Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Trộm, cướp ở Sài Gòn ngày càng ‘manh động, liều lĩnh’
May 22, 2018

Image
Một nghi can cướp giật bị người dân bắt giữ ở Sài Gòn. (Hình: Zing news)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tình trạng trộm, cướp xảy ra liên tục ở hầu hết các quận, huyện khắp Sài Gòn, khiến nỗi bất an diễn ra thường trực đối với người dân lẫn du khách.

Những thông tin về nạn trộm, cướp “manh động, liều lĩnh” ở thành phố Sài Gòn có thể tìm thấy mỗi ngày trên các tờ báo, mạng xã hội.


Báo Người Lao Động, ngày 22 Tháng Năm cho hay, bất chấp những nỗ lực của nhà cầm quyền thành phố, tình trạng trộm, cướp xuất hiện hầu hết ở các quận, huyện trên khắp Sài Gòn. Không chỉ xảy ra ở các con phố vắng vào ban đêm mà diễn ra ngay giữa trung tâm thành phố lúc đông người vào ban ngày, khiến không chỉ du khách hoảng sợ mà người dân Sài Gòn cũng ngao ngán, không dám đeo nữ trang, mang giỏ xách ra đường.

Thậm chí ngồi ở quán nước, đứng trước cửa nhà nghe điện thoại cũng phải nhìn trước ngó sau. Bởi bọn cướp giật ngày càng “manh động và lộng hành,” sẵn sàng chống trả, giết những người cố bảo vệ tài sản của mình và tấn công cả những người truy bắt.

Khi được hỏi về nạn cướp giật ở khu phố Tây ba lô, bà Phạm Thị Bạch (46 tuổi), ở đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, cho biết ngày nào ở khu trung tâm này cũng có du khách ngoại quốc bị cướp giật, có ngày xảy ra vài vụ, hễ nghe tiếng xe gầm rú, phóng bạt mạng là biết vừa có cướp xảy ra. “Vì vậy, hễ thấy nữ du khách mang dây chuyền, túi xách hớ hênh là chúng tôi nhắc nhở cẩn thận ngay,” bà Bạch nói.

Trong khi đó, ông Trần Văn Trọng ( 54 tuổi), chạy xe ôm gần giao lộ Nguyễn Thái Học-Trần Hưng Đạo, quận 1, cho biết cướp giật ngày càng “manh động,liều lĩnh,” bất chấp ngày hay đêm, đường vắng hay phố đông đúc. Nhiều khi sự việc diễn ra quá nhanh, người dân và Cảnh Sát Giao Thông đứng gần đó chỉ biết đứng nhìn không kịp hỗ trợ.
Image
Nhiều con đường ở Sài Gòn dựng biển cảnh báo người dân với nạn trộm, cướp do chính quyền bất lực.

Mới đây, ngày 18 Tháng Năm, công an quận 1, đã bắt giữ Nguyễn Thái Tài (20 tuổi), ngụ quận 1, để điều tra về tội “Cướp giật tài sản.” Trước đó, vào trưa cùng ngày, Tài bị công an quận 1 truy bắt sau khi cướp điện thoại iPhone 8 Plus của một du khách Thụy Điển tại giao lộ Đề Thám-Bùi Viện.

Là nạn nhân của một băng cướp ở huyện Bình Chánh vừa mới bị sa lưới, bà H.T.P (39 tuổi), ngụ huyện Bình Chánh, kể: “Hai tháng trước, ở khu vực này rộ lên tin có một băng cướp thường xuyên chặn cướp xe của phụ nữ đi một mình. Tôi cũng lo nhưng hôm đó có việc phải đi trong sáng sớm, khi đến đường Trần Đại Nghĩa, huyện Bình Chánh, tôi bị 4 tên chặn xe, lấy mã tấu gí vào cổ. Hoảng sợ, tôi thả tay lái ngã lăn xuống mặt đường và tri hô nhưng chúng dọa ‘mày la nữa là bỏ mạng’ rồi lấy xe máy của tôi phóng đi.”

Tại cuộc họp báo ngày 15 Tháng Năm, sau vụ 2 “hiệp sĩ” bị đâm chết, 3 bị thương khi truy đuổi 2 kẻ trộm xe máy trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, ông Phan Anh Minh, thiếu tướng phó giám đốc công an Sài Gòn, thừa nhận “tình trạng trộm, cướp ở Sài Gòn có chiều hướng phức tạp, táo tợn. Đánh giá tổng thể số vụ giảm hơn so với trước nhưng tính chất manh động, hung hãn tăng hơn. Các nhóm gây án trang bị thêm nhiều công cụ hỗ trợ và sẵn sàng tấn công lại.”

Có một thực tế mà ai cũng biết là hằng ngày có hàng trăm vụ cướp giật xảy ra ở khắp thành phố Sài Gòn, nhưng số được trình báo công an không nhiều bởi rất nhiều người xem như “của đi thay người,” hoặc nhiều người ngại mất thời gian, phiền phức mà việc lấy lại được tài sản thì… “hên xui” nên không khai báo.

Trước tình trạng trộm cướp lộng hành, phức tạp,chính quyền bất lực, hiện nhiều người dân ở Sài Gòn trước khi ra đường phải thuộc lòng “câu chú”: “Không dây chuyền, điện thoại, túi xách,… khi ra đường” để tự nhắc nhở mình và bạn bè từ nơi khác đến. (Tr.N)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Hàng vạn người biểu tình khắp Việt Nam chống ‘Luật Đặc Khu’ và ‘An Ninh Mạng’
June 10, 2018

Image
Hàng chục ngàn người dân biểu tình ở Sài Gòn hôm 10 Tháng Sáu, 2018 chống cả dự luật “Đặc Khu Kinh Tế” và dự luật “An Ninh Mạng.”
(Hình: KAO NGUYEN/AFP/Getty Images)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hàng vạn người đồng loạt xuống đường tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Nha Trang, Đà Nẵng, Tiền Giang… để phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng, hôm 10 Tháng Sáu, 2018, xảy ra đụng độ với cảnh sát và nhiều người bị bắt.

Người dân xuống đường biểu tình với băng rôn và những tấm biểu ngữ bày tỏ sự chống đối mạnh mẽ với hai dự luật được đảng CSVN muốn cho thông qua ở kỳ họp Quốc Hội đang diễn ra.


Phản ứng đồng loạt tại nhiều địa phương với số lượng người tham dự nhiều gấp nhiều lần so với cuộc biểu tình cách đây bốn năm khi có sự đối đầu giữa lực lượng cảnh sát biển Việt Nam với lực lượng Trung Quốc ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa hay hai năm trước là cuộc biểu tình chống Formosa.

Không những tin tức, hình ảnh, video clip được các Facebookers phổ biến nhanh chóng trên các mạng xã hội, báo chí của chế độ như VNExpress, Tuổi Trẻ, Người Lao Động rất nhiều giờ sau mới đưa tin và hình ảnh nhưng, dĩ nhiên, với cung cách không phải hậu thuẫn cho những người biểu tình.
Image
Dân Hà Nội biểu tình ngày 10 Tháng Sáu, 2018 chống dự luật “Đặc Khu Kinh Tế” và dự luật “An Ninh Mạng.” (Hình: AFP/Getty Images)

Hình ảnh của các đoàn biểu tình người ta thấy nổi bật nhất là băng rôn “Không cho Trung Cộng thuê đất dù chỉ một ngày” cùng với những khẩu hiệu khác như “Phản đối Luật Đặc Khu,” “Trung Quốc cút khỏi Việt Nam”…

Rõ ràng, người dân nghi ngờ nhà cầm quyền có dấu hiệu đưa ra dự luật “Ðặc Khu Kinh Tế” với thời hạn cho thuê đất 99 năm, làm đầu cầu cho người Trung Quốc ùn ùm kéo nhau sang Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) biến một phần những nơi quan yếu ở cả ba miền đất nước Việt Nam thành những kiểu “tô giới” cha truyền con nối. Có những người còn nói tới nguy cơ mất nước, họa Bắc thuộc tái diễn.
Image
Người biểu tình tại Sài Gòn hôm 10 Tháng Sáu cầm theo nhiều biểu ngữ cảnh báo mất nước, phản đối cho Trung Quốc thuê đất.
(Hình: Facebook Hien Luong)
Theo dõi các cuộc bàn cãi tại Quốc Hội CSVN cũng như tin tức các hệ thống truyền thông quốc tế, đồng thời chia sẻ nhau trên mạng xã hội, cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật diễn ra chỉ hơn một ngày sau khi Quốc Hội CSVN và chính phủ “nhất trí” lùi việc thông qua dự luật “Đặc Khu Kinh Tế” tới kỳ họp cuối năm, trong khi dự luật “An Ninh Mạng” vẫn thấy chuẩn bị cho thông qua vào ngày 12 Tháng Sáu, 2018 bất chấp chống đối.

Tại Sài Gòn, cuộc biểu tình đã diễn ra tại nhiều địa điểm như trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực Nhà thờ Đức Bà, trước tòa đại sứ Mỹ, khu vực lăng Cha Cả, làm lưu thông xe cộ gián đoạn.

Có ghi nhận tại các điểm nóng diễn ra biểu tình có hiện tượng phá sóng điện thoại, chặn Facebook…

Riêng tại khu vực công viên Gia Định, nơi trang “Đô Thành Sài Gòn” đưa ra lời kêu gọi biểu tình từ mấy hôm trước, an ninh được siết chặt triệt để với hàng trăm cảnh sát cơ động và công an mặc thường phục được bố trí dày đặc khiến ngả đường vào phi trường Tân Sơn Nhất gần như bị cô lập, người đến và đi từ phi trường chỉ còn cách đi bộ.

Đáng lưu ý, hầu hết người xuống đường là những gương mặt mới, chứ không phải là những nhân sĩ, trí thức quen thuộc tại các cuộc biểu tình những năm trước. Điều này có thể hiểu là các nhân vật được nhiều người biết đều đã bị chặn cửa nhà từ đêm hôm trước.

Bà Phan Thị Châu, cựu phóng viên báo Phụ Nữ ở Sài Gòn, một trong những người xuống đường hôm 10 Tháng Sáu, tường thuật trên trang Facebook cá nhân: “Dòng người rất đông đổ về khu nhà thờ Đức Bà với đầy đủ loa, biểu ngữ phản đối. Cuộc biểu tình lần này lượng người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ dạng tiểu thương khá đông. Họ rất hăng hái vung tay, hát hò, phản đối lẫn la hét đến khản cổ.”

Tại Hà Nội, hàng ngàn người đã tập trung biểu tình tại khu vực hồ Hoàn Kiếm với rất nhiều biểu ngữ. Các cuộc biểu tình cũng đã thấy xảy ra tại nhiều giáo xứ thuộc giáo phận Vinh, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bình Dương.

Báo mạng VNExpress cũng phải nhìn nhận: “Nhiều khu vực ở Sài Gòn, Khánh Hòa, Bình Thuận… hôm nay tê liệt vì nhiều người tụ tập phản đối dự thảo Luật Đặc Khu Kinh Tế, trong khi dự luật này đã được hoãn thông qua.”

VNExpress mô cả cảnh biểu tình ở Sài Gòn: “Từ sáng sớm, đông nghịt người tụ tập ở công viên Hoàng Văn Thụ, khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả và nhiều tuyến đường xung quanh như: Nguyễn Văn Trỗi, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Giót, Trường Sơn… Đến trưa, dòng người ngày càng đông khiến giao thông quanh khu vực sân bay tê liệt. Nhiều hành khách phải kéo vali chạy bộ cả cay số vào sân bay, không ít người trễ chuyến. Hãng hàng không Vietnam Airlines sau đó phát thông báo khuyến nghị hành khách chủ động thu xếp thời gian ra sân bay sớm nhất có thể, đặc biệt tránh di chuyển qua trục đường Trường Sơn để đảm bảo đi lại không bị chậm trễ.”
Image
Một trong những tấm ảnh được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội hôm 10 Tháng Sáu. (Hình: Facebook Nguyen Anh Tuan)
Facebooker “Nha Trang Ngày Về” viết về cuộc biểu tình tại Nha Trang: “Chung sức cùng cả nước, lúc 8 giờ 30 sáng ngày 10 Tháng Sáu, 2018, phản đối dự luật Đặc Khu và dự luật An Ninh Mạng, hàng nghìn, hàng nghìn người yêu nước cầm cờ Việt Nam và biểu ngữ diễu hành đi bộ và xe máy dọc đường ven biển Trần Phú.

Khu vực ngã 6 nhà thờ đá cũng đông nghẹt. Đến 10 giờ trưa, tại đường 2 Tháng Tư vẫn còn biểu tình, nghẹt đường Trần Phú ở đoạn C.A tỉnh và đài truyền hình. Công an, xung kích, xe bít bùng… bố trí ở khu vực quảng trường mùng Hai Tháng Tư, nhưng không ngăn cản nổi dòng thác người biểu tình đông áp đảo.”

Báo địa phương của tỉnh Khánh Hòa thì gọi cuộc biểu tình của dân chúng là “đáng tiếc.”

Đặc biệt, người dân tham gia cuộc biểu tình tại tỉnh Bình Thuận đã xông vào chiếm trụ sở “Ủy Ban Nhân Dân” tỉnh. Người ta cũng thấy một số video clip dân và cảnh sát cơ động ném gạch đá lẫn nhau. Có clip cho thấy cảnh một số thanh niên “đấu gậy” với cảnh sát cơ động và nhóm cảnh sát cơ động bị dồn vào bên cạnh một chiếc xe tải tại thị xã Phan Rí.

Tờ Tuổi Trẻ mô tả “điểm nóng tụ tập đông người trên quốc lộ 1, đoạn qua thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong bày tỏ thái độ về dự thảo luật về đặc khu chưa được vãn hồi thì nhiều người đã quá khích tràn vào UBND tỉnh Bình Thuận tại thành phố Phan Thiết” để “la hét, đốt phá.”

Họ đã bị đàn áp bằng “phun vòi rồng” nhưng “tình hình càng lúc càng phức tạp” tờ Tuổi Trẻ viết: “Đỉnh điểm vào tối cùng ngày, nhiều người xô cổng, đập bể cửa kính vọng gác bảo vệ và lao vào đốt xe trong trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận. Các đối tượng quá khích liên tục ném đá vào bên trong các phòng ban.”

Tờ Tuổi Trẻ cũng nói vì cuộc biểu mà quốc lộ 1 qua khu vực Phan Rí, Phan Thiết bị kẹt từ trưa cho đến chiều tối, trong khi nhiều chuyến bay ở Sài Gòn cũng bị bỏ trống nhiều ghế vì hành khách không vào kịp giờ bay.
Image
Xe “công vụ” bị nhóm người xuống đường đập phá ở Bình Thuận. (Hình: VNExpress)

Không biết đích xác có bao nhiêu người biểu tình đã bị bắt, nhưng qua nhiều nguồn tin khác nhau, phải hàng chục người nếu không phải là hàng trăm. Trên Facebook cũng thấy tấm hình một người biểu tình đã bị đánh gãy răng, máu chảy đầy áo phía trước. Tất cả những Facebooker tham gia đấu tranh dân chủ tại Việt Nam được nhiều người biết, đều bị công an canh giữ chặt chẽ tại nhà từ ngày hôm trước.

Hãng tin nhà nước TTXVN đưa tin công an Bình Dương bắt giữ các ông Trần Minh Huệ (37 tuổi, quê Thanh Hoá) và Nguyễn Đình Thành (27 tuổi, quê Nghệ An) vì “in tài liệu, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình trái phép, gây rối an ninh trật tự.”

Họ bị cáo buộc “lợi dụng việc Quốc hội bàn về quy định cho thuê đất 99 năm làm đặc khu kinh tế, để in nhiều tờ rơi xuyên tạc sự thật. Thời điểm bị bắt quả tang, Huệ đang rải tờ rơi tại khu vực Khu công nghiệp Sóng Thần. Cảnh sát thu giữ hàng nghìn tài liệu với nội dung kêu gọi người dân biểu tình, phản đối việc xem xét cho thuê đất làm đặc khu kinh tế.” Đồng thời, trong ngày 9 Tháng Sáu, công an Sài Gòn cũng bắt “một số người có hành vi tương tự.”

Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn ngấm ngầm. Hà Nội ở thế yếu nên chỉ đưa ra những lời phản đối gián tiếp hay chung chung trong khi Bắc Kinh xây dựng các căn cứ quân sự khổng lồ cả ở Hoàng Sa và Trường Sa, khống chế toàn bộ Biển Đông. Người dân Việt Nam bầy tỏ thái độ bất mãn qua cuộc biểu tình. (TN-TK)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Sài Gòn: Nổ ở trụ sở công an phường, nghi bị đặt bom
June 20, 2018

Image
Bên trong sân trụ sở công an. (Hình: VNExpress)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hai tiếng nổ lớn phát ra từ chiếc xe gắn máy đậu trong sân trụ sở công an phường 12, quận Tân Bình, khiến một nữ công an bị thương phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Chiều 20 Tháng Sáu, nói qua điện thoại với báo Tri Thức Trẻ, bà Nguyễn Thị Liễu, chánh văn phòng Ủy Ban quận Tân Bình, xác nhận tại trụ sở công an phường 12, quận Tân Bình, nằm trên đường Trường Chinh đã xảy ra vụ nổ lớn làm một người bị thương.


Ông Nguyễn Sỹ Quang, người phát ngôn của công an Sài Gòn, cho báo VNExpress biết: “Hiện, chưa thể xác định vụ nổ do bom, xăng, tự nổ hay do tác động từ bên ngoài,” ông Quang nói.
Image
Hiện trường vụ nổ. (Hình: VNExpress)
Theo nhiều nhân chứng vào lúc 14 giờ 30, họ nghe hai tiếng nổ lớn bất ngờ phát ra từ chiếc xe gắn máy màu đen đang đậu tại trụ sở công an phường 12. Sát cạnh một bên là trụ sở Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc quận Tân Bình, bên còn lại là Ban Chỉ Huy Quân Sự.

Tại hiện trường, nhiều vật dụng, mảng kính lớn vỡ vụn văng ra đường. Một chiếc xe máy biến dạng cong queo nằm trên lề đường trước trụ sở, cách khoảng 3 mét. Nguyên khu vực mặt tiền trụ sở công an ám khói đen…
Image
Khu vực xảy ra vụ nổ đã bị công an quây bạt phong tỏa. (Hình: VNExpress)
Sau vụ nổ, một nữ công an viên đang làm việc bị bị thương do dư chấn ảnh hưởng phải đưa đi bệnh viện điều trị.

An ninh xung quanh khu vực được thắt chặt. Đến 16 giờ 30 chiều cùng ngày, hiện trường vẫn bị công an quây bạt che kín để khám nghiệm tìm nguyên nhân. (Tr.N)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Sài Gòn cấm bán xăng vào chai sau vụ nổ ở công an phường
June 21, 2018

Image
Thông báo tại cây xăng được cho là tại quận Tân Bình. (Hình: Facebook Thắng Victor)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 21 Tháng Sáu, mạng xã hội có nhiều bàn tán xoay quanh tấm ảnh chụp một tờ thông báo được cho là đang dán tại các cây xăng ở quận Tân Bình với nội dung: “Theo yêu cầu của giám đốc Xí Nghiệp Bán Lẻ Xăng Dầu, Công An phường, Ủy Ban Nhân Dân phường, không được bán hàng [xăng/dầu] vào bình/can/chai.”

Một ngày trước, vụ nổ tại trụ sở công an phường 12, quận Tân Bình, gây xôn xao công luận. Truyền thông tại Việt Nam ghi nhận có hai tiếng nổ lớn vào khoảng 14 giờ 25 phút ngày 20 Tháng Sáu. Vụ nổ khiến một xe gắn máy bị hư hại và một nữ công an bị thương.


Các báo “lề phải” cho biết camera tại hiện trường đã ghi lại hình ảnh hai nghi phạm mặc quần jean, áo khoác, mang giày thể thao và đeo khẩu trang đi trên xe máy “ném một vật vào trụ sở công an” gây ra vụ nổ. Hai nghi can đang bị truy bắt.

Báo Pháp Luật ở Sài Gòn hôm 21 Tháng Sáu hé lộ: “Vụ việc đang trong quá trình điều tra. Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu cho thấy sử dụng thuốc nổ.” Tờ báo cũng dẫn nguồn tin “bác bỏ thông tin nổ bằng bom xăng như dư luận đang đồn thổi.”

Báo Tuổi Trẻ cùng ngày cho biết thêm: “Hai nghi can ném ‘vật lạ’ đã đi về phía Đông Bắc, rời khỏi địa phận Sài Gòn sau vụ nổ và vẫn chưa bị bắt, trong khi đó người tự nhận gây ra vụ nổ được xác định là tâm thần.”

Vụ nổ diễn ra trong bối cảnh an ninh tại Sài Gòn đang được siết chặt sau cuộc biểu tình hôm 10 Tháng Sáu nhằm phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng.

Hôm 17 Tháng Sáu, cuộc biểu tình thứ hai tuy không nổ ra nhưng đã có khoảng 200 người “nghi đi biểu tình” đưa cáo buộc việc họ bị các lượng công an, an ninh, cảnh sát cơ động, dân phòng câu lưu, đánh đập, xử phạt hành chính. Một số người bị đánh tại nơi câu lưu đã kể lại chuyện họ đã bị công an và những kẻ mặc thường phục không rõ thuộc lực lượng nào “đánh đập dã man như tra tấn kẻ thù trong nhiều giờ.”

Bất mãn của người dân đối với công an càng gia tăng khi có tin từ ngày 1 Tháng Bảy, 2018, công an cấp huyện trở lên “được xem xét trang bị súng ngắn, súng trường, súng cối, súng ĐKZ, tên lửa chống tăng cá nhân,…”

Cùng thời điểm, công an xã, phường, thị trấn “được xem xét trang bị súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, hơi cay, dùi cui điện, bình xịt hơi cay…”

Việc nhà cầm quyền tăng cường vũ trang cho lực lượng công an từ cấp xã làm dấy lên suy đoán thời gian tới, thay vì đối phó với tội phạm, chính quyền sẽ dùng các loại vũ khí này để thẳng tay trấn áp người dân, giới hoạt động và các nhà bất đồng, nhất là khi có xảy ra biểu tình tại các thành phố.

Trong một diễn biến khác, blogger, ca sĩ Nguyễn Tín được trả tự do sau ba ngày bị câu lưu ở trụ sở công an phường 15, quận Tân Bình vì đi biểu tình.

Anh Tín tường thuật sự việc trên trang Facebook cá nhân: “Rạng sáng ngày 16 Tháng Sáu, tôi thấm mệt vì những cú đấm, trỏ, tát vào đầu thì viên an ninh đánh tôi bước ra phía ngoài để nghỉ ngơi và cho tiếp một viên an ninh khác bước vào để tiếp tục hỏi cung. Với sự mệt mỏi và đau đầu tôi lại không hiểu được tại sao cùng là dòng máu đỏ da vàng chảy trong người dòng máu Việt, gọi nhau là đồng bào có thể xuống tay trong khi tôi chẳng làm gì nên tội xét trên phương diện pháp luật và đang bị giam giữ trái phép khi những người đang đại diện cho pháp luật lại sử dụng ‘luật rừng.’” (T.K.)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Ngoại trưởng Hoa Kỳ sắp thăm Việt Nam
6 tháng 7 2018

Image
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 5/7 nói đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Ngoại trưởng Michael Pompeo kể từ khi nhậm chức
và Việt Nam cũng là nước đầu tiên Ngoại trưởng Michael Pompeo thăm trong khu vực Đông Nam Á.

"Chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian qua phát triển trên nhiều mặt, hợp tác kinh tế, thương mại tiếp tục đà tăng trưởng, kim ngạch thương mại song phương năm 2017 đạt 51 tỷ USD, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác có những bước phát triển mới.

"Chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ lần này nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển thực chất và hiệu quả, nhất là trong các lĩnh vực chính trị ngoại giao, kinh tế thương mại đầu tư, quốc phòng an ninh, khắc phục hậu quả chiến tranh," Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nói tại cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Năm. "Hai bên sẽ trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm".

Hôm thứ Sáu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo đã tới Bình Nhưỡng trong chuyến đi lần thứ ba của ông tới thủ đô Bắc Hàn và là chuyến công du đầu tiên tới thủ đô Bắc Hàn kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un họp thượng đỉnh tại Singapore vào tháng trước.

Ông Pompeo sẽ có các cuộc hội đàm vào hôm thứ Sáu và thứ Bảy trước khi rời Bình Nhưỡng bay tiếp tới Nhật, Việt Nam, Abu Dhabi, và Brussels.

Giới quan sát cho rằng Washington muốn dùng ảnh hưởng của Hà Nội trong nỗ lực phi hạt nhân hóa Bắc Hàn trong lúc Việt Nam muốn Hoa Kỳ có sự hiện diện tại khu vực Biển Đông để đối trọng với các động thái lấn lướt của Trung Quốc.
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

Thế là thanh thản

Phạm Thanh Nghiên
(Danlambao) - Ngày hôm nay có hai trái tim của hai con người yêu nước đã ngừng đập: Cựu đại tá Bùi Tín, từng là Phó tổng biên tập báo Nhân Dân và Nhạc sĩ Tô Hải, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Hồi ký của một thằng hèn”.

Cả hai người đều có quá khứ phục vụ cho chế độ Việt cộng. Và cả hai đều phản tỉnh và trở thành những tiếng nói hàng đầu trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam.

Tôi may mắn từng được chuyện trò với cả hai cụ. Và nợ hai cụ những lời hứa hẹn. Những lời hứa hẹn không bao giờ trả được nữa.

Nhưng đâu chỉ có chúng tôi nợ nhau.

Núi xương sông máu đấy, ai còn nợ? Tuổi trẻ của hàng vạn con người mang tên Việt Nam đấy, ai còn nợ? Những món nợ mang tên Thời Đại, mang tên Lịch Sử không bao giờ thanh toán được.

Nhưng, có những người đi trả nợ non sông. Họ là những Bùi Tín, Tô Hải, Vũ Cao Quận, Trần Lâm, Lê Hồng Hà, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Nguyễn Minh Cần... Họ từng là đảng viên cộng sản, góp phần không nhỏ làm nên chế độ này trước khi trở thành những nhân vật bất đồng chính kiến. Gọi những con người ấy là những người trả nợ quá khứ - có lẽ cũng không sai.

Thế hệ của vài mươi năm trước, mấy ai làm được như thế.

Và chúng ta, những người còn biết trăn trở với vận nước, nợ Ngày Sau hai tiếng Tự Do.

Dẫu ước mơ trở về cố quốc không bao giờ thực hiện được, nhưng cụ Bùi Tín đã sống vẹn tình vẹn nghĩa với quê hương. Thế là thanh thản.

Dẫu không thể nhìn thấy ngày “chúng nó sập” thì cụ Tô Hải cũng không có gì phải hối tiếc vì đã yêu mảnh đất này với trái tim nồng nàn. Thế là thanh thản.

Vĩnh biệt nhà báo Bùi Tín!

Vĩnh biệt nhạc sĩ Tô Hải!

Xin Chúa thương đón hai con người bình dị này về với nước thiên đàng.

Ngày 11/8/2018
Phạm Thanh Nghiên
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Hai công dân Mỹ bị tù về tội 'lật đổ chính quyền' VN
22 tháng 8 2018

Image
Nguyen James Han, công dân Mỹ, trong phiên xử tại TP Hồ Chí Minh hôm 22/8/2018
Hai công dân Mỹ và 10 người khác thuộc nhóm đặt tại Mỹ mà Việt Nam gọi là nhóm khủng bố, vừa bị kết án tù về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Các thành viên của nhóm "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" bị cho là đã phân phát các tờ rơi chống chính quyền Việt Nam và tìm cách kích động biểu tình hồi năm ngoái.

Nổ công an phường TPHCM 'là vụ khủng bố'

Nhóm 'đánh bom Tân Sơn Nhất' không được giảm án

VN: Xử 15 người bị cáo buộc 'khủng bố Tân Sơn Nhất'


Trong phiên tòa tại TP Hồ Chí Minh, ban đầu dự kiến kéo dài từ 21 đến 24/8 nhưng đã kết thúc sớm hơn vào chiều 22/8, 12 thành viên của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" bị các mức án tù từ 5 đến 14 năm.

Họ bị cáo buộc đã in 4.000 tờ rơi, có âm mưu cướp đài phát thanh quốc gia và kêu gọi biểu tình vào dịp 30/4 năm ngoái.

Trong nhóm này có hai công dân Mỹ là Phan Angel và Nguyen James Han, được cho là đã từ Mỹ về Việt Nam để hỗ trợ thực hiện các âm mưu trên, truyền thông nhà nước nói.

Đây cũng là hai người bị mức án nặng nhất, 14 năm tù, và sẽ bị trục xuất ngay sau khi thi hành xong bản án.

"Mười bị cáo còn lại trong cùng phiên tòa bị án tù từ 5 đến 11 năm," một quan chức tòa án TP Hồ Chí Minh nói với Reuters.
Image
Phát ngôn viên của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ Pope Thrower nói sự an toàn của các công dân Mỹ là mối ưu tiên hàng đầu, hãng tin AFP tường thuật.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi về tình hình ông Nguyen, hỗ trợ ông và đem đến cho ông các bảo hộ lãnh sự cho tới khi ông được thả," phát ngôn viên Thrower nói trong một tuyên bố.

Tòa Đại sứ Mỹ không được phép lên tiếng về Phan, AFP nói.

Nhóm 12 người này được cho là đã lên kế hoạch để hành động cùng lúc với vụ tấn công sân bay Tân Sơn Nhất hồi năm ngoái, là vụ đã khiến cho 15 thành viên của cùng tổ chức này bị kết án.

Nhóm cũng bị cáo buộc đánh bom một đồn cảnh sát trong thành phố hồi tháng Sáu, làm ba người bị thương.

"Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" được thành lập năm 1990 tại California, nơi có cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản đông đảo.

Tổ chức này bị Việt Nam liệt vào dạng "khủng bố" từ tháng Giêng năm nay.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Chính quyền CSVN gia tăng bắt người với tội ‘nói xấu đảng, nhà nước’ dịp 2 Tháng Chín
September 2, 2018

Image
Ông Đoàn Khánh Vinh Quang (trái) và ông Bùi Mạnh Đồng. (Hình: VietnamNet)

CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Hôm 2 Tháng Chín, báo điện tử VietNamNet cho biết, ông Đoàn Khánh Vinh Quang và ông Bùi Mạnh Đồng vừa bị bắt vì “có hành vi đăng tải bài viết, hình ảnh nói xấu, bôi nhọ đảng CSVN, nhà nước, Quốc Hội.”

Hai ông này bị công an quận Ninh Kiều và Thốt Nốt cáo buộc hành vi “Đưa trái phép thông tin máy tính, mạng viễn thông” theo Điều 288 Bộ Luật Hình Sự CSVN 2015.


VietNamNet tường thuật: “Ông Quang, 42 tuổi, đã lập Facebook ‘Quang Đoàn’ để thực hiện hành vi đăng và chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, nhà nước; nói xấu đảng, nhà nước, Quốc Hội; đăng bài viết có nội dung kêu gọi xuống đường tuần hành, biểu tình. Cơ quan chức năng phát hiện Quang còn nhắn tin với một đối tượng nước ngoài nói xấu đảng, nhà nước.”

Tờ báo cũng dẫn nguồn cơ quan điều tra nói ông Đồng, 40 tuổi, “lập Facebook ‘Kiều Thanh’ và ‘Ăn cướp Công An’ đưa những hình ảnh, bài viết nói xấu, bôi nhọ đảng, nhà nước và lãnh đạo Việt Nam.”

Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Ngọc Ánh, 38 tuổi, quê ở Hà Nội bị bắt khẩn cấp ở Bến Tre vì “kêu gọi người dân biểu tình, phá hoại và tuyên truyền nhiều nội dung chống phá nhà nước,” theo báo Người Lao Động.

Ông Ánh bị cáo buộc vi phạm Điều 117 Bộ Luật Hình Sự CSVN 2015.

Ngoài ra, một trường hợp bị bắt khác trước Quốc Khánh 2 Tháng Chín là ông Lê Quốc Bình ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông Bình bị nhà cầm quyền CSVN cho là “người của Việt Tân,” và cáo buộc ông này tội tàng trữ vũ khí (súng hơi) nhưng sau đó Việt Tân phát đi thông cáo bác bỏ.
Image
Ông Nguyễn Ngọc Ánh. (Hình: Người Lao Động)
“Bộ Công An CSVN lại một lần nữa tìm cách hù dọa người dân để họ tránh xa các tổ chức dân chủ bằng cách dàn dựng việc bắt giữ ông Lê Quốc Bình. Đây là chuyện bịa đặt trắng trợn. Dù có cố dàn dựng những cáo buộc dối trá cách mấy đi nữa, nhà cầm quyền CSVN cũng không thể xóa được các tội ác vi phạm nhân quyền trầm trọng trước công luận thế giới,” thông cáo của Việt Tân viết.

Hôm 31 Tháng Tám, tin từ mạng xã hội cho hay cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Cương ở Nghệ An bị công an Nghệ An “bắt cóc” nhưng đến nay vẫn không rõ tung tích ông này. Trước đó, ông Cương được ghi nhận thường xuyên bị công an triệu tập với lý do là “làm việc có liên quan.” Ông Cương từng bị cầm tù 4 năm tù trong vụ án 14 Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành năm 2011.

Theo thông cáo của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) phát đi hồi cuối Tháng Tám, 2018, trong tám tháng đầu năm 2018, Việt Nam “đã kết án ít nhất là 28 nhà hoạt động và blogger, cao hơn con số 24 của cả năm 2017.”

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền đề nghị chính phủ Úc và các đối tác thương mại của Việt Nam gây sức ép để Việt Nam “chấm dứt việc hạn chế một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do chính kiến, tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do nhóm họp, tự do đi lại và tự do tôn giáo.” (T.K.)
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Dư luận Việt Nam ‘rúng động’ vụ á hậu, diễn viên bán dâm giá hàng chục ngàn đô la
September 6, 2018

Image
Bốn cô gái bị công an bắt hôm 30 Tháng Tám với cáo buộc bán dâm với giá hàng ngàn đô la.

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Truyền thông và mạng xã hội tại Việt Nam hôm 6 Tháng Chín làm “rúng động” dư luận trước tin công an thành phố Sài Gòn bắt giữ đường dây bán dâm được cho là lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay, bởi “giá “đi khách” của một “hot girl” là từ $7,000- $25,000/lần/giờ.”

Truyền thông Việt Nam dẫn tin từ công an Sài Gòn, cho biết vừa triệt phá đường dây bán cao cấp quy tụ các MC, người mẫu, á hậu, “hot girl,” sinh viên,…

Theo báo Tiền Phong, 16 giờ 30 chiều ngày 30 Tháng Tám, Đội 6 Phòng Cảnh Sát Hình Sự, Công An Sài Gòn bất ngờ ập vào kiểm tra hành chính một khách sạn ở đường Nam Quốc Cang, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Tại đây, cảnh sát bắt quả tang 2 cặp nam nữ đang mua bán dâm.

Hai cô gái bán dâm tại khách sạn này được báo Vietnamnet viết tắt tên là á hậu T.D, với giá “đi khách” $7,000/lượt, và diễn viên C.V, “đi khách” với giá $1,500/lượt.

Cùng thời điểm, công an ập vào khách sạn trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, bắt quả tang 2 nữ sinh viên đang bán dâm cho khách với giá $300 và $500/lần.

Từ khai báo của các cô gái, cơ quan công an đã bắt giữ Kiều Đại Dũ (22 tuổi, quê Bình Định, tạm trú huyện Hóc Môn), trùm của đường dây bán dâm cao cấp này.

Người ta không thấy các giới chức công bố danh tính người mua dâm.
Image
Kiều Đại Dũ, người cầm đầu đường dây mại dâm. (Hình: VietNamNet)
Theo tin báo Công An TPHCM cho biết, sau khi tốt nghiệp Khoa Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường của trường Đại Học Văn Lang, Dũ làm quản lý quán bún đậu mắm tôm cho ông anh ở quận 12. Song, do có ý định từ trước nên Dũ thường xuyên lên mạng truy cập các trang web mua bán dâm lấy nick là Pi.

Thông qua các mối quan hệ trên mạng, Dũ tiếp cận được số gái bán dâm là á hậu, người mẫu, diễn viên, trong đó có Á Hậu T.D và diễn viên C.V, cùng nhiều người nổi tiếng khác. Từ đó Dũ tiếp thị trên mạng và cho số điện thoại để khách có nhu cầu liên hệ.

Trong lúc giao dịch, Dũ sẽ gửi hình ảnh qua mạng Zalo cho khách hàng xem. Ai muốn gặp trực tiếp thì Dũ sẽ hẹn gặp ở quán cà phê, nếu đồng ý thì đưa tiền ngay hoặc chuyển khoản cho Dũ. Còn đối với khách hàng quen, Dũ sẽ cho người bạn đến lấy tiền, người bạn này được Dũ trả công 1 triệu đồng/lần.


Về tiền môi giới, Dũ khai, Dũ không “ăn” phần trăm như các môi giới trước đây mà ăn chênh lệch tiền bán dâm. Tức gái bán dâm ra giá xong, Dũ sẽ kê lên và hưởng trọn phần chênh lệch.

Đường dây bán dâm này được cho là lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, bởi giá “đi khách” ngoài sức tưởng tượng là từ $7,000-25,000/lần/giờ. Còn đi khách nguyên đêm hay sextour thì giá cao gấp nhiều lần.

Vẫn theo truyền thông tại Việt Nam, từ lời khai của Dũ và các cô gái bán dâm bị bắt, công an xác định còn nhiều người mẫu, diễn viên, MC nổi tiếng tham gia đường dây này. Hiện Công An Sài Gòn đang mở rộng điều tra. (Tr.N)
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Sau 34 ngày không ăn để phản đối chế độ, ông Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực
September 16, 2018

Image
Trần Huỳnh Duy Thức: “Tôi không có tội. Tôi không bao giờ chấp nhận đặc xá, Ở hết án, rục xương cũng được, tôi dứt khoát không cần đặc xá."

NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Ông Trần Huỳnh Duy Thức, tù nhân chính trị nổi tiếng tại Việt Nam, đã ngưng tuyệt thực ở ngày thứ 34 theo lời yêu cầu của gia đình và bạn bè khắp nơi âu lo cho sinh mạng của ông.

Thông tin về việc ông Trần Huỳnh Duy Thức, 52 tuổi, ngưng tuyệt thực tại nhà tù số 6 thuộc huyện miền núi Thanh Chương tỉnh Nghệ An, được thân nhân của ông thông báo đến một số đài phát thanh ngoại quốc cũng như qua trang facebook cá nhân của em ông là ông Trần Huỳnh Duy Tân.


Ông đã ở trong tù đến năm thứ 9 của bản án 16 năm vì bị vu cho tội “hoạt động lật đổ” chế độ độc tài và cực kỳ tham nhũng tại Hà Nội, cùng một vụ với các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung. Cả ba người này đã ra khỏi tù với các bản án nhẹ hơn nhiều và lại còn được thả sớm trước thời hạn dưới các áp lực của các chính phủ tây phương.

Ông bắt đầu tuyệt thực từ ngày 13 Tháng Tám, 2018 phản đối chế độ Hà Nội áp lực ông ký giấy “nhận tội” để được “đặc xá.” Nhà cầm quyền CSVN muốn trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức bằng cách “đặc xá” như một thứ “ân huệ” vì họ không muốn áp dụng một quy định luật pháp mới có lợi cho mọi tù nhân nhân quyền. Đó là Khoản 3, Điều 109 và Điều 14 của Bộ Luật Hình Sự 2015 về hành vi “chuẩn bị phạm tội” liên quan đến cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” mà bản án chỉ từ 1 năm đến 5 năm.

Theo Luật Sư Lê Công Định, nếu áp dụng điều khoản luật mới nói trên, nhà cầm quyền buộc phải trả tự do ngay lập tức và không điều kiện những người đã bị bắt giam về tội danh lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự cũ. Đó là điều họ không muốn. Luật Sư Ngô Ngọc Trai, đại diện gia đình ông Thức, đã viết nhiều đơn yêu cầu trả tự do cho ông căn cứ theo luật hình sự 2015 nhưng chế độ Hà Nội vẫn nín lặng dù có xác nhận đã nhận được đơn của luật sư.

Từ ngày bắt đầu tuyệt thực, ông chỉ uống nước và nói gia đình mang tất cả thức ăn trong mấy lần thăm gặp về.

Ông Thức luôn lặp lại nhiều lần với vợ và em trai rằng: “Có đặc xá anh cũng không chấp nhận bởi vì đơn giản anh không có tội. Anh không bao giờ chấp nhận đặc xá, không bao giờ. Không chờ đợi hay xin xỏ gì hết. Ở hết án, rục xương cũng được, nhưng dứt khoát không cần đặc xá,” Luật Sư Lê Công Định kể lại.

Thông tin về cuộc tuyệt thực của ông Trần Huỳnh Duy Thức kéo dài gây xúc động cũng như phẫn nộ của mọi người khắp nơi. Nhiều người đã tuyệt thực theo ông để phản đối sự lươn lẹo của nhà cầm quyền CSVN. Ban hành luật nhưng áp dụng tùy tiện.

Hôm Thứ Bảy, 15 Tháng Chín, 2018 lo sợ cho tính mạng ông khi đã tuyệt thực 33 ngày, hai chị gái và con gái ông có mặt tại nhà tù số 6 huyện Thanh Chương để gặp ông. Hai bên chưa nói được gì thì ông bị lôi vào trong lúc ông chất vấn giám thị về không được trao đổi “tình hình bên ngoài.” Trong khi bị lôi đi, ông đã la lớn là bỏ ý định ngưng tuyệt thực sau khi gặp gia đình.

Ngày hôm sau, Chủ Nhật, 16 Tháng Chín, 2018, một chị gái và hai con gái của ông Thức tới trại Thanh Chương chuyển lời yêu cầu của mọi người bên ngoài yêu cầu ông ngưng tuyệt thực. Ông đã chấp nhận và đồng ý ăn trở lại.

Trên trang facebook cá nhân của Luật Sư Lê Công Định, hơn 300 người viết bình luận, bày tỏ cảm kích khi được tin ông ngưng tuyệt thực.

Một người tên Tran Vinh HL viết: “mặc dù hùng hổ, ‘cả vú lấp miệng em’ nhưng nhà cầm quyền độc tài toàn trị, từ lãnh đạo cao cấp nhất cho đến lũ… đánh thuê, giết thuê ở trại giam số 6 đang chứng tỏ chúng run sợ, đó là tín hiệu tốt cho Thức và cho cả những người mến mộ anh, cho nước VN yêu dấu của tất cả chúng ta.”

Một người tên Vo Thuong Doan Khuc viết: “TẠ ƠN CHÚA, ANH PHẢI SỐNG CHO NIỀM HY VỌNG CỦA DÂN VIỆT KHÔNG CHẾT!”

Một người khác tên Muoi Tran viết: “cầu xin cho anh Thức sức khỏe hồi phục, toàn thế giới đang hướng về anh.”

Cuối Tháng Sáu vừa qua, một phái đoàn gồm Liên Hiệp Âu Châu và sứ quán Đức đã đến thăm ông tại nhà tù số 6 ở Nghệ An. Dịp này ông từ chối lời đề nghị ra nước ngoài kiểu “tự nguyện lưu vong” như nhiều người tù nhân lương tâm khác. Tháng Bảy năm ngoái, ông cũng đã từ chối lời đề nghị sang Mỹ.

Trước khi bị bỏ tù ông Trần Huỳnh Duy Thức là một doanh nhân thành đạt, sáng lập công ty Dịch Vụ điện Thoại Internet One Connection thành lập ở Singapore khoảng năm 2002, nắm giữ giao thức gọi điện thoại qua Internet với mức phí rất rẻ được xem là tiền thân của các ứng dụng sau này như Viber, Skype, Facebook.

Vì những bài viết xuất hiện từ cuối năm 2008 trên hai Blog “Change We Need” và “Trần Ðông Chấn” do ông lập ra với nội dung phê phán chính sách và lãnh đạo CSVN, khoảng gần 50 bài viết, gây rất nhiều tiếng vang. Ít tháng sau, năm 2009, ông bị bắt với cáo buộc lúc đầu là “trộm cước viễn thông,” sau bị đổi tội danh thành “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Một số người từng cho rằng bản án của ông nặng khác thường chỉ vì ông đã dám viết đụng chạm đến nhà thờ họ nguy nga như biệt điện tại Rạch Giá của ông thủ tướng hồi đó là Nguyễn Tấn Dũng. (TN)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Số phận bi đát của Trần Đại Quang
CTV Danlambao -

Nếu số phận của Nguyễn Bá Thanh ngày nào là chết rồi nhưng vẫn được đảng cho "tau có chi mô" thì trường hợp của Trần Đại Quang dường như còn thê thảm hơn, đó là sống dở chết dở. Nhìn hình ảnh mới nhất của tên trùm côn an một thời, bây giờ đang làm kiểng trên ghế Chủ tịch nước, người ta có thể đoán được xứ CHXHCN sẽ có một chủ tịch mới trong một thời gian không xa.

Cho đến nay, như cái quyền được biết cũng bị bỏ tù, người dân hoàn toàn không biết ông Chủ tịch nước mà đảng đặt lên đầu nhân dân, đại diện tối cao của hơn 90 triệu người đang bị... cái gì. Sự giấu giếm, che đậy chỉ làm cho nhiều người nghĩ đến những thuyết âm mưu, những màn đầu độc, phóng xạ... vốn cũng không lạ gì trong sinh hoạt thanh trừng nội bộ của cộng sản Tàu, Nga, Việt... Nhất là trong bối cảnh lò đồng chí đốt củi đồng rận đang cháy phừng phừng.

Sau khi Dũng xuống Trọng lên, vị trí của Trần Đại Quang trong bàn cờ phe nhóm đã được định rõ. Ngày 17/08/2016 Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính thừa lệnh đảng trưởng ký ban hành văn bản số 13-TB/TW về việc xác định tuổi của đảng viên. Đây là phát súng đầu tiên của đồng chí tổng bí thư bắn vào đồng rận chủ tịch nước khai tuổi giả.

Hơn 2 năm trôi qua, Nguyễn Phú Trọng chui vào Bộ Công an và leo lên ngồi ghế chính uỷ. Từ vị trí vừa là đảng trưởng đảng côn đồ vừa là trùm sò bộ côn an, Nguyễn Phú Trọng ra sức làm cỏ tàn dư của cựu Bộ trưởng Trần Đại Quang. Mười mấy đàn em cốt cán thuộc vào hàng Tổng cục trưởng, tổng cục phó của Quang bị Trọng cho vào lò. Quang mới mở miệng về luật biểu tình là bị bịt mồm. Báo Tuổi Trẻ đăng bài là bị chặt bút.


Nhìn Trần Đại Quang người ta có thể thấy lung linh hình ảnh của Nguyễn Bá Thanh. Người ta cũng có thể thấy luôn trong trái cầu thuỷ tinh hình ảnh tương lai của Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng. Đó là quy trình của tập đoàn đầu trộm đuôi cướp bắt tay nhau ngày trước, ăn thịt nhau ngày sau.

Quy trình đồng chí diệt đồng rận không có nạn nhân. Chỉ có những ác thú có quyền làm thịt ác thú mất quyền. Nạn nhân là đất nước Việt Nam. Gầy gò, ốm o, bệnh hoạn bởi những con vi khuẩn cộng sản. Nói cho cùng hình ảnh của Việt Nam có khác gì đâu hình ảnh tên chủ tịch của nước!

Trần Đại Quang sống dở, chết dở. Đó lại là ý muốn của Nguyễn Phú Trọng. Không gì hơn là có một thây ma biết thở, vất va vất vưỡng nằm bẹp ở ghế chủ tịch để đảng trưởng tha hồ nhóm lửa, đốt lò trong cuộc chiến thanh trừng nội bộ này.

21.09.2018

CTV Danlambao
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Đỗ Mười đã theo chân Trần Đại Quang ra đi tìm đường kiếm bác

CTV Danlambao
- Theo thông tin của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đỗ Mười đã chết vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thực sự chấm dứt sự nghiệp kắt mạng nhân dân.

Sinh năm 1917, Đỗ Mười đã đi từ con đường hoạn lợn lên làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nhảy tót lên ghế Tổng bí thư và cuối đời được sư quốc doanh bưng bô lên thành... bồ tát thị hiện: "Cụ Đỗ Mười ứng xử với Phật giáo không phải là động thái ngoại giao, cụ có lòng kính tín Tam Bảo, cụ có đầy đủ đức tính của một vị Bồ Tát thị hiện."

Theo ông Nguyễn Văn Trân, Bí thư Trung ương Đảng khóa III, người từng hoạt động với "Cụ Mười Bồ Tát", có thời gian ĐM bị bệnh thần kinh, gần như không thể làm việc, có lúc lên cơn, ông phải dùng một cây gậy múa cho hạ nhiệt, có lúc người ta thấy ĐM một mình leo lên cây... Năm 1963, ĐM đã phải đi Trung Quốc chữa bệnh tới mấy năm mới về Việt Nam làm việc"

Trong Đèn Cù, quyển 2, nhà văn Trần Đĩnh cũng ghi lại rằng: "Các lão thành hỏi nhau có nhớ hồi nào Đỗ Mười điên nằm Việt-Xô. Lên cơn, ông leo lên cái cây cạnh cổng đứng xoạc chân cành thấp giơ tay hét xung phong. Các cô y tá ra dỗ bác xuống đều ù té chạy. Bác mặc quần đùi, trận địa pháo đài bày ra hết."

Theo nhà văn Vũ Thư Hiên trong “Đêm giữa ban ngày” thì ĐM hoạn lợn không phải là trò bôi xấu của thế lực thù địch: “...Các nhà cách mạng biết Đỗ Mười cũng xác nhận nghề hoạn lợn của ông, chỉ nói thêm rằng ông hoạn vụng, có lần hoạn chết lợn của người ta, bị đuổi chạy chí chết.”

Tổng bí thư hoạn lợn... vụng nổi tiếng với bí số ĐM này là một trong những kẻ chủ chốt, phải chịu trách nhiệm chính liên quan đến việc ký kết mật ước Thành Đô; là nhân vật chính trong cuộc đàm phán bí mật tại Bắc Kinh năm 1997 - dẫn đến hậu quả là Việt Nam bị mất phần diện tích lãnh hải lên đến 11 ngàn km vuông vào tay Tàu cộng.

Trước những "thành tích" trên của đồng chí ĐM, CTV Danlambao gửi đến nhà quàn lẵng hoa với lời phân ưu như sau:

"Chúc đồng chí bò tót ĐM, người đã điên điên khùng khùng đặt bút ký mật nghị Thành Đô, mở đầu cho một thời kỳ Bắc Thuộc mới, ra đi tìm đường kiếm bác thành công".

02.10.2018
CTV Danlambao
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Luật Trưng cầu Ý dân ở Việt Nam: Khi nào áp dụng?
Mỹ Hằng
BBC, Bangkok 12 tháng 10 2018
Hai sự kiện gần đây thu hút sự quan tâm của dư luận Việt Nam là Quốc hội sẽ bầu chủ tịch nước sau khi chủ tịch Trần Đại Quang qua đời, và quyết định xây nhà hát 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm.

Dư luật Việt Nam, đặc biệt từ cộng đồng mạng xã hội, cho rằng người dân nên được hỏi ý kiến trực tiếp về những vấn đề như vậy.

Luật sư Lê Công Định cho BBC hay hôm 11/10 rằng ông không thấy hai sự kiện này nằm trong các quy định cần trưng cầu dân ý, theo luật liên quan.

Luật sư Định lý giải: "Có bốn vấn đề Quốc hội có thể xem xét, quyết định trưng cầu ý dân theo Luật Trưng cầu Ý dân do Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015. Bao gồm: Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước."

"Bầu chức danh chủ tịch nước không thuộc phạm vi các nhóm nêu trên, bởi đã được quy định trong Hiến pháp 2013 (Chương VI từ Điều 86 đến Điều 93).

"Phê duyệt xây nhà hát ở Thủ Thiêm cũng khó có thể xem là loại "vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước" [mục 2] cần phải trưng cầu ý dân".

Vấn đề nào mới là quan trọng?

Cùng chung quan điểm với luật sư Định, luật sư Hoàng Việt từ TP Hồ Chí Minh nói thêm: "Luật Trưng cầu Ý dân không làm rõ "vấn đề quan trọng khác" là gì, cũng không biết việc bầu chức danh chủ tịch nước hay xây nhà hát có được Quốc Hội coi là vấn đề quan trọng hay không?"

Luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội thì nói với BBC hôm 11/10 rằng ông chưa thấy văn bản nào nói "vấn đề quan trọng khác là vấn đề gì? Và như thế nào thì được coi là quan trọng."

"Có thể với hai sự kiện nói trên, tôi và một bộ phận người dân cho là quan trọng, nhưng gần 500 đại biểu Quốc Hội là không cho là quan trọng, nên mới không trưng cầu dân ý?"

"Khi luật chưa xác định rõ ràng vấn đề nào là quan trọng với đất nước thì rất khó có cơ sở để thực hiện trưng cầu ý dân,"

"Thực ra họ [Quốc Hội] làm đúng luật. Việc bầu chủ tịch nước thì đã có Hiến pháp và các luật hiện hành quy định rồi nên không cần trưng cầu dân ý. Việc xây nhà hát ở Thủ Thiêm có thể xếp vào "các vấn đề về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước" nhưng luật không nêu rõ nên họ có quyền không tiến hành [trưng cầu dân ý]."

"Tuy nhiên dù luật không rõ ràng, nhưng người dân bày tỏ sự quan tâm, thì Quốc Hội cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá vấn đề nào quan trọng, cần mang ra trưng cầu dân ý."

"Luật này có hiệu lực từ năm 2016 nhưng tới nay chưa thấy người dân được hỏi ý kiến lần nào. Điều này cho thấy luật không phát huy được mong muốn của người làm luật và không có giá trị thực tiễn đối với người dân," luật sư Tuấn nói với BBC.
Image

Căn cứ vào đâu để nói 'Dân đồng ý'

Về lý do vì sao trong hai sự kiện nói trên, Quốc Hội đều nói 'người dân hoàn toàn nhất trí' dù không thông qua trưng cầu dân ý, luật sư Hoàng Việt phân tích:

"Trên thế giới, để thực hiện dân chủ người ta có hai cách để tiến hành. Cách thứ nhất gọi là dân chủ trực tiếp - người dân sẽ trực tiếp cho ý kiến về một số vấn đề cụ thể nào đó. Luật trưng cầu ý dân 2015 thuộc dạng này."

"Cách thứ hai là dân chủ gián tiếp, tức là người dân bầu ra một số đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình. Những đại diện dân cử này sẽ nói lên tiếng nói của người dân, thay cho người dân."

"Ở Việt Nam, về lý thuyết thì Quốc Hội gồm các đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân cả nước. Hội đồng nhân dân sẽ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân ở từng địa phương tương ứng."

"Có lẽ trong các trường hợp nói trên, Quốc Hội hoặc hội đồng nhân dân đã nhất trí 100% nên chính quyền đã tuyên bố là người dân đã đồng ý."

"Nhưng trong một số trường hợp cụ thể như vụ xây nhà hát ở Thủ Thiêm, Hội đồng nhân dân đồng ý 100%, nhưng nhiều người dân lại không đồng ý. Điều đó cho thấy có khoảng cách giữa ý chí, nguyện vọng của các đại biểu Quốc Hội hoặc Hội đồng nhân dân với người dân."

Luật sư Lê Công Định thì cho rằng nói 'người dân nhất trí' là "cách nói cưỡng đoạt ngôn từ nhằm mục đích tuyên truyền của Đảng Cộng sản và nhà cầm quyền".

"Khoan bàn đến việc có trưng cầu ý dân hay không, chỉ xét riêng tính chính danh thật sự của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện tại, đặc biệt là cách thức thực thi quyền tự do thể hiện nguyện vọng và ý chí của toàn dân trong việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, hay sự chấp nhận quyền lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của đảng cộng sản đương quyền, cũng đã thấy hoàn toàn không có sự kiện 'cử tri cả nước hoàn toàn ủng hộ".

Cần sửa luật hay xem lại vai trò ĐBQH?

Theo luật sư Hoàng Việt, dư luận Việt Nam cho rằng chính quyền đã quá xa dân khi tự quyết nhiều việc trong khi có những vấn đề bức thiết hơn lại chưa giải quyết.

"Phản ứng của dư luận, dù chỉ trên Facebook, đã dẫn đến một số dự án của chính quyền phải tạm ngưng, ví dụ như dự án chặt hàng loạt cây cổ thụ ở Hà Nội."

"Điều này cho thấy, cùng với việc xem xét để cho ra đời Luật Biểu tình, cũng cần xem xét sửa đổi Luật Trưng cầu ý dân cho gần với cuộc sống hơn, và có ý nghĩa thiết thực hơn với quyền lợi của người dân."

Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng cho rằng Luật Trưng cầu Ý dân cần quy định cụ thể hơn những vấn đề quan trọng là vấn đề gì.

Chẳng hạn, "những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến kinh tế" được đề cập trong Luật Trưng cầu Ý dân, cần đưa cụ thể các con số để làm căn cứ đánh giá mức độ quan trọng.

"Ví dụ dự án trên 1000 tỷ thì cần trưng cầu dân ý", theo luật sư Tuấn.

Tuy nhiên, luật sư Tuấn cũng cho rằng trên thực tế, một bộ luật khó có thể cụ thể đến mức như vậy.

"Cái quan trọng là vai trò của đại biểu Quốc Hội đã thực sự được phát huy hay chưa?"

"Là đại diện dân bầu, đại biểu Quốc Hội hoàn toàn có thể tự xem xét một vấn đề có quan trọng hay không để xem xét, trình lên Quốc Hội. Từ đó bàn thảo, đánh giá xem có quan trọng tới mức cần trưng cầu dân ý hay không, kể cả khi vấn đề đó không được nêu rõ ràng trong luật."

"Trên danh nghĩa là do dân bầu, gần 500 đại biểu Quốc hội không thể tự quyết mọi vấn đề trong cuộc sống thay cho người dân."

Luật Trưng cầu Ý dân được Quốc Hội thông qua ngày 25/11/2015 gồm 8 chương, 52 điều,có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.

Luật quy định cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất 3/4 tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu.

Nội dung trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị thi hành.

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.

Theo luật này, kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Nguyễn Phú Trọng chính thức “trúng cử” Chủ tịch nước
CTV Danlambao
- Chiều ngày 23 tháng 10, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức được công bố “trúng cử” chức danh Chủ tịch nước sau một cuộc bỏ phiếu kín tại Quốc hội Cộng sản Việt Nam, nơi ông là ứng cử viên duy nhất cho chức vụ này.

Theo báo chí lề đảng loan tin cho biết, ông Trọng đạt số phiếu đồng ý là 476 trên tổng số 477 phiếu phát ra, giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.

Việc ông Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam giữ thêm chức vụ Chủ tịch nước không nằm dự đoán từ lâu của dư luận kể từ sau cái chết vì “vi rút lạ, hiếm” của người tiền nhiệm Trần Đại Quang.

Phần tuyên thệ của ông Trọng được một số đài truyền hình do Nhà nước quản lý truyền hình trực tiếp.

Như vậy, đây là lần thứ 2 kể từ khi chế độ cộng sản áp đặt nền độc tài đảng trị ở Việt Nam năm 1945, một người có thể thâu tóm 2 chức vụ quan trọng cả về mặt đảng cầm quyền, vừa cả mặt Nhà nước. Người trước đó là Hồ Chí Minh.

Về tên gọi của việc kiêm nhiệm này, ông Trọng được báo chí Nhà nước dẫn lời tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm ngày 08 tháng 10 nói rằng: "không nên nói là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, nói tắt thì được nhưng không đúng tiêu chí. Đây là hai cơ chế khác nhau, hai cơ quan khác nhau, không thiên vai nào chính vai nào phụ; đồng thời cũng không nói nhất thể hoá, nôm na thì đây là bầu cho một người để làm hai công việc này". Ông Trọng cho rằng đây là tình huống chứ không phải cơ chế.

Trước đây, cũng chính ông Trọng là người đã tuyên bố kiêm cả hai chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước thì to quá, ai sẽ kiểm soát được!?

Câu hỏi của ông ngày hôm nay cũng trở thành câu hỏi của hơn 90 triệu người dân Việt Nam: ai sẽ kiểm soát được ông?

Nguyễn Phú Trọng năm nay 74 tuổi và đang nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp nắm giữ chức vụ Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong việc kiêm nhiệm cả 2 chức vụ, ông Trọng sẽ có toàn quyền trong mọi quyết định của đảng CSVN và mọi ký kết hoặc huỷ bỏ ký kết giữa Việt Nam với các quốc gia khác.

23.10.2018
CTV Danlambao
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Việt Nam : Nhà văn Nguyên Ngọc từ bỏ đảng Cộng Sản
Thụy My RFI

Image
Nhà văn Nguyên Ngọc và Tiến sĩ Chu Hảo (thứ 5 và 6 từ trái sang) trong lễ phát giải văn hóa Phan Châu Trinh ở Saigon
ngày 24/03/2018.RFI/Capdevielle
Hôm nay 26/10/2018 nhà văn Nguyên Ngọc đã tuyên bố chính thức ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam, sau 62 năm tham gia. Thông tin này đã được nhóm

Trong tuyên bố, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết đã định ra khỏi đảng từ lâu, nhưng không có ý định gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật Phó giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo, ông muốn tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Đảng.

Theo ông, PGS.TS. Chu Hảo là một trí thức lớn, có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa của Nhà xuất bản Tri Thức mà ông là Giám đốc. Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, đánh vào những người trí thức yêu nước.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho biết, ông vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ năm 1956. Thế hệ ông tự nguyện gia nhập Đảng vì yêu nước, hăng hái tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông đã có mặt suốt cả hai cuộc kháng chiến, đều ở chiến trường miền Nam.

Nhưng từ nhiều năm qua, ông nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức "chuyên quyền", "phản dân hại nước", và ông không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy.

Nhà văn Nguyên Ngọc kết luận: "Tôi vẫn tin ở tương lai của đất nước, nhất là ở lớp trẻ, vì không có lực lượng vô luân nào có thể ngăn trở dân tộc này quyết định vận mệnh của mình".
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 7 guests