Đời sống quanh ta

hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoanghoa »

9 quốc gia an toàn nhất cho người Mỹ về hưu
November 20, 2022

WASHINGTON, DC (NV) – Theo khảo sát của Aegon Retirement Readiness Survey năm 2021, về nghỉ hưu ở ngoại quốc là mơ ước của 12% người dân Mỹ.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này, người nghỉ hưu phải tính toán chu đáo chi phí sinh sống và đặt sự an toàn và ổn định làm ưu tiên hàng đầu.
Image
Thành phố Vancouver, Canada. (Hình minh họa: Bruce Bennett/Getty Images)
Để giúp mọi người cân nhắc tìm nơi nghỉ hưu an toàn với chi phí sống dưới $2,000/tháng, trang thông tin về tài chánh cá nhân GOBankingRates phân tích dữ liệu của Viện Kinh Tế và Hòa Bình (IEP) và trang LivingCost.org để tìm ra chín quốc gia an toàn nhất cho người nghỉ hưu.

Ireland

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,974.

Quốc gia này có phong cảnh hùng vĩ và giàu văn hóa, truyền thống.

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ chính thức của Ireland, nên mọi người không phải lo lắng về rào cản ngôn ngữ.


Một ưu điểm nữa là nền kinh tế và chính trị của Ireland rất ổn định.

Canada

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,832.

Canada là nơi nghỉ hưu lý tưởng cho người Mỹ, vì họ có thể dễ dàng đi thăm bạn bè và người thân.

Giống những quốc gia khác trong danh sách, Canada rất thiên thiện và an toàn, với môi trường kinh tế và chính trị vững chắc, cùng hệ thống y tế công tiên tiến.

New Zealand

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,669

Quốc gia hàng đầu cho những người nghỉ hưu có niềm đam mê với cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

Chất lượng cuộc sống tại đây rất tốt, và người dân cũng rất thân thiện và hạnh phúc.


Hệ thống y tế công cộng của New Zealand cũng rất phát triển.

Đan Mạch

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,665

Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân của Đan Mạch giúp giảm thiểu chi phí sinh sống.

Chất lượng cuộc sống, độ bền vững về kinh tế và chính trị tại Đan Mạch rất xuất sắc.

Người nghỉ hưu cũng tiết kiệm kiệm được chi phí mua và bảo trì xe hơi do phương tiện công cộng tại đây rất phổ biến và tiện lợi.

Áo

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,467

Với chi phí sinh hoạt thấp và bề sâu lịch sử, văn hóa, nước Áo là một nơi lý tưởng, đặc biệt là với những người có ước mơ tham quan dãy núi Alps.

Nhật Bản

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,171

Nhật Bản có nền kinh tế bền vững và hệ thống y tế công tốt hơn trung bình, với chi phí sinh hoạt trung bình hàng tháng khá rẻ.

Nhờ vào hệ thống phương tiện công cộng tân tiến, mọi người không cần phải mua xe hơi.

Slovenia

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,059

Nằm ở khu vực Trung Âu với dân số chỉ 2.1 triệu người, Slovenia lệ thuộc vào ngành du lịch để phát triển.

Người nghỉ hưu có thể gặp vấn đề về giao tiếp vì tiếng Anh chỉ được xem là ngôn ngữ ngoại quốc tại Slovenia.

Cộng Hòa Czech

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,007

Người ngoại quốc không phải lo lắng nhiều về vấn đề ngôn ngữ tại Cộng Hòa Czech vì tiếng Anh là một ngôn ngữ rất phổ biến với giới trẻ nơi đây, đặc biệt là tại khu Prague.

Quốc gia này có cả dịch vụ y chăm sóc sức khỏe công và tư miễn phí.


Tuy nhiên, dịch vụ y tế công miễn phí chỉ dành cho dân thường trú.

Bồ Đào Nha

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $977

Chi phí sinh hoạt dưới $1,000 mỗi tháng là khiến Bồ Đào Nha trở thành một lựa chọn hấp dẫn.

Quốc gia này có khí hậu ôn hòa và nền văn hóa thân thiện, thích hợp cho người ngoại quốc.

Tuy quốc gia này có hệ thống y tế công cộng, người nghỉ hưu ngoại quốc phải mua bảo hiểm y tế tư nhân trong vài năm đầu tiên cho đến khi họ trở thành dân thường trú. (AXT) [kn]
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by tiendung »

Image

Một bài viết đã lâu nhưng khi đọc lại vẫn cho con tim chúng ta nhiều dạt dào cảm xúc ....

Xin Cám Ơn Cuộc Ðời

Thứ Năm ngày mai sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc bài viết dặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’, hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề "Xin Cám Ơn Cuộc Ðời" kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thuờng, bắt đầu từ cái bình thuờng nhất: "Chỉ với một nụ cuời..." Tựa đề mới đuợc đặt lại theo tinh thần bài viết.

***
Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ On, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà..."

Năm đầu tiên đặt chân dến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.

Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.

Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Duợc Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên môi.

Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thuờng ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cuời với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền di.
Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:

Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.
Thank you, very much, for your smile...


Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.

Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghia cao quý của ngày lễ Thanksgiving.
Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:

My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile...
I love you, my "daughter


Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm dó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời "Mẹ American" đã gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...

Truớc mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.

Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã "cảm" được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.

Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào dó, đem tặng cho nguời mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (turkey).

Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có... Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi người ăn nhậu.

Nguời Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món gà ta, "gà đi bộ." Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần truớc ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi huớng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.

Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm dến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào những buổi "Free meals" tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những nguời không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những nguời dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, nguời da vàng cũng có, và có cả nguời Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều nguời không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp...để chờ dến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.

Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta..
Nếu nói về hai chữ "TẠ ƠN" với những nguời mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta được sinh ra làm nguời, đã là một ơn sủng của Thuợng Ðế. Như tôi đây, có đuợc ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy...

Cám ơn quê hương tôi - Việt Nam, với 2 mùa mưa nắng, với những nguời dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi - nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê huong tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê nguời...

Cám ơn Mẹ, dã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày truởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn di, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua...

Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học....

Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên nguời, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một nguời hữu dụng cho đất nuớc, xã hội...

Cám ơn các chị, các em tôi, đã sẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê nguời, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại...
Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm - buồn vui - những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua đuợc. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để mà luu luyến cả...

Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xua, đã "nuôi" tôi cả mấy năm trời Ðại học, bằng những lon "gigo" cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ hay những ly trà đá ở căn-tin ngày nào.

Cám on các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật...

Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền,để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc...

Cám ơn những người tình, cả những nguời từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết đuợc cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.

Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên di chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương...

Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này là vô thuờng... để từ đó bớt dần "cái tôi" - cái ngạo mạn của ngày nào...
Xin cám on tất cả... những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:

" Trăm năm trước thì ta chưa gặp,
Trăm năm sau biết gặp lại không?
Cuộc đời sắc sắc không không,
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..."


Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn dến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những nguời thân thương, và những nguời đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thuong yêu của mình, bằng một hành dộng gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói "Con thương Mẹ", hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải được cho đi, và phải đuợc đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?

Xin cho tôi đuợc một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này...

Hoàng Thanh
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by dailien »

Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ : Tiếng Việt Sài Gòn Cũ


Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.

Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Nguời dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v...dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.

Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ "quản lý" là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: "Anh xin quản lý đời em". Hoặc từ "chế độ" cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như "chế độ dân chủ". Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như "chế độ xem", "chế độ bao cấp". Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản - giản đơn; bảo đảm - đảm bảo; dãi dầu - dầu dãi; vùi dập - dập vùi. v.v...

Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân". Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như:sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v...

Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.
Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.
Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là "chữ của Việt Cộng" và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ "cộng sản" nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Trong cuốn DVD chủ đề 30 năm viễn xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. "Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt" (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: "Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết."

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:
Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:
Trong nước:
Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy
Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: "Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu.
(http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/09/3B9EDF89/)
Ngoài nước:
Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga
Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.
(http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...p?a=48362&z=75)

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng...
Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.
Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này. (http://i12.photobucket.com/albums/a2...hualuonJPG.jpg)

Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!

Trịnh Thanh Thủy
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by thienthanh »

Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu cơm để an toàn?
Tường Vy
30 tháng 11, 2022

Image
Minh họa: Unsplash

Hầu hết bệnh nhân tiểu đường rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về lượng tinh bột, còn gọi là carbohydrate (carbs) họ bối rối liệu họ có thể ăn những thứ mà họ đã quen thuộc như cơm hay không.

Tuy nhiên, thực sự bệnh nhân tiểu đường vẫn cần carbs, nhưng chất lượng và số lượng của chúng cần được theo dõi, tốt nhất là nên chọn carbs phức hợp vì cần nhiều thời gian để phân hủy thành đường và ngăn ngừa biến động đường huyết.

Tiến sĩ Gandhi, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và chế độ ăn kiêng, Bệnh viện Fortis Mohali (Ấn Độ), cho biết: Đối với người tiểu đường, lượng carbs chỉ nên chiếm 40-45% tổng số calories trong ngày.


Vậy bệnh nhân tiểu đường nên ăn bao nhiêu cơm?
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Ấn Độ, một khẩu phần carbs an toàn cho người bệnh tiểu đường là 30g gạo hoặc sản phẩm làm từ ngũ cốc, tiến sĩ Gandhi giải thích, theo Indian Express.

Tổng lượng carbs hoặc calories mà một người có thể hấp thụ trong cả ngày tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng, mức độ tập thể dục và liều lượng thuốc của từng người, tiến sĩ Gandhi nói.

Tiến sĩ Gandhi cho biết, bác sĩ có thể tìm ra lượng carbs phù hợp mà từng người bệnh có thể tiêu thụ để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường, điều này có thể thực hiện được bằng cách ăn các khẩu phần nhỏ carbs đều đặn.
Image
Minh họa: Unsplash

Theo tiến sĩ Gandhi, người mắc bệnh tiểu đường không nên tránh hoàn toàn carbs. Mà cần để ý đến chất lượng và số lượng của carbs.

Nên chọn các loại carbs phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau quả. Đồng thời tránh các loại carbs đơn như đường, khoai tây, chuối, nước trái cây và thực phẩm chế biến sẵn.

Người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ lượng carbs trong giới hạn an toàn và chọn dạng carbs phức hợp, bởi vì đường được tạo ra khi tiêu hóa carbs làm tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. 30g gạo cung cấp 20g carbs.

Vì vậy, 30g gạo – tương đương với hơn 1/3 chén cơm được tính là một khẩu phần carbs an toàn cho người bệnh tiểu đường, tiến sĩ Gandhi giải thích, theo Indian Express.

Tốt nhất nên ăn cơm với nhiều rau, đậu và kết hợp một phần cơm với đậu làm tăng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn. Cơm có thể thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì nguyên hạt.

Ngoài ra, cần chú ý đến món tráng miệng, nên tránh nước ngọt, bánh ngọt vì sẽ chuyển hóa thành đường nhanh hơn.

(Theo Indian Express)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by thienthanh »

Im lặng là vàng
Gia Khang dịch


Image
(Minh họa: Nicollazzi Xiong/Pexels)

Thế giới của chúng ta luôn được lấp đầy từ các tiếng ồn và âm thanh xung quanh, khiến nhiều người trong số chúng ta không có được sự yên tĩnh. Theo các bằng chứng khoa học từng được nghiên cứu lâu năm, điều này không tốt đối với sức khỏe và tinh thần của con người.

Các nhà nghiên cứu đều xác nhận rằng, thời gian dành cho im lặng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù vắng mặt âm thanh có thể tạo sự trống rỗng, cô đơn và hiu quạnh, nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng việc giảm bớt tiếng ồn mang lại nhiều điều đáng ngạc nhiên cho cơ thể, đặc biệt là cho tâm trí và tinh thần.

Dưới đây là những lợi ích khi bạn im lặng, tìm kiếm một khoảng không không tiếng ồn, âm thanh, giúp đầu óc thư giãn hơn, đỡ căng thẳng, áp lực hơn, và tốt cho sức khỏe, theo trang mạng Healthline.


1. Giúp giảm huyết áp

Huyết áp cao thường được gọi là kẻ giết người “thầm lặng.” Một nghiên cứu được thực hiện năm 2006 cho thấy khoảng thời gian 2 phút im lặng sau khi nghe nhạc có thể làm giảm đáng kể nhịp tim và huyết áp của chúng ta. Ngay cả khi so sánh với âm nhạc chậm rãi, thư giãn, sự im lặng cũng có tác động tích cực với sức khỏe tim mạch.

Một cuộc nghiên cứu khác thực hiện hồi năm 2003 liên quan đến việc môi trường ồn ào kinh niên có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, đồng thời khiến tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn.

2. Cải thiện chứng mất ngủ

Hầu hết chúng ta cần một môi trường yên tĩnh cho giấc ngủ. Trên thực tế, sự căng thẳng của tiếng ồn bên ngoài có thể làm gián đoạn việc nghỉ ngơi vào ban đêm ở mức độ tương tự như chứng rối loạn giấc ngủ.

Thực hành yên lặng vào các thời điểm trong ngày có thể giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn vào ban đêm. Im lặng và những khoảng thời gian bình tĩnh kích thích sự phát triển của não và giảm căng thẳng, từ đó có thể mang lại cảm giác hạnh phúc cao hơn, vì sau đó mọi người có thể cảm thấy thư giãn hơn. Khi điều này xảy ra, phẩm chất giấc ngủ được cải thiện.

3. Kích thích sự sáng tạo

Thanh tẩy đầu óc bằng một khoảng lặng dài có thể là chìa khóa để tăng khả năng sáng tạo. Mặc dù nghiên cứu lâm sàng về mối quan hệ chính xác giữa sự im lặng và sự sáng tạo còn rất ít, nhưng nhiều chuyên gia đã đề cập về lợi ích của thời gian ngừng hoạt động trí óc để mang lại kết quả sáng tạo tốt hơn. Khoảng thời gian ngừng hoạt động được phát hiện có thể giúp tăng năng lực và cải thiện khả năng giải quyết vấn đề.


“Học cách tiêu hóa những suy nghĩ tiêu cực lẫn tích cực trong đầu sẽ làm cho tâm trí yên tĩnh, tạo điều kiện cho sáng tạo và hành động đầy cảm hứng,” chuyên gia Supriya Blair chia sẻ.

4. Kích thích sự phát triển của não

Để tâm trí tĩnh lặng có thể dẫn đến một bộ não khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu trên động vật được các nhà khoa học của Viện Springer thực hiện hồi năm 2013 phát hiện ra rằng chỉ 2 giờ im lặng có thể kích thích sự phát triển của các tế bào mới trong vùng hippocampus ở chuột, vùng não liên quan đến trí nhớ và cảm xúc. Mặc dù điều này không nhất thiết có nghĩa là con người sẽ trải qua những tác động tương tự, nhưng điều này rất hấp dẫn để nghiên cứu thêm.
Image
(Minh họa: Karolina Grabowska/Pexels)
5. Cải thiện sự tập trung

Sự tĩnh lặng của thính giác giúp chúng ta tập trung. Trong một nghiên cứu năm 2021, những người làm việc trong im lặng có mức độ căng thẳng thấp nhất và sự tập trung tăng cao so với những người luôn bị tiếng ồn và âm thanh xung quanh làm phiền.

“Tập trung vào một việc tại một thời điểm với sự chú ý hoàn toàn có thể giúp thúc đẩy hiệu quả và sự bình tĩnh giữa các hoạt động,” chuyên gia tâm lý Supriya Blair cuộc sống được diễn ra theo trật tự. Khi tập trung vào một thứ tại một thời điểm, chúng ta không bị phân tán. Chính sự chú ý và năng lượng được liên kết với nhau.”

6. Xoa dịu việc liên tục suy nghĩ

Việc liên tục suy nghĩ là một dấu hiệu của sự lo lắng. Dù sự im lặng có vẻ giống như một không gian rộng mở để lấp đầy những luồng suy nghĩ, nhưng điều này không nhất thiết phải như vậy. Thay vào đó, sự im lặng có thể cho phép mang lại tĩnh lặng cho tinh thần.

Chuyên gia Supriya Blair cho biết, học cách trở nên yên lặng giúp chúng ta kiềm chế việc tiêu hao năng lượng không cần thiết, đồng thời sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng một cách nhanh nhất nhưng êm đềm nhất.

“Khi im lặng, bạn có thể sống chậm lại, dành thời gian để quan sát mọi thứ xung quanh mình, cảm thấy biết ơn vì cuộc sống,” chuyên gia tâm lý Audrey Hamilton ở Viện tâm lý học Boars Hill tại Anh cho hay.

7. Giảm hormone cortisol gây căng thẳng

Nghiên cứu tương tự về ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sự tập trung cũng cho thấy rằng những người làm việc với tiếng ồn mạnh và lâu có mức độ hormone căng thẳng cortisol cao hơn.

Tiến sĩ Martine Prunty cho biết sự tích tụ của tiếng ồn khó chịu dễ dẫn đến căng thẳng tinh thần và giải phóng quá mức cortisol. Khi trở nên vượt mức, điều này có thể dẫn đến tăng cân, cảm giác choáng ngợp đáng kể, khó ngủ và các bệnh mãn tính khác.

Nói tóm lại, khi bạn im lặng, bạn ngồi lại với khoảnh khắc hiện tại. Mặc dù bạn có thể cảm thấy thôi thúc làm một hoạt động khác, trò chuyện hoặc nghe nhạc, nhưng bạn có thể chọn ở lại với sự im lặng một cách có ý thức. Điều này cho phép những suy nghĩ lắng đọng và cơ thể trở lại trạng thái phó giao cảm.

Im lặng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chưa kể cảm giác thoải mái và yên bình hơn. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói “Im lặng là vàng.” Với một chút thực hành, im lặng có thể trở thành một phần nuôi dưỡng cuộc sống của bạn tốt hơn và bình yên hơn.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by thienthanh »

Mở rượu vang không cần dùng đến đồ khui
Duy Lê

Image
(minh họa: Unsplash)

Chuẩn bị bữa tiệc với những chai rượu vang, nhưng nếu có rượu mà không có sẵn đồ khui thì sao? Đừng lo, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Có nhiều cách để mở một chai rượu vang mà không cần đụng đến nút. Trong đó có một số cách rất thú vị, mà bạn cũng nên thử xem sao.

Dùng máy khoan điện

Sử dụng máy khoan điện giống như sử dụng vít và búa, cách này có lẽ thú vị hơn và dễ sử dụng hơn. Bạn có thể dùng máy khoan để vặn vít vào nút bấc rồi rút ra.
Image


Mở nút chai bằng giầy

Để lấy nút chai rượu ra, bạn chỉ cần cho chai rượu vào chiếc giầy rồi đập mạnh vô tường nhiều lần. Nếu rượu vang có bọt thì nút chai dễ bật ra nhất vì bong bóng sẽ khiến rượu nở ra và làm bật nút chai.
Image

Dùng lửa

Bạn có thể dùng bật lửa để làm nóng không khí gần cổ chai, bên ngoài chai rượu, điều này sẽ khiến không khí làm nút bật ra. Bạn nên làm điều này ở ngoài sân để tránh nguy hiểm.
Image

Mở nút chai bằng máy ép tóc

Nếu có máy ép tóc, bạn có thể dùng nó để hơ cổ chai, làm lỏng nút chai. Chỉ cần di chuyển máy ép tóc qua lại, lên xuống và cố gắng tạo ra càng nhiều nhiệt dưới nút bấc càng tốt.

Có thể mất một lúc, nhưng cuối cùng nút cũng sẽ bung ra.
Image

Dùng chìa khóa mở nút chai

Để mở một chai rượu vang, bạn có thể dùng một chiếc chìa khóa, nhấn vô nút rồi nghiêng một góc, sau đó xoay chìa khóa, giữ chặt chai. Xoay một hồi, bạn có thể kéo nút ra khỏi cổ chai.
Image
Dùng dao

Nếu muốn mở nút bấc ra khỏi chai, bạn có thể dùng dao ấn vào nút, ngọ nguậy cho nút lỏng, kéo nút ra.
Image
(ảnh chụp qua video Lifehacker)
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoangphong »

Bi kịch ‘chết vì làm việc quá sức’
Đơn Dương
27 tháng 12, 2022

Image
Kiệt sức. (minh họa: Unsplash)
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc có hai từ “karoshi” và “gwarosa” đều mang ý nghĩa “chết vì làm việc quá sức” – hiện tượng gây ra nhiều bị kịch trong xã hội đương đại.
“Karoshi”

Những trang cuối trong nhật ký của giáo viên Yoshio Kudo, người đã chết vì làm việc quá sức, đều than thở về giờ giấc làm việc. Thầy giáo cấp hai nói rõ sự mệt mỏi vì những ngày làm việc dài đằng đẵng, từ sáng sớm cho đến gần nửa đêm, không có thời gian nghỉ ngơi.

Ở Nhật Bản, giáo viên có số giờ làm việc dài nhất thế giới, họ phải gánh vác nhiều nhiệm vụ, từ dọn vệ sinh tới giám sát học sinh ở các câu lạc bộ sau giờ học. Vì thế, thầy giáo Kudo không phải ngoại lệ.


Theo khảo sát năm 2018 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giáo viên trung học ở Nhật Bản làm việc 56 giờ một tuần, so với mức trung bình 38 giờ ở đa số các nước phát triển. Con số này vẫn chưa tính đến thời gian làm overtime (làm quá giờ quy định). Một cuộc thăm dò do tổ chức tư vấn hợp tác với công đoàn cho thấy giáo viên Nhật Bản làm thêm trung bình 123 giờ mỗi tháng, khiến khối lượng công việc hàng tuần của họ vượt xa con số 80 giờ, ngưỡng “karoshi” – chết vì làm việc quá sức.

Chính quyền Nhật Bản đang thực hiện một số bước cải cách như thuê thêm giáo viên bên ngoài và số hóa nhiệm vụ. Dữ liệu của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho thấy số giờ làm thêm đang giảm, nhưng các chuyên gia nhận định có rất ít thay đổi về cơ bản. Từ công việc giấy tờ cho tới nhiệm vụ như phát bữa trưa, hướng dẫn học sinh dọn vệ sinh, giám sát học sinh đi học và về nhà, giáo viên Nhật Bản “đang trở thành người vạn năng”, theo Masatoshi Senoo, cố vấn quản lý trường học.
Image
(minh họa: Unsplash)
“Được chỉ định làm giáo viên giám sát chính của một câu lạc bộ, nghĩa là bạn sẽ không biết ‘weekend’ là gì nữa,” Takeshi Nishimoto, 34 tuổi, giáo viên lịch sử một trường cấp ba ở Osaka, nói. Hồi Tháng Sáu, Nishimoto thắng kiện đòi bồi thường căng thẳng do làm việc quá sức. Anh đệ đơn kiện sau khi bị suy nhược thần kinh khi được chỉ định làm người giám sát câu lạc bộ bóng bầu dục và làm việc ngoài giờ 144 tiếng một tháng.

Giới giáo viên Nhật Bản cho biết họ đã tới điểm cực hạn. Một số người cố gắng thay đổi vấn đề này bằng các vụ kiện. Năm nay, đảng cầm quyền Nhật Bản thành lập một nhóm chuyên trách để nghiên cứu. Nhưng mọi chuyện quá muộn với Kudo, người qua đời vì xuất huyết não, khi mới 40 tuổi. Theo điều tra của báo Minichi, từ năm 2006 tới 2016, có 63 giáo viên trường công chết vì làm việc quá sức. Nhưng ông Kudo không được công nhận chết vì “karoshi” do thiếu hồ sơ về số giờ làm việc. Vợ ông, và Sachiko từng là giáo viên, bây giờ, đang đứng đầu một nhóm chống “karoshi” ở miền trung Nhật Bản. “Tôi cảm thấy đang cùng chồng đấu tranh để thực hiện di nguyện của anh ấy, thay đổi thói quen làm việc của giáo viên,” bà tâm sự.

“Gwarosa”

Chae Soo-hong làm việc cho một đơn vị cung cấp thực phẩm chuyên về jangjorim – món thịt heo Hàn Quốc nấu trong nước tương nổi tiếng. Nhiệm vụ của anh là bảo đảm quy trình sản xuất đúng tiêu chuẩn và đúng thời hạn. Trong tuần, anh tới các nhà máy thuộc công ty và giám sát sản xuất. Các ngày thứ bảy, anh tới văn phòng làm công việc hành chính. Ngay cả khi đã về nhà, công việc vẫn chưa kết thúc, anh thường xuyên dành thời gian buổi tối gọi điện hỏi han công nhân nhà máy. Đa số họ là lao động nhập cư người nước ngoài cần giúp đỡ để thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc. Công việc ngày càng chồng chất, Chae càng phải làm nhiều hơn, mệt mỏi tới mức hầu hết thời gian ở nhà của anh dành để ngủ. Chae qua đời vào một tối Thứ Bảy cách đây năm năm.


Đồng nghiệp của Chae tìm thấy anh đột quỵ ở văn phòng. Tới giờ, nguyên nhân anh đột quỵ vẫn chưa thể xác định. Chae chỉ là một trong số hàng trăm người chết vì làm việc quá sức, gọi là “gwarosa”, ở Hàn Quốc.

Làm quá giờ, quá sức và không kêu ca, trở thành văn hóa công sở tại Hàn Quốc, khiến người ta coi là điều hiển nhiên, như trường hợp của Chae Soo-hong. Chính phủ Hàn Quốc ra quy định giảm số giờ làm việc tối đa từ 68/tuần xuống 40/tuần và số giờ làm thêm không quá 12.

Nhưng nỗi đau của những gia đình phải trả giá vì có người thân chết do “gwarosa” vẫn tiếp diễn, cùng với cuộc chiến đòi bồi thường hết sức vất vả. Cơ quan Bồi thường và Phúc lợi Lao động Hàn Quốc (COMWEL), một đơn vị chính phủ, yêu cầu gia đình Chae chứng minh anh chết khi đang làm việc. Nhưng điều này rất khó, vì anh thường rời nhà vào 7 giờ sáng, và trở về khi trời tối mịt, 10 giờ đêm, nhưng trong hợp đồng lao động không ghi rõ thời gian làm việc.

Trong khi Hàn Quốc không có luật riêng cho các trường hợp “gwarosa”, COMWEL lại quy định những ca tử vong do đột quỵ hoặc đau tim vì làm việc quá 60 giờ một tuần liên tục trong ba tháng đủ điều kiện nhận bồi thường. Số tiền bồi thường từ quỹ của COMWEL có thể giúp các gia đình mất đi trụ cột kinh tế tiếp tục cuộc sống. Dù không có bằng chứng việc chồng làm thêm giờ vào Thứ Bảy, nhưng gia đình anh vẫn chứng minh được, Chae chết vì làm việc hơn 180 giờ một tuần. Đó là một trong số ít trường hợp may mắn đủ điều kiện để đòi bồi thường từ COMWEL.
Image
(minh họa: Unsplash)
Một tháng sau khi Chae qua đời, một nhóm người trong đó có vợ của Chae tập trung tại một phòng học nhỏ gần Noryangjin, cạnh chợ cá lớn nhất Seoul. Họ có điểm chung là mất đi một thành viên trong gia đình, có thể là chồng hoặc bố, vì làm việc quá sức. Kang Min-jung là người sáng lập nhóm sau khi chú của cô, người nuôi nấng Kang từ nhỏ, chết vì “gwarosa”.

“Khi chú mất, tôi tự hỏi nguyên nhân. Tại sao ông phải làm việc nhiều như thế. Tôi quyết định sang Nhật Bản nghiên cứu về hiện tượng chết do làm việc quá sức,” Kang nói. Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu hiện tượng này từ những năm 1980. Khi quay về Hàn Quốc, Kang bắt đầu tổ chức họp mặt những gia đình có người thân chết vì làm việc kiệt sức. Việc này không dễ dàng, chỉ có ba người tới trong buổi gặp đầu tiên. Nhiều người Hàn Quốc không ý thức được tình trạng gwarosa, cũng như có thể nhận bồi thường theo luật lao động. Thiếu kiến thức về gwarosa xảy ra ở những người có nhiều nguy cơ chết vì làm việc nhất như Chae.

Trong số 36 quốc gia là thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), người lao động Hàn Quốc có số giờ làm việc trung bình một tuần nhiều thứ hai chỉ sau Mexico, nhiều hơn gần 50% so với Đức, nhưng hiệu quả lại thấp. Kim Woo-tark, luật sư chuyên về luật lao động, thường xuyên giúp đỡ các gia đình nộp đơn gửi COMWEL, nhận định văn hóa làm việc quá giờ ở Hàn Quốc hình thành sau Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953. “Vì Hàn Quốc phải nhanh chóng hồi phục sau Chiến tranh Triều Tiên, nên cả hệ thống xã hội phải thay đổi, ép mỗi người lao động phải làm việc nhiều hơn. Dần dần, nó trở thành một nét văn hóa, một phong tục,” Kim nói.

(theo AFP, CNN)
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoanghoa »

Sát thủ thầm lặng của năm 2022: Mạng xã hội
Phương Quý
31 tháng 12, 2022

Image
Tranh: Sokcheng Seang (Twitter)
Tờ Wired để lại một nhận định không mấy thiện cảm của năm 2022 về các trào lưu thông tin và ứng xử, mà con người khi đối diện sẽ ngày càng dễ bị tổn thương hơn. Các mạng xã hội đang bị đánh giá là thủ phạm nguy hiểm và sát thương thần lặng: Tham gia mạng xã hội không kềm chế, như việc liên tục đăng nội dung của mình lên mạng xã hội có thể làm xói mòn quyền riêng tư của bạn—và ý thức về bản thân.

Năm 2022 đánh dấu số lượng tham gia internet, và chủ yếu là các mạng xã hội, lên đến 5 tỷ người toàn cầu, tổng kết từ Statista cho biết. Xã hội ảo ngày càng lớn, và quyền lực hay thao túng quyền lực cũng ngày càng phức tạp.

Mạng xã hội thay thế các giao tiếp bên ngoài đời thường nhiều hơn cách đây 20 năm. Khi bạn trực tuyến, có nghĩa là phải thường xuyên tiếp xúc với nhũng người không rõ danh tính. Mặc dù điều này có vẻ bình thường, nhưng đó là sự đổi thay bất thường, chưa từng gặp phải với các định danh, tạm gọi là mang tư cách là con người.


Khi bạn đăng một ý kiến trên Twitter chẳng hạn, những người mà bạn chưa từng gặp bao giờ phản hồi bằng những suy nghĩ trái chiều và lời chỉ trích – thậm chí rất nặng nề vô cớ của họ. Mọi người đang xem bức ảnh selfie mới nhất trên Instagram của bạn, thật ra họ đang bước vào không gian riêng của bạn.

Bị quá nhiều người quan sát có các tác động tâm lý đáng kể. Tất nhiên, tạm gác những yếu tố gọi là tích cực lại, chẳng hạn, trong thời kỳ cao điểm của đại dịch khi đó là cách mà chúng ta cảm giác ở gần những người thân yêu của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho biết có nhiều nhược điểm trong chuyện giới thiệu bản thân trên mạng xã hội, và những nhược điểm này có thể phức tạp và dai dẳng hơn chúng ta tưởng.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức độ sử dụng mạng xã hội cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Gần đây đã có những bằng chứng đáng kể về mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần và thói quen trực tuyến của các netizen.

Hơn nữa, nhiều nhà tâm lý học tin rằng mọi người có thể đang phải đối mặt với những tác động tâm lý lan tỏa nhưng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Larry Rosen, giáo sư danh dự về Tâm lý học tại Đại học Bang California, Dominguez Hills, cho biết: “Những gì chúng tôi nhận thấy là mọi người đang dành nhiều thời gian hơn cho màn hình, so với trước đây, hoặc so với mức suy nghĩ gọi là tự kiểm soát của họ. Nó đã trở thành như một loại bệnh dịch tinh thần”.

Rosen đã nghiên cứu các tác động tâm lý của công nghệ từ năm 1984, và ông ghi nhận về mọi thứ bị coi là “mất kiểm soát” của con người. Rosen nhận được hàng tá báo cáo mỗi ngày về các trường hợp tự phát hiện rằng người dùng mạng xã hội cảm thấy không thể thoát khỏi cuộc sống trực tuyến của mình. Rosen nói: “Ngay cả khi bạn không ở trên màn hình, màn hình vẫn lởn vởn ở trong đầu bạn”.

Image
Tranh của Ada Love (Twitter)

Giá trị của quyền riêng tư cho chúng ta không gian để hoạt động mà không bị phán xét. Nhưng khi chúng ta sử dụng mạng xã hội, thường có rất nhiều người lạ xem nội dung của chúng ta, thích, bình luận và chia sẻ nội dung đó với cộng đồng của họ. Bất cứ khi nào bạn đăng một cái gì đó trực tuyến, từ đó bạn đã tiết lộ một phần con người của bạn, nhưng vào năm 2022, ít ai lường được mình sẽ được tiếp nhận như thế nào trong thế giới ảo.

Fallon Goodman, trợ lý giáo sư Tâm lý học tại Đại học George Washington, còn cho biết về một hội chứng của việc lo âu không biết mình đang tạo ấn tượng gì với bài đăng mới nhất trên mạng, có thể gây ra căng thẳng và trầm cảm.

“Khi bạn đăng một bức ảnh, dữ liệu thực sự duy nhất bạn nhận ngược lại là lượt thích và bình luận của mọi người”, Goodman nói, “và bạn phải đối diện những phản xét của người khác về mình theo những cảm quan may rủi. Và điều đó tác động vào tâm lý bình ổn của bạn”.

Anna Lembke, giáo sư Khoa học về Tâm thần và Hành vi tại Đại học Stanford, cho biết chúng ta dần tự xây dựng danh tính của mình, thông qua cách đám đông nhìn nhận. Và chúng ta dần sống giả tạo hoặc đa nhân cách với đời thường và trên mạng xã hội. “Danh tính ảo này là một thành phần của tất cả các tương tác trực tuyến mà chúng tôi có. Đó là một danh tính rất dễ bị tổn thương vì nó chỉ phục vụ việc tồn tại trong không gian mạng. Theo một cách kỳ lạ, bạn không có quyền kiểm soát nó, mà phải chuyển động theo xu hướng ghét hay thích của mạng xã hội” Lembke nói. “buồn thay, bạn cũng sẽ rất dễ bị lộ”.

Vì không có khả năng tìm hiểu xem “phẩm giá trực tuyến” của mình đang lan truyền như thế nào trên thế giới ảo, người dùng mạng xã hộidễ trở nên gay gắt phản ứng hoặc bỏ chạy sau khi trực tuyến nhiều giờ — và thậm chí, sự ám thị tinh thần đó vẫn đeo duổi sau khi đã đăng xuất.
Image
Tranh của Tomowaka (Twitter)

“Đó là một dạng siêu cảnh giác cố thích nghi. Ngay khi bạn gửi một thứ gì đó vào thế giới ảo, bạn sẽ như ngồi trên đống lửa để chờ phản hồi”, Lembke nói, “Chỉ riêng điều đó thôi – kiểu kỳ vọng đó – là một trạng thái hưng cảm tột độ. Bạn sẽ luôn lẩn quẩn rằng mọi người sẽ phản ứng thế nào với điều này? Khi nào họ sẽ trả lời? Họ sẽ nói gì?”

Và bất kỳ một phản ứng hay bình luận nào không mong đợi, sẽ gây ra tình trạng ngày càng trầm trọng thêm cảm giác xấu hổ và ghê tởm bản thân, với nỗ lực xây dựng một thế giới “phẩm giá trực tuyến” trong thế giới hiện đại. Đó là chưa nói, với các quốc gia sử dụng các lực lượng bình luận trên mạng xã hội có mục đích để tuyên truyền, quảng cáo, thao túng thông tin hay bảo vệ các sản phẩm… như Trung Quốc, Nga, Việt Nam… bạn có thể càng bị tác động tổn thương, hoặc biến đổi tâm tính khác thường, khi tham gia vào các luồng truyền thông đó.

Không thoát khỏi nó, như lạnh nhạt hơn với các loại trình bày và phô diễn, bạn sẽ là tù nhân của không gian ảo, và luôn bị các mạng tra tấn tinh thần kể cả khi tắt máy. Năm 2022 đã để lại nhiều vấn đề như vậy – lớn hơn bao giờ hết – với 5 tỷ người.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoanghoa »

Bí mật của nghệ thuật tặng quà
Lương Thái Sỹ

Image
(ảnh: Unsplash)
Món quà yêu thích nhất là món quà được người nhận xem như biểu hiện của sự quan tâm thực sự, gợi nhớ sự gắn kết quá khứ và là viên gạch làm bền chắc thêm mối quan hệ giữa người nhận và người cho. Giá trị bằng tiền chỉ là thứ yếu.

Hiểu người trước khi tặng quà

“Gia đình tôi không nằm trong số người thường được tặng quà, vì vậy có vẻ mỉa mai khi tôi đã phát hiện ra hai bí quyết để tặng những món quà mà mọi người sẽ yêu thích,” Aaron Ahuvia, nhà tâm lý học người tiêu dùng tại Đại học Michiganp-Dearborn, nói với CNN. “Bí quyết đầu tiên: những món quà được người nhận yêu thích nhất hiếm khi đắt nhất, mà thường là thứ được người đó mong đợi. Chúng là bằng chứng hữu hình cho thấy người tặng thực sự yêu thương người nhận và tình yêu đó không hời hợt mà dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về những gì người nhận muốn có. Bí quyết này tôi đã đề cập trong cuốn sách “The Things We Love: How Our Passions Connect Us and Make Us Who We Are” của mình.”
Image
(ảnh: Unsplash)

Ahuvia cho biết ông có viết trong cuốn sách: Chúng ta hợp nhất người mình yêu vào sâu trong ý thức và biến họ thành một phần của con người mình. Muốn vậy, chúng ta phải hiểu biết sâu sắc về người mình yêu. Vì vậy, khi người nhận được một món quà tiết lộ hiểu biết của chúng ta về họ, cũng chính là sự khẳng định tình yêu và sự quan tâm của chúng ta dành cho họ. Nhưng để có được những món quà khiến người nhận hạnh phúc vì được quan tâm, bạn phải tâm sự với họ một thời gian dài. Để ai đó cảm thấy được quan tâm, bạn phải thấu hiểu họ trước đã”.


Steve, bạn của Ahuvia thuộc số người gặp may mắn khi ông nhận được món quà của hai cô con gái và vẫn trân trọng giữ nó đến tận hôm nay. Ông nhớ lại: “Jaime mua cho tôi một cái ly in chữ Scrabble, và Cari mua cho tôi một cái ly có in bên ngoài ảnh trích từ chuyện kể “Frog and Toad” (Ếch và Cóc). Điều khiến tôi cảm động về cả hai món quà này là tôi biết các con gái đã tìm hiểu và biết được một số sở thích của tôi. Thật hạnh phúc khi được ai đó nhìn thấy những gì bạn khao khát, dù chỉ là nhỏ”.

Giả sử bạn đang tìm mua một món quà cho một người bạn đam mê nấu ăn tại nhà thì bạn cũng đừng vội mua ngẫu hứng, mà hãy tìm hiểu kỹ những gì người bạn thích khi nấu ăn, những món ăn yêu thích của họ, dụng cụ làm bếp họ thường dùng và cả những gì họ chưa hài lòng trong nhà bếp. Biết càng nhiều, bạn càng tìm được món hoàn hảo nhất.

Trong lĩnh vực tiếp thị và thiết kế, các chuyên viên cũng sử dụng phương pháp tương tự thông qua các cuộc phỏng vấn và khảo sát để tạo ra sản phẩm hoàn hảo được người tiêu dùng yêu thích. Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày để tìm ra đúng món quà mà người được tặng sẽ yêu thích. Tất cả những gì bạn cần làm là “hãy tò mò nhiệt tình” về cuộc sống và sở thích của người mình định tặng quà, miễn là không đi sâu vào đời tư của họ.

Nói như Dale Carnegie, bí quyết để có được tình bạn thân thiết hơn, không phải là tạo ra niềm vui mà là sự quan tâm. Ngay cả khi bạn thiếu sót một chút gì đó trên một món quà, thì sự trân trọng vẫn không giảm, nếu món quà báo cho họ biết bạn vẫn thực sự quan tâm đến họ như thế nào.

Mua quà, đừng bị kẹt ở ‘túi tiền’

Bí mật thứ hai của quà tặng là nó nhắc nhở người nhận về mối liên hệ trong quá khứ giữa hai người và thúc đẩy mối liên hệ trong tương lai. Steve yêu thích những món quà là ly uống cà phê, không chỉ vì chúng khiến ông thấy được quan tâm, mà còn bởi vì những món quà đó từ những cô con gái trưởng thành, nhắc ông nhớ lại thời ông và tụi nhỏ thân nhau thế nào. Đó là lúc ba cha con cùng nhau chơi Scrabble và đọc truyện “Ếch và Cóc”.

Image
(ảnh: Unplash)

Trong cuốn sách của Ahuvia, bà tóm tắt một danh sách dài các nghiên cứu cùng hướng đến một kết luận: Một trong những lý do chính khiến mọi người yêu thích món quà tặng là chúng tạo ra sự kết nối. Bà cũng nhấn mạnh yếu tố này trong bài viết “Nothing Matters More to People than People: Brand Meaning and Social Relationships” đăng trên tờ Review of Marketing Research.

Người bạn Ed kể cho Ahuvia nghe về một số đồ chơi yêu thích mà ông nhận được lúc mới 5 tuổi sau khi lần đầu tiên nhìn thấy hộp đồ chơi Poppin’ Fresh mà người dì của ông có trong bộ sưu tập đồ lưu niệm Pillsbury của bà. Ed nhớ lại: “Dì ấy nói, mắt tôi thường sáng lên mỗi khi nhìn thấy những bức tượng nhỏ và tôi luôn đòi lấy xuống chơi khi tôi đến thăm bà. Rồi một ngày, bà nói bà muốn tặng chúng cho tôi. Tôi quý món quà này vì nó là thứ bà rất yêu quý, nay bà giao cho tôi giữ gìn. Hiện tôi vẫn còn giữ chúng.” Ahuvia giải thích: “Những món quà này có ý nghĩa rất lớn với bạn tôi vì chúng xuất phát từ trái tim và tạo ra sự kết nối giữa anh ấy và người dì”.

Tặng một thứ gì đó bạn có trong kho báu của mình luôn tạo ra ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ và khó quên. Nhưng cũng có một cách để làm cho một món quà biến thành chất xúc tác tăng cường sự kết nối. Đó là sử dụng món quà như một phương tiện để dành thời gian cho nhau. Điều này đặc biệt hiệu quả với trẻ nhỏ và người thân lớn tuổi của chúng.

Cách thực hiện như sau: Tặng con trẻ một trò chơi rồi bỏ ra chút thời gian chơi với chúng. Hãy để chúng dạy bạn cách chơi. Nếu bạn đưa cho người thân một cuốn sổ lưu niệm trống, hãy dành thời gian ngồi bên họ và cùng viết với nhau. Món quà sẽ rất được yêu thích khi người nhận nhìn nó như “nhịp cầu nối” người tặng và người cho với nhau.

Mua quà tặng đôi khi khiến chúng ta bị mắc kẹt giữa trái tim và túi tiền. Khi đó hãy tự an ủi bằng câu nói: “Ý nghĩa mới quan trọng”. Trong nghiên cứu của Ahuvia về những món quà mọi người yêu thích, bà không tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy một món quà chỉ cần đắt tiền là đủ gây ấn tượng lâu dài đến người nhận và làm tăng sự kết nối. Tiền chẳng là gì với quà tặng. Điều quan trọng hơn là nhìn đối tượng được tặng quà theo cách họ muốn được nhìn, đánh giá cao các mối quan hệ đang có và đã có giữa hai người và sử dụng quà tặng như “viên gạch” để xây dựng mối quan hệ sâu sắc, bền vững hơn.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by thienthanh »

Sáu ‘siêu thực phẩm’ giúp sống khỏe, sống thọ
An Bình
14 tháng 1, 2023


Image
(ảnh: Unsplash)

Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng để kéo dài tuổi thọ, nhưng có thể khó để tìm ra chính xác loại thực phẩm nào bạn nên dùng hàng ngày.

Tiến sĩ Taz Bhatia, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, nói với Yahoo Life: “Cố gắng kết hợp các chất dinh dưỡng phù hợp trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn, có thể khiến bạn cảm thấy quá sức, nhưng cho dù bạn ở độ tuổi nào thì các chất dinh dưỡng cũng tạo nên sự khác biệt”. Bhatia nói rằng hãy ăn uống cân bằng các loại thực phẩm, sẽ tạo ra lối sống hạnh phúc và lành mạnh hơn.

Bhatia nói, vùng Blue Zones, gồm Ý, Hy Lạp và Nhật Bản, là “nơi mọi người có thể sống đến 100 tuổi hoặc thọ hơn”. Mẫu số chung cho những người sống thọ là họ chỉ tập trung ăn các “siêu thực phẩm” đa số từ thực vật.


Dưới đây là sáu loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên ăn ngay bây giờ để tăng tuổi thọ.

Trứng
Image
(ảnh: Unsplash)
Trứng rất đa năng và chứa nhiều chất béo lành mạnh, vitamin và protein. Theo Bhatia, trứng là một “siêu thực phẩm”. So với những thực phẩm khác, trứng có nhiều vitamin B, choline, protein và chất béo omega-3. Bhatia nói: “Tất cả những chất dinh dưỡng đó đều quan trọng đối với sức khỏe nội tiết tố, sức khỏe đường ruột của bạn, để duy trì khối lượng cơ bắp và thậm chí đối với não, cải thiện cảm giác về sự lo lắng và trầm cảm, cũng như giúp chúng ta sắc bén hơn”.

Luộc trứng và ăn vào buổi sáng, hoặc trộn trứng vào món xào. Bhatia nói: “Tất cả mọi hình thức sử dụng trứng đều cung cấp các chất dinh dưỡng mà bạn cần.”

Dầu ô-liu
Image
(ảnh: Unsplash)
Tiến sĩ Bhatia cho biết dầu ô-liu rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Dầu ô-liu có nhiều chất béo omega-9. “Chất béo omega-9 còn rất quan trọng đối với nội tiết tố, giúp điều chỉnh mức estrogen, cân bằng mức estrogen và cũng giúp sức khỏe não bộ,” Bhatia nói.

Hãy phết một muỗng dầu ô-liu lên miếng bánh mì nướng hoặc bánh gạo, hoặc dùng dầu để trộn salad, hay rưới lên món rau xào sau khi nấu xong. Lưu ý, đừng dùng dầu ô-liu để chiên, xào ở nhiệt đô cao, vì khi đó sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng.

Image
Dùng dầu ô-liu để trộn salad, hay rưới lên món rau xào sau khi nấu xong. (ảnh: Unsplash)



Bơ là một “siêu thực phẩm” quan trọng khác. “Bạn chỉ cần khoảng một phần tư quả bơ, nhưng điều đó cung cấp cho bạn lượng chất béo omega-9, selen và thậm chí cả vitamin E mà bạn cần hàng ngày,” Bhatia nói. Cô giải thích, các chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ, cải thiện lưu lượng máu cho sức khỏe nội tiết tố và thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh. Bơ chứa chất béo chuỗi trung bình và điều đó giúp giữ cho đường ruột của bạn ổn định, ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa phá hoại chất dinh dưỡng của bạn.

Hãy cắt nhỏ trái bơ và ăn chung với món salad; ăn không, rắc muối và tiêu lên trên như một món ăn nhẹ. Bạn cũng có thể nghiền nát và dùng làm nước chấm hoặc xay sinh tố uống.
Image
Cắt nhỏ trái bơ và ăn chung với món salad. (ảnh: Unsplash)

Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng để giữ cho mái tóc và làn da của bạn khỏe mạnh.

Khoai lang chứa nhiều vitamin A. “Vitamin A rất quan trọng khi chúng ta nói về tuổi thọ,” Bhatia nói. “Vitamin A cải thiện quá trình thay thế tế bào, ngăn ngừa các tế bào bị hư tổn và da và tóc của bạn không bị xấu đi”

Mỗi ngày ăn một củ khoai lang, cắt nhỏ rồi đem nướng hoặc luộc. Cũng có nhiều món ăn làm bằng khoai lang, dễ ăn, mà ngon nữa.

Image
Khoai lang làm gì cũng ngon. (ảnh: Unsplash)



Rau kale (cải xoăn)
Image
(ảnh: Unsplash)

Rau kale tăng cường khả năng miễn dịch và giải độc gan. Bhatia cho biết Rau kale chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C. “Vitamin A ‘giúp hệ thống miễn dịch và giúp chúng ta chống lại virus và vi khuẩn,” Bhatia nói. “Còn Vitamin C ‘đóng một vai trò đáng kinh ngạc trong việc giữ cho đường ruột khỏe mạnh, làn da khỏe mạnh, cơ bắp, xương của bạn chắc khỏe và hơn thế nữa”. Kale cũng giúp tạo ra glutathione. Glutathione là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, thực sự cung cấp oxy cho tất cả các tế bào, giúp chúng ta khỏe mạnh, giữ cho mọi cơ quan và cơ bắp trong cơ thể luôn phát triển.

Kale còn giúp chuyển hóa estrogen và làm sạch gan. Bhatia nói: “Một trong những vấn đề lớn với sự lão hóa là gan làm việc chậm chạp và không thể chuyển hóa mọi thứ. Kale là một trong những thành phần hỗ trợ gan. Bạn có thể ăn rau kale như salad, hoặc nấu canh cũng được.
Image
(ảnh: Unsplash)

Trái lựu

Bhatia cho biết loại trái này chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và resveratrol (hoạt chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tế bào ung thư). Có rất nhiều nghiên cứu tuyệt vời về resveratrol và cách nó thực sự kéo dài tuổi thọ và duy trì quá trình lão hóa một cách khỏe mạnh.

Bạn có thể cho lựu vào món salad, nên ăn luân phiên những thực phẩm này vào thực đơn ăn uống của mình và cố gắng ăn chúng từ ba đến năm lần một tuần.
Image
(ảnh: Unsplash)

Thật ra không có cách đúng hay sai để làm điều này. Tất cả chỉ là kết hợp và tập dần những thói quen nhỏ, dễ dàng, vào bữa ăn của bạn, giúp bạn nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để sống khỏe hơn và sống lâu hơn.”
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoangphong »

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần lưu ý
Đằng Vân
25 tháng 1, 2023

Image
Minh họa: Pixabay

Cành báo Đột quỵ hay còn được gọi là Các cơn thiếu máu não thoáng qua (Transient ischemic attacks – TIA) là dấu hiệu cảnh báo khi các triệu chứng giống như đột quỵ, xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ, sau đó biến mất.

Chính điều này làm nạn nhân ỷ lại không đến bệnh viện để được chăm sóc y tế tức thời, cho đến khi cơn đột quỵ xảy ra thì quá trễ để cứu chữa.

Trên toàn cầu, ước tính cứ 40 giây lại có một cơn đột quỵ xảy ra và cứ sau 4 phút lại có một cơn đột quỵ dẫn đến tử vong.


Điều gì gây ra đột quỵ?

Trong một cơn đột quỵ, việc cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc hạn chế. Đột quỵ dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, dẫn đến tử vong ngay lập tức. Khi cục máu đông hình thành trong não, nó sẽ chặn hoặc hạn chế lưu lượng máu đến não, dẫn đến đột quỵ. Nguyên nhân gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua hay còn gọi là Cảnh báo Đột quỵ là gì?

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là một giai đoạn ngắn có các triệu chứng tương tự như đột quỵ. TIA thường kéo dài trong vài phút và không gây tổn thương vĩnh viễn.

Các triệu chứng của cơn Cảnh báo Đột quỵ sẽ hết trong vòng chưa đầy một giờ và bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường.

Các mạch máu cung cấp máu giàu oxy cho não của bạn bị tắc nghẽn trong TIA. Thông thường, cục máu đông hình thành ở những nơi khác trong cơ thể bạn sẽ di chuyển đến mạch máu não, mặc dù bọt khí hoặc mảnh chất béo cũng có thể gây ra tắc nghẽn này.

Các triệu chứng Cảnh báo Đột quỵ thường hết trong thời gian ngắn, thường là trước khi bệnh nhân kịp đến bệnh viện để được đánh giá toàn diện. Khi các triệu chứng đột quỵ biến mất quá nhanh, nhiều người có cảm giác an toàn giả tạo và không tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ là gì?

Đây là những dấu hiệu của một cơn Cảnh báo Đột quỵ:

– Méo một bên mặt

– Không có khả năng nâng và duy trì cả hai cánh tay do yếu hoặc tê

– Bị líu lưỡi khi nói, lời nói bị cắt xén hoặc không thể nói được

– Liệt một bên cơ thể

– Mất thị lực, nhìn mờ hoặc nhìn một thành hai

– Chóng mặt

– Tinh thần hoang mang

– Mất cân bằng cơ thể và các động tác không phối hợp được
Image
Minh họa: Pexels

Nguyên nhân gây ra Cảnh báo Đột quỵ

Các yếu tố rủi ro đối với TIA cũng giống như đối với đột quỵ là do thiếu máu cục bộ. Các yếu tố rủi ro bao gồm một hoặc vài yếu tố sau đây:

– Cao huyết áp

– Hút thuốc lá

– Rối loạn lipid máu

– Bệnh tiểu đường

– Kháng insulin

– Béo phì

– Tiêu thụ rượu quá mức

– Thiếu hoạt động thể chất

– Chế độ ăn uống có nguy cơ cao (ví dụ, nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và calo)

– Căng thẳng tâm lý xã hội (ví dụ, trầm cảm)

– Rối loạn tim (đặc biệt là rối loạn dẫn đến tắc mạch, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và rung tâm nhĩ)

– Sử dụng một số loại thuốc (ví dụ như cocaine , amphetamine)

– Bị chứng đông máu

– Viêm mạch

(Theo blodsky)
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by dailien »

Thù ghét người Á Châu luôn xảy ra trong nhiều giai đoạn lịch sử Mỹ
February 3, 2023
LOS ANGELES, California (NV) – Người Á Châu có mặt ở Hoa Kỳ từ rất lâu, và tình trạng thù ghét sắc dân này có từ những ngày đầu mà họ đặt chân đến Hoa Kỳ. Nhìn lại lịch sử là một cách hiệu quả để phân tích tình trạng thù ghét hiện nay.

Theo nhật báo Rafu Shimpo, người Philippines là những người gốc Á đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ, làm việc trên tàu của Tây Ban Nha vào thế kỷ 16. Tuy vậy, người Trung Quốc là nhóm người Á Châu chính thức nhập cư vào Hoa Kỳ đầu tiên vào thập niên 1800.
Image
Tình trạng thù ghét người Á Châu gây ra nhiều nguy hiểm trong đại dịch COVID-19. (Hình: Timothy A. Clary/AFP via Getty Images)
Các chủ doanh nghiệp thuê người Hoa làm việc nhiều vì lương thấp và không coi trọng mạng sống của họ, nhất là vào thời kỳ đào vàng ở California và trong thời kỳ làm đường rầy xe lửa xuyên nước Mỹ. Đó cũng là những lúc mà tình trạng thù ghét người Á Châu xuất hiện đầu tiên trong lịch sử Mỹ.

Tối Cao Pháp Viện vào năm 1854 còn ra phán quyết cấm người Hoa và người da màu khác tố cáo người da trắng. Vì vậy, chuyện truy tố các tội thù ghét người Á Châu gần như không thể xảy ra.

Đầu thập niên 1850, nhiều nhóm người da trắng từ California đến Wyoming tấn công và đuổi nhiều người Hoa ra khỏi nơi họ đang sống. Một sự việc xảy ra vào năm 1871 làm 17 người Hoa thiệt mạng ở Los Angeles, California.

Vào năm 1882, Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Loại Trừ Người Hoa, cấm người Trung Quốc nhập cư vào Hoa Kỳ.


Trước đó, vào năm 1875, Hoa Kỳ còn có luật cấm những người từ các nước phương Đông vào Mỹ để làm nghề mại dâm. Tại thời điểm này, phụ nữ Á Châu luôn bị coi là người trong nghề mại dâm, nên thường bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Đạo Luật Loại Trừ Người Hoa còn không cho người Hoa lấy quốc tịch Mỹ, nhưng không nói rõ những người thuộc các nước Á Châu khác có được lấy quốc tịch Mỹ hay không.

Người Nhật cũng từng bị kỳ thị ở Hoa Kỳ, nhưng được đối xử tốt hơn người Hoa vì Nhật phát triển rất nhanh vào thập niên 1900.

Vào năm 1906, Học Khu San Francisco bắt buộc trẻ em gốc Nhật phải học ở trường dành riêng cho người Á Châu, làm chính phủ Nhật đương thời bất mãn. Vì vậy, Hoa Kỳ ký thỏa thuận cho người Nhật nhập cư được ở lại Mỹ và đưa gia đình họ đến quốc gia này. Trẻ em gốc Nhật không cần phải học trường dành riêng cho người Á Châu nữa.

Image
Đến năm 1924, Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Nhập Cư, chỉ cho phép người Nhật, người Hoa và người Philippines nhập cư vào Mỹ. Các nước từ Trung Đông đến Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương không được quyền nhập cư.
Không chỉ vậy, một đạo luật của năm 1907 còn cấm phụ nữ gốc Á Châu sinh ra ở Hoa Kỳ kết hôn với một người nhập cư từ Á Châu, và nếu làm vậy, người phụ nữ đó sẽ mất quốc tịch Mỹ và không có quyền xin quốc tịch lại.


Về mặt giao tiếp, chuyện đàn ông gốc Á Châu tiếp xúc với phụ nữ da trắng thường dẫn đến bạo lực. Vào năm 1933, một nhóm đàn ông gốc Philippines ở Watsonville, California, bị một đám đông da trắng tấn công vì khiêu vũ với phụ nữ da trắng.

Đến năm 1941, người Mỹ gốc Nhật bị kỳ thị vì vụ tấn công ở Trân Châu Cảng, Hawaii, trong Đệ Nhị Thế Chiến. Cộng đồng và doanh nghiệp của họ bị đập phá, và các sắc dân Á Châu khác bị vạ lây.

Trong quân đội, các binh sĩ gốc Nhật phải giải ngũ, bị chuyển đi nơi khác hoặc không cho cầm vũ khí. Tại miền Tây Hoa Kỳ, 120,000 người gốc Nhật phải vào trại tập trung vì bị nghi ngờ gây nguy hiểm trong nội địa.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ phải đối đầu với Liên Xô qua Chiến Tranh Lạnh, với hai địa điểm đáng chú ý ở Á Châu là bán đảo Triều Tiên và Việt Nam.

Tại các nước Á Châu có Mỹ đóng quân, các binh sĩ Mỹ thường lợi dụng và tấn công tình dục phụ nữ ở các quốc gia đó, dẫn đến tình trạng coi thường phụ nữ gốc Á Châu ở Hoa Kỳ.
Image
Người Hồi Giáo cũng là nạn nhân của nhiều vụ thù ghét. (Hình: Andrew Biraj/AFP via Getty Images)

Vào thập niên 1980, Nhật phát triển kinh tế rất mạnh, dẫn đến tình trạng thù ghét người gốc Nhật. Vào năm 1982, ông Vincent Chin, người Hoa, bị hai người da trắng làm việc trong nhà máy xe hơi giết vì tưởng ông là người Nhật.

Hai hung thủ nhận tội, nhưng không nhận án tù vì hệ thống pháp lý lúc đó cho rằng mạng sống của ông Chin chỉ đáng bản án nhẹ nhất.


Vào năm 1999, Tiến Sĩ Wen-Ho Lee, khoa học gia gốc Đài Loan, bị bắt và bị tố cáo đưa bí mật về bom nguyên tử cho Trung Quốc. Ông bị biệt giam chín tháng, không được quyền tại ngoại, dù không hề có bằng chứng cho thấy ông phạm tội.

Đến thế kỷ 21, tình trạng thù ghét người Á Châu tăng vọt, nhất là sau vụ tấn công 9/11 hồi năm 2001. Nhiều người gốc Ả Rập và Trung Đông bị thù ghét, và nhiều người Ấn Độ theo đạo Sikh cũng bị thù ghét vì quấn khăn trên đầu giống người Hồi Giáo.

Truyền thông Mỹ còn lan truyền những hình ảnh kỳ thị người Hồi Giáo, làm tình trạng thù ghét trở nên nguy hiểm hơn.

Đến đại dịch COVID-19 của năm 2020, nhiều cơ quan truyền thông và Tổng Thống Donald Trump lan truyền suy nghĩ kỳ thị, cho rằng người Á Châu là nguồn lây lan đại dịch.

Từ năm 2020 đến 2022, tổ chức Stop AAPI Hate cho biết có đến 11,500 sự việc liên quan đến thù ghét được báo cáo, tăng 339% so với tình trạng thù ghét người gốc Á Châu trước đại dịch.
Image
Cho đến nay, người Nhật vẫn không quên được những tháng ngày sống trong trại tập trung. (Hình: J Pat Carter/Getty Images)
Tình trạng nhiều phụ nữ Á Châu bị tấn công cũng lập lại như nhiều lần trong lịch sử Mỹ, trong đó nguy hiểm nhất là vụ nổ súng vào các tiệm massage ở Atlanta, Georgia, trong năm 2021, làm sáu phụ nữ thiệt mạng.

Hiện nay, người Á Châu được coi là sắc dân thiểu số gương mẫu, nhưng không phải lúc nào họ cũng được coi như vậy. Cách nhìn đó có thể thay đổi tùy theo suy nghĩ các nhóm da trắng thượng đẳng.


Vì vậy, nhìn lại lịch sử giúp người gốc Mỹ gốc Á Châu hiểu rõ hơn về tình trạng thù ghét xảy ra trong nhiều giai đoạn của lịch sử Hoa Kỳ. (TL) [qd]
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoanghoa »

Bốn điều không nên làm để tránh bị ‘sương mù não’
Duy Lê

Image
(minh họa: Unsplash)
Nhà thần kinh học MIT chia sẻ bốn điều cô không bao giờ làm để loại bỏ chứng ‘sương mù não và hay quên’ (brain fog and forgetfulness).
Điện thoại báo thức tắt, bạn mặc quần áo, lấy cà phê và đi làm. Nhưng đến giờ ăn trưa, bạn cảm thấy lờ đờ, tinh thần uể oải, thiếu tập trung, thậm chí không buồn check email. Đó là dấu hiệu của chứng “sương mù não” (brain fog). Ngoài căng thẳng và thiếu ngủ, triệu chứng này xảy ra do hệ thống miễn dịch tạo ra phản ứng viêm trong não. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như kém tập trung và trí nhớ, hoặc khó đưa ra quyết định.

Hầu hết mọi người từng bị chứng sương mù não. Nó thường được mô tả như một cảm giác đầu óc mụ mẫm. Hay quên là chứng bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Khi lớn lên, chúng ta trải qua những thay đổi sinh lý có thể gây ra những trục trặc trong các chức năng của não bộ mà mọi người hay coi đó là điều hiển nhiên. Ngoài ra, thiếu ngủ, làm việc quá sức và căng thẳng có thể gây ra sương mù não.


Sương mù não có thể gây khó chịu, nhưng có thể giảm nhẹ. Nhưng đừng bỏ qua các triệu chứng, vì nếu không được điều trị, sương mù não có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và dẫn đến bệnh khác như Parkinson, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

Tiến sĩ Tara Swart Bieber (*) nhà thần kinh học, bác sĩ y khoa và giảng viên cao cấp tại MIT Sloan, chia sẻ trên CNBC bốn điều mà cô không bao giờ làm, để tránh bị “brain fog and forgetfulness”
Image
Tiến sĩ Tara Swart Bieber. (ảnh: Twitter)

1-Không bao giờ để cơ thể căng thẳng quá lâu.

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đang thư giãn, cơ thể bạn có thể đang căng thẳng về mặt thể chất (ví dụ: cứng cổ, đau lưng hoặc đau vai). Đây có thể là kết quả của sự căng thẳng từ những thứ như nhiệm vụ chưa hoàn thành hoặc thời hạn giải quyết công việc sắp đến.

Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể mình căng thẳng, cô lập tức thực hiện bài tập có tên là “box breading”, như sau:

Hít vào bằng mũi trong khi bạn từ từ đếm đến bốn giây.

Nín thở trong bốn giây.

Thở ra bằng mũi tất cả không khí ra khỏi phổi khi bạn từ từ đếm đến bốn giây.

Nín thở trong bốn giây.

Lặp lại ít nhất bốn vòng.

“Box breading” là cách đơn giản để giúp làm dịu bộ não của bạn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nó có thể làm giảm mức độ cortisol, đây là chất hóa học được sản xuất khi cơ thể bị căng thẳng.


2.Không bao giờ sử dụng màn hình một giờ trước khi đi ngủ.

Việc lướt qua Instagram hoặc xem TV trước khi đi ngủ rất hấp dẫn, nhưng những hoạt động này có thể quá kích thích não bộ. Thay vào đó, cô cố gắng đọc một cuốn sách trước khi tắt đèn. Nếu điều đó không giúp ngủ được, cô sẽ thực hiện “kiểm tra cơ thể thư giãn”, siết chặt và thả lỏng các cơ – bắt đầu từ ngón chân cho đến tận đầu.

Lý tưởng nhất là chúng ta cần ngủ khoảng tám tiếng mỗi đêm. Nhiều hơn thế có thể dẫn đến tâm trạng chán nản, và ít hơn thế sẽ không cho não đủ thời gian để nghỉ ngơi và thiết lập lại.
Image
Ngủ đủ giấc có lợi cho sức khỏe của mọi người. (minh họa: Unsplash)

3.Không bao giờ nạp nhiều glucose.

Nếu đường ruột của bạn không khỏe, trí tuệ của bạn cũng có thể bị suy giảm. Tiến sĩ Tara Swart Bieber củng cố trục não-ruột của mình bằng cách duy trì ăn uống giàu thực phẩm hydrat hóa, chất béo lành mạnh và protein dễ tiêu hóa.

Quan trọng nhất, cô cố gắng tránh đường. Não của bạn sử dụng glucose (đường) làm nhiên liệu, nhưng carbohydrate tinh chế như xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao có trong nước ngọt không phải là nguồn nhiên liệu tốt. Não của bạn nhận được quá nhiều glucose, sau đó lại quá ít.

Điều này có thể dẫn đến cáu kỉnh, mệt mỏi, rối loạn tâm thần và suy giảm khả năng phán đoán.

Cô cũng ăn thực phẩm giàu magiê – ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, đậu khô và các loại đậu – để giúp điều chỉnh tâm trạng và chu kỳ giấc ngủ. Cô uống thức uống chứa caffein cuối cùng trong ngày trước 10 giờ sáng.
Image
Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. (minh họa: Unsplash)

4.Không bao giờ bỏ thiền

Tiến sĩ Tara Swart Bieber thiền ít nhất 12 phút mỗi ngày. Cô cho rằng thiền vào ban đêm có thể giúp giảm thiểu sương mù não vào ngày hôm sau. Cách thức:

Loại bỏ tất cả phiền nhiễu ra khỏi tâm trí

Ngồi hoặc nằm xuống ở một vị trí thoải mái.

Lấy hơi thở sâu.

Lặng lẽ quan sát suy nghĩ

Bất cứ ý nghĩ nào đến, chỉ cần thừa nhận và tập trung thở.
Image
Thiền ít nhất 12 phút mỗi ngày. (minh họa: Omid Armin/Unsplash)

Nếu không thích thiền, bạn có thể thực hiện một hoạt động chánh niệm như nấu ăn hoặc đi dạo trong yên tĩnh. Nhà thần kinh học cũng khuyên bạn nên nghĩ ra một câu thần chú mà bạn có thể đọc vào buổi sáng, chẳng hạn như: “Sương mù não là một trạng thái của tâm trí. Tôi sẽ đi ngủ sớm tối nay và sẽ khỏe vào ngày mai.” Bằng cách nói to các mục tiêu của bạn với chính mình, bạn có thể bắt đầu có chủ ý hơn trong việc thay đổi thói quen. Và thông qua sự lặp lại đó, bộ não và cơ thể của bạn sẽ bắt đầu làm theo.

(*) Tiến sĩ Tara Swart Bieber – nhà thần kinh học, bác sĩ y khoa và giảng viên cao cấp tại MIT Sloan, là tác giả của cuốn “The Source: The Secrets of the Universe, the Science of the Brain,” (Nguồn gốc: Bí mật của Vũ trụ, Khoa học về Não bộ” và là người dẫn chương trình podcast “Reinvent Yourself with Dr. Tara”.
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by tiendung »

Image
ĐỪNG ĐỂ "GẦN ĐẤT XA TRỜI" MỚI TIẾC



Người trẻ thường sống vội, chạy theo những thứ hào nhoáng, không thực tế. Họ vội vàng quyết định vì sợ mất đi cơ hội tốt, họ đánh liều để rồi nhận về nhiều quả đắng về sau.

Người lớn tuổi thì khác, họ đã trải qua nhiều giông bão của cuộc đời nên khi đối mặt với bất kỳ điều gì họ đều cẩn trọng. Đối với những khó khăn sóng gió, họ sẵn sàng đối mặt và điềm tĩnh giải quyết. Cũng ở độ tuổi đó, họ mới nhận ra những điều quý giá mà tuổi trẻ mình đã đánh mất.

Có những điều nhận ra sớm ngày nào sẽ tốt ngày ấy…

1. Thời gian một đi không trở lại, sinh mệnh con người thì quá ngắn ngủi

Khi về già, ta nhận ra sự thật rõ ràng rằng một ngày trôi qua sẽ mãi mãi không quay trở lại, vì vậy ngay từ bây giờ, hãy sống vui vẻ mỗi ngày, để mỗi ngày trở nên ý nghĩa hơn.


2. Thời gian và kinh nghiệm sẽ làm lành những nỗi đau

Bạn cần hiểu rằng một chuyện buồn trong cuộc sống dù có đau đớn đến mức nào rồi đến một ngày nó sẽ chỉ là một phần rất nhỏ bé so với cả quá khứ của bạn và nó cũng không nghiêm trọng đến mức như bạn nghĩ bây giờ.

3. Phía sau một cuộc đời tươi đẹp là không ít những đau khổ

Bạn là con người nên không thể hoàn hảo. Dù bị tổn thương nhưng bạn vẫn sống sót. Hãy nghĩ về một đặc ân quý giá là bạn vẫn được sống, được thở, được suy nghĩ, được tận hưởng và được theo đuổi những gì bạn yêu thích.

Đôi khi có những nỗi buồn trên đường đời nhưng vẫn còn rất nhiều niềm vui. Chúng ta vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước ngay cả khi chúng ta đang tổn thương, vì chúng ta không bao giờ biết điều gì đang chờ đợi mình.

4. Bạn là người quan trọng nhất với chính mình

Hạnh phúc là khi bạn cảm thấy hài lòng với bạn thân mà không cần sự đồng tình từ ai đó. Bạn phải đối xử tốt với chính bản thân mình trước khi muốn có mối quan hệ tốt với những người khác. Bạn phải tự thấy bản thân mình có giá trị thì mới có thể tự tin trong mắt người khác.

5. Hành động của một người nói lên sự thật

Trong cuộc đời mình, bạn sẽ gặp nhiều người. Họ có thể nói những lời tốt đẹp nhưng cuối cùng chỉ có hành động của họ mới nói lên họ là ai. Vì thế hãy chú ý tới những gì mà người ta làm. Hành động của họ sẽ nói với bạn mọi thứ bạn cần biết.

6. Hạnh phúc hay niềm vui không tự nhiên mà có

Không có gì nằm gọn trong lòng bàn tay. Hạnh phúc sẽ không đến gõ cửa tìm bạn, niềm vui cũng không tự nhiên mà có. Hạnh phúc phải nỗ lực mới có thể đạt được, niềm vui luôn phải tìm kiếm không ngừng. Hạnh phúc và niềm vui phải dùng trái tim để cảm nhận, có cảm nhận được hay không còn phụ thuộc vào chính bản thân bạn.


7. Tiền bạc nhiều đến đâu thì chết cũng coi như hết



Đừng quá coi trọng tiền bạc, càng không nên quá chi li tính toán, tiền chỉ như vật ngoài thân, sống có giàu sang phú quý đến đâu thì chết cũng không mang theo được. Nếu có ai đó cần sự giúp đỡ của bạn, hết lòng giúp đỡ họ cũng chính là một niềm vui, nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui tại sao lại không làm chứ?

Tiêu tiền giúp bạn hiểu được tiền có thể kiếm được thì cũng có thể tiêu đi, hãy dùng nó để giúp đỡ bản thân và người khác.

8. Sức khỏe mãi mãi là của bạn

Tiền bạc, con cái, quyền lực chỉ là nhất thời, vinh quang là của quá khứ, còn sức khỏe sẽ mãi là của bạn.

9. Cha mẹ và con cái hoàn toàn không giống nhau

Tình yêu của cha mẹ giành cho con cái là vô hạn, còn tình yêu của con cái dành cho cha mẹ chỉ là cái gì đó hữu hạn mà thôi:

– Con cái bị bệnh cha mẹ hết mình chăm sóc, cha mẹ bệnh con cái hỏi thăm qua loa và coi thế là đã đủ.

– Con cái tiêu tiền của cha mẹ đó là lẽ đương nhiên, cha mẹ tiêu tiền của con cái không dễ dàng như vậy.

– Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, còn nhà của con cái thì không còn là nhà của cha mẹ nữa.

Không giống nhau chính là như vậy, hiểu rằng vì con cái làm tất cả đó không chỉ là nghĩa vụ mà đó còn là niềm vui, không cầu báo đáp, nếu mong muốn sự báo đáp của con cái thì chỉ chuốc lấy muộn phiền.

10. Những hy sinh của ngày hôm nay sẽ được đền đáp vào ngày mai

Khi nói đến chuyện làm việc chăm chỉ để đạt được một ước muốn nào đó như: tốt nghiệp đại học, gây dựng sự nghiệp hay đạt được một thành tựu nào đó đòi hỏi thời gian và sự quyết tâm, tôi muốn hỏi bạn một điều: “Bạn có sẵn sàng sống một cuộc đời khác với mọi người hay không?”.

11. Cuộc sống của bạn không phải từ lúc bạn sinh ra cho tới khi bạn qua đời

Cuộc sống của bạn chính là ngay lúc bạn đang thở cho tới hơi thở tiếp theo. Hiện tại – ngay ở đây và ngay lúc này – chính là cuộc sống của bạn. Vì thế, hãy tận hưởng từng khoảnh khắc bằng sự tử tế và bình an, đừng sợ hãi hay hối tiếc.


12. Luôn có một tâm thái vui vẻ

Cuộc sông luôn công bằng, biết đủ thì luôn hạnh phúc, làm việc tốt, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui, bồi dưỡng các sở thích của bản thân, bạn sẽ một cuốc sống nhiều màu sắc hơn. Dùng tâm thái bình tĩnh đối mặt với mọi điều, chỉ như vậy bạn mới luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

13. Đơn giản, bình thường mới là thật

Quyền cao chức trọng thì được hưởng lộc, nhưng thường dân lại chiếm số đông hơn. Số ít chưa chắc đã hạnh phúc, “số đông” vì thế không cần phải tự ti.

Con người vốn không phân cao thấp sang hèn, chỉ cần nỗ lực hết mình vì sự nghiệp cũng coi như là đã có cống hiến, hơn nữa bước qua tuổi trung niên chẳng phải cũng gần về với thiên nhiên rồi sao? Ai cũng giống nhau cả.

“Thực ra làm quan cao không bằng nhiều tiền, nhiều tiền không bằng sống lâu, sống lâu không bằng vui vẻ, vui vẻ không bằng hạnh phúc”.
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by MatVit »

2023 sẽ là “năm của chi tiêu hợp lý”
Lương Thái Sỹ

Image
Nếu năm 2022 là năm của “những chuyến du lịch trả thù” sau những ngày bị “giam lỏng” vì COVID-19 thì năm 2023 sẽ trở thành “năm của chi tiêu hợp lý”, cả ở nhà và tại nơi làm việc. (minh họa: Unsplash)

Việc sa thải lao động công nghệ hàng loạt trong vài tháng gần đây có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng ra sao với xu hướng tiêu dùng?

Hầu như không có ngày nào trôi qua mà không có thông báo về việc sa thải số lượng lớn tại các công ty công nghệ nổi tiếng của Mỹ: 8,000 lao động phải ra đi tại Salesforce; 10,000 tại Microsoft; 12,000 tại Google (đợt sa thải lớn nhất trong lịch sử công ty) và 18,000 tại Amazon. Theo Washington Post.

Tuần trước, IBM và dịch vụ kinh doanh âm nhạc trực tuyến Spotify cũng tham gia vào làn sóng cắt giảm việc làm, nâng tổng số lao động công nghệ bị sa thải trong những tháng gần đây lên hơn 200,000!


Đây là một cảnh báo đáng quan tâm cho nền kinh tế và là một tín hiệu khác cho thấy sự bùng nổ chi tiêu của người tiêu dùng đang giảm dần. Tuy nhiên, việc sa thải lao động công nghệ không có nghĩa là sẽ tạo ra làn sóng cắt giảm dây chuyền ngay tức thì trong toàn bộ nền kinh tế Mỹ hoặc thậm chí nâng tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp trong lịch sử lên cao hơn. Sa thải công nghệ được chú ý vì loại sa thải này, đặc biệt là Silicon Valley và Big Tech, thường được giới truyền thông đưa tin nhiều.

Lao động làm việc tại các công ty công nghệ chỉ chiếm 2% lực lượng lao động Mỹ, vì vậy ảnh hưởng đến thị trường lao động của loại sa thải này nhỏ hơn nhiều so với khu vực sản xuất (chiếm 8% tổng số việc làm), bán lẻ (10%) hoặc chăm sóc sức khỏe (11%). Có một thực tế xảy ra ở khu vực công nghệ trong và sau thời kỳ COVID-19 mà không xảy ra ở những khu vực khác.

Từ 2020 khi đại dịch bắt đầu, công nghệ phục hồi ngoạn mục và được hưởng lợi lớn từ hàng triệu người bị mắc kẹt ở nhà và hàng trăm triệu người dành thời gian nhiều hơn cho các công cụ thông minh. Việc người Mỹ tuyệt vọng đặt mua giấy vệ sinh trên mạng và giải trí cho con cái bằng máy tính bảng và smartphone đã mang về doanh thu “khủng” cho Big Tech và các công ty được lợi tận dụng nhanh cơ hội. Ví dụ, Amazon đã tăng gấp đôi lực lượng nhân sự để đáp ứng cơn sốt mua sắm trực tuyến trong đại dịch và khu vực công nghệ đã chứng kiến đợt tuyển dụng rầm rộ chưa từng thấy kể từ cuối thập niên 1990. Chỉ có một nhận thức chưa đúng là các giám đốc điều hành nói họ tin nền kinh tế thay đổi mãi mãi nên cần phải giành chiến thắng trong cuộc chiến tìm kiếm nhân tài trong thời đại lao động công nghệ khan hiếm! Kết quả là quá… đông đúc.

Giờ đây, các công ty công nghệ đang trải qua quá trình điều chỉnh, nhưng điều chỉnh không có nghĩa là dấu chấm hết cho khu vực này. Sa thải lần này cũng không giống như quy mô mất việc làm của giới cổ cồn xanh vào đầu thế kỷ 21. Nếu sa thải công nghệ trở nên đáng lo ngại thì đó là: Thứ nhất: Phố Wall đang có xu hướng thu hẹp quy mô nhân sự. Hầu hết các công ty công nghệ tuyên bố sa thải nhìn thấy giá cổ phiếu của họ tăng lập tức. Tín hiệu này được các giám đốc điều hành khác bắt chước như “cẩm nang cần thiết khi thu nhập công ty bắt đầu sụt giảm”. Cho đến nay, tâm lý “bầy đàn” đó vẫn chỉ “khu trú” trong khu vực công nghệ và truyền thông. Trên thực tế, điều ngạc nhiên nhất là các việc làm khác vẫn ổn định, ngay cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhất bởi việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) tăng lãi suất nhiều đợt để chống lạm phát và hạ nhiệt nền kinh tế.
Image
Các công ty công nghệ đang trải qua quá trình điều chỉnh, nhưng điều chỉnh không có nghĩa là dấu chấm hết cho khu vực này. (minh họa: Unsplash)

Nền kinh tế phụ thuộc vào 20% người giàu nhất

Dù việc làm công nghệ đang giảm, nhưng việc làm trong ngành xây dựng và bất động sản vẫn mạnh mẽ và không có đợt sa thải lớn nào. Lo lắng thứ hai là tác động của sự dư thừa sản phẩm công nghệ khi người tiêu dùng không còn khả năng “mua dễ” như trước. Phần lớn, nhân viên công nghệ được trả lương cao và việc họ bị sa thải đi kèm với các gói trợ cấp thôi việc hào phóng. Họ cũng không thể chuyển sang các công việc lương thấp hơn. Thất bại trong cuộc đua việc làm mới, họ ngồi yên và chờ cơ hội. Nhưng dù tốt hay xấu, nền kinh tế Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào chi tiêu của 20% những ở nấc thang trên cùng của sự giàu có – những người lao động có mức lương sáu con số, có tiền để đến các nhà hàng nổi tiếng đắt đỏ, ngồi trên khán đài giá vé cao tại các trận đấu thể thao hoặc bay ở ghế hạng thương gia. Họ có những ngôi nhà đẹp để trang trí, thời trang để phô bày và những kỳ nghỉ xa hoa. Chi tiêu của họ (hoặc giảm chi tiêu) đều ảnh hưởng lớn đến sự bùng nổ hay phá sản của khu vực dịch vụ và các doanh nghiệp sống nhờ hàng hoá cao cấp, kể cả trang trí nội thất và thiết bị gia dụng.

Những gì đang xảy ra đối với người giàu bây giờ cũng giống như những gì mà tầng lớp trung lưu và các gia đình nghèo từng trải qua vào mùa Xuân và mùa Hè năm ngoái, khi giá xăng lên quá $5 và niềm tin vào chính phủ bị sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng đến tiêu dùng như thế nào còn phải nghiên cứu kỹ. Doanh số bán lẻ sụt giảm trong tháng cuối năm ngoái và một cuộc thăm dò của Morning Consult cho thấy người giàu bắt đầu lo lắng.

“Vào Tháng Mười Hai, 2022, những người có thu nhập cao nhất có tỷ lệ giảm tài sản ròng (sau thuế) nhiều nhất và tình hình tài chính gia đình của họ được cải thiện kém nhất so với một năm trước”, báo cáo thăm dò nêu rõ. Tuy nhiên, mức tiêu thụ của người dân Mỹ nói chung vẫn ổn định trong Quý IV, theo báo cáo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vừa được công bố vào thứ Năm tuần trước.

Các chỉ số kinh tế mới nhất sau khi cơn sốt sa thải công nghệ diễn ra cũng không báo hiệu thời điểm “ngày tận thế việc làm” sắp xảy ra, dù mọi thứ có xu hướng giảm. Tiêu dùng không ngừng lập tức mà chỉ chậm lại dần khi người tiêu dùng ở mọi nấc thang thu nhập thận trọng hơn đối với các kỳ nghỉ, ăn uống và sửa chữa nhà cửa. Liệu cuối cùng sẽ xảy ra một suy thoái nhẹ hay suy thoái chính thức trong năm nay không thì vẫn phải chờ xem.

Nếu năm 2022 là năm của “những chuyến du lịch trả thù” sau những ngày bị “giam lỏng” vì COVID-19 thì năm 2023 sẽ trở thành “năm của chi tiêu hợp lý”, cả ở nhà và tại nơi làm việc.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests