Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Tổng thống Pháp lên án ‘chủ nghĩa dân tộc’
November 11, 2018

Image
Tổng Thống Pháp, ông Emmanuel Macron, đọc diễn văn tại Khải Hoàn Môn ở Paris, nhân kỷ niệm 100 năm ngày chấm dứt Đệ Nhất Thế Chiến.
(Hình: Ludovic Marin/Pool Photo via AP)

PARIS, Pháp (NV) – Trước các nhà nguyên thủ thế giới, quy tụ tại Pháp hôm Chủ Nhật, 11 Tháng Mười Một, để kỷ niệm 100 năm ngày chấm dứt Đệ Nhất Thế Chiến, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron lên tiếng đả kích sự trỗi dậy của “chủ nghĩa dân tộc-nationalism,” khiến nhiều quan sát viên cho rằng ông Macron đặc biệt nhắm tới chính sách “Nước Mỹ Trước Hết-American First” của Tổng Thống Donald Trump.

Theo bản tin của hãng thông tấn UPI, ông Macron nói rằng “chủ nghĩa dân tộc” là gốc rễ của cuộc Đệ Nhất Thế Chiến cũng như các cuộc chiến sau đó.


Lên tiếng tại Arc de Triomphe (Khải Hoàn Môn) Paris, ông Macron nói: “Chủ nghĩa yêu nước là điều ngược hẳn với chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc là sự chối bỏ chủ nghĩa yêu nước. Khi nói rằng quyền lợi của riêng mình phải đặt lên hàng đầu, bất kể về những quốc gia khác, chúng ta đã xóa đi điều mà một quốc gia trân quý nhất, điều cho quốc gia đó lẽ sống, điều cho quốc gia đó sự vĩ đại và cũng là điều hệ trọng nhất: đó là giá trị đạo đức.”
Image
Tổng Thống Donald Trump (thứ hai từ trái) và Đệ Nhất Phu Nhân Melania (bìa trái) đến tham dự buổi lễ. (Hình: AP Photo/Francois Mori, Pool)
Ông Macron nói trước các nhà lãnh đạo nhiều cường quốc thế giới, kể cả Tổng Thống Nga Vladimir Putin, Thủ Tướng Đức Angela Merkel, và Tổng Thống Donald Trump, rằng họ “có trách nhiệm lớn lao” để đánh bại những gì đang đe dọa “di sản hòa bình” sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ qua.

“Tôi biết là loài quỷ dữ đó đang trỗi dậy từ lòng đất,” vị tổng thống Pháp nói với các vị khách danh dự. “Chúng đang sẵn sàng để gây ra hỗn loạn và chết chóc,” Tổng Thống Macron cho hay.

Tổng Thống Mỹ Donald Trump không phát biểu trong buổi lễ này.

Trước đó, chuông nhà thờ Đức Bà Notre Dame và các nhà thờ khác ở Paris đã đổ chuônng liên hồi vào đúng thời khắc giờ ngưng bắn có hiệu lực cách đây 100 năm: lúc 11 giờ của ngày thứ 11 trong tháng thứ 11. Các buổi lễ kỷ niệm tương tự cũng đã diễn ra ở Úc, Tân Tây Lan, Anh và Ấn Độ.

Tổng Thống Macron và các nhà lãnh đạo thế giới đi bộ trên đại lộ Champs Elysee để tới địa điểm hành lễ trong tiếng chuông nhà thờ.

Tổng Thống Trump không đến cùng với các nhà lãnh đạo khác. Các vị nguyên thủ kia, gồm cả ông Macron, bà Merkel và Thủ Tướng Canada, ông Justin Trudeau, trước đó đã gặp nhau tại điện Élysée rồi tất cả đi cùng trong đoàn xe tới Khải Hoàn Môn.

Sau buổi lễ, Tổng Thống Trump và Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump đến dự lễ tại nghĩa trang và đài kỷ niệm quân đội Mỹ ở Suresnes, trước khi lên phi cơ về lại Mỹ. (V.Giang)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Thượng Đỉnh APEC: Mỹ và Trung Quốc khẩu chiến kịch liệt
Trọng Nghĩa

Tại APEC CEO Summit ngày 17/11/2018, phó tổng thống Mỹ Mike Pence đả kích "vành đai bóp nghẹt, con đường một chiều".Fazry Ismail/Pool via REUTERS
Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương APEC chính thức mở ra vào hôm nay, 17/11/2018 tại Port Moresby, thủ đô đảo quốc Papua New Guinea, Mỹ và Trung Quốc đã đấu khẩu kịch liệt, gần như trên mọi lãnh vực, từ thương mại, đầu tư cho đến an ninh khu vực. Bất đồng nghiêm trọng này dự báo nhiều khó khăn cho việc đạt được đồng thuận nhân Thượng Đỉnh APEC 2018 sẽ bế mạc vào ngày mai, 18/11.

Phát biểu tại thủ đô Papua New Guinea, phó tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Washington sẽ không chấm dứt việc áp thuế quan trên hàng nhập từ Trung Quốc ngày nào mà Bắc Kinh chưa thay đổi cung cách làm ăn. Ông Mike Pence đã đe dọa như trên, sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo rằng bóng ma của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa đơn phương đang ám ảnh sự tăng trưởng toàn cầu.

Như để minh họa cho cuộc đối đầu chưa thấy giải pháp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, một nhà ngoại giao đã tham gia đàm phán về bản tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC dự trù công bố khi hội nghị bế mạc, đã xác nhận với Reuters rằng thương mại là một điểm khúc mắc gây khó khăn cho việc tìm ra ngôn từ được mọi bên chấp nhận.

Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Doanh Nghiệp APEC (CEO Summit), một sự kiện quan trọng được cho là trù bị cho hội nghị các lãnh đạo APEC, phó tổng thống Mỹ không ngần ngại đả kích trực diện sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường – còn được gọi là Nhất Đới, Nhất Lộ - tiêu biểu của ông Tập Cận Bình, mà Trung Quốc đang mời chào các nước Thái Bình Dương tại APEC.

Pence: Đừng chấp nhận “vành đai bóp nghẹt hay con đường chỉ một chiều”

Theo ông Mike Pence, các nước không nên chấp nhận những khoản vay có nguy cơ xâm phạm chủ quyền của họ, và khẳng định rằng Mỹ không bao giờ buộc các nước khác chấp nhận « vành đai để bóp nghẹt hay con đường chỉ một chiều - constricting belt or a one-way road ».

Nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiêu dụ đồng minh ở vùng Thái Bình Dương giàu tài nguyên đã được Mỹ và Úc, hai cường quốc có ảnh hưởng truyền thống trong khu vực thận trọng theo dõi.

Vào hôm qua, ông Tập Cận Bình đã làm cho các lãnh đạo phương Tây lo ngại khi ông tổ chức một cuộc họp với các lãnh đạo đảo quốc vùng Thái Bình Dương để quảng bá sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của ông.

Phát biểu hôm nay trước khi phó tổng thống Mỹ lên tiếng, chủ tịch Trung Quốc cho rằng dự án công bố vào năm 2013 hoàn toàn không mang một ý đồ địa lý chính trị nào, mà chỉ nhằm tăng cường mạng lưới đường bộ và đường biển nối liền Đông Nam Á, Trung Á, với Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi. Đối với ông Tập Cận Bình, đó là một dự án mở rộng cho mọi nước tham gia và « không phải là một cái bẫy như đã bị một số người chụp mũ ».

Trên vấn đề đó, phó tổng thống Mỹ đã nêu bật nguy cơ các nước nhỏ tham gia các dự án cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc chủ trương sẽ phải gánh vác những món nợ to lớn mà họ không thể trả được.

Ông nói : « Đừng chấp nhận loại nợ nước ngoài có thể làm tổn hại đến chủ quyền của quý vị. Hãy bảo vệ quyền lợi của quý vị. Hãy giữ gìn sự độc lập của quý vị. Và cũng giống như Mỹ, hãy luôn luôn đặt đất nước của quý vị lên hàng đầu ».

Ngay sau phát biểu của ông Mike Pence, Úc cho biết đã cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản tham gia một kế hoạch hợp tác nhằm giúp các nước trong khu vực phát triển các ưu tiên về cơ sở hạ tầng, một giải pháp thay thế cho sáng kiến Nhất Đới, Nhất Lộ của Trung Quốc.
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Nhiều nước khai thác khủng hoảng Áo Vàng tại Pháp làm suy yếu TT Macron

Thứ Ba, 11 Tháng Mười Hai 20185:48 SA
Thanh Hà ( RFI )

Image
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp đại diện các hiệp hội thương mại, dân biểu địa phương tại điện Elysée ngày 10/12/2018.Yoan Valat/Pool via REUTERS
Từ tổng thống Mỹ đến lãnh đạo các các đảng dân túy châu Âu xem cuộc nổi dậy của phong trào Áo Vàng tại Pháp là thất bại của chủ trương toàn cầu hóa. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga mượn"cuộc nổi dậy" tại Pháp lần này để biện minh cho chính sách đàn áp mọi tiếng nói đối lập.

Trong mắt những đối thủ của Emmanuel Macron trên trường quốc tế, tổng thống Pháp đánh mất hào quang với khủng hoảng Áo Vàng.

Từ Washington, Donald Trump qua những tin nhắn trên Twitter như đang hả dạ trước những khó khăn của "ông bạn" Macron. Nguyên thủ Mỹ chia sẻ trên mạng xã hội Twitter "một ngày và một đêm đáng buồn cho Paris" khi bình luận về bạo động tại thủ đô nước Pháp trong ngày thứ Bảy 08/12. Nhà Trắng khuyên chủ nhân điện Elysée "có lẽ nên chấm dứt thỏa thuận khí hậu Paris, lố bịch và rất tốn kém, nên giảm thuế để hoàn lại tiền cho người dân".

Emmanuel Macron là một vị lãnh đạo trẻ tuổi, được thế giới ngưỡng mộ như biểu tượng của phe cấp tiến. Ngược lại, chính sách bảo hộ và chủ trương nước Mỹ trên hết của ông Trump bị cả thế giới đả kích. Nhưng phong trào Áo Vàng đang đạp đổ hình ảnh đó.

Theo giới phân tích, khủng hoảng Áo Vàng tại Pháp là "cơ hội để Trump trả thù". Chủ nhân Nhà Trắng bị chỉ trích "đổ thêm dầu vào lửa". Paris bực mình vì thái độ của đồng minh "thân thiết" và "truyền thống" này đến nỗi, ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian phải nhắc nhở Washington đừng xen vào công chuyện nội bộ của nước Pháp.

Tại Matxcơva, các phương tiện truyền thông thân cận với điện Kremlin xem các cuộc xuống đường liên tiếp tại Pháp từ bốn tuần qua là một cuộc "cách mạng màu" do Hoa Kỳ giật dây. Vẫn theo giải thích của báo chí Nga, Mỹ muốn trả thù Pháp về sáng kiến thành lập một lực lượng phòng thủ chung châu Âu. Mặt khác, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, bà Maria Zakharova, mỉa mai kêu gọi Paris "tránh sử dụng vũ lực quá đáng để tuân thủ những giá trị chung trong tinh thần nhân văn".

Tại Ankara, tổng thống Erdogan cũng hài lòng không kém. Thường xuyên bị Pháp chỉ trích vi phạm các quyền tự do cơ bản, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, trước cảnh tượng "hỗn loạn trên đường phố, xe cộ bị đốt phá, cửa hàng bị tấn công, cảnh sát trả đũa bằng bạo lực chống lại người biểu tình". Phát biểu này như thể biện minh cho chính sách đàn áp đối lập của Ankara.

Ngay bản thân các đối tác trong Liên Hiệp Châu Âu của Pháp cũng không bỏ lỡ cơ hội tấn thêm vài đòn vào Emmanuel Macron. Bộ trưởng Nội Vụ, kiêm phó thủ tướng Ý thuộc phong trào cựu hữu, Matteo Salvini, coi cuộc nổi dậy của phe Áo Vàng là thắng lợi : Phe cấp tiến gục ngã trước làn sóng dân tộc chủ nghĩa. Thủ tướng Áo, Sebastian Kurz, nhã nhặn hơn khi bình luận : "May mắn thay, trong bối cảnh nhiễu nhương hiện nay, Vienna là một ốc đảo bình yên".

Riêng chỉ có Bruxelles đang lo ngại trước hoàn cảnh khó khăn của nguyên thủ Pháp. Thứ nhất, việc tổng thống Macron phải lùi bước, nhượng bộ đường phố về mặt thuế khóa có nguy cơ đào sâu thêm thâm hụt ngân sách của Pháp. Hiệp ước ổn định châu Âu qua đó bị đe dọa. Thứ hai là chương trình cải tổ châu Âu của Paris nhằm đem lại một làn gió mới cho Liên Âu càng thêm suy yếu, trong bối cảnh Anh Quốc chuẩn bị rời châu Âu, phong trào dân túy tại Đức ngày càng lớn mạnh, còn đảng cựu hữu với chủ trương bài ngoại đã lên cầm quyền tại Ý và Áo. Châu Âu thì sắp bầu lại Nghị viện vào tháng 5/2019.

Với bản thân nước Pháp, phong trào Áo Vàng đang làm sáo trộn các hoạt động kinh tế vào cuối năm. Tổng thống Emmanuel Macron trong thế tiến thoái lưỡng nan. Pháp bị chỉ trích là quốc gia có mức thuế khóa cao nhất thế giới, và đấy là nguyên nhân ban đầu đẩy người Áo Vàng xuống đường. Nhưng cũng nhờ vào những khoản đóng góp đó mà nước Pháp có được hệ thống giáo dục, y tế, an sinh xã hội được coi là vào bậc nhất.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Venezuela: Lật đổ Maduro, một ván cờ « khó » đối với Mỹ
Minh Anh
Giới hoạt động nhân quyền và chống chiến tranh biểu tình trước Nhà Trắng phản đối Mỹ can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Venezuela, Washington, ngày 26/01/2019REUTERS/Joshua Roberts
Venezuela đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội và nhân đạo lớn chưa từng có. Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ phe đối lập và khẳng định không loại trừ khả năng can thiệp quân sự để lật đổ chế độ « độc tài » tổng thống Maduro. Giới chuyên gia cho rằng tuy Hoa Kỳ trong thế mạnh, nhưng đây chưa hẳn là một ván cờ dễ cho chính quyền Washington.

Lạm phát kỷ lục, khan hiếm lương thực và thuốc men… đẩy hàng triệu người bỏ xứ tha hương. Câu hỏi đặt ra : Với một bản tổng kết u ám như thế làm thế nào « nhà độc tài » vẫn có thể duy trì quyền lực ? Liệu tổng thống Mỹ Donald Trump có thể can thiệp quân sự để lật đổ chế độ « bạo chúa » như đánh giá của cố vấn an ninh quốc gia John Bolton ?

Tuần san L’Express của Pháp khẳng định Hoa Kỳ khó có thể dùng giải pháp quân sự với Venezuela. Nhìn từ phía Venezuela, tâm lý chống Mỹ vẫn còn cao. Washington chưa thật sự có được sự ủng hộ hoàn toàn của người dân Venezuela. Những người ủng hộ chế độ Maduro chỉ trích Hoa Kỳ và phương Tây can thiệp vào chuyện nội bộ và ủng hộ đảo chính.

Trên bình diện quốc tế, chế độ Maduro được Nga và Trung Quốc « chống lưng ». Tuy nhiên, theo giới quan sát, Cuba mới chính là rào cản lớn nhất, gây khó khăn cho chiến lược của Hoa Kỳ trong hồ sơ Venezuela. L’Express nêu lên ba lý do chính.

Thứ nhất, Cuba khống chế toàn bộ quân đội Venezuela. Các sĩ quan cao cấp của nước này, do bộ chỉ huy Cuba điều khiển, được hưởng những đặc quyền đặc lợi, trong khi các hàng sĩ quan cấp thấp, binh sĩ chịu các áp lực dưới hình thức các kiểu đe dọa trá hình nhắm vào gia đình họ.

Theo các nguồn tin lưu hành trên các trang mạng xã hội của phe đối lập, nhiều sĩ quan cao cấp Cuba hiện diện trong quân đội Venezuela: hai tướng, bốn đại tá, tám trung tá, sáu đại úy, 25 sĩ quan cấp úy và 4.500 binh sĩ bộ binh mặc quân phục Venezuela được phân bổ rải rác trong 9 sư đoàn.

Hơn nữa, Cuba thâm nhập sâu trong đời sống chính trị Venezuela. Ngay những ngày đầu lên cầm quyền, cố tổng thống Hugo Chavez đã áp dụng ngay sách lược của Cuba : Kiểm soát chính phủ, Sửa đổi Hiến Pháp, Vô hiệu hóa các định chế, Tống khứ các lực lượng đối lập bằng cách buộc họ phải đi tị nạn và cuối cùng, làm cho cuộc sống những ai ở lại trở nên ngột ngạt nhằm bóp nghẹt ngay từ trong trứng nước mọi mầm mống phản đối.

Thứ hai, cùng với thời gian, Venezuela trở thành một điểm trung chuyển ma túy Colombia nhờ vào băng đảng Los Soles. Một băng đảng bao gồm các sĩ quan cao cấp, có quan hệ mật thiết các sĩ quan Venezuela do nhân vật số hai chính phủ kiểm soát. Đây chính là một trong những nguồn thu béo bở cho quân đội.

Thứ ba, dưới sự chỉ đạo từ xa của Cuba, Venezuela dần dần đi ra khỏi quỹ đạo của phương Tây. Vì vậy, tầm ảnh hưởng của Nga tại đất nước châu Mỹ Latinh này ngày càng lớn. Theo giải thích của sử gia Olivier Compagnon, giám đốc Viện Nghiên Cứu Châu Mỹ Latinh, trên đài RFI, một mặt Nga là chủ nợ thứ hai của Venezuela, đứng sau Trung Quốc. Mặt khác, Venezuela là một lá bài địa chính trị để Nga làm đối trọng với thế bá quyền của Mỹ trên thế giới.

Đó là chưa tính đến sự ủng hộ của nhiều nước khác đối với Venezuela như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Bolivia, Nicaragua hay như Lực lượng quân đội Cách mạng Colombia (Farc), những đối tác chiến lược chính của chính quyền Caracas.

Tóm lại, trong ván cờ này, tuy Cuba chật vật tìm cách cứu đồng minh, Hoa Kỳ trong thế thượng phong, nhưng mong muốn của Donald Trump đánh đuổi « bạo chúa » Nicolas Maduro cũng không dễ gì thực hiện.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Mưu chiếm toàn Biển Đông, Trung Quốc đóng 4 hàng không mẫu hạm
February 6, 2019

Image
Hàng không mẫu hạm mới của Trung Quốc. (Hình: Getty Images)

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) — Trung Quốc đang chuẩn bị đóng bốn hàng không mẫu hạm nguyên tử để tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông, một điều có thể tạo thêm nguy cơ chiến tranh ở vùng biển chiến lược này, theo các nguồn tin thông thạo.

Bản tin của tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Tư, 6 Tháng Hai, nói rằng các chuyên gia quân sự Trung Quốc tuần này nói rằng Bắc Kinh muốn có sáu hải đội hàng không mẫu hạm vào năm 2035, với bốn trong số này là hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử.


Ông Wang Yunfei, một sĩ quan hải quân Trung Quốc nay đã nghỉ hưu, nói rằng đến năm 2035 hải quân Trung Quốc sẽ có bốn hàng không mẫu hạm nguyên tử, trang bị hệ thống phóng phi cơ bằng từ trường.

Ông Wang nói Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển các hàng không mẫu hạm của mình cho tới khi ngang bằng được với Mỹ.

Hệ thống phóng phi cơ bằng từ trường (electromagnetic catapult) sử dụng kỹ thuật mới mà ngay cả hải quân Mỹ cũng chỉ vừa sử dụng trên hàng không mẫu hạm mới nhất của mình.

Trung Quốc hiện chỉ có một hàng không mẫu hạm thường xuyên hoạt động là chiếc Liêu Ninh, từ năm 2012 tới nay. Một chiếc khác, có tên Type 001A, hiện vẫn trong gia đoạn thử nghiệm và chưa chính thức gia nhập hải quân Trung Quốc.

Chủ Tịch nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, người bắt đầu thời đại cầm quyền không giới hạn từ năm 2017, đã ra lệnh cho quân đội phải hoàn tất kế hoạch canh tân vào năm 2035 và trở thành lực lượng quân sự hàng đầu thế giới vào năm 2050.

Đài VOA mới đây cho hay Trung Quốc nay sẵn sàng giảm quân số lục quân để chi thêm tiền cho việc bành trướng lực lượng hải quân. (V.Giang)
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Mỹ bắt đầu rút khỏi Syria, để lại 200 quân
February 22, 2019

Image
Vị trí phòng thủ của lực lượng SDF do Mỹ hỗ trợ gần cứ địa sau cùng của ISIS ở Syria. (Hình:AP Photo/Felipe Dana)
WASHINGTON, D.C. (NV) — Bản thông cáo của Tòa Bạch Ốc đưa ra hôm Thứ Năm, 21 Tháng Hai, nói rằng quân đội Mỹ sẽ để lại khoảng 200 quân ở Syria trong cuộc triệt thoái khỏi quốc gia này theo lệnh của Tổng Thống Donald Trump.

Theo bản tin của hãng thông tấn UPI, tham vụ báo chí Tòa Bạch Ốc, bà Sarah Sanders, nói rằng: “Một lực lượng nhỏ gồm khoảng 200 người sẽ ở lại Syria thời gian ngắn trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình”.


Loan báo này được đưa ra trong lúc có các chỉ trích mạnh mẽ, kể cả từ trong đảng Cộng Hòa, về quyết định của Tổng Thống Trump nhằm rút khoảng 2,000 lính Mỹ ra khỏi Syria, từ nay đến ngày 30 Tháng Tư.

Hồi Tháng Mười Hai vừa qua, Tổng Thống Trump tuyên bố chiến thắng thành phần ISIS tại Syria, cho dù vẫn còn hàng ngàn tay súng của tổ chức khủng bố này và giao tranh vẫn tiếp diễn quanh cứ địa sau cùng của họ.

Các giới chỉ trích quyết định của ông Trump đã nêu lên một số hậu quả có thể xảy ra do việc rút quân, gồm cả việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào lực lượng người Kurd được Mỹ hỗ trợ và sự trỗi dậy của ISIS.

Bà Sanders không cho biết thêm chi tiết, nhưng danh nghĩa “gìn giữ hòa bình” của lực lượng 200 người này có thể là để mở đường cho các đồng minh Âu Châu đưa thêm quân tới đây cho nhiệm vụ này.

Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Patrick Shanahan viếng thăm Âu Châu tuần qua và tìm cách thuyết phục đồng minh tiếp tục duy trì quân số của họ ở Syria sau khi Mỹ triệt thoái.

Tuy nhiên, ông gặp khó khăn trong việc thuyết phục các quốc gia này là tại sao họ phải chấp nhận rủi ro cho quân đội của họ khi Mỹ rút đi. (V.Giang)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Bắc Hàn bác bỏ lời giải thích của TT Trump về không đạt thỏa thuận ở Việt Nam
February 28, 2019

Image
Ngoại Trưởng Bắc Hàn Ri Yong Ho, giữa, trong cuộc họp báo ở khách sạn Melia tại Việt Nam. (Hình: AP Photo/Vincent Yu)
HÀ NỘI, Việt Nam (AP) — Phía Bắc Hàn, trong một cuộc họp báo bất ngờ ở Việt Nam vào khuya Thứ Năm rạng sáng Thứ Sáu (giờ Việt Nam), đã bác bỏ lý do Tổng Thống Donald Trump đưa ra để giải thích việc không đạt thỏa thuận, và nói rằng Bình Nhưỡng chỉ đòi tháo gỡ một phần các biện pháp trừng phạt để đổi lấy việc đóng cửa nhà máy nghiên cứu võ khí nguyên tử chính của họ.

Trước khi rời Hà Nội, Tổng Thống Trump cho hay rằng cuộc họp đi vào chỗ bế tắc vì nhà lãnh đạo Bắc Hàn đòi hỏi phải tháo gỡ tất cả mọi biện pháp trừng phạt mà Mỹ đã đưa ra nhắm vào quốc gia này, nhưng lại không chịu hủy bỏ hoàn toàn các võ khí nguyên tử.


Tổng Thống Trump không đề cập đến sự bất đồng ý kiến này khi nói chuyện với các quân nhân Mỹ lúc ngừng lại ở Căn Cứ Elmendorf-Richardson tại Alaska.

Tuy nhiên, tại Hà Nội, trong một cuộc họp báo được triệu tập gấp rút, bất ngờ, vào tối ngày Thứ Năm rạng sáng Thứ Sáu, tại khách sạn Melia Hotel, Ngoại Trưởng Bắc Hàn, ông Ri Yong Ho, nói rằng khác với những gì ông Trump phát biểu, phía Bình Nhưỡng chỉ đưa ra các đề nghị “thực tế”, như chỉ yêu cầu tháo gỡ một phần các biện pháp trừng phạt, để đổi lấy việc triệt phá lò nguyên tử Yongbyon.

Theo ông Ri, phía Bắc Hàn chỉ đòi tháo gỡ năm lệnh trừng phạt đưa ra trong năm 2016 và 2017, trong tổng số bảy lệnh trừng phạt, vì “những điều này ảnh hưởng tới đời sống người dân”.

Ông Ri cũng nói rằng phía Bắc Hàn sẵn sàng viết ra văn bản việc đồng ý hoàn toàn ngưng thử nghiệm nguyên tử và hỏa tiễn tầm xa. Ông cho hay Washington đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng, “có thể sẽ không có lại lần nữa.”

Cũng theo ông Ri, lập trường của Bắc Hàn sẽ không thay đổi, cho dù phía Mỹ có đề nghị họp thêm một lần nữa.

Khi được hỏi về lập luận của phía Bắc Hàn, cho rằng họ chỉ đòi tháo gỡ một phần các biện pháp trừng phạt, Tùy Viên Báo Chí Tòa Bạch Ốc, bà Sarah Sanders, nói rằng: “Tôi đề nghị quý vị xem lại những gì mà Tổng Thống và Ngoại Trưởng Pompeo phát biểu tại cuộc họp báo ở Hà Nội.” (V.Giang)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Mỹ: Sẵn sàng tiếp tục thảo luận dù có tin Bắc Hàn mở lại căn cứ hỏa tiễn
March 8, 2019

Image
Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton. (Hình: AP Photo/Jacquelyn Martin)

WASHINGTON, D.C. (NV) — Tổng Thống Donald Trump sẵn sàng có thêm các cuộc thảo luận với Bình Nhưỡng về giải giới nguyên tử, theo lời cố vấn an ninh quốc gia của ông hôm Thứ Năm, 7 Tháng Ba, dù rằng có các báo cáo cho hay Bắc Hàn đang mở lại căn cứ hỏa tiễn.

Theo bản tin của hãng thông tấn Reuters, hai tờ báo Nam Hàn là JoongAng Ilbo và Donga Ilbo tường thuật là đang có nhiều hoạt động ở một cơ xưởng sản xuất hỏa tiễn liên lục địa của Bắc Hàn, có khả năng bắn tới Mỹ.


Trong tuần này, hai cơ quan nghiên cứu ở Mỹ và Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Nam Hàn (NIS) nói rằng Bắc Hàn đang có nỗ lực mở lại địa điểm phóng hỏa tiễn Sohae, khiến ông Trump phải nói rằng điều này sẽ khiến ông “rất, rất thất vọng” về lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un.

Hai cơ quan nghiên cứu nói trên hôm Thứ Năm cho biết địa điểm phóng hỏa tiễn nay sẵn sàng để hoạt động.

Khi được hỏi hôm Thứ Năm là ông có thất vọng về các hoạt động mới đây của Bắc Hàn, Tổng Thống Trump nói rằng: “Đó là điều thất vọng,” nhưng cũng nói thêm rằng: “Để xem sao. Chúng tôi sẽ cho quý vị biết trong khoảng chừng một năm.”

Ông Trump không giải thích điều ông định nói là gì.

Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cho hay trong cuộc phỏng vấn dành cho Fox News rằng “Tổng Thống Trump rõ ràng là sẵn sàng để có lại cuộc thảo luận. Chúng ta sẽ xem là khi nào có cuộc thảo luận hay có thể thành công hay không.”

Ông Bolton cho biết thêm là”hiện còn quá sớm” để xác định rõ ràng về các bản báo cáo liên quan đến hoạt động của Bắc Hàn. (V.Giang)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Kẻ bắn giết đền thờ Hồi Giáo ở Tân Tây Lan là ai?
March 15, 2019
Image
Hung thủ trong vụ nổ súng ở Tân Tây Lan. (Hình: Shooter's Video via AP)
SYDNEY, Úc (AP) – Hung thủ của ít nhất một trong hai vụ nổ súng ở đền thờ Hồi Giáo tại Tân Tây Lan, làm 49 người thiệt mạng, hôm Thứ Sáu, 15 Tháng Ba, đã viết sẵn bản tuyên ngôn để chắc chắn rằng công chúng sẽ biết được một số điều mà y muốn họ được biết: đây là một công dân Úc, 28 tuổi, theo chủ nghĩa dân tộc da trắng (white nationalist), và thù ghét người di dân.

Hung thủ nói có sự căm thù do thấy các cuộc tấn công của thành phần Hồi Giáo quá khích ở Âu Châu. Y muốn báo thù, muốn tạo sự lo sợ khắp nơi. Và y cũng muốn có được sự chú ý của dư luận.


Tuy nói không muốn nổi tiếng, hung thủ này, dùng tên Brenton Tarrant, để lại một bản tuyên ngôn 74 trang trên mạng xã hội, trong đó y nói rằng hy vọng sống sót sau cuộc tấn công để có thể giải thích rõ ràng hành động của y với truyền thông.

Và trong suốt thời gian xảy ra cuộc tấn công, hung thủ đã dùng một máy quay phim nhỏ gắn trên đầu trực tiếp truyền hình toàn bộ cuộc tấn công kinh hoàng vào đền thờ Hồi Giáo Al Noor ở thành phố Christchurch tại Tân Tây Lan.

Cuộc tấn công làm ít nhất 41 người thiệt mạng, trong khi cuộc tấn công nhắm vào một đền thờ thứ nhì trong thành phố, xảy ra không bao lâu sau đó, đã khiến có thêm mấy người thiệt mạng. Cảnh sát Tân Tây Lan chưa xác định rõ là có phải cùng một hung thủ gây án mạng ở cả hai nơi hay không.

Tuy bản tuyên ngôn và hình ảnh video cho thấy rõ ràng ý muốn tạo tiếng tăm, dù là tàn bạo, những tài liệu này cũng chứa đựng những chi tiết giúp công chúng hiểu tại sao lại có người muốn đi giết hàng chục người vô tội, khi những nạn nhân chỉ đang cầu nguyện trong một buổi trưa êm ả.

Sự kiện cuộc thảm sát xảy ra ở Tân Tây Lan, một quốc gia nhỏ bé và từ trước đến nay vẫn được coi là bình yên, xa cách các cuộc nổ súng giết người hàng loạt trên thế giới, như từng thấy ở Mỹ, đến nỗi cảnh sát nơi này ít khi mang súng theo mình.

Tuy nhiên, hung thủ đã nêu chính lý do này để chọn Tân Tây Lan làm nơi hành động. Y muốn thế giới biết rằng, nếu một nơi yên lành như Tân Tây Lan còn xẩy ra tấn công thì sẽ không có một nơi nào trên thế giới được coi là an toàn, vì ngay cả một quốc gia ở nơi xa xôi như Tân Tây Lan mà cũng có tình trạng di dân kéo tới hàng loạt.


Võ khí trong xe hung thủ. (Hình: Shooter’s Video via AP)
Hung thủ nói sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động ở Úc, có một tuổi thơ bình thường như mọi đứa trẻ khác, và học hành không giỏi cho lắm.

Một phụ nữ từng làm huấn luyện viên thể hình cùng với hung thủ ở thành phố Grafton, nói rằng rất bàng hoàng khi nghe các cáo buộc về hung thủ.

“Tôi không thể tưởng tượng rằng người mà tôi gặp hàng ngày, nói chuyện hàng ngày, lại có thể có hành động quá khích như vậy,” theo lời cô Tracey Gray, nói với đài Australia Broadcasting Corp.

Ngoài tinh thần dân tộc da trắng, hung thủ còn coi mình là người bảo vệ môi trường và theo Phát Xít, coi Trung Quốc là quốc gia gần với mình hơn cả về giá trị chính trị và xã hội. Người này thù ghét thành phần 1% giàu có nhất thế giới. Và cũng nêu tên một bình luận gia người Mỹ, có khuynh hướng bảo thủ, cô Candace Owens là người ảnh hưởng y hơn cả.

Trong suốt bản tuyên ngôn, điều mà hung thủ thường xuyên đề cập tới là cuộc đối chọi giữa người có gốc Âu Châu và người theo Hồi Giáo. Và cũng đặt vấn đề trong bối cảnh Thập Tự Chinh (Crusades), những cuộc chiến tranh tôn giáo được Giáo Hội chủ xướng.

Hung thủ nói sự kiện đẩy y đến bạo động là vụ xảy ra năm 2017, khi đang đi du lịch Tây Âu. Lúc đó, có một người đàn ông gốc Uzbekistan lái chiếc xe vận tải đâm vào đám đông ở Thụy Điển, làm năm người chết. Điều làm hung thủ căm phẫn nhất trong vụ này là cái chết của một bé gái Thụy Điển 11 tuổi.

Hung thủ cho hay rằng lòng mong muốn bạo động của y tăng lên khi đến Pháp, nơi y cảm thấy giận dữ trước hình ảnh của người di dân tại các thành phố và thị trấn nơi y đến thăm.

Do vậy, y khởi sự chuẩn bị cho cuộc tấn công.

Ba tháng trước đây, hung thủ quyết định nhắm vào thành phố Christchurch. Y cho hay không thuộc nhóm hay tổ chức nào, dù rằng có góp tiền cho nhiều nhóm theo dân tộc chủ nghĩa. Y cũng nói từng liên lạc với nhóm chống di dân có tên Knights Templar và có được sự tán đồng của Anders Breivik để mở cuộc tấn công.

Breivik là một tay cực hữu quá khích người Na Uy, từng hạ sát 77 người ở thủ đô Oslo và một đảo gần đó năm 2011.

Hung thủ Brenton Tarrant có một danh sách dài những gì muốn đạt được qua cuộc tấn công này.

Y hy vọng sẽ giảm tình trạng di dân bằng cách khiến người di dân lo sợ không dám tới. Y hy vọng sẽ tạo chia rẽ giữa người dân trong khối NATO và người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Y hy vọng tạo thêm chia rẽ và bất ổn trong các quốc gia Tây Phương.

Và y cũng muốn tạo thêm tranh chấp về luật súng ở Mỹ, để có thể đưa tới cuộc nội chiến, với kết quả sau cùng là các chủng tộc sống riêng rẽ với nhau.

Hung thủ nói rằng y chọn các nạn nhân để tấn công vì coi họ là kẻ xâm lăng, dần dần sẽ thay thế dân da trắng. Hung thủ nói không cảm thấy thương hại cho những người bị y hạ sát, một điều được xác nhận qua đoạn video thu hình cuộc tấn công. (V.Giang)
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Mỹ – Đài Loan nói chuyện trực tiếp, mặc Bắc Kinh phản đối
March 20, 2019

Image
Ngoại Trưởng Đài Loan, ông Joseph Wu, trái, và giám đốc viện American Institute in Taiwan (AIT) William Brent Christensen.
(Hình: AP Photo/Johnson Lai)
WASHINGTON, D.C. (AP) — Các giới chức Đài Loan và Mỹ sẽ gặp nhau trong năm nay trong nỗ lực đưa mối quan hệ hai bên lên một tầm cao mới, mặc cho phản đối của Bắc Kinh cùng những đe dọa buộc Đài Loan phải bằng lòng thống nhất.

Cuộc thảo luận sẽ diễn ra vào Tháng Chín ở Đài Bắc và sẽ có sự tham dự của một giới chức cao cấp từ Washington, theo lời người mặc nhiên được coi là đại sứ Mỹ tại Đài Loan, ông William Brent Christensen hôm Thứ Ba, 19 Tháng Ba.


Ông Christensen không cho biết là cuộc họp này là một hình thức khiêu khích Trung Quốc hay để họ có sự thay đổi với Đài Loan.

Mỹ có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nhưng vẫn duy trì mối quan hệ không chính thức nhưng cũng chặt chẽ với Đài Loan, qua cơ quan có tên American Institute in Taiwan (AIT), được mặc nhiên coi là tòa đại sứ của Mỹ.

“Chúng tôi tin rằng cùng lúc có thể duy trì mối quan hệ tốt với cả Đài Loan và Trung Quốc,” theo lời ông Christensen trong cuộc họp báo.

Tổng Thống Donald Trump trong thời gian qua đã có thêm các liên lạc với Đài Loan và dự trù sẽ bán thêm võ khí cho đảo quốc này.

Trong một chỉ dấu cho thấy mối liên hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Đài Loan hiện nay, Tổng Thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) dự trù sẽ ngừng lại ở Mỹ một hoặc hai lần trong chuyến công du sang các quốc gia đồng minh ở vùng Thái Bình Dương, khởi sự từ ngày Thứ Năm.

Trước đây, Bắc Kinh đã nhiều lần phản đối Washington về việc cho phi cơ của bà Thái ngừng lại ở Mỹ. (V.Giang)
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Mua tên lửa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trên đe dưới búa
Trọng Nghĩa

Image
Tên lửa S-400 "Triumph" đất đối không, được triển khai gần thành phố Gvardeysk, sát Kaliningrad, Russia. Ảnh chụp ngày 11/03/2019.REUTERS/Vitaly Nevar/File Photo
Bất chấp áp lực từ phía Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ tỏ vẻ kiên quyết xúc tiến việc mua hệ thống tên lửa Nga S.400. Phát biểu vào hôm qua, 04/04/2019 tại Washington, bên lề hội nghị của khối NATO, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng việc mua tên lửa của Nga là một thương vụ « đã chốt », không thể hủy bỏ.

Trên nguyên tắc, các dàn tên lửa S400 sẽ được giao vào mùa hè năm nay, nhưng từ nay đến đó, tình hình có thể thay đổi: nếu thương vụ S400 hoàn tất, Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, còn nếu hủy bỏ đơn đặt hàng, Ankara lại vấp phải phản ứng bất bình của Nga.

Trong một động thái có thể nói là nhằm tiếp tục duy trì sức ép để buộc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ việc mua hệ thống phòng không của Nga, Lầu Năm Góc ngày hôm qua đã thẳng thừng bác bỏ một đề nghị của ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, muốn cùng thành lập một nhóm làm việc để xác định xem hệ thống S400 có tác hại đến thiết bị của Mỹ và NATO hay không.

Hoa Kỳ lo ngại rằng công nghệ được Nga sử dụng trong hệ thống tên tên lửa S-400 có thể giúp Nga thu thập dữ liệu của các loại chiến đấu cơ của khối NATO, đặc biệt là loại F-35 của Mỹ. Ngoài mối lo ngại gián điệp, còn có vấn đề tương tác giữa hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ với các hệ thống còn lại trong khối NATO.

Trong tình hình đó, một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, Charles Summers, gần đây đã cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gánh chịu những « hậu quả nghiêm trọng », nếu cứ tiếp tục mua hệ thống tên lửa của Nga.

Theo hầu hết các nhà phân tích, đây là một lời đe dọa rất nghiêm túc, căn cứ vào các quan ngại thực thụ như kể trên.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể chịu những hậu quả nào ?

Một hậu quả trước tiên là kế hoạch đặt mua chiến đấu cơ tiên tiến F-35 của Mỹ đã bị ngăn chặn. Ankara muốn mua đến 100 chiến đấu cơ loại này, phi công Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu qua Mỹ tập lái.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư 1 tỷ đô la vào kế hoạch trang bị loại vũ khí này, nếu không thực hiện hợp đồng, Mỹ có thể bị phạt. Tuy nhiên, theo hãng tin Pháp AFP, một số nguồn tin đã cho biết là Washington sẵn sàng trả tiền phạt.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào phạm vi áp dụng của luật Caatsa cho phép chính quyền Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với bất kỳ thực thể hoặc quốc gia nào ký kết thỏa thuận vũ khí với các tập đoàn, công ty Nga.

Nguy cơ về phía Mỹ là như thế. Nhưng nếu theo Mỹ và từ bỏ hợp đồng đã ký, thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đẩy quan hệ với Nga vào một tính thế tế nhị.

Đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Nga là một đối tác chiến lược rất quan trọng của Ankara tại Syria, một nước giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ mà tình hình bất ổn sẽ có tác hại rất lớn.

Mặt khác, nếu giải thích không tốt với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nguy cơ bị Mátxcơva trừng phạt về mặt kinh tế. Một ví dụ cụ thể là Nga có thể hạn chế lượng du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, mà mỗi năm lên đến hàng triệu lượt người.

Đối với Ankara, những biện pháp trừng phạt kinh tế của Washington hay của Mátxcơva đều tác hại không nhỏ, vì lẽ Thổ Nhĩ Kỳ đang lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế, bị suy thoái lần đầu tiên từ 10 năm nay.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Ngoại trưởng Mỹ lên án Nga và Trung Quốc can thiệp vào Venezuela
RFI

Image
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) hội kiến tổng thống Chilê Sebastian Piñera tại Santiago. Ảnh ngày 12/04/2019.REUTERS/Rodrigo Garrido
Khủng hoảng Venezuela là trọng tâm vòng công du Nam Mỹ của ngoại trưởng Mike Pompeo. Lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc hỗ trợ chính quyền Maduro và coi sự hiện diện của quân đội Nga tại Caracas là một hành vi "khiêu khích trắng trợn".

Tại Chilê, chặng dừng đầu tiên trong vòng công du Nam Mỹ trong ba ngày kể từ 12/04/2019, Mike Pompeo đã cảm ơn nước chủ nhà đón nhận gần 300.000 người tị nạn Venezuela. Trong cuộc tiếp xúc với tổng thống Chilê, Sebastian Pinera và đồng sự Roberto Ampuero, ngoại trưởng Mỹ đề cập đến sự hiện diện của quân đội Nga tại Venezuela và nhấn mạnh : Washington không thể "chấp nhận để cho Nga đẩy tình hình thêm bất ổn". Việc Matxcơva đưa quân sang Venezuela là một "hành động không hay".

Liên quan đến sự can thiệp về mặt tài chính và kinh tế của Trung Quốc tại Venezuela, ông Pompeo lên án thái độ "giả dối của Trung Quốc và một số quốc gia khác" khi nói rằng "không can thiệp vào công việc nội bộ" của Venezuela. Nhưng theo ông Pompeo thì "chính sự can thiệp tài chính của những nước ngày đã hủy hoại kinh tế" Venezuela.

Thông tín viên Justine Fontaine từ Santiago gửi về bài tường trình :

"Trước hàng loạt ống kính của phóng viên ảnh, Mike Pompeo đã hoan nghênh vài trò đầu tàu của Chilê tại khu vực trên hồ sơ Venezuela. Ông nói "Tôi muốn mở đầu bằng lời cảm ơn gửi đến Chilê, hoan nghênh tổng thống Pinera đã góp phần cô lập Nicolas Maduro và đã có lòng nhân ái đối với những người vô tội phải chạy trốn khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo đang hoành hành trên đất nước họ".

Gần 300.000 người Venezuela đã sang Chilê lánh nạn. Cuối tháng trước, Santiago đã tổ chức hội nghị Prosur. Mục đích của nhóm này nhằm trở thành một tổ chức mới trong vùng. Đến nay toàn bộ các thành viên Prosur đều đứng về phía tổng thống tự phong của Venezuela, ông Juan Guaido.

Đến Thứ Hai tuần sau, Santiago một lần nữa sẽ tổ chức cuộc họp của nhóm Lima. Ngoại trưởng Chilê, Roberto Ampuero nhắc lại ông "hoàn toàn phản đối mọi hình thức can thiệp quân sự" vào Venezuela. "Khủng hoảng tại quốc gia này phải được giải quyết bằng con đường chính trị, bằng luật pháp và phải được giải quyết một cách hòa bình". Ngoại trưởng Ampuero nhấn mạnh "đây là lập trường của Chilê mà Santiago muốn nhắc lại và đây cũng là một nguyên tắc, một niềm tin vững chắc được nhiều nước trong khối Lima chia sẻ".

Sau Chilê, ngoại trưởng Mỹ sẽ tiếp tục đến Paraguay và Peru. Đến Chủ Nhật này, trước khi kết thúc vòng công du Nam Mỹ, ông Pompeo sẽ dừng chân tại biên giới giữa Venezuela và Colombia".

Ngoài hồ sơ Venezuela, ngoại trưởng Mỹ còn khuyên Chilê nên thận trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế với Bắc Kinh, do "những hoạt động thương mại của Trung Quốc luôn gắn liền với vế an ninh và tham vọng thâu tóm công nghệ" của quốc gia này. Trung Quốc đã qua mặt Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Chilê.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Post by hoangphong »

Image

Nhà điều tra công bố nhận định ban đầu về cháy nhà thờ Đức Bà

Cho tới nay, các nhà điều tra đang coi vụ hỏa hoạn nhấn chìm Nhà thờ Đức Bà Paris là một tai nạn, văn phòng công tố địa phương cho biết thông tin tối hôm thứ Hai (15/4), theo Fox News.

Cảnh sát Paris sẽ điều tra thảm họa theo hướng đây là “tai nạn không chủ đích do hỏa hoạn” và loại trừ nguyên nhân cháy có liên quan đến khủng bố, các quan chức Pháp cho biết.

Tuyên bố của văn phòng công tố được đưa ra ngay sau khi một quan chức chính phủ, và trưởng phòng cứu hỏa Paris nói rằng, họ rất lạc quan rằng các tháp chuông nổi tiếng thế giới của nhà thờ đã được cứu khỏi đám cháy, và cấu trúc chính của tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn. Đó là một tin tốt lành hiếm hoi trong một đêm khiến hàng ngàn người trên đường phố thủ đô Pháp, và hàng triệu người trên thế giới đau xót khi một trong những địa danh tôn giáo, văn hóa và lịch sử vĩ đại của thế giới bị ngọn lửa thiêu rụi.

Người đứng đầu lực lượng cứu hỏa Jean-Claude Gallet xác nhận rằng các nhân viên cứu hỏa đã cố gắng ngăn chặn đám cháy lan sang phía bắc nhà thờ, nơi được đề cập tới trong tiểu thuyết “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà” của nhà văn Victor Hugo. Ông nói thêm rằng hai phần ba mái nhà của nhà thờ “đã bị tàn phá”, và xác nhận rằng một lính cứu hỏa đã bị thương.

Cuối ngày thứ Hai, vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng từ đám cháy lấp ló sau các cửa sổ phía trước của nhà thờ, và dường như các nhà điều tra đang kiểm tra hiện trường. Ông Gallet cho biết lính cứu hỏa sẽ tiếp tục làm việc qua đêm để hạ nhiệt tòa nhà.

Ngọn lửa đã làm sụp đổ ngọn tháp của nhà thờ, nơi bị che khuất trong giàn giáo được bắc lên trong dự án cải tạo nhà thờ trị giá 6 triệu euro (6,8 triệu đô la). Truyền thông Pháp dẫn lời đội cứu hỏa Paris cho biết đám cháy “có khả năng lan sang” công trình đó.

Khi ngọn lửa rơi xuống, bầu trời sáng lên màu cam và ngọn lửa bắn ra từ mái nhà phía sau gian giữa của nhà thờ, một địa chỉ được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất trên thế giới.

Hàng trăm người xếp hàng trên những cây cầu gần nhà thờ, đã bị sốc khi thấy những cột khói đen đặc bốc lên từ di tích thiêng liêng đã ăn sâu trong tâm hồn họ.

Vụ hỏa hoạn xảy ra chưa đầy một tuần trước lễ Phục sinh. Khi nhà thờ bị cháy, người dân Paris đã tụ tập cầu nguyện và hát những bài thánh ca bên ngoài nhà thờ Saint Julien Les Pauvres phía đối diện bên kia sông so với nhà thờ Đức Bà.

Khi sự cố xảy ra, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lập tức hủy một kế hoạch liên quan tới cuộc khủng hoảng “áo vàng” và nhanh chóng đến hiện trường, sau đó tổ chức các cuộc họp tại trụ sở của cảnh sát Paris gần đó. Trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, ông Marcon khẳng định nhà thờ sẽ được xây dựng lại và tuyên bố khởi động một chương trình gây quỹ quốc tế để huy động hàng triệu đô la cho việc khôi phục nguyên trạng nhà thờ.

“Chúng tôi sẽ xây dựng lại nhà thờ này”, ông Macron nói. “Điều tồi tệ nhất đã tránh được mặc dù vẫn chưa hoàn toàn chiến thắng trong cuộc chiến với [giặc lửa]”. Nhà lãnh đạo Pháp cũng ca ngợi “lòng can đảm” và “sự chuyên nghiệp tuyệt vời” của những người lính cứu hỏa đã chiến đấu với ngọn lửa trong khoảng bốn giờ.

Đức Tổng Giám mục Paris Michel Aupetit đã nói với các linh mục trên khắp nước Pháp rung chuông nhà thờ để kêu gọi cầu nguyện cho nhà thờ Paris yêu dấu.

Được xây dựng vào thế kỷ 12 và 13, nhà thờ Đức Bà là nhà thờ nổi tiếng nhất trong số các nhà thờ theo kiến trúc Gô tích thời Trung cổ cũng như là một trong những công trình kiến trúc được yêu thích nhất trên thế giới. Nằm trên Ile de la Cite, một hòn đảo ở sông Seine, kiến trúc của nhà thờ Đức Bà nổi tiếng vì sở hữu những nét độc đáo riêng có.

Thị trưởng Paris Anne Hidalgo vào cuối ngày thứ Hai nói rằng rằng bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật và thánh vật được giữ trong nhà thờ đã được khôi phục, mặc dù không rõ liệu có vật phẩm nào bị hư hại hay không.

Nhà sử học người Pháp Camille Pascal nói với kênh tin tức BFM rằng ngọn lửa đánh dấu “sự hủy diệt của di sản vô giá”.

Tịnh Du
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Post by hoangphong »

Tài tử truyền hình trở thành tổng thống Ukraine
April 22, 2019

Image
Ứng cử viên tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskiy, và vợ, bà Olena Zelenska, mừng rỡ trước chiến thắng bầu cử. (Hình: AP Photo/Vadim Ghirda)

KIEV, Ukraine (AP) — Với kết quả kiểm phiếu hầu như hoàn tất tại Ukraine, tài tử truyền hình nổi tiếng Volodymyr Zelenskiy được coi như đã đạt chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống vòng nhì tại quốc gia này.

Ủy Ban Bầu Cử Trung Ương Ukraine hôm Thứ Hai, 22 Tháng Tư, nói rằng với hơn 96% số phiếu được đếm, ông Zelenskiy có được 73% số phiếu, trong khi đương kim Tổng Thống Petro Poroshenko chỉ có được 24%.


Không giống như phần lớn các cuộc bầu cử ở Ukraine được tổ chức sau khi Ukraine ra khỏi Liên Bang Sô Viết, ông Zelenskiy có vẻ đã thắng cả ở vùng Đông và Tây của quốc gia này, vốn là hai khu vực có sự đối chọi gay gắt về chính trị.

Một trong những khẩu hiệu vận động của danh hài truyền hình nổi tiếng ở Ukraine này là kêu gọi đoàn kết quốc gia, vốn đã bị chia rẽ vì không đồng ý về bản sắc dân tộc và sự trợ giúp tích cực của chính phủ Nga cho thành phần đòi ly khai ở vùng Đông Ukraine.

Ngay cả với chiến thắng lớn lao, cho thấy cử tri trông đợi sự thay đổi, ông Zelenskiy vẫn có những thử thách khó khăn trước mặt.

Cuộc chiến ở vùng Đông Ukraine cùng là vấn đề khó giải quyết liên quan đến việc Nga xâm chiếm và sát nhập Bán Đảo Crimea của Ukraine năm 2014, nhiều phần sẽ tiếp tục làm mệt trí người thay thế ông Poroshenko, vốn từ trước đến nay không hoạt động trong lãnh vực chính trị và chỉ đóng vai tổng thống trong một show truyền hình.

Ông Zelenskiy, người nói tiếng Nga từ vùng Trung Ukraine, hứa hẹn sẽ gia tăng các nỗ lực đưa Đông Ukraine trở lại với quốc gia này, nhưng không cho biết chi tiết sẽ làm gì để đạt được điều đó.

Tổng Thống Nga, ông Vladimir Putin, từ chối không gọi điện thoại chúc mừng chiến thắng của ông Zelenskiy. Phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói rằng ông Putin cảm thấy còn quá sớm để làm điều này.

Theo ông Peskov, phía Nga chờ đợi ông Zelenskiy có hành động “rõ ràng” để cải thiện mối quan hệ giữa hai bên. (V.Giang)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Kim Jong Un cảnh cáo căng thẳng sẽ trở lại, Mỹ ‘không đáng tin’
April 26, 2019

Image
Lãnh tụ Kim Jong Un đặt vòng hoa tại Đài Tưởng Niệm Hải Quân Nga ở Vladivostok hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Tư, trước khi về lại Bắc Hàn.
(Hình minh họa: AP Photo/Alexander Khitrov)
VLADIVOSTOK, Nga (NV) – Lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Hàn nói với Tổng Thống Vladimir Putin của Nga là hòa bình và an ninh của bán đảo Triều Tiên tùy thuộc vào Mỹ, đồng thời cảnh cáo rằng tình trạng căng thẳng sẽ trở lại một cách dễ dàng, và Mỹ “không đáng tin,” theo Reuters, dẫn nguồn của KCNA, hãng thông tấn chính thức của Bắc Hàn, hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Tư.

“Tình hình trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực hiện nay đang bế tắc và đang trong giai đoạn rất quan trọng, mà có thể trở lại trạng thái như trước đây, trong lúc Hoa Kỳ có thái độ đơn phương và không đáng tin tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn mới đây,” KCNA trích lời ông Kim nói.


Phát biểu này do ông Kim đưa ra với ông Putin, khi hai người gặp nhau ở Vladivostok, Nga, hôm Thứ Năm.

Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ nhì giữa ông Kim và Tổng Thống Donald Trump của Mỹ ở Hà Nội, Việt Nam, hồi cuối Tháng Hai hoàn toàn thất bại, trong đó, Bình Nhưỡng đòi Washington bỏ cấm vận, trong khi Mỹ muốn Bắc Hàn từ bỏ chương trình nguyên tử trước.

Trước khi gặp ông Putin, ông Kim có nói ông đợi tới cuối năm nay là hạn chót để có thể có “cuộc gặp lần thứ ba” với ông Trump.

“Bắc Hàn sẽ tự chuẩn bị cho mình trong bất cứ tình huống nào,” ông Kim được trích lời nói tiếp.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chưa trả lời khi Reuters hỏi ý kiến phản ứng.

Ông William Hagerty, đại sứ Mỹ tại Nhật, nói với một tổ chức nghiên cứu ở Washington, DC rằng liên lạc giữa ông Kim và ông Putin là nhằm phần nào giải tỏa cấm vận của quốc tế đối với Bắc Hàn.

“Chuyện ông Kim gặp ông Putin nhấn mạnh một thực tế là cấm vận có hiệu quả và gây sức ép đối với Bình Nhưỡng,” ông Hagerty nói. “Những gì chúng ta thấy là một sự tiếp cận để giải quyết vấn đề. Có một điều đơn giản hơn để giải quyết chuyện này đó là chấm dứt chương trình nguyên tử.”

Vị đại sứ Mỹ nói thêm, điều quan trọng mà cộng đồng quốc tế áp dụng trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng là vì chương trình nguyên tử và hỏa tiễn của họ. (Đ.D.)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 4 guests