Đời sống quanh ta

nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »


Image

Giá một đời người là bao nhiêu?
Minh Anh
Tại Pháp, giá một đời người được ước tính ở mức khoảng ba triệu euro. Làm thế nào định giá được đời một con người ? Chuyên gia kinh tế Béatrice Cherrier trên Le Monde số ra ngày 30/09/2018 cho biết các phương pháp, đồng thời khẳng định ý tưởng này lần đầu áp dụng trong không quân Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh.

Năm 2016, Ủy ban Chiến lược và Dự báo, trong một báo cáo mang tên Các yếu tố thẩm định giá trị đời người (Elements pour une révision de la valeur de la vie humaine), ước tính giá một đời người là 3 triệu euro.

Nếu như tại Pháp, việc định giá đời người được tiến hành lần đầu vào năm 1994 bởi chuyên gia kinh tế Marcel Boiteux, thì nguồn gốc của ý tưởng này xuất phát từ không quân Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, theo như lời thuật của chuyên gia kinh tế Spencer Banzhaf (« The Cold-War origins of the Value of Statistical Life », Journal of Economic Perspective n°28/4, 2014).

Cuối những năm 1940, không lực Hoa Kỳ tìm cách tối ưu hóa các vụ không kích nhắm vào Liên Xô, nếu tiến hành, sao cho ít tổn thất nhất nhưng lại gây thiệt hại nhiều nhất cho đối phương. Không quân Mỹ đã yêu cầu sự trợ giúp của một nhóm nhà nghiên cứu thuộc RAND Corporation. Các chuyên gia này đề nghị huy động một số lượng lớn máy bay rẻ tiền để đánh lừa hệ thống phòng không Liên Xô. Đề xuất này không làm hài lòng các tướng lĩnh không quân Mỹ. Vì theo họ, các chuyên gia không tính đến cái giá phải trả cho sinh mạng phi công bị hy sinh ! RAND phải mất đến 20 năm để tìm ra lời đáp cho bài toán này.

« Giá thống kê đời người »

Đầu tiên, nhà kinh tế học Jack Hirshleifer đề xuất định giá đời một phi công theo mức chi phí đào tạo. Trong những năm 1960, người ta đề nghị nên sử dụng cách tính theo số tiền lương ròng mà một phi công nhận được trong suốt sự nghiệp. Số tiền này được cho là phản ánh lợi ích vật chất mà nghề nghiệp mang lại.

Điều đó chưa đủ. Dường như trong giá một đời người còn có một yếu tố không thể đo lường được, ngăn cản sự so sánh với giá cả vật chất. Bài toán hóc búa này đã thu hút sự chú ý của Thomas Schelling, chuyên gia về mô hình hóa kinh tế các xung đột, người từng được trao giải Nobel năm 2005 và sinh viên của ông, Jack Carlson, từng là phi công quân sự.

Dựa trên kinh nghiệm của chính mình, Jack Carlson đề nghị đưa thêm vào giá cuộc đời những chi phí của không quân Mỹ nhằm cải thiện hệ thống ghế bật thoát hiểm cho các loại máy bay B-58. Việc nâng cấp này tốn kém 80.000 đô la và cho phép gia tăng xác suất sống sót thêm vài điểm.

Cách lập luận này lúc ấy là một điểm mới : Điều đó cho phép thiết lập mối liên hệ giữa giá một cuộc đời và khái niệm rủi ro. Chính mối liên hệ này mà thuật ngữ « giá thống kê đời người » đã ra đời.

Nhưng ông Schelling còn đi xa hơn nhằm tránh cho các nhà chức trách rơi vào tình huống phải có những chọn lựa đạo đức đau đớn… Vào thời đó, các phong trào đòi thừa nhận « chủ quyền người tiêu thụ » đã nở rộ trên khắp nước Mỹ. Lấy cảm hứng từ hiện tượng này, ông Schelling đã giao phó cho chính người dân tự thẩm định giá trị cuộc đời của mình.

Người dân không thể đột nhiên định được giá cuộc đời của họ, nhưng người ta có thể mở rộng phương pháp của Carlson : Hỏi một nhóm mẫu người là họ sẵn sàng chi ra bao nhiêu để được trang bị một túi khí an toàn trên xe hơi hay có một liều thuốc chữa bệnh nhằm giảm 1% rủi ro tử vong và từ các số liệu này, tính ra giá trị mà con người cho đó là một phần trong cuộc đời của họ.

Phương pháp tính này ngày nay đang gây tranh cãi, bởi vì giá một đời người đối với xã hội bị giới hạn ở việc ước tính rủi ro tử vong của từng cá nhân. Thế nhưng, chính phương pháp này lại được sử dụng rộng rãi để ra các quyết định liên quan đến người dân.
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Những người hơn 10 năm không thay đổi số điện thoại là người như thế nào:
Sau khi đọc xong bạn sẽ biết
Tại Việt Nam, những người dùng đầu số 090, 091 cũng ứng với đối tượng 10 năm không đổi số điện thoại di động này.
Trong một cuộc điều tra ngẫu nhiên tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc, người ta đã tìm ra mối quan hệ đặc biệt giữa giữa tính cách con người và đầu số điện thoại di động của họ.
Cụ thể, với những người suốt hơn 10 năm không đổi số điện thoại nói chung, giới nghiên cứu đã đi tới kết luận: Phần lớn những đối tượng này rất đáng tin cậy, có uy tín một cách tuyệt đối!

Tại sao như vậy? Hãy đọc tiếp nhé. Cuộc điều tra đã chỉ ra 4 lý do

Thứ nhất, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động thường không nợ tình cảm của người khác.
Bởi theo các nhà nghiên cứu, người ta chỉ thường xuyên thay đổi số điện thoại khi bản thân luôn có sự gian dối, phải bội và có xu hướng thay đổi liên lục để người cũ không còn cách liên lạc với họ.
Việc đổi số điện thoại thường xuyên cũng có thể hiểu là hành động xóa hết mọi dấu vết của những cuộc tình cũ, những câu chuyện không vui, chuyện làm ăn không thành.


Thứ hai, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động không bao giờ muốn nợ tiền của bất kì ai.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn thuận lợi. Ai rồi cũng phải một lần vay nợ, mượn tiền. Nhưng dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa, những người trung thành với một số điện thoại thường có xu hướng luôn luôn trả đủ và đúng hẹn. Còn như thói thường, người có ý đồ khất nợ, trả chậm sẽ có xu hướng đổi số điện thoại liên tục để “biệt tích giang hồ”, khiến chủ nợ muốn tìm cũng không thể thấy!

Thứ ba, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động thường sống chan hòa và được mọi người yêu quý.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người mang nặng “ân oán” sẽ luôn tìm cách tránh né, hạn chế mọi sự đụng độ, cho dù đó là qua điện thoại.
Ngược lại, người thẳng thắn, chính trực, sống chan hòa và được mọi người yêu quý sẽ không chọn cách tránh né vấn đề. Thay vào đó, họ sẽ tìm mọi cách để giải quyết sự việc và luôn giữ thái độ đúng mực nhất.



Cuối cùng, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động thường sống rất tình cảm.
Chính vì sống thiên về tình cảm nên những người này luôn muốn lưu giữ cho mình những kỷ niệm khó quên, dù cho đó chỉ đơn giản là một số điện thoại. Trong ý nghĩ của những người 10 năm không đổi số điện thoại di động, việc dùng số cũ sẽ giúp họ có thể kết nối lâu dài hơn với mọi người – đó có thể là bạn bè hay đồng nghiệp tại công ty cũ…


Những ai đã hơn 10 năm không thay đổi số điện thoại hãy chia sẻ ngay điều này nhé!
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image

Tại sao mang vớ giúp ngủ ngon hơn?
Hoàng Chiêu Ấn
Tại sao mang vớ giúp ngủ ngon hơn?
Bạn có bị khó ngủ không? Nếu bạn là một trong những người khó ngủ, tối nay bạn thử mang một đôi vớ len mới giặt sạch sẽ thơm tho rồi hãy leo lên giường ngủ xem có khá hơn không. Theo kết quả nhiều cuộc nghiên cứu, mang vớ khi ngủ giúp bạn ngủ nhanh hơn và ngon giấc hơn. Vừa đặt lưng lên giường là ngủ ngay và ngủ thẳng giấc thì thích quá.

Để hiểu tại sao, trước tiên bạn nên biết là nhiệt độ cơ thể và giấc ngủ có liên quan với nhau. Vào ban ngày, cơ thể con người tàng tàng ở mức nhiệt độ trung bình 98,6 độ F (37 độ C). Nhưng vào ban đêm, theo phản ứng tự nhiên về sinh học, nhiệt độ cơ thể của bạn giảm bớt khoảng 2 độ F (1,2 độ C) trong suốt giấc ngủ.

Cơ thể giảm nhiệt độ khi ngủ hóa ra là do sự tính toán thần kinh sinh học phức tạp của bộ óc, ra lệnh cho cơ thể khi nào nhắm mắt ngủ và ngủ yên trong bao lâu. Nhiệt độ cơ thể giảm nhanh thì giấc ngủ đến nhanh.

Một trong những cách mà cơ thể điều chỉnh nhiệt độ là thông qua các mạch máu trong da. Nếu não quyết định là cơ thể đang nóng quá, nó sẽ ra lệnh cho các mạch máu giãn nở (sự giãn mạch, vasodilation) để làm nguội cơ thể, giống như ta mở máy lạnh cho nhà mát khi thời tiết nóng. Nếu cơ thể quá lạnh, não báo hiệu phản ứng ngược lại, hạn chế dòng chảy của máu lên bề mặt da (sự co mạch, vasoconstriction) giống như mở sưởi cho ấm trong mùa đông.

Bây giờ là lúc đôi bàn chân cần được nói đến đây. Lòng bàn tay và lòng bàn chân là bộ phận trao đổi nhiệt hiệu quả nhất của cơ thể, vì chúng không có lông và ít được giữ nhiệt hơn các bề mặt da khác. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra là làm ấm bàn chân trước khi đi ngủ bằng cách ngâm chân trong bồn nước ấm hoặc bằng cách mang vớ sẽ kích thích sự giãn mạch, do đó sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và sẽ giúp giấc ngủ đến nhanh hơn, so với chân không ấm và không mang vớ.

Điều đó cho thấy rằng sự khác biệt nhiệt độ giữa da bề mặt tứ chi và da vùng bụng (thuật ngữ y khoa là DPG, viết tắt gọn của distal-proximal skin temperature gradient = biến đổi nhiệt độ da từ chỗ xa nhất đến chỗ gần nhất của trung tâm cơ thể, cái rún/rốn) là chỉ báo tốt nhất về khả năng ngủ nhanh. Nó còn tốt hơn cả thôi miên hoặc một liều thuốc bổ sung melatonin, là thuốc giúp cho dễ ngủ.

Còn nữa! Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng chân mang vớ cũng có tác dụng cho thần kinh. “Nhiệt kế” của não nằm trong một vùng có tên y học là PO/AH (preoptic/anterior hypothalamus). Bên trong PO/AH là một loại nơron gọi là nơron nhạy cảm ấm (WSN = warm-sensitive neuron). Nó sẽ điều chỉnh mau lẹ hơn mỗi khi có sự chênh lệch giữa nhiệt độ của tứ chi (hai tay hai chân) và nhiệt độ gốc của cơ thể. Nơron nhạy cảm ấm có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra cảm giác buồn ngủ, giúp chúng ta bắt đầu chìm vào giấc ngủ và ngủ trong bao lâu. Nếu đúng như vậy thì việc làm ấm chân (mang vớ, xoa bóp, ngâm nước ấm, thoa dầu,…) trước khi đi ngủ sẽ giúp cho bộ điều chỉnh nhiệt (nhiệt kế) trong não làm việc nhanh hơn và giấc ngủ cũng sẽ đến nhanh hơn.

Trong một nghiên cứu nhỏ, các nhà nghiên cứu Đại Hàn thấy rằng mang một đôi vớ ngủ đặc biệt kiểu Đại Hàn không những làm cho ngủ nhanh mà còn làm cho ngủ lâu nữa. Thời gian ngủ tổng cộng trung bình tăng 30 phút và các lần thức giấc nửa đêm giảm phân nửa.
Nếu bạn ngại mang vớ đi ngủ sẽ bức bối nực nội rồi sinh ra tức tối bực bội thì hãy tìm những đôi vớ làm bằng sợi vải 100% mà mang. Xong!
Còn nếu như nghĩ rằng mang vớ lên giường là kỳ cục, là vô lý, là không tình tứ, vậy thì bạn cần nên nghĩ lại đi. Một nghiên cứu đáng nhớ và đáng tin cậy cho thấy rằng 80% các cặp vợ chồng mang vớ đi ngủ tìm được sự thỏa mãn hạnh phúc gối chăn tốt; trong khi chỉ có 50% các cặp vợ chồng không mang vớ có được cái hạnh phúc may mắn đó. Dường như đôi chân lạnh vì không mang vớ đã gây chi phối và làm cho người ta mất tập trung thì phải. Lạnh cẳng đương nhiên là không tốt phải không bạn.
Khi đôi bàn chân của bạn bị lạnh, các mạch máu của chúng co lại và làm ít máu lưu thông hơn. Theo Hội Túy Miên Quốc Gia ở Mỹ (National Sleep Foundation), việc làm ấm đôi chân trước khi đi ngủ sẽ giúp cho bộ não có một tín hiệu ngủ rõ ràng là giờ đi ngủ.
Và cách dễ nhất để làm ấm chân là gì? Mang vớ! Bạn nghĩ xem, thoa dầu thì bị chê hôi; bóp chân thì mỏi tay; ngâm nước nóng thì nhiêu khê phiền hà cho kẻ làm biếng quá. Mang vớ trên giường là cách dễ nhất, an toàn nhất để giữ chân bạn ấm qua đêm. Các phương pháp khác như bình nước nóng hoặc chăn gia nhiệt có thể khiến bạn nóng quá hoặc lỡ nó hỏng thì bạn sẽ bị bỏng.

Ngoài việc giúp cơ thể bạn ấm áp, mang vớ vào ban đêm cũng có thêm các lợi ích:
– Ngăn ngừa nóng ran. Phụ nữ thường hay bị nóng ran (hot flash); có người thấy mang vớ hữu ích vì nó làm cho hạ hỏa, tức là mát nhiệt độ gốc của cơ thể.
– Cải thiện gót chân bị nứt. Mang vớ bông vải sau khi thoa kem dưỡng da cho chân có thể giúp giữ cho gót chân không bị khô rồi nứt nẻ.
– Tăng tiềm năng khoái lạc. Theo BBC, các nhà nghiên cứu tình cờ phát giác ra rằng mang vớ làm tăng khả năng của người tham gia đạt được cực khoái 30%.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh Raynaud. Bệnh Raynaud là khi các vùng da, thường là các ngón chân và ngón tay, thiếu sự tuần hoàn của máu và tê sưng lên. Mang vớ vào ban đêm có thể giúp ngăn ngừa chứng bệnh này tấn công bằng cách giữ cho bàn chân của bạn ấm và máu lưu thông đều.
Bạn nên mang loại vớ nào? Vớ được làm bằng sợi len thiên nhiên từ lông cừu, lông dê rất mềm mại là tốt nhất. Giá tiền của chúng mắc nhiều hơn so với vớ bông hoặc vớ bằng sợi nhân tạo, nhưng chúng tốt hơn, xài được lâu bền hơn, xứng đáng giá trị tiền nào của nấy. Bạn muốn mang vớ nào tùy bạn miễn là ấm chân thoải mái dễ chịu, không bó chật, không làm cho da ngứa là được rồi. Để giúp cho máu ở chân lưu thông tốt, bạn cũng nên chịu khó xoa bóp chân và thoa kem dưỡng da xong rồi hãy mang vớ.
Trẻ con vốn dễ ngủ và ngủ say trông rất dễ thương, nếu không người ta không ví ngủ như trẻ con. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tốt nhất là tránh chăn điện hoặc vớ nhiệt. Cách an toàn nhất để trẻ ngủ ngon là mặc cho nó jumpsuit, loại quần liền áo phủ luôn chân, khỏi sợ hai chân nó chòi đạp lung tung làm vớ tuột ra.

Nói tóm lại và nói chung, nếu bạn muốn ngủ nhanh và ngủ ngon giấc thì hãy giữ cho chân ấm. Nói riêng, cách mang vớ là tiện nhất. Vớ phải vừa vặn, mềm mại, thoải mái, và không quá dầy.

Hoàng Chiêu Ấn
(Theo Health Line.com và Health How Stuff Works.com)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Làm thế nào để sống sót trong cuộc tấn công hạt nhân


Tìm nơi trú ẩn ở gầm cầu thang, tầng hầm, không ra khỏi nhà trong thời gian 12-24 tiếng sau vụ nổ, uống thuốc kali là những cách để tồn tại trước cuộc tấn công hạt nhân.
Chiến tranh Lạnh đã kết thúc vào năm 1991 nhưng mối đe dọa hạt nhân vẫn còn hiện hữu. 9 quốc gia trên thế giới đang sở hữu tổng cộng 14.900 đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt, những căng thẳng gần đây trên bán đảo Triều Tiên khiến bóng ma chiến tranh hạt nhân tiếp tục đe dọa cuộc sống của nhân loại.

Bom hạt nhân là vũ khí có sức hủy diệt vô cùng khủng khiếp. Nó phá hủy mọi thứ trong bán kính vài kilomet từ vụ nổ (tùy vào công suất). Phóng xạ từ vụ nổ tiếp tục tiêu diệt sự sống trong nhiều năm tiếp theo.

Chiến tranh hạt nhân là “tấn bi kịch” đối với nhân loại tuy nhiên, nếu nắm rõ cơ chế hoạt động của nó có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại. Brooke Buddemeier, nhà vật lý và chuyên gia về bức xạ hạt nhân đã đưa ra một số giải pháp giúp con người sống sót trong cuộc tấn công hạt nhân.

Dấu hiệu nhận biết vụ nổ hạt nhân

Một số quốc gia có hệ thống cảnh báo tên lửa sẽ báo động cho người dân về nguy cơ cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra. Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo không thể xác nhận tên lửa có mang theo đầu đạn hạt nhân hay không nên việc nhận biết dấu hiệu vụ nổ hạt nhân là rất quan trọng.

Image
Quả cầu lửa khổng lồ là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết vụ nổ hạt nhân. Ảnh: Wikipedia.
Theo chuyên gia Buddemeier, một vụ nổ hạt nhân có các đặc điểm sau: Tia sáng lóe lên cực mạnh kèm theo một quả cầu lửa, tiếp đó là sóng xung kích cùng nhiệt độ cao tỏa ra từ tâm vụ nổ. Đám mây hình nấm cuộn lên trên trời kèm theo phóng xạ và lan ra xung quanh.

3 dấu hiệu đầu tiên đến gần như ngay lập tức vì chúng di chuyển với tốc độ ánh sáng. Bức xạ nhiệt có thể kéo dài vài giây và gây bỏng nặng trong bán kính khoảng 2 km từ tâm vụ nổ. Tùy thuộc vào công suất của đầu đạn, trong bán kính vài kilomet từ tâm vụ nổ, mọi thứ trên mặt đất sẽ bị quét sạch.

Các chuyên gia vũ khí tin rằng Triều Tiên sở hữu đầu đạn hạt nhân có công suất từ 10-30 kiloton. Đối với vụ nổ có công suất 10 kiloton, vùng hủy diệt hoàn toàn có bán kính khoảng 800 m từ tâm vụ nổ. Vùng thiệt hại nặng tiếp theo có bán kính khoảng 1,6 km. Vùng ảnh hưởng trực tiếp từ sức mạnh vụ nổ có bán kính khoảng 5 km. Khu vực bị phơi nhiễm phóng xạ có thể lan rộng hàng chục kilomet tùy vào điều kiện gió.

Tìm chỗ trú ẩn ở đâu?

Chuyên gia Buddemeier cho biết nếu bạn đang ở trong một vụ nổ hạt nhân, giải pháp tốt nhất là tìm chỗ trú ẩn bên trong các tòa nhà kiên cố hoặc tầng hầm và tránh xa các cửa sổ. Điều này giúp con người không bị thương do kính vỡ dưới tác động của sóng xung kích, ngăn ngừa bỏng do nhiệt.

Vị trí ẩn nấp lý tưởng nhất là ở trung tâm của tòa nhà, dưới gầm cầu thang. Các khu vực này ít bị tác động bởi sóng xung kích nhất. Nếu bạn đang ở trong một tòa nhà, hãy tránh xa những căn phòng có nhiều đồ đạc, phòng có trần nhà vì chúng có thể bị rơi do chấn động từ vụ nổ.
Image

Các khu vực trú ẩn an toàn dựa vào màu sắc và chỉ số. Khu vực màu xanh dương là nơi an toàn nhất. Đồ họa: Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore.
“Gầm cầu thang là cốt lõi của tòa nhà, nó có tường bê tông cốt thép, không có đồ đạc xung quanh, vì vậy đó sẽ là nơi lý tưởng để trú ẩn”, chuyên gia Buddemeier nói với Business Insider.

Nếu bạn ở tâm của vụ nổ, sống sót hay không còn tùy thuộc vào sự may mắn của bạn, chuyên gia Buddemeier cho biết. Lịch sử đã ghi nhận một số người sống sót khi ở cách tâm vụ nổ chỉ 300 m trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945.

Làm thế nào để tránh nhiễm phóng xạ

Nếu bạn đã sống sót qua những phút đầu tiên sau vụ nổ, việc tiếp theo cần thực hiện là tránh nguy cơ bị nhiễm phóng xạ. Đây là thứ nguy hiểm thứ 2 sau sức công phá khủng khiếp của vụ nổ. Bụi phóng xạ bị cuốn lên trời theo đám mây hình nấm từ vụ nổ tạo ra. Nó mất khoảng 15 phút để rơi trở lại xuống mặt đất.

Image
Bản đồ minh họa vùng ảnh hưởng của phóng xạ sau vụ nổ. Đồ họa: Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore.
Gió có thể khiến phóng xạ lan ra khu vực rộng hàng trăm kilomet vuông. Vùng phóng xạ nguy hiểm nhất hình thành trong khoảng 24 giờ và sau đó thu hẹp lại. Chuyên gia Buddemeier khuyên mọi người ở yên tại nơi trú ẩn ít nhất từ 12-24 tiếng sau vụ nổ, vì đi ngoài trong khoảng thời gian này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm phóng xạ.

Ông cho biết thêm tùy thuộc vào khoảng cách đến tâm vụ nổ, bạn có khoảng 10-15 phút để tìm nơi trú ẩn phù hợp. Nơi lý tưởng nhất là tầng hầm không có cửa sổ. Đất và bê tông có thể ngăn chặn sự lan rộng của phóng xạ.

Các bức tường bê tông cốt thép bên cạnh việc giảm thiểu thiệt hại do sóng xung kích tác động tới con người, nó còn có tác dụng hấp thụ phóng xạ làm giảm sự lây lan trên diện rộng. Phóng xạ có xu hướng rơi xuống mặt đất nên tầng một là nơi có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cao nhất.

Theo tính toán của Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, Mỹ tầng hầm là nơi an toàn nhất, tiếp theo là các tầng từ 2-8. Khả năng chống lại tác động của phóng xạ tùy thuộc vào kích thước, tòa nhà càng lớn thì chỉ số an toàn càng cao và ngược lại. Độ sâu của tầng hầm cũng là một yếu tố quyết định mức an toàn cho con người bên trong.

Một nghiên cứu vào năm 2014 chỉ ra rằng ở yên tại nơi trú ẩn một tiếng sau vụ nổ, sau đó di chuyển đến vị trí khác tốt hơn trong khoảng 15 phút là lựa chọn thông minh nhất.

Những mẹo nhỏ

Thực hiện đúng các giải pháp nêu trên cùng một số mẹo nhỏ sẽ giúp bạn sống sót trong thảm họa hạt nhân. Một bộ dụng cụ chứa các đồ dùng thiết yếu ở trong xe, nhà hoặc nơi bạn làm việc sẽ giúp bạn đối phó hiệu quả với bất kỳ thảm họa nào, ông Buddemeier đưa ra lời khuyên.

Khi bạn tìm được nơi trú ẩn phù hợp, nhanh chóng sử dụng băng keo dán kín các khe hở trên cửa sổ, cửa ra vào, hay bất kỳ hệ thống sưởi ấm hoặc làm mát nào hút không khí từ bên ngoài vào. Sử dụng nước uống đóng chai, thực phẩm đóng gói là cách tốt nhất để tránh nhiễm phóng xạ.

Nếu bạn đã tiếp xúc với phóng xạ cần thực hiện các bước sau để loại bỏ chúng. Cởi áo quần bên ngoài và bọc kín trong túi ni lông, nếu có thể hãy tắm và gội đầu bằng dầu gội hoặc xà phòng, hỷ mũi để loại bỏ những bụi bẩn đã hít vào, rửa mắt, mũi bằng nước, mặc quần áo sạch. Cuối cùng bạn cần uống thuốc kali để chống phơi nhiễm phóng xạ.

Chuyên gia Buddemeier nhấn mạnh, điểm mấu chốt để sống sót trong vụ nổ hạt nhân là “ở yên tại chỗ” cho đến khi bạn nghe được những hướng dẫn qua radio, loa phóng thanh hoặc gặp trực tiếp nhân viên cứu hộ.
Image
Bom nhiệt hạch tàn khốc như thế nào? Bom nhiệt hạch (bom H), mà Triều Tiên vừa tuyên bố thử nghiệm thành công ngày 3/9, được Liên Xô thử nghiệm từ 1953. Nó có thể gây bỏng chết người ở cách xa 100 km.

Trung Hiếu
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Trong Dòng Đời Trôi Chảy,
Kẻ Đến Người Đi Đều Là Có Nguyên Do Cả


Cuộc đời là dòng chảy lớn, người đến kẻ đi gieo vào lòng bạn những dư âm khó tả, buồn vui thăng trầm, rốt cuộc là vì cái gì?

Người yêu quý bạn sẽ mang đến cho bạn sự ấm áp, lòng can đảm và dũng khí.
Người bạn yêu quý sẽ khiến bạn học được thế nào là yêu thương và nâng niu gìn giữ.
Người bạn không ưa lại dạy bạn có lòng khoan dung và biết cách tôn trọng.
Kẻ không ưa bạn lại giúp bạn trưởng thành, khiến bạn phải tự dè dặt, tự mình xem xét lại chính mình.


Không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do,
… mỗi một người xuất hiện đều là đúng lúc nên xuất hiện và đáng nhận được sự cảm ơn chân thành của bạn.

Người sống ở trên đời,
Bởi vì xem nhẹ, cho nên vui vẻ!
Bởi vì xem nhạt, cho nên hạnh phúc!


Chúng ta đều chỉ là hành khách qua đường trong đất trời này, rất nhiều người đời và sự tình, bản thân đều không cách nào làm chủ cho nổi.

Ví như thời gian đã trôi qua, ví như những người đã rời xa!

Chữ “Tâm” (心) có 3 nét đều hướng vào trong tâm, chẳng nét nào hướng ra ngoài. Bạn càng muốn nắm giữ chụp bắt lấy nó, thói thường nó lại càng rời xa bạn nhanh nhất.
Tất cả tùy duyên, duyên đậm nhiều thì quấn quýt đoàn tụ, duyên nhạt thì nước chảy bèo trôi, tùy duyên nó đi.


Đời người, có thể xem nhẹ, xem nhạt được bao nhiêu thì thống khổ sẽ chạy cách xa bạn bấy nhiêu.

Người người đều lo sợ bản thân không đủ minh mẫn thanh tỉnh, mong sao tự tâm mình được sáng như gương..

Kỳ thực cuộc sống sao lại cần thật tỉnh táo?

Cháo nấu cần phải 3 phần gạo, 7 phần nước.
Trong xử sự cần 3 phần vì mình, 7 phần vì người.
Đối với bạn bè cần 3 phần nhận biết chân tình, 7 phần khoan dung.
Đối với gia đình cần 3 phần yêu thương, 7 phần trách nhiệm.
Thưởng thức muốn cuốn sách cần đặt 3 phần ở văn chương, 7 phần ở chất lượng nội dung.
Uống rượu cần 3 phần say, 7 phần tỉnh.

3 phần,… 7 phần… bất quá chẳng qua là cân nhắc của cuộc sống.


Sống trong hồng trần đầy bụi nhơ bẩn, chẳng ai có thể thập toàn thập mỹ, thời gian cứ sẽ phủ bụi không ngừng.

Nhìn được là sách, đọc được lại là cả thế giới.
Pha được gọi là trà, nhưng để hiểu được lại là cuộc sống (trà đạo)
Rót rượu, rót ra là rượu, nếm được lại là gian khó và đắng cay.
Cuộc sống thật giống như một chuyến lữ hành đơn trình, chỉ có đi mà không có khứ hồi. Không có tập diễn và tua lại, mỗi một cảnh diễn đều là trực tiếp diễn phát.


Vậy thì, hãy cảm ơn người nào đó đang cho bạn cảm giác thống khổ! Bởi vì về sau này, đến một lúc nào đó, bạn sẽ chợt hiểu ra được ông trời vì sao lại đã an bài như thế?
Tại sao điều ấy sẽ lại khiến cuộc sống của bạn càng có ý nghĩa, và càng thêm tốt đẹp hơn,…


Thanh Tâm
theo cmoney.tw
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

Giá Trị Nụ Cười.

Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm "Nụ cười"...
Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng nghĩ rằng nó có thật.
Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết:
"Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi:
"Xin lỗi, anh có lửa không?"...
Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại.
Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: "Anh có con chứ?". Tôi đáp: "Có" và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về.
Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười ''
Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều.
Tôi biết rằng bên dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng:
- Nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta
chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau.
- Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau.
Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành:
"Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau..."

(Nguồn FB Tuyen Ta)
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Tim và Nước

Bài 1: CÁCH UỐNG NƯỚC
Khi cần uống hết 1 ly nước, chúng ta không nên đứng mà nên ngồi, và nên uống từng ngụm nhỏ. Như thế lượng nước uống vào sẽ được đưa đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Nếu ta đứng, nước sẽ trôi tuột xuống ngay phần dưới cơ thể và nhanh chóng bị thải ra ngoài. Điều này không giúp ích gì nhiều cho sức khỏe chúng ta.


Bài 2: UỐNG NƯỚC & TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Khi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi bạn nằm, nước được phân bố đồng đều khắp cơ thể khiến cho thận thải nước dễ dàng hơn, do đó độc tố cũng được dễ dàng loại bỏ hơn.

Rất Quan Trọng! Xin hãy ghi nhớ:
– 2 ly nước sau khi thức dậy: giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng.
– 1 ly nước trước bữa ăn 30 phút: giúp tiêu hóa.
– 1 ly nước trước khi tắm: giúp giảm huyết áp.
– 1 ly nước trước khi đi ngủ: phòng ngừa bệnh đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não.

Chú ý: Nên uống nước nguội hoặc hơi âm ấm, tránh uống nước lạnh hoặc nước nóng. Và nên áp dụng cách uống nước như ở bài trên.
Trong thực tế, các trường hợp đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu đặc lại, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến đột quỵ.
Trong một ngày, có lúc máu đặc, có lúc máu loãng. Hiện tượng này tuân theo một chu trình nhất định:

– Từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng là lúc máu đặc nhất.
– Sau đó dần dần loãng ra cho đến khoảng 12 giờ đêm, là thời điểm loãng nhất.
– Rồi dần dần đặc lại cho tới buổi sáng hôm sau, và đặc nhất từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng.

Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (cỡ chừng một ly), thì khi sáng ngủ dậy, máu không những không bị đặc mà còn loãng ra.
Do đó các chuyên gia y học khuyên chúng ta nên uống nước buổi tối trước khi đi ngủ thì sẽ giúp cho máu loãng ra vào buổi sáng hôm sau, có lợi cho sự tuần hoàn của máu, và giúp phòng chống bệnh đột quỵ vào lúc sáng sớm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ. Việc máu đông đặc chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng hữu ích nhất định đối với việc phòng chống đột quỵ.


Bài 3: LÀM SAO ĐỂ SỐNG SÓT QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH

Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập yếu và loạn nhịp.
Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải.
Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ trong 10 giây nữa là họ sẽ ngất.
Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho rất mạnh, dài và sâu (giống như khạc đờm từ sâu trong cổ họng ra). Đồng thời, trước và sau khi ho, người bệnh phải hít 1 hơi thật sâu.
Người bệnh cần liên tục hít sâu và ho mạnh xen kẻ nhau như thế cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường hoặc nhận được sự trợ giúp y tế.
Việc hít sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường, và việc ho dài, mạnh, giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông dễ hơn.

P.S: Một bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin nàymà chia sẻ cho 10 người khác được biết, thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Chao, mùi thơm vị béo
Vũ Thế Thành
Sản phẩm từ đậu nành lên men thì nhiều vô số, và hầu hết các nước Đông Á đều có món ăn truyền thống này, chế biến đủ kiểu, đủ tên gọi: Nhật Bản có natto, Hàn Quốc có gochujang, Indonesia có tempeh, Việt Nam có tương bần, ngay cả nước tương (không phải loại thủy giải bằng acid) cũng là đậu nành lên men. Bài này chỉ nói về đậu hũ lên men, mà tiếng Việt gọi là “chao”.

Chao lên men từ mốc

Đậu nành làm thành đậu hũ, rồi đậu hũ lên men thành chao. Một số sản phẩm đậu nành dùng vi khuẩn để lên men, như món natto của Nhật, nhưng đậu hũ lại sử dụng mốc để lên men.

Dù dùng vi khuẩn hay mốc, thì đậu nành cũng phải xài các enzyme tiết ra từ hai loại vi sinh này để lên men. Lên men ở đây là dùng enzyme để “cắt ngắn” các dây phân tử protein thành acid amin, chuyển chất béo (ester) thành acid béo, tinh bột thành đường đơn… Nhiều hợp chất dễ bay hơi cũng được hình thành tạo ra mùi, vị, màu đặc trưng cho sản phẩm lên men.

Đậu hũ cắt nhỏ để ủ tự nhiên sẽ lên mốc. Mốc phát triển sẽ phát sinh ra enzyme để đậu hũ lên men. Không phải mốc nào cũng làm đậu hũ lên men thành chao được, chỉ một vài loại mốc “chuyên trị” thôi. Làm chao thủ công theo kiểu để đậu hũ lên mốc tự nhiên thường hên xui như làm nem chua, có thể sẽ bị nhiễm cả mốc không mong muốn, gây lên men thối hoặc phát sinh độc tố.

Hiện nay có thể mua mốc làm chao để làm chao thủ công. Mốc này ở dạng bào tử, và sẽ phát triển khi cấy vào đậu hũ, như thế mốc ‘thuần chủng” chiếm ưu thế hơn. Người ta cũng có thể thêm rượu (nhẹ), muối, ớt, gia vị để tạo ra các loại chao đặc sản.

Chao chín tới sẽ có mùi thơm, vị béo đặc trưng.

Lợi quá nhiều, hại quá ít

Quá trình lên men không làm thay đổi lượng chất đạm (nitrogen) từ đậu hũ, mà biến chúng thành chất đạm dễ hòa tan. Tương tự với chất béo, lượng acid béo tự do phát sinh nhiều hơn, nên đậu hũ lên men (chao) dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ hơn.

Một lợi ích khác là, lên men cũng loại bỏ các chất phản dinh dưỡng trong đậu hũ. Chất phản dinh dưỡng trong đậu nành bị dèm pha nhiều nhất là những chất ức chế tiêu hóa protein. Kế đến là acid phytic gây cản trở sự hấp thu sắt và kẽm. Sau cùng là các goitrogens gây khó khăn cho việc sinh sản hormone tuyến giáp. Quá trình lên men sẽ vô hiệu hóa tất cả những chất phản dinh dưỡng này.

Nói chung, từ đậu nành thành đậu hũ, đậu hũ thành chao, lợi ích về dinh dưỡng chỉ tăng lên chứ không giảm. Một điều e ngại (nếu có) là quá trình lên men không loại bỏ được các phytoestrogenes có trong đậu nành. Phytoestrogens này là nhóm chất có hoạt tính gần giống như hormone nữ (estrogene) ở người. Những estrogenes giả dạng này khi vào cơ thể người, có khi được việc, lại có khi quậy rách việc. Lợi và hại và của chúng vẫn còn được tranh cãi, nhưng đang có nhiều nghiên cứu để tận dụng mặt lợi và khống chế mặt hại. Xin nêu ra đây vấn đề tranh cãi nóng nhất:

Nhiều nghiên cứu cho thấy đậu nành có thể làm giảm rủi ro ung thư vú, nếu ăn thường xuyên đậu nành từ nhỏ. Nhưng nếu đã bị ung thư, thì đậu nành có thể kích thích tăng trưởng các tế bào ung thư vú. Phát hiện này vẫn còn đang tranh cãi. Mặc dù khoa học chưa khẳng định, nhưng nếu bị ung thư vú rồi, thì nên kiêng hoặc hạn chế ăn đậu nành cho chắc ăn.

Với ung thư tuyến tiền liệt, đậu nành không làm giảm rủi ro, nhưng có thể làm giảm tăng trưởng khối u.

Nhưng bất lợi này (nếu có) cũng không ảnh hưởng đến tương chao. Đơn giản vì chao khá mặn, muốn ăn nhiều cũng không được. Khuyến cáo an toàn thực phẩm về tương chao chỉ là giảm ăn mặn hơn là lo ngại về rủi ro ung thư này nọ.

Ai đi trước ai?

Nhiều người ví chao của Việt Nam với món phó mát của Tây. Ví von này có lý: về kỹ thuật, cả hai đều dùng protein đông tụ, mốc meo để lên men. Về vị, chao và phó mát đều béo ngậy. Về mùi, chao cũng có loại chao thối, thối cực kỳ (xú đậu hũ), phó mát Camembert của Tây cũng thối đâu kém…

Chao không chỉ để ăn chay mà còn đi vào thế giới ẩm thực, cạnh tranh ác liệt với phô mai. Nếu Tây có món cá hồi phô mai đút lò, chem chép nướng phô mai… thì ta cũng có vịt nướng chao, sò điệp nướng chao, hay sườn nướng chao xào sa tế… Thậm chí bếp Việt còn đi trước bếp Tây với món Đông-Tây hòa hợp: đậu hũ kẹp phô mai chiên xù. Ai sáng tạo hơn ai?

Vũ Thế Thành
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image

Già Dịch

Tôi hoàn toàn mù tịt về xuất xứ của hai chữ "Già Dịch". Chẳng biết danh từ kép này do ông, bà nào "sáng chế" ra để miệt thị những đấng liền ông ít nhất cũng đến tuổi "ngũ thập tri thiên mệnh" chứ dưới năm mươi thì ai dám gọi là lão già.

Đấy là tôi nói đến cái chữ "già" theo như quan niệm tuổi tác ngày nay chứ như thời xa xưa lúc nền y học đang còn phôi thai thì mấy ai sống thọ đến tuổi năm mươi. Chẳng thế mà trong sách truyện ngày xưa khi mô tả một người đàn ông ngũ tuần thì bao giờ cũng là: "một ông hay lão già trạc tuổi năm mươi" hay trang trọng hơn thì sẽ là "một lão trượng tuổi ngoài năm mươi" hoặc là trong các bài luận văn của học trò bậc tiểu học: "Nhà em có "nuôi" một ông nội tuổi năm mươi".

Các vì vua chúa của ta và Tàu cũng thế, dù hưởng không biết bao nhiêu là của ngon vật lạ trên đời, phục dụng không biết bao nhiêu là phương thuốc thần diệu mà rốt cục cũng chẳng mấy vị sống quá năm mươi. Có lẽ vì ông vua nào cũng xài phương thuốc của vua Minh Mạng nước ta: "Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử" nên sức lực chóng hao mòn và ông nào cũng muốn "thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt", nhấn hết ga, tận hưởng lạc thú trên đời cùng tam cung lục viện nên ông vua nào cũng chóng già dù cố gắng kéo dài tuổi thọ bằng cách sai người đi tìm thiên niên hà thủ ô hay thiên niên tuyết sâm hay linh chi thảo, các vị thuốc hiếm quý trong truyền thuyết. Thời xa xưa, tuổi thọ thật ngắn ngủi nên mới có câu "thất thập cổ lai hy".

Bây giờ, với tiến bộ của y học, tuổi thọ của con người đã gia tăng quá sá quà sa, so với thời xưa. Chỉ cần lật báo hàng ngày, tò mò đọc các cáo phó sẽ thấy ngay các cụ quy tiên đa số đều quá tuổi bảy mươi, thậm chí có vị còn vượt qua con số trăm năm trong cõi người ta. Phải dài giòng văn tự loạn bàn về "cái già sồng sộc nó thì theo sau" như thế để thấy rằng bây giờ muốn gọi ai bằng ông già thì ít nhất người đó cũng đang đi trên đường số 7. Dĩ nhiên trong hạng tuổi này có cụ vẫn còn phong độ và nhất định bảo đối tượng đừng gọi anh bằng chú.

Tôi có ông bạn tuổi đời 6 bó, thân thể còn tráng kiện, mặt mày phương phi, quắc thước, dáng dấp còn "ngon cơm" lắm, chỉ phải cái tội lười biếng không chịu làm đẹp, níu kéo tuổi xuân "bán nguyệt nhất kỳ đáo thẩm mỹ viện", nửa tháng một lần đến mỹ viện nhuộm tóc nên mới thoáng nhìn sơ qua, ai cũng biết là tuổi không còn "xoan" nữa. Lúc về thăm quê hương, một hôm, sau khi chễm chệ trên xích lô dạo chơi thành phố, nơi chôn nhau cắt rún, lão ta nhảy xuống xe, trong bụng nghĩ là phải "bo" cho anh chàng đạp xe một ít tiền xài chơi nên hỏi anh chàng bao nhiêu tiền cuốc xe vừa rồi. Anh chàng đạp xe kính cẩn thưa:

"Ôn cho bao nhiêu cũng được."

Dân Huế, chỉ dùng chữ "Ôn" để gọi các cụ già khú đế, gần đất xa trời vì thế ông bạn tôi lòng hậm hực, không vui và tiền "bo" bị giảm bớt khá nhiều theo như ông ta thuật lại cho tôi nghe. Phải chi anh chàng đạp xe xích lô bảo là "Anh cho em bao nhiêu cũng được" thì chắc chắn là có món tiền "bo" lớn rồi. Ông bạn tôi như vậy là đã lọt vào danh sách của những ông già dịch rồi đó, quý vị có biết không?

Già, là bắt buộc, dù không thành văn tự, trên dưới 60 tuổi đời. Còn "dịch" thì thật là thiên hình vạn trạng vì trên đời có rất nhiều thứ dịch như dịch tả, dịch hạch, dịch cúm người và hiện nay là dịch cúm chim vv....Tôi dịch y chang chữ "bird flu", xin quý vị đừng xuyên tạc chữ chim nhé. Tiếng Việt Nam ta vốn giàu nên chỉ có một sự vật mà có thể dùng không biết bao nhiêu từ ngữ để diễn tả. Vậy để được mang danh là "già dịch" các lão già phải có những hành vi hay ngôn từ mang không nhiều thì ít tính chất "dịch" trong đó mới xứng đáng với hai chữ có tính cách miệt thị nhưng đôi lúc cũng là một lời mắng yêu, rất dễ thương và xúc động lòng già khiến cho "bần đạo thấy phơi phới trong lòng".


Thử tưởng tượng được một kiều nữ mắng: "cái anh già dịch này nữa..." kèm theo một cái nguýt mắt dài bằng một cây số thì dù bạn đang đi trên đường số 6, số 7 hay số 8, tôi chắc bạn cũng sẽ động lòng xuân mà nhoẽn miệng cười phô hàm răng trắng bóng đều đặn như hạt bắp Cồn xứ Huế vì người già ở Mỹ ai cũng được quỹ an sinh xã hội tặng cho một hàm răng để cười với đời, cười thôi, chứ dùng răng này ăn không ngon bằng nhai với hai hàng nướu trần.

Thật khó xác định như thế nào thì gọi là "già dịch". Cũng những ngôn từ đó, những hành vi đó, nhưng xuất phát từ một thanh niên thì không bị buộc tội là "dịch". Trái lại nếu là một trưởng lão thì lại bị mắng là "già dịch". Đúng là không công bằng! Không còn gì là "kính lão đắc thọ" hết. Thời đại văn minh nên tôn ti trật tự trong xã hội bị đảo lộn tùng phèo! Thôi thì cũng đành chịu vậy!

Thông thường, theo ngâm cứu vừa sâu vừa rộng của tôi, (chứ không phải "sâu sát" như ngôn ngữ của mấy ông ngoài Bắc) hai chữ "già dịch" nhắm vào những ông già có hành động và ngôn từ mang tính chất trăng hoa, trai gái, bờm xơm kiểu "ông thầy", những hành động và lời ăn tiếng nói liên quan đến vấn đề "sex" (nhập gia tuỳ tục, nhập giang tuỳ khúc, mình qua xứ Mỹ nên xài tiếng Mỹ cho vui đời tỵ nạn) hay nôm na văn chương hoa lá cành là những vấn đề liên quan đến tình dục. Tỷ dụ như một anh già bảy mươi lò mò về Việt Nam nhờ mối mai, quăng tiền dollars ra để dụ dỗ gái tơ hay cưới vợ bé, vợ mọn thì chắc chắn một ngàn phần trăm sẽ bị gọi là "già dịch" không chạy trốn đi đàng nào được hết. Kể ra thì cũng khổ cho mấy ông già còn động lòng xuân, tuy tuổi già nhưng tâm hồn còn non trẻ. Ngày xưa, cụ Nguyễn Công Trứ gặp gái tơ trên cánh đồng trống đã khai báo lý lịch tuổi tác là: "Ngũ thập niên tiền nhị thập tam" đâu có nghe ai dám bảo cụ là "già dịch" đâu mà trái lại còn khen ông cụ có số đào hoa, bay bướm, phong lưu mã thượng.

Tuổi tuy già mà chưa cần đến các loại thuốc trợ lực như rượu thuốc ngâm tắc kè, rắn mối, rắn hổ mang, cóc nhái, ễnh ương hay hải cẩu bổ thận hoàn, sâm nhung, Viagra, Cialis, thì tại sao lại không cho mấy ông già này tiến thêm một bước nữa mà lại bắt mấy lão ta phải dậm chân tại chỗ chờ ngày thường xuyên thấy quả lắc đồng hồ ngày đêm miệt mài chỉ 6 giờ. Thế có phải là bất công không?

Thiếu gì trường hợp "Lão bạng sanh châu!" Nói thế thôi, chứ mấy ông cụ này chỉ hăng tiết vịt một đôi lúc thôi, chứ đa số chỉ đốt pháo xì, đạn dược lép cả rồi nên vì vậy mới bị mắng là "già dịch". Các ông già này dù cho có xài hỗn hợp Viagra cọng thêm rượu thuốc Minh Mạng thì cũng không thể nào "nhất dạ lục giao sinh thất tử" được. Quý vị thường nghe "sinh ngũ tử" chứ chưa bao giờ nghe "sinh thất tử" vì quý vị quên rằng y học ngày nay tiến bộ vượt mức, nếu kết hợp Đông Tây y vào với nhau thì lục giao rất có thể sinh 7 nhóc con vì có một lần sinh đôi. Quý vị không tin tôi ư? Ngày nay, các người hiếm muộn đến gặp các bác sĩ chuyên khoa sẽ được họ đề nghị cho một cặp sinh đôi tức là "mua một biếu một" chỉ trả tiền cho một lần giúp thụ thai mà sinh được một cặp trai hay gái tuỳ thích. Thế thì có phải là lục giao sinh thất tử không nào?


Trên đây là một loại già dịch rất phổ thông đại chúng. Còn nhiều loại nữa vì chữ dịch mang rất nhiều biến thể. Tôi xin kể hầu quý vị một loại dịch khác:

Số là có hai ông già Việt Nam ngồi nhấm nháp trong một tiệm ăn, thấy cách đó mấy bàn một cô gái mắt xanh, tóc vàng đang ngồi xô lô. Hai ông bèn hứng chí phê bình văn nghệ, văn gừng vung vít bằng tiếng mẹ đẻ, bàn loạn lung tung về núi đồi sông lạch của thiếu nữ hơ hớ tuổi xuân. Một lát sau, thiếu nữ khi rời quán hàng, đi ngang chỗ hai ông già ngồi, đã đứng lại phán rằng:


"Hai bác ăn nói trây quá! Già không nên nết, đúng là già dịch!"

Hai lão già thiếu đường cắt mặt quăng cho chó gậm vì nãy giờ tưởng thiếu nữ là Mỹ chính gốc hay ít nhất cũng là Mễ trắng ăn đậu quanh năm, ai dè cô ta là dân Việt Nam có 50% máu Mỹ.

Câu chuyện thật 100%, hai ông già này hiện đang chơi Tennis với người kể câu chuyện tiếu lâm tân thời này. Dân Viêt Nam ta ở bên Tây, thuở chưa có ngày 30 tháng Tư, lúc mà dân Việt Nam ta chưa sinh sống nhiều ở ngoại quốc như ngày nay, thường cuối tuần hay tụ tập tại tiệm ăn để tha hồ văng tục vô tội vạ bằng tiếng mẹ đẻ để xã soupape, để vơi đi ẩn ức tình dục và để ôn lại ngôn ngữ của quê hương sợ một ngày nào đó quên mất tiếng mẹ đẻ. Hai ông già dịch trong câu chuyện trên đây cũng đang xã soupape, không ngờ lại bị tổ trác, ngậm đắng nuốt cay, có miệng mà như ngậm hột thị chẳng nói năng gì được trước mặt cô gái mang hai giòng máu Việt Mỹ trong người mà máu cha mạnh hơn máu mẹ nên mới làm cho hai ông già mắc mớp.

Cũng là "già dịch" nhưng dễ thương hơn, tức là thành phần "trí thức" hơn, thưòng hay tụ họp nhau để ăn uống, tán láo và ôn lại những kỷ niệm thời xa xưa, tán gái cua đào, lăng nhăng đủ ba mươi sáu thứ chuyện trên trần thế, nhắc lại chuyện xưa tích cũ đại loại như là:

"Tao mới gặp con XYZ, trời ơi, ngày xưa nó đẹp như thế, tau mê nó như điếu đổ thế mà ngày nay tau không thể ngờ nhan sắc tàn phai thảm hại khiến tau phải tự bảo từ nay nhất định không muốn tìm gặp lại cố nhân nhan sắc một thời để khỏi phải ngậm ngùi tiếc thương."

Lão già phát ngôn như trên, cùng một trang lứa với tôi, lão ta ngậm ngùi vì vết thời gian hằn rõ nét trên gương mặt giai nhân nhưng lão ta quên nhìn mình trong gương để thấy rằng thời gian cũng đã không buông tha cho lão ta. Đúng là thấy người mà không ngẫm đến ta. Nhưng đấy mới là cái dễ thương của ông bạn già, ông chỉ nghĩ đến tha nhân mà quên bản thân. Nhưng ông ta vẫn bị gán cho hai chữ "già dịch" nếu có người nghe được những phát ngôn của ông liên quan đến một vấn đề mà người ta không muốn cho những ông già tuổi ngoại lục tuần bàn loạn đến vì đã qua rồi cái thời vàng son tuổi ngọc mộng mơ. Thật là bất công không thể nào nói hết được! Tức chết đi được mà phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Chẳng lẽ bây giờ về than thở với vợ ư? Đừng có chơi dại mà tâm sự với vợ về những chuyện này. Chắc chắn 100% là sẽ không được thông cảm mà trái lại còn bị nguýt xéo kèm thêm một tiếng "hứ" kéo dài như còi xe lửa và sẽ vuốt mặt không kịp với hai chữ "già dịch" tuôn ra ngay lúc đó.


Tôi tự hỏi tại sao chỉ có lũ đàn ông chúng tôi bị mắng "già dịch" mà các bà thì lại "bình an như người lành dưới thế" Hoạ hoằn lắm mới nghe được 3 chữ: "bà già giết giặc", nhưng ý nghĩa miệt thị nhẹ nhàng hơn nhiều.


Riêng tôi, tôi chỉ thích được nghe mắng yêu, đặc sệt giọng Nam Kỳ Quốc: "Thật là cái anh dịch dzật gì đâu...!" Nghe ra âu yếm làm sao! Quý vị có đồng ý với tôi không? Nếu đồng ý thì cố gắng đi kiếm cho ra người có thể mắng bạn như thế cho lòng xuân phơi phới, thấy mình vẫn còn đường tương chao tức là còn nước, còn non, còn cô bán rượu anh còn say sưa.

Hoàng Đức
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image

Phát hiện loại thuốc làm bằng thịt người có xuất xứ từ Trung Quốc
CTV Danlambao
- Ngành công nghiệp hoá chất độc hại của Trung Quốc đã đem những sản phẩm giết người xâm nhập vào vô số các nước, đặc biệt những nước có nền kinh tế chậm phát triển.

Mới đây, đất nước Nigeria đã phải công bố báo động khẩn cấp khi phát hiện hàng trăm ngàn viên thuốc có xuất xứ từ Trung Quốc được làm bằng thịt người. Tổ chức tiêu chuẩn của Nigeria xác nhận dược phẩm từ Trung Quốc làm bằng thịt người. Thứ thuốc ghê tởm này ở dạng viên con nhộng được quảng cáo hỗ trợ sức đề kháng, điều trị một số bệnh nan y giai đoạn cuối… chúng được buôn lậu qua đường chuyển thư quốc tế vào Nigeria.

Cơ quan tình báo Nigeria đã điều tra và cho rằng “các thi thể này được cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó sấy khô trước khi chế biến thành bột”. Chúng được sản xuất với số lượng lớn tại một tỉnh thành phía đông bắc Trung Quốc. Loại thuốc này bị cảnh sát Hàn Quốc tịch thu và đã được Bộ an toàn thực phẩm Hàn Quốc xác định chứa 18.7 tỉ virus, trong đó có virus bệnh viêm gan B.

Thông tin trên khiến dư luận trong nước rúng động, càng lo ngại hơn khi Trung Quốc là quốc gia có đường biên giới ngay sát Việt Nam. Tình trạng buôn lậu, nhập lậu hàng hoá từ Trung Quốc sang Việt Nam luôn ở mức báo động. Chính vì thế loại dược phẩm Trung Quốc làm từ thịt người đang gây ra tâm trạng bất an cho người Việt. Về phía nhà cầm quyền Việt Nam cũng vừa có công văn của Bộ Y tế gửi 63 tỉnh thành, khẳng định Việt Nam không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các loại thuốc làm từ thịt người của Trung Quốc.

Dựa trên thuyết vô thần và duy vật, chủ nghĩa cộng sản được xem là điều tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Chủ nghĩa cộng sản tạo ra những loại người bất nhân, tàn nhẫn với những hành động kinh tởm. Thế nhưng ngày nay trên thế giới hiện vẫn còn số ít những quốc gia cai trị bằng thứ chủ thuyết khốn nạn ấy. Những đất nước cộng sản ấy không chỉ đem lại nỗi thống khổ cho người dân của mình mà còn gây ra biết bao điều khủng khiếp cho nhân loại. Trung Quốc, một đất nước sản sinh ra vô vàn thứ hoá chất độc hại với mục đích đầu độc người dân trong nước cũng như trên toàn thế giới. Thuốc làm từ thịt người của Trung Quốc có thể xem là loại loại sản phẩm ghê rợn do quỷ satan đem lại.
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Dallas có gì ngon…
PHAN

Tôi nghe bạn bè ở địa phương thường nói chuyện với nhau: Dallas là thành phố lớn thứ ba của tiểu bang Texas, lớn thứ chín trên nước Mỹ, có phi trường Dallas FortWorth Airport lớn hàng thứ tư trên nước Mỹ, có cộng đồng người Việt chỉ thua thành phố Houston cũng ở Texas và bên Calif…

Riêng tôi chỉ tiếc không có quán ăn Việt nào đặc sắc ở Dallas như hôm tôi sang San Jose, bạn Thy (i-cờ-rét) đón ở phi trường SJC là đưa tôi ngay về phở Papa. Ăn tô phở ngon nhưng hơi tiếc là không dẫn theo bầu đoàn thê tử bên Dallas qua ăn chung vì tô phở ấy mà tôi ăn một mình thì phải tới ngày về mới hết. Hôm về quận Cam thì anh bạn Chương Vũ dẫn đi ăn tô hủ tíu to như cái hồ bơi, tha hồ bơi trong tô hủ tíu ngon như ngày nào còn ở Chợ lớn. Nhưng tôi thích ăn tô miến gà với bạn học cũ ở đường Westminster. Tô miến hải ngoại nên có thêm tép mỡ, hành ngò xanh mướt, và chấm nước mắm gừng. Có thể là khẩu vị của người Việt ở quận Cam thích thế nên quán miến làm thế cho vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Nhưng tôi vẫn thích dĩa thịt gà để riêng nên thưởng thức được mùi thơm của thịt gà đến nhớ nhà, nhớ mẹ tôi nấu miến gà, chỉ cho chút ngò rí cho đẹp tô miến chứ không bỏ hành lá vì hành lá nồng làm báng mùi gà. Và mẹ tôi xé thịt gà cho vô tô miến chứ không chặt để khi ăn khỏi lừa xương…
Khẩu vị và cách ăn mỗi gia đình mang tính đặc trưng riêng nên thẩm thấu vào ký ức con cái từ nhỏ. Rồi ai cũng rời nhà theo thời gian khôn lớn. Khẩu vị thay đổi khi cơm đường cháo chợ nhiều hơn ăn cơm nhà, sau đó lại pha trộn với khẩu vị của người phối ngẫu dần thành quen, tạo ra đặc trưng khẩu vị của một gia đình mới. Chẳng có ai là đúng hay sai về khẩu vị và cách ăn, miễn ăn thấy ngon và thoải mái là được. Nhưng bất chợt một hôm trên đường phiêu bạt, ăn được tô miến gà đậm đà hương xưa, nước trong như miến, thơm phức mùi gà, ký ức tràn về cả thời tuổi nhỏ còn sống với gia đình, cha mẹ. Bỗng thấy hạnh phúc giản đơn trong đời rong ruổi.

Đến hôm đi công tác bên Santa Ana, nhà văn Huy Phương đón tôi ở phi trường John Wayne Airport. Anh ghé đâu đó trên đường Bolsa cho tôi ăn tô phở gà trứng non, rằng ngon thì thật là ngon, nhưng cũng lại chấm nước nắm gừng chua chua cay cay ngọt ngọt. Giá được chén nước mắm nguyên chất, không pha chế gì thêm thì hương xưa còn nhớ càng lẫm liệt.
Rồi thì một lần cũng chỉ tạt qua toà soạn Việt báo Cali vì xuống phi trường SNA, lái xe lên công tác ở San Diego. Nhưng phải ghé bác Từ – Việt báo trước để nhờ bác giúp tổ chức cho một buổi họp báo cho Project “Shore to Shore” của Nguyễn Thơ Sinh ở hội trường Việt báo.

Làm báo thì chạy như ca sĩ chạy show, đói chịu chứ trễ giờ không được, nên đến đâu có anh em thổ địa ở đó cho gì ăn nấy cầm hơi. Hôm đó bác Từ dẫn đi ăn tô hủ tíu cá mới thật là đã đời lưu manh như thơ Bùi Giáng, “Sài gòn Chợ lớn đã đời lưu manh”. Phải lưu manh thứ thiệt ở Sài gòn Chợ lớn mới biết ở sau chợ Bình tây có tiệm hủ tíu cá, nước trong leo lẻo, ngậm mà nghe…

Bây giờ về Houston – Texas thì không thua gì bên nam bắc Calif với đủ cả các món ăn, món nhậu Việt nam. Vào khu Nha trang Plaza thì hơi sang, nhiều món ngon, và dĩ nhiên… Nhưng ra khu Bellaire thích hơn vì bình dân như ở Sài gòn. Có hôm xuống Houston còn mặt trời, anh em dẫn đi ba bốn quán đông vui, ăn thì ăn ở quán này, tới uống thì uống ở quán kia mới đã, rồi chơi thì đi quán lạ! Tía má ơi! Cụm từ “tàu lạ” từ biển Đông bay qua tới Houston thành quán lạ mới ghê! Nhưng lạ thật vì trời sáng không hay!

Tôi tin là món ăn trong hàng quán của người Việt hải ngoại bây giờ ngon hơn trong nước dù tên món không thay đổi nhưng phẩm chất thực phẩm ở hải ngoại và cách chế biến ngon hơn ở Sài gòn. Bằng chứng nhiều người quen ở Dallas đã nói, “về Sài gòn bây giờ ăn tô phở không thấy ngon như bên đây…” Nhưng người mới qua định cư lại chê phở Dallas, Calif vì chưa quen với khẩu vị bên Mỹ và chưa quên khẩu vị ở Sài gòn…
Thôi thì ăn để sống chứ đâu phải sống để ăn. Nhưng đôi khi trong bạn bè cũng cần bàn qua ẩm thực một chút để nhớ thôi đã đủ. Có khi tôi ngồi nghĩ về thành Đà (Dallas) của mình. Khi có bạn hữu từ xa ghé qua Dallas có công tác thì thổ địa phải làm nhiệm vụ thổ địa thôi. Nhưng đưa họ đi đâu ăn cho ra đặc trưng ở Dallas, chỉ có ở Dallas. Có lẽ chỉ có vài nhà hàng Mỹ chuyên bán thịt bò bí tết, hay hải sản Mỹ, hoặc sushi Nhật hạng sang là tương đối. Còn lại nhà hàng Việt nam chỉ quanh quẩn mấy món Tàu mà ai nấy chưa ăn đã thấy ngán. Những hàng quán, tiệm ăn nhỏ nhỏ của người Việt không có quán nào nổi trội, có lẽ do sức cạnh tranh không cao như ở Houston hay bên Calif nên hàng quán chỉ chung chung như nhau, kê thực đơn đọc tới mỏi mắt nhưng nhiều món không có, hết rồi. Đôi khi ngồi chơi với anh em địa phương làm nghề nhà hàng, nghe họ nói có lý mà không có lý vì đơn giản là muốn ăn ngon thì phải trả thêm tiền, nhưng tô phở bán mắc hơn tiệm khác năm mươi xu thôi là đã bị khách chất vấn, nghe có lý đó nhưng vô lý là sao ở Houston, bên calif, hàng quán cũng phải chịu cảnh ngang giá với nhau thì mới bán được, vậy sao họ vẫn nấu ngon được? Hàng quán ở Dallas có đầu bếp bên Calif qua thường đông khách hơn hàng quán vợ nấu chồng bưng, con dọn bàn ở Dallas. Vấn đề của ngành nhà hàng Việt ở Dallas còn nhiều chuyện để bàn về ẩm thực, và phần quan trọng khác cũng đáng nói tới là vấn đề vệ sinh và phong cách phục vụ…

Kể ra Dallas chỉ loanh quanh có mấy tiệm ăn Việt tương đối được như Phở Bắc, bún bò Huế Tây Đô, bánh xèo Lá Xanh, cá nướng Đồng Quê… Nhiều khi nghĩ cũng buồn chứ chẳng phải không khi nghe anh em trò chuyện, “Có bạn bè, bà con ở xa về Dallas chơi, không biết dẫn họ đi đâu ăn?”

Hôm tôi đón người bạn bên miền đông bắc Mỹ sang chơi, đã chín giờ tối mới ra khỏi phi trường DFW. Bạn tôi nói muốn ăn tô bún riêu, anh thèm bún riêu lắm! Tôi đã nói mà hắn cãi, tôi ở đây tôi biết, tôi đã ăn hết mọi quán có bán bún riêu vì tôi cũng thích món đó, dễ ăn… nhưng chẳng có quán nào ăn được! Thậm chí có cái quán bán cho tôi tô bún riêu mà tôi phải đổi tên là bún lừa, vì lừa gạt quá đáng. Ai đời bún riêu mà đi chan nước lèo phở bò, mùi quế, mùi hồi trong tô bún riêu thì làm sao ăn được. Người bạn đi chung ăn tô bún suông nên không thắc mắc vì chẳng có gì để gắp bởi là bún suông mà!

Nhưng người bạn đông bắc Mỹ này ngoan cố. Hắn nhất định đòi ăn bún riêu nên tôi ghé quán quen là quá nhậu. Ghé đó bởi chợt nhớ ra chị chủ quán thường nấu những món chay cho chùa khá ngon. Hôm tôi được ăn bún riêu chay ngoài chùa do chị nấu, tô bún ăn rất khá. Vậy mà đến quán của chị thì, hay tại tối quá rồi nên hai tô bún riêu bưng ra bàn. Người bạn ở đông bắc Mỹ nên thèm món dân dã Việt như bún riêu thì phải quá rồi, nhưng gắp lên một đũa, rồi hắn lơi.
Cha mẹ ơi! Bún riêu mà nguội ngắt, rau không ra rau, lá úng lá xìu, mấy miếng cà chua mới lấy trong tủ lạnh ra, cắt bỏ lên tô bún riêu còn lạnh như mấy cục nước đá màu đỏ…

Tôi xin lỗi bạn thôi chứ biết làm gì hơn. Hai thằng về nhà ăn hoành thánh tự làm mà hắn tươi tỉnh, vui vẻ ra.
Hôm sau tôi đưa hắn đi ăn bánh xèo Lá xanh vì tên này dân miền nam nên thích món nhiều rau. Địa chỉ đáng tin cậy vì thương hiệu từ bên quận Cam qua mở chi nhánh ở Dallas. Đáng tin cậy hơn nữa là cô chủ rất đẹp, tử tế, lịch sự, và tốt bụng. Món nào có trong thực đơn nhà hàng mới tính tiền, còn món nào làm nhà ăn thì chỉ biếu mấy anh nhà báo ăn chơi cho vui… vui sao không vui. Cả Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas Forth Worth ủng hộ Lá Xanh là đương nhiên.
Vậy mà xa mặt cách lòng, lâu lâu không ghé nên quán đổi thay, không còn cô ở đó, cô bắc kỳ nho nhỏ chủ tiệm bánh xèo Lá Xanh, cười giòn như bánh xèo, giọng bắc ngọt tái tê như tép bạc… Nay được anh bạn tôi khen nức nở bánh xèo ngon, nhưng không thấy cô chủ đâu để khoe thêm một người bạn xa đã phải lòng bánh xèo Lá Xanh ở Dallas. Anh bạn tôi bảo cháu trai bưng bánh xèo, “Em ơi! Cho anh xin thêm một dĩa rau sống, đủ thứ rau hết nha. Rồi tính tiền vô hóa đơn.”

Cái cách đi ăn nói lên tư cách thực khách dữ lắm! Bởi có lần cô chủ than phiền với tôi, “bánh xèo ngon thì nửa phần là nhờ rau. Em đặt người ta trồng các loại rau từ nhà đem giao cho tiệm em, nên một dĩa rau đã hết bốn đồng, mà cái bánh xèo bán ra tám đồng thì lời bao nhiêu. Thế mà nhiều người cứ xin thêm dĩa rau. Đôi khi ăn còn chút xíu cũng xin thêm dĩa rau để mang về nhà. Đề nghị khách trả tiền thêm thì khó nói quá…”

Khó thật. Tôi là người làm báo nên tôi biết rõ khó khăn của hàng quán vì liên lạc nhau thường về quảng cáo báo chí. Như tiệm cá nướng Saigon Block là một tiệm ăn Việt có thể nói là có không gian nhất, vấn đề vệ sinh tương đối nhất ở Dallas, chỉ kẹt cái phục vụ là khách xin thêm rau, bánh tráng… những người phục vụ cứ làm lơ, làm lơ cho tới khi khách thiếu điều như níu áo mới chịu nói: thêm bánh tráng một đồng, thêm rau một hay hai đồng gì đó! Khách chịu mới đem ra. Sao không nói thẳng từ đầu, hay ghi rõ trên thực đơn cũng được… Cô chủ tiệm bánh xèo nói với tôi, “làm thế sẽ mất khách đấy anh ạ! Nhiều lần em định xài rau mua từ chợ cho giá thành hạ xuống, nhưng đã bán rau trồng mà bây giờ xuống rau chợ thì cũng mất khách hết…”
Làm ăn buôn bán khó thật! Nên làm báo cũng khó mà giữ chân được người Calif tử tế, tốt bụng ở lại Dallas cho hàng quán thêm sắc màu.

Tôi đang kể chuyện Dallas cho bạn tôi nghe, bảo hắn ăn chậm lại để chờ rau thêm. Hắn thấy thằng bé ban nãy bưng nước cho bàn khách mới vô, đợi nó xong việc thì hắn nhắc, “Em ơi! Dĩa rau anh order thêm có chưa?”
Nó, “Dạ, dạ, dạ….! Để cháu vào xem.” Một lát, cái đầu đen kiểu Xuân tóc đỏ của nó ló ra khỏi cửa bếp, đáp, “Chú ơi! Chú chờ rau chút nhé! Rau đang xử lý trong nhà bếp.”
Bạn tôi, “Thôi. Về. Đù cha nó. Đến rau ăn bánh xèo cũng phải xử lý chứ không rửa rau như trong nam, lặt rau như người bắc di cư… Sao nó xã hội chủ nghĩa tới xử lý rau, sao không ở lại miền bắc mà xử lý nhau cho chết mẹ nó hết tụi viêt cộng cho rồi! Sao lại sang Mỹ để xử lý rau ăn bánh xèo…”
“Thôi mà. Thông cảm cho đám du sinh kiếm cơm qua ngày, làm ơn. Cha anh nó đã đối xử phân biệt với bọn mình là con em của quân dân cán chính VNCH trong nam. Bây giờ mình cũng đối xử phân biệt với bọn chúng ở hải ngoại thì khác nào chó cắn ông nên ông cắn lại chó à?”
“…”
Hồi thằng nhỏ ra tính tiền. Tôi hỏi nó,
“Cháu là gì của cô Hương?”
“Cháu chả biết cô Hương nào cả, chú ạ!”
“Thế chủ tiệm này bây giờ là ai?”
Nó gãi đầu. Nhìn rất thiếu chuyên môn trong quán ăn nhưng trả lời dễ thương, “Cháu chỉ biết làm vài giờ, kiếm vài đồng thôi chú ạ! Ai là chủ, cháu chả biết đâu! Xin lỗi chú.”

Tôi bảo nó giữ lấy phần tiền dư, không phải thối lại. Nó cảm ơn tử tế lắm!
Tôi nói với bạn tôi, “Nhớ hồi anh em mình còn đi học ở Sài gòn ha! Bọn mình cũng đi chụp hình ngoài công viên hồ Kỳ Hoà tới nửa đêm để kiếm thêm vài đồng sống qua ngày. Gặp hôm mưa gió thì về ký túc xá ăn mì gói vụn chan cơm nguội. Nay tụi nhỏ trong nước qua Mỹ học, đâu phải toàn con ông cháu cha nên mới phải đi bưng bánh xèo. Thôi thì nó đã hội nhập với đời sống bên đây được câu xin lỗi, lời cảm ơn. Mai này tốt nghiệp ngành xử lý rau xanh bên Mỹ, biết đâu nó về nước lại xử lý được hiện tình đất nước ở quê nhà. Tôi ước gì thằng bé học chuyên ngành bắt sâu thì sau này chết cha mấy thằng sâu mọt trong nước với nó…

Hôm sau nữa tôi dẫn bạn đi ăn bún bò huế Tây Đô. Hắn khen ngon tuyệt. Tôi kể hắn nghe, Ông thấy tên tiệm là Phở Tây Đô không? Hồi mới nghe Dallas đã có phở Tây Đô, tôi hơi thắc mắc là phở theo chân người bắc vào nam, sao không lấy tên là phở Hà nội. Bây giờ qua Mỹ thì lấy tên là phở Sài gòn nghe cũng nhớ nhung. Sao lại chọn tên cho tiệm phở là Tây Đô. Tôi đến ăn thử với bạn bè thì không tệ nhưng cũng chẳng có gì xuất sắc. Về sau, thực khách Dallas mới phát hiện ra món bún bò huế ở tiệm phở Tây Đô rất ngon. Nên tới bây giờ, 90% khách vào tiệm là ăn bún bò huế. Nổi tiếng đến độ nói tới bún bò huế ở Dallas là nói tới bún bò huế Tây Đô, người ta quên luôn tiệm này là tiệm phở. Tiệm này có cái đặc biệt là bán togo thường nhiều tới gần gấp đôi bán tại tiệm, có lẽ không phải dọn bàn, rửa tô khi khách mua về nhà ăn nên bán rẻ để khuyến khích khách rửa tô, lau bàn dùm. Thường hai vợ chồng tôi cũng như bạn bè, ra đây ăn thì ăn hai tô nhỏ, nhưng mua về nhà ăn thì chỉ mua một tô lớn, mắc hơn tô nhỏ có một đồng mà đủ hai người ăn. Nhiều người công nhận việc Tây Đô bán togo một phần thì hai người ăn đủ. Tôi nghĩ tới ông bà chủ tiệm này biết làm ăn với cái tiệm nhỏ xíu mà thời tiết Dallas thì chỉ có nóng quá với lạnh quá, khách không đợi bàn bên ngoài tiệm được nên bán togo rẻ cho bà con mua về nhà ăn là thượng sách để nâng cao doanh thu của tiệm… Tôi ủng hộ cách làm ăn thông minh của họ lắm. Ngược lại ghét tiệm nào hễ bán được là rút bớt số lượng, giảm phẩm chất theo cách thiếu tầm nhìn xa…”

Anh bạn tôi nói, “Hay. Hay… Chắc họ đã làm ăn từ lâu nên có kinh nghiệm?”
“Không đâu! Ông chủ là lính cũ. Đi tù cải tạo về rồi đi HO. Anh ấy cũng dễ chịu, vui vẻ với đồng hương ở đây lắm! Còn cái đặc biệt hơn ở quán này là khách quen ăn xong có thể hỏi chủ tiệm xin ít đầu bắp bò về hầm cải chua với cà chua để ăn cơm, ngon lắm ông ơi! Dân nhậu thì xin đầu bắp bò về chỉ chấm tương cự đà, mắm tôm tùy hỉ, ăn kèm rau sống là đưa cay mút chỉ…”

“Thiệt không vậy?” Bạn tôi hỏi.
“Thì cứ chống mắt lên xem…” Ăn xong. Tôi nói ông chủ tiệm, có đầu bắp bò thì cho em xin chút về nhậu chơi. Vậy mà ông chủ vui vẻ nói đầu bắp bò mới cắt xong, ngon lắm, để tôi lấy cho. Ông cho một túi nylon đến chục pounds đầu bắp bò.

Hôm tôi tiễn anh bạn về lại miền đông bắc Mỹ với con cá nướng ở Đồng Quê. Cá ngon có tiếng thành Đà nên không bàn nữa. Anh bạn tôi không muốn uống bia trước khi lên máy bay, nhà hàng cũng không bán bia rượu, khách muốn uống thì bước sang chợ Trường Nguyên bên cạnh nhà hàng mà mua. Nhưng sao lại có xô nước đá ướp mấy chai bia bưng ra bàn. Bạn tôi hỏi chú bé bưng cá thì chú nói con không biết! Tưởng bia của chú mua nên con ướp nước đá cho chú thôi. Chị chủ nhà nhà nhanh nhẩu lên tiếng, “chắc anh từ xa đến nên không biết, ở đây bia khách uống không hết, bỏ lại nhà hàng thì nhà hàng mời khách tới sau, không tính tiền bia vì nhà hàng đâu có bán bia. Ở đây khách quen không hà, ai cũng còn bia thì để lại anh em uống chứ đâu ai đem về…”

Anh bạn tôi khoái quá! Nói, “Vậy mà ông cứ nói Dallas không có gì ăn ngon như bên Calif, dưới Houston… Tôi thấy ngon và thích người Dallas rồi đó!”

“Chắc Bụt nhà không thiêng hay sao đó ông ơi! Nay ông nói tôi mới nhớ tới cái quán Ốc lẩu bên quận Cam. Tôi mới sang bên đó hôm tháng tám. Ngon thì có ngon. Nhưng phục vụ quá tệ. Hỏi ra mới biết cô gái trẻ nhưng lại là manager của tiệm, cô ấy mắng khách hàng là người bạn mời tôi đi ăn bằng ngôn ngữ của hàng quán ngoài bắc như bún mắng, cháo chửi ngoài Hà nội vậy! Chả biết có phải là bọn họ tràn qua đây mở quán nên đem theo cả văn hoá xã hội chủ nghĩa không nữa?”

Giờ còn lại một mình khi bạn đã bay về Minnesota, nhưng tôi quen gọi hắn là tên mini-sofa vì không bạn bè người Việt, hàng quán Việt lưa thưa, lèo tèo nên hắn đi làm về chỉ biết uống bia một mình, chẻo nghẻo trên cái mini sofa xem tivi… Nghĩ tới bạn mới biết mình may mắn sống ở Dallas. Đi ăn uống ngoài hàng quán thường được thêm món không tính tiền vì không có trong thực đơn, chủ tiệm làm để nhà ăn nhưng khách quen như người nhà thì mời ăn chơi cho biết. Nhiều khi không muốn nhưng uống chai bia không phải trả tiền nó ngon ngọt tình huynh đệ Lưu Linh cũng hay hay. Đi chợ cũng thường được bà chủ chợ cho thùng mì, chai tương ớt, cây chổi bông cỏ để quét nhà, tết thì lì xì mấy đồng lấy hên đi mua vé số đi con… Chút tình đồng hương cũng đỡ lạnh mùa đông xứ người lắm chứ!

Phan
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Saigon tuổi thơ, kỷ niệm đồng tiền xé đôi thối lại
Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc năm 1968, thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.
Image

Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười rồi chia ly với Sài Gòn.

Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blancy (Hai Bà Trưng), sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam, hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen.

Sơ đọc chính (chánh) tả: Hoa hường phết (phết là dấu phẩy). Cái tai của con bé con Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và phết thành một chữ nữa. Tôi viết: Qua tường phết. Bài chính tả dài một trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này:
Sài Gòn vòi nước bùng binh
Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên
Trụ đèn, giây thép, tượng hình
Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an
Mặc dầu đường rộng thênh thang
Ngựa xe đi lại luật hành phải thông
Mặc dầu đường rộng mênh mông
Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm
Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh…
Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì.

Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba, sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi.

Kỷ niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, bà bán hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp.
Image

Hai chị em đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không có tham dự vào những sinh hoạt của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra. Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.

Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn, đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác.

Image
Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học của trường Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này.

Ba tôi bảo cầm đồng tiền xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được thay bằng đồng bạc 50 xu bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho: Tiết Trực Tâm Hư).

Cuộc di cư 1954 đó giúp cho người Việt hai miền Nam, Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói: Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn!

Sài Gòn đầu thập niên sáu mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn nữa, chỉ còn ở lục tỉnh.

Sài Gòn với xích lô đạp, xích lô máy, taxi, vespa, lambreta, velo, mobilette là những phương tiện di chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi.
Image
Mỗi tuổi đời của tôi đi qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt, nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới. Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa ra cho ta níu lại.

Âm thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa… Làm lên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ.

Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai, với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh.

Image
Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.

Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.

Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.

Trần Mộng Tú
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

Tình Yêu
Mặc Bích
Từ ngày hôm ấy, nhà Hương có thêm một khuôn mặt mới. Đối với tất cả mọi người trong nhà, trừ Hương và cậu con trai lớn, khuôn mặt mới này cũng chỉ như một món đồ vừa được mua về ở tiệm, bầy đó, lấp một khoảng trống nào đó mà thôi. Ai vậy? Một chú két có màu xanh lá cây với những đường viền đỏ cam, vàng rực rỡ với đôi mắt sáng quắc tròn xoe, cái mỏ dài ngoằng hơi khoằm khoằm và một bên bàn chân bị khuyết tật!

“Tại sao con lại mua một con két có tật như vậy hả Duy?”

Đứa con trai lớn của Hương nhún vai cười:

“Có sao đâu mẹ? Nó vẫn đứng, vẫn bay bình thường như mọi con két khác trong khi nó đẹp nhất trong lồng mà lại rẻ và biết nói sẵn nữa, con khỏi phải “train” nó!”

Nàng vẫn cứ thắc mắc về một bên ngón chân bị cụt đến gần 2 đốt của con két tên Joshua mà Duy vừa mua về. Hương giao hẹn với con trai:

“Con chơi, con phải “take care” nó đó!”

“Mẹ đừng lo! Con lo cho nó mà!”

“Tại sao con biết là nó biết nói sẵn? Nó nói tiếng gì?”

“Chủ nó là một bà Mỹ, vậy chắc nó chỉ biết tiếng Mỹ!”

Duy lại nhìn mẹ cười, nụ cười của cậu thanh niên mới lớn thật tươi và thật dễ mến.

“Bà ta già phải vào nursing home nên mới gửi tiệm bán. Con mua rẻ lắm!”
Hương không nói gì mà chỉ lo con két làm bẩn nhà. Duy nhốt Joshua trong phòng ngủ và căn dặn mẹ cùng mọi người trong nhà đừng mở cửa phòng sợ Joshua bay mất. Nhốt nó vào lồng thì nó không chịu, nó sẽ chết! Hương than thầm trong bụng:

“Tại sao nó không chơi con gì khác cho sạch sẽ, dễ trông coi!” Nên ngay từ phút đầu Joshua có mang lại sự chú ý của Hương nhưng thiện cảm thì không! Nhưng chiều con, nàng cũng không cằn nhằn thêm.

Bắt đầu từ ngày đó trở đi trong nhà nàng lại có một “tù nhân” là con két xanh tên Joshua. Cửa phòng Duy lúc nào cũng khép trừ lúc có ai trong phòng. Cả nhà cũng chẳng mấy khi thấy mặt con Joshua, nên nó có đó mà cũng như không có. Thỉnh thoảng Hương mới thấy nó kêu chứ chưa hề thấy Joshua nói! Nhiều lần nàng định hỏi con xem con két đã nói những gì rồi thương hại Duy lại thôi.
Một hôm, Hương mở cửa vào phòng Duy. Con Joshua đang đứng trên thanh gỗ ngang. Đó là một loại chuồng chim nhưng trống cả bốn phía và chỉ đơn sơ có một thanh ngang làm chỗ đứng suốt ngày đêm cho Joshua, hai đầu một bên là thức ăn, một bên là nước uống. Bên dưới có một khay tròn lớn đựng cát để hứng mọi thứ chất dơ do Joshua thải ra. Thấy nàng bỗng nhiên Joshua xòe rộng hai cánh, vươn người lên nhún nhẩy và huýt gió.

Duy la lên:

“Mẹ thấy không, nó huýt gió đấy! Hễ thấy đàn bà, con gái là nó huýt gió! Nó thích mẹ đấy!”

Hương phì cười, nghĩ bụng “Nói thì không nói mà chỉ huýt gió!” Nàng đến gần, ngắm nghía chú két. Một mối thiện cảm nào đó nẩy sinh. Nàng nghiêng đầu nhìn nó. Nó cũng ngoẹo đầu nhìn Hương như muốn nói một cái gì? Hương bắt đầu chú ý đến sự có mặt của Joshua trong nhà. Từ hôm ấy, mỗi tối, nàng đều vào phòng Duy, ngồi bệt xuống thảm, gần chỗ con Joshua, và thử dậy nó nói vài chữ tiếng .. Việt.

Vài tháng trôi đi, một chữ tiếng Anh Joshua cũng không nói chứ đừng hòng gì đến nửa chữ tiếng Việt! Nhưng cứ mỗi lần thấy Hương là nó huýt sáo và vươn cánh làm đẹp. Nàng cũng thấy vui vui và dần dà quên mất đến chuyện là con két này không biết nói và đành chấp nhận nó như thế!

Duy đi mua một lô sách về nghiên cứu và tuyên bố với mẹ:

“Joshua chắc bị “shock” nặng nên nó không nói nữa!”

Và rồi câu chuyện của chú két xanh Joshua tưởng chỉ có vậy!

Cho đến một hôm, Hương đến tiệm Pet Shop, nơi mà Duy đã mua con két, để mua thức ăn cho Joshua. Bà chủ tiệm là người Việt, rất niềm nở khi thấy người đồng hương. Bà ta chỉ dẫn cặn kẽ loại thức ăn nào hợp cho két, nuôi dưỡng ra sao...

Trong câu chuyện trao đổi, Hương chợt hỏi:

“Thường những con bà bán ra mà có giấy tờ khai sinh, bà có lưu lại bản nào không?” “Có chứ ạ! Chúng tôi còn giữ lại tên và địa chỉ người bán, người mua, đủ hết”

“Cháu trai của tôi mua một con két ở đây tên Joshua, chân nó hơi có tật..”


Bà chủ tiệm nói ngay không đợi Hương nói thêm:

“Joshua! Tôi nhớ chứ! Một bà già Mỹ đã nhờ tôi bán khi bà ta phải vào nursing home. À! Cậu đó là con bà đấy ư?”

“Vâng, đúng đấy! Bà có trí nhớ tốt quá!”

“Cậu con bà có thích con Joshua không?”

“Chúng tôi quý nó lắm..có điều sao nó chẳng biết nói gì cả?”

“Có trường hợp như vậy xảy ra khi con vật bị sống xa chủ nhân của nó. Nhưng nhiều khi chỉ một thời gian nó quen với môi trường mới lại nói như két ngay ấy mà!”

Hương chép miệng:

“Cả hơn một năm rồi, đâu thấy nó nói gì đâu! Nó chỉ biết huýt sáo và kêu thôi!”
Bà chủ tiệm nhún vai, không biết phải trả lời thế nào trước sự than phiền của người khách.

Hương trả tiền đi ra, nhưng nghĩ sao nàng lại quay trở lại tìm người chủ tiệm:
“Bà có địa chỉ của bà cụ già trong nursing home, chủ trước của Joshua không?”
“Có chứ, để tôi lấy! Trừ phi bà ấy chết hay đổi chỗ thì chịu thua!”

Bà ta tìm một lúc rồi mặt tươi lên, hí hoáy viết vào tờ giấy đưa cho Hương:
“Chúc bà may mắn!”

Cầm tờ giấy trong tay Hương không biết mình sẽ làm gì? Vào gặp và thăm bà lão, nói chuyện về con két tên Joshua hay đưa Joshua vào thăm chủ cũ? Để làm gì? Nàng cũng chẳng hiểu tại sao những ý nghĩ đó lại đến trong đầu và rồi cứ lẩn quẩn ngày này sang ngày khác.

Một ngày Chủ Nhật cuối tuần, Hương và Joshua tìm đường vào nursing home mang tên là Pine Haven. Chưa bao giờ đặt chân vào một nursing home nào cả nên Hương cũng hơi tò mò. Nơi đây dù không xa nhà thương Memorial bao nhiêu nhưng nằm khuất trong một con đường cụt yên tĩnh rộng rãi, nhiều cây cối bao bọc chung quanh, có cả vườn cảnh cho người đi dạo tạo một cảm giác thật an bình.

Hương nhìn xuống tờ giấy, lẩm nhẩm tên bà lão:

“Alice Park! Alice ..Park!”

Joshua đậu trên vai Hương có vẻ thích thú khi được ra ngoài. Nó kêu những tiếng trong cổ họng nhịp theo với bước chân Hương tiến dần vào khuôn viên nursing home. Một vài người già ngồi trên xe lăn, phía sau có y tá đẩy. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt Hương là những khuôn mặt già nua bệnh hoạn bạc thếch theo với thời gian. Những khuôn mặt trắng nhờ nhờ với làn da trắng xanh không còn sinh khí hay những gương mặt da màu đã sạm lại và teo tóp.

Những đôi mắt u uẩn hay những cái nhìn mông lung vào một cõi nào xa xăm như thể tất cả đang sống trong một thế giơi riêng biệt mà những ngôn từ, động tác cử động cũng theo một cách thế khác. Nhịp sống nơi đây chắc chắn không giống như nhịp sống bên ngoài kia.

Người nữ tiếp viên ngồi ngay cửa vào ngửng lên nhìn Hương mỉm cười chào hỏi. Hương hỏi ngay:

“Tôi muốn vào thăm bà Alice Park. Chẳng hay bà ấy ở phòng số bao nhiêu hả cô?”

Cô gái cắm cúi giở sổ tìm rồi nhoẻn miệng cười thật xinh: “Dẫy A. Phòng số 210. Bà đi thẳng vào ttrong rồi quẹo trái, đến gần cuối hành lang là đúng chỗ đấy.”

“Cám ơn cô nhé!”

Cô gái nở nụ cười thay cho lời nói. Joshua bỗng huýt gió vang dội làm cả Hương lẫn cô gái phải bật cười.

“Nó tên gì vậy bà?”

“Joshua!”
“Hi Hoshua! Hi!”

Joshua chỉ nhìn cô gái và tiếp tục huýt sáo một cách thích thú. Cô ta còn giơ tay vẫy vẫy nó. Hương lại nhớ đến lời Duy bảo:”Nó thích đàn bà, con gái mẹ à!” Mà có lẽ thế thật!

Nàng và Joshua theo lời chỉ dẫn của cô gái. Bên trong cũng đẹp đẽ, sạch sẽ nhưng thoang thoảng mùi hôi, mùi khai quyện lấy mùi thuốc sát trùng. Dọc hành lang, bóng những cô y tá lên xuống nườm nượp. Đi ngang những căn phòng mở rộng cửa, Hương nhìn thấy những khổ ải của thân phận con người mà bệnh hoạn là một trong những thứ làm biến đổi người ta nhanh nhất.

Không giống nhà thương, mỗi phòng được trang trí một cách khác theo với ý thích của người bệnh hay người thân. Hương đi rất chậm để quan sát. Đầu giường những người bệnh hầu như đều có hình ảnh của một cuộc đời bên ngoài kia mà đã có một lần họ đã sống qua. Chút kỷ niệm hay chỉ là một nhắc nhở về mối liên hệ sao đó để người bệnh đỡ thấy lẻ loi, cô độc chăng?

Rẽ sang mé trái, Hương thấy ít y tá hơn và mùi hôi cũng giảm đi nhiều, hầu như không thấy mấy. Hương lẩm nhẩm trong đầu tìm số 210. “À! Đây rồi!”, nàng nhủ thầm. Phòng số 210 cũng không khác những phòng kia bao nhiêu và theo bảng tên ở ngoài thì bà Alice Park nằm bên mé trong, sau tấm màn kéo màu xanh nhạt. Giường bên ngoài không thấy người dù rất nhiều đồ đạc. Hương vào bên trong.

Đằng sau tấm màn, một bà lão tóc trắng phau, uốn quăn thưa thớt, đang ngồi dựa soải chân trên một xe lăn. Hai bàn tay bà trắng bệch và trong suốt với nhiều đường gân xanh tím chằng chịt. Cả hai bàn tay bám lấy hai thành xe lăn. Nghe tiếng động bà ta nhìn lên. Đôi mắt nhỏ xíu bỗng mở to lộ hai tròng con ngươi màu xanh đá nhạt lờ mờ như được dấu sau một bức phim mỏng. Cái miệng mỏng dính không còn thấy rõ mầu môi bỗng hơi há ra. Mắt bà ta như dán chặt vào con két trên vai Hương. Đôi bàn tay bà lão đang bám lấy thành xe lăn bỗng buông ra và run rẩy, giật liên hồi.

Tất cả những biến chuyển đó chỉ xảy ra trong vòng vài giây ngắn ngủi của thời gian đang cô đọng trong căn phòng chật hẹp mà Hương là người nhìn thấy rõ nhất. Nàng chưa kịp lên tiếng chào hay hỏi han xem bà lão có đúng là bà Alice Park hay không, nhưng Joshua đã nhanh hơn nàng. Nó bay sà đến đậu vào lòng bà ta và chợt kêu lên:

“Love ya, Mama! Love ya, Mama!”

Từ tiếng kêu đột ngột. Không! Phải nói là tiếng nói đột ngột thoát ra từ Joshua chợt như một tiếng ngân, mà sự vang dội cũng như cái tha thiết kéo dài run rẩy trong cái sẽ sàng làm cho sự tĩnh lặng đọng trong căn phòng chợt vỡ tan. Những đường nét cứng nhắc mỏi mệt trên khuôn mặt già nua của bà lão dường như hồi sinh theo với cái nhếch mép, há miệng mà những tiếng nói vẫn còn bị nhốt kín sâu thẳm trong tận cùng cổ họng, hay trong sâu thẳm của trái tim héo hon? Từng thớ thịt trên mặt bà lão giật nhẹ, đôi mắt cố mở to nhìn Joshua. Môi bà lão run run mà vẫn không tạo nên được một âm thanh nào. Chỉ có đôi mắt chớp khẽ. Riềm mi dưới đã ngả sang màu xám bạc chợt đậm màu hơn theo với giòng nước mắt đang tù từ lăn xuống.

Joshua hai chân bấu vào áo bà lão, vươn cổ, dùng mỏ ngoạm vào áo bà ta để trèo lên cho gần với khuôn mặt bà lão. Nó lại kêu lên, vẫn cái giọng đó:
“Love ya, Mama! Love ya, Mama! Joshua love ya!”

Không hiểu trong tiếng kêu thống thiết kỳ lạ đó có gì mà Hương thấy lồng ngực mình thắt lại. Bởi vì nàng không chỉ nhìn thấy, chỉ nghe, mà còn cảm nhận được cái tình yêu giữa Joshua và chủ cũ của nó như phút chốc nàng biến thành bà lão ngồi trên xe lăn kia, cũng chẩy nước mắt đón nhận lời nói yêu thương và cũng thấy lòng rạt rào những cảm xúc kỳ dị. Làm như thế gian này chỉ có một tình yêu và cả hai thực sự thuộc về nhau, như một nửa mảnh đời này tìm lại đúng nửa mảnh đời kia và ráp lại khít khao thành một khối duy nhất, không có gì có thể chia lìa. Joshua ở trong bà lão và ngược lại. Bà lão nhìn trong Joshua và thấy tình yêu của mình. Bà ta lắp bắp đôi môi nhưng không thành tiếng. Khuôn mặt bà lão bỗng tươi nhuận hẳn lên. Tình yêu, sự hiện diện của Joshua đã mang lại mạch sống cho bà. Và tình yêu đó tràn ngập căn phòng nhỏ. Joshua và bà Alice không còn biết đến sự có mặt của Hương.

Joshua vùi cái mỏ cứng nhắc của nó vào cổ bà lão, mắt nó lim dim như tận hưởng một sự trao gửi thiêng liêng nào đó mà chỉ có nó và người nhận hiểu được. Mãi, bà lão mới tìm lại được tiếng nói của mình. Giọng bà ta yếu ớt và thanh tao khi đưa hai tay vuốt ve Joshua:

“I love you too. Joshua! Mama love you!”

Con Joshua kêu lên những tiếng nho nhỏ trong cổ họng và cứ để yên cho bàn tay bà lão vuốt trên từng mảng lông của nó. Những ngón tay nhăn nheo, xương xẩu kia như một cây đũa thần làm Joshua biến đổi hẳn. Nó không còn là con két xanh đứng hai chân trên thanh ngang suốt ngày cú rũ trong căn phòng đóng kín cửa. Nó không còn là tên tù bị giam lỏng trong bốn bức tường kín ở nhà Hương. Joshua lại nói với bà lão:

“He hurt me!”

Bà ta sờ lần trên ngón chân khuyết tật của Joshua như thương cảm rồi ôm Joshua vào lòng:

“My poor baby! He’s gone! He’ll not hurt you anymore. Not anymore baby! He’s gone, baby! Do you miss me, Joshua?”

Joshua lập lại y hệt như vậy:

“Do you miss me, Joshua?”

Bà lão bật cười:

“No! Do you miss me, Mama?”

Nó lại lập lại vẫn với giọng lảnh lót:

“No! Do you miss me, Mama?”

Tự dưng Hương cũng cười theo. Lúc ấy bà lão mới để ý đến sự có mặt của nàng trong phòng. Tay vẫn ôm Joshua, bà ta nheo mắt nhìn Hương:

“Cô mang Joshua đến đây?”

Câu hỏi này thay cho câu hỏi: “Cô là chủ mới của Joshua?”. Có lẽ bà Alice vẫn xem như chỉ có bà là chủ của Joshua. Và bất cứ ai đó đến sau bà chỉ là người thay bà săn sóc nó mà thôi. Hương thấy ngay điều này nên nàng chỉ mỉm cười và đáp gọn:

“Vâng!”

Hương cũng chẳng tự giới thiệu mình là ai mà bà lão cũng chẳng hỏi tại sao nàng lại biết tìm đến đây. Tự dưng nàng cảm thấy như sự có mặt của mình ở đây là thừa thãi nên Hương lẳng lặng bước ra ngoài khi thấy bà Alice lại quay sang Joshua thầm thì những gì nàng nghe không rõ.

Nàng đi dọc theo hành lang ra ngoài đến sân sau. Chẳng ai hỏi gì mà cũng chẳng ai để ý đến ai. Hương tìm một băng ghế dưới gốc cây. Bây giờ đã là tháng Mười. Trời đã dịu hơn. Nắng vẫn rực rỡ như những ngày hè nhưng sao lại mát hơn? Có lẽ mùa Thu đã đến ở đâu đó và đang bứt dần những chiếc lá ra khỏi cành. Một đành đoạn chia ly tất nhiên! Nàng dựa lưng vào băng ghế nhìn những chiếc lá khô lao xao trên đỉnh đầu rồi lìa cành. Có những chiếc lá còn tiếc nuối, bay lượn vài vòng trước khi rơi chạm mặt đất, có chiếc rơi thật nhanh chúi đầu lao xuống, có chiếc vẫn run rẩy, không chịu lìa cây. Và những chiếc lá còn lại trên cây đang nhìn lên trời xanh trên kia hay nhìn xuống mặt đất để tiếc thương thay cho những chiếc lá đã bỏ đi trước? Nhưng có một điều chắc chắn những chiếc lá còn lại trên những tàng cây kia nhìn thấy được nỗi ngậm ngùi trong nàng ở ánh mắt không còn trong nữa. Cuộc đời, con người, và những tương quan trong đời sống, tình yêu, nỗi chết, rồi cũng chỉ như thế thôi!

Và rồi, Hương lại nghĩ đến hình ảnh trong căn phòng nhỏ sau lưng nàng: Joshua và bà Alice. Bà lão còn bao nhiêu thời gian để nói câu: “I love you too! Joshua!”, còn bao nhiêu thời gian nữa để ngập chìm trong yêu thương ấy?

Joshua? Thời gian của con két xanh với những riềm vàng, đỏ, cam rực rỡ, là bao xa? Nhưng có lẽ chắc chắn lúc này, cả bà lão và con Joshua đều chỉ biết đến cái hạnh phúc trân quý tìm lại được nhau, có nhau, cho dù thời gian đang trôi qua và ngày mai, ngày hôm sau nữa và những ngày kế tiếp có còn đến nữa hay không!

Nàng ngồi giữa cảnh trời bao la trong vắt trên cao kia trong những suy tưởng miên man. Thời gian qua bao lâu rồi? Hương nhìn đồng hồ: “2:30 chiều!” Nàng đã ở chỗ này lâu đến thế kia à? Đã đến lúc phải đưa Joshua trở về. Joshua phải trở về căn phòng của Duy và trở lại làm tù nhân trong một nơi chốn với đầy đủ thức ăn, nước uống, chỉ thiếu bàn tay của bà Alice!

Khi Hương trở lại căn phòng số 210, cảnh tượng âu yếm lúc trước không còn nữa. Joshua đang đậu trên thành giường, còn bà Alice nằm trên giường với bao nhiêu dây nhợ gắn vào người: nào là dây truyền thuốc, dây truyền thức ăn. Trông bà ta có vẻ mệt mỏi. Cô y tá da mầu có nụ cười xinh tươi nhìn Hương rồi hỏi: “Cô quen thế nào với bà Alice?”

Hương chỉ con Joshua:

“Qua con két này!”

“Thật à?”

Câu hỏi tuy ngắn, gọn nhưng bao hàm nhiều câu hỏi khác nữa. Hương phải giải thích sơ sơ:

“Bà ta là chủ trước của nó. Tôi đưa nó đến thăm chủ cũ. Vậy thôi!”
“Cô tử tế quá!”

Lần đầu tiên từ lúc gặp gỡ Hương thấy bà Alice nhìn nàng lâu hơn. Ánh mắt dịu xuống.

Hương đến gần Joshua và gọi, nàng làm như nó hiểu: “Joshua! Đến lúc phải đi về..”

Hình như nó biết nên cứ chần chờ. Mấy cái móng bấu chặt xuống thành giường, trừ ngón khuyết tật. Hương đến gần, nó càng nhích đi xa, mấy cái móng vẫn quặp chặt như một câu trả lời rõ ràng. Hương không biết phải làm sao! Joshua không huýt sáo như mỗi lần Hương gọi nó nữa! Như đọc được tất cả những ý nghĩ trong đầu của cả Hương và con Joshua, bà Alice gọi nó:

“Joshua!”

“Mama!”

Cô y tá thích thú kêu lên:

“Ồ nó nói được!”

“Go home, Joshua! Go home!”

Nó lập lại lời bà Alice:

“Go home! Go home!”

Nhưng vẫn không nhúc nhích, Joshua lại kêu lên:

“Love ya, Mama! Go home!”

Bà lão nhấc khẽ cánh tay đầy dây nhợ và xòe lòng bàn tay trắng bệch. Joshua bay lại, đậu trong lòng bàn tay bà lão. Nó dụi cái mỏ vào lòng bàn tay bà. Hương thấy bà ta nhắm mắt lại, không phải để đón nhận tình yêu như trước đây nhưng như một sự cam chịu hay một sự chống trả rất âm thầm nào đó. Bà lão lại nói với Joshua bằng một giọng thật nhỏ, như chỉ để cho mình nó nghe và hiểu:
“Go home, baby! You can not stay here.. I have no home now! Go, baby!..Go..”

Hương chợt thấy mi mắt nàng nặng trĩu. Quay sang người y tá, Hương hỏi một câu hỏi mà trong thâm tâm nàng cho rằng đây chỉ là một câu hỏi cầu may:
“Nó ở lại với bà cụ được không cô?” Cô y tá lắc đầu: “Ở đây toàn là người bệnh, luật không cho phép người bệnh nuôi thú vật trong này.”

Hương lặng im.

Và Joshua. Hình như hiểu được tất cả những gì bà Alice nói gọn trong vài chữ đó, hay chỉ là những cảm nhận thiêng liêng giữa Joshua và bà Alice. Chỉ giữa con két xanh và bà lão. Nó bay lên và đậu vào vai Hương nhưng vẫn kêu lên: “Love ya Mama!”

“I love you too, Joshua!”

Mở mắt ra, nhìn Hương, bà lão ngập ngừng nói:

“Cám ơn cô.. đã mang Joshua đến đây.. Thỉnh thoảng nếu được gặp nó thì.. vui lắm.”

Hương đến gần, nắm lấy bàn tay gầy guộc của bà Alice và nhẹ nhàng nói:
“Mỗi tuần tôi sẽ mang Joshua vào thăm bà!”

Bà Alice chợt nhắm mắt lại. Bà ta ngập ngừng:

“Cám ơn cô.. cám ơn cô nhiều lắm!”

Nàng đi ra và không nỡ quay lại nhìn căn phòng nhỏ có bà lão gầy gò với bao dây nhợ quanh người đang nằm đếm thời gian.

Có tiếng thổn thức mơ hồ không biết là của ai? Của bà lão? Của Joshua? Hay của chính Hương?

Mặc Bích
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »


Image

Mùa Tạ Ơn
Đây chính phải là mùa thật sự đem lại thoải mái an bì`nh, đi trước một tháng mở đường cho Mùa Giáng Sinh tuyệt vời (mùa mà ai cũng mừng vui với lời hứa từ trời cao “Bình an dưới thế cho người thiện tâm”). Tâm tình biết ơn sau khi thọ ơn, kể ra thì chả có chi cao đẹp ý nghĩa hơn trong cuộc sống con người.
Được ơn sinh ra làm người là điều trước tiên phải ghi lòng tạc dạ muôn năm. Từ đó biết quý cuộc sống trên trần. Được làm con Chúa và chịu bao nhiêu hồng ân siêu nhiên ngày này qua tháng khác. Liên tục sau đó là trăm ngàn thứ ơn ta nhận từ tay bao nhiêu người khác ngoài xã hội. Ơn đất Mẹ Việt Nam cưu mang ta từ ngày ra đời. Từ trong nhà ơn chồng, ơn vợ, ơn cả với đàn con lũ cháu, móc nối qua bao nhiêu ân tình đầy vơi khôn tả. Ơn cả những người đã về bên kia thế giới mà ta chưa có dịp đền đáp.
Mùa này, người Mỹ nhắc ta về tâm tình nhớ ơn và đền ơn. Dân tỵ nạn Việt Nam đã mang một món nợ cao dày với dân tộc Hoa Kỳ. Cho nên, mỗi mùa Tạ Ơn đòi chúng ta mở rộng tâm hồn ra để ôn lại bài học TRI ÂN sâu rộng vô bờ bến.
Chỉ có những dân tộc man rợ bán khai mới sống với con tim vô ơn bạc nghĩa.

Nguồn gốc ngày lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ

Câu chuyện xoay quanh dịp nhóm tín đồ ‘Thanh giáo’ gồm 102 người từ Anh quốc, muốn rời xứ qua Mỹ tìm đất tự do thực hành đạo riêng (bị Anh giáo kỳ thị) vào năm 1620. Họ tự gọi mình là nhóm Pilgrims (hành hương) và can đảm ra đi trên chiếc tàu buồm mang tên Mayflower, đổ bộ vào vùng Plymouth của khu thuộc địa New England (tuy vẫn thuộc Anh nhưng không kỳ thị tôn giáo).
Vì đói và lạnh với mùa đông khắc nghiệt đầu tiên, gần một nửa trong số họ đã chết. Nhưng qua sự nhẫn nại cần cù, và nhờ được số thổ dân ‘da đỏ’ giúp đỡ, họ đã thành công trong việc trồng trọt hoa mầu, để rồi vào mùa thu hoạch năm sau (tháng 11) họ đã sung sướng mời những người thổ dân tốt bụng mở đại tiệc ăn mừng và tạ ơn trời đất.
Lễ Tạ ơn với người tỵ nạn Việt Nam.
Sau tháng tư đen năm 1975, già trẻ lớn bé xanh mặt chạy trốn giặc Cộng từ Bắc vào chiếm miền Nam. Dù công an biên phòng hung dữ, dù hải tặc đe dọa tứ bề, dù bão táp phong ba trên biển cả, ta cứ liều mình ra đi tìm tự do (bà con cùng bảo nhau “cột đèn đường nếu có chân đi được cũng tìm cách ra đi”). Và nhờ ơn trời đất, ta đã không phải vùi thây dưới lòng nước sâu, hay chết đói chết khát giữa đại dương vô tình, nhưng cuối cùng may mắn tới được những miền đất ‘lành’ cho chim đậu. Bây giờ thì nghĩ gì đây ?
Không muốn nghĩ cũng phải nghĩ. Tuy cũng tổ chức ăn mừng như mọi người, nhưng cái tinh thần Lễ Tạ Ơn mới cần ghi nhớ. Phải tự vấn lương tâm coi mình đã đền đáp như thế nào. Đôi khi ta còn phải tìm dịp nói lên lời Tạ Lỗi vì mình đã quá vô tình.
Trước hết phải cám ơn các nước ‘tạm dung’ cho chúng ta trú chân : Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Phi luật Tân…Dù đôi lúc họ có làm khó dễ ít nhiều, âu cũng chỉ vì lo cho chuyện ‘an ninh’ quốc gia của họ : biết đâu nhiều cán bộ CS len lỏi vào phá hoại, cùng với những băng đảng trộm cướp lợi dụng thời cơ ?
Cám ơn bao cơ quan thiện nguyện Liên hiệp quốc, cũng như các tổ chức từ thiện cứu trợ lớn nhỏ, các chương trình vớt nạn nhân vượt biển, cùng các nhà tranh đấu nhân quyền gần xa, hỗ trợ giúp chúng ta mau tới được miền đất hứa an toàn.
Dĩ nhiên lời Tạ ơn to lớn vẫn là gửi tới các quốc gia đầy lòng nhân ái : Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Anh, Đức, Hòa Lan, Ý đã không ngừng nghỉ mở rộng đôi tay đón tiếp, tìm chỗ ở, kiếm công ăn việc làm để chúng ta có hoàn cảnh và cơ hội được ‘an cư lạc nghiệp’ như hôm nay. Nói tới nói hoài cũng không sao diễn tả cho vừa cho đủ…
Với Trời cao cũng như với nhân quần xã hội, giờ đây ta phải học cách đền ơn. Rồi phải biết thương xót đỡ nâng bao kẻ còn khốn khổ hơn mình. Một số tổ chức thiện nguyện người Việt có thói lành : hàng năm tới mùa Tạ Ơn, rủ nhau chuẩn bị đãi các kẻ vô gia cư một vài bữa ăn khá ngon lành. Hoặc quyên góp những món quà như đồ dùng và áo quần cho các gia đình nghèo. Vài tổ chức tôn giáo cũng dành thời giờ đi thăm viếng an ủi những kẻ ‘đơn độc không thân nhân’ trong các viện dưỡng lão…
Cũng nên bảo nhau phải biết bằng lòng với những cái ta hiện đang có, thay vì lúc nào cũng mơ mộng được làm…tỷ phú như ông Bill Gates. Cũng thỉnh thoảng nên cúi đầu mà tạ ơn Trời đã giúp ngăn ngừa ta sống đời phóng đãng bê tha, hay trộm cướp lọc lừa thiên hạ. Truyện cũ kể về một vị nhân đức lên tiếng với Chúa thế này : ”Con xin đội ơn Chúa, dù con mới bị trộm ghé nhà, nhưng vì con nghèo nên chả mất thứ gì đáng giá, rồi cũng vì con vắng mặt nên không bị đánh đập hành hung, nhất là cám tạ Chúa vì con chỉ bị ăn trộm, chứ mình đã không đi ăn trộm nhà ai…”
Tạ ơn vì ta còn gia đình thân nhân. Còn công ăn việc làm. Còn chân tay lành lặn. Còn có sức khỏe để sinh hoạt phục vụ nhau. Nhìn xa hơn, hãy tạ ơn những chiến sĩ Việt Nam xưa hy sinh xương máu bảo vệ xóm làng chúng ta được an ninh. Các vị tổ tiên ông bà đã làm gương sống lành thánh, và xây đắp nền tảng đức tin cho mình. Cám ơn các thày cô và ân nhân các cấp giúp ta trưởng thành khôn lớn. Các bác sĩ y tá đã tận tâm giúp mình khi bệnh hoạn yếu đau. Bao bằng hữu khích lệ động viên tinh thần trong nhiều hoàn cảnh. Rồi nếu từng thuộc cộng đoàn dân Chúa, cũng hãy nghĩ tới các vị lãnh đạo tinh thần, các Linh mục Tu sĩ bao năm tận tình dẫn dắt phần thiêng liêng linh hồn…
Cuối cùng hãy cầu nguyện và chúc nhau một mùa Tạ Ơn thật ý nghĩa.

Linh mục Giu se Nguyễn văn Thư
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »


Image

TRI KỶ
Ngày xưa có một phú ông rất thích trà, phàm là người đến nhà dùng trà, dù là người nghèo hay giàu thì ông đều sẽ sai gia nhân chiêu đãi.

Một hôm, có một tên ăn mày rách rưới đứng trước cửa, không xin cơm, chỉ xin bát trà. Gia nhân cho hắn vào nhà, đun trà cho hắn. Tên ăn mày nhìn nhìn rồi nói: “Trà không ngon”. Gia nhân nhìn hắn lấy làm lạ, rồi cũng đổi một bát trà khác ngon hơn.

Tên ăn mày ngửi ngửi, nói: “Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong.” Gia nhân ngạc nhiên nhìn hắn, liền vội đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.

Tên ăn mày nhấp thử một ngụm, nói: “Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau danh sơn. Bởi vì củi phía đón nắng của núi chất củi xốp, còn sau danh sơn kia chất củi chắc cứng.”

Gia nhân thấy người này không hề tầm thường, rất tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt đun nước pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp.
Sau khi trà được mang lên, phú ông và tên ăn mày đối ẩm một bát. Tên ăn mày nói: “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”. Phú ông nói: “Đây là chiếc ấm tốt nhất của ta”.

Tên ăn mày lắc đầu, cẩn thận lấy từ trong tay áo ra một ấm trà bằng đất tử sa đen bóng cao trà, đưa gia nhân pha lại trà. Phú ông vừa nhấp thử, kinh ngạc trước mùi vị ngào ngạt, mê hoặc của trà, lập tức chắp tay thi lễ: “Kính nể, ta xin mua lại chiếc ấm này. Lão cho giá đi, bao nhiêu cũng được”.

Gã ăn mày nhất định không bán, dứt khoát trả lời: “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán” rồi vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm, vội vàng bước đi

Phú ông ngăn lại, nói: “Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ngươi” Tên ăn mày vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng: “Ta xin đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ngươi.” Tên ăn mày nghe vậy, mỉm cười nói: “Nếu không phải tôi tiếc chiếc ấm này thì cũng không lâm vào bước đường như hôm nay.” Nói xong quay mặt bỏ đi.

Phú ông sốt ruột: “Như vầy đi, ấm là của ngươi, ngươi hãy ở lại nhà ta , ta ăn gì ngươi ăn đó, nhưng có một điều kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nhìn chiếc ấm, thế nào?”. Giật mình trước lời đề nghị, lão nhíu mày: cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không nhỉ?

Vậy là hắn ở lại. Ngày qua ngày tên ăn mày ăn cùng ở cùng phú ông, ngày ngày cùng nâng niu chiếc ấm trà, chia sẻ với nhau tâm tư, thưởng trà ẩm rượu vô cùng ăn ý. Cứ thế hơn mười năm qua đi, hai người trở thành hai lão già tri kỷ thấu hiểu nhau.

Thời gian trôi mau, phú ông và tên ăn mày cũng ngày càng già đi. Một hôm phú ông nói: “Ông già hơn tôi, không có con cháu nối dõi, không có ai thừa kế chiếc ấm trà, chi bằng một mai, khi ông khuất núi, để tôi giúp ông bảo quản, ông thấy thế nào?” Lão ăn mày rưng rưng đồng ý.

Không lâu sau, lão ăn mày thanh thản ra đi, phú ông thỏa ao ước có được chiếc ấm tử sa. Lúc đầu, ông chìm trong cảm giác vui sướng, cho đến một ngày, lúc phú ông đang ngắm nghía trên dưới trước sau chiếc ấm, đột nhiên cảm thấy bản thân như thiếu thứ gì đó, cảm thấy lẻ loi. Lúc này trước mắt ông hiện lên hình ảnh ngày trước cùng lão ăn mày vui vẻ thưởng trà. Chợt hiểu, lão lạnh lùng ném mạnh chiếc ấm xuống đất...

Theo dòng thời gian, có rất nhiều thứ đổi thay, tình nghĩa giữa lão và tên ăn mày đã vượt qua cái giá trị ban đầu của ấm trà, thứ dù có tốt đến đâu nếu không có ai cùng thưởng thức thì cũng mất đi ý nghĩa của nó, thứ đáng giá đến đâu cũng không đáng giá bằng tri kỷ.

Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc kết được! Tình tri kỷ, như một thứ ấm áp không lời, một sự đồng hành vô hình.

Tri kỷ thật sự, là hiểu, là thân thiết, là đồng điệu. Giống như một chén trà xanh, chan chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất cả mà không cần dùng đến lời nói; có những khi chỉ cần một đoạn tin nhắn là có thể cảm động mãi sau này.

Tri kỷ, không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đã hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ý thơ. Không tác động vào thế giới mỗi người, chỉ đồng hành trong tâm hồn; không trở ngại cuộc sống mỗi người, chỉ mang cùng tiếng nói tâm hồn.

KaLua st
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests