Thời Sự, Bình Luân

nguyenvsau
Posts: 1138
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

"]
Bắc Hàn Cộng Sản muốn gì?

Hùng Tâm/Người Việt
Làm sao đối phó với chế độ Bình Nhưỡng?

Tết Nguyên Đán năm Bính Thân, Bắc Hàn Cộng Sản đã tặng thế giới vài món quà mặn.

Đầu tiên là việc bắn hỏa tiễn tầm xa để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo. Chỉ một tháng sau việc thử nghiệm võ khí hạch tâm lần thứ tư kể từ năm 2006, quyết định này khiến thế giới giật mình và Bắc Kinh lúng túng. Ngay sau khi trình bày hình ảnh của lãnh tụ Kim Chính Ân theo dõi việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo thì có tin là Kim Chính Ân vừa ra lệnh xử tử hình viên Đại tướng Tổng tham mưu trưởng của quân đội. Rồi lại có tin rằng Bắc Hàn sẽ triệu tập Đại hội đảng lần thứ bảy vào Tháng Năm tới đây. Từ năm 1980, đây là lần đầu tiên mà đảng Công nhân Triều Tiên có đại hội và giới quan sát cho rằng Kim Chính Nhật đã củng cố được quyền lực sau bốn năm lãnh đạo để rồi sẽ tiến hành… cải cách kinh tế theo chiều hướng tiếp cận với thị trường.

Giới quan sát phân vân về những động thái vừa qua của Bắc Hàn. Hai ngày sau, người ta được biết việc phóng vệ tinh thất bại và Bắc Hàn chưa thể có một Hoàng Minh Tinh cấp 4 bay trên không gian, nhưng có thừa ý chí vượt trời xanh. Việc hành quyết một viên tướng cao cấp nhất quân đội thì xác nhận rằng chế độ lạnh lùng này cũng vẫn có những quyết định khá điên khùng sau khi đả thủ tiêu hơn một trăm người trong vòng cai trị cao cấp nhất quanh Kim Chính Ân. Lạnh lùng hay điên khùng, người ta chưa rõ, những người cả tin thì vẫn cho rằng sau khi n8ám chặt quyền lực trong tay, cậu bé họ Kim này bắt buộc phải cải cách kinh tế vì chế độ không có tương lai, với những thành tựu khoa học kỹ thuật trên một nền móng cực kỳ lạc hậu.

Hồ sơ Người Việt sẽ tìm hiểu chuyện ấy, nhưng đi ngược diễn tiến và thời gian để nói về từng chuyện.

Bắc Hàn cải cách kinh tế?

Khi xứ Venezuela đã khủng hỏang sau khi lãnh tụ Hugo Chavez lao vào việc thử nghiệm “xã hội chủ nghĩa”, và Cuba được Chính quyền Baracl Obama giải vây để đưa một xứ cộng sản vào quỹ đạo Tây phương, việc Bắc Hàn sẽ tiến hành cải cách kinh tế là một giấc mơ của nhiều người. Với chế độ Cộng sản Bình Nhưỡng, đây là giấc mơ ôm ấp từ 10 năm trước!

Đầu tiên, Thứ Sáu mùng hai tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Bắc Hàn là Kim Yong-il, ta có thể phiên âm thành Kim Anh Nhật để khỏi lầm với lãnh tụ Kim Jong-il Kim Chính Nhật – thên phụ của Kim Chính Ân - đã du thuyết bốn nước Đông Nam Á, bắt đầu là Việt Nam rồi Malaysia, Cambốt và Lào, về các cơ hội đầu tư và mậu dịch với Bắc Hàn. Với Việt Nam, phái đoàn Bắc Hàn ký một số hiệp ước về hợp tác nông nghiệp, thể thao và văn hoá. Chuyến thăm viếng là một biến cố mới, nối tiếp thượng đỉnh giữa hai lãnh tụ Nam và Bắc Hàn cách đấy đúng một tháng, vào mùng bốn tháng 10 năm 2007.

Hôm 28 tháng 10, tuần báo Yazhou Zhoukan, tức là "Á châu tuần san" hay "Asia Week", có tiết lộ rằng trong dịp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thăm viếng thủ đô Bình Nhưỡng vào trung tuần tháng 10, lãnh tụ Kim Jong-il có nói Bắc Hàn có thể áp dụng mô thức của Việt Nam để hồi phục nền kinh tế của mình. Trước những biến cố ấy, dư luận Đông Á kết luận là đã đến lúc Bắc Hàn mở cửa! Mười năm sau, cửa vẫn đóng then vẫn cài.

Về mục tiêu, thì lãnh đạo Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn đều cùng nhắm vào một điểm then chốt, là làm sao mãi mãi cầm quyền. Vì mục tiêu ấy và cũng vì muốn thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, cả ba quốc gia vẫn bị chi phối bởi chủ nghĩa cộng sản đều muốn cải tổ kinh tế trong một chừng mực nhất định cho dân khỏi chết đói, bằng cách hợp tác với bên ngoài để thu hút tư bản và kỹ thuật của thế giới. Nhưng đồng thời vẫn duy trì được hệ thống chính trị độc đảng của mình.

Trong chiều hướng ấy, Bắc Hàn có thể tìm hiểu hai mô thức cải cách của Trung Quốc và Việt Nam để lượm lặt bí quyết chiêu dụ quốc tế. Khách quan mà nói thì họ có thể thấy mô thức Việt Nam thích hợp hơn, chẳng phải vì Hà Nội sáng suốt hơn mà vì Trung Quốc là một xứ cực lớn, với rất nhiều bài toán đa diện, nên có hoàn cảnh khác với Bắc Hàn.

Tuy nhiên, và đây cũng là điều mà dư luận cần chú ý, thật ra Bắc Hàn đã muốn xoay từ lâu rồi chứ không phải bây giờ mới bắt đầu nghĩ đến việc mở cửa.

Cách mạng là thường trực

Thời Chiến Tranh Lạnh, chứng tật của chủ nghĩa Mác-Lênin và lề lối quản lý kinh tế tập trung bị dìm sâu dưới yêu cầu về an ninh cho chế độ. Nhưng kinh tế chính trị học Mác-Lenin của các nước như Bắc Hàn hay Việt Nam chỉ có thể tồn tại như vậy nếu có một hậu phương yểm trợ là Liên Xô và Trung Quốc. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, Bắc Hàn phải dựa vào Trung Quốc.

Thời ấy, Trung Quốc tiến hành chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình để thoát cơn khủng hoảng, và bình thường hoá quan hệ với Nam Hàn để du nhập tư bản, kỹ thuật và cả kiến thức về công nghiệp hoá của Nam Hàn. Vì vậy, lãnh đạo Bình Nhưỡng chột dạ. Năm 1992, lãnh tụ Kim Nhật Thành đành tiến hành cải cách, một cách dè dặt, như Hà Nội thời đó. Khốn nỗi, ông tạ thế năm 1994 và con trai là Kim Chính Nhật mất mấy năm để củng cố quyền lực của mình, trong khi xứ sở lụn bại, kinh tế khủng hoảng, hai triệu người chết đói vì Bắc Hàn tự cô lập dưới khẩu hiệu gọi là "tự chủ". Và càng lệ thuộc nhiều hơn vào nguồn trợ cấp rất đáng ngại của Trung Quốc.

Qua thế kỷ 21, từ năm 2001, Bắc Hàn muốn xoay ra và dùng võ khí hạch tâm như một lối bắt bí thiên hạ để tống tiền, thực chất là để Hoa Kỳ phải quan tâm, đối thoại và dắt mình ra khỏi cơn khủng hoảng. Là chuyện đang xảy ra. Nếu nhớ lại như vậy, người ta có thể hiểu vì sao Bắc Hàn sẽ không áp dụng mô thức Trung Quốc.

Bắc Hàn cần mở ra để tiếp nhận tư bản và kỹ thuật hầu công nghiệp hoá một xứ sở bị khoá trên vùng Đông-Bắc Á giữa hai đồng chí cũ là Liên bang Nga, Trung Quốc và một kẻ thù nhưng đồng bào là Nam Hàn. Ở vòng ngoài là Nhật Bản. Tuy nhiên, vì yêu cầu của chế độ độc tài, họ chỉ muốn mở ra một cách hạn chế, ở những khu vực nhất định hầu việc cải cách hay kinh tế thị trường không gây quá nhiều biến đổi trong xã hội dẫn tới những biến đổi về chính trị mà chế độ không chấp nhận được.

Họ có thể đang lần mò vào vết xe của Việt Nam gần 20 năm trước, khi lập khu chế xuất hay vùng kinh tế trọng điểm. Nôm na là các đặc khu kinh tế, chẳng khác gì các tô giới thời thực dân vào thế kỷ 19. Cái khác là xưa kia, các nước Á châu bị ép như vậy, bây giờ là lãnh đạo độc tài Á châu tái lập vùng thuộc địa ngay trong nước. Bên trong, một thiểu số có quyền thì được tiếp xúc với - và trục lợi nhờ - giới đầu tư và thị trường bên ngoài, cả xã hội còn lại vẫn tiếp tục sống dưới cái gọi là sự ổn định lạc hậu của xã hội chủ nghĩa.

Tại Bắc Hàn, lãnh đạo bị ám ảnh bởi nhu cầu kiểm soát và bị cột trong tư duy xã hội chủ nghĩa, lấy công nghiệp nặng làm cơ sở và mở ra bên ngoài theo nhãn quan Nga - Tầu.

Họ khởi đi từ hai đặc khu kỹ nghệ đã có từ xưa. Một ở phiá Đông-Bắc, sát biên giới với Nga và tỉnh Cát Lâm của Tầu là Najin, gọi theo Nam Hàn, hay Rasin-Songbong, tức là La Tân Tiền Phong Quận. Khu thứ hai là Sinuiju - hay Tân Thọ Châu - đối diện với thành phố Đan Đông của tỉnh Liêu Ninh bên sông Áp Lục. Năm 2003, họ lập ra đặc khu kinh tế thứ ba, là Kaesong - hay Khai Thành - sát biên giới Nam-Bắc Hàn. Đặc khi này vừa bị Nam Hàn quyết định đóng cửa sau vụ bắn hỏa tiễn vào dịp Tết Bính Thân.

Được khai thông bằng đường xá và thiết lộ, các đặc khu ấy thu hút được một số đầu tư Nga, Tầu hay Nam Hàn, tức là không nhiều và ít thành công. Chưa kể là năm 2006, Trung Quốc còn đóng cửa không cho doanh gia đi qua làm ăn tại đặc khu Tân Thọ Châu vì sợ cạnh tranh với luồng xuất khẩu của họ từ Đan Đông!

Do kinh nghiệm ấy, Bắc Hàn có thể dùng các đặc khu làm thỏi nam châm thu hút đầu tư quốc tế và mở thêm các hải cảng Nampo và Haeju làm thương cảng giao lưu với Hoàng hải và Nhật Bản và thế giới bên ngoài. Ưu thế họ nghĩ là mình có là khối lượng nhân công rẻ và bị kiểm soát chặt chẽ để phục vụ các đặc khu được khoanh vùng trong thành lũy hầu ngăn ngừa được mọi sự ô nhiễm xã hội hay chính trị.

Kết qủa? Thành công hay không là căn cứ trên những mục tiêu của lãnh đạo. Chế độ Cộng sản Bình Nhưỡng chỉ cần huy động tư bản, thiết bị và công nghệ cho nền kinh tế lạc hậu mà vẫn hạn chế ảnh hưởng của Tây phương hay tư tưởng tự do dân chủ. Cho nên mục tiêu không khác, nhưng khắt khe hơn Việt Nam. Trong các khu vực ấy, nhân viên được tuyển chọn và kiểm soát rất kỹ để cùng lắm thì học nghề của tư bản chứ không thể reo rắc những tư tưởng mà lãnh đạo gọi là phản động. Nếu chỉ nhắm vào mục tiêu đó thì sự thành bại tùy thuộc vào thiện chí đầu tư của quốc tế.

Quốc tế chưa thấy việc chiêu mại này là hấp dẫn thì đã giật mình về kế hoạch chế tạo bom khinh khí, võ khí hạch tâm hay hỏa tiễn Đại Pháo Đồng bay qua đầu các lân bang Đông Bắc Á.

Nam Hàn tính sao?

Mươi năm về trước, lãnh đạo Nam Hàn có thể tiếp tay Bắc Hàn theo hướng hợp tác vì lý do chính trị, khi chính quyền khuyến khích doanh nghiệp đi vào hợp tác, là điều người ta đã thấy.

Một số liên doanh quốc tế cũng có thể nhảy vào và sở dĩ liên doanh là để phân tán rủi ro chính trị với nhau. Nhiều tập đoàn về năng lượng cũng muốn thăm dò một thị trường còn khép kín và có nhiều tài nguyên khoáng sản. Chủ yếu thì vẫn là giới đầu tư Trung Quốc, Nam Hàn và Âu châu, như Đức, Anh, Ý, Thụy Sĩ. Họ lập nhà máy, mở trường đào tạo, lập quỹ đầu tư, v.v... và nếu Bắc Hàn hết bị phong tỏa thì đến lượt doanh nghiệp Mỹ rồi Nhật cũng sẽ không lỡ cơ hội, vì rủi ro chính trị của một chế độ bị sụp đổ coi như sẽ được đẩy lui.

Nếu ta so sánh với tình hình khủng hoảng và hoàn cảnh chết đói mươi năm về trước váo đầu thập niên 1990 thì việc mở cửa như vậy quả là một tiến bộ và Bắc Hàn có thể sẽ thành công. Nhưng chỉ thành công chừng ấy thôi.

Lý do là đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào khoáng sản và nguyên liệu theo mô thức khai thác thời thuộc địa, với rất ít lợi ích toả rộng hay nhỏ giọt xuống dưới cho người dân. Thứ hai, mô thức đặc khu kinh tế hay khu chế xuất không thể có chuyển giao công nghệ sâu và rộng cho người dân. Tức là người dân Bắc Hàn tiếp tục làm nô lệ và không học hỏi được gì để cải thiện cuộc sống của họ. Trong hoàn cảnh ấy, người ta khó thấy một làn sóng đầu tư quốc tế tràn vào Bắc Hàn để tiếp cận và trao đổi với xã hội rồi sẽ thay đổi được mức sống của người dân xứ này, như ta thấy phần nào tại Việt Nam.

Vì vậy, chính quyền của Tổng Thống Phác Cận Huệ không còn lạc quan như các tiền nhiệm và mong rằng quan hệ khắng khít của bà với Bắc Kinh sẽ giải quyết được bài toán Bắc Hàn. Và để khuyến khích Bắc Kinh răn đe đứa trẻ ngỗ nghịch, bà đang quyết định chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ là thiết lập hệ thống bảo vệ chiến lược tới tân nhất, là THAAD, và làm Bắc Kinh bực mình không ít.

Vì chiều dài có hạn, qua kỳ sau, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về chuyện rắc rối của Bắc Hàn.
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image


Cấm cả những ước ao bình thường nhất


Bùi Bảo Trúc
Mới đây, tin từ trong nước cho biết một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của Phạm Đình Chương, bài Ly Rượu Mừng, ca khúc không thể thiếu trong dịp xuân về, từng được hát lên từ hơn một nửa thế kỷ nay ở trong nước cũng như ở ngoài nước, cuối cùng đã được “cho phép” cất lên ở trong nước.

Tức là trong 40 năm qua, bài hát này chỉ được hát một cách lén lút ở Việt Nam.

Phạm Đình Chương sáng tác bản nhạc này năm 1955 chứ không phải năm 1952 như một số chi tiết trong nước đã cho biết về ca khúc này. Người ta không muốn cho ca khúc này được viết ra dưới chế độ miền Nam. Nhưng phần ca từ của bản nhạc cho thấy nó không thể ra đời trước năm 1954.

Chuyện cấm không cho một tác phẩm nghệ thuật được phổ biến là chuyện không hiếm trên thế giới. Lý do có thể là vì nó không phù hợp hay đi ngược lại đường lối, lập trường chính trị của một chế độ hay một chính phủ nào đó. Hay cũng có thể tác giả là người phía “bên kia”. Trong trường hợp này, phải nói là miền Nam cởi mở hơn miền Bắc rất nhiều. Các ca khúc của các tác giả ở lại miền Bắc đều được trình bầy tự do ở miền Nam. Các tác phẩm của Đoàn Chuẩn, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý, Phan Huỳnh Điểu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Văn Cao… đều được phổ biến ở miền Nam trong khi chúng lại bị cấm ở miền Bắc. Trong khi đó, ngay cả những tác giả thiên về phía bên kia tác phẩm của họ cũng không hề bị ngăn cấm. Trịnh Công Sơn là một. Phạm Trọng Cầu, Miên Đức Thắng… là những trường hợp khác.
Một lý do khác để cấm phổ biến những tác phẩm nghệ thuật là nội dung, ca từ không phù hợp với khung cảnh, tình hình, cục diện. Miền Nam, về phương diện này cũng cởi mở và dễ dàng hơn miền Bắc.

Bài Ly Rượu Mừng bị cấm hát lên từ 40 năm nay ở trong nước vì nó rơi vào cả hai trường hợp để phải cấm. Nhưng chuyện cấm nó, tuy không có ghi trong một văn bản rõ ràng nào, là một quyết định thậm vô lý.
Tạm bỏ qua chuyện chính trị như Phạm Đình Chương viết bản nhạc này ở Sài Gòn, không ở Hà Nội. Hay Phạm Đình Chương đã cùng gia đình vượt biên đi tìm tự do. Nghe lại các tác phẩm của ông, người ta bao giờ cũng thấy những ao ước, những cơn mơ tốt đẹp, những hy vọng tươi đẹp cho một ngày mai, cho một tương lai hạnh phúc chan hòa, cho con người. Cho dù đó là Hò Leo Núi, Nhạc Tuổi Xanh, Xóm Đêm…

Trở lại với phần ca từ của Ly Rượu Mừng.
Bản nhạc được viết với nhịp 3/4, nhịp valse vui tươi trẻ trung đã trở thành một ca khúc được cất lên trong suốt nhiều năm ở miền Nam. Nó là những ngợi ca cho một đời sống tươi đẹp, những ao ước cho một tương lai ngời sáng.
Nhưng đó lại là những điều nhà cầm quyền không muốn.
Hãy nghe lại những ước muốn ấy!

Chỉ là những lời chúc cho anh nông phu, người thương gia lợi tức, người công dân ấm no. Có gì sai quấy trong ước vọng ấy?
Hay lời chúc gửi tới người mẹ già mắt vương lệ nhòa trông chờ người con đi chiến đấu xa nhà? Chỉ là lời chúc cho bà mẹ sớm gặp lại người con yêu quí.
Hay lời chúc người nghệ sĩ làm đẹp cho đời sống của chúng ta?
Hay lời chúc tốt đẹp nhất cho một quê hương hòa bình?
Toàn những lời chúc tốt đẹp, những giấc mơ, những ao ước rất bình thường nhưng đều bị coi là những đe dọa cho chế độ nên cần phải cấm tiệt.

Cấm cả những giấc mơ thì khốn nạn hết sức, Mà cũng không cách gì cấm nổi! Bài hát của Phạm Đình Chương chỉ đưa ra những mơ ước hiền lành giản dị cho một đất nước thanh bình tốt đẹp đầm ấm, nó vẫn được cất lên cho một dân tộc hạnh phúc, thương yêu nhau. Vậy mà những hát vọng ấy cũng không được hát lên. Vì lẽ những ước ao khát vọng ấy không nhắc đến cái đảng tàn độc vẫn còn đầy đọa đất nước và một người mà bàn tay của nó đẫm máu của người Việt chúng ta, bóp chết tất cả những mơ ước hiền lành và tội nghiệp nhưng lại vô cùng tươi đẹp của dân tộc trong gần một thế kỷ nay.

Ly Rượu Mừng sẽ sống mãi trong lòng và trên môi của người Việt.

Bùi Bảo Trúc
nguyenvsau
Posts: 1138
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Bộ Quốc phòng và... luật biểu tình!!!

Lê Quang
(Danlambao) - Trong khi Tàu cộng đem hoả tiển đặt khơi khơi trên vùng biển đảo Việt Nam, thì Bộ Quốc phòng ngoảnh mặt làm ngơ và thay vào đó thì chúi mũi vào chuyện chống luật biểu tình.


Trong văn bản của Bộ Quốc phòng gửi cho Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội, từ tiết lộ của Chủ nhiệm Ủy ban, ông Nguyễn Kim Khoa (1), người ta biết được có những điều sau:

Bộ Quốc phòng cho rằng đây là đổi mới về chính trị. Trong khi theo ông Nguyễn Kim Thoa thì đây thật sự phải là một sự bảo đảm về nhân quyền và quyền công dân.

Bộ Quốc phòng cho rằng chờ bao giờ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mới làm (!!!). Ông Thoa đã phản bác rằng chúng ta đang làm cái này để đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, chứ không phải là chờ ổn định rồi làm.

Bộ Quốc phòng đề nghị xây dựng Nghị định trước, tổng kết Nghị định rồi mới xây dựng luật. ĐBQH Nguyễn Kim Thoa phản đối và cho rằng Nghị định 38 về Biểu tình (2) bây giờ đã trái với Hiến pháp. Chúng ta mà làm Nghị định thì càng trái với Hiến pháp, không phù hợp với Hiến pháp, trong đó rất nhiều nội dung hạn chế quyền con người, quyền công dân.

Được biết, dự án Luật Biểu tình đã được cho lùi từ kỳ họp thứ 9 sang kỳ họp thứ 11, và mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết dự án này đã bị cho "lùi vô hạn định", mặt dù mới tháng trước đây Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên bên văn phòng Chính phủ đã ký truyền đạt ý kiến của Thủ tướng nói tiếp tục thực hiện đúng chương trình.

Lê Quang
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Trung Quốc tảng lờ phản đối của Việt Nam
Sunday, February 21, 2016 4:21:45 PM


HÀ NỘI (NV) - Bắc Kinh tảng lờ các lời phản đối chính thức của Hà Nội dù là công hàm gửi tới Bắc Kinh
hay tại Liên Hiệp Quốc mà cả hai đều là thành viên.

Image
Các vị trí của hai giàn hỏa tiễn phòng không HQ-9 mà Trung Quốc mới mang tới đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. (Hình: ISI)

Ngày Thứ Sáu, 19 Tháng Hai, vừa qua, Hà Nội đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc và tổ chức Liên Hiệp Quốc phản đối việc Bắc Kinh đem hỏa tiễn phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm và xây dựng bãi đáp trực thăng trên đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền.

“Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó,” trang mạng của Bộ Ngoại Giao Việt Nam dẫn lại lời phát ngôn viên Lê Hải Bình của bộ này, và được nhiều báo mạng lập lại.

Cũng như những lần phản đối trước đây của Hà Nội liên quan đến các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông hoặc các trò cướp phá hoặc đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, Bắc Kinh luôn luôn tảng lờ hoặc chỉ trả lời chung chung qua các kênh truyền thông của họ.

Ngày 16 Tháng Giêng, giàn khoan Hải Dương 981 của công ty khai thác dầu khí trên biển của Trung Quốc (CNOOC) được đưa đến vị trí cách đường trung tuyến giả định (giữa hai đường cơ sở Việt Nam-Trung Quốc) khoảng 21 hải lý về hướng Đông.

Ngày 18 Tháng Giêng, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến vị trí nêu trên. Hà Nội lập luận rằng đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này. Đồng thời, Việt Nam bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan,” báo chí tại Việt Nam thuật lời ông Lê Hải Bình nói như thế và người ta không hề thấy phản ứng nào của Bắc Kinh ngoài sự tảng lờ.

Trên các trang mạng của Trung Quốc từ chính thức như Tân Hoa Xã, Nhân Dân Nhật Báo đến bán chính thức như Hoàn Cầu Thời Báo, người ta thấy các cơ quan tuyên truyền này của Bắc Kinh chỉ phản ứng dư luận quốc tế. Các bài bình luận của họ cũng chỉ nhắm đả kích Mỹ, đe dọa Mỹ mà không thèm để ý gì tới phản ứng Hà Nội.

Ngày 17 Tháng Hai, đài truyền hình Fox của Mỹ loan tin các không ảnh mới nhất do tổ chức dữ liệu vệ tinh Imagesat International (ISI) cung cấp cho thấy Bắc Kinh mới đem bố trí hai giàn hỏa tiễn tối tân HQ-9 trên phần bãi biển mới bồi đắp thêm trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. Chúng đe dọa sự an toàn của tất cả các phi cơ dân sự cũng như quân sự trong phạm vi 200km quanh đảo này.

Sau đó, còn có tin Trung Quốc bồi đắp, cơi nới một số đảo của quần đảo Hoàng Sa gồm cả Phú Lâm, Quang Hòa, đảo Bắc. Các căn cứ trực thăng còn được nhìn thấy đã xây dựng hoặc đang hoàn thành ở những đảo này.

“Người Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo,” ông John Kirby, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ, nói trong cuộc họp báo tại Washington, DC, hôm Thứ Sáu. “Chúng tôi thấy không có dấu hiệu gì cho thấy (Bắc Kinh) dừng các nỗ lực quân sự hóa...”

Ông Kirby ám chỉ tới lời tuyên bố của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau cuộc họp với Tổng Thống Obama ở Tòa Bạch Ốc hồi Tháng Chín năm ngoái là Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa khu vực họ chiếm cứ (bất hợp pháp) trên Biển Đông.

Phản ứng lại sự lên án của Washington, Bắc Kinh lại chỉ phân bua rằng họ đã mang võ khí tới đảo Phú Lâm từ lâu nên việc họ có mang hỏa tiễn phòng không HQ-9 cũng chẳng có gì là lạ, và nhất là đó lại là một phần lãnh thổ của họ (dù đi cướp).

Không những vậy, Bắc Kinh còn đổ vấy lên rằng việc Mỹ cho tàu chiến và máy bay đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo ở Trường Sa và đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa bên cạnh việc tập trận chung với một số nước khu vực “mới chính là quân sự hóa” và “gây mất ổn định.”

Cùng ngày Thứ Sáu, 19 Tháng Hai, tờ Nhân Dân Nhật Báo (cơ quan thông tin tuyên truyền chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc) có bài bình luận hô hào “sẵn sàng đâm vào tàu chiến Mỹ” khi các tàu này đến gần các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Thậm chí, họ còn đe dọa là lực lượng của họ ở Hoàng Sa sẵn sàng nổ súng.

Không thấy Bắc Kinh có lời nào đối đáp với Hà Nội trên mặt truyền thông. (TN)
MatVit
Posts: 1326
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, Việt Nam phô trương sức mạnh quân sự

Thanh Hà

Đang từ hạng 43, Việt Nam nhảy vọt lên hạng 8 trong bảng xếp hạng của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm-SIPRI về các nước nhập khẩu vũ khí trên toàn cầu. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Việt Nam mua vào gần 3 % vũ khí của thế giới, đứng trước cả Hàn Quốc hay Singapore. Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là động cơ thúc đẩy Hà Nội tăng chi phí quân sự.

Việt Nam bất ngờ trở thành một trong 10 nước mua vũ khí nhiều nhất trên thế giới trong giai đoạn 5 năm vừa qua. Theo các số liệu của viện SIPRI vừa được công bố ngày 22/02/2016, trong thời gian từ 2011 đến 2015, một nước nhỏ như Việt Nam đã mua vào 2,9 % vũ khí của thế giới. Đây là một tỷ lệ tương đương với Hoa Kỳ. Để so sánh, cũng trong giai đoạn vừa qua, một quốc gia như Hàn Quốc chỉ chiếm 2,6 % thị trường nhập khẩu vũ khí của toàn cầu, cho dù Seoul đang phải đối mặt với thách thức về an ninh, đặc biệt là trước những hành vi khiêu khích từ phía Bắc Triều Tiên.

Một điểm đáng lưu ý khác được báo cáo vừa được công bố sáng nay của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm nêu bật, đó là bước nhảy vọt rất dài của Việt Nam trên thị trường nhập khẩu vũ khí của toàn cầu. So với giai đoạn 2006-2010 chi phí quân sự của Việt Nam chỉ đứng hạng thứ 43 trên thế giới, tương đương 0,4 % thị phần quốc tế. Nhưng chỉ 5 năm sau, các khoản chi tiêu quân sự của Việt Nam đã được nhân lên gấp 7 lần.

Yếu tố Biển Đông

Vài giờ trước khi SIPRI công bố báo cáo về các hoạt động mua bán vũ khí trên thế giới trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2015, tờ báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal, ấn bản trên mạng trích lời ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam cho rằng : đầu tư vào các trang thiết bị quân sự của Việt Nam tăng mạnh là “ điều hiển nhiên và cần thiết đặc biệt kể từ khi Biển Đông đang trở thành một điểm nóng ”. Tuy nhiên quan chức này cũng nhấn mạnh rằng việc Việt Nam hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự nói trên không đặc biệt nhắm vào Trung Quốc.


Theo các số liệu chính thức, năm 2014 ngân sách quốc phòng của Việt Nam đạt 4,3 tỷ đô la, một giọt nước so với khoản tiền 132 tỷ của bộ Quốc Phòng Trung Quốc. Tuy nhiên theo giới phân tích, trên thực tế, các khoản chi phí quân sự của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều cao hơn nhiều so với các con số vừa nêu.

Nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal nhìn nhận quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã xấu hẳn đi sau vụ Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 vào vùng biển của Việt Nam hồi tháng 5/2014 và gần đây nhất là sự kiện ảnh vệ tinh tiết lộ Bắc Kinh triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và cả Đài Loan. Việt Nam cũng không ngừng chỉ trích Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa, một điểm nóng khác trong quan hệ song phương.

Theo giới phân tích chiến lược bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông không là động cơ duy nhất thôi thúc Việt Nam tăng chi phí quân sự. Chính sách hiện đại hóa quân đội của Việt Nam còn theo đuổi một tham vọng lớn lao hơn.

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm hạng Kilo của Nga có trang bị tên lửa dẫn đường ; trang bị máy bay tiêm kích Sukhoi Su30MK2, 6 tàu tuần duyên và hệ thống phòng không hiện đại do Israel chế tạo ...

Theo nhận định của chuyên gia Siemon Wezeman, Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm SIPRI, đành rằng, đây chưa phải là những loại vũ khí tối tân nhất nhưng trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông hiện nay, việc hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự như vậy cũng là một tín hiệu Hà Nội gửi tới Bắc Kinh. Đó là trong trường hợp xảy ra xung đột, Việt Nam cũng có khả năng kháng cự.

Còn theo quan điểm của chuyên gia Carlyle Thayer, Học việc Quốc phòng Úc, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu vũ khí quan trọng của thế giới trong những năm sắp tới, đồng thời Việt Nam cũng đang hướng tới việc mở rộng công nghệ lắp ráp. Đương nhiên Hà Nội rất quan ngại trước những hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và do vậy, theo giáo sư Thayer, không có lý do gì để Việt Nam ngưng hiện đại hóa bộ máy quân sự.

Trong tương lai, Việt Nam sẽ còn nhập khẩu thêm tàu tuần tra, máy bay không người lái và những trang thiết bị phòng không hiện đại khác. Chuyên gia Carlyle Thayer nhắc lại, kể từ khi xóa bỏ cấm vận vũ khí sát thương trên biển với Việt Nam, Hoa Kỳ đang nóng lòng để trở thành một nhà cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam, thu hẹp ảnh hưởng của Nga với quốc gia Đông Nam Á này.

( Trích từ RFI )
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Nguyễn Sinh Hùng ngày càng bạo miệng
Thursday, February 25, 2016 7:22:38 PM

Tư Ngộ/Người Việt

Quốc Hội CSVN được giới báo chí ngoại quốc gọi tên là con dấu cao su (rubber stamp) tức chỉ làm theo lệnh dập xuống giấy.
Tất cả các đạo luật được các cơ quan của nhà nước (tay phải) đưa ra Quốc Hội (tay trái) càm ràm chiếu lệ rồi thế nào cũng thông qua
với tỉ số rất cao, nếu không phải tuyệt đối. Nếu không, chẳng lẽ tay trái chém cụt tay phải?

Image
Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Sinh Hùng. (Hình: Getty Images)



Tuy nhiên, để ý theo dõi thời sự chính trị Việt Nam thì sẽ thấy ông Nguyễn Sinh Hùng, thường được cư dân mạng gọi là “Hùng hói,” chủ tịch Quốc Hội CSVN ngày càng bạo miệng. Với những người đang bị liệt vào thành phần “phản động” ở trong nước, nếu mà phát ngôn hung hăng như thế, không tù mọt gông thì cũng bị lũ “côn đồ được bảo kê” đập cho tới nơi tới chốn.

Cái chức “chủ tịch Quốc Hội” và ngay cả cái chức “đại biểu Quốc Hội” của ông không phải do dân bầu mà có. Nó được bộ sậu chóp bu đảng trong Bộ Chính Trị CSVN cài đặt ông ngồi lên đó làm bung xung cho có màu mè dân chủ để tuyên truyền với thiên hạ, giản dị như vậy. Ông không phải tranh với ai và nó không phải cái chức hái ra tiền (dưới gầm bàn) nhiều nhất của chế độ.

Sau cuộc đấu đá tại đại hội đảng 12 kết thúc giữa tháng trước, ông Hùng và ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng gạt ra ngoài hệ thống quyền lực chóp bu.

Hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng chỉ thấy mấy lời phát biểu đại khái, chờ đến tháng 6 tới đây thì trả ghế, về vườn. Riêng ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng thì có vẻ ngày càng đưa ra những “phát ngôn ấn tượng” khiến dư luận ngạc nhiên không ít.

Hôm Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016, khi thảo luận về thủ tục hành chánh, vấn đề cấp giấy phép hành nghề vừa khó khăn vừa phức tạp, ông Nguyễn Sinh Hùng kêu rằng, “Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, quá nhiều thủ tục gây phiền hà cho người dân. Nhiều thủ tục để làm gì, để có tiền thì mới xong chứ sao nữa!”

Nếu không thấy báo chí chính thống của chế độ thuật lời ông, người ta không thể tin đó lại phát ra từ miệng ông chủ tịch Quốc Hội “con dấu cao su.” Suốt bao năm qua, không biết bao nhiêu lời kêu ca về thủ tục hành chính “hành dân là chính” để vòi tiền hối lộ, đã và vẫn còn đang làm khổ người dân mỗi khi phải chạy tới cửa công quyền.

Có rất nhiều đợt cải cách hành chính được tuyên truyền, loan báo thi hành nhưng rồi chẳng giảm thiểu sự cồng kềnh rối rắm là bao nhiêu. Cũng ở trong đầu tuần này, giới đầu tư Nhật Bản đầu tư sản xuất tại Việt Nam đưa ra bản tường trình ngầm cáo buộc thủ tục hành chính của Việt Nam là cơ hội để moi tiền hối lộ “dưới gầm bàn.” Vì vậy họ nói môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng xấu đi.

Một tuần trước đó, ngày 17 tháng 2, 2016, cũng tại cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, khi thấy chính phủ của chế độ lại xin hoãn trình luật biểu tình dù đã được lên lịch thảo luận và xin hoãn rất nhiều lần, ít ra là từ ba năm qua.

Ông Hùng kêu: “Tại sao cứ lùi đi lùi lại mãi, do làm không được hay không chịu làm? Chương trình là Quốc Hội quyết định, Bộ Chính Trị cũng đã quyết định đưa vào chương trình rồi, nhưng chính phủ cứ xin lùi mãi.”

Ông còn lên giọng: “Thường vụ Quốc Hội không đồng ý với việc lùi. Chính phủ chưa trình dự luật này ra Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, chúng tôi đã biết nội dung như thế nào đâu mà bảo là cho lùi? Tôi cho rằng đây là việc làm thiếu nghiêm túc.”

Dù vậy, cái “luật biểu tình” nếu được một chế độ độc tài đảng trị như chế độ CSVN nặn ra thì cũng sẽ không ai được tự do biểu tình, nhất là bày tỏ chính kiến. Một cái luật mà do Bộ Công An soạn thảo với sự tiếp tay của Bộ Quốc Phòng “gài độ” thì đừng có hòng tử tế, để gọi là “của dân, do dân và vì dân.”

Những năm gần đây, hàng chục người dân khi vừa mới bị bắt vào đồn công an một vài giờ tới một vài ngày thì gia đình của họ nhận được tin chết. Hầu hết đều bị vu cho là tự tử, “nhồi máu cơ tim” hay “chạy lung tung đầu đập vào tường” trong khi khám nghiệm tử thi đều thấy dập nội tạng, gãy xương sườn, gãy xương chân tay, vỡ sọ, máu chảy ra từ mũi, mắt, tai, v.v... các dấu hiệu của tra tấn nhục hình.

Liệu sẽ có bao nhiêu người sẽ bị lôi vào đồn công an rồi chết ở đó sau khi có “luật biểu tình”? Chắc gì công an sẽ tử tế hơn khi có “luật biểu tình” hay là còn độc ác hơn?

Trong cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN ngày 10 tháng 8, 2015, khi góp ý kiến trong phiên thảo luận về “Luật Phí và Lệ Phí” khiến dân chúng điêu đứng, ông Hùng kêu rằng, “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí. Trời đất ơi, như thế người dân sống sao được.”

Ðầu năm 2015, báo Giáo Dục Việt Nam liệt kê ra “7 phát ngôn ấn tượng” của ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng trong năm 2014. Trong đó, ông từng kêu về thủ tục hành chính bắt dân chạy 15 tới 20 loại giấy cho một vụ việc là “thế này thì chỉ chết dân thôi” và kêu ca về “Luật Căn Cước” và “Luật Hộ Tịch” là “hành dân đủ kiểu thì ai chịu được.”

Thậm chí, ông còn đả kích cái dự luật “Luật Dân Sự” (sửa đổi) là “nghe thì có vẻ đúng, nhưng mà sai rồi, thiếu tôn trọng Hiến Pháp.”

Bất chấp những lời kêu ca của ông “Hùng hói,” tất cả các đạo luật mà chế độ đưa ra đều được thông qua. Một quốc hội “con dấu cao su” không bao giờ được phép vượt qua thẩm quyền của nó khi cái thủ tục “đảng cử dân bầu” vẫn còn nguyên đó để nhào nặn ra cái thứ quốc hội bù nhìn đó.

Ông Hùng chỉ nói cho sướng cái miệng khi ông biết ông không còn gì để mất. Người ta từng thấy một số kẻ tiền nhiệm của ông cũng có những phát ngôn tương tự như ông khi sắp bị cưa ghế, hoặc đã về vườn.

Ích lợi gì cho dân cho nước khi các lời nói “bạo phổi” của các ông chẳng đem lại sự thay đổi nào. Vẫn có cái đảng Cộng Sản ngồi chồm hổm trên đầu nhà nước thì dân vẫn chịu đựng một cổ hai tròng. Quốc Hội nào phải “của dân, do dân và vì dân” như chế độ tuyên truyền bịp bợm.

[/size]
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Image

Thái độ của chúng ta “Đảng cử - Dân không bầu”
Trần Quang Thành
(Danlambao) - Mấy chục năm dưới chế độ độc tài toàn trị, các cuộc bầu cử đã diễn ra theo vở diễn dân chủ giả hiệu “Đảng cử - Dân bầu”. Tuy nhiên cũng có dù là số ít tổ bầu cử, có những cử tri đã tẩy chay bầu cử bằng cách không đi bỏ phiếu, có cử tri đến địa điểm bầu cử đã bỏ phiếu trắng. Đặc biệt có tổ bầu cử, người dân đã giám sát tố cáo nhân viên bầu cử gian lận ngay từ lúc bỏ phiếu bằng cách 1 cử tri đi bỏ phiếu cho nhiều cử tri vi phạm luật bầu cử là phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín, Trước sức đấu tranh quyết liệt của đông đảo cử tri, một số hòm phiếu đã bị lập biên bản đình chỉ để tổ chức bầu cử lại.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra vào ngày Chủ nhật 22/5/2016 sắp tới, trong dư luận xã hội đã bàn thảo tới việc “Đảng cử - Dân không bầu” - Một thái độ tích cực hơn để tẩy chay trò hề bầu cử của giới cầm quyền cộng sản. Làm sao để biết ứng cử viên nào là đảng cử để dân không bầu? Nhận diện việc này không mấy khó khăn. Trong các cuộc họp tổ dân phố để thảo luận tiểu sử ứng cử viên, thường thường các tổ trưởng dân phố được hướng dẫn để lèo lái bà con cử tri. Nhất là đến ngày bầu cử họ đi từng nhà để rỉ tai, to nhỏ... Và cử tri có thể nhận diện ra ứng cử viên nào Đảng chỉ đạo bầu và không bầu mà người vẫn gọi là quân đỏ, quân xanh. Không bầu cho quân đỏ tức là cử tri đã không bầu cho những người đảng cử.

Từ Sài Gòn, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành về trò hề bầu cử do giới cầm quyền cộng sản đạo diễn.


Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Chống Mỹ cứu nước nào?

Trần Gia Phụng
(Danlambao) - Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam dọc theo sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở Bắc Việt Nam (BVN), do đảng Lao Động (LĐ) cai trị. Đảng LĐ là hậu thân của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Trong khi đó, Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở Nam Việt Nam (NVN), do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng. Năm sau, thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955, lật đổ quốc trưởng Bảo Đại và thành lập Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10-1955 do ông Diệm làm tổng thống.

Đất nước chia hai, nhưng đảng LĐ ở BVN không dừng lại ở đó. Tại Đại hội III đảng LĐ từ 5 đến 10-9-1960, đảng LĐ quyết định động binh tấn công VNCH, mà CS gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Ngoài ra, đảng LĐ còn đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” nhằm khích động lòng yêu nước của dân chúng Việt Nam và để được các nước cộng sản (CS) giúp đỡ. Tuy nhiên, có một câu hỏi mà ít người chú ý là Hồ Chí Minh (HCM) và đảng LĐ tức đảng CSĐD chống Mỹ cứu nước là để cứu nước Việt Nam hay là cứu nước nào khác?

1. Hồ Chí Minh tuyên bố chống Mỹ

Vào cuối thế chiến thứ hai, HCM và đảng CSĐD hợp tác với tổ chức OSS của Hoa Kỳ. Tổ chức OSS là Office of Strategic Services (Sở tình báo chiến lược), tiền thân của C.I.A. (Central Intelligence Agency). Giữa tháng 4-1945, HCM cùng hai nhân viên vô tuyến của O.S.S. từ Côn Minh (Kunming, Trung Hoa) về Cao Bằng. Từ đó, O.S.S. giúp VM huấn luyện quân sự, sử dụng võ khí, truyền tin... (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập 2: 1925-1945, Houston: Nxb. Văn Hóa, tt. 358-359.)

Khi HCM và đảng CS cướp được chính quyền và lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945, thiếu tá OSS là Archimèdes Patti giúp HCM viết bản tuyên ngôn độc lập.(Archimedes L. A. Patti, Why Viet Nam?, California: University of California Press, Berkely, 1980, tr. 223.) Tuy nhiên, sau đó OSS rời Việt Nam do Hoa Kỳ chủ trương không can thiệp vào Đông Dương để cho Pháp tự do hành động. (A. Patti, sđd. tr. 379.) Từ đó giữa cộng sản Việt Nam (CSVN) và Mỹ không còn hợp tác, nhưng cũng không đối đầu trực tiếp với nhau.

Sau thế chiến (1939-1945), chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản (do Mỹ đứng đầu) và CS (do Liên Xô lãnh đạo) bắt đầu năm 1946. Năm 1950, Mỹ thừa nhận chính phủ QGVN và viện trợ giúp Pháp chống CS ở Việt Nam, nhưng Mỹ không gởi quân đánh nhau với quân CSVN. Khi hội nghị Genève sắp kết thúc và các bên sửa soạn ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam ngày 20-7-1954, thì lần đầu tiên, HCM lớn tiếng tuyên bố mục tiêu chiến đấu mới của CSVN trong giai đoạn sắp đến là chống “đế quốc” Mỹ.

Báo cáo tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng LĐ khóa II ngày 15-7-1954, HCM nói: “Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào. Mũi nhọn của ta cũng như mũi nhọn của thế giới đều chĩa vào Mỹ. Chính sách của Mỹ là mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương. Chính sách của ta là tranh thủ hòa bình để chống lại chính sách chiến tranh của Mỹ…” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7:1953-1955, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 313-315.)

Một điều khá lạ lùng là từ khi OSS về nước, bang giao với Mỹ bị gián đoạn, HCM hầu như chưa lần nào công kích Mỹ nặng nề. Lúc nầy Mỹ chưa viện trợ trực tiếp cho chính phủ QGVN, kẻ thù của CS mà chỉ giúp đỡ gián tiếp qua tay người Pháp. Nói cách khác, cho đến 1954, giữa VM và Mỹ chưa đối đầu trực tiếp, chưa hận thù sâu sắc, ngoài những kỷ niệm thời 1945. Thế mà đột nhiên sau hội nghị Liễu Châu, HCM xem Mỹ là “kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào.” Để tìm hiểu vấn đề tại sao HCM lại tuyên bố chống Mỹ sau vụ Liễu Châu, xin trở lại với hoàn cảnh chính trị phức tạp trước khi hiệp định Genève được ký kết ngày 20-7-1954.

Hội nghị Genève bắt đầu từ ngày 8-5-1954 đến ngày 21-7-1954, chia thành hai giai đoạn: 1) Từ 8-5 đến 20-6-1954. 2) Từ 10-7 đến 21-7-1954. Giữa hai giai đoạn là 20 ngày tạm nghỉ để các phái đoàn về nước tham khảo và nghỉ ngơi.

Trong thời gian hội nghị tạm nghỉ, xảy ra ba sự kiện quan trọng ở ba nơi khác nhau trên thế giới: Mendès-France lên làm thủ tướng Pháp ngày 17-6-1954. Ngô Đình Diệm nhận chức thủ tướng QGVN ngày 7-7-1954 (ngày Song thất). Châu Ân Lai (CÂL) và HCM bí mật gặp nhau tại Liễu Châu (Liuzhou), tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), Trung Hoa, từ 3 đến 5-7-1954, bàn về giải pháp kết thúc chiến tranh. Lúc đó, không ai biết về hội nghị nầy.

Cũng tại hội nghị Liễu Châu chắc chắn hai bên, CÂL và HCM, duyệt xét lại toàn bộ tình hình thế giới và tình hình Đông Á sau chiến tranh Triều Tiên, mà Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) đang đối đầu với Mỹ.

2. Tình hình Đông Á trước hội nghị liễu Châu


Tại Trung Hoa, đảng Cộng Sản (CS) do Mao Trạch Đông (MTĐ) lãnh đạo, chiếm được lục địa, và tuyên bố thành lập CHNDTH tức Trung Cộng (TC) ngày 1-10-1949. Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng di tản ra Đài Loan (Taiwan), tiếp tục chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Tuy rất nhỏ so với TC, nhưng nhờ Mỹ hậu thuẫn, THDQ vẫn giữ ghế đại diện Trung Hoa tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), và giữ luôn ghế hội viên thường trực, có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ.

Năm sau, chiến tranh bùng nổ ngày 25-6-1950 giữa Bắc Triều Tiên (BTT) và Nam Triều Tiên (NTT). Quân cộng sản BTT bất ngờ tiến đánh NTT, vượt qua vĩ tuyến 38, đường phân chia BTT và NTT từ 1945, chiếm thủ đô Hán Thành (Seoul). Theo đề nghị của Hoa Kỳ, ngày 27-6-1950 LHQ yêu cầu các nước giúp NTT.

Ngày 12-9-1950, đại tướng Hoa Kỳ là Douglas Mac Arthur cầm đầu quân đội LHQ, bất thần đổ bộ vào hải cảng Inchon, tây bắc NTT, giáp với BTT. Quân LHQ đẩy lui quân BTT, tái chiếm Hán Thành ngày 19-9, tiếp tục truy đuổi bắc quân CS, vượt vĩ tuyến 38, chiếm thủ đô BTT là Bình Nhưỡng (Pyongyang), tiến đến sông Áp Lục (Yalu River), ở vùng biên giới Mãn Châu, thuộc TC.

Ngày 26-11-1950, 250,000 quân TC vượt biên giới, giúp BTT, đẩy lui quân LHQ xuống phía nam, tái chiếm Hán Thành. Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman gởi tướng Matthew Ridgway thay tướng Mac Arthur. Quân LHQ đẩy lui bắc quân khỏi vĩ tuyến 38 vào tháng 1-1951. Cuộc thương thuyết giữa hai bên bắt đầu từ tháng 7-1951, và hai bên ký kết hiệp ước Bàn Môn Điếm (Panmunjom) ngày 27-7-1953, lấy vĩ tuyến 38 chia hai Triều Tiên. Bên nào ở yên bên đó, không xâm phạm lẫn nhau.

Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ năm 1950, thì Hoa Kỳ phái Đệ thất hạm đội đến bảo vệ Đài Loan và eo biển Đài Loan. Sự hiện diện của hạm đội Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan làm cho TC quan ngại. Trong eo biển Đài Loan, hai quần đảo Kim Môn-Mã Tổ (Kinmen-Mazu), nằm cách hải cảng Hạ Môn (Xiamen), tỉnh Phúc Kiến (Fujian) của lục địa TC khoảng 15 Km, trong khi cách bờ biển hải đảo Đài Loan khoảng 270 Km, nhưng hai quần đảo nầy lại thuộc quyền của THDQ (Đài Loan).

Sau hiệp ước Bàn Môn Điếm, chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, NTT tức Cộng Hòa Triều Tiên ký với Hoa Kỳ tại thủ đô Washington DC ngày 1-10-1953 Hiệp định Phòng thủ Hỗ tương (Mutual Defence Treaty) có hiệu lực từ ngày 17-11-1954.

Bên cạnh NTT là Nhật Bản (NB). Tại hội nghị hòa bình San Francisco (Hoa Kỳ) từ 4 đến 8-9-1951, NB tuyên bố từ bỏ mọi quyền hành trên các hải đảo mà NB đã chiếm trong thế chiến thứ hai (1939-1945). Cùng ngày 8-9-1951, NB và Hoa Kỳ ký Hiệp ước an ninh hỗ tương (Mutual Security Treaty) cho phép quân đội Hoa Kỳ đóng quân trên đất NB.

Ngày 8-3-1954, hai nước Hoa Kỳ và NB ký kết thêm Thỏa ước Phòng thủ chung (Mutual Defence Assistance Agreement), có hiệu lực từ 1-5-1954, cho phép quân đội Hoa Kỳ trú đóng trên đất NB vì mục đích hòa bình và an ninh trong khi khuyến khích NB tăng cường quốc phòng.

Các hiệp ước Hoa Kỳ ký với NTT và với NB đều nhắm mục đích giúp bảo vệ an ninh của hai nước nầy, chống lại sự đe dọa từ bên ngoài, thực sự là chống lại sự đe dọa của TC. Hơn nữa, Hoa Kỳ gởi Hạm đội số 7 đến eo biển Đài Loan, chính là để bảo vệ Đài Loan và vùng biển nầy.

Những hoạt động trên đây của Hoa Kỳ làm cho TC bận tâm lo lắng vì cảm thấy bị bao vây từ nhiều phía: Ở phía tây, TC giáp với Liên Xô. Từ khi Stalin qua đời ngày 5-3-1953, cuộc bang giao giữa TC với Liên Xô càng ngày càng xấu. Ở tây nam, TC bị Ấn Độ chận đứng. Ở phía đông là Thái Bình Dương, TC lại bị các nước NTT, NB, THDQ bao vây. Các nước nầy được Mỹ bảo vệ. Trên Thái Bình Dương thì Đệ thất hạm đội Mỹ chập chờn canh chừng. Vì vậy, TC rất căm thù Hoa Kỳ.

Tại Hoa Kỳ, lúc đó phong trào chống cộng rất mạnh. Vào đầu năm 1950, thượng nghị sĩ tiểu bang Wisconsin là Joseph Raymond McCarthy đưa ra chủ trương “tố cộng” mạnh mẽ khắp nước Mỹ. Tinh thần chống cộng của người Mỹ lúc đó mạnh đến nỗi đáng chú ý là khi khai mạc hội nghị Genève về Việt Nam vào ngày 8-5-1954, trưởng phái đoàn Hoa Kỳ là ngoại trưởng John Foster Dulles không bắt tay trưởng phái đoàn TC là thủ tướng kiêm ngoại trưởng CÂL. (Henry Kissinger, White House Years, Toronto: Little, Brown and Company, 1979, tr. 1054.) Có lẽ CÂL khó quên kỷ niệm không vui nầy.

Tại hội nghị Liễu Châu từ 3 đến 5-7-1954, chắc chắn CÂL đã trình bày toàn cảnh tình hình Đông Á trên đây với HCM. Vừa thù nước, vừa giận riêng, phải chăng CÂL đã chỉ thị cho HCM, nên khi về nước, HCM chĩa mũi dùi ngay vào Hoa Kỳ tại Hội nghị lần thứ 6 Ban CHTƯĐ/LĐ khóa II ngày 15-7-1954.

Ở đây, xin ghi nhận thêm giao tình giữa HCM và các lãnh tụ TC:

Thứ nhứt, khi Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) gởi điệp viên Lý Thụy (HCM) đến Quảng Châu (Trung Hoa) hoạt động năm 1924, thì Lý Thụy mở những khóa huấn luyện cán bộ và mời các lãnh tụ CSTH đến giảng dạy như Lưu Thiếu Kỳ, CÂL, Lý Phúc Xuân, Bành Bài…(Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tr. 10.).

Thứ hai, sau khi bị giữ lại ở Liên Xô từ 1934 đến 1938 để điều tra, Nguyễn Ái Quốc (HCM) được QTCS gởi qua Trung Hoa vào 1938, đến căn cứ phía bắc TC là Diên An, học tập và hoạt động tình báo. Lúc đó, Quốc với tên mới là Hồ Quang, mang quân hàm thiếu tá trong quân đoàn Bát lộ quân của TC, để dễ di chuyển và hoạt động. (Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, the Missing Years, Diên Vỹ và Hoài An dịch, Diễn đàn www.x-cafevn.org tt. 190-191.)

Sau đó, Hồ Quang đến Quế Lâm (Quảng Tây) hoạt động. Khoảng đầu thu 1940, Hồ Quang (HCM) cử người đến Diên An, ký mật ước với TC, theo đó đại diện đảng TC tại cục Tình báo Á châu của ĐTQTCS, phụ trách lãnh đạo công tác của CSVN. Cộng Sản Việt Nam sẽ cử cán bộ đến Diên An thụ huấn, và CSTH sẽ trợ cấp cho CSVN 50,000 quan Pháp mỗi tháng để trang trải chi phí sinh hoạt tại Trung Hoa. (Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Nxb. Truyện Ký Văn Học, Đài Bắc, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, Nxb. Văn Nghệ, California, 1999, tt. 167-168.)

Thứ ba, trong chiến tranh với Pháp từ năm 1946, CSVN thua chạy dài. Sau khi CHNDTH được thành lập năm 1949, HCM qua Bắc Kinh, rồi qua Moscow cầu viện năm 1950. Mao Trạch Đông cũng có mặt tại Moscow. Stalin uỷ nhiệm cho MTĐ giúp cho CSVN.

Cùng đi trên chuyến xe lửa từ Moscow đưa MTĐ về Bắc Kinh, HCM đến xin MTĐ giúp đỡ. (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, trong sách Hồi ký của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb. Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, do Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, Montreal: Tạp chí Truyền Thông, số 32 & 33, 2009, tr. 47.) Từ đó, TC viện trợ tối đa cho CSVN. Nhờ thế, CSVN phản công và thành công năm 1954.

Chỉ cần nhắc lại những chuyện trên đây đủ thấy rõ HCM và đảng CSVN quá nặng nợ với TC. Khi TC viện trợ rộng rãi cho CSVN, HCM và CSVN chẳng có gì để trả nợ, nên chỉ còn cách là phải đáp lại những đòi hỏi, yêu sách hay mệnh lệnh của TC để trả ơn.


3. Chiêu bài “chống mỹ cứu nước”



Sau hội nghị Liễu Châu, trong báo cáo của HCM tại hội nghị Ban CHTƯĐ/LĐ ngày 15-7-1954, HCM chỉ nhắc sơ là có gặp và trao đổi với thủ tướng CÂL. Về sau, khi ấn hành lại bản báo cáo nầy trong Hồ Chí Minh toàn tập tập 7, Nxb Chính Trị Quốc Gia chỉ chú thích sơ lược cuộc gặp gỡ ở cuối trang 315.

Về phía CÂL, TC cũng không loan báo tin tức hội nghị nầy, mãi cho đến năm 2005, Trung Cộng đảng sử xuất bản xã phát hành sách Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève], chuyện Liễu Châu mới được tiết lộ công khai. Tại Liễu Châu, CÂL khuyên HCM nên chấp nhận giải pháp chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17 để Pháp ra đi và Mỹ không can thiệp. Ngược lại HCM bàn với CÂL là sẽ chôn giấu võ khí, cài cán bộ, đảng viên ở lại NVN, trường kỳ mai phục để đợi thời cơ tái tục chiến tranh.

Vì BVN trường kỳ mai phục, chuẩn bị sẵn sàng hành động ở NVN, nên ngay từ năm 1955, BVN đề nghị với NVN họp hội nghị để tổ chức tổng tuyển cử, thống nhứt đất nước, mà BVN cho rằng do hiệp định Genève quy định, nhưng bị NVN từ chối, vì NVN cho rằng QGVN đã không ký vào hiệp định Genève. Bắc Việt Nam còn đề nghị nhiều lần sau đó, cũng đều bị NVN từ chối.

Thật ra, hiệp định Genève không liên hệ đến việc tổng tuyển cử, không có điều khoản nào đề cập đến việc tổng tuyển cử, mà chỉ là hiệp định đình chỉ chiến sự, chấm dứt chiến tranh. Sau khi hiệp định Genève được ký kết vào tối 20-7-1954, các phái đoàn họp tiếp vào ngày 21-7-1954, đưa ra bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương".

Bản tuyên bố (déclaration) gồm 13 điều; trong đó quan trọng nhứt là điều 7, ghi rằng: "Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó." (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53.) (Vào google đọc bản chữ Pháp: Déclaration finale de la conférence de Genève en 1954.)

Khi được hỏi ý kiến, các phái đoàn tham dự đều trả lời miệng, chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố nầy. Bản tuyên bố không có chữ ký không phải là một hiệp ước, không có tính cách cưỡng hành, mà chỉ có tính cách khuyến cáo hay đề nghị mà thôi. Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không ký vào bản "Tuyên bố cuối cùng…" ngày 21-7-1954. Phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ chỉ đưa ra tuyên bố riêng để minh định lập trường của chính phủ mình.

Nói cách khác, cả hai bên Bắc và Nam Việt Nam đều không bị bắt buộc phải thi hành lời khuyến cáo hay đề nghị trong bản tuyên bố không chữ ký. Vì vậy, VNCH có quyền từ chối đề nghị tổng tuyển cử mà không thể kết luận rằng VNCH không thi hành hay vi phạm hiệp định Genève 20-7-1954.

Khi NVN từ chối đề nghị tổng tuyển cử do BVN đưa ra, thì BVN hô hoán lên rằng NVN vi phạm hiệp định Genève, trong khi đó BVN đã vi phạm trước, vì BVN đã chôn giấu võ khí, cài cán bộ ở lại NVN từ 1954. Bắc Việt Nam tổ chức Đại hội đảng LĐ lần thứ III tại Hà Nội từ 5 đến 10-9-1960, đưa ra hai mục tiêu là “xây dựng BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa và giải phóng NVN bằng võ lực”.

Khai mạc Đại hội III đảng LĐ tại Hà Nội ngày 5-9-1960, HCM nhấn mạnh: "Ngày nào chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ-Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên. Bởi vậy không thể nào tách rời cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, thống nhất nước nhà với cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ.”( Hồ Chí Minh toàn tập tập 10 1960-1962, Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia, xuất bản lần thứ hai, 2000, tr. 200.)

Trong phần kết luận bài phát biểu nầy, HCM tiếp: "Hiện nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ…” (Hố Chí Minh, sđd. tr.319.)

Đáng chú ý, suốt bản báo cáo, HCM luôn nhấn mạnh đến chuyện chống Mỹ, và kết luận “mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ”.

Kết luận

Vào cuối thế chiến thứ hai, HCM và đảng CSVN hợp tác với OSS là một tổ chức tình báo Mỹ, nhờ OSS huấn luyện và trang bị những phương tiện thông tin cần thiết. Sau đó, tuy chưa có gì va chạm, nhưng vì Mỹ không muốn làm mất lòng Pháp ở Đông Dương, nên Mỹ rút các toán OSS ra khỏi Việt Nam. Trong cuộc chiến 1946-1954, HCM hầu như không đả động gì đến việc chống Mỹ.

Bất ngờ, sau hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây) với CÂL vào đầu tháng 7-1954, HCM đưa ra chủ trương chống Mỹ mạnh mẽ. Nói trắng ra, phải chăng chính HCM vâng lệnh CÂL tại hội nghị nầy, nên khi về nước, HCM triệu tập liền hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng LĐ khóa II ngày 15-7-1954, để phổ biến ngay chủ trương chống “đế quốc” Mỹ?

Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đảng LĐ phải tốn một thời gian ổn định BVN, quốc doanh toàn bộ công thương nghiệp thành phố, cải cách ruộng đất để làm chủ nông thôn, triệt tiêu tất cả những phản kháng của giới trí thức và văn nghệ sĩ. Sau những chiến dịch nầy, đảng LĐ tức đảng CSĐD nắm vững BVN trong khuôn khổ độc tài toàn trị CS, liền nghĩ đến chuyện NVN.

Đảng LĐ tổ chức Đại hội III từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 để phát động chiến tranh tấn công NVN, đưa ra hai chiêu bài chiến lược song song là “giải phóng miền Nam” và “chống Mỹ cứu nước”.

Thực ra, ngay từ 1954, trước khi ký kết hiệp định Genève, tại Liễu Châu, CSVN đã cho thấy tham vọng tấn công NVN nhằm thống trị toàn bộ đất nước chứ không phải “giải phóng miền Nam”.

Còn HCM chủ trương "mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ” là HCM làm theo lời MTĐ đã từng nói là nếu CSVN “giải tỏa được mối đe dọa của bọn xâm lược, đó là Việt Nam giúp Trung Quốc.” (La Quý Ba trích dẫn, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Hồi ký của những người trong cuộc, sđd. tr. 27).

Như thế, CVSN chống Mỹ không phải để cứu nước Việt, mà để cứu Tàu, theo yêu cầu của Tàu, vì lợi ích của Tàu. Chính vì vậy mà Lê Duẩn, bí thư thứ nhứt đảng LĐ từ năm 1960, đã nhận: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc.” Lời của Lê Duẩn là niềm hãnh diện của CSVN, được viết thành biểu ngữ khá lớn treo ngay trước nhà thờ Lê Duẩn ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Niềm hãnh diện nầy cho thấy sự nghiệp “giải phóng miền Nam”, “chống Mỹ cứu nước” của HCM và CSVN nằm trong kế hoạch “tự Hán hóa” (autochinization / autochinalization) của CSVN, nghĩa là không phải Tàu khựa áp đặt nền đô hộ tại Việt Nam, mà CSVN tự nguyện Hán hóa Việt Nam dưới sự đô hộ của Tàu khựa.

Cộng sản Việt Nam phản quốc đến thế là cùng. Tồi tệ nhứt trong lịch sử nước nhà! (Trích Lịch sử sẽ phán xét, xuất bản tháng 6-2016.)


(Toronto, 28-2-2016)
Trần Gia Phụng
lengoi
Posts: 492
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Mỹ cảnh cáo Trung Quốc sẽ lãnh hậu quả vì quân sự hóa Biển Đông

Image
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu trong cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc, ngày 28/1/2016.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh cáo Trung Quốc chớ có ‘quân sự hóa’ Biển Đông và đe dọa sẽ có ‘những hậu quả cụ thể’ tiếp theo nếu Bắc Kinh không hạ giảm các hoạt động trong khu vực.

Phát biểu tại San Francisco hôm qua, Bộ trưởng Ash Carter khẳng định: ‘Trung Quốc không được quân sự hóa Biển Đông.’

Ông Carter nhấn mạnh các hoạt động của Bắc Kinh có thể làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm hay xung đột giữa các nước có tranh chấp, đồng thời tuyên bố rằng ‘Những hành động cụ thể sẽ dẫn tới những hậu quả cụ thể.’ Bộ trưởng Ash Carter nói

"Trung Quốc trỗi dậy, không thành vấn đề, nhưng hành xử một cách gây hấn thì đó là một vấn đề."

Nghe Audio

Bộ trưởng Carter nói nếu Trung Quốc coi thường lời cảnh báo này, quân đội Mỹ sẵn sàng tăng cường điều động tới Châu Á-Thái Bình Dương và sẽ chi thêm 425 triệu đô la cho các hoạt động diễn tập quân sự chung với những nước trong khu vực bị Trung Quốc đe dọa.


Ông Carter cho biết thêm Ngũ Giác Đài cũng dự định chi hơn 8 tỷ đô la trong năm tài khóa 2017 để mở rộng đội tàu ngầm và các máy bay không người lái dưới mặt biển. Bộ trưởng Carter nói tiếp:

"Cốt lõi chung xuyên suốt chính sách quốc phòng Mỹ là phải cạnh tranh trong thế giới cạnh tranh ngày nay."

Quả quyết sẽ có hậu quả đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói ‘Chúng tôi đã có kế hoạch trong cả ba khía cạnh vừa kể và quý vị sẽ thấy những việc đó diễn ra.’

Tuyên bố mạnh mẽ của người đứng đầu Ngũ Giác Đài được đưa ra sau những hình ảnh và tin tức cho thấy Bắc Kinh đã đưa hệ thống tên lửa đất đối không cùng các máy bay chiến đấu ra Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam nói Phú Lâm thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng từ thập niên 50 và Hà Nội trong những ngày qua cũng đã lên tiếng phản đối sau các động thái triển khai quân sự của Bắc Kinh tại đây.

Hoa Kỳ, một đối tác quân sự quan trọng của Việt Nam, đang đẩy mạnh các bước ứng phó trước những ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, với việc gia tăng tuần tra hải quân thường xuyên cùng các hoạt động do thám trên không ở Biển Đông.

Ngoài ra, Washington cũng tăng cường các cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu, phối hợp với các đồng minh Châu Á.

Trong bài phát biểu hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại ‘Phải nói rõ là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay, tàu bè qua lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, như những gì chúng ta đang làm trên khắp thế giới.’ Ông Carter nhấn mạnh ‘Tất cả chúng ta đều có lợi ích cơ bản trong an ninh hàng hải Châu Á, kể cả ở Biển Đông.’

Trước đó một ngày, Trung Quốc cảnh cáo Hoa Kỳ chớ hành xử như một quan tòa quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh nói các nỗ lực của họ ở Biển Đông chính yếu mang mục đích dân sự nhằm biến nơi đây thành một vùng biển an toàn hơn.

Hà Nội tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, quân sự hóa Biển Đông, đe dọa hòa bình khu vực và an ninh hàng hải Biển Đông khi đưa tên lửa và máy bay chiến đấu ra Phú Lâm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam tuần rồi một lần nữa yêu cầu Trung Quốc hành xử có trách nhiệm, tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố Ứng xử các bên ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Trung Quốc trước nay không hề nao núng trước những phản đối ngoại giao của Hà Nội.

Theo RT, AP, Fox News


http://www.voatiengviet.com/content/my- ... 16146.html
vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Đã xảy ra nổ súng bắn người biểu tình đòi biển tại Thanh Hoá
Bạn đọc Danlambao - Lúc 13 giờ chiều ngày 5/3/2016, một người dân tham gia biểu tình đòi biển tại Thanh Hoá đã bị những kẻ lạ mặt đánh đập và nổ súng bắn ngay tại nhà riêng.

Nạn nhân là bà Văn Thị Thắng, 44 tuổi. Bà là vợ ông Trần Văn Hải, trưởng bến thuyền ở khu vực đường Hồ Xuân Hương – nơi đang bị UBND tỉnh Thanh Hoá giải toả để giao cho tập đoàn FLC xây khu du lịch.


Trước đó, những kẻ lạ mặt này đã ép buộc bà Văn Thị Thắng ký vào một bản cam kết di dời bến thuyền. Tuy nhiên, bà đã từ chối ký do mức giá đền bù quá rẻ mạt.

Ngay lập tức, bà Thắng bị bọn chúng xông vào đánh đập tàn bạo. Một tên trong số đó thậm chí còn rút súng bắn thẳng vào người nạn nhân.

Image
Người dân vây hãm trụ sở CA sau khi xảy ra vụ nổ súng bắn người

Báo VNExpress dẫn lời người hàng xóm là bà Hà Thị Hợp kể lại: “Tôi đang ngủ thì nghe tiếng súng nổ, bật dậy chạy sang thì thấy bà Thắng ngất xỉu, mặt mũi sưng vù, có cả máu chảy nên tức tốc gọi xe đưa đi cấp cứu”.

Nhân chứng này còn cho hay, một tên cầm súng còn đe doạ: “Ai vào sẽ bắn”. Bọn chúng chỉ bỏ đi sau khi thấy đông người kéo đến hiện trường.

Dân vây hãm trụ sở thị xã

Theo lời một số người dân, trong số 3 tên hung thủ này, có một kẻ là CA. Vụ mưu sát đối với bà Văn Thị Thắng có liên quan đến cuộc biểu tình của các ngư dân đòi biển tại Thanh Hoá kéo dài trong suốt hơn một tuần qua.

Video phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy cảnh người thân bà Thắng đang than khóc dữ dội, chung quanh đông đảo người dân tỏ ra hết sức phẫn nộ.

Do vết thương quá nặng, nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu, hiện vẫn đang còn bất tỉnh và không rõ sống chết ra sao.
Image
Nạn nhân là bà Văn Thị Thắng
Ngay sau đó, hàng trăm người dân địa phương đã kéo đến trụ sở CA phường Trường Sơn (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá) để biểu tình phản đối.

Đến chiều tối cùng ngày, những người biểu tình tiếp tục kéo đến vây hãm trụ sở UBND thị xã Sầm Sơn nằm gần đó.

Đáp lại, nhà cầm quyền địa phương đã huy động cả CA lẫn quân đội kéo đến hiện trường.

Cho đến thời điểm hiện tại, cuộc biểu tình đòi quyền sống của những ngư dân Thanh Hoá đã bước sang tuần thứ hai, nhưng vẫn chưa có kết quả rõ rệt.

Thậm chí, giới chức Thanh Hoá còn tỏ thái độ đối đầu với dân khi ra lệnh cho CA khởi tố hình sự đối với những tham gia biểu tình.

Những việc làm ngu xuẩn nêu trên của đám quan tham Thanh Hoá có nguy cơ làm bùng lên ngọn lửa thiêu đốt cả cái chế độ thối nát này. Hãy chờ xem!
hoanghoa
Posts: 2277
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image

Chủ tịch TP Hà Nội xem dân oan như tội phạm?

CTV Danlambao -


Ông Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư thành ủy, Giám đốc công an thành phố Hà Nội trúng cử chức Chủ tịch Thành phố vào ngày 4/12/2015. Ông Chung trúng cử với tỉ lệ 94,56% phiếu tán thành với vị trí là ứng cử viên duy nhất trong danh sách bầu cử. Đây có lẽ là nguyên tắc dân chủ tập trung của đảng Cộng sản Việt Nam.

Sáng ngày 8/3/2016, trả lời chất vấn cử tri quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm liên quan đến các vấn đề đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo, ông Chung công bố: hiện trên địa bàn Hà Nội có một số đối tượng tại Hà Đông và các tỉnh khác cố tình khiếu kiện kéo dài.

"Công an thành phố có nhiều tài liệu chứng tỏ các đối tượng này hàng tháng đã nhận ít nhất mỗi người 100-400 USD từ nước ngoài để đi khiếu kiện gây mất trật tự công cộng, dù nhiều nội dung khiếu kiện đã được giải quyết triệt để". (1)

Dựa trên cơ sở nào để một ông Chủ tịch có thể phát biểu với tâm lý nhìn dân như tội phạm như vậy?

Có thể thấy rõ, khiếu kiện khiếu nại các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai là một quá trình kéo dài không có hồi kết. Đặc biệt là quá trình đô thị hóa, khi nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương đứng ra “bảo kê” hoặc ra các quyết định thu hồi đất giao cho các dự án, các tập đoàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai đời sống người dân. Mất đất, mất ruộng vườn, nhà cửa, có gia đình còn phải tan tác khắp nơi tìm kế sinh nhai xây dựng cuộc sống mới. Người dân sẽ phải làm gì?

Ở cấp địa phương, nhiều khi đơn khiếu nại không được trả lời, hoặc có câu trả lời không thỏa đáng bằng cách đùn đẩy trách nhiệm qua lại giữa các cơ quan với nhau. Thậm chí dân ở các tỉnh xa phải từ bỏ gia đình, công việc để lặn lội ra tận thủ đô theo đuổi khiếu kiện.

Khi phát biểu với báo chí: “có đối tượng nhận đô la từ nước ngoài để đi khiếu kiện”, cái vỏ bọc “vì dân” của ông Chủ tịch Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã bị rơi xuống. Tâm lý quen nhìn người dân như tội phạm của một viên tướng công an đã khiến ông Chung quên rằng gốc rễ của việc khiếu kiện khiếu nại kéo dài là do các cơ quan nhà nước ban hành các quyết định sai trái, phá vỡ sự ổn định trong đời sống hàng ngày của người dân, đẩy hàng trăm ngàn con người phải ra đường ăn bụi ngủ bờ đòi công lý.

Không thể giải quyết gốc rễ vấn đề bằng cách ép dân phải đồng ý với các giải pháp tình thế do nhà cầm quyền đưa ra. Càng không thể quy chụp dân như tội phạm với lối lý luận “nhận tiền nước ngoài”.

CTV Danlambao
nguyenvsau
Posts: 1138
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Biển Đông: Mỹ Được Thế, TC Thêm Thù
Vi Anh

Trước tiên một sai lầm chiến lược của Trung Cộng (TC) là bành trướng lấn chiếm biển đảo ở Á châu Thái bình dương suốt cả năm năm qua. Mặt này TC tạo chánh nghĩa cho Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương để cân bằng với TC là một nước lơn nhứt, ảnh hưởng lâu đời nhứt ở vùng này.

Mặt khác, TC làm cho các nước láng giềng của TC xa rời TC vì TC quá tham vọng biển đảo, ngang ngược, liên tục xâm lấn biển đảo của các nước trong vùng khiến các nước láng giềng của TC liên kết với Mỹ để ngăn chận hành động gây hấn và bá quyền của TC. Một liên minh đại cường ở Á châu được thành lập: Mỹ, Nhựt, Ấn, Úc kết thành liên minh chánh. Và Nhựt lần đầu tiên sau Thế Chiến 2 có lý do trổi dậy, vươn lên về quân sự trong chiến lược phòng vệ tập thể, liên kết lập thành liên minh và viện trơ quân sự với Phi, Việt, Úc. Tóm lại, trong 5 năm Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, Mỹ đã siết chặc tương quan quân sự với đồng minh, phát triển đối tác chiến lược với nhiều nước Á châu Thái binh dương, Ấn và Úc, kể cả VNCS.

Trong khi đó TC càng ngày càng bị cô đơn ngay ở Á châu Thái bình dương là đất dụng võ của TQ, là nơi TQ là nước lớn nhứt, đông dân nhứt, kinh tế mạnh nhứt, văn hoá ảnh hưởng đối với nhiều nước láng giềng, nhưng vì các tranh chấp biển đảo, TQ trở thành người Không lồ cô đơn nhứt. Chắc người dân Trung Quốc hậu duệ của Trung Hoa đang bị kềm kẹp trong chế độ CS rất lo ngại cho thân phận của nước Trung Hoa thời TC: “mãnh hổ nan địch quần hồ”.

Tiếp theo là một sai lầm chiến thuật mới đây của TC trong việc quân sự hoá Trường sa và Hoàng sa. Lấy tiền thuế mồ hôi, nước mắt của nhân dân, đem tài nguyên của quốc gia dân tộc Trung Hoa tương đương hàng tỷ tỷ Mỹ kim ra bồi lắp, làm bốn năm phi đạo, bến tàu, xây cất đồn bót, kho tàng, đưa dàn hoả tiễn, lập dàn ra đa ra, biến Trường sa thành Vạn lý Trường Thành bằng cát – theo lời của vị đô đốc tư lịnh Thái bình dương của Mỹ. Lầu đài mà xây trên cát theo phương ngôn Tây Phương có nghĩa là không bền vững, sẽ sụp đổ.

Cái gì chưa biết, cái rõ ràng nhứt là Mỹ, đồng minh, đối tác, liên minh của Mỹ, không nước nào thừa nhận chủ quyền của TC trên vùng, biển đảo này. Kể cả VNCS là đồng chí của TC cũng không thừa nhận. Hà nội không biết bao nhiêu lần xác nhận chủ quyền của VN trên những biển đảo này và mới đây lần đầu tiên gởi công văn phản đối TC lên Tổng Thư Kỳ Liên hiệp Quốc khi TC đưa dàn hoả tiễn ra Hoàng sa và dàn ra đa ra Trường sa.

Trái lại hầu hết các nước trong vùng Á châu Thái bình dương, kề cả Liên Âu đều ủng hộ quan điểm của Mỹ, Biển Đông là vùng biển các nước được hưởng tự do hàng hải, hàng không quốc tế.

Hành động TC mới đây đưa dàn hoả tiễn ra Hoàng sa và dàn ra đa ra Trường sa tạo cho Mỹ cơ hội tăng cường quân sự hơn nữa ở Á châu Thái binh dương. Bộ Quốc Phòng Mỹ dùng chiến lược tổng hợp đối phó với TC. Ớ Bắc Thái bình dương, Mỹ mở cuộc tập trận lớn nhứt từ sau Chiến tranh với đồng minh Nam Hàn. Ngày 07/03/2016, 15.000 quân Mỹ và 300.000 quân Nam Hàn cùng với xe tăng, tàu lặn, hàng không mẫu hạm, cuộc biểu dương sức mạnh nhằm cảnh cáo Bình Nhưỡng sau các vụ thử nguyên tử hoả tiễn đe dọa khu vực. Trước đó Mỹ bố trí dàn hoả tiễn tân kỳ THAAD ở Nam Hàn áp sát vòng lửa của Mỹ vào sát TC hơn. TC quyết liệt phản đối, Mỹ cứ làm.

Ở giữa Á châu Thái bình dương, đồng minh chí thân của Mỹ là Nhựt lần đầu tiên kể từ 15 năm nay cho một tàu lặn của Nhật Bản tới hai hải cảng quân sự quan trong nhứt ở Á Châu Thái binh dương. Cùng đi với tàu lặn còn có hai khu trục hạm, Nhựt thăm cảng Vịnh Subic của Philippines vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Việc làm này của Nhựt cho thấy Nhựt bày tỏ sự ủng hộ của Nhật Bản đối với hai nước đang chống lại các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Nhật Bản và Việt Nam đã ký thỏa thuận tiến hành tập trận chung. Nhật cũng đã cấp 6 tàu cho Việt Nam để tăng cường tuần tra trên biển. Theo hãng tin Reuters, Nhật Bản yểm trợ cho lực lượng hải quân Việt Nam và Philippines. Đây là hai quốc gia tranh chấp chủ quyền gay gắt nhất với Trung Quốc trên Biển Đông,

Mỹ đã hai lần ba lượt tuần tra trên không và trên biển bên trong vùng 12 hải lý những đảo nhân tạo mà TC bối lắp quân sư hoá. TC chỉ đánh võ mồm chớ không dám ngăn cản bằng võ lực.

Ở Đông Nam Á Mỹ, Úc, Ấn đã dự trù mở cuộc tập trận lớn và tuần tra ở Biển Dông.

Chiến thuật quân sư hoá của TC đã tạo điều kiện cho Quốc Hội Mỹ do đảng Cộng Hoà đa số làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để “ Support Our Troups” ở mặt trận Á châu thái bình dương vi TC tăng cường quân lực và quân sự. Ngân sách Mỹ dành thêm cho Quân đội Mỹ khoảng 425 triệu mỹ kim để tiến hành cuộc tập trận với các quốc gia trong khu vực, chịu ảnh hưởng của các hành động nói trên của Trung Quốc. Sẽ chi 8 tỷ mỹ kim trong năm tài khóa 2017 để sắm thêm các tàu lặn và các thiết bị lặn không người lái hiện đại.

Quân đội Mỹ điều quân ra mặt trận. Hải quân Mỹ điều hàng không mẫu hạm John C. Stennis từ Washington đi thẳng tới Biển Đông. Đệ Thất Hạm đội 7 lực lương cơ hữu trong vùng chiến thuật khẩn đi vào khu vực biển đang có tranh chấp này. Hai tuần dương hạm Antietam, Mobile Bay và hai khu trục hạm Chung-Hoon và Stockdale, tàu chỉ huy Blue Ridge trên đường tới Philippines. Ngoài ra, lần đầu tiên, tin cho biết tàu đổ bộ USS Ashland vận chuyển các binh sĩ Trung Đoàn Viễn Chinh 31 của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vừa kết thúc một chuyến tuần tra thám sát tại Biển Đông.

TC có thể giỏi quanh co, lắm lời nói một đằng làm một nẻo, giỏi hứa nhăn hứa cuội mà không làm, giỏi đánh võ mồm hơn Mỹ. Nhưng còn chiến tranh với Mỹ thì chắc chắn TC biết TC sẽ từ chết tới bị thương. Mỹ chỉ cần phong toả TC vài tháng, kinh tế TC sẽ sụp đổ, tài chánh TC sẽ lụn bại, dân chúng TQ sẽ nổi lên lật đổ chế độ độc tài đảng trị, nhà cầm quyền TC sẻ nổ bung hay nổ chụp. Một ngàn mấy trăm tỷ TC mua công khố phiếu của Mỹ coi như thành giấy lộn, con số vô hồn khi có một tiếng súng, một trái bom bỏ vào quân Mỹ, sứ quan Mỹ, hay phương tiện mang cờ Mỹ vì hiến pháp, luật pháp Mỹ không cho phép Mỹ trả nợ cho một nước đang chiến trnh với Mỹ./.( VA)
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hội nghị trung ương 2 khai mạc, Nguyễn Phú Trọng ép Nguyễn Tấn Dũng sớm bàn giao quyền lực

Image
Nguyễn Tấn Dũng gấp rút đám cưới "chạy làng". Ảnh: Facebook Chú Tễu.

Hoàng Trần
(Danlambao) - Hội nghị trung ương lần thứ 2 của đảng cộng sản (khoá 12) vừa được khai mạc vào sáng ngày 10/3/2016 tại Hà Nội.

Dưới sự chủ trì của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 200 tân uỷ viên trung ương đảng sẽ họp bàn việc ra quyết định buộc ông Nguyễn Tấn Dũng sớm chuyển giao chiếc ghế thủ tướng cho người kế nhiệm là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Viện dẫn nhu cầu “cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo”, ông Trọng trong bài phát biểu khai mạc đã ra lệnh trung ương đảng phải “thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII”.

“Theo Quy chế làm việc, tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị trình Trung ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước ta”, người đứng đầu đảng CSVN nói.

Quốc hội cũ "bầu chọn" tân lãnh đạo


Như vậy, vấn đề nhân sự đối với 3 chức danh còn lại trong nhóm “tứ trụ” sẽ được quyết định ngay tại kỳ họp thứ 11, dự kiến sẽ khai mạc từ ngày 21/3/2016 đến 16/4/2016 sắp tới.

Đây cũng là kỳ họp cuối cùng của quốc hội khoá 13 trước khi đảng cộng sản tiến hành cuộc “bầu cử” nhằm chọn ra 500 đại biểu tham gia vào quốc hội khoá 14.

Thông thường, việc “bầu chọn” các chức danh chủ chốt sẽ phải được hợp thức hoá bởi quốc hội khoá mới.

Do đó, việc để cho một quốc hội sắp mãn nhiệm được ra quyết định về nhân sự đối với các vị trí như tân thủ tướng, tân chủ tịch nước và tân chủ tịch quốc hội là một điếu rất khôi hài và bất hợp lý.

Dự kiến, quốc hội khoá mới (khoá 14) sẽ họp phiên đầu tiên vào tháng 7/2016, tức chỉ còn khoảng 3 tháng nữa.

Sự vội vã này cho thấy tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dù đã thắng lớn tại đại hội đảng 12, nhưng vẫn không an tâm một khi đối thủ chính trị của mình là Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đang ngồi ghế thủ tướng.

Nỗi "ám ảnh" của TBT Trọng

Dù thất bại tại đại hội 12, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không chấp nhận hạ cánh an toàn.

Trong thời gian qua, ông Dũng liên tục có những phát biểu mạnh miệng nhằm mị dân. Điều này đã khiến tỷ lệ ủng hộ trong đảng đối với ông Dũng cao hơn ông Trọng rất nhiều.


Thậm chí, thanh thế của ông Dũng đã được gia tăng đáng kể khi được Hoa Kỳ can thiệp tham dự hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ-ASEAN tại Sunnylands.

Tại hội nghị này, tổng thống Obama cũng đã nhận lời mời của ông Dũng sang thăm Việt Nam vào tháng 5/2016. Hình ảnh Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón tổng thống Obama có thể là một vũ khí đáng sợ đối với các đối thủ chính trị trong đảng cộng sản.

Là một cáo già chính trị đầy kinh nghiệm, ông Dũng hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để lấy lại tầm ảnh hưởng, qua đó dễ bề thao túng toàn bộ quốc hội khoá mới.

Đây cũng chính là một nỗi ám ảnh đối với Nguyễn Phú Trọng. Trong cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 8/3, bản thân ông Trọng cũng bày tỏ sự lo lắng khi kêu gọi cử tri không được bầu cho những “phần tử xấu”, đồng thời răn dạy:

“Nếu ta chủ quan say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế thì rất nguy hiểm”.

Do vậy, ông Trọng đã phải triệu tập hội nghị trung ương 2 để đối phó trước những âm mưu khó lường.

Bằng quyền lực của tổng bí thư, ông hy vọng bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng có thể ép buộc Nguyễn Tấn Dũng phải bàn giao sớm chiếc ghế thủ tướng cho Nguyễn Xuân Phúc.

Bản thân ông Trọng thừa hiểu, việc để quốc hội sắp mãn nhiệm "bầu chọn" tân thủ tướng là hạ sách và sẽ bị người đời chê cười. Tuy nhiên, để loại bỏ nỗi ám ảnh của mình, ông không từ bất cử thủ đoạn nào, dù là hạ cấp nhất.

Theo chương trình, hội nghị trung ương 2 sẽ kéo dài cho đến hết ngày 12/3/2016. Liệu Nguyễn Tấn Dũng sẽ chấp nhận hạ cánh an toàn, hay vẫn quyết kiên trì bám ghế sẽ được giải đáp trong ngày bế mạc hội nghị.

Hoàng Trần
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tiền Trung Quốc xuống, dự trữ ngoại tệ cũng xuống

Ngô Nhân Dụng

Nhiều người Trung Quốc có tiền nhưng không tin vào tương lai đồng tiền nước họ nữa. Có cơ hội là đổi “nhân nhân tệ” ra ngoại tệ. Hãng thông tấn Reuters kể chuyện trong mùa Hè năm 2015 một phụ nữ ở Thượng Hải đã đến ngân hàng mua 150,000 đô la Mỹ. Bà Trương Lynn (lấy tên Mỹ) kiếm lời nhanh, vì trong Tháng Tám những đồng Mỹ kim bà nắm trong tay đã tăng giá, sau khi đồng nguyên bị chính phủ phá giá 5%.

Người dân lục địa bị giới hạn mỗi năm chỉ được phép mua 50,000 Mỹ kim thôi. Cho nên bà Trương đã phải dùng tên mình, tên bố và tên mẹ khi đổi tiền. Bà biết rằng đổi đồng nguyên sang Mỹ kim thường không có lợi. Vì gửi Mỹ kim vào ngân hàng chỉ được trả lãi suất dưới 1 phần trăm (0.8%); mà thường bà vẫn kiếm lời 4% đến 5% khi đem đồng nguyên góp vào những quỹ tài chánh, cũng do các ngân hàng lập ra.

Tại sao những người giàu có và biết tính toán như bà lại chấp nhận lãi suất thấp chỉ có 0.8%? Bởi vì đó là cách giữ của an toàn. Ngày xưa người Trung Hoa giữ của bằng các mua vàng, ngọc chôn xuống đất rồi vẽ bản đồ cho con cháu sau này tìm lại “kho vàng.” Ngày nay, một cách giữ của là “chôn” tiền vào đồng đô la Mỹ. Khi người dân cảm thấy đảng và nhà nước lúng túng trong việc điều hành kinh tế, người ta lo đồng bạc sẽ còn xuống giá nữa. Cho nên số người mua Mỹ kim càng tăng. Tại các thành phố lớn khác, người ta cũng đem tiền đổi lấy đô la. Theo Bản tin Chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Securities News), đầu năm nay chính quyền đã ra lệnh các chi nhánh ngân hàng hạn chế số đồng nguyên được đổi ra ngoại tệ. Trong bốn ngân hàng lớn của nhà nước, Trung Quốc Ngân Hàng phụ trách hối đoái.

Khi nhiều người có tiền đi mua Mỹ kim, một hậu quả là tổng số dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm bớt. Ðầu năm ngoái, quỹ dự trữ ngoại tệ có lúc lên tới gần 4,000 tỷ Mỹ kim, gần đây chỉ còn hơn 3,100 tỷ. Trong Tháng Mười Hai năm 2015, quỹ giảm mất 108 tỷ Mỹ kim; Tháng Giêng 2016 giảm 99 tỷ, và Tháng Hai giảm gần 30 tỷ. Ngân Hàng Trung Ương (gọi là Ngân Hàng Nhân Dân) coi các con số này là đáng mừng, vì số giảm sụt tháng này thấp hơn tháng trước, có nghĩa là tình trạng đang dần dần ổn định.

Vì thế, giới lãnh đạo Bắc Kinh tuyên bố họ không lo kinh tế sẽ suy sụp quá nhanh (chữ trong nghề ví như chiếc máy bay phải “hạ cánh gấp,” hard landing). Thế giới bên ngoài cũng mừng khi nghe các ông Tập Cận Bình và Chu Tiểu Xuyên, chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương trấn an. Vì nếu kinh tế Trung Quốc sụp đổ gấp thì sẽ lôi cả thế giới xuống dốc theo. Trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa, nếu hơn một tỷ người Trung Hoa giảm tiêu thụ và bớt sản xuất thì dân Brazil, dân Angola cho tới dân Việt Nam đều chịu ảnh hưởng!

Trong Tháng Ba, giá đồng nguyên đã ổn định một phần vì Ngân Hàng Nhân Dân ấn định lãi suất lên cao so với hai tháng trước; một phần vì giá đô la xuống trên thị trường quốc tế sau khi Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) đánh tiếng rằng lãi suất ở Mỹ sẽ không tăng như nhiều người chờ đợi. Hơn nữa, Thủ Tướng Lý Khắc Cường cam kết với Bộ Trưởng Tài Chánh Mỹ Jacob Lew rằng chính phủ Trung Cộng không có ý phá giá đồng nguyên.

Khi các công ty Trung Quốc đổi đồng nguyên lấy đô la, họ sẽ trả bớt những món nợ vay bằng đô la, thay vào đó là những món nợ mới vay bằng tiền bản xứ. Hiện tượng tiền bỏ chạy ra nước ngoài không liên can trực tiếp đến việc đổi tiền. Khi dân Trung Quốc đổi đồng nguyên lấy ngoại tệ nhưng vẫn ký thác số Mỹ kim đó tại các ngân hàng nội địa thì số tiền đó không chạy ra ngoại quốc. Có thể nói rằng số ngoại tệ dự trữ chỉ chuyển từ tay nhà nước sang tay dân. Tiền bỏ chạy là điều có thật, nhưng đi qua những ngả khác, hợp pháp hoặc qua chợ đen chợ đỏ. Công ty Goldman Sachs nhận xét số tiền chuyển ra nước ngoài hiện nay lên tới mức cao chưa từng thấy.

Nhưng khi quan sát số dự trữ ngoại tệ tại Ngân Hàng Nhân Dân xuống đều đều vào cuối năm qua, nhiều nhà kinh tế lo lắng đặt câu hỏi là con số đó có thể giảm xuống đến mức nào thì đáng rung chuông báo động?

Câu hỏi này quan trọng vì, trước hết, số tiền trong Quỹ dự trữ ngoại tệ có tác dụng tâm lý đối với dân chúng cũng như giới đầu tư quốc tế. Ðối với họ, những con số hàng ngàn tỷ mỹ kim tăng dần dần trong mấy năm quá giúp mọi người an tâm, về tương lai kinh tế Trung Quốc. Ở các nước tiên tiến, dân chúng ít quan tâm đến số ngoại tệ dự trữ trong Ngân Hàng Trung Ương. Nhưng dân Trung Quốc thì khác. Nhất là trong tình trạng tỷ lệ phát triển chỉ còn 6.9%, thấp nhất trong một phần tư thế kỷ, người ta thấy số tiền nhà nước để dành được 3,100 tỷ Mỹ kim là một thứ bảo đảm, chứng tỏ nhà nước vẫn còn tiền vốn để khi cần sẽ đem ra kích thích kinh tế.

Hầu như ai cũng tiên đoán tốc độ tăng trưởng sẽ xuống thấp hơn tỷ lệ 6.5%. Nếu tổng số sản xuất và tiêu thụ không tăng nhanh được như hoạch định, giới lãnh đạo sẽ lấy số tiền dự trữ ra, bơm vào hệ thống ngân hàng, chuyển qua các xí nghiệp quốc doanh, cố tiếp tục hoạt động, miễn là công nhân có việc làm, dù xí nghiệp vẫn thua lỗ.

Bắc Kinh đã dùng phương thuốc “kích thích” này suốt năm qua, nhất là khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm ngoái. Hành động này là thói quen thời “bao cấp,” hoàn toàn trái ngược với chủ trương “cải tổ cơ cấu” mà ông Tập Cận Bình đã cổ võ. Cải tổ, tức là giảm bớt vai trò của nhà nước, để cho thị trường “đóng vai trò quyết định” như châm ngôn đã được đại hội đảng tuyên dương. Ðảng Cộng Sản cũng tuyên bố sẽ khuyến khích dân tiêu thụ, không để nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào việc xuất cảng và những công tác đầu tư phí phạm, vô ích. Nếu lấy tiền dự trữ ra đưa cho các ngân hàng của nhà nước rồi chuyển tới các xí nghiệp quốc doanh thì việc cải tổ đã bị ngưng lại. Nhưng đối với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh thì không sao, công cuộc cải tổ cơ cấu sẽ tạm ngưng, nhưng dân Trung Hoa có thể ngủ ngon khi biết nhà nước vẫn còn dự trữ trên 3,000 tỷ đô la.

Theo giới nghiên cứu kinh tế tại các đại học Trung Quốc, con số 3 ngàn tỷ Mỹ kim là ngưỡng cửa không nên bước qua; tụt xuống dưới mức đó là đáng lo ngại. Với tổng số dự trữ đầu Tháng Ba chỉ còn 3,100 tỷ, nếu tốc độ giảm sụt trung bình 30 tỷ mỗi tháng, Bắc Kinh có thể sẽ chạm chân tới ngưỡng cửa đó trong năm 2016.

Nếu sau đó, số tiền dự trữ cứ tiếp tục giảm thì sao? Giới lãnh đạo Bắc Kinh chấp nhận xuống tới mức nào thì mới thấy là nguy hiểm? Nếu tốc độ tăng trưởng xuống dưới 6% hay thấp hơn nữa, thì sẽ cần bao nhiêu tiền để kích thích kinh tế? Câu trả lời tùy thuộc dự đoán về tình trạng giảm sụt nhanh hay chậm. Theo tính toán của giới phân tích tài chánh quốc tế, nếu kinh tế Trung Quốc tụt quá nhanh, nhà nước sẽ cần tới 5 ngàn tỷ Mỹ kim để giữ cho cả hệ thống đứng vững, không bị sụp đổ.

Thứ Ba tuần này, chính phủ Trung Quốc loan báo số hàng xuất cảng đã tụt giảm 20% so với năm ngoái; tỷ lệ giảm sụt cao nhất kể từ năm 2009, khi kinh tế thế giới suy thoái làm cho các khách mua hàng của họ bị cạn tiền. Cùng ngày đó, công ty Moody công bố bài phân tích nhận xét rằng hiện nay đảng Cộng Sản Trung Quốc đang theo đuổi ba mục tiêu kinh tế, đó là điều không thể thực hiện được, thế nào cũng phải bỏ bớt một mục tiêu. Chính phủ Trung Cộng đã công khai phản đối Moody, nhưng đây là một sự thật làm mất lòng.

Ba mục tiêu Bắc Kinh đang muốn đạt được là kinh tế tiếp tục tăng trưởng, được ổn định, và nhà nước thực hiện kế hoạch cải tổ. Bắc Kinh đang cố bảo vệ hai mục tiêu trên, tăng trưởng và không xáo trộn, nhưng muốn vậy phải tạm ngưng không nghĩ tới mục tiêu cải tổ cơ cấu kinh tế. Nhưng khi theo kế sách này, Bắc Kinh chỉ tìm cách cứu vãn nền kinh tế trong ngắn hạn. Vấn đề dài hạn là cơ cấu kinh tế chỉ huy đang bế tắc, nếu trì hoãn không cải tổ ngay thì trong tương lai vẫn phải đối đầu với tình trạng khập khiễng nửa thị trường, nửa chỉ huy.

Hiện nay, Bắc Kinh không can đảm, dám để cho thị trường quyết định số phận của các công ty kém hiệu năng và thua lỗ liên miên. Lấy ngoại tệ dự trữ để bơm tiền cho các ngân hàng và xí nghiệp tức là nhà nước chịu thua, không dám cho các doanh nghiệp nhà nước bị đào thải, không dám thay thế một cơ cấu kém hiệu năng bằng các xí nghiệp năng động của tư nhân.

Nhưng ngay đối với hai mục tiêu đầu, tăng trưởng và ổn định, thì khả năng của nhà nước cũng có giới hạn. Nếu tốc độ tăng trưởng còn giảm sụt nữa, thì giá trị đồng nguyên sẽ còn bị áp lực đè xuống thấp hơn, số ngoại tệ dự trữ sẽ giảm xuống dưới 3,000 tỷ đô la và còn xuống nữa. Khi đó, tiếp tục các biện pháp kích thích cũng trở thành khó khăn hơn.

Nếu họ có gan tiếp tục chương trình cải tổ cơ cấu thì kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, có thể trồi sụt bất thường; nhưng sau khi tai qua nạn khỏi thì sẽ có khả năng hồi phục một cách vững vàng hơn. Không biết giới lãnh đạo Bắc Kinh dám theo con đường này hay không.
nguyenvsau
Posts: 1138
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »


CSVN Trong Ván Cờ Biển Đông


Vi Anh
Trong ván cờ Biển Đông, CSVN đi đu dây giữa Mỹ và Trung Cộng. Nhưng sau đại hội lần thứ 12 của Đảng CSVN phe nắm đảng quyền cầm đầu là Tổng bí thư Đảng Nguyễn phú Trọng đã độc diễn loại được người cầm đầu Chánh phủ hay Nhà Nước là Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng chủ trương đổi mới kinh tế, xích lại gần Mỹ để giải toả bớt áp lực TC xâm lấn Biển Đông và khống chế nền kinh tế chánh trị của VNCS.

Nhưng trong chiến trường cũng như chánh trường, thua một trận không có nghĩa là thua cuộc chiến tranh. Truyền thống của Mỹ là không có thù muôn thuở, bạn muôn đời, chỉ có quyền lợi quốc gia là miên viễn. Ngoại giao của Mỹ cũng thế, người Việt ngoài nước cho là rất thực dụng, đồng bào trong nước gọi là cực kỳ thực dụng. Khi cần giá nào Mỹ cũng thực hiện, cực khổ gì cũng làm, tốn kém bao nhiêu cũng chi, tiền triệu mua không được, thì tiền tỷ, năm này chưa làm được thì năm sau, năm mười năm sau cũng làm cho được. Tái lập bang giao với Trung Cộng để chia cắt Nga Tàu CS, phá vỡ đế quốc CS đệ tam. Chơi với Cuba sau gần nửa thế kỷ đối đầu với cây dao gâm CS Cuba kề bên đít Mỹ, chơi lại với Iran Hồi Giáo sau nhiều năm cấm vận đương đầu là bằng cớ, là thí dụ về ngoại giao Mỹ, là chuyện không có gì lạ trong ngoại giao của Mỹ. Và Mỹ cũng rất thực dụng, không ngần ngại bỏ rơi đồng minh. Như bỏ rơi Việt Nam Cộng hoà một cách đoản hậu khi bắt tay được với TC dù VNCH là nơi đó Mỹ từng đổ nửa triệu quân, chiến đấu chết trên 50 mươi mấy ngàn quân Mỹ ở đấy. Cũng như bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Quốc gia ở Đài Loan, không thừa nhận, cắt đứt ngoại giao, ủng hộ Trung Quốc chiếm ghế hội viên thường trực có quyền phủ quyết của Trung Hoa Quốc gia, khi Mỹ bang giao được với TC.

Nên không có gì lạ khi Toà Đại sứ Mỹ ở Hà nội, Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington can thiệp cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng được đi Mỹ hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ở Sunnylands Nam Cali. TT Obama còn gặp riêng TT Dũng suốt 40 phút. Dù Bộ Chánh trị đã cử Ngoại Trưởng Phạm bình Minh là trưởng phái đoàn đại diện lãnh đạo VNCS, dù trên nguyên tắc TT Dũng đã không còn trong Bộ Chánh Trị, chỉ xử lý thường vụ chức vụ này chờ Quốc Hội họp thức hoá cho Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc được Bộ Chánh trị chỉ định nhậm chức mà thôi. Thế mà đi Mỹ vẫn làm được.

Mỹ trước đó cũng làm một việc khiến TC chới với. Mỹ vượt tập tục ngoại giao chánh quyền với chánh quyền, đặc cách mời một đảng trưởng một chánh đảng, con gà ruột của TC là Tổng bí thư Đảng CSVN công du Mỹ. TT Obama còn tiếp trong phòng Bầu Dục của Phủ Tổng Thống Mỹ nữa.

Và trong biến cố TC đưa dàn hỏa tiễn địa đối không tầm sát hại 200 km ra Hoàng sa và dàn ra đa tần số cao ra Trường sa, khiến Mỹ có chánh nghĩa để tăng cường quân lực đưa thêm hàng không mẫu hạm vào Biển Đông, tung nhiều chiến hạm vào vùng TC tranh chấp biển đảo. Không biết mấy anh CIA bà con trong nước gạt công an CS gọi CIA là Xịa mạnh tay chung, khéo miệng hứa thế nào mà Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm bình Minh mới được Trọng đưa vào Bộ Chánh trị với chức vụ cũ thời TT Dũng, làm một việc chưa từng làm. Nhơn danh VNCS, Ngoại Trưởng Minh lần đầu tiên gởi cho Tổng Thơ ký Liên hiệp quốc công hàm phản đối TC quân sự hoá trên đảo thuộc chủ quyền VN.

Chưa hết. Đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ ngày Thứ Tư, 09/03/2016, có đi một bài tựa đề Tứ trụ trên Biển Đông: Việt Nam hưởng lợi gì? Khác với một tin, bài thường đề tên phóng viên, đặc phái viên. Bài này lạ ghi “bởi VOA Tiếng Việt”, hàm nghĩa đây là tiếng nói chánh thức của VOA, mà VOA là tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ. Với câu chủ đề viết như sau “Đề xuất của Mỹ, thiết lập liên minh chiến lược 4 bên, mang lại hy vọng cho nhiều người Việt về việc các nước lớn “kẹp chặt” Bắc Kinh ở vùng biển Đông. Và nêu một số sự kiện rất positive, tích cực trong tương quan quân sự Mỹ-Việt như “Chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, tuần trước đã đề xuất tái phục hồi liên minh không chính thức gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ.”… “Đề nghị của chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam.” Ý kiến đầu của một khán thinh giả gửi cho VOA tiếng Việt, bạn đọc Võ Tấn Hùng viết: “hành động đó có lợi cho Việt Nam trong thế chống đỡ với Trung Quốc. Nếu một mình Việt Nam thì chúng ta ở thế rất yếu, nhưng mà có thêm các nước lớn đồng tình vào nữa, nhất là có thêm Mỹ, thì Trung Quốc không phải muốn làm gì Việt Nam thì cũng làm được đâu.” Ý kiến kế tiếp của “Chuyên gia về quan hệ Việt-Trung Dương Danh Dy nói, “việc tái lập liên minh bốn bên là điều “tất nhiên” vì chính sự “hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông đã buộc các nước phải cùng chung tay kiềm chế”. Ông Dy nói tiếp,“Họ nhất trí với nhau trong việc đối phó với Trung Quốc thì họ sẽ ngăn chặn, Trung Quốc không phải muốn làm gì cũng được nữa. Rõ ràng điều đó, Trung Quốc phải tính toán, phải cân nhắc. Họ có phản ứng, họ có áp lực với Trung Quốc, chứ không phải như những nước yếu như ta, một nước nhỏ như ta, muốn làm gì thì làm nữa.” Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nói thêm rằng việc 4 nước trên liên kết với nhau sẽ giúp một nước nhỏ nằm cạnh “anh bạn” láng giềng khổng lồ Trung Quốc như Việt Nam sẽ ít nhiều “được hưởng lợi”. “Thứ nhất, anh Trung Quốc không thể coi thường khi các nước lớn này đồng tình với Việt Nam, đồng tình về vấn đề biển Đông, dám phản đối hành động bá quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Thứ hai nữa, hành động đó có lợi cho Việt Nam trong thế chống đỡ với Trung Quốc. Nếu một mình Việt Nam thì chúng ta ở thế rất yếu, nhưng mà có thêm các nước lớn đồng tình vào nữa, nhất là có thêm Mỹ, thì Trung Quốc không phải muốn làm gì Việt Nam thì cũng làm được đâu”.

Bài viết này cũng ghi nhận của “Nữ Tướng Lori Robinson, chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương, mới tuyên bố rằng không quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chuyến bay hàng ngày trên vùng trời biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc đưa các tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ tới Hoàng Sa và Trường Sa.”

“Chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương thừa nhận “khả năng xảy ra tính toán sai lầm” dẫn tới xung đột ở vùng biển đang ngày càng bị quân sự hóa. Nhưng bà nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về cách thức hành xử trên không phận quốc tế hồi tháng Chín năm ngoái, và sẽ tiếp tục thảo luận chủ đề này trong năm nay.

Sau cùng, thế nước lòng dân VN nói chung đều thấy VN cần đi với Mỹ để giải tỏa áp lực kinh tế, chánh trị và hành động xâm lấn của TC. Chỉ còn có ý Đảng CSVN bám đuôi TC để được làm thái thú cho quân Tàu Cộng hầu thu vén cuối đời. Tuy Mỹ tuyên bố không đứng về phía bên nào trong cuộc tranh chấp biển đảo của các nước. Nhưng Mỹ có thể sẽ can thiệp khi TC ỷ mạnh hiếp yếu. Mỹ có thể can thiệp khi TC tấn công VN là thành viên của Hiệp ước TPP. Nhựt, Phi có lý do giúp VN, với hiệp ước phát triển đối tác chiến lược. Và lúc đó Mỹ có lý do can dự vào giúp Nhựt và Phi vốn là đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.

Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh liên quan đến biên giới và lãnh thổ, muốn đồng minh, đối tác, quốc tế can dự, giúp đỡ điều kiện tiên quyết là nước nạn nhân phải chiến đấu tự vệ trước, và mở lời kêu gọi công khai. Chớ khôn vặt như CSVN ngồi chờ các nước khác làm cho mình hưởng thì sớm muộn gì cũng chết hay bị thương bởi những nhà độc tài như Hitler của Đức Quốc xã, như Staline, Mao Trạch Đông, Đặng tiểu Bình khi xưa và Tập cận Bình, Putin bây giờ chiếm đất./.(Vi Anh)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests