Thời Sự, Bình Luân

lengoi
Posts: 492
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Trung tâm bảo trợ xã hội hay nhà tù trá hình?

CTV Danlambao -
Anh Chế Nguyên Hoàng là một trong nhiều nạn nhân bị CA bắt giam tại “trung tâm bảo trợ xã hội” Tân Hiệp (463 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, Sài Gòn) sau cuộc biểu tình ôn hòa bảo vệ môi trường ngày 15/5/2016 vừa qua.

Sau 4 ngày 3 đêm bị giam giữ phi pháp, anh đã rời khỏi nhà tù trá hình này vào tối ngày 18/5/2016.

Trao đổi với CTV Danlambao sau khi về đến nhà, Chế Nguyên Hoàng cho biết: Chiều ngày 15/5/2016, khi đi đến ngã tư Lê Thị Nghĩa – Lê Lai, Sài Gòn, anh bất ngờ anh bị rất đông CA săc phục và thường phục ngang nhiên xông vào, dùng vũ lực bắt áp giải về phường Cô Giang, quận 1.

Bắt người phi pháp

Anh kể lại: “ Trước đó tôi có đọc thông tin trên mạng, vào ngày Chúa Nhật,15/5/2016 tại Sài Gòn có cuộc tọa kháng của người dân nhằm phản đối Formosa thải chất độc gây cho cá chết hàng loạt. Vì sẵn dịp lên Sài Gòn nên tôi có ý muốn đến tìm hiểu sự việc ra sao”.

“Khi đến nơi thì thấy cảnh hễ bất cứ nhóm nào đó tụ tập chừng hai hay ba người đều bị lực lượng công an, an ninh và dân phòng xua đuổi. Ngay lúc lúc đó tôi suy nghĩ liền, nếu như vậy thì chắc không có ai mà “có gan” mà dám tập họp”.

“Sau đó tôi chạy về, trên đường về đến ngã tư đèn đỏ Nguyễn Thị Nghĩa- Lê lai, thì tôi thấy một toán người khoảng 5, 6 người từ bên đường kia chạy xộc qua đường bên này tóm bắt một người đeo ba lô và lục lội đồ anh ta. Tôi thấy cảnh bât bình thường nên tôi dừng xe lại và móc túi lấy điện thoại định chụp hình, điện thoại chưa kịp móc ra khỏi túi thì lại có thêm toán người khác xông vào tôi, rút chìa khóa xe tôi ra khỏi ổ, yêu cầu kiểm tra hành chính đòi đưa tôi về phường công an”.

“Tôi thấy bất bình cự cãi với họ, một lúc sau thêm một số đông công an nữa đã đàn áp, lôi tôi lên xe đặc chủng rồi áp giải tôi về đồn CA phường Cô Giang, quận 1 để thẩm tra”.

Trong buổi thẩm tra, CA luôn hạch sách đủ điều cố ép buộc anh phải thừa nhận hành vi vi phạm pháp của. Tuy nhiên anh Hoàng đã phản ứng mạnh mẽ với những lời vu khống đó của CA:

“Trong khi đang đi giữa đường, các anh chặn xe tôi lại, đòi kiểm tra giấy tờ... Ít nhất các anh phải chứng minh người ta vi phạm điều gì đó, chứ không phải các anh bắt người ta vô lý như vậy, chưa kể các anh đã dùng vũ lực bắt người ta về đồn”.

Nhà tù trá hình


Đến khoảng 11 giờ khuya hôm đó, CA đã áp giải anh lên chiếc xe buýt (xe chuyên dụng chở những nạn nhân bị bắt bớ như anh), đưa về Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp.

Có rất nhiều người bị bắt ở đây, họ đã chống đối lại sự bất công phi lý này. Hẳn nhiên họ bị đáp trả lại bằng dùi cui hoặc roi điện. Anh Hoàng nói tiếp:

“Nơi đây họ (CA) sắp ra một cái bàn dài và đặt trên đó là cái giỏ, bắt tất cả mọi người bị bắt bỏ điện thoại của mình vào trong cái giỏ đó. Đã có nhiều phản kháng đòi phải có biên nhận giữ đồ, nhưng họ đã đe dọa nếu không làm như vậy họ sẽ dùng bạo lực. Vì lực lượng công quyền đông hơn hẳn những người bị bắt nên mọi người đành cam lòng làm theo CA sắp xếp”.

Một lần nữa anh cùng hàng trăm nạn nhân khác trong việc bắt bớ tùy tiện này, phải chịu cảnh ngược đãi bất công, thậm chí còn bị xem như là những phạm nhân nguy hiểm:

“CA bắt đầu xác minh địa chỉ từng người bị bắt để liên hệ về địa phương. Sau đó họ bắt từng người ôm 1 tấm bảng có ghi số trên đó và chụp hình giống như là một tội phạm mới vừa bị bắt. Hoàn tất thủ tục đó họ cho nhập chúng tôi vào các buồng giam”.


Đánh đập tàn nhẫn


Hầu hết mọi người đều bức xúc và phản đối về việc giam giữ trái phép này, vì tất cả trong số họ họ (những người bị bắt) đều cho rằng không có tội. Đến lúc bấy giờ chưa một ai có một biên bản rõ ràng hay lệnh bắt nào cả. Tuy nhiên những ai dám lên tiếng, hoặc tỏ thái độ phản đối đều bọn cai ngục ở đây tấn công bằng dùi cui hay roi điện.

CA dùng thủ đoạn đê hèn hơn là, nếu ai không chịu thuần phục theo mệnh lệnh ở đây, bọn chúng bắt người đó giam chung buồng với những thành phần khác để hành hạ theo luật “tù”. Anh kể tiếp:

“Vào trong buồng, có một tên trưởng buồng bắt rửa chân và bắt ngồi thẳng lưng xếp bằng xuống đất, rồi nó đá vào ngực và vào mặt, không ai có thể phản kháng gì được. Nếu ai “ngoan ngoãn” thì nó cho ngồi đó, một tiếng sau, lại cho nhét xuống phòng dưới. Vì bọn cai ngục không dám để phòng này lâu hậu quả bắt trắc xảy ra.”

Sau 4 ngày bị giam giữ trái phép lực lượng CA ở đã liên lạc về CA địa phương của mỗi người, để nhận người về địa phương đó. Thật trớ trêu bọn chúng bắt buộc tất cả những người bị bắt trái phép phải làm một bản cam kết với nội dung sẽ không tái phạm việc “tụ tập gây rối trật tự công cộng”. Trên thực tế đã 4 ngày rồi, CA chưa chứng minh được tội trạng của những người bị bắt.

Anh Chế Nguyên Hoàng đã đánh giá về cái gọi là “trung tâm hỗ trợ xã hội”:

“Như người ta nói là trung tâm phục hồi nhân phẩm, theo tôi đó là trung tâm hạ thấp nhân phẩm, Đối với con người bình thường khi vô đó mình cảm giác mình không phải là con người nữa, bởi cách hành xử của cơ quan công quyền không thể nào diễn tả bằng lời được”.


CTV Danlambao
MatVit
Posts: 1326
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

NGƯỜI VIỆT ĐANG LẶNG LẼ CÚI ĐẦU CHỜ CHẾT?

Khang Nguyên
Càng ngày, tôi càng thấy người dân Việt Nam, đi vào bước bánh xe đổ của cuộc thảm sát người Do Thái, mà Hitler và bọn độc tài Phát Xít Đức thực hiện trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến.

Những nỗi sợ hãi, những niềm hi vọng hoang tưởng, những ước mơ sống sót cho cá nhân mình và gia đình đã dẫn người dân Việt Nam e ngại, lo sợ nhưng lại thẳng bước xuống vũng lầy diệt vong.

Sáu năm kể từ khi Đức Quốc Xã bắt đầu cuộc thanh trừng vào mùa thu năm 1939, bằng hi vọng, bằng ước mơ, bằng cách né tránh, bằng sự từ chối, bằng những ảo tưởng được thế giới ra tay cứu, và nhất là sự bằng lòng từ chối chính những lời kêu gọi của các nạn nhân như mình, đứng lên trong giai đoạn cuối để chống lại Phát Xít, họ cứ thế âm thầm, lặng lẽ bước vào lò hơi ngạt.

Việt Nam ngày nay cũng không khác, dân chúng tự tạo ra những niềm tin mơ hồ, những ảo tưởng viễn vông, những hi vọng hão huyền, những niềm vui giả dối bằng cách tự nhủ rằng, sẽ có Hoa Kỳ, sẽ có lòng nhân đạo của thế giới tự do hòa bình, sẽ có người ra tay giải cứu.

Và cứ như thế, họ vẫn âm thầm, lặng lẽ ăn uống, hít thở và tìm đường sống trong cái chết, trong cái lò hơi ngạt khổng lồ, cam chịu mà không chống cự dù chỉ là trong tư tưởng.

Cuộc chiến mà Trung Quốc chụp xuống Việt Nam thật hết sức là tàn khốc và dã man. Nó tận diệt bất cứ một nguồn sống nào, từ con người cho đến con vật, từ cây cối cho đến hệ thống sinh thái, từ đất đai cho đến nguồn nước, chính quyền Bắc Kinh ra tay tận diệt không cần chọn lựa.

Ngày xưa 6 triệu dân Do Thái bị giết trước sau chỉ trong vòng 6 năm.

Ngày nay 90+ dân Việt Nam đang bị giết hại một cách dã man và không ai có thể tiên đoán được là trong bao lâu.
Vài năm?
5-7 năm?
Chục năm hay hơn?
Không ai biết, nhưng ai cũng thừa biết rằng những sự hủy hoại đó thật là dai dẳng và đau đớn.

Người Do Thái vẫn còn sót lại được 35% dân số sau cuộc thanh trừng. Ngoài vết thương tinh thần ra, họ không phải chịu đựng bất cứ một vết thương nào khác về thể lý. Họ hoặc chết rồi, hoặc sống sót để bắt đầu làm lại, bắt đầu xây dựng lại các thế hệ tiếp theo.

Người Việt Nam không có cơ hội đó. Họ sẽ, hoặc chết đi trong bịnh tật, hoặc chết đi vì chất độc. Và số còn lại, nếu còn sót lại, thì chắc chắn sẽ mang theo trong mình biết bao nhiêu sự tàn phá của nhiễm thể DNA, tế bào gốc. Họ không có cơ hội sống sót để làm lại. Họ chỉ có cơ hội sống sót để gieo rắc thêm những nỗi kinh hoàng về bệnh tật cho con cháu, cho các thế hệ mai sau nếu có, phải gánh chịu hậu quả.

Những chất độc từ Bô Xít Tây Nguyên, từ Formosa và từ hàng ngàn nhà máy khác mà Trung Quốc xây dựng ở VN, sẽ chậm chạp thẩm thấu vào lòng đất, rồi ngấm qua các mạch nước. Sau đó gom tụ lại ở các ao hồ, ở các kinh lạch, ở các nhánh sông và cứ thế, người dân tiếp tục nhắm mắt xử dụng cho tới hàng chục năm sau này. Không cần phải nghiên cứu, ai dám quả quyết rằng nạn ung thư sẽ không tăng vọt gấp nhiều lần trong vài năm tới?

Hitler và Phát Xít Đức phải dầy công, phải chịu vô cùng tốn phí để lùa người dân Do Thái ở khắp nơi trên toàn cõi Âu Châu lại để giết. Bởi vì người Do Thái đã định cư hàng ngàn năm trên nhiều quốc gia. Nó được ví dụ như nhiều cái hồ, tuy có gần nhau nhưng khi thả lưới bắt thế nào cũng phải sa sẩy, có nhiều cá thoát được.

Trung Quốc thì không cần phải quá tốn phí công sức đến thế. Họ đầu độc và giết người Việt Nam ngay trên chính cái tổ ấm mà họ đã và đang sinh sống. Đất nước VN như một cái hồ lớn. Họ chẳng cần phải tung lưới bắt. Họ chỉ việc thả thuốc độc xuống hồ. Mọi sinh vật ở trong đấy sẽ cùng chết, từ bé đến lớn, từ già đến trẻ, chỉ có khác biệt là trước và sau chứ không ai thoát được.

Lại nữa, ngày xưa khi dân Do Thái bị tàn sát, họ không có đất nước riêng của mình. Họ không có quân đội riêng của họ. Họ không có thể chế và quyền lợi giống như công dân của một đất nước, trong khi đó … Việt Nam có một quê hương, có một đất nước, có một dân tộc, và nhất là lại còn có cả một "quân đội hùng mạnh”.


CHẲNG LẼ BẰNG ĐÓ CON NGƯỜI, TỪ NGƯỜI DÂN ĐẾN QUÂN NHÂN LẠI CÚI ĐẦU NHẮM MẮT CHỜ CHẾT?

KHÔNG LẼ MỘT ĐẠO QUÂN OAI HÙNG ĐƯỢC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN ĐÓ LẠI KHOANH TAY CHẤP NHẬN BỊ TẬN DIỆT?

CHỈ CẦN VÀI NGÀN NGƯỜI, MỘT CÁI FORMOSA, CHỨ MỘT CHỤC CÁI FORMOSA, CŨNG BỊ TAN NÁT THÀNH MỘT ĐỐNG SẮT VỤN CHỈ TRONG MỘT NGÀY.
Image
P/S: Tôi chọn tấm hình này vì nó nói lên 1 điều muốn nói: Sống chung trong hồ, không một con cá nào sống sót. Độc chất không chọn nạn nhân. Tất cả đều cùng chết.

Theo Fb Giao Pham.
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Tại sao người ta khom lưng?

Ngô Nhân Dụng
Sau khi Tổng Thống Mỹ Barack Obama rời Việt Nam, trên mạng Internet có người đem hai bức hình ra so sánh. Bức hình thứ nhất chụp ngày 25 Tháng Năm, một ông “quan nhỏ bước ra khỏi xe hơi, trong lúc mặt đường ngập lụt. Một anh quân hầu vội vác chiếc ghế tới cửa xe cho quan bước lên, rồi một anh khác khom lưng cõng ông vào bậc thềm, cách cửa xe hai mét. Bức hình thứ hai chụp trước đó, cảnh ông Obama đang ở Việt Nam, tay cầm dù che cho hai nhân viên cùng bước với mình sau khi xuống máy bay gặp trận mưa lớn.

Một công dân mạng bình phẩm: “Không cần phải nói nhiều, hai tấm hình này cũng đủ nói lên bản chất của hai chế độ.”

Không sống dưới chế độ độc tài thì không thể hiểu tại sao anh quân hầu lại sẵn sàng khom lưng cõng ông “quan nhà báo.” Tại sao ông quan làm báo lại sẵn sàng cưỡi lên lưng người ta để bảo vệ đôi giầy của mình? Tại sao người ta cư xử với nhau với những phản ứng tự nhiên như vậy? Ðây chắc phải là một cảnh bình thường, trong đời sống hàng ngày. Cậu lính hầu thấy quan đang lo sợ ướt giầy, ướt gấu quần, thì đưa lưng ra cõng. Phản ứng tự nhiên, vì xưa nay cậu đã quen hầu các quan rồi. Ông quan thấy có đứa đưa lưng ra cõng thì ung dung cưỡi lên lưng người ta, không thắc mắc gì cả. Sau này ông kể, “sự việc diễn ra khá nhanh, lúc đó tôi cũng không nghĩ gì...” Ðúng ra, việc diễn ra nhanh hay chậm thì chắc ông cũng không thấy cần phải nghĩ gì cả. Ông cử động theo thói quen hàng ngay. Dù sao ông cũng biết xấu hổ khi bức hình lan truyền trên mạng, nên tìm cách giải thích, rằng vì ông già cả nên được anh quân hầu trẻ tuổi cõng. Chưa đầy 60 tuổi đã thấy mình già, nhưng nếu ông không quyền, không chức, thì có anh chị nào xin cõng hay không?

Chúng ta không cần nêu danh tính, in chân dung của ông quan và anh quân hầu trong câu chuyện này. Vì thực ra họ đều “ngay tình,” chỉ “phản ứng tự nhiên.” Họ không suy nghĩ gì khi khom lưng xuống hoặc cưỡi lên lưng đồng loại. Họ không cảm thấy hành động của mình có ý nghĩa nào về đạo đức cá nhân hay đạo đức xã hội. Cuộc sống trong chế độ Cộng Sản đã tạo ra kiểu hành vi, thái độ này, người trên thì vênh vang hưởng thụ, thằng dưới thì khúm núm xun xoe. Nền văn minh xã hội chủ nghĩa sản xuất ra các hoạt cảnh bình thường như thế, bởi vì người ta sống như thế từ lâu, đã thành tập quán rồi. Thằng dưới phải khúm núm, sợ hãi thằng trên. Thằng trên coi thằng dưới như “gia nhân, đầy tớ.”

Những chữ “gia nhân, đầy tớ” tôi mới thấy trong cuốn “Lời Ai Ðiếu,” hồi ký của nhà báo Lê Phú Khải, Người Việt xuất bản. Ông Khải đã làm việc nhiều năm cho các đài truyền hình của Cộng Sản. Trong một đoạn, ông thuật lại mấy câu chuyện nghe cô em họ nói; cô đã từng phục vụ các quan Bộ Chính Trị trong các buổi họp. Cô kể rằng, “Khi họp Bộ Chính Trị, Bác Lê Duẩn nói thì các bác Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp cứ cắm đầu xuống mà nghe, không ai dám ngẩng đầu lên, không ai dám nói nửa lời.” Và ông Lê Duẩn, tổng bí thư đảng Cộng Sản, “mắng mỏ người khác như mắng gia nhân, đầy tớ.” Ông Lê Phú Khải lại kể một lần Võ Nguyên Giáp mặc trào phục oai nghi, đi xe hơi có tài xế lái, đến dự một buổi họp quan trọng. Lê Duẩn trông thấy, bảo, “Anh không được dự.” Thế là ông đại tướng quay đầu lủi thủi lên xe ra về.

Cung cách cư xử từ trên đã như vậy, xuống dưới không thay đổi, mức sợ hãi có thể còn tăng cường độ. Bác Sĩ Tôn Thất Tùng được coi là y sĩ có uy tín nhất miền Bắc. Một vị tướng cảnh sát, từng làm thứ trưởng Bộ Công An, đã chứng kiến cảnh ông bác sĩ “quá lo sợ, mồ hôi vã ra như tắm.” Chỉ vì ông phải ra làm chứng trong một vụ nghi án. Hai phe Bộ Công An đánh nhau, bên nói nạn nhân bị giết, các thủ phạm đã bị đưa ra tòa, kết án, còn bên kia cố chứng minh người đó tự tử. Bác Sĩ Tôn Thất Tùng biết rằng nếu phát biểu ý kiến trái với phe công an mạnh thì không biết sự nghiệp và cả cuộc đời của mình sẽ ra sao! Là người ngoài, ông đâu biết phe nào mạnh hơn? Ông Tùng rút khăn trong túi ra lau mồ hôi, rút theo mấy gói bột ngọt, đánh rơi cả xuống đất. Thấy ông Tùng run quá, vị tướng cảnh sát cúi nhặt mấy gói “mì chính,” để lại trong túi cho ông, để ông còn cho vào tô khi đi ăn phở. Ông cho biết, Bác Sĩ Tùng phải thuộc hạng sang lắm (trong chế độ xã hội chủ nghĩa) mới có thứ bột ngọt này cất trong túi. Ông Tùng run, nhưng đủ bình tĩnh, khôn ngoan, không cho ý kiến nào cả. Chắc ông đã quyết định theo kế thoát thân đó trước khi dự buổi thẩm tra, vậy mà vẫn còn sợ, run, toát mồ hôi. Mà Bác Sĩ Tùng không thuộc hàng dân thấp cổ bé họng.

Thói quen sợ hãi người có quyền, có thế đã lan tràn. Xuống dưới nữa thì chúng ta mới thấy, cảnh anh quân hầu khom lưng cõng ông tổng biên tập một tạp chí của hội nhà báo. Làm chức tổng biên tập mà oai quyền đến thế sao? Người sống tự do quen không thể nào hiểu nổi lý do nào khiến con người khom lưng cõng nhau như vậy! Thời tôi sống ở Montréal, Canada, một bữa tôi đến trường đứa con út học, ngồi chờ để gặp các thầy, cô giáo; ngày hôm đó các thầy cô phải tiếp các phụ huynh. Ðang ngồi đọc báo chờ, thấy một người đến ngồi cùng băng ghế, tôi ngẩng lên, rồi vội cười chào. Ông ta lễ phép chào lại. Phụ huynh mới tới đó là Luật Sư Pierre Trudeau, người làm thủ tướng nước Canada mấy lần. Năm đó hình như đảng ông mới thất cử, nhưng vài năm sau ông lại trở về ngồi ghế thủ tướng.

Tại sao trong một nước tự do dân chủ thì ông thủ tướng hay anh dân thường đều tự coi họ bình đẳng như nhau? Tại sao trong xã hội Cộng Sản thì thói đội trên đạp dưới trở thành căn bệnh kinh niên, nặng nề như vậy?

Tất cả là do môi trường tạo ra. Trong chế độ độc tài đảng trị, thì các quan trên, dù chỉ đứng hạng nhì, hạng ba trong một hội nhà báo, khi được đảng Cộng Sản tin dùng là đủ thấy mình có quyền thế, coi những kẻ dưới mình như gia nhân, tôi tớ. Trong chế độ dân chủ, muốn làm thủ tướng hay tổng thống thì phải được dân bỏ phiếu, được dân ủy quyền. Cho nên có người nhận xét về hai bức hình, hình người cõng người và hình ông Obama che dù cho nhân viên, “Chúng cho thấy sự khác biệt: Một bên là đảng cử, một bên do dân bầu.”

Chính guồng máy dân chủ làm cho mọi người sống bình đẳng, một cách tự nhiên. Cái guồng máy đó chạy trong đời sống xã hội, thế là ai cũng cư xử, hành động theo quy luật dân chủ. Cứ như thế, sau một thế hệ, cùng lắm là hai thế hệ, ai cũng thấy mình không thua kém những kẻ có chức có quyền. Và những kẻ có quyền chức cũng thấy mình chẳng hơn gì đám dân ngoài phố. Nhất là các nhà chính trị. Họ phải chật vật đi xin phiếu của dân, xin dân bỏ phiếu cho mình. Họ phải tìm mọi cách chứng tỏ là mình gần với dân, thông cảm dân, vì mình không khác gì những người đi bỏ phiếu.

Người Việt Nam ở Mỹ nhìn cảnh ông tổng thống của họ đi ăn bún chả, ngồi trên cái ghế đẩu, xắn tay áo cầm chai bia mà tu, không ai ngạc nhiên cả. Ông ta đứng trú mưa dưới mái nhà tôn cái quán chông chênh bên đường ở huyện Từ Liêm, lại mời cô chủ và các khách hàng ra chụp hình với mìn. Cũng không người mỹ nào coi là chuyện lạ lùng. Nhiều người còn hỏi: Ủa cái ông Obama này, ổng tính tranh cử lần nữa hay sao? Bà con mình ở Hà Nội hay Sài Gòn đâu có quyền đi bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ?

Những gì ông Obama đã quen làm ở Mỹ, cách ông ta cư xử với dân Mỹ, ông ta chỉ làm giống hệt như vậy khi tới nước Việt Nam. Một là coi mình với người khác đều ngang hàng, bình đẳng. Hai là có cơ hội là bày tỏ tình thân thiện với mọi người. Nghĩ một cách tự nhiên, làm cũng tự nhiên như thế. Thái độ và hành vi này đã trở thành loại “bản năng thứ hai” của những người làm chính trị trong các xã hội dân chủ tự do. Họ được huân tập trong guồng máy dân chủ.

Vì vậy, sau khi ông Obama đi rồi, một người ở Sài Gòn viết trên mạng “những ấn tượng ông để lại trên mảnh đất chữ S này thì mãi mãi còn.” Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, 24 tuổi, nói với nhà báo: “Tôi muốn nước tôi có một người lãnh đạo như ông Obama.” Ông Nguyễn Quang Chơn viết trên blog của mình: “Ông Obama. Tôi kính mến, quí trọng và muốn được học tập ông... đối với người dân Việt, cái mà ông Obama đem đến chính là phong cách của ông, con người của ông...” Phải nói, mọi người dân Việt Nam đều khao khát những người cầm quyền ở nước mình cũng biết cư xử với dân như một ông tổng thống Mỹ.

Ông Obama có biệt tài khi nói trước đám đông mà khiến cho mọi người đều cảm thấy ông ta nói với chính mình. Ông đã trổ tài này khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, rồi kết luận với “của tin, chút này” của Nguyễn Du. Ông ta có thói quen thổ lộ những kinh nghiệm và tâm tình mà người khác có thể chia sẻ ngay lập tức. Ngày hôm qua, tới Hirosima, nơi bom nguyên tử Mỹ đã giết 140 ngàn người Nhật, ông đã làm nhiều người rơi lệ khi nhắc đến những đứa trẻ lúc chết còn sững sờ không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nghĩ đến những em bé chết oan vì tội lỗi của người lớn, ai cũng nhận được bản thông điệp hòa bình này.

Giống như vậy, tôi đã từng đọc bài thi sĩ Hữu Loan kể cha mẹ vợ ông bị đấu tố trong cải cách ruộng đất. Các cụ bị chôn sống đứng, nhô đầu trên mặt đất, rồi người ta cho kéo cầy đi qua. Nghĩ đến cảnh đó đủ rợn người. Nhưng gần đây tôi còn rùng mình hơn, khi đọc một đoạn hồi ký về cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Trung Cộng; nhân năm nay là 50 năm kỷ niệm thảm họa đó. Một nhân chứng kể ở tỉnh Sơn Tây người ta đem chôn sống một bà già và đứa cháu. Nhân chứng kể nghe thấy tiếng đứa bé kêu khóc: “Bà ơi, cát chui vào mắt con đau quá!” Rồi nghe tiếng bà trả lời: “Lát nữa sẽ hết đau, con ạ.”

Tại sao con người có thể tàn ác với nhau như thế? Chế độ Cộng Sản đã thay đổi con người, tạo ra những hành vi chúng ta không hiểu nổi. Tàn ác cực độ. Hoặc hèn hạ kinh khủng.

Muốn cứu con người, phải chấm dứt chế độ đó.
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Việt Nam, những tâm hồn hung hãn


Image
Tổng thống Obama phát biểu tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Hoàng Giang
31.05.2016

Có một bình luận trên VOA ở bài viết kỳ trước khiến tôi suy nghĩ khi người đọc bị bất ngờ trước một câu viết của tôi rằng “Thật khó để Việt Nam trở thành một đất nước dân chủ.” Thật ra tôi cũng rất đắn đo khi có suy nghĩ như vậy, nhưng bởi bản thân tôi cũng giật mình trước thái độ của dân chúng đối với sự có mặt của Tổng thống Obama tại đất nước mình trong những ngày vừa qua.

Tôi rất muốn đặt một câu hỏi thẳng thắn rằng: “Sẽ có sự thay đổi lớn nào xảy ra tại chính đất nước mình, sau khi Obama rời khỏi Việt Nam?” Hay tất cả chúng ta rồi sẽ quay lại cuộc sống bình thường như vừa đón đưa xong một ban nhạc thần tượng Hàn Quốc? Liệu có ai để ý xem báo chí quốc tế nhận định gì về cuộc viếng thăm của tổng thống Mỹ hay chỉ đơn giản lướt qua vài cái tít tâng bốc của truyền thông trong nước? Dân Việt hồ hởi bởi sự có mặt của tổng thống Mỹ vì lẽ gì? Vì nước Mỹ giàu có? Vì nước Mỹ thân thiện? Sự thịnh vượng lên xuống theo thời. Nếu nói về phát triển kinh tế, chính Hoa Kỳ đang cực kỳ e ngại cường quốc Trung Hoa. Sự thân thiện? Đó là một chiêu bài PR không hơn không kém. Chưa kể nếu các bạn muốn tìm hiểu về chính trị Mỹ, họ luôn muốn hướng tới hình ảnh của một đất nước thích khoa trương về sức mạnh. Chính vì vậy, sự thân thiện của Obama trở thành một hiện tượng và không ít người Mỹ tỏ ra bất đồng với sự nhún nhường quá mức của ông.

Dân chúng Việt niềm nở với Obama, chứ không phải Bush hay Clinton, bởi ông là người quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong khi không làm như vậy với Trung Quốc. Vậy là đa số chúng ta hả hê nghĩ rằng không còn phải sợ tay Tập Cận Bình dòm ngó đến biển đông nữa bởi Việt Nam giờ đã có Obama làm bạn, đã có Obama hỗ trợ, đã có vũ khí từ đất nước hùng cường bậc nhất thế giời. Chúng ta hồ hởi với Mỹ để xù lông hung hãn với nước láng giềng. Nên nhớ, nước Mỹ luôn luôn là đất nước hai mặt. Nếu trong số các bạn có đọc về thể chế tư bản, thì Hoa Kỳ là một quốc gia đầy cơ hội. Chính nước Mỹ quay lưng lại với đồng minh Anh Quốc trong cuộc tranh chấp kênh đào Suez giữa Anh và Ai Cập năm 1956 để dễ dàng tiếp cận với lượng dầu khổng lồ tại Saudi Arabia.

Báo The New York Times ngày 24 tháng 5 có đăng bài với tựa đề “As Obama Presses Vietnam on Rights, Activists Are Barred From Meeting”. Trong bài báo đưa rất rõ ràng cụ thể về 3 nhà hoạt động nhân quyền có tiếng nói tại Việt Nam mà tôi cũng đã đề cập đến trong một bài viết trước bao gồm ông Nguyễn Quang A, blogger Phạm Đoan Trang, và luật sư Hà Huy Sơn. Ông John Sifton của Human Right Watch nhận định rằng sự cấm đoán hay ngăn cản các nhà hoạt động xã hội đến gặp với Tổng thống Obama không chỉ là hành động xúc phạm đến ông mà còn là xâm phạm đến quyền con người khi tước đoạt quyền tự do thể hiện ý kiến cá nhân. Bài báo không chỉ đơn giản là đưa thông tin, 2 tác giả Gardiner Harris và Jane Perlez tỏ rõ thái độ và quan điểm qua từng câu chữ. Họ tường trình về 2.300 thính giả ăn mặc đẹp đẽ, ngồi ghế nhung đỏ và chắc chắn hầu hết đã được chính phủ sàng lọc, reo hò mừng rỡ khi Obama xuất hiện. Họ reo lên một lần nữa khi ông nói: “Việt Nam là một đất nước độc lập tự chủ, và không một đất nước nào có thể thay đổi điều đó,” như một ám chỉ liên quan đến Trung Quốc, đã từng tự tuyên bố chủ quyền biển Đông. Tuy nhiên, cả khán phòng im bặt khi ông đề cập các chủ đề về thực thi chủ quyền.

Chúng ta im lặng, bởi hoặc là chúng ta không biết, hoặc không ai quan tâm, hoặc quá mơ hồ về vấn đề đó. Obama cũng nói một câu rất tâm đắc rằng “Đất nước các bạn phải dựa vào chính mình.” Nhưng có vẻ lời nói ngắn ngủi ấy vẫn chưa đủ thấm. Với một đất nước mà nhân quyền còn là một vấn đề nhức nhối thì việc tự do mua bán vũ khí sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại hơn vui mừng. Tôi nhấn mạnh lại câu hỏi của mình một lần nữa, rằng sẽ có sự thay đổi lớn nào xảy ra tại chính đất nước mình, sau khi Obama rời khỏi Việt Nam? Khi mà chính quyền đã tự chứng minh rằng họ không xứng đáng với mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ bằng những hành động cấm đoán như trên, và bản thân dân chúng thì hung hãn vô cùng trong những lời chê bai cô bé sinh viên trẻ tuổi mặc áo dài vàng cầm đóa hoa thập cẩm tặng ngài tổng thống, hay chỉ trích ông cán bộ nhà nước đi công được bác bảo vệ cõng qua làn nước ngập mùa mưa Hà Nội?

* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
01.06.2016 14:28

Trả lời

Tôi hiểu bài viết của bạn. Nó khá trí tuệ khi bạn dựa vào câu nói của ông Obama "đất nước các bạn phải dựa vào chính mình". Nhiều người VN, trong đó có, không, phải nói là phần lớn, những blogger "dân chủ" cho rằng, chỉ có dựa vào Mỹ thì VN mới "an toàn". Người ta cho rằng, dựa vào Mỹ thì Mỹ sẽ đánh thay VN như đánh thay cho VNCH. Buồn cười. Thời thế thay đổi. Người dân Mỹ bây giờ sẽ không cho phép điều đó xảy ra. Toàn những kẻ hoang tưởng.

Chúng ta phải hiểu rằng, chúng ta chỉ có thể dựa vào Mỹ về mặt tinh thần còn việc của chúng ta, Mỹ không làm thay được. 1 người không hiểu gì về dân chủ - nhân quyền, cho dù có định cư ở Mỹ thì cũng coi như chưa có dân chủ - nhân quyền (với cá nhân anh ta), đơn giản vì anh không biết nó tồn tại cũng như không biết cách xài. Các blogger muốn gặp tổng thống để làm gì ? Để than thở là ở VN họ bị chính quyền đàn áp ra sao vì họ muốn đấu tranh đòi cái gì. Những chuyện đó ông Obama làm sao giải quyết được ?

Có 2 con đường để đấu tranh. 1 là đấu tranh âm thầm, nâng cao ý thức của người xung quanh rồi lan dần ra theo cách tự nhiên. Cách này rất vững chắc nhưng mất thời gian và ....chả ai biết ta là ai. Cách 2 là công khai đánh bóng tên tuổi, làm đình làm đám và lẽ tất nhiên phải chịu sự nguy hiểm từ phía chính quyền. Cách 1 là cách ưa chuộng của giới trí thức, của các nhà tư bản thích đứng trong bóng tối giật dây hơn là chường mặt trước công chúng. Cách 2 là cách của các nhà "hoạt động cách mạng", đánh cược tính mạng bản thân với sự cứng rắn của chính quyền, kích động sự bất mãn trong dân để chống chính quyền. Những đảng viên CS đã từng là những người như thế khi họ chưa nắm chính quyền.

Phương Tây ưa chuộng cách 1 hơn cách 2. Ở 1, xã hội có sự đồng thuận rất cao vì ý thức tương đối đồng đều, không ai có thể lợi dụng đám đông để lũng đoạn chính trị. Ở 2, đám đông rất dễ bị lợi dụng. Đang biểu tình ôn hòa, có người ném đá hành hung cảnh sát, cảnh sát mạnh tay trấn áp, thế là ôn hòa biến thành bạo động, có người bị bắt, bị thương và bị chết. Bất kể nguyên nhân sự việc thế nào, ngày hôm sau nhất định sẽ có ai đó lu loa lên rằng chính quyền đàn áp nhân quyền. Cái sự việc này không phải là tưởng tượng, nó đã từng xảy ra ở Thái Lan, Ukraine và Syria trước khi các quốc gia này xảy ra đảo chính, nội chiến và khủng bố.

Phương Tây đặt sự hiểu biết lên hàng đầu. Phải hiểu biết rồi mới có thể lập kế hoạch khả thi và cuối cùng là thực hiện kế hoạch ấy theo trình tự lập sẵn. Người VN thì thua. Người ta biểu tình vụ cá chết để chống Formosa chứ không phải vì môi trường, bất kể Formosa có phải thật sự là nguyên nhân gây ô nhiễm hay không. Con kênh, dòng sông trước nhà ô nhiễm như thế, trực tiếp liên quan đến cuộc sống của mình chả ai biểu tình. Buồn cười.

Dễ bị lợi dụng như thế mà đòi dân chủ - nhân quyền cái gì. Người ta biểu tình để đòi xây dựng luật. Theo luật, Tây Ta Tàu, bất kể là ai, phạm luật là "chém". Còn Ta biểu tình là để chống Tàu, ai gây ô nhiễm không quan tâm, còn Tàu gây ô nhiễm là không được. Cái này gọi là dân chủ - nhân quyền sao ? Cái này gọi là quan tâm môi trường sao ? Lũng đoạn chính trị thì có. Nhìn biểu tình vụ cá chết, tôi lại liên tưởng đến những vụ biểu tình của người TQ đòi tẩy chay hàng Nhật khi TQ tranh chấp với Nhật quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông. Chúng ta giống người TQ như tạc về suy nghĩ, hành vi và thái độ mà đòi cái gì "thoát Trung". Bắt chước văn minh Phương Tây, nói dễ nhưng làm thì hơi bị khó đấy.
vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Các bà mẹ Thiên An Môn

Ngô Nhân Dụng


Ngày 4 Tháng Sáu năm nay, hàng trăm ngàn dân Hồng Kông sẽ thắp nến biểu tình tưởng niệm các nạn nhân bị đảng Cộng Sản Trung Quốc tàn sát
tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Hơn một phần tư thế kỷ, người Trung Hoa sống ở nước ngoài vẫn tưởng niệm các sinh viên, học sinh và công nhân bị giết.
Gần đây, Hương Cảng là nơi biểu tình đông nhất. Đây là một phản ứng của thanh niên, sinh viên lãnh thổ này,
vì Bắc Kinh đã ngăn không cho dân chúng được trực tiếp bầu người lãnh đạo, như họ từng hứa hẹn.
Dân Hồng Kông kỷ niệm cuộc thảm sát Thiên An Môn để nhắc nhở mọi người cần dân chủ hóa.
Nếu không có tự do dân chủ, dân Hồng Kông có thể sẽ có ngày chịu số phận của những nạn nhân Thiên An Môn.

Image
Bà Đinh Tử Lâm, trên bìa sách “Đi Tìm Những Nạn Nhân Ngày 4 Tháng Sáu” (Tầm phóng Tứ Lục Thọ nạn giả), Lưu Hiểu Ba đề tựa.

Người Trung Hoa gọi ngày 4 Tháng Sáu năm 1989 là ngày “Lục Tứ” (Tháng Sáu ngày Bốn) để đề cao tầm quan trọng ngang với ngày “Ngũ Tứ,” 4 Tháng Năm năm 1919. “Ngũ Tứ” là phong trào đề cao chủ quyền độc lập. Năm đó sinh viên, học sinh Bắc Kinh đi biểu tình phản đối chính quyền hèn yếu không bảo vệ quyền lợi và danh dự quốc gia. “Lục Tứ” mở đầu phong trào đòi dân chủ tự do. Nhưng trong biến cố “Ngũ Tứ,” chính quyền quân phiệt chỉ bắt giam một số sinh viên lãnh đạo; còn trong ngày 4 Tháng Sáu trước đây 27 năm, Cộng Sản Trung Quốc đã bắn giết hàng ngàn sinh viên và công nhân.

Tuần trước, Tổ Chức Tranh Đấu Nhân Quyền Trung Quốc đã phổ biến bức thư ngỏ của 131 bà trong tổ chức mang tên Những Bà Mẹ Thiên An Môn. Các Bà Mẹ lên án thái độ lãnh đạm của đảng Cộng Sản trước nỗi đau khổ của gia đình các nạn nhân. Họ tố cáo chính quyền muốn tẩy xóa trí nhớ của người dân để thế hệ sau không ai biết về phong trào vận động cải cách của giới trẻ vào năm 1989, cốt làm cho cuộc thảm sát trong ngày 4 Tháng Sáu chìm vào quên lãng.

Bức thư vạch tội cộng sản đã thi hành chính sách “nhà nước khủng bố” suốt 27 năm qua với thân nhân của các nạn nhân Thiên An Môn. Công an luôn luôn theo dõi, rình mò, nghe trộm điện thoại và các liên lạc qua máy điện toán, dọa nạt bằng những vụ truy tố về các tội bịa đặt. Các bà mẹ lên án: “Tất cả các hành động đó làm tổn thương vong hồn những người đã chết thảm trong cuộc đàn áp và xúc phạm những thân nhân còn sống.”

Bức thư ngỏ này được gửi cho cả thế giới sau khi guồng mấy công an Trung Cộng gia tăng đe dọa người thân của các nạn nhân Thiên An Môn. Hàng năm, trước ngày “Lục Tứ,” công an vẫn thường ngăn cản việc đi lại và cấm các thân nhân không được tụ họp. Năm nay, áp lực này gia tăng trong tháng qua vì cái chết của ông Tưởng Bồi Khôn (Jiang Peikun), cha của Tưởng Kiện Liên (Jiang Jielian), một trong số sinh viên bị giết sớm nhất trong cuộc thảm sát.

Công an đã cấm, không cho ai được đến thăm hỏi người vợ ông là bà Đinh Tử Lâm (Ding Zilin). Bà nổi bật trong nhóm Các Bà Mẹ Thiên An Môn, vì đã đã viết bài trên báo ở Hồng Kông đòi hỏi chính quyền Trung Cộng phải đáp ứng những yêu cầu của các bà mẹ, năm 1991 bà đã được đài truyền hình Mỹ ABC News phỏng vấn.

Những lời yêu cầu trên không có gì ngoài mối quan tâm của các bà mẹ bình thường. Họ yêu cầu được tưởng niệm các con công khai và ôn hòa. Họ muốn được tự do nhận hỗ trợ từ dân Trung Quốc và khắp năm châu. Họ đòi chính quyền chấm dứt quấy rối gia đình các nạn nhân Thiên An Môn, và trả tự do cho những người còn bị giam giữ. Cuối cùng, họ yêu cầu đảng Cộng Sản mở cuộc điều tra về cuộc thảm sát, buộc các kẻ chủ mưu phải chịu trách nhiệm.

Bà Đinh Tử Lâm năm nay 80 tuổi, vốn là một giáo sư triết học tại đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh. Chồng bà là chủ nhiệm Viện Thể Dục của đại học này. Buổi tối ngày 3 Tháng Sáu năm 1989, con bà là Tưởng Kiện Liên, năm đó mới 17 tuổi, đã rời nhà tới Quảng trường Thiên An Môn bất chấp lệnh giới nghiêm. Sau đó, anh chết khi được đưa tới bệnh viện. Có người nói anh đã bị công an bắn trúng tim rồi bỏ mặc nằm đó cho tới chết. Bà cũng nghe nói con bà bị giết tại Quảng trường khi lính tiến vào bắn thẳng vào đám sinh viên đợt đầu tiên, khi được đưa tới nhà thương nhi đồng thì đã chết rồi. Sau khi con bị giết, bà Đinh Tử Lâm đã tự sát sáu lần không thành công.

Kể từ Tháng Tám năm 1989, bà Đinh Tử Lâm đã tìm gặp các bà mẹ của những nam nữ sinh viên bị thảm sát. Họ thăm hỏi, an ủi lẫn nhau, liên kết thành một nhóm tương trợ, dần dần quy tụ được khoảng 150 người. Các Bà Mẹ Thiên An Môn thành hình.

Đảng Cộng Sản đã tìm cách ngăn cản. Bà Đinh Tử Lâm bị làm khó dễ trong công việc dậy học và nghiên cứu, cả hai vợ chồng bà bị trục xuất ra khỏi đảng Cộng Sản và cho về hưu non. Bà bị bắt bỏ tù nhiều lần, khi được thả lại bị quản thúc. Năm 1995 hai ông bà bị bắt ở Vô Tích, giam giữ hơn một tháng để “điều tra vì phạm tội kinh tế!” Từ năm 2000 đến nay, bà bị theo dõi 24 trên 24 giờ. Trong suốt thời gian đó, bà Đinh Tử Lâm tiếp tục đi tìm họ tên những sinh viên bị giết tại Thiên An Môn trong biến cố Lục Tứ. Năm 2004, tuần báo Time vinh danh bà Đinh Tử Lâm như một trong 60 người anh hùng của Châu Á. Năm 2007, lần đầu tiên hai vợ chồng bà được phép đến thắp nến tưởng niệm con tại Thiên An Môn, cùng bố mẹ các sinh viên khác; nhân dịp đó Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty International) đã gửi lời ngợi khen nhà cầm quyền Trung Cộng! Tuy bà đã được các tổ chức nhân quyền nổi tiếng chú ý, chính quyền cộng sản vẫn bắt giam bà bất cứ lúc nào họ thấy cần! Trước khi Bắc Kinh tổ chức Thế Vận Hội 2008, bà Đinh Tử Lâm bị “đưa đi nghỉ hè” bất đắc dĩ! Bà bị bắt lần nữa khi ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) được trao giải Nobel Hòa Bình năm 2010, ông đã ngỏ lời tặng vinh dự này cho các nạn nhân Thiên An Môn.

Năm 2007, bà Đinh Tử Lâm được trao Giải Tự Do Cầm Bút với cuốn sách “Đi Tìm Những Nạn Nhân Ngày 4 Tháng Sáu” (Tầm phóng Tứ Lục Thọ Nạn giả) tường thuật công việc điều tra của bà trong 25 năm. Giải thưởng này mang tên thi sĩ Vasyl Stus người Ukraine, ông đã trải qua 23 năm trong các nhà tù cộng sản khi Ukraine còn thuộc Liên bang Xô Viết. Ông qua đời năm 1985 khi mới 47 tuổi, trong lúc đang được nhà văn Đức Heinrich Boll đề cử lãnh giải Nobel Văn Chương.

Bà Đinh Tử Lâm đáng được các bà mẹ Việt Nam noi gương. Mặc dù bà tranh đấu chỉ vì tình yêu thương dành cho đứa con trai duy nhất bị sát hại, nhưng hành động can đảm của bà cũng khuyến khích bao nhiêu bà mẹ khác đứng lên đòi quyền sống tự do và có phẩm giá cho những người dân Trung Quốc bình thường khác. Vì lòng mẹ yêu con là một tình tự khiến ai cũng có thể chia sẻ và xúc động, ai ai cũng phải kính trọng. Đảng Cộng Sản Trung Quốc rất sợ hãi cho nên đã tìm mọi cách vùi dập bà Đinh Tử Lâm.

Một bà mẹ Việt Nam hiện nay đang hành động như bà Đinh Tử Lâm là bà Nguyễn Thị Kim Liên ở Long An, người mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha. Đinh Nguyên Kha đã bị bắt, bị ra tòa cùng với Nguyễn Phương Uyên năm 2013 chỉ vì đã lên tiếng trên mạng đòi đảng Cộng sản không được bắt cả dân tộc chịu nhục nhã trước cuộc xâm lăng của Trung Cộng. Trước tòa án, Kha thản nhiên nói, “Chống Đảng thì không phạm tội..., vì không có luật nào nói như vậy.” Từ đó đến nay, Bà Nguyễn Thị Kim Liên đã sang tận Châu Mỹ và Châu Âu, vận động dư luận tạo áp lực đòi chế độ Cộng Sản trả tự do cho con trai bà.

Nhưng tại Việt Nam còn bao nhiêu người chết oan khuất không khác gì các nạn nhân Thiên An Môn. Đó là những người chết trong lúc bị bắt giam trong đồn công an. Cuộc thảm sát diễn ra cho từng cá nhân, một cách âm thầm, nhưng con số nạn nhân rất lớn. Em Trịnh Xuân Quyền, 16 tuổi, ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông chết bất thường trong lúc bị tạm giam. Cũng tại tỉnh này, một người chỉ được báo trong nước nêu tên tắt là anh Huỳnh N., 39 tuổi, đã trở thành nạn nhân thứ tư chết trong tay công an trong năm 2014. Các bà mẹ, các chị, em, vợ con của những nạn nhân chưa bao giờ gặp nhau, chưa bao giờ cùng lên tiếng đòi mở một cuộc điều tra về tất cả những cái chết oan khuất đó. Cần một cơ quan đứng ngoài công an và một tổ chức độc lập với đảng Cộng Sản phụ trách công việc điều tra này.

Đảng Cộng sản rất sợ cảnh người dân bị trị biết tìm đến nhau, đoàn kết với nhau vì cùng chịu cảnh oan khuất. Nhà văn Mã Kiến (Ma Jian) tác giả cuốn Bắc Kinh Hôn Mê, (bản dịch tiếng Anh Beijing Coma), đã ca ngợi bà Đinh Tử Lâm trên nhật báo New York Times nhân ngày Lục Tứ năm 2008, nhận xét rằng, “mặc dù bên ngoài tỏ ra hung hãn, đảng Cộng Sản Trung Quốc đang sợ hãi như một con nai bị thợ săn chiếu đèn.” Họ run sợ vì dù đã cố mọi cách xé bỏ một trang lịch sử đẫm máu nhưng người dân Trung Hoa nhất định không quên.

Ngày 4 Tháng Sáu mỗi năm là ngày các bà mẹ, vợ con, và chị em của những nạn nhân người Việt chết trong đồn công an đứng lên phát động một phong trào đòi công lý! Họ sẽ là Những Bà Mẹ Thiên An Môn của Việt Nam.
buikiem
Posts: 508
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Châu Âu Vào Biển Đông?
Trần Khải
Biển Đông vẫn căng thẳng.

Trong khi đó, báo Stars and Stripes hôm 6-6-2016 ghi rằng Pháp nhúng tay vào cuộc cờ Biển Đông: Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, nói hôm Chủ Nhật trong hội nghị an ninh ba ngày ở Singapore, kêu gọi các nước Châu Âu gửi tàu chiến tới Biển Đông theo luật biển về tự do hàng hải, và ngăn ngừa cuộc chiến Biển Đông.

Trong khi đó, bản tin VOA cho biết Hoa Kỳ và Trung Quốc đã dùng phiên họp khai mạc của hội nghị cấp cao hàng năm tại Bắc Kinh ngày hôm Thứ Hai để tìm cách giảm bớt những mối căng thẳng về các vụ tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo tường thuật của thông tín viên Nike Ching của đài VOA tại Bắc Kinh, các chuyên gia cho rằng những lời lẽ ngoại giao có phần chắc sẽ không ngăn được những hành động quân sự hoá của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này.

Những mối lo ngại đang gia tăng trong vùng Châu Á Thái Bình Dương về cách tiếp cận có tính chất hung hãn của Trung Quốc đối với những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.

Bản tin khác của VOA cho biết Việt Nam có thể mua máy bay trinh sát biển P-3 Orion tân trang lại của hãng Lockheed Martin (Mỹ) để ứng phó trước sự gầy dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.

Reuters ngày 6/6 dẫn lời ông Clay Fearnow, giám đốc điều hành cao cấp nhánh hàng không của Lockheed Martin nhân cuộc triển lãm hàng không ở Berlin tuần trước cho biết theo dự kiến trong vòng vài tháng tới Việt Nam sẽ đề nghị công ty chính thức báo giá và cung cấp thông tin về 4 hoặc 6 chiếc máy bay P-3 Orion cũ của hải quân Hoa Kỳ.

Washington tháng rồi loan báo chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí cho Hà Nội đã dọn đường cho các thương vụ này, nhưng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách dân chủ, nhân quyền, lao động Tom Malinowski tuần trước khẳng định với VOA Việt ngữ rằng bất kỳ hợp đồng mua bán võ khí nào giữa đôi bên sẽ phải được chính phủ Mỹ xét duyệt cẩn trọng cân nhắc tới vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tại Đối thoại Shangri-La hôm 5/6 cho biết Hà Nội chưa chắc muốn mua gì và có thể mua gì từ Mỹ.

Tuy nhiên, quyết định của Mỹ bỏ cấm vận võ khí cho Việt Nam càng nêu bật quan tâm chung của hai nước trước các mối đe dọa từ Trung Quốc.

VOA ghi rằng Ông Fearnow cho hay nếu thương vụ dự kiến với Lockheed Martin suôn sẻ, các máy bay P-3 hải quân Mỹ không còn sử dụng sẽ được tân trang lại với cánh mới và hệ thống chống tàu ngầm mới trước khi bán cho Việt Nam.

Vẫn theo nguồn tin này, với các thiết bị bổ sung như vậy, mỗi chiếc P-3 tân trang sẽ có giá trên 80, 90 triệu đô la, tức cao hơn giá mà Lockheed Martin từng bán cho Đài Loan mấy năm trước.

Trong khi đó, bản tin RFI ghi rằng khi phát biểu trước Quốc hội ngày 06/06/2016 Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan, Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan) tuyên bố Đài Bắc sẽ "không công nhận Vùng nhận dạng phòng không AZID" do Trung Quốc áp đặt tại Biển Đông.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Liên Hiệp Quốc chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Hoa Kỳ không loại trừ khả năng, sau phán quyết của tòa án quốc tế Bắc Kinh sẽ đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông.

Hãng tin Reuters nhắc lại là Trung Quốc đã thiết lập Vùng nhận dạng phòng không tại vùng đang có tranh chấp với Nhật Bản, ở biển Hoa Đông từ năm 2013 bất chấp chống đối mạnh mẽ của Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Hàng tin Anh nhắc lại là tới nay Trung Quốc vẫn chưa chính thức lên tiếng về kế hoạch thiết lập Vùng AZID trên Biển Đông. Bắc Kinh cho rằng kế hoạch đó tùy thuộc vào mức độ rủi ro trong khu vực. Ngoài ra Trung Quốc luôn khẳng định là hoàn toàn có thẩm quyền thiết lập Vùng nhận diện phòng không trong vùng biển này.

RFI ghi thêm:

"Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan lên tiếng sau khi Cơ quan An Ninh Đài Loan trình lên Quốc hội bản báo cáo về tình hình khu vực và nhấn mạnh: Đài Bắc không loại trừ khả năng Trung Quốc thiết lập vùng AZID tại Biển Đông và động thái này sẽ "dẫn tới một làn sóng căng thẳng mới trong khu vực"..."

Trong khi đó, báo Thanh Niên cho biết chính phủ Campuchia bênh vực Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.

Thanh Niên ghi rằng Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong ngày 6.6 tuyên bố rằng Trung Quốc có đủ cơ sở pháp lý (?) để từ chối tham gia "vụ kiện đơn phương" của Philippines về các tranh chấp tại Biển Đông.

Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong tuyên bố như trên tại cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngày 6.6, theo Tân Hoa xã cùng ngày.

Bản tin TN cũng ghi lời Phó Thủ tướng Campuchia cảm ơn việc Trung Quốc viện trợ và cho vay giúp Campuchia phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi hơn 2 tỉ USD xây 7 nhà máy thuỷ điện tại Campuchia, giúp nước này giảm giá điện đáng kể, theo ông Namhong.

Hung hiểm, hung hiểm vô lường.
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Đến ông Trời cũng phải kêu trời...
Mai Tú Ân
(Danlambao) - Chính quyền Việt Nam có phải là chính quyền của dân, do dân và vì dân hay không qua việc đối phó với vụ khủng hoảng cá chết ở miền Trung vừa rồi? Khi chính quyền đã tỏ thái độ coi thường người dân của mình một cách không hiểu nổi, không thể giải thích nổi. Bằng hàng loạt hành động khó hiểu, những lời nói mâu thuẫn, đối chọi với nhau cùng với việc im lặng lạ lùng trước những việc cần phải nói ra cùng với việc bưng bít thông tin, bắt báo chí im lăng và trấn áp người dân biểu tình ôn hòa về vụ cá chết thì câu trả lời là không, không và không.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói câu "có dân là có tất cả" trong khi hầu như bất động trong vụ cá chết ở miền Trung, cũng như che giấu người dân mọi thông tin về vụ việc. Đặc biệt là không hề cho người dân biết về việc nước Mỹ đã chủ động muốn giúp đỡ Việt Nam về vụ cá chết nhưng Việt Nam đã thẳng thừng từ chối. Đây là một việc khó hiểu, quanh co và có gì đó mờ ám của chính quyền đối với người dân của mình trong cuộc khủng hoảng này. Một sự đổ vỡ niềm tin vào cái nơi lẽ ra phải tạo dựng niềm tin khi cùng nhau vượt qua khó khăn. Thế giới mà chúng ta đang sống luôn không hoàn hảo, có nhiều điều sẽ xảy ra, chính quyền có thể giải quyết vấn đề chưa tốt nhưng không thể để người dân mất đi lòng tin vào mình, không để cho nỗi nghi ngờ của người dân càng lúc càng lớn bởi sự thiếu minh bạch của mình.

Sực việc cá chết kéo dài gây thảm họa cho người dân miền Trung và gây khủng hoảng niềm tin của người dân cả nước đối với chính quyền qua những việc làm bất cập, thiếu kịp thời cùng sự lúng túng ngày càng thấy rõ của các quan chức chính quyền. Tứ trụ triều đình lặn mất tăm và không ai có một lời về vụ cá chết đang gây xôn xao dư luận. Chỉ thấy có ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện trên TV nói vài lời là sẽ kiên quyết, sẽ quyết liệt điều tra, rồi thôi cũng lặn mất tăm. Người dân cũng không hiểu ông nói cái gì, ai muốn hiểu sao thì hiểu nhưng qua thời gian thì ai cũng hiểu là cuối cùng chẳng ai hiểu cái gì cả qua lời nói của người đứng đầu chính quyền. Các quan chức chính quyền cấp dưới thì vô tích sự, không biết làm gì để hạ hỏa lòng dân mà lại như đổ dầu vào lửa, với các phát biểu thiếu nhất quán, đối chọi nhau. Nhưng đa phần là chơi chiêu Giả Dại Qua Ải, ỳ ra, hay im lặng quăng ra cục lơ to tướng vào mặt người dân.

Mỗi lần các ông tổ chức họp báo về vụ việc thì chỉ càng rối thêm. Qua nhiều cuộc họp báo, phát ngôn của nhiều cơ quan ban ngành của nhiều cấp bộ, thứ trưởng thì vấn đề mà người dân đang lo sốt vó thì chẳng nhận được câu trả lời. Vấn đề lại càng chỉ rối tinh thêm và mờ mịt thêm với các cuộc họp báo đầu voi đuôi chuột này. Người dân gặp nạn chỉ có thể tự lo cho mình trước, và nhờ cậy được chính quyền luôn là giải pháp sau cùng.

Báo chí quốc doanh trong luồng cũng bị khóa miệng triệt để không hề nói gì đến vụ cá chết, và rồi đến khi được nói thì cũng lại nói theo kiểu loa phường ngày trước. Nói về các cuộc xuống đường của người dân vì bức xúc chuyện cá chết là phản động, là do Việt Tân xúi dục. Một truyền thống cũ kỹ của ngành CA thời cũ kỹ xa xưa lại được lôi lên từ dưới nhà mồ của thời gian và được dùng trở lại khi chính quyền có quá nhiều quyền lực CA, người của CA nhưng lại lúng túng chẳng biết làm gì để đối phó với khủng hoảng. Một đối sách cũ xưa được đưa ra để với mục đích đánh lạc hướng dư luận nhưng cũng bất thành bởi chẳng có chứng cứ nào người dân là phản động, hay Việt Tân xúi giục cả. Người dân bình thường không có trình độ, không có hồ sơ mật nào cả nên họ có thể nói đúng, có thể nói sai nhưng chính quyền có đủ thứ trình độ, có đủ thứ tài liệu, có người để điều tra tìm hiểu nên không thể nói sai, nói bừa những tin tức thiết thực cho người dân và cho đất nước.

Đàn áp người xuống đường thẳng tay cho thấy thời CA, mật thám lên ngôi. Dối trá và vu khống được đưa vào như muốn hình sự hóa mọi việc của một nhà nước đã phân chia luật pháp. Có luật công khai và có luật ngầm, rừng rú để quản lý đất nước không phải là và không bao giờ là biện pháp tốt để làm công cụ thao túng, dẫn dắt người dân. Nó chỉ làm mất lòng tin của người dân đối với chính quyền mà thôi.

Và cuối cùng là cái kết đẹp cho cho bức tranh u ám của một chính quyền vô tích sự và chẳng làm gì để cứu dân là trong lúc vụ việc cá chết đang hồi cao trào trong lòng dân, trong khi chính quyền Việt Nam cũng đang bế tắc chưa điều tra ra thì tại sao lại từ chối, không chấp nhận sự giúp đỡ của nước Mỹ để điều tra về vụ cá chết? Và tại sao không cho dân biết lý do tại sao lại im tiếng?

Nước Mỹ là một đất nước của bảo vệ môi trường, có nhiều khả năng chuyên môn và đa dạng, nhiều máy móc và các nhà khoa học tài giỏi để làm công việc điều tra này. Họ lại còn có cả sự nhiệt tình nữa khi đến để "xin" được giúp đỡ. Ngoài ra các kết luận của họ, nếu có thì người dân Việt Nam cũng tin tưởng hơn.. Vậy tai sao lại tạt cho họ gáo nước lạnh khi thẳng tay từ chối thiện chí của họ? Tại sao cũng giấu luôn cả vụ việc này, và người dân cũng chỉ biết đến khi đối tác nói ra. Người dân có quyền được biết về những vấn để liên quan đến đời sống, đến môi trường xung quanh cũng như đến an toàn sức khỏe của họ lắm chứ?


Không minh bạch, bưng bít thông tin và che giấu mọi sự thật như thế thì bây giờ mà có hỏi ông Trời thì ông ấy cũng nói rằng, từ xưa đến giờ chính quyền Việt Nam dở hơi như thế bởi có quyết được việc gì lớn đâu. Nó giống như đứa con gái mới lớn, sáng nắng chiều mưa, tâm tính khó lường lại giống cả một thằng nhỏ mất dạy ở dưới quê và chỉ biết nghe theo lời các đại ca thôi, nay đại ca không còn thì nó chỉ biết ỳ ra để phùng xòe giữ thế thôi chớ biết làm gì nữa. Đừng nói tới thằng Mỹ, ngay cả thằng Trời tao đây mà có tới xin giúp thì cũng bị từ chối thẳng thừng. Có khi còn bị bắt nữa...

Rồi ông Trời ấy ngửa cổ lên trời mà kêu trời ơi...

13.06.2016
Mai Tú Ân
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

SAU LƯNG NHÂN DÂN LÀ NHÂN DÂN -
NTKC
Mươi, mươi lăm năm nữa, khi Việt Nam đã có một đổi thay nào đó, hình ảnh những ngày chủ nhật biểu tình vào tháng 5 tháng 6/2016 ở hai thành phố Sài Gòn – Hà Nội hẳn sẽ làm cho những kẻ hậu sinh ngẩn ngơ không hiểu nổi. Cũng giống như hiện nay, khi nghe ông bà cha mẹ kể chuyện trước thập niên 1990, cuộc sống người dân bị quản lý 100% bằng tem-phiếu: từ gạo-mắm-thịt-cá-đường-sữa-dầu-mỡ-xà phòng-thuốc lá-vải vóc-kim chỉ-quần đùi-áo may ô-vỏ-ruột xe đạp… tất tần tật đều phải xếp hàng mua ở cửa hàng mậu dịch một giá; mỗi tháng một nhân khẩu chỉ có tiêu chuẩn mấy trăm gam thịt/cá cùng mấy ký gạo để được độn với khá nhiều bột mì/sắn lát/bo bo… thì thế hệ sau cười một cách nghi ngờ diễu cợt, như cho rằng người lớn đang mắc bệnh siêu tưởng nhằm nhát ma con trẻ. Họ không hiểu là nếu không có những phản ứng quyết liệt từ chính trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ ấy, thì có thể “chế độ tem phiếu” sẽ vẫn tiếp tục duy trì đến tận hôm nay.

Các chủ nhật 1, 8, 15 tháng 5, 5 tháng 6… mỗi ngày là một bộ phim tài liệu hành động nhiều tập, trung thực, hiển nhiên, mạnh mẽ, thuyết phục hơn ngàn vạn lời lẽ ngôn từ. Bởi vì, chẳng cần bất cứ sự dàn dựng, cắt cúp, kiểm duyệt nào, tất cả đều LIVE. Sự thật thế nào thì hình ảnh hiện lên đúng như vậy, và luôn được ghi vào những thời điểm trong-đời-chỉ-có-một-lần…

Nếu chủ nhật 1 tháng 5 tưng bừng hàng ngàn người biểu tình vui-vẻ-hô-khẩu-hiệu trên khắp các con phố trung tâm Sài Gòn đúng phẩm cách một đại đô thị, thì chủ nhật 8 tháng 5 đánh dấu một bước nhảy vọt về quyết tâm đàn áp của nhà cầm quyền. Nhiều người đã bị đánh bầm dập với những hình ảnh xứng đáng trở thành biểu tượng. Tới chủ nhật 15 tháng 5, mọi chuyện đã thật sự sang trang: phố phường bị khóa chặt, con muỗi cũng khó lòng lọt qua, vậy mà vẫn nổ ra cuộc biểu tình hàng trăm người ở công viên 23 tháng Chín và cuộc “đào thoát” để tọa kháng thành công của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Chủ nhật 22 tháng 5 không có biểu tình vì là ngày bầu cử. Chủ nhật 29 tháng 5 thì dư âm cuộc xuống đường rầm rộ chào đón tổng thống Mỹ Obama ở cả hai thành phố Sài Gòn – Hà Nội vẫn còn ngập tràn cảm xúc, lấn át hết mọi chuyện thời sự khác…

Và rồi, những người hay nghĩ ngợi bắt đầu đặt câu hỏi, sau những đàn áp mạnh tay, liệu những cuộc Biểu Tình Cá có còn tiếp tục? Và vấn nạn Formosa sau hơn hai tháng liệu đã đủ tiêu chuẩn và đẳng cấp được đưa vào danh mục “để lâu cứt trâu hóa bùn” hay chưa… Bởi vì, người dân Việt đã được tập dượt quá nhiều lần đủ để tự ám thị rằng, gì thì gì, rồi đâu lại vẫn hoàn đấy, chuyện thế nào thì sẽ vẫn tiếp tục như vậy. Sẽ chẳng có ai từ chức, mất chức hay đứng ra giải quyết, nên đừng có hy vọng hão huyền…

Chủ nhật 5 tháng 6, ngày Môi trường Thế giới. Trên Facebook đã có lời kêu gọi biểu tình nhưng nhà cầm quyền, sau “thành công vang dội” của ngày 15 tháng 5, đã tổ chức ngăn chặn/dàn chào biểu tình còn kỹ lưỡng, bài bản hơn nhiều.

Sáng chủ nhật 5 tháng 6, ở Sài Gòn chừng vài trăm người đứng ngồi quẩn quanh trong khu vực công viên 30 tháng Tư. Mặc dù chưa hề có động thái nào của biểu tình, một số vẫn bị hốt lên xe, chở về công an phường và đến tối thì bị chuyển đến Trung tâm Bảo trợ xã hội – số 463 Nơ Trang Long – Bình Thạnh.

Ở Hà Nội, nhóm Green Trees – Vì một Hà Nội xanh với khoảng bốn mươi người, xuất phát từ Nhà thờ Lớn đã giăng biểu ngữ và đi được một quãng phố Lý Quốc Sư khá khí thế với các khẩu hiệu: Vì cá – Vì nước – Cả nước xuống đường; Biển chết – Dân chết – Yêu cầu chính phủ minh bạch thông tin; Chúng tôi muốn biết vì sao Cá Chết; Vì một Việt Nam Xanh Sạch – chúng ta phải hành động; Hãy cứu biển – Đừng vô cảm – Đừng đánh dân; Đại họa 2016 – Biển chết Cá chết – Bạn đã làm gì?; Quốc hội ở đâu?… Nhưng chỉ sau mấy phút, dàn đồng phục/thường phục hùng hậu cùng với xe buýt đã lập tức ập tới, đón chặn và hốt sạch…

NGƯỜI BIỂU TÌNH CÔ ĐƠN?

Trong những hình ảnh và clip về biểu tình ở Sài Gòn – Hà Nội ngày 5 tháng 6, có thể thấy khi người biểu tình bị rất đông người nhà nước vây dồn, lôi lên xe buýt, dân chúng quanh đó chỉ lấy mắt nhìn mà không dám có bất cứ động thái nào.

Có phải vì dân chúng thờ ơ? Hoặc họ không ủng hộ biểu tình? Có phải họ không hề hay biết những nguy cơ khủng khiếp đang đe dọa cuộc sống khi biển miền trung (và có thể cả nước) đang bị đầu độc, và cá nhiễm chất giết người có thể đang ở trong bếp ăn nhà họ?…

Tôi không nghĩ vậy. Việc dân chúng đổ xô đi mua mắm muối dự trữ cho thấy họ đang thật sự hoảng hốt. Họ biết rõ vì sao có biểu tình. Họ cũng biết người biểu tình lên tiếng đòi thực phẩm và môi trường sạch không cho riêng mình mà còn cho chính họ. Nhưng thói quen “không có ý kiến” trước mọi quyết định của nhà cầm quyền sau thời gian quá dài đã trở thành quán tính, chính xác hơn là tập tính, trong họ. Im lặng và cầu an luôn là lựa chọn hàng đầu.
Thế nhưng, dù chưa bao giờ bị bắt bớ, đánh đập hay giam giữ, trong mỗi ngày sống, người dân đang phải đối mặt với những thực tế kinh hoàng, không phương tránh né. Những cuộc tra tấn thần kinh, hoang phí thời gian một cách phi lý bởi nạn kẹt xe mỗi sáng đi làm và mỗi chiều trở về. Nỗi kinh sợ ngã xe, chết máy trên những con đường mùa mưa đã biến thành biển nước. Những buổi trưa nắng nóng nung người trên những mặt đường hừng hực lửa, bởi vừa mất đi bóng mát của những hàng cây. Cứ một thời gian lại thấy giá xăng lên, thực phẩm lên, viện phí lên, học phí lên… trong khi thu nhập ngày càng giảm. Lúc đau ốm vào bệnh viện dù tốn bao nhiêu thì giờ và tiền bạc cũng khó mong có được chỗ nằm tươm tất, chưa kể nguy cơ phải uống thuốc dỏm được độc quyền phân phối. Không chỉ thịt đỏ/thịt trắng bị “hô biến” bằng đủ loại chất độc Trung cộng, không chỉ rau, trái cây bị tẩm ướp/xịt/bơm hóa chất cũng từ Trung cộng, mà cá biển đang chết thành núi, cá nuôi cũng chết trắng bè, và ngày mai, không biết trên mâm cơm có còn sót lại thứ gì đủ sạch để bỏ vào miệng hay không…

Có phải đức nhẫn nhục của người dân Việt đã được luyện tới cực điểm? Và họ sẽ vẫn tiếp tục im lặng, cho dù im lặng để chết?

Tôi không nghĩ vậy.

Dù khá muộn màng, đã có những dấu hiệu thức tỉnh. Dân tình đã thấy rõ, nếu tiếp tục trốn tránh thì chính con cháu họ sẽ gánh chịu những hậu quả không thể lường được. Song họ muốn nếu phải trả giá, đó sẽ là giá thấp nhất. Một tính toán thật ra cũng bình thường, có thể lý giải được. Biết rõ nguy cơ hủy diệt đến từ các kế hoạch có tính chiến lược của Trung cộng, nhưng họ vẫn lảng tránh việc bày tỏ thái độ, kể cả khi Tập Cận Bình được mời sang Việt Nam, khi những công dân Việt Nam quyết liệt nhất đã xuống đường với chân dung Tập Cận Bình bị gạch chéo mặt.

Thế nhưng khi Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam, hàng vạn người bình thường vốn “ôn hòa” và ít-quan-tâm-chính-trị đã rủ nhau ra đứng chật hai bên đường, kiên nhẫn chờ suốt nhiều giờ chỉ để được vẫy tay khi xe của Obama lướt qua, trong chớp mắt. Trước rất đông lực lượng đồng phục đứng đối diện, hàng ngàn smartphone đã được giơ lên để chụp/quay cảnh xe của Obama chạy ngang… Và cả khi Obama rời Sài Gòn, vẫn có rất đông người ra đứng hai bên đường để đưa tiễn. Những hình ảnh, hành động này có thể được hiểu thế nào?

Tôi nghĩ, đó là khi người dân Việt công khai bày tỏ nỗi hân hoan đón chào tổng thống Mỹ vì họ biết, chỉ nước Mỹ mới đủ sức mạnh để ngăn chặn một Trung cộng tham tàn và lộng hành, không để cho Trung cộng tác oai tác quái. Đó chẳng khác nào một cuộc “bỏ phiếu” khi phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung cộng, giữa Obama và Tập Cận Bình.

SAU LƯNG NHÂN DÂN LÀ NHÂN DÂN

Bạn có muốn trả lời câu hỏi: Những cuộc Biểu Tình Cá rồi sẽ thay đổi thế nào để đối phó với sự đàn áp? Và tại sao dù nhà cầm quyền đã ngăn chặn tối đa mà vẫn không thể dập tắt được biểu tình? Ngày 5 tháng 6, Sài Gòn vẫn có biểu-tình-nhóm ở vài địa điểm xa trung tâm trên một hình thức rất mới: biểu tình di động bằng xe máy. Cả Sài Gòn- Hà Nội vào chiều tối 5 tháng 6 đều xảy ra những cuộc “biểu tình đòi người”, và đã “giải cứu” thành công những người bị bắt một cách bất hợp pháp vào buổi sáng.

Người biểu tình dựa vào đâu để làm như vậy? Họ chỉ dựa vào nhau, vào niềm tin đã được trui rèn qua thời gian, qua thực tế cuộc sống, qua chia sẻ thông tin trên hệ thống mạng xã hội trong và ngoài nước.

Chỉ dựa vào dân, những cuộc Biểu Tình Cá có vẻ đang tạo ra khác biệt. Nó khiến nhà cầm quyền một mặt nỗ lực để đối phó, đồng thời cũng phải tự điều chỉnh trước công luận trong nước và quốc tế.

Từ khi mạng xã hội công khai danh tính của cả nạn nhân lẫn nhân viên công lực liên quan, những vụ “người bị bắt tự tử trong đồn công an” đã giảm đi thấy rõ. Người dân đã có thêm kiến thức về luật pháp để biết mình có những quyền hiến định nào không thể bị xâm phạm. Người thừa hành pháp luật cũng không còn bất chấp khi biết việc mình làm có thể bị phơi bày cho cả nước tỏ tường. Một người biểu tình bị bắt vào sáng 5 tháng 6 đã kể, anh đã bị đánh đổ nhiều máu xuống chiếc áo khoác đang mặc và chiếc áo này đã được nhân viên công quyền đem giặt trước khi mang trả lại anh. Rõ ràng họ không muốn chiếc áo đẫm máu đó sẽ được chụp hình và đăng lên facebook.
Mạng xã hội đang xuất hiện ngày càng nhiều những cái tên mới, những bài viết mới, những tác phẩm mới. Những ca-khúc-phong-trào được dàn dựng công phu với chất lượng cao đang trở thành tài sản quý giá trên hành trình của người Việt yêu nước thế kỷ 21. Lượng view rất cao ở nhiều clip có nội dung chính trị cho thấy công chúng đang tìm đến mạng xã hội để có được thông tin nóng-và-trung-thực, thứ mà họ không bao giờ có thể tìm thấy trên báo chí chính thống…

Đa số thầm lặng đã dự phần vào cuộc chuyển động, cho dù chỉ với tư cách người xem. Nhưng đến một lúc nào đó, có thể họ sẽ thay đổi, sẽ chủ động thay vì thụ động.

Vấn nạn Formosa vẫn tiếp tục là câu hỏi chưa có lời đáp sau rất nhiều thông tin mập mờ và những tuyên bố lập lờ. Đã có thêm tin xấu bổ sung: trong lô cá nhà nước thu mua ở Quảng Trị đang đông lạnh để chờ bán cho dân đã tìm thấy chất phenol cực độc.

Người dân đang tự hỏi, sự-thật-khó-nói nào đang lẩn trốn đằng sau vụ Formosa Vũng Áng? Ai là người phải chịu trách nhiệm cao nhứt? Ai đã mời kẻ-hủy-diệt-môi-trường Formosa vào Việt Nam và để Formosa muốn làm gì thì làm? Nếu việc xử phạt Formosa không đủ nghiêm, không đủ khiến các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động biết sợ mà tuân thủ luật pháp thì sẽ có vô số những Formosa khác sẵn sàng biến Việt Nam thành vùng đất chết và nòi giống Việt Nam sẽ bị suy thoái dẫn đến diệt vong.

Ai có thể đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân nếu nhìn vào hậu quả Formosa đang gây ra hôm nay?

Ai sẽ đứng sau lưng nhân dân trong “cuộc chiến” này?

Sau lưng nhân dân chỉ có thể là nhân dân.
Sau lưng người Việt chỉ có thể là chính người Việt.
Image
H1NHỮNG GƯƠNG MẶT HÀ NỘI… ẢNH: FB

Image
HÀ NỘI ĐÁNG YÊU HƠN VÌ NHỮNG CÔNG DÂN NÀY. ẢNH: FB

Image
RẤT VUI, VÌ TÌNH YÊU DÀNH CHO CON NGƯỜI. ẢNH: FB

Image
NGƯỜI BIỂU TÌNH, DÂN, VÀ NGƯỜI NHÀ NƯỚC. ẢNH: FB

Image
BIỂU TÌNH ĐÒI NGƯỜI Ở HÀ NỘI. ẢNH: LE DUNG VOVA

Image
BIỂU TÌNH DI ĐỘNG BẰNG XE MÁY Ở SÀI GÒN. NGUỒN: FB

Image
BIỂU TÌNH DI ĐỘNG BẰNG XE MÁY Ở SÀI GÒN. NGUỒN: FB

Image
BIỂU TÌNH DI ĐỘNG BẰNG XE MÁY Ở SÀI GÒN. NGUỒN FB

Image
BIỂU TÌNH ĐÒI NGƯỜI Ở TRUNG TÂM HỖ TRỢ XÃ HỘI BÌNH THẠNH. NGUỒN FB

Image
H1ĐÒI NGƯỜI THÀNH CÔNG Ở SÀI GÒN. ẢNH: FB

Image
H1NIỀM VUI KHI GIẢI CỨU NGƯỜI BỊ BẮT THÀNH CÔNG Ở SÀI GÒN. ẢNH: FB
buikiem
Posts: 508
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Nguyễn Phú Trọng có thể làm như Obama
Ngô Nhân Dụng
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng muốn chứng tỏ ông cũng thân thiện với dân Việt Nam không thua gì ông Barack Obama. Obama đi ăn bún chả là gần gũi với người Hà Nội sao? Ông Trọng cũng mới đi thăm một cửa hàng bán thịt, rất nhiều thịt chứ không phải chỉ có mấy miếng chả! Ban Tuyên Giáo chọn một tấm hình ông đưa lên mạng. Ông đứng trước một dẫy thịt treo lủng lẳng, coi phong độ hơn cảnh Obama cầm chai bia tu ngon lành. Ông chỉ thua Obama trong một chi tiết nhỏ, là không đứng khoác vai chụp hình với ông bán thịt và mấy khách hàng. Nhưng trông bộ áo được là ủi thẳng thớm của ông, suốt đằng sau chỉ thấy một cái đuôi các đồng chí bận đồ lớn mà không có ma nào đang mua thịt, thì người dân phải thông cảm. Có lẽ anh hàng thịt đứng sau quầy cũng là một đồng chí công an, bữa nay nhận công tác mới vì không cần đem dùi cui đi đánh bọn dân biểu tình chống Trung Quốc!

Có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng chọn đến quầy bán thịt là vì “Chiến Dịch Chống Thực Phẩm Bẩn” đang tố cáo họ đã tìm ra), chỉ trong vòng ba tháng, 500 vụ bán thực phẩm bẩn (tức là hư, mất vệ sinh, thiu thối. Trong bức hình đưa lên mạng, ông Trọng đang đưa bàn tay lên như tuyên thệ: “Tôi xin long trọng thề rằng mấy miếng thịt này chưa ôi!”

Hành động thăm dân của ông Trọng chứng tỏ ông đang thực hiện lời ông kêu gọi các đảng viên Cộng Sản trong hội nghị công tác dân vận, được tổ chức ngay sau khi ông Obama rời Việt Nam. Ông dạy các đảng viên rằng vấn đề đầu tiên cần quan tâm là “chăm lo đời sống, hạnh phúc của nhân dân. Ðây là mục đích thiêng liêng, là lý tưởng cao quý của đảng, là vấn đề quyết định sự tín nhiệm, gắn bó của nhân dân đối với đảng.” Bởi vì, ông nhắc lại lời Nguyễn Trãi, “Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước!” Nói được câu đó là Nguyễn Phú Trọng không thua gì Obama dẫn hai câu thơ Lý Thường Kiệt.

Dân Việt Nam lập tức đem so sánh Nguyễn Phú Trọng với Obama. Ông Lê Tân đưa bức hình đồng chí Trọng thăm hàng thịt lên trang mạng, lại chú thích rằng: “Trọng Lú bắt chước Obama hỏi thăm dân tình!” Ông còn viết cả một bài thơ để diễn tả ý đó. Có thể nói, dư luận dân Việt, nhất là giới trẻ, có phần thiên lệch. Cảm tình của họ nghiêng hẳn về phía Obama! Dư luận thiên vị cũng vì hành động của ông Trọng có vẻ khác thường. Khi đi Hà Tĩnh giữa lúc cá chết giạt vào trắng xóa bờ biển, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ tới trò chuyện với ban giám đốc công ty Formosa mà không thèm quá bộ đi hỏi người dân một câu nào!

Người Việt Nam không thiên vị. Bà con ta đã nhìn thấy một nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu cường quốc số một thế giới, biểu lộ một phong cách bình dị, cởi mở, thân thiện một cách tự nhiên, không cần cố gắng đóng trò. Những người dân Việt Nam từ Hà Nội đến Sài Gòn đã đứng đón ông từ sân bay trở về và tiễn ông đi. Hàng trăm ngàn người Sài Gòn tự nguyện xếp hàng, cầm cờ Mỹ, mang băng rôn tự viết tay, treo hình ảnh chào Obama. “Họ đón ông như đón một người thân đi xa trở về,” blogger Nguyễn Quang Chơn viết, và tự hỏi: “Ôi bao giờ trên đất nước tôi xuất hiện một người lãnh đạo có nhân cách, có văn hóa, có tài, có tình, như ông?”

Bao giờ nước Việt Nam có những người lãnh đạo như vậy? Có phải vì trong 90 triệu dân không có ai đủ thông minh, thích giản dị, thương yêu mọi người như Barack Obama hay không?

Nghĩ như vậy là oan cho dân tộc Việt Nam! Nước ta có hàng triệu người tài cán và tử tế không kém gì ông tổng thống Mỹ bây giờ. Nhưng họ không có cơ hội. Những người trong đảng Cộng Sản ngoi lên được cái ghế lãnh đạo thì không hề tập lối sống như các ứng cử viên tổng thống hay đại biểu Quốc Hội ở một nước dân chủ. Bởi vì họ cũng không có cơ hội “tập huấn” phong cách đó.

Ông Barack Obama là sản phẩm của một xã hội quen sống trong tự do dân chủ. Ông đã ngoi lên bằng những công việc phục vụ cộng đồng, đi quét nhà trong những xóm nghèo, đi bưng com mời những người đói. Khi muốn thành nghị sĩ, ông đã phải chinh phục lòng tin và tình thương của hàng triệu cử tri. Ðời sống chính trị một nước tự do bắt buộc các ứng cử viên phải tập lối sống gần gũi với người dân.

Cho nên người Việt Nam được thấy một vị tổng thống Mỹ biết đùa cợt, biết tỏ ra kính trọng người đối diện dù đó là một sinh viên hay một bà chủ quán bún chả. Ngay cả khi đứng trên bục đọc diễn văn, một bài diễn văn mở đầu một chuyến công du, Obama vẫn biểu lộ phong thái đó. Ông Vũ Tú Thành, một cựu nhân viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam nhận xét: “Ông ta có khả năng tiếp cận với từng người một trong một gian phòng 2,000 người - tuyệt vời!... Nhiều người Việt Nam đang khát khao muốn nhìn thấy cảnh đó... Có một niềm ngưỡng mộ giống như trong tín ngưỡng.” Trong tín ngưỡng, khi người ta tin một người là tốt, là đáng kính trọng, người ta ngẩng lên nhìn (ngưỡng) với tình yêu không ngần ngại (mộ).

Nhắc đến chuyện tôn giáo. Dù nhiều người chỉ trích việc đưa ông Obama tới ngôi chùa mang mầu sắc đạo giáo gốc Trung Hoa, một Phật tử vẫn nêu lên trên mạng hình ảnh một Obama “khi vào chánh điện lễ Phật, ông đã tự cúi mình xuống cởi bỏ giày!” Người chú ý đến cử chỉ bình thường đó còn viết một bài “kệ tán thán” để khuyên mọi người noi theo: “Lành thay tổng thống Mỹ - Cởi giày vào chánh điện - Chấp tay kính lễ Phật - Với thân tâm thanh tịnh.” Tại sao vị Phật tử này nghĩ rằng ông Obama, một tín hữu Tin Lành, trong lúc chắp tay vái bàn thờ Phật cũng đang sống “Thân tâm thanh tịnh?”
Yêu nên tốt, ghét nên xấu. Chỉ một tâm lý tín ngưỡng mới đưa tới cách nhìn chủ quan như thế. Nêu lên thái độ của vị Phật tử trên, để chúng ta thấy ông Obama đã chạm tới được những trái tim của bao nhiêu người Việt Nam!

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, người bưng bún chả cho ông Obama ăn trong quán, nói với nhà báo ngoại quốc: “Tôi mong muốn có một người lãnh đạo giống ông ta.” Muốn nước mình có một người lãnh đạo giống ông ta! Câu nói đơn sơ, buột ra cửa miệng của một phụ nữ 24 tuổi khiến mọi người phải so sánh Obama với các lãnh tụ Cộng Sản vẫn đưa mặt lên truyền hình mỗi ngày. Người ta nhìn thấy trong đoạn phim cảnh Obama và Trần Ðại Quang cùng đứng trả lời các nhà báo. Obama thoải mái nhìn thẳng vào mắt mỗi phóng viên đặt câu hỏi. Còn Trần Ðại Quang đứng trơ cứng như cây gỗ khô, khi trả lời mắt thì vẫn nhìn đâu đâu!

Trong cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và giới trẻ ở Sài Gòn, chỉ vài tiếng đồng hồ, các bạn trẻ được thấy một “phong thái” Obama hiển hiện. Chắc họ không ngờ con người một tổng thống nước Mỹ lại bình dị, gần gũi như vậy. Khi một nữ sinh viên cho biết đang học tại tiểu bang Montana, ông Obama hỏi thăm thời tiết lạnh ở đó, “Cháu tới Montana vào Tháng Giêng không? Montana đẹp tuyệt, có những ngọn núi rất cao. Thế cháu có tập câu cá không? Có à? Còn tập cưỡi bè trôi trên thác, suối nữa? Cháu thật tuyệt!”

Những câu đối đáp này không nhà chính trị nào có thể sắp đặt trước, không ai có thể soạn ra và viết sẵn, chỉ cần đọc lại. Khi một ông tổng thống đứng trước hai ngàn người trẻ tuổi, sẵn sàng ứng khẩu giải đáp bất cứ câu hỏi nào, người ta thấy một người lãnh đạo có bản lĩnh, hiểu biết rộng đủ mọi đề tài, trong lòng thành thật không có ý lòe ai, cũng không sợ ai hơn mình, cho nên đủ tự tin đối đáp trong mọi hoàn cảnh. Khác hẳn những ông thủ tướng hay chủ tịch nước khi ra nước ngoài lúc nào cũng chỉ biết mở bài diễn văn viết sẵn ra đánh vần từng chữ!

Nhưng trong đoạn đối thoại với cô sinh viên Ðại Học Montana, ông Obama còn cho thấy khuynh hướng tự nhiên là chú trọng đến cá nhân người đối diện. Ông không hỏi cô học môn gì, có hấp thụ được những hiểu biết mới mẻ hay không, có thích chế độ, xã hội nước Mỹ hay không. Ông hỏi cảm tưởng cô về khí hậu, về phong cảnh, về trò giải trí! Ðó là cách giao tiếp của một con người với một con người.

Cho nên giới trẻ Sài Gòn đã nhìn thấy trước mặt họ một người có thể ngồi uống bia và trò chuyện bên vỉa hè với mình. Một người “chơi được!” Nhiều họa sĩ đã vẽ chân dung ông Obama đưa lên mạng. Coi những bức vẽ này, ta thấy nhiều hình vẽ ông mỉm cười, có lúc trầm ngâm hay nghiêm nghị. Nhưng họa sĩ sinh viên Thịnh Thánh Thiện ở Quảng Nam đã vẽ một Obama đang nháy mắt, trều môi làm hề. Lê Công Duy Tính ở Gia Lai vẽ Obama đang nhỏ lệ. Những cách nhìn tinh nghịch, đùa cợt này biểu lộ tình thân, cho thấy người họa sĩ cảm thấy gần gũi nhân vật mình vẽ, có thể cười đùa, trêu chọc được.

Phong cách ứng xử của Obama không có một ban tuyên giáo nào tạo ra được. Ông ta chinh phục được lòng người, chinh phục những cử tri Mỹ khi ông tranh cử. Ðã quen rồi, năm nay qua Việt Nam ông lại chiếm được trái tim ái mộ của bao nhiêu người mà ông không bao giờ cần lá phiếu.

Tất cả chỉ vì Obama là sản phẩm của một xã hội tự do dân chủ. Ở đó, những người làm chính trị phải đi xin từng lá phiếu của dân. Lên cầm quyền thì phải làm sao cho dân đừng “chửi.” Họ không cần một đàn công an văn hóa sủa hàng ngày ca tụng họ, cũng không cần bịt mồm bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Mà ai muốn bịt miệng người khác cũng không được!

Ông Nguyễn Phú Trọng có thể bắt chước ông Obama được hay không? Muốn tạo được một phong thái bình dị, thành thật và cung kính, ông Trọng phải bắt đầu lại cuộc đời chính trị của mình. Phải xin phiếu của dân, phải chinh phục trái tim và đầu óc của hàng triệu người bằng hành động. Nhưng trên hết, phải tự thay đổi bản thân mình, biết đặt của khát vọng của người dân và giá trị con người lên trên quyền lợi phe đảng mình. Những người lãnh đạo muốn tập lối sống như vậy thì nước Việt Nam phải sống tự do dân chủ.

Thay đổi này chắc khó lắm, ông Nguyễn Phú Trọng chắc không đủ thời giờ. Nhưng ông có thể giúp cho các nhà lãnh đạo tương lai của nước ta tập lối sống đó. Trong một thế hệ, nước Việt Nam sẽ có những người lãnh đạo với phong cách đáng mến không thua ông Obama!
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Bài viết mới nhất của Huỳnh thục Vy

Lâu nay, đối với các hành động xâm chiếm biển đảo trên Trường Sa và Hoàng Sa; những lần lén lút dời cột mốc ở biên giới phía Bắc nước ta của Trung Cộng, tôi thực tình ít quan tâm và không mấy xúc động. Tất nhiên tôi đồng ý rằng những hành động xâm lấn này làm tổn thất lớn cho quyền lợi quốc gia Việt Nam; xét về lâu dài, chính là tổn hại đến lợi ích cụ thể về tài nguyên và địa chính trị cho nhiều thế hệ người Việt Nam.


Chỉ vậy thôi, tôi thường cố tránh cho mình sự lún sâu vào tinh thần cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi nhìn nhận các sự kiện này, với tư cách là một người bảo vệ nhân quyền. Nhân quyền không có biên giới, kể cả cái biên giới dân tộc mà chủ nghĩa quốc gia dân tộc cố tình dựng nên.


Thế nhưng đối với mạng sống của con người thì tôi có thái độ đặc biệt khác. Tôi thực sự phẫn nộ đến độ muốn cái chính quyền hèn nhát, bẩn thỉu này ngay lập tức sụp đổ để dân tôi không phải chết trên chính vùng biển cha ông họ bao đời nay vẫn đánh bắt cá. Chưa bao giờ sinh mệnh ngư dân Việt Nam lại thê thảm như trong chế độ độc tài cộng sản này.


Đối với tôi, ngàn mét đất ngoài đảo hay vùng biên giới dù quý đến đâu cũng không bằng một mạng người. Đất, đảo, biển có thể lấy lại một ngày nào đó khi Việt Nam có một chính quyền dân chủ, có một vị thế đáng nể trọng trên trường quốc tế. Còn mạng sống của ngư dân và những nỗi đau để lại cho gia đình họ là thứ không thể lấy lại được. Nhân phẩm và tự do của con người đã bị tổn thương sẽ khó bù đắp.


Bởi vậy, hơn bảy mươi ngày trước đây, khi sự cố Formosa xảy ra, tôi bàng hoàng và thấy mọi thứ như sụp đổ trước mắt. Có thể cơn trầm cảm thai kỳ khiến cảm xúc của tôi về sự cố chết người này thêm trầm trọng. Nhưng có thể nói rằng, chưa bao giờ có sự kiện nào xảy ra cho Việt Nam mà tôi từng chứng kiến khiến tôi hoang mang và đau đớn như thế.


Tôi lên tiếng cho dân chủ và đấu tranh cho nhân quyền là vì lẽ gì, nếu không phải là hy vọng một Việt Nam tốt đẹp hơn, đáng sống hơn cho con cháu mình? Tôi có thể chạy trốn sang một quốc gia khác để tìm cuộc sống tốt đẹp, đó không nhất thiết là Úc, Anh, Hoa Kỳ…ngay cả Thái Lan, Cambodia, Miến Điện bây giờ còn đáng sống hơn Việt Nam cả chục lần. Nhưng có hạnh phúc nào hơn cho người Việt Nam là được sống sung túc và tự do trên chính mảnh đất mình sinh ra?


Tôi ước ao xây dựng một gia đình hạnh phúc ở ngay trên xứ sở mà chúng tôi bị đàn áp mấy chục năm nay. Để chứng minh cho điều gì? Để chứng minh: những ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu rỗi. Tôi tin con cháu mình sẽ được nhìn thấy một Việt Nam tự do. Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ quá lớn mà một sự thay đổi chậm trễ có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn, thậm chí là diệt vọng. Nhưng chính lòng tự tôn, danh dự và niềm hy vọng giữ cho tôi luôn đứng thẳng trước cường quyền, giữ cho ngọn lửa hy vọng vẫn cháy trong tôi.


Thế rồi, thảm hoạ biển chết xảy ra khắp các tỉnh vùng Bắc và Trung Trung Bộ khiến cá chết ngập các bãi biển, nghề biển phá sản, du lịch đình đốn, chưa có con số chính xác về con số người chết và ngộ độc do ăn cá nhiễm độc. Chính quyền Việt Nam vẫn né tránh câu trả lời nghiêm túc bằng những lời lẽ ngu xuẩn nhất, từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc, lừa phỉnh dân chúng tiếp tục ăn hải sản có độc tố chết người…


Trong ba mươi năm cuộc đời mình, tôi chưa từng thấy sợ hãi như thế. Cái chết đang lù lù tiến đến. Nhưng không giống với súng đạn, chúng ta có thể nghe tiếng nổ và nhìn khói lửa mà chạy. Đằng này, chúng ta không biết được chúng ta ăn phải cái gì, di truyền lại cho con cháu những đoạn DNA khuyết tật nào và khi nào chúng ta sẽ chết vì ung thư và con cháu nhiều thế hệ sau sẽ bị thiểu năng trí tuệ hay mang những mầm mống bệnh tật khác . Cái chết bay lơ lửng trên đầu hàng chục triệu người và theo gót chúng ta, nó tiến về tương lai mà không gì ngăn cản được.


Trời đất ơi! Đó chính là cái chết, thưa các bạn, không phải chỉ là vài cơn nôn ói khiến chúng ta phải nhập viện đâu, mà là biến đổi gen cho chính chúng ta và truyền khuyết tật lại cho con cháu chúng ta. Các bạn có thể hờ hững: vậy thì không ăn cá nữa là được. Ừ, thì không ăn hải sản nữa, nhưng làm sao nhịn ăn muối , mắm và nhiều chế phẩm có muối khác? Và ai biết số cá chết đó đã đi đâu, ai biết muối chúng ta mua được mang từ đâu tới, với cái kiểu quản lý thực phẩm đểu cáng như hiện nay ở Việt Nam?


Ừ thì rừng vàng biển bạc chẳng còn, chúng ta im lặng. Hạn hán, lũ lụt do chính quyền cộng sản và thân tộc đốn phá rừng làm giàu; bùn đỏ bauxite tàn phá đất trồng và khu dân cư, chúng ta im lặng. Nhưng đến từng hạt muối thấm vào huyết quản hằng ngày mà còn chứa đầy kim loại nặng thì chúng ta còn sống nổi nữa không? Chúng ta hèn nhát vì sợ nhà tù cộng sản. Nhưng sao chúng ta lại không sợ cái chết ung thư đang lù lù tiến đến trong từng bữa ăn?


Những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền dấn thân, ngồi tù, thậm chí đã mất mạng vì niềm hy vọng một Việt Nam tốt đẹp hơn. Nhưng Việt Nam có thể nào tốt đẹp được, Việt Nam còn có tương lai gì với những đứa trẻ dị tật, thiểu năng từ trong bụng mẹ?! Đau đớn quá thể! Tôi đánh mất cả sự tỉnh táo và nhiều lần nói sảng khi nghĩ đến viễn cảnh đó. Hai tháng rồi, tôi mới đủ tỉnh táo để viết những dòng này.


Không kinh hoàng sao được, khi bữa ăn cho sinh viên, cho thế hệ rường cột nước nhà trong tương lai lại có cá mang giòi? Ai dám chắc cá đó không phải là cá chết vì độc tố được vớt lên ngoài biển chết? Các bữa ăn của trẻ con trong các nhà trẻ và trường học nội trú thì sao? Cá nhiễm độc sẽ chỉ lòng vòng trong các bữa ăn của dân nghèo Việt Nam thôi. Rồi sau đó nó sẽ lòng vòng trong nhiễm sắc thế dân Việt Nam đến trăm năm sau. Lúc đó ai dám tự hào: dân Việt “thông minh”, khi ngay cả lành lặn bình thường còn chưa được? Có những nỗi đau nếu chúng ta không phẫn nộ thì chúng ta không còn là con người đúng nghĩa, thưa các bạn.


Một điều nữa khiến tôi đau đớn: thảm hoạ môi trường này sẽ đẩy những ưu tiên nhân quyền (ưu tiên hoạt động của tôi bao lâu nay) thành thứ yếu. Ai còn quan tâm đến những tù nhân bị ngược đãi trong tù, những phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, những cộng đồng tôn giáo thiểu số ở vùng sâu vùng xa bị trấn áp… Khi mạng sống chúng ta bị đe doạ, khi bệnh tật dày vò cuộc sống hằng ngày của gia đình chúng ta, khi chúng ta bị đói ăn, khi chúng ta khổ sở chạy ăn từng bữa vì nguồn thực phẩm và thu nhập từ biển bị huỷ hoại hoàn toàn…thì các quyền tự do chính trị và dân sự, xã hội dân sự, chế độ pháp trị, nền dân chủ sẽ trở thành những điều xả xỉ nực cười. Người dân Việt Nam, đặc biệt là dân nghèo và ở nông thôn vốn đã thờ ơ với các giá trị và định chế nói trên, nay họ càng lãnh cảm với tự do và nhân quyền. Có thể nói không ngoa, thảm hoạ môi trường Vũng Áng và các sự cố môi trường diễn ra trên khắp cả nước đã đẩy Việt Nam trở về thời trung cổ, về mặt nhận thức. Nên nhớ, không bắt đầu từ nhận thức, không sự thay đổi nào diễn ra cả.


Trung cộng không cần một viên đạn đã nắm gọn Việt Nam trong tay, từ đầu não chính trị, kinh tế, biển đảo…bây giờ là vấn đề môi sinh. Không khó nhận ra, đây chính là nỗ lực níu giữ không cho Việt Nam tiến về thế giới dân chủ tự do, bởi họ không muốn một Việt Nam dân chủ sát nách mình. Lưu ý rằng, với một chính quyền độc tài sắc máu ở trung ương, các tập đoàn và công ty đa quốc gia của Trung cộng đồng thời cũng nhận lãnh nhiệm vụ tình báo và vai trò chính trị được đảng Cộng sản Trung Quốc giao phó.


Về phần người dân Việt Nam, lên tiếng hay là chết? Chúng ta đã chịu đựng quá lâu và quá đủ rồi. Có thể các bạn chưa hiểu dân chủ, minh bạch, nhân quyền, pháp trị…là gì. Nhưng nói ngắn lại, dân chủ, minh bạch, nhân quyền, pháp trị…chính là việc chính quyền phải trả lời chính xác về nguyên nhân và hậu quả của các thảm hoạ mà đất nước phải đối mặt, phải nghiêm túc khắc phục hậu quả, mạng sống của người dân phải được bảo vệ, sinh kế của người dân phải được ưu tiên, tiền cứu trợ nạn nhân không vào tay quan chức chính quyền, lãnh đạo nhà nước không dùng lời lẽ ngu xuẩn để lừa gạt người dân, việc kiểm soát thực phẩm độc hại được tuân thủ…


Đối diện với một tiền đồ đen tối cho cả đất nước, mỗi người dân đều có nhiệm vụ lên tiếng cho sự thay đổi theo cách của mình. Các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ quá ít ỏi so với dân số hơn chín mươi triệu dân Việt Nam. Chính chúng tôi đôi lúc cảm thấy cô đơn giữa rừng người im lặng. Chúng tôi vẫn biết rằng nhiều người yêu mến chúng tôi và không ưa gì cái chính quyền thối nát này. Nhưng cái sự yêu mến và không ưa đó không mang lại sự thay đổi thiết thực nào cho Việt Nam, cũng chính là cho tương lai con cháu chúng ta cả. Trách nhiệm cứu lấy Việt Nam thuộc về toàn dân Việt Nam, bằng những hành động cụ thể hơn. Hoặc chúng ta lên tiếng cho một sự thay đổi triệt để, hoặc chúng ta và con cháu mình sẽ chết từ từ dưới cái ách độc tài và nô lệ Trung cộng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình!


Huỳnh Thục Vy
Buôn Hô 17/6/2016
buikiem
Posts: 508
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Biển Đông: Trung Quốc ngang ngược, Việt Nam im lặng


HÀ NỘI (NV) - Chỉ mới có Hội Nghề Cá Việt Nam lên tiếng phản đối các tàu công vụ của Trung Quốc uy hiếp tàu đánh cá của Việt Nam,
buộc ngư dân phải nộp hết hải sản đã đánh bắt được.

Image
Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi cập cảng Sa Kỳ trong tình trạng hỏng nặng vì bị tấn công ở Hoàng Sa. (Hình: Zing)

Hôm 15 Tháng Sáu, Hội Nghề Cá Việt Nam phát hành một văn bản, tường thuật hai vụ tấn công do các tàu Trung Quốc thực hiện trước đó cả tuần đối với hai tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam tại Biển Đông.

Ngày 7 Tháng Sáu, các tàu công vụ của Trung Quốc đã đuổi một tàu đánh cá mang số hiệu QNg 95193, do ông Nguyễn Trung Kiên, ngụ tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm thuyền trưởng ra khỏi vùng biển cách đảo Bom Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng năm hải lý. Sau đó cũng những tàu công vụ này của Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào con tàu đánh cá có 14 người. Vòi rồng đã khiến 2/14 ngư dân của tàu đánh cá QNg 95193 bị thương.

Ba ngày sau, hôm 10 Tháng Sáu, bốn tàu công vụ mang các số hiệu 589, 3103, 35101, 64501 của Trung Quốc tiếp cận một tàu đánh cá khác của Việt Nam mang số hiệu QNg 90657, do ông Nguyễn Văn Phú, cũng ngụ tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm thuyền trưởng, ra khỏi vùng biển cách đảo Bom Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 14 hải lý.

Nhân viên thi hành công vụ của Trung Quốc đã leo lên tàu đánh cá QNg 90657, buộc ngư dân Việt Nam phải chuyển sáu tán hải sản mà họ đã đánh bắt được trong chuyến hải hành kéo dài 21 ngày sang tàu Trung Quốc. Trong ba giờ vận chuyển hải sản sang tàu Trung Quốc, nhiều ngư dân Việt đã bị đánh vì “chậm chạp.”

Cưỡng đoạt xong hải sản, nhân viên thi hành công vụ của Trung Quốc còn tịch thu nhiều thiết bị (máy định vị, radar tầm ngư, hệ thống liên lạc vô tuyến, các bộ đàm), nhiên liệu (năm phuy dầu), đồ lặn, hủy hoại nhiều ngư cụ (dây dẫn hơi, dây neo)... rồi bỏ đi.

Dù cách hành xử của nhân viên thi hành công vụ Trung Quốc hết sức ngang ngược nhưng chính quyền Việt Nam chưa có ý kiến. Chỉ có Hội Nghề cá Việt Nam “phản đối những hành động ngang ngược, phi nhân này,” đồng thời “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái, đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản và các tổn thương cho ngư dân Việt Nam.”

Hội Nghề Cá Việt Nam cũng đã đề nghị các cơ quan hữu trách “phản đối và có biện pháp ngăn chặn hành động phi lý và ngang ngược của Trung Quốc, hỗ trợ ngư dân khi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”

Hai ngày sau bản phúc trình của Hội Nghề Cá, ngày 17 Tháng Sáu, trang thông tin Zing cho hay, trong lúc hành nghề lặn ở vùng biển Hoàng Sa, tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi lại bị một tàu nước ngoài bất ngờ tấn công, rượt đuổi, đâm vỡ mạn tàu.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi đã báo cáo cơ quan chức năng về việc tàu cá QNg 95821 TS của ông Nguyễn Tuất (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) bị tàu nước ngoài ngăn cản, rượt đuổi, đâm vỡ mạn ở vùng biển Hoàng Sa.

Theo nguồn tin Zing kể lại, chiều 16 Tháng Sáu, ông Tuất cùng bảy ngư dân hành nghề cách đảo Bông Bay thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 9 hải lý về hướng Bắc thì bất ngờ bị tàu nước ngoài mang số hiệu 31102 ngăn cản, tông mạnh nên bị vỡ mạn phải.

Cần nhắc lại rằng, “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” của Trung Quốc đang có hiệu lực. Lệnh này vẫn được Trung Quốc công bố hàng năm và “có hiệu lực” từ 16 Tháng Năm đến 1 Tháng Tám.

Hồi thượng tuần Tháng Năm, một viên thứ trưởng của Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc từng tuyên bố sẽ tổ chức thực thi nghiêm ngặt lệnh cấm đó và hai lực lượng: Hải cảnh, kiểm ngư của Trung Quốc sẽ đảm trách chuyện này. Năm nào, Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng phủ nhận “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” vì nó ngang ngược, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Tuy nhiên việc phủ nhận “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” chỉ ngừng ở mức... tuyên bố. Trừ việc khuyến khích ngư dân Việt tiếp tục ra biển đánh bắt hải sản để khẳng định chủ quyền, chính quyền Việt Nam chưa bao giờ thực thi bất kỳ hành động cụ thể nào tại Biển Đông để vô hiệu hóa “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” của Trung Quốc.

Đó cũng là lý do ngư dân Việt Nam trở thành mục tiêu cho các tàu công vụ của Trung Quốc săn đuổi, tấn công, cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản, kể cả tước đoạt tính mạng của họ. (G.Đ)
buikiem
Posts: 508
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Image

VN tứ bề thọ địch, nếu không liên minh với Mỹ sẽ mất nước trong nay mai

© T.M.H.

Nước Nga của “đại đế” Putin đã chính thức ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, như một mũi dao đâm sau lưng “bạn vàng Việt Nam” một thuở.

Chưa hết, hai “ông em ruột” của Việt Nam là Lào và Cămphuchia cũng đứng hẳn về phía Trung Quốc, gián tiếp ( ngầm) ủng hộ đường lưỡi bò của bọn giặc Trung cộng…

Than ôi, Việt Nam từng moi ông Hunsen từ trong túi quần của bè lũ Pôn Pốt để dựng ông này lên thành “lãnh tụ” hôm nay, hi sinh cả mấy vạn sinh mạng “bộ đội tình nguyện” và tiêu tốn hàng tỉ đô la cho chế độ bạn vàng Hunsen để hôm nay ông này thọc lưỡi dao Trung Quốc vào sườn tây nam đất nước.

Việt Nam cũng đã hi sinh nhiều vạn “bộ đội tình nguyện” và hàng tỉ đô la từ kháng chiến chống Pháp đến hôm nay cho nước Lào đỏ. Nay Lào miệng thì vẫn hô Việt Nam là ruột thịt số một, nhưng đứng hẳn về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, gián tiếp thọc lưỡi dao vào sườn Tây tổ quốc.

Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh đánh cướp đảo và đất liền Việt Nam, chắc chắn hai “ông em ruột” Miên – Lào sẽ cho Trung Quốc mượn đất và hợp tác với giặc Tầu bao vây toàn diện nước ta, hòng cho Việt Nam vào rọ thép không đường thoát.

Như vậy , chiến lược ngoại giao của nhà nước Việt Nam: “làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống lại nước khác” đã hoàn toàn thất bại.

Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập như bây giờ, hoàn toàn không có “bạn vàng” hoặc ông lớn nào giúp đỡ bảo vệ khi Trung Quốc tiến đánh.

Cũng chưa bao giờ vận mệnh dân tộc, tổ quốc nguy nan, nghìn cân treo sợi tóc như hôm nay. Buộc người dân yêu nước phải lo lắng và lên tiếng.

Rằng đúng như lời ông Lê Duẩn (kẻ chống Trung Quốc triệt để nhất) đã nói đại ý : Trung Quốc không chỉ là kẻ thù truyền kiếp của cha ông ta trong quá khứ mà còn là kẻ thù nguy hiểm nhất mãi mãi về sau vì nó không bao giờ bỏ mộng chiếm Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á…

Nhìn vào những diễn biến gần đây trên Biển Đông và trong nước, không cần nhậy cảm cũng có thể biết Trung Quốc sẽ tiến đánh Việt Nam trong nay mai, hòng chiếm tất cả các đảo Trường Sa của Việt Nam, cấm Việt Nam và thế giới bay vào vùng trời lưỡi bò của chúng vẽ ra, trong thời cơ thuận lợi Mỹ đang bận bầu cử tổng thống.

Ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã mang hàng chục vạn quân bất ngờ đánh vào dọc tuyến biên giới phía Bắc nước ta nhưng bạn vàng Liên Xô ( ngầm ký kết liên minh quân sự với Việt Nam) vẫn bình chân như vại, không hề làm động tác giả động binh trên biên giới Xô – Trung.

Trong thời gian cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ấy, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài báo chống Trung Quốc, vạch ra cơ man tội ác của bọn xâm lược phương Bắc với nước ta được in trên các báo : Nhân Dân, Quân Đội nhân dân, Công an nhân dân, Tiền Phong, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng…

Rằng chính Trung Quốc đã phá hỏng cuộc kháng chiến chống Pháp của ta. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp gần như phải hàng thì Trung Quốc ép ta ký hiệp định đình chiến Geneve, đến nỗi ngoại trưởng Phạm Văn Đồng phải vừa khóc vừa ký…Như vậy Việt Nam đâu phải quốc gia độc lập ? Độc lập sao được khi ta đã thắng giặc Pháp sau Điện Biên Phủ, Pháp sắp đầu hàng, lại phải khóc nghe lệnh Trung Quốc ký hiệp định Geneve chia đôi đất nước?

Rằng trước ngày 30-4-1975, khi Sài Gòn bị Cộng quân bao vây tứ phía, Trung Quốc vẫn nhờ sứ quán Pháp móc nối với ông Dương Văn Minh, hứa nếu ông Minh lên tiếng yêu cầu, Trung Quốc sẽ cho triệu quân đổ bộ vào Sài Gòn cứu Việt Nam cộng hòa, đánh tan năm cánh quân Việt cộng đang bao vây đô thành…

Trung Quốc rất sợ Việt Nam thống nhất, chúng muốn bắt Bắc Việt làm lính đánh thuê cho chúng mãi mãi như lời Mao Trạch Đông : “ chúng ta sẽ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Ông Lê Duẩn cũng từng nói toẹt ra: “Chúng ta đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung Quốc”.

Chiến lược ngoại giao của đảng CS VN từ những năm 50 của thế kỷ trước dựa hẳn vào Liên Xô Trung Quốc, tự mình chui vào cái rọ của chúng, được chúng nuôi bằng quá nhiều tiền, dùng tiền để sai khiến, đưa máu Việt Nam ra làm phương tiện cho mục đích bá quyền của hai đế quốc Xô-Trung đã hoàn toàn thất bại.

Trung Quốc ngay từ thời “Trung Hoa Dân quốc” trước năm 1949 của Tưởng Giới Thạch đã vẽ bản đồ lưỡi bò, toan tính chiếm hết Biển Đông của mấy nước Đông Nam Á : Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaisia…

Năm 1949, Mao Trạch Đông chiến thắng Tưởng Giới Thạch, tiếp nhận bản đồ lưỡi bò của Tưởng, nhất quyết chiếm Biển Đông. Bọn Hán tặc mới này biết rằng nếu vẫn để Mỹ đứng chân ở miền Nam Việt Nam thì mãi mãi chúng không dám xía vào vùng biển mà chúng gọi là lưỡi bò này.

Phải tìm cách đuổi Mỹ đi nên Mao đã chọn Việt Nam làm con bài, chọn xương máu Việt Nam để thực thi ý đồ chiến lược của chúng là chiếm Việt Nam và chiếm toàn bộ Đông Nam Á, bằng cách bày ra trò “giải phóng miền Nam” để Việt Nam làm tiên phong trên bàn cờ bá quyền của chúng. Chúng viện trợ hết cỡ cho Việt Nam, bốc các ông lãnh đạo CS VN là anh hùng thời đại, dám đánh Mỹ cứu mình và cứu thế giới. Do đó Tố Hữu mới làm thơ như sau : “ Ta vì ta ba chục triệu người / Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”, “Vui sướng bao nhiêu trên tuyến đầu diệt Mỹ”…

Năm 1973 Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam. Năm 1974, Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lúc này Mỹ đã chơi con bài Trung Quốc để bao vây Liên Xô; vì Mỹ đã thua con bài Trung Quốc là Việt Nam : đánh mãi không thắng !

Không thực hiện được việc chia đôi đất nước Việt Nam vĩnh viễn, Trung Quốc vô cùng căm thù ban lãnh đạo Việt Nam dám thống nhất đất nước, bèn dùng bọn tay sai Pôn Pốt, Iêng xa ri , sai bọn ác ôn Cămpuchia này mở cuộc chiến tranh đánh vào sườn Tây Nam đất nước gây bao tang thương chết chóc cho nhân dân Việt Nam.

Trung Quốc dìm Việt Nam trong biển máu chiến tranh với Khơ me đỏ, để năm 1979 chúng tổng tấn công, đánh toàn diện biên giới phía Bắc gây ra núi xương sông máu cho nhân dân Việt Nam. May mà cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, Việt Nam chống cự mãnh liệt, khiến Trung Quốc của Đặng Tiểu bình bị thiệt hại quá mức nên chúng phải rút.
Năm 1990, thấy tình hình cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Việt Nam bí mật “hàng” Trung Quốc bằng hiệp ước Thành Đô mờ ám…Trung Quốc chỉ dùng vũ khí có tên là chủ nghĩa cộng sản mà không cần dùng xương máu đã thâu tóm được Việt Nam trong cái thòng lọng có tên là “bốn tốt và mười sáu chữ vàng”…

Năm 1988, Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma của Việt nam (là một đảo lớn trên quần đảo Trường Sa của VN)…Đoạn, Trung Quốc liên tục chiếm các đảo đá ngầm bồi đắp đất làm các đảo nhân tạo trên vùng biển của Việt Nam, đưa máy bay và vũ khí ra các đảo mới chiếm tuyên bố sẽ mở vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) trên biển Đông, khóa hẳn đường ra biển của Việt Nam. Mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Cộng và Trung cộng hiện nay chỉ bằng lỗ miệng, còn thực chất vẫn là chiến tranh ngầm, chiến tranh không tuyên bố…

Giờ đây, việc Trung Quốc sắp mở vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông sẽ là lời tuyên chiến với Việt Nam.
Việt Nam không liên kết với Mỹ, sẽ mất nước trong nay mai. Nếu không có Mỹ liên tục đưa tàu đến Biển Đông để tuần tiễu, Việt Nam đã bị bạn vàng Thành Đô là bọn xâm lược Trung Quốc chiếm lâu rồi…

Sài Gòn ngày 25-6-2016

© T.M.H.




Chú thích ảnh:

1- Con tem của Việt Nam 1954, chiến lược gắn kết VN với hai siêu cường cộng sản của đảng CS VN đã hoàn toàn thất bại, gây hiệu ứng ngược
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Vì Một Xã Hội Nhân Bản
Trần Khải

Chúng ta bực dọc khi nhìn thấy công an sử dụng côn đồ khi đối phó với dân oan, với các nhà hoạt động dân chủ...

Đó là việc tra tấn. Đứng nhìn hành vi dân oan bị công an trấn áp,. cũng là bị tra tấn.

Sau năm 1975, hàng trăm ngàn sĩ quan VNCH bị đẩy vào trại tù, bỏ đói, thiếu ăn, thiếu thuốc, bị chửi mắng, bị tra tấn bằng nhiều hình thức...

Trong khi dân Miền Nam bị CSVN tra tấn dạ dày bằng cách bỏ đói, tra tấn tâm hồn bằng cách chửi mắng, tra tấn cả mấy đời con cháu bằng vòng vây lý lịch...

Và toàn dân VN là nạn nhân của tra tấn chủ nghĩa, khi bị ép vào cái gọi là chủ nghĩa xã hội...

Than ôi, làm thế nào xóa bỏ tra tấn nhỉ?

Liên hiệp Quốc ý thức về câu hỏi này, và đã thiết lập Ngày Quốc tế hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi nhận rằng Ngày Quốc tế của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn được tổ chức hàng năm vào ngày 26 tháng 6 nhằm lên tiếng chống lại tội phạm tra tấn và để tôn vinh và hỗ trợ nạn nhân và những người sống sót trên toàn thế giới.

Nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, 1998, nói rằng:

“Đây là một ngày mà chúng ta tỏ lòng kính trọng của mình với những người đã phải chịu đựng sự không thể tưởng tượng. Đây là dịp để thế giới lên tiếng chống lại những gì không thể nói. Đã là quá muộn để có một ngày được dành riêng để ghi nhớ và hỗ trợ các nạn nhân bị tra tấn và những người sống sót trên toàn thế giới.”

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, 2012, nói:

“Nhân Ngày Quốc tế hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn này, chúng ta bày tỏ tình liên đới và hỗ trợ cho hàng trăm ngàn nạn nhân của tra tấn và các thành viên gia đình của họ trên khắp thế giới, những người đã phải chịu đau khổ. Chúng tôi cũng lưu ý rằng nghĩa vụ của các quốc gia không chỉ là ngăn chặn tra tấn nhưng để cung cấp cho tất cả các nạn nhân bị tra tấn những trợ giúp để khắc phục, bồi thường và các hình thức phục hồi chức năng thích hợp trong xã hội, tâm lý, y tế và các hình thức khác. Cả Đại hội đồng và Hội đồng Nhân quyền hiện nay đã mạnh mẽ kêu gọi các Quốc gia thiết lập và hỗ trợ các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các cơ sở tương tự.”

Tự điển này kể rằng ngày 26 tháng 6 đã được lựa chọn bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vì hai lý do. Đầu tiên, vào ngày 26 tháng 6 năm 1945, Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã được ký kết trong thời gian giữa Thế chiến II - văn kiện quốc tế đầu tiên mà các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã cam kết phải tôn trọng và thúc đẩy quyền con người. Thứ hai, ngày 26 tháng 6 năm 1987 là khi Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc có hiệu lực.

Nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn đã được thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc theo đề nghị của Đan Mạch, cũng là nơi đặt trụ sở của Hội đồng quốc tế về phục hồi chức năng cho nạn nhân tra tấn (International Rehabilitation Council for Torture Victims - IRCT).

Sự kiện đầu tiên được bắt đầu vào năm 1998. Kể từ đó, gần 100 tổ chức ở hàng chục quốc gia trên khắp thế giới ghi nhớ ngày này mỗi năm với các sự kiện, lễ kỷ niệm và các chiến dịch.

Ngày 16 tháng 7 năm 2009, Ngày Quốc tế hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn đã được chọn như là một ngày lễ quốc gia chính thức tại Bosnia và Herzegovina.

Mỗi năm, Hội đồng quốc tế về phục hồi chức năng cho nạn nhân tra tấn (International Rehabilitation Council for Torture Victims - IRCT) giám sát các kế hoạch chiến dịch của các tổ chức trên toàn thế giới và đến cuối năm xuất bản Báo cáo toàn cầu ngày 26 tháng 6, mô tả và tường thuật các sự kiện được tổ chức để ghi nhớ ngày này. Theo Báo cáo toàn cầu vào tháng 6 năm 2012, ít nhất là có 100 tổ chức ở 60 quốc gia trên toàn thế giới đã kỷ niệm ngày này với các hội nghị, hội thảo, các cuộc biểu tình hòa bình, sự kiện văn hóa và âm nhạc, sự kiện dành cho trẻ em, v.v...

Wikipedia viết:

“Ở châu Á, Ủy ban Nhân quyền châu Á tổ chức sự kiện này hàng năm trong khu vực. Mạng lưới chống tra tấn ở các nước châu Á khác nhau thực hiện các cuộc biểu tình và các sự kiện công cộng, mặc dù vẫn phải chịu đựng việc sử dụng tra tấn rộng rãi của các cơ quan công quyền.”

Đôi với xã hội Việt Nam, câu hỏi nóng bỏng vẫn là: khi nào vòng kim cô trên đầu dân VN được gỡ bỏ khỏi niềng sắt xã hội chủ nghĩa?

Lúc đó mới thiệt sự là đỡ được tra tấn vậy, ít nhất cũng là, chính thức.
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »

Phó tổng thống Mỹ xác nhận Nhật có thể chế vũ khí hạt nhân 'chỉ trong một đêm'

http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/vu-k ... 36440.html

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nhật Bản có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân "chỉ trong một đêm".

Ông Biden đã tiết lộ thông tin trên với Public Broadcasting Service (PBS : Dịch vụ truyền thông công cộng) trong một bài phát biểu sẽ được phát sóng vào ngày mai 27.6. Ông Biden nói rằng ông đã thúc giục Chủ tịch Tập dùng ảnh hưởng của mình để Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của họ.

Nhắc đến việc Triều Tiên gần đây đã thường xuyên thử nghiệm tên lửa đạn đạo và thử hạt nhân vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Biden đã nói với Chủ tịch Tập rằng nếu Mỹ và Trung Quốc không đưa ra chính sách hiệu quả để giải quyết tình hình Triều Tiên thì có thể sẽ kích động Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân

"Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản có thể có vũ khí hạt nhân vào ngày mai? Họ có khả năng làm điều đó hầu như chỉ trong một đêm", ông Biden nói. Phó tổng thống Mỹ không nói rõ thời điểm ông trao đổi vấn đề trên với Chủ tịch Tập Cận Bình là khi nào.

Ông Biden khẳng định Trung Quốc là nước có khả năng gây ảnh hưởng nhất đối với Triều Tiên và nói thêm là Bình Nhưỡng đang có kế hoạch chế tạo vũ khí có thể tấn công đến nước Mỹ.

"Và tôi nói, vì vậy chúng tôi sẽ gia tăng hệ thống phòng thủ của chúng tôi", ông Biden nói thêm, đề cập đến kế hoạch triển khai hệ thống phòng không hiện đại THAAD (hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối - Terminal High Altitude Area Defense) tại Hàn Quốc.

Ông Biden còn trích dẫn lời của Chủ tịch Tập Cận Bình đáp lại câu nói về việc đưa hệ thống THAAD tới Hàn Quốc "chờ một chút, quân đội của chúng tôi cho rằng các ông (chính phủ Mỹ) đang cố gắng khép chặt vòng vây chúng tôi".

Hồi đầu tháng 6, Trung Quốc đã lên tiếng lo ngại việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc là "xâm phạm lợi ích chiến lược" của Trung Quốc.

Về lý thuyết, việc Nhật Bản có thể nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân là điều bình thường do khả năng khoa học công nghệ cao tại nước này. Chưa hết, Nhật cũng sở hữu hàng tấn plutonium làm giàu ở mức độ cao, đủ để chế tạo nhiều bom hạt nhân trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, do Hiến pháp hòa bình, sự không đồng thuận của dân chúng và Mỹ không cho phép nên Nhật Bản chưa thể chế tạo vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc gần như là đồng minh chính trị duy nhất của Bình Nhưỡng hiện nay, kinh tế của Triều Tiên lại đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc do các lệnh cấm vận đến từ Liên Hợp Quốc. Mỹ cũng đã nhiều lần đánh tiếng kêu gọi chính phủ Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình để ép Bình Nhưỡng dừng phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Thiên Hà

(theo Forbes)
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Nắn lưng Nguyễn Phú Trọng

Ngô Nhân Dụng
Trong lúc ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Viện của Cộng Sản Trung Quốc, tới Việt Nam, thì báo Nhân Dân ở Bắc Kinh cho độc giả coi một cảnh đánh đòn rất ngoạn mục. Những nạn nhân chịu đòn là nhân viên của Ngân Hàng Nông Thôn Thương Nghiệp thành phố Trường Trị (长治), một trung tâm thương mại thuộc tỉnh Sơn Tây. Người đứng ra đánh là một vị thanh tra từ trên xuống, đóng vai cố vấn cho ngân hàng. Ðoạn phim video chụp bằng máy điện thoại di động cho thấy cảnh ông thanh tra la mắng các nhân viên ngân hàng làm ăn không ra gì cả, ông quát tháo ra lệnh họ từ nay phải thành khẩn thay đổi, rồi ông cầm roi đánh, y như thầy giáo trừng phạt đám học trò lười và dốt!

Ðoạn video này có vẻ kỳ lạ. Tờ nhật báo chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã “vạch áo cho người xem lưng,” cho thiên hạ chứng kiến hệ thống tài chánh, ngân hàng một nước giàu hạng nhì thế giới vẫn làm việc theo theo lối... thời tiền sử!

Dân Hà Nội quen kể chuyện tiếu lâm đã đặt câu hỏi rằng, có phải ông Dương Khiết Trì muốn nhờ Nhân Dân Nhật Báo gửi một thông điệp răn đe cho ông Nguyễn Phú Trọng và các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam hay không? Ðấy chỉ là câu hỏi đang truyền ngoài đường phố Hà Nội. Gần đây các du khách đều công nhận đi taxi ở xứ Ngàn Năm Văn Vật được nghe các ông tài xế chửi đảng và nhà nước thả giàn; còn ở Sài Gòn thì chỉ được nghe các bác tài nói chuyện cá độ giải Euro rồi nghe họ than thở bị Uber cạnh tranh!

Ðọc bản tin chính thức của nhà nước Cộng Sản thì chúng ta không thấy Dương Khiết Trì đe dọa câu nào cả. Cuộc họp của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc vẫn nói những lời sáo mép giống hệt như năm ngoái, năm kia: Quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển tích cực, mặc dù còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết; hai bên trao đổi những vấn đề quan trọng, hứa không hành động khiến tình hình phức tạp thêm; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế như DOC và COC, vân vân. Ngon lành!

Nếu chỉ cần lập lại những công thức cũ rích này thì tại sao ông Dương Khiết Trì phải quá bộ “du Giang Nam” một chuyến như vậy? Những chuyện lặt vặt như đem cho 129 triệu đô la Mỹ để xây Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việ -Trung tại Hà Nội; việc mở Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Ðà Nẵng, cấp đại sứ cũng làm được rồi, đâu cần đến một ủy viên Quốc Vụ Viện?

Cho nên, chỉ trong hậu trường người ta mới biết lý do thực sự của chuyến đi Dương Khiết Trì. Trong hậu trường, Dương Khiết Trì phải nói đến vụ Tòa Trọng Tài Thường Trực quốc tế ở Den Haag (The Hague), nay mai sắp công bố bản phán quyết chắc chắn bất lợi cho Bắc Kinh. Tòa Trọng Tài Thường Trực xử vụ Philippines kiện Trung Cộng, chắc sẽ bác bỏ quyền của Trung Quốc làm chủ vùng Ðường Lưỡi Bò, còn gọi là vùng Chữ U. Từ cả năm nay, Bắc Kinh đã báo trước sẽ không công nhận thẩm quyền của Tòa Trọng Tài về vấn đề này, và họ tuyên bố đã có có ít nhất 47 quốc gia đã ủng hộ lập trường của họ.

Liệu ông Dương Khiết Trì có tới Hà Nội để yêu cầu Nguyễn Phú Trọng đưa tên Việt Nam vào làm nước thứ 48, sau nước Gambia ở Châu Phi, hay không?

Có thể thấy mục đích chuyến đi Dương Khiết Trì là để nắn lưng Nguyễn Phú Trọng coi cứng hay mềm! Cứng hơn, hay mềm hơn năm ngoái, khi còn đang đấm đá nội bộ chưa xong, cần thiên triều nâng đỡ!

Nhưng chắc Dương Khiết Trì không ngu dại đòi Nguyễn Phú Trọng phải trâng tráo ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, là không công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Ðòi như thế chẳng khác gì đòi người ta đào mả bố người ta lên.

Nhưng dân Hà Nội chắc đã đoán trúng mục đích chuyến thăm viếng của Dương Khiết Trì: Dọa!

Một điều mà Dương Khiết Trì có thể yêu cầu là sau khi có bản phán quyết, Cộng Sản Việt Nam cứ ngậm miệng không nói năng gì cả! Như vậy cũng đủ chứng tỏ lòng trung thành với đồng chí anh em 16 chữ vàng rồi! Trong bản tin chính thức của Cộng Sản Việt Nam, không thấy nhắc tới Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS). Mà đó là văn bản pháp lý được Tòa Trọng Tài sử dụng khi xét xử. Trung Cộng đã ký kết UNCLOS nhưng lại không chịu nghe lời tòa án trọng tài, một nghịch lý hiển nhiên. Ðể coi Nguyễn Phú Trọng có thấy như thế hay không.

Chúng ta sẽ biết cái xương sống của ông Nguyễn Phú Trọng nó mềm đến mức nào, có đủ mềm để khom lưng làm theo lệnh thiên triều hay không! Nguyễn Phú Trọng còn đang nghe ngóng, nhìn quanh chờ đợi! Nhìn qua Philippines, ông Trọng có thể thấy có thể khom lưng một chút cũng được!

Vai chính trong vụ kiện là Philippines; nhưng vị tổng thống mới đắc cử là ông Rodrigo Duterte, sẽ nhậm chức ngày 30 Tháng Sáu, lại đang ỡm ờ tỏ vẻ muốn hòa hoãn với Bắc Kinh. Ông Duterte mới cử một sứ giả đi Bắc Kinh, là Arthur Tugade, người sẽ làm bộ trưởng giao thông trong chính phủ ông sắp lập. Mục đích chuyến đi chắc là hỏi vay tiền với lãi suất ưu đãi! Ông Duterte muốn xây dựng một đường xe lửa trên đảo Mindanao là nơi dân chúng đã bỏ phiếu đưa ông lên ngôi tổng thống.

Thái độ hòa hoãn với Bắc Kinh của Duterte cũng là một đòn thách thức Mỹ. Ông Duterte từng nói thẳng: “Quý vị có trả giá ngang bằng chúng nó hay không? Nếu không, tôi sẽ chấp nhận thiện chí của Trung Quốc!” Ông Duterte còn tiết lộ rằng ông đã hỏi thẳng đại sứ Mỹ ở Manilla, “Các ông đứng về phía chúng tôi hay không?” Ông kể, Ðại Sứ Philip Goldberg trả lời: “Nếu các ông bị tấn công!” Ông Nguyễn Phú Trọng có thể nghe ngóng coi ông Duerte nói gì sau khi Tòa Trọng Tài phán quyết, để biết mà “nói theo,” vừa giữ thể diện, vừa không làm mất lòng thiên triều.

Cùng thời gian Dương Khiết Trì tới Hà Nội, một đoàn tàu Trung Cộng đang tham dự cuộc thao diễn hải quân với nhiều nước khác, trong đó có Mỹ và các nước đồng minh. Những nước Châu Á cũng có hải quân dự cuộc tập trận là Ấn Ðộ, Nam Hàn, Australia, New Zealand, Philippines, Brunei, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Ba nước Việt, Mên, Lèo không được mời, chắc vì hải quân chưa đủ tầm mức. Nhưng vương quốc Tonga, với 160 hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương, chỉ có hơn 100 ngàn dân, cũng có mặt.

Tất nhiên Ðài Loan không được mời tham dự cuộc thao diễn này vì có mặt Trung Cộng. Hơn nữa, Trung Cộng còn đang đe dọa Ðài Loan, đã cắt đứt mọi liên lạc, vì tân Tổng Thống Thái Anh Văn không chịu nói câu nào về “Nguyên tắc chỉ có một nước Trung Hoa.”

Nhưng xương sống lưng Bà Thái Anh Văn có vẻ còn cứng lắm; bà không tỏ ra sợ hãi. Chính phủ Ðài Bắc sắp đem bắn thử giàn phòng thủ chống hỏa tiễn PAC-3 đã mua của Mỹ từ năm 2008, năm đó Bắc Kinh đã la lối om sòm nhưng sau cùng cũng chẳng làm gì cả. Giàn phòng thủ này bảo vệ cả hòn đảo trong lúc Trung Cộng vẫn bày 1,500 hỏa tiễn trên bờ biển nhắm thẳng vào Ðài Loan. Cuộc bắn tập này sẽ diễn ra ở White Sands Missile Range, tiểu bang New Mexico, nước Mỹ, vào Tháng Bảy sắp tới. Quân đội Mỹ sẽ cung cấp mấy hỏa tiễn cũ để phóng lên, làm như tên lửa từ lục địa Trung Hoa tấn công. Ðiều đáng chú ý là hai chính phủ Mỹ và Ðài Loan không hề có quan hệ ngoại giao. Mỹ giúp Ðài Loan thử vũ khí chỉ là mối tương quan giữa người bán và kẻ mua, cũng như Mỹ vẫn cho Nhật Bản thử giàn phòng thủ PAC-3 trên đất Mỹ!

Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có theo được cái lưng cứng rắn của bà Thái Anh Văn hay không?

Một người khác cũng có thể làm gương cho ông Nguyễn Phú Trọng là Bác Sĩ Mahathir Mohamad, cựu thủ tướng Malaysia. Ông già 90 tuổi này mới lên tiếng đả kích người kế vị, do chính ông nâng lên, là Thủ Tướng Najib Razak, về cái tội bán tài sản quốc gia cho Trung Cộng! Chính phủ Malaysia mới chấp nhận việc bán 1MDB, một công ty điện lực cho CGN, một công ty Trung Quốc, với giá hơn hai tỷ Mỹ kim. Chính phủ Najib đã cho CGN được miễn, mua nhiều hơn giới hạn 49% theo luật định. Ông Mahathir lên án: “Những nhà máy điện này là của nhân dân Malaysia! Ðem bán cho nước khác là sai!” Ông nói thay cho dân chúng: “Những người nông dân, những ngư dân nước mình chẳng ai hiểu những con số hàng chục tỷ đồng ringgit là cái gì cả!”

Ông Mahathir còn nói thẳng: “Ðây là một chính sách quốc gia sai lầm... Nước Malaysia chủ trương mở cửa, buôn bán với tất cả các nước, nhưng đối với Trung Quốc thì khác!... Chúng ta cởi mở và thân thiện, nhưng trước hết phải nghĩ đến nhu cầu của người dân!”

Vụ bán những nhà máy điện của 1MDB cũng không khác gì những vụ cho người Trung Quốc khai thác bô xít, vụ thuê rừng 50 năm, cho mở nhà máy Formosa với thời hạn 70 năm, vân vân. Ông Nguyễn Phú Trọng có thể học ông Mahathir la mắng ông Najib mà “nói thẳng” vào mặt... Nguyễn Tấn Dũng! Nhưng lên tiếng như vậy cũng đòi hỏi cái lưng của chính ông Nguyễn Phú Trọng còn đủ cứng!

Ðến ngày Tòa Trọng Tài Thường Trực ở Den Haag tuyên án bác bỏ quyền của Trung Cộng trên vùng biển họ vẽ chữ U, mới biết sống lưng ông Nguyễn Phú Trọng có đủ cứng để cùng người dân Việt hô lớn “NO U” hay không.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests