Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

CSVN phá nát chùa An Cư ở Đà Nẵng
November 10, 2018

Image
Chùa An Cư sau khi bị phá hôm 9 Tháng Mười Một. (Hình: Facebook Thích Thiện Phúc)
ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Chùa An Cư ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng, hôm 9 Tháng Mười Một, 2018, đã chịu số phận tương tự chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn, hai năm trước: Bị chính quyền cưỡng chế giải tỏa.

Từ nhiều năm nay, ngôi chùa được xây dựng từ giữa thập niên 1990 có khuôn viên chỉ 332 mét vuông bị coi là “cái gai” trong mắt chính quyền vì đây là cơ sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tổ chức tôn giáo độc lập mà CSVN không công nhận.


Thượng Tọa Thích Thiện Phúc, trụ trì chùa An Cư, viết trên trang cá nhân: “Họ tiến hành phá dỡ, tôi và tất cả những người thân lần lượt bước ra, trong những lời niệm Phật âm thầm chen lẫn những tiếng khóc xót xa gào thét. Tôi khuyên: Không được khóc như thế! Và những dòng nước mắt được hòa lẫn với cơn mưa mỗi lúc bắt đầu càng nặng hạt, một góc trời ám đạm. Vậy nối gót tiếp bước chùa Liên Trì, chùa An Cư cũng đã quỵ ngã thành một đống gạch nát dưới lưỡi hái thần chết của bạo quyền CSVN. Nam mô a di đà Phật!”

Một đoạn video được đăng trên Facebook của vị thượng tọa cho thấy chính quyền dùng cần cẩu để san bằng chùa An Cư ngay trước mắt các tăng ni và Phật tử.

Có tin sau khi ngôi chùa bị phá, Thượng Tọa Thích Thiện Phúc phải đi tá túc ở một ngôi chùa thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế.


Chùa An Cư trước khi bị phá. (Hình: Facebook Khanh Nguyen)
Vài ngày trước, Luật Sư Võ An Đôn, người đã bị Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam tước thẻ hành nghề, cho biết Thượng Tọa Thích Thiện Phúc đến nhờ ông bảo vệ pháp lý cho nhà chùa nhưng mọi sự có vẻ đã quá trễ.

Luật Sư Đôn, trên trang web cá nhân, cáo buộc chính quyền Đà Nẵng phá chùa An Cư lấy đất để làm đường và phân lô bán: “Năm 2014, Ủy Ban Nhân Dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích 332 mét vuông đất chùa An Cư, để phân lô bán. Vì giá bồi thường quá thấp, chỉ 412 triệu đồng (hơn $17,687), trong khi diện tích đất của chùa có giá thị trường hơn 40 tỷ đồng (hơn $1.7 triệu), nên nhà chùa không đồng ý. Qua xem hồ sơ, tôi thấy thời hiệu khởi kiện đã hết, vì quyết định thu hồi đất có từ năm 2014, luật quy định thời hiệu khởi kiện là một năm, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất.”

“Phía quận Sơn Trà có nhiều điểm sai: Bồi thường quá thấp, thu hồi 332 mét vuông đất nhưng chỉ trợ giúp 160 mét vuông tái định cư, thu hồi đất mặt đường nhưng trợ giúp đất trong hẻm giá trị thấp… là không đúng pháp luật. Lẽ ra nhà chùa nên khởi kiện chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận Sơn Trà ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi đất, nhưng vì quan niệm từ bi không kiện thưa nên nhà chùa phải gánh thiệt thòi về mình,” Luật Sư Đôn viết.

Trên mạng xã hội, các blogger theo thuyết “tâm linh,” trong số đó có cả giới hoạt động dân chủ, cho rằng việc phá chùa hay nhà thờ có thể đem lại “hậu quả nhãn tiền” đối với những giới chức đứng sau các vụ này.

Họ viện dẫn trường hợp ông Đinh La Thăng, cựu bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn, chẳng bao lâu sau vụ phá chùa Liên Trì thì bị bắt và tuyên phạt tổng cộng 30 năm tù giam.

Một số blogger còn viết thêm rằng Bí Thư Thành Ủy ở Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân nhìn vào trường hợp người tiền nhiệm mà “chùn tay” đối với Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, một cơ sở tôn giáo từng nhiều lần bị nhà cầm quyền đe dọa phá bỏ từ mấy năm nay. (T.K.)
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Phiên tòa đánh bạc qua mạng: đừng hèn hỡi các ông tướng CA…

Hôm nay tòa án tỉnh Phú Thọ sẽ xét xử vụ đánh bạc qua mạng với số lượng bị cáo khủng gần 100 người.
Đặc biệt có một số bị cáo là các tướng tá của ngành CA, trong đó có cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh, thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa...


November 13, 20180638

Image
Nhưng chưa gì thì người ta đã chứng kiến ông Trung tướng CA Phan Văn Vĩnh có những cư xử vừa lạ vừa quen của những quan chức khi rơi vào cảnh pháp đình. Ông ta cáo bịnh và nằm suốt ở trong bệnh viện thay vì ở trong nhà giam. Rồi trước phiên tòa ông tướng CA lại vô tình trượt chân té ngã, đập đầu khiến bộ nhớ của ông suýt thành quên, hết nhớ để khỏi phải hầu tòa. Nhưng khi các chiêu trò đó không thành, ông vẫn bị điệu ra tòa với tư cách một ông trung tướng, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh Sát thì ngay trong ngày đầu tiên ở phiên tòa ông đã ở trong tình trạng lẫn lộn, quên quên nhớ nhớ rồi. Ngay khi được tháo còng thì ông đã bật khóc (lại khóc)…

Đó một điểm chung quen thuộc và thường hay xảy ra với các đối tượng là cán bộ hoặc CA các cấp. Cũng là sự lẩn tránh việc ra tòa bằng mọi giá, kể cả các chiêu trò rất tầm thường như không đủ năng lực hành vi, hoặc bệnh nặng kể cả bệnh thần kinh chẳng hạn. Khi các mánh lới trên không thành thì lập tức cơ các biện pháp chạy để giảm nhẹ vụ án.

Rồi tòa án trước khi xử sẽ bị tràn ngập đủ loại các giấy tờ mà gia đình các bị cáo đã nộp. Đó là các bản sao huân, huy chương, giải thưởng đủ loại, đủ tầm cỡ của ông cha, họ hàng của bị cáo. Thậm chí là của những người họ hàng xa lắc của bị cáo cũng được nộp. Rồi các bằng cấp chứng thực gia đình có công với Cách Mạng, mặc dù gia đình có công với CM xa lắc từ hồi chống Pháp, chống Mỹ khi bị cáo còn chưa ra đời. Tóm lại là tòa án chết ngộp vì quá nhiều giấy tờ chứng thực vớ vẩn đủ loại và không hẳn là vô giá trị. Vì có nhiều bị cáo cán bộ CA đã được giảm án rất nhiều chỉ với vài câu chữ trong bản án như: “Gia đình có công với Cách Mạng”.

Thật đáng buồn khi so sánh thời oanh liệt của một ông cán bộ CA khi trước lúc vào tù với oai danh khét lèn lẹt. Được nâng lên làm một thanh kiếm và lá chắn, bảo vệ Đảng nên lực lượng CA đã trở thành một thứ kiêu binh hung hãn. Được trang bị các phương tiện vũ khí thiện chiến nhất và các quyền hành tuyệt đối nhất, kể cả các thứ quyền lực đen mờ tối nhất thì lực lượng CA đã trở thành một thứ kiêu binh hung hãn và không biết sợ ai. Có thể nói ngành CA đã như một thứ quyền lực riêng trong bộ máy quyền lực nhà nước hiện nay. Người trong dòm ra, người ngoài nhìn vào ai cũng kiềng nể kính sợ những ông tướng tá CA mặt sắt đen sì luôn ngự trên đầu những người dân Việt Nam như thanh gươm Demoscalet lơ lửng trên đầu họ vậy…

Thế nhưng khi bị bắt hay bị lộ tẩy thì có nhiều các ông tướng tá này đã cư xử không còn chút tư cách của ngành nghề họ. Như những chú rùa bị lật ngửa, các ông cũng kêu khóc um sùm. Chẳng thấy ông nào bắn vào đầu tự sát đúng theo trách nhiệm tối thượng của một quân nhân cầm súng khi thấy sai sót của mình mà chỉ thấy hát lại bài hát đã quá quen thuộc như: “Do trình độ hạn chế, do năng lực có hạn”, và khóc…

Các ông tướng tá CA, nếu phải ra tòa thì hãy chứng tỏ bản lãnh của những người đàn ông nếu các ông còn có nó. Hãy chấp nhận dám làm thì dám chịu. Và chấp nhận cả những quả báo nhãn tiền vì các ông đã đưa bao người dân vô tội vào vòng lao lý tù đầy. Đừng học theo gương những ông cán bộ cao cấp như Đinh La Thang hay Trịnh Xuân Thanh, khi ra tòa thì kêu khóc toáng lên vì nhớ vợ nhớ con. Hãy học hỏi những người đấu tranh dân chủ mà chính lực lượng CA là những người truy bắt họ khi họ ra tòa. Trước tòa án bất công, họ không van xin, không khóc lóc mà ngược lại họ nghiến răng lại và can đảm chấp nhận tất cả…

Phải trả những cái giá mà họ đã gây ra, thì các ông tướng tá CA hãy đừng trở thành những kẻ hèn để cho người dân Việt Nam thêm khinh bỉ…

[size=â]Nguồn: FB Nguyễn Minh Tuấn[/size]
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Sai phạm của ông Tất Thành Cang liên quan gì tới dự án Thủ Thiêm?
Hoàng Minh

Ông Cang chính là người đã ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2, TP.HCM).

Image
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao, bao bọc bởi sông Sài Gòn. (Ảnh: Shutterstock.com)
Theo UBKTTU, từ ngày 12 đến 14/11, Ủy ban này đã họp kỳ 31 tại Hà Nội.

Tại kỳ họp, UBKTTU đã xem xét, kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Tất Thành Cang – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM.


Theo kết luận, ông Tất Thành Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ thành phố và các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách thành phố.

Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

“Những vi phạm của ông Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật” – UBKTTU kết luận.

Sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Hợp đồng ký tắt được đề cập trong kết luận của UBKTTU chính là hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) được giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Đại Quang Minh để công ty này xây dựng 4 tuyến đường ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư hơn 8.265 tỷ đồng. Nếu tính cả chi phí dự phòng do trượt giá và lãi vay (3.917 tỷ đồng), tổng số vốn lên đến hơn 12.200 tỷ đồng.

Đổi lại, công ty Đại Quang Minh được giao 79 ha đất (tương đương 15 triệu đồng/m2) trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông) để phát triển các dự án bất động sản. Giá này được đánh giá là rẻ mạt bởi theo thị trường hiện nay, đất ở đây có giá khoảng 400 triệu đồng/m2.

4 tuyến đường được xây dựng có tổng chiều dài gần 12km, chiều rộng từ 11,6 đến 55m, gồm: tuyến R1 (Đại lộ vòng cung dài 3,4km); tuyến R2 (Đường ven hồ trung tâm dài 3km); tuyến R3 (Đường ven sông Sài Gòn dài 3km); tuyến R4 (Đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông – khu dân cư dài 2,5km). Dự án còn bao gồm 10 cầu với tổng chiều dài khoảng 1,8km.

Như vậy, với tổng mức đầu tư 8.265 tỷ đồng/12km, trung bình mỗi km đường có giá gần 700 tỷ đồng (gấp 4 lần suất đầu tư tuyến cao tốc Bắc – Nam là 182 tỷ đồng/km). Nhiều chuyên gia đánh giá suất đầu tư này đắt khủng khiếp, được ví là 4 con đường “dát vàng”.

Hoàng Minh
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image

Hơn 100 dân Lộc Hưng đi nộp đơn kêu cứu không được tiếp
17 tháng 1 2019
Hơn 100 người dân vườn rau Lộc Hưng đi nộp đơn kêu cứu sáng 17/1/2019 nhưng không được các cơ quan công quyền ở TP Hồ Chí Minh tiếp
Khoảng hơn 100 người dân vườn rau Lộc Hưng sáng 17/1 tới văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh để gửi đơn kêu cứu nhưng không được tiếp.

"Chính quyền cho một lực lượng hàng chục người tới bao vây chúng tôi, làm như chúng tôi là một nhóm tội phạm, trong khi từ chối nhận đơn của chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi phải bỏ lại đơn ở chỗ bảo vệ rồi ra về," ông Cao Hà Chánh nói với BBC hôm 17/1.

Nhóm người dân vườn rau Lộc Hưng hơn 100 người, do ông Cao Hà Chánh làm đại diện, có kế hoạch đi nộp đơn kêu cứu tại ba cơ quan công quyền của Nhà nước, gồm Văn phòng tiếp công dân của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Văn phòng Quốc Hội, và Ủy ban Thành Ủy.

Vườn rau Lộc Hưng 'tan hoang sau cưỡng chế'

Dân Lộc Hưng: ‘Dân có giấy tờ, chính quyền làm sai’

Theo lời ông Chánh thuật lại, chỉ có Văn phòng tiếp công dân chịu nhận đơn của họ, "nhưng đây cũng là cơ quan mà hơn 20 năm nay người dân vườn rau Lộc Hưng chúng tôi đã tới hàng chục lần để nộp đơn đề nghị chính quyền xác minh và chứng nhận đất đai cho chúng tôi, nhưng chưa bao giờ được giải quyết," ông Chánh nghẹn ngào nói.

"Đây là cơ quan có trách nhiệm chuyển tiếp giấy tờ, công văn lên lãnh đạo thành phố, chứ họ không có quyền quyết định. Cơ quan có quyền lực cao nhất là Ủy ban Thành ủy thì lại không tiếp chúng tôi."

"Một số người ăn vận như cán bộ, nhưng khi chúng tôi tiếp cận thì họ nói họ chỉ là bảo vệ. Sau đó họ lấy điện thoại chụp lại đơn rồi đi vào trong. Sau đó họ cho người đóng cổng, bấm khóa."

"Tôi không hiểu pháp luật Việt Nam nữa. Chúng tôi làm đúng pháp luật, chúng tôi đi gửi đơn khiếu nại, tại sao lại không nhận đơn, và lại cho người tới bao vây, không chế chúng tôi?"

"Trước đây, Văn phòng tiếp công dân của thành phố từng ra văn bản đề nghị lãnh đạo thành phố tiếp người dân vườn rau Lộc Hưng. Nhưng chưa có cuộc tiếp xúc nào của lãnh đạo thành phố với bà con chúng tôi được thực hiện cho tới nay."

Ông Chánh nói đơn kêu cứu này có chữ ký của 172 hộ dân mất nhà ở vườn rau Lộc Hưng. Ông cũng nói họ đã bị đẩy vào đường cùng, không còn nguồn sống, nên "dù phải chết chúng tôi cũng làm đến cùng", ông nói.

Cũng theo ông Chánh, việc chính quyền đưa thông tin về việc sẽ xử lý 20 người chống đối khiến người dân ở đây tổn thương thêm một lần nữa. Ông cũng nói báo chí đề cập đến "kẻ cầm đầu", ông không rõ là ai, nhưng nhiều năm nay ông vẫn là một trong những người đại diện, hướng dẫn bà con ở khu vườn rau Lộc Hưng trong việc đi xin chứng nhận đất đai.

"Đến nay chính quyền vẫn im lặng. Trong khi người dân chúng tôi mất đất, mất nhà, bị đàn áp, bị coi như tội phạm, tổn thương hết lần này đến lần khác. Mong muốn của chúng tôi hiện giờ chỉ là họ ra mặt đối chất với chúng tôi," ông Chánh nói với BBC.

BBC từng nhiều lần liên lạc qua điện thoại với các cơ quan công quyền ở TP Hồ Chí Minh để tìm hiểu thông tin vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, nhưng không được.

Nhóm luật sư nói gì?
Image
Nhiều người dân mất nhà sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng

"Ý kiến trên của người dân vườn rau Lộc Hưng là có căn cứ pháp lý," nhóm luật sư vừa mới thành lập để hỗ trợ cho những gia đình mất nhà ở Lộc Hưng cho hay trong thông cáo báo chí phát đi hôm 16/1.

Đây là nhóm luật sư 17 người, trong đó có nhiều luật sư thường bào chữa cho người bất đồng chính kiến như Luật sư Trần Vũ Hải, LS Đặng Đình Mạnh, LS Nguyễn Văn Miếng, LS Trịnh Vĩnh Phúc, được thành lập để trợ giúp pháp lý của 20 hộ dân ở Vườn Rau Lộc Hưng.

Thông cáo báo chí số Một của nhóm luật sư nêu hai vấn đề chính mà người dân Lộc Hưng muốn khiếu nại.

Thứ nhất là vụ cưỡng chế phá nhà từ ngày 4 - 8/1 theo người dân ở đây là trái pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho hàng trăm người dân.

Thứ hai là việc dân ở đây cho rằng đất vườn rau Lộc Hưng đã được họ (phần lớn là người miền Bắc di cư năm 1954) khai thác, sử dụng hợp pháp liên tục từ năm 1955 đến nay. Sau năm 1975 họ đã nhiều lần đề nghị chính quyền cấp các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai nhưng không được giải quyết dứt điểm. Người dân muốn các luật sư yêu cầu chính quyền địa phương tại TPHCM và trung ương tổ chức tiếp dân đối thoại công khai với họ về vấn đề này.

Các luật sư mong muốn chính quyền tạo điều kiện cho họ làm việc với người dân Lộc Hưng "trong việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp" của họ theo Hiến pháp.

Ngoài ra, nhóm 17 luật sư cũng phản ánh việc một số báo Việt Nam vừa qua đưa thông tin một chiều, không khách quan về vụ việc cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng. Theo họ, việc đưa tin mà không hề hỏi thêm bên liên quan, không tiếp cận với các tài liệu liên quan từ chính người dân khiến "nhiều người mất nhà, mất việc, mất tài sản, thu nhập, sống vất vưởng, càng bị tổn thương thêm về tinh thần".

Nhân việc này, nhóm luật sư đề nghị báo chí, mạng xã hội đưa tin về vụ việc một "cách khách quan, trung thực, phản ánh đúng sự thật, đặc biệt cần ghi nhận những ý kiến và tình cảnh hoạn nạn của người dân VRLH hiện nay sau vụ cưỡng chế phá nhà".

Nhiều người quyên góp giúp dân Lộc Hưng
Image
Vợ chồng cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên mất nhà mới xây sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng
Trong khi đó, đã có những phong trào quyền góp để giúp người dân vườn Rau Lộc Hưng. Như phong trào Góp gạch xây nhà cho bé Tôm và nạn nhân Lộc Hưng từ 11-14/1 đã thu hút được sự ủng hộ của hàng trăm cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, theo thông tin từ Facebook nhà báo Sương Quỳnh.

Bé Tôm là con của cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên - người có căn nhà mới xây sau nhiều năm dành dụm bị đập nát trong vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng.

Họa sỹ Vĩnh Trần vẽ lại cảnh tàn phá ở Vườn Rau Lộc Hưng, bức tranh sơn dầu mang tên "Nỗi đau Lộc Hưng" để bán đấu giá nhằm quyền tiền giúp người dân mất nhà.

Truyền thông trong nước nói gì?

Sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, nhiều báo chính thống của Việt Nam đưa tin rằng chính quyền đã "hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ 112 trường hợp xây dựng nhà trái phép" hôm 9/1.

Một số tờ báo cũng đưa tin chính quyền sẽ xử lý 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối, chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng. Hiện cơ quan công an đang củng cố hồ sơ và đã xác minh được "đối tượng cầm đầu".

Ngoài ra, sau khi tháo dỡ các căn nhà tại vườn rau Lộc Hưng, báo Việt Nam cho hay công an phát hiện có "phòng cách âm và thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông, tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu".

Nhưng cũng có tờ, như Pháp luật Việt Nam, có bài "Không nên cưỡng chế vào ngày đoàn viên", trong đó không bàn đến khía cạnh pháp lý mà đề cập đến vẫn đề tình nghĩa, văn hóa của người Việt, nhất là khi Tết Nguyên đán cận kề.

Vườn rau Lộc Hưng sau khi bị san phẳng sẽ được dùng để xây dựng trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, và công viên, theo báo Việt Nam.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Post by hoangphong »

HRW: ‘Việt Nam, Thái phải làm minh bạch vụ ông Trương Duy Nhất mất tích’
February 11, 2019
Image
Blogger, nhà báo Trương Duy Nhất. (Hình: Facebook Trương Duy Nhất.)

BANGKOK, Thái Lan (NV) – Ông Phil Robertson, phó giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền khu vực Á Châu lo lắng cho sự an toàn của nhà báo Trương Duy Nhất; ông yêu cầu chính quyền Thái Lan và Việt Nam phải điều tra rõ vụ này.

Nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn im lặng sau gần 2 tuần kể từ khi cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất bị mất tích bí ẩn ở Thái, mà theo thông tin do Người Buôn Gió đưa lên thì ông Nhất bị Tổng Cục 2, một cơ quan tình báo quân sự, bắt cóc. Rất nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng, gây áp lực lên chính phủ Thái phải mau chóng làm sáng tỏ việc này.


Báo Người Việt phỏng vấn ông Phil Robertson, phó giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền khu vực Á Châu (HRW) vào sớm ngày Thứ Hai, 11 Tháng Hai, và ông khẳng định, ông Trương Duy Nhất đã đó mặt ở văn phòng Cao Ủy Tị Nạn LHQ (UNHCR) để ghi danh qui chế tị nạn.

Trước tiên, ông cho biết chưa có thông tin gì mới về ông Trương Duy Nhất.

“Rất rõ ràng là Đại Sứ quán Việt Nam rất quan tâm đến ông Trương Duy Nhất. Hiện nay chính phủ Thái và nhiều tổ chức đang tìm kiếm ông ấy. Chúng tôi chưa có thông tin chính xác nào cho đến giờ phút này.

Những gì chúng tôi biết là ông Nhất đã nhận được một cú điện thoại từ một người quen biết với ông ta. Sau đó ông ta rời nơi đang ở để đi gặp người này, và ông ta bị mất tích. Chúng tôi cũng chưa biết người gọi điện thoại đó là ai.

Chúng tôi biết ông Nhất đã đến UNHCR để điền một đơn ghi danh cho qui chế tị nạn chính trị. Sau đó ông ta không quay lại UNHCR như đã hẹn. Vì vậy, tất cả mọi người bắt đầu tìm ông ấy. Rõ ràng là ông ấy muốn tị nạn chính trị. Ông ấy muốn tìm nơi an toàn và được bảo vệ, những điều mà ông ấy không được hưởng khi ở trong nước. Và Thái Lan là nơi ông ấy quyết định đến để xin qui chế tịn nạn; tôi nghĩ ông ấy còn muốn đến một nước thứ ba.

Tôi biết chính quyền Việt Nam vẫn luôn luôn gây áp trực lên những tiếng nói bất đồng chính kiến và đấu tranh như ông Trương Duy Nhất.”
Image
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Khu Vực Á Châu trong buổi trả lời Người Việt. (Hình: Chụp qua Skype.)
Thông tin về việc ông Trương Duy Nhất mất tích đã được blogger Người Buôn Gió tường thuât ngay với khá chi tiết: “Khoảng 8 giờ tối ngày 26 Tháng Giêng năm 2019. Trương Duy Nhất bị đám gồm 10 người của Tổng Cục 2 trùm túi lên đầu và đưa lên xe đi, trước khi đi Nhất còn xin thay quần áo.”

Theo blogger Người Buôn Gió thì ba người Việt biết nơi ông Trương Duy Nhất có mặt, “Đây là 3 người biết vị trí của Nhất trước khi Nhất bị bắt. Cả ba người này đều quen biết nhau.”

Báo Người Việt hỏi ông Phil Robertson về những hành động của HRW và chính phủ Thái. Ông Robertson cho biết:

“Chúng tôi đã liên lạc với chính quyền và sở di trú của Thái Lan để tìm hiểu. Bộ trưởng di trú Thái Lan cho biết ông sẽ điều tra sự việc này. Chúng tôi đang tìm thông tin từ cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan và kêu gọi chính quyền Việt Nam phải điều tra đàng hoàng.

Chúng tôi sợ ông ấy đã bị nhân viên tình báo của hay người của chính quyền Việt Nam bắt cóc. Chúng tôi chưa xác nhận được điều đó nhưng rất lo đến sự an toàn và tình trạng của ông ấy. Chính quyền Việt Nam, Thái Lan và những người có liên quan phải điều tra rõ ràng và phải cho công chúng biết đủ tin tức.

Chính quyền Việt Nam đang làm như họ không biết gì về sự việc này. Tất nhiên là họ không ưa ông ấy vì ông là thường hay chỉ trích chính quyền và là một người có tiếng nói mạnh với công chúng, điều đó khiến ông trở thành một mục tiêu loại trừ của chính quyền CSVN.”

Nhận định này tương đồng với ý kiến của nhà báo tự do Phạm Lê Vương Các viết trên trang cá nhân:

“Đối với giới hoạt động đấu tranh, Nhất là một người khá thú vị. Nhiều người biết đến ông vì ông được ví là một ‘Anh Hùng Thông Tin’ (được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao tặng) vì các bài viết phê phán mạnh mẽ về lỗi hệ thống chính quyền, cổ súy cho dân chủ và nhân quyền, nhưng đồng thời nhiều người cũng khá rõ mối quan hệ thân thiết của Nhất với Vũ Nhôm và áp phe với một số giới chức lãnh đạo chóp bu, trước cả khi bản báo cáo của Tổng Cục II ra đời. Đánh giá đầy đủ về Nhất, có lẽ những nhà sử học sau này sẽ có cái nhìn chuẩn xác hơn thời điểm này.”

Tờ Bangkok Post ngày Thứ Hai đã đặt nghi vấn vì sao blogger này mất tích đến này hơn 2 tuần nhưng chính phủ bhai nước, nhất là Việt Nam vẫn giữ im lặng.

“Các trường hợp mất tích đột ngột của các nhà bất đồng chính trị vẫn liên hệ với nhau. Trường hợp mới nhất xảy ra vào ban ngày, bên trong một trung tâm mua sắm nổi tiếng ở Bangkok. Trương Duy Nhất, một nhà báo và blogger nổi tiếng ở Việt Nam, đã bị bắt và lôi ra khỏi trung tâm mua sắm Future Park. Ông vừa ghi tên xin tị nạn qua văn phòng tị nạn của Liên Hiệp Quốc,” theo Bangkok Post.

Nhận định của Bangkok Post đưa ra: “Những vụ bắt cóc người Việt Nam và Trung Quốc xảy ra trên đất Thái đánh dấu 1 vết đen lên chế độ.”

Chính phủ (Thái Lan) có nhiệm vụ bảo vệ du khách nước ngoài, đồng thời điều tra và tiết lộ chi tiết về bạo lực với bất kỳ ai trong số họ.

Bài viết của Bangkok Post nhắc đến trường hợp của nhà xuất bản Quế Mẫn Hải, hay còn gọi là Quế Dân Hải (Gui Minhai), người Thụy Điển gốc Hoa, một người bất đồng chính kiến với Trung Quốc.

Theo Bangkok Post, bằng chứng trong camera cho thấy ông Quế Dân Hải bị bắt khi ông rời căn hộ tại Pattaya vào Tháng Mười, năm 2015. Vài tháng sau đó, người ta thấy ông Quế Dân Hải bị giam giữ tại một nhà tù Trung Quốc, nhưng cả hai chính quyền Thái Lan và Trung Quốc lúc đó vẫn tuyên bố không biết chuyện gì đã xảy ra.

Một người từng là bạn tù với ông Trương Duy Nhất, cũng là người đang vận động mạnh mẽ với các tổ chức quốc tế để lên tiếng về vụ việc của ông Trương Duy Nhất, là blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vào tuần trước nói với Nhật báo Người Việt: “Dù đó là An Ninh Công An hay tình báo quân đội của Tổng Cục 2 có bắt được Trương Duy Nhất thì cũng không thể thuyết phục ông ta về chuyện đầu thú.”


“Trương Duy Nhất đã xin tị nạn chính trị thì không có chuyện anh ta chấp nhận đầu thú. Trương Duy Nhất chứ không phải là Trịnh Xuân Thanh nên không thể đe dọa được anh ta. Bây giờ phía Việt Nam ở trong thế là ‘nuốt không được, nhả không ra’ nên điều tôi lo lắng nhất là ‘thủ tiêu.’ Bây giờ không thể nào truy tố được Nhất. Tất cả những gì cho rằng Nhất có liên quan vụ án kinh tế hình ảnh Vũ nhôm gì đó tôi cho là tất cả của dư luận viên.” Ông Hải nói thêm.

Trong một tuyên bố ngày 8 Tháng Hai, 2019, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết họ hoan nghênh cuộc điều tra của chính phủ Thái Lan về vụ mất tích của ông Nhất. (K.L)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đến Hà Nội ngày 25 Tháng Hai
February 16, 2019

Image
Ông Kim Chang Son, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Vụ Bắc Hàn tại khách sạn Metropole, Hà Nội. (Hình: Reuters.)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ đến Hà Nội, thủ đô của Việt Nam vào ngày 25 Tháng Hai, 2019, trước Hội Nghị Thượng Đỉnh lần thứ hai 2 ngày.

Ba nguồn tin thông thạo về lịch trình làm việc của ông Kim Jong Un của Kim nói với Reuters vào hôm Thứ Bảy, 16 Tháng Hai, 2019.


Theo đó, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ gặp nhau vào ngày 27 và 28 Tháng Hai tại Hà Nội, nơi diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh lần thứ hai kể từ cuộc gặp lịch sử đầu tiên của hai bên tại Singapore vào Tháng Sáu năm ngoái.

Các nguồn tin của Reuters cho biết ông Kim Jong Un sẽ gặp các quan chức Việt Nam khi ông tới Hà Nội. Một người yêu cầu không nêu danh tính nói với Reuters về sự nhạy cảm và những bí mật xung quanh lịch trình của nhà lãnh đạo Bắc Hàn.

Ông Kim sẽ đến thăm cơ sở sản xuất của Việt Nam ở Bắc Ninh và thị trấn cảng công nghiệp Hải Phòng.

Cũng từ một nguồn tin thông thạo về sự kiện này nói với Reuters, Tổng Bí Thư Kiêm Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng, sẽ gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un trước khi có chuyến viếng thăm nước láng giềng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.

Trong một diễn tiến liên quan, sáng Thứ Bảy, 16 Tháng Hai, ông Kim Chang Son, chủ tịch Ủy Ban Quốc Vụ Triều Tiên Kim Chang-son, người được cho là cánh tay mặt của ông Kim Jong Un cùng phái đoàn 12 người đã có mặt ở khách sạn Metropole, Hà Nội. Truyền thông cho rằng đây là chuyến công tác tiền trạm cho chuyến đi Việt Nam của ông Kim Jong Un để tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn lần 2.

Ông Kim Chang Son cũng từng tới Singapore trước thềm cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn hồi Tháng Sáu, 2018.

Trước đó, ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đoàn lãnh đạo cấp cao cũng đến Bình Nhưỡng trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày, từ 12 đến 14 Tháng Hai, 2019 và được truyền thông nhận định là để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm cấp nhà nước của Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un. (K.L)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Phi cơ hạng nặng C17 của không quân Mỹ đáp xuống Nội Bài
February 18, 2019

Image
Chiếc Boeing C-17 tại Nội Bài từ hôm 15/2.

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chiều 18 Tháng Hai, phía Mỹ đã làm việc với Cục Hàng không, phi trường Nội Bài, đại diện quân đội của CSVN bàn công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho đoàn Tổng thống Mỹ đến Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn.

Báo Thanh Niên đưa tin cho biết, phi trường quốc tế Nội Bài được yêu cầu chuẩn bị ít nhất 5 chỗ đậu máy bay chuyên cơ, trong đó, có hai chỗ dành cho hai chiếc Air Force One của Tổng thống Mỹ. Ngoài ra, có các chỗ đậu cho các máy bay chở đoàn tuỳ tùng, ngoại giao, lực lượng bảo vệ, an ninh, phục vụ hậu cần…


Chiều 18 Tháng Hai, các bên đã có cuộc họp cùng đồng ý phương án lần thứ nhất cho buổi đón chính thức Tổng thống Trump tại Nội Bài.

Tin cho biết nhiều chuyến bay vận tải Boeing C-17 sẽ đáp xuống Nội Bài chuyên chở theo đồ dùng hậu cần, trực thăng và hai xe hơi của Tổng thống Mỹ trong tuần này. Trước đó, ngày 15 Tháng Hai, một chiếc Boeing C-17 đầu tiên đã đáp xuống Nội Bài.

Boeing C-17 có khả năng mang đến 78 tấn hàng hóa hoặc 102 lính nhảy dù.

Tên gọi C-17 là hợp nhất của tên gọi hai động cơ dùng trong chiếc vận tải cơ hạng nặnng này: Douglas C-74 Globemaster và Douglas C-124 Globemaster II.

Bên trong phi trường Nội Bài, khu vực đón Tổng thống, phía Mỹ sẽ chịu trách nhiệm chính về an ninh, rà soát người ra vào, mật vụ và lực lượng bắn tỉa sẽ được bố trí nhiều nơi. Bên ngoài, lực lượng an ninh sân bay kết hợp với Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, giám sát.

Theo kế hoạch đón tiếp, trước khi máy bay của Tổng thống Mỹ đáp, một phi đạo dành riêng sẽ được thiết lập. Xe thang dự phòng, xe tiếp nhiên liệu phải có mặt trước ba giờ để kiểm tra an ninh. Không có phương tiện, thiết bị nào được tiếp cận khu vực chỗ đậu của chiếc Air Force One. (K.L)
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Hai cựu bộ trưởng CSVN Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt
February 23, 2019

Image
Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn vừa bị bắt giam. (Hình: Zing)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn, hai cựu bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, vừa bị bắt tạm giam và khởi tố do những sai phạm liên quan đến thương vụ mua bán AVG.

Báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin, ngày 23 Tháng Hai, 2019, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã khởi tố, bắt giam và khám xét nhà ở hai ông Trương Minh Tuấn, phó Ban Tuyên Giáo, cựu bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, cùng người tiền nhiệm là ông Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông (nhiệm kỳ 2011-2016) để điều tra về tội “vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.”
Image
Công an khám xét nhà ông Nguyễn Bắc Son ở Ngõ 36 C1, phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Hình:Tuổi Trẻ)
Theo nhà chức trách, những sai phạm của cả hai ông Son và Tuấn được xác định xảy ra khi ông Son đang là bộ trưởng, ông Tuấn là thứ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, đều liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% Cổ Phần Công Ty Cổ Phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG), mà các quyết định khởi tố đã được Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao phê duyệt từ Tháng Bảy, 2018.

Trước đó, theo Báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bắc Son đã lần lượt bị cách chức Ủy Viên Trung Ương đảng khóa XI và bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông nhiệm kỳ 2011- 2016, xóa tư cách nguyên bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông cùng nhiệm kỳ.

Bộ Chính Trị CSVN cũng quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức bí thư Ban Cán Sự đảng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Tin cho biết, hồi cuối Tháng Tư, 2018, Thanh Tra Chính Phủ CSVN đã bàn giao hồ sơ, tài liệu thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG cho cơ quan điều tra Bộ Công An.
Image
Nhà ông Trương Minh Tuấn ở số 167, ngõ Quan Thổ 1, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội cũng bị cơ quan điều tra khám xét. (Hình:Tuổi Trẻ)

Theo kết luận thanh tra, Mobifone đã mua AVG là “vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng.” Dự án có tổng mức đầu tư là 8,900 tỷ đồng ($383 triệu 478 ngàn), tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone “dẫn đến nguy cơ hiện hữu gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7,006 tỷ đồng ($301 triệu 870 ngàn)… làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo.”

Trong đó, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 so với 2015 là gần 322 tỷ đồng ($13 triệu 874 ngàn), số lỗ đến 2017 là hơn 1,900 tỷ đồng ($81triệu 866 ngàn), đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa Mobifone.

Liên quan vụ án xảy ra Tổng Công Ty Viễn Thông MobiFone và các đơn vị liên quan, nhà chức trách đã khởi tố gần 10 cán bộ, trong đó có ông Cao Duy Hải, cựu tổng giám đốc MobiFone; bà Phạm Thị Phương Anh, cựu phó tổng giám đốc; ông Lê Nam Trà cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Viên, cựu tổng giám đốc MobiFone và ông Phạm Đình Trọng, cựu vụ trưởng Quản Lý Doanh Nghiệp, Bộ Thông Tin Và Truyền Thông. (Tr.N)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

CSVN rón rén nhích lại gần Mỹ hơn
March 3, 2019

Image
Dân chúng bị chặn đường đi lại ở Hà Nội khi tổng thống Mỹ Donal Trump và chủ tịch Bắc Hàn đến đây họp thượng đỉnh. (Hình: Carl Court/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Có những dấu hiệu cho thấy CSVN nhích lại gần Mỹ hơn nhưng rất nhẹ nhàng để không làm Bắc Kinh tức giận, theo sự nhận xét của một số nhà phân tích được báo Washingtion Examiner phỏng vấn.

Khi Tổng thống Donald Trump đến Hà Nội họp thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un với hy vọng giải trừ võ khí nguyên tử ở bán đảo Triều Tiên, ông cũng đã gặp với Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.


Ông Trump đã có những lời cảm ơn nước chủ nhà đã nhận đứng ra phối hợp tổ chức cuộc họp Thượng Ðỉnh Trump-Kim cũng như ca ngợi nước chủ nhà nhiều điều. Ông cũng đã từng bắn tiếng khuyên Bắc Hàn nên theo mô hình mở cửa của Việt Nam, cởi trói cho dân hầu có thể phát triển kinh tế nhanh chóng.

Việt Nam đã ký “Thỏa hiệp đối tác toàn diện” với Hoa Kỳ từ năm 2013 khi ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Thịnh Đốn. Những từ “đối tác chiến lược” không được dùng vì nhạy cảm đối với Bắc Kinh trong khi Hà Nội vẫn là “đồng chí anh em núi liền núi sông liền sông” với cộng sản Trung Quốc.

Đến cuối Tháng Năm, 2016, Tổng Thống Barack Obama đến Hà Nội tuyên bố nước Mỹ chính thức loại bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Tháng Mười Một, 2017, Tổng Thống Donald Trump đến Hà Nội kêu gọi Việt Nam mua sắm các loại võ khí tốn tân của Mỹ mà ông ca tụng tối tân nhất thế giới.

Nhiều đại công ty sản xuất võ khí của Mỹ cũng đã đến Việt Nam chào hàng. Nhiều phái đoàn quân sự cấp cao của hai bên đã đến thăm viếng, làm việc rất nhiều lần những năm gần đây. Nhưng số lượng võ khí mà Việt Nam mua hoặc được Mỹ viện trợ thì còn rất giới hạn. Năm ngoái, tin tức truyền thông quốc tế cho hay trong năm qua, Việt Nam nhận từ Mỹ một số lượng võ khí chưa tới 100 triệu đô la gồm một ít tàu tuần duyên nhỏ, máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ, tàu cảnh sát biển.

Gần đây, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương khi điều trần ở Quốc Hội tiết lộ rằng Việt Nam mua của Mỹ một số máy bay huấn luyện phi công chiến đấu và sắp được cung cấp thêm một tàu cảnh sát biển nữa. Điều này khiến người ta suy luận rất có thể Việt Nam mua của Mỹ một số máy bay khu trục F-16 đang cho nghỉ hưu, phơi nắng tại sa mạc Arizona.


Một phụ nữ Hà Nội cầm bảng “Chào mừng Tổng Thống Donald Trump đến Việt Nam” hôm 27 Tháng Hai, 2019. (Hình: Getty Images)
“Theo tôi, quan điểm của chính phủ Hoa Thịnh Đốn là Việt nam và Mỹ có cùng những lợi ích an ninh mà trên đỉnh điểm của nó là những âu lo về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.” Ông Zack Cooper, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu American Enterprise Institute, chuyên quan tâm về các vấn đề đồng minh Mỹ tại Á Châu, nói với báo Washingtion Examiner.

Theo nhận xét của ông thì “Việt Nam đã kháng cự lại một cách mạnh mẽ một số hành động của Trung Quốc trên Biển Đông nên đã gây được sự chú ý ở Hoa Thịnh Đốn. Do vậy, chính phủ (Mỹ) muốn có những đối tác cùng hợp sức chống lại vì lợi ích chung.”

Khi ông Trump đến Hà Nội hồi tuần qua, ông đã chứng kiến cuộc ký kết của hai hãng máy bay dân dụng của Việt Nam mua 110 máy bay Boeing 737 trị giá hơn $21 tỷ và sẽ tạo ra 83,000 việc làm ở Mỹ. Các cuộc thảo luận song phương giữa hai phái đoàn tập trung vào các vấn đề từ thương mại, phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên đến gia tăng hợp tác mọi mặt từ kinh tế xã hội đến an ninh quốc phòng, theo lời phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders nói với báo chí.

“Hà Nội rất muốn có mối quan hệ phát triển sâu rộng hơn với Hoa Thịnh Đốn và muốn có một hiệp định tự do thương mại với chính phủ Trump để họ tự đảm bảo là không hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường và người tiêu thụ Trung Quốc.” Lời ông Harry Kazianis, phân tích gia tại trung tâm nghiên cứu Center for National Interest.

Theo ông Kazianis “Việt Nam cũng rất muốn mua một số lượng lớn võ khí tối tân của Mỹ và tôi còn nghe thấy nhiều nhà ngoại giao ở Hà Nội đề cập tới một thứ liên minh Mỹ-Việt Nam chống lại Trung Quốc trong tương lai.”

Những lý do vừa kể nhiều phần đã thúc đẩy cả Mỹ và Việt Nam vận động chọn Hà Nội là nơi họp thượng đỉnh cho tổng thống Trump với chủ tịch Bắc Hàn.

“Nó chứng tỏ cho thế giới biết Hoa Thịnh Đốn tin tưởng Hà Nội đến đâu khi để cho họ làm đầu cầu cho một cuộc họp thượng đỉnh tế nhị, mà cả hai đều nhận thấy mối quan hệ song phương là thiết yếu,” ông Kazianis nói.

Thật ra, cả Mỹ cũng như Việt Nam đều hiểu sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Việt Nam tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trong khi Mỹ đang có chiến tranh thương mại với Bắc Kinh, hiện đang đàm phán để có một thỏa hiệp. Để chống lại ảnh hưởng cũng như áp lực Trung Quốc, Việt Nam cần đối tác chiến lược.

“Có những âu lo gia tăng ngày một nhiều hơn ngay trong chính phủ ông Trump về những thách đố mà nước Mỹ phải đối diện về một nước Trung Quốc ngày càng phát triển kinh tế cho dù hai bên có đạt được một thỏa hiệp để chấm dứt cuộc chiến kinh tế. Điều này còn kéo dài cho đến những thập niên về sau,” ông Kazianis nói, “Vì như vậy, một số viên chức chính phủ từng nói thẳng ra với tôi rằng họ coi Việt Nam là một trong nhiều đối tác ở khu vực có thể hợp tác chống lại khuynh hướng hà hiếp và bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như cả vùng Á Châu Ấn Độ Dương.”

Theo ông Cooper, Việt Nam thận trọng không muốn nghiêng về bên nào giữa hai cực Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh dù trong quá khứ từng có những xung đột đẫm máu. Tuy vậy “Những gì người ta nhìn thấy từ Việt Nam thì họ đang nghiêng về phía Mỹ hơn nhưng trong cách không làm Bắc Kinh nổi giận.” (TN)
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Cộng đâm chìm vẫn bám biển Hoàng Sa
March 8, 2019

Image
Một tàu cá của ngư dân miền Trung bị tàu Trung Quốc đâm chìm được tàu cứu nạn kéo về. (Hình minh họa: Zing)
QUẢNG NGÃI, Việt Nam (NV) – Báo Thanh Niên hôm 8 Tháng Ba cho biết, sau khi được cứu, sức khỏe của năm ngư dân trên tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm hiện đã ổn và họ “nay theo một tàu cá khác quyết bám biển Hoàng Sa mưu sinh.”

Tờ báo viết thêm: “Tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm do ngư dân Nguyễn Minh Hùng ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, tỉnh Quảng Ngãi, làm chủ. Tàu có công suất 575 CV, được đóng vào năm 2016, trị giá vài tỷ đồng. Sau khi tàu xuất bến ra Hoàng Sa được bốn ngày thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm khiến gia đình ông Hùng lâm cảnh trắng tay, nợ nần.”


Trước đó, báo VNExpress dẫn nguồn cơ quan tìm kiếm và cứu hộ của Việt Nam, cho biết tàu 44101 của Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam gần khu vực đảo Đá Lồi vào lúc 10 giờ 10 phút sáng 6 Tháng Ba.

Bản tin của báo nhà nước gây ngạc nhiên cho người đọc khi đồng loạt chỉ đích danh “tàu Trung Quốc” đâm chìm tàu cá Việt Nam thay vì chỉ ghi là “tàu lạ” như trước đây.

Phản ứng của Bắc Kinh trước tin này, đêm 7 Tháng Ba, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc dẫn thông cáo của Bộ Ngoại Giao nước này cho biết: “Một tàu Trung Quốc đã giải cứu nhóm năm người trên một tàu cá Việt Nam bị chìm ở Biển Đông, đồng thời bác bỏ tin do các báo nhà nước Việt Nam về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa.”

Nay thì ông Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, tuyên bố: “Một tàu của Trung Quốc đã liên lạc ngay với Trung Tâm Tìm Kiếm và Cứu Nạn Hàng Hải Trung Quốc sau khi nhận được tín hiệu cầu cứu từ một tàu cá Việt Nam. Khi tàu Trung Quốc tiếp cận, tàu cá đã bị chìm và lực lượng cứu hộ Trung Quốc đã cứu thuyền viên vào buổi chiều.”

Hoàn Cầu Thời Báo nhắc lại rằng hồi năm 2016, tàu Trung Quốc từng cứu một tàu cá Việt Nam gặp nạn gần đảo Phú Lâm ở Biển Đông nhưng cũng bị Việt Nam cáo buộc rằng tàu Trung Quốc đã đánh chìm tàu cá của họ.

Tính đến hôm 8 Tháng Ba, Bộ Ngoại Giao CSVN chưa phản hồi về việc Trung Quốc bác tin đâm tàu cá Việt Nam. Thường thì khi xảy ra những va chạm trên biển với Trung Quốc, CSVN được ghi nhận hầu như chọn cách phản đối chiếu lệ theo cung cách ngoại giao. (T.K.)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

‘Vòi tiền’ bệnh nhân, bác sĩ bị chém ngay trong bệnh viện
March 16, 2019

Image
Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Sài Gòn, nơi xảy ra vụ bác sĩ bị chém vì "vòi" tiền bệnh nhân.

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một bác sĩ ở Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Sài Gòn chuyên “vòi tiền” của nhiều người bị bệnh hiểm nghèo. Sự việc bại lộ khi ông này bị người nhà của một bệnh nhân cầm dao rượt chém ngay trong bệnh viện.

Chiều 16 Tháng Ba, 2019, ông Phù Chí Dũng, giám đốc Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Sài Gòn, cho biết đã tạm đình chỉ công tác Bác Sĩ NLMTr, đang hợp tác khám, chữa bệnh tại Khu Điều Trị Tổng Hợp, Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Sài Gòn, để xác minh hành vi “vòi” tiền của người bệnh.


Đồng thời, bệnh viện cũng đã chuyển sự việc sang trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, nơi ông Tr. làm việc để “họp hội đồng kỷ luật xem xét.”

Sự việc chỉ bị vỡ lở vào ngày 14 Tháng Ba, khi Bác Sĩ Tr. bị một người nhà bệnh nhân cầm dao rượt chém ngay trong bệnh viện.

Ngay sau khi xảy ra vụ chém, ban giám đốc Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Sài Gòn yêu cầu ông Tr. viết kiểm điểm tường trình. Ông Tr. thừa nhận có nhận tiền của bệnh nhân NHD (được chẩn đoán bị bạch cầu cấp dòng tủy) hai lần với tổng số tiền là 9 triệu đồng ($387) để “điều trị giảm nhẹ.”

Ngoài ra, ông Tr. còn thừa nhận “có đề nghị và nhận tiền của hai trường hợp bệnh nhân khác với tổng số tiền là 20 triệu đồng ($862).”

Vợ chồng ông X. là một trong những nạn nhân bị ông Tr. “vòi” khoảng 27 triệu đồng ($1,163) ngay tại bệnh viện này mặc dù được bảo hiểm y tế 100%, kể lại: “Mới đây, bác sĩ nói tình trạng sức khỏe đứa con 5 tuổi như thế thì cần kê thuốc kích thích ăn ngon với giá 5 triệu đồng ($215). Cũng là loại thuốc này, vài ngày sau bác sĩ này lại đòi thêm 2.5 triệu đồng ($107).”

Trong lần con anh X. xuất viện gần đây, ông Tr. yêu cầu đóng 3 triệu đồng ($129) để khám tổng quát. Và còn nhiều lần trước đó nữa, không nhớ rõ chi phí từng khoản.

Theo ông X., khi thấy một người nhà bệnh nhân cầm dao rượt chém ông Tr. thì ông mới biết mình bị lừa.

Nói với báo Tuổi Trẻ, cùng ngày, Bác Sĩ NLMTr xác nhận sự việc. Trước câu hỏi có nhiều bệnh nhân tố ông nhận tiền của họ, ông Tr. nói: “Hiện tại theo yêu cầu của bệnh viện thì bệnh viện sẽ trực tiếp trao đổi với báo chí. Ở vị trí tôi lúc này không thể cung cấp thông tin gì được cả.”

Ông Phù Chí Dũng cho biết “qua xác minh, ông Tr. không chỉ nhận tiền từ một trường hợp mà nhiều trường hợp.”

Hiện bệnh viện vẫn đang điều tra nên chưa biết tổng số tiền mà ông Tr. đã nhận của người bệnh. (Tr.N)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Blogger Trương Duy Nhất bị giam ở Hà Nội, sau 2 tháng mất tích
March 20, 2019

Image
Blogger, nhà báo Trương Duy Nhất trong lần ra tòa tại Đà Nẵng hồi Hồi Tháng Ba năm 2014. (Hình: Getty Images)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau hai tháng mất tích, gia đình của blogger Trương Duy Nhất bất ngờ nhận được thông tin ông đang bị giam tại trại giam T16 ở quận Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Trang BBC Việt ngữ hôm Thứ Tư, 20 Tháng Ba dẫn lời con gái ông Nhất, cô Trương Thục Đoan, cho hay vào ngày 15 Tháng Ba, có người ẩn danh gọi cho mẹ cô ở Việt Nam thông báo là ba cô đang bị giam ở trại giam T16.


“Mẹ cô Đoan sau đó nhờ Luật Sư Trần Vũ Hải kiểm chứng thông tin này bằng cách lên làm giấy tờ hay cho gặp mặt.” Theo BBC.

Trong cùng ngày 20 Tháng Ba, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội cho biết trên trang facebook cá nhân rằng vợ ông Nhất (bà Cao Thị Xuân Phượng) đã bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội và ông đã chở vợ ông Nhất đến trại giam T16 ở Thanh Oai, Hà Nội.

Ông Nguyên nói rằng trại giam T16 chưa cho gặp nhưng đã cho tiếp tế. Vợ ông Nhất mang nhiều thức ăn và quần áo cho chồng nhưng quy định của trại giam chỉ cho đưa vào rất ít cùng với một ít tiền để ông Nhất có thể mua thức ăn trong căng tin trại giam.

Theo ông Nguyên, vợ ông Nhất cũng nhận được quyển “Sổ tiếp tế, thăm gặp” của trại giam. Thông tin trong sổ này cho hay ông Nhất bị bắt vào ngày 28 Tháng Giêng, 2019, và đưa đến trại giam T16 trong cùng ngày.

Vẫn theo lời ông Phạm Xuân Nguyên, vợ ông Nhất phải bay về Đà Nẵng luôn trong ngày. “Chuyến bay của hãng Vietjet Air theo vé là 17 giờ, bị lùi đến 21 giờ, và khi tôi gõ những dòng này thì chị mới lên máy bay ở Nội Bài. Ở T16 không biết Nhất đã nhận được các thứ vợ tiếp tế chưa?”

Hiện chưa thấy bất cứ báo nào ở trong nước đăng thông tin về việc ông Nhất đang bị giam ở Hà Nội.

Vợ ông Trương Duy Nhất mang đồ tiếp tế cho chồng hôm 20 Tháng Ba 2019 tại Hà Nội. (Hình: Facebook Phạm Xuân Nguyên)
Vụ ông Nhất mất tích ở Thái Lan 2 tháng trước gây nhiều chú ý của quốc tế khiến giới chức Thái Lan vào Tháng Hai phải trả lời truyền thông và hứa rằng sẽ điều tra vụ ông Trương Duy Nhất tình nghi bị bắt cóc.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt hôm 11 Tháng Hai, 2019, ông Phil Robertson, phó giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền khu vực Á Châu bày tỏ sự lo lắng cho an toàn của nhà báo Trương Duy Nhất. Ông yêu cầu chính quyền Thái Lan và Việt Nam phải điều tra rõ vụ này.

Hôm 15 Tháng Hai, 2019, ba vị dân biểu Liên Bang đồng ký tên vào thư gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi điều tra việc mất tích của nhà báo, blogger Trương Duy Nhất.

Ba vị dân biểu liên bang này là Alan Lowenthal (Dân Chủ, Địa hạt 47,) đồng chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội Về Việt Nam, tức Congressional Caucus on Vietnam, cùng với hai vị Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren (Dân Chủ, Địa hạt 19) và Dân Biểu Liên Bang Harley Rouda (Dân Chủ, Địa hạt 48).

Trong một tuyên bố hồi Tháng Hai, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng cho biết họ hoan nghênh cuộc điều tra của chính phủ Thái Lan về vụ mất tích của ông Nhất.

Trước đó, hôm 7 Tháng Hai, 2019, trên trang Facebook Người Buôn Gió, blogger này khẳng định ông Trương Duy Nhất bị Tổng Cục 2 (TC2) bắt ở Thái Lan.

Cụ thể, Người Buôn Gió viết: “Khoảng 8 giờ tối ngày 26 Tháng Giêng năm 2019. Trương Duy Nhất bị đám gồm 10 người của Tổng Cục 2 trùm túi lên đầu và đưa lên xe đi, trước khi đi Nhất còn xin thay quần áo.”

Blogger này đưa cả hình ảnh ông Trương Duy Nhất có mặt ở Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và hình ảnh ngày 25 Tháng Giêng ông Nhất ở Thái Lan.

Ông Trương Duy Nhất, 55 tuổi, là một nhà báo, một người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Từ 1987 đến 1995, ông là phóng viên của báo Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ 1995 đến 2011, ông là phóng viên báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung. Khi viết blog, ông là chủ của trang “Trương Duy Nhất – Một góc nhìn khác.”

Ông Nhất từng bị kết án 2 năm tù (từ 2013 đến 2015) vì bị cáo buộc tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” vì “đã viết 11 bài đăng trên trang blog của ông, trong đó ông đã chấm điểm Thủ tướng và yêu cầu Tổng bí thư phải ra đi.”

Trong vụ án này, ông Nhất bị bắt ngày 26 Tháng Năm 2013, ra tòa sơ thẩm ở Đà Nẵng ngày 4 Tháng Ba 2014, bị tuyên án 2 năm tù rồi bị tuyên y án sơ thẩm tại phiên tòa phúc thẩm ngày 26 Tháng Sáu 2014. Ông Nhất mãn hạn tù vào ngày 26 Tháng Năm 2015. (C.T)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Dịch tả heo Phi Châu lan tới 20 tỉnh, Việt Nam lo chặn dịch từ Cambodia
March 24, 2019

Image
Lập chốt chặn, kiểm soát dịch tả heo Phi Châu tại tỉnh Long An sát với Cambodia. (Hình: Dân Việt)
LONG AN, Việt Nam (NV) – Không những lo chặn dịch từ các tỉnh phía Bắc lấn qua miền Trung rồi tới miền Nam, nhiều địa phương còn phải lo đối phó với dịch tả heo Phi Châu từ bên Cambodia đổ vào.

Tờ Dân Việt hôm Chủ Nhật cho hay “Trước tình hình dịch tả lợn Phi Châu (DTLCP) đang tiến vào miền Trung và cơn dịch này đã bùng phát tại một số tỉnh Cambodia giáp ranh tỉnh Tây Ninh có thể lây qua đường tiểu ngạch, hai tỉnh Long An, Tiền Giang đã hối hả thành lập hàng loạt chốt kiểm dịch trên các cửa ngõ và tổ chức kiểm tra suốt ngày đêm.”


Theo nguồn tin vừa kể “Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NNPTNT) tỉnh Long An cho biết, tỉnh đã thành lập 8 chốt kiểm dịch trên địa bàn, gồm: 3 chốt ở Bến Lức, 2 chốt ở thành phố Tân An, 1 chốt ở Cần Giuộc và 2 chốt ở Đức Hòa. Long An là tỉnh có số lượng cơ sở giết mổ lớn, số lượng lợn chủ yếu nhập từ các tỉnh khác nên nguy cơ nhiễm bệnh khá cao.”

Tại Tiền Giang, “hàng loạt chốt kiểm dịch cũng được dựng lên. Ngoài 3 chốt kiểm dịch được triển khai trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là: tuyến đường dẫn xuống cao tốc (đầu đường tỉnh lộ 878, thuộc xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành); tuyến Quốc Lộ 1A (thuộc xã Tân Hương, huyện Châu Thành) và tuyến Quốc Lộ 50 (gần Trạm thu phí cầu Mỹ Lợi thuộc xã Bình Đông, Tx. Gò Công), huyện Chợ Gạo, Tân Phước còn thành lập chốt kiểm dịch để kiểm soát nguồn lợn từ tỉnh Long An qua,” tờ Dân Việt kể.

Các tỉnh phía Nam hồi hả đối phó với nguy cơ lây nhiễm dịch tả heo từ hướng Cambodia đổ vào trong lúc dịch đã lan ra 20 tỉnh thành mà Lai Châu là tỉnh sau cùng thấy loan báo có dịch. Một số tỉnh từng loan báo dịch trước đây thấy có thông tin mới lây lan thêm trong phạm vi tỉnh.

Riêng tỉnh Hưng Yên, theo báo Giao Thông thì “Theo con số cập nhật mới nhất, 10/10 huyên tại Hưng Yên đã xuất hiện dịch tả lợn Phi Châu với tổng số lợn nhiễm dịch phải tiêu hủy khoảng hơn 7 nghìn con, tương đương hơn 600 tấn. “Dịch vẫn đang phát triển rất phức tạp. Trong khi phía trên nôn nóng chỉ đạo các biện pháp dập dịch thì phía dưới nhiều xã vẫn còn ‘lơ là,’ làm không hết trách nhiệm, đổ việc cho thú y. Chính hiện tượng này càng khiến công tác chống dịch gặp khó khăn,” theo lời Chi Cục Trưởng Thú Y tỉnh.

Tuần qua, Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế thuộc LHQ đã khuyến cáo nhà câm quyền Việt Nam tuyên bố dịch trên bình diện quốc gia. Tuy nhiên, đến nay vẫn thấy họ tránh né. Chỉ thấy nhà cầm quyền trung ương lập “Ban Chỉ Ðạo Quốc Gia Phòng, Chống Dịch Bệnh Dịch Tả Lợn Phi Châu” gồm các bộ ngành phối hợp.

Theo tờ Người Lao Động, thông tin từ Tổ Chức Thú Y Thế Giới (OIE) và Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho hay, “từ ngày 3 Tháng Tám, 2018 đến nay, hơn 20 quốc gia báo cáo có dịch tả heo Phi Châu (DTHCP). Tại Trung Quốc, tổng cộng có 113 ổ dịch xuất hiện tại 28 tỉnh, thành và 1.1 triệu con heo bị tiêu hủy.”

“Tại Việt Nam, từ ngày 1 Tháng Hai đến 20 Tháng Ba, DTHCP đã xảy ra tại 310 xã, 62 huyện của 20 tỉnh, thành phố, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nam, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên – Huế, Lai Châu. Tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 37,868 con.”

Vẫn theo tờ Người Lao Động “Trong một diễn biến liên quan, FAO vừa tổ chức đoàn đánh giá khẩn cấp nhằm tăng cường khả năng ứng phó của Việt Nam đối với DTHCP. Mục tiêu của đoàn đánh giá là tư vấn các biện pháp tốt nhất để xử lý và tiêu hủy heo, sử dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus ASF (African Swine Fever); đề xuất các hành động ngay lập tức, ngắn hạn và trung hạn.”

Báo Tuổi Trẻ ngày 15 Tháng Ba, 2019, dẫn tin từ Hiệp Hội Chăn Nuôi, cho biết mỗi tháng người Việt tiêu thụ khoảng 3 triệu con heo nuôi trong nước, tương đương 300,000 tấn.(TN)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Chùa Ba Vàng đột ngột ngừng ‘gọi vong, cúng oan gia trái chủ’
March 24, 2019

Image
Người thưa thớt trước cổng chùa Ba Vàng sau mấy ngày dậy sóng dư luận. (Hình: Kiến Thức)
QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – Chùa Ba Vàng đột ngột ngừng “gọi vong, cúng oan gia trái chủ” sau mấy ngày dậy sóng dư luận vì bị báo chí trong nước xúm vào kể tội và bị nhà cầm quyền mở cuộc điều tra.

Nhiều báo tại Việt Nam cho hay từ ngày 23 Tháng Ba, chùa Ba Vàng thuộc thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh thông báo với các phật tử về việc tạm thời dừng các hoạt động “gọi vong” để cúng “oan gia trái chủ.”


Vì những lùm sùm dậy sóng dự luận hồi tuần qua, lượng người đổ về chùa Ba Vàng trong ngày Thứ Bảy 23 Tháng Ba, 2019 được ghi nhận là giảm hẳn, không còn cảnh chen chúc, đầy nghẹt người tới ghi danh để được “gọi vong.”

Đồng thời, bà Phạm Thị Yến, người nổi tiếng trong các clip video “giảng pháp vong báo oán, oan gia trái chủ” để “thu tiền giải nghiệp” từ hàng triệu tới hàng chục triệu đồng, đã không còn thấy xuất hiện tại chùa Ba Vàng, theo tờ Thanh Niên. Trước phản ánh của báo chí, công an Uông Bí, “đang trong quá trình điều tra, củng cố hồ sơ và chưa triệu tập bà Yến.”

Bà Phạm Thị Yến (chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng chùa Ba Vàng) bị một số báo lôi đời tư của bà ra kể. Trước khi trở thành “người nhà chùa,” bà vốn là một thợ may ở Hải Phòng, gia đình lục đục vì chuyện mê tin dị đoan dẫn đến ly dị, bỏ con cho chồng nuôi. Bà cũng bị một số báo thuật lại lời hai người chị của bà kể chuyện chính bà Yến cũng không giúp mẹ bà thoát chết dù đã đến chùa Ba Vàng chữa bệnh bằng “trục vong.”

Nhiều báo dẫn văn bản của nhà cầm quyền thành phố Uông Bí buộc trụ trì chùa Ba Vàng “chấm dứt hoạt động không có trong danh mục hoạt động tôn giáo” vì “Việc tuyên truyền giảng pháp của phật tử Yến gây bất bình trong dư luận, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.”

Việc “thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ” không thấy liệt kê trong danh mục các hoạt động của chùa Ba Vàng gửi cho nhà cầm quyền cũng như tới cơ quan có nhiệm vụ theo dõi hoạt động tôn giáo là “Ban Tôn Giáo Chính Phủ,” theo tờ Lao Động. Thêm nữa, cơ quan này nói các hiện tượng “trục vong,” gọi hồn” không có trong truyền thống Phật giáo, nếu các cơ sở thờ tự Phật giáo thực hiện việc trên là đang vi phạm Luật tín ngưỡng, tôn giáo.”
Image
Bà Phạm Thị Yến thuyết giảng tại chùa Ba Vang. (Hình: chùa Ba Vàng)
Mấy ngày qua, báo chí trong nước cũng dẫn lời viên chức cấp cao của Giáo hội Phật giáo được nhà cầm quyền công nhận, thường bị gọi là “Phật giáo quốc doanh” lên tiếng phủ nhận những nghi thức “trục vong” và đền tội cho cái “ác nghiệp” trong tiền kiếp bằng những số tiền nhiều khi nạn nhân không đủ khả năng chi trả, là không có trong giáo lý Phật giáo.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh tên thật là Vũ Minh Hiếu, năm nay 52 tuổi, quê ở xã Lâm Thao huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), ở lại trường làm giảng viên một thời gian rồi “chuyển công tác về Viện Nghiên cứu chế tạo máy của Bộ Công Thương, được bầu làm bí thư Đoàn. “

Giữa năm 1998, ông đến Trúc Lâm Thiền Viện tại Đà Lạt làm lễ phát bồ đề tâm và đến tập sự xuất gia tại chùa Diên Phúc (Hà Tây cũ). Sau hai tháng thực tập, giữa năm 1999, ông trở lại Thiền Viện Trúc lâm Đà Lạt xin xuất gia, lấy pháp danh là Thích Trúc Thái Minh.

Năm 2001, sư Thái Minh quay ra Bắc, cùng góp sức xây dựng thiền viện Trúc lâm Yên Tử. Ông được Ban Lãnh Ðạo Thiền Viện cử làm tri khách tăng. Năm 2007, ông làm trụ trì chùa Ba Vàng cho đến nay.

Khi ông mới về làm trụ trì, chùa Ba Vàng chỉ là một chùa rất nhỏ. Nhưng ông có công “vận động” Phật tử “đóng góp” để xây dựng được một ngôi chùa khi khánh thành năm 2014 được mô tả là có chánh điện lớn nhất Đông Nam Á, lớn hơn hẳn những nước có truyền thống Phật giáo gần như quốc giáo như Thái Lan, Myanmar, Lào, Cambodia.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng xác nhận trong một bài giảng pháp về “trục vong,” giải oán, những tội lỗi trong tiền kiếp có hậu quả trong đời sống hiện tại cần phải được “giải nghiệp.” Hoạt động “trục vong” có vể giống như hoạt động “gọi hồn” “lên đồng” qua một người khác “nhập” để kể lể.

Tờ Trí Thức Trẻ dẫn lời đại đức Thái Minh nói trong một buổi giảng pháp tuần qua rằng Chùa Ba Vàng là chùa lớn nên “bị ganh ghét, đố kỵ.”

Một số báo cũng kể lại những quy định tu tập khác thường tại chùa Ba Vàng khiến nhiều tu sĩ phải bỏ đi. Ông Thái Minh cũng từng bị cấp trên của ông là ông hòa thượng Thích Thanh Quyết và nhà cầm quyền tỉnh “xử lý” sai phạm nhiều lần nhưng rồi “đâu lại vào đấy.”

Theo tờ Đất Việt “Sau khi có nhiều thông tin phản ánh về “thỉnh vong, oan gia trái chủ,” chùa Ba Vàng dừng hoạt đông này nhưng vẫn nhận đăng ký của các Phật tử. Điều này dẫn đến nghi vấn là rất có thể, hoạt động này rất có thể được rút vào “bí mật” vì “cá nhân nào có nhu cầu thực hiện “thỉnh vong, oan gia trái chủ” để chữa bệnh thì vẫn được cư sĩ phát cho tờ phiếu đăng ký, rồi nhà chùa sẽ chủ động liên lạc thông báo lại.”

Vụ việc tại chùa Ba Vàng đến đây chắc vẫn chưa hết chuyện. (T.N)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Phá nát núi ở Khánh Hòa để xây biệt thự mà chính quyền ‘không rõ’
March 30, 2019

Image
Đường lên đỉnh núi Chín Khúc được đào xới tan nát - nhìn từ thành phố Nha Trang.
KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Hàng loạt dự án mang danh “trồng rừng” nhưng nhiều hécta đất đá cùng cây cối trên núi Chín Khúc, giáp Nha Trang với huyện Diên Khánh, Cam Lâm bị đào xới núi xây khu biệt thự, trong khi chính quyền địa phương nói… không biết.

Theo báo Người Lao Động, núi Chín Khúc nằm phía Tây thành phố Nha Trang, trước đây cây cối xanh tươi, nay bị chặt hạ, để lại đồi trọc. Nhiều hécta đất đá bị đào bới, san lấp để làm dự án. Từ chân núi lên đến đỉnh dài gần 6 cây số được làm đường rộng 5-6 mét, ngoằn ngoèo. Nhiều máy múc, khoan bê tông được huy động, cập rập phá núi. Từ đỉnh nhìn xuống, nhiều mảng đất đá đã bị xé toạc, khoét sâu vào chân núi.

Ông Nguyễn Văn Thái, một người dân sống ở đây, cho biết từ khi các dự án làm trên núi Chín Khúc, người dân hết sức khổ sở.

“Hơn 20 năm sống ở đây, tôi chưa bao giờ thấy lũ quét như năm rồi, rất kinh khủng. Nước từ trên núi đổ xuống như thác khiến cả khu dân cư Phong Châu ngập nặng. Đường Phong Châu nối dài gần như bị xóa sổ… Các dự án làm cho được việc họ chứ không biết gì đến hậu quả gây ra. Người ta cạo núi trắng xóa như vậy thì làm sao mà chịu được,” ông nói.

“Cần nói thêm là trong đợt mưa lũ cuối năm 2018, Nha Trang xảy ra hàng loạt vụ sạt lở nghiêm trọng làm 21 người tử vong, trong đó chủ yếu là do sạt lở núi,” ông Thái tố với báo Người Lao Động.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Hy, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Vĩnh Thái, cho biết đợt mưa vừa qua chính quyền xã phải túc trực để di dời dân vì sạt lở nghiêm trọng. Thậm chí, phải thuê xe múc để phá đường thoát nước chống ngập.

Ông Hy nhìn nhận các dự án đã làm thay đổi dòng chảy. Tuy nhiên, khi đề cập đến dự án bạt núi, làm đường lên đỉnh Chín Khúc thì ông Hy nói “không nắm rõ.”

Theo báo VNExpress, ngày 30 Tháng Ba, 2019, trong phúc trình Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang gửi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa, thì Tháng Mười Hai, 2018, núi Chín Khúc có bảy dự án được đề nghị thực hiện. Tuy nhiên, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Khánh Hòa cho biết “đến nay đơn vị chỉ nhận được hồ sơ của dự án Khu Biệt Thự Sông Núi Vĩnh Trung.”

Dự án Khu Biệt thự sông núi Vĩnh Trung, do Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất và Xây Dựng Khánh Hòa (Công Ty Xây Dựng Khánh Hòa) làm chủ đầu tư, được ủy ban tỉnh cấp phép hồi năm 2011, với tổng diện tích gần 30 hécta.

Đến Tháng Bảy, 2018, tỉnh Khánh Hòa tiếp phê duyệt điều chỉnh dự án, phần dịện tích giảm còn gần 20 hécta. Lúc này, chủ đầu tư cho rằng “đang gặp khó khăn, không thể trồng rừng như phê duyệt ban đầu, chỉ giữ lại diện tích để làm biệt thự, đất ở xã hội, khu thương mại cùng bãi đỗ xe.”

Ngoài dự án trên, Tháng Sáu, 2012, Công Ty Xây Dựng Khánh Hòa cũng được tỉnh cấp phép cho thực hiện dự án xây khu biệt thự và du lịch sinh thái với tổng diện tích gần 200 hécta, chủ yếu đất rừng sản xuất. Công ty sau đó huy động máy múc, xe ủi để phá núi mở rộng diện tích thực hiện dự án.

Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh Khánh Hòa cho hay, khi thành lập đoàn kiểm tra tại núi Chín Khúc năm 2014, Công Ty Xây Dựng Khánh Hòa mở đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa bảo vệ khu A theo sườn núi và san lấp ở 3 khu vực rộng khoảng 7,000 mét vuông, trong khi chưa đủ hồ sơ pháp lý.

Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh sau đó yêu cầu doanh nghiệp ngừng thi công, đào bới, giữ nguyên hiện trạng để hoàn tất các thủ tục trình cơ quan thẩm định, cấp phép trước khi thi công trở lại. Tuy nhiên, dự án vẫn tiếp tục thực hiện từ đó đến nay.

Theo Sở Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa, các dự án dự án đang triển khai với diện tích khoảng 700 hécta. Hiện chỉ có dự án Biệt Thự Sông Núi Vĩnh Trung “có đánh giá tác động môi trường” và đã được phê duyệt.

Tỉnh Khánh Hòa có chủ trương cho các dự án làm nhưng nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện đánh giá tác động môi trường, chưa phê duyệt quy hoạch 1/500 đã tự phá núi để triển khai. Điều này đã gây ngập lũ, sạt lở nghiêm trọng.

Cuối năm 2018, sau hàng loạt trận sạt lở núi làm chết 21 người, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang mới đi kiểm ra, rà soát và mới biết có khoảng 67 dự án trên đồi, núi. Các dự án tập trung nhiều ở núi Cô Tiên, Hòn Ngang, Giáng Hương, Hòn Rớ, Chín Khúc…

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Tấn Tuân, phó bí thư Tỉnh Ủy Khánh Hòa, nói rằng “đang cho kiểm tra về các dự án, sau đó sẽ thông báo kết quả.” (Tr.N)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 4 guests