Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by dailien »

Image
Những người Ukraine tỵ nạn tại Ba Lan tổ chức buổi hòa nhạc cám ơn nước chủ nhà – Krakow, Ba Lan, ngày 27 Tháng Năm 2022
(ảnh: Beata Zawrzel/NurPhoto via Getty Images)


Ukraine: Tiếp tục chiến hay hòa?

Ba tháng sau cuộc xâm lược của Nga, Mỹ và đồng minh đang tranh luận về câu hỏi không thể tránh khỏi: Cuộc chiến sẽ kết thúc như thế nào?

Lê Tây Sơn
27 tháng 5, 2022


Những ngày gần đây, các nguyên thủ phương Tây cũng như các lãnh đạo Đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ có vẻ nôn nóng cho một chiến thắng sớm ở Ukraine. Nhưng nằm ngay bên dưới bề mặt là những dị biệt thực sự với câu hỏi “chiến thắng bằng cách nào?”. Cần những gì để tạo ra chiến thắng và liệu “chiến thắng” có được định nghĩa giống như người Mỹ nghĩ, người châu Âu nghĩ, và có lẽ quan trọng nhất, người Ukraine nghĩ?

Định nghĩa lại chiến thắng

Những “lệch pha” về lộ trình dẫn đến chiến thắng đã bắt đầu xuất hiện và không sớm thì muộn nó cũng ảnh hưởng đến tâm tư cử tri trong những cuộc thăm dò dư luận, đặc biệt khi người Mỹ, sau một thời gian bị sốc, lại quay về với các vấn đề đối nội hơn đối ngoại. Cách nay vài ngày Thủ tướng Ý đã đề xuất ngừng bắn, trong khi giới lãnh đạo Ukraine dứt khoát muốn đẩy Nga “trở lại các biên giới tồn tại trước cuộc xâm lược”. Ở Mỹ, một số quan chức bắt đầu tranh luận: “Thất bại chiến lược Putin đang gánh chịu có đủ đảm bảo ông ta không thể tiến hành một cuộc tấn công tương tự lần nữa không?”.
Image
Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Davos ngày 23 Tháng Năm 2022 (ảnh: Dursun Aydemir/Anadolu Agency via Getty Images)
Sau ba tháng thống nhất chưa từng có để đối phó với cuộc xâm lược của Nga dẫn đến dòng chảy cũng chưa từng có các loại vũ khí sát thương vào Ukraine và một loạt các biện pháp trừng phạt tài chính qui mô ngoài sự mong đợi; thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ trái chiều về việc phải làm gì tiếp theo để có thể chiến thắng Putin. Trọng tâm của sự rạn nứt là cuộc tranh luận về việc liệu chiến dịch kéo dài ba thập niên nhằm đưa nước Nga vào quĩ đạo phương Tây có nên kết thúc không?


Đã xảy ra tình trạng “đồng sàng dị mộng”: Ngay khi Mỹ muốn loại Nga khỏi nền kinh tế thế giới, phần lớn các nước châu Âu lại cảnh báo về “nguy cơ cô lập và làm bẽ mặt Putin”! Dị mộng càng mạnh hơn khi Mỹ nuôi tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng từ Á sang Âu, ít nhất là trên danh nghĩa như “người duy nhất có thể cứu thế giới trước các thế lực xấu”. Nỗ lực để quân Nga không có một chiến thắng dễ dàng trước Ukraine được hình thành ngay khi quân đội Nga phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác đến nỗi phải rút khỏi Kyiv. Chính quyền Mỹ nhận thấy đây là cơ hội lớn để trừng phạt sự hung hăng của Nga, làm suy yếu Putin, củng cố liên minh xuyên Đại Tây Dương NATO và gửi thông điệp tới Trung Quốc đừng bắt chước Putin. Mỹ cũng muốn chứng minh “xua quân xâm lược sẽ không bao giờ được đền đáp bằng nhân nhượng lãnh thổ”.

Nhìn từ Diễn đàn Davos

Không nơi nào sự khác biệt về mục tiêu chiến tranh thấy rõ như tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (từ ngày 22 đến 26 Tháng Năm 2022). Nổi bật nhất là cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, 99 tuổi, đưa ra ý kiến rằng Ukraine cần từ bỏ một phần lãnh thổ để đạt được thỏa thuận hoà bình.

Gần như ngay lập tức, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phản ứng giận dữ: “Tôi có cảm giác thay vì năm 2022, ông Kissinger đang ở năm 1938 trên lịch của mình” (lúc chiến tranh càn quét khắp châu Âu khiến Kissinger, khi đó còn là một thiếu niên, phải cùng gia đình chạy trốn đến New York). Tuy nhiên, bản thân Zelensky nhiều lúc cũng đưa ra những quan điểm trái ngược về những gì cần thiết để kết thúc chiến tranh, thậm chí có lúc ông đề nghị Ukraine trung lập hơn là theo đuổi việc gia nhập NATO. Tất nhiên, các mục tiêu không nhất quán khiến việc tìm đến chiến thắng hay thậm chí một nền hòa bình bấp bênh sẽ trở nên khó khăn hơn.

Điều đó cũng báo trước Zelensky và các đồng minh phương Tây sẽ tranh luận căng thẳng khi cuối cùng cuộc đàm phán chấm dứt xung đột cũng diễn ra. Nếu Zelensky chấp nhận một số nhượng bộ với Nga, liệu Mỹ và các đồng minh có dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, gồm cả việc kiểm soát xuất khẩu khiến Nga phải đóng cửa các nhà máy chế tạo xe tăng vì thiếu linh kiện? (nếu dỡ bỏ trừng phạt sẽ làm tiêu tan hy vọng của Mỹ trong việc làm tê liệt khả năng quân sự tương lai của Nga). Các quan chức Mỹ cho rằng Zelensky và chính phủ của ông sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn.
Image
Trong số các nước EU, Ba Lan là đồng minh sát sườn nhất của Ukraine trong quan điểm đánh Nga đến cùng – ảnh: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (Pavlo Bagmut/Ukrinform/Future Publishing via Getty Images)
Họ cũng nhận thức sâu sắc rằng nếu Putin có được cây cầu đất liền tới Crimea do được giao vùng Donbas và các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ dù chỉ một số, Tổng thống Biden sẽ bị Đảng Cộng hòa và một số đảng viên Dân chủ chỉ trích là đã thưởng cho “kẻ đã nỗ lực vẽ lại bản đồ Châu Âu bằng vũ lực”. Cũng như lần trước, cuộc tranh luận lần này cũng nổ ra khi cục diện cuộc chiến đang thay đổi. Ba tháng trước, mục tiêu chiến lược của Putin là chiếm toàn bộ Ukraine, một nhiệm vụ mà ông nghĩ rằng mình có thể hoàn thành chỉ trong vài ngày.



Khi thất bại, ông ta chuyển sang Kế hoạch B, rút ​​lực lượng về phía Đông và Nam Ukraine. Sau đó Putin thừa nhận không thể chiếm các thành phố quan trọng như Kharkiv và Odesa. Giờ đây, khi chiến trường tập trung vào trung tâm công nghiệp Donbas, một khu vực tương đối nhỏ nhưng có nhiều lợi ích sau khi quân Nga chiếm được Mariupol để có cây cầu đất liền nối Crimea với Donbas, Putin đã dùng hải quân phong tỏa các cảng mà Ukraine cần để xuất khẩu lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác, trụ cột của nền kinh tế Ukraine và là một nguồn cung cấp lương thực chính cho thế giới.

Lủng củng trong các mục tiêu của Mỹ?

Nhưng dù đang tương đối thắng thế, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy Putin sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán, ít nhất là cho đến khi các lệnh trừng phạt ảnh hưởng nặng vào xuất khẩu năng lượng và nước Nga hoàn toàn cạn kiệt các thành phần quan trọng để sản xuất các vũ khí thay thế. Dov S. Zakheim, một cựu quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ, trả lời một cuộc phỏng vấn gần đây: “Trong khi Putin dù muốn hay không có lúc sẽ phải chấp nhận mang về nhà một ít chiến thắng mà Mariupol là một miếng. Còn Ukraine sẽ có một quyết định chính trị khó khăn khi phí tổn cuộc sống tăng nhanh”.

Trong hai tháng đầu của cuộc chiến, Tổng thống Biden và các trợ lý hàng đầu của ông chủ yếu nói về việc cung cấp cho Ukraine bất cứ sự trợ giúp nào cần thiết để tự vệ và nói về việc trừng phạt Nga trên quy mô “chưa từng có”. Thỉnh thoảng, có những gợi ý về những mục tiêu rộng lớn hơn giống như Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống cảnh báo “nếu Nga cố gắng chiếm Ukraine bằng vũ lực, thì sức mạnh và ảnh hưởng lâu dài của họ sẽ bị giảm đáng kể”.

Ngày 25 Tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin khiến các đồng nghiệp châu Âu bất ngờ khi nói: “Washington muốn nhiều hơn là một sự rút lui của Nga. Đó là quân đội Nga bị thiệt hại vĩnh viễn. Chúng tôi muốn thấy Nga suy yếu đến mức không thể làm những việc như xâm lược Ukraine”.

Để vấn an đồng minh, Toà Bạch Ốc khẳng định “sẽ không có thay đổi chính sách và ông Austin chỉ nói lên thực tế về những gì các lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu đang thực hiện và sắp công bố mang lại”. Nay, một số quan chức Mỹ đã dần thay đổi giọng điệu, nói chuyện cởi mở và lạc quan hơn về khả năng Ukraine giành chiến thắng ở Donbas.

Tuần trước, ở Warsaw, Đại sứ Mỹ tại NATO, Julianne Smith, cựu trợ lý an ninh quốc gia của Biden, nói: “Chúng tôi muốn thấy một thất bại chiến lược của Nga!”. Giờ đây, trong các cuộc họp với châu Âu và trong các tuyên bố công khai, các quan chức chính quyền Mỹ còn nêu rõ các mục tiêu cụ thể hơn. Đầu tiên là “Ukraine phải nổi lên như một quốc gia dân chủ, sôi động” (điều Putin đang tìm cách bóp chết). Thứ hai là “tránh xung đột trực tiếp với Nga”, điều mà Biden lặp đi lặp lại vì điều đó có thể dẫn đến Thế chiến III.

Trong cuộc điều trần vào đầu tháng này, Avril D. Haines, giám đốc tình báo quốc gia, giải thích mối quan ngại của Washington: “Theo chúng tôi, Tổng thống Putin đang chuẩn bị cho cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine và ông ta vẫn có ý định đạt được các mục tiêu ngoài Donbas”. Ngày càng có nhiều quan chức Mỹ nói về việc sử dụng cuộc khủng hoảng để củng cố an ninh quốc tế, giành chiến thắng trước các quốc gia chống phương Tây và trục Trung Quốc-Nga đang nổi lên.

Khi Hoa Kỳ công bố các thông điệp của riêng mình, Zelensky tuyên bố: “Sẽ không có quyết định nào về Ukraine nếu không có Ukraine”. Lập tức, ngày 29 Tháng Tư, John F. Kirby, thư ký báo chí Ngũ Giác Đài nói lại cho rõ: “Tổng thống Zelensky là tổng thống được bầu một cách dân chủ của một quốc gia có chủ quyền và chỉ ông ấy mới có thể quyết định chiến thắng sẽ như thế nào và ông ấy muốn đạt được nó như thế nào”.


Image
Chiến sự Ukraine vẫn ác liệt tại Donbas (ảnh: Alex Chan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Và trong NATO lẫn EU

Cho đến nay, NATO và Liên minh châu Âu (EU) luôn thống nhất trong việc hỗ trợ Ukraine, cả với các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga và cung cấp lượng vũ khí ngày càng nhiều cho Ukraine (dù không có máy bay chiến đấu phản lực hay xe tăng tiên tiến). Nhưng trong thời gian gần đây, sự thống nhất đó đang bị thách thức. Hungary, nước ủng hộ năm gói trừng phạt trước đây, nay chùn bước trước lệnh cấm vận đối với dầu của Nga, thứ mà họ phụ thuộc. EU thậm chí chỉ nói… miệng, ít nhất cho đến bây giờ, việc cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga.

Thanh toán bằng đồng rúp do Nga bắt buộc cũng được thực hiện nghiêm túc. Sự chia rẽ nhìn thấy rõ trong các mục tiêu chiến tranh. Các nhà lãnh đạo ở Trung và Đông Âu, với kinh nghiệm đau thương bị Liên Xô thống trị, có quan điểm mạnh mẽ đánh bại Nga, thậm chí bác bỏ ý tưởng nói chuyện với Putin. Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas và Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki, gọi Putin là “tội phạm chiến tranh”. Tuần trước, ông Morawiecki nói: “Tôi nghe có ai đó định cho phép Putin giữ thể diện trên trường quốc tế. Nhưng làm cách nào bạn có thể cứu được một thứ đã bị biến dạng hoàn toàn?”.

Pháp, Ý và Đức, ba quốc gia lớn nhất và giàu nhất EU cũng bày tỏ sự lo lắng cuộc chiến sẽ kéo dài hoặc đóng băng trong bế tắc và lo lắng về những thiệt hại có thể xảy ra đối với nền kinh tế. Họ cũng xem Nga là “một nước láng giềng không thể xa lánh và không thể bị cô lập mãi mãi”.

Sau khi tái đắc cử, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã xuống giọng khi tuyên bố “một nền hòa bình trong tương lai ở Đông Âu không nên được kiến tạo bằng sự sỉ nhục không cần thiết đối với Nga, kể cả việc nhượng bộ lãnh thổ cho Moscow”.

Trong tháng này, Thủ tướng Ý Mario Draghi đã kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine “càng sớm càng tốt” để mở đường cho thương lượng kết thúc chiến tranh. Ông Draghi, người có quan điểm cứng rắn chống lại Nga tại một đất nước có truyền thống thân thiện với Moscow nhận định: “Chúng ta phải đưa Nga vào bàn đàm phán”.

Tổng thống Zelensky luôn tránh nói về việc làm cho chế độ Putin suy sụp mà chỉ nhắc đi nhắc lại “muốn người Nga bị đẩy lùi về vị trí của họ trước ngày 24 Tháng Hai”. Chỉ khi đó, Ukraine mới sẵn sàng đàm phán nghiêm túc với Nga về ngừng bắn. Tuần này, ông nhắc lại “cuộc chiến chỉ có thể kết thúc bằng một giải pháp ngoại giao”, chứ không phải một chiến thắng quân sự và người duy nhất ông muốn gặp trước là Putin.

Nhưng một số quan chức và chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá mục tiêu của Zelensky là quá tham vọng. Làm sao Ukraine có thể lấy lại Kherson và thành phố Mariupol bị tàn phá để Nga không còn cây cầu đường bộ nối Crimea với hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Luhansk? Trong khi Ukraine đã làm rất tốt trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, thì Donbas lại rất khác. Để tiến hành một cuộc tấn công thông thường Ukraine cần có lợi thế nhân lực ba chọi một trong khi Ukraine không đủ vũ khí.
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by buikiem »

Trung Quốc cảnh báo ‘không ngại phát động chiến tranh’ với Đài Loan
June 10, 2022

Image
Photo Credit:Roslan RAHMAN

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo người đồng cấp Mỹ hôm thứ Sáu, “sẽ không ngần ngại phát động cuộc chiến” nếu Đài Loan tuyên bố độc lập

Cảnh báo từ Wei Fenghe được đưa ra khi ông tổ chức cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bên lề hội nghị thượng đỉnh an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

Bắc Kinh coi Đài Loan dân chủ, tự trị là lãnh thổ của mình và đã hứa một ngày nào đó sẽ chiếm đảo bằng vũ lực nếu cần thiết, và căng thẳng Mỹ-Trung về vấn đề này đã tăng cao trong những tháng gần đây.

Wei cảnh báo Austin rằng “nếu bất cứ ai dám chia cắt Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngần ngại bắt đầu một cuộc chiến bất kể giá nào”, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Wu Qian dẫn lời Bộ trưởng nói trong cuộc họp.


Bộ trưởng Trung Quốc thề rằng Bắc Kinh sẽ “đập tan mọi âm mưu ‘Đài Loan độc lập’ và kiên quyết duy trì sự thống nhất của đất mẹ”, theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Ông “nhấn mạnh rằng Đài Loan là Đài Loan của Trung Quốc … Sử dụng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc sẽ không bao giờ chiếm ưu thế”, Bộ cho biết.

Austin “tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển (Đài Loan), phản đối các thay đổi đơn phương đối với hiện trạng và kêu gọi (Trung Quốc) kiềm chế các hành động gây bất ổn hơn nữa đối với Đài Loan”, theo Bộ Quốc phòng Mỹ.

Căng thẳng về Đài Loan đã leo thang đặc biệt do máy bay Trung Quốc ngày càng xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hòn đảo này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong chuyến thăm Nhật Bản vào tháng trước, dường như đã phá vỡ chính sách hàng thập kỷ của Mỹ khi trả lời một câu hỏi, ông nói rằng Washington sẽ bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự nếu bị Trung Quốc tấn công.


Trước những lo ngại gia tăng về căng thẳng Trung Quốc-Đài Loan, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đưa ra cảnh báo đanh thép tại hội nghị thượng đỉnh: “Ukraine hôm nay có thể là Đông Á vào ngày mai”.

Thế giới phải “chuẩn bị cho sự xuất hiện của một thực thể chà đạp lên hòa bình và an ninh của các quốc gia khác bằng vũ lực hoặc đe dọa mà không tôn trọng các quy tắc”, ông nói.


Ông không đề cập đến Trung Quốc trong bình luận của mình, nhưng liên tục kêu gọi duy trì “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Austin là viên chức cấp cao mới nhất của Mỹ thăm châu Á khi Washington tìm cách chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại của mình trở lại khu vực sau cuộc chiến Ukraine.

Cũng như về Đài Loan, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bị ràng buộc trong một loạt các tranh chấp khác.

Họ luôn lo lắng về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, với việc Washington cáo buộc Bắc Kinh hỗ trợ ngầm cho Moscow.

Trung Quốc đã kêu gọi các cuộc đàm phán để chấm dứt chiến tranh, nhưng đã ngừng lên án hành động của Nga và liên tục chỉ trích các hoạt động tài trợ vũ khí của Mỹ cho Ukraine.

TH
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoanghoa »

Nóng kinh khủng!
Bảo Khôi
18 tháng 6, 2022

Image

Trong đợt nắng nóng bao trùm khắp châu Âu và cuối tuần này, người dân nước Đức đang phải chịu thời tiết như thiêu đốt.
Dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ có thể tăng đến 40 độ C (104 độ F) vào cuối tuần này, theo Bloomberg.

Hình ảnh dân Berlin, Đức trong ngày cuối tuần 18 Tháng Sáu, 2022:
Image
Một người đàn ông “giải nhiệt” trong một đài phun nước ở Lustgarten trong thời tiết nắng nóng hôm 18 Tháng Sáu ở Berlin, Đức.
Cơ quan thời tiết của Đức đã đưa ra cảnh báo nắng nóng dự kiến ​​lên tới 34 độ C (93.2 độ F) vào cuối tuần.

Image
Một người bán hàng dùng quạt để hạ nhiệt khi bán thức uống ở Lustgarten.


Image
Du khách khỏa thân trong hồ Teufelssee hôm 18 Tháng Sáu vì chịu không nổi nhiệt độ hơn 93 độ F.

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Nóng quá, uống bia giải nhiệt thôi.

(ảnh: Getty Images)
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by bichphuong »

Phần Lan, Thụy Điển ký kết gia nhập vào NATO
July 5, 2022

Image
NATO country flags wave at the entrance of NATO headquarters in Brussels as Secretary of Defense Ash Carter attends a NATO ministerial Feb. 11, 2016. (Photo by Senior Master Sgt. Adrian Cadiz)(Released)

Cali Today News – Việc ký kết gia nhập trở thành thành viên của Nato tại trụ sở NATO sau khi đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào tuần trước, mà ở đó Ankara đã hủy bỏ quyền phủ quyết đối với các tân thành viên của Bắc Âu sau khi bảo đảm rằng cả hai nước tân thành viên này sẽ làm nhiều hơn nữa để chống lại chủ nghĩa khủng bố.

“Đây thực sự là một khoảnh khắc lịch sử”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu bên cạnh ngoại trưởng hai nước.

Nghi thức này có nghĩa là Helsinki và Stockholm có thể tham gia các cuộc họp của NATO và tiếp cận nhiều hơn với thông tin tình báo nhưng sẽ không được bảo vệ bởi điều khoản 5 về quốc phòng của NATO – rằng một cuộc tấn công vào một đồng minh là một cuộc tấn công chống lại tất cả – cho đến khi nào tư cách thành viên được phê chuẩn.

Điều đó có thể mất đến một năm.


NATO country flags wave at the entrance of NATO headquarters in Brussels as Secretary of Defense Ash Carter attends a NATO ministerial Feb. 11, 2016. (Photo by Senior Master Sgt. Adrian Cadiz)(Released)
Tại một hội nghị thượng đỉnh đồng minh ở Madrid năm 1997, Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Séc đã được mời tham gia, trong đợt đầu tiên của làn sóng mở rộng sang phía đông của NATO – được coi là một thành tựu của phương Tây nhưng đã khiến Nga tức giận.

Moscow đã nhiều lần cảnh báo Thụy Điển và Phần Lan không nên gia nhập vào NATO. Ngày 12/3, Bộ Ngoại giao Nga cho biết “sẽ có những hậu quả nghiêm trọng về quân sự và chính trị”.

ND
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoanghoa »

Những vụ ám sát làm cả thế giới choáng váng
Bình Phương


Image
Người Nhật đặt hoa và cầu nguyện bên ngoài nhà ga Yamato-Saidaiji ở thành phố Nara, nơi cựu thủ tướng Shinzo Abe bị bắn khi ông đang vận động tranh cử trưa ngày 8 tháng 7, 2022.
Ông Abe qua đời sau đó vài tiếng đồng hồ. Vụ ám sát ông Abe gây chấn động không chỉ ở nước Nhật mà khắp thế giới. Ảnh Yuichi Yamazaki/Getty Images.

Những cái chết bạo lực của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ thường gây chấn động toàn cầu. Từ vụ bắn chết cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm thứ Sáu 8 tháng Bảy 2022, hãy cùng nhìn lại các vụ ám sát khác trên khắp thế giới trong sáu thập niên qua. Tổng hợp của báo The Washington Post.

John F. Kennedy, Tổng thống Hoa Kỳ: Trước một cuộc tranh cử có khả năng tái đắc cử, tổng thống và phu nhân, bà Jacqueline Kennedy,
đã đến Texas vào ngày 22 tháng Mười Một năm 1963, trong một chuyến thăm hai ngày để giúp gắn kết một đảng Dân Chủ đang chia rẽ.
Image
Tổng thống John F. Kennedy và đệ nhất phu nhân tươi cười với đám đông khi đoàn xe của tổng thống đi qua thành phố Dallas, Texas ngày 22 tháng Mười Một 1963. Vài phút sau đó tổng thống bị bắn chết gần Dealey Plaza. Ảnh Bettmann, Getty Images.

Khi họ ngồi trên ghế sau của một chiếc xe mui trần đi qua trung tâm thành phố Dallas, những tiếng súng nổ ra. Hai viên đạn găm thẳng vào cổ họng và đầu của tổng thống Kennedy. Lee Harvey Oswald, một cựu lính thủy đánh bộ, bị buộc tội trong vụ ám sát tổng thống. Nhưng chỉ hai ngày sau, anh ta bị Jack Ruby, một ông chủ hộp đêm địa phương, sát hại. Mặc dù cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng do chánh án Hoa Kỳ dẫn đầu đã kết luận Oswald tự tay giết Kennedy, một cuộc tranh luận đã nổ ra trong nhiều năm về việc liệu có một tay súng thứ hai tham gia hay không và liệu vụ ám sát có phải là một phần của một thuyết âm mưu lớn hơn hay không.



Park Chung-hee, Tổng thống Hàn Quốc: Khi sự nổi tiếng của ông Park giảm dần vào cuối nhiệm kỳ của mình, ông trở thành mục tiêu của một số âm mưu ám sát. Vào ngày 26 tháng Mười năm 1979, tổng thống thứ ba của đất nước Nam Hàn đã bị Cục trưởng Cục Tình báo Trung ương Hàn Quốc giết chết tại một nhà hàng gần dinh thự tổng thống.
Image
Tổng thống Nam Hàn Park
Chung Hee. Ảnh Hulton Archive/Getty Images.

Kẻ tấn công, Kim Jae Kyu, là người bạn thâm niên của ông Park và đã nổ súng trong một cuộc tranh cãi nảy lửa tại bữa tối, giết chết vệ sĩ của tổng thống, tài xế và bốn người khác. Cho đến nay, động cơ của vụ ám sát vẫn chưa rõ ràng. Theo một số suy đoán, Kim hy vọng cái chết của tổng thống sẽ giúp khôi phục các quyền tự do dân chủ mà Park đã dần dần đàn áp trong 18 năm cầm quyền.

Anwar Sadat, Tổng thống Ai Cập: Tổng thống Sadat đang tham dự một cuộc diễu hành quân sự vào ngày 6 tháng Mười năm 1981, nhân kỷ niệm ngày Ai Cập vượt qua Kênh đào Suez thành công – thì một chiếc xe tải dừng lại, bốn người đàn ông nhảy ra và bắt đầu nổ súng, ném lựu đạn về phía đám đông các quan chức chính phủ Ai Cập . Tổng thống bị trúng đạn liên tiếp và chết sau đó hai giờ. Mười người khác cũng chết; Phó Tổng thống Hosni Mubarak sống sót.

Nhóm chịu trách nhiệm giết ông Sadat đã phản đối quyết định của ông trong việc làm hòa với Israel hai năm trước đó.

Indira Gandhi, Thủ tướng Ấn Độ: Theo bước chân của cha bà, ông Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của đất nước, bà Indira Gandhi đã cố gắng thống nhất nhiều sự khác biệt về văn hóa và tôn giáo đã chia cắt Ấn Độ dưới sự cai trị của người Anh. Tuy nhiên, cuối cùng, bà đã bắt đầu đình chỉ các quyền tự do dân sự và kiểm soát các đối thủ chính trị.
duynga
Posts: 114
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by duynga »

Cố vấn của Khamenei nói Tehran ‘có khả năng chế tạo bom hạt nhân’ -Al Jazeera

Image
Giáo sĩ tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamenei kết án những ‘kẻ thù của Iran đã giật dây gây rối’.
Photo Credit:© Anadolu Agency/Getty Images

Cali Today News – Về mặt kỹ thuật, Iran có khả năng chế tạo bom hạt nhân nhưng vẫn chưa quyết định có chế tạo bom hạt nhân hay không, cố vấn cấp cao của Lãnh tụ tối cao Iran là Ayatollah Ali Khamenei nói với kênh truyền hình al Jazeera của Qatar hôm Chủ nhật.

Kamal Kharrazi phát biểu một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chuyến công du 4 ngày tới Israel và Ả Rập Xê-út, thề sẽ ngăn Iran “có vũ khí hạt nhân”.

Những bình luận của Kharrazi là một gợi ý hiếm hoi cho thấy Iran có thể quan tâm đến vũ khí hạt nhân, điều mà họ đã từ chối tìm kiếm từ lâu.

“Trong vài ngày, chúng tôi đã có thể làm giàu uranium lên đến 60% và chúng tôi có thể dễ dàng sản xuất uranium làm giàu 90% … Iran có phương tiện kỹ thuật để sản xuất bom hạt nhân nhưng Iran chưa có quyết định chế tạo bom hạt nhân”. Kharrazi nói.


Iran đã làm giàu lên tới 60%, cao hơn nhiều so với mức giới hạn 3.67% theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Tehran với các cường quốc trên thế giới. Uranium có khả năng làm giàu đến 90% là mức phù hợp để làm bom hạt nhân.

Vào năm 2018, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã từ bỏ hiệp ước hạt nhân, theo đó Iran hạn chế hoạt động làm giàu uranium, một con đường tiềm năng dẫn đến vũ khí hạt nhân, để đổi lấy việc được giảm bớt các lệnh trừng phạt kinh tế.



Để phản ứng với việc Washington rút lui và áp đặt lại các lệnh trừng phạt khắc nghiệt, Tehran bắt đầu vi phạm các hạn chế hạt nhân của hiệp ước.

Năm ngoái, Bộ trưởng Tình báo Iran cho biết sức ép của phương Tây có thể thúc đẩy Tehran tìm kiếm vũ khí hạt nhân, việc phát triển vũ khí mà Khamenei bị cấm trong một sắc lệnh tôn giáo, hay fatwa, vào đầu những năm 2000.

Iran cho biết họ đang tinh chế uranium chỉ cho mục đích sử dụng năng lượng dân sự và cho biết việc vi phạm thỏa thuận quốc tế có thể khắc phục được nếu Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh trừng phạt và tham gia lại thỏa thuận.

Bản phác thảo rộng rãi của một thỏa thuận được hồi sinh về cơ bản đã được đồng ý vào tháng 3 sau 11 tháng đàm phán gián tiếp giữa Tehran và chính quyền của Biden tại Vienna.

Nhưng các cuộc đàm phán sau đó đã đổ vỡ vì những trở ngại bao gồm yêu cầu của Tehran rằng Washington phải bảo đảm rằng không có tổng thống Mỹ nào từ bỏ thỏa thuận, giống như cách Trump đã làm.

Biden không thể hứa điều này bởi vì thỏa thuận hạt nhân là một sự hiểu biết chính trị không ràng buộc, không phải là một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý.

Ông Kharrazi nói: “Hoa Kỳ đã không đưa ra những bảo đảm về việc duy trì thỏa thuận hạt nhân và điều này làm hỏng khả năng của bất kỳ thỏa thuận nào”.



Israel, mà Iran không công nhận, đã đe dọa tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran nếu ngoại giao không kiềm chế được tham vọng hạt nhân của Tehran.

Ông Kharrazi cho biết Iran sẽ không bao giờ đàm phán về chương trình tên lửa đạn đạo và chính sách khu vực, theo yêu cầu của phương Tây và các đồng minh ở Trung Đông.

“Bất kỳ mục tiêu nhằm vào an ninh của chúng tôi từ các quốc gia láng giềng sẽ được đáp ứng với phản ứng trực tiếp đối với các quốc gia này và Israel.”

ND
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoangphong »

Image

Hoa Kỳ triệt hạ lãnh đạo hàng đầu Al Qaeda, trùm khủng bố 9/11, tại Afghanistan
August 1, 2022



(CaliToday – Tổng hợp) – Hoa Kỳ vào cuối tuần qua thực hiện thành công chiến dịch chống khủng bố ở Afghanistan , giết được lãnh đạo Al Qaeda Ayman Al Zawahiri, theo một viên chức cao cấp chính phủ Tổng thống Joe Biden tiết lộ vào tối thứ Hai.

“Vào cuối tuần, Hoa Kỳ thực hiện chiến dịch chống khủng bố chống lại một mục tiêu Al Qaeda quan trọng ở Afghanistan,” viên chức cho hay.

“Chiến dịch thành công, và không có thương vong dân thường.” Cuộc không kích được thực hiện chính xác bằng hai hỏa tiễn hỏa hellfire vào 9h48 phút tối thứ Bảy (Giờ miền Đông Hoa Kỳ), hay vào lúc 6h18’ sáng tờ Kabul, và được Tổng thống Joe Biden Hạ lệnh sau nhiều tuần họp với nội các và các cố vấn hàng đầu.

Cuộc tấn công không phải do quân đội thực hiện, Theo hai nguồn tin tình báo, lãnh đạo tổ chức khủng bố Ayman Al Zawahiri bị phi cơ không người lái của CIA lấy mạng. Đây là cuộc tấn công đầu tiên ở Afghanistan kể từ khi Mỹ rút quân từ năm ngoái, và là một chiến thắng quan trọng của nỗ lực chống khủng bố của chính phủ Joe Biden.

“Nếu quý vị là mối đe dọa đối với người của chúng tôi, Hoa Kỳ sẽ tìm ra qu1y vị,” Tổng thống Joe Biden gởi ra thông điệp cảnh cáo trong bài phát biểu vào tối thứ Hai.

Al Zawahiri được chỉ định là người kế nhiệm Osama bin Laden vào tháng 6 năm 2011, một tháng sau khi thủ lĩnh khủng bố bị Mỹ lấy mạng tại một khu nhà ở Abbottabad, Pakistan.


Zawahiri là nhân vật thứ 2 tại Al Qaeda trong cuộc tấn công khủng bố 9/11. Mỹ xem ông ta là kẻ chủ mưu những vụ tấn công này. Trong khi thiếu sự lãnh đạo lôi cuốn như Bin Laden, nhưng Zawahiri định hình sâu sắc Al Qaeda và những phong trào khủng bố của tổ chức bằng những bài viết và lập luận của mình. Tên này vào năm ngoái xuất hiện trong một đoạn băng kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố 9/11, bất chấp tin đồn rằng ông đã chết nhiều tháng trước đó.


Chính phủ Tổng thống Joe Biden vào ngày 31 tháng 8 năm 2021 đóng cửa Tòa Đại sứ ở Kabul và rút tất cả mọi tài sản quân sự khỏi Afghanistan, chấm dứt cuộc chiến kéo dài của Mỹ tại đây.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley, vào tháng 9 năm ngoái cảnh báo các nhà lập pháp rằng, những tổ chức khủng bố như Al Qaeda có thể phát triển nhanh hơn sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin vào lúc đó cho biết, trọng tâm của những nỗ lực quân sự của Mỹ ở Afghanistan sẽ tập trung vào việc các mối đe dọa khủng bố, chứ không phải Taliban. Theo ông Austin, Mỹ sẽ “để mắt đến” Al Qaeda, mạng lưới cực đoan sử dụng Afghanistan làm nơi ẩn náu để lên kế hoạch tấn công khủng bố 9/11 ở Mỹ là lý do quân đội Mỹ xâm lược Afghanistan vào năm 2001.

Zawahri tránh Afghanistan trong nhiều năm. Việc ông ta quay trở lại Kabul giữa bối cảnh Taliban nắm quyền quốc gia đặt ra những nghi vấn đối với cam kết ngăn chặn Al Qaeda của lãnh đạo Taliban.

Với sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan vào tay Taliban, CIA bắt đầu bí mật tăng cường tìm kiếm Zawahri. Phía Mỹ cho rằng, việc Taliban quay trở lại nắm quyền sẽ khiến cho ông ta mất cảnh giác.

Taliban vào thứ Hai lên án chiến dịch của Mỹ, và cho biết vụ tấn công được thực hiện tại một tư gia trong khu hạng sang ở Kabul. Theo một nhà phân tích Mỹ, địa điểm bị tấn công là ngôi nhà của phụ tá hàng đầu của Sirajuddin Haqqani – viên chức cấp cao trong chính phủ Taliban có mối quan hệ thân thiết với các nhân vật cao cấp của Al Qaeda.

Cuộc không kích của CIA cho thấy Mỹ có thể tiếp tục “xác định được những mối đe dọa và ngăn chặn chúng kịp thời ngay cả khi không có sự hiện diện quân đội Mỹ ở Afghanistan,” chuyên viên cao cấp tại Viện Hòa bình của Hoa Kỳ, ông Asfandyar Mir, bày tỏ. “Tuy nhiên, tin tức đáng lo ngại là Al Qaeda vẫn tiếp tục phát triển dưới sự kiểm soát của Taliban.”

Hương Giang
(Tổng hợp)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by dailien »

Đài Loan nói Trung Quốc tập trận cho thấy tham vọng xâm lăng
August 10, 2022
PING TUNG, Đài Loan (NV) – Đài Loan hôm Thứ Ba, 9 Tháng Tám, khẳng định các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc không chỉ là một cuộc diễn tập cho cuộc xâm lăng hòn đảo mà còn cho thấy tham vọng kiểm soát các vùng rộng lớn phía Tây Thái Bình Dương, theo AP.

Thông cáo trên được đưa ra trong bối cảnh Đài Bắc tiến hành các cuộc tập trận riêng để nhấn mạnh rằng hòn đảo sẵn sàng tự vệ.
Image
Một quân nhân Đài Loan chuẩn bị phóng phi cơ không người lái. (Hình minh họa: Annabelle Chih/Getty Images)
Tức giận với chuyến thăm Đài Loan gần đây của bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ, Trung Quốc đã huy động chiến hạm và phi cơ quân sự vượt qua đường ranh giới giữa eo biển Đài Loan và phóng hỏa tiễn vào vùng biển xung quanh hòn đảo. Các cuộc tập trận, bắt đầu vào Thứ Năm, 4 Tháng Tám, đã làm gián đoạn nhiều chuyến bay tại một trong những khu vực bận rộn nhất đối với thương mại toàn cầu.

Ông Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu), ngoại trưởng Đài Loan, nói rằng ngoài mục tiêu chiếm đóng Đài Loan, Trung Quốc muốn thiết lập sự thống trị của mình ở Tây Thái Bình Dương. Điều đó sẽ bao gồm việc kiểm soát Biển Đông và eo biển Đài Loan để áp đặt phong tỏa nhằm ngăn Mỹ và các đồng minh hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp bị tấn công.
Image
Các khẩu đại bác 155 mm của Đài Loan bắn ra biển trong cuộc tập trận. (Hình: Sam Yeh/AFP via Getty Images)

Trung Quốc cho biết các cuộc tập trận được tiến hành do chuyến viếng thăm của bà Pelosi, nhưng ông Ngô nói rằng Bắc Kinh đang sử dụng lý do đó như một cái cớ cho các hành động đe dọa trong thời gian dài.

Qua các cuộc tập trận, Trung Quốc đã tiến gần đến biên giới của Đài Loan hơn và có thể đang tìm cách kiểm soát việc tiếp cận các cảng biển và không phận của hòn đảo.
Image
Chiến đấu cơ F-5 của Đài Loan. (Hình: Annabelle Chih/Getty Images)

Về phía Đài Loan, nước này đã đặt các lực lượng quân sự trong tình trạng báo động, và trong hôm Thứ Ba, 9 Tháng Tám, quân đội đã tổ chức các cuộc tập trận pháo binh bắn đạn thật ở quận Pingtung trên bờ biển Đông Nam quốc gia này. (V.Giang) [qd]
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by buikiem »

Image

Nga cáo buộc Ukraine đánh bom xe, giết chết con gái đồng minh Putin
August 22, 2022


(Washington Post) – Nga vào thứ Hai đổ lỗi Ukraine đã dàn dựng vụ nổ xe, giết chết con gái của Alexander Dugin – đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin – một tuyên bố có thể dẫn đến leo thang cuộc chiến.

Kyiv bác bỏ bất cứ dính líu nào đến việc sát hại Daria Dugina – Tổng biên tập một trang mạng của chính phủ Nga chuyên bóp méo thông tin. Bản thân cô ta cũng bị chính phủ Hoa Kỳ chế tài. Kyiv cũng cảnh báo Moscow gia tăng các cuộc tấn công vào những thành phố Ukraine trước Lễ Độc lập của Quốc gia.

Cơ quan An ninh Liên bang Nga FSB vào thứ Hai gởi ra tuyên bố cáo buộc, vụ tấn công được các cơ quan tình báo Ukraine chuẩn bị, và được một phụ nữ Ukraine thực hiện trước khi bà ta chạy trốn sang Estonia cùng với con gái. FSB không đưa ra bất cứ hình ảnh, hay băng hình nào hậu thuẫn cho tuyên bố của mình.

Các cơ quan truyền thông Mỹ khó có thể xác nhận những tuyên bố này. Trong khi đó, Kyiv lại cho rằng, vụ sát hại là kết quả của những căng thẳng trong nội bộ Nga.

Hai bố con ông Dugin trước đó cùng tham dự một lễ hội ở ngoại ô Moscow, Dugina 29 tuổi lái chiếc xe của ông bố rời khỏi nơi này thì vụ nổ xảy ra, chiếc xe ngập trong lửa. Một số nhà phân tích và bạn bè thân hữu của gia đình nghi ngờ rằng, Dugin – nhà tư tưởng đã giúp định hình câu chuyện của Kremlin về Ukraine – mới thực sự là mục tiêu của vụ ám sát. Dugina cũng là nhân vật ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến xâm lược của Putin ở Ukraine. Cô ta theo chân ông bố, trở thành là bình luận diều hâu thúc đẩy ý tưởng nước Nga theo chủ nghĩa đế quốc và hiếu chiến.

FSB cho rằng, người phụ nữ mang quốc tịch Ukraine thực hiện vụ đánh bom và con gái bà ta cũng đến dự lễ hội, và họ mướn một căn chung cư ở Moscow gần nơi Dugina sinh sống. Người này nhập cảnh vào Nga ngày 27 tháng 7, và sau đó đã sang Estonia.

Tuyên bố người phụ nữ này trốn sang Estonia diễn ra giữa bối cảnh những căng thẳng giữa Moscow và Tallinn về việc chính phủ Estonia gần đây thông báo sẽ phá bỏ hàng trăm tượng đài Soviet, và từ chối nhập cảnh những người Nga mang hộ chiếu Schengen do Estonia cấp.
Uỷ ban Điều tra Nga đã mở hồ sơ một vụ sát nhân, và đang tìm hiểu sự việc. Cơ quan này trước đó cho rằng, chứng cớ chỉ ra “một vụ mướn sát thủ giết người.”
Cố vấn cho Tổng thống Volodymyr Zelensky, Mykhailo Podolyak vào Chủ nhật lên truyền hình tuyên bố, Kyiv chắc chắn không dính líu gì đến vụ đánh bom. “Vì chúng ta không phải là một quốc gia phạm tội như liên bang Nga, và hơn nữa, chúng ta không phải là một quốc gia khủng bố,” Podolyak nói.
Điện Kremlin chưa đưa ra ý kiến bình luận về vụ đánh bom, vốn diễn ra sau một loạt các vụ tấn công của Ukraine ở sâu đằng sau chiến tuyến Crimea, khiến các nhân vật ủng hộ cuộc xâm lược, kể cả vòng thân cận của Dugin, kêu gọi Putin phát động một cuộc tấn công mới.

Hương Giang
(Theo Washington Post)
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by lengoi »

Hai chiến hạm Mỹ cùng lúc qua eo biển Đài Loan, điều ‘hiếm thấy’
August 28, 2022


ĐÀI BẮC, Đài Loan (AP) — Hai chiến hạm của Hải Quân Mỹ vừa có chuyến hải hành qua eo biển Đài Loan hôm Chủ Nhật, 28 Tháng Tám, lần đầu tiên kể từ khi Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan hồi đầu Tháng Tám.

Hai tuần dương hạm USS Antietam và USS Chancellorsville có cuộc “hải hành thường lệ,” theo bản thông cáo của Hạm Đội 7. Hai tuần dương hạm này di chuyển qua một hành lang của eo biển Đài Loan, “ở ngoài xa bất cứ hải phận của quốc gia nào trong khu vực.”
Image
Tuần dương hạm USS Antietam (CG 54). (Hình: US Navy)
Việc chiến hạm Mỹ đi ngang qua eo biển Đài Loan là điều thường thấy, nhưng việc cùng lúc có hai tuần dương hạm đi ngang qua nơi này là điều hiếm thấy. Các tuần dương hạm Mỹ thường làm nhiệm vụ phòng không cho hải đội trong các cuộc hành quân trên biển.

Sau khi bà Pelosi viếng thăm Đài Loan, phía Trung Quốc đã mở ra mấy cuộc tập trận đưa phi cơ và chiến hạm vượt qua lằn ranh mặc định trên eo biển Đài Loan và vào sát đảo quốc này, cùng là bắn hỏa tiễn qua lãnh thổ Đài Loan.
Image
Tuần dương hạm USS Chancellorsville (CG 62). (Hình: US Navy)

Trung Quốc nói theo dõi kỹ chuyến đi của hai chiến hạm Mỹ và đã đặt các đơn vị đóng ở quân khu Đông vào tình trạng báo động “nhằm phá vỡ bất cứ âm mưu khiêu khích nào.”

Phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, ông John Kirby, nói trên CNN hôm Chủ Nhật rằng chuyến hải hành của hai chiến hạm này là để “đưa ra một thông điệp thật rõ ràng rằng Hải Quân Mỹ, quân đội Mỹ, sẽ có các chuyến hải hành, phi hành và hoạt động ở mọi nơi mà luật quốc tế cho phép.” (V.Giang) [kn]
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by lengoi »

Image

Nữ hoàng Anh Elizabeth II băng hà, thọ 96 tuổi,
September 8, 2022

Cali Today News – Nữ hoàng Elizabeth II, quốc vương của Vương quốc Anh và là người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, đã qua đời ở tuổi 96, như cung điện Buckingham thông báo.

Nữ hoàng qua đời hôm thứ Năm khi các thành viên trong gia đình trực hệ của bà vội vã ở bên cạnh bà, bao gồm cả con trai và người thừa kế của bà, Thái tử Charles.

“Nữ hoàng đã qua đời một cách yên bình tại Balmoral vào chiều nay,” thông báo đọc. “Vua và The Queen Consort sẽ ở lại Balmoral vào tối nay và sẽ trở lại London vào ngày mai.”

Một tuyên bố từ Charles, hiện là Vua Charles III, đã đưa ra một tuyên bố không lâu sau khi tin tức về cái chết của mẹ ông. “Cái chết của Mẹ yêu dấu của tôi, Nữ hoàng, là một khoảnh khắc đau buồn lớn nhất đối với tôi và tất cả các thành viên trong gia đình tôi”, thông báo viết. “Chúng tôi vô cùng thương tiếc sự ra đi của một Vị lãnh đạo tối cao đáng kính và một người Mẹ được nhiều người yêu mến. Tôi biết sự mất mát của bà sẽ được cảm nhận sâu sắc trên khắp đất nước, Vương quốc và Khối thịnh vượng chung, cũng như vô số người trên khắp thế giới.”


Thủ tướng Liz Truss bày tỏ lòng kính trọng đối với nữ hoàng sau tin bà qua đời. Phát biểu bên ngoài văn phòng của mình tại số 10 phố Downing, Truss cho biết đây là một “cú sốc lớn đối với quốc gia và thế giới.” Truss cho biết hôm thứ Năm đánh dấu “sự trôi qua của thời đại Elizabeth thứ hai.” Cô kết luận bài diễn văn của mình bằng cách nói: “Chúa cứu rỗi nhà vua.”

Đầu thứ Năm, cung điện thông báo các bác sĩ hoàng gia lo lắng cho sức khỏe của bà và đặt bà trong tình trạng “dưới sự giám sát y tế” tại tư dinh của bà tại Lâu đài Balmoral ở Scotland. Một ngày trước đó, nữ hoàng 96 tuổi đã rút khỏi cuộc họp trên mạng của Hội đồng Cơ mật sau khi các bác sĩ khuyên bà nên nghỉ ngơi.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ra lệnh treo cờ rũ tại quốc hội Hoa Kỳ sau cái chết của nữ hoàng.

Hôm thứ Ba, nữ hoàng đã hoàn thành lễ nhậm chức chính thức cuối cùng khi chủ trì lễ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng của Liz Truss – thủ tướng thứ 15 trong triều đại kéo dài 70 năm của bà. Đây là lần đầu tiên việc bàn giao diễn ra tại Balmoral chứ không phải nơi ở chính thức của nữ hoàng tại Cung điện Buckingham, khi nữ hoàng chuyển đến nơi ở tại Aberdeenshire vào mùa hè do các vấn đề di chuyển liên tục.

Sau khi được thông báo, Thái tử Charles, cựu Hoàng tử xứ Wales, đã ngay lập tức trở thành vua. Danh hiệu của ông sẽ được truyền lại cho con trai ông là Hoàng tử William, Công tước xứ Cambridge. Tuy nhiên, Charles sẽ không được chính thức đặt tên cho đến thứ Sáu – một ngày sau cái chết của quốc vương.

Chồng của nữ hoàng, Hoàng thân Philip, qua đời ở tuổi 99 vào tháng 4 năm 2021, hai năm sau khi ông nghỉ hưu từ các nhiệm vụ hoàng gia của mình. Ông là thành viên nam lớn tuổi nhất trong gia đình hoàng gia Anh. Ông và Nữ hoàng Elizabeth có 4 người con: Thái tử Charles, Công chúa Anne, Hoàng tử Andrew và Hoàng tử Edward.

Trong những tháng cuối cùng của mình, nữ hoàng đã trải qua một số sa sút về sức khỏe. Vào tháng 2, Cung điện Buckingham xác nhận rằng bà ta đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Quốc vương đã được chuyển sang “nhiệm vụ nhẹ” trong tuần sau đó. Trong những tuần trước lễ kỷ niệm Năm Thánh vào đầu tháng 6, người đàn bà 96 tuổi ít tham gia các sự kiện công cộng hơn do các vấn đề về di chuyển và buộc phải bỏ lỡ buổi lễ kỷ niệm 70 năm trị vì của mình vì “một vài sự khó chịu.”


Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi năm 1952 khi mới 25 tuổi, đánh dấu thời kỳ trị vì lâu nhất của bất kỳ vị vua nào trong lịch sử nước Anh. Năm 2015, bà đã vượt qua kỷ lục do bà cố là Nữ hoàng Victoria nắm giữ, người đã trải qua 62 năm trên ngai vàng.

Năm nay, bà đã kỷ niệm Năm Thánh Bạch kim của mình, khiến bà trở thành vị vua tại vị lâu thứ hai trong lịch sử thế giới, sau Vua Louis XIV của Pháp, người trị vì trong 72 năm 110 ngày.

Trong 70 năm đó, Nữ hoàng Elizabeth II đã tấn phong 15 thủ tướng, bao gồm Winston Churchill, chính khách thời Thế chiến II, và Margaret Thatcher, nữ thủ tướng đầu tiên của Anh. Trong hơn bảy thập niên, bà đã trải qua nhiều thời khắc lịch sử bao gồm Chiến tranh thế giới thứ hai – bà là nguyên thủ quốc gia cuối cùng còn sống đã phục vụ trong cuộc chiến – và tuyên bố độc lập của hơn 20 quốc gia ở Châu Phi và Caribean khỏi Vương quốc Anh.

Nữ hoàng cũng từng là quốc vương trong các nhiệm kỳ của 13 đời tổng thống Mỹ và đã gặp 12 người trong số họ. Theo Hiệp hội Lịch sử Tòa Bạch Ốc, bà chưa bao giờ gặp Lyndon Johnson, nhưng em gái bà là Công chúa Margaret đã gặp trong chuyến thăm chính thức tòa Bạch Ốc năm 1965.

Có thông tin cho rằng Thái tử Charles sẽ trở thành Vua Charles III – sau Vua Charles I, người trị vì từ 1625 đến 1649, và Vua Charles II, người trị vì 25 năm từ 1660 đến 1685. Tuy nhiên, Hoàng tử xứ Wales có thể lựa chọn của riêng mình tước hiệu sử dụng bất kỳ tên Cơ đốc giáo nào khác từ tên đầy đủ của anh ấy, Charles Philip Arthur George.

ND
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoanghoa »

Putin tuyên bố không thay đổi kế hoạch bất chấp Ukraine phản công
September 16, 2022
SAMARKAND, Uzbekistan (NV) – Cuộc phản công mới đây của Ukraine sẽ không làm thay đổi kế hoạch của Nga, ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, tuyên bố hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Chín, theo BBC.

Đây là lần đầu tiên ông Putin tuyên bố về cuộc phản công của Ukraine.
Image
Lính Ukraine chạy xe tăng gần Izyum, Đông Ukraine, hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Chín. (Hình minh họa: Juan Barreto/AFP via Getty Images)
Quân đội Ukraine loan báo họ giành lại được hơn 3,088 dặm vuông lãnh thổ trong sáu ngày ở vùng Kharkiv, Đông Bắc nước này, một chiến công lớn.

Tuy nhiên, ông Putin nói ông không vội, và cuộc tấn công của Nga ở vùng Donbas của Ukraine vẫn đúng kế hoạch.


Ông cũng lưu ý rằng Nga vẫn chưa tung ra hết lực lượng.


“Không phải chiến dịch tấn công của chúng tôi ở vùng Donbas đang ngừng lại. Họ đang tiến tới – không nhanh lắm – nhưng họ đang dần dần chiếm thêm ngày càng nhiều lãnh thổ,” ông Putin nói sau khi dự hội nghị thượng đỉnh ở Samarkand, Uzbekistan, hôm Thứ Sáu.

Vùng kỹ nghệ Donbas ở Đông Ukraine hiện đang là trung tâm cuộc xâm lăng của Nga.

Nhiều nơi ở Donbas bị quân ly khai do Nga hậu thuẫn chiếm đóng từ năm 2014 đến nay.

Vùng Kharkiv, nơi Ukraine mới phản công, không nằm trong vùng Donbas.

Hôm Thứ Sáu, ông Putin còn nhấn mạnh chỉ một phần quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraine. Ông đe dọa sẽ đáp trả “nặng hơn” nếu Ukraine tiếp tục tấn công.

“Xin nhắc quý vị rằng quân đội Nga chưa tung ra hết lực lượng… Chỉ có quân đội chuyên nghiệp đang chiến đấu.”


Ban đầu, Nga chối không gửi người bị ép đi quân dịch sang Ukraine, nhưng vài sĩ quan nước này bị kỷ luật sau khi lộ ra nhiều vụ người bị ép đi quân dịch bị ép ký hợp đồng và có người bị bắt làm tù binh.

Đến nay, Nga vẫn chưa chính thức tuyên chiến với Ukraine mà chỉ gọi cuộc xâm lăng hiện tại là “chiến dịch quân sự đặc biệt.”

Nhưng sau hàng loạt tổn thất mới đây của Nga, một số nhà bình luận thân chính phủ Nga kêu gọi huy động thêm binh sĩ. Theo video bị lộ mới đây, Nga dường như đang cố tuyển quân cho công ty quân sự tư nhân. Đoạn video này cho thấy Nga đang khó khăn tìm đủ người muốn sang Ukraine chiến đấu. (Th.Long) [qd]
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by nguyenvsau »

‘Tôi sẽ vượt biên tối nay’: Người Nga bỏ chạy sau tin tức về tổng động viên
The Guardian
Cù Tuấn, dịch

23-9-2022

Image
Ô tô từ Nga xếp hàng dài ở biên giới với Phần Lan. Ảnh: Olivier Morin/AFP/Getty Images

Tóm tắt: Bộ đội biên phòng Nga nói rằng số lượng người rời khỏi Nga ‘đặc biệt’ cao sau thông báo ‘tổng động viên một phần’.


Vài giờ sau khi Vladimir Putin gây chấn động nước Nga khi công bố đợt tổng động viên đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Oleg đã nhận được giấy gọi nghĩa vụ quân sự của mình trong hộp thư, yêu cầu anh phải đến trung tâm tuyển quân địa phương ở Kazan, thủ đô của nước cộng hòa Tatarstan.


Là một trung sĩ 29 tuổi thuộc lực lượng dự bị của Nga, Oleg cho biết anh luôn biết rằng mình sẽ là người đầu tiên bị gọi nhập ngũ nếu có tuyên bố tổng động viên, nhưng anh vẫn hy vọng rằng anh sẽ không bị buộc phải chiến đấu trong cuộc chiến ở Ukraine.

“Trái tim tôi chùng xuống khi tôi nhận được lênh gọi nhập ngũ,” anh nói. “Nhưng tôi biết tôi không có thời gian để tuyệt vọng nữa.”

Anh nhanh chóng thu dọn tất cả đồ đạc và đặt vé máy bay một chiều đến Orenburg, thành phố miền nam nước Nga sát biên giới với Kazakhstan.

“Tôi sẽ lái xe qua biên giới tối nay,” Oleg nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm 22/9 từ sân bay Orenburg.


“Tôi không biết khi nào tôi sẽ quay trở lại Nga một lần nữa,” anh nói thêm, nhắc đến án tù mà đàn ông Nga phải đối mặt khi trốn nghĩa vụ quân sự.

Oleg cho biết anh sẽ phải bỏ lại người vợ, và cô sẽ sinh con vào tuần tới.

“Tôi sẽ bỏ lỡ ngày quan trọng nhất của cuộc đời mình. Nhưng tôi đơn giản là không để cho Putin biến tôi thành kẻ giết người trong cuộc chiến mà tôi không muốn tham gia”.

Việc Điện Kremlin quyết định thông báo tổng động viên một phần đã khiến nam giới trong độ tuổi nhập ngũ gấp rút rời khỏi Nga, và việc này có khả năng gây ra một đợt chảy máu chất xám mới, có thể là chưa từng có trong những ngày và tuần sắp tới đây.

The Guardian đã nói chuyện với hơn 10 người đàn ông và phụ nữ đã rời khỏi Nga kể từ khi Putin tuyên bố về cái gọi là tổng động viên một phần, hoặc những người đang lên kế hoạch làm như vậy trong vài ngày tới.

Họ nói rằng các lựa chọn để chạy trốn bị hạn chế. Đầu tuần này, bốn trong số năm quốc gia EU có biên giới với Nga đã tuyên bố sẽ không cho phép người Nga nhập cảnh bằng thị thực du lịch nữa.


Các chuyến bay thẳng trong tuần từ Matxcơva đến Istanbul, Yerevan, Tashkent và Baku, thủ đô của các quốc gia cho phép người Nga nhập cảnh mà không cần visa, đã được bán hết, trong khi chuyến bay một chiều rẻ nhất từ ​​Matxcơva đến Dubai có giá khoảng 370.000 rúp (5.000 bảng Anh) – một mức phí quá cao đối với hầu hết mọi người.
Image
Các tuyến đường chạy khỏi Nga. Đồ hoạ của Guardian

Và rất nhiều người, giống như Oleg, buộc phải sáng tạo và chạy thẳng đến một số biên giới đất liền vẫn còn mở cho người Nga đi qua.

Lực lượng biên phòng ở Phần Lan, quốc gia EU cuối cùng vẫn cho phép người Nga nhập cảnh bằng thị thực du lịch, cho biết họ đã nhận thấy một “số lượng đặc biệt lớn” công dân Nga tìm cách vượt biên suốt đêm, trong khi các nhân chứng cũng nói rằng các biên giới Nga-Gruzia và Nga – Mông Cổ đã “tắc nghẽn” với lượng xe cộ đông đúc.


Ira Lobanovskaya, người thành lập tổ chức phi chính phủ “Hướng dẫn đến thế giới tự do”, mà giúp những người Nga chống lại chiến tranh rời khỏi đất nước này, cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến ​​một cuộc di cư thậm chí còn lớn hơn so với khi chiến tranh bắt đầu.”

Cô cho biết trang web của cô đã nhận được hơn một triệu rưỡi lượt truy cập kể từ bài phát biểu của Putin hôm 21/9. Theo ước tính của Lobanovkaya, hơn 70.000 người Nga sử dụng dịch vụ của tổ chức này đã rời đi hoặc lên kế hoạch cụ thể để rời đi.

“Những người rời đi đều mua vé một chiều. Họ sẽ không trở lại chừng nào việc tổng động viên vẫn còn tiếp tục.”

Nhiều người trong số những người vẫn còn ở Nga sẽ cảm thấy rằng thời gian không còn nhiều nữa. Ít nhất ba khu vực đã thông báo rằng họ sẽ đóng cửa biên giới đối với những nam giới đủ điều kiện nhập ngũ.

Các nhân viên biên phòng tại các sân bay của Nga cũng đã bắt đầu thẩm vấn các hành khách nam giới rời đi về tình trạng nghĩa vụ quân sự của họ và kiểm tra xem vé máy bay có là khứ hồi không.

Sau khi hàng nghìn người Nga biểu tình phản đối chiến tranh và tổng động viên vào ngày 22/9, một số người đã lên mạng xã hội để chỉ trích những người biểu tình vì đã không lên tiếng sớm hơn, khi quân đội của Nga vi phạm nhân quyền ở Bucha, Irpin và vô số thị trấn khác trên khắp Ukraine.

“Tôi hiểu sự thất vọng của mọi người”, Igor, một chuyên gia CNTT 26 tuổi đến từ St.Petersburg nói, người đang lên kế hoạch bay đến Vladikavkaz và sau đó lái xe đến Gruzia vào tuần tới, một tuyến đường chạy trốn phổ biến khác được người Nga sử dụng. “Tôi đã tham dự cuộc biểu tình chống chiến tranh khi Putin tiến hành cuộc xâm lược vào tháng 2, nhưng chính quyền đã bỏ tù tất cả mọi người.”

Theo nhóm giám sát OVD, một số người biểu tình bị giam giữ ở Mátxcơva sau đó đã được giao lệnh gọi nhập ngũ ngay trong thời gian họ bị bắt giữ, khiến những nguy hiểm mà người thường dân Nga sẽ phải đối mặt khi xuống đường phản đối chính phủ càng tăng thêm.

“Tôi nghĩ cách duy nhất mà cá nhân tôi có thể giúp Ukraine lúc này là không đi chiến đấu ở đó,” Igor nói.

Cũng đã có những lời kêu gọi EU hỗ trợ những người Nga đang tìm cách thoát khỏi lệnh nhập ngũ.

Người phát ngôn của Ủy ban EU về các vấn đề nội vụ, Anitta Hipper, nói rằng khối này sẽ họp để thảo luận về việc cấp thị thực nhân đạo cho những người Nga chạy trốn tổng động viên. Tuy nhiên, ba nước Baltic cho biết hôm 22/9 rằng họ không sẵn sàng tự động cấp quyền tị nạn cho những người Nga chạy trốn này.

Ngay cả những người không có bất kỳ kinh nghiệm quân sự nào – những người mà Putin hứa sẽ không gọi nhập ngũ – cũng đang đóng gói hành lý của họ.
Image
Cảnh sát Nga đang bắt giữ một người biểu tình phản đối việc tổng động viên một phần. Ảnh: Anatoly Maltsev/EPA

Họ chỉ ra sự mơ hồ của lệnh tổng động viên của Putin và chỉ ra những lời hứa lèo của Putin trước đây rằng ông sẽ không bao giờ ra lệnh tổng động viên.

Anton, 23 tuổi, một sinh viên ở Matxcơva, nói: “Putin đã nói dối rằng sẽ không có tổng động viên nào hết”, khi đề cập đến bài phát biểu nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 của tổng thống Nga, khi Putin nhấn mạnh rằng sẽ không có lính dự bị nào được gọi tham gia cuộc chiến tại Ukraina. “Vậy thì ông Putin ngại gì mà không nói dối một lần nữa về lệnh tổng động viên một phần?”

Những lo ngại đã tăng lên sau khi trang web độc lập Novaya Gazeta Europe báo cáo, dựa trên các nguồn tin từ chính phủ Nga, rằng sắc lệnh tổng động viên cho phép Bộ Quốc phòng triệu tập 1.000.000 người, thay vì 300.000 người do Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Sergei Shoigu, công bố hôm 21/9.

Hiện tại, Lobanovskaya cho biết, phần lớn những người Nga ra đi là nam giới.

The Guardian cũng nói chuyện với một số phụ nữ, chủ yếu là các bác sĩ, những người cũng đã quyết định rời khỏi Nga sau khi có những thông tin tuồn ra rằng Nga đang kêu gọi các chuyên gia y tế nhập ngũ.

Tatayana, một bác sĩ từ Irkutsk, người đã mua vé máy bay đến Baku cho biết: “Tôi biết các bác sĩ phải chữa bệnh cho mọi người, đó là nhiệm vụ của chúng tôi.”

“Nhưng tôi tin rằng cuộc chiến khủng khiếp này càng sớm chấm dứt thì số người chết càng ít”.

Việc tổng động viên dường như cũng đã làm cho một số người, trong số những người mà chế độ đang phải dựa vào để duy trì các nỗ lực chiến tranh, tức giận.

Ilya, 29 tuổi, một quan chức cấp trung làm việc cho chính phủ Matxcơva cho biết: “Đối với tôi, tổng động viên là lằn ranh đỏ. Ngày mai tôi sẽ chạy đến Kazakhstan.”

Một người con trai của một nhà tài phiệt người Nga đã bị phương Tây cấm vận, đang chuẩn bị quay trở về Nga sau thời gian du học để phụ trách công việc kinh doanh của gia đình mình, cho biết anh không còn có ý định quay về nữa.

“Giờ chỉ có một chuyện là rõ ràng,” anh nói, trong một cuộc phỏng vấn ngắn qua tin nhắn. “Tôi sẽ không vội trở lại Nga nữa.”
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by nguyenvsau »

Đánh bại Nga-Trung Quốc, Mỹ giành quyền kiểm soát tương lai internet
Lương Thái Sỹ
30 tháng 9, 2022

Image
Minh họa: Unsplash

Hoa Kỳ đã đánh bại Nga một cách thuyết phục trong cuộc bầu cử chọn người kiểm soát một cơ quan của Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm định hình sự phát triển internet trên toàn cầu, một cuộc đua được coi là biểu tượng về mặt địa chính trị trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Nga ngày càng gia tăng cùng sự lo ngại về việc kiểm duyệt trực tuyến của các chế độ độc tài.

Ngày 29 Tháng Chín, các thành viên của Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union-ITU) đã bỏ phiếu bổ nhiệm bà Doreen Bogdan-Martin, ứng cử viên được Hoa Kỳ hậu thuẫn, làm Tổng thư ký của liên minh. Bogdan-Martin, một người kỳ cựu làm việc cho ITU gần 30 năm sinh ra ở tiểu bang New Jersey, đã đánh bại đối thủ chính của bà là Rashid Ismailov, một công dân Nga, khi giành được 139 phiếu trong tổng số 172 phiếu bầu. Ismailov chỉ nhận được 25 phiếu.

Bogdan-Martin cũng trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo ITU. “Tôi rất vinh dự được các quốc gia thành viên đặt niềm tin vào mình – Bogdan-Martin viết trên Twitter sau khi chiến thắng – Tôi sẵn sàng lãnh đạo một ITU biết truyền cảm hứng và đổi mới để mọi người ở mọi nơi có thể khai thác sức mạnh của kỹ thuật số nhằm thay đổi cuộc sống”. Giới chức Hoa Kỳ tham gia chiến dịch vận động mạnh mẽ cho Bogdan-Martin đã xem chiến thắng của bà là “Bước ngoặt đối với tinh thần tự do và cởi mở của internet, một nguyên tắc ngày càng bị Nga và Trung Quốc thách thức bằng cách kìm hãm quyền tự do kỹ thuật số của công dân nước mình”.

Image
Bà Doreen Bogdan-Martin (uscib.org)

Tuần trước, Tổng thống Joe Biden kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc hãy ủng hộ Bogdan-Martin. Ông cho rằng sự lãnh đạo của bà trong ITU sẽ giúp internet trở nên “toàn diện và có thể truy cập được cho tất cả mọi người, đặc biệt ở các nước đang phát triển”. Cuộc bầu cử tìm lãnh đạo mới của ITU phản ánh sự chia rẽ ý thức hệ sâu sắc đối với tương lai của internet, với một bên là Nga-Trung, một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh ủng hộ một hệ thống internet có tính liên kết cao được quản lý bình đẳng ở cấp độ quốc tế bởi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, các doanh nghiệp, các nhóm xã hội dân sự và các chuyên gia kỹ thuật.

Sự thèm khát quyền lực của các quốc gia độc tài chuyên chế đã thể hiện trong một tuyên bố chung được Nga và Trung Quốc đưa ra năm ngoái, trong đó đòi hỏi hai nước có nhiều đại diện hơn tại ITU và nhấn mạnh việc “bảo vệ quyền chủ quyền của các quốc gia trong việc điều chỉnh internet” trong biên giới mình. Tổ chức Công nghệ Thông tin và Sáng tạo (Information Technology and Innovation Foundation-ITIF), một nhóm ủng hộ công nghệ mở của Hoa Kỳ nêu rõ:

“Biên độ chiến thắng rộng của Bogdan-Martin là dấu hiệu cho thấy rất ít người ủng hộ tầm nhìn của Nga và Trung Quốc về hạn chế sử dụng Internet. Việc bà được các quốc gia thành viên ITU chọn cho thấy quốc tế ngày càng quan tâm đến việc bảo đảm quyền tiếp cận công nghệ và các chính sách xung quanh nó theo định hướng trao quyền cho các cá nhân thay vì biến internet thành công cụ kiểm soát cho các chế độ độc tài”.

CNN cho biết, đầu năm nay, Hoa Kỳ và 55 quốc gia đã công bố cam kết bảo vệ “nhân quyền kỹ thuật số” (digital human rights) và dòng chảy thông tin tự do trực tuyến. Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ mô tả nỗ lực này là “phần rất quan trọng của cuộc đấu tranh toàn diện giữa các chính phủ độc tài và các nền dân chủ”. Mối lo ngại về một mô hình “splinternet” mới (mà trọng tâm là chia cắt thế giới kỹ thuật số thành các không gian dân chủ và phản dân chủ) đã trầm trọng hơn trong năm nay sau khi Nga xâm lược Ukraine. Trong những tuần đầu chiến tranh, Nga đã chặn các dịch vụ truyền thông xã hội lớn của phương Tây gồm cả Facebook và đe dọa bỏ tù những người chia sẻ các thông tin không có lợi cho Kremlin. Tuy nhiên, cùng lúc, Nga cũng chứng kiến sự tăng đột biến số người dùng các công cụ giúp họ vượt tường lửa.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by lengoi »

Nga bị cô lập sau tuyên bố sáp nhập lãnh thổ Ukraine
October 3, 2022


KIEV, Ukraine (NV) – Nga đang ngày càng bị cô lập về mặt ngoại giao sau khi ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, tuyên bố sáp nhập bốn khu vực của Ukraine, theo AFP hôm Thứ Bảy, 1 Tháng Mười .

Chính phủ Ukraine lên án hành động của ông Putin, đồng thời khẳng định sẽ chiếm lại các vùng lãnh thổ này.

Image
Dân chúng chào đón người lính Ukraine ở khu vực Kupiansk, thuộc Kharkiv, mới được tái chiếm. (Hình: Yasuyoshi Chiba/AFP via Getty Images)
Ông Putin tổ chức một buổi lễ lớn tại Điện Kremlin hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Chín, để kỷ niệm sự kiện sáp nhập, chỉ vài giờ sau một cuộc pháo kích làm 30 người dân tử vong ở khu vực Zaporizhzhia, miền Nam Ukraine.

“Tôi muốn nhắn nhủ đến Kiev và những đồng minh của họ ở Châu Âu: Người dân sống tại Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia sẽ trở thành công dân của Nga kể từ thời điểm này,” ông Putin ngạo nghễ tuyên bố.

Phía Washington công bố các biện pháp trừng phạt mới, nghiêm khắc hơn đối với giới chức Nga và ngành kỹ nghệ quốc phòng nước này. Ngoài ra, Mỹ cùng các nước G7 ủng hộ đề nghị trừng phạt kinh tế đối với bất kỳ quốc gia nào ủng hộ việc sáp nhập của Nga.


Ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, hối thúc liên minh quân sự NATO sớm đồng ý cho Ukraine gia nhập. Tổng Thống Zelensky nói sẽ không bao giờ thương thảo với Nga chừng nào ông Putin còn nắm quyền.

Tổng Thống Mỹ Joe Biden lên án mạnh mẽ buổi lễ hôm Thứ Sáu tổ chức ở Moscow. Ông cho rằng cuộc “trưng cầu dân ý” vừa qua chỉ là hành động giả tạo và cam kết tiếp tục ủng hộ Kiev.

Ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, cũng cho rằng việc sáp nhập là bất hợp pháp nhưng không nói gì về đơn xin gia nhập NATO của Ukraine. Trong khi đó, Mỹ và Canada ủng hộ Ukraine gia nhập NATO, tuy nhiên việc này cần thời gian và không có lời hứa nào được đưa ra.


Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm Thứ Bảy cho rằng Nga “vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc đã được thiết lập của luật pháp quốc tế.”

Ông Dmytro Kuleba, ngoại trưởng Ukraine, cho biết Kiev vẫn tiếp tục nỗ lực giành lại các vùng bị chiếm đóng và giúp đỡ người dân Ukraine, bất chấp những cảnh báo từ Tổng Thống Putin, rằng Nga có thể sử dụng vũ khí nguyên tử để bảo vệ các vùng lãnh thổ đã chiếm được.

Ông Kuleba cũng cho hay Ukraine đã nộp đơn kiện các vụ sáp nhập ra Tòa Án Quốc Tế (ICJ) ở The Hague, Hòa Lan, và hối thúc xét xử nhanh chóng.

Ông Jake Sullivan, cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, cho biết Washington sẽ công bố một đợt viện trợ võ khí mới cho Kiev vào tuần tới. Mặc dù có “nguy cơ” ông Putin sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy ông ta sẽ sớm thực hiện điều này, theo ông Sullivan.


Chỉ vài giờ trước lễ sáp nhập, một cuộc tấn công thảm khốc ở miền Nam Zaporizhzhia khiến ít nhất 30 người chết và hàng chục thường dân bị thương khi chuẩn bị rời đi để đón người thân di tản, giới chức Ukraine cho biết.
Image
Thiết vận xa Ukraine tại Kramatorsk, Đông Ukraine, hôm 2 Tháng Mười. (Hình: Juan Barreto/AFP via Getty Images)

Hôm Thứ Bảy, 1 Tháng Mười, cơ quan nguyên tử Ukraine cho biết Nga bắt giữ ông Ihor Murashov, tổng giám đốc nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia, nơi đang bị Nga chiếm đóng.

Ông Murashov bị bắt hôm 30 Tháng Chín, khi ông rời khỏi nhà máy và bị một nhóm người của Nga bịt mắt bắt đi, theo Energoatom.

Zaporizhzhia, nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Châu Âu, nhanh chóng trở thành tâm điểm căng thẳng trong những tuần gần đây sau khi Moscow và Kiev cáo buộc lẫn nhau về các cuộc tấn công tại khu vực này, làm dấy lên lo ngại về một thảm họa nguyên tử.

Bốn vùng lãnh thổ mà Nga vừa sáp nhập mang tính chiến lược quan trọng, tạo thành một hành lang trên bộ giữa Nga và Bán Đảo Crimea, vùng lãnh thổ bị Moscow sáp nhập từ năm 2014.


Năm khu vực đó chiếm khoảng 20% diện tích Ukraine, vốn là những nơi mà lực lượng của Tổng Thống Zelensky ra sức giành lại trong những tuần gần đây và đạt được những kết quả tích cực.

Các lực lượng Ukraine nay kiểm soát thành phố Lyman ở Donetsk, nơi quân đội Nga mất nhiều tuần mới có thể chiếm được trong mùa Hè vừa qua. (V.Giang) [qd]
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 5 guests