Đời sống quanh ta

thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Tại sao chúng ta ngứa?

Khi da bị ngứa, nó kích động lên bộ não khiến chúng ta phải gãi, kể cả khi ngủ nhưng cơ chế đằng sau những cơn ngứa khó chịu này vẫn chưa được hiểu rõ.
On 16/01/2018 123
Một trong những thủ phạm tồi tệ nhất của sự ngứa là chứng viêm da – một tình trạng do bất cứ thứ gì như bột giặt hay vàng gây ra, khiến da bị kích thích. Ở Mỹ, 6,4 triệu người bị chứng viêm da và phải đi khám mỗi năm.

“Chất lượng cuộc sống bị những cơn ngứa làm giảm không kém gì những cơn đau”, Martin Schmelz, nhà bệnh học thần kinh tại Đại học Mannheim ở Đức nói. “Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ nhận được sự đồng cảm nhiều hơn khi bị đau so với bị ngứa”.

Histamine, một protein được tạo ra từ phản ứng dị ứng, điều khiển một số dây thần kinh để truyền thông tới não. Vùng não được kích hoạt khi bị ngứa cũng tương tự với vùng não khi chúng ta bị đau. Với trường hợp này, những thuốc kháng histamine sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, histamine không phải là hoá chất duy nhất trong cơ thể gây ra những cơn ngứa khó chịu.

Schmelz đã tìm thấy sự tồn tại của những dây thần kinh gây ra cảm giác ngứa theo cách khác với dây thần kinh nhạy cảm với histamine. “Đó là bằng chứng cho thấy không chỉ có một loại hệ thần kinh liên quan tới cảm giác ngứa”, Schmelz nói.

Ngứa là triệu chứng của rất nhiều tình trạng. Những phản ứng với thực vật, động vật và kim loại đều tạo ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thời tiết cũng đóng một vai trò, cùng với vi khuẩn, bệnh tật và vật ký sinh. Stress cũng làm tăng thêm sự ngứa.
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

Những Bài Học Sâu Sắc
“Một ngày không có tiếng cười là một ngày lãng phí”
(C. Chaplin)

Cứ 100 người đọc thì 99 người cảm thấy cuộc đời nhẹ nhàng và hạnh phúc hẳn lên: Vậy tại sao không chịu đọc lấy 1 lần!

Tôi vừa đọc một cuốn sách cũ, tôi đã học được nhiều bài học sâu sắc. Tôi cảm thấy nó là cách rất tốt để mọi người có thể sống một cuộc đời ít phiền muộn. Chính vì vậy, tôi muốn chia sẻ đôi điều mà tôi đã học được từ cuốn sách ấy với mọi người..!

1. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm


Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát hiện rằng nó là cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm.
Nếu tâm của bạn bớt tham sân si, bớt ganh đua, ghen ghét… thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.

2. Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn
Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận.
Người ta thường nói : “Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân.

3. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn

Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy.
Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động.
Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó.
Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.
4. Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ
Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết.
Tự chinh phục tâm chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình. Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày.
Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Chính tôi cũng là người sẽ phải rèn luyện nhiều trong thời gian tới.

5. Thay thế đố kị bằng ngưỡng mộ

Còn đố kị thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền.
Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ.
Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn.
Đố kị chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kị con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.

6. Nhân từ với tất thảy mọi người

Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với người cùng khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi vào những hoàn cảnh đó.
Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo ; ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.
Nhân từ để yêu thương và đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác.

7. Tùy duyên

"Bàn tay ta vun đắp,
thành/bại thuộc vào duyên,
Vinh/nhục ai không gặp,
có chi phải ưu phiền."

Bài học sâu sắc cuối cùng mà tôi đã học được chính là để mọi thứ tùy duyên. Cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên.
Bạn có thể cố gắng theo đuổi, nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng. Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh.Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.
Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng.
Tôi đã làm được 4/7 điều rồi và thấy đời mình nó cũng thanh thản đi bớt phần nào. Đặc biệt, tôi thích nhất là điều cuối cùng. Tôi cũng mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho bản thân mỗi bạn..!

DDom st
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

San Diego: Ông bố gốc Việt bị con trai 15 tuổi bắn chết tại nhà
May 2, 2018

Image
Nghi can 15 tuổi bị tình nghi bắn chết người cha Việt Nam bị cảnh sát San Diego bắt. (Hình chụp từ màn hình TV của CBS News)

SAN DIEGO, California (NV) – Cảnh sát điều tra hôm Thứ Ba xác định người đàn ông Việt Nam chết tại căn nhà vùng Scripps Ranch, ở San Diego, là do người con trai 15 tuổi bắn.

Theo CBS News, ông Thành Phạm, 46 tuổi, bị bắn chết vào khoảng 8 giờ 40 tối Chủ Nhật, cảnh sát viên Anthony Dupree, thuộc Sở Cảnh Sát San Diego, cho biết.


Theo nhật báo The San Diego Union-Tribune, chính vợ và một người con trai khác của nạn nhân gọi 911.

Khi đến nơi, cảnh sát thấy nạn nhân nằm trên sàn phòng ngủ, chảy máu, và bị ít nhất là một phát đạn, trong căn condo trên đường Affinity Court, trong khu Miramar Ranch North, cạnh xa lộ 15.

“Cảnh sát có cấp cứu cho nạn nhân, chờ đến khi xe cứu thương đến. Tuy nhiên, nạn nhân tắt thở tại chỗ,” ông Dupree nói.

Nghi can, 15 tuổi, mà tên không được công bố cho tới Thứ Ba, đi bộ trốn khỏi căn nhà khi cảnh sát đến, nhưng bị bắt vào khoảng 1 giờ sáng Thứ Hai, cách nơi xảy ra án mạng khoảng 2 dặm, sau khi có người thấy trên đường Scripps Poway Parkway, và gọi cảnh sát, ông Dupree cho biết.

Nghi can bị bắt, có một khẩu súng giắt trong quần, và hai băng băng đạn để trong ba lô.

Băng video quay được cho thấy cảnh sát khám người nghi can, và để một số tang vật trên nắp xe phía trước của cảnh sát.

Sau khi bị đưa vào nhà giam, nghi can được đưa đến bệnh viện để kiểm tra, sau khi nói là có bị thương, ông Dupree nói.

Cảnh sát viên không biết nghi can bị thương gì.

Ông Dupree cũng nói các nhà điều tra không thấy có bằng chứng nào cho thấy nghi can dự định gây án thêm, ngay cả tại trường trung học Mira Mesa High School, nơi nghi can học lớp 10.

“Có một số đồn đoán là nghi can định nổ súng ở trường học hoặc làm một cái gì đó,” ông Dupree nói hôm Thứ Hai. “Điều này rõ ràng tạo sự náo động cho một số người. Chúng tôi hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy chuyện này sẽ xảy ra.”

Hiệu Trưởng Jeff Sabins của trường có gởi một email đến phụ huynh vài giờ sau khi nghi can bị bắt, theo San Diego Union-Tribune.

“Quý vị có thể nghe tin vụ án liên quan đến một học sinh, bị cảnh sát San Diego bắt vì bị tình nghi bắn chết cha mình,” ông Sabins viết, theo San Diego Union-Tribune. “Rất buồn là nghi can này lại là học sinh của trường Mira Mesa.”

Vị hiệu trưởng nói ông không thể chia sẻ thêm thông tin bởi vì cuộc điều tra đang được tiến hành, nhưng nói thêm rằng các cố vấn của trường hôm Thứ Hai có giúp học sinh và nhân viên, nếu cần thiết.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và giúp học sinh chúng tôi ở đây,” ông Sabins viết. “Là một phụ huynh, quý vị nên nói chuyện với con mình, để xem các em suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về vụ án, khi đề tài này được đề cập. Hãy để cho các em diễn tả bằng lời nói hoặc viết ra. Phải trung thực. Nếu bị hỏi khó, thì cứ nói là mình không có câu trả lời. Phải bảo đảm là con em mình khỏe mạnh và an toàn, và phải nhớ ưu tiên hàng đầu là an toàn của các em.” (Đ.D.)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Với những tác dụng không ngờ, bạn cần phải ăn chuối xanh


Chuối chín có nhiều chất bổ dưỡng không còn là điều xa lạ nhưng bạn có biết tác dụng tuyệt vời của chuối xanh? Chuối xanh có vị đắng (do hàm lượng tannin cao) và chứa nhiều tinh bột, khoảng một nửa là tinh bột kháng.

Tinh bột kháng là gì?

Tinh bột kháng là những chất xơ không hòa tan không được tiêu hóa khi đi qua ruột non nhưng được lên men bằng vi khuẩn đường ruột. Ngoài tinh bột kháng, chuối còn cung cấp pectin, chất xơ hòa tan được lên men bởi vi khuẩn ruột kết. Dưới đây là những lợi ích của chuối xanh với sức khỏe, theo naturalnews .

Giảm cân : Thêm chuối xanh vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm cân. Các thành phần tinh bột kháng làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn, vì vậy chúng giúp bạn giảm tiêu thụ lượng calo.

Hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn : Phần lớn sự hấp thu khoáng chất xảy ra ở ruột non. Các thành phần pectin trong chuối xanh làm chậm chuyển động chyme trong ruột non, do đó nó thúc đẩy việc hấp thu khoáng chất tốt hơn vào máu.

Tăng cường cấu trúc xương : Uống nhiều carb chế biến như nước có đường có thể gây stress oxy hóa làm yếu xương. Thay vào đó, chuối xanh nấu chín được cho là giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm yếu xương. Chuối xanh chứa nhiều khoáng chất cho sức khoẻ xương bao gồm canxi, magiê, mangan và phốt pho.

Chất chống oxy hóa cao : Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vỏ chuối chưa chín có khả năng chống oxy hoá cao hơn chín. Vì vậy, ăn chuối xanh với vỏ nấu chín có thể cung cấp cho bạn các tính chất chống oxy hóa tuyệt vời do sự hiện diện của chất diệp lục và tannin.

Chặn đứng tiêu chảy : Một số loại thực phẩm có thể gây ra tiêu chảy được cho là ảnh hưởng các vi khuẩn có ích khác nhau trong ruột. Các tinh bột kháng và chất xơ hòa tan pectin trong chuối xanh có chức năng nuôi vi khuẩn tốt. Vì vậy, khi bị tiêu chảy, bạn có thể ăn chuối xanh nấu chín với vỏ.

Không chứa gluten : Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy ăn chuối xanh nấu chín. Chúng không chứa gluten và cũng tốt cho lượng huyết.

Giảm căng thẳng : Pectin và các thành phần tinh bột kháng trong chuối xanh không chỉ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn mà còn giúp bạn thư giãn.

Điều trị bệnh viêm dạ dày và loét tá tràng : Nếu bị viêm dạ dày hoặc loét tá tràng, chuối xanh nấu chín có chứa pectin có thể phủ lớp lót dạ dày ngăn ngừa tác dụng mài mòn của axit clohiđric có độ mạnh cao, cũng như cung cấp tannin có tính kháng virut, kháng khuẩn và chống viêm.

Therealtz © VietBF
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Bước khởi đầu trên đất mới

Image
Hai gia đình H.O. mới đặt chân đến phi trường John Wayne, California năm 1992. (Hình: Huy Phương trích trong Chân Dung H.O.)

Miền Nam bị Cộng Sản cai trị đã 43 năm. Người cựu tù nhân chính trị được cứu vớt theo diện nhân đạo của chính phủ Hoa Kỳ đến Mỹ, người đến sớm nhất tính cũng đã hai mươi tám năm. Hai mươi tám năm là một đoạn đường dài đủ cho một đứa trẻ sinh ra, lớn lên, học hành thành đạt, lập gia đình và có những đứa con.

Hai mươi tám năm để cho những đứa con và cháu có mũ áo xênh xang ngày ra trường, có một gia đình hạnh phúc, có những ngôi nhà khang trang lưng đồi, mé biển, cha mẹ chúng phải trải qua bao nhiêu nỗi khó khăn, nhọc nhằn của một người di dân tị nạn, sau một thời gian trong trại tù tập trung của Cộng Sản đến định cư trên một vùng đất xa lạ.

Trừ những gia đình có con vượt biển qua trước đã thành đạt, giàu có trên đất Mỹ, còn thì sau một thời gian nhận trợ cấp xã hội, gia đình nào cũng phải lo kiếm tiền, trả tiền ăn, tiền ở để sống còn. Tuy được tự do, nhưng ngày tháng trước mắt còn dài, tương lai dường như vô định, cứ nhìn khuôn mặt của hai gia đình trong bức hình trong bài này, chẳng thấy ai có được một nụ cười, dù là những đứa trẻ vô tư.

Điều ám ảnh của mọi người là làm nghề gì? Sức vóc không đủ làm nghề xây dựng, tiếng Anh cũng quờ quạng chưa đủ đi làm sở Mỹ, tài năng riêng không có để kiếm việc. Sau khi các anh em cựu quân nhân ra tù, bần cùng phải kiếm nghề để đủ rau cháo qua ngày, đặt chân đến Mỹ lại phải một lần nữa đổi đời, cũng cần miếng ăn, cái mặc.

Nếu quý bạn sau vài tháng hay một năm kiếm được một chân công nhân làm assembler hay khuân vác trong nhà kho của một công ty có đồng lương cố định, có bảo hiểm sức khỏe, ngày nghỉ bệnh, thì nghề của bạn không được chúng tôi nêu lên trong bài báo này.

Cũng như đối với nhũng người vượt biên, vượt biển hay được bảo lãnh sang đây chúng tôi cũng không đủ dữ kiện để viết một bài phóng sự. Ở chỗ “đồng hội, đồng thuyền,” cùng hoàn cảnh, bài tạp ghi hôm nay chỉ gói gọn trong chỗ anh em, từ những viên chức của chính thể VNCH, bị cộng sản tập trung vào nhà tù không bản án từ năm 1975, cuối cùng được chính phủ Mỹ thương thảo với kẻ thù cũ, cho chúng ta có cơ hội đến đây, đợt đầu tiên là từ Tháng Giêng,1990.

Trước hết, phổ thông nhất là nghề may. Gia đình nào cũng có một hai phụ nữ, là may vá là sở trường của đàn bà, và kể cả đàn ông, ai cũng làm được. Nghề này được gọi đùa là nghề “ngồi rung đùi ăn tiền,” tuy vậy cũng không phải dễ dàng kiếm được đô la. Thời đó, đã có những shop may, những nhà thầu may mặc, họ phân phối sản phẩm lại cho người có nhu cầu, có khi qua một hai trung gian. Cô con gái đầu của tôi may suốt một tuần, quên cả bữa ăn, nhưng chỉ kiếm được bốn chục bạc. Nhiều gia đình, vợ chồng, mẹ con phụ nhau cật lực cùng may, bất kể giờ giấc, có khi ngủ gục trên bàn máy may.

Nói đến nghề may, chúng tôi không làm sao quên được chuyện đổi đời của một vị bác sĩ quân y trước kia phục vụ tại TYV Nguyễn Tri Phương, Huế. Thời gian trận Hạ Lào xảy ra năm 1972, ông đứng trong phòng giải phẫu có khi một ngày hơn 15 tiếng để giải phẫu cho thương binh (chắc chắn là có một khâu gọi là may lại vết thương). Sang Mỹ chậm, học lại nghề khó, ông đành vào shop may, giao nghề may lại cho vợ, nguyên là cô giáo, còn ông thì hành nghề “cắt chỉ,” vì thứ chỉ này không phải là loại chỉ “tự tiêu!” Làm ở shop may, mỗi người mỗi việc: may, cắt chỉ, đóng khuy hay ủi.

Nhiều anh em khởi nghiệp ở xứ “thiên đàng” này bằng nghề bỏ báo Mỹ, một nghề tuy dễ mà khó ăn. Người vào nghề phải có một cái xe hơi tàng tàng và có bảo hiểm, nói tàng tàng là vì làm nghề giao báo rất dễ hao xe, mà dân mới đến Mỹ cũng không ai có xe mới. Xe chạy tốc độ chậm, chở không dưới 500 pound, “tam bộ nhất bái,” “bước đi một bước, lâu lâu lại dừng,”chạy một đoạn ngắn, lại phải dừng xe. Cửa xe phía phải mở, tay phải mạnh và quẳng báo đi xa, ít nhất là vào trước cửa nhà. Đây là một nghề “đi đêm,” vì làm nghề này phải chịu khó dậy sớm lúc 2, 3 giờ sáng để đến nhà in nhận và cột báo, vì tất cả “round” báo 300 tờ phải “liệng” trước nhà người mua trước 6 giờ sáng. Tay lái phải vững, trời còn tối, có khi sương mù, mà xe thiên hạ phần lớn lại đậu ngoài đường, rất dễ gây tai nạn. Trời có nơi lạnh buốt, nhất là vào lúc đêm khuya nhưng phải xuống kính xe để vứt báo. Có người lại chở con trai hay vợ theo, hai người ăn một đồng lương, ăn ít nhưng chắc, cha lái, con hay vợ ngồi bên liệng báo. Phần đông chỉ làm một thời gian ngắn rồi đổi nghề, vì quá vất vả, nhưng đây cũng là một trong những nghề của những người mới sang, người sau kẻ trước. Mỹ đâu phải là nơi người ta có thể lượm đô la ngoài đường.

Gia đình người bạn tôi văn hay chữ tốt thì làm nghề viết thư. Đây là công việc của các công ty quảng cáo. Mỗi lá thư chỉ viết vài dòng bằng tay. Theo tâm lý người tiêu dùng, nhận được một lá thư quảng cáo bằng mực in hàng loạt không tin cậy bằng vài chữ viết tay. Mỗi lá thư khoảng năm 1995 được trả khoảng 50 cent, không phải lao động vất vả, lại được ngồi nhà lo cơm nước, trông cháu, mỗi tháng hai vợ chồng kiếm được hơn $600, cũng tạm ổn.

Ngày nọ, tôi gặp một người bạn đang hành nghề hướng dẫn các em chậm phát triển, để các em có thể đi ra ngoài sinh hoạt như người bình thường. Buổi sáng phải đón các em từ gia đình hay chỗ ở của quận hạt, chở các em vào công viên, vào các siêu thị hay ghé quán ăn trưa. Nghề này không vất vả, nhưng đầu óc căng thẳng vì phải có tinh thần trách nhiệm cao, mắt không bao giờ rời các em. Có lần, một em trong toán đang lúc ăn trưa, không để ý, bị hóc, ngạt thở, phải chở đi cấp cứu, bạn tôi về sợ quá xin nghỉ việc luôn.

Ở miền Đông với khí hậu giá buốt, dân H.O. làm những nghề như hái trái cây rất vất vả vì phải còng lưng suốt này, tay chân thì lạnh buốt. Ở những vùng như Philadelphia, thường có những nhà thầu Việt Nam, tuyển người cho các công ty dịch vụ, hái trái cây, hãng giấy, xưởng gỗ, sáng chở nhân công đi, chiều chở về, không bảo hiểm, không có ngày nghỉ ăn lương.

Ở Chợ Cá thủ đô Washington DC, tôi đã có dịp tiếp xúc với hai “chiến hữu” mới sang sau những năm tháng tù đày. Hai anh làm nghề “security” cho Chợ Cá, với đồng lương tối thiểu, không nặng nhọc gì, nhưng suốt ngày phải đứng giữa trời, mùa Hè không nói, nhưng vào mùa Đông, có hôm nhiệt độ xuống mức đông đá hay tuyết rơi dày đặc, áo quần hai ba lớp cũng rét run. Có điều an ủi, các anh cho biết là mấy năm nay, nhà khỏi tốn tiền mua cá.

Không biết các anh chịu đựng được bao lâu mới bỏ nghề, nay về già có bị bệnh phong thấp hay không?

Có lẽ tôi cũng xin phép kể vài dòng về cái tôi đáng ghét trong những ngày đầu đến Mỹ. Vừa hết trợ cấp, một người bạn giới thiệu cho một chân tài xế riêng cho một ông cụ. Ông này gốc tỷ phú ở Sài Gòn, vẫn thường tổ chức ăn uống, bài bạc với quý vị Tướng Lãnh, nên tài xế riêng là một cựu đại úy thì cũng là điều phải chăng. Tôi chỉ hơi trách một người giàu có như ông, sao không thuê một tài xế kinh nghiệm lâu năm dù đắt giá, lại giao sinh mạng cho một anh H.O. mới có bằng lái xe ở Mỹ ba tháng, để chỉ trả có $6.25 một giờ. Tôi chỉ mới lái xe ra freeway một hai lần, nhưng ngày đầu tiên, ông chủ cần đi khám bệnh ở UCLA, tôi cũng đành tuân chỉ lên đường.

Công việc hàng ngày của tôi ngoài việc đưa ông đi bệnh viện, đi thăm ngôi nhà đang xây cất ngoài biển, còn đưa ông đi thuê hay đổi phim “For Adults Only.” Những lúc không đi đâu, nhiệm vụ tôi là lau, rửa xe, xăng nhớt sẵn sàng. Thỉnh thoảng bà chủ nhờ ra chợ mua miếng thịt, mớ rau, hay được tin cậy hơn là đem tiền đi gửi ngân hàng. Những lúc bà chủ cần đi đâu ra phố, bà rất tế nhị xin phép ngồi ở ghế sau kẻo người ta dị nghị, khác với ông chủ rất uy quyền, trịch thượng. Nếu ngày đó anh em thấy tôi đang lái một cái xe Cadillac bóng lộn, chở một mệnh phụ phu nhân ngồi ở ghế sau, thì tất anh em cũng thông cảm, hiểu cho nghề nghiệp của tôi.

Một hôm thấy bác tài quá rảnh rỗi, bà chủ gọi tôi: “Chú vào chùi cái ‘sing’ trong bếp giúp tôi!” Thì cũng phải thôi, ăn cơm Chúa thì múa cho hết giờ! Cực nhọc tôi chịu nhưng chớ làm nhục tôi. Một ngày nọ, lái xe đưa ông chủ lên bệnh viện UCLA, ông bảo tôi đỗ xe ở chỗ cấm, trong khu vực nơi có đường đi bộ để nhân viên bệnh viện ra vào. Không nghe lời ông, tôi đỗ xe trước đó vài thước. Trước mặt cô y tá vừa đẩy cái xe lăn ra đón ông, ông hầm hầm vung vẩy cái “can” chỉ vào mặt tôi và chửi: “Stupid!”

Trên đường về tôi chẳng nói mà cũng chẳng than phiền. Về đến nhà, tôi giao chìa khóa xe cho bà chủ và nói: “Thưa bà, bắt đầu ngày mai tôi nghỉ làm, để ông chọn một người tài xế khác vừa ý ông hơn!”

Sau đó, nghề nào cũng được ba tháng vì xuất thân là lính văn phòng không có sức khỏe, không kham nỗi cực nhọc. Tôi bắt đầu thực sự trở lại nghiệp báo với chức vụ Phụ Tá Chủ Bút cho một tuần báo ở Little Saigon, nhưng cũng không bền. Năm 1994, nghe lời dụ dỗ của bạn bè tôi mang cả gia đình bay sang Philadelphia vì nghe nói việc nhiều, đi hái trái cây cũng đủ sống. Mặc dầu đã ở bước đường cùng, nhưng không chịu nổi thời tiết giá lạnh, và công việc vất vả, tôi lại chuyển sang Virginia, đi làm nghề chùi rửa, hút bụi cho Hotel Marriott ở DC. Nhiệm vụ của tôi là mang một cái bình hút bụi nặng 15 kg trên lưng, như anh chàng “rocketeer,” bay đi khắp mấy tầng lầu.

Sau đó tình cờ gặp một người bạn cũ ở Cục Tâm Lý Chiến đang làm Lab Manager cho công ty One Hour Ritz Camera. Thấy tôi vất vả, anh giới thiệu tôi vào nghề ảnh với anh, nhưng thương bạn, sợ người ta không nhận, anh chỉ xin lương của tôi bắt đầu với $5.00 một giờ. Tuy lương thấp nhưng từ nay tôi an tâm về cái mục bảo hiểm sức khỏe, và những ngày nghỉ phép có lương. Năm 1999, ở miền Đông lạnh và buồn, tôi quyết định trở về Nam Cali, được tiếp tục làm việc ở công ty cũ, có tiệm ảnh ở thành phố Santa Ana. Tiếc là 10 năm sau, đủ 40 quarter, “lên chức” Lab Manager, nhưng đồng lương lúc về hưu chỉ có $9.50 mạt hạng!

Cuối cùng cái “nghiệp” truyền thông lại đeo đuổi, ở tuổi xế chiều, tôi viết báo, in sách, làm talk show trên đài phát thanh và truyền hình. Nhớ lại quãng đời 28 năm trên đất Mỹ, vui buồn lẫn lộn, nhưng suốt 28 năm nay, vẫn chịu cảnh nhà thuê.

Những em bé trong bức ảnh trên bài này nay đã trưởng thành, có gia đình, địa vị trong xã hội, nhưng không biết các em có còn nhớ những ngày đầu “chân ướt chân ráo” đến Mỹ, được cắp sách dến trường, trong khi cha mẹ các em đã vất vả biết là dường nào để làm lại cuộc đời không?

Cha mẹ các em sang đây, làm lụng vất vả để nuôi con, nhưng cũng có người trở lại trường, tốt nghiệp những văn bằng cao, sinh hoạt trong dòng chính và nhất là hãnh diện có được một thế hệ tiếp nối thành công, không bõ công những năm tháng tù đày và những ngày đầu gian khổ ở Mỹ.

Huy Phương
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Mật ong rất tốt cho sức khoẻ
Tôi chỉ biết là khi cổ bắt đầu ngứa, tôi ngậm ngay một chút mật ong cho thông cổ để tuyệt ngay bệnh ho đang khởi đầu, một hai lần như
vậy sẽ thoát khỏi bệnh ho, nhớ là khi thấy cổ khác lạ là phải ngậm ngay, một khi đã bắt đâu ho thi hơi khó chữa, VN không có sẵn mật ong
thì ta dùng kẹo the, theo kinh nghiệm.

Mật ong được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên thích hợp cho mọi lứa tuổi. Nó chứa các chất chống vi khuẩn tự nhiên và đặc tính chữa lành vết thương và chống viêm.

Mật ong cũng có khả năng chống lại nhiễm trùng. Mật ong cũng là một loại thuốc chống tiểu đường, làm giảm mức đường huyết. Nó hoạt động như là một phương thuốc tuyệt vời để chữa cảm lạnh và ho thông thường. Mật ong cũng có thể điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Mật ong có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng sẽ đặc biệt mang lại những lợi ích sức khỏe sau đây nếu dùng trước khi đi ngủ, theo boldsky.

Kích thích hoóc môn ngủ

Mật ong là một bữa ăn nhẹ tuyệt vời trước khi đi ngủ vì nó làm tăng hàm lượng insulin. Và nó được biết rằng insulin có thể kích thích sự giải phóng tryptophan trong não. Tryptophan sau đó được chuyển thành serotonin, hoóc môn thư giãn và tâm trạng tốt nên thúc đẩy giấc ngủ ngon.

Gan đầy

Gan đòi hỏi nhiên liệu vào ban đêm, vì vậy mật ong là sự lựa chọn hoàn hảo. Tại sao? Mật ong sẽ làm cho gan sản xuất glucose, thúc đẩy sự giải phóng nhiều hoóc môn đốt cháy chất béo. Mật ong chứa cả fructose và glucose, rất tốt cho hoạt động của gan vào ban đêm..

Giảm cân

Mật ong hoạt động như một chất đốt cho gan và làm cho gan sản xuất glucose. Dùng mật ong trước khi đi ngủ, cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt nhiều chất béo hơn vào ban đêm. Mật ong nguyên chất chỉ chứa 64 calo mỗi cốc và nó sẽ cho bạn cảm giác no trong suốt cả đêm.

Thuốc ho tự nhiên

Mật ong là một biện pháp tuyệt vời để điều trị ho và cảm lạnh thông thường. Nhưng, bạn có biết rằng mật ong cũng có lợi cho việc điều trị ho đêm ở trẻ. Uống 2 muỗng cà phê mật ong 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ giảm bớt cơn ho, theo boldsky.

Tiêu hóa tốt

Uống mật ong với nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách an toàn nhất để giúp làm sạch các chất độc có trong hệ tiêu hóa của cơ thể. Các chất kháng khuẩn có trong mật ong hữu cơ có thể giúp tiêu diệt các mầm bệnh gây hại trong ruột.

Giảm cơn đói buổi tối

Đôi khi, sau khi ăn tối, bạn vẫn cảm thấy đói vào cuối buổi tối. Cách tốt nhất để điều trị cơn đói nửa đêm là uống mật ong trước khi đi ngủ.. Đường tự nhiên trong mật ong sẽ làm tăng lượng đường huyết, theo boldsky.

Dành cho những người béo phì

Những người đang chiến đấu với chứng béo phì có thể dùng mật ong vào ban đêm. Bởi vì mật ong hoàn toàn không béo và sẽ hạn chế lượng chất béo. Uống nước ấm chanh với một thìa mật ong sẽ giúp giảm lượng mỡ bụng.

Làn da khỏe

Các đặc tính kháng khuẩn, chống nấm và chống ô xy hóa có trong mật ong làm cho nó trở thành một loại thuốc tuyệt vời để có làn da khỏe mạnh. Những tính năng này giúp giữ cho làn da mịn màng và mềm mại, nếu bạn uống nó trước khi đi ngủ, theoboldsky.

Giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Bạn có biết rằng uống 1 muỗng cà phê mật ong trước khi ngủ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? Dùng mật ong mỗi đêm có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường. Bởi vì nó giúp làm giảm mức đường huyết.

Tăng cường hệ miễn dịch

Mật ong nguyên chất chứa các chất chống ô xy hóa chống lại các gốc tự do nên ngăn ngừa nhiều bệnh tấn công hệ miễn dịch. Mật ong cũng chứa nhiều chất polyphenol, chất chống ô xy hóa có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh về tim và ung thư, theo boldsky.

Ngọc Lam
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

TÌM VUI CUỐI ĐỜI.
Nguyễn thị Thanh Dương.
Mẩu đăng tìm bạn bốn phương trên báo làm bà Phượng cảm động và ngưỡng mộ : “ Người đàn ông cô đơn mỗi tuần mang hoa đến mộ phần của vợ, 70 tuổi, nhà cửa ổn định, tài chính vững vàng, tinh thần thảnh thơi, bao dung vị tha. Muốn tìm một phụ nữ 65 tuổi trở xuống để cùng nhau tìm niềm vui cuối đời.”.

Người đàn ông tuổi xế chiều có nhà cửa và tài chính vững vàng đương nhiên là người khá gỉa lại thêm tấm lòng bao dung vị tha. Bà thú vị hào hứng nhất điều này.
Ông chắc là người chồng tốt luôn thương yêu vợ. Bà ước gì sau này bà qua đời có một người đàn ông nào sẽ vì bà hàng tuần mang hoa đến viếng mộ vợ như thế. Vừa thắm thiết tình vừa lãng mạn biết bao.

Bà Phượng đang cần tìm một người đàn ông có đủ hai điều kiện tình cảm và tiền bạc.
Bà hài lòng lời rao tìm bạn vì mình đúng tiêu chuẩn ông ta mong muốn và ngược lại ông ta cũng là mẫu người bà đang tìm kiếm.

Hai người đã email qua lại và gọi phone để tìm hiểu về nhau. Ông Năng góa vợ hai năm nay, các con thì ở xa. Ông muốn tìm người phụ nữ khác để bù đắp cho bao lâu nay phải chăm sóc và chiều chuộng người vợ suốt mấy năm trời nằm liệt giường sống đời thực vật sau cơn stroke rồi mới chịu ra đi.

Bà Phượng thì khác hoàn cảnh. Chồng bà mê bồ trẻ, bỏ bê bà. Hai vợ chồng li dị và không con cái..
Bà muốn tìm người đàn ông tử tế, rộng lượng, cùng nhau vui hưởng hạnh phúc sau mấy năm trời cuộc sống gia đình sóng gió làm bà tiêu điều héo hon và có thêm người cùng bà trả cho hết gánh nợ nhà cửa bà đang cưu mang.

Hai tâm hồn cô đơn khắc khoải bỗng gặp nhau cuối đường.
Sau những hình ảnh gởi trao họ hẹn ngày gặp mặt.
Bà Phượng ở nam California, ông Năng ở tiểu bang khác sẽ bay đến Calif. và ở nhà đứa con trai. California của cộng đồng người Việt không xa lạ gì với ông.
Địa điểm hẹn thơ mộng, là một bờ biển đẹp của thành phố Newport Beach.

Bà Phượng đã chuẩn bị kỹ cho lần đầu hội ngộ, mái tóc nhuộm màu hung tươi trẻ, bộ váy aó gọn xinh, cái áo khóac buông lơi trên bờ vai, dĩ nhiên không thể thiếu mùi nước hoa thơm nhẹ nhàng quyến rũ. Không ai có thể tin người phụ nữ này đã 65 tuổi.

Ông Năng đầu đội chiếc mũ kiểu Scotland cổ điển nhưng không bao giờ lỗi thời, cổ quàng khăn màu xám bên chiếc áo sơ mi màu mận chín, ông trẻ trung thanh lịch và tao nhã như một văn nhân đúng như bà Phượng đã hình dung và mơ ước.
Nàng thơ và chàng văn cùng sánh vai đi bộ dọc theo bãi biển, gió biển lồng lộng, tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá rì rào, mùi hương thơm từ hai phía trao nhau theo mỗi cơn gió càng làm hai trái tim thêm mơ màng say sóng dù sóng biển kia chỉ chạm nhẹ theo bước chân họ trên bãi cát mềm.

Chàng đã cầm tay nàng âu yếm hỏi:
- Mình về với nhau nhé?
Nàng dịu dàng ngoan ngoãn như cô gái mới mười bảy tuổi:
- Vâng ạ.

Ông Năng sẽ thu xếp nhà cửa để dọn về California ở chung với bà Phượng vì bà không muốn rời khỏi nơi đây.
Thương yêu vợ cách mấy ông cũng đành để bà ở lại rồi thỉnh thoảng về thăm mộ phần chắc bà ấy cũng thông cảm cho.

Bà Phượng muốn ông Năng về ở chung là có ý đồ riêng, hi vọng ông Năng sẽ giúp bà trả góp tiền nhà hàng tháng hay biết đâu ông hào hoa lịch sự móc tiền túi ra trả hết nợ cho bà thì bà sẽ hoàn toàn làm chủ căn nhà này.

Bà Phượng nôn nao chờ đợi người mới, cuộc sống mới với bao hi vọng tràn trề.
Mấy bà bạn thân của bà Phượng bàn tán:
- Phượng muốn tìm lại hạnh phúc đánh mất từ người chồng phản bội trước kia đấy
Bà khác thì thực tế:
- Nghe đâu ông này giàu có lắm, chắc Phượng vừa tìm người chồng, vừa tìm người phụ trả tiền nhà.
- Ừ nhỉ, sau khi li dị Phượng lấy căn nhà, tiếp tục trả mortgage, một mình làm sao trả cho nổi.
Một bà khác lại thực tế hơn:
- Tôi như Phượng cứ ở một mình, hoa mộng gì, tình yêu gì ở cái tuổi cuối mùa, ai cũng trở tính trở nết rồi thành “hoa cẩm chướng” của đời nhau.

Ông Năng đã dọn đến ở với bà Phượng sau một buổi tiệc ra mắt họ hàng, con cái và bạn bè đôi bên.
Chẳng biết nhà cửa tiền bạc ông đã tính toán và để nơi đâu, bà Phượng chưa tiện hỏi, ông đến với bà cùng chiếc xe hơi cũ mèm, ông giải thích:
- Chiếc xe mua từ lúc mới tinh đến giờ, là kỷ niệm yêu qúy của vợ chồng anh nên dù cũ anh cũng chẳng nỡ rời.
Ông ăn ở thật có tình có nghĩa.
Bà Phượng cũng khéo léo “khoe” căn nhà tình nghĩa của mình:
- Căn nhà của em cũng thế, mua từ lúc hai vợ chồng hạnh phúc ấm êm, nay dù tình duyên gãy đổ nhưng em vẫn muốn giữ làm kỷ niệm trong đời dù hàng tháng trả mortgage cũng vất vả lắm.
Bà nhấn mạnh:
- Nay có anh về căn nhà càng có ý nghĩa đối với em.

Khi về ở với nhau ông Năng không thể cả ngày đội chiếc mũ flat cap điệu đàng. Thì ra đầu ông bị hói nặng, từ phía trước tới đỉnh đầu không còn lấy một sợi tóc để gió có cớ thổi bay.
Bà Phượng thất vọng nhưng nhìn ngày này qua ngày nọ thành quen và bà tự an ủi thì mái tóc mình cũng bạc và xác xơ dần. Vấn đề chính là ông Năng giàu có và bao dung kìa.
Bà vẫn cố giữ gìn hình ảnh đẹp trước mắt ông, mỗi tháng nhuộm tóc một lần khi màu tóc bạc chớm hiện ra nơi chân tóc đường ngôi.
Khi đã được chồng yêu thì nói gì chồng chẳng nghe theo.
Họ xứng đôi vừa lứa, hai người cùng cảm thấy đủ yên vui hạnh phúc trong thời gian đầu cuộc tình còn mới mẻ .

Chiếc xe cũ của ông Năng từ ngày về California nó thường xuyên dở chứng, nay hư cái này mai hỏng cái khác nằm ì một chỗ, lại thấy ông Năng mang ra tiệm sửa.
Bà Phượng thăm dò góp ý:
- Anh bán xe cũ mua xe mới mà đi cho khỏe thân. Anh thấy xe của em từ ngày anh về đây có hư hỏng gì đâu. Đi gần hay đi xa em đều an tâm.
Ông trả lời cho xong:
- Ừ.. ừ.. để anh tính .
Nhưng ông vẫn cố xài cái xe cũ cho bằng được dù mấy lần công sửa chắc cũng bằng gía trị rẻ mạt của chiếc xe đã lỗi thời và cũ kỹ. Có khi ông Năng phải mượn xe bà Phượng.

Bà tò mò và thắc mắc nghĩ thầm, tiền bạc của cải ông để dành làm gì mà không lấy ra xài cho những chuyện hợp lý như mua xe?
con cái ông đều khá gỉa chúng đâu cần ông để của hồi môn.
Hay là ông Năng chưa tin cậy bà nên vẫn giữ của phòng thân ?

Sau một năm đời bỗng chẳng bình yên, tai họa ập đến, bà Phượng bị té ngã từ thang lầu xuống đất, vào nằm bệnh viện và về nhà với cái chân bó bột phải nằm trên giường dài hạn.
Ông Năng chăm sóc từ miếng ăn giấc ngủ, từ thay quần áo đến giúp đỡ bà vệ sinh cá nhân.

Trưa nay ông Năng vừa nấu xong nồi cháo thịt, đang lúi húi lục trong rổ bát tìm cái môi để múc ra một bát cháo cho nguội thì bà Phượng nũng nịu nhờ vả:
- Anh ơi trong lúc chờ cháo nguội anh pha cho em ly trà chanh với lại thay cho em cái khăn lau tay khác đi và anh giặt nốt..…..

Chắc lục đục trong bếp nãy giờ mới nấu xong nồi cháo, lại chưa tìm thấy cái môi nên ông Năng bực mình sỗ sàng ngắt ngang:
- Nấu xong nồi cháo đi tìm gia vị hành ngò tiêu ớt đã mệt cả người, chưa kịp xong bà lại sai tiếp. Muốn có ly trà chanh thì bà phải nói hộp trà bà cất nơi nào, chanh bà để nơi đâu và đợi tôi nấu nước sôi pha trà. Bà hành tôi vừa vừa chứ.

Bà hờn mát đổi cách xưng hô:
- Thế mà ông đã hứa sẽ yêu tôi, chiều chuộng tôi đến ngàn đời.
Ông Năng chưa hết bực, quát lên:
- Phải, Nhưng nếu bà không nằm ăn vạ một đống như thế này..

Bà Phượng kinh ngạc và tức tưởi:
- Ối giời ôi, ông ăn nói thô lỗ với tôi thế hả…

Nỗi lòng ông được dịp tuôn ra:
- Tôi thế đấy. Nói thật với bà nhé, suốt năm qua chung sống với bà tôi cố giữ hình ảnh người đàn ông tao nhã, mỗi lần chúng ta sánh đôi ra ngoài đường tôi phải ăn mặc chỉnh tề, quàng khăn lên cổ, đội mũ lên đầu và ăn nói văn hoa cho bà vừa lòng, tôi ngao ngán đến tận cổ rồi.

Bà Phượng bẽ bàng:
- Tôi đang định sau khi khỏi bệnh sẽ thưởng công ông chăm sóc tôi, mua tặng ông mấy cái khăn quàng nữa cho ông tha hồ chưng diện ...
- Thôi khỏi…người ta làm diễn viên lên sân khấu chốc lát là xong vai, còn tôi diễn cả năm trời oải lắm rồi.
- Vậy mà tôi cứ tưởng ông mãi là người trong mộng của đời tôi.
- Thực tế đi bà ơi, ban đầu tôi cũng nghĩ bà là nàng thơ mà tôi may mắn bắt gặp giữa đường đời.
Nhìn kìa, bà nằm trên giường bệnh hơn tháng nay tóc tai xác xơ bạc thếch chưa nhuộm và khuôn mặt bơ phờ với những vết nhăn nơi khóe môi, khóe mắt…

Bà Phượng giật mình nhớ ra mái tóc đã qúa hạn chưa nhuộm. Bà cố bào chữa:
- Thì ai gìa mặt không có vết nhăn, đừng có thấy mấy bà tuổi từ 50, 60 trở đi mặt không có vết nhăn mà tưởng họ trẻ lâu, thẩm mỹ viện căng da cả đấy. Còn mái tóc này ư, mai mốt khỏi bệnh tôi sẽ nhuộm lại…
- Thôi khỏi. Điều ấy không quan trọng với tôi nữa.

Bà Phượng mai mỉa :
- Ông nhìn lại ông đi, những lần gặp gỡ đầu tiên ông đội mũ tôi nào biết ông cố tình che đi cái đầu hói. Tôi còn có tóc để chải để nhuộm đỡ hơn ông đấy.
Ông Năng thẳng thừng:
- Ván bài lật ngửa rồi, tôi với bà bất phân thắng bại nghe.

Bà Phượng tủi thân ôm mặt khóc, ông Năng đe dọa:
- Bà có thôi khóc đi không, đừng làm tôi điên máu thêm thì khỏi có trà chanh gì nữa, nước lạnh cũng không luôn…
- Này… này…ông đừng có ….khoe thói vũ phu, chồng tôi khi xưa tuy có bồ bịch lăng nhăng nhưng chưa đối xử vô văn hoá với tôi đâu nhé..
- Này..này..bà nói ai vô văn hoá, hả?hả? vợ tôi khi xưa tuy ốm đau nằm liệt giường nhưng chưa hành hạ tôi tàn khốc như bà nhé…

Bà Phượng giảm tốc độ nức nở, không dám trách ông Năng, dù sao ông cũng đã chăm sóc bà cả tháng nay và còn tiếp tục sau mấy lần tái khám nữa.
Bà vẫn cần ông, đang chiêu dụ ông một ngày nào đó sẽ cảm thông và giúp đỡ bà trả tiền nhà. Bà dịu giọng nói như an ủi ông:
- Tôi bệnh rồi sẽ khỏi mà. Chỉ còn một tuần nữa là đủ hai tháng để tháo băng.

Ông Năng vẫn hậm hực:
- Người gìa té ngã gãy xương chưa chết là may.Với lại ai dám bảo đảm là bà sẽ không xớn xác té ngã cầu thang hay trong phòng tắm lần nữa chứ? Tôi lại phải hầu…
- Trời ơi, ông trù ẻo tôi đấy hả? Ông biết chiều chuộng vợ lắm mà, người đàn ông mỗi tuần mang hoa đến mộ phần vợ từng làm tôi cảm động đâu rồi?

Ông Năng cười khan:
- Ai rảnh mà mỗi tuần đi thăm mộ vợ và tốn tiền mua hoa chứ, tiền mua bó hoa tôi ăn tô phở cho sướng thân. Thoát được cảnh hầu hạ bà vợ nằm liệt giường, ai ngờ nay lại phải hầu hạ bà.. .

Bà Phượng được dịp vỡ òa những ấm ức bấy lâu:
- Bây giờ tôi mới hiểu vì sao ông vẫn đi cái xe cà tàng cũ rích, chắc chắn không phải vì nhớ thương hình bóng người vợ cũ, mà vì ông hà tiện, tiền bạc để dành cho nó mục nát ra à, để về bên kia thế giới tiêu xài với ma à ?

Bà hăng máu gào thêm:
- Về ở với tôi cái gì ông cũng xài chung xài ké. Hôm nọ mượn tiền tôi mấy trăm đồng sửa xe còn chưa trả đấy nhé
- Nợ tôi sẽ trả, hàng tháng tôi đều đưa bà mấy trăm đồng chứ có ăn nhờ ở đậu nhà bà đâu

Bà Phượng cười khinh khỉnh:
- Vài trăm đồng một tháng của ông chưa đủ tiền một đứa share phòng trong khi căn nhà này mỗi tháng tôi trả mortgage gần ba ngàn đồng bạc.
Thế mà đăng lời rao tìm bạn vừa hoa mỹ vừa oai phong lẫm liệt nào ôm hoa đến mộ vợ, nào nhà cửa ổn định, tài chính vững vàng, tinh thần thảnh thơi, bao dung vị tha.…

Ông Năng giải thích:
- Tôi đăng ôm hoa đến mộ vợ cho thơ mộng với cuộc đời, ý tôi muốn nói vẫn thương người vợ cũ, những điều còn lại tôi dí dỏm cho vui chứ không có ý lừa dối ai cả.
Tôi nghèo mạt rệp, nhà cửa ổn định là ở diện housing đấy, tài chính vững vàng là tiền gìa lãnh hàng tháng cho đến chết đấy, có bảo hiểm sức khỏe chẳng tốn đồng nào là tinh thần thảnh thơi vô lo đấy.
Ở tuổi già không phải lệ thuộc nhờ vả con cái, với tôi thế là qúa sung sướng. Tôi chỉ nói lên sự thật tại bà qúa giàu tưởng tượng mà thôi..

-Thế sao ông không nói huỵch toẹc ra cho tôi biết sớm.
-Tôi tưởng sẽ gặp người tình tri kỷ, ở với nhau sẽ hiểu nhau, nhưng bà chỉ dòm ngó tìm hiểu “gia tài” của tôi làm tôi càng ngại ngùng khó nói.
Thôi thì tôi với bà chắp nối không có gì ràng buộc, bây giờ không hợp nhau thì chia tay.

Bà Phượng lại gào lên:
- À, thì ra thế, đằng nào cũng rút lui nên ông không cần che đậy sự giả dối thêm nữa.
Ông thách thức tôi đấy hả? Mời ông ra khỏi nhà tôi. Mời ông ra khỏi cuộc đời tôi.
- Bà khỏi phải đuổi tôi cũng chạy bà luôn, tôi tưởng bà là một phụ nữ đã nếm mùi khổ đau sẽ cùng tôi tìm niềm vui cuối đời, nhưng tôi đã lầm và tiếc lắm. Bà biết tôi tiếc gì không?...
- Cuối cùng ông cũng phải tiếc tôi thôi…..
- Tôi tiếc….. đã từ bỏ diện housing ổn định để dọn về đây ở với bà, trở về thành phố cũ tôi phải làm giấy tờ xin lại từ đầu mất nhiều công sức lắm. Bà rõ chưa…

Ông Năng trở về thành phố cũ của ông.
Vài tháng sau bà Phượng đọc thấy lời rao tìm bạn bốn phương của ông lại xuất hiện trên báo, lần này ông kinh nghiệm đăng rất thực tế rõ ràng :
“Người đàn ông nghèo và cô đơn luôn mơ ước có tiền để mua hoa mỗi tuần đến thăm mộ vợ, 70 tuổi, nhà ở housing, tiền gìa, medicaid đầy đủ. Muốn tìm một phụ nữ để tri kỷ, để yêu thương nhau suốt quãng đời còn lại” .

Thôi thì bà cũng cầu mong ông Năng tìm được một người tình tri kỷ, nếu không thì cũng vớ được một bà gìa handicap hay bà nhà quê chán con chán cháu đang ăn welfare muốn tìm chồng ra ở riêng, may ra sẽ ở với nhau lâu dài.

Còn bà, bà sẽ cho share phòng để có thêm lợi tức trả tiền nhà và yên phận sống một mình.
Tìm được một tình yêu đã khó bà không mong gì tìm một lúc được cả tình lẫn tiền ở cái tuổi gìa này nữa.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Chết rồi con người có thể mang theo thứ gì?
Theo các bạn, chết đi rồi, con người có thể mang theo thứ gì? Hãy đối chiếu câu trả lời của bạn với lời nhắn nhủ sâu sắc trong câu chuyện dưới đây.

Có một câu chuyện rất thâm thúy như thế này:
Một người đàn ông nọ chết rồi, mới ý thức được rằng cuộc đời mình thật ngắn ngủi. Lúc đó, anh ta nhìn thấy Phật tổ tay xách một cái hòm, tiến lại phía mình. Phật tổ nói: “Con trai, chúng ta đi thôi.”
Người đàn ông đáp: “Sao nhanh quá vậy, con còn rất nhiều việc vẫn chưa hoàn thành.”
Phật tổ nói: “Ta rất xin lỗi, nhưng thời gian của con hết mất rồi!”
Người đàn ông lại hỏi: “Vậy thưa Phật tổ, trong chiếc hòm của ngài có chứa thứ gì vậy?”
“Đó là di vật của con”, Phật tổ trả lời..
Người đàn ông tỏ ra nghi ngờ, hỏi tiếp: “Là di vật của con sao? Ý của người rằng đó là thứ thuộc về con, có phải là quần áo và tiền không ạ?”
Phật tổ đáp: “Những thứ đó trước giờ chưa bao giờ thuộc về con, chúng thuộc về địa cầu.”
“Vậy có phải trong đó là ký ức của con không?” – người đàn ông ngẫm nghĩ một lát rồi phỏng đoán..
“Không phải, ký ức thuộc về thời gian.”
Người đàn ông lại đoán: “Có phải là tài năng thiên phú của con?”
“Không, chúng thuộc về cảnh ngộ.”
Người đàn ông băn khoăn: “Lẽ nào trong đó là bạn bè và người nhà con?”
“Con trai ạ, không phải vậy đâu. Họ thuộc về hành trình mà con đã đi qua”.
“Vậy có phải là vợ và các con của con trong đó không thưa Phật tổ?” – người đàn ông hỏi tiếp.
“Không, họ thuộc về trái tim con..”
Người đàn ông lại phỏng đoán: “Vậy nhất định đó là thân xác của con rồi.”
“Không, thân xác của con thuộc về cát bụi.”
Cuối cùng, người đàn ông khẳng định chắc chắn: “Vậy đó nhất định là linh hồn của con!”
Lúc này, Phật tổ mỉm cười, đáp: “Con trai, con hoàn toàn sai. Linh hồn của con thuộc về ta..”
Mắt ngấn nước, người đàn ông nhận chiếc hòm từ tay Phật tổ – bên trong chiếm hòm trống rỗng.
Nước mắt chảy dài trên má, trái tim vỡ vụn, người đàn ông hỏi Phật tổ:“Lẽ nào từ trước tới nay con chẳng sở hữu bất cứ thứ gì sao?”
Phật tổ đáp: “Đúng thế con ạ. Trên thế giới này bây giờ chẳng có bất cứ thứ gì thực sự thuộc về con.”
“Vậy thì cái gì mới là của con?”
“Mỗi tích tắc khi con đang còn sống, chúng thuộc về con, còn bây giờ, con chẳng còn gì cả..”

Đến lúc này, người đàn ông mới như được thông suốt. Thì ra, sinh mệnh, đời người chỉ là những cái tích tắc ngắn ngủi và điều chúng ta nên làm nhất, là tận dụng nó sao cho thật hiệu quả, thật tốt, yêu quý nó, hưởng thụ nó.
Còn được sống, đó đã là một sự chiến thắng vẻ vang. Việc kiếm tiền chỉ là một trò chơi không hơn không kém. Khỏe mạnh mới là mục đích và vui vẻ, hoan lạc mới là chân đế!

Vậy nhưng trong cuộc sống này, thử hỏi có bao nhiêu người đang ra bị cuốn vào vòng quay tiền tài, danh vọng? Có bao nhiêu người vì chút lợi ích của bản thân mà làm tổn hại người khác và làm tổn thương chính mình mà không nhận ra?
Có bao nhiêu người sẵn sàng bán sức, đánh đổi sức khỏe để lấy những vật ngoài thân…?
Các bạn biết không, đó là sai lầm lớn nhất cuộc đời, bởi đến lúc chết, chẳng có bất cứ thứ gì trên thế giới này còn thuộc về chúng ta.

Vậy thì tại sao không tận hưởng một cách triệt để nhất mỗi tích tắc được sống trên đời? Tại sao không làm cho quãng thời gian ngắn ngủi ấy trở nên ý nghĩa, trọn vẹn nhất?

Từ lúc này, mỗi chúng ta hãy chọn cho mình một cách tận hưởng thời gian hiệu quả nhất, đơn giản thôi, đừng quá nặng nề với những yêu cầu xa vời, chúng chỉ khiến cuộc sống của chúng ta thêm mỏi mệt.
Và cũng bởi cuộc đời rất ngắn, nên hãy dành cho những người xung quanh ta sự trân trọng, yêu quý hết sức có thể, đừng tranh chấp, cũng đừng giận dữ, hãy lựa lời, cùng thấu hiểu và thông cảm cho nhau.

Thời gian của mỗi người trên đời càng đi càng ngắn lại, dù là thân thiết gắn bó đến đâu, cuối cùng cũng vẫn phải chia ly.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

NHỨC NHỐI CON TIM
Tràm Cà Mau


Nhiều người tưởng rằng, đau tim là bệnh của ai khác, chứ không phải họ. Lầm to, ai cũng có thể chết bất thần vì đau tim, mà không có một triệu chứng nào báo trước cả. Đau tim, một trong những bệnh giết chết nhiều người nhất tại nước Mỹ. Nhờ khoa học tiến bộ, biết đích danh chết vì bệnh tim. Chứ bên Việt Nam mình thì cứ gọi là "trúng gió", trúng gió mà chết, nhiều lắm. Bị trúng gió, thì cạo gió, và xoa bóp huyệt đạo lung tung, cũng cứu được rất nhiều người. Đó cũng là một cách kích động cho trái tim đập lại, cho máu lưu thông, mà thoát chết. Cái gì cũng là "trúng gió" cả.



Câu chuyện "trúng gió" tại Mỹ cũng rất nhiều. Trong sở tôi, có một ông chưa được 60 tuổi, buổi trưa gục đầu trên bàn và chết mà không ai biết. Ông bạn ngồi bên cạnh đến lay nhẹ và nói: "Dậy, dậy, trong giờ làm việc mà ngủ, người ta thấy kỳ lắm". Ông nầy chết trong khi đang làm việc. Đâu phải công việc khó khăn, mệt nhọc và căng thẳng thần kinh lắm cho cam. Công việc cũng nhàn nhã, thong dong, không ai thúc hối, thế mà vẫn chết.

Một ông khác, tuổi trên 50, còn độc thân, đi ăn trưa về, vừa buớc vào thang máy, thì quỵ xuống. Bạn đồng nghiệp kêu xe cấp cứu, đến bệnh viện thì đã chết rồi. Nhiều người ngạc nhiên, vì ông nầy trông trẻ trung, dáng vóc khỏe mạnh, lanh lẹ và độc thân, không có ai mè nheo, cằn nhằn đến độ bực mình mà chết.

Một ông bạn, suốt đời không có triệu chứng gì về đau tim cả. Chỉ có bà vợ hay la mắng rầy rà làm ông buồn mà thôi. Một hôm ông ngồi đọc báo chờ vợ trước siêu thị. Bà vợ đẩy xe ra cửa, và nạt ông chồng: "Còn ngồi đó nữa sao? Không phụ tôi đẩy xe ư? Đàn ông gì mà lười biếng quá". Ông vội vã đến đẩy xe cho vợ, mới đi được mấy bước thì quỵ xuống. Bà vợ nạt: "Già rồi mà đi đứng còn hấp tấp, không ý tứ gì cả. Sao không đứng dậy, mà còn định nằm vạ đến bao giờ?" Thấy chồng nằm vạ lâu, bà cúi xuống kéo áo ông, thấy hai con ngươi đứng tròng. Bà hốt hoảng la lên. Nhưng không kịp nữa. Ông đã bị đứng tim chết rồi. Chính bà kể lại và khóc lóc.

Báo đăng, có ba ông bác sĩ gây mê, chưa đến 50 tuồi, đều chết vì bịnh tim. Cả ba ông đều không có triệu chứng gì về đau tim. Một ông vừa lái xe về nhà. Bà vợ ở phòng trên nghe tiếng ga-ra mở cửa. Chờ mãi không thấy chồng, chạy xuống ga-ra, thì thấy ông gục đầu trên tay lái mà chết. Ông đã bị đứng tim. Một ông khác, vừa chuyển thuốc mê vào cho bệnh nhân sắp mổ, thì gục xuống, và đi luôn. Một ông khác, cũng chết đột ngột tương tự. Đau tim mà chết. Không biết nghề bác sĩ gây mê nầy có lo lắng lắm không, mà giết chết nhiều người tuổi còn khá trẻ.
Image


Ngày nay, 50 tuổi được xem là còn trẻ, chứ ngày xưa, vua Khải Định đã ăn mừng "tứ tuần thượng thọ" rồi đó. Thời nầy, 40 tuổi thì xem như còn xuân xanh lắm, nhiều anh chưa chịu lấy vợ, nhiều chị chưa chịu lấy chồng, vì còn trẻ mà, vội chi? Bạn tôi, đi làm việc về, đút chìa vào ổ khóa cửa mãi mà không được, cứ trật ra ngoài hoài. Rồi bỗng nhiên quỵ xuống trước cửa nhà. Trong phút nguy cấp đó, anh biết không phải bị "trúng gió", vội vã mò điện thoại cầm tay, kêu số cấp cứu 911. Anh được chở kịp vào bệnh viện, và đêm đó, bác sĩ đè ra mổ tim ngay. Cứu anh sống. Nhưng không làm việc được, tay yếu không lái xe, trí óc không còn sáng suốt. Vẫn sống bình thường. Hai năm sau, trong khi đang tắm, qụy xuống, và chết vì tim. Có người phỏng đoán, anh chết vì tắm nước quá mát. Máu dồn ra ngoài da để bảo vệ thân thể, tim không còn máu, nên "đi" luôn.

Ông bạn ngồi cạnh tôi, người Mỹ, tuổi chưa được 50, dáng người gầy, thon thả, mỗi chiều sau khi tan sở, chạy bộ ven bờ sông. Một hôm nọ, vợ ông không thấy ông về, điện thoại hỏi thăm khắp nơi. Hôm sau điện thoại vào sở xem ông có đi làm không. Đi tìm mãi, cảnh sát báo cho bà biết, tìm ra xác ông bên bờ sông. Ông chết vì bị đứng tim.

Một ông bác sĩ mổ tim, tập thể dục mỗi ngày. Cũng không có triệu chứng gì trước về căn bệnh tim. Hôm đó ra sân quần vợt. Vừa đưa vợt lên, thì té qụy xuống, và chết luôn. Không cứu kịp. Một ông khác, trưa nào cũng lái xe đến sở của cô con gái, để cha con cùng đi ăn, và chuyện trò cho vui. Một hôm, trên đường đi, ông thấy đau trong ngực, và biết cần cấp cứu ngay. Ông rán hết sức, lái xe đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện và khai là đau tim. Nhân viên bệnh viện thấy ông còn lái xe được, và để ông chờ. Chờ lâu quá, ông chết ngay trong phòng làm hồ sơ tiếp nhận cấp cứu. Đáng ra, ông phải dừng lại, và kêu xe cấp cứu ngay. Bởi lái xe, nguy hiểm cho người khác nếu ngất xỉu trên tay lái. Hơn nữa, nếu đi xe cấp cứu, bệnh viện sẽ cứu ông ngay khi mới vào.

Nhiều người rất sợ vào nằm chờ trong phòng cấp cứu của bệnh viện. Vì trên đường thì xe hú còi ầm ỉ, gấp gáp lắm, nhưng khi đến bệnh viện, thì để cho người bệnh nằm chờ dài cổ ra, chờ cho chán chê, mà chẳng ai dòm ngó đến. Rồi chán nản quá, họ đứng dậy, ra về mà không cần báo cho bệnh viện biết.

Bạn tôi, buổi tối ngồi xem truyền hình với đứa con trai. Khi hết phim, cháu đến thức bố dậy đi ngủ: "Bố ơi, hết phim rồi, vào đi ngủ." Lay hoài không thấy bố dậy. Cháu bé khóc: "Bố đừng làm con sợ." Và bạn tôi đã chết tự bao giờ mà không biết. Chỉ có hai bố con sống với nhau. Tội nghiệp thằng bé, không biết phải làm gì trong tình thế đó. Nhiều trường hợp khác nữa, thấy tận mắt, nghe tận tai, nhiều quá không kể hết được. Thế mà, tôi cũng như mọi người khác, cứ tưởng bệnh tim là bệnh của ai, chứ không phải của mình.

Y hệt chuyện chết chóc, ai đó chết, chứ mình thì không, như sống mãi muôn đời.

Nhiều năm trước, khi đi ra ngoài trời lạnh, tôi cảm thấy nhói nhói trong tim. (Nói theo bạn tôi, là cảm thấy đau nhè nhẹ như khi bị phụ tình). Tôi cũng không cần báo cho bác sĩ biết. Một hôm đi khám bệnh, trong lúc nói chuyện đùa cho vui, tôi tiết lộ cái "nhói nhói như bị phụ tình" đó. Ông bác sĩ nầy tử tế, đưa tôi đi đo tâm động đồ. Không biết sao hôm đó, tâm động đồ của tôi bất thường, lặng đi hai nhịp. Nhiều người cho biết, bình thường thì cảm thấy tim đau, nhưng khi đo nhịp tim, thì tim đập bình thường, nên không có dấu hiệu nào cả, bác sĩ cho là tim đập bình thường. Sau đó, tôi được đưa đi thử nghiệm nhiều cách khác nữa. Làm luôn cả thử nghiệm "phóng xạ" (nuclear scanning), bơm chất cản quang vào máu, và soi xem các cơ tim hoạt động ra sao. Tôi được nằm và chuồi vào một cái máy, như sắp phóng tôi vào trong không gian, ở các phim giả tưởng. Sau đó, được xét nghiệm bằng siêu âm xem các van tim hoạt động có bình thường không. Bác sĩ gia đình nói cho tôi biết, có một mạch máu rất nhỏ dưới đáy nhọn của tim bị nghẹt nhẹ.
Image




Về sau, tôi nói điều nầy với ông bác sĩ chuyên môn bệnh tim, ông cười và mĩa mai tôi. Vì các thử nghiệm đó, không thể kết luận nghẹt mạch máu tim. Chỉ khi nào làm thử nghiệm soi mạch máu (angiography) mời biết rõ có nghẹt hay không. Bác sĩ gia đình cho tôi uống thuốc trừ mỡ trong máu (cholesterol), uống mỗi ngày, uống đều đều. Một hôm tôi đọc được tài liệu cho biết, uống thuốc trị mỡ lâu ngày, có thể đưa đến bệnh gan trầm trọng. Bạn tôi cũng dọa tôi về bệnh gan, đưa cho tôi nhiều thống kê đáng sợ về những người bị hư gan vì uống thuốc đau tim. Có lẽ tôi thiên vị, thương lá gan hơn thương trái tim, cho nên tôi ngưng uống thuốc trừ mỡ.

Sau đó, tôi thường nghĩ, đâu cần uống thuốc trừ mỡ, không uống, tôi vẫn sống nhăn răng ra đây, có can gì đâu. Cho đến một hôm, tôi thấy cánh tay trái mỏi trong bắp thịt, hơi tê tê, nhói nhói. Tôi tưởng vì cắt tỉa mấy cây hường mà ra. Nếu đau tay vì tỉa hoa, thì phải đau tay mặt mới đúng, nhưng tôi cố giải thích sao cho tự yên tâm mình. Nghĩ rằng, rồi bắp thịt sẽ hết đau. Nhưng sau đó, nhiều hôm đang tập thể dục nữa chừng, thì mệt dữ dội, phải ngưng tập năm bảy phút mới tập lại được. Sau đó, mỗi lần xách cái gì nặng, cũng mau mệt khủng khiếp. Những lúc đi ra ngoài trời lạnh, thì mệt ngất, đi không được, phải quay về. Thêm vào các triệu chứng đó, là thỉnh thoảng nghe nhói trong tim, ở ngực, nhưng không xác định được chắc chắn đau chỗ nào. Có đêm đang ngủ, nghe nhói tim thức giấc dậy. Những lúc nầy, là tim đau, nếu được "thăng" ngay, thì khỏe khoắn và nhẹ nhàng lắm. Không đau dớn chi nhiều cả.

Với những lời khai bệnh như trên, ông bác sĩ gia đình vẫn cười, cho rằng chưa đáng chuyển qua bác sĩ chuyên môn, và chỉ cho uống thuốc. Dù ông nầy rất tử tế, rất tốt. Khi tôi khai có ngày bị đau nhói trong ngực và mệt đến hai ba lần, ông mới chuyển qua bác sĩ chuyên môn về tim. Qua lời khai, ông bác sĩ nầy biết ngay là tôi bị nghẽn mạch máu tim. Ông giải thích, và cho tôi biết có 3 cách chữa trị.

Thứ nhất là uống thuốc để cầm cự. Thuốc không chữa được bệnh, mà chỉ làm mạch máu giản to ra, cho máu dễ lưu thông hơn, khi nào không uống thuốc, thì mạch máu không gỉản, và lúc đó có cơ nguy.

Cách thứ hai là đút vào chỗ nghẽn một cái ống kim loại như cái lò xò lưới, rồi cho ống phình ra, ép chất mỡ vào thành mạch máu, để máu có thể lưu thông qua "ống cống" đó.

Cách thứ ba, là lấy ống tĩnh mạch ở chân, rồi nối bắc cầu băng qua chổ nghẽn, cho máu lưu thông theo đường mới.

Cả ba cách, chất mỡ vẫn còn nằm đó, nguồn bệnh vẫn còn đó, nhưng máu huyết được lưu thông, thì bớt đau, hoặc bớt nguy hiểm cho tính mạng. Ông hẹn ngày, và nói sẽ đút cái "ống cống" vào mạch máu cho tôi, dễ lắm, chưa đầy nữa tiếng thì xong. Chỉ nằm bệnh viện một hôm rồi về nhà. Tôi yên chí lớn. Sá gì một hai cái ống kim loại nằm trong thân thể. Đúng ngày hẹn, ông bác sĩ cho đè tôi ra, cắt mạch máu ở háng, đút cái ống thông lên tận tim. Thật lạ, tôi không thấy đau đớn chi cả. Chỉ khi ông bơm thuốc nhuộm vào mạch máu qua cái ống, thì cảm thấy nóng nóng, ấm ấm. Tôi nhìn vào màn truyền hình, thấy màu đen tỏa ra nhiều nhánh như hệ thống thượng nguồn của sông rạch. Ông bác sĩ chỉ cho tôi chỗ mạch máu bị nghẹt. Ông nói, mạch nầy đã nghẹt 100% nếu không thì sẽ thấy máu đi vòng qua bên kia. Ông cho biết hai mạch bị nghẹt nặng, một mạch khác bị nghẹt 60%. Không thể đặt "ống cống" thông (sten) được. Ông cắt cử bác sĩ giải phẩu cho tôi, và định luôn ngày mổ banh ngực. Tôi cũng hơi ngạc nhiên, và không ngờ tình trạng trái tim của mình tệ đến thế. Rồi tôi làm đủ các thủ tục. Được dặn dò điều gì phài làm trước ngày lên bàn mỗ. Cho tài liệu đọc, để biết sơ sơ về mổ cái gì, mổ ra làm sao, và làm cái gì trong lúc mổ.

Để biết lý lịch và kinh nghiệm của ông bác sĩ sắp giải phẩu cho tôi, tôi mở internet ra, vào Google, rồi đánh máy tên ông bác sĩ vào. Mở cái web có tên ông ấy ra, tôi sẽ biết rỏ năm sanh, học trung học ở đâu, đại học ở đâu, tốt nghiệp năm nào, làm ở nhà thưong nào bao nhiêu năm, làm gì, đưọc huy chưong, tưởng thưởng nào. Tôi không ngờ, ông bác sĩ sẽ mổ cho tôi, là trưởng khoa tim ở bệnh viện tôi sắp nằm, và ông nầy có rất nhiều kinh nghiệm trong việc mổ tim.
Image


Tôi về nhà, lục internet xem về mổ tim. Qua mạng lưới Google, tôi tìm mục mổ tim (open heart surgery), tìm ra được rất nhiều bài viết, phim chiếu rất rõ ràng, hay. Có nhiều mục chiếu video cuộc mổ tim. Chiếu từ khi rạch ngực, cưa đôi cái xương sụn nối với các xương lồng ngực, banh lồng ngực ra, và khâu vá, mổ, đóng lại. Xem thì hơi ớn, vì thấy ghê quá, banh toác bộ xương sườn ra, mà mằn mò, khâu vá như một ông thợ may vụng về tập may, trong khi trái tim vẫn đập thoi thóp co bóp. Nếu không "cóc cần" mọi sự, thì e cũng lo lắm. Ai sắp mổ ngực, nếu sợ chết, thì đừng xem các video nầy mà sợ. Không thấy, không biết, thì yên tâm hơn. Đỡ sợ.

Trước khi mổ tim mấy ngày, bệnh viện dặn dò tôi làm phải giữ gìn sức khỏe kỹ lưỡng, đừng để bị ho hen, cảm cúm, Vì nếu bị bệnh khác, thì cuộc mổ sẽ hoãn lại, hoặc bị nhiểm trùng trong khi mổ, rất khó bình phục và nguy hiểm. Họ phát cho tôi khá nhiều tài liệu để đọc, nhiều giấy tờ dặn dò làm việc gì trước, việc gì sau, phải ghi xuống giấy để nhớ theo thứ tự. Cái bàn của tôi, vung vải giấy tờ lộn xộn. Biết là có thể "đi đong" cái mạng già trong cuộc giải phẩu, tôi làm một bảng liệt kê nhắc nhở và dặn dò bà xã phài làm gì, làm gì, nếu tôi không còn nữa. Điều cần nhất là đừng có khóc lóc, buồn bả, vì chết cũng là một tiến trình của đời sống. Đừng có làm đám tang um sùm, đừng tụng kinh gõ mõ cầu siêu, cũng đừng cáo phó, đừng vòng hoa, đừng hòm tốt. Giản dị đem thiêu, rồi lấy tro. Sau đó, làm gì với mớ tro đó cũng được.

Trước khi mổ mấy hôm, tôi giữ gìn vệ sinh kỹ lắm. Mặc thật ấm áp, ăn uống điều độ, ăn chất hiền lành, ngủ nghê đầy đủ. Ít dám đi ra ngoài, tránh đám đông. Thế mà trước khi mổ hai hôm, gia đình đứa cháu kêu điện thoại, nói là còn chừng bốn mươi lăm phút nữa thì sẽ ghé thăm. Họ đi xa bốn trăm dặm để thăm tôi, lẽ nào từ chối được. Họ nói là nghe cậu sắp đi mổ, đến thăm và chúc may mắn. Tôi và vợ vôi vã dọn dẹp lại căn phòng khách bừa bãi, lộn xộn, quét nhà, lau chùi, đang bệnh mệt, lại mệt thêm, giữa mùa đông mà mồ hôi vã ra. Mấy lần vợ chồng mệt quá, gắt nhau. Cả gia đình đưá cháu gồm năm người, vừa ho hen, vừa hít mũi sụt sịt. Họ ngồi trong phòng khách mà nhảy mũi lia lịa, làm bà xã tôi sợ hải, tái mặt. Tôi cũng ngại mình bị nhiễm bệnh, chỉ cười mà không dám nói ra. Họ ngồi chơi chừng một tiếng đồng hồ. Tôi cũng mệt lắm, nhưng không dám đi nằm. Sau khi gia đình đứa cháu đi rồi, chúng tôi vội vàng bày lại giấy tờ cần thiết ra bàn lại, và nhất định không bốc điện thoại. Ai kêu cũng không bắt. Bệnh viện có gì khẩn cấp thì nhắn lại trong máy. Bây giờ, tôi mới có cái kinh nghiệm là đừng đi thăm ai trước khi họ sắp lên bàn mổ, và đừng thăm họ sau khi họ mổ xong về nhà. Vì thời gian nầy, sức khoẻ của họ rất mong manh, rất dễ bị nhiễm trùng từ người khác. Vã lại, họ đang mệt, đừng làm họ mệt thêm, mình thì vì thương mến họ, đến thăm viếng, nâng đỡ tinh thần, và nếu không thăm, thì sợ bị trách là vô tình. Nhưng nếu chờ họ bình phục rồi đến thăm thì tốt hơn, vui hơn.

Bệnh viện hẹn tôi 5 gờ sáng. Tôi phải dậy lúc 3 sáng giờ sửa soạn, 4 giờ thì anh bạn hàng xóm lái xe đưa tôi đi. Đến nơi, bệnh viện còn đóng cửa. May nhà tôi không xa bệnh viện, có nhiều bệnh nhân phải ngủ tại khách sạn đêm trước đó, để kịp giờ hẹn. Những y tá, nhân viên làm thủ tục giấy tờ trước khi lên bàn mổ rất dịu dàng, vồn vã, tử tế. Cũng làm cho tôi cảm thấy vui trước khi lên bàn mỗ. Nhắc tôi rằng, đời còn có nhiều người dễ thương lắm. Một ông y-tá già, cầm cái dao cạo điện, hỏi han tôi ngọt ngào, và ông bắt đầu cạo lông lá cho tôi, cạo từ dưới háng cạo lên bụng, ngực. Trơn tru, sạch sẽ. Ông vừa cạo vừa mĩm cười. Sau đó, tôi được đẩy vào phòng mỗ. Trên đường vào phòng mỗ, tôi nghĩ rằng, mình đã về hưu được đúng hai năm, đã được nghỉ ngơi, thong dong, đi chơi, vui thú, làm biếng, không lo lắng, không bận rộn, nhàn nhã, thảnh thơi. Thế thì hôm nay, nếu cuộc giải phẩu thất bại, cái thân nầy được chở xuống nhà xác, thì cũng khỏe, không có gì để tiếc nuối cả. Nghĩ thế, tôi sướng quá, và cười thành tiếng. Ông y-tá đẩy xe ngạc nhiên, chắc chưa thấy một "thằng điên" nào vui vẻ cười tươi như vậy trước khi được mổ tim, nguy hiểm đến tính mạng. Ông hỏi tôi cười cái gì, giờ nầy mà còn cười được, không lo lắng hay sao. Tôi cho ông biết lý do tại sao tôi cười sung sướng, ông vỗ vào chân cái bộp, và khen tôi chí lý.

Thực tâm mà nói, thì sống chết đối với tôi, cũng không quan trọng lắm. Không chết trẻ, thì chết gìa. Không chết bây giờ, thì sau nầy cũng chết. Con người phải già, phải chết, để cho các thế hệ trẻ lớn lên thay thế, thế giới sung sức hơn. Cứ thử giả dụ như, con người không chết, thì bây giờ, cả thế giới đầy cả người già lụ khụ, già chiếm chín phần, trẻ chỉ một phần. Thế giới nây toàn ông bà già mấy trăm tuổi, chống gậy lê từng bước, xe lăn đầy phố phường, đường xá. Thế thì lấy ai mà sản xuất, nuôi nấng nhân loại. Bởi vậy, tôi bình tỉnh, và nghĩ rằng được sống cũng vui, mà được chết, cũng vui không kém.

Vào phòng mỗ, từng y tá tự đến giới thiệu tên tuổi, và cho tôi biết phần hành của họ. Tôi cũng vui vẻ chào, nói vài lời xả giao bình thường. Khi bác sĩ gây mê đến, xưng danh, và nói cho tôi biết, ông sẽ chuyền thuốc mê cho tôi. Tôi chỉ kịp chào xã giao, và sau đó, mê man ngay, không còn biết trời trăng chi nữa cả. Giá như, có chết khi đó, thì cũng được nhẹ nhàng, êm thấm, mau và tiện lắm. Tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xẫy ra.

Chừng mười giờ sau, tôi mơ màng tỉnh dậy trong phòng "hồi sinh". Nghe tiếng bà y tá kêu lớn, và vặn nhạc lớn, kêu tôi mở mắt ra, đừng nhắm mắt lại. Tôi cố gắng hết sức, mà hai mí mắt cứ kéo trì xuống, cứ he hé chút xíu, lại bị nhắm lại. Tôi cũng nhớ là mình đang qua cuộc giải phẩu tim. Nghe tiếng bà xã tôi phụ kêu với bà y tá, tôi cố gắng mĩm cười cho vợ yên lòng. Nhưng không biết miệng có cười được hay không. Khi tôi mở mắt đưọc, tôi thấy bà y tá, bà chị tôi và bà xã đang đứng bên giường lo lắng. Tôi đếm được hai mươi mấy cái ống nối vào ngực, vào họng, vào tay, vào mũi, và có tiếng xì xèo của cái máy bơm nào đó, mà tôi tưởng đâu bên cạnh giường có cái hồ nuôi cá, máy bơm nước đang chạy. Tôi thầm nghĩ, thế là cũng chưa "đi đong" cái mạng già được. Thuốc mê làm tôi hơi buồn nôn và chóng mặt.

Suốt đêm hôm đó, một bà y tá da den, mập ú, thức và chăm sóc tôi. Chừng mươi phút, mười lăm phút, bà vào châm thêm thuốc vào bình dang treo, châm thêm máu, xem lại biểu đồ nhịp tim, ghi chú vào sổ. Công việc liên miên, không biết thủ tục bắt buộc, hay bà là người có lương tâm, nên làm việc hết lòng. Rồi rút máu tôi, tiêm thêm thuốc, nhiều lần kê lại gối nằm sau lưng tôi, hỏi han tôi rất tử tế, dịu dàng. Cổ tôi khô như đốt. Bà cho tôi cục nước đá nhỏ như viên kim cương, ngậm trong miệng cho đỡ khát. Khi đó, đúng là quý viên kim cưong ngậm trong miệng. Không được uống nước. Tôi khôi hài, tự ví bà y tá là Đức Bà Quan Âm đang ban giọt cam lồ (cục nước đá) cho người khổ nạn. Suốt một đêm, bà không ngủ, loay hoay quanh giường tôi. Tôi thật tình cảm động. Có những người vì nghề nghiệp, chỉ làm cho xong bổn phận, làm vừa phài thôi. Bà y tá nầy, làm với cả tấm lòng, tưởng như tôi là thân nhân ruột thịt trong gia đình.

Vừa mổ xong chiều hôm qua, mà sáng nay, lúc 5 giờ sáng, y tá đã bắt tôi ngồi dậy trên ghế, dây nhợ lòng thòng hơn hai chục sợi dính từ mũi, miệng, ngực, bụng, chim. Tôi không thể tưởng tượng được, có là muốn hành hạ bệnh nhân chắc. Mệt và chóng mặt lắm. Bà y tá bảo tôi phải ngồi như vậy trong một giờ đống hố. Ngồi được chừng 25 phút, hết sức chịu đựng, tôi xin bà cho nằm, vì mệt quá.

Nằm phòng hồi sinh được hai đêm, sáng hôm sau họ đẩy tôi xuống phòng bệnh thường, và bắt tôi tập đi bộ mỗi ngày và tắm. Khiếp, vết thương dài hơn hai tấc, còn rỉ máu còn tươi , và nhiều cái lỗ trên ngực, có ống lớn bằng ngón tay nối từ trong tim, trong phổi lòng thòng ra ngoài, dính với cái máy, cái bình. Thế mà bắt tôi tắm vòi sen, tắm xong y tá dùng khăn chậm khô ngực, không dám lau. Trước khi đi mổ, bà xã tôi ép ăn, để có đủ sức khỏe mà qua cuộc giải phẩu. Tôi ăn cho vợ vui. Nhưng sau khi mổ xong, bị bón. Cái ruột già căng cứng như muốn nổ ra. Ba bốn ngày không đi tiêu được. Không được rặn, vì sợ các mối chỉ may tại nơi mổ bung ra. Hai y tá cho tôi uống nước trái mân đen, cũng không hiệu quả. Tôi phải dùng đến thủ thuật đề cho phân ra, mà cũng vô hiệu. Cái bụng cứng ngắt, rất đau đớn, khó chịu. Y tá cũng không giúp tôi được gì. Đêm nằm trên giường, tôi nghĩ thầm, chắc mình không chết vì bệnh tim, mà chết vỉ vỡ ruột già. Cứ lăn lộn mãi, có khi thiếp đi chừng năm phút. Tôi gần như mê sảng.

Trong thời gian đau ốm, bịnh hoạn, khi nào tôi cũng giữ được tinh thần khôi hài, ngạo nghễ, xem thường, thế mà hôm nầy, tinh thần tôi xuống lắm. Khi nữa đêm, tôi hé mắt ra, trong bóng mờ, thấy một bà y tá da đen. Lúc nầy là đổi phiên trực gác của các y tá chăm sóc con bệnh. Ngọn đèn phiá sau người y tá làm thành một vòng hào quang trên đầu bà. Tôi vốn không tin theo một tôn giáo nào, và cũng chẳng tin vào thần thánh, nhưng buột miệng thều thào hỏi: "Có phải bà là thiên thần mà Thượng Đế gởi xuống để giúp tôi không?" Bà cười, nhẹ nhàng đặt tay lên trán tôi, và hỏi, bà có thể làm gì để giúp tôi không. Tôi nói với bà, là tôi có cảm tưởng cái ruột già của tôi sắp nổ tung vì bón mấy hôm nay. Bà mau mắn cho tôi thuốc nhét hậu môn. Không kết quả. Bà bảo tôi nằm nghiêng, co chân, và trải nhiếu khăn ra giường, quấn nhiều khăn làm vòng đai bao quanh vùng khăn trải. Rồi bà đưa ngón tay vào hậu môn, mà móc phân ra từ từ, từng chút một. Cẩn thận, nhẹ nhàng. Khi phần cứng của phân moi ra hết, thì phần bên trong chạy phọt ra. Tôi thấy người nhẹ như đang bay bổng lên không trung. Như trên vai mọc cánh, đang bay lượn giữa trời. Khỏe hẵn. Bà y tá dọn giường, và cho tôi viên thuốc ngủ. Tôi cám ơn bà. Nụ cười trên môi bà hiền từ làm tôi liên tưởng đến những bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi nắm lấy tay bà mà cám ơn. Dù đã được uống viên thuốc ngủ, nhưng khi bà đi rồi, tôi vẫn cảm động thao thức mãi. Nằm không yên, tôi lấy giấy bút, trong cơn xúc động vì lòng tử tế, vì tình người lai láng, tôi viết một bài thơ, nhan đề là "Belinda", tên của bà y tá. Có lẽ cũng là loại thơ con cóc. E rằng, lời lẽ cũng ngô nghê như một ông ngoại quốc làm thơ bằng tiếng Việt. Viết xong bài thơ, tôi yên tâm ngủ một giấc dến sáng.

Đêm hôm sau, tôi đưa cho bà. Đọc xong, bà cảm động, ôm tôi mà khóc. Bà nói riêng cho tôi biết, bà là nữ Mục Sư đang điều hành một nhà thờ tin lành trong thành phố nầy. Đúng là bà có trái tim của một nữ Thánh. Có lẽ, trước khi đi mổ lớn, chỉ nên ăn thức ăn lỏng, đừng ăn chất đặc, chất xơ, vì thế nào cũng bị bón. Ông bác sĩ giải phẩu cho tôi cũng rất tử tế. Nhiều hôm sau ca mổ, đã 9 giờ đêm, ông còn ghé thăm tôi, hỏi han kỹ lưỡng, dịu dàng. Cái lưng ông còng xuống, có lẽ do cứ cúi xuống lâu trên bàn mổ mải thành còng lưng. Tôi nghĩ, đa số những người làm việc trong bệnh viện nầy, ngoài mục đích mưu sinh, còn cả một say mê nghề nghiệp, và cả tấm lòng nhân từ.

Sau khi mổ, vết cắt lớn, mà tôi không thấy đau đớn, nhức nhối gì cả. Hồi phục rất mau, vết thương kéo da cũng nhanh, làm các y tá và bác sĩ ngạc nhiên. Cũng nhờ một ông bà con có kinh nghiệm dặn, khi nào cảm thấy đau nhức sơ sơ, thì xin thuốc giảm đau ngay, đừng để cho đau quá, vì phải có thời gian, thuốc mới hiệu nghiệm. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi ráo riết ôn lại tiếng Pháp để chuẩn bị đi chơi Âu Châu, nên cũng không có thì giờ nghĩ đến bệnh, đến đau đớn.
Image


Dẫm lên chân bác sĩ, tôi viết sơ về các bệnh dau tim, như múa một đường quyền hoang dại. Sách viết rằng, bệnh liên quan đến tim, rất nhiều khi là "những bước chân âm thầm", không báo trước. Bệnh tim có nhiều loại khác nhau. Thông thường nhất là suy tim, nghĩa là tim không chuyển vận máu đủ cho nhu cầu. Cứ 100 ngưòi Mỹ, thì có 1 người bị bệnh nầy. Nước Mỹ có hơn 2 triệu người suy tim. Tốn phí bệnh viện rất lớn. Trong một năm, những người bị suy tim chết đến 15%, Kế dến đau tim bẩm sinh, sinh ra đã bị đau tim rồi, vì cấu tạo tim mạch không được bỉnh thường. Cứ 1000 em bé sinh ra, có đến 6 đến 8 em bị đau tim bẩm sinh. Bệnh nầy chữa được, bác sĩ sẽ mổ và điều chỉnh lại. Sau nữa là nghẽn mạch máu tim và động tim. Một năm có hơn 1.5 triệu người Mỹ bị bệnh nầy. Sẽ có hơn 500 ngàn ngưòi chết, và khoảng 300 ngàn người đưọc mổ tim. Kế đến là bệnh tim đập sai nhịp và bất tỉnh. Sau đến là van tim bị hư hỏng, rồi đến bệnh mạch máu bị thương tật, bị phình, teo. Cuối cùng là màng bao tim bị bệnh.

Ai muốn biết rõ hơn, xin vào thư viện mượn cuốn "Mayo Clinic Heart Book" mà đọc, rất hay, viết cho người thường đọc. Kinh nghiệm của những người đau tim cho biết, khi có ít hay nhiều triệu chứng sau đây, thì đừng nên coi thường: đau ngực, thở gấp, hay mệt, sưng, bất tỉnh, nhức đầu lâm râm, nhịp đập tim bất thường, tê tay hay chân, màu da không bình thường, té xỉu, thay dổi bất chợt về thị giác, nói năng, và cảm xúc.

Khi nào thì nên đi bác sĩ? Khi triệu chứng đau tim mới có, triệu chứng càng lúc càng nặng, triệu chứng trở nên trầm trọng, triệu chứng làm thành lo lắng, triệu chứng tái diễn. Những người yêu nhiều thì thường bị nhói tim, không biết có chuyển qua bệnh đau tim không. Nhưng những người ăn nhiều chất béo bổ, chắc chắn sẽ đau tim, cho nên có rất nhiều người sợ các chất béo, ngọt, mặn, như sợ thuốc độc. Lo lắng, bị áp lực, muộn phiền nhiều cũng sinh ra đau tim. Bởi vậy, có ông Mỹ đau tim nằm chung bệnh viện với tôi, nói đùa rằng: "Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm." Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém./.

Tràm Cà Mau
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tự tử, căn bệnh thời đại
NAM PHƯƠNG

Image
Anthony Bourdain, Kate Spade
Vừa mới nghe tin nhà thiết kế người Mỹ nổi tiếng là Kate Spade 55 tuổi tự tử bằng cách treo cổ ở New York vào sáng ngày 5 tháng 6 vẫn còn chưa hết ngỡ ngàng, thì tiếp theo ngày 6-6 có tin em gái Hoàng Hậu Maxima của Hòa Lan là cô Ines Zarraeguicta, 33 tuổi, người xứ Argentina cũng vừa tự tử bằng cách thức tương tự, đến ngày 8-6 lại có một nhân vật khác vô cùng nổi tiếng, đầy cá tính mạnh mẽ là đầu bếp Anthony Bourdain, 61 tuổi, cũng vừa tìm đến cái chết bi thương như vậy.

Sự bất quá tam với những tin tức trong mấy ngày qua đã mang lại nhiều nỗi bàng hoàng, tiếc thương và đầy cảm xúc cho thân phận một con người. Không chỉ vậy mà đây còn là những con người thông minh, tài giỏi được cuộc đời ưu đãi với nhiều danh vọng, vật chất dư thừa nhưng vẫn mang trong lòng những nỗi buồn chán, không niềm vui, hạnh phúc phải tìm đến cái chết để tự kết liễu đời mình.

Chắc hẳn mọi người cũng chưa quên cái chết của danh hài Robin William hồi năm 2014 và còn biết bao nhiêu ngôi sao Nam Hàn mới đây nữa, vừa trẻ trung, xinh đẹp lại đang ở trên đỉnh cao danh vọng, bỗng nhiên một ngày cũng tìm đến cái chết, để lại bao nhiêu tiếc thương cho các fan hâm mộ. Đây cũng chỉ là một trong những vụ tự tử mà chúng ta biết đến vì họ là những nhân vật nổi tiếng, trong khi thực tế mỗi ngày ở Nhật bản hay Nam Hàn là nơi đất nước có nền kinh tế, khoa học phát triển, người dân có mội trường sống tốt, được tự do thoải mái lại cũng không thiết tha với cuộc sống, mà theo thống kê số lượng người tự tử ở hai quốc gia này cao nhất thế giới.

Tuy nhiên hiện nay thì không chỉ Nhật Bản hay Nam Hàn, mà có thể nói ở khắp nơi trên thế giới việc tự tử dường như không còn là chuyện lạ khi con người gặp phải những rắc rối trong cuộc sống đều muốn tìm cách tự hủy hoại mình để trốn thoát thực tại. Riêng ở Mỹ chuyện tự tử cũng đang được báo động và cũng là một vấn nạn từ lâu làm chính phủ đau đầu phải đưa ra nhiều biện pháp, chương trình cũng như có Đường Dây Ngăn Chận Tự Sát Quốc Gia của Mỹ 1(800) 273 TALK (8255) để luôn sẵn sàng giúp đỡ cho những con người yếu đuối, tuyệt vọng toan tìm đến cái chết để giải tỏa mọi uẩn khúc trong cuộc sống, nhất là sau cái chết của nhà thiết kế Kate Spade và nay là Anthony Bourdain.

Điều đáng nói nữa là hiện nay tự tử không còn giới hạn trong phạm vi tuổi tác mà đang có khuynh hướng xuống dần ở những độ tuổi vị thành niên, rất nhiều gia đình ở Mỹ đang phải đối mặt với chuyện con cái không còn muốn sống cho dù chung quanh có gia đình, bạn bè thương yêu như trường hợp điển hình xảy ra ở trường học Texas hôm 18-5 vừa qua. Nhiều gia đình gặp phải hoàn cảnh này phải dấu hết tất cả dao kéo hay vật nhọn có thể gây hại, nhưng thật sự cũng không phải dễ dàng để ngăn chận một khi ý định tự tử đã có sẵn trong tâm của con người. Khoa học thì giải thích rằng đây là một trong những chứng bịnh ung thư thuộc về não bộ, nhưng dù thế nào thì việc tự tử vẫn luôn là những di chứng vô cùng đau buồn để lại cho những người thân yêu.

Có rất nhiều nguyên nhân, lý do để dẫn đến cái chết, ngoại trừ trường hợp của những người mang chứng bệnh về tâm thần, nghiện ma túy hay nghiện rượu, còn phần lớn hầu như những vụ tự tử thường xảy ra cho những người hoàn toàn tỉnh táo, bình thường, thế nhưng đến một lúc nào đó khi tâm thức bị rối loạn, mất ổn định, không kiểm soát thì chỉ cần gặp những điều nghịch ý, không vừa lòng cũng có thể dẫn đến việc tự tử.

Bên cạnh vô vàn những lý do trên theo một số nhà nghiên cứu còn có một vài lý do rất kỳ lạ như khi con người cảm thấy tự mãn, kiêu căng, thấy chung quanh không có ai vừa lòng, hợp ý, không gần gũi chia sẻ được, có cảm giác cô đơn, lạc lõng cũng là điều có thể đưa đến việc tự tử. Trong lịch sử Trung quốc có một nhân vật tên Khuất Nguyên mà sử liệu ghi rằng ông là một nhà thơ, là quan đại thần đời Sở Hoài Vương, có tài thi ca, học rộng nhớ nhiều, có chí khí nhưng cao ngạo. Khi ra làm quan gặp lúc vua không anh minh nghe lời dèm pha, xu nịnh không còn trọng dụng ông nữa, bất đắc chí ông thường ta thán rằng đời sao toàn những hạng người vẩn đục chỉ riêng mình ta trong, đời sao lắm kẻ say chỉ riêng mình ta tỉnh, rồi u uất trầm mình xuống dòng sông Mịch La vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch năm 278 TCN, dân gian sau này thường gọi ngày đó Tết Đoan Ngọ. Có thể nói đây là vụ tự tử điển hình sớm nhất hành tinh.

Tuy nhiên, đối với đạo Phật, tự tử được xem là điều vô cùng cấm kỵ cho dù bất cứ lý do gì, bởi tự tử là đồng nghĩa với sát sinh cho nên tự sát chính sinh mạng của mình cũng là phạm vào một trong năm giới mà người Phật tử đã quy y Phật phải luôn thọ trì Tam quy và Ngũ giới. Khi Phật còn tại thế trong lúc giảng nói về sự uế trược, bất tịnh của thân tứ đại, có nhiều vị tỳ kheo không thấu hiểu lời dạy của Phật đã vin vào đó sinh tâm oán ghét xác thân, từ chối và muốn hủy hoại chúng, nên sau buổi giảng pháp nhiều vị tỳ kheo thiển cận liền đi tự tử, Phật biết được Ngài rầy và đưa vào giới luật, tự tử là phạm giới.

Thật sự “ Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn.” Thân người khó được Phật pháp khó nghe, là những gì Đức Phật thường nhắc nhở bởi không dễ gì có được thân người và cũng không dễ gì gặp được Phật pháp. Theo Phật, học Phật, hành theo những gì Phật dạy không phải là điều dễ dàng.

Thống kê cho thấy số phần trăm người theo đạo Phật trên thế giới không nhiều như các tôn giáo khác bởi sự cần thiết phải có: lòng từ bi, sự hy sinh, nhẫn nại và đặc biệt phải có trí tuệ phân tích chứ không dựa vào đức tin mù quáng. Vì vậy ngay cả ở Ấn độ nơi Đức Phật chào đời và cũng là nơi sản sinh đạo Phật với nhiều di tích còn đậm nét Phật giáo ở đây nhưng người dân Ấn lại không có duyên lành đi cùng đạo Phật, cho đến hôm nay xã hội Ấn vẫn còn đầy dẫy bất công, giai cấp.

Đức Phật cũng dạy trong Tam đồ Lục đạo tức là ba cõi, sáu đường mà chúng sanh sẽ xoay vần trong luân hồi bất tận, thì chỉ có cõi ta bà dục giới, cõi người này mới là nơi mà chư Phật có thể giáng sinh và cũng chỉ ở cõi ta bà này con người mới có cơ duyên tạo lập những phước lành. Dĩ nhiên như Đức Phật đã nói trong bài pháp đầu tiên Tứ Diệu Đế về cõi ta bà này cũng là nơi đầy dẫy những khổ đau mà mỗi con người muốn vượt thoát phải tự vươn lên bằng con đường Bát Chánh Đạo, Ngài không chỉ cuộc đời là bể khổ suông để rồi đau buồn trong bế tắc, mà giúp con người bằng nhiều cách để thoát khổ. Thực tế đó là chánh niệm, hành thiền, quán chiếu, rải tâm từ… đến muôn loài, muôn vật.

Vạn pháp duy tâm tạo, Đức Phật cho thấy tâm con người tạo ra đủ thứ cảnh giới, thiên đường, địa ngục, khổ đau, hạnh phúc rồi tự đau khổ và lừa dối chính mình khi rơi vào trạng thái tâm bất ổn, hoang mang, không có niềm tin tâm linh, không có mục đích sống cao thượng con người cũng dễ chán nản mà tìm đến cái chết. Đã sinh ra là con người thì điểm cuối cùng của đời người cũng chỉ là cái chết, không ai thoát được định luật tự nhiên này, cho nên điều quan trọng khi còn sống phải luôn biết trân quý cuộc sống, lạc quan yêu đời, kiểm soát tâm, thực hành quán chiếu, chánh niệm tỉnh thức như lời Đức Phật dạy là cách tốt nhất để có sự bình yên, an lạc.

(June 9/18 )
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »


Image

TRẠM CUỐI CUỘC ĐỜI

Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ. Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Nhưng tư tưởng lạc quan nầy đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.

Từ tâm trạng sợ hãi nầy tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.

Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyên trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cã tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.

Nhưng cuộc sống hanh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trể, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.

Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “Còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dendelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bã xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.

Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất. Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vây đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sau phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung tư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mõi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.

Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưỡng đến sức khỏe.

Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dỏi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.

Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rỏ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũng chịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện.... Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!

Từ ngày Mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà.. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7. Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng.... Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngọai nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.

Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói, khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. Sau nầy mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.

Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin:

- Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!

Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ:

- Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?

Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?

Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mõi mòn, đến kiêt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẵng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.

Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.

Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.

Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau. Bà âm thầm ra đi không một lời từ giả, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưởng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa. Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản ản tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy Mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.

Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày nầy sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.

Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?

Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.

Nursing home. Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!

Tác giả: Chú Chín Cali
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

NhaTrang - phố Tàu giữa Việt Nam .


NHA TRANG, Việt Nam (NV) – “Phố Tàu!” Nhiều người đã thốt lên như vậy khi đến Nha Trang, như một thành phố của người Trung Hoa. Một thứ “Phố Tàu” ngay giữa Việt Nam với đầy đủ màu sắc Trung Hoa, từ quán ăn cho đến hè phố tất cả đều mang hơi thở, tiếng nói “người Tàu.”

Bãi biển buổi sáng, xen lẫn giữa những người Việt dậy sớm đi tập thể dục, những du khách đến từ Trung Quốc cũng nghênh ngang đi lại khắp nơi và không thể lẫn vào đâu được sự có mặt của họ. Nó làm gia tăng độ ồn ào thành phố, ở những trục đường chính nhiều khi, người Việt phải né đường cho từng tốp người Trung Quốc ầm ầm đi qua.

Ở quán café thì không khí càng kinh hoàng hơn, vì họ đã chiếm lĩnh hết cái khoảng không gian an bình mà người Nha Trang đang thụ hưởng, nhiều người đã phải chạy làng vì không thể chịu nỗi cái âm thanh “xí lô xí la” xa lạ đó.


Tại các quán ăn còn khủng khiếp hơn, khi họ tranh giành nhau từng suất ăn, bàn ghế chật cứng và huyên náo như một cuốn phim ẩm thực được trình diễn bởi đám diễn viên chuyên nghiệp, ăn uống một cách quá mức tận tình!
Một bà chủ quán cơm mô tả: “Họ như một bầy thú đói! Nhưng không bán thì không được, mỗi lần họ tràn vô là không biết bao nhiêu thức ăn cho đủ, chỉ một loáng là hết sạch.”

Ngao ngán đến mức bà than thở: “Họ làm tui mất hết khách Việt thân quen, vì đụng tới người Tàu là bà con chạy mất dép, nhưng biết làm sao?”
Trong những khách sạn có buffet ăn sáng, cảnh tượng càng náo loạn hơn, bao nhiêu thức ăn đưa ra là họ “bốc hốt” sạch trơn. Chỉ trong vòng năm phút là chiến trường trống huơ, đến mức những con ruồi cũng không còn cơ hội vo ve.

Họ rào rào như tằm ăn dâu, nhanh như ảo thuật, phần ăn, phần thì giấu đem theo, trong túi xách, túi quần, thậm chí đút vào trong ngực. Họ lấy thức ăn thật nhiều, để khi đi thăm thắng cảnh sẽ có sẵn cái để ăn trưa cho đỡ tốn tiền. Nhiều khách sạn phải choáng váng, vì khi khách Trung Quốc trả phòng thì tất cả các khăn lông đều biến sạch, đề nghị họ đền thì “bất khả” vì ngôn ngữ bất đồng.
Image
Bữa sáng tại một khách sạn ở Nha Trang toàn du khách Trung Quốc. (Hình: Nguyễn Sài Gòn/Người Việt)
Bởi vậy, mỗi khi khách Trung Quốc thuê, thì khách sạn gần như “tan nát,” vì không căn phòng nào nguyên vẹn sau một đêm bị họ quậy nát, hôi hám không thể chịu nổi.

“Mỗi lần dọn phòng cho họ là em rụng rời, tởm đến ngày hôm sau còn sợ,” một nhân viên phục vụ mếu máo: “Họ không cho một xu, mà còn hành hạ đủ kiểu, phòng nào có khách đàn ông là em chỉ dám đứng ngoài ra dấu – không dám vào trong vì không biết sẽ xảy ra chuyện gì, sợ lắm!”
Nha Trang bây giờ đích thị là một “Phố Tàu” đúng nghĩa, họ đến nườm nượp, cứ nhìn vào các khu “check out,” “check in” ở phi trường Cam Ranh là thấy, sự khủng khiếp như một cái chợ. Mỗi lần lên xuống - xuất nhập của họ có lẽ phải cả sư đoàn, người Việt dường như biến mất chỉ còn lại người Trung Quốc.
Một ngày nào đó không xa, Nha Trang hay Đà Nẵng… rồi cũng biến thành của họ, vì nếu ba đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và gần gũi nhất là Vân Phong, chỉ cách Nha Trang một giờ xe chạy, nếu được Quốc Hội Cộng Sản thông qua thì chắc chắn sẽ là nơi lý tưởng để người Trung Quốc kéo đến và sinh cơ lập nghiệp lâu dài nơi đẹp đẽ này.

Và điều này rồi sẽ phải xảy ra, vì dư luận đang rộ tin – Bắc Vân Phong, đã được một số người Trung Quốc núp bóng người Việt, mua lại gần hết. Giá nào cũng mua, vì nơi đây vẫn còn hoang sơ chưa có người ở. Với cảnh quan biển xanh cát trắng, với những hòn đảo tách biệt đất liền, thì một ngày không xa, nó sẽ là một thứ “Thẩm Quyến” thứ hai của Trung Quốc. Và nếu nó được cho thuê và ưu đãi như một “nhượng địa” suốt 70 năm hay 99 năm như dự thảo ban đầu.

Một người bạn già của tôi nói, dòng họ ông ở Nha Trang đã 3 đời nay rồi, nhưng chưa khi nào thấy người Trung Quốc đông đảo trên quê hương của mình nhiều như vậy. “Nhiều đến mức hải sản cũng cạn kiệt vì họ ngốn thức ăn nhiều khủng khiếp. Dường như họ nhai cả vỏ tôm sò, đến mức khi họ ra đi mọi thứ cũng không còn gì ngoài cái mùi của Trung Hoa còn vương lại”!

(Nguyễn Sài Gòn)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Thử món ăn Malaysia đặc biệt ở Anaheim

June 27, 2018

Image
Món hủ tiếu cà ri laksa. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

ANAHEIM, California (NV) – Các món ăn Đông Nam Á lúc nào cũng độc đáo.
Một trong những nước ở khu vực này có những món ăn đặc biệt là Malaysia vì có nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Một trong những quán ăn bán món ăn Malaysia hiếm hoi tại Orange County là quán Seasons Kitchen ở Anaheim.
Đây là một quán ăn nhỏ, nằm gần ngã tư đường Euclid và đường Crescent gần siêu thị 99 Ranch.

Quán nhỏ chưa có tới mười bàn, vào là nhận ra ngay quán ăn Malaysia vì có treo nguyên lá cờ của nước này trên tường.
Quán do hai vợ chồng ông Soon và bà Kim Teoh, người Malaysia làm chủ.

Image
Bảng hiệu của Seasons Kitchen. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Thực đơn rất phong phú từ các món khai vị như thịt nướng xiên Satay mà nước Đông Nam Á nào cũng có kiểu riêng của mình,
rồi bánh mì roti nướng chấm cà ri gà. Các món chính thì đa số là những món có ảnh hưởng từ món ăn người Hoa như mì khô, gà Hải Nam,
các loại thịt quay và các loại súp xương hầm. Một vài món đặc biệt là món cơm nasi lemak và món laksa.

Hai món nasi lemak và laksa được coi là tiêu biểu của Malaysia. Cứ mỗi lần nhìn thấy cái gì có mì thì tôi không cưỡng lại được,
nên phải gọi thử một phần mì khô với thịt quay và xá xíu. Ba món này là đủ rồi.

Nhìn trên bàn họ có để tấm bảng nhỏ ghi là có bán sữa Milo, nhìn thôi mà bao nhiêu ký ức tuổi thơ quay trở lại
vì đây là một thức uống quen thuộc với rất nhiều người Việt và người gốc Đông Nam Á khác, nên phải gọi một ly.

Image
Mì khô với thịt quay và xá xíu. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Sau 15 phút thì thức ăn có trên bàn. Đầu tiên là món mì khô với thịt quay và xá xíu.
Ông chủ kiêm đầu bếp Soon Teoh cho biết ông tự làm quay thịt và nướng xá xíu. Mì khô vừa dai vừa được trộn nước sốt nhẹ nhàng,
hơi mặn vì xì dầu và có vị ngọt nhẹ, thêm chút tương ớt vào là khỏi chê. Thịt quay là thịt ba chỉ béo, ngọt ngào, mặn mà,
nhai giòn “rôm rốp”, còn xá xíu thì thì ngọt ngào và nướng rất thơm, ăn rất hợp với mì.

Món tiếp theo là laksa, món này gồm có hủ tiếu, đậu hủ và thịt heo viên nằm trong nước súp cà ri.
Khách muốn ăn món này thì nên đến quán vào ba ngày Thứ Sáu, Bảy và Chủ Nhật cuối tuần thôi vì họ chỉ nấu laksa trong ba ngày đó.
Hủ tiếu mềm mại, đậu hủ thì xốp và thấm nước súp cà ri, còn thịt heo viên thì dai tạo ra khẩu vị rất đặc biệt.

Image
Món nasi lemak. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Món cuối cùng bắt buộc phải thử là nasi lemak, tức là cơm nấu với nước cốt dừa
và lá dứa ăn kèm với cà ri, trứng luộc, đậu phộng, cá cơm khô và tương ớt sambal.

Không thể bỏ qua món này vì đây là món đặc biệt của Malaysia, hơn cả laksa nữa. Cơm nấu hơi khô, có vị béo của nước cốt dừa, mùi thơm của lá dứa.
Đậu phộng giòn béo, trứng luộc thì có vị bùi thơm, cá cơm khô cũng giòn và có vị hơi mặn, còn cà ri gà thì mặn mà, thơm béo vì nước cốt dừa.
Món ăn kèm nào cũng có vị riêng, nhưng thứ liên kết mọi thứ trên dĩa lại là loại tương ớt sambal, có vị chua ngọt và đặc sệt như mứt.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image

“TUỔI TRẺ ƠI ĐỪNG THỜ Ơ VÔ CẢM”
.
Này cô bé thiên thần vừa đôi tám
Em là ai mà hào khí nghiêng ngang
Há sợ chi loài ác bá hung tàn
Giương đôi mắt và ánh gương ngời sáng
.
Em đang đi...đi giữa lòng năm tháng
Nghe tim mình hoà nhịp giữa yêu thương
Nghe tim mình hoà vào những đau thương
Khi sơn hà đang chìm trong nguy biến
.
Cùng nhịp bước theo cha anh buớc tiến
Dòng người đi vang vọng tiếng núi sông
Tiếng em vang giữa đất trời thinh không
Nghe như tiếng Bạch Đằng Giang dậy sóng !
.
Bao hùng trai hoà vào dòng cuộn sóng
Để cùng em nhận chìm lũ Tàu Ma
Đề cùng em vùi dập lũ gian tà
Loài bán nước buôn dân loài gian trá !
.
Hôm nay đây núi sông mình nghiêng ngã
Giặc vào nhà ai rước chúng vô đây...?
Dù máu rơi cũng không để lũ bây
Bắt dân Nam đọa đày và nô lệ...
.
Em là ai...? Thiên thần bao thế hệ !
Để cha ông đuợc phút nhoẻn môi cười
Có em rồi quê mình sẽ thêm tươi
Cô bé ơi mai này ta gặp nhé !
.
Ngày mai đây thanh bình trên đất Mẹ
Hẹn gặp em giữa lòng đất Sài Gòn
Hòn Ngọc xưa thân thương bao vết son
Tình nhân bản danh lừng vang thế giới
.
Ngày mai đây cơn sóng ngầm quật khởi
Sẽ vùng lên nghiền nát lũ hèn ngu
Trời quê hương xua tan áng mây mù
Ngày vui đó hàn huyên cùng em nhé
.
Ngày vui đó bao gái trai già trẻ
Hát ca vang lời hát núi hùng thiêng
Nước Nam ta núi sông hồ đảo biển
Sẽ tựu tề...! Ngày đó khải hoàn ca !
.


Vũ Đăng Khoa
Đêm 06/22/2018
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image

Thuốc “thiên nhiên” ngừa bệnh, giúp sống lâu khỏe mạnh

Trong cuộc sống hàng ngày, con người không thể tránh khỏi mắc các loại bệnh từ bệnh nhẹ cho đến bệnh nặng. Tuy nhiên, khi bị bệnh mọi người đều nghĩ đến việc uống thuốc và hy vọng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, mà không bao giờ biết thay đổi thói quen sống của mình.
Thực tế có rất nhiều loại “thuốc” dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, so với việc uống các loại thuốc Đông, Tây,… thì loại “thuốc” này không hề có tác dụng phụ, và quan trọng là không mất bất cứ một đồng tiền nào.

“Thuốc” chống ung thư tốt nhất: Đi bộ

Đi bộ là phương pháp ngừa ung thư tốt nhất. “Đi bộ có thể được xem như một loại thuốc phòng ngừa ung thư hiệu quả!” Hiệp hội các tổ chức từ thiện Anh và Macmillan Cancer Aids đã cho rằng, nếu chúng ta có thể đi bộ 2km mỗi ngày hoặc đi bộ khoảng 20 phút sẽ giúp phòng ngừa ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng. Hơn nữa có thể giảm nguy cơ tử vong tới 50%. Vì vậy, đi bộ là phương pháp ngừa ung thư tốt nhất.

“Thuốc” giúp sống lâu nhất: Cười

Tiếng cười có thể đẩy nhanh nhịp tim và cung cấp oxy cho não. Nhiều người cho rằng muốn sống lâu, cần ăn thực phẩm đại bổ như nhân sâm, nhung hươu. Tuy nhiên, tất cả không bằng một động thái nhỏ chính là nở nụ cười. Theo một nghiên cứu của Tây Ban Nha cho rằng con người càng cười nhiều thì càng khỏe mạnh. Tiếng cười có thể đẩy nhanh nhịp tim và cung cấp oxy cho não.

Lisa Rosenberger, một nghiên cứu viên tại Trung tâm y tế Đại học Rush ở Chicago, nói rằng cười là một loại thể dục dưỡng sinh. Những người có tính hài hước sẽ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tỉ lệ bị nhồi máu cơ tim giảm khoảng 40% và tuổi thọ trung bình có thể tăng thêm 4 năm rưỡi.

“Thuốc” bảo vệ tim mạch tốt nhất: Ngồi thiền

Ngồi thiền có thể tăng cường chức năng của tim, thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngồi thiền có thể tăng cường chức năng của tim, thúc đẩy tuần hoàn máu. Sau khi ngồi thiền một lúc, sẽ khiến những suy nghĩ của bạn chậm lại, giúp mọi người trấn tĩnh được cảm xúc, tâm tính được xoa dịu. Khi bạn không ngủ được, có thể ngồi bắt chéo chân để thiền định. Ngoài ra, ngồi thiền còn có lợi cho việc ngăn ngừa và điều trị đau khớp, hỗ trợ hệ thống hô hấp, rất hữu ích cho việc thở đều.

“Thuốc” chống lão hóa: Ngủ

Nên đi ngủ trước 23 giờ để vừa đảm bảo sức khỏe tổng thể vừa giúp đẹp da, trì hoãn lão hóa. “Thuốc” này so với những mỹ phẩm đắt tiền có tác dụng hơn gấp nhiều lần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian hoạt động của quá trình chuyển hóa tế bào biểu bì ở người là từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng ngày hôm sau.

Nếu chúng ta có thể đảm bảo giấc ngủ ngon trong thời gian này, chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và trì hoãn lão hóa da. Ngược lại, thức đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tái sinh của tế bào, rút ngắn tuổi thọ của tế bào da, dẫn đến đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Chuyên gia kiến nghị, tất cả mọi người nhất định phải ghi nhớ đi ngủ trước 23 giờ để vừa đảm bảo sức khỏe tổng thể vừa giúp đẹp da, trì hoãn lão hóa.

“Thuốc” chống mất trí nhớ tốt nhất: Chăm chỉ đọc sách

Đọc sách báo nhiều hơn chính là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người có trình độ giáo dục càng thấp, sau này nguy cơ mất trí nhớ càng cao. Do vậy, nếu những đứa trẻ có nền giáo dục tốt thì có thể giúp phòng ngừa tình trạng sa sút trí nhớ trong tương lai.

Nếu người lớn tuổi cũng duy trì thói quen học tập, có thể bảo vệ chức năng nhận thức của bản thân. Vì vậy, đọc sách đọc báo nhiều hơn, mỗi ngày nỗ lực nhớ một vài cái mới xảy ra gần đây hoặc học tập để tìm hiểu kiến thức, khiến đại não luôn ở trạng thái vận động và học tập, đây chính là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

“Thuốc” bổ sung canxi tốt nhất: Phơi nắng

Phơi nắng là phương pháp tốt nhất để bổ sung canxi. Phơi nắng có thể giúp cơ thể hấp thu được vitamin D, hơn nữa vitamin D giúp hấp thụ canxi vào xương tốt nhất. Canxi đi vào xương tham gia quá trình tạo xương, giúp cơ thể có vóc dáng chuẩn, săn chắc và vững trãi.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 4 guests