên trăm người đã được đưa lên xe đi khỏi trụ sở Văn phòng Tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Saigon ở số 210 Võ thị Sáu, quận Ba.

Một người khiếu kiện không tự nguyện tuân lệnh giải tán là bà Vũ thị Tuyết Vân bị bắt về công an phường 7 quận Ba về tội chống người thi hành công vụ. Trước đó, ngày 10 tháng Tám cán bộ Lê Hải Ninh tố cáo là bị hai phụ nữ khiếu kiện tỉnh Bình Thuận hành hung ngay trụ sở tiếp dân.

Nguyên do của khiếu kiện

Về tình hình khiếu kiện đông người và dài ngày, phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Đức Kiên khẳng định nguyên do là vì chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư còn nhiều bất cập.

Đó là nhận xét ông đưa ra sau khi khảo sát thực tế tại các huyện Bình Chánh và Củ Chi tại Saigon. Nhận định đó cũng được Ủy ban Nhân dân thành phố chia xẻ.

Theo Nghị định số 84 của Chính phủ quy định giá đền bù đất phải sát với giá thị trường, nhưng ông Viện trưởng Viện Kinh tế Saigon cho rằng thế nào là giá thị trường vẫn là điều mơ hồ.

Nhiều người dân cho đây là kẽ hở để các người chức quyền trục lợi, o ép giá khi quy hoạch, giải phóng mặt bằng nói là phục vụ các công trình dân sinh, phúc lợi treo. Sau đó lại tự hóan chuyển mục đích sử dụng đất và bán với giá cao.
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Việt Nam đem nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Khắc Toàn ra đấu tố Matt Steinglass, Hà Nội, 05/09/2007, Sep 05, 2007
VOA - Hồi tuần trước, chính quyền Việt Nam đã buộc ông Nguyễn Khắc Toàn, một nhà hoạt động tích cực cho dân chủ, phải dự một buổi kiểm thảo công khai. Ông Nguyễn Khắc Toàn ủng hộ chiến dịch do một tổ chức Phật Giáo bị Hà Nội đặt ra ngoài vòng pháp luật thực hiện, để giúp những người đang phản đối chính quyền vì đất đai của họ bị tịch thu.

Ông Nguyễn Khắc Toàn, một cựu quân nhân, vẫn lên tiếng phản đối hành động chính quyền tịch thu đất đai của nông dân từ năm 2001. Năm 2002, những hoạt động của ông đã khiến ông bị tống giam 4 năm về tội làm gián điệp.

Tháng Giêng năm 2006, ông Nguyễn Khắc Toàn được phóng thích trong một cuộc ân xá. Từ đó tới nay, ông đã tiếp tay thành lập nhóm đấu tranh cho dân chủ, Khối 8406, và trở thành phó chủ biên một trang web không được nhà cầm quyền cho phép là Tờ Tự Do Dân Chủ.

Giờ đây, ông Toàn lại bị trừng phạt bằng một biện pháp mới. Theo lời ông thì ngày 31 tháng 8, ông bị cưỡng bách đưa đến đồn công an phường Tràng Tiền, Hà Nội, nơi ông cư ngụ, để bị kiểm điểm trước một đám đông vào khoảng 250 người.

Ông Toàn nói công an không cho phép ông lên tiếng để tự bênh vực.

Hôm thứ Ba, Tổ Chức Ký giả không Biên Giới, đã ra thông cáo lên án cuộc kiểm điểm này.

Trong quá khứ, các cuộc đấu tố hay kiểm điểm rất phổ biến tại nước Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản. Các buổi kiểm điểm như thế này không có tư cách pháp lý, và về phần lớn đã biến mất từ những năm cuối của thập niên 1980, khi Việt Nam phát động tiến trình đổi mới để thực hiện các cải cách kinh tế và xã hội.

Thế nhưng những buổi đấu tố đã bắt đầu xuất hiện trở lại trong năm 2007, các đối tượng bị đấu tố thường là những nhân vật bất đồng chính kiến, những người gia tăng hoạt động từ năm 2006. Hồi tháng Hai, luật sư bênh vực nhân quyền Nguyễn văn Đàicũng bị mang ra đấu tố trước khi bị bắt và tuyên án 5 năm tù hồi tháng Năm.

Có ít nhất 3 nhân vật bất đồng chính kiến khác đã bị mang ra đấu tố trong năm nay.

Ông Nguyễn Khắc Hùng, tổ trưởng tổ dân phố nơi ông Toàn cư ngụ, có tham gia buổi đấu tố, thế nhưng ông này nói rằng mục đích của buổi kiểm điểm chỉ nhằm thuyết phục ông Nguyễn Khắc Toàn thay đổi cách hành xử của mình.

Trong mấy tuần lễ gần đây, ông Nguyễn Khắc Toàn tuyên bố ủng hộ chiến dịch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức bị Hà Nội đặt ra ngoài vòng pháp luật, hậu thuẫn những người biểu tình chống chính phủ vì các vụ tranh chấp đất đai và nhà cửa.

Những cuộc biểu tình như thế ngày càng thu hút được sự chú ý trong mùa hè năm nay.

Ngày 23 tháng 8 vừa qua, một nhà tu thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thượng Tọa Thích Không Tánh bị bắt tại Hà Nội trong khi tham gia chiến dịch giúp đỡ dân khiếu kiện. Từ đó, giới truyền thông do nhà nước Việt Nam kiểm soát đã đăng tải nhiều bài báo đả kích Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và nhà lãnh đạo thứ nhì trong Giáo Hội, là Hòa Thượng Thích Quảng Độ.

Ông Nguyễn Khắc Hùng nói việc ông Nguyễn Khắc Toàn ủng hộ những người khiếu kiện vấn đề đất đai là một hành động khả nghi.

Ông Nguyễn Khắc Toàn nhấn mạnh ông chỉ đứng lên đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Ông Toàn nói thêm rằng buổi đấu tố vừa rồi sẽ không làm ông thay đổi ý kiến và ông sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh này.
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Việt Nam tuyên bố gia tăng hợp tác với Bắc Hàn và Trung Cộng
Sep 06, 2007

Trong những nỗ lực kết hợp với những chế độ Cộng sản còn lại trên thế giới, nhật báo Strait Times phát hành tại Singapore vào ngày hôm qua cho biết hai chế độ chính phủ cộng sản Việt Nam và Bắc Hàn sẽ tiếp tục thúc đẩy việc gia tăng các mối quan hệ song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự.

Theo tin này, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là Nông Đức Mạnh sẽ đi thăm Bắc Hàn vào cuối năm nay. Đây là chuyến thăm Bình Nhưỡng đầu tiên của một lãnh đạo Việt Nam từ hơn 5 năm qua. Trước đó vào tháng Mười, Thủ tướng Bắc Hàn Kim Yong Il sẽ đến Hà Nội. Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trong một cuộc gặp với Đại sứ Bắc Hàn ở Hà Nội hồi tháng Bảy, đã ca tụng mối quan hệ giữa hai nước Cộng sản anh em, và cho biết hàng chục năm nay Việt Nam và Bắc Hàn vẫn duy trì các mối liên hệ hảo hữu trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù hiện tại quan hệ giao thương giữa hai bên gần như không có gì, nhưng theo nguồn tin này, Bắc Hàn đã ký thỏa thuận theo đó nước này cung cấp cho Việt Nam vũ khí để đổi lấy gạo. Bắc Hàn là một trong những nguồn cung cấp vũ khí chính cho Hà Nội trong thập niên 70 để xâm lấn miền nam. Bình Nhưỡng từng bán các phi đạn tầm ngắn Scud C của Liên Xô, phi đạn đất đối đất Igla, các bộ phận rời, đạn vũ khí loại nhỏ và công nghệ quân sự cho bộ đội Cộng sản. Sau này Việt Nam cũng từng mua hai tàu ngầm nhỏ của Bắc Hàn, đang đồn trú tại vịnh Cam Ranh. Chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Bắc Hàn tới Hà Nội có thể đặt ra nền tảng cho việc tái tục liên lạc quốc phòng. Ngoài ra, có vẻ Hà Nội còn có ý định muốn nâng vị thế toàn cầu để phản ánh sức mạnh kinh tế đang lên của mình.

Một phái đoàn của Cộng sản Việt Nam dẫn đầu bởi Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị đảng, hiện đang thăm viếng Trung cộng, và tại Bắc Kinh đã gặp Phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng. Hai bên tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường các mối quan hệ hợp tác toàn diện. Tân Hoa Xã trích lời họ Tăng đưa ra lời tuyên bố rất là trịch thượng, khi nói rằng Việt Nam phải nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ song phương xuất phát từ đại cục, từ tầm cao chiến lược và từ góc độ lâu dài. Chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh giá cao quan hệ với Việt Nam và sẽ làm việc với đối tác Việt Nam để thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác. Về phần mình, Trương Tấn Sang đã hết lời ca ngợi Trung cộng và nói rằng phát triển tình hữu nghị với Trung quốc là phương châm trường kỳ của Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài việc đưa tin về các tuyên bố như trên, truyền thông Trung Quốc không nói mục tiêu chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang và nội dung hội đàm. Hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc cũng trích dẫn con số tăng cao của trao đổi thương mại Trung-Việt, được nói là đã đạt 6.67 tỷ đôla Mỹ, tăng 45.9% mỗi năm. Tuy nhiên, các nguồn tin khác cho rằng trong cán cân này, phần Việt Nam nhập hàng từ Trung Quốc cao hơn nhiều so với xuất sang Trung Quốc. Chuyến thăm Bắc Kinh của Trương Tấn Sang diễn ra giữa lúc có nhiều diễn biến liên quan đến hai nước đã được dư luận và truyền thông nước ngoài chú ý. Vụ Bộ ngoại giao Trung Quốc cho gọi Đại sứ Cộng sảnViệt Nam lên nhắc nhở về việc báo chí Việt Nam đưa nhiều tin tức về hàng xấu từ Trung Quốc đã được báo chí ngoại quốc đăng tải như một dấu hiệu về căng thẳng quan hệ. Các tranh chấp trên biển cũng cho thấy dù quan hệ hai đảng cộng sản có thể được ca tụng, nhưng vấn đề chủ quyền lãnh hải vẫn là nguyên nhân của mâu thuẫn quyền lợi hai nước. Theo hãng thông tấn Đức, chính quyền đảo Hải Nam của Trung Quốc yêu cầu gia đình 28 ngư dân Việt Nam bị họ giữ phải chuyển 120 ngàn nhân dân tệ, tương đương 16 ngàn đôla Mỹ, thì mới thả người và thuyền về nước. DPA trích lời viên chức đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tàu thuyền của ngư dân Việt Nam bị lật hôm 21 tháng 8 vừa qua ở phía Bắc Trường Sa là vùng đảo cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều coi là của mình, chưa kể tới ba nước khác là Phi Luật Tân, Mã Lai và Đài Loan cũng đòi chủ quyền. Theo chương trình dự trù, Trương Tấn Sang sẽ đi thăm một số cơ sở kinh tế và văn hóa tại hai tỉnh Thiêm Tây và Vân Nam.
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Tin mới nhất về tù nhân lương tâm linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý

VNN

Tin tức từ phóng viên FNA ở Huế ngày hôm nay 10-9-2007, vừa cho biết về Linh mục Nguyễn Văn Lý sau chuyến viếng thăm mới đây như sau. Chiều thứ tư 05-09-2007 mới rồi, linh mục Phêrô Trần Văn Quý, thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Huế và Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên, đã cùng với linh mục Phanxicô Xavie Hồ Văn Uyển, quản lý Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế, lên tàu hỏa ra miền Bắc. Sáng hôm sa, hai vị xuống ga Nam Định, rồi đi xe taxi lên Phủ Lý. Từ Phủ Lý, hai vị đi xe Honda thồ, vượt quãng đường l5 km đến trại giam K1, Ba Sao, huyện Nam Hà, tỉnh Hà Nam, xin thăm vị tù nhân lương tâm linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý.

Trước khi gặp mặt, hai vị linh mục khách đã phải ngồi 45 phút ở nhà khách của trại giam, nghe ban giám thị trại thuyết giảng về "những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng ta", "nền pháp lý rất công minh của nhà nước CHXHCNVN ta" và "chế độ giam giữ tù nhân rất nhân đạo của chế độ ta"! Sau đó linh mục Lý mới được giải từ trong nhà tù ra để hai người bạn đồng nghiệp thăm gặp. Trong phòng thăm gặp có một bàn hình chữ nhật, hai vị linh mục khách ngồi một bên, bên kia là cha Lý và một cán bộ trại giam, trong góc có một cán bộ khác ngồi ghi chép mọi lời trao đổi, trên tường là hai camera quay từ đầu đến cuối mọi lời nói cử chỉ, đang khi đó bên ngoài có hai công an khác đi qua đi lại canh giữ!

Chỉ đến gần cuối buổi, khi cha Lý xin cha Uyển ban phép cáo giải (xưng tội và tha tội) thì các cán bộ mới dạt ra xa một chút. Cha Lý cho biết mình vẫn bị nhốt tại một khu nhà có 4 phòng, nhưng giờ chỉ có một mình cha, trong một khuôn viên khoảng 400m2. Phòng của cha mới được sơn sửa và nền nhà lát gạch men, có lẽ để chờ đón cuộc thăm viếng của phái đoàn quốc tế nào đó. Linh mục cho biết mình vẫn mạnh khỏe, suốt ngày cầu nguyện lần chuỗi, nhưng không thể đọc kinh nhật tụng vì cuốn sách kinh trại vẫn còn giữ, chưa cho cha nhận. Ngoài ra thì dành giờ suy nghĩ nhưng không thể viết ra vì "chế độ nhân đạo" của nhà tù không cho cha được giữ một cây bút và một mảnh giấy nào!

Hai vị linh mục khách cho vị tù nhân lương tâm biết về tình hình của Giáo phận Huế: nhà nước đã cho phong chức thêm bao nhiêu tân linh mục, cho phép tổ chức được bao nhiêu cuộc lễ, cho những vị nào trong giáo phận (giám mục, linh mục) được ra nước ngoài, ban bố những thủ tục nào để các quản xứ và giáo xứ theo đó mà tiến hành việc làm đơn xin phép này nọ (xin xem 32 trang "văn bản nhà nước" mới được tung lên mạng)... toàn là những tin "tốt đời đẹp đạo" thốt ra từ miệng của vị linh mục thành viên hai Hội đồng nhân dân!!! Cuộc gặp gỡ lẽ ra chỉ được phép trong vòng 45 phút, song trại thông cảm cho kéo tới 60 phút.

Nhưng đến lúc cán bộ yêu cầu cha Lý vào lại phòng giam, thì cha đã lớn tiếng nói: "Bạn bè tôi sa bao lần xin phép vất vả, rồi vượt cả mấy trăm cây số đường trường, lặn lội từ Huế ra đây thăm tôi, mà trại chỉ cho gặp từng ấy thôi ư? Đã nói hết chuyện đâu!" Thế là cán bộ đành để cho ba vị linh mục tâm sự cùng nhau thêm 15 phút nữa. Trước khi từ giã, linh mục Lý xin hai vị khách chuyển lời hỏi thăm và cảm ơn của cha đến bạn bè thân hữu xa gần, đặc biệt những ai đã tưởng nhớ, cầu nguyện, bênh vực, vận động cho cha suốt thời gian qua. (Phóng viên FNA từ Huế)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết đe dọa sẽ xử nặng các sư tăng Giáo hội PGVN Thống Nhất
Sep 11, 2007
Trong cuộc gặp gỡ một số Việt kiều nhân chuyến đến thăm Tân Tây Lan vào ngày hôm qua, Chủ tịch nhà nước Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Minh Triết đã lên tiếng đe dọa rằng nhà cầm quyền sẽ đối xử mạnh tay đối với những người gọi là muốn lật đổ chế độ, dù là người đó mang danh tôn giáo.

Ai cũng biết Nguyễn Minh Triết muốn ám chỉ Hòa thượng Thích Quảng Độ, người lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hiện đang bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện, và hiện là đề tài của những bài báo vu khống, bôi nhọ, thóa mạ và đe dọa của hệ thống báo đài do nhà nước kiểm soát. Nguyễn Minh Triết trong buổi nói chuyện đã cảnh cáo sẽ đưa ra trước pháp luật, vì những người đó là đã vi phạm pháp luật có tổ chức, có quan hệ trong nước ngoài nước, có kế hoạch hành động để lật đổ chế độ và rất đáng bị đem ra xử.

Chủ tịch Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh rằng đây là xử những người mang danh tôn giáo, chứ không có xử tôn giáo. Trong bài nói chuyện, lãnh tụ Hà Nội vẫn tuyên truyền rằng ở Việt Nam, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất được tự do hoạt động, cho nên chính ông Bush đã đem Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo CPC, sau khi ông này đã đến Việt Nam và đi dự một thánh lễ tại một nhà thờ ở Hà Nội.

Nguyễn Minh Triết nói gần đây có một số thông tin xuyên tạc chuyện này, nhưng Việt Nam vẫn tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do thông tin. Họ Nguyễn nói mà không biết ngượng miệng, vì ai cũng biết nhà nước kiểm soát hoàn toàn hệ thống báo chí và truyền thanh truyền hình, kể cả hệ thống Internet thì làm sao mà có tự do thông tin được.

Trước đó, Thủ tướng New Zealand Helen Clark bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc trong khóa tới. Bà Helen Clark cũng khẳng định sẽ tiếp tục duy trì viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam cho dù Tân Tây Lan là một nước nhỏ và ngân sách cũng không lớn. Bà cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo giáo viên tiếng Anh để Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu giảng dạy bằng tiếng Anh trong một số trường đại học chuyên ngành khoa học công nghệ.

Về phía mình, Nguyễn Minh Triết đã đề nghị hai nước tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động trao đổi để tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời còn tạo ra những cơ hội hợp tác mới.

Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch hai chiều của hai nước chỉ ở mức rất nhỏ, chỉ đạt 214 triệu mỹ kim trong năm 2006.

Nguyễn Minh Triết sang thăm Tân Tây Lan lần đầu tiên, sau khi đến dự hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Úc Đại Lợi vào cuối tuần qua. Trong khi đó Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang tiếp tục chuyến công du các nước cựu Cộng sản, và ngày hôm nay đã bay tới Ba Lan. Nơi đây cộng đồng người Việt tỵ nạn dù nhỏ bé nhưng cũng đã dự trù có một cuộc biểu tình để phản đối lãnh tụ Cộng sản Việt Nam đến thủ đô Warsaw của nước này. Sau đó Nguyễn Tấn Dũng sẽ cùng phái đoàn bay sang Tiệp Khắc, và có tin là sẽ đi thẳng sang Canada hoặc Mỹ, để rồi sẽ có mặt tại New York vào cuối tháng này để tham dự phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam cũng như tòa đại sứ Cộng sản tại Hoa Thịnh Đốn đều dấu nhẹm những tin tức của chuyến đi, vì sợ cộng đồng người Việt tại Mỹ phản đối.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Cách chức chánh thanh tra sở y tế thành phố Saigon
Sep 11, 2007
Sau nhiều bài báo chỉ trích và dư luận phản đối mạnh mẽ, đến sáng ngày hôm qua sở Y Tế thành phố Saigon mới công bố quyết định cách chức Chánh thanh tra Sở Y tế vì đã có thái độ bao che không báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc Sở Y tế về các cơ sở có hàm lượng 3-MCPD vượt quá quy định cho phép, là chất có thể gây ung thư đã được tìm thấy trong các chai nước tương tại Việt Nam.

Phó Giám đốc sở Y Tế cũng bị kỷ luật với hình thức khiển trách, vì chậm xử phạt các cơ sở sản xuất vi phạm. Vụ nước tương có hàm lượng chất gây ung thư cao cho đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, nhiều loại nước tương dù đã bị phát giác nhưng vẫn còn tìm thấy bày bán nhất là ở những tỉnh xa. Ngày hôm nay cũng có tin Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của Cộng sản Việt Nam là Cao Đức Phát, trong một buổi hội thảo về 5 loại dịch trên gia cầm gia súc tại Việt Nam, là các dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, liên cầu khuẩn, tai xanh và bệnh dại, đã yêu cầu chính những cán bộ trong ngành này phải chữa 5 bệnh của mình trước.

Đây là một sự kiện khá hy hữu vì chính Bộ trưởng đã dám tự thú về 5 chứng bệnh của ngành này, mà ông ta đã liệt kê ra rằng: Bệnh thứ nhất là bệnh lơ là chủ quan trong nhận thức, từ cán bộ, nhân viên thú y đến người dân trong công tác phòng chống các loại dịch bệnh. Bệnh thứ nhì là bệnh thụ động đợi lệnh từ trung ương, không chủ động phòng chống nên để bệnh lây lan. Bệnh thứ ba là bệnh thiếu kiên quyết trong việc phòng chống dẫn tới có chỗ làm có chỗ không.

Bệnh thứ tư là bệnh chăn nuôi phân tán và nhỏ lẻ và yếu về năng lực, chuyên môn ngành thú y, và bệnh thứ năm là bệnh thành tích, làm láo báo cáo hay diễn ra ở nhiều nơi, đã gây thiệt hại cho công tác phòng chống dịch.

Bản báo cáo trong cuộc hội thảo cho biết tại tỉnh Quảng Nam, nơi cả 5 dịch nói trên đều đã xảy ra, các cán bộ nhà nước đã thú nhận rằng dịch tai xanh xuất hiện từ 25 tháng 6, song đến ngày 5 tháng 7 lực lượng thú y mới phát hiện và phải đến nửa tháng sau mới tìm ra được nguyên nhân làm cho bầy heo ở đây lăn ra chết. Khi đó, dịch đã lan ra tới 6 huyện, làm 10,000 con heo mắc bệnh.

Người dân phàn nàn khi phát hiện dịch xuất hiện ở xã Quế Phú huyện Quế Sơn, thú y tỉnh thấy dịch có dấu hiệu lan mạnh trên diện rộng, đã yêu cầu nhà cầm quyền huyện khoanh vùng để tiêu huỷ. Song tất cả lãnh đạo địa phương, kể cả cấp cao nhất ở huyện, đều từ chối với lý do sợ ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Các ngành thú y cũng thú nhận rằng lực lượng quá ít người, tại Quảng Nam phòng nông nghiệp không có, thay vào đó là phòng kinh tế huyện. Ở đó, chỉ có 5 đến 7 cán bộ thú y. Còn tại xã, chỉ có vài ba người mà duy nhất chỉ có một người được Nhà nước trả lương. Chính các nhân viên thú y đã thú nhận rằng tại sao họ phải có trách nhiệm khai báo thông tin dịch bệnh khi họ không nhận được bất kỳ phụ cấp gì? Kéo theo đó là tình trạng chích ngừa không đủ, không đúng kỹ thuật, không phát hiện sớm và kịp thời, dẫn tới dịch bệnh dây dưa kéo dài.

2007 là năm ngành thú y vất vả do sự bùng phát đồng thời nhiều loại bệnh trên gia súc, gia cầm. Về dịch cúm gia cầm, kể từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã trả qua 4 đợt dịch. Đợt dịch xuất hiện gần đây nhất là vào tháng 12 năm 2006 và tháng 5 vừa qua, làm đàn gia cầm ở 250 xã, thuộc 103 quận, huyện của 30 tỉnh thành mắc bệnh. Tổng số gia cầm bị chết và tiêu huỷ là 398,000 con, và được tiên đoán là sẽ bùng phát trở lại trong mùa lạnh sắp tới.

Riêng dịch lở mồm long móng, các chuyên viên thú y của Cộng sản Việt Nam nhận xét đã giảm cả về số đầu gia súc mắc bệnh, về số gia súc chết và tiêu huỷ so với năm 2006. Từ đầu năm đến 30 tháng 8 vừa qua, cả nước có 36 tỉnh có dịch lở mồm long móng, trong đó tổng số mắc bệnh là gần 7500 con trâu bò và 10,850 con heo, tiêu huỷ tổng cộng gần 12,000 con. Tuy nhiên năm nay lại đánh dấu sự xuất hiện và bùng phát rộng nhiều loại bệnh mới trên gia súc, nhất là Hội chứng Rối loạn Hô hấp và sinh sản ở heo còn gọi là bệnh Tai xanh, với 2 đợt tháng 3 ở miền Bắc và tháng 6 tại miền Trung. Gần 32,000 con heo ở 146 xã, 25 huyện bị bệnh, trong đó 7300 con bị chết và tiêu hủy. Chưa hết, bệnh liên cầu khuẩn lợn cũng đã làm người chăn nuôi, người tiêu dùng hoang mang khi vi khuẩn Strepcoccus suis type 2 trong heo bệnh làm cho người tiếp xúc có thể bị nhiễm khuẩn và tử vong. Ít nhất đã có 42 người mắc bệnh, 2 người tử vong. Ngoài ra, bệnh dại cũng có chiều hướng gia tăng khi có tới 333,450 trường hợp bị súc vật cắn phải đi chích ngừa chó dại, 81 người tử vong ở 20 tỉnh thành. Các chuyên gia về thú y của Việt Nam vẫn cho rằng phương cách để phòng ngừa hay nhất vẫn là chích ngừa cho gia súc gia cầm, nhưng tỷ lệ thành công trong việc chích ngừa chỉ đạt từ 70 đến 80% trên toàn quốc.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Saigon tràn ngập tin đồn công an sắp bắt giữ các chư tăng của Giáo hội PGVN Thống Nhất, Ủy ban tôn giáo Mỹ sẽ đi thăm VN để điều tra
Sep 13, 2007

Những tin đồn lan tràn tại Saigon ngày hôm nay trong giới theo dõi chính trị cũng như những người có quen biết với giới Công an Cộng sản Việt Nam, nói rằng Hà Nội sắp chuẩn bị dứt điểm hay xóa sổ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Theo những nguồn tin này thì họ sẽ bắt giam đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, các vị Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Minh Nguyệt, Thích Chơn Tâm, Thích Viên Định, Thích Huệ Thông và Thích Huệ Minh thuộc các chùa ở miền nam, và Hòa
thượng Thích Thiện Hạnh từ chùa Bảo Quốc ở Huế, cùng nhiều Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử.

Trong những ngày qua Hà Nội đã liên tục mở chiến dịch bôi nhọ các chư tăng Giáo hội trên truyền hình và báo chí, những người hiểu chuyện cho biết Công An sẽ đem các Thượng Tọa, các thầy và huynh trưởng ra đấu tố và bôi bẩn tại địa phương trước khi có một cuộc đàn áp có thể đưa tới đẫm máu.

Tuy nhiên một số người khác lại cho rằng Hà Nội có thể chùn tay vì không muốn tạo sự ồn ào trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Công an là Nguyễn Tấn Dũng, cũng như về việc một phái đoàn của ủy ban tôn giáo Hoa Kỳ sắp sang
Việt Nam vào trung tuần tháng 10 sắp tới.

Một Phật tử tại San Jose, anh Nguyên Dũng, nhận xét là "chuyện đàn áp thì có thể xảy ra, nhưng đảng CSVN không có nổi khả năng xóa bỏ Giáo Hội PGVN Thống Nhất, vì hiện nay, giáo hội này (1) được Liên Hiệp Quốc và các lãnh đạo các nước trên thế giới biết đến, và thế giới không để cho Hà Nội làm càng như những năm trước đây tự sống trong cô lập, bất chấp thế giới được, (2) có hệ thống tổ chức trên toàn thế giới, thì Hà Nội không thể nào xóa bỏ tổ chức của giáo hội này trên khắp thế giới, và (3) tiêu biểu cho tiếng nói tự do và dân chủ của thời đại và Hà Nội sẽ bị tẩy chay trên thế giới nếu họ chủ trương tiêu diệt tôn giáo... Đàn áp và giải tán Giáo hội PGVN Thống Nhất là CSVN tự sát chính họ trong tương lai gần, nhãn tiền..."

Được biết một nhóm Phật tử hộ pháp có thể sẽ ra đời và kêu gọi tuyệt thực dài kỳ trước trụ sở LHQ và Quốc Hội Hoa Kỳ đòi thế giới và Hoa Kỳ phải có thái độ với Hà Nội nếu cuộc đàn áp xảy ra...

Tuy nhiên, dư luận vẫn theo dõi sát những toan tính và hành động của Hà Nội đối với giáo hội PGVN Thống Nhất.

Trong lúc đó, Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế cho biết sẽ cử một phái đoàn sang Việt Nam để điều tra về vấn đề tôn giáo tại nước này, từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 sắp tới. Phái đoàn dự trù sẽ tiếp xúc với các nhân vật lãnh đạo nhà nước Cộng sản Việt Nam, cũng như với đại diện các Giáo hội trong nước kể cả Hồi giáo, Cao Đài và Hòa Hảo cùng đồng bào tại Tây nguyên. Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế là một ủy ban do Tổng thống thành lập, tuy không có thẩm quyền nhưng có thể đưa ra đề nghị cho Tổng thống và các bộ ngành của chính phủ. Chính ủy ban đã đề nghị đưa Cộng sản Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm về đàn áp tôn giáo trước đây, nhưng vào năm
ngoái dù đề nghị này vẫn được giữ nguyên, nhưng bộ Ngoại giao vẫn rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách này.

Nguồn tin cho biết 11 Dân biểu dẫn đầu là bà Loretta Sanchez của tiểu bang California, đã gửi một lá thơ thúc đẩy Phụ tá Ngoại trưởng Christopher Hill thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, lưu ý nhìn nhận sự hạn chế liên tiếp đối với vấn đề tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Các Dân biểu cũng mong ủy ban tôn giáo sẽ đạt thành công trong chuyến đi Việt Nam sắp tới, và xác định Hà Nội đã không ngừng tiến hành chiến dịch đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ từ khi gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới vào tháng Giêng năm 2007.

Bà Sanchez viết rằng bà hy vọng ủy ban sẽ tán thành với Quốc Hội Hoa Kỳ về sự nhận xét kỹ càng trong vấn đề bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

Qua tình hình trên, một dư luận khác cũng cho rằng Hà Nội muốn tung ra dư luận trên để xem thử phản ứng của thế giới ra sao, trước khi đi tiếp những tính toán khác đối với giáo hội PGVN Thống Nhất.

Chúng tôi sẽ theo sát sự kiện và tường trình đến với qúy độc giả.
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đặc sứ về tôn giáo của Hoa Kỳ John Hanford nói về tình trạng tôn giáo tại Việt Nam
Việt Long, phóng viên đài RFA, Sep 14, 2007

RFA - Khuynh hướng tiến bộ của Việt Nam về tự do tôn giáo vẫn tiếp tục tuy rằng có chậm chạp, và Hoa Kỳ hy vọng Việt Nam sẽ tiến bước nhanh chóng trở lại. Việt Nam cũng đã vượt khỏi những điều kiện của những nước bị đưa vào danh sách những quốc gia cần bị lưu ý về tình trạng tự do tôn giáo.

Đồng thời Hoa Kỳ tin rằng nguyên do của việc một số nhà lãnh đạo tôn giáo bị áp đặt những giới hạn về sinh hoạt thì không bắt nguồn từ những hoạt động tôn giáo của họ.

Đó là lời tuyên bố của Đặc sứ Hoa Kỳ về tôn giáo trên toàn thế giới, ông John Hanford, trong buổi họp báo phổ biến bản báo cáo của bộ ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình tự do tôn giáo toàn cầu, diễn ra tại Washington buổi trưa thứ sáu, 14 tháng 9 năm 2007.

Phần lượng định về Việt Nam có nhiều thuận lợi cho xứ này, và bộ ngoại giao Mỹ đánh giá Việt Nam là 1 nước tuy không thay đổi toàn bộ chế độ chính trị nhưng đã chuyển hứơng nhanh chóng nhất về tự do tôn giáo, tính trong 20 năm nay trên thế giới.

Ông Hanford nói rằng cách nay mới mấy năm ỏ Việt Nam còn có mấy chục người bị giam cầm vì lý do tôn giáo, hằng trăm cơ sở tôn giáo bị đóng cửa, cả một chiến dịch toàn quốc bắt tín đồ chối bỏ đức tin . Nhưng chính quyền Việt Nam đã có những quyết định tỉnh táo, thay đổi hẳn chính sách ấy. Họ cho phép người dân được tự do tôn giáo ở mức độ cao hơn nhiều.

Người tù tôn giáo cuối cùng trong danh sách của Mỹ muốn được trả tự do đã được thả vào tháng chín năm ngoái. Việt Nam thông qua luật cấm bắt buộc người dân phải chối bỏ tín ngưỡng. Hầu hết những cơ sở tôn giáo bị đóng cửa đã được hoạt động lại. Hơn thế nữa, nhiều tu viện và học viện mới của Công giáo, Tin Lành được mở cửa. Những giáo phái Tin lành trứơc đây bị coi là bất hợp pháp đã được đăng ký và tái hoạt động.

Tuy nhiên, ông Han ford nói rằng vẫn còn những tổ chức tôn giáo bị cấm đoán, những người lãnh đạo bị quản chế tại gia. Nhưng Hoa Kỳ cho rằng những trường hợp này là do quan điểm chính trị của những nhà lãnh đạo tôn giáo đó, cùng với những chức vụ mà họ đảm nhiệm một cách công khai. Hoa Kỳ tôn trọng hành động đó và tất nhiên tin rằng những nhà lãnh đạo ấy có quyền tự do hành động như vậy. Nhưng Hoa Kỳ cũng cho rằng những giới hạn bị áp đặt cho họ không phải là do những hoạt động tôn giáo của họ.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Uỷ ban của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo trên toàn thế giới hồi tháng năm đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần được lưu ý về tự do tôn giáo, đặc sứ John Hanford nói trong hai mươi năm ở nhiệm vụ này ông chưa từng thấy một nước nào trên thế giới chuyển hướng ngược hẳn lại nhanh chóng như vậy về tự do tôn giáo trong khi vẫn tiến vững chắc trong một khuynh hướng chính trị, không hoàn toàn thay đổi chế độ chính trị.

Việt Nam đã chuyển hướng và bỏ hẳn nhiều hành động đàn áp tôn giáo chỉ trong 2 năm trời, mà không thay đổi chế độ, và người ta khó thấy sự chuyển đổi như thế ngay cả trong những nước có thay đổi chính trị.

Ông Hanford nói ông tin rằng tình hình đó là do những quỳết định từ cấp cao nhất.

Đặc sứ của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo kết luận, dù sao thì Việt Nam cũng còn những hạn chế về tự do tôn giáo, nhưng đã giải quyết được những vấn đề nặng nề, đã vượt qua được những điều kiện để bị đưa vào danh sách CPC. Họ đã thực hiện được những bằng chứng về tự do tôn giáo.

Tuy nhiên Việt Nam cũng còn nhiều việc cần phải làm. Còn nhiều hạn chế đáng kể, nhiều sự vòng vo mà tôn giáo phải vượt qua. Tiến trình cho đăng ký tôn giáo ở vủng Tây Bắc và Tây nguyên vẫn còn đáng thất vọng. Nhiều cơ sở thờ phượng còn phải chờ đợi lâu dài để được cho giấy phép hoạt động. Tuy nhiên chính quyền địa phương nói là sẽ kiểm tra, và điều cần thiết là sự hợp tác với họ phải cho những kết quả xác thực.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Đường dây lừa gần 100 phụ nữ sang Lào bán dâm
Sep 16, 2007
Báo chí trong nước loan tin Công an CSVN đã phá được một đường dây lừa gạt những thiếu nữ nhẹ dạ, không có việc làm, sống ở vùng nông thôn, hứa sẽ đưa sang Lào làm công nhân với mức lương cao, nhưng khi đến nơi, chúng đã thu lại tất cả tư trang, giấy tờ tùy thân và ép các nạn nhân này phải bán dâm.

Nguồn tin cho biết kẻ cầm đầu đường dây này bị bắt là một phụ nữ 42 tuổi tên Nguyễn Thị Hạnh sinh quán tại phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, Nghệ An. Năm 2001, Hạnh sang Lào mở quán ăn, giải khát và dịch vụ mát xa. Từ đó, Hạnh móc nối với một số kẻ khác ở Nghệ An, Hà Tĩnh tuyển người sang Lào làm nghề này.

Gần đây, một số nạn nhân đã bỏ trốn về khu vực cửa khẩu, gặp các trinh sát ở Trạm kiểm soát biên phòng Cầu Treo và tố cáo. Công an đã đột nhập nơi ở của bà này, bắt quả tang bà ta đang nhốt 6 nạn nhân trong nhà nghỉ để tổ chức bán dâm cho người nước ngoài. Nguyễn Thị Hạnh đã khai nhận hành vi buôn người của mình.

Từ trước đến nay, đường dây do Hạnh cầm đầu đã lừa và đưa gần 100 phụ nữ ở các huyện Can Lộc, Kỳ Anh Hà Tĩnh, Đô Lương, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Tương Dương, Vinh và Nghệ An sang Lào và Thái Lan bán lại cho các chủ chứa. Trong số đó hàng chục nạn nhân đã trốn được từ Lào về lại Việt Nam.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Việt Nam có thể trục xuất Luật sư Lê Thị Công Nhân sang Ba Lan
Vân Anh, phóng viên đài RFA, Sep 19, 2007

RFA - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã về đến Hà Nội sau chuyến công du 3 nước Đông Âu. Riêng tại Ba Lan, chuyến thăm của phái đoàn chính phủ Việt Nam có nhiều diễn biến mà báo chí trong nước không đề cập tới đầy đủ. Thông tín viên Vân Anh của đài Á Châu Tự Do từ Vac-xa-va tường trình thêm một số chi tiết.

Nhiều bất ngờ

Chuyến đi của thủ tướng Việt Nam tới Ba Lan mang đến những bất ngờ. Bắt đầu là thư ngỏ kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam gửi Tổng Thống, Thủ Tướng và chính quyền Ba Lan, sau đó là cuộc biểu tình nêu giá trị truyền thống Ba Lan bên ngoài phủ Thủ tướng.

Cuộc hội ngộ hai vị Thủ tướng ngoặt sang ngã khác khi báo chí Ba Lan rầm rộ đưa tin về vụ an ninh Việt Nam báo động bất an chỉ bởi phát hiện thấy sự có mặt của ký giả của đài Á Châu Tự Do RFA trong phủ Thủ tướng Ba Lan.

Hôm thứ Hai 17-9, một nguồn tin khác lại tới: Chủ tịch Thượng Viện Cộng Hòa Ba Lan, ông Bogdan Borusewicz tiết lộ có tiếp xúc với Thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nói về những quan ngại trước vấn đề “hạn chế quyền công dân tại Việt Nam” và ”chính quyền Việt Nam sẵn sàng thả cô Công Nhân khỏi tù để cô ấy sang cư ngụ tại Ba Lan”.

Tin được tiết lộ trong thư ngỏ gửi Chủ tịch Ủy ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, ông Trần Ngọc Thành. Nội dung bức thư như sau:

“Ngày 14 tháng 9 vừa qua tôi có tiếp vị khách là thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Trong cuộc gặp, tôi có thổ lộ quan ngại của tôi về những hạn chế quyền công dân tại Việt Nam. Tôi đưa ra danh sách dài tên tuổi các tù nhân chính trị. Tôi có nhắc tới linh mục Tadeo Nguyen Văn Lý, hòa thượng Thích Quảng Độ và cả cô Lê Thị Công Nhân, ông Nguyễn Văn Đài, những nhà dân chủ tiên phong trẻ tuổi tháng hai vừa qua bị kết án nhiều năm tù.

Tôi có nói, rằng vấn đề tù nhân chính trị tại Việt Nam cản trở quan hệ chính trị Việt Nam, Ba Lan. Tôi có nói rằng tôi cũng từng là tù nhân chính trị và hiện tôi là chủ tịch Thượng Viện.

Để trả lời, thủ tướng Việt Nam mở lời, rằng nếu Ba Lan tiếp nhận cô Lê Thị Công Nhân thì chính quyền Việt Nam sẵn sàng thả cô ấy khỏi tù để cô Công Nhân có thể được cư ngụ tại Ba Lan.

Tôi thông báo về cuộc nói chuyện với thủ tướng Việt Nam để được hỏi xem bằng cách nào tôi có thể giúp nhà bất đồng chính kiến đang bị tù để giải thoát cho cô và giúp cô sang Ba Lan.”

Đó là toàn bộ bức thư của Chủ tịch Thượng Viện Cộng Hòa Ba Lan Bogdan Borusewicz, nhà hoạt động đối lập nhiều năm tại Ba Lan, một trong những người sáng lập Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động tại Ba Lan, có vai trò khuấy động phong trào đình công tại xưởng đóng tàu Gdansk.

Sau khi Công Đoàn Đoàn Kết bị trở thành bất hợp pháp năm 1981 thì ông phải dấu mặt, hoạt động bí mật và là một trong những người tiên phong, tù nhân chính trị nhiều lần trong nhiều năm thời Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan. Hiện Bogdan Borusewicz là một trong những chính trị gia hàng đầu được dư luận đặt lòng tin.

TT Nguyễn Tấn Dũng: VN sẵn sàng để Lê Thị Công Nhân ra đi

Hôm nay, ông đang đi công tác ở xa, chúng tôi chỉ kịp có cuộc nói chuyện chớp nhoáng với ông:

Vân Anh: Thưa ông, vì sao, đi ngược với mốt thịnh hành trong làng chính trị là bỏ qua nhân quyền, ông lại coi nhân quyền là vấn đề quan trọng cần chú ý? Bức thư của ông biểu lộ điều đó. Đấy là do những trải nghiệm quá khứ của ông hay bởi tại việc tôn trọng những nguyên tắc chung không còn phổ biến và đang ngày bị mai một?

Bogdan Borusewicz: Các nguyên tắc chung có bị mai một đi chăng? tôi không biết nữa thế nhưng đối với tôi thì các nguyên tắc luôn tồn tại kể cả khi tôi giữ vị trí chủ tịch Thượng viện. Tất nhiên, tôi là người ủng hộ phát triển quan hệ với Việt Nam, tôi cho rằng hai bên nên có các quan hệ tốt đẹp. Chúng tôi cũng phải tác động và xây dựng những mối quan hệ với chính quyền tại Việt Nam, đó là điều hiển nhiên.

Việt Nam đang phát triển và nếu có thể tác động cho việc phát triển đó đi theo chiều hướng tốt đẹp thì rất tốt. Ba Lan không có ảnh hưởng như các cường quốc khác, Ba Lan không có những tiềm năng lớn nhưng dù thế Ba Lan vẫn cần phải nói tới nhân quyền.

Nếu có đàn áp dân chủ và có tù nhân chính trị thì chúng ta cần phải nói về những việc ấy. Và tôi đã đề cập với thủ tướng Việt Nam những vấn đề đó một cách văn hóa nhưng đồng thời cũng rất kiên định.

Chính tôi cũng đã từng làm tù nhân chính trị, còn bây giờ là chủ tịch Thượng viện và tôi lấy làm tiếc, rằng Việt Nam vẫn còn tù nhân chính trị, rằng tình trạng này không tốt cho Việt Nam, không tốt cho các tù nhân và không tốt cho chính chính quyền Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam nên biết và cân nhắc vấn đề này. Tôi có liệt kê tên của Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ và cô Lê Thị Công Nhân, lấy họ làm thí dụ của một mảng nhỏ trong những đàn áp nhân quyền.

Ngài Thủ tướng Việt Nam trả lời rằng không ai yêu Việt Nam hơn chính quyền Việt Nam, rằng những nhân vật tôi nêu tên là những người đã có những hành động vượt ra ngoài khuôn khổ hiến pháp đất nước và những người như vậy thì ở nước nào cũng bị đàn áp mà thôi.

Rốt cuộc Thủ tướng Việt Nam nói rằng nếu Lê Thị Công Nhân muốn đi ra nước ngoài thì cô ấy sẽ được Việt Nam cho đi.

Việc tôi nêu vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp đã phần nào gây phẫn nộ cho đoàn khách. Thế nhưng chúng tôi vẫn nói chuyện trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Nếu nói về quan điểm của tôi về vấn đề tù nhân chính trị thì tôi không có gì thay đổi cả.

Vân Anh: Cảm ơn ông nhiều lắm. Tôi chắc rằng khi tin này đưa ra, người Việt sẽ lại tiếp tục gửi gắm hi vọng, nhìn vào Ba Lan.

Bogdan Borusewicz: Á, nói thêm với cô, rằng tôi còn được mời về Việt Nam cơ đấy! (cười)

Trên đây là cuộc nói chuyện của chúng tôi với Chủ tịch Thượng viện Cộng Hòa Ba Lan. Ngài Bogdan Borusewicz hẹn sẽ nói chuyện với RFA sâu rộng hơn ngay sau khi ông từ chuyến công tác trở về thủ đô Warszawa cuối tuần này. Hẹn gặp lại quý thính giả.

Vân Anh, thông tín viên RFA tại Ba Lan.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Thêm 3 Việt kiều có thể bị tử hình ở VN vì buôn lậu ma túy
Sep 22, 2007

Chỉ hai ngày sau khi một Việt kiều Úc đã bị kết án tử hình, 3 Việt kiều Úc khác ra tòa trong ngày hôm qua mà hậu quả có thể cũng có thể tử hình vì buôn lậu ma túy từ Việt Nam về Úc.

Thời gian gần đây số Việt kiều Úc buôn lậu ma túy gia tăng, vì luật lệ tại Úc quá hiền và thường chỉ có những bản án nhẹ cho những người vi phạm. Ngược lại những người này có thể bị bắt tại những quốc gia đầu nguồn với những bản án rất nặng kể cả tử hình, như tại Singapore, Nam Dương hay Việt Nam. Vào hôm thứ tư vừa qua, một Việt kiều Úc là Tony Mạnh 40 tuổi, tên Việt Nam là Nguyễn Hồng Việt đã bị tòa án Saigon kết án tử hình vì giấu gần một kí lô heroin trong quần lót. Tony Mạnh cư ngụ ở tiểu bang New South Wales, bị bắt khi chuẩn bị đáp máy bay từ Tân Sơn Nhất về Sydney. Mạnh khai được người khác hứa trả công 10,000 đô-la khi đem số lượng heroin này về đến Úc. Vào hồi tháng Năm vừa qua, một Việt kiều Úc tên Nguyễn Kant 35 tuổi, ngất xỉu trên máy bay trên đường về Úc. Máy bay phải quay khẩn cấp về lại Tân Sơn Nhất và đưa ông Kant vào bệnh viện. Người ta soi quang tuyến và gắp ra từ bao tử ông khoảng 40 bao nylon nhỏ chứa heroin. Tổng cộng có thể nặng trên dưới một ký lô. Trước đó khoảng tháng Hai, một nữ Việt kiều Úc cũng đã bị bắt ở Tân Sơn Nhất với khoảng 1.5 kí lô heroin trong hành lý. Luật lệ hình sự của Cộng sản Việt Nam phạt tử hình những ai buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ một lượng heroin từ 600 gram trở lên. Hàng năm khoảng 100 người bị kêu án tử hình ở Việt Nam về các tội liên quan đến ma túy. Hiện nay, có khoảng 20 Việt kiều Úc đang bị giam giữ ở Việt Nam và chờ ngày ra tòa về các tôi liên quan đến buôn lậu ma túy.

Trong cuộc phỏng vấn của báo Sydney Morning Herald, Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, chủ tịch cộng đồng người Việt tại Úc Châu cho rằng đa số những người gốc Việt chuyển vận ma túy từ Việt Nam về Úc là những người ngập đầu trong nợ nần cờ bạc. Ông nói đây là những cá nhân xấu trong cộng đồng đã làm cho tập thể hàng trăm ngàn người Việt ở Sydney phải chịu ảnh hưởng lây.

Tuy nhiên ông chỉ trích chính quyền tiểu bang New South Wales đã thiếu hành động khi để cho nạn cờ bạc biến một số Việt kiều trở thành những kẻ vận chuyển ma túy. Ông nói khi người ta càng lún sâu vào cờ bạc, người ta càng làm những chuyện ngu ngốc chỉ với mục đích là kiếm tiền để trả nợ để thoát ra khỏi vũng lầy này. Ông cho biết 9 trong số 10 người Việt kiều vận chuyển ma túy là những kẻ nợ ngập đầu trong cờ bạc. Họ nghĩ chỉ cần đi một chuyến là có thể trả dứt được nợ. Bác Sĩ Tiến đả kích sự gia tăng hệ thống cờ bạc Keno của chính phủ, trong khi lại không có giúp đỡ bao nhiêu cho các con bạc gặp rắc rối. Chủ tịch cộng đồng người Việt tiểu bang New South Wales là ông Võ Trí thì cho rằng cần phải phổ biến tin tức rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng người Việt về luật lệ hình sự Cộng sản Việt Nam rất khắt khe liên quan đến tội phạm ma túy. Tuy chính phủ Úc thành công trong việc xin giảm án tử hình cho 4 Việt kiều Úc mấy năm gần đây, nhưng liệu họ sẽ thành công để cứu mạng cho Tony Mạnh và những người mới này hay không thì không ai chắc.

Ngoại trưởng Úc là ông Downer nói rằng vấn đề vận chuyển ma túy vẫn cứ tái diễn vì nghĩ rằng người ta họ có thể đem ma túy ra vào Việt Nam, đặc biệt là từ Việt Nam đi Úc.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Sông Saigon ô nhiễm nặng, người dân lo ngại nước sinh hoạt không an toàn
Sep 22, 2007
Nguồn nước nguồn sông Saigon ngày càng ô nhiễm nặng nề và đang gây ra lo ngại cho dân chúng rằng liệu nước máy cung cấp cho người dân thành phố để sinh hoạt, ăn uống hàng ngày liệu có an toàn hay không. Vào ngày hôm qua một nghiên cứu của đoàn giám sát của Ban Kinh tế ngân sách thành phố về chất lượng nước sạch, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cấp nước Saigon gọi tắt là SAWACO đã lo lắng thú nhận nguồn nước sông Saigon, một trong hai nguồn nước sông chính dùng để lọc thành nước sạch cung cấp cho toàn thành phố, đang bị ô nhiễm nặng và biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu hơn.

Ông cho biết theo những tài liệu ghi nhận phân tích của các chuyên viên, một số chỉ tiêu nước đo được trong tháng 5 và tháng 6 tại sông Saigon vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đã tăng bất ngờ đến vài chục lần so với hai năm trước. Chẳng hạn như độ đục trong nước tăng gấp 5 lần, Mangan cao gấp 4 lần, ammonia cao gấp 40 lần, nồng độ coliform tăng 30 lần. Những chuyên gia cho rằng nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói trên là do nước thải từ các khu công nghiệp Tân Quy và Tân Phú Trung nằm dọc hai bên bờ sông Saigon. Trong các khu công nghiệp này, nhiều nhà máy thải bỏ một hàm lượng lớn ammonia và các loại hóa chất khác, kể cả rác rưởi xuống sông mà không hề ngần ngại. Một tài liệu khác do Chi cục Bảo vệ Môi trường đưa ra cũng cho thấy lượng rác rưởi và vi khuẩn tăng cao tại các rạch, cống và các điểm xả nằm quanh trạm bơm Hòa Phú, đặc biệt là nhánh sông Thị Tính nằm ở thượng nguồn.

Công ty SAWACO cho biết tình trạng ô nhiễm nặng nhất xảy ra tại các khu vực thuộc quận 12, Gò Vấp và một số khu vực thuộc quận 8, Bình Tân. SAWACO là công ty độc quyền cung cấp nước, và ngay cả chính những thành viên trong ban giám sát Hội đồng Nhân Dân thành phố cũng đã tỏ ra nghi ngờ khi không thấy công ty này báo cáo về những chất có độc tính cao hơn hay vi khuẩn Ecoli mà không công bố cho người dân biết. Người dân thì rất thắc mắc và không yean tâm khi hàng ngày phải sử dụng nước máy. Các cán bộ nhà nước cũng thú nhận rằng hiện nay nguồn nước sạch tại Saigon do ba nhà máy cung cấp là nhà máy nước Thủ Đức, Tân Hiệp và Tân Bình. Tuy nhiên, ở mỗi nhà máy, chất lượng chỉ tiêu nước mỗi nơi mỗi khác không đồng nhất. Cán bộ SAWACO thì giải thích rằng công ty chỉ có thể nhận biết được một điểm chung là độ đục, còn những tiêu chuẩn còn lại là do bộ Y Tế đề ra. Cho đến nay công ty vẫn xác nhận nguồn nước cung cấp cho người dân thành phố là an toàn. Tuy nhiên, trả lời chất vấn tại sao chất lượng nước ở ba nhà máy cung cấp nước không đồng nhất và liệu có ảnh hưởng đến nguồn nước chung hay không thì các viên chức bị đặt câu hỏi đã tỏ ra bối rối, và nói rằng cho đến nay các nhà máy phát nước chưa kịp báo cáo. Giám đốc công ty thú nhận rằng hiện nay nước do công ty cung cấp chưa thể đạt tiêu chuẩn uống ngay tại vòi như các nước khác.

Muốn như vậy thì phải thay thế mạng lưới ống cấp nước và muốn thay thì phải có tiền. Về lý do ô nhiễm sông Saigon, cho đến nay nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn chưa có giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng trên.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Bão số 4 tiến vào biển đông
Sep 23, 2007
Vào sáng nay cơn áp suất thấp trong vùng biển đông đã chính thức mạnh thành bão, và được Việt Nam đặt tên là cơn bão số 4, đang tiến vào biển đông và được dự báo là sẽ đe dọa đến miền bắc và miền trung Việt Nam.

Tính đến chiều nay vị trí tâm bão ở vào khoảng 19.6 vĩ độ bắc, 115.7 kinh độ đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 tức là từ 62 đến 74 cây số một giờ, giật trên cấp 8 và còn tiếp tục mạnh thêm. Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 4 di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 đến 15 cây số, và sẽ còn cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 210 cây số về phía đông.

Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 cây số. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8, giật trên cấp 8, biển động mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông có gió mạnh cấp 7, giật trên cấp 8, bển động mạnh. Trong cơn giông đề phòng có giông tố và lốc mạnh.

Theo thống kê của Bộ chỉ huy biên phòng Quảng Ngãi tại thời điểm này, đang có 1320 thuyền, với gần 10,000 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi đang hoạt động trên biển. Trong đó tại quần đảo Trường Sa là 132 thuyền, quần đảo Hoàng Sa 10 thuyền, vùng biển Trung Sa 7 thuyền, vùng biển phía Bắc 511 thuyền và vùng biển phía Nam 353 thuyền. Tin bão đã được thông báo và các tàu được lệnh quay trở lại bờ để phòng tránh ra khỏi vùng nguy hiểm của bão, đặc biệt là khu vực từ 18 vĩ độ bắc trở lên. Các vùng từ Quảng Nam cho đến phía bắc cũng được lệnh sẵn sàng để di tản, nhất là những vùng hải đảo, vùng đê biển, khu du lịch. Nông dân được lệnh thu hoạch sớm lúa và hoa màu, đề phòng ngập lụt.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest