Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by nguyenvsau »

Cộng Sản Nga xuống đường đòi lật đổ Putin
January 26, 2023
MOSCOW, Nga (NV) – Những người Cộng Sản Nga tụ họp Quảng Trường Đỏ ở Moscow vào cuối tuần qua, đòi hỏi ông Vladimir Putin, tổng thống, phải từ bỏ quyền lực vì cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

Hãng tin độc lập SOTA nói chuyện với một thành viên của đảng Cộng Sản Nga ở thủ đô khi ông này và những người khác kỷ niệm 99 năm ngày mất của cố lãnh tụ Vladimir Lenin, ngày 21 Tháng Giêng.
Image
Người đàn ông theo đảng Cộng Sản Nga tụ tập tại Quảng Trường Đỏ, Moscow, trong ngày 21 Tháng Giêng đòi hỏi lật đổ ông Vladimir Putin, tống thống Nga. (Hình: Chụp từ màn ảnh SOTA)
Theo hình ảnh từ các cơ quan truyền thông địa phương, có ít nhất 100 người, một số mang theo cờ búa liềm, có mặt tại Quảng Trường Đỏ.

Đoạn clip về người đàn ông kêu gọi thay đổi quyền lực ở Nga sau đó được đưa lên Twitter vào Thứ Tư trên trang của ông Igor Sushko, giám đốc nhóm nghiên cứu Wind of Change, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, Mỹ.


“Những người Cộng Sản xuất hiện trên Quảng Trường Đỏ kêu gọi một cuộc cách mạng chống lại chế độ phát xít của ông Putin. Chào mừng năm mới 2023,” ông Sushko chú thích trên Twitter.

Người đàn ông Nga trên clip không công khai tố cáo quyết định của ông Putin tiến hành một cuộc xâm lược Ukraine vào Tháng Hai, 2022, nhưng phàn nàn về sự kém cỏi của những người nắm quyền và việc thực hiện cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt.”


“Mọi người đã thức tỉnh và muốn hiểu cuộc chiến tranh này bắt đầu từ đây,” ông bắt đầu.


“‘Chiến dịch quân sự đặc biệt’ này diễn ra được một năm rồi. Bây giờ gần Tháng Hai, tức là đã một năm. Nếu chỉ là một ‘chiến dịch,’ liệu có thể kéo dài nổi một năm không? Đây rõ ràng là một cuộc chiến tranh,” ông nói.

“Phải thay đổi về mặt chính trị, thay đổi một ‘địa vị.’ Chính phủ phải được thay đổi,” ông nói tiếp.

Khi được hỏi việc thay thế nên như thế nào, người đàn ông này trả lời: “Đảng Cộng Sản Nga của chúng tôi.”

Nhận xét của người đàn ông Cộng Sản này được đưa ra sau gần một năm cuộc chiến cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn binh sĩ Nga và Ukraine.

Vào Tháng Mười Một, ông Volodymyr Ohryzko, cựu ngoại trưởng Ukraine từ năm 2007 đến 2009, cảnh báo rằng có một nhóm người thân cận với ông Putin đang bí mật thảo luận cách lật đổ tổng thống Nga khỏi vị trí quyền lực.

Trong mục ý kiến đặng trên The New Voice of Ukraine, ông Ohryzko viết rằng những cuộc đàm phán bí mật có chủ đích này nhằm mục đích loại bỏ ông Putin để bảo vệ lợi ích của nhóm người đó,

Điện Kremlin cho rằng tin đồn trên vô căn cứ, theo lời ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của ông Putin. (MPL) [qd]
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by quaichao »

Bắc Kinh lên án NATO phóng đại mối đe dọa Trung Quốc
Bình Phương
2 tháng 2, 2023

Image
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong buồng lái của chiến đấu cơ Mitsubishi F-2 khi ông đến viếng căn cứ không quân Iruma của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ngày hôm qua 31 tháng 1, 2022. Ông Stoltenberg nhắm củng cố quan hệ an ninh giữa NATO với các nước Nhật Bản và Nam Hàn trong bối cảnh mối đe dọa từ Trung Quốc và Bắc Hàn ngày càng gia tăng. Ảnh Takashi Aoyama/Getty Images

Trung Quốc hôm nay đã phản ứng giận dữ với nhận định của Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) về mối đe dọa của Trung Quốc đối với hòa bình và ổn định không chỉ ở châu Á mà trên toàn thế giới.

Tại buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Tư 1 tháng Hai 2022, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án NATO đã “phóng đại cái gọi là mối đe dọa của Trung Quốc”, đề cập đến phát biểu mới đây tại Nhật Bản của nhà lãnh đạo Liên minh.

Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, đã có chuyến viếng thăm cấp cao đến Nhật Bản và Nam Hàn. Sau khi hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm qua thứ Ba, ông Stoltenberg cho biết sự quyết đoán của Bắc Kinh và sự hợp tác ngày càng tăng của Trung Quốc với Nga đang đặt ra mối đe dọa không chỉ đối với châu Á mà cả châu Âu và chuyến đi Đông Á của ông Stoltenberg có mục đích tìm kiếm sự hợp tác mạnh mẽ hơn và nhiều bạn bè hơn cho NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,


Ông Stoltenberg cho biết Trung Quốc đang gia tăng đầu tư vào vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn tầm xa trong khi không cung cấp thông tin minh bạch, không tham gia vào các cuộc đối thoại có ý nghĩa về kiểm soát vũ khí đối với vũ khí nguyên tử, đồng thời leo thang cưỡng ép các nước láng giềng và đe dọa Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Thực tế là Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn. Các khoản đầu tư đáng kể cũng như các khả năng quân sự tiên tiến mới của Trung Quốc chỉ nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đặt ra mối đe dọa, đặt ra thách thức đối với các đồng minh NATO,” ông Stoltenberg nói với khán giả tại Đại học Keio ở Tokyo hôm nay thứ Tư. “An ninh không có tính khu vực mà là toàn cầu.”

“NATO cần bảo đảm rằng chúng tôi có bạn bè. Điều quan trọng là hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác của chúng tôi ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” ông Stoltenberg nói thêm về chuyến đi của ông.

Theo nhà lãnh đạo NATO, Trung Quốc đang hợp tác với Nga ngày càng chặt chẽ và cả hai nước đang dẫn đầu một “sự phản công” của các thể chế độc đoán chống lại trật tự quốc tế dân chủ, cởi mở và dựa trên luật lệ.

Tuy vậy, ông Stoltenberg cho biết NATO không coi Trung Quốc là đối thủ hay tìm cách đối đầu mà sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực có lợi ích chung, chẳng hạn như biến đổi khí hậu.

Image
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Fumio Kishida sau cuộc hội đàm hôm 31/01/2023 ở Tokyo. Hai bên đồng ý “duy trì sự thống nhất và vững chắc” về an ninh để đối phó với Trung Quốc. Ảnh Takashi Aoyama/Getty Images

Ông Stoltenberg và Thủ tướng Kishida đã đồng ý “duy trì sự thống nhất và vững chắc” về an ninh trong không gian mạng, không gian, quốc phòng và các lĩnh vực khác, đối mặt với các mối đe dọa của Trung Quốc, Bắc Hàn và cuộc chiến tranh Ukraine.

Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, trong những năm gần đây đã mở rộng quan hệ quân sự với các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như với Anh, châu Âu và NATO trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh ngày càng tăng từ Trung Quốc và Triều Tiên. Hôm qua thứ Ba, Thủ tướng Kishida đã công bố kế hoạch mở một văn phòng đại diện của Nhật Bản tại NATO.

Tokyo đã nhanh chóng tham gia các biện pháp trừng phạt kinh tế do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại cuộc chiến của Nga ở Ukraine và cung cấp viện trợ nhân đạo và thiết bị phòng thủ phi chiến đấu cho người Ukraine. Nhật Bản lo ngại sự hung hăng của Nga ở châu Âu có thể được phản ánh ở châu Á, nơi có mối lo ngại đang gia tăng về sự quyết đoán của Trung Quốc và căng thẳng leo thang về tuyên bố chủ quyền của nước này đối với Đài Loan.

Ngoài Nhật Bản, NATO cũng đang tăng cường “hợp tác thiết thực” với Australia, New Zealand và Nam Hàn trong lĩnh vực an ninh mạng trên biển và các lĩnh vực khác, đồng thời mời gọi sự tham gia của các nhà lãnh đạo và bộ trưởng của các nước này trong các cuộc họp của NATO.

Ông Stoltenberg đến Nhật Bản từ Nam Hàn, nơi ông kêu gọi Seoul cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine để giúp nước này chống lại cuộc xâm lược kéo dài của Nga.

Bắc Hàn đã lên án các chuyến thăm của ông Stoltenberg tới Nam Hàn và Nhật Bản, nói rằng NATO đang cố gắng gây áp lực buộc các đồng minh châu Á của Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Triều Tiên cũng chỉ trích việc tăng cường hợp tác giữa NATO và các đồng minh của Mỹ ở châu Á là nhằm tạo ra một “phiên bản châu Á của NATO”, cho rằng điều đó sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by quaichao »

Số tử vong trong trận động đất ở Syria-Thổ Nhĩ Kỳ hơn 11.000
08/02/2023

Image
Cứu hộ động đất ở Syria, ngày 8/2/2023.
Các gia đình ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria trải qua đêm thứ hai trong cái lạnh cóng hôm 8/2 trong lúc lực lượng cứu hộ gấp rút cứu người mắc kẹt ra khỏi đống đổ nát trong trận động đất lớn xảy ra hôm 6/2 khiến hơn 11.000 người chết, theo Reuters.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hàng chục thi thể, một số được phủ chăn và tấm trải giường, số khác được đựng trong túi đựng xác, được xếp thành hàng dài bên ngoài một bệnh viện ở tỉnh Hatay.

Nhiều người trong vùng thảm họa phải đắp chăn ngủ trong ôtô hoặc trên đường phố, sợ chưa dám quay trở lại các tòa nhà bị rung chuyển bởi trận động đất mạnh 7,8 độ richter - trận động đất kinh hoàng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1999 - xảy ra vào sáng sớm ngày 6/2.

Lực lượng cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ và ở nước láng giềng Syria cảnh báo rằng số người chết sẽ tiếp tục tăng do một số người sống sót cho biết công tác cứu hộ vẫn chưa đến kịp.

“Lều đâu, xe chở thực phẩm đâu?” bà Melek, 64 tuổi, ở thành phố Antakya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, nói và cho biết thêm rằng bà không thấy bất kỳ đội cứu hộ nào.

“Chúng tôi chưa thấy bất kỳ sự phân phát thực phẩm nào ở đây, không giống như những thảm họa trước đây ở đất nước chúng tôi. Chúng tôi sống sót sau trận động đất, nhưng chúng tôi sẽ phải chết ở đây vì đói hoặc lạnh”.

Với cường độ mạnh của thảm họa, số người chết đã tăng lên trên 8.500 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Syria, nơi đã bị tàn phá sau 11 năm chiến tranh, con số tử vong được xác nhận đã tăng lên hơn 2.500 người chỉ sau một đêm, theo chính phủ Syria và một cơ quan cứu hộ hoạt động ở vùng tây bắc do phiến quân kiểm soát.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ban bố tình trạng khẩn cấp tại 10 tỉnh. Tuy nhiên, cư dân tại một số thành phố bị hư hại của Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ sự tức giận và thất vọng trước những gì họ cho là phản ứng chậm chạp và không thỏa đáng của chính quyền.

Ông Erdogan dự kiến sẽ đến thăm một số khu vực bị ảnh hưởng vào 8/2.

Một trận động đất đầu tiên và sau đó vài giờ là trận thứ hai có cường độ mạnh tương đương, xảy ra ngay sau 4 giờ sáng thứ Hai (6/2), khiến người dân đang ngủ có rất ít cơ hội để phản ứng.

Trận động đất đã làm hàng nghìn tòa nhà đổ sập, bao gồm bệnh viện, trường học và khu chung cư, làm hàng chục nghìn người bị thương và khiến vô số người mất nhà cửa ở Thổ Nhĩ Kỳ và miền bắc Syria.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 13,5 triệu người bị ảnh hưởng trong một khu vực kéo dài khoảng 450 km từ Adana ở phía tây đến Diyarbakir ở phía đông.

Tại Syria, trận động đất khiến nhiều người chết ở tận phía nam Hama, cách tâm chấn khoảng 100 km.

Cơ quan quản lý thiên tai của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết số người bị thương là trên 38.000 người.
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by caubennoc »

Một năm chiến tranh Ukraine: Cuộc đấu tay đôi Biden-Putin
Bình Phương
22 tháng 2, 2023

Image
Tổng thống Joe Biden chuẩn bị phát biểu với dân chúng ở thủ đô Warsaw của Ba Lan hôm 21 tháng Hai 2023 về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Ảnh Mateusz Slodkowski/DeFodi Images via Getty Images

Vài ngày trước kỷ niệm tròn một năm ngày bùng nổ cuộc chiến Nga – Ukraine, hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ thi nhau chạy nước rút để củng cố mạng lưới đồng minh đối phó với bên kia. Tình huống trông giống như thời Chiến tranh Lạnh nhưng có phần phức tạp và nguy cấp hơn.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã kết thúc chuyến công du ba ngày tới châu Âu vào thứ Tư 22 tháng Hai 2023 với cam kết của Mỹ bảo vệ các đồng minh ở sườn phía Đông của khối NATO trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nồng nhiệt chào đón nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tới Moscow và vận động người Nga ủng hộ cuộc chiến tranh.

Sau chuyến đi bất ngờ và bí mật như một “điệp vụ” tới Kyiv, tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, ông Biden đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo nhóm “Bucharest Nine” hay B9 – một liên minh chín nước cộng sản cũ, gồm Bulgaria, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania và Slovakia, hình thành tháng Mười Một 2015 nhằm phối hợp phòng thủ chống lại âm mưu thâu tóm của Nga sau khi Moscow xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014.


Tại cuộc họp, ông Biden thừa nhận “Các bạn hiểu rõ hơn ai hết những gì đang bị đe dọa trong cuộc xung đột này, không chỉ Ukraine mà còn quyền tự do của các nền dân chủ trên toàn thế giới. Châu Âu và toàn thế giới.”

Phát biểu này nằm trong quan niệm nhất quán của Tổng thống Mỹ từ khi cuộc xâm lược mới bắt đầu một năm về trước: Đây là cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do và chuyên chế chứ không đơn giản là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Nhận thức đó đã thôi thúc Hoa Kỳ tập hợp một liên minh hùng hậu yểm trợ vũ khí đạn dược và tiền bạc cho Ukraine kháng chiến. Tại thủ đô Kyiv hôm 21 tháng Hai 2023, ông Biden một lần nữa khẳng định Hoa Kỳ và liên minh các quốc gia dân chủ sẽ sát cánh cùng người dân Ukraine trong cuộc kháng chiến cho đến khi nào việc đó còn cần thiết.

Cùng thời điểm này, ông Putin nói với đám đông hàng chục nghìn người tại một cuộc mít-tinh ở sân vận động Moscow, nơi tổ chức trận chung kết bóng đá nam World Cup 2018: “Có một trận chiến đang diễn ra trên biên giới lịch sử của chúng ta, vì người dân của chúng ta,” ngay sau khi ông ta cố củng cố mối quan hệ đối tác quan trọng nhất của Nga trong một cuộc gặp với nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Vương Nghị (Wang Yi).
Image
Tổng thống Nga Putin phát biểu trước đám đông dân chúng hàng chục ngàn người tại sân vận động Luzhniki Stadium ở Moscow hôm 22 tháng Hai 2023 để thể hiện sự ủng hộ của người dân Nga với cuộc chiến của ông ta. ẢnhKremlin Press Office/Handout/Anadolu Agency via Getty Images

Đặt bên cạnh nhau, hai sự kiện đó tạo ra ấn tượng rằng thế giới đang chia thành hai khối có những điểm tương đồng với Chiến tranh Lạnh nhưng phức tạp hơn.

Lần này, nhiều quốc gia thuộc khối Đông Âu cũ — Hungary là một ngoại lệ đáng chú ý — đang liên kết với phương Tây để chống lại sự hiếu chiến của ông Putin. Còn Trung Quốc và Nga đang gác lại nhiều khác biệt, cùng tiến hành các cuộc tập trận quân sự và thắt chặt quan hệ tài chính khi phải đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây.


Nhưng thực tế còn phức tạp hơn. Nhiều cường quốc khác — bao gồm Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel — vẫn đứng ngoài giữ thái độ tọa sơn quan hổ đấu và tìm cách hưởng lợi từ cả hai phía: tiếp tục mua dầu khí giảm giá của Nga hoặc hợp tác ngoại giao với ông Putin, trong khi mua vũ khí của Hoa Kỳ và dựa vào nỗ lực bảo đảm an ninh của Mỹ.

Đối với ông Biden, vấn đề là liệu các đồng minh phương Tây có đủ điều kiện để tiếp tục trang bị vũ khí và hỗ trợ chính phủ Ukraine ở mức cần thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công đang ngày càng quyết liệt của Nga, đồng thời ngăn cản ông Putin một lần nữa tìm cách chiếm lấy Ukraine hay không

Đối với ông Putin, nỗi nghi ngờ có thể còn lớn hơn. Ông Putin đang cố thể hiện lòng tin và sự ủng hộ của công chúng đối với cuộc chiến phi nghĩa mà sau một năm tốn nhiều xương máu mà vẫn chưa đạt được những kết quả đáng kể.

Đón tiếp trọng thị ông Vương Nghị, và bàn về chuyến viếng thăm sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình, rõ ràng là ông Putin muốn có sự ủng hộ mạnh mẽ hơn, thực chất hơn từ Trung Quốc, có thể là viện trợ vũ khí sát thương từ Bắc Kinh như cảnh báo gần đây của tình báo phương Tây.

“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga để duy trì trọng tâm chiến lược, tăng cường tin cậy chính trị lẫn nhau và tăng cường phối hợp chiến lược,” ông Vương nói với ông Putin. Ông cũng cho biết quan hệ đối tác Trung Quốc-Nga “không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào, không chấp nhận sự can thiệp từ bất kỳ bên thứ ba nào, và càng không chấp nhận sự cưỡng bức từ bất kỳ bên thứ ba nào”.

Lời ông Vương rõ ràng là ám chỉ Hoa Kỳ, quốc gia đã đe dọa rằng bất kỳ viện trợ vật chất nào từ Trung Quốc cho nỗ lực chiến tranh của Moscow sẽ dẫn đến sự trả đũa kinh tế.

Về cuộc chiến Ukraine, Vương Nghị nói: “Cả hai bên đã trao đổi quan điểm kỹ lưỡng về vấn đề Ukraine Trung Quốc tán thành việc Nga tái khẳng định họ sẵn sàng giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và đàm phán.”
Image
Tổng thống Nga V. Putin tiếp Giám đốc Văn phòng đối ngoại trung ương đảng CS Trung Quốc Vương Nghị tại Điện Kremlin hôm thứ Tư 22 tháng Hai 2023. Ảnh Kremlin Press Office/Handout/Anadolu Agency via Getty Images

Theo phân tích của The New York Times, ưu tiên hàng đầu của ông Putin hiện nay là giữ được quan hệ “không giới hạn” với Trung Quốc. Điều đó không chỉ có giá trị cho Nga về ngoại giao mà còn vì lợi ích kinh tế vì Bắc Kinh là một đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga, giúp đối phó các lệnh trừng phạt của phương Tây trong suốt một năm qua.

Trong khi đó, ông Tập có thể có tính toán khác. Theo quan điểm của các quan chức Mỹ, ông Tập không công khai lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga bởi vì Tập muốn hỗ trợ Putin một cách chừng mực vừa để đánh lạc hướng Hoa Kỳ khỏi cuộc cạnh tranh kinh tế với Bắc Kinh vừa để trói buộc các nguồn lực quân sự của Mỹ đang được sử dụng để hỗ trợ Ukraina. Với cách nhìn đó, Trung Quốc đang lợi dụng Nga vì mục đích riêng của mình.

Vương Nghị đến Moscow sau khi thăm các nước Tây Âu để tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo EU rằng Bắc Kinh muốn chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Nhưng những nhận xét được công bố của ông Vương gửi tới ông Putin và các quan chức Nga khác cho thấy rằng Bắc Kinh sẽ không mạo hiểm coi nhẹ tình hữu nghị với Moscow để ủng hộ Ukraine.

Về phía Hoa Kỳ, chuyến đi đầy mạo hiểm của ông Biden tới Ukraine và Ba Lan dường như có hiệu quả tốt hơn, củng cố được quyết tâm chống xâm lược bảo vệ tự do của các quốc gia nhỏ mới thoát ra khỏi chủ nghĩa cộng sản chưa lâu nhưng đã trở thành những nước dân chủ khá vững chắc.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by nguyenvsau »

Nga đưa các điều khoản hòa bình ‘không thể bỏ qua’
Bình Phương
1 tháng 3, 2023


Image
Sau khi đánh phá tan nát đất nước láng giềng, Nga nói Ukraine phải chấp nhận “đổi đất lấy hòa bình” – điều mà tất nhiên người Ukraine không thể chấp nhận. Ảnh nhân viên cứu hộ tìm người trong đống đổ nát sau khi Nga bắn phi pháo vào một trường trung học ở Mykolaivka hôm 28/09/2022. Ảnh Andriy Andriyenko/SOPA Images/LightRocket via Getty Images

Theo báo Newsweek, Dmitry Peskov, Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với các phóng viên hôm thứ Ba về một cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng với Ukraine và nêu rõ một số điều kiện mà Nga không thể thương lượng.

“Có một số thực tế đã trở thành chuyện nội bộ ở Nga – tôi muốn nói tới các lãnh thổ mới của Nga… Có Hiến pháp Liên bang Nga mà không ai có thể bỏ qua và Nga sẽ không bao giờ từ bỏ,” ông Peskov được hãng truyền thông Tass do nhà nước Nga kiểm soát trích dẫn.

“Đây là những thực tế rất quan trọng. Và cũng có những mục tiêu nhất định của Liên bang Nga, mà chúng tôi thực hiện trong SVO [spetsialnaya voennaya operatsiya, hoặc chiến dịch quân sự đặc biệt].”


Kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 Tháng Hai năm 2022, các quan chức Nga vẫn cương quyết khẳng định bán đảo Crimea của Ukraine mà Putin sáp nhập vào năm 2014 phải là một phần của Nga trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào trong tương lai. Ngoài ra, Điện Kremlin còn khẳng định rằng bốn vùng lãnh thổ mà nước này sáp nhập bất hợp pháp vào Tháng Chín vừa qua cũng phải được công nhận là của Nga.

Trong khi đó, Ukraine nói rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải vô hiệu hóa bốn vụ sáp nhập gần đây và bán đảo Crimea phải được coi là một phần của Ukraine.

Hiện tại, triển vọng một thỏa thuận hòa bình dường như vẫn còn xa vời. Sau thất bại của các cuộc đàm phán được tổ chức trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, hai bên đều không có vẻ sẵn sàng gặp lại nhau.

Nga đổ lỗi cho việc đàm phán thất bại là do Ukraine và các đồng minh phương Tây. Vào Tháng Một 2023, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng các nước phương Tây đã thuyết phục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đừng đàm phán hòa bình với Nga. “Ai cũng biết chúng tôi ủng hộ đề xuất của phía Ukraine sớm đàm phán về hoạt động quân sự đặc biệt và đến cuối Tháng Ba năm ngoái, hai phái đoàn đã thống nhất nguyên tắc giải quyết cuộc xung đột này”, ông Lavrov nói với truyền thông trong chuyến thăm Nam Phi mới đây, theo Associated Press.

“Ai cũng biết và đã được công bố rộng rãi rằng các đồng nghiệp của chúng tôi ở Mỹ, Anh và một số nước châu Âu đã nói với Ukraine rằng còn quá sớm để đi tới thỏa thuận và những nguyên tắc đã thống nhất gần như không bao giờ được chế độ Kiev xem xét lại,” ông Lavrov nói thêm.

Về phía mình, Ukraine nói rằng Nga không thực sự muốn đàm phán, còn các quan chức Mỹ khẳng định Putin có quyền chấm dứt chiến tranh bất cứ lúc nào. Ngày 18 Tháng Hai vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong một cuộc hội thảo rằng “nếu Nga rút quân hôm nay, chiến tranh sẽ kết thúc. Còn nếu Ukraine ngừng chiến đấu hôm nay, Ukraine sẽ kết thúc”.

Theo lời ông Peskov, chính ông Zelensky là người chưa sẵn sàng gặp mặt để đàm phán hòa bình.

Peskov ám chỉ rằng Nga có thể cởi mở với một số yêu cầu của Ukraine, nếu các cuộc đàm phán diễn ra trong “tình hình thuận lợi” và với “thái độ phù hợp của chế độ Ukraine.” Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, “điều chính yếu là đạt được mục tiêu của chúng tôi. Đây là ưu tiên tuyệt đối của chúng tôi,” Peskov nói.

Mark Katz, giáo sư tại Trường Chính sách và Chính phủ Schar của Đại học George Mason, nhận xét với Newsweek rằng lời của Peskov có thể phản ánh một “tuyên bố chân thực về nguyện vọng của chế độ Putin” nhưng cũng có thể Moscow nuôi hy vọng phương Tây sẽ sẵn lòng để Ukraine “đổi đất lấy hòa bình”. “Về căn bản, việc đưa ra triển vọng ‘đổi đất lấy hòa bình’ là một nỗ lực nhằm chia rẽ phương Tây và làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine,” ông Katz nói.

Bộ Ngoại giao Ukraine chưa bình luận về phát biểu mới của Peskov.
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by phaodai »

Cả thế giới quay lưng với Pu, chỉ còn Tập ở lại
Tập không ưa gì Putin. Nhưng hắn cần Putin để củng cố quyền lực và đối phó với thế giới dân chủ.
Mai Vũ Phạm
25 tháng 3, 2023

Image
Tập Cận Bình hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh ngày 4 Tháng Hai, 2022. Ảnh: Li Tao/Xinhua via Getty Images

Trưa Thứ Hai, 20 Tháng Ba (giờ địa phương), chiếc Boeing 747 chở Tập Cận Bình đáp xuống phi trường Vnukovo International Airport. Tuy nhiên, người đứng chờ để chào đón Chủ tịch Trung Quốc bước ra khỏi phi cơ không phải là Tổng Thống Vladimir Putin như lời “người” đã hứa, mà đó, là một trong 10 phó thủ tướng của Nga, ông Dmitry Chernychenko – phụ trách vấn đề du lịch, thể thao, văn hoá.

Trong chương trình Fox News Sunday, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia, John Kirby, cho biết Nga và Trung Quốc “là hai quốc gia đang chống lại trật tự quốc tế” mà Hoa Kỳ và rất nhiều đồng minh đã xây dựng kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến. Theo ông Kirby, “Hoa Kỳ sẽ thận trọng theo dõi diễn tiến từ cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin trong tuần này tại Nga.” Phát biểu trên chương trình ‘Face the Nation’ của CBS, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia thời chính quyền Trump, H.R. McMaster, nhấn mạnh tình bằng hữu của Tập Cận Bình và Putin ngày càng bền chặt hơn bao giờ hết.
Image
Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby trong chương trình “Fox News Sunday” tại trụ sở đài truyền hình FOX News D.C. hôm 19 Tháng Hai, 2023. Ảnh: Shannon Finney/Getty Images

Nga và Trung Quốc thân thiết ra sao?

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga ngày càng thân thiết trong những năm gần đây, tuy nhiên không phải lúc nào cũng khăng khít như vậy. Trong thập niên 60, Trung Quốc và Nga từng là đối thủ gay gắt và đã đụng độ nhau vào năm 1969 vì tranh chấp lãnh thổ dọc biên giới. Dưới thời Lê Duẩn thập niên 70, Việt Nam chọn đứng về phía Liên Xô và xa rời Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc đã mất đi khả năng can thiệp và gây ảnh hưởng đến các quyết định của chế độ cộng sản Hà Nội. Lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ, Đặng Tiểu Bình, đã giải thích lý do xâm lược Việt Nam năm 1979: “Việt Nam là một đứa trẻ không nghe lời và cần bị đánh đòn.”

Trung Quốc và Nga không ký cam kết bảo vệ lẫn nhau bằng quân sự. Nhưng hai quốc gia này lại là đối tác chiến lược thân thiết khi cả hai đều xem thể chế dân chủ là mối đe dọa đối với quyền lực. Tập Cận Bình thường mô tả Putin là người bạn thân nhất của mình. Vào sinh nhật lần thứ 66 của Tập năm 2019, Putin đã tặng Tập một chiếc bánh và một hộp kem khổng lồ.

Mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Nga tăng cường đáng kể kể từ cuộc xâm lược đầu tiên của Nga vào Crimea, Ukraine năm 2014. Lúc đó, Trung Quốc đã giúp Nga trốn tránh các biện pháp trừng phạt do chính quyền Obama áp đặt nhằm cắt đứt khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu của Nga.
Image
Mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Nga tăng cường đáng kể kể từ cuộc xâm lược đầu tiên của Nga vào Crimea, Ukraine năm 2014. Trong hình là chuyến viếng thăm Nga ba ngày vào Tháng Sáu, 2019 của Tập Cận Bình. Ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images

Trước các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Nga sau khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine vào năm ngoái, Trung Quốc đã giúp cung cấp nhiều sản phẩm mà Nga trước đây đã mua từ các nước đồng minh phương Tây, bao gồm vi mạch điện tử , điện thoại thông minh, và nguyên liệu thô cần thiết cho thiết bị quân sự. Tổng thương mại giữa Nga và Trung Quốc tăng mạnh trong năm ngoái.

Trung Quốc và Nga đã tăng cường các cuộc tập trận quân sự chung. Năm ngoái, khi Tổng thống Biden tới Tokyo, máy bay ném bom của Trung Quốc và Nga đã phối hợp thực hiện một phi vụ gần không phận Nhật Bản để phô trương lực lượng. Bộ Quốc Phòng Nhật sau đó cũng cho biết một tàu khu trục của Trung Quốc và Nga cũng đã đến gần cụm đảo Senkaku, nơi mà cả Trung Quốc và Nhật Bản cùng khẳng định chủ quyền.

Tập Cận Bình muốn gì từ Putin?

Tập Cận Bình muốn Putin đứng cùng chiến tuyến để đối đầu với sự thống trị của Hoa Kỳ và đồng minh. Trong một bài viết đăng trên một tờ báo Nga trước chuyến thăm Nga, Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc và Nga cần hợp tác chặt chẽ để vượt qua các thách thức đối với an ninh quốc gia, bao gồm “các hành vi bá quyền, thống trị và bắt nạt gây thiệt hại.”

Từ khi lên nắm quyền, Tập đã theo đuổi lập trường cứng rắn chống lại nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Theo Giám đốc nghiên cứu về các vấn đề Trung Quốc tại Học viện Brookings, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang theo đuổi chiến lược chiếm ưu thế toàn cầu và tìm cách áp đặt phiên bản trật tự toàn cầu của nước này, bằng cách khiến nhiều quốc gia phải phụ thuộc vào Trung Quốc và tách châu Âu ra khỏi Hoa Kỳ.

Mục tiêu lâu dài của Nga và Trung Quốc ?

Mục tiêu tối thượng của sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga là để củng cố quyền lực và phá hoại các nền dân chủ. Theo báo cáo của Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP), Nga và Trung Quốc đẩy mạnh việc tận dụng công nghệ mới nổi, đặc biệt trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), để theo dõi và đàn áp bất đồng chính kiến, cũng như lan truyền các thông tin sai lệch và định hướng dư luận.

Putin đã chủ động cải tổ và đặt ra các quy định mới để tạo điều kiện cho Dịch Vụ An ninh Liên bang (Federal Security Service) dễ dàng thu thập, phân tích, và lưu trữ tất cả các hình thức liên lạc thông qua mạng Internet ở Nga. Theo dự án Computational Propaganda Project của Đại học Oxford, chính phủ Nga tận dụng công nghệ thông tin để định hướng dư luận nhằm tranh thủ sự ủng hộ với chế độ Putin.

Trong khi đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phần nào thành công sử dụng công nghệ số để củng cố quyền lực. Mặc dù Internet đã giúp giới bất đồng chính kiến phơi bày bộ máy độc đoán của Trung Quốc, nhưng các công nghệ mới nổi đã giúp ĐCSTQ còn kinh khủng hơn nữa. Tăng cường kiểm duyệt, tuyên truyền, và giám sát các hoạt động của các nhà hoạt động đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết đối với ĐCSTQ.
Image
Cuốn sách của Tập Cận Bình trưng bày ở Hội chợ Sách Quốc tế Non/fiction22, vào ngày 25 Tháng Ba, năm 2021 tại Moscow, Nga. Khoảng 300 nhà xuất bản từ 29 quốc gia đã giới thiệu sách của họ tại triển lãm sách hàng năm ở Gostinny Dvor, gần điện Kremlin. Ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images

Theo Cơ quan Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), bức Tường lửa Vĩ đại (Great Firewall ) của hệ thống Internet bị kiểm duyệt ở Trung Quốc ngày càng được hiện đại hóa để giám sát hoạt động của người dùng, định hình thông tin, và theo dõi thói quen hàng ngày của người dân. Điều này được kết hợp với một hệ thống giám sát và nhận dạng khuôn mặt được hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo, theo dõi các hoạt động ngoại tuyến, được kích hoạt bởi các camera quan sát ở mọi góc đường của các thành phố Trung Quốc. Đáng ngại hơn, năm 2014, ĐCSTQ đã công bố hệ thống kiểm soát che đậy dưới danh nghĩa “tín dụng xã hội” (Social Credit System – SCS) để theo dõi những gì người dân đăng tải, tiếp cận với ai, hoặc quan tâm tới vấn đề gì trên mạng xã hội.

Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc còn tích cực ‘xuất khẩu’ công nghệ giám sát tới hàng loạt các quốc gia khác ở châu Phi, châu Á, và châu Mỹ Latinh. Chiến lược này của Bắc Kinh không chỉ mang tới lợi ích thương mại, nhưng còn tạo ra sự phụ thuộc vào công nghệ và cung cấp dữ liệu cho Trung Quốc. Ví dụ, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã giúp chính phủ Zambia truy cập điện thoại và Facebook của một nhóm các blogger ủng hộ phe đối lập, dẫn đến việc họ đã bị an ninh bắt giữ.

Tập không ưa gì Putin. Nhưng hắn cần Putin để củng cố quyền lực và đối phó với thế giới dân chủ. Mặc dù Putin và Tập có chiến lược khác nhau, nhưng cả hai cùng đoàn kết trong một mục tiêu chung: biến thế giới thành một nơi an toàn hơn cho độc tài chuyên chế. Bởi thế, một trong những điều giản dị, nhưng tối quan trọng mà thế giới dân chủ có thể làm để gửi thông điệp mạnh mẽ cho Tập và Putin: hợp tác chặt chẽ cùng nhau để bảo vệ nền dân chủ non trẻ Ukraine.

Ukraine không chỉ đấu tranh cho tự do của mình, mà còn cho thế giới dân chủ. Hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng kẻ thù Ukraine cũng chính là kẻ thù của liên minh dân chủ. Bảo vệ Ukraine là bảo vệ các giá trị cao đẹp của thế giới dân chủ tự do. Dân chủ không thể tự tồn tại trước những lãnh đạo độc tài như Tập và Putin. Sự tồn tại của dân chủ phụ thuộc vào sự liên kết có chiến lược và liên tục từ các nhà lãnh đạo, các tổ chức dân sự, và đông đảo cử tri ở Hoa Kỳ và các nước đồng minh.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by tramthaiha »

Trung Quốc đe dọa trả đũa nếu Mỹ tiếp Tổng thống Đài Loan
Bình Phương
29 tháng 3, 2023


Image
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu tại lễ tưởng niện cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Đài Bắc hôm thứ Tư 29 tháng Ba 2023 trước khi loe6n máy bay công du châu Mỹ và quá cảnh tại Hoa Kỳ, nơi dự kiến bà sẽ gặp Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh Annabelle Chih/Getty Images

Trung Quốc đe dọa trả đũa nếu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) trong chuyến đi sắp tới của bà quá cảnh tại Los Angeles, hãng AP đưa tin.

Tổng thống Thái Anh Văn đã rời Đài Loan vào chiều thứ Tư 29 tháng Ba trong chuyến công du tới các đồng minh ngoại giao của hòn đảo này ở châu Mỹ, mà bà coi là cơ hội để thể hiện cam kết của Đài Loan đối với các giá trị dân chủ trên trường thế giới.

Bà Thái đến New York muộn hơn trong ngày và dự kiến sẽ ở lại thành phố trong ngày thứ Năm trước khi bay đến Guatemala và Belize ở Trung Mỹ. Trên đường trở về lại Đài Loan vào ngày 5 tháng Tư, bà dự kiến sẽ dừng ở Los Angeles và một cuộc gặp với Chủ tịch Hạ Viện McCarthy dự kiến sẽ diễn ra.

Cuộc gặp được xếp lịch giữa bà Thái với ông McCarthy đã làm dấy lên lo ngại về phản ứng mạnh của Trung Quốc trong bối cảnh xích mích gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington chung quanh sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với đảo quốc Đài Loan cũng như các vấn đề thương mại và nhân quyền.

Người phát ngôn Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian), đã tố cáo việc bà Thái dừng chân tại Mỹ và yêu cầu không quan chức Hoa Kỳ nào gặp bà. “Chúng tôi cực lực phản đối chuyện này và sẽ có biện pháp đối phó cương quyết,” bà Chu nói tại một cuộc họp báo. Mỹ nên “hạn chế sắp xếp các chuyến quá cảnh của bà Thái Anh Văn, hạn chế liên lạc với các quan chức Mỹ, đồng thời có những hành động cụ thể để thực hiện cam kết long trọng của mình là không ủng hộ nền độc lập của Đài Loan”, bà Chu nói thêm.

Tuy chưa bao giờ chiếm được hoặc đặt được quyền cai trị lên đảo quốc Đài Loan, chính quyền Bắc Kinh vẫn luôn tuyên bố Đài Loan tự trị là một phần lãnh thổ của họ và đe dọa sẽ kiểm soát hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết.

Hôm thứ Tư 29 tháng Ba, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cũng cho biết Trung Quốc sẽ “theo sát diễn biến của tình hình và cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”. Bà Mao tố cáo Hoa Kỳ đang “có các hoạt động nguy hiểm làm suy yếu nền tảng chính trị của các mối quan hệ song phương.”

Chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy (Cộng hòa – California) cho biết ông sẽ gặp bà Thái khi bà ở Mỹ và không loại trừ khả năng ông sẽ đến Đài Loan để bày tỏ sự ủng hộ.

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia của Tòa Bạch ốc John Kirby nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng việc bà Thái Anh Văn dừng chân ở Hoa Kỳ là “phù hợp với mối quan hệ không chính thức lâu dài của chúng tôi với Đài Loan và phù hợp với chính sách một Trung Quốc của Hoa Kỳ, vốn không thay đổi”.

Ông Kirby cho biết thêm rằng “Mọi tổng thống Đài Loan đều đã quá cảnh Hoa Kỳ. Bản thân Tổng thống Thái Anh Văn đã quá cảnh Hoa Kỳ sáu lần kể từ khi nhậm chức vào năm 2016.” Ông Kirby cũng nhắn nhủ Bắc Kinh không nên sử dụng việc dừng chân tại Mỹ của bà Thái như một cái cớ để leo thang gây hấn. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không nên sử dụng vụ quá cảnh này như một cái cớ để đẩy mạnh bất kỳ hoạt động gây hấn nào xung quanh eo biển Đài Loan. Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự khác biệt khi nói đến Đài Loan. Nhưng chúng tôi đã quản lý những khác biệt đó trong hơn 40 năm.”

Về phần Đài Loan, trước khi lên máy bay rời Đài Bắc, Tổng thống Thái Anh Văn nói với báo chí rằng “Áp lực bên ngoài sẽ không cản trở được quyết tâm của chúng tôi gắn bó với thế giới”.
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by phaodai »

Image

Giáo hoàng cử hành lễ Phục sinh tại quảng trường Vatican đầy hoa
April 9, 2023
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở đầu thánh lễ cử hành Chúa Nhật Phục Sinh với sự tham dự của hàng chục vị giám chức và hàng chục ngàn người hành hương và du khách tại Quảng Trường Thánh Phêrô, nơi những bông hoa mùa xuân làm bừng sáng cả không gian rộng lớn. làm bừng sáng bởi những bông hoa mùa xuân.

Hoa tulip màu đỏ cam, hoa forsythia và hoa thủy tiên vàng, và các loại hoa nở theo mùa đầy màu sắc khác đã được vận chuyển bằng xe tải từ Hà Lan vào thứ Bảy và được trồng trong các chậu cây để trang trí quảng trường Vatican, nơi đã nhanh chóng lấp đầy vào Chủ nhật với cư dân Rome và du khách tham quan Tuần Thánh.

Theo các cơ quan an ninh của Vatican, khoảng 45.000 người đã tập trung vào lúc bắt đầu Thánh lễ giữa buổi sáng.

Khi bắt đầu buổi lễ Phục sinh lấy cảm hứng từ niềm tin cốt lõi của Cơ đốc giáo rằng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết sau khi bị đóng đinh, Đức Phanxicô rảy nước thánh và nghe có vẻ hơi mệt mỏi khi đọc những lời nghi lễ bằng tiếng Latinh.

Một tán cây ở rìa các bậc thang trên quảng trường đã che chở cho giáo hoàng, người đã xuất hiện trở lại trước công chúng 12 giờ sau buổi lễ canh thức Phục sinh kéo dài 2 giờ tại Vương cung thánh đường St. Peter vào đêm hôm trước.

Vẫn đang hồi phục sau bệnh viêm phế quản, Đức Phanxicô, 86 tuổi, đã bỏ qua lễ rước Thứ Sáu Tuần Thánh truyền thống tại Đấu trường La Mã ở Rome do nhiệt độ ban đêm lạnh bất thường.

Chủ nhật trời mát mẻ, nhưng nhiệt độ nhanh chóng tăng lên một ngày sau khi mưa và gió giật mạnh tấn công Rome.

Vào cuối Thánh lễ, Đức Phanxicô chuẩn bị có bài phát biểu mà các giáo hoàng sẽ đọc vào Lễ Giáng sinh và Lễ Phục sinh. Được biết đến với tên Latinh, “Urbi et Orbi,” có nghĩa là đối với thành phố và thế giới, thông điệp thường là dịp để lên án chiến tranh và bất công trên toàn cầu, bao gồm cả đàn áp tôn giáo.

Đức Giáo Hoàng Francis nhìn chung đã hồi phục sau ba ngày lưu trú vào tuần trước tại một bệnh viện ở Rome, nơi ông được tiêm thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch để điều trị bệnh viêm phế quản. Ông được xuất viện vào ngày 1 tháng 4. Ngoại trừ việc từ bỏ cuộc rước đuốc ở Con đường Thánh giá ở Đấu trường La Mã, ông đã mắc kẹt trong một lịch trình dày đặc xuất hiện trước công chúng trong Tuần Thánh.

Việt Linh (Theo CNBC)
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by quangminh »

Phản ứng từ Mỹ Âu đến Á Châu về cuộc điện đàm giữa Tập – Zelensky.
April 29, 2023

Image

✱ SCMP/Mỹ: Chúng tôi chắc chắn sẽ hoan nghênh bất kỳ nỗ lực nào nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng miễn là nền hòa bình đó, như tôi đã nói, có thể bền vững và đáng tin cậy.

✱ SCMP/Pháp: Tôi biết tôi có thể tin tưởng vào việc ông Tập sẽ khiến Nga tỉnh táo và đưa mọi người trở lại bàn đàm phán.

✱ Global Times: Cuộc điện đàm này cũng là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm thúc đẩy ngừng bắn và lập lại hòa bình càng sớm càng tốt.

✱ Moscow Times: Chúng tôi sẵn sàng hoan nghênh bất cứ điều gì có thể giúp chấm dứt xung đột ở Ukraine và đạt được các mục tiêu của Nga.

Các quan chức Hoa Kỳ và Âu Châu hoan nghênh về tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói chuyện với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vào thứ Tư (26/4/2023), nhưng không phải không có một số hoài nghi từ Washington về việc liệu diễn biến này có dẫn đến việc chấm dứt cuộc xâm lược của Nga hay không. Ngoài ra, phía Trung Quốc sẽ cử một phái đoàn đặc biệt của Bắc Kinh làm đặc phái viên tới Kyiv và tới “các quốc gia khác” theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV .

• Phản ứng từ phía Mỹ

Phát biểu với các phóng viên chỉ vài giờ sau cuộc điện đàm của Zelensky với ông Tập, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby gọi động thái này là “một điều tốt”.

Trong cuộc điện đàm kéo dài gần một giờ, ông Tập nói với ông Zelensky rằng “đàm phán là lối thoát duy nhất” của chiến tranh. Ông Kirby nói rằng liệu cuộc điện đàm đói có “ dẫn đến một loại kế hoạch hoặc đề xuất hòa bình có ý nghĩa nào đó hay không, tôi không nghĩ rằng chúng ta biết điều đó vào lúc này. Chúng tôi đã nói từ lâu rằng chúng tôi muốn cuộc chiến này sớm kết thúc. Nó có thể kết thúc ngay lập tức nếu ông Putin ra đi. Điều đó đã không xảy ra”


Kirby nói thêm: “Chúng tôi chắc chắn sẽ hoan nghênh bất kỳ nỗ lực nào nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng miễn là nền hòa bình đó, như tôi đã nói, có thể bền vững và đáng tin cậy. Nó sẽ không bền vững hoặc không đáng tin cậy trừ khi người Ukraine và cá nhân Tổng thống Zelensky quan tâm đến nó.”

Trung Quốc đã phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng từ Washington và các nước phương Tây khác về việc từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga, cuộc chiến hiện đã bước sang tháng thứ 15 và mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của Bắc Kinh với Moscow. Những lời kêu gọi từ các quốc gia này nhằm tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow .

Ông Tập đã có nhiều cuộc điện đàm với ông Putin kể từ sau cuộc xâm lược và thậm chí đã gặp mặt trực tiếp nhà lãnh đạo Nga tại Moscow vào tháng 3. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Post vào tháng 8 năm ngoái, Zelensky cho biết ông muốn “nói chuyện trực tiếp” với nhà lãnh đạo Trung Quốc.

• Phản ứng từ phía Âu Châu

Ở châu Âu, một số nhà lãnh đạo đã đặt cược vốn chính trị vào việc lôi kéo Trung Quốc tham gia vào các nỗ lực hòa bình ở Ukraine, và những bình luận gây tranh cãi của một nhà ngoại giao Trung Quốc vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin vào cách tiếp cận đó. Phát biểu trên truyền hình Pháp, Lu Shaye, đại sứ Trung Quốc tại Pháp, đã đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia hậu Xô Viết – ba trong số đó, Estonia, Latvia và Litva, là thành viên của Liên minh Châu Âu, trong khi Ukraine là thành viên khác. Sự phẫn nộ do những bình luận của Lu tạo ra có thể là nguyên nhân khiến cuộc gọi giữa Tập-Zelensky diễn ra, hai quan chức phát biểu với điều kiện giấu tên.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với ông Tập trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh vào tháng này: “Tôi biết tôi có thể tin tưởng vào việc ông ta sẽ khiến Nga tỉnh táo và đưa mọi phía trở lại bàn đàm phán”. Các nhân vật chính trị thân cận với Macron nói rằng cuộc điện đàm cho thấy ông đã đúng khi tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Quốc.


Pieyre-Alexandre Anglade, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề châu Âu của Quốc hội Pháp và là thành viên đảng Phục hưng của Macron, viết trên Twitter: “Bước đầu tiên hướng tới hòa bình, trong những điều kiện mà Ukraine mong muốn.“ Đối với những người nghi ngờ điều đó: ” Chuyến đi [của Macron] sang Trung Quốc là hữu ích trong việc khẳng định tiếng nói của nước Pháp và quyền tự chủ chiến lược của châu Âu.” Benjamin Haddad, một nhà lập pháp thuộc đảng Phục hưng khác, cũng liên kết cuộc điện đàm với chuyến đi của Macron.

Trong cuộc điện đàm với Zelensky, ông Tập lưu ý rằng “một trong những mục tiêu chuyến thăm Bắc Kinh của Macron là thúc đẩy Trung Quốc đóng vai trò mang tính xây dựng hơn trong cuộc xung đột”. Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö đã tweet đơn giản: “Tin tốt.”

Một quan chức cấp cao khác của EU, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết EU “luôn khuyến khích Trung Quốc, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chia sẻ trách nhiệm toàn cầu để bảo vệ và duy trì hiến chương Liên hợp quốc cũng như các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”. “Chúng tôi ghi nhận ý định cử đặc phái viên đến Ukraine (và các nước khác) của Trung Quốc – cũng để nhấn mạnh thông điệp trên; chúng tôi mong muốn có thêm thông tin chi tiết về sáng kiến này,” quan chức này nói thêm.


Eric Mamer, phát ngôn viên của người đứng đầu Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết, cuộc điện đàm là “bước đầu tiên quan trọng, vì từ lâu Trung Quốc thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

“Lãnh đạo Trung Quốc cần sử dụng ảnh hưởng của mình để khiến Nga chấm dứt chiến tranh xâm lược, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và tôn trọng chủ quyền của nước này, làm cơ sở cho một nền hòa bình công bằng,” Mamer nói thêm.

• Phản ứng từ phía châu Á

Rorry Daniels, Giám đốc Điều hành của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, cho biết cuộc điện đàm cho thấy Trung Quốc đang cố gắng thực hiện một hành động cân bằng tinh tế trong việc quản lý quan hệ với Nga, Âu Châu và Mỹ. Bà cho biết cuộc nói chuyện qua điện thoại “dường như đã đặt nền móng cho việc liên lạc thường xuyên hơn giữa các quan chức Trung Quốc và Ukraine”. “Trung Quốc muốn cho châu Âu thấy rằng họ có thể đóng một vai trò mang tính xây dựng hơn trong các vấn đề quan trọng nhất đối với người châu Âu,” Daniels nói thêm. “Đồng thời, Trung Quốc muốn quản lý kỳ vọng rằng họ đã sẵn sàng, và có thể làm trung gian cho một quá trình đối thoại.” (Theo SCMP).

• Phản ứng từ Trung Quốc

Từ cuộc trò chuyện này, không khó để thấy rằng lập trường và thái độ của Trung Quốc đối với quan hệ Trung Quốc-Ukraine và cuộc khủng hoảng Ukraine là nhất quán. Thứ nhất, “sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc phát triển quan hệ Trung Quốc-Ukraine” và “sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước” không thay đổi do sự leo thang toàn diện của cuộc khủng hoảng Ukraine. Thứ hai, lập trường cốt lõi của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và đàm phán trong cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn không thay đổi.

Cuộc điện đàm này cũng là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm thúc đẩy ngừng bắn và lập lại hòa bình càng sớm càng tốt. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine chưa bao giờ dừng lại. Sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã liên tiếp đề xuất bốn điểm về những gì phải làm, bốn điều cộng đồng quốc tế phải cùng nhau làm. Trên cơ sở này, Trung Quốc cũng đã ban hành một văn bản lập trường có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”. Đồng thời, Trung Quốc duy trì liên lạc tốt với tất cả các bên, bao gồm Nga và Ukraine, cũng như các cường quốc châu Âu bao gồm Pháp, Đức và Ý. Thậm chí còn có những thông tin liên lạc với phía Hoa Kỳ và các cường quốc mới nổi khác như Brazil, những quốc gia cam kết thúc đẩy giải quyết xung đột một cách hòa bình. Trong số những nỗ lực này, ngoại giao với mọt số nguyên thủ quốc gia đã đóng một vai trò định hướng và thúc đẩy quan trọng. (Theo Global Times, China).

• Phản ứng từ phía Nga

Điện Kremlin cho biết hôm thứ Năm (27/4/2023) rằng họ hoan nghênh bất kỳ nỗ lực nào nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, theo các điều kiện của Moscow, một ngày sau khi các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Ukraine có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ cuộc tấn công. “Chúng tôi sẵn sàng hoan nghênh bất cứ điều gì có thể giúp chấm dứt xung đột ở Ukraine và đạt được các mục tiêu của Nga”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên. “Đối với thực tế, đây là vấn đề chủ quyền của các quốc gia này,” Peskov nói thêm.

Ông cũng cho biết không có kế hoạch cho bất kỳ cuộc tiếp xúc mới nào giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình trong tương lai gần. (Theo The Moscow Times)


• Tham vọng thống trị toàn cầu của Nga đến hồi kết?

Trong vài năm qua, cộng đồng quốc tế đã chứng kiến sự trở lại của Nga với tư cách là một nhân tố quan trọng trên toàn cầu. Đây có phải là một hiện tượng mới về cơ bản hay là kết quả của chủ nghĩa cơ hội của Điện Kremlin dưới thời Tổng thống Vladimir Putin và sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông ta hay không?

Trong hiện tại nhiều nhà hoạt động Nga ở nhiều nơi trên thế giới biết đến hai yếu tố chính được nêu rõ trong chính sách đối ngoại của nước này: Yêu sách của Nga đối với khu vực đặc quyền đã nêu ra năm 2008 sau cuộc chiến tại Gruzia , và việc sáp nhập Crimea năm 2014. Gần đây hơn, Điện Kremlin đã mở rộng quy mô địa lý trong chính sách đối ngoại của mình với việc tích cực tiếp cận nhiều khu vực trên thế giới, nơi có sự hiện diện của Nga trong gần ba thập kỷ. (Theo The Carnegie Endowment for International Peace )

Nhưng nay cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine đã kéo dài sang tháng thứ 15, vì thế nay ” họ hoan nghênh bất kỳ nỗ lực nào nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine”; Điều này phải chăng “họ” chấm dứt mộng “tiếp cận nhiều khu vực trên thế giới, nơi có sự hiện diện của Nga trong gần ba thập kỷ”?


Đào Văn
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoangphong »

Ukraine phản công tại Bakhmut, giết 2 đại tá Nga chỉ huy cấp lữ đoàn
May 15, 2023

MOSCOW, Nga (NV) – Bộ Quốc Phòng Nga hôm Chủ Nhật, 14 Tháng Năm, cho biết hai chỉ huy cấp lữ đoàn Nga chết ở miền Đông Ukraine trong bối cảnh Kiev tiếp tục nỗ lực vượt qua hàng phòng thủ của Nga tại thành phố Bakhmut, theo Reuters.

Hai quân nhân này là Đại TáVyacheslav Makarov, tư lệnh Lữ Đoàn Bộ Binh Cơ Giới Số 4 và Đại Tá Yevgeny Brovko, phó chỉ huy quân đoàn phụ trách công tác chính trị. Cả hai chỉ huy quân đội Nga này tử trận khi đang cố gắng đẩy lùi cuộc tấn công của Ukraine. Đây là lần hiếm hoi Nga công bố sự tử vong của các chỉ huy quân sự trong cuộc họp hằng ngày.
Image
Nữ quân nhân Ukraine thuộc lực lượng quân y tại chiến trường Bakhmut. (Hình: Anatolii Stepanov/AFP via Getty Images)

Bên cạnh đó, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết phía Ukraine tiến hành nhiều cuộc tấn công ở phía Bắc và phía Nam Bakhmut trong vòng 24 giờ qua, nhưng không chọc thủng được phòng tuyến của Nga. Tất cả cuộc tấn công từ phía Ukraine đều bị đẩy lùi.

Trong khi đó ông Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh tổ chức lính đánh thuê Wagner của Nga, cho biết lực lượng này tiến thêm được 130 mét (400 feet) trong vòng 24 giờ qua. Ông tuyên bố Wagner kiểm soát 28 tòa nhà cao tầng ở phía Tây Bakhmut, nơi quân đội Ukraine vẫn đang hoạt động. Còn phía Ukraine đang nắm giữ 20 tòa nhà với tổng diện tích 1.69 km vuông (0.65 dặm vuông), cũng theo ông Prigozhin.

Phía bên kia chiến tuyến, hôm Chủ Nhật, 14 Tháng Năm, bà Hanna Maliar, thứ trưởng Quốc Phòng Ukraine, khẳng định lực lượng Ukraine “tiếp tục tiến về vùng ngoại ô Bakhmut.” Họ chiếm được hơn 10 vị trí của kẻ thù ở phía Bắc và phía Nam, quét sạch một khu rừng rộng lớn gần Ivanivske.

Hiện nay cả Ukraine và Nga đều không thể kiểm soát hoàn toàn Bakhmut, bất chấp nhiều tháng giao tranh khốc liệt và tổn thất nặng nề.

Hôm Thứ Sáu, 12 Tháng Năm, Moscow thừa nhận lực lượng của họ rút lui về phía Bắc Bakhmut khi Ukraine gia tăng tấn công. Tuy nhiên Kiev vẫn khẳng định họ chưa bắt đầu cuộc phản công được chờ đợi từ lâu. (MPL) [kn]
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by nguyenvsau »

Ukraine: Tập Cận Bình chơi trò “đặt gạch hai cửa”

Hiếu Chân


Image

Chuyến đi của bộ trưởng ngoại giao Tần Cương ở châu Âu không có kết quả, ông Tập phải cử Lý Huy làm thuyết khách để quảng bá vai trò trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Ukraine-Nga. Ảnh bộ trưởng Tần Cương (trái) bị nữ bộ trưởng ngoại giao Đức Annalena Baerbock “lên lớp” về Ukraine trong cuộc họp báo chung ở Berlin hôm 9 tháng Năm 2023. Ảnh Michele Tantussi/Getty Images

Đầu tuần này, Trung Quốc đã cử một đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình sang châu Âu để tìm “một sự dàn xếp chính trị” cho cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Lý Huy (Li Hui) sẽ đến Nga, Ukraine trước, rồi sau đó đến Ba Lan, Đức và Pháp với nhiệm vụ quảng bá cho vai trò trung gian hòa giải cuả Trung Quốc và vận động cho kế hoạch hòa bình 12 điểm mà Bắc Kinh đưa ra vào cuối tháng Hai 2023. Phải chăng Trung Quốc đã “quay xe”, đi về hướng chính nghĩa hay đây chỉ là trò “đặt gạch cả hai cửa” khi thấy gió sắp đổi chiều?

Lật lại vài sự kiện cũ để phân tích hành động mới của họ Tập. Chỉ hai tuần trước khi xua quân tràn qua biên giới Ukraine cuối tháng Hai 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Bắc Kinh hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hai bên tuyên bố một sự hợp tác “không giới hạn”. Nếu có một chính trị gia nước ngoài nào biết trước thời điểm nổ ra cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine thì đó chính là Tập.

Từ khi súng nổ đến nay đã 15 tháng, cho dù lúc nào Trung Quốc cũng cao giọng tuyên bố “trung lập” nhưng ai cũng thấy Tập luôn đứng cùng phe với Putin, hỗ trợ Nga về ngoại giao, kinh tế và tuyên truyền. Thay vì lên án Nga gây ra chiến tranh xâm lược, Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ và Liên minh NATO chèn ép Nga đến nỗi Putin phải phản ứng bằng vũ lực. Trong năm chiến tranh đầu tiên, Tập đã bốn lần trực tiếp gặp gỡ và đàm luận với Putin nhưng từ chối điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dù trước chiến tranh quan hệ giữa Trung Quốc và Ukraine khá mật thiết. Trên diễn đàn Liên hiệp quốc, mỗi khi các nước ra nghị quyết lên án hành vi xâm lược của Putin thì Trung Quốc lại đứng ra che chắn cho đồng bọn bằng những lá phiếu trắng.

Hôm 21 tháng Tư vừa qua, châu Âu sững sờ khi đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Lư Sa Dã (Lu Shaye) lên truyền hình nói rằng các nước thành viên Liên Xô cũ, như Ukraine, không có tư cách quốc gia độc lập theo luật quốc tế; và “bán đảo Crimea có là một phần của Ukraine hay không còn tùy vào cách xem xét vấn đề”. Bình luận xấc xược của Lư đã gây phẫn nộ khắp châu Âu, 80 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu yêu cầu chính phủ Pháp trục xuất họ Lư.

Bắc Kinh lập tức xoa dịu, nói rằng Lư chỉ phát biểu ý kiến cá nhân của ông ta. Năm ngày sau đó, ông Tập gọi điện cho ông Zelensky, đồng thời cử bộ trưởng ngoại giao Tần Cương (Qin Gang) đi một vòng châu Âu vào đầu tháng Năm để giải độc. Nhưng ở trong nước Trung Quốc, đại sứ Lư chẳng những không bị khiển trách mà còn được tôn sùng như một “chiến binh sói” quả cảm.

Chuyên gia Bonny Lin của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định trên Foreign Affairs rằng vụ phát ngôn gây sốc của Lư có thể là một phép thử mà Bắc Kinh sử dụng để thăm dò xem châu Âu sẽ phản ứng như thế nào với một lập trường như thế của Trung Quốc. Xét kỹ, quan điểm căn bản của ngoại giao Trung Quốc từ trước đến nay là không bao giờ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác và sẵn sàng đe dọa những ai thách thức lợi ích của họ. Cùng với Nga, Trung Quốc đang nuôi tham vọng thay đổi trật tự thế giới hiện hành.

Phản ứng mạnh mẽ của châu Âu đã khiến Trung Quốc phải tính lại thế cờ. Quan hệ “không giới hạn” với Vladimir Putin hóa ra đã trở thành một thứ gánh nặng chính trị mà trong thâm tâm Tập Cận Bình đang cố trút bỏ.

Trên chiến trường Ukraine, trong gần 15 tháng, quân Nga bị tổn thất nặng nề mà vẫn không tiến được, nội bộ các cấp chỉ huy chia rẽ trầm trọng. Trong khi đó Ukraine liên tục được các đồng minh phương Tây tiếp viện những loại vũ khí càng ngày càng tân tiến và đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc tổng phản công quét sạch quân Nga ra khỏi bờ cõi. Chuyến công du Tây Âu thành công ngoài mong đợi của tổng thống Zelensky càng làm cho triển vọng Ukraine đánh bại quân Nga trên chiến trường và giành lợi thế trên bàn đàm phán càng khả thi hơn bao giờ.
Image
Đức Giáo hoàng Francis tiếp thân mật Tổng thống Ukraine Zelensky ở Vatican hôm 13/05/2023. Ông Zelensky vừa có chuyến đi rất thành công ở các nước Anh, Pháp, Ý, Đức vận động hỗ trợ cho Ukraine. Ảnh Vatican Media Vatican Pool/Getty Images

Với thủ đoạn thâm sâu của hậu duệ những mưu sĩ lừng danh như Tôn Vũ, Ngô Khởi, Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Trương Lương, Trần Bình… Tập Cận Bình lập tức xoay sang làm hòa với Ukraine và các đồng minh của Kyiv. Ông ta cam kết với ông Zelensky rằng Trung Quốc sẽ không cung cấp vũ khí đạn dược cho Nga, sẽ ngăn cản Putin sử dụng vũ khí nguyên tử. Ông ta cử Tần Cương đi Đức, Pháp và Ba Lan, sai Vương Nghị – nay là ủy viên bộ chính trị, chủ nhiệm văn phòng đối ngoại trung ương đảng CSTQ, cấp trên của Tần – đi gặp cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan ở Vienna để nối lại liên lạc cấp cao giữa hai bên mà Bắc Kinh đã đơn phương cắt đứt sau vụ chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi thăm Đài Loan tháng Tám năm ngoái.

Và mới nhất là Tập cử Lý Huy – từng có 10 năm làm đại sứ Trung Quốc ở Nga – làm thuyết khách,“tìm sự dàn xếp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”, tức là vận động cho kế hoạch 12 điểm mà Tập đưa ra rồi cuối tháng Hai 2023, qua đó đề cao vai trò của Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm.

Thật ra Trung Quốc sợ cái kết cục bi đát là Nga thảm bại, Putin phải ra trước tòa án quốc tế như một tội phạm chiến tranh; khi ấy Trung Quốc có thể bị coi là “đồng lõa” bị cả thế giới xa lánh. Tệ hơn nữa, Trung Quốc có thể bị gạt ra bên lề, không được can dự vào công cuộc tái thiết Ukraine được các công ty cho là béo bở. Tam thập lục kế, cách tốt nhất của Tập bây giờ là đặt gạch ở cả hai cửa, theo triết lý con mèo của Đặng Tiểu Bình: Vẫn duy trì tình hữu nghị với Nga và cùng Nga chống Mỹ đến cùng, nhưng vẫn phải nối lại quan hệ với Ukraine và xoa dịu cơn phẫn nộ của các đồng minh của Kyiv ở châu Âu. Nga và Ukraine ai thắng cũng không sao, miễn là Trung Quốc luôn được lợi.

Cái khó của Lý là không ai tin Trung Quốc “trung lập” trong cuộc xung đột Nga-Ukraine như Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố. Và do đó không ai tin cái kế hoạch 12 điểm của Tập, mà điểm quan trọng nhất là “đóng băng” cuộc chiến: quân đội Nga và Ukraine ngừng bắn, ai ở đâu thì ở yên đấy trong lúc các nhà ngoại giao tìm một giải pháp chính trị!

Kế hoạch của Tập ngay từ đầu đã bị các chính trị gia phương Tây coi là một thứ bẫy ngôn từ, là “sói mặc áo cừu” không bịp được ai; ngay cả Moscow cũng vứt nó vào sọt rác. Nhưng bây giờ, để đặt gạch với Ukraine, Tập không còn thứ gì khác để mời chào.

Món hàng của Tập xem chừng bị ế. Tại cuộc hội đàm với phái đoàn của Lý Huy ở Kyiv hôm thứ Tư 17 tháng Năm, bộ trưởng ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói rõ “các nguyên tắc khôi phục nền hòa bình bền vững và công bằng là phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Ông Kuleba nhắc lại lập trường kiên định của chính phủ ông là Ukraine không bao giờ chấp nhận mọi đề nghị “đóng băng” cuộc chiến dẫn tới việc Ukraine mất lãnh thổ vào tay quân xâm lược. Nói cách khác, Ukraine không chấp nhận “đổi đất lấy hòa bình” – mà đó lại là cốt lõi trong kế hoạch của Tập.

Tổng thống Zelensky thì quyết liệt hơn:“[Hòa bình ở Ukraine] không phải là vấn đề của Vatican, của Mỹ, của Trung Quốc hoặc của bất kỳ nước nào trên thế giới. Bởi vì Putin giết người, chúng tôi không thể đàm phán với ông ta”, ông Zelensky khẳng định tại Rome vào cuối tuần trước khi đề cập tới các nước muốn làm trung gian đàm phán.

Cho đến nay, Ukraine vẫn kiên trì kế hoạch 10 điểm mà ông Zelensky gọi là Công thức Hòa bình (Peace Formula), điểm quan trọng nhất là Nga phải rút quân khỏi tất cả các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraine, kể cả bán đảo Crimea và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong phạm vi đường biên giới đã được quốc tế, kể cả Nga, công nhận năm 1991. Kế hoạch đó không tương thích với quan điểm “đóng băng” của Trung Quốc nên mưu đồ đặt gạch cả hai cửa của Tập xem ra khó có kết quả.

Hãy chờ xem hoàng đế Trung Hoa sẽ còn giở trò gì.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by lengoi »

Tiết lộ mới: Trung Quốc đặt trạm nghe lén Mỹ tại Cuba
Việt Bình
8 tháng 6, 2023



Image
Bí thư thứ nhất đảng cộng sản kiêm Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel Bermudez trong chuyến kinh lý Bắc Kinh ngày 25 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Rao Aimin/Xinhua via Getty Images)

Bắc Kinh và Havana đã đạt được một thỏa thuận bí mật để Trung Quốc thiết lập một cơ sở nghe lén điện tử trên đất Cuba, Wall Street Journal cho biết.

Một trạm nghe lén ở Cuba, cách Florida khoảng 100 dặm, sẽ giúp các cơ quan tình báo Trung Quốc thu thập thông tin liên lạc điện tử khắp khu vực Đông Nam nước Mỹ, nơi có nhiều căn cứ quân sự, và nó đồng thời có thể theo dõi hoạt động giao thông của tàu thuyền Mỹ. Theo một số viên chức biết chuyện, Trung Quốc đã đồng ý trả cho Cuba vài tỷ đôla để quân đội Bắc Kinh xây trạm nghe lén. Tiết lộ về địa điểm lắp trạm nghe lén được lên kế hoạch đã gióng lên hồi chuông báo động trong chính quyền Biden. Một căn cứ của Trung Quốc với khả năng quân sự và tình báo tiên tiến ở sân sau của Hoa Kỳ có thể là một mối đe dọa mới chưa từng có.

“Dù tôi không thể nói về báo cáo cụ thể này, nhưng chúng tôi biết rõ và đã nói chuyện nhiều lần với phía Trung Quốc, đề cập về những nỗ lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi họ đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới trong đó có nhiều hạ tầng có mục đích quân sự,” John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết. “Chúng tôi theo dõi những diễn biến này một cách chặt chẽ, thực hiện các bước cần thiết để đối phó, và tự tin khi nói rằng chúng tôi có thể đáp ứng tất cả cam kết an ninh của mình ở trong nước, khu vực và trên toàn thế giới.”

Thông tin tình báo về địa điểm dự kiến ở Cuba, dường như được thu thập vài tuần gần đây, là chính xác. Giới chức tình báo Mỹ cho biết căn cứ này sẽ cho phép Trung Quốc tiến hành thu thập tín hiệu tình báo (sigint), bao gồm việc giám sát loạt thông tin liên lạc, kể cả email, cuộc gọi điện thoại và đường truyền vệ tinh. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không trả lời về việc này. Đại sứ quán Cuba cũng không. Phần mình, giới chức tình báo Mỹ từ chối cung cấp chi tiết về vị trí đề xuất của trạm do thám hoặc việc xây dựng đã được bắt đầu hay chưa. Không thể xác định Biden có thể làm gì, nếu có, để ngăn chặn việc Trung Quốc lập một trạm tình báo như vậy.

Hoa Kỳ từng can thiệp để ngăn chặn các cường quốc nước ngoài mở rộng ảnh hưởng của họ ở Tây bán cầu, đáng chú ý nhất là Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Hoa Kỳ và Liên Xô đã đi đến bờ vực chiến tranh hạt nhân sau khi Liên Xô triển khai tên lửa có khả năng hạt nhân tới Cuba. Cuối cùng, Liên Xô lùi bước và ngưng lắp đặt dàn tên lửa. Vài tháng sau, Mỹ cũng lặng lẽ loại bỏ dàn tên lửa đạn đạo tầm trung khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông tin tình báo về căn cứ mới của Trung Quốc được đưa ra giữa lúc chính quyền Biden nỗ lực cải thiện quan hệ Mỹ-Trung sau nhiều tháng căng thẳng từ vụ khinh khí cầu do thám Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ vào đầu năm nay. Tháng Năm 2023, Tổng thống Biden đã cử Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương William Burns bí mật tới Bắc Kinh, và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cũng có cuộc hội đàm với một quan chức hàng đầu Trung Quốc tại Vienna. Dư luận không thể biết liệu vụ trạm nghe lén ở Cuba có được bàn đến trong những cuộc trao đổi mới đây giữa hai bên hay không. Ngoại trưởng Antony Blinken dự kiến tới Bắc Kinh vào cuối Tháng Sáu và có thể gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo giới phân tích, Bắc Kinh có thể lập luận rằng căn cứ của họ ở Cuba là chuyện “hợp lý” vì chính Mỹ cũng hoạt động tình báo và quân sự sát nách Trung Quốc. Máy bay quân sự Mỹ thường xuyên bay qua Biển Đông, “rình rình rập rập”; rồi Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan; thậm chí triển khai một số cố vấn quân sự đến Đài Loan để huấn luyện quân đội đảo quốc này; và tàu Hải quân Mỹ thì xẹt qua xẹt lại eo biển Đài Loan như đi chợ.

Thế thì nếu một trạm do thám Trung Quốc ở Cuba cũng sẽ là điều “bình thường”. Có thể thấy đó là lý lẽ mà Bắc Kinh đưa ra nếu Mỹ phản đối vụ trạm nghe trộm của họ trên đất Cuba, tức sát vách Mỹ. Bất luận thế nào, “việc thiết lập cơ sở này báo hiệu một giai đoạn leo thang mới trong chiến lược quốc phòng rộng hơn của Trung Quốc. Việc lựa chọn Cuba là một hành động khiêu khích có chủ ý” – nhận xét của Craig Singleton thuộc Foundation for Defense of Democracies, Washington DC.

Trước nay, căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất của Trung Quốc là ở Djibouti, thuộc vùng Sừng châu Phi, khi Trung Quốc bắt tay thực hiện chiến dịch phát triển cảng ở khắp nơi, trong đó có Campuchia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Giới chức Hoa Kỳ lâu nay nói rằng đó là nỗ lực tạo ra một mạng lưới các cảng quân sự và căn cứ tình báo để phô trương sức mạnh của Trung Quốc trên toàn cầu.

Quan hệ an ninh Washington và Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng vài tuần gần đây sau các cuộc chạm trán giữa tàu Mỹ và Trung Quốc ở eo biển Đài Loan và giữa máy bay quân sự của hai bên trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lý Thượng Phúc, đã đốp chát nhau tóe lửa tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh ở Singapore vào cuối tuần trước.

Phần Cuba, chính quyền Biden đã cố gắng xích lại gần Havana, đảo ngược một số chính sách thời Trump bằng cách nới lỏng các hạn chế đối với việc đi lại từ Cuba; thiết lập lại chương trình đoàn tụ gia đình; mở rộng các dịch vụ lãnh sự cho phép nhiều người Cuba hơn đến thăm Hoa Kỳ…

Với Cuba, thỏa thuận của họ với Trung Quốc sẽ mang lại số tiền cần thiết nhưng chắc chắn dẫn đến nguy cơ khiến Mỹ tức giận và Washington lại thực thi chính sách cô lập Cuba về mặt ngoại giao và kinh tế. Cuba trước kia sống dựa vào trợ cấp hào phóng từ Liên Xô cho đến khi Liên Xô sụp đổ, đẩy họ vào tình trạng suy thoái kinh tế thê thảm. Những năm 2000, Cuba dựa vào viện trợ Venezuela cho đến khi nền kinh tế nước này cũng sụp đổ. Chế độ được quân đội hậu thuẫn của Cuba giờ đây có thể hy vọng Trung Quốc lại là một cứu cánh mới. Phần Trung Quốc, Bắc Kinh cũng xây dựng quan hệ ngoại giao và kinh tế chặt chẽ hơn Cuba. Tháng Mười Một 2022, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoanghoa »

Nga: Quân nổi dậy tiến về Moscow, Putin thề đập tan binh biến
Bình Phương
24 tháng 6, 2023

Image
Thủ đô Moscow căng thẳng vào sáng thứ Bảy 24 tháng Sáu 2023, con đường tới Điện Kremlin đã bị rào lại, vào lúc xảy ra cuộc binh biến của đội quân đánh thuê Wagner chống lại các chỉ huy của quân Nga. Ảnh Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images

Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã huy động quân đội Nga để dập tắt cái mà ông gọi là cuộc nổi dậy vũ trang của đội quân đánh thuê Wagner do một cận thần của ông là Yevgeny V. Prigozhin làm thủ lĩnh, trong khi phía Wagner tuyên bố đã giành quyền kiểm soát thành phố Rostov-on-Don, miền nam nước Nga và đang di chuyển về phía bắc dọc theo một đường cao tốc hướng tới thủ đô Moscow.

Như tin đã đưa, quân đánh thuê Wagner đã thực hiện một cuộc binh biến, quay súng chống lại quân Nga và truy tìm bộ trưởng quốc phòng nước này là Sergei Shoigu. Vào thứ Bảy 24 tháng Sáu 2023, một đoàn xe quân sự được cho là của lực lượng Wagner của Prigozhin đã được nhìn thấy ở thị trấn Elets, cách thủ đô Moscow khoảng 250 dặm về phía nam và đang từ thành phố Rostov-on-Don tiến lên phía bắc. Thống đốc các tỉnh dọc theo đường cao tốc M-4 – quốc lộ chính của Nga chạy theo hướng Nam Bắc từ Hắc Hải đến Moscow – kêu gọi người dân tránh xa hành lang giao thông này. Video cho thấy dấu hiệu của giao tranh dữ dội dọc theo đường cao tốc.

Trong một video xuất hiện vào sáng thứ Bảy ông Prigozhin được nhìn thấy đứng cùng với những người đàn ông có vũ trang trong sân trụ sở quân sự phía nam của Nga ở thành phố Rostov. “Chúng tôi đang phong tỏa thành phố Rostov và tiến tới Moscow,” ông Prigozhin nói, đồng thời yêu cầu được gặp Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga và Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei K. Shoigu.

Từ Moscow, trong một bài phát biểu ngắn gọn trước quốc dân vào sáng thứ Bảy, Tổng thống Putin đã gọi ông Prigozhin là kẻ phản bội đã “đâm một nhát sau lưng đất nước và nhân dân chúng ta”. Ông nói rằng quân phiến loạn “về căn bản đã bị chặn” ở Rostov, một trung tâm quân sự quan trọng cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Prigozhin là một đồng minh thân cận của Putin, lực lượng đánh thuê tư nhân Wagner của ông ta đã chiến đấu bên cạnh quân Nga từ đầu cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Quân đội Nga được thấy đã dựng chướng ngại vật và bố trí binh sĩ dày đặc trên các ngả đường dẫn vào thủ đô Moscow.
Image
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình sáng thứ Bảy 24 tháng Sáu 2023 tại Moscow thề sẽ đập tan cuộc nổi dậy của lực lượng đánh thuê Wagner. Ảnh Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images

Ông Prigozhin đã bị Công tố viện Nga truy tố tội “tổ chức nổi loạn có vũ trang” chống lại tổng thống Nga. Trong nhiều tháng qua, Prigozhin đã tố cáo các chỉ huy quân sự hàng đầu của Nga bất tài, tham nhũng và không cung cấp đủ vũ khí đạn dược cho lực lượng Wagner của ông ta khi họ chiến đấu cùng quân Nga ở Ukraine. Lực lượng Wagner hiện có khoảng 25,000 tay súng được trang bị đầy đủ và thiện chiến, theo lời ông Prigozhin, nhưng chưa rõ có bao nhiêu binh lính tham gia cuộc binh biến chống lại Moscow.

Cuộc đối đầu giữa quân đánh thuê và quân chính phủ đánh dấu mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với quyền lực của Putin kể từ khi ông ta lên nắm quyền lãnh đạo vào năm 1999. Nó cũng diễn ra vào thời điểm then chốt trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, khi các lực lượng Ukraine bắt đầu tổng phản công để giành lại lãnh thổ.

Moscow đã tuyên bố một “chiến dịch hoạt động chống khủng bố”, trao cho chính quyền địa phương quyền hạn pháp lý mở rộng, còn những người ủng hộ chiến tranh Nga bày tỏ sự lo ngại rằng cuộc nổi dậy có thể đe dọa tiền tuyến của quân Nga ở Ukraine.

Các quan chức chính trị của Điện Kremlin, các thống đốc vùng, nhà lập pháp… đều nhanh chóng tuyên bố trung thành với Putin và dự đoán cuộc nổi dậy sẽ thất bại; chưa có nhân vật nổi tiếng nào đứng về phía Prigozhin. Ramzan Kadyrov, thủ lĩnh vùng Chechnya, cam kết sẽ dùng đội quân tư nhân của ông ta để dập tắt cuộc nổi dậy để bày tỏ lòng trung thành với Putin.
Image
Thủ lĩnh quân đánh thuê Wagner, ông Yevgeny Prigozhin trong một video cho thấy ông ta phát biểu từ đại bản doanh Quân khu Miền Nam Nga ở thành phố Rostov-on-Don thứ Bảy 24 tháng Sáu trong khi các quân lính của ông đang chiếm tòa nhà bộ tư lệnh. Ảnh Wagner/Anadolu Agency via Getty Images

Mikhail B. Khodorkovsky, một tỷ phú Nga thù địch với Putin và đang tìm cách tập hợp các lực lượng chống Putin, đã lên mạng kêu gọi người dân Nga tự vũ trang để chống chế độ độc tài. “Bây giờ chúng ta thấy chỉ người dân có vũ trang mới có thể chống chế độ độc tài. Bây giờ đã có cơ hội khi hỗn loạn diễn ra trên đường phố và các lực lượng an ninh không kiểm soát được tình hình”, ông Khodorkovsky viết trên mạng Telegram.

Các quan chức Mỹ cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình nhưng không muốn công khai nói bất cứ điều gì có thể khiến ông Putin có lý do để đổ lỗi cho phương Tây về tình trạng hỗn loạn. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, tướng Mark A. Milley, đã hủy bỏ chuyến công du dự kiến tới Israel và Jordan để tập trung theo dõi tình hình mới ở Nga.

Tổng thống Joe Biden cũng hoãn chuyến đi nghỉ cuối tuần tại trại David để họp với các cố vấn và trao đổi ý kiến qua điện thoại với các nhà lãnh đạo châu Âu, với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Anh Rishi Sunak.

Cơ quan tình báo quốc phòng Anh mô tả cuộc nổi dậy là “thách thức quan trọng nhất đối với nhà nước Nga trong thời gian gần đây” và nói rằng lòng trung thành của các lực lượng an ninh Nga – đặc biệt là Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga – sẽ rất quan trọng.

Ở miền đông Ukraine, người dân coi cuộc nổi dậy là một xung đột lớn trong quân đội Nga và có lợi cho các lực lượng của Kyiv. Nga tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraine, bắn hơn 20 tên lửa vào Kyiv trong một cuộc tấn công trước bình minh thứ Bảy 24 tháng Sáu khiến ít nhất ba người thiệt mạng, cuộc tấn công thứ tám vào thủ đô Ukraine trong tháng này.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoangphong »

Thủ lĩnh Wagner sang Belarus, được xóa cáo trạng nổi loạn
June 25, 2023

MOSCOW, Nga (NV) – Thủ lĩnh nhóm đánh thuê Wagner của Nga sẽ sang Belarus và cáo trạng đối với nhóm này sẽ được xóa bỏ sau vụ họ nổi loạn, BBC dẫn thông tin từ báo chí nhà nước Nga cho hay hôm Thứ Bảy, 24 Tháng Sáu.

Ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên chính phủ Nga, loan báo lính Wagner nào muốn ký hợp đồng làm việc với Bộ Quốc Phòng Nga thì cũng được quyền ký, còn những tay súng tham gia vụ nổi loạn hôm Thứ Bảy sẽ không bị truy tố.
Image
Lính Wagner ngồi trên xe tăng đậu ngoài đường ở Rostov, Nga, hôm Thứ Bảy, 24 Tháng Sáu. (Hình: Roman Romokhov/AFP via Getty Images)

Trước đó, ông Yevgeny Prigozhin, 61 tuổi, thủ lĩnh Wagner, ra lệnh quân quay về căn cứ để “tránh đổ máu” sau khi ông thương lượng với ông Alexander Lukashenko, tổng thống Belarus.

Hôm Thứ Sáu, cáo buộc quân đội Nga dội bom làm chết “rất nhiều” lính Wagner, ông Prigozhin kêu gọi nổi loạn để trả đũa, và nhóm này chiếm được thành phố Rostov ở miền Nam nước Nga rồi tiến về Moscow.

Trong bài diễn văn trên truyền hình, ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, lên án lời kêu gọi của ông Prigozhin, từng là đồng minh ông Putin, là “phản bội” và “phản quốc,” đồng thời hứa trừng trị quân nổi loạn.

Giữa tình hình căng thẳng, chính quyền Moscow siết chặt an ninh, và thị trưởng thành phố này khuyến cáo cư dân tránh đi lại. Tất cả chương trình lớn ngoài trời bị hủy tới ngày 1 Tháng Bảy.

Hôm Thứ Bảy, sau lời tuyên bố chấm dứt kéo quân về Moscow của ông Prigozhin, lính Wagner bắt đầu rời Rostov, theo thông tấn xã Tass của Nga.

Hầu như suốt ngày Thứ Bảy, thành phố này là trung tâm “cuộc binh biến” của Wagner. Sáng sớm cùng ngày, lính Wagner tiến vô Rostov và chiếm trụ sở Quân Khu Miền Nam của Nga. Hình ảnh mới nhất của hãng tin Reuters cho thấy xe tăng Wagner đang ra khỏi trụ sở này. Hình ảnh Reuters cũng cho thấy cư dân địa phương dường như giao tiếp với lính Wagner và nói lời tạm biệt khi họ rời đi.

Cũng theo hình ảnh Reuters, ông Prigozhin rời khỏi Rostov, nhưng chính phủ Nga nói họ không biết ông đang ở đâu. (Th.Long) [qd]
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by buikiem »

Nước Pháp lại cháy!
Việt Bình
3 tháng 7, 2023

Image
Cơn phẫn nộ kinh hoàng của người dân tại Nanterre, một thị trấn ngoại ô Paris, nơi xảy ra vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi ngày 27 Tháng Sáu 2023 (ảnh: Aurelien Morissard/Xinhua via Getty Images)

Sự kiện một thiếu niên 17 tuổi bị cảnh sát bắn chết ngày 27 Tháng Sáu 2023 đang trở thành mồi lửa khiến nước Pháp lại ngập trong loạt hỏa hoạn – nghĩa bóng lẫn đen, mà ông “chỉ huy tối cao của đội cứu hỏa”, Tổng thống Emmanuel Macron, đang lúng túng không biết dập lửa như thế nào…

Paris đang cháy đen cháy đỏ. Trên khắp nước Pháp, khoảng 40,000 cảnh sát đã được triển khai. Ít nhất 250 cảnh sát đã bị thương từ những cuộc đụng độ với những người biểu tình giận dữ. Một số dịch vụ xe buýt và xe điện ở Paris và ngoại ô đã ngừng hoạt động lúc 21:00 giờ địa phương vào Thứ Năm 29 Tháng Sáu. Lệnh giới nghiêm ban đêm cũng được áp dụng ở một số khu vực ngoại ô. Tại thị trấn Nanterre, nơi thiếu niên thiệt mạng, một đám cháy lớn nhấn chìm tầng trệt của một tòa nhà nơi có trụ sở một ngân hàng.
Image
Nanterre, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Aurelien Morissard/Xinhua via Getty Images)

Image
Nanterre, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Aurelien Morissard/Xinhua via Getty Images)

Image
Paris, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Firas Abdullah/Anadolu Agency via Getty Images)
Video và hình ảnh trên mạng xã hội cũng cho thấy những đống rác bốc cháy nhiều nơi… Khói hơi cay và xe hơi bị đốt cháy ngùn ngụt ở Nanterre, nơi hàng ngàn người tập trung để bày tỏ phẫn nộ trước cái chết của nạn nhân. Nhiều người mặc áo phông có dòng chữ “Công lý cho Nahel. ”


Thủ tướng Élisabeth Borne nói rằng bà thấu hiểu cảm xúc bùng nổ sau cái chết của nạn nhân 17 tuổi được báo chí viết là “Nahel M.”, nhưng bà Élisabeth Borne đồng thời lên án nạn đập phá, đốt cháy và bạo loạn. “Không có gì biện minh cho bạo lực cả,” bà nói. Cái chết của cậu thiếu niên đã làm dấy lên tranh cãi dữ dội về quyền lực của cảnh sát và mối quan hệ giữa chính quyền và người dân từ các vùng ngoại ô của Pháp, những người cảm thấy bị tách biệt khỏi các trung tâm thành phố thịnh vượng của nước Pháp.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin cho biết trên Twitter vào đầu ngày Thứ Sáu 30 Tháng Sáu, chính quyền Pháp đã bắt giữ hơn 660 người sau đêm biểu tình thứ ba, sau gần 200 vụ bắt giữ vào hai ngày trước. Ở Đông Bắc Paris, người biểu tình và cảnh sát đã đụng độ dữ dội với nhau suốt ba tiếng đồng hồ, theo tờ Le Monde. Một trường mẫu giáo bị phá hư và xe cảnh sát bị đốt cháy ở Neuilly-sur-Marne, khu vực ngoại ô Paris. Tại Toulouse, Nam nước Pháp, những người biểu tình đã bắn pháo về phía cảnh sát. Dịch vụ xe lửa tiếp tục bị gián đoạn vào Thứ Năm 29 Tháng Sáu tại Lille, miền Bắc nước Pháp, sau một “hành động phá hoại”.

Tại Marseille, miền Nam nước Pháp, cảnh sát địa phương cho biết vào tối Thứ Năm 29 Tháng Sáu họ đã thực hiện 14 vụ bắt giữ, với lý do gây rối trật tự công cộng. Đêm Thứ Tư 28 Tháng Sáu, Mujtaba Rahman, giám đốc điều hành khu vực châu Âu tại Eurasia Group, một công ty tư vấn rủi ro chính trị, nói: “Đây là đêm bạo loạn tồi tệ nhất ở các vùng ngoại ô đa chủng tộc của Pháp trong 18 năm”. Năm 2005, bạo loạn đã nổ ra sau cái chết của hai cậu bé bị điện giật khi trốn cảnh sát tại một nhà máy điện bên ngoài Paris. Tình trạng bất ổn khiến Tổng thống lúc đó là Jacques Chirac phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Image
Paris, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Firas Abdullah/Anadolu Agency via Getty Images)

Image
Paris, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Firas Abdullah/Anadolu Agency via Getty Images)

Image
Paris, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Firas Abdullah/Anadolu Agency via Getty Images)

Tình trạng bạo lực đang đặt ra một thách thức chính trị lớn đối với Tổng thống Emmanuel Macron. Macron chịu áp lực khi cùng lúc phải xoa dịu cơn thịnh nộ công chúng nhưng cùng lúc lại trấn áp những kẻ bạo loạn bằng lệnh giới nghiêm và bắt giữ hàng loạt.

Sự việc xảy ra khi nạn nhân Nahel bị một sĩ quan cảnh sát bắn vào sáng Thứ Ba 27 Tháng Sáu. Theo Pascal Prache, công tố viên của vùng Nanterre, hai cảnh sát giao thông đi tuần bằng xe môtô thấy một chiếc Mercedes chạy rất nhanh trong làn đường dành cho xe buýt, trên xe có hai hành khách. Cảnh sát yêu cầu tài xế dừng xe để được kiểm tra giấy tờ nhưng chiếc Mercedes vẫn phóng chạy.

Sau khi đuổi theo một hồi, cảnh sát tấp vào bên hông Mercedes khi nó đậu tại một nút giao thông. Cảnh sát rút súng, ngắm vào tài xế chiếc Mercedes – tức Nahel – yêu cầu không được tiếp tục chạy. Đạn nổ khi cảnh sát nhận thấy chiếc xe lại chuẩn bị vọt. Nahel bị trúng đạn, được cấp cứu tức thời nhưng được ghi nhận tắt thở lúc 9:15g sáng. Một hành khách trên xe bị tạm giam; người còn lại mở cửa xe phóng chạy tẩu thoát. Công tố viên Pascal Prache cho biết, khám nghiệm tử thi cho thấy Nahel tử vong bởi một phát đạn duy nhất. Viên đạn xuyên qua cánh tay trái và ngực nạn nhân.

Sự tức giận chống lại cơ quan thực thi pháp luật ở Pháp lần này trở nên trầm trọng bởi điều mà các nhóm nhân quyền mô tả là phản ứng quá mạnh tay và đôi khi bạo lực đối với các cuộc biểu tình phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu của chính phủ Emmanuel Macron. Trong vụ Nahel, sự phẫn nộ bùng phát sau khi một đoạn video do một người tình cờ quay được và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy một số chi tiết trái ngược với lời khai ban đầu của cảnh sát, khi họ cho rằng Nahel đã cố đâm chiếc Mercedes vào cảnh sát. Đoạn video cho thấy một cảnh sát chĩa súng vào một chiếc xe hơi đang đứng yên và bóp cò ở cự ly gần khi chiếc xe bắt đầu lao đi.

Yassine Bouzrou, luật sư của gia đình Nahel, cáo buộc viên cảnh sát bắn Nahel đã khai man và có “ý định giết người”. Luật sư Bouzrou nói rằng, trong video, người ta có thể nghe thấy cảnh sát nói với người lái xe (Nahel): “Tao sẽ cắm một viên đạn vào đầu mày.”

Vụ nổ súng khiến người ta lại tranh luận một đạo luật năm 2017 nới lỏng các hạn chế về thời điểm mà cảnh sát có thể khai hỏa. Các chính trị gia cánh tả, giới hoạt động xã hội và một bài xã luận trên tờ Le Monde đã kêu gọi bãi bỏ hoặc sửa đổi luật này, vốn được thông qua sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris và Nice, qui định rằng cảnh sát có thể bắn vào các phương tiện đang di chuyển nếu họ cho rằng chúng gây nguy hiểm chết người cho chính họ hoặc người khác. Theo Sebastian Roche, giáo sư Đại học Grenoble-Alpes, người nghiên cứu các chính sách trị an và việc sử dụng vũ khí của cảnh sát, kể từ khi luật này được thông qua, số người bị bắn chết trong xe của họ đã tăng gấp năm lần.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 13 guests