Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Google đề nghị Hoa Kỳ trừng phạt thương mại các quốc gia cấm đoán internet trong đó có Việt Nam
Jul 07, 2007
Công ty cung cấp internet Google của Mỹ đề nghị chính phủ Hoa Kỳ cần có biện pháp trừng phạt thương mại đối với một số quốc gia trên thế giới, vì nhà cầm quyền đã tìm đủ mọi cách để ngăn cản công dân của họ truy cập vào trang Web của công ty khổng lồ này.

Trong một thông cáo báo chí, công ty Google viết rằng chủ trương phong tỏa mạng internet từ các chế độ độc đoán nhằm ngăn cản các phong trào đấu tranh cho dân chủ ôn hòa, đang ngày càng bộc phát mạnh tại những quốc gia này.

Google là một công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin trên mạng lưới internet toàn cầu, mới đây đã chính thức đưa ra đề nghị với Bộ Thương Mại Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan này ban hành quy định đối những nước có chủ trương hạn chế việc sử dụng internet, mà Trung cộng và Cộng sản Việt Nam là hai quốc gia điển hình. Bản thông cáo đề nghị các quốc gia vi phạm việc cấm đoán internet sẽ bị trừng phạt thông qua biện pháp kiểm soát mậu dịch, tương tự như việc áp dụng hàng rào quan thuế đối với các nước trong lĩnh vực mậu dịch và ngoại thương. Những đề nghị này được đưa ra sau khi có một số nước kiểm duyệt công dân của họ trong việc truy cập internet thông qua các dịch vụ viễn thông và điện toán của Google.

Những nước áp dụng biện pháp này tập trung phần lớn tại khu vực Châu Á và Trung Đông. Trong số những nước ngăn cấm dân chúng tự do sử dụng internet, người ta thấy có Trung Quốc, Saudi Arabia, Ấn Độ, Iran, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Lập luận của Google đưa ra là những cấm đoán vừa nói gây thiệt hại cho những trang quảng cáo trên trang web của đại công ty này. Thiệt hại kinh tế đáng kể do sự kiểm duyệt internet gây ra cần phải được xem xét dưới khung pháp lý của những đạo luật thương mại quốc tế, mà Hoa Kỳ là một nước thành viên có đầy đủ quyền hạn để bênh vực quyền lợi kinh doanh chính đáng của mình. Trước đây Google đã bắt tay với Trung cộng cũng như Cộng sản Việt Nam để kiểm duyệt và phong tỏa việc dân chúng Hoa Lục truy cập internet hầu tìm hiểu về vấn đề dân chủ và nhân quyền. Trước đây đại diện tổ chức Phóng viên Không Biên Giới là ông Julien Pain, đã bày tỏ sự thất vọng về quyết định mà hãng Google đã chọn để giúp phương tiện hữu hiệu cho nhà cầm quyền Cộng sản nhằm ngăn cản người dân của họ truy cập internet trong việc tìm hiểu tin tức.

Ông cho biết thêm là bất cứ một ai ở các nước Cộng sản muốn tìm kiếm những tin tức trung thực, độc lập về sinh hoạt chính trị gò bó và cuộc sống khắc nghiệt hiện giờ tại Tây Tạng, hay vấn đề người dân Đài Loan ráo riết vận động độc lập, hay vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, thì sẽ không còn cách nào làm được điều ấy nữa, vì những web site nói lên tất cả sự thật, xét thấy bất lợi cho chế độ cầm quyền sẽ bị các hãng cung cấp internet của Mỹ như Google hay Yahoo gạn lọc, ngăn cản, phong tỏa, khóa chặt. Được biết với kỹ thuật tân tiến do các hãng Google, Cisco hay Yahoo cung cấp internet cho chế độ cầm quyền độc đoán thì một khi người dân ở những nước này đánh vào máy computer của mình những chữ như. nhân quyền, tự do, dân chủ, Tây Tạng, Đài Loan, Pháp Luân Công, thì họ sẽ không thấy gì vì chỉ có những gì mà chế độ chấp nhận hay cho phép mới hiện lên màn hình mà thôi.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Việt Nam có tân tổng lãnh sự Mỹ, tân đại sứ Pháp
Jul 09, 2007
Ông Fairfax là vị tổng lãnh sự thou tư từ khi Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ được thành lập tại đây. Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông Fairfax đã phục vụ trong ngành ngoại giao Mỹ 20 năm.

Trước khi đến Saigon, ông làm tổng lãnh sự ở Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Krakow, Ba Lan. Ngày hôm qua cũng có tin ông Hervé Bolot, cựu Đại sứ Pháp tại Romania sẽ nhậm chức Đại sứ Pháp tại Việt Nam vào tháng 8 tới.

Ông Hervé Bolot năm nay 62 tuổi, trứơc đây từng là Giám đốc Văn phòng Bộ trưởng Phát triển và Pháp ngữ, Đại sứ Pháp tại Congo. Thông báo được Đại sứ Pháp Jean Francois Blarel đưa ra tại cuộc họp báo cuối cùng của ông vào ngày hôm qua tại Hà Nội. Ông Blarel sẽ rời Việt Nam cuối tháng 7 này, kết thúc nhiệm kỳ 3 năm làm việc tại Việt Nam. Ông Blarel cũng khẳng định, Chính phủ mới do tân Thủ tướng Francois Fillon đứng đầu sẽ không có những thay đổi lớn trong hợp tác song phương với Việt Nam.

Trước khi rời Hà Nội, ông Jean Francois Blarel nói rằng ông hy vọng mối quan hệ hai bên sẽ tiếp tục tốt đẹp, hiện Pháp là nước có mức đầu tư trung bình tại Việt Nam.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Hàng trăm người vẫn tiếp tục biểu tình đòi đất trước Quốc Hội 2
Jul 09, 2007
VOA - Mấy trăm người vẫn còn tiếp tục căng lều tạm trú gần một công ốc để phản đối điều bị họ tố cáo là tham nhũng và bất công trong việc bồi thường đất đai đã bị truất hữu của họ để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở.

Phái viên AP trích lại tin do cảnh sát thành phố ghi nhận, nói rằng những người biểu tình phản kháng xuất phát từ 9 tỉnh ở miền Nam, đã có mặt từ ngày 22 tháng 6 trước toà nhà vẫn được mệnh danh là trụ sở Quốc Hội 2.

Một cảnh sát viên quận Phú Nhuận không xưng tên cho biết người biểu tình phản đối dựng lều bên đường, treo băng rôn và dựng những bảng ngữ đòi bồi thường xứng đáng cho đất đai đã bị truất hữu của họ đồng thời tố cáo nạn tham nhũng ở địa phương đã tạo nên tình trạng bất công đó.

Theo tiết lộ của nhân viên nầy thì cảnh sát đã được bố trí để giữ trật tự và điều khiển lưu thông. Cũng theo ông nầy thì một số cấp chỉ huy các tỉnh mà người biểu tình cư ngụ đã đến nơi thuyết phục họ quay về nhà nhưng hầu hết người biểu tình đều từ khước.

Tin do AP đánh đi cho rằng cảnh dân chúng kéo nhau đến trước các công ốc để khiếu kiện việc không được bồi thường thoả đáng, vẫn thường xảy ra ở Việt Nam.

Theo tin nầy thì hàng năm có đến cả ngàn mẫu đất bị truất hữu để xây dựng các khu công nghiệp và các cơ sở hạ tầng.

Mấy năm qua cũng đã có một số người bị đưa ra toà vì tội hành hung các giới thẩm quyền trong những vụ tranh chấp đất đai.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Việt Nam cải tổ chính phủ: tăng Phó thủ tướng, giảm Bộ trưởng
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA, Jul 10, 2007

RFA - Tại cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN lần thứ 5 đang diễn ra ở Hà Nội, thành phần nhân sự chính phủ đang bắt đầu được thành hình: Giảm số bộ trưởng nhưng tăng ghế Phó Thủ Tướng.

Đó là những tin tức mà Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do ghi nhận được qua những nguồn khác nhau, phát xuất từ Hà Nội cũng như từ thành phố Saigon.

Thêm 2 Phó thủ tướng, thay nhiều Bộ trưởng

Giới thạo tin mà chúng tôi tiếp xúc được hồi chiều nay đều nói gần như chắc chắn Chính Phủ Việt Nam sẽ có thêm 2 vị phó Thủ Tướng là ông Hoàng Trung Hải và ông Nguyễn Thiện Nhân.

Hiện vẫn chưa rõ trong cương vị mới, ông Hải có nắm thêm một vai trò gì hay không, nhưng ông Nhân thì được nói sẽ tiếp tục điều khiển Bộ Giáo Dục-Đào Tạo cho đến ít nhất giữa năm 2008 mới chọn người thay thế.

Tin cũng cho biết theo quan điểm của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, tất cả 5 vị Phó Thủ Tướng đều ngang nhau, tức sẽ bỏ vị trí “Phó Thủ Tướng Thường Trực Chính Phủ” hiện đang do ông Nguyễn Sinh Hùng nắm giữ.

Một số bộ trưởng cũng được nói là đã quy định xong. Nguồn tin đáng tin cậy nói ông Lê Doãn Hợp sẽ điều hành Bộ Công Nghệ Thông Tin-Báo Chí, ông Vũ Huy Hoàng sẽ được đưa từ Lạng Sơn về để nắm Bộ Công Nghiệp-Thương Mại, Bà Trương Thị Mai từ Quốc Hội sang làm Bộ Trưởng Bộ Lao Động-Thương Binh, ông Hoàng Tuấn Anh sẽ là tân bộ trưởng Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch, và ông Nguyễn Văn Giàu sẽ từ Ninh Thuận ra Hà Nội để nhận chức tân Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Các chức vụ quan trọng khác không thay đổi.

Nhân sự lãnh đạo Quốc hội, Nhà nước

Bên Nhà Nước và Quốc Hội cũng có nhiều khuôn mặt mới. Trước hết ở phía Nhà Nước, có tin nói Bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ Nhiệm Thường trực Ủy Ban Điều Tra Trung Ương sẽ thay Bà Trương Mỹ Hoa trong chức Phó Chủ Tịch Nhà Nước.

Bên Quốc Hội có tới 4 phó chủ tịch mới, gồm Bà Tòng Thị Phóng, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Uông Chu Lưu và Trung Tướng Huỳnh Ngọc Sơn. Trung Tướng Sơn hiện là Tư Lệnh Quân Khu 5.

Các nhà quan sát khi được hỏi nói rằng nếu sự kiện chính phủ Việt Nam có đến 5 Phó Thủ Tướng, nếu xảy ra, điều đó chứng tỏ ít nhất hai điều: thứ nhất là ông Thủ Tướng Dũng muốn thu gọn chính phủ nhưng dường như vẫn chưa vượt qua được những khó khăn về “nguyên tắc phân bổ nhất định”.

Điều này dẫn tới điểm thứ nhì là bộ máy chính phủ Việt Nam có thể tiếp tục “cồng kềnh”, và lần này, lại xảy ra ngay ở cấp cao nhất.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Việt Nam cởi mở hơn về vấn đề tình dục

Phái viên thống tấn xã Reuters đã ghi lại khá nhiều chi tiết lý thú trong một phóng sự loan đi trong hôm thứ tư về điều được tác giả gọi là một cuộc cách mạng tình dục thầm lặng đang diễn ra tại Việt Nam.

Bài viết kể lại những chuyện được cho là “hiếm” hồi trước nhưng vẫn thường diễn ra ngay lúc nầy. Tỉ như chuyện một thiếu nữ rời gia đình tới sống chung với bạn trai, các cô gái Việt kể lại trên mạng những cuộc phiêu lưu tình ái của họ cũng như chuyện các đôi trai gái ôm ấp nhau trong các công viên thành phố lúc về đêm.

Hiện trạng đó được người viết cho là khác hẳn với truyền thống ở một quốc gia vốn rất trọng gia đình, trong đó các thanh nữ trên 20 tuổi thường chỉ muốn thành hôn để tạo lập một gia đình riêng mà thôi. Bây giờ thì ngược với các thế hệ trước, người trẻ ở Việt Nam thích tham dự trò chơi trai gái trước khi thành hôn và rồi đã công khai thổ lộ trên mạng về cả những niềm vui lẫn những nỗi khổ trong các câu chuyện tình của họ.

Phái viên Reuters ghi lại cảnh hàng đêm các đôi trai gái âu yếm nhau trong công viên ở Saigon, hoặc trên con đường mang tên là đường Thanh Niên ở Hà Nội, hay trên những thuyền nhỏ hình thiên nga trên Hồ Gươm.

Theo tác giả bài viết thì thái độ của người Việt đối với tình dục ngày nay cởi mở hơn trước nhiều.

Tuy nhiên, theo người viết thì sự kiện các thanh niên thiếu nữ nầy vẫn dấu tên khi trả lời phỏng vấn, chứng tỏ rằng họ vẫn còn tôn trọng các giá trị gia đình mặc dầu không còn coi ái ân chỉ là phương tiện sinh con đẻ cái như ông bà họ thuở xưa nữa. (voa)
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Các nhà lập pháp EU kêu gọi xét lại chính sách hợp tác với Việt Nam
Jul 14, 2007
VOA - Một quyết nghị đã được toàn thể Nghị Viện Âu Châu thông qua sau khi nghe một số Dân biểu Tây và Đông Âu đại diện các chính đảng trình bày về tình trạng đàn áp nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam.

Nổi cộm trong các cuộc trình bày là những vụ xử án bất công cuối tháng 3 sang tháng 5 năm 2007, cuộc đàn áp 20 Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, điều luật "an ninh quốc gia" trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trái với các Công ước quốc tế, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mang số 44 ban hành năm 2002 cho phép đưa các nhà bất đồng chính kiến vào bệnh viện tâm thần như kiểu Xô viết ngày xưa...

Tin về vụ nghị quyết được thông qua ở trụ sở nghị viện Âu Châu tại Strassbourg bên Pháp đã được loan báo rộng rãi. Riêng bản tin từ Thụy Điển đưa đi trong ngày thứ sáu thì còn cho hay là trong 3 nghị quyết chấm dứt phiên họp toàn thể trong tuần nầy, các dân biểu tại nghị viện đó đã hô hào giúp đỡ cho làn sóng người tị nạn Iraq lẫn phê phán tình trạng vi phạm nhân quyền tại Transnistria, Moldova bên cạnh việc đã tỏ ra quan ngại đối với loạt những vụ đàn áp mới nhắm vào các thành phần bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Bản nghị quyết về Việt Nam được thông qua với 68 phiếu thuận, 2 phiếu chống; trong đó nghị viện Âu Châu tỏ ra thất vọng trước sự kiện là chính phủ Việt Nam rõ ràng đã không còn thi hành đường lối dung chấp và rộng mở mà dường như đã thành hình hồi năm ngoái. Nghị quyết thúc giục chính phủ Việt Nam thay đổi và tin rằng các cơ chế tại Âu Châu cũng cần phải tạo áp lực đối với Việt Nam.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam, cho biết ý kiến như sau về nghị quyết của nghị viện Âu Châu:

"Sự kiện từ tháng 3 năm nay đã có hơn 15 nhân vật bất đồng chính kiến bị tuyên phạt những án tù dài hạn, hoặc bị quản thúc tại gia, đã được nêu lên trong nghị quyết bên cạnh những vi phạm quyền tự do tín ngưỡng lẫn những vụ đàn áp người thuộc các dân tộc thiểu số ở Bắc bộ và trên Tây nguyên."

Từ đó Nghị viện Âu Châu đã kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy chấm dứt mọi hình thức đàn áp nhắm vào những người chỉ thực thi các quyền tự do phát biểu, suy tư và hội họp đúng theo những luật lệ quốc tế về nhân quyền. Ngoài ra các dân biểu tại Nghị Viện Âu Châu cũng thúc giục Việt Nam thi hành các biện pháp cải cách chính trị và cơ chế nhằm kiến tạo một nền dân chủ và pháp trị, bắt đầu bằng việc áp dụng hệ thống đa đảng, cho phép báo chí và công đoàn được tự do hoạt động. Quyền tự do tín ngưỡng đã được chú trọng trong những lời hô hào nầy bên cạnh đòi hỏi chính phủ Việt Nam chấm dứt kì thị đối với cộng đồng người Thượng.

Nghị quyết cho rằng trong những tương quan nhân quyền, khối Liên Hiệp Âu Châu có thể gây ra một số áp lực đối với Việt Nam. Nghị quyết chỉ rõ cho thấy là Việt Nam vẫn nhận được những ngân khoản yểm trợ của khối nầy lẫn của các nước thành viên trong khối; chưa kể đã được ưu đãi vi Liên Hiệp Âu Châu đã là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.

Ngoài ra, cũng theo bản nghị quyết thì từ tháng 3 năm nay, Ủy hội Âu Châu đã chấp thuận tăng 30% khoản tiền trợ giúp cho Việt Nam trong thời gian từ nay tới năm 2013, nâng số tiền trợ giúp đó lên tới 304 triệu Euro.

Nghị viện kết thúc bản nghị quyết bằng đòi hỏi là cuộc đối thoại giữa khối Liên Hiệp Âu Châu với Việt Nam phải dẫn tới những cải tiến cụ thể. Các cơ chế chính của khối Liên Hiệp nầy cũng được yêu cầu thẩm định lại chính sách hợp tác với Việt Nam bởi vì theo nghị quyết thì thoả hiệp hợp tác đưa ra hồi năm 1995 lập căn trên việc tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và trên các nhân quyền cơ bản.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đảng Cộng Sản tiếp tục tìm cách siết chặt kiểm soát thông tin báo chí
Jul 14, 2007
Theo các nguồn tin từ Hà Nội, hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 đã hoàn tất về cơ cấu thành phần nhân sự cho các cơ quan quyền lực cao nhất, và đang bàn về đến vấn đề lý luận và báo chí.

Tin cho hay, trong phiên họp chiều ngày hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu nhân danh Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương về công tác lý luận và quản lý báo chí. Nguyễn Phú Trọng nói rằng nếu như các bước đi kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam gần như đã có lộ trình, vấn đề lý luận và quản lý báo chí đang còn là đề tài được Hội nghị trung ương 5 đặt nặng.

Theo những quan sát viên, vấn đề của các ủy viên trung ương đảng Cộng sản không phải là chọn xu hướng nào, đổi mới hay thủ cựu, mà là nghe theo chính tiếng nói nào trong một sự giằng xé nội tâm. Họ biết rằng niềm tin vào chủ nghĩa Marx-Lenin trên thế giới thực chất đã thuộc về quá khứ, nhưng đảng Cộng sản phải làm gì với thực tế đó thì còn là điều chưa giải quyết được. Các ủy viên trung ương đã thấy được sự phồn vinh và hướng đi tới của con đường hội nhập quốc tế, cải tổ kinh tế thị trường và cải cách bộ máy đảng và chính quyền. Nhưng từng người vẫn còn e ngại những điều chưa đoán trước, ví dụ về tương lai của bộ máy nếu cải tổ mạnh nữa. Đã có các ý kiến đề nghị giảm dần liều lượng của ý thức hệ và tháo gỡ hình ảnh những lãnh tụ của thế kỷ 19 như Karl Marx hay Lenin và cả cờ búa liềm khỏi các buổi họp hành và tiếp khách ngoại giao như đảng Cộng sản Nhật Bản, hoặc bỏ chuyên chính vô sản như đảng Cộng sản Pháp. Với báo chí cũng vậy, không ai dám nói cách quản lý báo chí bây giờ còn phù hợp với giai đoạn Hậu WTO nhưng quản lý kiểu mới, hoàn toàn theo luật thì bộ máy tư tưởng của đảng đương nhiên mất độc nhiên từ mậu dịch quốc doanh thời sau bao cấp. Trên lý thuyết, ngay từ đại hội 10, đảng Cộng sản Việt Nam đã muốn các báo phải tham gia chống tham nhũng nhưng chống thế nào để ổn định theo ý lãnh đạo lại là một bài toán khó.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Mưa lớn 2 tiếng đồng hồ, phố Hà Nội thành sông
Jul 16, 2007
Vào tối ngày hôm qua, một trận mưa to kéo dài từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối đã gây ngập nhiều con đường, biến một phần Hà Nội thành những con sông, làm cho xe cộ không thể nào di chuyển được.

Một người dân cư ngụ tại phố Láng Hạ phải dùng rất nhiều tấm gỗ ra chắn nước vì mỗi lần có xe chạy qua, làn nước trước cửa nhà ông lại tạo thành một làn sóng vỗ ì oạp và tràn qua nền cổng dù cao đến nửa thước so với mặt đường. Cạnh nhà ông, quán sửa xe có khoảng 20 người xếp hàng chờ được lau bugi, đa số là các loại xe tay ga như Attila và xe Dream Trung Quốc. Ở làn đường đối diện, đoàn xe hàng ngàn chiếc nối đuôi nhau bóp còi in ỏi len từng ly từng thước, bì bõm giữa làn nước đục ngầu.

Tại khu vực Hố Mẻ, dòng người ngược xuôi, len lỏi. Rất nhiều người trèo lên vỉa hè gây ra tình trạng ngược chiều và kẹt cả vỉa hè. Nhiều người phải dắt xe đi bộ vì nước đã làm cho xe của họ không thể nổ máy được. Nhiều người bị té khi trèo lên vỉa hè tránh ngập nhưng lao phải ổ gà dưới lòng nước. Tuy vậy, nhiều người dân đã tỏ ra bình tĩnh và nói rằng họ đã quá quen với chuyện này.

Một thanh niên nói mưa kiểu này mà Hà Nội không ngập mới là chuyện lạ. Việc ngập đường sau cơn mưa là chuyện thường tình tại Hà Nội lẫn Saigon. Cho dù nhà nước đã bỏ ra rất nhiều kinh phí để sửa chữa, nhưng tiền vào túi tham thì nhiều mà tiền vào việc sửa chữa thì ít. Cuối cùng thì ngập vẫn hoàn ngập. Hệ thống cống rãnh tại Hà Nội lẫn Saigon đã quá cũ kỹ, hơn mấy chục năm không được nạo vét, trong khi dân số và số lượng xe máy cũng như xe hơi đều gia tăng.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cầm đầu Phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến thăm viếng tập thể Dân oan tại tiền đình Văn phòng Quốc hội II ở Saigon và tiếp tế 300 triệu đồng mong làm vơi bớt phần nào nỗi thiếu thốn, cơ hàn

ImageImage

Hòa thượng Thích Quảng Độ và chư Tăng trên thềm Quốc hội II
Hòa thượng Thích Quảng Độ phát biểu qua loa phóng thanh cầm tay
PARIS, ngày 17.7.2007 (PTTPGQT) - Trong cuộc điện đàm chiều hôm nay, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cho ông Võ Văn Ái biết tin là đích thân Hòa thượng đã đến thăm tập thể Dân oan ở Saigon sáng nay. Chi tiết sự việc xẩy ra như sau :

Sáng nay, thứ ba ngày 17.5, Hòa thượng Thích Quảng Độ dẫn đầu Phái đoàn Viện Hóa Đạo đến thăm, ủy lạo và tiếp tế cho tập thể Dân oan khiếu kiện tại tiền đình Văn phòng Quốc hội II ở số 194 đường Hoàng Văn Thụ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Saigon.

Phái đoàn gồm có Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thượng tọa Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội, Thượng tọa Thích Minh Nguyệt, Chánh Đại diện Ban Đại diện tỉnh Tiền Giang, Thượng tọa Thích Thiện Lễ, Phó Đại diện Ban Đại diện tỉnh Tiền Giang, Đại đức Thích Huệ Minh, Đặc ủy Thanh niên Ban Đại diện tỉnh Tiền giang, Thượng tọa Thích Giác Ngôn thuộc hệ phái Khất sĩ và hai Đại đức Thích Viên Hỷ, Thích Đồng Minh.

Do tình cảnh của Dân Oan đi khiếu kiện quá bi đát mà Phái đoàn Phật giáo chứng kiến hôm đến thăm lần thứ nhất, 13.7, về phúc trình lên Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nên một mặt, Hòa thượng đánh điện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ yêu cầu trích qũy Giáo hội Hải ngoại hoặc mượn tiền đâu đó gửi gấp về cứu tế Dân Oan khiếu kiện, một mặt kín đáo tổ chức chuyến viếng thăm lần thứ hai vào sáng thứ ba này.

Để tránh sự dòm ngó bất ngờ gây khó khăn cho cuộc thăm viếng, Phái đoàn không đi tập trung. Vì vậy từ sáng sớm, Hòa thượng Viện trưởng cùng chư Tăng xuất phát từ những ngôi chùa khác nhau, đi riêng lẻ và cùng trực chỉ đến nơi hẹn là Văn phòng Quốc hội II. Người đến trước kẻ đến sau, nhưng phái đoàn đã đến nơi hẹn đầy đủ vào lúc 10 giờ sáng.

Được thông báo Hòa thượng Thích Quảng Độ đến thăm, đồng bào Dân oan khiếu kiện tập trung đông đảo hàng trăm người đón rước, đứng chật sân tiền đình Quốc hội. Phía bên kia đường Dân oan cũng ra khỏi các lều bạt hướng về phía chư Tăng đứng trên thềm Quốc hội. Chư Thượng tọa và Đại đức trong phái đoàn cùng các vị đại biểu các tỉnh đứng vây quanh bảo vệ Hòa thượng Viện trưởng. Qua loa phóng thanh cầm tay (megaphone) Hòa thượng dõng dạc thay mặt Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội ngỏ lời thân ái chào thăm đồng bào Dân oan khiếu kiện tập trung về từ 19 tỉnh và 9 quận thành phố Saigòn. Những trích đoạn quan trọng Hòa thượng phát biểu với đồng bào trong cuộc nói chuyện nửa giờ đồng hồ là :


"Tôi đến đây ngỏ lời thăm hỏi sức khỏe đồng bào, để chia sẻ nỗi thống khổ, tủi nhuc của đồng bào. Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng là nạn nhân của chế độ như đồng bào. Giáo hội chúng tôi cũng bị cướp đoạt tất cả mọi cơ sở, từ giáo dục, từ thiện cho đến chùa viện. Ngay ở thành phố Saigon này, ngôi chùa gọi là Việt Nam Quốc tự, gồm mười một hecta đất, họ đã lấy từ sau năm 75 rồi. Họ lấy hết, bây giờ chỉ còn ngôi tháp trên mảnh đất vài nghìn thước mà thôi. Họ xây lên đấy một rạp hát rất lớn, rồi hồ bơi, v.v... làm nơi du hí, người ta phóng uế khắp nơi trên ấy. Tôi thấy đây là sự tủi nhục cho văn hóa Việt Nam. Bởi dù sao nơi đó, trước đây Giáo hội chúng tôi thiết lập lên để thờ Phật. Bây giờ họ chiếm lấy, nếu để xây cất lên đấy một đại học, một thư viện, một viện nghiên cứu khoa học, hay làm gì đấy để phát triển đất nước, thì chúng tôi cũng vui lòng. Vì vừa lợi cho dân, vừa phát triển văn hóa hay tư tưởng. Nhưng mà đây họ không làm những việc ấy, họ biến nơi thờ Phật thiêng liêng, có tính chất văn hóa để biến ra nơi du hí, giải trí và là nơi cho người ta phóng uế. Đó là nỗi nhục riêng cho Giáo hội chúng tôi và chung cho cả phong hóa, văn minh của dân tộc.

"Giáo hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi năm qua. Cho đến nay đã có cả nghìn bức văn thư khiếu kiện, mà họ không hề phản hồi một văn thư nào, không giải quyết gì cả. Họ coi dân như cỏ rác. Cho nên Giáo hội chúng tôi cũng đồng cảnh ngộ với đồng bào đi khiếu kiện ở đây. Vì vậy mà chúng tôi đến đây chia sẻ nỗi thống khổ đó. Chúng tôi mong rằng tình trạng như thế này sẽ không còn tồn tại ở trên đất nước này.

"Để cho hiện trạng xẩy ra cho đồng bào ở đây hôm nay không còn diễn ra nữa, cho đồng bào cũng như cho chúng tôi. Nghĩa là đồng bào có nhà có cửa, có cơ nghiệp, mà nay phải dầm sương dải nắng như thế này, rồi đòi hỏi như thế này mà chẳng được giải quyết. Muốn cho tình trạng này không còn xẩy ra nữa, thì chúng ta phải đòi hỏi cho bằng được nhân quyền, công lý và công bằng xã hội. Buộc họ phải trả lại cái quyền sống và quyền làm người cho ta, là vấn đề quan trọng nhất. Muốn như thế, thì phải chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị. Bởi vì độc quyền nó đưa đến bao nhiêu thối nát và bất công như thế này đây.

"Phải đòi hỏi một chế độ đa nguyên, đa đảng, đại diện đầy đủ cho 80 triệu dân. Chứ chỉ có một đảng thì không thể giải quyết được gì cho 80 triệu dân. Như thế đã là bất công rồi, 80 triệu dân mà sao chỉ có một đảng tạo ra bất công như thế này ? Do đó cho nên cần phải có những đảng phái khác nữa để đại diện đủ mọi khuynh hướng cho 80 triệu dân, thì mới giải quyết được.

"Ngoài cái trước mắt là vấn đề đòi lại công lý, là tài sản trả lại cho đồng bào. Nhưng sau đó phải đòi lại nhân quyền và dân chủ, tự do. Quan trọng nhất là tự do ngôn luận để người dân được tự do bày tỏ ý kiến của mình, quan điểm của mình đối với những tổ chức cai trị mình. Chứ không như bây giờ họ độc quyền, rất là khó khăn.

"Mỗi người góp một phần, chúng ta tiếp tục đòi hỏi cho bằng được tự do, nhân quyền và công lý".


Hòa thượng Thích Quảng Độ
vừa nói vừa đưa cao bó quà tiền sẽ tặng
Dân oan tại tiền đình Quốc hội II lắng nghe
Hòa thượng Thích Quảng Độ phát biểu

Tất cả đồng bào vỗ tay tán thưởng và nồng nhiệt hoan nghênh lời phát biểu của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Có người đã sụt sùi khóc vì xúc động. Một phụ nữ là bà Hoa thay mặt tập thể Dân oan đi khiếu kiện đến bên cạnh Hòa thượng đáp lời hưởng ứng, cám ơn Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo, cám ơn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chư Thượng tọa, Đại đức trong phái đoàn đến ủy lạo đồng bào. Bà chấm dứt bằng câu : "Hòa thượng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là đại diện cao cả cho Giáo pháp của Đức Phật, một sự hiện diện quý giá hôm nay cho tập thể Dân oan đi khiếu kiện trước Quốc hội vắng lặng như bãi tha ma này".
ImageImage
Bà Hoa, Đại diện tập thể Dân oan đáp từ cảm tạ, Thượng tọa Thích Không Tánh đứng bên trái, Thượng tọa Thích Minh Nguyệt bên phải, tay cầm chồng phong bì tiền tặng Dân oan
Hòa thượng Thích Quảng Độ phát quà
Image
Trong lúc đó, một số Dân Oan đem tấm biển viết tay dán lên cửa lớn ở mặt tiền Quốc hội. Ai nấy cũng có thể đọc rõ lời viết :
QUỐC HỘI ! QUỐC HỘI Ư ?

SAO MÀ VẮNG LẶNG ? ĐỂ NGƯỜI DÂN KHIẾU KIỆN ĐỢI CHỜ

CƠ QUAN GÌ GIỐNG BÃI THA MA
KHÔNG THẤY MỘT BÓNG HÌNH CÁN BỘ
TRÁCH NHIỆM ĐÂU ? LÒNG BÁC ÁI ĐỂ NƠI ĐÂU ?
SAO LẠI NỞ ĐỂ ĐOẠN TÌNH NHÂN LOẠI ?
MÁU CHẢY RUỘT MỀM NGƯỜI XƯA NÓI
QUỐC HỘI SAO ĐÀNH ! NGOẢNH MẶT LÀM NGƠ ?

Bài thơ Dân oan : Quốc hội ! Quốc hội ư ?



Tiếp đó, Thượng tọa Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Minh Nguyệt thay mặt Giáo hội phát những phong bì tiền đến tất cả các vị đại biểu thuộc 19 tỉnh và 9 quận thành phố Saigon. Tổng cộng số tiền phân phát là ba trăm (300) triệu đồng Việt Nam. Đại biểu 19 tỉnh gồm có : Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh long, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau, Bình Thuận. Chín quận ở thành phố Saigon là : Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Thạnh, và các Quận 4, 5, 6, 7, 9 và 12.

Trong cuộc điện đàm, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cho ông Võ Văn Ái biết rằng : "Tình hình Dân oan khiếu kiện còn rất căng thẳng chưa biết sẽ ra sao, vì đã lan khắp toàn quốc hàng chục năm rồi. Nếu Nhà nước Cộng sản không có biện pháp giải quyết nhanh chóng, thì Giáo hội phải ra tay cứu tế, và chắc sẽ đến lúc phải kêu gọi đồng bào Phật tử và đồng bào các giới ở hải ngoại hỗ trợ. Chứ trong nước ngoại trừ dân ở các thành phố lớn, đa số dân chúng ở các tỉnh nhỏ và thôn quê cũng nghèo thiếu lắm, khó có thể quyên góp. Mặt khác, còn phải giúp cho Dân oan ngoài Bắc nữa. Năm ngoái, Giáo hội đã chuyển tiền ra Hà Nội nhờ ngoài đó giúp đỡ ít nhiều, nhưng chưa thấm vào đâu. Công việc sẽ phải khẩn cấp và quy mô. Nhưng Giáo hội phải làm. Cho đến nay, chưa có tổ chức nào, đoàn thể nào, cá nhân nào vào tiếp tế như Giáo hội vừa làm hai lần vừa qua".

Tuy nhiên Hòa thượng bảo phải chờ vài tuần lễ nữa xem tình hình động tỉnh ra sao rồi mới tính được.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

CÔNG AN ĐÃ DẸP XONG HẰNG NGÀN DÂN OAN BIỂU TÌNH
Tuyết Mai
Được biết vào lúc 11 giờ tối , giờ Saigon, ngày 18 Tháng 7 , công an đã vào sát cổng rào, phía bên trong là người biểu tình. Ban ngày có hằng ngàn người biểu tình , nhưng buổi tối thì nguời ta tản mát đi bớt để nghỉ ngơi ở nhà nguời quen. Hiện lúc đó chỉ còn khoảng năm sáu trăm người và số công an tụ về đây cũng cở côn só hằng trăm đó. Công an đã tiến sát vào hàng rào, người biểu tình la lối phản đối thì công an lui lại một chút.

Dì Tư , người nông dân tham dự biểu tình nói , lần đầu tiên mới thấy công an đông quá là đông, lớp nào công an, lớp nào phụ nữ, đứng hai bên đường. Bà con mình đang lo quá cô à! Hiện bây giờ bà con đang cầm ống loa lên la. Hồi chiều Tỉnh Sóc Trăng đã về rồi.

Bà con mình thì lớp đứng ngoài rào, lớp trong rào, còn công an vài chục người đến gần cửa rào , còn bên ngoài thì mấy trăm người. Bà con mình la từ nảy tới giờ hơn một tiếng đồng hồ, la cho công an dạt ra bớt. Một số công an đứng quay phim chụp hình. Họ chưa tấn công, nhưng mình cũng đang đề phòng nó sẽ tấn công trong đêm nay. Chưa biết sẽ như thế nào.

Dì Tư nói, thường thì buổi tối không có công an ở đây , chỉ có một ít người bảo vệ thôi, mà nay có công an đông quá đông như thế này là biết có vấn đề đặc biệt rồi. Nó sẽ làm gì thì chưa biết rõ. Hiện bà con đứng tập trung tại một chỗ phía trước nên công an chỉ đứng dòm, quan sát, chứ chưa nhào vô tấn công. Bà con mình đang lo dữ lắm.

Dì Tư nói, không thấy nó có xe lớn hay xe Cảnh sát để bắt chở mình, nên không biết nó sẽ làm gì. Trước đây thì cứ bốn công an khiên một người biểu tình thảy lên xe, nó bắt nó chở đi, có khi bị té bầm mình mẩy.. Có khi nó khống chế, cồng tay..còn bây giờ chưa tấn công nên không biết nó sẽ làm gì, bắt mình chở về xứ hay hành hung ...

Nó có võ, có vũ khí , còn bà con mình không có gì nên có chuẩn bị, mua xăng, nhưng không cây xăng nào dám bán hết. Công an vây quá nên bà con mình đang nhốn nháo. Trước tình thế này cả đàn ông, lẫn đàn bà đều như nhau, không ai chịu lùi cả, ai cũng quyết tử, để coi, bà con mình ở đây cũng có một số có võ, bà con mình không dễ chịu thua đâu cô !. Không đánh được thì cũng cắn…

Nhìn từ trong ra chỉ thấy công an có bình chửa cháy, còn có vũ khí nào nữa không thì không biết. Còn bà con mình thì chỉ có tay không…

Một giờ sau , khoảng 12 giờ thì có từ 500 – 1000 công an, mật vụ, quân đội đem xe đò, xe cứu thương, xe mototava và xe tăng lại để đàn áp , giải tán dân oan. Xe tăng thì chận ở vòng ngoài. Trong lúc tấn công vào đám biểu tình Công an cho chiếu đèn pha thật sáng làm chói mắt người dân để nguời dân khó có thể chống cự lại . Người nào không đi thì công an dùng bạo lực lôi kéo, áp tải đồng bào lên xe. Có khoảng ba trăm trong số năm trăm người bị lôi lên xe đò đưa về tỉnh về, một số khoảng hai trăm thì dạt ra chung quanh, có thể họ sẽ tụ lại một ngày nào đó ở một đia điểm nào khác. Có một số người chống cự bị công an xúc đem về giam ở trại Phan Đăng Lưu.

Cuộc biểu tình của hằng ngàn đồng bào mất nhà mất đất về khiếu kiện tại Văn Phòng Quốc Hội II , Phú Nhuận, Saigon kéo dài đựơc 27 ngày. Tới giờ phút này 1 giờ đêm giờ Saigon , ngày 18 Tháng 7 đám dân oan biểu tình đã bị công an dẹp sạch, không xô xát, đẩm máu như ở Thiên An Môn.

CSVN đã dẹp tan đám biểu tình, nhưng không dẹp tan được khối hờn căm đang bừng sôi sùng sụt trong tim người dân quê VN hiền lành chất phát, thấp cổ bé miệng, đang bị cướp giật, đọa đày trong gông cùm Cộng Sản.

(Tin này được cung cấp bởi những người dân quê tham dự biểu tình và một số anh em trong nhóm www.lichsuviet.com)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Sai Gon Police Violently Suppress Peasants' Protest


Viet Nam - July 19, 2007 ? At around 10PM., Sai Gon police begin to violently suppress Vietnamese peasants as they protest for their land rights. Hundreds of police have surrounded the protesters, fired tear gases and sprayed waters into the crowd and are arresting hundreds of organizers to unknown locations.

Since June 22, thousands of peasants from Southern provinces including Tien Giang, Binh Thuan, Can Tho, and Kien Giang have traveled to Sai Gon. They are currently camped outside of the Congress House 2, at 194 Hoang Van Thu Street, Sai Gon in outraged protest over seizure of their land by the government.

Due to corruption, unlawful and arbitrary land policy. Thousands of Vietnamese peasants have lost their land, homes and other properties. Many are living homeless, poor and hungry while corrupt government officials continue to pocket peasants' compensation to fund their lavish life style.

The authorities have failed to solve these contentious land issues properly. Instead of engaging in direct and peaceful dialog, the government has chosen to use brutal force to suppress the protesters.

The People's Democratic Party strongly calls on the Ha Noi government to listen to its own people's concerns. We condemn the using force in order to suppress innocent people and hold the Ha Noi government accountable for committing these acts of violence against its own people. We call on human rights organizations, government officials of the free world and religious leaders to raise your voices to support the struggle of the Vietnamese peasants for the right to land and property.

Regards,
Tran, Nam
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Giải tán đoàn dân khiếu kiện ở TP.SaiGon

Image

Tin Quốc Nội cho biết vào tối hôm nay, lực lượng công an đã đến để giải tán đoàn người khiếu kiện ở TP. SaiGon và đưa xe chở họ về các tỉnh.

Từ gần một tháng qua, người dân từ nhiều tỉnh trong đó có An Giang và Tiền Giang đã dựng băng rôn và biểu ngữ trước văn phòng Quốc hội tại đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP. SG.
Buổi tối hôm nay, lực lượng công an đã phong tỏa khu vực và sau đó ép hầu hết những người dân còn tụ tập phải lên xe để về lại các tỉnh.
Hiện chưa rõ bao nhiêu người còn ở lại quanh khu vực trước văn phòng Quốc hội.
Vào lúc 1h30 sáng 19-7 giờ Việt Nam, một nông dân tham gia khiếu kiện, ông cho biết xe chở ông đã đến địa phận huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Ông Nguyễn Văn Trân cho biết: "Người ta đã giải tán rồi. Tối nay họ hứa hẹn là bà con cứ về đi, chính quyền địa phương sẽ giải quyết."
Ông Trân nói thêm ban đầu nhiều người nhất định không về, nhưng "cứ bốn, năm công an, dân phòng xốc một người lên xe, cuối cùng họ cũng làm xong."

Khi được hỏi là tại hiện trường khi ấy có xảy ra bạo lực hay không, ông Trân trả lời: "Không có chuyện gì."
Ông nói thêm rằng "lần này quay về, chắc cũng khó lên lần nữa."
Theo lịch, Quốc hội Việt Nam khóa XII sẽ khai mạc kỳ họp đầu tiên vào ngày thứ Năm 19-7.
Những người khiếu kiện phản đối điều mà họ gọi là ''tham nhũng'' và ''cướp đất'' của chính quyền địa phương các cấp đã tụ họp ngày đêm tại TP. HCM bất chấp mưa nắng từ gần một tháng qua.

Hòa thượng Thích Quảng Độ phát biểu trước người khiếu kiện hôm 17-7

Hôm thứ Ba 17-7, Hòa thượng bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ dẫn đầu một phái đoàn tăng lữ đến thăm địa điểm và có bài phát biểu công khai.
Hoà thượng Thích Quảng Độ, người bị quản chế ở Thanh Minh Thiền viện từ 2001, là phó lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo VN Thống nhất - một tổ chức không được chính phủ Việt Nam chấp nhận.

Trong một diễn biến gây bất ngờ, vị hòa thượng 78 tuổi, qua loa phóng thanh cầm tay, nói ông đến để "chia sẻ nỗi thống khổ, tủi nhục của đồng bào."
"Giáo hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi năm qua. Cho đến nay đã có cả nghìn bức văn thư khiếu kiện, mà họ không hề phản hồi một văn thư nào, không giải quyết gì cả."
"Muốn cho tình trạng này không còn xẩy ra nữa, thì chúng ta phải đòi hỏi cho bằng được nhân quyền, công lý và công bằng xã hội. Buộc họ phải trả lại cái quyền sống và quyền làm người cho ta, là vấn đề quan trọng nhất. Muốn như thế, thì phải chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị."
Hòa thượng Thích Quảng Độ kêu gọi: "Ngoài cái trước mắt là vấn đề đòi lại công lý, là tài sản trả lại cho đồng bào. Nhưng sau đó phải đòi lại nhân quyền và dân chủ, tự do. Quan trọng nhất là tự do ngôn luận để người dân được tự do bày tỏ ý kiến của mình, quan điểm của mình đối với những tổ chức cai trị mình."
Hòa thượng Thích Quảng Độ có mặt tại khu vực dân tập trung khiếu kiện khoảng nửa tiếng đồng hồ trước khi rời khỏi địa điểm này.

Tin từ Hội Phụ Nữ và Nhân Quyền (Women For Human Rights)
Phóng viên Amy Duong đại diện Hội Phụ Nữ và Nhân Quyền (Women For Human Rights) bày tỏ sự đau lòng thông báo tin khẩn vào lúc 10:45PM cua? tối thứ tư 7/18/2007 (ngày giờ VN), hàng ngàn công an mặc thường phục đã tiến vào đàn áp dã man người dân biểu tình. Họ đã dùng hơi cay, roi điện, với mục đích làm cho người dân biểu tình phải bị bất tỉnh và sau đó hốt đem về nguyên quán.
Tất cả đồng bào đều rất dũng cảm, đã biết tin csVN sẽ tiến hành đàn áp dã man 2 hôm nay, nhưng không một ai sợ sệt và lùi bước. Tất cả đều muốn tranh đấu trực diện, công khai và không chịu khuất phục!!!

Xôn xao blog

Trong khi báo chí chính thức đưa tin hạn chế, hàng trăm bức ảnh và lời bình đã xuất hiện trên các nhật ký trên mạng.
Nhiều bạn trẻ tỏ ra thông cảm với những người biểu tình.
''...Chiều nào cũng mưa thê thảm thế này thì họ sống thế nào ngoài vỉa hè đây?,'' một người viết nhật ký bình luận sau khi đọc bài trên blog về những khiếu kiện của người dân.
Một số người khác nói họ cũng đã chứng kiến nhưng ''sợ'' không dám chụp ảnh đưa lên mạng.

Những người quan sát cuộc biểu tình cho giới truyền thông hải ngoại biết có ít công an mặc thường phục nhưng có vẻ có nhiều công an 'chìm'. Chính người nói chuyện điện thoại di động với truyền thông hải ngoại đã cắt ngang cuộc điện thoại khi có 'công an tới'.

www.lienmangvietsan .au.tt
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Công an cộng sản Việt Nam ra tay đàn áp người khiếu kiện
Jul 18, 2007

Ngay từ sáng sớm hôm nay, tin tức về việc công an Việt Nam đàn áp người dân khiếu kiện sớm bùng ra, và gây sự chú ý. Cô Amy Dương của nhóm Women for Human Rights ngay từ sáng sớm đã đưa ra bản tin này, và anh Nguyễn Hồng Dũng của webcast truyền hình Việt Nam cùng hai người khách từ Hoa Thịnh Đốn về ghé thăm tòa soạn là anh Lê Quyền, và anh Lý văn Phước cũng tỏ ra quan tâm đến tin này ngay tức thì.

Những tin tức từ trong nước ngày hôm nay cho biết Công an Cộng sản Việt Nam đã tiến hành việc đàn áp những người dân khiếu kiện tại Saigon vào ban đêm. Nguồn tin nói rằng vào khoảng 10 giờ 45 đêm (có người cho rằng vào lúc 11 giờ khuya) giờ Việt Nam tức là khoảng 7 giờ sáng giờ California, hàng trăm Công an đã đưa hàng chục xe cây tới bao vây toàn bộ khu vực trước văn phòng Quốc Hội 2 tại Saigon, để ngăn chặn không cho những người khác vào nơi này và tiến hành việc đàn áp những người biểu tình bên trong.

Đến khoảng 10 giờ 5 phút khuya, công an CSVN đã sử dụng lựu đạn cay và vòi rồng để tấn công người biểu tình. Chúng dùng vòi rồng xịt mạnh vào những chiếc lều bạt giăng ở dọc đường và những biểu ngữ treo chằng chịt, giữa những tiếng la hét kêu cứu thảm thương của những người dân không tấc sắt trong tay. Trong lúc đó hàng ngàn người khác kéo đến chứng kiến cuộc đàn áp này nhưng không làm gì được vì lực lượng Công an quá hùng hậu, chúng dùng roi điện và gậy gộc để ngăn chặn những người ở ngoài tiến vào trong. Đến khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, những tin tức cho biết hàng chục người nông dân khiếu kiện kể cả những cụ già, phụ nữ và trẻ em đã bị thương, hàng trăm người khác bị hốt lên xe cây chở đi mất, không biết đi đâu và số phận của họ như thế nào. Trước đó toàn bộ điện ở khu vực này đã bị cắt, khiến cho cả khu vực lâm vào cảnh tối đen. Tất cả hệ thống điện thoại di động cũng bị cắt đứt không thể nào liên lạc được. Những người dân oan trước đây có điện thoại di động để có thể gọi ra ngoại quốc nay cũng bị cắt đứt im hơi lặng tiếng, cho đến chiều nay cũng không thể nào liên lạc được.

Tình hình trong khu vực được coi là thê thảm, với những tiếng khóc thê lương diễn ra ở khắp nơi. Một số người chạy thoát được cuộc cưỡng chế đã tạm thời rời khỏi địa điểm này, nhưng họ cho biết là họ sẽ trở lại đây khi trời sáng. Sự kiện xảy ra sau khi đã có những lời đe dọa từ phía nhà cầm quyền trong những ngày qua, khi đích thân Phó Thủ tướng Cộng sản Việt Nam lẫn Thứ trưởng Công an đã chủ tọa một buổi họp để gọi là bàn biện pháp giải quyết cuộc biểu tình của nông dân kéo dài sang tuần lễ thứ tư. Trương Vĩnh Trọng và các lãnh đạo Công an tố cáo rằng những người biểu tình là những thành phần kích động liên hệ đến cái gọi là các nhóm phản động nước ngoài. Công an tố cáo có 13 người mà chúng cho rằng đã trực tiếp lãnh đạo đoàn người biểu tình và cung cấp tiền bạc cho người dân đi khiếu kiện. Các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những lời đe dọa cho biết sẽ có những biện pháp chế tài mạnh đối với những người cầm đầu kích động người dân đi khiếu kiện bất chấp pháp luật.

Tin cũng cho biết Cộng sản Việt Nam đã đưa một số binh sĩ trong quân đội đến phi trường Tân Sơn Nhất ở gần đó để phòng bất trắc, nhưng lực lượng đàn áp vào đêm hôm qua là lực lượng Cảnh sát Công an và cứu hỏa chứ chưa sử dụng đến quân đội. Hiện nay những người chạy thoát được ra ngoài nói rằng họ không còn gì để mất, nên họ sẽ quay trở lại và kéo thêm người đến vào buổi sáng, cộng thêm những người quá bất mãn trước hình ảnh đàn áp người dân như vừa qua nên tình hình còn rất căng thẳng chưa biết sẽ biến chuyển như thế nào.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Những Ðiều Cần Biết Khi Du Học Tại Hoa Kỳ
Jul 20, 2007
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.

Kỳ trước, qua bài phỏng vấn của phóng viên Trà Mi thuộc đài Á Châu Tự Do (RFA) với tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư trường đại học Houston-Clear Lake ở tiểu bang Texas, giám đốc phụ trách các chương trình cộng tác du học giữa đại học Houston và các trường ở Việt Nam, chúng ta đã được giáo sư Hiển cho biết nhiều thông tin hữu ích cho sinh viên du học chọn trường thích hợp. Kỳ này, chúng ta sẽ theo dõi tiếp phần cuối bài phỏng vấn này.

- Hỏi: Các sinh viên Việt Nam khi quyết định du học thường có xu hướng đăng ký vào một trường cao đẳng cộng đồng thay vì trường đại học vì những yêu cầu, điều kiện dễ dãi hơn, hầu qua được đến Mỹ rồi mới tìm cách đối phó sau. Ý kiến của giáo sư về sự chọn lựa này ra sao?

- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Theo tôi, vấn đề học cao đẳng cộng đồng hay đại học đều tốt cả, vì hệ thống đại học ở Mỹ rất là liên thông. Ví dụ một du học sinh đăng ký học cao đẳng cộng đồng mà muốn sau này chuyển sang học đại học, anh ta có thể đến trường đại học đó tìm hiểu xem những yêu cầu của trường đối với bằng cử nhân 4 năm đại học là gì.

Sau đó, anh ta đăng ký những môn học trong 2 năm đầu ở trường cao đẳng cộng đồng trùng với những môn của 2 năm đầu ở trường đại học. Học xong 2 năm đầu, 2 năm sau anh ta có thể chuyển qua đại học học tiếp được. Do đó, vấn đề cộng đồng hay không cộng đồng không quan trọng.

Tuy nhiên, nếu mình được một trường đại học nhận vào thì khi đi phỏng vấn xin visa, người ta thấy rằng mình có năng lực, có thể đi qua học thành công thì cơ hội được visa sẽ cao hơn. Nếu mình đăng ký du học ở một trường cao đẳng cộng đồng thì cơ hội sẽ không mạnh như vậy. Tôi thấy những người xin đi học cao đẳng cộng đồng thường xin trường nhận vào học các chương trình tiếng Anh (ESL) trước.

Ðại đa số các trường hợp này đều không được cấp visa. Nếu vào thẳng ngành học chính của các trường cao đẳng cộng đồng thì các điều kiện họ đòi hỏi cũng không dễ đâu. Ví dụ như trường Houston Community College ở thành phố Houston, Texas, nơi tôi đang sống, họ yêu cầu điểm TOEFL trên 550 để được chấp nhận vào thẳng ngành học chính.
Trong khi đó, yêu cầu của trường đại học lớn ở Houston là University of Houston đối với du học sinh cũng là 550 điểm TOEFL. Ða số các học sinh đủ khả năng tiếng Anh thì sẽ xin vào thẳng đại học. Học ở cao đẳng cộng đồng có một cái lợi là học phí hạ, thường chỉ bằng 1/3 học phí của đại học. Do đó học 2 năm đầu ở cao đẳng cộng đồng thì rất đỡ về tiền.

- Hỏi: Nhưng nếu đăng ký ở một trường cao đẳng cộng đồng rồi sau đó chuyển sang đại học thì có kéo dài thời gian?

- Câu trả lời của Giáo sư Trần Văn Hiển là "Không có": Ở cao đẳng cộng đồng, ta có thể học 2 năm đầu của chương trình 4 năm đại học, khi chuyển sang đại học thì chuyển thẳng vào năm thứ 3, cho nên không mất thời gian. Trường hợp mất thời gian là những người không đủ sức xin vào học đại học mà xin giấy nhập học ở cao đẳng cộng đồng, khi vào trường, họ cho mình học các chương trình tiếng Anh trước.

Cách các trường cao đẳng cộng đồng nhận học sinh vào rất dễ, nhưng chính điều này sẽ gây ra một phiền toái khác. Ðó là đương sự không đủ sức để thuyết phục các nhân viên lãnh sự quán khi đi xin visa. Những người nhận được đơn nhập học của các cao đẳng cộng đồng là những người có trình độ tiếng Anh kém, nhận được đơn I-20 để qua học tiếng Anh chứ không phải là được nhận vào thẳng chương trình học.

- Hỏi: Ðể chọn được một ngôi trường tốt, uy tín, danh tiếng, và có chất lượng cao, sinh viên đặc biệt cần phải lưu ý những điều gì? Những yếu tố nào được gọi là ưu tiên cần phải cân nhắc đầu tiên?

- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Vấn đề đầu tiên, trường đó có được kiểm định chất lượng tối thiểu hay không. Khi xin du học, mình phải lựa các trường được kiểm định chất lượng của 1 trong 6 cơ quan vùng của nước Mỹ. Ví dụ như muốn đi vùng Ðông Nam thì có một hiệp hội gọi là SACS, vùng miền Tây thì có hội Western Association (bao gồm California, Oregon, Washington..)

Ngoài ra, còn có các hiệp hội của các vùng như North Central (bao gồm Arizona, New Mexico, Oklahoma..), vùng Middle State (như Michigan, Ohio..), hiệp hội Southern Association của các vùng miền Nam (từ Texas qua đến Georgia), và một hiệp hội của vùng Ðông Bắc. Tổng cộng có 6 hiệp hội. Khi bạn vào internet, gõ chữ "American University Regional Accreditation" sẽ tìm thấy 6 hiệp hội như vậy.

- Hỏi: Các trường học có được sự chứng nhận của những hiệp hội này thì mình có thể yên tâm là có danh tiếng và chất lượng?

- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Không phải là danh tiếng, mà điều này nói lên rằng trường đó có chất lượng tối thiểu ở Mỹ. Những tín chỉ mình học từ những trường đó khi chuyển qua trường khác được công nhận.
Chẳng hạn như tôi đang học ở một trường được Western Association chấp nhận là hội viên, nhưng muốn chuyển sang Texas, nếu các môn tôi đã học tương tự như bên bằng của Texas thì người ta cho tôi chuyển qua.

Còn nếu tôi học ở một trường không có kiểm định chất lượng tối thiểu như vậy, tôi xin chuyển qua họ không nhận, coi như mình bị mất phí đi thời gian học, mà nhiều khi tấm bằng ra trường cũng không được công nhận có thực chất. Còn những trường nổi danh thì lại khác, có nhiều lắm. Do đó, vấn đề đầu tiên là trường đã được kiểm định chất lượng. Nếu trường nào vào 1 trong 6 hiệp hội đó là có chất lượng tối thiểu.

Thứ hai là vấn đề chuyên môn. Mình học ngành nào thì cần biết là trường đó có được kiểm định chất lượng chuyên môn ngành đó hay không. Ví dụ như ngành thương mại, trường đó cần phải có cái gọi là AACSB. Hiệp hội đó mà đóng dấu vào thì nghĩa là trường này có chất lượng tối thiểu để giảng dạy ngành ấy.

Còn nếu học về các ngành kỹ sư, khoa học ứng dụng thì trường cần có cái gọi là ABET. Nếu những ngôi trường mình đăng ký cho mình thấy rằng họ là thành viên của những hiệp hội kiểm định chất lượng như thế thì trường đó có chất lượng tốt.

Một yếu tố khác, cần xem ngôi trường đó ở một môi trường dễ sống hay không. Khi du học Mỹ, sau hai khoá học, trường sẽ cấp giấy phép cho bạn đi làm, bạn có thể tìm những việc làm trong ngành. Nếu bạn đến một thành phố thật bé, bạn muốn tìm những việc làm phù hợp với ngành học ở đó cũng khó. Cho nên, vấn đề là phải xem môi trường sống ở đó có thích hợp với mình, với hoàn cảnh kinh tế của mình hay không.

Ðiều thứ ba, cần xem chuyên ngành mà bạn muốn theo học ở trường đó có cao hay không. Những yếu tố đó sẽ giúp bạn dễ có cơ hội thành công khi đi xin visa du học.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin quý vị liên lạc với văn phòng Robert Mullins International San Jose (408) 294-3888,
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

HRW chỉ trích Việt Nam về vụ giải tán nông dân khiếu kiện
Jul 20, 2007

VOA - Tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền, Human Rights Watch, đã lên tiếng sau khi công an dẹp cuộc biểu tình ôn hoà của các nông dân khiếu kiện tại thành phố Saigon hôm thứ tư.

Theo tổ chức nầy thì hành động đó chứng tỏ rằng Việt Nam vẫn không dung chấp bất cứ ai chỉ trích chính phủ và những giới hạn mà chính phủ áp đặt trên quyền tự do phát biểu và hội họp của người dân.

Human Rights Watch nhắc lại sự kiện nông dân từ hơn một chục tỉnh ở nam bộ đã biểu tình trước trụ sở Quốc Hội 2 ở Sài Gòn từ 1 tháng nay để phản đối việc truất hữu đất đai của họ mà không bồi thường thoả đáng.

Những người mục kích vụ đàn áp cho biết công an đã dẹp băng-rôn và biểu ngữ của người biểu tình và bắt một số lên xe buýt.

Bà Sophie Richardson, Phó Giám Đốc bộ phận Á Châu của Human Rights Watch nói rằng vụ đàn áp chứng tỏ chính phủ ở Hà Nội vẫn tiếp tục tước đoạt các quyền cơ bản của người dân.

Bà nói thêm rằng nếu Việt Nam thực sự gia nhập cộng đồng quốc tế thì chính quyền phải dung chấp những người bất đồng ý kiến thay vì đàn áp họ.

Thông cáo của tổ chức Human Rights Watch ghi nhận là lâu nay chính quyền Việt Nam vẫn không ngớt xâm phạm quyền tụ họp và phát biểu một cách ôn hoà của những người bất đồng và những người phản kháng.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests