Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »


Việt Nam đón giao thừa Đinh Dậu “buồn” hơn mọi năm


January 27, 2017


Image
Hồ Gươm, Hà Nội vắng vẻ hơn mọi năm. (Hình: báo VNExpress)
VIỆT NAM (NV) – Tối 30 Tết, tại Hồ Gươm, Hà Nội lượng khách ít hơn mọi năm do không còn màn pháo bông được chờ đợi nhất. Trong khi đó ở Sài Gòn, đường hoa Nguyễn Huệ vẫn thu hút khách.

Theo mô tả của phóng viên báo điện tử VNExpress, tối 30 tết ( ngày 27 tháng Giêng), Hà Nội trời se lạnh, khô ráo, nhiệt độ khoảng 20 độ C.

Do năm nay không bắn pháo bông, nên xung quanh Hồ Gươm không đông đúc như mọi năm. Pháo bông sẽ được chiếu trên màn hình LED tại các điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật gồm như: Vườn hoa Lý Thái Tổ, sân vận động Mỹ Đình, trung tâm quận Hà Đông, quận Tây Hồ, thị xã Sơn Tây nên những nơi này người dân tập trung đông hơn.

Ở ngoài đường phố, nhiều đôi trai gái, gia đình trẻ dắt con nhỏ thong thả dạo phố. Nhiều người vẫn kiên nhẫn chờ bán những cây quất cuối cùng. Năm nay, đào quất không đẹp nên cũng không được giá. Nhiều người buôn thất thu. Tương tự, tại tỉnh Phú Thọ, không khí ngoài đường trầm hơn mọi năm.

Tại Phú Yên, tuy không bắn pháo bông, nhưng nhờ tổ chức đường hoa Xuân thay thế đã kéo được người dân ra đường thưởng lãm. Khoảng 20 giờ, dòng người đổ về trung tâm thành phố Tuy Hòa, các tuyến đường Đại lộ Hùng Vương, Trần Phú, Lê Trung Kiên, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo… nhộn nhịp khách dạo phố. Nằm sát bờ biển, Quảng Trường 1 Tháng 4 trên đường Lê Duẩn – Độc Lập, hàng ngàn người đổ về để thưởng thức chương trình nghệ thuật Chào năm mới.

Tại kinh thành Huế hay vì đến khu vực Ngọ Môn xem trình nghệ thuật, nhiều bạn trẻ và du khách ngoại quốc lại chọn các quán bar uống bia chờ năm mới. Một số khác thì ở nhà xem tivi cùng gia đình.

Tại Đà Nẵng, trời ấm áp. Người dân cũng đổ ra đường nhưng không đông như những năm trước vì thành phố không bắn pháo hoa. Nhiều quán nhậu vẫn đông nghẹt khách. Ven sông Hàn, nhiều người dân đổ đến những điểm trang trí hoa xuân để dạo chơi, chụp hình…

Thành phố Đà Nẵng sẽ cho cầu Rồng phun lửa và nước trong suốt 4 đêm; Cầu quay sông Hàn cũng quay 90 độ từ 2 giờ sáng đến 12 giờ đêm các ngày mùng Một và mùng Hai Tết để phục vụ người dân, du khách.

Còn tại Sài Gòn, càng đến thời điểm giao thừa, dòng người đổ về các tuyến đường trung tâm thành phố như Đồng Khởi, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng… ngày càng đông. Trong khu vực đường hoa Nguyễn Huệ, màn biểu diễn ánh sáng nghệ thuật trên tòa nhà Ủy ban thu hút hàng ngàn người đến xem.

Image
Người dân chụp hình lưu niệm bên linh vật của năm Đinh Dậu tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.(Hình: báo VNExpress)

“Các tiết mục rất độc đáo, nhiều màu sắc lại hiện trên nền tòa nhà có kiến trúc đẹp nên rất hấp dẫn. Vì năm nay không có pháo hoa nên tôi cho các con dạo một vòng đường hoa, xem biểu diễn ánh sáng rồi về đón giao thừa cùng gia đình”, ông Hòa ngụ Thủ Đức chia sẻ.

Dù mới hơn 6 giờ tối, nhưng hàng ngàn người dân từ các tỉnh xung quanh đã đổ về đường hoa nghệ thuật “Sắc xuân đất nước” tại thành phố Cần Thơ chờ đón giao thừa. Các con đường dẫn vào đường hoa xe cộ chen nhau dày đặt, cụ thể nhiều tuyến đường bị ùn ứ kéo dài từ khu vực đường hoa, đường đại Lộ Hoà Bình, đường 30-4.

Lực lượng cảnh sát giao thông rất vất vả để hướng dẫn người dân lưu thông nhằm tránh kẹt xe. Càng đến thời khắc giao thừa thì tại khu vực đường hoa lượng người đổ về càng đông.
Image
Đường phố Cà Mau vắng vẻ. (Hình: báo VNExpress)

Tại Cà Mau, thời tiết cũng mát mẻ, nhưng nhiều tuyến đường trung tâm vắng vẻ do người dân biết không bắn pháo bông. Đông đúc nhất là khu vực Nhà thiếu nhi tỉnh và chợ hoa ở phường 9. “Chúng tôi cho các con vui chơi chút cho biết không khí phố phường ngày Tết rồi tranh thủ về đón giao thừa cùng gia đình”, chị Trang Thị Nhung ở huyện Đầm Dơi, tươi cười nói. ( Tr.N)
hoanghoa
Posts: 2256
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Sau Tết biểu tình bùng phát ở Việt Nam
February 7, 2017

Image
Cuộc tuần hành đòi minh bạch và bồi thường thỏa đáng tại Cồn Sẻ. (Hình: Facebook)
VIỆT NAM (NV) – Ngay sau Tết Đinh Dậu, trong hai ngày 5 và 6 Tháng Hai, đã có hai cuộc biểu tình, một xảy ra ở thành phố Hà Nội, một xảy ra ở tỉnh Quảng Bình.

Theo báo chí Việt Nam, sáng 6 Tháng Hai, các tiểu thương Chợ Gốm Bát Tràng ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã đổ đến cổng ngôi chợ này căng biểu ngữ, đánh trống phản đối Công Ty Sứ Bát Tràng đột ngột khóa cổng, không cho họ vào trong buôn bán.


Chợ Gốm Bát Tràng được tạo lập trên thửa đất của Xí Nghiệp Gốm Sứ Bát Tràng – doanh nghiệp thuộc Sở Công Thương Hà Nội. Năm 2003, xí nghiệp này cho hàng trăm tiểu thương thuê đất. Họ bỏ tiền xây dựng các kiosque và buôn bán tại đó suốt từ 2003 đến nay.

Tháng Sáu năm ngoái, xí nghiệp được cổ phần hóa và trở thành Công Ty Cổ Phần Sứ Bát Tràng.

Sáng 6 Tháng Hai, khi đến chợ, các tiểu thương thấy cổng của chợ bị khóa và một thông báo, theo đó, công ty tạm thời dừng hoạt động kinh doanh của các kiosque tại khu hành chính để sửa chữa, cải tạo mặt bằng trong khuôn khổ mà công ty được phép quản lý và sử dụng.

Để hạ nhiệt, đến trưa ngày 6 Tháng Hai, chính quyền xã Bát Tràng và chính quyền huyện Gia Lâm đã tổ chức phá khóa, mở cổng chợ cho tiểu thương vào buôn bán như trước nhưng ngay sau đó, công ty đã cho người đến đào hố giữa sân chợ và tiểu thương chợ Gốm Bát Tràng biểu tình trở lại…

Trước đó vào trưa ngày 5 Tháng Hai, hàng trăm người cư trú tại xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, đã tuần hành đòi cách chức trưởng và phó thôn Cồn Sẻ, đồng thời đòi phải xét lại việc bồi thường sao cho thỏa đáng đối với những gia đình nuôi cá bè bị thiệt hại nặng nề vì chất độc do nhà máy thép của tập đoàn Formosa xả ra biển.

Một số hình ảnh và video clip được đưa lên Internet cho thấy, những người biểu tình ở xã Quảng Lộc đã giương cao các biểu ngữ cho rằng họ không phải là bò nên đừng mị dân, họ sẽ không ngưng phản kháng nếu không bồi thường thỏa đáng, đồng thời đòi phải minh bạch, công khai khi xét bồi thường.

Trò chuyện với BBC, Linh Mục Hoàng Anh Ngợi, phụ trách Giáo Xứ Cồn Sẻ, ước đoán, có từ 200 đến 300 người tham gia phản kháng. Đây là những gia đình chưa được nhận tiền bồi thường.

Tại thôn Cồn Sẻ có 94 gia đình nuôi cá bè nhưng chỉ có 79 gia đình được bồi thường với số tiền khoảng 100 triệu đồng/gia đình. Người ta không rõ tại sao các cán bộ thôn lại được giao đảm trách việc xét bồi thường và tại sao các cán bộ thôn có thể ưng ai thì cho, còn không ưng thì từ chối, bất kể người mà họ không ưng có thiệt hai hay không. Chính vì các cán bộ thôn không thèm giải thích lý do tại sao lại bồi thường cho gia đình này mà từ chối bồi thường cho gia đình khác nên dân chúng mới tuần hành phản đối.

Sau khi xả nước thải có chất độc ra biển, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ ở bốn tỉnh phía Bắc miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế), tập đoàn Formosa đã thỏa thuận với chính phủ Việt Nam rằng sẽ chi $500 triệu (khoảng 11,000 tỉ đồng) để bồi thường cho các nạn dân.

Đến nay, chính quyền Việt Nam chỉ mới chi ra chừng 4,700 tỉ đồng. Trong đó có 3,000 tỉ đồng được chi hồi cuối năm ngoái và 1,700 tỉ mới chi trước Tết Âm Lịch vừa qua. (G.Đ)
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Post by phidao »



Hai nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam sắp được trả tự do

February 10, 2017

Image
Bà Bùi Thị Minh Hằng trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội, chống Trung Quốc hồi năm 2011. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tin từ gia đình hai nhà hoạt động khá nổi tiếng trong nước là bà Bùi Thị Minh Hằng và ông Đoàn Huy Chương cho biết hai người này sắp được trả tự do, vì đã hết thời gian thi hành án mà nhà cầm quyền CSVN áp đặt cho họ.

Bà Bùi Thị Minh Hằng, dự trù được thả vào Thứ Bảy, 11 Tháng Hai, bị bản án ba năm tù giam vì một tội danh gây tranh cãi “gây rối trật tự công cộng” xảy ra ở Đồng Tháp vào năm 2014. Liên quan đến sự việc này, ông Nguyễn Bắc Truyển, một nhà hoạt động có liên quan, tường thuật lại sự việc.

“Hôm đó, có khoảng 18 người là thân nhân bạn bè tôi, trong đó có chị Hằng cùng xuống Đồng Tháp để thăm vợ chồng tôi. Khi đang đi xe máy trên đường, đoàn người bị một nhóm người lạ mặt tấn công rồi tất cả bị bắt về đồn công an. Sau đó, công an huyện Lập Vò, tỉnh Đồng Tháp thả hết những người còn lại nhưng đã khởi tố bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh theo điều 245 Bộ Luật Hình Sự, tội “Gây rối trật tự công cộng.”

“Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 12 Tháng Mười Hai, 2014, tòa án Đồng Tháp kết án bà Hằng ba năm tù giam, ông Minh 2 năm 6 tháng tù giam, và bà Quỳnh 2 năm tù giam. Bà Hằng là người ra tù cuối cùng được trả tự do trong vụ án này.”

“Tôi nghĩ đây là hành động trả thù hèn hạ của chính quyền, vì chị Hằng nổi tiếng từ những phong trào đấu tranh biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2011, sau đó bà liên tục có những hoạt động nhằm cổ súy cho tự do dân chủ nhân quyền cho Việt Nam,” ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết.

Còn anh Trần Bùi Trung, con trai bà Hằng, người đã có chuyến đi Hoa Kỳ để vận động tự do cho mẹ, cho biết: “Tôi đang đếm từng ngày để chờ đợi ngày mẹ tôi ra tù. Tính đến hôm nay là chỉ còn đúng một ngày nữa thôi.”

Trả lời cho câu hỏi có thông tin bà Hằng đã từ chối đi Mỹ để được tự do trước thời hạn, anh Trung cho biết: “Thực hư sự việc này thế nào thì tôi cũng không được rõ. Phải đợi mẹ tôi ra tù thì mới biết tường tận được sự việc, vì trong mấy lần thăm nuôi đều có công an đứng bên cạnh nên chúng tôi cũng không trao đổi được gì nhiều ngoài vấn đề sức khỏe và lương thực.”

Trong một diễn biến khác liên quan đến nhà hoạt động vì quyền lợi của công nhân là ông Đoàn Huy Chương sẽ được tự do sau bà Hằng hai ngày là ngày Thứ Hai, 13 Tháng Hai.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt qua điện thoại, bà Chiêm Thị Tường Mạnh, vợ ông Chương, cho biết: “Gia đình tôi đang chuẩn bị đi đón anh Chương vào ngày 13 này. Chủ Nhật cả nhà sẽ lên Sài Gòn và thuê xe đi Xuân Lộc, Đồng Nai.”

Ông Đoàn Huy Chương, một trong ba thành viên sáng lập Phong Trào Lao Động Việt, bị bắt vào Tháng Mười, 2010, bị tòa án tỉnh Trà Vinh tuyên án 7 năm tù giam vì tội “Phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo Điều 89 Bộ Luật Hình Sự.

Lao Động Việt là một tổ chức cổ vũ cho quyền lợi công nhân ở các xí nghiệp, chủ yếu là Sài Gòn và Đồng Nai. Họ đã gây tiếng vang khi tổ chức các cuộc biểu tình lên đến hàng ngàn công nhân, đòi tăng lương, đình công và đòi hỏi bảo đảm an toàn lao động.

Liên quan đến vụ án khá nổi tiếng vào năm 2010 này còn có bà Đỗ Thị Minh Hạnh, bị kết án 7 năm tù giam, nhưng nhờ sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền thế giới, chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho bà vào ngày 26 Tháng Sáu, 2014.

Ngoài ra, còn có ông Nguyễn Đoàn Quốc Hùng, bị kết án 9 năm tù giam và hiện vẫn còn đang thụ án ở trại giam Xuân Lộc.

Nói về tinh thần của Đoàn Huy Chương, bà Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết: “Anh Chương là người rất nhiệt huyết và có tâm hồn yêu nước rất mãnh liệt. Anh rất quan tâm đến những bất công mà các công nhân đang làm việc ở các xí nghiệp nhà máy đang gặp phải.”

“Là một người bạn đồng hành và cùng bị tù chung một vụ án., tôi rất hiểu và thương cảm những anh em như Chương. Chúng tôi đang chuẩn bị đi đón Chương và vận động gây quĩ để lo cho Chương sớm ổn định cuộc sống sau khi ra tù,” bà Hạnh cho biết.

Bà Mạnh cho biết thêm: “Chương bị bắt đúng 29 Tết, và đã bảy năm gia đình chúng tôi gồm hai con nhỏ đã không được đón Tết cùng nhau. Lần gần đây nhất tôi đi thăm anh cũng vào 29 Tết và anh cũng thông báo là sẽ về trong ngày 13 tháng này.”

Nói về những việc làm của chồng mình, bà Mạnh chia sẻ: “Là người mẹ thì tôi chỉ muốn gia đình mình được ổn định, đoàn tụ và làm ăn. Tôi là công nhân, làm lương ba cọc ba đồng nên nhiều khi cũng không theo dõi hết tin tức thời sự. Tôi chỉ tin là chồng tôi là người lương thiện, công việc anh ấy đã chọn thì tôi chỉ biết tôn trọng chứ không biết nói sao.”

Liên quan đến sự việc này, nhiều nhà hoạt động trong cả nước đang chuẩn bị đi lên trại giam để đón hai người tù nhân lương tâm này trở về.

Chị Thu Nguyệt, một nhà hoạt động ở Sài Gòn, cho biết: “Anh em chúng tôi đã chuẩn bị hết mọi thứ. Chỉ chờ ngày lên xe đi đón các anh chị trở về. Mặc cho mấy hôm nay phía chính quyền đã cho huy động lực lượng công an, an ninh theo dõi canh gác không cho chúng tôi ra khỏi nhà.”

Cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển cho biết: “Họ là những người anh em với chúng tôi. Việc đi đón các tù nhân lương tâm trở về là chúng tôi muốn gửi đến chính quyền này một thông điệp, nhà tù không phải là nơi đối thoại giữa nhà cầm quyền và những người lên tiếng cho những bất công của xã hội này.” (N.B.)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »


Dân Nghệ An đi kiện đòi bồi thường vụ cá chết
February 13, 2017

Image
Linh Mục Nguyễn Ðình Thục cùng người dân ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An,
đi kiện Formosa ở tòa án Kỳ Anh. (Hình: GnsP)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hàng trăm gia đình ngư dân thuộc ba xã ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, chuẩn bị tới tòa án thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để đòi bồi thường cho những thiệt hại họ chịu đựng do Formosa gây ra.

Trên mạng xã hội, người ta thấy phổ biến phóng ảnh bức thư mà Linh Mục Nguyễn Ðình Thục gửi nhiều nơi thông báo ông sẽ dẫn 619 gia đình ngư dân của ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ đến thị xã Kỳ Anh ngày 14 Tháng Hai, kiện công ty Formosa. Công ty này xả hóa chất độc hại giết chết một dải biển rộng lớn tại miền Trung, gây thiệt hại cho sinh kế của người dân suốt từ Tháng Tư năm ngoái đến nay nhưng không hề được bồi thường.


Tuy dân chúng dọc theo biển của tỉnh Nghệ An trong đó ngư dân huyện Quỳnh Lưu cũng bị thiệt hại từ vụ công ty Formosa xả thải độc hại ra biển, tỉnh Nghệ An lại không nằm trong danh sách được bồi thường. Trong khi đó, chỉ có dân ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế được bồi thường.

Ðầu Tháng Mười năm ngoái, Linh Mục Nguyễn Ðình Thục đứng tên đại diện cho dân chúng ba xã nêu trên, gởi tới nhà cầm quyền các cấp ở Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại, kèm theo bản kê khai thiệt hại. Tuy nhiên, cho đến nay, ông cũng như các nạn nhân, “vẫn chưa nhận được phúc đáp của các cơ quan nêu trên và dĩ nhiên là chưa nhận được sự bồi thường nào,” Linh Mục Thục viết trong thư.

Trong khi thông báo ông sẽ cùng các nạn nhân đi kiện, vị linh mục gởi thư ngỏ kêu gọi xin trợ giúp của các giáo xứ trên hành trình đi vào tòa án Kỳ Anh.

Theo tin loan truyền của Facebooker Lê Sơn trên mạng xã hội, “hơn 10 nhà xe vừa báo về với Linh Mục Nguyễn Ðình Thục là hiện tại họ đã bị chặn ngay tại thị trấn Cầu Giát.” Thuê xe hơi đi chung không được, “Cha và bà con vừa thống nhất lại với nhau là ngày mai bà con sẽ đi bộ và mang theo dụng cụ để nấu ăn dọc đường.”

“Nếu quý anh chị em ở gần khu vực Nghệ An-Hà Tĩnh, xin hãy tham đồng hành chung hoặc hỗ trợ thức ăn, nước uống dọc đường cho bà con. Tình hình bắt đầu căng thẳng nhưng người dân quyết tâm cao độ là sẽ vào nộp đơn kiện Formosa bằng được.”

Sau thảm họa do Formosa gây ra, Linh Mục Nguyễn Ðình Thục và ngư dân Quỳnh Lưu đã nhiều lần biểu tình đòi nhà cầm quyền CSVN bồi thường cho dân. Lần gần đây nhất, ông đã sang Ðài Loan, vận động Quốc Hội nước này và các tổ chức nhân quyền quốc tế can thiệp vào việc yêu cầu chính phủ Ðài Loan đóng cửa vĩnh viễn nhà máy Formosa và phải đền bù xứng đáng thiệt hại cho người dân Việt Nam. Họ cũng đã từng tới biểu tình tại cơ sở của Formosa ở cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Ngày 25 Tháng Mười Hai, 2016, chính quyền Việt Nam cho biết, Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình đã “họp ban chỉ đạo về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân bốn tỉnh miền Trung bị sự cố môi trường ảnh hưởng.”

Theo bản tin chinhphu.vn, ông Bình loan báo: “Không xem xét, kiến nghị mở rộng phạm vi, đối tượng của Quyết Ðịnh số 1880/QÐ-TTg cho đến khi có chỉ đạo mới của thủ tướng chính phủ.” (TN)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Dân Nghệ An đi khiếu kiện bị côn đồ tấn công

February 14, 2017

Image
Giáo dân đi bộ nộp đơn kiện sau khi công an cấm xe đò chở họ đi. (Hình: Facebook JB Nguyễn Hữu Vinh)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Tối 14 Tháng Hai, khi ghé vào giáo xứ Đông Tháp, ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, để dùng cơm tối, một số giáo dân giáo xứ Song Ngọc trên đường đi khiếu kiện đòi Formosa bồi thường, bị những kẻ lạ mặt tấn công.

Theo tường thuật của một số facebooker, những kẻ lạ mặt trà trộn vào đoàn người đang đi bộ tới thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để nộp đơn kiện Formosa, gây rối rồi hành hung họ.


Ngoài một số hình ảnh cho thấy có một số người bị côn đồ đánh trọng thương, còn có tin cho biết công an đã bắt hai nữ tu và khoảng 10 giáo dân của giáo xứ Song Ngọc.

Giáo xứ Song Ngọc bao gồm giáo dân đang cư trú tại ba xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ, Sơn Hải, thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Tuy cũng bị thiệt hại do nhà máy thép của tập đoàn Formosa xả nước thải nhiễm độc chất ra biển, họ không được bồi thường.
Image
Một giáo dân bị côn đồ tấn công. (Hình: Blog Dân Làm Báo)
Sáng 14 Tháng Hai, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Song Ngọc lên đường đến thị xã Kỳ Anh bằng cả xe hai bánh gắn máy lẫn xe đò. Đây không phải là lần đầu tiên giáo dân các giáo xứ của Giáo Phận Vinh đến trụ sở tòa án thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa.

Những lần trước, công an chặn các xe đò chở giáo dân và lần này cũng vậy, nhưng sau khi rời xe đò, thay vì về nhà, giáo dân tiếp tục đi bộ đến thị xã Kỳ Anh.

Dọc đường, dân chúng một số nơi mang bánh trái, nước uống ra tặng họ.

Trước diễn biến ngoài dự kiến đó, công an đề nghị cung cấp một xe đò, chở một số người tiếp tục đi nộp đơn kiện và cung cấp đủ xe đò để toàn bộ những người còn lại quay về nhà nhưng giáo dân từ chối.

Họ cùng nhau đi bộ và đến tối, và chỉ mới đi được chừng 18 cây số.

Đường từ huyện Quỳnh Lưu đến thị xã Kỳ Anh dài khoảng 180 cây số.
Image
Công an đi theo những người muốn nộp đơn kiện Formosa. (Hình: Facebook JB Nguyễn Hữu Vinh)

Nếu hàng ngàn giáo dân giáo xứ Song Ngọc, trong đó có nhiều người già, phụ nữ, tiếp tục đi bộ đến thị xã Kỳ Anh thì việc nộp đơn kiện Formosa sẽ biến thành một cuộc tuần hành đòi công bằng kéo dài cả tuần nữa.

Có thể do sốt ruột, công an Nghệ An đành dùng đến côn đồ.

Máu đã đổ, một số người bị bắt, nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Linh Mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân của ông sẽ bỏ cuộc.

Cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giáo dân sẽ ngồi yên nhìn công an thẳng tay đàn áp những người đồng đạo với họ chỉ vì những người này đi đòi công bằng cho mình và đòi quyền sống an lành cho cả khu vực.

Giáo Phận Vinh có khoảng 500,000 giáo dân đang cư trú ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ngoài yếu tố tỉnh nào cũng có những vùng bị thiệt hại năng nề do biển bị nhiễm độc, giáo dân của giáo phận này còn nổi tiếng về chuyện không biết sợ và rất đoàn kết.

Do vậy, có thể không chỉ chính quyền tỉnh Nghệ An cảm thấy bất an mà chính quyền các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng sớm cảm thấy y như vậy. (G.Đ.)
duynga
Posts: 114
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Post by duynga »

Formosa Hà Tĩnh lại bị nghi xả chất thải độc hại

February 20, 2017

Image
Vết nước đỏ ở khu cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh. (Hình: Báo Pháp Luật Sài Gòn)
HÀ TĨNH (NV) – Trên mạng xã hội lan truyền về một đoạn video clip ghi hình ảnh về một cống xả nước thải với dải nước màu đỏ ngầu dài 50 mét lan ra biển, được cho là ở cầu cảng trong khu kinh tế Vũng Áng có liên quan đến Formosa.

Truyền thông Việt Nam ngày 19 Tháng Hai, loan tin, cộng đồng mạng đang hoài nghi về video clip quay cận cảnh một cống nước xả ra dòng nước thải màu đỏ khá lớn và cho rằng “Formosa tiếp tục xả thải.”


Theo nội dung clip, khoảng 10 giờ ngày 17 Tháng Hai, một số công nhân làm việc tại công ty Formosa Hà Tĩnh, phát hiện tại khu vực cầu cảng Sơn Dương, thuộc công ty này xuất hiện một dải nước màu đỏ dài khoảng 50 mét tấp vào chân bờ kè cảng đến ngày hôm sau mới tan biến.

Chiều 19 Tháng Hai, nói với báo Pháp Luật Sài Gòn, ông Võ Tá Ðinh, giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Tĩnh cho biết, sau khi có tin xuất hiện dải nước đỏ, Viện Khoa Học Công Nghệ phối hợp với các cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã lấy mẫu để phân tích và đang chờ kết quả.

Trước đó, ngày 18 và 19 Tháng Giêng, tại khu vực kinh doanh nhà hàng bè nổi ở cảng Vũng Áng cũng xuất hiện vùng nước có dải màu đỏ, đục lẫn bọt biển dài khoảng 100 mét, lan rộng khoảng 15 mét, chạy dọc kè chắn sóng của cảng Vũng Áng.

Ngay sau đó, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh, cũng lấy mẫu nước để phân tích tìm nguyên nhân.

Trả lời báo chí về kết quả phân tích, ông Phan Duy Vĩnh, phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh, cho biết: “Theo kết quả phân tích, dải nước màu đỏ là do ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt, xả thải. Hơn nữa khu vực này nước ít chảy luân chuyển nên ô nhiễm hữu cơ là điều bình thường.” (Tr.N)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Ngư dân Quảng Bình biểu tình đòi đền bù thiệt hại do Formosa gây ra

Image
Ngư dân Quảng Bình biểu tình chặn xe sáng 27/2/2017.
Photo: FB nguyenhuuvinh

Sáng 27/2/2017, hơn một ngàn ngư dân tại xã Quảng Đông, và hàng trăm ngư dân xã Cảnh Dương, Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình bất ngờ quăng lưới chặn Quốc lộ 1A để biểu tình đòi đền bù thiệt hại do nhà máy thép Formosa gây ra.

Một người dân ở xã Quảng Đông, gần khu vực xảy ra biểu tình cho Đài Á Châu Tự Do biết:

"Sáng nay có diễn ra 2 điểm biểu tình là ở Quảng Đông bà con kéo lên giăng lưới chặn xe lại, cảnh sát công an người ta định dẹp. Rồi ở chỗ Cảnh Dương cũng có một tổ nữa biểu tình ở đó. Công an người ta chia ra mấy nhóm để mà ra dẹp. Mấy chỗ đó không phải của công giáo đâu, mà là bên lương. Họ giăng lưới, lấy lốp xe chặn họ lại, khoảng đến 12h hơn. Ngoài Quảng Đông thì hơi lâu hơn."

"Không thỏa đáng về vấn đề đền bù, những cái làng mà ngư nghiệp toàn phần rồi thì nên phát cho người ta hết cả, nhưng lại chia ra nhóm, có một nhóm không làm gì cũng nhận rồi. Không công bằng được, vì cơ sở ở dưới đưa lên không rõ ràng, rất là lộn xộn. Tình hình này mà không giải quyết cho tận gốc rõ ràng là còn lộn kéo dài nữa".

Nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh thừa nhận xả thải ra biển làm cá chết hàng loạt dọc ven biển 4 tỉnh Bắc Trung bộ là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế vào tháng 4 năm ngoái, khiến người dân mất sinh kế. Sau đó nhà máy này giao cho Chính phủ Việt Nam 500 triệu USD để bồi thường cho nạn nhân chịu thiệt hại. Tuy nhiên, đến nay một số người dân trong diện được chính phủ Hà Nội qui định được bồi thường vẫn chưa nhận được số tiền đó và nhiều cuộc biểu tình đòi hỏi quyền lợi đã xảy ra.
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Nghệ An, Hà Tĩnh, Sài Gòn: Cả ngàn người biểu tình chống Formosa
Cả ngàn người ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Sài Gòn vào sáng 5 Tháng Ba (giờ Việt Nam) cùng lúc xuống đường tham gia các cuộc biểu tình đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam.

Tường thuật của các facebooker từ các địa điểm nổ ra biểu tình cho hay, tại Nghệ An, đồng loạt các Giáo xứ tại Giáo phận Vinh đã xuống đường biểu tình yêu cầu chấm dứt Formosa.

‘Giáo xứ Vĩnh Hoà xuống đường với những yêu cầu chính đáng “Formosa cút khỏi Việt Nam”. Giáo xứ Phú Yên và một số bà con giáo xứ Mành Sơn cùng Cha Anton Đặng Hữu Nam bắt đầu tuần hành sang giáo xứ Song Ngọc để dâng thánh lễ hiệp thông và cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm hoạ ô nhiễm môi trường do Formosa gây nên.’

Những người biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ như: ‘Formosa, quy trình giết chết dân Việt’, ‘Formosa nhận lỗi, chính quyền Việt Nam nhận tiền, còn nhân dân nhận thảm họa’, ‘Hãy hành động vì con em chúng ta’…

Còn tại Hà Tĩnh, người dân bao vây thủ phủ Formosa. Có sự xuất hiện của quân đội. Một hàng rào dây thép gai đã rào sẵn từ trước cách xa tường thành Formosa.

Theo tường thuật của Facebooker Paulus Lê Sơn và các cộng sự: ‘Tại Hà Tĩnh, cho đến 11 giờ 20 phút, người dân tại Hà Tĩnh vẫn đang tọa kháng tại trước cổng công ty Formosa. An ninh, công an, cảnh sát cơ động được bố trí dày đặc và khắp nơi.’

Riêng tại Sài Gòn, nhiều người dân đã đến khu vực nhà Thờ Đức Bà, quận 1, để biểu tình phán đối nhà cầm quyền Việt Nam bao che cho Formosa. Họ mang theo biểu ngữ đòi đuổi Formosa và kêu gọi người dân đoàn kết chống lại sự đàn áp của chính quyền.

Tại Biên Hòa, Đồng Nai, một số người cũng xuống đường giơ cao các biểu ngữ ‘Vì sự sống còn của tương lai chúng ta, Formosa phải cút khỏi Việt Nam.’

Đứng trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhiều người dân hô vang các khẩu hiệu và giơi cao các biểu ngữ: “Đuổi Formosa là trách nhiệm chung của chúng ta’, ‘No Formosa’, ‘Chúng tôi muốn làm người’, ‘Người Việt không giết Người Việt’ và có cả khẩu hiệu ‘Get out China’…

Phía chính quyền đã đáp trả bằng cách huy động hơn 200 công an cảnh sát, chở theo cả hàng rào thép gai để trấn áp. Họ liên tục đưa xe còi hú, xe loa liên tục ra lệnh “cấm người dân tụ tập đông người, gây mất trật tự”. Thế nhưng bất chấp, người dân vẫn đứng trước khu vực nhà thờ Đức Bà, ngay dưới chân tượng Đức Mẹ để biểu thị thái độ ôn hoà.

Rất nhiều người dân bị hốt đưa lên xe chở về công an Phường 7, Bến nghé, Phường 3, Quận 1, trong đó có linh mục Trương Hoàng Vũ và Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế. Họ bắt bớ tất cả những người cầm máy quay phim chụp hình và đưa lên xe chở về các đồn công an câu lưu giam giữ.

Vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là thảm họa Formosa đề cập đến việc hàng trăm tấn cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, bắt đầu từ ngày 6 Tháng Tư năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của hàng trăm ngàn gia đình ngư dân và phá hủy gần như hoàn toàn ngành du lịch của khu vực này.

Trước sức ép của dư luận và nhiều cuộc biểu tình của người dân miền Trung và cả ở các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội, cuối Tháng Sáu năm 2016, Formosa xin lỗi chính quyền và nhân dân Việt Nam kèm cam kết bồi thường 500 triệu đô la và không có truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ ai.

Dù Formosa cam kết bồi thường 500 triệu đô la, nhưng cho đến nay, nhiều người dân vẫn chưa nhận được tiền bồi thường thỏa đáng từ phía nhà cầm quyền Việt Nam, người dân Hà Tĩnh tiếp tục đi kiện và không được giải quyết.

Ðỉnh điểm sự phản kháng của người dân Hà Tĩnh là ngày 2 Tháng Mười 2016, hàng ngàn người kéo đến biểu tình trước nhà máy Formosa đòi đóng cửa thủ phạm đầu độc môi trường tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.

Cuộc biểu tình được cho là “lớn nhất từ trước đến nay” ở Hà Tĩnh làm chính quyền rúng động phải dùng rất đông cảnh sát cơ động đứng chắn ngang sát tường rào của cơ sở Formosa.

Gần đây nhất, hôm 14 Tháng Hai 2017, một cuộc tuần hành do Linh Mục JB Nguyễn Ðình Thục, giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh, dẫn dắt thu hút hơn 600 người dân các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đi kiện Formosa. Cuộc tuần hành bị công an đàn áp dã man trong đó nhiều người bị đánh đập, câu lưu khi mới đi được 1/5 chặng đường. – nguoiviet
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Quân đội CSVN chống lưng cho việc bán lãnh thổ
March 7, 2017

Image
Hai tàu ngoại quốc đang chờ nhận cát ở Phú Quốc. Một trong hai là tàu của Trung Quốc.

VIỆT NAM (NV) – Dù cát là nền của lãnh thổ nhưng quân đội CSVN vẫn trương bảng, che chắn cho một số doanh nghiệp móc ruột lãnh thổ bán cho ngoại quốc.

Không phải tổ quốc, cát mới… trên hết

Trong thập niên vừa qua, bất kể các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực tại Việt Nam liên tục nhắc nhở rằng, cát không chỉ là khoáng sản hay vật liệu xây dựng mà còn là nền móng lãnh thổ, chính quyền Việt Nam vẫn làm ngơ, để mặc giới hữu trách từ trung ương đến địa phương thi nhau cấp giấy phép hoặc “thỏa thuận miệng” cho một số doanh nghiệp thi nhau khai thác cát.

Ngoài việc móc cát từ lòng sông, suối, giới hữu trách tại Việt Nam tiến thêm một bước, cho phép móc cát ở khu vực ven biển để xuất cảng dưới chiêu bài “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn.”

Hậu quả đến ngay lập tức, sạt lở ở sông, suối, bờ biển xảy ra khắp nơi, không thể ngăn chặn. Trong vài năm gần đây, mỗi năm, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã mất năm cây số vuông mặt đất do sạt lở tại sông rạch và bờ biển. Với tốc độ sạt lở như hiện nay, sau vài thập niên nữa, Cà Mau sẽ biến mất.

Nếu có thống kê toàn diện về diện tích mặt đất bị sạt lở trên toàn Việt Nam, chắc chắn con số đó sẽ làm nhiều người biến sắc.

Khai thác cát không chỉ khiến lãnh thổ bị thu hẹp mà còn hủy hoại tài sản và hủy diệt sinh kế của dân chúng ở những khu vực bị giới hữu trách gật đầu cho một số doanh nghiệp móc cát. Ðó cũng là lý do dẫn tới hàng trăm cuộc biểu tình, một số biến thành bạo động suốt từ ngoài Bắc vào tới trong Nam.

Hồi đầu tháng này tờ Tuổi Trẻ công bố loạt bài điều tra về “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” để xuất cảng sang Singapore.

Từ 1960, Singapore liên tục mua cát ở khắp nơi trên thế giới để mở rộng lãnh thổ. Ðến nay, diện tích lãnh thổ của Singapore đã tăng thêm 24%. Phần lớn cát giúp Singapore mở rộng lãnh thổ đến từ Việt Nam.

Theo các số liệu do Tổng Cục Hải Quan Việt Nam thống kê, từ 2007 đến 2016, Việt Nam đã xuất cảng 67 triệu mét khối cát.

Trong giai đoạn từ 2007 đến 2009, cát xuất cảng chủ yếu được móc từ lòng các con sông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khối lượng khoảng 24 triệu mét khối.

Do bị các chuyên gia và dân chúng phản ứng kịch liệt, cuối năm 2009, chính phủ Việt Nam cấm xuất cảng cát. Ðến năm 2013, Bộ Xây Dựng Việt Nam tìm ra một con đường mới để tiếp tục móc cát mang đi bán: Giao cho một số doanh nghiệp tự bỏ tiền “khai thông, nạo vét luồng lạch” rồi được “tận thu, xuất cảng” cái gọi là “cát nhiễm mặn” để trang trải chi phí. Bộ Xây Dựng Việt Nam gọi con đường mới này là “xã hội hóa hoạt động bảo đảm hàng hải”!

Dẫn đầu “xã hội hóa hoạt động bảo đảm hàng hải” là Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Kế đó là chính quyền 11 tỉnh ven biển: Kiên Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Ðịnh, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Các chủ đầu tư bao gồm Bộ Quốc Phòng và chính quyền 11 tỉnh đã trình 40 dự án, nhằm móc khoảng 250 triệu khối cát từ lòng biển để xuất cảng.

Từ 2013 đến cuối năm 2016, Việt Nam tiếp tục xuất cảng 43 triệu khối cát nhiễm mặn sang Singapore.

Theo điều tra của tờ Tuổi Trẻ, trên các hợp đồng xuất cảng, giá bán cát chỉ từ 80 cents đến 1.3 đô-la/khối. Trong khi giá bán trên thực tế là hơn 4 đô-la/khối. Nói cách khác, Việt Nam không chỉ mất tài nguyên, lãnh thổ rỗng ruột mà chẳng thu được bao nhiêu từ thuế xuất cảng cát bởi trên giấy tờ, giá bán cát xuất cảng quá thấp.

Ðiểm đáng chú ý là các dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” để xuất cảng sang Singapore với khối lượng lớn đều thuộc về Bộ Quốc Phòng Việt Nam bởi bộ này đang làm chủ nhiều quân cảng.

Lãnh thổ, nhân tâm không bằng lợi ích cá nhân và nhóm

Quân đội CSVN chống lưng cho việc bán lãnh thổ
Tàu chở cát Phú Quốc đang chờ đổ cát xuống đảo Tekong của Singapore. (Hình: Tuổi Trẻ)
Hiện nay, dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” duy nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long là dự án do Vùng 5 Hải Quân làm chủ đầu tư. Bất kể chính quyền tỉnh Kiên Giang phản đối việc móc cát quanh đảo Phú Quốc xuất cảng sang Singapore trong khi các công trình xây dựng trên đảo Phú Quốc phải chở cát từ đất liền ra, từ đầu năm đến nay, các tàu chở cát của ngoại quốc vẫn đến Phú Quốc thả neo, nhận cát rồi nhổ neo, chở đi hàng triệu mét khối cát!

Ngoài Vùng 5 Hải Quân, Vùng 4 Hải Quân cũng là chủ đầu tư một dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” ở Cam Ranh, Khánh Hòa.

Tháng Tư năm 2015, dân chúng thị xã Cam Ranh từng đổ ra quốc lộ 1 biểu tình phản đối việc “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” ở đầm Thủy Triều khiến tôm, cá nuôi tại các ao quanh đầm chết sạch trong khi việc bồi thường và hỗ trợ di dời thì lại không thỏa đáng. Cuộc biểu tình khiến quốc lộ 1 bị nghẽn ba ngày.

Chuyện “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” ở đầm Thủy Triều tạm ngưng một thời gian, đến Tháng Chín năm 2015, khi dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” khởi động trở lại, xung đột đã bùng lên giữa các tàu mà Vùng 4 Hải Quân cử đi theo để bảo vệ những sà lan móc cát.

Lúc đó, có hai trong số 60 ghe, xuồng của dân chúng phường Cam Phúc Bắc tham gia ngăn chặn việc “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” ở đầm Thủy Triều bị đâm chìm. Hàng chục người bị bắt, bị phạt tù vì “gây rối trật tự công cộng,” cản trở việc thực hiện một… “dự án quốc phòng”!

Sau loạt bài điều tra do tờ Tuổi Trẻ thực hiện, thủ tướng Việt Nam tuyên bố sẽ triệu tập một cuộc họp để thảo luận về xuất cảng cát. Nhiều người tin rằng sẽ có một số viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng không ai tin rằng trong số những viên chức đó sẽ có các viên chức của Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Cho đến nay, Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An Việt Nam vẫn là những lãnh địa bất khả xâm phạm.

Trên Internet và trên báo chí, cả các chuyên gia lẫn dân chúng cùng khẳng định bản chất của những dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” là bán lãnh thổ nhưng rất ít người dám đặt vấn để về trách nhiệm của Bộ Quốc Phòng – nơi chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ.

Ðã có vài người nêu thắc mắc, khi toàn bộ hệ thống công quyền Việt Nam không kiểm soát được chuyện hết sức đơn giản là giá xuất cảng cát, khiến công quỹ mất ít nhất 75% thuế xuất cảng/tổng lượng cát xuất cảng thì lấy gì bảo đảm không có khối cát nào được móc từ lòng bờ biển Việt Nam để trao cho Trung Quốc bồi đắp hàng chục đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, nhằm hỗ trợ yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông (?).

Những thắc mắc kiểu này sẽ không có ai điều tra, trả lời vì chúng dính đến Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Nếu Bộ Quốc Phòng Việt Nam không thích thì không ai dám hỏi giống như chưa bao giờ có ai dám hỏi về trách nhiệm của các viên chức lãnh đạo Bộ Quốc Phòng khi hàng loạt căn cứ quân sự trở thành kho chứa hàng hóa nhập cảng lậu.

Tương tự, nếu Bộ Quốc Phòng Việt Nam không muốn thì ngay cả các viên chức lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam cũng không dám yêu cầu, giống như Bộ Quốc Phòng Việt Nam vẫn thản nhiên giữ 157 hecta đất cạnh phi trương Tân Sơn Nhất để cho thuê làm sân golf 18 lỗ. Cuối cùng do phi trường Tân Sơn Nhất quá tải mà không thể mở rộng, chính quyền Việt Nam phải đi vay 18.7 tỉ đô-la để xây dựng một phi trường quốc tế mới ở Long Thành, Ðồng Nai. (G.Ð)
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »


Hình công an tra tấn phụ nữ gây căm phẫn trên mạng xã hội

March 9, 2017

Image
Bức ảnh thứ nhất, người phụ nữ bị còng tay và ấn đầu xuống. (Hình: Facebook)
Có thể hợp lực ngăn chặn tra tấn tại Việt Nam hay không?

VIỆT NAM (NV) – Hai tấm ảnh ghi nhận chuyện “công an nhân dân” Việt Nam tra tấn nghi can được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và làm nhiều người căm phẫn.

Tấm thứ nhất được một người ẩn danh đưa lên Facebook vào ngày 9 Tháng Ba. Ảnh cho thấy một phụ nữ bị còng một tay vào cửa sổ và một “công an nhân dân” vừa lấy tay ấn đầu cô xuống, vừa dùng chân đạp vào gáy cô.

Trong khi người sử dụng Internet tại Việt Nam chưa hết bàng hoàng thì sáng ngày 10 Tháng Ba, người ẩn danh đưa lên Facebook tấm ảnh thứ hai cho thấy “công an nhân dân” trong tấm ảnh trước vừa dùng tay bóp gáy người phụ nữ, vừa dùng đầu gối đè cô xuống sâu và mạnh hơn, bất kể tay cô vẫn bị còng dính vào cửa sổ và bả vai bị xoay theo hướng ngược lại.

Chưa biết người ẩn danh có đưa thêm những tấm ảnh khác hay không nhưng đây là lần đầu tiên hình ảnh về chuyện tra tấn nghi can của “công an nhân dân” được công bố.

Bố cục ảnh cho thấy ảnh được chụp lén từ bên ngoài cửa sổ và mục đích là để tố cáo.

Bắt đầu có một số facebooker kêu gọi mọi người hỗ trợ xác định nơi chụp, tên và số phận hiện giờ của nạn nhân và danh tính kẻ tra tấn.

Image
Bức ảnh thứ hai, người phụ nữ bị viên công an bóp gáy, dùng đầu gối đè cô xuống trong khi tay vẫn đang bị còng vào cửa sổ. (Hình: Facebook)
Cách đây 2 năm, do áp lực của dư luận, Tháng Ba năm 2015, Bộ Công An Việt Nam phải công bố, từ 1 Tháng Mười năm 2011 đến 30 Tháng Chín năm 2014, tại Việt Nam có 226 nghi can chết khi đang bị tạm giữ, tạm giam nhưng đa số là do “bị bệnh” hoặc “tự sát.”

Sau đó, con số chết do “bị bệnh” hoặc “tự sát” lúc đang bị tạm giữ, tạm giam tăng không ngừng.

Cũng vào thời điểm đó, công chúng sững sờ khi Trần Hol, Trần Cua, Trần Văn Ðỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl, Khâu Sóc, cùng ngụ tại thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng, từng cùng thú nhận đã “giết” ông Lý Văn Dũng hồi Tháng Bảy năm 2013, hoàn toàn vô tội.

Thủ phạm tước đoạt tính mạng ông Dũng là hai cô gái. Còn cả 6 nhận đã “giết” ông Dũng chỉ vì bị các điều tra viên của Ðội Cảnh Sát Ðiều Tra Án Xâm Phạm Nhân Thân của công an Sóc Trăng dùng còng treo lên cửa sổ, rồi dùng tay, dùi cui, đánh họ, thậm chí còn dùng khăn bàn, bọc nước đá vào hạ bộ các nạn nhân, ép họ khai theo ý của các điều tra viên.

Ðể gia tăng mức độ tin cậy của những lời nhận tội, Ðội Cảnh Sát Ðiều Tra Án Xâm Phạm Nhân Thân của công an Sóc Trăng còn bắt thêm một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Bé Diễm và truy cứu trách nhiệm hình sự vì “không tố giác tội phạm”…

Trước những hình ảnh vừa được công bố về hoạt động tra tấn của “công an nhân dân,” ngoài chuyện bày tỏ sự thương cảm, phẫn nộ, người Việt sống ở bên ngoài Việt Nam có nên hợp lực hành động, kêu gọi các tổ chức bảo vệ nhân quyền, chính quyền các quốc gia nơi mình cư trú chính thức phản kháng, đòi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra, ít nhất là về số phận nạn nhân và kẻ thủ ác trong hai tấm ảnh rất rõ ràng này hay không? (G.Ð)
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »


Sau hỏa tiễn,Việt Nam định mua F-16 tân trang của Israel

March 12, 2017

Image
Một chiếc F-16A/B đã tân trang của Không Quân Israel. (Hình: Wikimedia.org)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau những cân nhắc về hỏa tiễn không đối đất đa dụng tầm xa Dalilah, 40 chiến đấu cơ F-16 đang được Israel tân trang và đem bán cũng có thể nằm trong tầm ngắm của Việt Nam.

Ông Yitzhak Aharonovitch, chủ tịch tập đoàn sản xuất võ khí của Israel, có mặt ở Việt Nam mấy ngày cuối Tháng Hai vừa qua.

Theo tạp chí Aviation Intel, ông Aharonovitch thảo luận với chủ tịch nước Việt Nam về loại hỏa tiễn tối tân Dalilah có tầm bắn 250km mà Israel phát triển, rất chính xác, với những phiên bản khác nhau trang bị cho chiến đấu cơ, trực thăng và đặt cả trên xe chuyên dụng bắn từ mặt đất.

Hỏa tiễn Dalilah gắn trên máy bay F-16 của Israel được quốc gia này sử dụng hữu hiệu trong những trận chiến trước đây và nay đã được cải tiến nhiều lần. Tuy chỉ nặng hơn 180kg, hỏa tiễn này mang đầu đạn nặng từ 22kg đến 34kg, bay tới mục tiêu với tốc độ cận âm theo các cao độ khác nhau.

Không những vậy, hỏa tiễn này còn có thể điều khiển bay vòng vòng ở khu vực có nhiều mục tiêu để lựa chọn mục tiêu nào nhiều giá trị nhất rồi tấn công theo lệnh. Không phải chỉ đánh trúng các mục tiêu cố định, hỏa tiễn này còn có thể tấn công tàu chiến hay các loại xe cơ giới đang di chuyển.

Chỉ là một hỏa tiễn nhưng nó có khả năng của nhiều loại hỏa tiễn khác nhau gộp lại là thứ mà một xứ ít tiền như Việt Nam thấy thích hợp. Thay vì phải bay tới tận mục tiêu, máy bay gắn hỏa tiễn Dalilah có thể phóng nó từ vị trí cách mục tiêu hơn 200km rồi thoát đi an toàn.

Theo tác giả bài viết trên Aviation Intel, các loại máy bay khu trục Sukhoi 30MK2 của Việt Nam có thể được điều chỉnh, thay thế một số bộ phận và trang bị điện tử để mang hỏa tiễn Dalilah đến tấn công các căn cứ trên đảo Hải Nam hoặc trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa và cả Hoàng Sa.

Hiện Isreal đang tân trang để bán 40 chiếc F-16A/B vốn lâu nay mang các hỏa tiễn Dalilah đi tấn công các mục tiêu.

Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam không cho biết, trong cuộc gặp mặt giữa Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang với ông chủ tịch tập đoàn công nghệ quốc phòng quốc doanh Israel hai người nói gì, nhưng người ta tin rằng ông Aharonovitch (cũng từng là bộ trưởng Bộ Công An) phải đề cập tới món hàng mà Irsael đang muốn bán.

Theo nguồn tin trên, Israel đang tân trang các chiến đấu cơ với radar tân tiến, hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống phi hành mới do chính Israel phát triển. Đồng thời, họ cũng tân trang cả thân máy bay để tăng thêm tuổi thọ của nó thêm hàng ngàn giờ bay nữa.

Nếu mua F-16A/B của Israel, Việt Nam không phải đối phó với những thủ tục rắc rối của chính phủ và quốc hội Mỹ. Nếu Việt Nam đi theo con đường mua sắm này, chắc chắn Bắc Kinh sẽ rất bực mình, theo tác giả bài viết. Nhưng Việt Nam cần phải nâng khả năng răn đe đối với những đe dọa từ bên ngoài, nên không thể không đi tìm những giải pháp, lựa chọn tốt hơn, nhất là lại có cơ hội mua sắm rẻ hơn đối với một loại võ khí tân tiến vượt bậc.

Năm ngoái, Việt Nam nhận những hỏa tiễn phòng không tầm gần Spyder đầu tiên của Israel, nay nếu tiếp nhân các chiếc F-16-A/B và không cần thay đổi gì để mang vác hỏa tiễn Dalilah, khả năng tự vệ của Việt Nam sẽ được nâng lên khá nhiều.

Cách đây không lâu, có tin Việt Nam mang hỏa tiễn Extra (do Israel sản xuất), có tầm bắn 125km, ra trấn thủ trên một số đảo trong quần đảo Trường Sa nhưng Hà Nội vội vã phủ nhận tin này. (TN)
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Sài Gòn sẽ ô nhiễm như Bắc Kinh vì nhiệt điện than Long An
March 18, 2017

Image
Hai vị trí (dấu đỏ) ưu tiên đặt nhà máy nhiệt điện Long An.

LONG AN (NV) – Trung tâm nhiệt điện than trị giá $5 tỷ huyện Cần Giuộc mà Bộ Công Thương đang xúc tiến khiến Sài Gòn lo ngại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và nền kinh tế.

Báo Thanh Niên ngày 17 Tháng Ba, trích dẫn Quy Hoạch Điện VII đã điều chỉnh cho hay, tại Long An có hai dự án nhà máy nhiệt điện Long An 1 và 2, dự kiến đưa vào vận hành năm 2024 và 2026, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn $5.8 tỷ.


Dựa trên quy hoạch này, Bộ Công Thương đang tìm vị trí thích hợp để phát triển trung tâm nhiệt điện Long An. Vị trí được đề nghị là xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2024, với nhu cầu tiêu thụ than có thể lên đến gần 10 triệu tấn/năm, nhập từ Úc, Indonesia.

Tại hội thảo “Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” ở Sài Gòn do Bộ Công Thương vừa tổ chức, ông Phương Hoàng Kim, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Năng Lượng, Bộ Công Thương khẳng định, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, giá thành sản xuất điện than thấp, sau thủy điện nên để bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển điện than là nhu cầu tất yếu. Nếu nhà máy nhiệt điện than làm nghiêm túc việc xử lý các chất thải độc hại thì không có vấn đề gì.

Nếu như các nhà quản lý tỏ ra lạc quan thì nhiều chuyên gia môi trường Việt Nam lại tỏ ra lo ngại. Đặc biệt, việc đặt nhà máy nhiệt điện than ở Cần Giuộc, ô nhiễm không khí Sài Gòn sẽ tăng mạnh.

Bà Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng cho rằng, khu vực Cần Giuộc chỉ cách Sài Gòn khoảng 30 km mà các nhà máy nhiệt điện than thải ra lượng bụi mịn cực lớn nên tác động đến không khí là rất nghiêm trọng. Bởi ở khu vực này chịu ảnh hưởng mỗi năm hai lần gió chướng. Chúng sẽ đẩy trực tiếp không khí ô nhiễm từ các nhà máy này hướng vào Sài Gòn.

Ngoài ra, đây là khu vực ven biển chịu tác động của nhiều hướng gió khác nhau nên tạo sự khuếch tán. Chính vì vậy Sài Gòn có thể thường xuyên bị mù khô, sương mù giống như ở Bắc Kinh, Trung Quốc, thậm chí là mưa acid.

Còn ông Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu cho rằng: “Ở góc độ khoa học, việc hàng loạt nhà máy nhiệt điện than đang và chuẩn bị xây dựng sẽ là một chuỗi ô nhiễm không khí nghiêm trọng cho miền Tây và Sài Gòn.

Khói bụi ở dạng các khí độc như: CO2, CO, SOx, Nox, các hạt tro xỉ PM1.0, PM2.5 cực nhỏ sẽ tác động mạnh đến sức khỏe người dân, gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch… Về mặt tự nhiên, nó sẽ làm gia tăng nguy cơ mưa acid, tàn phá hệ sinh thái.

Trong đề tài nghiên cứu “Ước lượng thiệt hại sức khỏe và chi phí kinh tế của ô nhiễm không khí tại Sài Gòn” của ông Lê Việt Phú, chuyên gia sáng kiến chính sách công hạ vùng Mê Kông thuộc Fulbright, tại khu vực Sài Gòn số người chết do ô nhiễm không khí năm 2013 là 3,000 người. Rủi ro vô hình do ô nhiễm không khí ở Sài Gòn cao gấp 10 lần so với tai nạn giao thông. Thiệt hại về kinh tế do thiệt hại về người tương đương từ 5 – 7% GDP vào năm 2013. (Tr.N)
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Vấn nạn môi trường sẽ làm suy sụp chế độ tại Việt Nam?
Hà Tường Cát/Người Việt

March 27, 2017

Image
Các cuộc biểu tình vì môi trường và chống khu công nghiệp Formosa làm ô nhiễm biển đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn thẳng tay. (Hình: Vietinfo)

Tạp chí The Diplomat ở Nhật nêu lên vấn đề: Phải chăng môi trường sẽ là yếu tố làm suy sụp chế độ chính trị tại Việt Nam?

Theo tờ báo này các giới đối kháng hiện nay đang tập trung vận động vào đề tài ảnh hưởng đến mọi lãnh vực xã hội và là sự đồng tình quan tâm của người dân từ thành thị đến nông thôn.


Chính quyền Việt Nam hiểu rõ điều ấy nhưng sẽ không thể có giải pháp giải quyết hữu hiệu vì bị hạn chế bởi nhiều điều kiện, bao gồm nhu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu chế độ và sự lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài đặc biệt từ Trung Quốc.

Trung Tâm Môi Trường của Ðại Học Yale xếp hạng Việt Nam đứng hàng thứ 6 trong số 10 nước kém nhất thế giới về bảo vệ môi trường.

Với lãnh thổ chỉ chiếm dưới 1% diện tích, nhưng Việt Nam lại có tới 10% các chủng loại thiên nhiên trên Trái Ðất. Tuy nhiên sự yếu kém hiểu biết của dân chúng và chính quyền trong nhiều năm trước đây đã làm cho nhiều loài động vật cũng như thảo mộc đi gần đến tuyệt chủng qua những hành động phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên quá mức, và lấn chiếm đất đai sinh hoạt thiếu quy hoạch cho việc phát triển đô thị đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng của dân số.

Trang mạng AsiaSociety.org nói rằng trên toàn quốc Việt Nam có gần 3,000 xí nghiệp công kỹ nghệ và ít nhất phân nửa là kỹ nghệ nặng, hầu hết không áp dụng nghiêm túc quy trình xử lý nước thải khiến cho nhiều dòng sông ô nhiễm trầm trọng, nước không còn có thể sử dụng cho sinh hoạt cũng như nông nghiệp được nữa.

Kỹ nghệ hóa nhanh chóng cũng đưa đến tình trạng ô nhiễm không khí. Một ví dụ, khói bụi của nhà máy xi măng Hải Phòng vượt quá 8 lần mức quy định. Nhiều khu kỹ nghệ và chế xuất sử dụng kỹ thuật lỗi thời không đủ định chuẩn an toàn và sự kiểm soát rất lỏng lẻo trong bối cảnh tình hình tham nhũng tràn lan.

Vấn nạn môi trường sẽ làm suy sụp chế độ tại Việt Nam?
Tình trạng bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam vẫn chưa chặt chẽ. Xác đông lạnh của 5 con cọp được tìm thấy hôm 20 Tháng Ba 2017 tại tỉnh Nghệ An, với một số những bộ phận cơ thể đã được lấy đi. (Hình: Getty Images)
Thành phố Hà Nội bây giờ với diện tích 924 km2 và hơn 3 triệu dân tập trung 300 cơ xưởng kỹ nghệ và hơn 700 cơ sở sản xuất các loại là một điển hình khác của hậu quả đô thị hóa.

Áp dụng định chuẩn về môi trường một cách lỏng lẻo hay không tôn trọng kiến thức khoa học về sự bảo vệ môi trường để tập trung vào nhu cầu hoạt động kinh tế trước mắt, là tình trạng phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước khác trên thế giới kể cả Mỹ. Chính quyền Tổng Thống Donald Trump mới đây đã ban hành một số sắc lệnh nới lỏng quy định về năng lượng đặt ra dưới thời Tổng Thống Obama, và như quan niệm đã nói ra từ thời gian tranh cử, ông Trump và nhiều người Cộng Hòa đứng về phía không thừa nhận quan niệm khoa học về sự biến đổi khí hậu Ðịa Cầu.

Bảo vệ môi trường là một khái niệm mới chỉ có từ mấy chục năm gần đây và đa số dân Việt Nam ít quan tâm cho đến bây giờ mới dần dần nhận định rõ khi đối diện với những hậu quả thiếu nước sạch, không khí ô nhiễm, đồng bằng Cửu Long bị nhiễm nước mặn, hay cá biển chết ở 4 tỉnh miền Trung vì tác động của nhà máy Formosa,…

Ấn Ðộ, Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam, Philippines, Indonesia đều được coi là những nước “bẩn nhất” ở Châu Á về mặt môi trường. Chỉ có Nhật Bản và tương đối Malaysia, Singapore được xếp hạng sạch trong khi Nam Hàn, Ðài Loan, Thái Lan ở mức trung bình.

Tác hại từ môi trường là vấn đề hàng ngày trong thực tế của đời sống, và chỉ gia tăng chứ không bao giờ chấm dứt tại Việt Nam.

Theo tờ The Diplomat, những người đối kháng đã tìm thấy ở đây một vũ khí để tập hợp và huy động quần chúng chống chế độ, thay thế cho những chủ đề chính trị và nhân quyền dễ gặp sự đàn áp thẳng tay.

Nhà cầm quyền Việt Nam nhận định rõ nguy cơ đó nhưng không có khả năng giải quyết vấn đề từ căn nguyên, và vẫn chỉ biết dùng phương pháp trấn áp quen thuộc.

Tình hình ấy sẽ đi đến đâu, chưa ai có thể dự đoán, nhưng tất cả đều hiểu rằng với thời gian mọi chuyện không thuyên giảm mà sẽ trầm trọng thêm nếu chế độ này không chuyển biến.
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

CSVN ‘kê’ thêm ‘thuốc’ nhằm ‘hạ nhiệt’ dân chúng chống Formosa
April 4, 2017

Image
Người biểu tình chiếm trụ sở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày 3 Tháng Tư. Ngày 4 Tháng Tư,
hệ thống công quyền loan báo “đã đề nghị cách chức ông Cự” và “sẽ đóng cửa Formosa nếu...” (Hình: Internet)

HÀ TĨNH (NV) – Nhà cầm quyền CSVN vừa công bố hai loại “thuốc” mới trong “phác đồ điều trị” các phản ứng của dân chúng đối với sự tồn tại của Formosa ở Việt Nam.

Sau khi trụ sở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh “thất thủ” vào sáng 3 Tháng Tư vì công an, quân đội bó tay trước hàng ngàn người biểu tình phản đối cả việc để nhà máy thép của Formosa tiếp tục hoạt động, lẫn bồi thường không thỏa đáng, trong ngày 4 Tháng Tư, giới hữu trách Việt Nam thông báo rộng rãi hai ý tưởng mà thời điểm và cách thức thông báo dường như nhằm hạ nhiệt của chuỗi hoạt động phản kháng.


Ý tưởng thứ nhất: Chủ động tiết lộ rằng tháng trước, trong một phiên họp thường kỳ, Ban Thường Vụ của Ðảng Ủy khối các cơ quan trung ương đã “đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự.” Một ủy viên của ban kể với tờ Tuổi Trẻ rằng, “các ủy viên đã bỏ phiếu với tỉ lệ khá khá” cho đề nghị vừa kể.

Ông Cự từng là phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, kiêm trưởng Ban Quản Lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh từ 2008 đến 2010. Từ 2011 đến 2016, ông Cự là bí thư Ban Cán Sự Ðảng và chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, rồi trở thành bí thư tỉnh Hà Tĩnh, sau đó được rút ra Hà Nội làm bí thư Ðảng-Ðoàn kiêm chủ tịch Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam.

Thảm họa Formosa xảy ra từ Tháng Tư năm 2016 nhưng đến Tháng Hai năm 2017, Ủy Ban Kiểm Tra của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN mới xác định phải xem xét trách nhiệm cá nhân của ông Cự.

Cũng cần nói thêm rằng, “cách chức” bí thư Ðảng-Ðoàn kiêm chủ tịch Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam của ông Võ Kim Cự chỉ mới là “đề nghị.” Với qui định hiện hành, bởi ông Cự là cán bộ do Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN quản lý nên chỉ Ủy Ban Kiểm Tra của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN mới có quyền “khiển trách, cảnh cáo.” Nếu muốn kỷ luật ông Cự với hình thức nặng hơn (trong đó có cách chức) thì Ủy Ban Kiểm Tra của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN phải báo cáo và quyền quyết định thuộc về Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN.

Do đó, xét về thực chất, “đề nghị” vừa được chủ động tiết lộ chỉ có giá trị… tham khảo.

Ông Cự – nhân vật bị công chúng cáo buộc đã dẫn Formosa vào Việt Nam, xây dựng nhà máy thép ở khu công nghiệp Vũng Áng, tạo ra thảm họa ô nhiễm toàn bộ vùng biển phía Bắc miền Trung – từng công khai khẳng định, ông không phải “vua,” muốn làm gì thì làm. Theo lời ông Cự, ông có đủ bằng chứng chứng minh, việc tiếp nhận, dành cho Formosa hàng loạt ưu đãi, vốn đã từng bị nhiều giới chỉ trích kịch liệt là thái quá trong một thời gian dài, thuộc thẩm quyền của giới lãnh đạo đảng, chính phủ. Giới này mới là phía quyết định mọi chuyện.

Ông Cự không nói ra nhưng theo logic, “bứt dây sẽ động rừng,” thành thử “cách chức” hay truy cứu trách nhiệm hình sự những nhân vật như ông Cự không dễ. Trong thực tế, các thông tin, sự kiện liên quan đến việc xem xét trách nhiệm của cá nhân ông Cự chỉ được nâng dần lên cho… tương ứng với tính chất, mức độ của các cuộc phản kháng dính dáng đến Formosa.

Ý tưởng thứ hai có dáng dấp như “thuốc” là tuyên bố của ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Việt Nam. Trong cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 4 Tháng Tư, ông Dũng tuyên bố, nếu hoạt động của Formosa không bảo đảm an toàn thì “sẽ tiếp tục đóng cửa.”

“Sẽ tiếp tục đóng cửa” rất khác với “đóng cửa.” Nhân vật mang hàm bộ trưởng kiêm phát ngôn viên chính phủ có chú thích thêm, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đã xác định, Formosa có 53 lỗi và “đến nay đã khắc phục được 51 lỗi.”

Ngày 30 Tháng Sáu năm ngoái – ba tháng sau thảm họa cá chết trắng vùng biển phía Bắc miền Trung, ô nhiễm, thay mặt chính phủ Việt Nam, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường lúc đó là ông Trần Hồng Hà, chính thức xác nhận Formosa là thủ phạm song song với việc công bố chính phủ Việt Nam đã chủ động thỏa thuận với Formosa để nhận khoản bồi thường 500 triệu Mỹ kim. (G.Ð)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tham nhũng ở Việt Nam: Cần việc gì cũng phải hối lộ
April 4, 2017

Image
Tình trạng hối lộ cho giáo viên tiểu học ngày một tăng để con em được quan tâm hơn.

HÀ NỘI (NV) – Tỉ lệ người dân cho biết, họ phải chi hối lộ cho cán bộ công chức để làm xong giấy chủ quyền nhà đất; cho giáo viên tiểu học công lập để con em được quan tâm hơn tiếp tục tăng lên trong năm 2016.

Ðó là thông tin tại buổi công bố khảo sát chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2016, do Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP) phối hợp với Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển và Hỗ Trợ Cộng Ðồng (CECODES) cùng Trung Tâm Bồi Dưỡng Cán Bộ và Nghiên Cứu Khoa Học của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thực hiện vừa được công bố ngày 4 Tháng Tư.


Theo báo Thanh Niên, trong 6 chỉ số nội dung, chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công năm 2016 bị giảm điểm. Cụ thể, tỉ lệ người dân cho biết, họ phải chi “lót tay” cho công chức để làm xong giấy chứng nhận chủ quyền nhà đất, và cho giáo viên tiểu học công lập để con em được quan tâm hơn vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2016.

Bên cạnh đó, khoảng 54% số người dân cho rằng, cần phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực nhà nước, tăng 3% so với năm 2015 và 9% của năm 2011. Ðồng thời, chỉ số cán bộ chính quyền các địa phương biển thủ công quỹ cũng tăng mạnh.

Phúc trình cũng cho biết, các tỉnh trong nhóm điểm thấp nhất tập trung phần lớn ở khu vực miền núi phía Bắc và cực Nam. Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu có tên trong nhóm đạt điểm thấp nhất cùng với Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Kiên Giang.

Chỉ số PAPI thể hiện đánh giá của người dân thông qua trải nghiệm và cảm nhận của họ về hiệu quả quản trị, hành chính công và cung ứng dịch vụ công của bộ máy chính quyền các cấp. Trong đó, PAPI 2016 được thực hiện với hơn 14,000 người ở tất cả 63 tỉnh thành qua phỏng vấn ngẫu nhiên. (Tr.N)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests