Đời sống quanh ta

tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

5 mẹo giúp người bệnh ung thư lạc quan sống khỏe

Nhiều bệnh nhân trẻ bị ung thư giai đoạn đầu nhưng sống bi quan sẽ nhanh tử vong hơn người lớn tuổi mà sống lạc quan.


Bác sĩ Zee Ying Kiat, Trung tâm Ung thư Parkway Singapore, khuyên mọi người không nên xem ung thư là dấu chấm hết
mà hãy nhìn nó với thái độ tích cực hơn, bởi thực tế đây là căn bệnh mạn tính hoàn toàn có thể kiểm soát hoặc chữa khỏi.
Với sự tiến bộ không ngừng trong y học và công nghệ, rất nhiều loại ung thư trước đây không có thuốc chữa nhưng đến nay có thể điều trị khỏi.


Image
Ảnh minh họa: Womenshealth.


Theo bác sĩ Zee, hiệu quả điều trị ung thư và thời lượng sống phụ thuộc rất nhiều vào thái độ sống của người bệnh. Nhiều bệnh nhân trẻ ung thư giai đoạn đầu nhưng sống bi quan sẽ nhanh tử vong hơn người lớn tuổi mà sống lạc quan.

Bác sĩ Zee nhìn nhận trên thực tế không dễ dàng để vượt qua cảm giác u uất khi hay tin mình bị ung thư, song với một số mẹo sau đây có thể giúp họ giảm stress và tăng "khả năng chiến đấu" trong cuộc chiến với ung thư.

Chia nhỏ cuộc sống theo từng ngày


Cố gắng gạt những lo toan về tương lai sang một bên, đừng miên man tự hỏi "Tôi sống được bao nhiêu năm nữa", bởi thực tế ngay cả bác sĩ cũng không thể biết rõ được điều này. Để đối diện với ung thư một cách nhẹ nhàng, hãy chia nhỏ cuộc sống của bạn ra theo từng ngày một, từ đó giúp bạn sử dụng mỗi ngày hiệu quả nhất. Học cách quản lý thời gian, nỗ lực vào những việc bạn có thể kiểm soát và bỏ qua những thứ bạn không thể. "Hãy sống như thể ngày mai vẫn là một bí ẩn, đừng đóng khuôn cuộc đời mình. Một ngày sống ý nghĩa còn hơn trăm năm ủ rũ", bác sĩ chia sẻ.

Học cách nói: “Không”

Quá trình điều trị ung thư dường như lấy đi cả sức lực thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Vì vậy đừng bao giờ so sánh mình với quá khứ mà hãy học cách nhận ra giới hạn của bản thân và lịch sự từ chối những thứ bạn không có thời gian hay năng lượng để thực hiện.

Chẳng hạn như nếu bạn tiếp tục làm việc trong khi vẫn phải điều trị, hãy thông báo với sếp và đồng nghiệp về tình trạng sức khỏe của mình để họ điều chỉnh khối lượng công việc của bạn ở mức có thể xử l‎ý được. Trong các tình huống khác, nếu bạn muốn được ở một mình trong khi điều trị hoặc những ngày nghỉ ngơi, hãy nói cho bạn bè và người thân biết để họ dành cho bạn không gian riêng.

Cân nhắc mục tiêu và những việc quan trọng


Hãy cân nhắc xem điều gì thực sự quan trọng để dành nhiều thời gian hơn cho những việc đó. Hãy luôn nhớ rằng sức khỏe của bạn có giới hạn, không nên cố quá sức mình.

Hãy thư giãn

Thư giãn giúp trẻ hóa cơ thể, tâm hồn và tinh thần. Mỗi người thích thư giãn một cách khác nhau, hãy tìm xem việc gì hấp dẫn bạn. Chẳng hạn như đọc sách, xem phim, đi chơi với bạn bè và người thân hay ngồi thiền... mỗi ngày đừng quên dành thời gian cho việc mà bạn thích. Thư giãn giúp ích rất nhiều trong quá trình hồi phục.

Mở lòng đón nhận sự giúp đỡ


Đừng cố gồng mình mà hãy nhận thức rằng bản thân cần sự giúp đỡ. Mở lòng đón nhận sự giúp đỡ của người khác là cách rất tốt để giải tỏa stress trong quá trình điều trị ung thư. Hãy để những người xung quanh thể hiện sự quan tâm đến bạn bằng cách cho họ biết bạn cần gì.


Trần Ngoan
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image


Có Không, Một tuổi Già Hạnh Phúc ?

BS. Đỗ Hồng Ngọc

Trước hết phải nói ngay là không có cái gọi là “già”!

“ Khi người ta 20-30 tuổi, người ta còn quá trẻ; 30-40 tuổi, đang trẻ; 40-50, hãy còn trẻ; 50-60 trẻ không ngờ; 60-70 trẻ lạ lùng! và trên 70 ngưòi ta trẻ vĩnh viễn!”… Ông Khai Trí, chủ nhà sách Khai Trí trước kia ở Saigon nói với tôi như vậy. Ông nói ông đọc được câu này trong một cuốn sách… Tây từ lâu lắm rồi!

Còn Trịnh Công Sơn thì bảo: “…Nói với một người trẻ, tôi già rồi em ạ là một điều vô lễ… Không có già không có trẻ…” ( Gió heo may đã về, ĐHN).

Thì ra vậy! Vậy thì cái tựa bài này “Có không, một tuổi già hạnh phúc?”, câu hỏi đặt ra đã sai ngay từ đầu rồi còn gì!

Già là một vấn đề văn hóa. Già Tây khác già Ta. Ở một xã hội nông nghiệp, lúa nước, già là một hãnh diện. Già luôn được kính nể. Già làng. Kính lão đắc thọ. Ông tiên nào cũng râu tóc bạc phơ. Phúc lộc
thọ luôn đi với nhau. Người chưa kịp già cũng làm bộ tằng hắng cho ra vẻ. Cho oai. Ngồi chiếu trên. Còn Tây thì khổ vì già, ráng giấu đi.
Các mụ… phù thủy đều già, xấu xí, tàn ác. Các ông già thì luôn biển lận, lẩm cẩm, làm trò cười. Cho nên già phải mang mặt nạ, cố nhí nhảnh, oai phong lẫm liệt.

Nhưng, nói vậy mà không phải vậy! Già có đó. Sanh bệnh lão tử! Ngày nay tỷ lệ người già ngày càng đông, tuổi thọ ngày càng tăng, “ba cao một thấp” ngày càng nhiều. Một người bạn tôi ở Mỹ về nói bạn bè mình lúc này đa số bị bệnh “Ba cao hai thấp”. Tôi ngạc nhiên : “Ba cao hai thấp là bệnh gì ?”. Thì ra 3 cao là “cao máu” (tăng huyết áp), “cao đường” (tiểu đường), và cao mỡ (tăng cholesterol xấu). Còn “hai thấp?”, tôi hỏi. “Hai thấp là Thấp khớp và Thấp muối!"

Già có đó. Nên đôi khi người ta cảm thán « nhìn lại mình đời đã xanh rêu ! ». Hoặc đã phải tự nhắc đi nhắc lại, thôi, “…về thu xếp lại/ ngày trong nếp ngày/ vội vàng thêm những lúc yêu người… Cuồng phong cánh mỏi/ về bên núi đợi/ ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay…” (TCS).
Sư bà Diệu Không viết lúc ngoài tuổi 80:

Rù rờ đổ vở thật là hư!
Chẳng biết mần răng được nữa chừ!
Ăn uống vãi rơi làm họ bực
Vào ra đụng chạm thấy mình dư…
Người quen gặp lại nhìn ngơ ngẩn
Để trước quên sau kiếm mệt đừ
Đâu biết ngày nay ra thế ấy
Xưa kia lỗi lạc một tay cừ!


“Vào ra đụng chạm thấy mình dư…” nghe mới cảm khái làm sao!

Để có hạnh phúc tuổi già, trước hết phải có sức khỏe. Cho nên Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) đề ra một định nghĩa sức khỏe cho người già có chút khác biệt : Sức khỏe của người già chủ yếu là phát triển và duy trì được sự sảng khoái (well-being) và hoạt động chức năng (function) về tâm thần, xã hội và thể chất của họ, bởi đa số các hoạt động chức năng xài lâu đều rệu rả, quá date, dễ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, lo âu, trầm cảm…

Sự khác biệt của định nghĩa này với định nghĩa chung về sức khỏe là đã đưa vấn đề “tâm thần” lên hàng đầu: làm sao phát triển và duy trì được sự sảng khoái và hoạt động chức năng tốt nhất về tâm thần (mental), rồi mới nói đến xã hội (social) và thể chất (physical). Tiếp theo đó là một định nghĩa về Chất lượng cuộc sống( Quality of life): “là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ” (WHO).
Rồi đưa ra một bảng các chỉ số để giúp ta đánh giá chất lượng cuộc sống của mình như Tình trạng dinh dưỡng ra sao? Mức độ của sự mệt mỏi, đau nhức về thể chất?… Giấc ngủ và sự nghỉ ngơi? Tự nhìn nhận bản thân mình thế nào? Có hài lòng với dáng vẻ bên ngoài của mình không? Khả năng suy nghĩ, học tập, trí nhớ? Mức độ vận động, đi lại, sinh hoạt ?
Khả năng thích ứng công việc hằng ngày? Các mối quan hệ cá nhân với gia đình và xã hội chung quanh có duy trì tốt không? Nguồn tài chính có ổn định không? Môi trường nhà ở, đi lại, vui chơi giải trí thế nào, có an toàn không, có phù hợp không? v.v…


Đó là một ít trong hằng trăm câu hỏi đựơc đặt ra để giúp “đo lường” một cách tương đối chất lượng cuộc sống.

Như vậy chất lượng cuộc sống là những cảm nhận cá nhân, có tính chủ quan, phù hợp nếp sống văn hóa, hệ thống giá trị của riêng mình chớ không phải được đánh giá bởi máy móc xét nghiệm của bác sĩ hay cách cân đong đo đếm của một nhân viên công tác xã hội nào đó, so sánh ta với người hàng xóm!


Tóm lại, tuổi già thường có được hạnh phúc khi:

- Chấp nhận. Hiểu luật vô thường/ Từ bi với mình!
- Gần gũi những người trẻ…dễ thương,
- Có ký ức tốt về tuổi thơ và tuổi thanh niên,
- Tự tại: sắp xếp cuộc sống riêng của mình, không bị áp đặt,
- Đựơc xã hội và gia đình chấp nhận, tôn trọng,

Với những điều kiện cụ thể:

- Có sức khỏe tương đối ;
- Tài chánh tự chủ;
- Nhà ở an toàn; môi trường thuận lợi;
- Duy trì các mối quan hệ gia đình/ bè bạn;
- Hoạt động xã hội phù hợp để thấy luôn hữu ích;
- Gần gũi với thiên nhiên;
- Giữ ngọn lửa nhiệt tình, niềm an lạc, thanh thản trong tâm hồn.



Có một lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới để có một sức khỏe tốt:
SAFE. Tôi thêm chữ R thành SAFER (an toàn hơn). Đó là chữ viết tắt của các biện pháp : Smoking (không thuốc lá), Alcohol (giảm rượu), Food (Dinh dưỡng đúng), Exercise (rèn luyện thể lực) và Respiration (Thở đúng phương pháp).
Thuốc lá rõ ràng là có hại. Rượu thì giảm thôi chứ không khuyên bỏ hẳn

Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: “Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. “Sẽ nhắp” chứ không phải “sẽ nốc”!


Dinh dưỡng đúng là đừng quá cữ kiêng, thiếu calori, thiếu chất. Vận động thể lực vừa sức, chủ yếu là tạo sức bền, dẻo dai… chớ không phải vai u thịt bắp!Và cách thở tốt nhất là thở bụng, thở cơ hoành.


Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV nước ta cũng khuyên : « Bế tinh dưỡng khí tồn thần/ Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình » ! Đời sống bây giờ tinh không bế, khí không dưỡng, thần không tồn, tâm náo loạn… bảo sao không sinh lắm chuyện!


Ngày xưa đời sống vật chất khó khăn mà sao an nhàn hơn: “Tháng giêng ăn Tết ở nhà/ Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè/ Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm…”. Còn nay ta có thiên lý nhãn, thuận phong nhĩ, “cân đẩu vân” và có đủ 72 phép thần thông các thứ chỉ trên một bàn tay với vài cái nút bấm… lẽ nào không có được hạnh phúc?
Có khi hạnh phúc sờ sờ đó mà ta không thấy biết, mãi mê tìm kiếm đâu đâu: gia trung hữu bảo hưu tầm mích/ đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền (Cư trần lạc đạo, Trần Nhân Tông).

Tóm lại, có một tuổi già hạnh phúc đó vậy!

BS Đỗ Hồng Ngọc
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Minh Bạch Quốc Tế: Việt Nam tham nhũng thứ nhì Châu Á
March 21, 2017

Image
Bà Lê Hiền Ðức, một người chống tham nhũng tại Việt Nam. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
BERLIN, Ðức (NV) – Việt Nam là quốc gia đứng thứ nhì khu vực Châu Á về mức độ tham nhũng với tỷ lệ 65%, chỉ sau Ấn Ðộ, theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) có văn phòng ở Berlin, Ðức.

Thăm dò này của TI dựa trên khảo sát khoảng 20,000 công dân tại 16 quốc gia Châu Á, và cũng cho biết tỷ lệ hối lộ của người dân khi sử dụng dịch vụ công cộng là 1/4.


Theo tạp chí Forbes, tham nhũng được coi là “dịch bệnh” tại Việt Nam.

Trong số tất cả 16 quốc gia được TI khảo sát, Việt Nam và Malaysia là hai quốc gia bị công dân mình đánh giá thấp nhất.

Khoảng 60% người dân Việt Nam nhìn nhận rằng chính quyền hiện nay không điều hành quốc gia một cách hiệu quả.

Ấn Ðộ đứng đầu danh sách với 69% tỷ lệ tham nhũng.

Tại quốc gia này, người dân thừa nhận, muốn hưởng các dịch vụ công cộng như trường học, bệnh viện, sở cảnh sát và một số dịch vụ khác, họ phải “đút thêm” lệ phí.

Tuy nhiên, bản báo cáo cũng cho biết, 53% tỷ lệ người dân tại quốc gia này đồng tình với phương thức hiện nay của Thủ Tướng Narendra Modi trong việc giảm tỷ lệ tham nhũng.

Sau Ấn Ðộ và Việt Nam, Thái Lan đứng hạng ba, Pakistan hạng tư, và Miến Ðiện hạng năm. (Kh.L.)
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image


CHIẾC CHĂN MÁU


Cô vốn là một người con gái xinh đẹp. “Vệ tinh” xung quanh cô nhiều không kể xiết, nhưng cô bỏ ngoài tai tất cả để chọn anh - một công nhân làm việc ở nhà máy, thu nhập còn không đủ cho 3 bữa ăn hàng ngày.
Cô chấp nhận từ bỏ cả gia đình, thậm chí là công việc đầy tương lai của mình để cưới anh.
Sau khi kết hôn, anh và cô mượn được nhà kho của một người bạn, họ sắp xếp lại thành một tổ ấm giản dị.
Mùa đông đến, căn nhà kho trống trải hút gió lại càng trở nên lạnh giá. Khi ấy chưa đủ tiền mua chăn, cô thường bị giật mình tỉnh dậy giữa đêm vì lạnh.
Những lúc đó, anh chỉ biết ôm chặt cô vào lòng, dùng hơi ấm của cơ thể sưởi ấm cho cô.
Một ngày cô trở về nhà với vẻ mặt thất thần nhợt nhạt, anh lo lắng hỏi cô có phải bị bệnh rồi không?
Cô chỉ mỉm cười nói: “Em hơi mệt thôi!” rồi hân hoan rút từ trong túi ra một tờ bạc nhét vào tay anh: “Chúng mình có tiền rồi anh ạ, mình đi mua một chiếc chăn thật ấm để đắp nhé.”
Anh sững người ngạc nhiên nhìn tờ tiền trong tay cô, giọng run run: “Làm sao em lại có nhiều tiền vậy?” Cô vui vẻ kể lại cho anh tiền là do cô kiếm được khi đi phát tờ rơi.
Cô phải đứng từ sáng đến tối mới được trả ngần ấy tiền. Nói rồi cô vội vàng kéo anh ra khỏi nhà, không cho anh hỏi thêm điều gì nữa. Họ mua môt cái chăn vừa tầm tiền. Từ đó, giữa đêm cô không còn bị giật mình thức giấc nữa.
Vài năm sau, anh tìm được công việc tốt hơn, rồi kiếm được nhiều tiền, tự mở công ty.
Không bao lâu anh đã xây cho cô một ngôi nhà khang trang, mua ô tô cùng rất nhiều đồ dùng đắt tiền khác.
Anh nói muốn dành cho cô một cuộc sống ấm no đầy đủ bù đắp lại những tháng ngày khó khăn vất vả trước đây.
Cuộc sống bỗng vụt thay đổi khiến cô có phần bàng hoàng chưa kịp thích nghi với điều kiện mới.
Ngày chuyển nhà, anh bảo những đồ đạc cũ trong căn nhà kho của họ trước đây anh đều muốn vứt đi không giữ lại bất cứ cái gì. Nhưng cô khăng khăng nói muốn giữ lại cái chăn để đắp.
Và rồi một thời gian dài nữa họ vẫn dùng cái chăn cũ ấy, giờ đây nó đã trở nên xù xì cũ kĩ, còn bị rách khá nhiều chỗ.
Anh không ngừng phàn nàn với cô: “Thôi bỏ cái chăn cũ này đi em, mình có thể mua một cái chăn mới ấm áp và tốt hơn rất nhiều.
Em xem cả nhà mình toàn những đồ đắt tiền, nhìn cái chăn cũ này trong nhà trông thật chướng mắt”. Nhưng cô vẫn cố chấp nhất quyết giữ lại cái chăn cũ ấy, vì chỉ khi đắp nó cô mới cảm thấy ấm áp và được che chở.
Một hôm, anh về nhà mang theo một cái chăn mới và nhất quyết bảo cô bỏ cái chăn cũ đi.
Lần này dù không nỡ nhưng cô vẫn nghe theo lời anh.
Từ đó, hàng đêm cô ngủ không còn ngon giấc nữa, trong lòng cô lúc nào cũng cảm thấy thấp thỏm lo lắng khiến cô lại không ngừng giật mình giữa đêm.
Và mỗi lần tỉnh dậy như thế, hai mắt cô lại đầm đìa nước.
Anh vốn không biết rằng để mua được cái chăn đó cô đã phải đi bán máu lấy tiền chứ không phải đi phát tờ rơi như cô nói với anh.
Lần đầu tiên bán máu, biết bao đau đớn, cũng chỉ vì muốn có cái chăn này. Vậy mà anh lại nỡ vất bỏ nó.
Cô dần cảm thấy anh không còn yêu cô như xưa nữa.
Một ngày anh có việc gấp phải ra ngoài, quên mang theo máy tính xách tay quen thuộc.
Trên màn hình của anh vẫn hiện lên trang blog anh viết hàng ngày. Và cô bất chợt đọc được dòng chữ anh hình như mới viết không lâu.
“Ngày hôm ấy em từ đâu về khuôn mặt tái xanh nhợt nhạt khiến cho tôi lo lắng vô cùng. Rồi em nói em đi phát tờ rơi để mua chăn cho hai đứa. Tối hôm đó chúng tôi nằm ngủ ấm áp trong chiếc chăn mới, thấy em nằm cuộn tròn trong lòng tôi say trong giấc ngủ, tôi thương em biết bao.
Đã bao đêm rồi em không được ngủ ngon đến vậy.
Và rồi tình cờ tôi nhìn thấy trên tay em có một vết sưng nhỏ, dường như bị kim tiêm đâm vậy.
Tôi bỗng hiểu ra tất cả. Hóa ra em nói dối tôi em đi phát tờ rơi, thực ra em đã đi bán máu để có tiền mua chăn, chỉ vì một cái chăn mà em đã phải khổ sở đau đớn đến vậy.
Đêm đó tôi đã khóc vì thương em và cũng thầm hứa sẽ cố gắng làm việc, phấn đấu trở thành một người thành đạt, để có thể bù đắp lại những ngày tháng khốn khó này cho em.
Và giờ đây tôi đã thực hiện được lời thề đó. Hôm qua tôi quyết định đến trạm hiến máu, tôi chỉ muốn cảm nhận một chút nỗi đau em từng trải qua.
Khi chiếc kim tiêm đâm vào mạch máu, một cảm giác nhói buốt lan dọc khắp cơ thể. Nhưng tôi không thấy đau, ngược lại, rất hạnh phúc.
Tôi lấy tiền bán máu và đi mua chiếc chăn mới này. Tôi muốn nó là món quà bất ngờ dành cho em...”
Nước mắt cô đã ướt đẫm tự độ nào. Hóa ra tình yêu của anh dành cho cô vẫn sâu đậm và lớn lao đến vậy. Mùa đông năm nay anh đã đổi máu của mình tặng cho cô chiếc chăn ấm, có lẽ đó cũng sẽ là chiếc chăn ấm áp nhất cô có trong đời...
=========================
KaLua ST.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image


4 cách sạc điện thoại khiến máy hỏng nhanh mà ai cũng thường mắc


Việc sạc điện thoại tưởng chừng là việc đơn giản thế nhưng trên thực tế có rất nhiều người có cách sạc sai. Điều này dẫn tới pin hỏng nhanh và có nghĩa là phải tốn 1 khoảng tiền không nhỏ. Dưới đây là những sai lầm phổ biến rất nhiều người mắc phải khi sạc điện thoại.

1. Sạc smartphone qua đêm
Nhiều người thường có thói quen cắm sạc điện thoại qua đêm, tuy nhiên chúng ta nên bỏ thói quen này càng sớm càng tốt. Việc sạc qua đêm ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ pin, và đôi khi nó cũng gây ra tình trạng quá nhiệt. Vì vậy, hãy rút sạc khi pin đã đủ dùng.

2. Không nên sạc đầy 100%
Theo các nhà nghiên cứu, pin sẽ có sức khỏe tốt nhất khi nằm ở mức 30-80%. Việc sạc pin đầy 100% không phải là lựa chọn tốt bởi nó có thể gây tỏa nhiệt, ảnh hưởng đến tuổi thọ và khiến pin mau chai. Nghiên cứu cho thấy, khi bạn sạc đến 80%, pin chỉ tốn khoảng 0,2 cycle (chu kì sạc).

3. Đừng xài cho đến khi cạn pin
Có không ít người thường xuyên xài điện thoại cho đến khi máy tự tắt nguồn mới bắt đầu đi cắm sạc, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ pin và đôi khi khiến thiết bị không thể khởi động lại. Lưu ý, bạn chỉ nên xả pin hoàn toàn khoảng một hoặc hai lần/tháng để hiệu chuẩn pin.

4. Sử dụng sạc chất lượng
Nếu bộ sạc đi kèm bị hư, bạn hãy tìm mua các bộ sạc đúng tiêu chuẩn và phù hợp với thiết bị. Việc sử dụng các bộ sạc không rõ nguồn gốc có thể khiến điện thoại bị quá nhiệt và phát nổ, do đó, chúng ta đừng nên tiếc một ít tiền để rồi rước họa vào thân.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dung.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Nhà Trắng hay Tòa Bạch Ốc?


Cali Today News – Hiện nay một số đông người Việt ở hải ngoại lấy nguyên các bản tin ở trong nước rồi phổ biến lan tràn trên các diễn đàn YahooGroups và nhất là các trang tin VOA và BBC, cho nên một số danh từ ở trong nước trở nên thông dụng ở hải ngoại, thí dụ: Nhà Trắng dần dần thay thế Tòa Bạch Ốc. Vậy thì Nhà Trắng hay Tòa Bạch Ốc, cái nào đúng?

Trong thời kỳ chiến tranh, danh từ The White House được hai miền nam-bắc dịch khác nhau. Miền Nam dịch là Tòa Bạch Ốc. Miền Bắc dịch với tính cách khinh thị (coi nhẹ) là Nhà Trắng. Dù người Mỹ dùng chữ “house” thí dụ, House of Representatives nhưng không thể dịch là “Nhà Đại Biểu” mà phải dịch là Hạ Nghị Viện cũng giống như House of Commons tức Hạ Nghị Viện Anh. Theo tôi nghĩ, nơi ở, nơi làm việc của các vị nguyên thủ quốc gia không thể gọi là “nhà” mà phải dịch là Dinh, Điện hay Phủ. Thí dụ: Điện Kremlin, Điện Versailles, Dinh Độc Lập, Dinh Thống Đốc, Dinh Thống Sứ, Phủ Toàn Quyền, Phủ Chủ Tịch…

Chiến tranh đã qua đi hơn 40 năm, hai bên đã khép lại quá khứ. Việt-Mỹ đã ký thỏa ước hợp tác toàn diện (Comprehensive Partnership) . Bình thường hóa ngoại giao và hợp tác toàn diện có nghĩa là hai bên gắn bó và tôn trọng lẫn nhau. Việt Nam phải tôn trọng người Mỹ và người Mỹ dĩ nhiên cũng phải tôn trọng Việt Nam. Do đó, danh từ Nhà Trắng nên bỏ đi. Theo tôi, The White House ở trong nước nên dịch là: Tòa Bạch Ốc hay Bạch Dinh cho có vẻ trang trọng. (Vũng Tàu có Bạch Dinh là nơi nghỉ mát của Vua Bảo Đại).

Sau khi có sự phân tích như vậy, thì người Việt ở hải ngoại và những người hiểu biết trong nước nên dùng danh từ Tòa Bạch Ốc thay vì Nhà Trắng để bày tỏ sự tôn trọng đất nước Hoa Kỳ.

Đào Văn Bình

(California ngày 5/4/2017 )
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Phản đối Tổng Thống Trump, nhiều rạp xi-nê chiếu lại phim ‘1984’
April 6, 2017


Image
Một phụ nữ dương cao cuốn '1984' của George Orwell tại cuộc biểu tình ở Berelin-Đức để bầy tỏ quyền của giới truyền thông. (Hình: Adam Berry/Getty Images)

WASHINGTON DC (NV) – Khoảng chừng 200 rạp xi-nê trên khắp Hoa Kỳ hôm Thứ Ba bày tỏ sự phản kháng đối với Tổng Thống Donald Trump bằng cách cho chiếu lại phim “1984,” phiên bản của thập niên 1980.

Theo CNN, mặc dù sự phản kháng của các rạp chiếu phim vào hôm Thứ Ba chỉ có tính cách tình cờ nhưng lại rơi vào ngày 4 Tháng Tư, một ngày mang ý nghĩa quan trọng.


Chính vào hôm 4 Tháng Tư, 1984, ông Winston Smith, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “1984” của tác giả George Orwell, bắt đầu viết cuốn nhật ký cấm kỵ của mình.

Trong phiên bản làm thành phim từ cuốn tiểu thuyết, nam tài tử John Hurt thủ vai ông Smith, và diễn viên khác trong phim còn có nam tài tử Richard Burton.

Tiểu thuyết miêu tả xã hội của một chính quyền chuyên chế, vô nhân tính, bắt mọi người phải răm rắp tuân theo mệnh lệnh, gây thảm họa môi trường, cùng những hành động đưa đến suy đồi xã hội.

Cuộc phản kháng khởi sự chỉ có tính cách quốc gia, nhưng các rạp khác trên thế giới cũng bắt đầu tham gia và dự trù cũng sẽ chiếu lại phim này tại Canada, Thụy Điển, New Zealand, Hòa Lan, Croatia và Anh.

Không phải đây là lần đầu tiên trong năm nay mà “1984” tái xuất giang hồ.

Hồi Tháng Giêng, cuốn tiểu thuyết đột nhiên vọt lên hạng 6 trong danh sách những tác phẩm bán chạy nhất trên hệ thống bán lẻ Amazon, sau khi bà Kellyanne Conway, cố vấn cao cấp của ông Trump, bênh vực điều Tùy Viên Báo Chí Tòa Bạch Ốc Sean Spicer khẳng định về số lượng đông đảo người tham dự lễ nhậm chức của Tổng Thống Trump.

Các nhà tổ chức hy vọng rằng với sự tham gia của quốc tế, việc này sẽ giúp “phát triển sự liên lạc và phản kháng chống lại những nỗ lực hiện nay nhằm làm suy yếu những nguyên lý căn bản nhất của xã hội chúng ta.” (T.P)
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

Hai Ly Sữa Mỗi Ngày

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức

Trong phần ăn của mọi người, các nhà dinh dưỡng và y học đều khuyên nên bao gồm sữa, vì đây là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể.

Sữa là một chất lỏng mầu trắng đục chẩy ra từ tuyến vú của phụ nữ hoặc một số động vật giống cái để nuôi con.

Về ẩm thực, khi nói đến sữa thường là nói tới “sữa bò” vì loại sữa này rất thông dụng và chiếm hầu hết thị trường sữa. Ngoài ra còn sữa trâu nước, sữa cừu, sữa lừa, sữa dê…

Sữa được dùng theo nhiều cách và có thể phối hợp với các thực phẩm khác.Ta có thể nấu thịt, rau, đậu với sữa; làm nước xốt khi nấu chung với thịt, trứng, rau hoặc dùng như món điểm tâm mỗi buổi sáng với ngũ cốc chế biến khô (cereals).

Bài dưới đây trình bầy một số kiến thức thông thường về sữa bò.

Sữa bò là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho con người nên bò cái đã được mệnh danh là“ Mẹ Nuôi của Loài Người” (The Foster Mother of Human Race). Suốt thời gian dài gần 300 ngày sau khi sanh con, bò liên tục tiết ra nguồn sữa bổ dưỡng, nhưng không phải chỉ để nuôi con mà phần lớn lại đi vào dạ dầy con người.


Các loại sữa bò

Trên thị trường, có nhiều dạng sữa bò khác nhau mà ta có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu.

1-Sữa tươi lỏng.

Có nhiều loại sữa khác nhau nhưng theo tiêu chuẩn chung thì mỗi lít sữa đều có 36g chất đạm, 600mcg sinh tố A, 10mcg sinh tố D. Khác biệt nhau ở các loại sữa là ở số lượng chất béo.

a- Sữa nguyên dạng không pha chế, đã được khử trùng, có khoảng 3.25% chất béo.

b-Sữa ít béo là dạng sữa đã được loại bỏ bớt một phần chất béo, nhưng vẫn còn khoảng từ 0.5% đến 2% chất béo.

c-Sữa không béo chỉ còn dưới 0.5% chất béo.

d-Sữa không đường.

Lactose là loại đường có tự nhiên trong sữa và cần chất xúc tác lactase để được tiêu hóa. Nhiều người, đặc biệt là dân Á Đông, không có chất lactase, nên khi uống sữa thường bị tiêu chẩy, đầy hơi, đau bụng. Đó là tình trạng “không dung nạp” (intolerence) với sữa, thường xuất hiện vào tuổi lên năm. Muốn tránh tình trạng này, người ta thêm men lactase vào sữa để phân hóa lactose.

Sữa mà 99% lactose được phân hóa gọi là “sữa không đường” (lactose free); phân hóa hết 70% thì gọi là “sữa giảm đường” (lactose reduced).

e-Sữa thô (raw milk). Đây là dạng sữa tự nhiên vừa được vắt từ bò cái, không qua bất kỳ sự chế biến, nào kể cá việc tiệt trùng. Nhiều người cho rằng loại sữa nguyên chất tự nhiên này có nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế là các điều kiện vắt sữa, cất giữ và chuyên trở không bảo đảm vô trùng nên sữa có nguy cơ gây bệnh nhiễm cho người tiêu thụ. Do đó sữa thô có thể không tốt cho sức khỏe nhất là đối với người cao tuổi, trẻ em và những người suy yếu tính miễn dịch.

g-Sữa hữu cơ (Organic milk) . Sữa từ bò được nuôi bằng thực phẩm tự nhiên không dùng đến thuốc trừ sậu, phân bón hóa học, thuốc kháng sinh và thuốc tăng trưởng. Sữa này đắt hơn sữa thường rất nhiều.

2-Sữa bột

Sữa bột không chất béo rẻ hơn sữa dạng lỏng, có cùng số lượng dinh dưỡng, dễ cất giữ nên có thể để lâu, chuyên trở đi xa mà không hư. Sữa bột rất thuận tiện cho việc nấu nướng.

Sữa có ít chất béo và năng lượng và thường được bổ sung sinh tố A, D.

3–Sữa đặc có đường.

Sữa đã được làm đặc bằng các phương thức như cho bay hơi, hâm nóng… để giảm đi tới 60% nước, sau đó bổ sung sinh tố D, đường sucrose rồi đóng hộp. Sữa đặc có cùng giá trị dinh dưỡng như sữa tươi.

4-Sữa mô phỏng

Ðược coi là mô phỏng (imitation) khi sữa không có đủ các chất dinh dưỡng như sữa tự nhiên.

Khi có đủ chất dinh dưỡng thì được gọi là sữa thay thế ( substituted), hay giả sữa (simulated).

Giả sữa thường được làm bằng chất béo thực vật (dầu dừa), chất đạm của đậu nành, hòa trong nước với vài chất gây hương vị. Giả sữa rẻ hơn và được dùng trong việc nấu thức ăn.

5- Sữa có ga

Ngày nay, để cạnh tranh với nước giải khát có ga, nhà sản xuất sữa cũng đưa ra thị trường các loại sữa có ga ( carbonated milk). Sữa này được tăng cường hương vị hấp dẫn của trái cây như dừa, táo, lê, dâu …để lôi kéo người tiêu thụ dùng sữa thay cho nước ngọt. Số trẻ em dùng nước ngọt có hơi rồi bị mập phì, ngày một gia tăng và là mối lo ngại của các bậc cha mẹ cũng như các nhà dinh dưỡng. Sữa có hơi hy vọng giúp giải quyết được vấn nạn này.

Giá trị dinh dưỡng.

Sữa bò có vị nhạt, hơi ngọt và mặn vì có đường lactose và muối chlor. Sữa được xem như một trong số các thực phẩm căn bản là carbohydrat, rau, trái cây, thịt các loại, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Sau đây là thành phần cấu tạo của sữa:

a-Sữa có 87% nước, 3.9% chất béo, 4.9% đường lactose, 3.5 chất đạm, 0.7% khoáng chất và sinh tố.

b- Sữa là nguồn cung cấp calci rất quan trọng cho cơ thể. Calci cần cho sự duy trì các hoạt động căn bản của cơ thể, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, giảm cao huyết áp và ngăn ngừa ung thư đại tràng.

c-Sữa có một ít sinh tố B, iod và đồng, rất ít sắt.

d-Tương tự như thịt động vật, cá và trứng, sữa là nguồn chất đạm rất phong phú với đầy đủ các amino acid căn bản mà cơ thể cần.

Nguồn đạm chính của sữa là chất casein và whey.

Casein là chất đạm đặc biệt chỉ có trong sữa, chiếm 82% tổng số đạm có trong sữa bò.

Whey là chất lỏng còn lại của sữa sau khi sữa đông đặc và gồm có lactoalbumin và lactoglobulin.

e-Một nửa số năng lương do sữa cung cấp là từ chất béo bão hòa, nhẹ hơn nước nên nổi lên mặt và có thể được hớt ra.

Sữa thuần nhất (homogenized milk) là sữa mà chất béo đã được đánh thành những phần tử nhỏ để hòa lẫn với với chất lỏng thay vì nổi lên trên mặt. Sữa này thường có mầu trắng, vị dịu và nhuyễn mịn.

Chất béo trong sữa là đề tài của nhiều thảo luận nghiên cứu vì một số lý do.

Trước hết là về giá thành, sữa ít hoặc nhiều chất béo có giá tiền khác nhau.

Thứ đến, về phạm vi dinh dưỡng thì sữa chuyên trở một số sinh tố hòa tan trong chất béo của sữa mà cơ thể rất cần.

Và cuối cùng, chất béo cùng với vài hóa chất là yếu tố làm cho sữa có hương vị riêng biệt.

Một ly sữa 240ml có khoảng 8g chất đạm, 9g chất béo, 35mg cholesterol, 150mcg sinh tố A, và 290mg calci.

Trong sữa ít béo thì trong ly sữa này chỉ có 3g chất béo, 19mg cholesterol, và lượng sinh tố A mất đi một nửa.

Nếu là sữa không béo thì chỉ còn 0,50g chất béo và 4,5mg cholesterol.

g-Lactose là dạng đường chính trong sữa bò và sữa các động vật có vú khác. Ngoài ra, sữa còn một ít đường glucose, galactose.

Lactose có vai trò quan trọng trong việc chế biến một số món ăn có sữa như kem, sữa đặc có đường, sữa bột không béo, đặc biệt là sự chuyển nâu ( browning, caramelization) sữa khi nấu nướng.

Giá trị của sữa đã được các nhà dinh dưỡng chứng minh và khuyến khích nên dùng sữa trong chế độ ăn uống hàng ngày cho mọi lứa tuổi. Chương trình dinh dưỡng trẻ sơ sinh và các bữa ăn trưa của hầu hết học sinh đều có sữa.

Các nhà dinh dưỡng khuyến khích việc uống từ hai tới ba ly sữa mỗi ngày. Trẻ em đang tuổi phát triển cần uống nhiều hơn, từ 4 đến 5 ly mỗi ngày.

Những người lớn được khuyên dùng sữa ít chất béo, còn thiếu niên thì dùng sữa còn nguyên chất béo, vì các em cần chất béo cho sự tăng trưởng.


Vấn đề an toàn của sữa

Phẩm chất của sữa tùy thuộc vào một số yếu tố như :

-Tình trạng hóa chất, sinh học và cách cất giữ sữa.

-Loại bò, tuổi tác và sức khỏe của bò.

-Thực phẩm nuôi bò.

-Thời tiết, nhiệt độ nơi nuôi bò.

-Thời gian bò tiết sữa.

Vì ở trạng thái nước và có nhiều chất dinh dưỡng nên sữa là một trong những thực phẩm dễ hư hỏng nhất. Hơn nữa sữa là sản phẩm lấy ra từ bò nên rất dễ nhiễm nhiều loại vi sinh vật có hại. Vì vậy, trước khi đưa ra thị trường, sữa rất cần được kiểm soát kỹ về các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Bò được vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy sau khi sanh con, liên tục trong khoảng 300 ngày.

Sữa được chứa trong thùng lớn ở nhiệt độ thấp (khoảng 5ºC) để ngăn sự tăng trưởng của các vi sinh vật lẫn vào, rồi được phân tích về thành phần hóa học, vi khuẩn. Sau đó, sữa được đưa vào máy để làm cho thuần nhất (homogenization), trộn đều mỡ và kem với nhau.

Giai đoạn kế tiếp là khử trùng với nhiệt độ và thời gian thích hợp.

Sữa được hâm nóng bằng phương pháp Pasteur ( pasteurisation) để tiêu diệt vi khuẩn, nấm độc, mốc meo và vô hiệu hóa một số diếu tố làm sữa có mùi.

Trước hết, sữa được làm nóng lên đến nhiệt độ 63ºC và giữ ở nhiệt độ này trong 30 phút rồi hạ nhiệt rất nhanh xuống còn 4ºC để tiêu diệt những vi khuẩn sống sót. Đôi khi sữa cũng được nấu ở nhiệt độ cao hơn, từ 138ºC tới 150ºC , nhưng ở nhiệt độ này, một số sinh tố bị phân hủy và chất đạm bị chuyển hóa.

Cuối cùng là bổ sung các sinh tố, khoáng chất và chất đạm trước khi đóng hộp. Các sinh tố được tăng cường là sinh tố A, D và khoáng calci. Sinh tố A hòa tan trong chất béo nên thường mất một phần khi chất béo được loại bỏ. Tăng cường sinh tố D trong sữa giúp chống bệnh còi xương trẻ em (rickets) do thiếu sinh tố này.

Nói chung, việc sản xuất sữa phải luôn luôn tuân theo các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm do các giới chức có thẩm quyền quy định, để đảm bảo không gây ra bất cứ tác hại nào cho người tiêu dùng.



Cất giữ sữa

Sữa là môi trường rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sản và phát triển. Hóa chất do vi khuẩn tạo ra làm thay đổi mùi vị của sữa. Cho nên, việc cất giữ sữa là rất quan trọng để bảo đảm sữa được an toàn và bổ dưỡng.

Sau đây là mấy điều cần lưu ý trong việc sử dụng sữa:

a-Khi mua, nên để ý ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên sản phẩm. Đây là những thông tin mà nhà sản xuất bắt buộc phải ghi rõ, để người tiêu dùng biết được khoảng thời gian mà sữa đó có thể sử dụng một cách toàn.

b- Sữa tiệt trùng trong việc chế biến vẫn có thể bị nhiễm vi khuẩn nếu không cất trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4ºC ngay sau khi mua về. Nên để sữa ở phía trong tủ lạnh hơn là ở ngăn cửa tủ lạnh.

c-Ánh sáng mặt trời, ánh đèn …khi chiếu vào sữa chỉ trong vòng vài giờ có thể làm mất đi tới 70% sinh tố B2 (riboflavin) và một số sinh tố A. Vì thế, nên giữ sữa trong bình mờ đục, trong hộp giấy cứng thì tốt hơn là bình nhựa hoặc bình thủy tinh trong suốt.

d-Khi để trong tủ lạnh, nên đựng sữa trong bình kín để khỏi bị lẫn mùi thực phẩm khác. Không đổ sữa dùng còn dư trở lại bình sữa.

e-Sữa tươi uống lạnh là tốt nhất, nhưng vào mùa lạnh mà uống sữa ấm nóng cũng tốt. Sữa nóng nên uống ngay, nếu để lâu thì calci và chất đạm trong sữa đóng màng trên mặt. Nếu vô tình gạt bỏ màng này là bỏ đi phần lớn chất dinh dưỡng của sữa.

g-Sữa bột còn nguyên trong hộp chưa mở nếu cất giữ ở nơi khô và mát trong tủ thực phẩm thì còn an toàn tới vài ba tháng. Khi đã mở ra thì cần được đậy thật kín, tránh hơi ẩm xâm nhập để vi khuẩn không tăng trưởng và để giữ nguyên mùi vị của sữa.

h-Nhiệt độ đông lạnh thay đổi mùi vị và cấu trúc của sữa bằng cách làm các phần tử đạm tan rữa mà khi rã đá, đạm lại dính với nhau. Sữa sẽ không còn nhuyễn mịn, chất béo bị oxy hóa và sữa có mùi dầu. Tuy giá trị dinh dưỡng của sữa có bị ảnh hưởng đôi chút nhưng sữa vẫn an toàn.

i-Sữa đặc có đường đã được đun nóng để giảm bớt hơi nước nên cũng mất đi một số sinh tố C, B. Hộp sữa chưa khui cần được cất giữ nơi khô, mát, không có ánh sáng. Nếu đã khui ra mà không dùng hết thì đổ vào bình chứa, đậy kín và cất trong tủ lạnh.

k-Khi nấu với thực phẩm khác, nên đun nhỏ lửa để tránh sữa chuyển mầu nâu vì đường lactose bị phân hóa.

Vài hàng về sữa dê.

Sữa dê cũng là thực phẩm rất tốt nhưng chỉ một số người cần kiêng khem hoặc có dị ứng với sữa bò mới dùng.

Sữa dê cũng có các dạng chế biến khác nhau như sữa tươi, sữa chua, pho mát, đóng hộp.

Sữa dê có vị hăng cay mà sữa bò không có nhưng có cùng chất dinh dưỡng và chất béo lại dễ tiêu hơn. Sữa dê thường không được tăng thêm các sinh tố A, D như sữa bò nên người dùng sữa dê cần dùng thêm các sinh tố này.



Một vài công dụng khác của Sữa:


a-Tráng trứng gà: Cứ hai quả trứng cho thêm một thìa cà phê sữa, khuấy đều rồi cho vào chảo rán. Trứng sẽ cuốn mềm mại và ngon ngọt hơn.

b- Làm bánh. Cho một chút sữa vào bột, bánh sẽ có mầu vàng óng ánh.

c-Hầm cá. Đun sôi nước có gia vị, bỏ cá vào, thêm một thìa sữa. Món ăn hết mùi tanh của cá mà cá lại mềm ngon hơn.

đ-Luộc bắp cải hoặc khoai tây: Cho thêm một thìa sữa vào nồi, rau sẽ trắng hơn và ngon hơn.

Kết luận

Sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và thích hợp cho mọi lứa tuổi để có một sức khỏe tốt.

Cho nên, uống hai ly sữa mỗi ngày là điều nên làm!

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image


KÝ ỨC MỘT THỜI SÀI GÒN


Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm… nửa thế kỷ lận nhen… Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo” nghĩa là phải sơn màu vàng lên 1/3 bên trên mặt kiếng của đèn trước, ý là… hỏng cho bác tài pha đèn ban đêm, làm chói mắt người hay xe chạy ngược chiều ! Bởi vậy, bác tài có muốn… chơi ác pha đèn, cũng… bó tay !!!

Khúc đường gần bịnh viện đều có bảng “cấm nhận kèn” để bịnh nhân khỏi giựt mình!

Xe đậu trong đường Sàigon đều phải tuân theo bảng đậu “ngày chẵn lẻ”… Tất cả xe tắc-xi đều sơn trùng một màu xanh hoặc vàng xanh, ý là để “khách bộ hành” biết nó từ đàng xa để… quơ tay đón và cũng. có ý là nếu, hỏng… phải xe tắc xi, mà là xe du lịch tư nhân lại đi ”dù” rước khách… kiếm chút cháo là biết liền, cũng dĩ nhiên, xe nào “nhảy dù” như vậy, bị bắt là bị phạt, lớ quớ còn bị tịch thu bằng lái !

Xe tắc xi phải có đèn hộp “bắt chết luôn” trên mui xe, về đêm, hộp đó có đèn cháy sáng để khách biết mà… dơ tay đón… để cho khỏi lộn với xe du lịch !

Xe buýt cũng phải sơn một màu đặc trưng riêng để dể phân biệt với xe đò… Ví dụ Xe Buýt Vàng thì… sơn màu vàng đặc trưng… khác thiên hạ… Bến xe nầy ở gần Bà Quẹo… mà bà con gọi là Bến-Tô-Bít-Vàng… Kế bến xe buýt vàng nầy có hãng cơm xấy Hồng Hoa (?) làm cơm xấy cho lính…

Bắt đầu 18 – 20 tuổi… mới cho thanh niên lái xế hộp 4 bánh du lịch… để lấy le, sau đó vài ba năm, bác tài… trẻ mới lên được 1 “hạng”, rồi cày vô lăng… vài năm nửa, mới cho… mó tới xe tải, rồi “chạy xe” thêm vài niên, mới “đủ ngày” để lấy dấu E để lái xe đò, nghĩa là khi bác tài lái… mấy chục tánh mạng hành khách, thì bác tài… vô tuổi trung niên rồi, nên… hết máu thanh niên, háo thắng, ưa nóng gà… chạy ẩu !!! Chớ không có cái chuyện “giao trứng cho ác” được !

Ở ngã tư đèn đỏ, có vạch sơn trắng, tất cả xe cộ đều ngừng sau vạch đó, xe nào cáng mức sơn, mà nhè ông đạp xích lô thấy được… ổng chửi cho tắt bếp, quê lắm nhen !!!

Nhà bán thuốc tây, thì bảng hiệu đề Nhà Thuốc Tây hoặc Nhà Thuốc Gác (đó là danh từ chung) chớ khộng ai lấy Tên Riêng (danh từ riêng) để đề bảng hiệu bán thuốc tây ! Hai bảng hiệu nầy luôn luôn là bảng màu xanh đậm và chữ trắng, nó còn có hộp đèn chữ thập xanh gắn thêm, để đêm hôm, người mua thuốc… đứng ở xa, cũng thấy ! Tiệm nào bán thuốc bắc thì có chữ “đường” ở sau, Ví dụ : Vĩnh Sanh Đường, Nhị Thiên Đường, Thiên Hòa Đường…

Còn chùa thì có chữ “tự”… dính ở sau, ví dụ : Huỳnh Kim Tự, Thới Hòa Tự, Long Vân Tự, Linh Sơn Cổ Tự…

Tiệm bán vàng thì bảng hiệu chỉ có 2 chữ, chũ đầu luôn luôn là chữ “kim”, ví dụ: Tiệm vàng… Kim Hưng, Kim Liên, Kim Sen, Kim Hoàng, Kim Phát…

Địa Danh ít khi dùng chữ Thái (kỵ húy vua Thành Thái ?) mà dùng chữ Thới : Ví dụ: Thới Bình (Cà Mau), núi Châu Thới (Biên Hòa), Bình Thới (quận 11), Tân Thới Hiệp (chỗ tập lính QT) Thới Tam Thôn, Thới Hòa (Vinh Lộc) Thới Nhứt, Thới Nhì, Thới Tam, Thới Tứ (Hóc Môn), Xuân Thới Sơn (chỗ đương trạc, giỏ tre… )

Nhà dân cất dọc đường lớn, xa lộ, người ta luôn luôn tự động cất nhà thụt lùi vô trong, ở xa lộ, cách Xa Lộ ít nhứt là 50 mét ! Lý do là để cho an toàn chuyện xe cộ, thứ 2 nếu có mở rộng đường xá thì khỏi phải dời nhà… Nhà mà dời đi, dời lại là điều ông bà xưa kiêng kỵ, nên, hỏng ai ham lú mặt ra đường ! Dọc đường cái trống trơn, hỏng ai… dám gan, tới chỗ đó… tự nhiên cất nhà…

Nếu gan cùng mình, cất nhà đại… thì cứ cất, đợi cất xong, bên Điền Địa hỏi Bằng Khoán đất, hỏng có, thì “coi như”… gia chủ xách tụng đi ăn mày… ở tòa bố ! Còn những tên cất nhà, mà lấn từng tấc đất, bà con nói nhẹ rằng “thằng đó hết xài” ! Thằng nào “hết xài”… thì nó, chỉ còn nước… đội quần mà đi, nhục lắm !!!…

Ở Sàigon, cái vụ học hành, có ba thứ trường để học :

Trường Công Lập, Trường Tư Thục và Trường Hàm Thụ

TRƯỜNG HÀM THỤ là trường… mà… hỏng ai tới trường ! Bất kể ai, vì hoàn cảnh gì đó không tới trường học trực tiếp được, thì cũng có cách học để tiến thân, đó là “học trường hàm thụ”. Nghĩa là, cứ… đi làm sở, làm sùng tà tà hay làm việc nhà nấu cơm hoặc cày sâu cuốc bẩm đồng sâu nước mặn…

Nếu muốn tiến thủ trong cuộc đời… thì ghi danh học Trường Hàm Thụ, trường sẽ gởi Bưu Điện bài học, bài làm tới nhà và làm bài xong, gởi bưu điện tới cho trường chấm bài, rồi trường gởi bài tiếp… Cứ thế… cứ thế… Chỉ tới ngày thi, thì thí sinh phải đi thi mà thôi… Bởi vậy, anh em nào có tinh thần cầu tiến, cứ học, nếu thi đậu thì đáng nể lắm !!!

TRƯỜNG TƯ THỤC thì học sinh phải “đóng tiền trường” hàng tháng và bằng Tú Tài cũng giống y như học sinh Trường Công Lập…

TRƯỜNG CÔNG LẬP là… trường công, học sinh không đóng tiền trường suốt 7 năm Trung Học… Đặc biệt, trường Công Lập nam nữ… lại cho học riêng, như :

– Nữ Trung Học : Lê Văn Duyệt, Gia Long, Trưng Vương… vv…

– Nam Trung Học: Hồ Ngọc Cẩn, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Pétrus Ký, Lý Thường Kiệt, Quốc Gia Nghĩa Tử… vv… Mạc Đỉnh Chi (nam nữ cùng trường)

Ở trường công nam, Nam Sinh mặc đồng phục Quần xanh áo trắng… bỏ áo vô thùng, trên miệng túi áo, có ghi tên trường hẳn hẹ… nên đố thằng nào… dám hó hé! Ở trường công nữ, Nữ Sinh đồng phục là mặc áo dài trắng, quần trắng… Có… thời khắc “mấy nhỏ áo dài trắng”… bắt chước mấy cô ca sỹ Sàigòn, bận áo dài vạt “lửng”… còn tay áo thì kiểu “rặc lăn”… là… tay áo dài nối vô thân áo…

Mấy anh chàng Nam Sinh trường công vì học chung “tòn-là đực rựa”… nên nhiều thằng dòm… quí nàng áo dài… vạt lửng… bước đi với tà áo (cố tình) thước tha yểu điệu, tụi đực rực… áp nhau thấy, tụi nó… rụng rúng bầy bầy !!! Hì hì…

Bởi vậy, mới có chuyện, mấy “tay tổ” trường công nam, cúp cua vô Lăng Ông Sở Thú Tao Đàn… để “trồng cây si” mấy nàng áo trắng, thây kệ chuyện, bị… cồng-sing !!! Và… thấy tiếp… ở Sàigòn năm xưa…

Cây xăng nào cũng có “vòi bơm bánh xe gắn máy, xe hơi” đứng ở giữa hai trụ xăng… Đang chạy xe, thấy bánh xe mềm, tấp vô cây xăng, dựng xe trước “cây bơm”, lấy tay “quây” cây kim hơi, về số 5 (5 năm ký hơi)… rồi ung dung ngồi xuống, mở nấp vòi, ịnh đầu bơm hơi vô vòi ruột xe… để cho nó tự bơm, cây kim bơm hơi, quơ quơ nghe cạch cạch cạch, tới khi, nghe kêu cái teng, đủ hơi, là máy bơm tự động ngừng bơm… Bơm xe như vầy, nghe… nó phẻ cách gì, chớ 2 tay “thụt ống bơm”… mệt lắm !!!

Nhưng… úi chà… cứ bom cây xăng riết, ruột xe Honda tòn – là… nước không hà ! Biết được ruột xe có nước là do vô vá xe tại tiệm sửa xe “Sĩ Solex” kề bên trường Lê văn Duyệt và bên kia đường… có rất nhiều ruộng rau muống xanh um !

Trên đường Phan Đình Phùng Sàigòn 3, kề bên chợ Vườn Chuối có đường xe lửa chạy ngang và bên kia đường rầy, có căn nhà 3 từng, đó là nhà “cho mướn sách” Cảnh Hưng. Cho mướn sách là cho độc giả… mượn sách về nhà đọc, nhưng phải “đóng tiền thế chưn” bằng 1/2 giá tiền sách in ở trang bìa, khi đem trả sách, Cảnh Hưng trừ tiền mướn vô tiền thế chưn, tiền mướn, cứ 1 cuốn 1 đồng 1 ngày… răng rắc !

Mấy nhà bán sách và tác giả có sách xuất bản… hỏng vui với Cảnh Hưng… Nhà Cảnh Hưng chứa sách để cho mướn… hỏng biết mấy chục ngàn cuốn, vì sách nằm trong kệ… đen nghẹt, bít kín từng trệt và 2 từng lầu… Ông Cảnh Hưng… tướng tá… hơi nhỏ con nhưng vui tánh, học trò khoái lắm ! Thằng học trò nào mê Kiếm Hiệp, muốn luyện chưởng hay… muốn đột nhập “cái bang vài ba túi”… thì tới đây… tìm bí kíp !!!

Ông Cảnh Hưng… biết tẩy học trò hết ráo nhen, thấy mặt, ổng cười hì hì, liền cho mượn cả tuần mới trả, với 2 đồng một tuần… là cái… giá-ghẽ-ghề… Bởi vậy, học trò “mê đọc sách” Cảnh Hưng… quá xá cỡ là vậy đó đa !!!

Phụ việc ông Cảnh Hưng là bốn năm đứa nhỏ, chuyện môn, chạy đi lấy sách… theo sự “chỉ chỗ” của ông chủ hay lấy sách đọc giả trả, rồi đem sách để “chỗ cũ”…

Ông Cảnh Hưng có trí nhớ… siêu phàm tàn canh gió lốc…

Khi ai tới mướn sách, chỉ cần nói tên sách, là ông Cảnh Hưng, nói liền, thí dụ :

– Bộ Tam Quốc Chí có 3 cuốn, nhưng khách đang mướn cuốn 1 và 2…

– Ủa ? Ông chủ có cả chục bộ lận mà ?

– Thì ờ… người ta mượn hết ráo rồi, giờ còn cuốn 3… Cuốn 1 và 2 mai trả…

–… vậy đi… lấy tui cuốn 3… cũng được !


Ông Cảnh Hưng ra lịnh :

– Tèo, mầy lên từng 2 kệ số 7 ngăn 6 lấy cuốn 3 bộ Tam Quốc Chí cho ông Hai !

Học trò Đệ Lục nghe ông Cảnh Hưng… nhớ từng vị trí cuốn sách nằm ở đâu trong rừng sách từ trên lầu xuống tới đất… thấy mà xám hồn luôn !!!

Ông Cảnh Hưng có quen với nhiều nhà xuất bản, như Yên Sơn (Phú Nhuận) chẳng hạn, khi đang sách in, ông… được ưu tiên “thộp” một mớ… đem về cho mướn trước, khi nào in đủ số, sách… mới phát hành ! Bởi vậy, coi sách “nóng hổi” là vậy ! Mỗi loại sách, Cảnh Hưng có ít lắm 15 bộ mới đủ cho mướn…

Đặc biệt, những cuốn sách hồi xưa, xa lắc, xa lơ… xuất bản từ hồi… bà cố hỉ cố lai 8 đời vương ông hoãnh… nhà Cảnh Hưng cũng có !!! Như cuốn Tôi Kéo Xe của Tam Lang hay cuốn Con Trâu của Trần Tiêu in năm 1940 hoặc cuốn Chồng Con in năm 1941 !!! Biết “rõ” như vậy là do Cô dạy Việt Văn cho “thuyết trình” ở lớp những Tiểu Thuyết xưa, mà sách… xưa ơi là xưa, thì chỉ có ở nhà Cảnh Hưng !!! Thế là học trò Đệ Lục tức tốc mượn về, để… mần thuyết trình trong lớp…

Sách cho mướn, được bao thêm bìa giấy xi măng, trên đó, viết chi chít ngày mượn…

Ngoài ra, học trò muốn mượn “cuốn nào hây hây”, thì… hỏng hiểu “do đâu”, ông Cảnh Hưng liền nói tuốt luốt một lèo cho nghe, cái nội dung cuốn “sách hây” hoặc là bất kể cuốn nào mà học trò còn… mù mờ, nghe xong, thế là học trò mượn liền ! Ông Cảnh Hưng còn… quảng cáo cuốn sách… thứ dữ… “chỉ tao mới có”…

Sách nầy thuộc loại “cái ban môn phái” mà học trò khi ấy… đang muốn luyện thử ! Đó là cuốn Lục Tàn Bang (quên tên tác giả) Đây là cuốn sách viết về… cái bang bảy tám túi, coi… hay hết kỵ luôn:

Lục Tàn là 6 nhân vật (tàn tật) gồm : Thằng đui, thằng điếc, thằng mất 2 giò, thằng mất 1 tay, thằng mất 1 chưn, thằng cụt 2 tay. Thằng đui làm… Bang Trưởng Lục Tàn !!! (ối trời… *&%#?><… ) Sáu ông cố tàn nầy… luyện chưởng, luyện gồng, luyện nghe, luyện thấy, luyện chạy… thuộc hàng cao thủ võ lâm… để trả thù cho sư phụ bị sát hại năm xưa…

Giới giang hồ cho rằng “môn phái” đó bị tiêu diệt, khi 6 đệ tử sau cùng bị thương nặng trong rừng, không ai cứu chữa và ai cũng tưởng… chết hết rồi ! Mấy thằng học trò Đệ Lục coi say mê Lục Tàn Bang luôn !!! Có thằng còn “luyện thử”… cách dòm xuyên màn đêm của cao thủ Lục Tàn Bang !!! Bởi vậy, thằng nào… non tay ấn, luyện nhản riết, tới độ mang kiếng cận dầy cui, chớ ở đó mà đổ thừa “tại bị”… rồi nói dóc là “tao lo học” tới cận thị!!! Ba-xạo quá nha mấy cha!!!

Trên đường Phan Đình Phùng, sáng sáng có xe lấy rác, có gắn cái chuông kêu leng keng. Cuối hẻm 376 là đình Phú Thạnh, là chỗ con nít ưa tụ tập, thả diều, bắn đạn… Trước nhà số 380 Phan Đình Phùng Sàigòn 3 có “phong tên” nước công cộng… Ở đó có đông người “chuyên gánh nước mướn”, được bà con các hẻm xung quanh “mướn” gánh nước mỗi sáng sớm, gánh từng đôi nước về nhà… Mấy bà (cô) gánh nước khoái đọc cuốn tiểu thuyết Rặng Trâm Bầu của Lê Xuyên !

Nước phong tên ở đây được chảy từ cái sa-tô-đô cũng nằm ở đường Phan Đình Phùng… và và… nếu ai… hà tiện, thì khi khát nước, cứ lại phong-tên khòm lưng mở vòi uống… chùa… Bà con gọi là “uống nước khum”…

Cùng phe gánh nước mướn ở phong-tên, cũng có mấy người “ở đợ” nhưng được gọi nghe cho… nhẹ hơn là “con sen”, sáng sớm cũng ra gánh nước về nhà cho chủ… Lúc đó và sau đó, Tân Nhạc với điệu Boléro thịnh hành trên khắp nẻo đường và có nhiều bản nhạc “hợp với tâm trạng – hoàn cảnh” nên Ca Sỹ thứ thiệt hát là rung động trái tim, nên được mấy bà chị gánh nước khoái, cứ nhè mấy bản đó hát mãi, tiếng ca “nhảo nhẹt” mà hát… hoài hoài hỏng biết chán, bà con nghe riết phát nhàm…

Dần dà, cộng thêm mấy chị… ma-ri-sến ”làm sở Mỹ”, rồi dân vũ nữ quán Bar, phòng trà… thuộc loại quá “date”… cũng hát những bản điệu Boléro thịnh hành ! Ma Ri Sến thất nghiệp cũng về gánh nước và cũng hát “bản tủ” như mấy chị kia… Cứ hát riết, phát ngấy, bà con gọi giọng hát đó là… giọng rên… ma ri sến !!!

Mấy chị… sáng sớm vừa chờ nước vô thùng vừa hát tân nhạc véo von, chỉ có vài bài tủ, mấy chị cứ hát riết nghe… phát mệt… (Đã vậy, nó còn “cộng hưởng” rồi “trùng tên” với… cái vụ con gái rơi của ngài thượng sĩ – tổng thống da đen Bocasa bên châu phi, tên cô là Mary… Cô Mary gái lai đen nầy ở vùng Ngã Năm chuồng chó, ngài tông-tông Bocasa nhờ báo Trắng Đen tìm dùm, thế là cô Mary… trở thành ngọc ngà châu báu… ) Và “miệng thế gian”… đặt cho chết tên cho giọng ca… mới nổi, giọng ma-ri-rến !

Giọng marisến… làm mệt lỗ tai… thính giả ! Hát “bản nhạc tủ” miết, làm cho nó… lờn, tới độ, bà con nằm nhà hay đi ngang… nghe… thì biết là tiếng hát của con Sến nào !!! Khi ở nhà bà chủ, tên là Con Sen, sau đó, nàng ra Vũng Tàu làm “ma ri sến”… ở mấy cái Bar Thiên Thai, Ạc-ăng-Sen… ở Bãi Trước… Vì vậy, giọng ca con sen hay con sến… đều như nhau… Và bà con… giận, khi nghe hoài mấy bản nhạc “tủ”, nên nói : – Mấy con nhỏ đó… là sến nướng… nên ca hoài !!! – Mấy con sến đó… ca đi ca lại miết, nghe mệt thấy mẹ !!!

Ở đầu đường Phan Đình Phùng, có nhà số 3 đó là Đài Phát Thanh Sàigòn… Ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt có tòa đại sứ Miên, bên kia đường là cây xăng rất lâu đời và ở ngã tư nầy, năm 63 hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu… Cũng ở ngã tư nầy, có tiệm cơm tàu, ở đây có món “cơm thố”… ngon bá chấy !!! Cơm thố được hấp trong cái xửng tre có cả chục ngăn, thố là chén nhỏ rí, chừng 3 muỗng cơm, vì vậy, ăn xong, thố chất 1 chồng 15 cái… cao như núi !!! Một số… dân chơi cầu 3 cẳng, loại tứ hải giai huynh đệ… tới ăn cơm thố ở đây, ý là, để khoe chồng thố cao nghệu… để “lấy le” với thiên hạ… đó nha bà con !!!

Phan Đình Phùng… cụng vô đường Lý Thái Tổ… ngay tại ngã ba… Ở ngã ba nầy, có Phòng Trà Lệ Liễu và chủ Phòng Trà là chị Ba Liễu ! Quán “Chị ba Liễu” là chỗ gặp mặt mỗi chiều tối của rất nhiều Nhạc Sỹ – Ca Sỹ Sàigon trước khi đi hát Phòng Trà hay Hát Rạp hoặc quán Bar… Đây là “quán ruột” của Thanh Kim, Đệ Nhất Danh Cầm Hạ Uy Di… DK, MLH, GL… hát ở Phòng Trà Lệ Liễu cho khách (rất đông) thưởng thức…

Thí dụ : DK ca bài Ai Ra Xứ Huế thì chị ba Liễu “trả công” là 1 ngàn 8… Có “chàng – lính” bận đồ trận bốn túi, đội Bê Rê đen, vì là em (đệ tử) của Thanh Kim, nên chàng ta… xâm mình, bậm gan, đổ lỳ, dám… thót lên sân khấu Lệ Liễu để hát bài Đường Xưa Lối Cũ và bài Tàu Đêm Năm Cũ… (cũ mèm không hà) .

Chàng hát… một cách khơi khơi, trong khi Nghệ Sỹ thứ thiệt ngồi lủ khủ ở đó… Chàng lính trận nầy, vì ỷ có Thanh Kim… lo, nên hỏng lo trật nhịp, chàng ta cất tiếng… véo von liên tiếp hai bài tân nhạc, thì Chị Ba Liễu… coi bộ… nghe được được, chị… tức tốc tiến ra sân khấu, liền… móc bóp, xỉa cho chàng 9 trăm đồng… gọi là “lính góp vui”, rồi Chị Ba còn… xúi… (quá đã) – Đêm nào, nếu rảnh… em tới hát nhen !!! Lính mà… hát vậy, được đó…!!!

– Dà dà… $%%$!!! (vô mánh) Anh chàng lính nầy, về đơn vị… móc xấp tiền, dứ dứ lên trời… hét: – Bữa nay, tao đãi anh em cả làng một chầu… cơm tấm – cà phê – thuốc lá !!! – Chắc còn… dư bộn tiền đó ông thầy !!! – Thì thì… Băm 3 mí lỵ tôm khô củ kiệu… cho sạch nhách luôn !!! – Hoan hô thẩm quyền !!! – Hé hé… cho xin chữ ký đi ông… khò khò…

Phòng trà Lệ Liễu là chổ Nghệ Sỹ Sàigòn… tụ lại nói dóc, trước khi đi hát… Và cũng là chỗ “tụ tập” của những tay tổ đờn vọng cổ Văn Vỹ, Năm Cơ, Ngọc Sáu… Khi Ca Sĩ hát xong tới khua, trước khi về nhà, lại tụ nhau ở quán Cháo Đêm sau hàng cây… dái ngựa cổ thụ ở đường Hồng Thập Tự, quán cháo cũng gần đường xe lửa từ bên đường Phan Đình Phùng chạy qua…

Cũng ở đường Phan Đình Phùng, ngay trong vòng chợ Vườn Chuối là nhà của Soạn Giả Nguyễn Phuong, khi ấy anh Nguyễn Phương có đứa con gái nhỏ cỡ trên 10 tuổi và nó cùng với Ba Má… đặt lời thoại cho vở cải lương !!! Cô gái nhỏ cùng ba má ngồi 3 góc trong phòng, đóng làm 3 nhân vật… nói chuyện, rồi đánh máy luôn, đó là ”làm thoại” để Nguyễn Phương “lấy câu trẻ con” soạn tuồng cải lương… Đó là cách Nguyễn Phương đang soạn tuồng và… bị bắt tại trận… hì hì…

Nguyễn Phương là Đạo Diển cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga và mỗi tuồng cải lương được đánh máy sáu bảy bản để cho anh em “nhắc tuồng” đứng sau màn nhung hay cánh gà… đọc câu cho Đào Kép đứng ở ngoài sân khấu… nói hay ca !!! (cứ tưởng Đào Kép học thuộc lòng hết vở tuồng, hỏng có đâu nhen !!!)

Từ ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt chạy lên tí nữa là Ngã 6 Sàigon, ngay “bùng binh” ngã 6 nầy, có xe lửa chạy qua và là chổ bắt đầu của đường Yên Đổ, ở đây, trên đầu đường Yên Đổ,có khu Kiều Lộ (sửa, tráng dầu đường hư… ) Nằm chung trong khuôn viên khu Kiều Lộ… là Sở Phú De đó đa!!! Phú De là chổ… nhốt chó chạy rong, bị “xe bắt chó” bắt được trong đường phố! Ai mất chó, cứ vô Phú De tìm là y như rằng… nó ngự ở đó và bỏ tiền chuộc chó về! Bởi đó, hồi xưa, DA trong báo CO có viết bài Phú De Giao Chỉ, đọc nghe nhức xương Trong khu Kiều Lộ nầy có cái… cưa tay, bự chà bá, dùng xẻ gổ lóng…

Ở đây có Kỹ Sư Bê và Hồ Lợi và Hồ Lợi là dân chơi tài tử… chánh cống bà lang trọc. Trong văn phòng khu Kiều Lộ của Hồ Lợi… có tùm lum… đờn cò, gáo, xến, ghi ta thùng, ghi ta phím lỏm… treo tá lả trên tường, để nhân viên nào… quởn mà khoái đờn vọng cổ thì cứ vô… tập dợt thả giàn và… Hề Minh và danh cầm Thanh Kim, Tạo Minh Đời… vv… xuất thân từ đây ! Hề Minh là danh hề diễu có tiếng trên bầu trời Cải lương một thời…

Tạo Minh Đời cười được 18 giọng riêng biệt và còn có khiếu một mình vừa nói giọng ông nội, giọng cháu nội trai, gái, giọng con gái… rất hay, giống y giọng… như trong “gia đình bác tám”… nhất là giọng chó mèo cắn lộn… là nghe hay hết phản luôn ! Nhứt là… mở đầu câu… a… bê… cê… ca… nháy giọng xe lửa đề pa… của bản Chuyến Xe Lửa Mồng Năm của Trần văn Trạch… y chang Trần văn Trạch !… nhưng “hỏng có thời” nên anh Đời không nổi tiếng như anh Minh và anh Kim… Thanh Kim là Đệ Nhất Hạ Uy Di Cầm chuyên đờn 6 vọng cổ… nhưng né… ló mặt trước bàn dân thiên hạ truyền hình,

Thanh Kim chỉ đờn cho gánh hát và chơi tân nhạc cho quán Bar và Phòng Trà và học trò Thanh Kim là TKH… – Anh Kim, sao anh chỉ “thâu dỉa” mà hỏng thấy anh lên sân khấu hay truyền hình ? – Tao… xí-giai thấy bà… miệng rộng tàn hoạt, cười hô hố, tướng tá như đấu bò ! – Thì… có sao đâu… – Tao… trốn… để khán thính giả tưởng tao… đẹp trai đó mầy… hỏi hoài !!! – Ờ ờ… hehehe…

Năm 1965 đường Xa Lộ Saigon – Biên Hòa làm xong và dọc bên đường xa lộ đang đào để xuống ống cống vuông vuông lọt lòng trên 2 mét của Sàigòn Thủy Cục… Lúc đó, chạy xe gắn máy ở Xa Lộ thiệt… là êm, êm như mơ… Do đó, mấy tay anh chị… mới dám đi Gobel, Sachs, Rummi… chui lòn qua bụng xe be trên có 3 lóng gỗ… dài thòn bự tổ kền, đó là… chọt lét tử thần !!!

Cũng thời… xa xưa ấy, khi chở “người đẹp” ngồi đằng sau Xe Gắn Máy thì hai chân người đẹp Để Về 1 Bên, không Cô nào… dám gác cẳng 2 bên ! Nếu xe chở là chiếc Vespa Spring… thì thấy “nàng” ngồi sau… ôm eo ếch bác tài… thì… thì… ngó, thấy… đẹp như mơ luôn !!! Còn nói gì “mấy nhỏ áo dài trắng” đi Vélo Solex… thì dòm… hết phản nghen!

Gỗ rừng đem về đổ đống ở chỗ ngã ba xa lộ đi Vũng Tàu, nên ngã ba nầy có tên Ngã Ba Bến Gỗ… Từ ngã ba Bến Gỗ tới một xí là Căn Cứ Long Bình của Quân đội Mỹ… Chỉ mỗi phút buồn mà… quá xá chuyện xưa tích cũ…

(theo Chàng Hiu 374)
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

CÁI CHO NHÂN VĂN CỦA NGƯỜI NHẬT
(ThaiNC)
Sau 6 tháng tỵ nạn tại Thailand, tôi được nước Mỹ chấp thuận cho đi định cư. Lộ trình chuyến bay từ Bankok đến San Francisco Hoa kỳ sẽ quá cảnh ở Tokyo, Nhật Bản.

Chuyện sau đây xảy ra khi đoàn chúng tôi già trẻ lớn bé… gần một trăm người tỵ nạn aó quần sốc xếch ngồi chờ 3 tiếng ở phi trường Tokyo đợi chuyển chuyến bay đi đến miền đất hứa. Thời gian khá lâu nên bắt đầu cảm thấy đói. Tôi và vài người nữa trong đoàn bèn tới một gian hàng nhỏ bán bánh mì ngay trong phi trường gần đó mua. Lúc trả tiền, người bán hỏi có phải Vietnamese refugees? Tôi trả lời phải. Họ nói khỏi trả tiền, lại còn tặng thêm mỗi người một lon nước.

Tôi trở về chỗ ngồi chưa kịp thưởng thức đã thấy hai người vợ chồng chủ tiệm khệ nệ khiêng ra một khay đầy bánh mì kẹp thịt và một bình nước lọc với ly giấy tới chỗ những người tỵ nạn đang ngồi tặng cả đoàn. Khi đưa bánh thấy trong đoàn có một bé sơ sinh, họ bèn cho người đi mua thêm bình sữa.

Hình ảnh làm tôi nhớ mãi là có một bà cụ trong đoàn vì cảm kích lòng tốt của hai người chủ tiệm, bà theo lối Việt Nam cúi đầu chắp tay xá cám ơn thật sâu. Hai vợ chồng họ bèn nghiêm trang đứng và cùng cúi đầu trước bà cụ xá lại để trả lễ. Tôi khi đó vẫn còn nhỏ nên hơi ngạc nhiên về thái độ lịch sự của họ. Càng lớn lên tôi mới hiểu không dễ gì có một tấm lòng như vậy. Hai người này tuy là người cho, nhưng họ vẫn có tấm lòng kính trọng với người nhận. Một cái cho nhân ái, vô vị lợi, không phải là cái cho bố thí của một anh nhà giàu với một người ăn xin trên hè phố. Mấy chục miếng bánh mì chắc không phải món tiền lớn đối với họ, nhưng vẫn là một số tiền đáng kể họ phải bỏ công làm mới có.

Họ biết rằng những người Việt tỵ nạn này vài tiếng nữa thôi sẽ đi về những miền xa xôi và chắc sẽ không có cơ hội gặp lại…nhưng họ vẫn sẵn lòng giúp đỡ không hề nghĩ đến sự đền đáp.
Một lần nữa, dù rất muộn màng, xin nghiêng mình cảm tạ tấm lòng nhân ái của đôi vợ chồng người Nhật tại phi trường Tokyo năm nào .
./.
ThaiNC
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Hư Gan
Bs Hồ Ngọc Minh


Image
Theo giấy khai tử chính thức của ca nhạc sĩ George Michael, ông ta chết vì bị suy tim và gan bị nhiễm mỡ (fatty liver).
Gan nhiễm mỡ là một trong những lý do làm cho lá gan bị suy yếu.
Trong các cơ phận nội tạng, lá gan là bộ phận khó hư hao nhất vì khả năng hồi phục rất cao. Khi lá gan khỏe mạnh, nó giúp lọc bỏ chất độc trong máu, sản xuất một số men gan giúp cho việc tiêu hoá, biến chế thuốc men, và chống lại nhiễm trùng… Có thể nói, lá gan xem như một người hùng Superman, “Die Hard” vì rất khó bị hư hại. Lá gan chỉ bị “quỵ” khi nào sự hư hao quá lớn và không thể tự tái tạo hay sữa chữa được nữa. Một khi gan bị hư, tính mạng sẽ ở trong tình trạng khẩn cấp. Đa số trường hợp, lá gan bị suy yếu từ từ qua nhiều năm tháng. Tuy nhiên, một vài trường hợp hiếm hoi, lá gan có thể bị suy yếu cấp kỳ trong vòng 48 tiếng, và khó biết kịp thời.

Ngoài lý do gan bị nhiễm mỡ, gan có thể bị suy yếu kinh niên vì:

Viêm gan B: Tỉ số bị viêm gan B trong cộng đồng người Việt được ước tính vào khoảng 20%.
Viêm gan C: Khoảng 30% người viêm gan C mãn tính có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Đây là loại siêu vi được giới chuyên môn xem là “sát thủ thầm lặng”. Người bệnh có thể mang virus tới vài chục năm cho đến khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan thì mới biết mình mắc bệnh.
Xơ gan (Cirrhosis): Các tế bào gan bị xơ cứng.
Ung thư gan
Nghiện rượu, nghiện các loại thuốc ma tuý.
Bệnh tăng lượng chất sắt trong máu (Hemochromatosis, là một bệnh di truyền, cơ thể hấp thụ và chứa quá nhiều chất sắt.)
Ăn uống bất cẩn.
Image
Hư gan cấp tính cũng có thể xảy ra vì:

Ngộ độc thuốc giảm đau Acetaminophen (Tylenol)
Viêm gan cấp tính, các loại viêm gan A, B, C nhất là trong trẻ em, khi mới bị nhiễm siêu vi lần đầu.
Phản ứng phụ của thuốc, kể cả thuốc dược thảo.
Ăn phải nấm độc.

Các triệu chứng báo trước khi lá gan bị suy yếu:

Bị mệt mỏi. Đây là triệu chứng thông thường nhất cho các trường hợp hư gan nặng hay nhẹ. Bệnh nhân cảm thấy mệt về cả thể xác lẫn tâm thần. Tuy nhiên, mệt mỏi cũng là triệu chứng chung cho nhiều bệnh khác như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy tuyến giáp, ung thư… cho nên dễ bị nhầm lẫn. Vì thế, nên biết thêm các triệu chứng khác, dưới đây.
Vàng da. Màu da và tròng trắng của đôi mắt bị nhiễm sắc vàng khi lá gan không hoạt động bình thường vì không thể lọc và biến hoá chất bilirubin, có nguồn gốc từ những tế bào máu già cỗi bị phân hủy.
Màu phân và nước tiểu bị thay đổi. Nước tiểu sẽ đậm màu hơn trong khi đó phân sẽ mất màu, trắng như vôi hay đất sét.

Bị ngứa ngáy khắp mình vì tăng men gan (liver enzymes).
Bị bầm tím. Người bị hư gan thường bị bầm tím dưới da, hay bị chảy máu dễ dàng. Lá gan sản xuất ra những chất protein làm đông máu, cầm máu chảy khi bị thương tích. Tiểu cầu platelets là những mảnh tế bào nhỏ li ti trong máu có nhiệm vụ làm cho máu đông lại. Người bị hư gan thường có lượng tiểu cầu xuống thấp. Thiếu các chất này, người bệnh sẽ chảy máy không cầm lại được.
Bị phù thủng. Khi gan không làm việc bình thường, trái thận sẽ bị suy theo, kéo theo tình trạng nước bị ứ đọng trong bụng, trong bắp thịt, trong mỡ và dưới da. Vì nước không chạy về tim được, bàn chân, bắp chân sẽ bị sưng phù.

Bị ói mửa, tiêu chảy. Khi lá gan không giải độc được, chất độc sẽ tìm cách thoát ra khỏi cơ thể bằng cách ói ra ở trên, hay tiêu chảy xuống dưới.
Sưng lá lách (spleen). Lá lách là nội tạng nằm ở góc trên, phía trái của bụng, ngay dưới bìa xương sườn lồng ngực. Lá lách cũng có phận sự chống lại nhiễm trùng. Trong cơ thể, ba nội tạng: lá gan, lá lách, và trái thận chia sẻ chung một hệ thống mạch máu. Vì thế khi hư lá gan sẽ làm hư luôn hai bộ phận kia.

Đau bụng. Khi lá gan hư sẽ làm cho các nội tạng khác trong bụng hư theo.
Biếng ăn.
Thật ra gần như 50% trường hợp, bệnh nhân không có một triệu chứng gì rõ rệt cả. Hầu hết chỉ có những triệu chứng rất mơ hồ như mệt mỏi, thiếu năng lực mà thôi. Một khi bệnh nhân đã qua thời kỳ triệu chứng lâm sàng, những hư hại của lá gan đã bước vào thời kỳ nặng. Thí dụ như, cách mạch máu dẫn đến lá gan bị vỡ, chất độc ứ đọng trong máu, trong não, gây ra hôn mê và cuối cùng là tử vong.

Nói riêng về bệnh gan bị nhiễm mỡ, như trong trường hợp ông George Michael, lý do có thể vì nghiện rượu. Một chút mỡ trong lá gan được xem là bình thường, nhưng nếu lượng mỡ chiếm trên 5% sức nặng của lá gan thì kể như đã bị bệnh gan nhiễm mỡ.

Ngoài lý do nghiện rượu, gan nhiễm mỡ có thể do các lý do làm cho hư gan như béo phì, cao cholesterol, tiểu đường, viêm gan, phản ứng phụ của thuốc.

Một vài trường hợp hiếm có, sản phụ mang thai cũng có thể bị gan nhiễm mỡ. Người ta vẫn không hiểu rõ lý do tại sao, nhưng có thể vì thay đổi lượng hormone khi có thai. Đa số trường hợp, em bé có thể phải cho sanh sớm để cứu mạng cả mẹ lẫn con.

Người ta thường nói, “đàn ông có năm bảy lá gan”, nhưng trên thực tế cho dù lá gan thuộc loại “anh không chết đâu em”, nhưng trời cho chỉ có một lá cho mỗi người. Nói chung, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Để tránh hư gan, về cơ bản nên đề phòng hội chứng “Mỡ, Đường, Máu”. Kế đến tránh nghiện rượu, hay tiêu thụ các hoá chất ma túy. Nếu bị bệnh viêm gan B, hay C thì nên theo dõi với bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Bs Hồ Ngọc Minh
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image


'Tách cà phê' cuộc đời
Đừng để những chiếc tách ảnh hưởng đến bạn, hãy thoải mái nhâm nhi cà phê của chính mình.

Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc tốt, rủ nhau về thăm thầy giáo cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn nàn về những căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống.

Nghe vậy, thầy đi vào bếp và quay trở ra với một bình cà phê lớn cùng những chiếc tách khác nhau. Chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thuỷ tinh, chiếc bằng pha lê, có vài chiếc tách trông rất đơn giản, nhưng cũng có cái rất đắt tiền. Người thầy bảo các học trò tự chọn tách và rót cà phê cho mình. Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, ông bắt đầu nói:

"Nếu chú ý thì các em sẽ nhận ra điều này. Những chiếc tách đắt tiền và đẹp đều được lấy hết, chẳng ai đụng đến những chiếc tách rẻ tiền cả. Có lẽ mọi người sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.

Điều mà chúng ta thực sự cần là cà phê, chứ không phải chiếc tách, nhưng ai cũng vội vàng chọn những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.

Bây giờ mọi người hãy suy ngẫm điều này nhé! Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Chúng là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống, và không làm thay đổi chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi, vì chúng ta cứ tập trung vào 'chiếc tách', và bỏ qua việc thưởng thức hương vị cà phê mà cuộc sống tặng cho chúng ta".

Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt nhất. Họ chỉ trân trọng mọi thứ mà họ có. Hãy sống đơn giản, trao yêu thương, quan tâm sâu sắc và nói những lời đẹp đẽ.

Mint
(Dịch từ Spiritualstories)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Sài Gòn! Nỗi nhớ và niềm tin
Lê Minh Thịnh


1. Trên chiếc xe buýt du lịch, xem lại video ASIA 68 – Sài Gòn Nỗi Nhớ đã làm cho những kỷ niệm của một Sài Gòn một thời tráng lệ sống lại trong lòng từng người trong đoàn chúng tôi.

Mới chiều hôm qua, cũng trên chiếc xe buýt này, chúng tôi đã có những trận cười rôm rả. Đường từ khách sạn Carter tại Times Square của vị mạnh thường quân Trần Trường – đến khu phố Á Đông bình thường lái xe mất chừng 20 phút, vậy mà hôm qua mất hơn một tiếng. Đường phố New York vào mùa hè, nhiều lộ trình bị kẹt ứ phần vì sửa đường, phần vì xe cộ quá đông.

Đoàn Montréal của chúng tôi có 36 người, và mời thêm các em sinh viên, hoa hậu, á hậu của 2 thành phố New York, New Jersey, tham gia, làm chiếc xe buýt 47 chỗ ngồi không còn một ghế trống.

Là những quản trò bất đắc dĩ, chúng tôi tổ chức thi hát, thi đố giữa một nhóm sinh viên trẻ ở New York/New Jersey, và nhóm thân hữu Montréal. Những trận cười ròn rã cứ rộ lên làm cho quãng đường dài đi qua mau chóng.

Giờ đây, trên đường về Montréal, cả đoàn lại có dịp ôn lại những kỷ niệm, những mái trường, góc phố của Sài Gòn xưa. Đặc biệt, trong cuốn DVD giá trị này, những kiểu tóc, nét trang điểm, và trang phục của Sài Gòn năm xưa đã được làm sống lại. Phảng phất trên những khuôn mặt, chúng tôi thấy có nét nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, của nghệ sĩ Kim Cương, … và giống nhất là khuôn mặt cố nghệ sĩ Thanh Nga qua nhạc phẩm Mưa của Nhạc sĩ Văn Phụng qua phần trình bày trẻ trung duyên dáng của nữ Ca sĩ Hà Thanh Xuân.

Trong nỗi xúc động, nỗi nhớ Sài Gòn những ngày tháng trăn trở, Sài Gòn hoa lệ, tôi thiếp đi …

* * *

2. “Trả lại em yêu, khung trời Đại Học, con đường Duy Tân cây dài bóng mát. Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát. Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt …” Lời nhạc du dương, êm ái trong nhạc phẩm Trả Lại Em Yêu của Nhạc sĩ Phạm Duy đã vẽ lên bức tranh thơ mộng nhất, sống động nhất về tuổi học trò và tình yêu người lính chiến trong những năm đầu 1970.

Tuyết và Lý học cùng lớp. Hằng ngày, Tuyết ghé qua nhà Lý khi thì học bài, khi thì chơi chung. Một hôm, tới nhà, Lý giới thiệu anh mình là sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Đà Lạt. Hình ảnh chàng sinh viên võ bị Phạm Đình Huệ, cao ráo phong độ trong bộ lễ phục Đà Lạt oai phong cứ vẩn vơ trong trí óc Tuyết.

Rồi một lần về phép, lần đầu tiên thấy Tuyết, Huệ xin cưới ngay, chẳng cần đi chơi chung, chẳng cần tìm hiểu nhiều. Lính trận thời chiến nào có nhiều thì giờ để đi chơi với người yêu.

Tuyết nhất định không chịu. Hai người quen nhau phải tìm hiểu ít nhất một năm chứ. Huệ đẹp trai, thành khẩn, và tha thiết. Mãi rồi Tuyết cũng đồng ý làm đám hỏi, và nhất định một năm sau mới làm đám cưới.

Ngay hôm sau khi lễ hỏi, Huệ xin cưới Tuyết. Cả gia đình, cô chú bác của Tuyết đều ngạc nhiên và ba mẹ Tuyết cảm thấy khó xử trước lời cầu hôn cấp bách này. Cuối cùng, gia đình Tuyết cũng đồng ý cho cưới tháng sau, thay vì năm sau như dự tính ban đầu.

Sĩ quan tác chiến, thời chiến tranh nóng bỏng, mỗi tháng chỉ được về thăm nhà hai ngày cuối tuần. Kỷ niệm giữa Huệ và Tuyết là những lần đi ăn tối ngắn ngủi. Hai ngày nghỉ trong một tháng thì có là bao.

Đối với người khác, hưởng tuần trăng mật phải đủ bảy ngày. Riêng Huệ và Tuyết, tuần trăng mật của họ chỉ có năm ngày. Dù sao đi nữa, trong mắt mọi người: Tuyết và Huệ là một cặp rất đẹp đôi: Một người vợ xinh xắn, ngoan hiền sánh bước cùng với người chồng là sĩ quan thành đạt tốt nghiệp từ Trường Võ Bị Đà Lạt danh tiếng.

Đám cưới Tuyết và Huệ đầu năm 1973, cuối năm họ sanh con trai đầu lòng. Tưởng cũng nên nhắc lại, năm 1973 được quân sử ghi lại với những trận giao tranh Quốc-Cộng của “mùa hè đỏ lửa”. Bất cứ người vợ lính nào cũng sống trong lao đao, sợ hãi. Càng yêu thương chồng thì càng lo lắng.

Đầu năm 1975, Tuyết sanh con gái.

* * *

3. Lần đó, tôi cùng với cô Danh và chú Ngọc – Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal tổ chức chuyến du ngoạn và tham gia diễn hành văn hoá quốc tế tại New York, tháng 6, 2012.

Theo phân chia công việc, tôi và anh Đạm cầm biểu ngữ của Cộng đồng Montréal, chúng tôi cần thêm ba người cầm cờ Canada, cờ vàng Việt Nam, và cờ Québéc. Trong đoàn, nghe nói có ba “bà soeur”, lúc nào cũng đi chung với nhau. Lúc chia phòng, chúng tôi cũng phải chia ba bà ở cùng một phòng.

Ba bà soeur này, nếu rước cờ Canada, Việt Nam, và Quebec thì lý tưởng quá, vì họ hợp ý nhau, và cùng mặc áo dài. Chúng tôi bèn đề nghị việc cầm cờ. Cô Sa và cô Hạnh lưỡng lự, trong khi cô Tuyết thì nhất định không, và càng không khi cô phải cầm cờ Vàng.

Không rõ vì lý do gì, cô Tuyết nhất định không cầm cờ Vàng, dù mọi người thuyết phục cả ngày. Có người suy diễn, “Chắc cô Tuyết có ý định về Việt Nam, và không muốn bị gặp khó khăn, nên cô không muốn đụng chạm”. Tối hôm đó, cô về phòng vẫn nhất định không cầm cờ Vàng.

* * *

4. Mặt trận Định Quán, trung tuần tháng 3 năm 1975 (lược trích Người Ở Lại Định Quán – Bảo Định Nguyễn Hữu Chế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18 Bộ binh, QLVNCH)

Định Quán là một trong bốn quận của tỉnh Long Khánh, nằm trải dài dọc theo quốc lộ 20, đường đi Đà Lạt. Dân chúng chuyên sống về nghề làm rẫy và làm rừng. Vào những ngày cuối trung tuần tháng 3 năm 1975, nơi đây đã xảy ra một trận chiến khốc liệt và hai bên đều bị thiệt hại nặng nề. Sau ba ngày giao tranh đẫm máu: 18, 19, và 20, Quận Định Quán đã lọt vào tay quân cộng sản Bắc Việt, mở đầu cho những trận huyết chiến về sau tại Ngã ba Dầu Giây, và trận chiến quyết định Xuân Lộc.

Sáng sớm ngày 18 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản Bắc Việt với chiến thuật cố hữu: “tiền pháo, hậu xung”, đã mở màn trận đánh bằng những loạt mưa pháo vào Bộ chỉ huy/Chi khu, Ðại đội 377 Địa Phương Quân, và các cứ điểm quân sự khác chung quanh quận. Sau đó, Trung đoàn 141 được tăng cường xe tăng, đã rầm rộ tiến đánh Dinh Quận trưởng và BCH/Chi khu. Mặc dầu quân trú phòng đã kháng cự dũng mãnh, với sự tiếp tay đắc lực của Trung đội Biệt kích thiện chiến của Tiểu đoàn 2/43, nhưng cuối cùng, lúc gần trưa, Quận đường và BCH/Chi khu đã thất thủ. Thiếu Tá Quận trưởng bị bắt sống. Trung đội Biệt kích đã thoát chạy về đến Tiểu đoàn, mang theo được cả những đồng đội bị thương vong, bảo toàn được lực lượng. Trước đó, Ðại đội 377 ÐPQ trấn đóng trên điểm cao cũng đã bị tràn ngập. Và những đồn bót lẻ tẻ đều bị cộng quân chiếm cứ từ những giờ phút đầu tiên của trận chiến. Quận Ðịnh Quán đã lọt vào tay giặc. Kế hoạch cắt đứt quốc lộ 20 của cộng quân sắp thành công. Nhưng Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18 Bộ binh là một bất ngờ đối với chúng, ngoài dự liệu của kế hoạch.

Ngày N-1, từ hậu cứ Tiểu đoàn tại Núi Thị, Xuân Lộc, Long Khánh, Tiểu đoàn được tăng phái một Trung đội Pháo binh 105 ly và toán Công binh chiến đấu, di chuyển đến Ðịnh Quán với nhiệm vụ mở những cuộc hành quân tiểu trừ cộng phỉ, và giữ gìn an ninh quận. Tiểu đoàn vào vị trí, hoàn tất lúc hơn 5 giờ chiều: Ðại đội 1 của Trung úy Nguyễn Văn Hào được phối trí hoạt động khu rừng hướng Ðông; Ðại đội 4 của Trung úy Hà Văn Dương khu vực hướng Bắc; Ðại đội 3 của Trung úy Nguyễn Văn Hùng khu vực hướng Tây; Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và Trung đội pháo binh đóng quân trên một ngọn đồi phía Tây Bắc quận, gần sát bên căn cứ pháo binh diện địa, được bảo vệ bởi Ðại đội Chi huy (-Trung đội Biệt kích), và Ðại đội 2.

Trước khi trời tối, tôi và Ðại úy Tiểu đoàn phó Phạm Ðình Huệ, khóa 23 B Trường Võ Bị Ðà Lạt, đến quận viếng xã giao Thiếu tá Quận trưởng, đồng thời thông báo những hoạt động của Tiểu đoàn. Cũng vừa lúc Ðại tá Hoàng Ðình Thọ, Trưởng Phòng 3 Quân đoàn đến thăm bằng trực thăng. Chúng tôi cùng đi gặp Ðại tá Thọ. Buổi tối trôi qua thật yên tĩnh. Ðêm đó có gánh hát Cải lương vừa từ Ðà Lạt về lưu diễn. Không khí có vẻ thanh bình! Nhưng các đại đội hoạt động bên ngoài đã ghi nhận được sự xuất hiện khác thường của quân cộng sản Bắc Việt. Toán tiền đồn phục kích của Ðại đội 4 chạm địch, diệt gọn đơn vị tiền sát của địch. Tất cả đều mặc quân phục chính quy, có đeo phù hiệu cấp bực. Ðại đội 1 cũng báo cáo tiêu diệt được một tiểu đội Việt cộng, mà tên chỉ huy có lẻ là một cán bộ cao cấp, tịch thu được một súng ngắn, nhưng khi dương ra thì trở thành cây tiểu liên. Ðây là loại vũ khí mới, lần đầu tiên chúng tôi bắt được trên chiến trường.

Vì là một bất ngờ ngoài dự liệu của kế hoạch, nên những giờ phút đầu tiên của trận chiến, cộng quân đã không có một hoạt động đáng kể nào đối với Tiểu đoàn, ngoài những đợt pháo kích. Tôi đã kịp kéo Ðại đội 3 về phòng thủ chung với Tiểu đoàn. Và hai khẩu pháo 105 ly đã có cơ hội yểm trợ đắc lực cho quân bạn. Nhưng khi các lực lượng Chi khu bị đè bẹp, Quận đường bị chiếm, Tiểu đoàn 2/43 là mục tiêu cuối cùng mà địch phải thanh toán.

Vào lúc quá giữa trưa, địch từ hai hướng Ðông Bắc và Ðông Nam, theo triền dốc tấn công vào Tiểu đoàn. Khu vực này do Ðại đội Chỉ huy đảm trách, cũng là nơi đặt hai khẩu pháo. Nhưng mỗi đợt tấn công đều bị đẩy lui. Cộng quân như những con thiêu thân, lớp trước ngả, lớp sau lại tiến lên. Lực lượng trú phòng đã đốn ngả nhiều tên cộng phỉ. Có lúc chúng tiến sát tuyến phòng thủ, mặt đối mặt, nhưng vẫn không chọc thủng được tuyến để tràn ngập vị trí.

Lối 2 giờ chiều, tôi mất liên lạc vô tuyến với căn cứ pháo binh diện địa, một căn cứ nằm sát cạnh Tiểu đoàn. Có lẽ căn cứ đã bị địch chiếm giữ, hoặc cũng có thể bị bỏ ngỏ. Giờ đây chỉ còn lại Tiểu đoàn 2/43 đơn độc đương đầu với bầy quỷ dữ. Vị trí của Tiểu đoàn liên tục bị tấn công. Cộng sản vốn xem rẻ sinh mạng của con người, chúng lại thuộc nằm lòng câu phương châm: “cứu cánh biện minh phương tiện”, nên luôn luôn dùng chiến thuật biển người trong tất cả các cuộc tấn công. Ðây là chiến thuật mà đàn anh vĩ đại của chúng là Trung cộng đã áp dụng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, và chính chúng đã thực hành tại mặt trận Ðiện Biên Phủ năm 1954 để thắng Pháp.

Ðể sống còn, có lúc tôi đã yêu cầu máy bay đánh bom ngay trên đầu. Thật ra thì tôi chưa thất vọng đến nỗi phải cho đánh bom lên đầu mình để tự sát, nhưng tôi nghĩ rằng với những chiến đấu cơ phản lực hay bán phản lực F-5E, A-37, bay ở một độ cao để tránh phòng không 37 ly dày đặc của địch, thì lời yêu cầu đánh lên đầu tôi, nhưng bay từ Tây sang Ðông, thì những trái bom chỉ có thể rơi ngay sườn Ðông, nơi tập trung quân đông đảo của địch. Nhưng người bạn chiến đấu không quân, quan sát viên bay trên chiếc L19 bao vùng đã vội an ủi:

“Thẩm quyền đừng tuyệt vọng, để tôi cố điều chỉnh chính xác cho Thẩm quyền.”

Và những trái bom tới tấp rơi trên đầu địch đã phá tan đội hình tấn công của chúng. Nhưng trong chiến đấu ta phải chấp nhận tổn thất! Hai trái bom sau cùng đã rơi ngay tuyến phòng thủ. Ðịch chết, ta cũng tổn thất. Vì ta với địch đang ở thế mặt đối mặt. Một đoạn phòng tuyến bị vỡ, nhưng địch cũng đang “tang gia bối rối”, chúng chưa có thể mở đợt tấn công ngay. Và Tiểu đoàn có đủ thì giờ để điều binh nối lại phòng tuyến. Tôi giao cho Huệ, Tiểu đoàn phó, điều binh phòng thủ.


Trong lúc đó tôi vẫn liên lạc tốt với máy bay bao vùng và điều chỉnh những đợt đánh bom kế tiếp. Nhưng không lâu sau đó, cộng quân lại mở đợt tấn công. Lực lượng phòng thủ đã phải chống trả quyết liệt và rất gay go mới giữ vững được phòng tuyến. Tôi thấy tình hình càng lúc càng nguy ngập. Tiểu đoàn đã phải chiến đấu liên tục với địch có quân số áp đảo, đã chịu một số tổn thất, cấp số đạn dược mang theo cũng gần cạn, tinh thần căng thẳng, thể xác mệt mỏi, … Tình trạng không thể kéo dài lâu hơn được nữa. Tôi cho mời vị Trung đội trưởng Pháo binh tăng phái:

– Anh có bao nhiêu trái đạn chống biển người?

– Hai trái, thưa Thiếu tá.

– Vậy hãy xử dụng khi thấy địch dùng chiến thuật biển người. Nhớ là phải bắn chính xác vào đội hình tấn công của chúng.

– Nhận hiểu, Thiếu tá.

Rồi tôi gọi thẳng Sư đoàn, xin gặp Thiếu tướng Tư lệnh, báo cáo tình trạng của Tiểu đoàn và tình hình địch, đồng thời xin lệnh rút ra khỏi trận địa. Tướng Tư lệnh chấp thuận, cũng là lúc địch mở đợt tấn công dữ dội. Nhưng chúng đã bị chận lại tức khắc bởi hai trái đạn chống biển người. Theo tôi được biết, mỗi trái đạn chứa lối 3 ngàn mũi tên. Hàng ngàn mũi tên đã lao vút đâm thẳng vào quân thù. Lớp trước gục ngã như rạ, lớp sau nao núng, chùn chân, và tìm cách tháo lui. Trận địa trở lại yên tĩnh. Lợi dụng lúc địch còn đang hoang mang hoảng sợ, chưa kịp thời chỉnh đốn đội ngũ, tôi cho lệnh Tiểu đoàn rời vị trí, di chuyển về hướng tây. Và hai đại đội 1 và 4 nằm bên ngoài cũng đi về điểm hẹn. Đó là một cụm đồi không cao lắm ở hướng Tây, cách thị trấn lối vài cây số. Tôi dự định về đây nghỉ ngơi một lúc, rồi đến nửa đêm, sẽ rút xuống cầu Sông La Ngà, nơi có một Tiểu đoàn ĐPQ đang trấn giữ.

Trời lúc đó sắp tối. Tiểu đoàn đang ở trong vòng vây địch. Địa thế là vùng núi non trùng điệp. Tiểu đoàn lại phải mang theo lối 80 thương vong đồng đội của mình. Đây là một việc làm không phải dễ dàng gì. Nhưng nhờ những trái bom đánh gần, hay là bom lạc cũng thế, nhất là hai trái đạn pháo chống biển người, địch quân đang hoảng sợ, đang trong cảnh “tang gia bối rối”, Tiểu đoàn đã rút ra khỏi trận địa một cách bình yên. Nhưng chúng vẫn theo đuôi, bám sát Tiểu đoàn. Cuối cùng chúng tôi đã đến được điểm hẹn.

Đêm hôm đó, một đêm sao đầy trời. Mảnh trăng khuyết chênh chếch trời tây, tỏa chiếu xuống trần gian một thứ ánh sáng nhợt nhạt, thê lương và lạnh lẽo. Gió núi từng cơn rạt rào qua kẽ lá:

“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu, tử sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn”

Tôi và Huệ ngồi bên nhau, trên miệng của một cái hố đào vội, tạm dùng làm hầm chỉ huy. Lối 9 giờ, Tướng Tư lệnh gọi tôi và cho biết là chiều hôm nay đài BBC loan tin quận Định Quán đã thất thủ, nhưng Phát ngôn viên chính phủ cải chính là quận Định Quán vẫn còn – vì Tiểu đoàn 2/43 còn (ngày hôm trước khi Tiểu đoàn di chuyển đến Định Quán, tôi được lệnh chỉ huy tổng quát toàn lực lượng tại Định Quán, gồm Tiểu đoàn tôi và lực lượng Chi khu). Đó là lý do người phát ngôn Chính phủ cải chính, và còn nói thêm là hiện quân chính phủ đang tổ chức tái chiếm. Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 quyết định Tiểu đoàn 2/43 phải ở lại trận địa, sẽ có quân tiếp viện để tái chiếm.

Thật là một cái lệnh “chết người”. Nhưng lệnh là lệnh. Là quân nhân, tôi buộc phải thi hành.

Lối 1 giờ sáng ngày 19 tháng 3, tôi cho lệnh Huệ dẫn hai đại đội và đưa hết số thương vong qua ngọn đồi xa hơn về hướng Tây. Chúng tôi định sáng hôm sau sẽ gọi trực thăng đến tản thương và tiếp tế đạn dược. Khi Huệ cùng đoàn quân ra đi, tôi bảo Huệ hãy cẩn thận, hẹn gặp lại vào sáng ngày mai …

Theo kể lại, khi một Đại đội trưởng thúc dục Huệ rời vị trí, vì địch sắp tràn ngập, Huệ nói:

“Không, tôi phải đợi Bảo Định, tôi phải ở lại. Tôi không thể …”

Câu nói chưa dứt thì một trái đạn 37 ly của giặc thù đã bay tới …

* * *

5. Tiếng Huệ văng vẳng bên tai, “Tuyết ơi ! Em có biết là anh yêu vợ anh lắm không?” Trong giấc mơ, Tuyết thấy Huệ trong bộ đại lễ trắng oai phong của trường Võ Bị Đà Lạt. Những lời nhắn nhủ yêu đương đã theo Tuyết suốt 37 năm qua. “Tuyết ơi ! Em có biết là anh yêu vợ anh lắm không?”

Hình ảnh của một buổi chiều cuối trung tuần cuối tháng 3, 1975 hiện lại trong tâm trí Tuyết. Lúc đó, Tuyết đang cho bé Hồng bú. Con bé mới được hơn một tháng tuổi. Ngoài cửa, một người lính lấp ló, e dè. Hỏi han mấy câu, rồi anh đưa hung tin. Tuyết bàng hoàng, toàn thân run rẩy, chết lịm.

Tuyết tiếp tục ngẫm nghĩ mông lung, “Ngày mai đây, người ta đề nghị tôi rước lá cờ Vàng. Lá cờ đã phủ lên xác chồng tôi. Tôi lấy chồng năm 23 tuổi, và năm 26 tuổi đã để tang chồng. Đây có phải là mất mát lớn lao nhất của một đời con gái. Chồng tôi là kẻ chiến bại. Tôi là người thất bại. Đất nước tôi đã thua cuộc. Có thể nào tôi lại đi rước lá cờ này.”

Rồi hình ảnh Huệ lại hiện về. Một suy nghĩ khác lại loé lên, “Không đâu Tuyết ơi ! Sự hy sinh của anh Huệ có giá trị vô cùng. Anh không phải là người thua cuộc, mà chính là người ra đi oai hùng. Anh đã sống và hy sinh xứng đáng với tình thương của mình”. Nước mắt Tuyết chảy dàn dụa thấm ướt chiếc gối mỏng.

* * *

6. Trong nắng ấm của tháng Sáu, từng phái đoàn từ khắp Canada và Hoa Kỳ diễn hành trên trục lộ chính của New York là Đại lộ 6 – Avenue of America – suốt từ đường 43rd đến đường 57th.

Từng đoàn, từng đoàn diễn hành qua các đường phố. Một rừng cờ Vàng bay phất phới trên xe hoa, trên tay của những khuôn mặt rạng rỡ của những thanh niên, thiếu nữ, các cô chú bác, trong thường phục cũng như quân phục, trong áo dài thướt tha cũng như quốc phục Việt Nam.

Người ta thấy đoàn Montréal có ba phụ nữ mặc áo dài, ngạo nghễ trên tay chiếc cờ Canada, cờ Québéc, và cờ Vàng ba sọc đỏ. Đặc biệt, lá cờ Vàng đã không chết theo người lính trận năm xưa. Lá cờ Vàng đã sống lại trên đôi tay của Tuyết, bộc lộ niềm hãnh diện của người vợ thủy chung với chồng là người lính Việt Nam Cộng Hoà, và niềm tin vào chính nghĩa quốc gia dân tộc.

California, ngày 25/4/2017
Lê M. Thịnh
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Cám ơn những điều nhỏ nhặt

Những hòn đá nhỏ làm nên những ngọn núi lớn,
những bước đi nhỏ có thể tạo nên những dặm dài, những hành động nhỏ của lòng tử tế sẽ cho thế giới này những nụ cười rạng rỡ...

Những lời nói nhỏ có thể xoa dịu những ưu tư.
Những vòng tay nhỏ có thể lau khô những giọt nước mắt đầm đìa.
Những ngọn nến nhỏ có thể thắp sáng bóng đêm, những ký ức nhỏ có thể sống qua nhiều năm tháng...
Những giấc mơ nhỏ có thể dẫn đến sự vĩ đại.
Những chiến thắng nhỏ có thể đi đến thành công.

Những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống trong chúng ta có thể đem đến những hạnh phúc lớn lao...

Netlaughter.
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Tháng Tư, Kẻ Thắng Sợ Người Thua

HuyPhương

Ba mươi sáu năm sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, thực tế cho thấy rõ ràng đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ chiếm trọn lãnh thổ miền Nam, chứ không chiếm được lòng người từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Nhiều trăm nghìn người đã chấp nhận, kể cả cái chết, bỏ làng mạc, quê cha đất tổ, tài sản để ra đi, kể cả những người lớn lên ở miền Bắc, sau khi vào miền Nam, đã thấy rõ bộ mặt của chế độ hà khắc, toàn trị mà lâu nay họ phải chịu đựng. Dân chúng, kể cả những cán bộ Cộng Sản nằm trong gan ruột đảng đã tỏ thái độ bất bình, trở thành những cá nhân hay những thế lực chống đối, điều khiến cho Việt Nam ngày nay có nhiều nhà tù giam giữ những người bất đồng chính kiến, dù họ là những người, hay tập thể chủ trương bất bạo động, không hề có vũ khí trong tay.

...
Image
Nguyễn Viết Dũng trong bộ quân phục miền Nam Việt Nam. (Hình: danluan.org)


Khi không chiếm được lòng dân, thì chính thể cai trị phải sợ lòng dân, như người đi đêm sợ bóng ma. Những bóng ma đó được đặt tên là “thế lực thù địch,” “diễn tiến hòa bình,” “gián điệp nước ngoài.” Lực lượng công an, với khẩu hiệu “còn đảng, còn mình,” theo Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc, Việt Nam có lực lượng an ninh ít nhất là 6.9 triệu người. So sánh với tổng cộng những người đi làm khoảng chừng 43 triệu, thì cứ sáu người thì có một người làm việc cho các cơ quan an ninh.

Trang web chính thức của Bộ Công An trích lời ông Lê Duẩn, cố tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, có câu châm ngôn cho công an “Đảng lựa chọn công an trong những người trung thành nhất với đảng, những người chỉ biết sống chết với đảng, chỉ biết còn đảng thì còn mình!”

Phải chăng đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn sợ thay đổi, sợ bị lật đổ nên trong xã hội này, nhân viên y tế, thầy cô giáo thì thiếu nhưng công an, chìm, nổi thì đứng đầy đường.

Mới vào Sài Gòn một ngày, đảng Cộng Sản đã bắt đầu sợ. Sợ người sống, khi họ còn súng trong tay đã đành, Cộng Sản còn sợ cả người chết. Không sợ người chết, cớ sao lại giật sập bức tượng “Tiếc Thương” và chở đem đi vứt chỗ khác, mồ mả người lính miền Nam thì được rào chắn vây quanh như trại tù, gọi là “Khu Quân Sự” không ai được vào, mà cũng không ai được đem xương cốt ra.

Không sợ người chết, tại sao trong khi tro cốt của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được để ở chùa Quảng Hương Già lam, Gò Vấp, lại bị chính quyền Cộng Sản bắt phải di đời đi nơi khác, vì sợ đồng bào đến hương khói, chiêm bái.

Không những sợ người chết mà chúng còn sợ cả cái tên người chết, dưới thời Cộng Sản, sau khi thân nhân dời mộ cố Tổng Thống Ngô Đình Điệm và bào đệ của ông là ông Ngô Đình Nhu về Nghĩa Trang Gò Vấp, khi lập bia mộ, chỉ được đề “Huynh” và “Đệ,” mà không được đề tên thật của hai ông. Chính quyền nói đây là ý kiến của thân nhân Việt kiều về xây mộ, nhưng thử hỏi ai lại muốn bia mộ của thân nhân mình không tên, không tuổi.

Kẻ thắng sợ cả người thương binh bên thua trận, nếu không những lần phát quà, giúp đỡ cho thương binh VNCH ở chùa Liên Trì, Sài Gòn, vì sao lại bị công an, chặn đường, quấy nhiễu và cuối cùng phải chấm dứt công việc đầy tính nhân đạo này.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, sinh viên phản chiến biểu tình đã trương cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà chính quyền Mỹ chưa sợ, sao nay đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ lá cờ của VNCH trong chiến tranh qua đã lâu và cuộc đối đầu không còn nữa.

Cộng Sản sợ luôn cả bộ quân phục của người lính miền Nam, nếu không làm sao có vụ kết án Nguyễn Viết Dũng, bị 12 tháng tù vì tội “gây rối trật tự công cộng” trong khi Dũng tham gia cùng với người dân ở Hà Nội phản đối việc chặt cây xanh, mà chỉ riêng mình anh bị bắt và đưa ra tòa.

Cộng Sản Việt Nam luôn luôn sợ những người có ảnh hưởng đến quần chúng, có đám đông hỗ trợ, tức là sợ bị lật đổ. Do vậy các vị lãnh đạo tôn giáo của Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành luôn luôn bị theo dõi và cô lập.

Không những Cộng Sản không được lòng dân mà luôn luôn đứng đối lập với dân, coi dân như kẻ thù, thậm chí coi dân như con cháu trong nhà, ngược với khẩu hiệu “đảng là đầy tớ của dân,” như giọng khinh bạc của bà Tôn Nữ Thị Ninh: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi.” Phải chăng là theo cách đàn áp, bắt bớ tù đày.

Hồ Chí Minh là một tay mị dân đã từng nói “Nước lấy dân làm gốc,” nhưng thực sự đã hy sinh hạnh phúc của dân cho sự tồn vong của đảng. Xưa Nguyễn Trãi từng nói: “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân!” Ngày nay dưới chế độ Cộng Sản, người dân hết sợ kẻ cai trị dân rồi, nhưng chính phủ này đã bắt đầu sợ dân. Một thể chế mà sợ dân trước sau gì cũng đi đến chỗ diệt vong.

Ngày nay Cộng Sản đã thống trị được toàn bộ Việt Nam, nhưng trên thế giới ngày nay, lá cờ đỏ sao vàng chỉ thấy được treo, hay dám treo trước cổng tòa đại sứ Cộng Sản Việt Nam ở các nước, mà lá cờ này không thể treo bất kỳ ở đâu, dù ở một xó xỉnh nào.

Cộng Sản sợ hãi cả những người thua trận, ngày nay đã bỏ nước ra đi. Ở thủ đô Hoa Kỳ, nhân viên Tòa Đại Sứ CSVN không dám dùng xe ngoại giao (mang bảng số CD) đi vào khu Eden, hay Việt Cộng về Orange County chưa dám công khai đi uống cà phê hay ăn phở ở khu Bolsa.

Ngày Thứ Bảy, 23 Tháng Sáu, 2007, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết tham dự một cuộc họp tại thành phố Dana Point, miền Nam California, đã phải vào phòng họp bằng... cửa sau. Vào ngày 17 Tháng Ba, 2015, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng được mời đến Quốc Hội New South Wales để dự họp, nhưng không được dùng cửa trước vì sợ trứng thối, cà chua, cũng đành nhịn nhục nhờ cảnh sát dẫn đi cửa sau.

Cái này không gọi bằng sợ, thì gọi bằng gì?
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests